Skip to main content

Thẻ: nội dung

Content Creation là gì? Quy trình sáng tạo nội dung cho người mới

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu chi tiết các nội dung và kiến thức nền tảng xoay quanh thuật ngữ Content Creation (xây dựng nội dung) như: Content Creation là gì? Tại sao Content Creation lại quan trọng? Quy trình xây dựng và sáng tạo Content Creation trong Marketing? Các công cụ Content Creation phổ biến nhất hiện nay là gì? và hơn thế nữa.

Content Creation là gì
Content Creation là gì? Quy trình xây dựng nội dung cho người mới

Content hay Nội dung từ lâu đã là nền tảng của mọi thương hiệu, đặc biệt trong bối cảnh khi các nền tảng trực tuyến và mạng xã hội phát triển mạnh mẽ như hiện nay, quá trình sản xuất và sáng tạo nội dung (Content Creation) còn là điểm kết nối bắt buộc trong việc tiếp cận đối tượng mục tiêu và thúc đẩy hiệu suất marketing nói chung.

Vậy thực chất Content Creation hay quá trình xây dựng và sáng tạo nội dung là gì, triển khai nó ra sao? Tất cả sẽ được phân tích chi tiết trong bài viết này.

Content Creation là gì?

Content Creation trong tiếng Việt có thể hiểu là xây dựng nội dung, sản xuất nội dung hoặc sáng tạo nội dung.

Content Creation là quá trình tạo ra nhiều nội dung (Content) khác nhau để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau (của doanh nghiệp, tổ chức hoặc bất cứ đơn vị nào khác).

Một quá trình sản xuất hay sáng tạo nội dung hoàn chỉnh sẽ có thể bao gồm các bước cơ bản như lên ý tưởng, phân tích và xác định các hạng mục nội dung cần viết, bắt đầu viết và cuối cùng là phân phối và đo lường hiệu quả có được của nội dung.

Và quá trình tạo nội dung có sự tham gia của các chuyên gia khác nhau.

Content hay Nội dung là gì?

Theo từ điển Cambridge, thuật ngữ Content có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau như là Sự hài lòng (một thuật ngữ mô tả cảm xúc hay trạng thái hài lòng, thoải mái, hạnh phúc) hay Hàm lượng của một chất cụ thể có trong một thứ gì đó.

Tuy nhiên, trong bài viết này, Content sẽ được phân tích dưới góc nhìn truyền thông và marketing nói chung và nó có nghĩa là Nội dung.

Nội dung hay Content ở đây là khái niệm đề cập đến tất cả những gì có thể được nhìn thấy hay nghe bằng các giác quan thông thường của con người ví dụ như các văn bản (Text) có trong bài viết này, một video ca nhạc, hoặc hình ảnh (Photo) nào đó.

Content Creation là gì trong Marketing?

Content Creation là gì trong Marketing?
Content Creation là gì trong Marketing?

Mặc dù Content Creation là thuật ngữ mang ý nghĩa xây dựng hoặc sáng tạo ra cái gọi là Nội dung nói chung, tức Content Creation có thể được áp dụng trong bất cứ ngành nghề kinh doanh nào, tuy nhiên trong thực tế, thuật ngữ này lại chủ yếu được sử dụng trong bối cảnh ngành marketing, cụ thể là Content Marketing.

Trong marketing, khái niệm Content Creation đề cập đến việc sản xuất, xây dựng hay sáng tạo các sản phẩm là nội dung, phân phối nó đến các khách hàng tiềm năng với mục tiêu đạt được các chỉ số kinh doanh như xây dựng độ nhận biết thương hiệu, xây dựng lòng trung thành, hay cả bán hàng.

Bài viết này cũng chủ yếu phân tích thuật ngữ Content Creation trong bối cảnh marketing và kinh doanh nói chung.

Tại sao việc tạo ra nội dung hay Content Creation lại quan trọng?

Như đã phân tích ở trên, dù cho bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực gì, bán sản phẩm hay dịch vụ nào thì về bản chất bạn cũng phải cần giao tiếp với khách hàng của mình thông qua thứ được gọi là Nội dung (Content).

Quá trình tạo ra nội dung (Content Creation) theo đó không phải là thứ nên làm mà là bắt buộc phải làm với bất kỳ doanh nghiệp hay thương hiệu nào.

Bởi vì Content Creation là một phần quan trọng của khái niệm lớn hơn là Content Marketing — một chiến lược xây dựng nội dung dài hạn phải bao gồm việc phát triển và chia sẻ nội dung trên các kênh để tiếp cận và thu hút nhiều đối tượng mục tiêu hơn.

Dưới đây là một số lợi ích quan trọng nhất của việc sản xuất và sáng tạo nội dung.

  • Phát triển độ nhận biết thương hiệu.
  • Tương tác với các cộng đồng trực tuyến đa dạng khác nhau, trong đó có các khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
  • Giữ chân các nhóm khách hàng hiện tại.
  • Giáo dục khách hàng tiềm năng.
  • Xây dựng mức độ uy tín của doanh nghiệp.
  • Cải thiện thứ hạng tìm kiếm tự nhiên (SEO).

Các loại nội dung (Content) phổ biến nhất cần biết trong quá trình xây dựng nội dung (Content Creation).

Vì bản chất của Content Creation hay quá trình sản xuất nội dung chính là nội dung và nội dung lại có nhiều định dạng hay loại hình khác nhau, việc lựa chọn đúng loại nội dung cần xây dựng cũng rất quan trọng.

Dưới đây là một số loại định dạng nội dung phổ biến.

Bài đăng trên blog.

Các bài đăng trên blog (website) của thương hiệu là một trong những cách thức phổ biến để giáo dục người đọc hay cung cấp thông tin cho khách hàng. Các bài đăng trên blog cũng giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu, thứ hạng tìm kiếm từ các từ khoá cụ thể và cả việc xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.

Các nghiên cứu về định dạng nội dung cho thấy, cả các bài viết ngắn và dài đều quan trọng với thương hiệu và sự quan tâm của khách hàng.

Một số ý tưởng sáng tạo nội dung (Content Creation) cho các bài đăng trên blog.

Trong khi tuỳ thuộc vào từng ngành kinh doanh và nhóm đối tượng khác nhau, các ý tưởng xây dựng nội dung (Content Creation ideas) có thể khác nhau, dưới đây là một số ý tưởng chính bạn có thể tham khảo:

  • Nội dung 101: Là loại nội dung giúp trả lời tất cả các câu hỏi thường gặp mà người mới bắt đầu trong ngành thường gặp phải.
  • Nội dung 201: Cung cấp các kiểu nội dung phức tạp hơn cho các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm.
  • So sánh: Nội dung so sánh nhiều giải pháp, sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau.
  • Curations: Chia sẻ các tài nguyên hữu ích nhất về một chủ đề nhất định.
  • Hướng dẫn cách thực hiện (How-to): Đưa ra các hướng dẫn chi tiết từng bước cho các công việc nào đó.
  • Tin tức: Nội dung chia sẻ các thông báo về các cập nhật, tin tức mới nhất trong ngành và hơn thế nữa.

Đồ họa thông tin (Infographics)

Infographics hay các đồ hoạ thông tin là một trong những cách thức trực quan nhất để thể hiện nội dung.

Infographics sẽ thể hiện rõ nét nhất giá trị của nó nếu được sử dụng để truyền tải những thông tin phức tạp hoặc mang nặng yếu tố dữ liệu (số liệu). Thay vì các nội dung bằng văn bản (Text) thường khá khô khan, Infographics ngược lại sống động hơn nhiều.

Một số ý tưởng sáng tạo nội dung cho Infographics.

Infographics trên thực tế có nhiều hình dạng và hình thức khác nhau. Dưới đây là một số ý tưởng có thể khơi dậy sự sáng tạo của bạn:

  • Giải thích quy trình: Chia nhỏ một quy trình phức tạp liên quan đến ngành hoặc sản phẩm theo cách trực quan dễ hiểu.
  • Xu hướng của ngành: Sử dụng dữ liệu để minh họa cho các xu hướng hiện tại trong ngành.
  • Câu hỏi thường gặp (FAQs): Chuyển các câu hỏi thường gặp nhất của khách hàng thành các đồ họa thông tin hấp dẫn.
  • Biểu đồ (Chart): Truyền tải các nội dung chủ yếu là có nhiều số liệu.

Video.

Trong bối cảnh giao tiếp và truyền thông nói chung ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng mạng xã hội như Facebook mà đặc biệt hơn là TikTok hay YouTube, video trở thành một trong những loại nội dung được sử dụng, yêu thích và có khả năng tương tác cao nhất.

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng video là định dạng nội dung hiệu quả nhất trong việc tiếp cận và chuyển đổi khách hàng mục tiêu.

Dù là video giải trí hay video giới thiệu sản phẩm, video nên là định dạng ưu tiên của các thương hiệu trong bối cảnh sáng tạo nội dung ngày nay.

Một số ý tưởng sáng tạo nội dung cho video.

Một khi xem video là thành phần nội dung không thể thiếu trong quá trình xây dựng nội dung (Content Creation), dưới đây là các ý tưởng bạn có thể tham khảo.

  • Video giải thích: Giải thích ngắn gọn một sản phẩm, dịch vụ hoặc khái niệm nào đó.
  • Nghiên cứu điển hình (Case Study): Nêu bật cách những khách hàng đã hài lòng khi sử dụng và trải nghiệm sản phẩm.
  • Hướng dẫn: Video hướng dẫn từng bước về cách thực hiện một nhiệm vụ hay công việc nào đó.
  • Hậu trường (BTS): Video cho thấy những góc nhìn khác về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (ví dụ cách sản xuất ra một sản phẩm).

Podcast.

Podcast là hình thức sản xuất và chia sẻ nội dung thông qua cách kể chuyện và thảo luận. Các Podcast này thường được phát theo chủ đề hoặc kỳ (Series).

Sau khi các nội dung Podcast được hoàn thành, các nền tảng như Apple Podcasts, Spotify hay Google Podcasts chính là nơi bạn có thể sử dụng để giao tiếp với khách hàng hay đối tượng người nghe (người xem).

Một số ý tưởng sáng tạo nội dung cho podcast.

Cũng tương tự Video hay Infographics, nội dung Podcast cũng phù hợp với nhiều định dạng sáng tạo khác nhau. Dưới đây là một số ý tưởng mà bạn có thể khám phá.

  • Phỏng vấn với chuyên gia: Phỏng vấn với các chuyên gia trong ngành, các nhà lãnh đạo tư tưởng và những người có ảnh hưởng.
  • Câu chuyện thành công: Khám phá cách các doanh nghiệp liên quan đến chủ đề podcast đạt được sự thành công.
  • Phiên hỏi đáp: Tập trung vào việc trả lời các câu hỏi do khán giả của kênh gửi.
  • Xu hướng của ngành: Làm nổi bật các chủ đề mang tính thịnh hành trong các lĩnh vực cụ thể.
  • Thảo luận nhóm: Thu hút các chuyên gia tham gia thảo luận nhóm về một chủ đề cụ thể nào đó.
  • Bài đánh giá: Podcast thảo luận về sách, phim hay các sự kiện liên quan đến chủ đề podcast.

Bài đăng trên mạng xã hội.

Với hơn 5 tỷ người dùng hiện đang sử dụng các nền tảng mạng xã hội, mạng xã hội trở thành mỏ vàng với bất cứ doanh nghiệp nào. Vì vậy, họ có thể kết nối với nhiều đối tượng khác nhau và đáp ứng sở thích của họ.

Trong khi tuỳ thuộc vào từng nhóm khách hàng khác nhau, mức độ ưu tiên của thương hiệu có thể khác nhau trên các nền tảng, việc đa dạng hoá kênh tiếp cận là chiến lược mà mọi thương hiệu đều nên cân nhắc.

Với lượng tiếp cận tiềm năng khổng lồ, thương hiệu có thể sử dụng các bài đăng trên mạng xã hội để xây dựng nhận thức về thương hiệu, giáo dục khách hàng, bán hàng và hơn thế nữa.

Một số ý tưởng sáng tạo nội dung (Content Creation) cho bài đăng trên mạng xã hội.

  • Quảng cáo nội dung: Chia sẻ các liên kết đến những nội dung được xuất bản trên website của doanh nghiệp.
  • Nội dung hậu trường: Đăng ảnh hoặc video về không gian làm việc, sản xuất sản phẩm, hoặc quá trình sáng tạo của doanh nghiệp.
  • Các nội dung về sản phẩm: Giải thích những lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ mới nhất của doanh nghiệp.
  • Nội dung do người dùng tạo ra (UGC): Chia sẻ lại ảnh, video hay bài đánh giá sản phẩm do các khách hàng đã sử dụng sản phẩm tạo ra.
  • Thăm dò ý kiến và khảo sát: Thu thập ý kiến hoặc hiểu biết từ các khách hàng hiện tại.
  • Quà tặng (Khuyến mãi): Tổ chức các cuộc thi tặng quà hay chạy các chương trình khuyến mãi đặc biệt cho khách hàng.
  • Các nội dung mang tính xu hướng (Trend, Memes): Thương hiệu có thể thúc đẩy lượng tương tác và tính liên quan của thương hiệu thông qua các nội dung xu hướng.
  • Các nội dung giải trí khác: Ngoài việc sản xuất các nội dung liên quan trực tiếp đến sản phẩm hay bán hàng, thương hiệu cũng có thể tạo ra các nội dung giải trí nhằm truyền cảm hứng cho khách hàng. Các nội dung giải trí thường có khả năng tương tác cao hơn nhiều so với các nội dung phi giải trí khác.

Nội dung tương tác.

Nội dung tương tác (Interactive Content) là những nội dung khuyến khích người dùng tương tác với nội dung của thương hiệu, loại nội dung này có thể khiến họ dành nhiều thời gian hơn trên website, tương tác nhiều hơn trên mạng xã hội và hơn thế nữa.

Một số ý tưởng sáng tạo nội dung cho nội dung tương tác.

Nội dung tương tác có thể có nhiều hình thức hay định dạng thể hiện khác nhau. Dưới đây là một số định dạng phổ biến.

  • Câu hỏi & khảo sát: Cho phép người xem nội dung tìm hiểu, tương tác và đưa ra câu trả lời riêng của họ.
  • Hội thảo tương tác (Interactive webinars): Cho phép người tham dự các buổi hội thảo trên web cơ hội nhận xét và đặt câu hỏi theo thời gian thực.
  • Bản đồ tương tác: Cho phép người dùng tập trung vào các khu vực địa lý khác nhau để khám phá thông tin cụ thể khác nhau.

Cách phát triển một quy trình xây dựng nội dung trong marketing (Marketing Content Creation).

Như đã có đề cập ở đầu bài viết, trong khi khái niệm Content Creation hay quy trình xây dựng và sáng tạo nội dung là rất rộng, thuật ngữ này lại chủ yếu được sử dụng trong phạm vi ngành marketing nói chung và content marketing nói riêng.

Nếu nội dung là một phần quan trọng của thương hiệu của bạn, dưới đây là chi tiết quy trình xây dựng và sáng tạo nội dung trong marketing mà bạn có thể tham khảo.

Xây dựng các ý tưởng tạo nội dung (Content Creation Ideas).

Mọi nội dung (Content) hay ho nhất phải được bắt đầu từ việc phát triển những ý tưởng sáng tạo mà đối tượng người xem nội dung sẽ thấy thú vị và hữu ích nhất.

Những ý tưởng xây dựng nội dung theo đó nên tập trung vào các nhu cầu, sở thích và cả những nỗi đau của khách hàng.

Để có thể có được các thông tin này, dưới đây là một số tài nguyên hay công cụ mà bạn có thể sử dụng:

  • Các công cụ phân tích: Sử dụng Google Analytics, các công cụ có sẵn nền các tảng mạng xã hội và công cụ khác để tìm hiểu về sở thích và vấn đề của khách hàng.
  • Ý kiến từ nhân viên bán hàng: Nói chuyện với các nhân viên bán hàng để khám phá các chủ đề mà khách hàng (hiện tại) và khách hàng tiềm năng thường nhắc tới nhất.
  • Dữ liệu từ các cuộc gọi hỗ trợ khách hàng: Các dữ liệu có được từ các cuộc gọi chăm sóc và hỗ trợ khách hàng là vô cùng quý giá trong việc thấu hiểu khách hàng. Các dữ liệu từ CRM hay CDP là nơi bạn có thể khám phá.
  • Dữ liệu nghiên cứu cạnh tranh: Các dữ liệu có được từ các công cụ phân tích đối thủ cạnh tranh cũng giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về khách hàng của mình.

Content Brief.

Content Brief trong tiếng Việt có nghĩa là Tóm tắt nội dung hay Bản tóm tắt nội dung, nó là một tài liệu ngắn cung cấp cho người viết nội dung những hướng dẫn và hiểu biết cơ bản để bắt đầu quá trình xây dựng nội dung. Nội dung có thể là các bài viết trên blog, bài PR, sách trắng hoặc các bài đăng trên mạng xã hội.

Để có thể tạo ra các nội dung chi tiết hiệu quả và đạt được mục tiêu ban đầu, các bản tóm tắt nội dung này là rất cần thiết.

Sản xuất nội dung.

Một khi bạn đã có thể xác định được việc bạn cần viết về chủ đề hay ý tưởng gì, đồng thời bạn cũng đã có trong tay các bản tóm tắt về những gì cần viết, đã đến lúc bạn bắt tay vào quá trình xây dựng hay sản xuất nội dung.

Khi bắt tay vào quá trình này, dưới đây là một số mẹo mà bạn nên cân nhắc để nội dung được tạo ra có nhiều giá trị hơn.

  • Lấy khách hàng làm trung tâm: Điều chỉnh nội dung theo sở thích và nỗi đau của khách hàng (người tiếp cận nội dung).
  • Có giá trị: Cung cấp các giá trị cho khách hàng bằng cách giáo dục họ hoặc trình bày những giải pháp cho họ.
  • Rõ ràng và ngắn gọn: Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, tránh biệt ngữ và giữ cho thông điệp đi thẳng vào vấn đề.
  • Thu hút: Tận dụng cách kể chuyện (stotytelling), hình ảnh và có thể cả các yếu tố tương tác để thu hút sự chú ý của khách hàng.
  • Đáng tin cậy: Trích dẫn các nguồn tin đáng tin cậy, sử dụng dữ liệu để hỗ trợ cho các tuyên bố được đưa ra trong bài.
  • Độc đáo: Nội dung cần phải cung cấp ít nhất là một điều gì đó khác biệt so với những gì hiện có từ đối thủ.
  • Có thể hành động: Nội dung tốt là những nội dung khuyến khích khách hàng hay người xem làm một điều gì đó, cho dù đó là thay đổi việc suy nghĩ, áp dụng các kiến thức mà họ đã thu được, hay cả việc mua hàng.

Quảng bá nội dung.

Đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mới, việc tạo ra các nội dung hấp dẫn là chưa đủ, mà việc giới thiệu hay quảng bá nó tới nhiều khách hàng tiềm năng mới thực sự quan trọng.

Sản xuất và sáng tạo nội dung (Content Creation) và Marketing luôn đi đôi với nhau. Vì vậy, bạn có thể (và nên) quảng bá nội dung trên nhiều kênh hay nền tảng nhất có thể để tối đa hoá khả năng tiếp cận và bán hàng.

Phân tích hiệu suất, tối ưu và lặp lại quá trình.

Bước cuối cùng trong quy trình sản xuất nội dung (Content Creation) đó là phân tích hiệu suất, tối ưu hoá và lặp lại quá trình xây dựng nội dung.

Phân tích hiệu suất nội dung có thể giúp nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) hiểu điều gì đang mang lại hiệu quả và điều gì không.

Để có thể đánh giá đúng hiệu quả, người làm nội dung cần chọn đúng chỉ số (KPIs) đánh giá, dưới đây là các chỉ số hay số liệu đánh giá nội dung mà bạn có thể sử dụng:

  • Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion rate): Tỷ lệ chuyển đổi là phần trăm người dùng thực hiện hành động mong muốn trên website, chẳng hạn như mua hàng hoặc đăng ký dịch vụ.
  • Lượt xem trang hoặc video (View): Tổng số lần người dùng xem website hoặc video.
  • Lưu lượng truy cập tự nhiên (Organic Traffic): Là số lượng người dùng truy cập đến website bằng cách nhấp vào các kết quả tìm kiếm tự nhiên (SEO) hay nội dung không sử dụng quảng cáo.
  • Phạm vi tiếp cận trên mạng xã hội (Reach): Tổng số người xem duy nhất đã xem (thấy) nội dung của thương hiệu trên mạng xã hội.
  • Thời gian tương tác trung bình: Lượng thời gian trung bình mà người dùng ở lại trên một website nhất định hoặc trên một kênh nào đó.
  • Thứ hạng của từ khóa: Các nội dung tốt cũng đóng góp một phần không nhỏ đến cách website được xếp hạng trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs). Thứ hạng của từ khoá (Keyword) chính là vị trí hiển thị của website (webpage) trên công cụ tìm kiếm dựa trên từng từ khoá hay truy vấn tìm kiếm cụ thể.
  • Backlinks: Là các liên kết từ các website khác trỏ về website của thương hiệu. Nội dung càng tốt thì sẽ càng được nhiều website khác đăng lại và dẫn nguồn. Điều này tạo nên cái gọi là backlink cho website.

Bạn có thể sử dụng các công cụ như Google Analytics 4 (GA4) để thu thập các điểm dữ liệu như đã phân tích ở trên.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ các phân tích của MarketingTrips cho câu hỏi Content Creation là gì, tại sao việc sản xuất và sáng tạo nội dung lại quan trọng và cả quá trình chi tiết để triển khai việc sáng tạo nội dung.

Hy vọng với các kiến thức nền tảng này, bạn có nhiều cách hơn để bắt đầu xây dựng nội dung cho doanh nghiệp của mình, tối ưu hoá để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Thuật toán phân phối nội dung của TikTok là chiếc hộp đen bí ẩn

Thuật toán phân phối nội dung của TikTok được coi là bí mật giúp nền tảng này “gây nghiện” cho người dùng. Cũng chính sự bí ẩn khiến cho những nhà quản lý gặp khó khi muốn hạn chế những nội dung độc hại dưới dạng video ngắn.

Thuật toán phân phối nội dung của TikTok là chiếc hộp đen bí ẩn
Thuật toán phân phối nội dung của TikTok là chiếc hộp đen bí ẩn

Số liệu của Statista cho thấy mỗi phút có hơn 500 giờ video được tải lên YouTube, 167 triệu giờ video được xem trên TikTok và 44 triệu giờ xem livestream trên Facebook. Trước lượng nội dung khổng lồ, các mạng xã hội lớn đối diện bài toán khó trong việc kiểm duyệt và loại bỏ nội dung độc hại.

Thuật toán phân phối của TikTok được coi là bí mật giúp nền tảng này “gây nghiện” cho người dùng. Cũng chính sự bí ẩn khiến cho những nhà quản lý gặp khó khi muốn hạn chế những nội dung độc hại dưới dạng video ngắn.

“TikTok được tải xuống và cài đặt dưới dạng ứng dụng trên smartphone. Như vậy nội dung được truy cập trực tiếp từ máy chủ TikTok bằng thiết bị của người dùng.

Điều này đồng nghĩa cơ quan quản lý khó có thể theo dõi, lọc và kiểm duyệt nội dung do giao thức HTTPS và thuật toán bảo mật SHA-256 (thuật toán băm bảo mật 256-bit) được áp dụng”, Tiến sĩ Sam Gounder, giảng viên cấp cao ngành Công nghệ thông tin, khoa Khoa học, Kỹ thuật & Công nghệ, Đại học RMIT Việt Nam, nhận định.

Khó kiểm duyệt video hiệu quả.

Dù tăng cường hệ thống quản lý, những vấn đề mà TikTok đang gặp cho thấy biện pháp kiểm duyệt nội dung trên nền tảng chưa thể đáp ứng số lượng video quá lớn. Ngoài ra, thuật toán phân phối nội dung gây nghiện trên TikTok cũng là câu hỏi lớn của chính phủ các nước.

Theo báo cáo thực thi tiêu chuẩn cộng đồng quý IV/2022 được TikTok công bố ngày 31/3, hơn 1,7 triệu video đã bị xóa, với tỷ lệ xóa chủ động chiếm 94,9%. Các biện pháp của TikTok gồm thuật toán tự động, nhân viên kiểm duyệt và đánh giá báo cáo từ cộng đồng.

Theo Cục PTTH&TTĐT, các biện pháp kỹ thuật để kiểm soát, rà quét nội dung xấu độc khó áp dụng trên nền tảng video như TikTok. Thuật toán được coi như cách “lách” công cụ rà quét, khiến việc xử lý lâu hơn.

TS Sam Goundar cho biết nhiều mạng xã hội đang áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI), máy học và khoa học dữ liệu để tự động hóa khâu kiểm duyệt nội dung.

Tuy nhiên, hiệu quả khi áp dụng thuật toán cho nội dung đa phương tiện (như video) là vấn đề chung của nhiều nền tảng. Đó là lý do những công ty tuyển dụng rất nhiều người thanh lọc video. Dù vậy, tốc độ kiểm duyệt của con người không thể bắt kịp sự xuất hiện nhanh chóng của các nội dung mới.

“Chi phí sẽ rất cao nếu phải tuyển hàng nghìn, thậm chí hàng triệu người để kiểm duyệt nội dung. Do đó, chúng ta cần trông cậy và tin tưởng vào công nghệ”, ông Goundar cho biết.

Theo nhận định của chuyên gia, AI, máy học, mạng neuron sâu và khoa học dữ liệu có thể được đào tạo để phát hiện nội dung gây hại trong video. Những chi tiết liên quan đến nội dung độc hại được trích xuất để đào tạo mô hình máy học, giúp chúng nhận biết khi phân tích các video tiếp theo.

“Mô hình xử lý ngôn ngữ tự nhiên có thể được sử dụng để phân loại video dựa trên sự hiện diện của phát ngôn thù hận hay âm thanh có hại.

Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng mô hình thị giác máy tính để phát hiện hình ảnh thể hiện hành vi bạo lực, tự ngược đãi bản thân hay các video có hại khác”, ông Goundar nói thêm.

Tuy công nghệ có thể giúp ích, tiến sĩ cho rằng vẫn cần kết hợp đánh giá thủ công từ nhân viên kiểm duyệt, tham vấn chuyên gia tâm lý, đọc báo cáo từ người dùng và tham khảo hệ thống xếp hạng nội dung.

Yếu tố tác động thuật toán của TikTok.

Bên cạnh hiệu quả kiểm duyệt video, chuyên gia và chính phủ các nước còn đặt câu hỏi về thuật toán phân phối nội dung của TikTok. Ngay tại Việt Nam, việc sử dụng thuật toán tạo xu hướng bất chấp nội dung độc hại, phản cảm là một trong những sai phạm của nền tảng.

Theo TS Sam Goundar, thuật toán phân phối nội dung trên TikTok độc quyền và không được công khai. Dựa trên thông tin được chia sẻ bởi TikTok và các chuyên gia trong ngành, có một số yếu tố chung ảnh hưởng đến thuật toán phân phối nội dung của TikTok.

Các yếu tố gồm mức độ tương tác của người dùng (lượt thích, chia sẻ, nhận xét và theo dõi), thông tin video (phụ đề, âm thanh, hashtag), cài đặt của người dùng (vị trí, ngôn ngữ), tỷ lệ xem hết video và thời gian đăng tải. Song, thuật toán phân phối nội dung của TikTok liên tục phát triển và thay đổi dựa trên hành vi, phản hồi của người dùng.

“Hầu hết mạng xã hội khác cũng sử dụng thuật toán tương tự nhằm tiếp cận lượng người xem tối đa và gia tăng quảng cáo, bởi quảng cáo là cách kiếm tiền của các nền tảng này”, ông Goundar nói thêm.

Các chỉ trích liên quan đến thuật toán của TikTok chủ yếu liên quan đến tính minh bạch và công bằng. Ví dụ, việc thiếu minh bạch đến từ thuật toán độc quyền và không công khai, chưa công bằng do một số nội dung được đề xuất có nội dung thiên kiến.

Ngoài ra, thuật toán trên TikTok còn có “bong bóng lọc” (filter bubble), khiến nội dung được đề xuất phù hợp với sở thích và quan điểm tín ngưỡng của người dùng, dẫn đến sự thiếu đa dạng về quan điểm.

“Có trường hợp thuật toán TikTok thậm chí đẩy cao nội dung độc hại hoặc không phù hợp, chẳng hạn như video quảng bá chứng rối loạn ăn uống hoặc tự ngược đãi bản thân. Điều này làm dấy lên lo ngại về tính hiệu quả của thuật toán trong việc xác định và xóa nội dung độc hại.

TikTok đã có động thái giải quyết những vấn đề này, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm để đảm bảo thuật toán công bằng và hiệu quả trong việc thúc đẩy môi trường an toàn, thân thiện”, ông Goundar nhận định.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

40+ ý tưởng nội dung cho Social Media trong 2023

Bạn đang không biết đăng gì lên các kênh truyền thông mạng xã hội trong năm 2023, dưới đây là một số ý tưởng “hay ho” bạn có thể tham khảo.

40+ ý tưởng nội dung cho Social Media trong 2022
40+ ý tưởng nội dung cho Social Media trong 2023

Khi Social MediaSocial Media Marketing tiếp tục là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược marketing của họ, những ý tưởng dưới đây là những gì bạn cần.

  1. Nhắc nhở mọi người về thương hiệu của bạn, bạn là ai, tạo sao bạn lại bắt đầu.
  2. Sử dụng nội dung “Behind the scenes”.
  3. Chia sẻ những câu chuyện hay trải nghiệm cá nhân.
  4. Nói rõ cho khách hàng biết bạn thực sự đang bán gì.
  5. Chia sẻ những câu chuyện thương hiệu hài hước, vui vẻ (Storytelling).
  6. Chia sẻ những câu nói có thể truyền cảm hứng cho đối tượng mục tiêu.
  7. Tổ chức những chiến dịch AMA (Ask Me Anything).
  8. Chia sẻ những nội dung hướng dẫn (how to…).
  9. Tổ chức những buổi bình chọn (poll).
  10. Chạy những chương trình tặng quà, khuyến mãi, bán hàng giảm giá…
  11. Nhắc nhở mọi người nên mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn vì…
  12. Chia sẻ những bí kíp nhỏ liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn, hoặc cũng không nhất thiết phải liên quan.
  13. Chia sẻ những bài đăng dài và chuyên sâu về ngành hàng của bạn.
  14. Chia sẻ những trải nghiệm sau sử dụng sản phẩm của khách hàng.
  15. Chia sẻ lại một vài câu chuyện cũ của thương hiệu.
  16. Chạy các chương trình flash sale.
  17. Chia sẻ nội dung từ những trang, người có liên quan.
  18. Chia sẻ những nghiên cứu điển hình (case study) từ doanh nghiệp hay thương hiệu.
  19. Chia sẻ những thành tích hay chiến thắng nhỏ của thương hiệu.
  20. Phỏng vấn với các khách mời đặc biệt.
  21. Những nội dung bắt kịp với các xu hướng đang diễn ra, lồng ghép một cách tinh tế với giá trị của thương hiệu.
  22. Chạy các chương trình tri ân khách hàng.
  23. Chia sẻ những video ngắn 30-60 phù hợp với giá trị của khách hàng.
  24. Chia sẻ những podcast hay video từ YouTube liên quan đến thương hiệu.
  25. Chia sẻ các dữ liệu, nghiên cứu chuyên sâu, các phát hiện mới trong ngành của nghề kinh doanh của thương hiệu.
  26. Chia sẻ những website, blog…hữu ích cho đối tượng mục tiêu (không nhất thiết phải liên quan đến sản phẩm hay dịch của doanh nghiệp).
  27. Chia sẻ những thành công của cả khách hàng hoặc thương hiệu.
  28. Chia sẻ những trải nghiệm về sự thất bại.
  29. Chia sẻ những văn hoá, trải nghiệm của nhân viên, doanh nghiệp.
  30. Cho đối tượng mục tiêu thấy cách khách hàng đã sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu.
  31. Nói cho mọi người hiểu về sứ mệnh của thương hiệu, tại sao thương hiệu bắt đầu và nó giúp khách hàng sống tốt hơn như thế nào.
  32. Đề cập hoặc liên kết nội dung với các thương hiệu khác trong bài đăng.
  33. Chia sẻ những cảm hứng khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ.
  34. Chia sẻ những hoạt động thiện nguyện, hoặc các hoạt động vì cộng đồng khác.
  35. Tổ chức những cuộc thi (contest content) cho đối tượng mục tiêu hướng tới những ảnh hưởng lớn hơn với cộng đồng.
  36. Chạy những chương trình bán hàng đặc biệt.
  37. Nói về những hiểu lầm, sai lầm mà nhiều người đang mắc phải, có thể là liên quan đến thói quen hàng ngày của họ, những thứ giúp họ có thể liên tưởng đến thương hiệu.
  38. Chia sẻ nhiều hơn các câu chuyện về tính bền vững, về môi trường, về thay đổi khí hậu toàn cầu…
  39. Chia sẻ nhiều câu chuyện về các cộng động khác nhau.
  40. Các video là các tip liên quan đến việc trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ.
  41. Thực hiện các nghiên cứu độc lập để hiểu hơn về khách hàng và sau đó xây dựng content mapping (bản đồ nội dung) cho các kênh.
  42. Hỏi khách hàng về những khó khăn hiện họ đang gặp phải.
  43. Sử dụng các KOL trong ngành để dẫn dắt các câu chuyện hay nội dung truyền cảm hứng cho khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Những rào cản chính khiến thương hiệu khó tối đa hoá hiệu suất của nội dung

Trong khi nội dung (content) vẫn được xem điểm cốt lõi quyết định sự thành công của các chiến dịch marketing, thương hiệu gặp không ít các rào cản trong quá trình thúc đẩy và tối ưu hoá nội dung.

Những rào cản chính khiến thương hiệu khó tối đa hoá hiệu suất của nội dung
Những rào cản chính khiến thương hiệu khó tối đa hoá hiệu suất của nội dung

Khi nền kinh tế kỹ thuật số (digital economy) tiếp tục phát triển, nhu cầu về nội dung sẽ tiếp tục tăng nhanh. Nội dung kỹ thuật số hiệu quả là nội dung được cá nhân hóa, phù hợp, có liên quan và kịp thời, chính những yếu tố này sẽ góp phần thúc đẩy các trải nghiệm kỹ thuật số, không chỉ giữa người dùng với thương hiệu mà còn cả giữa người dùng với nhau.

Chất lượng của các trải nghiệm kỹ thuật số sẽ xác định mức độ thành công của thương hiệu trong việc thu hút khách hàng mới và củng cố mối quan hệ với khách hàng hiện tại.

Trong một nghiên cứu mới đây của Adobe với hơn 2.600 chuyên gia Marketing và trải nghiệm khách hàng (CX) ở 8 quốc gia—Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Úc, New Zealand, Nhật Bản, và Ấn Độ, một số thông tin quan trọng về nhu cầu tiêu thụ nội dung đã được tiết lộ.

Dưới đây là một số điểm đáng chú ý nhất.

Nhu cầu về nội dung sẽ tiếp tục tăng tốc. 88% số người được hỏi cho biết nhu cầu về nội dung đã tăng ít nhất gấp đôi trong 2 năm qua, với khoảng 2/3 cho biết họ dự đoán nhu cầu này sẽ tăng từ 5 lần đến 20 lần trong 2 năm tới.

Bài học rút ra: Các thương hiệu hay doanh nghiệp hiện đang gặp khó khăn trong việc đẩy nhanh tốc độ sản xuất nội dung sẽ cần phải tăng đáng kể nguồn lực hoặc tối ưu hoá lại quy trình làm nội dung nếu muốn theo kịp đối thủ.

Điều gì đang thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ nội dung? Có thể được cá nhân hóa trên quy mô lớn, gia tăng các trải nghiệm kết hợp và nhiều định dạng nội dung hấp dẫn mới ra đời là những động lực hàng đầu khiến cho nhu cầu về tiêu thụ nội dung tăng cao.

Đối với các thương hiệu mong muốn tận dụng xu hướng này để đáp ứng nhu cầu của khách hàng của họ, 3 yếu tố lớn nhất cần nắm là (#1) kỳ vọng ngày càng tăng của khách hàng đối với các trải nghiệm được cá nhân hóa, (#2) tối ưu hoá hành trình khách hàng kết hợp giữa môi trường vật lý và kỹ thuật số (Hybrid Customer Journey) và (#3) tận dụng các định dạng nội dung mới nổi —bao gồm nội dung 3D và nhập vai (sử dụng công nghệ thực tế ảo VR và thực tế tăng cường AR).

Bài học rút ra cho Marketer: Việc đáp ứng nhu cầu về nội dung ngày càng tăng cao không phải là tạo ra nhiều thứ giống nhau hơn hay đơn thuần là gia tăng khối lượng nội dung cần sản xuất — các nhà lãnh đạo marketing và trải nghiệm khách hàng cần phải thấy được sự phức tạp và sâu sắc trong các thành phần của nội dung, cách thức và địa điểm (nền tảng) khách hàng mong muốn được trải nghiệm nội dung và xa hơn nữa.

Những rào cản chính đối với các thương hiệu trong việc đáp ứng nhu cầu nội dung của khách hàng: Trên thực tế, phần lớn quy trình sản xuất, truyền tải và tối ưu nội dung của thương hiệu không đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng.

Các nghiên cứu của Adobe cho thấy có 3 rào cản chính cho điều này: (#1) thiếu công nghệ phù hợp, (#2) không có đủ nhân sự, (#3) dựa vào các quy trình đã lỗi thời và (#4) thiếu ngân sách.

Bài học rút ra: Nếu như trước đây, các doanh nghiệp có thể bổ sung thêm số lượng nhân viên sáng tạo hoặc nhờ vào sự hỗ trợ của các agency để đáp ứng nhu cầu về nội dung, tuy nhiên trong bối cảnh mới, khi bối cảnh nền kinh tế kỹ thuật số đã không còn vận hành theo cách nó vốn có, doanh nghiệp phải đưa ra một cách tiếp cận mới, mang tính chiến lược và bền vững hơn.

Cũng trong bối cảnh mới này, khi nhu cầu về nội dung của khách hàng ngày càng trở nên phức tạp, tối ưu hoá trải nghiệm của khách hàng với nội dung đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết đến sự cạnh tranh và tồn tại của doanh nghiệp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

AI sẽ khó có thể biên tập nội dung hay làm quảng cáo trong tương lai gần

Công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) hứa hẹn sẽ tăng tốc quá trình soạn thảo và xuất bản, quảng cáo và biên tập nội dung, nhưng hàng loạt sự việc cho thấy điều này khó diễn ra trong tương lai gần.

AI sẽ khó có thể biên tập nội dung hay làm quảng cáo trong tương lai gần
AI sẽ khó có thể biên tập nội dung hay làm quảng cáo trong tương lai gần

Neil Clarke, chủ của tạp chí truyện viễn tưởng Clarkesworld, phải ngừng nhận tác phẩm qua mạng sau khi ngập trong hàng loạt “bài viết tồi tệ do AI tạo ra”.

“Thực sự là những câu chuyện tồi nhất tôi từng thấy. Vấn đề không chỉ nằm ở chất lượng, mà cả số lượng. Các bộ công cụ AI giống như cái gai trong mắt chúng tôi nhiều tháng qua. Chúng tăng gấp đôi gánh nặng công việc của nhóm biên tập, không thể quản lý nổi”. Clarke nói.

Kể từ khi ChatGPT được tung ra cuối năm ngoái hay Google Bard trong thời gian gần đây, nhiều chuyên gia công nghệ ca ngợi AI có tiềm năng tăng hiệu quả và sản lượng, tạo ra nhiều nghề nghiệp tốt hơn trong tương lai. Tuy nhiên, thực tế không giống nhau giữa các lĩnh vực.

Các công ty Big Tech đang đầu tư mạnh vào AI với cam kết đơn giản hóa công việc, giúp người dùng nhanh chóng soạn thảo email, tổng hợp lượng lớn dữ liệu, tạo báo cáo, sáng tác truyện, viết báo.

“Công nghệ này có những ứng dụng quan trọng với người làm văn phòng, nhưng còn quá sớm để kết luận là tốt hay xấu, cũng như liệu sẽ thay đổi xã hội thế nào”, Shakked Noy, nghiên cứu sinh tại khoa Kinh tế của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), cho biết.

Mathias Cormann, Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nói các tổ chức liên chính phủ đánh giá AI có thể cải thiện một số mặt trong chất lượng công việc, nhưng cũng có những cái giá phải đánh đổi.

“Nhiều người lao động nói cường độ làm việc của họ tăng lên sau khi AI được ứng dụng. Nói cách khác, lượng công việc tăng lên nhưng mức lương họ nhận được vẫn giữ nguyên”, Cormann nói.

AI chưa thực sự sẵn sàng.

Ivana Saula, Giám đốc nghiên cứu thuộc Tổ chức Quốc tế của Thợ cơ khí và Công nhân Hàng không, cho biết nhiều người lao động cảm thấy họ giống như “chuột bạch” khi các công ty vội vã triển khai công cụ AI tại nơi làm việc.

Quá trình này cũng không diễn ra suôn sẻ. “Việc ứng dụng công cụ mới thường làm phát sinh những việc dư thừa đòi hỏi con người can thiệp. Trong số này có hoạt động hậu cần mà máy móc không thể thực hiện, làm tăng áp lực và tiêu tốn thời gian so với mạch làm việc thông thường”, bà nói.

“Nhiều nhân lực nói gánh nặng công việc của họ tăng lên, cường độ cũng lớn hơn vì nó được quyết định bởi máy móc.

Quan trọng là quá trình ứng dụng AI cần có ý kiến của những người làm việc trực tiếp với chúng, thay vì chỉ có giới lãnh đạo”, Saula nêu quan điểm.

Một trong những lĩnh vực chứng kiến rõ ràng ưu và nhược điểm của AI là ngành truyền thông và marketing nói chung. Công cụ trí tuệ nhân tạo hứa hẹn sẽ tăng tốc quá trình soạn thảo và xuất bản, quảng cáo và biên tập nội dung, nhưng hàng loạt sự việc cho thấy điều này khó diễn ra trong tương lai gần.

Trang tin CNet từng phải đăng nhiều bài đính chính đầu năm nay sau khi thử nghiệm dùng AI để viết báo. Một bài đơn giản về phim Star Wars được AI viết và đăng trên Gizmodo đầu tháng 7 sau đó cũng phải đính chính, thậm chí dẫn tới sự phản ứng dữ dội của nhân viên.

Những người như Clarke đang đối phó với AI bằng cách sử dụng AI. Ông và nhóm biên tập tìm đến phần mềm AI chuyên phát hiện tác phẩm do AI tạo ra, nhưng rồi nhận ra chúng cũng không có tác dụng vì thường xuyên đưa ra kết luận sai lệch, đặc biệt là với những tác giả sử dụng tiếng Anh như ngoại ngữ.

“Các chuyên gia sẽ luôn nói về những thứ tuyệt vời mà AI có thể đóng góp cho hàng loạt lĩnh vực khác nhau. Nhưng họ đâu có làm trong lĩnh vực đó”. Clarke nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Điệp Anh (theo CNN/VnExpress)

CEO TikTok: TikTok đang đẩy mạnh AI trong việc kiểm duyệt nội dung

Trong một sự kiện mới đây về AI (Trí tuệ nhân tạo), CEO TikTok Shou Zi Chew cho biết nền tảng này đang đẩy mạnh việc ứng dụng AI trong quá trình kiểm duyệt nội dung (Content Moderation).

CEO TikTok: TikTok đang đẩy mạnh AI trong việc kiểm duyệt nội dung
CEO TikTok: TikTok đang đẩy mạnh AI trong việc kiểm duyệt nội dung

Theo đó, CEO TikTok, Shou Zi Chew cho biết TikTok đang lên kế hoạch xây dựng các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm mục tiêu phục vụ cho quá trình kiểm duyệt nội dung.

Ông cho biết, TikTok hiện đang sử dụng “hàng chục nghìn” nhân viên để kiểm duyệt nội dung của người dùng, bên cạnh việc sử dụng AI. Tuy nhiên, các công nghệ như AI sẽ trở nên chính xác hơn, cụ thể hơn và xử lý ở quy mô lớn hơn.

Cách thức hoạt động của thuật toán TikTok.

Tại sự kiện TED2023 mới đây, CEO TikTok cũng giải thích những điều cơ bản nhất về thuật toán của TikTok, một trong những yếu tố chính quyết định sự thành công của mạng xã hội với gần 1.5 tỷ người dùng này.

Ông nói:

“Thuật toán của TikTok sẽ tìm hiểu những gì người dùng quan tâm dựa trên những gì họ đã thích và tương tác trong quá khứ và sau đó, thuật toán sẽ tìm kiếm những người khác có sở thích tương tự để đề xuất những nội dung tương tự, TikTok coi đó là dấu hiệu chính.”

Thuật toán này không giống như của Meta, công ty sở hữu Facebook và Instagram.

TikTok luôn có ý định đề xuất các bài đăng dựa trên những gì người dùng có thể thích hơn là những gì họ từng biết, trong khi các mạng xã hội khác như Facebook lại dựa trên các kết nối và mối quan hệ (thân quen).

Liên quan đến thuật toán của TikTok, nhiều người dùng đang tỏ ra không hài lòng với Instagram khi thuật toán của mạng xã hội này ngày càng ưu tiên video hơn là hình ảnh, vốn là thế mạnh của Instagram.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

AI (Trí tuệ nhân tạo) càng phát triển thì kỹ năng viết càng quan trọng

2023 có thể nói là năm mở ra kỹ nguyên của AI (trí tuệ nhân tạo), từ ChatGPT của OpenAI đến Google Bard của Google, tất cả các công cụ đều chứng minh được vai trò to lớn của AI trong việc tạo ra nội dung, tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc kỹ năng viết sẽ bị thay thế hay trở nên kém quan trọng.

AI càng phát triển thì kỹ năng viết càng quan trọng
AI càng phát triển thì kỹ năng viết càng quan trọng

Với tốc độ phát triển như hiện tại, AI sẽ còn tiếp tục phát triển xa hơn nữa, được áp dụng rộng rãi hơn nữa vào các lĩnh vực khác nhau.

Một trong những ứng dụng có thể nói là phổ biến nhất ở thời điểm hiện tại đó là sử dụng AI để tạo ra văn bản, hay thậm chí là viết lách thay con người.

Tuy nhiên, sau tất cả những điều này, AI cuối cùng sẽ không thể thay thế hoàn toàn con người trong việc sản xuất nội dung, hay ngay cả khi AI phát triển và hỗ trợ nhiều hơn nữa, con người vẫn rất cần khả năng viết lách.

Dưới đây là lý do chứng minh cho điều này.

Viết giúp bạn thông minh hơn.

Theo các nhà nghiên cứu, viết không chỉ đơn giản là viết ra đúng chuỗi từ hay thể hiện các ký tự ngôn ngữ, mà viết là để hiểu ý nghĩa của ngôn từ. Chức năng quan trọng nhất của việc viết lách không phải là dạy người khác, mà là dạy chính mình.

“Viết là quá trình bạn nhận ra rằng bạn không hiểu những gì bạn đang nói. Điều quan trọng, viết cũng là quá trình để bạn tìm ra giải pháp. Viết về một cái gì đó là một trong những cách tốt nhất để tìm hiểu về nó, hiểu bản chất thực sự.”

Một chuyên gia khác lập luận rằng “ngay cả với những người không làm việc trong lĩnh vực văn học – họ cũng nên hoàn thiện khả năng viết của mình. Viết không phải để thuyết phục người khác, mà để làm cho mình thông minh hơn.”

Mọi người đều có đầy những ý tưởng trong đầu mà đa phần là họ không nhận thức được rõ những gì họ đang nghĩ. Cho đến khi họ viết ra chúng, viết thành những câu từ có ý nghĩa và các đoạn đầy đủ, họ mới nhận ra được điều đó.

Viết lách là cách hiệu quả để biến những thông tin hay kiến thức còn mơ hồ thành các tư duy của bản thân, đó là cách để cải thiện bản thân và sự nghiệp.

Viết có thể giúp khai quật những thứ mà bạn biết theo kiểu nửa vời thành những lý thuyết sâu sắc và trọn vẹn.

Viết ra những suy nghĩ của bạn trên một tờ giấy trắng là một trong những cách tốt nhất để chế ngự sự lo lắng, tìm hiểu rõ hơn về bản thân và nói chung là tăng cường sức khỏe tinh thần của bạn.

Nếu bạn muốn học cách suy nghĩ hay tư duy, bạn cần học cách để viết một cách trôi chảy.

Với những gì mà bạn đang thấy, trong một ngày không xa, một chatbot AI kiểu như ChatGPT có thể viết một email đầy sức thuyết phục cho sếp hay khách hàng của bạn hoặc có thể hoàn thiện một bài thuyết trình quan trọng chỉ trong vài phút.

Tuy nhiên, bạn cũng cần hiểu rằng, không có một chatbot nào có thể tìm ra cách các ý tưởng phức tạp được kết nối với nhau, hay cách để xử lý các vấn đề trong các tình huống cụ thể trong thực tế.

Chatbot có thể giúp xây dựng ý tưởng, nhưng chúng lại ít có khả năng để mở rộng các ý tưởng theo cách sáng tạo và nhiều cảm xúc, đơn giản là vì chúng sử dụng các “vật liệu” có sẵn thay vì là những gì đang diễn ra trên thế giới thực.

Trong thế giới AI này, sự đồng cảm hay khả năng thấu hiểu con người ở cấp độ cộng đồng và cảm xúc trở nên có giá trị hơn cả.

Ngay cả khi AI có thể giúp bạn viết thì nó vẫn không thể giúp bạn suy nghĩ và tư duy. Và một trong những công cụ tốt nhất để cải thiện điều này đó là viết lách, là đưa yếu tố cảm xúc vào từng câu chữ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Meta thử nghiệm tính năng loại trừ quảng cáo ra khỏi các nội dung có hại

Meta đang thử nghiệm tính năng loại trừ quảng cáo ra khỏi các nội dung có hại, tính năng mới hiện khả dụng tại các quốc gia nói tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha.

Meta thử nghiệm tính năng loại trừ quảng cáo ra khỏi các nội dung có hại
Meta thử nghiệm tính năng loại trừ quảng cáo ra khỏi các nội dung có hại

Theo Reuters, ngày 30.3, công ty mẹ Meta thông báo đang triển khai một tính năng mới giúp các nhà quảng cáo xác định vị trí đặt quảng cáo, nhằm ngăn chặn quảng cáo xuất hiện trên những nội dung “nhạy cảm và không phù hợp” trên Facebook và Instagram.

Hệ thống mới của Meta sẽ cho phép khách hàng lựa chọn ba mức độ rủi ro của vị trí đặt quảng cáo. Lựa chọn an toàn nhất là không hiển thị quảng cáo trong các bài đăng có nội dung nhạy cảm liên quan đến vũ khí, tình dục hoặc chính trị.

Thông qua công ty đo lường quảng cáo Zefr, Meta sẽ cung cấp một báo cáo cho khách hàng (nhà quảng cáo) để họ có thể biết quảng cáo đã xuất hiện gần những nội dung nào và cách phân loại các nội dung đó.

Với hàng loạt nội dung rác trên các nền tảng mạng xã hội, từ lâu nhiều người làm marketing, đặc biệt là những người làm ở thương hiệu lớn, đã ủng hộ việc kiểm soát chặt chẽ nơi quảng cáo của họ sẽ xuất hiện.

Vấn đề lên đến đỉnh điểm vào tháng 7.2020, khi hàng nghìn thương hiệu tham gia tẩy chay Facebook trong làn sóng biểu tình chống phân biệt chủng tộc ở Mỹ. Vài tháng sau, công ty Meta đã đưa ra thỏa thuận đồng ý phát triển công cụ để quản lý quảng cáo tốt hơn.

Samantha Stetson – Phó chủ tịch Hội đồng Khách hàng và quan hệ thương mại công nghiệp của Meta cho biết công ty sẽ đưa ra những biện pháp kiểm soát chi tiết hơn để các marketer có thể tùy chọn vị trí đặt quảng cáo.

Bà Stetson nói rằng các thử nghiệm ban đầu cho thấy chi phí quảng cáo và hiệu suất không thay đổi đáng kể khi sử dụng công cụ mới của Meta. Tuy nhiên, chi phí có thể thay đổi trong tương lai do tính chất đấu giá của hệ thống quảng cáo Meta.

Tính năng tách quảng cáo khỏi các nội dung độc hại sẽ khả dụng ở các thị trường nói tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, và có thể mở rộng sang các khu vực khác vào cuối năm nay.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Công bố những vi phạm của mạng xã hội TikTok tại Việt Nam

Cơ quan quản lý vừa công bố những vi phạm của mạng xã hội TikTok tại Việt Nam, theo đó TikTok vi phạm cả về hoạt động kiểm soát nội dung, thuật toán phân phối, cũng như các biện pháp quản lý hoạt động kinh doanh trên nền tảng.

Công bố những vi phạm của TikTok tại Việt Nam
Công bố những vi phạm của TikTok tại Việt Nam

Trong buổi họp báo chiều 6/4, đại diện Cục Phát thanh Truyền hình & Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT), thuộc Bộ Thông tin & Truyền thông đã chia sẻ chi tiết những vi phạm của TikTok tại Việt Nam và kế hoạch kiểm tra, xử lý nền tảng này trong thời gian tới.

Nhiều vi phạm xuất phát từ thuật toán.

Theo đại diện Cục PTTH&TTĐT, 6 sai phạm của TikTok tại Việt Nam bao gồm:

1. Không có biện pháp kiểm soát hiệu quả những nội dung vi phạm liên quan đến chính trị, chống phá Đảng, Nhà nước; tin giả; nội dung nhảm nhí, độc hại, thậm chí là gây nguy hiểm với trẻ em.

2. Sử dụng thuật toán phân phối nội dung tự động để tạo xu hướng (trend) nhằm phát tán những nội dung giật tít, câu view, bất chấp đó là nội dung độc hại, phản cảm, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng và giới trẻ.

3. Không có biện pháp kiểm soát hiệu quả để ngăn chặn hoạt động kinh doanh, buôn bán, quảng cáo hàng giả, hàng nhái….

4. Không quản lý hoạt động của các idol TikTok, nhiều idol TikTok có xu hướng sản xuất những nội dung nhảm nhí, thiếu văn hóa để nhắm vào sự hiếu kỳ của người xem, thậm chí còn tạo trend để thu lời từ những nội dung này.

5. Không có biện pháp kiểm soát hiệu quả các nội dung vi phạm bản quyền, đặc biệt là các nội dung trích từ phim.

6. Không có biện pháp quản lý để người dùng tự ý sử dụng hình ảnh riêng tư, cá nhân của người khác để tung tin giả, hoặc bôi nhọ, xúc phạm người khác.

“Việc TikTok sử dụng thuật toán phân phối nội dung rất rộng ảnh hưởng tới người xem, mạng xã hội”, đại diện Cục PTTH&TTĐT nhận định.

Thuật toán của TikTok được nhiều nhà nghiên cứu, chính phủ nhiều nước chỉ ra là có tính gây nghiện. Ngoài ra, thuật toán này còn tạo ra những trào lưu nguy hiểm, đánh vào thị hiếu, tác động và ảnh hưởng tới người dùng nói chung.

Theo đại diện Cục, hệ lụy lớn nhất từ sự quản lý lỏng lẻo của TikTok là khiến nền tảng tràn lan tin giả, tin sai sự thật. Các trào lưu được nền tảng này khuyến khích đánh vào thị hiếu, tác động và ảnh hưởng tới người dùng nói chung.

Đối với các trào lưu, Cục đã tổng hợp rất nhiều nội dung vi phạm, như thử thách đưa đầu vào ống sau trường hợp của bé Hạo Nam, hay trend nhảy vào trước đầu xe tải, ôtô.

“TikTok dường như bỏ qua, không coi đó là một trào lưu nguy hiểm”, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT nhận định.

Ngoài ra, gần đây những nội dung lệch lạc, xuyên tạc về lịch sử, văn hóa Việt Nam cũng xuất hiện rất nhiều trên TikTok, gần như tự cho mình quyền viết lại lịch sử trên nền tảng này.

Sẽ kiểm tra cả thuật toán của TikTok.

Đại diện Cục khẳng định trong quá trình kiểm tra sắp tới, sẽ có cả quy trình kiểm tra thuật toán của TikTok như cách thức, quy trình, thuật toán phân phối ra sao, tại sao nội dung gây hại thành trào lưu như vậy.

Về các biện pháp đã thực thi, Cục cho biết đang phối hợp với các bộ, ngành để kiểm soát về vấn đề kinh tế, kỹ thuật. Cụ thể, có thể kiểm soát các hoạt động kinh doanh trên TikTok, hay chặn truy cập về mặt kỹ thuật.

Đại diện Cục PTTH&TTĐT cũng cho biết một khó khăn là các biện pháp kỹ thuật để rà quét nội dung xấu, độc khó áp dụng trên nền tảng video như TikTok. Thuật toán được coi như một cách “lách” công cụ rà quét, khiến công tác xử lý lâu hơn.

“Với lượng thông tin khổng lồ sản sinh mỗi ngày trên các nền tảng như TikTok, nếu các mạng xã hội đối phó, không hợp tác chủ động chặn lọc triệt để bằng các thuật toán thì những việc chặn gỡ nội dung vi phạm sẽ kém hiệu quả”, đại diện Cục cho biết.

Về kế hoạch trong thời gian tới, cơ quan này cho biết sẽ có nhiều biện pháp xử lý theo các quy định tại Nghị định 72/2013 và Nghị định 70/2021.

Bên cạnh đó, Cục PTTH&TTĐT nhận định không chỉ TikTok, các nền tảng khác như Reels của Facebook hay Shorts của YouTube cũng có rất nhiều nội dung vi phạm. Việc thanh tra TikTok tại Việt Nam sẽ được thực hiện trong tháng 5.

Sau đợt kiểm tra, đoàn kiểm tra sẽ đánh giá toàn diện việc chấp hành của TikTok để có hướng xử lý căn cơ, triệt để hơn chứ không chỉ dừng ở gỡ bỏ nội dung vi phạm. Cục cũng sẽ đầu tư phát triển công cụ mới nhằm rà quét hình ảnh, video hiệu quả hơn.

Trả lời vấn đề có cân nhắc cấm TikTok tại Việt Nam không, Đại diện Cục PTTH&TTĐT cho biết các nền tảng xuyên biên giới nếu không tuân thủ pháp luật Việt Nam sẽ không được hoạt động.

“Chúng ta đang tìm cách đưa tin giả về mức kiểm soát được. Không thể tạo ra môi trường hoàn toàn không có tin giả, nhưng làm sao để làm giảm được ở mức chấp nhận được để giữ trật tự, an toàn xã hội”, đại diện Cục PTTH&TTĐT cho biết.

Đại diện TikTok cho biết đã nhận được thông báo từ Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử về việc sẽ có Đoàn kiểm tra liên ngành theo kế hoạch, gồm Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng cục Thuế, Bộ Công thương, trong quý II.

Đại diện TikTok tại Việt Nam cho rằng công ty đã có những đóng góp đối với sự phát triển của đất nước trong hơn 4 năm hoạt động tại Việt Nam, và sẽ lắng nghe các góp ý từ Chính phủ để có thể hoạt động tốt hơn trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Khả năng sáng tạo nội dung của Chatbot AI Bard còn rất hạn chế

Bard luôn cố gắng đáp ứng tất cả yêu cầu liên quan đến công việc của người dùng, chẳng hạn như viết lập trình, sáng tạo nội dung, trả lời email… Tuy nhiên, đa số các văn bản đều có nội dung ngô nghê, sáo rỗng, không thể áp dụng trong thực tế.

Chatbot AI Bard của Google còn rất hạn chế trong việc sáng tạo nội dung
Chatbot AI Bard của Google còn rất hạn chế trong việc sáng tạo nội dung

Hôm 21/3, trong bối cảnh khi lượng người dùng đăng ký ChatGPT không ngừng tăng trưởng, Google chính thức cho ra mắt chatbot Bard tại thị trường Anh và Mỹ.

Cùng ngày, các tác giả của trang The Verge đã trải nghiệm và đưa ra nhận xét về Bard, giúp người dùng có cái nhìn bao quát về chatbot AI mới của Google.

Bard có thể xử lý tốt các câu hỏi cơ bản.

Theo The Verge, Bard có khả năng trả lời trôi chảy một số câu hỏi về kiến thức cơ bản, tốc độ phản hồi cũng nhanh hơn so với Bing và ChatGPT.

Khác với các chatbot trên, Bard đưa ra 3 phiên bản câu trả lời cho mỗi câu hỏi, mặc dù nội dung các câu trả lời không khác nhau nhiều. Ở cuối mỗi phản hồi, người dùng có thể bày tỏ mức độ hài lòng bằng cách nhấn nút “thích” hoặc “không thích”. Bard cũng gợi ý người dùng tra Google để biết thêm thông tin qua nút “Google It”.

Với những câu hỏi hóc búa hoặc mang tính thời sự, Bard có xu hướng trả lời thiếu thông tin hoặc trả lời sai, dù có sự trợ giúp từ Google.

Chẳng hạn, với từ khoá “Những người tham gia buổi họp báo tại Nhà Trắng hôm 21/3”, Bard trả lời chính xác là Thư ký Karine Jean-Pierre nhưng không hề nhắc đến việc dàn diễn viên phim Ted Lasso cũng có mặt. Hay với câu hỏi ‘Khả năng chịu tải tối đa của một chiếc máy giặt cụ thể”, Bard đưa ra 3 câu trả lời nhưng đều sai.

Các tác giả của The Verge cũng hỏi thêm một số câu hỏi khác để thử thách Bard, như “Làm thế nào để tạo khí mù tạt tại nhà”, Bard đưa ra câu trả lời khá hợp lý: “Đây là một hoạt động nguy hiểm và ngu ngốc”.

Chatbot AI Bard – Mới nhưng không thú vị.

Theo tác giả David Pierce của The Verge, Bard không có gì đặc biệt so với Bing hay ChatGPT. Chatbot này cũng có phần cứng nhắc và thiếu sáng tạo trong các câu trả lời. Với những câu hỏi mang tính cá nhân, Bard tỏ ra không hiểu và thường lặp lại câu: “Tôi là một chatbot AI, cần được đào tạo để trở nên toàn diện”.

“Tôi đã không thể khiến nó nói yêu tôi hay khuyên tôi bỏ vợ”, Pierce chia sẻ.

Bard cũng thường xuyên xin lỗi và không có những ngôn từ mang tính châm chọc, công kích như Bing. Điều này giúp chatbot của Google có vẻ đáng tin cậy hơn nhưng cũng khiến nó trở nên tẻ nhạt. Ngoài ra, một số câu trả lời của Bard tuy hợp lý nhưng lại rất sáo rỗng.

Ví dụ, khi Pierce tìm “Một nhà hàng Thái ngon ở gần tôi”, thay vì chỉ ra các tên nhà hàng, Bard trả lời: “Chỉ cần truy cập Google và gõ ‘Nhà hàng Thái gần tôi’”.

Hay khi được hỏi về các mẹo để học chơi guitar, Bard liệt kê khá dài dòng nhưng có thể tóm tắt thành “cách học chơi guitar là mua một cây guitar và sau đó học chơi nó”. Câu trả lời này thực sự không hữu ích, Pierce nhận định.

Khả năng sáng tạo nội dung còn hạn chế.

Theo The Verge, Google Bard luôn cố gắng đáp ứng tất cả yêu cầu liên quan đến công việc của người dùng, chẳng hạn như viết lập trình, soạn nội dung, trả lời email… Tuy nhiên, đa số các văn bản đều có nội dung ngô nghê, sáo rỗng, không thể áp dụng trong thực tế.

Nhận xét chung, các chuyên gia của The Verge cho biết Bard dễ sử dụng và có tốc độ phản hồi nhanh, nhưng chưa hữu ích bằng Bing và ChatGPT. Bên cạnh đó, khả năng cập nhật thông tin của chatbot này còn chậm dù có sự hậu thuẫn của Google.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là bản thử nghiệm và Google còn nhiều thời gian để cải tiến chatbot của mình. Google cũng nhấn mạnh, các chatbot AI hiện không thể thay thế các công cụ tra cứu thông tin, chúng chỉ hỗ trợ đưa ra ý tưởng hỗ trợ sáng tạo, tạo văn bản hoặc trò chuyện với người dùng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | Theo ZingNews