Skip to main content

Thẻ: Thương hiệu

Cách chọn tên thương hiệu và doanh nghiệp để gia tăng giá trị cộng hưởng

Trong khi tên thương hiệu và doanh nghiệp vừa có giá trị về mặt nhận diện lẫn cộng hưởng thương hiệu, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận đúng về cách thức chọn tên cho thương hiệu của mình.

chọn tên thương hiệu
Cách chọn tên thương hiệu và doanh nghiệp để gia tăng giá trị cộng hưởng

Nếu bạn đang xây dựng một công ty khởi nghiệp, bạn có thể hiểu rằng bản chất của các công ty khởi nghiệp là bạn sẽ phải bắt đầu xây dựng từ những thứ căn bản nhất.

Từ việc xác định đúng khách hàng mục tiêu (chính), phát triển một chiến lược marketing bền vững để thu hút sự chú ý của nhiều nhóm đối tượng, tới các hoạt động liên quan đến việc lựa chọn tên thương hiệu và xây dựng thương hiệu.

Trong bối cảnh kinh doanh hiện tại, khi khách hàng có quá nhiều sự lựa chọn và ít thời gian hơn để tìm hiểu từng sản phẩm hay thương hiệu, ngay cả khi doanh nghiệp có sản phẩm hoặc dịch vụ tốt vẫn khó thâm nhập được thị trường và giành thị phần nếu họ không thể xây dựng một thương hiệu đủ mạnh.

Xây dựng thương hiệu là chiến lược cốt lõi của bất cứ một nhà sáng lập hay người làm marketing chuyên nghiệp nào.

Xây dựng thương hiệu thường bắt đầu bằng việc chọn một cái tên, nó chính là thứ mà sau này khi nhắc đến, khách hàng phân biệt được nó với các sản phẩm hay thương hiệu còn lại trên thị trường.

Thật không may, nhiều doanh nghiệp đã khá coi thường giai đoạn này và sau đó chính cái tên họ chọn không những không giúp ích gì trong việc xây dựng thương hiệu mà còn tác dụng ngược lại, khiến họ khó khăn hơn trong việc truyền tải thông điệp thương hiệu.

Nếu bạn cũng đang gặp các tình huống này hay đang cần xây dựng cho doanh nghiệp một cái tên có sức cộng hưởng, dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.

Bắt đầu việc chọn tên thương hiệu.

Trong khi bạn có nhiều cách để bắt đầu chọn tên cho thương hiệu hay doanh nghiệp của mình, đó có thể là việc các thành viên trong đội nhóm (sáng lập) cùng nhau đóng góp ý kiến rồi thảo luận, lựa chọn tên thương hiệu từ các nền tảng cung cấp ý tưởng có sẵn, hay bất kỳ cách thức nào khác.

Dưới đây là một số chiến lược bạn có thể sử dụng để xây dựng tên thương hiệu của mình.

Giải phóng sức mạnh của thuật kể chuyện (Storytelling).

Kể chuyện là một trong những phương thức hiệu quả nhất để truyền tải một nội dung hay thông điệp nào đó.

Từ các câu chuyện mô tả các trải nghiệm mà mọi người có thể liên quan đến, đến các câu chuyện cá nhân có liên quan mật thiết đến công việc kinh doanh hay doanh nghiệp.

Hãy suy nghĩ về hành trình bắt đầu kinh doanh của bạn, từ lúc có ý tưởng, thử nghiệm, xây dựng, đến cả những thuận lợi và khó khăn sau đó.

Một số doanh nghiệp khác lại chọn cách xây dựng tên thương hiệu gắn liền với các câu chuyện mang tính lịch sử, những câu chuyện mà khi nhắc đến hầu như ai ai cũng đều có những ấn tượng hay kỷ niệm nhất định.

Một ví dụ điển hình có thể kể đến trong số này đó chính là sàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới Amazon.

Thứ nhất, nhà sáng lập Jeff Bezos muốn một cái tên bắt đầu bằng chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái (Chữ A).

Thứ hai, ông cũng biết rằng sông Amazon là con sông dài nhất và rộng lớn nhất trên thế giới. Và vì ông đang cố gắng xây dựng nên một nền tảng bán sách lớn nhất thế giới, cuối cùng ông đã chọn cái tên Amazon.

Với một câu chuyện hấp dẫn như vậy, rõ ràng là cả những nhà sáng lập lẫn những người làm thương hiệu có vô số các cách thức để truyền tải thông điệp hay sứ mệnh thương hiệu của mình đến với công chúng mục tiêu sau này.

Nếu bạn cũng muốn chọn tên thương hiệu theo cách tương tự, bạn có thể cần tìm ngay cho mình những câu chuyện, những hình ảnh liên tưởng có thể truyền cảm hứng cho toàn bộ đội ngũ và khách hàng.

Suy nghĩ về các từ khóa có thể truyền tải được các giá trị của doanh nghiệp.

Giá trị của thương hiệu (Brand Value) hiểu một cách đơn giản đó chính là những lời hứa của bạn với khách hàng, thứ bạn sẽ dành toàn bộ nguồn lực để xây dựng và bảo vệ.

Để các giá trị thương hiệu này có sức ảnh hưởng đến tâm trí của người tiêu dùng, bạn nên lựa chọn các giá trị có thể chạm được yếu tố cảm xúc của họ.

Sau khi xác định được câu chuyện thương hiệu, bạn có thể lựa chọn các từ khoá để truyền tải giá trị thương hiệu của mình.

Một số từ khoá bạn có thể tham khảo là:

  • Đáng tin cậy.
  • Tính toàn diện.
  • Lạc quan
  • Linh hoạt.
  • Sự khích lệ.
  • Tình yêu.
  • Sự trung thành.

Hãy tiếp tục điền mới danh sách này cho đến khi bạn tìm thấy được từ khoá có thể lột tả được giá trị của thương hiệu.

Xác minh tính khả dụng của tên doanh nghiệp hay thương hiệu khi bắt đầu lựa chọn.

Một trong những bước quan trọng khi chọn tên thương hiệu đó là kiểm tra xem liệu cái tên đó có đang được sử dụng ở đâu đó hay chưa, hay nó đã được đăng ký rồi.

Trong bối cảnh kinh doanh đa kênh (Omni Channel), một lời khuyên cho bạn là nên đồng bộ hoá tên gọi trên các nền tảng khác nhau, dù cho đó là tên miền (domain) của website, tên fanpage trên Facebook hay tên tài khoản trên Twitter.

Bằng cách đồng bộ hoá tên thương hiệu, khách hàng vừa có thể dễ dàng tìm kiếm bạn, vừa giúp mang lại một trải nghiệm liền mạch hơn trong suốt quá trình tương tác, khả năng ghi nhớ tên thương hiệu cũng tốt hơn.

Tuy nhiên, sau khi chọn tên doanh nghiệp hay thương hiệu của mình, có thể bạn sẽ nhận thấy rằng, nó đã được đăng ký sử dụng trước đó hoặc thậm chí nó chính là một thương hiệu của đối thủ cùng ngành.

Hiển nhiên, nếu bạn không muốn xảy ra các tranh chấp như Facebook từng tranh chấp với tên gọi Meta, bạn sẽ cần đảm bào rằng tên gọi của mình là duy nhất.

Chọn tên thương hiệu với các nền tảng cung cấp tên có sẵn (Brandname Marketplace).

Khi các doanh nghiệp tìm cách hạn chế thấp nhất các rủi ro về tranh chấp, đặc biệt đối với các công ty khởi nghiệp khi họ muốn bắt đầu nhanh công việc kinh doanh của mình, lựa chọn tên thương hiệu từ các nền tảng cung cấp tên có sẵn là một gợi ý hay.

Thay vì mất quá nhiều thời gian và nguồn lực cho việc chọn tên, nhiệm vụ của bạn giờ đây chỉ là truy cập các nền tảng này (chẳng hạn như BrandBucket), và lựa chọn cho mình những cái tên phù hợp (và duy nhất).

Với BrandBucket, bạn có thể lựa chọn các tên thương hiệu cụ thể theo ngành, theo phong cách và tương ứng là một tên miền phù hợp (.com).

Hiện BrandBucket đã cung cấp tên thương hiệu cho hàng trăm ngàn doanh nghiệp từ hơn 180 quốc gia trên toàn cầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Kể một câu chuyện thương hiệu có sức ảnh hưởng với 4 bước

Trong bối cảnh kinh doanh hiện tại, khi hàng ngày khách hàng phải nhận quá nhiều nội dung quảng cáo từ các doanh nghiệp, kể một câu chuyện thương hiệu (Storytelling) có sức ảnh hưởng càng trở nên quan trọng hơn.

câu chuyện thương hiệu
Kể một câu chuyện thương hiệu có sức lôi cuốn với 4 bước

Đối với hầu hết các doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp, có vô số các câu chuyện mà họ có thể kể với công chúng.

Từ các câu chuyện của nhà sáng lập đến các câu chuyện gắn liền với nguồn gốc của sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của họ, tất cả những nội dung này đều là những thứ có thể tạo ra được những sức cộng hưởng to lớn đến quá trình xây dựng thương hiệu.

Tuy nhiên, một câu chuyện thương hiệu khó có thể đi từ việc truyền cảm hứng đến gây ảnh hưởng lên hành động (chẳng hạn như khiến khách hàng muốn mua hàng) nếu nó thiếu đi yếu tố có chủ đích.

Một câu chuyện thương hiệu hấp dẫn là câu chuyện có sự cân bằng tinh tế giữa mục đích của thương hiệu với khán giả mục tiêu, thương hiệu của doanh nghiệp cần xuất hiện trước công chúng như là một hình ảnh mang tính đại diện thực sự.

Dưới đây là một số bước hay quy tắc bạn có thể sử dụng trong quá trình xây dựng nên các câu chuyện thương hiệu cho chính doanh nghiêp của mình.

1. Hãy giữ cho câu chuyện thương hiệu của bạn trở nên đơn giản.

Trong bối cảnh kinh doanh hiện tại, khi khách hàng của bạn ngày càng “lướt” nhiều hơn và dành ít thời gian hơn cho mỗi thương hiệu xuất hiện trước mắt họ, làm thế nào bạn có thể nhồi nhét những thứ khó hiểu hay cố gắng để thuyết phục họ tin vào những thứ mà ngay cả bạn cũng không thể hiểu.

Tốt hơn hết, hãy giữ cho các câu chuyện thương hiệu của bạn được đơn giản và đi thẳng vào những chi tiết quan trọng nhất.

Một thách thức đặt ra là, trong khi một câu chuyện quá đơn giản hay quá dễ hiểu thường không đủ sức lôi kéo sự hiếu kỳ của đối tượng mục tiêu, nhiệm vụ của bạn là khiến chúng vừa đơn giản vừa có sức thuyết phục.

Một lời khuyên dành cho bạn là hãy bắt đầu từ “gốc”.

Nguồn gốc xuất hiện của câu chuyện là điểm khởi đầu của mọi vấn đề, hãy cung cấp nguồn gốc một cách ngắn gọn, sau đó giải thích bằng các giải pháp mà doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn đưa ra.

Bạn cũng nên nhớ rằng “Mọi ý tưởng đều bắt đầu bằng một vấn đề.”

Sau khi bạn đã đặt tên cho vấn đề và giải pháp của mình, bạn có thể quyết định những chiến lược nào bạn cần tập trung vào, và những chiến lược nào bạn có thể bỏ qua.

Để có thể hiểu sâu hơn về thuật ngữ chiến lược, bạn có thể xem tại đây: chiến lược là gì

2. Một câu chuyện hay cần bắt đầu với sự trung thực.

Nếu bạn là một người làm kinh doanh, đặc biệt khi bạn là một marketer, chắc có lẽ bạn đã có đủ thông tin để hiểu rằng, khách hàng hiện đang ưu tiên tính trung thực hơn bao giờ hết.

Khách hàng hiện đại không chỉ quan tâm đến những gì bạn nói, họ quan tâm đến cả những thứ đằng sau đó, chính là những thứ giúp họ xác định những gì bạn đang kể là đáng tin cậy.

Khi chia sẻ câu chuyện về nguồn gốc thương hiệu, điều quan trọng là phải duy trì sự trung thực và đáng tin cậy về giá trị của bạn trong tương lai.

Bỏ qua những thời điểm khi tất cả mọi thứ đều thuận lợi, vào những lúc khó khăn nhất, những điều này chính là những gì còn lại của bạn có thể khiến khách hàng tiếp tục ủng hộ bạn và những gì bạn đang truyền tải đến họ.

2. “Tell The Why” – Nêu lý do tại sao bạn lại muốn kể câu chuyện thương hiệu của mình.

Đôi khi sự khác biệt lớn nhất giữa các câu chuyện thương hiệu, giữa câu chuyện của bạn với câu chuyện của đối thủ nằm ở lý do tại sao.

Trong khi bạn có nhiều cách thức khác nhau để kể, lý do tại sao thương hiệu của bạn bắt đầu thường là thứ giúp khơi dậy cảm hứng và sự tò mò từ khách hàng.

Whitney Wolfe Herd, nhà sáng lập và Giám đốc điều hành của Bumble, đã từng chia sẻ rằng kinh nghiệm làm việc của bà tại Tinder là điều đã thúc đẩy bà tạo ra ứng dụng hẹn hò dành cho phụ nữ ngay từ đầu.

Bà dẫn dắt vấn đề: “Đối với tất cả những gì mà phụ nữ hiện đại đã và đang làm được, việc hẹn hò và yếu tố lãng mạn dường như đã quá lỗi thời.”

Bằng cách chia sẻ lý do tại sao bà bắt đầu doanh nghiệp của mình, các giá trị của thương hiệu được truyền đạt một cách dễ dàng và không thiếu đi yếu tố “có chủ đích”.

Nếu bạn còn chưa tin điều này, hãy xem cách Starbucks hay Apple xây dựng câu chuyện thương hiệu của họ.

4. Đừng quên ‘tính có thẩm quyền’.

Quan trọng nhất, vì đây là câu chuyện của bạn, và bạn là người dẫn dắt câu chuyện đó, hãy cho khán giả của bạn thấy rằng bạn “phù hợp” khi kể câu chuyện đó.

Bạn không thể một câu chuyện hành trình đi đến thành công của một doanh nhân nếu hiện bạn chưa được xem là doanh nhân thành công hay bạn không thể truyền cảm hứng về cách làm marketing nếu bạn không phải là chuyên gia về điều đó.

Dù cho bạn là ai và đang kể câu chuyện gì, khách hàng hay công chúng của bạn chỉ lắng nghe, tin tưởng và chia sẻ lại nó nếu bạn đủ “phù hợp” để kể nó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Học cách trở thành một ‘Thương hiệu’ thay vì là ‘Nhân viên’

Thay vì bạn mặc định mình là một nhân viên bình thường với ít giá trị, hãy tìm cách trở thành một hình ảnh mang tính thương hiệu với nhiều giá trị hơn.

Học cách trở thành một 'Thương hiệu' thay vì là 'Nhân viên'
Học cách trở thành một ‘Thương hiệu’ thay vì là ‘Nhân viên’ – Getty Images

Khi bạn là một nhân viên, bạn thường nghĩ rằng bạn chỉ cần làm những gì bạn được giao hay thông báo phải làm và không phải lúc nào bạn cũng thấy kiến ​​thức của mình hay thậm chí là bản thân mình có giá trị.

Tư duy bình thường của nhân viên (employee mindset) thường không giúp tạo ra những thứ mới, cải thiện khả năng lãnh đạo hay đổi mới những chiến lược mà doanh nghiệp hay thương hiệu đang có.

Ngược lại, khi bạn có tư duy xây dựng thương hiệu (branding mindset) hay nói cách khác là bạn muốn bạn là một ‘Thương hiệu’, bạn sẽ nghĩ về chuyên môn và kiến ​​thức của mình như là một sản phẩm hoặc dịch vụ, bạn không ngừng cải thiện nó.

Nếu các sản phẩm và dịch vụ có thể cung cấp những trải nghiệm riêng biệt cho người dùng, bạn cũng cung cấp những thứ tương tự cho doanh nghiệp hay những người xung quanh.

Trong thế giới chuyên nghiệp hay kinh doanh nói chung, bạn phải làm việc và cung cấp những kiến ​​thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm riêng biệt cho các thành viên trong nhóm, cho khách hàng hay cho doanh nghiệp của mình.

Ngoài được thể hiện qua các kiến thức chuyên môn, thương hiệu cá nhân của bạn cũng có thể được thể hiện trong cách bạn nhận và giao nhiệm vụ, cách bạn ăn mặc hoặc cách bạn ứng xử trong các cuộc họp.

Những người có tư duy xây dựng thương hiệu cho chính họ thường thể hiện bản thân họ theo những cách tốt nhất và không ngừng làm việc để nâng cao kiến ​​thức chuyên môn.

Nếu bạn muốn nâng tầm tư duy của mình từ một nhân viên thành một thương hiệu, bạn phải thay đổi cách bạn suy nghĩ về những gì bạn có thể chia sẻ hay cung cấp.

Khi bạn đã xác định mình đang đại diện cho một thương hiệu, bạn phải học cách tạo dựng bản thân bằng cách xác định thương hiệu của mình.

Để làm điều này, hãy sử dụng công thức 3Es dưới đây.

  • Giáo dục (Education): Trong khi có không ít quan điểm cho rằng “bằng cấp không quan trọng”, sự thật là ngay cả bằng cấp bạn cũng không có thì bạn có thể làm được gì trừ khi bạn là thiên tài. Bạn cần phải có các bằng cấp hay chứng chỉ chuyên nghiệp, thứ có thể một phần minh chứng cho năng lực của bạn.
  • Trải nghiệm (Experience): Ngoài bằng cấp, bạn cũng cần các kinh nghiệm làm việc thực tế, đó chính là những thành công và thất bại mà bạn đã học được trong quá trình làm việc. Trong thực tế thì nhiều khi kinh nghiệm còn quan trọng hơn cả bằng cấp.
  • Chuyên môn: Cũng như khái niệm thương hiệu trong một doanh nghiệp, chúng gắn liền với chỉ một vài điểm khác biệt (USP), thứ mà khách hàng có thể phân biệt và lựa chọn, bạn cũng tương tự như vậy, bạn không thể giỏi tất cả mọi thứ. Bạn cần tập trung vào một hoặc một vài thứ mà bạn giỏi nhất.

Bước tiếp theo bạn cần làm là loại bỏ tư duy nhân viên mà bạn đang có.

Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo.

  • Ngừng đánh giá thấp những công việc bạn làm hàng ngày, hãy yêu thích ngay cả những công việc nhỏ và đơn giản nhất.
  • Coi trọng mối quan hệ của bạn với các bên nội bộ liên quan, các bên liên quan bên ngoài hay những khách hàng mà bạn gặp gỡ thường xuyên.
  • Bắt đầu tìm những cách thức mới để trao đổi hay thảo luận tại các cuộc họp thông qua các bài thuyết trình hay trao đổi trực tiếp.
  • Đừng chỉ nghĩ về bản thân, hãy nghĩ về bức tranh lớn hơn là doanh nghiệp hay thương hiệu. Dù cho bạn làm gì, hãy nghĩ về cách nó có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp dù cho đó là tích cực hay tiêu cực.

Khi bạn có thể buông bỏ được tư duy nhân viên của mình, bạn sẽ bắt đầu áp dụng tư duy xây dựng thương hiệu, bạn sẽ trở thành hình ảnh bạn mong muốn hay đạt được những mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai.

Dưới đây là một số cách về tư duy xây dựng thương hiệu bạn có thể tham khảo.

  • Dù lớn hay nhỏ, mọi thứ bạn làm tại nơi làm việc đều là tài sản; là giá trị cá nhân của bạn.
  • Dù cho bất kì nơi đâu, mỗi khi giao tiếp, hãy thể hiện quan điểm của bản thân.
  • Viết ra những thành tích hàng tuần và theo dõi các chỉ số hiệu suất của bạn.

Bạn không xây dựng doanh nghiệp – Bạn đang tự xây dựng chính mình.

Khi bạn xây dựng thương hiệu cá nhân, tính xác thực là một tài sản lớn.

Khi hoà nhập với môi trường doanh nghiệp, bạn cần hiểu rằng, không phải doanh nghiệp nào cũng thích ‘con người thật’ của bạn, vì vậy, điều quan trọng là bạn phải đánh giá môi trường làm việc hiện tại, cân nhắc những thứ họ cần từ bạn và dần thay đổi sao cho phù hợp với môi trường hay mục tiêu chung.

Điều này không có nghĩa là bạn phải sống khác, bạn phải làm những thứ bạn không thích, thay vào đó, nó có nghĩa là bạn phải tham gia vào các hoạt động phát triển doanh nghiệp theo những cách tốt nhất mà bạn có thể, sử dụng những kinh nghiệm hay giá trị thưc làm minh chứng cho thương hiệu của riêng mình.

Trong khi các thương hiệu doanh nghiệp tốt nhất không ngừng phát triển các sản phẩm và dịch vụ của họ bằng cách cung cấp các tính năng mới hay trải nghiệm mới, bạn cũng cần liên tục làm mới bản thân, tạo ra nhiều giá trị mới hơn và trở nên phù hợp hơn trong từng bối cảnh kinh doanh nhất định.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

Corporate Branding vs Personal Branding: Đâu là sự khác biệt?

Các thương hiệu có tư duy tiến bộ thường tìm cách nắm lấy sức mạnh của việc kết nối giữa thương hiệu cá nhân và thương hiệu doanh nghiệp, giao tiếp một cách cởi mở giữa thương hiệu và nhân viên. Suy cho cùng, mỗi nhân viên chính là một đại sứ thương hiệu.

Corporate Branding vs Personal Branding: Đâu là sự khác biệt?. Source: Forbes

Xây dựng thương hiệu thành công là một trong những chìa khóa chính để thu hút khách hàng và phát triển doanh nghiệp một cách nhất quán.

Hầu hết các nhà marketer giỏi hoặc hay chuyên nghiệp sẽ nói rằng chiến lược thương hiệu của họ là phần cốt lõi của chiến lược marketing của họ.

Tuy nhiên, khi nói đến khái niệm chiến lược, vẫn có không ít các nhầm lẫn giữa chiến lược xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và nỗ lực xây dựng thương hiệu cá nhân?

Dưới đây là một số nội dung giúp bạn hiểu rõ hơn về các chủ đề này.

Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp (Corporate Branding) và thương hiệu cá nhân (Personal Branding).

Theo truyền thống, thuật ngữ Branding (xây dựng thương hiệu hoặc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu) gắn liền với các doanh nghiệp lớn như Coca-Cola, Apple hay Nike.

Đây là những thương hiệu doanh nghiệp dễ nhận biết nhất tại thị trường Mỹ (cũng như toàn cầu), thương hiệu của họ đại diện cho mọi bản sắc doanh nghiệp của họ.

Về bản chất, một thương hiệu không chỉ đơn thuần là một logo hay slogan, nó là “một tập hợp các thuộc tính vật lý lẫn phi vật lý (tinh thần, cảm xúc) về một sản phẩm, dịch vụ hay thậm chí là tổ chức nào đó mà người tiêu dùng có được”.

Nói một cách đơn giản, thương hiệu doanh nghiệp liên quan trực tiếp đến tâm trí của đối tượng mục tiêu và đại diện cho các giá trị hay bản sắc của doanh nghiệp.

Ngược lại so với thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu cá nhân gắn liền với một cá nhân nào đó bao gồm các kỹ năng của họ, trình độ của họ cũng như những niềm tin và kỳ vọng mà công chúng có được từ họ.

Kết nối thương hiệu cá nhân và thương hiệu doanh nghiệp.

Chỉ vài thập kỷ trước, có rất ít CEO của các thương hiệu hay doanh nghiệp hàng đầu được công chúng biết đến rộng rãi.

Tuy nhiên, với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các nền tảng truyền thông mạng xã hội và tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing), ngày càng có nhiều cá nhân trở nên có sức ảnh hưởng và lan toả hơn, đây chính là cơ hội để doanh nghiệp có thể tận dụng sức mạnh cộng hưởng giữa thương hiệu cá nhân và thương hiệu doanh nghiệp.

Điều này có nghĩa là, trong khi với cách thức kinh doanh truyền thống, một nhà lãnh đạo doanh nghiệp không nhất thiết phải xây dựng thương hiệu cá nhân, trong bối cảnh mới, thương hiệu cá nhân ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu doanh nghiệp.

Bạn cứ thử nhìn vào Elon Musk, Bill Gates hay Steve Jobs bạn sẽ hiểu điều này.

Về cơ bản, thương hiệu cá nhân của các nhà lãnh đạo chính là thương hiệu doanh nghiệp của họ, là công việc kinh doanh của họ.

Từ góc nhìn này, sự kết hợp giữa thương hiệu cá nhân và thương hiệu doanh nghiệp có thể tạo ra một sức mạnh tổng hợp giúp thúc đẩy khả năng phát triển và uy tín của một doanh nghiệp.

Thay vì tạo ra nhiều khoảng cách, doanh nghiệp nên phá bỏ các rào cản giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Về lâu dài, doanh nghiệp có thể sử dụng các kết nối cá nhân để xây dựng lòng tin và bán hàng.

Quản lý thương hiệu cá nhân và thương hiệu doanh nghiệp.

Cách đây nhiều năm về trước, nếu quan sát bạn sẽ thấy rằng các tập đoàn lớn cũng hầu như không mấy quan tâm đến thương hiệu của nhân viên hoặc cách nhân viên tương tác với thương hiệu của chính họ.

Tuy nhiên, kể từ khi tiếp thị kỹ thuật số và đặc biệt là tiếp thị truyền thông mạng xã hội (Social Media Marketing) ra đời, khi các nền tảng như LinkedIn hay Facebook có sức ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh của doanh nghiệp, bối cảnh xây dựng thương hiệu đã thay đổi.

Bạn cứ thử hình dung rằng, điều gì sẽ xảy ra khi những nhân viên không hài lòng sử dụng các nền tảng mạng xã hội để trút bỏ nỗi thất vọng của họ về doanh nghiệp?

Hiểu được điều này, ngày càng nhiều doanh nghiệp không ngừng tích cực xây dựng hình ảnh thương hiệu của nhân viên (Employee Branding), những hình ảnh đại diện cho thương hiệu doanh nghiệp.

Lợi ích của việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp và nhân viên.

Là một nhà tuyển dụng hay người đóng vai trò là doanh nghiệp, bạn hiểu rằng việc cấm sử dụng mạng xã hội tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm là điều không thực tế.

Thay vì tập trung nguồn lực vào những thứ không thể kiểm soát này, doanh nghiệp nên khuyến khích nhân viên trung thực hơn về công việc của họ, tập trung vào các chủ đề tích cực trên mạng xã hội và không nói xấu đối thủ.

Thương hiệu cá nhân của nhân viên và thương hiệu doanh nghiệp vốn có mối quan hệ tương hỗ, trong khi các hình ảnh nhân viên tốt giúp thương hiệu doanh nghiệp cũng trở nên tốt hơn, thương hiệu cá nhân của nhân viên cũng có thể được hưởng lợi từ các liên kết tích cực với doanh nghiệp.

Khi một nhân viên nhận được nhiều sự tin tưởng và công nhận từ doanh nghiệp, rõ ràng là họ sẽ có nhiều cơ hội hơn trong suốt sự nghiệp của họ.

Đây cũng là lý do tại sao các thương hiệu có tư duy tiến bộ đang tìm cách kết nối và thúc đẩy mối quan hệ tích cực giữa nhân viên và doanh nghiệp. Suy cho cùng, mỗi nhân viên cũng là một đại sứ thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Một vài chiến lược giúp thương hiệu trở nên khác biệt so với đối thủ

Khi nói đến việc xây dựng các chiến lược mới hay tạo ra những bước đột phá cho thương hiệu, giúp thương hiệu trở nên khác biệt so với đối thủ, làm việc thông minh hơn mới là chìa khoá thay vì làm việc tích cực hơn.

Sau liên tiếp những năm khi hầu hết các doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, mục tiêu của không ít các doanh nghiệp giờ đây không còn là tăng trưởng hay phát triển mà chỉ đơn giản là “tồn tại” được.

Khi yếu tố cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn, khoảng cách giữa các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn cũng có phần thu hẹp lại, việc tìm kiếm những cơ hội hay lợi thế kinh doanh mới đòi hỏi các doanh nghiệp cần trở nên khác biệt hơn so với đám đông còn lại.

Đối mặt với một thế giới đang thay đổi và dần được định hình lại, các doanh nghiệp hay thương hiệu cần tiếp cận các hoạt động marketing một cách chủ động hơn, sáng tạo hơn, tập trung vào chủ nghĩa tiêu dùng có ý thức (Conscious Consumer) và trải nghiệm của khách hàng nhiều hơn.

Các doanh nghiệp nhỏ đang phát triển mạnh và các giả định mới đang thúc đẩy cuộc đấu tranh sinh tồn giữa họ (và cả với các doanh nghiệp lớn).

Chỉ trong vòng 1 năm từ 2019 đến 2020, tỷ lệ các doanh nghiệp đăng ký mới tăng đến 24% trên phạm vi toàn cầu, chính vì điều này, không gian cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang ngày càng trở nên chật chội và eo hẹp hơn.

Khi sự cạnh tranh này sẽ không ngừng phát triển và dưới đây là một số giả định mới, thứ có thể làm cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ thức tỉnh hơn và cảnh giác nhiều hơn.

  • Giả định rằng mọi người tiêu dùng trong một thị trường ngách đang sử dụng cùng một tiêu chí để đánh giá và lựa chọn thương hiệu.
  • Người tiêu dùng coi các thương hiệu hay đối thủ đi trước là khuôn mẫu của sự lựa chọn.

Một câu hỏi lớn được đặt ra khi này là, làm thế nào để các doanh nghiệp có thể trở nên khác biệt hơn so với số còn lại, làm thế nào để thay vì lo lắng về sự cạnh tranh, họ có thể chủ động xây dựng các lợi thế cạnh tranh mới?

Hãy làm cho doanh nghiệp của bạn trở thành một lựa chọn đúng với khách hàng.

Như đã phân tích ở trên, để có thể thành công trong bối cảnh mới, điều quan trọng là các doanh nghiệp hay thương hiệu cần xây dựng cho mình các lợi thế hay rào cản riêng.

Dưới đây là một số gợi ý bạn có thể tham khảo:

  • Đưa ra các tiêu chí mới nhằm mục tiêu đáp ứng các nhu cầu riêng biệt cho từng nhóm khách hàng cụ thể.
  • “Kéo” khách hàng của bạn vào một nền văn hóa mới phù hợp hơn với các giá trị cá nhân của họ.
  • Thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty) thông qua các cơ hội mua hàng lặp lại.

Làm thế nào để thương hiệu có thể trở nên nổi bật hơn giữa đám đông.

Trong khi tuỳ thuộc vào từng bối cảnh hay mục tiêu khác nhau, các doanh nghiệp hay thương hiệu có thể cần những chiến lược khác biệt hoá khác nhau, dưới đây là một số lựa chọn bạn có thể tham khảo.

1. Khai thác sâu vào dữ liệu để thiết lập các tiêu chuẩn (benchmark) mới cho sự thành công đồng thời thiết kế các giải pháp tối ưu hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Trong bối cảnh mới, khi quảng cáo hay các yếu tố công nghệ và tự động hoá xuất hiện ở khắp mọi nơi, bất cứ khi nào có thể, bạn hãy cung cấp những tương tác “mang yếu tố cảm xúc hay con người nhiều hơn” để khiến khách hàng của bạn cảm thấy họ đang được nhìn nhận theo cách mà các thương hiệu khác ít hoặc chưa làm.

Hãy lắng nghe khách hàng nhiều hơn dù đó là online hay offline, dù đó là trực tiếp hay gián tiếp, với mục tiêu cuối cùng là tạo ra một lợi thế mới, nơi khách hàng muốn được tương tác hay kết nối với thương hiệu.

Hãy tự hỏi bản thân rằng: Điều gì làm bạn trở nên khác biệt và độc đáo? Khách hàng nào sẽ muốn những sự khác biệt đó? Và tiếp đó, làm cách nào để bạn tiếp cận những khách hàng này để cuối cùng truyền tải đến họ những thứ mà họ muốn.

2. Hãy xây dựng văn hóa phục vụ khách hàng một cách toàn diện với tư cách là con người và người tiêu dùng, dựa trên các giá trị được chia sẻ.

Một chiến lược khác mà các doanh nghiệp có thể làm để tạo ra những tác động lớn hơn đó là xác định chính xác ai sẽ cần thương hiệu của họ và thương hiệu của họ đang đại diện cho điều gì (hay đang được cảm nhận như thế nào).

Hãy tự hỏi bản thân rằng: Khách hàng của bạn đánh giá cao điều gì? Dựa trên những thông tin này, hãy xác định tiêu chí quan trọng nhất khi đầu tư vào một sản phẩm hoặc dịch vụ là gì? Doanh nghiệp của bạn đang thể hiện những giá trị nào? Hay các giá trị đó được chia sẻ với người tiêu dùng của mình ra sao?

3. Tạo ra một cộng đồng mới cho thương hiệu nơi mà khách hàng muốn nói với người khác về thương hiệu của bạn.

Hãy tự hỏi bản thân rằng: Làm thế nào bạn có thể dẫn dắt mọi thứ một cách có ý nghĩa và khuyến khích người khác làm điều tương tự?

Khi nói đến việc xây dựng cộng đồng, làm thế nào để bạn có thể cung cấp một không gian an toàn để khách hàng lên tiếng, hành động và kết nối với những người khác?

Tại sao việc khiến thương hiệu trở nên khác biệt hơn lại vô cùng quan trọng.

Ngoài việc doanh nghiệp có thể tạo ra những lợi thế cạnh tranh mới so với đối thủ, việc trở nên khác biệt có nghĩa là: khách hàng sẽ không chỉ ủng hộ và mua hàng nhiều lần vì họ tin rằng doanh nghiệp của bạn là lựa chọn tốt nhất cho họ, mà họ còn cảm thấy như họ thuộc về một nhóm hay cộng đồng những người cũng mua hàng từ doanh nghiệp của bạn.

Như bạn thấy đó, “Khác biệt hay là chết”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

Brand Authenticity – Sứ mệnh mới của các nhà Marketers

Trong khi Brand Authenticity hay tính xác thực của thương hiệu là giá trị ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng, nhiều người làm marketing vẫn chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của yếu tố này. Vậy thực chất thì Brand Authenticity là gì và vai trò của nó đối với thương hiệu ra sao?

Brand Authenticity - Sứ mệnh mới của các nhà Marketers
Brand Authenticity – Sứ mệnh mới của các nhà Marketers

Brand Authenticity là gì?

Brand Authenticity có nghĩa là tính xác thực của thương hiệu, khái niệm đề cập đến mức độ niềm tin mà người tiêu dùng có thể tin tưởng một thương hiệu dựa vào những gì thương hiệu tuyên bố và thực hiện. Mức độ niềm tin nay dựa vào những minh chứng hữu hình thay vì chỉ đơn giản là từ những lời nói hay cam kết đơn thuần.

Với tư cách là các nhà marketer, chúng ta thường có xu hướng đầu tư hay tập trung vào những thứ có thể đo lường hay kiểm soát được, đặc biệt trong thời kỳ khi Digital Marketing ngày càng thể hiện được vai trò của nó thì điều này ngày càng trở nên rõ ràng hơn.

Theo một nghiên cứu mới đây từ công ty tư vấn Edelman, có chưa tới 50% nhà tiếp thị được khảo sát tin rằng các thông điệp thương hiệu, tính xác thực của thương hiệu, định vị thương hiệu và cả chiến lược thương hiệu tổng thể có thể tạo ra những tác động đáng kể đến sự tăng trưởng của thương hiệu.

Như là một kết quả tất yếu, nhiều marketer chuyển hướng đầu tư của họ sang những nơi mà họ có thể hiểu và kiểm soát được.

Ở một diễn biến khác, cũng theo nghiên cứu của Edelman, có đến 88% khách hàng coi trọng giá trị của tính xác thực thương hiệu (Brand Authenticity), điều này có nghĩa là, trong khi phần lớn người làm marketing bỏ qua tính xác thực của thương hiệu, đây lại là yếu tố ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng khi chọn mua một sản phẩm hay dịch vụ nào đó.

Marketer đang bỏ qua những cơ hội lớn để có thể xây dựng lòng tin của người tiêu dùng.

Khi xây dựng các kế hoạch truyền thông marketing tổng thể, chỉ có khoảng 1/3 marketer quan tâm đến việc tối ưu các thông điệp và định vị thương hiệu.

Kỳ lạ hơn, rất ít người trong số này đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu thị trường để thu thập nhiều hơn các hiểu biết của họ về khách hàng mục tiêu (Customer Insight) cũng như các cách thức để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Trong khi nhu cầu của khách hàng liên tục thay đổi và bị chi phối mạnh từ các tác động bên ngoài (cả vĩ mô lẫn vi mô), phần lớn các nhà tiếp thị đều coi việc định vị thương hiệu là khoản đầu tư một lần.

Để có thể đáp ứng các mong đợi liên tục thay đổi của người tiêu dùng, người làm marketing cần không ngừng làm mới hay thậm chí là thay đổi cách họ truyền tải các thông điệp cũng như các nội dung có trong thông điệp của thương hiệu với mục tiêu cuối cùng là thuyết phục khách hàng tin vào thương hiệu.

Đầu tư vào nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness) và mức độ tương tác dựa trên một đề xuất giá trị duy nhất (UVP) có phải là giải pháp?

Nhiều người làm marketing cho rằng việc nâng cao nhận thức về thương hiệu và tăng mức độ tương tác với thương hiệu trên các nền tảng là những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược của họ trong năm 2022 và hơn thế nữa.

Tuy nhiên, bạn thử hình dung rằng bạn có thể nâng cao nhận thức của khách hàng hay tăng mức độ tương tác của họ với thương hiệu bằng cách nào nếu bạn không hiểu họ đang cần và suy nghĩ gì?

Trên thực tế, hơn 60% các nhà tiếp thị thiếu tự tin vào khả năng của đội nhóm của mình trong việc thu hút người tiêu dùng với định vị thương hiệu hiện tại của họ.

Bằng cách liên tục thực hiện các nghiên cứu về người tiêu dùng, người làm marketing có thể hiểu những gì đang diễn ra trên thị trường, hiểu điều gì làm cho thương hiệu trở nên có giá trị đối với khách hàng để từ đó đưa ra các đề xuất giá trị (value proposition) mới phù hợp hơn.

Về bản chất, đề xuất giá trị của thương hiệu cần trả lời 3 câu hỏi chính: thương hiệu đang làm gì, tại sao thương hiệu làm điều đó và thương hiệu làm điều đó cho ai.

Từ góc nhìn này, khi nhận thức của người tiêu dùng thay đổi, các đề xuất giá trị của thương hiệu cũng cần thay đổi. Khi tính xác thực là ưu tiên hàng đầu của khách hàng, nó nên là chiến lược trọng tâm của thương hiệu.

Tính xác thực hay độ tin cậy của khách hàng với thương hiệu cần được định hướng bởi sứ mệnh.

Trong khi dữ liệu cho thấy có đến 82% khách hàng thích mua hàng từ các thương hiệu được định hướng bởi sứ mệnh (chẳng hạn như bảo vệ môi trường) và ngày càng nhiều doanh nghiệp bắt đầu theo đuổi mục tiêu này, chỉ một số ít người làm marketing tin rằng tổ chức hay thương hiệu của họ được định hướng bởi sứ mệnh.

Marketer cần thay đổi cách họ định vị và thông điệp của thương hiệu. 

Như đã phân tích ở trên, bên cạnh mục tiêu là theo đuổi tính xác thực của thương hiệu, sứ mệnh chung của người làm marketing là thường xuyên nghiên cứu cách người tiêu dùng nhìn nhận về thương hiệu để từ đó đưa ra các thông điệp cũng như định vị thương hiệu theo cách phù hợp với giá trị cảm nhận của họ.

Trong khi bối cảnh thay đổi, nhận thức về thương hiệu của khách hàng về cơ bản cũng sẽ thay đổi. Bằng cách dành thời gian hơn để thiết kế ra những giá trị phù hợp với kỳ vọng mới, thương hiệu (Brand) có thể đáp ứng nhu cầu và truyền tải thông điệp một cách nhất quán hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Ha Anh

Nghiên cứu nhóm người dùng mục tiêu (TAU) là gì?

Cùng tìm hiểu các lý thuyết liên quan đến thuật ngữ nghiên cứu nhóm người dùng mục tiêu (Target Audience Understanding). Nghiên cứu nhóm người dùng mục tiêu là gì, khi nào nên tiến hành nghiên cứu và hơn thế nữa.

nghiên cứu nhóm người dùng mục tiêu
Nghiên cứu nhóm người dùng mục tiêu là gì?

Các nội dung sẽ được phân tích trong bài bao gồm:

  • Nghiên cứu nhóm người dùng mục tiêu – Target Audience Understanding là gì?
  • Khi nào thì nên sử dụng báo cáo nghiên cứu nhóm người dùng mục tiêu?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

1. Nghiên cứu nhóm người dùng mục tiêu – Target Audience (TA) Understanding là gì?

TA Understanding là loại hình nghiên cứu về một nhóm đối tượng người dùng cụ thể. Khác với U&A (nghiên cứu hành vi và thái độ) – thường sẽ nghiên cứu về một hành vi cụ thể hoặc trong một ngành hàng cụ thể, TA Understanding thường quan tâm đến toàn bộ vấn đề, mối quan tâm, lối sống của người tiêu dùng.

Việc nhìn tổng quan giúp thương hiệu có cái nhìn toàn diện hơn về nhóm người dùng mục tiêu, không bị giới hạn ở ngành hàng để tìm ra cách kết nối và nói chuyện với họ như một con người bình thường thay vì một người mua hàng.

2. Khi nào thì nên sử dụng báo cáo TA Understanding? 

2.1. Thương hiệu cần kết nối với một nhóm đối tượng trên mạng xã hội thông qua Passion Point.

Với social media marketing, mỗi thương hiệu cần chọn cho mình một passion point (điểm đam mê) để thông qua đó kể câu chuyện của thương hiệu.

Sẽ có trường hợp passion point của người dùng cũng chính là ngành hàng/ sản phẩm của thương hiệu. Ví dụ: thương hiệu dầu gội đầu có thể chọn passion point là “Chăm sóc tóc”, vì người dùng mạng xã hội đã có sẵn passion point này.

Tuy nhiên, sẽ có những ngành hàng/ sản phẩm rất khó để “nhìn thấy ngay” passion point.

Ví dụ: sản phẩm là nước uống đóng chai, thì không thể chọn passion point “Nước uống” được, vì đây không phải là một passion point lớn đủ để kết nối và trò chuyện với người dùng mạng xã hội.

Trong tình huống này, thương hiệu cần phải lựa chọn được một passion point phù hợp theo 2 tiêu chí cơ bản:

  1. Passion point đó phải đủ hấp dẫn với nhóm khách hàng mục tiêu.
  2. Passion point có thể tạo được mối liên kết & phát huy được vai trò của thương hiệu.

Với tiêu chí thứ nhất, TA Understanding sẽ giúp thương hiệu nghiên cứu toàn bộ các mối quan tâm (interest) của người mạng xã hội và tìm ra danh sách các passion point họ quan tâm theo mức độ ưu tiên.

Từ đó, thương hiệu sẽ có cơ sở để đánh giá & lựa chọn passion point phù hợp cho chiến lược social media marketing trong dài hạn.

2.2. Ngành hàng đã bão hòa về Insight & cần tìm góc nhìn mới để kết nối với người dùng.

Với các ngành hàng có nhiều đối thủ cùng thực hiện các hoạt động marketing liên tục nhưng insight về ngành hàng không có nhiều sự thay đổi theo thời gian, thì sau một khoảng thời gian, việc bão hòa insight ngành hàng là điều có thể xảy ra.

Khi đó, thương hiệu sẽ rất khó tìm được một góc nhìn mới để kết nối với người dùng mục tiêu.

Lúc này, khi tìm kiếm insight, thương hiệu có thể mở rộng góc nhìn: “Không nhìn người tiêu dùng như một người mua hàng, mà nhìn họ như một con người với đầy đủ các nhu cầu, nỗi lo, mong đợi” – khi đó, thương hiệu có thể tìm thấy một góc nhìn hoàn toàn khác biệt.

Các insight này thường sẽ giúp nói chuyện với người dùng mục tiêu thông qua các lợi ích cảm tính (emotional benefit) của sản phẩm & thường dùng trong các thematic campaign.

Ví dụ: Khi nhắc tới ngành tã bỉm thì người tiêu dùng đã quá quen thuộc với các thông điệp về về khô khoáng, chống hăm, chống tràn, mềm mại… là câu chuyện đã quá quen thuộc và có thể khó tạo ấn tượng với người dùng.

Tuy nhiên, nếu nhìn rộng hơn khỏi ngành hàng bỉm tã, có thể thấy mẹ có rất nhiều mối quan tâm khác: sức khỏe của con, giáo dục con, chăm sóc bản thân của mẹ….

Do đó, thay vì kể lại các câu chuyện đã cũ về tã bỉm, thương hiệu có thể phát triển một câu chuyện mới dựa trên các mối quan tâm khác của mẹ.

2.3. Thương hiệu mở rộng tệp khách hàng hiện tại.

Có nhiều trường hợp thương hiệu đã chiếm lĩnh được tệp khách hàng hiện tại, và đang nghĩ đến việc mở rộng thị trường bằng cách mở rộng tệp khách hàng.

Họ có thể muốn thêm sản phẩm cho các phân khúc khác hoặc một khu vực thị trường khác. Lúc này việc thấu hiểu toàn bộ nhóm người dùng mục tiêu sẽ giúp họ lựa chọn product insight (insight để phát triển sản phẩm) & brand communication platform (nền tảng truyền thông) để định hình chiến lược truyền thông trong dài hạn.

Ví dụ: Một thương hiệu sữa đang chuyên về các sản phẩm sữa dành cho trẻ em và đang có ý định tiếp cận nhóm khách hàng lớn tuổi.

Khi đó, để lựa chọn được định hướng cho chiến lược truyền thông trong dài hạn, thương hiệu có thể nghiên cứu tệp người dùng mục tiêu để tìm hiểu tổng quan các nhu cầu & khía cạnh mà ngành hàng sữa có thể giải quyết cho người dùng.

2.4. Thương hiệu đang chuẩn bị tiếp cận một tệp khách hàng mới trong tương lai.

Hiện tại, nhóm người dùng thuộc thế hệ Gen X và Gen Y đang là đối tượng người dùng mục tiêu được các thương hiệu nhắm đến.

Tuy nhiên, qua thời gian, nhóm đối tượng này sẽ già đi và các nhóm trẻ tuổi hơn sẽ bắt đầu thay thế họ ra quyết định mua hàng trong nhiều ngành hàng.

Trong 5 năm sắp tới, dự đoán Gen Z sẽ chiếm 30% trong lực lượng mua hàng của hầu hết các ngành hàng và sẽ sớm trở thành nhóm đối tượng mục tiêu chủ yếu.

Việc thấu hiện về tệp khách hàng hiện tại sẽ chưa đủ cho sự chuẩn bị những bước tiếp trong tương lai.

Để sẵn sàng hơn trong dài hạn, thương hiệu có thể cân nhắc tìm hiểu trước về nhóm đối tượng này để làm tiền đề kết nối trong tương lai gần.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Các thương hiệu ở Châu Á Thái Bình Dương (APAC) gia nhập Metaverse bằng trải nghiệm AR sáng tạo

Các thương hiệu có tư duy đi trước thời đại ra mắt một loạt hoạt động kích hoạt AR đổi mới trong các ngành dọc, từ ngành ô tô đến những tổ chức hoạt động vì cộng đồng.

Tuy vẫn trong giai đoạn mới phát triển, nhưng không gian ảo chân thực của vũ trụ kỹ thuật số rõ ràng đang bắt đầu thu hút người dùng.

Chỉ riêng Horizon Worlds, khoảng 300.000 người dùng đã tạo ra 10.000 thế giới. Theo dự báo của Meta Foresight, đến năm 2025, ước tính vũ trụ kỹ thuật số (Metaverse) sẽ đạt giá trị hơn 82 tỷ USD trong lĩnh vực game, truyền thông doanh nghiệp và quảng cáo.

Mặc dù phần lớn công nghệ và cơ sở hạ tầng sẽ tạo thành vũ trụ kỹ thuật số vẫn đang trong quá trình xây dựng, thực tế tăng cường (AR) chính là một trong những trụ cột cơ bản của vũ trụ này.

Mỗi tháng, hơn 700 triệu người trên toàn cầu sử dụng bộ lọc AR trên công nghệ của Meta và 80 tỷ hiệu ứng đáng kinh ngạc được mở ra.

Trong khi những xu hướng này đang diễn ra trên toàn cầu, có một khu vực mới đây đã chứng kiến sự bùng nổ về các ứng dụng AR đổi mới – đó là APAC.

Meta Foresight nhận thấy gần 4 trong số 5 người đi mua hàng ở APAC nói rằng họ xem công nghệ như AR là cầu nối để thu hẹp khoảng cách giữa thế giới trên mạng và ngoài đời.

Theo một khảo sát của Meta, hơn 2/3 số người đi mua hàng ở khu vực này – những người có khả năng sẽ mua sắm trên mạng xã hội – cho biết họ muốn thử sản phẩm trong không gian ảo một cách thoải mái ở nhà. Một số trường hợp sử dụng hàng đầu mà muốn dùng thử AR do đáp viên nêu ra bao gồm:

Các nhà nghiên cứu khác ước tính giá trị thị trường của AR tại APAC sẽ đạt gần 29 tỷ USD vào năm 2024.

Họ kỳ vọng mức chi tiêu của khu vực này cho AR và thực tế ảo (VR) sẽ tăng 4 lần vào năm đó, chiếm tổng cộng 40% giá trị của ngành AR/VR trên toàn cầu.

Tuy nhiên, người quan sát không cần phải chờ nhiều năm sau để thấy một thế giới mà trong đó cuộc sống thực và kỹ thuật số bắt đầu hợp nhất liền mạch cho người dùng.

Hiện nay, các doanh nghiệp và tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trên toàn thế giới đã bắt đầu sử dụng công nghệ này để tạo sự nhận biết, tăng lượt tương tác và xây dựng niềm khát khao cũng như đồng cảm, với số lượng đối tượng mong muốn dùng thử AR lẫn VR đang không ngừng gia tăng.

Tại APAC, các thương hiệu có tư duy đi trước thời đại đã tung ra một loạt các hoạt động kích hoạt AR đổi mới theo ngành dọc, từ ngành ô tô đến những đơn vị hoạt động vì cộng đồng.

Những tổ chức này cũng như đối tượng mong muốn tương tác với AR và VR đang thực sự góp phần đặt nền móng cho vũ trụ kỹ thuật số.

Các công ty đã ghi nhận thành quả trong mọi khía cạnh, từ khả năng nhớ đến quảng cáo cho đến nhận thức về thương hiệu và ý định mua hàng.

Ví dụ: nhờ AR, những người mua ô tô tiềm năng ở Úc có cơ hội tiếp cận rất gần với những chiếc ô tô hiệu suất cao dòng N của Hyundai.

Công ty này xây dựng mô hình xe 3D ảo để người đi mua hàng có thể tìm hiểu xe kỹ càng. Khách truy cập có thể tiếp tục tham gia một chuyến hành trình ảo. Nhờ công nghệ kỹ thuật số, họ có thể ngồi lên ghế lái để cảm nhận trải nghiệm bên trong.

Họ có thể thử nghiệm hiệu suất của xe trong môi trường mô phỏng ảo, thậm chí thi đấu với người khác bằng cách tính điểm.

Chỉ cần một động tác vuốt, họ có thể thử nghiệm các màu sắc khác nhau hoặc đưa camera điện thoại lên để xem liệu xe có vừa với gara của họ hay không. Bị thu hút từ trải nghiệm, người dùng có thể đặt lịch lái thử thực sự sau đó.

Dữ liệu của Facebook cho thấy chiến dịch của Hyundai đã thúc đẩy mong muốn và ý định mua xe của khách hàng tăng cao hơn, đồng thời ghi nhận khả năng nhớ đến quảng cáo và mức độ nhận biết tốt hơn.

Hoạt động kích hoạt dòng xe N đạt 12,5 điểm về độ cải thiện khả năng nhớ đến quảng cáo – đây là mức tăng đáng kể so với mức trung bình 7,7 điểm của ngành dọc này.

Hoạt động đó cũng ghi nhận mức độ nhận biết thương hiệu đạt độ cải thiện 3,4 điểm so với mức trung bình của ngành dọc này.

Trong khi đó, LG Electronics Hàn Quốc nhận ra cơ hội trên thị trường khi COVID-19 gây ra tình trạng tạm đóng cửa nhiều đơn vị/tổ chức, dẫn đến sự bùng nổ hoạt động cải tạo nhà ở.

Để đáp ứng nhu cầu tăng cao trong bối cảnh cửa hàng ngừng hoạt động, công ty này tạo ra mô hình AR cho các thiết bị gia dụng mà họ cung cấp, tạo điều kiện cho người tiêu dùng thử nhiều cách kết hợp và bố trí khác nhau trong nhà mình trước khi mua hàng thật.

Khách hàng phản hồi tích cực với trải nghiệm này: Chiến dịch AR đã nâng mức độ ưa thích thương hiệu ở đối tượng cũng như ý định mua hàng tăng thêm lần lượt 3,6 điểm và 5 điểm.

Nhưng không phải tất cả các dự án này đều nhằm mục đích bán xe ô tô hoặc thiết bị gia dụng. Tổ chức Mirror Foundation của Thái Lan hỗ trợ các gia đình tìm kiếm người thân mất tích. Tuy nhiên, COVID-19 khiến tổ chức gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận mọi người thông qua các phương tiện truyền thống.

Do đó, tổ chức này tạo bộ lọc AR để nâng cao mức độ nhận biết về những người mất tích và hỗ trợ người dùng nhớ lại nếu họ đã nhìn thấy người mất tích.

Chiến dịch này đã mang lại hiệu quả, tiếp cận đối tượng gồm hơn 7,5 triệu người trong thời gian hoạt động và nâng cao mức độ nhận biết trong thế hệ người dùng mới ở Thái Lan về những người mất tích.

Thành công tuyệt vời của chiến dịch tạo ra động lực to lớn cho tổ chức này: xếp hạng mức độ nhận biết ở cấp độ được mọi người nhớ đến đầu tiên tăng vọt, cao hơn 155% so với mức trung bình trong APAC.

Những hoạt động kích hoạt ban đầu này của các tổ chức thương mại và phi lợi nhuận mang đến ý niệm sơ lược thú vị về việc xu hướng nào sẽ có tiềm năng trong vũ trụ kỹ thuật số.

Khi các thương hiệu tiếp tục khám phá cũng như đổi mới trong không gian kỹ thuật số đang phát triển này, người dùng trên khắp thế giới có thể kỳ vọng về một thế giới mới với những trải nghiệm sống động và đa dạng thông tin.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Case Study: Học cách xây dựng thương hiệu với người có ảnh hưởng

Thành công của các chiến dịch này là những gợi ý hữu ích cho Marketer về cách xây dựng hình ảnh thương hiệu hiệu quả thông qua người có ảnh hưởng (Influencer).

xây dựng thương hiệu với người có ảnh hưởng
Case Study: Học cách xây dựng thương hiệu với người có ảnh hưởng

Vào thập niên 90, sở hữu một thương hiệu đồng nghĩa với việc duy trì mối quan hệ với khách hàng. Khách hàng lựa chọn sản phẩm của bạn vì họ tin tưởng và cho rằng công ty của bạn tốt hơn các đối thủ khác.

Quan trọng hơn, họ sẵn sàng trả tiền để sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Sự trung thành với thương hiệu (Brand Loyalty) đã từng là điều rất phổ biến.

Những thế hệ người tiêu dùng mới sẽ thống trị nhu cầu thị trường trong vài thập niên tới. Họ là những người rất nhạy cảm với các quảng cáo “chiêu trò” và chuộng những cách tiếp cận cá nhân, chân thật nhiều hơn.

Sự thành công của ba chiến dịch sau – do Gil Eyal – CEO của Hypr, platform hỗ trợ marketing thông qua người ảnh hưởng tại New York chia sẻ trên trang Adweek – là những gợi ý cho marketer về cách xây dựng hình ảnh thương hiệu (Brand Image) hiệu quả qua người ảnh hưởng.

Millennial và thế hệ Z đổi nhu cầu, doanh nghiệp thay đại sứ thương hiệu.

Nếu bật TV tại Mỹ vào năm 1991, bạn có thể sẽ nghe thấy câu slogan nổi tiếng của hãng Maybelline New York: “Maybe She’s Born With It, Maybe It’s Maybelline” (tạm dịch: Có thể cô ấy đẹp tự nhiên, Có thể cô ấy đẹp nhờ Maybelline), cùng hình ảnh siêu mẫu Christy Turlington mỉm cười với màu son mới nhất của Maybelline.

Lựa chọn Turlington là quyết định chiến lược của Maybelline. Vì Turlington là một siêu mẫu có hình ảnh như một cô bạn hàng xóm đủ xinh đẹp cuốn hút người xem, đủ gần gũi với số đông nữ giới.

Chiến dịch kinh điển này đã tồn tại suốt 24 năm và mang đến doanh số khủng cho Maybelline.

Quan trọng hơn, chiến dịch này cũng nâng cấp hình ảnh thương hiệu Maybelline từ cách giới thiệu lý tính với slogan cũ là “Fine Makeup, Sensibly Priced” (tạm dịch: Trang điểm đẹp, Giá hợp lý).

Đến năm 2015, Maybelline đổi slogan một lần nữa với thông điệp “Make It Happen” (phiên bản tiếng Việt: Dám Nghĩ, Dám Làm).

Sự thay đổi này đã mang đến mức tăng trưởng hai con số tại Mỹ cho Maybelline. Với lần thay đổi này, Maybelline chọn ký hợp đồng với Gigi Hadid, một trong những siêu mẫu nổi tiếng từ mạng xã hội đầu tiên trên thế giới.

Gil Eyal nhìn nhận chiến lược này đánh dấu sự thay đổi trong tư duy về đại sứ thương hiệu của Maybelline. Hãng mỹ phẩm nổi tiếng này đã chuyển hướng lựa chọn từ ngôi sao chính thống sang những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội.

Lựa chọn người ảnh hưởng thay cho ngôi sao nổi tiếng đang trở thành xu hướng thời thượng trong marketing hiệu đại.

Góc nhìn của thế hệ Millennial (Gen Y), Gen Z đối với các thương hiệu, chiến dịch truyền thông lẫn mạng xã hội là nguyên nhân chính tạo ra sự thay đổi này.

Theo tìm hiểu của Gil Eyal, Gen Z sẽ chiếm 40% lượng người tiêu dùng toàn cầu vào năm 2020. Giải mã cách tiếp cận nhóm khách hàng cốt lõi này sẽ là điều tối quan trọng với những marketer muốn thành công trong tương lai.

Mặt khác, Gen Z ghét quảng cáo. Theo Gil Eyal, gần 74% thế hệ Millennial và Gen Z không thích “bị xem” là mục tiêu để quảng cáo trên mạng xã hội. Và 92% người tiêu dùng trẻ tin vào lời khuyên của người ảnh hưởng hơn là các quảng cáo của doanh nghiệp.

Một cách tiếp cận tiêu biểu cho xu hướng cá nhân hóa chiến dịch marketing sản phẩm là trường hợp của Starbucks và sự than phiền của đội ngũ chuyên viên pha chế (barista) về thức uống Unicorn Frappuccino.

Câu chuyện bắt đầu khi Braden Burson, barista tại chi nhánh Colorado (Mỹ) của Starbucks, đã đăng tải một đoạn video “van xin” khách hàng đừng đặt món Unicorn Frappuccino vào ngày Starbucks ra mắt loại thức uống mới này.

Trong đoạn video dài 2 phút, Burson đã than thở về chuyện loại thức uống này khó pha chế như thế nào, và “tay của tôi hoàn toàn bị bết dính. Bột màu kỳ lân thì bám đầy tóc và mũi của tôi. Tôi chưa từng bị căng thẳng đến như vậy trong cuộc đời mình”.

Ngay sau video của Braden Burson, hàng loạt barista khác của Starbucks cũng bày tỏ sự tán đồng. Barista Tina Dee đăng lên Twitter rằng: “Mỗi khi có bạn gọi món này, một phần trong tôi gần như chết lặng”.

Kết quả là, toàn bộ thức uống Unicorn Frappuccino của Starbucks được bán hết. Bất kể làn sóng than phiền trên là chiến dịch marketing có chủ đích, hay bộc phát từ đội ngũ pha chế thì Starbucks vẫn thu được thành công rõ nét với Unicorn Frappuccino.

Đòn bẩy cho các chiến dịch mạng xã hội.

Chiến dịch El Tornado của trò chơi điện tử FIFA là một ví dụ khác về cách marketing cùng người ảnh hưởng tạo nên làn sóng viral như thế nào.

Năm 2017, EA Sports ra mắt trò chơi điện tử phiên bản FIFA 18, đặc biệt giới thiệu kỹ thuật sút bóng mang tên “El Tornado”. FIFA 18 nổi bật với hình ảnh nhân vật hoạt hình siêu sao Cristiano Ronaldo xoay người sút bóng như một cơn lốc.

Song song với phiên bản này, EA Sports cũng đăng tải bộ phim về cách các cầu thủ nổi tiếng thực hiện kỹ thuật này và làn sóng săn lùng video hướng dẫn thực hiện El Tornado.

Kết quả là, hơn 50.000 video hướng dẫn cách thực hiện El Tornado ngoài đời thực đã được người hâm mộ bóng đá thực hiện và đăng tải lên mạng xã hội.

Và không chỉ người hâm mộ bóng đá cảm thấy hào hứng, hai vũ công hip hop người Mỹ – Run the Jewels cũng phát hành một ca khúc cùng các sản phẩm truyền thông đi kèm mang tên Mean Demeanor (El Tornado Mix).

James Harden – cầu thủ bóng rổ cũng mặc trang phục huấn luyện viên El Tornado của Adidas, và Coca Cola đăng biển hiệu quảng cáo ngoài trời với thông điệp “Share a Coke Zero With El Tornado” (tạm dịch: Cùng uống Coke Zero với El Tornado).

EA Sports sau đó đã tiến thêm một bước với chiến dịch này bằng việc thách thức các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp thực hiện động tác El Tornado trong thực tế.

Các game thủ cũng tận dụng mạng xã hội để kêu gọi những cầu thủ mình yêu thích thực hiện động tác này.

Tổng quan, chiến dịch này của EA Sports đã phá vỡ mọi kỷ lục của marketing thế giới, với lượng người chơi mới tăng 20%, 46 triệu bức ảnh động về El Tornado được chia sẻ trên mạng xã hội trong năm 2017.

Mọi người bàn tán về El Tornado nhiều hơn cả sự trở lại của Taylor Swift, màn cầu hôn của Hoàng tử Harry với Meghan Markle, và cả tập phim mới của Star Wars.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Brand Audit là gì? Cách làm Brand Audit cho thương hiệu

Cùng tìm hiểu tất cả các nội dung xoay quanh thuật ngữ Brand Audit (Đánh giá thương hiệu) như: Brand Audit là gì? Vai trò của Brand Audit đối với thương hiệu? Các bước triển khai Brand Audit? và hơn thế nữa.

brand audit là gì
Brand Audit là gì? Cách triển khai Brand Audit cho thương hiệu

Brand Audit là gì? Brand Audit là khái niệm đề cập đến hoạt động đánh giá và phân tích thương hiệu. Trong bối cảnh khi các yếu tố từ môi trường bên ngoài đang thay đổi nhanh chóng, nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng cũng diễn ra theo cách tương tự, Brand Audit là một trong những giải pháp để các thương hiệu có thể đảm bảo rằng họ đang “đứng cùng phía và đi cùng hướng” với khách hàng và thị trường.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài:

  • Brand Audit là gì?
  • Các phạm vi phân tích chính có trong Brand Audit.
  • Vai trò của Brand Audit với thương hiệu hay doanh nghiệp là gì?
  • Brand Audit và Marketing Audit.
  • Sự khác biệt giữa Branding và Brand Marketing là gì?
  • Các bước cần làm trong quy trình Brand Audit.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Brand Audit là gì?

Brand Audit là thuật ngữ được ghép từ Brand (thương hiệu) và Audit (được sử dụng trong ngành kiểm toán có nghĩa là Kiểm tra, Đánh giá hay Kiểm toán).

Mặc dù là thuật ngữ được sử dụng tương đối phổ biến trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam, Brand Audit lại chưa nhận được sự quan tâm nhiều của những người làm thương hiệu nói riêng và người làm marketing nói chung.

Mặc dù có một số đơn vị dịch Brand Audit là Kiểm toán thương hiệu, tuy nhiên vì đây là thuật ngữ được sử dụng trong phạm vi ngành marketing nói chung nên cách dịch này không được chính xác và rõ nghĩa.

Brand Audit nên được xem xét là Đánh giá thương hiệu (hoặc Kiểm tra thương hiệu), là khái niệm được sử dụng để chỉ quá trình nghiên cứu, phân tích, đánh giá vị trí của các sản phẩm hay thương hiệu trên thị trường.

Định vị thương hiệu là cách doanh nghiệp hay thương hiệu cần làm để khiến khách hàng nhận ra và ghi nhớ về thương hiệu, và vị trí thương hiệu đang ở trên thị trường.

Brand Audit cho phép các thương hiệu có được những cái nhìn từ tổng quan đến chi tiết về thương hiệu, cách khách hàng nhìn nhận về thương hiệu, hay vị thế của thương hiệu so với các đối thủ khác hiện có trên thị trường.

Các phạm vi phân tích chính có trong Brand Audit.

Thực hiện Brand Audit hay đánh giá thương hiệu cho phép các thương hiệu có được những bức tranh tổng thể hơn về thương hiệu để từ đó có thể đưa ra các chiến lược dài hạn cũng như các chiến thuật cần làm trong ngắn hạn.

Mục tiêu cuối cùng của Brand Audit là tìm ra những phương thức có thể triển khai để cải thiện vị trí và hiệu suất tổng thể của thương hiệu.

Thông thường, các bản phân tích Brand Audit sẽ bao gồm 3 phạm vi đánh giá chính:

Đánh giá thương hiệu nội bộ.

Bao gồm các hoạt động đánh giá cách các nhân viên nhìn nhận về thương hiệu, đào tạo nhân viên về văn hoá của doanh nghiệp để từ đó các nhân viên trở thành những người chia sẻ giá trị và sứ mệnh của thương hiệu. Các cuộc khảo sát nhân viên nội bộ có thể cần thiết với các thương hiệu.

Đánh giá thương hiệu bên ngoài.

Là quá trình thương hiệu tiến hành nghiên cứu, thu thập dữ liệu, phân tích và đánh giá về vị trí của thương hiệu bên ngoài thị trường.

Nếu như thương hiệu của bạn đã từng chạy rất nhiều chương trình thương hiệu khác nhau, truyền tải nhiều thông điệp thương hiệu hay quảng cáo khác nhau, hay kể nhiều các câu chuyện khác nhau thì giờ đây là lúc bạn cần hiểu khách hàng của bạn đã và đang cảm nhận mọi thứ đó như thế nào.

Đánh giá trải nghiệm của khách hàng.

Khi nói đến các bản Brand Audit hay Đánh giá thương hiệu, trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu là một trong những điểm quan trọng nhất.

Thương hiệu cần đánh giá các tương tác của khách hàng với dịch vụ khách hàng hoặc tương tác của khách hàng với các nội dung của thương hiệu.

Mục tiêu của giai đoạn này là kiểm tra xem cách khách hàng cảm nhận về các trải nghiệm của họ với các điểm tiếp xúc khác nhau của thương hiệu, cách thương hiệu đang hỗ trợ họ thông qua quá trình bán hàng và dịch vụ sau bán hàng.

Vai trò của Brand Audit với thương hiệu hay doanh nghiệp là gì?

Như đã phân tích sơ bộ ở trên, trong bối cảnh khi hành vi của người tiêu dùng đang thay đổi nhanh chóng, khi sự tiến bộ của các yếu tố công nghệ đang làm cho quá trình này diễn ra nhanh hơn, các thương hiệu cần luôn luôn đảm bảo rằng họ đang đứng cùng phía với khách hàng hay thị trường. Đây chính là lúc Brand Audit phát huy tác dụng của nó.

Dưới đây là một số lợi ích hay vai trò mà hoạt động đánh giá thương hiệu có thể mang lại.

Nhìn nhận đúng vị trí hiện có của thương hiệu.

Nếu như không ít những người làm thương hiệu hay marketing có thể dễ dàng “lầm tưởng” về vị thế của thương hiệu của họ trọng mắt khách hàng hay trên thị trường, Brand Audit sẽ giúp họ nhìn nhận đúng mọi thứ hơn.

Liệu các thông điệp hay hình ảnh của thương hiệu có được khách hàng đón nhận, khách hàng đang nghĩ gì về thương hiệu, hay thương hiệu hiện đang phải đối mặt với những khó khăn hoặc cơ hội nào, tất cả các câu hỏi này sẽ được thị trường trả lời thay vì chỉ xuất phát từ những góc nhìn chủ quan của các marketer.

Giúp thương hiệu luôn duy trì được khả năng liên quan của mình đến khách hàng và thị trường.

Đối với hầu hết các thương hiệu, để họ có thể tiếp tục phát triển hay ít nhất là có thể tồn tại trên thị trường, họ cần tạo ra các mối liên quan với khách hàng của mình theo từng thời điểm khác nhau.

Nếu khách hàng của bạn đang có nhu cầu tương tác với thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội nhiều hơn, hay đơn giản là khách hàng cần những tính năng mới được thêm vào sản phẩm hiện có của thương hiệu, các đánh giá về thương hiệu đóng vai trò giúp các thương hiệu kết nối nhiều hơn và “có liên quan” hơn với khách hàng của họ.

Giúp thương hiệu nhận ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội hay thách thức.

Khi thương hiệu có thể hiểu được cách mà những người dùng mục tiêu đang cảm nhận và “hành xử” với thương hiệu của mình, họ có thể xác định được đâu là các điểm mạnh của thương hiệu cần phát huy, các điểm yếu cần nhanh chóng cải thiện.

Đồng thời, xây dựng các kế hoạch đáp ứng có thể giúp họ tận dụng được các cơ hội mới hoặc hạn chế dần các thách thức mà họ có thể phải đối mặt.

Phân biệt Brand Audit và Marketing Audit.

Cũng tương tự như thuật ngữ Brand và Marketing, Brand Audit là một phần của bức tranh Audit rộng lớn hơn là Marketing Audit.

Nếu như Brand Audit tập trung vào các hoạt động phân tích và đánh giá thương hiệu, thì Marketing Audit hay Đánh giá Marketing bao gồm tất cả các hoạt động phân tích và đánh giá mức độ hiệu quả của tổng thể các hoạt động Marketing trong đó có Brand.

Thông thường một bản Marketing Audit sẽ có các nội dung sau:

  • Product Audit: Đánh giá sản phẩm.
  • Content Audit: Đánh giá nội dung của thương hiệu.
  • Pricing Audit: Đánh giá chiến lược định giá.
  • Sales & Distribution Audit: Đánh giá các hoat động phân phối và bán hàng.
  • Brand Audit (hoặc Brand Image Audit): Đánh giá thương hiệu hoặc đánh giá hình ảnh thương hiệu.
  • Process Audit: Đánh giá quy trình hỗ trợ khách hàng.
  • Advertising & Communications Audit: Đánh giá tổng thể các hoạt động truyền thông và quảng cáo của thương hiệu.
  • SEO Audit: SEO Audit là quá trình tiến hành phân tích, kiểm tra hay xác định các vấn đề liên quan đến SEO (tối ưu hoá công cụ tìm kiếm) với mục tiêu là có được thứ hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm.

Sự khác biệt giữa Branding và Brand Marketing là gì?

Branding là khái niệm thiên về phần hình thức chẳng hạn như hình ảnh thương hiệu, cụ thể hơn là khuếch trương hệ thống nhận diện thương hiệu (Brand Identity).

Branding thường không chú ý đến nghiên cứu phát triển sản phẩm, thường là chấp nhận một sản phẩm hiện hữu để nâng cấp thành thương hiệu.

Branding cũng vì vậy không đưa ra được các giải pháp lý tính và tập trung khai thác giá trị cảm tính. Các nhà tư vấn chuyên nghiệp như Interbrand và Landor vẫn tập trung Branding chứ chưa lột tả hết ý nghĩa chiến lược sâu xa từ sản phẩm.

Brand Marketing ngược lại đề cập sâu sắc hơn về khía cạnh chiến lược (strategic brand management) và quản trị thương hiệu với ý nghĩa là một chiến lược marketing tổng thể, ít nhất ở cấp độ giải pháp toàn diện 4Ps, hoặc 7Ps.

Tóm lại, trong khi Branding đi sâu hơn vào chiến lược hình ảnh thương hiệu (Brand Image), Brand Marketing tập trung vào chiến lược tổng thể.

Các bước cần làm trong quy trình Brand Audit.

Để tiến hành xây dựng một bản Brand Audit hay Đánh giá thương hiệu thành công và toàn diện, dưới đây là các bước bạn có thể phải trải qua.

1. Xây dựng một bản tóm tắt về thương hiệu.

Bước đầu tiên cần làm trong quy trình Brand Audit là thu thập và xây dựng một bản tóm tắt ngắn về thương hiệu.

Những nội dung như giá trị của thương hiệu, mục tiêu thương hiệu, giọng điệu thương hiệu hay các tài sản liên quan đến thương hiệu như logo, slogan, linh vật gắn liền với thương hiệu, hoặc thậm chí là các số liệu bán hàng hay các bản kế hoạch marketing hiện có.

Về bản chất ở phần đầu tiên này, bạn cần xác định được thương hiệu đã làm và đang có những hạng mục gì.

2. Xác định mục tiêu.

Sau khi đã thu thập các tài liệu hay dữ liệu hiện có liên quan đến thương hiệu, bạn cần liệt kê các phép đo khác nhau hay các mục tiêu mà bạn hy vọng sẽ đạt được sau quá trình đánh giá thương hiệu.

Bạn cũng cần xem lại các bản kế hoạch truyền thông marketing của mình để đảm bảo rằng bạn có thể hiểu về những gì bạn đã làm và những gì bạn mong muốn đạt được.

Trong quá trình kiểm tra của bạn, hãy lên kế hoạch để thu thập càng nhiều dữ liệu về các hạng mục cần đánh giá càng tốt, đó có thể là số liệu về khách hàng mục tiêu, dịch vụ sản phẩm, các kênh truyền thông mạng xã hội, giá cả và khả năng cạnh tranh của thương hiệu.

3. Đánh giá các hoạt động marketing từ bên ngoài.

Ở phần này, bạn cần xem xét cách mà các nhóm khách hàng mục tiêu thấy và cảm nhận về thương hiệu của bạn, các hạng mục cần xem xét có thể là:

  • Logo.
  • Tài liệu quảng cáo.
  • Màu sắc thương hiệu.
  • Quảng cáo.
  • Cách thức đóng gói.

Ví dụ: bạn có thể đánh giá xem tông màu của logo có phù hợp với tông màu của các mẫu quảng cáo hay không hay có bất kỳ sự mâu thuẫn nào về mặt thiết kế không.

Bạn cũng có thể đánh giá chi tiết về từng thành phần của marketing và cách chúng được thực thi so với chiến lược marketing tổng thể của bạn.

4. Thực hiện khảo sát khách hàng.

Bước thứ 4 trong quy trình Brand Audit là khảo sát khách hàng. Khảo sát có thể là một cách đơn giản để hiểu cách khách hàng cảm nhận về thương hiệu của bạn.

Mục tiêu của quá trình này là thu thập các đánh giá hay cảm nhận của khách hàng về thương hiệu để từ đó có các chỉnh sửa phù hợp hơn.

Một số câu hỏi bạn có thể sử dụng bao gồm:

  • Bạn sẽ mô tả thương hiệu của chúng tôi như thế nào?
  • Sản phẩm của chúng tôi giúp gì cho bạn?
  • Bạn cảm thấy thế nào sau khi xem cái này (có thể là một mẫu quảng cáo)?
  • Bạn có giới thiệu sản phẩm, dịch vụ hoặc nội dung của chúng tôi cho người khác không?
  • Bạn nghĩ gì khi nhìn thấy logo của chúng tôi?
  • Trải nghiệm của bạn với bộ phận dịch vụ khách hàng của chúng tôi như thế nào?
  • Làm thế nào chúng tôi có thể cải thiện trải nghiệm của bạn với thương hiệu?

5. Đánh giá dữ liệu website.

Đây là lúc bạn nghiên cứu xem khách hàng đã tương tác với thương hiệu như thế nào.

Một số câu hỏi bạn có thể sử dụng như:

  • Mọi người điều hướng đến website của bạn như thế nào?
  • Họ đang nhấp vào những liên kết gì?
  • Website của bạn có đang thu hút đúng nhóm khách hàng mục tiêu (tiềm năng) không?
  • Tỷ lệ thoát hiện có của website là gì?
  • Tỷ lệ chuyển đổi như thế nào?

Google Analytics và Google Tag Manager có thể là các công cụ bạn cần.

6. Phân tích các kênh truyền thông mạng xã hội (Social Media).

Hãy đánh giá xem khách hàng của bạn đang tương tác như thế nào trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội như Instagram, Facebook hay TikTok.

Khách hàng có tương tác nhiều với bạn không, tỷ lệ tiếp cận của bạn như thế nào hay liệu khách hàng có đang thảo luận (tích cực hoặc tiêu cực) về thương hiệu của bạn.

Các công cụ Social Listening có thể là những gì bạn cần.

7. Xem lại dữ liệu bán hàng.

Brand Audit cũng là cơ hội để bạn có thể xem xét lại các dữ liệu bán hàng của bạn vì nó liên quan trực tiếp đến thương hiệu của bạn.

Bạn cần phải xác định thời điểm bạn bán được nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ nhất, cách khách hàng mua chúng và bất kỳ xu hướng nào khác liên quan đến hiệu quả bán hàng có được từ các hoạt động marketing hoặc thương hiệu.

Ví dụ: nếu bạn thấy lượng mua hàng tăng lên khi chạy các chiến dịch quảng cáo tìm kiếm, bạn có thể xác định chính xác thông điệp thương hiệu nào hay từ khoá nào có sức thuyết phục và mang lại cho bạn nhiều khách hàng nhất.

8. Đánh giá các yếu tố về nhân khẩu học.

Trong khi phân tích và đánh giá doanh số bán hàng, phân tích các nền tảng mạng xã hội hay cả website, bạn cần đánh giá xem ai đang mua các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn hoặc ai đang tương tác với nội dung của bạn.

Trong phần này của quá trình Brand Audit, bạn hãy khảo sát những người trong nhóm nhân khẩu học mục tiêu mà bạn muốn chuyển đổi thành khách hàng.

Dưới đây là một số câu hỏi bạn có thể hỏi:

  • Bạn có nhận ra thương hiệu này không?
  • Bạn đã từng sử dụng thương hiệu này chưa?
  • Bạn biết gì về thương hiệu này?
  • Bạn có biết ai sử dụng thương hiệu này không?
  • Thương hiệu này có giải quyết được vấn đề gì cho bạn không?
  • Điều gì sẽ khiến bạn quan tâm nhiều hơn đến thương hiệu này?

9. Thực hiện một số cuộc khảo sát nội bộ.

Trong khi cách khách hàng nhìn nhận về thương hiệu rất quan trọng, việc nhân viên hiểu như thế nào về thương hiệu cũng quan trọng không kém.

Một số câu hỏi bạn có thể hỏi.

  • Bạn mô tả gì về thương hiệu?
  • Hãy mô tả sứ mệnh và tầm nhìn của thương hiệu?
  • Bạn nghĩ thương hiệu của chúng ta có thể giải quyết những vấn đề gì?
  • Vai trò của bạn trong việc truyền đạt mục đích thương hiệu là gì?
  • Bạn sẽ cải thiện điều gì về thương hiệu?
  • Trên thang điểm từ 1-10, bạn nghĩ thương hiệu của chúng ta phù hợp như thế nào so với tầm nhìn của chúng ta?

10. Tiến hành nghiên cứu cạnh tranh.

Ngoài việc nghiên cứu và phân tích các yếu tố nội bộ, bạn cũng cần hiểu về các đối thủ hiện có của mình trên thị trường.

Hãy đánh giá logo, website, nội dung marketing cũng như các nền tảng khác của họ. Bạn cũng có thể đặt lại một số câu hỏi bạn đã hỏi khách hàng để hiểu thêm về cách họ phản ứng với đối thủ cạnh tranh của bạn.

11. Đánh giá kết quả toàn diện.

Đến giai đoạn này, bạn cần xem lại tất cả dữ liệu bạn đã thu thập được để xem bạn đã học được gì về thương hiệu của mình.

Giờ đây bạn đã có thể xác định được thương hiệu của bạn đang làm tốt điều gì, điều gì bạn nên ngừng làm hay cách bạn có thể cải thiện một số các yếu tố khác nhau.

12. Xây dựng một bản kế hoạch hành động.

Dựa trên các kết quả của bạn, hãy lập một bản kế hoạch hành động chi tiết để thực hiện bất kỳ thay đổi thương hiệu tiềm năng nào.

Để có thể tiết kiệm thời gian và nhanh chóng thấy được các sự thay đổi, bạn nên ưu tiên cho các thay đổi nhỏ và cấp thiết, sau đó mới đến các thay đổi cần nhiều thời gian hơn.

13. Theo dõi toàn bộ tiến trình của bạn.

Bước cuối cùng trong quy trình Brand Audit là không ngừng theo dõi và tối ưu các kế hoạch hành động của bạn.

Nếu mục tiêu của bạn là tăng tỷ lệ nhận biết về thương hiệu (Brand Awareness) trong một khoảng thời gian cụ thể nào đó chẳng hạn, hãy theo dõi dữ liệu này thường xuyên để xem liệu nó có đang hiệu quả hay không.

Bạn cũng có thể học hỏi từ đối thủ trong suốt quá trình theo dõi của mình.

Kết luận.

Trong khi hành vi của người tiêu dùng và bối cảnh thị trường không ngừng thay đổi, đồng thời để tránh việc đưa ra những đánh giá chủ quan của những người làm marketing về thương hiệu của họ, Brand Audit giúp xác nhận gần như là chính xác về vị trí hay sức mạnh của thương hiệu trên thị trường.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Những hiểu lầm phổ biến xoay quanh thuật ngữ quảng cáo

Kể từ khi thế giới kinh doanh xuất hiện khái niệm lợi thế so sánh hay cạnh tranh, quảng cáo hay marketing đã trở thành những hoạt động phổ biến trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong khi được sử dụng rất phổ biến, cũng có nhiều hiểu lầm về thuật ngữ quảng cáo.

hiểu lầm quảng cáo
10 hiểu lầm xoay quanh thuật ngữ quảng cáo

Chủ yếu phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh kinh tế hiện đại, quảng cáo mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế trong việc tiếp cận hay thậm chí là bán hàng.

Để có thể hiểu sâu hơn về thuật ngữ này, bạn có thể xem thêm quảng cáo là gì đồng thời tham khảo các hiểu lầm dưới đây về quảng cáo.

1. Quảng cáo quá tốn kém.

Trên thực tế, có nhiều khả năng là doanh nghiệp hay thương hiệu không thể không quảng cáo. Khi các mạng lưới hay nền tảng quảng cáo ngày càng tìm ra những cách thức hay định dạng mới hiệu quả về chi phí, quảng cáo không còn tốn kém như nhiều người vẫn nghĩ.

2. Quảng cáo cũng giống như PR.

Mặc dù cả quảng cáo lẫn PR đều có những điểm giống nhau và thuộc bức tranh lớn hơn là Marketing, mục tiêu và cách thức triển khai của cả hai lại rất khác nhau.

Trong khi quảng cáo là “nói theo cách của bạn” thì PR lại là “Họ nghĩ gì về bạn”.

3. Quảng cáo gắn liền với các hoạt động trái đạo đức và thao túng.

Trong khi có không ít người cho rằng việc dựa vào quảng cáo để bán các sản phẩm hay dịch vụ theo một cách nào đó là phi đạo đức, điều này là một hiểu lầm lớn về quảng cáo.

Bên cạnh việc các nhà quảng cáo phải tuân thủ các quy định về Luật quảng cáo hay không được tạo ra các hiểu lầm trong quảng cáo, cách thức quảng cáo lại nằm ở chính đạo đức của các thương hiệu hay nhà quảng cáo chứ không phải bản thân quảng cáo.

4. Doanh nghiệp của chúng tôi đủ lớn rồi nên không cần đến quảng cáo.

Trong thế giới VUCA như hiện tại, khi mọi thứ càng trở nên mơ hồ và khó dự đoán hơn, việc một doanh nghiệp nào đó “lớn mạnh” ngày hôm nay không đồng nghĩa với việc họ sẽ tiếp tục giữ vững vị thế đó vào ngày mai.

Để duy trì khả năng cạnh tranh và mở rộng quy mô, các doanh nghiệp nên quảng cáo ngay khi “họ không có nhu cầu. Điều này giải thích lý do tại sao những công ty toàn cầu lớn như Unilever hay P&G vẫn đầu tư rất mạnh vào quảng cáo trong khi họ đang là những “Market Leader”.

5. Mọi người thường bỏ qua quảng cáo.

Như đã phân tích ở trên, việc ai đó bỏ qua quảng cáo hay quảng cáo có đủ yếu tố đạo đức hay không không nằm ở bản thân quảng cáo mà nằm ở cách các thương hiệu hay doanh nghiệp triển khai nó.

Bằng cách hiểu sâu hơn về người dùng mục tiêu (thông qua các nghiên cứu thị trường), các thương hiệu có thể cung cấp những mẫu quảng cáo mà khách hàng muốn xem hơn là lo lắng bị bỏ qua.

6. Quảng cáo trực tuyến quá phức tạp.

Theo số liệu mới nhất của Statista, doanh số thị trường quảng cáo toàn cầu có giá trị hơn 700 tỷ USD vào năm 2021 và tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới. Với thị trường Việt Nam, con số này cũng khoảng vào mức gần 1 tỷ USD.

Với sự hỗ trợ nhiều từ các yếu tố công nghệ, quảng cáo trực tuyến hiện không phức tạp như nhiều người vẫn nghĩ. Bằng cách tiếp cận từng nền tảng một, hiểu cách thức vận hành hay các thuật toán của nó, bạn sẽ thấy rằng vấn đề của bạn chỉ là “một chút thời gian”.

7. Quảng cáo quá rộng và không thể nhắm mục tiêu hiệu quả theo địa phương.

Nhận định này có thể đúng với các phương thức quảng cáo truyền thống hay phương tiện truyền thông đại chúng (mass media), với các nền tảng quảng cáo kỹ thuật số như Google hay các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay YouTube, nhà quảng cáo có thể nhắm mục tiêu cụ thể đến từng địa phương mà họ mong muốn.

8. Quá phức tạp khi áp dụng quảng cáo vào thương mại điện tử (eCommerce).

Mặc dù quảng cáo hay kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử hoặc thương hiệu phát triển thương mại điện tử trên các nền tảng riêng do mình quản lý có thể phức tạp hơn vì nó liên quan đến các yếu tố kỹ thuật hay công nghệ nhiều hơn.

Bằng cách dần dần đầu tư vào các nền tảng công nghệ hay thậm chí là thuê ngoài các dịch vụ đó, thương hiệu dần chủ động nhiều hơn trong các hoạt động đo lường và đánh giá hiệu suất quảng cáo.

9. Yếu tố hài hước làm mất đi giá trị của các thông điệp quảng cáo.

Trong thời đại hiện tại khi mọi thứ đang trôi đi quá nhanh, sự hài hước thường là thứ giúp thông điệp của thương hiệu đi sâu hơn vào tâm trí khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Thương hiệu là gì? Các lý thuyết về thương hiệu trong Marketing

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu tất cả các lý thuyết hay thông tin về thuật ngữ Thương hiệu (Brand) trong bối cảnh doanh nghiệp: Thương hiệu là gì? Khái niệm thương hiệu trong Marketing và Doanh nghiệp? Lịch sử hình thành khái niệm thương hiệu? Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp là gì? Phân biệt thương hiệu (Brand) và nhãn hiệu (Trademark)? Một số quan điểm sai lầm nhất về thương hiệu? và nhiều hơn thế nữa.

Thương hiệu là gì
Thương hiệu là gì? Các lý thuyết về Thương hiệu (Brand) trong Marketing

Thương hiệu là gì? Thương hiệu (Brand) là khái niệm chủ yếu được sử dụng trong phạm vi ngành marketing và truyền thông nói riêng hay kinh doanh nói chung dùng để chỉ một giá trị vô hình gắn liền với một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Trong bối cảnh kinh doanh ngày càng cạnh tranh, một thương hiệu mạnh trên thị trường là mục tiêu của hầu hết các doanh nghiệp. Trong khi được nhắc đến tương đối phổ biến, Thương hiệu vẫn chưa có được những quan điểm đúng đắn. Bài viết dưới đây từ MarketingTrips sẽ phân tích tất cả những gì bạn cần biết về khái niệm Thương hiệu và các lý thuyết xoay quanh Thương hiệu.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài:

  • Thương hiệu là gì?
  • Một số định nghĩa khác nhau về thương hiệu.
  • Các giai đoạn phát triển của thuật ngữ thương hiệu.
  • Một số lý thuyết chính xoay quanh thuật ngữ thương hiệu?
  • Vai trò của thương hiệu đối với cá nhân hay doanh nghiệp là gì?
  • Phân biệt khái niệm thương hiệu (Brand) và thương hiệu cá nhân (Personal Brand)?
  • Sự khác biệt chính giữa thương hiệu với nhãn hiệu là gì?
  • Mối quan hệ giữa Thương hiệu và Marketing.
  • Một số quan điểm sai lầm nhất về thương hiệu là gì?
  • Các loại thương hiệu chính hiện nay là gì?
  • Top các thương hiệu có giá trị nhất toàn cầu năm 2023.
  • Một số câu hỏi thường gặp với thuật ngữ thương hiệu là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết về Thương hiệu (Brand) từ góc độ Marketing, Thương mại và doanh nghiệp.

1. Thương hiệu là gì?

Thương hiệu trong tiếng Anh có nghĩa là Brand.

Trong phạm vi thương mại và doanh nghiệp, Thương hiệu là khái niệm dùng để chỉ cách mà các nhóm khách hàng mục tiêu “nhìn nhận” hay nghĩ về một sản phẩm, dịch vụ hay doanh nghiệp cụ thể nào đó.

Cũng tương tự như thuật ngữ Marketing, các khái niệm về thương hiệu cũng được phát triển và thay đổi qua các thời kì khác nhau gắn liền với các yếu tố vĩ mô như kinh tế, văn hoá xã hội, chính trị, thị trường và người tiêu dùng.

Theo Wikipedia, thương hiệu (Brand) có thể được định nghĩa là tất cả những giá trị hữu hình lẫn vô hình dùng để nhận diện hay phân biệt một sản phẩm, dịch vụ, cá nhân hay tổ chức nào đó với những đơn vị còn lại.

Theo khái niệm này, thương hiệu có thể bao gồm từ các yếu tố hữu hình như logo, màu sắc thương hiệu, các kí hiệu hay slogan gắn liền với thương hiệu, bao bì, nhãn mác, đến các yếu tố vô hình như tính cách thương hiệu (brand personality), hình ảnh thương hiệu (brand image) hay tình cảm thương hiệu (brand love).

Theo một định nghĩa khác từ Cambridge, thương hiệu (Brand) là một hình thức của sản phẩm được sản xuất bởi một doanh nghiệp cụ thể và được bán dưới một doanh nghiệp nào đó.

Theo cách định nghĩa này, thương hiệu không thể tách rời sản phẩm và do đó thương hiệu cũng còn được gọi là thương hiệu sản phẩm hoặc thương hiệu doanh nghiệp (thương hiệu công ty).

Trong phạm vi bài viết này, thuật ngữ thương hiệu (Brand) cũng sẽ được phân tích dưới góc độ thương mại và doanh nghiệp.

2. Marketing thương hiệu là gì?

Marketing thương hiệu là một cách gọi khác của Brand Marketing, khái niệm đề cập đến các hoạt động hay chiến lược marketing được thực hiện với mục tiêu là xây dựng thương hiệu.

Trái ngược với Marketing thương hiệu là Marketing hiệu suất, marketing khi này hướng tới việc thúc đẩy doanh số bán hàng thay vì thương hiệu.

3. Một số định nghĩa khác về thương hiệu.

Theo Investopedia, thuật ngữ thương hiệu hay Brand đề cập đến một ý tưởng trong phạm vi kinh doanh và marketing được sử dụng để giúp mọi người xác nhận một sản phẩm, cá nhân hay doanh nghiệp cụ thể.

Thương hiệu là vô hình, có nghĩa là bạn không thể sờ hay chạm vào được nó mà chỉ có thể cảm nhận hay ghi nhớ về nó trong tâm trí.

Các doanh nghiệp hay thương hiệu thường sử dụng các điểm nhận diện riêng để tạo ra các bản sắc thương hiệu trên thị trường, những gì thương hiệu hướng tới là lợi thế cạnh tranh so với các thương hiệu hay doanh nghiệp khác hiện có để từ đó bán được nhiều hàng hơn.

Một khái niệm khác từ Wikipedia thì cho rằng thương hiệu là một tên gọi, thuật ngữ, thiết kế, biểu tượng hoặc bất kỳ đặc điểm nào khác dùng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một người bán này với hàng hóa hoặc dịch vụ của những người bán khác.

Thương hiệu được sử dụng trong kinh doanh, marketing và quảng cáo với mục tiêu là tạo ra và lưu giữ các giá trị như tài sản thương hiệu (brand equity) cho đối tượng mục tiêu, vì lợi ích của khách hàng, chủ sở hữu và cả những người có nắm giữ thương hiệu.

Tên thương hiệu (brand name) đôi khi được phân biệt với các thương hiệu chung chung (generic brands) hoặc cửa hàng.

Còn theo góc nhìn ngôn ngữ của Cambridge, thương hiệu là một kiểu sản phẩm được sản xuất bởi một doanh nghiệp cụ thể và được bán dưới một tên gọi cụ thể. Chẳng hạn như “thương hiệu kem yêu thích của tôi là Wall’s.”

Một trong những mục tiêu của các chiến dịch truyền thông marketing hay thương hiệu là xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (brand loyalty).

Như đã phân tích ở trên, về bản chất, cũng tương như các khái niệm về marketing, không có bất cứ một khái niệm nào được cho là đúng hoặc toàn diện nhất về thương hiệu hay Brand.

Theo cách định nghĩa của MarketingTrips, “Thương hiệu là con người do đó một khi hành vi và tâm lý của con người thay đổi, thương hiệu cũng cần phải thay đổi”.

Để có thể hiểu rõ hơn về thương hiệu là gì, hay các giai đoạn lịch sử phát triển của thuật ngữ thương hiệu, hãy xem tiếp nội dung dưới đây.

4. Phân biệt thương hiệu (Brand) và nhãn hiệu (Trademark).

Trong khi cả thương hiệu và nhãn hiệu đều có thể là tài sản của một doanh nghiệp cụ thể, 2 khái niệm này cũng có không ít các điểm khác biệt nhau.

Dưới đây là một số điểm khác biệt chính giữa Thương hiệu (Brand) và Nhãn hiệu (Trademark).

4.1 Thương hiệu và Nhãn hiệu khác nhau về yếu tố nhận diện.

Với Trademark, vì nó là yếu tố hữu hình nên bạn có thể thấy hay thậm chí là sờ được nó. Ngược lại với Brand hay thương hiệu, nó bao gồm cả các yếu tố hữu hình như logo hay màu sắc nhưng nó cũng chưa nhiều các yếu tố vô hình như giá trị thương hiệu hay cảm nhận thương hiệu.

4.2 Thương hiệu và Nhãn hiệu khác nhau về yếu tố bảo hộ theo pháp luật.

Trong khi Nhãn hiệu được đăng ký và bảo hộ bởi pháp luật, thương hiệu thì không. Thương hiệu được hình thành thông qua quá trình xây dựng lâu dài và nó nằm ở trong tâm trí của người tiêu dùng.

4.3 Thương hiệu và Nhãn hiệu khác nhau về mặt định giá hay giá trị.

Vì là có thể được đăng ký, nhãn hiệu thường dễ định giá hơn, ngược lại với thương hiệu, mặc dù thương hiệu có thể có giá trị lớn hơn nhưng lại không được định giá theo những cách bình thường hay nói cách khác là khó định lượng giá trị hơn.

4.4 Thương hiệu và Nhãn hiệu khác nhau về giá trị cảm nhận.

Trong khi thương hiệu bao gồm nhiều yếu tố cảm xúc, thứ mà người tiêu dùng lưu giữ trong tâm trí của họ, họ ít hoặc không có cảm xúc với các nhãn hiệu.

4.5 Thương hiệu và Nhãn hiệu khác nhau về quy mô.

Thương hiệu thường là khái niệm lớn hơn bao trùm cả các nhãn hiệu nhỏ hơn. Ví dụ bạn có thể biết đến P&G nhưng P&G lại có vô số các nhãn hiệu con khác nhau như Downy, Tide hay Rejoice.

5. Các giai đoạn phát triển của thuật ngữ thương hiệu.

Như đã phân tích, thương hiệu là khái niệm gắn liền với bối cảnh kinh doanh nói chung và marketing nói riêng, khi các yếu tố về bối cảnh này thay đổi, các định nghĩa về thương hiệu cũng thay đổi theo.

5.1 Từ Marketing 1.0 đến Marketing 5.0.

Để có thể hiểu rõ hơn về thuật ngữ thương hiệu, hãy nhìn lại sự phát triển của ngành marketing qua các thời kỳ kinh tế khác nhau.

  • Marketing 1.0: Marketing 1.0 chính là thuật ngữ đầu tiên gắn liền với sự ra đời của ngành marketing, Marketing 1.0 lấy sản phẩm làm trung tâm và doanh nghiệp chỉ cần tập trung vào sản phẩm (Product) để bán được hàng.
  • Marketing 2.0: Marketing 2.0 có một sự thay đổi tích cực hơn về cách người tiêu dùng ra quyết định mua hàng. Theo quan điểm của Marketing 2.0, người tiêu dùng ra quyết định mua hàng không chỉ dựa trên các yếu tố về sản phẩm mà còn gắn liền với các hành vi cảm tính khác. Khách hàng cũng mua hàng dựa trên cảm xúc.
  • Marketing 3.0: Theo Giáo sư Philip Kotler, Marketing 3.0 sẽ tập trung vào khách hàng và coi khách hàng với tư cách là một con người toàn diện, từ các nhu cầu về vật chất đến các nhu cầu về tinh thần và cả nhu cầu xã hội.
  • Marketing 4.0: Marketing 4.0 ra đời và gắn liền với các yếu tố công nghệ và kỹ thuật số (Digital), bằng cách áp dụng các yếu tố công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI) hay công nghệ máy học (Machine Learning), người làm marketing cần thấu hiểu khách hàng của họ nhiều hơn thông qua các dữ liệu thu thập được, từ đó cung cấp những thông điệp, sản phẩm hay nội dung cho đúng người vào đúng thời điểm họ cần nhất.
  • Marketing 5.0: Được công bố vào đầu năm 2021 bởi “Cha đẻ của Marketing hiện đại” Philip Kotler, Marketing 5.0 xác định marketing trong bối cảnh hiện đại mới sẽ sử dụng nhiều các công nghệ bắt chước con người (human-mimicking technologies) để tạo ra, giao tiếp, cung cấp và nâng cao giá trị trong suốt hành trình của khách hàng (customer journey) với thương hiệu.

5.2 Thuật ngữ thương hiệu xuất hiện và thay đổi song song với sự thay đổi của các phương thức tiếp cận marketing.

Quay trở lại vào những năm 2009, khi xã hội đang vận hành theo quy luật cung cầu, mọi người (cả người mua lẫn người bán) “trao đổi hàng hoá” với nhau để có được những thứ họ cần, tiền thân của ngành Marketing được hình thành từ đây.

Tuy nhiên, khi quy luật cung cầu thay đổi, cụ thể là số lượng hàng hoá hay người bán chênh lệch lớn hơn so với người mua, mô hình “trao đổi hàng hoá” được phát triển thành “mua bán hàng hoá”.

Vào những thời điểm ban đầu này, khi khái niệm thương hiệu chưa xuất hiện, “Đặt tên” là công cụ duy nhất dùng để phân biệt các hàng hoá với nhau đồng thời xác định mối liên kết giữa người bán với tâm trí của người mua, phần lớn các tên gọi khi này là tên người bán.

Ngoài việc “Đặt tên”, một số người bán còn sử dụng các “Biểu tượng” như màu sắc hay kiểu dáng để minh hoạ cho các sản phẩm của họ về mặt hình ảnh, xây dựng nhận thức trong tâm trí của người mua, thứ có thể giúp họ thâm nhập thị trường nhanh hơn.

Từ việc đặt tên và biểu tượng này, thuật ngữ Brand hay Thương hiệu chính thức xuất hiện.

  • Thương hiệu là gì trong Marketing 1.0: Trong Marketing 1.0, Brand hay thương hiệu được nâng từ các điểm nhận dạng cũ lên thành khái niệm “Nhãn hiệu”. Khi người tiêu dùng gắn bó với một thương hiệu, họ tin tưởng và tập trung vào chất lượng của sản phẩm và khi niềm tin này tăng lên, doanh nghiệp sẽ dễ dàng bán những sản phẩm có thương hiệu hơn. Thương hiệu khi này được xem như là một công cụ để xây dựng lợi thế cạnh tranh của sản phẩm hay doanh nghiệp.
  • Thương hiệu trong Marketing 2.0: Trong Marketing 2.0, khi người tiêu dùng không chỉ lựa chọn các sản phẩm hiện có trên thị trường mà còn đòi hỏi các sản phẩm phù hợp hơn với nhu cầu của họ. Khái niệm Thương hiệu khi này không còn chỉ là các nhãn hiệu hay điểm nhận dạng đơn thuần, nó còn là các liên kết giá trị của sản phẩm với người tiêu dùng. Người tiêu dùng xem Thương hiệu là tất cả những gì khiến họ kết nối với thương hiệu một cách có ý nghĩa hơn.
  • Thương hiệu trong Marketing 3.0: Marketing 3.0 ra đời trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay YouTube phát triển mạnh mẽ. Ở giai đoạn này, khái niệm thương hiệu đã phát triển đến một giai đoạn cao hơn, Thương hiệu không chỉ là những gì liên quan đến điểm nhận dạng sản phẩm hay nhu cầu của cá nhân người tiêu dùng, Thương hiệu còn liên quan đến các yếu tố cộng đồng và xã hội. Cũng trong giai đoạn này, Philip Kotler định nghĩa thương hiệu sẽ bao gồm 3 yếu tố chính: nhận diện thương hiệu (brand identity), tính trung thực của thương hiệu (brand integrity) và hình ảnh thương hiệu (brand image).
  • Khái niệm thương hiệu trong Marketing 4.0 hay Thương hiệu 4.0: Thương hiệu 4.0 là giai đoạn phát triển cao nhất của khái niệm thương hiệu khi Thương hiệu không chỉ liên quan đến các yếu tố kinh doanh như sản phẩm hay nhu cầu. Thương hiệu 4.0 xem Thương hiệu là con người và tập trung vào cuộc sống nói chung. Giá thị thương hiệu = Giá trị chia sẻ (với người tiêu dùng và xã hội) + Giá trị độc nhất (xây dựng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ).

Thông qua các phân tích ở trên, chúng ta nhận thấy rằng, khái niệm của thương hiệu hay thương hiệu là gì không nằm tách biệt khỏi các bối cảnh kinh doanh và marketing, thương hiệu phát triển song song với sự phát triển chung của xã hội và xem người tiêu dùng là trọng tâm.

Thương hiệu cũng là một khái niệm lớn trong bối cảnh kinh doanh gồm 2 phần: Phần nhìn thấy được và Phần không nhìn thấy được.

6. Một số lý thuyết hay khái niệm chính xoay quanh thuật ngữ thương hiệu (Brand)?

Trong khi thuật ngữ thương hiệu liên tục thay đổi, có một số khái niệm gắn liền với thương hiệu nói chung, dưới đây là một số khái niệm phổ biến nhất.

6.1 Hình ảnh thương hiệu hay Brand Image là gì?

Hình ảnh thương hiệu (Brand Image) là toàn bộ những gì về thương hiệu xuất hiện trong tâm trí của người tiêu dùng, nó là cách người tiêu dùng nghĩ và liên tưởng đến thương hiệu, là những ý tưởng, niềm tin và ấn tượng mà họ có với thương hiệu.

Thông qua các tương tác và trải nghiệm khác nhau giữa người tiêu dùng với thương hiệu, hình ảnh thương hiệu sẽ không ngừng thay đổi theo thời gian.

6.2 Nhận diện thương hiệu hay Brand Identity là gì?

Nhận diện thương hiệu (Brand Identity) hay còn gọi là bản sắc thương hiệu là khái niệm bao gồm tất cả những yếu tố có thể giúp một người tiêu dùng phân biệt một thương hiệu với các thương hiệu còn lại.

Nhận diện thương hiệu có 2 thành phần chính là phần hữu hình bao gồm các yếu tố có thể nhìn thấy được như logo, icon, màu sắc, slogan, bao bì…và các yếu tố vô hình như giá trị hay nhân cách của thương hiệu.

6.3 Lòng trung thành thương hiệu hay Brand Loyalty là gì?

Lòng trung thành của thương hiệu đề cập đến cách người tiêu dùng gắn bó với thương hiệu theo thời gian. Người tiêu dùng thường thể hiện lòng trung thành với thương hiệu thông qua các hành động như mua hàng lặp lại nhiều hơn, khó chuyển sang sử dụng các sản phẩm hay dịch vụ của đối thủ hơn hay tương tác lâu dài hơn với thương hiệu.

6.4 Giá trị thương hiệu hay Brand Value là gì?

Giá trị thương hiệu là giá trị bằng tiền của một thương hiệu nhất định.

Nếu thương hiệu được mua lại bởi một doanh nghiệp khác và họ muốn sử dụng tên, biểu tượng và đặc điểm nhận dạng của thương hiệu đó để bán sản phẩm hoặc dịch vụ, giá trị thương hiệu sẽ là số tiền họ sẽ trả để được hưởng quyền đó.

Ví dụ Apple là thương hiệu có giá trị lớn nhất thế giới với hơn 300 tỷ USD.

Liên quan đến khái niệm giá trị thương hiệu có một khái niệm khác mà không ít người nhầm lẫn đó là Giá trị vốn hoá thị trường của thương hiệu (Brand Market Cap).

Cũng với ví dụ của Apple, trong khi giá trị thương hiệu của Apple chỉ hơn 300 tỷ USD, nhưng giá trị vốn hoá thị trường của nó là hơn 3000 tỷ USD (tính đến 2022).

6.5  sản thương hiệu hay Brand Equity/Assets là gì?

Từ tất cả các giá trị hữu hình như logo, màu sắc, giá trị thương hiệu…đến các giá trị vô hình như liên kết thương hiệu, hình ảnh thương hiệu hay nhận thức thương hiệu đều được coi là tài sản thương hiệu.

6.6 Định vị thương hiệu hay Brand Positioning là gì?

Định vị thương hiệu là khái niệm mô tả cách một thương hiệu khác biệt so với các đối thủ khác hiện có trên thị trường.

Định vị thương hiệu bao gồm cách một thương hiệu thiết kế hình ảnh và đề xuất với mục tiêu cuối cùng là chiếm giữ một vị trí đặc biệt trong tâm trí của khách hàng và thị trường.

Ví dụ: Định vị thương hiệu của BMW là “Cỗ máy di chuyển tối thượng” đề cập đến tính mạnh mẽ và thể thao của nó, trong khi với Volvo là “Thương hiệu xe hơi an toàn nhất thế giới”.

6.7 Quản trị thương hiệu hay Brand Management là gì?

Cũng tương tự như quản trị marketing, quản trị thương hiệu là một quá trình bắt đầu từ việc xây dựng thương hiệu, phát triển thương hiệu đến duy trì và bảo vệ thương hiệu.

7. Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp (Công ty) là gì?

Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp (Công ty) là gì?
Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp (Công ty) là gì?

Như đã phân tích ở trên, ở giai đoạn hiện tại khi thương hiệu là “yếu tố sống còn” của mọi doanh nghiệp, khi thương hiệu không chỉ còn liên quan đến các sản phẩm hay giá trị hữu hình, thương hiệu hiện đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết.

7.1 Thương hiệu giúp xây dựng lợi thế cạnh tranh.

Trong bối cảnh khi doanh nghiệp ngày càng chịu nhiều áp lực cạnh tranh hơn từ phía thị trường, thương hiệu là thứ có thể giúp doanh nghiệp có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn, tạo ra nhiều rào cản cạnh tranh hơn và phát triển bền vững hơn.

7.2 Thương hiệu giúp doanh nghiệp bán được nhiều hàng hơn.

Khi người tiêu dùng ngày càng ưu tiên lựa chọn các sản phẩm hay dịch vụ “có thương hiệu”, những sản phẩm hay dịch vụ có thể đáp ứng được cả nhu cầu về tinh thần lẫn chức năng hay những sản phẩm và dịch vụ mà họ tin tưởng, thương hiệu có thể giúp doanh nghiệp bán được nhiều hàng hơn và tăng trưởng tốt hơn.

7.3 Thương hiệu giúp khách hàng gắn bó lâu dài hơn với doanh nghiệp.

Như đã phân tích ở trên, vì khách hàng hay người tiêu dùng giờ đây không chỉ cần sản phẩm hay các lợi ích chức năng từ sản phẩm, họ cần một thương hiệu hiểu và tương tác nhiều hơn hay thậm chí là cá nhân hoá hơn với họ, thương hiệu là thứ giúp họ kết nối với doanh nghiệp và ở lại lâu hơn với doanh nghiệp.

7.4 Thương hiệu giúp bảo vệ doanh nghiệp khỏi các khủng hoảng.

Một khi người tiêu dùng đã tin tưởng và trung thành với thương hiệu, họ trở thành người ủng hộ, bảo vệ hay thậm chí là “người đưa tin tích cực” miễn phí cho thương hiệu.

Khi thương hiệu của bạn gặp các sự cố hay khủng hoảng không mong muốn, trừ khi các sự cố đó có phạm vi ảnh hưởng quá lớn, họ vẫn sẽ tin tưởng và tiếp tục ủng hộ thương hiệu, hay ít nhất họ cũng sẽ không nói xấu về thương hiệu.

7.5 Thương hiệu giúp doanh nghiệp bán sản phẩm hay dịch vụ với giá tốt hơn.

Nếu bạn còn thắc mắc về việc thương hiệu tác động như thế nào đến giá bán của các sản phẩm hay dịch vụ, bạn hãy nhìn vào các sản phẩm có thương hiệu với các sản phẩm tương tự nhưng không có thương hiệu, bạn sẽ thấy sự khác biệt.

Trong khi với một cốc cafe thông thường bạn chỉ có thể bán với giá 1-2 USD, tuy nhiên cùng một nguyên liệu hay giá thành tương tự, với Starbucks họ có thể bán (và người tiêu dùng chấp nhận) với giá 5-10 USD.

8. Phân biệt khái niệm thương hiệu (Brand) và thương hiệu cá nhân (Personal Brand).

Mặc dù cùng có liên quan đến thuật ngữ thương hiệu, trong khi thương hiệu hay Brand nói chung được sử dụng cho các sản phẩm hay dịch vụ cụ thể đồng thời gắn liền với các doanh nghiệp hay tổ chức cụ thể. Thương hiệu cá nhân liên quan đến một người nào đó.

Ví dụ Thương hiệu có thể là Coca-Cola hay Pepsi, và thương hiệu cá nhân có thể là tất cả những gì mà mọi người hay công chúng cảm nhận về Steve Jobs hay Elon Musk. Thương hiệu cá nhân khi này gắn liền với cá nhân Elon Musk hay Steve Jobs.

9. Mối quan hệ giữa Thương hiệu và Marketing.

Mối quan hệ giữa Thương hiệu và Marketing.
Mối quan hệ giữa Thương hiệu và Marketing.

Nằm trong bức tranh rộng lớn hơn là Marketing, thương hiệu vừa là một phần vừa là mục tiêu của các hoạt động hay chiến lược marketing tổng thể.

Marketing về mặt tổng thể được hiểu là tất cả các hoạt động được một doanh nghiệp thực hiện với mục tiêu cuối cùng là quảng bá các sản phẩm và dịch vụ của họ tới khách hàng mục tiêu.

Mặc dù marketing có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau trong nhiều giai đoạn và thời điểm khác nhau, nó cũng chỉ là khái niệm đề cập đến các hoạt động.

Ngược lại với marketing, thương hiệu, dù cho đó là yếu tố vô hình hay hữu hình thì nó không phải là hoạt động hay quá trình, nó đơn giản là những gì doanh nghiệp có hay sở hữu được sau nhiều quá trình xây dựng và làm marketing khác nhau.

Ở góc độ mục tiêu tổng thể, Marketing có thể được phân thành Brand Marketing và Performance Marketing.

Brand Marketing đề cập đến các hoạt động marketing nhằm mục tiêu xây dựng thương hiệu (và những tài sản xoay quanh thương hiệu), Performance Marketing chủ yếu tập trung vào việc quảng bá và bán hàng.

Ngoài ra, cũng tuỳ vào từng cách phân loại hay cấu trúc của từng doanh nghiệp, Brand và Marketing có thể nằm tách biệt nhau hoặc nằm dưới hoặc trên nhau.

10. Một số quan điểm sai lầm thường thấy nhất về thương hiệu là gì?

Thương hiệu là Logo hay Slogan.

Như đã phân tích ở trên, cả logo và slogan đều chỉ là một phần rất nhỏ trong tổng thể các giá trị hữu hình lẫn vô hình của thương hiệu.

Thương hiệu có được từ quảng cáo.

Mặc dù cũng cùng là một phần của bức tranh tổng thể marketing, quảng cáo và thương hiệu là 2 thuật ngữ hoàn hoàn khác nhau và thương hiệu không chỉ có được từ quảng cáo.

Trong khi quảng cáo có thể giúp cho khách hàng nhận biết hay thậm chí là ghi nhớ về một thương hiệu nào đó, để có được thương hiệu, doanh nghiệp cần làm nhiều hơn các hoạt động marketing tổng thể (bao gồm cả quảng cáo) chứ không chỉ là quảng cáo.

Từ các hoạt động xây dựng cấu trúc thương hiệu, định vị thương hiệu đến quản trị thương hiệu, quảng cáo sẽ không mang lại ý nghĩa hay giá trị gì liên quan đến thương hiệu nếu doanh nghiệp không có một chiến lược thương hiệu đúng đắn.

Một lần nữa, cũng tương tự như marketing, quảng cáo là các hoạt động, còn thương hiệu là cái còn lại hay cái doanh nghiệp có được.

Xây dựng thương hiệu là nhiệm vụ của bộ phận marketing hay thương hiệu trong doanh nghiệp.

Như đã phân tích ở trên, thương hiệu là toàn bộ những giá trị mà người tiêu dùng cảm nhận được trong quá trình tương tác với doanh nghiệp trong suốt hành trình mua hàng.

Bất cứ điểm tiếp xúc nào của khách hàng với doanh nghiệp đều cũng có thể ảnh hưởng đến cách mà một khách hàng nghĩ hay cảm nhận về thương hiệu.

Theo cách tiếp cận này, ngoài bộ phận marketing hay thương hiệu, tất cả các nhân viên hay phòng ban khác của doanh nghiệp đều có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ thương hiệu.

Thương hiệu chỉ dành cho các doanh nghiệp lớn.

Cũng một phần ảnh hưởng từ việc các doanh nghiệp lớn thường sở hữu hay gắn liền với các thương hiệu lớn, không ít quan điểm cho rằng doanh nghiệp nhỏ không cần thương hiệu.

Sự thật là khái niệm thương hiệu không liên quan gì đến quy mô hay mức độ lớn bé của doanh nghiệp, thương hiệu cũng không gắn liền với các mức doanh số có được (mặc dù thương hiệu lớn thường có doanh số lớn).

Thương hiệu ngược lại gắn liền nhiều hơn với tư duy tiếp cận của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Nếu họ coi trọng thương hiệu, họ sẽ tập trung xây dựng thương hiệu và ngược lại.

Xây dựng thương hiệu là một khoản phí.

Như đã phân tích rõ ở trên, với nhiều giá trị mà thương hiệu có thể mang lại như lòng trung thành của khách hàng với doanh nghiệp, sự phát triển bền vững hay cả việc gia tăng doanh số bán hàng với các sản phẩm có thương hiệu, doanh nghiệp nên xem Thương hiệu hay xây dựng thương hiệu là một khoản đầu tư hơn là chi phí.

Tuy nhiên, vì quá trình xây dựng và có được thương hiệu sẽ mất nhiều thời gian hơn, mức độ ảnh hưởng của nó đến doanh số bán hàng sẽ không nhanh hoặc tức thời như marketing hay quảng cáo.

Khi nói đến việc xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp nên hướng tới các mục tiêu dài hạn và bền vững hơn là bán hàng trong ngắn hạn.

11. Thương hiệu được phân loại như thế nào?

Thương hiệu được phân loại như thế nào?
Thương hiệu được phân loại như thế nào?

Tuỳ thuộc vào từng mục tiêu cụ thể, doanh nghiệp có thể cần xây dựng các kiểu hay loại thương hiệu khác nhau. Dưới đây là một số kiểu thương hiệu phổ biến nhất.

11.1 Thương hiệu công ty (Corporate Brand).

Thương hiệu công ty hay thương hiệu doanh nghiệp là khái niệm đề cập đến việc các doanh nghiệp làm marketing cho chính doanh nghiệp hay công ty của họ với mục tiêu là xây dựng lợi thế cạnh tranh.

11.2 Thương hiệu cá nhân (Personal Brand).

Như đã đề cập ở trên, thương hiệu cá nhân gắn liền với các cá nhân cụ thể. Trong bối cảnh của doanh nghiệp khi mạng xã hội ngày càng phát triển và có sức ảnh hưởng đến người tiêu dùng, thương hiệu cá nhân của những người có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp như các nhà sáng lập cũng góp phần rất lớn đến các thương hiệu của doanh nghiệp. Ví dụ, có thể bạn chưa biết hay tin tưởng thương hiệu Tesla nhưng vì bạn tin tưởng vào thương hiệu cá nhân của CEO của nó là Elon Musk, bạn cũng có xu hướng tin thương hiệu Tesla.

11.3 Thương hiệu Sản phẩm (Product Brand).

Thương hiệu sản phẩm hay còn được gọi là thương hiệu hàng hóa, loại thương hiệu gắn liền với một sản phẩm cụ thể chẳng hạn như Nike hay Starbucks. Xây dựng thương hiệu cho một sản phẩm đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu sâu về thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu thích hợp.

11.4 Thương hiệu dịch vụ (Service Brand).

Là loại thương hiệu áp dụng cho các dịch vụ cụ thể khi người tiêu không thể sờ hay chạm vào nó như một phần (hữu hình) của các thương hiệu sản phẩm.

12. Cấu trúc các thành phần giúp xây dựng nên một thương hiệu mạnh.

Khi nhắc đến thuật ngữ Thương hiệu hay Brand, dù cho thương hiệu đó là mạnh hay yếu, dù cho đó là Apple hay một cái tên mới nổi nào đó, thương hiệu được cấu trúc từ 2 nhóm thành phần chính đó là thành phần hữu hình và thành phần vô hình.

Bạn hãy thử nghĩ về thương hiệu xe hơi hàng đầu thế giới Mercedes, liệu bạn có chỉ nghĩ về các logo, kí hiệu, kiểu dáng hay màu sắc của nó, tức những thứ bạn có thể nhìn thấy được hay bạn đang liên tưởng nó hoặc nghĩa về nó bởi những giá trị vô hình khác như thể thao, mạnh mẽ, lịch lãm, chất lượng hoặc sang trọng.

Dù cho bạn đang nghĩ về nó bằng cách nào, dù là thông qua các yếu tố các bạn có thấy thấy được hoặc các yếu tố không thấy được (chỉ cảm nhận) thì nếu thiếu đi một trong hai, khái niệm “Thương hiệu” có lẽ không tồn tại.

Nếu từ lúc xuất hiện trên thị trường, tất cả những gì bạn biết hay hiểu được về Mercedes chỉ là logo “ngôi sao ba cánh” hay kiểu dáng của nó mà không cảm nhận hay liên tưởng đến bất cứ giá trị vô hình nào khác, bạn có thích hay muốn sở hữu nó không, câu trả lời có thể là không hay nếu có thì cũng chỉ là một trong số các phương án khác như Toyota hay Honda.

Từ các phân tích ở trên, Một “Thương hiệu” hay nói đúng hơn là một “Thương hiệu mạnh theo đúng nghĩa thương hiệu” sẽ phải cần bao gồm 2 nhóm yếu tố: Hữu hình và vô hình.

12.1 Các yếu tố hữu hình của thương hiệu.

Là tất cả những yếu tố mà người tiêu dùng có thể thấy được về thương hiệu (sản phẩm, dịch vụ hay tổ chức của doanh nghiệp) như logo, màu sắc, slogan, bao bì, kiểu dángdáng, thiết kế hay đóng gói. Mặc dù các yếu tố hữu hình cũng sẽ nằm một phần trong tâm trí của khách hàng, tuy nhiên nó chủ yếu đến từ doanh nghiệp, doanh nghiệp sở hữu và có thể chỉnh sửa nó bất cứ lúc nào.

12.2 Các yếu tố vô hình của thương hiệu.

Trái ngược gần như hoàn toàn với các yếu hữu hình nói trên, yếu tố vô hình về thương hiệu không thuộc sở hữu chủ quan của doanh nghiệp, doanh nghiệp cũng không thể hoặc rất khó thay đổi nó (hoặc không thể thay đổi ngay bất cứ khi nào doanh nghiệp muốn).

Giá trị vô hình của thương hiệu chủ yếu nằm trong tâm trí của khác hàng và doanh nghiệp có được giá trị này thông qua quá trình xây dựng thương hiệu lâu dài từ nhiều chiến lược truyền thông marketing và thương hiệu khác nhau.

Cũng ví dụ về Mercedes, nếu doanh nghiệp sở hữu nó là Mercedes-Benz Group không thực hiện bất cứ hoạt động marketing hay thương hiệu nào mà chỉ sở hữu logo hay kiểu dáng, liệu cái gọi là “Thương hiệu” mà bạn nghĩ sẽ như thế nào?

13. Top các Thương hiệu (Brand) có giá trị nhất toàn cầu năm 2023.

Theo số liệu từ Statista, dưới đây là Top 10 thương hiệu có giá trị nhất toàn cầu 2023.

Top các Thương hiệu (Brand) có giá trị nhất toàn cầu năm 2023.
Top các Thương hiệu (Brand) có giá trị nhất toàn cầu năm 2023.

FAQs – Một số câu hỏi thường gặp với thuật ngữ Thương hiệu (Brand).

  • Thương hiệu trong tiếng Anh có nghĩa là gì?

Trong tiếng Anh, thương hiệu có nghĩa là Brand.

  • Thương hiệu là gì trong Marketing?

Trong ngành Marketing, Thương hiệu có thể là một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể hoặc cũng có thể là một doanh nghiệp.

Ví dụ, Honda vừa là một thương hiệu vừa là một doanh nghiệp, trong khi TikTok là một thương hiệu thuộc công ty mẹ ByteDance.

  • Tinh thần thương hiệu là gì?

Nằm trong tập hợp các giá trị hay nhận diện thương hiệu (Brand Identity), tinh thần thương hiệu chính là thứ cảm xúc mà thương hiệu muốn người tiêu dùng mục tiêu cảm nhận khi nhắc đến các sản phẩm hay dịch vụ của họ.

Ví dụ, khi nhắc đến nước tăng lực Red Bull, thương hiệu này sẽ muốn khách hàng cảm nhận được tinh thần hứng khởi và mạnh mẽ. Hay khi nhắc đến Apple, có thể bạn sẽ nghỉ ngay đến tinh thần khác biệt.

  • Thiết kế thương hiệu là gì?

Thiết kế thương hiệu là thuật ngữ mô tả cách các doanh nghiệp thiết kế hay xây dựng các tài sản thương hiệu như logo, slogan, bảng màu, kiểu chữ và các thành phần thiết kế khác với mục tiêu giúp thương hiệu nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh và dễ nhận biết hơn đối với người tiêu dùng.

  • Tính xác thực của thương hiệu là gì?

Tính xác thực của thương hiệu là cơ sở niềm tin của người tiêu dùng với một thương hiệu nào đó. Thay vì thương hiệu chọn cách truyền tải những thông tin một chiều thiếu tính kiểm chứng, họ chọn cách đưa ra các bằng chứng hay hành động cụ thể.

  • Thương hiệu biểu tượng là gì?

Thương hiệu biểu tượng hay thương hiệu mang tính hiểu tượng là các thương hiệu lớn và phổ biến trên toàn cầu. Apple hay Coca-Cola là những ví dụ điển hình cho các thương hiệu mang tính biểu tượng.

  • Thuộc tính thương hiệu là gì?

Thuộc tính thương hiệu là những gì đặc trưng cho thương hiệu mà không cần nhìn vào những gì doanh nghiệp đang làm hoặc bán.

Thuộc tính thương hiệu là các giá trị và đặc điểm cốt lõi của thương hiệu. Đó là những gì người tiêu dùng nhìn thấy khi nhìn tổng thể về thương hiệu.

  • Thương hiệu địa phương là gì?

Thương hiệu địa phương là khái niệm đề cập đến các sản phẩm hay dịch vụ chủ yếu được cung cấp trong một khu vực hay địa phương nhỏ nhất định.

Khác với thương hiệu mang tính biểu tượng là những thương hiệu phổ biến rộng rãi trên toàn cầu, Thương hiệu địa phương ít phổ biến hơn đối với phần đông người tiêu dùng.

  • Thương hiệu không tên tuổi là gì?

Là khái niệm dùng để chỉ một loại sản phẩm tiêu dùng trên thị trường mà không có tên, hoặc logo không phổ biến rộng rãi vì không được quảng cáo và xây dựng thương hiệu.

  • Thị phần thương hiệu là gì?

Thị phần của thương hiệu chính là doanh số bán hàng của một thương hiệu nào đó trong tổng doanh số của một danh mục sản phẩm cụ thể.

Ví dụ trong danh mục giày thể thao Nam tại thị trường Việt Nam, doanh số của thương hiệu giày A nào đó là 1 tỷ và tổng toàn thị trường (của danh mục giày thể thao Nam) là 10 tỷ, thị phần của thương hiệu A khi này là 1/10 = 10%.

  • Thương hiệu doanh nghiệp là gì?

Tất cả những lý thuyết được phân tích ở trên đều là về thương hiệu doanh nghiệp, trên thực tế, khái niệm thương hiệu thường mang ý nghĩa là thương hiệu doanh nghiệp. Ngược lại với thương hiệu doanh nghiệp là thương hiệu cá nhân, tuy nhiên thương hiệu cá nhân hiếm khi được gọi là thương hiệu mà phải gọi đầy đủ là thương hiệu cá nhân.

  • Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Là khái niệm đề cập đến việc một doanh nghiệp nào đó cho phép hay cấp quyền cho một doanh nghiệp khác sử dụng thương hiệu của họ, quá trình nhượng quyền này thường đi kèm với một loạt các điều khoản hay ràng buộc phức tạp, trong đó bên nhận nhượng quyền phải trả phí cho bên cấp quyền (bên sở hữu thương hiệu).

  • Thương hiệu số hay thương hiệu trực tuyến là gì?

Là sự hiện diện của thương hiệu trên các nền tảng số (Digital) như website, ứng dụng hay mạng xã hội, đó chính là cách mà người tiêu dùng cảm nhận về các sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp trên môi trường số (internet).

  • Dấu chân thương hiệu là gì?

Được sử dụng phổ biến trong ngành hàng FMCG, chỉ số hay dữ liệu dấu chân thương hiệu (Brand Footprint) cho thấy người tiêu dùng đang mua sắm các thương hiệu như thế nào, đồng thời nêu bật những cơ hội còn lại để các doanh nghiệp có thể thúc đẩy thương hiệu của họ.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ các giải đáp của MarketingTrips xoay quanh thuật ngữ thương hiệu (brand) trong phạm vi doanh nghiệp, đó là tất cả những kiến thức nền tảng bạn cần biết khi tìm hiểu về thương hiệu.

Bằng cách hiểu thương hiệu là gì, thương hiệu được hiểu như thế nào trong bối cảnh marketing hay những giá trị mà thương hiệu có thể mang lại cho doanh nghiệp của bạn trong dài hạn, bạn sẽ chủ động đầu tư nhiều hơn và bài bản hơn trong suốt quá trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Quảng cáo là gì? Các hình thức Quảng cáo trong Marketing

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu toàn diện các kiến thức quan trọng cần biết về ngành Quảng cáo (Advertising) như: Quảng cáo là gì? lịch sử hình thành khái niệm quảng cáo? ngành quảng cáo là gì? vai trò của quảng cáo trong Marketing? các loại hình hay hình thức quảng cáo thương mại phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam? đặc điểm và vai trò của quảng cáo? nội dung và mục tiêu của quảng cáo? và hơn thế nữa.

quảng cáo là gì
Quảng cáo là gì? Các hình thức Quảng cáo trong Marketing

Trong phạm vi Marketing, Quảng cáo (Advertising) được định nghĩa là hình thức truyền thông có trả phí (và vẫn có thể miễn phí trong một số trường hợp) với mục tiêu chính là bán hàng. Trong thế giới kinh doanh nói chung và truyền thông marketing nói riêng, quảng cáo có lẽ là một trong những thuật ngữ được biết đến rộng rãi nhất, từ các kênh truyền thông đại chúng như TV hay báo in đến các nền tảng kỹ thuật số hiện đại như mạng xã hội hay công cụ tìm kiếm, quảng cáo hầu như xuất hiện ở khắp tất cả mọi nơi và ở mọi thời điểm. Mặc dù phổ biến là vậy, khái niệm quảng cáo vẫn chưa được nhìn nhận một cách đầy đủ và đúng đắn, vẫn có những quan điểm hay nhận định sai lầm về thuật ngữ này. Vậy thực chất thì quảng cáo là gì và nó có đặc điểm gì?

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài viết này bao gồm:

  • Quảng cáo là gì?
  • Phân biệt một số thuật ngữ liên quan đến quảng cáo.
  • Ngành quảng cáo là gì?
  • Sự khác biệt lớn nhất giữa quảng cáo và quan hệ công chúng (PR) là gì?
  • Mối quan hệ giữa Quảng cáo và Marketing.
  • Vai trò của quảng cáo đối với doanh nghiệp hay trong Marketing là gì?
  • Các loại hình quảng cáo phổ biến nhất trên thế giới và tại Việt Nam.
  • Một số quan điểm chưa đúng đắn về quảng cáo.
  • Những thành phần chính cần có của một mẫu quảng cáo tốt là gì?
  • Một số chỉ số chính dùng để đánh giá hiệu suất quảng cáo.
  • Luật quảng cáo là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết về khái niệm Quảng cáo từ góc độ Marketing và Kinh doanh.

Quảng cáo là gì?

Quảng cáo trong tiếng Anh có nghĩa là Advertising.

Quảng cáo là khái niệm đề cập đến một phương thức truyền thông marketing trong đó các thương hiệu hay doanh nghiệp sử dụng các thông điệp hay chiến thuật tài trợ (có trả phí) công khai để quảng bá cho một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó.

Thuật ngữ quảng cáo gắn liền với các hoạt động marketing trong doanh nghiệp.

Cũng tương tự như marketing, quảng cáo cũng được định nghĩa theo một số cách khác nhau tuỳ vào cách tiếp cận, dưới đây là một số định nghĩa phổ biến nhất.

Quảng cáo là một hình thức truyền thông tiếp thị sử dụng các thông điệp được tài trợ công khai để quảng bá hoặc bán một sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng.

Các nhà tài trợ cho quảng cáo thường là các doanh nghiệp muốn quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Quảng cáo được phân biệt với quan hệ công chúng (PR) ở chỗ nhà quảng cáo phải trả phí để quảng cáo và họ có quyền kiểm soát các thông điệp.

Theo một cách định nghĩa khác, quảng cáo là hoạt động các doanh nghiệp thực hiện các chiến thuật khác nhau với mục tiêu thuyết phục người khác mua các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

Mặc dù quảng cáo có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc nhìn khác nhau, bản chất lớn nhất để nhận dạng đâu là một quảng cáo đó là việc các doanh nghiệp hay thương hiệu trả tiền để truyền tải một nội dung nào đó tới khách hàng.

Những gì mà quảng cáo hướng tới đó là doanh số bán hàng và thông thường, nó là một phần trong kế hoạch truyền thông marketing tích hợp (IMC) của thương hiệu.

Ngành quảng cáo là gì?

Ngành quảng cáo là gì?
Ngành quảng cáo là gì?

Ngành quảng cáo hay ngành công nghiệp quảng cáo (Advertising Industry) là ngành công nghiệp có quy mô toàn cầu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực marketing nói chung, các dịch vụ truyền thông (Media Services) hay các đơn vị quảng cáo khác (Advertising Agency).

Theo số liệu mới nhất của Statista, doanh số thị trường quảng cáo toàn cầu có giá trị hơn 700 tỷ USD vào năm 2021 và tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới.

Phân biệt một số thuật ngữ trong ngành quảng cáo.

Như đã đề cập ở trên, mặc dù là thuật ngữ được sử dụng tương đối phổ biến, quảng cáo lại có một số khái niệm liên quan khác mà không ít người vẫn hiểu nhầm.

  • Advertising: Là danh từ (Noun) dùng để chỉ Quảng cáo hay ngành quảng cáo nói chung. Ví dụ Advertising Industry là ngành công nghiệp quảng cáo.
  • Ads: Ads hay Ad là từ viết tắt của Advertising tức đề cập đến quảng cáo. Ví dụ trình quản lý quảng cáo là Ads Manager hay quảng cáo Facebook là Facebook Ads.
  • Advertisement (hoặc Advert): Cũng là danh từ dùng để chỉ một mẫu quảng cáo. Ví dụ khi bạn truy cập MarketingTrips.com hay đọc một tờ báo in nào đó, bạn có thể thấy những mẫu quảng cáo. Đó có thể là hình ảnh, văn bản (text), video hay một số định dạng khác.
  • Advertiser: Là khái niệm mô tả các nhà quảng cáo. Nhà quảng cáo có thể là một cá nhân hay tổ chức (doanh nghiệp), là bên cung cấp và chịu trách nhiệm về các mẫu quảng cáo. Ví dụ khi doanh nghiệp của bạn mua một khoảng không nào đó trên một tờ báo để đặt nội dung quảng cáo, doanh nghiệp của bạn đóng vai trò là nhà quảng cáo.
  • Chiến lược quảng cáo (Advertising Strategy): Cũng tương tự như chiến lược marketing, chiến lược quảng cáo là một bản kế hoạch toàn diện mô tả cách thức doanh nghiệp sử dụng quảng cáo để thuyết khách hàng mục tiêu mua hàng. Một số nội dung có thể có trong chiến lược quảng cáo như: định hướng sử dụng thông điệp quảng cáo, chân dung khách hàng mục tiêu (lý tưởng), các phương tiện quảng cáo sẽ được sử dụng, ngân sách quảng cáo hay cách thức triển khai quảng cáo trên các phương tiện đó.

Xem thêm: Chiến lược là gì?

  • Chiến dịch quảng cáo: Chiến dịch quảng cáo là một loạt các mẫu quảng cáo hay thông điệp quảng cáo có chung một ý tưởng lớn (Big Idea) và là một phần của chiến lược truyền thông marketing tích hợp tổng thể (IMC).

Xem thêm: Big Idea là gì?

  • Phương tiện quảng cáo: Phương tiện quảng cáo là khái niệm đề cập đến hệ thống kênh, công cụ hay nền tảng có thể giúp thương hiệu truyền tải các thông điệp quảng cáo đến đối tượng mục tiêu.
  • Mục tiêu quảng cáo: Mục tiêu quảng cáo đơn giản là những kỳ vọng hay chỉ số mà bên quảng cáo (nhà quảng cáo) muốn có được sau các chiến dịch quảng cáo.
  • Thông điệp quảng cáo: Là toàn bộ những nội dung hay ý tưởng mà nhà quảng cáo muốn gửi gắm đến đối tượng mục tiêu hay người xem quảng cáo. Ví dụ thông qua mẫu quảng cáo bên dưới trong chiến dịch “Every name’s a story”, thông điệp mà Starbucks muốn gửi gắm là hãy tôn trọng quyền bình đẳng giới vì ai ai cũng cần được sống và yêu thương.
  • Chương trình quảng cáo: Chương trình quảng cáo được hiểu đơn giản là một sự kiện mà ở đó xuất hiện nhiều nội quảng cáo khác nhau.

Sự khác biệt lớn nhất giữa quảng cáo và quan hệ công chúng (PR) là gì?

quảng cáo là gì
Sự khác biệt lớn nhất giữa quảng cáo với PR là gì?

Trong khi cả quảng cáo và PR đều là những phương thức truyền thông marketing và nằm trong chiến lược tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix) của doanh nghiệp hay thương hiệu, giữa PR và Quảng cáo vẫn có không ít những điểm khác nhau. Vậy đó là gì?

  • Trong khi với quảng cáo, doanh nghiệp phải trả tiền để truyền tải đi các thông điệp hay nội dung quảng cáo, PR có phần ngược lại, doanh nghiệp “không phải trả phí” với các nội dung PR.
  • Nếu bạn có thể kiểm soát hầu như là mọi nội dung hay mẫu quảng cáo, bạn không thể làm tương tự với PR, các cơ quan báo chí hay công chúng có thể đưa ra những thông điệp hay nhận định của riêng họ.
  • Về tần suất xuất hiện, vì bạn trả tiền để quảng cáo, bạn có thể chủ động đưa nội dung hay chạy quảng cáo vào bất cứ thời điểm nào, một lần nữa, bạn không thể làm điều này với PR vì các nội dung PR liên quan nhiều hơn đến bên thứ ba.
  • Về cách thể hiện nội dung hay văn phong: Trong khi với quảng cáo, vì bạn đang “tự nói về mình”, bạn có thể sử dụng kiểu ngôn ngữ của ngôi thứ nhất chẳng hạn như: “Hãy mua ngay hay Hãy liên hệ với chúng tôi ngay từ hôm nay…”. Ngược lại với PR, ngôn ngữ hay văn phong được sử dụng sẽ xuất hiện dưới dạng bên thứ ba.

Xem thêm: PR là gì?

Mối quan hệ giữa Quảng cáo và Marketing.

Như đã phân tích ở trên, quảng cáo vốn là một phương thức tiếp cận trong bức tranh rộng lớn hơn đó là truyền thông Marketing hay Marketing.

Vậy mối quan hệ giữa quảng cáo với marketing là gì hay nói cách khác, trong phạm vi ngành marketing, khái niệm quảng cáo được hiểu như thế nào.

quảng cáo
Quảng cáo trong bức tranh lớn hơn là Marketing Mix.

Khi nói đến thuật ngữ marketing, các mô hình quản trị marketing là một trong những thuật ngữ mang tính đại diện nhất, mô hình R-STP-MM-I-C là một trong số đó.

Trong mô hình này, suốt quá trình làm marketing, từ giai đoạn nghiên cứu thị trường (R), phân khúc (S), lựa chọn và định vị thị trường mục tiêu (T-P), đến tiếp thị hỗn hợp (MM – Marketing Mix), thực thi hoạt động marketing (I) và cuối cùng là kiểm tra (C).

Như bạn có thể thấy ở trên, quảng cáo (Advertising) hay PR (Public Relations) chỉ là một phần nhỏ trong P3 (Promotion) trong Marketing Mix và thuộc một bức tranh tổng thể lớn hơn là quản trị marketing.

Tuỳ thuộc vào việc doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực gì, các mô hình tiếp thị hỗn hợp hay Marketing Mix Model cũng có thể khác nhau.

4Ps và 7Ps là hai mô hình tiếp thị hỗn hợp phổ biến nhất trong đó mô hình 4Ps thường được sử dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá là sản phẩm (Product) và 7Ps cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ (Services).

Vai trò của quảng cáo thương mại đối với doanh nghiệp là gì?

Nằm trong bức tranh rộng lớn của Marketing, quảng cáo là một phần không thể thiếu của hầu hết các doanh nghiệp trong suốt quá trình hình thành và phát triển.

Dưới đây là một số vai trò hay mục đích chính của quảng cáo đối với doanh nghiệp hoặc thương hiệu.

Quảng cáo giúp xây dựng độ nhận biết của thương hiệu (Brand Awareness).

Với bất cứ doanh nghiệp hay thương hiệu nào, ở những giai đoạn đầu của quá trình kinh doanh, khi doanh nghiệp hay thương hiệu mới ra mắt thị trường, xây dựng độ nhận biết của sản phẩm hay dịch vụ đến khách hàng là một trong những mục tiêu lớn nhất.

Vốn có thế mạnh là mức độ tiếp cận rộng lớn, tính tức thời và khả năng được kiểm soát, quảng cáo có thể nhanh chóng giúp doanh nghiệp tiếp cận môt lượng lớn những khách hàng tiềm năng, những người có thể mua hàng từ doanh nghiệp.

Dù cho mục tiêu của doanh nghiệp là gì hay doanh nghiệp chọn sử dụng phương tiện quảng cáo nào, quảng cáo vẫn là một trong những phương thức xây dựng độ nhận biết lớn nhất.

Quảng cáo giúp tăng mức độ tin tưởng và trung thành với thương hiệu (Brand Loyalty).

Mặc dù ở bối cảnh hiện tại, khi quảng cáo trực tuyến và mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, quảng cáo nói chung không còn giữ được sức mạnh về niềm tin vốn có của nó như các hình thức quảng cáo truyền thống (TV, Radio, Báo in…) trước đây.

Tuy nhiên, khi quảng cáo được xây dựng và tiếp cận khách hàng theo những cách cá nhân hoá cao hơn, tập trung vào giá trị của khách hàng nhiều hơn và xuất hiện nhiều hơn, nó vẫn có khả năng xây dựng mức độ tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng một cách hiệu quả.

Quảng cáo giúp tăng lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.

Ngoài các vai trò nổi bật như xây dựng độ nhận biết của sản phẩm hay tăng mức độ tin tưởng và trung thành của khách hàng, quảng cáo cũng là một cách hiệu quả để gia tăng lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.

Bên cạnh các hình thức quảng cáo truyền thống như TV hay Báo in có thể khó giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu này hơn (hoặc lâu hơn), với các hình thức quảng cáo hiện đại hay kỹ thuật số như Google hay Facebook, thương hiệu có thể thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng hay thậm chí là doanh số bán hàng trong một khoảng thời gian ngắn hơn.

Bằng cách xác định chính xác thứ khách hàng cần và giai đoạn hiện tại của khách hàng trong hành trình khách hàng (Customer Journey), doanh nghiệp hay thương hiệu có nhiều cơ hội hơn để tương tác và chuyển đổi khách hàng.

Một số câu hỏi doanh nghiệp có thể sử dụng để hiểu khách hàng của mình hơn như:

  • Chân dung về khách hàng lý tưởng của doanh nghiệp là gì?
  • Sở thích của khách hàng là gì? Họ thích hay không thích điều gì?
  • Họ đang ở đâu trong hành trình mua hàng (nhận biết, thích thú hay chuẩn bị mua hàng) và họ đang tìm kiếm những thông tin gì?
  • Đâu mới là thứ mang lại cho họ giá trị khi sử dụng sản phẩm?
  • Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định mua hàng của họ?

Bất kể mục tiêu của doanh nghiệp là gì, dù đó là xây dựng độ nhận biết thương hiệu hay bán hàng, quảng cáo đều có thể mang lại giá trị.

Các hình thức quảng cáo phổ biến nhất trên thế giới và tại Việt Nam.

Các hình thức quảng cáo phổ biến nhất trên thế giới và tại Việt Nam.
Các hình thức quảng cáo phổ biến nhất trên thế giới và tại Việt Nam.

Khi nói đến các loại hình hay hình thức quảng cáo, tuỳ thuộc vào từng cách phân loại hay tiếp cận, quảng cáo sẽ được chia thành những hình thức hay mang những tên gọi khác nhau.

1. Quảng cáo truyền thống và Quảng cáo hiện đại.

  • Quảng cáo truyền thống là gì?

Cũng có phần tương tự như marketing, được chia thành marketing truyền thống và marketing hiện đại, quảng cáo cũng có thể được phân loại theo cách này.

Quảng cáo truyền thống là khái niệm dùng để chỉ tất cả các hình thức quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng (Mass Media) như TV (Tivi), Báo hay Tạp chí in (Báo giấy), Radio, các bảng quảng cáo ngoài trời (OOH), quảng cáo trên xe buýt…

Mặc dù không đề cập đến các kiểu kết nối hay loại kênh, quảng cáo truyền thống gắn liền với các hình thức quảng cáo phi kỹ thuật số hoặc phi trực tuyến (ngoại tuyến).

  • Quảng cáo hiện đại là gì?

Trái ngược lại với quảng cáo truyền thống, quảng cáo hiện đại gắn liền với thế giới internet và kỹ thuật số (digital).

Một số hình thức quảng cáo hiện đại có thể kể đến như quảng cáo qua các bảng quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời (D-OOH), quảng cáo qua các thiết bị di động, quảng cáo qua website, quảng cáo qua công cụ tìm kiếm, quảng cáo du kích hay quảng cáo trên mạng xã hội.

Quảng cáo hiện đại bao gồm tất cả các hình thức quảng cáo kiểu mới như Digital Advertising hay Online Advertising (Internet Advertising).

Ngoài các yếu tố về kênh và hình thức kết nối là các yếu tố dùng để tách biệt các quảng cáo truyền thống với quảng cáo hiện đại, tư duy tiếp cận khách hàng cũng là một yếu tố khác dùng để phân biệt hai hình thức quảng cáo này.

Trong khi quảng cáo truyền thống chủ yếu truyền tải các thông điệp đi theo kiểu một chiều và từng lần tách biệt nhau, những gì quảng cáo hiện đại hướng tới lại là tương tác (lại) liên tục với khách hàng trong suốt hành trình của khách hàng.

Với tư duy quảng cáo hiện đại, chỉ cần bất cứ nơi đâu có khách hàng xuất hiện, thương hiệu đều có thể tiếp cận và quảng cáo tới họ.

2. Quảng cáo trực tuyến và Quảng cáo ngoại tuyến.

  • Quảng cáo trực tuyến là gì?

Đúng với bản chất của khái niệm, quảng cáo trực tuyến là tất cả các hình thức quảng cáo xuất hiện trên môi trường internet.

Chỉ cần khi doanh nghiệp sử dụng môi trường trực tuyến để truyền tải đi các nội dung hay thông điệp quảng cáo (các mẫu quảng cáo) tới khách hàng, doanh nghiệp đó đang sử dụng quảng cáo trực tuyến.

Một số hình thức quảng cáo trực tuyến phổ biến trên thế giới có thể kể đến như: quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google Search Ads hay Yahoo Search Ads, quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook Ads, Instagram Ads, TikTok Ads hay YouTube Ads, quảng cáo hiển thị (Display Ads) trên các website báo chí (chẳng hạn như Báo Tuổi Trẻ hay Báo Thanh Niên), quảng cáo qua email, quảng cáo qua những chiếc TV được kết nối (CTV), quảng cáo qua wifi hay thậm chí là quảng cáo trên các ứng dụng (app) như Tinder.

  • Quảng cáo ngoại tuyến là gì?

Tất cả những hình thức quảng cáo còn lại, ngoài các quảng cáo trực tuyến có thể được xếp vào quảng cáo ngoại tuyến tức quảng cáo phi trực tuyến (không sử dụng internet).

Một số hình thức quảng cáo ngoại tuyến có thể kể đến như quảng cáo qua TV (TV truyền thống không có kết nối internet), quảng cáo qua Báo in, quảng cáo qua radio, quảng cáo trên các biển quảng cáo ngoài trời (OOH) hay quảng cáo qua tờ rơi.

3. Quảng cáo thương hiệu và Quảng cáo hiệu suất.

  • Quảng cáo thương hiệu là gì?

Chỉ cần doanh nghiệp sử dụng quảng cáo với mục tiêu là xây dựng thương hiệu, xây dựng mức độ nhận biết của thương hiệu, yêu thích hay trung thành với thương hiệu, các cách tiếp cận quảng cáo này sẽ được gọi là quảng cáo thương hiệu.

Thuật ngữ quảng cáo thương hiệu không đề cập đến là trực tuyến hay ngoại tuyến, là trên các công cụ tìm kiếm hay trên mạng xã hội, điểm phân biệt quảng cáo thương hiệu với quảng cáo hiệu suất là mục tiêu hay các chỉ số đánh giá quảng cáo (KPIs).

  • Quảng cáo hiệu suất là gì?

Trái ngược với quảng cáo thương hiệu, quảng cáo hiệu suất là tất cả các hình thức quảng cáo được thực hiện với mục tiêu thường là lượng khách hàng và doanh số bán hàng.

Như đã phân tích ở trên, kênh hay nền tảng quảng cáo (Advertising Platforms/channels) không phải là yếu tố dùng để phân biệt quảng cáo thương hiệu với quảng cáo hiệu suất, mục tiêu của quảng cáo mới là đích đến.

Ví dụ, cùng là quảng cáo trên nền tảng Facebook, nhưng nếu mục tiêu hay các chỉ số đánh giá quảng cáo chỉ là số lượt tiếp cận (Reach), lượng tương tác (like, share) hay mức độ ghi nhớ quảng cáo (Ad Recall), những quảng cáo khi này được xếp vào quảng cáo thương hiệu.

Ngược lại, cũng là quảng cáo trên Facebook nhưng mục tiêu khi này là lượng khách hàng tiềm năng (Lead) hay doanh số bán hàng, các quảng cáo khi này là quảng cáo hiệu suất.

Ngoài ra, liên quan đến quảng cáo hiệu suất và quảng cáo thương hiệu, tuỳ vào cách định nghĩa của từng doanh nghiệp hay ngành hàng, các chỉ số hay mục tiêu cho từng loại hình quảng cáo cũng có thể khác nhau.

Ví dụ ở một số ngành hàng và doanh nghiệp, các quảng cáo hiệu suất cũng có thể bao gồm các chỉ số như lượt truy cập website (traffic) hay lượt bình luận (comment) trên các nền tảng mạng xã hội.

4. Quảng cáo hiển thị và Quảng cáo tìm kiếm.

  • Quảng cáo hiển thị là gì?

Phần lớn các quảng cáo mà mọi người thường thấy ngày nay là quảng cáo hiển thị. Ví dụ như mẫu quảng cáo bạn thấy bên dưới.

Quảng cáo hiển thị hay Display Advertising là gì?
Quảng cáo hiển thị hay Display Advertising là gì? Ví dụ về một mẫu quảng cáo hiển thị – Display Ads.

Quảng cáo hiển thị (chủ yếu xuất hiện trên môi trường kỹ thuật số) bao gồm tất cả các hình thức quảng cáo đồ hoạ hay trực quan (Graphics, Visual) xuất hiện trên các website, ứng dụng (app) hay mạng xã hội (Social Media) thông qua hình thức chủ yếu là Banner hoặc các định dạng quảng cáo khác được tạo ra từ kiểu nội dung (Content Type) video, hình ảnh, văn bản (text) và âm thanh (audio).

Hầu hết các quảng cáo bạn vẫn thấy trên Facebook là quảng cáo hiển thị.

Ngoài ra, một số hình thức quảng cáo khác cũng tương đối phổ biến như Programmatic Advertising hay Native Advertising đều thuộc hệ sinh thái quảng cáo lớn hơn là hiển thị.

  • Quảng cáo tìm kiếm là gì?

Tất cả các hình thức quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google Search, Yahoo Search, Bing Search, YouTube Search hay Cốc Cốc Search đều là quảng cáo tìm kiếm.

Phần lớn các quảng cáo tìm kiếm xuất hiện dưới dạng văn bản (Text) và liên kết (Link).

Quảng cáo tìm kiếm hay Search Advertising là gì?

Ví dụ ở trên là một mẫu quảng cáo tìm kiếm của Facebook về trình quản lý quảng cáo của họ trên công cụ tìm kiếm Google.

5. Quảng cáo có trả phí và Quảng cáo không phải trả phí.

  • Quảng cáo có trả phí là gì?

Hấu hết các quảng cáo mà chúng ta vẫn thấy là quảng cáo có trả phí, tức thương hiệu hay doanh nghiệp phải trả tiền cho các bên cung cấp nền tảng quảng cáo (như Google hay Facebook) để được hiển thị hay khởi chạy quảng cáo.

  • Quảng cáo tự nhiên là gì?

Chủ yếu gắn liền với các nền tảng mạng xã hội (Organic Social Media Advertising), quảng cáo tự nhiên hay còn được gọi là quảng cáo miễn phí là khái niệm đề cập đến tất cả các hình thức sử dụng các bài đăng tự nhiên hay nội dung mang thông điệp quảng cáo nhưng không chạy quảng cáo.

Một số quan điểm chưa đúng đắn về khái niệm quảng cáo.

  • Quảng cáo là phải trả tiền: Như đã phân tích ở trên, với các nền tảng mạng xã hội hay thậm chí là bằng cách sử dụng website do thương hiệu tạo ra, bạn có thể quảng cáo mà không phải bỏ ra bất cứ một khoản ngân sách quảng cáo nào.
  • Quảng cáo không mang lại doanh số: Trong khi các nền tảng quảng cáo truyền thống vẫn có thể giúp thương hiệu tăng doanh số bán hàng, với các nền tảng quảng cáo trực tuyến như Facebook hay Google doanh nghiệp hoàn toàn có thể thúc đẩy trực tiếp lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.
  • Quảng cáo là sai sự thật: Trong khi có không ít các quan điểm cho rằng quảng cáo khá “tuỳ tiện” và “thường nói quá so với sự thật”. Bản chất của vấn đề không nằm ở quảng cáo (vì nó chỉ là phương tiện) mà nằm ở nhà quảng cáo (và cả bên cung cấp nền tảng quảng cáo). Mặc dù vẫn có khá nhiều nhà quảng cáo sử dụng các hình thức gian lận trong quảng cáo, các nhà quảng cáo khác vẫn “nói đúng sự thật.”

Những nội dung chính cần có của một mẫu quảng cáo tốt là gì?

Những nội dung chính cần có của một mẫu quảng cáo tốt là gì?
Những nội dung chính cần có của một mẫu quảng cáo tốt là gì?

Dù cho bạn đang sử dụng hình thức quảng cáo nào hay định dạng đang sử dụng là gì, quảng cáo được thiết kế để thuyết phục một cá nhân hay tổ chức nào đó mua hàng.

Tuỳ vào từng định dạng hay nền tảng quảng cáo, các thành phần hay yêu cầu quảng cáo có thể khác nhau, dưới đây là một số thành phần chính bạn có thể tham khảo.

  • Dòng tiêu đề chính (Headline): Đây là phần thông điệp thu hút sự chú ý chính đầu tiên của một mẫu quảng cáo. Với các quảng cáo video hay audio, nó có thể là phần giới thiệu ngắn (Intro), với các quảng cáo hiển thị hay tìm kiếm nó là phần nội dung đầu tiên “chạm” vào mắt khách hàng.
  • Tiêu đề phụ: Là phần nội dung giải thích cho phần tiêu đề chính. Nếu tiêu đề chính (hoặc nội dung giới thiệu) quá ngắn hoặc có thể khó hiểu, tiêu đề phụ là phần nội dung giúp khách hàng hiểu rõ hơn về điều bạn muốn nói.
  • Phần nội dung chính (Body Copy): Chính là phần thông điệp cốt lõi bạn muốn truyền tải đến khách hàng, nơi các tính năng và lợi ích riêng biệt (USP) của sản phẩm hoặc dịch vụ cần được làm nổi bật.
  • Visual (Hình ảnh): Trừ khi bạn đang quảng cáo trên radio hoặc các nền tảng tìm kiếm, các hình ảnh trực quan có tác động rất mạnh đến cảm xúc của người xem.
  • Lời kêu gọi hành động (CTA): Ở phần cuối cùng của bất cứ nội dung quảng cáo nào, bạn cần phải cho người xem hay khách hàng của mình biết họ cần làm gì. Theo một số các nghiên cứu khác nhau, việc thêm CTA hiệu quả có thể giúp tăng hơn 30% tỷ lệ hành động trên quảng cáo (CTR, chuyển đổi…).

Một số chỉ số chính dùng để đánh giá và đo lường hiệu suất quảng cáo.

Mặc dù tuỳ vào từng doanh nghiệp và từng mục tiêu khác nhau, các chỉ số được sử dụng có thể khác nhau, dưới đây là một số chỉ số chính bạn có thể tham khảo.

  • Ad Recall: Đo lường mức độ ghi nhớ quảng cáo sau khi xem quảng cáo.
  • ROAS (return on ad spend) – ROI: Đo lường tổng số doanh thu có được trên chi tiêu quảng cáo.
  • CPM: Tổng số tiền phải bỏ ra để có được 1000 lần hiển thị quảng cáo.
  • CPC: Chi phí bỏ ra trên mỗi lần nhấp chuột.
  • CPA: Chi chí bỏ ra trên mỗi hành động của khách hàng.
  • CTR: Tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo trên tổng số lần quảng cáo được xem.
  • CAC: Tổng chi phí phải bỏ ra để có được một khách hàng mới.
  • Traffic: Tổng số lượt khách hàng ghé thăm cửa hàng (trực tuyến hoặc ngoại tuyến) sau khi xem quảng cáo.
  • Revenue: Tổng doanh số thương hiệu hay doanh nghiệp có được sau các chiến dịch quảng cáo.

Luật quảng cáo là gì?

Luật quảng cáo được hiểu đơn giản là toàn bộ văn bản hay điều khoản quy định về cách thức một cá nhân hay tổ chức được thực hiện các hoạt động quảng cáo.

Tại Việt Nam, Luật quảng cáo lần đầu được ban hành năm 2012 và có hiệu lực từ tháng 1 năm 2013 do Quốc hội ban hành.

Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ quảng cáo.

  • Quảng cáo viết tắt là gì?

Thuật ngữ quảng cáo thường được viết tắt là Ads hoặc Ad trong tiếng Anh (chính là cách viết ngắn gọn của Advertising) và QC trong tiếng Việt.

  • Mẫu quảng cáo là gì?

Mẫu quảng cáo trong tiếng Anh có nghĩa Advertisements hoặc Adverts, chính là một đoạn nội dung được sản xuất bởi thương hiệu với mục tiêu là quảng bá một thứ gì đó.

Mẫu quảng cáo có thể được xuất hiện dưới dạng video, văn bản, hình ảnh hoặc một số hình thức khác và có thể xuất hiện trên nhiều nền tảng khác nhau.

  • Mục đích của quảng cáo là gì?

Như đã phân tích chi tiết ở trên, tuỳ vào từng mục tiêu của từng doanh nghiệp mà quảng cáo có thể gắn liền với những mục đích khác nhau như xây dựng thương hiệu, bán hàng, giới thiệu sản phẩm mới và hơn thế nữa.

  • Kinh doanh quảng cáo là gì?

Khái niệm kinh doanh quảng cáo đề cập đến quá trình khai thác và cung cấp các dịch vụ quảng cáo (Advertising Services) đến các đơn vị có nhu cầu quảng cáo.

Ví dụ, một doanh nghiệp nào đó có thể kinh doanh quảng cáo bằng cách đấu thầu và cho thuê lại toàn bộ các không gian quảng cáo ở các sân bay.

  • Quảng cáo theo ngữ cảnh là gì?

Quảng cáo theo ngữ cảnh (Contexual Advertising) là cách thức mà các hệ thống quảng cáo (chẳng hạn như Facebook hay Google) hiển thị quảng cáo dựa trên các nội dung liên quan mà người dùng đang xem.

Chẳng hạn như bạn đang xem một video về ẩm thực chẳng bạn, bạn có thể thấy một mẫu quảng cáo của thương hiệu McDonald’s.

  • Công nghệ quảng cáo (Adtech) là gì?

Công nghệ quảng cáo hay Adtech là thuật ngữ đề cập đến các định dạng, phương thức hay thuật toán phân phối quảng cáo của các nền tảng quảng cáo như Google, Facebook hay TikTok.

  • Quảng cáo hiển thị tự nhiên là gì?

Quảng cáo hiển thị tự nhiên (Native Ads) là hình thức quảng cáo trong đó nội dung quảng cáo được hiển thị xen kẻ với các nội dung tự nhiên (trên web và app) nhằm mục tiêu thúc đẩy khả năng tương tác của người dùng.

  • Quảng cáo đa nền tảng là gì?

Là thay vì chỉ quảng cáo trên Facebook chẳng hạn, nhà quảng cáo chọn cách quảng cáo song song trên cả Google, Instagram, TikTok và hơn thế nữa.

  • Quảng cáo nhập vai là gì?

Quảng cáo nhập vai là hình thức quảng cáo cho phép mọi người tương tác với sản phẩm trực tiếp bên trong quảng cáo theo thời gian thực.

Những môi trường sử dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) hay Metaverse sẽ cho phép các nhà quảng cáo sử dụng định dạng quảng cáo này.

  • Quảng cáo âm thanh là gì?

Là hình thức quảng cáo thông qua âm thanh (Audio). Thay vì sử dụng các định dạng phổ biến như video, photo hay text (văn bản), các thương hiệu sử dụng âm thanh để truyền tải các thông điệp quảng cáo của mình.

  • Quảng cáo động (Dynamic Ads) là gì?

Quảng cáo động là quảng cáo tự động điều chỉnh nội dung (mẫu quảng cáo) theo từng người dùng phụ thuộc vào cách họ tương tác với quảng cáo. Quảng cáo động là một hình thức của quảng cáo cá nhân hoá.

  • Quảng cáo cá nhân hoá là gì?

Là hình thức quảng cáo trong đó nhà quảng cáo phân phối các mẫu quảng cáo khác nhau cho từng người dùng khác nhau phục thuộc vào sở thích hay cách họ tương tác với các nội dung của thương hiệu.

  • Quảng cáo mạng xã hội là gì?

Là phương thức quảng cáo trong đó các thương hiệu tiến hành chạy và hiển thị quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok hay YouTube.

  • Dung lượng hay khoảng không quảng cáo là gì?

Là không gian hiển thị quảng cáo, nó chính là thứ quyết định độ lớn hay sức mạnh hiển thị của các nền tảng quảng cáo như Facebook hay TikTok.

  • Quảng cáo giải trí là gì?

Là các quảng cáo với mục tiêu giải trí đối tượng mục tiêu mục tiêu, thay vì cố gắng bán hàng, các thương hiệu sử dụng hình thức quảng cáo này để truyền cảm hứng cho họ, giúp họ học một thứ gì đó mới mà họ có thể thích và hơn thế nữa.

  • Branding là gì trong ngành quảng cáo?

Trong ngành quảng cáo, Branding có thể được hiểu là một mục tiêu của quảng cáo, khác với Performance là thúc đẩy chuyển đổi bán hàng, các quảng cáo định hướng Branding hướng tới mục tiêu xây dựng độ nhận diện thương hiệu.

  • Quảng cáo bùng là gì?

Là hành vi gian lận trong quảng cáo, trong đó các nhà quảng cáo tìm cách chạy quảng cáo và không trả phí cho các nền tảng quảng cáo. Hành vi thường thấy là nhà quảng cáo bỏ tài khoản quảng cáo hoặc bỏ thẻ thanh toán quảng cáo (phương thức thanh toán).

  • Quảng cáo video được kết nối bởi nội dung là gì?

Là hình thức quảng cáo video sử dụng nội dung (Content) làm phương tiện kết nối chính, thông qua các câu chuyện được kể một cách hấp dẫn bằng video, thương hiệu có thể dễ dàng kết nối với khách hàng tiềm năng của mình.

  • Chức năng của quảng cáo trong Marketing là gì?

Như đã phân tích ở trên, quảng cáo là 1 phần không thể thiếu của marketing, trong ngành marketing, chức năng chính của quảng cáo là giới thiệu sản phẩm, xây dựng thương hiệu, bán hàng và hơn thế nữa.

  • Quảng cáo phi thương mại là gì?

Là các mẫu quảng cáo không nhằm mục đích bán hàng, thay vì với các quảng cáo thương mại thông thường, người bán sẽ mong muốn bán một thứ gì đó cho đối tượng mục tiêu, với quảng cáo phi thương mại thì không. Các tổ chức phi chính phủ, hay các chiến dịch vận động cộng đồng (từ chính phủ) thường sử dụng hình thức quảng cáo này.

  • Vật phẩm quảng cáo là gì?

Là những tờ rơi, tài liệu, ấn phẩm…được sử dụng cho mục đích quảng cáo.

  • Người quảng cáo là gì?

Người quảng cáo hay còn được gọi là nhà quảng cáo, là những cá nhân hay tổ chức thực hiện các hoạt động quảng cáo và chịu trách nhiệm về những gì mà họ đang quảng cáo tới người tiêu dùng hay công chúng.

  • Viết quảng cáo là làm gì?

Viết quảng cáo là khái niệm đề cập đến quá trình sản xuất các nội dung phục vụ cho quảng cáo. Ví dụ như slogan, tiêu đề, hay bất cứ lời đề xuất (offer) nào khác, thứ mà khách hàng có thể nhìn thấy từ các mẫu quảng cáo.

Kết luận.

Nếu bạn là người đang làm việc trong ngành quảng cáo nói riêng và ngành marketing nói chung, việc hiểu đầy đủ bản chất của các thuật ngữ là một trong những yêu cầu hàng hàng đầu trước khi gia nhập ngành.

Hy vọng qua bài viết này từ MarketingTrips, bạn có thể hiểu rõ hơn về bản chất của ngành quảng cáo, hiểu quảng cáo là gì, các hình thức và công cụ quảng cáo, cũng như các lý thuyết chính khác xoay quanh thuật ngữ Quảng cáo.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Một số nền tảng thiết yếu khi bắt đầu một doanh nghiệp mới

Nếu bạn muốn bắt đầu xây dựng cho mình một doanh nghiệp riêng, dưới đây là một số nền tảng thiết yếu nhất bạn nên quan tâm ngay từ đầu.

Một số nền tảng thiết yếu khi bắt đầu một doanh nghiệp mới
Một số nền tảng thiết yếu khi bắt đầu một doanh nghiệp mới

Trong nền kinh tế đại dịch này, các nhà lãnh đạo ngày càng nhận ra rằng việc xây dựng một doanh nghiệp có khả năng phục hồi và bền bỉ có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết.

Dưới đây là một số nền tảng căn bản nhất bạn cần quan tâm và đầu tư trước khi bắt đầu.

Xác định một hệ thống nhận diện thương hiệu hay bản sắc thương hiệu riêng biệt.

Hệ thống nhận diện thương hiệu hay bản sắc thương hiệu (brand identity) có thể được định nghĩa là mức độ khác biệt trong các giá trị cốt lõi của thương hiệu mà một doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng mục tiêu.

Trong các bối cảnh kinh doanh khi mà yếu tố cạnh tranh càng trở nên khốc liệt, khi mà khách hàng càng có nhiều lựa chọn thay thế hơn, các yếu tố bản sắc thương hiệu hay điểm bán hàng riêng biệt (USP) càng trở nên quan trọng hơn.

Trước khi bắt đầu doanh nghiệp, bạn cần tự hỏi liệu doanh nghiệp của mình có bản sắc gì riêng không, đâu là thứ khách hàng sẽ nhớ về thương hiệu của mình.

Xây dựng một nền văn hóa cộng tác.

Khi nói đến văn hoá doanh nghiệp, “lịch sử” được xem là một trong những yếu tố cốt lõi, do đó bạn cần xây dựng văn hoá doanh nghiệp từ những ngày đầu hay càng sớm càng tốt.

Khi một nhân viên mới gia nhập một doanh nghiệp, họ cần hiểu doanh nghiệp của bạn có lịch sử văn hoá như thế nào, các nhân viên hiện tại tương tác với nhau ra sao và hơn thế nữa.

Sau đại dịch và sống trong một thế giới VUCA, chúng ta nhận ra rằng, khả năng thích ứng nhanh và sống sót quan trọng không kém khả năng tăng trưởng và phát triển, các thuật ngữ như Agile Marketing cũng xuất phát từ góc nhìn này.

Hàm ý của quan điểm này cho rằng, cho dù với tư cách là nhà lãnh đạo, bạn không thể tự mình giải quyết và hiểu tất cả mọi thứ, bạn cần sự đoàn kết nội bộ, bạn cần mọi người trong doanh nghiệp làm việc cùng nhau vì một mục tiêu chung.

Văn hoá cộng tác chính là chất kết dính tất cả những điều này.

Liên tục củng cố các lợi thế cạnh tranh.

Trước khi bắt đầu một doanh nghiệp hay thậm chí là bắt đầu một công việc kinh doanh gì đó, bạn cần hiểu mình là ai.

Bạn sẽ bán một sản phẩm hay một dịch vụ? Giá thành sản xuất và giá bán của bạn là bao nhiêu? Khách hàng mục tiêu là ai và thị trường của bạn ở đâu? Những giá trị mà sản phẩm hay dịch vụ của bạn mang lại cho khách hàng là gì?

Đâu là các điểm bán hàng khác biệt hay lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp của bạn so với đối thủ cạnh tranh và hơn thế nữa.

Trong bối cảnh kinh doanh mới, một hoặc một vài lợi thế cạnh tranh thôi là chưa đủ, bạn cần liên tục phát triển và củng cố các lợi thế kinh doanh mới.

Xây dựng chiến lược Marketing dựa trên từ khóa.

Trong khi với thế giới marketing phát triển như hiện tại, bạn có vô số cách để làm marketing và đưa sản phẩm của mình đến tay khách hàng.

Tuy nhiên, với bản chất là công ty khởi nghiệp, khi mà bạn bị giới hạn bởi nhiều các yếu tố như con người và nguồn vốn, bạn cần các chiến lược phù hợp và tiết kiệm hơn.

Thay vì đầu tư nhiều ngân sách marketing trên các nền tảng mạng xã hội (Social Media), bạn có thể xây dựng một chiến lược marketing thông minh với công cụ tìm kiếm.

Bằng cách tập trung vào các nhóm từ khoá ngắn và dài (long-tail và short-tail keyword), bạn có thể chủ động gặp gỡ khách hàng ngay khi họ phát sinh nhu cầu.

Xây dựng một tư duy tăng trưởng.

Để có thể nhanh chóng mở rộng phạm vi hay quy mô kinh doanh, bạn cần có chiến lược và tư duy tăng trưởng (growth mindset).

Bạn có thể bắt đầu bằng cách đạt ra các câu hỏi như: Lợi thế cạnh tranh của bạn là gì và điều đó sẽ giúp bạn như thế nào khi bạn quyết định mở rộng quy mô hay tăng trưởng?

Đâu là những con đường hay cách thức giúp bạn đạt được mục tiêu nhanh hơn và bền vững hơn? hay bạn có sẵn sàng thừa nhận sai lầm để thay đổi hay không?

Sau đó, hãy xem xét lại mô hình kinh doanh và hệ thống sản phẩm của doanh nghiệp, xây dựng khung thời gian đổi mới và hoàn thiện nó qua các thời kỳ.

Bằng cách xác định các điểm rơi của doanh nghiệp trong tương lai, bạn luôn biết cách tối ưu chiến lược của mình trong hiện tại.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Nghiên cứu: Khi nào khen ngợi đối thủ có lợi cho thương hiệu của bạn

Trong khi các đối thủ như Pepsi – Coca hay Mac – PC thường được xem là “không đội trời chung”, các nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng khen ngợi đối thủ có thể giúp tăng hình ảnh và lợi nhuận của thương hiệu. Cùng MarketingTrips khám phá chủ đề “Khi nào khen ngợi đối thủ có lợi cho thương hiệu của bạn“.

Khi nào khen ngợi đối thủ có lợi cho thương hiệu của bạn
Getty Images – Khi nào khen ngợi đối thủ có lợi cho thương hiệu của bạn

Trong khi các đối thủ thường sẽ đối đầu nhau trong mọi chiến tuyến, đâu là cách tốt nhất để thương hiệu tương tác với đối thủ cạnh tranh?

Từ cách tiếp cận cũ…

Ở bối cảnh hiện tại, phần lớn các thương hiệu chỉ tập trung những nỗ lực marketing vào các điểm mạnh của riêng họ thay vì thừa nhận đối thủ cạnh tranh – và khi họ nhắc đến các thương hiệu cạnh tranh, thông thường đó sẽ là những lời hay sự so sánh “không mấy dễ chịu”.

 

Ví dụ: hãy xem xét mẫu quảng cáo ở trên giữa “Mac và PC”, như bạn có thể thấy, đó là một quảng cáo “nói xấu đối thủ” một cách trực diện.

Cũng tương tự như Mac và PC, Pepsi và Coca hay Apple và Samsung cũng chọn cách tiếp cận tương tự khi nói đến các đối thủ của họ.

Đến cách tiếp cận mới…

Tuy nhiên, trong một bối cảnh khác, các thương hiệu lại chọn cách tiếp cận mới thông minh hơn và có lợi hơn.

PlayStation và Xbox đã công khai chúc mừng Nintendo vào ngày thương hiệu đối thủ này ra mắt hệ thống chơi game Switch mới của mình, Oreo đã chia sẻ một thông điệp trên Twitter rằng KitKat là không thể cưỡng lại hay tại New York Times, tờ báo này thậm chí còn sử dụng một quảng cáo toàn trang để khuyến khích mọi người đọc thêm tin tức ở những trang tin chất lượng và đáng tin cậy khác.

Trong một thế giới mới, khi mà người tiêu dùng ngày càng chán ngấy với những thông điệp mang tính chia rẽ, hạ thấp hay nói xấu đối thủ, cũng không có gì ngạc nhiên khi họ ngày càng có xu hướng tán dương những điều tử tế hay những lời nói với những giọng điệu lạc quan hơn.

Nhưng tất nhiên, câu hỏi vẫn được đặt ra là: Việc khen ngợi đối thủ như vậy có gây hại cho lợi nhuận của chính thương hiệu của bạn không, hay các thương hiệu có thể áp dụng cách tiếp cận này như thế nào để có lợi cho thương hiệu của họ hoặc ít nhất không để mất “miếng bánh” vào tay đối thủ?

Để có thể làm sáng tỏ vấn đề này, các nhà nghiên cứu là những tiến sỹ và những trợ lý của các giáo sư marketing đến từ Duke University và trường kinh doanh Lubar, thuộc University of Wisconsin-Milwaukee đã tiến hành chạy 11 thử nghiệm khác nhau với gần 4000 người tiêu dùng.

Sau nghiên cứu, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, khi một thương hiệu khen ngợi một đối thủ cạnh tranh của họ, người tiêu dùng nảy sinh một thái độ tích cực hơn đối với thương hiệu đó – và sự thay đổi thái độ này được phản ánh trực tiếp qua mức độ sẵn sàng mua hàng của người tiêu dùng với các sản phẩm của thương hiệu.

Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã cho một nhóm người tiêu dùng xem một dòng tweet (hư cấu) trong đó KitKat khen ngợi Twix (thương hiệu kẹo Sô cô la đối thủ của KitKat): “Hi Twix, cho dù chúng ta có là đối thủ của nhau hay không, chúc mừng lễ kỹ niệm 54 năm kinh doanh của bạn nhé! Chúng tôi cũng thừa nhận rằng – Twix rất ngon.”

Các nhà nghiên cứu cũng cho một nhóm người tiêu dùng xem một dòng tweet khác trong đó KitKat không khen ngợi bất cứ điều gì về Twix.

7 ngày sau đó, khi các nhà nghiên cứu liên hệ lại những người tiêu dùng này và hỏi họ đâu là thương hiệu kẹo họ đã mua trong những ngày qua và kết quả là:

Những người đã được xem đoạn tweet trong đó KitKat khen ngợi Twix có khả năng đã mua KitKat cao hơn 34% so với những người trong nhóm đối tượng còn lại kia.

Điều quan trọng là, người tiêu dùng có khả năng mua Twix là như nhau bất kể họ xem dòng tweet nào, có lợi hay bất lợi về Twix, điều này cho thấy rằng Twix không nhận được bất cứ lợi ích nào về mặt bán hàng khi nhận được các lời khen ngợi của KitKat.

Để tiếp tục xác nhận vấn đề, các nhà nghiên cứu lại mở rộng phạm vi nghiên cứu sang các thương hiệu trong các ngành thực phẩm, gọi xe, phụ kiện, truyền thông, công nghệ và cũng thấy rằng người tiêu dùng thể hiện sự quan tâm nhiều hơn đến việc mua hàng của các thương hiệu khen ngợi đối thủ cạnh tranh của họ.

Để nhận định vấn đề này, các nhà nghiên cứu cho rằng khi một thương hiệu khen ngợi đối thủ cạnh tranh của mình, người tiêu dùng cho biết họ cảm thấy rằng thương hiệu đó nhiệt tình hơn, chu đáo hơn, tử tế và đáng tin cậy hơn.

Kết quả là, người tiêu dùng tương tác nhiều hơn với các thương hiệu này trên phương tiện truyền thông xã hội, nhấp vào nhiều quảng cáo của họ hơn, thái độ kết nối tích cực hơn, cảm giác liên kết đến thương hiệu mạnh mẽ hơn, và cuối cùng là sẽ mua nhiều sản phẩm của các thương hiệu này hơn.

Tất nhiên, việc khen đối thủ cũng sẽ hoạt động tốt hơn đối với một số thương hiệu cụ thể.

Ví dụ: các nhà nghiên cứu đã kiểm tra tác động của việc khen ngợi đối thủ với cả các thương hiệu hoat động vì lợi nhuận lẫn phi lợi nhuận, và họ nhận thấy rằng trong khi cả hai loại tổ chức đều có được những phản hồi tích cực hơn sau đó, các thương hiệu hoạt động vì lợi nhuận được hưởng lợi nhiều nhất.

Tiếp đó, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng cách tiếp cận này sẽ hoạt động tốt hơn khi thương hiệu khen ngợi đối thủ trực tiếp của họ – việc ca ngợi một thương hiệu không liên quan sẽ không mang lại bất cứ tác động nào.

Ví dụ, trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã cho người tiêu dùng xem một chiến dịch marketing trong đó một thương hiệu kính mắt ca ngợi một thương hiệu bánh hamburger.

Vì thương hiệu được khen không phải là đối thủ cạnh tranh trực tiếp, các lời khen ngợi này không thể thúc đẩy hình ảnh thương hiệu hoặc doanh số bán hàng của thương hiệu kia.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, những người tiêu dùng thường hay nghi ngờ nhất về quảng cáo nói chung thể hiện sự tích cực về một thương hiệu nhiều nhất khi họ khen ngợi đối thủ cạnh tranh của mình.

Điều này có thể là do những người tiêu dùng này vốn đã có những cảm xúc tiêu cực đối với thương hiệu, do đó khi các thương hiệu này thể hiện được sự tử tế, người tiêu dùng lại có những ấn tượng đáng kể đến họ.

Cuối cùng, nghiên cứu nhận định rằng, việc khen ngợi đối thủ về cơ bản có thể mang lại những lợi ích đáng kể cho các thương hiệu, cả về nhận thức của người tiêu dùng lẫn doanh số bán hàng.

Trong một thế giới khi người tiêu dùng ngày càng hoài nghi với mọi thứ, việc các thương hiệu thường xuyên thể hiện sự tử tế và tích cực cũng là chìa khoá để phát triển.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Vinamilk lao dốc và có nguy cơ rơi khỏi Top 10 trên sàn chứng khoán

Từ vị thế luôn nằm trong top 5, Vinamilk rớt xuống hạng 10 trong bảng danh sách các doanh nghiệp được định giá cao nhất trên sàn chứng khoán HoSE.

Vinamilk lao dốc và có nguy cơ rơi khỏi Top 10 trên sàn chứng khoán

Tụt lại phía sau.

Theo thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE), đến hết tháng 2, tổng cộng 48 doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu tại HoSE đạt vốn hóa tỷ USD, tăng thêm 4 doanh nghiệp so với tháng trước.

Trong đó, 3 “ông lớn” có vốn hóa lớn nhất thị trường lần lượt là Vietcombank (399.898 tỷ đồng – 17,5 tỷ USD), Vinhomes (337.463 tỷ đồng – 14,8 tỷ USD), Vingroup (293.673 tỷ đồng – 12,9 tỷ USD). 3 doanh nghiệp này cũng có mức định giá vượt mốc 10 tỷ USD.

Trong khi đó, những doanh nghiệp còn lại trong top 10 về vốn hóa có sự xáo trộn về vị trí. Đặc biệt, vốn hóa của Vinamilk sụt giảm còn 163.853 tỷ đồng, tương đương 7,2 tỷ USD.

Doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam rơi xuống vị trí thứ 10 về giá trị niêm yết, tụt một bậc so với tháng 1. Đây cũng là vị trí thấp nhất trong nhiều năm qua của Vinamilk trên bảng xếp hạng vốn hóa của HoSE.

Xuyên suốt lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam, Vinamilk là một trong những doanh nghiệp có thời gian nắm giữ “ngôi vương” về vốn hóa trong thời gian dài nhất.

Trong gần 4 năm qua, đại gia ngành sữa không còn giữ vị trí đầu bảng nhưng vẫn thường xuyên nằm trong top 5 doanh nghiệp có giá trị niêm yết lớn nhất trước khi rớt khỏi nhóm này từ giữa năm 2021.

Vinamilk liên tục rớt hạng về giá trị khi cổ phiếu của doanh nghiệp trong một năm qua giảm hơn 20%. Ở chiều ngược lại, VN-Index tăng gần 30% trong cùng khoảng thời gian này.

Đóng cửa phiên giao dịch 2/3, thị giá cổ phiếu VNM của Vinamilk giảm còn 78.500 đồng/cổ phiếu, là vùng giá thấp nhất của VNM trong gần 2 năm qua kể từ tháng 5/2020.

Tại thời điểm đó, cả thị trường chứng khoán vừa trải qua đợt lao dốc khi dịch Covid-19 lần đầu bùng phát. Và kể từ đó đến nay, nhiều cổ phiếu bluechip trong nhóm VN30 đã tăng giá vài trăm phần trăm trong khi VNM lại thuộc nhóm số ít đi giật lùi.

Liệu có phục hồi?

Năm 2021, Vinamilk đạt doanh thu 60.919 tỷ đồng, mức cao kỷ lục trong lịch sử doanh nghiệp. Tuy nhiên, biên lợi nhuận suy giảm do chi phí nguyên liệu, sản xuất tăng khiến lợi nhuận sau thuế của công ty giảm 5% so với cùng kỳ 2020, chỉ đạt 10.633 tỷ đồng.

Với việc tăng trưởng âm, doanh nghiệp cũng không hoàn thành kế hoạch lợi nhuận.

Theo chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC), Vinamilk năm nay có thể tăng trưởng doanh thu 7%, lợi nhuận dự kiến tăng 4% so với kết quả 2021.

Nhìn chung, ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) dù phục hồi nhanh trong năm 2022 nhưng còn nhiều thách thức.

Theo VCSC, sức mua của người tiêu dùng phổ thông năm nay vẫn thấp hơn 5-10% so với thời điểm 2019 khi thu nhập chịu ảnh hưởng sau đại dịch.

Minh chứng cụ thể là vào tháng 10/2021, thời điểm các quy định giãn cách xã hội được bãi bỏ ở nhiều tỉnh thành, doanh số của Vinamilk tại thị trường trong nước tăng hơn 20% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, sau cả quý IV, mức tăng trường giảm còn 7%.

thị phần của Vinamilk tăng thêm 1% trong năm 2021 với năng lực mạnh hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành trong việc duy trì hoạt động kinh doanh ổn định trước những gián đoạn do dịch Covid-19, chuyên gia của VCSC dự báo khả năng lấy thêm thị phần của doanh nghiệp sẽ hạn chế trong tương lai.

Lý do là Vinamilk đã chiếm tới 60% tổng thị phần ngành sữa trong nước và thị trường nội địa đang cạnh tranh gay gắt, đặc biệt ở mảng sữa công thức.

Ngoài ra, ban lãnh đạo Vinamilk cũng cho biết đã tăng nhẹ giá bán dưới 5% trong tháng 12/2021 và tháng 1 khi chi phí nguyên liệu đầu vào tăng.

Vinamilk đã chốt giá bột sữa đầu vào cho sản xuất đến tháng 6 và kỳ vọng không tăng giá bán từ nay đến cuối năm ngoại trừ xảy ra biến động đáng kể trong cơ cấu chi phí.

Cũng theo nhiều dự báo khác nhau, Vinamilk có nguy cơ rơi khỏi top 10 trên sàn chứng khoán nếu tiếp tục duy trì tình hình như hiện tại.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh (Theo Dân Trí)

TikTok chia sẻ mẹo tối ưu hoá nội dung trên nền tảng

Nhằm mục tiêu hỗ trợ những người làm marketing nhiều hơn nữa, TikTok vừa chia sẻ những mẹo tối ưu hoá nội dung có thương hiệu trên nền tảng.

tối ưu nội dung trên tiktok
TikTok chia sẻ mẹo tối ưu hoá nội dung trên nền tảng

Khi nền tảng đang tiếp tục phát triển và trở thành động lực làm quảng cáo cho nhiều thương hiệu, TikTok đang cung cấp thêm những lý do mới để thu hút các nhà quảng cáo thông qua việc chia sẻ những mẹo tối ưu hoá nội dung có thương hiệu.

Tuy nhiên, làm marketing trên TikTok vốn khác với các nền tảng khác, cụ thể nhất là ở chỗ, trong khi các nền tảng khác vẫn tương tác đều với các kiểu nội dung khác nhau, người dùng TikTok yêu thích tương tác với những nội dung gốc do thương hiệu hoặc nhà sáng tạo khởi sướng.

Thông qua việc hợp tác với IPSOS để thực hiện hàng trăm nghiên cứu khác nhau về sức ảnh hưởng của các yếu tố quảng cáo đến sức khoẻ thương hiệu (Brand Lift), TikTok đã khám phá ra cách các nội dung có thương hiệu có thể thúc đẩy lượng tương tác của người dùng.

Dưới đây là tổng quan về các mẹo tối ưu hoá nội dung mà TikTok khuyên các nhà quảng cáo nên ứng dụng nên nền tảng.

Các thương hiệu nên sử dụng cả những nội dung được khởi xướng bởi thương hiệu lẫn các nội dung do nhà sáng tạo xây dựng để tối ưu hiệu suất trên TikTok.

Trong khi những nội dung được xây dựng bởi thương hiệu và những nội dung do nhà sáng tạo tạo ra vẫn có thể chứng minh được mức độ hiệu quả khi triển khai độc lập, việc kết hợp cả hai kiểu nội dung có thể giúp thương hiệu tối ưu hoá mức độ ảnh hưởng của nội dung đến với người dùng.

Theo nghiên cứu, bằng cách kết hợp cả hai kiểu nội dung, thương hiệu có thể tạo ra được sức ảnh hưởng (mức độ ghi nhớ quảng cáo) cao hơn đến 2.8 lần so với mức trung bình.

Để nhà sáng tạo tương tác với sản phẩm cũng là cách thông minh để tối ưu hoá nội dung trên TikTok.

Trong khi những nội dung do nhà sáng tạo tạo ra có thể mang lại mức độ tương tác tốt cho thương hiệu, thương hiệu nên tối ưu hoá mức độ ảnh hưởng của nội dung bằng cách để nhà sáng tạo cung cấp những thông tin về sản phẩm cho khách hàng.

Những nội dung được cung cấp trực tiếp bởi nhà sáng tạo có khả năng thuyết phục cao hơn và được ghi nhớ tốt hơn.

Theo nghiên cứu, bằng cách để nhà sáng tạo truyền tải thông tin về sản phẩm, mức độ ghi nhớ quảng cáo (ad recall) tăng lên đến 4%, và mức độ liên kết tới thương hiệu tăng 10%.

Việc bao gồm hình ảnh một nhân vật nào đó trong quảng cáo có thể thúc đẩy cao hơn mức độ ghi nhớ quảng cáo.

Việc lồng ghép các nhân vật, dù cho đó là nhân vật hoạt hình hoặc người thực, nhà quảng cáo có thể làm tăng mức độ ảnh hưởng của thương hiệu đến các nhóm đối tượng mục tiêu.

Theo nghiên cứu, mức độ ghi nhớ quảng cáo có thể tăng lên đến 9% khi sử dụng các hình ảnh nhân vật trong quảng cáo.

Chiến thuật cuối cùng dùng để tối ưu nội dung trên TikTok là thương hiệu nên bao gồm từ 3-5 tín hiệu thương hiệu (brand cues) trong mỗi mẫu quảng cáo.

Theo nghiên cứu, việc thể hiện các tín hiệu thương hiệu ở cuối nội dung quảng cáo có thể làm giảm đến 17% so với thể hiện ở giữa hoặc đầu.

Ngược lại, bằng cách thể hiện từ 3-5 tín hiệu thương hiệu trong suốt nội dung có thể làm tăng đến 14% mức độ liên kết của người dùng đến thương hiệu.

Kết luận.

Bằng cách áp dụng những mẹo tối ưu hoá nội dung nói trên từ TikTok, các thương hiệu có thể tăng mức độ ghi nhớ quảng cáo, tăng mức độ liên kết đến thương hiệu và tăng mức độ ảnh hưởng của các nội dung quảng cáo lên sức khoẻ thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Gen Z sẽ nắm giữ tương lai tiêu dùng

Theo Anphabe, hãng tuyển dụng hàng đầu châu Á, khác với các thế hệ trước, có tới 81% những người trẻ gen Z (thế hệ sinh ra từ giữa thập niên 90 và đầu những năm 2000) tự tin hiểu rõ bản thân, biết mình thích và không thích làm gì.

Gen Z sẽ nắm giữ tương lai tiêu dùng

Hiện nay, thế hệ gen Z dần trở thành lực lượng thống trị thị trường lao động, là thế hệ chủ động tạo ra sân chơi cho chính mình, thay vì phải theo đuổi một cuộc chơi đã được sắp đặt sẵn. Do đó, việc nhìn lại chiến lược kinh doanh là hành động tối quan trọng của các tập đoàn sau khi Covid-19 bùng phát.

Thử thách đã cho thấy, những thương hiệu thay đổi nhanh chóng và thích ứng với các trào lưu của gen Z sẽ sống sót tốt hơn, trong khi những thương hiệu với tư duy cũ kỹ sẽ bị bỏ lại phía sau.

NHỮNG ƯU TIÊN CỦA THẾ HỆ TRẺ.

Theo nghiên cứu “Thế hệ Z – người tiêu dùng tương lai” của Nielsen, hơn 70% số người trả lời nói rằng họ có sức ảnh hưởng nhất định đến các quyết định mua sắm, sinh hoạt cho gia đình, như các hoạt động ngoài trời hoặc giải trí, đồ gia dụng, quần áo, đồ ăn và thức uống…

Trưởng thành trong một thời kỳ phát triển mạnh của nền kinh tế, những người thuộc thế hệ Z nhìn chung đều vui vẻ hơn, lạc quan hơn, nhưng không có nghĩa là họ dễ dãi.

Họ định nghĩa về mình là những người tiêu dùng “sáng tạo”, “kết nối” và “đầy đủ thông tin”. Thêm vào đó, ngoài những giá trị sản phẩm thông thường, gen Z còn quan tâm đến vấn đề trách nhiệm xã hội, môi trường và bình đẳng giới.

Bà Rani Patel Williams, đối tác kết nối các thương hiệu như Google, Nike, Netflix và Depop, với những nhà sáng tạo, nhà quảng cáo và nhà hoạt động trẻ, nhận định: “Những lớp người đầu tiên của thế hệ luôn là đại diện cho sự đổi thay và tiến bộ.

Đặc biệt, những người thuộc gen Z đang chiếm khoảng 20% dân số toàn cầu và hơn 40% cơ sở khách hàng của ngành thời trang.

Giá trị và niềm tin của họ đang định hình hành vi tiêu dùng hiện đại, dẫn đến nhu cầu lớn hơn về các sản phẩm bền vững, sự minh bạch trong hoạt động, kỳ vọng cao về giá trị và các phong trào xã hội, cũng như trải nghiệm trực tuyến tốt”.

Bây giờ là lúc thích hợp nhất để các công ty tạo nên sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của người trẻ, để họ có thể chuyển đổi thành người tiêu dùng trung thành.

Theo kết quả khảo sát năm 2021 từ Jam, trên 550.000 thanh niên độ tuổi 20 – 25, một bộ phận nhỏ thuộc giới trẻ siêu giàu có thể chi trả lên tới hàng nghìn, hàng chục nghìn đô la cho một bộ trang phục hay phụ kiện nào đó và tổng giao dịch một năm có thể ở mức hàng trăm nghìn đô la mỗi năm.

Theo số liệu từ Statista, doanh thu năm vừa qua của ngành công nghiệp thời trang có tới 19% đến từ các khách hàng ở độ tuổi 20.

Song, nếu được chọn lựa thì những người tiêu dùng trẻ này sẽ ưu tiên cho các mặt hàng xa xỉ nào? Theo kết quả thu được, thứ tự ưu tiên sẽ lần lượt là: quần áo (30%), trang sức (22%) và đồ da thuộc (20%). Tiếp đó chính là những sản phẩm công nghệ.

Những chiếc điện thoại, máy tính bảng cao cấp dường như là vật bất ly thân của thế hệ trẻ hiện nay.

Đó là đặc trưng của thế hệ từ gen Z cho đến gen Alpha, khi mà họ lớn lên ở thời đại bùng nổ công nghệ thông tin cùng với sự xuất hiện dày đặc của các nền tảng mạng xã hội.

Để phục vụ nhóm khách hàng gen Z, các nhãn hàng xa xỉ thậm chí đã tạo ra một làn sóng tuyển dụng nhân tài trẻ về làm việc cho công ty.

Thế hệ Z hiểu kỳ vọng của thế hệ mình và do đó, họ sẽ có những ý kiến, đóng góp phù hợp. Hãng Gucci là một thương hiệu đã thành công khi áp dụng chiến lược này.

Bằng cách thành lập một hội đồng cố vấn ngầm gồm những nhân tài dưới 30 tuổi từ năm 2015, công ty đã liên tục tạo ra được những chiến lược thu hút và giữ được liên hệ mạnh mẽ với người tiêu dùng trẻ tuổi, mặc cho tuổi đời của thương hiệu đã hơn 100 năm.

HÀNG XA XỈ CHƯA BAO GIỜ TRỞ NÊN NHÀM CHÁN.

Một trong những điều cần lưu ý là, các con số về doanh thu của các ngành hàng xa xỉ tăng lên chóng mặt trong những năm gần đây ở nhóm khách hàng trẻ châu Á.

Nhiều khảo sát chỉ ra rằng sự chịu chi của giới trẻ châu Á hiện nay hơn hẳn các tầng lớp đang đi làm và có thu nhập.

Tại Trung Quốc, theo Bloomberg, những đứa trẻ từ sinh ra từ khoảng năm 1997 đến 2012 có thể bỏ ra trung bình lên tới hàng chục nghìn đô la cho các sản phẩm xa xỉ và hầu như số tiền này đến từ sự chu cấp của các bậc cha mẹ.

Điều này sẽ có ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai của ngành hàng xa xỉ, khi mà nó sẽ tái định hướng và phân chia lại phân khúc khách hàng của ngành công nghiệp này.

Đặc biệt là trong năm 2022, khi dịch bệnh vẫn đang còn tiếp diễn, các ông lớn sẽ dần tiến tới việc thực hiện chuyển đổi các hoạt động mua hàng truyền thống sang các nền tảng số để vực lại doanh thu. Khách hàng trẻ lại là đối tượng tiềm năng của những nền tảng số này.

Tuy nhiên, với lớp người tiêu dùng trẻ, sự sang trọng là để cung cấp những trải nghiệm độc đáo. Do đó, sáng tạo và có ảnh hưởng là điều quan trọng nhất đối với một thương hiệu xa xỉ. Để gen Z bị thu hút bởi tính độc đáo và năng lượng truyền cảm hứng, các thương hiệu giờ đây đã dùng chính những người trẻ để tiếp cận khách hàng trẻ, mà Tiffany & Co. là một ví dụ.

Thương hiệu này đã mời những ngôi sao mới nổi như Zo Kravitz và Elle Fanning cũng như “nữ hoàng nhạc pop” Lady Gaga trở thành những người phụ nữ đại diện cho phong cách sống hiện đại.

Bvlgari thì chọn Bella Hadid (siêu mẫu nổi tiếng sở hữu hơn 23 triệu người theo dõi trên Instagram) trở thành gương mặt đại diện của thương hiệu.

Trong khi đó, De Beers lựa chọn blogger Christie Tyler (sở hữu tài khoản nycbambi với hơn 313.000 lượt theo dõi ở Instagram) là đối tác truyền thông xã hội.

Pomellato, thương hiệu trang sức thuộc sở hữu của Tập đoàn Kering, gần đây hợp tác với Chiara Ferragni của thương hiệu The Blonde Salad (với hơn 763.000 lượt theo dõi ở Instagram).

Sabina Belli, CEO của Pomellato cho biết: “Thế hệ Z có thể chỉ là khách hàng tiềm năng hôm nay, nhưng sẽ là khách hàng thật sự vào ngày mai.

Mỗi ngày, khi một nhân vật nổi tiếng trên mạng xã hội có thể kể lại trải nghiệm độc đáo của họ cho 12 triệu người theo dõi thì đó vừa là bằng chứng, vừa là tài sản quý giá. Một trong số họ sẽ trở thành thế hệ khách hàng tiếp theo”.

Tóm lại, đối với gen Z, những thương hiệu đích thực là những thương hiệu mang đến sức mạnh và giá trị phù hợp. Đây là một tin xấu đối với các nhãn hàng có giá trị thương hiệu yếu và không biết cách dẫn dắt, gây ngạc nhiên hay tạo ra sự khao khát.

Đó là lý do công ty chiến lược Équité dự đoán sẽ có tới 50% các thương hiệu xa xỉ không thể tồn tại trong thập kỷ này – thập kỷ của gen Z.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh (Theo VnEconomy)

Vì sao doanh nhân nên đầu tư vào thương hiệu cá nhân

Nếu bạn thực sự muốn nổi bật giữa đám đông và tạo dựng khoảng không riêng trong lĩnh vực đang kinh doanh, bạn phải đầu tư vào thương hiệu cá nhân.

doanh nhân nên đầu tư vào thương hiệu cá nhân

Bất kể sản phẩm kinh doanh của bạn là thực phẩm hay siêu xe, thì bạn đều cần quan tâm đến việc thương hiệu công ty đang liên kết với điều gì trong hình dung của người tiêu dùng.

Người dùng có cảm thấy tin tưởng khi nghe đến tên thương hiệu của công ty bạn không? Điều này phụ thuộc vào danh tiếng trước đó của công ty bạn.

Song, trong bối cảnh hiện đại, câu chuyện không đơn thuần là một thương hiệu chung của doanh nghiệp mà còn liên quan đến thương hiệu của mỗi cá nhân.

Thông qua tạo dựng một thương hiệu cá nhân đáng tin cậy, bạn sẽ có được lợi thế vững chắc trong lĩnh vực kinh doanh mà khó ai có thể tước đi được.

Ngoài ra, thương hiệu cá nhân còn giúp bạn tìm được những công việc và khách hàng tiềm năng vì bạn khẳng định được vị thế chuyên gia trong một lĩnh vực nhất định.

“Một thương hiệu cá nhân được định vị tốt đi cùng một chiến lược marketing hiệu quả sẽ tạo ra sức mạnh cho thương hiệu cá nhân của bạn trên thị trường.

Thương hiệu cá nhân sẽ mang đến lợi ích cho cả bạn lẫn công ty. Đây sẽ là yếu tố quan trọng tạo nên mối quan hệ giữa bạn và các đối tác trong cùng ngành”, Renan Gohino – CEO và đồng sáng lập của Flirtar Inc. nhìn nhận.

Thương hiệu cá nhân của một doanh nhân sẽ giúp người ấy không bị đóng khung chỉ trong một vai trò nhất định. Vị doanh nhân này có thể tạo ra sức ảnh hưởng đến đối tác lẫn người tiêu dùng đang hoạt động trong lĩnh vực ấy”, Gohino nói thêm.

Khi bạn thích hoặc không thích một điều gì đó về một thương hiệu, bạn sẽ kể lại trải nghiệm của mình với những người xung quanh, thông qua những cuộc trò chuyện trực tiếp hoặc trên mạng xã hội. Đây gọi là marketing truyền miệng.

Nếu bạn thực sự muốn nổi bật giữa đám đông và tạo dựng khoảng không riêng trong lĩnh vực đang kinh doanh, bạn phải đầu tư vào thương hiệu cá nhân. Thiếu công cụ này, tăng trưởng vượt bậc là điều rất khó xảy ra.Vì bất kể bạn chọn phân khúc nào, bạn cũng sẽ luôn có những đối thủ cạnh tranh nhất định. Một thương hiệu cá nhân vững chắc sẽ hỗ trợ bạn giành chiến thắng trên thương trường.

Sở hữu một thương hiệu cá nhân sẽ cho bạn cơ hội được khách hàng nhắc đến trong mỗi lần họ tương tác với bạn. Bạn càng được nhắc đến nhiều thì sẽ càng định vị rõ hình ảnh của bạn trong lĩnh vực đang kinh doanh.

Cách tốt nhất để quảng bá thương hiệu cá nhân là thông qua việc kết nối với nhiều chuyên gia cùng ngành và duy trì mạng lưới quan hệ này.

“Điều quan trọng là chất lượng của những mối quan hệ bạn có. Ví dụ như một trong những thần tượng của tôi là ông Ajay Piramal – Chủ doanh nghiệp nhiều tỷ đô tại Ấn Độ, công ty Piramal. Ông giữ một kỷ lục đáng kinh ngạc về lượng cổ đông giàu có trong vòng 3 thập niên qua.

Từ những mối quan hệ tạo lập được trên thương trường, ông có thể mang về nhiều thương vụ giá trị cho công ty”, Soumya Malani – CEO của ShareBazaar chia sẻ.

“Bên cạnh đó, những nhà bán lẻ, nhà phân phối, khách hàng lẫn người tiêu dùng tạo dựng được mối quan hệ với ông cũng được bảo chứng về thương hiệu cá nhân của họ.

Từ đó, các bên có thể tạo ra được những hợp tác kinh doanh tiềm năng, thông qua chiến lược marketing truyền miệng và chiến lược PR tốt”, Malani nói thêm.

Thương hiệu cá nhân không đơn thuần là “hét toáng” tên của bạn lên giữa đám đông. Bạn cần phát triển kỹ năng của bản thân trong một lĩnh vực nhất định, và xây dựng các mối quan hệ để dần tạo lập vị thế chuyên gia cho mình.

Để làm được điều này, bạn cần xác định rõ thế mạnh của bản thân có thể giúp người khác như thế nào và sẵn lòng chia sẻ những kinh nghiệm, kỹ năng của mình.

Theo thời gian, thương hiệu cá nhân của bạn sẽ đủ vững chắc để mang đến những khách hàng tiềm năng lẫn thu hút sự chú ý từ những nhà đầu tư.

“Đối với thương hiệu cá nhân, mạng xã hội và internet là những kênh tốt nhất để tạo dựng. Hãy chia sẻ những suy nghĩ, trải nghiệm của bạn với người đọc.

Điều này cũng sẽ giúp bạn gia tăng sự hiện diện trong mắt các nhà đầu tư”, Shweta Agrawal –  Sáng lập của Voodly chia sẻ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Bí quyết thiết kế thương hiệu cho nhãn hàng FMCG

Kiến trúc sư thương hiệu cần đảm bảo người tiêu dùng không bị hoang mang về nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.

thiết kế thương hiệu cho nhãn hàng FMCG

Tương tự như kiến trúc sư xây dựng, công việc của những nhà thiết kế thương hiệu đều xoay quanh cách giúp khách hàng giải mã được những thông điệp từ thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp.

Trong đó, kiến trúc sư thương hiệu cần đảm bảo người tiêu dùng không bị hoang mang về nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Vì sự bối rối này có thể dẫn đến hệ quả là người tiêu dùng sẽ chọn sản phẩm của đối thủ có nhận diện thân thiện hơn.

Riêng trong ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG, Richard Taylor – chuyên gia tư vấn của Brandon, công ty cung cấp dịch vụ thiết kế và tư vấn thương hiệu cho các doanh nghiệp tại Anh Quốc nhìn nhận xu hướng liên tục “tung ra” sản phẩm mới là thách thức cho hình ảnh thương hiệu của mỗi công ty.

Cụ thể, theo Richard Taylor, các giám đốc kinh doanh luôn muốn đa dạng hóa danh mục sản phẩm của công ty.

Vì vậy, định kỳ, họ lại đưa ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ mới. Ý muốn này được tiếp sức bởi những marketer trẻ, những người đang tìm kiếm cơ hội để tạo dấu ấn trên thị trường.

Chinh phục doanh số là “thỏi nam châm” chi phối kế hoạch marketing của mỗi công ty. Từ đó, các quyết định chiến lược thường được đưa ra nhanh chóng, với mong muốn đạt được mục tiêu doanh số trước thời hạn dự kiến.

Mặt trái của chiến lược kinh doanh này là khách hàng dễ bị rối, nhầm lẫn trong nhận diện thương hiệu chung của công ty.

Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp cần có một nhân sự có đủ chuyên môn như kiến trúc sư thương hiệu. Đây là người có nhiệm vụ nhìn xuyên qua nhiều mảnh ghép sản phẩm để tìm ra hình ảnh đồng nhất cho thương hiệu của công ty. Từ đây, họ có thể truyền thông để người tiêu dùng dễ dàng phân biệt các dòng sản phẩm nhánh.

Ngày nay, sự dễ dàng trong việc đưa ra thị trường một sản phẩm mới có thể góp phần phá vỡ sự cân bằng vốn có của một thương hiệu.

Richard Taylor nhìn nhận thực tế phổ biến là những quyết định về danh mục sản phẩm của công ty được đưa ra mà không xem xét kỹ sức tác động đến hình ảnh chung của thương hiệu.

Vị chuyên gia này cho biết công ty Brandson thường nhận được các bản yêu cầu từ khách hàng rằng “chúng tôi muốn tạo ra một dòng thương hiệu nhánh”.

Trong nhiều trường hợp, công ty Brandson đã khuyên khách hàng hãy lùi lại một bước để tìm hiểu xem ý định này có phải là hành động tốt nhất không.

Tạo ra những dòng thương hiệu phụ luôn tạo cảm giác hào hứng và hấp dẫn cho các marketer lẫn người thiết kế. Song, doanh nghiệp cần xác định rõ ràng về sự đồng nhất trong hình ảnh thương hiệu của mình nơi tâm trí của người tiêu dùng hiện tại lẫn tương lai.

Không phải sản phẩm mới nào cũng sẽ thành công. Coca-Cola Life là một ví dụ về sự thất bại ngay từ ý định. Coca-Cola Life là dòng sản phẩm đầu tiên Coca-Cola thử nghiệm pha trộn thêm cỏ ngọt vào thành phần tạo độ ngọt cho nước uống.

Sự kết hợp này tạo ra những lon nước có ít năng lượng lẫn lượng đường thấp hơn 45% so với sản phẩm truyền thống.

Tuy nhiên, về nhận diện thương hiệu, Coca-Cola Life bị mắc kẹt giữa dòng sản phẩm truyền thống và các sản phẩm không đường như Diet Coke, Coke Zero.

Coca-Cola Life không giúp người tiêu dùng có thêm giá trị mới hoặc dễ lựa chọn hơn. Kết quả là không chỉ thất bại về doanh số, Coca-Cola Life còn tạo ra sự bối rối nơi người tiêu dùng.

Ngoài ra, khi vươn xa ra khỏi dòng sản phẩm chủ lực, doanh nghiệp cũng rất dễ rơi vào trạng thái từ một thương hiệu quen thuộc thành một thương hiệu không ai biết đến.

Như trường hợp Colgate chuyển từ lĩnh vực chăm sóc nha khoa sang sản phẩm đông lạnh với dòng lasagna thịt bò. Hay như hãng Mondelez, sau khi mua lại thương hiệu Cadbury vào năm 2010, đã cho ra mắt dòng kem phô mai Philadelphia với một phần chất liệu từ chocolate của Cadbury.

Tuy rằng sản phẩm này có vị ngon, nhưng việc hai thương hiệu vốn có hệ thống nhận diện riêng được kết hợp lại thì gây ra cảm giác bối rối nơi người tiêu dùng.

Tóm lại, Richard Taylor chia sẻ một cách đơn giản để bạn áp dụng khi quyết định ra một dòng sản phẩm mới. Với những giải pháp thương hiệu được đưa ra, hãy tự hỏi:

“Liệu bà của mình có hiểu được ngay những nhận diện này không?”. Nếu câu trả lời là không thì bạn hãy quay lại bàn làm việc để tìm thêm giải pháp khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh (Theo DNSG)

Hiệu quả đặc biệt của thương hiệu 4.0

Theo quan điểm của thương hiệu 4.0, một thương hiệu không đơn thuần là một thứ bạn tạo ra, mà là thứ bạn có thể kiểm soát.

thương hiệu 4.0

Trong quá khứ, thương hiệu được xem là một đối tượng, hay một khái niệm. Và chỉ bạn – chủ thương hiệu mới có mối quan hệ với thương hiệu. Cách nghĩ này cần được thay đổi: Thương hiệu, theo quan điểm mới, chính là các mối quan hệ.

Lịch sử khái niệm thương hiệu.

Ban đầu, thương hiệu đơn thuần chỉ là một dấu hiệu nhận biết. Như người chủ nông trại sẽ đánh dấu gia súc của mình để khẳng định quyền sở hữu.

Vẫn có thể thấy mô hình “thương hiệu là đối tượng” trong định nghĩa của Hiệp hội Marketing Mỹ: “Tên, thời hạn, thiết kế, biểu tượng, hoặc bất kỳ tính năng nào xác định sản phẩm/dịch vụ của người này khác biệt với những người khác”. Theo quan điểm này, thương hiệu là một thứ do bạn tạo ra (1.0).

Trong làn sóng tiếp theo, thương hiệu chuyển từ một tính năng sang nhận thức. Từ một đối tượng sang một ý tưởng – thương hiệu 2.0.

Al Ries và Jack Trout đã nắm bắt được bản chất của mô hình này và thể hiện nó trong cuốn sách kinh điển của họ: Battle for Your Mind (tạm dịch: Cuộc chiến trong tâm trí khách hàng). Họ định nghĩa thương hiệu là “một ý tưởng hay khái niệm mà bạn sở hữu trong tâm trí khách hàng tiềm năng”.

Theo quan điểm này, một thương hiệu không phải là một thứ bạn tạo ra, mà là thứ bạn kiểm soát.

Làn sóng tiếp theo tập trung vào thương hiệu như một trải nghiệm – thương hiệu 3.0. Sergio Zyman từng nói trong cuốn The End of Marketing (Cái kết của marketing): “Một thương hiệu về cơ bản là một container chứa tất cả các trải nghiệm của khách hàng về sản phẩm hay một công ty nào đó”.

Theo đó, thương hiệu không phải là thứ bạn quản lý theo thời gian, đó là thứ bạn truyền tải đến khách hàng vào một thời điểm nhất định.

Kinh nghiệm làm việc với nhiều công ty sáng tạo cho thấy, họ không chỉ định nghĩa lại cách các thương hiệu của họ được quan sát, nhận thức, và trải nghiệm, mà họ còn xác định lại bản chất mối quan hệ với khách hàng.

Nếu ba làn sóng đầu tiên xem thương hiệu như đối tượng, ý tưởng và trải nghiệm, thì làn sóng mới nhất định nghĩa thương hiệu là mối quan hệ – thương hiệu 4.0.

Hiệu quả đặc biệt của thương hiệu 4.0.

Cách xây dựng thương hiệu như một mối quan hệ là xác định các vai trò và trách nhiệm của công ty và khách hàng. Trước đây, mối quan hệ đó được mặc định là quan hệ giữa nhà cung cấp và người tiêu dùng.

Tuy nhiên, đó là một mối quan hệ đơn giản một chiều và không đối xứng: Công ty cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ, và khách hàng sử dụng nó.

Khái niệm thương hiệu sáng tạo đi theo xu hướng tạo ra nhiều mối quan hệ khác nhau, thay vì chỉ là mối quan hệ giao dịch và một chiều thì các bên có sự cộng tác và đối ứng hơn.

Ví dụ, trong ngành khách sạn hầu hết các thương hiệu hoạt động với vai trò của chủ và khách. Đó là một chiều, không đối xứng, và chỉ là giao dịch.

Airbnb đã phá vỡ mô hình này. Với sứ mệnh “tạo sự thân thuộc”, Airbnb đã gieo trồng một mối quan hệ “hàng xóm láng giềng” trên quy mô toàn cầu. Đó là mối quan hệ đối ứng, đối xứng, và hợp tác.

Ngành dịch vụ taxi và cho thuê xe, taxi và dịch vụ cho thuê xe hoạt động với mô hình tài xế và hành khách. Một lần nữa, đó là một chiều, không đối xứng và giao dịch.

Hai hãng Uber và Lyft đã tạo nên sự khác biệt bằng cách tạo ra mối quan hệ hai chiều. Đầu tiên là sự thay đổi từ tài xế và hành khách thành bạn bè và bạn bè.

Ví dụ, hành khách của Lyft được khuyến khích “ngồi lên phía trước”, nếu họ đặt chuyến đi từ một người bạn. Theo Kira Wampler – Giám đốc Marketing của Lyft, “khẩu hiệu ban đầu của chúng tôi là “chiếc xe và những người bạn”, cả hành khách và tài xế sẽ cùng nhau chia sẻ những trải nghiệm thú vị khi chọn Lyft”.

Một khái niệm mới khác, thương hiệu là mối quan hệ giữa doanh nhân và người ủng hộ. Uber khuyến khích các tài xế có tiềm lực “xây dựng doanh nghiệp” trên ứng dụng của Uber.

Amy Friedlander – Trưởng phòng Marketing trải nghiệm của Uber mô tả: “Uber đáp ứng các nhu cầu của tài xế, như lịch trình chạy xe linh hoạt và liên tục hoặc kiếm thêm thu nhập. Uber là nền tảng hoàn toàn phù hợp với phong cách sống của họ”.

Ngành công nghiệp hàng không, các nhà sáng tạo cũng đã định nghĩa lại vai trò của thương hiệu. Thay vì mối quan hệ giữa nhà cung cấp dịch vụ bay và hành khách như các hãng United và Delta.

Nhưng Southwest là hãng đã phá vỡ khuôn khổ với các tiếp viên biết ca hát và mối quan hệ đó được mô tả là “những người bạn vui vẻ”.

Hãng JetBlue, với đồ ăn nhẹ miễn phí và sứ mệnh “Cảm hứng nhân văn” tạo ra mối quan hệ thân thiện giữa con người và con người.

Khái niệm về thương hiệu như mối quan hệ cũng giúp giải thích sự nổi lên của các thương hiệu đứng đầu thị trường hiện nay.

Như American Express xác định lại thương hiệu của mình, từ mối quan hệ giữa nhà phát hành thẻ và chủ thẻ thành câu lạc bộ và các thành viên.

Trong lĩnh vực công viên giải trí, Disney đã thay đổi từ nhà điều hành và hành khách thành các diễn viên và khách mời. Và Starbucks không chỉ định nghĩa lại vai trò của người phục vụ là bồi bàn thành người pha chế cà phê, mà còn cả vai trò của quán cà phê, từ nhà hàng trở thành trung tâm cộng đồng.

Chiến lược tái xây dựng thương hiệu.

Những người quen thuộc với các thương hiệu kiểu cũ có thể thấy một số điểm tương đồng với cách tiếp cận mới này. Có khác biệt là thương hiệu kiểu cũ tập trung vào các thuộc tính trong khi mô hình mới tập trung vào mối quan hệ giữa khách hàng và thương hiệu.

Theo kiểu cũ, Nike là một thương hiệu “anh hùng” vì nó tập trung vào sự chiến thắng. Nhưng Nike được mô tả tốt nhất là quan hệ giữa huấn luyện viên và vận động viên.

Các nhà tiếp thị có cơ hội xác định lại vai trò của thương hiệu trong mọi lĩnh vực. Phương tiện truyền thông được định nghĩa là đài truyền hình và người xem trong nhiều thập kỷ. Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe được xác định bởi bác sĩ và bệnh nhân.

Ngành giáo dục là giáo viên và học sinh… Tất cả các lĩnh vực này đều có cơ hội tạo ra những mối quan hệ mới dựa trên sự hợp tác và sáng tạo.

Để bắt đầu, hãy nghĩ về mối quan hệ khách hàng có với thương hiệu của bạn ngay từ bây giờ. Câu trả lời dựa trên những mối quan hệ trong xã hội.

Ví dụ, nếu bạn là một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tất nhiên mối quan hệ thương hiệu là bác sĩ và bệnh nhân. Bây giờ hãy nghĩ về các mối quan hệ khác bên ngoài lĩnh vực của bạn.

Trong việc chăm sóc sức khỏe có những khía cạnh của mối quan hệ giáo viên và học sinh (để giáo dục), huấn luyện viên và vận động viên (để khuyến khích), hoặc người hướng dẫn và du khách (để điều hướng).

Hãy đảm bảo tính đối xứng của các vai trò, giống như bạn bè với bạn bè, hàng xóm với hàng xóm hoặc các đồng tác giả với nhau.

Một chiến lược khác là làm ngược lại, bắt đầu từ mối quan hệ bạn muốn có. Hãy nghĩ về những giá trị và lợi ích của sản phẩm.

Sau đó, hình dung các mối quan hệ mang lại các lợi ích đó. Ví dụ, độ cảm biến nhiệt độ Nest sẽ tự động điều chỉnh nhiệt độ theo ý thích của bạn, và thiết bị dò khói hướng dẫn bạn đến nơi an toàn trong trường hợp có hỏa hoạn.

Thay vì vai trò thông thường của một nhà sản xuất thiết bị là nhà sản xuất và người mua, Nest đã tạo ra vai trò của thương hiệu là trở thành một thành viên trong gia đình, luôn chăm sóc và bảo vệ an toàn cho cả gia đình bạn.

“Thay vì nghĩ về “ngôi nhà thông minh” như George Jetson (một vai diễn trong phim khoa học viễn tưởng The Jetsons), chúng tôi tưởng tượng ngôi nhà là một nhân bản chăm sóc tất cả các thành viên sống bên trong nó và cả thế giới xung quanh nó”, Doug Sweeny – Giám đốc Marketing của Nest nói.

Tóm lại, hãy tìm cách thay đổi vai trò thương hiệu của bạn từ một mối quan hệ một chiều, không đối xứng và giao dịch thành đối ứng, đối xứng, và cá nhân.

Những vai trò này sẽ làm cho câu chuyện thương hiệu của bạn trở nên gần gũi và ý nghĩa hơn để chia sẻ với khách hàng.

Nếu những nhà sáng tạo thương hiệu ngày nay là người hướng dẫn, thì sự khác biệt lớn hơn, sự tham gia và lòng trung thành từ khách hàng nhiều hơn sẽ là kết quả.

Nội dung trên được dịch từ bài viết Build Your Brand as a Relationship của hai tác giả Mark Bonchek và Cara Frank đăng trên trang Harvard Business Review.

Mark Boncheck là nhà sáng lập và CEO của Shift Thinking. Ông thường làm việc với các nhà lãnh đạo và các tổ chức, cập nhật những suy nghĩ của họ trong thời đại kỹ thuật số.

Cara Frank là CEO của The Sage Group – công ty marketing và tư vấn cho các công ty khu vực Vịnh San Francisco, đồng thời là nhà sáng lập trang Maketers that Matter.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Làm mới thương hiệu: Bài toán không dễ của các hãng nổi tiếng

Tạo ra một thương hiệu có khi chỉ cần vài ngày, nhưng làm cho cái “hiệu” đó được “thương” đôi khi phải mất rất nhiều năm. Làm mới thương hiệu cũng vậy.

Làm mới thương hiệu
Getty Images

Khách hàng lại luôn cần điều mới, thương hiệu cần thay đổi, làm mới mình. Đổi mới thương hiệu là điều không hề dễ dàng khi thương hiệu đã có một chỗ đứng trong lòng khách hàng.

Từ những tờ séc triệu đô bị “đốt”.

Ngày 4/10/2010, logo mới của thương hiệu thời trang danh tiếng GAP của Mỹ được tung ra trên trang web của hãng. Theo đại diện truyền thông của GAP, đây là một sự thay đổi lớn, chuyển mình từ “cổ điển và nghiêm túc” sang “hiện đại, gợi cảm và trẻ trung”.

Tuy nhiên, khách hàng quay lưng lại với thương hiệu, các nhà chuyên môn phân tích rằng logo mới quá giống của đối thủ cạnh tranh. Sự thay đổi quá đột ngột và ô vuông đặc màu xanh của giới tài chính ngân hàng đã làm cho sự “chuyển mình” này thất bại.

Chỉ sau 7 ngày được tung ra, cổ phiếu của hãng đã bị mất giá và tờ séc 100 triệu đô chi cho cuộc thay đổi này đã tan tành mây khói. Cuối cùng, GAP quyết định quay lại với logo xưa cũ của mình.

Làm mới thương hiệu

Đó là chuyện thay đổi logo. Thông thường, khách hàng luôn cần cái mới, thích cái mới. Nhưng đôi khi, họ không như vậy. Khách hàng là thượng đế, mà thượng đế ít khi cho chúng ta biết “ngài” có ý định gì?

Khi sản phẩm của bạn được khách hàng tin dùng, quen dùng đến nỗi họ không muốn thay đổi thì nếu có cố gắng bơi ngược dòng, quả đắng là cái bạn nhận được dù trước đó đã thận trọng đến cỡ nào.

Một trường hợp khác là New Coke – sản phẩm mới của Coca Cola ra đời với hy vọng làm khách hàng bất ngờ thích thú. Trước đó, một khoản ngân sách khổng lồ đã được chi ra để nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu thị trường.

Đừng nói là Coca Cola không hiểu khách hàng của họ? Ấy thế mà New Coke của Coca Cola đã thất bại và đi vào các bài giảng marketing như một ví dụ của việc không ai biết trước, khách hàng sẽ thích gì.

Đến những bài học thận trọng hơn khi cân nhắc làm mới thương hiệu.

Việc thay đổi logo, slogan hay sản sinh ra các nhãn hiệu mới trong gia đình thương hiệu của các nhãn hàng tùy theo thời cuộc là một hoạt động làm mới thương hiệu lành mạnh. Tuy nhiên, nó cần được tiến hành một cách thận trọng với các nguyên tắc sau:

1. Thay đổi từ từ.

Bộ não của con người được ‘‘thiết kế’’ tối ưu sao cho các quyết định được đưa ra nhanh nhất và cần ít năng lượng nhất.

Người ta có xu hướng vào một cửa hàng quen, mua của người quen và tìm đến những thương hiệu quen. Nếu sự thay đổi diễn ra từ từ thì con người sẽ dễ dàng chấp nhận hơn.

Làm mới thương hiệu

2. Xây dựng logo mới có tính kế thừa.

Logo của hãng BP đã được thay đổi như thế. 211 triệu đô la là giá trị của tờ séc mà Công ty Dầu khí BP đã phải chi trả để thiết kế lại logo mới, từ một lá chắn thành một bông hoa nhiều cánh màu xanh lá cây, như một lời hứa hẹn thân thiện với môi trường của thương hiệu này.

Làm mới thương hiệu - bp

Những yếu tố nên kế thừa là gì? Đó nên là triết lý, đặc tính, lời hứa thương hiệu. Là màu sắc, đường nét nhận diện.

Đôi khi cũng có thể thay đổi phông chữ, nhưng không nên thay đổi hoàn toàn phong cách của phông chữ. Đặc biệt, không nên thay đổi ngành hàng hoặc xây dựng một phong cách mới hoàn toàn so với thương hiệu hiện hữu.

Hãng Colgate khó có thể chuyển sang bán bánh mì kẹp. Điều này cũng khó nếu như McDonald’s chuyển sang bán ô tô.

Điều này không có nghĩa là bạn phải bám chặt đến sản phẩm, dịch vụ hiện tại mà không xê dịch tí nào. Sản phẩm, dịch vụ mới phải có liên quan tới giá trị cốt lõi của thương hiệu bạn.

Amazon tuyên bố hướng tới trở thành công ty biết lắng nghe khách hàng nhất trên thế giới và xây dựng một nơi mà người ta có thể tìm thấy, nhìn thấy bất cứ cái gì họ muốn mua trực tuyến (online).

Chính vì thế, ngoài việc là công ty bán hàng trên mạng lớn nhất thế giới, Amazon còn kinh doanh nền tảng đám mây (cloud), giúp cho việc buôn bán, giao dịch online trở nên dễ dàng với giá cả phải chăng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Shopee là thương hiệu được đề cập nhiều nhất năm 2021 tại APAC

Báo cáo mới nhất của YouGov cho thấy ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Shopee là thương hiệu được đề cập nhiều nhất năm qua.

Shopee là thương hiệu được đề cập nhiều nhất năm 2021 tại APAC

YouGov là công ty nghiên cứu và phân tích dữ liệu quốc tế có trụ sở chính tại Anh, hiện có mặt tại hơn 40 quốc gia.

Báo cáo “Best Buzz 2021” của công ty này cho thấy sàn thương mại điện tử Shopee dẫn đầu trong bảng xếp hạng các thương hiệu được đề cập nhiều nhất trong năm 2021, xét trên toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương APAC (gồm Australia, Trung Quốc, Hong Kong, Indonesia, Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam). Nhiều tên tuổi lớn cũng góp mặt trong bảng xếp hạng này.

Bảng xếp hạng của YouGov đo lường độ nhận diện thương hiệu thông qua nhiều chỉ số và câu hỏi khảo sát người dùng:

“Nếu bạn nghe tên của thương hiệu này trong vòng hai tuần qua, trên quảng cáo, phương tiện truyền thông hoặc truyền miệng, thông tin đó là tích cực hay tiêu cực?”. Điểm số của thương hiệu bằng phần trăm số phản hồi tích cực trừ phần trăm phản hồi tiêu cực.

Tại Việt Nam, thứ hạng các thương hiệu được đề cập nhiều nhất năm 2021 có thay đổi. Trong đó, Shopee cán đích vị trí thứ hai với 52,5 điểm – cách thương hiệu về nhất 3,5 điểm. Nếu xét riêng trong lĩnh vực TMĐT, Shopee nắm giữ vị trí cao nhất.

Bảng xếp hạng còn có sự góp mặt của các sàn TMĐT khác trong top 10, cho thấy vai trò của các nền tảng này trong việc đáp ứng nhu cầu mua sắm trực tuyến của người dân.

Nhất là trong thời kỳ giãn cách xã hội, các sàn TMĐT giữ vai trò duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa, góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế vĩ mô.

Trong đó, Shopee giữ vị trí hàng đầu nhờ những đóng góp trong việc đẩy mạnh hình thức mua sắm trực tuyến tại nhà, thanh toán không tiền mặt và nỗ lực vì cộng đồng.

Điều này tương thích với kết quả “Báo cáo nền kinh tế số Đông Nam Á” do Google, Temasek và Bain and Company công bố năm 2021, cho thấy TMĐT tăng trưởng 53% so với cùng kỳ năm 2020.

Báo cáo cũng dự đoán nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam ​tăng trưởng 31% – lên 21 tỷ USD, khả năng đạt 57 tỷ USD vào năm 2025.

Theo báo cáo “Best Buzz”, ngoài vị trí quán quân khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nền tảng Shopee cũng đứng số 1 tại Indonesia, Malaysia, Singapore và số 2 tại Philippines, Thái Lan.

Kết quả này cho thấy sức ảnh hưởng của Shopee trong khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng, công nhận những đóng góp của nền tảng TMĐT này trong việc hỗ trợ người dùng thích ứng với bình thường mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh 

5 chiến dịch quảng cáo ngoài trời xuất sắc nhất 2021

Thế giới đã trải qua một năm 2021 đầy biến động, đa số các ngành nghề đều chịu tác động của đại dịch COVID-19, trong đó có lĩnh vực quảng cáo, truyền thông. Tuy nhiên vẫn có không ít các chiến dịch quảng cáo ngoài trời xuất sắc được trao nhiều giải thưởng trong 2021.

chiến dịch quảng cáo ngoài trời 2021
5 chiến dịch quảng cáo ngoài trời xuất sắc nhất năm 2021

Điểm lại hoạt động quảng cáo, truyền thông của năm 2021, bảng xếp hạng Sáng tạo Thế giới đã hợp tác với nền tảng Twitch để tìm ra danh sách các thương hiệu, agency cùng các cá nhân sáng tạo đã cống hiến hết mình và giành được nhiều giải thưởng tôn vinh trong năm 2021 vừa qua.

Đóng góp một phần không nhỏ cho hoạt động sáng tạo của thế giới, quảng cáo ngoài trời (OOH) trong năm 2021 đã có nhiều chiến dịch xuất sắc để quảng bá thương hiệu, mang tới những ý tưởng độc đáo, hỗ trợ giải quyết các khó khăn vì dịch bệnh, cũng như làm nổi bật các vấn đề được cho là điều cấm kỵ, khó nói.

Dưới đây là 5 chiến dịch quảng cáo ngoài trời giành được nhiều giải thưởng tôn vinh nhất năm 2021.

1. Heineken: Shutter Ads.

Dịch bệnh kéo dài với những diễn biến phức tạp đã khiến Heineken mất gần như 70% doanh thu vì không thể bán được hàng.

Bên cạnh đó, đối tác quan trọng của Heineken là các quán bar trên toàn quốc cũng buộc phải đóng cửa và gặp khó khăn trong việc duy trì kinh doanh. Điều đáng buồn hơn là không chỉ doanh thu giảm mà độ nhận diện thương hiệu của Heineken cũng bị suy giảm mạnh.

Để khắc phục tình trạng này, thương hiệu đã hợp tác agency Publicis Italya để triển khai chiến dịch “Shutter Ads” – quảng cáo trên những cánh cửa đóng kín của các quán bar trên toàn quốc. Heineken đã trả tiền cho các cửa hàng và quán bar ở Argentina, Đức, Indonesia, Ý và Tây Ban Nha để sơn lên 5.000 cánh cửa cuốn.

Ý tưởng này không chỉ giúp Heineken duy trì nhận diện thương hiệu mà còn giúp đỡ các quan bar có thêm một phần ngân sách để vượt qua giai đoạn khó khăn.

Chiến dịch OOH của Heineken truyền đi những thông điệp tích cực để động viên mọi người cùng vượt qua thời điểm khó khăn và chờ đợi ngày được cùng nhau thưởng thức những cốc bia mát lạnh ngay tại quán bar yêu thích của mình.

“Shutter Ads” còn giúp Heineiken và Publicis thắng giải Grand Prix hạng mục Quảng cáo ngoài trời tại Liên hoan sáng tạo Cannes Lions 2021.

2. adidas: The Liquid Billboard.

Tháng 6/2021, chiến dịch “Beyond The Surface” được adidas triển khai tại Dubai để quảng bá cho bộ sưu tập đồ bơi Full-cover mới nhất của mình.

Tại một trong những bãi biển được ghé thăm nhiều nhất Dubai, adidas đã biến mọi phụ nữ trở thành đại sứ cho bộ sưu tập đồ bơi của mình bằng cách tạo ra “The Liquid Billboard” – một billboard khổng lồ chứa đầy nước và có thể bơi được. Đây chính là bảng quảng cáo đầu tiên trên thế giới mà phụ nữ có thể bơi lội.

Trong một khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường YouGov được adidas ủy quyền thực hiện, trên toàn cầu có 32% phụ nữ không cảm thấy thoải mái khi bơi lội ở nơi công cộng, còn ở Trung Đông thì con số này lên tới 88%.

Lý giải cho điều này là bởi các chị em cảm thấy tự ti về cơ thể cũng như việc thiếu sự riêng tư và không có những bộ đồ bơi không thích hợp với họ. Do đó dẫn đến việc có ít phụ nữ muốn theo đuổi các môn thể thao chuyên nghiệp dưới nước.

“The Liquid Billboard” là nỗ lực của adidas trong việc nâng cao sự tự tin của phụ nữ khi diện đồ bởi để thoải mái tham gia các môn thể thao dưới nước.

Ý nghĩa của chiến dịch nằm ở việc khuyến khích mọi người vượt qua mọi định kiến xã hội cũng như đề cao sự tự do của phái nữ khi ở dưới nước, không phân biệt hình dáng, sắc tộc, tôn giáo.

3. Burger King: Moldy Whopper là chiến dịch quảng cáo ngoài trời xuất sắc 2021 tiếp theo.

Khi các vấn đề về sức khoẻ và dinh dưỡng được đặt lên hàng đầu, nhiều người tỏ ra lo ngại trước các loại đồ ăn nhanh chứa nhiều năng lượng xấu cũng như chất bảo quản.

Các thương hiệu thức ăn nhanh đứng trước nguy cơ bị sụt giảm doanh thu, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh.

Để giải quyết điều này, năm 2020, Burger King đã tung ra một video quay với thời lượng 45 giây quay lại quá trình chiếc bánh Whoppe trở nên mốc meo, xấu xí sau 34 ngày.

Ý tưởng này như một lời khẳng định chắc nịch của Burger King về việc không sử dụng chất bảo quản để đem lại những sản phẩm lành mạnh cho người tiêu dùng.

“Chiếc bánh mốc meo” của Burger King đã xuất hiện trên đường phố thông qua những bảng quảng cáo khổng lồ khiến người đi đường ngạc nhiên, tò mò, nhưng khi nhận ra ý nghĩa đằng sau mọi người đều dành nhiều thiện cảm cho thương hiệu thức ăn nhanh này.

Với ý tưởng táo bạo và đi ngược lại với thông thường, chiến dịch “Moldy Whopper” lan toả mạnh mẽ với khoảng 8,4 tỷ lượt hiển thị tự nhiên trên các phương tiện truyền thông.

Trên nền tảng Facebook, tổng thời gian phát sóng video đạt gần 1,4 triệu phút, với 39% trong tổng số người đã xem trọn vẹn hết cả 45 giây của video.

Tuy nhiên, bên cạnh những lời khen của giới chuyên môn, quảng cáo của Burger King không tránh khỏi những ý kiến tranh cãi vì mọi người cho rằng ý tưởng này đã đi ngược lại với các chiến dịch quảng bá thực phẩm thông thường.

Bên cạnh xuất hiện trong top 5 chiến dịch OOH xuất sắc nhất 2021 thì “Moldy Whopper” còn là chiến dịch đứng ở vị trí thứ hai trong danh sách 200 quảng cáo sáng tạo được trao giải nhiều nhất năm 2021.

4. Ezaki Glico: Pocky The Gift.

Sản phẩm bánh que Pocky của Ezaki Glico là một trong những món ăn vặt bán chạy nhất Nhật Bản. Phần lớn tệp khách hàng chính của sản phẩm chính là trẻ em và thanh thiếu niên, thế nhưng tệp khách hàng này lại đang dần suy giảm.

Để giải quyết vấn đề này, Ezaki Glico đã hợp tác với agency Dentsu Tokyo để triển khai chiến dịch sáng tạo mang tên “Pocky The Gift”.

Dentsu đã ra mắt bao bì mới đầy phong cách và màu sắc để hướng đến việc tiếp cận giới trẻ. Sản phẩm được trưng bày tại các cửa hàng cao cấp và khu mua sắm kèm theo những bảng quảng cáo cỡ lớn nổi bật và thu hút.

Đồng thời, Ezaki Glico còn tận dụng phương tiện truyền thông xã hội để quảng cáo Pocky như một món quà thời trang vừa ngon lại vừa đẹp mắt, phù hợp với tiêu chí của người tiêu dùng trẻ hiện nay.

5. Relate: Let’s Talk The Joy of Later Life Sex cũng là một trong số các chiến dịch quảng cáo ngoài trời xuất sắc 2021.

Chủ đề tình dục và sự thân mật ở những người cao tuổi là vấn đề vô cùng nhạy cảm, có tới 60% những người trên 65 tuổi cảm thấy khó có thể chia sẻ cởi mở khi nói về vấn đề này (theo khảo sát của tổ chức nghiên cứu thị trường toàn cầu 3Gem). Đã đến lúc phá bỏ điều cấm kỵ lâu đời đó.

Tổ chức từ thiện Relate đã kết hợp với Ogilvy để triển khai chiến dịch “Let’s Talk The Joy of Later Life Sex” tại Vương quốc Anh để đưa vấn đề này ra trước ánh sáng và xoá bỏ sự kỳ thị của mọi người về chủ đề bất thành văn này.

Relate đã kết hợp với nhiếp ảnh gia nổi tiếng Rankin để ghi lại hình ảnh của 5 cặp vợ chồng lớn tuổi với những khoảnh khắc thân mật của họ.

Chiến dịch được khởi động trên các tờ báo chủ nhật lớn của Vương quốc Anh, thông qua việc khai thác thói quen đọc báo cuối tuần của người Anh. Đồng thời, các biển quảng cáo tấm lớn đã được dựng lên khắp đất nước để đông đảo mọi người biết đến.

Chiến dịch đã giúp mọi người có cái nhìn cởi mở hơn và thấu hiểu hơn về đời sống tình dục của người cao tuổi, cũng như nâng cao sức khoẻ của họ thông qua sự kết nối thân mật, gần gũi với người bạn đời.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

3 cách để thương hiệu luôn đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày nay, nếu một khách hàng cảm thấy không hài lòng với sản phẩm, dịch vụ hoặc một mức giá mà một thương hiệu đưa ra, sẽ có hằng hà sa số những lựa chọn khác đang chờ đợi họ.

đáp ứng kỳ vọng của khách hàng

Vậy làm cách nào để các thương hiệu luôn đáp ứng được mức kỳ vọng đang ngày càng tăng cao ở khách hàng? Dưới đây là gợi ý từ các chuyên gia marketing:

1. Mang đến những trải nghiệm cá nhân.

Cách đây không lâu, các thương hiệu có thể quảng cáo cùng một cách giống nhau đối với nhiều đối tượng người xem, bất chấp sự khác biệt của họ về sở thích cá nhân. Nhưng ngày nay, khách hàng thích một cái gì đó mang đậm tính cá nhân hơn.

Trong một nghiên cứu được thực hiện trên hơn 1.500 người tiêu dùng Mỹ từ 18 – 54 tuổi, có 63% người kỳ vọng các thương hiệu tận dụng lịch sử mua hàng của họ để mang đến cho họ các trải nghiệm mang tính cá nhân.

Jeremy Hull – Phó chủ tịch bộ phận sáng tạo tại Công ty digital marketing iProspect

2. Cung cấp một trải nghiệm mua hàng liền mạch.

Khách hàng di chuyển liên tục trên các nền tảng khác nhau. Một nghiên cứu của tôi cho thấy, khi nghiên cứu sản phẩm trước khi mua, có 80% người nói rằng họ thường xuyên chuyển qua chuyển lại giữa các kênh, lúc thì qua video, lúc thì qua tìm kiếm trực tuyến.

Để đáp ứng được kỳ vọng ngày càng tăng cao của khách hàng, các thương hiệu cần tạo ra được trải nghiệm liền mạch thông qua các kênh này.

Dù khách hàng mua sắm tại cửa hàng thực hay trên kênh trực tuyến, hoặc họ sử dụng phần mềm nhận diện giọng nói…, các thương hiệu cũng phải cung cấp cho họ một trải nghiệm liên tục, thuận tiện.

Jerri Devard – Giám đốc bộ phận khách hàng của Office Depot

3. Tận dụng xu hướng video marketing.

Video không phải là điều gì mới mẻ, nhưng điều mới mẻ ở đây là, đang có rất nhiều khách hàng yêu thích nó.

Chẳng hạn, nhiều người nghĩ rằng mọi người chỉ tìm đến với YouTube để xem về những người nổi tiếng và những người có tầm ảnh hưởng, nhưng thực tế, đó chưa phải là toàn bộ bức tranh.

Trong một nghiên cứu gần đây của chúng tôi, có 70% người mua hàng nói rằng họ thích mở YouTube để tìm hiểu về sản phẩm của các thương hiệu.

Video đang ngày càng quan trọng hơn. Nó là một cách để giúp khách hàng tương tác với chúng ta. Họ đang dùng nhiều thời gian hơn để xem video và tương tác với chúng ta sâu hơn.

Ann Bair – Giám đốc kỹ thuật số của Nationwide.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cách xây dựng một thương hiệu khiến khách hàng quan tâm và muốn kết nối

Sau nhiều năm lăn lộn trong ngành quảng cáo và thương hiệu, tôi nhận ra rằng xây dựng một câu chuyện thương hiệu sâu sắc có thể mang lại nhiều thành quả to lớn cho doanh nghiệp.

Getty Images

Khi được bổ nhiệm vào vị trí xây dựng chiến lược (brand strategist) cho một công ty quảng cáo, tôi được giao nhiệm vụ gặp gỡ và phỏng vấn khách hàng về cảm nhận của họ với một vài thương hiệu (đồ uống) do tôi phụ trách.

Sau nhiều lần xem xét các đánh giá và cảm nhận của khách hàng với nhóm sáng tạo, tôi nhận ra rằng lắng nghe những gì khách hàng nghĩ là hoạt động vô cùng có ý nghĩa với tư cách là một người làm marketing.

Bằng cách lắng nghe, tôi bắt đầu khám phá ra những thứ mà mình chỉ có thể hiểu được nếu đi sâu vào các cuộc trò chuyện với khách hàng, những thứ tôi sẽ mãi không bao giờ có được nếu chỉ ngồi đó và phân tích dữ liệu.

Tôi cũng dần hiểu ra rằng làm marketing là giúp người khác nói lên tâm tư, suy nghĩ và cảm xúc của họ, còn ‘thương hiệu thực ra chỉ mang tính đại diện để truyền đạt’.

Để có thể giúp khách hàng kết nối sâu hơn với thương hiệu theo những cung bậc cảm xúc thực sự, những câu chuyện thương hiệu có ý nghĩa và hướng tới cộng đồng thường đóng vai trò quyết định.

Tuy nhiên có một sự thật tôi nhận ra là, trong khi không ít các marketer vẫn cho rằng những câu chuyện truyền cảm hứng tốt nhất và có khả năng kết nối tốt nhất là những câu chuyện được trau chuốt nhất, đẹp đẽ nhất, những câu chuyện có sức ảnh hưởng thực sự tới quyết định của khách hàng lại là những câu chuyện THẬT nhất, và thường thì nó đơn giản, ít trau chuốt và gần gũi nhất.

Suy cho cùng, vì doanh nghiệp được tạo nên từ con người, việc khai thác những yếu tố cảm xúc của con người là một trong những cách hiệu quả nhất để xây dựng niềm tin với khách hàng, thứ có thể giúp thương hiệu kết nối sâu và lâu dài hơn với họ.

Dưới đây là một vài cách mà tôi đã học được bạn có thể tham khảo.

Ghi lại những khoảnh khắc quan trọng trong hành trình kinh doanh của doanh nghiệp hay thương hiệu.

Trong quá trình trao đổi với khách hàng hay nghiên cứu và phát triển (R&D), bạn có khám phá ra bất cứ điều gì mới mẻ hay đặc biệt không?

Trong quá trình tuyển dụng nhân sự, có bất cứ câu chuyện nào mà bạn có thể kể lại với các nhóm đối tượng mục tiêu hay không?

Hay trong quá trình phát triển, thương hiệu đã thay đổi như thế nào về văn hóa công sở, cách làm việc với con người, cách “đối xử” với những tài năng trong doanh nghiệp và cả những cải thiện về sản phẩm hay dịch vụ của mình?

Dù cho doanh nghiệp của bạn đang ở đâu, vì doanh nghiệp sẽ luôn cần thay đổi và hoàn thiện, những thay đổi đó chính là nguồn cảm hứng và chất liệu cho những câu chuyện thương hiệu mà bạn có thể kể cho khách hàng, những người sẵn lòng muốn biết “bạn là ai” trước khi ra quyết định.

Bạn cần hiểu rằng, một thương hiệu sống là thương hiệu luôn luôn vận động và thay đổi.

Xây dựng một bản đồ nhận diện thương hiệu.

Tất cả các doanh nghiệp hay thương hiệu đều có những yếu tố thẩm mỹ hay bản đồ nhận diện thương hiệu riêng, đây không chỉ là logo, slogan hay các bản phối màu của thương hiệu, nó còn bao gồm cả yếu tố văn hóa, sứ mệnh của thương hiệu hay quy trình vận hành của doanh nghiệp.

Thông qua các nền tảng như website hay mạng xã hội, thương hiệu có thể sử dụng những hình ảnh để truyền tải các cảm xúc mà sản phẩm hay dịch vụ muốn đại diện.

Cho đến khi khách hàng cảm nhận được những giá trị mà thương hiệu muốn truyền tải, doanh nghiệp khó có thể bán hàng cho họ.

Liên tục chạy các chương trình thử nghiệm với người dùng.

Trong khi những chuyên gia hay cố vấn có kinh nghiệm xây dựng thương hiệu có thể mang lại cho bạn nhiều lời khuyên có giá trị, người dùng hay khách hàng cũng đóng các vai trò tương tự đối với sự phát triển bền vững của thương hiệu.

Bằng cách chọn ra những khách hàng lý tưởng (người có khả năng mua hàng cao nhất) của thương hiệu và xem xét những phản hồi của họ tới các tính năng của sản phẩm hay các chiến dịch quảng cáo mà bạn đã chạy, bạn có thể đảm bảo rằng bạn có thể truyền tải những thứ mà khách hàng của mình mong muốn được nghe nhất và sản phẩm mà họ sẵn lòng mua nhất.

Bên cạnh những ý kiến thẳng thắn mà khách hàng đã chia sẻ, cộng với những dữ liệu mà bạn đã thu thập được từ các nền tảng khác, bạn có đủ “nguyên liệu đầu vào” để xây dựng nên những câu chuyện thương hiệu có khả năng cộng hưởng cao nhất.

Cuối cùng, khi nói đến việc xây dựng thương hiệu, lắng nghe và trao đổi trực tiếp với khách hàng chưa bao giờ mất đi giá trị vốn có của nó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

TikTok ra mắt ‘Trung tâm An toàn thương hiệu’

TikTok vừa chính thức ra mắt Trung tâm An toàn thương hiệu – thể hiện những nỗ lực của TikTok trong việc thực hiện cam kết trở thành một nền tảng giải trí, an toàn cho cả người dùng và thương hiệu.

TikTok ra mắt 'Trung tâm An toàn thương hiệu'
Getty Images

Trong nỗ lực bảo vệ sự an toàn của cộng đồng, TikTok liên tục cập nhật các chính sách, sản phẩm và sáng kiến mới, bao gồm: thiết lập các tính năng an toàn, chế độ riêng tư phù hợp với độ tuổi, các công cụ để khuyến khích người dùng lan tỏa sự tử tế và ngăn chặn hành vi bắt nạt, hạn chế lan truyền thông tin sai lệch và nâng cao nhận thức về bắt nạt trực tuyến.

Ngoài ra, TikTok đã phát triển các công cụ dành cho các nhà quảng cáo, nhằm đảm bảo nội dung của thương hiệu hiển thị song hành với những video an toàn và phù hợp.

Nền tảng hiện cung cấp những giải pháp an toàn thương hiệu hàng đầu dành cho nhà quảng cáo, gồm: TikTok Inventory Filter (tạm dịch: Bộ lọc Danh mục TikTok), Post-bid solution (tạm dịch: Giải pháp hậu chiến dịch) từ Zefr cho các thị trường Đông Nam Á và Pre-bid solutions (tạm dịch: Giải pháp tiền chiến dịch) đến từ OpenSlate tại Indonesia.

Trở thành nền tảng minh bạch và giải trình có trách nhiệm luôn là mục tiêu hàng đầu đối với TikTok. Để chia sẻ những nỗ lực bảo đảm an toàn này với cộng đồng, TikTok đã công bố hai Báo cáo Thực thi Tiêu chuẩn Cộng đồng trong 2 quý đầu năm 2021 và những cập nhật trong Tiêu chuẩn Cộng đồng mới nhất trong năm nay.

Các báo cáo này cung cấp thông tin về những nội dung và tài khoản bị xóa do vi phạm Nguyên tắc cộng đồng của TikTok, cũng như thông tin chi tiết về những hoạt động giả mạo đã bị ngăn chặn hoặc xóa trên nền tảng.

Bạn có thể truy cập trung tâm an toàn thương hiệu của TikTok tại: TikTok Brand Safety Center.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh 

Một vài xu hướng thương hiệu nổi bật trong 2022 (Phần cuối)

Nếu bạn đang tìm cách tối ưu hoá chiến lược thương hiệu của mình trong 2022, một số xu hướng nổi bật dưới đây rất đáng để bạn tham khảo.

xu hướng thương hiệu trong 2022

3. Các hoạt động củng cố thương hiệu và bán hàng nên song hành với nhau.

Tiếp thị thương hiệu (brand marketing) và tiếp thị hiệu suất (performance marketing) sẽ cần được cân bằng vào năm 2022 nếu doanh nghiệp muốn phát triển bền vững hơn.

Số liệu từ Kantar cho thấy rằng tiếp thị hiệu suất sẽ chứng kiến mức độ cạnh tranh cao hơn vào 2022, điều này có nghĩa là ngân sách tiếp thị của doanh nghiệp sẽ có xu hướng tăng cao hơn nữa nhằm mục tiêu gia tăng mức độ tương tác trên các nền tảng khác nhau.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, có không ít các thương hiệu đã và đang chọn cách tập trung nhiều hơn vào các chiến dịch xây dựng thương hiệu của họ.

Airbnb là một ví dụ điển hình cho điều này, bằng cách cắt giảm chi tiêu tiếp thị hiệu suất và đầu tư nhiều hơn vào các chiến dịch thương hiệu, lưu lượng truy cập của thương hiệu đã tăng lên 15% sau chiến dịch.

4. Các Marketers sẽ sớm chứng kiến một tương lai không có cookies – và chiến lược của họ sẽ cần phải thích nghi với điều này.

Mặc dù Google sẽ không loại cookies của bên thứ ba cho đến giữa năm 2023, những người làm marketing cần phải sớm lập kế hoạch để thu thập và sử dụng dữ liệu của bên thứ nhất mà không cần đến sự hỗ trợ của cookies (mã theo dõi).

Việc sớm hình thành tư duy chiến lược thương hiệu không cần cookies có thể giúp bạn hiểu được đâu là nơi bạn sẽ mất nhiều dữ liệu nhất và đâu là nơi bạn cần đầu tư để thu thập nhiều nhất, bên cạnh đó, bạn cũng sẽ hiểu các quảng cáo được cá nhân hóa sẽ bị ảnh hưởng như thế nào với cách tiếp cận mới này.

Trong khi việc thiếu đi dữ liệu có thể khiến cho các chiến dịch của thương hiệu có phần kém liên quan hơn, hãy đảm bảo bạn có các công cụ (thay thế) phù hợp mới.

5. Trải nghiệm của khách hàng là một phần quan trọng trong giá trị thương hiệu.

Vì trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu càng gần gũi thì nó càng phản ánh những giá trị mà thương hiệu muốn truyền tải đến họ, các xu hướng tăng cường trải nghiệm khách hàng sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn.

Những trải nghiệm càng thể hiện được mức độ chân thực và yếu tố con người, nó càng có khả năng cao hơn trong việc xây dựng tính liên kết với các nhóm đối tượng mục tiêu. Các nỗ lực marketing của thương hiệu sẽ cần phải phù hợp với chiến lược và giá trị thương hiệu tổng thể.

6. Người tiêu dùng sẽ ngày càng coi trọng trách nhiệm của doanh nghiệp với môi trường – nhưng không hoàn toàn dựa vào nó trước các quyết định mua hàng.

Biến đổi khí hậu là một vấn đề mang tính toàn cầu hiện nhận được sự quan tâm của đông đảo cộng đồng người tiêu dùng. Người tiêu dùng không ngại đánh giá hoặc thậm chí là chỉ trích các doanh nghiệp dựa trên các tác động của họ với môi trường.

Theo dữ liệu khảo sát xu hướng toàn cầu của Ipsos năm 2021, 63% người được hỏi coi việc các thương hiệu có thể làm giảm được tác động đến môi trường còn quan trọng hơn cả trách nhiệm của họ về các khoản thuế.

Tuy nhiên, trong khi phần lớn người tiêu dùng coi trọng yếu tố môi trường và bền vững, họ lại không hoàn toàn phụ thuộc vào nó trước các quyết định mua hàng.

Điều này có nghĩa là, ngay cả khi doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường, các quyết định mua hàng của họ vẫn bị ảnh hưởng mạnh bởi các yếu tố khác như giá cả và sự tiện lợi.

7. Các hoạt động Marketing trong ngành B2B sẽ phải chọn cách tiếp cận theo hướng “always-on”.

Forrester đã dự báo rằng 70% các nhà tiếp thị B2B sẽ bước vào năm 2022 với chiến lược tương tác kỹ thuật số “always-on” (các chiến dịch sẽ được chạy liên tục), trong đó đầu tư vào các nền tảng công nghệ là ưu tiên hàng đầu.

Tuy nhiên, nếu không có đủ các thông tin chi tiết chính xác và phong phú về người mua (consumer insights), Forrester tin rằng sẽ có đến 75% các nỗ lực marketing sẽ không thể đạt được các mục tiêu lợi nhuận (ROI) đặt ra.

8. Yếu tố cảm xúc sẽ đóng vai trò thúc đẩy sự tương tác và lòng trung thành với thương hiệu.

Khi tương tác trực tuyến tiếp tục tăng cao trong những năm gần đây, song song với đó là các áp lực từ đại dịch Covid-19, cảm xúc sẽ là yếu tố then chốt thúc đẩy sự kết nối của người tiêu dùng với thương hiệu.

Cách các đối tượng mục tiêu cảm nhận về thương hiệu qua các điểm tương tác cụ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc (tích cực hoặc tiêu cực) của họ với thương hiệu.

Bằng cách khám phá cảm xúc của khách hàng và điều chỉnh các hoạt động sao cho phù hợp với họ, doanh nghiệp có khả năng tiếp cận tốt hơn và sâu hơn.

Bạn cũng cần nhớ rằng, hành trình kỹ thuật số không chỉ là về việc bán hàng – mà còn là về các kết nối và phát triển lòng trung thành của khách hàng sau bán hàng.

9. Tiếp thị người ảnh hưởng (influencer marketing) sẽ chuyển mục tiêu từ mức độ tương tác sang ROI.

xu hướng Influencer Marketing trong 2022

Theo nhận định từ Ogilvy, tiếp thị người có ảnh hưởng sẽ chuyển từ các mục tiêu như mức độ tương tác sang tỷ suất lợi nhuận có được trên các nguồn lực đầu tư (ROI) vào năm 2022.

Đối với các nỗ lực định vị thương hiệu, điều này có nghĩa là các marketers cần phải đảm bảo rằng các đại sứ thương hiệu của họ có thể mang lại các khoản lợi nhuận cụ thể (về doanh số bán hàng) thay vì chỉ là các tương tác đơn thuần khác.

10. Tương lai cần bắt đầu từ bây giờ.

Metaverse, trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) và hơn thế nữa là các công nghệ sẽ phát triển mạnh mẽ vào năm 2022.

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến cách các thương hiệu có thể cải thiện cuộc sống của họ thông qua các công nghệ hoặc ứng dụng mới trong tương lai.

Khi Metaverse được dự báo là có khả năng đạt giá trị khoảng 800 tỷ USD vào năm 2024, các thương hiệu cần phải nghiên cứu xem những công nghệ trong tương lai có thể được kết hợp như thế nào để tăng thêm giá trị cộng hưởng và trải nghiệm cho khách hàng.

Mặc dù tương lai được xem là VUCA, việc các thương hiệu sớm nắm bắt và thích ứng nhanh với các xu hướng mới có thể đảm rằng họ có thêm nhiều cơ hội hơn để kết nối và hỗ trợ khách hàng của mình.

Hết phần cuối!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Một vài xu hướng thương hiệu nổi bật trong 2022 (P1)

Nếu bạn đang tìm cách tối ưu hoá chiến lược thương hiệu của mình trong 2022, một số xu hướng nổi bật dưới đây rất đáng để bạn tham khảo.

xu hướng thương hiệu trong 2022

Xây dựng thương hiệu hay branding là gì?

Xây dựng thương hiệu là quá trình tạo ra một nhận thức khác biệt và thống nhất về doanh nghiệp trong tâm trí của người tiêu dùng mục tiêu dựa trên nghiên cứu và phát triển.

Thương hiệu là thứ dùng để phân biệt khi so sánh với những doanh nghiệp hay đối thủ khác, nó bao gồm những bản sắc, đặc điểm nhận dạng, nội dung, các sản phẩm và dịch vụ, những hình ảnh công khai hay thông điệp mà doanh nghiệp đã truyền tải ra bên ngoài.

Trong điều kiện lý tưởng nhất, thương hiệu phải dễ dàng truyền đạt sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp đến những bên liên quan ngoài doanh nghiệp.

Chiến lược thương hiệu là gì?

Chiến lược thương hiệu là tất cả những tư duy định hướng đằng sau các hành động được thực hiện với tư cách là một thương hiệu.

Chiến lược thương hiệu thông thường được phát triển dựa trên các mục tiêu về sự hiện diện trên thị trường, đối tượng mục tiêu và khả năng thực hiện các kế hoạch triển khai.

Không giống như các kế hoạch hành động cụ thể mà thương hiệu dự định thực hiện để giành được khách hàng và đạt được các mục tiêu chung, các chiến lược thương hiệu thường mang tính tổng thể về cách bạn sẽ chi tiêu, về định hướng triển khai, về việc ai sẽ làm gì, ở đâu và khi nào.

Tầm quan trọng của thương hiệu và chiến lược thương hiệu.

Xây dựng một thương hiệu và thực hiện các chiến lược thương hiệu là sứ mệnh quan trọng quyết định liệu doanh nghiệp có trở nên nổi bật giữa đám đông hay có nhận được sự quan tâm của các nhóm đối tượng mục tiêu hay không. Dĩ nhiên, có rất nhiều lý do để bạn buộc phải xây dựng thương hiệu, nhưng dưới đây là một số lý do hàng đầu.

Hỗ trợ tăng trưởng.

Về bản chất, khách hàng không chỉ cần các sản phẩm (thậm chí là không cần trong nhiều trường hợp), khách hàng cần các giải pháp hay các mối quan hệ tương hỗ với doanh nghiệp ở cấp độ con người.

Do đó, việc xây dựng nên những tính cách thương hiệu dễ nhận biết, khác biệt và thân thiện với họ có thể giúp thương hiệu dễ dàng nhận được sự quan tâm hơn.

Thay vì chỉ đơn giản là mua các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, khách hàng sẽ ủng hộ và kết nối sâu hơn với các thương hiệu phù hợp với giá trị của họ.

Bảo vệ hình ảnh thương hiệu.

Chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp không chỉ được thiết kế để xây dựng và phát triển các mối quan hệ với khách hàng mà còn nhằm giúp bảo vệ hình ảnh thương hiệu (brand image) và bản sắc thương hiệu (brand identity) trước các phản hồi tiêu cực (nếu có) trên thị trường.

Nếu không có một chiến lược thương hiệu rõ ràng và bài bản ngay từ đầu, thật khó để giải quyết các vấn đề hay khủng hoảng phát sinh.

Tạo ra sự khác biệt trên thị trường.

Mặc dù quá trình xây dựng thương hiệu thường rất tốn thời gian và ngân sách. Tuy nhiên, thế giới hay môi trường bên ngoài cũng sẽ luôn thay đổi và qua mỗi khoảng thời gian nhất định, các xu hướng xây dựng thương hiệu mới sẽ xuất hiện.

Để đối phó với các vấn đề này, bạn sẽ cần phát triển một chiến lược thương hiệu thống nhất và linh hoạt có thể vừa thích ứng nhanh với các xu hướng mới nổi vừa trở nên nổi bật và khác biệt hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác hiện có.

Các xu hướng xây dựng thương hiệu hàng đầu cho năm 2022.

Vào năm 2022, các thương hiệu sẽ cần nhận thức rõ hơn về nhu cầu đang thay đổi nhanh chóng của người tiêu dùng và thị trường.

Các xu hướng thương hiệu và chiến lược marketing sẽ cần được áp dụng một cách nhanh chóng hơn để trở nên khác biệt trước đám đông.

Dưới đây là những xu hướng thương hiệu hàng đầu cho năm 2022 bạn có thể tham khảo.

1. Các nhà Marketer cần tìm ra những sự cân bằng tốt hơn.

Tiếp thị thương hiệu (brand marketing) thường là một quá trình được triển khai và hướng tới các mục tiêu dài hạn, trong đó mức độ nhận thức về thương hiệu của các nhóm đối tượng mục tiêu sẽ được cải thiện dần theo thời gian.

Tuy nhiên, bởi lý do là thương hiệu ‘luôn sống và không thể chờ đợi’, việc tìm ra các điểm cân bằng giữa dài hạn và ngắn hạn sẽ là chìa khóa quan trọng của những người làm marketing trong các năm tới.

Các đội nhóm marketing sẽ cần cân bằng các hoạt động ngắn hạn (bán hàng) với các nỗ lực xây dựng thương hiệu dài hạn để đảm bảo họ vừa có thể đáp ứng các nhu cầu trước mắt, vừa phát triển bền vững trong tương lai.

Một nghiên cứu gần đây của LinkedIn chỉ ra rằng cả hai cách tiếp cận đều sẽ thất bại nếu bị tách biệt – vì vậy hãy đảm bảo đội nhóm của mình luôn giữ được các điểm cân bằng phù hợp.

2. Cần phải xem yếu tố con người hay khách hàng là trọng tâm của mọi nỗ lực.

Theo báo cáo tiêu dùng toàn cầu năm 2022, 62% người tiêu dùng cho rằng các doanh nghiệp hay thương hiệu cần quan tâm đến họ nhiều hơn. Và kết quả là, 60% người tiêu dùng sẽ mua hàng nhiều hơn nếu điều đó xảy ra.

Người tiêu dùng muốn các thương hiệu kết nối với họ không chỉ để bán hàng mà là mang lại những trải nghiệm khách hàng có ý nghĩa, khiến cuộc sống của họ trở nên dễ chịu hơn.

Các hoạt động truyền thông của thương hiệu theo đó sẽ không nên chỉ tập trung vào việc thu hút khách hàng hay bán hàng, các yếu tố cảm xúc mang đậm yếu tố con người cũng nên được đề cao trong các chiến lược.

Hết phần 1!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Apple tiếp tục là thương hiệu giá trị nhất toàn cầu

Apple lập kỷ lục với giá trị thương hiệu cao nhất từ trước tới nay.

Apple là thương hiệu giá trị nhất toàn cầu

Công ty định giá thương hiệu Brand Finance vừa công bố 500 thương hiệu có giá trị nhất thế giới năm 2022 (Brand Finance Global 500).

Theo đó, giá trị thương hiệu Apple chạm mốc 355 tỷ USD – cao hơn 5 tỷ USD so với Amazon ở vị trí thứ 2.

Việc Apple giữ vững ngôi đầu trong danh sách những công ty có giá trị thương hiệu lớn nhất toàn cầu được PhoneArena đánh giá là nhờ sự thành công của loạt flagship iPhone 13 ra mắt cuối năm 2021.

Mức định giá của Apple cũng tăng 35% so với năm ngoái. Các nghiên cứu về mức độ trung thành của khách hàng và cảm tình dành cho thương hiệu cũng tăng cao.

Theo PhoneArena, giá trị thương hiệu trong năm 2022 của Apple ghi nhận mốc kỷ lục trong lịch sử thị trường thế giới.

“Thành công của Apple một phần đến từ vị thế đã thiết lập từ lâu của thương hiệu, một phần khác là nhờ cung cấp các dịch vụ đa dạng đến người dùng”, Brand Finance nhận định trong báo cáo.

Theo công ty này, việc các dòng sản phẩm khác của Apple ngoài iPhone ngày càng được ưa chuộng, như AirPods, iPad, Mac là lý do thương hiệu Táo khuyết được đánh giá cao.

“Apple hiểu rõ tầm quan trọng của việc giữ chân khách hàng trong định giá thương hiệu. Do đó, hãng công nghệ đang sở hữu một lượng người dùng trung thành lớn”, David Haigh, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Brand Finance nhận định.

Cũng trong bảng xếp hạng chỉ số Brand Finance Global 500 năm 2022, các nhãn hàng theo sau lần lượt là Amazon, Google và Microsoft trong khi Samsung tụt xuống thứ hạng 6.

TikTok là công ty hãng có giá trị thương hiệu tăng mạnh nhất trong năm qua, khi thương hiệu của nền tảng chia sẻ video này chứng kiến mức tăng trưởng 215%, chạm mốc 59 triệu USD.

Brand Finance là tổ chức định giá thương hiệu hàng đầu thế giới có trụ sở tại Anh. Hàng năm, Brand Finance sẽ định giá 5000 thương hiệu lớn nhất toàn cầu, đo lường tầm ảnh hưởng và giá trị của nhãn hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Giang Nguyễn

Văn hóa doanh nghiệp: Nguồn lực của sự phát triển doanh nghiệp bền vững

Để phát triển đất nước, cần phải phát triển cả “nguồn lực mềm”, trong đó văn hóa kinh doanh hay văn hoá doanh nghiệp là một phần rất quan trọng.

Văn hóa kinh doanh: Nguồn lực của sự phát triển doanh nghiệp bền vững
Văn hóa doanh nghiệp: Nguồn lực của sự phát triển doanh nghiệp bền vững. Forbes

Văn hóa là một thành phần trong kinh doanh, có tác động đến định hướng chiến lược của doanh nghiệp. Văn hóa kinh doanh bao gồm giá trị, tầm nhìn, phong cách làm việc, niềm tin và thói quen của doanh nghiệp.

Qua các thời kỳ lịch sử, vượt lên những khắc nghiệt của điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa kinh doanh Việt Nam luôn thể hiện ở sự sáng tạo, nhạy bén, thích ứng nhanh của doanh nghiệp, doanh nhân.

Công cuộc đổi mới khẳng định và nâng cao vai trò, vị thế của doanh nghiệp, doanh nhân trong xã hội và là điều kiện quan trọng để văn hóa kinh doanh Việt Nam phát huy với đầy đủ sắc thái.

Tiến trình mở cửa và hội nhập, doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam trong quá trình hợp tác và cạnh tranh đã từng bước nhận thức rõ mục đích kinh doanh không chỉ vì lợi nhuận riêng, mà còn là lợi ích quốc gia.

Nhiều doanh nghiệp Việt mang tầm quốc tế đã ý thức rõ mục đích xây dựng, phát triển thương hiệu không chỉ để tối đa hóa lợi nhuận, mà còn là cách bảo vệ, giữ gìn thể diện quốc gia, văn hóa của dân tộc trong quá trình hội nhập.

Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, việc xây dựng và phát huy văn hóa kinh doanh còn nhiều hạn chế và “chưa thật sự trở thành nguồn lực, động lực nội sinh” như nhận định của văn kiện Đại hội Đảng XIII.

Trong môi trường pháp lý đang hoàn thiện, một số nhà kinh doanh vì lợi nhuận đã bất chấp đạo lý, kỷ cương, phủ nhận những giá trị đạo đức, xâm phạm những chuẩn mực kinh doanh truyền thống của dân tộc mà cội nguồn là “lòng tham không có giới hạn”, như nhà lý luận Đoàn Duy Thành đã đề cập trong tác phẩm “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh”.

Nghị quyết 09-NQ/TW, ngày 9/12/2011 của Bộ Chính trị “Về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” xác định mục tiêu:

“Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có tinh thần dân tộc, giác ngộ chính trị, văn hóa kinh doanh, có trách nhiệm xã hội cao, có đủ năng lực, trình độ để lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp hoạt động có chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh cao”.

Đặc biệt, trong giai đoạn mới, việc xây dựng văn hóa kinh doanh “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” là đòi hỏi cấp thiết. Theo thống kê, văn hóa có thể chiếm 20-30% sự khác biệt trong hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khi so sánh với đối thủ cạnh tranh “thiếu văn hóa”.

Trước yêu cầu đó, quan điểm về xây dựng văn hóa kinh doanh của Đại hội XIII của Đảng, một lần nữa định hướng chiến lược đưa văn hóa kinh doanh trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng cho sự phát triển bền vững kinh tế Việt Nam.

Nhưng điều gì tạo nên văn hóa kinh doanh? Để nghị quyết và văn kiện của Đảng đi vào thực tế đời sống kinh doanh trong bối cảnh đất nước đang hướng tới một nhà nước pháp quyền, theo các nhà nghiên cứu văn hóa, chiến lược văn hóa kinh doanh Việt Nam thành công cần được xây dựng trên 6 thành phần cơ bản sau:

Tầm nhìn. Văn hóa kinh doanh bắt đầu với tầm nhìn hoặc tuyên bố sứ mệnh nhằm đặt ra mục đích và hướng dẫn các giá trị của doanh nghiệp.

Mục đích đó lại định hướng cho mọi quyết định của nhân viên. Khi chúng được thể hiện một cách chân thực và nổi bật, những tuyên bố về tầm nhìn giúp định hướng khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan khác.

Tuyên bố về tầm nhìn là một yếu tố tưởng như đơn giản, nhưng nó là nền tảng của văn hóa kinh doanh.

Đặc biệt, trong một đất nước mà nền kinh tế đang hoàn thiện cơ chế thị trường thì tầm nhìn của doanh nhân cần phải gắn với vấn đề thượng tôn pháp luật, đạo đức kinh doanh.

Văn hóa kinh doanh: Nguồn lực của sự phát triển doanh nghiệp bền vững

Giá trị. Giá trị của doanh nghiệp là cốt lõi của văn hóa. Trong khi tầm nhìn nêu rõ mục đích của doanh nghiệp, bộ giá trị doanh nghiệp cung cấp cẩm nang hướng dẫn hành vi và tư duy để đạt được tầm nhìn đó.

Bộ giá trị được trình bày rõ ràng và được truyền đạt một cách cụ thể cho nhân viên có thể bao gồm cả cách mà công ty cam kết phục vụ khách hàng, đối xử với đối tác và duy trì các tiêu chuẩn nghề nghiệp. Giá trị là một khái niệm rộng, thể hiện quan điểm để đạt được tầm nhìn của công ty.

Thực hành. Tất nhiên, bộ giá trị doanh nghiệp chỉ quan trọng khi chúng đi vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh. Nếu DN tuyên bố “con người là tài sản lớn nhất của chúng tôi”, thì phải sẵn sàng đầu tư vào nhân sự.

Tương tự như vậy, nếu doanh nghiệp xem trọng hệ thống phân cấp “phẳng” và dân chủ, thì phải khuyến khích thành viên bất đồng quan điểm trong các cuộc thảo luận mà không sợ hãi hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực.

Và chúng phải được củng cố trong các chính sách thăng tiến, đồng thời đưa vào nguyên tắc hoạt động hằng ngày trong doanh nghiệp. Thực hành là phương pháp hữu hình, được hướng dẫn bởi biện pháp cụ thể, qua đó doanh nghiệp thực hiện các giá trị của mình.

Con người. Không một doanh nghiệp nào có thể xây dựng nền văn hóa gắn kết mà không có những người chia sẻ các giá trị cốt lõi hoặc sẵn sàng tiếp nhận những giá trị đó.

Đó là lý do tại sao nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới có chính sách tuyển dụng nhân sự nghiêm ngặt. Họ tuyển dụng nhân viên mới không chỉ là người tài năng, mà còn phải phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Việc mang về những người “văn hóa phù hợp” sẽ nâng cao văn hóa doanh nghiệp.

Xây dựng tấm gương cá nhân. Các nhà chiến lược văn hóa kinh doanh đều thống nhất về việc xây dựng những tấm gương cá nhân trong doanh nghiệp.

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có quá trình  lịch sử để viết thành chuyện, trong đó có những cá nhân làm nên lịch sử doanh nghiệp. Đó là những cá nhân điển hình đã xây dựng nên văn hóa doanh nghiệp. Những tấm gương ấy càng được nhân rộng thì văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp càng phát triển.

Địa điểm. Tại sao các công ty công nghệ lại tập trung ở Thung lũng Silicon và các công ty tài chính lại tập trung ở London và New York?

Có rất nhiều câu trả lời cho những câu hỏi ấy, nhưng câu trả lời thuyết phục nhất là địa điểm định hình văn hóa. Không gian văn phòng mở càng khơi gợi sự sáng tạo. Địa điểm cho dù là địa lý, kiến trúc đều tác động đến hành vi của con người tại nơi làm việc.

Đảng lãnh đạo đã xác định “phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế”.

Trong quá trình đó, việc xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh trên nền tảng của 6 thành phần kể trên là nguồn lực cho sự phát triển bền vững của đội ngũ doanh nhân.

Văn hóa kinh doanh nói riêng và văn hóa nói chung là nguồn lực thứ năm cùng với 4 nguồn lực tài chính, sản phẩm vật chất, tài nguyên và con người – sẽ là 5 cánh sao vàng đưa đất nước tiến tới phồn vinh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | Theo DNSG

Tổng hợp những cách khiến khách hàng quay lại mua hàng nhiều hơn với thương hiệu

Khi ‘mua hàng một lần’ hoặc ‘chỉ cho vào giỏ hàng’ mà không thanh toán là mối bận tâm lớn của hầu hết các doanh nghiệp, dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo để khiến khách hàng quay lại với thương hiệu nhiều hơn.

 mua hàng nhiều hơn với thương hiệu

Để có thể tìm kiếm được một khách hàng mới, trung bình các thương hiệu phải tốn kém gấp từ 3-5 lần so với chi phí để duy trì một khách hàng cũ.

Việc có thể gia tăng mức độ tương tác với khách hàng cũ, khiến họ quay lại mua hàng nhiều hơn 1 lần theo đó không chỉ giúp thương hiệu gia tăng lợi nhuận mà còn làm giảm mức độ chi tiêu cho các hoạt động marketing không đáng có.

Dưới đây là tổng hợp một số chiến lược bạn có thể tham khảo.

1. Khiến cho việc mua hàng trở nên dễ dàng hơn. Theo dữ liệu từ PwC, 80% khách hàng nói rằng sự thuận tiện, nhanh chóng và được trợ giúp là những yếu tố quan trọng nhất trước khi họ quyết định giao dịch với bất kỳ doanh nghiệp hay thương hiệu nào.

2. Cung cấp nhiều tùy chọn thanh toán. Bạn thử hình dung nếu khách hàng truy cập vào website của bạn để mua hàng nhưng lại không có phương thức thanh toán họ mong muốn, họ sẽ làm gì?

Hãy tìm hiểu xem phần lớn khách hàng mục tiêu của bạn ưa thích kiểu thanh toán nào và tìm cách hỗ trợ họ.

3. Miễn phí giao hàng cho đơn đặt hàng đầu tiên. Khi lần đầu tiên tương tác hay mua hàng với thương hiệu, khách hàng sẽ sẵn sàng hơn nếu bạn có hành động “welcome” họ.

4. Cung cấp các chương trình giảm giá hay chiết khấu cho những khách hàng mua nhiều lần. Những chương trình như giảm giá 10% cho đơn hàng từ…hoặc cho đơn hàng tiếp theo là động cơ khuyến khích khách hàng mua hàng nhiều hơn.

5. Cung cấp điểm thưởng hoặc đổi quà. Trên thực tế, theo dữ liệu từ Amazon, 75% khách hàng có nhiều khả năng mua lại khi nhận được ưu đãi.

6. Cung cấp phần thưởng khi được giới thiệu. Các chương trình giới thiệu (Referral) là một trong những chiến lược thành công của nhiều thương hiệu. Chìa khóa ở đây là khách hàng của bạn cần có một động lực cụ thể để giới thiệu cho bạn bè của họ.

7. Gửi thư (hoặc các thông điệp) được cá nhân hoá cho khách hàng. Khi khách hàng ngày càng có xu hướng lựa chọn những thương hiệu phù hợp với giá trị cá nhân của chính họ, những thông điệp mang tính cá nhân hoá có thể làm bền chặt hơn mối quan hệ giữa khách hàng với thương hiệu.

8. Tạo ra các trải nghiệm mới khi “đập hộp”. Hãy sáng tạo trong cách bạn đóng gói sản phẩm của mình để gia tăng mức độ trải nghiệm của khách hàng. Những bao bì cao cấp có thể làm tăng giá trị cảm nhận về thương hiệu, nâng cao giá trị cảm nhận của sản phẩm và cho khách hàng biết rằng doanh nghiệp của bạn đang đại diện cho điều gì.

9. Cung cấp chương trình hoàn trả linh hoạt. Nhiều khách hàng tỏ ra sợ hãi hoặc chần chừ khi mua hàng vì họ cho rằng chính sách hoàn trả quá phức tạp. Các chính sách hoàn trả linh hoạt là chìa khoá khiến khách hàng tự tin hơn.

10. Gửi các bản tin cập nhật cho khách hàng. Khi khách hàng đã quyết định mua một thứ gì đó từ thương hiệu của bạn, đừng ngần ngại giới thiệu những sản phẩm hay tính năng mới có liên quan đến họ.

11. Cung cấp các sản phẩm bán thêm (upsell) và bán chéo (cross-sell) dựa trên những gì khách hàng bày tỏ sự quan tâm. Hãy sử dụng chiến lược bán thêm và bán chéo cho khách hàng làm công cụ để xác định các sản phẩm hoặc giải pháp tốt nhất cho vấn đề của khách hàng.

Khách hàng sẽ luôn hài lòng nếu biết rằng bạn đang tìm cách để hỗ trợ họ.

12. Cung cấp các ưu đãi cho khách hàng khi mua hàng trực tuyến. Nếu bạn có các cửa hàng ngoại tuyến (offline), hãy cung cấp các chương trình ưu đãi cho khách hàng khi họ mua sắm trực tuyến.

13. Ghi nhớ những dịp đặc biệt. Một tấm thiệp sinh nhật sẽ làm nên những điều kỳ diệu đối với các khách hàng đã từng mua hàng từ thương hiệu. Hãy ghi lại những ngày đặc biệt của họ và sử dụng chúng để xây dựng mối quan hệ với khách hàng.

14. Tặng hàng mẫu miễn phí để xây dựng lòng trung thành. Nếu biết rằng khách hàng quan tâm đến các sản phẩm hay dịch vụ của bạn, hãy khuyến khích họ mua và sử dụng nhiều hơn thông qua các chương trình tặng mẫu dùng thử.

15. Giao hàng nhanh hơn. Theo dữ liệu từ retailtouchpoints, 63% người mua sắm trực tuyến mong đợi thời gian giao hàng trung bình là 3 ngày.

16. Cập nhật website, trang Facebook và các tài nguyên trực tuyến khác một cách thường xuyên hơn. Khi thế giới internet đang thay đổi quá nhanh chóng, sẽ chẳng có lý do gì để khách hàng quay lại tương tác với bạn nếu bạn không có bất cứ thứ gì mới.

17. Sử dụng dữ liệu từ các khách hàng đã rất hài lòng với thương hiệu. Theo dữ liệu từ skimresources, có đến 90% mọi người tin tưởng vào những lời giới thiệu từ bạn bè hoặc từ những khách hàng khác đã trải nghiệm sản phẩm.

Sử dụng những nội dung do chính người dùng tạo ra (UGC) là một cách hiệu quả để có được lòng trung thành của khách hàng.

18. Kể một câu chuyện thương hiệu (brand story) đầy hấp dẫn. Khách hàng không tương tác với nội dung, họ tương tác với những câu chuyện đầy tính cảm xúc.

19. Ứng dụng tư duy social proof. Khách hàng ngày nay không chỉ tìm kiếm trên Google, những nội dung được lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội cũng có sức hấp dẫn không kém đối với họ.

20. Quan tâm nhiều hơn đến khách hàng. Tập trung vào những người mua nhiều lần và đảm bảo sự hài lòng của họ là một trong những cách tốt nhất để thúc đẩy hiệu ứng truyền miệng trong khi bạn không mất bất cứ khoản ngân sách marketing nào.

21. Chú ý đến những gì đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm và những thứ tương tự. Mặc dù bạn không cần phải dành quá nhiều thời gian cho đối thủ, tuy nhiên việc hiểu được họ đang làm gì hay những doanh nghiệp khác cùng phân khúc đang thay đổi ra sao cũng là cách giúp bạn trở nên khác biệt hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Giang Nguyễn

Route to Ready – Con đường chuyển đổi thành công cho các thương hiệu

Nếu chúng ta có thể học được bất cứ điều gì từ đại dịch, khả năng thích ứng và thay đổi tức thời có lẽ là một trong số đó.

Route to Ready - Con đường chuyển đổi thành công cho các thương hiệu
Source: Forbes

Khi nhìn lại bối cảnh kinh tế lúc bấy giờ, khả năng thay đổi (transform) nhanh là chìa khóa chính dẫn đến thành công trong kinh doanh và nó ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với những người làm marketing.

Ngày nay, một thương hiệu thành công đã phải luôn sẵn sàng đối mặt với những thị trường đầy biến động và những thay đổi liên tục trong hành vi của người tiêu dùng, chuỗi cung ứng và xã hội nói chung.

Nếu bản thân doanh nghiệp không hiểu rõ ý nghĩa thực sự của khái niệm “chuyển đổi số” thì rõ ràng họ không thể bắt kịp hay theo đuổi một con đường đúng đắn, mà thậm chí là trong nhiều trường hợp, họ còn làm phức tạp hoá các vấn đề đơn giản.

Chúng ta đang ở trong một kỷ nguyên mới, nơi mà COVID-19 đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng kỹ thuật số của hầu hết người tiêu dùng. Theo các nhà phân tích, nếu như đáng lẻ ra phải mất đến cả thập kỷ để thay đổi thì đại dịch đã làm cho quá trình đó chỉ diễn ra trong khoảng thời gian vài tháng ngắn ngủi.

Trước bối cảnh này, những người làm marketing phải tạo ra các thông điệp đủ nhanh và nhạy để có thể nắm bắt các cơ hội mới trong ngắn hạn, đồng thời xây dựng khả năng phục hồi về lâu dài.

Một trong những giải pháp mang tính bắt buộc đó là chuyển đổi số (digital transformation), tuy nhiên việc hiểu đúng khái niệm này vẫn đang còn là một thách thức lớn.

Theo góc nhìn của Google, chuyển đổi số không bao hàm một dự án lớn và phức tạp. Nó phải là một cuộc hành trình tự hướng dẫn và từng bước một, được thúc đẩy bởi những yếu tố trong mô hình dưới đây.

Route to Ready - Con đường chuyển đổi thành công cho các thương hiệu

Trong khi mô hình trên có thể bao gồm nhiều thành phần khác nhau, tuỳ vào từng doanh nghiệp cụ thể, bạn có thể chọn cách bắt đầu hoặc kết hợp theo những cách khác nhau.

Dưới đây là một số thương hiệu đã chuyển đổi thành công nhờ áp dụng mô hình này mà các thương hiệu khác có thể tham khảo và học hỏi.

Mondelēz International.

Đối với Mondelēz International – một trong những công ty đồ ăn nhanh (snack food) lớn nhất thế giới – điểm khởi đầu của họ là lấy khách hàng làm trọng tâm (customer-centric).

Ý tưởng của Mondelēz International cho chiến lược này là: gặp gỡ người tiêu dùng ở đúng nơi họ đang ở có nghĩa là phát triển từ một chiến lược tiếp thị đại chúng (hàng loạt) thành chiến lược tập trung nhiều hơn vào yếu tố cá nhân hoá và các trải nghiệm mang nhiều ý nghĩa khác.

Với nguyên tắc lấy khách hàng làm trọng tâm, các đội nhóm của Mondelēz International – từ hệ thống thông tin kinh doanh và marketing đến tài chính và dịch vụ khách hàng – đã có thể phá vỡ các rào cản phòng ban bấy lâu để hướng tới một mục tiêu chung.

Và cũng chính điều này đã giúp Mondelēz International tập trung nhiều hơn vào việc xây dựng các mối quan hệ sâu sắc và lâu dài với khách hàng mục tiêu.

Ford Motor.

Trước đại dịch, các nhà sản xuất ô tô như Ford Motor Company đã phải đối mặt với sự gián đoạn rất lớn từ ô tô tự lái (self-driving), xe điện (EV) và các phương tiện chia sẻ khác.

Đồng thời với đó, Covid-19 lại tiếp tục giáng một đòn mạnh hơn buộc các đại lý (bán xe) phải đóng cửa hàng và bán xe trực tuyến. Tình trạng thiếu hụt chuỗi cung ứng cũng đã khiến cho quá trình sản xuất xe chậm lại. Riêng trong năm 2020, doanh số bán ô tô tại thị trường Mỹ đã giảm đến 15%.

Trong khi Ford đã sẵn sàng cho sự chuyển đổi trong nhiều năm, bối cảnh mới đòi hỏi hãng xe này phải triển khai nó trong tình trạng cấp bách hơn.

Cả giám đốc điều hành và giám đốc marketing (CMO) đều tin rằng việc cung cấp những trải nghiệm khách hàng mới và khác biệt sẽ là chìa khóa cho khả năng phục hồi lâu dài.

Xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng ô tô, Ford quyết định đưa công nghệ vào vị trí trung tâm trong hoạt động kinh doanh của mình.

Theo giải thích từ CEO Farley: “Sự chuyển đổi lớn nhất đối với chúng tôi là trở thành một doanh nghiệp và thương hiệu thống trị về dịch vụ phần mềm.

Chúng tôi phải đầu tư vào các công nghệ liên quan đến điện và phần mềm. Chúng tôi cần tích hợp chúng theo những cách chưa từng làm trước đây.”

Để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi, Ford đã chọn cách trở thành đối tác chiến lược với Google để tích hợp phần mềm vào các phương tiện của mình.

Crate and Barrel.

Đại dịch đã làm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại Crate and Barrel, tập đoàn hàng đầu thế giới về mảng trang trí nội thất.

Doanh số bán hàng trực tuyến của thương hiệu này đã tăng hơn 40% kể từ khi đại dịch bắt đầu và con số này hiện chiếm hơn 65% hoạt động kinh doanh tổng thể toàn doanh nghiệp.

Tuy nhiên, câu chuyện chuyển đổi của các nhà bán lẻ vốn không phải là từ bỏ các cửa hàng vật lý để chuyển sang các cửa hàng kỹ thuật số.

Crate and Barrel tập trung vào việc làm cho các trải nghiệm mua sắm trở nên sáng tạo và nhiều cảm hứng hơn, cả trực tuyến lẫn ngoại tuyến.

Để nâng cao trải nghiệm khách hàng trên các kênh, Crate and Barrel biết rằng họ cần một cách tốt hơn nữa để hiểu và đo lường toàn bộ hành trình của khách hàng cũng như phản hồi đến họ theo những cách tức thời hơn (real time).

Cũng từ góc nhìn này, hành trình chuyển đổi của doanh nghiệp tập trung vào việc xây dựng một cái nhìn đồng nhất hơn về khách hàng thông qua chiến lược ưu tiên cho sự nhanh nhạy và kết quả đầu ra.

Crate and Barrel bắt đầu bằng cách sử dụng công nghệ đám mây để thu thập dữ liệu từ nhiều điểm tiếp xúc khác nhau của khách hàng – những thông tin như lượng truy cập tại cửa hàng, mô hình mua sắm trên thiết bị di động hay các hành vi mua hàng trực tuyến khác đều được thu thập.

Sau đó, họ sử dụng một nền tảng dữ liệu duy nhất để thể hiện một bức tranh tổng thể về khách hàng của mình.

Các dữ liệu theo đó được phân tích và chuyển thành những insights hữu ích có thể tác động đến các hành động hay tương tác tiếp theo của khách hàng để từ đó thúc đẩy doanh thu.

Thế giới đã thay đổi, khách hàng đã thay đổi và doanh nghiệp đang phải chạy đua với các chiến lược mới nhằm thích ứng và nắm bắt các cơ hội mới. Nếu doanh nghiệp của bạn là một trong số đó, hãy bắt đầu khi mọi thứ chưa quá muộn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Brand Marketing: TikTok chia sẻ một vài insights mới về tầm quan trọng của âm thanh

Không giống như các nền tảng video khác, vốn nhấn mạnh vào việc ‘tắt âm thanh’ (sound off) để tối đa hóa cơ hội lượt xem, TikTok luôn nhấn mạnh rằng âm thanh là một trong những chìa khoá để marketing thành công trên nền tảng.

Brand Marketing: TikTok chia sẻ một vài insights mới về tầm quan trọng của âm thanh

Để có thể giúp người làm marketing và thương hiệu hiểu rõ hơn về điều này, TikTok vừa chia sẻ một loat các thông tin mới nhằm mục tiêu cung cấp thêm bối cảnh về cách thức và lý do tại sao các thương hiệu cần coi âm thanh là một phần quan trọng trong nỗ lực xây dựng thương hiệu tổng thể của họ.

Bạn có thể xem toàn bộ nội dung ở đây, tuy nhiên bên dưới là tóm tắt những điểm chính yếu bạn có thể tham khảo.

Trước hết, TikTok lưu ý rằng 9/10 người dùng trên nền tảng xem âm thanh là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với trải nghiệm TikTok của họ.

Đối với các thương hiệu cụ thể, TikTok cho biết sự liên tưởng và ghi nhớ thương hiệu có thể tăng hơn 8 lần nếu quảng cáo sử dụng các âm thanh thương hiệu đặc biệt, con số này cao hơn nhiều so với các yếu tố khác như logo hay slogan.

TikTok nói thêm, âm thanh (audio) có thể thúc đẩy sự tương tác của thương hiệu (brand engagement), trong khi âm nhạc (music) cũng đóng một vai trò quan trọng khác trong các phản ứng của người dùng.

Nếu các thương hiệu muốn giành chiến thắng trên TikTok, cách tốt nhất để bắt đầu đó là “đắm mình” vào các nội dung được đăng tải trên nền tảng, cảm nhận được cách mọi người tương tác với ứng dụng, để từ đó có chiến lược phù hợp với đối tượng mục tiêu.

Theo cách tiếp cận này, TikTok gợi ý 03 câu hỏi chính cho các marketer:

  • Thương hiệu của bạn có âm thanh riêng không? và nó là gì?
  • Thương hiệu của bạn có đang tận dụng âm thanh một cách hợp lý về mặt chiến lược không?
  • Làm cách nào để thương hiệu của bạn có thể tạo ra những tiếng vang lớn trên TikTok?

Dưới đây là một số cách mà bạn có thể nghiên cứu và phát triển phương pháp tiếp cận theo hướng âm thanh cho thương hiệu của mình.

  • Xu hướng (Trends) là cách âm thanh đang được lan truyền trên khắp TikTok. Một số âm thanh được xây dựng rất đơn giản bằng các thiết bị như điện thoại di động, trong khi một số người dùng hay thương hiệu khác thực hiện một cách chuyên nghiệp trong các phòng thu. Nhiệm vụ của những người làm marketing là khám phá xem điều gì đang được quan tâm nhiều nhất trên nền tảng.
  • Âm nhạc có thể thiết lập tâm trạng và nhịp điệu của người dùng. Bạn có thể tạo ra các âm thanh hoàn toàn mới, thúc đẩy các quảng cáo âm thanh có thương hiệu hoặc xin cấp quyền sử dụng (license) với các âm thanh đang thịnh hành. Nguồn lực này là vô tận.
  • Cách sử dụng nội dung theo kiểu tường thuật cho phép người dùng theo dõi diễn biến của các video có liên quan.
  • Thêm phụ đề cho video cũng là một yếu tố quan trọng khác trong các nội dung của TikTok – video của bạn vẫn có thể được hiểu ngay cả khi nó không được nghe thấy.
  • Âm thanh có khả năng thúc đẩy hay gây ảnh hưởng đến các hành động trong video. Khi bạn đăng video có âm thanh gốc, người dùng sẽ có thể sử dụng chính âm thanh đó cho các video sáng tạo của riêng họ.

Nếu thương hiệu của bạn đang làm marketing trên TikTok hay thúc đẩy các chiến lược Brand Marketing khác, những nội dung ở trên có thể khá hữu ích cho cách tiếp cận của riêng mình.

Bạn có thể xem đầy đủ nội dung tại: Evolution of Sound

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Chiến lược tăng trưởng của thương hiệu nên tập trung vào các nhóm khách hàng giá trị cao

Khi nghĩ đến các chiến lược tăng trưởng cho thương hiệu, nhiều người làm marketing nói chung sẽ nghĩ đến việc chạy dàn trải trên tất cả các nhóm khách hàng (mass media, mass market), tuy nhiên sự thật là những nhóm khách hàng có giá trị cao (CLV) mới thực sự mang lại giá trị lớn cho doanh nghiệp.

Chiến lược tăng trưởng của thương hiệu nên tập trung vào các nhóm khách hàng giá trị cao

Về cơ bản, các nỗ lực nhằm mục tiêu chuyển đổi người dùng (UA) vốn không được áp dụng hay thuộc phạm vi trực tiếp của việc phát triển thương hiệu. Tuy nhiên do những thay đổi trong bối cảnh kinh doanh trong những năm gần đây, mọi thứ nay đã khác.

Về phía khách hàng hay người dùng nói chung, đã có những thay đổi đáng kể về hành vi và lối sống, bao gồm cả những ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 khiến mọi người phải ở nhà và đặt hàng trực tuyến.

Ở khía cạnh kinh doanh của các doanh nghiệp, những thay đổi đáng kể về cách thức vận hành của các nền tảng quảng cáo cũng như các thuật toán nhắm mục tiêu đã dẫn đến mức lợi nhuận có được trên chi tiêu quảng cáo (ROAS) thấp hơn và ít có khả năng mở rộng (scale) hơn.

Một câu hỏi đặt ra là, các đội nhóm tăng trưởng phải làm gì trong tương lai vì rõ ràng những nỗ lực trước đây của họ đã không còn phù hợp nữa.

Các thương hiệu giờ đây cần phải tìm ra nhiều cách hơn để có được khách hàng mới, xây dựng các đông lực tăng trưởng khác trước khi mọi thứ trở nên quá muộn.

Giải pháp để tăng trưởng bền vững trong tương lai.

Thay vì chỉ đánh giá các phương án ngắn hạn, các nhóm tăng trưởng phải chứng minh được các giải pháp có thể giúp thương hiệu tăng trưởng bền vững trong dài hạn.

Cách tiếp cận tốt nhất ở đây có thể là đặt lại trọng tâm của sự tăng trưởng và duy trì lợi nhuận bằng cách tập trung nhiều hơn vào thu hút những khách hàng có giá trị cao thông qua mô hình dự đoán – một kỹ thuật thống kê được sử dụng để dự đoán các hành vi mới có thể xảy ra trong tương lai.

Giá trị trọn đời (CLV) của khách hàng nên được tính toán dựa trên một tập hợp các hành vi và hành động khác nhau bên cạnh các chỉ số hiệu suất đơn thuần trong mỗi chiến dịch.

Điều này cho phép những người làm marketing có được những dấu hiệu dự báo trước những người dùng có nhiều khả năng mua hàng với giá trị cao nhất theo thời gian.

Do những hạn chế từ các chiến dịch hiệu suất ngắn hạn, khi thương hiệu tập trung quá nhiều vào những chuyển đổi như đăng ký, dùng thử sản phẩm hay các giao dịch bán hàng một lần (one-time purchases), việc áp dụng CLV cũng sẽ gặp không ít các rào cản.

Khi thương hiệu chuyển sang hướng tối ưu hoá sự tăng trưởng và lợi nhuận theo CLV, đặc biệt tối ưu UA dựa trên các dự đoán, các nhóm tăng trưởng sẽ nhắm mục tiêu đến những khách hàng có khả năng trung thành hơn, chi tiêu ít hơn cho các nhóm khách hàng chỉ mua một lần và đầu tư nhiều hơn vào những khách hàng có giá trị cao.

Ở khía cạnh cạnh tranh, điều này có nghĩa là CPA (chi phí trên mỗi hành động) sẽ dần thấp hơn và tỷ suất lợi nhuận cũng cao hơn.

Nhiều doanh nghiệp đã thành công khi áp dụng mô hình tối ưu sự tăng trưởng theo CLV (hay LTV).

Facebook là một trong những nền tảng đã thừa nhận tầm quan trọng của việc tối ưu hóa theo CLV. Có nhiều sự kiện của Facebook trong năm 2021 đã đề cập đến cách các doanh nghiệp hàng đầu đã có được nhiều thành công hơn khi áp dụng chiến lược CLV với mô hình dự đoán để thúc đẩy sự tăng trưởng.

BoxyCharm (thuộc sở hữu của Ipsy), nền tảng đăng ký trong lĩnh vực trang điểm và làm đẹp là một ví dụ trong số đó.

BoxyCharm muốn nhắm mục tiêu đến những khách hàng có giá trị cao để tăng ROI và giảm tỷ lệ rời bỏ (churn rate). Họ đã tối ưu hóa UA của mình trên các đăng ký (subscriptions) với mô hình chuyển đổi tiêu chuẩn bảy ngày (7 days click).

Mặc dù cách tiếp cận này đã hiệu quả, tuy nhiên bên cạnh việc mang lại tỷ lệ chuyển đổi đăng ký khá cao, tỷ lệ rời bỏ vẫn là một mối quan tâm lớn.

BoxyCharm muốn nhắm mục tiêu theo CLV trong dài hạn để giảm tỷ lệ rời bỏ, tăng đồng thời cả CLV lẫn lợi nhuận trên quy mô lớn, cuối cùng nền tảng này đã chuyển sang sử dụng một công cụ hay chiến thuật marketing mới nhằm mục tiêu xây dựng một mô hình dự báo.

Thử nghiệm A/B (A/B Testing) đã mang đến sự thành công cho họ với những khách hàng có giá trị cao hơn, từ đó mang lại ROI cao hơn.

Bằng cách xây dựng một vài chỉ số dự báo đơn lẻ để nhắm mục tiêu đến các nhóm đối tượng theo CLV, thương hiệu có thể giảm chi phí thu hút khách hàng mới và tăng giá trị trọn đời và cả lợi nhuận trên quy mô lớn.

Khi một mô hình dự báo CLV đã được xây dựng và được kích hoạt bằng cách gửi các tín hiệu chuyển đổi tùy chỉnh (custom conversion) đến Facebook, thương hiệu có thể chạy các chiến dịch bằng cách tối ưu hóa các tín hiệu. ROAS đã tăng lên đến 150% và giảm 75% chi phí UA với cách tiếp cận này.

Cách sử dụng dữ liệu CLV (LTV) để tối đa hóa kết quả cho các chiến dịch chuyển đổi người dùng (UA).

Nếu thương hiệu của bạn đang gặp khó khăn trong việc xây dựng hoặc thậm chí là duy trì sự phát triển trong những năm gần đây, bạn nên cân nhắc việc tập trung vào CLV để đạt được sự tăng trưởng và quy mô lớn nhất.

Bằng cách đối sánh các dữ liệu về nhân khẩu học với các mối quan hệ, sở thích và các yếu tố khác, bạn có thể tạo ra những nhóm đối tượng hoàn toàn mới có những hành vi hay đặc điểm giống như các khách hàng hiện tại.

Từ những nhóm khách hàng vô cùng tiềm năng này, thương hiệu có thể mở rộng quy mô hay chạy các chiến dịch với chi phí thấp hơn và tỷ suất lợi nhuận tốt hơn.

Các dữ liệu này cũng có thể được sử dụng để tối ưu hóa các chiến dịch giữ chân người dùng sau một khoảng thời gian khuyến mãi hay tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo tìm kiếm có trả phí bằng cách tập trung vào từ khóa cụ thể.

Và đương nhiên còn rất nhiều cách khác mà thương hiệu có thể ứng dụng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Branding: Mối quan hệ giữa danh tiếng và thương hiệu

Danh tiếng thương hiệu (Brand reputation) trả lời hai câu hỏi quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp đó là liệu khách hàng có sẵn sàng chi trả và nhân tài có sẵn sàng nộp đơn ứng tuyển. Vậy Danh tiếng thương hiệu (Brand Reputation) là gì và người làm thương hiệu nên hiểu về nó như thế nào.

Mối quan hệ giữa danh tiếng và thương hiệu (Brand Reputation)
Mối quan hệ giữa danh tiếng và thương hiệu (Brand Reputation)

“Tôi không biết tại sao bạn lại tồn tại. Tôi không biết công ty của bạn. Tôi không biết sản phẩm hay dịch vụ của công ty bạn. Tôi không biết công ty của bạn đại diện cho điều gì.

Tôi không biết khách hàng của công ty bạn. Tôi không biết những dấu ấn của công ty bạn. Tôi không biết danh tiếng của công ty bạn. Vậy bây giờ, bạn muốn bán cho tôi cái gì?” – McGraw-Hill.

Đoạn trích trên do nền tảng giáo dục McGraw-Hill đưa ra với mục tiêu chứng minh rằng danh tiếng của một doanh nghiệp hay thương hiệu là yêu cầu đầu tiên để bán thành công một sản phẩm hoặc dịch vụ. Các hoạt động phục vụ cho việc bán hàng phải được bắt đầu trước khi nhân viên bán hàng gọi điện hay tiếp xúc với khách hàng mục tiêu.

Nhiệm vụ mà các thương hiệu cần làm đó là xây dựng một danh tiếng đáng ngưỡng mộ và có sức ảnh hưởng trên thị trường. Một thương hiệu có danh tiếng tốt sẽ góp phần nâng cao giá trị của các sản phẩm và dịch vụ mà bản thân nó cung cấp hoặc có liên quan.

Danh tiếng thương hiệu (Brand Reputation) là gì?

Danh tiếng thương hiệu đề cập đến mức độ nhận biết, uy tín, sự tín nhiệm rộng rãi của người tiêu dùng tới một thương hiệu nào đó.

Ví dụ khi nhắc đến Apple hay Nike, bạn nghĩ ngay đến những sản phẩm chất lượng, nhiều người biết, xuất hiện tại nhiều thị trường khác nhau, được nhiều người có ảnh hưởng nhắc đến hay được truyền thông rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Danh tiếng thương hiệu là yếu tố quyết định liệu người tiêu dùng có sẵn sàng chi trả và ứng viên hay nhân tài có mong muốn được cống hiến cho doanh nghiệp hay không.

Ngược lại với một danh tiếng tốt, danh tiếng xấu có thể làm huỷ hoại tất cả những hệ giá trị mà doanh nghiệp đã xây dựng, khách hàng sẽ dần quay lưng lại dù cho doanh nghiệp có đang cố gắng phát triển sản phẩm hay thương hiệu đến mức nào.

Thương hiệu càng mạnh thì danh tiếng của thương hiệu càng lớn.

Chiến lược xây dựng danh tiếng thương hiệu.

Về cơ bản, danh tiếng của thương hiệu (brand reputation) mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào chất lượng của mô hình chiến lược đang được áp dụng.

Khi quan hệ công chúng (PR) ngày càng có xu hướng trở thành một bộ phận chức năng chuyên về quản lý danh tiếng trong các tổ chức và không còn được coi là một phần của chiến lược tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix), việc thiết lập chiến lược xây dựng danh tiếng ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với các thương hiệu.

Mô hình chiến lược của thương hiệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bản chất về danh tiếng của doanh nghiệp và hiểu biết chiến lược được định hướng bởi thị trường sẽ có thể tạo ra những chiến lược PR gần gũi nhất với thị trường.

Trọng tâm của quá trình thiết lập chiến lược sẽ là các kết quả đầu ra của việc xây dựng mối quan hệ và xây dựng danh tiếng, các giá trị hoặc nguyên tắc đạo đức quan trọng, hay các tài sản mà thương hiệu đang đại diện.

Danh tiếng thương hiệu sẽ bao gồm 4 yếu tố chính: tính xác thực (reliability), trách nhiệm (responsibility), uy tín hay sự tín nhiệm (credibility) và độ tin cậy (trustworthiness). Nhiều nhà chiến lược cũng cho rằng văn hóa của một thương hiệu có ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai chiến lược, danh tiếng, hiệu suất hay các hoạt động xây dựng thương hiệu khác.

Bảo vệ danh tiếng thương hiệu và các mối quan hệ.

Ở thời điểm hiện tại, các kỹ thuật truyền thông hay giao tiếp đang chuyển dần từ hướng các chiến dịch mang tính đại chúng sang các hoạt động được nhắm theo các mục tiêu cụ thể dựa trên các mối quan hệ và danh tiếng.

Việc lưu trữ và trao đổi thông tin giờ đây đóng vai trò quan trong trong việc hình thành các mối quan hệ hiệu quả đồng thời cho phép các thương hiệu cá nhân hoá các thông điệp.

Tuy nhiên khi quyền riêng tư hay tính bảo mật về dữ liệu cá nhân đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn, một rủi ro pháp lý khác cũng đi kèm với các hoạt động này.

Trong khi người tiêu dùng sẵn sàng trao đổi những thông tin cá nhân của họ với những thương hiệu có danh tiếng tốt hơn, họ tỏ ra thờ ơ hơn hay thậm chí là phản đối nhiều hơn với các thương hiệu còn lại.

Đứng trước bối cảnh này, một trong những nhiệm vụ hàng đầu của các thương hiệu đó là tìm hiểu mong muốn của người tiêu dùng với các thông tin cá nhân của họ và kết hợp chúng vào chiến lược truyền thông tổng thể của thương hiệu.

4 nhóm thành phần chính khi nói đến chiến lược xây dựng danh tiếng thương hiệu.

1. Các nhân tố chính của thương hiệu.

  • Định vị thương hiệu trên thị trường: Một vấn đề nào đó có thể trở nên nguy hiểm hơn nếu vị thế của thương hiệu trở nên yếu hơn – ví dụ như thị phần hay sự ưa chuộng của người tiêu dùng đối với thương hiệu.
  • Điểm mạnh hoặc điểm yếu của thương hiệu: Một thương hiệu càng khác biệt hay dễ phân biệt với các thương hiệu khác thì càng có lợi thế.
  • Những ý nghĩa mang tính nền tảng của thương hiệu.

2. Bối cảnh khủng hoảng ở hiện tại.

Việc xây dựng chiến lược danh tiếng thương hiệu sẽ bị ảnh hưởng bởi bối cảnh khủng hoảng (nếu có) của thương hiệu ngay từ đầu.

Nếu các vấn đề của thương hiệu đang rất nghiêm trọng hay ảnh hưởng đến nhiều người, chiến lược sẽ phải khác với khi thương hiệu đang ở trong một bối cảnh thuận lợi hơn.

3. Các sáng kiến của doanh nghiệp.

Các sáng kiến hay mọi hoạt động của doanh nghiệp đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu, đặc biệt là truyền thông.

4. Đánh giá kết quả.

Đánh giá kết quả là để đo lường mức độ hiệu của chiến lược, cụ thể là đánh giá các chỉ số như mức độ phục hồi, sự mới mẻ của thương hiệu hoặc khả năng dich chuyển thị phần.

Môi trường pháp lý.

Để quản lý danh tiếng của một thương hiệu, những người làm truyền thông nói chung phải hành động trong khuôn khổ của pháp luật cho phép. Những quan điểm được đưa ra phải đứng dưới góc nhìn của pháp lý.

Các thương hiệu nên phát triển một chiến lược pháp lý rõ ràng cho phạm vi ngành hay chuyên môn của họ, đặt ra các tiêu chuẩn thực thi như luật hợp đồng, sở hữu trí tuệ hay cả luật bảo vệ người tiêu dùng.

Việc phát triển một chiến lược pháp lý bài bản từ ban đầu có thể sẽ không loại bỏ được các vấn đề về pháp lý sau này, nhưng nó sẽ giúp giảm thiểu tối đa các tác hại có thể phát sinh từ những vấn đề liên quan.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khi xây dựng danh tiếng thương hiệu.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là một trong những kế hoạch quan trọng của chiến lược xây dựng danh tiếng cho doanh nghiệp.

Bằng cách thực hành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, còn được gọi là quyền công dân của doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể nhận thức được những loại tác động mà họ có thể gây ra đối với tất cả các khía cạnh của xã hội, bao gồm kinh tế, xã hội và môi trường.

Áp dụng CSR có nghĩa là, trong quá trình kinh doanh, một doanh nghiệp đang hoạt động theo những cách có thể giúp nâng cao tính xã hội và môi trường, thay vì mang lại những thứ tiêu cực cho chúng.

Các hoạt động CSR có thể giúp hình thành các mối quan hệ bền chặt hơn giữa nhân viên và doanh nghiệp, thúc đẩy tinh thần lao động, giúp người sử dụng lao động và người lao động cảm thấy gắn kết hơn với thế giới xung quanh họ.

  • Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hay CRS thực sự quan trọng đối với cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.
  • Starbucks là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc tạo ra các chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong nhiều khía cạnh kinh doanh của mình.
  • Các chương trình trách nhiệm của doanh nghiệp (với xã hội và cộng đồng nói chung) là một cách tuyệt vời để nâng cao tinh thần của người lao động tại nơi làm việc.

Để một doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội, trước hết bản thân nó cần phải có trách nhiệm với chính mình và các cổ đông của mình. Thông thường, các doanh nghiệp áp dụng các chương trình CSR khi họ đã phát triển hoạt động kinh doanh của họ đến một mức độ nhất định, khi họ có thể đóng góp ngược lại cho xã hội.

Có thể thấy, danh tiếng nói chung của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu và ngược lại thương hiệu cũng góp phần làm thúc đẩy danh tiếng của một doanh nghiệp, do đó, bằng cách kết hợp chặt chẽ hơn và phối hợp song song với nhau, xây dựng mối quan hệ tốt hơn với cộng đồng nói chung, doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn để tăng trưởng và phát triển bền vững trong dài hạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips

Nike hướng tới sự toàn diện và hoà nhập với các kiểu giày cho người khuyết tật

Những mẫu giày kiểu hands-free (dễ mang và sử dụng, không cần dùng tay) thể hiện chiến lược đa dạng hoá và tiến tới sự toàn diện của thương hiệu.

Nike hướng tới sự toàn diện và hoà nhập với các kiểu giày cho người khuyết tật

Theo số liệu thống kê trên Diễn đàn Kinh tế thế giới (WeForum), hiện có khoảng hơn 1 tỷ người khuyết tật hoặc có các hạn chế nhất định về khả năng điều khiển cơ thể trên toàn thế giới. Cũng bởi chính lý do này, ngày càng nhiều thương hiệu coi sự toàn diện là một trong những chiến lược ưu tiên hàng đầu với các sản phẩm và dịch vụ của họ.

“Nếu bạn có một cơ thể, bạn thực sự là một vận động viên” – đó là tuyên bố thương hiệu của nhãn hàng thời trang thể thao Nike.

Về cơ bản, Nike “không bán sản phẩm”, họ bán những giấc mơ, họ luôn xem các vận động viên là linh hồn của thương hiệu, khát khao được vươn lên và chinh phục.

Và với sự ra mắt của những phiên bản giày tiện lợi cho các vận động viên khuyết tật nói riêng, thương hiệu này dường như đang thực hiện tuyên bố sứ mệnh của mình một cách nghiêm túc nhất.

FlyEase là một kiểu giày không có dây buộc. Bạn có thể tự mình cho chân vào và lấy ra mà không cần dùng tay.

Trong khi đối với những người có những hạn chế nhất định về mặt cơ thể, việc buộc dây giày thường là một công việc khá khó khăn, cách tiếp cận mới của Nike sẽ góp phần xoá bỏ tất cả các rào cản này.

Thúc đẩy hành động.

Quay trở lại vào năm 2012, một cậu bé vốn bị hạn chế về cơ thể người Mỹ đã liên hệ với Nike khi cậu cảm thấy vô cùng khó khăn với việc sử dụng các đôi giày của thương hiệu.

Cậu viết: “Ước mơ của tôi là vào được trường đại học tôi mong muốn mà không cần phải lo lắng về việc cần có ai đó đến buộc dây giày cho tôi mỗi ngày.

Là một thiếu niên đang phấn đấu để trở nên hoàn toàn tự chủ, tôi cảm thấy việc luôn cần có ai đó hỗ trợ mình mỗi ngày là điều vô cùng bực bội và đôi khi khiến tôi xấu hổ.”

Bức thư của cậu chính là nguồn cảm hứng hành động cho các nhà thiết kế tại Nike.

Giải quyết sự bất bình đẳng trong thời trang.

Theo số liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB) được chia sẻ trên Diễn đàn Kinh tế thế giới, hiện có khoảng hơn một tỷ người có những hạn chế nhất định về cơ thể trên khắp thế giới.

Con số này tương đương với khoảng 15% dân số toàn cầu và với tỷ lệ khiếm khuyết cao hơn ở các nước đang phát triển.

Nhiều người khiếm khuyết từ lâu đã không thể có được các cơ hội kinh tế và xã hội thông thường. Điều này có thể là do một loạt các yếu tố như thiếu các dịch vụ hỗ trợ, thiếu các thiết bị trợ giúp – và đương nhiên, quần áo hay giày dép cũng nằm trong số đó.

Bên cạnh Nike, từ những năm 1970, Levi Strauss & Co cũng đã giới thiệu một chiếc quần jean được thiết kế nhằm hướng tới sự đa dạng, Tommy Hilfiger cũng không ngoại lệ, họ tạo ra nhiều loại quần áo mới dưới thương hiệu Tommy Adaptive có thể thích ứng cho nhiều kiểu người khác nhau.

Khi đại dịch và đặc biệt là sự thay đổi nhanh chóng của kinh tế nhờ vào các yếu tố công nghệ, sự bất bình đẳng giữa nhiều nhóm người khác nhau vẫn tiếp tục là một bài toán chưa có hồi kết. Trước bối cảnh này, việc các thương hiệu có thể hoà mình vào xu hướng, đứng cạnh những người tiêu dùng đa dạng của họ là chiến lược thông minh hơn bao giờ hết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Storytelling Marketing: Tiếp thị bằng kể chuyện thương hiệu

Kể chuyện thương hiệu hay Storytelling đang lên ngôi trong thế giới Marketing với những lý do rất chính đáng. Khoa học đã chứng minh, những câu chuyện luôn thu hút được sự chú ý của ai đó.

Storytelling Marketing
Storytelling Marketing: Tiếp thị bằng kể chuyện thương hiệu

Hành trình của một câu chuyện khi chúng ta đọc hoặc nghe các điểm thắt nút, các nơ-ron thần kinh của chúng ta bắt đầu phát tác không chỉ ở phần não điều khiển trung tâm ngôn ngữ. Đó là lý do vì sao, kể chuyện thương hiệu có thể kích thích được tâm trí, sự yêu thích của người nghe đối với một thương hiệu.

Nhưng có rất nhiều nhầm lẫn xung quanh ý tưởng kể chuyện thương hiệu. Nó trở thành một thuật ngữ khiến người ta hiểu lầm về tiếp thị nội dung hay content marketing. Các nhà lãnh đạo, các agency hay người làm trực tiếp đôi khi cũng không đồng nhất với nhau về cách hiểu.

Kể chuyện thương hiệu là việc chúng ta kết nối thương hiệu của bạn với khách hàng thông qua kể chuyện. Câu chuyện đó tập trung vào liên kết những yếu tố đại diện cho các giá trị mà bạn muốn chia sẻ với khách hàng của mình.

Cụ thể, một câu chuyện bao gồm các nhân vật, bối cảnh, xung đột, hành động gia tăng, cao trào và hồi kết. Tạo ra những yếu tố này, cho phép người nghe của bạn dễ dàng theo dõi một câu chuyện và nhớ nó.

Điều quan trọng, nhân vật chính trong câu chuyện thương hiệu của bạn không phải là công ty, mà đó là khách hàng của bạn. Khách hàng của bạn phải là hình mẫu lý tưởng để thực hiện công việc này. Thương hiệu của bạn chỉ đóng vai trò dẫn dắt.

Căn cứ trên những gì bạn đại diện, câu chuyện bạn kể muốn nói đến bản chất của thương hiệu công ty. Đó không nhất thiết là câu chuyện về sản phẩm bạn bán, và đó không phải câu chuyện để giúp bạn kiếm tiền.

Đó là câu chuyện có thể trở thành động lực thúc đẩy thương hiệu doanh nghiệp, là điều giúp doanh nghiệp phân biệt mình với đối thủ cạnh tranh. Câu chuyện đó trả lời cho câu hỏi: Tại sao công ty của bạn tồn tại?

Lý tưởng nhất, bạn có thể gói gọn những gì công ty đại diện chỉ trong hai hoặc ba từ. Nike là viết tắt của thể thao xuất sắc, không phải giày thể thao hay thiết bị thể thao.

Disney là viết tắt của hạnh phúc gia đình, không phải công viên hay phim ảnh. Scribewise là viết tắt của các kết nối thông qua nội dung, không phải viết blog hay phương tiện truyền thông xã hội…

Giá trị cốt lõi là đặc điểm của công ty bạn. Rất nhiều công ty ngẫu nhiên nói rằng, giá trị của họ là những từ như toàn vẹn, đổi mới… nhưng họ chọn những từ này vì chúng nghe hay, chứ không phải vì chúng thực sự phản ánh bản chất con người họ.

Một giá trị của công ty là những hành vi tốt nhất của nhân viên tốt nhất của bạn vào những ngày tốt nhất của họ. Nói cách khác, nếu bạn đánh giá cao một nhân viên bán hàng mà anh ta là người sẵn sàng bẻ cong các quy tắc để đạt được thỏa thuận lớn, thì tính “toàn vẹn” không phải là giá trị của công ty bạn.

Tại sao Storytelling Marketing lại quan trọng và khi nào thì cần kể chuyện thương hiệu?

Thị trường ngày càng đông đúc hơn bao giờ hết. Mức độ cạnh tranh cũng ngày càng phức tạp hơn khi đã có nhiều thay đổi được chỉ ra trong nghiên cứu hành trình của người mua, các nền tảng nơi khách hàng tìm kiếm và đánh giá các đường link mua hàng, soi chiếu với hành vi mua hàng (hành vi mua bây giờ là dựa trên mạng xã hội, tư duy tự định hướng, và dựa trên niềm tin, sự minh bạch).

Bởi thế, cách tốt nhất để tiếp cận một khách hàng, người quyết định mua gì và khi nào họ sẽ mua là ngừng thúc đẩy việc bán sản phẩm của bạn mà tập trung hơn vào lý do tại sao doanh nghiệp của bạn tồn tại. Khi bạn kể câu chuyện này và giải thích các giá trị của mình, bạn sẽ thu hút khách hàng và khiến họ muốn chia sẻ các giá trị của doanh nghiệp.

Khi bạn tìm thấy những người chia sẻ giá trị của doanh nghiệp, bạn sẽ có cơ hội tốt hơn nhiều. Họ sẽ trung thành với bạn (mặc dù ngay cả lòng trung thành của thương hiệu cũng đã thay đổi).

Câu chuyện của bạn sau đó trở thành chiến lược công ty của bạn, thúc đẩy thương hiệu của bạn tiến lên phía trước. Đó là một ý tưởng mà nhà đầu tư mạo hiểm nổi tiếng Ben Horowitz đã giới thiệu.

Ông ấy nói: Bạn có thể có một sản phẩm tuyệt vời, nhưng một câu chuyện hấp dẫn mới đưa công ty bạn phát triển hơn. Nếu bạn không có một câu chuyện hay thì thật khó để mọi người có động lực tham gia cùng bạn, làm việc trên sản phẩm và đầu tư cho sản phẩm.

Khi bạn kể một câu chuyện thương hiệu mà trong đó chứa đựng những giá trị cốt lõi của một công ty, bạn sẽ có định hướng cho các hoạt động tiếp thị và tạo dựng thông điệp nhất quán kết nối với người nghe của bạn.

Câu chuyện đó cũng sẽ dẫn dắt đội ngũ nhân sự của bạn có cùng quan điểm, tiếp thêm năng lượng cho họ để họ biết họ sẽ đi đâu và tại sao lại đến đó.

Câu chuyện mang tới cho công ty của bạn một mục đích. Mục đích đó đẩy doanh nghiệp của bạn tiến về phía trước.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2021

Năm nay, Nestlé Việt Nam thăng hạng 2 bậc so với năm ngoái, vươn lên dẫn đầu trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam.

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2021

Danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2021 do mạng cộng đồng nghề nghiệp Anphabe và Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố chiều 22/12 cho thấy, Nestlé Việt Nam vươn lên đứng đầu bảng xếp hạng.

Những doanh nghiệp khác đứng trong top 5 gồm: Vietcombank, Viettel, Abbott Vietnam, Coca-Cola Việt Nam. Đây là mùa khảo sát thứ 8 được thực hiện với 595 doanh nghiệp hàng đầu theo 20 ngành nghề với 65.213 người đi làm có kinh nghiệm trên toàn quốc. Thời gian khảo sát từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2021.

Bảng xếp hạng năm nay có nhiều doanh nghiệp lần đầu lọt vào danh sách Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2021 gồm: Saint-Gobain Việt Nam, Searefico, Gojek Vietnam, Công Ty TNHH Bel Việt Nam, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Generali Việt Nam, Hưng Thịnh Incons, Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), …

Top 20 doanh nghiệp có nơi làm việc tốt nhất Việt Nam.

Ngoài ra, bảng xếp hạng năm nay cũng có nhiều doanh nghiệp thăng hạng như: Manulife Việt Nam, Novartis Vietnam, Perfetti Van Melle Việt Nam, Acecook Việt Nam, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam…

Bên cạnh bảng xếp hạng những nơi làm việc tốt, năm nay nghiên cứu còn chọn ra top 50 doanh nghiệp Việt có thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn 2021 hay top 10 doanh nghiệp tiêu biểu có nguồn nhân lực hạnh phúc.

Cũng theo khảo sát, ngoài làn sóng làm việc tự do thu hút mạnh mẽ nguồn nhân lực, ngược lại, năm nay người lao động nghỉ việc ồ ạt và sự trỗi dậy của nhóm “siêu nhảy việc” gây xáo trộn nguồn nhân lực.

Theo Anphabe, có một nghịch lý diễn ra trong nguồn nhân lực là tỷ lệ thất nghiệp đang cao (chiếm 2,52% nguồn nhân lực), tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cũng cao, cứ 10 người, có 6 người đang chủ động tìm kiếm công việc mới.

Nghịch lý này càn quét từ châu Mỹ, châu Âu, châu Á và bây giờ là Việt Nam, với tên gọi chung là The Great Resignation – trào lưu nghỉ việc ồ ạt.

Điều khiến các nhà quản lý thắc mắc là hậu Covid-19, những tưởng nhân viên sẽ quý công việc và vui mừng khi được đi làm lại, thay vào đó, họ quyết định nghỉ việc hàng loạt.

Chỉ số gắn kết tình cảm và gắn kết lý trí, hai yếu tố quan trọng tác động tới nỗ lực tự nguyện và cam kết gắn bó của người đi làm được Anphabe đo lường trên diện rộng đang ở mức thấp nhất 6 năm qua. Vì thế, tỷ lệ nhân viên mong muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp cũng thấp nhất, chỉ 46% nguồn nhân lực.

Lý giải cho hiện tượng này, khảo sát của Anphabe chỉ ra nhiều nhóm nguyên nhân có liên quan trực tiếp tới Covid-19 như biến động ngành nghề, sự mệt mỏi, kiệt sức trong môi trường làm việc căng thẳng và mất cân bằng, hay mất kết nối với đồng nghiệp và mất gắn kết với công ty, … Do đó, tỷ lệ thất nghiệp đang cao, cơ hội tìm việc mới không dễ, nhưng thực tế đó vẫn khó níu chân những người lao động muốn nghỉ việc.

Một nguyên nhân khác tác động mạnh mẽ đến làn sóng nghỉ việc ồ ạt sau khi thị trường dần mở cửa là tình trạng nhân viên “siêu nhảy việc” gia tăng đột biến sau thời gian dài “án binh bất động” do ảnh hưởng của Covid-19.

Anphabe ghi nhận, nguồn nhân lực Việt Nam hiện có 17% thuộc nhóm siêu nhảy việc, 19% thuộc nhóm siêu trung thành, còn lại 64% được coi là nhóm tiêu chuẩn.

Trong suy nghĩ của nhóm siêu nhảy việc, thời gian lý tưởng để gắn kết với một doanh nghiệp chỉ là khoảng 2 năm, ngắn hơn nhiều so với nhóm tiêu chuẩn là 4,5 năm và nhóm siêu trung thành là 12 năm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

TikTok cung cấp những insights và mẹo mới cho các thương hiệu

Những insight lần này của TikTok tập trung vào việc làm thế nào thương hiệu có thể kết nối tốt hơn với phụ nữ trên nền tảng.

TikTok cung cấp những insights và mẹo mới cho các thương hiệu
Source: BBC

Theo dữ liệu khảo sát từ WARC, trong khi phụ nữ chiếm giữ hơn 2/3 chi tiêu tiêu dùng toàn cầu, chỉ 9% trong số họ cảm thấy rằng các sáng kiến marketing là phù hợp với giá trị và quan điểm của họ.

Liên quan đến vấn đề này, TikTok nói rằng nền tảng của họ mang đến những cơ hội đáng kể để các thương hiệu kết nối với những người tiêu dùng là nữ giới, cụ thể là.

Theo TikTok:

“Để gắn kết nhiều hơn với phụ nữ hiện đại, các thương hiệu cần phải chân thực, dễ tiếp cận, mang tính giải trí, đa dạng, lấy cộng đồng làm trọng tâm và có trách nhiệm với xã hội. Và để thúc đẩy điều này, TikTok đã tạo ra một hệ sinh thái hoàn toàn mới nhằm giúp tất cả các mục tiêu đó trở thành hiện thực.”

TikTok cho biết, để có thể kết nối nhiều và sâu hơn với phụ nữ, các thương hiệu nên sản xuất những nội dung ít được trau chuốt hơn, ít mang tính chất quảng cáo hơn.

“Không giống như các nền tảng khác vốn ưu tiên sự chọn lọc và hoàn hảo trong nội dung, TikTok tiếp cận theo hướng ngược lại, luôn coi sự chân thật và gẫn gũi là chìa khoá hàng đầu. Phụ nữ trên TikTok muốn cảm thấy được trao quyền sáng tạo và thể hiện bản thân theo cách họ chọn.”

TikTok nói rằng 50% người dùng nữ tìm kiếm các sản phẩm và mua sắm trên TikTok, trong khi 39% nói rằng video trên TikTok là một trong những yếu tố có khả năng ảnh hưởng nhất đến việc khiến họ mua hàng.

Ngoài ra, 53% người dùng TikTok nữ luôn có sẵn động cơ quảng bá cho các thương hiệu mà họ yêu thích thông qua các video và bình luận trong ứng dụng.

Để nâng cao hiệu suất các hoạt động marketing của thương hiệu, TikTok khuyên rằng các thương hiệu nên:

  • Hãy hoà nhập vào nền tảng – Một mẹo rất quan trọng cho tất cả các nhà quảng cáo TikTok là nên dần tự làm quen với ứng dụng và tối đa hóa sự hiểu biết của họ về những gì đang hiệu quả và những gì đang được người dùng TikTok hưởng ứng. Như TikTok nói: “Hãy lắng nghe, tương tác và tạo ra sự thoải mái trên nền tảng.”
  • Cần có quan điểm riêng – Hãy đảm bảo rằng bạn luôn trung thực với cách tiếp cận và thương hiệu của mình, đồng thời truyền tải được các giá trị của thương hiệu thông qua các video theo những cách cởi mở nhất.
  • Hợp tác với các nhà sáng tạo trên TikTok nên được xem là một phần cốt lõi trong chiến lược của thương hiệu – Những gì hiệu quả trên TikTok sẽ không giống với những gì đang hoạt động trên các nền tảng khác cũng như các phương pháp marketing khác. Một trong những cách tốt nhất để đảm bảo thương hiệu luôn phù hợp với các xu hướng trong ứng dụng đó là hợp tác với những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) vốn đã rất quen thuộc trên nền tảng.
  • Sử dụng âm thanh để thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu – Cuối cùng, TikTok nói rằng việc tạo ra những âm thanh phù hợp là chìa khóa để tối đa hóa tiềm năng của bạn trong ứng dụng.

Trong khi TikTok vẫn đang trên đà tăng trưởng đến cột mốc 1.5 tỷ người dùng, việc tận dụng các insights mới để gia tăng mức độ hiệu quả là điều mà các thương hiệu nên làm cho chiến lược marketing của mình trong năm mới 2022.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn