Skip to main content

Tân Chủ tịch Alibaba Joseph Tsai: Từ mức lương 50 USD tới khối tài sản 7.8 tỷ USD

Joseph Tsai là người đồng sáng lập Tập đoàn Alibaba, được coi là “cánh tay phải” của Jack Ma và là cổ đông cá nhân lớn thứ hai tại tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ này. 

Tân Chủ tịch Alibaba Joseph Tsai: Từ mức lương 50 USD tới khối tài sản 7.8 tỷ USD
Tân Chủ tịch Alibaba Joseph Tsai: Từ mức lương 50 USD tới khối tài sản 7.8 tỷ USD

Ngày 20/6, tập đoàn Alibaba thông báo Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Daniel Zhang sẽ từ chức để tập trung vào bộ phận đám mây. Phó Chủ tịch điều hành Joseph Tsai sẽ đảm nhận vị trí Chủ tịch Alibaba từ 10/9.

Joseph Tsai là đồng sáng lập tập đoàn Alibaba, được coi là “cánh tay phải” của Jack Ma và là cổ đông cá nhân lớn thứ hai tại tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ này.

Từ tốt nghiệp Đại học Yale.

Joseph Tsai sinh ra ở Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) vào tháng 1/1964, là con của một luật sư. Năm 13 tuổi, ông được bố mẹ gửi đến Trường Lawrenceville, một trong những học viện nội trú đắt đỏ nhất ở Mỹ.

Ông tốt nghiệp Đại học Yale với bằng cử nhân kinh tế và nghiên cứu Đông Á năm 1986. Ông tiếp tục theo học luật tại Yale. Năm 1990, ông nhận bằng của Trường Luật Yale, đồng thời vượt qua kỳ thi luật sư bang New York.

Cũng trong năm đó, Tsai làm việc trong lĩnh vực luật thuế với tư cách là cộng sự tại hãng luật Sullivan & Cromwell ở New York. Tại thành phố này, năm 1996, ông kết hôn với bà Clara Ming-Hua Wu, giám đốc điều hành American Express.

Sau đó, ông gia nhập công ty mua lại Rosecliff với tư cách là Phó chủ tịch và cố vấn chung, cuối cùng chuyển đến Hong Kong với tư cách là Giám đốc đầu tư vốn cổ phần tư nhân cho Investor AB – công ty cổ phần có trụ sở tại Stockholm do gia đình Wallenberg kiểm soát.

Ba năm sau, ông được giới thiệu với Jack Ma, người sáng lập Alibaba.com, thông qua một người bạn ở Đài Loan. Khi ấy, Jack Ma đang điều hành công ty khởi nghiệp từ căn hộ ở Hàng Châu, Trung Quốc.

Thời điểm đó, Jack Ma – người không có bất kỳ nền tảng tài chính hoặc pháp lý nào, đã đề nghị Tsai cùng xây dựng công ty mức lương 50 USD một tháng – khác xa so với mức 700.000 USD mà ông kiếm được tại Investor AB.

Jack Ma không ngờ rằng Tsai nhận công việc này mặc dù vợ ông đang mang thai. Đến năm 2000, ông đã đàm phán với các nhà đầu tư, bao gồm SoftBank, Goldman Sachs và Fidelity Investments. Ông huy động được 25 triệu USD cho Alibaba.

Trong những năm sau đó, Tsai đã nỗ lực thành lập trụ sở chính của Alibaba tại Hong Kong và niêm yết cổ phiếu công ty tại đây cũng như đàm phán cùng Yahoo với tư cách là nhà đầu tư chiến lược.

Ông cũng là người phụ trách đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Alibaba, đợt chào bán cổ phiếu lớn nhất trong lịch sử Mỹ.

Ngoài Alibaba.com, một sàn thương mại điện tử B2B trực tuyến, doanh nghiệp mà Tsai và Jack Ma gầy dựng còn vận hành Taobao, trang bán lẻ hàng đầu của Trung Quốc và Alipay.com, dịch vụ thanh toán trực tuyến phổ biến nhất tại quốc gia này.

Đến Tỷ phú Hong Kong.

Theo Forbes, với khối tài sản ròng trị giá 7,8 tỷ USD, Tsai hiện đang là tỷ phú giàu thứ 290 trên toàn cầu và lọt top 50 người giàu nhất Hong Kong (số liệu năm 2023).

Dữ liệu Bloomberg cho biết phần lớn tài sản của Tsai đến từ 1,4% cổ phần của ông trong Tập đoàn Alibaba. Tập đoàn này có doanh thu 853 tỷ nhân dân tệ (133 tỷ USD) và 1 tỷ khách hàng hoạt động trong năm tính đến ngày 31/3/2022, theo báo cáo thường niên của công ty.

Theo Bloomberg, tỷ phú Tsai nắm giữ 1,4% cổ phần trực tiếp và thông qua các công ty có trụ sở tại Bahamas và Quần đảo Virgin thuộc Anh.

Tsai đã mua 49% cổ phần của câu lạc bộ bóng rổ Brooklyn Nets từ tỷ phú người Nga Mikhail Prokhorov vào năm 2018. Thương vụ này định giá Nets ở mức 2,3 tỷ USD, theo báo cáo ngày 27/10/2017 của Bloomberg News.

Vào tháng 9/2019, ông đã mua 51% cổ phần còn lại của Nets và nắm toàn quyền sở hữu Barclays Center. Theo báo cáo của New York Post, Tsai đã trả 3,4 tỷ USD cho cả cổ phần và sân vận động.

Rachel Chan, phát ngôn viên của Alibaba, từ chối bình luận về sự giàu có của Tsai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Marketer ưu tiên nhiều hơn cho Performance Marketing trong những thời điểm khó khăn

Ở những thời điểm khi nền kinh tế hết sức khó khăn như hiện tại, nhiều thương hiệu tỏ ra nhọc nhằn trong việc xác định cách thức chi tiêu marketing của họ, nên tập trung vào Performance Marketing hay Brand Marketing và hơn thế nữa.

Marketer ưu tiên nhiều hơn cho Performance Marketing trong những thời điểm khó khăn
Marketer ưu tiên nhiều hơn cho Performance Marketing trong những thời điểm khó khăn

Trong những thời điểm khó khăn như hiện tại, khi lạm phát và suy thoái vẫn còn là nỗi ám ảnh của hầu hết các doanh nghiệp, người làm kinh doanh nói chung và marketing nói riêng đang tìm cách để thích ứng với bối cảnh mới này, marketer đang ưu tiên nhiều hơn cho các hoạt động tiếp thị hiệu suất (Performance Marketing) để đối phó với những gánh nặng từ phía doanh nghiệp.

Theo số liệu mới đây của Kantar, 11,8% người làm marketing đang ưu tiên các hoạt động marketing dựa trên hiệu suất, tăng lên tương đối so với con số 8,6% của năm 2022.

Bên cạnh đó, gần một nửa (48,2%) marketer được khảo sát tin rằng các chiến dịch của họ hiện đang quá tập trung vào performance marketing thay vì là làm thương hiệu hay brand marketing.

Trong khi đó, khoảng một phần tư (25%) marketer tập trung vào cả hai tuy nhiên vẫn nghiêng về performance marketing, tăng từ 23,7% vào năm 2022.

Có nhiều lý do khác nhau khiến Marketer ngày càng ưu tiên vào Performance Marketing.

Lý do hàng đầu phải được kể đến đó là áp lực từ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong việc cần phải đạt được mục tiêu kinh doanh (45,2%), tiếp theo là, các hoạt động performance marketing thường có khả năng thúc đẩy lợi nhuận ngắn hạn tốt hơn do đó khiến chủ doanh nghiệp ưu tiên hơn so với brand marketing (39,5%).

57,5% các marketer nói rằng họ đã tăng cường tập trung vào các hoạt động marketing ngắn hạn trong 12 tháng qua. Trong khi đó, 52,9% nói rằng họ đã không ngừng nâng cao khả năng xây dựng thương hiệu trong dài hạn.

Các lý do hàng đầu khác khiến performance marketing hiện đang được ưu tiên nhiều hơn đó là vì nó dễ dàng chứng minh được mức độ hiệu quả hơn (40,7%), hay đơn giản là để đánh bại khả năng cạnh tranh bán hàng trực tiếp (ngắn hạn) của đối thủ (32,7%).

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, áp lực từ các nhà lãnh đạo cấp cao một lần nữa là lý do hàng đầu buộc các marketer phải ưu tiên performance marketing.

Các B2B Marketer cũng đang phải chứng kiến điều này tương tự như B2C hay C2C Marketer.

Ngắn hạn và Dài hạn.

Mặc dù cả B2B và B2C Marketer đều đang ưu tiên nhiều hơn vào các hoạt động tiếp thị hiệu suất, B2B Marketer đang tập trung nhiều hơn vào việc xây dựng thương hiệu so với B2C Marketer. Trên thực tế, 18% B2B Marketer chỉ tập trung vào thương hiệu, so với chỉ 9,9% chỉ tập trung vào hiệu suất.

Ngược lại, chỉ có 13,5% B2C Marketer tập trung vào thương hiệu, trong khi có đến 13% chỉ tập trung vào hiệu suất. Đối với các thương hiệu có sự kết hợp giữa B2C và B2B, 10,9% chú ý đến thương hiệu và 12,5% chú ý hiệu suất.

Đối với các thương hiệu B2B, nhiều marketer hiện đang tập trung vào việc xây dựng thương hiệu để hỗ trợ giai đoạn phục hồi sau suy thoái.

Gần một phần ba (29,3%) các B2B Marketer cho biết họ đang sử dụng Brand Marketing để giúp đảm bảo rằng doanh nghiệp có được một vị thế tốt hơn khi môi trường kinh tế khó khăn bắt đầu giảm bớt, con số này chỉ là 25,6% đối với các thương hiệu B2C và 24,2% đối với các thương hiệu kết hợp cả hai.

Chỉ hơn một nửa (56%) nói rằng doanh nghiệp của họ hiểu nhu cầu của những nỗ lực ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, cũng có đến 23% nói rằng doanh nghiệp của họ không thấy giá trị của việc đầu tư vào cả hai, tức cả dài hạn lẫn ngắn hạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Một số mẹo để xây dựng nội dung và quảng cáo trên LinkedIn

Nếu bạn đang tìm cách để tối ưu hoá nội dung quảng cáo hay cải thiện chất lượng của các bài đăng trên LinkedIn, hãy cùng MarketingTrips khám phá một số mẹo hay trong bài viết này.

Một số mẹo để xây dựng nội dung và quảng cáo trên LinkedIn
Một số mẹo để xây dựng nội dung và quảng cáo trên LinkedIn

Vừa có thể áp dụng cho cả các nội dung quảng cáo (có trả phí) lẫn các nội dung tự nhiên, những chiến thuật nhỏ dưới đây rất đáng để bạn thử nghiệm cho thương hiệu của mình.

Người dùng rất muốn được tương tác.

Với LinkedIn và hầu hết các nền tảng mạng xã hội khác, người dùng thực sự rất muốn được tương tác, vấn đề là liệu thương hiệu có cho họ đủ lý do để tương tác hay không, quá trình tương tác có đơn giản không, hay liệu người dùng có nhận được thứ gì đó để đáp lại sự tương tác của họ.

Cũng tương tự như các bài đăng thăm dò ý kiến (poll), người dùng được nói lên quan điểm của họ một cách hết sức đơn giản (chỉ cần tick chọn), nếu thương hiệu đang tìm kiếm sự tương tác, thương hiệu cũng nên suy nghĩ đến việc ghi nhận bằng hành động các phản hồi của khách hàng (dù đó là những lời cảm ơn, phiếu giảm giá hay các ưu đãi khác).

Những nội dung và quảng cáo mang tính đột phá có nhiều khả năng được chú ý hơn.

Khi người dùng không ngừng lướt bảng tin (news feed) của họ hàng ngày với hàng tá các loại nội dung khác nhau được chia sẻ. Bên cạnh đó, với người dùng LinkedIn, khi họ là những cá nhân chuyên nghiệp vốn có nhiều sự đòi hỏi hơn về mặt sáng tạo và chỉnh chu từ thương hiệu, sự khác biệt của nội dung càng trở nên quan trọng hơn.

Các nội dung phá cách (Disruptive Marketing) có thể bao gồm các tuyên bố mang tính táo bạo, đột phá, mới lạ, thứ có thể kích thích trí tưởng tượng và sự tò mò của người đọc, đó cũng có thể là các hình ảnh bắt mắt, sáng tạo trong bố cục thể hiện và hơn thế nữa.

Các nội dung có thể gây tranh luận cũng có thể được liệt kê vào nhóm loại nội dung này, các thuật toán của các nền tảng mạng xã hội về cơ bản là không thể xác định sự khác biệt giữa mức độ tương tác tích cực và tiêu cực với các kiểu nội dung này.

Hãy tạo ra nguồn cảm hứng.

Một chìa khóa khác để bạn có thể tối đa hóa mức độ tương tác với các bài đăng trên mạng xã hội của bạn là kích hoạt phản ứng cảm xúc của người dùng, và trong khi sự tức giận là một cách để thúc đẩy điều đó thì niềm vui, hạnh phúc và nguồn cảm hứng cũng có nhiều khả năng khiến người dùng tương tác tích cực hơn.

Thay vì chỉ đơn giản là đưa ra các trích dẫn hay câu nói truyền cảm hứng, hãy nhắm đến việc tạo ra những câu chuyện truyền cảm hứng tới niềm tin vào thương hiệu và kết nối với các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

Những câu chuyện truyền cảm hứng cũng giúp củng cố giá trị của thương hiệu, thứ cuối cùng có thể mang lại nhiều hiệu ứng tích cực về thương hiệu theo thời gian.

Hãy sử dụng đúng hình ảnh.

Việc sử dụng các hình ảnh (visual) phù hợp và với định dạng phù hợp, là chìa khóa để tăng cường tương tác trên LinkedIn (và nhiều nền tảng khác).

Các nội dung có hình ảnh lớn hơn có xu hướng nhận được CTR (tỷ lệ nhấp chuột) cao hơn 38% (Theo LinkedIn), kích thước hình ảnh được khuyến nghị là 1200 x 627 pixel.

Tối ưu hoá kích thước hiển thị trên thiết bị di động cũng là cách bạn không nên bỏ qua khi nói đến các chiến thuật chạy quảng cáo trên LinkedIn.

Tiêu đề ngắn gọn hơn có hiệu suất tốt hơn.

Theo số liệu từ LinkedIn, các bài đăng có tiêu đề ngắn gọn và chính xác thường có mức độ tương tác cao hơn.

Khi viết tiêu đề quảng cáo, hãy sử dụng từ 150 ký tự trở xuống. Đối với các nội dung mô tả, nên sử dụng từ 70 ký tự trở xuống (nhiều ký tự hơn sẽ bị cắt bớt trên máy tính để bàn).

Bạn cũng có thể sử dụng các công cụ AI tổng quát như ChatGPT để xây dựng các biến thể nội dung cho LinkedIn, cũng như các công cụ AI tổng quát do chính LinkedIn cung cấp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

YouTube muốn gia nhập ngành game trực tuyến

Google được cho là đang thử nghiệm một dịch vụ trò chơi trực tuyến ngay trên nền tảng YouTube có tên Playables. Tính năng mới này sẽ cho phép người dùng chơi game online ngay trên phiên bản web và ứng dụng YouTube ở cả hai hệ điều hành Android và iOS.

YouTube muốn gia nhập ngành game trực tuyến
YouTube muốn gia nhập ngành game trực tuyến

Theo Wall Street Journal, Google đã mời các nhân viên của mình thử nghiệm một sản phẩm mới của YouTube có tên là Playables. Hiện tại, Playables chỉ mới có một trò chơi Stack Bounce dạng trò chơi tương tác với nhiệm vụ là phá vỡ các khối ngang bằng quả bóng.

Nguồn tin ban đầu cũng cho biết các tựa game khác sẽ được bổ sung trong tương lai và có thể chơi trên YouTube phiên bản web và ứng dụng YouTube trên Android và iOS.

Người phát ngôn của YouTube chia sẻ, công ty đang thử nghiệm tính năng và hiện “chưa có gì để thông báo”.

Hiện tại YouTube đang là nền tảng chuyên dùng để các nhà sáng tạo nội dung phát trực tiếp và chia sẻ video, bao gồm cả video về game. Tính năng mới nói trên là một phần trong nỗ lực của CEO YouTube Neal Mohan trong việc phát triển nền tảng, khi doanh thu từ quảng cáo đang suy giảm.

Động thái mới của Google đối với YouTube khá giống với Netflix trong vài năm trở lại đây. Những tựa game đầu tiên bắt đầu được đưa lên Netflix từ năm 2021 và đến nay thì dịch vụ này cũng dần bổ sung nhiều lựa chọn cho người dùng.

Một báo cáo năm 2022 cho thấy các tựa game của Netflix đạt được 23,3 triệu lượt tải trên toàn cầu từ lúc bắt đầu triển khai cho đến tháng 8.2022.

Ước tính trung bình có 1,7 triệu người chơi những game này mỗi ngày, nghĩa là chưa đầy 1% so với con số 221 triệu người đăng ký tài khoản Netflix.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Project S: Chiến lược mới của TikTok trong cuộc đua mua sắm trực tuyến

Với tên gọi là Project S, TikTok sẽ tận dụng các dữ liệu sẵn có trên nền tảng về các sản phẩm hiện đang được bán chạy, sau đó TikTok sẽ tự sản xuất và bán hàng thông qua tính năng mới được gọi là Trendy Beat.

Project S: Sản phẩm mới của TikTok trong cuộc đua mua sắm trực tuyến
Project S: Chiến lược mới của TikTok trong cuộc đua mua sắm trực tuyến

Theo đó, mạng xã hội video ngắn TikTok đang mở rộng các dịch vụ bán lẻ trực tuyến bằng cách bán các sản phẩm tự sản xuất trên ứng dụng. Quyết định mới diễn ra trong bối cảnh công ty mẹ TikTok đang tìm cách cạnh tranh lại với các đối thủ như Shein và Temu..

Trong những tuần gần đây, người dùng ở Vương quốc Anh đã bắt đầu thấy một tính năng mua sắm mới trong ứng dụng TikTok có tên là Trendy Beat, nơi liệt kê tất cả các sản phẩm được xem là sản phẩm xu hướng hay sản phẩm đang bán chạy trên nền tảng.

Tất cả các mặt hàng được quảng cáo và bán đều được vận chuyển từ Trung Quốc, được bán bởi một công ty đã đăng ký tại Singapore thuộc sở hữu của công ty mẹ ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh của TikTok.

Mô hình này, về bản chất là tương tự như cách Amazon đang làm, tự sản xuất và bán các sản phẩm với thương hiệu riêng.

TikTok hiện cho phép các nhà cung cấp khác bán các mặt hàng thông qua TikTok Shop, TikTok sau đó sẽ nhận một khoản hoa hồng nhỏ từ các sản phẩm bán được. Ngược lại, với mô hình mới này, ByteDance về cơ bản là sẽ ôm trọn toàn bộ doanh số có được.

TikTok cho biết: “Chúng tôi luôn muốn khám phá những cách mới để nâng cao trải nghiệm mua sắm của cộng đồng và chúng tôi hiện đang ở giai đoạn đầu trong quá trình thử nghiệm các tính năng mua sắm mới.”

ByteDance đang tìm kiếm nguồn doanh thu mới có thể chứng minh mức định giá 300 tỷ USD của mình là đúng – điều khiến doanh nghiệp này trở thành công ty khởi nghiệp tư nhân được định giá cao nhất thế giới, trước đợt IPO dự kiến diễn ra ​​trong hai năm tới.

Theo một số nguồn tin, ByteDance xây dựng một đơn vị bán lẻ trực tuyến mới là để cạnh tranh lại với các nền tảng hiện đang phát với tốc độ chóng mặt như Shein, Temu hay thậm chí là Amazon.

Project S hiện được dẫn dắt bởi Bob Kang, giám đốc thương mại điện tử của ByteDance, người gần đây đã từ Thượng Hải đến London để điều phối các nỗ lực của TikTok tại đây. TikTok cho biết ông Kang đang ở Vương quốc Anh vì một số lý do và sẽ báo cáo trực tiếp với giám đốc điều hành (CEO) của TikTok Shou Zi Chew.

Với tên gọi là Project S, TikTok sẽ tận dụng các dữ liệu sẵn có trên nền tảng về các sản phẩm hiện đang được bán chạy, sau đó TikTok sẽ tự sản xuất và bán hàng thông qua tính năng mới được gọi là Trendy Beat.

TikTok cho biết thương hiệu đã sử dụng một mạng lưới các nhà cung cấp để sản xuất các mặt hàng cho sản phẩm trên Trendy Beat của mình.

Trên thực tế, ByteDance đã và đang thúc đẩy mở rộng các dịch vụ thương mại điện tử của TikTok để tái tạo thành công với Douyin, một phiên bản khác của TikTok tại Trung Quốc, đã đạt dung lượng hơn 10 tỷ sản phẩm hàng năm.

ByteDance mang về 85 tỷ USD doanh thu vào năm 2022 và phần lớn trong số đó đến từ hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc.

Về TikTok Shop, tính năng này đã thành công ở các thị trường Đông Nam Á, bao gồm Indonesia và Việt Nam, nhưng vẫn đang gặp khó khăn để đạt được sức hút ở Anh, nơi ra mắt hơn hai năm trước.

TikTok đã trải qua một cuộc tái cấu trúc đáng kể vào tháng trước nhằm nỗ lực tập trung thương mại điện tử vào các thị trường hiện có, chẳng hạn như Vương quốc Anh, thay vì bắt tay vào mở rộng quốc tế rộng rãi hơn ở các thị trường phương Tây khác.

ByteDance về bản chất là muốn xây dựng một thương hiệu tự sở hữu trong ứng dụng TikTok thay vì tạo một ứng dụng độc lập như Shein và Temu.

Tính năng Trendy Beat có liên kết với một công ty tên là Seitu, được đăng ký tại một địa chỉ ở Singapore. Những nhân viên làm việc với Project S cho biết Seitu thuộc sở hữu của ByteDance và TikTok xác nhận đây là một công ty con.

Theo hồ sơ công khai, Seitu cũng được kết nối với If Yooou, một doanh nghiệp bán lẻ thuộc sở hữu của ByteDance.

Lim Wilfred Halim, người đứng đầu bộ phận bảo mật và chống gian lận thương mại điện tử toàn cầu của TikTok tại Singapore, hiện đang đứng tên là giám đốc của Seitu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Thay đổi khu vực để mua trọn bộ phần mềm Adobe với giá siêu rẻ

Lợi dụng lỗi chậm cập nhật tỷ giá, nhiều người dùng tại Việt Nam giả mạo thông tin để mua bộ phần mềm thiết kế và sáng tạo Adobe giá rẻ. Tuy nhiên, hãng cũng nhanh chóng khắc phục.

Thay đổi khu vực để mua trọn bộ phần mềm Adobe với giá siêu rẻ
Thay đổi khu vực để mua trọn bộ phần mềm Adobe với giá siêu rẻ

Vài ngày gần đây, người dùng trong các hội nhóm thiết kế, mẹo dùng máy tính, hay cả những người làm marketing tại Việt Nam, chia sẻ thủ thuật để mua được bộ phần mềm thiết kế của Adobe với giá rẻ bất thường. Cụ thể, trọn gói hơn 20 công cụ của công ty Mỹ, có thể được thanh toán với mức phí khoảng 100.000 đồng, hạn dùng trong một năm.

Trong khi đó, Adobe bán toàn bộ dịch vụ này với giá 600 USD/năm, tương đương 14 triệu đồng tại Việt Nam. Như vậy, chi phí người dùng cần bỏ ra chỉ bằng 1/140 mức thông thường. Nếu so với gói cho giáo viên, học sinh, sinh viên, thủ thuật này cũng giúp mua được phần mềm với giá chỉ bằng 1/60.The

Cách thức thực hiện thủ thuật này là người dùng chuyển vùng sang Lebanon, để được mua gói dịch vụ với giá ưu đãi. Mức Adobe hiện tính tại quốc gia Trung Đông là 356.400 LL (100.000 đồng) cho trọn gói ứng dụng trong một năm. Giá bộ công cụ rẻ như vậy là bởi mức được đặt tại Lebanon thuộc nhóm rẻ nhất thế giới.

Mặt khác, đồng tiền của quốc gia này hiện mất giá nghiêm trọng. Thông thường, các công ty sẽ thay đổi giá bán khi tỷ giá biến động.

Tuy nhiên, có thể Adobe đã không kiểm soát vấn đề này tại Lebanon, tạo ra lỗ hổng dẫn đến bị khai thác. Để có giá tốt, người dùng tại Việt Nam cũng chọn gói dịch vụ dành cho Giáo dục, rẻ hơn bản thông thường.

Tuy nhiên đến chiều ngày 24/6, thủ thuật này không còn thực hiện được nữa. Có thể Adobe đã nhận thấy bất thường, ngăn chặn khai thác lỗ hổng tỷ giá. Trước đó, tỷ lệ thanh toán thành công cũng không cao. Nhiều người phải đổi qua các tài khoản, thẻ ghi nợ khác để được chấp nhận.

Tuy nhiên, việc lợi dụng chính sách giá, mua hàng sai khu vực như trên có thể bị xử lý nếu Adobe phát hiện. Cách giả mạo thông tin giáo viên, trường học tại Lebanon sẽ bị lộ nếu công ty yêu cầu giấy tờ chứng minh.

Thông thường, tài khoản email đuôi .edu của đúng trường sẽ được bỏ qua bước này. Nếu bị phát hiện cung cấp thông tin sai, dịch vụ có thể bị đơn phương chấm dứt mà không được hoàn tiền.

Bộ công cụ thiết kế của Adobe rất phổ biến tại Việt Nam với các phần mềm như Photoshop, Illustrator, Premiere Pro, Lightroom… Người dùng Việt mới chỉ được mua ứng dụng trực tiếp từ công ty trong vài năm gần đây. Trước đó, việc thanh toán phải được thực hiện bằng các thẻ khuyến mãi hoặc chuyển vùng sang quốc gia khác.

Giá bán cao, thanh toán phức tạp, nhiều người làm công việc thiết kế dùng cách bẻ khóa để sử dụng bộ công cụ nói trên. Tuy nhiên, đây là việc làm sai, vi phạm tác quyền của công ty sản xuất phần mềm.

Đồng thời, các công cụ trôi nổi trên Internet tiềm ẩn nhiều nguy cơ chứa mã độc, malware gây hại cho thiết bị. Phần mềm bẻ khóa cũng kém ổn định, không khai thác được hết phần cứng máy tính và chậm cập nhật tính năng.

Adobe là bộ công cụ phổ biến với hầu hết những người làm thiết kế, đồ hoạ hay sáng tạo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

TikTok Shop: TikTok mở rộng tính năng mua sắm trong ứng dụng

TikTok vừa giới thiệu tính năng mới có trong TikTok Shop, tuỳ chọn thương mại điện tử của TikTok, cho phép nhà bán hàng hiển thị sản phẩm và chuyển đổi trong luồng (in-stream conversion).

TikTok Shop: TikTok mở rộng tính năng mua sắm mới
TikTok Shop: TikTok mở rộng tính năng mua sắm mới

Sau quá trình thử nghiệm với một số nhà bán lẻ được chọn tại Mỹ, TikTok hiện đang mở rộng quyền truy cập vào tùy chọn thương mại điện tử mới trong TikTok Shop, nhà bán hàng giờ đây có thể hiển thị sản phẩm và chuyển đổi ngay trong luồng (in-stream conversion), quá trình mua sắm trong ứng dụng giờ đây trở nên đơn giản hơn nhiều.

Thay vì như trước đây, người dùng sẽ được chuyển đến nền tảng (website) của bên thứ ba (của người bán hàng) để thực hiện chuyển đổi (mua hàng), giờ đây, người dùng có thể thực hiện toàn bộ hoạt động mua sắm ngay trong ứng dụng.

Tính năng mới hiện đã có sẵn cho những nhà bán hàng trên TikTok (TikTok Seller) ở một số thị trường châu Á. Và giờ đây, nhiều doanh nghiệp ở nhiều khu vực hơn có thể đăng ký tham gia chương trình này.

Theo TikTok:

“Chúng tôi rất vui mừng khi được giới thiệu về TikTok Shop – một tuỳ chọn thương mại mới cho phép người bán thúc đẩy sự tăng trưởng của thương hiệu và bán hàng trực tiếp trên TikTok.

Với những tính năng mới, chúng tôi hy vọng quá trình mua sắm sẽ trở nên thuận tiện hơn cho người dùng, và tất nhiên, người bán hàng cũng sẽ hưởng lợi nhiều từ điều này.”

Khi mua sắm trong luồng (in-stream shopping) hiện đang là hình thức mua sắm ưu tiên hàng đầu tại thị trường “quê nhà” Trung Quốc, TikTok dường như đang cố gắng để đưa tính năng này tiếp cận rộng hơn đến người dùng của mình trong ứng dụng.

Ở một khía cạnh khác, TikTok mới đây cũng đã ra mắt tính năng giới thiệu sản phẩm trong ứng dụng được gọi là ‘Trendy Beat‘, nơi sẽ trưng bày tất cả các sản phẩm do chính TikTok sản xuất, Trendy Beat là một cách thức khác nữa để TikTok cạnh tranh với những nền tảng thương mại điện tử (eCommerce) đang phát triển nhanh như Shein và Temu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Thay vì đuổi việc, đây là cách các Sếp làm để khiến nhân viên rời đi

Thay vì bị đuổi việc một cách công khai, một số nhân viên nhận ra rằng sếp của mình đang thay đổi hình thức bằng cách giảm tính hấp dẫn trong công việc khiến cho người lao động tự chọn rời đi.

Thay vì đuổi việc, đây là cách các Sếp làm để khiến nhân viên rời đi
Thay vì đuổi việc, đây là cách các Sếp làm để khiến nhân viên rời đi

Ben Wigert, giám đốc nghiên cứu chiến lược quản lý văn phòng tại công ty tư vấn quản lý Gallup, cho biết: “Sa thải trong âm thầm là khi cấp trên của bạn trở nên hờ hững, không có kỳ vọng rõ ràng, hỗ trợ hay phản ứng cụ thể nào trong công việc khiến cho bạn dần bị đẩy ra khỏi tổ chức”.

Vicki Salemi, chuyên gia về nghề nghiệp, cũng đồng tình rằng nhiều công ty không trực tiếp tiến hành sa thải mà tạo ra môi trường làm việc độc hại tới mức nhân viên phải xin thôi việc.

Salemi cho biết lý do khiến tình trạng này xảy ra có thể là vấn đề về ngân sách hoặc hiệu suất và thay vì giải quyết những vấn đề này, các công ty lại chọn âm thầm cắt giảm nhân lực.

Trước tình trạng việc “âm thầm sa thải” ngày càng phổ biến, Chip Cutter, phóng viên của tờ The Wall Street Journal, đã đưa ra mô tả cụ thể về xu hướng cho thôi việc một cách thầm lặng đang được áp dụng nhiều tại các văn phòng.

Hạn chế về không gian và thời gian làm việc.

Trường hợp bị yêu cầu phải tới văn phòng trong khi công ty không có giới hạn về nơi làm việc có thể là một dấu hiệu.

Theo Wigert, bắt buộc nhân viên phải đi làm nhiều hơn mức họ muốn là cách công ty tạo áp lực để xem họ có thực sự mong muốn gắn bó với tổ chức hay không. Một hình thức khác cũng thường được áp dụng đó là yêu cầu tuân thủ thời gian làm việc một cách cứng nhắc.

“Tuy nhiên, sử dụng những điều luật bó buộc này không phải là cách hay. Nếu chỉ ép mọi người đi làm như một cái máy có thể phản tác dụng bởi chúng giống như hình phạt hơn là một chiến lược ở nơi làm việc”, Wigert cho hay.

Hạn chế quyền lợi.

Việc loại bỏ dần các lợi ích và đặc quyền trong công việc của nhân viên là một cảnh báo điển hình trong việc gián tiếp sa thải họ.

Wigert chia sẻ: “Một nhân viên nếu phải hưởng ít quyền lợi hơn từ công ty, bất kể là trong bảo hiểm, phúc lợi hay quỹ hưu trí đều có thể đẩy nhanh quá trình nghỉ việc”.

Dù phương pháp này có thể khiến người lao động nhanh chóng rời đi nhưng nó cũng làm giảm giá trị của doanh nghiệp trong mắt những nhân viên ở lại.

Tăng cường giám sát hiệu suất công việc.

Đánh giá hiệu suất làm việc một cách thường xuyên giống như một hình thức cảnh cáo, khiến cho những người có biểu hiện chưa đủ tốt đi đến quyết định thôi việc.

Gần đây, Meta (công ty mẹ của Facebook) cũng đã thực hiện một số bài đánh giá năng lực và chỉ có khoảng 10% nhân viên được coi là “đạt chuẩn”. Phóng viên Cutter chia sẻ rằng những người đã quen với tình huống này có thể đều tự hiểu không đạt chuẩn đồng nghĩa với việc phải rời đi.

“Đó là kiểu đuổi việc mà không cần phải nói rằng chúng tôi yêu cầu bạn rời đi. Thay vì nói ra, những người làm việc kém hiệu quả phải đối mặt với lựa chọn hoặc là nhanh chóng cải thiện, hoặc là tìm một vị trí khác”, Wigert nói.

Không mang lại cơ hội thăng tiến.

Chuyên gia Salemi cho biết nhiều người dễ bỏ qua dấu hiệu mình đang bị âm thầm đuổi việc khi không được tăng lương hay nhận thêm quyền lợi dù luôn hoàn thành tốt công việc.

Trong khi đó, những đồng nghiệp khác vẫn có cơ hội thăng chức và nhận về nhiều đặc quyền.

Salemi chia sẻ thêm: “Thông thường, nếu bạn đã là đối tượng bị sa thải thầm lặng, bạn sẽ là người duy nhất chịu thiệt thòi trong khi mọi thứ xung quanh vẫn hoạt động bình thường”.

Phớt lờ nhân viên trong công việc.

Cách phổ biến nhất để một người quản lý tiến hành cho nhân viên nghỉ việc đó là bỏ bê hoặc không để họ tham gia vào những công việc lớn.

“Bạn vẫn đang làm nhiệm vụ của mình, bạn vẫn sẵn sàng nhưng không được mời tham gia bất cứ cuộc họp hay sự kiện quan trọng nào. Về cơ bản, bạn đang bị cho ra rìa. Bạn cũng có thể được giao việc nhiều hơn nhưng không được hỗ trợ và dần kiệt sức”, Salemi nói.

Thông thường, điều này sẽ rất khó nhận biết bởi người quản lý sẽ để nhân viên của mình thấy rằng họ không phù hợp với công ty và cuối cùng là dẫn dắt đưa ra quyết định về việc đi hay ở.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Trung Quốc muốn trở thành thủ phủ của livestream bán hàng online

Chính quyền Thâm Quyến, Trung Quốc tham vọng biến thành phố trở thành thủ phủ của livestream bán hàng online, thứ sẽ đóng vai trò kích cầu tiêu dùng và thu về doanh thu 300 tỷ nhân dân tệ vào năm 2025.

Trung Quốc muốn trở thành thủ phủ của livestream bán hàng online
Trung Quốc muốn trở thành thủ phủ của livestream bán hàng online

Là thủ phủ công nghệ cao của Trung Quốc, thành phố Thâm Quyến mới đây vừa công bố kế hoạch xây dựng một trung tâm livestream bán hàng điện tử mới, có quy mô ảnh hưởng toàn cầu. Chính quyền thành phố tham vọng dự án này sẽ kích cầu tiêu dùng và thu về 300 tỷ nhân dân tệ (43,7 tỷ USD) doanh thu vào năm 2025.

Theo SCMP, với mục tiêu mở rộng ngành công nghiệp bán hàng online qua livestream ở địa phương, Thâm Quyến kỳ vọng có thể tự xây dựng hoặc thu hút ít nhất 100 doanh nghiệp hàng đầu đến hợp tác trong vòng 3 năm tới, đồng thời xây dựng 50 tòa nhà để phục vụ cho lĩnh vực này, tạo thành một “khu công nghiệp” riêng cho lĩnh vực này.

Khu công nghiệp livestream sẽ trở thành điểm đến có tất cả trong một, bao gồm thiết bị để phát sóng trực tiếp, thiết kế bối cảnh, khu chỉnh sửa hậu kỳ nội dung và trình bày sản phẩm.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bán quần áo, mỹ phẩm, trang sức hay các mặt hàng công nghệ sẽ là bên được lợi lớn nhất từ chính sách hỗ trợ chuỗi cung ứng.

Thành phố sẽ hỗ trợ các nhãn hàng, doanh nghiệp xây dựng các địa điểm trưng bày sản phẩm nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa các nhà bán lẻ trực tuyến và các phòng, ban thương mại, đồng thời rút ngắn quá trình đi từ chuỗi cung ứng, sản xuất đến phân phối hàng hóa.

“Livestream bán hàng là một mô hình kinh doanh mới nhưng có tầm quan trọng rất lớn trong việc khôi phục nền kinh tế bền vững và thúc đẩy tăng trưởng tiêu thụ”, Hiệp hội Thương mại thành phố Thâm Quyến cho biết.

Với mục tiêu táo bạo này, Thâm Quyến đang cố bắt kịp những khu vực đang phát triển lĩnh vực bán hàng qua livestream trong cả nước, SCMP nhận định.

Hàng Châu là địa bàn của các nền tảng thương mại điện tử (e-Commerce) lớn tại Trung Quốc như Alibaba, với hơn 69.000 người livestream bán hàng. Thành phố này thu về 503 tỷ nhân dân tệ (73 tỷ USD) doanh thu chỉ trong 10 tháng đầu năm 2021.

Trong khi đó, Thâm Quyến chỉ có khoảng 9.260 người dẫn chương trình livestream tính đến cuối tháng 11/2022, đạt 152 tỷ nhân dân tệ (22 tỷ USD) kể từ đầu năm, Shenzhen Economic Daily cho biết.

Do đó, với kế hoạch mới, thủ phủ công nghệ mong muốn sẽ lôi kéo được 50 người dẫn chương trình trong các buổi livestream bán hàng đến làm việc tại các nhà đài của thành phố, đồng thời kêu gọi thêm 3.000 livestreamer và 10.000 nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp khác để mở rộng thị trường thương mại điện tử.

Chính quyền được phương cũng góp sức giúp các nền tảng thương mại điện tử mở trụ sở hoạt động mới ở Thâm Quyến và tìm ra những công nghệ mới như AI, idol ảo, metaverse cho lĩnh vực livestream.

Chính quyền thành phố cũng cam kết sẽ đặt ra những quy định, điều luật cụ thể cho thị trường và siết luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và ngăn chặn hàng giả, hàng nhái.

Trước đó, năm 2020, Thâm Quyến từng công bố kế hoạch phát triển ngành mua sắm qua sóng livestream bằng cách đào tạo 1.000 influencer và 10 “trụ sở” livestream khác nhau.

Theo SCMP, với sự bùng nổ của thương mại điện tử sau đại dịch Covid-19, giới chức Trung Quốc đang tăng cường giám sát và quản lý lĩnh vực này để khôi phục tiêu dùng nội địa đang có dấu hiệu giảm sút.

Tháng 12/2022, doanh số bán lẻ các mặt hàng tiêu dùng trên toàn quốc đã giảm 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ còn 4.000 tỷ nhân dân tệ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Trung Quốc muốn sử dụng AI làm đòn bẫy để vượt Mỹ

Trí tuệ nhân tạo (AI) và những ứng dụng của nó ngày càng trở nên phổ biến tại khắp các quốc gia trên toàn cầu. Và Trung Quốc cũng đang muốn coi đây là đòn bẫy để vượt qua Mỹ, quốc gia vốn được xem đối thủ.

Trung Quốc muốn sử dụng AI làm đòn bẫy để vượt Mỹ
Trung Quốc muốn sử dụng AI làm đòn bẫy để vượt Mỹ

Khi OpenAI công bố ChatGPT ra thị trường vào tháng 11 năm ngoái, ngay lập tức, những gã khổng lồ internet của Trung Quốc đã nhanh chóng tiếp thu. Baidu đã ra mắt bot Ernie vào tháng 3, sau đó là Alibaba Cloud và Kunlun’s Tiangong vào tháng 4.

Các công ty nhỏ hơn cũng đang vào cuộc mỗi ngày, khi AI và ứng dụng của nó ngày càng trở thành làn sóng cạnh tranh mới giữa Trung Quốc và Mỹ.

“Chúng tôi phải đi nhanh để bắt kịp thời đại. Bởi vì thế giới đang bước vào một cuộc chạy đua công nghệ”, ông Zhou Feng, Giám đốc điều hành bộ phận phần mềm dịch thuật Youdao của NetEase cho biết.

Trung Quốc hiện được cho là đang đặt cược vào AI, coi đây là công cụ chiến lược trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, không chỉ đưa nền kinh tế của quốc gia thoát khỏi ám ảnh bởi núi nợ, dư chấn liên quan đến dịch Covid-19 và thách thức nhân khẩu học, mà còn tiếp thêm sức mạnh cho nỗ lực của họ để vượt qua Mỹ.

Ông Kai-Fu Lee, cựu Chủ tịch Google Trung Quốc cho biết, việc phát triển các ứng dụng AI là một cơ hội mà Trung Quốc không thể bỏ lỡ. “Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư thể hiện sự thay đổi cơ bản trong cách chúng ta sống, làm việc và quan hệ với nhau.

Nhưng đây không chỉ là sự thay đổi do công nghệ tạo ra, mà còn là cơ hội giúp mọi người khai thác các công nghệ để tạo ra một tương lai toàn diện, lấy con người làm trung tâm”, ông Lee nhấn mạnh.

Theo dự báo của Công ty kiểm toán hàng đầu thế giới PriceWaterhouse Coopers, vào năm 2030, AI sẽ đóng góp thêm 15,7 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu. Đồng thời AI sẽ tạo ra những ngành công nghiệp mới và việc làm mới.

Trong đó, PwC tin rằng Trung Quốc sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ AI, với công nghệ góp phần tăng 26% GDP của nước này vào năm 2030.

Ông Kai Fu Lee cho biết thêm, khả năng khai thác thị trường nội địa rộng lớn và các kết nối kinh tế, cũng như dòng chảy nhân tài tại Trung Quốc có thể tạo nền tảng ổn định cho sự phát triển mạnh mẽ của AI.

Bên cạnh đó, AI từ lâu đã nằm trong danh sách ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh và được coi là một trong những động lực cốt lõi để phát triển kinh tế chất lượng cao, theo hướng dẫn phát triển 2021-25 của Trung Quốc.

Phát biểu tại một cuộc họp của Bộ Chính trị vào tháng 10 năm 2021, Chủ tịch Tập Cận Bình đặc biệt đề cập đến việc sử dụng một cơ chế mới, trong đó Bắc Kinh sẽ tập hợp mọi nguồn lực có thể để phát triển công nghệ cốt lõi quan trọng, tương tự như những gì họ đã làm để phát triển vệ tinh, vũ khí hạt nhân và chương trình không gian trong những thập kỷ trước.

Trong bối cảnh các biện pháp trừng phạt công nghệ đang diễn ra, Bắc Kinh được cho là có cả nguồn lực và quyết tâm mở rộng khả năng điện toán của mình với các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ khổng lồ để giúp thu hẹp khoảng cách với Mỹ.

Theo Học viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trung Quốc (CAICT) trực thuộc Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc, quốc gia này chiếm 33% sức mạnh điện toán (Computing) của thế giới, chỉ thấp hơn 1% so với Mỹ.

Ông Nestor Maslej, Giám đốc nghiên cứu tại Viện Trí tuệ nhân tạo của Đại học Stanford, cho biết: “Việc Trung Quốc tập trung vào việc tăng sức mạnh điện toán chắc chắn tạo cơ hội cho Trung Quốc bắt kịp Mỹ về AI.

Nhưng ông lưu ý, Trung Quốc có thể thu hẹp khoảng cách, nhưng vẫn thua xa Mỹ về công nghệ AI do môi trường đầu tư ưu việt cho các công ty AI, nghiên cứu chất lượng cao hơn và mô hình AI do Mỹ sáng tạo vẫn chiếm ưu thế.

Năm ngoái, Mỹ đã vượt Trung Quốc về sản xuất hệ thống máy học AI, tạo ra 255 hệ thống quan trọng mới, con số này cao gấp 5 lần so với 44 hệ thống của Trung Quốc.

Mặc dù vậy, các chuyên gia công nghệ tin rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ ngày càng được thúc đẩy bởi công nghệ. Cơn sốt đầu tư vào AI hiện đã lan rộng khắp Trung Quốc. Đây sẽ là đòn bẩy hữu hiệu cho Trung Quốc trong thời gian tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Chủ tịch hãng xe Ford: Mỹ chưa thể cạnh tranh với Trung Quốc về xe điện

Chủ tịch điều hành hãng xe Ford Motor, ông Bill Ford mới đây đã nhận định rằng Mỹ vẫn “chưa sẵn sàng để cạnh tranh” với Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất xe điện (EV).

Chủ tịch hãng xe Ford: Mỹ chưa thể cạnh tranh với Trung Quốc về xe điện
Chủ tịch hãng xe Ford: Mỹ chưa thể cạnh tranh với Trung Quốc về xe điện

Phát biểu trên chương trình “Fareed Zakaria GPS” của kênh truyền hình CNN ngày 18/6, ông Ford nhận định Trung Quốc đã phát triển rất nhanh trên quy mô lớn đối với mảng công nghệ xanh và hiện đang tích cực xuất khẩu.

“Hiện tại, họ không ở Mỹ, nhưng chắc chắn sớm thôi họ sẽ đến đây và chúng tôi sẽ cần phải sẵn sàng cho sự đổ bộ mạnh mẽ đó”, ông Bill Ford cho hay.

Trung Quốc đã sẵn sàng trở thành một trong những nhà xuất khẩu xe cá nhân hàng đầu thế giới, với khả năng định hình lại ngành công nghiệp ô tô toàn cầu và làm lung lay sự thống trị của các đối thủ khác.

Các lô hàng ô tô tại Trung Quốc xuất khẩu ra nước ngoài đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 2020 và đạt hơn 2,5 triệu chiếc vào năm 2022, thách thức các nhà xuất khẩu ô tô truyền thống như Đức.

Trung Quốc đã tham gia sâu vào lĩnh vực ô tô điện ở châu Âu. Hầu hết các mẫu xe điện Tesla được bán tại đây đều do Trung Quốc sản xuất.

Các thương hiệu châu Âu trước đây hiện thuộc sở hữu của Trung Quốc như Volvo và MG, và các mẫu xe khác như Dacia Spring hay BMW iX3, cũng đang được sản xuất độc quyền tại Trung Quốc.

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Mỹ Pete Buttigieg đã đề cập đến thách thức từ Trung Quốc và nói rằng Mỹ phải ưu tiên thực hiện nhiều biện pháp để cắt giảm lợi thế của Trung Quốc, đặc biệt là về pin xe điện.

Cụ thể hơn, nước này đang muốn dập tắt các lợi thế của Trung Quốc về khả năng tiếp cận kinh tế, khả năng thực hiện bảo vệ môi trường cũng như gia tăng các bất ổn về mặt địa chính trị.

Trước đó, hồi tháng 2, Ford đã công bố kế hoạch đầu tư 3,5 tỷ USD để xây dựng một nhà máy sản xuất pin EV tại Michigan (Mỹ) trong một thỏa thuận liên quan đến việc sử dụng công nghệ từ Công ty Sản xuất Pin CATL (Trung Quốc).

Bill Ford, chắt của người sáng lập Henry Ford, cho biết nhà máy pin ở Michigan là cơ hội để các kỹ sư của công ty này học hỏi công nghệ và sau đó tự mình ứng dụng.

Hồi tháng 5, CEO Ford Jim Farley cho biết các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc là đối thủ chính của họ và Ford cần có thương hiệu đặc biệt hoặc giá thành thấp hơn để đánh bại các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc.

“Chúng tôi coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn nhất, không phải GM hay Toyota. 70% lượng xe điện trên thế giới đều xuất phát từ Trung Quốc. Người Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc về ô tô”, ông Farley cho hay.

Hồi đầu năm, Elon Musk từng lên tiếng ca ngợi các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc là những người làm việc “chăm chỉ và thông minh nhất”. Tỷ phú người Mỹ cũng xem các hãng ô tô Trung Quốc là đối thủ khó khăn nhất trong lĩnh vực xe điện.

Tham khảo: Bloomberg, Reuters

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Khánh Vy | Markettimes  

TikTok thừa nhận lưu dữ liệu người Mỹ ở Trung Quốc

TikTok cho biết “một số dữ liệu của nhà sáng tạo nội dung” được lưu tại Trung Quốc thay vì máy chủ ở Mỹ.

TikTok thừa nhận lưu dữ liệu người Mỹ ở Trung Quốc
TikTok thừa nhận lưu dữ liệu người Mỹ ở Trung Quốc

Trong thư gửi hai thượng nghị sĩ Mỹ Marsha Blackburn và Richard Blumenthal ngày 23/6, TikTok nói “chỉ một số” thông tin của người sáng tạo nội dung trên nền tảng được lưu trữ bên ngoài Mỹ, gồm Trung Quốc. Điều này ngược với các tuyên bố trước đó của nền tảng, rằng toàn bộ dữ liệu người Mỹ được lưu tại máy chủ đặt ở Mỹ.

TikTok định nghĩa người sáng tạo là “người dùng có mối quan hệ thương mại” với công ty, chẳng hạn các nhân vật có ảnh hưởng chuyên tạo video trả phí. Nền tảng của ByteDance cho biết các thông tin lưu trữ gồm hợp đồng và “tài liệu liên quan”, nhưng không đề cập chi tiết.

Trong khi đó, Forbes trích dẫn nguồn nội bộ rằng dữ liệu của nhà sáng tạo Mỹ lưu tại Trung Quốc có nhiều thông tin quan trọng. Ngoài thông tin cá nhân cơ bản còn có cả biểu mẫu thuế và số an sinh xã hội.

Trước nghi vấn TikTok có thể gửi dữ liệu người dùng Mỹ cho chính phủ Trung Quốc, đại diện công ty phủ nhận: “TikTok chưa bao giờ được chính phủ Trung Quốc yêu cầu cung cấp dữ liệu này. TikTok cũng không bao giờ làm vậy”.

Theo hai nghị sĩ Blackburn và Blumenthal, phản ứng của TikTok cho thấy rõ ràng dữ liệu của người Mỹ vẫn có mặt tại Trung Quốc, bất chấp những tuyên bố trước đó. Cả hai nhấn mạnh vấn đề này “vô cùng đáng lo ngại”.

TikTok hiện có hơn 150 triệu người dùng tại Mỹ. Tuy nhiên, nền tảng đang đối mặt với những lời kêu gọi ngày càng tăng từ các nhà lập pháp và quan chức trong việc cấm ứng dụng trên toàn quốc do lo ngại về việc kiểm soát dữ liệu người dùng cũng như sức mạnh lan truyền thông tin xấu độc của thuật toán TikTok. Hồi tháng 3, CEO TikTok Shou Chew cũng đã điều trần trước quốc hội Mỹ với hàng loạt câu hỏi từ lưỡng đảng.

Giữa tháng 5, Montana trở thành bang đầu tiên tại Mỹ công bố lệnh cấm hoàn toàn TikTok, dự kiến có hiệu lực từ 1/1/2024. Giới chức bang tuyên bố có thể áp hình phạt 10.000 USD với mỗi vi phạm và phạt bổ sung 10.000 USD mỗi ngày nếu tái phạm.

Dù vậy, lệnh cấm của Montana được đánh giá sẽ vấp phải nhiều thách thức pháp lý liên quan đến quyền tự do ngôn luận của người dùng và có thể bị đảo ngược.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Casper Việt Nam trở thành thương hiệu điều hòa có thị phần lớn nhất

Casper Việt Nam lần đầu nắm giữ 21,6% thị phần (market share) trong tháng 5, chính thức vươn lên vị trí số 1 thị phần điều hòa tại thị trường Việt Nam, theo số liệu từ công ty nghiên cứu thị trường GfK.

Casper Việt Nam trở thành thương hiệu điều hòa có thị phần lớn nhất
Casper Việt Nam trở thành thương hiệu điều hòa có thị phần lớn nhất

Theo thống kê mới nhất của Công ty nghiên cứu thị trường GfK, trong tháng 5/2023, tính theo sản lượng sản phẩm bán ra, điều hòa Casper Việt Nam giành 21,6% thị phần – chiếm vị trí số 1 thị trường. Trước đó, trong 2 tháng liên tục (tháng 3 và tháng 4), thương hiệu này đứng ở vị trí số 2 với thị phần lần lượt là 18,8% và 15,8%.

Mặc dù thị trường điều hòa tháng 4 đã ghi nhận doanh số rất lớn khi tổng sản phẩm bán ra cao hơn cả 3 tháng trước cộng lại, nhưng trong tháng 5, sản lượng điều hòa tiêu thụ tiếp tục vượt lên, tới 496.000 sản phẩm, tăng 26% so với tháng trước và là mức cao nhất trong vòng 13 quý qua.

Biến động tương đồng, doanh thu toàn thị trường lên tới 4.488 tỷ đồng, tăng 20% so với tháng 4 và cũng là mức đỉnh trong 13 quý.

Phân khúc dưới 10 triệu đồng là phân khúc chiếm ưu thế hơn hẳn đối với mặt hàng này.

Thống kê cũng cho biết, điều hòa Casper Inverter 9.000 BTU mang tên TC – 09IS35 là sản phẩm bán chạy nhất thị trường với hơn 28.000 chiếc đã được tiêu thụ, tăng hơn gấp đôi so với tháng 4. Sản phẩm có giá bán 5,99 triệu đồng (chưa bao gồm vật tư lắp đặt).

El Nino xảy ra trong năm nay gây hiện tượng nắng nóng cao điểm, kéo dài. Đây là nguyên nhân khiến cho điều hòa tiêu thụ mạnh. Các nhà sản xuất dự báo thị trường năm 2023 có thể tăng 15% – 20% so với 2022.

Bên cạnh điều kiện thuận lợi của thị trường, để vươn lên vị trí số 1 như hiện nay, Casper Việt Nam đang nắm giữ một số “bí kíp” quan trọng. Đó là chất lượng sản phẩm, dịch vụ, chi phí sở hữu ban đầu cạnh tranh và chi phí duy trì cho cả vòng đời hợp lý.

Vài năm nay, điều hòa Casper tạo được ấn tượng rất mạnh đối với người tiêu dùng Việt Nam bởi mức chi phí tiêu thụ điện tính bình quân chỉ từ 4.000 đồng/đêm.

Casper Việt Nam trở thành thương hiệu điều hòa có thị phần lớn nhất
Casper Việt Nam trở thành thương hiệu điều hòa có thị phần lớn nhất

Trong bối cảnh điện năng là một khoản chi phí lớn trong mùa hè của các gia đình thì con số chỉ từ 4.000 đồng/đêm tạo nên lợi thế cạnh tranh rất lớn cho chiếc điều hòa tiết kiệm điện.

Có thể thấy, trước khi Casper vào Việt Nam, điều hòa vẫn là một sản phẩm khá xa xỉ. Để mua một chiếc điều hòa tốt từ các thương hiệu khá nổi trên thị trường, người tiêu dùng phải bỏ ra số tiền không nhỏ.

Sự xuất hiện của Casper Việt Nam với những sản phẩm có giá cực kỳ cạnh tranh nhưng chất lượng tốt, những người tiêu dùng có thu nhập trung bình cũng đã có thể sở hữu một chiếc điều hòa để giúp cho cuộc sống mùa hè trở nên dễ chịu hơn .

Điều gì đã giúp Casper Việt Nam có thể đem đến những chiếc điều hòa giá cạnh tranh và chất lượng như vậy? Đó là tinh thần “Less For More”.

“Tại Casper, chúng tôi dám loại bỏ những yếu tố rườm rà không cần thiết để tập trung vào việc tăng chất lượng, sự bền bỉ của sản phẩm cũng như đáp ứng những nhu cầu thực sự của người dùng.

Đồng thời vẫn duy trì tính hiệu quả, dễ sử dụng và sự tinh tế trong thiết kế của sản phẩm. Chúng tôi nỗ lực bán giá tốt hơn cho nhiều tiện ích hơn. Chúng tôi nỗ lực tiết kiệm năng lượng cho hiệu quả sử dụng cao hơn” – Đại diện hãng cho biết.

Có thể thấy rõ điều này qua một chi tiết đơn giản là số lượng tem dán trên sản phẩm. Một chiếc điều hòa của các hãng thông thường có 5-6 chiếc tem nhưng Casper chỉ có 1 chiếc duy nhất.

Tiết kiệm từng chiếc tem, tinh giản sản phẩm cũng là một cách để Casper giảm chi phí sản xuất và nhờ đó, có điều kiện để tăng chất lượng, dịch vụ cho khách hàng. Ví dụ, trên thị trường, máy nén Inverter thường được bảo hành 5 năm, nhưng Casper bảo hành lên tới 12 năm – không có đối thủ.

Thực tế, chiến lược giá là chiến lược của Casper Việt Nam nhằm chiếm thị phần. Tại nhiều thời điểm, dù mặt bằng giá thị trường tăng mạnh do nhu cầu lớn thì đơn vị này vẫn không tăng giá, chấp nhận lãi mỏng hoặc thậm chí không có lợi nhuận.

“Trên thực tế, Casper Việt Nam đã đứng vị trí số 1 tại miền Bắc từ lâu. Việc vươn lên vị trí số 1 cho thấy, chúng tôi đã chính thức chinh phục khách hàng ở thị trường Miền Trung và miền Nam.

Tất cả thành công ngày hôm nay tạo nên từ sản phẩm lõi và dịch vụ, được xác lập bởi sự tin tưởng của khách hàng. Chúng tôi rất biết ơn người tiêu dùng Việt” – Đại diện Casper Việt Nam chia sẻ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Kim Ngân | Markettimes

 

Anta – Thương hiệu Trung Quốc vượt qua cả Nike và Adidas tại thị trường nội địa

Mặc dù Nike và Adidas là các thương hiệu toàn cầu tuy nhiên lại tỏ ra rất khó khăn trong việc đối đầu với các thương hiệu nội địa như Anta hay Li-Ning tại thị trường Trung Quốc. 

Anta - Thương hiệu Trung Quốc vượt qua cả Nike và Adidas tại thị trường nội địa
Anta – Thương hiệu Trung Quốc vượt qua cả Nike và Adidas tại thị trường nội địa

Năm 2022, Nike ghi nhận mức tăng trưởng doanh số bán hàng hàng quý tại Trung Quốc ở mức âm, giảm tới 24% trong quý 2/2022, trong khi các đối thủ cạnh tranh như Li-Ning và Anta đạt mức tăng trưởng từ 15% trở lên.

Trong khi đó, theo Zacks Equity Research, giá cổ phiếu của Nike đã giảm 10,85% trong tháng 6 tính đến ngày 13/6.

Các nhà phân tích Trung Quốc đang khuyên nhà đầu tư không nên mua cổ phiếu của Nike vì lo ngại thương hiệu này khó đạt được mục tiêu dài hạn là tăng trưởng doanh số.

Nguyên nhân xuất phát từ việc tẩy chay các thương hiệu đến từ phương Tây của người tiêu dùng nội địa. Đặc biệt là khi Nike có lập trường phản đối bông sản xuất tại Tân Cương vào tháng 3/2021. Bên cạnh đó, gã khổng lồ có trụ sở tại Mỹ còn phải đối mặt với sự cạnh tranh của hàng loạt nhãn hàng nội địa Trung Quốc.

Người tiêu dùng Trung Quốc và các thương hiệu đến từ phương Tây.

Năm 2021, Phương Tây đã cáo buộc Trung Quốc cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ lao động trên các cánh đồng bông ở Tân Cương, và giam giữ người Duy Ngô Nhĩ trong các “trại cải tạo” ở khu vực này.

Trung Quốc đã nhiều lần phủ nhận các cáo buộc trên, nói rằng đó chỉ là những trại đào tạo nghề và là điều cần thiết để chống lại chủ nghĩa cực đoan.

Theo đó, hàng loạt các công ty phương Tây đã chịu phản ứng dữ dội và tẩy chay từ người tiêu dùng ở Trung Quốc vì phản đối mua bông sản xuất ở Tân Cương, Nike là một trong số đó.

Trước khi diễn ra tranh cãi nói trên, hoạt động kinh doanh của Nike tại Trung Quốc đang bùng nổ. Gã khổng lồ đồ thể thao có trụ sở tại Mỹ ghi nhận 7 năm liên tiếp tăng trưởng ở mức 2 con số.

Trong 3 tháng tính đến tháng 2/2023, doanh thu của Nike tăng 1%. Phần lớn đến từ việc Trung Quốc dỡ bỏ các lệnh hạn chế từ Covid-19 và nhu cầu tăng cao vào dịp Tết Nguyên đán.

Nike và Adidas phải cạnh tranh khốc liệt với các thương hiệu nội địa.

Dù mức tăng trưởng doanh số hàng quý suy giảm, Nike vẫn đứng đầu thị trường thể thao tại Trung Quốc với 22,6% thị phần vào năm 2022.

Tuy nhiên, thương hiệu này cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các thương hiệu nội địa như Anta, Anta đã vượt qua Adidas (11.2% thị phần) để giành vị trí thứ 2 với 20,4% thị phần, Li-Ning đứng thứ 4 với 10,4%.

Source: Statista

Hiệu suất của thương hiệu Nike nói trên là không đủ để gây ấn tượng với nhà đầu tư hoặc nâng giá cổ phiếu.

Sở dĩ Anta trở nên nổi tiếng nhờ trở thành đối tác trang phục thể thao chính thức của Thế vận hội mùa đông 2022.

Bên cạnh đó, thương hiệu này còn hợp tác vói những tên tuổi nổi tiếng như vận động viên trượt tuyết Eileen Gu, hay diễn viên Vương Nhất Bác (người từng là đại sứ thương hiệu của Nike).

Kết thúc năm 2022, doanh thu năm của Anta đạt 7,8 tỷ USD, lần đầu vượt qua con số 7,2 tỷ USD của Nike tại thị trường Trung Quốc (doanh thu toàn cầu năm 2022 của Nike là hơn 46 tỷ USD).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Làm video cho trẻ em: Kênh YouTube Việt Nam này có thể kiếm được hơn 20 tỷ đồng mỗi tháng

Gia nhập thị trường từ ngày 14/1/2014, sau hơn 7 năm, POPS Kids hiện nắm giữ danh hiệu kênh YouTube nhận nút kim cương thứ 2 tại Việt Nam và kênh đầu tiên vượt cột mốc 15 triệu lượt theo dõi.

Làm video cho trẻ em: Kênh YouTube Việt Nam này có thể kiếm được hơn 20 tỷ đồng mỗi tháng
Làm video cho trẻ em: Kênh YouTube Việt Nam này có thể kiếm được hơn 20 tỷ đồng mỗi tháng

Theo thống kê của Social Blade, 2 kênh YouTube nhiều lượt theo dõi nhất ở Việt Nam hiện nay đều là các kênh YouTube dành cho trẻ em.

Kênh nhiều lượt theo dõi nhất là “Like Nastya VNM” với 17,8 triệu lượt theo dõi, xếp thứ 2 là kênh “POPS Kids” với 16,1 triệu lượt theo dõi.

Gia nhập thị trường từ ngày 14/1/2014, sau hơn 7 năm, POPS Kids hiện nắm giữ danh hiệu kênh YouTube nhận nút kim cương thứ 2 tại Việt Nam và kênh đầu tiên vượt cột mốc 15 triệu lượt theo dõi.

Theo thống kê từ trang dữ liệu Social Blade, kênh YouTube “POPS Kids” được thành lập từ năm 2014, với 3.910 video đã đăng tải và có hơn 9,5 tỷ lượt xem.

Social Blade ước tính, mỗi tháng kênh có thể mang về thu nhập từ 58.100 đến 929.100 USD (từ 1,3 tỷ đồng tới gần 21,8 tỷ đồng). Số tiền hàng năm kênh có thể thu về là 696.900 USD đến 11,1 triệu USD (tương đương khoảng 16,3 tỷ tới hơn 261 tỷ đồng).

Tuy nhiên, đây chỉ là một con số tham khảo, chưa phản ánh thực tế thu nhập thực tế vì số tiền YouTube chi trả cho mỗi quốc gia khác nhau.

Các nội dung được POPS Kids tập trung phát triển gồm hai nhóm nội dung song song bao gồm: nội dung thuần Việt tự sản xuất và nội dung hợp tác với các đối tác lớn trên thế giới.

POPS Kids đã trở thành “món ăn tinh thần” không thể thiếu của đông đảo khán giả nhỏ tuổi.

Trung bình mỗi ngày kênh YouTube POPS Kids có thêm hơn 7 triệu lượt xem và mang về từ 1.900 – 31.000 USD.

Khi tham gia Chương trình Đối tác của YouTube (YPP), nhà sáng tạo nội dung có thể kiếm được 55% doanh thu từ quảng cáo do Google đặt trên video của họ. Để tham gia chương trình này, họ cần phải có ít nhất 1.000 người đăng ký và 4.000 giờ xem video.

Bắt đầu từ năm 2023, những nhà sáng tạo nội dung chỉ cần đạt 10 triệu lượt xem trong 90 ngày trên nền tảng video ngắn (Shorts) của YouTube cũng có thể tham gia Chương trình đối tác. YouTube sẽ trả họ 45% doanh thu từ quảng cáo cho các video ngắn.

Dựa theo cách tính CPM (doanh thu cho mỗi 1.000 lượt hiển thị quảng cáo), ở Việt Nam hiện tại đang nằm ở mức 0,3 – 0,5 USD, nghĩa là với mỗi 1.000 lượt hiển thị quảng cáo, kênh sẽ thu về 0,3 – 0,5 USD và dựa vào hiệu số kênh, con số này có thể thay đổi tùy vào hiệu suất của từng kênh.

Với hơn 9,5 tỷ lượt xem, tính đến ngày 23/6, doanh thu của kênh “POPS Kids” có thể đạt từ 2,8 triệu đến 4,7 triệu USD (từ 66,9 tỷ đến hơn 111 tỷ đồng). Tuy nhiên, con số này chưa tính đến các khoản như thuế hay khấu trừ cho hệ thống trên YouTube.

Một điểm đặc biệt đưa POPS Kids trở thành kênh nội dung giải trí dành cho trẻ em top 1 Việt Nam khi sở hữu hàng loạt chương trình thiếu nhi độc quyền. Trong đó, không thể không kể đến 2 series nổi tiếng Pokemon và Doraemon phiên bản lồng tiếng.

Ngoài ra, hiện POPS Kids còn là kênh nội dung số sở hữu bản quyền phát hành độc quyền tại Việt Nam nhiều chương trình và bộ phim hoạt hình nổi tiếng khác như Tom & Jerry, The PowerPuff Girls, Mr. Bean, Simon’s cat, Ben 10, We Bare Bears… hay các series phim Anime Nhật Bản hay như Pokémon, Dragon Ball…

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Anh Tuấn | Markettimes   

Earable: Startup Việt gọi vốn thành công từ Samsung Ventures

Hai bên không tiết lộ số tiền đầu tư nhưng Samsung Ventures cho biết, qua lần đầu tư này, Samsung Ventures hướng tới mục tiêu sẽ hỗ trợ Earable® Neuroscience mở rộng thị trường trên toàn cầu, bao gồm cả thị trường Hàn Quốc.

Earable: Startup Việt gọi vốn thành công từ Samsung Ventures
Earable: Startup Việt gọi vốn thành công từ Samsung Ventures

Công ty Earable® Neuroscience được thành lập bởi Tâm Vũ – cựu sinh viên/giảng viên Đại học Bách Khoa, sau này là giáo sư Đại học Colorado (Mỹ) và Đại học Oxford (Anh Quốc).

Vòng đeo đầu thông minh của Earable mang tên FRENZ® mới đây đã giành giải Đổi mới Sáng tạo toàn cầu CES, chính thức thương mại hóa trên toàn cầu với giá 490 USD/chiếc.

Với việc đầu tư tài chính lần này, đại diện Samsung Ventures cho biết: “Chúng tôi đã nhận ra tiềm năng lớn của FRENZ® Brainband bởi công nghệ lõi tiên tiến mà công ty này đang nắm bản quyền. FRENZ® Brainband là sản phẩm tiên phong trong ngành công nghệ giấc ngủ với khả năng khai mở sức mạnh não bộ”.

Đưa tin về thương vụ này, Yahoo Finance nhận định việc đầu tư tài chính lần này cho thấy Samsung Ventures đã nhận ra tiềm năng của sản phẩm FRENZ® Brainband của Earable® trong việc ứng dụng công nghệ cao vào giấc ngủ.

Yahoo Finance dẫn lời Tâm Vũ, CEO của Earable: “Từ những ngày đầu thành lập, tầm nhìn của chúng tôi là mang tới ứng dụng của khoa học thần kinh tới gần với cuộc sống của con người. FRENZ® Brainband là sản phẩm như vậy”.

“Cảm biến tiến tiến của FRENZ® hiểu được chính xác trạng thái não bộ của người dùng theo thời gian thực, từ đó AI sẽ cung cấp các nội dung âm thanh được cá nhân hoá phù hợp với từng người. Thiết bị này sẽ là chìa khóa để khai mở tiềm năng não bộ, bắt đầu từ việc nâng cao chất lượng giấc ngủ.”

FRENZ® của Earable đã nhận được 15 bằng sáng chế toàn cầu sau hơn 8 năm nghiên cứu tại trường Đại học Colorado (Hoa Kỳ) và Đại học Oxford (Anh). Trước đây công ty này đã gọi vốn thành công số tiền 6,8 triệu USD từ các quỹ đầu tư Founders Fund, Smilegate Investment, 500 Startup… Earable đang có kế hoạch gọi vốn Series A vào quý 4/2023.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Bình Anh | Markettimes

Giám đốc vận hành (COO) của TikTok từ chức

Bà Vanessa Pappas cũng từng là người giữ vai trò chủ chốt trong TikTok, tương tự như vị thế của ông Shou Zi Chew, CEO hiện tại của công ty.

Giám đốc vận hành (COO) của TikTok từ chức
Giám đốc vận hành (COO) của TikTok từ chức

Theo CNN, bà Vanessa Pappas, người từng là COO và CEO của TikTok, sẽ từ chức. Tuy nhiên, bà vẫn sẽ gắn bó cùng công ty với tư cách là cố vấn chiến lược.

“Bà Pappas đã quyết định từ chức để tập trung vào đam mê kinh doanh. Tôi muốn nhân cơ hội này để gửi lời cảm ơn tới bà Vanessa Pappas vì những đóng góp của bà cho TikTok trong những năm qua”, ông Shou Zi Chew, CEO TikTok, chia sẻ.

Vị giám đốc trẻ cho biết bà Pappas đã góp công lớn trong việc phát triển, ủng hộ và nâng cao các sản phẩm và chiến dịch tiếp thị của TikTok. Đồng thời, bà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cộng đồng người sáng tạo nội dung và người dùng tích cực.

Bà Pappas đã có hơn 4 năm làm việc tại TikTok. Trong đó, bà có 2 năm là giám đốc vận hành và 9 tháng là giám đốc toàn cầu tạm thời. Không chỉ vậy, bà còn từng là lãnh đạo cấp cao của YouTube.

Khi nhiều người lo ngại về mối liên hệ của TikTok với Trung Quốc, bà Pappas đã đại diện công ty để giải đáp các nghi vấn của công chúng.

Hồi tháng 8/2020, bà Pappas trở thành người đứng đầu tạm thời của TikTok, sau khi ông Kevin Mayer, người từng là Giám đốc ở Disney, nghỉ việc chỉ sau 3 tháng nắm quyền.

Trong thời điểm đó, bà Pappas đã “chèo lái” TikTok trong bối cảnh cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ra sức cấm hoặc buộc công ty phải bán mình. Tuy kế hoạch của ông Trump không thành công nhưng TikTok vẫn phải tiếp tục đối mặt với nhiều sóng gió đến thời điểm hiện tại.

Các hoạt động trước công chúng của bà Pappas đã giảm xuống trong những tháng gần đây, sau khi ông Shou Zi Chew tham dự phiên điều trần của TikTok trước Quốc hội Mỹ. Dẫu vậy, bà vẫn thường xuyên lên tiếng ủng hộ công ty.

Sau khi ông Chew trải qua hơn 5 giờ đồng hồ bị các nhà lập pháp Mỹ chất vấn, bà Pappas đã lên án phiên điều trần và cho rằng mọi thứ “bắt nguồn từ tư tưởng bài ngoại”.

Trong thư gửi nhân viên, bà Pappas đã bày tỏ niềm tự hào vì đã góp phần xây dựng một nền tảng tiếp cận với hơn một tỷ người dùng trên toàn cầu.

“Mục tiêu của tôi là xây dựng một nền tảng giúp mọi người có thể nâng cao tiếng nói của mình hơn trên Internet”, bà Pappas chia sẻ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

YouTube Shopping: YouTube ra mắt kênh mua sắm đầu tiên tại Hàn Quốc

Theo thông tin mới đây từ Reuters, YouTube sẽ ra mắt kênh mua sắm chính thức đầu tiên (YouTube Shopping) tại Hàn Quốc vào ngày 30/6.

YouTube Shopping: YouTube ra mắt kênh mua sắm chính thức đầu tiên tại Hàn Quốc
YouTube Shopping: YouTube ra mắt kênh mua sắm chính thức đầu tiên tại Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc, hiện chỉ có một doanh nghiệp thương mại phát trực tiếp đang bùng nổ do “gã khổng lồ” công nghệ Naver dẫn đầu, có lẽ đây cũng là lý do YouTube chọn thử nghiệm ở thị trường này.

Kênh mua sắm mới của YouTube sẽ sử dụng tiếng Hàn Quốc và bắt đầu như một dự án kéo dài 90 ngày. Trong thời gian đầu, nó sẽ cung cấp một nền tảng thương mại trực tiếp cho các doanh nghiệp và có kế hoạch phát trực tiếp nội dung mua sắm cho khoảng 30 thương hiệu.

Người phát ngôn của YouTube cho biết: “Đôi khi, chúng tôi có thể thử nghiệm nhiều tính năng khác nhau của YouTube Shopping”.

Trong bối cảnh doanh thu quảng cáo của YouTube bị ảnh hưởng do các công ty sử dụng dịch vụ quảng cáo cắt giảm chi phí và sự cạnh tranh từ các nền tảng như TikTok, Giám đốc kinh doanh của Google Philipp Schindler cho biết vào tháng 2 rằng “có rất nhiều tiềm năng giúp mọi người mua sắm dễ dàng hơn từ những nhà sáng tạo, thương hiệu và nội dung họ yêu thích”.

Cổ phiếu của Naver đã giảm 4% vào sáng 21/6, trong khi nhà bán lẻ Lotte Shopping giảm 3,3%, so với mức giảm 0,5% ở phân khúc thị trường rộng lớn hơn.

Thị trường thương mại trực tiếp của Hàn Quốc được dự đoán sẽ tăng lên 10 nghìn tỷ Won (7,7 tỷ USD) trong năm nay, từ 2,8 nghìn tỷ Won vào năm 2021, trong đó Naver hiện đang nắm giữ khoảng 60% thị phần, theo Kyobo Securities.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Tài sản của nhà sáng lập Oracle Larry Ellison vượt Bill Gates của Microsoft

Tỷ phú Larry Ellison đã có lần đầu tiên trong lịch sử chứng kiến tài sản ròng của bản thân vượt qua cựu CEO Microsoft, tỷ phú Bill Gates, qua đó trở thành người giàu thứ 4 thế giới.

Tài sản của nhà sáng lập Oracle Larry Ellison vượt Bill Gates của Microsoft
Tài sản của nhà sáng lập Oracle Larry Ellison vượt Bill Gates của Microsoft

Người sáng lập Oracle, một tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia có trụ sở tại Mỹ, tỷ phú Larry Ellison đang gặt hái những kết quả tích cực từ sự phổ biến của trí tuệ nhân tạo.

Mới đây, vị tỷ phú người Mỹ này đã chính thức vượt qua nhà sáng lập gã khổng lồ Microsoft, tỷ phú Bill Gates để vươn lên trở thành người giàu thứ 4 trên toàn cầu, theo Bloomberg Billionares Index.

Trong ngày 12/6, tỷ phú Larry Ellison sở hữu khối tài sản ròng trị giá 129,8 tỷ USD, theo Bloomberg. Theo thông tin từ Bloomberg, CEO Oracle đã vượt qua tỷ phú Bill Gates, người sở hữu khối tài sản ròng trị giá 129,1 tỷ USD, để vươn lên vị trí thứ 4.

Đây cũng là lần đầu tiên tỷ phú Larry Ellison chứng kiến tài sản ròng của bản thân vượt lên trên so với tỷ phú Bill Gates.

Larry Ellison thông báo rằng ông sẽ từ chức giám đốc điều hành Oracle vào năm 2014, mặc dù ông không rời công ty. Sau đó, ông trở thành chủ tịch kiêm giám đốc công nghệ của công ty công nghệ đa quốc gia này, và đã tích lũy phần lớn tài sản ròng của mình từ lượng cổ phần Oracle mà ông nắm giữ.

Giá cổ phiếu của Oracle đã tăng hơn 42% từ đầu năm 2023 và tính đến ngày 12/6 được giao dịch ở mức 116,5 USD/cổ phiếu khi thị trường đóng cửa.

Oracle đã chứng kiến doanh thu đạt kỷ lục ở mức 50 tỷ USD trong năm tài chính vừa qua, theo báo cáo tài chính mới được công ty công bố gần đây.

Giám đốc điều hành Safra Catz cho biết hoạt động kinh doanh cơ sở hạ tầng và dịch vụ lưu trữ đám mây của công ty là những nguyên nhân chính giúp Oracle ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc trong năm qua.

Theo báo cáo, Oracle đang kiếm tiền từ AI khi doanh nghiệp quyết định đầu tư vào Cohere, đối thủ cạnh tranh của OpenAI, công ty đã huy động được tổng cộng 270 triệu USD trong vòng cấp vốn vào tuần trước.

Trí tuệ nhân tạo đang khiến các nhà đầu tư lạc quan hơn về các doanh nghiệp công nghệ. Các nhà kinh tế của Bank of America cho biết S&P 500 chuyển sang thị trường giá lên chủ yếu là do các nhà đầu tư tập trung vào AI.

Tỷ phú Larry Ellison là cổ đông lớn nhất của Oracle và sở hữu khoảng 42,9% cổ phần của công ty, theo một tuyên bố của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) vào năm 2022.

Doanh nhân 78 tuổi này cũng sở hữu 1,5% cổ phần của gã khổng lồ xe điện Tesla, cũng theo một tuyên bố của SEC.

Ngoài ra, vị tỷ phú này còn sở hữu một khối tài sản đồ sộ, chẳng hạn như hòn đảo lớn thứ 6 của Hawaii, Lana’l; một bộ sưu tập khổng lồ các vật phẩm nghệ thuật samurai và Nhật Bản; hàng chục ngôi nhà ở California và một số du thuyền đắt tiền.

Tỷ phú Larry Ellison cũng đã bán Rising Sun, chiếc du thuyền khổng lồ dài 453 foot của ông, cho ông trùm Hollywood David Geffen vào năm 2010. Theo thông tin từ CNN, đây là chiếc du thuyền lớn thứ 10 trên thế giới.

Oracle là một trong những nhà cung cấp phần mềm doanh nghiệp lớn nhất trên thế giới. Năm 1977, Larry Ellison và các đối tác của ông bắt đầu bán cơ sở dữ liệu quan hệ đầu tiên mà họ gọi là Cơ sở dữ liệu Oracle. Khoảng 5 năm sau, họ đổi tên công ty thành “Oracle” theo tên phần mềm mà doanh nghiệp bán.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Salesforce giới thiệu Marketing GPT và Commerce GPT mới

Salesforce, nền tảng quản trị mối quan hệ khách hàng (CRM) và dịch vụ đám mây hàng đầu thế giới đã giới thiệu các sản phẩm sản phẩm AI thế hệ mới gồm Marketing GPT và Commerce GPT.

Salesforce giới thiệu Marketing GPT và Commerce GPT mới
Salesforce giới thiệu Marketing GPT và Commerce GPT mới

Gã khổng lồ Salesforce theo đó đã ra mắt hai sản phẩm AI (trí tuệ nhân tạo) thế hệ mới tại hội nghị Connections mới đây của công ty.

Marketing GPT và Commerce GPT sẽ là những dịch vụ giúp nâng cao trải nghiệm làm marketing và thương mại trên nền tảng điện toán đám mây (Cloud Computing) của Salesforce, cho phép các doanh nghiệp loại bỏ các tác vụ lặp đi lặp lại, tốn thời gian khỏi quy trình làm việc của họ và cung cấp các chiến dịch cũng như trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa trên quy mô lớn.

Với Marketing GPT, các marketer sẽ có thể tự động tạo và gửi các email được cá nhân hóa với tính năng phân khúc khách hàng thông minh hơn.

Và với Commerce GPT, các thương hiệu sẽ có thể mang đến những trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa và ưu đãi tùy chỉnh phù hợp với nhu cầu của khách hàng bằng cách sử dụng hành trình mua hàng (Customer Journey) động do công nghệ GPT cung cấp.

Sự ra mắt của hai dịch vụ cho thấy Salesforce ngày càng tập trung vào AI và coi đây là các dịch vụ cốt lõi của mình.

LỢI ÍCH CỦA MARKETING GPT VÀ COMMERCE GPT 

Được hỗ trợ bởi dữ liệu đám mây của Salesforce, Marketing GPT cho phép người dùng doanh nghiệp giao tiếp với hệ thống đám mây marketing của nền tảng bằng ngôn ngữ tự nhiên (như cách sử dụng ChatGPT).

Người dùng Marketing Cloud của Salesforce có thể đưa ra những lời nhắc bằng ngôn ngữ tự nhiên để tương tác với cá dữ liệu đám mây có sẵn đồng thời xác định các phân khúc khách hàng muốn nhắm mục tiêu (Targeting).

Người dùng cũng có thể yêu cầu Einstein GPT viết hoặc sửa đổi các email được cá nhân hóa theo tiêu đề và nội dung chính cho các chiến dịch khác nhau.

Các tính năng khác của Marketing GPT bao gồm Segment Intelligence (phân khúc thị trường thông minh) cho dữ liệu đám mây và Rapid Identity Resolution (hồ sơ khách hàng), Segmentation (phân khúc thị trường) và Engagement (Tương tác).

Salesforce cho biết doanh nghiệp có thể cải thiện lợi tức đầu tư vào Marketing với Segment Intelligence vì chức năng này tự động kết nối dữ liệu của bên thứ nhất (First Party Data), dữ liệu doanh thu và dữ liệu của các phương tiện quảng cáo trả phí của bên thứ ba.

Salesforce cũng đã hợp tác với Typeface để giúp khách hàng tận dụng công nghệ AI tổng quát để xây dựng nội dung theo ngữ cảnh cho các chiến dịch đa kênh trong Marketing GPT dựa trên từng giọng điệu và thông điệp thương hiệu cụ thể.

Trong khi Marketing GPT tập trung vào việc đơn giản hóa cách xây dựng và phân phối các chiến dịch Marketing được cá nhân hoá, thì Commerce GPT tạo ra những trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa cho từng khách hàng.

Việc cung cấp sử dụng Data Cloud và Einstein GPT để cho phép người dùng không chỉ nhanh chóng tạo các mô tả sản phẩm tự động cho cửa hàng kỹ thuật số mà còn dịch các mô tả đó sang các ngôn ngữ khác nhau cho các đối tượng mục tiêu khác nhau.

Ngoài ra, trải nghiệm cũng sẽ bao gồm Commerce Concierge, một giải pháp dựa trên bot mà các doanh nghiệp có thể tích hợp để thúc đẩy quá trình khám phá sản phẩm thông qua các tương tác trực tiếp bằng ngôn ngữ tự nhiên.

Michael Affronti, tổng giám đốc của Commerce Cloud cho biết trong cuộc họp báo “Người dùng chỉ cần nhập vào những gì họ muốn và chúng tôi sẽ đáp ứng những mong muốn của họ, đồng thời đề xuất những thứ như thiết kế mặt tiền cửa hàng, phương pháp bán hàng và thậm chí cả các chương trình khuyến mãi”.

Salesforce chia sẻ rằng “Được hỗ trợ bởi Data Cloud và Einstein AI, Commerce GPT đưa ra các đề xuất nhằm mang lại kết quả mong muốn từ cải thiện tỷ suất lợi nhuận đến tăng giá trị đơn hàng trung bình”. Công ty cho biết thêm rằng công cụ này được thiết kế để giúp tự động hóa chiến lược tăng trưởng và tối đa hóa năng suất của người bán.

SẼ CÓ NHIỀU ĐỔI MỚI HƠN CHO GPT TRONG TƯƠNG LAI.

Mặc dù Salesforce đã đưa ra những thông báo quan trọng về AI tổng quát trong vài tháng qua, nhưng có thể nói rằng nền tảng cũng chỉ mới bắt đầu tham gia vào lĩnh vực này.

Trong cuộc họp báo, một số người cho rằng Salesforce hiện là một “công ty AI” và họ cũng cho biết thêm công ty sẽ tích hợp thêm công nghệ GPT vào các sản phẩm và dịch vụ khác, có thể là Sales and Service Cloud vào cuối tháng này.

Giám đốc điều hành Marc Benioff đã lưu ý rằng làn sóng Generative AI sắp tới sẽ mang tính cách mạng hơn bất kỳ sự đổi mới công nghệ nào khác trong quá khứ.

Salesforce cũng đã hợp tác với các công ty như NeuraFlash, Slalom và Media.Monks để xây dựng một hệ sinh thái AI tổng quát bao gồm các mô hình ngôn ngữ lớn, mô hình dữ liệu tích hợp để giúp các doanh nghiệp triển khai MarketingGPT và CommerceGPT với mức chi phí và độ phức tạp thấp hơn.

Benioff nói: “Giống như Netscape Navigator đã mở ra cánh cửa Internet với thế giới, một cánh cửa mới trí tuệ nhân tạo đã mở ra và nó đang định hình lại thế giới của chúng ta theo những cách mà chúng ta chưa bao giờ tưởng tượng được”.

Bạn có thể tham khảo thêm về MarketingGPT và CommerceGPT của Salesforce tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

The Google Open Creative Project: Báo cáo về tương lai của sự sáng tạo trong quảng cáo

Google vừa xuất bản báo cáo và nghiên cứu mới với tên gọi The Open Creative Project phân tích về tương lai của sự sáng tạo trong thế giới quảng cáo, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sáng tạo và hơn thế nữa.

Với tên gọi là The Open Creative Project (Dự án sáng tạo mở), Google thông qua sự hợp tác với Contagious, Benedict Evans, Bain & Company, cùng với đó là nhiều chuyên gia đầu ngành khác đã phân tích và khám phá những sự thay đổi mang tính chuyển đổi trong lĩnh vực sáng tạo và sự sáng tạo trong tương lai của ngành quảng cáo.

The Open Creative Project là nghiên cứu tập hợp nhiều bản phân tích thị trường và insights từ một loạt các bài phỏng vấn chuyên sâu với hàng chục nhà lãnh đạo ngành.

Khi chúng ta đang sống trong một thời đại mà trong hầu hết mọi lĩnh vực, cách con người thực hiện công việc đã thực sự thay đổi, cùng với đó là sự ảnh hưởng sâu sắc từ những sự bất ổn của toàn cầu cả về khía cạnh kinh tế lẫn xã hội.

Đó là lúc mà những nhu cầu mới đã làm phá vỡ đi những giả định và cách thức tiếp cận cũ, là lúc các quy trình vận hành truyền thống đã không thể phù hợp với bối cảnh mới.

Tất cả những điều này đã vô tình mở ra một thời kỳ hoàng kim cho sự sáng tạo, và đó chính là nguồn gốc ra đời và mục tiêu của The Open Creative Project.

Bạn có thể tải xuống đầy đủ báo cáo tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Grab sa thải 1000 nhân viên, đợt sa thải lớn nhất kể từ khi có đại dịch

Theo thông tin mới đây từ CNBC, hãng xe công nghệ có trụ sở tại Singapore Grab đã sa thải 1000 nhân viên, đây được xem là đợt sa thải có quy mô lớn nhất kể từ khi diễn ra đại dịch.

Grab sa thải 1000 nhân viên, đợt sa thải lớn nhất kể từ khi có đại dịch
Grab sa thải 1000 nhân viên, đợt sa thải lớn nhất kể từ khi có đại dịch

Trong một email gửi cho nhân viên, CEO Anthony Tan cho biết việc sa thải nhân viên là một “quyết định đau đớn nhưng cần thiết” mà Grab phải làm để có thể tiếp tục duy trì tính cạnh tranh trong tương lai.

CEO này cho biết: “Mục tiêu chính của hoạt động này là để tổ chức lại doanh nghiệp một cách có chiến lược, để Grab có thể di chuyển nhanh hơn, làm việc thông minh hơn và cân bằng lại các nguồn lực trong danh mục đầu tư trong dài hạn.”

Việc cắt giảm nhân viên không phải là “con đường tắt để dẫn đến lợi nhuận” mà là con đường sẽ giúp Grab nhanh chóng thích nghi với môi trường kinh doanh mới, với sự phát triển nhanh chóng của AI (trí tuệ nhân tạo).

Grab sa thải nhân viên trong bối cảnh không ít các doanh nghiệp lớn khác như Amazon hay Meta cũng sa thải hàng loạt, khi các doanh nghiệp này tuyển dụng ào ạt trong giai đoạn trước và trong đại dịch, tuy nhiên khi nền kinh tế bắt đầu chững lại (sau đại dịch và suy thoái kinh tế), hàng loạt nhân viên sau đó đã bị sa thải vì tình trạng dư thừa nhân sự.

Ở môt khía cạnh khác, GoTo của Indonesia, công ty mẹ của Gojek (đối thủ của Grab) cũng từng thông báo sa thải 600 nhân viên để tăng lợi nhuận, trong khi Sea có trụ sở tại Singapore (công ty mẹ của Shopee) cũng đã cắt giảm hơn 7.000 việc làm trong suốt 6 tháng cuối năm 2022.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

AI driven Marketing: Cách các thương hiệu du lịch thúc đẩy lượt bookings

Cùng MarketingTrips khám phá cách các thương hiệu trong ngành du lịch (Travel) đang ứng dụng AI driven marketing để thúc đẩy lượt đặt chỗ (booking) của doanh nghiệp của họ.

AI driven marketing
AI driven marketing: Cách các thương hiệu du lịch thúc đẩy lượt bookings

Với những áp lực từ nền kinh tế, đặc biệt là hậu Covid-19, nhiều người đang tìm kiếm các cách thức khác nhau để giải trí cho bản thân, du lịch hiển nhiên vẫn là lựa chọn quen thuộc.

Cho dù đó là việc thư giãn tại chỗ hay thưởng thức các nền văn hóa và ẩm thực mới, mọi người chỉ đơn giản là muốn thoát khỏi cuộc sống bận rộn và căng thẳng của họ.

Số liệu nghiên cứu từ Google cho thấy rằng trên khắp Châu Á Thái Bình Dương (APAC), động lực hàng đầu để mọi người đi du lịch là thư giãn, xả stress và giảm bớt sự căng thẳng.

Tuy nhiên, quá trình để đạt được các mục tiêu đó lại không mấy dễ dàng, từ việc chọn điểm đến, đặt chỗ đến việc trải nghiệm ở nơi đến, tất cả đều phải được lên kế hoạch rõ ràng, đồng thời để chắc chắn với các quyết định của mình, người đi du lịch (du khách) đang cân nhắc hành động của họ ở mọi thời điểm.

Với những trải nghiệm không mấy dễ chịu trước đại dịch, có đến 81% người tiêu dùng đang dành cùng một khoảng thời gian hoặc lâu hơn cho từng giai đoạn ra quyết định, nhiều người mất từ 3 đến 4 tháng để hoàn thành kế hoạch du lịch của họ.

Về tổng thể, những người đi du lịch sử dụng ít nhất 7 điểm tiếp xúc (Touchpoints) ở mọi giai đoạn lập kế hoạch, bao gồm tìm kiếm trên Google, Google Maps, YouTube, truy cập website của các đại lý du lịch và cả các website đánh giá chuyến đi. Trung bình, họ đánh giá tổng cộng khoảng 16 thương hiệu, từ các hãng hàng không, chỗ ở đến các đơn vị tổ chức các hoạt động du lịch.

Về phía du khách, rõ ràng là họ sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn nếu họ tự tin về các quyết định đặt chỗ (booking) của mình. Và khi các thương hiệu có thể giúp họ có nhiều thông tin hơn về chuyến đi, khiến họ có nhiều niềm tin hơn, thương hiệu có nhiều cơ hội hơn để được lựa chọn.

Trong khi với các doanh nghiệp truyền thống, điều này có thể sẽ rất khó khăn hay thậm chí là bất khả thi, các doanh nghiệp hiện đại trong bối cảnh mới lại có thể thực hiện ở tốc độ và quy mô lớn với sự hỗ trợ của AI (trí tuệ nhân tạo).

Dưới đây là một số ví dụ điển hình về cách các thương hiệu du lịch hàng đầu ứng dụng các giải pháp được hỗ trợ bởi AI cho hoạt động marketing và quảng cáo (AI driven marketing), cách họ phân tích insight khách hàng, dự đoán các tập khách hàng (khách du lịch) có giá trị cao, xây dựng và cung cấp các nội dung phù hợp nhất cho khách hàng, thúc đẩy chuyển đổi trong suốt hành trình ra quyết định và hơn thế nữa.

Cách Scoot đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên nhiều kênh khác nhau.

Scoot là một hãng hàng không giá rẻ có trụ sở tại Singapore, doanh nghiệp này muốn đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng các thông tin và nội dung liên quan để thúc đẩy chuyển đổi gia tăng.

Để có thể thấu hiểu những gì khách hàng tìm kiếm ngay từ đầu, Scoot đã sử dụng kết hợp kiểu Chiến dịch tối đa hóa hiệu suất (Google Performance Max) với các chiến dịch quảng cáo tìm kiếm (Search Ads) để phân tích ý định và sở thích của du khách.

Chiến lược tiếp cận này cho phép thương hiệu xác định các từ khoá tìm kiếm mới hiện không có trong danh sách các từ khóa, đồng thời xác định các phân khúc khách hàng mới mà thương hiệu chưa khai thác trên toàn bộ các nền tảng của Google như Tìm kiếm, YouTube, Hiển thị (Display Ads), Khám phá và Gmail.

Với sự hỗ trợ của AI hiện đã được tích hợp sẵn trong các kiểu chiến dịch nói trên, Scoot có thể phân phối quảng cáo có chứa các thông tin liên quan đến mục đích đi du lịch của khách hàng và chính điều này đã khiến họ cảm thấy tự tin hơn khi đặt chỗ (booking).

Kết quả mà Scoot có được thực sự vượt khỏi sự mong đợi, tỷ lệ chuyển đổi tăng từ 30-60% ở các thị trường khác nhau trong khi mức chi phí cho mỗi hành động (CPA) gần như không thay đổi.

Cách khách sạn Minor Hotels giúp khách hàng (du khách) vượt qua sự cân nhắc để đi đến quyết định đặt phòng.

Với 500 khách sạn khác nhau trên khắp 6 lục địa, Minor Hotels là chuỗi khách sạn quốc tế có trụ sở tại Thái Lan. Doanh nghiệp này muốn tiếp cận một chiến lược “đơn giản” nhưng có thể thúc đẩy khách hàng vượt qua sự cân nhắc để đặt phòng.

Sau nhiều phân tích khác nhau, Minor cuối cùng chọn cách sử dụng chiến dịch tối đa hóa hiệu suất dành riêng cho mục tiêu du lịch (Performance Max for travel goals) để xây dựng các chiến dịch quảng cáo, đồng thời tập trung phân phối quảng cáo đến đúng khách tiềm năng (Lead) trên toàn bộ không gian và kênh quảng cáo của Google, bao gồm cả Google Maps, Tìm kiếm (Search) và YouTube.

Là giải pháp quảng cáo dựa trên AI, Performance Max sẽ dựa trên tất cả các nội dung đầu vào chính là danh sách các khách sạn hiện có (các thông tin của từng khách sạn trên website) trong hệ thống để đưa ra các thông điệp và nội dung quảng cáo sáng tạo mới được cá nhân hoá cho từng địa điểm khách sạn khác nhau, tối ưu hóa ngân sách quảng cáo cho từng cơ sở kinh doanh riêng lẻ.

Các marketer của Minor sau đó đã sử dụng kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế của mình để quyết định các nội dung quảng cáo nào là phù hợp nhất, mục tiêu của chiến dịch là gì và nên sử dụng với ngân sách bao nhiêu.

Hệ thống AI của Google Performance Max có khả năng tìm kiếm hiệu quả các khách hàng mới tương tự như các khách hàng hiện có của khách sạn trên tất cả các mạng lưới hiển thị quảng cáo của Google.

Tiếp đó, Minor cũng không ngừng tối ưu hoá nội dung quảng cáo dựa trên các mẫu quảng cáo hoạt động hiệu quả nhất với một tần suất xuất hiện phù hợp nhất đủ khiến khách hàng cảm thấy tự tin với lựa chọn của họ.

Kết quả là: Minor đã giảm được đến 51% chi phí cho mỗi khách hàng mới (CAC), +76% lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo (ROAS) và +86% số lượt đặt phòng (booking).

Cách Virgin Australia có thể xuất hiện trong mỗi từ khoá tìm kiếm của du khách dựa trên AI driven Marketing.

Virgin Australia là hãng hàng không có trụ sở tại Úc, doanh nghiệp này muốn kết nối với khách du lịch và cung cấp cho họ những thông tin được tùy chỉnh (cá nhân hoá) theo bất cứ điều gì họ tìm kiếm.

Virgin Australia đã quyết định thử nghiệm với giải pháp quảng cáo tìm kiếm được hỗ trợ bởi AI (trí tuệ nhân tạo) của Google.

Thông qua chiến thuật sử dụng các từ khoá có đối sánh rộng, hãng hàng không này có thể kết nối các dịch vụ du lịch của mình tới những khách hàng tiềm năng thông qua các từ khoá (keyword) có liên quan dựa trên mục đích tìm kiếm của họ thay vì chỉ là qua những từ khoá chính xác với những gì khách hàng đang tìm kiếm (đối sánh chính xác).

Kết hợp với kiểu quảng cáo tìm kiếm thích ứng (Responsive Search Ads), Virgin đã xây dựng và phân phối những quảng cáo có nội dung được cá nhân hoá (tuỳ chỉnh) theo từng từ khoá và khách hàng khác nhau.

Virgin cũng đã sử dụng tính năng đặt giá thầu quảng cáo dựa trên giá trị (value-based bidding) để có thể kết nối với những khách hàng có giá trị cao nhất, đồng thời tối ưu hóa quảng cáo và chiến lược đặt giá thầu trong thời gian thực.

Kết quả mà hãng hàng không có được là: tăng hơn 88% số lượt đặt vé (booking), hơn 150% doanh thu và 17% lợi tức trên chi tiêu quảng cáo (ROAS).

Kết luận.

Với tư cách là một du khách, khi cuối cùng bạn sẽ chọn các thương hiệu tiếp cận mình đúng ngay từ đầu và khiến mình an tâm hơn cho chuyến đi sắp tới, bạn cần tiếp cận khách hàng trong nhiều giai đoạn khác nhau với các nội dung khác nhau.

Thông qua sự hỗ trợ của AI từ các chiến thuật quảng cáo và marketing cụ thể (AI Driven Marketing), bạn có thể có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận khách hàng, gia tăng lượng khách hàng, doanh thu và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Tiếng Anh là ngôn ngữ chính của hơn 50% website toàn cầu

Tiếng Anh là ngôn ngữ chính của hơn 50% số trang website. Tiếng Trung, ngôn ngữ phổ biến thứ hai, chỉ là ngôn ngữ chính của hơn 1%.

Tiếng Anh là ngôn ngữ chính của hơn 50% website
Tiếng Anh là ngôn ngữ chính của hơn 50% website

Khoảng 63% dân số thế giới hiện có quyền truy cập Internet. Tỷ lệ này tương đương với tổng số khoảng 5 tỷ người, đến từ khắp nơi trên hành tinh và nói hàng nghìn ngôn ngữ khác nhau.

Dù vậy, một số ngôn ngữ ít xuất hiện trên Internet hơn so với những ngôn ngữ khác. Hơn 50% số trang website trên toàn cầu sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính, theo thống kê của W3Techs, công ty phân tích Internet có trụ sở tại Áo. Trong khi đó, số người bản ngữ nói tiếng Anh chỉ chiếm dưới 5% dân số toàn cầu.

Tiếng Trung và tiếng Hindi là các ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ hai và thứ ba trên Internet, nhưng chỉ chiếm lần lượt 1,4% và 0,07% tổng số trang web, bằng một phần nhỏ so với tiếng Anh.

Vì sự rộng lớn của Internet, các chuyên gia của W3Techs cảnh báo rằng dữ liệu khảo sát chưa hoàn toàn chính xác và có những điểm mù nhất định.

Dù vậy, có thể thấy sự thống trị của tiếng Anh cũng như sự bất bình đẳng sử dụng ngôn ngữ. Các ngôn ngữ như tiếng Bengali và tiếng Urdu, được hàng trăm triệu người nói, gần như không thể tìm thấy trên mạng.

Ethnologue, một tổ chức phi lợi nhuận theo dõi việc sử dụng ngôn ngữ, cũng có dữ liệu khảo sát tương tự. Tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Nhật chiếm tỷ trọng lớn trên Internet, không tương xứng với số lượng người bản ngữ nói các ngôn ngữ này. Ngược lại, nhiều ngôn ngữ không thuộc châu Âu hầu như không tồn tại trên Internet.

Sự chênh lệch này là dấu hiệu đáng ngại, thậm chí có thể dẫn đến “tuyệt chủng” một số ngôn ngữ, theo các chuyên gia. Con người có thể đang tiến tới một thế giới chỉ có một số ít ngôn ngữ hiện diện trực tuyến, theo Bhanu Neupane, chuyên gia về bất bình đẳng ngôn ngữ tại UNESCO, nói với Rest of World.

“Sau 15 năm, có thể chỉ còn 5 hoặc 10 ngôn ngữ được nói và sử dụng phổ biến trực tuyến”, Neupane cảnh báo.

Các khảo sát của UNESCO cũng nhất quán với các kết quả thống kê của W3Techs. Ngoài tiếng Anh, chỉ có 13 ngôn ngữ khác chiếm được hơn 1% tổng số tên miền. Hàng trăm ngôn ngữ còn lại hiện diện không đáng kể.

Hàng triệu người nói tiếng Anh theo kiểu ngôn ngữ thứ hai, và những người không nói tiếng Anh, có thể gặp khó khăn khi sử dụng Internet.

Ngoài ra, vì văn bản trên Internet thường được sử dụng để đào tạo các mô hình ngôn ngữ lớn như Bard và GPT-4, sự bất bình đẳng hiện nay có thể kéo theo bất bình đẳng trong khả năng tiếp cận và sử dụng công nghệ. Đã có các nghiên cứu cho thấy các mô hình AI hoạt động chính xác hơn đáng kể khi giao tiếp bằng tiếng Anh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

LinkedIn cho phép người dùng tìm kiếm việc làm dựa trên giá trị

Thông qua tính năng mới đây, mạng xã hội LinkedIn cho phép người dùng trên nền tảng có thể tìm kiếm các việc làm dựa trên giá trị của cá nhân và doanh nghiệp thay vì chỉ là một công việc đơn thuần.

LinkedIn cho phép người dùng tìm kiếm việc làm dựa trên giá trị
LinkedIn cho phép người dùng tìm kiếm việc làm dựa trên giá trị

Có thể nói chưa từng có thời điểm nào trước đây, bối cảnh việc làm đã thay đổi nhiều đến vậy, từ việc thay đổi cách thức làm việc chủ yếu tại chỗ sang kết hợp từ xa (remote), thay đổi số ngày làm mỗi tuần đến cả cách ứng viên tìm kiếm các doanh nghiệp để cống hiến.

Với sự ảnh hưởng của Covid-19, cộng với đó là những văn hoá làm việc mới từ thế hệ Z (Gen Z), người tìm việc (ứng viên) ngày càng ưu tiên sự cân bằng (work-life balance), môi trường làm việc ít độc hại, cùng với đó là mong muốn có được những công việc phù hợp với giá trị cá nhân của họ.

Một nghiên cứu gần đây tại Mỹ chỉ ra rằng có đến 90% người tìm việc nghĩ rằng điều quan trọng là làm việc cho một doanh nghiệp biết chia sẻ giá trị, và 71% trong số đó vẫn giữ quan điểm này ngay cả khi nền kinh tế bất ổn.

Theo cách tiếp cận này, các doanh nghiệp có khả năng làm nổi bật các giá trị của họ sẽ có nhiều cơ hội hơn để thu hút các ứng viên tiềm năng, truyền cảm hứng cho các nhân viên hiện có (đặc biệt là thế hệ người lao động trẻ) và hơn thế nữa.

Dữ liệu của LinkedIn cho thấy tính từ năm 2020 đến 2022, các thuật ngữ hay điều khoản liên quan đến giá trị trong công việc xuất hiện trong các bài đăng tuyển dụng cho cấp độ mới (entry-level) tăng đến hơn 150%.

Để đáp ứng những thay đổi này, LinkedIn vừa thông báo tính năng mới cho phép người tìm việc tìm kiếm các cơ hội mới dựa trên giá trị của họ và giá trị của doanh nghiệp.

Người dùng LinkedIn có thể tìm kiếm các công việc dựa trên giá trị.

Giờ đây, các doanh nghiệp có thể tự động thông báo các cam kết của doanh nghiệp mình, chẳng hạn như đảm bảo sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, sự đa dạng, công bằng và hòa nhập (DEI), cơ hội thăng tiến nghề nghiệp, tác động xã hội (CSR) và tính bền vững của khi quảng cáo việc làm trên LinkedIn.

Mặc dù được ra mắt không lâu, hiện có hơn 40.000 doanh nghiệp đã đưa các cam kết này vào hồ sơ tuyển dụng của họ.

Tiếp đó, LinkedIn đang thêm các bộ lọc (filter) dựa trên giá trị mới cho phép người tìm việc tìm kiếm các vị trí tuyển dụng tại các doanh nghiệp phù hợp với giá trị cá nhân của họ.

Ngoài ra, nút “Tôi quan tâm” (I’m Interested) hiện đã có trên các trang doanh nghiệp (Company Page) cho phép người tìm việc chia sẻ hồ sơ (LinkedIn Profiles) của họ với các nhà tuyển dụng tiềm năng, điều này sẽ làm cho quá trình tuyển dụng trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Tầm quan trọng của sự tương thích về văn hóa giữa doanh nghiệp với cá nhân các ứng viên.

Theo một cuộc khảo sát của LinkedIn, 85% người Mỹ tin rằng sự tương thích về văn hóa giữa cá nhân với nơi làm việc của họ thực sự rất quan trọng, với 70% trong số này cho biết sẵn sàng từ bỏ các công việc hiện có để tìm kiếm các cơ hội mới phù hợp hơn.

Có đến 71% Gen Y và 64% Gen Z đặc biệt coi trọng việc làm việc cho các tổ chức có văn hóa và giá trị phù hợp với cá nhân của họ.

Một số điểm đang chú ý khác từ nghiên cứu.

  • 66% người Mỹ coi sự không phù hợp về văn hoá là tác nhân chính để họ từ bỏ các công việc hiện tại.
  • Khi đánh giá văn hóa và giá trị của doanh nghiệp, 59% số người được hỏi ưu tiên sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
  • 53% ưu tiên sự phát triển nghề nghiệp, thăng tiến và cơ hội học tập.
  • 39% ưu tiên DEI (sự đa dạng, công bằng và hòa nhập).
  • 32% ưu tiên đến tính bền vững.
  • 29% cân nhắc tính trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility).

Tóm lại, thị trường việc làm đang thay đổi nhanh và sâu sắc hơn bao giờ hết. Ngày càng có nhiều ứng viên tìm kiếm các doanh nghiệp phù hợp với giá trị cá nhân của họ, chia sẻ giá trị và hơn thế nữa.

Trong bối cảnh mới, các doanh nghiệp cần phải tập trung nhiều hơn vào việc đảm bảo sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, sự đa dạng và tính bền vững, thứ có thể giúp thu hút nhiều hơn các ứng viên tiềm năng, đặc biệt là các nhân tài.

Các tính năng mới của LinkedIn sẽ là những công cụ hỗ trợ tích cực cho quá trình này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Instagram cho phép người dùng tải xuống các video trên Reels

Theo thông báo mới đây từ Instagram, mạng xã hội chia sẻ hình ảnh này hiện đã cho phép người dùng tải xuống các video công khai trên Reels.

Instagram cho phép người dùng tải xuống các video trên Reels
Instagram cho phép người dùng tải xuống các video trên Reels

Sau một thời gian thử nghiệm, tính năng tải xuống video ngắn Reels hiện đã khả dụng tới các người dùng Instagram tại thị trường Mỹ.

Theo CEO của Instagram Adam Mosseri:

“Ở Mỹ, chúng tôi đang cho phép người dùng tải xuống Reels được chia sẻ công khai bởi người dùng Instagram. Chỉ cần nhấn vào biểu tượng ‘Chia sẻ’ (Share) trên các Reels bạn yêu thích và chọn ‘Tải xuống’.”.

Vì các nhà sáng tạo nội dung cũng có thể chọn không cho phép tải xuống nội dung của họ trong phần Cài đặt tài khoản, điều này có nghĩa là không phải tất cả các video trên Reels đều có thể được tải xuống, trong khi đó, bạn cũng không thể lưu nội dung được đăng ở chế độ riêng tư.

Hiện tính năng mới chỉ được thử nghiệm cho người dùng tại Mỹ và sẽ được mở rộng sang các khu vực khác trong thời gian tới.

Theo quan sát, mục đích chính của Instagram trong tính năng mới này là cho phép các video của nhà sáng tạo có khả năng tiếp cận rộng hơn tới nhiều nhóm đối tượng hơn khi người dùng có thể tải xuống và chia sẻ ngược lên các nền tảng tương tự như TikTok hay Shorts (của Google).

Hiện người dùng chưa thể thêm liên kết ngược lại video gốc mà họ đã tải xuống của nhà sáng tạo, tuy nhiên, tính năng này cũng có thể được Instagram cập nhật trong thời gian tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Grab Việt Nam chưa từng đóng thuế doanh nghiệp kể từ khi thành lập

Với khoản lỗ lũy kế lên tới 4.036 tỷ đồng, Công ty TNHH Grab chưa phải nộp bất kì khoản thuế thu nhập doanh nghiệp nào kể từ khi thành lập tại Việt Nam kể từ năm 2014.

Grab Việt Nam chưa từng đóng thuế doanh nghiệp kể từ khi thành lập
Grab Việt Nam chưa từng đóng thuế doanh nghiệp kể từ khi thành lập

Tại họp báo thường kỳ quý 2/2023 tổ chức ngày 16/6, ông Vũ Chí Hùng – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính đã chỉ đạo rà soát, đánh giá về nghĩa vụ nộp thuế của Công ty TNHH Grab.

Chỉ đạo này diễn ra sau khi có dư luận trái chiều về thông tin Công ty TNHH Grab – đơn vị vận hành Grab Việt Nam đến nay vẫn chưa phải nộp một đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào cho Việt Nam.

Về vấn đề này, ông Vũ Chí Hùng khẳng định, Bộ Tài chính và ngành thuế luôn quan tâm công tác chống chuyển giá để ngăn thất thu thuế. Theo Luật Quản lý thuế, doanh nghiệp đầu tư kinh doanh tại Việt Nam thực hiện nghĩa vụ thuế theo hình thức tự khai tự nộp.

Cụ thể, theo số liệu mà Báo Đầu tư Chứng khoán có được, Công ty TNHH Grab ghi nhận doanh thu 6.384 tỷ đồng trong năm 2022, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ. Lợi nhuận đạt 330 tỷ đồng so với mức lỗ hơn 300 tỷ đồng trong năm trước đó.

Tính đến ngày 31/12/2022, lỗ lũy kế của Grab Việt Nam ghi nhận 4.036 tỷ đồng. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định, nếu doanh nghiệp thua lỗ thì không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi nào có lãi thì được kết chuyển lỗ từ các năm trước sang, trong thời hạn tối đa 5 năm.

Như vậy, kể từ khi thành lập tại Việt Nam từ năm 2014, Công ty TNHH Grab chưa phải nộp bất kì khoản thuế thu nhập doanh nghiệp nào. Trong 5 năm gần nhất (2018 – 2022), Grab lỗ vào các năm 2018 (lỗ 884 tỷ đồng), năm 2019 (lỗ 1.696 tỷ đồng), năm 2021 (lỗ 300 tỷ đồng). Duy nhất hai năm là 2020 và 2022 là có lãi.

Các khoản thuế mà Grab Việt Nam kê khai trừ thuế giá trị gia tăng, thì chủ yếu là các khoản thuế nộp hộ như: thuế thu nhập cá nhân, thuế trả hộ tài xế…

Trước đó, vào năm 2017, đại diện Bộ Tài chính từng xác nhận Grab đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế tại Việt Nam. Theo kết luận thanh tra số 1075/KT-CT của Cục thuế TP. HCM ngày 15/9/2017, chế độ lưu trữ sổ sách tại công ty này đảm bảo, phù hợp với quy định pháp luật và quy tắc thực hành kế toán Việt Nam.

Giải trình với đại diện Viện KSND TP. HCM trong vụ kiện với Công ty CP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun), cựu CEO Grab Việt Nam là ông Jerry Lim cho biết, do Grab liên tục báo lỗ trong nhiều năm nên chưa phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thuyết minh về các khoản lỗ này, phần nhiều là chi phí bán hàng của Công ty TNHH Grab bị đội lên cao (bao gồm chi phí quảng cáo, khuyến mãi…) để giữ chân khách hàng cũ, thu hút người dùng mới.

Ngoài ra, hàng năm Grab Việt Nam còn chuyển hàng trăm tỷ đồng phí bản quyền, phí quản lý… cho hai công ty liên quan là GrabTaxi Holdings Pte Ltd (trụ sở ở Singapore) và Grab Inc (trụ sở ở Đảo Cayman, Anh).

Năm ngoái, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) từng đề nghị Grab làm rõ việc thu phụ phí “nắng nóng” gây bức xúc trong dư luận.

Grab Việt Nam đã có giải trình về việc phụ thu thời tiết, cho biết việc phụ thu được triển khai từ ngày 06/07/2022, nhưng chỉ sau một ngày đã phải tạm dừng.

Việc tạm dừng theo giải thích từ Grab, là do hệ thống ứng dụng không tự động hạch toán, cũng như không tách, phân chia doanh thu để 100% nguồn thu (sau thuế) từ phụ phí này cho đối tác tài xế.

Về việc chậm trễ giải trình với cơ quan chức năng, theo Grab Việt Nam, là để hãng này có đủ thời gian khắc phục cũng như hoàn thành hệ thống dữ liệu đồng bộ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Cựu CEO và Chủ tịch của đế chế Alibaba nói gì trong tâm thư gửi nhân viên

Cựu CEO và Chủ tịch Alibaba Daniel Zhang đã tiết lộ lý do bất ngờ từ chức của mình trong lá thư gửi nhân viên.

Cựu CEO và Chủ tịch của đế chế Alibaba nói gì trong tâm thư gửi nhân viên
Cựu CEO và Chủ tịch của đế chế Alibaba nói gì trong tâm thư gửi nhân viên

Hôm 20/6, Alibaba Group Holding công bố chủ tịch và giám đốc điều hành mới thay thế Daniel Zhang. Joseph Tsai, từng giữ vị trí Phó chủ tịch điều hành Alibaba, sẽ trở thành Chủ tịch.

Trong khi đó, vị trí Giám đốc điều hành sẽ do Eddie Yong, cựu Giám đốc điều hành thương mại điện tử đảm nhiệm. Tuyên bố này được đưa ra chỉ 3 tháng sau khi Alibaba thông báo kế hoạch phân tách thành 6 công ty con để thúc đẩy cổ phiếu và gọi vốn bên ngoài.

Tất cả đều nằm trong kế hoạch của Alibaba.

Nói trong thư gửi nhân viên, Zhang cho biết ông vẫn là CEO mảng điện toán đám mây bởi công ty vẫn đang trong quá trình tách ra từ tập đoàn mẹ để thành lập công ty con và chuẩn bị phát hành cổ phiếu.

“Cloud Intelligence Group đang đẩy hết tốc lực cho kế hoạch tách khỏi tập đoàn và chúng ta đang ở giai đoạn quan trọng nhất. Do đó, tôi cần phải cống hiến toàn bộ tâm trí và thời gian cho công ty”, cựu Chủ tịch Alibaba viết trong tâm thư.

Theo ông, nếu nhìn từ góc độ quản trị công ty, cần có sự phân tách rõ ràng giữa ban quản trị và đội ngũ quản lý bởi Cloud Intelligence Group đang trong quá trình chuẩn bị hoạt động riêng biệt như một công ty độc lập.

“Do đó, việc tôi vẫn còn giữ chức Chủ tịch và CEO ở cả công ty điện toán và tập đoàn là không hợp lý”, Zhang khẳng định.

Brian Wong – cựu nhân viên Alibaba, đồng thời là tác giả cuốn sách “The Tao of Alibaba” – nhận định việc bổ nhiệm Daniel Zhang tập trung vào điện toán đám mây cho thấy mọi người đều tin tưởng vào ông.

Tập đoàn cho rằng ông có thể lèo lái mảng kinh doanh quan trọng nhất và phát triển nó đi đúng hướng giữa thời đại AI phát triển như hiện nay. “Quan điểm cho rằng một người vừa có thể lãnh đạo mảng điện toán đám mây và cả tập đoàn Alibaba rộng lớn là một lầm tưởng vô lý”, Brian Wong nhận định.

Quyết định từ chối đều nằm trong kế hoạch của ông, vị CEO nói thêm. Theo Reuters, ông đã thực hiện ý định tập trung vào mảng điện toán đám mây từ nhiều năm trước.

Trong cuộc phỏng vấn với CNBC năm 2018, Zhang nói rằng điện toán đám mây sẽ là mảng kinh doanh chính của tập đoàn trong tương lai giữa bối cảnh công nghệ này có tốc độ tăng trưởng tốt.

Các nhà phân tích ước tính mảng điện toán đám mây này sẽ đạt giá trị khoảng 41-60 tỷ USD nhưng sẽ phải đối mặt với không ít thách thức từ các nhà làm luật trong và ngoài nước.

Tuyên bố thay đổi lãnh đạo Alibaba nói lên điều gì?

Trước đây, Daniel Zhang vốn là kế toán, sau đó bắt đầu làm việc tại Alibaba từ năm 2007. Ông vốn được biết đến là người đứng sau ý tưởng lễ hội mua sắm Ngày Độc thân 11/11 hàng năm.

Zhang lên chức CEO từ năm 2015 và chính thức trở thành Chủ tịch tập đoàn vào năm 2019, thay thế nhà sáng lập Jack Ma.

Khi công bố tin tức về Zhang, đại diện tập đoàn cũng gửi lời cảm ơn ông vì “khả năng lãnh đạo xuất chúng, lèo lái tập đoàn vượt qua tình trạng bấp bênh khó lường, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trong những năm qua”.

“Dưới cấu trúc mới, vai trò của tập đoàn trong việc định hướng chiến lược 6 mảng kinh doanh chính sẽ bị giảm sút. Do đó, việc đưa Joe và Eddie trở thành Chủ tịch và CEO mới sẽ giúp màn chuyển đổi nhân sự mượt mà hơn và vẫn giữa văn hóa doanh nghiệp trước đây”, nhà phân tích độc lập Eric Chen nói với Reuters.

Theo Reuters, giá cổ phiếu Alibaba trên sàn Hong Kong đã giảm 1,5% sau khi tin Alibaba đổi Chủ tịch, CEO được công bố.

Eddi Yong cũng là một trong những người đồng sáng lập Alibaba. Ông hiện là Chủ tịch của Taobao và Tmall Group và vẫn sẽ giữ vị trí này cùng với vai trò CEO Alibaba.

Việc ông được thăng chức lên CEO được đánh giá là “sự thuyên chuyển tất nhiên và là dấu hiệu cho thấy thương mại điện tử vẫn là mảng kinh doanh quan trọng của tập đoàn”, Jacob Cooke – CEO của WPIC Marketing + Technologies – nhận định.

Chuyên gia cho rằng việc Alibaba thay đổi lãnh đạo sẽ không ảnh hưởng đến chiến lược chủ đạo của tập đoàn bởi từng người giữ vai trò quan trọng đều có liên quan đến nhà sáng lập Jack Ma.

“Điều này cho thấy AI đóng vai trò quan trọng trong phương hướng tập trung của tập đoàn, đồng thời thương mại điện tử vẫn là mảng kinh doanh chủ chốt”, Jacob Cooke nói với Reuters.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Thúc đẩy hiệu suất Marketing thông qua AI với các nền tảng ưu tiên chính

Khám phá một vài nền tảng chính của AI mà doanh nghiệp nên ưu tiên xây dựng để có thể thúc đẩy hiệu suất của các hoạt động marketing.

Thúc đẩy hiệu suất Marketing thông qua AI với các nền tảng ưu tiên chính
Thúc đẩy hiệu suất Marketing thông qua AI với các nền tảng ưu tiên chính

AI (trí tuệ nhân tạo) đang chuyển đổi ngành marketing nói chung theo nhiều cách sâu sắc và thú vị khác nhau. Từ việc sử dụng AI để thúc đẩy các kết nối mới với khách hàng, xây dựng quảng cáo tự động đến tận dụng dữ liệu thu thập được để thấu hiểu về hành vi của khách hàng và đưa ra các dự báo mới.

Tuy nhiên, dù cho AI đang được phóng đại đến mức nào hay sức ảnh hưởng của nó ra sao, có một sự thật khác là nó là do chính con người tạo ra và chỉ thực sự có tác dụng dưới bàn tay của con người. Ngay cả với trong ngành marketing, nếu các marketer không tận dụng nó một cách đúng đắn và hiệu quả, AI về cơ bản cũng chỉ là một thứ công nghệ không hơn không kém.

Điều đó có nghĩa là khi nói về việc ứng dụng AI trong Marketing, thứ cần được quan tâm và thảo luận nhiều nhất không phải là công nghệ mà là con người, chính các marketer  mới là người đưa ra các mục tiêu, cách sử dụng, liên kết AI đến các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó các hoạt động marketing có thể được đo lường một cách chính xác và toàn diện.

Trong bối cảnh hiện tại, với sự phát triển chóng mặt của các yếu tố công nghệ trong đó có AI, ngay cả với những người làm marketing giỏi nhất cũng khó có thể tự tin về việc liệu họ có thể khai thác được toàn bộ các sức mạnh của AI để thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp hay không hay nói cách khác, dù họ là ai và giỏi đến mức nào thì họ cũng cần phải bắt đầu khám phá từ những thứ căn bản nhất, từ các nền tảng có được, họ sẽ dần nhận thức được việc họ nên làm và hơn thế nữa.

Dưới đây là một số nền tảng chính để các marketer làm điều đó trong kỷ nguyên AI.

1. Sẵn sàng: Hãy xây dựng các nền tảng phù hợp để thúc đẩy sức mạnh của AI.

Khi nói đến các công cụ hay cách thức vận hành của các nền tảng AI, có một khía cạnh rất quan trọng nhưng thường bị bỏ qua đó là mối quan hệ nhân quả giữa dữ liệu đầu vào (Inputs) mà bạn cung cấp cho AI và những gì bạn có thể nhận được (Outputs, Outcomes), bao gồm cả các dữ liệu đầu ra lẫn những thành quả kinh doanh khác.

Thực tế là AI học hỏi từ các dữ liệu và kinh nghiệm mà con người cung cấp. Chất lượng đầu vào càng cao thì kết quả đầu ra càng tốt.

Ở khía cạnh làm marketing, khi các marketer tăng cường chiến lược đo lường, cải thiện chất lượng của đối tượng mục tiêu (target audience), cũng như dữ liệu chuyển đổi, điều này có thể giúp các công cụ AI tối đa hóa ROI của chiến dịch một cách hiệu quả hơn.

Điều này đặc biệt đúng khi dữ liệu đầu vào là các dữ liệu của bên thứ nhất (first-party data) bởi vì nó đến từ các điểm chạm hay mối quan hệ trực tiếp giữa khách hàng với thương hiệu, loại dữ liệu này đặc biệt quan trọng với doanh nghiệp trong bối cảnh mới, khi các nền tảng và ứng dụng dần hạn chế việc theo dõi dữ liệu (cookies) người dùng.

Nhà bán lẻ thời trang nhanh H&M là một ví dụ điển hình về cách sử dụng dữ liệu của bên thứ nhất để cải thiện hiệu suất của chiến dịch.

Người đứng đầu bộ phận truyền thông toàn cầu của H&M, Kristoffer Ullenius, và nhà phân tích phương tiện kỹ thuật số toàn cầu của H&M là Katarina Ahlner nói:

“Trước đây chúng tôi không tối ưu hóa các chiến dịch Tìm kiếm có trả phí (paid Search) của mình để tìm kiếm khách hàng mới, giờ đây chúng tôi đã bắt đầu suy nghĩ lại.”

H&M bắt đầu bằng cách tìm hiểu sâu hơn về giá trị của từng phân khúc khách hàng (customer segment), sử dụng mô hình vòng đời khách hàng (customer life-cycle) bắt nguồn từ dữ liệu của bên thứ nhất.

Các marketer của H&M từ đây có thể xác định những người mua thường xuyên và phân bổ ngân sách ít hơn vào việc tiếp cận họ thông qua các chiến dịch quảng cáo có trả phí, thay vào thương hiệu sẽ tập trung tìm kiếm các khách hàng mới.

Cách tiếp cận này, cùng với việc chuyển sang sử dụng chiến lược đặt giá thầu dựa trên tỷ suất lợi nhuận đầu tư trên chi tiêu quảng cáo mục tiêu (target ROAS), đã giúp H&M tăng doanh thu trực tuyến từ lên hơn 70% mỗi năm chỉ riêng từ quảng cáo tìm kiếm (Search Ads).

2. Tối đa hóa kết quả: Tìm kiếm mức tăng trưởng có lợi nhuận với các chiến dịch được hỗ trợ bởi AI.

Với các dữ liệu (bên thứ nhất) có được, nhiệm vụ tiếp theo của các marketer đó là sử dụng các chiến dịch được hỗ trợ bởi AI để tối ưu hóa hiệu suất.

Ví dụ, nhà quảng cáo có thể sử dụng kiểu chiến dịch tự động được hỗ trợ bởi AI của Google là Performance Max để tối đa hóa hiệu suất dựa trên mục tiêu, đồng thời tìm kiếm các cơ hội mới mà thương hiệu chưa từng khai thác trước đó.

Nhà quảng cáo chỉ cần đưa ra mục tiêu của chiến dịch, các nội dung quảng cáo, hệ thống được hỗ trợ bởi AI sẽ tự động tạo và chạy chiến dịch quảng cáo hiệu quả trên tất cả các nền tảng của Google.

Samsung gần đây đã thử nghiệm kiểu chiến dịch tối đa hoá hiệu suất (Performance Max Campaign) trên nhiều thị trường khác nhau trên toàn cầu để tìm kiếm các nhu cầu chưa được khai thác của người tiêu dùng và thúc đẩy kết quả gia tăng từ các từ khoá tìm kiếm, kênh và nhóm đối tượng mục tiêu mới.

Người đứng đầu bộ phận D2C Marketing của Samsung cho biết: “Kết quả thật phi thường, chúng tôi đã tăng gấp đôi doanh thu của mình mà không ảnh hưởng quá nhiều đến tỷ suất lợi nhuận đầu tư trên chi tiêu quảng cáo (ROAS).”

3. Thay đổi tư duy: Tổ chức và điều hướng chiến lược để thành công.

Như đã phân tích ở trên, một trong những nền tảng quan trọng nhất quyết định sự thành công của doanh nghiệp trong việc ứng dụng AI đó là con người. Để tận dụng tối đa trí tuệ nhân tạo hay áp dụng nó vào marketing, doanh nghiệp cần có những nhân sự có tư duy tốt, tích cực thử nghiệm và học hỏi, và hơn thế nữa.

Trong một báo cáo gần đây của Harvard, kết hợp với Google, các nhà lãnh đạo trong ngành đã chia sẻ nhiều thứ về cách tối đa hóa AI như một hệ số nhân trong kinh doanh.

Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của tư duy thử nghiệm, học hỏi và mở rộng quy mô, trong đó đề cập đến cách tiếp cận “sẵn sàng thất bại nhiều hơn nhưng học hỏi nhanh hơn để tìm kiếm sớm hơn các giải pháp hiệu quả.”

Để bảo vệ lợi nhuận, các thử nghiệm nên diễn ra trong một phạm vi có kiểm soát với mức độ chấp nhận rủi ro nhất định. Nắm bắt được văn hóa thử nghiệm là một yếu tố quan trọng đối với các tổ chức đang cố gắng có được nhiều lợi ích từ AI.

Những người làm marketing linh hoạt về ngân sách chi tiêu hơn có thể mang lại hiệu suất cao hơn đến 25% so với các đối thủ không sử dụng.

Chiến lược hay cách tiếp cận này cũng có thể trở nên tối ưu hơn nếu các marketer có thể điều chỉnh trực tiếp KPI Marketing với mục tiêu kinh doanh, đồng thời phối hợp chặt chẽ hơn với các phòng ban liên quan trong doanh nghiệp để điều chỉnh các chỉ số tài chính quan trọng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

LinkedIn sẽ sớm xoá bỏ tính năng carousels, profile videos và đính kèm liên kết

Theo thông báo mới đây của LinkedIn, mạng xã hội này sẽ xoá bỏ các tính năng như carousels (bài đăng dạng băng chuyền), profile videos (sử dụng video làm hình ảnh đại diện), đính kèm liên kết vào hình ảnh và video (link stickers) từ ngày 26 tháng 6 tới đây.

LinkedIn sẽ sớm xoá bỏ tính năng carousels, profile videos và đính kèm liên kết
LinkedIn sẽ sớm xoá bỏ tính năng carousels, profile videos và đính kèm liên kết

Theo đó, LinkedIn sẽ xoá bỏ các tính năng như carousels (bài đăng dạng băng chuyền), profile videos (sử dụng video làm hình ảnh đại diện), đính kèm liên kết vào hình ảnh và video (link stickers) từ ngày 26 tháng 6 tới đây.

Theo LinkedIn, các tính năng như profile videosbăng chuyền hiện có sẽ vẫn có thể xem được, tuy nhiên, người dùng sẽ không thể tạo mới.

Với tính năng đính kèm nhãn dán kèm liên kết (link stickers), liên kết hiện tại sẽ vẫn hiển thị nhưng không thể nhấp vào được nữa.

LinkedIn cho biết các cập nhật mới được đưa ra là dựa trên những đánh giá và phân tích cách các nhà sáng tạo nội dung hay người dùng sử dụng tính năng trên nền tảng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Thuế thu được 5 tháng đầu năm từ Facebook, Google, TikTok cao hơn cả năm 2022

Trong chỉ mới hơn 5 tháng của năm 2023, số thuế thu được từ các nhà cung cấp xuyên biên giới như Facebook, Google, TikTok… đã đạt 3.919 tỷ đồng, tăng gần 13% so với số thu được của cả năm 2022.

Thuế thu được 5 tháng đầu năm từ Facebook, Google, TikTok cao hơn cả năm 2022
Thuế thu được 5 tháng đầu năm từ Facebook, Google, TikTok cao hơn cả năm 2022

Theo tin từ Tổng cục Thuế, sau hơn 1 năm triển khai (từ 21/3/2022 – giữa tháng 6/2023), thông qua Cổng thông tin điện tử (TTĐT) dành cho nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN), các NCCNN đã đăng ký, kê khai, nộp thuế trực tiếp vào ngân sách nhà nước 7.363 tỷ đồng.

Trong đó, năm 2022 là 3.478 tỷ đồng, trong hơn 5 tháng của năm 2023 là 3.919 tỷ đồng – cao hơn số thu của 9 tháng năm 2022. Trước đó, chỉ riêng số thu trong ba tháng đầu năm 2023 đã đạt 1.852 tỷ đồng.

Theo thống kê, hiện tại Việt Nam có 6 các NCCNN lớn là Meta (Facebook), Google, Microsoft, TikTok, Netflix, Apple.

6 doanh nghiệp này chiếm tới 90% thị phần doanh thu dịch vụ thương mại điện tử kinh doanh trên nền tảng số xuyên biên giới tại Việt Nam; và đều đã thực hiện đăng ký thuế, khai thuế và nộp thuế tại Việt Nam.

Việt Nam hiện là 1 trong 4 nước đi đầu ở khu vực ASEAN về triển khai áp dụng thu thuế xuyên biên giới thông qua một Cổng TTĐT. Ngay từ sau khi mở Cổng TTĐT dành cho NCCNN để đăng ký kê khai thuế trực tiếp, Tổng cục Thuế cho biết đã chỉ đạo các cục thuế thực hiện chủ động nắm bắt thông tin về tình hình kê khai của các tổ chức được ủy quyền trong nước để kịp thời áp dụng các biện pháp quản lý thuế phù hợp.

Phân tích dữ liệu lớn để không bỏ sót, bỏ lọt.

Trước việc dư luận gần đây có nhiều ý kiến cho rằng công tác quản lý thuế hoạt động kinh của các NCCNN nói chung và TikTok nói riêng gặp nhiều khó khăn và có thể dẫn đến thất thu NSNN – lãnh đạo Tổng cục Thuế vừa chính thức lên tiếng để làm rõ thông tin.

Theo ông Nguyễn Bằng Thắng – Cục trưởng Cục thuế Doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế), trong thời gian qua, Tổng cục Thuế đã chủ động tham mưu báo cáo Bộ Tài chính, trình Chính phủ, trình Quốc hội ban hành đầy đủ các các văn bản quy phạm pháp luật để các tổ chức, cá nhân có có hoạt động kinh doanh TMĐT và cung cấp dịch vụ xuyên biên giới phải có nghĩa vụ đăng ký thuế, kê khai thuế và nộp thuế đầy đủ theo quy định về pháp luật.

Theo đó, tại Điều 42 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 đã quy định đối với các NCCNN phải có trách nhiệm đăng ký, kê khai thuế trực tiếp qua Cổng TTĐT của Tổng cục Thuế hoặc ủy quyền cho các tổ chức trong nước kê khai nộp thay theo quy định tại Thông tư số 103/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam.

Như vậy, trên cơ sở quy định pháp luật về thuế NCCNN và các tổ chức trong nước được ủy quyền có trách nhiệm tự xác định doanh thu và phải kê khai nộp thuế tương ứng.

Trước thông tin một số dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới nói chung, điển hình là TikTok nói riêng có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, ông Thắng cho biết, cơ quan thuế đã thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng để thực hiện rà soát, đối chiếu dữ liệu, phân tích rủi ro về nghĩa vụ kê khai của các NCCNN và các tổ chức được ủy quyền để áp dụng các biện pháp thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm nếu có.

Đồng thời, ngành thuế cũng sẽ áp dụng phân tích dữ liệu lớn để xác định không bỏ sót, bỏ lọt các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nước ngoài có doanh thu phát sinh tại Việt Nam mà chưa đăng ký, kê khai thuế đúng quy định.

Sẽ tiếp tục làm việc với các NCCNN.

Cũng theo ông Nguyễn Bằng Thắng, ngay từ sau khi mở Cổng TTĐT dành cho NCCNN để đăng ký kê khai thuế trực tiếp, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo các Cục thuế thực hiện chủ động nắm bắt thông tin về tình hình kê khai của các tổ chức được ủy quyền trong nước để kịp thời áp dụng các biện pháp quản lý thuế phù hợp.

Đồng thời, cơ quan thuế cũng đã chủ động yêu cầu các NCCNN cung cấp danh sách các tổ chức trong nước được ủy quyền kê khai thay, thường xuyên rà soát, phân tích dữ liệu để phối hợp với các cơ quan có liên quan như Bộ Công Thương, Bộ Thông tin Truyền thông, các ngân hàng thương mại để thu thập, rà soát dữ liệu nhằm áp dụng biện pháp quản lý thuế phù hợp đối với các tổ chức, cá nhân chưa thực hiện nghĩa vụ thuế.

Cơ quan thuế cũng cho biết tới đây sẽ tiếp tục làm việc với các NCCNN để hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, từ đó tạo điều kiện cho các NCCNN tuân thủ tốt chính sách pháp luật thuế Việt Nam; trong đó, bao gồm cả trách nhiệm kê khai, nộp thuế của các tổ chức kinh tế mà họ đã ủy quyền kê khai, nộp thay.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Alibaba bổ nhiệm Chủ tịch và Giám đốc điều hành (CEO) mới

Đế chế thương mại điện tử Alibaba vừa công bố bổ nhiệm vị trí mới đối với chức danh Chủ tịch Tập đoàn và Giám đốc điều hành (CEO).

Alibaba bổ nhiệm Chủ tịch và Giám đốc điều hành (CEO) mới
Alibaba bổ nhiệm Chủ tịch và Giám đốc điều hành (CEO) mới

Theo thông tin mới công bố từ Bloomberg, Alibaba Group Holding Ltd vừa công bố bổ nhiệm vị trí mới đối với chức danh Chủ tịch Tập đoàn và Giám đốc điều hành (CEO).

Theo đó, Phó chủ tịch điều hành Joseph Tsai (người được xem là “bạn tâm giao” của cựu Chủ tịch Jack Ma) sẽ trở thành Chủ tịch mới của Tập đoàn Alibaba, trong khi giám đốc điều hành mảng thương mại điện tử Eddie Yong sẽ thay thế cho Daniel Zhang làm giám đốc điều hành (CEO) phụ trách chính cho Tmall và Taobao với giá trị hơn 240 tỷ USD.

Alibaba bất ngờ thay đổi 2 vị trí nhân sự cấp cao trong bối cảnh doanh nghiệp đang bị sụt giảm thị phần và hiện phải vật lộn để vực dậy tốc độ tăng trưởng trong thời kỳ hậu Covid.

Kế hoạch công bố nhân sự mới của Alibaba cũng diễn ra khi tập đoàn này vừa thông báo tái cấu trúc doanh nghiệp với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những đế chế độc lập có khả năng hoạt động riêng lẻ.

Khi mức tăng trưởng trong 3 quý liên tiếp của Alibaba không mấy khả quan, đồng thời có nhiều lo ngại về việc khả năng phục hồi chi tiêu của người tiêu dùng Trung Quốc có thể chậm hơn dự đoán, Alibaba hiện đối mặt với không ít thách thức.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Google giới thiệu chính sách đánh giá với các nội dung AI

Tại sự kiện Google Search Central Live Tokyo 2023 mới đây được tổ chức tại Nhật Bản, Google đã giới thiệu một số chính sách liên quan đến việc kiểm soát và quản lý các nội dung được xây dựng bởi AI (trí tuệ nhân tạo).

Google giới thiệu chính sách đánh giá với các nội dung AI
Google giới thiệu chính sách đánh giá với các nội dung AI

Về tổng thể, dù cho đó là nội dung (Content) do con người viết hay AI viết, thứ mà Google quan tâm nhiều nhất đó là chất lượng của nội dung.

Dưới đây là một số ghi nhận chính về quan điểm và chính sách của Google.

Cách Google đối xử với các nội dung do AI tạo ra.

  • Google phân biệt như thế nào với các nội dung AI?

Theo Google, công cụ tìm kiếm này không gắn nhãn cho các nội dung do AI tạo ra hay nói cách khác, Google đối xử khá công bằng giữa nội dung của AI và nội dung do người viết.

  • Nhà xuất bản (website) có nên gắn nhãn nội dung là do AI tạo ra hay không?

Hiện tại, trong khi EU (Liên minh châu Âu) đang yêu cầu các nền tảng mạng xã hội tự nguyện gắn nhãn nội dung do AI tạo ra để chống lại tin tức giả mạo.

Đối với Google, nền tảng hiện chỉ khuyến nghị (nhưng không bắt buộc) các nhà xuất bản nên gắn nhãn hình ảnh do AI tạo ra.

Với các nội dung là văn bản (text), Google cũng cho biết các nhà xuất bản không nhất thiết phải gắn nhãn, điều quan trọng là những nội dung đó có thực sự hữu ích hay không, đánh giá và trải nghiệm của người dùng mới thực sự quan trọng.

Theo quan điểm của Google, bạn không cần thiết phải gắn nhãn rõ ràng là những nội dung nào đó là do AI viết, vì Google chỉ đánh giá chất lượng của nội dung.

Tuy nhiên, Google cũng khuyến nghị rằng các nhà xuất bản không nên xuất bản các nội dung nguyên trạng mà AI viết, thay vào đó cần xem xét và đánh giá mức độ phù hợp trước khi xuất bản.

Nội dung tự nhiên do con người viết vẫn sẽ được ưu tiên xếp hạng.

Một trong những nhận xét thú vị nhất của Google là các thuật toán và tín hiệu của Google luôn dựa trên các nội dung do con người viết và do đó sẽ ưu tiên xếp hạng nội dung tự nhiên ở đầu trang kết quả tìm kiếm (SERPs).

Điều này có nghĩa là, nếu các nội dung là tương tự nhau, nội dung do người viết sẽ xuất hiện trước nội dung do AI viết.

Công thức E-E-A-T dùng để đánh giá nội dung của Google.

E-E-A-T là từ viết tắt của Experience (Trải nghiệm), Expertise (Nội dung có tính chuyên môn hay được viết bởi các chuyên gia), Authoritativeness (Tính có thẩm quyền) và Trustworthiness (Mức độ tin cậy). Với hầu hết các nội dung, Google sử dụng 4 yếu tố này để đánh giá và xếp hạng.

Và như đã phân tích ở trên, nếu xét theo công thức này thì các nội dung do AI tạo ra về cơ bản là không có nhiều mức độ ưu tiên đối với Google, ít nhất là khi AI hiện vẫn đang đối mặt với nạn tin giả, thiếu tính kiểm chứng, không có tính chuyên môn và ít được tin cậy.

Các chatbot AI như ChatGPT hay Google Bard về cơ bản hiện vẫn chưa sẵn sàng để tạo ra những nội dung có thể được sử dụng rộng rãi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Jack Ma: Sức mạnh của nhà lãnh đạo có trí thông minh cảm xúc cao

Theo nhà sáng lập và chủ tịch của Alibaba, Jack Ma, nhà lãnh đạo có trí thông minh cảm xúc (EQ) cao có thể thúc đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp.

Jack Ma: Sức mạnh của nhà lãnh đạo có trí thông minh cảm xúc cao
Jack Ma: Sức mạnh của nhà lãnh đạo có trí thông minh cảm xúc cao

Trong một cuộc phỏng vấn, Jack Ma đã nhấn mạnh 3 loại trí thông minh khác nhau và cách tiếp cận tốt nhất là cân bằng. Theo Jack Ma, EQ, IQ và LQ là những gì mà các nhà lãnh đạo và tổ chức cần để thành công.

“Nếu muốn thành công, bạn phải có chỉ số EQ cao”. “Nếu bạn không muốn thất bại nhanh chóng, bạn nên có chỉ số IQ cao, và nếu bạn muốn được tôn trọng, bạn nên có chỉ số LQ (Chỉ số tình yêu) cao.”

Sức mạnh của 3 chỉ số thông minh với nhà lãnh đạo, đặc biệt là EQ.

Trung bình, có những sự khác biệt đáng kể về phong cách lãnh đạo giữa Nam và Nữ liên quan đến các chỉ số thông minh. “Rất nhiều Nam giới có IQ cao nhưng EQ thấp và LQ rất nhỏ. Phụ nữ thì ngược lại, biết cân bằng, họ là tuyệt nhất.”

Các nghiên cứu chỉ ra rằng những cá nhân có chỉ số EQ cao có nhiều khả năng thể hiện khả năng lãnh đạo vượt trội, duy trì các mối quan hệ lành mạnh hơn với nhân viên và năng lực đối phó hiệu quả hơn trước các nghịch cảnh.

Tạo ra sự cân bằng về giới trong tổ chức.

Thực tế, có rất nhiều bằng chứng cho thấy rằng các doanh nghiệp có tỷ lệ nữ giới nắm giữ các vị trí lãnh đạo cao hơn có xu hướng vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh về lợi nhuận và hiệu quả hoạt động trên thị trường.

Trong một nghiên cứu khác, 55% phụ nữ được chứng minh là đạt được sự cân bằng tối ưu so với chỉ 27% nam giới. Những người làm việc dưới sự lãnh đạo của phụ nữ ít cảm thấy chán nản và kiệt sức hơn.

Bằng cách thúc đẩy và gắn kết tốt hơn giữa các đội nhóm, các nhà lãnh đạo nữ cũng giúp tiết kiệm nhiều hơn cho tổ chức.

Theo Jack Ma: “Nếu bạn muốn công ty của mình thành công, nếu bạn muốn công ty của mình hoạt động một cách khôn ngoan và cẩn thận, thì các nữ lãnh đạo là tốt nhất.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Google muốn thay đổi trải nghiệm tìm kiếm thông qua AI

Công cụ tìm kiếm tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) của Google có thể thay đổi hoàn toàn trải nghiệm tìm kiếm của người dùng trong tương lai.

Google muốn thay đổi trải nghiệm tìm kiếm thông qua AI
Google muốn thay đổi trải nghiệm tìm kiếm thông qua AI

Được giới thiệu tại sự kiện Google I/O hồi tháng 5, công cụ tìm kiếm tích hợp AI tổng quát của Google có khả năng trả lời trực tiếp câu hỏi của người dùng tương tự như ChatGPT, kết hợp với dữ liệu tìm kiếm để đưa cho người dùng kết quả nhanh và hiệu quả nhất.

Công cụ tìm kiếm mới này sẽ thay đổi hoàn toàn cách người dùng sử dụng Google, trang web phổ biến nhất Internet từ đầu những năm 90.

Thay đổi định nghĩa tìm kiếm.

Công cụ này có tên là Trải nghiệm sáng tạo tìm kiếm (SGE), sử dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo của Google để tổng hợp kết quả tìm kiếm cho người dùng. Bằng cách này, người dùng không cần phải nhấp vào một loạt các liên kết và Google sẽ trực tiếp cho người dùng biết những gì họ muốn biết.

Nguyên lý hoạt động của SGE tương tự như ChatGPT, người dùng có thể hỏi bất kỳ câu hỏi nào và AI sẽ tổng hợp thông tin để đưa ra câu trả lời. Tuy nhiên, điểm ưu việt hơn của công cụ này so với ChatGPT là mức độ đảm bảo thông tin.

SGE sẽ luôn hiển thị đường liên kết đến các nguồn tin để người dùng có thể kiểm tra và xác thực. Điều này rất hữu ích vì các công cụ AI tổng quát hiện nay thường mắc lỗi và đưa ra câu trả lời không chính xác, gây hiểu lầm hoặc thậm chí tự bịa thông tin.

Đó là bởi vì các công cụ này không diễn giải thông tin giống như con người. AI được cung cấp hàng trăm tỷ dữ liệu dưới dạng sách, hội thoại và bài viết trên Internet, từ đó nó dựa trên xác suất thống kê để chọn ra các từ thường đi theo sau từ đằng trước, tương tự như tính năng tự hoàn thiện văn bản (Autocorrect) trên smartphone.

Đây có thể là lý do Google chưa cung cấp rộng rãi SGE cho công chúng và chưa đưa ra ngày phát hành cụ thể. Quá trình chạy thử nghiệm sẽ kết thúc vào tháng 12.

Trải nghiệm công cụ tìm kiếm mới.

Biên tập viên Imad Khan của tờ CNET đã thử nghiệm SGE trong vài ngày.

Street Fighter 6, phần mới nhất trong dòng game đối kháng nổi tiếng của Capcom, ra mắt vào đầu tháng 6 và nhận được nhiều lời khen ngợi. Khan đã quyết định tìm hiểu về quy định của giải đấu Capcom Cup năm nay, cụ thể là về các loại tay cầm được sử dụng.

Khan gõ từ khoá “Capcom Cup tay cầm” vào ô tìm kiếm và SGE cung cấp cho anh bản tóm tắt về những thay đổi trong luật thi đấu của Capcom Cup liên quan đến tay cầm chơi game, bao gồm cả một số nguồn bên cạnh.

Ở câu hỏi tiếp theo, Khan muốn đi vào chi tiết hơn, anh hỏi về chiếc tay cầm cụ thể của mình liệu có hợp pháp trong giải đấu hay không và nếu không thì anh có thể giải quyết vấn đề như thế nào.

Trí tuệ nhân tạo của Google cho biết tay cầm của Khan sẽ hợp pháp cho mùa giải 2023 nhưng không nêu lý do tại sao. Vì vậy, biên tập viên đã phải truy cập vào nguồn tin Google cung cấp để xác minh.

Mặc dù SGE đã đưa ra câu trả lời chính xác, công cụ vẫn tỏ ra lúng túng khi phải xử lý những thông tin cụ thể, gây mất thời gian hơn cho người dùng. Dù vậy, công cụ vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và sẽ được cải thiện khi Google phát hành các bản cập nhật.

Ngoài ra, Khan cũng đặt một số câu hỏi liên quan đến tựa game “The Legend of Zelda: Tears of the Kingdom”. Cụ thể, anh đang mắc kẹt trong một màn chơi khó của game và muốn hỏi cách vượt qua màn này.

AI của Google đã làm rất tốt trong việc hướng dẫn người chơi cách qua màn. Tuy nhiên, công cụ lại không cung cấp bất kỳ hình ảnh nào, phần nào gây khó cho người chơi.

Điều này cho thấy một số hạn chế của AI văn bản. Trong những trường hợp này, việc SGE cung cấp đường dẫn đến các nguồn tin trở nên rất hữu ích vì nhiều trang web đã đính kèm hình ảnh hướng dẫn. Có thể trong tương lai, AI của Google sẽ tích hợp trực tiếp những hình ảnh này vào tìm kiếm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

B2B Marketing: “Hứa với khách hàng” giúp tăng sức khoẻ thương hiệu và thị phần

Việc xây dựng các lời hứa và truyền tải trực tiếp tới khách hàng thông qua các chiến dịch marketing có thể giúp tăng sức khoẻ của thương hiệu, thị phần và cả doanh số bán hàng trong dài hạn.

B2B Marketing: "Hứa với khách hàng" giúp tăng sức khoẻ thương hiệu và thị phần
B2B Marketing: “Hứa với khách hàng” giúp tăng sức khoẻ thương hiệu và thị phần

Theo đó, một nghiên cứu mới đây từ LinkedIn B2B Institute và Warc chứng minh rằng việc xây dựng các lời hứa và truyền tải trực tiếp tới khách hàng thông qua các chiến dịch có thể giúp tăng sức khoẻ của thương hiệu, thị phần và cả doanh số bán hàng trong dài hạn.

Nghiên cứu được thực hiện bằng cách phân tích hơn 2.000 thương hiệu giành được giải thưởng và các chiến dịch marketing thành công trong 5 năm qua.

Số liệu cho thấy rằng các chiến dịch có đưa ra những lời hứa trực tiếp với người tiêu dùng có khả năng giúp thương hiệu gia tăng thị phần đến hơn 60% so với các chiến dịch không có lời hứa. Mức độ thâm nhập thị trường của các thương hiệu sử dụng kiểu chiến dịch này cũng tăng lên 17%.

Ngoài ra, một chỉ số khác cũng thú vị không kém đó là một chiến dịch marketing có đưa ra lời hứa rõ ràng tới khách hàng có thể làm tăng chỉ số sức khỏe thương hiệu (brand health) nhiều hơn tới 48% so với chiến dịch không sử dụng.

Người đứng đầu Viện nghiên cứu B2B Institute tại LinkedIn cho biết đây là khía cạnh quan trọng của nghiên cứu, thứ có thể giúp những người làm B2B Marketing xây dựng các kết nối có ý nghĩa với khách hàng (Client) của họ, đặc biệt là khi khách hàng của họ là những người lãnh đạo có chuyên môn (các chuyên gia).

“Các doanh nghiệp B2B chi rất nhiều tiền cho tiếp thịquảng cáo và họ thường tỏ ra rất tự tin khi tập trung ngân sách vào các giai đoạn cuối cùng của hành trình mua hàng của khách hàng (BoFu). Tuy nhiên, đây là một nhận thức sai lầm. Để chiến thắng ở cuối kênh, thương hiệu cần đầu tư mạnh vào đầu kênh (ToFu).”

Về bản chất, có 3 kiểu đưa ra lời hứa riêng biệt mà các thương hiệu có thể sử dụng trong các chiến dịch đó là: lời hứa về giá trị và chất lượng tốt hơn, lời hứa về việc dễ sử dụng hơn hoặc lời hứa về việc mang lại những trải nghiệm khác biệt nào đó cho khách hàng.

Theo số liệu ghi nhận từ nghiên cứu, trong khi việc đưa ra lời hứa là vô cùng quan trọng, chỉ 40% thương hiệu làm điều này, có nghĩa là có đến 60% các chiến dịch không đưa ra bất cứ lời hứa hay cam kết nào rõ ràng. Nói cách khác, khách hàng không có bất cứ lý do gì để tin tưởng và tương tác lại với thương hiệu.

“Đối với B2B Marketing, vì giá trị các đơn hàng thường khá lớn và ảnh hưởng rộng đến tổ chức, việc đưa ra quyết định mua hàng một cách thận trọng là khá dễ hiểu. Một lời hứa với khách hàng hiển nhiên là thứ mà khách hàng cần.”

Trong bối cảnh hiện tại, những từ khoá như “Thương hiệu” hay “Mục đích” đã dần trở nên mơ hồ và không rõ ràng, và do đó, những từ đơn giản và dễ hiểu như “Lời hứa” lại là cách hiệu quả để chinh phục các tầng lớp C-suite, những người thường là đưa ra quyết định cuối cùng với các đơn hàng B2B.

Ở một khía cạnh khác, khi lạm phátsuy thoái đang đè nặng lên vai các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và người làm marketing, không ít marketer đang có xu hướng chọn performance marketing hơn là brand marketing, cách tiếp cận này có thể làm tổn hại lớn đến sự phát triển bền vững của thương hiệu.

Marketer cần có tư duy mới để thay đổi cuộc chơi.

Nghiên cứu gợi ý rằng việc đưa ra các hứa hẹn với khách hàng trong các chiến dịch truyền thông là một cơ hội đặc biệt thú vị cho các thương hiệu nhỏ hơn thường là với mức chi tiêu marketing ít hơn. Thực tế là, ngân sách chi tiêu không ảnh hưởng quá nhiều đến mức độ hiệu quả từ các lời hứa được đưa ra.

“Ngay cả khi thương hiệu sử dụng ngân sách ít hơn trong các chiến dịch có đưa ra lời hứa tới khách hàng, thương hiệu vẫn có nhiều khả năng gia tăng thị phần (market share) đến hơn 84%, chiến dịch được chạy trên ít kênh hơn và thời gian ngắn hơn cũng không phải là ngoại lệ, nó cũng giúp mang lại những kết quả tương ứng”.

“Cùng một khối lượng công việc như nhau và với cùng một số tiền được chi tiêu; những thương hiệu đưa ra lời hứa có thể giúp thúc đẩy sức khỏe thương hiệu một cách tích cực.

Có thể nói rằng, việc không ngừng đưa ra các lời hứa và từng bước thực hiện nó là một khám phá thú vị khi nói đến các chiến lược marketing và xây dựng thương hiệu.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nhà thiết kế chip Arm muốn Intel trở thành nhà đầu tư chiến lược

Tờ Bloomberg đưa tin Arm, nhà thiết kế chip được hậu thuẫn bởi SoftBank Group, đang đàm phán với các nhà đầu tư chiến lược tiềm năng bao gồm Intel Corp.

Nhà thiết kế chip Arm muốn Intel trở thành nhà đầu tư chiến lược
CEO Arm.

Theo thông tin mới đây, Arm (Vương quốc Anh) đã tổ chức các cuộc đàm phán với các công ty khác về việc tham gia IPO. Nguồn tin nói rằng các cuộc thảo luận đang ở giai đoạn đầu và vẫn có thể thất bại trước khi niêm yết. Chưa rõ số tiền sẽ được đầu tư vào Arm hay cấu trúc sẽ như thế nào.

Đại diện của Intel và Arm từ chối bình luận.

Cổ phiếu của SoftBank đã tăng tới 7,7% tại Tokyo vào ngày 13/6.

Arm đang tìm cách huy động tới 10 tỷ USD khi niêm yết ở New York vào cuối năm nay, sau khi đã nhiều lần từ chối lời kêu gọi từ các thủ tướng Anh nhằm lôi kéo gã khổng lồ công nghệ niêm yết tại London.

Nguyên nhân đến từ sự hấp dẫn khi niêm yết tại Mỹ, Arm sẽ được định giá cao hơn và tiếp cận số lượng nhà đầu tư lớn hơn. Công ty dự kiến sẽ niêm yết trên sàn giao dịch Nasdaq.

Tranh thủ được một số nhà đầu tư lâu dài có thể giúp Arm thu hút được sự quan tâm và động lực trong đợt IPO sắp tới, đặc biệt là bối cảnh thị trường đang khó khăn cho các công ty mới niêm yết.

Nếu các cuộc đàm phán thành công, Intel có thể sẽ trở thành nhà đầu tư vào Arm trước khi công ty này niêm yết.

Các nhà đầu tư lâu dài mua 100 triệu USD – 200 triệu USD cổ phiếu trước các đợt IPO đã trở nên phổ biến trong ngành chất bán dẫn những năm gần đây.

Công ty General Atlantic đã đầu tư khoảng 100 triệu USD vào đợt IPO của Mobileye Global do Intel hậu thuẫn vào năm ngoái trong khi Qualcomm ủng hộ việc niêm yết của GlobalFoundries vào năm 2021.

Với Intel, mở các nhà máy sản xuất theo hợp đồng cho các công ty khác thuê, thậm chí là với đối thủ là một phần quan trọng trong nỗ lực của CEO Pat Gelsinger để đưa công ty trở lại đỉnh cao của ngành công nghiệp bán dẫn.

Nếu Intel muốn thành công trong việc cạnh tranh trên lĩnh vực sản xuất thuê ngoài với công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC), Intel sẽ phải giành được hợp đồng sản xuất chip chứa công nghệ được sử dụng rộng rãi của Arm.

Trước đó, cả Intel và Arm đã công bố hợp tác kỹ thuật.

Các thiết kế của Arm và bộ hướng dẫn tiêu chuẩn ngành được sử dụng trong mọi thứ, từ chip mạng của Broadcom đến bộ xử lý Apple trong iPhone và máy Mac cho đến chip phổ biến của Qualcomm dành cho điện thoại di động.

Bằng cách nhận hợp đồng gia công cho Arm, có thể nói Intel đã cho phép đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các bộ vi xử lý của mình. Và CEO Gelsinger có thể đang tìm cách thể hiện cam kết của mình với sự cởi mở đó.

Trong suốt lịch sử hơn 50 năm của mình, các nhà máy của Intel hầu như chỉ sản xuất thiết kế chip của riêng họ.

Người sáng lập SoftBank, tỷ phú Masayoshi Son, cho biết ông hy vọng đợt IPO của Arm có thể là đợt IPO lớn nhất từ trước đến nay của một công ty sản xuất chip. Định giá của Arm vẫn chưa được thiết lập và công ty có thể được định giá từ 30 tỷ USD đến 70 tỷ USD, theo Bloomberg News.

Arm được ví như một viên ngọc quý của ngành công nghệ Vương quốc Anh. Công nghệ của nó được tìm thấy trong hầu hết các điện thoại thông minh trên thế giới và có sức lan tỏa khắp ngành công nghiệp điện tử.

Hiện tại, Arm đang có trụ sở chính tại Cambridge, Anh và không loại trừ khả năng niêm yết thứ cấp ở London trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Thương mại điện tử Việt Nam hầu hết vào tay doanh nghiệp nước ngoài

Dù đa dạng nhưng thị phần thương mại điện tử của Việt Nam phần lớn thuộc về “ông lớn” nước ngoài. Trong khi đó, các nền tảng nội địa như Tiki, Sendo chiếm tỉ lệ rất nhỏ.

Thương mại điện tử Việt Nam hầu hết vào tay doanh nghiệp nước ngoài
Thương mại điện tử Việt Nam hầu hết vào tay doanh nghiệp nước ngoài

Theo báo cáo thương mại điện tử 2023 do công ty nghiên cứu thị trường Momentum Works (Singapore) vừa công bố, Việt Nam là thị trường thương mại điện tử lớn thứ 4 trong số 9 nước khu vực Đông Nam Á, tương ứng quy mô 9 tỉ USD. Con số này vẫn còn khiêm tốn so với quốc gia đứng đầu là Indonesia với 51,9 tỉ USD.

Trong số các quốc gia ASEAN, Shopee đều là nền tảng dẫn đầu về tổng giá trị giao dịch hàng hóa (GMV). Tổng GMV của Shopee tại thị trường Đông Nam Á đạt 47,9 tỉ USD, chiếm 48% trên toàn cầu. Lazada duy trì vị trí á quân ở hầu hết các thị trường (trừ Indonesia) với tổng GMV toàn khu vực đạt 20,1 tỉ USD.

Tại Việt Nam, giá trị giao dịch hàng hóa trên Shopee chiếm tới 63% tổng GMV toàn thị trường, đạt khoảng 5,67 tỉ USD (khoảng 113.245 tỉ đồng). Xếp sau là Lazada với thị phần tính theo GMV đạt khoảng 2,7 tỉ USD (khoảng 63.450 tỉ đồng), cách biệt lớn so với Shopee khi chỉ bằng gần một nửa.

Dù mới tham gia thị trường được hơn một năm, TikTok Shop đã bắt kịp Sendo, tiến sát tới thành tích của Tiki. Tổng GMV đạt khoảng 360 triệu USD. Không chỉ tại Việt Nam, TikTok Shop cũng đều lọt vào top 3 hoặc top 5 nền tảng thương mại điện tử có GMV cao nhất tại các thị trường khác trong khu vực.

Dù đa dạng nhưng thị phần thương mại điện tử của Việt Nam phần lớn thuộc về “ông lớn” nước ngoài. Trong khi đó, các nền tảng nội địa như Tiki, Sendo chiếm thị phần rất nhỏ, GMV lần lượt đạt khoảng 0,5 tỉ USD (6%) và 0,4 tỉ USD (4%).

Thương mại điện tử Việt Nam đang có nhiều lực đẩy hỗ trợ tăng trưởng như làn sóng chuyển đổi số, hạ tầng công nghệ, kết nối internet phổ cập, thanh toán online, logistics, nguồn nhân lực… Ðặc biệt, Việt Nam đang có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế số và thương mại điện tử.

Bên cạnh đà tăng trưởng và những mặt tích cực, thương mại còn phải đối mặt với những hệ lụy khi tình trạng buôn bán hàng giả, gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp. Sự ra đời của nhiều mô hình, phương thức kinh doanh mới ở nhiều khu vực và ngành nghề khác nhau đang đặt ra những thách thức không nhỏ về tính thích ứng của hành lang pháp lý.

Giới chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh của nền kinh tế sau dịch và chịu sự ảnh hưởng của làn sóng khủng hoảng kinh tế thế giới, ngành thương mại điện tử đã và đang là một trong những ngành có những biến đổi nhanh chóng và mạnh mẽ để thích nghi với tình hình mới tại thị trường Việt Nam.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

TikTok sẽ đầu tư hàng tỷ USD vào Đông Nam Á để mở rộng thị trường

Công ty mẹ của TikTok, ByteDance cho biết sẽ đầu tư hàng tỷ USD vào Đông Nam Á trong vài năm tới để mở rộng thị trường. Sự phát triển diễn ra trong bối cảnh toàn cầu tăng cường giám sát an ninh dữ liệu.

TikTok sẽ đầu tư hàng tỷ USD vào Đông Nam Á để mở rộng thị trường
TikTok sẽ đầu tư hàng tỷ USD vào Đông Nam Á để mở rộng thị trường

Đông Nam Á là khu vực đông dân với 630 triệu người. Trong đó, khoảng một nửa trong số đó dưới 30 tuổi, độ tuổi mục tiêu của TikTok thuộc sở hữu của ByteDance.

Đông Nam Á cũng là một trong những thị trường lớn nhất của TikTok về số lượng người dùng, tạo ra hơn 325 triệu lượng truy cập ứng dụng mỗi tháng.

Trong khi nền tảng có trụ sở tại Shenzen này tiếp tục cạnh tranh để chuyển lượng người dùng khổng lồ của mình thành nguồn doanh thu thương mại điện tử (eCommerce) thì doanh nghiệp cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ Shopee của Sea, Lazada của Alibaba và Tokopedia của GoTo.

ĐÔNG NAM Á LÀ THỊ TRƯỜNG TIỀM NĂNG CỦA TIKTOK.

Giám đốc điều hành TikTok Shou Zi Chew cho biết tại một diễn đàn được tổ chức ở Jakarta để nêu bật tác động kinh tế và xã hội của ứng dụng trong khu vực “Chúng tôi sẽ đầu tư hàng tỷ USD vào Indonesia và Đông Nam Á trong vài năm tới để mở rộng thị trường”.

TikTok không chỉ là một nền tảng truyền thông mạng xã hội, ứng dụng cũng đã phát triển để trở thành một “marketplace” đầy hứa hẹn.

Chỉ riêng với hai triệu nhà cung cấp nhỏ ở Indonesia, ứng dụng này đã đa dạng hóa nội dung và mở rộng ra ngoài quảng cáo sang ngành thương mại điện tử.

TikTok không cung cấp bảng phân tích chi tiết về cách họ dự định chi tiêu các khoản đầu tư của mình. Tuy nhiên, công ty chia sẻ rằng họ sẽ đầu tư vào đào tạo, quảng cáo và hỗ trợ các nhà cung cấp nhỏ muốn tham gia nền tảng thương mại điện tử TikTok Shop của mình.

Chew cho biết nội dung trên nền tảng của họ đang trở nên đa dạng hơn khi có thêm nhiều người dùng hơn và mở rộng sang lĩnh vực thương mại điện tử, cho phép người tiêu dùng mua hàng thông qua các liên kết trên ứng dụng trong khi phát trực tiếp (streaming).

Ông nói thêm, TikTok có 8.000 nhân viên ở Đông Nam Á và hai triệu nhà cung cấp nhỏ bán sản phẩm của họ trên nền tảng của họ ở Indonesia – nền kinh tế lớn nhất khu vực.

Theo dữ liệu từ công ty tư vấn Momentum Works, các giao dịch thương mại điện tử trên khắp Đông Nam Á đạt gần 100 tỷ USD vào năm ngoái, trong đó Indonesia chiếm 52 tỷ USD.

TikTok đã tạo ra 4,4 tỷ USD giao dịch trên khắp Đông Nam Á vào năm ngoái, tăng từ 600 triệu USD vào năm 2021. Tuy nhiên những con số này vẫn kém xa doanh số bán hàng hóa (GMV) trong khu vực của Shopee 48 tỷ USD vào năm 2022, theo Momentum Works.

MỐI QUAN TÂM VỀ BẢO MẬT DỮ LIỆU VÀ LỆNH CẤM ỨNG DỤNG

Bất chấp những thành công tại Đông Nam Á, kế hoạch đầu tư được đưa ra khi công ty tiếp tục phải đối mặt với sự giám sát từ các chính phủ và cơ quan quản lý trên toàn thế giới. Họ lo ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng ứng dụng này để thu thập dữ liệu người dùng nhằm thúc đẩy lợi ích của mình.

Vào tháng 5, Montana đã trở thành tiểu bang đầu tiên của Hoa Kỳ cấm TikTok. Các nhà khai thác di động, nhà mạng và chủ cửa hàng ứng dụng sẽ có nguy cơ bị phạt hàng ngày vì vi phạm các quy tắc sử dụng TikTok ở Montana. TikTok hiện đang kiện Montana để hủy bỏ lệnh cấm.

Các quốc gia bao gồm Anh và New Zealand đã cấm ứng dụng này trên điện thoại của chính phủ. Ngoài ra, vào năm 2020, Ấn Độ cũng đã cấm ứng dụng này với lý do lo ngại về bảo mật dữ liệu.

TikTok đã phủ nhận rằng họ đã từng chia sẻ dữ liệu với chính phủ Trung Quốc và cho biết công ty sẽ không làm như vậy nếu được yêu cầu, theo tờ báo Reuters đã đưa tin trước đây.

Ứng dụng đã không phải đối mặt với lệnh cấm lớn của chính phủ ở Đông Nam Á. Nhưng ứng dụng vẫn được chính phủ xem xét xem xét kỹ lưỡng về nội dung được đưa lên.

Indonesia đã đưa ra một trong những thách thức chính sách toàn cầu lớn đầu tiên vào năm 2018 sau khi chính quyền cấm TikTok trong một thời gian ngắn vì các bài đăng mà họ cho là có “nội dung dành cho người lớn, nội dung không phù hợp và báng bổ”.

Tại Việt Nam, các nhà quản lý cho biết họ sẽ điều tra các hoạt động của TikTok tại quốc gia vì nội dung “độc hại” trên nền tảng này gây ra mối đe dọa đối với độ tuổi tuổi trẻ, văn hóa và truyền thống của đất nước.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Mailchimp tích hợp AI để chuyển đổi năng lực làm Marketing đa kênh

Nền tảng gửi email tự động và marketing Mailchimp vừa thông báo các cập nhật và tích hợp AI (trí tuệ nhân tạo) mới hướng tới mục tiêu chuyển đổi năng lực làm Marketing đa kênh (omnichannel marketing).

Mailchimp tích hợp AI để chuyển đổi năng lực làm Marketing đa kênh
Mailchimp tích hợp AI để chuyển đổi năng lực làm Marketing đa kênh

Mailchimp là một trong những nền tảng gửi email tự động lớn nhất thế giới với khoảng 15 triệu người dùng toàn cầu. Mailchimp có cả bản miễn phí lẫn có trả phí.

Theo đó, Mailchimp vừa công bố kế hoạch khai thác sức mạnh của trí tuệ nhân tạo (AI) để mở rộng các dịch vụ của mình với mục tiêu trở thành giải pháp tự động hóa tiếp thị (Marketing Automation) toàn diện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).

Mailchimp sẽ phát hành hơn 150 tính năng mới và cập nhật cho nền tảng nhằm giúp những người làm marketing kiệm thời gian, thúc đẩy tăng trưởng thương mại điện tử (eCommerce) và tối đa hoá năng lực cá nhân hoá nội dung.

Các tính năng mới bao gồm SMS Marketing, xây dựng báo cáo và phân tích tùy chỉnh, phân khúc thị trường nâng cao, tự động hóa thương mại điện tử, phân tích hành trình của khách hàng (Customer journey) dành cho những người bán trên Shopify và cập nhật gói Tiêu chuẩn (Standard plan) với nhiều tính năng và insights hơn.

Người đứng đầu bộ phận thiết kế và sản phẩm của Mailchimp, Jon Fasoli, đã chia sẻ một số thông tin khác về tầm nhìn của doanh nghiệp trong việc trở thành một nền tảng duy nhất (one-stop-shop) cho các doanh nghiệp đang tìm cách tối ưu hóa các nỗ lực marketing trên nhiều kênh (Omni Channel).

Mailchimp đang nỗ lực mở khóa những khả năng mới cho Marketing thông qua AI.

Mailchimp đang nỗ lực mở khóa những khả năng mới cho Marketing thông qua AI.
Mailchimp đang nỗ lực mở khóa những khả năng mới cho Marketing thông qua AI.

Mở đầu, Fasoli nhấn mạnh tầm quan trọng của AI (trí tuệ nhân tạo) trong quá trình chuyển đổi của Mailchimp, ông nói: “Sức mạnh của AI mà chúng tôi đang xây dựng sẽ giúp khách hàng của mình thành công và được tối ưu hóa nhiều hơn trên nhiều kênh.”

Chiến lược tăng trưởng của Mailchimp nhằm mục tiêu đưa nền tảng vượt ra ngoài năng lực thường được nhìn nhận của Mailchimp đó là nền tảng Email Marketing, thay vào đó, doanh nghiệp muốn định vị mình là nhà cung cấp toàn diện các dịch vụ Marketing Automation (tự động hoá các hoạt động marketing).

Chiến lược mở rộng của Mailchimp được đưa ra trong bối cảnh khi AI hay các chatbot AI như ChatGPTGoogle Bard đang tạo ra sức ảnh hưởng lớn trên thị trường, khi các doanh nghiệp đang ngày càng tìm cách khai thác sức mạnh của AI và công nghệ máy học (Machine Leaarning) để tối ưu hóa các nỗ lực Marketing, nhắm mục tiêu đúng khách hàng vào đúng thời điểm với nội dung được cá nhân hóa (Personalized Targeting).

Mục tiêu cuối cùng của Mailchimp là giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu về việc nên sử dụng kênh nào cho các phân khúc thị trường cụ thể.

Mailchimp và cuộc đua chuyển đổi.

Quá trình chuyển đổi của Mailchimp từ một nền tảng email marketing thuần tuý thành một hệ thống marketing đa kênh (omnichannel marketing) đang dần diễn ra, và liên tục được tối ưu hướng tới mục tiêu là điểm đến của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Khi Mailchimp tiếp tục hành trình tiến vào lĩnh vực tự động hóa các hoạt động Marketing dựa trên AI, các dịch vụ mà nền tảng này cung cấp cũng góp phần định hình lại cách các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận các nỗ lực Marketing của họ.

Bằng cách tận dụng tối đa AI và ưu tiên hợp tác với các nền tảng Marketing lớn khác, Mailchimp có hiện có nhiều lợi thế để trở thành “Market Leader” trong các giải pháp Marketing đa kênh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips