Skip to main content

Thẻ: Gojek

Nhiều kỳ lân công nghệ đã bắt đầu báo lãi sau hàng chục năm đốt tiền chịu lỗ để lấy thị phần

Quý I vừa qua là thời điểm các báo cáo kết quả kinh doanh cả năm 2023 được công bố và sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp công nghệ đã “lộ diện”.

Điểm đáng chú ý là một số công ty “kỳ lân” lớn của khu vực – cách gọi doanh nghiệp công nghệ được định giá từ 1 tỷ USD trở lên – đã bắt đầu báo lãi, sau hàng chục năm đốt tiền chịu lỗ để lấy thị phần.

Không hẹn mà gặp, thời điểm quý I vừa qua, cả hai công ty kỳ lân công nghệ là Grab và công ty mẹ của Gojek đều đã công bố quý kinh doanh đầu tiên có lãi. Điều này diễn ra trong thời điểm niềm tin của nhà đầu tư mạo hiểm suy giảm. Số lượng các công ty công nghệ đạt được mức định giá từ 1 tỷ USD trở lên ở mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua.

Kết quả kinh doanh quý IV năm 2023 của Grab và tập đoàn mẹ Gojek ghi nhận mức lợi nhuận hàng triệu USD, giúp hai ông lớn gọi xe công nghệ thu hẹp những khoản lỗ đang khiến nhà đầu tư sốt ruột.

Nguyên nhân chung là các biện pháp cắt giảm chi phí từ nhân sự, vận hành cho đến khuyến mãi đã phát huy tác dụng. Tập đoàn mẹ Gojek cho biết, năm 2023 đã giảm chi phí cho khuyến mãi, tiếp thị hơn 30% so với năm 2022.

Ông Jianggan Li – Tổng Giám đốc Công ty Nghiên cứu thị trường Momentum Works nhận định: “Việc các nền tảng kiểm soát chi phí đã làm loại bỏ những nhu cầu phụ thuộc vào khuyến mãi của người dùng. Nhưng bên cạnh đó cũng giúp các doanh nghiệp công nghệ hiểu rõ hơn về nhu cầu của từng phân khúc người dùng.

Đối tượng người dùng nào chấp nhận trả chi phí cao để được giao hàng nhanh. Đối tượng nào chấp nhận chờ lâu hơn chút nhưng với mức giá rẻ hơn. Từ đó giúp toàn bộ thị trường phát triển bền vững hơn”.

Ngành công nghệ vẫn đang gặp nhiều thách thức khi theo báo cáo của CB Insights, lượng vốn đầu tư mạo hiểm trên toàn cầu trong năm 2023 giảm hơn 40% theo năm, ở mức thấp nhất trong vòng 6 năm qua.

Do đó, giới chuyên gia cho rằng, các giải pháp cắt giảm chi phí sẽ tiếp tục được áp dụng, kể cả sa thải nhân sự. Tuy nhiên từ dữ liệu trên nền tảng giáo dục trực tuyến của mình, đại diện công ty kỳ lân Upgrad cho biết, việc sa thải cần được ngành công nghệ tính toán thận trọng hơn.

Bà Myleeta Agawilliams – Tổng Giám đốc upGrad International đưa ra ý kiến: “Thay vì phải sa thải cả một nhóm nhân sự, các công ty công nghệ có thể chọn lọc kĩ càng hơn để đảm bảo rằng việc kinh doanh vẫn sẽ ổn nếu không có các nhân sự đó. Tôi nghĩ rằng vài đợt sa thải nhân sự gần đây trong ngành công nghệ đã không xem xét thấu đáo điều này.

Do đó, họ phải xây dựng lại và mất thời gian, tiền bạc. Đó là lý do vì sao tăng trưởng một cách cẩn thận sẽ tốt hơn tăng trưởng nhanh rồi phải đi lùi”.

Giới quan sát lưu ý đã từng có một số kỳ lân công nghệ như Uber, Meituan đạt lợi nhuận nhưng sau đó, kết quả kinh doanh vẫn trồi sụt, không ổn định. Do đó, còn quá sớm để khẳng định ngành công nghệ đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VTV Digital

Grab và GoTo (công ty mẹ của Gojek) đang đàm phán để sáp nhập

Hai siêu ứng dụng gọi xe lớn nhất Đông Nam Á, Grab Holdings và GoTo Group – công ty mẹ của Gojek, đã tái khởi động đàm phán về thoả thuận sáp nhập, theo Bloomberg dẫn các nguồn tin thân cận. Động thái này được cho là một thương vụ tiềm năng nhằm ngăn chặn những khoản lỗ kéo dài của cả hai công ty do sự cạnh tranh gay gắt từ thị trường.

Cả hai công ty đều là những đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực giao đồ ăn tại khu vực Đông Nam Á với hơn 650 triệu dân. Grab và GoTo đang trong giai đoạn thảo luận sơ bộ về nhiều kịch bản khác nhau.

Một lựa chọn tiềm năng là Grab sẽ mua lại GoTo bằng tiền mặt, cổ phiếu hoặc kết hợp cả hai, theo một trong những nguồn tin cho biết. GoTo được cho là khá cởi mở với thương vụ này sau khi ông Patrick Walujo đảm nhiệm vị trí giám đốc điều hành công ty vào năm ngoái.

Các cuộc thảo luận đã diễn ra và cổ đông lớn của cả hai công ty đều ủng hộ thỏa thuận. Họ đang thúc đẩy các cuộc đàm phán. Tuy vậy, hai công ty sẽ không sáp nhập hoàn toàn và các thoả thuận có thể dẫn đến việc chia tách thị trường. Theo đó, Grab kiểm soát Singapore và một số thị trường khác, trong khi GoTo vẫn duy trì quyền kiểm soát tại Indonesia.

Giá trị thương vụ vẫn là một trở ngại chính vì cổ phiếu của GoTo đã giảm khoảng 30% trong 12 tháng qua. Ngoài ra, các rào cản khác cũng liên quan đến cấu trúc sở hữu và quản trị.

Một đại diện của GoTo cho biết “không có cuộc thảo luận như vậy đang diễn ra”, trong khi đại diện của Grab từ chối bình luận.

Mỗi công ty có hàng chục triệu người dùng gọi xe và việc sáp nhập có thể giúp họ tăng giá và tìm thấy sự tương đồng ở các thị trường lớn như Indonesia, nơi sự cạnh tranh khiến giá cả ở mức thấp. Cái bắt tay giữa hai bên cũng có thể giúp thực thể sau thoả thuận trở nên mạnh mẽ hơn trong các dịch vụ có lợi nhuận cao như thanh toán kỹ thuật số và ngân hàng.

Theo Bloomberg, nếu diễn ra thỏa thuận giữa hai công ty internet có giá trị nhất Đông Nam Á với tổng trị giá gần 20 tỷ USD, thì họ sẽ phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý.

Rõ ràng, đây là hai công ty này nắm giữa vị trí số 1 và 2 ở các quốc gia như Indonesia và Singapore, và việc sáp nhập có thể mang lại cho họ vị thế thống lĩnh tại một số thị trường.

Uber đã rời khỏi Đông Nam Á vào năm 2018 để đổi lấy cổ phần trong Grab. Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn vẫn chưa tạo được ảnh hưởng đáng kể đến vị thế độc quyền của Grab và GoTo ở các thị trường hàng đầu của họ.

Theo các nguồn tin, hai công ty đang cân nhắc các giải pháp cho những lo ngại đó. Cả Grab lẫn GoTo coi sự kết hợp này là một bước tiến lớn hướng tới lợi nhuận, khi cổ phiếu của họ đang giảm mạnh trong bối cảnh thua lỗ gia tăng. Giá cổ phiếu của mỗi công ty đã giảm khoảng 70% kể từ khi niêm yết lần đầu vài năm trước.

Sự cạnh tranh giữa Grab và GoTo đã khiến giá cả ở các quốc gia như Indonesia ở mức rất thấp. Ở thị trường lớn nhất Đông Nam Á, nơi cơ quan quản lý cũng tích cực đảm bảo giá cả phải chăng, một chuyến xe máy có thể có giá dưới 1 USD và một chuyến xe hơi không cao hơn nhiều. Điều đó khiến các công ty gọi xe phải tìm cách mở rộng sang các dịch vụ như giao hàng và thanh toán kỹ thuật số.

Grab và GoTo đã từng xem xét một vụ sáp nhập tiềm năng trước đó trong những năm gần đây. Lần này, các cuộc thảo luận được khởi động lại sau khi GoTo từ bỏ quyền kiểm soát đơn vị thương mại điện tử Tokopedia cho TikTok của ByteDance hồi tháng 12 năm ngoái. Động thái này được cho là khiến Grab và GoTo trở thành một cặp đôi tiềm năng mạnh hơn.

Một thách thức trong các cuộc đàm phán trước đây là vấn đề kiểm soát. Giám đốc điều hành Grab, Anthony Tan, người nắm giữ khoảng 60% quyền biểu quyết tại công ty của mình, đã ủng hộ việc lãnh đạo bất kỳ thực thể sáp nhập nào.

Trong khi đó, ông Patrick Walujo, người lên nắm quyền vào tháng 6, đã đưa GoTo đạt được lợi nhuận trên cơ sở điều chỉnh trong quý IV – điều được xem là một bước tiến trong việc chứng minh cho các nhà đầu tư rằng công ty có tiềm năng lợi nhuận dài hạn.

Grab và GoTo đã tổ chức các cuộc đàm phán không thành công trong quá khứ, sau nhiều năm cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực gọi xe, giao đồ ăn và công nghệ tài chính. Cách đây vài năm, bộ đôi này đã đạt được tiến triển đáng kể về một thỏa thuận, nhưng các cuộc đàm phán đã suy giảm khi họ mâu thuẫn về cách quản lý thị trường Indonesia.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Gojek có CEO mới với mục tiêu kinh doanh có lãi

Công ty mẹ của Gojek là Tập đoàn GoTo vừa bổ nhiệm ông Patrick Walujo vào vị trí CEO, với mong muốn hướng tới mục tiêu kinh doanh có lãi.

Gojek có CEO mới với mục tiêu kinh doanh có lãi
Gojek có CEO mới với mục tiêu kinh doanh có lãi

Gojek là một trong những siêu ứng dụng nổi tiếng nhất Đông Nam Á. Startup Indonesia này từng được định giá trên 10 tỷ USD trước khi sáp nhập với sàn thương mại điện tử Tokopedia thành GoTo Group hồi tháng 5/2021.

Sau 4 năm gia nhập thị trường Việt Nam, Gojek cùng với Grab và be là 3 hãng gọi xe chiếm thị phần lớn nhất. Dù vậy, cho đến nay Gojek Việt Nam vẫn chưa đạt được những thành công như nhiều người mong đợi.

Nếu như ở Indonesia, Gojek cung cấp khoảng 20 dịch vụ khác nhau thì tại Việt Nam hiện mới có một số dịch vụ cơ bản là GoRide; GoFood; GoSend và GoCar.

Ông Patrick Walujo từng làm việc tại ngân hàng đầu tư Goldman Sachs của Mỹ và là đối tác quản lý của công ty cổ phần tư nhân Northstar Group.

Công ty mẹ của Gojek là Tập đoàn GoTo vừa bổ nhiệm ông Patrick Walujo vào vị trí CEO, với mong muốn hướng tới mục tiêu có lãi.

Cựu CEO Andre Soelistyo – người đã đồng hành cùng công ty trong 8 năm qua, sẽ từ chức và được thay thế bởi ông Patrick Walujo – đối tác quản lý của công ty cổ phần tư nhân Northstar Group.

Northstar là một trong những nhà đầu tư sớm nhất vào Gojek – công ty tiên phong trong lĩnh vực gọi xe, sau này đã sáp nhập với nhà cung cấp thương mại điện tử địa phương Tokopedia để tạo thành GoTo.

Ông Walujo từng làm việc tại ngân hàng đầu tư Goldman Sachs của Mỹ. Không rõ lý do dẫn đến xáo trộn nhân sự cấp cao tại GoTo, dù vậy, dường như việc rút lui khỏi vị trí CEO là quyết định của cá nhân Soelistyo.

Sau khi từ chức CEO, ông Soelistyo vẫn giữ vai trò thành viên ban quản trị, phụ trách giám sát và cố vấn chiến lược cho công ty.

Tân CEO Walujo cho biết, sẽ chủ động hơn để đưa GoTo đến mục tiêu lợi nhuận thông qua đẩy nhanh tiến độ của các đơn vị kinh doanh, tối ưu hóa chiến lược lợi nhuận và củng cố nền móng của tăng trưởng lâu dài.

GoTo dưới thời của Soelistyo thu hẹp nhiều khoản lỗ nhờ cắt giảm lao động, chi phí quảng cáo, thắt chặt dòng tiền. Lần cắt giảm nhân sự gần nhất là vào tháng 3 với 600 người, nâng tổng số lên 1.600 lao động bị cắt giảm việc làm, tính từ năm 2022.

Theo báo cáo của GoTo, quy trình cắt giảm nhân sự giúp tiết kiệm 20% chi phí trong hai tháng đầu năm. Công ty đặt ra mục tiêu sinh lợi trong năm.

Ngay cả trong bối cảnh kinh tế bấp bênh và người tiêu dùng giảm chi tiêu cho mua sắm, giải trí, giao thức ăn và gọi xe, GoTo và các công ty trong lĩnh vực Internet vẫn đặt cược vào khả năng tăng trưởng của các dịch vụ trực tuyến.

Tập đoàn Sea (công ty mẹ của Shopee) của Singapore vừa ghi nhận quý lãi đầu tiên trong quý 4/2022 và đánh dấu bước ngoặt lớn cho tập đoàn này.

Đầu năm nay, Gojek cũng bổ nhiệm ông Sumit Rathor làm Tổng giám đốc của Gojek tại Việt Nam thay ông Phùng Tuấn Đức, đồng sáng lập kiêm Tổng giám đốc Gojek Việt Nam từ năm 2020. Sau gần 5 năm làm việc tại công ty, ông Đức đã quyết định rời Gojek.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | Theo The Leader 

Công ty mẹ của Shopee và Gojek tiếp tục sa thải nhân viên

Theo nguồn tin của Bloomberg, Sea sẽ sa thải khoảng 500 nhân sự tại Shopee Indonesia, chỉ vài ngày sau khi bất ngờ báo lãi. Trong khi đó, GoTo – công ty sáp nhập giữa Gojek và Tokopedia – thông báo cho 600 nhân viên nghỉ việc để tái cơ cấu kinh doanh.

Công ty mẹ của Shopee và Gojek tiếp tục sa thải nhân viên
Công ty mẹ của Shopee và Gojek tiếp tục sa thải nhân viên

Các đại gia công nghệ Đông Nam Á đang cố gắng thuyết phục những nhà đầu tư về tầm nhìn dài hạn trước nỗi lo suy thoái. Sau vài năm tận hưởng tăng trưởng thần tốc, các doanh nghiệp này đang đặt lợi nhuận làm ưu tiên hàng đầu giữa lúc lãi suất tăng và lạm phát leo thang.

Người tiêu dùng ngày càng chi tiêu trực tuyến, giải trí, đặt đồ ăn và gọi xe ít đi.

Năm ngoái, Sea đã cắt giảm hơn 7.000 vị trí, còn GoTo giảm 12% lực lượng lao động. Đợt sa thải này ảnh hưởng đến nhân viên toàn thời gian và hợp đồng tại bộ phận chăm sóc khách hàng của Shopee Indonesia.

Với GoTo, đây là một phần của việc sáp nhập các bộ phận với nhau và thu hẹp mảng kinh doanh Mitra Tokopedia. Chưa đầy tháng trước, công ty này trải qua sự thay đổi lãnh đạo lớn nhất lịch sử, củng cố quyền lực của CEO Andre Soelistyo.

Tại thời điểm đó, CEO Soelistyo cho biết, việc xáo trộn nhằm tăng tốc độ đạt lợi nhuận của công ty. Ba mảng kinh doanh chính đón những lãnh đạo mới: Melissa Juminto làm Chủ tịch Thương mại điện tử (ecommerce); Catherine Sutjahyo làm Chủ tịch mảng Theo yêu cầu; Hans Patuwoo làm Chủ tịch mảng Fintech.

Trong thông báo ngày 10/3, GoTo nói sẽ giảm quy mô các bộ phận và dự án không phải cốt lõi, ưu tiên các nhu cầu kinh doanh hiện tại.

Tokopedia ra mắt dịch vụ thương mại nông thôn thông qua ứng dụng Mitra Tokopedia năm 2018, độc lập với ứng dụng mua sắm trực tuyến.

Với Mitra Tokopedia, các ki-ốt bán hàng nhỏ (warung) có thể đặt mua mì ăn liền hay hàng hóa khác. Dù vậy, đây lại là hoạt động “đốt tiền” của Tokopedia.

(Theo Bloomberg)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | Theo ICTNews

Công ty mẹ của Gojek mất gần 70% giá trị tính từ lúc IPO (Tháng 4)

Việc thiệt hại gần 70% giá trị trong thời gian ngắn biến GoTo trở thành công ty tệ nhất trong 11 công ty công nghệ và Internet có mức định giá IPO trên 500 triệu USD trong năm nay.

Công ty mẹ của Gojek mất gần 70% giá trị tính từ lúc IPO (Tháng 4)
Công ty mẹ của Gojek mất gần 70% giá trị tính từ lúc IPO (Tháng 4)

Theo CNBC, vốn hóa của GoTo – tập đoàn Indonesia vận hành thương hiệu gọi xe công nghệ Gojek và nền tảng thương mại điện tử Tokopedia – đã bốc hơi 68,5% kể từ đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng hồi tháng 4.

Cổ phiếu của GoTo bị điều chỉnh phần lớn thời gian trong năm. Tuy nhiên, đợt bán tháo nặng nề nhất diễn ra sau khi các cổ đông trước IPO không tham gia đợt chào bán thứ cấp sau khi kết thúc điều khoản hạn chế chuyển nhượng vào ngày 30/11.

Trước đó, các cổ đông lớn như SoftBank và Alibaba đã nhất trí không bán tháo để hỗ trợ giá cổ phiếu GoTo 8 tháng hậu IPO.

Vào tháng 10, GoTo tuyên bố đang làm việc với các cổ đông để tránh tình trạng bán tháo cổ phiếu sau khi điều khoản hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu chấm dứt. Tuy nhiên, kế hoạch này nhanh chóng đổ vỡ.

Hiện vốn hóa của GoTo dao động ở mức 126.000 tỷ rupiah. Thời điểm lên sàn chứng khoán, vốn hóa của công ty từng giữ mức 400.000 tỷ rupiah, tương đương 28 tỷ USD.

Tháng 11 vừa rồi, GoTo công bố khoản lỗ lũy kế 9 tháng tính từ đầu năm tăng từ 11.580 tỷ rupiah năm ngoái lên 20.320 tỷ rupiah bất chấp các động thái cắt giảm chi phí. GoTo cũng tuyên bố sa thải 12% nhân sự, tương đương 3.000 việc làm.

Ngoài GoTo, một số công ty công nghệ khu vực Đông Nam Á khác cũng thiệt hại nặng trên thị trường chứng khoán.

Vốn hóa của Grab, một ứng dụng mảng gọi xe, cũng giảm 69% từ mức định giá ban đầu khoảng 40 tỷ USD sau khi IPO tại Mỹ thông qua một thương vụ SPAC. Hay công ty thương mại điện tử Bukalapak giảm 70% so với mức định giá 6 tỷ USD hồi tháng 8/2021.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Thấy gì từ việc Shopee và Gojek sa thải nhân sự

Khi đối mặt với tình hình vĩ mô khó khăn, các hãng công nghệ Đông Nam Á ‘học hỏi’ một chương của Big Tech phương Tây: sa thải quy mô lớn.

Các nền tảng công nghệ lớn nhất Đông Nam Á như GoTo và Sea đều cắt giảm khoảng 10% nhân sự năm nay. Đâu là nguyên nhân chính và làn sóng sa thải còn kéo dài trong bao lâu?

Các hãng công nghệ Đông Nam Á nào cắt giảm nhân sự?

Thông báo gần nhất đến từ GoTo, công ty mẹ Gojek và Tokopedia. Ngày 18/11, GoTo tuyên bố cắt giảm 1.300 người – tương đương 12% nhân sự – trong nỗ lực giảm thiểu chi phí trong giai đoạn khó khăn.

Đầu tuần này, GoTo công bố mức lỗ ròng 20,3 nghìn tỷ rupiah (1,29 tỷ USD) trong 9 tháng đầu năm, tăng 75% so với cùng kỳ năm 2021 do áp lực từ các chiến dịch khuyến mãi.

Trong cuộc họp báo cáo kết quả kinh doanh, CEO GoTo Andre Soelistyo cho biết sa thải là “điều cần thiết” để doanh nghiệp “khỏe” trong dài hạn.

Tuy nhiên, vụ cắt giảm lớn nhất tại Đông Nam Á diễn ra tại Sea, chủ sở hữu Shopee. Truyền thông đưa tin tập đoàn này đã đuổi việc hơn 7.000 người – tương đương 10% nhân sự – trong 6 tháng qua.

Trong khi đó, Giám đốc Tài chính Peter Oey của Grab chia sẻ công ty bắt đầu “tạm dừng hay giảm tốc độ tuyển dụng trong nhiều khối văn phòng” từ đầu năm 2022. Một vài bộ phận đã thu hẹp quy mô và sẽ tuyển dụng có chọn lọc.

Tại sao các công ty này lại sa thải?

Nhiều công ty tăng trưởng nóng trong dịch Covid-19 tuyển dụng ồ ạt nhằm đáp ứng nhu cầu dịch vụ và hàng hóa kỹ thuật số chưa từng có.

Theo Giám đốc công nghệ Daljit Sall của Randstad Singapore, thay vì thuê nhân viên hợp đồng để quản trị một cách linh hoạt, họ lại tuyển nhân viên toàn thời gian với mức lương thưởng cao.

Chẳng hạn, tại Singapore, Sea đặc biệt quan tâm đến các kỹ sư và hứa hẹn trả lương gấp đôi các đối thủ cho một vài vị trí nhất định, theo các nhân viên cũ. Báo cáo thường niên của Sea chỉ ra đến cuối năm 2021, công ty có 67.300 nhân sự, gần gấp đôi một năm trước.

Song khi ngày càng khó bảo toàn vốn do lãi suất tăng và lạm phát cao, họ phải củng cố lại lực lượng lao động, tinh giản đội ngũ.

Theo Chris Kaptein, đối tác quản lý của hãng đầu tư mạo hiểm Intega Partners, chi phí vốn tăng trong năm nay buộc các hãng phải tìm kiếm tăng trưởng bền vững, trái ngược với việc “đốt tiền” để giành thị phần trước kia.

Chuyên gia nhận xét các yếu tố kết hợp đồng nghĩa với “nỗi đau” ngắn hạn – đồng nghĩa với sa thải – trên toàn thị trường công nghệ.

Tác động từ các đợt sa thải của phương Tây

Làn sóng sa thải công nghệ tại Mỹ cũng ít nhiều ảnh hưởng đến các chi nhánh tại châu Á. Amazon được cho là cắt giảm 10.000 nhân sự, còn Facebook là 11.000 người. Twitter cũng cho 50% lực lượng nghỉ việc.

Đây là tình hình chung của các doanh nghiệp công nghệ khác. Chẳng hạn, sàn thương mại điện tử Shopify thông báo sẽ giảm khoảng 10% nhân sự hay 1.000 người, còn công ty thanh toán Stripe cũng sa thải 14%, trong đó có văn phòng tại Singapore.

Theo chỉ thị từ trụ sở, làn sóng sa thải đã bắt đầu tại Đông Nam Á như Singapore, nơi đặt văn phòng của 80/100 hãng công nghệ hàng đầu thế giới.

Theo ông Randstad, các hồ sơ xin việc từ những nhân sự của Meta, Twitter và Amazon tăng cao với đủ các chuyên môn, từ sản phẩm, phân tích dữ liệu, kỹ thuật phần mềm đến nhân lực.

Xu hướng này kéo dài bao lâu?

Khi hầu hết các hãng công nghệ thua lỗ, họ “ra dấu” sẽ còn cắt giảm nhân sự. Chẳng hạn, trong cuộc họp báo cáo kết quả kinh doanh, Giám đốc Yanjun Wang của Sea cho biết đợt sa thải gần đây chỉ là một phần của kế hoạch đang diễn ra.

Giám đốc Tài chính Grab cũng chia sẻ quy trình cắt giảm chi phí là điều mà ban quản trị đang tập trung.

Ông Randstad dự báo xu hướng sa thải công nghệ tại Đông Nam Á còn tiếp tục đến quý II năm sau.

Dù vậy, khu vực có đủ thuận lợi để tận hưởng tăng trưởng từ trung đến dài hạn. Với một số startup và doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng, đây lại là cơ hội cho họ thu hút và giữ chân nhân tài.

(Theo Nikkei)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Tham vọng trong mảng thanh toán của Gojek Việt Nam

Gojek gần như đã hoàn thiện hệ sinh thái của mình tại Việt Nam, bên cạnh dịch vụ gọi xe, giao đồ ăn và giao hàng, sắp tới sẽ có thêm các dịch vụ thanh toán.

Gojek Việt Nam và Visa vừa công bố hợp tác đưa tính năng thanh toán số qua thẻ Visa vào ứng dụng Gojek, đẩy mạnh hoạt động thanh toán của cả 2 công ty trên nền tảng số.

Bà Đặng Tuyết Dung – CEO Visa tại Việt Nam và Lào cho biết, việc cung cấp hình thức thanh toán điện tử trên ứng dụng Gojek sẽ giúp Visa nâng cao trải nghiệm của khách hàng và tăng cường sự an toàn cho tất cả mọi người.

Về phần mình, Gojek Việt Nam ngày một tỏ rõ tham vọng về tính năng quan trọng nhất mà Gojek sẽ ra mắt trong năm nay tại Việt Nam là ví điện tử.

Trước đó, vào khoảng tháng 8/2020, Gojek Việt Nam đã thâu tóm thành công Công ty TNHH Dịch vụ Thanh toán WePay.

WePay, tiền thân là SohaPay – một sản phẩm của VCCorp, được cấp giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của Ngân hàng Nhà nước vào tháng 3/2017.

WePay cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thanh toán và hiện đã hợp tác với 4 nhà phát hành thẻ quốc tế, 24 ngân hàng bản địa và hơn 1.000 người bán hàng trên nền tảng của họ, được cấp phép hoạt động ví điện tử từ năm 2017.

Nhờ đó, Gojek đã hoàn thiện hệ sinh thái của mình tại Việt Nam, bên cạnh dịch vụ gọi xe, giao đồ ăn và giao hàng.

“Nỗ lực này cũng phù hợp với định hướng của chính phủ Việt Nam, thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.

Sắp tới, chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng các tính năng thanh toán kỹ thuật số, bao gồm sớm ra mắt ví điện tử, để hàng triệu người Việt Nam có thể tận hưởng lợi ích của nền kinh tế số”, CEO Phùng Tuấn Đức nói.

Việt Nam đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng đáng kể của thương mại điện tử, với gần 30% tổng số doanh nghiệp tiếp nhận đơn đặt hàng qua các kênh trực tuyến trong năm 2020, tăng so với mức 19% của năm 2019.

Xu hướng này được củng cố khi các công nghệ dành cho nền tảng ứng dụng ngày càng trở nên phổ biến vào năm 2020, đặc biệt trong các lĩnh vực vận chuyển, giao nhận, kinh doanh ẩm thực và bán lẻ.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, thương mại kỹ thuật số sẽ càng trở thành xu thế khi người tiêu dùng buộc phải thích nghi với nhiều thói quen tiêu dùng mới trên nền tảng số.

“Vào những thời điểm then chốt, các nền tảng như Gojek đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho người tiêu dùng có thể thường xuyên sử dụng các dịch vụ mà họ cần trong cuộc sống hàng ngày”, ông Phùng Tuấn Đức – CEO Gojek Việt Nam chia sẻ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Điểm sáng khởi nghiệp Đông Nam Á gọi tên Việt Nam

6 lĩnh vực sẽ có xu hướng phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam bao gồm thương mại điện tử, dịch vụ tài chính, truyền thông trực tuyến, du lịch trực tuyến, thực phẩm và vận tải.

Source: Vietnam Briefing

Quỹ đầu tư mạo hiểm Golden Gate Ventures công bố báo cáo về hệ sinh thái khởi nghiệp Đông Nam Á trong một thập kỷ qua và đưa ra những dự đoán cho 10 năm tới.

Theo báo cáo, các quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ tăng cường việc rót vốn vào các startup giai đoạn đầu của Việt Nam trong năm 2022 và số lượng các thương vụ sẽ tiếp tục tăng trong 10 năm tới.

Cụ thể, Golden Gate Ventures dự đoán rằng nguồn tài trợ cho lĩnh vực giải trí và truyền thông sẽ tăng lên đáng kể trong vòng 10 năm tới. Năm ngoái, lĩnh vực này đã ghi nhận được tài trợ khoảng 100 triệu USD.

Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá trong báo cáo rằng con số này có thể sẽ tăng lên khi các công ty khởi nghiệp về giải trí và truyền thông tập trung vào nội dung châu Á đang thu hút được sự theo dõi toàn cầu.

Báo cáo cũng chỉ ra một số xu hướng đã xuất hiện ở Đông Nam Á trong vài năm qua đó là một thế hệ doanh nhân mới đã xuất hiện kể từ năm 2015.

Thế hệ này được thúc đẩy thông qua các vòng gọi vốn khổng lồ của các công ty khởi nghiệp đang phát triển nhanh như Grab và Gojek.

Bên cạnh đó, nhiều cựu nhân viên cấp cao của các công ty vốn đã có sự tăng trưởng cao, cũng tiếp tục thành lập doanh nghiệp của riêng họ và bắt đầu một chuỗi khởi nghiệp mới. Báo cáo cho biết, loạt quỹ VC cũng đã xuất hiện trong vòng 10 năm qua.

Năm 2020, đã có khoảng 60 quỹ đầu tư mạo hiểm trong khu vực Đông Nam Á, so với số lượng 7 quỹ vào năm 2010. Các quỹ như vậy đang ngày càng dẫn đầu các vòng tài trợ, đặc biệt là ở giai đoạn hạt giống và Series A.

Bên cạnh đó, có thể thấy được tiềm năng phát triển của Việt Nam trong lĩnh vực khởi nghiệp cũng như kỳ vọng của các chuyện gia phân tích trong quỹ VC Golden Gate Ventures. Điều này đã đang và sẽ củng cố vị thế ngày càng tăng của Việt Nam.

Báo cáo chỉ ra, Việt Nam là hệ sinh thái khởi nghiệp lớn thứ 3 ở Đông Nam Á vào năm 2022. Dự đoán này dựa trên cơ sở về việc sẽ có thêm nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm trong khu vực cam kết rót vốn đầu tư giai đoạn đầu vào các startup tại đây.

Trong đó, vào năm 2022, số lượng các quỹ đầu tư mạo hiểm rót vốn vào Đông Nam Á sẽ nỗ lực tập trung nhiều hơn vào các khoản đầu tư giai đoạn đầu tại Việt Nam và sẽ tiếp tục có xu hướng tăng trong 10 năm tới. Các chuyên gia Golden Gate Ventures cho biết, số lượng các vòng gọi vốn ở Việt Nam dự kiến trong năm 2030 sẽ là 778.

Báo cáo cũng đề cập ​​đến 6 lĩnh vực sẽ có xu hướng phát triển ở Việt Nam bao gồm thương mại điện tử, dịch vụ tài chính, truyền thông trực tuyến, du lịch trực tuyến, thực phẩm và cả vận tải.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Kết nối với mọi người: Tokopedia đã giành được vị thế trong ngành thương mại điện tử tại Indonesia như thế nào

Tokopedia hiện là một trong những tên tuổi lớn nhất trong lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là tại thị trường sân nhà Indonesia.

Kết nối với mọi người: Tokopedia đã phát triển tại Indonesia như thế nào

Vào tháng 5 năm 2021, công ty chuyên về công nghệ trong thị trường thương mại điện tử đến từ Indonesia này báo rằng họ đã hợp nhất với Gojek, một nền tảng hàng đầu trong lĩnh vực thanh toán và dịch vụ theo yêu cầu trên thiết bị di động (on-demand services).

GoTo Group là tên gọi mới của tập đoàn sau sáp nhập trị giá hàng tỷ đô la này.

Được thành lập vào năm 2009 bởi William Tanuwijaya và Leontinus Alpha Edison, tầm nhìn của Tokopedia là giúp kết nối các doanh nghiệp và mọi người trong một quốc gia được trải dài bởi 17.500 hòn đảo khác nhau.

Vậy bằng cách nào mà Tokopedia đã có thể xây dựng một nền tảng thương mại điện tử hàng đầu tại Indonesia? Hãy cùng Marketing Trips tham khảo phần chia sẻ bên dưới của CEO và Founder của Tokopedia, Ông William Tanuwijaya.

Xây dựng một doanh nghiệp để kết nối cộng đồng.

Lớn lên tại một thành phố nhỏ ở Indonesia, Tanuwijaya vốn sớm tiếp cận các mô hình kinh doanh hàng hoá và dịch vụ.

Mua một cuốn sách phải mất ba giờ lái xe vì gần đó không có trung tâm mua sắm nào.

Và từ đó ông tin rằng công nghệ có thể làm thay đổi tất cả.

Tokopedia được tạo ra để trở thành một nền tảng của cơ hội, giúp các thế hệ tiếp theo của người Indonesia có cơ hội khát khao những điều lớn lao hơn. Đó là một siêu hệ sinh thái, nơi mà bất kỳ ai cũng có thể bắt đầu và khám phá bất cứ thứ gì họ muốn.

“Chúng tôi chỉ có thể thành công nếu chúng tôi giúp người khác thành công. và chúng tôi tin tưởng rằng đây là mô hình kinh doanh tuyệt vời nhất trên thế giới.”

Ngày nay, Tokopedia là một cầu nối vô giá kết nối hơn 11 triệu người bán (merchant) trên nền tảng với hơn 100 triệu khách hàng trải dài trên 17.500 hòn đảo.

Chỉ riêng cộng đồng thương mại trên Tokopedia cũng đã đóng góp vào hơn 1% giá trị của nền kinh tế Indonesia.

Xây dựng niềm tin để tạo ra những kết nối sâu sắc và bền vững hơn.

Tanuwijaya luôn cởi mở về việc ông đã suýt thất bại trong những nỗ lực đầu tiên khi ra mắt Tokopedia 12 năm trước.

Trên thực tế, khi kể câu chuyện về Tokopedia, ông rất thích nói về những ngày tháng thăng trầm của công ty, thay vì chỉ nêu bật những thành tựu của nó.

“Chúng tôi xây dựng những cầu nối, và cuối cùng, chúng tôi là doanh nghiệp của mọi người.”

Sự cởi mở của Tanuwijaya trong việc chia sẻ cũng phần nào hé hộ về một phần văn hóa của Tokopedia.

Trên các nền tảng trực tuyến, Tokopedia luôn chia sẻ những câu chuyện thành công của khách hàng cũng như những hành trình của nhân viên của mình.

Tính minh bạch và xác thực này là yếu tố cốt lõi để xây dựng lòng tin giữa người sử dụng lao động và người lao động, cũng như doanh nghiệp và khách hàng, điều có thể giúp xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp hơn.

Khi các thương hiệu tương tác thực sự với khách hàng thông qua những câu chuyện thực tế và có liên quan, họ đã có thể thực sự hiểu nhu cầu của khách hàng.

Trong trường hợp của Tokopedia, công ty này luôn xem xét đến niềm tin và sở thích cá nhân của khách hàng khi quyết định đổi mới bất cứ thứ gì đó.

Hình thành những mối quan hệ đối tác để dẫn đến sự đổi mới.

Tanuwijaya cực kì tin tưởng vào sức mạnh của các mối quan hệ đối tác (partnership).

Nhờ sự hợp nhất mới với đối tác lâu năm Gojek, các đơn vị kinh doanh (người bán) của Tokopedia có thể dựa vào mạng lưới hàng triệu tài xế của Gojek để giao hàng đúng thời hạn hơn.

Điều này cũng mang lại cho mọi người quyền truy cập nhanh chóng và dễ dàng hơn trong việc mua hàng trực tuyến.

Công ty cũng đã hợp tác với Google để tiếp cận nhiều người Indonesia hơn.

Với 91,7% người Indonesia sử dụng Android, Tokopedia hợp tác với Google để gia tăng phạm vi tiếp cận và nhận thức của những người sử dụng thiết bị di động.

Tokopedia cũng nhanh chóng tìm ra xu hướng mới để kết nối với giới trẻ.

Cụ thể, công ty đã hợp tác với nhóm nhạc K-pop nổi tiếng BTS và Blackpink để làm đại sứ cho thương hiệu của mình.

“Triết lý kinh doanh của chúng tôi là luôn tìm kiếm những đối tác phù hợp và tăng trưởng cùng với nhau.”

Câu chuyện của Tokopedia là câu chuyện về cách kết nối với mọi người như một chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Các thương hiệu khác cũng có thể xem xét và tham khảo về triết lý kinh doanh Tokopedia và biến nó thành một trong những tài sản lớn nhất của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Cuộc chiến ‘mua trước – trả sau’ của các siêu ứng dụng Đông Nam Á

Các siêu ứng dụng Đông Nam Á như Grab, Gojek cung cấp dịch vụ “mua trước, trả sau” cho những đối tượng chưa được ngân hàng phục vụ.

Tiềm năng của dịch vụ “mua trước, trả sau”.

Tài chính là vấn đề đau đầu của Gege Lin nhiều năm. Là gia sư tại một startup giáo dục tại Jarkatar (Indonesia), cô thường đi xe ôm đến nhà học sinh trên toàn thành phố.

Đôi khi, cô mở ứng dụng gọi xe để rồi phát hiện không còn đủ tiền mặt trả cho chuyến đi, phải nhờ tới phụ huynh học sinh “chi viện”. Lin muốn mở thẻ tín dụng song không đủ điều kiện của ngân hàng.

Đây chính là lúc Lin chuyển sang PayLater, dịch vụ do Gojek cung cấp. Đúng như tên gọi “trả sau”, PayLater cho phép người dùng chi một số món tiền nhỏ mà không phải thông qua ngân hàng, quy trình đăng ký cũng đơn giản. “Những gì tôi phải làm là chụp ảnh selfie và gửi ảnh thẻ căn cước. Sau đó, tôi có thể sử dụng ngay”.

Hiện tại, Lin không chỉ dùng PayLater để di chuyển mà còn mua sắm hàng hóa thiết yếu hàng ngày như thẻ điện thoại và trang trải cho các chi phí khác như phí bảo hiểm mỗi lần bố vào viện. Cô cho biết dịch vụ giúp quản lý chi tiêu hàng tháng và hỗ trợ cô giữa những đợt lĩnh lương.

PayLater là một trong các dịch vụ tài chính đi đầu trong quá trình chuyển đổi thành siêu ứng dụng của GoJek.

Đối thủ Grab và Shopee cũng đã ra mắt dịch vụ tương tự, xem đây là viên gạch nền quan trọng để chuyển đổi từ công ty thương mại điện tử, giao hàng, gọi xe sang ngân hàng số.

Theo nhà phân tích Dewi Rengganis đến từ hãng Frost & Sullivan, nhiều công ty thanh toán di động tại Indonesia và châu Á – Thái Bình Dương muốn sử dụng nền tảng của mình để cung cấp các dịch vụ tài chính kỹ thuật số toàn diện.

Trong những năm qua, các ông lớn công nghệ khu vực như Grab, Gojek và Shopee cạnh tranh với nhau để kiểm soát “ví tiền” của người dùng khi chi tiêu trực tuyến tăng vọt nhờ thu nhập và khả năng tiếp cận Internet di động tăng. Năm nay, tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử Đông Nam Á ước đạt 80 tỷ USD.

Sự bùng nổ của thương mại điện tử tại đây tạo ra làn sóng đầu tư mạo hiểm vào các dịch vụ tài chính kỹ thuật số, ngay cả trước khi dịch Covid-19 định hình lại cách mua sắm của cả thế giới. Dịch bệnh chỉ giúp tăng tốc lĩnh vực mua sắm trực tuyến và thanh toán không dùng tiền mặt vốn đã phát triển nhanh chóng.

Theo báo cáo của Worldpay, các dịch vụ “mua trước, trả sau” sẽ là một trong những hình thức thanh toán trực tuyến tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu trong vòng 5 năm tới.

Tại Indonesia, cho vay trực tuyến (bao gồm “mua trước, trả sau” và cho vay cá nhân) tăng trưởng 20% trong năm 2020, với lượng tiền xuất ra hơn 5 tỷ USD. Nửa đầu năm 2021, con số này đã vượt 5,6 tỷ USD.

Bên cạnh những người chơi lớn, một số công ty nhỏ hơn như Atome, Hoolah, Oriente cũng hoạt động khắp các ngõ ngách Đông Nam Á, cung cấp dịch vụ tài chính kỹ thuật số cho khách hàng, nhà bán lẻ và dịch vụ giao đồ ăn.

Trả lời trang Rest of World, CEO Hoolah Stuart Thornton cho biết dịch vụ của mình được chấp nhận tại hơn 2.800 điểm, tăng từ 1.500 điểm cuối năm 2020. Giá trị giao dịch trung bình của Hoolah năm 2020 là 300 USD.

Trong suốt mùa dịch, mọi người quan tâm hơn tới giá và tầm quan trọng của luồng tiền cá nhân. Với dịch vụ “mua trước, trả sau”, họ quản lý được ngân sách hàng tháng khi chỉ phải trả tiền cho 1/3 hàng hóa mà họ cần.

PayLater nằm trong nền tảng GoPay. Nhờ hợp tác với tổ chức tài chính địa phương Bank Jago, người dùng còn mở được tài khoản ngân hàng truyền thống trong ứng dụng.

Với PayLater, họ có thể hoãn thanh toán cho mọi thứ, từ hàng tạp hóa, vé máy bay đến mua sắm trong Google Play.

Cần sớm có khung pháp lý.

Theo Rest of World, có hai lý do chính khiến các hãng công nghệ tập trung vào “mua trước, trả sau”. Thứ nhất, dữ liệu mà họ có được về tình hình tài chính của khách hàng so với ngân hàng truyền thống sâu hơn và nhiều thông tin hơn.

Ngân hàng thường chỉ xem xét các khoản mua sắm và thu nhập lớn, trong khi công ty dịch vụ tài chính và thanh toán di động lại nhặt nhạnh dữ liệu nhỏ lẻ, giúp họ xây dựng bức tranh chi tiết về tín dụng của khách hàng.

Đó là mô hình mà Alipay của Alibaba và WeChat Pay của Tencent tiên phong.

Theo nhà phân tích Rengganis, Alipay có hàng trăm điểm dữ liệu để nghiên cứu hành vi và chi tiêu của người dùng. Họ cũng có nền tảng thanh toán riêng, từ đó sở hữu vô số nguồn thông tin về một người.

Thứ hai, sản phẩm tín dụng nhỏ lẻ giúp các nền tảng tiếp cận nền tảng khách hàng khổng lồ cho các dịch vụ mà ngân hàng truyền thống khó với tới.

Với nhiều người dùng Đông Nam Á, “mua trước, trả sau” có thể là lần đầu tiên họ sử dụng dịch vụ tài chính kỹ thuật số và tín dụng để mua sắm thứ gì đó.

Báo cáo năm 2019 của KPMG ước tính 73% người dân Đông Nam Á chưa có tài khoản ngân hàng tại các tổ chức tài chính chính thống, ít nhất 18% chưa được tiếp cận thẻ tín dụng.

Những nền tảng thanh toán xuất phát từ các dịch vụ khác, chẳng hạn Gojek và Grab, đều thu hút được sự quan tâm lớn.

GoPay là phương thức thanh toán chính của hơn 2 triệu tài xế và 900.000 người bán hàng trên Gojek. Với lượng lớn người dùng sử dụng dịch vụ để trả tiền taxi, vận chuyển, nền tảng có lợi thế khi đã được khách hàng quen thuộc.

Theo ông Budi Gandasoebrata, Giám đốc quản lý GoPay, một trong các lợi thế khác biệt của GoPay là nằm trong hệ sinh thái Gojek.

Quy trình sử dụng GoPay cũng hoàn toàn liền mạch. Khách hàng không cần đăng ký dịch vụ mà nó tự động hiển thị ở quá trình thanh toán.

Dù vậy, giới quan sát và nhà quản lý lo ngại các chiến dịch tiếp thị mạnh tay của doanh nghiệp có thể đẩy hàng triệu người vào cảnh chi tiêu vượt ngân sách.

Chẳng hạn, Ita, một nhà thiết kế đồ họa, sử dụng PayLater khoảng 1 năm trước khi tình hình tài chính vượt kiểm soát. Cô có thể đặt đồ ăn bằng PayLater hàng ngày và nó gấp đôi ngân sách hàng tháng của mình.

Cô còn dùng nó để trả tiền điện, điện thoại. Những ngày này, cô hạn chế dùng PayLater và thường trả hóa đơn bằng chuyển khoản ngân hàng.

CEO Thorton của Hoolah cho biết công ty của ông ưu tiên hướng dẫn khách hàng về tài chính để tránh chi tiêu quá mức. Hoolah sử dụng thuật toán độc quyền để xác định một người có đủ điều kiện sử dụng dịch vụ hay không.

Công ty dự định triển khai dịch vụ tại Thái Lan, Indonesia, Philippines và Việt Nam cuối năm nay. Trong khi đó, GoPay lại dựa vào lịch sử giao dịch của khách hàng để xác định tính hợp lệ.

Đối với một số hãng công nghệ lớn nhất Đông Nam Á, “mua trước, trả sau” là cánh cổng dẫn đến tín dụng cho những người khó tiếp cận, củng cố vị trí của họ trong “ví tiền” của người dùng.

Chuyên gia phân tích Rengganis cho rằng chính phủ các nước cần phát triển khung chính sách để quản lý những dịch vụ tài chính mới nổi này do nhiều nền tảng sẽ sớm trở thành ngân hàng kỹ thuật số.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần | MarketingTrips 

Gojek và Tokopedia sáp nhập thành hãng công nghệ lớn nhất Đông Nam Á

Hai ‘kỳ lân’ công nghệ Indonesia – Gojek và Tokopedia – đồng ý sáp nhập, trở thành công ty mới mang tên GoTo.  

Gojek và Tokopedia sáp nhập thành hãng công nghệ lớn nhất Đông Nam Á

Đây là thương vụ sáp nhập lớn nhất tại Indonesia.

Pháp nhân mới mang tên GoTo, lĩnh vực kinh doanh trải dài từ mua sắm trực tuyến, dịch vụ vận chuyển, chở khách đến giao đồ ăn. GoTo cũng sẽ là hãng công nghệ tư nhân lớn nhất Đông Nam Á.

Theo các giám đốc công ty, GoTo muốn niêm yết trên sàn chứng khoán Indonesia và Mỹ cuối năm nay.

Trong thông báo chung hôm 17/5, định giá trước đây của hai hãng gộp lại là 18 tỷ USD, dựa trên các vòng gọi vốn hoàn thành năm 2019 và đầu năm 2020.

Gojek và Tokopedia sáp nhập trong bối cảnh cạnh tranh trên thị trường gọi xe và giao đồ ăn ngày một khốc liệt tại Đông Nam Á.

Tháng trước, Grab tuyên bố sáp nhập với một công ty séc khống tại Mỹ để tiến hành IPO. Thương vụ có thể nâng định giá “kỳ lân” này lên gần 40 tỷ USD. Sea – công ty mẹ Shopee – cũng đang nhăm nhe tiến vào lĩnh vực tài chính và giao đồ ăn.

Các nhà đầu tư hàng đầu của GoTo bao gồm Alibaba, SoftBank, GIC, Google, Tencent. Nguồn tin của Reuters tiết lộ các cổ đông của Gojek sẽ nắm 58% trong công ty mới.

Chủ tịch Tokopdia Patrick Cao sẽ trở thành Chủ tịch GoTo, còn CEO Gojek Andre Soelistyo là Tổng Giám đốc.

Thương vụ GoTo nổi lên nhanh chóng chỉ vài tháng sau khi đàm phán giữa Gojek và Grab đổ bể.

Dựa vào mô hình của Alphabet – công ty mẹ Google, Gojek và Tokopedia dự định hoạt động độc lập nhưng hợp tác cùng nhau trên các lĩnh vực thanh toán, hậu cần và giao đồ ăn.

Trước đó, trả lời trên báo Nikkei của Nhật Bản, CEO Gojek Việt Nam Phùng Tuấn Đức cho biết, công ty sẽ sớm mở dịch vụ taxi công nghệ và thanh toán số tại Việt Nam.

Hiện tại, Gojek mới cung cấp dịch vụ xe ôm công nghệ, giao hàng và giao đồ ăn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Gojek được ‘bơm’ thêm 300 triệu USD

Nhà mạng Telkomsel thông báo đầu tư 300 triệu USD vào Gojek, công ty tư nhân lớn nhất Indonesia.  

Gojek được ‘bơm’ thêm 300 triệu USD

Gojek nhận khoản đầu tư mới trong bối cảnh “siêu ứng dụng” chuẩn bị cho vụ sáp nhập lịch sử với sàn thương mại điện tử đồng hương Tokopedia.

Cả hai đang bước vào giai đoạn cuối cùng của thương vụ và đã thông báo cho nhân viên về thay đổi sắp tới. Dự kiến, muộn nhất vào cuối tháng 6, vụ sáp nhập sẽ hoàn tất, theo nguồn tin của Nikkei.

Đây sẽ là vụ sáp nhập lớn nhất từng xảy ra giữa các startup Indonesia, tạo ra một gã khổng lồ bao trùm mọi thứ, từ gọi xe, giao đồ ăn đến thanh toán điện tử, thương mại điện tử.

Phân khúc giao đồ ăn và thương mại điện tử ghi nhận tăng trưởng thần tốc trong thời gian Covid-19 do mọi người có xu hướng ở nhà nhiều hơn.

300 triệu USD nằm trong thỏa thuận của Telkomsel với Gojek khi nhà mạng đầu tư 150 triệu USD vào ứng dụng hồi tháng 11/2020.

Thỏa thuận bao gồm tùy chọn “bơm” thêm tiền trong tương lai. Telkomsel là liên doanh giữa Telkom Indonesia và SingTel.

Sau khoản đầu tư ban đầu của Telkomsel, hai công ty bắt đầu tích hợp dịch vụ của nhau, trong đó có đưa dịch vụ trả tiền của nhà mạng lên ứng dụng Gojek cho người bán để gửi tin nhắn quảng cáo đến người dùng khác.

Số tiền 300 triệu USD mới sẽ củng cố quan hệ giữa hai bên, giúp tận dụng tài nguyên công nghệ để mang lại lợi ích của nền kinh tế số tới người dùng, đối tác và doanh nghiệp nhỏ trong nước.

Gojek và Tokopedia lên kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) sau khi sáp nhập với mục tiêu nâng định giá lên gần 40 tỷ USD, tương đương đối thủ Grab.

Hai kỳ lân công nghệ Indonesia cũng đang cạnh tranh gay gắt với Sea, công ty mẹ Shopee, vốn đang mở rộng thị phần nhanh chóng thông qua các chương trình khuyến mãi bạo tay.

Ngoài Telkomsel, Gojek còn được Facebook, KKR và Astra International hậu thuẫn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

 

Lazada lấn sân sang dịch vụ gọi xe công nghệ

Vị trí bắt mắt của CDG Taxi trong ứng dụng Lazada tại Singapore cho thấy ông lớn TMĐT này đang cố gắng mở rộng các hoạt động ra ngoài dịch vụ cốt lõi của mình, nhằm hướng tới một siêu ứng dụng như Grab và Gojek.

Lazada được biết đến là một trong những nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) hàng đầu Đông Nam Á, thuộc sở hữu của Tập đoàn Alibaba hiện diện tại 6 quốc gia trong khu vực gồm Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam và Philippines.

Dự kiến đến năm 2030, Lazada đặt mục tiêu phục vụ 300 triệu khách hàng vào năm 2030.

Để thực hiện mục tiêu này, Lazada đang cung cấp nhiều dịch vụ tích hợp như: thương mại, hậu cần, thanh toán và gần đây là tính năng đặt vé máy bay tại các thị trường là Singapore và Philippines.

Theo những thông báo mới nhất, Lazada đang tham vọng lấn sân dịch vụ gọi xe công nghệ thông qua việc hợp tác cùng dịch vụ gọi xe là CDG Taxi thuộc công ty vận tải Singapore ComfortDelGro áp dụng tại thị trường Singapore.

Vị trí bắt mắt của CDG Taxi trong ứng dụng Lazada tại Singapore cho thấy ông lớn TMĐT này đang cố gắng mở rộng các hoạt động ra ngoài dịch vụ cốt lõi của mình, nhằm hướng tới một siêu ứng dụng như Grab và Gojek.

Về ComfortDelGro, vào tháng 1/2021, ComfortDelGro đã bổ sung thêm 25 xe ô tô cho thuê và tiến hành đợt thử nghiệm kéo dài 1 tháng đối với dịch vụ gọi xe của mình, đối đầu với hai gã khổng lồ Đông Nam Á là Grab và Gojek.

ComfortDelGro cho biết có mạng lưới toàn cầu với hơn 40.000 xe. ComfortDelGro hoạt động ở 7 quốc gia, trong đó có Việt Nam cùng các thị trường khác như Singapore, Malaysia, Úc, Trung Quốc, Vương quốc Anh và Ireland.

Đây không phải là lần đầu tiên giữa Lazada và ComfortDelGro. Trước đó, vào tháng 4/2020, ComfortDelGro đã làm việc với RedMart – một dịch vụ trên Lazada để giúp giao hàng tạp hóa ở Singapore trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Thực tế, không phải tất cả các dịch vụ trên Lazada đều khả thi ở mọi thị trường hãng hoạt động.

Chẳng hạn, người dùng Lazada ở Indonesia và Philippines có thể thanh toán hóa đơn và nạp tiền điện thoại – các dịch vụ cũng được Grab và Gojek cung cấp – thì tính năng gọi taxi trên ứng dụng Lazada không khả dụng bên ngoài Singapore.

Trong khi đó ở Việt Nam, vào cuối năm 2020, Lazada cũng đã hợp tác với Grab để tích hợp các dịch vụ của cả hai công ty trên các nền tảng địa phương tương ứng của họ.

Sự hợp tác này cho phép người dùng Việt Nam truy cập dịch vụ giao bữa ăn theo yêu cầu GrabFood từ trang chủ của ứng dụng và trang web của Lazada. Nền tảng của Lazada cũng có thể được truy cập thông qua các liên kết được nhúng trên Grab.

Được biết, việc hợp tác này góp phần củng cố chiến lược đặt người tiêu dùng ở vị trí trọng tâm của hai công ty, giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các dịch vụ thanh toán điện tử thuận lợi và thông minh hơn tại thị trường Việt Nam, qua đó đóng góp tích cực vào nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế số của Việt Nam.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Chuyển động mới ở thị trường gọi xe Việt Nam

Cả 3 ứng dụng gọi xe hàng đầu là: Grab, Be hay Gojek đều tỏ rõ tham vọng khai phá các mảng thị trường mới, thông qua các chiến lược đã được công bố, hoặc những thông tin gọi vốn, mua bán sáp nhập gần đây.

Theo báo cáo của ABI Research trong nửa đầu năm 2020 về thị trường gọi xe công nghệ Việt Nam, Grab hiện là ứng dụng chiếm thị phần số một lên tới 74,6%.

Ứng dụng Be xếp thứ 2 với thị phần 12,4%, theo sau là Gojek (trước đây là Go-Viet) đang nhanh chóng rút ngắn khoảng cách với thị phần tương ứng là 12,3%.

Nếu gom chung thị phần của 3 hãng gọi xe công nghệ hàng đầu, thì 3 ứng dụng này chiếm hơn 99% thị phần gọi xe tại Việt Nam. Điều này đồng nghĩa, cơ hội cho các ứng dụng gọi xe mới có được thị phần, cũng như “chen chân” được vào top 3 ứng dụng gọi xe hàng đầu tại Việt Nam là rất thấp.

Từ những cựu binh như FastGo, hay những tên tuổi mới như viApp, GV Taxi dù có nhiều sự hẫu thuẫn cũng khó lòng tạo ra được sự khác biệt trên thị trường gọi xe công nghệ.

Mặt khác, việc thứ hạng 3 ứng dụng gọi xe Việt Nam đã sớm được an bài có thể xem là chỉ báo cho thấy, đây không còn là mảng thị trường giàu sức cạnh tranh.

Thay vào đó, cả 3 ứng dụng gọi xe hàng đầu là: Grab, Be hay Gojek đều tỏ rõ tham vọng khai phá các mảng thị trường mới, thông qua các chiến lược đã được công bố, hoặc những thông tin gọi vốn, mua bán sáp nhập gần đây.

Chẳng hạn như Grab Việt Nam gần đây cho biết sẽ đẩy mạnh thêm nhiều sáng kiến hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) phát triển kinh doanh trên nền tảng online.

Những giải pháp này bao gồm chương trình Hội Chủ Shop VIP GrabExpress với mục tiêu hỗ trợ các chủ shop là đối tác của GrabExpress và công cụ Quản lý Quảng cáo trên ứng dụng GrabMerchant dành cho đối tác cửa hàng, quán ăn GrabFood.

Hai sáng kiến này sẽ giúp các SME tăng mức độ hiển thị trên nền tảng online, thu hút thêm khách hàng để từ đó tăng thêm cơ hội doanh thu.

Hay như Grab Financial Group trực thuộc Grab cũng công bố nhận được hơn 300 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A.

Mục tiêu của Grab Financial là hỗ trợ các cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tiếp cận những dịch vụ tài chính khắp Đông Nam Á với chi phí hợp lý, thuận tiện và minh bạch hơn.

Trong khi đó với Be Group, sau hai năm gia nhập thị trường hiện đang sở hữu hơn 10 triệu khách hàng. Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực vận tải – công nghệ, Be Group đã bắt tay cùng VPBank giới thiệu Ngân hàng số Cake.

Ngân hàng số Cake có thể cung cấp các sản phẩm, dịch vụ như một ngân hàng truyền thống: mở tài khoản, chuyển – nhận tiền, thanh toán hóa đơn, gửi tiết kiệm, phát hành thẻ ghi nợ (Mastercard).

Bà Nguyễn Hoàng Phương, CEO Be Group cho biết, Cake được phát triển và hoàn thiện bởi đội ngũ kỹ sư công nghệ người Việt của beFinancial và chính là bước đi quan trọng tiếp theo của công ty trong việc nâng cấp hệ sinh thái của ứng dụng Be trên con đường phấn đấu trở thành nền tảng số mở hàng đầu Việt Nam.

Điểm đặc biệt của ngân hàng số Cake là định danh khách hàng điện tử (e.KYC); giao kết hợp đồng bằng phương thức điện tử và chữ ký số; việc mở tài khoản trực tuyến nhanh chóng chỉ trong 2 phút mà không cần phải đến quầy giao dịch.

Công ty TNHH beFinancial (beFinancial) trực thuộc Be Group – sẽ tham gia vận hành Cake trên cơ sở thỏa thuận Hợp tác chiến lược dài hạn giữa VPBank và Be Group.

Gojek Việt Nam gần đây hoàn thành việc triển khai GoBiz – nền tảng quản lý đơn hàng dành cho các đối nhà hàng giúp tối ưu hoá quy trình giao đồ ăn trực tuyến, từ đó các đối tác nhà hàng tăng trưởng kinh doanh hiệu quả, nâng cao trải nghiệm người dùng.

Hơn 80% các nhà hàng, quán ăn trên Gojek đang sử dụng GoBiz hàng ngày, giúp rút ngắn thời gian “từ nhà hàng tới khách hàng” lên tới 50% và lượng đơn hàng hoàn thành có thể tăng tới 300%.

Thông qua GoBiz, người phụ trách nhà hàng, quán ăn có thể chủ động cập nhật thực đơn, tình trạng món ăn dựa trên thực tế nhà hàng tại từng thời điểm, dễ dàng chấp nhận hoặc thông báo hết hàng ngay khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng, đồng thời sắp xếp chuẩn bị đồ ăn để sẵn sàng ngay khi tài xế đến nhận hàng.

GoBiz cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nhà hàng theo dõi doanh thu theo ngày, theo giờ, quản lý hiệu suất đơn hàng để có những điều chỉnh kịp thời về nguồn hàng và nhân sự nhằm nâng cao doanh số. Các nhà hàng cũng dễ dàng theo dõi sổ sách và đối soát doanh thu khi cần thiết.

Cũng liên quan tới lĩnh vực gọi xe, là hoạt động giao đồ ăn, Loship – startup giao đồ ăn và thương mại điện tử giao hàng trong một giờ tại Việt Nam đã bắt tay cùng Igloo, Công ty công nghệ bảo hiểm (insurtech) có trụ sở tại Singapore.

Sự kiện này cho phép Loship cung cấp dịch vụ bảo hiểm rủi ro giao hàng không thành công cho 70.000 tài xế, để các tài xế này có thể dễ dàng hoàn thành công việc của họ.

Ngoài giao đồ ăn, bán bảo hiểm, Loship triển khai nhiều dịch vụ cộng hưởng như: giao hàng, thuê xe, giao thuốc và nhiều hoạt động theo yêu cầu khác.

Thế mạnh của Loship là vận dụng sự am hiểu “tính bản địa” vào sản phẩm, dịch vụ, cũng như các khâu quảng cáo, marketing tới khách hàng.

Công ty tập trụng vào các những thị trường tỉnh bên ngoài các đô thị loại 1 như Hà Nội và TP. HCM – nơi mà các ứng dụng đa quốc gia khó có thể vươn tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Gojek bỏ Grab để sáp nhập cùng kỳ lân Tokopedia

Công ty sau sáp nhập sẽ trở thành một hãng Internet khổng lồ với giá trị hơn 18 tỷ USD. Hoạt động kinh doanh của công ty này sẽ trải khắp từ gọi xe, thanh toán, mua sắm trực tuyến cho tới giao hàng.

Theo Bloomberg, siêu ứng dụng Gojek được cho là đang đàm sáp nhập với sàn thương mại điện tử hàng đầu Indonesia là Tokopedia. Pháp nhân hình thành sau sáp nhập có thể sẽ sớm thực hiện IPO tại Mỹ và Indonesia.

Hiện tại, hai startup giá trị nhất Indonesia đã kí những thỏa thuận chi tiết để thực hiện khâu thẩm định. Cả Gojek và Tokopedia đều tỏ ra thiện chí và mong muốn có thể hoàn thành nhanh chóng thương vụ trong vòng vài tháng tới.

Gojek và Tokopedia hiện được định giá lần lượt là khoảng 10,5 tỷ USD và 7,5 tỷ USD. Nguồn tin cho biết các nhà sáng lập của cả Gojek và Tokopedia đã là bạn của nhau kể từ khi thành lập công ty của mình hơn 10 năm trước.

Công ty sau sáp nhập sẽ trở thành một hãng Internet khổng lồ với giá trị hơn 18 tỷ USD. Hoạt động kinh doanh của công ty này sẽ trải khắp từ gọi xe, thanh toán, mua sắm trực tuyến cho tới giao hàng – mô hình kết hợp giữa Uber, PayPal, Amazon và DoorDash phiên bản Indonesia.

Nguồn tin trên cho biết Gojek và Tokopedia đã bắt đầu thảo luận về việc sáp nhập từ năm 2018, nhưng các cuộc thảo luận này càng được đẩy nhanh sau khi đàm phán sáp nhập giữa Gojek và đối thủ Grab rơi vào bế tắc.

Ông Anthony Tan, CEO Grab, tiếp tục không đồng ý từ bỏ một số quyền kiểm soát sau khi Grab sáp nhập Gojek, bất chấp những áp lực từ ông Masayoshi Son của SoftBank.

Trước đó, Grab và Gojek đã đàm phán sáp nhập trong nhiều năm cạnh tranh gay gắt ở nhiều mảng như gọi xe, giao đồ ăn và công nghệ tài chính.

Đến thời điểm tháng 12 năm ngoái, Grab và Gojek được cho là đã đạt những bước tiến nhất định trong đàm phán song vẫn còn nhiều mâu thuẫn, đặc biệt là về việc vận hành kinh doanh ở Indonesia, thị trường quan trọng nhất khu vực.

Theo các chuyên gia, việc Gojek và Tokopedia sáp nhập sẽ giúp pháp nhân mới có vị trí thống lĩnh trên thị trường Indonesia, một trong những nền kinh tế Internet tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Sáp nhập Gojek và Tokopedia cũng có thể sẽ gặp ít vướng mắc về mặt quản lí hơn. Trước đó, nếu Grab và Gojek sáp nhập, pháp nhân sau sáp nhập có thể sẽ chịu nhiều áp lực về điều tra chống độc quyền.

Thương vụ Gojek và Tokopedia sáp nhập được kì vọng sẽ tạo ra một công ty thống trị Indonesia – một trong những nền kinh tế Internet tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Thương vụ IPO tại Mỹ của họ cũng sẽ mang đến cho giới đầu tư toàn cầu một lựa chọn thay thế cho Sea – có trụ sở tại Singapore và là công ty Internet duy nhất của Đông Nam Á đang niêm yết cổ phiếu tại Mỹ.

Năm ngoái, cổ phiếu Sea tăng giá gần 400% nhờ tăng trưởng mạnh trong mảng game di động và nền tảng mua sắm trực tuyến Shopee.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Theo TheLeader

Thị trường gọi xe Việt Nam đang phân hóa rõ rệt

Giai đoạn khó khăn trong khoảng 1 năm qua cũng đã chứng kiến những lãnh đạo đời đầu của 3 hãng gọi xe công nghệ đang chiếm lĩnh thị trường là Grab, Be và Gojek lần lượt ra đi, nhường chỗ cho thế hệ lãnh đạo thứ hai.

Ảnh: Mashable SEA

Theo báo cáo của ABI Research trong nửa đầu năm 2020, thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam đang chứng kiến sự phân hóa rõ rệt. Grab hiện là ứng dụng chiếm thị phần số một lên tới 74,6% với với việc hoàn tất 62,5 triệu cuốc xe.

Ứng dụng Be tiếp tục nắm giữ vị thế số 2 với thị phần 12,4%, theo ABI Research. Tuy nhiên, theo sau là Gojek (trước đây là Go-Viet) cũng đang nhanh chóng rút ngắn khoảng cách với thị phần tương ứng là 12,3%.

Một ứng dụng gọi xe Việt Nam khác là FastGo cũng chiếm 0,7% thị phần, giảm nhẹ so với 1% vào năm ngoái.

Tổng quan thị trường có tất cả 83,8 triệu cuốc xe công nghệ được hoàn tất tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay, tương ứng 19,5% tổng số cuốc trong năm 2019.

Giai đoạn khó khăn trong khoảng 1 năm qua cũng đã chứng kiến những lãnh đạo đời đầu của 3 hãng gọi xe công nghệ đang chiếm lĩnh thị trường là Grab, Be và Gojek lần lượt ra đi, nhường chỗ cho thế hệ lãnh đạo thứ hai.

Dù thị trường gọi xe Việt Nam được cho là đã đi qua giai đoạn tăng trưởng “nóng”, tuy nhiên vẫn xuất hiện những tay chơi mới.

Như công ty VISERVICE đã ra mắt ứng dụng di động cung cấp dịch vụ gọi xe mang tên viApp. Ứng dụng do các lập trình viên Việt Nam xây dựng, đã được Bộ Công Thương cấp phép hoạt động chính thức.

Hay GV Taxi được GV ASIA đầu tư, trực tiếp xây dựng và vận hành bởi đội ngũ kỹ sư người Việt Nam với sự hậu thuẫn và hỗ trợ từ Google thông qua nền tảng Google Maps.

Bên cạnh đó, xuất hiện những tin đồn cho rằng Grab và Gojek đang thảo luận về cấu trúc và giá trị của thương vụ sáp nhập 2 bên, cũng như biện pháp để giảm bớt những lo ngại từ các nhà chức trách.

Grab đang cố thực hiện vòng huy động vốn mới. Được biết họ đang đàm phán với Alibaba về khoản đầu tư trị giá 3 tỷ USD.

Gojek thì đang mở rộng hoạt động kinh doanh thanh toán kỹ thuật số trong kỷ nguyên Covid. Ví điện tử GoPay của họ đã giúp 400.000 nhà buôn nhỏ ở Indonesia chấp nhận thanh toán kỹ thuật số.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Huy Lâm | MarketingTrips

Theo TheLeader

Gojek chi 160 triệu USD mua cổ phần ngân hàng Indonesia

Khoản đầu tư mới sẽ giúp Gojek có thể cung cấp các dịch vụ tài chính trên ứng dụng của mình tại Indonesia.

Ảnh: The Straits Times

Gojek vừa chi khoảng 160 triệu USD để mua thêm cổ phần tại ngân hàng Indonesia PT Bank Jago. Với 4,14% cổ phần đã có trước đó, hiện Gojek tăng tỷ lệ sở hữu tại Bank Jago lên 22,16%.

Bank Jago là một trong những nhà cho vay khách hàng cá nhân quy mô nhỏ tại Indonesia. Tính đến tháng 9, tổng tài sản của nhà băng này có trị giá khoảng 1.700 tỷ Rupiah (khoảng 120 triệu USD) – xếp thứ 45, trong khi ngân hàng tư nhân lớn nhất Indonesia có tổng tài sản 1 triệu tỷ Rupiah.

Động thái mới nhất này cho thấy tham vọng của Gojek trong lĩnh vực công nghệ tài chính. Theo thông báo của Gojek, hãng sẽ cho người dùng mở tài khoản ngân hàng Jago, sau đó có thể quản lý tài chính thông qua chính ứng dụng này.

GoPay, nền tảng thanh toán của Gojek đã cố mở rộng các dịch vụ tài chính điện tử cho các đối tác nhà hàng, tài xế từ năm 2017.

Còn theo Nikkei, động thái này cũng có thể châm ngòi một trận chiến khác của Gojek với đối thủ Grab và Sea khi cả hai công ty này đã nhận giấy phép ngân hàng số tại Singapore mới đây.

Gojek luôn luôn khẳng định không có tham vọng trở thành một ngân hàng tự thân và sẽ bắt tay với các nhà băng khác. Doanh nghiệp này tin rằng, hợp tác là một con đường nhanh chóng hơn để mở rộng quy mô các dịch vụ ngân hàng số.

“Đây là bước khởi đầu cho một phương thức cung cấp dịch vụ tài chính mới cho người dùng Gojek. Sự hợp tác này cho phép chúng tôi phát triển quy trình mà qua đó có thể hợp làm việc cùng nhiều ngân hàng khác”, Andre Soelistyo, đồng CEO Gojek, phụ trách mảng thanh toán cho hay.

Theo ông, mục tiêu của Gojek là thúc đẩy nhiều hơn các mối quan hệ đối tác tương tự để biến Gojek thành một nguồn lực đáng tin cậy cho nhu cầu tài chính của mọi người.

Indonesia là quốc gia có tỷ lệ dân không có tài khoản ngân hàng lớn thứ tư thế giới. Hiện 52% người lớn, tương đương khoảng 95 triệu dân Indonesia chưa có một tài khoản ngân hàng. Khoảng 47 triệu người trưởng thành khác tiếp cận hạn chế với các dịch vụ tài chính, theo Gojek.

Kỳ lân công nghệ Indonesia đang hoạt động tại 5 quốc gia ở Đông Nam Á. Tính đến giữa năm nay, các ứng dụng của Gojek đã được tải 190 triệu lượt.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo VnExpress

Gojek ra mắt GoStore để giúp SMBs thiết lập cửa hàng trực tuyến

Kỳ lân Indonesia Gojek vừa ra công bố ra mắt GoStore, một giải pháp giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMBs) địa phương thiết lập cửa hàng trực tuyến một cách dễ dàng nhất.

Theo một tuyên bố, GoStore cho phép các doanh nghiệp nhỏ ở Indonesia làm marketing sản phẩm của họ trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội thông qua việc tích hợp Facebook Shops và Instagram Shopping.

Chủ sở hữu cũng có thể liên kết cửa hàng với tài khoản mạng xã hội của họ để quản lý tài khoản và chức năng trò chuyện dễ dàng hơn.

GoStore được tích hợp với các giải pháp hàng đầu của Gojek, mang đến cho ứng dụng này quyền truy cập vào thanh toán không dùng tiền mặt với GoPay, phân phối sản phẩm qua GoSend, thanh toán bằng thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng thông qua Midtrans và các công cụ thanh toán khác thông qua Moka mà Gojek đã mua lại vào đầu năm nay.

Dịch vụ mới sẽ bổ sung cho các giải pháp hiện có của Gojek dành cho các đơn vị bán hàng trực tuyến. Chúng bao gồm ứng dụng Selly, cho phép người bán tương tác với khách hàng nhanh hơn và Liên kết thanh toán trung gian, bổ sung hỗ trợ cho các phương thức thanh toán khác nhau.

Theo Gojek, GoStore là một phần của sáng kiến Melaju Bersama Gojek, giúp các SMBs tìm giải pháp Gojek phù hợp cho doanh nghiệp của họ.

Nền tảng này đã được ra mắt vào đầu năm nay và công ty này cũng tuyên bố rằng dịch vụ này hiện có khoảng 500.000 người bán trong hệ sinh thái của mình.

Tháng trước, Gojek cho biết họ đã phải trải qua một cuộc cải tổ quản lý để giảm gấp đôi hoạt động kinh doanh ví điện tử của mình khi khách hàng và người bán chuyển sang thanh toán kỹ thuật số.

Điều này liên quan đến Andre Soelistyo, đồng giám đốc điều hành của công ty, người vừa tiếp quản nhánh thanh toán GoPay của Gojek.

Trong khi đó, Kevin Aluwi, đồng giám đốc của Soelistyo sẽ điều hành các dịch vụ khác của công ty khởi nghiệp, bao gồm các dịch vụ vận tải, thực phẩm và trung chuyển.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo TechInAsia

Điều gì sẽ xảy ra nếu Grab và Gojek ‘về chung nhà’

Nếu sáp nhập thành công, Grab và Gojek có thể giảm đốt tiền đầu tư và tạo ra một tập đoàn khổng lồ. Nhưng các chuyên gia cảnh báo khách hàng sẽ chịu thiệt vì tình trạng độc quyền.

Bà Nanik Soelistiowati, 64 tuổi, chủ một gian hàng chuối chiên ở phía tây Jakarta (Indonesia), từng hưởng lợi từ cuộc chạy đua siêu ứng dụng của hai startup công nghệ Grab và Gojek.

Năm 2015, bà Soelistiowati đăng ký dịch vụ giao thức ăn của Gojek và chứng kiến doanh thu bán hàng tăng vọt. 2 năm sau, Grab mời chào bà với chi phí thấp hơn đối thủ Gojek đến 15%. Khi Grab đẩy mạnh giảm giá để thu hút người dùng, nhu cầu chuối chiên tăng vọt đến mức quán của bà Soelistiowati luôn trong tình trạng cháy hàng.

Nhưng giờ, hàng loạt thông tin về sự hợp nhất giữa Grab và Gojek liên tục xuất hiện khiến các đối tác như bà Soelistiowati và khách hàng hoang mang. Hôm 2/12, Bloomberg đưa tin thương vụ sáp nhập này có thể sớm hoàn tất sau khi 2 công ty đạt được những bước đàm phán quan trọng.

Nếu thành công, đây có thể là thương vụ sáp nhập công nghệ lớn nhất Đông Nam Á. Tuy nhiên, một trong những trở ngại lớn nhất là các quy định chống độc quyền của khu vực và lo ngại chi phí của khách hàng tăng cao sau khi hai startup kỳ lân (có giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD) Đông Nam Á về chung một nhà.

01 – Cuộc đua đốt tiền

Thông tin Grab và Gojek sáp nhập đã được đồn đoán từ lâu. Câu hỏi đặt ra là hai công ty sáp nhập mọi hoạt động hay Grab chỉ mua lại mảng kinh doanh của Gojek ở Indonesia. Theo Fortune, tuy Grab chuyển trụ sở đến Singapore, CEO Grab Anthony Tan vẫn dành tới 70% thời gian tại Indonesia – sân nhà của Gojek.

Quốc gia Đông Nam Á có dân số đông thứ 4 thế giới, chiếm 1/3 tổng sản lượng kinh tế khu vực. Giới phân tích nhận định đây là thị trường quyết định thế “bá chủ” của khu vực. CEO Grab Anthony Tan muốn một thỏa thuận hẹp, nghĩa là Gojek trở thành công ty con của Grab tại Indonesia.

Nguồn tin của Bloomberg cho biết Tan cũng muốn đảm bảo cổ phiếu của ông tại Grab không bị pha loãng sau thỏa thuận sáp nhập này.

Trong khi đó, phía cổ đông của Gojek muốn hai công ty hợp nhất mọi hoạt động ở khắp Đông Nam Á. CEO SoftBank Masayoshi Son – nhà đầu tư lớn nhất của Grab – cũng đồng quan điểm với các cổ đông Gojek.

Kể từ khi ra đời tại một nhà kho ở ngoại ô Kuala Lumpur (Malaysia) hồi năm 2012, Grab đã mở rộng hoạt động tới 8 quốc gia khu vực Đông Nam Á. Hai nhà sáng lập Anthony Tan và Hooi Ling Tan không giấu tham vọng biến Grab thành một siêu ứng dụng đánh chiếm mọi lĩnh vực từ giao đồ ăn, thanh toán online, dịch vụ tài chính, thậm chí cả dịch vụ y tế. Hiện, Grab được định giá 14 tỷ USD.

Còn Gojek bắt đầu hoạt động từ năm 2010 với tư cách một trung tâm cuộc gọi với số nhân viên ít ỏi. Đến năm 2015, Gojek đã phát triển thành ứng dụng kiểu Uber và trở thành startup kỳ lân đầu tiên của Indonesia. Những tên tuổi lớn như Google, Tencent Holdings và Facebook đồng loạt rót tiền vào startup này.

Công ty hoạt động tại 5 quốc gia, được định giá 10 tỷ USD và đang trên đường trở thành siêu ứng dụng với Gojek, GoMart (mua sắm hàng thực phẩm), GoClean (lau dọn nhà cửa), GoGlam (làm tóc và trang điểm), GoMassage (mát-xa) và dịch vụ thanh toán GoPay.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mảng kinh doanh dịch vụ gọi xe cốt lõi của Grab và Gojek. Cùng với đó, tham vọng siêu ứng dụng đắt đỏ dẫn đến những khoản lỗ triền miền của Grab. Điều này khiến tỷ phú Son và các nhà đầu tư khác lo lắng, nhất là sau bê bối của startup chia sẻ văn phòng WeWork.

SoftBank tỏ ra quan ngại với việc Grab và Gojek đối đầu căng thẳng. Trong những năm qua, hai startup hàng đầu châu Á cạnh tranh dữ dội để giành thị phần khu vực.

Sau chuyến đi đến Indonesia hồi cuối năm ngoái, CEO SoftBank kêu gọi hai startup sớm đạt thỏa thuận sáp nhập. Việc sáp nhập có thể giúp hai bên giảm đốt tiền đầu tư và tạo ra một công ty dịch vụ Internet hùng mạnh hàng đầu khu vực.

02 – Tiết kiệm tiền

“Bất cứ thứ gì mà tầng lớp trung lưu của Indonesia muốn mua, chúng tôi đều đưa vào ứng dụng này”, nhà sáng lập Gojek Nadiem Makarim nhấn mạnh về tham vọng siêu ứng dụng hồi năm 2018.

Mô hình siêu ứng dụng đầu tiên thuộc về Alipay do Alibaba thành lập năm 2004 với nền tảng thương mại điện tử Taobao. Alipay dần trở thành hệ thống thanh toán di động hàng đầu Trung Quốc. Ví điện tử kết nối với các tài khoản ngân hàng và thẻ tín dụng, được sử dụng để trả hóa đơn, chuyển tiền cho bạn bè, đặt phòng khách sạn…

Đối với các hãng công nghệ Trung Quốc, siêu ứng dụng là mỏ vàng dữ liệu của hàng trăm triệu người dùng. Nhờ kho ứng dụng này, công ty có thể kiếm bộn tiền từ mối quan hệ với doanh nghiệp đối tác và hãng quảng cáo.

Gojek và Grab được xem là sao chép mô hình của Alipay và Wechat (được Tencent tung ra năm 2011). Gojek đã cân nhắc chi hàng triệu USD tiền đầu tư để mở rộng mạnh mẽ sang các lĩnh vực từ giao thực phẩm đến mát-xa. Một phần của chiến lược mở rộng là thâu tóm những công ty khởi nghiệp nhỏ và yếu hơn.

Gojek cũng đẩy mạnh mảng thanh toán điện tử. Theo Bloomberg, ví điện tử GoPay đã liên kết với hơn 400.000 hộ kinh doanh nhỏ ở Indonesia. GoPay cũng mở rộng hoạt động bên ngoài Indonesia. Ứng dụng cho phép khách hàng Thái Lan thanh toán tiền gọi xe và đặt đồ ăn trên ứng dụng Gojek.

Trong khi đó, đối thủ Grab cũng thâu tóm ít nhất 10 startup nhỏ hơn trong vòng 3 năm qua. Hồi tháng 10, lãnh đạo công ty tiết lộ Grab sẽ ưu tiên mở rộng các dịch vụ tài chính và dịch vụ thương mại cho đến hết năm 2020 và những năm sau đó.

Năm 2019, cả hai công ty đều không có lãi, riêng mảng gọi xe của Grab ở Singapore lỗ hơn 200 triệu USD. Grab và Gojek bị mắc kẹt trong trận chiến giảm giá và trợ cấp nhằm thu hút cả khách hàng và tài xế.

Dịch Covid-19 giáng thêm đòn vào hai hãng công nghệ Đông Nam Á. Hồi cuối tháng 6 năm nay, nhu cầu lao dốc vì dịch Covid-19, Grab sa thải 360 nhân viên, tương đương 5% tổng lực lượng lao động. Trước đó, Grab cũng xem xét lại chi tiêu và cắt giảm lương đối với ban lãnh đạo cấp cao.

Gojek cũng tuyên bố sa thải 9% lực lượng lao động và đóng cửa GoLife, dịch vụ làm sạch và mát-xa tại nhà, và GoFood Fesstival. Công ty cũng dừng GoGlam, dịch vụ đặt phòng làm đẹp và GoFix, dịch vụ sửa chữa đồ gia dụng hồi tháng 1.

Điều này đe dọa sinh kế của hàng nghìn người Indonesia. “Tôi bị sốc. Tôi nghĩ Gojek là một công ty lớn, chắc chắn họ sẽ tiếp tục mở rộng các loại dịch vụ”, bà Asri Sulastri, một người dọn dẹp từng làm việc cho GoClean, chia sẻ.

Trên thực tế, sự bùng nổ của làn sóng khởi nghiệp ở Đông Nam Á vốn đã mất nhiệt lượng từ trước dịch Covid-19. Giới đầu tư trở nên cảnh giác hơn sau khi kế hoạch phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) của WeWork sụp đổ, trong khi giá cổ phiếu Uber và Slack Technologies lao dốc sau IPO.

Theo dữ liệu của Deal Street Asia, vốn huy động tại khu vực startup Đông Nam Á chứng kiến mức sụt giảm 30% trong năm ngoái, đặc biệt là nửa cuối năm. Nhiều startup lớn, bao gồm Gojek, đã sẵn sàng chuyển đổi trước khi đại dịch diễn ra. Họ tập trung hướng tới lợi nhuận thay vì triết lý “tăng trưởng bằng mọi giá” như vài năm trước đây.

Trước đây, ông Son – cổ đông lớn nhất của Grab – tin rằng thị trường gọi xe chỉ có thế độc quyền, tức công ty có nhiều tiền nhất sẽ thống lĩnh thị trường. Tuy nhiên, nhà đầu tư Nhật Bản đã suy nghĩ lại sau sự cạnh tranh bền bỉ của Gojek tại Indonesia.

Theo giới chuyên gia, việc sáp nhập sẽ giúp 2 công ty tập trung nguồn lực để tăng tốc, hướng tới mục tiêu đạt lợi nhuận. Các nhà phân tích cho rằng liên danh của Grab, Gojek sẽ có giá trị lớn gấp nhiều lần tổng định giá của 2 công ty hiện tại.

“Mọi người bắt đầu nhận ra rằng thị trường vốn công khai đang trở nên hấp dẫn hơn với các công ty Internet trong khu vực Đông Nam Á.

Tuy nhiên, họ cũng nhận thấy rằng cần phải đạt đến một quy mô nhất định để IPO thành công. Tôi nghĩ đó là lý do những cuộc đàm phán, sáp nhập xuất hiện trong khu vực”, ông Rohit Sipahimalani, Giám đốc Chiến lược Đầu tư tại Temasek, nhận định.

03 – Thế độc quyền

“Người thua thiệt duy nhất là người tiêu dùng”, Financial Times dẫn lời một chuyên gia phân tích giấu tên. “Một thương vụ sáp nhập sẽ tạo thế độc quyền và khiến phí dịch vụ đối với khách hàng trở nên đắt đỏ hơn nhiều”, người này nhấn mạnh.

Thông tin Grab và Gojek về chung nhà cũng làm dấy lên lo ngại rằng vụ sáp nhập sẽ triệt tiêu tính cạnh tranh trong ngành công nghiệp, đẩy giá dịch vụ lên cao và chất lượng giảm.

Nếu sáp nhập thành công, Grab và Gojek dĩ nhiên sẽ giảm đốt tiền đầu tư. Nhưng điều này cũng có nghĩa là những đối tác như bà Nanik Soelistiowati, chủ gian hàng chuối chiên, và các khách hàng không còn được nhận những lời mời chào và ưu đãi hấp dẫn như trước.

Trên thực tế, giới chuyên gia nhận định các công ty công nghệ đều có xu hướng độc quyền. Một khi số lượng người sử dụng nền tảng ngày càng nhiều, nó càng trở nên hữu ích và dễ dàng thu hút người dùng mới.

Mới đây, Cục Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường Trung Quốc đã công bố dự thảo quy tắc nhằm xác định những điểm cấu thành hành vi độc quyền. Dự thảo này bao gồm các quy định về giá cả, phương thức thanh toán và sử dụng dữ liệu nhắm vào người dùng.

Tại Singapore, việc Grab mua lại hoạt động Uber ở Đông Nam Á từng gây làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng tài xế.

Họ cho rằng sự sáp nhập này ảnh hưởng đến đời sống của họ, trong khi khách hàng phản đối tình trạng giá Grab ngày càng cao trong khi chất lượng dịch vụ kém. Chính quyền Singapore cũng phạt Grab và Uber 9,5 triệu USD vì cho rằng thỏa thuận giữa đôi bên triệt tiêu cạnh tranh và đẩy giá dịch vụ lên 15%.

Cơ quan quản lý Philippines cũng thông qua việc sáp nhập hồi tháng 8/2018, đi kèm với các điều kiện về giá cả và chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, 2 tháng sau, cơ quan này đưa ra mức phạt gần 300.000 USD dành cho Grab và Uber vì không đáp ứng điều khoản.

Cơ quan quản lý Singapore còn yêu cầu Grab phải khôi phục chế độ giá như trước khi mua lại Uber. Điều đáng nói là động thái này từng mở ra cơ hội cho Gojek. Hãng này quyết đầu tư 500 triệu USD để mở rộng hoạt động tại Singapore và các thị trường khác. Giờ, khả năng Grab sáp nhập với Gojek có thể một lần nữa làm đảo lộn thị trường.

“Grab có ý đồ cướp cái tên siêu ứng dụng từ chúng tôi. Những năm đầu tiên họ sao chép mô hình của Uber, 3 năm tiếp theo chạy theo Gojek”, nhà sáng lập Gojek Makarim từng bày tỏ sự bức xúc trên Fortune.

Phản ứng lại, bộ đôi Tan của Grab tuyên bố: “Có một ý tưởng hay không đảm bảo thành công”. Những màn đối đáp qua lại cho thấy cuộc đối đầu của Grab và Gojek không chỉ ở trên thị trường, mà còn là “trận chiến” giữa Makarim và bộ đôi Tan. Cả ba là bạn học ở Trường Kinh doanh Havard và từng là bạn bè.

Giờ, trong bối cảnh dịch bệnh và sự bùng nổ khởi nghiệp tại Đông Nam Á giảm nhiệt, hai kỳ phùng địch thủ có thể sáp nhập để giảm lượng tiền bị đốt và tạo ra một trong những công ty Internet mạnh nhất khu vực.

“Đối với các nhà đầu tư, quyết định hợp nhất của Grab và Gojek có thể giúp họ được nắm giữ cổ phần của tập đoàn công nghệ khổng lồ, tại một khu vực có nền kinh tế số phát triển mạnh mẽ với 8 quốc gia tăng trưởng cao”, nhà báo Shotaro Tani của Nikkei Asian Review bình luận.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Zing

Cựu CEO Go-Viet đầu quân cho MoMo

Ông Nguyễn Vũ Đức, cựu CEO Go-Viet hiện là Phó tổng giám đốc đơn vị Kinh doanh Ngân hàng & Kinh doanh Chuyển tiền của MoMo.

Ví MoMo vừa tiết lộ dàn lãnh đạo trụ cột của công ty này, trong đó có ông Nguyễn Vũ Đức – đồng sáng lập và cựu CEO Go-Viet (nay là Go-Jek Việt Nam). Ông Đức hiện phụ trách mảng hợp tác Ngân hàng, Chuyển tiền P2P và Phát triển mạng lưới của ví điện tử này.

Cựu CEO Go-Viet là Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (MBA) của Đại học Harvard và cử nhân kinh tế Đại học Kinh tế Thống kê Moscow. Ông từng là đồng sáng lập và CEO của TDC – một startup về công nghệ tài chính (Fintech).

Ông Đức là người đã đưa Uber về Việt Nam và triển khai thành công Uber tại TP HCM vào năm 2014. Doanh nhân này cũng có trên 10 năm kinh nghiệm làm việc tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Ông Đức rời vị trí CEO Go-Viet vào tháng 3/2019.

Bên cạnh ông Nguyễn Vũ Đức, MoMo cũng có tân chủ tịch hội đồng quản trị từ tháng 4 năm nay.

Người đảm nhiệm vị trí này là ông Anthony Thomas – nguyên Giám đốc mảng Kinh doanh & Phân phối Ngân hàng Bán lẻ khu vực châu Á Thái Bình Dương của Citibank, nguyên CEO ví điện tử lớn nhất Philippines (GCash).

Ông Anthony Thomas là chuyên gia về Fintech, quốc tịch Ấn Độ, với hơn 22 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và thanh toán.

Ông tốt nghiệp chuyên ngành Toán học tại St Stephen’s College và theo học tại trường Kinh Doanh danh giá IIM Ahmedabad (Ấn Độ).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Grab và Gojek gần hoàn tất thủ tục sáp nhập

Nếu thành công, đây có thể là thương vụ sáp nhập công nghệ lớn nhất Đông Nam Á từ trước đến nay.

Thông tin về một vụ sáp nhập giữa Grab và Gojek đã được đồn đoán từ lâu. Theo Bloomberg, thương vụ này có thể sớm hoàn tất trong thời gian ngắn, khi 2 công ty đạt được những bước đàm phán quan trọng.

Trích lời nguồn tin giấu tên, Bloomberg cho hay Grab và Gojek đã vượt qua được những quan điểm khác biệt, thống nhất nhiều hạng mục đàm phán để có thể tiến tới sự đồng thuận. Những chi tiết cuối cùng của thương vụ vẫn đang được cân nhắc, với sự tham gia của các cổ đông lớn như SoftBank của tỷ phú Son Masayoshi.

Trao đổi với Zing, đại diện truyền thông của Grab cho biết các tin đồn này thiếu cơ sở. “Vì vậy, phía công ty từ chối bình luận về các tin đồn này”, đại diện Grab Việt Nam cho biết.

Nếu thành công, đây có thể là thương vụ sáp nhập công nghệ lớn nhất Đông Nam Á.

Thông tin về một vụ sáp nhập giữa Grab và Gojek đã được đồn đoán từ lâu. Theo Bloomberg, thương vụ này có thể sớm hoàn tất trong thời gian ngắn, khi 2 công ty đạt được những bước đàm phán quan trọng.

Trích lời nguồn tin giấu tên, Bloomberg cho hay Grab và Gojek đã vượt qua được những quan điểm khác biệt, thống nhất nhiều hạng mục đàm phán để có thể tiến tới sự đồng thuận. Những chi tiết cuối cùng của thương vụ vẫn đang được cân nhắc, với sự tham gia của các cổ đông lớn như SoftBank của tỷ phú Son Masayoshi.

Trao đổi với Zing, đại diện truyền thông của Grab cho biết các tin đồn này thiếu cơ sở. “Vì vậy, phía công ty từ chối bình luận về các tin đồn này”, đại diện Grab Việt Nam cho biết.

Một trong những kịch bản sau sáp nhập là nhà đồng sáng lập Grab Anthony Tan sẽ trở thành CEO của công ty mới, trong khi các lãnh đạo Gojek tiếp tục vận hành công ty dưới thương hiệu cũ tại Indonesia. Một kịch bản khác là cả 2 công ty sẽ vận hành độc lập trong một khoảng thời gian trước khi sáp nhập. Mục tiêu cuối cùng là kết hợp thành một công ty duy nhất và có thể IPO.

Theo nguồn tin của Bloomberg, bước ngoặt cũng có thể xảy ra khiến thương vụ không thành công. Một trong những trở ngại lớn nhất là những quy định về độc quyền tại các quốc gia trong khu vực.

Grab và Gojek đối đầu trực tiếp trong nhiều mảng kinh doanh tại Đông Nam Á. Khởi đầu từ dịch vụ gọi xe, giờ đây họ cạnh tranh cả ở mảng giao đồ ăn, thanh toán trực tuyến. Cả hai đều nhận được những khoản đầu tư lớn từ các “cá mập” để có thể đốt tiền, thu hút người dùng.

Grab hiện hoạt động tại 8 quốc gia trong khu vực, được định giá hơn 14 tỷ USD. Trong khi đó Gojek được định giá khoảng 10 tỷ USD, và đang hoạt động tại 5 quốc gia.

Tỷ phú Son Masayoshi từ lâu đã ngầm ủng hộ một vụ sáp nhập, sau khi ông thăm Indonesia vào tháng 1. Ban đầu, thỏa thuận dường như rất khó đạt được khi 2 công ty cạnh tranh nhau khốc liệt. Tuy nhiên, sự lớn mạnh của Sea, công ty Internet có trụ sở tại Singapore đã thúc đẩy quá trình đàm phán.

Nhiều sản phẩm của Sea như ví điện tử ShopeePay có thể đe dọa các tính năng tương đương của Grab hay Gojek. Công ty này IPO vào năm 2017, và giờ được định giá gần 88 tỷ USD.

“Mọi người bắt đầu nhận ra rằng thị trường vốn công khai đang trở nên hấp dẫn hơn với các công ty Internet trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, họ cũng nhận thấy rằng cần phải đạt đến một quy mô nhất định để IPO thành công.

Tôi nghĩ đó là lý do những cuộc đàm phán, sáp nhập xuất hiện trong khu vực”, Rohit Sipahimalani, Giám đốc Chiến lược Đầu tư tại Temasek nhận định.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Zing

Gojek được nhà mạng quốc doanh đầu tư 150 triệu USD

Telkomsel và Gojek là đối tác của nhau được một thời gian. Telcomsel cung cấp gói cước giá rẻ cho tài xế Gojek. Dù vậy, đây là lần đầu tiên nhà mạng đầu tư vào một decacorn (công ty tư nhân giá trị trên 10 tỷ USD). Thương vụ được công bố vào ngày 17/11.

Telkomsel là doanh nghiệp liên doanh giữa gã khổng lồ viễn thông Telkom Indonesia và Singel của Singapore. Công ty mẹ của nhà mạng – Telkom – được cho là gần như rót vốn vào Gojek năm 2018 nhưng giao dịch thất bại vì không nhận được sự ủng hộ từ các nhân vật cao cấp.

Khoản đầu tư mới nhất tiếp tục trợ lực cho Gojek sau khi được “bơm” tiền từ Facebook và PayPal vào tháng 6. Gojek đã huy động được hơn 3 tỷ USD trong vòng Series F. Telcomsel gia nhập danh sách dài các nhà đầu tư của Gojek, bao gồm Google, KKR, song họ là một trong số ít công ty Indonesia rót vốn cho Gojek.

Tính đến giữa tháng 7, cổ đông lớn nhất của Gojek là Gamvest, pháp nhân thuộc sở hữu của công ty đầu tư quốc doanh Singapore GIC. Google là cổ đông lớn thứ hai, tiếp theo là KKR và Tencent.

Dịch Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động của Gojek cũng như các đối thủ khác trên thị trường, đặc biệt là dịch vụ gọi xe. Do đó, công ty tập trung hơn vào thanh toán và giao đồ ăn để đối phó.

Gần đây, decacorn thông báo các dịch vụ mang thương hiệu Gojek đều tạo ra biên lợi nhuận dương, gọi đây là “cột mốc quan trọng vì chỉ ra con đường đi đến lợi nhuận”. Số vốn mới từ Telkomsel sẽ đặt Gojek trong trạng thái tài chính tốt hơn cho chặng đường phía trước.

Các kỳ lân công nghệ khác của Indonesia cũng đang bận rộn huy động vốn trong đại dịch. Nền tảng thương mại điện tử Tokopedia và Bukalapak nhận được đầu tư tương ứng từ Google và Microsoft. Công ty đặt phòng khách sạn Traveloka gọi được 250 triệu USD từ nước ngoài.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

Theo ICTNews

Thị trường gọi xe: Khe cửa hẹp cho các tân binh

Một năm qua, thị trường gọi xe Việt Nam đón chào 2 tân binh nhưng “thế trận” dường như đã định đoạt và không nhiều thay đổi sau đó.

Thị trường gọi xe: Khe cửa hẹp cho các tân binh
Thị trường gọi xe: Khe cửa hẹp cho các tân binh

Hôm 8/10, thị trường gọi xe chào đón thêm một “tân binh” có tên viApp, thuộc sở hữu của Viservice, một công ty nội địa trụ sở tại quận 7, TP HCM. Bà Bùi Thị Hải Yến, Tổng giám đốc công ty cho hay, viApp đã được Bộ Công Thương cấp phép hoạt động chính thức như các ứng dụng gọi xe công nghệ khác, sẽ hoạt động tại tất cả tỉnh thành, cung cấp dịch vụ gọi xe hai bánh và ôtô bao gồm cả taxi, xe hợp đồng, xe tải.

Là tên tuổi hoàn toàn mới, viApp tỏ ra khá tham vọng trong ngày ra mắt. Đội ngũ sáng lập đặt mục tiêu có 300.000 lượt tải trong 3 tháng đầu tiên. Thị phần mà viApp mong muốn là 20% với khách đặt xe qua ứng dụng và 50% với khách vẫy xe truyền thống.

Trước đó, vào cuối tháng 6, một ứng dụng gọi xe công nghệ nội địa khác cũng công bố “tham chiến” là GV Taxi, ứng dụng thuộc GV Asia. GV Taxi bắt đầu vận hành thử nghiệm từ tháng 7, đặt mục tiêu thu hút khoảng 8.000 đối tác tài xế và 60.000 chuyến đi mỗi ngày.

Như vậy, kể từ ngày Mygo chào sân tháng 7/2019, thị trường gọi xe đã đón nhận thêm hai tên tuổi mới (không tính một ứng dụng chủ yếu giao hàng có chở người tại tỉnh và một ứng dụng mô hình hoạt động không rõ ràng, tuyển tài xế dấu hiệu đa cấp). Các ứng dụng này đều được khẳng định là sản phẩm thuần Việt, do đội ngũ người Việt phát triển và vận hành.

‘Đại dương xanh’ nào cho tân binh?

Nhóm sáng lập viApp nói không đặt mục tiêu cạnh tranh với bất cứ ứng dụng gọi xe nào vì đây là sản phẩm của những người gắn bó với ngành công nghệ, hiểu về thị trường gọi xe nên triển khai nền tảng cho tài xế kiếm thêm thu nhập.

Nhưng chưa cần cạnh tranh, thị trường gọi xe có còn “cửa” cho những tên tuổi mới như họ? Nghiên cứu gần nhất về thị phần gọi xe được ABI Research phát hành năm ngoái cho biết Grab, be, GoViet (nay là Gojek) chiếm lần lượt 73%, 16% và 10% thị phần. Chỉ 1% thị phần dành cho các hãng còn lại.

Chưa có thống kê mới cập nhật đến nay nhưng cục diện hầu như không có thay đổi. Ngoài 3 ứng dụng này thì thị trường còn Fastgo, Tada, Vato, Mygo… nhưng độ phổ biến không nhiều, cả ở trên đường phố lẫn trên màn hình điện thoại người dùng. Trong khi FastGo từng bị đồn đoán về sự sáp nhập, Vato ngày càng vắng bóng và Aber thì “biến mất” không dấu vết.

Ra đời sau khi thị trường đã gần như định đoạt, những “tân binh” như viApp hay GV Taxi phải có một phân khúc khác, ít đối đầu trực diện nếu không muốn “tan biến” như Aber. Hai điểm khó nhất là làm sao thuyết phục được người dùng cài thêm ứng dụng gọi xe mới và tài chính đủ mạnh để tồn tại.

viApp chọn một chiến thuật không mới, đó là khuyến mại mạnh tay lúc ra mắt. Ứng dụng tung các cuốc xe đồng giá 1.000 đồng với xe máy và 10.000 đồng với ôtô cho chặng dưới 5 km. Đồng thời để thu hút thêm người dùng và tài xế, ứng dụng tặng 15.000 đồng cho mỗi người dùng giới thiệu người mới cài đặt và 100.000-200.000 đồng cho tài xế giới thiệu thêm tài xế mới.

Cách này có thể giúp viApp có một lượng người tải ứng dụng về. Còn ở đường dài, viApp chọn khách lắp đồng hồ điện tử trên xe 4 bánh để tài xế vừa bắt khách qua ứng dụng, vừa đón khách như taxi truyền thống.

Giải pháp đồng hồ này cũng giúp họ có dịch vụ đặt xe không có điểm đến và tính tiền cho khách bằng đồng hồ. Điều này đồng nghĩa, viApp muốn có phần ở cả gọi xe qua ứng dụng và taxi truyền thống. Việc đa dạng hóa kênh kiếm khách được xem là cách để ứng dụng này có thể giữ chân được tài xế.

Trong khi đó, GV Taxi tập trung 3 dịch vụ ban đầu là đặt trước chuyến đi xa, gọi xe máy và ôtô. Theo lộ trình đã công bố, công ty này sẽ tiếp tục ra mắt dịch vụ giao hàng, đồ ăn và taxi tải trong năm 2021. Nhìn chung, hướng đi của GV Taxi tương đối giống các đàn anh trước đó.

Với các “tân bình”, sức khai mở thị trường riêng cho mình còn tùy thuộc vào năng lực tài chính. Cho đến nay, cả GV Taxi và viApp đều chưa tiết lộ về tên tuổi nhà đầu tư. Riêng viApp khẳng định được hậu thuẫn bởi nhà đầu tư nội địa, từng rót vốn thành công vào một số startup.

‘Đất sống’ của những gương mặt cũ

Trong khi đó, các đàn anh đã bắt đầu tìm kiếm lợi nhuận từ mảng gọi đồ ăn để bù lỗ cho mảng gọi xe.

Theo báo cáo của Google và Temasek, quy mô thị trường ứng dụng gọi xe Việt Nam khoảng 500 triệu USD với tốc độ tăng bình quân hơn 40% mỗi năm. Đến 2025, sân chơi này có thể đạt giá trị 4 tỷ USD.

Miếng bánh đó, các gương mặt cũ đều đã “xí phần”. Grab có lượng dịch vụ hầu như phủ mọi mặt trận, từ gọi xe 4 bánh, 2 bánh, đến giao hàng, gọi đồ ăn hay các dịch vụ mới hơn như đi siêu thị hộ.

Gần đây, Grab còn nghĩ ra dịch vụ cho thuê xe máy kèm tài xế theo giờ để hành khách linh hoạt đi lại. Động thái này, được bà Nguyễn Thái Hải Vân, Giám đốc điều hành Grab Việt Nam, lý giải là “chiến lược bản địa hoá” để tiếp tục tung ra các dịch vụ sát nhu cầu thực tế nhất của thị trường.

Gương mặt nội địa duy nhất trong top 3 là “be” có khá nhiều hoạt động mới từ đầu năm 2020, sau nửa cuối năm 2019 im hơi lặng tiếng. Cùng chạy đua đa dạng hóa dịch vụ, “be” cho phép thanh toán thêm SmartPay, MoMo, ra mắt beTaxi, đi chợ hộ, cung cấp gói thành viên và cho đối tác bán bảo hiểm trên nền tảng…

Số liệu đến tháng 9 cho biết, be đã được tải xuống trên hơn 8 triệu thiết bị di động, có hơn 100.000 tài xế, khoảng 350.000 chuyến xe được yêu cầu mỗi ngày và hoạt động ở 10 tỉnh thành. Thậm chí, trong một lần phát ngôn về khả năng Grab và Gojek sáp nhập, đại diện “be” tỏ ra khá sẵn sàng.

“Khi Grab mua Uber tại Việt Nam nhưng thị trường vẫn đủ lớn cho beGroup tham gia và phát triển ổn định thì chắc chắn sự sáp nhập của Grab và GoJek cũng sẽ không thể làm thay đổi quy luật cạnh tranh vốn có của thị trường”, bà Nguyễn Hoàng Phương, CEO beGroup nói. Đại diện be cho biết không chủ trương “đốt tiền” mà chi tiêu hợp lý, và vẫn có kế hoạch mở rộng trong tương lai.

Trong khi đó, GoViet đổi thành Gojek từ đầu tháng 7 và có CEO mới. Ứng dụng này sở hữu khoảng 150.000 đối tác tài xế và đối tác 80.000 nhà hàng. CEO Gojek Việt Nam tiếp tục hứa sẽ có dịch vụ gọi xe 4 bánh và thanh toán không tiền mặt, nhưng không xác định thời gian cụ thể. Điều này khiến Gojek khó có cơ hội bứt phá trong tương lai gần.

Bù lại, Gojek vốn có công ty mẹ tiềm lực tốt và giá cước gọi xe 2 bánh thuộc hàng “phải chăng” nhất thị trường nên khả năng các ứng dụng còn lại chiếm vị trí của Gojek trong top 3 cũng khó diễn ra.

Một số ứng dụng khác thì “tồn tại” nhờ những thị trường ngách nhất định. Ví dụ, Tada chủ yếu phục vụ cộng đồng người Hàn Quốc ở TP HCM, hoạt động tại quận 7 và các quận trung tâm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Theo VnExpress

Các nhà đầu tư đang thúc đẩy việc sáp nhập Grab – Gojek

Việc sáp nhập giữa Grab và Gojek đang tiến thêm một bước khi các nhà đầu tư chính thúc đẩy hoàn tất thương vụ trong thời gian sớm.

Theo DealStreetAsia, các cuộc đàm phán sáp nhập giữa hai gã khổng lồ dịch vụ gọi xe Đông Nam Á là Grab và Gojek trở thành mối quan tâm suốt vài tháng qua.

Ở giai đoạn đầu, thương vụ gặp phải một vài trở ngại nhất định mà lớn nhất chính là luật cạnh tranh và sự phản đối của các nhà chức trách. Trong thời gian qua, ban lãnh đạo Grab và Gojek thường xuyên gặp nhau nhưng chỉ thực sự tỏ ra nghiêm túc về việc đàm phán sáp nhập trong vài tháng gần đây.

Giờ đây, nhiều nguồn tin đến từ các giám đốc điều hành của hai công ty cho biết, SoftBank cũng như nhiều nhà đầu tư chính khác của hai công ty đang cảm thấy mất kiên nhẫn và tìm cách thúc đẩy một thỏa thuận diễn ra trong thời gian sớm.

Mặc dù vậy, đến nay vẫn chưa rõ khi thương vụ sáp nhập thành công, Grab hay Gojek sẽ là bên kiểm soát liên doanh này. Trong khi Gojek muốn một thỏa thuận sáp nhập 50-50 thì Grab muốn nắm một tỷ lệ cao hơn để có thể chi phối.

Được biết, Gojek là startup ra đời vào năm 2010 và thu hút được tổng cộng 3 tỉ USD tiền đầu tư trong 12 vòng. Công ty này đang thực hiện vòng gọi vốn Series F với mục tiêu huy động thêm 2,5 tỉ USD. Còn với Grab, công ty thu hút vốn đầu tư lên đến 9 tỉ USD sau 29 vòng gọi vốn. Vào năm 2018, họ cũng đã thâu tóm Uber tại khu vực Đông Nam Á.

Các nhà đầu tư lớn của hai bên bao gồm nhiều cái tên như SoftBank, Microsoft, Toyota, Honda (đối với Grab) và Google, Temasek, Mitsubishi, Samsung (đối với Gojek). Ngoài ra Visa là nhà đầu tư cho cả hai công ty. Hiện tại, mức định giá của Grab và Gojek vượt mốc 10 tỉ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Thanh Niên

Tổng giám đốc Gojek Việt Nam: “Giá trị của người lãnh đạo là đội ngũ mạnh”

Đầu tháng 8/2020, việc GoViet đổi thành Gojek Việt Nam và app Gojek chính thức hoạt động khiến nhiều người quan tâm. Đặc biệt, trong bối cảnh nhiều hãng xe công nghệ luôn phải chạy đua cạnh tranh, nhiều người càng “tò mò” hơn về Tổng giám đốc mới của Gojek Việt Nam – Phùng Tuấn Đức.

* Từng điều hành ba công ty khởi nghiệp và là Tổng giám đốc quốc gia của Công ty Gojek có trụ sở tại Indonesia, nền tảng đó đủ để ông cảm thấy ít áp lực hơn trong vị trí mới?

– Trong bối cảnh kinh tế khó khăn và các hãng xe công nghệ luôn biến động, cạnh tranh trên thị trường khá gay gắt, kể cả GoViet cũng không ít thăng trầm, nhiều người cho rằng tôi sẽ bị rất nhiều áp lực khi đảm nhiệm vị trí điều hành Gojek Việt Nam ở thời điểm này. Nhưng với tôi, điều này là may mắn nhiều hơn áp lực.

Tôi đã có thời gian làm việc với GoViet từ những ngày đầu, học hỏi được những điều tốt nhất ở Tập đoàn Gojek ở Indonesia. Đặc biệt, do đã xây dựng được mối quan hệ mật thiết với nhân viên nên tôi hiểu được tâm tư, điểm mạnh và yếu của mỗi người để xây dựng và phát triển đội ngũ, cùng nhau đi về phía trước.

Đây cũng là một trong những điều tôi đã làm tốt trong thời gian qua. Về phía nhân viên, các bạn cũng hỗ trợ tôi rất nhiều. Họ đã thể hiện được tố chất cực kỳ quan trọng cho một công ty startup, đó là tính bền bỉ.

* Nhưng phải có “bí quyết” gì để nhân viên bền bỉ và gắn bó ngay cả lúc công ty khó khăn?

– Trong giai đoạn vừa qua, GoViet (nay là Gojek) cũng có những lúc thăng trầm nhưng mọi người vẫn ở lại, chấp nhận thử thách, khó khăn. Tất cả vì mục tiêu và sứ mệnh mà công ty đang hướng đến là trở thành một siêu ứng dụng tại Việt Nam.

Ngoài ra, tất cả nhân viên đều yêu mến tài xế, xem họ không chỉ là đối tác mà còn là những người bạn.

Thấu hiểu nghề chạy xe của các bác tài đôi lúc cũng đơn độc, ngày qua ngày cứ một mình mải miết, hết đơn hàng này đến đơn hàng khác, nên các bạn đã cố gắng tạo cho các tài xế một môi trường làm việc thân thiện, một cộng đồng, hội nhóm để kết nối với nhau, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, hoặc giúp đỡ nhau trên đường.

Trong đợt Covid-19 vừa rồi, có một nhóm tài xế tự nguyện bỏ tiền mua lượng lớn khẩu trang và đi phát miễn phí. Điều đó cho thấy, các tài xế của Gojek đã cảm nhận được tinh thần sẻ chia từ cộng đồng đối tác và họ tiếp tục lan tỏa tinh thần tốt đẹp đó ra cộng đồng lớn bên ngoài.

Với cộng đồng 80.000 người kinh doanh nhà hàng cũng tương tự – chúng tôi đưa lên nền tảng cả những nhà hàng nhỏ và siêu nhỏ, những người vốn dĩ không có nhiều cơ hội tiếp cận với khách hàng vì không thành thạo về marketing, về công nghệ, thậm chí có những người còn không biết sử dụng smartphone.

Đó chính là niềm tự hào và cũng là động lực để nhân viên Gojek đi làm mỗi ngày. Họ nhận thấy việc mình làm mang lại cho người khác niềm vui, nhiều giá trị tích cực cho cộng đồng.

* Không áp lực nhưng không có nghĩa ông không gặp thách thức?

– Với hơn 20 dịch vụ khác nhau mà Gojek đang cung cấp tại Indonesia, chúng tôi “tha hồ” lựa chọn “kho” dịch vụ đó hoặc điều chỉnh, thay đổi để phù hợp văn hóa và thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam. Các sản phẩm của Gojek sẽ xoay quanh “tam giác vàng” là gọi xe, đặt đồ ăn và thanh toán.

Ở Việt Nam, chúng tôi chọn triển khai ba dịch vụ trong hai năm đầu là GoBike, GoFood và GoSend, hướng mọi người cùng đi chung một hướng chứ không phát triển dàn trải. Đây cũng là bài học thành công của Gojek tại Indonesia trong những năm đầu.

Giờ đây, thách thức của chúng tôi là làm sao phát triển được thêm nhiều hơn sản phẩm mới cho người dùng Việt Nam.

* Theo ông, có sự khập khiễng nào trong quản trị đội ngũ giữa Việt Nam và Indonesia mà ông phải thay đổi để thích nghi không?

– Khoảng cách là có, nhưng không nhiều. Ở Indonesia, nhân viên giỏi hơn về mặt công nghệ và hệ thống vì họ là những người xây dựng nên nền tảng công nghệ Gojek và có bề dày kinh nghiệm gần 10 năm. Nhưng ở Việt Nam, nhân viên lại nắm bắt thị trường nhạy bén hơn và am hiểu thị trường bản địa hơn.

Tại Gojek Việt Nam, chúng tôi cũng có một sự cân bằng của các anh chị hàng chục năm kinh nghiệm ở các tập đoàn lớn như Nestle, IBM, HSBC, cùng các bạn trẻ đã được tuyển vào các công ty có tiếng như Samsung, Uber, McKinsey, Unilever, và cả những bạn đã lăn lộn nhiều loại hình doanh nghiệp, bao gồm startup.

Thế nên, khi làm việc, chúng tôi luôn phải dung hòa những thế mạnh cũng như các ý kiến để phù hợp.

* Ông có thể chia sẻ bài học startup đã trải nghiệm?

– Hồi còn đi học ở Mỹ, tôi nhìn thấy mô hình đấu giá xu, nhiều người khi tham gia sàn đấu giá sẽ mua được những sản phẩm với giá chỉ bằng 1/5 hay 1/10 giá trị thực. Tôi nghĩ mô hình này sẽ tạo ra sự khác biệt ở Việt Nam, nên về nước tôi khởi nghiệp với Công ty Dynabyte, sàn đấu giá xu trực tuyến đầu tiên.

Thời điểm đó, thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam vẫn còn chưa phát triển, nên triển khai với một quy mô lớn là không thể. Tôi nhận ra, tạo ra sự khác biệt thôi chưa đủ mà phải thực sự mang lại giá trị cho người dùng.

Tôi tiếp tục dự án startup thứ hai là một trang TMĐT về thời trang. Tuy nhiên, do website phát triển nhanh nên các nhà đầu tư muốn tôi chuyển từ mô hình kinh doanh online sang quản lý bán lẻ và marketing.

Điều này đi ngược lại hoài bão của tôi là phát triển công nghệ sáng tạo nên tôi đầu quân cho Adayroi của Vingroup, sau đó làm giám đốc vận hành chuỗi cửa hàng một thương hiệu cà phê.

Một điểm chung cho tất cả dự án tôi trải qua là đều trong giai đoạn khởi nghiệp hoặc giai đoạn thềm trước tăng trưởng.

Tôi đúc kết được hai bài học lớn về khởi nghiệp. Thứ nhất, một người lãnh đạo phải xây dựng được một đội ngũ gồm những người còn giỏi hơn mình và người quản lý cấp dưới lại tiếp tục tìm kiếm những cá nhân giỏi hơn họ.

Có như vậy, tổ chức mới luôn có những người rất giỏi và dễ dàng truyền cảm hứng cho nhau. Và quan trọng nhất là người lãnh đạo phải làm thế nào để những người giỏi thay vì đối đầu, mâu thuẫn nhau với chính kiến riêng thì đều nhìn về một hướng và cùng nhau vì mục tiêu chung của tập thể.

Thứ hai, một startup muốn thành công cần phải hiểu được mong mỏi của khách hàng, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp. Như vậy sản phẩm sẽ được đón nhận trên thị trường. Một quan niệm phổ biến khác của nhiều startup là không có tiền thì sẽ không thể làm được gì và luôn phụ thuộc vào việc gọi vốn.

Thực tế, nếu startup có sản phẩm tạo được giá trị sử dụng cho thị trường thì sẽ tạo ra được vị trí riêng của mình. Có thể có nhiều lý do để một startup không thành công nhưng giá trị bạn nghĩ ra cho thị trường sẽ luôn được ghi nhận.

* Trong thành công của doanh nghiệp, theo ông bao nhiêu phần trăm do giá trị của người dẫn dắt mang lại?

– Một thành công được làm nên bởi rất nhiều yếu tố và nguồn lực. Vì vậy, giá trị của một người lãnh đạo không thể đo đếm một cách cụ thể. Song có một cách đơn giản để đánh giá người lãnh đạo, đó là nhìn những gì người đó mang lại cho những người xung quanh, những tác động mà họ đã mang lại cho đội ngũ.

Và giá trị của người lãnh đạo chính là xây dựng được đội ngũ mạnh. Tôi cho rằng, nếu công ty là một con thuyền, người lãnh đạo không nhất thiết là người chèo thuyền giỏi nhất nhưng là người biết định hướng và truyền cảm hứng để mọi người cùng chèo về một hướng.

* Việc xây dựng “đội ngũ” được phát huy thế nào tại Gojek, thưa ông?

– Trong một môi trường cạnh tranh với lộ trình tăng tốc khá nhanh, dù chúng ta có một xuất phát tốt thế nào nhưng nếu không liên tục trau dồi, không phát triển bản thân thì sẽ bị tụt hậu.

Vậy nên, một trong những kế hoạch trọng tâm của Gojek Việt Nam là phát triển năng lực của đội ngũ nhân viên, làm sao để xây dựng các chương trình đào tạo, các khóa học cả online cũng như học trực tiếp để mà mọi người có thể thường xuyên trau dồi những kỹ năng, tiếp đón những cơ hội mới, thị trường mới mà họ vẫn có thể phát huy được năng lực của mình.

* Giá trị mà Gojek muốn hướng tới lâu dài tại Việt Nam là gì, thưa ông?

– Mục tiêu của Gojek tại Việt Nam không chỉ cạnh tranh về gọi xe, đồ ăn, hay thanh toán mà còn nhiều dịch vụ khác. Nếu xét về cuộc đua trở thành siêu ứng dụng tại Việt Nam của các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực thì còn khá xa về thành tích. Hiện cũng còn quá sớm để nhìn thấy ai là người dẫn dắt thị trường và có thể duy trì được vị trí trong nhiều năm tới.

Xác định đây là cuộc đua dài hơi nên đích đến của chúng tôi là phải trở thành siêu ứng dụng chứ không chỉ tập trung vào ba mảng đang có tại Việt Nam. Trong suốt thời gian vừa qua cũng như những năm về sau, chúng tôi luôn đề cao hai sứ mệnh.

Thứ nhất, mang lại cuộc sống tiện nghi, tiện ích hơn cho người tiêu dùng thông qua ứng dụng sát với cuộc sống hằng ngày của họ, giúp cho cuộc sống hằng ngày thuận lợi hơn, tiết kiệm thời gian và có một cuộc sống tiện ích hơn.

Thứ hai, mang lại thu nhập cho cộng đồng doanh nghiệp vừa, nhỏ và rất nhỏ tại Việt Nam. Đây là một cộng đồng với số lượng tài xế xe hai bánh rất lớn, số lượng các nhà hàng, quán ăn rất đông nhưng hầu hết lại nằm trong các con đường nhỏ hoặc ngõ, hẻm, ít được các nền tảng công nghệ, các công ty TMĐT tập trung phát triển.

Với hai sứ mệnh đó, Gojek quyết định thay đổi thương hiệu, thay đổi nền tảng công nghệ ứng dụng để có thể triển khai thêm dịch vụ mới với những tính năng, trải nghiệm mới tốt hơn.

* Từ khi hoạt động, GoViet rất ít tiết lộ về con số tăng trưởng, phải chăng kết quả chưa như kỳ vọng?

– Hai năm qua, GoViet đạt được tốc độ tăng trưởng rất ấn tượng, điều đó giúp chúng tôi có thêm tự tin về mức độ am hiểu thị trường, đội ngũ lãnh đạo và nhân viên để có thể triển khai những dịch vụ phù hợp với thị trường và các đối tác tại Việt Nam.

Song điều quan trọng hơn là từ những con số tăng trưởng này, chúng tôi tin rằng các dịch vụ mình đang mang lại có giá trị và được sự tin yêu của khách hàng, đối tác.

Chính vì vậy khi đổi thương hiệu từ GoViet sang Gojek, giá trị của chúng tôi không mất đi, ngược lại giúp chúng tôi có được những khách hàng, đối tác cũ.

Thực tế, sau khi thông báo GoViet sẽ chuyển đổi sang thành Gojek, hàng trăm nghìn khách hàng đã chuyển sang ứng dụng mới để chờ Gojek ra mắt, hàng chục nghìn đối tác đã lên nhận lại bộ áo và mũ bảo hiểm mới để tiếp tục hoạt động với ứng dụng (app) mới.

* Người dùng đang “tò mò” về ứng dụng mới của Gojek có gì mới?

– Sự khác biệt rõ nhất là giao diện gọn gàng hơn, dễ sử dụng hơn. Đặc biệt, nút sử dụng để đặt dịch vụ GoBike, GoFood, GoSend được chuyển xuống cuối màn hình, giúp thao tác nhanh hơn. Chúng tôi cũng sẽ triển khai một số tính năng hỗ trợ trải nghiệm khách hàng như “Chia sẻ hình ảnh” để khách hàng và tài xế trao đổi dễ hơn về chi tiết đơn hàng.

Song thay đổi lớn nhất là nền tảng công nghệ mới giúp chúng tôi có thể triển khai được những dịch vụ mới, triển khai một số tính năng và dịch vụ ở bất kỳ quốc gia nào, cũng như tùy chỉnh các tính năng và dịch vụ để đáp ứng thị hiếu của từng khu vực.

* Với ứng dụng mới có rất nhiều tính năng, tại sao Gojek không phát triển ở mảng xe bốn bánh?

– Đối với một doanh nghiệp, việc lựa chọn dịch vụ để không làm hay chưa làm cũng quan trọng như việc chọn những dịch vụ mình sẽ làm và đang làm. Lý do là mảng xe hai bánh trong thời gian đầu giúp chúng tôi mở ra được thị trường rất nhanh.

Bên cạnh đó, nhu cầu di chuyển bằng xe hai bánh tại Việt Nam vẫn nhiều hơn, nhanh hơn rất nhiều so với xe bốn bánh, lại thuận tiện tiết kiệm thời gian, mảng giao đồ ăn cũng là mảng phát triển rất là nóng.

* Từ câu chuyện khởi nghiệp của Gojek, ông ngẫm ra bài học gì trong kinh doanh?

– Khởi nghiệp từ Jarkata – một trong những thành phố kẹt xe nhất Đông Nam Á, trong bối cảnh tất cả mảng xe công nghệ khác đều tập trung vào mảng xe bốn bánh thì người sáng lập Gojek lại nhận ra, dù có ra mắt mảng gọi xe bốn bánh cũng không giải quyết được nhu cầu di chuyển nhanh chóng, tránh kẹt xe của người dùng ở Jarkata lúc đó.

Vì vậy, Gojek đưa ra thị trường sản phẩm GoBike hai bánh đầu tiên và nhanh chóng nhận được sự ủng hộ tích cực của cả người dùng và tài xế, giúp những người chạy xe hai bánh có thu nhập ổn định. Thay vì họ phải ngồi ở ngã tư, vỉa hè đợi khách thì chỉ cần sử dụng ứng dụng của Gojek là có thể đặt được các chuyến xe.

Để tiếp tục mang lại thu nhập thêm cho tài xế, Gojek đưa ra hàng loạt dịch vụ xoay quanh tài xế hai bánh là GoBike, GoFood, GoSend, GoShop, GoMart… Tất cả dịch vụ này đã tạo nên một sức mạnh tổng hợp hỗ trợ cho nhau, tăng thu nhập cho tài xế, giúp Gojek thu hút được 150.000 tài xế trong thời điểm rất nhanh.

Từ thành công này, ngẫm ra công nghệ, sự nhạy bén và sản phẩm giải quyết đúng nhu cầu người dùng đang cần là ba yếu tố đủ cho một startup thành công ở những bước đi đầu tiên.

* Ông có thể tiết lộ… yếu tố nào khiến ông gắn bó nhiều năm qua với Gojek?

– Ngoài thế mạnh của Gojek là nền tảng công nghệ – là một trong những siêu ứng dụng thực thụ ở trong khu vực Đông Nam Á, mang lại rất nhiều dịch vụ để có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng cũng như là đơn vị tiên phong trong việc ra mắt các dịch vụ mới, ứng dụng mới thì Gojek còn là một công ty có quan điểm về sứ mệnh xã hội rất cao, trong tất cả những việc họ làm, trong mọi suy nghĩ đều có tư duy mang lại những giá trị gì cho đối tác chứ không chỉ là phát triển doanh thu, phát triển lực lượng.

Đó chính là lý do tôi gắn bó cũng như Gojek đã thu hút được sự đầu tư của những tên tuổi kỳ cựu trong công nghệ. Gojek cũng có hai lần đoạt giải thưởng “Những công ty thay đổi thế giới” và là công ty duy nhất Đông Nam Á được vào danh sách này.

* Xin cảm ơn ông về buổi trò chuyện ! (Theo DNSG).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

CEO Gojek Việt Nam: Chúng tôi không chạy theo cuộc đua ‘đốt tiền’

GoViet chính thức bị “xóa sổ”.

Sáng ngày 5/8, nền tảng dịch vụ và thanh toán theo yêu cầu di động Gojek ra mắt ứng dụng Gojek tại Việt Nam. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, buổi họp báo giới thiệu được “kỳ lân” Indonesia tổ chức dưới hình thức online thông qua nền tảng Zoom.

Trước đó, vào đầu tháng 7, GoViet công bố sẽ hợp nhất ứng dụng và thương hiệu với Gojek trong chiến lược dài hạn nhằm tạo ra tác động tích cực lâu dài và thúc đẩy đổi mới cho khách hàng tại Việt Nam.

Theo Gojek, kể từ 6h hôm nay, khách hàng tại Việt Nam có thể truy cập các dịch vụ gọi xe (GoRide), giao hàng (GoSend) và đặt đồ ăn (GoFood) trên ứng dụng Gojek – tải xuống từ kho ứng dụng cho hệ điều hành iOS và Android. Ứng dụng Gojek có giao diện mới và được cải tiến nhiều tính năng nhằm nâng cao trải nghiệm và tăng cường tính bảo mật cho khách hàng.

Người dùng cũng có thể truy cập ứng dụng Gojek ở tất cả các quốc gia mà công ty này có hoạt động, bao gồm Việt Nam, Indonesia và Singapore. Ứng dụng Gojek sẽ có mặt ở Thái Lan trong vài tuần tới.

Trang phục mới của các tài xế Gojek Việt Nam sẽ có màu xanh lá cây in logo của hãng – một hình khuyên bao quanh một dấu chấm tròn, mũ bảo hiểm và tay áo khoác màu đen. Trên ngực phải của áo có hình quốc kỳ Việt Nam.

Tại buổi họp báo ra mắt, ông Phùng Tuấn Đức – CEO Gojek Việt Nam khẳng định việc chuyển đổi từ ứng dụng GoViet sang Gojek không liên quan đến vấn đề dòng tiền.

Vị CEO mới được bổ nhiệm hồi tháng 7 cũng cho biết chiến lược của Gojek tại thị trường Việt Nam từ khi ra đời đến nay không thay đổi, luôn đi theo 2 hướng chính là phát triển dịch vụ đa dạng để phục vụ nhu cầu đa dạng của người dùng và thông qua đó tạo thu nhập tốt hơn cho các đối tác.

Muốn xây dựng 3 siêu ứng dụng

Theo ông Đức, Gojek Indonesia đang cung cấp khoảng 20 dịch vụ, trong đó 3 mảng chính là di chuyển, giao nhận và thanh toán. Hiện Gojek Việt Nam đã triển khai mảng di chuyển và giao nhận, thanh toán sẽ là mảng thứ 3 công ty tập trung trong thời gian tới.

“Không tập trung vào một sản phẩm cũng quan trọng như việc quyết định mở rộng một sản phẩm nào đó. Tùy theo nhu cầu của thị trường Việt Nam chúng tôi sẽ dần mở rộng các dịch vụ khác”, ông Đức chia sẻ trước ý kiến cho rằng các dịch vụ của Gojek Việt Nam còn khá “nghèo nàn”.

Về mảng di chuyển, vị CEO trẻ cho rằng Gojek đã thành công với mảng gọi xe 2 bánh tại Việt Nam. Trong khi đó dù mảng gọi xe 4 bánh có nhu cầu lớn trên thị trường nhưng thời gian qua có nhiều quy định liên quan thay đổi.

“Để đưa sản phẩm này về Việt Nam, Gojek cần thay đổi thêm về cách thức vận hành để đáp ứng mọi tuân thủ mà Nhà nước đưa ra. Thời gian tới công ty sẽ làm việc với cơ quan quản lý để xem có hướng nào phù hợp”, CEO Gojek Việt Nam nói.

Ông Đức cũng cho biết công ty này mong muốn xây dựng 3 siêu ứng dụng tại Việt Nam lần lượt cho khách hàng; đối tác tài xế và đối tác nhà hàng.

Siêu ứng dụng không phải cuộc chơi “đốt tiền”

Người đứng đầu Gojek Việt Nam tin rằng siêu ứng dụng không phải cuộc chơi đốt tiền. Sử dụng tiền để phát triển thị phần là việc làm cần thiết trong từng giai đoạn và công ty nào cũng trải qua giai đoạn phát triển tương tự như vậy. Tuy nhiên, đến một mức độ, quy mô nào đó, chính sách này không thể giúp các công ty trụ lại được.

“Trong giai đoạn kinh tế thế giới bất ổn, khủng hoảng, bệnh dịch diễn ra, nhiều công ty công nghệ hoặc các công ty tăng trưởng nóng trên thế giới lao đao và không tìm được chỗ đứng cho mình. Họ cũng không thể tiếp tục dùng chính sách đốt tiền để đi thuê thị phần”, ông Đức nhận định.

“Chúng tôi quan điểm rằng nếu chúng tôi mang lại sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người dùng và tạo ra các giá trị cho các đối tác để họ trung thành với chúng tôi thì chính sách đó sẽ luôn luôn bền vững, bất kể hoàn cảnh nào”, CEO Gojek Việt Nam nói và khẳng định giá trị cốt lõi của hãng này là tập trung vào trải nghiệm chứ không phải chạy theo cuộc đua “đốt tiền” để thu hút khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via NDH

Grab, Gojek và các startup tỷ đô chật vật ‘sống sót’ sau cuộc đua ‘đốt tiền’

Với Gojek, Grab và hàng loạt startup kỳ lân ở Đông Nam Á, việc tìm kiếm lợi nhuận giờ trở thành cuộc chiến sinh tồn trong thời điểm nền kinh tế toàn cầu lao đao vì dịch Covid-19.

Theo Nikkei Asian Review, startup cho thuê xe Smove rất phổ biến ngay cả ở một đất nước đắt đỏ và nhiều luật lệ như Singapore. Chỉ cần quẹt thẻ, bất cứ ai cũng có thể lên một chiếc xe ngoài đường, khởi động và sử dụng với giá chỉ 4 USD/tiếng.

Khi những gã khổng lồ gọi xe như Uber Technologies và Grab mở rộng thần tốc ở Đông Nam Á, nhà sáng lập Tom Lokenvitz cố tìm cách ăn theo. Năm 2015, ông đạt được thỏa thuận cung cấp ôtô cho tài xế Uber. Thời điểm đó, Grab và Uber liên tục tung ra các chương trình giảm giá sâu và trợ cấp để giành thị phần trong khu vực.

Canh bạc của Lokenvitz đã thành công. Smove phát triển mạnh trong 6 tháng sau khi đạt được thỏa thuận với Uber. Số lượng xe tăng gấp 10 lần, nhân sự mở rộng 300%. Có lúc công ty trở thành doanh nghiệp lớn nhất ở loại hình kinh doanh này tại châu Á.

Nhưng sau đó, hoạt động kinh doanh của startup Singapore trật bánh. Uber tháo chạy khỏi thị trường Đông Nam Á, mối quan hệ đối tác sụp đổ. Smove buộc phải tái cấu trúc, đàm phán lại với các nhà cung cấp, đóng cửa văn phòng tại Australia và sa thải nhân viên ở Singapore.

Trọng thương vì dịch bệnh

Đến đầu năm 2020, Lokenvitz cho rằng đây là thời điểm có thể xoay chuyển tình thế. Họ bắt đầu tập trung mở rộng và chuyển sang các thị trường mới. “Vào 2 tháng đầu năm nay, chúng tôi đã trở lại đúng hướng”, ông nói với Nikkei.

Nhưng khi số ca nhiễm Covid-19 tăng đột biến ở Singapore hồi tháng 5, việc di chuyển bị giới hạn, doanh thu của công ty lao dốc 85%. Smove buộc phải thanh lý tài sản, trong đó có tài sản trí tuệ của công ty mẹ.

“Chúng tôi bị thương từ trước dịch Covid-19, nhưng chúng tôi đã hồi phục. Nhưng với túi tiền ít ỏi, chúng tôi có thể làm gì? Chúng tôi không có thanh khoản dù được chính phủ hỗ trợ. Nhưng số tiền đó không đủ để vượt qua quãng thời gian phong tỏa”, Lokenvitz tuyệt vọng.

Smove chỉ là một trong số các công ty khởi nghiệp non trẻ bị “chảy máu tiền mặt” vì dịch bệnh ở Đông Nam Á. Nhiều năm qua, những startup này đã được hỗ trợ hàng tỷ USD vốn đầu tư mạo hiểm từ các nhà đầu tư, trong đó có quỹ Vision Fund của Tập đoàn SoftBank.

Giờ, các khe nứt trong mô hình kinh doanh bị phơi bày. Định giá lao dốc, vốn huy động giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 7 năm qua, các startup kỳ lân (giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD) buộc phải mạnh tay cắt giảm chi tiêu và đưa ra những quyết định khó khăn.

“Đây là một thời khắc rung chuyển. Nhiều nhà đầu tư đã không để tâm đến các chỉ số. Họ nhận định một ngành công nghiệp ‘nóng, có thể phát triển’ chỉ vì dễ kiếm tiền từ đó”, Nikkei Asia Review dẫn lời chuyên gia Chandra Firmanto tại Indogen Capital (Jakarta, Indonesia) nhận định.

Trong khi đó, các startup kỳ lân ở Indonesia bắt đầu đổ máu sau những thành công vang dội. Năm 2010, công ty nhỏ có tên Gojek bắt đầu hoạt động với tư cách một trung tâm cuộc gọi với số nhân viên ít ỏi. Đến năm 2015, Gojek đã phát triển thành ứng dụng kiểu Uber và trở thành startup kỳ lân đầu tiên của Indonesia.

Năm 2019, công ty vượt mức định giá 10 tỷ USD và đang trên đường trở thành siêu ứng dụng, cung cấp mọi thứ từ dịch vụ gọi xe, thanh toán kỹ thuật số đến dọn dẹp nhà cửa.

Vung tiền thâu tóm các công ty nhỏ

Gojek và các nhà sáng lập đã đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ngành thương mại năng động của Indonesia đến với ngành kỹ thuật số đang phát triển mạnh mẽ. Những tên tuổi lớn như Google, Tencent Holdings và Facebook đồng loạt rót tiền vào startup này.

Năm 2019, nền kinh tế kỹ thuật số của Indonesia ước tính đạt 40 tỷ USD, tăng 500% so với hồi năm 2015. “Bất cứ thứ gì mà tầng lớp trung lưu của Indonesia muốn mua, chúng tôi đều đưa vào ứng dụng này”, nhà sáng lập Nadiem Makarim nhấn mạnh về tham vọng siêu ứng dụng hồi năm 2018.

Công ty đã xem xét chi hàng triệu USD tiền đầu tư để mở rộng mạnh mẽ sang các lĩnh vực từ giao thực phẩm đến massage. Một phần của chiến lược mở rộng là thâu tóm những công ty khởi nghiệp nhỏ và yếu hơn.

Không chỉ Gojek, đối thủ Grab cũng thâu tóm ít nhất 10 startup nhỏ hơn trong vòng 3 năm qua. Năm 2019, cả hai công ty đều không có lãi. Họ bị mắc kẹt vào trận chiến giảm giá và trợ cấp nhằm thu hút cả khách hàng và tài xế.

Nikkei Asian Review nhận định Gojek vẫn còn đất để phát triển. Các dịch vụ cốt lõi của Gojek đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của người Indonesia. Và họ vẫn muốn nhiều hơn nữa. Nhưng hồi cuối tháng 6, nhu cầu lao dốc vì dịch Covid-19, công ty tuyên bố sa thải 9% lực lượng lao động và đóng cửa GoLife, dịch vụ làm sạch và massage tại nhà, và GoFood Fesstival.

Công ty cũng dừng GoGlam, dịch vụ đặt phòng làm đẹp và GoFix, dịch vụ sửa chữa đồ gia dụng hồi tháng 1. Điều này đe dọa sinh kế của hàng nghìn người Indonesia. “Tôi bị sốc. Tôi nghĩ Gojek là một công ty lớn, chắc chắn họ sẽ tiếp tục mở rộng các loại dịch vụ”, bà Asri Sulastri, một người dọn dẹp từng làm việc cho GoClean, chia sẻ.

Đây cũng là tình hình chung của hàng loạt startup Đông Nam Á trong thời kỳ dịch bệnh. Các quốc gia vẫn đang đắn đo giữa việc mở cửa lại nền kinh tế hay tiếp tục giãn cách xã hội. Trong khi đó, người tiêu dùng Đông Nam Á đã cắt giảm chi tiêu.

Traveloka buộc phải sa thải khoảng 100 người, 10% nhân viên, hồi đầu tháng 4 khi ngành du lịch toàn cầu trọng thương vì dịch Covid-19. Grab của Singapore cũng đề nghị nhân viên tự giác nghỉ không lương hoặc giảm giờ làm việc hồi tháng 4. Trong tháng 6, công ty sa thải khoảng 360 nhân viên, tương đương 5% lực lượng lao động.

Không còn sự lựa chọn

“Tôi hiểu họ. Họ rất khổ sở vì điều đó. Nếu không cần thiết, họ sẽ không làm vậy. Tôi cho rằng họ không còn lựa chọn nào khác”, Chua Kee Lock, CEO Vertex Holdings, một trong những nhà đầu tư đầu tiên của Grab, chia sẻ.

Thiếu tiền, nhiều startup nhỏ hơn buộc phải đóng cửa vĩnh viễn. Stoqo Teknologi Indonesia, một nền tảng trực tuyến chuyên cung cấp nguyên liệu tươi cho các cửa hàng thực phẩm, đã ngừng hoạt động từ cuối tháng 4.

Một startup khách sạn giá rẻ khác cũng dừng hoạt động hồi cuối tháng 5 “sau sự sụt giảm đáng kể về doanh thu và số lượng lớn yêu cầu hoàn tiền từ phía người dùng”. Startup giao hoa BloomThis chứng kiến doanh thu sụt giảm 90%. Công ty buộc phải cắt giảm chi phí tiếp thị, xem xét giảm lương và tìm kiếm hỗ trợ từ các ngân hàng.

Sự bùng nổ của làn sóng khởi nghiệp ở Đông Nam Á giờ mất đi nhiệt lượng. Giới đầu tư trở nên cảnh giác hơn sau khi kế hoạch phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) của WeWork sụp đổ, trong khi giá cổ phiếu Uber và Slack Technologies lao dốc sau IPO.

Theo dữ liệu của Deal Street Asia, vốn huy động tại khu vực này chứng kiến mức sụt giảm 30% trong năm ngoái, đặc biệt là nửa cuối năm. Nhiều startup lớn, bao gồm Gojek, đã sẵn sàng chuyển đổi trước khi đại dịch diễn ra. Họ tập trung hướng tới lợi nhuận thay vì triết lý “tăng trưởng bằng mọi giá” như vài năm trước đây.

“Cuộc khủng hoảng vì Covid-19 cho thấy sự tăng trưởng là rất mong manh. Định giá công ty cần phải song hành với giá trị được tạo ra. Không sai nếu các công ty và nhà đầu tư muốn tìm kiếm tăng trưởng và định giá cao hơn, nhưng họ cũng cần phải tạo ra giá trị tương xứng”, ông Amit Anand, nhà sáng lập Jungle Ventures (Singapore), bình luận.

“Dịch Covid-19 đến vào một thời điểm cực kỳ tồi tệ đối với chúng tôi”, nhà sáng lập của một startup thương mại điện tử ở Indonesia than thở. Giờ, thay vì chạy đua tăng định giá, các công ty đang được điều chỉnh để duy trì tiền mặt càng lâu càng tốt. Họ cũng tranh giành để được đảm bảo cam kết từ nhà đầu tư đối với vốn mới.

Dịch Covid-19 khiến ngay cả những người chơi lớn nhất cũng phải thích nghi với “thực tại mới”. “Giống hầu hết công ty khác, các startup, đặc biệt ở Đông Nam Á, cần tập trung vào việc đề phòng trong ngắn hạn, nhất là khi họ không có nhiều tiền”, giáo sư Amit Joshi tại IMD Business School (Lausanne, Switzerland) nhận xét.

“Mục tiêu là vượt qua cơn bão này. Tuy nhiên, đối với những công ty có tiềm lực tài chính mạnh, đây là một cơ hội tuyệt vời để thâu tóm các công ty nhỏ hơn và củng cố vị thế”, ông nói thêm. Theo ông, các quỹ đầu tư cũng nên xem giai đoạn này là một giai đoạn để đầu tư vào những startup triển vọng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via Zing

Gojek bổ nhiệm cựu Giám đốc của Amazon làm CTO

Gã khổng lồ lĩnh vực gọi xe đến từ Indonesia Gojek vừa công bố việc họ sẽ bổ nhiệm Ông Severan Rault làm Giám đốc công nghệ (CTO) của tập đoàn. Ông Severan Rault là cựu giám đốc của Amazon.

Gojek bổ nhiệm cựu Giám đốc của Amazon làm CTO
Ảnh: techinasia

Thông báo này được đưa ra sau khi cựu CTO Ajey Gore từ chức vào tháng trước để ‘nghỉ ngơi’ sau hơn 5 năm làm việc tại Gojek.

Tân CTO, Ông Rault, làm việc tại Singapore, sẽ giám sát tất cả các sản phẩm công nghệ đằng sau hệ sinh thái của Gojek, từ lĩnh vực vận chuyển và thanh toán đến giao đồ ăn, hậu cần và một số dịch vụ theo yêu cầu khác.

Ông cũng sẽ quản lý các nhóm kỹ sư của công ty trên khắp Đông Nam Á và Ấn Độ, Gojek cho biết. Với tư cách là CTO của tập đoàn, Ông sẽ báo cáo cho CEO của Gojek, Kevin Aluwi.

Ông Rault chia sẻ: “Công ty đang bước vào một giai đoạn quan trọng khi chuyển mình từ khởi nghiệp sang trưởng thành hơn. Các thách thức về kỹ thuật liên quan đến điều đó là không hề nhỏ, các vấn đề mở rộng kinh doanh đòi hỏi các giải pháp đám mây phải tiên tiến nhất cũng như việc ứng dụng sâu sắc các công nghệ trí tuệ nhân tạo”.

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành công nghệ, Ông Rault là cựu giám đốc phát triển phần mềm tại Amazon, nơi ông lãnh đạo một đội nhóm sáng lập nên Amazon Prime Air, một công ty dịch vụ giao hàng bằng máy bay không người lái thuộc Amazon.

Trước Amazon, Ông Rault đã từng làm việc tại Microsoft hơn bốn năm, với tư cách là kiến trúc sư chính của công cụ tìm kiếm Bing và giám đốc phát triển chính cho OneApp.

Ông cũng từng thành lập hai công ty: môt công ty giải pháp không dây Kikker Interactive, được Microsoft mua lại vào năm 2008 và một công ty thực tế ảo (VR) Betawave, nơi ông đã làm việc trước khi làm việc cho Gojek.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips 

Tham khảo: techinasia

Gojek xóa tên thương hiệu GoViet và bổ nhiệm CEO mới

Công ty mẹ Gojek sẽ hợp nhất ứng dụng GoViet vào nền tảng của mình. Kỳ lân công nghệ Indonesia đồng thời thông báo ông Phùng Tuấn Đức là tổng giám đốc mới của Gojek Việt Nam.

Gojek xóa tên thương hiệu GoViet và bổ nhiệm CEO mới
Tân Tổng giám đốc Gojek Việt Nam Phùng Tuấn Đức. Ảnh: Gojek.

Đại diện GoViet cho biết nền tảng này sẽ hợp nhất ứng dụng và thương hiệu với Gojek, đổi tên thành Gojek Việt Nam. Các khách hàng của GoViet sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ trên ứng dụng Gojek. Công ty cho biết sẽ sớm công bố thời điểm người dùng Việt Nam có thể tải về và sử dụng ứng dụng mới.

Màu sắc nhận diện, trang phục của các tài xế GoViet cũng sẽ thay đổi từ gam màu đỏ hiện tại sang xanh lá cây, đen, trắng của Gojek.

Khi quyết định thâm nhập vào thị trường quốc tế đầu tiên ngoài Indonesia là Việt Nam từ giữa năm 2018, ban lãnh đạo Gojek quyết định dùng thương hiệu GoViet và xây dựng một ứng dụng riêng.

Hiện GoViet cung cấp 3 dịch vụ gọi xe (GoBike), giao hàng (GoSend), giao đồ ăn (GoFood) bằng xe máy tại TP.HCM và Hà Nội. Doanh nghiệp cho biết quy mô đội ngũ tài xế của ứng dụng lên tới 150.000 người và liên kết 80.000 nhà hàng. Trong năm đầu tiên, ứng dụng này công bố đã vượt mốc 200 triệu đơn hàng sau 18 tháng vận hành tại Việt Nam.

Ứng dụng mới được sử dụng chung cho 3 thị trường Indonesia, Singapore và Thái Lan.

Hãng đồng thời công bố ông Phùng Tuấn Đức sẽ đảm nhận vị trí Tổng giám đốc Gojek Việt Nam. Ông Đức là đồng sáng lập, trước đó giữ chức giám đốc vận hành của GoViet.

Trong cam kết thực hiện chiến lược mang tính địa phương hóa, vị trí điều hành cao nhất tại GoViet luôn được Gojek giao cho các nhân sự người Việt.

Ông Nguyễn Vũ Đức làm CEO GoViet từ khi ứng dụng ra mắt thị trường vào tháng 8/2018 đến tháng 3/2019. Sau đó, cựu Giám đốc Facebook Việt Nam Lê Diệp Kiều Trang giữ vị trí này trong 5 tháng đến tháng 9/2019. Ông Phùng Tuấn Đức là người dẫn dắt công ty trong gần một năm qua khi ghế CEO bị bỏ trống.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Zing

Gojek lâm cảnh khó khăn và tuyên bố sắp sa thải nhiều nhân viên

Đại dịch Covid-19 đã tàn phá nặng nề các ứng dụng gọi xe và Gojek không phải ngoại lệ.

Facebook chính thức nhảy vào lĩnh vực ‘gọi xe’ bằng việc rót vốn cho Gojek (Indonesia)

Facebook đã đầu tư vào công ty vận chuyển thực phẩm (food-delivery) và gọi xe (ride-hailing) của Indonesia, Gojek.

Gã khổng lồ công nghệ của Mỹ không muốn tiết lộ quy mô đầu tư của mình khi được CNBC liên hệ, nhưng Facebook cho biết trong một bài đăng trên blog vào ngày 2.5 rằng họ nhấn mạnh công ty của họ đang trong nỗ lực giúp đưa các doanh nghiệp nhỏ ‘online’.

CEO của WhatsApp (thuộc Facebook) cho biết: “Khoản đầu tư này sẽ hỗ trợ cả Facebook và Gojek trong mục tiêu trao quyền năng cho doanh nghiệp cũng như góp phần thúc đẩy các vấn đề về tài chính trên toàn quần đảo”.

Ông này còn cho biết thêm: “WhatsApp sẽ giúp các doanh nghiệp nhỏ giao tiếp với khách hàng và bán hàng, và cùng với Gojek, chúng tôi tin rằng chúng tôi có thể đưa hàng triệu người vào nền kinh tế kỹ thuật số đang phát triển của Indonesia”.

Phía Gojek cũng từ chối tiết lộ quy mô đầu tư.

Khoản đầu tư vào Gojek sau khoản đầu tư trị giá 5,7 tỷ USD mà Facebook đã thực hiện vào tháng 4 vừa rồi tới Ấn Độ thông qua Jio Platforms – công ty con về kỹ thuật số (digital) của tập đoàn Reliance Industries của Ấn Độ, thuộc sở hữu của tỷ phú Mukesh Ambani.

Khoản đầu tư đó đã mang lại cho mạng xã hội này 9,99% cổ phần trong Nền tảng Jio với giá trị doanh nghiệp tiền mặt là 65,95 tỷ USD.

gojek-marketingtrips

Cả Ấn Độ và Indonesia đều thuộc nước có tốc độ tăng trưởng người dùng trực tuyến cao. Điều này mang đến cơ hội quý giá cho các công ty công nghệ toàn cầu như Facebook để xây dựng các dịch vụ thương mại của họ cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, đặc biệt thông qua dịch vụ nhắn tin WhatsApp.

Bên cạnh Facebook, Gojek đang được ‘chống lưng’ từ một số nhà đầu tư khác như Google và Temasek. Công ty khởi nghiệp Indonesia này có mức định giá 10 tỷ USD, theo CB Insights.

Đối thủ truyền kiếp với Gojek tại thị trường Đông Nam Á là Grab, có trụ sở tại Singapore cùng cạnh tranh trên các lĩnh vực như gọi xe, thanh toán và giao đồ ăn. Cả hai công ty cũng đều nói rằng họ đặt mục tiêu trở thành ‘siêu ứng dụng’ hàng đầu của khu vực – nơi mà tất cả các dịch vụ đều được tích hợp vào trong cùng một ứng dụng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via CNBC