Sau một thời gian thử nghiệm, gã khổng lồ thương mại điện tử (e-Commerce) Amazon chính thức mở rộng trải nghiệm lướt bảng tin (Feed) tương tự TikTok để mua sắm tới tất cả người dùng tại Mỹ.
Theo đó, nguồn cấp dữ liệu mua sắm tương tự như TikTok trong ứng dụng của Amazon (được gọi là Amazon Inspire) hiện đã có sẵn cho tất cả người dùng ở Mỹ.
Như bạn có thể thấy qua hình ảnh ở trên, nguồn cấp dữ liệu dạng hình ảnh và video ngắn mới của Amazon sẽ cho phép người dùng khám phá các sản phẩm cũng như mua sắm từ những nội dung được tạo ra bởi người có ảnh hưởng (Influencer), thương hiệu và cả khách hàng.
Để trải nghiệm tính năng mới, người dùng phải mở ứng dụng Mua sắm Amazon, đăng nhập vào tài khoản của mình rồi nhấn vào biểu tượng “light bulb” ở thanh điều hướng.
Về cơ bản, tính năng này tương tự nguồn cấp dữ liệu video dọc của TikTok, người dùng có thể vuốt từ dưới lên để xem video tiếp theo.
Theo Amazon, những nhà sáng tạo nội dung đã đăng ký Chương trình người ảnh hưởng của Amazon (Amazon Influencer Program) có thể đăng nội dung lên Inspire.
Khi khách hàng mua sắm từ những nội dung của nhà sáng tạo, các nhà sáng tạo đủ điều kiện sẽ nhận được một khoản tiền gọi là hoa hồng (tương tự như các chương trình tiếp thị liên kết).
Khách hàng mua sắm của Amazon hiện không có quyền đăng bài lên Inspire nhưng có thể gửi bài đánh giá sản phẩm (review), bài đánh giá này cũng được xuất hiện trong Inspire.
Ngoài ra, các thương hiệu cũng có thể đăng nội dung lên Inspire, bao gồm cả những nhà cung cấp và người bán đã đăng ký.
Giám đốc mua sắm của Amazon, Oliver Messenger, cho biết:
“Chúng tôi luôn nỗ lực mỗi ngày để có thể khiến việc mua sắm trở nên dễ dàng và thú vị hơn cho khách hàng. Inspire là trải nghiệm mua sắm mới của chúng tôi.
Chỉ trong một vài thao tác đơn giản, khách hàng có thể khám phá các sản phẩm mới hoặc lấy cảm hứng về những thứ cần mua trong tương lai, tất cả đều phù hợp với sở thích cá nhân của họ trên Amazon.”
Amazon Inspire hiện khả dụng cho tất cả khách hàng ở Mỹ sử dụng ứng dụng di động Amazon trên cả iOS và Android. Hiện Inspire chưa khả dụng với các máy tính để bàn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
LinkedIn Corp cho biết rằng họ đã sa thải 716 nhân viên và cũng sẽ đóng cửa ứng dụng tìm kiếm việc làm tại thị trường Trung Quốc.
CEO của LinkedIn, ông Ryan Roslansky chia sẻ trong một bức thư rằng việc cơ cấu lại tổ chức là một phần trong nỗ lực nhằm hợp lý hóa hoạt động của LinkedIn, doanh nghiệp hiện có trụ sở tại Mỹ.
“Mặc dù chúng tôi đang tạo ra nhiều cơ hội kinh tế cho các thành viên và khách hàng của mình, đồng thời cũng chứng kiến sự tăng trưởng trên nền tảng, chúng tôi cũng nhận thấy những thay đổi trong hành vi của khách hàng và tăng trưởng doanh thu chậm hơn.”
Trong một thị trường đang phát triển, chúng tôi phải liên tục điều chỉnh chiến lược của mình nhằm biến tầm nhìn của chúng tôi thành hiện thực.”
Trong tháng đầu tiên của năm tài chính 2023 của Microsoft (công ty mẹ của LinkedIn), doanh thu của LinkedIn đã tăng 17% so với cùng kỳ năm 2022, tuy nhiên mức tăng trưởng đó đã giảm xuống 10% trong tháng 2 và sau đó chỉ còn 8% trong tháng 3.
Tính đến năm 2022, theo số liệu từ Business Journal, LinkedIn có khoảng 20.000 nhân viên toàn cầu và khoảng 25% trong số này làm việc ở Thung lũng Silicon.
CEO LinkedIn cũng cho biết mặc dù sa thải nhiều nhân viên tuy nhiên doanh nghiệp hiện cũng đã có kế hoạch tuyển dụng nhiều vị trí khác vào tháng 5 tới, dự kiến là khoảng 250 việc làm.
Bên cạnh việc sa thải nhân viên, LinkedIn cũng sẽ xoá bỏ ứng dụng tìm kiếm việc làm InCareer tại Trung Quốc, CEO LinkedIn miêu tả lý do chính của hành động này là vì “sự cạnh tranh khốc liệt và môi trường kinh tế vĩ mô đầy thách thức”.
Về mạng xã hội LinkedIn, LinkedIn chính thức rời khỏi thị trường Trung Quốc vào tháng 10 năm 2021 khi chính phủ Trung Quốc thắt chặt các công ty truyền thông kỹ thuật số đến từ Phương Tây (Mỹ).
CEO LinkedIn chia sẻ thêm: “Chúng tôi cần tổ chức lại doanh nghiệp để trở nên linh hoạt và tăng trưởng cao hơn trong năm 2024, chúng tôi sẽ tập trung vào 3 nhiệm vụ chính gồm tổ chức lại cách thức làm việc, trở nên nhanh nhẹn hơn và sắp xếp lại các đội nhóm theo cách sẵn sàng để tăng trưởng.”
LinkedIn hiện có hơn 900 triệu người dùng toàn cầu với doanh thu năm 2022 là 13.8 tỷ USD, tăng hơn 30% so với năm 2021.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Kể từ khi ra mắt, ChatGPT đã trở thành một hiện tượng toàn cầu. Không những vậy, công cụ chatbot AI này cũng là nhân tố chính tạo ra cuộc đua mới trong ngành công nghệ, có thể mở ra một giai đoạn tiếp theo trong lịch sử của ngành.
Đầu tư vào các công nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo (AI), người máy, điện toán lượng tử,… đã nằm trong chương trình nghị sự của các tổ chức trên khắp thế giới khi họ tìm cách cải thiện sản phẩm và dịch vụ của mình, theo Tech Wire Asia.
Trong khi tất cả công nghệ mới nổi này đều cần thiết, thì việc áp dụng công nghệ toàn cầu vào AI nói riêng đang tăng tốc, đặc biệt là kể từ khi ChatGPT ra mắt vào cuối năm ngoái.
Ngày nay, hầu hết mọi tổ chức đều muốn đầu tư và triển khai một số loại trí tuệ nhân tạo (AI) vào hoạt động kinh doanh của họ sau sự cường điệu của ChatGPT.
Trên thực tế, một cuộc thăm dò gần đây của Gartner với hơn 2.500 nhà lãnh đạo điều hành trên toàn cầu cho thấy 45% trong số đó báo cáo rằng ChatGPT đã thúc đẩy họ tăng đầu tư vào AI.
Ngoài ra, 70% giám đốc điều hành cũng cho biết tổ chức của họ đang ở chế độ khám phá với AI tổng quát, trong khi 19% đang ở chế độ thử nghiệm hoặc sản xuất.
Đối với Frances Karamouzis, Phó lãnh đạo bộ phận phân tích tại Gartner, cơn sốt AI dường như không có dấu hiệu suy giảm, đặc biệt là khi các tổ chức đang nghiên cứ để xác định nên đổ bao nhiêu tiền vào các giải pháp AI sáng tạo, sản phẩm nào đáng để đầu tư, khi nào thì bắt đầu và làm thế nào để giảm thiểu những rủi ro đi kèm với công nghệ mới nổi này.
Lợi ích của AI lớn hơn rủi ro.
Bất chấp những lo ngại ngày càng tăng về tác động của AI, đặc biệt là trên cơ sở đạo đức, cuộc thăm dò của Gartner cho thấy 68% giám đốc điều hành tin rằng lợi ích của AI là lớn hơn các rủi ro.
Ngược lại, chỉ 5% cảm thấy rủi ro của AI lớn hơn lợi ích. Tuy nhiên, các giám đốc điều hành có thể bắt đầu thay đổi quan điểm của họ khi đầu tư sâu hơn.
“Sự nhiệt tình ban đầu đối với công nghệ mới có thể nhường chỗ cho việc phân tích rủi ro và thách thức triển khai chặt chẽ hơn.
Các tổ chức có thể sẽ gặp phải một loạt câu hỏi về lòng tin, rủi ro, bảo mật, quyền riêng tư và đạo đức khi họ bắt đầu phát triển và triển khai AI tổng quát”, Frances Karamouzis chia sẻ.
Trên toàn cầu, chính phủ nhiều nước đã yêu cầu các tổ chức áp dụng phương pháp đảm bảo tính đạo đức khi triển khai các giải pháp AI.
Ví dụ, ở Mỹ, Nhà Trắng đã yêu cầu các công ty công nghệ AI thực hiện một cách tiếp cận có đạo đức khi triển khai các giải pháp AI. Vương quốc Anh cũng đã thành lập một cơ quan quản lý AI để xem xét công nghệ này.
Trải nghiệm khách hàng là trọng tâm chính của các khoản đầu tư vào AI.
Hiện tại, trọng tâm chính của các khoản đầu tư vào AI dường như là cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Các trọng tâm khác của đầu tư vào AI (Artificial intelligence) bao gồm tăng trưởng doanh thu, tối ưu hóa chi phí và cải thiện tính liên tục của hoạt động kinh doanh.
Khi các tổ chức thử nghiệm AI tổng quát, nhiều đơn vị đã bắt đầu với việc ứng dụng AI để xây dựng nội dung hoặc tạo mã (code).
AI tổng quát có tiềm năng to lớn để hỗ trợ các giải pháp trong hoạt động kinh doanh cũng như thực hiện tự động các quy trình kinh doanh và công nghệ của doanh nghiệp.
“AI có thể là chủ đề lớn tiếp theo của ngành công nghệ. Nó có thể giúp giảm thiểu tác động của lạm phát, thiếu hụt nhân tài và thậm chí là suy thoái kinh tế.
Các CEO và CIO tận dụng trí tuệ nhân tạo để thúc đẩy quá trình chuyển đổi thông qua các sản phẩm và mô hình kinh doanh mới sẽ tìm thấy những cơ hội lớn để tăng trưởng doanh thu”, ông Frances Karamouzis nói thêm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Bất chấp việc người tiêu dùng toàn cầu đang phải tìm cách thắt chặt chi tiêu, cứ mỗi phút lại có hơn 6.600 ứng dụng điện thoại được người Việt tải xuống với hơn 900 USD (khoảng 21 triệu đồng) mỗi phút để chi tiêu cho loại hình dịch vụ này.
Số liệu từ báo cáo mới được Data.ai công bố cũng cho thấy, người dùng đang dành thời gian cho các ứng dụng trên điện thoại di động nhiều hơn bao giờ hết.
Trên phạm vi toàn cầu, người dùng khắp thế giới (chỉ tính riêng Android) đã dành hơn 4.000 tỉ giờ để sử dụng app trong năm qua. Tại Việt Nam, số liệu của Data.ai ghi nhận con số khoảng 83 tỉ giờ/năm.
Khu vực Đông Nam Á là nơi chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế ứng dụng. Cụ thể, người dùng ở các thị trường như Philippines, Indonesia và Singapore dành trung bình hơn 5 giờ mỗi ngày cho các ứng dụng.
Với Việt Nam, con số này là khoảng 4 giờ đồng hồ. Theo Data.ai, Việt Nam đã trở thành quốc gia lớn thứ hai ở Đông Nam Á về lượt tải xuống ứng dụng, với 3,5 tỉ lượt tải app vào năm ngoái.
Bất chấp việc người tiêu dùng toàn cầu đang phải tìm cách thắt chặt chi tiêu, cứ mỗi phút lại có hơn 6.600 ứng dụng được người Việt tải xuống. Người Việt cũng bỏ ra hơn 900 USD (khoảng 21 triệu đồng) mỗi phút để chi tiêu cho loại hình dịch vụ này.
Xu hướng trên đã thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh của một số loại hình ứng dụng liên quan đến mobile banking, ví điện tử và thanh toán số.
Thói quen sử dụng app cũng sẽ góp phần tạo cơ hội cho sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ số. Bên cạnh đó, quá trình chuyển đổi số toàn dân, toàn diện cũng sẽ được hưởng lợi lớn từ điều này.
Theo thông tin từ Bộ TT-TT, trong tháng 3.2023, tổng số lượt download (tải xuống) các ứng dụng di động của Việt Nam là 280 triệu, tăng 13% so với tháng 2.2023. Doanh thu trực tiếp từ các giao dịch trên ứng dụng di động tăng 34,8% so với cùng kỳ năm 2022.
Dự báo của Google, Temasek và Bain & Company, đến năm 2025, toàn bộ nền kinh tế số tại Việt Nam sẽ đạt giá trị 57 tỉ USD. Tốc độ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) đạt 29%.
Chia sẻ tại một sự kiện về game, đại diện Google còn cho biết, Việt Nam hiện tại có 430.000 nhà phát triển game.
Bình quân cứ 25 trò chơi được tải xuống trên toàn cầu sẽ có một trò chơi được sản xuất tại Việt Nam và doanh thu từ quảng cáo của các studio sản xuất và phát hành game của Việt Nam nằm trong top đầu thế giới.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trái ngược những thị trường lâu đời như Nhật Bản hay Trung Quốc, doanh số iPhone trong quý I tại Malaysia hay Ấn Độ ghi nhận mức cao nhất lịch sử.
Trong báo cáo tài chính quý I, CEO Tim Cook nhấn mạnh tình hình tích cực của Apple tại nhiều quốc gia. Thị trường Việt Nam, Mexico, Indonesia, Philippines, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ và UAE ghi nhận doanh số hàng quý đạt kỷ lục trong giai đoạn gần đây. Doanh số quý I của Táo khuyết tại Malaysia, Brazil và Ấn Độ cũng cao nhất lịch sử.
Sau 2 quý giảm doanh thu liên tiếp, Apple đang nhắm đến các quốc gia mới nổi để nhanh chóng phục hồi.
Theo Bloomberg, việc Ấn Độ được Tim Cook nhắc đến khoảng 20 lần trong phần chia sẻ về kết quả kinh doanh cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của thị trường này.
Tiềm năng phát triển lớn.
Luca Maestri, Giám đốc Tài chính (CFO) của Apple, cho biết yếu tố giúp doanh số iPhone phục hồi đến từ các thị trường mới nổi trên khắp Nam Á, Trung Đông và Mỹ Latin.
Những quốc gia này góp phần đưa doanh số iPhone quý I chạm mốc cao nhất từ trước đến nay. Trong khi đó, các thị trường lâu đời như châu Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc đều có doanh số sụt giảm.
“Nơi ghi nhận tình hình kinh doanh xuất sắc trong quý này thực sự đến từ các thị trường mới nổi, chúng tôi không thể tự hào hơn về kết quả này”, Cook chia sẻ.
Bất chấp kết quả kinh doanh tích cực trong quý I, một số nhà phân tích lo ngại Apple sẽ hứng chịu mức tăng trưởng chậm trong nhiều năm. Đáp lại, công ty nhấn mạnh thị trường mới nổi vẫn còn dư địa phát triển và mở rộng khách hàng.
“Tại những nơi có thị phần thấp, chúng tôi có xu hướng thu hút khách hàng mới gia nhập hệ sinh thái Apple… Về lâu dài, điều đó đương nhiên cải thiện khả năng kiếm tiền từ dịch vụ”, Maestri cho biết.
Bản thân Cook cũng nhận thấy tầm quan trọng của các thị trường như Ấn Độ. Vào tháng 4, CEO Apple đến thăm cửa hàng chính thức đầu tiên của công ty tại quốc gia này, nhấn mạnh tiềm năng phát triển tương tự Trung Quốc.
Không cần ra mắt iPhone giá rẻ.
Theo CNBC, các nhà đầu tư đã chú ý đến tiềm năng của Ấn Độ sau khi Apple khai trương cửa hàng chính thức đầu tiên.
Thị trường smartphone Ấn Độ bị chi phối bởi các model giá rẻ đến từ Samsung, Oppo hay Xiaomi. Tuy nhiên, tầng lớp trung lưu tại đất nước này đang phát triển, và người dùng sẵn sàng chi nhiều tiền cho những thiết bị đắt hơn.
“Những gì tôi thấy là tầng lớp trung lưu tại Ấn Độ ngày càng nhiều, và hy vọng có thể thuyết phục một số người mua iPhone. Hãy xem điều đó diễn ra như thế nào”, CEO Apple chia sẻ.
Nhận xét của Cook về tầng lớp trung lưu cho thấy Apple chờ đợi sự tiếp cận chủ động từ Ấn Độ thay vì ngược lại. Điều đó đồng nghĩa Táo khuyết không cần sản xuất smartphone giá rẻ để thâm nhập thị trường.
Trên thực tế, 2 Apple Store mới mở tại Ấn Độ là những cửa hàng cao cấp với kiến trúc, danh mục sản phẩm tương tự nhiều quốc gia khác. Ngoài ra, giá bán iPhone 14 Pro ở Ấn Độ, nếu quy đổi sang USD thậm chí cao hơn Mỹ.
Một số nhà phân tích cho rằng Apple nên giảm giá sản phẩm để tăng sức hút và tốc độ tăng trưởng tại các thị trường mới. Đến hiện tại, Táo khuyết không áp dụng cách tiếp cận ấy vì có thể ảnh hưởng đến thương hiệu và tỷ suất lợi nhuận.
Dù vậy, phân phối thiết bị giá rẻ có thể thu hút người dùng đăng ký dịch vụ của Apple. Theo Maestri, thúc đẩy doanh thu dịch vụ là chiến lược quan trọng tại các thị trường mới nổi.
Theo nhà báo Mark Gurman của Bloomberg, Apple nhiều khả năng không ra mắt iPhone giá dưới 300 USD, tuy nhiên hãng có thể duy trì các mẫu iPhone SE đời cũ như một lựa chọn vừa túi tiền.
“Công ty từng có cơ hội ấy khi tung ra iPhone SE thế hệ 3 vào năm ngoái. Khi đó, tôi đề nghị hãng giảm giá phiên bản trước xuống còn 199 USD, nhưng họ không nghe theo.
Apple sẽ có cơ hội khác với iPhone SE thế hệ tiếp theo. Nếu thực sự đảm bảo các thị trường mới nổi là tương lai, có lẽ họ phải làm như vậy”, Gurman viết.
Chiến lược của Apple tại Ấn Độ không chỉ bán phần cứng. Công ty đang trên đường đưa đất nước này trở thành cứ điểm sản xuất quan trọng, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc.
Những chiếc iPhone 14 đầu tiên đã được Apple sản xuất tại đất nước tỷ dân vào năm ngoái. Piyush Goyal, Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, cho biết Táo khuyết đặt mục tiêu sản xuất 25% tổng số iPhone tại quốc gia này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Một trong những lần tái nhận diện thương hiệu đáng chú ý gần đây nhất của thương hiệu xe hơi đến từ Hàn Quốc Kia đó là việc thay đổi logo vốn được xem là biểu tượng của thương hiệu này. Tuy nhiên, logo mới dường như không phải là một chiến lược thành công của Kia, ít nhất là về mặt nhận diện thương hiệu.
Thương hiệu xe hơi đến từ “xứ sở kim chi” Kia đã chính thức ra mắt logo mới vào tháng 1 năm 2021. Trái ngược với những mong đợi từ phía thương hiệu sau đợt tái nhận diện thương hiệu mới, logo của Kia khiến không ít người dùng bối rối.
Về tổng thể, như bạn có thể thấy ở trên, trong khi chữ K vẫn có thể dễ nhận diện được, 2 chữ cuối là IA lại gây hiểu nhầm thành chữ N.
Đây cũng là lý do giải tích tại sao những từ khoá đại loại như “Thương hiệu xe KN mới là gì?” trở thành xu hướng tìm kiếm của người dùng.
Kia đã phạm phải một số sai lầm về cách thiết kế logo, điều mà những người làm marketing, xây dựng thương hiệu hay thiết kế cần tránh.
1. Thiếu sự rõ ràng.
Logo mới của Kia được thiết kế theo hình dạng trừu tượng và không đối xứng, dẫn đến người nhìn khó có thể nhận diện được Kia thay vì là KN. Đây là một trong những điều cấm ký khi thiết logo hay bộ nhận diện thương hiệu (brand identity).
Các thương hiệu lớn như Coca-Cola, McDonald’s, Nike hay Google đều theo xu hướng có logo đơn giản, có thể nhận ra ngay lập tức.
Các logo này thường sử dụng những hình dạng và phông chữ đơn giản, rõ ràng, giúp mọi người nhanh chóng nhận ra thương hiệu và liên tưởng logo với các giá trị khác của thương hiệu (tài sản thương hiệu).
2. Không nhất quán với lịch sử của thương hiệu.
Nếu bạn thường xuyên theo dõi các tin tức marketing từ MarketingTrips, có thể bạn đã nhận ra là “nhất quán” là một trong những từ khoá phải ghi nhớ khi làm thương hiệu.
Dù Logo mới của thương hiệu là gì hay bạn muốn thể hiện thêm điều gì, nó cũng đều cần phải nhất quán với những gì thương hiệu từng có trước đó, trừ khi thương hiệu đang tái nhận diện hoàn toàn.
Logo mới của Kia thể hiện sự khác biệt đáng kể so với logo trước đó, vốn đã có từ rất lâu và dễ nhận biết. Nó thiếu tính kế thừa và tiếp nối của thương hiệu.
Các thương hiệu như Apple hay Mercedes-Benz cũng thay đổi logo theo thời gian nhưng họ vẫn duy trì được tính liên tục và kết nối với lịch sử cũng như giá trị của thương hiệu.
3. Khó sử dụng.
Với cách thiết kế và bố cục mới, logo của Kia sẽ khó sử dụng với những kích thước nhỏ hơn, trên các bao bì, tài liệu quảng cáo hoặc trong một số phương pháp in nhất định.
Khi quá trình xây dựng nhận diện thương hiệu (Branding) buộc marketer phải thể hiện logo trên nhiều phương tiện khác nhau, các logo có thiết kế đơn giản cả font chữ lẫn bố cục là chìa khoá.
4. Logo mới của Kia quá phức tạp.
Theo góc nhìn của một số chuyên gia thiết kế, logo mới của Kia với nhiều lớp và các chi tiết phức tạp có thể gây mất tập trung hoặc khó hiểu cho khách hàng.
Logo của các thương hiệu như Apple, Target và FedEx thường khá đơn giản và theo xu hướng tối giản (minimalistic designs). Những logo này dễ nhận biết và dễ nhớ, với thiết kế rõ ràng và gọn gàng, thay vì khiến khách hàng phải đau đầu khi nhận diện.
Trong khi việc tái nhận diện thương hiệu là điều khó có thể tránh khỏi trong suốt quá trình phát triển của thương hiệu. Các marketer cần đảm bảo rằng thương hiệu của mình đang bắt kịp các xu hướng thiết kế mới, hiệu quả hơn. Nhiều thương hiệu lớn như Mastercard, Instagram hay Google cũng đều đã thay đổi logo và tất cả chúng đều “rất đơn giản”.
Tối giản, giảm màu sắc, đơn giản và tăng khoảng trắng là các nền tảng chính.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Các nhân viên ký hợp đồng lao động trước tháng 4 sẽ được tăng lương 5% từ tháng 7 sắp tới. Trước đó, Sea Limited đã sa thải hơn 7.000 nhân sự từ các mảng kinh doanh.
Theo Bloomberg, Sea Limited mới đây tuyên bố tăng lương cho phần lớn nhân sự khoảng 5% sau khi bắt đầu có lãi nhờ đẩy mạnh cắt giảm chi phí trong giai đoạn ngành công nghệ rơi vào suy thoái.
Trong bản ghi nhớ nội bộ, tỷ phú Forrest Li cho biết nhân viên thuộc diện tăng lương phải ký hợp đồng trước tháng 4. Chính sách này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7 sắp tới.
Nhà sáng lập Sea cũng cho biết công ty đã đạt đến mức “tự cung tự cấp” sau khi số dư tiền mặt tiếp tục tăng lên thay vì suy giảm hàng quý.
Quý IV/2022 vừa rồi, công ty có trụ sở tại Singapore lãi ròng 426,8 triệu USD nhờ quyết tâm cắt giảm chi phí mạnh mẽ. Đây là quý có lãi đầu tiên sau 14 năm Sea Limited được thành lập.
Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng doanh thu cùng quý của Sea tuy có chậm lại đáng kể nhưng vẫn vượt mức dự báo, tăng 7,1% lên 3,5 tỷ USD.
Việc tăng lương cho nhân viên được xem là tín hiệu cho thấy công ty chủ quản của sàn thương mại điện tử (eCommerce) Shopee và Garena bắt đầu hồi phục. Tháng 3 vừa qua, Sea đã cắt giảm nhiều vị trí tại chi nhánh Shopee Indonesia. Dự kiến đã có 500 người bị ảnh hưởng bởi đợt cắt giảm này.
Năm ngoái, nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, trò chơi và công nghệ tài chính có trụ sở tại Singapore đã cắt giảm hơn 7.000 việc làm, tương đương 10% nhân sự. Tính đến hết năm 2021, Sea Limited có khoảng 67.000 nhân viên.
Ngoài ra, Sea còn cắt giảm lương, ngân sách chi tiêu của cả nhân viên lẫn lãnh đạo và giúp công ty có lãi trong quý IV/2022.
Công ty này thậm chí còn đóng băng tiền lương của một số nhân viên và cắt giảm hơn 700 triệu USD từ chi phí bán hàng cũng như tiếp thị. Công ty mẹ Shopee cũng quyết định đóng cửa các chi nhánh ở Ấn Độ và một số nước châu Âu nhằm cắt giảm chi phí và đạt được dòng tiền dương.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Dù ChatGPT đã được ra mắt một thời gian, OpenAI vẫn chưa thể đăng ký được nhãn hiệu GPT. Bên cạnh đó, nhiều AI khác cũng đã ra đời với những cái tên tương tự như ThreatGPT, MedicalGPT, DateGPT và DirtyGP hay Elon Musk cũng có TruthGPT. Tuy nhiên hiện chưa có công ty nào đăng ký thành công.
Được tung ra vào tháng 11/2022, ChatGPT đã làm cả thế giới phải kinh ngạc với khả năng xử lý ngôn ngữ thành thạo, tạo ra các phản hồi tự nhiên, giống con người, đe dọa sự biến mất của nhiều nghề nghiệp hiện tại trên thị trường lao động.
Tuy nhiên, cho đến tận cuối tháng 12/2022, OpenAI mới đăng ký nhãn hiệu “GPT” lên Văn phòng bằng sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) với diễn giải rằng: GPT là viết tắt của cụm từ “Generative Pre-training Transformer”.
Ba tháng sau (tháng 3/2023), OpenAI đã nộp đơn kiến nghị USPTO đẩy nhanh quá trình xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu với lý do “vô số doanh nghiệp khác đã sử dụng tên gọi và giả mạo ứng dụng”.
Thật không may cho OpenAI, đơn kiến nghị của hãng đã bị bác bỏ vào tuần trước. Theo USPTO, các luật sư của OpenAI đã bỏ sót, không đóng một khoản phí liên quan cũng như chưa cung cấp “bằng chứng, tài liệu phù hợp để có thể kiến nghị thực hiện một hành động đặc biệt từ phía USPTO”.
Theo ông Jefferson Scher, luật sư sở hữu trí tuệ thuộc văn phòng Carr & Ferrell kiêm trưởng bộ phận đăng ký nhãn hiệu cho OpenAI, có thể mất tới 5 tháng nữa OpenAI mới nhận được quyết định có được bảo hộ nhãn hiệu GPT hay không. Thậm chí, ngay cả lúc đó, hãng cũng không thể chắc chắn được rằng công ty có được bảo hộ cho nhãn hiệu này hay không.
Theo ông Scher, chắc chắn rằng OpenAI có rất nhiều lý do để kỳ vọng rằng công ty có thể giành được văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
Về việc chữ T trong nhãn hiệu đăng ký GPT là viết tắt của từ “Transformer” – tên của một cấu trúc mạng nơ-ron mà các nhà nghiên cứu tại Google đã công bố lần đầu tiên vào năm 2017 và đã được sử dụng rộng rãi, ông Scher đã đặt ra câu hỏi:“GPT có thể là một nhãn hiệu tạo thành từ một cụm từ mang tính chất mô tả hay không?”.
Câu trả lời ở đây là: có thể. Trước đây IBM cũng đã đăng ký thành công nhãn hiệu của mình, trong đó IBM là viết tắt của cụm từ International Business Machines.
Đây là một trong những ví dụ về nhãn hiệu có nguồn gốc mô tả, ngay cả khi mô tả này không quá rõ ràng. Vì vậy, mặc dù “không có gì để đảm bảo rằng cuối cùng thì [OpenAI] sẽ sở hữu [nhãn hiệu GPT],” tuy nhiên những tiền lệ về việc bảo hộ các nhãn hiệu mang tình chất mô tả như IBM có thể giúp ích cho OpenAI trong quá trình đăng ký.
Thêm vào đó, ông Scher cho biết, trên thực tế OpenAI đã sử dụng nhãn hiệu “GPT” trong nhiều năm và đã phát hành mô hình Generative Pre-training Transformer phiên bản đầu tiên (hay GPT-1) vào tháng 10 năm 2018.
Tuy nhiên, đây cũng chưa hẳn là một lợi thế của OpenAI khi đăng ký nhãn hiệu GPT. Bởi theo luật pháp Hoa Kỳ, nhãn hiệu được đăng ký dựa trên nguyên tắc “first to use” (bên sử dụng đầu tiên sẽ là bên được bảo hộ nhãn hiệu).
Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đã xây dựng thương hiệu và dần có chỗ đứng trên thị trường trước khi đăng kỹ nhãn hiệu. Trong khi đó, trước tháng 11/2022, nhãn hiệu nổi tiếng nhất của công ty là OpenAI và ChatGPT thì chỉ mới nổi lên như cồn trong khoảng 6 tháng trở lại đây.
Ngay cả khi USPTO tra cứu và không phát hiện vấn đề gì với nhãn hiệu GPT, thì sau đó nhãn hiệu này sẽ được công bố để phản đối. Khi đó, những thực thể khác trên thị trường có thể nộp đơn phản đối nhãn hiệu này.
Theo đó, trong trường hợp của OpenAI, một bên phản đối sẽ phản đối OpenAI sử dụng GPT như một nhãn hiệu độc quyền, mà coi nó như tên viết tắt của một thuật ngữ liên quan đến AI tạo sinh một cách phổ quát hơn.
Trả lời Techcrunch, luật sư Scher cho biết, để có thể đưa ra phán quyết thích hợp, USPTO sẽ hỏi một mẫu công dân Mỹ nhất định về việc họ nhìn nhận GPT là nhãn hiệu của OpenAI hay là một thuật ngữ nói chung. Sau đó, nếu phán quyết nghiêng vào bên nào, bên đó sẽ là bên thanh toán những hóa đơn khảo sát đắt đỏ này cho phía tòa án.
Một cách khác để tìm hiểu về cách nhận thức, suy nghĩ của công chúng liên quan đến cách “GPT”, đó là thông qua việc công chúng sử dụng từ này với hàm ý như ở nơi công cộng, từ các chương trình trò chuyện đêm khuya đến những bài viết đăng tải công khai.
Luật sư Scher cho rằng: “Nếu công chúng không coi GPT là nhãn hiệu độc quyền của OpenAI, thì Hội đồng xét xử và kháng cáo nhãn hiệu sẽ là bên quyết định xem từ này có được bảo hộ hay không”.
Tất cả mọi người đều đặt ra câu hỏi tại sao công ty không đăng ký nhãn hiệu “GPT” sớm hơn. Luật sư Scher cho rằng OpenAI “có lẽ đã mất cảnh giác” trước thành công của chính mình.
Dù theo cách nào đi chăng nữa, luật sư Scher cho rằng “GPT không phải là ba chữ cái ngẫu nhiên. Nếu một [công ty khởi nghiệp] hỏi tôi liệu có an toàn sử dụng từ khóa “GPT” này cho sản phẩm, nhãn hiệu của họ hay không, tôi sẽ nói rằng điều này không an toàn.”
Một vấn đề khác ở đây đó là OpenAI đã nổi tiếng đến mức danh tiếng của công ty đã trở thành một yếu tố chi phối. Mặc dù một doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân không cần thiết phải trở nên nổi tiếng để nhãn hiệu của họ có thể được bảo vệ, nhưng một khi yếu tố đại diện cho họ được công nhận rộng rãi, yếu tố đó sẽ nhận được sự bảo vệ vượt xa phạm vi lĩnh vực mà chính doanh nghiệp đang kinh doanh.
Chẳng hạn, Rolex là một nhãn hiệu quá nổi tiếng để có thể sử dụng cho bất kỳ sản phẩm nào đó khác. Nếu GPT được công nhận là một nhãn hiệu nổi tiếng của OpenAI, thì công ty cũng sẽ có thể ngăn được những doanh nghiệp khác sử dụng nhãn hiệu này trên diện rộng, mặc dù việc truy đuổi những kẻ vi phạm sẽ rất tốn kém.
Đây là một trong những thuận lợi cho công ty trong dài hạn. Thời gian càng trôi qua, OpenAi càng thu hút được nhiều người dùng và công ty càng được biết đến nhiều hơn, khi đó khả năng “GPT” sẽ được công nhận là một nhãn hiệu nổi tiếng.
Một hộ gia đình bình thường, những gia đình bình thường không quá quan tâm đến công nghệ hay AI liệu đã biết đến OpenAI chưa? “Chắc chắn,” luật sư Scher nhận định, “OpenAI sắp phổ biến đến mức như thế.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhằm mục tiêu giúp các nhà xuất bản (Publisher), ứng dụng hay các website kiếm tiền quảng cáo từ các trải nghiệm trò chuyện được hỗ trợ bởi AI (AI-powered chat), Microsoft vừa giới thiệu cổng tích hợp API mới.
Kể từ khi ra mắt phiên bản Bing hoàn toàn mới được hỗ trợ bởi AI (Bing AI) vào tháng 2, Microsoft đã nhận được khá nhiều phản hồi tích cực khi có đến hơn nửa tỷ cuộc trò chuyện và 100 triệu người dùng hoạt động hàng ngày trên Bing.
Trong khi sức mạnh của AI (trí tuệ nhân tạo) là không thể chối cãi, điều quan trọng là phải suy nghĩ về cách giá trị của nó được sử dụng trên toàn bộ hệ sinh thái.
Quảng cáo (Advertising) là mô hình kinh doanh chính có thể thúc đẩy sự đổi mới trên hệ thống web mở và miễn phí (open web), đồng thời nó cũng là động lực hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện sứ mệnh của họ.
Để có thể giúp các doanh nghiệp, các nhà xuất bản hay các ứng dụng (app) kiếm tiền từ các quảng cáo thông qua trải nghiệm trò chuyện của người dùng, Microsoft đã ra mắt API quảng cáo mới.
Hiển thị quảng cáo từ các cuộc trò chuyện thông qua API của Microsoft.
Theo Microsoft, công ty này đang ở một vị trí thuận lợi để khám phá cách tích hợp quảng cáo vào các cuộc trò chuyện theo cách hữu ích và tự nhiên nhất.
API quảng cáo mới là giải pháp giúp các nhà xuất bản, ứng dụng và dịch vụ trực tuyến có thể linh hoạt tùy chỉnh trải nghiệm của họ với quảng cáo và tạo ra nhiều giá trị kinh tế hơn thông qua các cuộc trò chuyện của người dùng với nền tảng.
Vì không ai có thể hiểu rõ đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp hơn chính họ, API quảng cáo của Microsoft cũng cho phép doanh nghiệp (đơn vị tích hợp API) chọn định dạng quảng cáo mà họ tin là tối ưu cho đối tượng của mình.
API quảng cáo dành cho các cuộc trò chuyện (Ads for Chat API) của Microsoft có thể phân phối quảng cáo trên các nền tảng của Microsoft lẫn các doanh nghiệp khác.
Mặc dù mọi thứ chỉ là mới bắt đầu, Microsoft cam kết sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong kỷ nguyên tìm kiếm mới bằng AI này, kỷ nguyên tìm kiếm từ các chatbot AI.
Tương lai của việc khai thác quảng cáo từ các trải nghiệm trò chuyện được hỗ trợ bởi AI.
Theo Microsoft, nền tảng này có thể hỗ trợ khai thác lợi ích từ các cuộc trò chuyện bằng AI theo nhiều cách, cho dù là việc kiếm tiền từ các quảng cáo kết hợp với các kết quả tự nhiên dựa trên thuật toán hay chỉ để kiếm tiền từ quảng cáo.
Vì mọi thứ còn quá mới, Microsoft hiện đang chủ động nhận các phản hồi từ các nhà xuất bản hay doanh nghiệp về cách tích hợp quảng cáo vào các cuộc trò chuyện.
“Chúng tôi nhận thấy rằng mỗi nhà xuất bản, ứng dụng và dịch vụ trực tuyến đều có nhu cầu riêng, tùy thuộc vào các yếu tố như thiết bị chính mà đối tượng mục tiêu hay người dùng của họ sử dụng hoặc cách người dùng của họ tương tác với nội dung.
Chúng tôi cũng đang ngồi lại với các nhà quảng cáo để xác định nhu cầu của họ và giúp họ định hình lại tương lai của trải nghiệm mới này.
Cùng nhau, chúng tôi có thể xây dựng nên một làn sóng web tiếp theo (next generation of the web) theo cách có lợi cho cả nhà xuất bản, ứng dụng, dịch vụ trực tuyến, người tiêu dùng lẫn nhà quảng cáo.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo thông báo trực tiếp từ CEO Twitter Elon Musk, mạng xã hội này sẽ xoá các tài khoản ít hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định.
Theo đó, mạng xã hội Twitter sẽ xóa các tài khoản không có bất cứ hoạt động nào trong một vài năm.
CEO Elon Musk cho biết rằng nhiều tài khoản trên Twitter có thể thấy số lượng người theo dõi của họ (nếu có) giảm xuống vì tài khoản của những người đó đã bị xoá.
Theo chính sách của Twitter, người dùng cần đăng nhập vào tài khoản ít nhất là 1 lần trong 30 ngày để tránh bị xóa vĩnh viễn.
Tháng trước, Twitter đã xóa những dấu tick xanh được xác minh theo cách cũ từ vô số các tài khoản, bao gồm cả những người nổi tiếng, nhà báo và cả các chính trị gia nổi tiếng.
Để tiếp tục duy trì tick xanh, người dùng giờ đây cần đăng ký ít nhất là Twitter Blue, gói có trả phí với mức giá 8 USD mỗi tháng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo Bộ Công Thương, ngành bán lẻ Việt Nam hiện có quy mô thị trường 142 tỷ USD, dự báo tăng lên 350 tỷ USD vào năm 2025, đóng góp 59% tổng ngân sách quốc dân GDP.
Mặc dù kinh tế năm 2023 được nhận định là đối mặt với nhiều khó khăn nhưng dự báo đây sẽ là năm phục hồi của ngành bán lẻ sau dịch Covid-19.
Nhiều tín hiệu cho thấy các nhà đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ sẽ mở cửa trở lại, thậm chí mở rộng hệ thống và thị trường kinh doanh. Cùng đó, sức mua của người tiêu dùng được dự kiến tăng, là yếu tố quan trọng để ngành bán lẻ sôi động và tăng trưởng mạnh mẽ.
Động lực thúc đẩy ngành bán lẻ Việt Nam trong 2023.
Theo Bộ Công Thương, ngành bán lẻ Việt Nam hiện có quy mô thị trường 142 tỷ USD, dự báo tăng lên 350 tỷ USD vào năm 2025, đóng góp 59% tổng ngân sách quốc nội GDP.
Thời gian qua, hoạt động thương mại trong nước phục hồi tích cực, các chương trình kích cầu tiêu dùng, tháng khuyến mại tập trung được tổ chức đồng loạt ở các địa phương trên cả nước, nhu cầu mua sắm tăng.
Cùng với đó, kết nối cung cầu được thực hiện tốt, giá cả tương đối ổn định, góp phần đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát; gắn kết tạo nguồn hàng ổn định giữa các nhà sản xuất trong nước với các hệ thống phân phối lớn trên toàn quốc.
Do đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2022 tăng 21%, vượt mục tiêu kế hoạch của ngành (mục tiêu tăng 8%).
Kết quả khảo sát doanh nghiệp bán lẻ do Vietnam Report thực hiện gần đây cũng cho thấy, đến nay trên 53,8% số doanh nghiệp bán lẻ đã đạt hiệu quả kinh doanh bằng và vượt mức trước đại dịch. Sự tăng trưởng của ngành bán lẻ đã đóng góp rất lớn vào sự phục hồi chung của nền kinh tế, bất chấp tình hình thế giới có nhiều bất ổn.
Đặc biệt, trong cuộc đua phục hồi sau dịch Covid-19, thị trường bán lẻ Việt Nam chứng kiến sự tăng tốc của doanh nghiệp trong việc ứng dụng số hóa vào quản trị, vận hành, logistics lẫn phân phối.
Nhận định từ các chuyên gia thương mại, tăng trưởng doanh thu bán lẻ hiện nay được hỗ trợ bởi các yếu tố như tăng trưởng thu nhập, sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch, cũng như các ngành nghề liên quan gồm vận tải, lưu trú và nỗ lực kiềm chế lạm phát đang phát huy tác dụng.
Hơn nữa, tâm lý tích cực của người tiêu dùng cũng tạo điều kiện cho các ngành dịch vụ bán lẻ dễ dàng phục hồi và phát triển trong cả trung và dài hạn.
Thị trường bán lẻ tăng tốc, tạo cơ hội cho doanh nghiệp bán lẻ tăng trưởng, kéo theo các đơn vị sản xuất phục hồi phát triển.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, mặc dù có tốc độ tăng trưởng cao nhưng quy mô tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 chỉ đạt khoảng 82% quy mô của chỉ tiêu này nếu ước tính trong điều kiện bình thường không xảy ra dịch Covid-19 từ năm 2020 đến nay.
Hơn nữa, hệ thống hạ tầng thương mại như chợ đầu mối, trung tâm logistics, kho chứa hàng hóa chưa theo kịp nhu cầu phát triển làm gia tăng chi phí thương mại, hạn chế cạnh tranh; hạ tầng thương mại nông thôn chậm phát triển, tác động tới việc khai thác tiềm năng phát triển của thương mại trong nước.
Cùng đó, vẫn còn thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các bên trong chuỗi cung ứng hàng hóa (nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà vận chuyển, người tiêu dùng), nhất là đối với hàng thực phẩm thiết yếu, nên thị trường dễ bị biến động do tác động của tâm lý người tiêu dùng. Đặc biệt, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, găm hàng chờ tăng giá trên thị trường nội địa, vi phạm cạnh tranh… còn diễn biến phức tạp.
Lấy đà tăng tốc cho ngành bán lẻ trong 2023.
Năm 2023, nhiều tín hiệu cho thấy hoạt động bán lẽ sẽ sôi động, không chỉ với doanh nghiệp trong nước mà các nhà đầu tư nước ngoài cũng có kế hoạch mở cửa trở lại sau dịch Covid-19.
Để đón đầu cơ hội năm 2023, mới đây, Central Retail, nhà bán lẻ Thái Lan đã công bố sẽ đầu tư thêm 20.000 tỷ đồng vào thị trường bán lẻ Việt Nam trong 5 năm tới.
Theo Central Retail, kế hoạch rót thêm vốn đầu tư nhằm thúc đẩy doanh số tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2022 – 2026 lên 65.000 tỷ đồng, hướng đến mục tiêu kinh doanh đa kênh trong lĩnh vực thực phẩm và trung tâm thương mại.
Với việc rót thêm vốn đầu tư lớn vào Việt Nam, Central Retail cho biết sẽ nhân rộng điểm bán từ 40 tỉnh, thành phố hiện nay lên 55 tỉnh, thành phố cả nước.
Ngoài ra, một doanh nghiệp bán lẻ ngoại khác là Tập đoàn Aeon cũng đang lên kế hoạch xây thêm đại siêu thị tại Hà Nội. Doanh nghiệp này đặt mục tiêu đến năm 2025 phát triển 20 trung tâm thương mại tại Việt Nam.
Ông Phùng Trung Kiên – Nhà sáng lập Công ty Quản lý tài sản Vietnam Holdings Inc chia sẻ, đầu năm 2023, nhóm doanh nghiệp ngành bán lẻ sẽ có tốc độ tăng trưởng tốt hơn; trong đó, nhóm phục vụ hàng tiêu dùng có cơ hội tăng trưởng cao.
Đáng lưu ý, mô hình tích hợp WIN mới, gồm WinMart+ (nhu yếu phẩm), Phúc Long Kiosk (F&B), Phano (chăm sóc sức khỏe), Reddi (dịch vụ viễn thông), Techcombank (dịch vụ tài chính), đang có kết quả ban đầu khá khích lệ và việc nhân rộng trong năm 2023 sẽ là một câu chuyện thú vị.
Đến nay, mô hình tích hợp này đã có hơn 30 cửa hàng WinMart+ được chuyển đổi sang mô hình WIN với kết quả ban đầu đáng khích lệ. Theo đó, doanh thu mỗi m2 tăng 20% và biên EBIT (lợi nhuận trước thuế và lãi) tăng thêm 0,6% so với trước khi chuyển đổi.
Bên cạnh đường hướng của hai nhà bán lẻ hàng đầu nêu trên, theo giới chuyên gia, trước xu hướng thắt chặt chi tiêu, trên thị trường bán lẻ hiện nay đang có sự chuyển dịch ngược tạm thời từ kênh hiện đại về kênh truyền thống để tìm kiếm những lựa chọn rẻ tiền hơn của người tiêu dùng.
Điều này sẽ thúc đẩy các công ty bán lẻ trong nước đẩy mạnh rà soát doanh mục sản phẩm, giá cả, tăng cường chương trình khuyến mãi, chính sách kích cầu cho membership (thành viên) và cắt giảm hoặc tối ưu hoá chi phí hoạt động.
Dự báo tới đây sẽ có 4 dự án trung tâm thương mại chào sân vào năm 2023 là Central Premium plaza, Vincom Megamall Grand Park, Sunrise City Central và Emart 2, đóng góp hơn 116.000 m2 diện tích bán lẻ mới.
Điều này cho thấy về dài hạn thị trường bán lẻ sẽ vẫn sáng khi khai phá hoặc đáp ứng đúng mức nhu cầu của người tiêu dùng thế hệ mới ở Việt Nam.
Nhiều ý kiến cho rằng, năm 2023, xu hướng lớn nhất của các nhà bán lẻ là mở rộng kênh bán, đưa sản phẩm lên nhiều nền tảng kinh doanh khác nhau, tận dụng sức mạnh của các kênh bán hàng trực tuyến.
Bán hàng đa kênh (Omni Channel) sẽ tiếp tục thể hiện ưu thế. Người mua hàng sẽ trở thành “người tiêu dùng kỹ thuật số”, tiếp tục duy trì hay thậm chí gia tăng sử dụng các nền tảng thương mại điện tử và mua sắm trực tuyến.
Mua sắm giải trí, sáng tạo nội dung số đi kèm với tiếp thị sản phẩm (Shoppertainment) sẽ tiếp tục là xu hướng chủ đạo trong những năm tới.
Lượng bán hàng trung bình liên quan tới các nền tảng giải trí, streaming và các sản phẩm liên quan đến các nhà sáng tạo nội dung sẽ tăng mạnh.
Hơn nữa, việc cải tiến vận hành, quản trị doanh nghiệp trong ngành bán lẻ. Sau thời gian chống chọi với dịch bệnh, các nhà bán lẻ bước vào thời kỳ khôi phục và tăng trưởng doanh thu, bước đầu chú trọng đến yếu tố duy trì và phát triển kinh doanh từ bên trong.
Đó chính là nguồn lực nội tại từ nhân sự, vận hành cửa hàng và quản trị doanh nghiệp bán lẻ. Ứng dụng công nghệ và phần mềm quản lý bán hàng sẽ giúp chủ cửa hàng mở rộng kinh doanh và vận hành hiệu quả, hỗ trợ vận hành cửa hàng offline, thúc đẩy kênh bán hàng online và tăng trưởng đa kênh.
Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, thời gian tới Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành địa phương theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, bảo đảm đủ nguồn cung các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân, nhất là trong các dịp cao điểm lễ, Tết, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá.
Cùng đó, phối hợp với các địa phương chủ động xây dựng phương án dự trữ hàng hóa, triển khai chương trình bình ổn thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu người dân trong những tháng cuối năm và dịp cao điểm Tết Nguyên đán.
Đặc biệt, Bộ Công Thương phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong điều hành giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý giá nhằm tránh gây tác động cộng hưởng và tâm lý chung tới thị trường hàng hóa khiến chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng sốc.
Mặt khác, Bộ sẽ phối hợp với các đơn vị truyền thông chú trọng cung cấp thông tin đầy đủ đến người dân về tình hình nguồn cung hàng hóa… để tạo tâm lý ổn định cho người tiêu dùng, xử lý kịp thời các thông tin sai lệch gây tâm lý bất ổn cho người tiêu dùng.
(Theo Bộ Tài Chính)
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Khi AI trở thành cuộc đua của mọi ông lớn công nghệ, Sam Altman – Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của OpenAI đang trên đường trở thành một trong những người quyền lực nhất thế giới.
Ngay từ trước khi được thế giới biết tới, Altman đã là nhân vật được quan tâm tại Thung lũng Silicon. Cha đẻ ChatGPT từng chơi cờ với tỷ phú Peter Thiel hay chủ trì đám cưới cho nhà đầu tư Keith Rabois.
Tuy nhiên, cũng giống như nhiều tên tuổi lớn nhất tại Thung lũng Silicon, Altman vẫn bận tâm đến những mối đe dọa hiện hữu có thể quét sạch loài người, bao gồm cả một trong những sáng tạo của chính mình.
Trong cuộc phỏng vấn với ABC News hôm 16/3, ông nhấn mạnh rằng cả nhà làm luật và xã hội đều cần quan tâm đến chatbot AI để phòng tránh những hậu quả của nó đến nhân loại.
“Chúng ta cần phải cẩn thận và nên cảm thấy vui vẻ vì mình đã bắt đầu có ý thức cảnh giác với AI”, Altman khẳng định trong buổi phỏng vấn.
Vị CEO lo ngại những mô hình ngôn ngữ như ChatGPT sẽ bị lợi dụng để lan truyền thông tin giả ở quy mô rộng.
Bên cạnh đó, với khả năng lập trình máy tính ngày càng được cải thiện, chúng còn có thể trở thành công cụ tiếp tay cho những vụ tấn công mạng.
Nhưng Altman vẫn tin rằng đây là công nghệ tân tiến nhất mà nhân loại từng phát minh.
Lo lắng không phải là điều mới mẻ đối với Altman. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2016 trên tờ New Yorker, mẹ Altman nói rằng CEO OpenAI có xu hướng mắc phải cái mà bà gọi là “cyberchondria”.
Cyberchondria đề cập đến cảm giác lo lắng về sức khỏe khi sử dụng Internet để tra cứu các thông tin liên quan bệnh tật. Vào đầu những năm 2000, một tờ báo của Anh đã đặt ra thuật ngữ này.
Chính nỗi ám ảnh này khiến Altman luôn chuẩn bị cho mọi viễn cảnh tồi tệ nhất có thể xảy ra.
Trong cuộc phỏng vấn với New Yorker, để chuẩn bị trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc virus tổng hợp gây chết người, cha đẻ ChatGPT tiết lộ đã trang bị súng, vàng, kali iodua, thuốc kháng sinh, pin, nước và cả mặt nạ phòng độc từ Lực lượng Phòng vệ Israel.
Nói về trải nghiệm khi bị phong tỏa vì Covid-19, Altman cho biết đã trải qua vài tuần đầu tiên bằng cách ẩn náu trong nhà, cắt đứt “mọi liên lạc với người ngoài gia đình” và thậm chí còn khử trùng rau.
“Một đêm, đối tác phàn nàn rằng thức ăn mà tôi làm có mùi giống như bể bơi. Đó là lúc tôi nhận ra mọi thứ đã đi quá xa”, Altman thừa nhận với Insider.
Một trong những sách về AI ưa thích của Altman có tựa đề Gentle Seduction, với cốt truyện là chuyện tình giữa một người đàn ông tên Jack, một nhà công nghệ bị bệnh tim và người phụ nữ giấu tên.
Trong khi yêu nhau, Jack kể cho người tình tầm nhìn về một tương lai mà ở đó, công nghệ có thể loại bỏ tất cả vấn đề của loài người, kể cả cái chết.
Ban đầu, tình nhân của Jack, vốn là một nhà nghiên cứu không tin điều này. Tuy nhiên, cô vẫn làm theo và trở thành một sinh vật bất tử tối cao, với khả năng đồng nhất với vũ trụ.
Mặc dù vậy, khi nhìn lại người yêu đã khuất của mình qua hàng thiên niên kỷ, cô mới nhận ra rằng chính anh ta là kẻ chủ mưu đằng sau tất cả.
Không khó để nhận ra hình bóng của Jack trong Altman. Giống như nhân vật này, Altman cũng tin rằng trong một 100 năm tới, nhân loại sẽ sớm được nhiều tiến bộ công nghệ hơn so với những gì đã xảy ra trong toàn bộ lịch sử loài người.
Cha đẻ ChatGPT tưởng tượng về một tương lai mà trong đó, con người có thể khám phá tới những nơi xa nhất của vũ trụ và thông minh hơn mọi thứ, từ biến đổi khí hậu đến các tiểu hành tinh hủy diệt Trái Đất.
Thậm chí, Altman còn mua một vị trí trong danh sách chờ của công ty Nectome, một công ty làm có ý tưởng bảo tồn não thông qua các hình thức ướp xác công nghệ cao.
Sự mày mò đáng kinh ngạc.
Vào thời điểm khi mà Thung lũng Silicon dường như cũng không thể tìm thấy bất cứ nguồn cảm hứng nào khác ngoài các ứng dụng giao hàng và xe điện, Altman đã xuất hiện như một nhà tiên tri báo trước về một kỷ nguyên tiến bộ mới bằng AI.
Tuy nhiên, thực tế là từ trước khi ChatGPT gây bão, Sam Altman đã là một ngôi sao ở Thung lũng Silicon.
“Trong một thế giới của những người rất tàn nhẫn, anh ấy là một trong những nhà truyền giáo thực sự. Nếu Musk là lãnh chúa của Thung lũng Silicon, thì Altman là người theo chủ nghĩa lý tưởng”, Dan Siroker, CEO của Rewind AI nhận xét về cha đẻ ChatGPT.
Ngay từ khi còn là một thiếu niên, Altman đã có mơ ước được làm việc tại Google. Vì vậy, ông quyết định nhập học tại Stanford, ngôi trường mà hai nhà sáng lập Google Larry Page và Sergey Brin từng theo học.
Blake Ross, người sau này trở thành đồng sáng lập Firefox và cũng là bạn cùng phòng, bị ấn tượng mạnh bởi sự mày mò đáng kinh ngạc của Altman.
“Tôi gõ cửa phòng để xem bạn mình làm bài tập khoa học máy tính đến đâu thì thấy chương trình phần mềm báo lỗi. 30 phút sau, tôi quay lại và căn phòng như hiện trường vụ án. Cậu ấy đã tự tháo rời trình biên dịch và mày mò vào tận những dòng mã lập trình bậc thấp”, Ross kể lại.
Sau cùng, Altman cũng đã tìm ra đáp án. Hóa ra, đó là một lỗi trong bài tập của ông.
Bước sang năm thứ hai ở Stanford, Altman quyết định bỏ học để theo đuổi đam mê phát triển ứng dụng có tên là Loopt. Tuy nhiên, Loopt đã không đáp ứng được kỳ vọng.
Ứng dụng này sau đó được bán cho một ngân hàng trực tuyến với giá 43 triệu USD, một mức giá quá nhỏ so vì chỉ tăng gấp đôi số tiền mà các nhà đầu tư đã bỏ vào.
Ngay cả khi thất bại cùng Loopt, hồ sơ của Altman vẫn rất nổi bật với nhiều công ty lớn.
Vào khoảng thời gian đó, Paul Graham thông báo đang phát triển dự án vườn ươm khởi nghiệp có tên Y Combinator.
Altman bắt đầu làm đối tác bán thời gian tại vườn ươm khởi nghiệp Y Combinator vào năm 2011.
Tháng 2/2014, ông được Graham bổ nhiệm vị trí chủ tịch. Dưới sự lãnh đạo của Altman, Y Combinator đã tài trợ cho hơn 2.000 công ty khởi nghiệp với tổng giá trị hơn 100 tỷ USD.
Năm 2015, Y Combinator thành lập một tổ chức phi lợi nhuận có tên OpenAI.
Trong đế chế đổi mới của Altman, OpenAI là viên ngọc quý, một công ty cho phép những công ty khác giúp mọi người làm việc thông minh và nhanh hơn.
Vào tháng 3/2019, Altman rời Y Combinator nhằm tập trung hơn vào OpenAI. Quyết định này được đưa ra ngay sau khi Y Combinator thông báo chuyển trụ sở chính đến San Francisco. Kể từ đầu năm 2020, Altman không còn liên hệ với công ty cũ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong thế giới kinh doanh ngày nay, khó có điều gì có thể đảm bảo rằng doanh nghiệp không phạm phải sai lầm với khách hàng và cần đưa ra lời xin lỗi. Tuy nhiên, làm thế nào để có thể xin lỗi khách hàng mà vừa không để họ rời bỏ doanh nghiệp vừa nâng cao lòng trung thành của họ. Cùng MarketingTrips khám phá chi tiết trong bài viết này.
Dù với tư cách là người làm marketing, dịch vụ khách hàng (CS) hay nhà lãnh đạo doanh nghiệp, bạn cũng hiểu rằng khách hàng “là sự sống của mọi doanh nghiệp”, và trong khi khách hàng ngày nay không chỉ mua các sản phẩm và dịch vụ dựa trên chất lượng sản phẩm, mà thay vào đó là những trải nghiệm tổng thể mà họ có với thương hiệu hay doanh nghiệp đó, việc làm hài lòng khách hàng, xây dựng lòng trung thành với khách hàng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Nằm trong bối cảnh này, có một thuật ngữ mà bạn nên biết đó là “nghịch lý phục hồi dịch vụ” (service recovery paradox).
Nghịch lý phục hồi dịch vụ được hiểu là hiện tượng trong đó khi một khách hàng gặp vấn đề với các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, nhưng vấn đề sau đó đã được giải quyết một cách hiệu quả, khi này, ấn tượng tích cực về doanh nghiệp hay thương hiệu của khách hàng sẽ cao hơn nhiều so với khi khách hàng chưa từng gặp bất kỳ vấn đề nào.
Về cơ bản, điều này có nghĩa là, khi doanh nghiệp có thể phục hồi một cách hiệu quả sau các sự cố dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng có thể tăng lên và vượt xa mức so với thời điểm khi sự cố đó chưa bao giờ xảy ra.
Vậy, làm thế nào để doanh nghiệp vừa xin lỗi khách hàng, vừa giải quyết êm đẹp các vấn đề của khách hàng, vừa thúc đẩy lòng trung thành của họ với thương hiệu?
Cách bạn thực hiện điều đó chính là chìa khoá.
Cách xây dựng một thông điệp xin lỗi.
1. Khôi phục các giá trị đã mất.
Khách hàng của bạn tin rằng sự cân bằng của “sự công bằng” đã bị mất đi khi các vấn đề xảy ra với họ.
Họ muốn rằng biết bạn sẽ làm gì để khôi phục lại nhận thức về những giá trị đã mất mà họ đã gánh chịu. Việc bạn cần làm ngay lúc này là đưa ra lời đề nghị để “sửa chữa” tình hình để từ đó bảo vệ sự tin tưởng của khách hàng. Nếu bạn không dẫn dắt khách hàng ở bước này, các phần còn lại của thông điệp xin lỗi gần như là vô nghĩa.
2. Thừa nhận trách nhiệm.
Thực chất, quá trình nhận lỗi hay thừa nhận trách nhiệm không nghiêm trọng như nhiều người vẫn nghĩ. Điều quan trọng là bạn phải phân biệt giữa việc đưa ra lời bào chữa cho những gì đã xảy ra (thuộc về bạn) và cái gọi là nhận trách nhiệm.
Trong những thời điểm như đã phân tích ở trên (1), khi khách hàng đang cảm thấy họ đã mất mát một số giá trị nhất định, việc bào chữa hay đổ lỗi cho khách hàng (hay các bên thứ 3 khác chẳng hạn như nhà cung cấp hoặc nhà phân phối) sẽ thực sự gây mất lòng tin và phá vỡ đi mọi giá trị của lời xin lỗi.
Thông điệp của bạn phải nói rõ rằng bạn chịu hoàn toàn trách nhiệm cho những gì đã xảy ra và đảm bảo rằng vấn đề sẽ được giải quyết theo cách có lợi nhất cho khách hàng.M
Mục tiêu của bạn khi này là lấy lại niềm tin và sự tin tưởng hoàn toàn của khách hàng với tư cách là một đối tác. Và rằng bạn đang thực hiện mọi cách có thể để phòng ngừa và bảo vệ họ khỏi mọi vấn đề liên quan khác.
3. Giải thích vấn đề.
Khi xảy ra vấn đề, khách hàng muốn biết bạn có thể xác định chính xác vấn đề và nguyên nhân gốc rễ của nó hay không. Điều này cũng sẽ làm tăng sự tự tin của khách hàng rằng những giải pháp mà bạn đưa ra sẽ là tối ưu nhất và khách hàng sẽ được bảo vệ.
Bạn có thể thừa nhận sai lầm và vì bạn đã nói với khách hàng rằng bạn đang xây dựng nhiều biện pháp bảo vệ để khắc phục sự cố — lời xin lỗi sẽ có nhiều khả năng được đón nhận tích cực.
4. Mô tả cách bạn sẽ khắc phục sự cố.
Trong bước này, bạn bắt đầu giải thích cụ thể cách bạn đã khắc phục sự cố và mô tả những giải pháp mà bạn sẽ áp dụng để đảm bảo sự cố không xảy ra lần nữa trong tương lai (khách hàng không chỉ quan tâm đến chính họ thời điểm đó mà còn quan tâm đến nhiều khách hàng khác trong tương lai).
5. Bày tỏ sự tiếc nuối.
Biểu hiện thực sự của sự hối tiếc sẽ hiệu quả nhất khi bạn đã giải quyết đầy đủ các mối lo ngại ở trên, sự hối tiếc của bạn trở nên chân thành hơn vì nó được hỗ trợ bằng rất nhiều hành động cụ thể thay vì chỉ là những lời nói.
Khách hàng thường có xu hướng phản ứng tốt hơn với những lời xin lỗi chân thành. Điều quan trọng là bạn đừng quên rằng công việc kinh doanh hay cuộc sống của khách hàng của bạn đã bị ảnh hưởng, vì vậy bạn hãy thừa nhận những tác động đó.
Ví dụ, nếu khách hàng của bạn là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử (eCommerce) và thời điểm hiện tại là thời điểm họ đang “ăn nên làm ra” trong khi sự cố do bạn gây ra đang làm gián đoạn đến điều này, bạn có thể bày tỏ sự tiếc nuối như:
“Chúng tôi xin lỗi vì đã làm gián đoạn công việc kinh doanh của bạn ở những thời điểm kinh doanh thuận lợi như thế này. Hy vọng rằng bạn có thể thấy và cảm nhận được cam kết của chúng tôi trong việc mong muốn giữ lại niềm tin và sự tin tưởng của bạn. Chúng tôi xin lỗi cả công ty lẫn mọi khách hàng của bạn.”
Đừng chỉ xin lỗi hay bày tỏ tiếc nuối cho những gì xảy ra (trực tiếp, cụ thể), mà nên là cho cả những gì nó đã tác động đến (làm ảnh hưởng).
Trong khi các doanh nghiệp khó có thể tránh khỏi sai lầm và làm khách hàng thất vọng, cách bạn xây dựng thông điệp xin lỗi và thực hiện nó mới đóng vai trò quyết định.
Điều này sẽ không chỉ giúp doanh nghiệp không đánh mất đi khách hàng mà còn củng cố lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu và hơn thế nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Marissa Mayer, cựu CEO Yahoo, chia sẻ ba điều bà sẽ làm khác đi nếu có cơ hội, một trong số đó là mua Netflix thay vì Tumblr.
Trong cuộc phỏng vấn với Tech Brew, bà Mayer nhắc lại một trong những điều nuối tiếc của mình khi làm CEO Yahoo là tuyển sai Giám đốc điều hành Henrique De Castro. Bà đã đuổi người này sau 15 tháng bổ nhiệm.
Dưới sự dẫn dắt của bà Mayer, Yahoo mua lại nền tảng blog Tumblr tháng 5/2013 với giá 1,1 tỷ USD, trả bằng tiền mặt hoàn toàn. Khi ấy, một nguồn tin tiết lộ với trang tin Insider rằng bà vô cùng tích cực tham gia thương vụ và thường xuyên làm việc muộn.
Dù vậy, 6 năm sau khi rời Yahoo, bà lại thừa nhận nó có thể không phải nước đi tốt nhất, đặc biệt là cùng thời điểm đó, công ty đang cân nhắc mua Hulu hoặc Netflix.
“Tôi nghĩ Netflix 4 tỷ USD và Hulu 1,3 tỷ USD” sẽ là thương vụ tốt hơn. Năm 2016, Yahoo định giá Tumblr chỉ còn 712 triệu USD do kết hợp nhiều yếu tố, bao gồm dự đoán kết quả kinh doanh và dòng tiền tương lai giảm.
Bà tiết lộ, điều hối tiếc nhất là đã bán cổ phần của Yahoo trong Alibaba. Trong cuộc phỏng vấn năm 2018, bà từng gọi đây là sai lầm “bi thảm”, làm mất mát hàng chục tỷ USD lợi nhuận.
Verizon chi 4,48 tỷ USD thâu tóm Yahoo năm 2017 và sáp nhập với AOL, buộc bà Mayer phải từ chức. Bà nhận được khoản tiền bồi thường 23 triệu USD. Chỉ trong vòng 5 năm, Verizon lại sang tay Yahoo và AOL cho hãng đầu tư tư nhân Apollo Global Management với giá 5 tỷ USD.
Bà Mayer là một trong những nhân viên đầu tiên của Google trước khi làm Chủ tịch và CEO Yahoo. Bà từng là đồng sáng lập startup Sunshine, viết các ứng dụng dựa trên AI.
Tính đến đầu năm 2023, giá trị vốn hoá thị trường của Netflix là hơn 140 tỷ USD.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) vừa đề xuất lệnh cấm toàn bộ việc kiếm tiền từ dữ liệu mà Meta thu thập từ người dùng dưới 18 tuổi, cho dù họ sử dụng Facebook, WhatsApp, Instagram hay kính thực tế ảo Quest.
Theo Engadget, các biện pháp trừng phạt được đề xuất mà FTC tìm cách áp dụng như một phần của kế hoạch từ năm 2020, bao gồm lệnh cấm Meta tung ra các sản phẩm, dịch vụ và tính năng mới trừ khi người đánh giá xác nhận rằng công ty tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ của mình.
Ngoài ra, Meta sẽ phải nhận được sự đồng ý rõ ràng từ người dùng trước khi sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt. Tất cả các biện pháp này sẽ áp dụng cho các công ty mà Meta mua hoặc sáp nhập.
Samuel Levine, Giám đốc Cục Bảo vệ người tiêu dùng của FTC, cho biết “Facebook đã nhiều lần vi phạm các lời hứa về quyền riêng tư của mình. Điều này đã khiến người dùng trẻ tuổi gặp rủi ro và Facebook cần phải trả lời cho những thất bại của mình”.
Bên cạnh đó, Meta cũng bị cáo buộc đã đánh lừa các bậc cha mẹ về mức độ kiểm soát của họ đối với những người mà con cái họ có thể giao tiếp thông qua ứng dụng Messenger Kids.
FTC nói từ năm 2017 đến giữa năm 2019, trẻ em đã có thể trò chuyện với các liên hệ chưa được phê duyệt thông qua ứng dụng, điều này vi phạm lệnh 2012 liên quan đến quyền riêng tư dữ liệu của người dùng và đạo luật bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên mạng (COPPA).
Hơn nữa, cơ quan này nói Meta tiếp tục cung cấp cho các nhà phát triển bên thứ ba quyền truy cập vào dữ liệu người dùng, mặc dù đã cam kết thu hồi quyền truy cập thông tin vào năm 2018 nếu người dùng không truy cập ứng dụng của họ trong khoảng thời gian 90 ngày.
Theo FTC, Meta cho phép các nhà phát triển bên thứ ba duy trì quyền truy cập vào dữ liệu người dùng trong một số trường hợp nhất định cho đến một thời điểm nào đó vào năm 2020.
Về phần mình, Meta gọi động thái của FTC là “một trò đóng thế chính trị” và công ty đang chuẩn bị cho một cuộc chiến pháp lý với cơ quan này.
Phát ngôn viên công ty khẳng định “Chúng tôi đã dành nhiều nguồn lực để xây dựng và triển khai chương trình bảo mật hàng đầu trong ngành theo các điều khoản trong thỏa thuận FTC của chúng tôi. Chúng tôi sẽ đấu tranh mạnh mẽ với hành động này và mong đợi chiến thắng”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Thông qua câu chuyện thành công của các loại rượu Whiskey, Giáo sư Glenn Carroll tại Đại học Stanford tiết lộ công thức hay gia vị thành công của Marketing và thương hiệu.
Trong thế giới rượu whisky, những tuyên bố về tính xác thực của sản phẩm hay thương hiệu (Brand Authenticity) là rất phổ biến. Nhưng làm thế nào để các thương hiệu có thể chứng minh nó với người tiêu dùng của họ?
Trong một nghiên cứu mới, Giáo sư chuyên về nghiên cứu hành vi, Glenn Carroll tại Đại học Stanford, đã phân tích để hiểu rõ hơn về cách người tiêu dùng cảm nhận về tính xác thực.
Nhà nghiên cứu nhận thấy rằng trong khi các đặc điểm vô hình — như hình ảnh của những người chưng cất (rượu) bậc thầy, ngũ cốc được cào bằng tay hoặc truyền thống làm rượu của gia đình rất quan trọng đối với người tiêu dùng, các đặc điểm khác như các hoạt động chưng cất thủ công vốn được cho là tốn kém (và có thể quan sát được) hay việc canh tác tích hợp (tại chỗ) lại đóng vai trò quan trọng hơn.
Cũng từ góc nhìn này của người tiêu dùng, nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các thương hiệu thuê ngoài quá trình chưng cất rượu dường như ít mang tính xác thực hơn, nói cách khác người tiêu dùng không tin tưởng các thương hiệu này.
Giáo sư Carroll nói:
“Chúng tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu điều đó không xảy ra. Khi người tiêu dùng đang tìm kiếm thứ gì đó xác thực (đích thực), họ muốn những giá trị cốt lõi của quá trình sản xuất sẽ được kiểm soát bởi doanh nghiệp, ngay cả khi điều này có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.”
Nhìn thấy là tin tưởng.
Nghiên cứu về rượu whisky đưa ra hai lý thuyết khoa học xã hội rất nổi bật về tính xác thực (Authenticity).
Lý thuyết gợi ý rằng các doanh nghiệp hay người làm marketing có thể giúp người tiêu dùng thấy được các giá trị của sản phẩm, quá trình tạo ra sản phẩm hay các khoản đầu tư khác thì họ có được tính xác thực cao hơn, các dấu hiệu này thể hiện một cam kết mạnh mẽ đối với các công việc mà họ đang làm, và đó chính là cách mà người tiêu dùng có thể tin tưởng họ được.
Trong văn hóa rượu whisky, thuyết bản chất (theory of essentialism) luận rằng các đặc điểm không thể quan sát được, như yếu tố truyền thống, tên gia đình (họ tên của những người sản xuất rượu) hoặc khí hậu, cũng có liên quan đến tính xác thực.
Để làm rõ hơn về điều này, các nhà nghiên cứu đã thực hiện 4 nghiên cứu khác nhau để mô tả cách thức những ý tưởng khác nhau này đóng góp vào nhận thức của người tiêu dùng về tính xác thực của các nhà máy chưng cất rượu whisky.
Trong nghiên cứu đầu tiên, những người tham gia không phải là những người hâm mộ rượu whisky – với mục tiêu là đánh giá xem những mô tả nào về các nhà máy chưng cất rượu nghe có vẻ chân thực hơn.
Nghiên cứu thứ hai đã phân tích các bài đánh giá trực tuyến để xác định đặc điểm nào của một loại rượu whisky cụ thể tương ứng với tính xác thực.
Hai nghiên cứu cuối cùng là những thí nghiệm sử dụng các mô tả giả thuyết về các nhà máy chưng cất để tìm ra loại đặc điểm mà người uống rượu whisky thường liên tưởng đến tính xác thực.
Nhận xét tổng thể về kết quả sau nghiên cứu, các nhà nghiên cứu nói:
“Khi người tiêu dùng đang tìm kiếm thứ gì đó xác thực (đích thực), họ muốn những giá trị cốt lõi của quá trình sản xuất sẽ được kiểm soát bởi chính doanh nghiệp, ngay cả khi điều này có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.”
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các bằng chứng ủng hộ cả thuyết tín hiệu lẫn thuyết bản chất, mặc dù thuyết tín hiệu dường như được liên kết chặt chẽ hơn với nhận thức về cái gọi là tính xác thực.
Khi nói đến tính xác thực, các khoản đầu tư hữu hình tới các hoạt động sản xuất tại chỗ quan trọng hơn so với các đặc điểm vô hình như truyền thống sản xuất.
Người tiêu dùng có xu hướng phản ứng tích cực hơn với các đặc điểm mà họ có thể nhìn thấy được, chẳng hạn như nguồn gốc của các loại ngũ cốc hoặc chất lượng của các loại thùng được sử dụng để chưng cất rượu. Trên mọi phương diện, người tiêu dùng chú trọng rất nhiều vào các đặc điểm có thể nhìn, kiểm chứng hay quan sát được.
Giáo sư Carroll nói: “Đó là một trong những công thức quan trọng của Marketing. Nếu bạn có thể tập hợp một loạt các đặc điểm thể hiện sự đầu tư của mình vào một sản phẩm cụ thể nào đó, nó sẽ có tác động rất mạnh mẽ đến việc truyền tải tính xác thực.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Công ty khởi nghiệp Scale AI do Alexandr Wang đồng sáng lập hiện được định giá 7,3 tỷ USD. Kỳ lân này vẫn đang phát triển mạnh mẽ khi thu về khoản lợi nhuận khổng lồ từ sự bùng nổ AI lớn nhất từ trước đến nay.
Công ty khởi nghiệp Scale AI do Alexandr Wang đồng sáng lập hiện được định giá 7,3 tỷ USD. Kỳ lân này vẫn đang phát triển mạnh mẽ khi thu về khoản lợi nhuận khổng lồ từ sự bùng nổ AI lớn nhất từ trước đến nay.
Trong một cuộc phỏng vấn với Forbes, Alexandr, vị tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới cho biết tên của anh không có chữ “e” thứ hai trong tên để nó có tám ký tự, một con số gắn liền với sự may mắn trong văn hóa Trung Quốc.
“Chúng tôi là những người dùng “cuốc xẻng” đào vàng trong cơn sốt AI. Và nó đã thực sự trở thành một ngành kinh doanh béo bở cho Scale AI”.
Năm 2022, Scale AI báo cáo đã thu về 250 triệu USD doanh thu, thời điểm mà nhiều công ty khởi nghiệp AI vẫn chưa kiếm được xu nào.
Công nghệ của Scale AI đã được chính phủ Mỹ sử dụng để phân tích hình ảnh vệ tinh ở Ukraine và được ứng dụng một phần vào công cuộc tạo ra ChatGPT, chatbot đã làm rung chuyển thế giới của Open AI.
Bret Taylor, cựu đồng giám đốc điều hành của gã khổng lồ phần mềm đám mây Salesforce, ví sự trỗi dậy của Scale AI giống như sự trỗi dậy của điện toán đám mây Snowflake và Datadog.
HÀNH TRÌNH CỦA CHÀNG TRAI BỎ HỌC VÀ BẮT ĐẦU KHỞI NGHIỆP
Trước khi vào đại học, Wang đã từ chuyển đến Bay Area để làm việc cho công ty khởi nghiệp internet Quora. Sau 1 năm học đại học tại MIT , Wang quyết định nghỉ học và chuyển sang công ty tăng tốc khởi nghiệp Y Combinator.
Tại đây, anh đã gặp Lucy Guo, một cựu sinh viên Quora, một người đã bỏ học khác. Năm 2016, anh và Lucy Guo bắt đầu hợp tác để khởi nghiệp. Wang kể lại lúc đó anh mới chỉ 19 tuổi “Nhưng tôi chỉ nói, vâng, tôi biết cách viết mã, chúng ta hãy cùng làm việc đi”. Lần cá cược này đã thực sự giúp Alexandr bắt đầu đạt được những thăng tiến.
Mục tiêu thành lập ban đầu của Scale AI là công ty duy nhất cung cấp sức lao động của con người để thực hiện các nhiệm vụ mà thuật toán không thể thực hiện được về cơ bản, là các nhiệm vụ phản đề của AI.
Theo đó, Wang và Guo nhận ra rằng họ có thể giải quyết vấn đề đang gây khó khăn cho các công ty về xe tự lái dựa trên AI: họ có hàng triệu cảnh quay lái xe trên đường để đào tạo AI cho phương tiện tự hành nhưng gần như không có đủ người để xem xét và gắn nhãn cho nó.
Chính vì vậy, Scale AI sẽ cung cấp dịch vụ “gắn nhãn”–nhiệm vụ thô sơ nhưng cũng rất quan trọng để cung cấp dữ liệu cho AI, chủ yếu dành cho ô tô tự lái nhằm dần đưa Scale AI vào một vị trí thuận lợi trong Generative AI.
Định hướng đúng đắn này đã thực sự giúp công ty thu hút được một danh sách các khách hàng gồm nhiều tên tuổi lớn nhất trong lĩnh vực AI và cả chính phủ Hoa Kỳ.
Năm 2018, Wang và Guo được ghi tên vào danh sách 30 Người trẻ dưới 30 của Forbes trong lĩnh vực công nghệ doanh nghiệp.
Tuy nhiên, không lâu sau đó, Guo rời công ty “do sự khác biệt trong tầm nhìn sản phẩm và lộ trình”, cô nói thêm: “Tôi nghĩ Alex đã làm rất tốt khi tiếp tục điều hành công ty”. Mặt khác, Guo từ chối bình luận về câu chuyện này và Wang cũng từ chối nói về sự chia rẽ của họ.
Năm 2018, Nhà đầu tư Mike Volpi lần đầu tiên nghe thấy tên của Scale AI trong cuộc họp hội đồng quản trị của công ty khởi nghiệp xe tự hành (AV) Aurora.
Trước đó, ông cũng biết được rằng dịch vụ ghi nhãn dữ liệu của Scale AI đã trở nên quan trọng với nhiều hãng xe, chẳng hạn như với Uber hay công ty con về xe tự lái của General Motors, Cruise.
Chính vì vậy, Volpi đã thuyết phục công ty của mình, Index Ventures, thực hiện khoản đầu tư trị giá 18 triệu USD vào Scale AI vào tháng 8 năm đó, khi doanh thu của Scale AI lúc này vẫn còn thấp ở mức 3 triệu USD.
Năm 2019, nhìn thấy tiềm năng của Scale AI, Quỹ sáng lập của Peter Thiel đã thực hiện khoản đầu tư trị giá 100 triệu USD để nâng Scale AI trở thành kỳ lân ở Thung lũng Silicon vào tháng 8/2019.
Quỹ sáng lập của Peter Thiel đã khởi động một đợt gây quỹ kéo dài 20 tháng, trị giá 580 triệu USD, vòng cuối cùng đã giúp Scale AI đạt định giá lên tới 7 tỷ USD. Khi đó Wang 24 tuổi, anh chỉ mất 5 năm để trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới.
Hiện nay, danh sách khách hàng của Scale AI bao gồm các nhà sản xuất ô tô quốc tế lớn như Toyota và Honda, cũng như những người khổng lồ ở Thung lũng Silicon như Waymo, công ty con của Google AV.
Theo tài liệu gây quỹ năm 2019 của Scale AI, tài liệu cho biết chỉ riêng một tài khoản với đơn vị tự lái bí mật của Apple đã mang lại cho Scale AI hơn 10 triệu USD, đưa doanh thu công ty hàng năm trên đà vượt qua 40 triệu USD.
WANG: CHÚNG TÔI CẦN ĐẢM BẢO NƯỚC MỸ ĐANG Ở VỊ TRÍ LÃNH ĐẠO.
Vào thời điểm Scale AI thống trị thị trường ghi nhãn dữ liệu cho các công ty xe hơi tự lái và liên tục nỗ lực mở rộng quy mô, Scale AI càng trở nên khó theo kịp nhu cầu về lao động.
Ban đầu, Wang quyết định chuyển sang các công ty gia công phần mềm để lấp đầy khoảng trống, nhưng chi phí đã nhanh chóng tăng vọt. Khi đó, tỷ suất lợi nhuận gộp của Scale AI chỉ dao động ở mức khoảng 65% vào đầu năm 2018, đạt gần 30% vào quý IV.
Năm 2017, Remotask, đại lý gia công phần mềm nội bộ của Scale AI nhanh chóng trở thành ưu tiên hàng đầu của Scale khi hoạt động kinh doanh AV của công ty tăng vọt. Do cần lao động giá rẻ, Scale đã thiết lập hơn chục cơ sở công ty con ở Đông Nam Á và Châu Phi để đào tạo hàng nghìn nhân viên dán nhãn dữ liệu.
Đến giữa năm 2019, tỷ suất lợi nhuận của Scale đã phục hồi lên 69%. Năm 2021, Scale AI tiếp tục thuê một lượng lớn lực lượng lao động bên ngoài Hoa Kỳ, khoảng 240.000 người trong số họ đến từ các quốc gia Kenya, Philippines và Venezuela và làm việc tại Remotasks, một công ty con mà Scale không đề cập đến trong các tài liệu tiếp thị công khai.
Theo các nhân viên của Scale, công ty đã cẩn thận định vị Remotasks như một thương hiệu riêng biệt. Trang web của công ty họ cũng không đề cập đến Remotasks để bảo vệ công ty khỏi sự giám sát. Scale cũng nói với Forbes rằng họ đã tách biệt hai thương hiệu để bảo mật khách hàng.
“Có hai điều tôi tin tưởng sâu sắc. Thứ nhất, công nghệ AI là động lực to lớn vì những điều tốt đẹp và nó cần được áp dụng rộng rãi nhất có thể. Thứ hai, chúng ta cần đảm bảo rằng nước Mỹ đang ở vị trí lãnh đạo”, Wang nói. Được biết, Scale đang có các hợp đồng quốc phòng với chính phủ Hoa Kỳ về mục tiêu hạn chế chia sẻ dữ liệu mật.
Do đó, Wang đang đầu tư mạnh tay vào một đội quân AI trong nước. Năm ngoái, Scale đã mở thêm một văn phòng ở St. Louis thuê thêm 200 nhân viên Hoa Kỳ làm công việc dán nhãn dữ liệu. Cho đến nay, Scale đã kiếm được 60,6 triệu USD từ các hợp đồng với chính phủ Mỹ.
WANG ĐẠT ĐƯỢC THÀNH CÔNG KHÔNG PHẢI VÌ BẢN THÂN LÀ THIÊN TÀI…
Aidan Gomez, đồng sáng lập của Cohere, một đối thủ cạnh tranh của OpenAI có trụ sở tại Toronto, đồng thời cũng là khách hàng của Scale cho biết: “Dữ liệu do con người chú thích hóa ra lại có tác động cực kỳ lớn đến hiệu suất của mô hình Generative AI”.
Tuy nhiên, nhà đồng sáng lập Wojciech, Zaremba lại cho rằng mô hình Generative AI dựa trên văn bản sẽ bị cản trở bởi trình độ tiếng Anh kém của người dán nhãn.
Đáp trả lại điều này, người phát ngôn của Scale cho biết: “Chúng tôi đứng đằng sau các sản phẩm của mình và kết quả của họ”.
Tháng 1/2023, Scale đã cắt giảm 20% nhân viên toàn thời gian. Wang viết trong một bài đăng trên blog: “Cổ phiếu của công ty hiện đang giao dịch trên thị trường thứ cấp tư nhân với mức chiết khấu 42% so với vòng cấp vốn cuối cùng vào tháng 7/2021”.
Các bên liên quan của Scale vẫn tin tưởng Wang có thể giữ cho công ty vượt lên trên các đối thủ. William Hockey, nhà đồng sáng lập tỷ phú của công ty fintech trị giá 13 tỷ USD, đồng thời là thành viên hội đồng quản trị của Scale, cho biết: “Anh ấy đạt được thành công như ngày hôm nay không phải bởi vì anh ấy là một cậu bé thiên tài mà vì anh ấy đã thu hút rất nhiều thanh thiếu niên bỏ học MIT. Anh ấy có một đạo đức làm việc hoàn toàn điên rồ mà tôi chưa từng gặp ai như vậy”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
TikTok vừa chia sẻ một số insights mới về mức độ hiệu quả của cách tiếp cận theo mô hình Media Mix trên nền tảng.
Trong bối cảnh kinh doanh mới, khi việc thu thập dữ liệu ngày càng trở nên nhạy cảm hơn và khó khăn hơn, người làm marketing cần tìm ra những phương pháp đo lường mới, cách họ chứng minh giá trị của mình và hơn thế nữa.
Thay vì chỉ theo dõi và đo lường bằng những lần nhấp chuột cuối cùng (last-click) truyền thống (và không chính xác), đo lường dựa trên mô hình Media Mix (hỗn hợp đa kênh) đang được xem là hiệu quả hơn cả.
Về khía cạnh của người tiêu dùng, khi họ liên tiếp di chuyển trên nhiều kênh khác nhau và tương tác trên nhiều điểm chạm khác nhau với thương hiệu trong suốt hành trình mua hàng (Customer Journey), các mô hình Media Mix lại càng trở nên phù hợp hơn, về cả khía cạnh tiếp cận chiến lược thực thi lẫn việc đo lường hiệu quả.
Từ góc nhìn này, TikTok xem việc đo lường hiệu quả dựa trên mô hình Media Mix là nền tảng giúp các marketer đưa ra quyết định về cách chi tiêu của họ.
Để cung cấp những insight dưới đây, TikTok đã hợp tác với Nielsen và thực hiện một số nghiên cứu về mô hình Media Mix của các nhãn hàng trong ngành hàng FMCG.
Kết quả có được dựa trên 5,2 tỷ lần hiển thị trên hơn 95 chiến dịch quảng cáo khác nhau.
Bên dưới là những gì bạn có thể tham khảo:
Các kênh quảng cáo có trả phí trên TikTok (Paid Media) mang về mức hiệu quả gấp 2 lần so với tổng chi tiêu tổng thể cho các kênh truyền thông. Hiệu quả ở đây là % đóng góp giúp tăng thêm doanh số trên mỗi đồng ngân sách chi tiêu.
Các kênh quảng cáo có trả phí trên TikTok giúp thúc đẩy ROAS (lợi nhuận có được trên chi tiêu quảng cáo) cao hơn 1.6 lần so với mức chi tiêu tổng thể.
Nhà quảng cáo có thể tăng thêm 9% ROAS bằng cách sử dụng nhiều định dạng quảng cáo khác nhau.
Nhà quảng cáo có thể tăng thêm 4% ROAS nếu chạy từ 3 chiến dịch mỗi năm.
Hiệu quả của quảng cáo tăng lên 4.2% nếu nhà quảng cáo vừa chạy các chiến dịch về nhận thức thương hiệu (Brand Awareness) vừa các chiến dịch về thúc đẩy chuyển đổi.
Bạn có thể xem thêm về mô hình media mix của TikTok tại đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Khám phá cách doanh nghiệp hay người làm marketing có thể sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) để tối ưu hoá chiến lược nội dung (Content Strategy) trong 2023.
Nằm trong thế giới Digital Marketing rộng lớn, nội dung trực tuyến (Online Content, Digital Content) là một trong những phương tiện chính để truyền cảm hứng, thu hút, cung cấp thông tin và thúc đẩy tương tác với đối tượng mục tiêu.
Trên thực tế, ngay cả khi các nội dung mà thương hiệu cung cấp không ngay lập tức chuyển đổi người đọc thành khách hàng, thì nó vẫn nằm ở đó, ở đâu đó trong tâm trí của khách hàng.
Để trở thành khách hàng trong tương lai hay nói cách khác là trước khi khách hàng tiềm năng (Lead) trở thành khách hàng, họ cần xem thương hiệu là nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy.
Trong khi vai trò hay tầm quan trọng của nội dung trực tuyến là quá rõ ràng, các doanh nghiệp và marketer lại tốn khá nhiều nguồn lực và gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất và tối ưu nội dung.
Các doanh nghiệp cần có một chiến lược được hoạch định rõ ràng, các phương thức sáng tạo nội dung, cùng với đó là các công cụ hỗ trợ và hơn thế nữa để thúc đẩy hiệu suất.
Dưới đây là cách doanh nghiệp hay người làm marketing có thể sử dụng để xây dựng và tối ưu chiến lược nội dung (Content Strategy) của mình trong 2023.
1. Khám phá các ý định tìm kiếm của khách hàng.
Dù bạn là người làm Content Marketinghay là một người làm SEO, bạn hiểu rằng nhiều đối tượng mục tiêu sử dụng từ khóa để tìm kiếm những gì họ cần.
Với mỗi từ khoá, người tìm kiếm mong đợi những nội dung hay thông tin khác nhau, những thứ có thể giúp giải đáp các thắc mắc hay giải quyết các “nỗi đau” hiện tại của họ.
Trong khi các chiến lược nội dung thông thường tập trung vào các từ khóa mà người dùng có nhiều khả năng sử dụng nhất.
Và cũng có các công cụ nghiên cứu từ khóa (Keyword Research) có thể tiết lộ những cụm từ mà khách hàng đang tìm kiếm, cách tiếp cận này có thể không phát hiện được cái gọi là ý định tìm kiếm (Search Intent).
Ý định tìm kiếm cuối cùng mới là thứ marketer cần hiểu và đáp ứng, thứ có thể giúp chuyển đổi khách hàng và sau đó là bán được hàng (chứ không phải là thứ hạng từ khoá như nhiều người làm SEO vẫn nghĩ).
Mục đích của việc thấu hiểu ý định tìm kiếm đó là khám phá xem khách hàng thực sự đang cần điều gì, trong khi đa số các từ khoá mà người dùng sử dụng là các từ khoá ngắn và chung chung, quá trình này càng trở nên quan trọng hơn.
Bạn cứ thử hình dung thế này, với từ khoá “marketing“, bạn đang cần điều gì hay ý định tìm kiếm của bạn là gì?
Hiển nhiên “marketing” không thể là thứ bạn đang cần (bởi vì bạn đã biết và đang gõ nó), mà đằng sau đó là nó thực sự mang ý nghĩa là gì trong thực tế, doanh nghiệp đang sử dụng nó ra sao hay muốn học nó thì cần những kỹ năng gì.
Một chiến lược nội dung tốt là chiến lược được xây dựng xung quanh các ý định tìm kiếm, các câu hỏi “Tại sao” khách hàng lại tìm kiếm từ khoá đó và hơn thế nữa.
Ngoài các công cụ nghiên cứu từ khoá thông thường, các công cụ nghiên cứu được hỗ trợ bởi AI có thể phân tích hành vi một cách sâu sắc hơn, tiết lộ nhiều ý định tìm kiếm hơn và gắn liền với từng nhóm đối tượng cụ thể.
AI (trí tuệ nhân tạo) có thể xem xét cách người dùng tương tác với các nội dung của doanh nghiệp trong khi cũng có thể đưa ra những dự đoán mới về những gì họ có thể cần.
Các insights này chính là nền tảng của chiến lược xây dựng nội dung.
2. Xây dựng các mô hình nội dung.
Trong khi có vô số các kiểu nội dung mà bạn có thể xây dựng, với các nguồn lực thường là bị hạn chế, bạn không thể sản xuất tất cả mọi thứ tuỳ ý, thay vào đó bạn cần những mô hình nội dung (Content Frameworks) rõ ràng.
Content Frameworks hiểu một cách đơn giản là các dàn ý hay các bản kế hoạch mang tính định hướng giúp hướng dẫn bạn nên viết gì hay trình bày như thế nào.
Trong quá trình xây dựng nội dung, việc bạn cạn kiệt các ý tưởng không chỉ liên quan đến việc bạn thiếu các chủ đề nội dung, mà còn liên quan đến các mô hình hay dàn ý xây dựng nội dung.
Các công cụ AI có thể thúc đẩy khả năng sáng tạo bằng cách đề xuất các chủ đề, dàn ý hay cách bạn có thể thể hiện nội dung. Nếu bạn không biết phải viết gì tiếp theo, AI sẽ là những trợ thủ đắc lực.
Số liệu thống kê từ Statista cho thấy doanh thu từ Content Marketing đã tăng lên gần 66 tỷ USD vào năm 2022, và theo dự báo, con số này sẽ tăng gấp đôi vào năm 2026.
Trong khi giá trị tạo ra là rất lớn, việc đo lường hiệu quả của Content Marketing hay lợi tức đầu tư (ROI) mà nó có thể trực tiếp tạo ra thì vẫn là một dấu chấm hỏi lớn.
Các công cụ kiểm tra và đánh giá nội dung (Content Audit) được hỗ trợ bởi AI (ví dụ như Screaming Frog hay WooRank) có thể thực hiện công việc này một cách nhanh hơn và chính xác hơn.
Chúng cũng có thể xác định nội dung nào đang hoạt động hiệu quả và nội dung nào thì không, chỉ ra lý do tại sao nội dung thất bại để từ đó các Content Marketer có thể đưa ra phương án tối ưu mới.
Vai trò của AI trong chiến lược nội dung.
Trong khi AI vẫn đang được xem là làn sóng, là lợi thế cạnh tranh mà các doanh nghiệp đang theo đuổi, không ít các marketer ở nhiều doanh nghiệp có năng lực công nghệ (trưởng thành về mặt công nghệ) đang sử dụng nó để thấu hiểu về nhu cầu của khách hàng và xây dựng chiến lược nội dung.
Trong khi nguồn lực con người thường đi kèm với nhiều hạn chế, đặc biệt là với các công ty khởi nghiệp, khi doanh nghiệp cần đi nhanh và sáng tạo hơn, AI (trí tuệ nhân tạo) có thể nói là nhân tố X tiềm ẩn để các marketer đẩy nhanh quá trình thấu hiểu khách hàng, xây dựng và tối ưu nội dung, và cuối cùng là kéo người dùng về phía của thương hiệu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Một kỹ sư phần mềm cấp cao của Google cảnh báo công ty này đang tụt lại phía sau trong cuộc chạy đua về AI do cách tiếp cận thận trọng.
Theo Bloomberg, Luke Sernau, kỹ sư phần mềm Google, đã đăng bài đánh giá về tham vọng AI của công ty trên hệ thống nội bộ tháng trước.
Bài viết đã lan truyền trong các hội nhóm tại Thung lũng Silicon trước khi công ty tư vấn SemiAnalysis đăng trên website của họ ngày 4/5.
“Google không có bất cứ công thức bí mật nào. Hy vọng tốt nhất của chúng tôi là học hỏi và cộng tác với những người từ bên ngoài”, Sernau viết.
Theo kỹ sư này, từ khi OpenAI tung ra ChatGPT, Google coi đây là đối thủ và xao nhãng phát triển công nghệ mã nguồn mở. “Google đã tập trung xem xét rất nhiều về OpenAI và đặt câu hỏi: Ai sẽ có bước đột phá lớn tiếp theo? Động thái sắp tới sẽ là gì?”.
“Nhưng một sự thật là Google hiện không ở vị trí giành chiến thắng trong cuộc đua này. OpenAI cũng vậy. Trong khi các doanh nghiệp này cạnh tranh với nhau, có một bên thứ ba khác đang thực sự hưởng lợi. Tôi đang nói về các mã nguồn mở”.
Khi các mô hình AI tổng quát nở rộ cuối năm ngoái, các nhóm nội bộ tại Google đã thảo luận sôi nổi về cách công nghệ này định hình lại ngành.
Google đã chịu áp lực lớn khi chatbot ChatGPT trở nên phổ biến, làm dấy lên lo ngại rằng họ đã đánh mất lợi thế của mình trong AI – lĩnh vực họ đã tiên phong những năm qua.
Nhưng Sernau đánh giá mối đe dọa thực sự với Google đến từ các cộng đồng mã nguồn mở, nơi các kỹ sư liên tục cải tiến mô hình AI để cạnh tranh với những công ty công nghệ lớn. Ưu điểm của chúng là nhanh, dễ tùy biến, hữu ích và giá rẻ hơn so với mô hình của Google.
Google chưa phản hồi sau bài đăng của SemiAnalysis.
Trong buổi báo cáo tài chính cuối tháng 4, CEO Google Sundar Pichai cho biết các khoản đầu tư cho AI đã giúp công ty “có vị thế rất tốt” trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, ông cảnh báo AI có thể “rất có hại” nếu không được triển khai một cách chu đáo và kêu gọi nên có các quy định về công nghệ mới.
Thời gian qua, Google được đánh giá là luôn có cách tiếp cận thận trọng với AI dù là công ty tiên phong, do e ngại về sự thiên vị, sai lệch của AI. Vào năm 2022, công ty này đã sa thải kỹ sư Blake Lemoine sau khi ông cho rằng AI có tri giác.
Hồi tháng 1, Jeff Dean, Giám đốc phụ trách AI của Google, nói với nhân viên rằng hãng sẽ đối mặt nhiều rủi ro về uy tín nên phải hành động cẩn trọng hơn “so với một công ty khởi nghiệp nhỏ”.
Hồi tháng 2, Google tung ra chatbot Google Bard để đối đầu ChatGPT. Dù vậy, hành động này bị đánh giá vội vã, còn nội bộ công ty cũng xem chatbot này “tệ hơn cả vô dụng”. Theo giới chuyên gia, Google có vẻ chậm chân vì quá thận trọng với AI.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Meta, công ty mẹ của Facebook vừa giới thiệu các giải pháp quảng cáo thực tế tăng cường (AR Ads) mới cho Facebook và Instagram.
Trong một sự kiện mới đây, Meta đã công bố các giải pháp quảng cáo mới gắn liền với công nghệ thực tế tăng cường (AR -augmented reality) trong mục Câu chuyện (Stories) của Facebook và Reels.
Meta từng giới thiệu sản phẩm quảng cáo AR trên nguồn cấp dữ liệu của Facebook và Instagram, cho biết những quảng cáo này đã thúc đẩy khả năng ghi nhớ quảng cáo (Ad Recall) hiệu quả với nhóm nhân khẩu học từ 18-24 tuổi, hiệu suất có được vượt trội hơn hẳn so với các quảng cáo không sử dụng AR.
Meta báo cáo tăng trưởng doanh thu trong quý đầu tiên của năm 2023, sau 3 quý giảm liên tiếp. Trong báo cáo thu nhập quý 1 mới đây, CEO Mark Zuckerberg cho biết AI (trí tuệ nhân tạo) là một trong những động lực chính giúp Meta tăng trưởng.
Cũng thông qua giải pháp quảng cáo AR mới, Meta muốn giành lại ngân sách quảng cáo của những người làm marketing từ tay Snap, nền tảng vốn đang được rất nhiều marketer ưu ái.
Các quảng cáo trên Reels sẽ có khả năng tương tác trực tiếp cao hơn.
Ngoài AR, Meta cũng đã công bố các tính năng mới cho Reels với nút kêu gọi hành động lớn hơn với nhiều thông tin hơn từ nhà quảng cáo.
Tính năng mới sẽ bao gồm hình thu nhỏ của quảng cáo (ad thumbnail), dòng tiêu đề và các chi tiết bổ sung thông tin về doanh nghiệp đang chạy quảng cáo (ví dụ như URL website của nhà quảng cáo).
Meta cũng sẽ cho phép người dùng tạm dừng quảng cáo video và xem trước liên kết (URL) trước khi quyết định là có nhấp tiếp vào quảng cáo hay không.
Quảng cáo mua sắm trên Reels cũng sẽ có nhiều cải tiến mới. Với các quảng cáo sản phẩm có nhiều liên kết tới các trang đích khác nhau (multi-destination product ads) tương tự như định dạng quảng cáo Carousel trên Facebook, người xem có thể lướt xem nhiều sản phẩm khác nhau mà không cần rời khỏi Reels.
Thêm yếu tố AI (trí tuệ nhân tạo) vào các sản phẩm quảng cáo.
Người đứng đầu nhóm kinh doanh toàn cầu của Meta, Nicola Mendelsohn, cho biết rằng Meta hiện đang ứng dụng AI để cải thiện hệ thống xếp hạng quảng cáo của mình, giúp hệ thống hiểu quảng cáo nào đang hoạt động hiệu quả và quảng cáo nào thì không.
“Các khoản đầu tư của chúng tôi vào AI cuối cùng cũng đã được đền đáp, đặc biệt là với Meta (Facebook) Advantage, tên gọi đại diện cho nhóm các giải pháp quảng cáo dựa trên AI của Meta.”
“Advantage+ Shopping, công cụ quảng cáo mua sắm dựa trên AI của Meta là giải pháp giúp tối ưu hóa quảng cáo dựa trên các đối tượng và định dạng quảng cáo khác nhau, giải pháp này đang được phần lớn các nhà quảng cáo sử dụng.”
“Giờ đây, chỉ với một vài cú nhấp chuột, các chiến dịch Advantage+ Shopping có thể tự động lặp lại nhiều thử nghiệm nhắm mục tiêu (Targeting) khác nhau với mục tiêu là chọn ra những mẫu quảng cáo có hiệu suất cao nhất.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo như dự kiến, việc kiểm tra toàn diện TikTok sẽ bắt đầu từ 15.5 và kéo dài đến hết tháng 5.
Sáng 5.5, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) tổ chưc họp báo cung cấp thông tin về hoạt động của Bộ, của ngành Thông tin và Truyền thông trong tháng 4.2023.
Liên quan đến kế hoạch thanh, kiểm tra toàn diện hoạt động của TikTok tại Việt Nam, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ TTTT cho biết, để thực hiện kế hoạch trên, Bộ đã triển khai các bước kiểm tra theo quy định.
Theo ông Tự Do, đến nay Bộ TTTT đã gửi công văn cho các bộ ngành liên quan cử cán bộ tham gia đoàn kiểm tra, đến nay danh sách đoàn kiểm tra sắp hoàn thiện. Bộ cũng xây dựng đề cương nội dụng thực hiện kiểm tra TikTok.
“Dự kiến việc kiểm tra toàn diện sẽ bắt đầu từ 15.5, kéo dài đến hết tháng 5” – ông Tự Do nói.
Ông Lê Quang Tự Do cho biết, từ năm 2019, TikTok có sự phát triển rất mạnh ở thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, việc phát triển mạnh không đi đôi với trách nhiệm để giữ gìn, quản lý nền tảng lành mạnh, an toàn với người dùng.
Trước đây, nền tảng TikTok chủ yếu thuần túy giải trí nhưng từ năm 2022 trở lại đây bắt đầu nhiều nội dung chống phá đảng, nhà nước, vi phạm pháp luật nghiêm trọng về chính trị, cùng với đó là các nội dung độc hại, ảnh hưởng đến trẻ em phát triển mạnh mẽ, tạo thành trào lưu.
Theo ông Tự Do, TikTok, Facebook, YouTube đều là các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới. Họ có tiêu chuẩn cộng đồng áp dụng trên toàn cầu.
Tuy nhiên, khi vào Việt Nam, các nền tảng này phải tuân thủ theo luật pháp Việt Nam, không chỉ bao gồm việc quản lý về nội dung mà còn cả nghĩa vụ về thuế, thanh toán, quảng cáo…
Chỉ mới bùng nổ tại Việt Nam trong khoảng 3 năm trở lại đây, thế nhưng Việt Nam hiện xếp thứ 6 trong số 10 quốc gia có đông người sử dụng TikTok nhất thế giới.
Số liệu của DataReportal cho thấy, tính đến tháng 2, hiện có khoảng 49,9 triệu người sử dụng mạng xã hội TikTok tại Việt Nam. Cùng với Facebook, Zalo, YouTube, đây hiện là một trong những mạng xã hội phổ biến nhất tại Việt Nam.
Tuy vậy, thời gian gần đây, trên mạng xã hội TikTok ngày càng xuất hiện nhiều nội dung xấu độc như phim ngắn phản văn hóa, dung tục, các thông tin sai sự thật, truyền bá mê tín dị đoan, nhiều nội dung cổ xúy hành vi phạm tội…
Khác với Facebook, TikTok gợi ý nội dung cho người xem bằng thuật toán riêng do đơn vị này phát triển. Điều này cũng có nghĩa, các nội dung xấu, thông tin sai sự thật cũng có thể xuất hiện liên tục trước mắt người xem do gợi ý của thuật toán.
Trước thực trạng trên, Bộ TTTT sẽ tiến hành kiểm tra toàn diện đối với nền tảng mạng xã hội TikTok.
Đồng thời sẽ xử lý nghiêm đối với những trường hợp không tuân thủ pháp luật của nền tảng này trong quá trình hoạt động, kinh doanh tại Việt Nam.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cùng khám phá cách gã khổng lồ ngành mỹ phẩm L’Oréal của Pháp thích nghi và tham vọng với tầm nhìn về Metaverse và Web3.
Trong khi Metaverse hay Web3 thường chỉ gắn liền với các công ty công nghệ lớn, các doanh nghiệp bán lẻ cũng không nằm ngoài tầm nhìn và tham vọng này, gã khổng lồ ngành mỹ phẩm L’Oréal của Pháp là một trong số đó.
Bài viết này là toàn bộ cuộc phỏng vấn giữa McKinsey với Smita Dubey, hiện là Giám đốc Marketing và kỹ thuật số (CDMO), và Camille Kroely, Giám đốc Metaverse và Web3 tại Tập đoàn L’Oréal, nói về những tầm nhìn mà L’Oréal đang có với Metaverse và Web3, cũng như các hoạt động cụ thể mà doanh nghiệp này đang triển khai.
Dưới đây là chi tiết cuộc trò chuyện.
Yếu cố công nghệ kỹ thuật số quan trọng như thế nào trong việc thúc đẩy sự đổi mới của ngành làm đẹp?
Asmita Dubey: Chúng tôi tin rằng tương lai của cái đẹp là sự kết hợp giữa yếu tố vật lý, kỹ thuật số và ảo (Virtual), và chúng tôi đang định hình nó bằng khoa học, công nghệ và sự sáng tạo.
Chúng tôi đã và đang khám phá các mô hình kinh doanh mới như thương mại xã hội (Social Commerce), làm Marketing trong thời đại kỹ thuật số (Digital) và ngành kinh doanh làm đẹp với các ứng dụng công nghệ thực tế tăng cường (AR), đó cũng là lý do chúng tôi đã mua lại ModiFace vào năm 2018.
Thông qua công nghệ này, chúng tôi đã có hơn 1 tỷ lượt dùng thử sử dụng tính năng trang điểm và tạo màu tóc trên môi trường ảo.
Các công nghệ làm đẹp đang làm chuyển đổi mạnh mẽ ngành làm đẹp.
Metaverse là trọng tâm lớn trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của L’Oréal. Và bạn đã học được điều gì và tiếp theo sẽ là gì?
Asmita Dubey: Một trong những câu thần chú được xem là triết lý kinh doanh của chúng tôi là hãy nắm lấy thứ gì đó ngay khi nó bắt đầu. Theo nghĩa này, chúng tôi đang thâm nhập vào Web3 và Metaverse, bởi vì quá trình chuyển đổi kỹ thuật số và hành vi của người tiêu dùng đang phát triển rất nhanh chóng.
Chúng tôi đang chuyển từ việc tập trung bán sản phẩm sang dịch vụ, từ số hóa (digitalization) sang ảo hóa (virtualization), từ làm đẹp 2D sang 3D, cũng như từ điện thoại thông minh sang các thiết bị tương tác trực tiếp.
Chúng tôi cũng đang thay đổi góc nhìn chiến lược từ việc theo dõi các hành vi xã hội sang xây dựng các cộng đồng mới nơi người dùng được trao quyền, và từ chuyển đổi kỹ thuật số sang chuyển đổi dữ liệu, với sự phát triển mạnh mẽ của AI (trí tuệ nhân tạo), những định hướng này của chúng tôi đang được hỗ trợ tích cực.
Camille Kroely: Thật vậy, đó thực sự là việc giải mã các quy tắc làm đẹp mới. Cách chúng tôi tiếp cận vấn đề này là hiểu được ý nghĩa thực sự của Metaverse đối với cái đẹp và những điểm chung giữa chúng.
Làm đẹp là về việc thể hiện bản thân và cũng giống như cách các công nghệ kỹ thuật số mới hiện đang mở ra khả năng để mọi người thể hiện bản thân, môi trường ảo là một cách phù hợp để mọi người làm điều đó.
Chúng tôi đã thực hiện nhiều các nghiên cứu để hiểu cách Gen Z tiếp cận Metaverse. Gen Z không chỉ là những “người bản địa kỹ thuật số”, họ còn là “người bản địa trong lĩnh vực game và metaverse”.
Theo số liệu chúng tôi có được, 57% Zers cảm thấy rằng họ có thể thể hiện bản thân một cách cởi mở hơn khi sử dụng các danh tính kỹ thuật số (digital identities) ví dụ như những hình đại diện mà họ có thể tùy chỉnh.
Chúng tôi cũng đã thực hiện nghiên cứu ở Trung Quốc, Châu Âu và Mỹ để hiểu những gì người tiêu dùng làm đẹp đang quan tâm và những trải nghiệm mà họ mong đợi với Metaverse. Nghiên cứu đã xác nhận những gì mà chúng tôi đang nhìn thấy.
Chúng tôi nhận thấy rằng có đến 2/3 số người quan tâm đến cái đẹp, những người đã rất hào hứng với Metaverse. Họ háo hức được khám phá những cơ hội mới, trải nghiệm ảo mới, và nhiều thứ khác.
Người tiêu dùng sẵn sàng chi tiền hàng tháng để đầu tư vào các thương hiệu và cơ hội làm đẹp, đặc biệt là các trải nghiệm mới.
Metaverse và Web3, đặc biệt là khía cạnh trải nghiệm nhập vai, có tác động như thế nào đến L’Oréal?
Asmita Dubey: Metaverse là một cách tiếp cận kể chuyện thương hiệu (Brand Storytelling) và nhập vai, cho phép các thương hiệu khám phá cách truyền thông và thể hiện thương hiệu.
Metaverse cũng nói về sự thay đổi trong trọng tâm của sự ảnh hưởng — cách nền kinh tế người có ảnh hưởng (Influener Economy) và nền kinh tế nhà sáng tạo (Creator Economy) ảnh hưởng đến người tiêu dùng và cả thương hiệu.
Hơn nữa, nếu chúng ta nhìn vào các giá trị mà Web3 có thể mang lại, tham vọng của chúng tôi là trở nên đa dạng và toàn diện hơn, đó cũng là những gì thương hiệu của chúng tôi hướng tới.
Metaverse là về việc xây dựng một hệ sinh thái mới và cung cấp cho các thương hiệu của chúng tôi những khả năng mới để thể hiện giá trị.
Chúng tôi hiện đang hợp tác với OpenSea, đơn vị hàng đầu về NFT và các bộ sưu tập kỹ thuật số, để khám phá lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.
Chúng tôi cũng hợp tác với Meta và với Station F, một trong những vườn ươm doanh nghiệp khởi nghiệp lớn nhất thế giới, để đẩy nhanh quá trình.
Bạn nghĩ rằng Metaverse có thể ảnh hưởng đến vẻ đẹp trong thế giới thực ra sao?
Camille Kroely: Tôi tin rằng chúng ta sẽ chuyển từ hành trình của khách hàng (Customer Journey) vốn đã ngoại tuyến (offline) và trực tuyến (online) sang Metaverse.
Chúng ta có thể thấy rằng Metaverse và Web3 đã tác động mạnh mẽ đến các yếu tố sáng tạo trong thế giới thực. Ví dụ: nếu bạn hỏi về cách mọi người trang điểm — họ có thể đã lấy cảm hứng từ những nhà sáng tạo nội dung số.
Hay nói về các doanh nghiệp bán lẻ — các mô hình bán lẻ hiện cũng đang bị ảnh hưởng theo quy tắc này. Ví dụ, chúng tôi đang sử dụng mã QR để cho phép người dùng tương tác với các sản phẩm của mình.
Người tiêu dùng có thể quét mã và truy cập các dịch vụ và trải nghiệm ảo.
Metaverse và Web3 không chỉ là những thay đổi về mặt công nghệ. Chúng là một phần của cái gọi là xu hướng văn hóa và những nhà sáng tạo, và tại L’Oréal, chúng tôi đã tương tác với vô số các nhà sáng tạo.
Đó là một mô hình hoàn toàn mới mà chúng tôi đang thử nghiệm, mô hình tận dụng mạnh mẽ sức mạnh của nhà sáng tạo và cộng đồng.
L’Oréal đang làm việc với các nhóm nhà sáng tạo và nghệ sĩ mới trên khắp thế giới ảo và thực như thế nào?
Asmita Dubey: Tại L’Oréal, chúng tôi đã có một nền tảng vững chắc về việc phối hợp với các nhà sáng tạo, chúng tôi hiện có gần 65.000 nhà sáng tạo, những người đã liên tục nâng cao kỹ năng làm marketing trong thời đại kỹ thuật số.
Nâng cao kỹ năng là một cái gì đó không bao giờ dừng lại ở L’Oréal.
Vì vậy, việc chúng tôi trở thành thương hiệu đầu tiên thử nghiệm việc trang điểm bằng AR và VR là điều khá tự nhiên.
Đó cũng là lý do tại sao Maybelline đã hợp tác với Ready Player Me để mang đến những diện mạo đại diện mới cho người tiêu dùng trong thế giới ảo.
Lời khuyên của bạn dành cho các giám đốc điều hành hiện đang suy nghĩ về con đường phía trước trong ngành của họ là gì?
Camille Kroely: Với tư cách là giám đốc điều hành tại L’Oréal, chúng tôi tin rằng mình có trách nhiệm đảm bảo rằng Metaverse và Web3 có thể mang lại những tác động tích cực.
Đứng trước những công nghệ mới hay xu hướng mới, điều đầu tiên các doanh nghiệp cần làm đó là dám thử và tìm ra những cơ hội mới.
Sau đó, hãy xem xét đến cách sử dụng chúng để tăng trưởng và tạo ra giá trị cho doanh nghiệp và cả khách hàng.
Doanh nghiệp cũng cần xác định xem các công nghệ mới sẽ tác động như thế nào đến cách họ kinh doanh và làm việc, các quy trình, tổ chức của doanh nghiệp và hơn thế nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhằm thích ứng nhanh chóng với những thay đổi của thị trường, các doanh nghiệp bán lẻ đã tận dụng AI hay những giải pháp công nghệ khác để cắt giảm chi phí vận hành cũng như tối đa hóa chi phí hàng hóa và dịch vụ.
Người tiêu dùng nói chung thường “nhạy cảm” với giá cả. Đặc biệt, trong bối cảnh giá dịch vụ và hàng hóa liên tục biến động, người tiêu dùng sẽ thường xuyên tìm kiếm các phương cách tiết kiệm, so sánh giá cả giữa các cửa hàng hoặc kênh bán hàng để có được mức giá tốt nhất.
Đơn cử như sau vài lần giá xăng dầu lập “đỉnh”, nhiều nền tảng cung cấp dịch vụ giao hàng đã tăng phí dẫn đến những thay đổi về cách thức mua sắm.
Người tiêu dùng có xu hướng quay lại với hình thức mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng tiện lợi hoặc siêu thị, vậy nên việc trữ một lượng hàng tồn kho lớn ở mức chi phí phải chăng trở nên rất cần thiết.
Nhằm thích ứng nhanh chóng với những thay đổi trên và cả những thay đổi khác nữa, các hãng bán lẻ đã tận dụng những giải pháp công nghệ như tự động hóa (robotic), máy học (machine learning) và trí tuệ nhân tạo (AI) để cắt giảm chi phí vận hành cũng như tối đa hóa chi phí hàng hóa và dịch vụ.
Các công nghệ này có thể cung cấp dữ liệu khách quan với độ chính xác cao để giảm thiểu tác động của gián đoạn thị trường đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
AI giúp dự đoán ảnh hưởng của những yếu tố tác động đến nhu cầu tiêu dùng như khuyến mãi, giá cả, cách thức trưng bày hàng hóa và dữ liệu thời tiết để đưa ra những dự đoán nhu cầu chính xác và tối ưu hóa quá trình bổ sung hàng hóa.
Trong hoạt động vận hành bán lẻ, điều này cũng giúp nhà bán lẻ điều phối nhân sự hiệu quả hơn cũng như tránh được nhiều thất thoát đối với những hàng hóa bán chậm.
Trong khi lượng khách hàng mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng được dự đoán sẽ tăng, các kênh bán hàng trực tuyến vẫn sẽ chiếm tỷ lệ quan trọng nhờ sự tiện lợi cùng các ưu đãi về giá thông qua các chiến dịch quảng cáo kỹ thuật số.
Với việc nhu cầu bán hàng đa kênh gia tăng, các hãng bán lẻ tập trung đồng bộ hóa giữa thương mại điện tử và các cửa hàng truyền thống, bắt đầu tiến hành quản lý các mô hình này như một thể thống nhất và liền mạch.
Sự chuyển đổi này là nhiệm vụ đòi hỏi nhiều nguồn lực, yêu cầu cao về độ chính xác, cần có dữ liệu trong thời gian thực để có thể đáp ứng được mong đợi của người tiêu dùng; do đó việc các thương hiệu bán lẻ (Retail) tích hợp các giải pháp được phát triển dựa trên công nghệ AI và tự động hóa là vô cùng cần thiết.
Các công cụ phù hợp sẽ giúp đảm bảo quản lý hiệu quả đơn đặt hàng trực tuyến từ các cửa hàng, đơn hàng dự trữ (backorder), hỗ trợ hiệu quả cho việc dự đoán cũng như lên kế hoạch về hàng tồn kho, thậm chí cả khi hàng hóa bị buộc phải chuyển hướng giữa các trung tâm thực hiện đơn hàng.
Nếu các nhà bán lẻ bị hết hàng, họ có thể mất đi doanh số và thậm chí cả khách hàng. Mức độ hiệu quả của hoạt động bổ sung hàng hóa là hết sức quan trọng trong việc đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và duy trì lợi nhuận.
Một nghiên cứu gần đây của RELEX Solutions chỉ ra rằng gần 50% các nhà bán lẻ không nắm bắt được số lượng hàng hóa trong mỗi cửa hàng.
Điều này cho thấy, lỗ hổng trong cách tiếp cận việc quản lý đơn đặt hàng từ các cửa hàng để đạt được sự chính xác và hiệu quả.
Để luôn là lựa chọn hàng đầu của khách hàng, các nhà bán lẻ cần phải ưu tiên phát triển hệ thống bổ sung đơn hàng hiệu quả, có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà không tốn nhiều tài nguyên.
Với việc khách hàng có thể mua sắm ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào, công nghệ AI và máy học giúp các thương hiệu duy trì số lượng hàng hóa phù hợp trong kho, dự đoán các thay đổi về nhu cầu và điều chỉnh việc bổ sung đơn hàng, nhằm thúc đẩy cải thiện dịch vụ, doanh thu cùng với mức độ hài lòng của khách hàng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sản phẩm quảng cáo mới TikTok Pulse Premiere sẽ cho phép các nhà xuất bản bán quảng cáo bên cạnh các bài đăng của họ và thu về 50% doanh thu có được.
TikTok cho biết mạng xã hội này đang cho ra mắt một sản phẩm quảng cáo mới cho phép các nhà xuất bản (Publisher) bán quảng cáo bên cạnh các bài đăng của họ.
Với tên gọi là TikTok Pulse Premiere, TikTok sẽ chia sẻ 50% doanh thu từ các quảng cáo video xuất hiện ngay sau bài đăng của nhà xuất bản trên TikTok.
Sản phẩm mới sẽ cung cấp các đặc quyền tương tự cho các tài khoản từ các nhà xuất bản được chọn, chẳng hạn như Condé Nast, BuzzFeed và NBC.
TikTok Pulse Premiere là gì?
Trong khi Pulse hiện chỉ có sẵn cho 4% bài đăng hàng đầu của các nhà sáng tạo nội dung — dựa trên các số liệu như lượt thích, thời gian xem và lượt bình luận — sản phẩm Pulse Premiere mới sẽ bán quảng cáo trên tất cả các bài đăng của các nhà xuất bản tham gia chương trình.
Ông Ray Cao, người đứng đầu về chiến lược sản phẩm kiếm tiền toàn cầu (Global Head of Monetization Product Strategy) của TikTok cho biết: “Vấn đề là làm thế nào chúng tôi có thể thực sự đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình.
TikTok dự kiến sẽ chiếm khoảng 2,5% thị trường quảng cáo kỹ thuật số (Digital Ads) tại Mỹ trong năm 2023 và doanh thu quảng cáo tại đây dự kiến sẽ tăng 36% lên 6,83 tỷ USD, theo dự báo từ công ty nghiên cứu thị trường Insider Intelligence.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về TikTok Pulse Premieretại đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Công ty thương mại điện tử đa quốc gia Shopify của Canada vừa thông báo bán lại mảng vận tải (logistics) cho Flexport, doanh nghiệp chuyên về công nghệ chuỗi cung ứng (supply chain).
Theo đó, Shopify sẽ bán mảng hậu cần vận tải (giao vận) cho công ty công nghệ chuyên cung cấp các giải pháp về chuỗi cung ứng, Flexport.
Thương vụ được cho là đi ngược lại với chiến lược bấy lâu nay của Shopify, khi công ty này đã dành khá nhiều năm để xây dựng các dịch vụ riêng về logistics và giao nhận đơn hàng (order-fulfillment).
Là một phần của thỏa thuận, Shopify sẽ nhận được lượng cổ phiếu tương đương khoảng 13% của Flexport.
Sự hợp tác mới của Shopify và Flexport cũng được cho là giải pháp hợp lực để có thể cạnh tranh với các đối thủ thương mại điện tử (ecommerce) lớn như Amazon và Walmart.
Chủ tịch Shopify, Harley Finkelstein, cho biết trong một cuộc phỏng vấn:
“Thoả thuận mới sẽ cho phép Flexport làm những gì họ vốn có thể làm tốt nhất và cũng tương tự với Shopify, chúng tôi sẽ quay lại làm những gì chúng tôi mạnh nhất, đó là xây dựng các phần mềm phục vụ cho hoạt động thương mại điện tử.”
Flexport là doanh nghiệp đứng đầu trong danh sách 50 công ty được xem là “kẻ phá bĩnh” (Disruptor) của CNBC trong năm 2022, và là một trong những công ty khởi nghiệp có giá trị nhất sau vòng huy động vốn với giá trị khoảng 2,3 tỷ USD.
Flexport cũng đã từng tuyển dụng nhiều vị trí cấp cao từ đối thủ Amazon, bao gồm cả việc tuyển CEO Dave Clark trong năm 2022.
CEO của Flexport cho biết:
“Chúng tôi có cùng tầm nhìn với Shopify. Chúng tôi chỉ quan tâm đến sự thành công của người bán (Merchant)và khách hàng của mình, chúng tôi không quan tâm liệu họ có bán hàng trong cửa hàng của họ hay không hay là bán trên Amazon và Walmart.”
Shopify cũng sẽ giữ lại ứng dụng Mạng lưới giao nhận Shopify (Shopify Fulfillment Network) hiện là nơi người bán trên Shopify quản lý quy trình giao nhận của họ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Midea, hãng thiết bị gia dụng Trung Quốc, có động thái táo bạo khi đề nghị chi hàng tỷ USD để mua thương hiệu cao cấp Thụy Điển, theo Bloomberg.
Một số nguồn tin cho biết trong vài tuần qua, Midea đã tiếp cận sơ bộ và đưa ra lời đề nghị với Electrolux. Tuy nhiên, nhà sản xuất thiết bị gia dụng cao cấp của châu Âu vẫn chưa chấp thuận. Ngoài Midea, một số công ty châu Á khác, trong đó có Samsung, cũng được cho là đang tính đến khả năng thâu tóm Electrolux.
Electrolux hiện có giá trị vốn hóa 4,3 tỷ USD, còn Midea được định giá khoảng 58 tỷ USD.
Theo Bloomberg, thương vụ của Midea nếu diễn ra sẽ cho thấy khả năng liệu các công ty Trung Quốc có thể mua doanh nghiệp điện tử nước ngoài trong bối cảnh Mỹ và châu Âu đang siết chặt các quy định, dù máy rửa bát hay tủ lạnh không nhất thiết được xếp vào rủi ro an ninh quốc gia.
Sở hữu Electrolux sẽ làm phong phú danh mục công ty nước ngoài của Midea. Tập đoàn có trụ sở tại Quảng Đông (Trung Quốc) đã mua cổ phần kiểm soát bộ phận thiết bị gia dụng của Toshiba từ 2016. Họ cũng thâu tóm công ty sản xuất robot Đức Kuka một năm sau đó.
Midea cũng tham gia đấu thầu mảng gia dụng của General Electric năm 2017, nhưng bộ phận này sau đó về tay đối thủ Trung Quốc là Haier với giá 5,4 tỷ USD.
Midea và Electrolux cũng có mối quan hệ đối tác và năm 2018 cùng nhau ra mắt thương hiệu AEG cao cấp tại Trung Quốc.
Electrolux, Midea và Samsung đều chưa đưa ra bình luận. Electrolux đang trong quá trình sa thải 3.800 công nhân nhằm cắt giảm chi phí hoạt động. Dù doanh thu quý I/2023 cao hơn mức dự kiến, công ty vẫn ghi nhận lỗ ròng và dòng tiền âm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
LinkedIn đang thử nghiệm một tính năng mới cho phép người dùng xây dựng CV xin việc (đơn xin việc) bằng AI (trí tuệ nhân tạo). Dưới đây là tất cả những gì bạn cần biết về tính năng mới này của LinkedIn.
Nếu bạn từng khó khăn không biết làm thế nào để có thể xây dựng hay viết những CV có khả năng gây sự chú ý của các nhà tuyển dụng (HR) thì tính năng tạo CV bằng AI mới của LinkedIn là lý tưởng dành cho bạn.
LinkedIn đang thử nghiệm tính năng AI mới giúp người dùng tạo CV.
Theo báo cáo, LinkedIn đang thử nghiệm một số tính năng mới, trong đó sẽ cho phép người dùng sử dụng AI để viết các hồ sơ xin việc (CV).
Các CV (Curriculum Vitae) sẽ được cá nhân hóa theo từng người dùng với mục tiêu là giúp làm hài lòng các nhà quản lý tuyển dụng và tăng cơ hội tìm được việc làm.
Người dùng sẽ có thể tạo ra các thư giới thiệu (Cover Letter) ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề, đồng thời có thể gửi thẳng nó cho nhà tuyển dụng.
Tính năng này hiện đã có sẵn cho những người đăng ký gói Premium của mạng xã hội LinkedIn (gói có trả phí).
Theo bà Ora Levit, Giám đốc cấp cao và là Trưởng bộ phận Tăng trưởng cốt lõi (Head of Core Growth) của LinkedIn:
“Bằng cách sử dụng AI tổng quát (Generative AI) từ các dữ liệu đầu vào như thông tin từ hồ sơ của bạn, yêu cầu của nhà tuyển dụng hay các bản mô tả công việc từ các doanh nghiệp mà bạn quan tâm, chúng tôi có thể tạo ra một CV được cá nhân hóa rất cao.”
Sự phát triển của AI.
Trong những khoảng thời gian gần đây, AI có thể nói là một trong những từ khoá “nóng” nhất trong cả thế giới công nghệ lẫn kinh doanh.
Từ sử dụng AI để tạo ra văn bản, xây dựng video và những hình ảnh đầy màu sắc, đến việc tận dụng AI để xây dựng các mẫu quảng cáo và gia tăng trải nghiệm của khách hàng (ví dụ như Amazon dùng AI để đề xuất các sản phẩm mà người dùng có thể thích).
Mối quan tâm đến AI lên đến đỉnh điểm với sự ra đời của ChatGPT hay Google Bard, những chatbot AI dường như có thể trả lời bất cứ thứ gì mà nó được hỏi.
Dù là viết tiểu luận, sáng tác thơ và nhạc hay đề xuất ý tưởng cho nội dung, các chatbot AI này sẽ sớm trở thành các giải pháp chính trong nhiều lĩnh vực.
Các công ty công nghệ lớn như Microsoft, Meta và Google hiển nhiên đang chạy đua với công nghệ mới này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Từng ủng hộ Elon Musk trong thương vụ mua lại Twitter trị giá 44 tỷ USD, nhưng mới đây nhà sáng lập Twitter Jack Dorsey đã bày tỏ sự chê trách CEO mới. Ông cho rằng Elon Musk đã không thể chứng minh mình là nhà lãnh đạo phù hợp cho mạng xã hội.
“Tôi nghĩ ông ấy đã hành động sai khi nhận ra thời điểm mua lại của mình quá tệ. Tôi cũng không cho rằng việc hội đồng quản trị ép mua vào lúc đó như vậy là đúng”, Jack Dorsey chia sẻ trên Bluesky, nền tảng mạng xã hội do ông sáng lập với mục tiêu thay thế Twitter.
“Lẽ ra Elon Musk nên hủy thương vụ với Twitter”.
Hôm 28/4, một người dùng Bluesky đăng bài nói rằng ông rất buồn khi Twitter đang ngày càng tệ dần. Jack Dorsey đã bình luận: “Đúng vậy” ngay bên dưới bài viết nhưng đồng thời cũng khẳng định rằng Twitter sẽ không thể tiếp tục hoạt động nếu vẫn là một công ty cổ phần công khai.
“Bạn có muốn nó rơi vào tay những quỹ phòng hộ hoặc các nhà hoạt động Phố Wall hay không? Đó chính là cách duy nhất nếu không tư nhân hóa Twitter”, ông cho biết.
Trong một bài viết khác, nhà sáng lập Twitter còn nói rằng đáng lẽ Elon Musk nên từ bỏ thương vụ Twitter và đền bù 1 tỷ USD phí đơn phương hủy hợp đồng.
Theo ông, nếu Elon Musk hay bất cứ ai muốn mua lại Twitter, họ chỉ cần ra giá làm hài lòng hội đồng quản trị và cao hơn những gì Twitter có thể mang lại là được.
Điều này là bình thường với mọi công ty công. “Do đó, tôi cho rằng Elon Musk đáng lẽ nên rút khỏi thương vụ và đền bù 1 tỷ USD”, ông khẳng định.
Theo Business Insider, thị trường chứng khoán đã chững lại ngay sau khi Elon Musk đề nghị mua lại Twitter với giá 44 tỷ USD, trong đó mỗi cổ phiếu giá 54,2 USD vào tháng 4/2022. Sau đó, vị tỷ phú nhanh chóng tỏ ra muốn quay xe khỏi thương vụ đắt đỏ.
Hành động này của ông đã làm dấy lên cuộc chiến pháp lý đầy căng thẳng với Twitter. Công ty mạng xã hội đã đệ đơn kiện lên Tòa án Delaware để buộc Musk làm đúng theo thỏa thuận. Thậm chí, hãng công nghệ còn có ý định yêu cầu vị tỷ phú trả thêm lãi, bồi thường vì đã làm trễ thương vụ.
Đến tháng 10/2022, CEO Tesla đành “xuống nước” khi đề nghị mua lại Twitter với giá gốc 54,2 USD/cổ phiếu để tránh vụ kiện gây ra nhiều lùm xùm và đồn đoán trong thời gian gần đây. “Twitter đang trở nên tệ hơn”, Jack Dorsey chia sẻ trên trang cá nhân.
Elon Musk từng là người cựu CEO Twitter Jack Dorsey tin tưởng.
Trước đó, đồng sáng lập Twitter luôn giữ mối quan hệ hòa hảo với Elon Musk, thậm chí còn nhiều lần tỏ thái độ ủng hộ ông mua lại công ty mạng xã hội. Năm ngoái, ông còn gọi vị tỷ phú gốc Nam Phi là “người duy nhất tôi tin tưởng” với vị trí CEO mới của Twitter.
“Theo nguyên tắc, tôi không cho rằng mạng xã hội Twitter nên hoạt động dưới quyền sở hữu của bất cứ ai. Nó cần là sản phẩm phục vụ cho cộng đồng, không phải công ty tư nhân. Nhưng nếu bắt buộc phải tư nhân hóa, Elon Musk là lựa chọn duy nhất tôi tin tưởng”, Jack Dorsey khẳng định.
Tuy nhiên, dưới thời Elon Musk, Twitter đã sa thải phần lớn nhân sự và chịu không ít điều tiếng phản đối từ công chúng. Trong đó, kế hoạch bán tick xanh bằng dịch vụ Twitter Blue là hành động nhận về nhiều phản ứng trái chiều nhất.
Theo chính sách mới, người dùng cá nhân phải trả 8 USD/tháng để mua tick xanh, trong khi các tổ chức phải trả tới 1.000 USD.
Nhiều ý kiến cho rằng quy định mới khiến tick xanh mất đi ý nghĩa vốn có, từ biểu tượng xác minh độc lập thành chính sách thu tiền để khiến một số tài khoản được nhiều người biết đến hơn.
“Trò thu phí để xác định danh tính là một trò lừa đảo và tôi không đồng tình với quyết định này. Hệ thống bán tick xanh sẽ khiến Twitter mất hàng triệu thậm chí là hàng tỷ người dùng”, Jack Dorsey chia sẻ trên trang Bluesky cá nhân.
Theo Guardian, việc triển khai Twitter Blue – từ phản ứng của người dùng đến quá trình thực thi – đều thất bại. Một số chỉ ra rằng các dấu tick xanh chưa được xóa hoàn toàn khỏi hệ thống của nền tảng, liên tục ẩn và hiện trong nhiều ngày trước khi bị xóa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cùng khám phá một số bí mật về PR (Public Relations), những thứ mà đội ngũ Marketing chưa nói với bạn hoặc chính bạn là người trong nghề nhưng chưa kịp nhận ra.
Trong khi PR vẫn được biết đến với tư cách là một phương thức làm Marketing hiệu quả trong việc thu hút sự chú ý của công chúng, giúp xây dựng uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường và hơn thế nữa, đằng sau nó vẫn ẩn chứa nhiều hiểu nhầm, dưới đây là một số điểm chính bạn có thể tham khảo.
1. PR không phải là cách tốt nhất để thu hút sự chú ý của giới truyền thông.
Dù cho ai đó đã nói với bạn điều gì về PR, hay họ định nghĩa về PR như thế nào, PR vẫn là PR, nó vẫn là một cách để giao tiếp với công chúng thông qua một bên thứ ba mà cụ thể là giới truyền thông và báo chí.
Thông thường, các doanh nghiệp sử dụng PR là để “chạy” cho một dự án hay chiến dịch nào đó ví dụ như chuẩn bị ra mắt sản phẩm mới, sắp ký kết đầu tư với một đối tác lớn và hơn thế nữa.
Người làm PR sau đó sẽ liên hệ với các giới truyền thông, báo chí để chia sẻ về thông tin của mình, tuy nhiên, điều này không nên là toàn bộ chiến lược PR của doanh nghiệp.
Trong khi các bài viết hay mẫu tin của doanh nghiệp có thể được đọc, nó hiếm khi có tác động thực sự như cách người xây dựng nó vẫn mong muốn.
Ngoài ra, trong bối cảnh truyền thông hiện tại, khi các nhà báo hay những người biên tập viết và đưa vô số các tin tức khác nhau, các mẫu tin PR của doanh nghiệp sẽ càng trở nên mờ nhạt hơn.
Trong thế giới kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng như hiện nay, các đội nhóm PR cần phải sáng tạo hơn và suy nghĩ vượt trội hơn.
Thay vì chỉ đơn giản là gửi đi một thông cáo báo chí (PR) chung chung, hãy tạo ra một câu chuyện đủ hấp dẫn để gây sự chú ý của công chúng và đối tượng mục tiêu.
Bạn cũng đừng nói với họ bạn đang làm gì, hãy cho họ thấy tại sao họ nên quan tâm đến những gì bạn sắp nói.
2. Storytelling quan trọng hơn nhiều so với các quảng cáo bán hàng.
Khi nghĩ về PR, có thể bạn đang nghĩ đến việc các phương tiện truyền thông kỹ thuật số đang xuất bản các câu chuyện hay mẫu tin về doanh nghiệp của bạn.
Tuy nhiên, bạn cũng quên rằng, dù ai đang đọc các nội dung đó, thì đằng sau nó vẫn là “con người”, những thực thể đầy cảm xúc.
Và cảm xúc thực sự đang là một từ khó nhằn trong ngành PR.
PR không phải là về các tiêu đề HOT, hay “gây sốc”, mà là về việc khơi gợi các yếu tố về cảm xúc của công chúng hay các nhóm đối tượng mục tiêu, để xây dựng nên các mối quan hệ bền chặt và thúc đẩy hành động.
Chính các câu chuyện hay thuật kể chuyện storytelling mới thứ là kết dính chứ không phải lời giới thiệu của các nhóm PR.
Nhiệm vụ của bạn giờ đây là tạo ra những câu chuyện chân thực, hấp dẫn và nhân văn, đó thực sự là công cụ mạnh mẽ nhất trong chiến lược PR của thương hiệu.
3. Xây dựng những tin tức mang đậm bản sắc riêng.
Trong thế giới kinh doanh phức tạp như hiện nay, vấn đề chính của cả những người làm marketing nói chung và PR nói riêng không phải là xây dựng nội dung (content) mà là những nội dung riêng biệt, yếu tố “Unique” hay USP được xem là chìa khoá.
Bạn cần những đội nhóm PR biết cách tạo ra những tin tức hay nội dung mang đậm bản sắc riêng cho doanh nghiệp. Bạn cũng có thể cần chút táo bạo và chấp nhận rủi ro để thử nghiệm được nhiều hơn và nhận được nhiều thứ hơn.
Ngoài các ý tưởng sáng tạo, bạn có thể cần vượt ra khỏi các khái niệm PR truyền thống, tức chỉ đơn giản là gửi tin cho giới truyền thông và chờ kết quả.
4. Hãy trở thành một người truyền bá (Thay vì là nhân viên PR).
Khi nói đến những người làm PR, bạn cần một người truyền bá cho thương hiệu chứ không phải một nhà báo.
Bạn cần một đội nhóm đối xử với thương hiệu của bạn như thương hiệu của chính họ và cũng đầu tư vào thành công của doanh nghiệp giống như cách bạn đang làm.
Làm cho một thương hiệu trở thành một cái tên quen thuộc đòi hỏi một sự cam kết không lay chuyển. Nó đòi hỏi sự nhiệt thành. Nó đòi hỏi sự tận tâm.
Trong nhiều trường hợp, đội nhóm của bạn có thể cần “quên” đi họ là những người làm PR, thay vào đó họ chỉ đơn giản là người kể chuyện, người truyền cảm hứng và họ làm việc vì chính họ và cộng đồng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Ứng dụng lưu trữ trên đám mây Dropbox vừa thông báo sẽ cắt giảm khoảng 500 nhân viên, tương đương 16% lực lượng lao động toàn cầu của doanh nghiệp, đồng thời chuyển hướng sang ứng dụng AI nhiều hơn.
Nền tảng lưu trữ dựa trên đám mây Dropbox theo đó thông báo rằng công ty này đang cắt giảm khoảng 16% lực lượng lao động toàn cầu, tương đương với hơn 500 nhân viên.
Sau hàng loạt các công ty công nghệ lớn như Amazon, Meta, Apple hay Twitter đã sa thải hàng nghìn nhân viên, Dropbox cũng chính thức gia nhập “cuộc đua”.
Trong môt email gửi tới nhân viên, CEO Dropbox, Drew Houston viết:
“Tôi viết thư này để chia sẻ rằng tôi đã phải đưa ra một quyết định hết sức khó khăn đó là cắt giảm khoảng 16% lực lượng lao động toàn cầu của Dropbox, tương đương với 500 nhân viên.
Đầu tiên, trong khi tình hình hoạt động kinh doanh của Dropbox vẫn tích cực, vẫn có lãi, tốc độ tăng trưởng đang trở nên chậm lại.
Một phần của điều này là do một số mảng kinh doanh của Dropbox đã vào giai đoạn trưởng thành và bão hoà, phần khác, bối cảnh suy thoái kinh tế đã ít nhiều gây áp lực lên khách hàng của Dropbox, và hiển nhiên, điều này tác động trực tiếp đến nền tảng.
Một số khoản đầu tư từng mang lại lợi nhuận dương cho Dropbox nhưng nay đã không còn bền vững nữa.”
Ngoài ra, Dropbox cũng cho biết là đang nỗ lực để hướng tới một tương lai mới, nơi AI (trí tuệ nhân tạo) được áp dụng rộng rãi hơn. Điều này có nghĩa là nhiều nhân viên khác sẽ tiếp tục bị thay thế bằng AI, cũng như sẽ tuyển dụng thêm các vị trí khác còn thiếu.
CEO Houston nhấn mạnh rằng Dropbox luôn cam kết đi đầu trong kỷ nguyên AI và muốn đảm bảo rằng doanh nghiệp vẫn luôn nằm ở vị trí tốt nhất trong việc khai thác hết các tiềm năng của AI.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang trên đà phát triển với một tốc độ ổn định, không chỉ phái yếu mà ngay cả phái mạnh cũng ngày càng chú ý nhiều đến ngoại hình và đầu tư nhiều hơn vào những sản phẩm làm đẹp.
Người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng chú trọng tới thẩm mỹ và sức khỏe, khiến nhu cầu sử dụng mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da tăng cao. Đây cũng là lĩnh vực không bị ảnh hưởng bởi đại dịch hay thăng trầm của thị trường.
Công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu Mintel, tổng giá trị thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam đang vào khoảng 2,63 tỷ USD và được dự đoán tăng trưởng với tốc độ 3,32% hàng năm đến năm 2027. Trong đó, các sản phẩm chăm sóc da được ưa chuộng nhất, với hơn 60% người tiêu dùng sử dụng mỗi ngày.
Thị trường nội địa nhiều tiềm năng.
Mới đây, Công ty nghiên cứu thị trường Q&Me đã công bố kết quả cuộc khảo sát năm 2022 với đối tượng là nữ giới trong độ tuổi 16 – 40 tuổi ở hai thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội về mức chi tiêu cho lĩnh vực làm đẹp.
Theo đó, 93% phụ nữ từ 25 – 32 tuổi sử dụng các sản phẩm chăm sóc da thường xuyên. Họ mua mỹ phẩm ở chủ yếu ba kênh: cửa hàng của thương hiệu, chuỗi cửa hàng chăm sóc sức khỏe & sắc đẹp và trang thương mại điện tử.
Số tiền trung bình mà phụ nữ Việt chi tiêu cho mỹ phẩm chăm sóc da là 436.000 đồng mỗi tháng: sản phẩm chăm sóc da được sử dụng nhiều nhất là sữa rửa mặt (77%), nước tẩy trang (66%), kem chống nắng (45%), kem dưỡng ẩm (37%), toner (36%), serum (28%).
Trước đó, vào tháng 12/2022, triển lãm quốc tế Beautycare Expo 2022 đã “trình làng” những sản phẩm, công nghệ mới nhất tại Hà Nội.
Tại đây, các nhà quản lý và chuyên gia nhận định, tính riêng thị trường sản phẩm chăm sóc da Việt Nam đạt giá trị gần 770 triệu USD năm 2020 và dự kiến đạt 1,92 tỷ USD vào năm 2027.
Đồng thời, thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ nhanh hàng đầu khu vực. Tiêu dùng cho sản phẩm, dịch vụ làm đẹp hiện trở thành khoản chi cố định và ngày càng gia tăng, trở thành nhu cầu thiết yếu của các gia đình.
Bên cạnh đó, tại Việt Nam, xu hướng làm đẹp cho nam mới cũng đã bắt đầu bùng nổ, với giá trị thị trường mỹ phẩm dành riêng cho nam giới đạt khoảng 30 triệu USD – theo kết quả khảo sát của Men Stay Simplicity (MSS).
“Gen Z, đặc biệt là nam giới không chỉ quan tâm đến mặc đẹp mà còn quan tâm đến việc chăm sóc da, giữ dáng”, CEO của Men Stay Simplicity, nhận định.
“Đó là một sự thay đổi lớn, hứa hẹn sự bùng nổ của thị trường có giá trị dự kiến đạt 30,8 tỷ USD trên toàn cầu, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm 9,1% từ năm 2022 – 2030, theo số liệu của Grand View Research”.
Với mức doanh thu không ngừng tăng trong hai thập niên qua, thị trường mỹ phẩm Việt Nam được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng và trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều thương hiệu mỹ phẩm nước ngoài.
Nhiều doanh nghiệp hàng đầu châu Âu và châu Á, như Anh, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, đang tích cực tìm kiếm cơ hội gia nhập và mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Với các chiến lược kinh doanh khác nhau, các thương hiệu sẽ đưa ra những mô hình kinh doanh phù hợp nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng từ nguồn khách hàng Việt.
Theo báo cáo tổng quan ngành hàng làm đẹp Việt Nam trên các sàn thương mại điện tử năm 2022 của nền tảng số liệu ecommerce Metric.vn, trung bình mỗi tháng ngành hàng làm đẹp đem về doanh thu hơn 1.500 tỷ đồng và gần 17 triệu sản phẩm được bán ra.
Nhu cầu của ngành hàng này trải đều trong năm khi doanh thu qua các tháng chênh lệch không quá nhiều. Tuy nhiên, tháng 11 và 12/2022 đạt doanh thu cao nhất, hơn 1.600 tỷ đồng. Các thương hiệu có doanh thu cao phần lớn đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Âu, Mỹ và Nhật Bản…
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sau khi phát hiện nhân viên tải các mã nhạy cảm lên ChatGPT, Samsung Electronics đã ban lệnh cấm sử dụng công cụ AI này và các sản phẩm tương tự như Google Bard.
Theo Bloomberg, Samsung thông báo cho nhân viên về quyết định này vào ngày 1/5. Công ty lo ngại các dữ liệu đưa lên những nền tảng AI như Bard của Google, Bing được lưu trên máy chủ bên ngoài, khiến rất khó để truy xuất và xóa bỏ, cuối cùng sẽ bị tiết lộ cho những người dùng khác.
Tháng trước, hãng điện tử Hàn Quốc thực hiện khảo sát về sử dụng công cụ AI trong công ty. 65% người phản hồi tin rằng những dịch vụ như vậy tiềm ẩn rủi ro.
Đầu tháng 4, các kỹ sư Samsung đã vô tình làm lộ mã nguồn nội bộ khi đăng lên ChatGPT. Không rõ thông tin bao gồm những gì.
Đại diện Samsung xác nhận thông tin cấm sử dụng dịch vụ AI tổng quát (generative AI).
Trong thông báo gửi nhân viên, Samsung thừa nhận các nền tảng AI tổng hợp như ChatGPT ngày càng nhận được nhiều quan tâm. Dù mang đến tiện ích và hiệu quả, chúng cũng gây lo ngại về bảo mật.
Samsung là tên tuổi lớn mới nhất bày tỏ lo ngại về công nghệ này. Hồi tháng 2, chỉ vài tháng sau khi chatbot ChatGPT của OpenAI “gây bão” toàn cầu, một số ngân hàng của Phố Wall như JPMorgan Chase, Bank of America, Citigroup đã cấm hoặc hạn chế sử dụng nó. Italy cũng cấm dùng ChatGPT vì lo ngại bảo mật, song gần đây đã lật ngược lệnh cấm.
Quy định của Samsung cấm dùng các dịch vụ AI tổng hợp trên máy tính, máy tính bảng, điện thoại do công ty cấp cũng như trong mạng nội bộ. Nó không ảnh hưởng đến những thiết bị bán cho khách hàng như smartphone, laptop.
Samsung yêu cầu nhân viên dùng ChatGPT và công cụ khác trên thiết bị cá nhân không được gửi bất kỳ thông tin liên quan nào đến công ty hoặc dữ liệu cá nhân có thể làm lộ tài sản sở hữu trí tuệ. Hãng cảnh báo nếu vi phạm sẽ bị đuổi việc.
Trong khi đó, Samsung cũng đang phát triển công cụ AI nội bộ để dịch thuật và tóm tắt tài liệu, phát triển phần mềm. Công ty đang tìm cách chặn hành vi tải thông tin nhạy cảm lên dịch vụ bên ngoài của nhân viên.
Tháng trước, ChatGPT bổ sung chế độ ẩn danh để cho phép người dùng ngăn chặn việc dữ liệu của mình bị dùng để đào tạo mô hình AI.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Hinton, 75 tuổi, được coi là “cha đỡ đầu” của ngành AI vì những đóng góp quan trọng của ông trong lĩnh vực này. Ông nhận giải thưởng Turing 2018, giống như “Nobel Tin học”, cho nghiên cứu đột phá về trí tuệ nhân tạo của mình.
Geoffrey Hinton, một trong những người tiên phong về AI, từ chức tại Google để có thể công khai cảnh báo về sự nguy hiểm của công nghệ này.
Hinton, 75 tuổi, được coi là “cha đỡ đầu” của ngành AI vì những đóng góp quan trọng của ông trong lĩnh vực này. Ông nhận giải thưởng Turing 2018, giống như “Nobel Tin học”, cho nghiên cứu đột phá về trí tuệ nhân tạo của mình.
Năm 2012, tiến sĩ Hinton cùng hai sinh viên tại Đại học Toronto xây dựng một hệ thống có thể phân tích hàng nghìn bức ảnh và dạy nó xác định những vật thể phổ biến như hoa, chó, mèo, ôtô… với độ chính xác đáng ngạc nhiên.
Công nghệ này sau đó được biết đến với tên gọi phổ biến hơn là mạng thần kinh nhân tạo – nền tảng trí tuệ cho các hệ thống AI. ChatGPT và Google Bardcũng được xây dựng trên nền tảng ngày. Công trình nghiên cứu của ông cũng đặt nền móng cho những nỗ lực sắp tới của OpenAI trong việc làm cho GPT-4 có thể tương tác với hình ảnh.
Trả lời New York Times, Hinton cho biết ông quyết định rời Google sau hơn một thập kỷ cống hiến. Giờ đây, ông đã có thể thoải mái nói về những rủi ro của AI và một trong những việc ông thấy tiếc nuối nhất đời mình là công trình nghiên cứu đạt giải Turing 2018 đã dẫn đến sự bùng nổ AI hiện nay.
“Tôi tự an ủi rằng nếu mình không làm cũng có người khác làm. Thật khó ngăn được những kẻ xấu lợi dụng tiến bộ khoa học công nghệ cho mục đích không tốt”, Hinton nói. Ông rời Google vào tháng trước và đã nói chuyện với CEO Sundar Pichai, nhưng nội dung không được tiết lộ.
Hinton gia nhập Google năm 2013 khi công ty mua lại startup của ông và hai sinh viên. Sau này, một trong hai sinh viên đó cũng trở thành nhà nghiên cứu tại OpenAI.
Hinton nói ông hài lòng với công việc quản lý công nghệ tại Google cho đến khi Microsoft tích hợp ChatGPT vào Bing. Việc này đã khiến hoạt động kinh doanh cốt lõi của Google bị đe dọa, buộc hãng tìm kiếm ban hành “mã đỏ”.
Hinton cho rằng sự cạnh tranh khốc liệt về AI (Artificial intelligence) có thể không bao giờ dừng lại được nữa. Từ đó, một mối nguy cho cả nhân loại là khắp nơi sẽ tràn ngập những hình ảnh, văn bản giả mạo. Chúng tinh vi đến mức không ai phân biệt được đâu là giả, đâu là thật.
Jeff Dean, đứng đầu bộ phận nghiên cứu ở Google, đã lên tiếng trấn an dư luận: “Chúng tôi cam kết tiếp cận có trách nhiệm với AI. Chúng tôi sẽ không ngừng học hỏi để hiểu về những rủi ro mới và mạnh dạn thay đổi không ngừng”.
Trước những ý kiến trái chiều của cộng đồng, Hinton lên Twitter để nói rõ quan điểm của ông: “Tôi rời Google để có thể chỉ trích Google. Thực tế, tôi rời đi để có thể nói về sự nguy hiểm của AI mà không phải xem xét điều này ảnh hưởng đến Google thế nào”.
Ông cho rằng mối nguy trước mắt mà AI đang tạo ra đó là hình ảnh, video, nội dung giả mạo tràn ngập không gian Internet. Nhưng nguy hiểm hơn, AI đang thay đổi sâu sắc thị trường việc làm.
Những chatbot như ChatGPT đang trở thành công cụ thay thế cho những công việc lặp đi lặp lại hàng ngày như trợ lý pháp lý, trợ lý cá nhân, dịch giả, thậm chí viết báo, vẽ tranh minh họa. “AI lấy đi những công việc cực nhọc và sẽ lấy đi nhiều hơn nữa trong tương lai”, ông cho hay.
Cuối cùng Hinton lo AI sẽ trở thành mối đe dọa cho cả văn minh nhân loại khi có thể xử lý lượng dữ liệu khổng lồ. “Khi chúng bắt đầu biết viết code và chạy dòng mã của riêng mình, những con robot sát thủ sẽ xuất hiện ngoài đời thực.
AI có thể thông minh hơn con người. Nhiều người bắt đầu tin vào điều này. Tôi đã sai khi nghĩ phải 30-50 năm nữa AI mới đạt được tiến bộ này. Nhưng giờ mọi thứ thay đổi quá nhanh”, Hinton nói.
Ông tin cuộc đua giữa Microsoft, Google và những công ty công nghệ khác sẽ leo thang thành cuộc đua toàn cầu mà không có bất kỳ quy định nào.
Hành động rời Google và lên tiếng cảnh báo về mối nguy của AI được nhiều người so sánh với J. Robert Oppenheimer, giáo sư vật lý góp phần trong việc tạo bom nguyên tử.
Tuy nhiên, Geoffrey Hinton đánh giá cuộc đua AI không giống vũ khí hạt nhân khi không có cách nào biết công ty hay quốc gia nào đang âm thầm nghiên cứu công nghệ này mà chưa công bố.
Ông cho rằng cách tốt nhất là giới khoa học hàng đầu thế giới nên tìm cách kiểm soát công nghệ. Ông nghĩ các công ty không nên mở rộng quy mô đào tạo AI cho đến khi thực sự kiểm soát được nó.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nếu như việc làm Marketing từng chỉ được gắn liền với những người thích giao tiếp hay năng động thì giờ đây bạn có thể suy nghĩ lại. Những người hướng nội (introverts) chính là những nhân tố tiềm ẩn đầy sức mạnh trong Marketing.
Tôi chưa bao giờ coi mình là người hướng nội cho đến khi tôi bắt đầu làm việc trong lĩnh vực Marketing.
Trước đây, khi tôi còn là một nhà phát triển (Developer), tôi cảm thấy mọi thứ khá ổn, tôi không cần phải tương tác với nhiều người, và hiển nhiên là có thể tự nạp lại năng lượng trong những khoảnh khắc yên tĩnh.
Tuy nhiên, kể từ khi chuyển sang công việc bán hàng và Marketing, mọi thứ đã thay đổi, tôi cần tương tác nhiều hơn, hoạt bát hơn và cần chủ động hơn.
Tôi thấy mình như đang ở trong một thế giới của những người hướng ngoại (extroverts), nơi ngôn ngữ cơ thể, phong cách làm việc và cả khả năng đóng góp đều rất quan trọng (vào thời điểm đó).
Nhưng ngành Marketing đã và đang thay đổi – và kéo theo đó là những người hướng nội ngày càng trở nên phù hợp và có nhiều giá trị hơn.
Trong một thời đại khi mà mọi thứ đều dựa trên dữ liệu, phân tích và khả năng kết nối với nhiều nhóm đối tượng mục tiêu khác nhau, những năng lực vốn có của những người hướng nội đang thực sự phát huy tác dụng.
Thời khắc của những người hướng nội.
Trong suốt những năm làm việc trong ngành, tôi nhận thấy rằng marketing đang liên quan rất nhiều đến việc phân tích dữ liệu.
Gần 4 trong số 5 người làm Marketing chuyên nghiệp trên toàn cầu cho biết chất lượng của dữ liệu hiện là chìa khóa chính để thúc đẩy tăng trưởng dựa trên hoạt động Marketing và trải nghiệm của khách hàng.
Sự thay đổi này đã mang lại nhiều thuận lợi cho những người hướng nội.
Dữ liệu không chỉ giúp những người hướng nội hiểu rõ hơn về quan điểm của họ (điều họ vốn rất đam mê), mà còn giúp doanh nghiệp phát triển dựa trên sự thật. Những người hướng nội vốn muốn lắng nghe và tiếp nhận tất cả thông tin trước khi đưa ra quyết định.
Ở bối cảnh làm marketing hiện tại, khi lắng nghe khách hàng để thấu hiểu họ và đáp ứng các nhu cầu đang thay đổi của họ là chìa khía để phát triển thương hiệu và doanh nghiệp, những người hướng nội chính là những nhân tố tiềm ẩn nhiều sức mạnh to lớn.
Người hướng nội hoàn toàn phù hợp với bối cảnh Marketing hiện tại, nơi lắng nghe khách hàng là chìa khóa để tăng trưởng.
Để có thể giúp bạn hình dùng rõ hơn về điều này, hãy thử nhìn vào Gymshark, một thương hiệu chuyên về quần áo thể dục thể thao, thương hiệu này đã chuyển từ việc hành động theo “cảm tính” sang dành thời gian để lắng nghe khách hàng và đưa nhiều dữ liệu vào các quyết định của mình.
Việc tập trung vào phân tích này đã giúp thương hiệu hiểu được các hành vi phức tạp của khách hàng và thúc đẩy hiệu suất Marketing tổng thể.
Khi Gen Z sẽ sớm trở thành động lực mua sắm chính trên thị trường, nhóm người tiêu dùng hiện chiếm khoảng 1/3 dân số toàn cầu này cũng chính là “điểm tựa” để các marketer hướng nội phát huy sức mạnh.
Đối với Gen Z, một mẫu quảng cáo hấp dẫn dường như không có mấy tác dụng đến cách họ mua hàng, thay vào đó, để có thể xây dựng nên những mối quan hệ có ý nghĩa với thế hệ này, các doanh nghiệp cần thể hiện được giá trị thực tế của các sản phẩm và dịch vụ, tức những thứ đằng sau các mẫu quảng cáo hào nhoáng.
Với bản chất thích phân tích, thích lắng nghe và thấu hiểu suy nghĩ của người đối diện, những người hướng nội nên là một phần lựa chọn của doanh nghiệp.
Khai thác sức mạnh của những người hướng nội trong Marketing.
Tất nhiên, là một người hướng ngoại hay hướng nội không phải là tất cả những gì quyết định sự thành công trong marketing.
Điều quan trọng ở đây là đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, họ cần hiểu rõ nhân viên của mình để có thể giúp nhân viên phát huy tối đa sức mạnh tiềm ẩn vốn có.
Các tổ chức cần có được nhiều tiếng nói khác nhau, nhiều nhân cách khác nhau, nhiều loại năng lực khác nhau — và điều này phải luôn bao gồm cả từ những “tiếng nói thầm lặng”, từ những người vốn ngại giao tiếp nhưng lại rất hiểu những gì đang diễn ra.
Doanh nghiệp cần cho phép nhân viên của họ giao tiếp theo nhiều cách khác nhau, gửi thông điệp hay nội dung ở nhiều định dạng khác nhau, với mục tiêu là có thể giúp đảm bảo rằng mọi nhân viên đều được lắng nghe. (thay vì chỉ lắng nghe từ những người thích giao tiếp hay hướng ngoại).
Ngành công nghiệp Marketing đang trải qua nhiều sự thay đổi. Điều này vừa mang đến những thách thức lẫn cơ hội cho doanh nghiệp, tuy nhiên, điều cần thiết là các nhà lãnh đạo cần phải tập hợp nhiều loại tính cách khác nhau lại với nhau, đa dạng hơn, nhiều khía cạnh hơn, có như vậy doanh nghiệp mới đủ sức cạnh tranh trên thị trường và gắn kết với nhiều nhóm khách hàng khác nhau với những mong muốn và sở thích khác nhau.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
CEO Meta Mark Zuckerberg tuyên bố ông sẽ không từ bỏ metaverse, bất chấp việc bộ phận xây dựng metaverse là Reality Labs đã báo lỗ hơn 4 tỷ USD chỉ trong quý 1/2023.
Theo Business Insider, những bình luận gần đây của Mark Zuckerberg và ban lãnh đạo Meta cho thấy công ty đang dồn sự đầu tư vào AI (trí tuệ nhân tạo) và không còn ưu tiên Metaverse.
Tuy nhiên vào hôm 26.4, Mark Zuckerberg phủ nhận việc “bỏ rơi” metaverse để tập trung phát triển AI. Ông cho biết Meta đã phát triển cả AI và Metaverse trong nhiều năm nay và sẽ tiếp tục tập trung vào cả hai.
Mark Zuckerberg chia sẻ, có hai làn sóng công nghệ chính thúc đẩy lộ trình của Meta – làn sóng AI cho hiện tại và làn sóng xây dựng vũ trụ ảo metaverse cho tương lai.
Zuckerberg khẳng định với các nhà đầu tư rằng công ty không từ bỏ metaverse. Xây dựng metaverse là dự án dài hạn, nhưng nền tảng cơ bản vẫn không thay đổi và công ty sẽ kiên định với chiến lược này. Bên cạnh đó, đầu tư vào AI là điều cần thiết để phát triển công nghệ cung cấp năng lượng cho metaverse.
Theo báo cáo thu nhập của quý 1/2023, “gã khổng lồ” công nghệ cho biết khoản lỗ hoạt động của Reality Labs sẽ tăng so với cùng kỳ năm trước vào năm 2023, dự kiến chi tiêu vốn từ 30 – 33 tỉ USD trong năm nay để đầu tư vào các sáng kiến AI tạo sinh cũng như tập trung vào việc xây dựng công cụ AI hỗ trợ quảng cáo, Feed và Reels.
Bộ phận quản lý các dự án thực tế ảo của công ty Meta đã báo cáo khoản lỗ hoạt động 4 tỉ USD trong quý đầu tiên của năm 2023. Con số này thấp hơn một chút so với khoản lỗ 4,3 tỉ USD mà Meta đã báo cáo trong quý trước.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong bối cảnh thị trường chung sụt giảm, các chuỗi bán lẻ công nghệ lớn như Thế Giới Di Động, FPT Shop đều đang phải gồng mình hi sinh lợi nhuận để ưu tiên giữ thị phần, ổn định kênh bán hàng.
Được xem là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực bán lẻ sản phẩm kĩ thuật số tại Việt Nam, Công ty Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) đã có khởi đầu năm 2023 khó khăn như ban lãnh đạo công ty từng dự đoán khi doanh thu thuần trong quý 1/2023 chỉ đạt 26.990 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ.
Trong đó, chuỗi thegioididong.con và Điện Máy Xanh ghi nhận doanh thu lũy kế 3 tháng đầu năm 2023 giảm 34% so với cùng kỳ 2022.
Phía Thế Giới Di Động cho biết, doanh thu hầu hết sản phẩm điện thoại và điện máy giảm từ 25% đến 35%, ngoại trừ máy tính bảng, máy tính xách tay giảm mạnh hơn từ 40% đến 50%.
Dù đã nỗ lực tối ưu các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, lợi nhuận sau thuế của Thế Giới Di Động vẫn giảm tới hơn 98%, từ mức 1.445 tỷ đồng xuống còn hơn 21 tỷ đồng trong quý 1/2023, và là quý kinh doanh có lợi nhuận sau thuế thấp kỉ lục của MWG trong vòng 10 năm nay.
Để khắc phục tình trạng trên, phía Thế Giới Di Động cho biết đã triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá để bán hàng. Điều này khiến biên lợi nhuận gộp trong quý 1 chỉ còn 19,2%, trong khi mức bình quân của năm ngoái là 23%
Đặc biệt, với các dòng sản phẩm Apple dẫn dắt doanh thu bán lẻ điện tử, ông Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch HĐQT Thế Giới Di Động khẳng định sẽ có điều chỉnh về giá bán sát hơn với đối thủ, đồng thời dự báo một cuộc đua về giá trong tương lai gần.
Đồng tình với quan điểm trên, bà Nguyễn Bạch Điệp – Chủ tịch HĐQT FPT Retail cho rằng, cuộc đua hạ giá bán lẻ điện tử là không tránh khỏi trong giai đoạn thị trường khó khăn.
Nhưng về lâu dài, cuộc chiến về chiến lược giá không phải là bài toán hay.
Thực tế, phía FPT Retail đang chịu tác động lớn từ áp lực giảm cầu, do đó công ty cũng đã phải đưa ra nhiều chính sách giảm giá, khuyến mại nhằm kích cầu cho các sản phẩm điện tử, đặc biệt là sản phẩm Apple.
Điều này đã phản ánh trực tiếp vào kết quả kinh doanh của FPT Retail trong quý 1/2023 với doanh thu đạt 7.753 tỷ đồng, đi ngang so với cùng kỳ 2022. Lợi nhuận trước thuế FPT Retail chỉ đạt 2 tỷ đồng, giảm 99% so với quý 1/2022.
Trong đó, doanh thu của chuỗi bán lẻ điện tử FPT Shop đã giảm khoảng 20% so với cùng kỳ, về mức 4.513 tỷ đồng. Để tránh cuộc chiến về giá, FPT Retail đã tập trung mở rộng ngành hàng bán lẻ, khi dồn lực mở chuỗi FPT Long Châu nâng quy mô chuỗi này lên đến 1.056 nhà thuốc.
Nhờ đó, doanh thu FPT Long Châu đạt 3.284 tỷ đồng, tăng 52% so với quý 1/2022. Tuy nhiên, công thức của Long Châu cũng vẫn xoay quanh cuộc đua về giá, khi công ty duy trì chính sách giá rẻ với 80% sản phẩm có mặt bằng giá thấp hơn các công ty khác.
Tương tự, bức tranh ảm đạm ngành bán lẻ điện tử cũng phủ bóng tối lên tình hình kinh doanh của Công ty Thế giới số (Digiworld), khi doanh thu trong quý 1/2023 của công ty ước đạt 3.960 tỷ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu mảng máy tính bảng, máy tính xách tay và điện thoại của Digiworld đều giảm 51% so với cùng kỳ. Trong khi mảng thiết bị gia dụng có tăng trưởng mạnh 158% đạt 165 tỷ đồng. Lĩnh vực hàng tiêu dùng cũng ghi nhận doanh thu tăng 69% lên 120 tỷ đồng.
Với việc sụt giảm doanh thu, Digiworld cũng ước tính lợi nhuận quý 1/2023 sụt giảm 63% so với cùng kỳ năm trước, đạt 79 tỷ đồng.
Chủ tịch HĐQT Đoàn Hồng Việt khẳng định, Digiworld sẽ giảm lợi nhuận để ưu tiên giữ thị phần, ổn định kênh phân phối cũ và xây dựng kênh phân phối cho các sản phẩm mới.
Ông Việt tin rằng thị trường tiêu thụ nói chung sẽ phục hồi nhưng không đáng kể. Digiworld sẽ ghi nhận tăng trưởng trở lại từ năm 2024 ở những ngành hàng hiện hữu và sự đóng góp của những ngành hàng mới.
“Sức mua của người tiêu dùng có thể sẽ có phục hồi ở nửa sau 2023 nhưng không nhiều và sẽ trở lại bình thường vào nửa sau 2024, do áp lực lãi suất cao”, vị này dự báo.
a MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Arvind Krishna, CEO IBM, cho biết những công việc hỗ trợ văn phòng như quản trị nhân sự sẽ được thay bằng AI, nhường chỗ cho kỹ sư phần mềm.
Trả lời Bloomberg, ông Krishna nói công ty sẽ dừng tuyển dụng những vị trí mà họ đánh giá có thể thay bằng các công cụ trí tuệ nhân tạo trong những năm tới.
Nhóm lao động sẽ bị dừng tuyển dụng và chuyển đổi đầu tiên là khối hỗ trợ văn phòng như nhân viên quản trị nhân sự.
Tại IBM, theo Krishna, những vị trí không làm việc trực tiếp với khách hàng chiếm khoảng 26.000 người. “Trong 5 năm tới, có khoảng 30% lao động trong nhóm này bị thay thế bởi AI và tự động hóa, tương đương 7.800 người bị mất việc”, ông nói.
Phát ngôn viên của IBM khẳng định việc cắt giảm nhân sự sẽ không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động và chất lượng sản phẩm của công ty.
Thông báo của Krishna đánh dấu một trong những thay đổi chiến lược lớn nhất về lực lượng lao động của IBM. Ngoài nhóm quản trị nhân sự, công việc lặp đi lặp lại như hành chính văn phòng, văn thư sẽ được tự động hóa. Một số bộ phận quan trọng như đánh giá năng suất của lao động sẽ không bị thay thế trong thập kỷ tới.
IBM hiện có 260.000 nhân viên và tiếp tục tuyển dụng cho các vị trí phần mềm, làm việc trực tiếp với khách hàng. Đầu năm nay, công ty sa thải 5.000 lao động nhưng chỉ trong quý I/2023 đã có thêm 7.000 vị trí mới.
Arvind Krishna trở thành CEO IBM từ 2020. Dưới sự dẫn dắt của ông, công ty đang tập trung vào phần mềm và dịch vụ, thoái vốn dần khỏi các doanh nghiệp có lợi nhuận thấp như đơn vị cơ sở hạ tầng.
Nhờ quản lý chi phí và hợp lý hóa nguồn nhân lực, công ty ghi nhận lợi nhuận tốt và tránh được suy thoái. Giám đốc tài chính James Kavanaugh cho biết việc cắt giảm nhân sự không cần thiết sẽ giúp công ty tiết kiệm hai tỷ USD vào cuối 2024.
Làn sóng sa thải công nghệ đã bắt đầu từ tháng 11/2022 sau khi Elon Musk tiếp quản Twitter. Tỷ phú gốc Nam Phi xác nhận số nhân viên Twitter đã giảm 80% từ 7.800 xuống 1.500 người.
Meta cũng đã sa thải 25%, tức 21.000 nhân viên, trong tổng số 87.000 lao động. Trong khi đó, Amazon đã cho thôi việc 27.000 người. 12.000 lao động tại Alphabet, công ty mẹ của Google, đã mất việc, trong khi con số này ở Microsoft là 10.000 người.
Khi công cụ AI ngày càng tiến bộ và thể hiện khả năng ưu việt trong các công việc không đòi hỏi chuyên môn cao, nhiều chuyên gia bắt đầu lo lắng về nguy cơ thị trường lao động truyền thống bị phá vỡ.
Trí tuệ nhân tạo đã cho thấy khả năng vượt trội trong nhiều lĩnh vực từ lập trình đến sáng tạo nội dung, chăm sóc khách hàng.
Nhiều người làm việc trong lĩnh vực viết văn, vẽ minh họa nói thu nhập của họ giảm một nửa từ khi các mô hình AI tổng hợp được giới thiệu đến công chúng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Jack Ma sẽ bắt đầu công việc giảng viên tại Đại học Tokyo, rút lui khỏi đế chế thương mại điện tử (eCommerce) Alibaba của mình.
Đại học Tokyo vừa tiết lộ thông tin nhà đồng sáng lập Alibaba – Jack Ma sẽ gia nhập Tokyo College với vai trò giáo sư thỉnh giảng.
Doanh nhân 58 tuổi sẽ bắt đầu công việc mới từ hôm nay 1.5. Thời gian làm việc sẽ kết thúc vào cuối tháng 10 nhưng hợp đồng có thể được gia hạn hàng năm.
Ông sẽ hướng dẫn sinh viên, gợi ý chủ đề nghiên cứu, nhất là trong các lĩnh vực nông nghiệp bền vững và sản xuất thực phẩm.
Sau khi từ chức chủ tịch điều hành Alibaba vào năm 2019, ông Ma đã đi du lịch đến nhiều quốc gia khác nhau để tìm hiểu về công nghệ nông nghiệp.
Cựu chủ tịch Alibaba cũng sẽ tổ chức các hội thảo về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, Đại học Tokyo chưa thông tin chi tiết thêm về loại bài giảng hay hội thảo nào mà Jack Ma sẽ thực hiện.
Ông Oshadhi Kumarasiri – nhà phân tích tại LightStream Research – cho rằng: “Dường như sự nghiệp kinh doanh của Jack Ma đã dừng lại.
Dù Jack Ma đạt được nhiều thành công trên thương trường, tỉ phú Trung Quốc cũng từng mong muốn được trở lại với nghề giáo khi nghỉ hưu”.
Trước khi trở thành doanh nhân kỳ cựu, Jack Ma từng có thời gian làm giáo viên dạy tiếng Anh. Trong một chuyến công tác tại Hàng Châu, ông thăm một trường đại học và bàn luận về nhiều chủ đề, trong đó có nói đến ChatGPT.
Vị tỉ phú bày tỏ mong muốn ngày nào đó được quay lại với công việc cũ – giáo viên. Hồi tháng 4, ông nhận chức Giáo sư danh dự tại Đại học Hong Kong, dù không phát biểu hay có bài giảng tại đây.
Động thái làm giáo sư thỉnh giảng tại Nhật Bản cho thấy nhà sáng lập này đã quyết định rút lui khỏi đế chế của mình để tập trung nghiên cứu cho phát triển kỹ thuật nông nghiệp.
Ngoài ra, trang tin Bloomberg cho hay Jack Ma đã nói với các lãnh đạo Ant cũng như Alibaba rằng đừng quá ám ảnh với sự trở lại của mình. Đồng thời vị tỉ phú này đã cam kết sẽ ủng hộ cho thành công của Alibaba ngay cả khi ở nước ngoài.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cùng MarketingTrips tham khảo một số chiến thuật marketing và bán hàng (Sales) tuy đơn giản nhưng lại hiệu quả trong việc thúc đẩy doanh số bán hàng và xây dựng thương hiệu.
Khi nói đến khái niệm marketing, bạn có thể hình dung rằng, trong khi nếu được thực hiện đúng, nó thực sự mang lại giá trị lớn cho doanh nghiệp (và cả khách hàng), ngược lại, nếu hiểu sai và làm sai, nó không chỉ trở thành một khoản lãng phí mà còn thậm chí làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của doanh nghiệp và thương hiệu.
Dù bạn là người làm marketing hay các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, ở các công ty khởi nghiệp, bạn phải là người đa năng, từ làm marketing, quảng cáo đến bán hàng, bạn đều cần phải hiểu rõ.
Dưới đây là một số chiến thuật marketing và bán hàng đơn giản mà bạn có thể áp dụng trong Startup để bán được nhiều hàng hơn, marketing tốt hơn và lãng phí ít tiền hơn.
1. Hãy bán lợi ích (và đừng so sánh).
Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp còn non trẻ trên thị trường, cách bạn nên làm marketing là làm nổi bật những gì khiến bạn khác biệt.
Bạn có thể làm điều này dựa trên:
Khác biệt về chi phí (bạn biết cách định giá sản phẩm tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh trên cùng phân khúc thị trường).
Khác biệt về chất lượng (chất lượng sản phẩm hay dịch vụ của bạn tốt hơn).
Khác biệt về giá trị (bạn cung cấp những giá trị tốt hơn).
Tuy nhiên, trong khi bạn có thể nói với ai đó rằng bạn cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ rẻ hơn hoặc hiệu quả hơn sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác, nhưng điều đó không nói lên rằng bạn sẽ cải thiện cuộc sống của khách hàng tốt đến mức nào.
Việc so sánh có thể làm nổi bật những gì bạn cung cấp nhưng hãy nhớ rằng bán hàng luôn là việc bán lợi ích.
2. Lắng nghe khách hàng.
Sam Walton, nhà sáng lập của gã khổng lồ ngành bán lẻWalMart, bắt đầu đế chế của mình ở vùng nông thôn nước Mỹ.
Từ những ngày đầu thành lập, WalMart được dự báo là sẽ thất bại vì logic đơn giản là với các doanh nghiệp bán lẻ đại trà như WalMart thì khó có thể thành công được ở những vùng nông thôn.
Walton hiểu khách hàng của mình vì ông thường trực tiếp lắng nghe họ. Ông nhận thức được rằng những người sống ở vùng nông thôn và ngoại ô thường mua với số lượng lớn hơn vì họ có gia đình nhiều người hoặc cần nhiều hàng hóa hơn để duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ của họ.
Walton đã lắng nghe khách hàng của mình và kết quả là ông trở thành nhà bán lẻ truyền thống lớn nhất và quyền lực nhất trên thế giới.
3. Marketing sản phẩm ngay trước khi nó sẵn sàng để tung ra thị trường.
Một số doanh nghiệp đợi cho đến khi sản phẩm của họ trở nên hoàn hảo hay đơn giản là vượt qua tất cả các giai đoạn MVP rồi mới thực hiện các hoạt động marketing hoặc xây dựng thương hiệu. Đó có thể là một sai lầm tốn kém. Doanh nghiệp cần bán sản phẩm của họ ngay khi nó sẵn sàng.
Tốt nhất, doanh nghiệp nên thực hiện trước các chiến dịch nâng cao nhận thức về sản phẩm với mục tiêu là để cho khách hàng tiềm năng biết sản phẩm của bạn sắp ra mắt và nó có thể giải quyết được những “nỗi đau” nào cho khách hàng.
Bạn có thể bán những lợi ích của sản phẩm trước khi nó có mặt rộng rãi trên thị trường. Bằng cách này, khi sản phẩm đã sẵn sàng thì khách hàng cũng vậy.
4. Suy nghĩ sáng tạo.
Bối cảnh làm marketing đã không ngừng thay đổi trong những năm gần đây. Với các nền tảng mới như công cụ tìm kiếm hoặc mạng xã hội, các doanh nghiệp có thể sử dụng một loạt các kỹ thuật làm marketing mới, vừa sáng tạo vừa hiệu quả.
Sau khi nghiên cứu rõ về cách các đối thủ đang ưu tiên các hoạt động marketing của họ, bạn có thể sử dụng từ Digital Marketing, Social Media Marketing, Influencer Marketing hay Content Marketing để thực thi các chiến lược của mình.
Với các nền tảng làm marketing mới, sự sáng tạo và cách thức ứng dụng gần như là không có giới hạn.
5. Thử nghiệm nhanh và thất bại cũng vậy.
Với ngành marketing ngày nay, với các công cụ hỗ trợ đa dạng, việc đo lường hiệu suất của các hoạt động marketing cũng trở nên đơn giản hơn.
Với một khoản ngân sách vừa phải, bạn hoàn toàn có thể tiến hành chạy thử nghiệm và đo lường những gì mà nó có thể mang lại, trong một khoảng thời gian ngắn.
Để có thể nhanh chóng mở rộng chiến lược hay quy mô bán hàng (Scale), người làm marketing cần nhanh chóng đưa ra các phương án thử nghiệm, nhanh chóng thấy thành công và cả các thất bại, dù kết quả có được là gì, bạn hoàn toàn chủ động trong việc đưa ra các giải pháp mới hiệu quả hơn.
Một lời khuyên khác cho bạn là, hãy chạy nhiều loại chiến dịch marketing theo từng đợt nhỏ và riêng biệt. Điều này sẽ cho phép bạn so sánh các kênh marketing khác nhau và xem kênh nào hoạt động tốt nhất.
6. Quảng cáo từ nhiều nền tảng và khía cạnh nội dung khác nhau.
Như đã đề cập ở trên, bạn nên thử nghiệm nhiều kênh và nhiều ý tưởng marketing để xem cái nào hoạt động tốt nhất. Thông thường, nó không phải là một thứ mà là sự kết hợp của nhiều thứ.
Khi khách hàng của bạn thấy bạn trên Facebook, rồi tiếp đó là trên Instagram, và sau đó lại thấy bạn được nhắc đến từ một trang tin tức hay người có ảnh hưởng (Influencer) nào đó, họ bắt đầu chấp nhận thương hiệu của bạn, coi nó là đáng tin cậy.
Họ có thể không có nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn ngay thời điểm đó, nhưng khi họ có nhu cầu, họ sẽ nghĩ đến tên thương hiệu của bạn thay vì tên của đối thủ cạnh tranh mà họ chưa từng có ấn tượng gì.
Ngoài ra, vì khách hàng sẽ tương tác theo những cách khác nhau với các khía cạnh nội dung khác nhau, bạn cũng nên đa dạng hoá cách tiếp cận nội dung (Content) của mình.
Từ các nội dung về lợi ích, tính năng sản phẩm, nội dung về ngành, đến các nội dung liên quan đến yếu tố cảm xúc như thuật kể chuyện thương hiệu (storytelling) và hơn thế nữa.
7. PR thực sự rất cần thiết.
Khi bạn thực hiện các hoạt động quảng cáo truyền thống, bạn đang tự nói về sản phẩm của mình. Khi bạn làm PR, bạn đang để các bên thứ ba nói về bạn, điều này đặc biệt có giá trị trong việc xây dựng thương hiệu và chứng thực về thương hiệu (Brand Authenticity).
So với các chiến dịch quảng cáo, lợi ích có được từ PR tồn tại bền vững hơn, điều này có nghĩa là trong khi bạn dừng các hoạt động quảng cáo, hiệu suất có được từ nó có thể dừng lại ngay, với PR thì ngược lại.
PR là con đường hiệu quả để xây dựng uy tín và nhận thức về thương hiệu.
8. Cho khách hàng một nơi để trò chuyện với thương hiệu, nói về thương hiệu.
Trong bối cảnh tiêu dùng mới, khi khách hàng ngày càng coi trọng yếu tố cá nhân khi mua sắm, khi họ có xu hướng tương tác nhiều hơn với các thương hiệu hiểu họ và sẵn sàng lắng nghe họ, bạn cần cho khách hàng không gian để họ có thể trò chuyện với thương hiệu.
Dù đó là việc cho phép khách hàng nhắn tin 24/24 trên các website hay fanpage của doanh nghiệp, các hòm thư ghi nhận ý kiến, hay liên tục phản hồi các ý kiến của khách hàng, hay các chương trình trò chơi (Gamification, User-generated Content…), người làm marketing cần có nhiều thông tin về họ.
9. Xây dựng các chương trình ưu đãi dành riêng cho khách hàng trung thành.
Nếu bạn hiểu rằng chi phí để tìm kiếm một khách hàng mới cao hơn ít nhất là 3 lần so với việc duy trì các khách hàng hiện tại, hay 20% khách hàng có thể giúp mang về 80% doanh số bán hàng cho doanh nghiệp, bạn thấy rằng việc làm hài lòng và giữ chân khách hàng (lý tưởng) có giá trị lớn như thế nào.
Những lời chứng thực được truyền miệng và những khách hàng sẵn sàng ủng hộ thương hiệu có giá trị cao hơn bất cứ hoạt động marketing nào khác.
Đó chính là động lực để bạn nên bắt đầu xây dựng các chương trình ưu đãi dành riêng cho nhóm khách hàng giá trị này ngay từ bây giờ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer