Skip to main content

Thẻ: WhatsApp

Meta vừa sa thải nhiều nhân sự thuộc ứng dụng nhắn tin Messenger của Facebook

Nhiều nhân sự đang làm việc cho ứng dụng nhắn tin Messenger đã nhận quyết định sa thải trong tuần này. Năm ngoái Meta cũng đã sa thải hơn 20.000 nhân viên và loại bỏ nhiều vị trí quản lý.

Theo Business Insider, nỗ lực nâng cao hiệu quả liên tục của Meta đã dẫn đến nhiều cuộc thanh lọc nhân sự mạnh mẽ. Mới nhất, một nhóm nhân viên đang làm việc cho ứng dụng nhắn tin Messenger của Facebook đã bị sa thải trong tuần này, theo 2 người trong cuộc cho biết.

Messenger có thể sẽ cắt giảm khoảng 50 nhân viên và là một phần trong kế hoạch tái tổ chức Messenger và các hoạt động của ứng dụng nhắn tin này.

Việc cắt giảm nhân sự tại Messenger diễn ra sau một đợt sa thải tương tự nhắm đến một số nhân viên đang làm việc tại Instagram. Ngoài ra, cả 2 bộ phận này đã loại bỏ nhiều vai trò của người quản lý chương trình kỹ thuật, chuyển những công việc đó thành trách nghiệm của người quản lý sản phẩm.

Sau khi Instagram loại bỏ vị trí trên, các bộ phận khác của Meta bao gồm cả Messenger và Facebook dường như sẽ sớm đưa ra hành động tương tự, Business Insider đưa tin.

Người phát ngôn của Meta từ chối bình luận về vấn đề sa thải nhân sự.

2023 là năm hiệu quả của Meta khi công ty đã sa thải hơn 20.000 nhân viên và loại bỏ nhiều vị trí quản lý. Điều này đã dẫn đến sự thay đổi văn hóa trong Meta, một loạt hoạt động tái tổ chức khiến nhiều nhân viên tại công ty cảm thấy lo lắng.

Mạng xã hội (Social Network) này cũng trải qua quá trình tinh giản đội ngũ nhân sự và dự kiến các hành động tương tự sẽ tiếp tục diễn ra trong năm nay. Sự cắt giảm mạnh mẽ của Meta đã giúp lợi nhuận quý IV/2023 tăng hơn 200% so với cùng kỳ năm trước, lên 14 tỷ USD. Doanh thu cũng tăng 25%, lên hơn 40 tỷ USD.

Tối 5/3 (giờ Việt Nam), hàng loạt nền tảng mạng xã hội của Meta, bao gồm Facebook, Messenger, Instagram, WhatsApp và Threads, đã gặp phải sự cố trên toàn cầu. Theo đó, nhiều tài khoản của người dùng đã đột ngột bị đăng xuất và không thể truy cập lại các nền tảng này.

Nguồn tin của Daily Mail cho biết hệ thống nội bộ của Meta cũng sập trong đêm, và đó có thể là nguyên nhân dẫn đến sự cố đăng xuất tài khoản người dùng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Dân Trí

Mức độ sử dụng mạng xã hội TikTok bắt đầu sụt giảm

Trong khi TikTok là ứng dụng hàng đầu thế giới về số lượt tải xuống và mức chi tiêu của người tiêu dùng vào năm 2023, nhưng mạng xã hội video ngắn này lại không đứng đầu về mức sử dụng thực tế.

Mức độ sử dụng mạng xã hội TikTok bắt đầu sụt giảm
Mức độ sử dụng mạng xã hội TikTok bắt đầu sụt giảm

Kết thúc năm 2023, Facebook một lần nữa duy trì vị trí mạng xã hội số 1 về số lượng người dùng hoạt động hàng tháng (MAU), tiếp theo là các ứng dụng khác thuộc sở hữu của Meta như WhatsApp, Instagram và Messenger – tất cả đều vượt qua TikTok ở vị trí thứ 5.

Hiện tại, dữ liệu mới cho thấy sự tăng trưởng của TikTok đã bắt đầu có xu hướng chậm lại, việc ứng dụng này chuyển sang hướng thương mại điện tử với TikTok Shop đang được xem là nguyên nhân chính.

Theo dữ liệu mới từ công ty nghiên cứu dữ liệu thị trường Sensor Tower, mặc dù tốc độ tăng trưởng của TikTok vẫn tích cực nhưng tốc độ tăng trưởng đó đang giảm tốc. Vào năm 2022, số người dùng hoạt động hàng tháng của TikTok tăng trung bình 12% mỗi quý mỗi quý, nhưng con số này đã giảm xuống chỉ còn 3% mỗi quý vào năm 2023.

Sự thay đổi này diễn ra ngay sau khi TikTok ra mắt TikTok Shop tại thị trường Mỹ (hiện là một trong những thị trường có lượng người dùng lớn nhất của TikTok).

Kể từ khi TikTok tập trung vào thương mại điện tử, thậm chí nền tảng này còn tham vọng đạt được hơn 17 tỷ USD GMV vào năm 2024 và giành thị phần từ Amazon, nhiều người bán sử dụng nền tảng đã bắt đầu phàn nàn về nền tảng, như Business Insider đã lưu ý vào tháng 11 mới đây, một số than thở rằng TikTok Shop đang biến ứng dụng này thành một “vùng đất hoang chứa đầy quảng cáo”.

Nhiều người dùng khác cho rằng, họ cảm thấy thực sự khó chịu vì hầu hết mọi video khác trên trang [Dành cho bạn] của họ đều hiển thị các sản phẩm với những lời quảng cáo quá đà và thổi phồng tác dụng.

Không ít người cũng nói rằng họ đang khó chịu với TikTok vì TikTok Shop và việc phải nhìn thấy quảng cáo cứ sau vài video là một trải nghiệm khó chịu.

Trong khi người dùng TikTok đang thích nghi với việc mạng xã hội yêu thích của họ biến thành một trung tâm mua sắm trực tuyến, thì TikTok Shop cũng đang chứng kiến môt sự tăng trưởng mạnh mẽ.

Dữ liệu của Sensor Tower cho thấy mức tăng trưởng của người bán (TikTok Seller) đã không ngừng tăng trưởng kể từ quý 4 năm 2022, tăng 230% so với cùng kỳ năm trước tính đến quý 4 năm 2023.

Cuối cùng, Instagram có thể được hưởng lợi từ sự thất vọng của người dùng đối với TikTok Shop, khi ứng dụng do Meta sở hữu đã xóa tab Cửa hàng trên ứng dụng vào tháng 1 năm ngoái và loại bỏ tính năng mua sắm trực tiếp vào tháng 3.

Động thái của Meta được kích hoạt bởi các xu hướng rộng hơn trong ngành, điều này dường như không mang lại điềm báo tốt cho tương lai của TikTok Shop. Mua sắm trực tiếp (Live shopping) đã nở rộ trong thời kỳ đại dịch và doanh số bán hàng thương mại điện tử tăng vọt. Nhưng khi mọi thứ trở lại bình thường, người ta phát hiện ra rằng thương mại trên mạng xã hội (bao gồm cả mua sắm trực tiếp) chỉ chiếm khoảng 5% tổng doanh số thương mại điện tử ở Mỹ tính đến năm 2022.

Điều đó dường như cho thấy rằng người tiêu dùng Mỹ có thể không được quan tâm như trước. mua sắm trực tiếp từ video, mặc dù rõ ràng chúng vẫn bị ảnh hưởng bởi các xu hướng trực tuyến.

Sensor Tower nhận thấy rằng mức tăng trưởng người dùng hoạt động hàng tháng của Instagram tương đối ổn định ở mức “trung bình một chữ số” và không bị tác động tiêu cực hoặc tích cực đáng kể kể từ khi TikTok ra mắt ứng dụng TikTok Shop Seller.

Dữ liệu từ một công ty khác, Appfigures, cũng ủng hộ kết luận này nhưng nói thêm rằng, mặc dù doanh thu của TikTok đang tăng lên nhưng số lượt tải xuống của nó lại bị trì trệ hoặc giảm nhiều hơn là tăng trưởng – một xu hướng đã diễn ra trong hơn một năm nay, bao gồm cả trên toàn cầu và trong nước Mỹ.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Chiến lược tăng trưởng mới của Meta với WhatsApp

Ngày Facebook mua WhatsApp với giá 19 tỷ USD gần một thập kỷ trước, Mark Zuckerberg tuyên bố không can thiệp nhiều vào ứng dụng. Lời hứa được giữ vững ngay cả khi WhatsApp thu hút được rất nhiều người dùng trên toàn cầu, song đến năm 2019, CEO Meta bắt đầu thay đổi hướng đi để khai thác tiềm năng ứng dụng. 

Chiến lược tăng trưởng mới của Meta với WhatsApp
Chiến lược tăng trưởng mới của Meta với WhatsApp

Hiện tại, WhatsApp đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với Meta. Hơn một nửa số người Mỹ trong độ tuổi từ 18 đến 35 sở hữu smartphone đã cài đặt WhatsApp – một trong những dịch vụ phát triển nhanh nhất của Meta tại thị trường lớn.

Hiện quảng cáo trên Facebook và Instagram đang thúc đẩy người dùng đi tới WhatsApp và dịch vụ nhắn tin chị em Messenger. Chúng được kỳ vọng sẽ mang lại 10 tỷ USD doanh thu cho Meta.

“Nếu bạn đang hình dung về một nền tảng mạng xã hội riêng tư trong tương lai, tôi nghĩ nó sẽ giống WhatsApp”, Zuckerberg nói.

WhatsApp chính là lời nhắc nhở Mark Zuckerberg rằng cốt lõi Meta vẫn là một doanh nghiệp phát triển từ ứng dụng xã hội, bất chấp hàng tỷ USD đổ vào metaverse và AI. Trong ‘Năm hiệu quả’, WhatsApp trở thành một trong những trụ cột giúp Meta duy trì mức tăng trưởng doanh số ổn định và thu hút các nhà đầu tư Phố Wall.

“Ai cũng điện thoại di động và về cơ bản, nhắn tin suốt cả ngày”, Mark Zuckerberg nói.

Một thập kỷ trước, WhatsApp ra đời dưới bàn tay thiết kế của Jan Koum và Brian Acton. Đây là ứng dụng miễn phí và an toàn, giúp người dùng dễ dàng trao đổi tin nhắn với bạn bè, gia đình mà không phải lo gián đoạn kết nối mạng như khi với iMessage.

Sau vài năm, WhatsApp nhanh chóng phát triển với hàng trăm triệu người trên khắp thế giới. Điều này đã thu hút sự chú ý của Zuckerberg – người xuống tiền mua lại WhatsApp vào năm 2014 sau khi nhận được lời đề nghị từ Google và công ty Internet Trung Quốc Tencent. Các quyết định xoay quanh WhatsApp khi đó hầu hết đều do 2 nhà sáng lập chi phối.

Đến năm 2019, Zuckerberg dần khẳng định quyền kiểm soát đối với loạt ứng dụng, gắn chúng lại với nhau để có thể chia sẻ dữ liệu và WhatsApp là một trong số đó. Động thái này khiến founder của WhatsApp rời đi. Một số cựu giám đốc điều hành cũng cáo buộc Zuckerberg phá bỏ lời hứa không can thiệp trước đó.

Từ đây, Zuckerberg xây dựng WhatsApp trở thành một dịch vụ nhắn tin và kinh doanh hoàn chỉnh với rất nhiều tính năng, từ biểu tượng cảm xúc đơn giản đến chuyển tiếp tin nhắn.

Ngày càng nhiều người Mỹ yêu thích sử dụng ứng dụng, đặc biệt là nhóm người trẻ sống lại Miami, New York, Los Angeles và Seattle.  Tính tới tháng 6/2023, WhatsApp đã có hơn 2 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn cầu.

Ngoài ra, WhatsApp cũng bắt đầu cung cấp các công cụ trả phí và ứng dụng tùy chỉnh phục vụ các doanh nghiệp muốn sử dụng nền tảng để giao tiếp với người tiêu dùng. Chevrolet, Lenovo, Samsung và L’Oreal hiện là khách hàng của WhatsApp.

Được biết, Nissan đã dành cả năm qua xây dựng các chatbot trên WhatsApp để trò chuyện với khách hàng tại Brazil. Hãng cho biết khoảng 30 đến 40% doanh số bán hàng mới đều thông qua WhatsApp. Dịch vụ cũng giúp Nissan giảm thời gian phản hồi khách hàng xuống chỉ còn vài giây từ mức trung bình là 30 phút.

Hồi năm 2021, GM cũng sử dụng WhatsApp cho một chiến dịch ở Brazil, thông qua Facebook và Instagram để hướng các khách hàng tiềm năng nhắn tin với các đại lý xe. Thương hiệu này sau đó bán được 3.000 xe/tháng.

“Đã đến lúc kết hợp WhatsApp, Facebook Messenger và Instagram Messenger và coi chúng như một chiến lược nhắn tin duy nhất”, Giám đốc vận hành WhatsApp Idema nói.

Theo Nikila Srinivasan, phó chủ tịch quản lý sản phẩm của Meta, công ty đang xây dựng cơ sở hạ tầng thanh toán và hợp tác với các doanh nghiệp ở Ấn Độ, Brazil và Singapore để cho phép người dùng thanh toán mua hàng trực tiếp trên WhatsApp. Hiện hơn 200 triệu doanh nghiệp đang sử dụng các ứng dụng kinh doanh chuyên nghiệp của WhatsApp.

Tuy nhiên, WhatsApp vẫn có nhiều rào cản với đối thủ lớn nhất là iMessage. Nó cũng đang phải vật lộn với những công ty mới nổi, quy mô nhỏ hơn song vô cùng được yêu thích như Signal và Telegram, nhất là tại châu Âu.

Ông Seufert cho biết tại khu vực này, WhatsApp có thể bị buộc tích hợp với các dịch vụ nhắn tin cạnh tranh như một phần yêu cầu của Đạo luật thị trường kỹ thuật số.

Facebook vốn đã tìm cách kiếm tiền từ WhatsApp kể từ khi mua lại, theo các cựu nhân sự. Nỗ lực này đang được tái khởi động mạnh mẽ, thậm chí được coi là nhiệm vụ “khẩn cấp” để tăng trưởng doanh thu.

“Bây giờ đã khá muộn”, một cựu nhân viên nói, đồng thời cho biết WhatsApp lẽ ra phải sở hữu tính năng thanh toán tích hợp đầy đủ từ nhiều năm trước. “Nó có thể đã kiếm được thật nhiều tiền”.

Theo Giám đốc vận hành WhatsApp Idema, không thể phủ nhận rằng WhatsApp đã mất quá nhiều thời gian để trở thành một phần quan trọng trong bức tranh tài chính Meta. Ông cho biết việc thúc đẩy xây dựng hoạt động kinh doanh của ứng dụng hiện là “việc bắt buộc phải làm”.

Trước đó, Meta từng công khai ủng hộ WhatsApp thông qua một hội thảo. Zuckerberg là diễn giả, khuyến khích các doanh nghiệp dùng WhatsApp, đồng thời cam kết đang thúc đẩy ứng dụng trở thành một nền tảng nhắn tin an toàn hơn cả iMessage. Ai nấy sau đó đều kỳ vọng các tính năng mới có thể sẽ biến WhatsApp thành một siêu ứng dụng như WeChat của Trung Quốc.

“Có nhiều thứ về WeChat mà chúng tôi có thể học hỏi”, ông Idema nói.

Theo chia sẻ, WhatsApp muốn “mọi công ty trên thế giới” hợp tác với mình, từ nhà sản xuất ô tô đến hãng hàng không. Ứng dụng này theo đó cần một công cụ thanh toán chuyên nghiệp, song hiện tại, trên WhatsApp, các khoản thanh toán chủ yếu chỉ giới hạn giữa các cá nhân.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Vũ Anh | Markettimes

Trung Quốc có thể xoá Facebook, X hay Instagram khỏi App Store trên iPhone

Các nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, X (Twitter cũ), Instagram… có thể bị xóa khỏi App Store trên iPhone tại Trung Quốc.

Trung Quốc có thể xoá Facebook, X hay Instagram khỏi App Store trên iPhone
Trung Quốc có thể xoá Facebook, X hay Instagram khỏi App Store trên iPhone

Theo WSJ, Trung Quốc đã gửi yêu cầu cho Apple về việc phải tuân thủ các quy định về quản lý ứng dụng có nguồn gốc nước ngoài trên gian phần mềm App Store (dành cho iOS, iPadOS).

Từ nhiều năm qua, quốc gia đông dân nhất thế giới luôn siết chặt bộ lọc nội dung trên internet để ngăn người dùng trong nước truy cập vào một số trang web và ứng dụng của nước ngoài.

Để sử dụng mạng xã hội như Facebook, Instagram, X, YouTube, WhatsApp hay dịch vụ Google, người kết nối internet nội địa Trung Quốc buộc phải dùng VPN (mạng ảo cá nhân).

Thống kê của công ty nghiên cứu Sensor Tower cho thấy trong khoảng 10 năm trở lại đây, có hơn 170 triệu lượt tải phần mềm mạng xã hội/nhắn tin nêu trên chỉ tính riêng tại Trung Quốc. Trong đó, Instagram có gần 54 triệu lượt kể từ năm 2012, Facebook là 37 triệu, YouTube 34 triệu, X là 33 triệu và xếp cuối với 13 triệu lượt tải là WhatsApp.

Với những quy định mới, tường lửa – công cụ ngăn truy cập với website, dịch vụ bị cấm của Trung Quốc sẽ được “trám” các lỗ hổng đang bị lợi dụng lâu nay.

Cụ thể, Apple không thể cung cấp dịch vụ từ nước ngoài nếu ứng dụng chưa được đăng ký với cơ quan quản lý. Nhưng việc đăng ký cũng không hề dễ dàng, theo đánh giá của giới chuyên gia, bởi liên quan đến vấn đề chuyển giao, kiểm duyệt dữ liệu. Nếu không muốn bị phạt, Apple buộc phải xóa ứng dụng khỏi App Store.

Quy định mới áp dụng cho tất cả doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động trong cùng lĩnh vực, nhưng “táo khuyết” chịu ảnh hưởng lớn bởi có khoảng 1.000 phần mềm chưa được đăng ký. Cùng lúc, 2 doanh nghiệp nội địa là Huawei và Xiaomi đã cập nhật quy tắc, đồng thời kêu gọi nhà phát triển phần mềm hoàn tất việc đăng ký.

Nếu không thể đăng ký, Apple sẽ phải xóa rất nhiều ứng dụng trên kho phần mềm, một dịch vụ đang góp phần không nhỏ vào các chỉ số kinh doanh của hãng ở Trung Quốc.

Để hoạt động thuận lợi tại đây, Apple đã nhượng bộ không ít. Năm 2020, công ty Mỹ từng xóa hàng nghìn ứng dụng liên quan đến trò chơi điện tử.

Do đó, chuyên gia công nghệ Trung Quốc cho rằng Apple sẽ tiếp tục tuân thủ các quy định mới và trong tương lai, phần mềm của nhà phát triển nội địa sẽ chiếm ưu thế lớn tại App Store ở đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Mark Zuckerberg trỗi dậy với hình ảnh của phiên bản 3.0

Đầu tháng 7, CEO Meta hé lộ “sản phẩm” được đánh giá là quan trọng nhất trong lịch sử công ty: Mark Zuckerberg phiên bản mới.

Mark Zuckerberg trỗi dậy với hình ảnh của phiên bản 3.0
Mark Zuckerberg trỗi dậy với hình ảnh của phiên bản 3.0

Vài tuần qua trên Instagram, Zuckerberg bắt đầu khoe hình ảnh mới mẻ: thân hình sáu múi, lên đai xanh môn Jiu-jitsu và đã đồng ý đấu tay đôi trong lồng sắt với Elon Musk. Tỷ phú 39 tuổi nhiều lần kể chuyện rèn luyện thể lực, nói bị đánh rất nhiều, nhưng cũng gây áp lực cho đối thủ trên thảm đấu.

Trong công việc, ông cũng khiến đối thủ dè chừng khi tung ra Threads – bản sao của Twitter giữa lúc mạng xã hội của Musk đang bị xáo trộn.

Ông cũng tỏ ra không khoan nhượng với công ty mình khi sẵn sàng sa thải hàng chục nghìn người một cách lạnh lùng và có tính toán.

“Nhìn từ bên ngoài, sự biến đổi này giống như một thứ gì đó bước ra từ trong truyện”, Business Insider dẫn nhận xét từ hàng chục cựu nhân viên Meta. “Sự lột xác về mặt cá nhân của Zuckerberg cho thấy phản ứng sống còn của ông đối với giai đoạn hỗn loạn nhất trong lịch sử 20 năm Facebook“.

Khi Mark Zuckerberg sợ hãi.

Trong giai đoạn đổi tên từ Facebook sang Meta, công ty của Zuckerberg liên tiếp vấn đề. Tham vọng vũ trụ ảo metaverse cuốn bay của mạng xã hội ít nhất 40 tỷ USD và chưa có dấu hiệu dừng lại. Từng là công ty yêu thích của phố Wall, giá trị Meta sụt 700 tỷ USD chỉ từ mùa thu 2021 đến cuối 2022.

“Ông ấy đang sợ hãi”, một nguồn tin nội bộ Meta nói. “Ông ấy coi bản thân như một vấn đề bị mã hóa cần được giải quyết, bằng cách đưa vào tính cách mới dựa trên kiểu lãnh đạo mà ông tin công ty cần phải có để tồn tại”.

Nguồn tin cho biết trong lần thay đổi này, Zuckerberg đã tự mô phỏng mình theo kiểu CEO đặc trưng ở phố Wall hơn là Thung lũng Silicon: một người biết lắng nghe lời khuyên từ các chuyên gia tư vấn quản lý, ủng hộ sa thải hơn nghe “tâm tư” của nhân viên và đặt hiệu quả lên hàng đầu.

“Nhân viên bắt đầu gọi ông ấy là McKinsey Zuck”, người này nói, đề cập đến công ty tư vấn McKinsey.

Một năm trước, Zuckerberg từng thừa nhận ông “như bị đấm vào bụng” khi thức dậy mỗi sáng. Nhưng sau đó, những cú đấm đã luyện được trên cả võ đài lẫn từ bên ngoài đang có tác động lớn đến không chỉ công ty ông, mà còn đối với bối cảnh rộng lớn hơn trong lĩnh vực công nghệ. “Ông ấy đang bật chế độ thời chiến – chế độ cứu công ty”, một cựu nhân viên cấp cao của Meta cho hay.

Những phiên bản của Mark Zuckerberg.

Zuckerberg từ lâu khẳng định ông luôn là chính mình. “Mỗi người có một bản tính”, ông nói vào năm 2009, vài năm sau khi rời Đại học Harvard. “Nếu bạn bè, đồng nghiệp và người khác nhìn vào bạn và nhận thấy hình ảnh khác, mọi thứ có lẽ kết thúc khá nhanh. Người có từ hai bản tính là một ví dụ về sự thiếu chính trực”.

Nhưng thực tế, Zuckerberg được cho là đã có ít nhất ba lần thay đổi. Phiên bản đầu tiên là “Harvard Zuck” – một sinh viên trẻ mặc áo hoodie được cộng đồng thần tượng khi đồng sáng lập Facebook năm 2004 trong ký túc xá vào năm hai đại học.

“Harvard Zuck” là gã mọt sách thuần túy nhưng đầy nhiệt huyết và sự táo bạo. Ông thậm chí tuyên bố “người trẻ ngày càng thông minh”, viết trên danh thiếp “I’m CEO… bitch”.

Sau này, CEO Meta mô tả giai đoạn đó là “di chuyển nhanh và phá vỡ mọi thứ”. Suốt giai đoạn này, sự nhiệt huyết là thứ mà “Harvard Zuck” có được, dù thời gian sau đó có một số cập nhật nhỏ cho tính cách của mình.

Từ 2009, ông bắt đầu đeo cà vạt, mặc áo vest đi làm thay vì chỉ áo phông như trước. Khi đó, ông giải thích mình đã trở nên nghiêm túc. “Bản nâng cấp đầy đủ” có tên “Silicon Valley Zuck” ra mắt vào 2012. Ngày 18/5 năm đó, Facebook thực hiện IPO. Một ngày sau, Zuckerberg kết hôn với người bạn gái lâu năm Priscilla Chan.

Phong cách của Zuckerberg thay đổi. Ông tự tay giết dê làm món ăn khi nhà đồng sáng lập Twitter Jack Dorsey tới chơi. Ông không ngừng thâu tóm các đối thủ tiềm năng nhưng cũng thách thức bản thân gặp gỡ một người mới và viết những lời cảm ơn mỗi ngày.

Năm 2014, Zuckerberg tuyên bố thay đổi phương châm từ “di chuyển nhanh và phá vỡ mọi thứ” thành “di chuyển nhanh dựa trên sự chắc chắn, ổn định”.

“Silicon Valley Zuck là một người chồng và người cha có di sản phải xây dựng và bảo vệ bằng mọi giá”, Business Insider bình luận.

Nỗ lực của ông chủ Facebook giai đoạn này khiến nhiều người thậm chí nghĩ ông sẽ nghiêm túc tranh cử Tổng thống Mỹ.

Thế nhưng, đây cũng là khi mạng xã hội vấp phải hàng loạt rắc rối: thông tin sai lệch, thu thập và sử dụng dữ liệu trái phép với đỉnh điểm là bê bối Cambridge Analytica buộc ông phải điều trần trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ năm 2018.

Nhưng trong giai đoạn từ 2012 đến 2021, “Silicon Valley Zuck” vẫn giúp giá trị Facebook đi từ 100 tỷ USD lên 1.000 tỷ USD, còn số người dùng hàng tháng trên toàn bộ nền tảng đã tăng từ 1 tỷ lên 3,5 tỷ.

Tháng 4/2021, Apple cập nhật iOS 14.5, cho phép người dùng ngăn các ứng dụng như Facebook, Instagram và WhatsApp theo dõi hoạt động. Tính năng này đánh thẳng vào đế chế kinh doanh của Facebook, vốn thu thập và sử dụng dữ liệu cho quảng cáo cá nhân hóa.

“Tình hình Facebook khi Apple ra chính sách mới tệ hơn những gì có thể tưởng tượng với Zuckerberg”, một cựu nhân viên Meta nói. “Một mối đe dọa hiện hữu nhưng không có cách giải quyết”.

Facebook cố gắng đáp trả bằng chiến thuật: Khi gặp trở ngại, hãy vượt qua nó. Theo một nhân viên cũ, công ty đã nỗ lực củng cố tính năng mua sắm trực tuyến của nền tảng. Trên lý thuyết, nếu người dùng mua sắm trên ứng dụng đủ lâu, một số dữ liệu quan trọng có thể sẽ được cung cấp. Nhưng kế hoạch không thành công.

Ban đầu, Zuckerberg không hoàn toàn nhận rõ nguy cơ, thậm chí phớt lờ cảnh báo của nhân viên. Trong giai đoạn này, ông tiếp tục đổi công ty từ Facebook thành Meta, một phần là để né những bê bối bị cựu nhân viên Frances Haugen phơi bày.

Khi “Silicon Valley Zuck” tập trung vào metaverse từ tháng 9/2021, quy mô công ty tăng vọt từ dưới 50.000 nhân viên đầu 2020 lên gần 90.000 giữa 2022. Một cựu nhân viên nói ông đã tăng ít nhất 10 cấp lên quản lý. “Mọi thứ phình ra rất lớn”, người này nói.

Zuckerberg tiếp tục thúc đẩy tuyển dụng. Nhưng khi công ty đi xuống, các giám đốc giàu kinh nghiệm ồ ạt rời khỏi Meta sau đó, gồm cả Sheryl Sandberg – người ở Facebook 14 năm. “Bà ấy không muốn tham gia vào metaverse”, theo một cựu nhân viên.

Tiếp đó, những người làm việc trên 10 năm khác là giám đốc công nghệ Mike Schroepfer và giám đốc kinh doanh Marne Levine cũng nghỉ việc.

Sự ra đi khiến Zuckerberg nắm quyền kiểm soát mọi ngóc ngách của Meta theo cách vững chắc hơn bao giờ hết, nhưng cũng bị cô lập hơn. “Ông ấy nhận ít thông tin hơn, và cũng không rõ toàn bộ những chuyện đang xảy ra”, theo tiết lộ của một nhân viên.

Ông chủ Meta tiếp tục tự tin rằng hàng tỷ USD mà ông chi cho metaverse là xứng đáng. Ông cũng lặng lẽ thuê Bain & Company nhằm phân tích tài chính công ty – điểm hình thành nên “Zuckerberg thế hệ thứ ba”.

Mark Zuckerberg phiên bản 3.0

Tháng 5/2022, Meta công bố Bain & Company là đối tác, sau đó thông báo đóng băng tuyển dụng. Đến tháng 7, Meta yêu cầu các quản lý lập danh sách xác định những người có thành tích thấp. Tháng 7 năm đó, “McKinsey Zuck” xuất hiện và điều hành công ty theo hướng thực tế hơn dựa trên tình hình hiện có.

“Giờ đây, ông ấy yêu cầu nhân viên cần hoàn thành nhiều việc hơn, còn một số nhóm nhất định sẽ bị thu hẹp”, một cựu giám đốc cấp cao của Meta tiết lộ. Sự thận trọng có tính toán này hoàn toàn trái ngược với “Silicon Valley Zuck” trước đó.

Tháng 11/2022, Zuckerberg thông báo Meta sa thải 11.000 nhân viên, tương đương 13% nhân sự. Tháng 3 năm nay, ông tiếp tục cho thôi việc 10.000 người, đồng thời nhấn mạnh hành động này chưa dừng lại. “Ông ấy không hề lo lắng khi mọi người rời đi”, một cựu nhân viên nói. “Lúc này, Zuckerberg thực sự chỉ nghĩ về Meta trong dài hạn”.

Tháng 6, Meta yêu cầu nhân viên quay lại văn phòng. Một tháng sau, công ty tuyên bố việc thăng tiến giờ sẽ khó khăn hơn. “Tôi không ngạc nhiên khi chứng kiến một cuộc cải tổ giám đốc khác vào cuối năm”, một người nói.

Tập trung vào hiệu quả, “McKinsey Zuck” dần lấy lại thiện cảm từ các cổ đông – yếu tố mà Meta coi trọng nhất – bằng nhiều hành động, như xuất hiện nhiều hơn trên truyền thông, hay gần đây là ra mắt Instagram Threads với tính năng tương tự X. “Ông ấy chọn mục tiêu cụ thể và tập trung vào nó. Đây chính xác là những gì các nhà đầu tư muốn thấy”, nhà phân tích Mark Shmulikcủa của công ty nghiên cứu Bernstein nhận xét.

Cổ phiếu của Meta đã tăng 150% trong hơn nửa năm và tiếp tục đạt mốc mới. Ngay cả những người ủng hộ Zuckerberg ở Phố Wall cũng ngạc nhiên trước tốc độ này.

“Siêu tăng trưởng giờ đã kết thúc. Ông ấy biết mình vẫn cần phát minh lại một số thứ, nhưng theo thứ tự ưu tiên thay vì ồ ạt. Trước đây, tôi không nghĩ ông ấy sẽ làm điều đó”, một nhà đầu tư có cổ phần tại Meta nói.

Một số người thậm chí so sánh hình ảnh mới của Zuckerberg với Augustus – vị hoàng đế La Mã nổi tiếng khôn ngoan không từ thủ đoạn nào để đánh bại kẻ thù của mình.

“Trong hiện thân mới, quyền lực của Zuckerberg tại Meta cũng tuyệt đối như quyền lực của Augustus ở Rome. Từ giờ, dù có làm gì, Zuckerberg đều thể hiện rõ rằng một mình ông ấy xứng đáng nhận được công lao, hoặc bị đổ lỗi”, Business Insider bình luận.

(theo Business Insider)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Bảo Lâm | VnExpress

WhatsApp thêm tính năng gửi video trong khi nhắn tin

Theo thông báo mới đây từ CEO Mark Zuckerberg, ứng dụng nhắn tin WhatsApp hiện đã thêm tính năng ghi âm và gửi video trong khi nhắn tin (chat).

WhatsApp thêm tính năng gửi video trong khi nhắn tin
WhatsApp thêm tính năng gửi video trong khi nhắn tin

Với tính năng “tin nhắn video” mới, người dùng WhatsApp giờ đây có thể gửi video cho nhau trong khi trò chuyện (chat) với nhau trong ứng dụng.

WhatsApp là gì?

WhatsApp là ứng dụng nhắn tin đa nền tảng (multiplatform messaging app) miễn phí cho phép người dùng thực hiện cuộc gọi điện video (video calls) và cuộc gọi thoại (voice calls), gửi tin nhắn bằng văn bản (text messages) và hơn thế nữa.

Cũng tượng tự các nền tảng mạng xã hội khác, để sử dụng WhatsApp, người dùng cần có kết nối internet (3G, Wifi).

Với hơn 2 tỷ người dùng hoạt động mỗi tháng (MAU), WhatsApp là nền tảng nhắn tin kỹ thuật số lớn nhất toàn cầu. Về khía cạnh mạng xã hội, lượng người dùng của WhatsApp xếp thứ 3 chỉ sau Facebook và YouTube, cao hơn cả Instagram, TikTok hay Twitter.

Về mặt tổng thể, ứng dụng nhắn tin WhatsApp trở nên phổ biến toàn cầu vì dễ đăng ký và sử dụng, được liên kết và tích hợp đa nền tảng, cùng với đó là nhiều tính năng khác nhau.

WhatsApp thêm tính năng gửi video trong khi nhắn tin – WhatsApp Instant Video Messages.

Theo giải thích của WhatsApp:

“Tin nhắn video là một cách trò chuyện theo thời gian thực, người dùng có thể trả lời các cuộc trò chuyện bằng bất cứ điều gì mà họ muốn nói và thể hiện trong 60 giây.

Chúng tôi nghĩ rằng đây sẽ là một cách thú vị để chia sẻ những khoảnh khắc tức thời với tất cả cảm xúc đến từ video, cho dù đó là để chúc mừng sinh nhật một ai đó, cười vì một câu chuyện cười hay mang đến một tin tốt lành.”

WhatsApp ra mắt tính năng gửi tin nhắn bằng video trong bối cảnh video là định dạng nội dung được tương tác nhiều nhất trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram Reels, TikTok hay Shorts.

Để ghi âm tin nhắn video, người dùng phải chạm vào màn hình để chuyển sang chế độ video, sau đó giữ để quay video và bấm gửi.

“Bạn cũng có thể vuốt lên để khóa và quay video. Video sẽ tự động phát ở chế độ tắt tiếng khi được mở trong cuộc trò chuyện và khi nhấn vào video nó sẽ bắt đầu phát âm thanh. Tin nhắn video được bảo vệ bằng mã hóa đầu cuối để giữ an toàn cho nội dung tin nhắn.”

WhatsApp cũng gợi ý cho các tài khoản thương hiệu (tài khoản doanh nghiệp) là tính năng tin nhắn video mới có thể được sử dụng gửi các ví dụ hay mô tả ngắn về sản phẩm, các bản xem trước, v.v., đây có thể là một cách khác để tối ưu hoá trải nghiệm khách hàng thông qua WhatsApp.

WhatsApp cho biết tính năng tin nhắn video sẽ được triển khai từ hôm nay và sẽ khả dụng cho người dùng toàn cầu trong vài tuần tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Châu Âu giới hạn quảng cáo cá nhân hoá của Facebook

Theo quyết định mới đây của Liên minh Châu Âu (EU), Facebook và các nền tảng khác của Meta phải được cấp phép mới có thể hiển thị quảng cáo cá nhân hoá (personalized ads) tại Châu ÂU.

Châu Âu giới hạn quảng cáo cá nhân hoá của Facebook
Châu Âu giới hạn quảng cáo cá nhân hoá của Facebook

Theo đó, Meta sẽ phải giới hạn phạm vi tiếp cận của các quảng cáo được cá nhân hóa của mình ở Liên minh Châu Âu.

Cơ quan Toà án của Châu Âu đã đưa ra quyết định rằng các nền tảng của Meta như Facebook sẽ cần phải được cấp phép trước khi phân phối các quảng cáo được cá nhân hóa ở Châu Âu.

Theo phán quyết, các quảng cáo được tùy chỉnh (custom ads) cũng sẽ không được phép sử dụng để biện minh cho việc sử dụng sai dữ liệu của người dùng.

Trong một tuyên bố với The Wall Street Journal, một phát ngôn viên của Meta cho biết hiện Meta vẫn đang “đánh giá các quyết định của tòa án” và sẽ phản hồi chi tiết hơn trong tương lai.

Cơ quan quản lý của Châu Âu tin rằng Meta đã vi phạm Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) bằng cách yêu cầu người dùng cung cấp dữ liệu để nhắm mục tiêu quảng cáo (Ad Targeting) trên các nền tảng như Facebook, InstagramWhatsApp.

Trong khi Meta cho rằng người dùng trên nền tảng đã tự nguyện cung cấp dữ liệu để được trải nghiệm các quảng cáo cá nhân hoá, EU cho rằng “nó hoàn toàn phụ thuộc vào Meta”.

Kể từ khi iOS 14 cung cấp cho người dùng khả năng từ chối theo dõi quảng cáo trong ứng dụng, doanh thu quảng cáo của Meta đã sụt giảm đáng kể, và quyết định mới của EU có thể sẽ tiếp tục là một rào cản của Meta trong việc tối ưu hoá hiệu suất quảng cáo cho các nhà quảng cáo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Microsoft muốn làm siêu ứng dụng như WeChat hay WhatsApp

Theo The Information, Microsoft đang muốn phát triển siêu ứng dụng lấy cảm hứng từ WeChat nhằm phá vỡ thế độc tôn của Apple và Google.

Microsoft muốn làm siêu ứng dụng như WeChat hay WhatsApp
Microsoft muốn làm siêu ứng dụng như WeChat hay WhatsApp

Tờ The Information đưa tin, Microsoft muốn làm siêu ứng dụng (Super App), tích hợp các nền tảng nhắn tin, mua sắm, tìm kiếm web, tin tức để cạnh tranh với các nền tảng của Apple và Google.

Theo đó, Microsoft đang ở giai đoạn đầu xây dựng siêu ứng dụng theo chỉ đạo của CEO Satya Nadella.

Ông chỉ thị các nhóm tích hợp công cụ tìm kiếm Bing vào các dịch vụ và ứng dụng khác tốt hơn, chẳng hạn Microsoft Teams và Outlook, để làm nền tảng cho siêu ứng dụng.

Việc tích hợp sẽ giúp khách hàng chia sẻ kết quả tìm kiếm với nhau qua tin nhắn nhanh hơn. Dù vậy, chưa rõ cuối cùng hãng phần mềm có ra mắt ứng dụng như vậy hay không.

Hầu hết doanh thu của Microsoft đến từ bán phần mềm và bán hàng cho doanh nghiệp. Song, công ty được cho là có tham vọng trở nên thân thiện với khách hàng cá nhân hơn, cung cấp các dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng. Các nỗ lực mua những nền tảng mạng xã hội lớn như TikTok, Pinterest đều thất bại.

Siêu ứng dụng rất phổ biến tại châu Á, nổi tiếng nhất phải kể đến WeChat của Tencent hay Grab. CEO Tesla Elon Musk – Sếp mới của Twitter hay WhatsApp của Meta cũng đang nuôi hy vọng phát triển siêu ứng dụng kết hợp nhiều loại dịch vụ.

Ngoài ra, bài báo của The Information còn tiết lộ một số thông tin thú vị khác về những lần Microsft muốn chiếm chỗ của Google nhưng không thành.

Google trả hàng tỷ USD mỗi năm cho Apple để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên iPhone, khiến Bing gặp bất lợi lớn.

Nguồn tin của The Information cho biết, CEO Nadella luôn tự mình đàm phán với các lãnh đạo cấp cao của Apple, nên nhiều quan chức hàng đầu của Microsoft không rõ quy trình.

Năm 2012, Microsoft chạy chiến dịch truyền thông, thể hiện công cụ tìm kiếm Bing hữu ích hơn với những người thị giác kém so với Google. Tuy nhiên, điều này chưa đủ để nhận được cái gật đầu từ Apple.

(Theo MacRumors, Reuters)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Facebook bị phạt 276 triệu USD vì để rò rỉ gần 500 triệu dữ liệu từ WhatsApp

Facebook vừa bị phạt 276 triệu USD vì để rò rỉ 487 triệu số điện thoại từ nền tảng nhắn tin WhatsApp, các dữ liệu cá nhân này hiện đang được rao bán trên các nền tảng web đen.

NFT trên Instagram

Chưa thoát khỏi những khó khăn từ việc đầu tư vào Metaverse và sau đó là đợt sa thải hàng loạt nhân sự, công ty mẹ của Facebook, Meta vừa bị phạt 276 triệu USD vì làm rò rỉ dữ liệu của gần 500 triệu người dùng WhatsApp. (Theo The Wall Street Journal).

Theo đó, toàn bộ 487 triệu số điện thoại WhatsApp hiện đang được rao bán trên một web đen (Dark Web).

Khoản tiền phạt được công bố vào hôm nay 28/11 bởi Ủy ban bảo vệ dữ liệu (Data Protection Commission) của Ireland, chính là cơ quan quản lý quyền riêng tư chính của Meta tại Liên minh châu Âu (EU).

Theo The Wall Street Journal, đó là một dấu hiệu nữa cho thấy các nhà chức trách đang trở nên tích cực hơn trong việc áp dụng luật riêng tư đối với các công ty công nghệ lớn.

Đầu năm nay, Google và Facebook cũng đã bị cơ quan giám sát dữ liệu riêng tư của Pháp phạt 237 triệu USD vì liên quan đến việc thu thập cookies, các nền tảng này cố tình gây khó khăn cho người dùng internet ở EU trong việc từ chối bị theo dõi dữ liệu trực tuyến.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Tham vọng siêu ứng dụng của Facebook

Meta, công ty mẹ của Facebook, đang tìm cách biến WhatsApp thành siêu ứng dụng để tăng nguồn thu, trong bối cảnh tham vọng Metaverse quá mạo hiểm.

Tham vọng siêu ứng dụng của Facebook
Tham vọng siêu ứng dụng của Facebook

Facebook mua lại WhatsApp vào năm 2014 với giá 19 tỷ USD, con số khổng lồ đối với một ứng dụng nhắn tin miễn phí, dù nó thu hút được hơn 400 triệu người dùng trong 5 năm. Đây cũng là khoản mua sắm lớn nhất trong lịch sử Facebook, nhưng công ty – hiện đổi tên thành Meta – vẫn chưa tìm ra cách thu hồi tiền đầu tư.

Các ứng dụng nhắn tin của Meta thu về 218 triệu USD trong quý III/2022, chủ yếu nhờ tính năng trả tiền của WhatsApp, đóng góp một phần nhỏ bé trong tổng nguồn thu gần 29 tỷ USD của Meta.

Tăng trưởng doanh thu chững lại và cổ phiếu mất giá thúc đẩy công ty tìm kiếm tiềm năng thương mại từ WhatsApp, thậm chí biến nó thành “siêu ứng dụng” (Super App) như WeChat của Trung Quốc.

“Đây là thách thức rất lớn. Làm thế nào để phát triển kinh doanh trên nền tảng sản phẩm nhắn tin sẵn có?”, Matt Idema, Phó chủ tịch phụ trách kinh doanh bộ phận nhắn tin của Meta, đặt câu hỏi. Nguồn thu lớn nhất của WhatsApp hiện là từ các nhà quảng cáo trả tiền để gửi tin nhắn đến người dùng để tương tác.

Câu trả lời của Idema là xây dựng “chiến lược nhắn tin kinh doanh”, trong đó doanh nghiệp có thể trò chuyện, phát quảng cáo và phục vụ khách hàng qua ứng dụng tin nhắn.

Ông cho rằng số lượng người liên lạc qua WhatsApp tăng mạnh trong Covid-19 cho thấy tiềm năng kiếm tiền từ nền tảng này.

“Giờ đã khá muộn. Đáng lẽ WhatsApp phải kiếm được tiền từ lâu”, một ý kiến cho hay, nhấn mạnh ứng dụng đáng ra nên có chức năng thanh toán tích hợp đầy đủ từ nhiều năm trước.

Idema không phủ nhận WhatsApp đã mất quá nhiều thời gian để trở thành một phần quan trọng trong bức tranh tài chính của Meta. Nỗ lực xây dựng kinh doanh cho WhatsApp đang trở thành mục tiêu hàng đầu.

Idema gia nhập Facebook từ 2011 để phụ trách mảng kinh doanh quảng cáo và sản phẩm non trẻ của hãng.
Đến tháng 4/2017, ông thăng chức lên giám đốc vận hành WhatsApp, sau khi ban lãnh đạo Facebook nhận ra ứng dụng này vẫn chỉ xoay quanh nhóm 200 lập trình viên và không có định hướng rõ ràng. “Đó là nền tảng với một tỷ người dùng nhưng lại chưa nghĩ đến kinh doanh”, Idema nhớ lại.

Tiềm năng của siêu ứng dụng.

Các tính năng mới có thể biến WhatsApp thành siêu ứng dụng, đem đến phương tiện liên lạc, mua sắm, đặt hàng, thanh toán trong một ứng dụng duy nhất.

Tuy vậy, một nguồn tin giấu tên nói “siêu ứng dụng là từ cấm kị ở Facebook” vì nó quá trừu tượng và khó hiện thực hóa.

“Có rất nhiều thứ để học hỏi từ WeChat”, Idema nói.

WhatsApp hồi tháng 8 triển khai quan hệ đối tác với Uber và nhà bán lẻ JioMart ở Ấn Độ, thị trường lớn nhất của WhatsApp với hơn 500 triệu tài khoản. Người dùng nước này có thể gọi xe Uber và thanh toán mua hàng từ WhatsApp.

“Một trong những vấn đề hiện nay là làm thế nào mở rộng nhanh hơn”, Ajut Varma, Giám đốc sản phẩm của WhatsApp, cho hay và bày tỏ mong muốn “mọi công ty trên thế giới” hợp tác với WhatsApp.

Không chỉ Meta, trước đó, Elon Musk cũng không giấu tham vọng mở rộng mạng xã hội Twitter thành một siêu ứng dụng. “Mua Twitter là cách thúc đẩy việc tạo ra X, ứng dụng của mọi thứ”, Musk nói hồi đầu tháng 10.

Ông không đề cập X sẽ hoạt động như thế nào, nhưng khẳng định việc sở hữu Twitter giúp “tăng tốc quá trình phát triển X từ 3 đến 5 năm”.

Siêu ứng dụng, hay như tỷ phú Mỹ gọi là “ứng dụng của mọi thứ”, được ví như con dao đa năng của quân đội Thụy Sĩ khi tích hợp hàng loạt tính năng, tiện ích khác nhau, từ thanh toán điện tử, nhắn tin, tìm kiếm, giao nhận, đặt xe, đi chợ hộ cho đến kết bạn, tra cứu thông tin hành chính…

Siêu ứng dụng đang rất thịnh hành tại châu Á với WeChat, Grab, KakaoTalk, Paytm… nhưng lại chưa phát triển ở Mỹ và châu Âu.

Snapchat từng cho ra mắt ứng dụng thanh toán ngang hàng Snapcash nhưng đã ngừng hoạt động từ 2018. Facebook và Instagram cũng tìm cách mở rộng ngoài khuôn khổ mạng xã hội và nhắn tin, nhưng chưa đạt kết quả cụ thể.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Mark Zuckerberg chê iMessage của Apple

CEO Meta khẳng định ứng dụng nhắn tin iMessage của Apple hoàn toàn thua kém so với WhatsApp, và còn chê cười những tin nhắn màu xanh dương, xanh lá kệch cỡm của gã khổng lồ Táo khuyết.

Mark Zuckerberg chê iMessage của Apple
Mark Zuckerberg chê iMessage của Apple

CEO Meta dường như đang chọn Apple là đối tượng chính để chỉ trích. Sau khi nói rằng nền tảng VR của Apple không có lợi cho người dùng vào tuần trước, Mark Zuckerberg lại tiếp tục chế giễu ứng dụng nhắn tin của Apple.

Hôm 17/10, trên Instagram cá nhân, CEO Meta đăng một tấm ảnh quảng cáo WhatsApp, khẳng định rằng nền tảng nhắn tin này có độ an toàn và riêng tư hơn hẳn so với iMessage.

Will Cathcart, Giám đốc WhatsApp, cũng chia sẻ nội dung tương tự trên trang Twitter của mình.

Điều Apple chưa làm được.

Biển quảng cáo này được chạy ở ga Pennsylvania, New York với ảnh chụp màn hình so sánh 3 đoạn tin nhắn từ iMessage và WhatsApp.

Đoạn quảng cáo chê cười những tin nhắn màu xanh dương, xanh lá kệch cỡm của Apple và nhấn mạnh rằng người dùng nên sử dụng WhatsApp để được bảo mật đầu cuối tin nhắn.

Thậm chí, trong bài viết của mình Mark Zuckerberg còn thẳng thắn nói rằng WhatsApp “có độ riêng tư và bảo mật cao hơn iMessage với công nghệ mã hóa đầu cuối trên cả iOS, Android và các group chat”. Ông chỉ ra một vài tính năng mới trong ứng dụng của Meta như ẩn cuộc trò chuyện, back-up mã hóa…

“Đây đều là những điều iMessage chưa làm được”, CEO Meta khẳng định.

Theo The Verge, Meta không phải là công ty duy nhất lên tiếng chỉ trích nền tảng nhắn tin của Apple. Hồi tháng 6, Google từng chế nhạo Táo khuyết vì chưa hỗ trợ tin nhắn RCS (Rich Communications Services).

Hãng công nghệ muốn Apple thay thế SMS truyền thống bằng RCS, đồng thời ngừng áp đặt kiểu bong bóng iMessage. Nhưng Táo khuyết vẫn chưa có ý định thay đổi công nghệ nhắn tin của mình.

Tin nhắn xanh lá, xanh dương gây khó chịu trên iPhone.

Tại sự kiện Code 2022 của Vox Media, CEO Tim Cook đã bác bỏ ý tưởng dùng chuẩn RCS để chấm dứt tình trạng bong bóng màu xanh lá cây bao quanh tin nhắn từ iPhone đến thiết bị Android – một biểu tượng của sự phân biệt và hạn chế tính năng đối với máy nằm ngoài hệ sinh thái của Apple.

Ông nói rằng nếu muốn tin nhắn xanh lá, vốn được cho là kém an toàn hơn xanh dương, biến mất, hãy mua iPhone.

Nói về nội dung quảng cáo này, đại diện Meta cho biết nó sẽ xuất hiện trên TV, video, biển quảng cáo và các trang mạng xã hội ở khắp nước Mỹ. Trong đó, biển quảng cáo sẽ được phát ở New York, San Francisco và Los Angeles.

Hãng công nghệ cũng cho biết muốn tăng lượng người dùng WhatsApp ở Mỹ trong năm nay. Hiện, ứng dụng sở hữu khoảng 2 tỷ người dùng toàn cầu nhưng vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ ở thị trường nội địa.

Do đó, việc đưa WhatsApp lên bàn cân so sánh với ứng dụng nhắn tin iMessage quen thuộc của người Mỹ sẽ giúp nền tảng của Meta thu về lượng lớn người quan tâm, The Verge nhận định.

Trước đó, Meta đã nhiều lần khẳng định rằng WhatsApp là ứng dụng nhắn tin tập trung vào quyền riêng tư và bảo mật của người dùng.

Hãng đã đăng tải một đoạn quảng cáo, ví việc gửi SMS truyền thống cũng hớ hênh như gửi thư mà quên đóng hòm thư. Trong khi đó, iMessage lại tỏ ra thua kém trong công nghệ bảo mật tin nhắn, đặc biệt là với những thiết bị sử dụng hệ điều hành khác.

Theo The Verge, Mark Zuckerberg đã đúng khi nói rằng iMessage vẫn chưa có tính năng ẩn tin nhắn hay back-up mã hóa đầu cuối.

Các chuyên gia cho rằng điều này sẽ tạo điều kiện cho các công ty tự do truy cập vào lịch sử iMessage của người dùng miễn là tin nhắn được lưu trữ trên iCloud.

Tuy nhiên, nhiều người dùng cũng tỏ ra quan ngại về tính bảo mật trên WhatsApp của Meta. “Chắc là WhatsApp cũng sẽ để lộ thông tin người dùng thôi vì nó là ứng dụng của Facebook mà”, một người dùng bình luận bên dưới bài đăng của Mark Zuckerberg.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

WhatsApp là gì? Cách đăng ký và sử dụng WhatsApp

Cùng tìm hiểu toàn diện các nội dung về ứng dụng nhắn tin đa nền tảng WhatsApp như: WhatsApp là gì, WhatsApp là ứng dụng của nước nào, cách đăng ký và sử dụng WhatsApp, các tính năng hiện có của WhatsApp là gì và hơn thế nữa.

whatsapp là gì
WhatsApp là gì? Cách sử dụng ứng dụng nhắn tin WhatsApp

Cái tên WhatsApp được kết hợp từ “What’s Up?” và “App”, trong tiếng Việt có thể được dịch là “Chuyện gì đang xảy ra vậy?”. Phát triển song song với các nền tảng mạng xã hội (Social Network), WhatsApp là ứng dụng nhắn tin (Messaging App) đa nền tảng lớn nhất thế giới với hơn 2 tỷ người dùng toàn cầu tính đến năm 2022. WhatsApp thuộc hệ sinh thái Meta Platforms Inc (Facebook).

Các nội dung về ứng dụng WhatsApp sẽ được MarketingTrips phân tích bao gồm:

  • WhatsApp là gì?
  • WhatsApp Business là gì?
  • WhatsApp hoạt động như thế nào?
  • Cách đăng ký và sử dụng WhatsApp.
  • Các tính năng chính hiện có của WhatsApp là gì?
  • Toàn cảnh về ứng dụng nhắn tin WhatsApp.
  • Lịch sử hình thành ứng dụng nhắn tin WhatsApp.
  • FAQs – Một số câu hỏi thường gặp với ứng dụng WhatsApp là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

WhatsApp là gì?

WhatsApp là ứng dụng nhắn tin đa nền tảng (multiplatform messaging app) miễn phí cho phép người dùng thực hiện cuộc gọi điện video (video calls) và cuộc gọi thoại (voice calls), gửi tin nhắn bằng văn bản (text messages) và hơn thế nữa.

Cũng tượng tự các nền tảng mạng xã hội khác, để sử dụng WhatsApp, người dùng cần có kết nối internet (3G, Wifi).

Với hơn 2 tỷ người dùng hoạt động mỗi tháng (MAU), WhatsApp là nền tảng nhắn tin kỹ thuật số lớn nhất toàn cầu. Về khía cạnh mạng xã hội, lượng người dùng của WhatsApp xếp thứ 3 chỉ sau Facebook và YouTube, cao hơn cả Instagram, TikTok hay Twitter.

Về mặt tổng thể, ứng dụng nhắn tin WhatsApp trở nên phổ biến toàn cầu vì dễ đăng ký và sử dụng, được liên kết và tích hợp đa nền tảng, cùng với đó là nhiều tính năng khác nhau.

WhatsApp Business là gì?

WhatsApp Business là một ứng dụng tải xuống miễn phí có sẵn trên Android và iPhone và được xây dựng với mục tiêu chủ yếu là hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ.

WhatsApp Business giúp việc tương tác với khách hàng trở nên dễ dàng hơn bằng cách cung cấp các công cụ để tự động hóa, sắp xếp và nhanh chóng trả lời tin nhắn.

Một số tính năng của WhatsApp Business bao gồm:

  • Hồ sơ doanh nghiệp (Business Profile): Là nơi để liệt kê các thông tin quan trọng, chẳng hạn như địa chỉ, email và website của doanh nghiệp.
  • Nhãn (Labels): Nơi để sắp xếp và dễ dàng tìm thấy các cuộc trò chuyện và tin nhắn của doanh nghiệp.
  • Công cụ nhắn tin (Messaging tools): Dùng để phản hồi nhanh chóng các tin nhắn cho khách hàng.

WhatsApp hoạt động như thế nào?

WhatsApp hoạt động khá đơn giản, sau khi đăng ký tài khoản (sẽ được hướng dẫn chi tiết ở các phần bên dưới), người dùng có thể bắt đầu sử dụng WhatsApp bằng cách kết nối internet.

Điểm hấp dẫn chính của WhatsApp là nó cho phép người dùng gửi và nhận các cuộc gọi (bao gồm gọi video và voice), gửi tin nhắn chỉ bằng kết nối internet, điều này có nghĩa là WhatsApp gần như miễn phí và không có thu thêm bất cứ khoản nào khác.

Trong khi có nhiều ứng dụng khác cũng cung cấp tính năng tương tự như iMessage của Apple hay Facebook Messages, WhatsApp vẫn là nền tảng số 1 vì chủ yếu là tính năng tích hợp đa nền tảng (Web, iOS, Android).

Cách đăng ký và sử dụng ứng dụng WhatsApp.

Nếu bạn đã hiểu ứng dụng nhắn tin WhatsApp là gì và thấy nó hữu ích với mình, bạn có thể bắt đầu đăng ký tài khoản và sử dụng nó ngay mà không phải tốn bất cứ một khoản phí nào (trừ khoản phí intrenet).

Bạn có thể đăng ký sử dụng WhatsApp theo 2 cách, một là đăng ký và sử dụng qua ứng dụng (app) trên thiết bị di động (cả iOS và Android), hoặc hai là sử dụng từ máy tính để bàn (dùng cho cả máy Mac sử dụng hệ điều hành macOS và Windows).

(Lưu ý, ngay cả khi bạn muốn sử dụng WhatsApp từ máy tính để bàn thì bạn cũng bắt buộc phải cài đặt ứng dụng ở điện thoại).

  • Đăng ký và sử dụng từ điện thoại di động.

Tuỳ vào việc bạn đang sử dụng điện thoại di động với hệ điều hành là gì mà bạn có thể tải xuống ứng dụng WhatsApp từ App Store trên iPhone (iOS) hay từ CH Play với hệ điều hành Android.

Sau khi tải xuống và mở ứng dụng, bạn cần nhập số điện thoại của mình vào và bấm gửi, sau đó WhatsApp sẽ gửi một đoạn mã xác nhận về điện thoại, bạn nhập mã và chọn tiếp tục, sau đó bạn có thể nhập tên tài khoản và tải lên hình ảnh đại diện của mình.

Bước cuối cùng là bạn nên đồng bộ hoá (nếu có) danh sách số điện thoại đã lưu của mình vào danh bạ trên WhatsApp và bắt đầu sử dụng.

  • Tích hợp sử dụng WhatsApp từ máy tính để bàn.

Sau khi cài đặt xong trên thiết bị di động và bạn cũng muốn sử dụng WhatsApp ngay trên máy tính, bạn cũng làm theo cách tương tự, tải xuống phần mềm dành cho máy tính (WhatsApp Desktop App) và tiến hành cài đặt (cả hệ điều hành macOS và Windows đều hợp lệ).

Với người dùng hệ điều hành Windows trên máy tính, sau khi cài đặt xong trên điện thoại, bạn mở ứng dụng và chọn Cài đặt sau đó chọn Thiết bị được liên kết, sau đó sử dụng mã QR quét ứng dụng trên máy tính để hoàn tất.

Với người dùng máy tính hệ điều hành macOS (của Apple), ứng dụng dành cho máy tính đang ở giai đoạn thử nghiệm vào thời điểm đang viết bài, tuy nhiên bạn cũng có thể sử dụng phiên bản web tại: https://web.whatsapp.com/.

Bạn có thể xem thêm video hướng dẫn sử dụng bên dưới từ WhatsApp.

Các tính năng chính hiện có của ứng dụng nhắn tin WhatsApp là gì?

Các tính năng chính hiện có của ứng dụng nhắn tin WhatsApp là gì?
Các tính năng chính hiện có của ứng dụng nhắn tin WhatsApp là gì?

Nếu tìm hiểu sơ qua, nhiều người có thể nghĩ WhatsApp chỉ là một ứng dụng nhắn tin văn bản thông thường như cách họ vẫn nhắn tin từ các nhà mạng (Telco), sự thật là WhatsApp đa năng hơn nhiều.

Dưới đây là tóm tắt ngắn gọn về các tính năng cốt lõi của ứng dụng nhắn tin WhatsApp:

  • Cuộc gọi thoại và video: Ngoài các cuộc gọi thoại (Voice Calls), WhatsApp cũng cung cấp các cuộc gọi video, bao gồm chức năng gọi nhóm, cho phép tối đa 8 người tham gia trong cùng một cuộc gọi.
  • Nhắn tin thoại (Voice Messaging): Người dùng có thể ghi âm (Record) và gửi tin nhắn thoại đến các cuộc trò chuyện riêng lẻ hoặc cuộc trò chuyện nhóm.
  • Nhắn tin văn bản (được mã hoá đầu cuối): WhatsApp sử dụng công nghệ mã hóa đầu cuối (end-to-end encryption) để giúp cho các cuộc trò chuyện được an toàn hơn, với tính năng này, chỉ có người dùng đang nhắn tin với nhau mới có thể đọc và nghe được nội dung, ngay cả WhatsApp cũng không có quyền này.
  • Chia sẻ hình ảnh và video: Bạn có thể gửi video, ảnh và GIF (ảnh động) mà không cần lo lắng rằng hình ảnh của bạn sẽ bị lỗi Pixel hoặc không thể tải xuống, điều này đôi khi có thể xảy ra trên các nền tảng nhắn tin SMS của các nhà cung cấp dịch vụ khác.
  • Chia sẻ tài liệu: WhatsApp cho phép bạn gửi tất cả các định dạng tài liệu, chẳng hạn như PDF, bảng tính (excel) hay trình chiếu (PP).
  • Truy cập WhatsApp từ máy tính để bàn: Như đã đề cập ở trên, ngoài truy cập bằng điện thoại, WhatsApp cũng cho phép người dùng truy cập từ máy tính để bàn.
  • WhatsApp Business: Là tài khoản được thiết kế dành riêng cho doanh nghiệp, bạn có thể sử dụng giới thiệu sản phẩm và kết nối với khách hàng trên một nền tảng duy nhất, bạn có thể sử dụng WhatsApp Business tại: https://business.whatsapp.com/.

Toàn cảnh về ứng dụng nhắn tin WhatsApp.

Toàn cảnh về ứng dụng nhắn tin WhatsApp.
Toàn cảnh về ứng dụng nhắn tin WhatsApp.

WhatsApp là dịch vụ nhắn tin nhanh đa nền tảng dành cho cả thiết bị di động (mobile app) và máy tính để bàn (PC).

Tính đến năm 2022, WhatsApp là ứng dụng nhắn tin di động toàn cầu phổ biến nhất trên toàn thế giới với khoảng hơn 2 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (MAU), theo sau là nền tảng WeChat của gã khổng lồ công nghệ đến từ Trung Quốc, Tencent, với khoảng 1,2 tỷ người dùng và tiếp đó là Facebook Messenger với 988 triệu người dùng toàn cầu.

Theo số liệu từ Statista, sau 2 nền tảng mạng xã hội là Facebook và YouTube, WhatsApp cũng được xem là mạng xã hội phổ biến thứ ba trên toàn thế giới, xét về lượng người dùng, WhatsApp còn cao hơn cả LinkedIn hay TikTok.

WhatsApp là một giải pháp thay thế giá rẻ cho dịch vụ nhắn tin văn bản (SMS) có tính phí của các nhà mạng (Telco), khi tính đến lợi ích kinh tế với các cuộc gọi xuyên biên giới, WhatsApp thực sự là một giải pháp hoàn hảo.

Từ việc gửi tin nhắn bằng văn bản, gửi hình ảnh và tài liệu đến các cuộc gọi video và gọi thoại, tất cả đều miễn phí và chỉ cần người dùng có kết nối internet.

Được ra mắt vào tháng 1 năm 2009, WhatsApp, cũng tương tự như mạng xã hội Instagram được gã khổng lồ truyền thông xã hội Facebook (Meta) mua lại vào năm 2014 với giá khoảng 19 tỷ đô USD và sau đó trở thành ứng dụng nhắn tin thành công nhất trên thế giới.

Vào giữa năm 2018, cả hai nhà sáng lập WhatsApp là Jan Koum và Brian Acton đã rời khỏi công ty với lý do chính là bất đồng quan điểm về cách thức kiếm tiền và tính bảo mật của ứng dụng.

  • Phạm vi tiếp cận và sử dụng toàn cầu.

Số lượng người dùng WhatsApp duy nhất trên toàn cầu tăng 22% từ đầu năm 2020 đến đầu năm 2022 và ước tính đạt khoảng 2,26 tỷ người dùng duy nhất vào tháng 6 năm 2022.

Vào tháng 1 năm 2022, WhatsApp là ứng dụng nhắn tin và trò chuyện được tải xuống nhiều nhất trên toàn thế giới, số lượt cài đặt tích luỹ đạt khoảng 40,6 triệu lượt tải xuống trên cả App Store của Apple và CH Play của Google.

Theo dữ liệu của công ty mẹ Meta, tính đến quý 3 năm 2020, có hơn 100 tỷ tin nhắn được gửi qua WhatsApp mỗi ngày, tăng gần 70% so với quý 4 năm 2017.

Ngoài Mỹ vốn là thị trường sân nhà, WhatsApp cũng phát triển mạnh mẽ ở các thị trường nước ngoài như ở Hồng Kông và Singapore, các thị trường khác như Nigeria và Việt Nam cũng là những nơi phát triển nhanh nhất của WhatsApp trên Android trong năm 2021.

Tính đến tháng 6 năm 2021, WhatsApp có 487,5 triệu người dùng từ Ấn Độ, hơn 118,5 triệu người dùng từ Brazil, ở Mỹ con số này là khoảng 77 triệu người dùng.

Vào năm 2020, người dùng toàn cầu đã dành hơn 19 giờ mỗi tháng cho WhatsApp.

  • Các ứng dụng nhắn tin cạnh tranh khác.

Trong khi WhatsApp vẫn là ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất thế giới, nền tảng này ngày càng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các ứng dụng nhắn tin xã hội (social messenger apps) khác như Telegram và Signal.

Trong những năm gần đây, WhatsApp liên quan nhiều đến các vấn đề về bảo mật và quyền riêng tư của người dùng.

Vào tháng 4 năm 2021, Telegram đã có khoảng 26 triệu lượt cài đặt toàn cầu, trong khi Signal cũng đã tích lũy được 3 triệu lượt cài đặt.

  • WhatsApp Business và ứng dụng nhắn tin chuyên nghiệp.

Dưới sức ép từ đại dịch, xu hướng áp dụng các công cụ kỹ thuật số và các kênh truyền thông di động đã trở nên phổ biến hơn, cả trong bối cảnh xã hội lẫn chuyên nghiệp.

Theo một cuộc khảo sát được thực hiện trong quý 3 năm 2021 giữa các chuyên gia, khoảng 7/10 người được hỏi cho biết họ đã sử dụng các dịch vụ nhắn tin và ứng dụng trò chuyện như WhatsApp và Skype hàng ngày cho mục đích công việc chuyên nghiệp.

Được ra mắt lần đầu vào năm 2018, WhatsApp Business cho phép các doanh nghiệp sử dụng để giao tiếp với người tiêu dùng với mục đích chính là làm marketing, bên cạnh đó, nó cũng cho phép người dùng liên hệ lại với các tài khoản WhatsApp Business của doanh nghiệp từ giao diện chính của tài khoản WhatsApp cá nhân của họ.

Vào năm 2021, WhatsApp Business đã thống kê được khoảng 220,5 tỷ lượt tải xuống trên toàn thế giới, ghi nhận mức tăng trưởng hơn 480% so với lượng tải xuống từ năm ra mắt.

Các doanh nghiệp vừa và lớn ước tính đã chi khoảng 38,7 triệu USD cho WhatsApp Business vào năm 2019, và trên toàn bộ ứng dụng, con số này dự kiến sẽ đạt khoảng 3,6 tỷ USD vào năm 2024.

FAQs – Một số câu hỏi thường gặp với ứng dụng WhatsApp là gì?

  • WhatsApp là ứng dụng nhắn tin của nước nào?

WhatsApp đến từ Mỹ và ban đầu không thuộc về Facebook. Facebook mua lại ứng dụng này sau đó với giá gần 20 tỷ USD.

  • WhatsApp dịch sang tiếng Việt là gì?

Trong tiếng Việt, WhatsApp được hiểu là một cách chơi chữ của cụm từ What’s Up, có nghĩa là “Chuyện gì vậy” hay “Chuyện gì đang xảy ra vậy”.

  • WhatsApp Business là gì?

Là một giải pháp trò chuyện dành cho doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể sử dụng WhatsApp Business để giao tiếp với khách hàng với mục tiêu chính là bán hàng.

  • WhatsApp là ứng dụng gì?

WhatsApp là ứng dụng nhắn tin đa nền tảng (multiplatform messaging app) miễn phí cho phép người dùng thực hiện cuộc gọi điện video (video calls) và cuộc gọi thoại (voice calls), gửi tin nhắn bằng văn bản (text messages) và hơn thế nữa.

  • Mục đích chính khi sử dụng ứng dụng WhatsApp là gì?

Như đã phân tích ở trên, tuỳ vào từng mục tiêu khác nhau mà người dùng có thể sử dụng WhatsApp theo những cách khác nhau chẳng hạn như để giao tiếp, làm việc hay kinh doanh (bán hàng).

  • Số WhatsApp hay WhatsApp number là gì?

Chính là số điện thoại mà bạn đã sử dụng để đăng ký tài khoản WhatsApp (sử dụng cho cả bản App và Web). Bạn có thể kiểm tra và chia sẻ số này tại phần Cài đặt -> Hồ sơ (Profile).

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ các thông tin về ứng dụng nhắn tin WhatsApp mà bạn cần biết. Từ việc hiểu khái niệm whatsapp là gì, ý nghĩa khi dịch sang tiếng Việt của WhatsApp, đến cách đăng ký và sử dụng WhatsApp. Qua đây, bạn thấy rằng, đây thực sự là một ứng dụng có giá trị trong cả cuộc sống lẫn công việc hàng ngày. Dù cho bạn là ai và sử dụng WhatsApp với mục đích là gì, bạn cũng đang hưởng lợi từ nó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

NguồnMarketingTrips

Nói không với quảng cáo và câu chuyện thành công của WhatsApp

Nói không với quảng cáo, tập trung vào sản phẩm và khách hàng cùng một số nguyên tắc đơn giản khác là câu chuyện thành công của WhatsApp.

thành công của whatsapp
Nói không với quảng cáo và câu chuyện thành công của WhatsApp

Câu chuyện của WhatsApp không giống với các câu chuyện khởi nghiệp thành công khác, nơi có các nhà sáng lập bỏ học đại học, xây dựng một nhóm và nhận vốn đầu tư từ một doanh nghiệp lớn như Facebook hay Google. Ngược lại, WhatsApp là sản phẩm của những người đang ở độ tuổi 30 và có công việc ổn định trong một công ty danh tiếng.

Ứng dụng nhắn tin dựa vào kết nối Internet ra đời từ một nhu cầu thực sự và thành công nhờ nắm bắt gần như mọi xu hướng mới như thông báo đẩy, mã hóa.

Điều kỳ diệu nhất là sau hơn 10 năm tồn tại, dù không có quảng cáo, game hay chiêu trò, họ vẫn làm ra hàng triệu USD.

Từ những nhà sáng lập trẻ.

Brian Acton (37 tuổi) và Jan Koum (33 tuổi) thành lập WhatsApp năm 2009 sau khi nghỉ việc tại Yahoo!. Trong hành trình vòng quanh thế giới, họ cạn tiền và phải xin vào Facebook nhưng bị từ chối. Cả hai không tránh khỏi thất vọng nhưng chính thất bại này dẫn họ đến một hành trình mới: WhatsApp.

Jan Koum mua một chiếc iPhone vào tháng 1/2009 và nhanh chóng nhận ra tiềm năng của ngành công nghiệp ứng dụng nhờ vào App Store. Ông muốn phát triển một ứng dụng hiển thị trạng thái (status) bên cạnh tên của người dùng.

Ông bàn ý tưởng với Acton và đến gặp nhà đầu tư Alex Fishman để có thêm thông tin. Ông Alex giới thiệu họ với nhà phát triển người Nga Igor Solomennikov, người ông tìm thấy trên website RentACoder.com.

Bộ ba viết ứng dụng và đặt tên là WhatsApp vào ngày 24/2/2009. Sở dĩ ông Koum chọn tên này vì nó giống với “what’s up” (chuyện gì thế), phù hợp với ý tưởng ban đầu về status. Ông trình diễn WhatsApp cho vài người bạn, bao gồm Fishman, nhưng không ai thích nó.

Ngoài ra, các vấn đề như hao pin, văng ứng dụng… khiến ông một lần nữa nản lòng và muốn từ bỏ tất cả để tìm công việc mới. Ngay lúc đó, Acton đã động viên bạn mình: “Cậu sẽ là đồ ngốc nếu từ bỏ vào bây giờ. Hãy cho nó thêm vài tháng”.

Tháng 6/2009, Apple ra mắt tính năng thông báo đẩy, giúp người dùng không bỏ lỡ cập nhật từ ứng dụng. Ông Jan điều chỉnh WhatsApp để gửi thông báo cho bạn bè khi có ai đó thay đổi status.

Những người bạn Nga của Fishman tỏ ra thích thú và bắt đầu dùng nó để cập nhật mọi thứ, trêu chọc bạn bè bằng những status như “tôi dậy trễ rồi”, “không nói chuyện được, tôi đang tập gym”.

Bỗng nhiên, tính năng cập nhật trạng thái trở thành một kênh để nhắn tin tức thời. Mọi người bắt đầu trò chuyện với nhau thông qua status. Chẳng hạn, một người sẽ viết trạng thái “Có chuyện gì thế, Karen”, và Karen đáp bằng cách thay đổi status.

Ông Koum nhận ra cơ hội tình cờ khi đang ở nhà và nhận ra nhu cầu thay đổi mô hình hoạt động của ứng dụng. WhatsApp 2.0 ra mắt dưới dạng ứng dụng nhắn tin tức thời. Mọi người yêu thích ý tưởng đăng nhập bằng số điện thoại và gửi tin nhắn cho người khác bằng kết nối Internet thay vì qua SMS.

Thời điểm đó, một số ứng dụng cũng có tính năng tương tự, song BBM lại là độc quyền của BlackBerry, G-Talk và Skype lại yêu cầu chia sẻ ID độc nhất để trò chuyện với người khác. Điều đó biến WhatsApp trở thành ứng dụng có tính hữu dụng cao. Người dùng tăng lên 250.000 chỉ trong vài tháng.

Brian Acton không hoạt động tích cực song ông là người thuyết phục 5 cựu nhân viên Yahoo! khác đầu tư 250.000 USD vào vòng hạt giống tháng 10/2009.

Khoản tiền có ý nghĩa không nhỏ với WhatsApp và ông Acton chính thức gia nhập WhatsApp vào ngày 1/11.

Giai đoạn thử nghiệm kết thúc, ứng dụng phát hành trên App Store cho iPhone cũng trong tháng này. Nó là thay thế hoàn hảo cho SMS khi nhắn tin trong và ngoài nước miễn phí.

Không lâu sau, hai nhà sáng lập chìm trong email của người dùng iPhone từ khắp nơi, hỏi về tương lai của ứng dụng và liệu nó có ra mắt trên Nokia hay BlackBerry không.

Ông Jan tuyển Chris Peiffer về làm phiên bản cho BlackBerry và trình làng 2 tháng sau. Song, Chris – người đang sống tại Mỹ – tỏ ra hoài nghi về ứng dụng WhatsApp. Thực tế, Mỹ là thị trường yếu nhất của WhatsApp tới tận ngày nay.

Dù vậy, ông Koum và ông Acton dự định đưa ứng dụng ra ngoài thế giới, tại các khu vực như châu Âu và châu Á, nơi tin nhắn văn bản còn đắt đỏ. Chris cũng tham gia với hi vọng về tăng trưởng người dùng vững mạnh. Trong vòng 2 năm, WhatsApp hỗ trợ Symbian, Android và Windows.

Nói không với quảng cáo.

Nhóm phát triển WhatsApp chủ yếu làm việc tại một nhà kho, nơi họ thuê lại một số gian phòng. Nhân viên sử dụng những chiếc bàn Ikea giá rẻ và quấn chăn cho ấm để tiết kiệm chi phí. Hai nhà sáng lập cũng làm việc không công trong vài năm đầu tiên.

Chi phí tốn kém duy nhất trong những ngày đầu là gửi tin nhắn xác nhận cho người dùng. Để bù đắp cho điều này, họ chuyển sang mô hình trả phí (0,99 USD) khi ứng dụng phát triển nhanh hơn tốc độ gọi vốn.

Ứng dụng bổ sung tính năng gửi ảnh và số người dùng tăng chóng mặt ngay cả khi ứng dụng mất phí. Vì vậy, WhatsApp quyết định duy trì mô hình trả phí thêm một thời gian. Kỳ thực, ông Jan và ông Koum không phải là kiểu người hâm mộ báo chí, quảng cáo hay marketing.

Mục tiêu chính của họ là sản phẩm và khách hàng và WhatsApp đã nằm trong danh sách 20 ứng dụng hàng đầu App Store năm 2011.

Khi được hỏi về sao ông Jan không khoe khoang về thành tích này, ông đáp: “Báo chí và tiếp thị chỉ làm bụi mù. Bụi bay vào mắt và rồi bạn không tập trung vào sản phẩm nữa”.

Không chỉ marketing, cả hai còn từ chối tất cả yêu cầu gặp mặt từ các nhà đầu tư hứng thú. Họ tin rằng cuối cùng các nhà đầu tư mạo hiểm sẽ buộc họ phải chuyển sang mô hình kinh doanh quảng cáo mà họ ghét bỏ.

Tuy nhiên, Jim Goetz – đối tác của hãng đầu tư Sequoia Capital – vô cùng bền bỉ, ông dành 8 tháng để thuyết phục hai người nói chuyện.

Theo ông, việc startup này đã trả thuế thu nhập doanh nghiệp là một điểm rất nối bật. “Đó là lần duy nhất tôi chứng kiến trong sự nghiệp đầu tư của mình”, ông nói.

Cuối cùng, ông thành công gặp mặt cả hai và đề xuất đầu tư 8 triệu USD đổi lấy hơn 15% cổ phần. Nhóm đồng ý với điều kiện không thúc ép mô hình quảng cáo.

Chỉ hai năm sau, vào tháng 2/2013, số người dùng WhatsApp chạm mốc 200 triệu và nhân viên tăng lên 50. Sequoia Capital tiếp tục rót vốn 50 triệu USD, nâng định giá ứng dụng lên 1,5 tỷ USD. Họ thay đổi mô hình của WhatsApp sang miễn phí năm đầu tiên và tính phí 1 USD cho các năm tiếp theo.

Tháng 2/2014, Facebook thông báo mua lại WhatsApp với giá 19 tỷ USD, khiến mọi người băn khoăn về giá trị của ứng dụng.

Theo BuzzFeed, Facebook nhìn thấy WhatsApp là đối thủ đáng gờm trong tương lai, vượt qua Messenger về tỉ lệ tương tác.

Do đó, trong mắt họ, WhatsApp vừa là kình địch vừa là cơ hội để mạng xã hội kiếm tiền. Với một nền tảng bị quảng cáo chi phối như Facebook, dữ liệu của WhatsApp không khác gì một kho báu đang chờ khai phá.

Đúng như dự đoán, Facebook can thiệp vào mô hình kinh doanh hiện tại của WhatsApp và thêm vào các tính năng khác để thân thiện hơn với người dùng doanh nghiệp.

Năm 2017, một năm sau khi WhatsApp mã hóa hoàn toàn, ứng dụng WhatsApp for Business, phục vụ đối tượng doanh nghiệp ra đời. Ứng dụng cũng bổ sung tính năng thanh toán để chuyển tiền dễ dàng như gửi tin nhắn.

Khi WhatsApp trở thành công cụ hiện thực hóa tham vọng của Facebook, Brian Acton đã rời công ty vào tháng 9/2017, Jan Koum cũng nghỉ việc vì tranh cãi với Facebook về vấn đề bảo mật dữ liệu và mô hình kinh doanh.

Sau tất cả, thành công của WhatsApp đến từ sự kiên định của hai nhà sáng lập khi đặt người dùng lên hàng đầu, không làm phiền họ bằng các quảng cáo chen giữa những tin nhắn. Với những nguyên tắc căn bản này, WhatsApp trở thành lựa chọn của hơn 2 tỷ người dùng trên toàn cầu tính đến năm 2021.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Telegram cho biết họ có thêm 70 triệu người dùng mới khi Facebook gặp sự cố

Sự cố ngừng hoạt động kéo dài hàng giờ của Facebook vào ngày 4/10 vừa qua đã cuốn đi hơn 6 tỷ USD của nền tảng này. Nhưng đối với các đối thủ với ứng dụng nhắn tin tức thì, đó lại là một “cơ hội”.

Telegram cho biết họ có thêm 70 triệu người dùng mới khi Facebook gặp sự cố
Source: NextPit

Nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Telegram, Ông Pavel Durov cho biết hôm 5/10 rằng ứng dụng nhắn tin tức thì (instant messaging app) của mình đã tăng thêm 70 triệu người dùng vào ngày Facebook xảy ra sự cố, điều mà ông mô tả là “sự gia tăng kỷ lục về mức độ hoạt động và đăng ký mới của người dùng” cho dịch vụ.

Ông này viết trên Telegram của mình:

“Tôi tự hào về cách các đội nhóm của chúng tôi ứng phó với những sự tăng trưởng chưa từng có trước đây, Telegram không ngừng nỗ lực cho đại đa số người dùng của chúng tôi.”

“Một số người dùng ở châu Mỹ có thể gặp phải tình trạng tốc độ chậm hơn bình thường khi hàng triệu người dùng từ các châu lục đổ xô đăng ký Telegram cùng một lúc.”

Telegram gần đây đã đạt được 1 tỷ lượt tải xuống, đã có 500 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) tính đến đầu năm nay.

Signal, ứng dụng cạnh tranh với cả Telegram và WhatsApp, cũng đã có thêm không ít người dùng mới. Vào trước đó một ngày khi Telegram công bố, Signal cho biết trong một tweet trên mạng xã hội Twitter rằng “hàng triệu người dùng mới đã tham gia ứng dụng của chúng tôi.”

Đây không phải là lần đầu tiên Telegram và Signal được hưởng lợi khi đối thủ của họ gặp sự cố. Cả hai nền tảng này cũng đã có thêm hàng triệu người dùng mới vào đầu năm nay khi WhatsApp đang nhọc nhằn với các chính sách bảo mật mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | Theo TechCrunch

TikTok vẫn là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trong quý 1 năm 2021

Bất chấp nhiều thách thức khác nhau xảy ra gần đây từ các nước, theo số liệu thống kê lượt tải xuống mới nhất từ App Annie thì TikTok vẫn tiếp tục là ứng dụng mạng xã hội được tải xuống nhiều nhất.

Như bạn có thể thấy, TikTok vẫn là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trong Quý 1 năm 2021 đồng thời giữ đà tăng trưởng trong hai năm qua.

Tất nhiên, hầu hết mọi người đều đã tải xuống Facebook và Instagram, vì vậy, số liệu thống kê về lượt tải xuống nhiều nhất không đồng nghĩa với mức độ sử dụng nhiều nhất.

Nhìn vào số liệu thống kê người dùng hoạt động hàng tháng ở cột bên phải, bạn có thể thấy rằng Facebook vẫn đang là ứng dụng chiếm ưu thế – nhưng sự phát triển mạnh mẽ liên tục của TikTok cũng đã cho thấy mức độ phổ biến và sức ảnh hưởng ngày càng lớn của nó đối với phần lớn người dùng.

Nhưng có lẽ điều thú vị nhất ở số liệu lần này là biểu đồ ‘Ứng dụng đột phá’ của App Annie, cho thấy những ứng dụng có lượt tải xuống tăng trưởng lớn nhất so với quý trước.

Cuộc tranh cãi về những thay đổi trong việc chia sẻ dữ liệu của WhatsApp hồi tháng 1 đã góp phần làm cho những ứng dụng thay thế như Signal và Telegram đều tăng bảng xếp hạng trong lượt tải xuống.

Tuy nhiên, WhatsApp vẫn đang lên kế hoạch thực hiện những thay đổi nhằm mục tiêu lấy lại vị trí của mình.

Sự tăng trưởng của MX Takatak cũng rất đáng kể. Ứng dụng video dạng ngắn của Ấn Độ đã góp phần lấp đầy khoảng trống do lệnh cấm của TikTok để lại ở quốc gia này đồng thời đã chứng kiến sự chấp nhận đáng kể của người dùng Ấn Độ. Ứng dụng này hiện vẫn chỉ áp dụng cho người dùng ấn độ.

Ngoài số liệu thống kê về lượt tải xuống và sử dụng, App Annie cũng đã chia sẻ một số thông tin mới về chi tiêu ứng dụng.

“Chi tiêu toàn cầu cho ứng dụng tăng 40% trong một năm, với 32 tỷ USD được chi tiêu cho việc mua hàng trong ứng dụng iOS và Google Play trên toàn cầu trong quý 1 năm 2021.”

Xu hướng này dự kiến vẫn sẽ tiếp tục khi những thói quen được áp dụng trong thời gian đóng cửa toàn cầu có khả năng ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng trong tương lai.

Theo ước tính, đây có thể sẽ trở thành câu chuyện bán lẻ của thập kỷ tới, với việc đại dịch đang đẩy nhanh sự dịch chuyển kỹ thuật số.

Trong khi nhiều ứng dụng thịnh hành sẽ lại sụt giảm và các nền tảng của Facebook sẽ vẫn chiếm ưu thế, bạn nên xem xét đến những sự thay đổi mới nổi và chúng có thể có ý nghĩa gì đối với cách tiếp cận marketing của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Facebook và Instagram bị lỗi toàn cầu

Các dịch vụ của ông lớn công nghệ gồm Facebook, Instagram, WhatsApp và Messenger đã gặp vấn đề trên toàn cầu.

Rạng sáng 20/3, nhiều người dùng trên khắp thế giới phản ánh các dịch vụ của Facebook gặp vấn đề. Sự cố gián đoạn xảy ra với các dịch vụ phổ biến của Facebook như Instagram, WhatsApp, Messenger.

Trên DownDetector, trang thông tin về dịch vụ gián đoạn, có tới hơn 200.000 người dùng cho biết Instagram không thể truy cập vào khoảng 1h sáng.

Phần lớn than phiền cho rằng bảng tin Instagram của họ không hiển thị được. WhatsApp cũng nhận khoảng 50.000 báo cáo, trong khi con số với Facebook Messenger là hơn 10.000.

Ảnh: The Verge.

Nhiều người dùng Việt Nam cũng cho biết ứng dụng Instagram, Messenger của họ gặp sự cố vào buổi đêm. Trên Messenger, lỗi khiến hình ảnh không gửi đi được, mở trang web trên máy tính cũng không thể hiển thị.

Tài khoản Twitter của các dịch vụ Instagram, Facebook Gaming đều thông báo xác nhận sự cố, đồng thời cho biết đang giải quyết vấn đề.

Tới khoảng 3h sáng 20/3, các dịch vụ bắt đầu hoạt động trở lại. Trong thông báo tới Telegraph, Facebook thừa nhận các dịch vụ quan trọng của hãng đều gặp vấn đề.

“Sự cố kỹ thuật khiến nhiều người không thể truy cập các dịch vụ Facebook. Chúng tôi đã khắc phục sự cố, và xin lỗi vì những sự bất tiện có thể xảy ra”, đại diện Facebook cho biết.

Tuy nhiên, kể cả sau khi công ty này tuyên bố đã khắc phục, một số người dùng vẫn thấy lỗi nhỏ như tin nhắn không hiển thị biểu tượng “đã xem” trong WhatsApp.

Ảnh: Lê Trọng.

Gần đây, nhiều dịch vụ Facebook vẫn thỉnh thoảng gặp gián đoạn. Tuy nhiên, việc toàn bộ các dịch vụ lớn có vấn đề hiếm khi xảy ra. Tháng 7/2019, sự cố tương tự từng diễn ra với Facebook, Messenger và Instagram.

Với người dùng Việt Nam, dịch vụ gặp sự cố nhiều nhất là Messenger. Chỉ trong tháng 2, Messenger đã 2 lần bị gián đoạn trong khoảng vài giờ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Theo Zing

Quyền lực của Facebook và Google sẽ sớm biến mất

Tim Berners-Lee đề xuất bộ quy tắc ứng xử trên Internet, buộc các công ty tư nhân và chính phủ phải cải thiện tình trạng diễn ra trên các web hiện tại.

Theo Reuter, nhà phát minh World Wide Web Tim Berners-Lee cho biết ông cảm thấy quyền lực về Internet của những công ty công nghệ lớn chỉ là xu hướng nhất thời. Ông hiện là Giáo sư tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và Đại học Oxford.

Facebook và Google là hai công ty thống lĩnh thị trường quảng cáo số hiện tại, tác động lớn trên nhiều mặt đời sống, thậm chí khiến chính phủ nhiều nước e ngại.

Mâu thuẫn giữa Facebook và Australia dẫn đến việc mạng xã hội chặn tin tức ở quốc gia này khiến nhiều người dân lẫn chính phủ phải xem xét lại mối quan hệ với các ông lớn mạng xã hội.

“Tôi có thái độ lạc quan với vấn đề này, vì trước đây trên Internet cũng có vài xu hướng thoáng qua rồi biến mất. Mọi người đều nhận thức được rằng tất cả cần phải thay đổi”, ông nói, đồng thời cho rằng nhiều nỗ lực đang diễn ra nhằm ngăn chặn nạn khai thác dữ liệu cá nhân.

Tim Berners-Lee nhiều lần lên tiếng về việc giữ cho môi trường Internet lành mạnh, đi đúng định hướng. Theo ông, các công ty như Facebook, Google dần trở thành nền tảng giám sát hơn là kết nối mọi người.

Nhờ nắm giữ các ứng dụng, dịch vụ trực tuyến lớn như Instagram, Whatsapp hay YouTube, Facebook và Google kiểm soát hơn 3/4 lưu lượng truy cập trên Internet.

Tim cũng đề xuất về bộ quy tắc ứng xử trên Internet, buộc các công ty tư nhân và chính phủ phải cải thiện tình trạng diễn ra trên các web hiện tại.

Cụ thể, các bên phải tôn trọng dữ liệu và quyền riêng tư người dùng, đồng thời phát triển công nghệ hỗ trợ môi trường web là nơi truy cập miễn phí

Sự hòa hợp giữa chính sách nhà nước với công nghệ có thể giúp người dùng kiểm soát dữ liệu, tự bảo vệ cuộc sống trực tuyến của bản thân.

Giáo sư 65 tuổi hiện xây dựng phần mềm Solid có mã nguồn mở. Khác Facebook, ở nền tảng này, người dùng có thể kiểm soát dữ liệu cá nhân.

Ông cũng đề cập về các mối đe dọa cơ hội phát triển của người trẻ. “Một phần ba số dân số trong nhóm tuổi 15-24 hiện nay không có cơ hội tiếp xúc với Internet”, ông nói.

Tim cho rằng cần công nhận Internet là một quyền cơ bản, như khi điện xuất hiện, quyền sử dụng điện đã trở thành đặc quyền cần thiết trong đời sống con người. Đặc biệt, trong bối cảnh thế giới ngày càng được định hình bởi những người có quyền truy cập web.

“Bao nhiêu bộ óc xuất sắc trẻ tuổi bị kìm hãm bởi việc thiếu kết nối Internet? Bao nhiêu giọng nói của những nhà lãnh đạo tương lai bị chặn lại trên môi trường Internet độc hại?

Cứ một người trẻ tuổi không thể truy cập Internet, sẽ có một ý tưởng giúp ích cho nhân loại bị mất đi”, Tim bày tỏ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo Zing

Hãy thay đổi tính năng bảo mật này trên WhatsApp, Signal và Telegram

Chuyên gia an ninh mạng Zak Doffman đã chia sẻ các mẹo của mình cho người dùng để bảo vệ dữ liệu của họ tốt hơn trên WhatsApp, Signal và cả Telegram.

Sau khi WhatsApp công bố cập nhật chính sách chia sẻ dữ liệu với Facebook, hàng triệu người dùng đã chuyển sang các ứng dụng nhắn tin khác.

Hai ứng dụng được yêu thích nhất là Telegram và Signal, dường như đã mang lại sự riêng tư cao hơn. Tuy nhiên, không có ứng dụng nào trong số ba cái tên đó là hoàn toàn đáng tin cậy, trừ khi bạn thay đổi các cài đặt bảo mật nhất định để bảo vệ thông tin của mình tốt hơn.

Chuyên gia an ninh mạng Zak Doffman tuyên bố rằng Telegram và Signal hứa hẹn nhiều quyền riêng tư hơn các nền tảng truyền thống khác. Tuy nhiên, cũng giống như WhatsApp, chúng có các cài đặt quan trọng không được cài mặc định trước và điều đó phải được sửa đổi từ bây giờ.

Giờ đây, các nền tảng này đang trở nên phổ biến, chuyên gia này đã chia sẻ các đề xuất của mình để cấu hình thiết bị sao cho dữ liệu của chúng ta ít bị truy cập hơn.

WhatsApp

Trong ứng dụng này, tin nhắn được mã hóa đầu cuối và chỉ người dùng mới có quyền truy cập vào nội dung. Tuy nhiên, Doffman nói rằng “vấn đề là siêu dữ liệu: ai, khi nào và ở đâu liên quan đến tin nhắn của bạn, cũng như danh bạ và thông tin về thiết bị của bạn.”

“WhatsApp vẫn có thể được sử dụng. Tuy nhiên, bạn cần phải thay đổi cấu hình cơ bản này để giữ an toàn”.

  • Tránh nội dung độc hại mà bạn nhận được, chẳng hạn như các liên kết và tệp đính kèm không xác định.
  • Tắt tùy chọn tự động lưu hình ảnh đã nhận vào thư viện điện thoại.
  • Sử dụng bảo mật 2 lớp ‘two-step verification’ để ngăn tin tặc chiếm đoạt tài khoản của bạn bằng cách lừa dối.
  • Tắt các bản sao lưu. Trong khi các tin nhắn được bảo vệ khi chúng được gửi đi, “nếu bạn sử dụng tùy chọn WhatsApp để sao lưu lịch sử trò chuyện của mình lên đám mây của Apple hoặc Google, thì những bản sao đó không được bảo vệ bằng mã hóa đầu cuối đó.

Telegram

Như trong WhatsApp và Signal, khi bạn truy cập Telegram lần đầu tiên trên một thiết bị, bạn phải nhập số điện thoại. Sau đó, họ yêu cầu bạn viết tin nhắn xác nhận được gửi bằng SMS. Vấn đề là nếu ai đó đánh cắp mã đó “họ có thể chiếm đoạt tài khoản của bạn và truy cập nội dung của bạn”, Doffman chỉ ra trong một bài báo khác của Forbes.

Để an toàn trên Telegram, nhà phân tích khuyến nghị những thay đổi sau:

  • Kích hoạt ‘xác minh hai bước’ (2FA). Vào cài đặt, nhập phần ‘quyền riêng tư và bảo mật’, thêm mật khẩu và thế là xong!
  • Thay đổi cài đặt quyền riêng tư của bạn. Trong phần ‘quyền riêng tư’, hãy chọn rằng chỉ những người liên hệ của bạn mới có thể liên lạc với bạn và không ai khác.
  • Sử dụng ‘mã khóa’. Nếu những người khác ngoài bạn có quyền truy cập vào thiết bị của bạn, điều quan trọng là phải bảo vệ các cuộc trò chuyện của bạn.
  • Định kỳ xem lại các phiên hoạt động trong tài khoản của bạn. Bằng cách này, bạn có thể đảm bảo rằng không có ai đã nhập từ thiết bị khác.
  • Trò chuyện bí mật và mã hóa đầu cuối. Telegram cung cấp ‘cuộc trò chuyện bí mật’, cung cấp mã hóa từ thiết bị này sang thiết bị khác, nhưng nó không hoạt động cho các nhóm. Để bắt đầu một cuộc trò chuyện bí mật, hãy chuyển đến cuộc trò chuyện bình thường với liên hệ của bạn, nhấp vào ba dấu chấm trên Android hoặc ‘thêm’ trên iOS và chọn ‘bắt đầu trò chuyện bí mật’.
  • Kích hoạt trình tự hủy. Một điểm hấp dẫn khác của ứng dụng này là nó có tùy chọn hủy tin nhắn ngay sau khi được xem.

Signal

Ứng dụng này ít nhiều có những ưu điểm và hạn chế giống như Telegram, với sự khác biệt mà chính Elon Musk đã khuyến nghị sử dụng Signal. Tất nhiên, ứng dụng này không phải là không có rủi ro và bạn cũng nên sửa đổi một số cài đặt:

  • Kích hoạt ‘khóa đăng ký’. Điều này sẽ ngăn người khác có quyền truy cập vào lịch sử trò chuyện của bạn trong trường hợp tài khoản của bạn bị đánh cắp hoặc bị xâm nhập.
  • Đặt ‘khóa màn hình’ bằng bảo mật sinh trắc học hoặc mật mã.
  • Tắt bản xem trước. Bằng cách này, các thông báo sẽ không xuất hiện trên màn hình chính của thiết bị.
  • Tắt ảnh chụp màn hình bên ngoài ứng dụng.
  • Đặt nó làm ứng dụng nhắn tin SMS mặc định của bạn. Doffman đã chia sẻ thủ thuật này cho người dùng Android, vì làm như vậy, tin nhắn sẽ được mã hóa và an toàn hơn, không giống như cách thông thường.

Chuyên gia này cũng cảnh báo rằng “có một vấn đề lớn hơn nhiều”, đề cập đến kế hoạch tích hợp WhatsApp với Messenger và Instagram của Facebook.

Ông giải thích trong cùng một bài đăng: “Ý tưởng là tạo ra một gã khổng lồ nhắn tin có khả năng tương tác tuyệt vời để tập hợp tất cả khách hàng của mình. Điều đó sẽ “nghiêm trọng hơn nhiều” đối với quyền riêng tư của người dùng so với bản cập nhật gần đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Facebook hay Google mạnh hơn

Facebook và Google đều bị ảnh hưởng doanh thu do nhu cầu quảng cáo trực tuyến toàn cầu sụt giảm. Hàng loạt cáo buộc độc quyền cũng khiến họ đối mặt với nguy cơ chia rẽ cao.

Facebook – “người khổng lồ” vào tầm ngắm

Đế chế mạng xã hội của Mark Zuckerberg những năm qua vướng phải không ít lùm xùm liên quan tới thương vụ thâu tóm hai nền tảng Instagram và WhatsApp. Vụ kiện buộc tội Facebook có hành vi độc quyền do Ủy ban Thương mại Liên bang tiến hành sẽ không kết thúc sớm.

Tuy nhiên, đây không phải là cái kết dành cho Facebook. Thậm chí, nếu bị buộc phải thoái vốn khỏi Instagram và WhatsApp, Facebook vẫn kiếm được một khoản lợi nhuận kếch xù.

Năm ngoái, dù có doanh số bán quảng cáo sụt giảm nghiêm trọng trong khoảng thời gian đầu năm, Facebook đã chứng kiến doanh thu phục hồi vào những tháng sau đó nhờ nhu cầu tiếp cận khách hàng tăng cao của các doanh nghiệp nhỏ.

Cụ thể, trong quý III/2020, doanh thu quảng cáo của Facebook tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Trong chín tháng đầu năm, tổng doanh thu cao hơn gần 17% so với cùng kỳ năm 2019.

Bất chấp khoản chi phí khổng lồ để cập nhật biện pháp kiểm soát quyền riêng tư và tuân thủ các yêu cầu khác của cơ quan quản lý, dòng tiền tự do của Facebook vẫn đạt 13,8 tỷ USD trên doanh thu 57,9 tỷ USD.

Tỷ suất lợi nhuận dòng tiền tự do đạt 24%. Dòng tiền tự do được xem là thước đo hoạt động của doanh nghiệp và được tính bằng hiệu số giữa dòng tiền hoạt động và chi tiêu vốn.

Theo báo cáo công bố vào cuối tháng 9/2020, Facebook nắm khoảng 55,6 tỷ USD tiền mặt, đầu tư nhiều loại chứng khoán ngắn hạn và có khoản nợ bằng không.

Nếu phải bán bớt Instagram và WhatsApp, “kho vũ khí” của hãng sẽ lớn hơn, tạo điều kiện cho Facebook triển khai mạnh hoạt động kinh doanh kính thực tế ảo Oculus và tiền kỹ thuật số.

Hiện tại, 99% doanh thu của Facebook là từ quảng cáo, nhưng một thập kỷ tới, công ty này sẽ hoàn toàn khác.

Google – tìm kiếm không phải mục đích duy nhất

Google cũng không thể tránh khỏi kiểm soát gắt gao của các cơ quan quản lý. Công ty cũng bị Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc có hành vi chống cạnh tranh trong các hoạt động kinh doanh quảng cáo và tìm kiếm trên Internet.

Tuy nhiên, vụ việc sẽ không được đưa ra xét xử cho đến năm 2023 và trong thời gian chờ đợi, Google buộc phải đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh để thoát khỏi sự phụ thuộc vào quảng cáo số.

Google năm qua đã làm rất tốt việc này. Dù quảng cáo vẫn chiếm 80% tổng doanh thu trong quý III/2020, dịch vụ lưu trữ đám mây Google Cloud đã đạt được bước tiến vượt bậc với mức doanh thu tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 3,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu tổng.

Google Other, bao gồm cửa hàng ứng dụng, dịch vụ YouTube và dòng thiết bị Pixel, tăng 35% – lên 5,5 tỷ USD, chiếm 12% doanh thu.

Tiếp đó là danh mục đầu tư vào nhiều công ty khởi nghiệp, như Waymo trong lĩnh vực ôtô tự lái hay Verily chuyên về khoa học đời sống. Google đang rót một lượng vốn lớn vào các doanh nghiệp này nhằm chiếm lĩnh các thị trường mới.

Nói về tiền mặt, Google thực sự không thiếu tiền. Ngay cả sau khi đầu tư rất nhiều vào các startup, trong chín tháng đầu năm 2020, công ty nãy vẫn tạo ra được dòng tiền tự do đạt 25,6 tỷ USD trên doanh thu 125,6 tỷ USD. Tỷ suất lợi nhuận dòng tiền tự do là 20%.

Cũng giống Facebook, nhiều chuyên gia dự đoán cơ quan quản lý sẽ giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của “gã khổng lồ” tìm kiếm. Nhưng với lượng tiền mặt gần 132,6 tỷ USD, cùng khoản nợ chỉ 13,9 tỷ USD, Google là một trong những tổ chức có túi tiền “sâu” nhất trên thế giới.

Công ty nào mạnh hơn?

Facebook, Google và ngành công nghệ nói chung sẽ phải đối mặt với các hành động quản lý cứng rắn của chính quyền Mỹ trong những năm tới, nhưng cả hai đều không dễ bị lật đổ.

Theo nhà đầu tư Nicholas Rossolillo của trang Money Fool, Google trong năm tới sẽ sẵn sàng phục hồi tốt hơn trong hoạt động kinh doanh quảng cáo.

Công ty này cũng có nguồn thu đa dạng hơn, các mảng tăng trưởng cao như Google Cloud có thể thành công khi đạt được quy mô sinh lời.

Facebook, một mặt nào đó, khó bằng được Google khi xét về lòng tin trong nội bộ nhân viên công ty lẫn kết quả xử lý khủng hoảng tin giả vừa qua.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips

Theo VnExpress

Cuộc đối đầu ‘đi hơi xa’ giữa Trump và Big Tech

Mối đe dọa đến cơ hội trở lại Nhà Trắng của Donald Trump năm 2024 có thể không chỉ đến từ thủ đô Washington, nơi quy trình luận tội ông đang diễn ra, mà còn đến từ Thung lũng Silicon, nơi các công ty công nghệ đã “vô hiệu hóa cỗ máy truyền thông” của tổng thống sắp mãn nhiệm này.

Trump hiện không còn sở hữu bất kỳ tài khoản Twitter hay Facebook nào bởi hai công ty mạng xã hội này xóa tài khoản của ông khỏi nền tảng của họ, sau khi vụ bạo động, châm ngòi bởi một bộ phận cử tri ủng hộ Trump nổ ra tại tòa nhà quốc hội Mỹ tuần trước.

Trong khi đó, Apple, Google và Amazon cũng có những động thái nhằm “trừng phạt” Parler, một đối thủ của Twitter, nền tảng được sử dụng bởi những người ủng hộ Trump thuộc phe cánh hữu.

Những động thái trên đã khởi xướng một cuộc tranh luận kịch liệt về sự cân bằng giữa một bên là quyền của các công ty công nghệ trong việc loại bỏ những người dùng vi phạm chính sách nội dung của họ và một bên là quyền tự do ngôn luận của người dân.

Nhóm phản đối Trump ủng hộ quyết định loại bỏ tài khoản của ông trên các nền tảng mạng xã hội, điều họ cho rằng nên được làm từ rất lâu.

Nhưng nhiều người khác cũng lo ngại rằng những động thái trên phản ảnh một sự thật rằng các công ty tư nhân đóng góp vai trò rất lớn trong quá trình xây dựng nên sức mạnh chính trị của một cá nhân.

“Chúng tôi hoàn toàn thấu hiểu mong muốn của nhiều người trong việc khóa vĩnh viễn các tài khoản của ông Trump”, theo Kate Ruane, luật sư cấp cao tại Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ.

“Nhưng mọi người cũng nên quan tâm tới việc các công ty như Facebook và Twitter sử dụng quyền lực chưa được kiểm chứng để gỡ bỏ người dùng trên các nền tảng của họ – những công cụ đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc truyền đi tiếng nói của hàng tỷ người trên thế giới, đặc biệt là khi các diễn biến chính trị lại khiến những quyết định như vậy trở nên dễ dàng hơn”.

Trong nhiều năm, các công ty mạng xã hội phải chịu không ít áp lực phải hành động nhắm vào Trump.

Nhiều thành viên cánh tả cho rằng Trump sử dụng các nền tảng mạng xã hội để châm ngòi bạo lực, cổ động các thuyết âm mưu và tuyên truyền các thông tin thất thiệt, trong đó bao gồm thông tin không có căn cứ rằng đảng Dân chủ đã “ăn cắp” chiến thắng của Trump trong cuộc bầu cử tổng thống.

Nhưng phải đến tuần vừa rồi, khi cuộc bạo loạn nổ ra ở tòa nhà quốc hội Mỹ, khởi xướng bởi những người ủng hộ Trump, và việc đích thân ông cũng lên mạng để cổ súy người tham gia, các công ty mạng xã hội mới cùng lúc gỡ bỏ tài khoản của ông.

Đầu tiên, Facebook cho biết công ty này sẽ gỡ bỏ tài khoản của Trump trong một khoảng thời gian chưa xác định.

Sau đó, Twitter, mạng xã hội ưa thích của Trump để phát đi những thông điệp trực tiếp tới 88 triệu người theo dõi, thông báo cấm ông tham gia mạng xã hội này vĩnh viễn, đồng thời cũng không cho phép ông đăng bài qua những tài khoản có liên quan, như tài khoản Twitter của Nhà Trắng.

YouTube, TikTok, Pinterest và Snap cũng ban hành những hạn chế đối với Trump.

Lần đầu tiên, các tập đoàn công nghệ có những động thái nhằm “bịt miệng” các ứng dụng và diễn dàn người ủng hộ Trump sử dụng.

Amazon cho biết công ty sẽ chấm dứt cung cấp dịch vụ máy chủ đối với Parler, buộc mạng xã hội này phải tạm dừng hoạt động cho tới khi tìm được nhà cung cấp mới. Trước đó, Apple và Google cũng đã cho gỡ ứng dụng Parler ra khỏi kho ứng dụng.

“Giống như mọi nền tảng mạng xã hội, những dịch vụ trên đều có các điều khoản sử dụng, với mục tiêu ngăn chặn những hành động bạo lực và thù ghét”, theo Matt Rivitz, đến từ Sleeping Giants, tổ chức hoạt động vì sự tự do mạng xã hội.

Một cựu quan chức cấp cao của Twitter cho biết công ty tin rằng họ “vô cùng kiên nhẫn” đối với Tổng thống Trump.

Nhưng họ buộc phải có những động thái nhằm kìm hãm vị tổng thống này, trong bối cảnh lo ngại về tình hình bạo lực leo thang sẽ lại nổ ra một lần nữa trong lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden vào ngày 20/1.

“Những cảnh báo trong thông báo đó là điều mà ai cũng có thể nhận thấy… Nhiều thách thức hơn có thể sẽ ập tới. Và nếu như họ không làm gì cả, họ sẽ nhận về những lời chỉ trích”.

Ông Trump và các đồng minh thân tín nhất đã phản ứng lại một cách vô cùng tức giận. Nhà Trắng cho rằng Twitter đã “cấu kết” với đảng Dân chủ và phe cánh tả để “bịt miệng” Trump.

Tuy nhiên, đối với nhiều người khác, những hành động như hiện tại của các công ty công nghệ và mạng xã hội diễn ra quá chậm trễ.

Robert Rich, một giáo sư chính sách công tại Berkeley, cựu bộ trưởng lao động Mỹ dưới thời tổng thống Bill Clinton, cho biết: “Các nền tảng mạng xã hội thực chất đã hành động muộn 4 năm. Họ để những lời lừa dối, các thuyết âm mưu và sự thù địch có cơ hội cắm rễ sâu. Những ‘di sản’ đó sẽ gắn với chúng ta trong nhiều năm tới”.

Thế nhưng, một vài người lại cho rằng các công ty công nghệ chỉ đơn thuần hành động vì mục đích riêng, khi tìm cách gỡ bỏ những chỉ trích đến từ đảng Dân chủ, và các quy định pháp luật dưới thời Joe Biden.

Biden trước đó kêu gọi bãi bỏ Điều luật 230 – điều luật trong bộ luật của Mỹ nhằm bảo vệ các công ty mạng xã hội khỏi các vụ kiện liên quan tới nội dung được đăng tải trên nền tảng của họ.

Chính quyền của ông cũng sẽ thực hiện các cuộc điều tra chống độc quyền đối với Facebook và Google, trong khi các thành viên quốc hội tiếp tục thúc dục thắt chặt các điều luật bảo mật liên bang.

Marco Rubio, một thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa, chia sẻ với Fox News hôm 10/1 rằng “điều đó là vụ lợi. Lý do tại sao các công ty công nghệ làm điều đó là vì đảng Dân chủ sẽ lên nắm quyền và họ coi đây là những hành động né tránh những quy định pháp luật sẽ được thông qua, gây bất lợi cho họ”.

Cho dù thế nào đi chăng nữa, những vụ việc diễn ra tuần trước gia tăng áp lực lên chính quyền Biden phải hành động sớm hơn nhằm thắt chặt sự kiểm soát lên các công ty công nghệ lớn.

Trong khi đó, Trump chắc chắn sẽ có ít hơn các kênh giao tiếp với những người ủng hộ ông cũng như thế giới. Ông đã tính đến khả năng xây dựng một nền tảng mạng xã hội riêng, nhưng điều đó cũng khó có thể tránh khỏi sự quay lưng đến từ các nhà cung cấp dịch vụ máy chủ.

Nhiều người đang tò mò liệu Facebook có quyết định cấm Trump vĩnh viễn hay không. “Nếu như họ không làm thế, và khi ông ấy quay trở lại, Facebook sẽ trở thành ‘Twitter mới’, là công cụ đăng bài hàng đầu của ông ấy”, theo Angelo Carusone, giám đốc tổ chức phi lợi nhuận Media Matters.

Nhưng ông cũng bổ sung thêm rằng: “Quyền lực chính trị của ông ấy sẽ bị ảnh hưởng vì các lệnh cấm sẽ giới hạn tiếng nói đối lập của Trump. Không nghi ngờ gì nữa, hành trình phía trước của ông ấy sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo NDH

Lượt tải Signal và Telegram tăng vọt sau khi WhatsApp dính ‘bê bối’ về dữ liệu

Sự gia tăng này diễn ra sau khi WhatsApp cập nhật thỏa thuận điều khoản dịch vụ về việc sẽ chia sẻ dữ liệu với công ty mẹ Facebook.

Lượt tải xuống các ứng dụng nhắn tin tập trung vào quyền riêng tư Signal và Telegram đã tăng lên khi người dùng tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho WhatsApp do Facebook sở hữu vì lo ngại về những thay đổi đối với chính sách bảo mật của dịch vụ.

Cụ thể, theo Sensor Tower, Signal đã chứng kiến mức khoảng 7,5 triệu lượt cài đặt trên toàn cầu thông qua Apple App Store và cửa hàng Google Play từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 10 tháng 1.

Con số đó gấp 43 lần so với tuần trước. Đây là số lượt cài đặt theo tuần hoặc thậm chí hàng tháng cao nhất cho Signal trong lịch sử ứng dụng.

Trong khi đó, Telegram đạt mức 5,6 triệu lượt tải xuống trên toàn cầu từ thứ Tư đến Chủ nhật, theo Apptopia.

Signal tuyên bố có “mã hóa end-to-end hiện đại” như một phần của dịch vụ của mình, giúp ngăn không cho những người không phải là người nhận dự định đọc tin nhắn.

Lượt tải xuống của hai ứng dụng này tăng đột biến sau khi WhatsApp phát hành bản cập nhật cho chính sách quyền riêng tư của mình vào ngày 4 tháng 1.

Kể từ năm 2016, WhatsApp đã chia sẻ một số dữ liệu nhất định với Facebook. Nhưng người dùng trước đây đã có cơ hội chọn không tham gia điều này.

Nhưng bắt đầu từ ngày 8 tháng 2, người dùng sẽ được nhắc trong ứng dụng buộc phải chấp nhận các điều khoản cập nhật để tiếp tục sử dụng WhatsApp.

Người dùng ở Châu Âu và Vương quốc Anh sẽ thấy một thông báo khác do các quy tắc bảo vệ dữ liệu trong các khu vực pháp lý đó. Tuy nhiên, tin nhắn WhatsApp được mã hóa, có nghĩa là Facebook sẽ không thể xem nội dung của chúng.

Nhưng WhatsApp thu thập rất nhiều dữ liệu khác có thể được chia sẻ với công ty mẹ của nó. Dữ liệu này bao gồm thông tin đăng ký tài khoản như số điện thoại của bạn, dữ liệu giao dịch, thông tin liên quan đến dịch vụ, thông tin về cách bạn tương tác với những người khác, bao gồm cả các doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ và thông tin thiết bị di động.

Trong một tuyên bố ngày 11.1, WhatsApp cho biết bản cập nhật này không ảnh hưởng đến quyền riêng tư của các tin nhắn được gửi cho bạn bè và gia đình.

Ứng dụng này làm rõ rằng bản cập nhật sẽ bao gồm “những thay đổi liên quan đến việc nhắn tin cho một doanh nghiệp trên WhatsApp, là tùy chọn và cung cấp thêm tính minh bạch về cách chúng tôi thu thập và sử dụng dữ liệu”.

WhatsApp cho biết dữ liệu được chia sẻ với Facebook được sử dụng để giúp cải thiện cơ sở hạ tầng, thúc đẩy an toàn và bảo mật và tinh chỉnh các dịch vụ bằng cách đưa ra đề xuất hoặc cá nhân hóa các tính năng và nội dung.

Điều này cũng có thể bao gồm sự tích hợp giữa các sản phẩm mang thương hiệu Facebook và WhatsApp.

Sau thông báo này, Giám đốc điều hành Tesla, Elon Musk đã kêu gọi những người theo dõi Twitter của mình vào tuần trước là “hãy sử dụng Signal”.

Cũng trong tuần trước, Signal đã báo cáo rằng mã xác minh được gửi tới người dùng qua tin nhắn văn bản để bắt đầu sử dụng ứng dụng đã bị trì hoãn vì nhu cầu cao.

Signal cho biết họ đã thêm các máy chủ bổ sung để xử lý làn sóng người dùng mới. Signal cho biết trong một tweet: “Chúng tôi tiếp tục chứng kiến mức lưu lượng truy cập và tăng dung lượng khi ngày càng có nhiều người chấp nhận mức độ họ không thích các điều khoản mới của Facebook”. “Nếu gần đây bạn không thể tạo nhóm mới, vui lòng thử lại. Các máy chủ mới đã sẵn sàng phục vụ bạn ”.

Theo Ông Adam Blacker, phó chủ tịch phụ trách thông tin chi tiết của Apptopia, mặc dù có sự gia tăng về lượt tải xuống Signal và Telegram, nhưng WhatsApp không hề suy giảm.

“Nó quá ăn sâu. Tôi đoán là có một số lượng rất nhỏ những người sử dụng WhatsApp hàng ngày gần đây đang xóa nó ”.

“Ngay cả những người đang tải xuống và sử dụng Signal hoặc Telegram sẽ tiếp tục sử dụng WhatsApp vì đó là nơi hầu hết bạn bè và gia đình của họ đang ở.

Họ có thể bắt đầu nói chuyện với một số người nhất định trên Signal nhưng vẫn trò chuyện với mẹ của họ trên WhatsApp”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

WhatsApp: Nộp dữ liệu cho Facebook hoặc bị xóa tài khoản

Sau ngày 8/2, nếu người dùng không chấp nhận điều kiện chia sẻ dữ liệu cho Facebook, tài khoản WhatsApp của họ sẽ bị xoá.

WhatsApp vừa ép buộc hơn 2 tỷ người dùng của mình đồng ý chia sẻ dữ liệu với Facebook để tiếp tục sử dụng dịch vụ.

Người dùng nền tảng nhắn tin này đã nhận cảnh báo về chính sách riêng tư mới của WhatsApp thông qua một thông báo bên trong tin nhắn, yêu cầu họ đồng ý chia sẻ dữ liệu cá nhân, bao gồm số điện thoại, cho Facebook.

“Bằng cách nhấn nút Đồng ý, bạn sẽ chấp nhận điều khoản mới, có hiệu lực từ ngày 8/2/2021”, thông báo này viết. “Sau ngày này, bạn cần phải chấp nhận điều khoản mới để tiếp tục sử dụng WhatsApp. Bạn có thể ghé qua Trung tâm trợ giúp nếu muốn xóa tài khoản”.

Những dữ liệu cá nhân khác người dùng buộc phải chia sẻ với “công ty mẹ” của WhatsApp gồm “mức độ pin, độ mạnh của tín hiệu mạng, phiên bản ứng dụng, thông tin trình duyệt, mạng di động, thông tin kết nối (gồm số điện thoại và nhà mạng hoặc nhà cung cấp Internet), ngôn ngữ và múi giờ, địa chỉ IP, thông tin thiết bị và cả định danh cá nhân.

Người dùng nếu không chấp nhận chính sách riêng tư mới của WhatsApp sẽ không thể sử dụng ứng dụng này từ ngày 8/2.

Chính sách mới này của WhatsApp ra đời nhằm “đồng nhất các sản phẩm của Facebook”, bao gồm cả Instagram và Messenger, theo WhatsApp.

Người phát ngôn của WhatsApp cho biết đây là một phần trong kế hoạch nhằm lưu giữ và quản lý các đoạn hội thoại trên WhatsApp, sử dụng nền tảng của Facebook.

Điều khoản mới này đồng nghĩa với việc ngay cả khi xóa ứng dụng theo cách thông thường, WhatsApp vẫn có thể thu thập dữ liệu của bạn, theo Forbes.

Thay vào đó, bạn sẽ phải sử dụng tính năng cung cấp bên trong ứng dụng để xóa tài khoản. Tuy nhiên, ngay cả khi sử dụng tính năng này, một vài dữ liệu vẫn bị công ty giữ lại.

Động thái này được đưa ra khoảng 1 tháng sau khi Apple yêu cầu các nhà cung cấp ứng dụng iOS, bao gồm WhatsApp, liệt kê rõ những thông tin họ đã thu thập từ người dùng.

Theo thông tin trên App Store, WhatsApp đã yêu cầu quyền thu thập các thông tin sau: thông tin mua bán, tài chính, vị trí, danh bạ, nội dung, định danh, chẩn đoán và sử dụng dữ liệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo Zing

Ứng dụng nhắn tin của người giàu nhất thế giới

Sau khi đóng tài khoản Facebook, giờ đây Elon Musk bỏ cả WhatsApp và chuyển sang Signal, một ứng dụng nhắn tin có tính bảo mật cao hơn.

Hôm 7/1, nhà sáng lập Tesla công khai chỉ trích Facebook trong việc thay đổi chính sách về quyền riêng tư trên WhatsApp và kêu gọi mọi người chuyển sang dùng Signal. Bài viết này đã được CEO Twitter Jack Dorsey đăng lại.

Không lâu sau đó, Signal thông báo họ đang làm việc tích cực để giải quyết tình trạng gia tăng đột ngột số lượng người dùng đăng ký mới, động thái cho thấy lời kêu gọi của Elon Musk đã có ảnh hưởng nhất định.

Đây không phải là lần đầu tiên CEO Tesla lời qua tiếng lại với Facebook về vấn đề quyền riêng tư. Năm 2018, Musk không chỉ xóa Facebook cá nhân mà còn đóng trang của các công ty Tesla và SpaceX.

Cả 2 ứng dụng nhắn tin WhatsApp và Signal đều từng có những vấn đề về bảo mật. Tuy nhiên, nền tảng thuộc sở hữu của Facebook công khai thu thập thông tin cá nhân của người dùng để chia sẻ với tập đoàn mẹ, trong khi Signal lại phản đối việc này, thậm chí cho phép nhắn tin ẩn danh.

Signal là ứng dụng mã nguồn mở được cung cấp miễn phí bởi tổ chức phi lợi nhuận Signal Foundation. Nền tảng này có tính bảo mật chặt chẽ, được những người đề cao về quyền riêng tư như Edward Snowden tin tưởng sử dụng trong nhiều năm qua.

Signal sử dụng số điện thoại để định danh và mã hóa đầu cuối mọi thông tin nhằm bảo mật khi liên lạc. Theo công bố của đơn vị phát triển, họ không lưu trữ bất kỳ dữ liệu nào của người dùng trên máy chủ.

Chức năng chính của Signal là gửi tin nhắn văn bản, video, âm thanh và hình ảnh được bảo vệ bằng mã hóa đầu cuối. Người dùng cũng có thể sử dụng Signal để thực hiện các cuộc gọi thoại và video, một với một hoặc nhiều người.

Ngoài ra, Signal còn hỗ trợ đặt mật khẩu truy cập ứng dụng, không hiển thị nội dung trong thông báo tin nhắn đến trên màn hình, tự động xóa tin nhắn.

Với sự xác nhận của Musk và Dorsey, sẽ có thêm nhiều người dùng “dọn nhà” từ các ứng dụng khác (như WhatsApp) sang nền tảng này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo Zing

Facebook rơi vào tầm ngắm của các cơ quan chống độc quyền Mỹ

Bác bỏ cáo buộc lạm dụng vị thế độc quyền, Luật sư trưởng của Facebook nhấn mạnh “mục đích của luật chống độc quyền là bảo vệ người tiêu dùng và thúc đẩy sáng tạo, không phải để phạt doanh nghiệp”.

Ngày 9/12, các cơ quan chống độc quyền của liên bang và các bang tại Mỹ đã khởi kiện Facebook với cáo buộc mạng xã hội này lạm dụng ưu thế để giữ độc quyền, đồng thời tìm cách đảo ngược các thỏa thuận của Facebook thu mua các ứng dụng tin nhắn Instagram và WhatsApp.

Trong vụ kiện thứ nhất, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) yêu cầu Facebook thoái vốn đối với Instagram và WhatsApp trong nhóm ứng dụng thuộc sở hữu của Facebook.

Giám đốc Cục Cạnh tranh của FTC Ian Conner cho rằng các hành động của Facebook nhằm duy trì thế độc quyền của mạng xã hội này, khiến người tiêu dùng không được hưởng lợi từ cạnh tranh.

Mục tiêu của FTC là ngăn chặn hành vi chống cạnh tranh của Facebook và thúc đẩy đổi mới sáng tạo cũng như cạnh tranh tự do.

Vụ kiện thứ hai do liên minh các cơ quan chống độc quyền từ 48 bang và vùng lãnh thổ Mỹ tiến hành.

Tổng Chưởng lý bang New York Letitia James, người đứng đầu liên minh này, nhấn mạnh: “Trong gần một thập kỷ, Facebook đã sử dụng ưu thế và sự độc quyền để loại bỏ các đối thủ và dập tắt cạnh tranh, bất chấp lợi ích của người dùng.”

Cả hai vụ kiện đều cáo buộc Facebook chấm dứt cạnh tranh thông qua việc mua lại ứng dụng Instagram vào năm 2012 và WhatsApp năm 2014.

Hai ứng dụng đang ngày càng trở thành nhân tố quan trọng trong mô hình kinh doanh của Facebook và được tích hợp vào công nghệ của hãng.

Về phần mình, Facebook đã bác bỏ cáo buộc lạm dụng vị thế độc quyền. Luật sư trưởng của Facebook, bà Jennifer Newstead nhấn mạnh “mục đích của luật chống độc quyền là bảo vệ người tiêu dùng và thúc đẩy sáng tạo, không phải để phạt các doanh nghiệp thành công.”

Theo bà Newstead, Instagram và WhatsApp đã trở thành những sản phẩm tuyệt vời như ngày nay là do Facebook đã đầu tư hàng tỷ USD, nhiều năm đổi mới và tăng cường chuyên môn, để phát triển các tính năng mới và đem đến trải nghiệm tốt hơn cho hàng triệu người dùng. Bà nhấn mạnh những thỏa thuận này đã được FTC thông qua cách đây nhiều năm.

Một số nhà phân tích cho rằng các vụ kiện chống độc quyền này rất khó chứng minh Facebook gây tổn hại người tiêu dùng vì các dịch vụ của hãng phần lớn đều miễn phí.

Trước đó, FTC tuyên bố sẽ xem xét các thỏa thuận thu mua của 5 hãng công nghệ lớn trong một thập kỷ qua, mở ra khả năng tiến hành hàng loạt cuộc điều tra chống độc quyền.

Cụ thể, cơ quan bảo vệ người tiêu dùng sẽ đánh giá các thỏa thuận của Amazon, Apple, Facebook, Microsoft và Alphabet (công ty mẹ của Google) kể từ năm 2010 trong bối cảnh ngày càng có nhiều khiếu nại về việc các nền tảng công nghệ đang chiếm lĩnh nhiều lĩnh vực kinh tế then chốt.

Tháng 10 vừa qua, Bộ Tư pháp Mỹ đã kiện Alphabet độc quyền trong lĩnh vực tìm kiếm và quảng cáo trực tuyến. 11 bang của Mỹ (gồm Arkansas, Florida, Georgia, Indiana, Kentucky, Louisiana, Mississippi, Missouri, Montana, South Carolina và Texas) tham gia vụ kiện này. Đây được xem là vụ kiện độc quyền lớn nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

Theo TTXVN

Tại sao Mỹ liên tục buộc Facebook phải bán Instagram và WhatsApp

Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) và Bộ trưởng Tư pháp của 48 tiểu bang đã khởi xướng một vụ kiện lớn, cáo buộc Facebook độc quyền và hành vi chống cạnh tranh của họ làm tổn hại đến lợi ích của người Mỹ.  

Sau hơn một năm điều tra, hai vụ kiện cuối cùng được đệ trình là thách thức chống độc quyền lớn nhất mà Facebook phải đối mặt cho đến nay.

Cả hai vụ kiện về cơ bản đều yêu cầu chia tách Facebook, buộc công ty phải rút lại thương vụ mua lại mạng xã hội Instagram và WhatsApp vào năm đó. Hiện cả hai ứng dụng này có hàng tỷ người dùng.

Đơn kiện tuyên bố rằng hành động thu hồi là cần thiết vì Facebook đã mua lại các đối thủ tiềm năng để kìm hãm sự cạnh tranh và giành lợi thế thị trường. Đồng thời, hành vi của Facebook cũng hạn chế sự lựa chọn của người tiêu dùng Mỹ và giảm khả năng bảo vệ quyền riêng tư mà họ có thể có được.

“Họ đã kìm hãm sự đổi mới và giảm khả năng bảo vệ quyền riêng tư của hàng triệu người Mỹ. Không công ty nào nên có ảnh hưởng không được kiểm soát như vậy đối với thông tin cá nhân và các hoạt động xã hội của chúng ta”, Tổng chưởng lý bang New York Guam Letitia James cho biết.

Trọng tâm của FTC là việc Facebook mua lại Instagram và WhatsApp. Facebook mua lại ứng dụng chia sẻ ảnh Instagram với giá 1 tỷ USD vào năm 2012 và ứng dụng nhắn tin tức thời toàn cầu WhatsApp với giá 19 tỷ USD vào năm 2014.

Vụ kiện cáo buộc Facebook đã sử dụng những thương vụ mua lại này để phát triển thành thế độc quyền ngày nay và có được khả năng trấn áp các đối thủ cạnh tranh không đạt được.

“Trong 10 năm qua, Facebook đã độc quyền trên thị trường mạng xã hội ở Mỹ”. Đơn kiện chung của Bộ trưởng Tư pháp viết, “Facebook đã duy trì bất hợp pháp quyền độc quyền của mình bằng cách cản trở cạnh tranh thông qua chiến lược ‘mua lại hoặc phá hủy’, làm tổn hại đến lợi ích của người dùng và nhà quảng cáo”.

Vụ kiện của FTC cũng đi đến kết luận tương tự. Đơn kiện có nội dung: “Facebook không có nội dung thu hút và giữ chân người dùng thông qua cạnh tranh.

Thay vào đó, công ty mua lại các công ty gây ra mối đe dọa cạnh tranh cho hoạt động kinh doanh của chính mình và áp dụng các chính sách hạn chế không công bằng, để cản trở cạnh tranh thực tế hoặc tiềm năng từ những thương vụ mua lại đối thủ không thành công và các phương pháp khác để duy trì vị trí độc quyền của họ”.

Tại sao chính phủ Mỹ cho rằng Facebook có hại cho người Mỹ?

Mặc dù vụ kiện của FTC và vụ kiện của tổng chưởng lý không hoàn toàn giống nhau, nhưng hai bên đã hợp tác, và cả 2 vụ đều đưa ra những tuyên bố tương tự về lý do tại sao Facebook lại độc quyền.

Về bản chất, họ tin rằng Facebook là một công ty độc quyền truyền thông xã hội mạnh mẽ, công ty thu thập một lượng lớn dữ liệu về người dùng Mỹ và sử dụng dữ liệu này để bán quảng cáo.

Mặc dù vụ kiện nhắm đến việc mua lại Instagram và WhatsApp, nhưng cả hai vụ đều coi hành vi chống cạnh tranh của Facebook là một phần của mô hình hành vi rộng hơn.

Nhiều bằng chứng được đưa ra trong vụ kiện đã trích dẫn ý kiến ​​từ các giám đốc điều hành, bao gồm cả Mark Zuckerberg, để chứng minh ý định chống lại cạnh tranh của Facebook.

Đơn kiện cũng đề cập đến cách Facebook đối xử với các nhà phát triển, cáo buộc công ty cho phép các nhà cung cấp phần mềm khác sử dụng dữ liệu của Facebook để phát triển ứng dụng của riêng họ và kết nối ứng dụng của họ với dịch vụ của Facebook.

Hành vi như vậy có lợi cho Facebook vì nó sẽ khuyến khích nhiều người tham gia và sử dụng Facebook thường xuyên hơn

“Do hành động bất hợp pháp của Facebook, người dùng các dịch vụ mạng xã hội cá nhân đã phải chịu đựng và tiếp tục chịu nhiều tổn thương khác nhau, bao gồm suy giảm chất lượng trải nghiệm người dùng, giảm lựa chọn mạng xã hội cá nhân, ngăn chặn sự đổi mới và giảm đầu tư vào các dịch vụ có khả năng cạnh tranh”.

Vụ kiện cũng chỉ ra hậu quả khác của tất cả những điều này là gây tổn hại đến quyền riêng tư của người Mỹ. Bởi vì Facebook bức tử các đối thủ cạnh tranh có thể cung cấp khả năng bảo vệ quyền riêng tư tốt hơn.

Vẫn còn một chặng đường dài để chia tách Facebook

Vậy đâu là giải pháp để loại bỏ những tác hại mà Facebook đã gây ra cho người dùng và thị trường? Cả hai vụ kiện đều tin rằng Facebook nên được tách ra.

Nhưng đạt được mục tiêu này không phải là dễ dàng, thậm chí nếu có thể chia nhỏ thì cũng cần có thời gian. Hubbard thuộc Viện Thị trường Mở (Mỹ) cho biết có thể mất nhiều năm để buộc Facebook thoái vốn khỏi Instagram và WhatsApp thông qua kiện tụng. Các chuyên gia khác cho rằng thủ tục có thể phải đến năm sau hoặc thậm chí 2022 mới bắt đầu.

Một vấn đề khác là Facebook tiếp tục đào sâu kết nối giữa các ứng dụng của mình, điều này có thể khiến việc chia tách Facebook trở nên khó khăn hơn.

Năm 2019, Facebook thông báo rằng họ bắt đầu hợp nhất cơ sở hạ tầng kỹ thuật của hệ thống nhắn tin tức thời được sử dụng bởi WhatsApp, Instagram và Facebook.

Công ty cũng có hy vọng lớn hơn đối với WhatsApp và cho biết họ có thể kết hợp hoạt động kinh doanh quảng cáo của Facebook và Instagram với nền tảng WhatsApp.

Sau khi vụ kiện được công bố, Facebook bác bỏ các tuyên bố của vụ kiện, nhấn mạnh rằng FTC đã chấp thuận thương vụ mua lại WhatsApp và Instagram của công ty vài năm trước. Sau đó, Facebook lập luận rằng công ty cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các nền tảng khác (như Google và TikTok) về chi tiêu quảng cáo.

Nhưng đây không phải là những lý do duy nhất mà Facebook có thể sử dụng. Hiện tại, dù chưa thể đánh giá diễn biến của vụ kiện nhưng các chuyên gia cho rằng việc ép bán không phải là không thể. Ngoài ra, theo một số chuyên gia những vụ kiện này “mang lại khả năng lớn cho việc tái cấu trúc công ty”.

Do đó, mặc dù cáo buộc về hành vi chống cạnh tranh của Facebook không còn mới, nhưng vụ kiện mới mang lại nhiều cơ hội hợp tác hơn cho những người chỉ trích công ty. Các nhà phân tích cũng nhận định rằng trong tương lai, nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ hơn sẽ được áp dụng cho các công ty công nghệ lớn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Theo ICTNews

Facebook bị kiện và phải đối mặt với nguy cơ bán Instagram và WhatsApp

Facebook cùng lúc đối mặt hai vụ kiện vì vụ thâu tóm Instagram và WhatsApp trong quá khứ.

Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) và liên minh các Tổng chưởng lý từ 48 bang và vùng lãnh thổ tại Mỹ đã đâm hai đơn kiện riêng biệt chống lại Facebook vào hôm 9/12.

Vụ kiện nhằm vào hai vụ thâu tóm lớn của Facebook là Instagram và WhatsApp. Cả hai vụ kiện đều tìm kiếm biện pháp xử lý cho hành vi bị cho là phản cạnh tranh, có thể dẫn đến việc Facebook phải thoái vốn tại hai ứng dụng.

Faceboook phản bác lại vụ kiện, cho rằng Ủy ban đã không nhắc tới việc chính họ là người thông qua các vụ mua bán này vài năm trước.

Vụ kiện tập trung chủ yếu vào lịch sử mua lại hoặc nỗ lực mua lại công ty nhỏ hơn của Facebook. Facebook bị tố cáo lợi dụng sức mạnh thị trường để chèn ép đối thủ tiềm năng trước khi họ có thể trở thành đối thủ thực sự.

Ngoài mua lại Facebook và Instagram, vụ kiện của FTC còn chỉ ra nỗ lực trước đây của Facebook để mua một số mạng xã hội khác như Twitter, WhatsApp.

Như vậy, chiến lược thâu tóm của Facebook làm hại đến đối thủ và các nhà quảng cáo phụ thuộc vào nền tảng để tiếp cận lượng khán giả lớn do chỉ còn ít lựa chọn.

Đơn kiện của FTC

FTC cáo buộc Facebook tham gia vào chiến lược có tính hệ thống để loại bỏ nguy cơ đối với vị thế độc quyền của mình, trong đó có hai vụ mua lại Instagram năm 2012 với giá 1 tỷ USD và WhatsApp năm 2014 với giá 19 tỷ USD. Đơn kiện tố cáo Facebook độc quyền trên thị trường mạng xã hội cá nhân tại Mỹ.

Như một phần của vụ kiện, FTC muốn xin lệnh cấm vĩnh viễn, có thể đẫn đến việc Facebook thoái vốn khỏi Instagram và WhatsApp. Ngoài ra, FTC muốn cấm Facebook áp đặt những điều kiện phi cạnh tranh đối với các nhà phát triển phần mềm bên thứ ba.

“Từ khi vượt qua đối thủ ban đầu Myspace và đạt quyền lực độc quyền, Facebook chuyển sang phòng thủ thông qua các biện pháp phi cạnh tranh”, FTC viết trong đơn kiện.

“Sau khi xác định hai nguy cơ cạnh tranh lớn với vị trí độc quyền của mình – Instagram và WhatsApp, Facebook quyết định loại bỏ bằng cách mua lại những công ty này, phản ánh quan điểm của CEO Mark Zuckerberg, thể hiện trong email năm 2008, đó là “mua tốt hơn là cạnh tranh””.

Đơn kiện của FTC cũng nhắc lại Facebook đã từng thử nhưng thất bại với Twitter và Snapchat.

Bên cạnh đó, thông qua kiểm soát Instagram và WhatsApp, Facebook đã ngăn hai ứng dụng này “ăn thịt” ứng dụng Facebook chính. Facebook vẫn buộc WhatsApp chỉ cung cấp dịch vụ nhắn tin cá nhân thay vì trở thành một nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội cá nhân, hạn chế quảng bá WhatsApp tại Mỹ.

Đơn kiện của các bang

Dù các bang và FTC hợp lực trong cuộc điều tra, liên minh các bang dẫn đầu bởi Tổng chưởng lý New York Letitia James quyết định nộp đơn kiện riêng. Số bang cùng tham gia kiện Facebook lớn hơn so với vụ kiện chống lại Google.

Đơn kiện của các bang tố cáo Facebook nắm sức mạnh độc quyền trên thị trường mạng xã hội cá nhân Mỹ, tương tự đơn kiện của FTC, và duy trì bất hợp pháp bằng cách triển khai chiến lược “mua hoặc vùi dập” đối thủ, làm ảnh hưởng đến cả người dùng và nhà quảng cáo.

Động cơ của Facebook, theo đơn kiện, một phần do lo sợ công ty sẽ bị tụt hậu trong những phân khúc mới quan trọng và các hãng mới nổi “xây dựng mạng lưới cạnh tranh với Facebook, có khả năng phá vỡ sự thống trị của công ty”.

Các bang khẳng định Facebook duy trì Instagram và WhatsApp như các thương hiệu độc lập để “lấp đầy khoảng trống, để họ không bị thay thế bằng một ứng dụng khác có tiềm năng xói mòn sự thống trị của Facebook”.

Các bang tố Facebook sử dụng chiến thuật loại trừ cùng với chiến lược mua lại để xác định nguy cơ cạnh tranh theo cách làm “cản trở cạnh tranh, ngăn cản đầu tư”.

Facebook bắt đầu thâu tóm với mục tiêu loại bỏ cạnh tranh và đối thủ trước cả vụ Instagram và WhatsApp. Năm 2009, công ty mua lại FriendFeed sau khi Giám đốc sản phẩm Chris Cox báo với Zuckerberg rằng sẽ là “viễn cảnh xấu” nếu FriendFeed vào tay Twitter.

Năm tiếp theo, Facebook mua Octazen sau khi một quan chức gợi ý làm như vậy sẽ tước đi khả năng tiếp cận dịch vụ nhập danh bạ quan trọng của đối thủ, giúp mạng xã hội phát triển.

Vụ kiện tập trung vào việc thu thập dữ liệu mà Facebook dùng để duy trì độc quyền. Đơn kiện mô tả sức mạnh của Facebook giúp công ty tạo ra những điều khoản để thu thập và sử dụng thông tin từ người dùng.

Dữ liệu Facebook thu thập dược cho phép nó tạo ra trải nghiệm để giữ chân người dùng, không chuyển sang dịch vụ khác.

Facebook gây tổn hại đến người dùng và nhà quảng cáo, doanh nghiệp cạnh tranh thông qua hành vi của mình. Chẳng hạn, nhà quảng cáo không được nhận thông tin minh bạch về giá trị mà họ nhận được từ quảng cáo cũng như thiệt hại hình ảnh từ nội dung xấu độc trên các dịch vụ Facebook.

Các bang muốn xin một loạt biện pháp xử lý khác nhau, bao gồm ngăn chặn Facebook thực hiện những vụ mua bán trên 10 triệu USD mà không thông báo cho các bang khiếu nại.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo ICTNews

Facebook chi hơn 1 tỉ USD mua lại Kustomer – Một start-up chuyên về CRM

Bằng cách đưa Kustomer vào hoạt động, Facebook sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng các dịch vụ của mình để quảng cáo và bán hàng đa tính năng hơn, chốt doanh số thông qua các dịch vụ của mạng xã hội này.

Vào hôm qua 30/12, Facebook thông báo chính thức việc mua lại Kustomer, một công ty khởi nghiệp chuyên về CRM – Hệ thống quản lý khách hàng.

Theo một nguồn tin, thương vụ này được định giá hơn 1 tỷ USD.

Các công cụ CRM giúp quản lý thông tin liên lạc của khách hàng, liên hệ với họ qua điện thoại, email, văn bản hoặc tin nhắn trực tiếp trong các ứng dụng cụ thể, chẳng hạn như WhatsApp hoặc Messenger.

Việc mua lại một công ty kinh doanh phần mềm như Kustomer là điều bất thường đối với Facebook. Trước đây, Facebook chủ yếu mua lại các công ty lấy người tiêu dùng làm trung tâm, chẳng hạn như công ty Giphy vào tháng 5 và công ty về trò chơi video trên nền tảng đám mây của Tây Ban Nha PlayGiga vào tháng 12 năm 2019.

Những thương vụ mua lại này thường đóng vai trò là nền tảng để xây dựng các tính năng cho người dùng của Facebook.

Bằng cách đưa Kustomer vào hoạt động, Facebook sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp nhỏ sử dụng dịch vụ của mình để quảng cáo và bán hàng nhiều tính năng hơn để chốt doanh số thông qua các dịch vụ của mạng xã hội này.

Điều này dường như sẽ khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ chi tiêu nhiều hơn cho các quảng cáo trên Facebook. Đó là chìa khóa của Facebook, nền tảng với hơn 99% doanh thu đến từ quảng cáo.

Kustomer có trụ sở tại New York và được thành lập vào năm 2015. Công ty đã huy động được khoảng 173,5 triệu USD, theo Crunchbase. JPMorgan từng là cố vấn duy nhất cho Kustomer trong thương vụ này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

WhatsApp công bố tính năng mới cạnh tranh với đối thủ Snapchat

Tính năng Disappearing Messages cho phép người dùng Whatsapp lựa chọn lưu giữ hoặc tin nhắn tự xóa trong lịch sử trò chuyện của cả hai bên sau 7 ngày.

Ngày 5/11, ứng dụng WhatsApp thuộc sở hữu của Facebook cho biết sẽ “kết nạp” tính năng mới Disappearing Messages (tạm dịch: tin nhắn biến mất) vào ứng dụng này nhằm cạnh tranh với đối thủ Snapchat.

Theo đó, tính năng Disappearing Messages cho phép người dùng lựa chọn lưu giữ hoặc tin nhắn tự xóa trong lịch sử trò chuyện của cả hai bên sau 7 ngày.

WhatsApp cho biết tính năng mới sẽ hoạt động trong cả cuộc trò chuyện cá nhân và nhóm, song chỉ những quản trị viên nhóm mới có thể điều chỉnh tắt hoặc bật tính năng. Theo WhatsApp, tính năng nay sẽ khiến các cuộc trò chuyện giống với các cuộc trò chuyện trực tiếp nhất có thể.

WhatsApp cho rằng thời hạn 7 ngày là đủ để người dùng yên tâm rằng các cuộc trò chuyện của họ không tồn tại vĩnh viễn nhưng không quên nội dung trò chuyện gần đây.

Tính năng Disappearing Messages cho phép tin nhắn tự động xóa sau 7 ngày ngay cả khi người dùng không mở ứng dụng WhatsApp trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên, thông báo về tin nhắn sẽ hiển thị trong mục thông báo mới cho tới khi ứng dụng được mở.

Tính năng Disappearing Messages sẽ có sẵn cho người dùng hệ điều hành Android, iOS, KaiOS và máy tính để bàn.

Động thái này được đưa ra trong bối cảnh Facebook đang “lép vế” so với các đối thủ như  Snapchat and TikTok trong việc thu hút người dùng trẻ tuổi, dù ứng dụng Instagram tiếp tục tăng trưởng trong nhóm khách hàng này.

Một khảo sát của hãng Piper Jaffay tiến hành hồi tháng 10 cho thấy Snapchat là nền tảng xã hội được nhiều thanh thiếu niên Mỹ yêu thích nhất, tiếp đó là TikTok và Instagram.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

Theo Vietnamplus

Instagram sắp mất tính năng quan trọng

Người dùng Instagram sẽ nhắn tin thông qua Messenger thay vì Direct Message như trước đây.

Cụ thể, Direct Message sẽ được Facebook hợp nhất với nền tảng nhắn tin Messenger. Ghi nhận của The Verge cho thấy một số tài khoản đã được thông báo về thay đổi này.

Facebook cho biết người dùng Instagram sẽ “nhắn tin theo cách mới”. Một số tính năng sẽ được bổ sung như đổi màu khung chat, thể hiện cảm xúc cho tin nhắn, vuốt để trả lời và nhắn tin với người dùng Facebook.

Người dùng ứng dụng Instagram sẽ có lựa chọn áp dụng thay đổi ngay hoặc để sau. Nếu chọn cập nhật, biểu tượng Direct Message trên góc phải ứng dụng sẽ thay bằng Messenger.

Vào đầu năm 2019, Facebook đã công bố kế hoạch hợp nhất các nền tảng nhắn tin thành một gồm Messenger, Direct Message và WhatsApp. Mỗi dịch vụ vẫn sẽ tồn tại dưới dạng ứng dụng độc lập, tuy nhiên người dùng có thể nhắn tin từ ứng dụng này sang 2 ứng dụng còn lại. Các tin nhắn cũng sẽ được mã hóa đầu cuối tương tự WhatsApp.

Theo PhoneArena, việc hợp nhất 3 nền tảng nhắn tin sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh lớn cho Facebook trước các đối thủ như iMessage.

Theo các nguồn tin, việc hợp nhất khiến hàng nghìn kỹ sư của Facebook phải điều chỉnh cách hoạt động của WhatsApp, Instagram và Messenger ở tầng cơ bản nhất.

Việc Instagram và WhatsApp ngày càng bị can thiệp nhiều cũng khiến những người sáng lập các dịch vụ không hài lòng. Jan Koum và Brian Acton, đồng sáng lập WhatsApp đã rời Facebook vào tháng 4/2018. Đến tháng 9/2018, 2 đồng sáng lập của Instagram là Kevin Systrom và Mike Krieger cũng tuyên bố rời công ty.

Nhà sáng lập Facebook bị hỏi rất kỹ về thương vụ mua lại Instagram năm 2012. Những email tiết lộ Zuckerberg cho rằng Instagram sẽ là “kẻ phá đám” Facebook. Một email từ giám đốc tài chính Facebook cũng đề cập tới việc triệt hạ đối thủ tiềm năng.

Trả lời vấn đề này, Zuckerberg không phủ nhận việc từng coi Instagram là mối đe doạ, nhưng cho biết thương vụ đã được Ủy ban Thương mại Mỹ (FTC) thông qua. CEO Facebook cũng cho rằng với quy mô của Instagram lúc đó thì khó có thể cạnh tranh với Facebook.

Mark Zuckerberg cũng thừa nhận WhatsApp, được Facebook mua lại năm 2014, cũng là một đối thủ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips via Zing

10 thương vụ đắt đỏ nhất lịch sử ‘làng’ công nghệ

Việc Dell mua lại EMC với giá 67 tỷ USD vào năm 2015, đến nay, vẫn là thương vụ đắt đỏ nhất lịch sử ngành công nghệ.

Salesforce mua Tableau (giá: 15,7 tỷ USD)

Thương vụ giữa công ty phần mềm điện toán đám mây Salesforce với hãng phần mềm Tableau diễn ra vào tháng 8/2019. Việc mua bán này nhằm đa dạng hóa danh mục kinh doanh và bán hàng. Trước khi thương vụ diễn ra, Tableau đã sở hữu nền tảng phân tích dữ liệu và trực quan hóa với hơn 86.000 khách hàng, trong đó, có các “ông lớn” công nghệ như Verizon hay Netflit. Ảnh: Reuters.

Walmart mua Flipkart (giá: 16 tỷ USD)

Tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới Walmart mua lại nhà bán lẻ trực tuyến Flipkart vào năm 2018 với mục đích mở rộng ra thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Ấn Độ. Vụ thâu tóm đã giúp Walmart có chỗ đứng vững chắc tại quốc gia đông dân thứ hai thế giới này.

Nokia mua Alcatel-Lucent (giá: 16,6 tỷ USD)

Hãng điện tử Phần Lan, Nokia, đã mua lại công ty viễn thông có trụ sở tại Pháp, Alcatel-Lucent, năm 2015, sau thời điểm mảng di động của Nokia bị bán cho Microsoft. Vụ mua bán này nhằm mở rộng mảng kinh doanh công nghệ mạng và thực tế góp phần rất lớn trong việc tiến lên 5G của hãng.

Facebook mua WhatsApp (giá: 22 tỷ USD)

CEO Facebook, Mark Zuckerberg, đã mua lại ứng dụng nhắn tin WhatsApp vào năm 2014. Dù đây là thương vụ được đánh giá là tốn kém, Zuckerberg cho thấy quyết định của mình không hề sai lầm. Hiện WhatsApp là một trong những phần mềm có lượng người dùng đông đảo nhất thế giới.

Hewlett-Packard mua Compaq (giá: 25 tỷ USD)

Hewlett-Packard đã mua lại Compaq vào năm 2001. Năm 2016, Zdnet bình chọn đây là “những vụ mua bán và sáp nhập công nghệ tệ nhất lịch sử”. Cả hai công ty đã “kéo” nhau cùng đi xuống thay vì phát triển. Trong hình là Carly Fiorina (trái), chủ tịch và CEO của Hewlett-Packard, chạm tay với Michael Capellas, chủ tịch và CEO của Compaq, khi cả hai đạt thỏa thuận mua lại năm 2001.

Microsoft mua LinkedIn (giá: 26,2 tỷ USD)

Microsoft đã thâu tóm LinkedIn từ năm 2016. Cho đến nay, mạng xã hội nghề nghiệp này vẫn hoạt động khá độc lập. Đây cũng là vụ mua lại đắt nhất mọi thời đại của “gã khổng lồ phần mềm”.

Sắp tới Microsoft có thể mua lại TikTok với giá ước tính tới 50 tỷ USD. Nếu việc mua bán thành công, thương vụ LinkedIn sẽ bị đẩy xuống vị trí thứ hai, đồng thời Microsoft – TikTok cũng là vụ thâu tóm lớn thứ hai trong lịch sử ngành công nghệ. Ảnh: Reuters.

SoftBank mua ARM (giá: 31 tỷ USD)

Tập đoàn viễn thông đa quốc gia SoftBank đã mua lại hãng chip ARM vào năm 2016 với tham vọng phát triển mảng chip xử lý dựa trên kiến trúc độc quyền của hãng này. Tuy vậy, ARM dưới thời SoftBank đã không phát triển mạnh mẽ.

Doanh thu chỉ tăng từ 1,2 tỷ USD lên 1,9 tỷ USD. Gần đây, do khó khăn tài chính, SoftBank bắt đầu rao bán ARM. Nvidia, nhà sản xuất GPU lớn nhất thế giới, được cho là đã đưa ra lời đề nghị bằng tiền mặt kèm cổ phiếu trị giá 32 tỷ USD.

IBM mua Red Hat (giá: 34 tỷ USD)

Công ty máy tính IBM đã công bố việc mua lại hãng phần mềm mã nguồn mở Red Hat năm 2018 và hoàn tất việc sáp nhập năm 2019.

Sự kết hợp này giúp IBM tăng cường các giải pháp điện toán đám mây dành cho các doanh nghiệp. Red Hat Enterprise Linux và Red Hat Virtualization – hai dịch vụ chủ đạo của Red Hat hiện là một phần của nền tảng đám mây IBM Cloud.

Avago mua Broadcom (giá: 37 tỷ USD)

Có thể nhiều người xa lạ với Avago. Tuy nhiên, đây chính là công ty đang sở hữu Broadcom. Thương vụ được thực hiện năm 2015 và cả hai sáp nhập sau đó, lấy tên là Broadcom. Hiện các công nghệ lõi mà hãng sở hữu gồm modem băng thông rộng, CPU SDP và ARM tùy chỉnh, Wi-Fi, Bluetooth, GPS, cảm biến quang…

Dell mua EMC Corporation (giá: 67 tỷ USD)

Hãng máy tính Dell đã thâu tóm công ty lưu trữ dữ liệu EMC Corporation với tham vọng thúc đẩy cạnh tranh ở mảng điện toán đám mây, cũng như thúc đẩy tăng trưởng trong các lĩnh vực chuyển đổi kỹ thuật số, trung tâm dữ liệu phần mềm, hạ tầng liên kết, điện toán đám mây hỗn hợp, di động và bảo mật.

Các chuyên gia đánh giá thương vụ mua lại EMC mang đến nhiều thành công cho Dell.

Trong ảnh là CEO EMC Joe Tucci (trái) bắt tay với CEO người sáng lập Dell, Michael Dell (bên phải). Ảnh: Dell.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Tại sao TikTok chiếm được trái tim người dùng ngoại trừ người làm Marketing

TikTok xuất hiện và nhanh chóng trở thành đối thủ của các công ty công nghệ lâu năm như Netflix, YouTube, Snapchat, and Facebook. 

Với hơn 700 triệu lượt tải xuống vào năm 2019, TikTok đã vượt qua Facebook và Facebook Messenger cũng như Instagram và Snapchat và trở thành ứng dụng được tải xuống nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ sau WhatsApp.

Theo số liệu của Business of Apps, hiện TikTok có mức độ thâm nhập (penetration) cao nhất ở châu Á, nơi có hơn một phần ba người dùng trong độ tuổi 16-64 có tài khoản TikTok.

Tuy nhiên, theo ước tính của Tech in Asia, TikTok vẫn đang theo sau nhóm ứng dụng của Facebook trong khu vực khi nói đến người dùng hoạt động hàng tháng (MAU – Monthly Active Users).

Theo số liệu từ App Annie và Sensor Tower, TikTok có số lượt tải xuống nhiều hơn so với các ứng dụng của Facebook (Facebook, Messenger, WhatsApp và Instagram) trong khu vực vào quý 1 năm 2020.

Mặc dù với sức hút người dùng và doanh thu rất ấn tượng, tuy nhiên TikTok hiện không phải là ứng dụng ‘chiếm được lòng tin’ của những người làm Marketing.

Cụ thể, hơn một nửa trong số 10 Agency mà Tech in Asia đã có cơ hội phỏng vấn vẫn chưa tìm được khách hàng mong muốn quảng cáo trên ứng dụng của TikTok, trong khi phần còn lại nói rằng khách hàng của họ đang chi tiêu ít hơn 10% ngân sách quảng cáo cho TikTok.

TikTok vẫn chưa thực sự sẵn sàng cho quảng cáo dựa trên hiệu suất – Performance-based Advertising.

Một ví dụ khác về vấn đề này đó là trường hợp của Hustlr, một Content Marketing Agency đang làm việc với rất nhiều khách hàng ở khu vực APAC (Châu Á – Thái Bình Dương).

Ông Jeremy Ong, người sáng lập của Agency này cho hay: “Các thuật toán máy học và khả năng đo lường hành vi người dùng của TikTok chưa thực sự hiệu quả như Google hay Facebook đã làm”.

Ông này còn cho biết thêm: “Khách hàng của chúng tôi hầu hết đang tìm kiếm các kết quả cụ thể như doanh số, chuyển đổi trong ứng dụng và website, lượt ghé thăm cửa hàng hoặc tìm kiếm khách hàng tiềm năng, điều mà hiện Facebook và Instagram làm tốt hơn rất nhiều so với TikTok”.

Tiếp đó, Ông Marcus Ho, Giám đốc điều hành của Brew Interactive, một digital marketing agency có trụ sở tại Singapore chia sẻ: “TikTok không thực sự được xây dựng cho quảng cáo dựa trên hiệu suất. Đó là lý do tại sao nó chỉ chiếm khoảng 2-3% tổng chi tiêu quảng cáo mỗi tháng cho tất cả các khách hàng của chúng tôi”.

Tuy nhiên Ông Marcus Ho cũng cho biết thêm: “TikTok kém hiệu quả hơn về mặt quảng cáo, nhưng tôi cũng phải thừa nhận rằng nó hoạt động tốt hơn đối với sự tham gia của thương hiệu nói chung thông qua nội dung thương hiệu. Tỷ lệ tham gia luôn ở mức cao trên nền tảng này”.

Điểm mạnh cũng chính là điểm yếu của TikTok

Hầu hết các nhà Marketers đều thừa nhận rằng, cơ sở dữ liệu người dùng trẻ tuổi của TikTok là nguyên nhân chính khiến ứng dụng nay đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng, tuy nhiên đây cũng chính là ‘gót chân asin’ của nó.

Người dùng trẻ tuổi thường không có sức mạnh chi tiêu mạnh mẽ, do đó dẫn đến tỉ lệ chuyển đổi hơn.

Tuy nhiên, một phát ngôn viên của TikTok nói rằng đó là một quan niệm sai lầm phổ biến, nền tảng này chỉ được sử dụng bởi một nhân khẩu học nhất định, thêm vào đó là những người dùng của mọi lứa tuổi hoạt động trên ứng dụng. Trọng tâm chính của ứng dụng này là đa dạng hóa nội dung của nó, bất kể ở độ tuổi nào đều có thể sử dụng.

Uplab, một công ty chuyên về sản xuất video ngắn cho hay: “Chúng tôi đã chạy và nhận thấy với những sản phẩm có giá dưới 4 USD sẽ được bán khá tốt trên nền tảng này, đừng cố gắng bán những sản phẩm có giá cao hơn”.

Điều gì sẽ khiến quảng cáo trên TikTok hiệu quả hơn

Digital Business Lab chia sẻ: “Muốn quảng cáo trên TikTok hiệu quả thì không chỉ xây dựng các nội dung thu hút được người dùng mà còn phải liên quan đến họ, ngoài ra nội dung trên TikTok cần mang tính chất hài hước và giải trí cao để hạn chế người dùng ‘lướt’ qua chúng.

Red Bull hay Nike là một trong những thương hiệu có sự hiện diện rất mạnh mẽ trên TikTok và quảng cáo Red Bull là một ví dụ điển hình về cách đặt vị trí sản phẩm tinh tế được sử dụng như một chiến thuật để nâng cao nhận thức về thương hiệu của người dùng.

Lồng ghép quảng cáo nhẹ nhàng được xem là ‘chiêu’ để quảng cáo được trở nên được hiệu quả hơn trên nền tảng này. Khi người dùng cảm thấy họ đang ‘bị bán hàng’ họ sẽ rời quảng cáo ngay lập tức nên từ đó thương hiệu nên có sự kết hợp sáng tạo với các thông điệp nhẹ nhàng, gần gũi thì sẽ hiệu quả hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via techinasia

Những ứng dụng online phổ biến nhất thế giới ‘phiên bản’ thập niên 80

Chắc chắn những ứng dụng này sẽ mang phong cách cổ điển 1 chút, retro 1 chút chứ không còn tối giản, tinh tế như hiện nay nữa.

Ngày nay, các ứng dụng di động đã trở thành 1 phần không thể thiếu trong đời sống của con người, giúp họ có được những trải nghiệm giải trí hoàn toàn mới và đôi khi còn lại trợ thủ đắc lực trong quá trình học tập và làm việc của họ.

Mặc dù mới chỉ xuất hiện trong khoảng 20 năm trở lại đây theo sự phát triển bùng nổ của smartphone, nhưng những ứng dụng như Facebook, YouTube hay Spotify giờ đã phổ biến tới nỗi ai cũng có thể nhận ra dù chỉ cần nhìn thoáng qua logo hay giao diện của chúng.

Tuy nhiên, loạt ứng dụng này sẽ có diện mạo thế nào nếu chúng tồn tại trong những năm 80, thời điểm mà công nghệ chưa thực sự tiến bộ như bây giờ?

Nhà thiết kế đồ hoạ Luli Kibudi, 28 tuổi đến từ Argentina, đã vận dụng sự sáng tạo của mình để đưa ra lời giải đáp cho vấn đề này, trong 1 dự án có tên “Once Upon A Time” (Ngày xửa ngày xưa).

Không chỉ thay áo mới cho những app nổi tiếng nhất hiện nay, cô còn tạo ra 1 phong cách restro cổ xưa, khá phù hợp với những năm 80 khiến ai xem xong cũng phải trầm trồ.

Nhắc đến phong cách retro thì không thể thiếu được hình ảnh chiếc băng cát-xét, “tổ tiên” của Spotify cũng như nhiều nền tảng phát nhạc trực tuyến nổi tiếng nhất hiện nay.
Microsoft Word chẳng qua chỉ là phiên bản cao cấp hơn của chiếc máy đánh chữ thôi mà.
Còn đây là WhatsApp phiên bản có dây.
Tuổi thơ của 8x, 9x chắc cũng từng nhiều lần phải ra tiệm bán băng ghi hình để cày những bộ phim yêu thích, giờ thì chỉ cần đóng tiền hàng tháng cho Netflix là xong.

Chia sẻ với Bored Panda, Luli cho biết: “Ý tưởng này đến với tôi khá tình cờ, khi tôi có dịp nhìn thấy hình ảnh của Diskette trên Internet và thấy nó khá giống với iCloud, nhưng là của những ngày xa xưa. Vì phải dành phần lớn thời gian ở nhà bởi đại dịch Covid-19 nên tôi đã quyết định triển luôn dự án này cho nó vui.

Sau khi thống nhất concept chung, tôi bắt đầu nghiên cứu đến những hình ảnh, những đặc điểm mỹ thuật mà tôi thường sử dụng ngày còn bé và tìm cách liên kết chúng với logo của những ứng dụng phổ biến ngày nay. Ngoài ra, tôi còn mất khoảng 3 ngày để nghĩ tên cho dự án, và cuối cùng chốt lại với “Once Upon A Time“.

Ngày xưa muốn tìm việc, hay tìm nhà cho thuê thì chỉ biết dựa vào những bài đăng trên báo giấy mà thôi.
Pinterest của những năm 80 là 1 kho ảnh thực tế chứ không phải trực tuyến như hiện nay.
Gmail đơn giản vẫn là gmail, nhưng được làm bằng giấy và muốn “soạn thảo thư” thì phải viết bằng tay.
Bách khoa toàn thư trước khi được số hoá.

Chia sẻ về thời gian cô dành cho mỗi bức minh hoạ trong dự án của mình, Luli cho biết: “Nó còn phục thuộc vào mức độ đơn giản của từng ứng dụng.

Với những ứng dụng đơn giản như Spotify hay Netflix thì tôi làm khá nhanh, chỉ tốn khoảng 30 phút. Những cái phức tạp hơn như LinkedIn, Pinterest hay Gmail thì phải mất đến vài giờ đồng hồ, ít cũng phải 3 tiếng”.

Cô chia sẻ rằng dự án này rất thú vị và cô muốn dành nhiều thời gian để thực hiện nó chỉn chu nhất có thể. Luli chia sẻ: “Tôi thực sự yêu thích mọi công đoạn, từ việc nghiên cứu các ứng dụng này, kết hợp với những yếu tố retro cho đến khâu chỉnh sửa chi tiết hình ảnh để cho ra sản phẩm cuối cùng“.

Bây giờ xem YouTube trên smart TV thì quá đơn giản, nhưng trên TV đen trắng thì gần như là không thể.
Dịch vụ lưu trữ iCloud nhưng không còn sử dụng điện toán đám mây nữa.
Facebook – Cuốn sách hình ảnh.

Luli là 1 nhà thiết kế đồ hoạ với 10 năm kinh nghiệm, với thế mạnh trong lĩnh vực quảng cáo và marketing. Cô chia sẻ: “Chuyên ngành tôi học là graphic design và cũng từng kinh qua 1 số khoá học ngắn về marketing cũng như lập trình.

Tôi có thể thiết kế trong lĩnh vực báo chí (dàn trang), các công ty quảng cáo, truyền thông. Đây đều là những kinh nghiệm quý báu giúp tôi có cơ hội tiếp cận với nhiều vấn đề cũng như đưa ra nhiều phương án giải quyết hơn”. Bạn có thể theo dõi thêm các tác phẩm của Luli tại Instagram hoặc Behance cá nhân của cô.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Trí Thức Trẻ

Các mạng xã hội ‘made in China’ đang phát triển ồ ạt

Tik Tok, Likee đang bước ra khỏi Trung Quốc và cạnh tranh sòng phẳng với những “ông lớn” như Facebook, Whatsapp.

mạng xã hội
Ảnh: Internet

Nhà nghiên cứu Matt Sheehan từ viện Paulson chỉ ra rằng, trong vài năm qua, các mạng xã hội Trung Quốc như TikTok, Likee, Helo… đang bắt kịp nền tảng của Mỹ ở những thị trường mới nổi. Vị thế của Facebook, Whatsapp đang bị lung lay.

Ở Ấn Độ, thị trường mới nổi lớn nhất thế giới, 6/10 ứng dụng phổ biến nhất là “made in China”, 4 ứng dụng còn lại đến từ Mỹ và sản phẩm nội địa. Trong khi 5 năm trước, Mỹ chiếm phân nửa bảng xếp hạng, Trung Quốc chỉ có 3 đại diện.

Tại những thị trường mới nổi khác như Brazil, Indonesia, Ai Cập và Nigeria, các ứng dụng của Trung Quốc cũng được người dân địa phương đặc biệt ưu ái trong vòng 4 năm qua.

TikTok là ví dụ điển hình. Theo thống kê của Sensor Tower, TikTok và Douyin (phiên bản TikTok dành cho thị trường Trung Quốc) đã thu hút 104 triệu lượt tải trên Google Play Store và App Store trong tháng 1/2020. Thời điểm này, TikTok đã vượt mặt Whatsapp, trở thành ứng dụng được tải nhiều nhất thế giới.

Matt cũng chỉ ra rằng sự thống trị trong các sản phẩm phần mềm của Mỹ gần như phụ thuộc hoàn toàn vào Facebook, công ty sở hữu nhiều ứng dụng, như Whatsapp, Messenger, Facebook và Instagram.

Các ứng dụng này chiếm khoảng 87% tại các thị trường mới. Trong khi thị phần của Trung Quốc lại đến từ các công ty đa dạng hơn, như trình duyệt UC của Alobaba, VMate, nền tảng video ngắn hay TikTok của ByteDance.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Enternews

WhatsApp giờ đây đã cho phép bạn lên lịch tin nhắn, đây là cách bạn có thể làm điều đó

Với hơn 1,6 tỷ người dùng đang hoạt động, WhatsApp hiện là một trong những nền tảng nhắn tin tức thì (instant messaging platform) được sử dụng nhiều nhất trên toàn thế giới. Một loạt các tính năng và dễ sử dụng làm cho WhatsApp trở thành một lựa chọn khôn ngoan cho những người dùng điện thoại thông minh.

whatsapp-schedule-marketingtrips

Trong khi hầu hết mọi người sử dụng dịch vụ để liên lạc cá nhân, WhatsApp cũng cung cấp phiên bản kinh doanh của dịch vụ. Nó có thể được sử dụng để tạo ra một danh mục để giới thiệu sản phẩm và dịch vụ. Không chỉ vậy, WhatsApp gần đây đã thêm một tính năng có thể được sử dụng để lên lịch tin nhắn.

whatsapp-schedule-marketingtrips

Tin nhắn theo lịch trình còn được gọi là tin nhắn đặt đi. Để lên lịch tin nhắn, hãy đi tới cài đặt ứng dụng> Cài đặt doanh nghiệp> Tin nhắn đi. Bây giờ, bật “Tin nhắn Gửi đi” và nhập tin nhắn mà bạn muốn gửi.

Chọn “Lịch tùy chỉnh” và nhấp vào “Người nhận”. Tại đây, chọn người nhận mà bạn muốn gửi tin nhắn và nhấn Lưu.

Hãy nhớ rằng, các tin nhắn chỉ được gửi nếu điện thoại của bạn có kết nối Internet đang hoạt động. Đây là một tính năng được đánh giá cao mà hầu hết người dùng WhatsApp muốn tận hưởng trên nền tảng chính.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips