Skip to main content

Thẻ: Thương hiệu

LinkedIn chia sẻ một số mẹo để tiếp cận marketing thương hiệu thành công hơn

Bạn có đang tìm cách tối đa hóa nỗ lực xây dựng thương hiệu của mình trên LinkedIn? Đây là một số cách hay bạn có thể tham khảo.

LinkedIn chia sẻ một số mẹo để tiếp cận marketing thương hiệu thành công hơn

Với hơn 740 triệu người dùng đến thời điểm hiện tại, đặc biệt nền tảng còn chứng kiến mức độ tăng trưởng kỷ lục trong đại dịch, LinkedIn là nền tảng có thể mang lại một loạt các cơ hội mới cho doanh nghiệp của bạn.

Nằm trong những nỗ lực không ngừng nhằm tối đa hoá hiệu quả cho các thương hiệu trên nền tảng, tối đa hóa nhận thức về thương hiệu cho doanh nghiệp.

Tuần này, LinkedIn đã xuất bản một bản hướng dẫn đơn giản để xây dựng thương hiệu hiệu quả trên nền tảng, trong đó phác thảo các tính năng quảng cáo và công cụ nhắm mục tiêu khác nhau để giúp bạn đưa thông điệp của mình đến với đúng đối tượng.

Như bạn có thể thấy ở đây, hướng dẫn cung cấp tổng quan về các tùy chọn quảng cáo LinkedIn khác nhau và ghi chú về vị trí và cách chúng nên được sử dụng.

Hướng dẫn này cũng bao gồm các ví dụ về các tùy chọn vị trí đặt quảng cáo khác nhau và cách chúng xuất hiện trong ứng dụng.

LinkedIn chia sẻ một số mẹo để tiếp cận marketing thương hiệu thành công hơn

Trong khi LinkedIn cũng đã bao gồm các ghi chú về các công cụ nhắm mục tiêu theo đối tượng nâng cao và cách chúng có thể được sử dụng cho các chiến dịch của bạn.

quảng cáo linkedin

Đó là một bản hướng dẫn tổng quan đơn giản nhưng rất hữu ích về cách bạn có thể nâng cao phạm vi tiếp cận và đưa thông điệp thương hiệu của bạn đến với những người phù hợp hơn trong ứng dụng.

Bạn có thể tải xuống đầy đủ bản hướng dẫn marketing tại: LinkedIn Brand Marketing Approaches

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Mô hình 3Cs – Chìa khóa giúp thương hiệu mở ra những chiến lược marketing đúng đắn

Trong quá trình tăng trưởng, các thương hiệu không thể tránh khỏi sự cạnh tranh từ các đối thủ trong thị trường. Sự cạnh tranh này sẽ làm cho chi phí để có được một khách hàng mới ngày càng tăng. Làm giảm tỉ lệ lợi nhuận, tệ hơn nữa là thương hiệu sẽ dần mất thị phần.

Mô hình 3Cs - Chìa khóa giúp thương hiệu mở ra những chiến lược marketing đúng đắn

Khi đó, các thương hiệu cần tìm ra một hướng đi tiềm năng mới trong việc tối ưu phễu chuyển đổi. Từ việc gia tăng mức độ nhận biết đến khâu chuyển đổi khách hàng.

Chìa khóa để các thương hiệu tìm ra hướng đi đúng đắn, chính là mô hình 3Cs: Company – Competitors – Customers.

1. Company.

Company – Hay có thể là thương hiệu của bạn – Là thứ đầu tiên bạn cần nắm rõ.

Không phải chỉ là hiểu thương hiệu đang bán gì, bán như thế nào, bán cho ai, bạn cần biết nhiều hơn thế.

Để dễ hình dung hơn, bạn hãy thử trả lời các câu hỏi sau:

  • Thương hiệu của bạn đang có thể giải quyết được nhu cầu, vấn đề gì của người tiêu dùng?
  • Đâu là lý do khách hàng lựa chọn thương hiệu của bạn?
  • Đâu là lý do khách hàng không lựa chọn (rào cản)?    
  • Khách hàng có đánh giá như thế nào về thương hiệu của bạn?
  • Thương hiệu của bạn có tạo ra cảm xúc gì cho khách hàng không?
  • Thương hiệu của bạn đang tiếp cận khách hàng qua bao nhiêu kênh, tiếp cận như thế nào, có đo lường được sự hiệu quả không?

Điểm mấu chốt ở đây là bạn cần nắm rất chắc về thách thức mà thương hiệu của bạn đang cần đối mặt.

Đó chính là thứ mà bạn cần đặt mục tiêu giải quyết trong các chiến dịch marketing sắp tới. Chẳng hạn việc bị mất thị phần vào tay đối thủ, doanh số sụt giảm, khó khăn khi gia nhập thị trường,…

2. Customers.

Customers – Điểm trọng tâm của mọi chiến dịch truyền thông.

Thương hiệu cần hiểu rõ khách hàng đang gặp rào cản gì trong việc lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ của mình. 

  • Đó có phải vấn đề về sản phẩm/dịch vụ không? Khi sản phẩm/dịch vụ không đáp ứng được nhu cầu, giải quyết được vấn đề đang có của khách hàng mục tiêu.
  • Đó có phải vấn đề về thương hiệu không? Khi thương hiệu của bạn chẳng tạo ra được một dấu ấn gì về cảm xúc đối với khách hàng. Họ chỉ xem bạn như những người qua đường, xa lạ, vô cảm.
  • Đó có phải vấn đề về chiến lược giá không? Khi cái giá của bạn đưa ra khiến khách hàng quá “hụt hẫng”. Cái giá quá cao so với những gì họ hình dung. Hay cái giá quá thấp so với những gì họ có thể chi trả và mong đợi về một sản phẩm chất lượng cao.

Nhìn chung, hãy cố gắng hiểu khách hàng ở mọi điểm chạm trong quá trình họ ra quyết định mua hàng.

Bạn hãy phân tích chân dung khách hàng một cách toàn diện nhất với mô hình 4W1H: Why – What – When – Where – How. Tìm ra thật chính xác pain point của họ. Liên tục đặt câu hỏi Why để tìm ra những insight đắt giá của tệp khách hàng mục tiêu. 

Một insight “chạm tới trái tim” sẽ là yếu tố cực kỳ quan trọng để các chiến dịch Marketing thành công.

3. Competitors.

Competitors – Những đối thủ cạnh tranh sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong kinh doanh nhưng cũng sẽ trở thành động lực cho bạn tiếp tục phát triển.

Thương hiệu không bao giờ đứng một mình. Một cách nhanh nhất, thị trường của bạn sẽ đầy rẫy những đối thủ đáng gờm nếu thị trường đó thực sự có tiềm năng.

Chẳng ai muốn kinh doanh trong một thị trường không có tiềm năng đúng không?

Môi trường cạnh tranh này tạo ra sự bão hòa thị trường. CAC (chi phí để có được một khách hàng mới) tăng lên nhiều lần.

Lượng khách hàng mới giảm xuống, biên lợi nhuận thu hẹp. Chẳng thương hiệu nào mong muốn điều đó cả. Nhưng đó luôn là cách thị trường vận hành.

Hãy tưởng tượng, sẽ có rất nhiều đối thủ đang tìm mọi cách để bán sản phẩm.

Họ có thể cung cấp những sản phẩm đột phá về công nghệ, những trải nghiệm tuyệt vời dành cho khách hàng. Sẽ chẳng lạ nếu khách hàng của bạn chuyển sang sử dụng thương hiệu khác nếu bạn không có những thay đổi tương tự.

Vậy thì, việc hiểu rõ lợi thế cạnh tranh của các đối thủ thật sự là điều cần thiết. Hãy chuẩn bị cho mình sự hiểu biết tường tận về SWOT, Marketing Mix và sức mạnh thương hiệu mà đối thủ đang sở hữu.

Bạn sẽ chẳng muốn cạnh tranh với các đối thủ mạnh bằng những USP mà họ cũng có. Thậm chí đối thủ còn đang làm tốt hơn bạn đâu nhỉ.

Một số câu hỏi bạn cần trả lời đó là:

  • Đối thủ đang sử dụng USP là gì để truyền thông và tạo ra dấu ấn trong tâm trí khách hàng?
  • Tại sao khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của đối thủ và không lựa chọn mình?
  • Giá rẻ có phải thứ mà đối thủ đang theo đuổi? Liệu họ có thực sự có “low cost”?
  • Thương hiệu của đối thủ được đánh giá như thế nào trong tâm trí khách hàng?
  • Kênh phân phối của đối thủ có rộng không, có phải lợi thế của họ không?

Kết luận.

3Cs là một mô hình phân tích khá toàn diện để các thương hiệu có thể đề ra được chiến lược Marketing phù hợp.

Rất nhiều nhà tiếp thị yêu cầu sự “hào nhoáng, hấp dẫn” trong các kế hoạch truyền thông, marketing, tuy nhiên họ quên rằng thứ đầu tiên họ cần tập trung tìm ra phải là “hướng đi đúng”.

Có hướng đi đúng rồi, các bộ não creative sẽ giúp cách bạn đi trông hấp dẫn hơn!

* Lưu ý, trong thị trường, sẽ luôn tồn tại vùng Price War.

Price War là vùng giao nhau của Company, Customers và Competitors. Nếu bạn thấy rằng mình không có gì khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, và chỉ đang cạnh tranh về giá, chắc chắn rằng bạn đang nằm trong vùng này.

Thật đáng tiếc! Trong vùng “chiến tranh” này, các thương hiệu thực sự đang chẳng nghĩ gì đến khách hàng của mình cả. Họ chỉ đang đấu đá nhau mà thôi. Và doanh nghiệp nào nhiều sức lực hơn, trụ lại lâu hơn sẽ là người dành chiến thắng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thành Đàm | MarketingTrips

Google: Cách ‘chung bước’ trong mọi hành trình mua sắm của khách hàng

Vào năm 2020, ngành bán lẻ đã chứng kiến một sự thay đổi rất lớn trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng.

Lượng tìm kiếm liên quan đến bán lẻ đã tăng gấp 3 lần so với cùng thời điểm năm trước – điều này cũng có nghĩa là thành công trong việc kinh doanh ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào việc sử dụng các phương pháp kỹ thuật số.

Để giúp các nhà bán lẻ và thương hiệu kết nối với khách hàng cả trực tuyến lẫn ngoại tuyến, Google đã xây dựng một bản hướng dẫn đơn giản với các công cụ hữu ích nhất, đề xuất các sản phẩm cũng như thông tin chi tiết về người tiêu dùng (consumer insights).

Cho dù bạn đang tìm cách tối ưu hóa các hoạt động marketing hiện có của mình hay lập một bản kế hoạch mới, thì hướng dẫn bán lẻ mới nhất này cũng sẽ giúp bạn xây dựng và phát triển từng bước trong hành trình mua sắm của người tiêu dùng.

Nội dung tập trung vào 04 phần chính:

1. Tiếp cận khách hàng đúng cách.

Mỗi ngày, có hàng triệu khách hàng truy cập Google để tìm kiếm, khám phá và mua sắm tất cả những thứ mà họ có nhu cầu. Bạn có thể học được cách làm thế nào để bạn luôn có mặt kịp thời khi khách hàng cần.

2. Tương tác với khách hàng mục tiêu khi họ nghiên cứu.

Tiếp cận những khách hàng tiềm năng mới đang tìm kiếm các sản phẩm hay dịch vụ tượng tự của bạn, tìm hiểu cách kết nối tốt hơn với họ trong những khoảnh khắc đánh giá nhất.

3. Chuyển đổi khách hàng mục tiêu.

Thúc đẩy doanh số bán hàng của bạn nhiều hơn bằng cách cung cấp các trải nghiệm mua sắm liền mạch hơn với bất cứ nơi nào họ thích mua sắm – trực tuyến hoặc tại cửa hàng.

4. Tối đa hoá những khoảnh khắc mua sắm theo mùa (seasonal shopping).

Thị trường bán lẻ tràn ngập những khoảnh khắc theo mùa, lễ hội hoặc kỳ nghỉ với nhiều loại hình khác nhau. Bạn nên học cách sẵn sàng cho một mùa mua sắm với tất cả những ưu tiên hàng đầu cho kỹ thuật số (digital).

Bạn có thể download toàn bộ bản hướng dẫn này của Google tại: Be there for every shopping journey, with Google

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Thuật kể chuyện: Không ai thích một câu chuyện thành công cả

Có một cách đúng đắn để kể câu chuyện (Storytelling) của bạn, và nó không phải là chia sẻ tất cả những thành tích tuyệt vời mà bạn có.

Không ai thích một câu chuyện thành công cả
Image credit: Nigel Parry

Khi bạn kể câu chuyện của mình, bạn có thể bỏ qua phần hay nhất của nó.

Điều này thường xảy ra mọi lúc.

Các doanh nhân chia sẻ câu chuyện của họ trực tuyến hoặc trên sân khấu, hoặc kể câu chuyện đó với khách hàng, nhà đầu tư – và họ tự hỏi tại sao nó không gây được tiếng vang hay tạo ra được sức ảnh hưởng.

Mọi người muốn kết nối với một câu chuyện nhiều hơn là họ kết nối với một thương hiệu hoặc một sản phẩm nào đó.

Nếu bạn không thể kể câu chuyện của mình một cách phù hợp, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút đối tượng mục tiêu hay khách hàng tiềm năng của bạn.

Vậy làm thế nào để bạn làm được điều đó và phần mà hầu hết mọi người đã bỏ lỡ là gì?

Bây giờ chúng ta sẽ cùng xem xét về một câu chuyện hay nhất từng được kể: Nó được gọi là hành trình của người hùng (hero’s journey).

Mọi bộ phim tuyệt vời bạn đã xem, mọi cuốn tiểu thuyết hay bạn đã đọc và có thể là mọi câu chuyện tuyệt vời nhất bạn từng nghe đều tuân theo cùng một cấu trúc gồm 03 phần:

1. Người hùng của chúng ta bắt đầu làm một điều gì đó.

2. Người hùng của chúng ta gặp một thất bại.

3. Người hùng của chúng ta vượt qua thất bại đó.

Tuy nhiên thay vì kể theo cấu trúc đó, các doanh nhân hay những người kể chuyện khác kể câu chuyện của họ chỉ với 02 phần:

1. Tôi đặt mục tiêu để làm một cái gì đó.

3. Tôi đã thành công.

Rõ ràng là họ đã bỏ qua phần thứ hai, Họ bỏ qua sự thất bại.

Và đây cũng chính là nơi họ đã mắc sai lầm.

Những người khác có thể không có cùng mục tiêu với bạn (phần 1), và họ cũng có thể không có kết quả như bạn (phần 3). Nhưng với ‘phần 2’, là phần chứa đựng tính nhân văn và tính xây dựng.

Bạn đấu tranh và chống chọi với những điều không thể – đó thực sự là những trải nghiệm rất tuyệt vời mà ai ai cũng đều muốn nghe và tin.

Tôi không quan tâm đến việc bạn đang điều hành một cửa hàng tạp hoá nhỏ hay là một đế chế hàng tỷ đô la; Tôi chỉ quan tâm đến việc bạn đã vượt qua khó khăn, vượt qua thách thức để đạt được nó như thế nào.

Đó là lý do tại sao ‘phần 2’ lại rất quan trọng.

Đó là cách đối tượng mục tiêu của bạn muốn kết nối với bạn.

Không ai chỉ thích đơn giản là một câu chuyện về thành công cả. Họ cũng không có nhu cầu nghe bạn kể về thành tích của cá nhân bạn.

Chúng quá nhàm chán và không có tính xây dựng.

Bạn có muốn nghe một tỷ phú nào đó khoe khoang về việc họ có nhiều tiền hay tài sản đến như thế nào không? Câu trả lời có lẽ là không!

Mọi người thích nghe những câu chuyện giúp giải quyết vấn đề.

Mọi người đang tìm kiếm chính mình trong câu chuyện của họ – và tất cả chúng ta đang tìm kiếm chính mình trong tất cả các câu chuyện.

Đó là lý do tại sao chúng ta thường rơi nước mắt ở cuối phim khi mà người hùng vượt qua thử thách để chạm tới được thành công. Chúng ta không chỉ quan tâm đến các nhân vật; chúng ta đang nhìn thấy chính mình trong các nhân vật đó.

Mục tiêu của một ai đó không phải là mục tiêu của bạn. Nếu họ chỉ nói về những điều đó, rõ ràng là câu chuyên có thể kết thúc ở đây.

Nhưng thay vào đó, họ đã chia sẻ những bài học và thất bại từ những cuộc hành trình của chính họ.

Đây là sức mạnh của ‘phần 2’ trong cuộc hành trình của người hùng.

Đừng che giấu nó. Thay vào đó, hãy sở hữu nó. Nắm lấy nó. Chia sẻ nó. Đây sẽ là lý do tại sao mọi người sẽ yêu thích bạn – không phải vì bạn đã làm những thứ họ không làm được mà bởi vì, ít nhất tại một thời điểm nào đó, bạn cũng giống như họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

3 cách để xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu

Theo một số nghiên cứu gần đây, ở thời điểm hiện tại, lòng trung thành với thương hiệu đang ở mức thấp nhất mọi thời đại. 

3 cách để xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu

Năm nay, tỷ phú Jeff Bezos – ông chủ của nền tảng thương mại điện tử Amazon, tiếp tục đứng đầu danh sách những người giàu nhất thế giới. Kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện đến nay, giá trị ròng tài sản của Bezos liên tục tăng.

Có thể nói, Amazon bán gần như mọi thứ, từ sản phẩm của các thương hiệu “đình đám” cho đến “cây kim sợi chỉ”. Rất, và rất nhiều người như bị “thôi miên” trước nút “Mua ngay” trên trang web này.

Đó là vì Amazon đã làm cho việc mua sắm trực tuyến trở nên dễ dàng một cách kỳ lạ. Không ai có thể nghi ngờ – Amazon là số 1.

Và, một thực tế khó có thể phủ nhận rằng, rất ít người có thể thành công như Bezos.

Giãn cách xã hội, lệnh giới nghiêm, hay thậm chí phong tỏa – các biện pháp phòng chống dịch bệnh do SARS-CoV-2 gây ra từ cuối năm 2019 đến nay, đã và đang được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ áp dụng.

Điều này đã làm thay đổi hoạt động kinh doanh ở nhiều nơi trên thế giới. Theo đó, một số nghiên cứu gần đây cho thấy, ở thời điểm hiện tại, lòng trung thành với thương hiệu đang ở mức thấp nhất mọi thời đại.

Một báo cáo của McKinsey cho thấy, 75% người tiêu dùng đã thay đổi phương thức mua sắm kể từ tháng 3/2020. Bán lẻ thông qua thương mại điện tử đã lên ngôi.

Một cuộc khảo sát khác cũng cho kết quả hơn 50% người tiêu dùng đã thử các nhãn hiệu mới, do tình trạng thiếu sản phẩm.

Và rồi “nước chảy chỗ trũng”, khi thị phần của các thương hiệu lớn và có độ tin cậy lâu đời lại càng được gia tăng; nguyên nhân được cho là nhờ họ không bị đứt nguồn cung.

Vậy phải chăng các doanh nghiệp (DN) nhỏ, các thương hiệu “mỏng” tuổi, chỉ còn cách ngồi nhìn thị phần dần hao hụt cho đến khi mất hẳn?

Tình hình chưa đến nỗi bi đát thế, nếu biết cách cải thiện chiến lược khách hàng.

Theo Mitchell Terpstra – người tạo lập chiến lược truyền thông và copywriter chuyên nghiệp với 9 năm kinh nghiệm, DN vẫn có thể xây dựng được sự trung thành của người tiêu dùng trong một thế giới ngày càng không trung thành như hiện nay, bằng cách tập trung vào 3 yếu tố dưới đây.

1. Đầu tư vào hỗ trợ khách hàng chất lượng cao.

Khi có bất cứ vấn đề gì liên quan đến sản phẩm, như hàng bị lỗi hay thiếu, thời gian vận chuyển lâu hay giao hàng không đúng hẹn, dịch vụ bị gián đoạn hoặc không như mong đợi…,

Dù đó là lỗi của DN hay lỗi từ bên ngoài (của người khác hay do điều kiện xã hội, tình trạng bất khả kháng), thì trong mắt khách hàng, công ty vẫn là bên chịu trách nhiệm.

Một chương trình dịch vụ khách hàng chất lượng cao, với các biểu hiện như sẵn sàng lắng nghe những phàn nàn của khách hàng khó tính, thông cảm với họ và cung cấp các giải pháp nhanh chóng, là tất cả những gì khách hàng cần.

Và, khi thiện cảm biến thành tình cảm, họ sẽ tự nguyện gia nhập đội ngũ những người ủng hộ dài lâu cho thương hiệu.

Hỗ trợ khách hàng một cách có tâm và hiểu biết là một trong những cách quảng bá thương hiệu hữu hiệu.

Dịch vụ khách hàng của bạn là câu chuyện do bạn tạo ra. Hãy hình dung một cốt truyện cổ điển: có nhân vật (là công ty và khách hàng), có xung đột (là khiếu nại, phàn nàn của khách hàng), và anh hùng (là nhân viên hỗ trợ khách hàng) xuất hiện để đưa ra cách giải quyết. Sau tất cả, người kể lại câu chuyện đó không ai khác, chính là khách hàng.

Theo một nghiên cứu về người tiêu dùng trên khắp châu Âu, châu Phi và Trung Đông, cứ 3 người tiêu dùng thì có 1 người sẵn sàng bỏ đi sau một trải nghiệm hỗ trợ khách hàng kém.

Khách hàng luôn là người kể câu chuyện của bạn, bất kể nó mang lại cảm xúc tích cực hay tiêu cực cho người nghe.

Và, bạn hẳn không muốn mất khách hàng đã có, hay mất luôn cả cơ hội biến người quen của họ trở thành khách hàng của thương hiệu, vì chất lượng dịch vụ khách hàng yếu kém.

Giải pháp ở đây là tuyển dụng, đào tạo và thường xuyên huấn luyện để có một đội ngũ nhân viên hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp, thực sự chuyên nghiệp.

2. Tìm sứ mệnh cho thương hiệu và lấy nó làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động.

Khi các thế hệ trẻ già đi và sức mua từ họ tăng lên, tác động của điều này là rất rộng và sâu. Cách mà thế hệ millennials (Gen Y) và Gen Z đang định hình thị trường là ưu tiên các thương hiệu mang sứ mệnh ý thức xã hội.

80% người tiêu dùng trẻ hiện nay nói rằng họ muốn biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn và họ đang tìm kiếm những thương hiệu có chí hướng theo đuổi mục tiêu này.

Làm việc hướng tới sự bền vững, hoặc giải quyết một trong số các vấn đề bình đẳng xã hội, là các yếu tố phổ biến của thương hiệu lấy sứ mệnh làm nền tảng cho hoạt động.

TOMS Shoes là một điển hình của thương hiệu tập trung vào sứ mệnh. Ngoài việc cung cấp sản phẩm chất lượng cao, TOMS còn thực hiện chính sách “một tặng một” – tặng một đôi giày miễn phí cho trẻ em có nhu cầu với mỗi đôi giày bán được.

Tại sao việc xây dựng thương hiệu theo sứ mệnh lại có hiệu quả đối với lòng trung thành với thương hiệu?

Nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ có thể đến hoặc đi, nhưng cam kết về việc giữ gìn một bức tranh lớn sẽ cung cấp cho người tiêu dùng một lý do để quan tâm đến thương hiệu của bạn, và đó là nguồn gốc cho sự thành công lâu dài của bạn – một mối quan hệ tích cực sau khi một giao dịch kết thúc.

Khi sứ mệnh được thực hiện tốt, nghĩa là khi được thực hiện một cách chân chính, với những tác động tích cực có thể đo lường được, thương hiệu của bạn sẽ vượt qua sự hoài nghi mà người tiêu dùng thường cảm thấy đối với quảng cáo và tiếp thị. Niềm tin sẽ là sợi dây gắn kết khách hàng với thương hiệu.

3. Thừa nhận lòng trung thành bằng phần thưởng.

Một giải pháp nữa cần tập trung để phát triển và duy trì lòng trung thành với thương hiệu là kêu gọi sự trung thành đó thông qua các chương trình trao thưởng.

Bước đầu tiên của bất kỳ chương trình trao thưởng chiến lược nào là nhận ra rằng không phải tất cả các khách hàng đều giống nhau.

Điều gì phân biệt những khách hàng tốt nhất – các khách hàng mà bạn thực sự muốn trung thành suốt đời, với những khách hàng còn lại? Đó là tần suất mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ? Hay là tổng chi tiêu cho giỏ hàng trong mỗi lần giao dịch?

Không có câu trả lời đúng cho tất cả, mà là sự phù hợp đối với DN của bạn. Đơn cử, năm 1990, State Farm Insurance – một nhóm lớn các công ty bảo hiểm Mỹ – đã đi tiên phong trong chương trình khen thưởng cho người lái xe an toàn.

Họ nhận ra rằng, việc thưởng cho các khách hàng lái xe an toàn cũng mang lại lợi ích cho chính họ, bởi những người lái xe liều lĩnh đang gây tốn kém tiền bạc cho công ty.

Các chương trình trao thưởng dựa trên lòng trung thành thường áp dụng một trong hai cách tiếp cận, hoặc đăng ký trả phí hoặc tích lũy điểm.

Cả hai đều nhằm mục đích khuyến khích mua hàng lặp lại và thúc đẩy tương tác liên tục với thương hiệu.

Sự khác biệt chính là phương pháp trả phí yêu cầu thành viên tiềm năng trả một khoản phí để nhận được quyền truy cập vào các khoản tiết kiệm độc quyền, với phần thưởng thường nhiều hơn.

Trong khi phương pháp tích lũy điểm cho phép khách hàng lặp lại tích lũy điểm, phần thưởng được thiết kế cho từng mức tích lũy nhất định (quà tặng miễn phí hoặc voucher giảm giá…).

Thoạt nhìn, đề nghị khách hàng đóng phí để tham gia chương trình phần thưởng có vẻ là một yêu cầu cao, nhưng cách này ngoài việc giúp bù đắp khoản tiết kiệm được cung cấp, còn giúp xác định khá chính xác khách hàng có ý định mua lại, đồng thời giúp thu hút phân khúc khách hàng chính yếu của thương hiệu.

Về cơ bản, cả 3 yếu tố trên – hỗ trợ khách hàng, xây dựng thương hiệu theo sứ mệnh và các chương trình trao thưởng cho lòng trung thành – đều có chung một mẫu số: khách hàng muốn được thừa nhận vai trò nhiều hơn so với việc chỉ là khách hàng của thương hiệu.

Thừa nhận vai trò của họ bằng cách thông cảm với những phàn nàn của họ, chia sẻ niềm đam mê của họ và bày tỏ lòng biết ơn vì sự hỗ trợ không ngừng của họ, và bạn sẽ xây dựng thương hiệu của mình có được những mối quan hệ hiệu quả trong suốt chặng đường dài.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Đối tượng mục tiêu là gì? Cách xác định đối tượng mục tiêu

Cùng tìm hiểu về một trong những khía cạnh quan trọng nhất của người làm marketing nói chung đó là đối tượng mục tiêu: đối tượng mục tiêu là gì, ví dụ về đối tượng mục tiêu, làm thế nào để xác định đúng đối tượng mục tiêu (Target Audience) và hơn thế nữa.

đối tượng mục tiêu là gì
Đối tượng mục tiêu là gì? Các kiểu đối tượng mục tiêu

Đối tượng mục tiêu là gì? Đối tượng mục tiêu là khái niệm mô tả những đối tượng hay khách hàng mục tiêu của một doanh nghiệp nhất định. Tuỳ vào từng doanh nghiệp, họ có thể định nghĩa khái niệm đối tượng mục tiêu theo những cách khác nhau tới những nhóm người tiêu dùng khác nhau.

Với tư cách là một marketer, mục tiêu của bạn hiếm khi là tiếp cận toàn bộ thị trường (hay thị trường mục tiêu), thay vào đó phải luôn là tiếp cận những người có ảnh hưởng đến các quyết định mua hàng từ doanh nghiệp đúng thời điểm và đúng thông điệp.

Tùy thuộc vào từng phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp, đối tượng mục tiêu của bạn có thể hiện đang đảm nhận các vai trò khác nhau.

Họ có thể là các thành viên C-suite, những người có ảnh hưởng, những người ra quyết định mua hàng, những người trực tiếp sử dụng các sản phẩm và dịch vụ hoặc chính là những người mua hàng với các nhu cầu tiêu thụ cụ thể.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Đối tượng mục tiêu là gì?
  • Sự khác biệt giữa đối tượng mục tiêu và thị trường mục tiêu là gì?
  • Đối tượng mục tiêu và khách hàng mục tiêu.
  • Tại sao mọi Marketer đều cần hiểu về đối tượng mục tiêu.
  • Các loại đối tượng mục tiêu chính hiện có là gì?
  • Cách xác định và kết nối với đối tượng mục tiêu.
  • Ví dụ về đối tượng mục tiêu.
  • Hiểu về đối tượng mục tiêu với một số cách đơn giản.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Đối tượng mục tiêu là gì?

Đối tượng mục tiêu thường được định nghĩa là một nhóm người cụ thể (với các đặc điểm về nhân khẩu học và hành vi cụ thể) có nhiều khả năng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Đối tượng mục tiêu là nền tảng của mọi quyết định marketing, từ phương thức tiếp cận đến thông điệp truyền thông và hơn thế nữa.

Đối tượng mục tiêu trong tiếng Anh có nghĩa là Target Audience.

Sự khác biệt giữa đối tượng mục tiêu và thị trường mục tiêu là gì?

Liên quan đến khái niệm đối tượng mục tiêu, bạn cũng nên phân biệt nó với thị trường mục tiêu, được định nghĩa là nơi có chứa nhiều các nhóm đối tượng mục tiêu khác nhau.

Về bản chất, thị trường mục tiêu là khái niệm rộng hơn được người làm marketing xác định sau quá trình phân khúc thị trường (Market Segmentation), từ các thị trường mục tiêu có được, người làm marketing sẽ tiếp tục phân chia nó thành các đối tượng mục tiêu khác nhau để phục vụ cho các chiến lược marketing khác nhau.

Nếu thị trường mục tiêu bao gồm tất cả những người có thể quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, đối tượng mục tiêu là những nhóm người cụ thể, những người có nhiều khả năng nhất để mua các sản phẩm hoặc dịch vụ.

Phân biệt Đối tượng mục tiêu (Target Audience) và Khách hàng mục tiêu (Target Customer/Consumer).

Mặc dù nghe có vẻ tương tự nhau, nhưng về bản chất đây lại là 2 thuật ngữ khác nhau.

Trong khi đối tượng mục tiêu như đã phân tích ở trên cũng là một khái niệm tương đối rộng, bao gồm tất cả những ai ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định mua hàng, khách hàng mục tiêu chỉ đề cập đến những người có khả năng mua các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Tại sao mọi Marketer đều cần hiểu về đối tượng mục tiêu.

Như đã đề cập ở trên, với bất cứ chiến dịch marketing nào, dù đó là trên mạng xã hội hay trên các công cụ tìm kiếm, bạn cũng cần hướng đến một nhóm người cụ thể với các mục tiêu cụ thể – đó chính là những đối tượng mục tiêu của bạn.

Hiểu rõ đối tượng mục tiêu bạn đang tiếp cận không chỉ đề cập đến việc hiểu nhu cầu hay nỗi đau của họ mà còn hiểu những gì họ kỳ vọng và cách họ muốn tương tác với thương hiệu.

Đối với các thương hiệu trực tuyến, nơi mọi doanh nghiệp đều đang cố gắng để đảm bảo rằng thương hiệu của họ có thể được khám phá, nội dung của họ được các đối tượng khách hàng tiềm năng yêu thích, việc thu thập dữ liệu và hiểu về đối tượng mục tiêu lại càng trở nên quan trọng hơn.

Đối tượng mục tiêu là trung tâm của bất kỳ chiến dịch marketing hay quảng cáo nào và đóng vai trò quyết định đến mức độ thành công của các chiến dịch đó.

Các loại đối tượng mục tiêu chính hiện có là gì?

Tuỳ thuộc vào việc doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực B2B hoặc B2C hay tuỳ thuộc vào từng ngành hàng và mô hình kinh doanh cụ thể, mà sẽ có những kiểu đối tượng mục tiêu khác nhau.

Ví dụ, nếu doanh nghiệp của bạn cung cấp các sản phẩm B2B, đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp, tức những người bạn cần tiếp cận có thể là người ra quyết định cuối cùng (Giám đốc), người phụ trách bộ phận kỹ thuật (IT, Technical), tức là người sẽ chịu trách nhiệm đánh giá trực tiếp chất lượng của sản phẩm, bộ phận Marketing (ví dụ marketing là bộ phận sẽ sử dụng sản phẩm).

Khi này để có thể bán được sản phẩm của mình, bạn có thể cần phải thuyết phục được cả 2 nhóm đối tượng mục tiêu nói trên.

Nếu doanh nghiệp của bạn bán các sản phẩm B2C chẳng hạn như thời trang, đối tượng mục tiêu của bạn có thể đơn giản hơn vì người mua (Buyer) thường là người quyết định duy nhất và cuối cùng.

Tuy nhiên, dù cho doanh nghiệp của bạn có bao nhiêu nhóm đối tượng mục tiêu khác nhau thì mục tiêu cuối cùng của việc xác định các tệp đối tượng mục tiêu là cung cấp những nội dung liên quan và có giá trị nhất đối với họ.

Bạn có thể sẽ cần xem xét các yếu tố như:

  • Nghề nghiệp và sự nghiệp.
  • Ý kiến ​​​​và quan điểm chính trị.
  • ý định.
  • Sở thích và Phong cách sống.

Ví dụ về đối tượng mục tiêu.

Việc xác định đúng đối tượng mục tiêu là một cách tuyệt vời để đảm bảo bạn đang tiếp cận những người có nhiều khả năng sẽ trở thành khách hàng (người mua hàng hoá và dịch vụ) nhất.

Hãy lấy ví dụ về thương hiệu ô tô BMW đến từ Đức, với định vị thương hiệu là “The Ultimate Driving Machine” (Tạm dịch: Cỗ máy di chuyển đổi tối thượng), BMW hướng tới những người yêu thích những chiếc xe hơi thể thao, mạnh mẽ.

Và trong khi đối tượng mục tiêu của BMW là những người “giàu có”, thương hiệu này cũng ngày càng mở rộng tệp đối tượng mục tiêu của mình để có thể bán cho nhiều người hơn.

Thương hiệu đồ chơi cho trẻ em Lego là một ví dụ tuyệt vời khác về đối tượng mục tiêu.

Cũng tương tự như BMW, Lego có nhiều thị trường mục tiêu và tệp đối tượng mục tiêu khác nhau, nhưng nhóm đối tượng mục tiêu chính của thương hiệu là trẻ em từ 1-15 tuổi.

Lego cũng hiểu rằng vì cha mẹ cũng đóng một vai trò không kém phần quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định mua sắm, họ cũng là một tệp đối tượng mục tiêu chính cần tiếp cận và thuyết phục trong các chương trình marketing của lego.

Cách xác định định và kết nối với đối tượng mục tiêu.

Ở khía cạnh tổng thể, bạn càng biết nhiều về đối tượng mục tiêu của mình, bạn càng dễ dàng nói theo ngôn ngữ của họ và tiếp cận họ.

Các nỗ lực marketing của doanh nghiệp phải hướng đến khách hàng tiềm năng ngay từ đầu thay vì đoán xem ai đó có thể thích các sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.

Dưới đây là một số phương pháp bạn có thể sử dụng để tìm kiếm và kết nối với đối tượng mục tiêu và phân khúc đối tượng mục tiêu của mình.

1. Tìm và hiểu đối tượng mục tiêu.

Hoạt động đầu tiên bạn cần làm đó là tìm và hiểu về đối tượng mục tiêu của mình.

Từ việc thực hiện các cuộc khảo sát bên ngoài đến tận dụng các thông tin chi tiết dựa trên dữ liệu (data driven insight), việc tìm thấy các hình mẫu mua hàng dựa trên ý định là chìa khóa thành công.

Bắt đầu với những gì bạn biết.

Hãy liệt kê ra tất cả những gì tạo nên một chân dung đối tượng mục tiêu tiêu chuẩn:

  • Họ bao nhiêu tuổi?
  • Họ là nam hay nữ?
  • Họ làm việc hay sinh sống ở đâu?
  • Thu nhập của họ như thế nào?
Sử dụng thông tin chi tiết dựa trên dữ liệu.

Trong khi doanh nghiệp có vô số cách để tìm hiểu về đối tượng mục tiêu thông qua dữ liệu, sử dụng các dữ liệu tìm kiếm là một cách làm ít tốn kém và hiệu quả. Nếu bạn biết đối tượng mục tiêu của mình muốn gì, bạn có thể kết nối với họ theo cách thấu hiểu nhiều hơn.

Hiểu về đối tượng mục tiêu trên Social Media.

Ai là người theo dõi thương hiệu của bạn? Họ muốn thấy gì từ bạn trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Twitter hoặc Instagram? Tất cả những dữ liệu này đều có thể được khám phá thông qua các công cụ hỗ trợ trên từng nền tảng.

Hầu hết các nền tảng mạng xã hội lớn đều cung cấp thông tin về những đối tượng truy cập như độ tuổi, giới tính, hay khu vực, bên cạnh đó là dữ liệu tương tác từ các bài đăng khác nhau, bạn có thể hiểu hơn về những gì đối tượng mục tiêu của bạn đang mong đợi từ những thông tin này.

Facebook Audience Insights là một ví dụ điển hình.

2. Phân khúc đối tượng mục tiêu.

Như đã phân tích ở trên, nằm trong khái niệm thị trường mục tiêu rộng lớn, để có thể tiếp cận sâu hơn các khách hàng tiềm năng, bạn có thể cần phải phân chia thị trường mục tiêu đó thành khác phân khúc mục tiêu chi tiết hơn.

Về bản chất, phân khúc đối tượng mục tiêu có nghĩa là bạn sẽ xác định và phân chia thị trường mục tiêu dựa trên các tiêu chí cụ thể hoặc các đặc điểm tương tự của đối tượng mục tiêu, những đối tượng tương tự nhau sẽ có những nhu cầu và kỳ vọng tương tự nhau từ những sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp.

Hãy lấy ví dụ về Nike, thương hiệu này phân khúc đối tượng mục tiêu thành 3 nhóm chính là – nam giới, phụ nữ và trẻ em. Nike hiện cũng đã nhắm mục tiêu vào thế hệ millennials (Gen Y) và Gen Z.

Xây dựng chân dung đối tượng mục tiêu (Personas).

Từ góc nhìn marketing, Personas hay chân dung khách hàng mục tiêu là “một hình mẫu đại diện” cho người có cùng sở thích, mục tiêu và mong muốn.

Khi xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu, điều cần thiết là bạn phải tập trung vào cả tính cách (personalities) và câu chuyện (Stories) của họ.

Người tiêu dùng ngày nay không chỉ quan tâm đến các tính năng hay lợi ích từ các sản phẩm và dịch vụ mà thương hiệu cung cấp, họ cũng quan tâm (nhiều hơn) đến cách mà các thương hiệu có thể truyền cảm hứng đến họ, kết nối các câu chuyện của thương hiệu với câu chuyện cá nhân của họ.

3. Tương tác với đối tượng mục tiêu.

Giai đoạn cuối cùng trong quá trình chinh phục đối tượng mục tiêu đó là tương tác và giữ chân họ.

Trong khi bạn có thể xuất sắc trong việc lựa chọn đối tượng mục tiêu (hay các kiểu đối tượng mục tiêu), mọi thứ về cơ bản sẽ không có ý nghĩa gì nếu cuối cùng bạn không thể tương tác và giữ chân họ ở lại với thương hiệu.

Dù cho đối tượng mục tiêu của bạn là ai và họ đang ưu tiên tương tác với bạn ở đâu, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là không ngừng tìm hiểu và đáp ứng các kỳ vọng của họ.

Bạn phải tìm hiểu xem, khách hàng mục tiêu của mình đang ưu tiên cho điều gì hay nói cách khác, họ kỳ vọng gì từ các nội dung của thương hiệu.

Có thể họ sẽ ưu tiên tương tác với những thương hiệu mà họ tin tưởng, những thương hiệu luôn cho họ hiểu rằng bạn là “người dẫn đầu” trong ngành, hay đơn giản vì thương hiệu của bạn có thể hiểu nhiều nhất về họ.

Khi nói đến việc tương tác với đối tượng mục tiêu, bạn cần hiểu rằng, họ không chỉ cần sản phẩm, họ cũng không chỉ cần một “người bán” luôn tìm đủ mọi cách để bán hàng cho họ, thứ mà họ thực sự cần là một “người bạn”, người có thể đồng cảm, chia sẻ, am hiểu và luôn tìm cách để khiến cho cuộc sống của họ trở nên tốt hơn.

Hiểu về đối tượng mục tiêu với 10 cách đơn giản.

1. Đừng giả định.

Bước đầu tiên là quan trọng nhất, vì nó thậm chí có thể giúp bạn xác định lại đối tượng mục tiêu của mình. Đừng giả định bất cứ điều gì cả.

Ví dụ: Nếu bạn đã quyết định thị trường mục tiêu của mình là phụ nữ trung niên. Bạn cần giải thích được lý do tại sao?

Đừng nghĩ là, bởi vì bạn muốn bán nó cho nhóm mục tiêu đó nên bạn mặc định coi đó là thị trường mục tiêu. Bạn cần dữ liệu, bạn cần thông tin chính xác từ thị trường hiện tại thay vì chỉ giả định.

2. Học hỏi từ những gì người khác đã tìm thấy.

Hãy thu thập những thông tin thứ cấp sẵn có. Đọc một số nghiên cứu điển hình (case study), một số ví dụ hay bài học được phân tích từ những người đi trước.

Hãy lọc dữ liệu của bạn để đảm bảo những thông tin nghiên cứu đó liên quan đến ngành kinh doanh của bạn và gần đây nhất có thể.

3. Xây dựng chân dung khách hàng (customer persona).

Khi bạn đã thu thập đủ dữ liệu khách quan để bắt đầu hình thành các kết luận của mình một cách có căn cứ hơn, bạn có thể bắt đầu xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu.

Chân dung khách hàng về cơ bản đó là một nhân vật hư cấu thể hiện tất cả các đặc điểm mà mỗi người trong số những đối tượng mục tiêu của bạn có.

Nó có thể bao gồm các yếu tố như tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn và thu nhập, cũng như các yếu tố khác như tính khí, sự nhạy cảm hoặc sự tò mò.

10 cách đơn giản để tìm hiểu về đối tượng mục tiêu

4. Thực hiện các cuộc khảo sát định lượng quy mô lớn.

Bây giờ đã đến lúc bạn kiểm tra các giả định của bạn bằng cách tiến hành một số nghiên cứu sơ cấp chính (thay vì là nghiên cứu thứ cấp được mô tả như ở trên).

Với một cuộc khảo sát định lượng quy mô lớn, bạn cần bao gồm nhiều đối tượng nhất có thể. Các câu hỏi của bạn nên ở dạng có nhiều sự lựa chọn trả lời, điều này sẽ cung cấp cho bạn nhiều số liệu thống kê hơn đồng thời giúp bạn hiểu thêm về thói quen của đối tượng mục tiêu của bạn.

Bạn nên đặt các câu hỏi liên quan đến thương hiệu và sản phẩm của bạn, chẳng hạn như “X quan trọng như thế nào đối với bạn?” hoặc “Cân nhắc lớn nhất của bạn khi mua X là gì?”

5. Thực hiện các cuộc khảo sát định tính quy mô nhỏ.

Bạn nên bổ sung nghiên cứu định lượng của bạn bằng các nghiên cứu định tính nhỏ – dữ liệu có thể sẽ không khách quan bằng, nhưng bạn sẽ học được những hiểu biết chi tiết (insights) hơn về cấu trúc tâm lý của đối tượng mục tiêu.

Bạn có thể nhắm mục tiêu tới một nhóm nhỏ đối tượng và sử dụng các câu hỏi mở để nhận được các câu trả lời dài hơn.

Một lần nữa, hãy đặt những câu hỏi liên quan đến thương hiệu và sản phẩm của bạn như “Cụm từ sau có ý nghĩa gì đối với bạn?” hoặc “Bạn cảm thấy gì khi nhìn thấy hình ảnh này…?”

6. Nhìn vào đối thủ cạnh tranh của bạn.

Đối thủ cạnh tranh của bạn có thể đã thực hiện những nghiên cứu thị trường tương tự và đưa nó vào hành động.

Nếu họ nhắm đến tệp đối tượng tương tự như bạn, hãy quan sát và học hỏi từ cách họ viết và quảng cáo cho khách hàng tiềm năng của họ.

7. Hãy xem xét đến các sản phẩm và dịch vụ phổ biến khác.

Bạn nên tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ mà đối tượng mục tiêu của bạn đã và đang sử dụng – những thông liên quan đến ngành của bạn. Các thương hiệu này đã định vị họ như thế nào? Họ sử dụng những loại thông điệp nào…?

8. Lắng nghe các cuộc trò chuyện trên mạng xã hội.

Hãy sử dụng các phần mềm lắng nghe mạng xã hội (social listening) để làm rõ hơn về những gì khách hàng của bạn đang trò chuyện trên môi trường trực tuyến.

Họ đang thích thú với các chủ đề nào nhất? Họ thường tương tác với ai và tại sao?

9. Kiểm tra các tương tác với thương hiệu của bạn.

Bạn có thể sử dụng lại phần mềm lắng nghe mạng xã hội và truy cập vào Google Analytics để kiểm tra hành vi của người dùng trên website của bạn.

Bạn có nhận được nhiều bình luận trên blog và lượt chia sẻ trên mạng xã hội không? Hãy sử dụng dữ liệu này để tối ưu cách tiếp cận của bạn.

10. Trừa chỗ cho sự tăng trưởng.

Bạn sẽ không bao giờ có được một sự hiểu biết hoàn hảo về đối tượng mục tiêu của mình.

Ngay cả khi bạn đã từng rất hiểu khách hàng của mình thì họ vẫn phát triển và thay đổi.

Bằng cách cho phép có một số khoảng trống trong chiến lược và luôn cố gắng để hiểu và lấp đầy những khoảng trống đó, bạn có thể có nhiều khả năng cập nhật và bám sát hơn với sự thay đổi của khách hàng của mình.

Không có phương pháp nào có thể tự nó mang lại cho bạn một bức chân dung hoàn hảo về khách hàng mục tiêu của bạn; dân số vốn quá đa dạng và quá khó đoán để bất kỳ giả định nào của bạn cũng có thể đúng.

Thay vào đó, bạn cần thu thập những phát hiện của mình từ nhiều nguồn và hợp nhất chúng thành một tầm nhìn đa diện hơn.

Từ đó, bạn sẽ có thể định hình tốt hơn mọi thứ bạn tạo ra cho đối tượng mục tiêu của mình, từ thông điệp, bài viết tới tiêu đề cho đến lời kêu gọi hành động (CTA).

Kết luận: Hãy tìm kiếm sự cân bằng.

Dù cho bất cứ trường hợp nào, thấu hiểu luôn là nền tảng của mọi giao tiếp, dù là giao tiếp giữa những người bạn với nhau hay giữa thương hiệu với khách hàng.

Bạn càng biết nhiều về đối tượng mục tiêu của mình, hiểu đối tượng mục tiêu là gì, bạn càng có nhiều cơ hội để đạt được các mục tiêu của mình.

Cá nhân hoá khi giao tiếp là cần thiết nhưng khách hàng của bạn cũng cần một cộng đồng, nơi họ có thể chia sẻ tiếng nói của mình cũng như kết nối với những người khác tương tự như họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Brand Building vs SEO: Những thứ Marketer nên biết và không được hiểu nhầm

Mặc dù việc xây dựng nhận thức về thương hiệu và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) của website là những điều hết sức thiết yếu. Tuy nhiên, bạn nên điều chỉnh nỗ lực marketing của mình như thế nào khi hai phương thức này không phải lúc nào cũng phù hợp với nhau?

Brand Building vs SEO: Những thứ bạn nên biết và không được hiểu nhầm
Brand Building vs SEO: Những thứ bạn nên biết và không được hiểu nhầm

Nếu doanh nghiệp của bạn là doanh nghiệp nhỏ và có độ nhận biết thương hiệu trực tuyến thấp, việc tối ưu hóa website của bạn để có xếp hạng tốt hơn cho các từ khóa thương hiệu trong kết quả tìm kiếm thực sự không mấy hiệu quả.

Rất ít người có khả năng tìm kiếm những cụm từ cụ thể liên quan đến thương hiệu đó của bạn nếu họ không quen thuộc với công ty của bạn ngay từ đầu.

Nếu bạn đang tìm cách xây dựng một doanh nghiệp thành công về lâu dài, bạn cần một thương hiệu dễ nhận biết chứ không chỉ là một vài thứ hạng cao cho các cụm từ tìm kiếm chung chung.

Dưới đây là cách bạn có thể cân bằng các cơ hội cạnh tranh để xây dựng thương hiệu của bạn và có thứ hạng tốt hơn trên trang kết quả của các công cụ tìm kiếm:

Phân tích tiềm năng của thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn.

Bạn quyết định xem nên tập trung vào xây dựng thương hiệu hay SEO bằng cách phân tích mô hình kinh doanh (business model) và các mục tiêu dài hạn của bạn.

Nếu đó là mô hình nhỏ với tiềm năng doanh thu thấp, bạn không có lý do gì để xây dựng lưu lượng truy cập (traffic) chỉ cho các từ khóa thương hiệu cả.

Thay vào đó, hãy tập trung vào các cụm từ hướng đến người mua mà khách hàng mục tiêu của bạn sẽ tìm kiếm trong các công cụ tìm kiếm cũng như các từ khóa tìm kiếm được tìm thấy trong các công cụ phân tích website của bạn.

Ngược lại, xây dựng thương hiệu có thể là điều bắt buộc nếu bạn muốn mở rộng sự hiện diện website của công ty mình hay trở thành người dẫn đầu (Leader) trong ngành của bạn.

Trong trường hợp này, bạn hãy cân nhắc về việc chia nhỏ nỗ lực marketing của bạn.

Bạn có thể tăng khả năng nhận diện thương hiệu bằng cách tích cực bình luận và đóng góp trên các trang mạng xã hội, xây dựng nội dung chuyên sâu về ngành kinh doanh của bạn trên website.

Bạn có thể nhắm mục tiêu các từ khóa chung chung trong nỗ lực SEO của bạn để tăng lượng truy cập – ít nhất là cho đến khi lưu lượng truy cập từ các từ khoá thương hiệu đủ lớn để duy trì website của bạn.

Xem xét vai trò mới của tìm kiếm được cá nhân hóa.

Gần đây, Google đã ra mắt “Search, Plus Your World” giúp hiển thị các mục mà một doanh nghiệp xác định sẽ có liên quan đến doanh nghiệp dựa trên các kết nối cá nhân của doanh nghiệp.

Chúng xuất hiện cùng với các kết quả tự nhiên dựa trên SEO truyền thống.

Khi bạn tìm kiếm bằng các từ khóa liên quan đến thể hình, bạn có thể nhận được kết quả từ các blog nhất định vì bạn đã theo dõi chúng.

Do sự phát triển mới này, bạn có thể tạo ra nhiều cách hơn để xây dựng sức mạnh của thương hiệu.

Các công ty có thương hiệu lâu đời thường có nhiều khả năng được nhắc đến trên các blog và trên các trang mạng xã hội hơn so với các doanh nghiệp nhỏ, vốn thiếu nội dung và hình ảnh mang tính đại chúng.

Liên quan đến vấn đề này, xây dựng thương hiệu có thể là một cách quan trọng để đi trước cả việc xây dựng thứ hạng SEO truyền thống và thu hút nhiều lưu lượng truy cập hơn đến website của bạn.

Xác định sự kết hợp lý tưởng.

Bất kể bạn đang ở trong ngành nào hoặc loại hình kinh doanh bạn đang cố gắng xây dựng là gì, hãy cân nhắc đưa cả việc xây dựng thương hiệu và SEO vào chiến lược marketing hỗn hợp (Marketing Mix) của mình.

Bạn không cần phải tập trung hoàn toàn vào một phương thức và so sánh chi phí của nó với chi phí của phương thức kia.

Nếu bạn xác định rằng việc xây dựng thương hiệu sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn, hãy tập trung vào việc xây dựng các liên kết (backlink) từ các website khác trỏ về website của bạn, bạn cũng có thể sử dụng các từ khóa thương hiệu làm văn bản neo (anchor text) để nội dung được tự nhiên và liên quan hơn.

Đề cập đến thương hiệu của bạn trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội cũng có khả năng dẫn đến tăng khả năng hiển thị và nhận thức rõ hơn về thương hiệu.

Tuy nhiên, vì bạn sẽ phải mất không ít thời gian để thương hiệu của bạn có thể thâm nhập vào thế giới kỹ thuật số, bạn cần cân nhắc việc đầu tư thời gian vào các cụm từ tìm kiếm chung chung (generic keywords) liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của bạn.

Khi độ nhận biết về thương hiệu của bạn tăng lên, bạn có thể giảm lượng thời gian dành cho các từ khóa chung chung này.

Ngay cả khi bạn định dựa vào các kết quả tìm kiếm từ khóa chung chung cho phần lớn lưu lượng truy cập website của mình, thì việc thực hiện một số hoạt động xây dựng thương hiệu vẫn có giá trị.

Hãy nhớ bao gồm ít nhất một vài từ khóa thương hiệu (Branded Keyword) trong các hoạt động SEO từ khoá của bạn để đảm bảo bạn có thể gặt hái được những lợi ích mà chúng có thể mang lại cho website và thương hiệu tổng thể.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Cách các ‘Big Brand’ tận dụng thương hiệu cá nhân để xây dựng sự thành công

Thương hiệu cá nhân thực sự đã vượt ra ngoài cái gọi là “cá nhân”. Dưới đây là những gì công ty của bạn có thể học hỏi từ các thương hiệu lớn hơn.

thương hiệu cá nhân
Cách các ‘Big Brand’ tận dụng thương hiệu cá nhân để xây dựng thành công

Khi bạn nghĩ đến Tesla, bạn không thể không nghĩ đến Elon Musk. Tương tự với Apple, ‘gã khổng lồ’ công nghệ là hiện thân của người đồng sáng lập Steve Jobs. Microsoft là Bill Gates. Amazon là Jeff Bezos.

Bằng nhiều cách khác nhau, những vị doanh nhân này đồng nghĩa với công ty của họ, gắn liền với thương hiệu của họ một cách bền chặt.

Trong bài đăng này, chúng ta sẽ thảo luận về thương hiệu cá nhân, cấu trúc ý nghĩa của các ‘Big Brand’ và sau đó xem xét 05 cách mà chúng ta có thể tận dụng thương hiệu cá nhân để tạo nhiều sự đột phá hơn cho doanh nghiệp của mình.

Thương hiệu cá nhân là gì?

Khi nghĩ về các hoạt động xây dựng thương hiệu, hãy nghĩ về các thuật kể chuyện. Ở cấp độ doanh nghiệp: công ty đó là ai? công ty đó khác biệt với các đối thủ cạnh tranh như thế nào? và giá trị mà công ty đó mang lại cho người tiêu dùng là gì?

Thương hiệu cá nhân cũng tương tự như vậy. Bạn là ai? Bạn là người độc nhất hay khác biệt như thế nào? Bạn cung cấp giá trị gì?… Hãy kể câu chuyện của chính bạn.

Điều bí mật khi xây dựng các thương hiệu lớn.

Xây dựng thương hiệu “lớn” thực sự là câu chuyện về tính tổng thể. Hãy xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn, xây dựng thương hiệu cho chính bạn, sau đó hãy kết hợp cả hai với nhau trong một trạng thái cộng sinh hoàn hảo.

Điều này là bởi vì doanh nghiệp của bạn là một phần mở rộng của bản thân bạn, giá trị và tham vọng của chính bạn.

Với những doanh nghiệp mà một nhà lãnh đạo hoàn toàn phù hợp với thương hiệu, họ không nhất thiết phải xây dựng thương hiệu theo một cách khác. Họ chỉ cần làm đúng.

Những thương hiệu này nhất quán về ‘giọng nói’, quan điểm và giọng điệu. Đầu ra của họ là sản phẩm của các giá trị và mục tiêu của công ty. Chúng là một câu chuyện với nhiều chương, thay vì một chương với nhiều câu chuyện.

Hãy xem xét 05 yếu tố khác nhau của thương hiệu cá nhân có thể được sử dụng để hợp nhất giữa con người và doanh nghiệp.

1. Kể một câu chuyện gốc đa liên kết nói lên công ty của bạn.

Bạn không cần một bộ phim hay một tính cách lập dị để xây dựng thương hiệu cá nhân của bản thân và công ty của bạn.

Trên thực tế, một câu chuyện (Storytelling) cá nhân mạnh mẽ là một trụ cột của bất kỳ doanh nghiệp thành công nào.

Là người lãnh đạo, bạn muốn ghi dấu ấn của bản thân vào nhận diện của doanh nghiệp mình. Bạn muốn trở thành một mắt xích quan trọng trong công ty của bạn.

Nếu bạn nghĩ về “câu chuyện” của mình và nó liên quan đến câu chuyện của công ty bạn, bạn cần tạo ra cảm hứng và sự chia sẻ.

Làm nổi bật điều này. Thương hiệu cá nhân của bản thân bạn với công ty của bạn sẽ là một.

Ngược lại, nếu bạn không có câu chuyện của chính mình, thì công ty của bạn cũng có thể sẽ không tồn tại và ngay chính cá nhân bạn cũng vậy.

Hãy xem xét, hãy sáng tạo vì bạn vốn là một phần mở rộng của chính doanh nghiệp.

2. Nâng cao tính xác thực.

Như chuyên gia thương hiệu Seth Godin đã nói rất rõ, “Đối với tôi, tính xác thực là thực hiện những gì bạn hứa chứ không phải bạn là ai. Điều quan trọng là phải thực hiện những gì bạn nói, vì bạn và công ty của bạn sẽ được biết đến với điều đó.

Bất kể bạn làm gì, hãy xác thực trong việc làm đó. Hãy là chính hãng. Hãy chân thật, bởi vì tính xác thực sẽ giúp bạn đi một chặng đường dài.”

Liên quan đến thương hiệu của bạn, không ai muốn kết thân với bất kỳ ai hoặc bất cứ thứ gì mang tính bề ngoài cả.

Thứ gì xuất phát từ trái tim thì sẽ đến được trái tim và ngược lại.

3. Xây dựng một lượng đối tượng mục tiêu là những khách hàng tiềm năng trong tương lai.

Không có gì phải bàn cãi về tính xác thực hay đáng tin cậy của Elon Musk.

Ông nói những gì muốn nói. Ông tin những gì ông muốn tin và không bao giờ ngại nói lên ý kiến ​​của mình.

Elon Musk thường xuyên sử dụng Twitter và tích lũy hàng trăm nghìn lượt thích và bình luận. Sự hiện diện của ông trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội một cách chân thực và dễ thương đã biến ông đồng nghĩa với Tesla một cách hiệu quả.

Hãy xây dựng đối tượng mục tiêu của bạn, một đối tượng phù hợp với bạn là ai và bạn muốn trở thành người như thế nào.

4. Xây dựng danh tiếng.

Danh tiếng là tất cả. Đó là nền tảng ngầm của việc kể câu chuyện của bạn, chân thực và xây dựng đối tượng mục tiêu của bạn.

Bạn phải quyết định bạn muốn được nhìn nhận như thế nào, và sau đó nỗ lực để đảm bảo rằng nó là như vậy và phải diễn ra như vậy.

Mọi ‘di sản’ đều đến từ danh tiếng. Hãy xây dựng thương hiệu cá nhân bằng một danh tiếng được tôn trọng, phát triển lượng người theo dõi bạn và tập trung vào hành động tích cực.

5. Từ chối sự bất khả thi.

Bạn muốn thương hiệu của mình có thể truyền cảm hứng.

Điều này bắt đầu với tư duy của bạn; niềm tin rằng bạn có thể hoàn thành bất cứ điều gì bạn đặt tâm trí của bạn. Ngay cả chúng là bất khả thi.

Hãy ‘mong đợi’ những thất bại và học hỏi từ chúng. Sử dụng chúng để phát triển bản thân và bạn sẽ được trang bị tốt hơn để phát triển công ty của mình.

Đây là cách bạn đưa thương hiệu cá nhân của mình lên một tầm cao mới và hợp nhất chiến lược dường như là vi mô của nó với chiến lược vĩ mô của bản sắc công ty.

Hãy đối xử với thương hiệu cá nhân của bạn một cách nghiêm túc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Bí mật đằng sau những chiến dịch PR thành công nhất

Cùng tìm hiểu cách các chiến dịch PR thành công nhất mọi thời đại được xây dựng và phát triển cùng các bài học rút ra được.

chiến dịch PR thành công
‘Bí mật’ đằng sau những chiến dịch PR thành công nhất

Khi những nhà lãnh đạo hay những người làm marketing ngồi xuống để lập chiến lược cho một chiến dịch PR thành công, họ thường hình dung ra một viễn cảnh tốt nhất cho doanh nghiệp của họ.

PR là gì?

PR là từ viết tắt của từ Public Relations có nghĩa là quan hệ công chúng, PR đề cập đến các hoạt động truyền thông chiến lược từ một tổ chức (doanh nghiệp, thương hiệu…) tới công chúng (khách hàng, người đọc, người dân…) nhằm mục tiêu duy trì hoặc xây dựng hình ảnh của tổ chức trong mắt công chúng.

Có nguồn gốc xuất phát từ Mỹ, thuật ngữ PR đã bắt đầu với rất nhiều ý kiến và định nghĩa khác nhau trước khi đi đến khái niệm cuối cùng như ở trên vào năm 2012 do Hiệp hội Quan hệ Công chúng Mỹ (PRSA) bình chọn.

Góc nhìn nào của câu chuyện sẽ định vị họ trong những vị trí tốt nhất, bao nhiêu khách hàng sẽ chuyển đổi sau những chương trình truyền thông và kết quả là họ sẽ có được niềm tin nào từ đối tượng mục tiêu.

Có một kế hoạch chi tiết cho sự thành công của các chiến dịch PR và kế hoạch chi tiết đó được thể hiện rõ ràng trong các chiến dịch PR thành công nhất mà chúng ta có thể xem.

Sau đây là vài ví dụ về các chiến dịch PR thành công nhất mà chúng ta có thể học hỏi.

Mỗi chiến dịch này thành công vì những lý do khác nhau nhưng điều cốt lõi của nó là tính tương đối, sức ảnh hưởng và khả năng giải quyết vấn đề.

Những thành công này có thể khơi dậy những ý tưởng liên quan đến công việc kinh doanh trong quá trình lập chiến lược của riêng bạn.

1. Gây ‘sốc’ với một thông điệp chân thành.

Khi công ty xà phòng Dove quyết định rằng họ muốn xây dựng thương hiệu của mình dựa trên tình yêu bản thân và sự tự tin, họ đã tạo ra một chiến dịch mang tên “Real Beauty” (Vẻ đẹp thực sự).

Đầu tiên của chiến dịch là một đoạn quảng cáo ngắn cho thấy nhận thức về cái đẹp hiện đang bị bóp méo như thế nào.

Một người phụ nữ “bình thường” bước vào studio, làm tóc và trang điểm và sau đó bức ảnh của cô ấy được chỉnh sửa một cách ‘ngoạn mục’ trước khi nó được đưa lên bảng quảng cáo.

Video này của Dove đánh vào rất nhiều điểm: giá trị gây sốc, sự thật ‘chưa từng hé hộ’ và một thông điệp mạnh mẽ là “hãy đẹp như bạn vốn có, những hình ảnh tiếp thị mà chúng ta thường thấy chỉ là giả mạo”.

Một điều khác biệt ở đây nữa là, thay vì thuê người mẫu để làm gương mặt đại diện cho chiến dịch của họ hay xuất bản trên các tạp chí lớn, Dove đã thuê những người phụ nữ hết thức ‘bình thường’ để ‘chạy’ cho các chiến dịch của mình qua đó thể hiện sự đồng cảm và chân thành mạnh mẽ từ phía thương hiệu.

Và kết quả là, chiến dịch đã rất thành công. Một báo cáo từ PR Week chia sẻ rằng doanh thu hàng năm của thương hiệu đã tăng gần gấp đôi trong suốt một thập kỷ sau chiến dịch, từ 2,5 tỷ USD lên 4 tỷ USD.

2. Tính kịp thời và giải quyết vấn đề.

Một ví dụ quan trọng cho điều này là Shopping Slot, một doanh nghiệp tập trung tất cả thời gian giao hàng có sẵn của các siêu thị hay cửa hàng ở cùng một nơi, đây là một giải pháp khác biệt khi hầu hết các điểm giao hàng dường như hiếm khi có sẵn và tách rời.

Chiến dịch PR của họ bắt đầu chỉ với một bài báo nhưng đã dẫn đến một sự tăng trưởng ‘ngoài sức tưởng tượng’, 3 triệu người xem website và nửa triệu người dùng.

Điều gì đã làm cho Shopping Slot trở nên đặc biệt như vậy?

Sabrina Stocker, người đồng sáng lập của Shopping Slot và hiện là người sáng lập Two Comma PR, giải thích:

“Ngoài tính hợp thời, chúng tôi còn tạo ra một loạt các động lực mang tính khích lệ (tiền và phần thưởng) cho cộng đồng.

Đối với bản thân những câu chuyện được kể trong các chiến dịch, chúng tôi đã sử dụng các nghiên cứu điển hình thực tế (case study storytelling) và những câu chuyện về cách dịch vụ này đã cải thiện cuộc sống của mọi người – đây thực sự là những câu chuyện mang tính gắn kết cao.”

3. Hài hước và lan truyền với tác động của các nền tảng mạng xã hội.

Giờ đây, các phương tiện truyền thông mạng xã hội đang quyết định điều gì là quan trọng đối với chúng ta với tư cách là ‘một xã hội’, nó nên được coi như là một nguồn tài nguyên để hiển thị các chiến dịch của bạn.

Không có gì lây lan nhanh hơn một thử thách đủ mạnh.

Chắc bạn sẽ nhớ đến thử thách xô nước đá với hashtag #ALS nổi tiếng.

Trước hết, nó rất vui và đủ hài hước khi xem. Không quan trọng là thử thách đó đến từ những người nổi tiếng như Lady Gaga hay chỉ là một người bình thường. Khi nhìn một ai đó bị dội một xô nước lạnh vào người, tất cả đều chỉ là giải trí và tạo ra sự lan truyền.

Tất nhiên, niềm vui đó sẽ trở nên lan truyền nhanh hơn nếu nó được xuất phát từ một mục đích tốt: nâng cao nhận thức về sức khoẻ và tiền cho Hiệp hội ALS (Hội chứng xơ cứng teo cơ một bên).

Và chiến dịch đã thành công vang dội, chiến dịch đã quyên góp được con số khổng lồ 115 triệu USD cho hiệp hội với hơn 2,4 triệu video trực tuyến được tham gia.

Bài học thành công của chiến dịch PR.

  • Nói điều gì đó đáng nghe.

Nhiều người nghĩ rằng các chiến dịch PR chỉ dành cho quảng cáo. Tuy nhiên, nếu bạn có thể thu hút đối tượng mục tiêu dựa trên một thông điệp đủ hấp dẫn thì quảng cáo cũng sẽ chỉ là ‘mục tiêu ngầm’ mà thôi.

Hãy làm điều gì đó về thương hiệu thay vì về bán hàng. Bạn đang đại diện cho điều gì? Điều đó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của khách hàng mục tiêu của bạn?

Không phải một công ty về xà phòng nào cũng phải suy nghĩ về việc giúp phụ nữ nắm lấy vẻ đẹp thực sự của họ. Nhưng, khi nhìn từ một góc độ giá trị và ý nghĩa. Bạn có thể ‘chạm’ được đến trái tim của khách hàng mục tiêu của mình.

  • Hãy hướng đến khách hàng của bạn.

Thay vì tuyên bố về doanh nghiệp của bạn, hãy dựa vào các khía cạnh của khách hàng để kể chuyện. Ai sẽ được lợi sau chiến dịch đó, là doanh nghiệp của bạn hay cộng đồng?

Xuất phát từ những khía cạnh hỗ trợ xã hội, những chiến dịch PR tốt nhất thế giới đã được chứng tỏ được sự thành công của nó.

Cũng giống như cách Shopping Slot phân bổ lợi nhuận của chiến dịch cho NHS (Dịch vụ Y tế quốc gia Anh) và hashtag #icebucketchallenge dành cho Hiệp hội ALS, mọi người thích ủng hộ những điều gì đó mà họ có thể cảm thấy hài lòng.

  • Mời gọi sự tham gia của xã hội.

Có rất nhiều ý tưởng #challenge thú vị và hài hước mà đội nhóm của bạn có thể ‘brainstom’ – từ những ý tưởng “dám” hài hước đến việc chia sẻ câu chuyện của một người nào đó nhằm mục đích mang lại tiếng cười hoặc nguồn cảm hứng gắn liền với sứ mệnh thương hiệu của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Mở rộng kinh doanh để tăng nhận diện thương hiệu – Cần chuẩn bị gì?

Trước tình hình kinh doanh khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, hàng loạt nhãn hiệu, cửa hàng tại các thành phố đã phải di dời hay trả lại mặt bằng và buộc hàng loạt doanh nghiệp (DN) phải thay đổi mô hình kinh doanh.

Tuy nhiên, “nguy cơ” của người này lại là “cơ hội” của người khác, khi dịch bệnh đồng thời mang đến cơ hội để tìm được mặt bằng vừa rẻ, vừa đẹp, hỗ trợ đắc lực cho DN kinh doanh chuỗi và tăng nhận diện thương hiệu.

Covid-19 đã khiến nhiều DN ngành đồ uống “xoay trục” sang mô hình kinh doanh cửa hàng lưu động, kiốt bán hàng với không gian nhỏ, nhằm cắt giảm chi phí và tăng nhận diện thương hiệu.

Đơn cử, ở thị trường cà phê, từ Highlands Coffee, Laha Café, cho đến gần đây là Ông Bầu, thay vì chỉ “chơi cửa hàng lớn”, đã triển khai kiốt nhỏ, điểm bán take-away, xe lưu động, hoặc kêu gọi nhượng quyền thương hiệu quầy di động để có thể tận dụng nguồn khách hàng trẻ dồi dào.

Hơn nữa, do dịch bệnh nên phải đẩy nhanh số hóa mô hình kinh doanh, song một DN không thể tồn tại hai mảng online hay offline riêng biệt, hoặc chỉ một trong hai, mà phải gộp thành một với quan hệ tương hỗ.

Cụ thể, khi DN mở nhiều cửa hàng offline thì mới có độ phủ, nhận diện thương hiệu và tệp khách hàng trung thành, “dọn đường” tốt cho mảng online.

Ngược lại, khi chuỗi làm tốt mặt online và hiểu người dùng, mảng offline sẽ trở thành một kênh mua hàng cộng thêm hiệu quả

Loại hình DN nào nên chớp thời cơ?

Trước tiên, DN dựa vào bán sỉ và chỉ có ít cửa hàng giới thiệu sản phẩm, đặc biệt là DN kinh doanh thực phẩm, có thể tận dụng cơ hội thâu tóm mặt bằng ở vị trí thuận tiện với mức giá rẻ để giúp người tiêu dùng nhận biết thương hiệu tốt hơn.

Thêm vào đó, việc chuyển sang bán lẻ từ bán sỉ, trong lúc công nợ chưa thu hồi được, mà mặt bằng lại rẻ, thuận tiện mua bán, đương nhiên là lời giải hợp lý cho bài toán đảm bảo việc làm cho người lao động và giúp DN sống sót qua giai đoạn khó khăn.

Các điểm bán hàng cũng có thể đóng vai trò là nơi tập kết hàng để giao cho khách mua trực tuyến nhanh nhất.

Thứ hai, DN bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu, hoặc cung cấp sản phẩm mà vốn thường được xem là hàng xách tay.

Thời gian qua, giới đầu tư đã chứng kiến giá cổ phiếu của hàng loạt tập đoàn bán lẻ lớn như Walmart, Costco, Kroger, Target… đi lên.

Riêng Amazon đã mở tới 11 cửa hàng bách hóa Amazon Fresh trên khắp nước Mỹ, với kế hoạch mở thêm ít nhất 28 cửa hàng nữa, để thu hút người mua sắm truyền thống.

Theo Bloomberg, chuỗi Amazon Fresh là cách để gã khổng lồ này gắn bó hơn nữa với các khách hàng trung thành của Prime, đồng thời là cách để tăng mức độ hiện diện và thu hút của Amazon đối với một bộ phận không nhỏ người mua sắm có thu nhập thấp, cho đến các khách hàng giàu có hơn thường xuyên đặt hàng qua mạng.

Đó là bài học cho DN Việt Nam. Riêng với ngành mỹ phẩm – thị trường với hàng loạt loại hàng giả núp bóng “xách tay” bán tràn lan trên mạng, mở chuỗi cửa hàng vừa là cách tăng độ nhận diện, vừa là cách để tạo uy tín với các thương hiệu lớn thông qua sức mạnh của hệ thống kênh bán hàng truyền thống.

Dù vậy, cần biết rằng, vận hành chuỗi không hề dễ, khi công việc này đòi hỏi nền tảng quản trị tốt, nếu không sẽ “đứt gánh” rất nhanh.

Từ hệ thống quản trị tài chính, hàng hóa cho đến chăm sóc khách hàng và nhân sự, tất thảy đều cần sự chỉn chu, song song với đó là chiến lược quản trị nội bộ tốt, để có thể thích ứng nhanh với tình hình dịch bệnh thay đổi đột ngột.

Do đó, nếu mở cửa hàng nhanh, nhiều với mong muốn giành vị trí đắc địa, tăng độ nhận diện, nhưng lại không sở hữu nền tảng quản trị tốt và sự chuẩn bị kỹ lưỡng thì rất dễ rơi vào khủng hoảng.

Chuẩn bị thế nào?

Trước khi quyết định mở mới hay mở rộng cửa hàng, nhà quản trị phải xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu bài bản, bắt đầu từ việc nghiên cứu, phân tích và lập chiến lược thương hiệu, cho đến thiết kế, đăng ký bảo hộ hệ thống nhận diện, cuối cùng là áp dụng vào thực tế.

Có thể nói, hệ thống nhận diện thương hiệu là tất cả loại hình và cách thức mà thương hiệu có thể tiếp cận với khách hàng, là “dấu ấn” hiện hữu ở mọi nơi của DN. Thế nên, nó cần được thể hiện mạnh mẽ về mặt hình ảnh.

Một hệ thống nhận diện thương hiệu có thể gồm tên gọi, logo, khẩu hiệu, nhạc hiệu, bao bì, nhãn mác, màu sắc chủ đạo, hình ảnh đồ họa, tài liệu giới thiệu, tài liệu bán hàng, tài liệu đào tạo, ấn phẩm hỗ trợ quảng cáo, danh thiếp, ấn phẩm văn phòng (mẫu thư, giấy viết, sổ tay, bút, cốc…), chữ ký email, hình ảnh trên các tài khoản mạng xã hội; chuỗi cửa hàng và các hình thức PR, sự kiện khác…

Nếu mở cửa hàng nhanh, nhiều với mong muốn giành vị trí đắc địa, tăng độ nhận diện, nhưng lại không sở hữu nền tảng quản trị tốt và sự chuẩn bị kỹ lưỡng thì rất dễ rơi vào khủng hoảng.

Hệ thống nhận diện thương hiệu chính là thứ “đập vào mắt” người tiêu dùng, để họ nhìn thấy và nhận ra thương hiệu của bạn trong cuộc sống hằng ngày.

Mục tiêu của hệ thống nhận diện thương hiệu không chỉ là tạo sự nhận biết, sự khác biệt, thể hiện đặc thù DN mà còn nhắm đến việc tác động đến nhận thức, tạo cảm giác về quy mô, tính chuyên nghiệp của DN với khách hàng và công chúng, tăng khả năng cạnh tranh.

Để tăng hiệu quả, nhà quản trị cần chú ý đến hạng mục nhận diện tại cửa hàng, khi đây là nơi các nhân viên bán hàng đón tiếp và phục vụ khách hàng.

Đây là một trong các địa điểm quan trọng, giúp truyền tải hình ảnh và thông điệp của thương hiệu, do đó, các ứng dụng trong hạng mục này nhất định phải đồng bộ với nhận diện cốt lõi đã nêu.

Một số yếu tố thuộc hạng mục này có thể kể tới là biển hiệu cửa hàng, biển hiệu đại lý, Poster, Banner, Standee, POSM (point of sales material – các vật dụng khác hỗ trợ cho việc bán hàng).

Cuối cùng, không thể không kể đến việc duy trì truyền thông. Trong thời điểm thuận lợi, DN nên truyền thông và trong thời điểm không thuận lợi, DN càng phải truyền thông.

Theo một nghiên cứu về suy thoái kinh tế Mỹ từ năm 1980-1985, McGraw-Hill Research từng phân tích 600 DN thuộc 16 nhóm ngành, kết quả cho thấy, DN tiếp tục duy trì hoặc tăng ngân sách truyền thông trong giai đoạn suy thoái có mức tăng doanh số gấp nhiều lần so với DN loại trừ hoặc giảm ngân sách truyền thông trong cả thời điểm giảm phát và tăng trưởng sau đó.

Trong bối cảnh dịch bệnh, một số DN lớn đã truyền thông thương hiệu bằng các chiến dịch CSR (trách nhiệm xã hội). Đơn cử như Coca-Cola hỗ trợ 7,2 tỷ đồng để hỗ trợ công tác phòng, chống Covid-19 tại Việt Nam.

Hay như việc tập đoàn thời trang LVMH của Pháp sử dụng nhà máy nước hoa để sản xuất nước rửa tay sát khuẩn, song không quên đựng chúng trong các lọ mỹ phẩm có gắn logo Dior, Givenchy và Guerlain.

Đây có thể được xem là một điểm chạm hiệu quả, vừa gửi thông điệp nhân văn đến cộng đồng, vừa liên kết trải nghiệm rửa tay với hình ảnh của nhãn hàng, hứa hẹn mở ra một tương lai chuyển người dùng nước rửa tay sang người ủng hộ thương hiệu, và xa hơn nữa là ủng hộ sản phẩm của LVMH.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

5 cách thương hiệu có thể thúc đẩy sự tăng trưởng thông qua video

2020 là năm đã đánh dấu tốc độ tăng trưởng kỷ lục của lượng người xem video.

Hơn bao giờ hết, mọi người trên khắp thế giới đang sử dụng các nền tảng phát trực tuyến làm kênh chính để xem video.

Chúng ta với tư cách là những người làm marketing, chúng ta nên bắt đầu từ đâu?

Có lẽ, một trong những cách ‘khôn ngoan’ nhất mà chúng ta có thể làm đó là học hỏi từ chính các thương hiệu đã chuyển đổi thành công cách tiếp cận video của họ để thúc đẩy kết quả hay sự tăng trưởng.

Và dưới đây là 05 cách mà các nhà quảng cáo đang điều chỉnh để thúc đẩy kết quả:

1. Tiếp cận người tiêu dùng đúng vị trí: phát trực tuyến.

Mọi người đang xem video kỹ thuật số ở một con số kỷ lục.

Theo một nghiên cứu của Nielsen do Google ủy quyền, YouTube đã tiếp cận những người lớn từ 18 đến 49 tuổi ở Mỹ nhiều hơn nhiều lần so với tất cả các mạng lưới truyền hình tuyến tính khác cộng lại vào tháng 3 năm 2020.

Cũng cùng tháng đó, thời gian xem YouTube và YouTube TV trên màn hình TV đã tăng 80% so với năm ngoái.

Nhìn chung, các thương hiệu đang hướng tới việc tận dụng tối đa cách tiếp cận những đối tượng mục tiêu trên các màn hình lớn hơn.

Ví dụ: khi COVID-19 buộc phải đóng cửa các đại lý xe hơi trên khắp Canada, Kia đã nhận ra quy mô và sức ảnh hưởng mà họ có thể đạt được thông qua TV được kết nối trên YouTube, kết quả là, lượng khách hàng tiềm năng kỹ thuật số (digital lead) của họ tăng 16% và thị phần tăng 15%.

Cũng tương tự, khi thể thao trực tiếp ‘nở rộ’ vào mùa hè tại thị trường Mỹ, Sonos đã đầu tư vào YouTube TV để tiếp cận người hâm mộ thể thao trong các trận đấu trực tiếp và kết nối khi mọi người đang xem nội dung trên YouTube.

Chiến dịch này đã giúp Sonos đạt được tăng trưởng doanh thu ở mức hai con số trong quý với + 16% và tăng 67% doanh thu trực tiếp từ người tiêu dùng so với cùng kỳ năm ngoái.

2. Tập trung vào thương mại điện tử.

Để đáp ứng với những thay đổi mạnh mẽ trong hành vi mua sắm, các thương hiệu đã nhanh chóng chuyển sang thương mại điện tử để tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng trong suốt hành trình mua hàng.

Từ khắp nơi trên thế giới, video trực tuyến đang chứng tỏ khả năng thúc đẩy hiệu suất của mình. Một nghiên cứu mới cho thấy 70% người xem video ở Mỹ, Mexico và Colombia nói rằng họ đã mua một thương hiệu do nhìn thấy nó trên YouTube.

Khi đối mặt với việc đóng cửa các cửa hàng, thương hiệu Kiehl’s của L’Oréal USA đã tái sử dụng những quảng cáo video hiện có, kết hợp với các thông điệp kịp thời và chạy chiến dịch TrueView trên YouTube, kết quả là tỷ lệ chuyển đổi của họ đã tăng hơn 4 lần so với các chiến thuật khác.

Gucci đã thu hút 45.000 lượt truy cập vào website của mình nhờ sự kết hợp thông minh giữa các định dạng quảng cáo mang tính hành động. quảng cáo video theo trình tự, bao gồm ‘TrueView for shopping’.

3. Kết hợp các nguyên tắc cơ bản của sáng tạo với các định dạng quảng cáo mang tính đổi mới.

Trong những ngày đầu của đại dịch, các thương hiệu đã có rất nhiều câu hỏi về việc làm thế nào để xây dựng những mẫu quảng cáo phù hợp nhất, hiệu quả nhất trong những thời điểm đầy bất ổn này.

Mặc dù các thương hiệu không nhất thiết phải tạo ra các quảng cáo liên quan trực tiếp đến Covid-19 để thúc đẩy kết quả, nhưng hầu hết các thương hiệu đều nhận ra nhu cầu về sự nhanh nhạy và sáng tạo để trở nên phù hợp hơn với nhu cầu và suy nghĩ của mọi người.

Các thương hiệu đã thúc đẩy sức ảnh hưởng bằng cách sử dụng các phương pháp tiếp cận sáng tạo, các định dạng quảng cáo có liên quan để phản hồi và tiếp cận một cách gần gũi và nhanh nhất với khách hàng của họ.

4.Tăng cường xây dựng thương hiệu.

Thông thường, các khoản đầu tư xây dựng thương hiệu dài hạn sẽ bị cắt giảm đầu tiên trong những thời kỳ khủng hoảng, ngay cả khi chúng rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Trong một nghiên cứu do Nielsen và YouGov thực hiện dưới sự uỷ quyền của Google bằng cách phân tích dữ liệu bán hàng và thương hiệu trên 20 thương hiệu CPG (Consumer Package Goods) khác nhau.

Google nhận thấy rằng quảng cáo mang lại ROI cao hơn 84% khi tính đến các tác động lâu dài của chỉ số Brand Lift (sức ảnh hưởng của các chiến dịch truyền thông lên sức khoẻ của thương hiệu) lên doanh số bán hàng.

Nói cách khác , đối với mỗi đô la lợi tức ngắn hạn trên chi tiêu quảng cáo (ROAS), những thay đổi trong giá trị tài sản thương hiệu mang lại thêm 0,84 đô la.

5. Mở rộng phương thức đo lường của bạn để nâng cao kết quả.

Cho dù mục tiêu của bạn là bán hàng trong ngắn hạn hay xây dựng thương hiệu trong dài hạn, việc đo lường chưa bao giờ quan trọng hơn thế.

Một chỉ số sẽ không bao giờ phù hợp với tất cả hay trong mọi giai đoạn, đặc biệt là trong một năm mà sự thay đổi và bất ổn đã tác động đến mỗi thị trường theo một cách khác nhau.

Tuy nhiên, một điều may mắn là các nhà tiếp thị đang trở nên tốt hơn trong việc đánh giá những gì hay chỉ số nào đang hoạt động và nhanh hơn trong việc tối ưu hóa một cách nhanh chóng.

PepsiCo đã chấp nhận một cách tiếp cận toàn cầu mới trong việc đo lường, thay đổi cách họ sử dụng mô hình tiếp thị hỗn hợp (MMM – Marketing Mix Modelling) và làm nhiều việc hơn nữa với các nghiên cứu quảng cáo của Nielsen để có được cái nhìn rõ ràng hơn về kết quả mang lại của video cũng như xác định mức độ không hiệu quả của một số phương tiện truyền thông nhất định. (media buying).

Tại Pakistan, Nestlé đã sử dụng MMM để làm rõ một số giả định lâu nay trong khu vực, họ phát hiện ra mức tăng 67% doanh thu trên mỗi đô la trên YouTube TV.

Giờ đây, các thương hiệu không chỉ hiểu rõ hơn về các chiến thuật của chiến dịch, họ đã chuyển sang phương pháp tiếp cận thực sự tập trung vào dữ liệu thay vì dựa vào kinh nghiệm trong quá khứ để thúc đẩy các quyết định của phương tiện truyền thông.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

3 ‘chìa khoá’ chính để có một live-stream thành công

Khi Covid-19 đã khiến nhiều thương hiệu trên khắp thế giới suy nghĩ lại về sự hiện diện trực tuyến của họ, những người làm marketing đang tìm kiếm những cách thức mới để thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu trên các nền tảng trực tuyến.

3 'chìa khoá' chính để có một live-stream thành công

Đối với các thương hiệu chủ yếu dựa vào các hoat động kinh doanh offline trước Covid-19, live-stream hay phát trực tiếp dường như là một giải pháp thay thế đáng tin cậy.

Tuy nhiên, việc tổ chức một buổi phát trực tiếp để chỉ đơn giản là được “trực tuyến” thì sẽ không tạo ra những tác động đáng kể.

Sau đây là 03 phương pháp phát trực tiếp hay nhất từ Google mà các thương hiệu hiện đang áp dụng có thể dẫn đến lượng người xem và mức độ tương tác cao hơn.

1. Xây dựng nguồn động lực trước khi bạn ‘go live’.

Giúp mọi người khám phá sự kiện trực tiếp của bạn bằng cách chạy các chiến dịch giới thiệu (teaser campaign) trước khi phát để giúp người dùng mới và người dùng hiện tại biết khi nào và tại sao họ nên theo dõi sự kiện đó.

Trong thời điểm các hạn chế xã hội quy mô lớn đang diễn ra tại Indonesia (LSSR), nhà cung cấp viễn thông Indosat Ooredoo cần phải tìm ra một cách thay thế khác để tiếp tục chiến dịch #Collabonation mà trước đây họ đã từng tổ chức tại các trung tâm mua sắm trên khắp cả nước.

Thương hiệu đã quyết định tiến hành 06 sự kiện phát trực tiếp để tiếp tục tương tác với đối tượng mục tiêu của họ đồng thời cần đảm bảo việc họ có thể tạo ra đủ hứng thú và độ nhận biết nhất định trong mỗi luồng phát.

Để thúc đẩy những điều này, một quảng cáo dài 06 giây (bumper ad) sẽ xuất hiện lại sau khi người dùng xem quảng cáo giới thiệu (teaser ads) và sau đó tìm kiếm thẻ hashtag #Collabonation trên YouTube.

Kết quả là thương hiệu đã thu được hơn 700.000 lượt xem đối với những mẫu quảng cáo ‘bumper’ này trong sự kiện phát trực tiếp kéo dài 06 ngày.

2. Tăng cường sự tương tác và tham gia trong suốt sự kiện.

Bạn có thể mở rộng phạm vi tiếp cận và thu hút mọi người trong suốt quá trình phát trực tiếp bằng cách chạy các chiến dịch trên YouTube ngay cả khi sự kiện trực tiếp đang diễn ra.

Điều này sẽ nhắc nhở người dùng về luồng phát trực tiếp đang diễn ra và tiếp tục thu hút người dùng mới đến với chương trình đó.

Đầu năm nay, các hạn chế COVID-19 đã thúc đẩy Samsung phải suy nghĩ lại về cách thương hiệu có thể luôn gây được sự chú ý trong tháng Ramadan (Tháng nhịn ăn hoặc tháng ăn chay của người hồi giáo).

Thương hiệu đã quyết định tổ chức sự kiện phát trực tiếp vào đầu các buổi tối khi bạn bè và gia đình thường tụ tập để chia sẻ cùng nhau sau một ngày làm việc.

Luồng trực tiếp có thể giúp những người không thể ở bên nhau nhưng vẫn cảm thấy được sự kết nối và hân hoan.

Để tạo ra lưu lượng truy cập tối đa trong suốt sự kiện, Samsung đã chạy quảng cáo trên trang chủ của YouTube (YouTube Masthead) trong suốt luồng trực tiếp để khuyến khích nhiều người xem tham gia nhiều hơn, ngay cả khi luồng phát đã bắt đầu.

Quảng cáo trên trang chủ được bao gồm một câu đố tương tác, câu trả lời của mọi người sẽ được công bố trên cuộc trò chuyện trực tiếp, điều này đã góp phần thu hút 30.000 người tham gia cuộc trò chuyện trực tiếp của sự kiện.

Samsung liên tục ‘nhắc nhở’ người xem nhấp vào liên kết đến website của họ thông qua cuộc trò chuyện trực tiếp.

3. Đừng để các cuộc trò chuyện kết thúc sau khi phát trực tiếp.

Sau sự kiện phát trực tiếp, hãy tiếp tục tương tác với đối tượng mục tiêu của bạn để duy trì nhận thức và cân nhắc, đồng thời đảm bảo thương hiệu của bạn luôn là ‘top-of-mind’.

Khi sự kiện ra mắt offline của một trong những nhãn hàng điện thoại thông minh mới nhất của họ bị tạm dừng bởi COVID-19, realme đã quyết định chuyển sang kỹ thuật số và chọn sự kiện phát trực tiếp để tăng lưu lượng truy cập trong quá trình phát.

Lưu lượng truy cập vào website của realme đã tăng 50% trong quá trình phát trực tiếp do sự đầu tư mạnh mẽ từ giai đoạn giới thiệu (teaser), sản phẩm giới thiệu cũng đã bán hết sau khi luồng phát kết thúc.

Để có thể tiếp tục thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu trong hai tuần sau sự kiện, realme sử dụng kết hợp các đoạn video nổi bật được cắt ra từ luồng phát trực tiếp trước đó để quảng cáo dưới dạng ‘bumper ads’ (Quảng cáo dài 6s và không thể bỏ qua trên YouTube).

Đồng thời, họ cũng lưu lại danh sách đối tượng tiếp thị lại (re-marketing lists) để phục vụ cho các mục tiêu marketing sau này của thương hiệu.

Khi ngày càng nhiều thương hiệu trực tuyến, các nhà marketer cần phải có chủ ý về cách họ lập kế hoạch cho các luồng phát trực tiếp của mình và đảm bảo rằng họ luôn phải tương tác với người tiêu dùng trước, trong và cả sau khi luồng phát kết thúc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

3 nguyên tắc đơn giản giúp Apple thành công hơn với các sự kiện

Nếu bạn theo dõi các sự kiện của Apple, bạn sẽ nhận thấy rằng nhà sản xuất iPhone này giỏi hơn nhiều so với hầu hết các đối thủ cạnh tranh của nó.

Trong năm qua, hàng chục buổi ra mắt sản phẩm bằng công nghệ ảo (virtual product launches) từ các công ty công nghệ lớn, nhưng không ai trong số họ thực sự có thể so sánh được với các sự kiện mang đậm phong cách điện ảnh vốn đã trở thành đặc trưng của Apple.

Công bằng mà nói, không dễ dàng gì để có thể thích nghi với các sự kiện trực tiếp với thế giới ảo mà tất cả chúng ta đang sống trong năm qua.

Tuy nhiên, Apple đã cố gắng vượt qua những thứ mà hầu hết các đối thủ cạnh tranh của họ không làm được, và sau đây là 3 quy tắc đơn giản giúp Apple làm được điều đó.

1. Hãy kể một câu chuyện (Storytelling).

Các sản phẩm, bản thân chúng không tự mang trong mình sự thú vị. Điều này nghe có vẻ hơi phần mâu thuẫn, nhưng đó là sự thật.

Hầu hết mọi người không quan tâm đến các ‘phần cứng’ hay các bộ xử lý có trong một thiết bị điện tử mới nào đó của họ.

Điều họ thực sự quan tâm là tại sao nó lại quan trọng đối với cuộc sống của họ.

Thực tế là gì? Apple giỏi kể chuyện hơn bất kỳ đối thủ nào khác.

Câu chuyện đó luôn là về cách mà sản phẩm hay dịch vụ của họ sẽ làm cho cuộc sống của bạn trở nên tốt hơn theo cách mà các sản phẩm khác của đối thủ không thể làm được.

Nó sẽ giúp bảo vệ sự riêng tư của bạn. Nó sẽ giúp bạn tạo ra những thứ tốt hơn. Nó sẽ cung cấp cho bạn các công cụ để làm việc hiệu quả hơn chẳng hạn.

2. Đừng ru ngủ.

Apple đã cố gắng giới thiệu mọi thứ từ iMac được thiết kế mới, iPad Pro được cập nhật, iPhone màu tím, AirTags, dịch vụ podcast, bản cập nhật cho Apple Card đến Apple TV, tất cả chỉ diễn ra trong gần một giờ đồng hồ.

Tại sai Apple có thể làm được điều đó khi mà một khối lượng thông tin rất lớn cần phải truyền tải đi?

Điều này chỉ đơn giản là vì Apple không bao giờ lãng phí thời gian của chính nó trên sân khấu. Apple kể một câu chuyện liền mạch, liêc tục và liên tục.

Trong thời đại mà các thiết bị số và phương tiện truyền thông mạng xã hội luôn được kết nối, mọi người vốn đã quá quen thuộc với các video ngắn của TikTok chỉ dài 15 giây hoặc ‘Câu chuyện’ trên Instagram chỉ với 30 giây.

Nếu bạn muốn thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu của mình, bạn phải giữ cho mọi thứ trở nên ngắn hơn, nhanh hơn và thú vị hơn.

3. Sử dụng những gì bạn có.

Cuối cùng, Apple là bậc thầy trong việc sử dụng những gì họ có để truyền tải câu chuyện mà họ muốn kể với đối tượng mục tiêu.

Có ít nhất 09 người thuyết trình khác nhau ở hơn một chục địa điểm khác nhau xoay quanh trụ sở chính của Apple.

Một trong những lý do lớn dẫn đến điều này là vì những người trình bày sản phẩm thực sự là những người đã làm ra sản phẩm đó.

CEO của Apple, Tim Cook, chắc chắn có thể đứng đó và nói về tất cả những điều mà Apple đã làm, nhưng thay vào đó, ông đủ thông minh để hiểu rằng một câu chuyện sẽ trở nên hấp dẫn hơn nhiều khi để chính những người làm ra sản phẩm đó kể về những phần việc mà họ đã làm.

Rõ ràng, với môt doanh nghiệp lớn như Apple hay các doanh nghiệp lớn khác, họ có nguồn lực vô hạn để thể hiện một điều gì đó ‘lớn lao’ hơn, nhưng có một bài học quý giá ở đây cho bất kỳ ai muốn giao tiếp hiệu quả hơn – hãy sử dụng những gì bạn có.

Ngay cả khi bạn không có những khuôn viên trị giá hàng tỷ đô la để quay các sự kiện ảo của mình, việc sử dụng những gì bạn có về con người và bối cảnh sẽ làm cho bài thuyết trình của bạn trở nên chân thực hơn nhiều vì nó thực sự đại diện cho chính bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Nâng tầm thương hiệu nhờ tư duy thương hiệu tích hợp

Tư duy thương hiệu tích hợp đặt trọng tâm vào ba yếu tố cốt lõi gồm: nhận diện thương hiệu chiến lược, truyền thông thương hiệu tích hợp và quy trình tư duy thiết kế rút gọn.

Nâng tầm thương hiệu nhờ tư duy thương hiệu tích hợp

Nhớ lại thời điểm năm 2007 sau khi Việt Nam vừa gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ông Richard Moore, Chủ tịch Richard Moore Associates cho biết, hàng loạt thương hiệu lớn của nước ngoài đã sớm đổ bộ thị trường Việt Nam và tạo nên một sức ép khá lớn cho các thương hiệu trong nước.

Tuy nhiên, các thương hiệu Việt cũng đã nhanh chóng vươn lên mạnh mẽ và định vị thương hiệu của mình trên chính sân nhà.

Một lần nữa, bối cảnh Covid-19 đã buộc các doanh nghiệp phải nhìn lại về thương hiệu, nhìn cận cảnh hơn tại sao thương hiệu không còn tốt như trước đây và tìm ra một hướng đi mới.

Vừa đặt mục tiêu ngắn hạn, vừa đảm bảo gắn chặt với chiến lược dài hạn.

Theo ông Richard, một trong những vấn đề căn bản đối với thương hiệu là không được nhận diện một cách trọng tâm.

Có những thương hiệu đã thân quen với khách hàng nhưng vẫn khiến họ bối rối không biết mảng hoạt động chính của doanh nghiệp là gì.

Thứ hai, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp dù có trọng tâm rõ ràng nhưng hình ảnh nhận diện thương hiệu lại chưa rõ ràng.

Nhiều thương hiệu biết mình cần nhận diện thương hiệu rõ ràng nhưng lại chưa đầu tư để có hình ảnh nhận diện thực sự phù hợp và sắc nét.

Thứ ba, các doanh nghiệp đã có nhận diện thương hiệu phù hợp nhưng ứng dụng không nhất quán theo thời gian khiến cho nhận diện thương hiệu không còn được áp dụng đúng và mất dần sức mạnh của hình ảnh thương hiệu.

Nâng tầm thương hiệu nhờ tư duy thương hiệu tích hợp

Lãnh đạo Richard Moore Associates cho biết, ba thập kỷ trước, các công ty tài chính trên thế giới bắt đầu nhận thấy rằng quảng cáo trên các kênh truyền thông đại chúng là phương thức được các công ty truyền thông quảng cáo (agency) ưu tiên thực hiện vì có được phần chiết khấu cao.

Trong khi đó, các kênh quảng cáo tập trung (below the line) như tài liệu bán hàng, thiết kế bảng biển,… lại không được các agency chú trọng vì chiết khấu thấp.

Thực tế cho thấy, các công ty dành nhiều ngân sách cho quảng cáo và truyền thông đại chúng thường có những quảng cáo thú vị khiến công chúng thích thú.

Tuy nhiên, hình ảnh thương hiệu, theo thời gian, không còn nhất quán vì các chiến dịch không gắn liền với các nền tảng thương hiệu mà tập trung vào mặt ý tưởng với mục đích chính là thu hút công chúng.

Vì vậy, những agency có sự đầu tư cân bằng giữa kênh truyền thông đại chúng và truyền thông tập trung thường được khách hàng ưa chuộng hơn, giá trị công ty đó cũng ngày một lớn hơn.

Ông Richard kể lại, thời điểm đó, agency của ông ở New York (Mỹ) tập trung vào phát triển các kênh quảng cáo tập trung nhiều hơn, nhờ đó tạo được sự khác biệt.

Nhiều agency lớn gõ cửa muốn mua lại, nhiều khách hàng lớn cũng tìm đến nhờ hỗ trợ, trong đó có IBM. Theo ông Richard, IBM tìm đến ông vì có đội ngũ phát triển các kênh truyền thông tập trung hiệu quả trong khi trước đó, IBM phải tự làm mà không có agency nào hỗ trợ.

“Chúng tôi cũng đã làm việc chặt chẽ với các agency tập trung vào các kênh quảng cáo tập trung, chúng tôi gọi đó là cách truyền thông không có đường phân cách và tiên phong trong việc áp dụng truyền thông tiếp thị tích hợp”, ông Richard nói trong sự kiện “Tư duy thương hiệu tích hợp – Phương pháp mới trong xây dựng thương hiệu do CSMO tổ chức.

Truyền thông tiếp thị tích hợp là hình thức tiếp thị mà ở đó tích hợp tất cả các công cụ truyền thông, quảng cáo để chúng hoạt động thống nhất, hài hòa với nhau.

Khái niệm này xuất hiện ở Việt Nam muộn hơn một chút, song, các agency tại Việt Nam khá nhanh nhạy trong việc tích hợp các hoạt động truyền thông Marketing, từ sự kiện cho đến mạng xã hội khi thực hiện các chiến dịch. Tuy nhiên, những hoạt động này lại chưa kết nối với tất cả các kênh cũng như tài liệu truyền thông.

Ông Richard chia sẻ, Richard Moore Associates từng có kinh nghiệm làm việc với ban lãnh đạo cao nhất của các doanh nghiệp từ việc xây dựng chiến lược thương hiệu, phát triển hình ảnh, xây dựng bộ nhận diện…

Các tài sản thương hiệu sau khi được phát triển xong sẽ được truyền tải tinh thần ra ngoài thị trường qua các kênh truyền thông. Các tài liệu truyền thông đa phần tồn tại và được ứng dụng qua nhiều năm.

“Không thể nào đỏi hỏi thị trường cảm nhận thương hiệu một cách nhất quán nếu cách thức truyền tải ra bên ngoài không nhất quán.”

Trong khi đó, có các tài liệu truyền thông được sử dụng trong ngắn hạn chủ yếu để phục vụ cho chiến dịch tiếp thị (marketing).

Các hoạt động tiếp thị tại các doanh nghiệp giờ đây thay đổi liên tục nên các tài liệu truyền thông cũng có thời gian tồn tại khá ngắn.

“Trong từng chiến dịch, các tài liệu truyền thông phục vụ cho chiến dịch đó làm nhất quán nhưng đâu đó các tài liệu, hoạt động truyền thông ngắn hạn không có sự nhất quán với các chiến lược, giá trị thương hiệu lâu dài mà chúng ta đã xây dựng.

Không thể nào đỏi hỏi thị trường cảm nhận thương hiệu một cách nhất quán nếu cách thức truyền tải ra bên ngoài không nhất quán”, ông Richard nói.

Cũng vì vậy mà cách đây một thời gian, Richard Moore đã phát triển quy trình mới là truyền thông thương hiệu tích hợp (intergrated brand communications), bổ sung các tiêu chí về định hướng thương hiệu để các hoạt động truyền thông có sự gắn kết và nhất quán với hình ảnh thương hiệu.

Quá trình lập kế hoạch truyền thông thương hiệu tích hợp luôn duy trì 3 nét tính cách của một thương hiệu như một thước đo chuẩn mực để từ đó lên ý tưởng cho toàn chiến dịch.

Nhờ vậy, với cùng một mức ngân sách, truyền thông thương hiệu tích hợp đảm bảo hoàn thành được mục tiêu tiếp thị mang tính chiến thuật ngắn hạn, trong khi duy trì được chiến lược thương hiệu dài hạn.

Gỡ bỏ rào cản giữa tư duy chiến lược và tư duy triển khai.

Theo ông Richard, hiện đang có rào cản rất lớn giữa tư duy chiến lược và tư duy triển khai.

ông Richard nói”

“Chúng ta thường bỏ sót việc nắm tinh thần thương hiệu của các nhà lãnh đạo khi xây dựng chiến lược cho đến việc đưa thẳng tài liệu truyền thông ra bên ngoài mà bỏ qua lớp nhân sự bên trong khiến họ không nắm rõ được giá trị thương hiệu và giá trị công ty.” 

Thông thường, khi phát triển các chiến lược hay hình ảnh thương hiệu, Richard Moore Associates luôn muốn làm việc sâu sát với ban lãnh đạo cao nhất vì đó là người hiểu rõ thương hiệu nhất. Tất nhiên, việc này không hề dễ dàng.

Tư duy thương hiệu tích hợp với phương pháp phát triển ý tưởng giúp tăng tính cách thương hiệu cho doanh nghiệp.

Để hạn chế các rào cản này, Richard Moore Associates đã áp dụng tư duy thương hiệu tích hợp với phương pháp phát triển ý tưởng giúp tăng tính cách thương hiệu cho doanh nghiệp.

Trong đó, hãng này sử dụng một tài nguyên quan trọng có tên Intergral Persona Ideation. Đây là một buổi workshop sáng tạo ý tưởng dành cho các cấp trưởng phòng của một thương hiệu.

Với câu hỏi đặt ra cho các nhóm có khoảng 6 đến 8 thành viên: “bằng cách nào chúng ta có thể đưa tính cách thương hiệu vào quy trình làm việc hàng ngày của doanh nghiệp”, mỗi nhóm sẽ phải đưa ra các ý tưởng.

“Chỉ trong vài tiếng đồng hồ, chúng tôi đã thu nhận rất nhiều ý tưởng, thậm chí còn nhiều hơn so với việc dành hai tháng trời để nghiên cứu công ty”, ông Richard cho biết.

Workshop này đem lại những ý tưởng cho phép tích hợp tính cách của một thương hiệu vào bên trong DNA của thương hiệu đó.

Đồng thời, cấp lãnh đạo từ trưởng phòng trở lên cũng được nắm rõ hơn về tính cách lẫn chiến lược dài hạn của thương hiệu, nhờ đó nảy ra được nhiều ý tưởng mới.

Khi đã chọn ra được những ý tưởng tốt nhất từ các ý tưởng thu thập được, các trưởng phòng trong buổi workshop sẽ nhận đề bài là làm thế nào để cải thiện ý tưởng này từ tốt lên tốt hơn và họ sẽ cùng nhau đưa ra các đề xuất.

Ông Richard cho biết, có những kế hoạch hành động được đề xuất mà ngay ngày hôm sau đã có thể ứng dụng tại công ty.

Không chỉ trong công việc hàng ngày, mỗi doanh nghiệp còn có các đội ngũ thường xuyên tiếp xúc với khách hàng bên ngoài. Bản thân họ sẽ là những người truyền tải tính cách thương hiệu ra bên ngoài.

Chưa dừng lại ở đó, ông Richard cho biết thêm, vẫn còn có thêm những cách làm khác nữa để nâng cao hình ảnh thương hiệu.

Một trong số đó xuất phát từ việc nhìn vào chính sản phẩm, dịch vụ của công ty. Sản phẩm và dịch vụ chính là linh hồn, phản ánh rõ nhất hình ảnh của thương hiệu trên thị trường, là thứ mà thị trường dùng để đánh giá và đón nhận.

Nhiều thế kỷ trước, sản phẩm là thứ truyền thông duy nhất khi các doanh nghiệp không có phương tiện truyền thông nào khác.

Với những sản phẩm, dịch vụ không có nhiều điểm khác biệt trên thị trường, doanh nghiệp thường tốn nhiều chi phí và công sức truyền thông để tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

Nếu xét về khía cạnh kỹ thuật, công nghệ…trên sản phẩm thì những người làm truyền thông sẽ không thể giúp được gì.

Nhưng truyền thông có thể tìm hiểu nhu cầu, mong muốn, cảm nhận của thị trường để từ đó dùng các kỹ năng phát triển ý tưởng, giúp công ty có thể tạo ra các sản phẩm đáp ứng mong muốn của thị trường.

Để làm được điều này, ông Richard nhấn mạnh tầm quan trọng của tư duy thiết kế (design thinking):

“Những kỹ năng về thiết kế có thể hỗ trợ cho cả các agency tư vấn và chính các doanh nghiệp khi muốn tạo khác biệt về mặt sản phẩm và dịch vụ.

Không chỉ làm thiết kế mà những người hoạt động và làm việc tại công ty có thể tiếp cận với phương pháp tư duy thiết kế để giúp sản phẩm có sự khác biệt”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Nikkei: Panasonic sẽ ngừng sản xuất TV tại Việt Nam

Đây là một phần trong kế hoạch thu hẹp mảng sản xuất, kinh doanh TV của tập đoàn điện tử Nhật Bản.

Theo Nikkei, Panasonic sẽ ngừng sản xuất TV trong năm tài chính 2021 tại các nhà máy ở Ấn Độ và Việt Nam.

Những dòng TV giá rẻ, tỷ suất lợi nhuận thấp của hãng sẽ do đối tác sản xuất nhằm cắt giảm chi phí.

Panasonic có kế hoạch hợp tác với hãng TCL của Trung Quốc để sản xuất một số dòng sản phẩm. Đây là động thái nhằm cắt giảm chi phí cho mảng TV, thị trường mà Panasonic đã đánh mất vị thế.

Nguồn tin cho biết phạm vi hợp đồng đang được 2 bên đàm phán. Panasonic đặt mục tiêu đạt thỏa thuận ngay trong tháng 6. Công ty vẫn tự sản xuất một số dòng TV cao cấp, chủ yếu phục vụ thị trường Nhật.

Không chỉ Panasonic, nhiều thương hiệu Nhật Bản cũng thu hẹp hoặc rút khỏi thị trường sản xuất TV. Đây từng là lĩnh vực cạnh tranh chủ chốt của các hãng điện tử Nhật.

Trước đó vào năm 2019, Panasonic cho biết sẽ hợp tác với một số công ty sản xuất TV nhằm cắt giảm chi phí. Sau khi xem xét nhiều hãng, Panasonic quyết định chọn TCL.

Đây đang là nhà sản xuất TV lớn thứ 3 thế giới.

Từng nắm giữ 10% thị phần TV toàn cầu, Panasonic dần thất thế trước các đối thủ đến từ Trung Quốc.

Sau khi ngừng ra mắt TV plasma, công ty cũng đóng cửa dây chuyền sản xuất TV tại Mỹ và Trung Quốc. Theo hãng phân tích Omdia, thị phần của Panasonic năm 2020 là 1,8%, đứng thứ 12 trên thế giới.

Mảng TV ước tính chiếm chưa đến 10% tổng doanh thu của Panasonic. Trong năm tài chính 2020, bộ phận này mang đến lợi nhuận chủ yếu nhờ thị trường nội địa, tuy nhiên công ty cho rằng doanh thu TV không ổn định về lâu dài.

Trước Panasonic, hãng Hitachi của Nhật cũng không còn tự sản xuất TV vào năm 2012, trước khi ngừng bán hoàn toàn TV sau 6 năm.

Trong năm 2018, Toshiba cũng bán toàn bộ mảng kinh doanh TV cho tập đoàn Hisense của Trung Quốc.

Với Sony, hãng này đã rút gọn một số dòng sản phẩm, kênh bán hàng để đảm bảo mảng TV kinh doanh ổn định.

Không chỉ TV, những bộ phận kém tiềm năng khác của Panasonic cũng bị cắt giảm hoặc rao bán. Công ty này đã bán mảng bán dẫn cho Nuvoton của Đài Loan, ngừng sản xuất màn hình tinh thể lỏng (LCD) và pin Mặt Trời.

“Chúng tôi đang hoàn tất kế hoạch tái cơ cấu các bộ phận chịu lỗ lớn”, một lãnh đạo của Panasonic chia sẻ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Louis Vuitton, Prada và Cartier thử nghiệm blockchain để chống hàng giả

LVMH, Prada và Cartier đang cùng hợp tác để cung cấp giải pháp blockchain cho khách hàng muốn tìm kiếm thêm tính xác thực cho sản phẩm. 

Theo Bloomberg, liên minh các thương hiệu thời trang xa xỉ nhất thế giới mới đây cho biết trong một tuyên bố chung rằng họ đang tiến hành dự án Aura Blockchain để cung cấp giải pháp hỗ trợ công nghệ chuỗi khối cho tất cả các thương hiệu cao cấp, đảm bảo với khách hàng về tính xác thực và truy xuất nguồn gốc sản phẩm một cách minh bạch.

Các thương hiệu thời trang xa xỉ như Louis Vuiton, Prada và Cartier thường phải đối mặt với rủi ro mất hàng tỷ USD doanh thu vào tay thị trường hàng giả.

Theo công ty nghiên cứu Frontier Economics, hoạt động buôn bán hàng giả trên toàn cầu sẽ đạt 991 tỷ USD vào năm 2022, gần gấp đôi con số của năm 2013. Ước tính này bao gồm hàng xa xỉ, sản phẩm tiêu dùng và các danh mục khác như dược phẩm.

Trong một cuộc phỏng vấn, Giám đốc điều hành LVMH Antonio Belloni nói rằng công nghệ chuỗi khối blockchain là phương thức kỹ thuật số để xác nhận giao dịch bằng cách cung cấp các chứng chỉ bảo đảm hàng thật được mã hóa cho sản phẩm.

Ngoài ra, các đối thủ sẽ không truy cập được dữ liệu khách hàng được mã hóa trên blockchain. “Niềm tin là chìa khóa duy nhất mà ngành công nghiệp chúng tôi hình thành và cũng là điều chúng tôi thực sự muốn gìn giữ”, ông Belloni nói.

Theo ông Belloni, liên minh mới là cách để thiết lập một tiêu chuẩn ngành thay vì để mỗi thương hiệu thời trang phát triển giải pháp đảm bảo của riêng họ.

Aura Blockchain đang liên hệ thêm các nhóm thương hiệu xa xỉ khác, nhưng ông Belloni từ chối tiết lộ chi tiết.

Giám đốc điều hành Cartier Cyrille Vigneron nói:

Cartier đã thử nghiệm tính năng trả lại các sản phẩm trực tuyến, cho phép người mua hàng chụp và tải ảnh sản phẩm lên blockchain để chứng minh rằng tình trạng của sản phẩm họ trả lại không bị thay đổi giữa thời điểm họ nhận được hàng và thời điểm họ chuyển nó trở lại thương hiệu.

“Đó là việc dường như rất đơn giản nhưng nó có nghĩa là sự tin tưởng giữa hai bên được nâng cao hơn.”

Mặc dù công nghệ mới được kích hoạt bởi blockchain, nhưng không chấp nhận thanh toán hàng hóa bằng tiền điện tử.

Microsoft và ConsenSys là đơn vị giúp các tập đoàn thời trang xa xỉ phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ cho giải pháp này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

5 chiến lược để xây dựng một thương hiệu toàn cầu

Từ những sai lầm trong ngôn ngữ đến việc hiểu sai các chuẩn mực văn hóa, chuyên gia xây dựng thương hiệu Barbara E. Kahn sẽ chia sẻ những sai lầm chính khi tung ra một thương hiệu xuyên biên giới.

xây dựng thương hiệu

1. Hiểu hành vi của khách hàng.

Mỗi người tiêu dùng có những sở thích hoặc thói quen mua hàng nhất định trong một nền văn hóa, tuy nhiên, những sở thích đó không hẳn là phổ biến.

Chuyên gia xây dựng thương hiệu, Bà Barbara E. Kahn nói: “Thật đáng ngạc nhiên khi có rất nhiều nhà bán lẻ không hiểu được điều đó vì họ chưa từng nghiên cứu cách người tiêu dùng mua sắm trên nền tảng”.

Trong cuốn sách Global Brand Power (Sức mạnh thương hiệu toàn cầu), Bà Kahn cũng đã trích dẫn sai lầm của Walmart khi chọn địa điểm mở siêu thị ở Trung Quốc gần các khu công nghiệp trong khi người tiêu dùng vốn quen mua sắm gần nhà.

2. Định vị đúng cách.

Định vị thương hiệu (brand positioning) tốt bao gồm việc thực sự hiểu đối thủ cạnh tranh của bạn và sau đó là xem xét các lợi thế cạnh tranh (USP) của chính bạn.

Nhà cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tương tự mà bạn bán ở quốc gia này là ai? Và họ có thể không phải là các nhà cung cấp ở thị trường Mỹ.

Ví dụ: nếu bạn bán quần áo thể thao, hãy xem nơi mọi người đang mua quần áo thể thao của họ. Đó có thể là từ các cửa hàng chuyên dụng, nhà bán lẻ trực tuyến hoặc cửa hàng đồ thể thao thông thường.

Nếu bạn có một thương hiệu cao cấp và bạn đang muốn gia nhập vào một thị trường mà địa điểm mua hàng ưa thích của khách hàng ở đó là các nhà bán lẻ thường giảm giá, thì chiến lược đó có thể khác với chiến lược bạn sử dụng ở Mỹ, khi khách hàng lại quan trọng hơn về mặt thương hiệu.

Điều cốt lõi ở đây là bạn cần hiểu cách mọi người mua sắm và cách thức thương hiệu của bạn sẽ trở nên ‘vừa vặn’ với họ.

3. Biết cách đặt tên thương hiệu phù hợp.

Một thương hiệu hoặc tên sản phẩm ở một ngôn ngữ cụ thể này rất có thể chuyển thành một sai lầm ‘đáng xấu hổ’ ở một ngôn ngữ khác.

Ví dụ: thương hiệu pho mát của Pháp tên là Kiri đã đổi tên thành Kibi ở Iran vì tên cũ đó có nghĩa là “thối” hoặc “xếp hạng” trong tiếng Farsi (Tiếng Ba Tư).

Ngoài việc đảm bảo rằng thương hiệu của bạn có thể được dịch tốt sang các ngôn ngữ khác, hãy xem xét những màu nào được ưa chuộng trên các thị trường khác nhau.

Chẳng hạn, ở Mỹ, màu xanh lam và xanh lục được ưa chuộng, trong khi màu đỏ và vàng thường được sử dụng ở một số quốc gia Mỹ Latinh.

4. Suy nghĩ toàn cầu.

Vì công ty của bạn có thể cần mở rộng sang việc cung cấp các sản phẩm mới dựa trên nhu cầu của các thị trường khác nhau, điều quan trọng là tên công ty của bạn phải đủ rộng để đáp ứng những thay đổi đó.

Chuyên gia thương hiệu, Bà Kahn nói: “Boston Chicken đã đổi tên thành Boston Market vì nó đã mở rộng sang các loại thực phẩm khác. Ví dụ: nếu tên công ty của bạn là Brian’s Computers, hãy cân nhắc xem liệu điều đó có bị hạn chế ở các thị trường khác hay không nếu bạn cũng bán các thiết bị ngoại vi và dịch vụ khác”.

5. Tìm đối tác tốt.

Hãy làm việc với các luật sư của bạn để bảo vệ tài sản trí tuệ của bạn ở nước ngoài, nộp hồ sơ bảo hộ nhãn hiệu và bằng sáng chế thích hợp ở Mỹ và các nơi khác, nếu có.

Tìm các đại diện thương mại được giới thiệu từ các đồng nghiệp hoặc các văn phòng thương mại của tiểu bang hoặc liên bang, vì họ có nhiều khả năng có uy tín hơn.

Nếu bạn quyết định cấp giấy phép tên sản phẩm hoặc dịch vụ của mình cho một nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp ở nước ngoài, hãy thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo rằng nhà cung cấp đó có uy tín và sẽ không lạm dụng hoặc sử dụng sai tên thương hiệu của bạn và sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng của bạn.

Bà Kahn nói: “Khi bạn đặt tên thương hiệu của mình vào một sản phẩm hoặc dịch vụ, bạn cần truyền tải được sự nhất quán khi mọi người có nó, họ cần hiểu được giá trị của thương hiệu của bạn.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

TikTok chia sẻ mẹo chiến lược quảng cáo mới

Với sự phát triển ngày càng mạnh và hướng tới đạt 1 tỷ người dùng, TikTok là nền tảng được ngày càng nhiều người làm marketing tìm kiếm và tích hợp vào các nỗ lực quảng cáo của họ.

quảng cáo tiktok

Để thu thập thêm Insights về vấn đề này, TikTok gần đây đã ủy quyền cho Kantar (công ty nghiên cứu thị trường của Anh) thực hiện một nghiên cứu mới để đánh giá cách quảng cáo trên TikTok được cảm nhận so với các nền tảng quảng cáo khác.

Để cung cấp đủ thông tin về điều này, Kantar đã phỏng vấn hơn 25.000 người tham gia, trên 20 quốc gia khác nhau, từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 1 năm 2021.

Và sau đây là những gì nghiên cứu có được:

1. Quảng cáo trên TikTok đang truyền cảm hứng.

Nghiên cứu cho thấy 72% người được hỏi nhận thấy quảng cáo trên TikTok là nguồn ‘truyền cảm hứng’, chỉ số này cao nhất trên tất cả các nền tảng.

“Người dùng TikTok có tư duy khám phá khi cuộn qua nguồn cấp dữ liệu của phần ‘For You’, đồng thời họ cũng đang hài lòng khi tiếp nhận những video mới và đầy cảm hứng từ những nhà sáng tạo cũng như thương hiệu”.

Tất nhiên, điều đó sẽ liên quan trực tiếp đến các yếu tố sáng tạo của chính quảng cáo đó của nhà quảng cáo – nếu quảng cáo của bạn phù hợp với các đặc tính của TikTok và trông có vẻ tự nhiên trong nguồn cấp dữ liệu, điều đó cũng có thể dẫn đến việc mua hàng.

TikTok đã nhiều lần lưu ý rằng các nhà quảng cáo không nên tạo quảng cáo mà thay vào đó hãy tạo TikTok, tức hãy truyền cảm hứng cho người dùng.

Hiển thị sản phẩm với những nội dung hấp dẫn và lôi cuốn có thể dẫn đến những phản hồi mua hàng mạnh mẽ thông qua các chương trình khuyến mãi trên TikTok.

2. Quảng cáo trên TikTok đang thiết lập xu hướng.

Theo báo cáo:

“So với quảng cáo trên các nền tảng khác, mọi người coi những quảng cáo trên TikTok có khả năng thiết lập xu hướng nhiều hơn đến 21%.

Với các định dạng quảng cáo sáng tạo như ‘thử thách gắn thẻ hashtag có thương hiệu’ (Branded Hashtag Challenge), các thương hiệu trên TikTok hiện có nhiều công cụ để trở thành một phần của văn hóa, cho phép đối tượng mục tiêu của họ tạo ra các xu hướng dựa trên âm thanh của thương hiệu (Branded Sounds), hành động, hiệu ứng hoặc câu chuyện liên quan đến thương hiệu và hơn thế nữa.”

Một lần nữa, điều này lại nhắc nhở các nhà quảng cáo hãy ‘make TikToks – not make Ads‘ – tập trung vào sự tương tác được đơn giản hóa với các xu hướng phổ biến giúp thương hiệu và người dùng cá nhân dễ dàng tiếp cận những thứ mới nhất.

Bằng cách tập trung vào các yếu tố phổ biến trong các video trên TikTok, bạn có thể trở thành một phần của văn hóa, có thể có tác động tích cực đến thương hiệu của mình.

3. Sự hài hước và lạc quan là chìa khóa.

TikTok nói rằng người dùng đến với nền tảng của mình để khám phá những nội dung nâng cao tinh thần từ cộng đồng TikTok, điều này rất có ý nghĩa với các nhà quảng cáo.

“8 trong số 10 người tham gia nghiên cứu đồng ý rằng TikTok rất thú vị, hài hước.”

Điều này cũng đã ‘vô tình’ chỉ ra trọng tâm của cách tiếp cận chiến dịch TikTok của bạn và những gì người dùng mong đợi trên nền tảng.

4. Quảng cáo TikTok thu hút được sự chú ý.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng quảng cáo TikTok rất tốt trong việc thu hút sự chú ý, với 67% người được hỏi đồng ý rằng quảng cáo trên nền tảng này sẽ thu hút được sự tập trung của họ – chỉ số này cao hơn 7% so với các nền tảng khác.

TikTok cũng lưu ý rằng các tùy chọn vị trí đặt quảng cáo như ‘TopView’ hoặc video đầu tiên mà người dùng nhìn thấy khi mở ứng dụng sẽ giải quyết được vấn đề “ngay tại thời điểm họ dễ tiếp thu và chú ý nhất” cho thương hiệu.

5. Người dùng TikTok dễ xem quảng cáo hơn.

Cuối cùng, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người dùng TikTok xem quảng cáo trong ứng dụng một cách thuận lợi hơn so với các nền tảng quảng cáo khác.

“Kết hợp nhiều yếu tố, quảng cáo trên TikTok cho thấy khả năng tiếp nhận quảng cáo trung bình tốt hơn 10% so với các nền tảng khác được thử nghiệm.

Hơn nữa, nhiều thuộc tính quảng cáo được thử nghiệm cho thấy rằng quảng cáo trên TikTok đã tìm ra những cách để trở thành một phần của cộng đồng với những điều chân thực và mới mẻ.”

Trên đây là một số lưu ý tốt mà bạn có thể cân nhắc trong các chiến lược quảng cáo của mình, giờ đây bạn có nhiều cách hơn để hiểu và thử nghiệm nó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Cách tận dụng và khai thác dữ liệu mạng xã hội để tăng ROI (P2)

Dữ liệu là ‘tiền tệ’ và sức mạnh của thế kỷ 21. Các thương hiệu và doanh nghiệp trên toàn cầu đầu tư một số tiền lớn vào nhân sự, công cụ và nền tảng cần thiết cũng chỉ để thu thập, phân tích những thông tin chi tiết từ nguồn dữ liệu đó.

Cách tận dụng và khai thác dữ liệu mạng xã hội để tăng ROI (P2)

5 mẹo phân tích dữ liệu từ các phương tiện truyền thông mạng xã hội để tăng ROI?

Trong phần nội dung này, hãy cùng xem một số mẹo giúp bạn thu thập những thông tin sâu sắc nhất từ dữ liệu mạng xã hội của mình và sau đó, giúp tăng doanh thu của bạn.

1. Xác định KPIs chính trên tất cả các nền tảng truyền thông mạng xã hội của bạn.

Đối với những người làm digital marketing có kinh nghiệm, điều này không cần phải bàn.

Bạn phải tìm ra các chỉ số hiệu suất cốt lõi (core performance) được chia sẻ trên tất cả các tài khoản mạng xã hội đang hoạt động của mình.

Điều này sẽ cho phép bạn so sánh hiệu suất của các chiến dịch marketing của mình giữa các nền tảng này.

Ví dụ: nếu bạn phân tích giữa Twitter và Instagram, bạn có thể dễ dàng phân biệt được nền tảng nào mà các bài đăng của bạn có hiệu quả tốt nhất về ‘lượt thích’ của người dùng.

Snapchat lại không có tính năng “thích” theo cách tương tự, vì vậy nó sẽ không nằm trong danh mục KPIs phổ biến cụ thể là ‘lượt thích’ này.

2. Thu thập dữ liệu và các chỉ số đặc biệt trên từng nền tảng.

Trái ngược hoàn toàn với quan điểm trước đây, các chỉ số cụ thể trên nền tảng là những chỉ số chỉ tồn tại trên một nền tảng truyền thông nhất định.

Điều này có thể là do sự khác biệt về các tính năng, bố cục và các hành động có sẵn của người dùng.

Ví dụ: Hành động trên trang (Actions on Page) là một ví dụ về các chỉ số dành riêng cho Facebook Analytics vì nó cho thấy nơi người dùng đang nhấp vào trang của bạn, bao gồm cả số lần nhấp vào website, số điện thoại và cả nút kêu gọi hành động (CTA).

Các chỉ số thông thường nên được sử dụng cùng với các chỉ số dành riêng cho từng nền tảng để từ đó bạn có cái nhìn tổng thể hơn về hiệu suất tiếp thị nội dung (content marketing) của mình.

MẸO: Để làm cho các chiến dịch truyền thông mạng xã hội của bạn thành công hơn, bạn nên sử dụng dữ liệu để phân khúc dữ liệu (khách hàng) và làm cho quá trình giao tiếp với khách hàng của bạn được cá nhân hóa theo nhu cầu và sở thích của họ, điều này sẽ dẫn đến việc cải thiện kênh bán hàng và ROI marketing của bạn cao hơn.

3. Sử dụng Google và Adobe Analytics để bổ sung cho quá trình phân tích dữ liệu của bạn.

Ngoài các công cụ vốn có trên các nền tảng mạng xã hội, Google Analytics là một công cụ rất hữu ích khi nói đến việc đối chiếu dữ liệu.

Là một công cụ nâng cao, bạn có thể tận dụng sức mạnh của nó để tìm hiểu về khách hàng tiềm năng, doanh số bán sản phẩm, thời lượng truy cập website, tải xuống tài nguyên và hơn thế nữa.

Bạn có thể kết nối các trang mạng xã hội của mình với nhau để có được những thông tin chi tiết giúp bạn tìm ra nền tảng nào đang mang về cho bạn nhiều khách hàng tiềm năng và doanh thu nhất.

Và một khi bạn được trang bị dữ liệu đó, bạn có thể tối ưu hay đưa ra những hành động phù hợp hơn để tăng hiệu suất của mình.

Adobe Analytics cũng là một công cụ hữu ích cho những người muốn có được báo cáo chuyên sâu hơn. Nó không chỉ theo dõi những số liệu mà Google Analytics có sẵn mà còn có thêm nhiều số liệu nâng cao hơn, điều mà Google Analytics chưa làm được.

Adobe Analytics cũng tính các chuyển đổi (conversions) theo nhiều cách khác nhau.

Ví dụ: Tỷ lệ chuyển đổi của bạn phụ thuộc vào việc người dùng hoặc khách truy cập bấm xem video trên website của bạn và bạn có một người dùng truy cập xem 3 video trong một lượt truy cập trang.

Khi này, Google Analytics sẽ tính nó chỉ là 01 chuyển đổi, nhưng Adobe Analytics sẽ tính nó là 03. Đối với Adobe, điều quan trọng không chỉ là ‘hành động’, mà là số lần người dùng thực hiện một hành động cụ thể trên trang của bạn.

4. Sử dụng dữ liệu để phân khúc đối tượng của bạn.

Đến lúc này, bạn đã nên có ý tưởng về cách thu thập những dữ liệu quan trọng từ nhiều tài khoản mạng xã hội của mình và thậm chí là kiểm tra cả chiến lược quảng cáo của đối thủ cạnh tranh.

Bây giờ chúng ta sẽ cùng xem xét một cách quan trọng để sử dụng dữ liệu đó: phân khúc đối tượng.

Như đã phân tích ở trên, những thông tin chi tiết bạn có được bằng cách sử dụng dữ liệu sẽ cho phép bạn hiểu rõ hơn về nhân khẩu học, sở thích và danh tính của đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn.

Bạn có thể tách biệt những thông tin như giới tính, độ tuổi, vị trí, nghề nghiệp, xu hướng chính trị và tình trạng kinh tế, đồng thời sử dụng các điểm dữ liệu này để tạo những nội dung hoặc quảng cáo phù hợp với từng phân khúc.

Việc phân tích đối tượng cho phép bạn xác định chính xác những gì thu hút từng phân khúc đối tượng của bạn và từ đó bạn tạo ra những nội dung thu hút trực tiếp đến họ.

5. Tận dụng thông tin chi tiết về hành vi để phân phối nội dung hấp dẫn hơn.

Người dùng nữ của bạn có thích bình luận về những nội dung mang tính trực quan như infographics hoặc hình ảnh minh họa không?

Những người trẻ tuổi có thường dành thời gian để xem hết các video có thương hiệu của bạn không? Phụ đề của bạn có thúc đẩy tương tác không? Đây là một số câu hỏi được trả lời bằng thông tin chi tiết về hành vi dựa trên dữ liệu.

Các chỉ số như lượt truy cập trang, thời lượng xem video trung bình, số lần hiển thị, lượt thích tự nhiên và tổng phạm vi tiếp cận là rất quan trọng để tinh chỉnh chất lượng nội dung của bạn theo từng bài đăng.

Bằng cách hiểu cách người dùng tương tác với nội dung của bạn, bạn có thể xác định bất kỳ thiếu sót nào để cải thiện nó.

Ví dụ: nếu bài đăng hình ảnh trên Instagram của bạn có chú thích dài và chi tiết có mức độ tương tác thấp hơn bài đăng có chú thích ngắn gọn, thì điều đó có thể báo hiệu rằng đối tượng mục tiêu của bạn thích ngắn gọn và linh hoạt hơn là ‘những thứ dài lê thê’.

Hơn nữa, bạn cũng có thể sử dụng những thông tin chi tiết này để phục vụ cho chiến lược nội dung nhằm tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) của mình.

Có rất nhiều công cụ SEO trực tuyến mà bạn có thể sử dụng để xây dựng bộ từ khoá phù hợp với sở thích nội dung của đối tượng của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Huy Lâm | MarketingTrips 

Google: Đầu tư vào sáng tạo – Điểm mấu chốt để chuyển đổi doanh nghiệp

Bà Susie Walker, hiện là trưởng ban giải thưởng của ‘Liên hoan Sáng tạo Quốc tế LIONS’ chia sẻ sự cần thiết của chuyển đổi sáng tạo cho sự tăng trưởng và khả năng phục hồi của doanh nghiệp trong thời kỳ số.

sáng tạo

Khi chúng ta nghĩ về sự chuyển đổi kinh doanh, chúng ta có thể không liên hệ ngay nó với sự sáng tạo.

Trong khi thế giới marketing và quảng cáo đang thích nghi dần với martech (marketing technology) và adtech (advertising technology), ngày càng có nhiều bằng chứng về mối liên hệ nội tại giữa sự sáng tạo và thành công trong kinh doanh.

Trong một nghiên cứu của Forrester nhằm mục tiêu kiểm tra ROI (tỷ suất lợi nhuận đầu tư) của sự sáng tạo so với việc áp dụng martech và adtech, họ phát hiện ra rằng việc chuyển 19 tỷ USD đầu tư từ công nghệ sang sáng tạo trong sáu năm sẽ làm tăng ROI lên đến 18% – lợi nhuận tiềm năng là 66 tỷ USD.

Mặc dù nghiên cứu được thực hiện ở thị trường Mỹ, tuy nhiên, xét về mặt logic thì kết quả này có thể được kỳ vọng tương tự ở những nơi khác trên thế giới.

Sự sáng tạo là động lực lớn nhất của sự phát triển không ngừng nghĩ. Khi được thực hiện tốt, tác động của nó đối với doanh nghiệp có thể được cảm nhận theo nhiều chiều hướng khác nhau;

Nó cải thiện sức khỏe thương hiệu về lâu dài, hỗ trợ tăng doanh số bán hàng, thay đổi hành vi của người tiêu dùng hoặc nhận thức về thương hiệu.

Sáng tạo và hiệu quả marketing.

Vài năm trước, McKinsey đã cùng với Cannes LIONS thực hiện nghiên cứu mối liên hệ giữa sự sáng tạo và kết quả kinh doanh.

Cùng với nhau, họ đã phát triển chỉ số ACS (Awards Creativity Score – tạm dịch là chỉ số sáng tạo được công nhận và trao giải), như một cách để hiểu các doanh nghiệp đoạt giải thưởng hoạt động như thế nào ở các thị trường khác nhau.

Tóm lại, nhóm nghiên cứu sẽ cho điểm một thương hiệu dựa trên sự sáng tạo của họ.

Khi McKinsey xem xét kết quả tài chính của các công ty có điểm ACS cao, họ nhận thấy những công ty này vượt trội hơn hẳn so với các công ty cùng ngành về mức độ tăng trưởng doanh thu hữu cơ và biên lợi nhuận.

Điều này có thể rút ra kết luận rằng đầu tư vào sáng tạo chất lượng cao có thể tác động trực tiếp đến lợi nhuận của một doanh nghiệp nhất định.

Hãy hình dung lại vai trò của sự sáng tạo.

Chuyển đổi kinh doanh sáng tạo là sự sáng tạo thúc đẩy doanh nghiệp tiến lên – tư duy sáng tạo làm thay đổi cách doanh nghiệp tổ chức, cách mọi người làm việc và cách khách hàng tương tác với họ.

Chúng ta đang nhận thấy rằng các doanh nghiệp đang trải qua quá trình thay đổi và sáng tạo lại các hoạt động nội bộ để tạo ra hiệu quả và cải thiện năng suất.

Họ tăng cường sự trung thành và kết nối với người tiêu dùng theo những cách mà chúng ta có thể chưa từng thấy trước đây.

Họ đang đầu tư vào những cách làm việc mới để chứng minh cho sự phù hợp của doanh nghiệp của họ trong tương lai – từ dịch vụ khách hàng, trải nghiệm của nhân viên, đến mô hình kinh doanh đều đang được tái cơ cấu lại để đáp ứng nhu cầu mới của khách hàng.

Quay trở lại vào năm 2018, Giám đốc điều hành của WPP, Mark Read, đã chia sẻ rằng họ “về cơ bản định vị lại WPP như một công ty chuyển đổi sáng tạo”, trong khi Accenture Interactive (một công ty tư vấn thuộc Top Fortune Global 500) tuyên bố rằng họ đang “hình dung lại hoạt động kinh doanh thông qua trải nghiệm”.

Sự sáng tạo thúc đẩy kết quả kinh doanh.

Trong vài năm qua, chúng ta đã bắt đầu thấy những tác phẩm xuất hiện tại Cannes LIONS thể hiện sự thay đổi kinh doanh hữu hình này.

Chẳng hạn như tác phẩm Today at Apple, công ty đã nhận được giải Titanium Lion và giải Brand Experience & Activation Grand Prix vào năm 2018, hay Volts by Volvo, đều là những ví dụ tuyệt vời về việc các thương hiệu đang thực hiện chuyển đổi bền vững các chức năng kinh doanh cốt lõi của họ.

Để khuyến khích cách tiếp cận này, Cannes LIONS cũng sẽ trao giải LIONS cho việc chuyển đổi kinh doanh sáng tạo lần đầu tiên trong các liên hoan của mình.

Tại LIONS Live, Giám đốc sáng tạo của DDB, Ari Weiss cho biết, “Tôi nghĩ rằng sự hỗn loạn là cách thế giới giữ cho chúng ta trung thực và buộc chúng ta sử dụng sự sáng tạo để phát triển. Tôi nghĩ rằng chúng ta đang trên đà chứng kiến ​​một số giải pháp sáng tạo nhất mà thế giới chưa từng thấy trước đây ”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Thương hiệu nên ngừng đặt nặng vấn đề về tuổi tác với những người trên 50 tuổi

Nghiên cứu mới cho thấy những người trên 50 tuổi cảm thấy bị ‘tổn thương’ và phiền phức vì các thương hiệu đang sử dụng độ tuổi của họ để nhắm vào quảng cáo thay vì thái độ và lối sống.

Những người trên 50 tuổi cảm thấy khó chịu và thường bỏ qua quảng cáo vì các quảng cáo đó chỉ nhắm vào độ tuổi của họ, thay vì hướng đến thái độ và lối sống.

Nghiên cứu mới được thực hiện bởi Gransnet và Mumsnet với 1.028 người dùng của họ cho thấy 78% những người từ 50 tuổi trở lên cảm thấy quảng cáo thiếu tính đại diện hoặc xuyên tạc, tức không hài lòng với các quảng cáo được nhìn thấy.

Xét về lĩnh vực, mức độ này tồi tệ nhất đối với các thương hiệu công nghệ với 87% trong số những người được hỏi trả lời là không hài lòng về quảng cáo, tiếp theo là các thương hiệu thời trang với 84% và ngành giải trí là 79%.

Gần 2/3 tức khoảng 62% trong số những người được hỏi tin rằng họ cảm thấy ‘bị phớt lờ’ vì các nhà quảng cáo còn quá trẻ để hiểu về nhân khẩu học của họ, một chỉ số khác là 88% cho rằng các thương hiệu và Agency nên tuyển dụng nhiều người lớn tuổi hơn.

Khoảng 93% cho rằng các nhà quảng cáo cần bắt đầu hỏi những người trên 50 tuổi xem họ muốn gì hơn là ngồi ở đó và đưa ra giả định, trong khi 92% muốn các nhà quảng cáo thừa nhận sức mạnh chi tiêu của họ.

Điều này gây ra không ít hậu quả cho các thương hiệu. Gần một nửa (khoảng 49%) những người được hỏi nói rằng họ chủ động tránh những thương hiệu không hiểu họ, trong khi 69% cho rằng nếu quảng cáo đại diện hơn cho nhóm tuổi của họ, họ sẽ dễ tiếp nhận thương hiệu đằng sau nó hơn.

Nhà soạn nội dung Lara Crisp của Gransnet cho biết: “Nếu các nhà quảng cáo muốn trò chuyện được với những người trên 50 tuổi, họ cần phải bắt đầu bằng cách lắng nghe họ.

Thật kỳ lạ khi những người làm marketing cho rằng độ tuổi là một giới hạn khi quan tâm đến công nghệ, thời trang hoặc các bộ phim bom tấn”.

Nhà biên soạn Tom Goodwin tại Zenith nói thêm:

“Chúng ta cần phải suy nghĩ lại tất cả các giả định mà chúng ta đưa ra về các nhóm tuổi, bao gồm cả thói quen truyền thông của họ.

Chúng ta có giả định kỳ lạ rằng thế hệ những người lớn tuổi không sử dụng Snapchat và không thích công nghệ, nhưng tất nhiên họ đang tải xuống ứng dụng, cả những ứng dụng phát nội dung trực tuyến.

Các thương hiệu phải giải quyết những giả định đó và các agency quảng cáo phải đặt ra những câu hỏi khó hơn về người dùng.”

Để làm được tất cả những điều này, các thương hiệu cần ngừng nhắm mục tiêu theo độ tuổi và bắt đầu nhắm mục tiêu theo thái độ, phong cách sống, và cả giai đoạn sống.

Nhân khẩu học đã được chứng minh là vô nghĩa nhưng chúng ta đã nhất quyết sử dụng chúng. Dữ liệu lớn chúng ta nên sử dụng là thái độ, ý định, các hành vi có thể xảy ra.

Chúng ta cần cải thiện việc sử dụng những tín hiệu dữ liệu hơn là nhân khẩu học .

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Google: ‘Sống chậm’ – Xu hướng tiêu dùng mới nổi đang tăng trưởng nhanh chóng

Xu hướng “sống chậm” đang phát triển theo cấp số nhân trên YouTube và gắn liền với các chủ đề phổ biến về lối sống giản dị và chủ nghĩa tối giản.

Bà Roya Zeitoune hiện là lãnh đạo nhóm Văn hóa và Xu hướng của Google, tổ chức đang hoạt động trên khắp Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi.

Ông Nicolas Szmidt dẫn đầu nhóm nghiên cứu xu hướng quốc tế tại YouTube. Hai nhóm của họ đã cùng nhau nghiên cứu dữ liệu xem YouTube để khám phá ra các xu hướng tiêu dùng mới nổi đang tăng trưởng nhanh trên nền tảng.

Một trong những tác động phụ về văn hóa của đại dịch COVID-19 là tốc độ cuộc sống của chúng ta chậm lại rõ rệt. Chúng ta đang ở trong một kỷ nguyên của sự “sống chậm” mới và nhiều người tiêu dùng đang đón nhận nó.

Xu hướng “sống chậm” đang phát triển theo cấp số nhân trên YouTube và gắn liền với các chủ đề phổ biến về lối sống giản dị và chủ nghĩa tối giản.

Lượt xem video có tiêu đề “sống chậm” tăng gấp 4 lần vào năm 2020 so với năm 2019.

Dữ liệu cho thấy nhiều người trong chúng ta đã được truyền cảm hứng để thực hiện các sở thích đồng thời khám phá cả những sở thích mà trước đây chúng ta thường cho là quá tốn thời gian.

Sống chậm yêu cầu sự cam kết. Những video này thường dài, được gắn liền với nền âm nhạc thư giãn. Một số video thậm chí còn im lặng.

Người sáng tạo và người xem của họ tìm thấy được nhiều ý nghĩa khi chú ý đến các chi tiết.

Nội dung những video này thường xoay quanh các công việc và sở thích như làm vườn, tái sử dụng những đồ đạc trong nhà hay pha một tách cà phê đúng điệu chẳng hạn.

Tương tự, nướng bánh mì vẫn là một câu chuyện được đan xen với phong trào ‘sống chậm’.

Sức hấp dẫn khó chối từ của lối sống chậm: Chủ nghĩa thoát ly, khát vọng và cả thành quả.

Một số sở thích liên quan đến lối sống chậm đã có từ lâu. Ví dụ như nghe nhạc, lối sống tĩnh tâm, thanh thản, vốn đã là một phần cốt lõi của YouTube trong ít nhất một thập kỷ.

Tuy nhiên, người dùng đã xem nội dung này nhiều hơn bao giờ hết trong năm 2020.

Những video này đặc biệt thu hút người xem trong thời kỳ đại dịch vì chúng mang lại cảm giác thoát nạn, an toàn và mở ra lối sống đầy khát vọng. Chúng cũng có thể giúp mọi người xem cảm nhận được thành quả.

Khát vọng và chủ nghĩa thoát ly: Không phải ai trong chúng ta cũng có vườn xung quanh nhà hay máy pha cà phê, nhưng việc xem những nội dung này cho phép chúng ta suy nghĩ khác, chúng ta tự tìm lấy cho mình một không gian riêng.

Ví dụ: hàng ngàn người xem đã theo dõi một người sáng tạo ở Hà Lan trình diễn cách làm tinh dầu hoa oải hương. Có thể bạn không tự sản xuất được tinh dầu cho riêng mình, nhưng chỉ đơn giản là xem những hướng dẫn này cũng có thể khiến bạn cảm thấy hứng khởi hơn mỗi ngày.

Thành quả: Những người xem có những sở thích này và làm theo hướng dẫn bằng video sẽ cảm thấy mình đạt được thành quả khi họ đã hoàn thành các bước làm của mình.

Việc làm theo các nhiệm vụ có thể mang lại cho chúng ta cảm giác kiểm soát sự thỏa mãn, trong khi có quá nhiều thứ bất ổn vẫn xoay quanh chúng ta.

Kết nối với phong trào sống chậm.

Những sở thích và thú vui của lối sống chậm có cảm giác như chúng là một phần của lối sống hồi tưởng, quay trở lại “những ngày xưa tốt đẹp”.

Vậy xu hướng đang phát triển này có ý nghĩa gì đối với các thương hiệu, người làm marketing và cả các nhà quảng cáo?

Ở cấp độ cơ bản nhất, các thương hiệu có liên quan đến những sở thích liên quan, chẳng hạn như làm vườn và nấu ăn, có thể khai thác xu hướng sống chậm bằng cách điều chỉnh sự sáng tạo của họ để kết nối nhiều hơn với những người tiêu dùng hiện đang khao khát nội dung này.

Ngoài ra, những quảng cáo liên quan đến nội dung sống chậm có thể hoạt động hiệu quả hơn so với những loại nội dung còn lại.

Nhưng bài học lớn nhất cho các thương hiệu có lẽ là việc thừa nhận và hiểu rằng đã có một sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng và điều này phản ánh mong muốn và nhu cầu mới nổi của họ. Xu hướng sống chậm này cũng cung cấp những cái nhìn sâu sắc về trạng thái tâm lý của người tiêu dùng trong thời điểm lúc bấy giờ.

Điều này có thể giúp người làm marketing hiểu rằng khách hàng mục tiêu của chính họ sẽ dễ dàng tiếp nhận những thông điệp mới như thế nào, họ có thể sử dụng những thông tin chi tiết này để điều chỉnh lại các kế hoạch truyền thông và quảng cáo sao cho phù hợp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Samsung hưởng lợi gì từ sự ra đi của LG

Theo Reuters, động thái rút lui khỏi mảng kinh doanh điện thoại di động của LG Electronics sẽ tạo nhiều cơ hội cho Samsung và các đối thủ khác trên thị trường Bắc Mỹ.

Hai công ty nghiên cứu thị trường Gartner và Counterpoint ước tính thị phần của LG tại Mỹ đang ở mức khoảng 10% tại Mỹ. LG mạnh hơn ở những thị trường mà họ hợp tác với công ty viễn thông để đưa các thiết bị của mình vào kế hoạch di động.

Nhà phân tích Tuong Nguyen của Gartner nhận định: “Apple có xu hướng phục vụ phân khúc cao cấp hơn ở thị trường Mỹ, vì vậy Apple sẽ chiếm một phần nhỏ trong doanh thu của LG. 

Nhiều khả năng Samsung sẽ hưởng lợi từ vụ này, vì cả hai tập đoàn đều cạnh tranh trên các thị trường tương tự nhau”.

Trên toàn cầu, thị phần của LG giảm xuống còn 2% vào năm 2020, giảm mạnh so với vị thế là nhà sản xuất smartphone lớn thứ ba thế giới sau Samsung Electronics và Apple Inc trong thời kỳ đỉnh cao vào năm 2013.

Theo Counterpoint, LG xuất xưởng 23 triệu chiếc điện thoại vào năm ngoái, thấp hơn nhiều so với con số 256 triệu chiếc của Samsung.

Nhà phân tích Tarun Pathak của Counterpoint cho biết LG chủ yếu cạnh tranh ở phân khúc tầm trung, còn điện thoại flagship của họ nhận được phản ứng hời hợt từ thị trường.

Pathak nói thêm: “Vì vậy phần lớn sẽ là các thương hiệu Trung Quốc và các thương hiệu tầm trung hưởng lợi nhờ việc LG rút lui.

Tại thị trường trọng điểm của họ như Mỹ, Samsung, Motorola, HMD (và ZTE, Alcatel ở mức độ thấp hơn) sẽ lấp đầy chỗ trống, còn Xiaomi, Motorola, LATAM và Samsung sẽ hưởng lợi ở Hàn Quốc”.

Những người yêu công nghệ trên Twitter tỏ ra tiếc nuối trước sự ra đi của LG – cái tên từng làm mưa làm gió một thời trong ngành công nghiệp smartphone.

Họ ghi nhận LG đã đi tiên phong trong việc phổ biến các tính năng quen thuộc đối với smartphone hiện nay như camera góc siêu rộng và màn hình cảm ứng điện dung.

YouTuber Marques Brownlee bày tỏ sự tiếc nuối đối với LG trên Twitter: “Không phải điện thoại nào của họ cũng xuất sắc, nhưng mất họ nghĩa là mất một đối thủ cạnh tranh luôn sẵn sàng thử những điều mới”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Cách đặt tên thương hiệu để ‘thu hút’ được nhiều khách hàng mục tiêu hơn (P2)

Khi nghĩ về một cái tên thương hiệu cho doanh nghiệp của mình, điều quan trọng là bạn phải luôn khắc ghi những lưu ý này.

Xây dựng thương hiệu không chỉ là một trong những chiến lược marketing quan trọng nhất của doanh nghiệp, mà nó còn giúp tạo ra những tài sản vô hình quý giá nhất của một tổ chức.

Ví dụ, khi bạn kinh doanh trong lĩnh vực nhượng quyền thương hiệu, bạn sẽ thấy rằng những doanh nhân khác sẵn sàng trả tiền bản quyền để được sử dụng một thương hiệu nào đó vốn đã được công nhận và có vị trí trên thị trường.

Nếu bạn muốn công ty của bạn có một thương hiệu vững mạnh tương tự, điều đầu tiên bạn phải xem xét là nó phải dễ nhớ và dễ phát âm, cả bằng tiếng tại quốc gia mà thương hiệu đang được xây dựng lẫn các ngôn ngữ của các quốc gia khác (nếu được).

Ngoài ra, thương hiệu cũng phải được liên kết với một số thuộc tính hoặc lợi ích đặc biệt nào đó mà nó đang đại diện. Điều đó, về sau này, sẽ là thứ mà khách hàng liên tưởng cụ thể đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

Một phần thiết yếu nữa là, cùng với logo, thương hiệu của bạn phải thể hiện được hình ảnh của công ty.

Hãy nhớ rằng tất cả những yếu tố này khi bạn xây dựng cuối cùng sẽ góp phần vào những ấn tượng đầu tiên mà người tiêu dùng hình thành khi họ biết đến một sản phẩm và họ sẽ sử dụng nó để cân nhắc trong quá trình ra quyết định mua hàng.

Hãy lấy một ví dụ về thương hiệu xà phòng Escudo.

Nó có thể không quen thuộc với bạn? Nhưng mọi người ở Mexico đều biết đến nó, ngay cả khi họ không nhất thiết phải sử dụng nó.

Escudo là một trong những thương hiệu có vị trí tốt nhất trong thế giới sản phẩm chăm sóc cá nhân tại quốc gia này. Nhưng đó cũng là một trong những sai lầm lớn nhất trong lịch sử marketing tại Mexico.

Vào cuối những năm 80, công ty P&G (Procter & Gamble) đang là nhà tiếp thị sản phẩm đã đưa ra quyết định tích hợp nhiều thương hiệu của mình ở nhiều quốc gia khác nhau.

Kết quả là, xà phòng Escudo và tất cả các ‘biến thể’ của nó ở các quốc gia khác đã được hợp nhất dưới nhãn hiệu mới của Mỹ có tên là Safeguard.

Điều này đã ‘vô tình’ hủy bỏ tất cả những giá trị và niềm tin mà thương hiệu đã mất rất nhiều năm trước đó để gây dựng, cái tên mới xa lạ đến khó tin, lại khó phát âm cho thị trường Tây Ban Nha.

Kết quả là doanh số bán của sản phẩm giảm mạnh, cho đến khi P&G quyết định hồi sinh lại thương hiệu Escudo vài năm sau đó.

Những gì mà một thương hiệu tốt cần.

Hãy nhớ rằng thương hiệu của bạn sẽ là biểu hiện rõ ràng nhất về doanh nghiệp của bạn.

Dưới đây là 8 quy tắc mà bạn không thể bỏ qua khi chọn tên thương hiệu cho doanh nghiệp của mình.

6. Nó phải truyền tải được giá trị thiết yếu của sản phẩm hoặc dịch vụ.

Thương hiệu của bạn phải truyền tải được lợi ích cốt lõi của sản phẩm của bạn một cách hấp dẫn và nguyên bản.

Thương hiệu Ciel truyền tải sự trong trẻo và nhẹ nhàng, trong khi Suavitel thực hiện lời hứa với tên thương hiệu của mình rằng quần áo sẽ mềm mại.

Tuy nhiên việc truyền tải các giá trị này không nhất thiết phải theo nghĩa đen. Nhiều khi bạn có thể ngụ ý sản phẩm của bạn nói về điều gì đó một cách gián tiếp, bằng cách phát âm của nó chẳng hạn.

7. Bạn phải đăng ký bảo hộ.

Thương hiệu của bạn phải là duy nhất và không thể bị bắt chước.

Để bảo vệ nó, điều quan trọng là bạn phải đăng ký nó với Cục Sở Hữu Trí Tuệ hoặc các đơn vị có thẩm quyền, tất cả những thứ như kí hiệu, logo, màu sắc, tên gọi, slogan…đều cần được bảo hộ.

Trước khi lựa chọn tên thương hiệu, bạn nên kiểm tra xem liệu tên gọi đó đã được đăng ký bởi người khác chưa. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí thiết kế, văn phòng phẩm và những thứ có liên quan khác.

8. Bạn phải thích nó.

Cuối cùng, trước khi quyết định đặt tên cho thương hiệu hoặc cho sản phẩm mới của bạn, hãy thảo luận các phương án lựa chọn với đồng nghiệp, bạn bè, gia đình và những khách hàng đáng tin cậy nếu được.

Bằng cách này, bạn sẽ biết cái nào được chấp nhận và yêu thích nhiều hơn. Bạn cũng có thể thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ trong khu vực của mình hoặc các công cụ trực tuyến.

Bởi vì hầu hết việc mua hàng phụ thuộc vào những yếu tố cảm tính, nên các thương hiệu cũng phải có “thứ gì đó” khiến chúng trở nên hấp dẫn hơn.

Có những cái tên “nghe hay” nhưng những cái khác thì không. Vì vậy, hãy tính đến ý kiến ​​của thị trường. Thương hiệu là một công cụ truyền thông, và đó là lý do tại sao bạn phải đảm bảo rằng thông điệp của nó cần đến được với người nhận !

DNA của thương hiệu của bạn.

Một trong những thử nghiệm mà các chuyên gia thường thực hiện để thẩm định tính đủ điều kiện cho các tên gọi thương mại (trade names) đó là tìm “mã di truyền” của chúng.

Bạn cũng có thể làm điều đó với thương hiệu của mình. Nó phân tích các liên kết văn hóa, cảm xúc, ngôn ngữ, lịch sử và logo, cũng như ngữ nghĩa và cấu trúc của chúng.

Nếu bạn đã có một thương hiệu tiềm năng (tên gọi và logo), hãy sử dụng các câu hỏi sau để thẩm định nó.

A. Các tham chiếu văn hóa của thương hiệu là gì?

Ví dụ: Google gợi ý số googol (từ 10 đến hàng trăm), minh họa một con số lớn không thể tưởng tượng được, tương tự như vô cực, nó đại diện một giá trị trung tâm của dịch vụ tìm kiếm trên mạng internet.

Thực tế là các chữ cái “o” được nhân theo số lượng của kết quả tìm kiếm.

B. Trọng lượng cảm xúc của thương hiệu là gì?

Ví dụ: Tía Rosa, về mặt cảm xúc, văn bản và cả hình ảnh, là một thương hiệu mang cảm xúc ấm áp, giản dị và đậm chất Mexico.

C. Các tham chiếu ngôn ngữ của thương hiệu là gì?

Ví dụ: Thương hiệu nước trái cây Snapple nghe giống như quả táo. Nó cũng giống như snap (hành động búng ngón tay), để gợi ra ý tưởng về tốc độ.

Kết quả tham chiếu của ngôn ngữ khi này sẽ là việc bạn có được hương vị và chất dinh dưỡng của quả táo một cách nhanh chóng và không tốn quá nhiều công sức.

D. Thương hiệu sử dụng những biểu tượng nào?

Ví dụ: Logo Televisa được xây dựng từ ba biểu tượng – mặt trời, con mắt và các sọc ngang. Mặt trời tượng trưng cho điều hiển nhiên, nó mọc vào mỗi buổi sáng, ngoài ra còn cho phép chúng ta nhìn thấy nhau.

Con mắt là đại diện cho hành động nhìn. Và các đường ngang đại diện cho truyền hình tĩnh.

Ba yếu tố này là một phần giá trị của thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Cách đặt tên thương hiệu để ‘thu hút’ được nhiều khách hàng mục tiêu hơn (P1)

Khi nghĩ về một cái tên thương hiệu cho doanh nghiệp của mình, điều quan trọng là bạn phải luôn khắc ghi những lưu ý này.

Xây dựng thương hiệu không chỉ là một trong những chiến lược marketing quan trọng nhất của doanh nghiệp, mà nó còn giúp tạo ra những tài sản vô hình quý giá nhất của một tổ chức.

Ví dụ, khi bạn kinh doanh trong lĩnh vực nhượng quyền thương hiệu, bạn sẽ thấy rằng những doanh nhân khác sẵn sàng trả tiền bản quyền để được sử dụng một thương hiệu nào đó vốn đã được công nhận và có vị trí trên thị trường.

Nếu bạn muốn công ty của bạn có một thương hiệu vững mạnh tương tự, điều đầu tiên bạn phải xem xét là nó phải dễ nhớ và dễ phát âm, cả bằng tiếng tại quốc gia mà thương hiệu đang được xây dựng lẫn các ngôn ngữ của các quốc gia khác (nếu được).

Ngoài ra, thương hiệu cũng phải được liên kết với một số thuộc tính hoặc lợi ích đặc biệt nào đó mà nó đang đại diện. Điều đó, về sau này, sẽ là thứ mà khách hàng liên tưởng cụ thể đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

Một phần thiết yếu nữa là, cùng với logo, thương hiệu của bạn phải thể hiện được hình ảnh của công ty.

Hãy nhớ rằng tất cả những yếu tố này khi bạn xây dựng cuối cùng sẽ góp phần vào những ấn tượng đầu tiên mà người tiêu dùng hình thành khi họ biết đến một sản phẩm và họ sẽ sử dụng nó để cân nhắc trong quá trình ra quyết định mua hàng.

Hãy lấy một ví dụ về thương hiệu xà phòng Escudo.

Nó có thể không quen thuộc với bạn? Nhưng mọi người ở Mexico đều biết đến nó, ngay cả khi họ không nhất thiết phải sử dụng nó.

Escudo là một trong những thương hiệu có vị trí tốt nhất trong thế giới sản phẩm chăm sóc cá nhân tại quốc gia này. Nhưng đó cũng là một trong những sai lầm lớn nhất trong lịch sử marketing tại Mexico.

Vào cuối những năm 80, công ty P&G (Procter & Gamble) đang là nhà tiếp thị sản phẩm đã đưa ra quyết định tích hợp nhiều thương hiệu của mình ở nhiều quốc gia khác nhau.

Kết quả là, xà phòng Escudo và tất cả các ‘biến thể’ của nó ở các quốc gia khác đã được hợp nhất dưới nhãn hiệu mới của Mỹ có tên là Safeguard.

Điều này đã ‘vô tình’ hủy bỏ tất cả những giá trị và niềm tin mà thương hiệu đã mất rất nhiều năm trước đó để gây dựng, cái tên mới xa lạ đến khó tin, lại khó phát âm cho thị trường Tây Ban Nha.

Kết quả là doanh số bán của sản phẩm giảm mạnh, cho đến khi P&G quyết định hồi sinh lại thương hiệu Escudo vài năm sau đó.

Những gì mà một thương hiệu tốt cần.

Hãy nhớ rằng thương hiệu của bạn sẽ là biểu hiện rõ ràng nhất về doanh nghiệp của bạn.

Dưới đây là 8 quy tắc mà bạn không thể bỏ qua khi chọn tên thương hiệu cho doanh nghiệp của mình.

1. Nó phải đáng nhớ.

Mục tiêu là để lại trong tâm trí người tiêu dùng một cách rõ ràng và không có sự cạnh tranh với các thương hiệu khác.

2. Nó phải dễ phát âm.

Nếu người tiêu dùng không thể phát âm tên của sản phẩm, họ sẽ ít mua và thích nó hơn.

Những gì nghe có vẻ xa lạ sẽ khó trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống hàng ngày của họ.

Một số ví dụ về các thương hiệu đã phải đối mặt với thách thức này nhưng đã cố gắng định vị được ở Mexico là Häagen Dazs hoặc Facebook.

3. Nó phải tương thích với các thương hiệu còn lại của công ty.

Trong trường hợp bạn xây dựng các thương hiệu riêng lẻ cho các sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể của mình, chúng phải phù hợp với toàn bộ giá trị của công ty mà chúng thuộc về.

4. Nó phải tương ứng với thị trường mục tiêu của bạn.

Người mua điển hình (typical buyer) của bạn là ai. Họ là nam hay nữ? Trẻ hay trưởng thành? Tinh vi hay truyền thống? Thương hiệu phải nói về những yếu tố này.

Burberry nghe có vẻ khác với Baby Creysi, bởi vì các phân khúc thị trường của nó rất khác nhau về giới tính, độ tuổi và tình trạng kinh tế xã hội.

5. Nó phải có ý nghĩa toàn cầu.

Điều này có nghĩa là nó phải dễ dàng phát âm bằng các ngôn ngữ khác nhau, đặc biệt là tiếng Anh, tiếng Trung hoặc ngôn ngữ được sử dụng tại thị trường nơi bạn muốn tập trung.

Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình mở rộng kinh doanh của bạn ra nước ngoài vào một thời điểm nào đó trong tương lai. Nhưng ngoài ra, điều quan trọng là thương hiệu của bạn sẽ không bị nhầm lẫn với các từ tiêu cực hay dễ gây hiểu nhầm khi được phát âm trong một ngôn ngữ khác.

Tiệm bánh Bimbo đã phải thay đổi tên thương hiệu tại thị trường Mỹ vì từ bimbo, trong tiếng Anh, là một thuật ngữ gây xúc phạm phụ nữ.

Hết phần 1!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

UGC – Chiến lược mà marketers chuyên làm về ‘video dạng ngắn’ nên biết

Trước khi các thương hiệu bắt tay vào bất cứ hoạt động marketing nào dựa trên video dạng ngắn (short-video), một trong những cân nhắc chính của họ phải là về ưu và nhược điểm của nội dung do người dùng tạo ra (UGC).

Những người làm marketing đã phải học cách làm quen và thoải mái dần với việc truyền tải thông điệp thương hiệu của họ thông qua nội dung do người dùng tạo ra trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội.

Và để trở nên thành công hơn ở định dạng video ngắn, đặc biệt là trên TikTok, các nhà marketer cũng phải sẵn sàng tiếp cận người dùng để lấy cảm hứng, sự tham gia tương tác và để tạo ra cơ chế phân phối của sự lan truyền (viral distribution).

Truyền cảm hứng: Xu hướng xuất hiện nhanh chóng ở những nền tảng có định dạng video ngắn.

Cho dù đó chỉ là một bước nhảy mang tính lan truyền, một meme hay các kỹ thuật chuẩn bị đồ ăn như bánh và cà phê sữa, điều quan trọng là các nhà marketers phải để mắt đến những gì đang nổi lên giữa người dùng — và chuẩn bị kế hoạch để hành động nhanh chóng.

Đôi khi xu hướng này có thể áp dụng cho nhiều thương hiệu, chẳng hạn như với cà phê sữa. Nhà sản xuất rượu mạnh Pernod Ricard đã sử dụng tính năng nghe xã hội (social listening) trên các ứng dụng video ngắn để không chỉ phát hiện ra xu hướng người dùng sử dụng đồ uống mà còn phát hiện ra rằng người dùng đang tạo ra nhiều phiên bản “boozy” (kiểu hơi say) khác nhau.

Chính phát hiện này đã thúc đẩy những người làm marketing của công ty phát triển một loạt các bài đăng trên mạng xã hội (được phân phối trên các nền tảng khác ngoài TikTok do những hạn chế về độ tuổi của người dùng) nêu bật cách thương hiệu Kahlúa (một thương hiệu rượu) của họ kết hợp tốt với các thức uống cà phê sữa.

Mặt khác, xu hướng này cũng có thể được áp dụng cụ thể hơn rất nhiều. Khi một người dùng TikTok đăng một video yêu cầu thương hiệu General Mills’ Cheerios làm lại một quảng cáo TV cổ điển, thương hiệu này đã lắng nghe và phản hồi lại bằng một video quảng cáo rất chân thành, trong đó các diễn viên ban đầu sẽ diễn lại vai diễn của họ.

Tham gia / phân phối:

Một thành phần thiết yếu của marketing trên TikTok là khuyến khích người dùng tham gia vào chiến dịch marketing bằng cách tải lên các phiên bản thử thách của chính họ hoặc bằng cách phân phối video của chính bản thân họ đang phát với các hiệu ứng có thương hiệu cho những người khác bằng cách sử dụng thẻ hashtag của thương hiệu.

Điều này có thể để lại cho không ít những người làm marketing những thắc mắc. Ông Simon de Beauregard, giám đốc toàn cầu tại Pernod Ricard cho biết: “Tôi biết chính xác những gì tôi muốn nói trong lĩnh vực tiếp thị marketing”.

Nhưng thách thức ở đây là, “Bao nhiêu phần trăm trong số đó là nội dung do thương hiệu dẫn dắt và bao nhiêu phần còn lại cho người dùng tạo ra hoặc chúng ta phải điều chỉnh nội dung của chúng ta tới người dùng như thế nào để nó được truyền tải theo cách mà người dùng muốn nói với thế giới?”

Để UGC có thể phát huy hiệu quả tốt nhất, các nhà marketers nên:

  • Sử dụng phương pháp lắng nghe mạng xã hội để biết khi nào người dùng nói về thương hiệu của bạn trong video của họ và cũng để theo dõi các xu hướng mới.

Đó là cách thương hiệu mỹ phẩm e.l.f. Cosmetics bắt đầu xuất hiện trên TikTok. Ông Gayitri Budhraja, phó chủ tịch thương hiệu tại e.l.f, cho biết: “Chúng tôi nhận thấy rằng không cần nỗ lực quá nhiều từ phía thương hiệu, đã có một sự hiện diện nội dung tự nhiên khá lớn đã được xây dựng sẵn trên TikTok.

Đã có hơn 3 triệu bài đăng với hashtag #elfcosmetics mà chúng tôi hoàn toàn không cần phải làm gì thêm. Vì vậy, chúng tôi biết rằng có một sự ‘khao khát’ khá lớn đối với thương hiệu của chúng tôi trên nền tảng này.”

  • Cần giảm thiểu rủi ro về an toàn thương hiệu.

Việc chuyển giao tài sản thương hiệu cho người tiêu dùng không phải là điều dễ dàng, nhưng những công ty thành công nhất trong lĩnh vực này đã sẵn sàng làm điều đó.

Chìa khóa cho vấn đề này là cung cấp cho người dùng những công cụ theo cách truyền cảm hứng để họ sáng tạo và tích cực.

Thương hiệu e.l.f. đã làm gì để khuyến khích người dùng với các video ngắn.

Khi ra mắt thử thách #eyeslipsface vào năm 2019, họ đã kết hợp một bài hát gốc, hấp dẫn với một thử thách khiêu vũ để trao giải thưởng cho những người tham gia.

“Đó là một khía cạnh mà tôi nghĩ TikTok hoàn toàn vượt trội so với các nền tảng video ngắn khác, ý tưởng tạo ra nội dung từ phía người dùng một cách tự nhiên,” Ông Budhraja nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Google: Cách mở khoá tiềm năng trực tuyến của thương hiệu thông qua đối tác chiến lược

Khi ngân sách marketing đang bị cắt giảm, làm thế nào một nhà bán lẻ có thể mở ra nhiều cơ hội trực tuyến hơn khi đối mặt với những biến đổi nhanh chóng trong hành vi của người tiêu dùng?

Một trong những cách hiệu quả về chi phí để có được khách hàng mới đó là khám phá các mối quan hệ đối tác thương hiệu tiềm năng (brand partnerships).

Một nghiên cứu gần đây của Forrester cho thấy 49% người được hỏi báo cáo rằng doanh thu của họ đã tăng lên sau khi thực hiện các chương trình hợp tác với đối tác, trong khi 45% trong số họ cũng nhận thấy sự gia tăng đáng kể trong nhận thức về thương hiệu.

Tóm lại, các chương trình hợp tác với các đối tác chiến lược (strategic partnerships) có thể thúc đẩy lợi nhuận cũng như mở rộng phạm vi tiếp cận thương hiệu của bạn.

Những chiến lược hợp tác này có lẽ có tác động mạnh hơn bao giờ hết, vì chúng cho phép bạn tiếp cận một phân khúc người dùng hoàn toàn mới mà bạn có thể không tiếp cận được – hoặc ít nhất là sẽ phải mất một ngân sách marketing đáng kể mới có được.

Mở ra cơ hội mới thông qua sự cộng tác.

Khi nói đến những hợp tác chiến lược thành công, sức mạnh tổng hợp của thương hiệu là chìa khóa chính.

Bằng cách hợp tác với một công ty có danh tiếng trong ngành của bạn, thương hiệu của bạn có thể được hưởng lợi từ những hiệu ứng hào quang của thương hiệu đó.

Trong bối cảnh kinh tế hiện tại, nhiều thương hiệu thậm chí còn cởi mở hơn trong việc hợp tác, vì chúng cung cấp một cách mới để tập hợp các nguồn lực với một công ty ngang hàng trong những thời gian đầy thách thức này.

Cách tiếp cận mới này mở ra cơ hội, chẳng hạn như phát triển trải nghiệm sản phẩm độc đáo cho phép bạn nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh của mình.

Bạn có thể thu hút đối tượng đã có của mình theo một cách mới, đồng thời tiếp cận khách hàng mới thông qua các kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ khác nhau, đồng thời bạn cũng có thể mở rộng sang các khu vực và thị trường mới.

Quan hệ đối tác thương hiệu cũng là một cách tuyệt vời để truyền cảm hứng cho sự đổi mới của thương hiệu.

Điều này có thể đặc biệt thú vị khi các thương hiệu từ hai ngành dọc khác nhau kết hợp với nhau để tạo ra một ưu đãi, sản phẩm hoặc chiết khấu mà nếu không có sự kết hợp đó thì sẽ không có sẵn những trải nghiệm tương tự cho người tiêu dùng.

Cách đánh giá xem mối quan hệ đối tác thương hiệu có phù hợp với doanh nghiệp của bạn hay không.

Trước khi bạn tiếp cận bất kỳ công ty nào, có 04 điều chính sau đây bạn cần xem xét khi tìm hiểu xem liệu mối quan hệ đối tác đó có phù hợp với thương hiệu hay KPIs kinh doanh của bạn hay không.

1. Tìm ra sự phù hợp tốt cho nhận diện thương hiệu của bạn.

Thương hiệu này có phù hợp với mục tiêu và giá trị của thương hiệu của bạn không?

Tiến hành nhiều nghiên cứu xem về cách các đối tác tiềm năng của bạn được đối tượng mục tiêu của chính họ nhìn nhận như thế nào.

Đọc blog công ty hay sản phẩm của họ để kiểm tra về những gì quan trọng đối với họ và khách hàng của họ, cũng như các kênh truyền thông mạng xã hội của họ.

Quan hệ đối tác sẽ giúp nâng cao thương hiệu của bạn chứ không phải làm tổn hại nó.

  • Có bất kỳ hoạt động hay tương tác nào mà bạn không muốn thương hiệu của mình được kết hợp với đối tác không?
  • Việc hợp tác với họ có thể làm tổn hại thương hiệu của bạn theo bất kỳ cách nào không?

Duy trì hình ảnh và danh tiếng của thương hiệu là điều rất quan trọng, nhưng an toàn thương hiệu là bước quan trọng đầu tiên thường bị bỏ qua.

Hành động bạn nên làm: Nghiên cứu thương hiệu để xem liệu nó có phù hợp với các giá trị kinh doanh và danh tiếng thương hiệu của bạn hay không.

2. Sự hợp tác này có ý nghĩa đối với khách hàng của bạn không?

Khai thác nhóm đối tượng mới của đối tác chiến lược được cho là lợi ích trọng tâm đối với các chương trình quan hệ đối tác, do đó, việc đảm bảo rằng đối tượng của bạn phù hợp là điều vô cùng quan trọng.

Xét cho cùng, sẽ chẳng có ích gì khi hợp tác cùng nhau nếu nhân khẩu học của bạn khác xa nhau. Những sự cộng tác có đối tượng trùng lặp tự nhiên có xu hướng hoạt động hiệu quả nhất, vì vậy đừng ép buộc mọi thứ chỉ để làm cho nó trở nên hiệu quả hơn.

  • Nỗi đau hay mối quan tâm của khách hàng của bạn là gì?
  • Có bất kì sự giao thoa nào với khách hàng của đối tác không? Sản phẩm hoặc dịch vụ của họ sẽ cung cấp giá trị gia tăng nào cho khách hàng của bạn?

Hành động bạn nên làm: Cân nhắc xem mối quan hệ hợp tác này có được khách hàng của bạn hoan nghênh hay không và sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có phù hợp với họ hay không.

3. Mở khóa các kênh truyền thông mới.

Xây dựng một kênh truyền thông mới có thể rất tốn kém. Bạn cần có thời gian, nỗ lực và đầu ra nội dung thường xuyên để thiết lập và phát triển bất kỳ kênh nào.

Việc khai thác vào những kênh đối tác hiện có cho phép bạn mở rộng phạm vi tiếp cận thương hiệu với mức chi tiêu tiết kiệm nhất cho thương hiệu của mình.

Hãy nghiên cứu xem đối tác của bạn đang sử dụng những kênh marketing nào để thu hút khách hàng của họ. Phạm vi tiếp cận của mỗi kênh là gì và các chỉ số về mức độ tương tác của họ là như thế nào?

Hành động bạn nên làm: Khám phá những kênh marketing mới mà sự hợp tác này có thể mở ra cho thương hiệu của bạn.

4. Đo lường thành công của bạn.

Có nhiều cách để xác định một mối quan hệ đối tác thành công, nhưng dù cho bạn chọn cách nào đi chăng nữa thì điều quan trọng là phải đảm bảo rằng bạn và đối tác của mình phù hợp với nhau về hình thức thành công.

Hãy nhớ rằng ROI không phải lúc nào cũng cần chuyển trực tiếp thành doanh số bán hàng, mà chúng có thể được đo lường bằng phạm vi tiếp cận của chiến dịch, mức độ tương tác của khách hàng, các phương tiện truyền thông tự nhiên mà khách hàng nói về bạn (earned media), mạng xã hội hoặc thậm chí mở rộng sang các thị trường mới.

Bạn cũng nên suy nghĩ xem liệu bạn có nhận được kết quả và tác động tương tự hay không nếu nó được thực hiện độc lập thay vì sự cộng tác với đối tác.

Hành động bạn nên làm: Đặt KPIs rõ ràng, xem xét thành công như thế nào về ROI và cách bạn xác định xem đây có phải là quan hệ đối tác một lần hay cộng tác lâu dài.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

H&M bị xóa khỏi Apple Maps vì làn sóng tẩy chay tại Trung Quốc

Vị trí cửa hàng H&M đã biến mất khỏi mục tìm kiếm trên Apple Maps Trung Quốc.

Theo The Wall Street Journal, vị trí cửa hàng H&M đã biến mất khỏi mục tìm kiếm trên Apple Maps Trung Quốc. Điều này xảy ra trong bối cảnh người dân Trung Quốc kịch liệt phản đối quyết định ngưng nhập hàng từ Tân Cương của H&M và một số công ty phương Tây.

Không chỉ trên Apple Maps, Baidu Maps, 400 cửa hàng của H&M đều bị xóa sổ khỏi các dịch vụ gọi xe, ứng dụng thương mại điện tử.

H&M là một trong số nhiều công ty phương Tây, bao gồm cả Nike và Adidas, đang đối mặt với làn sóng tẩy chay từ phía Trung Quốc.

Năm ngoái, Mỹ thông báo cần chấm dứt mọi hoạt động sử dụng bông và các sản phẩm khác từ Tân Cương, sau cáo buộc phía Trung Quốc cưỡng bức lao động người Duy Ngô Nhĩ.

Đầu tuần này, chính quyền Tổng thống Biden tuyên bố áp đặt các biện pháp trừng phạt lên hai quan chức Trung Quốc, sau những phát ngôn vi phạm nhân quyền chống lại người Duy Ngô Nhĩ.

Các phương tiện truyền thông chính phủ quốc gia này đang đẩy mạnh kêu gọi tẩy chay nhãn hàng phương Tây.

Theo thông báo đăng trên Weibo, H&M Trung Quốc cho hay phía công ty “không đại diện cho mục đích chính trị nào” và vì vậy sẽ “tiếp tục tôn trọng khách hàng Trung Quốc”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo Zing

Marketers bỏ qua việc nghiên cứu thương hiệu thì sớm muộn gì cũng thất bại

Các CMO và nhà quản lý marketing phải quản lý thời gian một cách hiệu quả đồng thời phải hoàn thành việc ‘chẩn đoán’ thương hiệu trong vòng 6 tháng đầu tiên kể từ ngày nhận việc.

Marketers bỏ qua việc nghiên cứu thương hiệu thì sớm muộn gì cũng thất bại
Marketers bỏ qua việc nghiên cứu thương hiệu thì sớm muộn gì cũng thất bại

Khi các giám đốc hay nhà quản lý marketing bắt đầu một công việc mới, một sai lầm thường thấy là họ sẽ lao thẳng vào việc tạo ra các chiến dịch truyền thông và mong muốn thúc đẩy kết quả sớm cho doanh nghiệp đã tuyển dụng họ.

Tuy nhiên, sự thật là không có gì quan trọng hơn trong 6 tháng đầu tiên của một nhà quản lý marketing ngoài việc nghiên cứu và hoàn thành một bản chẩn đoán cụ thể về thương hiệu.

“Ưu tiên của bạn trong 6 tháng đầu tiên đó là chẩn đoán và thu thập dữ liệu của mình để tìm ra những gì đang xảy ra với thương hiệu, đó là công việc số một mà bất kỳ giám đốc marketing nào cũng phải làm trong suốt ‘nhiệm kỳ’ của họ.

Trong năm đầu tiên, bạn đã có được bản chẩn đoán lớn này để giải quyết mọi thứ, chiến lược lớn đầu tiên, lần thực thi chiến dịch lớn đầu tiên.”

Việc dành thời gian để tiến hành nghiên cứu thương hiệu có thể là một thách thức đối với các nhà làm marketing, đặc biệt là đối với những người trong năm đầu tiên làm việc của họ tại doanh nghiệp.

“Một điều phổ biến mà tôi thường thấy ở các nhà tiếp thị thất bại, đó là họ không quản lý thời gian để có thể chẩn đoán thương hiệu ngay từ đầu.”

“Khi bạn được tuyển vào một thương hiệu, điều đầu tiên bạn cần làm là nói với mọi người rằng năm nay không phải là năm của tôi.

Ở năm đầu tiên này, tôi sẽ làm việc với tất cả khả năng của mình và tôi cũng sẽ làm hết sức những gì tôi có thể, nhưng đó vẫn sẽ là chiến lược và chiến thuật của người khác. Bạn sẽ thấy tác động của tôi bắt đầu từ năm thứ hai.”

Những nhà marketer giỏi thường sẽ cố gắng để làm tất cả mọi thứ thọ có thể, nhưng trên hết họ cũng phải chuẩn bị cho kế hoạch của họ trong năm thứ hai khi họ xây dựng xong bản chẩn đoán thương hiệu của mình.

Một bản chẩn đoán thương hiệu hoàn hảo.

Một bản chẩn đoán thương hiệu hoàn hảo sẽ bắt đầu với giai đoạn khám phá và nghiên cứu lịch sử của thương hiệu, thu thập dữ liệu thứ cấp, nghiên cứu về khách hàng trung thành và các nhóm phân khúc thị trường khác nhau của thương hiệu.

Tiếp theo là giai đoạn thử nghiệm, bao gồm việc khảo sát thương hiệu. Khi quá trình chẩn đoán thương hiệu hoàn tất, một chiến lược marketing có thể sẽ được kết hợp với nhau.

Quy trình này sẽ mất khoảng 6 tháng, người làm marketing cũng cần phải sẵn sàng kịp thời để trình bày với nhóm tài chính của doanh nghiệp trước khi ngân sách được ký.

Mặc dù giai đoạn chẩn đoán là một công việc quan trọng trong năm đầu tiên của giám đốc hay nhà quản lý marketing, nhưng trong những năm tiếp theo, việc chẩn đoán thương hiệu hàng năm sẽ trở nên ít khốc liệt hơn.

Đối với các nhà làm marketing làm việc tại các thương hiệu có ít ngân sách hoặc không thể đầu tư tiền vào hoạt động nghiên cứu thương hiệu, không có mối tương quan nào giữa số tiền chi cho nghiên cứu và lượng thông tin chi tiết (Insights) tạo ra.

Thay vào đó, đối với những doanh nghiệp có nguồn lực hạn chế, ưu tiên hàng đầu là nên nghiên cứu lịch sử của công ty, thu thập dữ liệu thứ cấp, phân tích khách hàng và nói chuyện với những nhóm khách hàng trung thành với thương hiệu.

Chỉ cần như vậy là đủ để bạn có thể hiểu thương hiệu của mình đang như thế nào.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Storytelling là gì? Công thức viết Storytelling trong Marketing

Trong phạm vi bài viết này, cùng tìm hiểu tất cả các lý thuyết xoanh quanh thuật ngữ Storytelling (Kể chuyện) như: storytelling là gì? Các loại Storytelling? Công thức xây dựng Storytelling? Nghệ thuật viết Storytelling trong hoạt động Marketing và thương hiệu? Một số ví dụ về Storytelling? và hơn thế nữa.

Storytelling trong tiếng Việt có nghĩa là Kể chuyện hoặc Tự sự. Storytelling được định nghĩa là một cách thức truyền thông hay marketing trong đó người làm Storytelling sử dụng nghệ thuật kể chuyện để kể và truyền tải các thông điệp đến các nhóm đối tượng mục tiêu mong muốn.

storytelling là gì
Storytelling là gì? Công thức viết Storytelling trong Marketing

Ở thế giới đầy bận rộn với sự phát triển đầy mạnh mẽ của công nghệ ngày nay, hầu hết các quảng cáo đều được thiết kế theo kiểu thu gọn và linh hoạt nhằm mục tiêu thu hút khách hàng ngay tức thời. Mặc dù điều này có thể hiệu quả, nhưng nó thường không mang lại lòng trung thành lâu dài của khách hàng, điều mà hầu hết marketer và thương hiệu kỳ vọng có được từ những nỗ lực làm marketing của họ.

Storytelling chính là giải pháp tối ưu mà các thương hiệu có thể tham khảo. Tất cả các nội dung như storytelling là gì hay cách viết storytelling ra sao sẽ được MarketingTrips phân tích cụ thể.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Storytelling là gì?
  • Storytelling trong Marketing là gì?
  • Storytelling Frameworks là gì?
  • Một Storytelling hay câu chuyện hấp dẫn cần có kết cấu như thế nào.
  • Lợi ích của Storytelling trong hoạt động kinh doanh và Marketing là gì?
  • 5 thành tố của Storytelling mà mỗi doanh nhân hay người làm marketing đều nên biết.
  • Sự khác nhau cơ bản giữa Storytelling và Brand Story là gì?
  • Một số chiến thuật Storytelling các thương hiệu có thể tham khảo.

Bên dưới là tất cả những gì bạn cần tìm hiểu về Storytelling.

Storytelling là gì?

Storytelling trong tiếng Việt có nghĩa là Kể chuyện.

Được sử dụng rộng rãi trong phạm vi kinh doanh và marketing, Storytelling là khái niệm đề cập đến cách mà một cá nhân, một tổ chức hay đơn vị nào đó sử dụng các câu chuyện để minh hoạ cho những nội dung mà họ muốn truyền tải đến một bên thứ ba nào đó.

Dù cho bạn đang làm Storytelling hay Kể chuyện trên phương tiện hay nền tảng nào, với định dạng nội dung (Content Format) là gì thì mục tiêu cuối cùng của việc sử dụng Storytelling vẫn là làm cho các nội dung đang được truyền tải trở nên rõ ràng, lôi cuốn và được ghi nhớ tốt hơn.

Storytelling cũng có thể được hiểu theo nghĩa là Nghệ thuật kể chuyện.

Khái niệm Storytelling trong Marketing.

Cũng là sử dụng chiến thuật Storytelling và mang ý nghĩa là kể chuyện như ở trên, Storytelling trong Marketing đề cập đến việc các thương hiệu sử dụng các câu chuyện để thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu với nhiều mục đích khác nhau như xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty), hoặc bán hàng.

Storytelling Frameworks là gì?

Storytelling Frameworks là các mô hình hay phương pháp mà thương hiệu sử dụng để kể các câu chuyện thương hiệu của mình.

Một số Storytelling Frameworks bạn có thể tham khảo tại đây:

Công thức xây dựng và thực thi Storytelling.

Mặc dù hầu hết các hoạt động marketing hay kinh doanh đều cố gắng giúp người dùng hợp lý hóa việc mua hàng bằng cách thể hiện các lợi ích về kinh tế, xã hội hoặc sức khỏe, v.v.

Cách kể chuyện hay sẽ giúp bạn khơi gợi phản ứng cảm xúc ở đối tượng mục tiêu – giúp họ có bước nhảy vọt từ một khách hàng tiềm năng đơn thuần thành khách hàng thực sự, tức là khách hàng đã mua hàng.

Bạn nên tập trung vào việc xây dựng những kết nối với đối tượng mục tiêu – thông qua những câu chuyện có liên quan, những giai thoại hấp dẫn và thông điệp truyền cảm hứng.

Số liệu và dữ liệu dẫu có quan trọng đến đâu thì chúng cũng chỉ là một phần nhỏ của bất kỳ chiến dịch marketing hiệu quả nào.

Những câu chuyện mạnh mẽ và có sức thuyết phục thường là những câu chuyện gợi ra phản ứng cảm xúc ở người đọc và khiến họ cảm thấy họ cần phải tương tác với các câu chuyện được kể.

Hãy nhớ rằng, người đọc hay đối tượng mục tiêu của bạn có thể phát hiện ra những thứ gì đó không chân thực từ cách kể chuyên của bạn. Điều quan trọng là câu chuyện về thương hiệu của bạn không chỉ thu hút và mang tính nhân văn mà còn phải chân thực.

Một cách đơn giản để đạt được điều này là hãy xem xét các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp của bạn và truyền tải chúng ra ngoài bằng một câu chuyện thu hút người đọc, một chuyện đơn giản, cá nhân và ý nghĩa sẽ không bao giờ bị lãng quên.

Khách hàng của bạn đánh giá sản phẩm thì lý tính nhưng mua hàng thì lại đầy cảm tính.

Điều này có nghĩa là nội dung của bạn phải chứ đầy đam mê, sự đồng cảm và thu hút khách hàng ở bất cứ điểm chạm nào có thể.

Lợi ích của chiến thuật Storytelling trong kinh doanh và Marketing là gì?

Lợi ích của chiến thuật Storytelling trong kinh doanh và Marketing là gì?
Lợi ích của chiến thuật Storytelling trong kinh doanh và Marketing là gì?

Bạn không cần phải đi đâu xa để tìm thấy một thương hiệu có cách kể chuyện đỉnh cao trong chiến lược truyền thông của mình.

Nike, một trong những thương hiệu giày dép lớn nhất thế giới, đã sử dụng cách kể chuyện trong nhiều thập kỷ qua, chiến lược này đã giúp định vị Nike như là một thương hiệu đích thực và cũng là động lực mà mọi người đều có thể liên tưởng đến.

Nike đạt được điều này bằng cách đưa câu chuyện “Just Do It” vào danh sách các câu chuyện đầy cảm hứng của mình, câu chuyện đầu tiên có thể kể đến chính là câu chuyện đầy cảm hứng về một người đàn ông 80 tuổi đang làm tất cả những gì có thể để giữ cho vóc dáng được khoẻ mạnh – điều tạo nên sức hấp dẫn của mọi người với thương hiệu.

Bên dưới là ví dụ thực tế về cách Nike tận dụng Storytelling.

Apple, Walmart, Nestlé, Johnson & Johnson và nhiều công ty lớn nhất thế giới khác cũng đã đạt được thành công tương tự khi sử dụng cách kể chuyện để tạo tiếng vang và dấu ấn với khách hàng mục tiêu của họ.

Lợi ích của việc kể chuyện trong kinh doanh thì quá rõ ràng. Nó có thể giúp bạn không chỉ đạt được lợi thế trong cạnh tranh mà còn có thể nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng, phát triển thương hiệu và quan trọng nhất là xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

Theo thời gian, điều này có thể giúp tăng lợi nhuận, cải thiện khả năng giữ chân khách hàng và thậm chí là chuyển đổi khách hàng tiềm năng hiệu quả hơn trước.

Theo Harvard Business Review năm 2016, Top 10 công ty hàng đầu trên thế giới là những công ty hay thương hiệu có khả năng đồng cảm cao nhất – bao gồm Facebook, Alphabet (Google), Netflix, Whole Foods Market và Unilever.

Đây không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Rõ ràng là mọi người thích sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của các thương hiệu mà họ cảm thấy hoạt động có đạo đức và có mục tiêu lớn hơn ngoài việc chỉ đơn giản là bán sản phẩm và tạo ra lợi nhuận.

Cách kể chuyện tuyệt vời biến một thương hiệu trở thành một doanh nghiệp thân thiện và quen thuộc.

Tuy nhiên, có một thực tế là ngày nay rất ít thương hiệu dành nhiều thời gian để đưa những cách kể chuyện chân thực vào chiến lược quảng cáo hay thông điệp thương hiệu của chính họ.

5 thành tố của Storytelling mà mỗi doanh nhân hay người làm marketing đều nên biết.

Sau khi hiểu được storytelling là gì cũng như tầm quan trọng của nó, người xây dựng Storytelling cũng cần hiểu các thành tố quan trọng vốn có của chiến thuật này.

1. Chúng ta là ai.

Nhiều doanh nhân có xu hướng chia sẻ những gì họ làm hơn là chính con người của họ.

Mọi người mua hàng từ những người khác và khả năng kết nối của một doanh nhân với một người khác thông qua câu chuyện đầy tính xác thực của cá nhân họ sẽ có sức ảnh hưởng sâu sắc đến một người nào đó hơn bất cứ điều gì khác về sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

2. Chúng ta làm gì.

Khi chia sẻ những gì bạn làm, bạn phải ngắn gọn, rõ ràng và kích thích khả năng suy nghĩ của người khác, nhưng quan trọng nhất, bản tóm tắt của bạn cần nêu ra những lợi ích cho người mà bạn đang nói chuyện cùng.

Sau khi ai đó biết được những gì bạn làm, họ nên hiểu rõ ràng việc đó sẽ mang lại lợi ích như thế nào cho họ và muốn biết thêm từ bạn.

3. Tại sao chúng ta làm điều đó.

Hầu hết các doanh nhân đều nhận ra rằng chúng ta đang sống trong một thế giới có mục đích rõ ràng hơn bao giờ hết.

Mọi người không chỉ mua những gì bạn làm – họ mua bởi vì họ hiểu lý do tại sao bạn làm điều đó.

Chữ “tại sao” trong câu chuyện của bạn có thể là một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa doanh nghiệp của bạn và đối thủ cạnh tranh.

4. Chúng ta làm điều đó như thế nào.

Mọi người không chỉ quan tâm đến những gì bạn làm và tại sao bạn làm điều đó – họ còn muốn biết cách bạn làm điều đó như thế nào.

Khả năng trình bày rõ ràng về phương pháp hay những gì bạn làm sẽ khiến bạn trở nên vừa tự tin vừa có kinh nghiệm trong mắt người khác – ngay cả khi bạn không tận tay làm điều đó.

Mặc dù các doanh nhân thường hào hứng với việc chia sẻ những gì họ làm, nhưng việc chia sẻ cách họ làm lại có thể tạo niềm tin và uy tín giữa họ với khách hàng tiềm năng.

5. Bằng chứng của chúng ta là gì.

Khách hàng tiềm năng muốn có bằng chứng về những kết quả thành công bạn đã đạt được và họ muốn biết bạn đã làm gì, tại sao bạn làm điều đó và bạn đã làm như thế nào.

Không điều gì khiến ai đó tin bạn nhiều hơn là một câu chuyện thành công của khách hàng.

Khi kể một câu chuyện như vậy, bạn hãy bắt đầu bằng cách chia sẻ những nỗi đau và khó khăn mà khách hàng gặp phải khi họ đến với bạn; sau đó giải thích những gì bạn đã làm cho họ và tại sao bạn làm điều đó.

Cuối cùng, tiết lộ những lợi ích mà khách hàng có được khi làm việc với bạn.

Phương pháp này cho phép người nghe liên tưởng đến khách hàng trong câu chuyện của bạn và nó sẽ mang lại cho họ sự tin tưởng cần thiết để tìm đến bạn và mua một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó.

Bạn có đang xem kể chuyện là một phần của chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân và kinh doanh của doanh nghiệp mình chưa?

Đối với bạn, khía cạnh khó nhất của việc kể chuyện là gì? Gần như tất cả mọi người đều có thể cải thiện câu trả lời của họ bằng câu hỏi, “Bạn làm nghề gì?”

Hãy kể nên những câu chuyện tuyệt vời của bạn và doanh nghiệp ngay từ bây giờ !

Sự khác nhau cơ bản giữa Storytelling và Brand Story là gì?

Sự khác nhau cơ bản giữa Storytelling và Brand Story là gì?
Sự khác nhau cơ bản giữa Storytelling và Brand Story là gì?

Như vốn bản chất từ ngữ của nó, trong khi Storytelling đề cập đến việc (hoạt động) Kể chuyện, Brand StoryCâu chuyện thương hiệu, chính là “vật liệu” hay nguồn gốc được sử dụng để kể chuyện.

Bạn không thể kể chuyện hay nếu bạn không có một câu chuyện thương hiệu đủ hấp dẫn đối tượng mục tiêu.

Nghệ thuật sử dụng Storytelling.

Mặc dù việc xây dựng Storytelling hay một câu chuyện thương hiệu mà khách hàng của bạn phải có liên quan là cực kỳ quan trọng, nhưng bạn cũng cần đảm bảo rằng câu chuyện đó được tối ưu.

Hãy tập trung vào cách sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể loại bỏ sự tiêu cực, củng cố mặt tích cực và giúp người dùng tiến lên phía trước theo một cách nào đó.

Bằng cách thu hút đối tượng mục tiêu của bạn vào một câu chuyện hấp dẫn với những dòng cảm xúc chân thành, bạn có thể nuôi dưỡng sự tin tưởng từ họ vào công ty cũng như các sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty bạn tạo ra.

Trên thực tế, điều này có nghĩa là bạn cần sử dụng một loạt các chiến thuật để giúp khách hàng của mình nắm bắt và quan tâm đến cuối cùng.

Nó thể bao gồm việc tiếp cận trực tiếp với khách hàng và giới thiệu đến họ các câu chuyện của bạn.

Nhưng dù cho bạn làm gì, hãy giữ nó thật nhất quán.

Bạn cũng cần đảm bảo tinh chỉnh giọng điệu của bạn, giữ cho thông điệp thương hiệu của bạn đơn giản với nội dung có thể thu hút rộng rãi.

Đừng thay đổi quá nhiều trong mỗi lần bạn tiếp cận, hãy nhớ sử dụng các hình ảnh và bối cảnh tương tự trong nội dung của bạn nếu có thể – điều này giúp xây dựng sự quen thuộc và thoải mái ở khách hàng với thương hiệu.

Hãy nhớ bạn luôn phải truyền cảm hứng, đừng bao giờ chỉ trích hay cố gắng chỉ để hoàn thành những mục tiêu đơn giản.

Bạn cũng cần đảm bảo rằng bạn cung cấp cho đối tượng mục tiêu của bạn nhiều điều để suy ngẫm. Một câu chuyện tuyệt vời là một câu chuyện đáng được chia sẻ và để lại ấn tượng lâu dài cho người đọc.

Các loại Storytelling phổ biến mà mọi Marketers đều nên tham khảo.

Trong khi tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp khác nhau, với các dòng sản phẩm và đối tượng mục tiêu marketing khác nhau, doanh nghiệp có thể sử dụng các loại Storytelling khác nhau, dưới đây là một số loại phổ biến nhất.

  • Data driven Storytelling: Là phương thức xây dựng Storytelling dựa trên dữ liệu.
  • Mini Ads Storytelling: Kể chuyện thương hiệu thông qua việc kết hợp nhiều mẫu quảng cáo nhỏ và có liên kết với nhau.
  • Customer led Storytelling: Kể các câu chuyện chuyện được dẫn dắt bởi khách hàng.
  • Philanthropic Storytelling: Kể chuyện bằng đạo đức.
  • Immersive Storytelling: Kể chuyện nhập vai.
  • Visual Storytelling: Kể chuyện thông qua các nội dung trực quan như Video, Hình ảnh hay Infographics.

Bạn có thể xem chi tiết các loại Storytelling tại đây.

Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Storytelling.

  • Visual Storytelling là gì?

Như đã phân tích ở phần khái niệm, để tiến hành kể chuyện (Storytelling), thương hiệu có thể kể theo nhiều cách thức hay định dạng nội dung khác nhau.

Visual Storytelling là hình thức kể chuyện trực quan (Visual), tức là sử dụng các hình ảnh bắt mắt và hấp dẫn để truyền tải các thông điệp hay câu chuyện đến với khách hàng (thay vì sử dụng các định dạng nội dung không trực quan khác như văn bản hay âm thanh).

  • Storytelling là gì?

Storytelling đơn giản là kể chuyện, khái niệm đề cập đến cách mà một cá nhân, một tổ chức hay đơn vị nào đó sử dụng các câu chuyện để minh hoạ cho những nội dung mà họ muốn truyền tải đến một bên thứ ba nào đó.

  • Storyteller là gì?

Storyteller có nghĩa là Người kể chuyện hay người thực hiện công việc Storytelling, Storyteller ở đây có thể là một cá nhân và cũng có thể là một tổ chức, họ chính là người mang các câu chuyện (Story) đến với công chúng.

  • Storytelling trong Rap là gì?

Trong âm nhạc nói chung và nhạc Rap nói riêng, thuật kể chuyện – Storytelling là lối kể chuyện qua lyrics, đóng vai trò rất quan trọng, giúp truyền đạt cảm xúc của tác giả đến với đại đa số công chúng.

Về bản chất, Storytelling rất đơn giản, gồm 3 phần như một bài văn gồm mở bài, thân bài và kết bài. Một bản nhạc Rap được viết theo lối Storytelling có thể thúc đẩy cảm xúc trong nội tâm khán giả do đó từ lâu đây được xem là một phương thức làm nhạc thành công.

  • Digital Storytelling là gì?

Digital Storytelling có nghĩa là Kể chuyện kỹ thuật số, là một hình thức sản xuất truyền thông kỹ thuật số ngắn cho phép mọi người chia sẻ các khía cạnh trong câu chuyện của họ.

Liên quan đến thuật ngữ Digital Storytelling, Digital Story tức Câu chuyện kỹ thuật số cũng là một khái niệm được nhiều người quan tâm.

Câu chuyện kỹ thuật số là một bản trình bày đa phương tiện kết hợp nhiều yếu tố kỹ thuật số trong một cấu trúc tường thuật (một câu chuyện).

  • Brand Storytelling là gì?

Brand Storytelling là kể chuyện thương hiệu. Từ một câu chuyện thương hiệu (Brand Story) nào đó, doanh nghiệp tiến hành kể những câu chuyện này tới khách hàng thông qua nhiều cách kể chuyện khác nhau.

  • Content Storytelling là gì?

Content Storytelling là kể chuyện bằng nội dung (Content), thương hiệu sử dụng những nội dung có thể là video, audio, văn bản (textual), infographic, hình ảnh (photo) để kể các câu chuyện thương hiệu.

  • Longer-form Storytelling là gì?

Longer-form storytelling là phương pháp kể các câu chuyện theo cách dài hơn, dù cho đó là nội dung video hay văn bản (text) hay bất cứ định dạng nội dung nào khác, điểm quan trọng chính ở đây là bạn phải cung cấp nhiều thứ hơn để xem cho người dùng.

  • Data Storytelling là gì?

Data Storytelling là kể chuyện bằng dữ liệu, thay vì kể chuyện bằng các văn bản thông thường hay quan điểm một chiều từ phía thương hiệu, người làm marketing sử dụng các dữ liệu hay con số thu thập được để khiến cho câu chuyện trở nên thú vị và đáng tin hơn.

  • Video Storytelling là gì?

Là khái niệm đề cập đến cách kể chuyện (storytelling) bằng nội dung là video. Thay vì sử dụng văn bản (text) hay hình ảnh (photo), thương hiệu sử dụng video làm định dạng nội dung chính để truyền tải các câu chuyện (Story).

  • Personalized Storytelling là gì?

Là hoạt động cá nhân hoá cách kể chuyện hay truyền tải thông điệp của thương hiệu đến với khách hàng. Với từng nhóm, phân khúc, hay thậm chí là từng đối tượng cá nhân khác nhau, thương hiệu kể những thứ khác nhau.

  • Authentic Storytelling là gì?

Authentic Storytelling là chiến thuật kể chuyện một cách chân thực, khi thương hiệu ít sử dụng các yếu tố mang tính quảng cáo, thay vào đó thể hiện những gì mà thương hiệu có thể làm được, những gì gần gũi với người tiêu dùng của họ và hơn thế nữa.

  • Case Study Storytelling là gì?

Cũng có phần tương như cách tiếp cận của Data Storytelling, Case Study Storytelling là thuật kể chuyện thương hiệu dựa trên các dữ liệu về khách hàng, các tình huống thực tế liên quan đến cách khách hàng sử dụng và trải nghiệm sản phẩm (trải nghiệm thương hiệu).

Kết luận.

Thông qua những phân tích ở trên của MarketingTrips, hẳn là bạn đã có thể hình dung được vai trò của các câu chuyện trong thế giới kinh doanh hiện đại vốn có quá nhiều sự canh tranh và ồn ào.

Bằng cách hiểu storytelling là gì, các công thức để xây dựng một chiến thuật Storytelling thành công, cũng như chuẩn bị các kỹ năng cần có để xây dựng và phát triển Storytelling, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để kết nối, làm hài lòng và giữ chân khách hàng của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

H&M bị đồng loạt dân Trung Quốc tẩy chay

Nhà bán lẻ quần áo thời trang, phụ kiện của Thụy Điển – đang bị phản ứng dữ dội và tẩy chay ở Trung Quốc sau khi người dân nước này thấy thông báo không mua bông sản xuất ở Tân Cương trên trang web của hãng.

Theo Al Jazeeratrong một tuyên bố không ghi ngày tháng, H&M cho biết họ không dùng bông vải ở Tân Cương do “quan ngại sâu sắc về các báo cáo từ những tổ chức xã hội dân sự và truyền thông liên quan đến cáo buộc lao động cưỡng bức và phân biệt đối xử người dân tộc thiểu số”.

Vào cuối năm ngoái, hãng cũng từng tuyên bố không sử dụng nguồn bông vải ở Tân Cương sau khi bị Viện Chiến lược chính sách Úc chỉ đích danh là kiếm lợi từ hoạt động cưỡng bức lao động ở Tân Cương.

Trước đó, Mỹ và các nước phương Tây nhiều lần cáo buộc Trung Quốc đối xử tệ với người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số khác theo Hồi giáo tại nước này. Họ cáo buộc Bắc Kinh dồn ép các nhóm dân tộc này vào các “trại cải tạo” ở Tân Cương.

Đáp lại các cáo buộc, chính quyền Trung Quốc mạnh mẽ phủ nhận, khẳng định họ lập ra các trung tâm đào tạo nghề để giúp người thiểu số hòa nhập cộng đồng, có cuộc sống tốt hơn.

Trước thông báo của H&M, dư luận Trung Quốc ngay lập tức dậy sóng và một làn sóng tẩy chay, bỏ việc ở H&M diễn ra.

Đoàn thanh niên cộng sản Trung Quốc có thông điệp đến hơn 15 triệu người theo dõi trên Weibo chỉ trích H&M: “Phỉ báng và tẩy chay bông vải Tân Cương trong khi muốn kiếm tiền từ Trung Quốc? Đừng mơ”.

Trong khi đó, hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa xã cảnh báo H&M sẽ phải gánh chịu hậu quả do hành động của mình.

Một cửa hàng của H&M tại Bắc Kinh ngày 24-3-2021 – Ảnh: REUTERS

Nhiều sao Trung Quốc cũng nhanh chóng cắt liên hệ với H&M. Nam diễn viên Hoàng Hiên (Huang Xuan) ngày 24-3 cho biết anh đã chấm dứt mọi hợp đồng với H&M và phản đối mọi hành vi nói xấu và bôi nhọ Trung Quốc và vấn đề nhân quyền.

Tống Thiến (Victoria Song), ca sĩ diễn viên Hàn Quốc và Trung Quốc, người thường giới thiệu các mẫu thời trang của H&M, cũng thông báo ngừng hợp tác với nhãn hàng này vì đặt lợi ích quốc gia lên trên.

Các sản phẩm của H&M đã bị bỏ khỏi hầu hết các nền tảng thương mại điện tử lớn ở Trung Quốc như JD, Taobao và Pinduoduo. Ngày 24-3, khi tìm kiếm sản phẩm của H&M trên những nền tảng này, người dùng không nhận được kết quả nào.

Phản ứng dữ dội với H&M diễn ra chỉ một ngày sau khi Liên minh châu Âu, Anh và Canada đưa ra một loạt lệnh hạn chế đi lại và đóng băng tài sản với nhiều cá nhân và thực thể ở Trung Quốc về việc đàn áp người dân tộc thiểu số ở Tân Cương.

Phía H&M Trung Quốc cho biết chuỗi cung ứng toàn cầu của họ được quản lý để tuân thủ các cam kết bền vững và không phản ánh bất kỳ quan điểm chính trị nào nhưng không thể xoa dịu tình hình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Theo Tuổi Trẻ

10 ‘bí mật’ về thương hiệu cá nhân (P2)

Nâng cao thương hiệu cá nhân của bạn là hoạt động kiểm soát hình ảnh và tinh chỉnh nó để phản ánh đúng con người mà bạn muốn hướng tới.

Cũng giống như mọi thứ khác về bạn, thương hiệu cá nhân của bạn là duy nhất. Nâng cao thương hiệu là việc kiểm soát hình ảnh của bạn và tinh chỉnh nó để phản ánh đúng bạn là ai, bạn đã ở đâu và bạn đang đi đâu.

Thương hiệu cá nhân sẽ tạo cho người khác một ấn tượng thực sự về giá trị, niềm tin, tài năng và ý tưởng của bạn.

Ông Dave Kerpen, Giám đốc điều hành và người sáng lập của Likable Local, đã xây dựng thương hiệu của mình từ những ngày còn học đại học, trong thời gian đó, ông đã được công nhận nhờ các chiến lược bán hàng độc đáo của mình.

Dưới đây là một số bí quyết xây dựng thương hiệu cá nhân hàng đầu của Dave Kerpen về cách tạo bản sắc cá nhân cũng như cách xây dựng tiếng vang cho chính bạn.

6. Xây dựng riêng ‘tài sản số’.

Bạn có thể xây dựng một trang web hoặc blog của riêng mình. Nếu có thể, bạn nên sở hữu tên miền của riêng mình hoặc một tên gọi đặc biệt của bạn mà mọi người sẽ dễ nhớ.

Sở hữu những tài sản số riêng này phép bạn kiểm soát danh tiếng và hình ảnh của mình được tốt hơn.

Trang web của bạn có thể bắt đầu với những nội dung đơn giản và mở rộng theo thời gian. Nó có thể là một bức ảnh chuyên nghiệp, tươi cười của bạn hoặc là nơi bạn có thể đăng những nội dung do mình biên soạn.

7. Sức mạnh của sự truyền miệng (WOM).

Khi bạn tìm kiếm cách để tiếp thị bản thân, đừng quên sức mạnh của truyền miệng, đây là một trong những cách tốt nhất để khiến mọi người nhớ đến bạn.

Ông Kerpen đã học cách khai thác sức mạnh này khi còn học đại học và làm công việc bán hàng tại nhiều địa điểm thể thao khác nhau ở Boston.

Công việc của ông là rao bán những mặt hàng đang bán chậm nhất, những thứ mà không ai muốn mua. Kết quả là ông chỉ bán được sáu sản phẩm và chỉ kiếm được 15 USD trong đêm đầu tiên.

Để tăng doanh số bán hàng của mình, ông đã tạo ra một điệu nhảy mới khiến mọi người chú ý đến ông. Không lâu sau, tiếng tăm của ông ngày càng được nhiều người biết đến.

Ông nói:

“Tôi đã kiếm được hơn 1.000 USD một đêm và được giới thiệu trên SportsCenter của ESPN và Monday Night Football. Tôi học được rằng bạn có thể tạo ra một thương hiệu cho chính mình và lan truyền nó thông qua hình thức truyền miệng. Nó đã giúp tôi xây dựng hai công ty, viết và bán ba cuốn sách thành công”.

8. Phân phối kiến thức thông qua content marketing.

Xây dựng và chia sẻ nội dung mang đến cho khách hàng tiềm năng một cánh cửa mới để xem xét, để suy nghĩ…về ý tưởng của bạn.

Nó cũng cung cấp một cách tuyệt vời để thể hiện khía cạnh sáng tạo của bạn.

Bước đầu tiên là bạn cần đưa ra một chiến lược nội dung hiệu quả và không cần phải là một kế hoạch quá phức tạp.

Trước tiên, hãy lập danh sách các mục tiêu mục tiêu của bạn:

  • Bạn hy vọng đạt được điều gì thông qua nội dung của mình?
  • Đối tượng của bạn là ai?
  • Bạn muốn được nhìn nhận như thế nào?

Sau đó, phân tích nội dung, chủ đề và ý tưởng nào sẽ hoàn thành tốt nhất từng mục tiêu.

Cuối cùng, phân tích các kênh phân phối nội dung mà qua đó bạn có thể truyền tải và tiếp thị nội dung của mình.

Nó có thể là thông qua blog cá nhân của bạn, thông qua các phương tiện truyền thông mạng xã hội như LinkedIn hoặc Facebook.

9. Xây dựng mối quan hệ với những người ảnh hưởng (influencers).

Tiếp thị người ảnh hưởng (Influencer marketing) hiện đang là xu hướng hiện nay và nó sẽ là một khía cạnh quan trọng khác trong việc củng cố thương hiệu cá nhân của bạn.

Bước đầu tiên để xây dựng mối quan hệ với người có ảnh hưởng là cung cấp giá trị cho người đó. Theo dõi và bình luận trên blog hoặc bài đăng của họ sẽ nhận được sự đánh giá cao và tin tưởng từ họ.

“Cách tốt nhất để nhận được sự tương tác từ những người có ảnh hưởng là kết nối với họ, chia sẻ nội dung của họ, tweet lại, chia sẻ lại.” Ông Kerpen nói.

10. Đừng nói quá về bạn.

Một trong những cạm bẫy lớn nhất mà mọi người thường rơi vào khi xây dựng thương hiệu cá nhân là đề cao bản thân quá mức.

Ông Kerpen giải thích: “Tập trung quá nhiều vào việc ‘bán’ bản thân hoặc bán bất cứ thứ gì cho vấn đề đó, sẽ là một ảnh hưởng lớn. Thay vì cố gắng truyền tải thông điệp của bạn, hãy thử im lặng và lắng nghe nhiều hơn.”

Hãy tự đặt câu hỏi và dành thời gian để lắng nghe câu trả lời. Mọi người sẽ luôn chú ý xem bạn có đang thực sự lắng nghe họ hay chỉ chờ để phản hồi bằng ý kiến của riêng bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Mẹo giúp bạn sáng tạo quảng cáo trên TikTok

Với định dạng video ngắn phong phú, quảng cáo trên TikTok đã trở thành một kênh trọng yếu để tiếp cận khán giả trẻ tuổi của bạn theo một cách mới và sáng tạo hơn.

Những đề xuất bên dưới được tổng hợp dựa trên hàng nghìn quảng cáo video thành công trên nền tảng TikTok mà bạn có thể tham khảo.

Truyền tải thông điệp thương hiệu của bạn một cách rõ ràng.

Hãy để lại dấu ấn với khách hàng của bạn trong vài giây đầu tiên.

Mọi người có xu hướng ‘tiêu thụ’ nội dung video dạng ngắn nhanh hơn nhiều so với các định dạng quảng cáo video khác.

Vài giây đầu tiên trên quảng cáo TikTok của bạn rất quan trọng để thu hút và duy trì sự chú ý của đối tượng mục tiêu. Vì vậy, bạn hãy làm hấp dẫn họ ngay từ ánh nhìn đầu tiên.

Làm nổi bật nhanh về thương hiệu và duy trì nó.

Hãy duy trì khả năng hiển thị thương hiệu của bạn. Các quảng cáo có hiệu suất tốt nhất thường có xu hướng đưa các thông điệp chính lên đầu quảng cáo.

Đồng thời bạn cũng nên đặt logo hoặc các thành phần của thương hiệu của bạn ở phần đầu quảng cáo.

Tạo thông điệp rõ ràng và ngắn gọn.

Bạn nên sử dụng một câu truyện (storyline) thẳng thắn; đảm bảo rằng bạn cũng đưa ra một thông điệp ngắn gọn, hấp dẫn và đi thẳng vào vấn đề.

Kết thúc bằng một CTA mạnh mẽ.

Lời kêu gọi hành động (CTA) có tác dụng thúc đẩy người xem video thực hiện một hành động nào đó trên quảng cáo của bạn.

Nhấn mạnh hành động mà bạn muốn khách hàng của mình thực hiện, chẳng hạn như “Tải xuống ngay” hoặc “Tìm hiểu thêm”.

Làm cho quảng cáo của bạn được nổi bật.

Hãy tối ưu quảng cáo video của bạn bằng âm thanh / âm nhạc / giọng nói.

Âm thanh có thể giúp bạn tạo ra một sự khác biệt lớn, đặc biệt là trên TikTok.

Thông thường, các video có giọng nói hoặc âm nhạc phù hợp sẽ mang lại kết quả tốt hơn.

Bạn cũng có thể thêm lồng tiếng, đặc biệt khi bạn muốn thêm thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.

Thêm văn bản.

Văn bản có thể là phần bổ sung cho video của bạn, đặc biệt khi bạn muốn thêm thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.

Tận dụng stickers.

Stickers hay biểu tượng nhãn dán có thể là một cách tuyệt vời để thu hút sự chú ý đến sản phẩm của bạn đồng thời chúng có thể khiến quảng cáo của bạn trở nên tự nhiên hơn.

Hãy sử dụng các tỷ lệ video khác nhau.

Bạn cần thiết kế video thân thiện với thiết bị di động. Thử nghiệm với các định dạng video dọc, vuông và ngang.

So với video ngang, video dọc cũng có thể truyền tải thông điệp sản phẩm của nhà quảng cáo đồng thời định dạng này lại phù hợp với định dạng video trên nguồn cấp tin tức tự nhiên (news feed) của TikTok.

Thử nghiệm với các độ dài khác nhau của video.

Thử nghiệm với các thời lượng video khác nhau để xem video nào phù hợp nhất với quảng cáo, thông điệp và đối tượng cụ thể của bạn.

Thử nghiệm với nội dung do người dùng tạo ra (UGC – User-generated content).

Người dùng thường thích những nội dung tự nhiên. Để trở nên phù hợp với TikTok và cũng như định dạng của nguồn cấp dữ liệu, bạn nên cố gắng để tạo ra các quảng cáo chỉ dành riêng cho TikTok mà không phải cắt ghép từ các nền tảng khác.

Quảng cáo với nội dụng do người dùng tạo ra (UGC) thường trở nên gần gũi và đầy cảm xúc hơn. Các tính năng như nói chuyện trước ống kính giúp tăng cường khả năng xem qua video của bạn tốt hơn đáng kể.

Cá nhân hóa video cho khách hàng của bạn.

Bạn cần hiểu đối tượng mục tiêu của mình, xem xét đến tính cách của người mua và cách bạn có thể tạo ra nội dung cho từng người trong số họ.

Thu hút cảm tình của khách hàng.

Hãy kể một câu chuyện – một câu chuyện có phần mở đầu, phần giữa và phần cuối. Đảm bảo rằng bạn có một dòng cảm xúc được kết nối xuyên suốt giữa tất cả các loại quảng cáo video khác nhau của mình.

Liên tục thử nghiệm.

Không có công thức thành công duy nhất nào cho sự sáng tạo và cũng không có bất cứ một kích thước nào phù hợp hoàn toàn với nền tảng.

Bạn nên liên tục thử nghiệm và thử nghiệm với các quảng cáo của mình.

Mặc dù những mẹo trên đây đã được kiểm chứng là thành công đối với một số doanh nghiệp nhất định, tuy nhiên hãy luôn thử nghiệm và kiểm tra để biết liệu chúng có phù hợp với quảng cáo và đối tượng của bạn hay không.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Đan Linh | MarketingTrips

10 ‘bí mật’ về thương hiệu cá nhân (P1)

Nâng cao thương hiệu cá nhân của bạn là hoạt động kiểm soát hình ảnh và tinh chỉnh nó để phản ánh đúng con người mà bạn muốn hướng tới.

Cũng giống như mọi thứ khác về bạn, thương hiệu cá nhân của bạn là duy nhất. Nâng cao thương hiệu là việc kiểm soát hình ảnh của bạn và tinh chỉnh nó để phản ánh đúng bạn là ai, bạn đã ở đâu và bạn đang đi đâu.

Thương hiệu cá nhân sẽ tạo cho người khác một ấn tượng thực sự về giá trị, niềm tin, tài năng và ý tưởng của bạn.

Ông Dave Kerpen, Giám đốc điều hành và người sáng lập của Likable Local, đã xây dựng thương hiệu của mình từ những ngày còn học đại học, trong thời gian đó, ông đã được công nhận nhờ các chiến lược bán hàng độc đáo của mình.

Dưới đây là một số bí quyết xây dựng thương hiệu cá nhân hàng đầu của Dave Kerpen về cách tạo bản sắc cá nhân cũng như cách xây dựng tiếng vang cho chính bạn.

1. Thương hiệu giúp bạn có lợi thế cạnh tranh tốt hơn.

Theo Ông Kerpen, công việc sẽ đến và đi một cách tự nhiên, nhưng thương hiệu cá nhân của bạn là mãi mãi. Theo ông, thương hiệu cá nhân giúp bạn phát triển một cá tính mạnh mẽ và mang lại cho bạn lợi thế cạnh tranh cao hơn trên thị trường.

Ông giải thích:

“Trước hết hãy tập trung vào thương hiệu và mục đích cá nhân của bạn. Sau đó, tìm ra những gì bạn cần bán hoặc phát triển để đáp ứng mục đích và thương hiệu đó.”

2. Xác định bạn là ai thông qua một tuyên bố sứ mệnh.

Các thương hiệu cá nhân tốt nhất thường xây dựng những mô tả mà theo đó người khác sẽ kết nối với bạn.

Bắt đầu xây dựng thương hiệu của bạn bằng cách soạn ra một tuyên bố sứ mệnh để giúp mọi người nhanh chóng hiểu được giá trị cốt lõi và niềm tin của bạn.

Ông Kerpen chia sẻ trong một bài đăng trên LinkedIn.

“Nếu tuyên bố sứ mệnh của bạn dài hơn lời cầu nguyện của Chúa thì hãy nghĩ đến việc rút ngắn nó.” Tuyên bố sứ mệnh nên ngắn gọn và chính xác, điều sẽ giúp người khác nhanh chóng nắm bắt và nhớ về bạn hơn.

3. Giải thích cách quá khứ của bạn phù hợp với hiện tại của bạn.

Không ai trong chúng ta sẽ kết thúc chính nơi chúng ta đã bắt đầu. Theo thời gian, sự nghiệp và sở thích của bạn có thể thay đổi và phát triển theo nhiều hướng.

Một phần của việc xác định bản thân bạn chính là giải thích sự tiến bộ của bạn bằng cách phát triển những câu chuyện của riêng mình.

Câu chuyện về thương hiệu của bạn, theo như ông Kerpen mô tả, thì đó là một tuyên bố ngắn gọn giải thích sự tiến bộ tổng thể của bạn trong sự nghiệp, sở thích và cuộc sống.

Điều quan trọng là bạn phải tập trung vào việc những trải nghiệm trước đây của bạn mang lại giá trị như thế nào cho con người của bạn bây giờ.

Câu chuyện của bạn phải luôn nhất quán với quá khứ của mình.

4. Tạo một kiểu chữ ký độc đáo.

Theo ông Kerpen, một cách khác để bạn nổi bật hơn giữa đám đông theo đúng nghĩa đen là phát triển một phong cách chữ ký.

Đây có thể là một cái gì đó đơn giản kiểu như luôn mặc một màu nhất định hoặc đeo một phụ kiện nhất định.

Bất cứ thứ gì thu hút được sự chú ý sẽ có hiệu quả, chẳng hạn như khăn quàng cổ, đồng hồ, mũ hoặc vòng tay chẳng hạn.

Đối với ông Kerpen, sự nổi bật của ông được tạo ra bởi màu cam. Ông sở hữu hàng chục đôi giày màu cam và đi một cái gì đó màu cam mỗi ngày.

5. Để lại ấn tượng với một “lời chào hấp dẫn”.

Theo Jeff Bezos, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Amazon đã từng nói: “Thương hiệu của bạn là những gì mọi người nói về bạn khi bạn không có mặt ở trong phòng.”

Mục tiêu của bất kỳ thương hiệu cá nhân nào là để lại những ấn tượng ban đầu mạnh mẽ và một trong những cách tốt nhất để bạn có thể làm điều đó chính là thông qua các cuộc gặp mặt trực tiếp.

Khi kết nối trực tiếp, một cách đơn giản để tạo ra ấn tượng ban đầu tuyệt vời đó là phát triển một câu chào hấp dẫn, đó là một câu nói ngắn gọn thể hiện được con người của bạn.

Mặc dù tính xác thực là quan trọng, nhưng tuyên bố cũng nên đáng nhớ và mạnh mẽ.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Xây dựng thương hiệu là gì? Ví dụ về xây dựng thương hiệu

Cùng tìm hiểu những lý thuyết nền tảng quan trọng về xây dựng thương hiệu (Brand Building) như: xây dựng thương hiệu là gì, ví dụ về cách xây dựng thương hiệu, các chiến lược xây dựng thương hiệu, mục tiêu của quá trình xây dựng thương hiệu trong doanh nghiệp là gì và hơn thế nữa.

Xây dựng thương hiệu và những nền tảng cơ bản bạn nên biết
Xây dựng thương hiệu và những nền tảng cơ bản bạn nên biết

Xây dựng thương hiệu là khái niệm đề cập đến các hoạt động truyền thông với mục tiêu là xây dựng các giá trị của thương hiệu ví dụ như độ nhận biết thương hiệu hay lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu. Một chiến lược xây dựng thương hiệu hiệu quả có thể mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Việc hiểu toàn diện về bản chất của xây dựng thương hiệu theo đó là yêu cầu ưu tiên hàng đầu của người làm thương hiệu, marketing hay với cả các nhà lãnh đạo doanh nghiệp.

Xây dựng thương hiệu là gì?

Xây dựng thương hiệu là khái niệm đề cập đến các hoạt động truyền thông với mục tiêu là xây dựng mọi cảm nhận của khách hàng về một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Vì thương hiệu là thứ nằm trong tâm trí của người tiêu dùng, xây dựng thương hiệu còn được coi là cuộc chiến nhằm chiếm lấy một vị trí nào đó trong tâm trí của họ.

Khi nói đến khái niệm xây dựng thương hiệu, người ta sẽ nói đến việc xây dựng các giá trị hay tài sản xoay quanh một thương hiệu cụ thể nào đó chẳng hạn như độ nhận biết của thương hiệu, lòng trung thành thương hiệu, tình cảm với thương hiệu, giá trị thương hiệu hay sức mạnh của thương hiệu trên thị trường.

Mục tiêu cuối cùng của quá trình xây dựng thương hiệu chính là doanh số bán hàng.

Thương hiệu là gì?

Nói một cách dễ hiểu, thương hiệu của bạn chính là lời hứa của bạn với khách hàng của mình. Nó cho khách hàng của bạn biết những gì họ có thể mong đợi từ các sản phẩm và dịch vụ của bạn đồng thời nó còn phân biệt sản phẩm của bạn với các đối thủ cạnh tranh.

Thương hiệu của bạn bắt nguồn từ việc bạn là ai, bạn muốn trở thành ai và mọi người nhìn nhận về bạn như thế nào.

Bạn có phải là người sáng tạo hay đổi mới trong ngành của bạn không? Hay bạn có phải là người có kinh nghiệm và đáng tin cậy không?

Sản phẩm của bạn định vị chi phí cao, chất lượng cao hay là tùy chọn giá rẻ, giá trị cao? Bạn không thể là cả hai, và bạn không thể là tất cả đối với tất cả mọi người.

Bạn là ai ở một mức độ nào đó nên dựa trên việc khách hàng mục tiêu của bạn muốn và cần bạn trở thành ai.

Nền tảng của thương hiệu của bạn là logo của bạn, website của bạn, bao bì và tài liệu quảng cáo – tất cả đều phải tích hợp với logo của bạn – truyền đạt thương hiệu của bạn.

Bạn có thể xem thương hiệu là gì để hiểu sâu hơn về thương hiệu.

Chiến lược và giá trị thương hiệu.

Chiến lược thương hiệu của bạn là cách thức, cái gì, ở đâu, khi nào và với ai mà bạn dự định sẽ truyền tải thông điệp thương hiệu của mình.

Nơi bạn quảng cáo là một phần trong chiến lược thương hiệu của bạn. Các kênh phân phối (distribution channels) của bạn cũng là một phần trong chiến lược thương hiệu của bạn.

Và những gì bạn truyền đạt bằng hình ảnh, bằng lời hay video cũng là một phần trong chiến lược thương hiệu của bạn.

Thương hiệu nhất quán là chiến lược dẫn đến giá trị thương hiệu mạnh, điều này có nghĩa là giá trị gia tăng mang lại cho các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty bạn cho phép bạn tính phí cho thương hiệu của mình nhiều hơn so với những sản phẩm giống hệt nhưng không có thương hiệu.

Ví dụ rõ ràng nhất về điều này là Coca-Cola so với một loại soda thông thường. Bởi vì Coca-Cola đã xây dựng được giá trị thương hiệu mạnh mẽ, nên họ có thể tính phí nhiều hơn cho sản phẩm của mình – và khách hàng đương nhiên sẽ chấp nhận trả mức giá đó.

Giá trị gia tăng nội tại của tài sản thương hiệu thường đến dưới dạng chất lượng cảm nhận hoặc sự gắn bó cảm xúc từ phía khách hàng.

Ví dụ, Nike liên kết sản phẩm của mình với các vận động viên ngôi sao, hy vọng khách hàng sẽ chuyển sự gắn bó tình cảm của họ từ vận động viên sang sản phẩm.

Xác định thương hiệu của bạn.

Xác định thương hiệu của bạn giống như một hành trình khám phá bản thân của doanh nghiệp. Nó có thể khó khăn, tốn thời gian và không mấy thoải mái. Nó yêu cầu bạn trả lời các câu hỏi dưới đây:

  • Nhiệm vụ của công ty bạn là gì?
  • Những lợi ích và tính năng của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là gì?
  • Khách hàng và khách hàng tiềm năng của bạn đã nghĩ gì về công ty của bạn?
  • Những phẩm chất nào bạn muốn chúng liên kết với công ty của bạn?

Hãy thực hiện nghiên cứu thị trường của bạn. Tìm hiểu nhu cầu, thói quen và mong muốn của khách hàng hiện tại và cả tương lai của bạn. Đừng dựa vào những gì bạn nghĩ họ nghĩ. Đừng suy đoán. Hãy chắc chắn biết họ nghĩ gì.

Khi bạn đã xác định được thương hiệu của mình, làm cách nào để bạn truyền tải điều này? Dưới đây là một số mẹo đơn giản bạn có thể tham khảo:

  • Một logo tuyệt vời. Đặt nó ở khắp mọi nơi.
  • Viết ra thông điệp thương hiệu của bạn. Thông điệp chính mà bạn muốn truyền đạt về thương hiệu của mình là gì? Mọi nhân viên nên biết về các thuộc tính thương hiệu của bạn.
  • Tích hợp thương hiệu. Thương hiệu liên quan đến mọi khía cạnh của doanh nghiệp của bạn – cách bạn trả lời điện thoại, những gì bạn hoặc nhân viên bán hàng của bạn giao tiếp trong các cuộc gọi bán hàng, chữ ký email của bạn, tất cả mọi thứ…
  • Tạo “tiếng nói” phản ánh thương hiệu của bạn. Tiếng nói (brand voice) này nên được áp dụng cho tất cả các hình thức giao tiếp dù đó là trực tuyến hay ngoại tuyến. Thương hiệu của bạn có thân thiện không? Nó có đồng cảm không? Nó có sang trọng không?
  • Phát triển khẩu hiệu (tagline).Hãy viết một tuyên bố ngắn gọn, có ý nghĩa và đáng nhớ, thể hiện được bản chất của thương hiệu của bạn.
  • Thiết kế các mẫu và tạo các tiêu chuẩn thương hiệu cho các tài liệu marketing của bạn. Bạn nên sử dụng cùng một bảng màu, vị trí logo, giao diện xuyên suốt. Bạn không cần phải cầu kỳ nhưng phải đồng bộ và nhất quán.
  • Hãy trung thực với thương hiệu của bạn. Khách hàng sẽ không quay lại với bạn – hoặc giới thiệu bạn với người khác nếu bạn không thực hiện lời hứa thương hiệu của mình với họ.
  • Hãy nhất quán. Nếu bạn không thể làm điều này, mọi nỗ lực của bạn trong việc thiết lập và xây dựng một thương hiệu đều trở nên vô nghĩa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

5 cách để xây dựng một cộng đồng mạnh cho thương hiệu

Có một cách để bạn có thể xây dựng thị trường của mình mà không cần tốn quá nhiều tiền vào quảng cáo và marketing – đó chính là xây dựng một cộng đồng mạnh cho thương hiệu.

cách xây dựng cộng đồng
5 cách để xây dựng một cộng đồng mạnh cho thương hiệu

Trong 03 năm đầu tiên kinh doanh, công cụ quản lý mạng xã hội Hootsuite đã tăng từ 0 lên ba triệu người dùng.

Đó là một thành tích khá ấn tượng đối với bất kỳ công ty nào, đặc biệt là với các công ty startup, nhưng điều đáng chú ý hơn nữa là họ đã làm như vậy mà hầu như không có ngân sách quảng cáo hoặc marketing nào.

Thay vào đó, họ phát triển nhờ xây dựng cộng đồng. Theo CEO Ryan Holmes, một nhóm gồm 18 nhân viên và 100 người có ảnh hưởng (influencer) đã phát triển công ty nhờ vào sự tham gia của cộng đồng.

Dưới đây là 05 cách mà bạn có thể sử dụng để phát triển thương hiệu hoặc doanh nghiệp của mình bằng cách coi việc xây dựng cộng đồng cho thương hiệu như là một chiến lược quan trọng hàng đầu.

Trước khi xem các nội dung chi tiết về xây dựng cộng đồng cho thương hiệu, bạn có thể tìm hiểu chuyên sâu về thuật ngữ thương hiệu tại: thương hiệu là gì

1. Xác định thương hiệu của bạn là gì và nó đại diện cho điều gì là bước đầu tiên khi xây dựng cộng đồng.

Trước khi bạn có thể xây dựng một cộng đồng cho thương hiệu của mình, bạn phải biết thương hiệu đó thực chất là gì. Bạn có một tuyên bố về sứ mệnh của nó không?

Bạn có biết chính xác đối tượng và cộng đồng mục tiêu của mình là ai không? Bạn có sẵn sàng xây dựng nội dung để thu hút cộng đồng này mỗi ngày không?

Bạn muốn kiểu người nào trong cộng đồng của mình và quan trọng hơn, bạn không muốn bao gồm những người nào? Bạn chỉ nên chuyển sang bước tiếp theo sau khi bạn đã trả lời những câu hỏi này.

2. Tìm những cách phù hợp để kết nối với cộng đồng của bạn.

Khi bạn đã xác định được thương hiệu của mình đại diện cho điều gì và đối tượng bạn muốn nhắm mục tiêu tới là ai, bước tiếp theo sẽ là ‘địa điểm’ và ‘cách thức’. Bạn sẽ kết nối với khách hàng của mình ở đâu và bằng cách thức nào.

Điều đó có nghĩa là bạn sẽ cần chọn những nền tảng phù hợp dựa trên những tiêu chí như:

  • Quy mô đối tượng mục tiêu của bạn
  • Cách họ thích tương tác
  • Các tính năng bạn cần
  • Trình độ hay kỹ năng kỹ thuật của bạn
  • Ngân sách của bạn

Khi bạn mới bắt đầu, bạn nên nghĩ nhỏ và đơn giản. Một diễn đàn cơ bản có thể là đủ hay sử dụng các nhóm miễn phí của Facebook nếu người dùng của bạn truy cập nó qua thiết bị di động và mạng xã hội.

Hãy nhớ rằng, phạm vi tiếp cận tự nhiên của Facebook đang bị ‘bóp’ với tốc độ nhanh chóng, vì vậy nhóm (Group) sẽ là cách lý tưởng để bạn tương tác trực tiếp với khách hàng của bạn mà không cần bất cứ khoản chi phí nào.

3. Làm cho những thành viên trong cộng đồng đó của thương hiệu có giá trị và mang tính độc quyền.

Có 05 yếu tố khiến việc tham gia cộng đồng có giá trị đối với khách hàng:

  • Ranh giới
  • An toàn về mặt cảm xúc
  • Cảm giác thân thuộc và nhận diện
  • Đầu tư cá nhân
  • Một hệ thống ký hiệu chung.

Các thành viên trong cộng đồng của bạn cần cảm thấy an toàn khi chia sẻ với những người khác trong nhóm của bạn.

Họ cần cảm thấy rằng họ được chấp nhận và họ đã ‘giành được’ vị trí của mình trong cộng đồng. Họ cũng cần có khả năng hiểu các chuẩn mực xã hội của nhóm và cách giao tiếp như một “người trong cuộc”.

Làm thế nào bạn có thể xây dựng những yếu tố này trong cộng đồng của mình? Các chiến lược khả thi bạn có thể tham khảo như:

  • Xác định rõ ràng và thực thi các tiêu chuẩn kiểm duyệt.
  • Giới hạn tư cách thành viên đối với một nhóm được chọn đã đạt được trạng thái nhất định.
  • Khuyến khích phát triển các câu chuyện và ‘meme’ độc quyền trong nhóm.
  • Mang lại cho người dùng những lợi ích – ngay cả khi đó chỉ là các biểu tượng để sử dụng trong các bài đăng biểu thị trạng thái của họ hoặc các sản phẩm miễn phí, giảm giá, lời mời tham gia các sự kiện bí mật, v.v. Nói cách khác, hãy biến nó trở nên độc quyền, tức chỉ khi là thành viên của nhóm mới có thể nhận được nó.

4. Hãy để cộng đồng tự nói chuyện với nhau.

xây dựng cộng đồng
5 cách để xây dựng một cộng đồng mạnh cho thương hiệu

Mọi cộng đồng nào trước khi thành công cũng sẽ trải qua một giai đoạn khó khăn, khi mà các cuộc trò chuyện sẽ bị cảm thấy hơi gượng ép và mọi người không tự bắt đầu cuộc trò chuyện.

Tuy nhiên, mọi thứ đó sẽ dần trôi qua. Tiếp tục xây dựng cộng đồng của bạn từng người một, và cuối cùng cộng đồng sẽ bắt đầu ‘mượt mà’ một cách tự nhiên.

Đừng nản lòng vì thiếu sự tham gia hoặc phản hồi – Nếu bạn có khách hàng trong cộng đồng, họ đang xem nội dung của bạn và tiếp nhận nội dung đó, họ cũng phải cần một khoảng thời gian nào đó để làm quen. Chìa khóa là gì ư? Hãy tiếp tục cung cấp giá trị.

5. Cho nhiều hơn những gì bạn nhận được cũng nên là ưu tiên khi xây dựng cộng đồng cho thương hiệu.

Cuối cùng, tại sao người dùng của bạn sẽ tiếp tục là một phần của cộng đồng của bạn nếu họ không nhận được bất kỳ giá trị nào từ nó?

Về phần bạn, hãy đầu tư bất kỳ nguồn lực nào bạn có thể để tạo ra những trải nghiệm cộng đồng ấn tượng.

Cung cấp các nguồn thông tin hữu ích. Trả lời câu hỏi. Cung cấp bất kỳ sự hỗ trợ nào bạn có để làm hài lòng các thành viên trong cộng đồng của bạn.

Những nỗ lực của bạn sẽ trở lại với bạn dưới dạng ‘những người theo dõi sẽ bắt đầu tương tác’, sẽ mua hàng của bạn trong tương lai và cũng có thể, họ chính là những người giới thiệu đầy tiềm năng của bạn.

Kết luận.

Nếu bạn là một Brand Marketer, bạn muốn xây dựng một thương hiệu vững mạnh nhưng không muốn tập trung hoặc phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động quảng cáo vốn không bền vững, xây dựng nên một cộng đồng thương hiệu (Brand Community) mạnh là cách mà bạn nên thử và tối ưu cho doanh nghiệp của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Google: Doanh nghiệp đang tập trung nhiều hơn vào xây dựng thương hiệu

Google cho biết doanh nghiệp đang chi tiêu nhiều hơn để xây dựng thương hiệu trên các nền tảng của mình khi họ muốn giữ cho thương hiệu của họ luôn xuất hiện và nhận được ‘top-of-minds’ từ phía người dùng.

Theo Google, những người làm marketing đang bơm thêm tiền vào quảng cáo để xây dựng thương hiệu nhằm hướng tới sự phục hồi sau những ảnh hưởng ban đầu của đại dịch.

Nhiều thương hiệu đã phải cắt bỏ chi tiêu cho thương hiệu sau đại dịch năm ngoái, cắt giảm ngân sách marketing và tập trung vào các hoạt động chiến thuật ngắn hạn.

Trong một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Marketing Week và Econsultancy, khoảng 43,9% các nhà marketer đang làm việc tại Anh cho biết cho biết họ đã lên kế hoạch giảm ngân sách trong nửa cuối năm 2020 so với sáu tháng đầu năm.

Phát biểu trong một cuộc họp quý IV của Alphabet (công ty mẹ của Google), Ông Philipp Schindler, giám đốc kinh doanh tại công ty này thừa nhận đã có một sự thụt lùi đáng kể về chi tiêu thương hiệu cho các dịch vụ của Google kể từ khi đại dịch xảy ra.

Gã khổng lồ công nghệ cũng đã tiết lộ doanh thu quảng cáo đã tăng từ 37,9 tỷ USD (27,4 tỷ bảng Anh) vào năm 2019 lên mức 46,2 tỷ USD (33,8 tỷ bảng Anh) vào cuối quý 4 năm 2020.

Ở mảng kinh doanh quảng cáo kết hợp của Google, YouTube chiếm 81% doanh thu trong quý 4, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái.

Google chỉ ra rằng “có một sự gia tăng đáng kể chi tiêu của thương hiệu trên YouTube”, nền tảng phát video này đã chứng kiến ​​doanh thu quảng cáo tăng 46% lên 6,9 tỷ USD.

Ông Schindler cho biết thêm: “Các nhà marketers nhận ra rằng ngay cả khi nhu cầu của người tiêu dùng có giảm sút trong ngắn hạn, họ vẫn cần nỗ lực để thương hiệu của mình xuất hiện trước mọi người khi chi tiêu tăng trở lại”.

Khẳng định của ông Schindler cũng phù hợp với bối cảnh nhiều thương hiệu toàn cầu khác đang quay trở lại xây dựng thương hiệu.

Ví dụ gần đây là thương hiệu điện thoại thông minh Trung Quốc Huawei, đã coi trọng tâm của nhóm marketing toàn cầu là xây dựng thương hiệu để đối phó với những thay đổi do đại dịch mang lại.

Google đã nêu bật thương hiệu L’Oréal như một tấm gương sáng trong việc thích ứng với sự thay đổi mạnh mẽ trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng.

Ông Schindler cho biết thương hiệu này đã tạo nên một bước ngoặt mạnh mẽ cho thương mại điện tử và công cụ True View của YouTube khi mà nếu quảng cáo bị bỏ qua thì nhà quảng cáo vẫn không bị tính phí.

“Bằng cách làm cho các quảng cáo video hiện tại trở nên hợp thời hơn và dễ hành động hơn, thương hiệu Kiehl’s US của họ đã thúc đẩy lượt truy cập kỷ lục vào website của mình từ YouTube, nhiều hơn gấp 04 lần cho mỗi đô la chi tiêu.

Họ cũng đang hợp tác với Google để mang lại những trải nghiệm AR (thực tế ảo) cho mỹ phẩm của họ trên các Dịch vụ của Google, bao gồm cả YouTube và Tìm kiếm.”

 

Giang Nguyễn

Cách thúc đẩy sự đa dạng hoá doanh nghiệp của bạn từ các thương hiệu lớn (P2)

Tất cả chúng ta đều biết: sự đa dạng trong các tổ chức dẫn đến các sản phẩm tốt hơn, ý tưởng mạnh mẽ hơn, mức độ tương tác của khách hàng lớn hơn và hiệu quả tài chính cao hơn.

Một nghiên cứu của McKinsey cho thấy các công ty nằm trong top đầu về tính đa dạng giới tính hoặc chủng tộc hay sắc tộc đều có nhiều khả năng có lợi nhuận tài chính cao hơn mức trung bình của ngành trong quốc gia của họ.

Các nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng các công ty có sự bình đẳng cao hơn ở nơi làm việc của họ có tư duy kinh doanh sáng tạo và phát triển hơn đáng kể.

Khi các nhà lãnh đạo xem xét các bước để thúc đẩy sự đa dạng, công bằng và hòa nhập trong tổ chức của họ, điều quan trọng là họ phải biết rằng có vô số công ty khác đang vật lộn với những quyết định tương tự.

Tại Google và các công ty toàn cầu lớn khác như Amazon, Ford, Omnicom, Nestlé, Accenture và GSK cũng không là ngoại lệ.

Dưới đây là một số mẹo hàng đầu từ các thương hiệu toàn cầu được chia sẻ bởi Google có thể hỗ trợ và thúc đẩy sự đa dạng đó mà bạn có thể tham khảo:

Tip #3: Hãy trao quyền cho đội nhóm của bạn bằng cách hỗ trợ.

Nhân viên của bạn sẽ không cảm thấy được trao quyền để thúc đẩy bản thân trừ khi họ cảm thấy mình đang được hỗ trợ trong tổ chức.

Một đồng minh duy nhất là tốt. Nhưng một mạng lưới hỗ trợ lớn hơn sẽ tốt hơn.

Người quản lý có thể không cung cấp phản hồi và hỗ trợ thường xuyên cho tất cả các nhân viên, nhưng họ có thể khuyến khích các thành viên trong đội nhóm cùng hỗ trợ, đưa ra những lời cố vấn hoặc thành lập các nhóm nhỏ để hỗ trợ đồng nghiệp.

Bà Meredith Herman, nhà lãnh đạo tiếp thị toàn cầu tại GSK Consumer Healthcare cho biết:

“Một số lời khuyên mà tôi đã đưa ra cho mọi người là hãy nhờ ai đó mà bạn tin tưởng, người thường xuyên có mặt trong các cuộc họp của bạn và họ cũng lắng nghe bạn.”

Bà cho biết thêm:

“Phản hồi theo thời gian thực rất quan trọng, các đồng nghiệp trong tổ chức, ngoài các nhà quản lý, là một lựa chọn tuyệt vời để nhờ sự hỗ trợ thường xuyên mang tính xây dựng.”

Giám đốc Tiếp thị (CMO) Toàn cầu của Nestlé, Bà Aude Gandon cũng có lời khuyên tương tự.

“Nói chuyện với những người xung quanh bạn. Đôi khi nếu bạn tự nghi ngờ chính bản thân, điều này sẽ giúp bạn tiếp tục trấn an bản thân mình nhiều hơn”.

Tip #4: Thường xuyên lắng nghe.

Các giám đốc điều hành của Ford đã đối phó với đại dịch vào năm 2020 bằng cách tổ chức các buổi lắng nghe nội bộ. Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng nó đã tạo ra sự khác biệt lớn.

Bà Rekha Wunnava, Giám đốc toàn cầu về thiết kế ô tô và công nghệ của Ford cho biết:

“Tất cả các lãnh đạo cấp cao đã tiến hành các buổi lắng nghe. Thật đáng kinh ngạc khi bạn có thể thu thập được một số lượng thông tin chi tiết, và mọi người thực sự cảm thấy rằng họ đang được quan tâm và lắng nghe theo những cách mà họ chưa từng có trước đây”.

Sáng kiến này đã phát triển thành quy trình hai tuần một lần giữa quản lý và nhân viên để chia sẻ thông tin và kết nối về các vấn đề quan tâm chung.

Tip #5: Hãy trao thưởng.

Một cách tuyệt vời để truyền cảm hứng và động lực cho đội nhóm của bạn?

Ông Peter Horgan, Giám đốc điều hành của Omnicom Media Group AUNZ cho biết:

“Hãy tôn vinh những tấm gương tuyệt vời mà bạn có được trong lĩnh vực kinh doanh và đặc biệt là phụ nữ, những người đã phát triển trong hàng ngũ để lãnh đạo các nhân tố lớn của doanh nghiệp. Hãy khuyến khích họ tham gia các cuộc thi mang tính cạnh tranh trong kinh doanh.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips