Skip to main content

Thẻ: Doanh nhân

Trở thành một doanh nhân thành công bằng cách tập trung vào 3 quy tắc sau đây

Với tư cách là một doanh nhân hay nhà lãnh đạo trong một thế giới kinh doanh quá ồn ào, bạn cần tập trung vào một số quy tắc nhất định.

Trở thành một doanh nhân thành công
Trở thành một doanh nhân thành công bằng cách tập trung vào 3 quy tắc sau đây

Trong thế giới hiện đại mới, mọi thứ dường như được sinh ra để “đánh cắp” sự tập trung. Từ các nền tảng truyền thông mạng xã hội (Social Media) đến điện thoại thông minh, chúng ta đang trở nên ít kiên nhẫn hơn với mọi thứ.

Trong bối cảnh kinh doanh, mà đặc biệt là đối với các nhà lãnh đạo, điều này có nghĩa là  bạn có thể dễ bị phân tâm hơn, và khó làm nhiều thứ hơn trong cùng một thời điểm.

Đối với một số ít doanh nhân, khi họ có nhiều thời gian, nhiều nguồn lực và cả tiền bạc, họ có thể thoải hơn trong việc thử các sản phẩm mới, các ý tưởng mới hoặc thậm chí là các chiến lược mới.

Tuy nhiên, trong phần đông trường hợp còn lại, khi mọi thứ đều có giới hạn, sự tập trung là một trong những lựa chọn đáng để thử nhất.

Dưới đây là một số quy tắc nơi bạn có thể gặt hái được nhiều thành quả bằng sự tập trung.

Tập trung vào tầm nhìn.

Khi nói đến khái niệm tầm nhìn (Vision), đừng nên nghĩ đến những thứ gì đó to tát.

Bạn cứ hãy tưởng tượng rằng, bạn bước lên môt chiếc xe tuy nhiên bạn lại không biết mình nên đi đâu, hoặc đi đâu trước đi đâu sau. Bạn chạy lòng vòng mãi cũng không bao giờ đến được đích.

Có thể trên đường đi, bạn bị mê hoặc bởi một thứ gì đó đẹp đẽ, bạn dừng lại và tận hưởng nó, rồi sau đó lại tiếp tục chuyến hành trình không đích đến của mình, hoặc trong một số trường hợp, khi bạn bị kẹt xe, mọi thứ trở nên chậm chạp hơn.

Đối với các nhà lãnh đạo, tầm nhìn đóng vai trò như những kim chỉ nam hoặc hệ thống định vị GPS, thứ có thể đảm bảo rằng, dù cho bạn có bị kẹt xe, dù cho là nhanh hay chậm thì bạn vẫn phải đến được nơi cần đến.

Nó cho phép bạn điều hướng những thách thức một cách sáng suốt hơn và đưa ra quyết định hiệu quả hơn dựa trên đích đến.

Tập trung vào những gì quan trọng, thay vì những gì được xem là khẩn cấp.

Một trong những cái bẫy mà nhiều doanh nhân hay nhà lãnh đạo thường mắc phải đó là “hiệu ứng bận rộn”. Từ các cuộc họp đột xuất, sự kiện mới nổi hay thậm chí là những phàn nàn khẩn cấp từ một khách hàng nào đó.

Họ bận đến mức hiếm khi dừng lại để đặt câu hỏi liệu họ có thực sự cần thực hiện tất cả những hoạt động đó hay không hay giá trị thực sự đằng sau những công việc họ đang làm là gì. Mọi thứ đều quá vội vã.

Với tư cách là những nhà lãnh đạo, bạn nên là người “tĩnh” nhất trong doanh nghiệp, tập trung vào những thứ có giá trị nhất và quan trọng nhất thay vì là bận rộn với tất cả những gì đang diễn ra xung quanh.

Việc dành quá nhiều thời gian cho những thứ ít giá trị không những làm cho doanh nghiệp trở nên mắc kẹt hơn giữa thị trường mà còn khiến doanh nghiệp chậm tăng trưởng và khó xây dựng lợi thế hơn.

Tập trung vào thị trường ngách trước khi nghĩ đến chiến lược đa dạng hóa.

Thay vì chỉ tập trung vào các yếu tố bên ngoài và sự cạnh tranh từ các đối thủ, hãy tập trung nhiều hơn vào những gì bạn có thể kiểm soát, những giá trị lõi của doanh nghiệp.

Trước khi Google trở thành công cụ tìm kiếm lớn nhất toàn cầu với hơn 95% thị phần tìm kiếm, đã có Yahoo Search, MSN Search và nhiều công cụ khác. Google mặc dù xuất hiện sau tuy nhiên vì họ chỉ tập trung vào đúng một thứ là “tìm kiếm”, họ là công cụ được chọn.

Trong khi, bạn có thể không là một Google thứ hai, bằng cách tập trung vào thứ mà bạn giỏi nhất, hay đơn giản là làm tốt hơn thứ mà đối thủ của bạn đã và đang làm, bạn có nhiều cơ hội hơn để chiến thắng thị trường.

Hãy cố gắng tìm ra cho mình một USP nào đó hay thông qua các bản SWOT của doanh nghiệp mình, lựa chọn ra một nơi mà ở đó bạn có thể là số 1.

Đừng quên. Thời gian là tất cả.

Cuối cùng, dù cho chiến lược bạn lựa chọn là gì, việc tập trung vào một mục tiêu cụ thể, với các chỉ số theo dõi mức độ thành công được thiết lập một cách kỹ lưỡng, bạn có thể xây dựng nên những bản kế hoạch hiệu quả hơn cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Bạn cần quyết định những việc gì nên làm và những việc gì nên từ bỏ (vì bạn không thể có thêm 24h mỗi ngày).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Vì sao doanh nhân nên đầu tư vào thương hiệu cá nhân

Nếu bạn thực sự muốn nổi bật giữa đám đông và tạo dựng khoảng không riêng trong lĩnh vực đang kinh doanh, bạn phải đầu tư vào thương hiệu cá nhân.

doanh nhân nên đầu tư vào thương hiệu cá nhân

Bất kể sản phẩm kinh doanh của bạn là thực phẩm hay siêu xe, thì bạn đều cần quan tâm đến việc thương hiệu công ty đang liên kết với điều gì trong hình dung của người tiêu dùng.

Người dùng có cảm thấy tin tưởng khi nghe đến tên thương hiệu của công ty bạn không? Điều này phụ thuộc vào danh tiếng trước đó của công ty bạn.

Song, trong bối cảnh hiện đại, câu chuyện không đơn thuần là một thương hiệu chung của doanh nghiệp mà còn liên quan đến thương hiệu của mỗi cá nhân.

Thông qua tạo dựng một thương hiệu cá nhân đáng tin cậy, bạn sẽ có được lợi thế vững chắc trong lĩnh vực kinh doanh mà khó ai có thể tước đi được.

Ngoài ra, thương hiệu cá nhân còn giúp bạn tìm được những công việc và khách hàng tiềm năng vì bạn khẳng định được vị thế chuyên gia trong một lĩnh vực nhất định.

“Một thương hiệu cá nhân được định vị tốt đi cùng một chiến lược marketing hiệu quả sẽ tạo ra sức mạnh cho thương hiệu cá nhân của bạn trên thị trường.

Thương hiệu cá nhân sẽ mang đến lợi ích cho cả bạn lẫn công ty. Đây sẽ là yếu tố quan trọng tạo nên mối quan hệ giữa bạn và các đối tác trong cùng ngành”, Renan Gohino – CEO và đồng sáng lập của Flirtar Inc. nhìn nhận.

Thương hiệu cá nhân của một doanh nhân sẽ giúp người ấy không bị đóng khung chỉ trong một vai trò nhất định. Vị doanh nhân này có thể tạo ra sức ảnh hưởng đến đối tác lẫn người tiêu dùng đang hoạt động trong lĩnh vực ấy”, Gohino nói thêm.

Khi bạn thích hoặc không thích một điều gì đó về một thương hiệu, bạn sẽ kể lại trải nghiệm của mình với những người xung quanh, thông qua những cuộc trò chuyện trực tiếp hoặc trên mạng xã hội. Đây gọi là marketing truyền miệng.

Nếu bạn thực sự muốn nổi bật giữa đám đông và tạo dựng khoảng không riêng trong lĩnh vực đang kinh doanh, bạn phải đầu tư vào thương hiệu cá nhân. Thiếu công cụ này, tăng trưởng vượt bậc là điều rất khó xảy ra.Vì bất kể bạn chọn phân khúc nào, bạn cũng sẽ luôn có những đối thủ cạnh tranh nhất định. Một thương hiệu cá nhân vững chắc sẽ hỗ trợ bạn giành chiến thắng trên thương trường.

Sở hữu một thương hiệu cá nhân sẽ cho bạn cơ hội được khách hàng nhắc đến trong mỗi lần họ tương tác với bạn. Bạn càng được nhắc đến nhiều thì sẽ càng định vị rõ hình ảnh của bạn trong lĩnh vực đang kinh doanh.

Cách tốt nhất để quảng bá thương hiệu cá nhân là thông qua việc kết nối với nhiều chuyên gia cùng ngành và duy trì mạng lưới quan hệ này.

“Điều quan trọng là chất lượng của những mối quan hệ bạn có. Ví dụ như một trong những thần tượng của tôi là ông Ajay Piramal – Chủ doanh nghiệp nhiều tỷ đô tại Ấn Độ, công ty Piramal. Ông giữ một kỷ lục đáng kinh ngạc về lượng cổ đông giàu có trong vòng 3 thập niên qua.

Từ những mối quan hệ tạo lập được trên thương trường, ông có thể mang về nhiều thương vụ giá trị cho công ty”, Soumya Malani – CEO của ShareBazaar chia sẻ.

“Bên cạnh đó, những nhà bán lẻ, nhà phân phối, khách hàng lẫn người tiêu dùng tạo dựng được mối quan hệ với ông cũng được bảo chứng về thương hiệu cá nhân của họ.

Từ đó, các bên có thể tạo ra được những hợp tác kinh doanh tiềm năng, thông qua chiến lược marketing truyền miệng và chiến lược PR tốt”, Malani nói thêm.

Thương hiệu cá nhân không đơn thuần là “hét toáng” tên của bạn lên giữa đám đông. Bạn cần phát triển kỹ năng của bản thân trong một lĩnh vực nhất định, và xây dựng các mối quan hệ để dần tạo lập vị thế chuyên gia cho mình.

Để làm được điều này, bạn cần xác định rõ thế mạnh của bản thân có thể giúp người khác như thế nào và sẵn lòng chia sẻ những kinh nghiệm, kỹ năng của mình.

Theo thời gian, thương hiệu cá nhân của bạn sẽ đủ vững chắc để mang đến những khách hàng tiềm năng lẫn thu hút sự chú ý từ những nhà đầu tư.

“Đối với thương hiệu cá nhân, mạng xã hội và internet là những kênh tốt nhất để tạo dựng. Hãy chia sẻ những suy nghĩ, trải nghiệm của bạn với người đọc.

Điều này cũng sẽ giúp bạn gia tăng sự hiện diện trong mắt các nhà đầu tư”, Shweta Agrawal –  Sáng lập của Voodly chia sẻ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Học được gì từ những thất bại gần đây của Facebook

Doanh số và lượng người dùng sụt giảm chưa từng có, hàng loạt vụ tẩy chay và rơi khỏi top 10 doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất toàn cầu, thất bại của Facebook là bài học cho tất cả các nhà lãnh đạo khác.

thất bại của facebook

Từ đầu tháng 2, giá cổ phiếu của Meta Platforms Inc (sở hữu Facebook) đã giảm mạnh 26% chỉ trong một ngày, sự kiện đã cuốn trôi 230 tỷ USD vốn hóa thị trường của nền tảng.

Bản thân nhà sáng lập Mark Zuckerberg cũng đã mất gần 29 tỷ USD tài sản cá nhân của mình đồng thời chứng kiến mức sụt giảm lớn nhất từ trước đến nay của đế chế mạng xã hội lớn nhất toàn cầu này.

Thất bại của Facebook thì đã quá rõ, tuy nhiên một câu hỏi đặt ra là, liệu sau thất bại đó, các doanh nhân hay nhà lãnh đạo khác có thể học hỏi được gì cho riêng mình.

Dưới đây là một số bài học được rút ra bạn có thể tham khảo.

1. Đừng “ngủ quên trên chiến thắng”.

Với gần 3 tỷ người dùng đang hoạt động hàng tháng (MAU), Facebook là nền tảng mạng xã hội lớn nhất toàn cầu và bỏ xa các đối thủ còn lại như TikTok hay Twitter.

Vậy điều gì đang khiến Facebook phải đối mặt với hàng loạt khủng hoảng trong thời gian gần đây?

Trong khi là nền tảng số 1 toàn cầu, các vấn đề như thuật toán, tính bảo mật hay quyền riêng tư của người dùng và cả nhiều vấn nạn khác liên quan đến quảng cáo lại là những rào cản lớn có thể kéo ngược Facebook bất cứ khi nào.

Ngoài ra trong bối cảnh hành vi và cách tiêu thụ nội dung của người dùng đang thay đổi nhanh chóng, những áp lực từ Apple hay sự vươn lên của các đối thủ cạnh tranh cũng là những lý do khiến Facebook phải lung lay vị thế.

Thất bại của Facebook dạy tất cả các nhà lãnh đạo khác là “đừng bao giờ ngủ quên trên chiến thắng” vì tất cả mọi thứ đều có thể thay đổi (và thậm chí là bị thay thế).

2. Đừng “bỏ trứng vào một giỏ”.

Ngày Facebook đổi tên công ty mẹ thành Meta, mọi thứ tưởng chừng như là lý tưởng, Facebook không chỉ thoát khỏi các bê bối hiện có mà còn chạm gần hơn với Metaverse, một thế giới ảo được cho là tương lai của thế giới Internet.

Tuy nhiên với những gì đang diễn ra, việc Facebook đặt cược mọi thứ vào thế giới ảo này lại khiến Facebook gặp nhiều khó khăn hơn.

Facebook có thể không chỉ không giữ được vị thế số 1 trong không gian mạng xã hội mà còn thất bại trong cả Metaverse khi đứng trước Microsoft, Apple và nhiều tên tuổi khác.

3. Đừng bao giờ coi thường những đối thủ “nhẹ cân” hơn.

Xem thường đối thủ, ngay cả những đối thủ được cho là “không xứng tầm” chưa bao giờ tâm thế có lợi cho các nhà lãnh đạo. Steve Balmer, một cựu CEO của Microsoft đã từng chế nhạo iPhone khi nó mới được phát hành, ông nói rằng Apple không thể sản xuất điện thoại và sẽ không ai sẵn sàng mua từ nó.

Cũng tương tự như câu chuyện của Google, ngày nó ra mắt năm 1998 cũng ít ai có thể ngờ được có một ngày nó sẽ là công cụ tìm kiếm lớn nhất toàn cầu thay thế cho đế chế Yahoo (ra mắt 1995) hay Bing (của Microsoft).

Quay lại câu chuyện của Facebook, ngày TikTok ra đời và chỉ có một lượng rất nhỏ người dùng, nếu Facebook “quan tâm” đến nó nhiều hơn đồng thời hoàn thiện sản phẩm của mình tốt lên thì câu chuyện cạnh tranh có thể đã khác.

4. Sức mạnh của niềm tin.

Cho dù đó là cuộc khủng hoảng với Cambridge Analytica (CA) hay hàng loạt bê bối liên quan đến quyền riêng tư của người dùng, mọi người chắc chắn không tin tưởng Facebook như cách họ từng có, họ thậm chí còn nghi ngờ tương lai của chính đế chế này.

Về bản chất, khi người dùng tin tưởng về bạn hay thương hiệu của bạn, họ hết mình ủng hộ tương lai của bạn, và câu chuyện này hiện không đúng với Facebook.

5. Đổi mới là chìa khoá để giữ vững vị thế.

Nếu bạn xem xét đến chiến lược của Facebook trong những năm qua, nó khá đơn giản. Mỗi khi một đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện, Facebook mua lại nó.

Facebook đã làm điều này với WhatsApp, với Instagram và họ thực sự cũng muốn làm điều đó với TikTok. Tuy nhiên, khi Facebook nhận ra rằng họ không thể mua được TikTok, Reels là “sản phẩm cứu thế” của Facebook trong không gian video dạng ngắn.

Trong khi sao chép hay bắt chước tính năng khộng phải là chuyện quá xa lạ với các nền tảng hay ứng dụng công nghệ (cả Snapchat, Instagram, Facebook, YouTube, LinkedIn, TikTok…đều “học hỏi” và bắt chước lẫn nhau), đổi mới và sáng tạo là câu chuyện khác.

Một khi các ứng dụng nhỏ đã được hiểu được “luật chơi” và chọn cách vươn lên thay vì bán lại, các nền tảng lớn như Facebook hay thậm chí là Google cũng cần học cách sáng tạo nhiều hơn với các sản phẩm hay hệ sinh thái của mình.

Rõ ràng là nếu Facebook vẫn di chuyển theo cách cũ, bỏ qua người dùng, ung dung với vị thế thống trị hay chỉ tập trung toàn lực vào metaverse, thất bại là con đường khộng thể tránh khỏi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Tại sao sự đồng cảm là kỹ năng quan trọng hàng đầu của các doanh nhân

Bằng cách thể hiện và rèn luyện sự đồng cảm, bạn sẽ thấu hiểu được cảm xúc của nhân viên và có thể thực hiện những thay đổi cần thiết để tạo ra lực lượng lao động hạnh phúc và năng suất hơn.

Tại sao sự đồng cảm là kỹ năng quan trọng hàng đầu của các doanh nhân

Từ “làn sóng bỏ việc” đang gia tăng trên phạm vi toàn cầu đến các cuộc xung đột giữa các cá nhân tại nơi làm việc, cũng như sự chia rẽ chính trị ngày một dâng cao, rõ ràng sự đồng cảm đang trở nên “khan hiếm” hơn bao giờ hết.

Sự đồng cảm là một đặc điểm, một dấu hiệu quan trọng trong không gian kinh doanh, do tính gần gũi và hợp tác của nó. Khi bạn làm việc lâu dài với một người, khả năng đồng cảm của bạn với họ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất của cả bạn lẫn họ.

Bằng cách thể hiện và thực hành sự đồng cảm, bạn thực sự cảm nhận được những gì người khác đang cảm nhận đồng thời hiểu được những cảm xúc đó ở mức độ trí tuệ cao nhất.

Sự đồng cảm là gì và… không phải là gì.

Đồng cảm (Empathy) là khả năng xác định, thấu hiểu và chia sẻ những cảm xúc hay suy nghĩ của người khác một cách gần gũi nhất. Nó không giống như sự cảm thông (sympathy), khi bạn cảm thấy lo lắng hoặc thương hại người khác.

Sự đồng cảm đòi hỏi việc chia sẻ một quan điểm chung và thực sự thấu hiểu về các phản ứng cảm xúc cụ thể của một người nào đó.

Các nhà tâm lý học đã xác định 3 kiểu đồng cảm khác nhau gồm:

  • Đồng cảm về nhận thức là khả năng phân biệt các trạng thái cảm xúc khác nhau ở người khác.
  • Đồng cảm về cảm xúc là cảm nhận một số điều mà người khác đang cảm thấy; và
  • Đồng cảm động lòng trắc ẩn là khi bạn biết người kia đang cảm thấy gì, tự mình trải qua cảm xúc đó và mong muốn được thực hiện một số hành động cụ thể để giúp người đó cảm thấy tốt hơn.

Mặc dù mỗi hình thức đồng cảm đều có thể giúp bạn trở thành chủ doanh nghiệp, doanh nhân hay những người nhân viên tốt hơn, sự đồng cảm động lòng trắc ẩn nói riêng là sự đồng cảm ở mức độ kết nối sâu sắc nhất.

Tại sao sự đồng cảm là kỹ năng quan trọng hàng đầu cho các doanh nhân.

Nhân viên đang ngày càng cảm thấy áp lực và căng thẳng hơn với mọi thứ, họ bị đánh giá thấp và thậm chí là bị coi thường. Đây cũng là một phần lý do dẫn đến làn sóng từ chức vĩ đại trên toàn cầu trong thời gian gần đây.

Sự đồng cảm xuất phát từ các cấp lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp giúp giảm bớt những vấn đề này, từ đó nhân viên sẽ ít có khả năng bỏ việc hơn, gắn bó hơn và có thể thực hiện công việc tốt hơn.

Đồng cảm giúp quá trình tương tác giữa cá cá nhân trong đội nhóm trở nên gẫn gũi và hiệu quả hơn, cải thiện sự gắn bó của nhân viên đồng thời phát triển lòng trung thành của nhân viên đối với doanh nghiệp.

Cuối cùng, sự đồng cảm cũng có thể giúp bạn đánh giá các phản ứng cảm xúc của người khác đối với một vấn đề liên quan đến công việc một cách khách quan hơn, để từ đó bạn xử lý tình huống nhạy bén hơn.

Phát triển sự đồng cảm tại nơi làm việc.

Nếu sự đồng cảm hiện không có sẵn trong tổ chức hay doanh nghiệp của bạn, hãy bắt đầu thử xây dụng và thực hành nó. Cũng giống như việc phát triển bất cứ kỹ năng nào khác, sự đồng cảm cũng cần được phát triển thông qua một loạt các bước thực hành thường xuyên.

Để thực hành sự đồng cảm, hãy thử các bước sau từ tạp chí Psychology Today:

  • Hãy xem xét một người mà bạn biết khá rõ và đã trò chuyện với họ trong thời gian gần đây. Đây có thể là một nhân viên, một thành viên trong gia đình của bạn, một giám đốc điều hành hoặc chỉ đơn thuần là một người bạn.
  • Bạn mô tả tính khí hay tâm trạng của họ đã thể hiện như thế nào trong vài ngày qua?
  • Tiếp theo, bạn nên suy nghĩ về những nguyên nhân (tiềm ẩn) dẫn đến các trạng thái tâm trạng đó. Điều gì đã xảy ra trong cuộc sống của họ, điều có thể khiến họ rơi vào những trạng thái cảm xúc (tích cực hoặc tiêu cực) đó?
  • Bạn có thể đang đóng vai trò gì trong những diễn biến cảm xúc của họ?
  • Bạn có thể đặt mình vào vị trí của họ và thử cảm nhận hiện tại họ đang cảm thấy như thế nào không?
  • Cuối cùng, hãy cân nhắc xem bạn có thể làm gì để giúp họ cải thiện?

Bằng cách dành một chút nhỏ thời gian cho những câu hỏi hay bài tập đơn giản này hàng ngày, bạn cảm thấy sự đồng cảm trong mình sẽ bắt đầu phát triển một cách tự nhiên.

Bày tỏ sự đồng cảm.

Tại sao sự đồng cảm là kỹ năng quan trọng hàng đầu của các doanh nhân

Về cơ bản, chúng ta có thể thể hiện và thực hành sự đồng cảm trong bất kỳ bối cảnh nào, dù cho trong bối cảnh kinh doanh hay cuộc sống, tuy nhiên tại nơi làm việc, việc bạn thể hiện phải thực sự tinh tế.

Đặt một câu hỏi mở là một trong những cách hay để khiến người khác cảm thấy được lắng nghe và có giá trị, đặc biệt khi người đang hỏi là các nhà lãnh đạo.

Những câu hỏi đầy sự quan tâm của bạn cho biết bạn đang tham gia vào cuộc thảo luận, rằng bạn đang lắng nghe và rằng bạn quan tâm đến việc giải quyết các vấn đề một cách công bằng.

Bày tỏ sự đồng cảm giúp bạn thể hiện ý định và nỗ lực của mình, để từ đó bạn có thể hiểu người khác một cách đầy đủ hơn. Một số câu bạn có thể sử dụng để thực hành điều này:

  • “Bạn cảm thấy thế nào…về những gì vừa xảy ra?”
  • “Tôi rất tiếc khi phải nghe điều đó….”
  • “Tôi nghĩ rằng tôi cũng sẽ cảm thấy như vậy trong tình huống đó…”
  • “Tôi có thể làm gì để giúp giúp bạn không…”
  • “Bạn có muốn chia sẻ rõ hơn về điều này không? Tôi rất muốn nghe…”

Một vài cách đơn giản khác để bạn có thể thực hành sự đồng cảm.

Ngoài việc sử dụng những câu hỏi mở, bày tỏ lòng biết ơn và sự quan tâm, bạn cũng có thể thử các cách sau:

  • Lắng nghe tích cực: Đặt câu hỏi mở chỉ là bước đầu tiên. Bạn cũng cần phải hoà nhập với người đối diện bằng cách tích cực lắng nghe họ khi họ trả lời. Hạn chế ngắt lời khi họ đang nói. Thay vào đó, hãy để họ thoải mái thể hiện quan điểm của mình.
  • Ưu tiên sức khỏe của nhân viên: Không có gì tốt hơn việc thể hiện sự đồng cảm của bạn với các thành viên bằng cách coi sức khoẻ của họ là sự ưu tiên hàng đầu của bạn. Hãy thường xuyên tổ chức các chương trình giúp nhân viên của bạn duy trì sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần.
  • Hạn chế sự vội vàng khi phát xét: Là một doanh nhân, bạn thường bị áp lực khi phải đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, trong những tình huống cá nhân hơn, sự đồng cảm yêu cầu bạn tiếp cận vấn đề một cách chậm rãi và sâu sắc hơn.
  • Nhận phản hồi từ người khác: Các nhà lãnh đạo thường e ngại việc nhận phản hồi từ các nhân viên của họ, nhưng trên thực tế, việc lắng nghe phản hồi là một trong những cách hiệu quả nhất để hiểu những gì đang diễn ra. Hãy tiếp nhận ý kiến ​​phản hồi từ đồng nghiệp hoặc các thành viên đáng tin cậy khác về mức độ bạn đang thể hiện sự đồng cảm.

Đặt bản thân bạn vào tình cảnh của người khác.

Trong nhiều trường hợp, chỉ cần một chút đồng cảm cũng có thể giúp bạn tạo ra một nơi làm việc tích cực, hiệu quả và gắn kết hơn. Hãy thực hành lắng nghe tích cực, đặt câu hỏi mở và thực hành sự thấu cảm với mọi người.

Bạn sẽ sớm nhận thấy rằng, lực lượng lao động của mình sẽ ngày một hạnh phúc hơn, hoà nhập hơn và đóng góp nhiều hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Lời khuyên về sự nghiệp từ nhà sáng chế trẻ nhất mọi thời đại tại Estonia

Có một bài học mà Bà Hindriks – doanh nhân, diễn giả, CEO trẻ nhất của kênh truyền hình về âm nhạc MTV, đã rất khó khăn mới học được trên con đường phát triển sự nghiệp.

Lời khuyên về sự nghiệp từ nhà sáng chế trẻ nhất mọi thời đại tại Estonia
Source: Jobbatical

Từng phạm sai lầm lớn khiến công ty đầu tiên xuống dốc, nên hiện tại, khi điều hành các công ty mới, Bà Karoli Hindriks đã đưa ra một lời khuyên sự nghiệp đặc biệt giá trị không chỉ với các nhà khởi nghiệp.

Khi sáng lập doanh nghiệp đầu tiên ở năm 16 tuổi (chuyên cung cấp các loại phụ kiện phản chiếu dành cho người đi bộ), Hindriks trở thành nhà sáng chế trẻ nhất mọi thời đại ở Estonia. Và lúc đó, cô bất ngờ nhận ra, có thứ gì đó đã thay đổi.

“Với doanh nghiệp đầu tiên này, tôi trở nên nổi tiếng quá nhanh. Tôi được mời đến nói chuyện ở vô số trường học và các diễn đàn doanh nhân.

Rồi rốt cuộc tôi đã dành nhiều thời gian để nói chuyện về doanh nghiệp của mình hơn là thực sự vận hành nó”, Hindriks nói với CNBC.

Khi MTV mở rộng phạm vi hoạt động vào Estonia, Hindriks đã được chọn là CEO của MTV tại Estonia, rồi sau đó làm việc ở vị trí này hơn 3 năm. Nhưng điều này cũng dẫn đến tình trạng doanh nghiệp ban đầu của Hindriks ngày càng xuống dốc.

“Không có gì trong số những điều đó giúp tôi hoặc doanh nghiệp tôi tiến bộ hơn, chúng khiến tôi bị phân tán thời gian lẫn sự chú ý”, Hindriks chia sẻ.

“Vì muốn có một sự nghiệp thành công, bạn sẽ dễ dàng bị cám dỗ để gật đầu với tất cả mọi người về tất cả mọi thứ. Trong khi điều bạn cần làm là vạch ra những giới hạn và xác định thời điểm cần nói Không“, Karoli Hindriks cho biết trên CNBC.

Đây đã từng là sai lầm mà nhà sáng chế trẻ nhất Estonia (hiện tại 35 tuổi) khẳng định sẽ không lặp lại đối với các doanh nghiệp mới do mình làm chủ hoặc điều hành, nổi bật trong số đó là Jobbatical – một website tuyển dụng ở phạm vi quốc tế.

Và đây cũng là lời khuyên sự nghiệp mà Karoli Hindriks thường xuyên chia sẻ với các ứng viên của mình.

Giờ đây, bất kỳ khi nào nhận được lời yêu cầu nào có liên quan đến công việc, Hindriks đều tự hỏi mình 3 câu hỏi đơn giản:

  • Nó có giúp ích cho doanh nghiệp tôi?
  • Nó có giúp ích cho gia đình tôi?
  • Nó có giúp ích cho bản thân tôi?

Nếu bất kỳ câu trả lời nào trong số này là “Có”, Hindriks sẽ chấp nhận lời yêu cầu đó. Ngược lại, Hindriks sẽ kiên quyết nói “Không”.

“Việc này có thể khiến tôi trông có vẻ kỳ quặc, nhưng tôi biết tôi sẽ trở thành một người mẹ, một CEO và một người tốt hơn, nếu tôi biết khi nào nên đặt ra những giới hạn”, Hindriks chia sẻ.

Thậm chí cho đến bây giờ, Hindriks vẫn thấy việc này rất khó khăn, và thú nhận rằng mình vẫn “đang phải học dần”. Kiểu tiêu chuẩn này cũng giúp Hindriks trở nên chủ động hơn, sáng tạo hơn trong việc quản lý thời gian, và để có thể nói “Có” với những cơ hội tốt và phù hợp.

Chẳng hạn, nếu được mời dự một bữa ăn tối để bàn công việc, cựu CEO của MTV tại Estonia có thể sẽ yêu cầu được chuyển thành một bữa ăn trưa, nhằm để dành cho mình một buổi tối rảnh rỗi để chơi với con gái, chạy bộ, hoặc chỉ đơn giản là để tận hưởng được buổi tối sớm hơn một chút.

“Khả năng, nguồn lực của tất cả chúng ta đều có hạn, vì thế, bạn chỉ nên tập trung thời gian cho những điều bạn thực sự quan tâm và có thể tạo ra sự khác biệt với nó”, Bà Hindriks nhấn mạnh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

3 bẫy nhận thức khiến nhà lãnh đạo ra quyết định sai trong thời đại dữ liệu

Các nhà lãnh đạo đừng nghĩ rằng việc ra quyết định dựa trên cơ sở dữ liệu ngày nay có thể giúp họ tránh được sai sót.

3 bẫy nhận thức khiến nhà lãnh đạo ra quyết định sai trong thời đại dữ liệu
Source: Getty Images

Nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết của công nghệ dữ liệu, việc tập hợp và phân tích thông tin trở nên dễ dàng hơn rất nhiều so với mức độ mà con người có thể tưởng tượng được cách đây vài năm.

Kết quả, quá trình ra quyết định trong các công ty/tổ chức ngày nay trở nên khoa học hơn và có căn cứ hơn so với giai đoạn trước, khi kinh nghiệm và cảm tính gần như là căn cứ chính của nhiều hoạt động.

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo đừng nên nghĩ rằng việc ra quyết định dựa trên cơ sở dữ liệu có thể giúp họ tránh được sai sót, theo tác giả Roger Trapp.

 Một bài viết được đăng trên tạp chí Rotman Management cho rằng, trong một số trường hợp, dữ liệu và việc phân tích dữ liệu đôi khi khiến mọi thứ tệ hơn.

Đó là vì, dù được tiếp cận một lượng lớn bộ dữ liệu mới nhất và có được công cụ phân tích hiệu quả nhất, nhà lãnh đạo vẫn có thể bị rơi vào rất nhiều cái bẫy, nhất là khi họ cố gắng tìm ra các kiểu “lập luận tắt” vì bị quá tải thông tin.

Trong một bài viết trên Harvard Business Review, tác giả MacGarvie (Giáo sư ở Trường Kinh doanh Questrom) và McElheran (Giáo sư dự bị ở Trường Quản lý Rotman) cho biết, có 3 bẫy nhận thức chính khiến việc ra quyết định rơi vào thế thiên vị, dù được căn cứ vào những dữ liệu tốt nhất. Dưới đây là 3 loại bẫy nhận thức đó và cách để tránh bị mắc bẫy.

1. Bẫy xác nhận.

Bẫy xác nhận xuất hiện khi chúng ta dành phần lớn sự chú ý chỉ để tìm ra những thông tin phù hợp với niềm tin sẵn có của mình và từ chối thu nhận vào những thông tin khác.

Khuynh hướng thiên kiến xác nhận này rất khó tránh khỏi, nhất là khi bạn phải chịu áp lực lớn từ một người khác để phân tích dữ liệu và tìm ra những điều hỗ trợ cho quan điểm có sẵn của họ.

Giải pháp cho vấn đề này là đừng tránh né những thông tin không phù hợp với một niềm tin đã có. Thay vào đó, hãy xác định trước cách tiếp cận và phân tích dữ liệu nhằm tránh trường hợp “thu thập dữ liệu có chọn lọc”, chủ động tìm ra những thông tin không hỗ trợ cho quan điểm có sẵn của mình, chia đội ngũ ra thành nhiều nhóm phân tích dữ liệu một cách độc lập để nếu có cho ra những kết luận không đồng nhất thì phải tìm ra xem điểm khác biệt hoặc sai sót nằm ở đâu.

Hãy xem những điều mình khám phá ra chỉ giống như những dự đoán và vì thế, bạn sẽ phải kiểm tra chúng.

2. Bẫy tự tin thái quá.

Những nhà lãnh đạo cấp cao thường dễ có khuynh hướng mắc vào bẫy nhận thức này. Lý do đơn giản là vì họ tin rằng họ đã được thăng chức nhờ vào kỹ năng ra quyết định đúng trong quá khứ.

Tuy nhiên sự tự tin thái quá này cũng có thể khiến họ bị rơi vào một cái bẫy khi phân tích dữ liệu. Nó ngăn cản họ tự vấn về phương pháp của mình, động lực của mình và cách mà họ sẽ truyền thông kết quả đến cho người khác. Nó cũng dễ dàng khiến họ đánh giá thấp quá trình phân tích dữ liệu ngay từ đầu.

Một trong những cách giúp nhà lãnh đạo tránh cái bẫy này là mô tả lại trải nghiệm lý tưởng nhất của mình rồi sau đó so sánh nó với dữ liệu thực tế để xem còn thiếu sót chỗ nào.

Khi đã đưa ra dự đoán, bạn cũng cần phải theo dõi các dự đoán của mình và so sánh một cách hệ thống với những điều thực sự diễn ra để kiểm tra độ chính xác của những dự đoán đó.

Hãy lặp đi lặp lại các quá trình này để tạo thành thói quen cho những lần ra quyết định sau này, nhằm tránh đưa ra quá nhiều thiên kiến về sau.

3. Bẫy quá ăn khớp.

Đây là điều diễn ra khi một mô hình thống kê cho thấy một thông tin ngẫu nhiên chứ không phải là thông tin ẩn sâu bên dưới mà công ty/tổ chức muốn tìm kiếm. Và do đó, nó chỉ có thể phản ánh quá khứ chứ gần như không có giá trị để dự đoán tương lai.

Để tránh bẫy này, bạn có thể tiến hành chia ngẫu nhiên dữ liệu thành một bộ thử nghiệm (dùng để đưa ra dự đoán) và một bộ xác nhận (dùng để kiểm tra độ chính xác của các dự đoán).

Cũng giống như cách để tránh bẫy xác nhận, điều cần lưu ý ở đây là tính ngẫu nhiên, nghĩa là đừng lấy dữ liệu theo kiểu có chọn lọc. Sau đó, hãy xem thử xem liệu có thể sử dụng cùng một dữ liệu đó để xây dựng các câu chuyện khác hay không.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

6 bài học kinh doanh cơ bản mà các doanh nhân có thể học hỏi từ Walt Disney

Thành công của ông còn tuyệt vời hơn khi bạn biết được rằng Walt Disney đã từng thất bại rất nhiều lần trước khi ông thành công.

6 bài học kinh doanh cơ bản mà các doanh nhân có thể học hỏi từ Walt Disney

Hầu hết mọi người đều biết đến Walt Disney, những sản phẩm của ông hoặc biết một nhân vật Disney nào đó.

Walt là một người có tầm nhìn xa, một doanh nhân và một thiên tài về sáng tạo. Dưới đây là một số bài học vô giá mà mọi doanh nhân khác đều có thể học được từ ông.

1. Không bao giờ từ bỏ.

Nhiều người không biết rằng Walt Disney trước khi thành công ông đã từng thất bại rất nhiều lần. Ông đã bắt đầu với một số công ty bị phá sản.

Ông xây dựng một studio nghệ thuật thương mại và đã cố gắng tạo ra các quảng cáo, và rồi chúng cũng thất bại do không có doanh thu. Thay vì thoả hiệp hay bỏ cuộc, Walt luôn muốn thử những điều tiếp theo.

Như ông đã từng nói: “Tất cả những nghịch cảnh tôi đã gặp trong cuộc đời, tất cả những rắc rối và trở ngại của tôi, đã tiếp thêm sức mạnh cho tôi. Bạn có thể không nhận ra điều đó khi nó xảy ra, nhưng một cú ngã đau có thể là điều tuyệt vời nhất mà thế giới dành cho bạn trước khi bạn đạt được những thành quả tiếp theo.”

2. Hãy là một người giải quyết vấn đề.

Walt Disney là một trong những người giải quyết vấn đề xuất sắc nhất mọi thời đại. Ông rất tinh ý và luôn tìm cách giải quyết vấn đề. Ông luôn tìm cách làm thế nào để biến những vấn đề trở thành các cơ hội trên thương trường.

Ông đưa con gái đến một công viên giải trí, và ông nhận thấy những chiếc xe đồ chơi đó bẩn thỉu và có hình dáng xấu xí, những người điều khiển trò chơi ở đó cũng rất thô lỗ.

Walt đã không ngừng nghĩ về vấn đề đó – và nó đã trở thành Disneyland. Ông muốn công viên là một nơi an toàn và sạch sẽ, nơi các bậc cha mẹ có thể an tâm khi đưa con cái của họ đến đó.

3. Luôn sẵn sàng để thay đổi bản thân.

Nhiều người không biết rằng ngôi sao hoạt hình chính đầu tiên của Disney không phải là chú chuột Mickey – mà chính là Oswald the Lucky Rabbit. Disney đã ký hợp đồng với một nhà phân phối phim hoạt hình ngắn và đã rất thịnh vượng với thành công của họ.

Khi ông đi gia hạn hợp đồng, họ đã từ chối ông. Nhà phân phối cho biết rằng họ sở hữu hợp pháp Oswald, còn Walt Disney thì không, như đã nêu trong hợp đồng.

Một điều tệ hơn nữa, tất cả các nhà làm phim hoạt hình của Walt đều rời bỏ Walt và đến làm việc cho công ty khác.

Walt “trắng tay” về nhà sau khi đánh mất thành công lớn nhất của đời mình. Ông phải bắt đầu lại từ đầu.

Như ông từng nói: “Chuột Mickey xuất hiện trong tâm trí tôi trên một cuốn tập vẽ cách đây 20 năm trên chuyến tàu từ Manhattan đến Hollywood vào thời điểm mà vận may kinh doanh của anh trai tôi và tôi đang xuống thấp nhất.”

“Tôi đã luôn tìm cách để chấp nhận và thay đổi mọi thứ.”

4. Hãy bao quanh bạn với những con người tài năng nhất.

Walt Disney thừa nhận mình không phải là người tài năng nhất về vẽ hay hoạt hình. Như ông đã từng nói, “Thực ra, tôi bắt đầu làm phim hoạt hình đầu tiên của mình vào năm 1920. Tất nhiên, khi đó chúng là những thứ rất thô sơ và rối rắm.”

Ông thông minh khi biết rằng mình có thể làm gì tốt nhất và có thể tuyển những nghệ sĩ và họa sĩ hoạt hình giỏi nhất trên thế giới về xây dựng Disney cùng ông.

Người xây dựng nhân vật hoạt hình Mickey đầu tiên không phải là Walt mà là một nhà làm phim hoạt hình có tên là Ub Iwerks. Walt không cần phải có năng khiếu vẽ, nhưng ông có tầm nhìn xa và tìm ra những nhân tài để giúp ông hiện thực hoá những giấc mơ đó.

Nó giống như việc là một kiến trúc sư – bạn không nhất thiết phải là tổng thầu. Bạn chỉ cần biết bạn muốn dự án của mình sẽ trông như thế nào khi nó được hoàn thành.

5. Hãy là người tò mò.

Walt là một người ham học hỏi và luôn muốn học hỏi những điều mới. Trong lĩnh vực hoạt hình, điều này đã dẫn đến một số sự phát triển đáng kinh ngạc trong những năm đầu của Walt Disney.

Ông nổi tiếng với việc làm ra những bộ phim hoạt hình bằng âm thanh đầu tiên, những bộ phim kết hợp giữa hoạt hình và hành động trực tiếp đầu tiên, phim hoạt hình dài tập đầu tiên. Cho đến lúc ông làm được tất cả những thứ đầu tiên đó, phim hoạt hình của Walt được biến đến là những bộ phim giải trí ngắn gọn, và không có quá nhiều thứ nổi bật.

Sự tò mò của ông đã khiến ông luôn tìm hiểu các cách thức khác nhau để trở nên khác biệt và tìm cách hoàn thành nó.

Ông nói: “Chúng tôi luôn luôn nỗ lực để tiến về phía trước, mở ra những cánh cửa mới và làm những điều mới, bởi vì chúng tôi tò mò và sự tò mò là thứ đã dẫn chúng tôi đến với những con đường mới.”

6. Đa dạng hoá.

Walt đã đủ thông minh khi xây dựng một xưởng phim hoạt hình thành công và sau đó tham gia vào các bộ phim hành động trực tiếp, phim tài liệu, truyền hình, công viên giải trí và hàng tấn sản phẩm khác. Ông có thể chỉ cần là một xưởng phim hoạt hình, nhưng điều đó sẽ không tạo ra nhiều thành công như những gì ông đang có được.

Ông nói: “Thời gian và các điều kiện thay đổi quá nhanh nên chúng ta phải luôn giữ cho các mục tiêu của mình tập trung vào những tương lai ở phía trước.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

3 bài học đầu đời cho các CEO mới gia nhập ngành từ các CEO đã thành công

Nếu bạn là các CEO mới, bạn có thể đã ước rằng giá mà bạn đã biết đến các bài học kinh nghiệm này sớm hơn.

3 bài học đầu đời cho các CEO mới gia nhập ngành từ các CEO đã thành công

Tôi luôn khao khát những thử thách mới. Vai trò giám đốc điều hành không phải dành cho những người ngại chấp nhận rủi ro hay người chấp nhận sự trì trệ hoặc tự mãn.

Việc đảm nhận vai trò giám đốc điều hành của tôi bắt đầu chỉ hơn hai năm trước và tôi tự hào khi nói rằng việc tìm ra cách để trở nên thành công hơn trong vai trò này là một trong những thử thách nghề nghiệp bổ ích nhất trong cuộc đời của tôi.

Tôi đã từng giữ các vị trí C-suite khác, chẳng hạn như giám đốc tài chính và tôi cũng nhanh chóng nhận ra rằng giữ vai trò đó là một trong các cách hiệu quả nhất để trở thành một CEO về sau này.

Dưới đây là 3 bài học mà tôi đã học được, điều có thể mang lại nhiều lợi ích cho các CEO mới, đặc biệt là những người đã được tuyển vào doanh nghiệp để giữ vai trò đó.

Bảo vệ thời gian của bạn và sử dụng nó một cách khôn ngoan nhất.

Là một giám đốc tài chính (CFO), việc quản lý những khoảng thời gian mà tôi dành cho các nhiệm vụ không liên quan đến tài chính là vô cùng quan trọng.

Tôi đặc biệt thích làm việc với bộ phận bán hàng – suy nghĩ về các cách tốt nhất để tối đa hóa doanh thu, tạo ra các mô hình khuyến khích nhân viên và cấu trúc của các giao dịch với khách hàng.

Khi tôi nhận được vị trí giám đốc điều hành (CEO), tôi nhận ra rằng tôi sẽ phải trở nên linh hoạt hơn nữa trong việc quản lý thời gian.

Mặc dù tôi phải thay đổi các chiến thuật cho vai trò mới của mình, nhưng tôi vẫn dựa vào bộ kỹ năng và động lực nội tại tương tự để ưu tiên cho những nơi mà tôi nên dành nhiều thời gian.

Tôi vẫn giữ niềm đam mê giải quyết vấn đề, cải tiến quy trình và mức độ hiệu quả, những thứ đã giúp tôi thành công trong vai trò CFO và có thể áp dụng nó cho các bộ phận khác trong doanh nghiệp. Các đội nhóm mà trước đây tôi không hợp tác chặt chẽ, chẳng hạn như nhóm kỹ thuật hoặc nhóm phát triển sản phẩm.

Tôi phát hiện ra rằng cách sử dụng tốt nhất khoảng thời gian của mình trong những tháng đầu tiên là kết nối chặt chẽ hơn với yếu tố con người, mục tiêu, quy trình, nhu cầu và thách thức của doanh nghiệp ở khía cạnh tổng thể.

Điều đó cũng có nghĩa là tôi sẽ phải dành nhiều thời gian hơn cho những việc như hiểu các quy trình phát triển sản phẩm của chúng tôi và thúc đẩy mức độ ưu tiên của lộ trình phát triển sản phẩm.

Sau khi biết được thời gian có vai trò quý giá như thế nào đối với các CEO, tôi phải học cách đánh giá xem ai có thể hỗ trợ tôi tốt nhất trong việc định hướng chiến lược và xây dựng một tầm nhìn xuyên suốt trong tổ chức.

Xác định ai sẽ là người giúp bạn vươn lên với tư cách là giám đốc điều hành.

Khi tôi đảm nhận vị trí CEO, doanh nghiệp mà tôi điều hành đang phải đối mặt với một số thách thức lớn và tôi phải tìm người thay thế cho phần lớn đội ngũ lãnh đạo của mình.

Để chúng tôi có thể hoàn thành và vượt qua những khó khăn, tôi xác định là mình cần phải có một đội ngũ lãnh đạo cấp cao phải hết sức năng động và “thiện chiến”, những người có thể làm gương và chỉ đạo nhân viên một cách hiệu quả.

Khi xác định những người mà tôi tin rằng họ có thể giúp tôi phát triển doanh nghiệp, tôi ưu tiên tìm kiếm những người có đam mê, những người có khả năng “truyền lửa” cho những người mà họ làm việc cùng.

Luôn duy trì động lực và cảm hứng để bạn có thể thúc đẩy toàn bộ doanh nghiệp.

Cách tốt nhất tôi đã tìm thấy để duy trì động lực là lập kế hoạch, thực hiện và làm những việc quan trọng bằng tất cả thời gian và công sức mà tôi có.

Bạn cũng cần phải truyền đạt rõ ràng tầm nhìn của mình trong toàn bộ tổ chức, hãy tán dương những thành công và trung thực về những thất bại. Giao tiếp rõ ràng và minh bạch cũng giúp bạn tạo ra một văn hóa gắn liền với trách nhiệm giải trình.

Để nhấn mạnh điều này, tôi đã bắt đầu tổ chức một cuộc họp tổng thể hai tuần một lần trên toàn công ty và cập nhật những thứ liên quan để thực hiện văn hóa minh bạch.

Tôi hy vọng những bài học mà tôi đã chia sẻ ở trên sẽ hữu ích cho toàn bộ những ai đã và sẽ làm CEO, những người đang phải đối mặt với những thử thách tương tự.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Tại sao mọi doanh nhân đều nên cần một ban cố vấn

Một doanh nghiệp chỉ cải thiện khi các nhà lãnh đạo cũng liên tục thay đổi !

Tại sao mọi doanh nhân đều nên cần một ban cố vấn

Khi bạn nghĩ về hội đồng quản trị, cho dù đó là hội đồng cố vấn (BOA) hay hội đồng quản trị (BOD), bạn sẽ nghĩ đến các công ty lớn.

Hội đồng quản trị thường là khái niệm dành cho các công ty lớn, đã ổn định. Nhưng làm thế nào để họ trở nên lớn mạnh và ổn định?

Hầu hết các doanh nhân đều có khát vọng lớn cho doanh nghiệp của họ, nhưng mỗi doanh nhân cũng sẽ có không ít những trở ngại trong suốt chặng đường.

Số liệu thống kê cho thấy nhiều doanh nghiệp không thể tồn tại quá 5 năm và một trong những lý do khiến họ phải từ bỏ cuộc chơi đó là họ không nhận đủ những lời khuyên tốt.

Với những doanh nhân may mắn nhận được lời khuyên, thì đối với hầu hết các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, lời khuyên đó là xấu và không được mong muốn. Điều này dẫn đến sự cô lập, ra quyết định kém và thất bại trong kinh doanh.

Nếu bạn là doanh nhân hay người làm kinh doanh nhưng bạn không thường xuyên tìm kiếm những lời khuyên về cách phát triển doanh nghiệp, bạn có thể sớm gặp nhiều trở ngại hơn. Giải pháp cho bạn là hãy hoạt động như một công ty lớn và có được các thành viên cố vấn mà bạn tin tưởng.

Ban cố vấn nên là một nhóm bao gồm các chuyên gia trong các lĩnh vực cụ thể, họ đưa ra lời khuyên về cách chủ doanh nghiệp có thể quản lý doanh nghiệp của họ tốt hơn.

Do tính chất không chính thức của ban cố vấn, chúng có thể được cấu trúc theo ý thích của doanh nhân hay tuỳ vào quy mô và cách vận hành của doanh nghiệp.

Khi nói đến quy mô của ban cố vấn, có một điểm tuyệt vời mà bạn nên biết. Quá ít thành viên sẽ làm bạn giảm hoặc thiếu đi góc nhìn, nhưng quá nhiều thành viên sẽ làm giảm giá trị đóng góp của các chuyên gia. 4-6 người là con số bạn nên cân nhắc.

Bạn cần tìm kiếm điều gì từ các thành viên trong ban cố vấn.

Khi bạn thiết lập ban của mình, điều quan trọng là bạn phải tìm kiếm các chuyên gia:

  • Biết rõ về bạn, doanh nghiệp hoặc ngành nghề kinh doanh của bạn.
  • Đã thành công khi phát triển một doanh nghiệp (chủ doanh nghiệp hoặc dưới vai trò đó).
  • Có một quan điểm có giá trị đối với bạn.
  • Sẵn sàng dành thời gian và năng lượng cho bạn.

Bạn hãy nghĩ về những doanh nhân đã thành công với những đề xuất hay giải pháp tương tự cho khách hàng lý tưởng của bạn, những người đã mở rộng quy mô và kinh doanh một doanh nghiệp tương tự như doanh nghiệp của bạn hoặc những người có thành tích cao trong việc làm cho các doanh nghiệp trở nên tốt hơn.

Cách xây dựng cấu trúc của các thoả thuận.

Hãy nhớ rằng sự sắp xếp cho một ban cố vấn có thể chính thức hoặc không chính thức tùy vào mục tiêu của bạn. Hầu hết các cố vấn không mong đợi và yêu cầu quá nhiều về yếu tố tiền bạc ngay từ đầu.

Tuy nhiên, nếu các cố vấn là một chuyên gia có kiến thức sâu trong lĩnh vực, thì việc trả cho họ một số hình thức “bồi dưỡng” bằng tiền cũng có thể là hợp lý.

Ưu đãi mà bạn dành cho họ thường dựa trên cổ phiếu hoặc các quyền chọn. Khoản “bồi dưỡng” của các cố vấn trở nên có giá trị hơn khi doanh nghiệp của bạn có giá trị hơn. Cơ cấu khuyến khích này nên phù hợp với mục tiêu của bạn: Trả phí cho họ để họ làm cho bạn và doanh nghiệp của bạn tốt hơn (về mặt con số).

Cách xây dựng cấu trúc của sự cam kết.

Để mọi thứ trở nên hiệu quả, cả hai bên nên thực hiện cam kết một cách nghiêm túc. Bạn cần cam kết tham gia các cuộc họp được lên lịch thường xuyên với từng người trong số họ và với toàn thể ban cố vấn.

Bạn nên cam kết chuẩn bị tốt cho họ cho các cuộc họp với những thông tin thích hợp được chuẩn bị trước. Giá trị của một cố vấn không nằm ở việc xem xét doanh nghiệp của bạn – giá trị nằm ở việc lắng nghe những lời khuyên từ họ.

Thực hiện các cuộc họp để lấy quan điểm của họ. Cách duy nhất để đạt được điều này là chuẩn bị tốt cho ban cố vấn của bạn. Mỗi thành viên trong ban nên cam kết thực hiện mỗi cuộc họp thường kỳ. Nếu họ không thể cam kết thời gian, thì hãy tìm người khác.

Thông thường, bạn nên có các cuộc họp hàng quý hoặc nửa năm với toàn bộ ban cố vấn để tìm hiểu sâu hơn về một loạt các cơ hội hoặc vấn đề (SWOT) của doanh nghiệp.

Bạn nên kỳ vọng điều gì.

Bạn càng có thể xác định rõ ràng các thỏa thuận và mục tiêu, cùng với việc cung cấp thông tin tốt cho ban cố vấn, thì kết quả kinh doanh của bạn càng tốt hơn.

Ban đầu, bạn có thể cảm thấy không thoải mái, bởi vì bạn có thể “bị tổn thương” và thừa nhận rằng bạn không biết tất cả các câu trả lời.

Tuy nhiên, bạn sẽ sớm nhận ra rằng bạn có một phần thưởng lớn hơn nhiều.

Phần thưởng ở đây là một tương lai tốt đẹp hơn cho bạn và doanh nghiệp của mình. Một doanh nghiệp chỉ trở nên tốt hơn khi nhà lãnh đạo của nó trở nên tốt hơn. Và…những ai đang làm cho bạn tốt hơn?

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

7 sức ép lớn mà các nhà lãnh đạo phải đối mặt và vượt qua (P2)

Trong nhiều thập kỷ trước, các giám đốc điều hành thường được đặc trưng với khả năng lãnh đạo theo kiểu ra lệnh và kiểm soát. Ngày nay, họ thường được khuyên phải nhanh nhẹn hơn, thích nghi tốt hơn và ít kiểm soát hơn.

7 sức ép lớn mà các nhà lãnh đạo phải đối mặt và vượt qua
Richard Drury/Getty Images

Trong nhiều nghiên cứu qua những năm gần đây, phong cách lãnh đạo kiểu ra lênh và kiểm soát đã không còn phù hợp. Thay vì nói với mọi người cần phải làm gì, các nhà lãnh đạo nên hỏi họ những câu hỏi mở để có thể biết rõ hơn về việc mình nên làm gì.

Thay vì bám sát chính xác vào các kế hoạch, họ nên điều chỉnh mục tiêu khi có các dữ liệu hay thông tin mới. Thay vì đánh giá bằng cảm tính, một nhà lãnh đạo nên dựa vào dữ liệu để đưa ra quyết định (data-driven decisions making).

Hãy gọi mô hình lãnh đạo kiểu cũ là truyền thống và mô hình mới đang nổi lên là hiện đại.

Một thách thức đặt ra là, trong thế giới mới này, hầu hết các giám đốc điều hành cần phải giỏi cả hai phong cách lãnh đạo đó mới có thể thành công.

Có nghĩa là, bất kỳ nhà lãnh đạo nào chỉ dựa vào quyền lực để quản lý cũng đều không thể tránh khỏi các thất bại; và ngược lại, nếu các nhà lãnh đạo dân chủ quá mức, thì cũng không thể điều hành doanh nghiệp một cách bền vững.

Trong các cuộc khảo sát và phỏng vấn với hàng trăm nhà lãnh đạo trên toàn thế giới, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra 07 sức ép hay căng thẳng cốt lõi giữa hai phong cách lãnh đạo theo kiểu truyền thống và hiện đại.

Dưới đây là chi tiết về những sức ép, những rủi ro tiềm ẩn nếu các nhà lãnh đạo bỏ qua chúng và các chiến lược đối phó để cân bằng giữa cả hai cách tiếp cận.

Sức ép 4: Người nói vs Người nghe.

Phương pháp lãnh đạo theo kiểu truyền thống đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải nói cho người khác biết họ phải làm gì và làm như thế nào. Cách tiếp cận hiện đại coi trọng việc lắng nghe người khác một cách cẩn thận trước khi quyết định.

Nếu sức ép này không được quản lý một cách khôn ngoan, các nhà lãnh đạo có nguy cơ bỏ lỡ những thông tin quan trọng từ các thành viên trong các đội nhóm xung quanh họ.

Ngược lại, nếu một nhà lãnh đạo không đưa ra quan điểm của riêng họ sau khi lắng nghe, họ sẽ bỏ lỡ cơ hội được áp dụng các kiến thức quý giá của riêng mình.

Sức ép 5: Kẻ tích trữ vs Người chia sẻ sức mạnh.

Cách tiếp cận truyền thống cho rằng các nhà lãnh đạo phải lãnh đạo từ các cấp cao nhất, đưa ra quyết định và thực hiện các hành động một cách độc lập. Ngược lại, cách tiếp cận hiện đại lại coi trọng việc trao quyền cho người khác để đạt được các mục tiêu.

Nếu sức ép này không được quản lý một cách khôn ngoan, các nhà lãnh đạo có nguy cơ xa rời và loại bỏ những tài năng có triển vọng của doanh nghiệp. Ngoài ra, họ cũng có thể làm suy yếu quyền lực của chính mình nếu họ chia sẻ quyền lực quá mức rộng rãi.

Sức ép 6: Người trực quan vs Nhà phân tích.

Các nhà lãnh đạo theo kiểu truyền thống cho rằng vì họ là nhà lãnh đạo nên họ có thể đưa ra mọi quyết định dựa trên yếu tố trực quan của riêng mình. Ngược lại, cách tiếp cận hiện đại nói rằng các nhà lãnh đạo nên đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu.

Nếu sức ép này không được quản lý một cách khôn ngoan, các nhà lãnh đạo có nguy cơ phải đưa ra các quyết định dựa trên những kinh nghiệm vốn đã quá lỗi thời và thiên vị.

Hoặc, mặt khác, nếu họ quá phụ thuộc vào dữ liệu mà quên đi chính mình, họ có thể bỏ lỡ những hiểu biết có giá trị từ kinh nghiệm của chính họ trong quá khứ.

Bà Barbara Coppola, Giám đốc dữ liệu của IKEA từng có rất nhiều phát biểu ủng hộ tầm quan trọng của việc ra quyết định dựa trên dữ liệu và tiêu chuẩn hóa dữ liệu trên toàn cầu.

Bởi vì dữ liệu và một số chỉ số nhất định khác được chuẩn hóa giữa các khu vực, chúng có thể trở thành điểm tiêu chuẩn benchmarks so với tất cả các khu vực khác, cũng như trên phạm vi toàn cầu.

Chiến thuật tiêu chuẩn hóa điểm tiêu chuẩn đưa ra một bức tranh tổng thể mà từ đó các linh cảm trực quan về những sự đổi mới có thể được mở rộng hoặc được tận dụng bằng các thực nghiệm.

Sức ép 7: Người cầu toàn vs Kẻ tăng tốc.

Cách tiếp cận kiểu truyền thống khẳng định rằng các nhà lãnh đạo nên dành thời gian để cung cấp các sản phẩm khi chúng thực sự hoàn hảo.

Cách tiếp cận hiện đại kêu gọi các nhà lãnh đạo thừa nhận rằng việc làm điều gì đó nhanh chóng và thất bại nhanh chóng, thường quan trọng hơn là làm nó một cách hoàn hảo.

Nếu không được quản lý một cách khôn ngoan, các nhà lãnh đạo có nguy cơ trì hoãn việc đưa ra các sáng kiến hoặc chiến lược quan trọng do sự lo sợ về việc không hoàn hảo.

Ngược lại, việc đưa các sáng kiến mà không được xem xét và thử nghiệm một cách kỹ lưỡng cũng có thể dẫn đến các kết quả rất không như mong muốn.

Một lần nữa, sự hài hoà giữa truyền thống và hiện đại là đích đến của các nhà lãnh đạo !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Giang Nguyễn

Các nhà lãnh đạo đừng nên ngại khi nói về nỗi sợ hãi và sự lo lắng (P2)

Hơn bao giờ hết, các nhà lãnh đạo hiện đang phải vật lộn với những lo lắng, nỗi sợ hãi và đủ các loại cảm xúc khó khăn khác. Vậy cách tốt nhất để giải quyết những vấn đề này là gì?

Anthony Lee/Getty Images

Trở thành nhà lãnh đạo kiểu chia sẻ vốn rất khó – nhưng không phải là không thể.

Tất nhiên, việc trở thành một nhà lãnh đạo kiểu này thường nói dễ hơn làm. Trong quá trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu thấy rằng nhiều nhà lãnh đạo vẫn tỏ ra ủng hộ với phong cách lãnh đạo kiểu anh hùng và kiểu kỹ thuật, điều này là vị họ vốn tin vào một giả định phổ biến rằng các nhà lãnh đạo thực sự phải luôn có khát vọng và hướng tới kết quả, và việc thừa nhận những cảm xúc tiêu cực là một dấu hiệu của sự yếu kém.

Một nhà lãnh đạo kiểu anh hùng đã mô tả cảm giác của họ giống như “phải dẫn dắt những người khác bằng sự tích cực trong khi mọi thứ thì đang rất rối bời” và những nhà lãnh đạo khác khác thậm chí còn cảm thấy ăn năn về những điều tiêu cực.

Tương tự, các nhà lãnh đạo kiểu kỹ thuật thường ưu tiên “những thách thức trước mắt” và rằng họ cần “sự tập trung và có tổ chức để họ không bị phân tâm.”

Ngược lại, bất chấp những lợi ích rõ ràng của việc chia sẻ cảm xúc, nhiều nhà lãnh đạo đã mô tả “nỗi sợ hãi và những cuộc trò chuyện không thoải mái” rằng việc chia sẻ những cảm xúc tiêu cực sẽ làm suy yếu động lực của đội nhóm và thúc đẩy sự bi quan và lo lắng.

Vậy cần những gì để các nhà lãnh đạo khác có thể nắm lấy và phát triển kiểu lãnh đạo chia sẻ? Dưới đây là những gì mà các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra.

1. Tự phản ánh.

Khi bạn đang phải làm việc nhiều giờ liền và hết sức bận rộn, có thể rất khó để bạn có thể tìm được một khoảng thời gian để ‘tự vấn’ lại bản thân.

Nhưng bạn không thể chia sẻ cảm xúc của mình với người khác một cách hiệu quả cho đến khi chính bạn bắt đầu nhận ra chúng.

Nếu bạn không chắc nên bắt đầu từ đâu, hãy thử một trong các kỹ thuật sau:

  • Theo dõi cảm xúc của bạn bằng cách “kiểm tra nhiệt độ cảm xúc” hàng ngày.
  • Dành thời gian để viết hoặc nói về cảm xúc của bạn. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc viết nhật ký, viết blog, trò chuyện với một người thân yêu hoặc các chuyên gia mà bạn tin tưởng.
  • Tạo một thói quen. Nghiên cứu cho thấy rằng thậm chí 15 phút suy nghĩ có chủ đích vào cuối ngày hoặc trong quá trình đi làm của bạn cũng có thể tăng hiệu suất và xây dựng nhận thức về cảm xúc của bạn.

2. Bắt đầu với những hành động và mục tiêu nhỏ.

Việc xây dựng những mối quan hệ cởi mở và trung thực hơn với đồng nghiệp hay thậm chí là sếp của mình không phải là chuyện một sớm một chiều.

Trên thực tế, nếu bạn chia sẻ quá nhiều và quá sớm, nó có thể phản tác dụng.

Đặc biệt nếu bạn cảm thấy lo lắng về việc cởi mở, hãy bắt đầu bằng cách thừa nhận một sự thất vọng nhỏ thay vì chia sẻ một thách thức lớn hoặc một cảm xúc tột độ.

3. Lên kế hoạch trước khi hành động.

Để đảm bảo bạn đang chia sẻ cảm xúc một cách hiệu quả, bạn hãy cân nhắc việc tạo ra một loạt các thách thức cá nhân mà bạn phải đối mặt, điều mà bạn có thể rút ra thông qua những trải nghiệm cá nhân.

Bằng cách này, thay vì chia sẻ một cách ngẫu nhiên những lo lắng của bạn hoặc bất cứ khi nào bạn nghĩ đến (có nguy cơ khiến bản thân hoặc người khác khó chịu), bạn có thể đảm bảo rằng bạn đã đủ chính chắn để truyền đạt những cảm xúc khó khăn này và đã chuẩn bị sẵn sàng để tận dụng chúng một cách hiệu quả.

4. Tạo ra những khoảng thời gian và không gian dành riêng cho việc chia sẻ cảm xúc.

Giống như việc chia sẻ quá nhiều có thể gây phản tác dụng, việc chia sẻ cảm xúc không đúng thời điểm hoặc địa điểm cũng có thể phản tác dụng và làm xấu đi hình tượng của bạn trong mắt mọi người.

Để tránh những điều này, các nhà lãnh đạo nên dành thời gian và không gian cụ thể cho những cuộc trò chuyện vốn tiềm ẩn nhiều thách thức này.

5. Tạo ra những quy tắc để điều tiết cảm xúc.

Một trong những lợi ích lớn nhất của việc chia sẻ cảm xúc tiêu cực của bạn là người khác có thể học cách quản lý cảm xúc của chính họ tốt hơn dựa trên cách bạn xử lý cảm xúc của chính mình. Có một số chiến lược cụ thể sau để điều chỉnh cảm xúc một cách hiệu quả:

  • Dựa vào mạng lưới hỗ trợ của bạn. Cho dù đó là đồng nghiệp đáng tin cậy, bạn bè hay thậm chí là một cố vấn chuyên nghiệp, không có gì phải xấu hổ khi yêu cầu sự giúp đỡ từ họ. Hãy cho nhân viên của bạn thấy rằng bạn cần sự trợ giúp từ họ và họ cũng sẽ có nhiều khả năng làm như vậy.
  • Hãy tự giúp mình bằng cách giúp đỡ những người khác. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hỗ trợ người khác có thể giúp cải thiện tâm trạng, sự tự tin và thậm chí là sức khỏe thể chất của bạn, nhưng cách tốt nhất để thuyết phục người khác về điều đó là thông qua các hĩnh mẫu hoặc ví dụ cụ thể..
  • Thay đổi quan điểm của bạn. Mặc dù điều quan trọng là bạn phải thừa nhận và đón nhận những cảm xúc tiêu cực, nhưng một trong những cơ chế đối phó hiệu quả nhất để ngăn cản việc chúng lấn át bạn đó là tập trung lại vào những yếu tố tích cực của một tình huống. Ví dụ: nếu bạn đang cảm thấy thất vọng về việc đại dịch đã làm gián đoạn cuộc sống làm việc của mình, hãy cố gắng thúc đẩy bản thân tập trung vào việc năm vừa qua đã tạo ra cho chúng ta nhiều cơ hội mới để thích nghi và thay đổi.
  • Hãy dành thời gian để nạp lại năng lượng. Nghiên cứu cho thấy rằng việc ngắt kết nối với mọi công việc sau giờ làm có thể làm giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe. Đừng ngại để mọi người thấy rằng bạn đang nghỉ ngơi hay theo đuổi những sở thích ngoài công việc.

6. Chia sẻ cả những điều tốt lẫn điều xấu.

Không ai là hoàn hảo cả. Nếu bạn không cảm thấy tự tin hoàn toàn về cách bạn xử lý cảm xúc tiêu cực hoặc các tình huống khó khăn, hãy cởi mở về điều đó.

Khi đội nhóm của bạn thấy bạn phản ứng một cách hiệu quả trên những trải nghiệm tiêu cực, họ sẽ chuẩn bị tốt hơn để tiếp tục cố gắng nếu gặp những thách thức tương tự để đối phó với cảm xúc tiêu cực của chính họ.

Những nhà lãnh đạo hiệu quả nhất là những người không đẩy những cảm xúc tiêu cực đi xa hay tìm cách xa lánh chúng, mà thay vào đó, họ công khai và trung thực thừa nhận những thách thức họ đang phải đối mặt – họ cũng muốn nhân viên của họ làm điều tương tự.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Các nhà lãnh đạo đừng nên ngại khi nói về nỗi sợ hãi và sự lo lắng (P1)

Hơn bao giờ hết, các nhà lãnh đạo hiện đang phải vật lộn với những lo lắng, nỗi sợ hãi và đủ các loại cảm xúc khó khăn khác. Vậy cách tốt nhất để giải quyết những vấn đề này là gì?

Anthony Lee/Getty Images

Ở thời điểm hiện tại, tất cả chúng ta đều đang phải vật lộn với những căng thẳng, lo lắng và cả những cảm xúc khó khăn khác.

Nếu chúng ta là một nhà lãnh đạo hay phải dẫn dắt những người khác, cách tốt nhất để một nhà lãnh đạo giải quyết những khó khăn về cảm xúc này tại nơi làm việc là gì?

Để khám phá chi tiết về câu hỏi này, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu sự hỗ trợ từ nhà lãnh đạo đến từ nhiều tập đoàn toàn cầu và các công ty khởi nghiệp khác nhau.

Những người tham gia được yêu cầu viết câu trả lời về 3 câu hỏi, 1. Điều gì đang nổi lên đối với bạn? 2. Bạn thấy mình cần gì? và 3. Bạn đang buông bỏ điều gì?

Một nhà lãnh đạo đã viết:

“Sự căng thẳng của việc ‘đóng cửa’ do đại dịch đã khiến tôi tự hỏi mình liệu điều này có xứng đáng hay không. Tôi đang khó khăn trong việc kiềm chế cảm xúc của mình và những người gần gũi nhất với tôi đang phải gánh chịu hậu quả của những cảm xúc tiêu cực đó.”

Một số nhà lãnh đạo khác chia sẻ rằng trong không ít các khoảnh khắc khác nhau, họ thậm chí còn cảm thấy mất đi ý chí và mục đích sống.

Tuy nhiên, bất chấp những trải nghiệm chung về cảm xúc của họ, các nhà lãnh đạo khác nhau có những sự khác biệt đáng kể trong cách họ phản ứng với những thách thức này.

Cụ thể, qua phân tích, các nhà nghiên cứu đã xác định có ba kiểu nhà lãnh đạo riêng biệt, mỗi người có một cách tiếp cận khác nhau để quản lý cảm xúc tiêu cực của họ:

  • Kiểu Anh hùng (Heroes): Những nhà lãnh đạo luôn tập trung vào những điều tích cực, cố gắng hết sức để thuyết phục đội nhóm của họ rằng họ sẽ sơm vượt qua khủng hoảng dù mọi việc có thế nào đi chăng nữa.
  • Kiểu kỹ thuật (Technocrats): Những nhà lãnh đạo hoàn toàn bỏ qua yếu tố cảm xúc và chỉ tập trung vào các giải pháp mang tính chiến thuật.
  • Kiểu chia sẻ (Sharers): Những nhà lãnh đạo luôn công khai thừa nhận những nỗi sợ hãi, sự căng thẳng và những cảm xúc tiêu cực khác của họ.

Mặc dù có những ưu và nhược điểm khác nhau đối với các kiểu phong cách lãnh đạo, nhưng các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng “kiểu chia sẻ” sẽ đặc biệt thành công trong việc xây dựng các đội nhóm có hiệu suất cao và kiên cường đối mặt với vô số những thách thức do đại dịch hay bất cứ điều gì gây ra.

Tại sao điều này có thể xảy ra? Dưới đây là những gì mà các nhà nghiên cứu đã phát hiện.

Kiểu kỹ thuật và Anh hùng không hùng hồn như bạn nghĩ.

Đầu tiên, trong khi sự tích cực có thể cải thiện hiệu suất, nghiên cứu cho thấy rằng việc cố gắng phớt lờ đi những cảm xúc tiêu cực thực sự sẽ khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn.

Như một nhà lãnh đạo đã nói: “Tôi cảm thấy chán việc đọc sách, tự động viên, học tập, v.v. khi tất cả những gì tôi cảm thấy là sự mệt mỏi vì làm việc quá sức và nhiều nỗi sợ hãi.”

Một nhà lãnh đạo khác cũng bày tỏ cảm xúc tương tự:

“Tính tích cực, tính kiên cường và tư duy hướng ngoại mạnh mẽ của tôi… là những trụ cột cho những người xung quanh tôi.

Tôi thấy rằng mọi người xung quanh đang bị thu hút bởi điều này, nên tôi phải bảo vệ và tiếp tục chăm sóc bản thân ngay cả khi tôi mệt mỏi v.v.,

Khi tôi có được cảm xúc tích cực, tôi có thể tạo ra một ấn tượng cho người khác rằng tất cả mọi thứ đều đang được kiểm soát tốt và ‘nằm trong tầm tay’, mặc dù điều đó không phải lúc nào cũng đúng.”

Ngoài ra, phong cách lãnh đạo “Kiểu Anh hùng” cũng có thể khiến các thành viên trong đội nhóm cảm thấy xa cách với các nhà lãnh đạo của họ hơn, vì nếu nhà lãnh đạo tỏ ra không gặp khó khăn gì, nó có thể gây ra áp lực lên những người khác.

Vỏ bọc của sự tích cực có thể làm giảm hạnh phúc của cả các thành viên trong đội nhóm và lãnh đạo, phá hoại mối quan hệ của lãnh đạo với nhân viên và cuối cùng làm giảm sự tự tin và hiệu suất trong công việc.

Tương tự như vậy, nhiều nhà lãnh đạo “Kiểu kỹ thuật” trong nghiên cứu nhận thấy rằng việc bỏ qua các cảm xúc dù cho nó là tiêu cực không không phải là một cách hiệu quả.

Trước hết, nó làm suy yếu sức khỏe tinh thần của các nhà lãnh đạo. Như một nhà lãnh đạo đã lưu ý, “Khi bắt đầu đại dịch, tôi đã kiểm soát được sự căng thẳng và sự bất ổn bằng cách chăm sóc sức khoẻ tinh thần của chính mình”.

Một số người tham gia khác lưu ý rằng mặc dù phong cách lãnh đạo của ông là tập trung vào kết quả, có những người dường như đang làm rất ít những thứ được yêu cầu từ họ … mọi người đang cảm thấy chán nản và có rất nhiều thất vọng.

Mặc dù cảm xúc có vẻ là thứ phù phiếm đối với một số người, nhưng trên thực tế, chúng có thể thúc đẩy mọi thứ mà các nhà lãnh đạo quan tâm, từ hiệu suất công việc đến doanh thu cho đến sự hài lòng của khách hàng.

Do bỏ qua các yếu tố cảm xúc, các nhà lãnh đạo “kiểu kỹ thuật” cũng thất bại trong việc khai thác những cảm xúc tích cực, điều có thể thúc đẩy hiệu suất và giải quyết những cảm xúc tiêu cực của nhân viên.

Những nhà lãnh đạo xuất chúng nhất là những người thích chia sẻ – “Kiểu chia sẻ”.

Ngược lại, việc chia sẻ những cảm xúc tiêu cực có thể làm giảm tác động (tiêu cực) của chúng đối với các nhà lãnh đạo, xây dựng sự đồng cảm giữa nhà lãnh đạo và nhân viên, khuyến khích người khác cởi mở về những cảm xúc tiêu cực của chính họ và giúp những người khác hiểu lại và vượt qua những khó khăn đó.

Tất cả những điều này cuối cùng sẽ là động lực làm thúc đẩy yếu tố tinh thần và hiệu suất trong toàn bộ tổ chức.

Ví dụ: một nhà lãnh đạo nhận thấy rằng khi họ cởi mở về yếu tố cảm xúc với đội nhóm của mình, điều đó cho phép họ “vượt ra khỏi các câu chuyện đơn thuần và kết nối sâu sắc hơn… nó mở ra một cuộc trò chuyện khác phong phú hơn, một cuộc thảo luận rất ‘giàu dữ liệu'”.

Những “cuộc trò chuyện mang tính nhân văn hơn” này đã giúp các đội nhóm vượt qua những ngày tháng khó khăn nhất để hướng tới những khoảnh khắc tràn đầy năng lượng và lạc quan nhất trong tương lai.

Trong suốt quá trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng cởi mở về những bất ổn trong nội tâm có thể giúp mọi người đối phó hiệu quả hơn với những cảm xúc tiêu cực đồng thời tạo ra sự gần gũi hơn về mặt tâm lý giữa các thành viên trong tổ chức.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Có phải từ ‘Doanh nhân’ đã mất đi ý nghĩa thực sự của nó

Ý nghĩa của khái niệm chủ nghĩa kinh doanh đã bị suy giảm bởi những doanh nhân đang làm giảm đi tầm quan trọng của nó.

Trong thế giới kinh doanh ngày nay, sẽ không quá khó khăn để thành lập một doanh nghiệp và hiển nhiên bạn trở thành một ‘ông chủ’, ít nhất là ông chủ của chính mình.

Tuy nhiên, có phải sau khi bạn trở thành chủ doanh nghiệp thì bạn hiển nhiên trở thành doanh nhân không, sự thật thì có thể không như bạn nghĩ.

Khi xét về định nghĩa của nó, bạn có thể đúng một phần, tuy nhiên thông qua ý nghĩa thực tế của nó trong thế giới kinh doanh thì lại là một câu chuyện khác.

Dưới đây là những yếu tố cốt lõi thể hiện bản chất và ý nghĩa của một doanh nhân thực sự:

Tạo ra sức ảnh hưởng thông qua sự hy sinh.

Các doanh nhân là những thành phần thiết yếu cho một nền kinh tế thành công. Thông thường, thông qua việc chấp nhận rủi ro và hy sinh, họ tạo ra sự đổi mới, việc làm và doanh thu cho quốc gia mà họ sinh sống.

Chúng ta nên chào mừng các doanh nhân vĩ đại trên toàn cầu bởi vì nếu không có họ, nhiều công việc sẽ không tồn tại, chúng ta sẽ không có một số công nghệ tốt nhất mà chúng ta tận hưởng ngày nay và thành thật mà nói, thế giới sẽ tồi tệ hơn nhiều.

Thông qua sức ảnh hưởng hay tác động của họ, bất kể nhỏ hay lớn, các doanh nhân liên tục thúc đẩy sự thay đổi.

Trong khi một số khái niệm cho rằng các doanh nhân phải bắt đầu kinh doanh một thứ gì đó, thì định nghĩa của trang Merriam-Webster cho biết thêm rằng các doanh nhân cũng phải “sẵn sàng chấp nhận rủi ro thua lỗ để kiếm tiền”.

Điều này, theo quan điểm của nhiều người, là rất quan trọng để đánh dấu một doanh nhân thực thụ trong thế giới kinh doanh.

Một doanh nhân không phải là một người làm nghề tự do, một nhà tư vấn hoặc một ai đó với một số công việc làm thêm. Tất cả những người này đều có thể trở thành doanh nhân, nhưng điều còn thiếu ở đây chính là yếu tố rủi ro.

Tinh thần kinh doanh thực sự không dành cho những người yếu đuối, và việc sở hữu một doanh nghiệp cũng gắn liền với yếu tố trách nhiệm và sự bất an.

Các doanh nhân không chỉ dựa vào công việc kinh doanh của họ để kiếm tiền, mà họ thường là người đứng ra chịu trách nhiệm và rủi ro cho doanh nghiệp.

Trở thành một doanh nhân không chỉ dừng lại ở việc tạo ra một doanh nghiệp, mà doanh nghiệp đó phải bền vững và có khả năng mở rộng – họ sẽ làm cho những thứ gì đó trở nên tốt đẹp hơn.

Điều này thường đòi hỏi niềm đam mê và sự dũng cảm để đi sâu tìm hiểu và giải quyết một vấn đề, ngay cả những vấn đề mà nhiều người không muốn bạn làm.

Không sách vở.

Tinh thần doanh nhân có thể là một tư duy mà ngay cả những người không phải là doanh nhân cũng có thể sở hữu hoặc ít nhất là khao khát, nhưng nó không phải là một chủ đề mà bạn có thể dạy.

Khả năng phát triển như một nhà lãnh đạo từ việc định hình mọi thứ của một doanh nghiệp khởi nghiệp mới, từ tầm nhìn đến thành quả, đến sau đó hình thành một bức tranh tổng thể và dài hạn khi doanh nghiệp phát triển đến một mức độ lớn hơn, đòi hỏi sự kiên trì, tính kỷ luật, khả năng chuyên môn và nhiều kỹ năng khác nhau.

Ý niệm của một nhà sáng lập doanh nghiệp cũng thông báo về mức độ tinh thần doanh nhân mà họ có thể có. Trong cuốn tiểu sử về Steve Jobs, Walter Isaacson đã dẫn lời nhà sáng lập Apple quá cố rằng:

“Tôi ghét việc mọi người tự gọi mình là ‘doanh nhân’ khi những gì họ thực sự cố gắng làm là khởi động một công ty khởi nghiệp và sau đó bán hoặc niêm yết cổ phiếu để họ có thể kiếm tiền và tiếp tục.

Họ không sẵn sàng làm những công việc cần thiết để xây dựng một công ty thực sự, đây là công việc khó nhất trong kinh doanh.

Đó cũng là cách bạn thực sự đóng góp cho xã hội và xây dựng thêm di sản của những người đi trước. Bạn phải xây dựng một công ty và để nó tồn tại trong một hoặc hai thế hệ kể từ bây giờ.”

Tất nhiên, không phải mọi doanh nhân đều phải xây dựng một Apple, nhưng họ nên được thúc đẩy bởi một thứ gì đó lớn hơn nhiều so với kế hoạch 5 năm hay ngắn hơn.

Một định nghĩa hiện đại hơn về tinh thần doanh nhân liên quan đến việc mang lại một số loại thay đổi xã hội ngoài việc kiếm tiền đơn thuần.

Những doanh nhân giỏi nhất có thể làm cả hai điều này cùng một lúc. Hoặc ít nhất, các doanh nhân nên tập trung vào việc làm cho cuộc sống của khách hàng, nhân viên của họ và cộng đồng trở nên tốt đẹp hơn.

Xã hội có thể quên định nghĩa thực sự về tinh thần của một doanh nhân, nhưng chúng ta có thể vọng rằng nó không bao giờ bị bỏ quên bởi những doanh nhân thực sự.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

6 dấu hiệu cho thấy bạn có thể thành công trên con đường phía trước

Sáu dấu hiệu này sẽ tiết lộ một con người đầy tiềm năng thực sự của bạn. Bạn có thể thành công hơn bạn nghĩ.

6 dấu hiệu cho thấy bạn có thể thành công trên con đường phía trước

Giữa những đỉnh cao của thành công, thung lũng của sự tuyệt vọng, những đêm mất ngủ và sự bấp bênh, không có gì là lạ khi tinh thần kinh doanh hay tinh thần doanh nhân không dành cho tất cả mọi người.

Sở hữu một doanh nghiệp không dành cho những người yếu đuối, cũng không phải dành cho những người hay than vãn và phàn nàn.

Nếu bạn đang chuẩn bị thành lập công ty của riêng mình, hay bắt đầu một sự nghiệp kinh doanh riêng, những dấu hiệu dưới đây có thể cho thấy bạn sẽ thành công hơn bạn nghĩ:

1. Bạn có một kế hoạch kinh doanh rõ ràng.

Đừng quên rằng bạn cần có một bản kế hoạch kinh doanh đủ tốt để thực hiện nó trong thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt như ngày nay, nhưng bạn cũng cần có đủ thời gian để biến những kế hoạch đó thành hiện thực.

Khi bắt đầu, có thể bạn sẽ có không ít những sự hoài nghi và nỗi sợ hãi, nhưng khi bạn dành đủ thời gian cho nó, những nỗi sợ hãi này sẽ dần biến mất khi hoạt động kinh doanh của bạn bắt đầu có hiệu quả hơn.

Nếu bạn tin tưởng vào kế hoạch kinh doanh của mình (và bạn nên làm như vậy), hãy đảm bảo rằng bạn cho kế hoạch của mình đủ thời gian để thực hiện nó.

2. Bạn có một khoản tiết kiệm khấn cấp.

Theo một nghiên cứu của GoBankingRates vào năm 2017, 39% các gia đình ở Mỹ có ít hơn 1.000 USD tiết kiệm cho các trường hợp khẩn cấp.

Đây thực sự là một con số quá nhỏ, và nó cho thấy chúng ta chưa thực sự chuẩn bị tốt cho những điều bất trắc có thể xảy ra.

Nếu bạn là chủ doanh nghiệp và bạn có khoản tiết kiệm khẩn cấp – hay cái mà nhiều người vẫn gọi là “quỹ tự do” – thì thống kê này cũng cho thấy rằng bạn đang ở trong tình trạng khá an toàn.

Nếu bạn có một quỹ tự do của riêng mình, bạn đang ở một vị thế tốt để trang trải các vấn đề về dòng tiền trong ngắn hạn và tránh được một số vấn đề tài chính lớn mà bạn sẽ phải đối mặt.

3. Giá trị tài sản ròng của bạn đang trên đường tăng trưởng.

Mặc dù tiền mặt, các khoản phải thu và nợ đều đóng vai trò quyết định giá trị doanh nghiệp của bạn, nhưng bạn cũng nên chú ý đến giá trị tài sản ròng của chính mình – một con số bạn có được bằng cách trừ đi các khoản nợ phải trả.

Giá trị ròng của bạn rất quan trọng vì nó đo lường sự giàu có thực sự của bạn theo thời gian trong khi vẫn tính đến các khoản nợ của bạn.

Hầu hết các chủ doanh nghiệp quên tính đến một thực tế là vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp chỉ tăng lên khi doanh nghiệp đó giành được thị phần và lượng khách hàng trung thành cao hơn.

4. Bạn đang tận hưởng trên chính hành trình đi đến thành công do bạn tạo ra.

Sở hữu một doanh nghiệp thành công là một điều phi thường, nhưng nó không phải là tất cả. Chắc chắn bạn sẽ muốn vạch ra con đường tiến tới sự thịnh vượng về tài chính, nhưng điều quan trọng là bạn vẫn phải tận hưởng chuyến hành trình đó.

Hành trình kinh doanh là một hành trình dài, nếu bạn cũng như nhiều người khác, luôn tỏ ra bận rộn với mọi thứ và không quan tâm đến những cảm xúc của bản thân. Bạn sẽ sớm nhận ra rằng, bạn sẽ không đủ năng lượng và sự kiên nhẫn để đi hết đoạn đường.

Người ta chỉ thành công khi người ta hạnh phúc với những gì mình đang làm.

Bạn có thể tận hưởng cuộc sống trong khi xây dựng doanh nghiệp. Nếu bạn vẫn có chút thời gian dừng lại để thưởng chút hoa hồng trong hành trình hướng tới các mục tiêu kinh doanh của mình, bạn đang thực sự làm chủ cuộc chơi.

5. Cuộc sống cá nhân của bạn không bị xáo trộn.

Tiền rất quan trọng, nhưng đừng vì tiền mà làm hỏng hôn nhân, gia đình hoặc các mối quan hệ khác của bạn. Cuộc sống của bạn là tập hợp của vô số thứ chứ đâu phải chỉ có mỗi công việc.

Tuy nhiên, có một sự thật không may là, có quá nhiều doanh nhân đặt doanh nghiệp của họ lên hàng đầu và coi các mối quan hệ còn lại của họ chỉ là thứ phụ.

Hãy nhớ nuôi dưỡng các mối quan hệ của bạn khi bạn phát triển doanh nghiệp của mình.

Nếu không, dù cho bạn có đạt được gì hay doanh nghiệp của bạn đi đến đâu thì xung quanh bạn vẫn toàn là những sự hối tiếc.

6. Bạn lạc quan về tương lai.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đừng quên hãy luôn ngẩng cao đầu.

Thật khó để có thể nói bạn sẽ luôn thuận lợi trong mọi hoạt động kinh doanh và điều hành doanh nghiệp của mình. Những cuộc khủng hoảng, những sự bất ổn là điều khó tránh khỏi.

Với tư cách là người đứng đầu, thứ bạn cần có trong những tình huống này là sự lạc quan, một tinh thần mạnh mẽ luôn sẵn sàng để vượt qua mọi thứ.

Nếu bạn tập trung vào những mặt tích cực, thì ngay cả trong những trường hợp xấu nhất, nó cũng có thể diễn ra theo hướng có lợi cho bạn.

Hãy luôn ngẩng cao đầu và duy trì thái độ tích cực bằng mọi giá !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Những tư duy tăng trưởng cần thiết để thành công cho các doanh nhân

Bạn đang là doanh nhân hoặc đang kinh doanh trong một lĩnh vực nào đó, bạn tự hỏi làm thế nào để công việc kinh doanh của mình trở nên thịnh vượng hơn? Câu trả lời nằm chính ở bản thân bạn.

Các doanh nhân có khả năng tự ý thức hiểu rằng quá trình trưởng thành của họ là một hành trình mang tính tinh thần. Họ hoàn toàn tin tưởng vào tầm nhìn bên trong của mình và kiên định để thực hiện nó, họ luôn tập trung vào những bức tranh lớn hơn.

Các doanh nhân này cũng hiểu rằng thành công thực sự là một cuộc chơi lâu dài; họ không tìm kiếm sự hài lòng tức thì cho một kết quả ngắn hạn. Tính cách và tính chính trực được đặt lên hàng đầu trong các giá trị thương hiệu của họ.

Họ cần phải có sức mạnh và lòng can đảm để sẵn sàng đứng một mình để trở nên khác biệt, đặc biệt là vào những thời điểm khủng hoảng. Tuy nhiên, những người sẵn sàng đứng một mình vì một mục tiêu lớn hơn thường có thể thu hút những người cùng chí hướng.

Do đó, họ đứng một mình và trở nên đơn độc là điều rất khó xảy ra !

Suy nghĩ của bạn sẽ tạo ra tần số, tích cực hoặc tiêu cực.

Tần số là trường năng lượng mà hệ thống niềm tin của bạn dựa vào đó để vận hành; nó có khả năng thu hút mọi người, mọi thứ khác và cả cơ hội.

Suy nghĩ của bạn tạo ra tần số của bạn. Hãy tưởng tượng về một vòng tròn lớn xung quanh bạn, nó tỏa ra năng lượng tích cực hoặc tiêu cực. Như một quy luật hấp dẫn tất yếu, bạn thu hút chính năng lượng mà bạn tỏa ra.

Các doanh nhân thành công đã luôn cố gắng khai thác các trường năng lượng của họ, và họ thu hút những gì họ đang có và đang thuộc về.

Có một điều chắc chắn là: Chúng ta có thể đánh lừa chính mình và những người khác, nhưng chúng ta không thể đánh lừa vũ trụ. Vũ trụ sẽ luôn phản chiếu lại bạn dưới những ý niệm và niềm tin thực sự của bạn.

Làm thế nào để trở thành một doanh nhân với những tư duy luôn sẵn sàng để thành công.

1. Hãy tưởng tượng suy nghĩ của bạn chính là những hạt giống.

Suy nghĩ của bạn là thứ sẽ thu hút kết quả. Hãy tin rằng những điều gì đó sẽ xảy ra, sẽ luôn hiệu quả hơn là hy vọng nó sẽ xảy ra. Hãy gieo những hạt giống chắc chắn trong tâm trí bạn, về bản thân bạn và cả tầm nhìn của bạn.

2. Đừng nản lòng trong cuộc hành trình của chính mình.

Hãy sử dụng những thất bại làm bài học để tiến lên và hoàn thiện mọi thứ. Bạn không thể thất bại nếu bạn tiếp tục. Chúng ta chỉ có thể thất bại khi chúng ta ngừng theo đuổi chúng.

3. Hãy luôn lạc quan và nâng cao tần số của bạn.

Bất kể điều gì đang xảy ra, bạn đang tiến gần hơn đến với tầm nhìn của mình mỗi ngày.

Bạn càng hào hứng, bạn sẽ càng có nhiều cơ hội để nắm bắt.

4. Giữ cân bằng.

Suy nghĩ quá nhiều sẽ mở ra cánh cửa cho sự nghi ngờ len lỏi vào nó: 1% nghi ngờ mạnh hơn 99% niềm tin. Sự không chắc chắn hay thiếu quyết đoán là một tác nhân tạo ra sự chậm trễ và rối loạn.

5. Hãy khiêm tốn.

Khi chiến thắng đưa bạn đến gần hơn với tầm nhìn của mình, trước khi bạn công bố nó với bất kỳ ai, hãy đảm bảo rằng ý định đó của bạn đến từ năng lượng thuần túy, không phải từ cái tôi của bạn. Hãy ăn mừng chiến thắng của bạn một cách ‘duyên dáng’ nhất.

6. Luôn tự hỏi bản thân về những dự định của bạn.

Hãy thử nghiệm thường xuyên với những năng lượng đang thúc đẩy bạn. Những dự định sai lầm cuối cùng sẽ gây ra nhiều sự ảnh hưởng cho sau này.

7. Tìm ra những mục đích mới.

Mỗi khi bạn đạt đến một cấp độ mới, hãy tìm cho mình một mục đích lớn hơn. Bạn có thể phục vụ ai khác? Điều gì khác trên thế giới có thể cần bạn chú ý tới? Hãy trở thành một người luôn tìm kiếm những mục đích.

8. Giúp đỡ người khác.

Những bài học bạn học được trên chính hành trình của mình là thứ mà bạn có thể chia sẻ với người khác. Ai đó có thể đang cố gắng vượt qua điều gì đó mà bạn đã từng vượt qua; họ cần sự giúp đỡ của bạn, đừng chần chừ khi đưa cho họ một cánh tay.

9. Xây dựng sự tự tin của bạn.

Bạn càng tự tin, bạn càng cung cấp nhiều giá trị cho bản thân và người khác.

10. Tin tưởng vào trực giác của bạn.

Dự định hay ý niệm của bạn là thứ gắn kết bạn với trực giác của bạn. Nếu ý định của bạn là một kết quả ngắn hạn, thì trực giác của bạn sẽ khuyến khích bạn nên thận trọng.

Hãy nhớ luôn tận hưởng cuộc hành trình mà bạn đang đi theo những cách mà bạn mong muốn. Hãy chăm sóc bản thân và đóng góp nhiều tình cảm nhất có thể cho thế giới.

Làm như vậy, mọi thứ sẽ luôn hỗ trợ bạn đến với con đường thành công của chính mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Tại sao khả năng lãnh đạo có tầm nhìn xa lại thất bại

Khả năng lãnh đạo có tầm nhìn xa được coi là chìa khóa để thay đổi chiến lược. Nhà lãnh đạo có tầm nhìn không chỉ có thể đặt ra những định hướng chiến lược đúng đắn mà còn kể một câu chuyện về lý do tại sao sự thay đổi đó đáng để theo đuổi và truyền cảm hứng cho những người khác chấp nhận nó.

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi cả khoa học và thực tiễn đều có quan điểm rất tích cực khi xem khả năng lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng là một năng lực lãnh đạo quan trọng.

Tuy nhiên, một nghiên cứu đã hiện ra rằng các tác động tích cực của việc lãnh đạo có tầm nhìn xa sẽ bị phá vỡ khi các nhà quản lý cấp trung không kết nối được với tầm nhìn chiến lược của các lãnh đạo cấp cao nhất.

Điều này có thể khiến các nỗ lực thay đổi chiến lược của doanh nghiệp bị chậm lại hoặc thậm chí là thất bại.

Khi chúng ta nghĩ về những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, những cái tên như Steve Jobs, Walt Disney và Oprah Winfrey có thể luôn được chúng ta nhớ đến.

Nhưng khả năng lãnh đạo có tầm nhìn xa không chỉ quan trọng đối với các nhà quản lý cấp cao; nó cũng quan trọng không kém đối với các nhà quản lý cấp trung và thậm chí là các cấp thấp hơn, những người đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi các thay đổi.

Khả năng truyền cảm hứng cho các đội nhóm, xây dựng sự kết nối chiến lược, khả năng hiểu biết và cam kết với chiến lược của công ty là những yếu tố cốt lõi để thực hiện chiến lược thành công.

Đây là lý do tại sao khả năng lãnh đạo có tầm nhìn xa được xem là một năng lực lãnh đạo quan trọng đối với các nhà quản lý, ở mọi cấp độ.

Ví dụ: Google đã xác định khả năng lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng là một trong tám đặc điểm của những nhà quản lý cấp trung xuất sắc nhất.

Tuy nhiên, khả năng lãnh đạo có tầm nhìn xa này chỉ thực sự có ý nghĩa nếu các nhà quản lý bên ngoài nhóm ‘C-suite’ (các cấp quản lý cấp cao) luôn thấu hiểu và phù hợp với chiến lược của công ty.

Nếu không điều gì sẽ xảy ra?

Một nghiên cứu đã khảo sát 136 nhà quản lý và đội nhóm của họ để đánh giá khả năng lãnh đạo có tầm nhìn xa (do các thành viên trong nhóm đánh giá), sự phối hợp chiến lược trong nhóm và sự phối hợp chiến lược của các nhà quản lý với lãnh đạo cấp cao nhất.

Họ cũng đã phỏng vấn một số nhà quản lý và nhân viên của họ để hiểu sâu hơn về các mối quan hệ được tìm thấy trong nghiên cứu khảo sát.

Những phát hiện của nghiên cứu chứng minh rằng lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng là một con dao hai lưỡi.

Khi các nhà quản lý cấp trung tỏ ra phù hợp với tầm nhìn chiến lược của cấp lãnh đạo cao nhất, mọi thứ diễn ra theo cách:

Những nhà quản lý này càng tham gia nhiều hơn vào vai trò lãnh đạo có tầm nhìn xa, họ càng có khả năng thấu hiểu và chia sẻ chiến lược với đội nhóm của họ và đội nhóm càng có thể cam kết thực hiện chiến lược.

Tuy nhiên, đối với những nhà quản lý không phù hợp với chiến lược của công ty, mặt tối của sự lãnh đạo có tầm nhìn xa đã trở nên rõ ràng hơn:

Những nhà quản lý (không phù hợp) này càng thể hiện khả năng lãnh đạo có tầm nhìn xa, thì sự phối hợp và cam kết chiến lược giữa các đội nhóm của họ càng ít.

Kết quả của nghiên cứu còn cho thấy: Nhân viên của các nhà quản lý có tầm nhìn sai lệch chỉ ra rằng các nhà quản lý của họ đã tạo ra sự bối rối và không chắc chắn về những gì mà chiến lược của công ty đã đưa ra.

Trong khi khả năng lãnh đạo có tầm nhìn là một động lực tích cực khi các nhà quản lý cấp trung phù hợp với chiến lược của công ty, thì nó lại trở thành một động lực tiêu cực làm cản trở việc điều chỉnh chiến lược khi tầm nhìn của các nhà quản lý này khác xa với tầm nhìn chiến lược (cấp cao) của công ty.

Nhiều công ty ngày càng đầu tư rất nhiều vào việc phát triển khả năng lãnh đạo của các cấp quản lý. Khả năng lãnh đạo có tầm nhìn xa được coi là một năng lực lãnh đạo quan trọng trong những nỗ lực như vậy.

Nghiên cứu về việc thực thi chiến lược cũng đã ghi nhận rằng có nhiều lý do giải thích tại sao các nhà quản lý có thể không phù hợp với chiến lược công ty, chẳng hạn như vì họ quá tập trung vào lợi ích của đơn vị kinh doanh hay phòng ban của mình mà không thể nhìn thấy một bức tranh toàn cảnh hơn.

Vậy làm cách nào để bạn đảm bảo rằng các nhà quản lý (cấp trung) phù hợp với chiến lược của công ty của bạn?

Các nghiên cứu cho thấy nó được bắt đầu bằng việc tạo ra sự liên kết hay phối hợp chiến lược giữa các nhà quản lý cấp trung trước khi các nỗ lực thực thi chiến lược được bắt đầu.

Đây không phải là một sự giao tiếp một lần mà là một cuộc đối thoại; mọi người sẽ chỉ thấu hiểu đối với sự thay đổi chiến lược nếu họ luôn bị thuyết phục bởi giá trị mà nó tạo ra.

Những nỗ lực này được thực hiện là để đảm bảo rằng các công ty được hưởng lợi nhiều nhất từ việc phát triển khả năng lãnh đạo có tầm nhìn xa của các nhà quản lý hơn là chịu những mặt tối của nó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

“Bẫy nội dung” – Những bài học cần thiết cho các doanh nhân

Thành công đến từ sự khác biệt, không phải sự tương tự. Đó sẽ luôn là gốc rễ của những lợi thế cạnh tranh mà các doanh nhân nên nhớ.

Bạn là một doanh nhân, hoặc bạn đang khao khát để trở thành một trong số họ. Và bạn, đã nghe thấy đâu đó những câu thần chú để trở nên thành công hơn trong thế giới kinh doanh và kỹ thuật số (digital) nói chung như:

Tạo ra sản phẩm tốt nhất mà bạn có thể. Duy trì sự tập trung. Theo dõi sát sao đối thủ cạnh tranh và bắt chước những gì họ làm khiến họ trở nên thành công.

Tuy nhiên, trên thực tế, bạn cần phải suy nghĩ lại. Lý do tại sao ư? Bởi vì việc làm theo những câu thần chú này chính là lý do đã khiến nhiều công ty thất bại.

Thành công, nó không đến từ việc tập trung vào sản phẩm, hay “nội dung” – các doanh nghiệp hay doanh nhân thực sự cần phải cảnh giác với cái bẫy đó. Thành công nó đến từ việc xây dựng và nuôi dưỡng các kết nối.

Dưới đây là 03 loại kết nối chính có thể giúp doanh nghiệp đạt được nhiều thành công hơn:

1. Kết nối người dùng: Xây dựng để kết nối.

Tạo ra một sản phẩm tốt và bạn có thể thu hút người tiêu dùng. Kết nối những người dùng với nhau và bạn có thể đánh bại một sản phẩm thành công.

30 năm trước, Apple đã tạo ra một chiếc máy tuyệt đẹp để cạnh tranh với máy tính cá nhân – và cuối cùng nó chỉ chiếm chưa đầy 3% thị phần toàn cầu.

Những người đánh giá (reviewer) say sưa nói về Macintosh (một dòng máy tính cá nhân được thiết kế, sản xuất và bán bởi Apple Inc. kể từ tháng 1 năm 1984.) nhưng người dùng đã mua máy tính cá nhân (PC) vì những máy tính đó cho phép họ kết nối với những người dùng khác.

Chỉ khi Apple bắt đầu suy nghĩ về các kết nối thì vận mệnh của họ mới thay đổi.

Khả năng hay sức mạnh của các “sản phẩm tốt nhất” bị mất lợi thế ở các thị trường được kết nối mạng. Thành công ngày càng không đến từ việc làm cho các sản phẩm trở nên hoàn hảo mà là từ việc làm cho chúng mang tính kết nối cao hơn, kết nối xã hội.

Hãy xem xét công ty Schibsted của Na Uy, một trong những công ty báo chí thành công nhất trong thế giới truyền thông.

Thành công của nó không phải đến từ việc đăng những nội dung trực tuyến tuyệt vời nhất mà là từ việc tận dụng sức mạnh của ‘người chiến thắng sẽ lấy đi tất cả’ (winner-takes-all) trong các trang rao vặt, một sản phẩm giúp kết nối giữa người mua và người bán.

Một vài khoản 2000 tỷ USD giá trị thị trường đã được tạo ra bởi một số ít gã khổng lồ kỹ thuật số. Hầu hết các trường hợp thành công của họ đến từ việc kết nối người dùng.

Vì vậy, thông điệp chính ở đây là: Đừng chỉ sản phẩm hay nội dung; hãy tạo sự kết nối.

2. Kết nối sản phẩm: Mở rộng sản phẩm của bạn.

Một cái bẫy phổ biến khác mà các doanh nhân hay doanh nghiệp có thể gặp phải đó là tập trung hoàn toàn vào sản phẩm cốt lõi và bỏ qua các sản phẩm bổ sung cho nó.

Các sản phẩm bổ sung là các sản phẩm hoặc dịch vụ làm tăng giá trị mà sản phẩm cốt lõi của bạn mang lại cho người dùng. Bạn có thể hiểu là: Phần cứng là vô dụng nếu không có phần mềm; dao cạo là vô dụng nếu không có lưỡi.

Máy đọc sách điện tử Kindle đã tạo ra một cuộc cách mạng không phải vì yếu tố công nghệ, thời lượng pin, dung lượng lưu trữ hay phông chữ có thể điều chỉnh – những tính năng đó đã có mặt trong máy đọc sách điện tử của Sony được ra mắt một năm trước đó – mà là vì một thứ mà Sony đã bỏ qua: khả năng kết nối không dây (wireless).

Một nhà xuất bản sách hoặc một phòng thu âm coi mình là đơn vị kinh doanh nội dung có thể không nhận thấy rằng các công ty kỹ thuật số cạnh tranh về phần cứng, phần mềm hoặc quảng cáo sẽ cố gắng giảm giá nội dung để bản thân họ có thể thu về được nhiều giá trị hơn.

Kịch bản đó cũng đã chuyển sang các nhà cung cấp internet băng thông rộng, máy nghe nhạc MP3, các buổi hòa nhạc và các sản phẩm bổ sung khác.

Từ năm 1980 đến 1995, giá vé các buổi hòa nhạc tăng rất cao.

Nhưng khi việc chia sẻ tệp bùng nổ, giá vé tiếp tục tăng thì mọi thứ đã thay đổi. Lý do là các buổi hòa nhạc về cơ bản là để quảng cáo cho đĩa CD.

Một khi nạn vi phạm bản quyền khiến giá đĩa CD khó có thể duy trì, thì động lực cũng đã đảo lộn: Nhạc miễn phí trở thành thứ quảng cáo cho các buổi hòa nhạc.

Nhận biết và tận dụng các sản phẩm hay dịch vụ bổ sung không chỉ giúp duy trì giá trị; nó còn có thể khiến các sản phẩm của bạn được chú ý hơn.

The Cuckoo’s Calling, một cuốn tiểu thuyết với bút danh “Robert Galbraith”, chỉ bán được 1.500 bản trong hai tháng. Nhưng khi tác giả của nó được tiết lộ là J. K. Rowling (một nhà văn nổi tiếng), cuốn sách đã nhanh chóng bán được hơn một triệu bản.

Đối với các nhạc sĩ đầy tham vọng ngày nay, thành công không nhất thiết phải tạo ra nội dung mới; việc ghi âm các bản cover trên YouTube thường tỏ ra hiệu quả hơn.

3. Kết nối chức năng: Dám không bắt chước.

“Sao chép đối thủ cạnh tranh của bạn” và “Áp dụng các phương pháp thực thi hay nhất” là hai trong số những ‘luật bất thành văn’ lâu đời nhất trong kinh doanh.

Tuy nhiên, trong bối cảnh kỹ thuật số đang thay đổi nhanh chóng, chúng trở nên hoàn toàn sai lầm.

New York Times đã tìm thấy thành công của mình với chương trình tính phí cho đôc giả (paywall) – nhưng hầu hết các tờ báo khác của Mỹ làm theo thì không.

Việc quan sát những gì người khác làm sẽ rất hữu ích – nhưng điều quan trọng hơn việc bắt chước một cách bừa bãi là sự hiểu biết về bối cảnh mà những người khác đã hành động.

Thông thường, các quyết định có hiệu quả bởi vì chúng gắn liền với nhiều quyết định khác.

Chương trình tính phí của New York Times không chỉ là vấn đề tính phí cho nội dung kỹ thuật số, mà còn là một loạt các quyết định liên quan giữa giá kỹ thuật số với giá in.

Những quyết định này cũng xuất phát từ việc ghi nhận cách sở thích của các nhóm độc giả khác nhau được kết nối với nhau.

Các quyết định trong một lĩnh vực của một tổ chức thường gắn bó mật thiết với những quyết định trong những lĩnh vực khác của tổ chức đó; chúng là các kết nối chức năng.

Việc quản lý các kết nối chức năng này đòi hỏi sự rõ ràng về chiến lược và sự liên kết của tổ chức. Nhiều tổ chức rơi vào “bẫy sáng kiến” khi nhiều đơn vị kinh doanh khác nhau chịu trách nhiệm xác định các sáng kiến ​​rời rạc vốn khác nhau.

Thành công đến từ sự khác biệt, chứ không phải sự tương tự. Đó sẽ luôn là gốc rễ của những lợi thế cạnh tranh mà các doanh nhân nên nhớ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Jeff Bezos: “Lời khuyên này dành cho những ai muốn bắt đầu một sự nghiệp kinh doanh riêng”

Nhà sáng lập ‘đế chế’ Amazon, Jeff Bezos, chia sẻ 04 lời khuyên chính đã giúp tạo nên thành công cho công ty của ông. Đây là điều mà tất cả những ai mong muốn xây dựng một sự nghiệp kinh doanh riêng đều có thể học hỏi.

Jeff Bezos: "Lời khuyên này dành cho những ai muốn bắt đầu một sự nghiệp kinh doanh riêng"
CEO Amazon – Jeff Bezos

Jeff Bezos có một thông điệp chính dành cho các doanh nhân mới chớm nở: “hãy sẵn sàng chấp nhận những thất bại và rủi ro lớn.”

Bezos đã đưa ra thông điệp này tại hội nghị ‘Amazon’s Re:Mars’ ở Las Vegas sau khi ông được hỏi rằng ông sẽ đưa ra lời khuyên nào cho bất kỳ ai muốn bắt đầu một sự nghiệp kinh doanh của riêng họ (startup).

Vào thời điểm đó, Amazon là một trong những công ty đại chúng có lợi nhuận cao nhất trên thế giới với giá trị thị trường (market value) gần 860 tỷ USD.

Hai năm sau đó, gã khổng lồ thương mại điện tử này đã tăng hơn gấp đôi giá trị của mình khi Bezos thông báo kế hoạch từ chức CEO vào ngày 5 tháng 7 – cùng với ngày công ty được thành lập (5/7/1994).

Tại hội nghị, ông nói:

“Hãy chấp nhận rủi ro. Bạn phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Nếu bạn có một ý tưởng kinh doanh không có rủi ro, nó có thể đã được thực hiện.

Bạn phải có một cái gì đó có thể chưa hiệu quả ở hiện tại. Theo nhiều cách, nó sẽ là một thử nghiệm trong kinh doanh.

Nhiều thử nghiệm trong số đó sẽ thất bại, nhưng “thất bại lớn” là một phần cần thiết của hành trình hướng tới thành công.”

Sau khi từ chức CEO, Bezos sẽ chuyển sang làm Chủ tịch điều hành của Amazon để tập trung vào “các sản phẩm mới và các sáng kiến ban đầu.”

Vị CEO này từ lâu đã nổi tiếng với những ý tưởng kinh doanh tiến bộ và đột phá, từ việc sử dụng các hệ thống hỗ trợ AI để giám sát nhân viên của Amazon đến việc thành lập Blue Origin, một trong những công ty du lịch vũ trụ đầu tiên trên thế giới.

Ông nói: “Chúng tôi luôn chấp nhận rủi ro, chúng tôi thoải mái khi nói về thất bại. Chúng tôi cần những thất bại đủ lớn để xoay chuyển tình thế. Nếu không, chúng tôi đã không thể xoay chuyển.”

Jeff Bezos thành lập Amazon vào năm 1994 chỉ với 10 nhân viên. Giờ đây, công ty này là một trong những nhà tuyển dụng lớn nhất thế giới, với khoảng 1,3 triệu nhân viên toàn thời gian và bán thời gian trên toàn thế giới.

Cũng tại hội nghị, Bezos cho rằng ngoài việc chấp nhận rủi ro và thất bại, các doanh nhân còn phải có nhiều niềm đam mê.

“Bạn sẽ phải cạnh tranh với những người có đầy đam mê,” ông nói.

“Song song với đó, các doanh nhân còn nên ‘bị khách hàng ám ảnh’, Hãy coi khách hàng trọng tâm để đổi mới và phát triển.”

“Đừng chỉ làm hài lòng khách hàng, hãy làm cho họ tuyệt đối hài lòng.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Nghiên cứu: Các CEO có nền tảng là Marketing vượt trội hơn so với các CEO có nền tảng từ các ngành khác

Những CEO vốn xuất phát từ marketer thể hiện hiệu suất vượt trội hơn so với hầu hết các CEO xuất phát từ các nền tảng kiến thức khác khi họ tỏ ra có trách nhiệm hơn với xã hội, dễ hòa nhập hơn, có chiến lược mạnh mẽ và tầm nhìn dài hạn hơn.

Nghiên cứu: Các CEO có nền tảng là Marketing vượt trội hơn so với các CEO vốn có nền tảng từ các ngành khác

Theo một nghiên cứu mới, các CEO có nền tảng marketing có danh tiếng và uy tín tốt hơn các CEO xuất phát từ hầu hết các lĩnh vực khác, bao gồm cả những người có nền tảng về tài chính, kỹ thuật và kinh tế nói chung.

Theo dữ liệu từ Brand Finance (xếp hạng sức ảnh hưởng của các CEO lên sức khoẻ thương hiệu – Brand Guardians Index), các CEO có nền tảng marketing có điểm danh tiếng tổng thể là 8,32. So với những CEO có nền tảng về tài chính là 8.21, kỹ thuật là 8.19, khoa học máy tính là 7.89 và kinh tế nói chung là 7.80.

Các CEO với nền tảng Marketing có trách nhiệm với xã hội và thúc đẩy sự đa dạng tốt hơn.

Khi nói đến danh tiếng tổng thể, các CEO xuất phát từ nền tảng marketing chỉ đứng sau những người có kiến ​​thức về luật với số điểm 8,58.

So với các CEO từ các nền tảng kiến thức khác, các CEO có nền tảng marketing đạt số điểm cực kì tốt về trách nhiệm với xã hội và thúc đẩy sự đa dạng của doanh nghiệp, khi cả hai hạng mục đều đạt 42%.

Đối với các CEO có nền tảng về Luật, chỉ 36% trong số họ hiểu tầm quan trọng của việc nên có trách nhiệm với xã hội, với tài chính là 39%, kỹ thuật là 38%, kinh tế là 33% và khoa học máy tính, 30%.

Trong khi đó, mức trung bình toàn cầu của các CEO về việc thúc đẩy sự đa dạng và hòa nhập trong doanh nghiệp là 34%.

Các CEO với nền tảng Marketing có chiến lược và tầm nhìn dài hạn tốt hơn.

Các CEO là các cựu marketers cũng đạt điểm cao khi so sánh về việc thực hiện một chiến lược hiệu quả và tầm nhìn dài hạn, với 44%.

Chỉ có các CEO vốn có nền tảng là tài chính đạt điểm cao hơn, ở mức 45%.

Cũng tương tự như vậy, các CEO có nền tảng marketing cũng có điểm số cao hơn khi họ hiểu được tầm quan trọng của thương hiệu và danh tiếng đối với tổ chức, với 44%, chỉ xếp sau CEO có nền tảng tài chính với 46% và CEO có nền tảng kinh tế là 45%.

Cựu CMO (giám đốc marketing) của Ash Schofield cho rằng chưa bao giờ có thời điểm nào tốt hơn để những người làm marketing chuyển sang vai trò quản lý chung (CEO).

Trong một chia sẻ với Marketing Week, ông nói:

“Các nhà tiếp thị có lợi thế lớn ở chỗ họ có thể cung cấp tầm nhìn sâu sắc về tương lai, nhưng họ cũng có thể mô tả cách chúng ta có thể đi đến đó.

Nếu bạn có thể làm được điều đó, bạn được đánh giá rất cao vì bạn đang giải quyết được các vấn đề lớn của một doanh nghiệp”.

Những người làm marketing có khả năng được bổ nhiệm lên vai trò CEO cao hơn.

Theo Bà Annie Brown, một cộng sự của Brand Finance:

“Một trong những lý do khiến các CEO có nền tảng là marketing có thể làm tốt vai trò của họ như vậy là vì 81% CEO được phân tích trong báo cáo được bổ nhiệm từ một vị trí marketing vốn đã làm việc trong tổ chức.

Người ta nhận thấy rằng các CEO trước khi lên nắm giữ vị trí, họ cần phải có một mạng lưới được thiết lập tốt bên trong công ty của họ, điều mà với một người được tuyển mới vào từ bên ngoài không bao giờ có được.”

Trong những năm gần đây, ở nhiều tổ chức, các cựu CMO trước khi được bổ nhiệm làm CEO đều đã từng làm việc lâu dài trong doanh nghiệp đó trước khi thay đổi lên vai trò mới.

Bà Brown cho biết thêm:

“Các nhà tiếp thị có nhiều kiến thức chuyên môn hơn trong việc hiểu cách tạo ra những thông điệp để giải quyết các vấn đề với các bên liên quan, cũng như hiểu cách đo lường các ý kiến khác nhau của các bên đó hơn.”

Bà tin rằng đây là một trong những lý do khiến các CEO có nền tảng marketing nói chung được coi là có uy tín và danh tiếng hơn.

Ở thời điểm hiện tại, chỉ 10% trong số 100 CEO hàng đầu toàn cầu xuất thân từ nền tảng marketing, nhưng con số này đã tăng từ mức 6% vào năm 2019 khi nghiên cứu lần đầu tiên được thực hiện và đo lường.

Bà Brown tiếp tục chia sẻ:

“Dựa trên chỉ số danh tiếng và uy tín trung bình của các nhà tiếp thị và hiệu suất của họ trên các điểm số khác, chúng tôi cho rằng có một ưu tiên hoặc lợi thế nhỏ khi bạn xuất thân là người làm marketing.”

Về mặt tích cực, các CEO có nền tảng marketing không phải là những nhà lãnh đạo doanh nghiệp duy nhất hiểu được giá trị của việc đầu tư vào marketing.

Trong khi, 47% CEO có nền tảng marketing đánh giá cao tầm quan trọng của việc đầu tư vào marketing, tỷ lệ của các CEO xuất thân từ nền tảng kinh tế và kỹ thuật là 48%.

Thực tế, việc các CEO cần nhìn thấy giá trị của marketing, thương hiệu và danh tiếng đối với tổ chức là một dấu hiệu khác mà các doanh nghiệp có thể ngày càng tìm đến các nhà marketers để bổ nhiệm các vai trò lãnh đạo hàng đầu.

Bà Brown nói:

“Nó củng cố niềm tin của chúng tôi rằng các cá nhân có nền tảng marketing có nhiều khả năng trở thành CEO hơn vì chủ đề về danh tiếng thương hiệu và marketing đã được nâng cao và được tôn trọng hơn so với các trụ cột quan trọng khác của doanh nghiệp.”

“Các CEO có nền tảng marketing làm rất tốt đối với các công việc liên quan đến trách nhiệm xã hội, chính vì vậy, thay vì chỉ được coi là đại diện cho các hoạt động marketing, họ còn đang đại diện cho những vai trò và mục đích cao cả hơn nhiều.”

“Bởi vì, suy cho cùng, vai trò của CEO là tạo ra lợi nhuận tài chính cho công ty trong dài hạn và có vẻ như các CEO xuất thân từ nền tảng marketing đang làm rất tốt điều đó.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

5 sự thật đầy sức mạnh mà mọi doanh nhân đều muốn biết

Xây dựng doanh nghiệp của riêng bạn có thể là một hành trình đầy thách thức và khó hiểu. Dưới đây là những gì bạn nên biết.

5 sự thật đầy sức mạnh mà mọi doanh nhân đều muốn biết
Cre: Getty Images

1. Không có ý tưởng gì về những việc bạn đang làm.

Khi bạn bắt đầu một công việc kinh doanh mới hay một doanh nghiệp mới, điều quan trọng cần nhớ là sẽ có nhiều thời điểm bạn không biết mình đang làm gì.

Mặc dù điều này có vẻ như các nhà lãnh đạo khác trong ngành của bạn đã tìm ra tất cả phương án, nhưng đừng mong đợi trường hợp đó cũng xảy ra tương tự với chính bạn.

Bởi vì một điều đơn giản, các doanh nhân đó có thể đã ở trong ngành của bạn hàng chục năm trước khi bạn biết họ là ai.

Đừng so sánh sự tiến bộ của bạn với bất kỳ ai khác ngoài chính bản thân bạn.

Nếu bạn nhìn lại quá khứ làm việc của các doanh nhân khác, bạn sẽ nhận ra rằng họ cũng đã từng gặp rất nhiều những thách thức và thất bại để đạt được vị trí như hiện tại.

2. “Sự kiên trì là Vua”.

Những nhà lãnh đạo của các tổ chức và doanh nghiệp thành công nhất đã leo lên các vị trí dẫn đầu bởi vì họ không bao giờ bỏ cuộc. Họ có một kế hoạch bền vững về cách họ sẽ cam kết với doanh nghiệp của mình và sau đó thực hiện hành động một cách kiên trì.

3. Hãy chuẩn bị để nhận mọi ý kiến trái chiều.

Khi doanh nghiệp của bạn tiếp tục phát triển, sẽ có lúc không phải ai cũng đồng ý với bạn.

Hãy nhớ rằng thương hiệu hay doanh nghiệp của bạn không dành cho mọi khách hàng.

Bạn không thể để những bình luận tiêu cực, các phản ứng dữ dội và những lời chỉ trích khiến bạn thất vọng và gục ngã.

Brené Brown, tác giả của cuốn Daring Greatly, đã nói với chúng ta điều này:

“Khi chúng ta dành cả cuộc đời để chờ đợi cho đến khi chúng ta trở nên hoàn hảo, cuối cùng chúng ta phải hy sinh những mối quan hệ và cơ hội không thể lấy lại được, chúng ta đã lãng phí những thời gian quý báu và quay lưng lại với những món quà của chính mình.”

Đừng để bị cuốn vào việc sử dụng năng lượng của bạn vào những việc sai trái. Bạn không thể cho phép những ý kiến ​​tiêu cực đó ngăn cản sự tiến bộ của bạn.

4. Đọc sách kinh doanh.

Đọc sách là điều quan trọng đối với tất cả mọi người, nhưng nó là điều tối quan trọng đối với một người mới bắt đầu trở thành chủ doanh nghiệp.

Hãy dành thời gian để học từ các nhà lãnh đạo khác, ‘đắm mình’ trong kiến ​​thức và kỹ năng của họ bằng cách tiếp thu mọi thứ mà họ biết và chia sẻ.

Hãy học từ những chiến lược cả thất bại lẫn thành công của họ và sau đó, vận dụng chúng vào những chiến lược thực tế của doanh nghiệp bạn.

5. Đừng cố gắng thực hiện mọi thứ cùng một lúc.

Sự trưởng thành về mặt kỹ năng lẫn tư duy rất cần có thời gian. Bạn sẽ không thể đạt được tất cả các kỹ năng và kiến ​​thức của mình một sớm một chiều vì những kỹ năng và kiến ​​thức này sẽ chỉ có được theo thời gian cộng với những trải nghiệm của bạn.

Với những trải nghiệm có được đó, bạn sẽ trở nên hiệu quả hơn, linh hoạt hơn, đặc biệt là với những công việc hiện đang khiến bạn mất rất nhiều thời gian để xử lý.

Tuy nhiên, với kế hoạch kinh doanh rộng lớn của bạn, cuối cùng bạn cũng phải tuyển cho mình một đội ngũ gồm những con người tài năng nhất. Dù cho bạn có tài giỏi đến mức nào, ‘bạn không thể thành công một mình’.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Những bài học về thất bại mà mọi doanh nhân đều nên biết

Mọi người đều sợ sự thất bại và coi nó là một điều gì đó rất tồi tệ. Tuy nhiên, từ nhiều khía cạnh cho thấy rằng thất bại có thể mang lại sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp hơn mức bạn tưởng.

10 bài học về thất bại mà mọi doanh nhân đều nên biết

Dường như vẫn có một sự kỳ thị đáng kể đối với sự thất bại. Nhiều người muốn tin rằng “Điều đó không thể xảy ra với tôi.” “Không nên.” “Nó thật kinh khủng…”.

Tuy nhiên, có một sự thật là, bất kể bạn là ai, bạn đang làm gì, làm như thế nào, làm ở đâu – thất bại luôn chờ đợi bạn.

Điều này không có nghĩa rằng là ngày thành công vốn rất xa vời và không thể đạt được. Nó chỉ báo hiệu là cũng như sự thành công, thất bại cũng là thứ rất có khả năng xảy ra.

1. Thất bại là thứ gì đó rất dễ gặp.

Chỉ cần đặt mục tiêu và không làm gì bất cứ thứ gì để hoàn thành nó, và bạn sẽ có ngay một thất bại. Những thất bại trong việc nỗ lực để đạt được mục tiêu đã thực sự ăn mòn và kìm hãm sự phát triển của chúng ta.

Cả tôi và bạn đều như vậy, đều đã làm những thứ được yêu cầu để làm … rồi lại tự hỏi, tại sao điều này lại xảy ra?

2. Con người là nhân tố thiết yếu.

Bạn sẽ chẳng thể đi đến đâu nếu đi một mình. Có ‘một nghìn lẻ một’ bài viết nói về vấn đề này mà bạn đã từng xem qua. Nếu bạn muốn đạt được những thành công vượt trội, bất chấp những giới hạn, thì đó nên là một nhóm người.

Hãy tin tưởng vào mọi người và xây dựng quanh bạn với những người giỏi hơn bạn. Xác định những hạn chế vốn có của bản thân bạn và bao quanh bạn với những người xuất sắc hơn trong những lĩnh vực đó.

3. …Trừ khi bạn chọn sai người.

Tất nhiên, nếu bạn chọn sai người, thì bạn sẽ cùng nhau thất bại. Việc phân biệt những người giỏi nhất khỏi những người còn lại vốn không phải là điều dễ dàng.

Vì vậy, hãy lập một danh sách. Xác định rõ chân dung những người bạn cần và những gì họ nên có khả năng; người bạn muốn làm việc cùng.

4. Thất bại thường không có giới hạn.

“Tôi đã được sinh ra để thất bại.” Đúng … và thất bại sẽ không quan tâm đến phát biểu đó của bạn. Luôn như vậy.

Thất bại là thứ mà bạn nên mong muốn đã quan tâm đến nó nhiều hơn trong quá khứ, dù muốn hay không, bạn nhận ra rằng, khi bạn lớn lên bạn luôn cần trải qua những thất bại.

Những thất bại càng sớm thì càng nhẹ nhàng và dễ chấp nhận hơn. Và chính những bài học thất bại đầu đời đó sẽ nâng cao sự tự tin và tăng cường sức mạnh nội tại của bạn về lâu dài sau này.

5. Hãy tự giúp mình.

Thất bại không giúp bạn biết rõ hơn về tầm nhìn lớn của bạn cho tương lai. Ngay cả khi bạn đã “dành thêm một chút thời gian.” “đầu tư nhiều tiền hơn một chút”. “Chọn những người tốt hơn hay có tầm nhìn xa tốt hơn.”

Bất kể thất bại đó là gì, hãy tự giúp mình – nếu thất bại xảy ra, hãy xem “nó có thể là thứ gì đó tuyệt vời”, đón nhận và vượt qua nó.

Không có gì tốt đẹp hơn đến với một doanh nhân nếu bạn thực sự biết đón nhận sự tự thương hại với một tâm hồn rộng mở.

6. Chúng ta trưởng thành từ thất bại.

Trong một rừng âm u của sự thất bại, thật khó để biết bạn đã trưởng thành như thế nào sau mỗi lần vấp ngã. Tuy nhiên, bạn yên tâm, nó vốn được lưu trữ trong tiềm thức.

Và bộ não của bạn sẽ cung cấp nó cho bạn khi bạn cần thiết, chỉ là nó đang chờ đợi, chờ đợi để giúp bạn không thất bại nhiều như bạn có thể có.

7. Không có thời gian thất bại nào là tốt nhất.

Không có thời điểm nào tốt hơn để thất bại, bởi vì chưa bao giờ có một thời điểm tốt hơn để bắt đầu. Tuỳ vào mỗi trường hợp mà thời điểm thất bại hay thời điểm để bắt đầu của mỗi người là khác nhau.

Hãy bắt đầu mọi thứ sớm nhất bạn có thể và thất bại cũng sẽ đến theo cách nó cần đến, đừng kỳ vọng một thời điểm hoàn hảo để bạn cho phép mình có thể thất bại hoặc bắt đầu.

8. Số lần bạn thất bại có thể nhiều hơn số lần bạn thành công.

Thật khó để có thể chấp nhận điều này, tuy nhiên, thất bại nhiều sẽ tạo ra những thành công tốt hơn và vững chắc hơn.

Nếu bạn thực sự thích Coke nhưng không uống nó trong một tháng, điều gì sẽ xảy ra trong lần đầu tiên bạn mở nắp lon? Cảm giác sung sướng hơn nhiều có phải không. Nước ngọt không thay đổi, nhưng nó vẫn ngon hơn nhiều.

Suy nghĩ này với thành thành công và thất bại cũng không phải là ngoại lệ. Không có số lần bạn phải thất bại để thành công và ngược lại. Tuy nhiên, thất bại sẽ khiến thành công của bạn trở nên ngọt ngào hơn rất nhiều.

9. Thất bại không ‘xấu xí’ như bạn tưởng.

Hãy luôn ghi nhớ điều này. Thất bại là một thực tế của cuộc sống. Đó là một trong số ít những điều bạn có thể tin tưởng vào sự hiện diện trong cuộc sống của mình từ đầu đến cuối. Nó không sao cả.

Thất bại làm cho chúng ta tốt hơn. Có thể không phải trong thời điểm này, cũng có thể không theo cách mà chúng ta nhận ra ngay lập tức, nhưng nó rõ ràng là hữu hiệu.

Khi bạn đối mặt với thất bại, điều không thể tránh khỏi, hãy áp dụng điều mà nhiều người vẫn gọi là “quy tắc một năm” (“one year rule”) cho những cảm xúc mà bạn đang cảm thấy có liên quan đến thất bại.

Giữa những cảm xúc tồi tệ của bạn khi thất bại ngày hôm nay, hãy nhắc nhở bản thân rằng bạn sẽ không cảm thấy những tồi tệ tương tự trong một năm nữa kể từ bây giờ.

Khi nhìn lại, bạn sẽ phải cảm ơn nó, nó cho bạn những cơ hội để phát triển bản thân và là động lực mạnh mẽ để bạn đạt được những mục tiêu của bản thân.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

5 cam kết mà tất cả các nhà lãnh đạo đều nên làm để phát triển doanh nghiệp

Để xây dựng sự phát triển cho doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo đều nên phải xây dựng cho mình những thói quen, những cam kết một cách liên tục.

5 cam kết mà tất cả các nhà lãnh đạo đều nên làm để phát triển doanh nghiệp

Dưới đây là 5 cam kết mà mà các doanh nhân có thể học hỏi để phát triển doanh nghiệp.

Cam kết lắng nghe.

Lắng nghe thực sự là một siêu năng lực. Đặc biệt là đối với các nhà lãnh đạo.

Mọi người trong đội nhóm của bạn là duy nhất và sở thích giao tiếp của họ cũng vậy. Một số người thích được cổ vũ bằng những lời tán dương tích cực. Những người khác thích nói chuyện thẳng thắn và đi thẳng vào vấn đề.

Là nhà lãnh đạo, một phần công việc của chúng ta là lắng nghe và học hỏi cách các thành viên trong đội nhóm của giao tiếp và điều chỉnh phong cách giao tiếp của chúng ta để phù hợp hơn với họ.

Trách nhiệm của chúng ta là lắng nghe, khám phá những điều khiến mỗi cá nhân có thể ghi được dấu ấn và nâng cao niềm đam mê của họ, giúp họ đạt được những mục tiêu cá nhân trong tổ chức.

Cam kết giao tiếp.

Cách chúng ta nói chuyện với đội nhóm của mình cũng rất quan trọng. Đặc biệt là vì bạn đang ở vị trí có tầm ảnh hưởng, lời nói của bạn có trọng lượng hơn những người khác.

Bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến việc nói xấu một thành viên trong đội nhóm cuối cùng có thể làm xói mòn mối quan hệ trong công việc – và nó có thể xảy ra rất nhanh chóng. Khi cung cấp phản hồi với cấp dưới, điều quan trọng là bạn luôn phải lưu tâm đến những thông điệp của mình.

Để có thể tham gia và hỗ trợ cho một dự án đang trễ tiến độ nào đó. Thay vì chỉ bày tỏ sự thất vọng của bản thân, bạn cần đảm bảo việc chia sẻ những gì bạn muốn và lý do chính đằng sau những góp ý đó.

Mục tiêu chính của chúng ta với cách chúng ta giao tiếp là nâng cao tinh thần và trách nhiệm của đội nhóm, giúp họ phát triển trong vai trò của chính họ và hỗ trợ sự thăng tiến trong sự nghiệp của họ.

Cam kết học hỏi.

Việc dành thời gian để đào sâu kiến ​​thức chuyên môn cũng như các kỹ năng của bạn nên là một thông lệ bắt buộc.

Thông tin có mặt ở khắp mọi nơi do đó việc nâng cao trình độ học vấn hay phát triển sự hiểu biết về lĩnh vực của chúng ta chưa bao giờ dễ dàng hơn thế.

Bạn nên liên tục tham gia các sự kiện, xu hướng trong ngành, theo dõi các đối thủ cũng như các nhà lãnh đạo tư tưởng khác và tìm cách khám phá ra các chiến lược mới để từ đó giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo tốt hơn.

Cam kết tới hệ thống.

Trong thế giới kinh doanh đầy sự bất ổn và gián đoạn như hiện tại, tốc độ là chiến thắng.

Và môt trong những cách thiết yếu nhất để trở nên hiệu quả hơn với khả năng ra quyết định của bạn với tư cách là một nhà lãnh đạo đó là tạo ra các hệ thống linh hoạt.

Bạn càng hiểu rõ các cơ chế giúp doanh nghiệp của bạn hoạt động và tăng trưởng, thì nó càng cho phép bạn lặp lại và tối ưu dựa trên hệ thống của mình một cách tốt hơn.

Từ cách bạn tuyển dụng, chia sẻ thông tin nội bộ, triển khai những thông báo ra bên ngoài, đến cách bạn cấu trúc toàn bộ sơ đồ tổ chức của mình, gần như mọi thứ trong doanh nghiệp của bạn cần phải được đưa vào một hệ thống và liên tục được tối ưu hóa.

Bằng cách có một quy trình chuyên nghiệp, bạn có thể theo dõi và xác định những điểm không hiệu quả tốt hơn. Các hệ thống cũng có thể cho phép bạn suy nghĩ dài hạn được hiệu quả hơn, sau đó sẽ cho phép bạn đưa ra các quyết định sáng suốt hơn.

Những nhà lãnh đạo giỏi nhất là những người liên tục cam kết để tạo ra những hệ thống linh hoạt và hiệu quả nhất.

Cam kết với chính bạn.

Bạn không thể lãnh đạo một nhóm người và phát triển doanh nghiệp nếu bạn không tự cam kết và phát triển bản thân.

Để hạn chế tình trạng mệt mỏi của nhân viên, bạn có thể cam kết trong việc chọn một thời điểm tốt nhất trong ngày hoặc tuần để thực hiện các cuộc họp chẳng hạn.

Các cam kết nhỏ khác của chính bản thân các nhà lãnh đạo như thời gian nghỉ ngơi, thời gian ăn uống hay tập thể dục cũng quan trọng không kém.

Những thói quen sẽ tăng lên theo thời gian. Và nếu bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả, trước hết hãy bắt đầu bằng việc lãnh đạo bản thân.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

5 thành tố của ‘Storytelling’ mà mỗi doanh nhân nên biết

Trở thành một doanh nhân đòi hỏi bạn phải sử dụng sự sáng tạo để phát triển các ý tưởng và thực hiện các chiến lược nhằm thay đổi thế giới – ngay cả khi mọi người nghĩ rằng bạn đang làm những thứ ‘điên rồ’.

5 thành tố của 'Storytelling' mà người doanh nhân nên biết

Mặc dù thuật kể chuyện (Storytelling) là một từ rất thông dụng hiện nay, nhưng rất ít các doanh nhân có thể hiểu và thực thi nó một cách đúng đắn.

Theo đó, có 05 thành tố cụ thể có trong một công thức kể chuyện thành công.

1. Chúng ta là ai.

Nhiều doanh nhân có xu hướng chia sẻ những gì họ làm hơn là chính con người của họ.

Mọi người mua hàng từ những người khác và khả năng kết nối của một doanh nhân với một người khác thông qua câu chuyện đầy tính xác thực của cá nhân họ sẽ có sức ảnh hưởng sâu sắc đến một người nào đó hơn bất cứ điều gì khác về sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

2. Chúng ta làm gì.

Khi chia sẻ những gì bạn làm, bạn phải ngắn gọn, rõ ràng và kích thích khả năng suy nghĩ của người khác, nhưng quan trọng nhất, bản tóm tắt của bạn cần nêu ra những lợi ích cho người mà bạn đang nói chuyện cùng.

Sau khi ai đó biết được những gì bạn làm, họ nên hiểu rõ ràng việc đó sẽ mang lại lợi ích như thế nào cho họ và muốn biết thêm từ bạn.

3. Tại sao chúng ta làm điều đó.

Hầu hết các doanh nhân đều nhận ra rằng chúng ta đang sống trong một thế giới có mục đích rõ ràng hơn bao giờ hết.

Mọi người không chỉ mua những gì bạn làm – họ mua bởi vì họ hiểu lý do tại sao bạn làm điều đó.

Chữ “tại sao” trong câu chuyện của bạn có thể là một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa doanh nghiệp của bạn và đối thủ cạnh tranh.

4. Chúng ta làm điều đó như thế nào.

Mọi người không chỉ quan tâm đến những gì bạn làm và tại sao bạn làm điều đó – họ còn muốn biết cách bạn làm điều đó như thế nào.

Khả năng trình bày rõ ràng về phương pháp hay những gì bạn làm sẽ khiến bạn trở nên vừa tự tin vừa có kinh nghiệm trong mắt người khác – ngay cả khi bạn không tận tay làm điều đó.

Mặc dù các doanh nhân thường hào hứng với việc chia sẻ những gì họ làm, nhưng việc chia sẻ cách họ làm lại có thể tạo niềm tin và uy tín giữa họ với khách hàng tiềm năng.

5. Bằng chứng của chúng ta là gì.

Khách hàng tiềm năng muốn có bằng chứng về những kết quả thành công bạn đã đạt được và họ muốn biết bạn đã làm gì, tại sao bạn làm điều đó và bạn đã làm như thế nào.

Không điều gì khiến ai đó tin bạn nhiều hơn là một câu chuyện thành công của khách hàng.

Khi kể một câu chuyện như vậy, bạn hãy bắt đầu bằng cách chia sẻ những nỗi đau và khó khăn mà khách hàng gặp phải khi họ đến với bạn; sau đó giải thích những gì bạn đã làm cho họ và tại sao bạn làm điều đó.

Cuối cùng, tiết lộ những lợi ích mà khách hàng có được khi làm việc với bạn.

Phương pháp này cho phép người nghe liên tưởng đến khách hàng trong câu chuyện của bạn và nó sẽ mang lại cho họ sự tin tưởng cần thiết để tìm đến bạn và mua một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó.

Bạn có đang xem kể chuyện là một phần của chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân và kinh doanh của doanh nghiệp mình chưa?

Đối với bạn, khía cạnh khó nhất của việc kể chuyện là gì? Gần như tất cả mọi người đều có thể cải thiện câu trả lời của họ bằng câu hỏi, “Bạn làm nghề gì?”

Hãy kể nên những câu chuyện tuyệt vời của bạn và doanh nghiệp ngay từ bây giờ !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Nhà lãnh đạo nên làm 03 điều này để tăng cường sức ảnh hưởng

Các nhà lãnh đạo có thể tạo niềm tin với những người mà họ lãnh đạo bằng cách phát triển bản thân với 03 công việc này.

Getty Images

Trong cuốn sách mới phát hành gần đây của mình, Transfluence: How to Lead With Transformative Influence in Today’s Climates of Change, CEO Walt Rakowich đã rút ra được một sự tương đồng thú vị giữa môi trường tạo ra thời tiết và môi trường tác động đến khả năng lãnh đạo.

Walt Rakowich, nhà lãnh đạo công ty bất động sản toàn cầu Prologis đã vượt qua sự thay đổi trong thời kỳ đại suy thoái này cho biết một môi trường độc hại đối với một nhà lãnh đạo được đánh dấu bởi sự sợ hãi và sự kiêu hãnh.

Tuy nhiên các nhà lãnh đạo có thể xây dựng một môi trường với khí hậu lành mạnh hơn, tạo niềm tin với những người mà họ lãnh đạo bằng cách phát triển bản thân trong 03 công việc dưới đây.

1. Hãy nhìn ra bên ngoài những ‘giông bão’.

Nếu chúng ta tập trung quá nhiều vào nỗi sợ hãi và sự kiêu hãnh đang tồn tại trong chúng ta, thì những giông bão đó sẽ cho phép chúng ảnh hưởng đến quyết định của chúng ta, và điều đó hiếm khi được kết thúc bằng một kết quả tốt đẹp.

Sự tập trung vào những yếu tố bên ngoài (hướng ngoại) cung cấp cho bạn bối cảnh, nhắc nhở bạn về mục đích của mình và cho phép bạn tự tin hỗ trợ những người mà bạn đang dẫn dắt.

Rakowich viết:

“Nếu chúng ta tập trung hướng nội vào niềm kiêu hãnh và nỗi sợ hãi của mình, thì các quyết định của chúng ta về sự phát triển, tăng tốc và đa dạng sẽ trở thành mục tiêu tự phục vụ.

Công nghệ đã trở thành công cụ mà chúng ta sử dụng để truy cập thông tin cho các mục đích riêng của mình.

Chúng ta coi tốc độ của sự thay đổi và sự ​​đa dạng trong các ý kiến là kẻ thù – những mối đe dọa đó ảnh hưởng đến vị trí quyền lực và con đường dẫn đến thành công của chúng ta.

Chúng ta trở nên bận tâm hơn với những gì chúng ta muốn và những thứ chúng ta nghĩ rằng chúng ta cần phải làm để tự bảo vệ chính mình.”

Bằng cách tập trung hướng ngoại hay những yếu tố bên ngoài, khả năng tiếp cận thông tin và các ý kiến ​​đa dạng, bạn có thể thúc đẩy sự hợp tác và những thay đổi có ý nghĩa.

Các phương tiện truyền thông mạng xã hội là công cụ truyền cảm hứng. Công nghệ không phải là một mối đe dọa, mà là một công cụ giúp mọi người hoàn thành tốt hơn công việc của họ và có cuộc sống viên mãn hơn.

2. Đề cao sự minh bạch.

Minh bạch là một yêu cầu thực tế không thể phủ nhận của thế giới kinh doanh hiện đại.

Và đó cũng là một phần của giải pháp để phát triển một môi trường mang lại sự tin tưởng.

Rakowich nói: “Việc áp dụng một cách tiếp cận tích cực đến tính minh bạch sẽ ngăn chúng ta khỏi những niềm kiêu hãnh và kìm nén nỗi sợ hãi.

Khi chúng ta cởi mở với người khác, nó mang lại sự cân bằng cho các ý kiến, kinh nghiệm và niềm tin cá nhân của chúng ta. Nó cho phép sự khách quan và quan điểm mới”.

Mô hình phát triển tính minh bạch này của Rakowich bắt đầu bằng cách sử dụng các công cụ phát triển và các quy trình khác để tạo ra sự tự nhận thức, khám phá các vấn đề khó khăn và thiết lập tư duy tự tin dựa trên những điều không chắc chắn để hướng dẫn các quyết định của bạn.

3. Xây dựng sức ảnh hưởng thông qua tính xác thực.

Rakowich đã phát triển cái mà ông gọi là 3H-Core cho các giá trị sống thông qua hành động.

Chữ H đại diện cho sự trung thực (H – Honesty), khiêm tốn (H – Humility) và trái tim (H- Heart). Sự khiêm tốn định hình cách các nhà lãnh đạo nhìn nhận bản thân họ.

Trái tim định hình cách các nhà lãnh đạo nhìn nhận người khác.

Và sự trung thực định hình cách các nhà lãnh đạo kết nối mình với những người khác.

Những hành động này vốn độc lập nhưng hoạt động đồng thời với nhau.

Rakowich nói: “Ba giá trị này là những gì tôi hy vọng mọi người nhìn thấy khi tôi mở rộng cửa sổ tâm hồn của mình, và tôi tin rằng chúng cung cấp sự ổn định cho một môi trường của bất kỳ nhà lãnh đạo thành công nào”.

Theo Rakowich, khi bạn nhìn ra bên ngoài những giông bão của bản thân, nắm lấy sự minh bạch và lãnh đạo bằng sự khiêm tốn, trung thực và cả trái tim, bạn sẽ phát triển một môi trường với khí hậu lành mạnh, từ đó giúp bạn có được niềm tin trong một thế giới đầy sự đa dạng, dễ tiếp cận và tăng trưởng nhanh chóng.

Và nếu không có sự tin tưởng của các nhân viên, các nhà lãnh đạo sẽ không bao giờ có thể tồn tại lâu trong những cơn giông bão.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Bạn không phải là nhà lãnh đạo cho đến khi bạn đối diện những thách thức này

Dưới đây là 05 thách thức mà mọi nhà lãnh đạo đều phải trải qua, tại sao chúng lại khó khăn đến vậy và tại sao chúng lại cần thiết để tạo ra công việc kinh doanh mơ ước của bạn.

nhà lãnh đạo

Không phải lúc nào mọi nhà lãnh đạo hay người chủ doanh nghiệp trên toàn cầu đều phải đối mặt với cùng một thách thức trong cùng một khoảng thời gian.

Mặc dù Covid-19 tấn công các doanh nghiệp khác nhau theo nhiều cách khác nhau – một số doanh nghiệp ở một số ngành hàng nhất định khó khăn hơn rất nhiều so với những doanh nghiệp khác.

Dù có hay không có đại dịch này, việc các nhà lãnh đạo phải đối mặt với những trở ngại hay nỗi đau là điều không thể tránh khỏi, và đây cũng là lúc để họ thể hiện sứ mênh cao cả của mình, ‘chèo lái’ doanh nghiệp.

Dưới đây là 05 thách thức hay nỗi đau lớn nhất mà một nhà lãnh đạo sẽ phải chịu đựng và tìm cách vượt qua.

1. Nỗi đau bị từ chối ngày càng lớn.

Là con người, hay kể cả là động vật, đều có chung một xu hướng đó là tìm cách để ‘né tránh’ những nỗi đau hay phiền toái trong cuộc sống.

Chân lý này cũng được áp dụng trong kinh doanh. Trong kinh doanh, nỗi đau bị từ chối có thể đến từ nhiều hình thức khác nhau.

Bạn đã bao giờ bị ‘phớt lờ’ sau khi giới thiệu dự án cho một khách hàng tiềm năng lớn chưa? Bạn có bao giờ thực hiện một cuộc gọi bán hàng và được kết thúc bằng câu “không” lạnh lùng chưa?

Bạn cần thực sự sẵn sàng để mở ra cánh cửa khả năng, cơ hội để cải thiện và học hỏi từ những thất bại, và phát triển sự tự tin.

Xem xét lại lý do của những sự từ chối và hãy xem rằng đó là một phần ‘không thể thiếu’ của hoạt động kinh doanh.

Thay vì lo lắng về một khoản lỗ tiềm ẩn và để nó làm bạn bất an, hãy xem xét tất cả các giải pháp khác nhau để sẵn sàng vượt qua ở những lần từ chối tiếp theo.

2. Nỗi đau ngày càng tăng của những tình huống khó chịu.

Không giống như sự từ chối, bộ não của chúng ta thường hướng chúng ta ra khỏi những tình huống không thoải mái trong cả trong kinh doanh và cuộc sống.

Bộ não của chúng ta coi sự lo lắng hoặc căng thẳng là một mối nguy tiềm ẩn.

Khi chúng ta bước vào một tình huống mà chúng ta đang đối mặt với một mối nguy hay sự khó chịu nào đó, não bộ sẽ nghĩ ra ngay một câu chuyện để xác định sự khó chịu đó là xấu hay tiêu cực.

Theo nhà nghiên cứu Brené Brown, tâm trí của chúng ta không tính đến lợi ích của việc rơi vào những tình huống khó khăn.

Thay vì né tránh các tình huống khó khăn, hãy tạo ra các tiêu chuẩn và giá trị giúp bạn dễ dàng giải quyết chúng hơn khi chúng phát sinh.

3. Nỗi đau ngày càng lớn của những cuộc đàm thoại đầy khó khăn.

Nói đến những tình huống không thoải mái, những chủ doanh nghiệp hay nhà lãnh đạo có xu hướng né tránh sự khó chịu cũng chính là những người đã bỏ qua những cuộc đàm thoại quan trọng họ cần có.

Khả năng lãnh đạo luôn tồn tại với những cuộc đàm thoại hay thảo luận khó khăn.

Hãy nghĩ về nó từ góc độ của bậc làm cha mẹ. Nếu cha mẹ thường xuyên né tránh nói chuyện với con cái về những điều khó nói, thì điều đó sẽ ảnh hưởng đến đứa trẻ như thế nào? Chắn chắn là không thể trở nên tốt hơn được phải không?

Chúng sẽ bị tước đi cơ hội được học hỏi, phát triển và được hướng dẫn, cuối cùng là làm ‘mờ nhạt’ tiềm năng của chúng.

Đối với các mối quan hệ trong kinh doanh cũng vậy. Cho dù đó là một khách hàng đang vượt quá giới hạn của họ hay một thành viên trong đội nhóm không phát huy hết tiềm năng của họ, một nhà lãnh đạo cần đủ can đảm để thực hiện sứ mệnh của họ – lãnh đạo.

Thay vì để những thách thức lấn át, hãy sắp xếp thời gian để giải quyết nó và dẫn dắt một cách tích cực, tử tế và trung thực.

Khi các nhà lãnh đạo thành thạo những kỹ năng này, họ sẽ nâng cao tiềm năng lãnh đạo của mình lên một tầm cao mới!

4. Nỗi đau khi yêu cầu sự giúp đỡ.

Dictionary.com định nghĩa doanh nhân (entrepreneur) là người tổ chức và quản lý bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt là một doanh nghiệp có những sáng kiến ​​và rủi ro đáng kể.

Theo nghĩa đen, họ là những người bắt đầu tự lập, những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro.

Vậy đâu là dấu hiệu để phân biệt một doanh nhân với một nhà lãnh đạo? Sự khiêm tốn khi biết họ không thể đi một mình.

Nếu bạn thích kiểm soát và muốn tự mình làm mọi thứ.

Kết quả là bạn sẽ bị giới hạn về tiềm năng của mình về mặt tài chính, tình cảm và cả thời gian.

Mặc dù chúng ta có thể kinh doanh cho chính mình, nhưng chúng không có nghĩa là kinh doanh một mình.

Để mở rộng quy mô cả doanh nghiệp của bạn và tiềm năng của chính bạn với tư cách là một nhà lãnh đạo, nó đòi hỏi bạn phải có đội nhóm.

Cho dù đó là việc tuyển một thành viên trong nhóm để giúp bạn thoát khỏi những công việc kinh doanh hàng ngày, tuyển một người cố vấn để chỉ cho bạn con đường đến những cấp độ tiếp theo của bạn hay thậm chí là nhờ một thành viên trong gia đình giúp đỡ bạn khi cần thiết, thì yêu cầu được giúp đỡ không phải là một dấu hiệu của sự yếu kém, đó là một dấu hiệu của sự trưởng thành.

5. Nỗi đau ngày càng tăng khi phải điều chỉnh lại cuộc sống của bạn.

Hầu hết các nhà lãnh đạo hay chủ doanh nghiệp đều ở trạng thái mở cửa với ý thức về khả năng của họ.

Một dấu hiệu chắc chắn của sự lãnh đạo là họ sẵn sàng bám rễ vào thực tế để tìm cách giải quyến một vấn đề nào đó. Một số câu hỏi hữu ích bạn có thể tự hỏi là:

Mục tiêu này sẽ dẫn đến tầm nhìn cá nhân hay doanh nghiệp của tôi?

Quyết định này có phù hợp với các giá trị của tôi không?

Mô hình kinh doanh hiện tại có hỗ trợ cho tầm nhìn dài hạn của tôi không?

Công việc tôi đang làm (và cách tôi đang làm) có phù hợp với tôi không hay cần phải thay đổi điều gì đó?

Sau đây là chia sẻ của môt doanh nhân về cách vượt qua nỗi đau này.

Tôi có một anh bạn (cũng là khách hàng của tôi) đến với tôi cách đây nhiều năm với công việc kinh doanh hiện tại đang rất thành công. Rất có lợi nhuận và văn hóa đội nhóm mạnh.

Khi tôi hỏi anh ấy tầm nhìn của anh ấy là gì cho cuộc sống của mình, anh ấy nói về việc được ở bên con cái nhiều hơn, lịch trình linh hoạt và có nhiều thời gian rãnh để viết sách.

Nhưng khi mở tài liệu và xem mô hình kinh doanh của anh ấy, anh ấy phải ‘chạy lòng vòng’ khắp đất nước để gặp gỡ khách hàng.

Lợi nhuận của công ty phụ thuộc vào thời gian cá nhân của anh ấy dành cho từng khách hàng và không có chiến lược nào được đưa ra để thay đổi điều đó cả.

Anh ta đang làm việc như thể công ty chỉ có một mình anh ta.

Chúng tôi đã ngồi xuống và thực hiện một sự điều chỉnh lại chuyên sâu hơn với mục tiêu là hướng anh ấy đạt được những mục tiêu trong cuộc sống, và sau đó tạo ra một lộ trình mới – bao gồm một mô hình kinh doanh mới – để đảm bảo rằng anh ấy sẽ đạt được điều đó.

Vài năm sau, mọi thứ có vẻ rất khác đối với anh ấy và cả công ty của anh ấy khi anh ấy đã có thể dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và đã viết xong hai cuốn sách rất thành công.

Đó là cơ hội để anh ấy trở thành nhà lãnh đạo thực sự và điều đó cũng đã trở thành chất xúc tác cho sự phát triển của bản thân và công ty anh mãi về sau này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Thứ ngăn cản chúng ta đạt được giấc mơ không phải là sự lười biếng: Đó là sự sợ hãi

Các bạn, các doanh nhân tương lai thân mến! Tôi và bạn không hề lười biếng. Chúng ta đang sợ hãi !

Đồng hồ báo thức vang lên, xuyên qua bóng tối yên tĩnh kia, trong phòng ngủ của bạn. Bây giờ là 5 giờ sáng.

Bên ngoài, không khí ẩm và lạnh, nhưng chiếc giường của bạn vẫn mềm mại và ấm áp.

Không có gì trên thế giới này nghe có vẻ khó khăn hơn việc đứng dậy, tìm kiếm đôi giày chạy bộ của bạn và đi ra khỏi cánh cửa kia.

Bạn làm nghề gì?

Nếu bạn cũng giống như nhiều người trong chúng ta, bạn sẽ viện cớ. Bạn cần ngủ nhiều hơn. Nó quá lạnh. Bạn không cảm thấy mình không đủ năng lượng. Bạn thực sự, thực sự không muốn chạy hôm nay.

Bây giờ, bạn hãy tưởng tượng kịch bản tương tự cho một vận động viên ưu tú nào đó. Lúc 5 giờ sáng, trời lạnh. Họ rất mệt mỏi. Giường của họ, cũng giống như của bạn, rất mềm mại và ấm áp.

Nhưng khi chuông báo thức kêu, họ đã đứng dậy. Từ ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác. Vậy bí mật của họ là gì? Họ đang nghĩ về điều gì? Câu trả lời là:

Họ không có bất cứ bí mật nào ở đây cả. Họ cũng chẳng nghĩ về điều gì quá xa xôi — Họ chỉ tự nói với bản thân “Chỉ cần làm điều đó” (Just Do It).

Khi bạn dành nhiều thời gian hơn để đọc các câu trích dẫn từ các vận động viên nổi tiếng nhất thế giới và họ cũng sẽ nói với bạn điều tương tự, “Nhà vô địch phải có đủ cả kỹ năng và ý chí. Nhưng ý chí phải mạnh hơn kỹ năng”.

Bạn có thể không muốn cố gắng để trở thành một vận động viên chuyên nghiệp. Nhưng chắc chắn bạn sẽ muốn có điều gì đó trong cuộc sống mà bạn chưa có.

Có lẽ bạn nên bỏ công việc hiện tại và thành lập công ty chăng. Hay có lẽ bạn sẽ viết một cuốn tiểu thuyết. Đó cũng có thể là quay lại trường học hoặc thay đổi nghề nghiệp. Điều gì đang ngăn cản bạn? Đó không phải là khả năng của bạn. Đó là suy nghĩ của chính bạn.

Bạn không lười biếng, bạn sợ hãi.

Trong một bài viết nổi tiếng trên Medium, Ông John Gorman viết rằng điều ngăn cản hầu hết chúng ta đạt được ước mơ của mình không phải là sự lười biếng: Đó là sự sợ hãi.

“Nỗi sợ hãi không tự bộc lộ như bạn nghĩ, vì đôi khi chúng ta không cho nó cơ hội để làm điều đó. Nỗi sợ hãi không phải lúc nào cũng khiến lòng bàn tay của bạn ướt đẫm mồ hôi trong những lần phỏng vấn – nỗi sợ hãi thường là thứ ngăn cản bạn nộp đơn ngay từ đầu.

Nỗi sợ hãi ‘ẩn mình’ tinh vi đến mức chúng ta thường xoay quanh nó mà không hề nhận thấy nó ở đó.”

Sự sợ hãi có lý do của riêng nó.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thực sự không phải là một nhà văn lớn? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thiếu kỹ năng và trình độ để bắt đầu sự nghiệp mới đó?

Bạn sẽ không bao giờ biết nếu bạn không thử. Nhưng ý tôi không phải là thử một lần, thất bại và bỏ cuộc. Vì bạn chắc chắn sẽ thất bại. Ai cũng sẽ thế. Điều quan trọng là bạn phải tiếp tục cố gắng.

Michael Jordan, điều không thể chối cãi ông là một trong những cầu thủ bóng rổ vĩ đại nhất mọi thời đại, ban đầu ông không được công nhận là một tài năng lớn — khi còn nhỏ, ông thậm chí còn không tham gia vào đội bóng rổ trường trung học của mình.

Nhưng thay vì bỏ cuộc, ông đã lấy sự thất vọng của mình làm động lực. “Tôi đã thất bại lặp đi lặp lại trong cuộc đời mình — và đó là lý do tại sao tôi thành công,” ông nói.

Với bất cứ điều gì bạn làm trong cuộc sống — dù đó là thể thao hay khởi nghiệp, v.v. — mục tiêu của chúng ta không phải là sợ thất bại, mà là phát triển từng ngày từ nó.

Sự tự tin ‘ban sơ’.

Vượt qua nỗi sợ hãi liên quan rất nhiều đến những niềm tin bẩm sinh vào khả năng của chính mình. Hãy cùng nhìn lại các vận động viên.

Tiến sĩ Stan Beecham, một nhà tâm lý học thể thao và là tác giả của cuốn Elite Minds: How Winners Think Differently to Create a Competitive Edge and Maximize Success nói:

“Có một quan niệm sai lầm về các vận động viên luôn vượt trội hơn so với đối thủ, đó là họ phải muốn giành chiến thắng.

Thực tế là điều đó không hoàn toàn đúng. Sự thật là những người chiến thắng và thành công ở cấp độ cao họ thực sự không nghĩ đến việc giành chiến thắng. Họ chỉ đơn giản tin rằng họ sẽ làm tốt.”

Niềm tin vào bản thân này bắt nguồn từ cái được gọi là “sự tự tin ban sơ”, hay chúng ta có thể hiểu đơn giản đó là sự tự tin được hình thành ngay từ những lúc ban đầu, khi chúng ta chưa làm bất cứ điều gì cả.

Như Tiến sĩ Jim Taylor (cũng là một nhà tâm lý học thể thao) đã nói: “Sự tự tin chính là niềm tin sâu sắc, lâu dài và kiên cường vào khả năng của một người.

Tập trung vào hiện tại.

“Bạn phải xây dựng cuộc sống của mình bằng hành động và nếu mỗi người luôn mong muốn đạt được mục tiêu của mình xa nhất có thể – không ai có thể ngăn cản họ làm điều đó”. Trích lời Marcus Aurelius, một vị Hoàng đế thời La Mã.

Mặc dù bạn có mục tiêu dài hạn. Nhưng đôi khi, bạn lại bị cuốn vào việc ngồi đó và ‘tưởng tượng’ chúng, bạn đã không thể hoàn thành công việc của mình cần làm ngày hôm nay.

“Mọi thứ lúc đầu thường thật tệ. Bạn không thể luyện chạy marathon bằng cách chạy marathon. Bạn phải xây dựng nó. Chậm rãi. Và bạn sẽ làm nó tốt hơn.

Tiến sĩ Stan Beecham, một nhà tâm lý học thể thao từng nói:

“Khi tâm trí của bạn chỉ hướng đến tương lai, bạn sẽ không thể đat được mức hiệu suất cao nhất của bản thân, bạn cũng không nên quay lại quá khứ. Bạn chỉ nên ở hiện tại với một tâm trí thực sự yên tĩnh và tối ưu.”

Nếu bạn đang nỗ lực để đạt được mục tiêu dài hạn, thì điều cần thiết là bạn phải thích thú với công việc hàng ngày ở hiện tại.

Các nghiên cứu về các vận động viên thành công nhất trên thế giới đã cho thấy rằng họ không chỉ yêu thích các cuộc thi đấu mà còn cả việc luyện tập nữa.

Họ thích làm việc cũng như tận hưởng các cuộc thi. Họ thích ý tưởng vượt qua giới hạn của bản thân, học hỏi và được thử thách những cái mới.

Nói cách khác, bạn hãy tận hưởng cuộc hành trình và những tiến bộ mà bạn đạt được trong suốt chặng đường mình di chuyển. Trước khi bạn biết điều đó, bạn sẽ đạt được mục tiêu của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Storytelling là gì? Công thức viết Storytelling trong Marketing

Trong phạm vi bài viết này, cùng tìm hiểu tất cả các lý thuyết xoanh quanh thuật ngữ Storytelling (Kể chuyện) như: storytelling là gì? Các loại Storytelling? Công thức xây dựng Storytelling? Nghệ thuật viết Storytelling trong hoạt động Marketing và thương hiệu? Một số ví dụ về Storytelling? và hơn thế nữa.

Storytelling trong tiếng Việt có nghĩa là Kể chuyện hoặc Tự sự. Storytelling được định nghĩa là một cách thức truyền thông hay marketing trong đó người làm Storytelling sử dụng nghệ thuật kể chuyện để kể và truyền tải các thông điệp đến các nhóm đối tượng mục tiêu mong muốn.

storytelling là gì
Storytelling là gì? Công thức viết Storytelling trong Marketing

Ở thế giới đầy bận rộn với sự phát triển đầy mạnh mẽ của công nghệ ngày nay, hầu hết các quảng cáo đều được thiết kế theo kiểu thu gọn và linh hoạt nhằm mục tiêu thu hút khách hàng ngay tức thời. Mặc dù điều này có thể hiệu quả, nhưng nó thường không mang lại lòng trung thành lâu dài của khách hàng, điều mà hầu hết marketer và thương hiệu kỳ vọng có được từ những nỗ lực làm marketing của họ.

Storytelling chính là giải pháp tối ưu mà các thương hiệu có thể tham khảo. Tất cả các nội dung như storytelling là gì hay cách viết storytelling ra sao sẽ được MarketingTrips phân tích cụ thể.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Storytelling là gì?
  • Storytelling trong Marketing là gì?
  • Storytelling Frameworks là gì?
  • Một Storytelling hay câu chuyện hấp dẫn cần có kết cấu như thế nào.
  • Lợi ích của Storytelling trong hoạt động kinh doanh và Marketing là gì?
  • 5 thành tố của Storytelling mà mỗi doanh nhân hay người làm marketing đều nên biết.
  • Sự khác nhau cơ bản giữa Storytelling và Brand Story là gì?
  • Một số chiến thuật Storytelling các thương hiệu có thể tham khảo.

Bên dưới là tất cả những gì bạn cần tìm hiểu về Storytelling.

Storytelling là gì?

Storytelling trong tiếng Việt có nghĩa là Kể chuyện.

Được sử dụng rộng rãi trong phạm vi kinh doanh và marketing, Storytelling là khái niệm đề cập đến cách mà một cá nhân, một tổ chức hay đơn vị nào đó sử dụng các câu chuyện để minh hoạ cho những nội dung mà họ muốn truyền tải đến một bên thứ ba nào đó.

Dù cho bạn đang làm Storytelling hay Kể chuyện trên phương tiện hay nền tảng nào, với định dạng nội dung (Content Format) là gì thì mục tiêu cuối cùng của việc sử dụng Storytelling vẫn là làm cho các nội dung đang được truyền tải trở nên rõ ràng, lôi cuốn và được ghi nhớ tốt hơn.

Storytelling cũng có thể được hiểu theo nghĩa là Nghệ thuật kể chuyện.

Khái niệm Storytelling trong Marketing.

Cũng là sử dụng chiến thuật Storytelling và mang ý nghĩa là kể chuyện như ở trên, Storytelling trong Marketing đề cập đến việc các thương hiệu sử dụng các câu chuyện để thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu với nhiều mục đích khác nhau như xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty), hoặc bán hàng.

Storytelling Frameworks là gì?

Storytelling Frameworks là các mô hình hay phương pháp mà thương hiệu sử dụng để kể các câu chuyện thương hiệu của mình.

Một số Storytelling Frameworks bạn có thể tham khảo tại đây:

Công thức xây dựng và thực thi Storytelling.

Mặc dù hầu hết các hoạt động marketing hay kinh doanh đều cố gắng giúp người dùng hợp lý hóa việc mua hàng bằng cách thể hiện các lợi ích về kinh tế, xã hội hoặc sức khỏe, v.v.

Cách kể chuyện hay sẽ giúp bạn khơi gợi phản ứng cảm xúc ở đối tượng mục tiêu – giúp họ có bước nhảy vọt từ một khách hàng tiềm năng đơn thuần thành khách hàng thực sự, tức là khách hàng đã mua hàng.

Bạn nên tập trung vào việc xây dựng những kết nối với đối tượng mục tiêu – thông qua những câu chuyện có liên quan, những giai thoại hấp dẫn và thông điệp truyền cảm hứng.

Số liệu và dữ liệu dẫu có quan trọng đến đâu thì chúng cũng chỉ là một phần nhỏ của bất kỳ chiến dịch marketing hiệu quả nào.

Những câu chuyện mạnh mẽ và có sức thuyết phục thường là những câu chuyện gợi ra phản ứng cảm xúc ở người đọc và khiến họ cảm thấy họ cần phải tương tác với các câu chuyện được kể.

Hãy nhớ rằng, người đọc hay đối tượng mục tiêu của bạn có thể phát hiện ra những thứ gì đó không chân thực từ cách kể chuyên của bạn. Điều quan trọng là câu chuyện về thương hiệu của bạn không chỉ thu hút và mang tính nhân văn mà còn phải chân thực.

Một cách đơn giản để đạt được điều này là hãy xem xét các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp của bạn và truyền tải chúng ra ngoài bằng một câu chuyện thu hút người đọc, một chuyện đơn giản, cá nhân và ý nghĩa sẽ không bao giờ bị lãng quên.

Khách hàng của bạn đánh giá sản phẩm thì lý tính nhưng mua hàng thì lại đầy cảm tính.

Điều này có nghĩa là nội dung của bạn phải chứ đầy đam mê, sự đồng cảm và thu hút khách hàng ở bất cứ điểm chạm nào có thể.

Lợi ích của chiến thuật Storytelling trong kinh doanh và Marketing là gì?

Lợi ích của chiến thuật Storytelling trong kinh doanh và Marketing là gì?
Lợi ích của chiến thuật Storytelling trong kinh doanh và Marketing là gì?

Bạn không cần phải đi đâu xa để tìm thấy một thương hiệu có cách kể chuyện đỉnh cao trong chiến lược truyền thông của mình.

Nike, một trong những thương hiệu giày dép lớn nhất thế giới, đã sử dụng cách kể chuyện trong nhiều thập kỷ qua, chiến lược này đã giúp định vị Nike như là một thương hiệu đích thực và cũng là động lực mà mọi người đều có thể liên tưởng đến.

Nike đạt được điều này bằng cách đưa câu chuyện “Just Do It” vào danh sách các câu chuyện đầy cảm hứng của mình, câu chuyện đầu tiên có thể kể đến chính là câu chuyện đầy cảm hứng về một người đàn ông 80 tuổi đang làm tất cả những gì có thể để giữ cho vóc dáng được khoẻ mạnh – điều tạo nên sức hấp dẫn của mọi người với thương hiệu.

Bên dưới là ví dụ thực tế về cách Nike tận dụng Storytelling.

Apple, Walmart, Nestlé, Johnson & Johnson và nhiều công ty lớn nhất thế giới khác cũng đã đạt được thành công tương tự khi sử dụng cách kể chuyện để tạo tiếng vang và dấu ấn với khách hàng mục tiêu của họ.

Lợi ích của việc kể chuyện trong kinh doanh thì quá rõ ràng. Nó có thể giúp bạn không chỉ đạt được lợi thế trong cạnh tranh mà còn có thể nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng, phát triển thương hiệu và quan trọng nhất là xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

Theo thời gian, điều này có thể giúp tăng lợi nhuận, cải thiện khả năng giữ chân khách hàng và thậm chí là chuyển đổi khách hàng tiềm năng hiệu quả hơn trước.

Theo Harvard Business Review năm 2016, Top 10 công ty hàng đầu trên thế giới là những công ty hay thương hiệu có khả năng đồng cảm cao nhất – bao gồm Facebook, Alphabet (Google), Netflix, Whole Foods Market và Unilever.

Đây không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Rõ ràng là mọi người thích sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của các thương hiệu mà họ cảm thấy hoạt động có đạo đức và có mục tiêu lớn hơn ngoài việc chỉ đơn giản là bán sản phẩm và tạo ra lợi nhuận.

Cách kể chuyện tuyệt vời biến một thương hiệu trở thành một doanh nghiệp thân thiện và quen thuộc.

Tuy nhiên, có một thực tế là ngày nay rất ít thương hiệu dành nhiều thời gian để đưa những cách kể chuyện chân thực vào chiến lược quảng cáo hay thông điệp thương hiệu của chính họ.

5 thành tố của Storytelling mà mỗi doanh nhân hay người làm marketing đều nên biết.

Sau khi hiểu được storytelling là gì cũng như tầm quan trọng của nó, người xây dựng Storytelling cũng cần hiểu các thành tố quan trọng vốn có của chiến thuật này.

1. Chúng ta là ai.

Nhiều doanh nhân có xu hướng chia sẻ những gì họ làm hơn là chính con người của họ.

Mọi người mua hàng từ những người khác và khả năng kết nối của một doanh nhân với một người khác thông qua câu chuyện đầy tính xác thực của cá nhân họ sẽ có sức ảnh hưởng sâu sắc đến một người nào đó hơn bất cứ điều gì khác về sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

2. Chúng ta làm gì.

Khi chia sẻ những gì bạn làm, bạn phải ngắn gọn, rõ ràng và kích thích khả năng suy nghĩ của người khác, nhưng quan trọng nhất, bản tóm tắt của bạn cần nêu ra những lợi ích cho người mà bạn đang nói chuyện cùng.

Sau khi ai đó biết được những gì bạn làm, họ nên hiểu rõ ràng việc đó sẽ mang lại lợi ích như thế nào cho họ và muốn biết thêm từ bạn.

3. Tại sao chúng ta làm điều đó.

Hầu hết các doanh nhân đều nhận ra rằng chúng ta đang sống trong một thế giới có mục đích rõ ràng hơn bao giờ hết.

Mọi người không chỉ mua những gì bạn làm – họ mua bởi vì họ hiểu lý do tại sao bạn làm điều đó.

Chữ “tại sao” trong câu chuyện của bạn có thể là một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa doanh nghiệp của bạn và đối thủ cạnh tranh.

4. Chúng ta làm điều đó như thế nào.

Mọi người không chỉ quan tâm đến những gì bạn làm và tại sao bạn làm điều đó – họ còn muốn biết cách bạn làm điều đó như thế nào.

Khả năng trình bày rõ ràng về phương pháp hay những gì bạn làm sẽ khiến bạn trở nên vừa tự tin vừa có kinh nghiệm trong mắt người khác – ngay cả khi bạn không tận tay làm điều đó.

Mặc dù các doanh nhân thường hào hứng với việc chia sẻ những gì họ làm, nhưng việc chia sẻ cách họ làm lại có thể tạo niềm tin và uy tín giữa họ với khách hàng tiềm năng.

5. Bằng chứng của chúng ta là gì.

Khách hàng tiềm năng muốn có bằng chứng về những kết quả thành công bạn đã đạt được và họ muốn biết bạn đã làm gì, tại sao bạn làm điều đó và bạn đã làm như thế nào.

Không điều gì khiến ai đó tin bạn nhiều hơn là một câu chuyện thành công của khách hàng.

Khi kể một câu chuyện như vậy, bạn hãy bắt đầu bằng cách chia sẻ những nỗi đau và khó khăn mà khách hàng gặp phải khi họ đến với bạn; sau đó giải thích những gì bạn đã làm cho họ và tại sao bạn làm điều đó.

Cuối cùng, tiết lộ những lợi ích mà khách hàng có được khi làm việc với bạn.

Phương pháp này cho phép người nghe liên tưởng đến khách hàng trong câu chuyện của bạn và nó sẽ mang lại cho họ sự tin tưởng cần thiết để tìm đến bạn và mua một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó.

Bạn có đang xem kể chuyện là một phần của chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân và kinh doanh của doanh nghiệp mình chưa?

Đối với bạn, khía cạnh khó nhất của việc kể chuyện là gì? Gần như tất cả mọi người đều có thể cải thiện câu trả lời của họ bằng câu hỏi, “Bạn làm nghề gì?”

Hãy kể nên những câu chuyện tuyệt vời của bạn và doanh nghiệp ngay từ bây giờ !

Sự khác nhau cơ bản giữa Storytelling và Brand Story là gì?

Sự khác nhau cơ bản giữa Storytelling và Brand Story là gì?
Sự khác nhau cơ bản giữa Storytelling và Brand Story là gì?

Như vốn bản chất từ ngữ của nó, trong khi Storytelling đề cập đến việc (hoạt động) Kể chuyện, Brand StoryCâu chuyện thương hiệu, chính là “vật liệu” hay nguồn gốc được sử dụng để kể chuyện.

Bạn không thể kể chuyện hay nếu bạn không có một câu chuyện thương hiệu đủ hấp dẫn đối tượng mục tiêu.

Nghệ thuật sử dụng Storytelling.

Mặc dù việc xây dựng Storytelling hay một câu chuyện thương hiệu mà khách hàng của bạn phải có liên quan là cực kỳ quan trọng, nhưng bạn cũng cần đảm bảo rằng câu chuyện đó được tối ưu.

Hãy tập trung vào cách sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể loại bỏ sự tiêu cực, củng cố mặt tích cực và giúp người dùng tiến lên phía trước theo một cách nào đó.

Bằng cách thu hút đối tượng mục tiêu của bạn vào một câu chuyện hấp dẫn với những dòng cảm xúc chân thành, bạn có thể nuôi dưỡng sự tin tưởng từ họ vào công ty cũng như các sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty bạn tạo ra.

Trên thực tế, điều này có nghĩa là bạn cần sử dụng một loạt các chiến thuật để giúp khách hàng của mình nắm bắt và quan tâm đến cuối cùng.

Nó thể bao gồm việc tiếp cận trực tiếp với khách hàng và giới thiệu đến họ các câu chuyện của bạn.

Nhưng dù cho bạn làm gì, hãy giữ nó thật nhất quán.

Bạn cũng cần đảm bảo tinh chỉnh giọng điệu của bạn, giữ cho thông điệp thương hiệu của bạn đơn giản với nội dung có thể thu hút rộng rãi.

Đừng thay đổi quá nhiều trong mỗi lần bạn tiếp cận, hãy nhớ sử dụng các hình ảnh và bối cảnh tương tự trong nội dung của bạn nếu có thể – điều này giúp xây dựng sự quen thuộc và thoải mái ở khách hàng với thương hiệu.

Hãy nhớ bạn luôn phải truyền cảm hứng, đừng bao giờ chỉ trích hay cố gắng chỉ để hoàn thành những mục tiêu đơn giản.

Bạn cũng cần đảm bảo rằng bạn cung cấp cho đối tượng mục tiêu của bạn nhiều điều để suy ngẫm. Một câu chuyện tuyệt vời là một câu chuyện đáng được chia sẻ và để lại ấn tượng lâu dài cho người đọc.

Các loại Storytelling phổ biến mà mọi Marketers đều nên tham khảo.

Trong khi tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp khác nhau, với các dòng sản phẩm và đối tượng mục tiêu marketing khác nhau, doanh nghiệp có thể sử dụng các loại Storytelling khác nhau, dưới đây là một số loại phổ biến nhất.

  • Data driven Storytelling: Là phương thức xây dựng Storytelling dựa trên dữ liệu.
  • Mini Ads Storytelling: Kể chuyện thương hiệu thông qua việc kết hợp nhiều mẫu quảng cáo nhỏ và có liên kết với nhau.
  • Customer led Storytelling: Kể các câu chuyện chuyện được dẫn dắt bởi khách hàng.
  • Philanthropic Storytelling: Kể chuyện bằng đạo đức.
  • Immersive Storytelling: Kể chuyện nhập vai.
  • Visual Storytelling: Kể chuyện thông qua các nội dung trực quan như Video, Hình ảnh hay Infographics.

Bạn có thể xem chi tiết các loại Storytelling tại đây.

Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Storytelling.

  • Visual Storytelling là gì?

Như đã phân tích ở phần khái niệm, để tiến hành kể chuyện (Storytelling), thương hiệu có thể kể theo nhiều cách thức hay định dạng nội dung khác nhau.

Visual Storytelling là hình thức kể chuyện trực quan (Visual), tức là sử dụng các hình ảnh bắt mắt và hấp dẫn để truyền tải các thông điệp hay câu chuyện đến với khách hàng (thay vì sử dụng các định dạng nội dung không trực quan khác như văn bản hay âm thanh).

  • Storytelling là gì?

Storytelling đơn giản là kể chuyện, khái niệm đề cập đến cách mà một cá nhân, một tổ chức hay đơn vị nào đó sử dụng các câu chuyện để minh hoạ cho những nội dung mà họ muốn truyền tải đến một bên thứ ba nào đó.

  • Storyteller là gì?

Storyteller có nghĩa là Người kể chuyện hay người thực hiện công việc Storytelling, Storyteller ở đây có thể là một cá nhân và cũng có thể là một tổ chức, họ chính là người mang các câu chuyện (Story) đến với công chúng.

  • Storytelling trong Rap là gì?

Trong âm nhạc nói chung và nhạc Rap nói riêng, thuật kể chuyện – Storytelling là lối kể chuyện qua lyrics, đóng vai trò rất quan trọng, giúp truyền đạt cảm xúc của tác giả đến với đại đa số công chúng.

Về bản chất, Storytelling rất đơn giản, gồm 3 phần như một bài văn gồm mở bài, thân bài và kết bài. Một bản nhạc Rap được viết theo lối Storytelling có thể thúc đẩy cảm xúc trong nội tâm khán giả do đó từ lâu đây được xem là một phương thức làm nhạc thành công.

  • Digital Storytelling là gì?

Digital Storytelling có nghĩa là Kể chuyện kỹ thuật số, là một hình thức sản xuất truyền thông kỹ thuật số ngắn cho phép mọi người chia sẻ các khía cạnh trong câu chuyện của họ.

Liên quan đến thuật ngữ Digital Storytelling, Digital Story tức Câu chuyện kỹ thuật số cũng là một khái niệm được nhiều người quan tâm.

Câu chuyện kỹ thuật số là một bản trình bày đa phương tiện kết hợp nhiều yếu tố kỹ thuật số trong một cấu trúc tường thuật (một câu chuyện).

  • Brand Storytelling là gì?

Brand Storytelling là kể chuyện thương hiệu. Từ một câu chuyện thương hiệu (Brand Story) nào đó, doanh nghiệp tiến hành kể những câu chuyện này tới khách hàng thông qua nhiều cách kể chuyện khác nhau.

  • Content Storytelling là gì?

Content Storytelling là kể chuyện bằng nội dung (Content), thương hiệu sử dụng những nội dung có thể là video, audio, văn bản (textual), infographic, hình ảnh (photo) để kể các câu chuyện thương hiệu.

  • Longer-form Storytelling là gì?

Longer-form storytelling là phương pháp kể các câu chuyện theo cách dài hơn, dù cho đó là nội dung video hay văn bản (text) hay bất cứ định dạng nội dung nào khác, điểm quan trọng chính ở đây là bạn phải cung cấp nhiều thứ hơn để xem cho người dùng.

  • Data Storytelling là gì?

Data Storytelling là kể chuyện bằng dữ liệu, thay vì kể chuyện bằng các văn bản thông thường hay quan điểm một chiều từ phía thương hiệu, người làm marketing sử dụng các dữ liệu hay con số thu thập được để khiến cho câu chuyện trở nên thú vị và đáng tin hơn.

  • Video Storytelling là gì?

Là khái niệm đề cập đến cách kể chuyện (storytelling) bằng nội dung là video. Thay vì sử dụng văn bản (text) hay hình ảnh (photo), thương hiệu sử dụng video làm định dạng nội dung chính để truyền tải các câu chuyện (Story).

  • Personalized Storytelling là gì?

Là hoạt động cá nhân hoá cách kể chuyện hay truyền tải thông điệp của thương hiệu đến với khách hàng. Với từng nhóm, phân khúc, hay thậm chí là từng đối tượng cá nhân khác nhau, thương hiệu kể những thứ khác nhau.

  • Authentic Storytelling là gì?

Authentic Storytelling là chiến thuật kể chuyện một cách chân thực, khi thương hiệu ít sử dụng các yếu tố mang tính quảng cáo, thay vào đó thể hiện những gì mà thương hiệu có thể làm được, những gì gần gũi với người tiêu dùng của họ và hơn thế nữa.

  • Case Study Storytelling là gì?

Cũng có phần tương như cách tiếp cận của Data Storytelling, Case Study Storytelling là thuật kể chuyện thương hiệu dựa trên các dữ liệu về khách hàng, các tình huống thực tế liên quan đến cách khách hàng sử dụng và trải nghiệm sản phẩm (trải nghiệm thương hiệu).

Kết luận.

Thông qua những phân tích ở trên của MarketingTrips, hẳn là bạn đã có thể hình dung được vai trò của các câu chuyện trong thế giới kinh doanh hiện đại vốn có quá nhiều sự canh tranh và ồn ào.

Bằng cách hiểu storytelling là gì, các công thức để xây dựng một chiến thuật Storytelling thành công, cũng như chuẩn bị các kỹ năng cần có để xây dựng và phát triển Storytelling, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để kết nối, làm hài lòng và giữ chân khách hàng của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Doanh nhân rất cần kỹ năng viết và đây là cách để cải thiện

Ngoài sự kiên trì, sáng tạo và chịu được rủi ro thì tất cả các chủ doanh nghiệp cũng nên có kỹ năng viết lách tốt, đa dạng để thu hút đối tượng mục tiêu của họ cũng như tạo sự khác biệt tốt hơn.

Trở thành một người có khả năng viết lách tốt có thể mang lại lợi thế cho bạn – và điều này có nghĩa là bạn không chỉ giỏi ngữ pháp và chính tả cơ bản mà còn có thể thể hiện bản thân theo cách thú vị, hấp dẫn và độc đáo.

Bạn nghe có vẻ đáng tin và thuyết phục hơn.

Grammarly đã thực hiện một nghiên cứu về 100 hồ sơ trên LinkedIn vào năm 2013 và họ nhận thấy rằng ngữ pháp tốt dẫn đến vị trí tốt hơn và nhiều sự thăng tiến hơn.

Trong thời đại mà các công cụ tự động sửa lỗi và chính tả có thể dễ dàng truy cập, việc viết lách của bạn không được ‘sạch sẽ’ thậm chí còn lười biếng hơn bao giờ hết.

Chính tả đúng và viết ‘sạch sẽ’ khiến bạn trở nên chuyên nghiệp và mang lại cho bạn nhiều quyền hạn hơn với khách hàng của mình.

Nếu bạn không chỉ học cách viết đúng mà còn để viết tốt, bạn có thể sử dụng các kỹ năng hùng biện để giúp bạn trở nên thuyết phục hơn trong email, các nội dung quảng cáo và hơn thế nữa.

Học các nguyên lý đơn giản như sử dụng giọng nói chủ động, viết ngắn gọn, rõ ràng và sắp xếp các ý tưởng của bạn có thể làm tăng hiệu quả của bất cứ điều gì bạn viết.

Bạn có thể mở rộng tầm ảnh hưởng của mình.

Nếu bạn là một người có khả năng viết tốt, bạn có thể bắt đầu đưa ra ý tưởng của mình và thiết lập bản thân như một nhà lãnh đạo tư tưởng.

Bạn có thể viết blog, các bài báo, tạo video và thậm chí viết sách. Ngày nay, nội dung là tất cả mọi thứ và với những kỹ năng này, bạn có thể kể các câu chuyện của mình và chia sẻ kiến ​​thức của mình.

Bạn không cần phải thuê một biên tập viên, người viết hoặc nhóm tạo nội dung. Thông thường, với một nhóm hoặc cộng tác viên, họ phải tìm hiểu bạn, câu chuyện và phong cách của bạn, điều này mất rất nhiều thời gian – hoặc nội dung của bạn đơn giản là nghe có vẻ không chân thực.

Bạn hiểu rõ bản thân và lĩnh vực chuyên môn của mình nhất do đó nếu bạn có thể viết về nó tốt, tại sao không tự mình làm điều đó.

Viết tốt có thể áp dụng cho mọi thứ.

Là một doanh nhân, chủ doanh nghiệp hay thậm chí đơn giản là con người, bạn luôn phải viết và giao tiếp.

Cho dù đó là soạn một email quan trọng, tạo quảng cáo khuyến mãi, đưa ra phản hồi cho đội nhóm của bạn hay thể hiện ý tưởng của bạn trong một ấn phẩm, thì cách bạn nói mọi thứ đều rất quan trọng.

Trên thực tế, nó có thể có nghĩa là sự khác biệt giữa thành công và thất bại, cho dù ở quy mô lớn hay nhỏ.

Bạn sẽ áp dụng các kỹ năng viết tốt mỗi ngày và bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt khi bạn nỗ lực. Vậy làm thế nào để bạn có thể viết tốt hơn?

Hãy quan tâm đến việc cải thiện.

Nếu bạn không thực sự muốn viết tốt hơn, bạn sẽ không làm như vậy. Nỗ lực và có ý định sẽ đưa bạn tiến xa; hơn thế nữa, quan tâm đến mọi thứ bạn tạo ra sẽ tạo ra sự khác biệt.

Nếu bạn thực hiện ngay cả những bước nhỏ như hiệu đính hoặc tìm hiểu một phần nội dung sau bản nháp đầu tiên, bạn sẽ thấy bài viết của mình bắt đầu được cải thiện.

Muốn viết tốt hơn sẽ khiến bạn trở thành một người có khả năng viết lách tốt hơn, bởi vì nếu bạn không quan tâm đến những gì bạn viết, nó sẽ không bao giờ là tốt nhất có thể.

Đọc nhiều.

Các nghiên cứu tiếp tục phát hiện ra rằng các CEO đọc khoảng bốn hoặc năm cuốn sách mỗi tháng và rõ ràng rằng việc tiêu thụ nội dung (ngay cả khi đó là podcast, sách nói hoặc phương tiện trực quan) là một đặc điểm của những người thành công.

Ngoài thành công, việc đọc liên tục sẽ cho bạn thấy các cách viết hay và giúp bạn dễ dàng hấp thụ hơn.

Đừng chỉ đọc sách phát triển bản thân, tiểu sử và sách kinh doanh. Nhiều tiểu thuyết văn học có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn với tư cách là một người đọc tốt hơn. Hãy cố gắng để tiêu thụ tất cả các loại nội dung có thể.

Tìm tiếng nói của chính bạn.

Tìm giọng nói và phong cách mà bạn thích nhất và nghe giống bạn hơn. Giọng nói này thường đi kèm với sự luyện tập; bạn cũng có thể tự ghi âm để xem mình phát âm như thế nào khi nói và cố gắng sao chép điều đó bằng văn bản.

Cuối cùng, bài viết của bạn sẽ giống bạn hơn, cho dù nó hài hước, kỳ quặc, bình thường hay khó nghe. Nghe như chính bạn có sức mạnh hơn là nghe “tốt”.

Tạo tất cả các loại nội dung.

Nội dung hay Content vốn mang nhiều hình thức khác nhau và một trong số các cách thông minh đó là bạn nên xây dựng và tối ưu nhiều kiểu nội dung khác nhau. Bạn có thể xem Content là gì để hiểu sâu hơn về chủ đề này.

Cuối cùng, cách tốt nhất để viết tốt hơn là thực hành nó. Đặt mục tiêu để tạo một phần nội dung nào đó mỗi tuần hoặc tháng, cho dù đó là blog, bài đăng trên Instagram hay video. Sau đó, tiếp tục tạo nội dung này một cách nhất quán.

Bạn càng tạo nhiều, đặc biệt là ở một định dạng nội dung nhất định, thì bạn càng nhận được nhiều hơn. Chỉ cần có ý định, quan tâm và thực hành, bạn có thể cải thiện kỹ năng viết của mình gấp mười lần.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Nghiên cứu quản trị Google: Cách nhận biết ‘ông chủ độc hại’

Bạn có thể là một ông chủ độc hại và thậm chí không nhận ra nó.

Bắt đầu vào năm 2009, một nhóm trong “Phòng thí nghiệm đổi mới con người của Google” đã dành một năm để đánh giá hiệu suất khai thác dữ liệu, khảo sát nhân viên, đề cử giải thưởng cho những người quản lý hàng đầu và các nguồn khác để đánh giá sự khác biệt giữa người quản lý được xếp hạng cao nhất và thấp nhất.

Các nhà nghiên cứu đã tóm tắt hàng trăm trang ghi chú và dữ liệu phỏng vấn, sau đó chia sẻ kết quả với nhân viên.

8 dấu hiệu chứng tỏ bạn là ông chủ độc hại.

Nếu bạn là người quản lý, hãy dành một phút để xem có bao nhiêu người trong số này giống bạn:

1. Bạn cảm thấy thất vọng khi phải huấn luyện một nhân viên về một kỹ năng.

Nghiên cứu của Google cho thấy các nhà quản lý hàng đầu được nhân viên đánh giá cao về kỹ năng huấn luyện của họ.

2. Bạn cảm thấy phải kiểm tra lại mọi công việc của nhân viên.

Đây là một hình thức quản lý vi mô và được coi là một đặc điểm rất độc hại.

3. Bạn không muốn biết bất cứ điều gì về nhân viên của mình ngoài việc liệu họ có đang làm đúng công việc của mình hay không.

Trí tuệ cảm xúc (EQ) được coi là một trong những yếu tố dự báo thành công cao nhất với tư cách là một nhà quản lý. Quan tâm đến người khác là điều quan trọng để giành được sự tin tưởng và tôn trọng.

4. Bạn cảm thấy liên tục bị tụt lại phía sau và bị chia ra quá nhiều hướng.

Xuất hiện sự mất kiểm soát và không thể tiếp tục công việc của bạn là dấu hiệu của việc quản lý bản thân kém. Nếu bạn không thể quản lý hiệu quả và năng suất của chính mình, bạn không thể mong đợi người khác có thể làm tốt hơn.

5. Bạn thà ngồi tại văn phòng của mình hơn là trò chuyện với đội nhóm.

Khuynh hướng ‘chống lại xã hội’ là dấu hiệu của một người cảm thấy mình là một người giao tiếp kém.

6. Bạn cảm thấy sự phát triển nghề nghiệp của nhân viên là vấn đề của chính họ – không liên quan đến bạn.

Đầu tư vào sự thành công của nhân viên sẽ xây dựng lòng trung thành và giữ chân nhân viên. Nó cũng làm cho nhân viên của bạn có giá trị hơn đối với bạn.

7. Bạn không thể lập kế hoạch cho sự phát triển của bộ phận vì bạn không thể tưởng tượng sẽ đạt được mục tiêu hiện tại với đội nhóm hiện tại của mình.

Các nhà quản lý giỏi luôn có một tầm nhìn rõ ràng về sự phát triển để truyền đạt cho đội nhóm của họ như một cách để thúc đẩy họ.

8. Bạn ghét việc một số nhân viên của bạn có những kỹ năng buộc bạn phải phụ thuộc vào họ, bởi vì bạn không có những kỹ năng đó.

Những nhà quản lý giỏi nhất biết sở hữu điểm mạnh của họ và không cảm thấy bị đe dọa bởi điểm mạnh của những người trong đội nhóm của họ.

Nếu bạn trả lời “có” cho một hoặc nhiều mục ở trên, có khả năng bạn bị coi là một nhà lãnh đạo kém hiệu quả và thậm chí có thể là một ‘ông chủ độc hại’.

Kết luận:

  • Không phải ai cũng có khả năng làm quản lý. Các nghiên cứu của Gallup cho thấy có tới 82% các công ty mắc sai lầm về người mà họ chọn làm quản lý.
  • Không phải ai cũng có tư cách để trở thành một ông chủ tốt.
  • Tìm ra sự kết hợp độc đáo của các thế mạnh quan trọng hơn nhiều so với việc mặc định xem ai đó là một “nhà quản lý”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

7 ‘cạm bẫy’ mà doanh nhân thường gặp trong kinh doanh

Khi bắt đầu kinh doanh, cách bảo vệ tốt nhất là xây dựng hàng rào phòng thủ.

Có một số cạm bẫy mà các doanh nhân dễ dàng rơi vào có thể hủy hoại sức khỏe của bạn, các mối quan hệ, cũng như hạnh phúc tổng thể của bạn.

07 cạm bẫy sau đây được liệt kê theo thứ tự giảm dần, cũng như một số kiến ​​thức sẽ trang bị bạn phải làm gì nếu bạn rơi vào một trong những cái bẫy đó.

7. Mong đợi kết quả quá sớm

Các phương tiện truyền thông thích đưa tin về những thành công chỉ qua một đêm. Thật dễ dàng để đọc hoặc nghe một trong những câu chuyện này và bạn bắt đầu so sánh bản thân với thành công đó.

Nhưng nếu bạn thực sự dành một chút thời gian để đào sâu đằng sau những câu chuyện thành công chỉ qua một đêm này, bạn sẽ nhận ra rằng chúng không chỉ qua một đêm.

Trên thực tế, thành công của họ thực sự cần nhiều năm làm việc, mài dũa và nỗ lực. Lời khuyên dành cho bạn là hãy hiểu rằng thành công cần có thời gian.

Rất nhiều người từ chối tiếp tục vì họ nghĩ rằng thế giới kinh doanh không phù hợp với họ chỉ sau vài tháng. Trên thực tế, có lẽ họ đã ở rất gần điểm uốn nơi mà mọi thứ sẽ bắt đầu phát triển.

6. Lạm dụng thành kiến cá nhân của riêng bạn

Hầu hết chúng ta sẽ đặt thành kiến ​​cá nhân của mình vào các sản phẩm, giải pháp và nội dung mà chúng ta đang tạo ra mà không hề nhận ra.

Đúng vậy, chúng ta có những câu chuyện và kinh nghiệm của riêng mình và chúng ta hoàn toàn bình thường khi muốn chia sẻ những điều đó, nhưng giả định rằng những gì chúng ta cung cấp là những thứ mà mọi người thấy đó là cách tiếp cận sai lầm. Bạn cần loại bỏ phỏng đoán càng nhiều càng tốt.

Cách để chống lại điều này là trò chuyện và xác nhận những ý tưởng này từ trước. Tốc độ chỉ hữu ích nếu bạn đang chạy đúng hướng. Việc thiếu xác thực mức độ thích hợp có thể bóp chết nhiều doanh nghiệp hơn bất kỳ điều gì khác.

5. Làm việc chỉ vì tiền

Một trong những điều thú vị nhất khi trở thành một doanh nhân – và cũng là một trong những lý do khiến bạn có thể trở thành chính mình – đó là tiềm năng vô hạn.

Chúng ta có thể bán cho nhiều khách hàng hơn, chúng tôi có thể tạo ra nhiều sản phẩm hơn. Khả năng là vô tận hơn.

Tuy nhiên, nếu bạn tiếp cận công việc kinh doanh bằng phương pháp lấy tiền làm đầu và đó là tất cả những gì bạn nghĩ đến, thì rất có thể bạn sẽ thua cuộc.

Trước hết, bạn nên tập trung vào cách bạn có thể giúp đỡ người khác. Triết lý của bạn nên là thu nhập của bạn phải là sản phẩm phụ của việc bạn phục vụ khách hàng hay nhân viên của mình tốt như thế nào.

4. Mất tập trung tới những điều mới

Một trong những cuộc đấu tranh lớn nhất của người khởi nghiệp là nói đồng ý với điều gì đó và gắn bó với nó.

Hãy nhớ rằng khi bạn nói có với một điều mới, nghĩa là bạn đang nói không với điều bạn đang làm – điều mà ban đầu bạn đã nói có. Và bạn thử đoán xem? Nếu bạn tiếp tục tuân theo suy nghĩ này, sẽ chẳng có gì là hoàn thành cả.

Một chiến thuật hữu ích mà bạn nên để tránh rơi vào bẫy này là “học đúng lúc”. Điều này đơn giản có nghĩa là bạn chỉ cho phép mình tìm hiểu về những thứ tiếp theo trong danh sách ưu tiên của bạn.

Có rất nhiều thứ để học và rất nhiều những bài báo hay tài liệu mới, v.v. để học hỏi. Bạn sẽ nợ chính bản thân mình khi làm theo điều ban đầu mà bạn đã nói đồng ý, nếu không bạn sẽ tiếp tục đi vào một vòng lặp không bao giờ kết thúc. Và điều đó sẽ thật mệt mỏi.

3. Bạn không thể làm tất cả

Đặc biệt là trong thời gian đầu, bạn đã quen với việc tự mình làm mọi thứ, nhưng theo thời gian, bạn sẽ phải chấp nhận thực tế rằng bạn chỉ có thể làm được vài thứ.

Nếu bạn tiếp tục nỗ lực theo cách của mình, bạn sẽ đi đến điểm mà bạn ổn định hoặc bạn sẽ kiệt sức. Tìm những người làm một số nhiệm vụ tốt hơn và nhanh hơn bạn. Điều này sẽ mở ra thời gian của bạn để bạn có thể tập trung vào những việc mà chỉ bạn nên làm.

Bạn có thể thực hiện những hành động lớn hơn, táo bạo hơn ở những nơi khác trong khi nhờ người khác ‘chăm sóc’ những thứ bạn không thể làm. Doanh nghiệp của bạn sẽ cảm ơn bạn vì nó.

2. So sánh bản thân với người khác

Chính bản chất con người của chúng ta đã khiến chúng ta rơi vào những cái bẫy này. Chúng ta bắt đầu cảm thấy xấu hổ và không xứng đáng.

Thật tuyệt khi được truyền cảm hứng hoặc động lực từ công việc của người khác, nhưng việc tự hạ thấp bản thân và so sánh bản thân với người khác lại là lãnh địa nguy hiểm.

Bạn chỉ nên so sánh bản thân với chính mình của ngày hôm qua, với chính mình của tuần trước hoặc tháng trước. Cố gắng thực hiện các cải tiến dựa trên bản thân trước đây của bạn để bạn có thể phát triển hơn theo thời gian.

1. Bỏ qua giờ giấc

Doanh nghiệp của bạn thường là tất cả những gì bạn đang nghĩ đến. Động lực đó là một điều tốt và một điều gì đó đáng phấn khởi.

Tuy nhiên, sẽ không tốt khi bạn quên dành thời gian cho gia đình, con cái hoặc bạn bè của mình. Hoặc, thậm chí tệ hơn, khi bạn tiếp tục nghĩ về công việc kinh doanh của mình khi bạn đang đi chơi với họ.

Các ranh giới thời gian rất quan trọng và vì bạn là ông chủ của chính mình, nên việc thực hiện (và tuân thủ) chúng là tùy thuộc vào bạn.

Khi bạn đang làm việc, bạn nên hoàn toàn chú tâm vào công việc của mình, nhưng khi hết ngày, bạn phải thay đổi.

Nếu bạn đã rơi vào một trong 07 cái bẫy này hoặc bạn hiện đang ở một trong số chúng, hãy biết rằng bạn không đơn độc.

Tất cả chỉ là để ý đến những cái bẫy này để bạn có thể tự khắc phục và trở lại đúng hướng khi cần. Đó là nơi thực sự bạn có thể thành công và phát triển

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Tại sao Mindset là yếu tố quyết định thành công

Trong khi có nhiều ý kiến cho rằng “cần cù” là yếu tố quyết định, một mindset tốt mới là điều kiện giúp bạn vượt qua những ngày tháng khó khăn.

Tại sao Mindset là yếu tố quyết định thành công
Tại sao Mindset là yếu tố quyết định thành công

Không ai sinh ra đã là doanh nhân.

Nhưng điều đó cũng không xảy ra một cách tình cờ, thay vào đó là họ bị thúc đẩy. Đó là tất cả về việc bạn có được sự bắt buộc trở thành một phần của điều gì đó lớn hơn và sẵn sàng làm bất cứ điều gì cần thiết để đạt được mục tiêu.

Cách bạn trở thành một doanh nhân “vượt trội” phụ thuộc vào quan điểm hay tư duy của bạn hơn bất cứ điều gì khác.

Những quan điểm sau đây sẽ giúp bạn có được một khuôn khổ tâm trí hay tư duy mà cuối cùng chúng sẽ giải phóng bạn, giúp bạn tìm kiếm những thành công cho riêng mình.

Họ biết điểm “why” của chính họ.

Điều quan trọng là phải nắm chắc điều gì đang thúc đẩy nỗ lực của bạn. Mục đích của bạn, theo nhiều cách, là nền tảng để bạn thành công.

Vì vậy, hãy dành thời gian để xác định lý do đằng sau những gì bạn đang làm: Động lực nào khiến bạn bắt đầu kinh doanh của riêng mình?

Điều gì đang thúc đẩy bạn? Lý do bạn thức dậy vào buổi sáng là gì? Bạn có muốn thay đổi thế giới? Tạo thu nhập? Cả hai? Đối với hầu hết, điều này không hoàn toàn là về tiền bạc, mà thường đi xa hơn.

Bạn muốn tiền để làm gì? Đó có phải là sự tự do và những cơ hội mà nó có thể mua bạn? Nó có đảm bảo tài chính cho gia đình bạn không? Tại sao bạn lại có niềm đam mê giúp đỡ người khác thành công?

Đó có phải là sử dụng kỹ năng của bạn để tạo ra thứ gì đó độc đáo mà mọi người sẽ yêu thích không? Đó có phải là tìm cách để tạo ra 80 nghìn mỗi năm để bạn có thể có một lối sống không căng thẳng?

Dù nó là gì, hãy nắm lấy nó. Niềm đam mê là thứ sẽ thổi bùng lên ước mơ của bạn. Nó cũng sẽ cung cấp cho bạn động lực để tiếp tục khi mọi thứ trở nên khó khăn.

Họ nhận ra rằng ‘sự sẵn sàng’ là một lời nói dối.

Bạn sẽ không bao giờ sẵn sàng để trở thành một doanh nhân. Bạn thấy điều đó mọi lúc: Các chủ doanh nghiệp mới chớm nở đã tối tàn. Họ đã sẵn sàng để cất cánh, nhưng rồi lại không hoàn toàn có thể.

Điều này là do họ đang chờ đợi một số cơ hội lý tưởng hoặc mức độ hoàn hảo không thể đạt được trước khi ra mắt. Nhưng với suy nghĩ này, họ sẽ chờ đợi rất lâu.

Angie Lee, một chuyên gia marketing, diễn giả và người sáng lập của The Angie Lee Show giải thích “Sẵn sàng là sự dối trá”.

“Bạn có thể có tất cả các kỹ năng, tất cả các khóa đào tạo, bạn có thể có một bằng kép về kinh doanh, nhưng nếu bạn ngại bắt đầu và sợ lộn xộn và sợ nhảy việc, thì chẳng có gì là tốt cả xảy ra.

”Cuộc hành trình đầy rẫy cạm bẫy, trở ngại và thất bại. Đừng để bị lừa: Bạn không cần phải cân nhắc mọi khía cạnh của cuộc sống trước khi có thể bắt đầu. Sự hoàn hảo, cả trong cuộc sống cá nhân của bạn và trong kinh doanh, là một huyền thoại.

Để tìm kiếm thành công, bạn phải chuyển ra khỏi tư duy cầu toàn. Hoàn thành tốt hơn là hoàn hảo. Tương tự như vậy, khi nói đến xác thực ý tưởng, các khái niệm tương tự cũng được áp dụng.

Tất cả chúng ta đều biết việc xác thực một ý tưởng trước khi chạy với nó quan trọng như thế nào, nhưng chỉ cần bao nhiêu xác thực là đủ? Jake Clarke, người sáng lập For The Love of Craft Beer giải thích:

“Nếu bạn đợi cho đến khi bạn chắc chắn 100%, thì bạn đã đợi quá lâu. “Thoải mái với việc chấp nhận những rủi ro được tính toán và thông tin đầy đủ là yếu tố quan trọng để thành công.

Họ hướng tới kết quả.

Bạn được định hướng như thế nào để thành công? Các CEO khác đã không ngừng theo đuổi thành công. Bất kể trở ngại nào xuất hiện, họ vẫn tiếp tục.

Chắc chắn, đôi khi họ sẽ phải thay đổi hoặc xoay chuyển từ ý tưởng ban đầu của họ và đôi khi họ sẽ bị loại khỏi thị trường. Nhưng đây là điều phân biệt những người thành công với những người khác: Họ liên tục làm lại và nỗ lực.

Điều này là do họ hướng tới kết quả. Những người thành công rất rõ ràng về mục tiêu của họ. Họ đã xác định những gì họ muốn làm, biết những gì họ đang tìm kiếm và có thể theo đuổi những cơ hội đó với tính kỷ luật cao.

Bởi vì điều này, họ có động lực để xem các nhiệm vụ của họ là tất cả.

Họ coi những điều bất khả thi là cơ hội.

“Tư duy kinh doanh có nghĩa là bây giờ tôi nhìn thấy những cơ hội mà tôi thấy bất khả thi và tôi tin rằng theo đuổi những cơ hội đó sẽ mang lại chiến thắng cho dù thế nào đi nữa – ngay cả khi chiến thắng đó là bài học thất bại” , Theo Natalie Davison, nhà marketer, diễn giả và đồng sáng lập Marrow Marketing.

“Khi đến đó, bạn sẽ thấy rằng nỗi sợ hãi có thể biến thành khả năng xảy ra và đó là nơi thực sự mạnh mẽ để tâm trí bạn tồn tại”.

Thay vì xem những rào cản như một dấu hiệu cho thấy bạn không đủ khả năng để trở thành một doanh nhân hoặc một dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn, chỉ cần xem chúng là gì: Những thất bại tạm thời trong suốt chặng đường.

Tất cả chúng ta đều sẽ gặp phải chúng, nhưng đó là cách chúng ta phản ứng với chúng.

Khả năng nhìn xa hơn những rào cản này và định hướng vượt qua chúng như một người giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn thành công.

Họ nhận ra thói quen là tất cả.

Một phần lớn thành công của chủ doanh nghiệp có thể nhờ trực tiếp vào thói quen hàng ngày của họ.

Tính nhất quán là đơn vị tiền tệ của bạn. Bạn càng nỗ lực nhiều, càng vượt qua những ngày tháng khó khăn, những quyết định khó khăn, và sự mài dũa hàng ngày, bạn sẽ càng trở nên kiên cường hơn.

Bạn cần hành động để đặt ra các mục tiêu có tầm ảnh hưởng lớn, sau đó chia nhỏ các mục tiêu đó thành các bước nhỏ hơn, có thể thực hiện được – và nhất quán sẽ giúp bạn đạt được chúng.

Điều này có nghĩa là chuyển sang chế độ hành động để xây dựng thói quen mới của bạn và tìm ra một thói quen phù hợp với bạn.

Những hành động nhất quán hàng ngày là những gì sẽ giúp bạn tiến lên mỗi ngày. Không nhất thiết phải có những thay đổi lớn cùng một lúc, nhưng theo thời gian, những thói quen tốt sẽ bắt đầu hình thành nên con người bạn muốn trở thành.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Cách các doanh nhân ‘loại bỏ rào cản’ để chuyển hoá trong kinh doanh trong 2021

Chuyển hoá trong kinh doanh không phải là điều dễ dàng. Cần có thời gian, sự cống hiến, làm việc chăm chỉ và mức độ tự nhận thức cao để đối mặt với sự thật và sự bất an của chúng ta.

Ảnh: Investopedia

Tiềm năng cao nhất của chúng ta thường nằm ở phía bên kia của những rào cản mà chúng ta phải vượt qua, và đó cũng là công việc thách thức nhất.

Năm nay, nhiều người trong chúng ta đã dành thời gian để tự nhìn vào chính mình và tìm ra điều gì quan trọng nhất. Trong một năm đầy bất ổn như thế này, các ưu tiên của chúng ta có thể bị bỏ ngỏ, và các hướng đi của chúng ta đã mãi mãi thay đổi.

Không phải tự nhiên mà có sự biến đổi đang diễn ra, và sự thật là cuộc sống chỉ dừng lại khi chúng ta ngừng phát triển. Khi đối mặt với thách thức, doanh nhân, diễn giả truyền động lực và tác giả Stephen Scoggins đã có một cách nhìn nhận rất độc đáo.

Bằng cách sống sót qua một thời kỳ khó khăn trong một tình cảnh tan vỡ, Ông đã trau dồi tính kiên trì để vượt qua những rào cản và phục vụ cho một mục đích cao cả hơn.

Ông Stephen nói: “Các rào cản đôi khi là do chúng ta tự tạo ra, và đôi khi không phải như vậy”.

“Vấn đề là chúng ta không thể tìm thấy sự biến đổi mà chúng ta đang tìm kiếm nếu chúng ta không vượt qua chúng.” Ông chia sẻ một số cách để bạn có thể loại bỏ những rào cản và sống theo cách mà bạn xứng đáng.

Đừng để quá khứ kìm hãm bạn

Stephen không có một quá khứ đẹp như tranh vẽ, nhưng Ông không để điều đó kìm hãm mình. Điều quan trọng là phải hiểu rằng không có gì là vĩnh viễn trong cuộc sống, và điều đó chỉ phù hợp với từng hoàn cảnh của chúng ta.

Chúng ta có thể thay đổi chúng bất cứ lúc nào chúng ta muốn. Nó sẽ không dễ dàng, nhưng nó có thể. Thực tế là quá khứ của bạn không quyết định tương lai của bạn. Đừng để nó phá vỡ bạn. Hãy để nó làm việc cho bạn.

Phải hiểu rằng: Bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người được

Đặt bản thân lên trên hết có thể khó, nhưng đó là chìa khóa để tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn. Rất nhiều người sẽ có rất nhiều ý kiến ​​về những gì bạn đang làm. Đừng để nó xâm nhập vào đầu bạn.

Sự tiêu cực là một trong những yếu tố cản trở lớn nhất mà chúng ta có thể đối mặt khi theo đuổi giấc mơ của mình. Hãy bỏ qua nó hết sức có thể và hướng bản thân tới những người có giá trị tương tự với giá trị của bạn.

Hãy nhìn vài Elon Musk hay jack Ma để thấy rõ được điều này.

Tự biết giá trị của bản thân

Hành trình hướng tới sự chuyển đổi hay biến hoá của chúng ta sẽ có rất nhiều những thăng trầm. Biết rõ giá trị của bản thân sẽ giúp bạn tiếp tục bước vào những thời điểm khó khăn nhất với một tâm thế mạnh mẽ nhất.

Biết được giá trị bản thân là điều đưa chúng ta vượt qua cả những thời điểm tồi tệ và tốt đẹp nhất. Là con người, chúng ta có thể mất tập trung, có thể đi chệch hướng, nhưng lòng tự trọng của chúng ta luôn giúp mọi thứ ổn định trở lại mọi thứ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Mark Cuban: Hãy dạy con mình cách trở thành doanh nhân

Theo tỷ phú Mark Cuban, chủ sở hữu của Dallas Mavericks, những đứa trẻ bắt đầu suy nghĩ như doanh nhân càng sớm càng tốt. Những kỹ năng đó có thể giúp những người trẻ tuổi trong suốt cuộc đời của họ.

Ảnh: Inc. Magazine

Cuban nói với CNBC “Tư duy doanh nhân – Đó là những kỹ năng có giá trị đối với tất cả mọi người và rất khó học được ở trường”.

Cuban khám phá tầm quan trọng của tư duy kinh doanh trong cuốn sách mới “Kid Start-Up: How You Can be a Entrepreneur.”

Cuốn sách được đồng viết bởi Cuban và hai doanh nhân trẻ: Shaan Patel, 26 tuổi, người đã xuất hiện trên “Shark Tank” (và đã chốt một thỏa thuận đầu tư với Cuban), và Ian McCue, 16 tuổi, người sáng lập và giám đốc của công ty khởi nghiệp giáo dục Spark Skill.

Cuban nói: Các doanh nhân biết cách thích ứng với những thách thức mới. Họ cũng biết cách thiết lập mục tiêu của riêng mình và lập kế hoạch để thực hiện các mục tiêu đó.

Trong khi đó, Ông McCue chỉ ra. “Chủ động và tạo ra cơ hội – không chờ đợi chúng – là yếu tố quan trọng để thành công cho dù bạn đang học đại học, khởi nghiệp hay làm việc cho một công ty”.

Với Patel, người sáng lập công ty luyện thi SAT Prep Expert cho biết: “trở thành một doanh nhân khi còn trẻ cũng có thể dạy bạn về thất bại. Càng lớn tuổi, bạn càng khó đối phó với những hậu quả về tài chính, xã hội và tình cảm khi thất bại hơn”.

Bản thân Cuban đã thể hiện tinh thần kinh doanh từ khi còn rất trẻ. Sau khi cha từ chối mua cho Ông một đôi giày thể thao ở tuổi 12, Cuban đã bán những túi rác quanh khu phố Pittsburgh của mình để kiếm tiền mua chúng.

“Tôi thực sự sẽ đi từng nhà: Xin chào, gia đình bạn có sử dụng túi đựng rác không? ”Và ai có thể nói không? Vì vậy, đó là nơi tôi học cách bán hàng”.

Năm 16 tuổi, Ông bắt đầu sưu tập và kinh doanh tem, một cách thực hành giúp Ông biết đến những ý tưởng như sự khan hiếm, nhu cầu và định giá.

“Tôi đã mua, bán và giao dịch rất nhiều [tem] mà trải nghiệm đó đã dạy tôi về kinh doanh nhiều như bất kỳ lớp học nào tôi từng tham gia,” Cuban từng nói.

Đối với những người trẻ muốn trở thành doanh nhân, Cuban đưa ra những lời khuyên sau: “Hãy học về những điều thú vị đối với bạn. Tìm kiếm kiến ​​thức mở ra cơ hội để làm những điều mà bạn có thể không nghĩ là có thể. ”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips