Skip to main content

Thẻ: branding

Branding for Startup: MarketingTrips ra mắt giải pháp xây dựng thương hiệu cho các công ty khởi nghiệp

Nhằm mục tiêu đồng hành và hỗ trợ các công ty khởi nghiệp (Start-up) xây dựng nhận diện thương hiệu, tiếp cận khách hàng tiềm năng và hơn thế nữa. MarketingTrips giới thiệu giải pháp Branding for Startup – đăng bài không giới hạn lên website MarketingTrips.com đồng thời còn được hỗ trợ chia sẻ bài viết lên các hệ thống fanpage của MarketingTrips.

Với cơ hội tiếp cận hàng trăm ngàn người dùng mỗi tháng trên website và fanpage, các công ty khởi nghiệp có nhiều cơ hội hơn để xây dựng thương hiệuphát triển bền vững trong dài hạn.

Tại sao lại là giải pháp đăng bài không giới hạn (mà không phải là Booking ngẫu nhiên theo từng bài viết)?

Theo quan sát và phân tích của MarketingTrips, trong bối cảnh kinh doanh hiện tại, khi mỗi ngành hàng có vô số các đối thủ kinh doanh đang không ngừng tiếp cận khách hàng từng giờ, từng ngày trên nhiều điểm chạm khác nhau.

Khi mỗi ngày mỗi khách hàng “lướt” qua vô số các tin tức khác nhau, một bài đăng ngẫu nhiên dường như rất ít có tác động thực sự đến hành vi của họ trong tương lai. Việc biết và nhớ đến thương hiệu thậm chí còn là thứ rất khó khăn.

Dù với tư cách là người làm marketing hay chủ doanh nghiệp, bạn có thể dễ dàng thấy rằng, ngay cả đối với các trang tin tức lớn, mỗi bài đăng cũng có rất ít lượt tương tác, nếu mỗi ngày website đăng vô số các bài đăng (tin tức) khác nhau, sức ảnh hưởng của từng bài riêng lẻ càng trở nên vô cùng nhỏ.

Với các công ty khởi nghiệp, khi mọi thứ đều còn rất mới, nhận diện thương hiệu chưa có, việc để được khách hàng tiềm năng biết tới đã vô cùng khó khăn, chưa kể để trở thành Top of Mind trong tâm trí của họ dường như càng không thể.

Trong bối cảnh kinh doanh mới, khi mức độ thành công của thương hiệu phụ thuộc vào mức độ thành công trên từng điểm chạm của thương hiệu với khách hàng trên từng kênh (nền tảng), việc liên tục tiếp cận và chia sẻ thông tin tới họ chính là chìa khoá.

Có gì trong giải pháp Branding for Startup của MarketingTrips.

Như đã đề cập ở trên, một trong những điểm khác biệt và có khả năng mang lại hiệu quả cao nhất của giải pháp này là doanh nghiệp có thể đăng bài và tiếp cận khách hàng không giới hạn trên website MarketingTrips. Thay vì booking ngẫu nghiên theo từng bài đăng vốn mang lại ít sức ảnh hưởng, doanh nghiệp có thể chủ động đăng bất cứ khi nào mà doanh nghiệp có nội dung cần chia sẻ.

Từ các câu chuyện thương hiệu, case study thành công của khách hàng tới thương hiệu, đến các tính năng mới của sản phẩm, mọi bài đăng đều có thể được chia sẻ tới khách hàng, chính là độc giả của MarketingTrips.

Ngoài việc đăng bài không giới hạn, MarketingTrips còn sẽ hỗ trợ chia sẻ tối thiểu (cam kết) 4 bài mỗi tháng lên hệ thống fanpage hiện có hàng triệu người tiếp cận tiềm năng mỗi tháng.

Đăng ký và triển khai.

Cách thức đăng ký và triển khai hết sức đơn giản, nếu nhận thấy giải pháp trên phù hợp với doanh nghiệp của mình, doanh nghiệp có thể bắt đầu đăng ký tại đây, sau khi đăng ký và hoàn tất thủ tục (MarketingTrips sẽ liên hệ hỗ trợ hoàn tất khi doanh nghiệp đăng ký), doanh nghiệp có thể bắt đầu đăng bài và bài viết sẽ được hiển thị tại mạng lưới đối tác nội dung của MarketingTrips tại đây.

Hãy hình dung thế này, nếu doanh nghiệp của bạn cung cấp các giải pháp về CRM, và đối tượng độc giả của MarketingTrips hiện có hàng trăm ngàn người làm Marketing cũng như chủ doanh nghiệp, họ là những người có khả năng cần CRM để quản trị khách hàng và vận hành doanh nghiệp. Việc thường xuyên tiếp cận họ chính là thứ mà doanh nghiệp có thể làm.

Mức phí khi đăng ký dịch vụ là 5 triệu/tháng (không bao gồm thêm bất cứ chi phí phát sinh nào).

Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần hỗ trợ, doanh nghiệp có thể liên hệ theo các thông tin được công bố trên website hoặc nhắn tin tực tiếp vào hệ thống fanpage của MarketingTrips.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Performance Branding: Xây dựng giá trị thương hiệu thông qua các chiến dịch hiệu suất

Bằng cách nào các nhà quảng cáo có thể vừa thúc đẩy kết quả qua các chiến dịch phản hồi trực tiếp vừa có thể xây dựng giá trị thương hiệu. Từ khoá đó chính là các chiến dịch Performance Branding hoặc Brand Performance, sự kết hợp hài hoà giữa Brand Marketing và Performance Marketing (Brandformance). Vậy thực chất Performance Branding là gì? và Marketer có thể ứng dụng nó ra sao cho thương hiệu? Hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

Performance Branding
Performance Branding: Xây dựng giá trị thương hiệu thông qua các chiến dịch hiệu suất

Nhiều nhà quảng cáo ngày nay phải vật lộn để cân bằng giữa doanh số bán hàng ngắn hạn với sự tăng trưởng của thương hiệu trong dài hạn.

Mặc dù cả hai mục tiêu này đều rất quan trọng đối với sự thành công của các hoạt động Marketing, nhưng thông thường, chúng được xem là những chiến lược khác biệt nhau.

Performance Branding (Brandformance) là gì?

Performance Branding là khái niệm được kết hợp từ Performance Marketing và Brand Marketing, nó chính là chiến lược Marketing trong đó doanh nghiệp hay thương hiệu kết hợp cả mục tiêu xây dựng giá trị thương hiệu và hiệu suất (thường là bán hàng) trong cùng một chiến dịch.

Trên thực tế, các đội nhóm tiếp thị hiệu suất (performance marketing) và tiếp thị ​​thương hiệu (brand marketing) hoạt động gần như tách biệt nhau, với các khoản ngân sách và mục tiêu riêng biệt – và cũng thường hay mâu thuẫn với nhau.

Ở một khía cạnh khác, với các nhà quảng cáo áp dụng chiến lược xây dựng thương hiệu thông qua các chiến dịch hiệu suất (performance branding), tức vừa kết hợp yếu tố hiệu suất vừa xây dựng các giá trị thương hiệu, thiết lập sự nhất quán trong thương hiệu, có thể thúc đẩy đáng kể và thu hẹp khoảng cách giữa yếu tố thương hiệu và hiệu suất.

Để hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa tiếp thị thương hiệu và tiếp thị hiệu suất, Facebook đã thực hiện nhiều nghiên cứu khác nhau, với nhiều nhà quảng cáo trên các ngành hàng khác nhau để có thể có được những nhận định chính xác hơn.

Nghiên cứu cho thấy “có một hiệu ứng hào quang về thương hiệu” được thúc đẩy thông qua các chiến dịch hiệu suất: Các nhà quảng cáo có thể có nhiều lợi ích hơn bằng cách mở rộng chiến lược xây dựng thương hiệu trong khi hiệu suất (hoặc phản hồi trực tiếp) vẫn là mục tiêu chính của chiến dịch.

Xây dựng thương hiệu thông qua các chiến dịch hiệu suất (Brand Performance).

Nghiên cứu cho thấy rằng các nền tảng như Facebook, do có lượng người dùng lớn với mức độ tương tác cao với người dùng, nó có thể mang lại những giá trị marketing toàn diện thay vì chỉ là các mục tiêu đơn lẻ như hiệu suất.

Các nhà quảng cáo đang chạy các chiến dịch hiệu suất tập trung vào các phản hồi trực tiếp có thể vừa thúc đẩy chuyển đổi trong khi vẫn có thể xây dựng nhận thức về thương hiệu (brand awareness) trên quy mô lớn.

Ưu tiên thiết bị di động là chìa khóa chính.

Chìa khóa chính để thúc đẩy nhận thức về thương hiệu thông qua các chiến dịch phản hồi trực tiếp là tối ưu hóa các chiến dịch cho thiết bị di động.

Các nhà quảng cáo xây dựng các tài sản hay nội dung sáng tạo dành riêng cho các trải nghiệm trên thiết bị di động sẽ thấy hiệu suất tốt hơn về nhận thức về thương hiệu (brand awareness), mức độ quen thuộc với thương hiệu (brand familiarity) và khả năng ghi nhớ quảng cáo (ad recall).

  • Các quảng cáo được tối ưu cho thiết bị di động giúp tăng nhận thức về thương hiệu cao hơn gấp 2 lần so với quảng cáo không được tối ưu.

Dưới đây là một số mẹo nhỏ các nhà tiếp thị có thể sử dụng để thu hút đối tượng mục tiêu và thúc đẩy kết quả của thương hiệu trên các thiết bị di động:

  • Giữ cho video của bạn ngắn hơn (dưới 15 giây).
  • Thu hút ngay sự chú ý với thương hiệu trong vài giây đầu tiên (khoảng 3-5 giây đầu).
  • Người dùng có thể chủ động tắt hoặc bật âm thanh.
  • Hiển thị góc chụp hoặc quay tràn màn hình (full-screen).

Xây dựng thương hiệu (Brand Building) mới là yếu tố then chốt.

Trong nghiên cứu, 57% các thương hiệu nhận thấy rằng khi nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness) của họ tăng lên thì nhận thức về đối thủ của họ cũng tăng lên tương ứng.

Một lý do chính cho điều này là vì các thương hiệu thiếu đi các hoạt động xây dựng thương hiệu (Brand Building): Thiếu đi các sự nhận diện đặc biệt, các hình ảnh đặc biệt, dễ nhận biết và dễ nhớ.

Nói cách khác, việc không thể hiện rõ bản sắc thương hiệu thường có lợi cho cả các thương hiệu khác trong cùng danh mục sản phẩm hay ngành hàng cụ thể.

Điều này nêu bật lý do tại sao các nhà quảng cáo cần thiết lập bản sắc thương hiệu trong quảng cáo của họ ngay cả khi họ đang chạy các chiến dịch hiệu suất.

Cuối cùng, nghiên cứu cho thấy rằng các chiến dịch hiệu suất hay phản hồi trực tiếp trên Facebook có thể thúc đẩy cả kết quả hiệu suất lẫn kết quả về thương hiệu (Brand Performance).

Sử dụng chiến lược Performance Branding có ý nghĩa gì đối với các nhà marketer.

  • Một khi người làm Marketing coi Performance Branding hay Brandformance là chiến lược, họ sẽ nhắm mục tiêu rộng đến phần lớn các đối tượng mục tiêu trên nền tảng: Nhắm mục tiêu rộng hơn cho phép các nhà quảng cáo linh hoạt hơn trong chiến lược giá thầu và hiệu quả cao hơn trong phạm vi tiếp cận mục tiêu (reach).
  • Sử dụng các tài sản sáng tạo ưu tiên thiết bị di động: Trong khoảng 3-5 giây đầu tiên của quảng cáo (dưới 15 giây với các video), nhà quảng cáo cần gây được sự chú ý tới các đối tượng mục tiêu.
  • Liên tục thử nghiệm và học hỏi: Để hiểu cách các chiến dịch hiệu suất hay phản hồi trực tiếp có thể thúc đẩy hiệu suất và nhận thức về thương hiệu, các nhà quảng cáo nên chạy (nhiều) các thử nghiệm và học hỏi từ các kết quả có được.

Xem thêm: Thương hiệu là gì? Các lý thuyết chính về thương hiệu

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Cách kết hợp PR vào các hoạt động Marketing khác của thương hiệu

Bằng cách kết hợp sức ảnh hưởng của PR với các hoạt động marketing khác như Branding, Content Marketing, Quảng cáo hay Digital Marketing, thương hiệu có thể thúc đẩy mạnh mẽ hiệu suất của doanh nghiệp và thương hiệu.

Cách kết hợp PR vào các hoạt động Marketing khác của thương hiệu
Cách kết hợp PR vào các hoạt động Marketing khác của thương hiệu

Mặc dù trong bối cảnh hiện tại, khi PR dường như ít được các doanh nghiệp đầu tư hơn và thay vào đó coi các nền tảng mạng xã hội là chìa khoá chính, bản chất và vai trò của PR với doanh nghiệp vẫn ít thay đổi. Bằng cách kết hợp nó với các phương thức tiếp cận marketing khác, thương hiệu có nhiều cơ hội hơn để gây sức ảnh hưởng đến khách hàng mục tiêu và xây dựng lợi thế trên thị trường.

Một chiến lược PR thành công không chỉ tạo ra được tiếng vang trên thị trường, xây dựng danh tiếng thương hiệu, mà còn giúp thương hiệu trở thành một điểm lựa chọn trong tâm trí của người tiêu dùng.

Tại sao PR lại có sức hút như vậy.

Khi nói đến khái niệm PR, người ta thường nghĩ đến các bài báo in, các sự kiện trực tiếp hay các nội dung trên các phương tiện truyền thông truyền thống khác, tuy nhiên, trong bối cảnh khi mà các hoạt động tiếp thị kỹ thuật số hay digital marketing trở nên phổ biến, PR còn được tích hợp trực tuyến một cách mạnh mẽ với nhiều nền tảng khác.

Với tư cách là người làm PR (Public Relations), bạn có thể hợp tác với các nhà báo và những nhà sáng tạo nội dung khác để xây dựng uy tín cho thương hiệu.

Độ phủ truyền thông (Media Coverage) lớn không chỉ giúp thương hiệu có được một sự hiện diện rộng rãi, mà còn xây dựng mức độ tín nhiệm và niềm tin của khách hàng với thương hiệu, điều mà ít có hoạt động marketing nào khác có thể tạo ra.

Trên thực tế, so với các phương thức marketing hay truyền thông tích hợp khác, khó có thể tìm ra được một phương tiện của bên thứ ba nào khác tốt hơn PR.

Cho dù bạn đang muốn xây dựng nhận thức về thương hiệu, thiết lập doanh nghiệp như là một “nhà lãnh đạo tư tưởng ngành”, hay giải quyết các vấn đề liên quan đến khủng hoảng truyền thông (đã xảy ra lẫn tiềm ẩn), những gì mà khách hàng nghĩ và nói về là yếu tố quyết định, và nó chính là một phần kết quả của một bản kế hoạch PR hiệu quả.

Theo số liệu từ Statista, mức chi tiêu của PR dự kiến sẽ tăng từ 88 tỷ USD vào năm 2020 lên 129 tỷ USD vào năm 2025. PR tăng trưởng mạnh mẽ trong thời kỳ đại dịch khi toàn bộ ngành quảng cáo và tiếp thị bị thu hẹp.

Cách tối ưu hóa kết quả của các chiến dịch PR.

Để tối ưu hóa kết quả của các chiến dịch PR và tối đa hóa lợi ích mà nó có thể mang lại cho một thương hiệu, người làm marketing và PR cần nhận ra những điểm mạnh của PR.

Mặc dù các hoạt động marketing khác như Brand Marketing hay Performance Marketing có thể mang lại các kết quả tức thời cho thương hiệu trong ngắn hạn và dài hạn, sức ảnh hưởng PR sẽ phát triển mạnh theo thời gian.

Ngoài ra, bằng cách kết hợp với các hoạt động khác, PR sẽ thể hiện rõ hơn vai trò của nó.

Làm PR thì cần tập trung vào dài hạn.

Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, khác với quảng cáo, bản chất của PR là dài hạn, do đó trước khi đánh giá các kết quả mà nó mang lại, người làm PR cần chủ động xây dựng các mối quan hệ với báo giới, với những người có ảnh hưởng (Influencer, KOL), hay với bất cứ nhà sáng tạo nội dung phù hợp nào khác.

Với từng nguồn tin, người làm PR cần xây dựng các kiểu phong cách nội dung khác nhau, cung cấp những nội dung khác nhau phù hợp với tệp đối tượng mục tiêu riêng của nguồn tin đó. Có được mối quan hệ vững chắc với các cơ quan truyền thông, báo chí địa phương, lẫn quốc tế là điểm cốt lõi.

PR nên được sử dụng như là một thành phần tập trung vào trung và dài hạn trong chiến lược marketing tổng thể của một thương hiệu.

Kết hợp sức mạnh của PR với các hoạt động marketing khác.

PR không chỉ là phương tiện để xây dựng độ tin cậy của khách hàng với thương hiệu, nó còn có khả năng thúc đẩy lưu lượng truy cập website (traffic), tham gia vào quá trình hỗ trợ ra quyết định mua hàng, và thiết lập doanh nghiệp hay thương hiệu như là một nhà lãnh đạo tư tưởng ngành, là một điểm đến đáng tin cậy.

Với hầu hết các doanh nghiệp, hiếm khi PR nằm tách rời khỏi bộ phận marketing, tuy nhiên, việc nằm trong cùng một phòng ban là chưa đủ, các hoạt động PR, từ thông điệp truyền tải, hình ảnh, đến tuyên ngôn định vị thương hiệu đều cần phải được thực hiện một cách nhất quán với marketing, quảng cáo, thương hiệu và hơn thế nữa.

Mặc dù PR khó có thể thúc đẩy doanh số bán hàng trong ngắn hạn, những câu chuyện được kể, những hình ảnh tích cực liên tục được chia sẻ trên các phương tiện truyền thông có thể tạo ra những cảm xúc tích cực của khách hàng với thương hiệu, điều cuối cùng cũng sẽ dẫn đến doanh số bán hàng.

Cách kết hợp PR với quảng cáo (Digital Ads), Digital Marketing, Social Media Marketing.

Trong khi PR là phương tiện lý tưởng để cải thiện hình ảnh của thương hiệu trong dài hạn và kết nối với khách hàng mục tiêu thông qua bên thứ ba, các hoạt động quảng cáo có trả phí (Paid Ads) mang lại các cơ hội ngắn hạn.

Khi digital marketing hay quảng cáo trở thành lựa chọn ưu tiên hàng đầu của các thương hiệu, khi nó có khả năng nhắm mục tiêu quảng cáo (Targeting) và chuyển đổi khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả, doanh nghiệp có thể kết hợp đan xen các chương trình PR để thúc đẩy niềm tin, giảm bớt sự nghi ngờ hay cân nhắc lựa chọn giữa các thương hiệu.

Bạn cứ thử hình dung thế này, bằng một cách thức quảng cáo nào đó, bạn tiếp cận được khách hàng tiềm năng của mình, tuy nhiên điều gì sẽ xảy ra nếu những gì mà họ có được từ các nguồn tin bên ngoài (ví dụ như báo chí) gây bất lợi cho thương hiệu, cụ thể, họ nghe quá nhiều tin đồn hay tiếng xấu về thương hiệu.

Phải chăng bạn đã thấy được nhu cầu của sự kết hợp?

Tích hợp mọi thứ lại với nhau.

Đối với những ai làm marketing, chưa có một thời điểm nào trong lịch sử khi mà thương hiệu phải sử dụng nhiều nền tảng (kênh), phương tiện hay cách thức như hiện tại để tiếp cận khách hàng tiềm năng của mình.

Thương hiệu giờ đây có nhiều hơn các điểm chạm trên các kênh, với từng kênh, thương hiệu lại cần tiếp cận một nhóm đối tượng khách hàng khác nhau với những sở thích và nhu cầu khác nhau.

Để đáp ứng mục tiêu lớn là tín nhất quán khi xây dựng thương hiệu, khi thương hiệu cần khách hàng nghĩ về mình với một hình ảnh rõ ràng và cụ thể nào đó, tích hợp hay đồng nhất chính là chìa khoá chính.

Vì mỗi phương thức marketing, dù là quảng cáo hay tiếp thị nội dung, chúng đều có những lợi thế riêng, làm marketing thành công là phải biết cách kết hợp các điểm mạnh của các kênh khác nhau để đạt được mục tiêu chung.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Chiến lược ứng dụng Social Media cho nghiên cứu thị trường

Khác với các hình thức nghiên cứu thị trường truyền thống, giờ đây, thông qua các nền tảng mạng xã hội (Social Media), thương hiệu có thể thu thập xu hướng ngành, các hoạt động của đối thủ cạnh tranh và hơn thế nữa.

Chiến lược ứng dụng Social Media cho nghiên cứu thị trường
Chiến lược ứng dụng Social Media cho nghiên cứu thị trường

Với sự phát triển bùng nổ trong những năm gần đây, các nền tảng mạng xã hội đã làm thay đổi không chỉ cách người tiêu dùng tìm kiếm thông tin và mua sắm, mà còn thay đổi cả cách các thương hiệu tiếp cận các hoạt động marketing.

Chỉ vài năm trước, các nền tảng như Facebook, Instagram, TikTok hay LinkedIn chỉ đóng một phần nhỏ trong các chiến lược marketing toàn cầu, ngày nay, không ít các thương hiệu sử dụng phần lớn ngân sách của mình trên các nền tảng này.

Mạng xã hội không chỉ nơi các thương hiệu có thể dùng để xây dựng thương hiệu hay quảng cáo, nó cũng là một kênh hiệu quả để nghiên cứu thị trường.

Giá trị của các hoạt động nghiên cứu thị trường đối với các thương hiệu.

Về bản chất, nghiên cứu thị trường là nền tảng của mọi hoạt động marketing nói chung và luôn là một phần không thể thiếu trong quá trình xây dựng thương hiệu.

Tiến hành nghiên cứu thị trường có nghĩa là doanh nghiệp bắt đầu thu thập thông tin và tìm hiểu thêm về thị trường mục tiêu, thiết lập chân dung khách hàng tiềm năng (customer personas) cũng như đánh giá mức độ thành công của sản phẩm.

Nghiên cứu thị trường cũng giúp doanh nghiệp định lượng sự phù hợp của sản phẩm với thị trường. Khi sản phẩm hoặc dịch vụ đã được tung ra, các hoạt động nghiên cứu cho phép các Brand Marketer hiểu được cách mà khách hàng mục tiêu phản hồi cũng như các thông điệp mà họ muốn nhận từ thương hiệu.

Ở phạm vi doanh nghiệp, nghiên cứu thị trường là nền tảng của các chiến lược marketing thương hiệu (Brand Marketing) thành công.

Tuy nhiên, khi nói đến các phương thức tiếp cận nghiên cứu thị trường, các kỹ thuật nghiên cứu thị trường truyền thống, chẳng hạn như phỏng vấn hay nhóm tập trung (Focus Groups) có thể tốn nhiều thời gian, ngân sách cũng như hạn chế về mắt dữ liệu.

Các cách thức tiếp cận thị trường mới hơn chẳng hạn như thông qua các nền tảng mạng xã hội lại có khả năng thu thập dữ liệu nhanh hơn.

Các nền tảng mạng xã hội có thể mở rộng các hạn chế vốn có của hoạt động nghiên cứu thị trường.

Các nền tảng truyền thông mạng xã hội về cơ bản là có tất cả các công cụ cần thiết để thương hiệu có thể có được câu trả lời cho các câu hỏi trong bảng nghiên cứu thị trường.

Mạng xã hội có thể cung cấp những insight về các hoạt động xây dựng nhận diện thương hiệu (Branding), các thông điệp nội dung, các thiết kế sáng tạo, cũng như giúp thương hiệu có nhiều thông tin hơn về hoạt động của đối thủ cạnh tranh và xu hướng ngành.

Với hơn 5 tỷ người dùng mạng xã hội trên toàn cầu và không ngừng tăng trưởng nhanh qua các năm, các nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagam hay TikTok có thể phá vỡ các hạn chế về số lượng (mẫu) hay dữ liệu vốn có của các phương thức nghiên cứu thị trường tuyền thống.

Cách sử dụng các nền tảng xã hội hay Social Media để nghiên cứu thị trường.

Như MarketingTrips đã đề cập ở trên, các nền tảng mạng xã hội cho phép các thương hiệu tiếp cận nhiều lớp thông tin về ngành mà họ đang kinh doanh, bản thân thương hiệu, đối thủ cạnh tranh, thông điệp cũng như các thiết kế sáng tạo.

1. Các hiểu biết về ngành (Industry Insights).

Sử dụng các kênh truyền thông mạng xã hội là một cách hiệu quả để thu thập và đánh giá xu hướng ngành cũng như sự thay đổi trong hành vi của người dùng trong thời gian thực.

Các nền tảng như LinkedIn, Facebook hay Instagram giúp thương hiệu dễ dàng phát hiện và tách biệt các xu hướng hàng đầu cũng như những sự thay đổi trong các xu hướng đó.

Nếu như trong một vài năm trước, hình ảnh (Photo) là định dạng nội dung có khả năng thu hút sự chú ý lớn nhất của người dùng. Trong những năm gần đây, video hay video ngắn đang dần chiếm ưu thế và trở thành một công cụ hiệu quả (và có khả năng tiếp cận cao) để kết nối với khách hàng.

Trong bối cảnh mới, các các động lực thúc đẩy ngành không chỉ còn là các chủ đề nội dung mang tính chuyên môn cao hay từ các công cụ phân tích hỗ trợ, việc xác định và hợp tác với những người có ảnh hưởng (influencer) cũng là cách mà thương hiệu nên cân nhắc.

Trong trường hợp, thương hiệu cần thu thập nhiều dữ liệu hơn và nhanh hơn, các công cụ phân tích và lắng nghe mạng xã hội (Social Listening) chính là chìa khoá.

2. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.

Chưa có một nền tảng hay phương tiện nào trước đây có thể khiến cho việc tiến hành nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trở nên dễ dàng hơn như hiện tại thông qua mang xã hội.

Từ các nền tảng mạng xã hội, bạn có thể nhanh chóng xác định cách các đối thủ cạnh tranh đang quảng cáo, chiến lược xây dựng và phân phối nội dung, cách đối thủ tương tác với khách hàng của họ và hơn thế nữa.

Dù là theo dõi trực tiếp từ các kênh của đối thủ hay sử dụng các công cụ Social Listening trung gian, bạn có vô số cách để xác định cách đối thủ đang làm thương hiệu và marketing.

Từ góc nhìn này, các đội nhóm thương hiệu (Brand Teams) sẽ có được nhiều hiểu biết hơn về những gì mà khách hàng thích và không thích từ đối thủ, và hiển nhiên, đây là những dữ liệu quý giá cho bất kỳ chiến dịch marketing thành công nào.

3. Định vị thương hiệu.

Sau một quá trình liên tục quảng cáo và phân phối nội dung, liệu đối tượng mục tiêu (Target Audience) của bạn có cảm nhận được thương hiệu theo cách mà bạn muốn có hay không hay nó có đúng là những gì mà thương hiệu đang cố gắng định vị?

Dữ liệu có được từ các quan sát và phân tích trên mạng xã hội sẽ giúp thương hiệu dễ dàng có được các câu trả lời.

Những công cụ hỗ trợ như hashtag, chức năng tìm kiếm hay các công cụ thu thập và phân tích dữ liệu của bên thứ ba là những gì thương hiệu có thể sử dụng để xem cách khách hàng đang thảo luận về thương hiệu, cảm nhận của họ về thương hiệu hay những cảm xúc khác nếu có.

4. Kiểm tra và đánh giá nội dung.

Với tư cách là một Digital Marketer, bạn hiểu rằng, thông qua các nền tảng mạng xã hội, bạn có thể nhanh chóng chạy các thử nghiệm đa biến (A/B Testing) để kiểm tra xem đâu là những thông điệp hay các bản thiết kế mà đối tượng mục tiêu mong muốn được tương tác.

Nếu như với các phương pháp nghiên cứu thị trường truyền thống, bạn có thể tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc, từ các nền tảng mạng xã hội, bạn có thể nghiên cứu về sở thích hay hành vi của người dùng một cách nhanh chóng (và ít tốn kém).

Thông qua các lượt thích, bình luận hay thậm chí là nhắn tin trực tiếp, thương hiệu có được phản hồi của khách hàng ngay lập tức.

Nếu doanh nghiệp sử dụng mạng xã hội để thúc đẩy doanh số bán hàng (Sales), các số liệu chuyển đổi trực tiếp cũng là cách để có thêm thông tin về khách hàng.

Cuối cùng, tất cả những dữ liệu có được từ các quan sát và phân tích nói trên chính là kim chỉ nam để thương hiệu chỉnh sửa và tối ưu các chiến lược tổng thể, đánh giá nhận thức về thương hiệu, nội dung, với mục tiêu là cải thiện hiệu suất kinh doanh chung.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

10 bước đơn giản để bắt đầu xây dựng một thương hiệu

Trong bối cảnh mới dưới sự ảnh hưởng của các nền tảng mạng xã hội, người làm marketing cần suy nghĩ lại về cách xây dựng thương hiệu hay độ nhận diện của một thương hiệu (Branding).

10 bước đơn giản để bắt đầu xây dựng một thương hiệu
10 bước đơn giản để bắt đầu xây dựng một thương hiệu

Khi nói đến khái niệm Branding, không ít người vẫn thường gắn liền nó với logo, slogan, tên thương hiệu hay những bộ nhận diện thương hiệu khác, tuy nhiên trong bối cảnh kỹ thuật số mới, người làm marketing cần phải có những góc nhìn mới.

Người tiêu dùng ngày nay là những người tiêu dùng luôn được kết nối (Connected Consumer), nghĩa là để xây dựng thương hiệu, các doanh nghiệp phải tìm ra những cách thức mới sâu sắc hơn và có ý nghĩa hơn để kết nối với họ.

Dưới đây là 10 bước đơn giản mà bạn có thể tham khảo để bắt đầu xây dựng thương hiệu của mình trong kỹ nguyên số.

Bước 1 – Đặt nền móng.

Cũng tương tự như bất cứ hoạt động marketing hay kinh doanh nào, để có thể xây dựng một thương hiệu thành công trong một thị trường nào đó, trước tiên bạn cần phải hiểu về ngành của mình.

Nghiên cứu các thương hiệu đối thủ trong lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh là bước quyết định đầu tiên trong hành trình xây dựng thương hiệu của bạn.

Bạn cần so sánh các dịch vụ hay điểm khác biệt (USP) của đối thủ, từ các hoạt động xây dựng thương hiệu đến các nỗ lực marketing và bán hàng của họ.

Trong khi việc nhìn vào các thương hiệu lớn hiện đã thành công (nếu có) trong ngành có thể giúp bạn hình dung về những gì bạn cần làm và hướng tới, khả năng quan sát các thương hiệu nhỏ hơn có thể giúp bạn định vị mình tốt hơn trong thị trường hay phân khúc thị trường hiện tại.

Nghiên cứu thị trường tiếp đó là một phần không thể thiếu trong quá trình xây dựng thương hiệu và sẽ ảnh hưởng đáng kể đến các chiến lược trong tương lai.

Trong giai đoạn này, có một lời khuyên cho tất cả các marketer đó là đừng chỉ quan tâm đến các câu chuyện thành công, thay vào đó cần phân tích và học hỏi nhiều hơn từ các thương hiệu đã thất bại hoặc chưa làm tốt vai trò của mình.

Việc nhìn ra từ sớm những sai lầm của người khác có thể giúp bạn hạn chế mắc phải những sai lầm tương tự trong tương lai.

Bước 2 — Xác định và khác biệt hoá.

Bước tiếp theo, để có thể trở thành một thương hiệu thành công, bạn cần có khả năng phân biệt mình so với đối thủ cạnh tranh.

Và một trong những cách để làm điều đó là thông qua việc xác định giá trị của thương hiệu của bạn. Điều gì làm cho bạn khác biệt với các đối thủ còn lại trên thị trường.

Bạn cung cấp những dịch vụ hay lợi ích nào mà các công ty khác không có? Sứ mệnh và giá trị của bạn so với các doanh nghiệp khác trong ngành của bạn là gì và hơn thế nữa, việc đặt ra nhiều câu hỏi tương tự và đi tìm câu trả lời là chìa khoá chính ở giai đoạn này.

Sự khác biệt giữa một ý tưởng hay và sự thành công trong kinh doanh (thương mại hoá) là bối cảnh, nó chính là sự hiểu biết về cách một sản phẩm được sản xuất cho một nhóm người nhất định, hiểu xem khách hàng thực sự muốn gì, tại sao họ sẽ quan tâm đến những gì mà thương hiệu cung cấp và hơn thế nữa.

Bước 3 – Xác định đối tượng mục tiêu cần tiếp cận.

Đối tượng mục tiêu (Target Audience) là khái niệm căn bản và hết sức quen thuộc của hầu hết người làm marketing, và ở bước 3 này, bạn cần bắt đầu với nó.

Hãy xác định xem đâu là nhóm đối tượng hay khách hàng mục tiêu chính của thương hiệu, họ bao nhiêu tuổi? giới tính của họ là gì? thu nhập của họ như thế nào, họ có gia đình chưa, họ thường mua sắm ở đâu (và vì sao)? Hay hiện có bất cứ đối thủ nào đang nhắm mục tiêu (Targeting) đến nhóm đối tượng này hay chưa?

Về bản chất, bạn càng có thể xác định đối tượng của mình cụ thể và chính xác bao nhiêu thì càng dễ dàng tạo ra một thương hiệu có liên quan bấy nhiêu.

Hãy nhớ rằng, một trong những điểm mấu chốt thành công của bất cứ thương hiệu nào đó là yếu tố cộng đồng, bạn cần kết nối từng cá nhân hay đối tượng mục tiêu đến một cộng đồng, nơi họ có thể tìm thấy chính họ thông qua việc kết nối với những người khác.

Bước 4 – Tìm kiếm tiếng nói của thương hiệu (Brand Voice).

Một khi bạn đã tìm thấy được đối tượng khách hàng mục tiêu của mình và bắt đầu tìm hiểu về họ, bạn cần xây dựng tiếng nói hay giọng điệu mà bạn sẽ dùng để đối thoại với họ.

Bạn muốn thương hiệu của mình đối thoại với khách hàng qua những kênh nào và bạn muốn giao tiếp với những khách hàng đó ra sao?

Có thể, bạn sẽ cần xây dựng một giọng điệu chuyên nghiệp nếu bạn muốn tiếp cận các chuyên gia hoặc nếu bạn muốn tiếp cận những người trẻ, chẳng hạn như Gen Z, những ngôn ngữ gần gủi hay “hợp xu hướng” có thể là chìa khoá.

Tiếng nói thương hiệu hiệu quả là tiếng nói gắn liền với từng nhóm đối tượng mục tiêu của thương hiệu, thứ có thể giúp họ tiếp tục tương tác và kết nối với thương hiệu.

Bước 5 – Xây dựng tính cách cho thương hiệu (Brand Personality).

Thương hiệu cũng giống như con người, chúng cũng có những tính cách cụ thể.

Bên cạnh các yếu tố căn bản của một thương hiệu như lợi ích, tính năng hay công dụng, những giá trị tinh thần xoay quanh thương hiệu cũng vô cùng quan trọng.

Người tiêu dùng ngày nay không chỉ đơn giản là cần một sản phẩm và họ cũng không muốn các thương hiệu tiếp cận họ với mục tiêu bán hàng, cái mà họ thực sự cần là một “thương hiệu” có đầy đủ các yếu tố cảm xúc mà họ có thể cảm nhận được mỗi khi sử dụng hay sở hữu.

Trong khi người tiêu dùng mong muốn các sản phẩm hay dịch vụ có thể đáp ứng được nhu cầu (vượt kỳ vọng) của họ, họ cũng mong muốn tương tác với thương hiệu ở cấp độ con người thay vì là thương mại.

Bạn phải quyết định xem thương hiệu của bạn mong muốn trở thành một người như thế nào, bạn muốn thương hiệu của mình tỏa ra năng lượng vui vẻ, tích cực hay trầm tính.

Bạn đang muốn trở nên hiện đại và tiên tiến, hay cổ điển và truyền thống.

Bước 6 – Chia sẻ câu chuyện.

Bước tiếp theo trong quá trình xây dựng thương hiệu là không ngừng nỗ lực chia sẻ các câu chuyện của thương hiệu.

Người tiêu dùng là những người thực và họ cũng muốn có thể liên hệ chính bản thân họ với những câu chuyện hay con người thực khác.

Có một sai lầm thường thấy đối với các doanh nghiệp đó là cố tình chỉnh sửa các thông điệp (Content Marketing) theo từng chiến dịch khác nhau mà không tuân theo bất cứ một câu chuyện gốc, tính cách hay giọng điệu nào của thương hiệu.

Đối tượng mục tiêu một khi không thể hiểu câu chuyện của bạn, họ không thể kết nối sâu hơn với thương hiệu của bạn.

Bước 7 – Kiểm tra và tinh chỉnh.

Là một marketer, bạn phải thừa nhận rằng, sẽ không có bất cứ một công thức xây dựng thương hiệu thành công nào được áp dụng cho các thương hiệu khác nhau.

Nhiệm vụ của bạn khi này là không ngừng thu thập phản hồi từ phía khách hàng để xem liệu họ đang cảm nhận được những gì mà thương hiệu đang truyền tải hay không, việc trao đổi thương xuyên với khách hàng cũng giúp thương hiệu tìm thấy những cơ hội hay cách thức xây dựng thương hiệu mới mà doanh nghiệp có thể là chưa từng nghĩ đến trước đó.

Bước 8 — Sáng tạo, tích hợp và tái tạo một cách chuyên nghiệp.

Khi bắt đầu xây dựng các tài sản cụ thể cho thương hiệu, từ logo, bộ nhận diện thương hiệu hay các hình ảnh trên website, hãy cố gắng giữ cho các tài sản này chuyên nghiệp nhất có thể khi nó là một phần thể hiện giá trị của thương hiệu.

Mọi tài sản bạn cung cấp cho người tiêu dùng đều phải đại diện cho thương hiệu và để gia tăng sức ảnh hưởng, những tài sản này nên được nhân rộng, sáng tạo, quảng bá và chia sẻ một cách thường xuyên.

Bước 9 – Nhất quán là từ khoá không thể thiếu khi xây dựng thương hiệu.

Ngay từ đầu — mọi tài sản liên quan đến hình ảnh của thương hiệu như logo, hình ảnh quảng cáo hay các bài đăng trên các nền tảng mạng xã hội đều cần phải được thể hiện một cách nhất quán.

Mục tiêu cuối cùng của bạn với điều này là khiến mọi người nhận ra thương hiệu ngay từ những ánh nhìn đầu tiên. Thương hiệu của bạn càng dễ được nhận biết thì sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn càng dễ được nhận ra và bạn càng tiến gần hơn với mục tiêu “khiến cho mọi thứ dần trở nên quen thuộc”.

Bước 10 – Tận hưởng từng thành công nhỏ.

Vậy là bạn đã hoàn tất những bước căn bản nhất để bắt đầu xây dựng một thương hiệu.

Đây chính là khoảng thời gian bạn nhìn lại toàn bộ những gì mình đã làm và có được, dù là thuận lợi hay chưa thuận lợi, thứ mà bạn đã có lúc bấy giờ chính là kinh nghiệm, là những bài học, hay ít nhất là bạn đã chọn cách làm đúng ngay từ đầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Chiến lược thương hiệu: Trước khi làm Branding hãy đầu tư vào những khía cạnh này

Trong khi có không ít các thương hiệu tập trung rất nhiều nguồn lực để xây dựng độ nhận diện thương hiệu (Branding), điều này sẽ gây lãng phí nếu thương hiệu không chuẩn bị trước các thành phần khác quan trọng hơn.

Chiến lược thương hiệu: Trước khi tiến hành Branding hãy đầu tư vào những khía cạnh này
Chiến lược thương hiệu: Trước khi tiến hành Branding hãy đầu tư vào những khía cạnh này

Có một sai lầm thường thấy ở các doanh nghiệp hay với những người làm marketing đó là  đầu tư rất nhiều nguồn lực vào hoạt động xây dựng nhận diện thương hiệu (Branding, Brand Identity) trong khi chưa chuẩn bị những nền tảng căn bản nhất của thương hiệu.

Những hình ảnh đẹp hay đồ hoạ bắt mắt về bản chất sẽ không có ý nghĩa gì nếu khách hàng mục tiêu không hiểu được ý nghĩa thực sự đằng sau của nó là gì, hay nếu thương hiệu của bạn tập trung vào Gen Z, điều này lại càng thất bại hơn.

Mặc dù bạn có thể tạo ra những logo đẹp, những bảng màu hấp dẫn người xem, tuy nhiên, cũng sẽ không mang lại cho thương hiệu giá trị gì nếu người dùng mục tiêu không thể “thấy” hay cảm nhận được những giá trị mà thương hiệu cung cấp, hay các thông điệp của thương hiệu không thể giúp cộng hưởng giá trị của thương hiệu tới người dùng.

Từ những góc nhìn này, bạn không nên đầu tư vào các hoạt động xây dựng nhận diện nếu chưa xây dựng được 3 nền tảng căn bản nhất của thương hiệu là: Chiến lược thương hiệu, Khách hàng lý tưởng của thương hiệu và Tiếng nói hay Giọng điệu của thương hiệu.

Chiến lược thương hiệu (Brand Strategy).

Ở cấp độ cao nhất và cũng là nền tảng quan trọng nhất của bất cứ thương hiệu nào là có một chiến lược thương hiệu hoàn chỉnh bao gồm các nội dung sau:

Các đề xuất giá trị riêng biệt (USP): Trong bối cảnh thị trường đầy sự cạnh tranh, đề xuất giá trị là chưa đủ mà giá trị đó khác biệt với đối thủ như thế nào và có lợi cho khách hàng mục tiêu ra sao.

Cũng tương tự như cách xây dựng USP hay ma trận SWOT cho doanh nghiệp, điểm giá trị khác biệt không chỉ là “khác” so với đối thủ mà cái khác hay cái điểm mạnh đó phải có lợi cho khách hàng mục tiêu, rất nhiều thương hiệu hiểu sai điều này.

Tầm nhìn và Sứ mệnh của thương hiệu (Brand Mission & Brand Vision): Đây là một trong những điều mạnh mẽ nhất mà thương hiệu có thể truyển tải đến khách hàng, nó chính là lý do hay mục đích thương hiệu được ra đời và tồn tại.

Giá trị cốt lõi (Brand Core Values): Thương hiệu của bạn đại diện cho điều gì và không đại diện cho điều gì? Khi bạn có các giá trị thương hiệu của riêng mình, tất cả các quyết định còn lại của thương hiệu hay doanh nghiệp – từ Marketing, trải nghiệm khách hàng đến bộ phận tuyển dụng đều phải được kết nối lẫn nhau.

Câu chuyện thương hiệu (Brand Story): Kể chuyện thương hiệu từ lâu đã là một trong những cách thức xây dựng thương hiệu mà các thương hiệu lớn như Apple hay Starbucks theo đuổi. Để kể chuyện (Storytelling), bạn cần có các câu chuyện hấp dẫn.

Tính cách thương hiệu (Brand Personality): Tính cách thương hiệu hay Brand Personality xác định hay định hình cách mà thương hiệu muốn khách hàng nghĩ về mình khi được nhắc đến.

Thương hiệu của bạn đại diện cho sự mạnh mẽ, sáng tạo, bí ẩn hay bất cứ gì điều gì khác, hãy truyền tải nó đến với khách hàng.

Khách hàng lý tưởng (Key Customer).

Một nền tảng cốt lõi tiếp theo mà các thương hiệu cần xây dựng đó là xác định tệp khách hàng lý tưởng của mình.

Trong khi nghe có vẻ như là điều hiển nhiên, không ít các thương hiệu hiểu sai khái niệm này khi cho rằng nó chính là khách hàng tiềm năng hay đơn giản là khách hàng.

Khách hàng lý tưởng đề cập đến những khách hàng sẵn sàng chi trả để có được sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu (dựa trên số liệu nghiên cứu), trong khi khách hàng tiềm năng chỉ là những người có thể mua hàng (thích chứ không mua).

Khi nói đến việc tạo ra các thông điệp marketing để thu hút khách hàng, dưới đây là một số điểm mà thương hiệu có thể tiếp cận:

  • Nỗi đau của khách hàng: Khách hàng của bạn đang đấu tranh với điều gì? Họ nhận thức như thế nào về cuộc đấu tranh đó? Và đâu thực sự là giải pháp họ cần?
  • Chuyển đổi mong muốn sau sử dụng sản phẩm: Theo cách nghĩ của khách hàng, Họ muốn nhận được điều gì hay muốn trở thành “hình ảnh” như thế nào?
  • Các giải pháp thay thế: Khách hàng của bạn đã thử những giải pháp nào hay sử dụng các sản phẩm của đối thủ hay chưa? Điều gì khiến họ hài lòng và không hài lòng với các sản phẩm đó.

Tiếng nói thương hiệu (Brand Voice).

Thông điệp thương hiệu (Brand Message) và tiếng nói thương hiệu là 2 khái niệm khác nhau.

Trong khi thuật ngữ thông điệp đề cập đến nội dung (Content) hay những thứ mà khách hàng sẽ nghe hoặc thấy, Tiếng nói lại thể hiện cách thức mà thương hiệu truyền tải các nội dung đó.

Tiếng nói thương hiệu có thể bao gồm các thành phần như:

Câu nói về thương hiệu: Thương hiệu của bạn thường lặp đi lặp lại những cụm từ hoặc thuật ngữ nào? Từ vựng mà thương hiệu của bạn phát đi lặp lại phải nhằm mục đích củng cố sứ mệnh và giá trị của thương hiệu.

Giọng điệu: Những kiểu cảm xúc nào sẽ có thể kết nối tốt nhất giữa khách hàng lý tưởng với thương hiệu. Thương hiệu mô tả nỗi đau đau và mong muốn của họ như thế nào? Giọng điệu thay đổi ra sao khi thương hiệu kể về các câu chuyện của mình và của khách hàng.

Kỹ thuật và phong cách thể hiện nội dung: Là khái niệm đề cập đến cách thương hiệu làm nổi bật nội dung như cách sử dụng dấu chấm câu, biểu tượng cảm xúc (emojis) và các biểu tượng tượng hình khác.

Nhịp điệu: Nhịp điệu của ngôn ngữ đề cập đến mức độ dài hay ngắn của câu chữ. Nó cao hay thấp, nhanh hay chậm, dồn dập hay từ tốn…

Tóm lại, nhận diện thương hiệu nên là hành động đến sau, khi mà thương hiệu đã hoàn thiện các nền tảng căn bản khác của thương hiệu.

Xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu trực quan tốt có thể giúp cho hoạt động marketing trở nên thuận lợi và cộng hưởng hơn, nhưng nếu không có thông điệp thương hiệu hay các giá trị khác của thương hiệu, khách hàng sẽ khó có thể chấp nhận thương hiệu.

Các thành viên trong các đội nhóm khác nhau, đặc biệt là nhóm bán hàng và marketing, tất cả đều phải ở trên cùng một chiến tuyến, phải cùng hướng tới mục tiêu cuối cùng là khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

Branding là gì? Kiến thức nền tảng cần biết về Branding

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu toàn diện các lý thuyết và kiến thức căn bản xoay quanh thuật ngữ Branding (Xây dựng nhận diện thương hiệu) như: Branding là gì, Vai trò của Branding đối với thương hiệu và trong Marketing, Branding bao gồm những gì, phân biệt giữa Branding và Brand Building và hơn thế nữa.

branding là gì
Branding là gì? Kiến thức nền tảng cần biết về Branding

Branding là quá trình một doanh nghiệp nào đó tiến hành xây dựng độ nhận diện cho một thương hiệu hay sản phẩm cụ thể. Là một trong những thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong ngành Marketing nói chung và các hoạt động xây dựng thương hiệu, thuật ngữ Branding vẫn chưa được nhìn nhận một cách đúng đắn và đầy đủ. Đặc biệt vẫn còn nhiều Marketer nhầm lẫn giữa Branding với Brand Building.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Branding là gì?
  • Branding là gì trong Marketing?
  • Co Branding là gì?
  • Phân biệt Branding vs Brand và Brand Building.
  • Tại sao doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn vào Branding.
  • Vai trò của Branding đối với thương hiệu và doanh nghiệp là gì?
  • Xây dựng Brand Guidelines – Bản định hướng giúp doanh nghiệp làm Branding thành công.
  • Branding trong Marketing.
  • Branding trong cấu trúc xây dựng thương hiệu (Brand).
  • Thuận lợi và bất lợi của Branding với doanh nghiệp.
  • Những câu hỏi thường gặp với thuật ngữ Branding.

Bên dưới là chi tiết tất cả những gì bạn cần biết về Branding.

Branding là gì?

Branding trong tiếng Việt có nghĩa là Xây dựng nhận diện thương hiệu.

Branding là khái niệm đề cập đến quá trình một doanh nghiệp nào đó tiến hành xây dựng độ nhận diện cho một thương hiệu hay sản phẩm cụ thể.

Trước hết, khoan hãy đi sâu về khái niệm branding trong Marketing hay Thương hiệu. Ví nó là thuật ngữ tiếng Anh nên cơ bản cần hiểu xem trong tiếng Việt nó có nghĩa là gì (về mặt câu từ hay ngữ nghĩa).

Theo từ điển Cambridge, Branding là Danh từ (Noun) có nghĩa là quá trình làm cho một sản phẩm, dịch vụ, tổ chức hay con người trở nên dễ phân biệt hơn so với những thứ tương tự còn lại bằng cách kết nối chúng tới một tên gọi, mẫu thiết kế, biểu tượng hay một tập hợp nhận diện cụ thể nào đó.

Branding bao gồm các mẫu thiết kế, biểu tượng, màu sắc…những thứ mà người dùng sử dụng nó để nhận diện và kết nối với sản phẩm hay doanh nghiệp.

Từ các phân tích này, bạn có thể thấy rằng, Branding đóng vai trò như một “từ tượng hình”, nó là đại diện cho những thứ hữu hình mà một người nào đó có thể nhìn thấy và phân biệt (so với những thứ còn lại).

(Note: Đối với ngành Marketing, việc phân tích các thuật ngữ không mang ý nghĩa chính là chứng minh việc đúng – sai của bản thân thuật ngữ đó mà là để làm rõ các nhiệm vụ hay công việc cụ thể đằng sau mỗi thuật ngữ).

Co – branding là gì?

Co-branding là hợp tác hay đối tác thương hiệu, khái niệm mô tả quá trình một doanh nghiệp hay thương hiệu cụ thể liên kết và hợp tác với một thương hiệu hay doanh nghiệp khác nhằm đạt được các mục tiêu về Marketing hoặc (và) Kinh doanh.

Co-branding còn được dùng để khái quát hoá một loạt các hoạt động Marketing liên quan đến hai hay nhiều thương hiệu liên kết với nhau.

Branding là gì trong Marketing?

Một khi đã hiểu ý nghĩa thực sự đằng sau thuật ngữ Branding, bạn có thể dễ dàng hơn khi đặt nó vào bối cảnh của ngành Marketing nói chung.

Trong Marketing, Branding có thể hiểu (đúng đắn nhất) là xây dựng nhận diện thương hiệu (không phải Xây dựng thương hiệu hay Thương hiệu và ý này sẽ được MarketingTrips phân tích trong các phần tiếp theo).

Branding là quá trình tạo ra một bản sắc riêng biệt cho một doanh nghiệp, sản phẩm hay dịch vụ cụ thể trong tâm trí đối tượng và người tiêu dùng mục tiêu.

Về mặt tổng thể, Branding có thể được chia làm 2 cấp độ (nhận diện).

  • Ở cấp độ cơ bản nhất, Branding bao gồm những thứ hữu hình có thể nhận diện và phân biệt được như logo, màu sắc, các mẫu thiết kế trực quan (Visual), slogan…
  • Ở cấp độ thứ hai, Branding bao gồm những thứ vô hình (không thể nhìn thấy) nhưng khách hàng vẫn có thể sử dụng nó để phân biệt, nhận diện hay ghi nhớ về một sản phẩm, doanh nghiệp hay thương hiệu cụ thể. Những điểm nhận diện này có thể là chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng và thậm chí cả cách bạn định giá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.

Bằng cách xây dựng những điểm tiếp xúc với khách hàng (Touchpoints) chẳng hạn như website, thiết kế các mẫu quảng cáo để giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, thiết kế nên các nhận diện như logo hay bao bì, chọn màu sắc cụ thể cho sản phẩm hay dịch vụ… bạn đang Branding cho các sản phẩm hay doanh nghiệp của mình.

Branding là cách bạn định hình các sản phẩm và dịch vụ của mình trong mắt khách hàng mục tiêu, tác động đến nhận thức của họ về những gì bạn cung cấp.

Phân biệt Branding vs Brand và Brand Building.

Phân biệt Branding vs Brand và Brand Building.
Phân biệt Branding vs Brand và Brand Building.

Như đã phân tích ở trên, Branding là quá trình tạo ra một bản sắc riêng biệt cho một doanh nghiệp, sản phẩm hay dịch vụ cụ thể trong tâm trí đối tượng và người tiêu dùng mục tiêu.

Điều này có nghĩa là để có thể khiến cho khách hàng nhận diện, biết và nhớ về doanh nghiệp hay một sản phẩm nào đó, bạn cần phải xây dựng.

Tuy nhiên, ngay cả khi bạn không làm gì hay đầu tư bất cứ chiến lược Branding nào, bạn vẫn sẽ có một thương hiệu (Brand), chỉ là, nó là thương hiệu như thế nào.

Ví dụ: nếu bạn là một doanh nghiệp có dịch vụ khách hàng không tốt, điều này cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến cách khách hàng nhìn nhận về bạn hay nói cách khác nó ảnh hưởng đến Thương hiệu hay Brand của bạn.

Cuối cùng, những gì khách hàng nghĩ và nói về bạn (về doanh nghiệp hay các sản phẩm cụ thể), đó mới là thương hiệu của bạn, đó là những gì đang diễn ra thực tế chứ không phải những gì bạn muốn họ nghĩ.

Thương hiệu (Brand) là những ấn tượng xuất hiện trong tâm trí của khách hàng khi họ nghe đến tên doanh nghiệp hay sản phẩm của bạn. Đó là những cảm nhận mà họ có dựa trên trải nghiệm của họ với bạn, dù đó là tốt hay xấu (Brand tốt – Brand xấu).

Điều này cũng giải thích lý do tại sao bạn cần xây dựng các chiến lược hay làm Branding và kế hoạch quản trị thương hiệu (Brand) của bạn là vô cùng quan trọng.

Thuật ngữ còn lại chưa được nhắc đến đó là Brand Building.

Khác với Branding hay Brand như đã phân tích ở trên, Brand Building có nghĩa Xây dựng thương hiệu, tức xây dựng Brand, đó chính là quá trình xây dựng tất cả những gì mà bạn muốn khách hàng nghĩ, nhớ và cảm nhận được về Brand.

Branding từ đó là chỉ một phần của Brand hay Brand Building và không phải tất cả các hoạt động Branding đều nhắm đến mục tiêu xây dựng thương hiệu hay xây dựng cách mà doanh nghiệp muốn khách hàng cảm nhận và nhớ về thương hiệu (như đã phân tích trong 2 cấp độ Branding ở trên).

Phân tích xa hơn, trong khi phần lớn Marketer tập trung vào các hoat động quảng cáo, truyền tải tất cả các nhận diện như logo, màu sắc, hay thậm chí là thông điệp (…Branding), trong nhiều trường hợp, mục đích của họ là bán hàng chứ không phải xây dựng thương hiệu (Brand).

Một sự thật là, không phải tất cả các hoạt động Marketing đều hướng tới việc xây dựng thương hiệu hay đóng góp tới giá trị của thương hiệu (Brand).

Tại sao doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn vào Branding.

Với tư cách là những người làm thương hiệu hay nhà lãnh đạo doanh nghiệp, chắc chắn bạn sẽ không thể mong muốn tạo ra một thương hiệu (Brand) không đáng tin cậy hoặc thương hiệu xấu.

Một lần nữa, bạn vẫn sẽ có một thương hiệu bất kể bạn có đầu tư vào Branding hay không hay đầu tư như thế nào.

Mục đích cuối cùng của Branding là đơn giản hoá và dễ dàng giúp khách hàng mục tiêu của bạn hiểu về những gì bạn cung cấp cũng như cách bạn cần họ “nghĩ về” thông qua quá trình định vị thương hiệu (Brand Positioning).

Định vị thương hiệu không chỉ là cung cấp các USP tới khách hàng, nó là sự kết hợp của tất cả các cách thức bạn truyền đạt những gì mà bạn đại diện (và muốn khách hàng nhớ về).

Để Branding hiệu quả, người làm marketing cần có một bản kế hoạch chiến lược bài bản và toàn diện, bao gồm các hướng dẫn rõ ràng về thương hiệu (brand guidelines), các điểm nhận diện thương hiệu (Brand Identity) và hơn thế nữa.

Vai trò của Branding đối với thương hiệu và doanh nghiệp là gì?

Vai trò của Branding đối với thương hiệu và doanh nghiệp là gì?
Vai trò của Branding đối với thương hiệu và doanh nghiệp là gì?

Thông qua các phân tích ở trên, hẳn là bạn đã có thể nhận thấy tầm quan trọng của Branding đối với thương hiệu (Brand) hay doanh nghiệp.

Dưới đây là những gì bạn có thể mang lại cho doanh nghiệp nếu bạn làm Branding đúng:

  • Tăng doanh số bán hàng khi nhiều khách hàng hơn biết và hiểu về doanh nghiệp.
  • Cải thiện lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu cũng như sự công nhận của khách hàng tới những gì mà doanh nghiệp đang làm (cung cấp).
  • Giúp tạo ra một doanh nghiệp có sứ mệnh và mục đích tồn tại rõ ràng.
  • Giúp tạo ra một văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, nơi nhân viên và thậm chí là các đối tác yêu thích những gì bạn đang làm.
  • Thu hút nhân tài đến với doanh nghiệp để cống hiến vì sứ mệnh chung.
  • Là công cụ giúp phát triển giá trị hay tài sản thương hiệu (Brand Equity) mạnh mẽ để từ đó nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Trong khi Branding như bạn thấy có thể rất mất thời gian và tốn kém, những gì nó có thể mang lại cho doanh nghiệp là vô cùng đáng giá.

Xây dựng Brand Guidelines – Bản định hướng giúp doanh nghiệp làm Branding thành công.

Khi nói đến Branding nói riêng và các hoạt động xây dựng thương hiệu (Brand Building) nói chung, Tính nhất quán (consistent) là từ khoá chính bạn cần khắc ghi.

Có bản hướng dẫn bao gồm các nguyên tắc thương hiệu rõ ràng là kim chỉ nam để duy trì một thương hiệu nhất quán và gắn kết.

Thương hiệu (Brand) của bạn không chỉ bao gồm cách khách hàng nhìn nhận về bạn mà còn bao gồm cả cách nhân viên của bạn nghĩ về bạn.

Ngoài logo và màu sắc, bạn có thể truyền đạt thông điệp thương hiệu và nhận diện thương hiệu, tức quá trình làm Branding của mình thông qua các yếu tố sau:

  • Có lời hứa thương hiệu rõ ràng: Bạn muốn được khách hàng mục tiêu biết đến vì điều gì?
  • Cách nhân viên của bạn đối xử với khách hàng: Bạn có được biết đến với tư cách là nơi cung cấp những trải nghiệm khách hàng tuyệt vời không?
  • Chất lượng sản phẩm: Sản phẩm hay dịch vụ của bạn có được biết đến là chất lượng cao hay không?
  • Chiến lược giá bán: Chiến lược giá của bạn đang hướng đến những phân khúc khách hàng nào, các phân khúc (segment) khác nhau đón nhận các mức giá khác nhau?
  • Bao bì sản phẩm: Bao bì sản phẩm của bạn đang có tác động đáng kể đến sự nhận diện thương hiệu và giá trị thương hiệu của bạn hay không?
  • PR: Quan hệ công chúng (PR) và chiến lược Branding thường đi đôi với nhau. Cách bạn phản ứng với những thách thức và sai lầm bạn mắc phải trong khi phát triển doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cách đối tượng mục tiêu nhìn nhận về bạn.
  • Influencer/KOL: Thương hiệu của bạn có đang hợp tác với những người có ảnh hưởng để thúc đẩy nhận diện thương hiệu không?
  • Quảng cáo: Cuối cùng, quảng cáo hiệu quả là rất quan trọng để nâng cao nhận diện thương hiệu của bạn. Bạn không thể xây dựng bất cứ điều gì nếu các thông tin hay thông điệp bạn cần truyền tải không đến được nhiều và thường xuyên với công chúng hay khách hàng mục tiêu.

Về cơ bản, hầu như mọi quyết định bạn đưa ra trong công việc kinh doanh của mình cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến sức mạnh của thương hiệu (dù ít hay nhiều).

Thấu hiểu thuật ngữ Co – Branding hay Hợp tác tương hiệu.

Có một kiểu hợp tác thương hiệu điển hình là hai hoặc nhiều công ty hợp tác để gắn các thành phần nhận diện thương hiệu như logo, tên hiệu vào một sản phẩm nào đó.

Mục đích của việc hợp tác này nhằm kết hợp sức mạnh của hai hoặc nhiều thương hiệu để gia tăng sự vượt trội về giá trị mà khách hàng sẵn sàng chi trả, tăng cường khả năng chống lại sản phẩm hoặc dịch vụ của mỗi nhà sản xuất riêng lẻ hoặc giúp kết nối sự cảm nhận đa dạng của các thương hiệu cho một sản phẩm nào đó.

Việc hợp tác thương hiệu hay Co-branding sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng và thỏa mãn nhu cầu khách hàng; đạt lợi ích tài chính; tăng cường vị thế cạnh tranh; giới thiệu sản phẩm mới với những ấn tượng mạnh mẽ; tạo ra giá trị được khách hàng mới cảm nhận; gia tăng hiệu quả hoạt động…

Có không ít các thương hiệu nước ngoài hợp tác với các thương hiệu trong nước. Việc hợp tác thương hiệu sẽ giúp các doanh nghiệp nước ngoài khai thác thị trường mới với chi phí thấp nhất; có cách tiếp cận thích hợp khi công ty tìm kiếm phản hồi nhanh hơn; thu nhập từ tiền bản quyền; chia sẻ rủi ro; tạo tiềm năng phát triển các mối quan hệ hợp tác trong tương lai.

Còn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, họ sẽ được tiếp cận nguồn lực tài chính mới; việc hợp tác công nghệ giữa hai công ty sẽ cho kết quả tốt hơn là nỗ lực của một công ty đơn lẻ; giúp gia tăng giá trị cho thương hiệu hợp tác; ấn tượng sản phẩm và sự tín nhiệm được cải thiện với những liên tưởng thương hiệu khác; gia tăng sự tin tưởng của khách hàng vào sản phẩm; gia tăng sự xuất hiện trước khách hàng từ những quảng cáo kết hợp.

Các kiểu Co Branding chính hiện có.

Có 4 dạng hợp tác thương hiệu chính là hợp tác thương hiệu thành phần cấu thành; hợp tác thương hiệu cùng công ty; hợp tác thương hiệu liên doanh; hợp tác thương hiệu đa tài trợ.

  • Ingredient co branding là gì?

Hợp tác thương hiệu thành phần cấu thành (ingredient co-branding) là hình thức tạo ra giá trị thương hiệu cho nguyên vật liệu, các thành phần chứa trong các sản phẩm khác. Chẳng hạn máy tính xách tay Dell sử dụng chip của Intel, pin của Sony và phần mềm của Microsoft.

  • Same company co branding là gì?

Hợp tác thương hiệu cùng công ty (same company co-branding) là hình thức một công ty quảng bá cho nhiều thương hiệu. Ví dụ Masan quảng bá cho nước tương Chinsu kết hợp với nước mắm Nam Ngư.

  • Joint-venture co branding là gì?

Hợp tác thương hiệu liên doanh (joint-venture co-branding) là hình thức hai hoặc nhiều công ty hợp tác quảng bá một sản phẩm cho một đối tượng khách hàng mục tiêu.

Chẳng hạn trường hợp Sacombank kết hợp với Viễn Thông A tạo ra sản phẩm thẻ giúp người tiêu dùng sử dụng thẻ của Sacombank để mua hàng ở siêu thị của Viễn Thông A với một số ưu đãi.

  • Multi-sponsors co branding là gì?

Hợp tác thương hiệu đa tài trợ (multi-sponsors co-branding) là hình thức hai hoặc nhiều công ty, nhiều thương hiệu hợp tác theo hình thức tài trợ để quảng bá cho các sản phẩm và thương hiệu của nhau. Chẳng hạn nhiều thương hiệu cùng tham gia quảng bá thương hiệu và đưa sản phẩm về nông thôn trong chương trình hàng Việt Nam chất lượng cao.

Để việc hợp tác thương hiệu thật sự mang lại hiệu quả cao, doanh nghiệp cần:

1. Tìm kiếm những thương hiệu bổ sung cho nhau.

2. Tìm kiếm sự hợp lực giữa các sản phẩm và dịch vụ.

3. Giúp mở rộng khách hàng và trải nghiệm khách hàng.

4. Đảm bảo ban giám đốc của các bên tương thích và thống nhất quan điểm.

5. Bắt đầu ở quy mô nhỏ trước khi nhân rộng.

Hiểu biết đầy đủ về hợp tác thương hiệu và áp dụng hiệu quả hình thức này sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng thương hiệu vững mạnh và gia tăng hiệu quả kinh doanh.

Ngoài ra, để khai thác tốt hình thức hợp tác thương hiệu, doanh nghiệp cũng cần sự hỗ trợ của các cơ quan và các hiệp hội liên quan.

Những câu hỏi thường gặp với thuật ngữ Branding.

  • Branding có ý nghĩa chính là gì trong Marketing.

Branding trong Marketing đề cập đến quá trình xây dựng các nhận thức tích cực (tốt) về doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ, thông qua việc sử dụng các phương tiện truyền thông Marketing như mạng xã hội, báo chí, quảng cáo, website, và hơn thế nữa.

  • Lợi ích lớn nhất của Branding trong hoạt động kinh doanh là gì?

Về mặt kinh doanh, Branding là quá trình định hình cách mà doanh nghiệp muốn công chúng mục tiêu nhìn nhận và đánh giá về các sản phẩm và dịch vụ của họ với mục tiêu cuối cùng là khách hàng tin tưởng doanh nghiệp nhiều hơn và từ đó bán hàng được nhiều hơn.

  • Branding Design là gì?

Branding Design là thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, các công việc cần làm có thể là thiết kế logo, màu sắc, bao bì, brochure, website, ứng dụng…

  • Content Branding là gì?

Là hoạt động xậy dựng và phân phối nội dung (Content) với mục tiêu là xây dựng độ nhận diện của thương hiệu (Branding). Thông qua các nội dung theo định hướng Branding, khách hàng có thể dễ dàng nhận ra thương hiệu và ghi nhớ thương hiệu tốt hơn.

  • Employee (Employer) Branding là gì?

Employee Branding có thể được định nghĩa là quá trình một doanh nghiệp xây dựng danh tiếng của họ đối với nhân viên với mục tiêu là cải thiện cách nhân viên nhìn nhận và đánh giá về họ với tư cách là nhà tuyển dụng (hay người sử dụng lao động).

Employee Branding có thể giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng được chấp nhận hơn trên thị trường tuyển dụng, do đó họ có thể tuyển dụng và giữ chân những nhân viên tài năng phù hợp với văn hóa và giá trị của doanh nghiệp.

  • Multi-market Branding là gì?

Trong ngành Marketing, Multi-market Branding là khái niệm được dùng để chỉ một thương hiệu nào đó thực hiện chiến lược xây dựng nhận diện thương hiệu trên nhiều thị trường khác nhau.

Đó có thể là trên những khu vực khác nhau hoặc các phân khúc khách hàng khác nhau.

  • Digital Branding là gì?

Là hoạt động xây dựng hình ảnh và nhận diện của thương hiệu trên các nền tảng kỹ thuật số như Facebook, Google, TikTok, Digital OOH, hay trên các website báo chí.

  • Branding Identity là gì?

Vốn được gọi là Brand Identity, khái niệm đề cập đến tất cả các yếu tố giúp một khách hàng nhận diện hay phân biệt một thương hiệu so với các thương hiệu còn lại.

  • Quảng cáo Branding hay Branding trong quảng cáo là gì?

Trong ngành quảng cáo, Branding có thể được hiểu là một mục tiêu của quảng cáo, khác với Performance là thúc đẩy chuyển đổi bán hàng, các quảng cáo định hướng Branding hướng tới mục tiêu xây dựng độ nhận diện thương hiệu.

  • Re Branding là gì?

Re Branding hay Rebranding trong tiếng Việt có nghĩa là tái nhận diện thương hiệu, đó chính là quá trình một thương hiệu nào đó thay đổi các điểm nhận diện của thương hiệu ví dụ như màu sắc bao bì, logo, slogan hay bất cứ thứ gì khác mà người tiêu dùng có thể dùng nó để phân biệt giữa các thương hiệu.

Kết luận.

Như đã phân tích ở trên, mục tiêu chính của các phân tích của MarketingTrips không phải là để phân biệt đúng sai của các từ ngữ hay thuật ngữ đơn thuần mà là ý nghĩa thực sự đằng sau của các thuật ngữ đó.

Bằng cách hiểu branding là gì, và chúng khác với Brand Building như thế nào, bạn với tư cách là những người làm Marketing chuyên nghiệp có thể bắt đầu các công việc của mình một cách đúng đắn và mang lại nhiều giá trị hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Mô hình D2C tại thị trường Trung Quốc đang định hình tương lai của thương hiệu toàn cầu

Hãy xem các thương hiệu có thể học hỏi được gì từ mô hình D2C tại thị trường Trung Quốc trong việc mở rộng phạm vi tiếp cận của mình.

Mô hình D2C tại thị trường Trung Quốc đang định hình tương lai của thương hiệu toàn cầu

Bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng (Direct-to-consumer – D2C) đang rất được ưa chuộng tại thị trường Châu Á – Thái Bình Dương (APAC).

Đại dịch đã thúc đẩy nhanh chóng mô hình này tại các doanh nghiệp: từ việc sở hữu các kênh của riêng họ, đến việc xây dựng các cộng đồng riêng biệt được siêu cá nhân hoá.

Vẫn là một điều dễ hiểu, Trung Quốc là thị trường trọng tâm của những sự thay đổi này.

Điều này được thể hiện rõ trong sự tiên phong của các doanh nghiệp tại thị trường này đối với các đối tác bán lẻ điện tử, vốn là tiền thân của thị trường D2C toàn cầu ngày nay.

Quan hệ đối tác nhà bán lẻ điện tử (E-retailerer Partnerships) ở thị trường Trung Quốc.

Năm 2014, Nike là một trong những thương hiệu toàn cầu đầu tiên tạo ra ‘khu vực thương hiệu’ (brand zone) với TMall của Alibaba – điều mà Nike muốn chứng minh rằng họ có thể kiểm soát mọi hình ảnh của mình trong một thị trường thương mại điện tử quá đông đúc và phức tạp, khi mà hàng giả vẫn chưa được kiểm soát trên nền tảng.

Ngày nay, thành công của Nike tại Trung Quốc phần lớn là nhờ vào mối quan hệ đối tác liên tục của họ với Tmall, với danh mục sản phẩm ngày càng phát triển được hỗ trợ bởi hơn 5000 video nhỏ mỗi năm.

TMall Global và JD.com đang trong một “cuộc chiến giữa các thương hiệu” khốc liệt nhằm tạo ra các không gian độc quyền, tối đa hóa dữ liệu hành vi và chiến lược định giá.

Từ các thương hiệu Huggies và Head & Shoulders đến Louis Vuitton, JD.com cung cấp các trang tùy chỉnh để chuyển hướng đến, các chương trình nhỏ của WeChat và các trang chính thức khác để hoàn tất giao dịch.

Trong khi đó, chương trình Luxury Pavillion của Tmall (được xây dựng từ năm 2017) cung cấp một thị trường xa xỉ phẩm (luxury marketplace) nơi họ chỉ chia sẻ dữ liệu về hành vi và lối sống của người tiêu dùng với các thương hiệu của họ, chẳng hạn như Bang & Olufsen, Burberry và Maserati.

Sự thích nghi ở thị trường Đông Nam Á.

Các nền tảng thương mại điện tử ở Đông Nam Á đã trở thành một phương tiện giúp các thương hiệu thu hút khách hàng trực tiếp hơn chỉ là gián tiếp.

Trước khi đóng cửa do đại dịch, BMW đã xây dựng một mối quan hệ đối tác độc quyền để tung ra dòng xe 1 Series của mình trên Lazada thuộc sở hữu của Alibaba ở Đông Nam Á.

Ngày nay, bạn có thể lái thử và thuê trọn dòng BMW trong một môi trường nhập vai hoàn toàn — tất cả đều có trên nền tảng Lazada.sg, nền tảng thường được biết đến với hàng tạp hóa và điện tử.

Thay vì hoàn toàn nâng cấp và chuyển đổi “những gì đang hoạt động hiệu quả” ở Trung Quốc, các nền tảng ở thị trường Đông Nam Á (SEA) đang làm theo cách riêng của họ.

Shopee có trụ sở tại Singapore (được ra mắt năm 2015) với đội ngũ siêu bản địa hóa, ưu tiên hàng đầu trên thiết bị di động, tập trung vào cấu trúc và nội dung, hiện đang dẫn đầu thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á.

Shopee đã đưa ra hai chương trình để tối đa hóa sự phát triển trực tuyến của họ.

Đầu tiên, là chương trình ‘Regional Champion Brands’ (tạm dịch: những thương hiệu quán quân theo khu vực) đã được khởi động vào đầu năm nay cho 16 thương hiệu đang nhận được sự hỗ trợ ưu tiên (marketing, đổi mới và insights), bao gồm cả Adidas, Amorepacific và P&G.

Thứ hai, là chương trình ‘100 Million Dollar Club’ (tạm dịch: câu lạc bộ 100 triệu đô la).

Shopee sẽ thưởng cho 10 thương hiệu đầu tiên đạt được 100 triệu USD tổng giá trị hàng hóa (Gross merchandise value- GMV) trong vòng một năm với nhiều đặc quyền kinh doanh.

Với AliExpress, thị trường trực tuyến dành cho người mua sắm bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc của Alibaba, thì có kế hoạch tuyển dụng một ‘đội quân khổng lồ’ gồm 1 triệu người có ảnh hưởng toàn cầu (global influencers) vào năm 2023 để mở rộng tham vọng toàn cầu của mình.

Những người có ảnh hưởng (influencer) sẽ giúp các thương hiệu trên AliExpress quảng bá thông qua YouTube, Facebook, Instagram, TikTok và các nền tảng phổ biến khác.

Sở hữu kênh riêng của bạn.

Điểm hay của việc sử dụng mô hình bán hàng D2C là bất kể quy mô thương hiệu của bạn là bao nhiêu, bạn vẫn có được phần lớn quyền kiểm soát.

Nike và Louis Vuitton (LV) đã áp dụng chiến lược D2C ở Trung Quốc trong cả phân phối lẫn truyền thông trên các kênh do thương hiệu của họ sở hữu. Michael Kors đã chọn con đường này thông qua WeChat và Weibo.

Các chương trình nhỏ của WeChat (WeChat Mini Programs) rất dễ tiếp cận, có thể chia sẻ liên tục và được nhắm mục tiêu cao. Thực tế là chúng có tính chất ‘xuyên lục địa’, với ít hạn chế hơn, có nghĩa là chúng có thể được sử dụng cả bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

Thương hiệu Selfridges của Vương quốc Anh và cửa hàng thuốc Tsuruha của Nhật Bản là những ví dụ tuyệt vời về điều này.

Mua sắm qua video cũng đang đạt được sức hút rất lớn. Các ứng dụng video dạng ngắn như TikTok hay Instagram Reels đã bắt đầu tích hợp các tính năng thương mại điện tử để kết nối tốt hơn giữa thương hiệu với những nhà sáng tạo nội dung trên tền tảng.

Người tiêu dùng có thể sử dụng video trực tiếp để xem và mua sản phẩm cũng như việc đặt câu hỏi trực tiếp cho chủ sở hữu của thương hiệu.

Sự gia tăng của các nền tảng và thương hiệu riêng của người có ảnh hưởng.

Những thương hiệu riêng của những người có ảnh hưởng hiện đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu.

Ava Foo và Nikki Min, những người mẫu thời trang đã ra mắt dòng quần áo ‘Ava & Nikki’ và bán độc quyền trên Taobao.

Dòng quần áo và sản phẩm của họ đã bán hết nhanh chóng, vượt quá mong đợi.

Và những người có ảnh hưởng ở Trung Quốc đã phát triển từ việc tạo ra các thương hiệu của riêng họ đến việc tạo ra các studio sáng tạo hoàn chỉnh của riêng mình.

Hãy lấy ví dụ về người có ảnh hưởng trong lĩnh vực thời trang Peter Xu, người đã khai trương studio sáng tạo của riêng mình vào năm 2016.

Ông cung cấp tất cả các dịch vụ mà một thương hiệu cần để kết nối với khách hàng của mình, bao gồm sản xuất ảnh và video cho các thương hiệu, các chương trình thương mại và nhãn thời trang riêng cho những người nổi tiếng và những người có ảnh hưởng khác.

Những người có ảnh hưởng này đang ‘phá vỡ’ thị trường nói chung thông qua việc tung ra thị trường các sản phẩm của riêng họ.

Melissa Koh, một blogger về phong cách sống và người mẫu thương hiệu thời trang ở Đông Nam Á, đã ra mắt hai cửa hàng trực tuyến của riêng mình.

Run After, một dòng quần áo và Some Days At Home, một thị trường thương mại điện tử cho các thương hiệu có quy mô nhỏ trong khu vực.

Một số thương hiệu đã làm được tất cả những điều trên.

Perfect Diary là một ví dụ hoàn hảo về sự hoàn thiện của mô hình D2C ở Trung Quốc để vươn ra toàn cầu: Trong 5 năm, thương hiệu này đã chuyển từ việc bắt đầu kinh doanh trực tuyến trên Taobao & Tmall sang WeChat, Pop-up, và với kế hoạch hiện tại là có 600 cửa hàng ngoại tuyến (offline) trong vòng ba năm tới.

Sau khi ra mắt trên Sở giao dịch chứng khoán New York (thương hiệu mỹ phẩm đầu tiên của Trung Quốc), doanh thu đã tăng 72% và lợi nhuận gộp tăng lên 199 + triệu USD.

Thành công này được hình thành thông qua việc áp dụng mô hình D2C theo hướng dữ liệu của họ (data-driven D2C).

Vào tháng 10 năm 2020, Perfect Diary đã bổ nhiệm Troye Sivan (một YouTuber) làm đại sứ thương hiệu mới nhất của mình.

Mặc dù chiến dịch này chính thức được quảng bá ở Trung Quốc, tuy nhiên các video của chiến dịch đã được tải lên khắp các nền tảng trực tuyến khác như Twitter, YouTube và Instagram.

Những ví dụ ở trên phản ánh một thế giới kinh doanh màu mỡ đáng kể ở Trung Quốc tiếp tục truyền cảm hứng cho các chủ sở hữu thương hiệu khác trên toàn thế giới. D2C vẫn đang là mô hình tăng trưởng đầy ấn tượng, cả Trung Quốc lẫn thị trường toàn cầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips 

5 mẹo và thủ thuật để cải thiện sức mạnh và giá trị thương hiệu của bạn

Đây là lý do tại sao có một thương hiệu mạnh lại quan trọng hơn bao giờ hết.

Chỉ có lợi thế cạnh tranh trong kỷ nguyên Covid-19 là chưa đủ. Marketing phải thích ứng với những điều ‘bình thường mới’, và việc tạo ra một thương hiệu mạnh và đích thực sẽ giúp ích cho quá trình này.

Xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên nhẫn và bền bỉ, nhưng lợi ích của nó rất đáng để nỗ lực.

Các đặc quyền của việc xây dựng thương hiệu có ở cả khía cạnh nội bộ lẫn người tiêu dùng của doanh nghiệp bạn.

Dưới đây là danh sách nhanh những gì bạn có thể mong đợi từ việc duy trì một thương hiệu mạnh:

  • Trải nghiệm tuyển dụng nhân viên tốt hơn: Theo hơn 70% các nhà lãnh đạo tuyển dụng được khảo sát từ khắp nơi trên thế giới, thương hiệu của nhà tuyển dụng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tuyển dụng. Không nhiều người tìm việc sẽ cân nhắc việc nộp đơn vào một công ty có tiếng xấu.
  • Khả năng tăng lợi nhuận: Người tiêu dùng thường sẵn sàng trả giá cao cho các sản phẩm từ các thương hiệu mà họ tin tưởng và đánh giá cao. Hình thức nhạy cảm về giá này là một thước đo quan trọng cho sức mạnh thương hiệu. Nó cũng giúp bạn có thể cải thiện tỷ suất lợi nhuận của mình.
  • Nhiều khách hàng trung thành hơn: Một thương hiệu mạnh không chỉ thu hút những người tiêu dùng sẵn sàng chấp nhận mức giá cao hơn mà còn cả những người sẽ tiếp tục quay lại nhiều hơn nữa. Hơn 40% người tiêu dùng cho biết tính nhất quán của thương hiệu là yếu tố quyết định khi quyết định xem họ có phải là khách hàng trung thành hay không.
  • Một mạng lưới an toàn trong trường hợp khủng hoảng kinh tế: Một thương hiệu mạnh có lợi thế cạnh tranh sẽ được người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn so với các đối thủ cạnh tranh yếu hơn. Cổ đông cũng có thể đánh giá cao tiềm năng của thương hiệu hơn. Do đó, việc xây dựng thương hiệu tốt có thể bảo vệ một công ty khỏi những tác động tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng như Covid-19.
  • Đủ tài sản thương hiệu để tồn tại trước báo chí xấu: Việc vô ý vi phạm quan hệ công chúng thường phổ biến hơn là đối phó với suy thoái kinh tế toàn cầu. Giá trị thương hiệu vững chắc sẽ cung cấp cho bạn mức trợ lực tối đa để kéo công ty của bạn đến mức an toàn nhất.

Giữ đúng bản sắc thương hiệu của bạn và có một chiến lược hiệu quả để làm như vậy sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp của bạn.

Đối tượng mục tiêu của bạn sẽ dễ dàng tin tưởng bạn hơn, dẫn đến nhiều khách hàng hơn và tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn … ngay cả trong thời kỳ đại dịch.

5 mẹo và thủ thuật để cải thiện sức mạnh và giá trị thương hiệu của bạn

Xây dựng thương hiệu không chỉ đơn giản là sử dụng cùng một logo, phông chữ hay là màu sắc.

Việc xây dựng thương hiệu của bạn yêu cầu các quy trình chuyên sâu có thể liên quan đến thiết kế website, duy trì sự hiện diện trên mạng xã hội, tăng cường hỗ trợ khách hàng, thực hiện các thay đổi trong văn hóa công ty và thậm chí suy nghĩ lại triết lý của công ty bạn.

Để hiểu rõ hơn những gì cần thiết để làm điều này, hãy nghĩ về thương hiệu của bạn như một con người. Họ là ai? Họ cư xử như thế nào? Làm thế nào để họ muốn được nhớ đến bởi những người họ gặp?

Hãy xem xét 05 điều bạn có thể làm để tạo và phát triển một thương hiệu mạnh sau đây:

1. Hiểu thương hiệu và khách hàng của bạn.

Niềm đam mê và mục đích của thương hiệu của bạn là gì? Tại sao doanh nghiệp của bạn tồn tại? Bạn không thể bắt đầu giải quyết thương hiệu của công ty mình nếu không có các nền tảng cơ bản như vậy.

Khi bạn đã xác định được khách hàng lý tưởng và những gì sản phẩm của bạn có thể cung cấp cho họ, hãy chuyển sang tìm hiểu thị trường mục tiêu nghĩ gì về thương hiệu của bạn. Trau dồi mối quan hệ với khách hàng để có được những cuộc trò chuyện sâu sắc với họ.

Chỉ khi bạn có những thông tin chi tiết này, bạn mới có thể xây dựng thương hiệu mà đối tượng mục tiêu của bạn sẽ nhận ra, đánh giá cao và tin tưởng.

2. Xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu toàn diện.

Các nguyên tắc xây dựng thương hiệu phải toàn diện và được áp dụng rộng rãi trong toàn bộ công ty của bạn và hơn thế nữa. Đứng giới hạn nó ở nhóm marketing và bán hàng.

Một bộ hướng dẫn nhận diện thương hiệu (Brand Identity) hoàn chỉnh phải bao gồm nhiều hơn các yếu tố như thiết kế, mặc dù chúng thường tạo nên phần lớn thông tin được trình bày. Hãy dẫn dắt chúng với những tuyên bố về sứ mệnh và tầm nhìn.

Giải quyết các yếu tố khác biệt của thương hiệu và các đề xuất giá trị độc đáo cho cá tính của người mua được nhắm mục tiêu.

3. Đừng quên xây dựng tiếng nói của thương hiệu – Brand Voice.

Hãy nghĩ về thương hiệu của bạn như một con người. Sau khi bạn hiểu rõ về thái độ và tính cách của họ, hãy nghĩ xem họ sẽ phản hồi lại bạn như thế nào nếu bạn nói chuyện với họ.

Thương hiệu của bạn sẽ như thế nào trong một cuộc trò chuyện? thông điệp của họ trông như thế nào?

Cách bạn giao tiếp với khách hàng cũng là một phần trong thương hiệu của bạn. Để cải thiện sức mạnh thương hiệu của bạn, tiếng nói của bạn phải phù hợp với người đang nghe.

Quan trọng nhất, tiếng nói thương hiệu của bạn không được thay đổi trên các kênh khác nhau hoặc trong suốt vòng đời của công ty bạn. Cho phép thương hiệu của bạn phát triển và điều chỉnh một chút cho phù hợp với khách hàng nếu bạn phải điều chỉnh.

Tuy nhiên, tiếng nói thương hiệu của bạn phải mang một âm hưởng quen thuộc mà khách hàng sẽ dễ dàng nhận ra.

4. Cập nhật các yếu tố của thương hiệu nếu cần.

Điều này có thể đơn giản như sử dụng cùng một phiên bản logo của bạn trên tất cả các tài khoản mạng xã hội, tài liệu và sản phẩm.

Tuy nhiên trong trường hợp bạn cần thay đổi một số yếu tố của thương hiệu để chúng trở nên phù hợp hơn với các tài sản khác chẳng hạn như website hay ứng dụng (app), bạn có thể cập nhật chúng.

5. Áp dụng các nguyên tắc nhận diện thương hiệu một cách nhất quán.

Bạn cần nhất quán để tối đa hóa lợi ích của việc xây dựng sức mạnh và giá trị thương hiệu.

Hãy suy nghĩ về những thương hiệu mà bạn yêu thích. Rất có thể là tính nhất quán về thương hiệu của họ rất cao.

Ví dụ: một người bình thường có nhiều khả năng thử một loại đồ uống mới của Coca-Cola hơn là một loại đồ uống từ một công ty không quen thuộc vì Coca-Cola rất nhất quán trong thông điệp và thương hiệu của nó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Top 20 Kỹ năng chuyên nghiệp phổ biến nhất năm 2020 (P2)

Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi môi trường làm việc toàn cầu. Những người khôn ngoan đã tận dụng những cơ hội đó để học các kỹ năng mới và đi trước trong việc phát triển nghề nghiệp của họ.

11. YouTube

Có thể bạn thích phương tiện video hơn âm thanh. YouTube tiếp tục là một nền tảng tuyệt vời giúp bạn lắng nghe thông điệp của mình, cho dù bạn là cá nhân hay công ty. Học cách tạo nội dung video để bán hàng là một kỹ năng quan trọng cho năm 2021 và hơn thế nữa.

12. Financial Analysis

Đại dịch đã tàn phá tài chính của nhiều người. Hơn bao giờ hết, mọi người cần các chuyên gia tư vấn tài chính có năng lực để giúp họ quản lý và phát triển tài sản của mình.

13. Business Development

Đối với nhiều người, đại dịch trở thành cơ hội để đi học trở lại. Bạn có thể không có đủ tiền để lấy bằng MBA, nhưng bạn có thể tham gia khóa học ở các trường kinh doanh nào đó. Đó là điều tốt nhất có thể giúp bạn.

14. Real Estate Investment

Trong khi thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng nặng nề khi bắt đầu đại dịch, thị trường bất động sản vẫn tương đối mạnh. Bất động sản luôn là một khoản đầu tư đáng giá, nhưng ngày nay thậm chí còn hơn thế nữa khi giá nhà đất tăng chóng mặt trên khắp cả nước.

15. Branding

Trong một thị trường quá bão hòa, điều quan trọng là phải đảm bảo thông điệp thương hiệu của bạn vượt qua khỏi mọi sự ồn ào ở ngoài kia. Điều đó có nghĩa là có một thương hiệu hiệu quả, gắn kết trên các nền tảng.

Bạn sẽ phải khám phá các bí quyết viết blog, copywriting, mạng xã hội và thiết kế sẽ giúp thương hiệu của bạn nổi bật hơn.

16. Public Speaking

Chứng sợ nói trước đám đông – chứng sợ bóng gió – ảnh hưởng đến gần 73% người dân trên toàn thế giới. Đó là một con số đáng kinh ngạc, vì vậy nếu bạn đếm mình trong số họ, bây giờ là thời điểm tuyệt vời để rèn luyện kỹ năng nói trước đám đông của bạn.

17. Blockchain

Bitcoin đã tăng mạnh trong năm nay khi mọi người tìm kiếm các hình thức đầu tư thay thế sau khi thị trường chứng khoán sụp đổ. Thời đại hiện đại tràn ngập công nghệ tài chính, bao gồm cả blockchain và tiền điện tử, có thể thay đổi cách bạn đầu tư.

18. Google Analytics

Google Analytics là một trong những công cụ tốt nhất hiện có để phân tích lưu lượng truy cập trang web của bạn. Nếu bạn không thể hiểu những gì đang xảy ra trên trang web của mình, bạn không thể cải thiện nó, đó là lý do tại sao việc học GA lại có giá trị như vậy.

19. Foreign Languages

Học một ngôn ngữ mới chắc chắn có thể giúp bạn điều hướng đến một đất nước xa lạ, nhưng nó cũng được chứng minh là giúp tăng kỹ năng ghi nhớ và nhận thức của bạn.

20. Amazon FBA

Năm 2020 là thời điểm tuyệt vời để bắt đầu một cuộc chạy đua với chính mình. Nếu bạn đang nghĩ đến việc bắt đầu một công việc vào năm 2021, hãy cân nhắc kiếm thu nhập thụ động thông qua dropshipping.

Các công cụ như Fulfillment By Amazon (Amazon FBA) giúp bạn dễ dàng tạo nhãn hiệu riêng và bán sản phẩm trực tuyến mà không cần giữ bất kỳ hàng tồn kho nào.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Thông điệp thương hiệu hay Brand Message là gì?

Thông điệp thương hiệu hay Brand Message là các tuyên bố bằng lời nói và bằng văn bản, mô tả những hoạt động của một doanh nghiệp và những gì khiến cho doanh nghiệp đó khác biệt với các đối thủ cạnh tranh.

Thông điệp thương hiệu

Thông điệp thương hiệu là các tuyên bố bằng lời nói và bằng văn bản, mô tả những hoạt động của một doanh nghiệp và những gì khiến cho doanh nghiệp đó khác biệt với các đối thủ cạnh tranh.

 Thông điệp thương hiệu được sử dụng để tương tác với khách hàng, và giúp họ hiểu giá trị của một doanh nghiệp và những gì mà doanh nghiệp đó coi trọng.

Thông điệp là thứ định nghĩa thương hiệu. Thông điệp nên được tích hợp vào tất cả các nỗ lực giao tiếp của doanh nghiệp, bao gồm cả phương tiện truyền thông xã hội, quan hệ công chúng và quảng cáo.

Tạo một thông điệp thương hiệu hiệu quả

Tạo một thông điệp thương hiệu ngắn gọn, dễ nhớ, phù hợp với doanh nghiệp và dễ nhớ có thể khá khó. Sau khi bạn động não tìm ý tưởng và tạo ra một thông điệp thương hiệu, doanh nghiệp có thể cần tìm kiếm ý kiến của người khác để chắc chắn rằng thông điệp đó đáng nhớ, phù hợp và hiệu quả.

Một điều bắt buộc trong việc tạo thông điệp thương hiệu hiệu quả là hiểu biết về thị trường mục tiêu. Thị trường mục tiêu là một nhóm khách hàng mà doanh nghiệp đã quyết định nhắm đến để  hàng hóa hoặc dịch vụ qua các nỗ lực marketing.

Ngoài ra, việc tạo ra một nhóm tập trung cũng có thể hữu ích. Nhóm tập trung là một hình thức nghiên cứu định tính, trong đó một nhóm người được hỏi về nhận thức, ý kiến, niềm tin và thái độ của họ đối với sản phẩm, dịch vụ, khái niệm, quảng cáo, ý tưởng hoặc bao bì.

Lý tưởng nhất là nhóm tập trung sẽ bao gồm các cá nhân trong nhân khẩu học thị trường mục tiêu của doanh nghiệp, để đảm bảo thông điệp thương hiệu thể hiện chính xác những gì doanh nghiệp muốn truyền tải. Điều này sẽ giúp tinh chỉnh thông điệp hoàn toàn phù hợp với thương hiệu.

Ví dụ về xây dựng thông điệp thương hiệu

Mary mở một tiệm bánh tên là “Slice of Life Organic Bakery”. Cô ấy đã sẵn sàng để mở cửa hàng, nhưng cần có một chiến lược marketing để thu hút khách hàng. Đầu tiên cô ấy cần phải suy nghĩ về cách mà cô muốn khách hàng cảm nhận về tiệm bánh của cô.

Mary quyết định nhắm mục tiêu đến những khách hàng coi trọng thực phẩm hữu cơ, tốt cho sức khỏe và sẵn sàng trả giá cao cho trải nghiệm khách hàng tốt.

Để thu hút đúng đối tượng khách hàng đến tiệm bánh, Mary thiết kế logo mô tả một ổ bánh mì nghệ thuật được vẽ bằng tay, với dòng chữ “Slice of Life Organic Bakery” được viết bên dưới bằng phông chữ lạ mắt.

Mary tạo ra slogan “Bánh mì cho cuộc sống” để sử dụng trong tất cả các thông điệp thương hiệu của cô. Slogan này truyền tải cảm xúc, giá trị và hình ảnh mà Mary muốn thương hiệu của mình truyền tải tới người tiêu dùng.

Sau đó, Mary tập hợp một nhóm người thường mua thực phẩm hữu cơ, tự nhiên trong khu vực và hỏi ý kiến của họ về tên, logo và slogan của tiệm bánh. Nhóm tập trung này “phê duyệt” ý tưởng của cô.

Tiếp theo, Mary sử dụng bao bì tự nhiên có thể phân hủy, với thông điệp thương hiệu được in bằng mực đậu nành, điều này tạo ấn tượng tốt và có ý nghĩa đối với với những người tiêu dùng mà Mary nhắm đến.

Mary tạo quảng cáo in và và đăng quảng cáo trên các phương tiện truyền thông xã hội nhắm vào phân khúc thực phẩm tự nhiên cao cấp trong thị trường.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Những công dụng của hashtag đối với thương hiệu

Trong khi hashtag là một trong những thuật ngữ phổ biến được nhiều người làm marketing sử dụng, tuy nhiên liệu bạn có thực sự hiểu những công dụng của nó đối với thương hiệu.

công dụng của hashtag đối với thương hiệu
Những công dụng của hashtag đối với thương hiệu?

Dạo quanh các mạng xã hội chắc hẳn các bạn không còn xa lạ gì với những cụm từ viết liền đằng sau dấu #. Những cụm từ đó được gọi chung là hashtag. Tuy nhiên, hashtag là gì thì không phải ai cũng rõ. Trong bài viết này, mời các bạn cùng tìm hiểu hashtag là gì, cách sử dụng hashtag và công cụng của hashtag.

Hashtag là gì?

Về mặt hiển thị, hashtag là những cụm từ viết liền đằng sau dấu #, ví dụ như #love, #live, #friends… Về mặt bản chất, hashtag là một dạng metadata, dùng để nhóm các nội dung tương tự lại với nhau. Ví dụ, khi truy cập #love, các bạn sẽ nhận được các nội dung liên quan tới tình yêu.

Xem thêm: Hashtag là gì?

Cách sử dụng hashtag trên các nền tảng như Facebook, YouTube hay Instagram.

Sử dụng hashtag không có gì phức tạp. Bạn chỉ cần thêm những cụm từ bắt đầu bằng dấu # vào bên dưới ảnh, trạng thái, video đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội có hỗ trợ hashtag. Ví dụ, khi đăng ảnh một chú mèo xinh xắn, bạn có thể thêm các hashtag như #cats, #cat, #pets hoặc #meoxinh…

Một số lưu ý khi sử dụng hashtag:

  • Hashtag luôn bắt đầu bằng dấu #, không có khoảng trắng, dấu chấm câu hay ký tự đặc biệt
  • Để nội dung hiển thị trong hashtag chung, bạn cần thiết lập tài khoản ở chế độ công khai
  • Đừng dùng hashtag quá dài, những hashtag hiệu quả nhất thường ngắn và dễ nhớ
  • Hãy sử dụng những hashtag cụ thể và có liên quan tới nội dung. Những hashtag tối nghĩa sẽ khó được tìm thấy và ít được sử dụng bởi người dùng mạng xã hội.
  • Giới hạn số lượng hashtag mà bạn dùng trong mỗi bài đăng mạng xã hội, tối ưu nhất thường là 3 tới 5 hashtag.

Công dụng của hashtag đối với thương hiệu.

Sử dụng một hashtag trong bài viết, video và ảnh của bạn đồng nghĩa với việc các nội dung của bạn sẽ hiển thị trong hashtag đó. Hashtag sẽ giúp mọi người nhìn thấy nội dung của bạn tăng tương tác tốt hơn và thu hút được thêm những lượt theo dõi mới cho cá nhân hoặc thương hiệu.

Hashtag cũng giúp người dùng dễ dàng theo dõi một chủ đề nào đó trên mạng xã hội. Giúp mọi người tìm kiếm nội dung một cách dễ dàng theo các chủ đề cụ thể.

Cuối cùng, hashtag giúp các thương hiệu dễ dàng triển khai những chiến dịch quảng cáo, truyền thông. Các tổ chức phi lợi nhuận hay cơ quan truyền thông đại chúng cũng có thể dùng hashtag để triển khai tuyên truyền, nâng cao nhận thức về một vấn đề trong xã hội…

Danh sách 10 hashtag phổ biến nhất trên Instagram hiện tại:

1. #love (1,7 tỷ bài đăng)

2. #instagood (1,1 tỷ bài đăng)

3. #photooftheday (763 triệu bài đăng)

4. #beautiful (639 triệu bài đăng)

5. #happy (564 triệu bài đăng)

6. #picoftheday (551 triệu bài đăng)

7. #photography (537 triệu bài đăng)

8. #nature (494 triệu bài đăng)

9. #instagram (439 triệu bài đăng)

10. #food (376 triệu bài đăng)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Những thuật ngữ phổ biến nhất về thương hiệu dành cho dân ‘YÊU BRAND’ (P1)

Khi bạn làm việc ở một môi trường nhỏ hoặc môi trường thiếu chuyên nghiệp có thể bạn sẽ nhận thấy chúng ta không nhắc đến quá nhiều thuật ngữ chuyên môn hoặc nhiều phần chúng ta làm theo cảm tính.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn thăng tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp hoặc tiếp cận những môi trường lớn thì các thuật ngữ hay ‘kiến thức chuyên nghiệp’ đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Sau đây là chuỗi bài viết tổng hợp và phân tích những thuật ngữ chuyên môn được sử dụng phổ biến nhất toàn cầu về thương hiệu.

Trước hết, để có thể hiểu bản chất thực sự của thuật ngữ thương hiệu (Brand) nói chung, bạn có thể xem tại: thương hiệu là gì

1. ARTIFACT – ĐỒ TẠO TÁC

Sự thể hiện cảm hữu hình về một ý tưởng, sản phẩm hoặc sản phẩm thiết kế.

2. ATMOSPHERICS – MÔI TRƯỜNG

Bản sắc của một môi trường thương hiệu, được thể hiện bởi kiến trúc, ký hiệu, kết cấu, mùi vị, âm thanh, màu sắc và hành vi của nhân viên.

3. ATTITUDE STUDY – NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ

Một cuộc khảo sát ý kiến về thương hiệu

4. AUDIENCE – KHÁN THÍNH GIẢ

Một nhóm người mà sản phẩm, dịch vụ hoặc thông điệp nhắm đến, ngoài ra thuật ngữ này còn được gọi là khán thính giả mục tiêu.

5. AUDIO BRANDING – XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ÂM THANH

Quá trình xây dựng thương hiệu kết hợp với âm thanh. Thuật ngữ này thường được thấy bằng việc các nhãn hàng hay thương hiệu sử dụng các bài hát trong quảng cáo về sản phẩm của họ.

6. AUTHENTICITY – ĐỘ TIN CẬY

Nét đặc trưng để trở thành độc đáo và thường được coi là thuộc tính thương hiệu mạnh.

7. AVATAR 

Biểu tượng thương hiệu được thiết kế động, sử dụng các kỹ xảo hoạt hình và có thể biểu đạt trên nhiều dạng truyền thông.

8. AWARENESS STUDY – NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC

Một cuộc khảo sát đo lường sự hiểu biết của khán thính giả đối với một thương hiệu, thuậ ngữ này thường được chia thành ‘nhận thức chủ quan’ và ‘nhận thức khách quan’.

9. BACKSTORY – CHUYỆN BÊN LỀ

Những câu chuyện đằng sau thương hiệu, chẳng hạn như về nguồn gốc, ý nghĩa tên thương hiệu hoặc nền tảng của độ tin cậy và sức hấp dẫn của nó.

10. BENEFIT – LỢI ÍCH

Lợi thế đạt được từ sản phẩm, dịch vụ, đặc tính hoặc thuộc tính.

11. BHAG (BIG HAIRY AUDACIOUS GOAL) – MỤC TIÊU TO LỚN VÀ TÁO BẠO

Được thiết kế nhằm tập trung vào môt công ty. Bạn có thể định nghĩa chúng là những thay đổi mà chúng ta không thực sự biết làm thế nào để thực hiện; những thay đổi mà chúng ta không thể làm gì với kiến thức trước đó của mình

12. BOTTOM-UP MARKETING – MARKETING TỪ DƯỚI LÊN

Marketing xuất phát từ khách hàng, đối lập với marketing từ trên xuống là xuất phát từ ban quản trị.

13. BRAND – THƯƠNG HIỆU

Thương hiệu là cảm nhận của môt người về sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm hoặc công ty.

14. BRAND AGENCY – CÔNG TY THƯƠNG HIỆU

Công ty chiến lược chuyên cung cấp hoặc quản lý nhiều loại hình dịch vụ xây dựng thương hiệu thuộc nhiều lĩnh vực truyền thông.

15. BRAND ALIGNMENT – SỰ LIÊN KẾT THƯƠNG HIỆU

Chính là việc kết nối các chiến lược thương hiệu với các điểm tiếp xúc (touchpoints) giữa khách hàng và thương hiệu.

16. BRAND AMBASSADOR – ĐẠI SỨ THƯƠNG HIỆU

Bất kì ai có thể thúc đẩy, phát triển thương hiệu thông qua các mối tương tác với khách hàng, khách hàng tương lai, đối tác hoặc giới truyền thông. Đại sứ thương hiệu lý tưởng nhất là toàn bộ nhân viên của công ty nơi bạn làm việc.

17. BRAND ARCHITECTURE – KIẾN TRÚC THƯƠNG HIỆU

Một hệ thống thứ bậc của các thương hiệu liên quan, thường được bắt đầu bằng một thương hiệu mẹ, mô tả mối quan hệ của nó với các thương hiệu con hoặc hợp tác thương hiệu. Đây được xem là một ‘cây gia phả’ của thương hiệu.

18. BRAND ARTICULATION – SỰ BIỂU ĐẠT CỦA THƯƠNG HIỆU

Mô tả chính xác về một thương hiệu có thể thúc đẩy các thành viên trong một cộng đồng thương hiệu cùng cộng tác với nhau. Đó là một câu chuyện thương hiệu.

19. BRAND ASSET – TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU

Bất kì khía cạnh nào của thương hiệu có giá trị mang tính chiến lược, trong đó bao gồm sự liên kết thương hiệu, thuộc tính thương hiệu, nhận thức thương hiệu hoặc lòng trung thành thương hiệu.

20. BRAND ATTRIBUTE – THUỘC TÍNH THƯƠNG HIỆU

Đặc điểm riêng để phân biệt của một sản phẩm, dịch vụ, công ty hoặc thương hiệu.

21. BRAND AUDIT – ĐÁNH GIÁ THƯƠNG HIỆU

Một sự đánh giá chính thức về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội hoặc thách thức của một thương hiệu.

22. BRAND COMMUNITY – CỘNG ĐỒNG THƯƠNG HIỆU

Mạng lưới những người đóng góp vào việc xây dựng thương hiệu, bao gồm các bộ phận trực thuộc nội bộ công ty, các đối tác bên ngoài, các khách hàng và cả giới truyền thông.

23. BRAND CONSULTANT – CỐ VẤN THƯƠNG HIỆU

Một người cố vấn bên ngoài đóng góp vào quá trình xây dựng thương hiệu, thường đóng vai trò chiến lược hoặc cố vấn độc lập.

24. BRAND COUNCIL – HỘI ĐỒNG THƯƠNG HIỆU 

Một tổ chức được thành lập để thẩm định và định hướng quá trình xây dựng thương hiệu của công ty. Đôi khi còn được gọi là hội đồng sáng tạo.

25. BRANDED HOUSE – NGÔI NHÀ ĐƠN THƯƠNG HIỆU

Một công ty với một thương hiệu duy nhất dùng cho tất cả các đơn vị kinh doanh và sản phẩm của công ty, còn được gọi là thương hiệu đồng nhất hoặc thương hiệu tập trung. Khái niệm này đối ngược lại với ngôi nhà đa thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

6 xu hướng Storytelling mọi Marketers đều nên tham khảo

Người tiêu dùng và những người ra quyết định kinh doanh ngày nay đang ngày càng trở nên ít nhạy cảm hơn với những lời hứa bán hàng và quảng cáo. Bây giờ, hơn bao giờ hết, các nhà làm marketing đang đầu tư ngày càng nhiều vào Kể chuyện thương hiệu hay Storytelling. Cùng tham khảo các xu hướng Storytelling bên dưới để bắt đầu kể các câu chuyện thương hiệu của riêng bạn.

xu hướng storytelling
6 xu hướng Storytelling mọi Marketers đều nên tham khảo

Trên thực tế, một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng bằng cách kể các câu chuyện thương hiệu của họ tốt, các công ty có quyền tăng giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ lên hơn 20 lần.

Để có thể làm được điều đó, các công ty cần có sự lãnh đạo rõ ràng với tầm nhìn vừa sáng tạo vừa trực quan. Nhu cầu của khách hàng thay đổi mọi lúc và hành vi của họ thay đổi có nghĩa là các nhà lãnh đạo và đội nhóm của họ cần nhận thức được thị trường.

Sẵn sàng để thích nghi và nhanh nhẹn trong cách tiếp cận thương hiệu của họ tới người tiêu dùng.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá cách các nhà lãnh đạo marketing có thể giúp đội nhóm của họ kể một câu chuyện thương hiệu thật hấp dẫn giúp thu hút và ảnh hưởng đến khách hàng của mình.

6 xu hướng Storytelling mọi Marketers đều nên tham khảo.

1. Kể chuyện dựa trên dữ liệu (Data driven Storytelling) là xu hướng Storytelling đầu tiên.

Đến năm 2020, 1,7 megabyte dữ liệu sẽ được tạo ra mỗi giây, cho mỗi người trên trái đất. Tận dụng lượng dữ liệu kỹ thuật số khổng lồ có sẵn để tạo ra những câu chuyện có tính trực quan, hấp dẫn và nhắm mục tiêu cao sẽ chứng minh tiềm năng vô cùng lớn từ các thương hiệu.

Một người trung bình có thể xử lý hình ảnh nhanh hơn 60.000 lần so với văn bản và bằng cách sử dụng dữ liệu để tạo ra những câu chuyện trực quan tuyệt đẹp, các thương hiệu sẽ có thể thu hút sự chú ý, cung cấp giải pháp chi tiết cho các vấn đề của khách hàng.

Một ví dụ điển hình về cách kể chuyện dựa trên dữ liệu nổi bật trực quan nhất đến từ Google Trends.

Trong chiến dịch ‘Lookback’ của mình, Google Trends đã tham chiếu các dữ liệu tìm kiếm có giá trị nhất của nó từ năm trước và sử dụng nó để tạo video dưới dạng một lớp bổ sung (layer) cho cách tường thuật của nó.

Kết quả của phương pháp phân tích này, Google Trends đã thực hiện lời hứa của mình về việc cung cấp cho các nhà marketing một phương tiện để hiểu làm thế để bắt đầu các chiến dịch quảng cáo của họ hiệu quả hơn.

Với 15.298.283 lượt xem và đếm, Google Trends đã thu hút sự chú ý của một nhóm đối tượng rộng lớn và kể một câu chuyện thu hút người tiêu dùng trên phạm vi toàn cầu.

Dữ liệu là chìa khóa để phát triển nội dung tốt và cuối cùng là kể một câu chuyện gây được tiếng vang.

2. Quảng cáo nhỏ – Mini Ads

Với việc quảng cáo truyền thống đang vật lộn trong bối cảnh kỹ thuật số đang phát triển như ngày nay, các doanh nghiệp cần xem xét các cách thức mới, sáng tạo mới để kết nối với người tiêu dùng đồng thời truyền tải thông điệp của họ như một phần của chiến lược digital marketing.

Một phương tiện trực quan có thể mang lại kết quả tuyệt vời, video tiếp tục phát triển và trở thành một định dạng hiệu quả để kể các câu chuyện về thương hiệu hoặc sản phẩm.

Video hiệu quả đến mức các thương hiệu tích cực sử dụng video có thể tăng lưu lượng truy cập (traffic) đến website nhiều hơn 41% so với các thương hiệu không sử dụng.

Tuy nhiên, khi người dùng ngày càng trở nên ‘mệt mỏi’ và ít thời gian hơn. Hiểu được làn sóng hành vi mới này, Facebook tuyên bố ý định tung ra quảng cáo dài 6 giây cho phép các thương hiệu và doanh nghiệp kể một câu chuyện cô đọng hơn cho đối tượng mục tiêu của họ, đó chính là các Mini Ads.

Bắt kịp xu hướng này, YouTube gần đây cũng đã đưa ra ‘Thử thách câu chuyện sáu giây’ (Six-Second Story Challenge), một sáng kiến ​​tạo ra một loạt các kết quả vô cùng hiệu quả.

Những quảng cáo mới này không chỉ có sức mạnh để làm cho câu chuyện của một thương hiệu trở nên sống động mà định dạng 6 giây linh hoạt này sẽ khai thác tính áp đảo nhóm đối tượng mục tiêu, từ đó sẽ thúc đẩy sự tương tác nhiều hơn.

Điều quan trọng cần nhớ là không phải mọi xu hướng đều có liên quan đến đối tượng mục tiêu của bạn, vì vậy hãy chọn một cách khôn ngoan và trao quyền cho nhân viên để đưa ra các quyết định sáng suốt dựa trên kiến ​​thức và nghiên cứu sâu sắc.

3. Kể chuyện được dẫn dắt bởi khách hàng – Customer-led storytelling

Khi thế giới của chúng ta ngày càng kết nối tốt hơn, người tiêu dùng có nhiều nền tảng hơn để chia sẻ suy nghĩ và ý kiến ​​của họ. Với 92% người thừa nhận tin tưởng đồng nghiệp của họ qua quảng cáo truyền thống.

Bạn cần đảm bảo thương hiệu của bạn cần cung cấp cho khách hàng của mình đủ cơ hội để họ có thể kể câu chuyện của họ.

Cách kể chuyện do người dùng tạo ra này sẽ giúp tăng cường sự tương tác, xây dựng niềm tin và mở rộng phạm vi tiếp cận của thương hiệu tốt hơn.

Bạn có thể tiếp cận blogger hoặc bằng cách mời các khách hàng có sức ảnh hưởng để viết các bài đăng của họ trên blog của bạn.

Cách kể chuyện lấy khách hàng làm trọng tâm (Customer Centric) từ Airbnb là một ví dụ tuyệt vời mà các thương hiệu có thể tham khảo.

Thay vì kể các câu chuyện của họ, Airbnb khai thác sức mạnh của việc kể chuyện do khách hàng dẫn dắt để mang đến cho mọi người cơ hội khơi dậy những câu chuyện để kể.

Một website với tiêu đề ‘Câu chuyện từ Cộng đồng Airbnb’ cùng nhiều câu chuyện rất hấp dẫn được kể thường xuyên là những gì mà Airbnb đã làm và thực sự rất thành công.

6 xu hướng 'Storytelling' mà các quản lý Marketing nên tham khảo (P1)

4. Kể chuyện bằng đạo đức – Philanthropic storytelling

Trong thế giới ngày nay, khách hàng khao khát sự minh bạch và muốn biết thêm về các thương hiệu của bạn, cách bạn tiến hành kinh doanh, cách bạn đối xử với nhân viên của mình, đạo đức bạn là gì, cách bạn cung cấp nguyên liệu và xử lý sản phẩm.

Vì vậy, khi nói đến cách kể chuyện thương hiệu trong thời đại hiện đại, bạn phải thực sự rõ ràng, súc tích và trung thực.

Theo Adobe và Goldsmiths, 75% các nhà lãnh đạo marketing không hiểu được hành vi thay đổi của người tiêu dùng, điều này dẫn đến một sự ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả kinh doanh.

Và bằng cách hiểu những gì người tiêu dùng ngày nay đang tìm kiếm, bạn sẽ có thể tạo ra thông điệp của mình phù hợp hơn; bạn cũng sẽ có thể dẫn dắt người khác trên con đường dẫn đến sự ‘giác ngộ’ các câu chuyện thương hiệu.

Một ví dụ điển hình của cách kể chuyện thương hiệu bằng đạo đức là Patagonia (một công ty bán áo quần mặc bảo hộ). Thương hiệu này thể hiện tuyên bố với sứ mệnh, ‘Xây dựng sản phẩm tốt nhất, không gây hại, sử dụng kinh doanh để truyền cảm hứng và thực hiện các giải pháp cho khủng hoảng của môi trường’.

Họ thực hiện chiến dịch video với slogan ‘Câu chuyện chúng tôi mặc’ nhấn mạnh thực tế độ bền của sản phẩm họ tạo ra cũng như sự gắn bó mà họ có với những bộ quần áo này.

Là một nhà lãnh đạo, điều cần thiết là đảm bảo đội nhóm của bạn tham gia vào tất cả mọi thứ mà doanh nghiệp đang làm từ những phát triển mới đến các mối quan hệ đối tác từ thiện.

Bằng cách nghiên cứu các sự kiện chính của công ty và thông báo cho chính bạn, bạn sẽ có thể cung cấp thông tin chi tiết để mang lại sự minh bạch trong các chiến dịch.

5. Kể chuyện nhập vai hay Immersive storytelling cũng là xu hướng Storytelling.

Các chuyên gia gợi ý, hơn 200 triệu tai nghe thực tế ảo sẽ được bán vào năm 2020. Với thực tế tăng cường trở thành một lựa chọn ngày càng khả thi để các doanh nghiệp kết nối với khách hàng của họ thông qua phương tiện VR.

Nó nhanh chóng trở thành một công cụ thú vị để các thương hiệu truyền tải thông điệp của họ và nhận được sự quan tâm từ phía khách hàng.

Sau thành công không thể chối cãi của Pokemon Go (một ứng dụng thực tế tăng cường được tải xuống bởi 65 triệu người dùng ở Mỹ vào năm ngoái), IBM đang tung ra một ứng dụng VR mới kết hợp với Thời báo New York.

Ứng dụng thực tế gia tăng mới thú vị này được lấy cảm hứng từ bộ phim Fox theo chủ đề của Fox và sẽ cho phép người dùng đắm mình trong một bảo tàng ảo và khám phá những người ít được biết đến từ lịch sử – một sự phát triển sẽ truyền cảm hứng, tương tác và giáo dục ở một cấp độ mới.

Bằng cách đưa ra một cá nhân và nhập vai vào cảm giác trải nghiệm làm trung tâm của câu chuyện thương hiệu của bạn, doanh nghiệp của bạn sẽ tạo ra một kết nối có ý nghĩa hơn bao giờ hết.

Khi hình thức kể chuyện thương hiệu này phát triển, một loạt các sáng kiến ​​dự kiến ​​sẽ xuất hiện và sẽ là phương án hiệu quả dành cho digital marketing.

Phương tiện kể chuyện nhập vai sẽ không chỉ hỗ trợ trong việc tạo ra các chiến dịch tư duy sáng tạo mà còn cung cấp cho người khác (marketers) các công cụ để thúc đẩy kỹ năng của họ lên một cấp độ hoàn toàn mới.

Với tư cách là một nhà lãnh đạo, bạn nên nuôi dưỡng văn hóa học tập, cho đội nhóm của bạn thời gian và nguồn lực để nâng cao bản thân và có được kiến thức mới để làm cho cách kể chuyện của thương hiệu của bạn trở nên sáng tạo và hiệu quả hơn.

6. Dark Social

Mặc dù cái tên nghe có vẻ hơi nhạy cảm kiểu ‘xã hội đen’ nếu dịch theo nghĩa đen tiếng Việt. Tuy nhiên, thực tế thì không như bạn nghĩ.

Dark Social đề cập đến hình thức chia sẻ mạng xã hội, điều có thể không được theo dõi chính xác, ví dụ, dữ liệu không được đăng ký hay cung cấp bởi các nền tảng phân tích website chẳng hạn.

Về lý thuyết, nếu một người nhấp vào liên kết đến một website từ một trang truyền thông mạng xã hội mở như Twitter, Facebook hoặc LinkedIn, một nền tảng phân tích chẳng hạn như Google Analytics chẳng hạn, sẽ tiết lộ chính xác nguồn giới thiệu đó đến từ đâu.

Tuy nhiên, với sự gia tăng của người tiêu dùng chia sẻ liên kết thông qua các ứng dụng nhắn tin cá nhân như WhatsApp hoặc Snapchat, cũng như các phương tiện truyền thống hơn bao gồm email hoặc SMS thì đòi hỏi bạn phải có nhiều cách hơn để đo lường các nguồn giới thiệu này thay vì chỉ dựa dựa vào sự tương tác trên Facebook hoặc Twitter.

Ở cấp độ toàn cầu, 70% tất cả các lượt giới thiệu trực tuyến hiện đến từ Dark Soical. Với rất nhiều người thường xuyên sử dụng các nền tảng hoặc phương tiện như Slack, SMS hoặc nhắn tin, Google Hangouts, Snapchat và thậm chí gửi email.

Doanh nghiệp phải sử dụng các kênh này để chia sẻ giá trị và kết nối với khách hàng tiềm năng ở cấp độ cá nhân hơn.

Bằng cách xem xét các cách hiểu mới về cách mọi người chia sẻ nội dung, dữ liệu và thông tin, bạn sẽ tìm thấy các phương pháp hoàn toàn mới để chia sẻ các câu chuyện thương hiệu của mình với khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips  

Brand Personality hay Tính cách thương hiệu là gì?

Cùng tìm hiểu các khái niệm như Brand Personality hay tính cách thương hiệu là gì, một số ví dụ về Brand Personality hay tính cách thương hiệu, mối quan hệ giữa Brand Personality với Brand Image và hơn thế nữa.

brand personality là gì
Brand Personality hay Tính cách thương hiệu là gì?

Cùng với các giá trị khác như lòng trung thành thương hiệu (Brand Loyalty), độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness) hay nhận diện thương hiệu (Brand Identity), tính cách thương hiệu (Brand Personality) giúp hình thành nên cái gọi là giá trị thương hiệu.

Brand Personality hay Cá tính hoặc tính cách thương hiệu là gì?

Tính cách thương hiệu trong tiếng Anh là Brand Personality.

Tính cách thương hiệu là một tập hợp các đặc điểm của con người được gán cho một tên thương hiệu, để có thể tạo ra sự liên kết với người tiêu dùng.

Một thương hiệu hiệu quả làm tăng tài sản thương hiệu của mình bằng cách tạo ra một nhóm các đặc điểm nhất quán mà được một phân khúc người tiêu dùng ưa thích.

Cá tính hay cá tính thương hiệu là một giá trị định tính gia tăng một thương hiệu đạt được bên cạnh các lợi ích lí tính.

Tính cách thương hiệu là một khuôn khổ giúp một công ty hoặc tổ chức định hình cách mọi người cảm nhận về sản phẩm, dịch vụ hoặc sứ mệnh của họ.

Tính cách thương hiệu gợi ra các phản ứng cảm xúc đối trong một phân khúc người tiêu dùng cụ thể, với mục đích thúc đẩy các hành động có lợi cho công ty.

Một số ví dụ về Brand Personality hay tính cách thương hiệu.

Khách hàng có nhiều khả năng mua sản phẩm của một thương hiệu nếu cá tính của nó tương tự như họ. Có 5 nhóm cá tính thương hiệu chính như sau:

Sôi nổi: vô tư, vui vẻ và trẻ trung

Chân thành: tốt bụng, chu đáo và hướng về các giá trị gia đình

Mạnh mẽ: thô ráp, cứng rắn, hoạt động ngoài trời và thể thao

Năng lực: thành công, thành đạt và có sức ảnh hưởng, khả năng lãnh đạo nổi bật

Tinh tế: thanh lịch, uy tín, và đôi khi tự phụ

Ví dụ Dove chọn sự chân thành là cá tính thương hiệu của mình để thu hút người tiêu dùng nữ tính. Các thương hiệu xa xỉ như Michael Kors và Chanel, nhắm đến sự tinh tế. Cá tính thương hiệu của họ tập trung vào lối sống thượng lưu, quyến rũ và hợp thời trang, thu hút người tiêu dùng chi tiêu nhiều.

REI, cửa hàng bán lẻ đồ cho hoạt động ngoài trời, có cá tính thương hiệu mạnh mẽ; tập trung vào việc truyền cảm hứng cho khách hàng của mình, những người thích hoạt động ngoài trời, thích phiêu lưu, mạnh mẽ và kiên cường.

Mối quan hệ giữa Brand Personality (tính cách thương hiệu) với Brand Image (hình ảnh thương hiệu) là gì?

Không nên nhầm lẫn cá tính thương hiệu của một công ty với hình ảnh của nó. Hình ảnh công ty là một loạt các tài sản sáng tạo truyền đạt những lợi ích hữu hình của thương hiệu.

Ngược lại, cá tính thương hiệu của một công ty trực tiếp tạo ra cảm xúc trong tâm trí của một nhóm người tiêu dùng lí tưởng.

Điều quan trọng đối với một công ty là xác định chính xác cá tính thương hiệu của mình để tạo được ảnh hưởng với nhóm khách hàng mục tiêu. Lí do là vì cá tính thương hiệu dẫn đến tăng tài sản thương hiệu và xác định tính cách của thương hiệu trên thị trường.

Cá tính thương hiệu cũng là yếu tố chính của mọi chiến dịch marketing thành công. Để chọn cá tính của một thương hiệu, các công ty cần xem xét kĩ và lựa chọn trong 5 loại cá tính loại mà công ty muốn truyền đạt.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Kỳ vọng của Sabeco từ chiến lược đổi diện mạo Bia Saigon

Thay đổi hình ảnh nhận diện thương hiệu Bia Saigon, Sabeco đang tiếp tục củng cố vị thế trên thị trường Việt Nam và vươn ra thế giới.

Đầu tháng 8, Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vừa công bố tái ra mắt thương hiệu Bia Saigon, tiếp tục thực hiện chiến lược chuyển mình toàn diện của hãng bia hơn 144 năm lịch sử.

Kế hoạch tái ra mắt bộ nhận diện thương hiệu này bắt đầu từ năm 2018, sau khi tiến hành khảo sát danh mục thương hiệu bia của Sabeco. Doanh nghiệp nhận ra rằng, các sản phẩm chưa có bộ nhận diện thống nhất và sự khác biệt rõ ràng theo từng phân khúc thị trường.

Bên cạnh đó, phân khúc bia cao cấp chỉ chiếm 4% thị phần còn 80% dành cho phân khúc cận cao cấp và phổ thông. Đây cũng là phân khúc thị trường giàu tiềm năng tăng trưởng và là thế mạnh mà doanh nghiệp muốn gia tăng thị phần.

“Đó là lý do Sabeco tiến hành thay đổi nhận diện thương hiệu của Bia Saigon. Không làm mất đi di sản và cá tính vốn có, chúng tôi tập trung thiết kế để bảo tính nhất quán và hợp thời, đồng thời thể hiện sự lạc quan và tự tin như một Việt Nam tươi trẻ đang vươn lên và vươn tầm ra thế giới”, ông Bennett Neo, Tổng giám đốc cho biết.

Trọng tâm của sự thay đổi lần này chính là ở biểu tượng rồng và Bia Saigon. Theo đại diện doanh nghiệp thiết kế mới của Bia Saigon đặt hình ảnh rồng – biểu trưng cho quyền lực, thịnh vượng và đại diện cho Việt Nam ở vị trí trung tâm để đảm bảo tính thẩm mỹ đồng nhất trong tất cả danh mục sản phẩm của thương hiệu.

Bộ nhận diện thương hiệu mới của Bia Saigon.

Các lần thay diện mạo mới cho thương hiệu bia

Vẫn giữ nguyên công thức, thành phần và nồng độ cồn song danh mục sản phẩm của Bia Saigon gồm Bia Saigon Special, Bia Saigon Export và Bia Saigon Lager cũng có vẻ ngoài mới. Cả ba thiết kế mới này đều thể hiện đặc tính khác biệt của từng sản phẩm.

Sắc xanh nổi bật trong thiết kế Bia Saigon Special tượng trưng cho đặc tính tự nhiên từ nguyên liệu nấu bia với thành phần chính là lúa mạch. Trong khi đó, màu trắng là điểm nhấn của thiết kế Bia Saigon Lager còn màu đỏ đại diện cho Bia Saigon Export với công thức nguyên bản.

Hình ảnh rồng đã xuất hiện cùng Bia Saigon từ lâu. Năm 1994, sau nhiều lần phác thảo và hoàn thiện, Bia Saigon đã chính thức được gắn liền với hình ảnh rồng và từ đó trở thành biểu tượng của thương hiệu bia hàng đầu Việt Nam.

Chia sẻ về ý nghĩa của việc lựa chọn biểu tượng rồng xuyên suốt các thời kỳ, nhất là quyết định tái định vị thương hiệu Bia Saigon vào đầu tháng 8 vừa qua, lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng, rồng được xem là biểu tượng của quyền lực, thịnh vượng, gắn liền với đất nước Việt Nam giống như khát vọng vươn lên của thương hiệu bia hơn trăm năm tuổi.

“Rồng của Sabeco có dáng hướng lên giống như chữ S của bản đồ Việt Nam. Hình ảnh rồng là dấu mốc trưởng thành của một thương hiệu bia trăm năm và khẳng định được vị trí trong ngành bia Việt”, ông Hoàng Đạo Hiệp, Phó Tổng giám đốc Sabeco phụ trách Marketing, nhấn mạnh.

“Sabeco mong muốn trở thành ‘niềm tự hào dân tộc’ để mỗi người dân Việt đều biết đến và sử dụng Bia Sài Gòn. Chúng tôi mong mỗi người dân Việt Nam sẽ tự hào vì đây là sản phẩm made in Vietnam”, vị này nói thêm.

Chiến lược củng cố vị thế trong ngành bia

Tổng giám đốc Bennett Neo khẳng định sự thay đổi diện mạo mới là một phần quan trọng trong chiến lược dài hạn nhằm củng cố vị thế trên thị trường đồng thời tái khẳng định cam kết của doanh nghiệp trong việc tiếp tục đầu tư cho thương hiệu Bia Saigon.

Theo ông, với việc ra mắt diện mạo mới của Bia Saigon, Sabeco tiếp tục nâng cao trải nghiệm của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, hình ảnh mới còn đại diện cho tinh thần vượt lên thách thức, trẻ trung và tiến bộ của người trẻ Việt.

Đây là một phần trong chiến lược phát triển dài hạn của Sabeco với bốn mục tiêu trọng điểm của mô hình 4C là tiêu thụ (Consumption), bảo tồn (Conservation), đất nước (Country), văn hóa (Culture).

Chiến dịch này cũng là bước đi mới nhất nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng kinh doanh cho tổng công ty, tiếp nối những cải tiến gần đây về nâng cao năng suất, tăng cường quản lý chuỗi cung ứng, bán hàng và tiếp thị.

“Chúng tôi đang tập trung củng cố nội lực của mình nhằm đảm bảo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh doanh bền vững.

Trong đó, chiến dịch tái ra mắt Bia Saigon là sự chuẩn bị kỹ lưỡng, hiện thân cho những nỗ lực đổi mới của Sabeco tại thị trường Việt Nam”, lãnh đạo doanh nghiệp nhấn mạnh.

Bên dưới là một Poster quảng cáo trong chiến dịch.

Một poster quảng cáo của Sabeco. Hãng này đang tập trung vào giới trẻ.

Vị này cho rằng, chiến dịch làm mới thương hiệu Bia Saigon cũng là một phần trong những phát kiến về quản lý danh mục thương hiệu của doanh nghiệp. Hoạt động này góp phần tăng cường tính kết nối giữa thương hiệu Bia Saigon với thế hệ những người trẻ và tiếp tục hành trình phát triển thương hiệu trở thành niềm tự hào của Việt Nam.

Doanh nghiệp kỳ vọng, việc ra mắt Bia Saigon sẽ đóng góp vào sự phát triển của tổng công ty và sẽ được chuyển đổi thành các giá trị cho sự phát triển của Việt Nam, thông qua các đóng góp trực tiếp hay gián tiếp. Đây là bước đi chiến lược, đặt nền móng cho kế hoạch tiến ra thị trường nước ngoài của một thương hiệu Việt.

Chiến dịch sẽ được quảng bá rộng khắp cả nước với nhiều hình thức từ sản phẩm, bao bì, hình ảnh, truyền thông đến trải nghiệm. Doanh nghiệp cũng đang lên kế hoạch tổ chức hàng loạt các sự kiện “Đêm Sài Gòn” nhằm lan tỏa tinh thần của hãng và giúp các bạn trẻ dễ dàng đón nhận sản phẩm.

“Với sự đầu tư nghiêm túc vào phát triển thương hiệu, chúng tôi mong muốn góp phần tăng cường tính kết nối giữa thương hiệu Bia Saigon với thế hệ những người trẻ và tiếp tục hành trình phát triển thương hiệu trở thành niềm tự hào của Việt Nam”, ông Bennett Neo chia sẻ kỳ vọng của thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via VnExpress

Làm thương hiệu: Kể một câu chuyện đủ hay và mọi thứ sẽ thay đổi

Không phải là Logo, cũng không phải là Slogan… Một câu chuyện hay ngay từ những bước đi đầu tiên sẽ mang lại những thay đổi lớn trên chặng đường dài cho thương hiệu hay Brand. Tại sao tôi nên chọn bạn? Tại sao tôi nên tin tưởng bạn? Tại sao tôi nên quan tâm đến những gì bạn đang làm? Tại sao?

làm thương hiệu

Câu chuyện hay sẽ xuyên suốt tất cả những gì bạn làm. Gọn gàng hơn thì, tất cả những gì bạn đang cố gắng làm hoặc thể hiện trong Marketing, đều hướng đến một câu chuyện mà khiến mọi người phải nhấc mông dậy, mua sản phẩm và không ngừng lan truyền nó khi có cơ hội.

Hãy ghi nhớ những điều này, nó vô cùng quan trọng:

Một câu chuyện được gọi là thành công khi có thể “bắt” và “thu hút” trí tưởng tượng của phần đông khán giả (khách hàng) mục tiêu;

Một câu chuyện hay phải “thật”. Nó không nhất thiết phải thực tế, nhưng nó phải phù hợp, nhất quán và phải là “authentic”.

Người tiêu dùng bây giờ quá thông minh, họ dễ dàng nhận ra câu chuyện thương hiệu có “mùi” của sự mâu thuẫn, và mọi thứ mà thương hiệu đang xây dựng có thể sẽ biến mất không còn dấu vết gì. Hãy nhất quán trong câu chuyện thương hiệu;

Câu chuyện “ra tiền” thì phải có lời hứa rõ ràng. Có thể là: mang đến sự vui vẻ, an toàn, nhanh gọn, thời thượng… Miễn là nó phải được thể hiện một cách rõ ràng, táo bạo; hoặc phải thực sự hay một cách đặc biệt, hoặc tệ đến mức chẳng buồn nghe;

Những câu chuyện tuyệt vời luôn nhận được sự tin tưởng. Niềm tin là thứ “hiếm hoi” nhất chúng ta còn lại trong thời đại này. Chả ai tin tưởng ai cả.

Thậm chí giờ người ta còn đang nghi ngờ cả những người nổi tiếng trong các quảng cáo, đang tuyên bố một điều gì đó rất chung chung trong đoạn video 30s (Họ biết là những người này được trả tiền để làm điều đó).

Mọi người hoài nghi mấy cô gái xinh đẹp đang tiếp thị sản phẩm ở đâu đó, như quán bar. Mọi người còn không tin cả những đơn vị sản xuất dược phẩm nữa… Kết quả là, không có Marketer nào thành công trong việc kể một câu chuyện trừ khi có được sự tin tưởng để kể câu chuyện đó;

Câu chuyện hay khi nó được kể một cách “tinh tế”“mượt mà”. Ngạc nhiên một điều là, càng thể hiện ít chi tiết, câu chuyện lại càng trở nên mạnh mẽ trong tâm trí khán giả.

Marketer tài năng thì hiểu rằng: tốt hơn hết là hãy tạo cơ hội để mọi người tiếp tục câu chuyện theo hướng họ muốn, hãy để họ cùng sáng tạo câu chuyện, sẽ hiệu quả hơn nhiều là tuyên bố thẳng tuột mọi thứ ra;

Những câu chuyện tốt được thể hiện nhanh gọn. Nên hiểu rằng, ấn tượng đầu tiên luôn là quan trọng nhất;

Những câu chuyện bắt tai có vẻ sẽ không hấp dẫn theo hướng logic, nhưng nó lại hấp dẫn các giác quancảm nhận và trí tưởng tượng của chúng ta;

Những câu chuyện tuyệt vời thì hiếm khi nhắm vào tất cả mọi người. Nhắm đến chung chung thì chả đi đến đâu.

Cái chung chung đó thì là số đông, mà số đông thì lại có nhiều quan điểm khác nhau về cuộc sống, khác cả về mức độ hài lòng. Nếu bạn cần hạ thấp câu chuyện của thương hiệu chỉ để thu hút tất cả mọi người, nó sẽ chẳng thu hút ai hết.

Một câu chuyện hay là khi nó không ‘tự vả’ vào chính bản thân nó.

Những câu chuyện hiệu quả nhất phù hợp với thế giới quan của một nhóm khán giả, và sau đó nhóm này sẽ lan truyền câu chuyện. Một cách tự nhiên, câu chuyện sẽ tiếp cận đến nhiều khách hàng mục tiêu hoặc tiềm năng.

Câu chuyện hợp tình hợp lí khi nó không tự “vả” vào chính nó. Cửa hàng của bạn mà đúng địa điểm nhưng không đúng thực đơn, bạn thua chắc.

Nếu phòng trưng bày nghệ thuật của bạn mang đến cho khán giả những tay bút trứ danh, nhưng nhân viên giám sát thì không, bạn thua.

Người tiêu dùng rất thông minh, họ sẽ nhìn thấu “Đầu voi đuôi chuột” của bạn ngay lập tức, *whoosh*, nhãn hàng sẽ bay màu theo cách không tưởng;

Quan trọng nhất, câu chuyện tuyệt vời là câu chuyện phù hợp với cách mà chúng ta nhìn nhận thế giới này.

Những câu chuyện hay nhất không hề dạy mọi người bất cứ điều gì mới. Thay vào đó, những câu chuyện hay nhất đồng ý với những gì khán giả đã tin tưởng và khiến họ cảm thấy như thể là những gì họ làm, ngay từ đầu đã là điều đúng đắn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips