Skip to main content

Thẻ: Steve Jobs

Lý thuyết gạch nung: Học được gì từ bài phát biểu cuối cùng của Steve Jobs

Trong bài phát biểu cuối cùng trước công chúng trước khi qua đời, cố nhà sáng lập Apple Steve Jobs đã chia sẻ về một trải nghiệm mà ông đã trải qua, Lý thuyết gạch nung hay Tâm lý gạch nung.

Lý thuyết gạch nung: Học được gì từ bài phát biểu cuối cùng của Steve Jobs
Lý thuyết gạch nung: Học được gì từ bài phát biểu cuối cùng của Steve Jobs

Năm 1972, Jobs bỏ học đại học vì không thích những môn học bắt buộc ở đại học. Nhưng ông không bỏ học hẳn mà trở thành học sinh dự thính, đi nghe các lớp thư pháp và hội họa mà mình quan tâm. Vào thời điểm đó, ông không mong đợi các khóa học sẽ mang lại tác dụng thực tế nào.

10 năm sau, ông gặp khó khăn khi thiết kế giao diện người dùng cho máy tính Apple. Các cấp dưới đưa ra nhiều phương án thiết kế khác nhau nhưng sau khi đọc xong, ông cứ mãi luôn cảm thấy không hài lòng.

Ông bỗng nhiên nhớ lại những kiến thức thư pháp đã học và tích hợp chúng vào thiết kế, sau cùng tạo ra một giao diện người dùng và typesetting đẹp mắt và độc đáo.

Jobs cảm thán: “Khi tham gia những lớp học đó, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng kiến thức này thực sự có thể giúp mình trong việc thiết kế giao diện máy tính cá nhân tốt như vậy.”

Sau khi đọc câu chuyện này về Steve Jobs, tôi nhớ đến một lý thuyết có tên “Lý thuyết gạch nung”. Nhìn những viên gạch thô kệch, nhưng qua thời gian tôi luyện, những viên gạch ấy sẽ trở thành “mắt xích” để xây nên những toà nhà kiên cố, vững chãi, lộng lẫy.

Trên thực tế, dù là câu chuyện của Jobs hay những viên gạch được tôi luyện, chúng đều là kết quả của quá trình tích lũy trước đó.

Nhà văn Fitzgerald từng nói: “Mọi điều bạn học được, mọi khó khăn bạn gặp phải, sẽ phát huy tác dụng vào một lúc nào đó trong cuộc đời bạn.”

Những trải nghiệm tưởng chừng như vô ích đó một ngày nào đó sẽ khiến bạn ngạc nhiên.

01

Mỗi cuốn sách đã đọc, một ngày nào đó sẽ giúp bạn thay đổi cuộc đời

Một MC nổi tiếng từng nói: “Tôi luôn tin rằng những cuốn sách tôi đã đọc là không vô ích. Chúng sẽ luôn giúp tôi thể hiện tốt hơn trong một dịp nào đó trong tương lai.”

Đọc sách là một quá trình lắng đọng và tích lũy, nó có thể sẽ không lập tức mang lại cho bạn những phần thưởng. Nhưng sau một thời gian dài, chỉ với một cơ hội, nó sẽ phát huy tác dụng và giúp bạn đạt được sự “biến đổi” bất ngờ.

Fang Qi, một blogger người Trung Quốc sở hữu hàng triệu người hâm mộ, xuất thân từ một gia đình bình thường, thành tích của cô khi còn đi học cũng rất tầm thường. Tuy không thông minh nhưng cô rất thích đọc sách. Mỗi ngày sau giờ học, lúc ba cô bán mồi câu cá ở chợ, cô sẽ kê một chiếc ghế nhỏ và ngồi bên cạnh lặng lẽ đọc sách.

Khi còn học cấp hai, cô đã đọc nhiều tác phẩm kinh điển của Trung Quốc và nước ngoài. Tuy nhiên, trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cô chỉ đỗ trường cao đẳng tuyến ba vì học lệch môn nghiêm trọng.

Sau khi vào đại học, trong khi những sinh viên khác hoặc ngủ và trốn học, hoặc yêu đương và chơi game, cô vẫn dậy sớm mỗi sáng, lấy sách và đi vào phòng tự học. Trong khi những người khác học cho qua 4 năm, thì cô đã đọc được hàng trăm cuốn sách và tích lũy được một kho kiến thức sâu rộng.

Năm 2016, Fang Qi đã tham gia buổi thử giọng cho chương trình “Tôi là diễn giả”. Với tâm lý muốn thử sức, cô đã đăng ký tham gia cuộc thi. Không ngờ cô lại đi đến vòng cuối, đối mặt với những câu hỏi ngẫu hứng của ban giámkhảo, cô có thể trả lời vô cùng lưu loát và hùng hồn. Sau cùng, Fang Qi giành được quán quân nhờ tài ăn nói đầy học thức và đậm tính văn chương của mình.

Từ việc tốt nghiệp trường cap đẳng tuyến ba đến khi trở thành nhà vô địch trong một cuộc thi tầm cỡ quốc gia, những gì người ngoài nhìn thấy chỉ là vài phút phát biểu nhưng chỉ có cô mới hiểu rằng đó là kết quả của quá trìnhđọc sách hơn 10 năm mang lại.

Trên thực tế, nhiều người đã từng được cơ hội gõ cửa, nhưng cuối cùng lại tự mình bỏ lỡ nó. Có thể là khi không trả lời được câu hỏi của nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn; có thể là khi không nắm bắt được tâm lý khi giao tiếp với khách hàng; cũng có thể là lúc mắc lỗi diễn đạt khi giao tiếp với lãnh đạo. Cuộc sống không thiếu những cơ hội, nhưng rất nhiều khi, chúng ta lại chỉ biết ngồi nhìn cơ hội trôi đi.

Một giáo viên từng nói rằng việc học, việc đọc, có thể không giúp bạn thành công ngay lập tức, nhưng nó sẽ tiếp thêm sức mạnh để bạn vươn lên khi bế tắc.

Khi bạn đọc nhiều sách, kiến thức và trí tuệ sẽ hòa vào máu, trở thành niềm tin để bạn tiến về phía trước.

Khi cuộc sống không suôn sẻ, thay vì phàn nàn về những điều không may mắn và từ bỏ bản thân, tốt hơn hết, hãy đọc sách.

Mỗi cuốn sách bạn mở ra chính là chỗ dựa, động lực để bạn bứt phá trong tương lai.

02

Những đường vòng bạn từng phải đi, một ngày nào đó sẽ giúp bạn xoay chuyển cuộc đời

Edison từng nói, đừng bao giờ lãng phí cơ hội để phạm sai lầm, bạn phải học cách thất bại, nếu không bạn sẽ không học được cách thành công. Để phát minh ra bóng đèn, ông đã sử dụng hơn 1.600 vật liệu.

Sau hai năm liên tục thử nghiệm, sai sót và sửa chữa, ông kết luận rằng dây tóc vonfram là vật liệu dây tóc tốt nhất.

Chính vì có thể không ngừng tổng kết kinh nghiệm từ những sai lầm của mình, ông đã tạo ra hơn 2.000 phát minh và được mệnh danh là Vua của các phát minh.

Trong cuộc sống, nhiều người chúng ta sợ mắc sai lầm, sợ đi đường vòng. Bạn có biết không, cuộc đời, không có con đường nào đi là vô ích, những trải nghiệm, kinh nghiệm bạn tích lũy được trên những chặng đường vòng sẽ có ngày giúp bạn thành công.

Conan Doyle, tác giả của tiểu thuyết trinh thám nổi tiếng “Sherlock Holmes”, nổi tiếng giỏi văn từ khi còn nhỏ, nhưng lại yêu thích y học. Khi lớn lên, ông trở thành bác sĩ và mở một phòng khám nhỏ ở London.

Tuy nhiên, tay nghề y học của ông lại không quá xuất sắc, công việc kinh doanh của phòng khám ảm đạm, ông thậm chí còn không thể trang trải cuộc sống. Chỉ khi đó, ông mới chợt nhận ra rằng mình không được sinh ra để trở thành bác sĩ.

Hết lần này đến lần khác, ông hối hận vì đã lãng phí quá nhiều thời gian và sức lực cho con đường theo đuổi ngành y. Để duy trì kế sinh nhai, Conan bắt đầu cố gắng kiếm tiền bằng cách viết tiểu thuyết trinh thám.

Nhờ hành nghề y nhiều năm nên ông được tiếp xúc với đủ kiểu người, nghe kể nhiều vụ án hình sự kỳ quái khác nhau. Vì vậy, không giống như những tiểu thuyết trinh thám rập khuôn khác, những câu chuyện do ông tạo ra là chưa từng có, các tình tiết này tới tình tiết khác, logic chặt chẽ.

Ông cũng xen kẽ các phân tích y tế chuyên nghiệp vào các vụ án với những chi tiết thực tế và hấp dẫn. Cuối cùng, khi cuốn tiểu thuyết được xuất bản, nó đã được độc giả đón nhận vô cùng nhiệt liệt.

Dựa trên kinh nghiệm y khoa, Conan Doyle đã đạt được thành công lớn trong lĩnh vực viết lách.

Nữ văn sỹ Trương Ái Linh từng nói: “Trên đường đời, có một con đường mà ai cũng phải đi, đó là con đường vòng của tuổi trẻ.” Không bị ngã, không va vào tường, không bị bầm dập, làm sao có thể tạo nên một tinh thần thép, làm sao chúng ta có thể trưởng thành?

Cuộc sống vốn đầy rẫy những khúc ngoặt, nếu bạn dừng lại chỉ vì không nhìn thấy con đường phía trước, sau cùng, bạn sẽ bị mắc kẹt tại chỗ và sẽ chẳng đạt được gì.

Chỉ bằng cách mạnh dạn tiến về phía trước, tìm hiểu về thế giới trên những con đường vòng và học hỏi từ những thất bại, bạn mới có thể biến những khuyết điểm của mình thành lợi thế.

Những cái hố bạn từng ngã xuống, những con sông bạn đã vượt qua sẽ trở thành những trải nghiệm sống quý giá nhất, một ngày nào đó sẽ giúp bạn tránh được những nguy hiểm, những con đường vòng và cho phép bạn bước đi trên con đường tươi sáng hơn.

Trong tâm lý học, có một khái niệm có tên “tâm lý gạch nung”. Mỗi viên gạch vốn là đất chôn trong lòng đất, muốn trở thành vật có ích, nó phải không ngừng chịu đựng gian khổ. Nó cần phải chịu được ngọn lửa cháy hàng nghìn độ mới có thể được nung thành gạch cứng.

Trong quá trình dùng trong xây dựng, nó cũng cần phải chịu được áp lực rất lớn từ mọi hướng. Một khi vỡ, nó sẽ trở thành một viên gạch vô dụng và nhanh chóng được thay thế.

Nhưng khi trải qua mọi đau đớn và trở thành một phần của tòa nhà cao tầng, nó sẽ có thể nhìn ra khung cảnh đẹp nhất thế giới.

Cuộc sống cũng vậy, cả tôi và bạn vốn đều là những viên gạch vô danh. Những khó khăn bạn gặp phải, những nỗi đau bạn chịu đựng, một ngày nào đó sẽ nâng bạn lên một vị trí cao hơn. Ai cũng đều sẽ trải qua những khoảnh khắc đau đớn và khó khăn trong cuộc sống.

Một khi bạn vượt qua và nhìn lại, bạn sẽ thấy rằng chính những ngày đó đã tạo nên bạn của ngày hôm nay. Cuộc đời không có quà tặng miễn phí, muốn có thứ gì, bạn cần phải trả một cái giá tương đương.

Mọi nỗ lực bạn bỏ ra trong cuộc sống sẽ được gói và trả lại cho bạn vào một ngày nào đó trong tương lai. Chỉ cần đi tốt con đường hiện tại, chăm chỉ học hỏi, chịu đựng gian khổ, hoa rồi cũng sẽ nở, và đó sẽ là bông hoa rực rỡ nhất.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Steve Jobs: Người quản lý giỏi nhất là người không muốn trở thành người quản lý

Từ cách đây hơn 37 năm, nhà sáng lập Apple Steve Jobs đã đưa ra một quan điểm mà nghe qua tưởng chừng như không hợp lý đó là “Người quản lý giỏi nhất là người không muốn trở thành người quản lý”, tuy nhiên, các nghiên cứu sau này đã chứng minh rằng ông đã đúng.

Steve Jobs: Người quản lý giỏi nhất là người không muốn trở thành người quản lý
Steve Jobs: Người quản lý giỏi nhất là người không muốn trở thành người quản lý

Vào thời điểm Steve Jobs qua đời, trong khi Apple lúc đó có khoảng 40.000 nhân viên, Steve Jobs chỉ giao tiếp thường xuyên với khoảng 100 nhà quản lý khác nhau.

Trong một tuyên bố, ông nói:

“Vì chúng tôi sẽ trở thành một công ty lớn, chúng tôi sẽ cần phải tuyển những ‘nhà quản lý chuyên nghiệp’. Chúng tôi sau đó đã tuyển về một loạt các nhà quản lý chuyên nghiệp đúng như dự định, tuy nhiên, nó không hiệu quả chút nào.

Trong khi những người này biết cách quản lý (manage), họ không biết làm thế nào để khiến cho mọi thứ trở nên hiệu quả, họ thực sự không có khả năng tự làm việc (cá nhân) một cách hiệu quả.”

Steve Jobs cũng từng mắc sai lầm tương tự khi tuyển dụng các vị trí giám sát.

Đứng trước 2 ứng cử viên, một người đã làm việc trong ngành trong 15 năm. Anh ấy có kỹ năng kỹ thuật tuyệt vời. Anh ấy cũng rất xuất sắc trong việc đào tạo nhân viên mới. Anh ấy luôn tràn đầy năng lượng. Và chưa từng đảm nhận vai trò quản lý.

Ứng viên còn lại là người đã có nhiều năm làm lãnh đạo với các vai trò khác nhau.

Mới nghe qua thì tưởng chừng như ứng viên thứ 2 sẽ sáng giá hơn vì người này có nhiều năm làm quản lý hơn, tuy nhiên, ứng viên đầu tiên mới là người thực sự phù hợp (và tạo ra giá trị).

Steve Jobs chia sẻ:

“Bạn biết ai là người quản lý giỏi nhất không? Họ là những người có khả năng đóng góp cá nhân tuyệt vời nhất, những người chưa bao giờ muốn trở thành một người quản lý theo đúng nghĩa, nhưng cuối cùng họ đã được chọn làm vị trí đó bởi vì không có bất cứ ai khác sẽ có thể làm tốt công việc như họ.”

Một nghiên cứu từ năm 2015 viết rằng: “Nếu sếp của bạn có thể hoàn thành công việc của bạn, bạn sẽ có nhiều khả năng hài lòng hơn trong công việc.”

Với tư cách là nhà lãnh đạo, bạn hãy chắc chắn rằng người bạn chọn làm quản lý là người có năng lực đóng góp cá nhân lớn, người có thể không muốn trở thành người quản lý, nhưng lại rất muốn hoàn thành công việc và hoàn thành một cách hiệu quả.

Thành công của doanh nghiệp vốn đến từ những gì được tạo ra (mới) chứ không phải từ những gì được quản lý.

Tư duy này cũng là tư duy của CEO Meta trong làn sóng sa thải nhân viên mới đây, CEO này thông báo đến những người quản lý của Meta rằng “hoặc là đóng góp cá nhân hoặc là bị sa thải”.

Rõ ràng là Mark Zuckerberg cũng coi trọng năng lực đóng góp cá nhân, khả năng tạo ra một thứ gì đó (mới) thay vì chỉ là quản lý nhân viên (quản lý công việc và hiệu suất của nhân viên).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Steve Jobs: Phần lớn mọi người đều coi sai lầm là thất bại là kết thúc thay vì là cơ hội

Khi được hỏi về một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá một người nào đó có khả năng thành công trong cuộc sống và sự nghiệp, cố nhà sáng lập Apple, Steve Jobs cho rằng đó chính cách họ nhìn nhận về sai lầm (mistakes). Thành công là thứ vốn được ẩn dấu trong tất cả những sự tiến bộ mà bạn đã thực hiện được trong suốt hành trình.

Steve Jobs: Phần lớn mọi người đều coi sai lầm là thất bại là kết thúc thay vì là cơ hội
Steve Jobs: Phần lớn mọi người đều coi sai lầm là thất bại là kết thúc thay vì là cơ hội

Trong một cuộc phỏng vấn trực tiếp với Tạp chí Time (Time Magazine), Steve Jobs đã đưa ra những gì có thể coi là dấu hiệu quan trọng nhất của những người thành công.

Cố nhà sáng lập Apple nói: “Mọi thứ sẽ trở nên rõ ràng hơn khi bạn phạm phải sai lầm và thực hiện chúng, tôi đã có cơ hội để mắc rất nhiều sai lầm. Tính thẩm mỹ của bạn cũng trở nên tốt hơn khi bạn mắc sai lầm.”

Mặc dù là được hỏi về dấu hiệu của người thành công, Steve Jobs dường như không nói về nó, thay vào đó, ông nói về một thứ khác, đó chính là những sai lầm.

“Hầu hết mọi người không coi sai lầm như là một cơ hội. Họ nghĩ về việc có cơ hội để xây dựng một thứ gì đó, để lãnh đạo hay dẫn dắt một thứ gì đó, hoặc họ có thể nghĩ về việc sẽ có được cái gọi là cơ hội vào đúng thời điểm. Sự thật là, sai lầm chính là các cơ hội.”

“Đối với hầu hết mọi doanh nghiệp, thương hiệu và sản phẩm, thành công không xảy ra như một sự kiện mà là một quá trình. Nó là một cái gì đó đi kèm với sự tiến bộ trong một khoảng thời gian nhất định. Và, sự tiến bộ đó đến từ việc phạm phải sai lầm.”

Mỗi khi bạn thử làm một điều gì đó và thất bại, đó chính là lúc bạn sẽ học được cái gì là hiệu quả và cái gì không. Theo thời gian, nếu bạn thử đủ thứ, bạn sẽ tìm thấy hình dạng của cái gọi là thành công, chúng vốn ẩn dấu trong tất cả những sự tiến bộ mà bạn đã tạo ra trên suốt chặng đường.

Vấn đề lớn ở đây là, đối với hầu hết mọi người, họ coi sai lầm giống như thất bại, và thất bại giống như là dấu chấm hết của mọi thứ. Họ nghĩ rằng nếu họ thử thứ gì đó và nó không hiệu quả, họ nên dừng lại.

Có một sự thật dường như là hiển nhiên nhưng mọi người lại cố tình hiểu khác đi (hoặc không muốn hiểu) đó là không ai từng đạt được một điều gì đó tuyệt vời mà không mắc phải một số sai lầm nào đó (thậm chí là rất nhiều sai lầm).

Sự khác biệt ở đây chính là họ coi những sai lầm đó không phải là thất bại mà là cơ hội. Steve Jobs luôn coi sai lầmcơ hội.

“Nếu bạn định làm một thứ gì đó, và muốn nó thực sự tuyệt vời. Tất cả những gì cần làm là hãy cho nó thêm một chút thời gian, sẵn sàng đón nhận và mắc phải sai lầm, sau đó là kiên trì cho đến khi nó thực sự trở nên tuyệt vời.”

Tuy nhiên, một lần nữa, đối với nhiều người, điều khó khăn nhất là chấp nhận việc phạm sai lầm. Nếu suy nghĩ của bạn là sai lầm đồng nghĩa với thất bại, thì bạn sẽ ít có khả năng thử mọi thứ hơn. Nếu bạn ngừng thử và cố gắng, bạn sẽ không thể tạo ra bất cứ thứ gì đó mới cả, đó mới là sai lầm lớn nhất.

Khi bạn mắc sai lầm, bạn bắt đầu xác định ranh giới của những gì là hiệu quả và những gì không. Bạn cũng trực tiếp trải nghiệm những cảm xúc khi một thứ gì đó không như ý muốn. Theo thời gian, cảm giác đó sẽ bớt đáng sợ hơn rất nhiều, nó giúp bạn tự tin và có nhiều động lực hơn để tiếp tục.

Điều khiến mọi người thường không đạt được thành công đó là họ bắt đầu bỏ cuộc khi phạm phải sai lầm hoặc nếu họ thấy thứ họ đang làm không hiệu quả.

Theo góc nhìn của Steve Jobs, dấu hiệu chính để nhận ra người thành công là họ không coi sai lầm là thất bại, là kết thúc. Họ chấp nhận phạm nhiều sai lầm nhưng sau đó là cố gắng vượt qua cho đến khi họ tìm thấy được điều gì đó hiệu quả.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Đây là thuyết quản trị được xem là bước tiến của Steve Jobs

Cùng khám một thuyết quản trị của cố sáng lập Apple, Steve Jobs, người được cho là “đi trước thời đại” cả về tư duy làm sản phẩm (công nghệ), marketing lẫn quản trị con người.

Đây là thuyết quản trị được xem là bước tiến của Steve Jobs
Đây là thuyết quản trị được xem là bước tiến của Steve Jobs

Nhiều năm trở về trước, một trong những câu thần chú của thế giới người làm kinh doanh đó là “tham lam là tốt”, lòng tham là một phần của cái gọi là tinh thần tiến hóa, lòng tham đối với cuộc sống, tiền bạc, tình yêu, tri thức hay cả sự tiến bộ đều là những nguồn gốc của các bước tiến của nhân loại.

Đây không phải là một triết lý sống đơn thuần mà còn là một lý thuyết về quản trị. Nó khuyến khích các nhà lãnh đạo phải theo đuổi yếu tố lợi ích và làm giàu, không phải chỉ cho chính bản thân họ mà là vì sự tiến bộ chung của con người.

Lý thuyết “tham lam là tốt” được xem là một sự tiến bộ lớn so với các khái niệm trước đây về quản trị tốt (Good Management), trong đó có xu hướng nhấn mạnh vai trò quản trị của doanh nghiệp với nhân viên, khách hàng và cả cộng đồng.

Steve Jobs coi chánh niệm là thuyết quản trị của tương lai.

Ngược lại với các thuyết quản trị trước đó, cố sáng lập Apple Steve Jobs cho rằng không phải “lòng tham” đã khiến các cá nhân (và cộng đồng) tiến hóa; mà đó là chánh niệm (mindfulness).

“Nếu bạn chỉ ngồi xuống và quan sát, bạn có thể sẽ thấy tâm trí của mình có phần bồn chồn và không yên. Nếu bạn cố tình làm dịu nó, nó chỉ làm cho bạn trở nên khó chịu hơn, nhưng theo thời gian, nó sẽ dần dịu đi, và khi nó ở trạng thái đó, bạn sẽ có nhiều không gian hơn để lắng nghe những điều tinh tế hơn – đó là khi trực giác của bạn bắt đầu phát triển và bạn bắt đầu nhìn mọi thứ một cách rõ ràng hơn và ở hiện tại nhiều hơn.”

Khi tâm trí của bạn được sống trong hiện tại, bạn tiếp xúc với nhiều thứ hơn của vũ trụ, bạn thấy nhiều hơn những gì bạn có thể thấy trước đây.

Trong khi các lý thuyết khác về quản trị chỉ tập trung vào các yếu tố bên ngoài hay vật chất, phép chánh niệm lại tập trung vào nội tâm bên trong (thần bí và tâm linh); đó là cách bạn có thể “thấy” nhiều hơn.

Sau nhiều năm nghiên cứu, khoa học thần kinh đã chứng minh rằng trực giác của Steve Jobs là đúng. Các công nghệ quét não (Brain scans) gần đây đã chỉ ra rằng thiền chánh niệm (mindfulness meditation) giúp con người trở thành một nhà quản lý hiệu quả và sáng tạo hơn.

Theo một bài báo gần đây, “Khoa học thần kinh của thiền định” được đăng trên Tạp chí Điều dưỡng Khoa học Thần kinh của Anh, người ta đã chứng minh rằng chánh niệm, là kết quả của những thay đổi khoa học thần kinh do thực hành, có thể tăng cường sự chú ý. Thiền định có khả năng cải thiện và điều chỉnh cảm xúc cũng như giảm bớt sự căng thẳng.

Nói cách khác, thiền chánh niệm giúp nhà lãnh có khả năng 1) Giữ tập trung trong thời gian dài hơn, 2) giữ bình tĩnh khi chịu áp lực và 3) Xử lý tốt hơn những căng thẳng liên quan đến công việc, 4) Có khả năng nhìn thấy được bản chất của vấn đề (để từ đó xây dựng chiến lược), tất cả đều mang lại nhiều lợi ích to lớn cho khách hàng lẫn doanh nghiệp.

Theo nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Amsterdam và được công bố trên Bản tin Tâm lý học Cá nhân và Xã hội, Chánh niệm cũng làm tăng khả năng tư duy sáng tạo và suy nghĩ tích cực.

Tham lam rõ ràng không phải là yếu tố giúp tạo nên các nhà lãnh đạo vĩ đại mà đó là khả năng tìm thấy các nguồn cảm hứng trong chính họ và sau đó truyền đạt lại nguồn cảm hứng đó cho người khác (nhân viên).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Bài học chiến lược từ Steve Jobs khi xây dựng Apple

‘Cha đẻ của iPod’ đã chia sẻ về bài học từ Steve Jobs. Chính những chiến lược khôn ngoan và độc đáo của Steve Jobs đã góp phần mang đến thành công cho Apple trong thời gian dài.

Bài học chiến lược từ Steve Jobs khi xây dựng Apple
Bài học chiến lược từ Steve Jobs khi xây dựng Apple

Nhớ lại những ngày còn làm việc tại Apple, Tony Fadell, người được mệnh danh là “cha đẻ của những chiếc iPod”, không thể nào quên những bài học ông học hỏi được từ Steve Jobs.

Chia sẻ với Fast Company, Fadell cho biết ông nhớ mãi khoảnh khắc Steve Jobs giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên vào năm 2007.

Bài thuyết trình của nhà đồng sáng lập Apple tại sự kiện ra mắt iPhone 15 năm trước đã trở thành một trong những bài thuyết trình kinh doanh hay nhất trong lịch sử của hãng.

Chiến thuật thu phục khách hàng.

Mở đầu bài thuyết trình của mình, Steve Jobs nói đây là ngày mà ông đã mong chờ trong suốt 2,5 năm trở lại đây.

“Mỗi lần một sản phẩm mới ra mắt, nó đều là những sản phẩm mang tính cách mạng làm thay đổi mọi thứ… Ngày hôm nay, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu 3 sản phẩm mang tính cách mạng trong lĩnh vực này: một chiếc iPod màn ảnh rộng với điều khiển cảm ứng, một chiếc điện thoại di động thông minh mang tính cách mạng và một thiết bị truyền thông Internet có tính đột phá”, ông trình bày.

Ngay sau đó, Steve Jobs khẳng định sản phẩm Apple sắp giới thiệu không phải là 3 thiết bị riêng biệt. Nó là một thiết bị duy nhất và họ gọi đó là iPhone.

Sau phần mở đầu gây tò mò, ông sử dụng chiến thuật “gây nghi ngờ” (virus of doubt) nhằm nhắc nhở người dùng về những bất tiện họ đã phải đối mặt trong quá trình sử dụng điện thoại. Sau đó, Jobs mới giới thiệu thiết bị của mình nhằm giải quyết những vấn đề này và gợi sự hứng thú cho khách hàng.

Theo Tony Fadell, Steve Jobs là bậc thầy của chiến thuật này. Mỗi khi muốn giới thiệu một sản phẩm mới, ông ấy luôn giải thích những lý do tại sao người dùng lại cần nó.

So với những CEO khác, Jobs nhận thức rõ điểm mới lạ của sản phẩm mình là gì và dành cho đối tượng nào. Ông luôn lồng ghép khách hàng và giới truyền thông vào bài thuyết trình của mình thông qua các câu chuyện. (Bạn có thể xem thêm Storytelling là gì để hiểu sâu hơn về chiến thuật này).

Vì vậy, những buổi diễn thuyết của ông không chỉ đơn giản là một bài nói. Nó là một cuộc trò chuyện, có thông điệp và ý nghĩa rõ ràng.

Để làm được điều này, Jobs không bao giờ đọc thuộc kịch bản mỗi khi lên sân khấu, Fadell cho biết. Trước hết, ông sẽ chia sẻ những câu chuyện này với đồng nghiệp, bạn bè và gia đình của mình. Nếu họ không hiểu, cố CEO Apple sẽ sửa chữa bài nói của mình cho đến khi nó trở nên hoàn hảo.

Mỗi người sẽ có mỗi góc nhìn, cách tiếp nhận câu chuyện của các thương hiệu theo nhiều cách khác nhau. Chính vì điều này, Steve Jobs luôn sử dụng phương pháp loại suy để biến những chủ đề phức tạp thành những điều giản đơn, đời thường nhất.

Nhà đồng sáng lập Táo khuyết liên tục mở ra những khả năng mới cho khách hàng bằng những tính năng mới nằm trong thiết bị của mình.

Bằng chứng là khẩu hiệu “1.000 bản nhạc nằm trong túi” của iPod vào thời điểm ra mắt đã trở thành câu nói thương hiệu và có sức lan tỏa mạnh mẽ.

Vào thời điểm đó, người dùng thường sử dụng băng đĩa hoặc CD cùng với những đầu máy cồng kềnh nhưng chỉ nghe được 10-15 bài hát trong 1 lần.

Vì vậy, slogan “1.000 bản nhạc nằm trong túi” đã tạo ra một hình ảnh đối lập, khiến người dùng không khỏi tò mò và phấn khích về sản phẩm iPod của ông.

Làm việc không ngơi nghỉ.

Nhắc đến Steve Jobs, Tony Fadell còn khâm phục những nỗ lực và niềm say mê của vị cố CEO Apple trong công việc. Fadell cho biết tâm trí Steve Jobs dường như không thể thoát khỏi công việc dù là trong ngày nghỉ.

“Steve Jobs có thể đi du lịch nhưng đầu óc ông ấy lúc nào cũng nghĩ đến việc ra mắt sản phẩm mới, định hướng mới hay công nghệ mới cho Apple.

Ông ấy sử dụng thời gian nghỉ ngơi chỉ để mở mang đầu óc và thoát khỏi môi trường làm việc quen thuộc tại Apple”, Fadell chia sẻ.

Ở văn phòng, Steve Jobs thường xuyên gọi nhân viên đến để hỏi thêm về thông tin hoặc kiểm tra tiến độ công việc.

Những nhân viên này cho biết dù Steve Jobs đi du lịch, họ vẫn sẽ được ông gọi để hỏi thăm về tình hình công việc khoảng 5-6 lần/ngày. “Mặc dù tôi thích việc được chia sẻ về mọi điều với Steve Jobs, nhưng đôi lúc cũng nghĩ rằng ông ấy cần thời gian nghỉ ngơi”, Fadell nói.

Năm 2001, Tony Fadell làm việc ở Apple với vai trò là nhà cố vấn, đưa ra định nghĩa ban đầu cho iPod và sau đó được Táo khuyết chính thức mời về để dẫn dắt sự phát triển của dòng máy nghe nhạc huyền thoại này.

Ông cũng là nhà đồng sáng tạo iPhone và là cố vấn cho Steve Jobs trong giai đoạn từ năm 2008-2010. Sau đó, Fadell rời Apple vào năm 2008 vì vấn đề cá nhân.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Hà Anh | MarketingTrips

“Đánh cắp ý tưởng” của Nike và chiến lược Marketing tạo nên một đế chế của Steve Jobs

Những thương hiệu đầy khát vọng và cảm hứng nói nhiều hơn về con người chứ không phải là sản phẩm.

Source: USA Today

Có một loạt các podcast rất tuyệt vời từ Vox Media được gọi là Land of the Giants. Trong vài năm vừa qua, nó đã phủ sóng trên cả Google, Netflix và Amazon.

Lần này, khi nói về Apple, với bài phát biểu của Steve Jobs ngay sau khi ông trở lại Apple vào năm 1997. Jobs lúc đó thậm chí không phải là CEO.

Trong buổi trò chuyện, ông đã nói về việc sẽ biến Apple trở thành một thương hiệu vĩ đại trong mọi thời đại. Ông nhắc đến điều này trong khi say mê nói về những thương hiệu lớn khác, một trong số đó là Nike.

Ông nói:

“Nike bán một loại hàng hóa thông thường (commodity), họ bán giày. Tuy nhiên, khi bạn nghĩ về Nike, tôi tin rằng bạn sẽ nghĩ về một thứ gì đó khác ngoài việc họ là công ty giày.

Trong quảng cáo của họ, như bạn biết, họ không bao giờ nói về sản phẩm, họ cũng không bao giờ nói về chiếc đế giày tuyệt vời với nhiều tính năng mới, và cách chúng tốt hơn sản phẩm của Reebok như thế nào.

Nike làm gì trong quảng cáo của họ? Họ tôn vinh những vận động viên vĩ đại và cũng chỉ tôn vinh những vận động viên vĩ đại. Đó là tất cả những gì họ nói về.”

Nói một cách ngắn gọn thì, Steve Jobs ngụ ý nói rằng “Nike không bao giờ nói về sản phẩm” trong cách họ làm thương hiệu và truyền thông nói chung.

Chiến lược marketing của Nike chỉ xoay quanh triết lý đơn giản đó, và với Apple, Steve Jobs cũng muốn “đánh cắp ý tưởng” đó và biến Apple trở thành một thương hiệu đầy cảm hứng.

Nike bán giày, cũng như Apple bán điện thoại thông minh, tất cả đều là các loại hoàng hoá bình thường, tuy nhiên, bằng cách vẽ lên một bức tranh đầy cảm hứng và khao khát trong tương lai, họ đã khiến khách hàng của họ đứng về phía mình.

Marketing của Nike không bao giờ nói về các sản phẩm, họ chỉ nói về những con người – những siêu anh hùng, những nhà vô địch và những vận động viên hàng ngày đang phấn đấu để đạt được những thành tích tốt nhất của họ trong tương lai.

Steve Jobs cũng muốn làm điều tương tự với Apple. Vào thời điểm ông nói điều này với nhân viên của Apple, công ty này đang ở một vị trí rất khác so với những khoảng thời gian sau đó hay bây giờ.

Chiến lược này có trước iPhone, trước iPad và thậm chí trước cả iPod hoặc iMac. Steve Jobs trở lại lúc Apple đang ở trong những ngày tháng tồi tệ nhất, họ thất bại trên cuộc chiến máy tính để bàn tại nhà (Home PC), họ cạn kiệt ý tưởng và cả ngân sách.

Và đương nhiên, thương hiệu Apple khi này cũng không ít phần bị lung lay.

Tuy nhiên về phần Steve Jobs, ông tuyên bố triết lý và chiến lược mới với đầy tham vọng và cảm hứng.

Ông muốn vẽ nên bức tranh về một tương lai đáng mơ ước của Apple, và một trong những chiến lược marketing mạnh mẽ nhất để kết nối với khách hàng lại tương tự như cách Nike đã từng làm: Sự khát vọng.

Steve Jobs đã coi Apple là một thương hiệu đầy khát vọng, giống như Nike.

Đó là giá trị cốt lõi của slogan của Apple “Think Different”. Apple tôn vinh những sự sáng tạo, những thứ khác biệt và mới mẽ.

Apple không nói về sản phẩm, họ nói về khát vọng. Họ tôn vinh con người – những kiểu người mà Apple muốn liên kết với thương hiệu của mình và kiểu người mà khách hàng mục tiêu của họ muốn được trở thành.

Chiến lược này của Steve Jobs đã biến Apple từ một công ty chủ yếu làm ra những chiếc máy tính nhàm chán, thành một thương hiệu vĩ đại.

iMac không phải là chiếc máy tính tốt nhất hoặc đắt nhất mà bạn có thể mua, nhưng nó là chiếc máy tính đáng để mua nhất.

Và tiếp những năm sau đó, công ty đã giới thiệu iPod, sản phẩm đã thay đổi cách chúng ta nghe nhạc, iPhone, sản phẩm về cơ bản đã thay đổi cách chúng ta nghĩ về một chiếc điện thoại di động thông thường. Một năm sau, Apple ra mắt MacBook Air.

Apple cuối cùng đã vượt ra ngoài “Think Different”, nhưng chiến lược thì vẫn như cũ. Quảng cáo cho iPod với những hình ảnh đầy màu sắc của những người đang khiêu vũ với chiếc tai nghe màu trắng mang tính biểu tượng. Quảng cáo cho iPhone giới thiệu cách mọi người chụp ảnh và quay video về những thứ mà họ quan tâm nhất.

Ý tưởng vĩ đại nhất của Steve Jobs là Apple phải là một công ty đầy khát vọng thay vì có sản phẩm tốt nhất. Tất cả đều bắt đầu với một chiến lược chỉ bao gồm hai chữ độc đáo nhưng tuyệt vời của Nike “No Products”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

4 bài học lớn nhất về sự thành công và thất bại từ Steve Jobs

Một số bài học từ rất lâu của steve Jobs nhưng vẫn giúp hình thành các phương thức và triết lý kinh doanh hiện đại. Dưới đây là một số bài học đáng chú ý nhất mà bạn có thể học được từ cuộc sống của ông.

4 bài học lớn nhất về sự thành công và thất bại từ Steve Jobs
Steve Jobs | Former CEO of Apple

Vào ngày 5 tháng 10 năm 2011, Steve Jobs đã chính thức ‘kết thúc’ một chặng đường dài của mình. Ông có thể là một nhân vật gây nhiều tranh cãi, nhưng những thành tích của ông là không thể phủ nhận.

Những tư duy lỗi lạc của ông về sự sáng tạo, công việc, khả năng lãnh đạo và cuộc sống có thể khá đơn giản nhưng lại rất sâu sắc.

1. Thất bại là cơ hội.

Ý tưởng về thất bại là cơ hội đã có từ lâu nhưng hầu hết các doanh nhân đều được dạy rằng họ phải tránh thất bại bằng mọi giá. Thậm chí trong nhiều trường hợp tệ hơn, họ học cách che giấu nó khi họ đã gây ra nó.

Steve Jobs đã ủng hộ quan điểm rằng thất bại có thể là một điều tốt. Nếu bạn sẵn sàng nhận ra và đón nhận thất bại, nó có thể trở thành công cụ để thành công.

Một ví dụ tuyệt vời về điều này bắt đầu từ việc Steve Jobs thất bại ở bậc học cao hơn. Ông bỏ học tại Đại học Reed vào năm 1973.

Một trong những điều quan trọng thường bị bỏ qua ở đây là ‘thất bại không giống như thất bại’. Thất bại dạy cho bạn những cách không hiệu quả. Và đánh bại nó là sự lựa chọn bạn thực hiện để đáp lại sự thất bại.

Nó tương đương với việc từ bỏ. Việc rút ra những bài học thất bại và tạo ra các câu chuyện thành công khác là hoàn toàn tùy thuộc vào bạn.

2. Giữ vững niềm tin có thể vượt qua nghịch cảnh.

Những trải nghiệm của cuộc khủng hoảng sức khỏe Covid-19 đang diễn ra có lẽ là ví dụ điển hình nhất về một nghịch cảnh trong cuộc sống của hầu hết mọi người.

Các quyết định hàng ngày từng là vấn đề tất nhiên thì giờ đây tất cả mọi thứ đều phải thay đổi v.v. Trong những điều kiện như vậy, thật khó để tránh khỏi sự tuyệt vọng.

Steve Jobs có một niềm tin vào công nghệ.

Điều này khiến bạn nhớ đến câu nói của Steve Jobs, “Ngay cả khi cuộc sống đập vào đầu bạn một viên gạch. Cũng đừng bao giờ đánh mất niềm tin.”

Bạn thường không nghe đến từ ‘niềm tin’ khi nói đến kinh doanh. Nhưng sự thật là khi khó khăn, niềm tin trở nên rất quan trọng. Nó có thể có nghĩa là sự khác biệt giữa việc trở nên tồn tại hay bỏ cuộc.

“Điều quan trọng nữa là bạn phải có niềm tin vào mọi người, rằng họ về cơ bản là tốt và thông minh, và nếu bạn cung cấp cho họ những công cụ cần thiết, họ sẽ cùng bạn làm nên những điều tuyệt vời.”

Tập trung vào yếu tố con người.

Khi nói đến đội nhóm của bạn, hãy bao quanh bạn với những người tốt, truyền cảm hứng cho họ, tôn trọng họ và những điều tuyệt vời sẽ xảy ra.

Điều quan trọng không kém là Steve Jobs không bao giờ để mất đi góc nhìn về những người mà ông đang hướng tới. Ông không thiết kế cho một nhóm tập trung đặc biệt nào. Ông thiết kế cho mọi người.

Điều này được minh chứng trong câu trích dẫn: “Thực sự rất khó để thiết kế sản phẩm theo một nhóm các tiêu chuẩn cụ thể. Rất nhiều lần, mọi người thường không biết họ muốn gì cho đến khi bạn cho họ xem nó.”

Bài học ở đây là tập trung vào việc cung cấp cho những người mà bạn đang phục vụ. Tìm ra những gì họ muốn và cung cấp cho họ.

3. Điều gì tạo nên một cuộc sống thành công.

Cuộc sống thành công là như thế nào, có phải là được hạnh phúc không? Nếu bạn hỏi Steve Jobs, bạn có thể sẽ nghe thấy điều này.

“Thời gian của bạn là có hạn, vì vậy đừng lãng phí nó để sống một cuộc đời của người khác.

Đừng bị mắc kẹt bởi những sự giáo điều – thứ khiến bạn đang sống dựa trên kết quả hay suy nghĩ của người khác.

Đừng để ý kiến ​​của những người khác làm lu mờ đi tiếng nói bên trong của chính bạn. Và quan trọng nhất, hãy can đảm để làm theo trái tim và trực giác của mình.”

Cách ông định nghĩa sự giáo điều là kết quả của một tư duy hướng tới quyền tự do trong tư tưởng. Bạn chỉ cần là chính mình.

Steve Jobs cũng ủng hộ lòng dũng cảm. Đây cũng là điều cơ bản để có một cuộc sống thành công.

Làm thế nào bạn có thể đối mặt với những thách thức mà cuộc sống đã ném vào bạn mỗi ngày nếu không có lòng dũng cảm để vượt qua? Rõ ràng là rất khó đúng không?

4. “Hãy cứ ngu ngốc – Hãy cứ dại khờ”.

Một trong những câu nói tạo ra được sự ảnh hưởng lớn nhất gắn liền với Steve Jobs có lẽ là “Stay hungry, stay foolish.” (tạm dịch: hãy cứ ngu ngơ – hãy cứ dại khờ).

Steve Jobs cho rằng câu nói này là một hình mẫu cho cách tổ chức cuộc sống và cách làm việc của ông.

Luôn ‘cảm thấy thiếu thốn’ là điều dễ hiểu. Tất cả sự đổi mới, khác biệt, khám phá và tiến bộ sẽ không bao giờ xảy ra nếu bạn đã ‘cảm thấy đủ’.

Nếu chúng ta coi sự ngu ngơ là sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro, chấp nhận học những cái mới ngay cả khi người khác bảo chúng ta không nên làm như vậy. Bạn sẽ không ngu ngơ như bạn nghĩ. Nó thậm chí còn có thể được gọi là nhìn xa trông rộng.

Tất cả chúng ta đều luôn cần nó để tiến lên phía trước !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Tra Nguyen

Steve Jobs và SpaceX tiết lộ số lượng người nên có trong một cuộc họp – nó có thể không như bạn nghĩ

Quy tắc vàng của việc nên có tối đa tám người tham gia trong một cuộc họp đã quá lỗi thời. Tại sao nó đang bóp nghẹt sự sáng tạo của doanh nghiệp?

Steve Jobs Credit: Getty Images

Các cuộc họp kéo dài mà không có kết quả hoặc rất mất thời gian của nhiều người là một kết quả thường thấy khi có quá nhiều người tham gia, hoặc tệ hơn, quá nhiều người tham dự thụ động và không đủ người tham dự tích cực.

Lý thuyết về các nhóm nhỏ hơn để sáng tạo hơn và nhóm lớn hơn để tăng năng suất nhiều hơn không phải là mới. Steve Jobs là người ủng hộ cho các cuộc họp với các nhóm nhỏ.

Tuy nhiên, vẫn còn không ít các doanh nghiệp vẫn đang phải vật lộn để thực hiện phương pháp đơn giản này.

Bản chất con người là thích được nhiều hơn. Về mặt tâm lý, bất cứ thứ gì ít hơn đều có thể bị cảm thấy là thiếu thốn hơn.

Nhưng khi nói đến sự đổi mới, sự dư thừa của những người tham gia thường sẽ dẫn đến sự thiếu sáng tạo và không mang lại kết quả.

Một cuộc họp kéo dài một giờ với tám người tức là chỉ có bảy phút rưỡi cho mỗi người. Và nếu cuộc họp đó chỉ kéo dài 30 phút, thì mỗi người tham gia chỉ có khoảng ba phút rưỡi.

Vì vậy, về cơ bản, bạn càng có nhiều người trong một cuộc họp, bạn càng làm loãng thời gian của mỗi người tham gia.

Đối với một công ty khởi nghiệp, đổi mới và hợp tác là điều tối quan trọng. Một cuộc họp đông đúc không chỉ dẫn đến ít khả năng sáng tạo, động não và ra ý tưởng hơn, mà còn ít có khả năng được ra quyết định hơn và thậm chí là còn có ít động lực hơn.

Người sáng tạo họ có ý tưởng và họ muốn được lắng nghe, nhưng nếu mọi cuộc họp đều bỏ lỡ những cơ hội để chia sẻ các ý tưởng – hoặc sự ra đời của một ý tưởng mới – thì đội nhóm hay cả sếp của bạn đều có thể tỏ ra không hài lòng.

Những ý tưởng tuyệt vời chỉ trở nên được truyền cảm hứng khi mọi người cảm thấy như thể họ có thể được lắng nghe và có khả năng được theo đuổi nhất.

Mặc dù tất cả mọi người trong nhóm đều có lý do và do đó họ cần một chỗ ngồi trong cuộc họp, nhưng nếu họ tham gia ‘chỉ để có mặt’ thì đó không phải là cách để xây dựng và phát triển sự hợp tác.

Trong khi việc Steve Jobs đảm nhận vai trò của những người tham gia cần thiết trong một cuộc họp có vẻ khắc nghiệt, nhưng có một sự khác biệt lớn giữa việc nắm giữ một vai trò cần thiết trong một cuộc họp cụ thể với một vai trò cần thiết trong một đội nhóm cụ thể.

Ví dụ như Dragon Crew-1 của SpaceX. Trong khi con tàu vũ trụ này có sức chứa tám người, nó chỉ hoạt động với một nửa công suất, tức chỉ với bốn phi hành gia tham gia.

Điều này xảy ra không phải là vì SpaceX đang thiếu nguồn nhân lực để lấp đầy những chiếc ghế trống đó, mà vì những người không cần thiết cho nhiệm vụ thì không cần tham gia.

Và mặc dù chỉ có bốn phi hành gia cần thiết trên tàu, nhưng toàn bộ nhiệm vụ đó, có sự tham gia của hàng chục thành viên cần thiết khác trong nhóm SpaceX.

Mặc dù quy mô của các cuộc họp phù hợp sẽ phụ thuộc vào đội nhóm của bạn, mục tiêu và doanh nghiệp của bạn, nhưng hãy tận dụng tối đa các cuộc họp sáng tạo của bạn bằng cách giới hạn số lượng người tham gia để đảm bảo mọi người trong cuộc họp thực sự là một người tham gia chủ động chứ không phải là khán giả.

Nó không nhất thiết phải là con số tám, tuy nhiên, ít hơn luôn tốt hơn.

Trong tất cả các cuộc họp bạn nên cung cấp cho nhân viên của bạn đủ không gian để khởi động cho sự sáng tạo của họ, tận dụng các ý kiến của họ thay vì chỉ ngồi nghe.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Steve Jobs: Cách xây dựng một đội nhóm mà ai ai cũng muốn cống hiến

Nếu bạn xây dựng nó, bạn có một đội nhóm mạnh mẽ thực sự !

Steve Jobs | Former CEO Apple

Steve Jobs, nhà đồng sáng lập, chủ tịch và CEO quá cố của Apple được biết đến là người khó tính, tỉ mỉ và khó làm việc cùng.

Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận rằng ông là một vị thần có tầm nhìn xa, truyền cảm hứng, khả năng sáng tạo và chiêu mộ những tài năng sáng giá nhất để theo đuổi tầm nhìn của ông và tạo ra những sản phẩm mới tuyệt vời.

Đó vốn là bản chất của một nhà lãnh đạo thực thụ: xây dựng một công ty dựa trên một tầm nhìn hấp dẫn, điều mà những người thông minh và tài năng nhất sẽ sẵn sàng hy sinh cả mạng sống của họ để theo đuổi và cống hiến.

Steve Jobs biết rằng ông phải làm mọi thứ cần thiết để giúp đội nhóm của mình đạt được mục tiêu của họ – bao gồm cả việc thiết lập các môi trường thích hợp để làm việc.

Dưới đây là một số thông tin quý giá nhất về cách xây dựng và phát triển đội nhóm của ông mà mọi nhà lãnh đạo khác đều có thể tham khảo.

Xây dựng một nền văn hóa cho người chơi.

Steve Jobs đã chia sẻ cách nhìn sâu sắc này cách đây từ rất lâu và đây là cách thực hiện:

1. Giải phóng “tinh thần intrapreneurial” trong tổ chức của bạn.

Tinh thần intrapreneurial là tinh thần mà mỗi người hành động như một doanh nhân trong tổ chức. Nhiều doanh nghiệp thuộc “nơi tốt nhất để làm việc” hiện nay tập trung vào việc duy trì văn hóa của họ với trọng tâm chính là thúc đẩy các ‘tinh thần doanh nhân’.

Một hệ thống giúp khuyến khích nhân viên suy nghĩ và hành động như các doanh nhân, nó cho phép họ hành động, chấp nhận rủi ro và đưa ra quyết định của riêng họ.

2. Đánh giá cao nhân viên của bạn.

Để quản lý những nhân viên tri thức cao, được trả lương cao, không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, đặc biệt là vì hầu hết họ không thích bị quản lý ngay từ đầu.

Chìa khóa của Steve Jobs là hãy dẫn dắt họ (chứ không phải quản lý họ) bằng cách đánh giá họ như những con người thực sự (không chỉ là công việc).

Giống như tất cả những người có thành tích cao khác, nhân viên có tri thức cao tự hào về công việc của họ và muốn phục vụ tốt khách hàng của mình. Họ muốn phát triển và vươn tới những khả năng mới trên con đường sự nghiệp của chính họ. Bạn đừng cản họ.

3. Giải phóng mọi người.

Trong nền kinh tế tri thức, các phong cách quản trị phân cấp từ trên xuống mang tính một chiều sẽ sớm sụp đổ, đặc biệt là vì những người lao động tri thức thường biết nhiều hơn người quản lý của họ về các lĩnh vực chuyên môn.

Cách tiếp cận của Steve Jobs ở đây là trao cho họ chìa khóa để quản lý bản thân.

Bạn sẽ thấy rằng trong các tổ chức có hiệu suất cao, họ trao quyền cho những nhân viên tri thức cao của họ, thông tin được chia sẻ công khai trên ít cấp báo cáo hơn và mọi người có thể sử dụng thông tin đó để đưa ra các quyết định đúng đắn một cách nhanh chóng hơn.

4. Cung cấp cho họ một tầm nhìn chung.

Một trong những điều tồi tệ nhất khiến nhân viên chán nản và mất tinh thần đó là người lãnh đạo không có khả năng gắn kết ý nghĩa và mục đích của công việc với nhân viên.

Steve Jobs đã nghĩ khác. Ông nói:

“Một khi họ biết phải làm gì, họ sẽ tìm ra cách thực hiện nó, điều họ cần là một tầm nhìn chung. Và đó chính là những gì người lãnh đạo nên làm: có tầm nhìn, có thể nói rõ điều đó với những người xung quanh. có thể hiểu nó và đạt được sự đồng thuận về một tầm nhìn chung với các thành viên trong đội nhóm.”

5. Cung cấp cho họ nhiều phản hồi.

Theo một nghiên cứu của công ty tư vấn Gallup, sai lầm phổ biến thứ hai dẫn đến doanh thu kém là thiếu giao tiếp.

Các nhà quản lý phải bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình để cung cấp các sự hướng dẫn và định hướng cho nhân viên, cung cấp cho họ những phản hồi thường xuyên về hiệu suất, làm rõ các mục tiêu và kỳ vọng cụ thể.

Đây cũng là đường hai chiều. Khi những người quản lý không kêu gọi ý kiến ​​của các thành viên thông minh nhất trong nhóm của họ, lòng tin bắt đầu bị xói mòn.

Họ cần được lắng nghe một cách tiếp thu và không phán xét về những mối quan tâm, đam mê, nỗi sợ hãi, niềm vui, mục tiêu và nguyện vọng của họ để họ cảm thấy được sự chia sẻ và thấu hiểu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

“No Time”: Quy tắc để thúc đẩy sự sáng tạo của Steve Jobs và Albert Einstein

Theo khoa học thần kinh, tạm bỏ qua hết những thứ làm chúng ta bận rộn và dành một ít thời gian để hoàn toàn không làm gì là chìa khóa để thúc đẩy sự sáng tạo.

'No Time': Quy tắc để thúc đẩy sự sáng tạo của Steve Jobs và Albert Einstein
“No Time”: Quy tắc để thúc đẩy sự sáng tạo của Steve Jobs và Albert Einstein

Một yếu tố cần thiết để đạt được thành công trong cuộc sống và sự nghiệp đó là thực hiện một thói quen thích hợp hàng ngày, như khoa học và lịch sử đã chỉ ra.

Mặc dù thói quen hàng ngày của bạn có thể lành mạnh và hiệu quả, nhưng nó cũng có thể khiến bạn trở nên bận rộn và ngăn cản sự sáng tạo, theo nghiên cứu từ Inc.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhiều người thành công trên thế giới đã cống hiến một phần lớn cuộc đời của họ tới quy tắc “No Time” (không có nhiều thời gian).

Ông Steven Kotler, tác giả của cuốn sách “The Art of the Impossible” và cũng là một diễn giả của chương trình TED, đã chỉ ra rằng “No Time” liên quan đến những khoảnh khắc yên tĩnh trong đó một người có thể tự cô lập bản thân khỏi những ‘ồn ào’ của thế giới.

Để có một cuộc sống có lợi và hài lòng, bạn nên tính đến các hoạt động để thể hiện lòng biết ơn, ‘đàm đạo’ với thiên nhiên và kết nối với bản thân, tất cả các nghiên cứu đều cho rằng đây là những cách để bạn có thể phát triển bản thân.

Tương tự như vậy, khoa học cũng chỉ ra rằng “No Time” cũng cần thiết như những thói quen hằng ngày, bởi vì nếu bạn dành phần lớn thời gian trong ngày cho tất cả những thói quen hiện có này, chưa chắc bạn sẽ có thời gian cho chính mình.

Bạn không có đủ thời gian cho “No Time” trong lịch trình của mình.

“No Time” còn được gọi là “khoảng thời gian yên tĩnh, một mình, cách biệt với những ồn ào và nhu cầu của thế giới.”

“No Time” này là một bóng tối hoàn toàn không thuộc về ai khác ngoài chính bản thân chúng ta. Những mối quan tâm hay bận rộn khác không thuộc khoảng không đó, vì vậy bạn có thể trở thành những phiên bản hoàn toàn khác.

Các nghiên cứu của khoa học thần kinh cho thấy rằng các khối thời gian khi bị ngắt kết nối có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hay tư duy sáng tạo.

Ông Steven Kotler giải thích:

“Những áp lực buộc não bộ phải tập trung vào các yếu tố chi tiết, kích hoạt bán cầu não trái và ngăn chặn toàn bộ bức tranh lớn.

Chúng ta không hài lòng với sự vội vàng, điều này khiến tâm trạng của chúng ta bị xáo trộn và hạn chế sự tập trung của bản thân. Do đó, chúng ta bị giới hạn về những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực sáng tạo.”

Nói cách khác, “No Time” giúp chúng ta đủ thư giãn để nhìn thấy được bức tranh lớn hơn và cho phép những ý tưởng sáng tạo hơn xuất hiện.

Steve Jobs và Albert Einstein đều áp dụng “No Time”.

Mặc dù trên thực tế, Kotler tự coi mình là một chuyên gia về khoa học thần kinh của sự sáng tạo, nhiều nhân vật thành công khác cũng đã nắm bắt được điều này.

Albert Einstein đồng ý rằng có rất nhiều lần những ý tưởng sáng tạo có giá trị nhất đến với ông trong khi ông không làm gì cả và chỉ là tận hưởng thời gian của riêng mình.

Giáo sư Adam Grant từ Wharton từng nói rằng: “Khoảng thời gian Steve Jobs trì hoãn và cân nhắc các phương án là thời gian để cho các ý tưởng khác biệt khác xuất hiện”.

Điều đáng nói là cả hai thiên tài này là họ đều thực hiện rất tốt việc đưa những ý tưởng của họ vào thực tế.

“No Time” không chỉ đủ để có thể thay đổi thế giới, nó còn là một thành phần thiết yếu và là một phần của toàn bộ bức tranh lớn.

Khi bạn lên kế hoạch cho một thói quen nào đó, ‘No Time’ nên là thứ được đưa vào cuộc sống hàng ngày của mình.

Bạn sẽ dần thấy được sự thay đổi trong cách suy nghĩ và sáng tạo của bản thân !

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips