Skip to main content

Content Map là gì? Cách xây dựng Content Mapping

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các kiến thức căn bản về thuật ngữ Content Map (Content Mapping) như: content map là gì, content mapping là gì, các kỹ thuật lập sơ đồ nội dung và hơn thế nữa.

Content Mapping là gì
Content Mapping là gì? Cách xây dựng Content Map

Content Map là gì? Content Map hay Content Mapping cho phép marketer phân phối nội dung được cá nhân hóa và nhắm mục tiêu cao ở mọi giai đoạn trong hành trình mua hàng, từ đó thúc đẩy tốt hơn lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.

Những nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài.

  • Content mapping là gì?
  • Content Map là gì?
  • Content là gì?
  • Tại sao Content Map lại quan trọng với những người làm Marketing?
  • Chân dung người mua.
  • Hành trình của khách hàng trong bối cảnh content mapping là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Content Mapping là gì?

Content Mapping (Bản đồ nội dung) là khái niệm mang tính hành động từ khái niệm gốc ban đầu content map (bản đồ nội dung).

Content Mapping là quá trình xây dựng nội dung hướng đến người mua ở các giai đoạn khác nhau trong hành trình mua hàng của khách hàng (cũng có thể gọi là vòng đời mua sắm của khách hàng).

Mỗi phần trong bản đồ nội dung được thiết kế nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu của người mua tại một thời điểm nhất định trong hành trình của họ với mục tiêu cuối cùng là hướng họ đến với các quyết định mua hàng.

Bản đồ nội dung đóng vai trò hỗ trợ khách hàng trong hành trình của họ, tạo ra các trải nghiệm được cá nhân hóa và gắn kết hơn.

Khi nói đến khái niệm nội dung, có một sự thật là rất hiếm khi thương hiệu có một nội dung phù hợp cho tất cả mọi người ở cá thời điểm khác nhau.

Do đó, để đảm bảo rằng nội dung của thương hiệu mang lại hiệu quả trong việc xây dựng và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng, bạn cần phải cung cấp các nội dung phù hợp và liên quan đến đúng người, vào đúng thời điểm.

Lập bản đồ nội dung là chiến thuật để bạn thực hiện điều này.

Khi lập bản đồ nội dung, thương hiệu sẽ nhắm mục tiêu đến chân dung người mua (buyer personas), chính là đặc điểm của những người sẽ tiêu thụ nội dung và mua hàng của thương hiệu và giai đoạn của họ trong hành trình khám phá thương hiệu (Lifecycle Stages).

Content Map là gì?

Content Map hay bản đồ nội dung là một bản kế hoạch được xây dựng nhằm mục tiêu phân phối hay truyền tải đúng nội dung (content) đến đúng người vào đúng thời điểm.

Chiến thuật content mapping theo đó sẽ tính toán đến các đặc điểm của người dùng, những người sẽ “tiêu thụ” nội dung của thương hiệu cũng như các giai đoạn trong hành trình mua hàng của họ.

Sự khác biệt giữa Content Map và Content Mapping:

  • Content Map: Là kết quả cuối cùng, một bản đồ hoặc sơ đồ chiến lược thể hiện cách thức phân phối nội dung và các yếu tố liên quan (chủ đề, kênh, mục tiêu). Đây là một công cụ cụ thể, giúp bạn lập kế hoạch và tổ chức nội dung.
  • Content Mapping: Là quá trình hoặc hành động tạo ra bản đồ nội dung đó. Content Mapping là một phần của quy trình xây dựng chiến lược nội dung, nơi bạn phân tích và tổ chức nội dung theo các giai đoạn khác nhau của hành trình khách hàng.

Vậy khi nào nên dùng “Content Map” và khi nào nên dùng “Content Mapping”?

  • Content Map là cái bạn có sau khi đã thực hiện quá trình content mapping. Đó là bản đồ cuối cùng giúp bạn triển khai chiến lược nội dung một cách có tổ chức.
  • Content Mapping là hành động hoặc quá trình xác định, phân loại và phân phối nội dung sao cho phù hợp với đối tượng và mục tiêu của chiến lược marketing.

Ví dụ thực tế:

  • Content Mapping: Khi bạn phân tích hành trình khách hàng (customer journey) và tạo ra những nội dung phù hợp cho các giai đoạn nhận thức, xem xét giải pháp, quyết định mua hàng.
  • Content Map: Sau khi đã hoàn thành việc content mapping, bạn có thể tạo ra một content map để chỉ ra rõ ràng những bài viết, video, và các loại nội dung khác sẽ được phát hành trong từng giai đoạn.

Content là gì?

Theo định nghĩa của Vocabulary.com, Content hiện có 2 nghĩa chính khác nhau. Nghĩa thứ nhất là cảm giác “hài lòng hay hạnh phúc về một thứ gì đó”, và nghĩa thứ hai là “nội dung”, ví dụ nội dung của một tiết học Toán có thể Toán cao cấp.

Mặc dù, Content có tận hai nghĩa khác nhau, trong thực tế Content chủ yếu được sử dụng theo nghĩa thứ hai tức là nội dung.

Nội dung hay Content ở đây là khái niệm đề cập đến tất cả những gì có thể được nhìn thấy hay nghe bằng các giác quan thông thường của con người.

Bạn có thể xem Content là gì để hiểu về thuật ngữ này.

Tại sao Content Mapping lại quan trọng với những người làm Marketing?

Việc xây dựng một content map hay bản đồ nội dung rất quan trọng vì nó làm cá nhân hóa trải nghiệm của đối tượng mục tiêu với thương hiệu.

Thay vì thương hiệu gửi cùng một thông điệp tới tất cả mọi người dùng, giờ đây, từng người dùng (hoặc từng nhóm người dùng) sẽ nhận được những thông điệp riêng biệt phù hợp với các giai đoạn trong hành trình khám phá sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu.

Về bản chất, ý nghĩa cốt lõi của khái niệm content map là tạo ra những nội dung được cá nhân hóa để gia tăng ý nghĩa của các trải nghiệm của người dùng, từ đó tăng lượng chuyển đổi và doanh số bán hàng.

Nội dung đó cần phải phù hợp với mong muốn và nhu cầu của khách hàng (cả khách hàng hiện tại lẫn khách hàng tương lai, potential/prospective). Nó cần phải có sức cộng hưởng với người dùng và người dùng cảm thấy như là nội dung đó chỉ được tạo ra cho riêng họ.

Chân dung người mua.

Chân dung người mua là tất cả những đặc điểm dùng để mô tả về khách hàng lý tưởng của thương hiệu (main/key/ideal customers).

Nó giúp người làm marketing thấu hiểu khách hàng (và khách hàng tiềm năng) của mình tốt hơn và giúp họ dễ dàng điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp với nhu cầu, hành vi cũng như các mối quan tâm cụ thể của các nhóm người dùng khác nhau.

Những chân dung khách hàng có nhiều ý nghĩa nhất và đúng đắn nhất là các chân dung dựa trên các nghiên cứu thị trường cũng như những hiểu biết sâu sắc (insights) mà các marketer đã thu thập được từ các tệp khách hàng cụ thể của họ.

Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, họ có thể có ít nhất một hoặc hai chân dung khác nhau, hoặc thậm chí là nhiều hơn nhiều.

Hành trình của khách hàng trong bối cảnh content mapping là gì?

Chân dung khách hàng mà thương hiệu sử dụng để nhắm mục tiêu thông qua nội dung chỉ là một nửa của quá trình lập bản đồ nội dung.

Ngoài việc thương hiệu cần biết khách hàng là ai, họ thích gì, họ cũng cần biết khách hàng hiện đang ở đâu trong chu kỳ mua hàng hay hành trình khám phá thương hiệu. Đây chính là lúc khái niệm Customer Journey hay hành trình khách hàng ra đời.

Có nhiều mô hình và giai đoạn khác nhau liên quan đến hành trình khám phá thương hiệu của khách hàng, chu kỳ mua hàng hay hành trình của khách hàng. Dưới đây là 3 giai đoạn cơ bản của khách hàng trong hành trình của họ.

  • Nhận biết (Brand Awareness): Trong giai đoạn nhận biết, một người dùng về cơ bản đã nhận ra các vấn đề (problems) và cơ hội của họ.
  • Cân nhắc (Consideration): Trong giai đoạn cân nhắc, họ đã xác định rõ ràng và đặt tên cho các vấn đề hay cơ hội của họ.
  • Quyết định (Decision): Trong giai đoạn ra quyết định, người dùng đã xác định được chiến lược, phương pháp hoặc cách tiếp cận giải pháp của họ.

Bằng cách kết hợp chân dung khách hàng với các giai đoạn trong vòng đời khám phá của họ, người làm marketing thực sự có thể thấu hiểu các phân khúc cụ thể của đối tượng mục tiêu và điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp với từng phân khúc đó.

Bạn có thể tham khảo mẫu content mapping bên dưới từ HubSpot.

content mapping là gì
Content Map hay Content Mapping là gì – Một số hiểu biết cơ bản về lập bản đồ nội dung

Kết luận.

Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực marketing hay là các Content Creator, bạn cần có kỹ năng xây dựng nội dung cho các giai đoạn khác nhau trong hành trình mua hàng của khách hàng. Bằng cách thấu hiểu Content Mapping là gì cũng như các kỹ thuật gắn liền với nó, bạn có nhiều cách hơn để đáp nhu cầu tiêu thụ nội dung của khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Cuộc đua thương mại điện tử giữa Việt Nam, Thái Lan và Malaysia

Tại Việt Nam, sàn thương mại điện tử Shopee tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu, khi chiếm hơn một nửa tổng số lượt truy cập trên tất cả sàn đa ngành.

Source: Pexels

Shopee có lượng truy cập nhiều nhất ở cả ba thị trường.

Theo số liệu quý III/2021 từ iPrice và SimilarWeb, Shopee – thuộc sở hữu của tập đoàn công nghệ Sea có trụ sở tại Singapore – là nền tảng thương mại điện tử đa ngành có thị phần về lượt truy cập cao nhất ở cả ba nước Việt Nam, Thái Lan và Malaysia.

Cụ thể, tại Việt Nam, sau nhiều quý liên tiếp dẫn đầu, cho đến nay, Shopee vẫn là đối thủ khó vượt mặt khi chiếm 57% tổng số lượt truy cập trên tất cả sàn thương mại điện tử đa ngành.

Lazada Việt Nam và Tiki lần lượt chiếm 16% và 13%. Các nền tảng khác chia đều 14% còn lại trong bảng xếp hạng.

Tại Malaysia, lượt truy cập website Shopee chiếm đến 71% tổng số lượt truy cập, theo sau đó Lazada Malaysia với 18% và PG Mall là 9%.

Trong khi đó, bản đồ thương mại điện tử Thái Lan về thị phần về lượt truy cập cho thấy sự phân chia giữa Shopee Thái Lan và Lazada Thái Lan, khi hai nền tảng này lần lượt chiếm là 57% và 35%. Theo sau đó là nền tảng Central Online chỉ với 2%.

Một xu hướng thú vị được thấy ở cả ba quốc gia là các trang thương mại điện tử nội địa đều lọt tốp 3 trang thương mại điện tử đa ngành hàng đầu của mỗi nước.

Tiki (Việt Nam), PGMall (Malaysia) và Central Online (Thái Lan) đã làm khá tốt trong việc tạo dựng thương hiệu tại các thị trường tương ứng.

Người dùng Việt tương tác thường xuyên fanpage thương mại điện tử.

iPrice nghiên cứu sự tham gia của người dùng vào các hoạt động truyền thông xã hội trên tốp ba trang Facebook thương mại điện tử đa ngành ở mỗi quốc gia từ Buzzsumo. Kết quả cho thấy người Việt tương tác thường xuyên cao hơn người Thái, nhưng ít hơn người Mã.

Cụ thể, Việt Nam chiếm 36% người dùng tương tác trên trang Facebook thương mại điện tử. Dữ liệu cho thấy người dùng có xu hướng thả “like”, “love” và “haha” khi tương tác.

Malaysia có tỷ lệ tương tác cao nhất là 44% và thấp nhất là Thái Lan với chỉ 20%. Người Thái khi tương tác trên trang Facebook thương mại điện tử thường có xu hướng “like”, “share” và “love”. Điều này khá tương đồng với hành vi tương tác của người Malaysia với xu hướng lần lượt là “like”, “share” và “comment”.

Một báo cáo của Napoleon Cat cho biết hơn 8)% dân số Việt Nam là người dùng Facebook tính đến tháng 10 năm 2021, cho thấy Facebook nắm giữ vai trò thiết yếu trong việc giúp các doanh nghiệp quảng bá hiệu quả tại Việt Nam.

Việt Nam – ngôi sao trên thị trường thương mại điện tử khu vực.

Theo dữ liệu từ iPrice Group, tổng lượt truy cập trung bình tốp 10 trang thương mại điện tử của Việt Nam đã gấp 2 lần Thái Lan, và gần 3 lần Malaysia trong quý III/2021.

Báo cáo e-Conomy SEA 2021 do Temasek (quỹ đầu tư của chính phủ Singapore), Google và công ty tư vấn quản lý Bain & Company công bố gần đây cho biết thị trường thương mại điện tử Việt Nam đạt 13 tỷ USD trong năm 2021.

Ước tính, con số này sẽ tiếp tục tăng trưởng khoảng 32%, tiến tới mức 39 tỷ USD trong năm 2025. Quy mô này sẽ giúp Việt Nam trở thành thị trường thương mại điện tử lớn thứ hai trong khu vực Đông Nam Á sau Indonesia.

Điều này cho thấy Việt Nam đã và đang trở thành một trong những “ngôi sao” trong thị trường thương mại điện tử khu vực Đông Nam Á.

Bước vào kỷ nguyên hậu Covid-19, tiêu dùng kỹ thuật số (digital consumers) đã trở thành một nếp sống mới và các nhà bán hàng kỹ thuật số ngày càng nhiều, đã tác động tích cực tới quy mô thị trường.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Cảm nhận của người sống trong Metaverse suốt 24h

Câu chuyện của Bà Joanna Stern, phóng viên tờ WSJ, sau 24 tiếng trải nghiệm thế giới ảo metaverse.

Cảm nhận của người sống trong Metaverse suốt 24h
Source: WSJ

Trong sự kiện Connect 2021 diễn ra cuối tháng 10, Facebook đổi tên công ty thành Meta, công bố hướng đi tập trung vào metaverse (vũ trụ ảo).

CEO Mark Zuckerberg đã trình diễn không gian ảo để mọi người gặp gỡ, làm việc, thảo luận và giải trí cùng nhau. Mỗi người được đại diện bằng những hình nhân ảo.

Sau Facebook, đến lượt Microsoft cũng tuyên bố tham gia cuộc đua metaverse bằng cách tích hợp Mesh, nền tảng làm việc trong không gian ảo vào ứng dụng họp trực tuyến Microsoft Teams vào năm 2022.

Zuckerberg cho biết sẽ mất nhiều năm và hàng tỷ USD để xây dựng metaverse. Tuy nhiên, một số app đang xuất hiện trong kính thực tế ảo (VR) đã có thể giúp chúng ta hình dung về không gian ảo.

Do đó, tôi quyết định sử dụng kính Oculus Quest 2, thuê một phòng khách sạn để thử sống trong metaverse. Đây là những trải nghiệm của tôi sau 24 tiếng trải nghiệm metaverse.

Những cuộc họp trở nên thú vị hơn.

Thật khó để giữ nghiêm túc trước biên tập viên của tôi khi giọng anh ấy phát ra từ một hình nhân ảo không có chân, khuôn mặt giống nhân vật Milhouse trong The Simpsons.

Tuy nhiên sau vài phút ngồi quanh bàn họp ảo, 2 chúng tôi nhận ra nó thú vị hơn những cuộc họp nhàm chán qua Zoom. Tôi có cảm giác anh ấy đang ngồi đối diện, giao tiếp bằng mắt hệt như ngoài đời.

Chúng tôi gặp nhau trong phòng làm việc ảo có tên Horizon Workrooms. Bạn có thể mời người khác tham gia phòng thông qua đường dẫn web.

Nếu sở hữu kính Oculus Quest 2, người được mời sẽ tham gia phòng họp với hình nhân ảo của riêng họ. Nếu không có kính VR, họ sẽ tham gia cuộc gọi video để thấy không gian và hình nhân ảo của bạn.

Source: WSJ

Tôi đã tham gia những cuộc họp ảo cả ngày, trong một ứng dụng họp có tên Spatial. Với Spatial, bạn cần tải ảnh chân dung lên trang web để tạo ra hình nhân có phần rùng rợn và khá máy móc.

Bạn cũng có thể thay đổi không gian ảo trong app thành phòng họp hay đêm lửa trại, xung quanh treo những tấm ảnh dưới dạng token không thể thay thế (NFT).

Tuy hình nhân ảo trong Horizon và Spatial rất khác nhau, chúng đều không có chân. Meaghan Fitzgerald, Giám đốc tiếp thị sản phẩm thực tế ảo tại Meta cho biết tạo ra đôi chân trong môi trường VR đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp.

“Chúng tôi có những thiết bị tuyệt vời để theo dõi phần trên của cơ thể bạn… Chúng tôi muốn tạo ra cảm giác chân thực khi tham gia môi trường VR, nhưng đừng nhìn xuống để thấy đôi chân không di chuyển như ý muốn”, Fitzgerald chia sẻ.

“Người kiểm duyệt” trong thế giới ảo.

Những cuộc họp trong metaverse của Horizon cho trải nghiệm khá tốt, một phần bởi bạn có thể kiểm soát người tham gia. Tôi từng chứng kiến những không gian công khai bị nhiều người lạ quấy rối khi sử dụng AltspaceVR của Microsoft.

AltspaceVR là nền tảng được dùng cho các chương trình hài kịch ảo, hòa nhạc, phòng thảo luận chung và nhiều mục đích khác.

Một lần khi bước vào công viên ảo trong AltspaceVR, tôi nghe thấy nhiều hình nhân ảo trò chuyện xung quanh, tôi tình cờ nghe một phụ nữ kể chuyện cô ấy là y tá và vừa chứng kiến bệnh nhân qua đời. Tôi cũng gặp một số người nói rằng đã tìm được nhiều bạn tốt trong không gian này.

“Trong bối cảnh đại dịch, tôi từng tham gia nhiều buổi diễn trên Zoom và chúng thật thảm họa. Trong Altspace, bạn có thể cảm nhận tiếng cười của người khác”, Kris Tinkle, diễn viên hài kịch tại Las Vegas (Mỹ) cho biết tương tác với các hình nhân ảo trong metaverse cũng dễ dàng hơn.

Vẫn có một số công cụ bảo mật trong các không gian ảo này. Bạn có thể nhấp vào một hình nhân để tắt tiếng, hoặc chặn để chúng biến mất hoàn toàn.

Ứng dụng cũng có người kiểm duyệt, thường xuất hiện trong một số không gian để người dùng liên hệ, thậm chí trà trộn vào các không gian nhằm phát hiện nhân vật có hành vi xấu.

Vẫn cần nhiều thời gian để hoàn thiện.

Có rất nhiều hoạt động khác trong không gian ảo, bao gồm trò chơi và tập thể dục – sở thích mới của tôi. Ứng dụng Supernatural sẽ đưa bạn đến những khu vực khác nhau, một “huấn luyện viên” hướng dẫn dùng thiết bị điều khiển kính VR để vuốt, đấm và né chướng ngại vật. Tôi hoàn toàn bị cuốn vào trò chơi nhưng giá của nó khá đắt, 19 USD/tháng hoặc 180 USD/năm. Công ty phát triển ứng dụng này đã ký thỏa thuận để về tay Meta.

Tôi cũng dành nhiều thời gian chơi Beat Sabre, một tựa game VR khá cơ bản, nhiệm vụ của bạn là đập nát những thứ trước mặt bằng cử chỉ đấm tay.

Một sự trùng hợp khi Meta cũng đã mua lại công ty phát triển trò chơi này. Ngoài ra, ứng dụng có tên Guided Meditation đã đưa tôi đến hồ Azure (British Columbia), lắng nghe một số bài tập nhẹ nhàng để thiền.

Tôi đã tạo 4 hình nhân ảo khác nhau cho các ứng dụng trong suốt 24 tiếng, bên cạnh việc đăng ký tài khoản bằng bàn phím ảo. Đó là những gì sẽ diễn ra khi metaverse trở nên phổ biến.

Meta và Microsoft muốn cung cấp những nền tảng cơ bản, yêu cầu đăng nhập tài khoản và tạo hình nhân ảo để xuất hiện xuyên suốt thời gian tham gia metaverse.

Không ngạc nhiên khi Meta và Microsoft, 2 công ty đứng ngoài cuộc đua di động, muốn xây dựng một iOS và Android trong metaverse.

Không chỉ phần mềm, Meta và Microsoft còn chủ động về phần cứng. Cách đây vài năm, kính VR cần kết nối với máy tính bằng các dây cáp cồng kềnh. Oculus Quest 2 được xem là bước tiến lớn khi có thể hoạt động độc lập.

Tuy nhiên, sử dụng trong một tiếng liên tục cũng đủ để kính gặp vấn đề hiệu năng, ứng dụng bị lỗi và hao pin. Tôi cũng phải dùng thuốc giảm đau đầu sau khi dùng kính trong thời gian dài.

Source: WSJ

Không gian ảo mà tôi sống thử trong 24 tiếng chính là lối thoát khỏi thế giới thực. Trong khi thực tế tăng cường đưa hình ảnh ảo vào thế giới thực, kính VR là cách đưa chúng ta vào một thế giới ảo hoàn toàn, có thể nhìn những hình ảnh 3D một cách tự nhiên hơn.

Trong Horizon Workrooms, bạn có thể kết nối máy tính Windows hoặc macOS để màn hình của chúng xuất hiện trong thế giới ảo.

Khá thú vị khi vừa họp với biên tập viên của tôi trong thế giới ảo, vừa ghi chú trên laptop thật. Tất nhiên, sẽ cần thêm thời gian để xây dựng hoàn chỉnh metaverse, và rất nhiều vấn đề cần giải quyết trước khi thế giới này có thể phổ biến.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo WSJ

Quảng cáo trên Metaverse: Metaverse sẽ làm thay đổi ngành quảng cáo

Theo các chuyên gia, Metaverse có thể thay đổi cơ bản ngành quảng cáo, mảng kinh doanh quan trọng của nhiều hãng công nghệ như Facebook hay Google. Vậy thực chất quảng cáo trên Metaverse có gì mới và các thương hiệu có thể tiếp cận như thế nào.

metaverse quảng cáo
Quảng cáo trên Metaverse: Metaverse sẽ làm thay đổi ngành quảng cáo

Metaverse gần đây trở thành chủ đề được quan tâm, nhất là sau sự kiện Facebook đổi tên thành Meta.

Khái niệm metaverse mà các hãng công nghệ vận dụng hứa hẹn người dùng từ mạng xã hội sang một thế giới ảo rộng lớn hơn, trong đó quảng cáo vẫn là hình thức chủ đạo giúp các công ty thu hút khách hàng mới và kiếm lời.

“Metaverse là biên giới tiếp theo giống như mạng xã hội khi chúng ta bắt đầu. Nó có tiềm năng được đầu tư và sẽ trở nên rất rộng lớn”, tỷ phú Orlando Bravo, đồng sáng lập và quản lý của Thomas Bravo nói với CNBC.

Những bước đầu thận trọng với quảng cáo trên Metaverse.

Trong giai đoạn đầu, các chuyên gia cho biết các thương hiệu sẽ tiếp cận bằng các bảng quảng cáo trên metaverse.

Mẫu quảng cáo tương tự có thể gặp trong các trò chơi như Tiki-Taka Soccer và FIFA Mobile, vừa tăng độ nhận diện đồng thời cũng dẫn khách hàng đến sản phẩm nếu có nhu cầu.

“Nó sẽ rất giống với những gì chúng ta có trong hôm nay ở thế giới thực. Giống như cách ta đặt biển quảng cáo bên đường hoặc ngoài căn nhà, các nhãn hàng có thể mua những vị trí này trong môi trường metaverse”, CNBC trích lời Jason Velliquette, phó chủ tịch điều hành mảng digital của công ty tư vấn marketing R3.

Bên cạnh đó, người có ảnh hưởng (influencer) tiếp tục là yếu tố quan trọng để nâng cao khả năng thành công trong việc truyền tải thông điệp đến khách hàng.

“Người dùng vẫn có thể theo dõi những cá nhân này trên các kênh của họ, tham dự hội thảo, các buổi diễn thuyết hay những chương trình tương tự.

Các thương hiệu có thể hợp tác với những người có ảnh hưởng khác nhau để thực sự tạo nên tiếng vang trong không gian metaverse”, Velliquettle nói.

Sản phẩm xuất hiện một cách tự nhiên.

Đại dịch buộc nhiều thương hiệu phải thử nghiệm những công nghệ mới nhất, đơn cử như các ứng dụng thử đồ quần áo và mỹ phẩm ảo. Phát triển nhanh trong thế giới thực, “thời trang ảo” là mục tiêu rõ ràng để thử nghiệm sớm trong metaverse.

“Sẽ dễ hình dung một avatar riêng thay mỗi người khám phá metaverse, khoác lên mình những bộ đồ từ các thương hiệu như Nike, Adidas, Balenciaga hay Gucci hay Levi’s, không quan trọng đó là nhãn nào”, Max Pinas, giám đốc sáng tạo của công ty quảng cáo Dept cho biết.

Vào tháng 5 vừa qua, Gucci đã giới thiệu một chiếc ví trong Roblox có giá đắt hơn một món đồ ở ngoài đời thực.

Source: Nike

Với Nike, hãng có thế giới ảo Nikeland riêng trong Roblox, được mô phỏng theo trụ sở chính. Không chỉ có các minigame khác nhau để người dùng trải nghiệm như bóng né hay đuổi bắt, Nike cũng lên kế hoạch về một showroom kỹ thuật số, tích hợp cả vận động viên và sản phẩm.

Vũ trụ Metaverse mới cho người tiêu dùng khám phá thương hiệu thông qua quảng cáo.

Dù metaverse chưa tồn tại, nó sẽ mang đến một vũ trụ khách hàng và không gian mới để khai thác tài sản trí tuệ hiện có cho các công ty.

“Năm đại dịch vừa qua, cách tương tác với trải nghiệm kỹ thuật số đã khiến chúng tôi thực sự mở rộng tầm mắt về những gì có thể làm được.

Các trải nghiệm từ nay sẽ ở một không gian rộng lớn, nơi thương hiệu sẽ tạo ra sự kiện để thu hút mọi người đến và mở rộng quy mô ở đó”, Tiffany Rolfe, giám đốc sáng tạo toàn cầu của công ty quảng cáo R/GA cho biết.

Một số lãnh đạo ở các công ty quảng cáo nhận xét những nỗ lực thành công cần để tâm đến định nghĩa ban đầu của metaverse, nơi một cá nhân lựa chọn để thoát ra khỏi thế giới thực.

Điều này đồng nghĩa với việc các thương hiệu không nên tái sử dụng những quảng cáo mà con người đã biết, thay vào đó là làm mới cách tiếp tiếp cận khách hàng.

“Trong không gian metaverse, các thương hiệu cần tìm thấy sự cân bằng giữa hiện thực và tính nguyên bản bằng cách cung cấp tiện ích và ý nghĩa cho mọi người qua sức sáng tạo và đổi mới từ công nghệ.

Tóm gọn lại, họ phải tạo ra những trải nghiệm mà mọi người dùng thực sự muốn”, Lewis Smithingham, giám đốc giải pháp sáng tạo của Media.Monks nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Ngành quảng cáo ngoài trời OOH đang vào giai đoạn chuyển đổi số mạnh mẽ

Tại hội nghị trong ngành quảng cáo và marketing DPAA Submit vừa qua được tổ chức tại New York, nhiều nội dung về quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời (Digital OOH) đã được thảo luận.

Ngành quảng cáo ngoài trời OOH đang vào giai đoạn chuyển đổi số mạnh mẽ
Source: Adweek

Ông Connor Burden, đồng sáng lập của nền tảng quảng cáo ngoài trời (OOH) AdQuick cho biết: “Nhìn chung, các rào cản cũ đối với quảng cáo OOH đang giảm xuống.

Qua thời gian, OOH vẫn thể hiện được giá trị của nó, chúng ta biết rằng đại dịch sẽ không kéo dài mãi mãi và mọi người sẽ sớm ra đường đông trở lại.”

Khi toàn thế giới đang tiến hành chuyển đổi số trên nhiều lĩnh vực, các quảng cáo OOH cũng đang dần được chuyển đổi và theo hướng tự động (Programmatic) nhiều hơn, các quảng cáo được triển khai theo hướng dữ liệu (data-driven) và được tích hợp vào các chiến dịch đa kênh để từ đó mang lại hiệu quả cao hơn cho các nhà tiếp thị lẫn các nhà xuất bản.

Về cơ bản, giờ đây với OOH, các nhà tiếp thị có đủ các công cụ để thúc đẩy kết quả cũng như hiệu suất quảng cáo như các kênh khác.

Khi nhiều không gian công cộng hiện được đưa vào sử dụng hơn, các nhà quảng cáo có nhiều cách hơn để tận dụng OOH trong tương lai, ngành công nghiệp quảng cáo OOH đang chứng kiến ​​một sự bùng nổ chưa từng có.

Theo một nghiên cứu mới được thực hiện bởi công ty nghiên cứu Advertiser Perceptions, có 2/3 các nhà ra quyết định truyền thông đã kích hoạt các chiến dịch quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời (D-OOH) mới trong 18 tháng qua và 81% nhà quảng cáo sẽ tiếp tục sử dụng D-OOH trong kế hoạch truyền thông của họ trong 12 tháng tới.

Trực tiếp và phục hồi.

Khi thế giới trở lại bình thường và ngày càng có nhiều người tiêu dùng quay trở lại các hoạt động ngoài trời, các nhà quảng cáo đang điều chỉnh lại kế hoạch của họ nhằm tận dụng lợi thế của bối cảnh D-OOH đang bùng nổ.

Đây cũng là chủ đề chính được thảo luận tại hội nghị DPAA Submit được tổ chức vào tháng 10 vừa qua tại New York. “Phục hồi, đổi mới và hồi sinh” là 3 từ khoá chính của hội nghị.

Hội nghị quy tụ hơn 650 nhà hoạch định truyền thông và quảng cáo trên toàn cầu.

Tại sự kiện, Ông Frey, Chủ tịch và giám đốc điều hành của DPAA chia sẻ thông điệp: Khả năng phục hồi và chuyển đổi trong ngành sẽ bảo vệ doanh nghiệp và ngành trước những thách thức không thể nhìn thấy trong tương lai.

Các thương hiệu đang thử nghiệm và học hỏi.

Tại hội nghị, các thương hiệu lớn đã nói về hành trình kỹ thuật số của chính họ và vai trò của OOH trong đại dịch.

Bà Shenan Reed, Phó Chủ tịch cấp cao về truyền thông tại L’Oreal, cho biết: “Thế giới bây giờ tươi sáng hơn. Đó là ‘Aha moment’ (khoảng khắc bất ngờ, mới mẻ) sau khi chúng ta rời khỏi căn phòng này, ngẩng đầu lên khỏi các thiết bị của mình. Không có một phương tiện nào mà chúng ta bỏ qua cả.”

“Mọi thứ vẫn ổn nhưng đang trở nên phức tạp hơn. Nó làm cho công việc của chúng ta sẽ giống như các nhà phân tích dữ liệu hơn là nhà hoạch định hay nhà chiến lược truyền thông.

Thách thức lớn nhất đối với các chiến dịch đa kênh (omni/cross-channel) là lấy tất cả các dữ liệu ở cùng một nơi. Và quảng cáo theo ngữ cảnh (contextual ads) hiện hoàn toàn hiệu quả trên các kênh như OOH.

Bà cho biết thêm: “Chúng tôi đang tìm cách thử nghiệm và học hỏi, đồng thời biến điều này thành KPIs mới. Chúng tôi muốn mua những quảng cáo có thể nâng cao trải nghiệm của người tiêu dùng.”

Kết nối các điểm chiến lược.

Các thương hiệu hiện có thể thử nghiệm nhiều hơn và kết hợp OOH vào chiến dịch đa kênh vì những thay đổi của nó, đặc biệt là nhờ tính năng tự động (Programmatic).

Ví dụ: nền tảng OOH AdQuick gần đây đã hợp tác với VIOOH, một nền tảng quảng cáo kỹ thuật số. Kết quả là khả năng truy cập tự động vào không gian quảng cáo (Inventory) D-OOH trở nên hiệu quả hơn, bao gồm các bảng quảng cáo kỹ thuật số ngoài đường.

Ông Connor Burden từ AdQuick cho biết: “Chưa bao giờ chúng tôi mong đợi rằng ngành công nghiệp OOH sẽ thay đổi như nó đã xảy ra vào năm 2020.

Đại dịch có tác động đáng kể đến ngành và chúng tôi đã phản ứng đến điều này bằng cách đi sâu hơn vào dữ liệu để đảm bảo các chiến dịch của khách hàng của chúng tôi có hiệu quả về mặt hiệu suất và chiến lược.”

Ông nói tiếp: “Bằng cách sử dụng dữ liệu từ các đối tác đo lường của chúng tôi, cũng như những hiểu biết mang tính địa phương của các đơn vị sở hữu phương tiện truyền thông, chúng tôi có thể biết người tiêu dùng hiện đang ở đâu vào thời điểm đó – và đề xuất các chiến lược truyền thông OOH có nhiều khả năng tiếp cận đúng người tiêu dùng nhất.”

Khả năng đo lường của các phương tiện OOH đặc biệt hữu ích đối với các thương hiệu CPGs (hàng đóng gói tiêu dùng) khi ngành hàng này chủ yếu tập trung vào các phần đầu của phễu bán hàng (Sales Funnel), tuy nhiên các nền tảng OOH cũng cần kết nối nhiều hơn với các dữ liệu mua hàng cuối cùng nếu muốn thể hiện rõ tính hiệu quả của nó.

Các nhà quảng cáo giờ đây không còn chỉ phụ thuộc vào việc ghé thăm cửa hàng như là một tín hiệu đại diện để bán hàng nữa – họ có thể tận dụng tính năng nhắm mục tiêu quảng cáo của các nền tảng OOH và đo lường mức tăng doanh số bán hàng cuối cùng dựa trên các giao dịch thực tế tại các cửa hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Cách vừa trở thành nhà lãnh đạo hiệu quả vừa không độc hại

Nhiều người cho rằng sẽ là bất khả thi để vừa có thể là một nhà lãnh đạo hiệu quả vừa là một người tốt, ít hoặc không độc hại.

Cách vừa trở thành nhà lãnh đạo hiệu quả vừa không độc hại
Source: Ryan McVay/Getty Images

Cách đây vài năm, Ông Jesper Brodin, Giám đốc điều hành của Ingka Group (sở hữu thương hiệu IKEA), đã được yêu cầu tiếp quản quyền quản lý của IKEA Trung Quốc, doanh nghiệp đang thực sự cần sự thay đổi để thành công và phát triển bền vững.

Trước khi chấp nhận một cuộc tái cấu trúc đầy khó khăn như vậy, ông đã tự hỏi mình: “Liệu tôi có đủ can đảm và sức chịu đựng để làm điều này không?”

Là một nhà lãnh đạo, làm thế nào để bạn có thể vượt qua những tình cảnh khó khăn khi bạn vừa phải thể hiện rõ trách nhiệm lãnh đạo vừa vẫn phải là một người tốt, không độc hại? Đây là một câu hỏi muôn thuở đối với tất cả các nhà lãnh đạo.

Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng, khi đứng trước một hoàn cảnh khó khăn, để vượt qua nó, chúng ta chỉ có thể hoặc trở thành một người tốt hoặc trở thành một nhà lãnh đạo cứng rắn và hiệu quả. Tuy nhiên đây là một quan điểm sai lầm.

Việc trở thành một người tốt (không hoặc ít độc hại) và nhà lãnh đạo thành công không loại trừ hay mẫu thuẫn lẫn nhau. Trên thực tế, những người có thể vượt qua được những hoàn cảnh khó khăn nhất hay hoàn thành những công việc tưởng chừng như không thể nhất là những người giàu tính người nhất. Ít nhất, họ có hai yếu tố: trí tuệ và lòng trắc ẩn.

Theo một bài đăng trên tạp chí HBR, nhà lãnh đạo giàu lòng trắc ẩn và trí tuệ được định nghĩa là người có sự hiểu biết sâu sắc về điều gì có thể thúc đẩy một con người, người này luôn minh bạch và can đảm với những gì mình làm, ngay cả khi điều đó không hề thoải mái đối với họ.

Lòng trắc ẩn là phẩm chất liên quan đến sự quan tâm và lo lắng thực sự đến người khác, với ý định hỗ trợ và giúp đỡ một cách tích cực.

Những nhân viên làm việc dưới các nhà lãnh đạo có trí tuệ hoặc lòng trắc ẩn đều có những trải nghiệm tích cực trên nhiều khía cạnh. Họ thích thú và gắn bó với công việc của mình và ít có khả năng bị kiệt sức nhất.

Sự hài lòng trong công việc của họ cũng cao hơn 86% so với các nhân viên làm việc cho một nhà lãnh đạo ít có trí tuệ và lòng trắc ẩn hơn.

Mặc dù vai trò hay sức mạnh của sự kết hợp giữa trí tuệ và lòng trắc ẩn là quá rõ ràng, tuy nhiên để thực hiện nó, nhà lãnh đạo cần nhiều thời gian để học tập và rèn luyện.

Bước quan trọng đầu tiên là bạn cần suy nghĩ lại về khái niệm lãnh đạo (khác với quản lý) và học lại ý nghĩa của việc trở thành một con người.

Nói một cách rất đơn giản, quản lý là kiểm soát những người khác, trong khi với lãnh đạo, bạn tìm cách lắng nghe và nhìn nhận nhiều hơn, bạn thiết lập phương hướng, rồi sau đó bạn dần trao quyền và từ bỏ việc kiểm soát.

Khi nói về việc lãnh đạo, bạn không nhất thiết (hoặc không nên) tỏ ra là người giỏi nhất trong căn phòng hay so với những người xung quanh.

Trên thực tế, việc đưa ra quyết định chỉ dựa trên nhà lãnh đạo sẽ mang lại rất nhiều rủi ro. Thay vào đó, bạn nên tạo ra một nền văn hóa trao quyền và giàu lòng trắc ẩn, bạn chấp nhận những quan điểm đa dạng, điều cuối cùng sẽ cho phép nhân viên có thể sáng tạo, làm việc năng suất và hạnh phúc hơn.

Để thúc đẩy kiểu lãnh đạo này, điều quan trọng là chúng ta phải thừa nhận rằng chúng ta không chỉ làm việc dựa trên chức danh, chúng ta không chỉ có công việc hay trách nhiệm, chúng ta còn là con người và cần kết nối ở cấp độ con người với những người khác.

Dưới đây là 4 cách để các nhà lãnh đạo vừa có thể trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả vừa thể hiện mình là một con người thực sự, giàu lòng trắc ẩn.

Hãy nhớ về Quy tắc vàng.

Từ gốc rễ của nó, lòng trắc ẩn là khi bạn mong muốn thấy người khác được hạnh phúc và sẵn sàng hành động để khiến điều đó xảy ra. Về cơ bản, đây là một biểu hiện của Quy tắc vàng: Hãy đối xử với người khác như cách bạn muốn họ đối xử với mình.

Quy tắc Vàng là một bước quan trọng để đưa lòng trắc ẩn vào hành động một cách khôn ngoan vì nó đòi hỏi bạn phải xem xét đến các quan điểm của người khác trước khi thực hiện bất cứ điều gì. Khi bạn có thể đặt mình vào vị trí của người khác, bạn có thể có những cách nhìn mới mẻ và trách nhiệm hơn.

Mặc dù đặt mình vào vị trí của người khác là cách tốt để phản ánh về sự việc, nhưng điều quan trọng là bạn cần tránh nghĩ rằng bạn “biết tuốt” về người đối diện, hiểu hết việc họ đang cảm thấy hoặc trải qua những gì.

Bạn cần cân bằng giữa việc đặt mình vào vị trí của người khác với việc không cho rằng bạn hiểu hết mọi thức về họ, thay vào đó, bạn cần lắng nghe nhiều hơn.

Chăm chú lắng nghe.

Con người chúng ta có 2 tai nhưng chỉ có 1 miệng. Điều này về cơ bản có nghĩa là chúng ta có thể — và nên — nghe nhiều gấp đôi so với việc nói.

Khi bạn thực sự lắng nghe người khác, họ cảm thấy được lắng nghe và thấu hiểu, điều này đáp ứng một trong những nhu cầu chính của chúng ta đó là “tính người”.

Nếu bạn có thể chăm chú lắng nghe bằng sự cởi mở và sẵn sàng học hỏi, bạn không chỉ trở nên khôn ngoan hơn mà còn có thể thực sự giúp đỡ người khác. Nếu bạn sắp có một cuộc trò chuyện quan trọng, bạn nên sẵn sàng cho điều này.

Bạn cần tạo ra một môi trường phù hợp, nơi mà bạn đang thực sự lắng nghe và cảm nhận những gì người kia muốn truyền tải thay vì chỉ tập trung vào việc giải quyết các vấn đề cá nhân của chính bạn.

Hãy tự hỏi bản thân, điều này có lợi gì cho người khác?

Lòng trắc ẩn là sự lựa chọn chứ không phải được an bài. Việc tự đặt ra cầu hỏi làm thế nào bạn có thể mang lại lợi ích cho người khác, là một cách để có lòng trắc ẩn. Bất cứ khi nào bạn chuẩn bị làm quen với ai đó, hợp tác với ai đó hay bất cứ điều gì, hãy dành một chút thời gian để suy nghĩ về những gì có thể xảy ra với người này, thuận lợi hay thách thức gì.

Điều gì tốt và điều gì là xấu? Và sau đó hãy tự hỏi bản thân: họ có thể cần những sự hỗ trợ nào để vượt qua những tình cảnh khó khăn đó? Bạn có thể làm gì để khiến họ nhận thức rõ hơn về những “điểm mù” đang có.

Lối suy nghĩ này sẽ giúp bạn tạo ra sự tương tác giữa mọi người nhiều hơn, tập trung vào sự tăng trưởng và phát triển nhiều hơn, không chỉ cho tổ chức mà còn cho chính họ.

Khiến mọi người có thể nhìn thấy và phát triển tối đa tiềm năng.

Tất cả chúng ta đều có nhu cầu được nhìn nhận và đánh giá cao. Một nhà lãnh đạo giỏi là người vừa có thể đánh giá cao nhân viên của họ ngày hôm nay vừa có thể khiến nhân viên của mình vươn xa hơn vào ngày mai, họ khiến nhân viên nhìn thấy và phát triển nhiều hơn tiềm năng của bản thân.

Tuy nhiên, lãnh đạo không phải là người cần cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người và khiến họ cảm thấy hài lòng và thoải mái nhất. Lãnh đạo là hỗ trợ mọi người bằng cách giúp họ nhìn nhận đúng bản thân, nhận ra điểm yếu, điểm còn thiếu sót và tìm cách cải thiện nó.

Thay vì né tránh những cuộc trò chuyện không thoải mái, hãy cố gắng thúc đẩy những tiềm năng mới như là một dấu hiệu của sự quan tâm thực sự bạn dành cho họ.

Khi chúng ta thực hành lòng trắc ẩn bằng cách đưa nhiều yếu tố con người hơn vào vai trò lãnh đạo của mình, chúng ta có thể tạo ra một nền văn hóa trong đó những người khác sẽ kết nối với nhau ở cấp độ tình cảm, luôn làm việc để vươn đến một tiềm năng mới của bản thân, tạo ra sự thay đổi cho chính họ và tổ chức.

Lãnh đạo là một hành trình khó khăn nhưng có thể học được.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

e-Conomy SEA 2021: Kỷ nguyên số của Đông Nam Á

Với khoảng 589 triệu người ở Đông Nam Á (SEA) ở thời điểm hiện tại, một kỷ nguyên mới đang xuất hiện. Nền kinh tế số của khu vực đang chuyển từ khả năng phục hồi sang hồi sinh và được dự đoán sẽ đạt tổng giá trị hàng hóa (GMV) 1000 tỷ đô la vào năm 2030.

e-Conomy SEA 2021: Kỷ nguyên số của Đông Nam Á

Mới đây nhất, bản báo cáo chi tiết về tình hình và cơ hội phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số (digital economy) của khu vực e-Conomy SEA 2021 được đóng góp bởi Google, Temasek và Bain & Company đã được xuất bản.

Báo cáo là nghiên cứu và phân tích sâu rộng cho thấy rằng sự thay đổi do đại dịch trong hành vi của người tiêu dùng dự kiến ​​sẽ có tác động lâu dài đến các động lực tăng trưởng chính trong nền kinh tế internet như: thương mại điện tử (eCommerce), thực phẩm và vận tải, online media, du lịch trực tuyến và các dịch vụ tài chính kỹ thuật số (digital financial).

Để mở ra các cơ hội phát triển kinh doanh mới, các thương hiệu cần biết và làm những gì để đáp ứng kỳ vọng và gia tăng sự hài lòng của người tiêu dùng.

Đồng thời, nền kinh tế mới này có ý nghĩa như thế nào đối với các thương hiệu và những người làm marketing. Tất cả đều sẽ được tiết lộ.

Dưới đây là một số nội dung chính của báo cáo.

Tiêu dùng các dịch vụ kỹ thuật số là một lối sống mới và sẽ tiếp tục tăng trưởng.

Tại Đông Nam Á vào năm 2021, không chỉ có số lượng tăng lên về người dùng internet mới, số lượng người tiêu dùng kỹ thuật số (digital consumers), hay những người dùng đã trả phí cho một dịch vụ trực tuyến, cũng tăng lên.

Trước hết, khu vực này đã có thêm 40 triệu người dùng internet mới trong 2021, đưa mức độ thâm nhập internet của khu vực lên con số 75%.

Ngoài ra, 60 triệu người bắt đầu sử dụng các dịch vụ kỹ thuật số sau đại dịch và khoảng 1/3 trong số họ thực hiện lần đầu vào năm 2021.

Hơn nữa, việc áp dụng các dịch vụ kỹ thuật số vẫn tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2021, từ các dịch vụ về thương mại điện tử đến giao đồ ăn và gọi xe.

Phần trăm người dùng internet trên các dịch vụ kỹ thuật số.

Ngoài việc tiếp tục thích nghi với các dịch vụ kỹ thuật số, người tiêu dùng ngày càng sử dụng chúng nhiều hơn. Trung bình, họ đã mua nhiều hơn gần 4 dịch vụ kỹ thuật số so với mức tiêu dùng trước đại dịch.

Tần suất sử dụng và chi tiêu của họ trên các dịch vụ kỹ thuật số cũng đang tăng lên, đặc biệt là đối với các dịch vụ như hàng tạp hóa và giao đồ ăn.

6/10 người dùng hiện tại của cả hai dịch vụ kỹ thuật số này đã tăng chi tiêu và tần suất sử dụng kể từ khi bắt đầu đại dịch.

Theo các nhà phân tích, việc tiêu thụ các dịch vụ kỹ thuật số là một lối sống mới và nó đang được kỳ vọng là sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trong thập kỷ kỹ thuật số sắp tới.

Đến thời điểm hiện tại, có 80% người tiêu dùng kỹ thuật số trong khu vực hài lòng với các dịch vụ kỹ thuật số hiện có, 9 trong số 10 người tiêu dùng mới bắt đầu sử dụng dịch vụ kỹ thuật số vào năm 2020.

Các thương hiệu nên phải làm gì để có thể phát triển mạnh mẽ trong thập kỷ kỹ thuật số này.

Khi việc tiêu dùng các dịch vụ kỹ thuật số trở thành thói quen không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, người tiêu dùng kỹ thuật số đang kỳ vọng nhiều hơn khi quyết định số tiền mà họ sẽ chi tiêu và thương hiệu họ lựa chọn.

Theo nghiên cứu từ báo cáo, có 5 yếu tố chính ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tiêu dùng, điều sẽ quyết định việc họ sẽ ở lại với một thương hiệu nào đó hay chuyển sang một thương hiệu thay thế:

  • Nhiều sự lựa chọn hơn, nhiều phân loại hơn.
  • Giá cả cạnh tranh.
  • Trải nghiệm mua sắm tốt hơn.
  • Sự tiện lợi trong quá trình mua hàng.
  • Nhiều tuỳ chọn thanh toán.

Các thương hiệu cần lưu ý rằng, sự hài lòng của khách hàng tăng lên có tác động tích cực đến mức độ sẵn sàng chi tiêu của người tiêu dùng.

Ví dụ: những người hài lòng với dịch vụ gọi xe chi tiêu nhiều hơn 70% cho mỗi giao dịch, so với những người trung lập hoặc tỏ ra không hài lòng.

Vài lời khuyên cho các marketer.

Các thương hiệu muốn phát triển mạnh trong thập kỷ kỹ thuật số mới này phải đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của người tiêu dùng kỹ thuật số để từ đó giữ chân và tăng lòng trung thành của họ với thương hiệu.

Dưới đây là 4 bí kíp nhỏ về cách “chiến thắng” người tiêu dùng kỹ thuật số và khiến họ trở thành người ủng hộ của thương hiệu.

  • Giúp cuộc sống của những người tiêu dùng kỹ thuật số mới và hiện tại trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Trong số những người có ý định tiếp tục sử dụng các dịch vụ kỹ thuật số, hơn 50% nói rằng họ thực hiện điều này bởi vì nó đã giúp cuộc sống của họ dễ dàng hơn hoặc thuận tiện hơn. Một trải nghiệm khách hàng trực tuyến và ngoại tuyến liền mạch là cách mà các dịch vụ kỹ thuật số có thể cung cấp cho người dùng của họ.
  • Làm cho các ứng dụng (app) hoặc website của thương hiệu trở nên thân thiện hơn với người dùng để họ có thể dễ dàng tìm và mua những gì họ cần. Cung cấp các thông tin mô tả chi tiết về sản phẩm và dịch vụ, hiển thị rõ ràng các tùy chọn giao hàng và thanh toán, đồng thời hiển thị các chi phí phát sinh nếu có.
  • Cung cấp nhiều tùy chọn thanh toán kỹ thuật số hoặc cho vay kỹ thuật số, chẳng hạn như ví điện tử mua trước trả sau (BNPL). Mọi người trong khu vực đang muốn tiếp cận các dịch vụ thanh toán khác nhau và BNPL là một lựa chọn cho vay kỹ thuật số phổ biến dành cho những người tiêu dùng ít sử dụng ngân hàng hoặc không có thẻ tín dụng.
  • Thường xuyên thăm hỏi người tiêu dùng kỹ thuật số về trải nghiệm của họ trong mọi giai đoạn của hành trình mua hàng. Điều này sẽ giúp thương hiệu xác định nhu cầu của họ, các phạm vi cần cải thiện và giải quyết bất kỳ điểm khó khăn nào của họ.

Các phân khúc tiêu dùng chính trong khu vực đang dịch chuyển như thế nào.

Thương mại điện tử vẫn là phân khúc dẫn đầu, với GMV tăng gần gấp đôi so với năm ngoái, từ 74 tỷ USD vào năm 2020 lên 120 tỷ USD vào năm 2021. Giao đồ ăn (Food delivery) và Online Media là hai dịch vụ kỹ thuật số tăng trưởng ấn tượng khác.

Động lực tăng trưởng của nền kinh tế Internet Đông Nam Á.

Dưới đây là những gì cho thấy tiềm năng phát triển của thương mại điện tử, giao đồ ăn và video trực tuyến và tại sao nó lại có ý nghĩa đối với các nhà tiếp thị.

Thương mại điện tử (eCommerce).

Thương mại điện tử vẫn tiếp tục chiếm phần lớn sự tăng trưởng của thị trường vào năm 2021 và được dự báo sẽ chiếm hơn 2/3 GMV của khu vực vào năm 2030.

Không chỉ ở các khu vực thành thị, với khu vực nông thôn, gần 50% chi tiêu bán lẻ sẽ diễn ra trực tuyến, so với mức chỉ khoảng 10% hiện nay.

Sự tăng trưởng này một phần được thúc đẩy nhờ vào sự phổ biến của các dịch vụ tài chính kỹ thuật số như ví điện tử và dịch vụ mua trước trả sau BNPL, khi có không ít người tiêu dùng hiện vẫn còn hạn chế trong việc thanh toán qua ngân hàng hay các dịch vụ thẻ.

Hàng tạp hóa số (E-grocery) là một phân ngành có tiềm năng đáng kể khác để các thương hiệu có thể cân nhắc và dịch chuyển. Hàng tạp hóa hiện chiếm hơn 50% tổng chi tiêu bán lẻ trong khu vực, nhưng thị phần trực tuyến tổng thể của danh mục này vẫn đang ở mức rất thấp với chỉ khoảng 2%.

Nếu mức độ thâm nhập thị trường đạt khoảng 10 đến 20% vào năm 2030, lĩnh vực này có khả năng phát triển với quy mô bằng toàn bộ thị trường thương mại điện tử hiện nay.

Điều này có ý nghĩa gì đối với các nhà tiếp thị: Khi khả năng thâm nhập thị trường tăng lên, điều quan trọng không chỉ là khả năng thu hút người dùng mà còn là năng lực tăng mức độ gắn bó của người dùng và giá trị trên mỗi đơn hàng.

Với lĩnh vực hàng tạp hóa số (điện tử), việc cho người tiêu dùng thấy bạn nổi bật như thế nào so với các thương hiệu khác bằng các trải nghiệm khách hàng thuận tiện, liền mạch là một chìa khóa hết sức quan trọng.

Điều này bao gồm việc thương hiệu cần cung cấp các tùy chọn giao hàng nhanh hơn, chẳng hạn như giao hàng trong một giờ, hai giờ hoặc giao trong ngày đối với hàng thực phẩm tươi sống.

Thương hiệu cũng có thể cung cấp trải nghiệm mua sắm liền mạch hơn khi mọi người có thể mua hàng trực tuyến và nhận hàng tại các cửa hàng.

Giao đồ ăn.

Giao đồ ăn cũng dịch vụ kỹ thuật số có mức tăng đáng kể trong nửa đầu năm 2021. 70% người dùng internet trong khu vực hiện đã sử dụng dịch vụ này và 65% người tiêu dùng hiện tại đã tăng tần suất sử dụng chúng.

Nếu mức độ thâm nhập và tỷ trọng ví điện tử tiếp tục tăng lên, lĩnh vực thực phẩm và vận tải có thể đạt bằng quy mô của thị trường thương mại điện tử ngày nay.

Điều này có ý nghĩa gì đối với các nhà tiếp thị: Giao đồ năn là phân ngành có tính cạnh tranh cao, không chỉ vì nó là một dịch vụ có tính siêu địa phương (hyperlocal service) với các rào cản gia nhập tương đối thấp, mà còn vì dịch vụ này được coi là thiết yếu đối với các thương hiệu muốn tăng cường sự tương tác với người dùng.

63% người tiêu dùng kỹ thuật số cho biết rằng họ có khả năng chuyển sang các nhà cung cấp dịch vụ giao đồ ăn khác nếu họ có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu tốt hơn.

Các dịch vụ đăng ký video.

Các dịch vụ xem video có đăng ký và trả phí (Subscription video), một phân ngành của ngành truyền thông trực tuyến, đang phát triển khá mạnh mẽ. Số lượng người dùng đăng ký đã tăng 30% từ năm 2020 đến năm 2021.

Điều này xảy ra nhờ khả năng truy cập internet và năng tiếp cận việc thanh toán kỹ thuật số ngày càng thuận tiện hơn.

Điều này có ý nghĩa như thế nào đối với các nhà tiếp thị: Để thâm nhập sâu hơn vào thị trường đại chúng (mass market) và các khu vực khác ngoài thành phố lớn, nơi người tiêu dùng vẫn còn nhiều hạn chế về khả năng thanh toán liên quan đến ngân hàng, thương hiệu sẽ cần cung cấp các tùy chọn thanh toán khác nhau, nhiều gói khác nhau.

Khi nền kinh tế internet của Đông Nam Á tiến tới mức GMV trị giá 1.000 tỷ đô la trong thập kỷ kỹ thuật số này, các thương hiệu cần đáp ứng kỳ vọng ngày càng tăng của người tiêu dùng và mang lại sự hài lòng của họ ở mọi giai đoạn của hành trình mua hàng.

Để tìm hiểu thêm về các cơ hội kinh doanh tiềm năng cũng như các phân tích thị trường cụ thể theo khu vực và quốc gia, bạn có thể tải full bản báo cáo e-Conomy SEA 2021 tại: Link

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Xây dựng công ty “không phải để thành ông chủ hay sếp của ai cả”

Với Hanno Renner – CEO của Personio, một trong những startup giá trị nhất tại châu Âu, điều quan trọng là nhân viên được trao quyền để đưa ra quyết định đúng đắn và được trao quyền để hành động như một doanh nhân.

Source: Personio

Khởi nghiệp 6 năm – định giá 6 tỷ USD.

Sau 6 năm thành lập và phát triển, Personio đã trở thành một trong những startup giá trị nhất tại châu Âu với mức định giá 6,3 tỷ USD. Theo CNBC, đây là công ty phần mềm hướng đến đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thành lập Personio vào năm 2015 tại Munich (Đức), bộ tứ co-founder Hanno Renner, Roman Schumacher, Arseniy Vershinin và Ignaz Forstmeier gặp nhau khi đang học tại Trung tâm Quản lý và Công nghệ Kỹ thuật số – một tổ chức chung của hai ngôi trường ở Munich.

Ý tưởng khởi nghiệp xuất phát từ câu chuyện của một người bạn gặp khó khăn trong việc quản lý quy trình nhân sự vì không có phần mềm cần thiết. Bốn người đã cùng nhau đi tìm giải pháp cho vấn đề.

Khi còn là sinh viên, không có văn phòng, họ có thể ngồi tại bất kỳ không gian nào trong trường để xây dựng phần mềm đầu tiên cho Personio. Để trang trải chi phí, Renner và 3 co-founder phải cùng góp tiền tiết kiệm của mình.

Sau khi có khách hàng đầu tiên, họ có tiền để mua giấy phép, thuê một văn phòng nhỏ và tuyển dụng một vài nhân viên.

Hơn 1 năm sau, Personio huy động được 2,1 triệu Euro trong vòng gọi vốn hạt giống từ nhiều nhà đầu tư, trong đó có Global Founders Capital – quỹ từng rót vốn cho LinkedIn và Facebook.

Đến đầu năm nay, sau vòng Series D, định giá của công ty đã lên 1,7 tỷ USD. Tiếp đó, trong vòng gọi vốn Series E vừa công bố vào tháng 10, startup này huy động thêm 270 triệu USD, và được định giá 6,3 tỷ USD – điều được xem là bước nhảy vọt đối với Personio.

Dù vậy, điều khiến cho CEO Hanno Renner nhớ nhất chính quãng thời gian công ty phần mềm của mình đối mặt với khó khăn về tài chính.

Dẫn lời Renner, CNBC cho biết Personio từng chỉ còn 200 Euro (khoảng 226 USD) trong tài khoản trước khi nhận được khoản rót vốn đầu tiên.

Theo Renner, trước khi Personio nhận khoản đầu tư đầu tiên đó, các co-founder phải đảm bảo đã thanh toán mọi hóa đơn còn nợ và đây là điều kiện tiêu chuẩn của việc huy động vốn.

“Tôi vẫn còn ảnh chụp màn hình từ tài khoản ngân hàng khi ấy. Chúng tôi chỉ còn lại vài trăm Euro trong tài khoản trước khi nhận đầu tư hơn 2 triệu Euro.

Nhưng thật thú vị khi nhớ lại cách chúng tôi đã quản lý tài chính chặt chẽ như thế nào cho tới thời điểm gọi được vốn”, Renner chia sẻ.

Tổng cộng, Personio đã huy động hơn 500 triệu USD từ các nhà đầu tư. Không giống như lúc mới khởi nghiệp, công ty cho biết ngay cả trước khi vòng gọi vốn mới diễn ra, họ vẫn có “nguồn dự trữ đáng kể” từ vòng gọi vốn đầu năm.

 Nguồn vốn mới được startup này sử dụng để phát triển danh mục phần mềm mới nhất, mang tên People Workflow Automation. Điều này nhằm xóa bỏ rào cản phần mềm giữa bộ phận nhân sự và các bộ phận khác của công ty.

“Xây dựng công ty không phải để trở thành ông chủ”.

Đối với Renner, vai trò CEO một doanh nghiệp phần mềm trị giá tỷ USD hoàn toàn khác với công việc bán thời gian khi còn học đại học.

Vốn có đam mê với du thuyền, song chàng sinh viên đại học Renner không đủ khả năng để theo đuổi nó như một sở thích, nên đã quyết định học để lấy bằng lái du thuyền và trở thành thuyền trưởng.

Renner làm việc trong các kỳ nghỉ, lái thuyền đi khắp thế giới và nhận lương, qua đó giúp anh trang trải phần nào học phí.

Tuy nhiên, công việc đó không chỉ toàn niềm vui và sự hào nhoáng. Chỉ huy một chiếc du thuyền có thể là công việc “căng thẳng và khó khăn hơn phần lớn mọi người nghĩ”, Renner nói, đồng thời giải thích rằng anh phải có trách nhiệm với thủy thủ đoàn lẫn hành khách.

Song, kinh nghiệm đó đã giúp ích cho Renner trong vai trò CEO ở Personio sau này. Vị CEO trẻ quan niệm, việc xây dựng một công ty “không phải là để trở thành ông chủ hay sếp của ai cả”.

Thay vào đó, anh muốn đảm bảo rằng nhân viên “được trao quyền để đưa ra các quyết định đúng đắn và được trao quyền để hành động như một doanh nhân”.

Và, dường như triết lý kinh doanh của Renner đến nay vẫn đang hiệu quả, khi Personio hiện có hơn 1.000 nhân viên, tăng từ 350 nhân viên vào năm 2020.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Tỷ phú Ray Dalio: Cách nhanh nhất để thành công là biết điểm yếu của mình

Tỷ phú đầu tư từng phá sản, phải sa thải hết nhân viên và vay bố 4.000 USD vì quá tự tin vào bản thân.

Tỷ phú Ray Dalio: Cách nhanh nhất để thành công là biết điểm yếu của mình
Source: Reuters

Ray Dalio là nhà sáng lập quỹ đầu tư mạo hiểm lớn nhất thế giới Bridgewater Associates. Quỹ này này hiện quản lý khoảng 160 tỷ USD tài sản, được ông thành lập trong căn hộ ở New York năm 1975. Dalio hiện sở hữu 15,6 tỷ USD, theo Bloomberg Billionaires Index.

Trong một bài đăng trên mạng xã hội tháng 7, Dalio chia sẻ một số lời khuyên từ cuốn sách năm 2018 của ông: “Nguyên tắc Cuộc sống và Công việc” về cách đạt được thành công. Trong đó có việc làm thế nào mọi người học được từ sai lầm của mình.

“Ai cũng có điểm yếu và chúng thường bộc lộ khi bạn mắc sai lầm“, Dalio viết trên mạng xã hội, “Cách nhanh nhất để thành công bắt đầu từ việc biết điểm yếu của mình là gì và luôn nhìn vào nó. Hãy viết điểm yếu của bạn ra và nối chúng lại”.

Sau đó, bạn chỉ cần tập trung vào 3 điểm yếu lớn, để cải thiện tốt nhất mà không phải căng sức quá nhiều. Dĩ nhiên, mọi người có những điểm yếu khác nhau, đòi hỏi các cách cải thiện khác nhau. Nhưng “bước đầu tiên luôn là tìm ra chúng cái đã”, ông viết.

Tỷ phú cũng rất cởi mở về các sai lầm cá nhân, trong đó có khoảnh khắc mà ông gọi là “sai lầm lớn”. Năm 1982, Dalio cho biết ông “đã cược tất cả vào một cuộc suy thoái kinh tế không bao giờ diễn ra” và mất toàn bộ tiền khi thị trường chứng khoán đi lên. Ông đã phải sa thải toàn bộ nhân viên của Bridgewater tại thời điểm đó.

“Tôi phá sản và phải vay bố 4.000 USD để thanh toán các chi phí trong gia đình”, Dalio cho biết. Tuy nhiên, ông nói rằng sai lầm này là “một trong những điều tốt nhất từng xảy ra với tôi”, vì nó buộc ông đối diện với điểm yếu của bản thân – thứ đã khiến ông mắc sai lầm lớn đến vậy.

“Nó khiến tôi cảm thấy cần phải cân bằng sự hiếu thắng của mình. Thay vì nghĩ ‘Mình làm đúng’, thì tôi tự hỏi bản thân ‘Làm thế nào mình biết là mình đúng?’”, ông nói.

Dalio không phải là tỷ phú duy nhất khuyên mọi người thành thật về điểm mạnh và điểm yếu của mình. Tỷ phú công nghệ Mark Cuban năm 2018 cũng có lời khuyên tương tự cho các doanh nhân muốn lật ngược thế cờ cho công ty mình.

“Bạn phải nhìn vào công ty mình và thành thật với bản thân. Hãy tự hỏi “Điều gì chúng ta làm không tốt? Thách thức của chúng ta là gì? Chúng ta có thể cải thiện ra sao?””, ông nói, “Là doanh nhân thì cần tìm ra thứ có thể hất cẳng bạn trước khi người khác làm điều này”.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo CNBC

TikTok ra mắt ‘Culture Driver’ – Tìm kiếm insights từ các thương hiệu và nhà sáng tạo hàng đầu

Thông qua mini-site Culture Driver TikTok muốn chia sẻ những nhà sáng tạo và thương hiệu hàng đầu trên nền tảng, cùng với đó là nhiều ý tưởng sáng tạo mà người làm marketing có thể ứng dụng cho thương hiệu của họ.

TikTok ra mắt 'Culture Driver' - Tìm kiếm insights từ các thương hiệu và nhà sáng tạo hàng đầu
Image by Carlos “Kaito” Araujo

Theo giải thích của TikTok:

“Không có nền tảng nào khác có tác động đến văn hóa nhiều hơn TikTok vào năm 2021, các cộng đồng đa dạng gồm hơn 1 tỷ người dùng trên toàn cầu đang mang đến cho các thương hiệu những cơ hội chưa từng có.

Từ chiến dịch #zithappens của Clinique (9,6 tỷ lượt xem) với nhà sáng tạo Jasmine Sullivan đến #JifRapChallenge (6,9 tỷ lượt xem) với nhà sáng tạo Chakira Clark, sự thành công của các chiến dịch đã chứng minh rằng bằng cách cộng tác với các nhà sáng tạo phù hợp, bất kỳ thương hiệu nào – bất kể ngành nghề nào đều có khả năng tạo nên một hiện tượng văn hóa mới trên TikTok.”

Mini-site Culture Driver bao gồm các thông tin tổng quan về các nhà sáng tạo nổi bật và các đối tác marketing của họ, cũng như các xu hướng trên TikTok được sắp xếp theo các chữ cái từ A đến Z.

Mỗi chữ cái với một đoạn video ngắn sẽ làm nổi bật một yếu tố cụ thể đã làm thúc đẩy sự tương tác trong ứng dụng.

Thông qua những nội dung này, các marketer có thể có nhiều ý tưởng tốt hơn về chiến lược nội dung của họ và hình thành nên các phương pháp tiếp cận marketing hiệu quả hơn trên TikTok. Mini-site cũng bao gồm danh sách những nhà sáng tạo hàng đầu trên nhiều danh mục khác nhau.

 

Với từng phần nội dung, ngoài việc bạn sẽ thấy được mối quan hệ đối tác giữa các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) và thương hiệu, bạn cũng có thể xem thêm các liên kết đến các video liên quan, hay cách mà nhà sáng tạo đã thực hiện chiến dịch của họ.

Bạn có thể truy cập ngay mini-site tại: Culture Driver 

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Sự trỗi dậy của các nền tảng sản xuất nội dung Marketing được hỗ trợ bởi AI

Nhờ sự phát triển của công nghệ và AI (trí tuệ nhân tạo), đặc biệt khi đại dịch đã khiến các nguồn lực của doanh nghiệp bị hạn chế, nhiều nền tảng sản xuất nội dung marketing được hỗ trợ bởi AI đang được đầu tư mạnh.

Image Credit: Getty Images

Anyword, một nền tảng được hỗ trợ bởi AI dùng để sản xuất và tối ưu nội dung marketing vừa thông báo đã huy động được 21 triệu USD trong vòng đầu tư do Innovation Endeavors dẫn dắt với sự tham gia đầu tư của Lead Capital và Gandyr Ventures.

Giám đốc điều hành của nền tảng này, Ông Yaniv Makover cho biết số tiền được đầu tư sẽ được sử dụng để thúc đẩy việc tuyển dụng, xây dựng nền tảng công nghệ của Anyword và tìm kiếm thêm khách hàng.

Sự trỗi dậy của của Anyword cùng nhiều nền tảng khác xảy ra dưới bối cảnh khi những người làm marketing ngày càng thể hiện sự đón nhận các công cụ sáng tạo dựa trên AI.

Theo một cuộc khảo sát của Phrasee, một đối thủ của Anyword, 63% marketer được khảo sát nói rằng họ sẽ cân nhắc việc đầu tư vào AI để sản xuất và tối ưu hóa các nội dung quảng cáo và truyền thông nói chung.

Cũng theo Statista, 87% người sử dụng AI hiện tại đang sử dụng – hoặc đang cân nhắc sử dụng công nghệ AI để dự báo bán hàng và cải thiện hiệu suất của các chiến dịch email marketing của họ. 61% các nhà tiếp thị nói rằng AI là khía cạnh quan trọng nhất trong chiến lược tận dụng dữ liệu rộng lớn của họ.

Tối ưu hóa nội dung quảng cáo và truyền thông nói chung với AI.

Anyword cho biết họ đã đào tạo mô hình tạo nội dung của mình dựa trên hai tỷ điểm dữ liệu từ các thông điệp thử nghiệm A/B (A/B testing) trên các ngành, kênh và mục tiêu marketing khác nhau.

Thông qua các điểm dữ liệu này, khách hàng của Anyword có thể tạo nội dung – bao gồm tiêu đề, tiêu đề phụ, dòng tiêu đề email, tin nhắn văn bản, mô tả và chú thích – trong khi nền tảng máy học của họ cũng có thể hiểu các nhân khẩu học khác nhau đã phản ứng như thế nào tới các nội dung cụ thể.

Thao tác trên Anyword cũng khá đơn giản, các nhà tiếp thị chỉ cần nạp vào URL, bản tóm tắt hoặc mô tả sản phẩm để hệ thống có đầu vào. Sau đó, Anyword sẽ tạo ra một số phiên bản nội dung khác nhau, cho điểm và sắp xếp theo chất lượng do hệ thống dự đoán.

Sự cạnh tranh gay gắt giữa các nền tảng.

Nhờ vào sự phát triển của công nghệ, đặc biệt nhờ sự thúc đẩy của đại dịch, nhiều doanh nghiệp dự kiến ​​sẽ áp dụng các công nghệ AI để tự động đề xuất và điều chỉnh các nội dung marketing và bán hàng.

Theo khảo sát của Phrasee, 65% nhà tiếp thị tin tưởng rằng AI có thể tạo ra những ngôn ngữ thương hiệu hiệu quả và 82% tin rằng tổ chức của họ sẽ được hưởng lợi từ những dữ liệu có thể cung cấp các insights về người dùng của mình.

Bên cạnh Anyword và Phrasee, hiện có rất nhiều tên tuổi khác trên thị trường cũng cung cấp nền tảng với các tính năng tương tự như: Instoried, CopyAI, Copysmith, Writesonic và Persado AI. Đa số các nền tảng đều có trụ sở tại Mỹ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Thương mại điện tử Đông Nam Á sắp vượt qua Anh

Tỷ lệ tăng trưởng thương mại điện tử tại Đông Nam Á những năm gần đây cho thấy tiềm năng vượt mặt Anh trong 3-4 năm tới.

Thương mại điện tử Đông Nam Á sắp vượt mặt Anh
Source: Freepik

Covid-19 đã làm thay đổi hành vi và cuộc sống của người dân toàn cầu để thích nghi với các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Chuyển biến rõ rệt nhất trong năm qua là thói quen mua sắm từ truyền thống sang trực tuyến. Các ngành hàng chăm sóc sức khỏe, tiêu dùng nhanh, thiết yếu như thực phẩm cũng tăng trưởng mạnh.

Thương mại điện tử Đông Nam Á sắp lọt top 3 thế giới.

Theo báo cáo ghi nhận bởi Google, có hơn 40 triệu người dân Đông Nam Á lần đầu kết nối với internet trong năm 2020, tăng gấp 4 lần so với chỉ 10 triệu người vào năm 2019.

Trong đó, nhóm người dùng lên mạng mua hàng online lần đầu chiếm đến hơn 30% tổng người dùng thương mại trực tuyến của năm.

Mua sắm online mang lại nhiều lợi thế. Rõ rệt nhất là tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí đi lại, nghiên cứu sản phẩm tốt hơn và có điều kiện tiếp cận với đa dạng dịch vụ, sản phẩm hơn. Theo đó, có đến 9 trên 10 người sau khi thử trải nghiệm mua sắm online cho biết họ có ý định mua lại lần nữa với cùng mặt hàng và những sản phẩm khác nữa.

Với đà tăng trưởng mạnh mẽ và nhanh chóng hiện tại, giới chuyên gia dự đoán đến năm 2025, ngành thương mại điện tử tại các nước Đông Nam Á rất có thể sẽ vượt mặt Anh – một trong những thị trường lớn nhất tại châu Âu lẫn thế giới của kinh doanh trực tuyến.

Anh hiện đứng thứ ba thế thế giới về lĩnh vực thương mại điện tử bán lẻ với 4,8% thị phần toàn cầu, sau hai “ông lớn” là Mỹ 19% và Trung Quốc 52,1%.

Giá trị thương mại điện tử Đông Nam Á khi vượt qua Anh sẽ đồng nghĩa với khu vực này trở thành một trong ba thị trường dẫn đầu toàn cầu.

Trước đó, ngành thương mại điện tử khu vực này đã chứng kiến doanh số bán hàng chạm mức 62 tỷ USD trong năm 2020, tăng 63% so với 38 tỷ USD của năm 2019.

Dự kiến con số này sẽ tiếp tục tăng với tốc độ khoảng 23% mỗi năm và sẽ chạm mức 172 tỷ USD vào năm 2025.

Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng năm của Anh chỉ ở mức 3,5% mỗi năm trong vòng bốn năm tới. Đến năm 2025, thương mại điện tử bán lẻ tại nước này dự kiến chỉ ở ngưỡng 125 tỷ USD.

Dựa theo những số liệu hiện tại, trong 3-4 năm tới, tốc độ tăng trưởng tại Đông Nam Á không chỉ vượt mặt Anh mà còn tạo khoảng cách đáng kể với 47 tỷ USD.

Miếng bánh béo bở cho các “ông lớn” thương mại điện tử.

Một trong những động lực giúp thúc đẩy tăng trưởng thương mại điện tử Đông Nam Á là từ Thái Lan. Hiện người dân nước này đã quen thuộc với kiểu mua sắm trên các cửa hàng trực tuyến và ứng dụng công nghệ vào cuộc sống hàng ngày ngay cả trước đại dịch. Trong khi cách đây 5 năm, số người dùng internet tại nước này chỉ chiếm 1,9%.

Hiện tại thương mại điện tử ở Thái Lan được đón nhận nhiệt tình và tăng trưởng mạnh mẽ. Giới chuyên gia dự đoán rằng hơn một nửa dân số Thái Lan (khoảng 43,5 triệu người) sẽ là “người mua sắm trực tuyến”; gấp đôi số lượng người mua sắm vào năm 2017.

Tổng giá trị thương mại điện tử của xứ sở chùa Vàng trên thực tế cũng dự kiến tăng lên 12,3 tỷ USD vào năm 2025.

Ngoài Thái Lan, Việt Nam cũng lọt top các quốc gia ghi nhận tăng trưởng thương mại điện tử nhanh chóng trong hai năm trở lại đây.

Với những ảnh hưởng từ đại dịch, Việt Nam chỉ trong hai năm đã trở thành một trong những nước tiềm năng phát triển thương mại điện tử và logistics mạnh mẽ nhất khu vực.

Với sự gia nhập của nhiều “ông lớn” trong những năm gần đây, thương mại điện tử trong nước trở nên sôi động và ngày càng thu hút người dùng bởi nhiều khía cạnh.

Ngoài không ngừng cải tiến công nghệ, giao diện thân thiện, dễ sử dụng để tăng trải nghiệm người dùng, những doanh nghiệp này còn tích cực đổi mới chương trình ưu đãi.

Các đợt lễ hội mua sắm lớn không chỉ là cơ hội cho tín đồ mua sắm mở hầu bao mà còn là dịp cho nhà bán hàng, thương hiệu đối tác tập trung thúc đẩy doanh số.

Chính sách giao nhận, trả – hoàn hàng, bảo hành và bảo chứng thương hiệu từ các sàn thương mại điện tử lớn hiện nay cũng ngày càng hoàn thiện, giúp người mua hàng thoải mái tiếp cận loại hình mua sắm mới và hiện đại này.

Đồng thời, chính họ cũng cung cấp cho các thương hiệu một kênh bán hàng đầy tiềm năng, dễ dàng kiểm tra doanh số bán hàng trực tuyến.

Kênh marketing mới tiềm năng.

Anthony Quinn, đối tác quản lý của Lodestar Marketing, chuyên về marketing liên kết trong khu vực, nhận định thương mại điện tử là phạm vi tiếp cận quan trọng mà các nhà bán hàng, thương hiệu có thể sử dụng để nâng cao lòng tin và thay đổi hành vi mua hàng của người dùng.

“Các sàn thương mại điện tử không ngại đầu tư hàng triệu USD vào việc tuyên truyền về những lợi ích của mua sắm trực tuyến, đồng thời khuyến khích người dùng quay lại và mua sắm thêm nhiều lần nữa bằng những hình thức marketing liên kết”, Anthony cho hay.

Hiện tại thị trường Việt Nam, hình thức tiếp thị liên kết với sự tham gia của các KOL (người có ảnh hưởng trên mạng xã hội) đã góp phần tăng thêm uy tín và bảo chứng về chất lượng sản phẩm trên thương mại điện tử.

Họ là những người trực tiếp sử dụng và đánh giá sản phẩm, giúp tăng tính xác thực, tránh tình trạng quảng cáo quá đà. Theo đó, khách hàng có thể mua được sản phẩm tốt với giá tiết kiệm, KOL và livestreamer có thu nhập khả quan, còn các nền tảng thương mại điện tử thì có thêm nhiều người dùng mới…

Nhìn chung, đối với toàn khu vực Đông Nam Á, Covid-19 đã giúp thương mại điện tử có bước tiến mới, phát triển vượt trội chỉ trong hai năm 2020-2021.

Những số liệu ấn tượng và kỷ lục doanh số, đơn hàng liên tục bị xô đổ đã tạo tiền đề vững chắc, dự kiến sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng và bùng nổ trong ít nhất bốn năm tới.

Những thành công ghi nhận hiện tại được xem như cú hích, tạo đà phát triển mạnh mẽ cho thương mại điện tử Đông Nam Á, từng bước đưa khu vực này trở thành một trong những thị trường hàng đầu trên toàn thế giới vào năm 2025.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Nguồn: Bangkok Post

Tận dụng Small Data để khai thác insights trong thế giới tập trung vào quyền riêng tư

Bên cạnh Big Data (dữ liệu lớn), Small Data (dữ liệu nhỏ) đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn khi nói đến việc phân tích dữ liệu người dùng, đặc biệt tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tận dụng Small Data để khai thác insights trong thế giới tập trung vào quyền riêng tư
Source: iStock

Khi chúng ta nghe đến thuật ngữ “trí tuệ nhân tạo” (AI), chúng ta sẽ nghĩ ngay đến dữ liệu lớn (big data) và hàng loạt các nhiệm vụ sàng lọc khối lượng thông tin khổng lồ để có được các thông tin chi tiết chất lượng. Nhiều đột phá về AI trong vài năm qua cũng phụ thuộc rất nhiều vào dữ liệu lớn.

Tuy nhiên, một điều quan trọng khác là các doanh nghiệp cũng cần phải đánh giá cao sức mạnh của dữ liệu nhỏ (small data). Phần dữ liệu thường bị “lãng quên” này sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn bởi GDPR (các quy định về bảo vệ dữ liệu) và kiểm soát quyền riêng tư.

Khi Ông Christian Nielsen và Morten Lund của Đại học California thực hiện một nghiên cứu về cách Sokkelund, một nhà hàng ở Copenhagen đã tăng doanh thu từ 1,1 triệu USD lên 6,1 triệu USD trong vòng hai năm nhờ vào những insight từ dữ liệu nhỏ, họ thấy rằng nhà hàng này đã sắp xếp hợp lý của các luồng dữ liệu hiện có và loại bỏ các quy trình kém hiệu quả trong vô số các hiểu biết sâu sắc (insights) mà họ có được.

Khi số hóa các hoạt động kinh doanh của mình, Sokkelund đã chọn cách dựa vào các dữ liệu nhỏ hơn, dễ quản lý hơn mà nhà hàng đang tạo ra.

  • Những dữ liệu khách hàng, chẳng hạn như thông tin đặt chỗ, suất ăn đã mua, doanh thu trên mỗi chỗ ngồi và sự thay đổi theo mùa trong từng tệp khách hàng – tất cả những thông tin này về cơ bản đều có sẵn và dễ truy cập.
  • Thông tin chuỗi cung ứng cũng được sắp xếp hợp lý để có thể dễ quản lý hơn.
  • Lượng tiêu thụ năng lượng và nước.
  • Số hóa quy hoạch nhân viên.
  • Tận dụng dữ liệu từ các phương tiện truyền thông mạng xã hội và kỹ thuật số.

Bằng cách theo dõi chi tiết từ các dữ liệu được liệt kê ở trên – tất cả bộ phận quản lý của nhà hàng đều có thể dễ dàng truy cập, quản lý và có thể hành động mà không cần đến các dữ liệu lớn hay công nghệ AI tốn kém, Sokkelund có thể đưa ra các quyết định liên quan đến sự phát triển của nhà hàng rất kịp thời.

Dữ liệu nhỏ về cơ bản có thể thiết thực hơn đối với các doanh nghiệp nhỏ hay thậm chí là vừa do tính hiệu quả của nó về mặt chi phí, trong khi vẫn đủ dữ liệu để phân tích.

Trong thời đại GDPR và nhận thức về quyền riêng tư của người tiêu dùng dần được nâng cao, dữ liệu lớn có thể khó tiếp cận hơn đối với các doanh nghiệp, nhưng những thông tin chi tiết từ dữ liệu nhỏ lại có thể thể hiện được sức mạnh của mình.

Dữ liệu nhỏ hay small data là gì?

Trong khi dữ liệu lớn (big data) tập trung vào khối lượng thông tin khổng lồ mà các cá nhân và người tiêu dùng đã tạo ra để sau đó doanh nghiệp sử dụng AI để sàng lọc, dữ liệu nhỏ được tạo thành từ các khối thông tin có kích thước nhỏ, dễ tiếp cận hơn, điều mà doanh nghiệp có thể chuyển tải nhanh nó thành các insights có thể hành động được.

Trong khi dữ liệu lớn có thể là trở ngại đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ do tính chất phi cấu trúc của nó cũng như yêu cầu một khối lượng lớn không gian lưu trữ cần thiết, dữ liệu nhỏ có nhiều sức hấp dẫn ở chỗ nó có thể sẵn sàng được sử dụng ngay mà không cần qua quá nhiều bước xử lý phức tạp.

Tuy nhiên, vì dữ liệu nhỏ thường được lưu trữ trong một công ty, điều cần thiết là các doanh nghiệp phải sử dụng các cấp độ an ninh mạng thích hợp để bảo vệ quyền riêng tư của khách hàng và giữ an toàn cho dữ liệu của họ.

Vì các dữ liệu nhỏ được lưu trữ tập trung (tại doanh nghiệp) nên nó có thể dễ bị tin tặc đánh cắp hơn – trong khi dữ liệu lớn được lưu trữ trên các máy chủ bên ngoài.

Do quy mô dữ liệu bạn đang thu thập là tương đối nhỏ và cụ thể, bạn có thể sử dụng chúng để trả lời các câu hỏi cụ thể hoặc giải quyết các vấn đề mới nảy sinh trong doanh nghiệp.

Dữ liệu này có thể bao gồm bất kỳ thứ gì từ dữ liệu bán hàng, lượt truy cập website, báo cáo hàng tồn kho, dự báo thời tiết, cảnh báo sử dụng hay bất kỳ thứ gì con người có thể truy cập và dễ dàng tìm nạp (lấy dữ liệu về).

Thách thức của dữ liệu nhỏ.

Source: Data Science

Theo các nhà phân tích của Gartner, có tới 70% doanh nghiệp sẽ chuyển trọng tâm từ dữ liệu lớn sang dữ liệu nhỏ và rộng vào năm 2025.

Cũng giống như dữ liệu nhỏ, dữ liệu rộng (wide data) dựa vào việc các doanh nghiệp liên kết các dữ liệu được tạo ra từ nhiều nguồn khác nhau như lưu lượng truy cập website, lượt ghé qua cửa hàng (offline), các tương tác trên mạng xã hội hay các yêu cầu tư vấn qua điện thoại.

Có một số thách thức đi kèm khi sử dụng các dữ liệu nhỏ, đặc biệt là khi liên quan đến việc quản lý sự mất cân bằng về dữ liệu và khó khăn trong việc tối ưu hóa tập dữ liệu nhỏ hơn.

Với suy nghĩ này, những người ra quyết định nên dành nhiều thời gian hơn để xem xét khối lượng dữ liệu mà họ có thể thu thập từ khách hàng trước khi áp dụng các thuật toán máy học phức tạp hơn để sàng lọc dữ liệu.

Công nghệ One-shot learning (học một lần).

Trong khi con người thường có khả năng học hỏi từ một ví dụ duy nhất và có khả năng phân biệt nó với các sự kiện mới một cách chính xác, thì điều này lại rất khó khăn với các máy móc.

Các máy móc hay hệ thống máy học yêu cầu khối lượng lớn dữ liệu được lặp lại để đào tạo chúng và từ đó chúng dần có thể học và phân biệt được.

Tuy nhiên, với công nghệ học một lần (one-shot learning), máy tính có thể học chỉ thông qua một lần duy nhất từ các dữ liệu nhỏ.

Điều này có nghĩa là bằng cách phân tích một tập dữ liệu lớn, công nghệ one-shot learning sẽ học hỏi từ các quy trình của nó và lặp lại chúng trên các tập dữ liệu nhỏ hơn.

Điều này chắc chắn có thể hữu ích cho các doanh nghiệp nhỏ vốn không có quá nhiều dữ liệu để đào tạo máy móc hay AI.

Nói một cách đơn giản, “học một lần” chỉ yêu cầu một tập dữ liệu lớn ban đầu để áp dụng các quy trình của nó cho các tập dữ liệu nhỏ tiếp theo.

Tận dụng các công cụ phân tích để có được các insights từ các dữ liệu nhỏ.

Tận dụng dữ liệu nhỏ có nghĩa là các doanh nghiệp có thể khai thác các nguồn dữ liệu dễ tiếp cận và quản lý hơn như Google Analytics hay Hotjar – cả hai nền tảng đều cung cấp những thông tin chi tiết toàn diện về cách người dùng tương tác với website.

Đối với các doanh nghiệp nhỏ, những thông tin chi tiết từ các dữ liệu nhỏ mà các công cụ phân tích có thể cung cấp có khả năng thúc đẩy mức độ tương tác lớn hơn rất nhiều và các chiến dịch marketing từ đây cũng mang tính chiến lược hơn.

Học hỏi từ AI.

Về mặt kỹ thuật, các mô hình AI có thể học hỏi từ các điểm dữ liệu nhỏ nhờ các thuật toán khám phá dữ liệu (discovery algorithms), đây là một loại thuật toán mới được thiết kế để xác định các thông tin quan trọng của người dùng.

Về mặt kinh doanh, điều này có nghĩa là các thuật toán AI thông thường có thể được “nuôi dưỡng” bởi các dữ liệu nhỏ trên nhiều nguồn khác nhau để xác định các sự kiện được lặp lại hay các insights hữu ích khác.

Khi công nghệ phát triển, AI có thể xác định thêm thông tin chi tiết về người tiêu dùng cho những người làm marketing qua vô số thông tin mà người tiêu dùng đã tạo ra thông qua các điểm tiếp xúc khác nhau trên các kênh.

Mặc dù dữ liệu lớn (big data) đang được nhiều người biết đến, nhưng dữ liệu nhỏ (small data) có thể sẽ nổi lên như một phần thiết yếu của một tương lai bị ràng buộc bởi chính sách GDPR và quyền riêng tư của người dùng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen

Nike ra mắt thế giới ảo Nikeland trên nền tảng Roblox

Nike tiết lộ, Nikeland là một thế giới ảo dựa trên Roblox được mô phỏng theo các mô hình và tòa nhà tại trụ sở chính của thương hiệu.

Nike ra mắt thế giới ảo Nikeland trên nền tảng Roblox
Source: Nike

Với Nikeland, một thế giới ảo mới trên không gian 3D sống động của Roblox, người hâm mộ của Nike có thể kết nối, sáng tạo, chia sẻ kinh nghiệm và cạnh tranh với nhau.

Nikeland là thế giới cá nhân hóa được thiết kế với bối cảnh là trụ sở chính của Nike, được xây dựng nhằm phát triển mục tiêu rộng lớn của công ty là biến các hoạt động thể thao và vui chơi giải trí thành một phong cách sống.

Trong Nikeland, người chơi Roblox có thể kiểm tra các kỹ năng của mình khi cạnh tranh với bạn bè của họ thông qua các trò chơi khác nhau, chẳng hạn như đuổi bắt (tag), sàn nhà là dung nham (the floor is lava) và bóng né (dodgeball).

Với những nhà sáng tạo, Nikeland cung cấp một bộ công cụ để có thể dễ dàng thiết kế các trò chơi nhỏ (mini-games) của riêng họ.

Nike ra mắt thế giới ảo Nikeland trên nền tảng Roblox
Source: Nike

Nikeland cũng khuyến khích khách truy cập “hoạt động nhiều hơn” bằng cách kết nối với các chuyển động trong thế giới thực. Gia tốc kế trong thiết bị di động của họ sẽ chuyển các hoạt động từ ngoại tuyến sang trực tuyến khi thực hiện các trò chơi.

Một phòng trưng bày kỹ thuật số cũng sẽ được bố trí trong Nikeland, nơi người dùng có thể thể thao hoá trang phục kỹ thuật số của họ với các sản phẩm đặc biệt của Nike cho hình đại diện của họ.

Phòng trưng bày sẽ trưng bày nhiều mặt hàng chủ lực của Nike như ACG và Nike Tech Pack, cùng với Air Force 1 và Nike Blazer, hay những sản phẩm mới khác như Air Force 1 Fontanka và Air Max 2021.

Nike ra mắt thế giới ảo Nikeland trên nền tảng Roblox
Source: Nike

Lý do chủ yếu khiến Nike hợp tác với Roblox là thương hiệu muốn loại bỏ rào cản quan trọng nhất trong thể thao đó là khả năng truy cập hay tiếp cận. Vùng đất ảo miễn phí cho bất kỳ ai tham quan và trải nghiệm này là cửa ngõ của Nike trên metaverse.

Cuối cùng, Nike cũng đang đưa thế giới kỹ thuật số vào cuộc sống tại toà nhà House of Innovation của Nike ở Thành phố New York thông qua Snapchat.

Thông qua một ống kính Snapchat (lens), khách thăm quan trên tầng dành cho trẻ em của Nike House of Innovation có thể nhìn thấy không gian Nikeland thông qua công nghệ thực tế tăng cường AR.

Người dùng có thể trải nghiệm nhiều trải nghiệm nhập vai (immersive experience) từ đây.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Google Search Console vừa ra mắt diện mạo mới

Google vừa ra mắt giao diện mới cho Google Search Console nhằm cải thiện khả năng tiếp cận và trải nghiệm người dùng.

Google Search Console ra mắt diện mạo mới

Nếu bạn đăng nhập vào tài khoản Google Search Console của mình tại google.com/search-console, bạn sẽ thấy giao diện mới như bên dưới.

Google Search Console ra mắt diện mạo mới

Theo Google:

“Nâng cấp thiết kế mới nhằm nỗ lực cải thiện khả năng tiếp cận và trải nghiệm người dùng. Trong vài tháng tới, bạn sẽ tiếp tục thấy những thay đổi nhỏ khác trong sản phẩm của chúng tôi với mục tiêu tương tự, chúng tôi hy vọng bạn sẽ thích nó.”

Search Console là một công cụ phân tích và hiểu dữ liệu được những người làm SEO sử dụng nhiều lần mỗi ngày. Với giao diện mới gọn gàng hơn và sắp tới là có thêm nhiều tính năng hơn, Google đang muốn thu hút nhiều người dùng hơn đến và ở lại với nền tảng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Conscious Consumer là gì? Nhóm người tiêu dùng này muốn gì từ thương hiệu

Nếu bạn muốn phát triển doanh nghiệp của mình một cách bền vững, việc có được sự ủng hộ của các conscious consumer nên là ưu tiên hàng đầu. Vậy conscious consumer là gì, consumer là gì hay họ là?

conscious consumer là gì
Conscious Consumer là gì? Nhóm người tiêu dùng này muốn gì từ thương hiệu

Hầu hết các thương hiệu chỉ muốn bán hàng. Họ muốn lợi nhuận, danh tiếng thương hiệu và nhiều chỉ số kinh doanh khác, nhưng họ quên đi điều quan trọng nhất: họ cần có mục đích rõ ràng để tạo ra sức ảnh hưởng.

Conscious consumer là gì?

Conscious consumer hay người tiêu dùng có ý thức là những người tiêu dùng theo chủ nghĩa tiêu dùng có ý thức. Nhóm người này không phải là một xu hướng mà là một cách thức mới để mọi người tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ.

Khái niệm conscious consumer thường gắn liền với Gen Y (Millennials) – những người vốn rất khắt khe trong việc đưa ra sự lựa chọn về các nhãn hiệu mà họ cần để sử dụng hoặc mang vào ngôi nhà của họ.

Millennials rất tin tưởng vào sức mạnh cá nhân của họ trong việc thúc đẩy sự thay đổi, và theo một cuộc khảo sát từ Deloitte, hơn 44% trong số họ đã đưa ra lựa chọn của bản thân về công việc dựa trên đạo đức cá nhân.

Người tiêu dùng có ý thức sẵn sàng từ chối hoặc tỏ ra khá thoải mái nếu phải nói không tới một lời mời công việc nào đó, họ nói không với việc mua hàng giảm giá vào ngày “Thứ Sáu Đen Tối” hoặc đơn giản là sẽ không theo dõi một thương hiệu nếu thương hiệu đó không phù hợp với giá trị đạo đức của riêng họ.

Họ nghiên cứu rất kỹ trước khi mua bất cứ thứ gì và sẵn sàng chờ đợi, hoặc thậm chí trả thêm tiền tới những sản phẩm hay thương hiệu mà họ nghĩ rằng họ có thể thúc đẩy sự thay đổi khi sử dụng chúng.

Consumer là gì hay họ là ai?

Consumer trong tiếng Việt có nghĩa là người tiêu dùng, khái niệm thường được sử dụng trong các ngành hàng như bán lẻ (Retail) và hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) đề cập đến những người tham gia vào việc tiêu thụ (Consume) một sản phẩm hay hàng hoá nào đó.

Ví dụ khi bạn ra siêu thị và mua một số mặt hàng như quần áo, dầu gội hay thực phẩm, khi này bạn chính là một người tiêu dùng hay Consumer.

Thuật ngữ Consumer theo đó gắn liền với người tiêu dùng (tiêu thụ) sản phẩm hơn là người đi mua hàng (Buyer) hay người người ra quyết định mua hàng (Decision Maker).

Trong các ngành khác như công nghệ, internet hay mạng xã hội, người sử dụng các sản phẩm, dịch vụ hay nền tảng được gọi là người dùng (user) thay vì là người tiêu dùng.

Tiêu dùng bền vững là tương lai.

Trong vài năm vừa qua, tiêu dùng bền vững thực sự là một khái niệm nhận được rất nhiều sự quan tâm, người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến khía cạnh xã hội của một sản phẩm hay thương hiệu cụ thể.

Tuy nhiên, khi nói đến việc xây dựng và áp dụng chiến lược bền vững cho doanh nghiệp, bạn cần hiểu đến tính xác thực, người tiêu dùng không đơn thuần nghe và tin về những gì mà thương hiệu tuyên bố, họ muốn nhìn thấy điều gì đang thực sự diễn ra đằng sau.

Nếu bạn không có một chiến lược marketing bền vững chắc chắn, tốt nhất bạn không nên vội truyền tải nó đến người tiêu dùng của mình.

Conscious consumer hay người tiêu dùng có ý thức thực sự muốn gì.

Đối với những người tiêu dùng có ý thức hay những người thuộc Gen Y này, họ sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi và thậm chí là phớt lờ với những thông điệp chỉ muốn bán hàng từ các thương hiệu.

Bởi vì họ biết rất rõ những gì họ muốn. Họ không cần các thương hiệu nói với họ rằng “cuộc sống của họ sẽ trở nên tẻ nhạt đến như thế nào nếu thiếu đi sản phẩm…”, hay nói một cách dễ hiểu hơn, đừng cố gắng “dạy đời họ”.

Nhiều người tiêu dùng có ý thức vốn là những người có đầu óc, có tư tưởng cởi mở và là những người có học thức, họ sẵn sàng tìm kiếm thứ gì đó khi họ cần.

Họ tìm kiếm các giải pháp để giúp bản thân duy trì sự cân bằng, tập trung và cảm thấy hoàn thiện, nhưng điều đó không có nghĩa là họ cảm thấy bản thân họ không hoàn thiện.

Khi họ tìm kiếm một thương hiệu và các giá trị của thương hiệu khớp với giá trị cá nhân của họ, họ sẽ sớm hình thành mối quan hệ với thương hiệu và dĩ nhiên, họ sẵn sàng mua hàng khi cần thiết hay có nhu cầu.

Những người tiêu dùng này tin rằng, khi họ đồng hành với một thương hiệu, kết quả họ nhận được là một thứ gì đó tốt đẹp hơn, không chỉ tốt đẹp cho cả hai bên mà còn cho cả xã hội nói chung.

Người tiêu dùng có ý thức cũng sẵn sàng chia sẻ với bạn bè và gia đình, và trong nhiều trường hợp, họ còn tuyên truyền về cách tiêu dùng có ý thức của mình bởi vì họ tin rằng cách tiêu dùng đó là động lực của sự thay đổi.

Dưới đây là những gì người tiêu dùng có ý thức hay conscious consumer thực sự muốn.

Tính minh bạch.

Như đã phân tích, người tiêu dùng có ý thức muốn sự thật, họ muốn nhìn thấy những sự thay đổi hay tác động cụ thể, họ muốn các thương hiệu thể hiện bằng hành động rõ ràng thay vì chỉ là tuyên bố hời hợt và sáo rỗng.

Thương hiệu đã tạo ra những sự thay đổi gì đến khách hàng và xã hội, họ đang đối xử với nhân viên của họ như thế nào, người tiêu dùng đang cảm thấy ra sao khi sử dụng các sản phẩm của họ, hay các nguồn nguyên vật liệu của doanh nghiệp có được đảm bảo về chất lượng hay không.

Những người tiêu dùng có ý thức luôn đặt những câu hỏi tới thương hiệu và họ muốn các thương hiệu thể hiện sự minh bạch trong các câu trả lời.

Họ hiểu rằng theo đuổi sự bền vững không phải là một con đường dễ dàng và thương hiệu không nhất thiết phải là một cái tên hoàn hảo. Họ chỉ muốn biết liệu thương hiệu có trung thực và sẵn sàng cải thiện để thúc đẩy sự thay đổi hay không.

Cam kết tới giá trị thương hiệu.

Giá trị của thương hiệu là linh hồn của doanh nghiệp. Những người tiêu dùng có ý thức muốn thúc đẩy sự thay đổi thông qua cuộc sống của họ, vì vậy khi họ nhận thấy một thương hiệu nào đó đang mâu thuẫn với các giá trị mà họ đang theo đuổi, họ sẽ nhanh chóng rời bỏ thương hiệu đó.

Với tư cách là những người làm thương hiệu hay marketing, bạn hãy tập trung vào việc xác định những giá trị cốt lõi mà bạn muốn cam kết, những thứ sẽ xác định cá tính và thể hiện sự minh bạch cho thương hiệu của bạn.

Khi nói đến tính minh bạch, hãy nhớ rằng, khách hàng muốn biết bạn đang làm gì để cải thiện mọi thứ, để thúc đẩy sự thay đổi.

Conscious consumer chỉ muốn tiêu thụ những gì họ cần.

Những người tiêu dùng Gen Y này không cần thương hiệu phải nói cho họ biết họ nên cần và tiêu thụ những gì. Họ cần hiểu sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu có thể làm tăng giá trị gì cho cuộc sống của họ và cho xã hội.

Hều hết các conscious consumer không muốn sở hữu quá nhiều thứ, họ cũng không quan tâm nhiều đến các định kiến sẵn có, họ thậm chí còn sẵn sàng thử những thứ mới nếu nó phù hợp với giá trị của họ.

Với những đặc điểm này, việc giành được sự tin tưởng và ủng hộ của những người tiêu dùng có ý thức đòi hỏi người làm marketing cần thực sự hiểu biết sâu sắc về yếu tố con người và lý do tại sao họ nên quan tâm đến các thương hiệu.

Họ cần thương hiệu lắng nghe họ.

Nếu bạn là người làm kinh doanh, mục tiêu cuối cùng của bạn dĩ nhiên là tiền và lợi nhuận. Tuy nhiên, để có được điều này, trước tiên bạn cần học cách lắng nghe những gì người tiêu dùng có ý thức thực sự muốn.

Với Gen Y bạn không nhất thiết phải bán hàng giá rẻ và cái bạn cần là hãy kể những câu chuyện khiến cho sản phẩm hay dịch vụ của bạn có giá trị cao hơn.

Hãy thiết kế thông điệp content marketing xoay quanh câu hỏi “tại sao”.

Mục đích của doanh nghiệp là lý do thương hiệu cần bắt đầu và phát triển. Các thương hiệu cần đảm bảo rằng các thông điệp tiếp thị của họ là rõ ràng và ngắn gọn trên tất cả các kênh truyền thông.

Hãy tập trung vào việc quảng bá có chủ đích và giáo dục người tiêu dùng cần có ý thức nhiều hơn về việc mua hàng của họ, cách giảm thói quen tiêu thụ không cần thiết và cách xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy lâu dài với thương hiệu của bạn.

Họ đơn giản là chỉ cần cảm thấy tốt hơn về bản thân.

Đừng bao giờ ngừng kể câu chuyện hoặc về hành trình của thương hiệu.

Bạn càng thể hiện rõ câu chuyện hay tính cách của thương hiệu, thể hiện những chiến thắng, thất bại, sai lầm và học hỏi, bạn càng có thể tạo dựng được niềm tin đối với những người tiêu dùng có ý thức.

Bạn có thể kể về những gì bạn đã đạt được, những gì khách hàng của bạn hay xã hội đã đạt được và đừng bao giờ quên đi mục đích chính của thương hiệu.

Những câu chuyện được kể một cách chân thực nhất sẽ cho phép bạn kết nối ở cấp độ sâu hơn với đối tượng mục tiêu của mình.

Nó sẽ cho thấy rằng bạn không chỉ quan tâm đến khía cạnh bán hàng hay tiền bạc, mà đó còn là về việc bạn đang thúc đẩy sự thay đổi cuộc sống của mọi người nói chung.

Những câu hỏi thường gặp liên quan đến thuật ngữ Consumer.

  • Consumer Goods là gì?

Thường được gọi tắt là CPG (Consumer Packaged Goods), Consumer Goods có nghĩa là hàng hoá tiêu dùng, đó là những sản phẩm thông thường được tiêu thụ hằng ngày như nước mắm, bánh kẹo hay đồ uống.

  • Consumer khác gì so với Customer?

Trong khi Customer có nghĩa là khách hàng bao gồm người đi mua hàng, người sử dụng hay tiêu dùng sản phẩm hay các đối tượng có ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định mua hàng khác, thuật ngữ Consumer dùng để chỉ những người trực tiếp tiêu dùng các sản phẩm. Customer theo đó bao hàm luôn cả Consumer.

  • Consume là gì?

Consume hay Consumption có nghĩa là tiêu thụ, chính là quá trình người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm mà họ đã mua được.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen | MarketingTrips

Chinh phục Jeff Bezos chỉ với hai câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng

Hồi đầu tháng 11, trên trang cá nhân của mình, Ann đã chia sẻ câu chuyện lần đầu đi xin việc và được Jeff Bezos tuyển dụng năm 2002.

Chinh phục Jeff Bezos chỉ với hai câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng
Ann Hiatt từng là đối tác điều hành kinh doanh (executive business partner) cho ông chủ Amazon Jeff Bezos. Ảnh: CNBC.

Ann Hiatt từng làm việc tại Thung lũng Silicon 15 năm, là đối tác điều hành kinh doanh (executive business partner) cho ông chủ Amazon Jeff Bezos, Marissa Mayer (Yahoo) và Eric Schmidt (Google).

Hiện cô đã thành lập một công ty tư vấn, chia sẻ kiến thức đã học được tại Amazon, Google cho khách hàng là CEO của các doanh nghiệp khắp thế giới.

Hồi đầu tháng 11, trên trang cá nhân của mình, Ann đã chia sẻ câu chuyện lần đầu đi xin việc và được Jeff Bezos tuyển dụng năm 2002.

Ann Hiatt lớn lên ở Redmond, Washington. Cha mẹ của bạn bè cô hầu hêt là lãnh đạo trong những tập đoàn công nghệ.

Trong mắt cô, dù kiếm được nhiều tiền, họ có cuộc sống không vui vẻ, hạnh phúc nên quyết định nộp đơn vào ngành kinh doanh chứ không phải khoa học máy tính như các bạn.

Tốt nghiệp đại học, Ann Hiatt gửi CV ứng tuyển vị trí trợ lý cấp thấp ở Amazon. Lúc đó cô không có mối quen biết nào trong công ty, không có bằng khoa học máy tính và hoàn toàn không có kinh nghiệm làm việc cho một CEO nên đã sẵn sàng cho việc bị loại.

Ann Hiatt lần lượt vượt qua hàng loạt vòng phỏng vấn, bao gồm cả phỏng vấn trực tiếp với các quản lý cấp cao.

Vài tháng sau, Ann Hiatt không nhận được bất cứ hồi âm nào và bắt đầu mất hy vọng. Một ngày đầu tháng 10/2002, một nhân viên tuyển dụng của Âmzon gọi điện đề nghị cô tham gia vòng phỏng vấn tiếp theo. Người gọi điện hứa đây là cuộc phỏng vấn cuối cùng. Tuy nhiên, người này không tiết lộ người phỏng vấn lần này là Jeff Bezos.

Ann Hiatt cảm thấy thoải mái khi bước vào buổi phỏng vấn. Khi cô đang ngồi trong phòng, Jeff Bezos bước vào.

Ông bắt đầu cuộc phỏng vấn bằng cách hứa sẽ chỉ hỏi hai câu và đầu tiên sẽ là một câu hỏi vui. Bezos mở một cây bút và viết lên bảng: “Ta sẽ làm toán. Tôi muốn cô tính số ô cửa kính ở thành phố Seattle”.

Ann Hiatt cảm thấy choáng váng. Cô cố gắng trấn tĩnh lại và nhắc bản thân nghĩ về lý do Bezos hỏi cô câu hỏi đó. Cô đoán, ông ấy muốn xem cách tư duy của mình và có lẽ muốn cô chia nhỏ một vấn đề phức tạp thành những bước dễ xử lý hơn.

Ann bắt đầu trả lời câu hỏi của Bezos bằng cách ước lượng số cư dân của Seattle là một triệu người (con số gần với thực tế), với mục đích làm con số tròn hơn.

Sau đó, cô nói rằng trung bình mỗi cư dân sẽ có một ngôi nhà, một chiếc xe hơi và một văn phòng hoặc trường học – tất cả đều có cửa kính. Vì vậy, cô đề nghị tính toán dựa trên mức trung bình đó.

Trong quá trình trao đổi với Benzos và nhìn ông điền các con số vào bảng trắng, Ann có cảm giác thời gian trôi qua dài như cả thế kỷ. Cô hồi hộp khi ông viết những dòng cuối cùng và nói: “Con số này dường như đúng”.

Sau đó, Benzos hỏi Ann câu hỏi thứ hai: “Mục tiêu nghề nghiệp của cô là gì?”. Ann nói, Amazon là một công ty đầy tham vọng nó đã được chứng thực.

Điểm mạnh của Amazon ở các lĩnh vực mà cá nhân cô muốn bản thân mình phát triển. Cô giải thích không biết một trợ lý sẽ phải làm những gì nhưng hiểu sự quan trọng của việc luôn dám dấn thân và mạo hiểm.

Ann cho biết đến giờ, cô hiểu tại sao đó là hai câu hỏi duy nhất của Bezos. “Ông ấy tìm cách đo lường tiềm năng của tôi thông qua việc đặt ra những câu hỏi thăm dò xem tôi có đủ can đảm để chạy theo tốc độ của ông ấy hay không”, Ann nói. Vào cuối cuộc phỏng vấn, cả hai đều nhất trí rằng Ann còn non kinh nghiệm và cần nỗ lực rất nhiều.

Sau cuộc phỏng vấn, Bezos chỉ cho cô một chiếc bàn cách chỗ ông ngồi ba bước chân. Đó là bàn làm việc gần Bezos nhất ở Amazon.

Sau nhiều năm Ann mới hiểu lý do vì sao Bezos lại dành cho cô một cơ hội lớn như vậy. “Ông ấy muốn những người cận kề mình làm việc không cần hối thúc.

Ông ấy đã tạo ra những con người đầy tham vọng, sáng tạo và quyết tâm, bù đắp cho những sự thiếu hụt về chuyên môn”, cô nói.

Ann Hiatt cho biết kể từ kinh nghiệm tuyển dụng này, cô luôn hướng đến việc trở thành người cần được kìm hãm chứ không phải bị thúc giục.

Cô cũng tìm kiếm những người có khả năng truyền cảm hứng, thách thức cô làm những điều vượt xa khả năng hiện tại của bản thân. Điều đó giúp Ann tìm thấy sự hài lòng trong đời sống công việc, hơn bất cứ điều gì khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Facebook nới lỏng chính sách quảng cáo liên quan đến các vấn đề xã hội

Chính sách quảng cáo liên quan đến các vấn đề xã hội sẽ được nới lỏng, nhà quảng cáo có thể chạy các quảng cáo tập trung nhiều vào sản phẩm mà không cần đính kèm tuyên bố từ chối trách nhiệm.

Facebook nới lỏng chính sách quảng cáo liên quan đến các vấn đề xã hội

Facebook theo đó đã công bố bản cập nhật mới đối với chính sách quảng cáo liên quan đến các vấn đề xã hội.

Về cơ bản, chính sách mới sẽ nới lỏng các tiêu chuẩn quảng cáo về vấn đề xã hội, đảm bảo nhiều quảng cáo hơn có thể chạy được mà không cần thông báo từ chối trách nhiệm với nhãn dán ‘paid for by’ (được trả tiền bởi). Bạn có thể xem ở hình bên dưới.

Liên quan đến vấn đề này, kể từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào năm 2016, Facebook đã thực hiện một loạt các hạn chế và thông số kiểm soát mới liên quan đến các quảng cáo dựa trên vấn đề xã hội và chính trị, nhằm cung cấp sự minh bạch về việc ai là người tài trợ và thúc đẩy các chiến dịch đó.

Tất cả các nhà quảng cáo theo đó khi muốn chạy các quảng cáo về chính trị hoặc quảng cáo liên quan đến vấn đề xã hội phải cần phải được xác minh.

Theo giải thích của Giám đốc điều hành Meta, Mark Zuckerberg:

“Để được xác minh, các nhà quảng cáo sẽ cần xác nhận danh tính và vị trí của họ. Bất kỳ nhà quảng cáo nào không vượt qua quy trình này đều sẽ bị cấm chạy quảng cáo liên quan. Chúng tôi cũng sẽ gắn nhãn cho chúng và các nhà quảng cáo sẽ phải cho người dùng biết ai đã trả tiền cho các chiến dịch đó.”

Tuy nhiên giờ đây, Facebook đang tìm cách nới lỏng chính sách này:

“Bởi vì mục đích chính của một số quảng cáo này không phải là để vận động chính sách, chúng tôi đang thay đổi cách tiếp cận với chúng.

Các nhà quảng cáo sẽ không còn bắt buộc phải hoàn thành quy trình ủy quyền hoặc được gắn nhãn “Paid for by” để chạy nếu chúng tôi xác định một quảng cáo nào đó bao gồm đủ ba tiêu chí dưới đây:

  • Một sản phẩm hoặc dịch vụ được hiển thị đang được sử dụng hoặc có tên gọi rõ ràng hoặc được giới thiệu trong quảng cáo;
  • Mục đích chính của quảng cáo là bán sản phẩm hoặc quảng bá dịch vụ, ngay cả khi nội dung quảng cáo bao gồm việc biện hộ hay vận động cho một vấn đề xã hội; và
  • Nội dung quảng cáo chứa lời kêu gọi hành động (CTA) để mua hoặc sử dụng các sản phẩm hoặc dịch vụ.

Vì vậy, hiện tại, nếu một quảng cáo liên quan đến một vấn đề xã hội, nhưng nhà quảng cáo đang bán sản phẩm hay dịch vụ một cách rõ ràng, thì quảng cáo đó sẽ không vi phạm chính sách của Facebook Ads.

Theo giải thích của Facebook:

“Khi quảng cáo quảng bá một sản phẩm và không ủng hộ cụ thể cho một vấn đề xã hội, quảng cáo này sẽ không còn bị yêu cầu ủy quyền và tuyên bố từ chối trách nhiệm hay được gắn nhãn ‘paid for by’.

Ngược lại, nếu nhà quảng cáo đang quảng cáo một sản phẩm, đồng thời kèm với nó là một thông điệp ủng hộ (mạnh mẽ) cho một vấn đề xã hội nào đó, nó vẫn sẽ yêu cầu tuyên bố từ chối trách nhiệm.”

Mặc dù chính sách mới này cũng chưa thực sự rõ ràng vì vấn đề còn nằm ở cách hệ thống kiểm duyệt nội dung của Facebook, tuy nhiên rõ ràng là Facebook đang muốn giúp nhiều thương hiệu chạy nhiều quảng cáo hơn và dễ dàng hơn bằng cách giảm bớt những hạn chế.

Bạn có thể xem thêm các chính sách quảng cáo này tại: Facebook Ads Policy

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Cách thích ứng chiến lược Digital Marketing cho tương lai

Người làm marketing cần phải thiết kế các chiến lược digital marketing có thể thích ứng với thế giới mới đang luôn thay đổi.

Cách thích ứng chiến lược Digital Marketing cho tương lai

Sự thay đổi nhanh chóng của các yếu tố công nghệ và xu hướng digital marketing mới đã khiến nhiều thương hiệu phải đánh giá lại chiến lược của họ.

Sau đại dịch Covid-19, những người làm marketing đã rút ra được một bài học kinh nghiệm rằng họ cần phải chủ động nhiều hơn, nhanh nhẹn hơn trong các bản kế hoạch hay chiến lược của mình nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất trước những sự kiện bất ngờ.

Đại dịch đã thực sự làm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi chỉ trong khoảng 2 năm, điều mà đáng lẻ ra chúng ta phải mất nhiều hơn rất nhiều thời gian để thay đổi.

Và cũng bởi lẽ đó, giá trị của ngành thương mại điện tử đang có mức tăng trưởng của 10 năm chỉ trong ba tháng đầu tiên.

Theo báo cáo thông tin chi tiết về kinh doanh của McKinsey, 75% người tiêu dùng tại Mỹ đã thử các cửa hàng, website và thương hiệu khác nhau trong suốt thời gian xảy ra đại dịch.

Hơn thế nữa, 65% trong số những người tiêu dùng này kỳ vọng sự có mặt của những thương hiệu đã thử đó vào cuộc sống của họ hậu COVID.

Ngoài việc phải thích nghi nhanh với những hành vi đang thay đổi của người tiêu dùng, các thương hiệu còn phải đối mặt với hai thách thức khác trong vài năm vừa qua: sự chấm dứt cookies của bên thứ ba và sự ra đời của nhiều quy định mới về quyền riêng tư dữ liệu.

Các công ty công nghệ lớn như Google, Facebook hay Apple…cũng đang thay đổi cách nền tảng của họ theo dõi người dùng sao cho phù hợp với tương lai mới.

Tất cả những điều này, như một động lực tất yếu buộc tất cả những người làm marketing nói chung và digital marketing nói riêng phải tìm ra các cách mới để thích nghi, họ cần tìm ra phương pháp tiếp cận phù hợp với khách hàng của họ trong một tương lai kỹ thuật số sẽ tập trung nhiều hơn vào quyền riêng tư.

Thay vì chờ đợi các cơ hội để thay đổi, các nhà tiếp thị sẽ khôn ngoan hơn nhiều nếu họ sớm bắt đầu lên kế hoạch và thích nghi dần với các chiến dịch của mình.

Dưới đây là một số cách họ có thể làm để thích ứng nhanh hơn các chiến lược Digital Marketing của thương hiệu tới tương lai.

Tích hợp công nghệ và dữ liệu.

Theo một nghiên cứu từ McKinsey, những doanh nghiệp có hiệu suất cao trong đại dịch, ít nhất là hơn 20% so với các công ty còn lại – đang đặt cược nhiều hơn vào yếu tố tích hợp dữ liệu và công nghệ.

Họ đang tận dụng nhiều hơn các công nghệ đám mây và cơ sở hạ tầng, họ có nguồn dữ liệu chung cho cả tổ chức và luôn cập nhật các công nghệ hiện đại nhất, tất cả những điều này đã mang lại cho họ sự nhanh nhẹn và linh hoạt hơn.

Các thương hiệu theo đó không nên chỉ tập trung vào việc áp dụng các công nghệ mới mà còn phải thử nghiệm và thực sự nhanh nhạy. Điều này có thể giúp đảm bảo các đội nhóm marketing đang được thiết lập tốt nhất để giải quyết những thay đổi từ thị trường.

Các công ty nhanh nhẹn và thích ứng nhanh hơn đang làm tốt hơn các công ty còn lại và dĩ nhiên họ cũng có được một tỷ suất lợi nhuận tốt hơn.

Triển khai các chiến thuật tương tác và nhận diện khách hàng mới.

Khi cookies của bên thứ ba dần mất đi, các thương hiệu có thể phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng mới về khả năng nhận diện khách hàng của họ.

Việc triển khai các công nghệ nhận diện khách hàng mới để thay thế cho cookies của bên thứ ba là điều hết sức quan trọng và cần triển khai sớm, tuy nhiên, dù cho bạn đang sử dụng công nghệ hay giải pháp nào, thì khách hàng vẫn nên được đặt ưu tiên hàng đầu.

Nhiều người làm marketing thường quá tập trung vào việc thu thập dữ liệu mà quên đi trải nghiệm của người dùng. Nếu các thương hiệu có thể làm tốt cả hai vấn đề này trong chiến lược của mình, việc thu thập dữ liệu khách hàng sẽ trở nên có ý nghĩa hơn nhiều.

Ưu tiên quyền riêng tư và sự đồng ý việc thu thập dữ liệu từ phía người dùng.

Quyền riêng tư là yêu cầu tất yếu của tương lai. Bạn cần hiểu bạn đang thu thập điều gì từ khách hàng và bạn sẽ làm gì với nó.

Nếu không tập trung vào quyền riêng tư và sự đồng ý của khách hàng cần được đưa vào các chiến lược thu thập dữ liệu, những người làm marketing sẽ sớm nhận nhiều thua thiệt trong bối cảnh kỹ thuật số mới này.

Về cơ bản, trong khi khách hàng muốn dữ liệu của họ được tôn trọng hay được sử dụng đúng mục đích từ các thương hiệu, họ cũng mong muốn nhận được những nội dung được cá nhân hoá. Và đây cũng là bài toán mà các thương hiệu cần phải giải quyết.

Đầu tư vào con người và quy trình.

Trong bối cảnh mới, ngoài những thứ hiện có, các doanh nghiệp cần có thêm những vị trí mới, những kỹ năng mới và cả những mối quan hệ đối tác mới cần thiết để phát triển.

Các đội nhóm trong doanh nghiệp đang phải làm những điều mà họ chưa bao giờ làm trước đây theo những cách mà họ chưa từng thử.

Hàng loạt các xu hướng kỹ thuật số mới, các quy định về quyền riêng tư và công nghệ mới, và doanh nghiệp từ đây cũng cần có những con người mới. Họ sẽ là những người chịu trách nhiệm chính về sự phát triển của doanh nghiệp thông qua các nền tảng kỹ thuật số.

Chúng ta hiểu rằng, nếu tất cả mọi thứ đã thay đổi, làm thế nào chúng ta có thể mong đợi nhận được những kết quả như chúng ta từng có với chiến lược cũ?

Đôi ngũ của chúng ta cũng cần hiểu và thích nghi với điều này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen

Instagram bị điều tra vì ảnh hưởng tiêu cực với trẻ em

Cách Instagram thu hút người dùng trẻ tuổi nhằm tăng tần suất sử dụng và tương tác của họ có thể để lại hệ quả lâu dài.

CEO Instagram Adam Mosseri

Ngày 18/11, liên minh lưỡng đảng bao gồm tổng chưởng lý 8 bang của Mỹ cho biết họ đang điều tra cách Instagram thu hút và ảnh hưởng đến giới trẻ. Cuộc điều tra này không chỉ xem xét những tác hại tiềm ẩn mà còn cả cách thức marketing được Instagram sử dụng.

Sức ép từ những nhà lập pháp.

Tổng chưởng lý bang Nebraska, ông Doug Peterson cho biết liên minh này sẽ tập trung vào “các kỹ thuật được Meta sử dụng để tăng tần suất và thời gian tương tác của người dùng trẻ tuổi cũng như hệ quả của nó”.

“Khi các nền tảng mạng xã hội coi con cái chúng ta như một món hàng đơn thuần để thao túng nhằm tăng thời gian sử dụng thiết bị và trích xuất dữ liệu, thì việc các tổng chưởng lý tham gia điều tra theo luật bảo vệ người tiêu dùng là điều bắt buộc”, ông Doug Peterson cho biết.

Đây không phải là lần đầu Meta, trước đây là Facebook, bị đưa vào tầm ngắm với những cáo buộc vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng và khiến công chúng gặp rủi ro.

Sau khi kế hoạch xây dựng một nền tảng Instagram cho trẻ em được công bố, tổng chưởng lý Massachusetts Maura Healey và 43 tiểu bang, vùng lãnh thổ khác của Mỹ đã viết một lá thư nhằm kêu gọi loại bỏ ý tưởng.

Trong thư, họ cáo buộc Instagram đã không giải quyết được vấn đề về sức khỏe tinh thần và lo ngại sự tham gia của những kẻ có ý đồ xấu với trẻ em.

Vào cuối tháng 9, Instagram đã phải tạm dừng kế hoạch ra mắt này lại.

Tại Quốc hội Mỹ, các nhà lập pháp cũng đang theo đuổi dự án luật bổ sung. “Tôi đang làm việc về các chính sách nhằm tăng cường quyền riêng tư và an toàn cho trẻ em trên mạng.

Các đồng nghiệp và tôi đang tiếp tục thảo luận và đang đạt được những tiến bộ đáng kể của lưỡng đảng”, thượng nghị sĩ Marsha Blackburn nói.

Tại Đặc khu Columbia, tổng chưởng lý Karl Racine cũng đang tiến hành một cuộc điều tra độc lập về những tác hại tiềm ẩn của Instagram với trẻ em.

Phản ứng của Instagram.

Trong tuyên bố hôm 19/11, công ty cho biết họ đã giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến cuộc điều tra của liên minh.

“Chúng tôi dẫn đầu ngành trong việc chống bắt nạt và hỗ trợ những người đấu tranh với ý định tự tử, tự gây thương tích và rối loạn ăn uống.

Chúng tôi cũng xây dựng các tính năng mới để giúp người dùng có thể đối mặt với so sánh tiêu cực hoặc các vấn đề về hình ảnh cơ thể trên mạng xã hội, bao gồm tính năng mới ‘Hãy nghỉ ngơi’, hướng họ tới các nội dung khác trong trường hợp bị mắc kẹt trong một chủ đề”, trích tuyên bố của công ty.

Dù Instagram lên tiếng bảo vệ thanh danh, những hệ quả mà ứng dụng mang lại là khó có thể bỏ qua. Đặc biệt, chính nội bộ công ty cũng thừa nhận những tác động tiêu cực mà mình ảnh hưởng đến người sử dụng.

Vào tháng 9, WSJ đã tiết lộ một nghiên cứu nội bộ của Instagram, trong đó xác nhận sản phẩm của họ có thể gây nên “so sánh tiêu cực trên mạng xã hội” ở nhiều người dùng, đặc biệt là phụ nữ trẻ. “Chúng ta khiến vấn đề hình ảnh cơ thể trở nên tồi tệ hơn ở một trong 3 cô gái tuổi teen” một trang tài liệu nội bộ từ năm 2019 của nghiên cứu ghi nhận.

Trong một cuộc phỏng vấn, người đứng đầu Instagram Adam Mosseri thừa nhận những phát hiện và nói rằng việc khắc phục vấn đề là rất khó khăn.

Tuy nhiên, ông cũng bảo vệ các sản phẩm của công ty, gọi mạng xã hội là một phần của cuộc sống hiện đại, mang lại lợi ích vượt xa tác hại của chúng.

Không lâu sau, công ty đã tố cáo WSJ là “lấp liếm bằng chứng”, cho biết nghiên cứu cũng chỉ ra cách Instagram giúp một số cô gái tuổi teen giải quyết những vấn đề nghiêm trọng khác.

Đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ Snapchat và TikTok, những ứng dụng được người dùng trẻ tuổi yêu thích, Meta đã xây dựng sản phẩm với định hướng giữ chân họ ở lại Instagram và sau cùng là Facebook.

Trong một tài liệu được WSJ công bố, các nhà nghiên cứu marketing cho biết thanh niên ở tầm tuổi lớn hơn “không khuyến khích em của mình chia sẻ” trên nền tảng này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

4 câu hỏi giúp kiểm tra và tối ưu ý tưởng nội dung của bạn

Nếu bạn là một người làm marketing hẳn là bạn đã nghe rất nhiều về việc tạo nội dung có giá trị. Tuy nhiên nội dung có giá trị là gì? Nếu nội dung của bạn cung cấp giá trị, nó có đảm bảo thành công không?

4 câu hỏi giúp kiểm tra và tối ưu ý tưởng nội dung của bạn

Câu trả lời ngắn gọn nhất cho câu hỏi thứ hai là: Không. Có rất nhiều yếu tố tạo nên thành công. Nhưng bạn có nhiều khả năng đạt được mục tiêu hơn nếu bạn kiểm tra và tối ưu ý tưởng nội dung của mình tốt hơn.

Trước khi nói đến việc tạo nội dung hay tối ưu ý tưởng của nội dung, bạn cần hiểu Nội dung hay Content là gì?

Content là gì?

Theo định nghĩa của Vocabulary.com, Content hiện có 2 nghĩa chính khác nhau. Nghĩa thứ nhất là cảm giác “hài lòng hay hạnh phúc về một thứ gì đó”, và nghĩa thứ hai là “nội dung”, ví dụ nội dung của một tiết học Toán có thể Toán cao cấp.

Mặc dù, Content có tận hai nghĩa khác nhau, trong thực tế Content chủ yếu được sử dụng theo nghĩa thứ hai tức là nội dung.

Nội dung hay Content ở đây là khái niệm đề cập đến tất cả những gì có thể được nhìn thấy hay nghe bằng các giác quan thông thường của con người.

Như đã phân tích ở trên, trong khi Content có thể được xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có không ít các quan điểm nhìn nhận sai lầm về thuật ngữ này.

Họ cho rằng, Content chỉ liên quan đến phạm vi ngành Marketing nói chung hay Content chỉ đơn giản là những gì họ vẫn thường thấy khi các thương hiệu đang tìm cách truyền tải nội dung tới khách hàng với ý định làm marketing và bán hàng.

Sử dụng các câu hỏi sau đây để xác nhận ý tưởng nào đáng giá để bạn theo đuổi.

1. Nó có phải là một thứ gì đó mà khách hàng của bạn muốn không?

Đây cũng là tiêu chí quan trọng nhất. Nếu bạn dành thời gian và tiền bạc để tổng hợp những nội dung mà không ai thực sự yêu cầu, thì nhiều khả năng nó sẽ không thành công.

Nó giống như việc bạn mất công nướng một chiếc bánh sô cô la, nhưng sau đó lại mời những người không thích đồ ngọt thưởng thức. Có thể bánh sẽ ngon nhưng người bạn mời sẽ không hề muốn nó.

Làm cách nào bạn có thể đảm bảo ý tưởng nội dung của mình phù hợp với mong muốn hoặc nhu cầu thực tế của khách hàng?

Trước tiên, bạn hãy thiết lập quy trình đồng bộ với bộ phận bán hàng và dịch vụ khách hàng (nếu có) để tìm ra những gì khách hàng hiện tại đang muốn hoặc tò mò.

Ý tưởng của bạn có rơi vào những tò mò hay băn khoăn đó không?

Thứ hai, thực hiện nghiên cứu câu hỏi hoặc ý tưởng từ khoá của bạn để xem liệu những ý tưởng đó có nằm trong số những câu hỏi mà mọi người đang hỏi hay thông tin họ đang cố gắng để tìm kiếm hay không.

Khi bạn tìm thấy các từ khóa đó phù hợp với ý tưởng nội dung của mình, hãy kiểm tra khối lượng của các từ khóa là bao nhiêu?

Khối lượng thấp hơn cũng không sao nếu bạn đang tạo nội dung nhằm hướng tới nhóm khách hàng có khả năng chuyển đổi cao, nhưng nếu bạn đang cố gắng tiếp cận đối tượng chung hơn và lớn hơn, bạn có thể muốn có ý tưởng nội dung của mình khớp với từ khoá có dung lượng tìm kiếm lớn hơn.

Bạn cũng có thể sử dụng quy trình này không chỉ để xác minh ý tưởng của mình mà còn để cải thiện và củng cố ý tưởng dựa trên những góc độ mới mà bạn khám phá.

2. Ý tưởng của bạn đã được thực hiện trước đó chưa?

Bạn nảy ra một ý tưởng mà bạn cho là tuyệt vời; nó phù hợp với thương hiệu, nó giúp ích cho đối tượng mục tiêu của bạn.

Nhưng hãy nhớ kiểm tra xem ý tưởng đó chưa từng được thực hiện trước đây. Thông thường, điều này đơn giản như việc tìm kiếm trên Google, nhưng bạn không chỉ tìm kiếm các kết quả phù hợp trực tiếp.

Ví dụ: giả sử ý tưởng là viết một bài đăng về kẹo Halloween đang rất được yêu thích. Bạn tìm kiếm nhanh về “kẹo Halloween ngon nhất” và nhận thấy có rất nhiều website đã xuất bản nội dung về ý tưởng này.

Bây giờ bạn có thể nghĩ rằng mọi người yêu thích loại nội dung này, đó là lý do tại sao rất nhiều website đang làm điều đó và bạn đang có một cách mới để viết về loại kẹo nào phổ biến nhất.

Nhưng nếu nội dung của bạn không thể cạnh tranh với các website đã quá phổ biến hiện tại thì bạn có thể không muốn tốn thời gian vào ý tưởng này.

Khách hàng của bạn đã xem cùng một ý tưởng nhiều lần và nó sẽ không có sức hấp dẫn giống như một ý tưởng mới.

Cách bạn có thể xoay chuyển.

Ngay cả khi ý tưởng của bạn đã được ai đó thực hiện trước đây, bạn cũng không cần phải từ bỏ nó ngay lập tức. Thường có nhiều cách để xoay chuyển và khám phá ra một khái niệm thậm chí còn thú vị hơn.

Dưới đây là một số câu hỏi để hướng dẫn bạn xoay vòng ý tưởng đó:

  • Khi bạn xem các bài viết đã xuất bản của ý tưởng này, bạn sẽ nghĩ đến những câu hỏi và tò mò mới nào? (Ví dụ: Có bao nhiêu khu vực sẽ thích sô cô la hơn là kẹo dẻo?)
  • Mọi người đã bình luận hay nhận xét gì về nội dung được xuất bản đó? Họ có gợi ý hoặc xác định rõ ràng các góc độ mới để khám phá không?
  • Có thể áp dụng phương pháp luận tương tự của ý tưởng đã xuất bản này cho một khái niệm khác không?
  • Có cách nào để đi sâu vào ý tưởng này để có được những hiểu biết cụ thể hơn không?
  • Chúng ta có thể sử dụng những dữ liệu hoặc thông tin khác để thể hiện một quan điểm mới hơn không?

Bằng cách dành thời gian để hiểu những gì đã được xuất bản liên quan đến ý tưởng của bạn, bạn có thể trau dồi tốt hơn khái niệm của mình và đảm bảo nó luôn mới mẻ và thú vị.

3. Ý tưởng đó có phù hợp với mục tiêu của marketing không?

Hiếm khi một phần nội dung lại có thể hoàn thành tất cả các mục tiêu tiếp thị nội dung của bạn. Nếu bạn cố gắng sử dụng nó để hoàn thành một số nhiệm vụ khác nhau, bạn có nhiều khả năng sẽ thất bại hoàn toàn.

Mỗi phần nội dung phải có mục tiêu chính và mục tiêu phụ, chẳng hạn như:

  • Tăng nhận thức về thương hiệu bằng cách xếp hạng cao hơn cho các cụm từ tìm kiếm ở phần đầu của phễu bán hàng (top-of-the-funnel).
  • Tăng nhận thức về thương hiệu bằng cách xếp hạng cho các cụm từ ở giữa phễu bán hàng (middle-of-the-funnel).
  • Tăng nhận thức về thương hiệu bằng cách tạo buzz trên mạng xã hội.
  • Giúp khách hàng hay khách hàng tiềm năng hiểu thêm về sản phẩm của bạn (hỗ trợ bán hàng)
  • Hỗ trợ khách truy cập chuyển đổi thông qua nội dung ở phần cuối của phễu bán hàng (Sales Funnel).
  • Tạo tài nguyên để xây dựng các backlinks.

Các mục tiêu của bạn có thể trùng lặp, nhưng mỗi phần nội dung phải có một mục tiêu cụ thể để định hình ý tưởng nội dung và quảng cáo.

Khi xây dựng lịch biên tập, bạn hãy liệt kê cả mục tiêu nội dung tổng thể của bạn ở trên cùng và ghi lại mục tiêu cho từng phần nội dung ở dưới để bạn và đội nhóm của bạn tập trung vào mục đích của nó khi lập kế hoạch và xây dựng nội dung.

4. Ý tưởng đó có gợi ra phản ứng hay tương tác không?

Để khách hàng quan tâm đến nội dung của bạn, nội dung đó phải khơi gợi một phản ứng hoặc cảm xúc nào đó.

Ý tưởng của bạn sẽ làm được điều đó chứ? Câu hỏi này mang tính đại diện để xác định xem nội dung của bạn có quan trọng hay không.

Phản ứng không cần phải là một phản ứng đầy “cảm xúc”. Nó thường đơn giản, nhưng khi hoàn thành tốt, nó để lại cho người đọc một cảm giác nhẹ nhõm.

Tự hỏi trước khi xây dựng.

Giá trị của nội dung của bạn nên có trước khi nó được tạo ra. Nó bắt đầu từ trong giai đoạn lên ý tưởng. Bằng cách hỏi và trả lời 04 câu hỏi này, ý tưởng của bạn được phát triển tốt hơn từ đó có nhiều khả năng tạo ra thứ mà đọc giả và doanh nghiệp của bạn muốn có.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Nếu muốn tăng lương – Tôi nên làm gì?

Được trả lương tương xứng với kinh nghiệm, năng lực của bạn là một phần vô cùng quan trọng trong công việc.

Nếu muốn tăng lương - Tôi nên làm gì?
Source: ShutterStock

Điều này vừa thể hiện sự công bằng, vừa là động lực phát triển trong tương lai. Đàm phán đề nghị tăng lương sao cho phù hợp, đúng chừng mực và được chấp thuận là không dễ dàng. Dưới đây là những gì bạn cần suy ngẫm và lập luận hợp lý để thuyết phục cấp trên.

Cân nhắc thời điểm.

Bạn cần xem xét thời điểm phù hợp với tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của công ty cũng như với cuộc trò chuyện diễn ra. Hãy cân nhắc về những gì đang diễn ra tại giai đoạn này.

Nếu đó là khoảng thời gian mọi người đang gặp khó khăn trong kinh doanh, không thu được nhiều lợi nhuận và chịu đựng nhiều tác động tiêu cực từ khủng hoảng kinh tế hay giảm tốc độ tăng trưởng do covid-19, bạn có thể không nên đề nghị tăng lương vào lúc này.

Thêm vào đó, nếu cấp trên công ty bạn đang giải quyết các vấn đề như sa thải, điều chỉnh lại bộ máy công ty hoặc đang giải quyết các bê bối liên quan, bạn cần kiên nhẫn đợi thêm một thời gian khi mọi chuyện ổn thỏa hơn.

Người sáng lập của Salary Coaching.com, ông Olivia Jaras,  cho biết: “Có lẽ đây là lúc bạn cần đồng cảm với anh ấy hoặc cô ấy, xây dựng sự tin cậy. Điều đó có thể tạo tiền đề cho một cuộc đàm phán trong một vài tháng nữa, như vậy sẽ tốt hơn cho bạn”.

Xem xét lại công việc của mình.

Thỏa thuận tăng lương yêu cầu bạn phải đưa ra được những lý do hợp lý, khách quan và thuyết phục thì mới nhận được sự chấp thuận.

Xem xét lại công việc của bạn đồng nghĩa với việc tìm hiểu vị thế, mức lương của nó trên thị trường lao động, về khối lượng công việc bạn nhận được mỗi ngày, biểu hiện hay giá trị đóng góp của bạn cho công ty, và cả những đánh giá, nhận xét của đồng nghiệp, cấp trên về bạn trong thời gian qua.

Có sự tìm hiểu kỹ một lần nữa về sơ yếu lý lịch bản thân cũng như mô tả yêu cầu công việc của vị trí bạn sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện về những gì bạn đang làm.

Khi đó, bạn sẽ biết được trong quá trình làm việc, kinh nghiệm và kiến thức, kỹ năng của bạn được nâng cao hơn trước như thế nào, được đào tạo thêm những khía cạnh khác ra sao.

Thấu hiểu quan điểm của cấp trên.

Khi tất cả thông tin tìm hiểu về tình hình công ty cũng như bản thân bạn một cách cụ thể, tường tận, đồng nghĩa với việc bạn đã bước đầu hoàn thành những hành trang đầu tiên. Ở bước tiếp theo, bạn phải thấu hiểu quan điểm của cấp trên, tức là những nhận định và ánh nhìn của cấp trên về bạn, đứng ở vị trí của họ.

Đứng ở khía cạnh này, bạn có thể liệt kê ra được những nguyên do mà họ có thể từ chối tăng lương cho bạn từ đó bạn chuẩn bị được sự phản hồi, phản biện của mình để thuyết phục họ. Dự đoán những gì sẽ xảy ra trong cuộc đối thoại sẽ giúp bạn tìm được hướng giải quyết trước khi nó xảy ra và đối phó với nó hiệu quả.

Giữ thái độ chuyên nghiệp.

Tránh những ý kiến, quan điểm mang tính cá nhân đồng thời luôn giữ thái độ tích cực, biết bày tỏ nhưng cũng biết lắng nghe và tôn trọng phản hồi của đối phương.

Một lý do có thể không được cảm thông như bạn phải nuôi 5 đứa trẻ và bạn cần một khoản thu nhập lớn hơn để chăm lo cho chúng tốt hơn, hay sự bấp bênh trong mức lương giữa bạn và đồng nghiệp.

Mặc dù những lý do này có thể thực sự tồn tại trong cuộc sống thực của bạn, nhưng đây không phải là nguyên nhân đề nghị tăng lương hợp lý và chuyên nghiệp.

Bạn nên khai thác lý do đến từ năng lực bản thân hay khối lượng công việc, những giá trị bạn đã đóng góp vào công ty.

Suy nghĩ hướng đi lâu dài.

Đàm phán đề nghị tăng lương không phải lúc nào cũng như mong đợi và bạn nên chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Nhận được câu trả lời “Không” là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Điều quan trọng là bạn biết cách chấp nhận một cách tích cực và suy nghĩ về những gì mình cần cải thiện để hướng đến kết quả tốt hơn trong tương lai.

Hãy kết thúc cuộc đối thoại với cấp trên bằng thái độ tích cực như lời cảm ơn và nụ cười. Và cũng thể hiện với họ rằng bạn vẫn giữ năng suất làm việc bình thường và thậm chí tốt hơn, đóng góp nhiều hơn chứ không vì điều này mà chán nản.

“Bạn phải có chiến lược về cách bạn tiến hành cuộc thảo luận đó”, Alex Twersky, người đồng sáng lập Resume Deli, một công ty dịch vụ sơ yếu lý lịch và sự nghiệp cho biết.

“Bạn không nên quá khắt khe. Bạn cần trở nên chuyên nghiệp, kiên nhẫn, hợp tác và xây dựng. Đây cũng có thể là một cơ hội để bạn yêu cầu phản hồi và suy nghĩ về những kỹ năng bạn có thể cải thiện để có thể nhận được một cơ hội tăng lương khác tốt hơn”, Alex Twersky nói.

Tóm lại, bạn cần phải có sự chuẩn bị chu đáo từ những gì bản thân sở hữu, cho đến những lập luận và lời cần nói lúc đề nghị tăng lương. Điều quan trọng nhất bạn cần cân nhắc vẫn chính là những giá trị đóng góp của bạn vào sự phát triển và đi lên của công ty.

Tăng lương đồng nghĩa với tăng trách nhiệm, tăng nỗ lực và tăng hiệu suất công việc sao cho tương xứng với giá trị, phù hợp với vai trò trong công ty.

Vì vậy, dù kết quả của việc tăng lương là lời từ chối, bạn cũng hãy cố gắng hoàn thiện bản thân, trau dồi thêm nhiều kiến thức, kỹ năng để thành công hơn trên con đường sự nghiệp của mình

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Telio gọi vốn chiến lược từ VNG, GGV Capital và Tiger Global

Telio gọi thành công thêm số vốn hơn 22,5 triệu USD từ ba nhà đầu tư lớn cho vòng gọi vốn Pre-Series B.

Telio gọi vốn chiến lược từ VNG, GGV Capital và Tiger Global
Đội ngũ sáng lập và điều hành Telio. Ảnh: Telio

Telio, một trong những nền tảng thương mại điện tử B2B đầu tiên tại Việt Nam, công bố vừa nhận thêm khoản đầu tư cho vòng gọi vốn Pre-Series B từ ba nhà đầu tư lớn.

Trong đó, dẫn đầu là Công ty Cổ phần VNG với số vốn 22,5 triệu USD. Vòng gọi vốn này cũng có sự tham gia của các nhà đầu tư hiện tại là quỹ đầu tư toàn cầu GGV Capital và quỹ đầu tư Tiger Global.

Khoản đầu tư này đánh dấu mối quan hệ hợp tác chiến lược nhằm mang tới các dịch vụ toàn diện hơn cho các đối tác và đại lý của Telio trên toàn quốc. Sau khi kết thúc vòng gọi vốn này, Telio cho biết đang tiếp tục triển khai các vòng tiếp theo.

Theo thỏa thuận hợp tác chiến lược, ngoài hỗ trợ Telio tăng trưởng và mở rộng hoạt động kinh doanh cũng như độ phủ sóng, VNG cũng sẽ đồng hành cùng Telio trong việc tăng độ phổ biến gian hàng trên nền tảng Zalo, giúp các đại lý dễ dàng số hóa hoạt động đặt hàng và theo dõi đơn hàng.

Với hơn 60 triệu người dùng hàng tháng, Zalo hiện là một trong những ứng dụng được đông đảo người dùng Việt sử dụng, tiềm năng thúc đẩy thương mại điện tử, đặc biệt qua giải pháp Zalo Official Account (OA) và Zalo Mini App.

Tháng 10/2020, Telio đã trở thành nền tảng B2B đầu tiên và duy nhất ra mắt gian hàng trên Zalo, thúc đẩy việc bán hàng số không tiếp xúc với khả năng phủ sóng khắp mọi miền tổ quốc.

Việc kết hợp với VNG cũng mang đến giải pháp thanh toán qua ví điện tử ZaloPay cho các cửa hàng bán lẻ trong bối cảnh Việt Nam đang khuyến khích đẩy mạnh các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt.

Ngoài ra, Telio cũng góp phần mang đến cho các hộ kinh doanh vừa và nhỏ cơ hội tiếp cận với các sản phẩm tài chính và tín dụng, khi các đối tượng này có nhiều hạn chế về vốn và cần được hỗ trợ để mở rộng kinh doanh.

Telio gọi vốn chiến lược từ VNG, GGV Capital và Tiger Global

Thời gian qua, Telio nỗ lực mở rộng hoạt động kinh doanh tại 26 tỉnh, thành trên khắp cả nước, bao gồm Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hải Dương, Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế, Cần Thơ…

Doanh nghiệp kỳ vọng khoản đầu tư này sẽ góp phần cải thiện năng lực phục vụ cho công ty trong chiến lược có mặt tại 30 tỉnh, thành; phục vụ hơn 60.000 đại lý bán lẻ trong năm 2021; đồng thời đặt mục tiêu tiến tới có mặt tại 45 tỉnh, thành Việt Nam với 150.000 đại lý vào cuối năm 2022.

“Telio đang chứng tỏ là nền tảng thương mại điện tử B2B cho ngành bán lẻ có tốc độ tăng trưởng ấn tượng tại Việt Nam.

Chúng tôi đánh giá cao tiềm năng tăng trưởng cũng như tham vọng của Telio, đồng thời mong muốn được cùng họ vươn tới những mốc tăng trưởng mới thông qua thỏa thuận hợp tác chiến lược này”, ông Lê Hồng Minh, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc VNG chia sẻ.

Ông Bùi Sỹ Phong, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Telio, đưa ra nhận định thị trường bán lẻ Việt Nam đang có những thay đổi mạnh mẽ khi ngày càng nhiều doanh nghiệp và đơn vị bán lẻ áp dụng công nghệ, cải thiện hiệu quả hoạt động và nâng cao chất lượng dịch vụ.

“Telio cam kết đồng hành với các khách hàng đại lý cùng các nhãn hàng tối ưu hóa hoạt động, tăng trưởng kinh doanh.

Hợp tác chiến lược với VNG sẽ giúp chúng tôi củng cố cam kết này trong sứ mệnh mang tới dịch vụ tốt và toàn diện từ nhà sản xuất, nhãn hàng tới các nhà bán lẻ và khách hàng đầu cuối”, ông Phong nói thêm.

Không dừng lại ở việc phân phối hàng tiêu dùng nhanh, Telio còn mở rộng sang các ngành hàng khác như gia dụng, y tế và các ngành hàng phục vụ đời sống, hướng đến phát triển từ một nền tảng B2B sang B2B2C.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn |

Các vị trí trọng yếu của một phòng Marketing mạnh

Khi nói việc xây dựng một đội nhóm hay phòng ban Marketing mạnh, một đội ngũ gồm các vị trí phù hợp và đầy đủ là yếu tố cốt lõi.

Các vị trí phòng marketing
Các vị trí trọng yếu của một phòng Marketing mạnh

“Thành thạo nhiều kỹ năng nhưng không chuyên sâu vào một kỹ năng nhất định” hay “Gánh Team” là một trong những cụm từ được sử dụng khá nhiều trong ngành marketing.

Lý do chính đứng đằng sau cụm từ phổ biến này là nhiều người làm marketing bị buộc phải trở nên như vậy, đặc biệt ở các công ty khởi nghiệp hoặc các doanh nghiệp nhỏ.

Nhiều doanh nghiệp tuyển dụng vị trí Marketing Manager nhưng lại để người này làm hết mọi thứ, từ xây dựng nội dung, nghiên cứu thị trường, chạy quảng cáo…đến cả những việc mang tính kỹ thuật (technical) như quản trị website và ứng dụng.

Ngoài việc những doanh nghiệp ngày là những doanh nghiệp mới, khi mọi thứ vẫn còn chưa rõ ràng hay cơ cấu tổ chức vẫn chưa ổn định, thì còn một vấn đề lớn khác là họ không hiểu rằng, để tăng trưởng và phát triển doanh nghiệp, họ cần nhiều hơn một vài người.

Khi xây dựng đội ngũ marketing, bạn cần phải có một cấu trúc phù hợp để thành công. Có những vị trí bắt buộc phải có, và cũng có những vị trí không cần thiết hoặc có thể được kiêm nhiệm. Dưới đây là một số vị trí then chốt bạn nên có.

Strategy Lead.

Vị trí quan trọng đầu tiên cần có trong phòng Marketing là Strategy Lead hay Người dẫn dắt về mặt chiến lược.

Người này đóng vai trò như một “dàn trưởng” thực thụ. Họ là người có thể hướng dẫn hay dẫn dắt toàn bộ nhân sự marketing theo một con đường nhất định, thiết lập các mục tiêu và KPI của từng vị trí trong toàn team.

Họ cũng chịu trách nhiệm cho việc lập kế hoạch, chiến lược và thực thi nhằm thúc đẩy sự phát triển của thương hiệu và doanh số.

Họ là người quản lý ngân sách, tính toán ROI, giao tiếp với các bộ phận khác trong công ty và giao nhiệm vụ cho nhân viên.

Từ những lý do này, họ nên là một nhà tiếp thị chiến lược có kinh nghiệm, người đã từng thực thi và triển khai nhiều chiến lược thành công trong quá khứ.

Content Creator.

Bánh mỳ cần sữa và bắp thì cần bơ, còn thương hiệu thì cần có những thông điệp để truyền tải đến khách hàng mục tiêu.

Content Creator chịu trách nhiệm đảm bảo rằng những nội dung họ truyền tải đến đối tượng mục tiêu là phù hợp với định hướng chiến lược chung của Strategy Lead.

Người này cần có nền tảng biên tập vững chắc (editorial) và sẽ lên kế hoạch nội dung cho tất cả các nền tảng như website, các phương tiện truyền thông mạng xã hội, các ấn phẩm marketing, nội dung mô tả sản phẩm và hơn thế nữa.

Họ cũng có thể viết nội dung cho SEO và cần hiểu các chỉ số đánh giá hiệu suất (ít nhất là cơ bản) do nội dung mang lại.

Họ cũng nên cập nhật các thuật toán SEO mới nhất, có khả năng nghiên cứu từ khóa và hành vi người dùng để từ đó kết hợp nó vào nội dung nhằm mục tiêu tăng thứ hạng tìm kiếm và mức độ tương tác.

Graphic Designer.

Một nhà thiết kế đồ hoạ sẽ chịu trách nhiệm về các sáng tạo trực quan (visual creative) của thương hiệu, cả trực tuyến và ngoại tuyến.

Họ phải tuân theo các thông số kỹ thuật hay những yêu cầu cố định (chiến lược và chiến thuật) đồng thời cần thể hiện sự chủ động trong việc đưa ra các ý tưởng sáng tạo và mang tính đổi mới.

Họ cũng cần hiểu cơ bản về chân dung khách hàng, về đối tượng mà họ đang hướng tới, những người sẽ xem những nội dung từ họ.

Website Management.

Người này không nhất thiết phải là một nhà phát triển web (web developer hay coder) nhưng họ cần đủ khả năng kỹ thuật để quản lý một CMS (hệ thống quản trị nội dung chẳng hạn như WordPress), họ có thể sửa các giao diện cơ bản hya thay đổi nội dung trên các webiste khi được yêu cầu.

Họ cần hiểu biết cơ bản về HTML và CSS (các loại ngôn ngữ lập trình), về SEO, các kỹ thuật phân tích và đánh giá hiệu suất của môt website.

Người này nên hợp tác chặt chẽ với Content Creator và Graphic Designer để tăng lưu lượng truy cập vào website, giữ người dùng ở lại lâu hơn và tạo ra nhiều chuyển đổi hơn.

Social Media.

Điều thiết yếu nhất của vị trí này là cần có một chiến lược hoàn chỉnh và duy trì thường xuyên mức độ cập nhật với các nền tảng mạng xã hội.

Trách nhiệm của họ là giữ cho tất cả các nền tảng nhất quán với thương hiệu, tăng mức độ tương tác, mức độ nhận biết, theo dõi bình luận và xác định các xu hướng nhằm mục tiêu bổ sung cho chiến lược tổng thể.

Trong nhiều trường hợp vị trí này cũng có thể chịu trách nhiệm về chuyển đổi và doanh số bên cạnh các chỉ số về thương hiệu đơn thuần.

Digital Channels Manager.

Vị trí quan trọng cuối cùng cần có để xây dựng một phòng Marketing mạnh đó là Digital Channels Manager hay người quản lý tất cả các kênh kỹ thuật số.

Digital Channels Manager là người quản lý toàn bộ các kênh kỹ thuật số của doanh nghiệp.

Họ xác định các kênh kỹ thuật số tốt nhất hay phù hợp nhất cho thương hiệu và xây dựng chiến lược xung quanh các kênh cụ thể đó.

Các kênh kỹ thuật số có thể là các nền tảng tự phục vụ như Facebook, Google hay TikTok, và các kênh quảng cáo có trả phí, hoặc mua không gian quảng cáo (Inventory) trên các mạng lưới quảng cáo (Ad Network).

Digital Channels Manager trong nhiều trường hợp cũng có thể gọi là Digital Manager (bao gồm có trả phí lẫn tự nhiên) hay Digital Paid Manager…

Tùy thuộc vào khối lượng công việc, họ có thể tự xử lý các kênh này ở mức độ nội bộ hoặc làm việc với các agency bên ngoài. Người này cần phải có nền tảng về phân tích kỹ thuật số (digital analytics) và kiến thức về quảng cáo kỹ thuật số (digital advertising).

Để có thể phát triển tối đa hiệu suất của các đội nhóm marketing, mọi người cần phải làm việc cùng nhau, hợp tác với nhau để đạt được các mục tiêu chung của thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Facebook thử nghiệm trình kiểm soát nội dung và giới hạn mới cho quảng cáo

Giữa nhiều tranh cãi trong những khoảng thời gian trở lại đây liên quan đến thuật toán phân phối nội dung và quảng cáo, Facebook vừa có những động thái mới.

Facebook thử nghiệm trình kiểm soát nội dung và giới hạn mới cho quảng cáo

Các thử nghiệm mới sẽ áp dụng cho cả cá nhân lẫn nhà quảng cáo trên nền tảng. Với người dùng, họ có thể có nhiều quyền và sức ảnh hưởng hơn tới những gì mà họ nhìn thấy và với thương hiệu, họ có thể tránh hiển thị thương hiệu tại những vị trí không mong muốn.

Trước hết, đối với những người dùng là cá nhân, Facebook đang tìm cách làm cho các tùy chọn nhằm kiểm soát nội dung hiển thị trên Nguồn cấp dữ liệu (News Feed) dễ tìm hơn, đồng thời người dùng có nhiều khả năng hơn trong việc giảm bớt một số loại nội dung nhất định trong nguồn cấp dữ liệu của họ.

Theo giải thích của Facebook:

“Giờ đây, mọi người có thể tăng hoặc giảm lượng nội dung mà họ muốn xem từ bạn bè, gia đình, Nhóm và Trang mà họ được kết nối đồng thời các chủ đề mà họ quan tâm trong phần ‘sở thích nguồn cấp dữ liệu’ của họ.”

Tùy chọn nguồn cấp dữ liệu (News Feed Preferences) của Facebook cung cấp nhiều quyền kiểm soát hơn đối với những gì người dùng được hiển thị trong nguồn cấp dữ liệu của họ bằng cách cho phép họ chọn các tài khoản yêu thích.

Các tài khoản yêu thích (Trang và mọi người) này sau đó sẽ được ưu tiên hiển thị nhiều hơn với người dùng khi họ đăng bài.

Facebook thử nghiệm trình kiểm soát nội dung và giới hạn mới cho quảng cáo

Về cơ bản, cập nhật này của Facebook hướng tới mục tiêu cung cấp cho mọi người nhiều quyền kiểm soát hơn đối với nguồn cấp dữ liệu của họ, tuy nhiên, với những dữ liệu đã có trước đó, có rất ít người dùng chủ động cài đặt những phần nội dung tương tự trừ khi đó là cài đặt mặc định.

Đây cũng là một trong những lý do chính giải thích tại sao những cập nhật tương tự như này chủ yếu phục vụ cho các nền tảng hơn là người dùng, họ sử dụng đây là một cách để “qua mặt” các cơ quan quản lý liên quan từ chính phủ.

Liên quan đến thuật toán phân phối nội dung của Facebook và các nền tảng mạng xã hội nói chung, Cựu nhân viên Facebook và cũng là nhà khoa học dữ liệu, Bà Frances Haugen đã đưa ra nhiều bằng chứng về các tác động tiêu cực của nền tảng này.

Bà nói với cơ quan Thượng viện của Mỹ rằng các mạng xã hội nên buộc phải ngừng sử dụng hoàn toàn các thuật toán dựa trên sự tương tác (engagement-based algorithms).

Theo giải thích của Bà Haugen:

“Facebook đã thừa nhận trước công chúng rằng xếp hạng nội dung dựa trên mức độ tương tác là rất nguy hiểm và sai lệch, nhưng sau đó họ lại không triển khai các hệ thống bảo mật và thay đổi trên nền tảng.”

Theo dẫn chứng và quan điểm của Bà Haugen, thuật toán này khuyến khích các hành vi tiêu cực nhằm thúc đẩy nhiều người tương tác hơn và chính điều này đang gây ra nhiều tác hại đáng kể đến con người nói chung.

Cập nhật tiếp theo của Facebook là mở rộng các biện pháp kiểm soát Loại trừ Chủ đề (Topic Exclusion) trong Nguồn cấp dữ liệu cho một số nhà quảng cáo đang chạy quảng cáo bằng tiếng Anh.

Theo giải thích của Facebook:

“Trình kiểm soát loại trừ các chủ đề quảng cáo cho phép nhà quảng cáo chọn một chủ đề nhất định, sau đó chúng tôi sẽ xác định cách chúng tôi hiển thị quảng cáo trên Facebook, bao gồm cả ở Bảng tin.

Hiện nhà quảng cáo có thể chọn tới 3 chủ đề – ‘Tin tức và chính trị’, ‘Các vấn đề xã hội’ và ‘Tội phạm & Bi kịch’.

Khi nhà quảng cáo chọn một hoặc nhiều chủ đề, quảng cáo của họ sẽ không được phân phối cho những người gần đây tương tác với các chủ đề đó trong Bảng tin của họ.”

Facebook cho biết, trong quá trình thử nghiệm ban đầu, các loại trừ đã tỏ ra rất thành công trong việc đảm bảo các quảng cáo không được hiển thị cùng với các cuộc thảo luận về các chủ đề đã chọn trong ứng dụng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Một số cách giúp công ty khởi nghiệp có thể vượt qua các thương hiệu lâu đời

Các công ty khởi nghiệp (startup) luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự cạnh tranh, tạo điều kiện cho sự gián đoạn về kinh tế cũng như đưa ra các xu hướng mới tới thị trường.

Một số cách giúp công ty khởi nghiệp có thể vượt qua các thương hiệu đã có sẵn

Với sự hỗ trợ từ những công nghệ tiên tiến, các ý tưởng “thân thiện” với thị trường cộng với nhiều chiến lược mang tính cách mạng, một số công ty khởi nghiệp đã đánh bại các thương hiệu lâu đời trên thị trường, tạo ra tác động và giá trị lớn trong thị trường mục tiêu của họ.

Một ví dụ điển hình cho điều này là Yahoo, từng là doanh nghiệp dotcom dẫn đầu thị trường với doanh thu 125 tỷ USD vào những năm 1990 và 2000.

Các thương vụ mua lại mang tính chiến lược và bản năng kinh doanh đã đưa Yahoo luôn đi trước con đường trong thế giới kỹ thuật số đang phát triển mạnh mẽ.

Và rồi sau đó Google xuất hiện vào năm 1997, tức là sau đó rất lâu so với đàn anh Yahoo, tuy nhiên, mọi thứ cuối cùng lại diễn ra theo cách mà rất ít người có thể tưởng tượng.

Là một công ty khởi nghiệp, Google tập trung vào việc cung cấp một công cụ tìm kiếm dễ sử dụng và khai thác các thuật toán nhằm hướng người dùng đến với nhiều thông tin hơn.

Điều này sau đó trở thành lợi thế cạnh tranh của Google trước những gã khổng lồ khác như Yahoo, vốn được vận hành với cơ sở hạ tầng phức tạp khiến họ khó thích ứng với nhu cầu ngày càng tăng của người dùng.

Mặc dù đối với mỗi ngành hàng và bối cảnh kinh doanh khác nhau, các chiến lược và cách tiếp cận có thể khác nhau, tuy nhiên học những gì mà các tên tuổi trước đó đã từng làm là một trong những cách khôn ngoan nhất để phát triển.

Xây dựng những mục tiêu kinh doanh rõ ràng.

Việc đặt ra các mục tiêu rõ ràng và có thể hành động được là điều quan trọng nhất đối với doanh nghiệp vì tất cả các thành viên trong tổ chức đều hiểu và sẽ có thể biến tầm nhìn của doanh nghiệp thành hiện thực.

Tầm nhìn của một doanh nghiệp là thứ xác định văn hóa tổ chức cũng như các phương pháp tiếp cận được sử dụng để đạt được kết quả.

Trong khi nó xác định các mục tiêu mà doanh nghiệp cần đạt được, nó cũng giúp làm rõ các chiến lược và hành động bạn cần thực hiện để đạt được mục tiêu.

Quay lại với Google, họ tuyên bố tầm nhìn rất rõ ràng và cụ thể: “cho phép truy cập thông tin trên toàn thế giới chỉ bằng một cú nhấp chuột.” Và kể từ ngày ra mắt vào năm 1997, mọi sản phẩm và dịch vụ của Google đều thể hiện rõ ràng tầm nhìn đó.

Để đặt ra các mục tiêu kinh doanh rõ ràng, dưới đây là những gì bạn có thể làm:

  • Viết ra mọi thứ bạn muốn đạt được trong vài năm tới.
  • Đảm bảo mọi hành động ngắn hạn được liên kết trực tiếp với mục tiêu lớn hơn của bạn trong dài hạn.
  • Xác định mọi thứ bạn sẵn sàng làm với tư cách là một doanh nghiệp.

Nếu bạn là một doanh nhân hay chủ của một công ty khởi nghiệp, điều có thể giúp bạn vượt qua các thương hiệu lâu đời trong ngành là tập trung nhiều hơn vào những sản phẩm và dịch vụ bạn muốn cung cấp.

“Khách hàng là Vua”.

Dù cho bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực gì, B2B hay B2C, thương mại điện tử hay công nghệ, khách hàng của bạn chắc chắn là động lực chính khiến doanh nghiệp thành công.

Một câu hỏi lớn được đặt ra là liệu khách hàng của bạn có hài lòng hay không?

Đối với nhiều doanh nghiệp, đó có thể là số lần họ quay lại với thương hiệu; bởi số tiền họ chi tiêu cho các sản phẩm hay dịch vụ; cách họ đánh giá sản phẩm đang sử dụng hay nhiều chỉ số khác.

Dưới đây là 03 khía cạnh thiết yếu có thể giúp bạn đạt được sự hài lòng của khách hàng trong khi vẫn đảm bảo tân dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có:

  • Dự đoán các vấn đề hay nỗi đau chính mà đối tượng mục tiêu của bạn phải đối mặt.
  • Xác định tệp khách hàng tiềm năng của bạn.
  • Cung cấp các giải pháp tối ưu (so với đối thủ hoặc sản phẩm thay thế) được nhắm mục tiêu để giải quyết các vấn đề của người dùng.

Tuân thủ những điều này không chỉ giúp làm cho các sản phẩm và dịch vụ của bạn luôn lấy người dùng làm trọng tâm mà còn cung cấp cho bạn một quy trình có thể hành động được dựa trên các hiệu suất rõ ràng.

Tập trung vào tất cả mọi người xung quanh.

Bên cạnh việc nắm bắt cơ hội, giao tiếp hiệu quả và chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng, thì một kỹ năng khác rất cần thiết đối với những người làm kinh doanh đó là đối xử tốt với tất cả mọi người.

Mọi người ở đây không chỉ có nghĩa là khách hàng của bạn hoặc đối tượng mục tiêu của bạn; nó còn bao gồm những người bạn tương tác và làm việc hằng ngày.

Bạn có thể hiểu thế này, nhân viên, đồng nghiệp hay thậm chí là sếp của bạn ai cũng có những tầm nhìn, giấc mơ và mong muốn riêng. Do đó, để đạt được vị trí mà bạn mong muốn trong tương lai, điều quan trọng là bạn phải điều chỉnh chúng sao cho phù hợp nhất với tầm nhìn và giấc mơ của doanh nghiệp.

Nói một cách đơn giản nhất, bạn cần xây dựng một mối liên hệ chặt chẽ giữa sự phát triển của công ty và sự phát triển của nhân viên. Hai nhóm này cần đồng điệu với nhau.

Phá vỡ những tư duy cũ và lặp lại.

Những tư duy kinh doanh mạnh là những tư duy thường tập trung vào việc thử nghiệm những ý tưởng mới, lấy khách hàng làm trọng tâm và thay đổi thị trường mục tiêu của họ sao cho phù hợp với bối cảnh và cơ hội.

Và để làm được điều này, nhiều người cho rằng họ cần trở thành một người Sếp hay một doanh nhân đầy uy lực như nhiều người vẫn nghĩ về. Tuy nhiên, đây lại là một cách tiếp cận sai lầm. Sự thật là, bạn cần trở thành một nhà lãnh đạo.

Bởi vì khởi nghiệp là một hành trình khó khăn và nó đưa bạn trải qua những kinh nghiệm sống khác nhau và dạy bạn rằng thành công nằm ở sự kiên định và thực tế nhưng nhưng lại rất cần sự khiêm tốn và đồng cảm.

Và một nhà lãnh đạo thành công, như Steve Jobs đã từng nói, là một nhà lãnh đạo có cách giao tiếp rõ ràng, đặt ra kỳ vọng rõ ràng, không dựa dẫm hay phụ thuộc vào người khác và là người chịu hoàn toàn trách nhiệm với đội nhóm.

Luôn luôn có Plan B.

Lập kế hoạch chi tiết cho các bước đi tiếp theo của doanh nghiệp là một trong những yêu cầu cơ bản nhất của bất kỳ doanh nhân hay công ty khởi nghiệp nào.

Nhưng điều quan trọng bạn cần hiểu là ngay cả khi bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng các kế hoạch và phương pháp tiếp cận của mình, mọi thứ vẫn có thể diễn ra theo một cách rất khác. Đặc biệt là khi bạn đang sống trong một thế giới VUCA.

Là một doanh nhân, khi bạn sẵn sàng trao cơ hội cho các ý tưởng tiềm năng của mình và mong muốn biến nó thành một dự án thành công, chắc chắn rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Một bản kế hoạch thay thế Plan B là mục tiêu bạn nên có.

Đôi khi cũng được gọi là Pivots, Plan B giúp bạn xác định lại mục tiêu của mình và tập trung vào các khía cạnh có thể mang lại các kết quả bổ sung.

Hãy thử nhìn vào Elon Musk, việc quyết tâm trở thành một doanh nhân đã thúc đẩy ông thử nghiệm các ý tưởng khác nhau, bao gồm cả PayPal, mà sau đó đã bán lại cho eBay.

Quyết tâm này cuối cùng đã khiến ông thành lập Tesla, công ty có giá trị nhất ngành ô tô ở thời điểm hiện tại.

Bạn cần lưu ý rằng Plan B không nhất thiết phải là một bản kế hoạch hành động hoàn toàn khác; trong nhiều trường hợp, đó chỉ là một chiến lược khác mà cuối cùng nó sẽ hỗ trợ cho ý tưởng ban đầu.

Một bản phân tích ma trận SWOT chi tiết là công việc bạn cần làm.

Thành công cần rất nhiều thời gian.

Cuối cùng, bạn trước tiên phải nhận ra rằng, thành công, đặc biệt là thành công từ các công ty khởi nghiệp là một hành trình gian nan và có nhiều sự đánh đổi.

Thành công dựa trên việc cung cấp giá trị và tạo ra những sức ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người tiêu dùng hay khách hàng mục tiêu của bạn.

Thành công đòi hỏi những nỗ lực nhất quán, sự cống hiến và cả sự dấn thân.

Có rất nhiều ví dụ chứng minh cho việc thành công có thể không đến sớm, nhưng một khi vận mệnh đến, bạn chắc chắn sẽ bắt gặp nó.

Từ Steve Jobs của Apple, Bill Gates của Microsoft hay Jeff Bezos của Amazon, họ đều xuất phát từ những thứ nhỏ bé, và hàng chục năm sau, họ dẫn dắt thị trường.

Mặc dù đây là một hành trình dài, nhưng bằng cách đạt được những cột mốc nhỏ, bạn có thể tự tin để bước tiếp:

  • Đặt mục tiêu ngắn hạn phù hợp với mục tiêu kinh doanh.
  • Đánh giá các tác động tích cực mà bạn đã tạo ra trong ngành và cho xã hội của mình.
  • Bạn đã giúp bao nhiêu người (bao gồm cả nhân viên) trong quá trình phát triển doanh nghiệp của mình?

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Những đối thủ lớn của Facebook trong thế giới ảo Metaverse

Khi định hướng phát triển metaverse, Meta (Facebook cũ) sẽ phải cạnh tranh với nhiều sản phẩm đã xây dựng sẵn thế giới ảo, cùng hàng loạt doanh nghiệp tưởng như không liên quan.

Những đối thủ lớn của Facebook trong thế giới ảo Metaverse
Roblox – Source: Newstalk

Facebook đổi tên công ty thành Meta vào cuối tháng 10 như một cách gây chú ý cho định hướng phát triển metaverse (thế giới ảo). Đây vẫn là khái niệm rất mới, và Meta có thể sẽ gặp nhiều đối thủ tưởng như chưa từng liên quan trước đây.

Roblox, nền tảng cho phép người dùng tạo hình đại diện riêng và chơi game do những người chơi khác tạo nên, được đánh giá là công ty metaverse có giá trị cổ phiếu cao nhất hiện nay.

Cổ phiếu của công ty đã tăng gần 160% kể từ khi niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán New York vào đầu năm nay. Với giá trị vốn hóa thị trường gần 65 tỷ USD, Roblox hiện lớn hơn cả gã khổng lồ trò chơi điện tử Electronic Arts và Activision Blizzard.

Một ông lớn khác cũng tham gia vào lĩnh vực metaverse là công ty sản xuất phần mềm chơi game Unity Software.

Doanh nghiệp mới đây vừa báo cáo thu nhập và giá trị cổ phiếu tăng trưởng ấn tượng nhờ kế hoạch mua lại Weta Digital, studio hiệu ứng hình ảnh do đạo diễn Peter Jackson thành lập. Với giá trị hơn 1,6 tỷ USD, thương vụ nhắm tới việc nâng cao hơn nữa trải nghiệm trên metaverse.

Metaverse cũng là miếng bánh béo bở mà nhiều ông lớn muốn chia phần, từ PLBY Group (chủ sở hữu Playboy), nhà sản xuất máy ảnh gắn ngực Axon đến hãng thu âm Warner Music Group, hãng truyền thông Disney. Tất cả đều đã thảo luận về xu hướng không thể bỏ lỡ này trong vài tuần qua.

Metaverse đang thay đổi mạnh mẽ ngành công nghiệp game và cả những lĩnh vực khác”, các nhà phân tích tại Manhattan Venture Research cho biết trong một báo cáo gần đây.

Những gã khổng lồ sản xuất chip như Nvidia và Qualcomm cũng đang sẵn sàng kiếm lời từ metaverse. Chip 5G và bộ xử lý đồ họa của họ sẽ là một phần không thể thiếu để đưa con người vào thế giới ảo.

CEO của Qualcomm, Cristiano Amon cho biết công ty muốn trở thành “tấm vé vào metaverse” trong buổi thuyết trình với nhà đầu tư hôm 16/11.

Mặc dù Meta không phải ông lớn duy nhất trong lĩnh vực metaverse, việc công ty này công bố tập trung vào metaverse là một lý do khiến thị trường trở nên nhộn nhịp hơn.

“Việc đổi tên thương hiệu Facebook đã đưa khái niệm metaverse đến với nhiều người hơn. Với các công ty khác đang đầu tư, rõ ràng ý tưởng về một thế giới mới, có nhiều dịch vụ và trải nghiệm hứa hẹn sẽ là một phương cách để mở rộng doanh thu”, Chis Beauchamp, trưởng nhóm phân tích thị trường tại IG phát biểu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

KOL ảo – Những cư dân đầu tiên trên Metaverse

Bangkok Naughty Boo là KOL ảo, là ngôi sao trẻ mãi không già, luôn bám sát xu hướng, không dính bê bối, bởi cô được sinh ra từ máy tính.

kol ảo
KOL ảo – Những cư dân đầu tiên trên Metaverse. Source: CNN

Với mái tóc màu neon và làn da không tì vết, những ngôi sao ảo như Bangkok Naughty Boo đang xóa nhòa ranh giới giữa thực tế và hư cấu.

Họ đặc biệt nổi tiếng trong giới trẻ châu Á và được cho là sẽ ngày càng tích lũy nhiều quyền lực khi mọi người dành sự chú ý cho metaverse.

“Tôi 17 tuổi, phi giới tính và đang nuôi giấc mơ trở thành ngôi sao nhạc pop”, Boo nói trong video giới thiệu về bản thân.

Đây là sản phẩm của nhà thiết kế thời trang Adisak Jirasakkasem và bạn bè, những người muốn nhân vật này thành đại diện cho những ý tưởng mới trong cộng đồng nghệ thuật. Boo chỉ là một trong hàng loạt ngôi sao ảo xuất hiện tại Thái Lan trong Covid-19.

Tháng 9, Ai-Ailynn ra đời sau khi nhà phát triển SIA Bangkok cảm thấy chán nản với “giới hạn của những người có tầm ảnh hưởng (KOL)” trong đại dịch. “KOL ảo phù hợp hơn với môi trường bình thường mới”, nhà phát triển này cho hay.

Các sản phẩm AI đang tạo dựng chỗ đứng trong thị trường KOL toàn cầu, với giá trị ước tính 13,8 tỷ USD trong năm nay. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định châu Á sẽ là nơi ngành công nghiệp này thực sự bùng nổ trong thập kỷ tới.

“Châu Á sẽ là khu vực chứng kiến sự phát triển chóng mặt của KOL ảo. Gen Z đang là nhóm người dùng Internet lớn nhất ở châu Á, họ rất nhanh chóng thích nghi với mạng xã hội và mọi thứ trên thế giới ảo”, Nick Baklanov, chuyên gia marketing của công ty Hype Auditor, nhận xét.

KOL ảo – Những cư dân đầu tiên trên Metaverse.

Số lượng KOL ảo hiện có khoảng hơn 130, tăng hơn ba lần trong hai năm qua. Baklanov cho rằng nỗ lực đầu tư của Facebook vào metaverse sẽ khiến lĩnh vực này càng phát triển mạnh. “KOL ảo phù hợp nhất với vai trò cư dân đầu tiên của metaverse”, ông nói.

Nhân vật có thu nhập cao nhất hiện nay được cho là Lil Miquela, được tạo ra bởi công ty khởi nghiệp Brud tại Los Angeles và có hàng triệu người theo dõi trên Instagram.

Cô từng làm việc với Prada và Calvin Klein, có mức giá khoảng 7.000 USD cho một bài đăng trên mạng xã hội.

Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng thuê Knox Frost, nhân vật AI 21 tuổi ở Atlanta, để truyền bá thông điệp về phòng chống Covid-19 tới hơn 700.000 người theo dõi.

Ở châu Á, các ngôi sao nhạc pop sinh ra từ máy tính như Hatsune Miku của Nhật Bản, Luo Tianyi ở Trung Quốc, nhóm nhạc Eternity và K/DA của Hàn Quốc, đều đang dọn đường cho thế hệ “siêu sao mới” khi công nghệ ngày càng cải thiện.

kol ảo
KOL ảo Ai-Ailynn giành được hợp đồng đại diện cho một nhà mạng di động Thái Lan. Ảnh: SIA Bangkok.

Để xây dựng Bangkok Naughty Boo, Adisak chụp ảnh một người mẫu ở nhiều địa điểm tại Bangkok trước khi tạo khuôn mặt nhân vật trên máy tính. Anh ghép hình khuôn mặt với thân hình người mẫu thật để làm nên ngôi sao ảo của mình.

Naughty Boo đã ký hợp đồng với công ty người mẫu hàng đầu Thái Lan, trong khi Ai-Ailynn cũng đạt được thỏa thuận trở thành đại diện cho một nhà mạng di động lớn ở nước này.

“KOL ngày càng có nhiều quyền lực ở phương Đông, mang tới cơ hội tương tác và xây dựng thương hiệu do khái niệm thần tượng và cộng đồng người hâm mộ bám rễ trong nền văn hóa khu vực từ lâu”, Saisangeeth Daswani, nhà phân tích ngành công nghiệp sắc đẹp tại công ty Stylus, nêu quan điểm.

Cuộc sống không bê bối của các KOL ảo.

Quá khứ không tì vết, thái độ làm việc hoàn hảo và dễ kiểm soát khiến các nhân vật ảo trở thành phương án ưu tiên với những thương hiệu lo ngại việc mất hình ảnh.

“Một số nhãn hàng yêu thích sự an toàn của KOL ảo, vốn có lý lịch và tương lai được định sẵn, không đưa ra những phát biểu nhạy cảm về chính trị hoặc dính tới bê bối tình dục”, Christopher Travers, người sáng lập trang phân tích Virtual Humans, cho hay.

SIA Bangkok cho biết Ai-Ailynn đang thu hút chú ý từ các doanh nghiệp tìm kiếm “sự đột phá và trật tự thế giới mới” giữa châu Á trong Covid-19.

Thay đổi hiện trạng lúc này có thể khiến nhiều người làm nội dung lo lắng, nhưng một số KOL như Mutchima Wachirakomain vẫn chào đón các nhân vật ảo.

“Họ thật thú vị, nhưng mọi người vẫn theo đuổi tính thực tế của KOL người thật. Nhân vật ảo không thể thay thế kết nối gần gũi giữa người với người”, cô nói.

Dù vậy, Bangkok Naughty Boo sẵn sàng thách thức các đối thủ. Cô thường xuyên đăng những bức ảnh giữa thủ đô Bangkok, cùng những lát cắt cuộc sống như đi tiêm vaccine Covid-19 hay đánh đổ trà sữa. “Tôi hy vọng có thể gặp trực tiếp mọi người vào một ngày nào đó. Yêu tất cả”, nhân vật ảo cho hay.

Kết luận.

Khi các yếu tố công nghệ tiếp tục chi phối các hoạt động marketing của thương hiệu, đăc biệt là dưới sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội và metaverse, các KOL ảo sẽ tiếp tục trở thành một xu hướng mới mà các thương hiệu nên theo dõi và tận dụng.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo AFP

Bệ phóng cho những ngày lễ hội mua sắm trực tuyến

Sức mua tăng mạnh trên các sàn thương mại điện tử như: Tiki, Shopee, Lazada đã tạo đột phá doanh thu cho các đơn vị bán hàng trong ngày lễ hội mua sắm.

Source: Best Product

Ngày độc thân 11/11 là ngày lễ tự phát xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc. Từ một dịp để những người trẻ thả ga mua sắm, trào lưu này đã nhanh chóng lan tỏa khắp khu vực, biến thành Lễ hội giảm giá với những ưu đãi lớn nhất hàng năm.

Chỉ riêng trong năm 2020, Tập đoàn Alibaba của Trung Quốc đã đón nhận 250.000 thương hiệu trong Lễ hội 11/11, thu về hơn 2,32 tỉ đơn hàng phân phối.

Xu hướng này nhanh chóng phủ sóng khắp Đông Nam Á trong những năm gần đây, biến 11/11 trở thành một trong những động lực mang lại doanh thu lớn nhất cho hàng nghìn thương hiệu trên thị trường. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này.

Sức mua tăng mạnh tạo đột phá doanh thu cho các nhà bán hàng trong ngày 11/11 “siêu sale”. Một nhà bán hàng kinh doanh thiết bị và linh kiện điện tử trên Shopee đã đạt doanh thu hơn 1,3 tỉ đồng trong 2 giờ đầu tiên mở bán.

Tương tự, sàn Lazada cũng ghi nhận doanh thu toàn sàn và số lượng đơn hàng tăng gần gấp đôi trong những giờ mở bán đầu tiên.

Đại diện Lazada cho biết người tiêu dùng hướng tới việc chi tiêu thông minh thông qua việc áp dụng các chương trình khuyến mãi và các ưu đãi, như có đến 55% khách hàng trên sàn sử dụng voucher tích lũy.

Sàn này cũng ghi nhận đơn hàng giá trị lớn nhất lên đến gần 110 triệu đồng, có giỏ hàng lên đến 40 sản phẩm. Đáng chú ý, phương thức thanh toán không tiền mặt lên ngôi, gia tăng gấp 2 lần.

Tại Tiki, lượng truy cập và số lượng đơn hàng cũng đã tăng gần gấp 2 lần so với dịp sale lớn vào tháng trước đó và gấp gần 10 lần so với ngày bình thường. Điều này cho thấy nhu cầu mua sắm của người dân đã bắt đầu có tín hiệu phục hồi trở lại.

“Lợi nhuận thu về từ lễ hội 11/11 thực sự ấn tượng, nhưng để tối đa hóa doanh số và đáp ứng hiệu quả nhu cầu mua khổng lồ của khách hàng trong lễ hội mua sắm này thì các thương hiệu và doanh nghiệp cần lập kế hoạch và có sự chuẩn bị tỉ mỉ”, ông Andrew Maher – Giám đốc TMX Việt Nam cho biết.

“Mọi khía cạnh trong hoạt động kinh doanh cần được lên phương án cẩn trọng, từ tiếp thị, quảng cáo, quản lý hàng tồn kho, cho đến đổi mới dịch vụ và quan trọng nhất là hậu cần vận chuyển để đảm bảo mọi đơn hàng đều được giao tận tay người tiêu dùng đúng hạn”.

Để tận dụng tối đa tiềm lực của sự kiện mua sắm đáng mong đợi này, cần có những nhân tố then chốt và kinh nghiệm để triển khai.

Để chuẩn bị cho những ngày này, các thương hiệu đã lên kế hoạch cho hoạt động tiếp thị trước vài tháng để tăng tối đa doanh số bán hàng trong thời gian diễn ra sự kiện. Quảng cáo trực tuyến, ưu đãi trong ứng dụng và mở đơn đặt hàng sớm nên được bắt đầu trước hai tuần hoặc một tháng trên các sàn thương mại điện tử.

Tiếp thị đa kênh cũng là một phương pháp hữu ích để tiếp cận khách hàng với quy mô rộng hơn. Ngoài quảng cáo trực tuyến, các thương hiệu đã tận dụng phương tiện truyền thông xã hội và tiếp thị thông qua người có tầm ảnh hưởng để xây dựng mối quan hệ với khách hàng.

Tại thời điểm này năm 2020, chiến dịch truyền thông của Lazada đã tiếp cận và tạo độ lan tỏa tới hơn 8,6 triệu người. Đồng thời, Shopee cũng thành công rực rỡ với chiến lược tiếp thị thông qua người có tầm ảnh hưởng khi thu hút 222.156 lượt thích, 3.540 lượt chia sẻ và 12.972 lượt bình luận trên các phương tiện truyền thông xã hội trong sự kiện.

Dựa trên các phân tích, quan sát về xu hướng mặt hàng bán chạy từ các sự kiện trước đó, hãy đảm bảo lượng hàng trong kho đầy đủ để chuẩn bị cho Lễ hội 11/11.

Vào năm 2020, một thương hiệu mỹ phẩm đã bán được 16.000 chai tẩy trang chỉ trong 8 giờ diễn ra một đợt flash sale thông thường – cao gấp 10 lần so với ngày thường. Minh chứng này khẳng định nhu cầu của người tiêu dùng cao hơn đáng kể đối với các sản phẩm trong sự kiện mua sắm lớn.

Thực tế, hầu hết người tiêu dùng sẽ chủ động ghé thăm các cửa hàng trực tuyến – từ trang web của thương hiệu, cửa hàng trên mạng xã hội hay gian hàng chính thức tại sàn TMĐT. Việc tiếp xúc với các thương hiệu và sản phẩm nhiều hơn trong ngày này sẽ là lợi thế giúp nhãn hàng giới thiệu và thúc đẩy doanh số cho các sản phẩm mới.

Trong những năm gần đây, sàn giao dịch thương mại điện tử Lazada đã đưa ra một thuật ngữ mới mang tên “Shoppertainment” (sự kết hợp giữa mua sắm và giải trí) và phát huy tối đa chiến lược này trong Lễ hội 11/11.

Theo đó, hàng loạt hoạt động tương tác sẽ diễn ra như livestream các buổi biểu diễn trực tuyến của người nổi tiếng, mời người tiêu dùng chơi trò chơi để giành được ưu đãi hoặc thu thập phiếu thưởng – tất cả diễn ra trên nền tảng TMĐT, giữ chân khách hàng ở lại lâu hơn và chi tiêu nhiều hơn.

Bên cạnh đó, tích hợp một hệ thống quản lý đơn hàng (OMS) hiệu quả là nhân tố quan trọng để xử lý đơn hàng và quản lý hậu cần vận tải thành công.

Với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp hậu cần cùng với sự bùng nổ của thị trường TMĐT, nhu cầu trang bị công nghệ ổn định và đáng tin cậy như hệ thống quản lý đơn hàng OMS hay hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP sẽ trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Đặc biệt, các doanh nghiệp cần quản lý để tất cả dịch vụ công nghệ được sử dụng tích hợp và liền mạch với nhau trong chuỗi cung ứng, đảm bảo rằng không có đơn đặt hàng nào bị bỏ sót, tất cả các khoản thanh toán đều được xử lý đúng cách và hàng tồn kho được quản lý chính xác.

Đặc biệt, đằng sau mỗi lễ hội mua sắm lớn là một dịch vụ hậu cần chu đáo và đáng tin cậy. Khi người tiêu dùng ngày càng phụ thuộc vào công nghệ để mua sắm trực tuyến, kỳ vọng của họ về trải nghiệm mua sắm chất lượng sẽ tăng cao hơn.

Người tiêu dùng ngày nay không chỉ mong muốn nhận sản phẩm trong tình trạng nguyên vẹn, mà còn muốn hàng được giao đến tận tay họ một cách nhanh nhất.

Kỳ vọng ngày càng tăng cao về thời gian giao hàng đã mở đường cho sự phát triển của các dịch vụ giao hàng trong ngày hay giao nhanh 24 giờ. Trái lại, nỗi thất vọng của khách hàng sẽ trở nên lớn hơn khi sản phẩm không được giao đúng thời gian mong đợi.

Do đó, các doanh nghiệp, tập đoàn cần xây dựng chiến lược hậu cần hợp lý và hệ thống kho bãi hiệu quả để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển liền mạch và không xảy ra trục trặc nào trong suốt quá trình giao hàng.

Sử dụng các công nghệ hiện đại như tự động hóa, hệ thống quản lý kho hàng (WMS) và hệ thống quản lý vận tải (TMS) là những giải pháp tuyệt vời giúp doanh nghiệp giải bài toán vận chuyển, mang đến trải nghiệm tối ưu cho khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

TikTok ra mắt The Roundup: Nghệ thuật kể chuyện dựa trên sự sáng tạo, giải trí và quảng cáo

Nếu bạn đang tìm cách để tối đa hóa các cách tiếp cận marketing trên TikTok, thì cuốn tạp chí số này từ TikTok rất đáng để bạn quan tâm.

TikTok ra mắt The Roundup: Nghệ thuật kể chuyện dựa trên sự sáng tạo, giải trí và quảng cáo
Getty Images

TikTok vừa ra mắt một chuỗi nội dung mới có tên là ‘The Roundup‘, nhằm mục tiêu giới thiệu một số chiến dịch thương hiệu thành công và thú vị nhất trên nền tảng, cách các thương hiệu có thể tận dụng chiến thuật kể chuyện thương hiệu Storytelling để xây dựng thương hiệu và hơn thế nữa.

Theo TikTok:

“Mỗi số của The Roundup sẽ bao gồm một chủ đề mới và chúng tôi muốn cho bạn thấy chính xác cách các thương hiệu đang tận dụng TikTok để thúc đẩy kết quả kinh doanh của họ trong thực tế”.

Với nội dung lần đầu tiên ra mắt này, TikTok xem xét các chiến dịch do các nhà sáng tạo dẫn dắt đồng thời cũng bao gồm nhiều insights thú vị về cách các doanh nghiệp có thể phát triển thương hiệu của họ thông qua mối quan hệ đối tác với nhà sáng tạo.

TikTok cho biết:

“Các thương hiệu hợp tác với nhà sáng tạo có thể xây dựng được những uy tín tức thì với cộng đồng của chúng tôi, nền tảng của chúng tôi cho phép họ hiển thị nội dung theo những cách mới hoàn toàn thú vị, tự nhiên và chân thực.

Kết quả có được ở đây không chỉ là hiệu suất mà còn là sự tin tưởng và mối quan hệ mới được tìm thấy từ cộng đồng đầy đam mê của chúng tôi, những người luôn coi trọng yếu tố văn hoá của các thương hiệu.”

Vốn luôn coi sáng tạo là trọng tâm của nền tảng và cập nhật những xu hướng mới để tối đa hoá phạm vi tiếp cận, đây là một cách hay từ TikTok mà bạn có thể tham khảo nhằm thúc đẩy các nỗ lực marketing của doanh nghiệp, đặc biệt là với các Content Creator.

Bạn có thể tải xuống ‘The Roundup’ tại đây: Link

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

TikTok ra mắt The Roundup: Nghệ thuật kể chuyện dựa trên sự sáng tạo, giải trí và quảng cáo

Nếu bạn đang tìm cách để tối đa hóa các cách tiếp cận marketing trên TikTok, thì cuốn tạp chí số này từ TikTok rất đáng để bạn quan tâm.

TikTok ra mắt The Roundup: Nghệ thuật kể chuyện dựa trên sự sáng tạo, giải trí và quảng cáo
Getty Images

TikTok vừa ra mắt một chuỗi nội dung mới có tên là ‘The Roundup‘, nhằm mục tiêu giới thiệu một số chiến dịch thương hiệu thành công và thú vị nhất trên nền tảng, cách các thương hiệu có thể tận dụng chiến thuật kể chuyện thương hiệu Storytelling để xây dựng thương hiệu và hơn thế nữa.

Theo TikTok:

“Mỗi số của The Roundup sẽ bao gồm một chủ đề mới và chúng tôi muốn cho bạn thấy chính xác cách các thương hiệu đang tận dụng TikTok để thúc đẩy kết quả kinh doanh của họ trong thực tế”.

Với nội dung lần đầu tiên ra mắt này, TikTok xem xét các chiến dịch do các nhà sáng tạo dẫn dắt đồng thời cũng bao gồm nhiều insights thú vị về cách các doanh nghiệp có thể phát triển thương hiệu của họ thông qua mối quan hệ đối tác với nhà sáng tạo.

TikTok cho biết:

“Các thương hiệu hợp tác với nhà sáng tạo có thể xây dựng được những uy tín tức thì với cộng đồng của chúng tôi, nền tảng của chúng tôi cho phép họ hiển thị nội dung theo những cách mới hoàn toàn thú vị, tự nhiên và chân thực.

Kết quả có được ở đây không chỉ là hiệu suất mà còn là sự tin tưởng và mối quan hệ mới được tìm thấy từ cộng đồng đầy đam mê của chúng tôi, những người luôn coi trọng yếu tố văn hoá của các thương hiệu.”

Vốn luôn coi sáng tạo là trọng tâm của nền tảng và cập nhật những xu hướng mới để tối đa hoá phạm vi tiếp cận, đây là một cách hay từ TikTok mà bạn có thể tham khảo nhằm thúc đẩy các nỗ lực marketing của doanh nghiệp, đặc biệt là với các Content Creator.

Bạn có thể tải xuống ‘The Roundup’ tại đây: Link

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Người tiêu dùng cần nhiều giá trị hơn ngoài một đơn hàng

Có giá tốt là một lợi thế lớn, tuy nhiên, sự tiện lợi, trải nghiệm mua hàng hay sở thích thương hiệu còn quan trọng hơn đối với người tiêu dùng.

Người tiêu dùng cần nhiều giá trị hơn ngoài một đơn hàng

Người mua sắm hay người tiêu dùng nói chung thích một đơn hàng có giá tốt, cho dù là họ nhận được phiếu giảm giá hay được chiết khấu. Tuy nhiên, giá tốt là chưa đủ để người tiêu dùng ra quyết định mua hàng từ thương hiệu.

Theo một nghiên cứu mới đây từ Vericast, người tiêu dùng hiện có xu hướng kết hợp một số yếu tố khác vào quyết định mua hàng của họ, chẳng hạn như sở thích thương hiệu, lòng trung thành với thương hiệu và cả sự tiện lợi.

Sự tiện lợi là vua.

Với những người thích ở nhà, sự tiện lợi thậm chí còn trở thành một vấn đề lớn hơn đối với họ trước khi đưa ra các quyết định mua hàng.

Mua sắm trực tuyến tăng trưởng mạnh kể từ khi xảy ra đại dịch, đặc biệt là đối với thực phẩm, hàng gia dụng cùng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp khác.

Nghiên cứu người tiêu dùng của Vericast cho thấy:

  • Ba trong số bốn người cho biết việc tìm hiểu về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp mới trở nên dễ dàng hơn trên các nền tảng trực tuyến.
  • Hơn 1/3 cảm thấy việc mua sắm các sản phẩm này thuận tiện hơn trên môi trường số.
  • Ngay cả sau khi các cửa hàng mở cửa trở lại, chỉ có 9% người tiêu dùng cho biết họ sẽ cắt giảm các hoạt động mua sắm trực tuyến.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các hoạt động mua sắm tại các cửa hàng sẽ biến mất hoặc giảm mạnh, đặc biệt là đối với một số danh mục sản phẩm nhất định: 81% người tiêu dùng vẫn mua đồ ăn trực tiếp tại các cửa hàng địa phương.

Covid-19 đã buộc nhiều người tiêu dùng phải mua sắm trực tuyến lần đầu tiên. Để tận dụng được cơ hội này, các thương hiệu cần nâng cao trải nghiệm mua sắm trực tuyến lẫn tại các cửa hàng, coi chúng là yếu tố tương hỗ đồng thời cần thích ứng nhanh với các hình thức và sở thích mới của người tiêu dùng.

Sức mạnh của thương hiệu.

Thương hiệu vẫn là yếu tố có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến người mua sắm. Sau tất cả, mọi người tìm kiếm sự ổn định, sự quen thuộc, sự nhất quán, đáng tin cậy và minh bạch trong các quyết định mua hàng của họ.

Khi các thương hiệu lớn quan tâm và cung cấp đầy đủ những thứ này, người tiêu dùng sẽ có thể ra quyết định mua hàng một cách nhanh chóng hơn. 3/4 người tiêu dùng trong nghiên cứu cho biết họ có nhiều khả năng mua hàng hơn từ các thương hiệu họ tin tưởng.

Giá trị thương hiệu là một yếu tố then chốt khác liên quan đến điều này. Chúng phải phản ánh được các giá trị quan trọng đối với khách hàng hay thị trường mục tiêu của nó.

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến trách nhiệm xã hội từ các hành vi mua sắm của họ. Hơn một nửa số người trong cuộc khảo sát cho biết họ ưu tiên mua hàng từ các doanh nghiệp có các giá trị phù hợp với giá trị cá nhân của họ.

Để thúc đẩy điều này, những người làm marketing cần phải cung cấp những trải nghiệm khách hàng nhất quán, thông điệp marketing cần mang tính chân thực và gắn liền với các yếu tố cộng đồng hoặc xã hội.

Hơn một nửa số người tiêu dùng thường mua hàng từ các thương hiệu mà họ cảm thấy quen thuộc hay thuộc về.

Giá tốt vẫn là một lợi thế.

Giá trị thương hiệu hay yếu tố trách nhiệm xã hội là quan trọng, nhưng đối với người tiêu dùng, có được một mức giá tốt cũng quan trọng không kém.

Khoảng 41% người tiêu dùng hiện nay ít trung thành hơn tới các thương hiệu cụ thể và một nửa ít trung thành hơn với các thương hiệu có giá bán tăng cao.

Đó cũng là lý do tại sao có đến 60% người tiêu dùng đang tìm kiếm phiếu giảm giá, chiết khấu và hay khuyến mãi để bù lại cho các khoản giá cao hơn (Theo Google).

Theo báo cáo của Vericast năm 2021, 57% người tiêu dùng cho biết phiếu giảm giá, chiết khấu hoặc khuyến mãi có ảnh hưởng cao đến quyết định mua hàng của họ.

Mọi người cảm thấy hài lòng khi mua hàng từ các thương hiệu quan tâm đến các giá trị tương tự. Đồng thời, họ cũng cảm thấy hài lòng hơn khi nhận được một mức giá tốt.

Trên thực tế, gần 40% người tiêu dùng cho biết họ cảm thấy hào hứng khi sử dụng các phiếu giảm giá khi mua sắm.

Yếu tố ngữ cảnh là một sự ảnh hưởng khác.

Có thể bạn sẽ luôn thắc mắc, chính xác thì người tiêu dùng muốn gì? Đó có phải là sự tiện lợi, sở thích thương hiệu hay giá tốt không?

Câu trả lời hợp lý thường mang nhiều sắc thái hơn: Đó là về yếu tố ngữ cảnh. Mọi người muốn những thứ khác nhau vào những thời điểm khác nhau và phụ thuộc vào những gì họ đã mua trước đó.

Người tiêu dùng biết chính xác những gì họ muốn với các hàng hoá đóng gói (CPG). Khi nói đến các mặt hàng tạp hóa, gần một nửa muốn mua sắm nhanh chóng và tiện lợi, và 45% muốn mua từ các nhãn hiệu yêu thích của họ.

Yếu tố uu đãi vẫn còn có giá trị của nó, với hơn 1/3 người tiêu dùng muốn chiết khấu và giảm giá khi giá bán của các sản phẩm tăng cao.

Đối với các mặt hàng gia dụng, nhu cầu giá tốt có xu hướng trở nên quan trọng hơn. Gần một nửa số người mua sắm ưu tiên giá trị.

36% muốn có phiếu giảm giá hoặc chiết khấu và 34% không thích việc tăng giá. Ưu tiên này cũng tương tự đối với các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.

45% mong đợi nhận được giá trị tốt nhất với một mức giá thấp nhất. Khoảng 1/3 người tiêu dùng muốn nhận được chiết khấu và phiếu giảm giá để tiết kiệm tiền.

Để đáp ứng lại những điều này, các thương hiệu nên điều chỉnh chiến lược và thông điệp marketing của họ sao cho gần gũi nhất với các ưu tiên của người tiêu dùng trong từng danh mục sản phẩm cụ thể.

Nhiều giá trị hơn ngoài một đơn hàng.

Như đã phân tích, giá tốt kèm với các ưu đãi hấp dẫn khác là một lợi thế, tuy nhiên, đối tượng mục tiêu của bạn cũng coi trọng những thứ khác như sự tiện lợi, giá trị thương hiệu, trách nhiệm với xã hội…trước khi ra quyết định mua hàng.

Việc cung cấp một trải nghiệm và giá trị trọn vẹn là chìa khoá cho các thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Tại sao Microsoft có thể đánh bại Meta trong Metaverse

Khi so sánh Meta (Facebook) và Microsoft trong metaverse, nhiều ý kiến cho rằng Microsoft có tầm nhìn thực tế và khả thi hơn nhiều.

Tại sao Microsoft có thể đánh bại Meta trong Metaverse
Getty Images

Mặc dù Meta hiện là cái tên đầu làng trong việc cung cấp các thiết bị thực tế ảo (VR), Microsoft đang thích ứng các công nghệ hiện đang được sử dụng rộng rãi hơn.

Những bước đi nhỏ và vững chắc mà Microsoft đang thực hiện có thể giúp họ có vị thế tốt hơn trong việc trở thành “người dẫn đầu” với metaverse.

Metaverse về cơ bản là một thế giới ảo, nơi người dùng có thể chia sẻ kinh nghiệm và tương tác trong thời gian thực bằng các bối cảnh mô phỏng.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có ai có thể hình dung được chính xác nó sẽ như thế nào trong tương lai, nó sẽ sử dụng phần cứng gì, hay công ty nào sẽ là “người dẫn đầu” – vì mọi thứ chỉ là mới bắt đầu.

Mặc dù vậy, có một điều chắc chắn xảy ra là VR sẽ đóng vai trò kích hoạt chính; Các công nghệ liên quan đến VR như định vị và xây dựng bản đồ đồng thời (SLAM), nhận dạng khuôn mặt và theo dõi chuyển động sẽ là những yếu tố then chốt trên metaverse.

Meta của CEO Mark Zuckerberg đang tham vọng sẽ lấy một phần lớn trong số 51 tỷ USD doanh thu từ VR mà GlobalData dự kiến sẽ được tạo ra vào năm 2030.

Facebook hiện cũng đang dẫn đầu thị trường tai nghe VR dành cho người tiêu dùng từ năm 2020, đã đăng ký 255 bằng sáng chế liên quan đến VR từ năm 2016 đến năm 2020.

Tuy nhiên, cả phần cứng và phần mềm VR hiện vẫn chưa được áp dụng rộng rãi vì các công nghệ này vẫn đang có độ trễ cao, giá cao cũng như các lo ngại khác về quyền riêng tư.

Mặc dù các công nghệ mới như 5G, dịch vụ đám mây hay theo dõi chuyển động sẽ giúp giải quyết các vấn đề này, việc cải thiện các phương pháp bảo mật dữ liệu vẫn sẽ là thách thức lớn đối với thành công của VR.

Về phần Microsoft, họ dường như hiểu cách mọi người sử dụng công nghệ tốt hơn so với Meta. Tất cả những gì bạn cần là sử dụng Mesh – tạm gọi là cổng truy cập metaverse của Microsoft – từ chiếc điện thoại thông minh hoặc máy tính xách tay hiện có của bạn.

Với cách này, bạn không cần những chiếc tai nghe rườm rà hay phải mua những thiết bị công nghệ đắt tiền khác. Microsoft thực sự đang tập trung vào các khả năng sẵn có của người dùng trên quy mô lớn.

Bên cạnh đó, một lợi thế khác của Microsoft là họ có Microsoft Teams với hơn 145 triệu người dùng hoạt động hàng ngày, trong khi tổng số lượng tai nghe VR được cài đặt tích lũy hiện chỉ ở mức dưới 17 triệu.

Từ những tín hiệu này, rõ ràng là Microsoft đang có vô cùng nhiều lợi thế so với Meta khi tiến đến metaverse.

Quay lại vấn đề về quyền riêng tư, với những cáo buộc gần đây liên quan đến yếu tố bảo mật trên nền tảng và người dùng, Meta đang vướng vào không ít những rắc rối trong khi Microsoft thì không.

Theo dữ liệu từ GlobalData, Microsoft hiện là công ty dẫn đầu thị trường về quyền riêng tư dữ liệu và đứng ở vị trí thứ hai theo bảng xếp hạng, Meta xếp thứ 21.

Metaverse có thể làm hạn chế những “mặt tối” như trong thế giới internet không?

Metaverse, khi được xem là “phiên bản cao cấp” của internet, nó chắc chắn khó có thể tránh khỏi những mặt tối hiện đang diễn ra trừ khi các bên liên quan xây dựng đúng ngay từ đầu kèm với các mức độ kiểm soát nhất định.

Ngoài lo ngại về quyền riêng tư dữ liệu, một số vấn đề khác có thể xảy ra trong metaverse là thông tin sai lệch, thông tin giả, yếu tố bản quyền và cả sự trổi dậy của nhiều thành phần cực đoan khác.

Hầu như không có Big Tech nào không phải đối mặt với vấn đề này – và phần lớn là họ đã thất bại. Các nền tảng như TikTok hay Facebook vẫn nỗ lực từng ngày để chống lại tin giả và nội dung vi phạm trên nền tảng.

Các thuật toán phân phối nội dung của các nền tảng cũng đang là một vấn nạn khác, khi các nền tảng ưu tiên hiển thị các nội dung được xem nhiều thì đó cũng là nhiều thành phần cực đoạn lợi dụng để truyền bá và khuyến khích các nội dung sai lệch hoặc ít giá trị.

Nếu thế giới quảng cáo và nội dung trong metaverse cũng được xây dựng dựa trên những yếu tố tương tự, thì vũ trụ ảo metaverse rõ ràng là không tốt hơn mấy so với Internet.

Cuối cùng, tất nhiên, dù cho đó là Microsoft, Meta hay bất công ty nào trong metaverse đều sẽ phải đối phó với những vấn đề này và việc tìm ra giải pháp để vượt qua nó thì vẫn là một câu hỏi lớn chưa có hồi đáp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Tại sao Microsoft có thể đánh bại Meta trong Metaverse

Khi so sánh Meta (Facebook) và Microsoft trong metaverse, nhiều ý kiến cho rằng Microsoft có tầm nhìn thực tế và khả thi hơn nhiều.

Tại sao Microsoft có thể đánh bại Meta trong Metaverse
Getty Images

Mặc dù Meta hiện là cái tên đầu làng trong việc cung cấp các thiết bị thực tế ảo (VR), Microsoft đang thích ứng các công nghệ hiện đang được sử dụng rộng rãi hơn.

Những bước đi nhỏ và vững chắc mà Microsoft đang thực hiện có thể giúp họ có vị thế tốt hơn trong việc trở thành “người dẫn đầu” với metaverse.

Metaverse về cơ bản là một thế giới ảo, nơi người dùng có thể chia sẻ kinh nghiệm và tương tác trong thời gian thực bằng các bối cảnh mô phỏng.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có ai có thể hình dung được chính xác nó sẽ như thế nào trong tương lai, nó sẽ sử dụng phần cứng gì, hay công ty nào sẽ là “người dẫn đầu” – vì mọi thứ chỉ là mới bắt đầu.

Mặc dù vậy, có một điều chắc chắn xảy ra là VR sẽ đóng vai trò kích hoạt chính; Các công nghệ liên quan đến VR như định vị và xây dựng bản đồ đồng thời (SLAM), nhận dạng khuôn mặt và theo dõi chuyển động sẽ là những yếu tố then chốt trên metaverse.

Meta của CEO Mark Zuckerberg đang tham vọng sẽ lấy một phần lớn trong số 51 tỷ USD doanh thu từ VR mà GlobalData dự kiến sẽ được tạo ra vào năm 2030.

Facebook hiện cũng đang dẫn đầu thị trường tai nghe VR dành cho người tiêu dùng từ năm 2020, đã đăng ký 255 bằng sáng chế liên quan đến VR từ năm 2016 đến năm 2020.

Tuy nhiên, cả phần cứng và phần mềm VR hiện vẫn chưa được áp dụng rộng rãi vì các công nghệ này vẫn đang có độ trễ cao, giá cao cũng như các lo ngại khác về quyền riêng tư.

Mặc dù các công nghệ mới như 5G, dịch vụ đám mây hay theo dõi chuyển động sẽ giúp giải quyết các vấn đề này, việc cải thiện các phương pháp bảo mật dữ liệu vẫn sẽ là thách thức lớn đối với thành công của VR.

Về phần Microsoft, họ dường như hiểu cách mọi người sử dụng công nghệ tốt hơn so với Meta. Tất cả những gì bạn cần là sử dụng Mesh – tạm gọi là cổng truy cập metaverse của Microsoft – từ chiếc điện thoại thông minh hoặc máy tính xách tay hiện có của bạn.

Với cách này, bạn không cần những chiếc tai nghe rườm rà hay phải mua những thiết bị công nghệ đắt tiền khác. Microsoft thực sự đang tập trung vào các khả năng sẵn có của người dùng trên quy mô lớn.

Bên cạnh đó, một lợi thế khác của Microsoft là họ có Microsoft Teams với hơn 145 triệu người dùng hoạt động hàng ngày, trong khi tổng số lượng tai nghe VR được cài đặt tích lũy hiện chỉ ở mức dưới 17 triệu.

Từ những tín hiệu này, rõ ràng là Microsoft đang có vô cùng nhiều lợi thế so với Meta khi tiến đến metaverse.

Quay lại vấn đề về quyền riêng tư, với những cáo buộc gần đây liên quan đến yếu tố bảo mật trên nền tảng và người dùng, Meta đang vướng vào không ít những rắc rối trong khi Microsoft thì không.

Theo dữ liệu từ GlobalData, Microsoft hiện là công ty dẫn đầu thị trường về quyền riêng tư dữ liệu và đứng ở vị trí thứ hai theo bảng xếp hạng, Meta xếp thứ 21.

Metaverse có thể làm hạn chế những “mặt tối” như trong thế giới internet không?

Metaverse, khi được xem là “phiên bản cao cấp” của internet, nó chắc chắn khó có thể tránh khỏi những mặt tối hiện đang diễn ra trừ khi các bên liên quan xây dựng đúng ngay từ đầu kèm với các mức độ kiểm soát nhất định.

Ngoài lo ngại về quyền riêng tư dữ liệu, một số vấn đề khác có thể xảy ra trong metaverse là thông tin sai lệch, thông tin giả, yếu tố bản quyền và cả sự trổi dậy của nhiều thành phần cực đoan khác.

Hầu như không có Big Tech nào không phải đối mặt với vấn đề này – và phần lớn là họ đã thất bại. Các nền tảng như TikTok hay Facebook vẫn nỗ lực từng ngày để chống lại tin giả và nội dung vi phạm trên nền tảng.

Các thuật toán phân phối nội dung của các nền tảng cũng đang là một vấn nạn khác, khi các nền tảng ưu tiên hiển thị các nội dung được xem nhiều thì đó cũng là nhiều thành phần cực đoạn lợi dụng để truyền bá và khuyến khích các nội dung sai lệch hoặc ít giá trị.

Nếu thế giới quảng cáo và nội dung trong metaverse cũng được xây dựng dựa trên những yếu tố tương tự, thì vũ trụ ảo metaverse rõ ràng là không tốt hơn mấy so với Internet.

Cuối cùng, tất nhiên, dù cho đó là Microsoft, Meta hay bất công ty nào trong metaverse đều sẽ phải đối phó với những vấn đề này và việc tìm ra giải pháp để vượt qua nó thì vẫn là một câu hỏi lớn chưa có hồi đáp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Yếu tố cá nhân hoá sẽ như thế nào khi không có cookies của bên thứ ba

Bằng cách nao những người làm marketing có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào cookies của bên thứ ba và cải thiện yếu tố cá nhân hoá.

Yếu tố cá nhân hoá sẽ như thế nào khi không có cookies của bên thứ ba

Khi thế giới ngày càng có nhiều quy định mới về bảo mật quyền riêng tư trên môi trường số, những người làm marketing giờ đây đang phải đánh giá lại chiến lược dữ liệu của họ.

Các quy định này làm hạn chế việc sử dụng cookies của bên thứ ba (third-party cookies).

Mặc dù ở thời điểm hiện tại, Google tạm hoãn việc chặn sử dụng cookies của bên thứ ba, tuy nhiên, nếu điều này được thông qua thì những thương hiệu hay nhà quảng cáo vốn dựa vào chúng để thu thập dữ liệu khách hàng sẽ phải nên làm gì?

Ông Zack Meszaros, một kỹ sư chuyên về quyền riêng tư marketing tại công ty phần mềm OneTrust PreferenceChoice cho biết: “Một trong những thay đổi lớn nhất hiện tại là người tiêu dùng đang ngày càng hiểu giá trị của dữ liệu của họ trong mối quan hệ với các thương hiệu hay nhà quảng cáo – họ cẩn trọng hơn với cách mà dữ liệu của họ được sử dụng.”

Theo khảo sát của Deloitte LLP: 80% người tiêu dùng có nhiều khả năng mua hàng hơn từ các thương hiệu mà họ tin rằng dữ liệu cá nhân của họ được bảo vệ.

Ngoài ra, 79% những người mua này cũng sẽ sẵn sàng chia sẻ dữ liệu của họ nếu các thương hiệu nói rõ điều đó sẽ có lợi như thế nào với họ.

Người tiêu dùng muốn có nhiều quyền riêng tư hơn, nhưng họ cũng muốn có được những trải nghiệm được cá nhân hóa hơn.

Đó là lý do tại sao những người làm marketing từ bây giờ phải chuẩn bị cho một tương lai có ít cookies hơn, họ cũng cần có sẵn biện pháp để quản lý sự chấp thuận (được sử dụng cookies) từ phía khách hàng.

Sự chuyển đổi của việc thu thập dữ liệu.

Khi người tiêu dùng muốn có thêm sự tin tưởng về các quyền riêng tư. Các nhà cung cấp công nghệ như Apple đang rất quan tâm vì họ nhận thấy nhu cầu của người tiêu dùng và họ muốn đón đầu trước.

Apple đã thực hiện không ít những thay đổi lớn để trở nên phù hợp hơn với luật bảo mật, bản cập nhật iOS 14 của họ là một ví dụ.

Apple cho phép người dùng chủ động kiểm soát dữ liệu của họ bằng cách chọn có hoặc không việc theo dõi từ các ứng dụng như Facebook.

Trong bối cảnh này, những người làm marketing cần quan tâm nhiều hơn đến hệ thống bảo mật dữ liệu của họ. Bởi nếu không, các thương hiệu lớn hơn với các tính năng bảo mật tốt hơn sẽ thu hút được nhiều người tiêu dùng hơn về phía họ.

Chiến lược cá nhân hóa theo hướng dữ liệu.

Ở thời điểm hiện tại, có khoảng 30% số lần hiển thị có sẵn từ các trình duyệt như Safari, Firefox và Edge không truy xuất bất kỳ cookies nào của bên thứ ba.

Bạn sẽ thấy các biểu mẫu đăng ký (sign-up forms) sớm không còn khả dụng vì chúng được tạo ra bằng cách sử dụng các cookies của bên thứ ba này, và dĩ nhiên, nó không còn tương thích với những thay đổi mới của các trình duyệt.

Với Chrome, công cụ trình duyệt lớn nhất thế giới hiện nay cũng đang lên kế hoạch thực hiện những thay đổi này.

Để phản ứng lại với tất cả những thay đổi này, các marketer cần đầu tư nhiều hơn vào các công cụ quản lý dữ liệu được đồng ý của bên thứ nhất.

Điều này vừa có thể giúp xây dựng lòng tin của người tiêu dùng vừa cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách cung cấp nhiều yếu tố cá nhân hóa hơn.

Người dùng sẽ kiểm soát dữ liệu nhiều hơn.

Có lẽ một trong những cách làm khôn ngoan nhất đối với những người làm marketing lúc bấy giờ đó là cung cấp cho người dùng nhiều quyền kiểm soát hơn ngay từ những điểm tiếp xúc ban đầu, lần tương tác đầu tiên khi họ truy cập website chẳng hạn.

Tôn trọng quyền riêng tư của người dùng có nghĩa là thương hiệu cung cấp cho họ nhiều quyền kiểm soát hơn đối với dữ liệu cá nhân của họ. Họ sẽ là người quyết định phần thông tin nào sẽ được chia sẻ với các thương hiệu, và ngược lại.

Khi người dùng chủ động chia sẻ dữ liệu, tỷ lệ chuyển đổi sẽ có thể cao hơn, và họ sẵn sàng lắng nghe thương hiệu nhiều hơn.

Nền tảng quản lý sự đồng ý (consent  platforms).

Nhiều marketer thắc mắc rằng tại sao các thương hiệu vẫn còn quan tâm đến các nền tảng quản lý sự chấp thuận của người dùng về dữ liệu khi cookies của bên thứ ba đang dần đi đến hồi kết.

Ông Meszaros cho biết: “Việc thu thập thông tin từ người dùng vẫn là điều quan trọng nhất. Cookies của bên thứ ba mất đi cũng sẽ không loại bỏ một thực tế rằng một số dữ liệu của bên thứ nhất và không thuộc bên nào cả (zero-party data) vẫn có thể được chia sẻ với các bên thứ ba. Do đó, chúng vẫn thực sự cần thiết.”

Các nền tảng quản lý sự đồng ý như OneTrust PreferenceChoice có thể giúp các nhà tiếp thị xây dựng các tập dữ liệu độc quyền từ các thông tin được thu thập dựa trên sự đồng ý của người tiêu dùng.

Điều này sẽ làm tăng giá trị mối quan hệ giữa người dùng và thương hiệu, đồng thời các thương hiệu cũng có thể bắt đầu theo dõi dữ liệu ở cấp độ cá nhân hơn với những gì mà người dùng đã chia sẻ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Yếu tố cá nhân hoá sẽ như thế nào khi không có cookies của bên thứ ba

Bằng cách nao những người làm marketing có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào cookies của bên thứ ba và cải thiện yếu tố cá nhân hoá.

Yếu tố cá nhân hoá sẽ như thế nào khi không có cookies của bên thứ ba

Khi thế giới ngày càng có nhiều quy định mới về bảo mật quyền riêng tư trên môi trường số, những người làm marketing giờ đây đang phải đánh giá lại chiến lược dữ liệu của họ.

Các quy định này làm hạn chế việc sử dụng cookies của bên thứ ba (third-party cookies).

Mặc dù ở thời điểm hiện tại, Google tạm hoãn việc chặn sử dụng cookies của bên thứ ba, tuy nhiên, nếu điều này được thông qua thì những thương hiệu hay nhà quảng cáo vốn dựa vào chúng để thu thập dữ liệu khách hàng sẽ phải nên làm gì?

Ông Zack Meszaros, một kỹ sư chuyên về quyền riêng tư marketing tại công ty phần mềm OneTrust PreferenceChoice cho biết: “Một trong những thay đổi lớn nhất hiện tại là người tiêu dùng đang ngày càng hiểu giá trị của dữ liệu của họ trong mối quan hệ với các thương hiệu hay nhà quảng cáo – họ cẩn trọng hơn với cách mà dữ liệu của họ được sử dụng.”

Theo khảo sát của Deloitte LLP: 80% người tiêu dùng có nhiều khả năng mua hàng hơn từ các thương hiệu mà họ tin rằng dữ liệu cá nhân của họ được bảo vệ.

Ngoài ra, 79% những người mua này cũng sẽ sẵn sàng chia sẻ dữ liệu của họ nếu các thương hiệu nói rõ điều đó sẽ có lợi như thế nào với họ.

Người tiêu dùng muốn có nhiều quyền riêng tư hơn, nhưng họ cũng muốn có được những trải nghiệm được cá nhân hóa hơn.

Đó là lý do tại sao những người làm marketing từ bây giờ phải chuẩn bị cho một tương lai có ít cookies hơn, họ cũng cần có sẵn biện pháp để quản lý sự chấp thuận (được sử dụng cookies) từ phía khách hàng.

Sự chuyển đổi của việc thu thập dữ liệu.

Khi người tiêu dùng muốn có thêm sự tin tưởng về các quyền riêng tư. Các nhà cung cấp công nghệ như Apple đang rất quan tâm vì họ nhận thấy nhu cầu của người tiêu dùng và họ muốn đón đầu trước.

Apple đã thực hiện không ít những thay đổi lớn để trở nên phù hợp hơn với luật bảo mật, bản cập nhật iOS 14 của họ là một ví dụ.

Apple cho phép người dùng chủ động kiểm soát dữ liệu của họ bằng cách chọn có hoặc không việc theo dõi từ các ứng dụng như Facebook.

Trong bối cảnh này, những người làm marketing cần quan tâm nhiều hơn đến hệ thống bảo mật dữ liệu của họ. Bởi nếu không, các thương hiệu lớn hơn với các tính năng bảo mật tốt hơn sẽ thu hút được nhiều người tiêu dùng hơn về phía họ.

Chiến lược cá nhân hóa theo hướng dữ liệu.

Ở thời điểm hiện tại, có khoảng 30% số lần hiển thị có sẵn từ các trình duyệt như Safari, Firefox và Edge không truy xuất bất kỳ cookies nào của bên thứ ba.

Bạn sẽ thấy các biểu mẫu đăng ký (sign-up forms) sớm không còn khả dụng vì chúng được tạo ra bằng cách sử dụng các cookies của bên thứ ba này, và dĩ nhiên, nó không còn tương thích với những thay đổi mới của các trình duyệt.

Với Chrome, công cụ trình duyệt lớn nhất thế giới hiện nay cũng đang lên kế hoạch thực hiện những thay đổi này.

Để phản ứng lại với tất cả những thay đổi này, các marketer cần đầu tư nhiều hơn vào các công cụ quản lý dữ liệu được đồng ý của bên thứ nhất.

Điều này vừa có thể giúp xây dựng lòng tin của người tiêu dùng vừa cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách cung cấp nhiều yếu tố cá nhân hóa hơn.

Người dùng sẽ kiểm soát dữ liệu nhiều hơn.

Có lẽ một trong những cách làm khôn ngoan nhất đối với những người làm marketing lúc bấy giờ đó là cung cấp cho người dùng nhiều quyền kiểm soát hơn ngay từ những điểm tiếp xúc ban đầu, lần tương tác đầu tiên khi họ truy cập website chẳng hạn.

Tôn trọng quyền riêng tư của người dùng có nghĩa là thương hiệu cung cấp cho họ nhiều quyền kiểm soát hơn đối với dữ liệu cá nhân của họ. Họ sẽ là người quyết định phần thông tin nào sẽ được chia sẻ với các thương hiệu, và ngược lại.

Khi người dùng chủ động chia sẻ dữ liệu, tỷ lệ chuyển đổi sẽ có thể cao hơn, và họ sẵn sàng lắng nghe thương hiệu nhiều hơn.

Nền tảng quản lý sự đồng ý (consent  platforms).

Nhiều marketer thắc mắc rằng tại sao các thương hiệu vẫn còn quan tâm đến các nền tảng quản lý sự chấp thuận của người dùng về dữ liệu khi cookies của bên thứ ba đang dần đi đến hồi kết.

Ông Meszaros cho biết: “Việc thu thập thông tin từ người dùng vẫn là điều quan trọng nhất. Cookies của bên thứ ba mất đi cũng sẽ không loại bỏ một thực tế rằng một số dữ liệu của bên thứ nhất và không thuộc bên nào cả (zero-party data) vẫn có thể được chia sẻ với các bên thứ ba. Do đó, chúng vẫn thực sự cần thiết.”

Các nền tảng quản lý sự đồng ý như OneTrust PreferenceChoice có thể giúp các nhà tiếp thị xây dựng các tập dữ liệu độc quyền từ các thông tin được thu thập dựa trên sự đồng ý của người tiêu dùng.

Điều này sẽ làm tăng giá trị mối quan hệ giữa người dùng và thương hiệu, đồng thời các thương hiệu cũng có thể bắt đầu theo dõi dữ liệu ở cấp độ cá nhân hơn với những gì mà người dùng đã chia sẻ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

TikTok hợp tác với Contra, ứng dụng có vài điểm giống với LinkedIn

Contra, một mạng lưới chuyên nghiệp dành cho những người làm việc tự do vừa hợp tác với TikTok để cho phép người dùng giới thiệu hồ sơ (CV) và dự án của họ thông qua TikTok Jump, công cụ tích hợp bên thứ ba của TikTok.

TikTok hợp tác với Contra, ứng dụng có vài điểm giống với LinkedIn
Getty Images

Mối quan hệ hợp tác mới cũng sẽ cho phép các nhà sáng tạo liên kết hồ sơ trên Contra của họ với video TikTok để giới thiệu các dự án chuyên nghiệp của cá nhân họ.

Thông qua việc tích hợp, nhà sáng tạo giờ đây có thể thêm liên kết “View My Portfolio” từ Contra vào nội dung TikTok của họ. Sau đó, người xem sẽ có thể nhấp vào liên kết và xem hồ sơ trên Contra của nhà sáng tạo, xem các dịch vụ của họ và gửi yêu cầu cộng tác.

Contra cho biết việc tích hợp này sẽ giúp họ và người dùng của họ dễ dàng hơn trong việc chia sẻ công việc chuyên môn và có được khách hàng tiềm năng mới.

Nền tảng này hiện cũng đang có kế hoạch ra mắt một tích hợp khác với Jump nhằm mục tiêu cho phép các doanh nghiệp đang muốn tuyển dụng có thể đăng nội dung TikTok kèm liên kết để người xem có thể ứng tuyển trực tiếp thông qua hồ sơ trên Contra.

Đầu năm nay, Contra đã huy động được 14,5 triệu USD ở vòng Series A do Unusual Ventures dẫn dắt, với sự tham gia đầu tư của Cowboy Ventures và Atelier Ventures.

Cũng cách đây hai tuần trước, nền tảng này tiếp tục mang về 30 triệu USD ở vòng Series B, do NEA dẫn dắt, với sự đầu tư của Unusual Ventures và Cowboy Ventures.

TikTok hợp tác với Contra, ứng dụng có vài điểm giống với LinkedIn

Mục tiêu của Contra là giúp những người làm việc độc lập tạo ra một mạng lưới giới thiệu (referral networks) uy tín để họ có thể tìm kiếm những cơ hội mới.

Không giống như LinkedIn, vốn cho phép bạn có thể thêm bất kỳ ai bạn gặp và họ sẽ trở thành “connection” của bạn, Contra yêu cầu bạn phải có kinh nghiệm làm việc với mạng lưới của mình.

Kể từ khi ra mắt TikTok Jump vào tháng 6, TikTok đã hợp tác với khá nhiều tên tuổi khác nhau, chẳng hạn như Quizlet, Wikipedia, BuzzFeed và Jumprope.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Cách làm mới thương hiệu cá nhân mà bạn không thể bỏ lỡ

Tất cả chúng ta, bất kể tuổi tác, bất kể chức vụ, bất kể ngành nghề, đều phải hiểu tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu. Chúng ta – những CEO riêng của công ty mang tên chính mình: Công ty TNHH “Tôi”. Để thành công trong thế giới kinh doanh ngày nay. Nhiệm vụ quan trọng nhất của bạn là làm giám đốc thương hiệu cho bản thân.

Cách làm mới thương hiệu cá nhân mà bạn không thể bỏ lỡ

Hình ảnh và nhận diện ngày càng trở nên quan trọng trong kinh doanh. Dưới bối cảnh thế giới khoa học công nghệ tràn ngập những thứ trùng lặp, đầy ắp thông tin, thì một thương hiệu mạnh được xây dựng không phải chỉ dựa trên nền tảng sản phẩm mà còn phải dựa vào những thông điệp cá nhân cụ thể.

Điều này có thể trở thành một lợi thế cạnh tranh vô cùng hiệu quả.

Ấn tượng đầu tiên thường bắt đầu trên mạng xã hội.

Điều gì thực sự khiến bạn trở nên ấn tượng? Nhiều người đã ghi nhớ và thể hiện điểm này trong hồ sơ LinkedIn ví dụ như: (1) Trải nghiệm khách hàng khi làm việc cùng; (2) làm việc với các tổ chức mô hình hiện đại – nơi làm việc, và (3) tư vấn cho các công ty giai đoạn đầu về chiến lược tăng trưởng của họ.”

Điều này không chắc chắn bạn giỏi hơn mọi người ở những thứ này, chỉ là sự kết hợp này khiến bạn trở nên khác biệt.

Chính vì vậy để tạo ấn tượng tốt trên mạng xã hội, mỗi khi bạn chuẩn bị gặp hoặc nói chuyện với ai đó mới, động thái đầu tiên của bạn là xem họ trên LinkedIn, không chỉ Linkedin mà tất cả các nền tảng xã hội khác đều có thể là nơi khai thác thương hiệu cá nhân hiệu quả.

Bạn đã biết cách xây dựng thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội chưa? Hãy học nó ngay. Có thể profile của bạn không hoàn hảo, những hãy hoàn thiện nó chỉnh chu nhất theo cách mà bạn mong muốn.

Xây dựng thương hiệu cá nhân trên nền tảng số.

Nếu được biết đến như “một người giám đốc hay một nhân viên luôn xuất hiện trong những bộ áo sơ mi xanh chỉnh chu và quần âu dài chuẩn mực”, điều này giúp tạo cảm giác rằng đây sẽ là người nghiêm túc và chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, trong thời gian cách ly, ta bắt đầu xuất hiện trên các cuộc gọi qua Zoom với áo phông mát mẻ và đội mũ lưỡi trai. Trong trường hợp này, việc thay đổi phong cách đã mang lại cho CEO một hình ảnh dễ gần và hoà đồng hơn.

Theo một nghiên cứu, 2/3 người lao động ngày nay sử dụng Zoom và email, theo sau là Slack hoặc MS Teams, để giữ liên lạc với đồng nghiệp qua nhiều loại thiết bị khác nhau cùng một lúc.

Những ứng dụng này không chỉ mang lại hiệu quả về năng suất, đặc biệt là khi ngày càng có nhiều người làm việc tại nhà, mà nó còn được sử dụng giúp ích khai sáng thương hiệu cá nhân của bạn.

Chính vì vậy nên học cách sử dụng những công cụ hiện đại để xây dựng hình ảnh cá nhân, cũng như nên hạn chế việc lạm dụng quá mức, khiến chúng trở nên phản tác dụng nhé.

Phát triển thông điệp thương hiệu cá nhân.

Source: iStock

Thương hiệu cá nhân chỉ đơn giản là điều người ta nghĩ đến khi nghe hoặc thấy nhắc đến tên bạn. Một thương hiệu mạnh, cũng giống như một người thú vị, thường cần có một thông điệp độc đáo.

Bạn muốn người ta nghĩ gì khi họ nghe thấy tên của bạn? Sản phẩm hay dịch vụ nào bạn có thể cung cấp tốt nhất? Cân nhắc kỹ năng, kết hợp với niềm đam mê, và tìm ra thị trường cho nó, hoặc ngay cả trong công ty, mà nó phát huy tác dụng cao nhất.

Thông điệp của bạn phải luôn thể hiện được sứ mệnh và con người của bạn. Sau khi bạn ngồi xuống suy nghĩ cẩn thận và biết mình muốn gì, hãy bắt đầu với việc liệt kê ra các mục “90 ngày, một năm, ba năm,…” để thể xây dựng cả một thương hiệu để hỗ trợ đạt được mục tiêu này.

Thông điệp của bạn nên bao gồm: danh sách những từ bạn muốn người khác nhắc đến khi nói về bạn. Viết những cụm từ đầu tiên này xuống trang giấy để thuyết phục mọi người tin vào chúng. Yêu cầu những người đáng tin cậy nhất giúp bạn chỉ ra những cụm từ họ có thể dùng để miêu tả bạn, cả điểm xấu lẫn điểm tốt hoặc chỉ ra những tính cách đáng quý nhất.

Chủ động đánh giá thương hiệu cá nhân.

Bài tập về nhà của bạn: Viết ra ba tính cách yêu thích mà bạn khao khát để tạo sự khác biệt cho thương hiệu cá nhân, không nhất thiết phải có những yếu tố khiến bạn trở nên tốt hơn, mà chỉ cần đặc biệt. Sau đó, yêu cầu năm người bạn biết rõ và năm người bạn biết ít hơn viết ra ba tính từ về bạn.

Việc quan sát những điểm tương đồng và khác biệt giữa các danh sách sẽ cho thấy thương hiệu cá nhân của bạn mạnh ở đâu và đâu là điểm mất kết nối nhất. Điều này nghe có vẻ nhỏ nhặt nhưng thực tế không phải vậy. Những chi tiết được chăm chút sẽ để lại ấn tượng khó phai.

Thế giới là một sân khấu dành cho bạn. Thông điệp của bạn là vở kịch. Vai trò chính mà bạn thể hiện chính là thương hiệu của mình. Hãy thể hiện tốt vai diễn của mình, y như thật.

Tạo ra nhiều giá trị nội dung độc đáo.

Một lần nữa, không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc làm nổi bật hay trở nên khác biệt đi. Ở khía cạnh cá nhân cũng vậy, nếu ai đó tạo dựng ra một video hay một tác phẩm hình ảnh nào đó, mọi người có thể bỏ qua các chi tiết ẩn bên trong nhưng chỉ trừ những phần phụ đề hay câu chữ sẽ luôn là điểm thu hút cuối cùng.

Sử dụng một số ứng dụng tuyệt vời cho phép bạn đăng tải một video có nội dung chất lượng, tạo phụ đề và tiêu đề nổi bật chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý.

“Điều quan trọng là bất kể bạn kể câu chuyện gì, hãy biến người nghe câu chuyện đó của bạn trở thành anh hùng của chính họ” – Chris Brogan chia sẻ

Xây dựng thương hiệu cá nhân là tất cả về việc xây dựng niềm tin và tạo ra một hình ảnh rõ ràng về bạn là ai, bạn làm gì và bạn có thể giúp đỡ mọi người như thế nào.

Bằng cách triển khai những phương pháp này vào chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân, bạn sẽ xây dựng mối quan hệ với khán giả và khách hàng mà không cần phải nhắc nhở họ rằng bạn đáng tin cậy như thế nào, giúp dễ dàng nâng cao uy tín và giá trị xã hội của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Trung Quốc vượt Mỹ thành nước giàu nhất thế giới

Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành nước giàu nhất thế giới với tài sản ròng 120 nghìn tỷ USD, tăng gấp 17 lần trong hai thập kỷ qua.

Bloomberg ngày 15/11 dẫn báo cáo của nhóm nghiên cứu công ty tư vấn quản lý McKinsey & Co, một trong ba công ty tư vấn lớn nhất toàn cầu, cho thấy giá trị tài sản ròng của thế giới đã tăng lên 514 nghìn tỷ USD năm 2020, mức chưa từng có, so với 156 nghìn tỷ USD trong năm 2000.

Trong đó, khối tài sản của Trung Quốc đã tăng từ mức 7 nghìn tỷ USD năm 2000 lên 120 nghìn tỷ USD năm nay, chiếm 1/3 tài sản ròng của thế giới.

Đây là mức tăng trưởng khổng lồ so với thời điểm nước này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001.

Tài sản của Mỹ cũng tăng gấp đôi trong giai đoạn 2000-2020, lên mức 90 nghìn tỷ USD, nhưng đã bị Trung Quốc soán ngôi giàu nhất thế giới.

“Thế giới đang giàu có hơn bao giờ hết”, Jan Mischke, một đối tác tại McKinsey Global Institute ở Zurich, Thụy Sĩ, cho biết trong một cuộc phỏng vấn.

Trung Quốc và Mỹ là những nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhưng tỷ lệ tài sản lớn nhất thế giới lại do 10% gia đình giàu nhất nắm giữ. Báo cáo cho thấy họ đang ngày càng giàu hơn trong hai thập kỷ qua.

Báo cáo của McKinsey cũng cho biết 68% giá trị ròng toàn cầu gắn liền với bất động sản. Các tài sản còn lại bao gồm máy móc, cơ sở hạ tầng, thiết bị, bằng sáng chế và tài sản trí tuệ.

Mức tăng giá trị tài sản ròng trong hai thập kỷ qua đã vượt mức tăng tổng sản phẩm quốc dân (GDP) toàn cầu, phần lớn do giá bất động sản tăng cao.

Giá trị bất động sản tăng mạnh có thể khiến nhiều người không có khả năng mua nhà và làm tăng nguy cơ xảy ra khủng hoảng tài chính, như cuộc khủng hoảng xảy ra tại Mỹ năm 2008 sau khi bong bóng nhà đất vỡ.

Trung Quốc có thể gặp rắc rối tương tự vì nợ của các nhà phát triển bất động sản như China Evergrande Group.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh