Skip to main content

Thẻ: tiếp thị nội dung

Tiếp thị nội dung là gì? Các hình thức Nội dung trong Tiếp thị

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các nội dung xoay quanh thuật ngữ Tiếp thị nội dung (Content Marketing) như: Tiếp thị nội dung là gì? vai trò của tiếp thị nội dung đối với thương hiệu và doanh nghiệp? làm tiếp thị nội dung là làm những công việc gì? các xu hướng tiếp thị nội dung? các hình thức tiếp thị nội dung? một số ví dụ về tiếp thị nội dung? và hơn thế nữa.

Tiếp thị nội dung là gì
Tiếp thị nội dung là gì? Các hình thức Nội dung trong Tiếp thị

Tiếp thị nội dung (Content Marketing) là khái niệm đề cập đến phương thức ứng dụng Nội dung (Content) vào các hoạt động Tiếp thị (Marketing) nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh nào đó. Cùng với sự trỗi dậy của các xu hướng và hình thức Tiếp thị mới như Tiếp thị hiệu suất hay Tiếp thị thương hiệu, Tiếp thị nội dung hiện đang đóng một vai trò chiến lược ở hầu hết các doanh nghiệp. Tuy vậy, khái niệm này chưa được hiểu một cách đầy đủ và đúng nhất.

Bài viết sẽ được MarketingTrips phân tích các nội dung bao gồm:

  • Tiếp thị nội dung là gì?
  • Những kỹ năng quan trọng nhất của một người làm Tiếp thị nội dung.
  • Vai trò của Tiếp thị nội dung đối với thương hiệu và doanh nghiệp là gì?
  • Các loại hình chủ yếu trong Tiếp thị nội dung là gì?
  • Một số khái niệm xoay quanh thuật ngữ Tiếp thị nội dung.
  • Làm Tiếp thị nội dung là làm những công việc gì?
  • Các vị trí về Tiếp thị nội dung trong doanh nghiệp.
  • Sự khác biệt giữa Nội dung và Tiếp thị nội dung là gì?
  • Cách xây dựng một chiến lược Tiếp thị nội dung hoàn chỉnh.
  • Cập nhật những xu hướng Tiếp thị nội dung mới trong năm 2022.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Tiếp thị nội dung là gì?

Tiếp thị nội dung trong tiếng Anh có nghĩa là Content Marketing.

Tiếp thị nội dung là việc ứng dụng Nội dung (Content) vào các hoạt động Tiếp thị (Marketing) trong doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh cụ thể nào đó.

Từ góc nhìn này, để có thể hiểu được khái niệm Tiếp thị nội dung, chúng ta cần tìm hiểu về 2 khái niệm khác là Nội dung và Tiếp thị.

  • Nội dung là gì:

Theo định nghĩa của Vocabulary.com, Nội dung hay Content đề cập đến tất cả những gì có thể được nhìn thấy hay nghe bằng các giác quan thông thường của con người.

Một số định dạng nội dung phổ biến có thể kể đến như video, hình ảnh, audio (âm thanh), văn bản (text), hay các kiểu nội dung kết hợp như Infographics và Slide.

  • Tiếp thị là gì:

Mặc dù có rất nhiều khái niệm khác nhau liên quan đến thuật ngữ Tiếp thị, tuy nhiên định nghĩa từ “Cha đẻ của Marketing hiện đại” Philip Kotler là đáng tham khảo nhất.

Theo Giáo sư Philip Kotler, Tiếp thị là khoa học và nghệ thuật khám phá, tạo ra và cung cấp giá trị nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu. Tiếp thị xác định những nhu cầu và mong muốn chưa được đáp ứng để từ đó mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Tiếp thị cũng liên quan đến việc xác định, đo lường và định lượng quy mô của thị trường, xác định phân khúc nào doanh nghiệp có khả năng phục vụ tốt nhất và từ đây thiết kế ra những sản phẩm và chương trình quảng bá phù hợp nhất.

Tổng hợp những phân tích ở trên, Tiếp thị nội dung có thể được hiểu là chiến lược Tiếp thị trong đó tập trung vào việc xây dựng và phân phối những Nội dung có giá trị cho khách hàng với mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy các hoạt động có lợi từ khách hàng tới thương hiệu hoặc doanh nghiệp.

Với Tiếp thị nội dung, thay vì thương hiệu liên tục quảng cáo hay phân phối những nội dung liên quan đến sản phẩm hoặc bán hàng tới khách hàng, họ sử dụng nhiều loại nội dung khác nhau để tương tác với khách hàng, những nội dung hữu ích và giúp giải quyết các nỗi đau của khách hàng.

Ngoài ra như đã phân tích ở trên, Tiếp thị nội dung sẽ bao gồm tất cả các hoạt động như nghiên cứu, phân tích, xây dựng, phân phối và tối ưu hoá nội dung để đạt được các mục tiêu Tiếp thị.

Mục tiêu của Tiếp thị nội dung là gì theo đó phụ thuộc vào mục tiêu chung của Tiếp thị như xây dựng độ nhận biết thương hiệu, xây dựng lòng trung thành với khách hàng (Brand Loyalty), tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) hoặc bán hàng.

Nhân viên tiếp thị nội dung là gì hay họ là ai?

Cũng tượng tự như các nhân viên tiếp thị khác, là những người làm tiếp thị hay những nhà tiếp thị, nhân viên tiếp thị nội dung là khái niệm dùng để chỉ những người làm chuyên về Tiếp thị nội dung.

Trong khi nhân viên Tiếp thị nội dung là những người phụ trách các hoạt động sản xuất, xây dựng và tối ưu hoá nội dung, tuỳ vào từng mô hình kinh doanh hay mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp, vị trí này cũng đòi hỏi các kỹ năng và năng lực khác nhau.

Những kỹ năng quan trọng nhất của một nhân viên Tiếp thị nội dung.

Mặc dù tuỳ thuộc vào từng bối cảnh kinh doanh cụ thể, các doanh nghiệp hay thương hiệu có thể yêu cầu những kiểu năng lực khác nhau, dưới đây là top những kỹ năng quan trọng nhất mà một người làm Tiếp thị nội dung nên có.

  • Kỹ năng hoạt định chiến lược.

Mặc dù có thể cấp thiết hơn với các cấp độ (level) cao hơn, hoạt định chiến lược nên là kỹ năng quan trọng nhất của các nhân viên Tiếp thị nội dung.

Vì vai trò chính của các nhân viên Tiếp thị nội dung là đạt được các mục tiêu Tiếp thị thông qua hoạt động xây dựng và phân phối Nội dung, việc hiểu được yêu cầu từ Tiếp thị và sau đó lập nên một bản kế hoạch công việc cần làm trong ngắn hạn lẫn dài hạn được xem là ưu tiên hàng đầu.

  • Kỹ năng nghiên cứu và phân tích dữ liệu.

Một khi đã hiểu được vai trò của Tiếp thị nội dung với thương hiệu là gì hay nhân viên Tiếp thị nội dung cần làm những công việc gì, bước quan trọng tiếp theo là bạn cần hiểu về khách hàng và thị trường của mình cũng như các dữ liệu bạn đang có được.

Bạn thử hình dung xem bạn sẽ xây dựng và tối ưu nội dung như thế nào nếu bạn không thấu hiểu về sở thích và nỗi đau của khách hàng hay bạn không hiểu những dữ liệu bạn có được đang muốn “nói” với bạn điều gì.

Bằng cách thực hiện các nghiên cứu thị trường chuyên sâu và phân tích các dữ liệu thu thập được từ các kênh khác nhau, người làm Tiếp thị nội dung có được một bức tranh toàn diện về đối tượng họ đang cần tương tác.

  • Kỹ năng viết nội dung quảng cáo (Copywriting).

Vì phần lớn mục tiêu của Tiếp thị nội dung là phát triển tệp khách hàng tiềm năng và bán hàng, kỹ năng viết nội dung quảng cáo mang tính chuyển đổi cũng là yêu cầu quan trọng đối với các nhân viên Tiếp thị nội dung.

  • Kỹ năng biên tập nội dung (Editing).

Cũng tương tự như Copywriting, một nhân viên Tiếp thị nội dung giỏi cũng cần khả năng biên tập nội dung sao cho ngắn gọn, logic và dễ hiểu nhất.

Một nội dung được biên tập cẩn thận, không lỗi chính tả, được định dạng (format) rõ ràng là yêu cầu bắt buộc để níu chân khách hàng đọc và ra các quyết định, ngược lại nếu nội dung được trình bày cẩu thả và lộn xộn, chưa nói đến việc có chuyển đổi được khách hàng hay không, việc khiến họ ở lại tiếp tục đọc đã là rất khó.

  • Kỹ năng tối ưu hoá nội dung với công cụ tìm kiếm (SEO).
Cách ứng dụng Tiếp thị nội dung vào SEO.

Ngày nay, ngoài việc các nội dung được sản xuất ra cần có khả năng tăng mức độ tương tác trên các nền tảng như mạng xã hội hay email, việc “được tìm thấy” trên các công cụ tìm kiếm như Google cũng quan trọng không kém.

Những nội dung thân thiện với công cụ tìm kiếm và được xếp hạng cao không chỉ giúp các thương hiệu tối ưu hoá được mức độ tiếp cận của nội dung với khách hàng (mới), mà còn giúp họ tăng mức độ tin tưởng với thương hiệu hay thậm chí là khách hàng tiềm năng.

Một kỹ năng quan trọng cuối cùng của những người làm Tiếp thị nội dung đó là kỹ năng kể chuyện.

Khi các nội dung khô khan về sản phẩm hay doanh nghiệp có thể khó khăn hơn trong việc xây dựng kết nối và cảm xúc với khách hàng, những nội dung được xây dựng theo lối dẫn dắt và kể chuyện là một cách thông minh mà thương hiệu nên tham khảo.

Một nghiên cứu cho thấy rằng, kể chuyện làm cho thương hiệu dễ nhớ hơn và những thông điệp xây dựng theo hình thức này có thể giúp khách hàng nhớ nhanh hơn đến 22 lần so với các nội dung được xây dựng theo kiểu tường thuật số liệu.

Vai trò hay mục tiêu của Tiếp thị nội dung đối với thương hiệu và doanh nghiệp là gì?

Trong thời kỳ khi mà mọi thứ đang thay đổi quá nhanh và sự khác biệt về mặt tính năng của các sản phẩm không còn quá lớn, một thương hiệu thành công là thương hiệu luôn luôn cung cấp những nội dung hữu ích cho khách hàng, gắn kết với khách hàng ở cấp độ con người và cảm xúc, Tiếp thị nội dung cũng thể hiện được vai trò to lớn của nó từ đây.

Khi được áp dụng một cách bài bản và dựa trên các nghiên cứu thị trường cụ thể, dưới đây là những gì mà Tiếp thị nội dung có thể mang lại cho thương hiệu và doanh nghiệp.

Tiếp thị nội dung giúp xây dựng độ nhận biết thương hiệu.

Giả sử nếu bạn là chủ của một doanh nghiệp mới hay công ty khởi nghiệp chẳng hạn, làm thế nào để các nhóm đối tượng mục tiêu có thể nhận biết (nhanh) về thương hiệu, về các sản phẩm và dịch vụ đằng sau các thương hiệu đó.

Có thể câu trả lời của bạn là bạn chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội hay tối ưu hoá các công cụ tìm kiếm để khách hàng có thể biết đến mình.

Tuy nhiên, bạn sẽ nói gì với khách hàng của mình và liệu khách hàng (mới) của bạn có dừng lại để nghe bạn nói về các sản phẩm của mình.

Nếu chỉ đơn giản là bạn cung cấp các thông tin về tính năng của sản phẩm hay giá bán của nó thì bạn nên biết rằng khách hàng có vô số các lựa chọn khác trên thị trường mà thậm chí là tốt hơn nhiều so với bạn, vậy bạn nên làm gì?

Bằng cách ứng dụng Tiếp thị nội dung vào quá trình tương tác với khách hàng, cung cấp những nội dung hữu ích để giải quyết các vấn đề của họ hay kể những câu chuyện truyền cảm hứng đến họ trước khi bán hàng, khách hàng sẽ nhanh chóng biết và nhớ đến bạn.

Tiếp thị nội dung giúp xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

Trong khi mọi thứ xung quanh khách hàng không ngừng thay đổi, sở thích và tâm lý của họ cũng thay đổi, một câu hỏi đặt ra là liệu họ sẽ tiếp tục ở lại với thương hiệu của bạn nếu bạn không thay đổi cùng với họ và gắn kết với họ thông qua những nội dung ý nghĩa.

Ngoài các yếu tố bán hàng hay chuyển đổi khách hàng, nhờ vào những nội dung mang tính cảm xúc và gắn kết ở cấp độ con người, những nội dung mang tính đồng cảm cao, khách hàng có nhiều lý do hơn để lại với thương hiệu.

Nói cách khác, nếu mối liên hệ giữa thương hiệu với khách hàng chỉ là vấn đề về bán hàng hay mua-bán, mức độ trung thành của khách hàng với thương hiệu là thấp nhất.

Ở góc độ ứng dụng Tiếp thị nội dung, nhiệm vụ của bạn là nghiên cứu thật sâu nhiều khía cạnh tâm lý và hành vi của khách hàng, hiểu họ cần gì và muốn gì từ thương hiệu để từ đó tương tác với họ ở cấp độ bạn-bè hơn là thương mại hoặc mua-bán đơn thuần.

Tiếp thị nội dung giúp tăng tỷ lệ tương tác trên các kênh.

Vì mục tiêu của Tiếp thị nội dung không chỉ là bán hàng, cũng không chỉ là nói về sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, khi nhu cầu, sở thích hay nỗi đau của khách hàng mới là trọng tâm chính của nó, khách hàng sẵn sàng tương tác nhiều hơn với những thương hiệu hiểu họ nhiều hơn.

Tiếp thị nội dung giúp gia tăng lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.

Như đã phân tích ở trên, vì khách hàng ưu tiên tương tác nhiều hơn với các thương hiệu hiểu họ và cung cấp những nội dung có ý nghĩa, đồng thời vì tỷ lệ tương tác cũng tốt hơn, ngày càng có nhiều khách hàng hơn tìm đến tương tác và mua hàng từ thương hiệu.

Ngoài ra, nếu thương hiệu đang đầu tư vào các hoạt động tối ưu hoá nội dung (SEO Content), khi thương hiệu có thể bắt gặp khách hàng ở điểm chạm tìm kiếm đồng thời cung cấp những nội dung dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về họ, một lần nữa thương hiệu lại có thêm cơ hội để chuyển đổi và bán hàng với họ.

Với các sản phẩm ít có rào cản về mặt thương hiệu hay tính năng sản phẩm, Tiếp thị nội dung nên là những gì thương hiệu cần ưu tiên.

Các loại hình chủ yếu trong Tiếp thị nội dung là gì?

Xuất phát từ thuật ngữ Nội dung và Tiếp thị, Tiếp thị nội dung chứa đựng nhiều loại hình hay hình thức truyền tải khác nhau để đạt được các mục tiêu Tiếp thị khác nhau.

Dưới đây là một số hình thức phổ biến nhất về Tiếp thị nội dung.

1. Tiếp thị nội dung qua mạng xã hội.

Với khoảng gần 5 tỷ người dùng mạng xã hội trên toàn cầu với trung bình mỗi người dùng dành khoảng 2-3 tiếng mỗi ngày, điều này giải thích tại sao việc phát triển nội dung trên các nền tảng này lại trở nên phổ biến.

Tuỳ vào từng đối tượng mục tiêu của các thương hiệu hay cách thức mà họ muốn tương tác với thương hiệu trên các nền tảng khác nhau, thương hiệu có thể cung cấp những kiểu nội dung khác nhau trên các nền tảng như TikTok, Facebook, Instagram hay YouTube.

2. Tiếp thị nội dung qua Blog.

Tiếp thị nội dung qua Blog chính là việc cung cấp những nội dung cho khách hàng thông qua các blog hay website của thương hiệu.

Tuỳ thuộc vào mục tiêu của thương hiệu trong từng bối cảnh cụ thể là gì, các nội dung trên Blog có thể được xây dựng và tối ưu theo những cách khác nhau.

Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là “giáo dục” khách hàng, nội dung sẽ hướng đến việc cung cấp nhiều thông tin liên quan đến xu hướng hay những lợi ích của sản phẩm.

Nếu mục tiêu của thương hiệu là khách hàng tiềm năng (Lead), nội dung sẽ cần tập trung nhiều hơn đến các nỗi đau của khách hàng hay các giải pháp tối ưu mà thương hiệu có thể đáp ứng cho khách hàng (tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh).

Hay nếu mục tiêu của doanh nghiệp là tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, các nội dung chuẩn SEO và website thân thiện với công cụ tìm kiếm là mục tiêu của Tiếp thị nội dung.

3. Tiếp thị nội dung qua video.

Theo nghiên cứu, gần 70% người tiêu dùng nói rằng họ thích tìm hiểu về thương hiệu thông qua các nội dung video.

Thêm vào đó, đối với một số mục tiêu marketing như ghi nhớ về thương hiệu, cân nhắc tìm hiểu thêm về thương hiệu hay thậm chí là chuyển đổi bán hàng, các nội dung video (Video Content) thường tỏ ra hiệu quả hơn.

Theo “Báo cáo doanh thu quảng cáo trên Internet của IAB trong năm 2021”, Video và Audio Ads là hai định dạng ưu tiên hàng đầu của các thương hiệu, mức tăng trưởng chi tiêu đến 50% trong năm 2021.

4. Tiếp thị nội dung qua Audio và Podcast.

content marketing là gì
Tiếp thị nội dung qua Podcast trên website HBR.

Trong suốt đại dịch và những năm trở lại đây, lượng người dùng ưu tiên tiêu thụ các định dạng nội dung về âm thanh ngày càng tăng cao, gần một nửa dân số Mỹ nghe podcast thường xuyên và ở Anh, lượng người nghe podcast tăng 42% sau đại dịch Covid-19.

Vì lý do này, ngày càng có nhiều thương hiệu bắt đầu đầu tư xây dựng các kênh truyền thông Audio hay Podcast của riêng mình.

Nếu bạn đã nghiện cứu sơ bộ và nhận thấy rằng khách hàng của bạn cũng ưu tiên các phương thức truyền thông này từ thương hiệu, đã đến lúc Tiếp thị nội dung qua Audio và Podcast nên xuất hiện trong chiến lược Tiếp thị nội dung của mình.

5. Tiếp thị nội dung qua Infographic.

Bởi bản chất của các nội dung Infographic là những nội dung mang tính trực quan cao, thông tin truyền tải đến khách hàng được thể hiện dưới dạng đồ hoạ hay các biểu đồ rõ ràng và logic, đây cũng là một hình thức Tiếp thị nội dung hiệu quả.

Nếu nội dung của thương hiệu có chứa đựng nhiều số liệu hay những chủ đề phức tạp, Tiếp thị nội dung qua Infographic là một giải pháp để giúp khách hàng ghi nhớ nhanh và tốt hơn những thông điệp mà thương hiệu cần truyền tải.

6. Tiếp thị nội dung thông qua các hình thức quảng cáo có trả phí.

Ví dụ về một nội dung Tiếp thị nội dung có trả phí trên nền tảng Faceboook.

Nếu các kiểu nội dung nói trên chủ yếu đề cập đến các cách thức tiếp thị nội dung tự nhiên (Organic Content Marketing), Tiếp thị nội dung có trả phí là khái niệm đề cập đến tất cả các nội dung tiếp thị được truyền tải tới khách hàng mục tiêu thông qua các hình thức quảng cáo có trả phí.

Với hình thức này, thương hiệu có thể hiện thị các nội dung quảng cáo ở bất cứ nơi đâu như trên các nền tảng mạng xã hội (Social Media), Banner hay các nội dung quảng cáo tự nhiên (Native Ads) trên các trang báo chí hay các nội dung được tài trợ thông qua những người có ảnh hưởng (KOL, Influencer…).

Một số khái niệm xoay quanh thuật ngữ Tiếp thị nội dung.

Chiến lược Tiếp thị nội dung là gì?

Chiến lược tiếp thị nội dung là khái niệm đề cập đến các bản kế hoạch mang tính định hướng về mục tiêu và cách thức triển khai các hoạt động Tiếp thị nội dung.

Chiến lược Tiếp thị nội dung có thể bao gồm các nội dung như mục tiêu của Tiếp thị nội dung với thương hiệu là gì, chân dung khách hàng của thương hiệu ra sao, những hình thức Tiếp thị nội dung nào sẽ được ưu tiên sản xuất và tối ưu hay các KPIs cụ thể gắn liền với từng nền tảng phân phối nội dung.

Tiếp thị nội dung thương hiệu là gì?

Là những nội dung tiếp thị được phục vụ chủ yếu cho các hoạt động và mục tiêu xây dựng thương hiệu.

Những gì mà Tiếp thị nội dung có thương hiệu hướng tới là tăng mức độ nhận biết của khách hàng với thương hiệu, tăng mức độ ghi nhớ về thương hiệu, tăng mức độ yêu thích hay trung thành của khách hàng với thương hiệu.

Cũng vì lý do này, các nội dung tiếp thị với mục tiêu thương hiệu thường ít đề cập đến việc bán hàng hay thậm chí là chỉ ra các tính năng hoặc lợi ích trực tiếp của sản phẩm, thay vào đó, mục tiêu của phương thức này là giúp khách hàng “có tình cảm” với thương hiệu thông qua những câu chuyện thương hiệu.

Tiếp thị nội dung hiệu suất là gì?

Trái ngược lại với Tiếp thị nội dung thương hiệu nói trên, Tiếp thị nội dung hiệu suất đề cập đến các nội dung tiếp thị với mục tiêu chủ yếu là bán hàng hoặc xây dựng tệp khách hàng tiềm năng.

Các nội dung tiếp thị theo hình thức này theo đó thường gắn liền với các chương trình khuyến mãi, hỗ trợ bán hàng, hay nói nhiều hơn về các nỗi đau của khách hàng kèm với các giải pháp đáp ứng từ thương hiệu để từ đó chuyển đổi khách hàng.

Cũng từ đây, các nội dung Tiếp thị nội dung theo định hướng hiệu suất sẽ ngắn và tập trung hơn so với các nội dung Tiếp thị nội dung theo hướng thương hiệu.

Làm Tiếp thị nội dung là làm những công việc gì?

Đối với hầu hết những newbie hay những nhân viên Tiếp thị nội dung mới, một trong những mối băn khoăn lớn nhất của họ là khi họ trở thành một nhà Tiếp thị nội dung thì họ cần làm những công việc chính là gì.

Như đã phân tích ở trên, tuỳ vào từng mục tiêu cụ thể của từng doanh nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể mà các công việc liên quan đến Tiếp thị nội dung có thể khác nhau.

Mặc dù vậy, dưới đây là những công việc chính mà một nhân viên Tiếp thị nội dung thường phải làm nhiều nhất.

Nghiên cứu và phân tích khách hàng.

Để có thể cung cấp những nội dung mà khách hàng cần, công việc đầu tiên và quan trọng nhất với Tiếp thị nội dung là nghiên cứu và thấu hiểu khách hàng.

Dù cho đó là hiểu cách họ tiêu thụ nội dung, cách họ tương tác với nội dung hay bất cứ điều gì khác, “thấu hiểu” là từ khoá chính.

Nghiên cứu sản phẩm, thương hiệu hay các yếu tố nội bộ khác của doanh nghiệp.

Khi đã hiểu được khách hàng, các nhân viên Tiếp thị nội dung đã có được một phần thành công với công việc của họ. Bước tiếp theo họ cần làm là hiểu sản phẩm, thương hiệu hay các thông tin nội bộ khác của doanh nghiệp.

Bạn thử hình dung xem bạn sẽ viết gì hay xây dựng nội dung gì nếu bạn chưa hiểu tường tận về các sản phẩm hay dịch vụ của mình.

Viết, chỉnh sửa và tối ưu hoá nội dung.

Khi nói đến Tiếp thị nội dung, viết, chỉnh sửa và tối ưu hoá được xem là những công việc trường kì và tốn nhiều thời gian hàng ngày nhất.

Bằng cách chuẩn bị cho mình những sự thấu hiểu về khách hàng, sản phẩm, đối thủ và thị trường, cộng với nhận thức rõ ràng về mục tiêu của Tiếp thị nội dung là gì thông qua các hoạt động (chiến dịch) cụ thể, các nhà Tiếp thị nội dung bắt đầu xây dựng và tối ưu hoá nội dung để đạt được các mục tiêu chung của tiếp thị.

Ví dụ nếu mục tiêu của Tiếp thị nội dung hiện là có được các thứ hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm, công việc đầu tiên cần làm của các nhà Tiếp thị nội dung có thể là nghiên cứu và lựa chọn từ khoá (keyword).

Thu thập và Phân tích các dữ liệu có được.

Sau hàng loạt các hoạt động khác nhau, công việc cần làm tiếp theo của Tiếp thị nội dung là thu thập và phân tích các dữ liệu có được từ các chiến dịch trên các nền tảng khác nhau.

Vì mục tiêu cuối cùng của Tiếp thị nội dung là đạt được các chỉ số kinh doanh chung của tiếp thị và doanh nghiệp, phân tích và đánh giá các số liệu là điều hết sức cần thiết.

Chẳng hạn như để đạt được mục tiêu là gia tăng lượng khách hàng tiềm năng, một nhà Tiếp thị nội dung đã sản xuất và phân phối một nội dung video trên nền tảng Facebook và sau đó sử dụng quảng cáo để gia tăng phạm vi tiếp cận.

Sau một khoảng thời gian, vì số liệu cho thấy rằng tỷ lệ chuyển đổi có được từ video đó là rất thấp, nhiệm vụ của họ khi này là sản xuất các video với định hướng nội dung khác hay thậm chí là chuyển sang sử dụng các định dạng nội dung khác.

Các vị trí về Tiếp thị nội dung trong doanh nghiệp.

Nếu sau khi bạn đã hiểu bản chất của Tiếp thị nội dung là gì và những công việc bạn cần làm sau đó, dưới đây là các vị trí mà bạn có thể sẽ đảm nhận hay trải qua.

  • Nhân viên Tiếp thị nội dung: Những nhân viên phát triển nội dung tiếp thị.
  • Chuyên viên Tiếp thị nội dung: Những chuyên viên Tiếp thị nội dung với khoảng 1-3 năm kinh nghiệm làm việc thực tế.
  • Trưởng nhóm Tiếp thị nội dung: Những trưởng nhóm tiếp thị nội dung dày dặn kinh nghiệm có thể dẫn dắt các vị trí nói trên.
  • Quản lý Tiếp thị nội dung: Là những trưởng bộ phận hay trưởng phòng Tiếp thị nội dung, người chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược Tiếp thị nội dung và dẫn dắt đội ngũ cấp dưới (nếu có) đạt được mục tiêu chung của marketing.

Cách xây dựng một chiến lược Tiếp thị nội dung hoàn chỉnh.

Cách xây dựng một chiến lược Tiếp thị nội dung hoàn chỉnh.
Cách xây dựng một chiến lược Tiếp thị nội dung hoàn chỉnh.

Đến đây, khi bạn đã có thể hiểu tương đối đầy đủ về khái niệm Tiếp thị nội dung hay là những gì mà nó có thể mang lại cho doanh nghiệp, công việc không kém phần quan trọng bạn cần làm là xây dựng một chiến lược Tiếp thị nội dung hoàn chỉnh.

Dưới đây là chi tiết từng bước để bạn làm điều đó.

1. Đặt mục tiêu (SMART).

Phần đầu tiên của mọi chiến lược Tiếp thị nội dung là đặt mục tiêu THÔNG MINH. Dù cho mục tiêu của doanh nghiệp khi sử dụng Tiếp thị nội dung là gì, nó nên cụ thể, có khả năng đo lường được, có thể đạt được, liên quan đến mục tiêu chung của marketing và thương hiệu và cuối cùng là gắn liền với các mốc thời gian cụ thể.

Dưới đây là một số ví dụ về mục tiêu THÔNG MINH:

  • Nâng cao nhận thức về thương hiệu.
  • Tăng doanh thu.
  • Tăng chuyển đổi.
  • Nâng cao lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.
  • Tăng mức độ tương tác của khách hàng.
  • Xây dựng mối quan hệ và niềm tin giữa những khách hàng tiềm năng và khách hàng.
  • Thu hút các đối tác chiến lược.

2. Xác định KPI.

Tiếp theo, khi bạn đã có được các mục tiêu cụ thể, bạn cần đặt các chỉ số hiệu suất chính (KPIs) cho các mục tiêu SMART của mình. KPIs là các điểm dữ liệu có thể định lượng được mà thương hiệu có thể sử dụng để đo lường hiệu suất thực tế của Tiếp thị nội dung.

3. Quyết định loại hình nội dung.

Tiếp đến, bạn cần chọn loại hình hay kiểu nội dung chính mà bạn sẽ xây dựng.

Để làm được điều này, bạn nên bắt đầu bằng cách suy nghĩ về đối tượng mục tiêu và tính cách của người mua.

Bạn có thể hỏi các câu hỏi dưới đây để làm rõ vấn đề.

  • Họ cần gì ở bạn?
  • Họ đang tìm cách vượt qua những thách thức nào?
  • Tại sao họ cần sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn?
  • Làm thế nào bạn có thể giúp họ thành công hay hạnh phúc hơn?
  • Họ dành thời gian chủ yếu ở đâu (nền tảng, kênh…)?

4. Chọn các kênh để phân phối nội dung.

Khi bạn đã quyết định được kiểu Nội dung mà bạn sẽ làm Tiếp thị, đã đến lúc bạn cũng cần chọn các kênh phân phối nội dung cụ thể.

Nếu đối tượng mục tiêu của bạn là Gen Z và họ chủ yếu ở trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok hay Instagram chẳng hạn, có thể đây là điểm bạn cần bắt đầu.

5. Thiết lập ngân sách.

Với các hoạt động cụ thể nói trên, bạn cần chi những hạng mục cụ thể nào để có thể đạt được các mục tiêu đề ra. Đây là phần bạn cần làm rõ nó.

6. Xây dựng và phân phối nội dung.

Bước tiếp theo trong quy trình xây dựng chiến lược Tiếp thị nội dung cũng là bước thường sẽ mất nhiều thời gian và công sức nhất.

Nhiệm vụ của bạn giờ đây với tư cách là nhà Tiếp thị nội dung đó là xây dựng các hạng mục nội dung cho từng kênh để đạt được các KPIs tương ứng.

7. Phân tích và đo lường kết quả.

Đến bước cuối cùng, bây giờ là lúc bạn nhìn nhận lại những gì mà chiến lược Tiếp thị nội dung của mình có thể tạo ra, hay nói cách khác, sau một loạt các nỗ lực marketing, cái bạn đang nhận được là gì?

Căn cứ vào các mục tiêu trước đó cùng với các KPIs đã đề ra, bạn cần đánh giá về mức độ hiệu quả tổng thể của toàn bộ chiến lược.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến Tiếp thị nội dung.

  • Tiếp thị nội dung (Content Marketing) là gì?

Tiếp thị nội dung (Content Marketing) là khái niệm đề cập đến phương thức ứng dụng Nội dung (Content) vào các hoạt động Tiếp thị (Marketing) nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh nào đó

  • Tiếp thị nội dung theo hướng từ khoá là gì?

Là chiến lược Tiếp thị nội dung được định hướng bởi từ khoá, sự khác biệt cơ bản khi xây dựng một chiến lược Tiếp thị nội dung theo từ khóa và các chiến lược nội dung khác là nơi bạn bắt đầu và tập trung vào.

Thay vì bạn tập trung vào các dữ liệu thu thập được từ các hoạt động nghiên cứu thị trường hay từ mạng xã hội, bạn cần tập trung vào những gì mà khách hàng mục tiêu của bạn đang tìm kiếm.

Kết luận.

Trong khi tiếp thị nội dung hay còn được gọi là Content Marketing vẫn là xu hướng chính sẽ phát triển mạnh trong những năm tới, bằng cách hiểu tiếp thị nội dung là gì cũng như tất cả các lý thuyết chính xoay quay nó, thương hiệu có nhiều cơ hội hơn để thúc đẩy sự tăng trưởng đồng thời xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Content Marketing gồm những gì? Ví dụ về Content Marketing

Cùng tìm hiểu các nội dung như: Content Marketing gồm những gì? Ví dụ về Content Marketing? Vai trò của Content Marketing đối với thương hiệu và doanh nghiệp? và hơn thế nữa.

Content Marketing gồm những gì? Ví dụ về Content Marketing
Content Marketing gồm những gì? Ví dụ về Content Marketing

Content Marketing gồm những gì? Content Marketing là khái niệm đề cập đến phương thức ứng dụng Content (Nội dung) vào các hoạt động Marketing nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh nào đó. Cùng với sự trỗi dậy của các xu hướng Marketing mới như Inbound Marketing hay Performance Marketing, Content Marketing hiện đang đóng một vai trò chiến lược ở hầu hết các doanh nghiệp.

Bài viết sẽ được MarketingTrips phân tích các nội dung bao gồm:

  • Content Marketing gồm những gì?
  • Ví dụ về Content Marketing.
  • Content Marketer là ai?
  • Những kỹ năng quan trọng nhất của một Content Marketer.
  • Vai trò của Content Marketing đối với thương hiệu và doanh nghiệp.
  • Các dạng hay loại hình chủ yếu trong Content Marketing.
  • Một số khái niệm xoay quanh thuật ngữ Content Marketing.
  • Làm Content Marketing là làm những công việc gì?
  • Các vị trí về Content Marketing trong doanh nghiệp.
  • Sự khác biệt giữa Content và Content Marketing là gì?
  • Cách xây dựng một chiến lược Content Marketing hoàn chỉnh.
  • Content Mapping là gì?
  • Cập nhật những xu hướng Content Marketing mới trong năm 2022.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Content Marketing bao gồm những gì?

Content Marketing là việc ứng dụng nội dung (Content) vào các hoạt động tiếp thị (Marketing) trong doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh cụ thể nào đó.

Từ góc nhìn này, để có thể hiểu được khái niệm Content Marketing có nghĩa là gì, chúng ta cần hiểu Content là gì và Marketing là gì.

  • Content là gì:

Theo định nghĩa của Vocabulary.com, Content hiện có 2 nghĩa chính khác nhau. Nghĩa thứ nhất là cảm giác “hài lòng hay hạnh phúc về một thứ gì đó”, và nghĩa thứ hai là “nội dung”, ví dụ nội dung của một tiết học Toán có thể Toán cao cấp.

Mặc dù Content có tận hai nghĩa khác nhau, trong phạm vi kinh doanh và marketing, Content chủ yếu được sử dụng theo nghĩa thứ hai tức là nội dung.

Nội dung hay Content ở đây là khái niệm đề cập đến tất cả những gì có thể được nhìn thấy hay nghe bằng các giác quan thông thường của con người.

Một số định dạng nội dung phổ biến có thể kể đến như video, hình ảnh, audio (âm thanh), văn bản (text), hay các kiểu nội dung kết hợp như Infographics và Slide.

  • Marketing là gì:

Mặc dù có rất nhiều khái niệm khác nhau liên quan đến thuật ngữ Marketing, tuy nhiên định nghĩa từ “Cha đẻ của Marketing hiện đại” Philip Kotler là đáng tham khảo nhất.

Theo Giáo sư Philip Kotler, Marketing là khoa học và nghệ thuật khám phá, tạo ra và cung cấp giá trị nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu. Marketing xác định những nhu cầu và mong muốn chưa được đáp ứng để từ đó mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Marketing cũng liên quan đến việc xác định, đo lường và định lượng quy mô của thị trường, xác định phân khúc nào doanh nghiệp có khả năng phục vụ tốt nhất và từ đây thiết kế ra những sản phẩm và chương trình quảng bá phù hợp nhất.

Tổng hợp những phân tích ở trên, Content Marketing có thể được hiểu là chiến lược marketing trong đó tập trung vào việc xây dựng và phân phối những nội dung có giá trị cho khách hàng với mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy các hoạt động có lợi từ khách hàng tới thương hiệu hoặc doanh nghiệp.

Với Content Marketing, thay vì thương hiệu liên tục quảng cáo hay phân phối những nội dung liên quan đến sản phẩm hoặc bán hàng tới khách hàng, họ sử dụng nhiều loại nội dung khác nhau để tương tác với khách hàng, những nội dung hữu ích và giúp giải quyết các nỗi đau của khách hàng.

Ngoài ra như đã phân tích ở trên, Content Marketing sẽ bao gồm tất cả các hoạt động như nghiên cứu, phân tích, xây dựng, phân phối và tối ưu hoá nội dung để đạt được các mục tiêu marketing.

Mục tiêu của Content Marketing là gì theo đó phụ thuộc vào mục tiêu chung của marketing như xây dựng độ nhận biết thương hiệu, xây dựng lòng trung thành với khách hàng (Brand Loyalty), tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) hoặc bán hàng.

Content Marketer là gì?

Cũng tượng tự như Marketer là những người làm marketing hay những nhà tiếp thị, Content Marketer là khái niệm dùng để chỉ những người làm chuyên về Content Marketing hay tiếp thị nội dung.

Trong khi Content Marketer là những người phụ trách các hoạt động sản xuất, xây dựng và tối ưu hoá nội dung, tuỳ vào từng mô hình kinh doanh hay mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp, vị trí này cũng đòi hỏi các kỹ năng và năng lực khác nhau.

Những kỹ năng quan trọng nhất của một Content Marketer.

Mặc dù tuỳ thuộc vào từng bối cảnh kinh doanh cụ thể, các doanh nghiệp hay thương hiệu có thể yêu cầu những kiểu năng lực khác nhau, dưới đây là top những kỹ năng quan trọng nhất mà một Content Marketer nên có.

  • Kỹ năng hoạt định chiến lược.

Mặc dù có thể cấp thiết hơn với các cấp độ (level) cao hơn, hoạt định chiến lược nên là kỹ năng quan trọng nhất của các content marketer.

Vì vai trò chính của các content marketer là đạt được các mục tiêu marketing thông qua hoạt động xây dựng và phân phối nội dung, việc hiểu được yêu cầu từ marketing và sau đó lập nên một bản kế hoạch công việc cần làm trong ngắn hạn lẫn dài hạn được xem là ưu tiên hàng đầu.

  • Kỹ năng nghiên cứu và phân tích dữ liệu.

Một khi đã hiểu được vai trò của Content Marketing với thương hiệu là gì hay Content Marketer cần làm những công việc gì, bước quan trọng tiếp theo là bạn cần hiểu về khách hàng và thị trường của mình cũng như các dữ liệu bạn đang có được.

Bạn thử hình dung xem bạn sẽ xây dựng và tối ưu nội dung như thế nào nếu bạn không thấu hiểu về sở thích và nỗi đau của khách hàng hay bạn không hiểu những dữ liệu bạn có được đang muốn “nói” với bạn điều gì.

Bằng cách thực hiện các nghiên cứu thị trường chuyên sâu và phân tích các dữ liệu thu thập được từ các kênh khác nhau, người làm Content Marketing có được một bức tranh toàn diện về đối tượng họ đang cần tương tác.

  • Kỹ năng viết nội dung quảng cáo (Copywriting).

Vì phần lớn mục tiêu của Content Marketing là phát triển tệp khách hàng tiềm năng và bán hàng, kỹ năng viết nội dung quảng cáo mang tính chuyển đổi cũng là yêu cầu quan trọng đối với các Content Marketer.

  • Kỹ năng biên tập nội dung (Editing).

Cũng tương tự như Copywriting, một Content Marketer giỏi cũng cần khả năng biên tập nội dung sao cho ngắn gọn, logic và dễ hiểu nhất.

Một nội dung được biên tập cẩn thận, không lỗi chính tả, được định dạng (format) rõ ràng là yêu cầu bắt buộc để níu chân khách hàng đọc và ra các quyết định, ngược lại nếu nội dung được trình bày cẩu thả và lộn xộn, chưa nói đến việc có chuyển đổi được khách hàng hay không, việc khiến họ ở lại tiếp tục đọc đã là rất khó.

  • Kỹ năng tối ưu hoá nội dung với công cụ tìm kiếm (SEO).
Cách ứng dụng Content Marketing vào SEO là gì?

Ngày nay, ngoài việc các nội dung được sản xuất ra cần có khả năng tăng mức độ tương tác trên các nền tảng như mạng xã hội hay email, việc “được tìm thấy” trên các công cụ tìm kiếm như Google cũng quan trọng không kém.

Những nội dung thân thiện với công cụ tìm kiếm và được xếp hạng cao không chỉ giúp các thương hiệu tối ưu hoá được mức độ tiếp cận của nội dung với khách hàng (mới), mà còn giúp họ tăng mức độ tin tưởng với thương hiệu hay thậm chí là khách hàng tiềm năng.

Một kỹ năng quan trọng cuối cùng của những người làm Content Marketing đó là kỹ năng kể chuyện.

Khi các nội dung khô khan về sản phẩm hay doanh nghiệp có thể khó khăn hơn trong việc xây dựng kết nối và cảm xúc với khách hàng, những nội dung được xây dựng theo lối dẫn dắt và kể chuyện là một cách thông minh mà thương hiệu nên tham khảo.

Một nghiên cứu cho thấy rằng, kể chuyện làm cho thương hiệu dễ nhớ hơn và những thông điệp xây dựng theo hình thức này có thể giúp khách hàng nhớ nhanh hơn đến 22 lần so với các nội dung được xây dựng theo kiểu tường thuật số liệu.

Vai trò hay mục tiêu của Content Marketing đối với thương hiệu và doanh nghiệp là gì?

Trong thời kỳ khi mà mọi thứ đang thay đổi quá nhanh và sự khác biệt về mặt tính năng của các sản phẩm không còn quá lớn, một thương hiệu thành công là thương hiệu luôn luôn cung cấp những nội dung hữu ích cho khách hàng, gắn kết với khách hàng ở cấp độ con người và cảm xúc, Content Marketing cũng thể hiện được vai trò to lớn của nó từ đây.

Khi được áp dụng một cách bài bản và dựa trên các nghiên cứu thị trường cụ thể, dưới đây là những gì mà Content Marketing có thể mang lại cho thương hiệu và doanh nghiệp.

Content Marketing giúp xây dựng độ nhận biết thương hiệu.

Giả sử nếu bạn là chủ của một doanh nghiệp mới hay công ty khởi nghiệp chẳng hạn, làm thế nào để các nhóm đối tượng mục tiêu có thể nhận biết (nhanh) về thương hiệu, về các sản phẩm và dịch vụ đằng sau các thương hiệu đó.

Có thể câu trả lời của bạn là bạn chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội hay tối ưu hoá các công cụ tìm kiếm để khách hàng có thể biết đến mình.

Tuy nhiên, bạn sẽ nói gì với khách hàng của mình và liệu khách hàng (mới) của bạn có dừng lại để nghe bạn nói về các sản phẩm của mình.

Nếu chỉ đơn giản là bạn cung cấp các thông tin về tính năng của sản phẩm hay giá bán của nó thì bạn nên biết rằng khách hàng có vô số các lựa chọn khác trên thị trường mà thậm chí là tốt hơn nhiều so với bạn, vậy bạn nên làm gì?

Bằng cách ứng dụng Content Marketing vào quá trình tương tác với khách hàng, cung cấp những nội dung hữu ích để giải quyết các vấn đề của họ hay kể những câu chuyện truyền cảm hứng đến họ trước khi bán hàng, khách hàng sẽ nhanh chóng biết và nhớ đến bạn.

Content Marketing giúp xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

Trong khi mọi thứ xung quanh khách hàng không ngừng thay đổi, sở thích và tâm lý của họ cũng thay đổi, một câu hỏi đặt ra là liệu họ sẽ tiếp tục ở lại với thương hiệu của bạn nếu bạn không thay đổi cùng với họ và gắn kết với họ thông qua những nội dung ý nghĩa.

Ngoài các yếu tố bán hàng hay chuyển đổi khách hàng, nhờ vào những nội dung mang tính cảm xúc và gắn kết ở cấp độ con người, những nội dung mang tính đồng cảm cao, khách hàng có nhiều lý do hơn để lại với thương hiệu.

Nói cách khác, nếu mối liên hệ giữa thương hiệu với khách hàng chỉ là vấn đề về bán hàng hay mua-bán, mức độ trung thành của khách hàng với thương hiệu là thấp nhất.

Ở góc độ ứng dụng Content Marketing, nhiệm vụ của bạn là nghiên cứu thật sâu nhiều khía cạnh tâm lý và hành vi của khách hàng, hiểu họ cần gì và muốn gì từ thương hiệu để từ đó tương tác với họ ở cấp độ bạn-bè hơn là thương mại hoặc mua-bán đơn thuần.

Content Marketing giúp tăng tỷ lệ tương tác trên các kênh.

Vì mục tiêu của Content Marketing không chỉ là bán hàng, cũng không chỉ là nói về sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, khi nhu cầu, sở thích hay nỗi đau của khách hàng mới là trọng tâm chính của nó, khách hàng sẵn sàng tương tác nhiều hơn với những thương hiệu hiểu họ nhiều hơn.

Content Marketing giúp gia tăng lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.

Như đã phân tích ở trên, vì khách hàng ưu tiên tương tác nhiều hơn với các thương hiệu hiểu họ và cung cấp những nội dung có ý nghĩa, đồng thời vì tỷ lệ tương tác cũng tốt hơn, ngày càng có nhiều khách hàng hơn tìm đến tương tác và mua hàng từ thương hiệu.

Ngoài ra, nếu thương hiệu đang đầu tư vào các hoạt động tối ưu hoá nội dung (SEO Content), khi thương hiệu có thể bắt gặp khách hàng ở điểm chạm tìm kiếm đồng thời cung cấp những nội dung dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về họ, một lần nữa thương hiệu lại có thêm cơ hội để chuyển đổi và bán hàng với họ.

Với các sản phẩm ít có rào cản về mặt thương hiệu hay tính năng sản phẩm, Content Marketing nên là những gì thương hiệu cần ưu tiên.

Các loại hình chủ yếu trong Content Marketing là gì?

Xuất phát từ thuật ngữ Content và Marketing, Content Marketing chứa đựng nhiều kiểu hay phương thức truyền tải khác nhau để đạt được các mục tiêu marketing khác nhau.

Dưới đây là một số hình thức phổ biến nhất về Content Marketing.

1. Social Media Content Marketing.

Với khoảng gần 5 tỷ người dùng mạng xã hội trên toàn cầu với trung bình mỗi người dùng dành khoảng 2-3 tiếng mỗi ngày, điều này giải thích tại sao Social Media Marketing hay việc phát triển nội dung trên các nền tảng này lại trở nên phổ biến.

Tuỳ vào từng đối tượng mục tiêu của các thương hiệu hay cách thức mà họ muốn tương tác với thương hiệu trên các nền tảng khác nhau, thương hiệu có thể cung cấp những kiểu nội dung khác nhau trên các nền tảng như TikTok, Facebook, Instagram hay YouTube.

2. Blog Content Marketing.

Blog Content Marketing chính là việc cung cấp những nội dung cho khách hàng thông qua các blog hay website của thương hiệu.

Tuỳ thuộc vào mục tiêu của thương hiệu trong từng bối cảnh cụ thể là gì, các nội dung trên Blog có thể được xây dựng và tối ưu theo những cách khác nhau.

Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là “giáo dục” khách hàng, nội dung sẽ hướng đến việc cung cấp nhiều thông tin liên quan đến xu hướng hay những lợi ích của sản phẩm.

Nếu mục tiêu của thương hiệu là khách hàng tiềm năng (Lead), nội dung sẽ cần tập trung nhiều hơn đến các nỗi đau của khách hàng hay các giải pháp tối ưu mà thương hiệu có thể đáp ứng cho khách hàng (tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh).

Hay nếu mục tiêu của doanh nghiệp là tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, các nội dung chuẩn SEO và website thân thiện với công cụ tìm kiếm là mục tiêu của Content Marketing.

3. Video Content Marketing.

Theo nghiên cứu, gần 70% người tiêu dùng nói rằng họ thích tìm hiểu về thương hiệu thông qua các nội dung video.

Thêm vào đó, đối với một số mục tiêu marketing như ghi nhớ về thương hiệu, cân nhắc tìm hiểu thêm về thương hiệu hay thậm chí là chuyển đổi bán hàng, các nội dung video (Video Content) thường tỏ ra hiệu quả hơn.

Theo “Báo cáo doanh thu quảng cáo trên Internet của IAB trong năm 2021”, Video và Audio Ads là hai định dạng ưu tiên hàng đầu của các thương hiệu, mức tăng trưởng chi tiêu đến 50% trong năm 2021.

4. Audio & Podcast Content Marketing.

Ví dụ về Podcast Content Marketing trên website HBR.
Ví dụ về Podcast Content Marketing trên website HBR.

Trong suốt đại dịch và những năm trở lại đây, lượng người dùng ưu tiên tiêu thụ các định dạng nội dung về âm thanh ngày càng tăng cao, gần một nửa dân số Mỹ nghe podcast thường xuyên và ở Anh, lượng người nghe podcast tăng 42% sau đại dịch Covid-19.

Vì lý do này, ngày càng có nhiều thương hiệu bắt đầu đầu tư xây dựng các kênh truyền thông Audio hay Podcast của riêng mình.

Nếu bạn đã nghiện cứu sơ bộ và nhận thấy rằng khách hàng của bạn cũng ưu tiên các phương thức truyền thông này từ thương hiệu, đã đến lúc Audio & Podcast Content Marketing nên xuất hiện trong chiến lược Content Marketing của mình.

5. Infographic Content Marketing.

Bởi bản chất của các Infographic Content là những nội dung mang tính trực quan cao, thông tin truyền tải đến khách hàng được thể hiện dưới dạng đồ hoạ hay các biểu đồ rõ ràng và logic, đây cũng là một hình thức Content Marketing hiệu quả.

Nếu nội dung của thương hiệu có chứa đựng nhiều số liệu hay những chủ đề phức tạp, Infographic Content Marketing là một giải pháp để giúp khách hàng ghi nhớ nhanh và tốt hơn những thông điệp mà thương hiệu cần truyền tải.

6. Paid Ad Content Marketing.

Ví dụ về một nội dung Paid Ad Content Marketing trên nền tảng Faceboook.
Ví dụ về một nội dung Paid Ad Content Marketing trên nền tảng Faceboook.

Nếu các kiểu nội dung nói trên chủ yếu đề cập đến các cách thức tiếp thị nội dung tự nhiên (Organic Content Marketing), Paid Ad Content Marketing là khái niệm đề cập đến tất cả các nội dung marketing được truyền tải tới khách hàng mục tiêu thông qua các hình thức quảng cáo có trả phí.

Với hình thức này, thương hiệu có thể hiện thị các nội dung quảng cáo ở bất cứ nơi đâu như trên các nền tảng mạng xã hội (Social Media), Banner hay các nội dung quảng cáo tự nhiên (Native Ads) trên các trang báo chí hay các nội dung được tài trợ thông qua những người có ảnh hưởng (KOL, Influencer…).

Một số khái niệm xoay quanh thuật ngữ Content Marketing.

Content Marketing Strategy là gì?

Content Marketing Strategy hay chiến lược tiếp thị nội dung là khái niệm đề cập đến các bản kế hoạch mang tính định hướng về mục tiêu và cách thức triển khai các hoạt động content marketing.

Content Marketing Strategy có thể bao gồm các nội dung như mục tiêu của Content Marketing với thương hiệu là gì, chân dung khách hàng của thương hiệu ra sao, những hình thức Content Marketing nào sẽ được ưu tiên sản xuất và tối ưu hay các KPIs cụ thể gắn liền với từng nền tảng phân phối nội dung.

Content Seeding là gì?

Content Seeding có thể được hiểu là “gieo trồng nội dung” hay “nội dung nguồn”, khái niệm đề cập đến những nội dung mà các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) chủ động xây dựng trên các nền tảng khác nhau.

Thông thường, những người có ảnh hưởng (KOL, Influencer) hay thậm chí là khách hàng (UGC) là những người bắt đầu “gieo” các nội dung gốc đó.

Content Seeding cho phép các thương hiệu làm nổi bật các nội dung của họ ở những nơi mà khách hàng mục tiêu (TA) có thể nhìn thấy và bắt đầu tương tác.

Khi các nội dung của thương hiệu được “những bên thứ 3” chủ động chia sẻ và tương tác, những khách hàng khác coi đây là động lực và niềm tin để bắt đầu các cuộc hội thoại với thương hiệu.

Brand Content Marketing là gì?

Brand Content Marketing là những nội dung marketing được phục vụ chủ yếu cho các hoạt động và mục tiêu xây dựng thương hiệu.

Những gì mà Brand Content Marketing hướng tới là tăng mức độ nhận biết của khách hàng với thương hiệu, tăng mức độ ghi nhớ về thương hiệu, tăng mức độ yêu thích hay trung thành của khách hàng với thương hiệu.

Cũng vì lý do này, các nội dung marketing với mục tiêu thương hiệu thường ít đề cập đến việc bán hàng hay thậm chí là chỉ ra các tính năng hoặc lợi ích trực tiếp của sản phẩm, thay vào đó, mục tiêu của phương thức này là giúp khách hàng “có tình cảm” với thương hiệu thông qua những câu chuyện thương hiệu.

Performance Content Marketing là gì?

Trái ngược lại với Brand Content Marketing nói trên, Performance Content Marketing đề cập đến các nội dung marketing với mục tiêu chủ yếu là bán hàng hoặc xây dựng tệp khách hàng tiềm năng.

Các nội dung marketing theo hình thức này theo đó thường gắn liền với các chương trình khuyến mãi, hỗ trợ bán hàng, hay nói nhiều hơn về các nỗi đau của khách hàng kèm với các giải pháp đáp ứng từ thương hiệu để từ đó chuyển đổi khách hàng.

Cũng từ đây, các nội dung Performance Content Marketing sẽ ngắn và tập trung hơn so với các Brand Content Marketing.

Làm Content Marketing là làm những công việc gì?

Đối với hầu hết những newbie hay những content marketer mới, một trong những mối băn khoăn lớn nhất của họ là khi họ trở thành một content marketer hay làm content marketing thì họ cần làm những công việc chính là gì.

Như đã phân tích ở trên, tuỳ vào từng mục tiêu cụ thể của từng doanh nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể mà các công việc liên quan đến content marketing có thể khác nhau.

Mặc dù vậy, dưới đây là những công việc chính mà một content marketer thường phải làm nhiều nhất.

  • Nghiên cứu và phân tích khách hàng.

Để có thể cung cấp những nội dung mà khách hàng cần, công việc đầu tiên và quan trọng nhất với content marketing là nghiên cứu và thấu hiểu khách hàng.

Dù cho đó là hiểu cách họ tiêu thụ nội dung, cách họ tương tác với nội dung hay bất cứ điều gì khác, “thấu hiểu” là từ khoá chính.

  • Nghiên cứu sản phẩm, thương hiệu hay các yếu tố nội bộ khác của doanh nghiệp.

Khi đã hiểu được khách hàng, các content marketer đã có được một phần thành công với công việc của họ. Bước tiếp theo họ cần làm là hiểu sản phẩm, thương hiệu hay các thông tin nội bộ khác của doanh nghiệp.

Bạn thử hình dung xem bạn sẽ viết gì hay xây dựng nội dung gì nếu bạn chưa hiểu tường tận về các sản phẩm hay dịch vụ của mình.

  • Viết, chỉnh sửa và tối ưu hoá nội dung.

Khi nói đến Content Marketing, viết, chỉnh sửa và tối ưu hoá được xem là những công việc trường kì và tốn nhiều thời gian hàng ngày nhất.

Bằng cách chuẩn bị cho mình những sự thấu hiểu về khách hàng, sản phẩm, đối thủ và thị trường, cộng với nhận thức rõ ràng về mục tiêu của Content Marketing là gì thông qua các hoạt động (chiến dịch) cụ thể, các content marketer bắt đầu xây dựng và tối ưu hoá nội dung để đạt được các mục tiêu chung của marketing.

Ví dụ nếu mục tiêu của content marketing hiện là có được các thứ hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm, công việc đầu tiên cần làm của các content marketer có thể là nghiên cứu và lựa chọn từ khoá (keyword).

  • Thu thập và Phân tích các dữ liệu có được.

Sau hàng loạt các hoạt động khác nhau, công việc cần làm tiếp theo của content marketing là thu thập và phân tích các dữ liệu có được từ các chiến dịch trên các nền tảng khác nhau.

Vì mục tiêu cuối cùng của content marketing là đạt được các chỉ số kinh doanh chung của marketing và doanh nghiệp, phân tích và đánh giá các số liệu là điều hết sức cần thiết.

Chẳng hạn như để đạt được mục tiêu là gia tăng lượng khách hàng tiềm năng, một content marketer đã sản xuất và phân phối một nội dung video trên nền tảng Facebook và sau đó sử dụng quảng cáo để gia tăng phạm vi tiếp cận.

Sau một khoảng thời gian, vì số liệu cho thấy rằng tỷ lệ chuyển đổi có được từ video đó là rất thấp, nhiệm vụ của họ khi này là sản xuất các video với định hướng nội dung khác hay thậm chí là chuyển sang sử dụng các định dạng nội dung khác.

Các vị trí về Content Marketing trong doanh nghiệp.

Nếu sau khi bạn đã hiểu bản chất của content marketing là gì và những công việc bạn cần làm sau đó, dưới đây là các vị trí mà bạn có thể sẽ đảm nhận hay trải qua.

  • Content Marketing Executive: Những nhân viên phát triển nội dung marketing.
  • Content Marketing Specialist: Những chuyên viên content marketing với khoảng 1-3 năm kinh nghiệm làm việc thực tế.
  • Content Marketing Leader: Những trưởng nhóm tiếp thị nội dung dày dặn kinh nghiệm có thể dẫn dắt các vị trí nói trên.
  • Content Marketing Manager: Là những trưởng bộ phận hay trưởng phòng content marketing, người chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược content marketing và dẫn dắt đội ngũ cấp dưới (nếu có) đạt được mục tiêu chung của marketing.
  • Content Marketing Director: Mặc dù vị trí này ít xuất hiện ở các doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa), Content Marketing Director không chỉ đóng vai trò xây dựng các chiến lược content marketing đơn thuần, họ còn tham gia vào sâu hơn các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chẳng hạn như kế hoạch kinh doanh hoặc xây dựng thương hiệu.

Content Mapping là gì?

Content Mapping là quá trình xây dựng nội dung nhằm mục tiêu là hướng đến người mua ở các giai đoạn khác nhau trong hành trình mua hàng của khách hàng (cũng có thể gọi là vòng đời mua sắm của khách hàng).

Mỗi phần trong Content Mapping được thiết kế nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu của người mua tại một thời điểm nhất định trong hành trình của họ với mục tiêu cuối cùng là hướng họ đến với các quyết định mua hàng.

Content Mapping là một chiến thuật của Content Marketing.

Cách xây dựng một chiến lược Content Marketing hoàn chỉnh.

Cách thiết lập nhanh một bản chiến lược content marketing
Thiếp lập một chiến lược Content Marketing cần trải qua những bước chính là gì?

Đến đây, khi bạn đã có thể hiểu tương đối đầy đủ về khái niệm content marketing hay là những gì mà nó có thể mang lại cho doanh nghiệp, công việc không kém phần quan trọng bạn cần làm là xây dựng một chiến lược hoàn chỉnh.

Dưới đây là chi tiết từng bước để bạn làm điều đó.

1. Đặt mục tiêu (SMART).

Phần đầu tiên của mọi chiến lược content marketing là đặt mục tiêu THÔNG MINH. Dù cho mục tiêu của doanh nghiệp khi sử dụng content marketing là gì, nó nên cụ thể, có khả năng đo lường được, có thể đạt được, liên quan đến mục tiêu chung của marketing và thương hiệu và cuối cùng là gắn liền với các mốc thời gian cụ thể.

Dưới đây là một số ví dụ về mục tiêu THÔNG MINH:

  • Nâng cao nhận thức về thương hiệu.
  • Tăng doanh thu.
  • Tăng chuyển đổi.
  • Nâng cao lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.
  • Tăng mức độ tương tác của khách hàng.
  • Xây dựng mối quan hệ và niềm tin giữa những khách hàng tiềm năng và khách hàng.
  • Thu hút các đối tác chiến lược.

2. Xác định KPI.

Tiếp theo, khi bạn đã có được các mục tiêu cụ thể, bạn cần đặt các chỉ số hiệu suất chính (KPIs) cho các mục tiêu SMART của mình. KPIs là các điểm dữ liệu có thể định lượng được mà thương hiệu có thể sử dụng để đo lường hiệu suất thực tế.

3. Quyết định loại hình nội dung.

Tiếp đến, bạn cần chọn loại hình hay kiểu nội dung chính mà bạn sẽ xây dựng.

Để làm được điều này, bạn nên bắt đầu bằng cách suy nghĩ về đối tượng mục tiêu và tính cách của người mua.

Bạn có thể hỏi các câu hỏi dưới đây để làm rõ vấn đề.

  • Họ cần gì ở bạn?
  • Họ đang tìm cách vượt qua những thách thức nào?
  • Tại sao họ cần sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn?
  • Làm thế nào bạn có thể giúp họ thành công hay hạnh phúc hơn?
  • Họ dành thời gian chủ yếu ở đâu (nền tảng, kênh…)?

4. Chọn các kênh để phân phối nội dung.

Khi bạn đã quyết định được kiểu content mà bạn sẽ làm marketing, đã đến lúc bạn cũng cần chọn các kênh phân phối nội dung cụ thể.

Nếu đối tượng mục tiêu của bạn là Gen Z và họ chủ yếu ở trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok hay Instagram chẳng hạn, có thể đây là điểm bạn cần bắt đầu.

5. Thiết lập ngân sách.

Với các hoạt động cụ thể nói trên, bạn cần chi những hạng mục cụ thể nào để có thể đạt được các mục tiêu đề ra. Đây là phần bạn cần làm rõ nó.

6. Xây dựng và phân phối nội dung.

Bước tiếp theo trong quy trình xây dựng chiến lược content marketing cũng là bước thường sẽ mất nhiều thời gian và công sức nhất.

Nhiệm vụ của bạn giờ đây với tư cách là content marketer đó là xây dựng các hạng mục nội dung cho từng kênh để đạt được các KPIs tương ứng.

7. Phân tích và đo lường kết quả.

Đến bước cuối cùng, bây giờ là lúc bạn nhìn nhận lại những gì mà chiến lược content marketing của mình có thể tạo ra, hay nói cách khác, sau một loạt các nỗ lực marketing, cái bạn đang nhận được là gì?

Căn cứ vào các mục tiêu trước đó cùng với các KPIs đã đề ra, bạn cần đánh giá về mức độ hiệu quả tổng thể của toàn bộ chiến lược.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến Content Marketing.

  • Keyword-driven Content Marketing là gì?

Là chiến lược được định hướng bởi từ khoá, sự khác biệt cơ bản khi xây dựng một chiến lược Content Marketing theo từ khóa và các chiến lược nội dung khác là nơi bạn bắt đầu và tập trung vào.

Thay vì bạn tập trung vào các dữ liệu thu thập được từ các hoạt động nghiên cứu thị trường hay từ mạng xã hội, bạn cần tập trung vào những gì mà khách hàng mục tiêu của bạn đang tìm kiếm.

Kết luận.

Trong khi Content Marketing hay tiếp thị nội dung vẫn là xu hướng chính sẽ phát triển mạnh trong những năm tới, bằng cách hiểu Content Marketing là gì cũng như tất cả các lý thuyết chính xoay quay nó, thương hiệu có nhiều cơ hội hơn để thúc đẩy sự tăng trưởng đồng thời xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Storytelling Marketing: Tiếp thị bằng kể chuyện thương hiệu

Kể chuyện thương hiệu hay Storytelling đang lên ngôi trong thế giới Marketing với những lý do rất chính đáng. Khoa học đã chứng minh, những câu chuyện luôn thu hút được sự chú ý của ai đó.

Storytelling Marketing
Storytelling Marketing: Tiếp thị bằng kể chuyện thương hiệu

Hành trình của một câu chuyện khi chúng ta đọc hoặc nghe các điểm thắt nút, các nơ-ron thần kinh của chúng ta bắt đầu phát tác không chỉ ở phần não điều khiển trung tâm ngôn ngữ. Đó là lý do vì sao, kể chuyện thương hiệu có thể kích thích được tâm trí, sự yêu thích của người nghe đối với một thương hiệu.

Nhưng có rất nhiều nhầm lẫn xung quanh ý tưởng kể chuyện thương hiệu. Nó trở thành một thuật ngữ khiến người ta hiểu lầm về tiếp thị nội dung hay content marketing. Các nhà lãnh đạo, các agency hay người làm trực tiếp đôi khi cũng không đồng nhất với nhau về cách hiểu.

Kể chuyện thương hiệu là việc chúng ta kết nối thương hiệu của bạn với khách hàng thông qua kể chuyện. Câu chuyện đó tập trung vào liên kết những yếu tố đại diện cho các giá trị mà bạn muốn chia sẻ với khách hàng của mình.

Cụ thể, một câu chuyện bao gồm các nhân vật, bối cảnh, xung đột, hành động gia tăng, cao trào và hồi kết. Tạo ra những yếu tố này, cho phép người nghe của bạn dễ dàng theo dõi một câu chuyện và nhớ nó.

Điều quan trọng, nhân vật chính trong câu chuyện thương hiệu của bạn không phải là công ty, mà đó là khách hàng của bạn. Khách hàng của bạn phải là hình mẫu lý tưởng để thực hiện công việc này. Thương hiệu của bạn chỉ đóng vai trò dẫn dắt.

Căn cứ trên những gì bạn đại diện, câu chuyện bạn kể muốn nói đến bản chất của thương hiệu công ty. Đó không nhất thiết là câu chuyện về sản phẩm bạn bán, và đó không phải câu chuyện để giúp bạn kiếm tiền.

Đó là câu chuyện có thể trở thành động lực thúc đẩy thương hiệu doanh nghiệp, là điều giúp doanh nghiệp phân biệt mình với đối thủ cạnh tranh. Câu chuyện đó trả lời cho câu hỏi: Tại sao công ty của bạn tồn tại?

Lý tưởng nhất, bạn có thể gói gọn những gì công ty đại diện chỉ trong hai hoặc ba từ. Nike là viết tắt của thể thao xuất sắc, không phải giày thể thao hay thiết bị thể thao.

Disney là viết tắt của hạnh phúc gia đình, không phải công viên hay phim ảnh. Scribewise là viết tắt của các kết nối thông qua nội dung, không phải viết blog hay phương tiện truyền thông xã hội…

Giá trị cốt lõi là đặc điểm của công ty bạn. Rất nhiều công ty ngẫu nhiên nói rằng, giá trị của họ là những từ như toàn vẹn, đổi mới… nhưng họ chọn những từ này vì chúng nghe hay, chứ không phải vì chúng thực sự phản ánh bản chất con người họ.

Một giá trị của công ty là những hành vi tốt nhất của nhân viên tốt nhất của bạn vào những ngày tốt nhất của họ. Nói cách khác, nếu bạn đánh giá cao một nhân viên bán hàng mà anh ta là người sẵn sàng bẻ cong các quy tắc để đạt được thỏa thuận lớn, thì tính “toàn vẹn” không phải là giá trị của công ty bạn.

Tại sao Storytelling Marketing lại quan trọng và khi nào thì cần kể chuyện thương hiệu?

Thị trường ngày càng đông đúc hơn bao giờ hết. Mức độ cạnh tranh cũng ngày càng phức tạp hơn khi đã có nhiều thay đổi được chỉ ra trong nghiên cứu hành trình của người mua, các nền tảng nơi khách hàng tìm kiếm và đánh giá các đường link mua hàng, soi chiếu với hành vi mua hàng (hành vi mua bây giờ là dựa trên mạng xã hội, tư duy tự định hướng, và dựa trên niềm tin, sự minh bạch).

Bởi thế, cách tốt nhất để tiếp cận một khách hàng, người quyết định mua gì và khi nào họ sẽ mua là ngừng thúc đẩy việc bán sản phẩm của bạn mà tập trung hơn vào lý do tại sao doanh nghiệp của bạn tồn tại. Khi bạn kể câu chuyện này và giải thích các giá trị của mình, bạn sẽ thu hút khách hàng và khiến họ muốn chia sẻ các giá trị của doanh nghiệp.

Khi bạn tìm thấy những người chia sẻ giá trị của doanh nghiệp, bạn sẽ có cơ hội tốt hơn nhiều. Họ sẽ trung thành với bạn (mặc dù ngay cả lòng trung thành của thương hiệu cũng đã thay đổi).

Câu chuyện của bạn sau đó trở thành chiến lược công ty của bạn, thúc đẩy thương hiệu của bạn tiến lên phía trước. Đó là một ý tưởng mà nhà đầu tư mạo hiểm nổi tiếng Ben Horowitz đã giới thiệu.

Ông ấy nói: Bạn có thể có một sản phẩm tuyệt vời, nhưng một câu chuyện hấp dẫn mới đưa công ty bạn phát triển hơn. Nếu bạn không có một câu chuyện hay thì thật khó để mọi người có động lực tham gia cùng bạn, làm việc trên sản phẩm và đầu tư cho sản phẩm.

Khi bạn kể một câu chuyện thương hiệu mà trong đó chứa đựng những giá trị cốt lõi của một công ty, bạn sẽ có định hướng cho các hoạt động tiếp thị và tạo dựng thông điệp nhất quán kết nối với người nghe của bạn.

Câu chuyện đó cũng sẽ dẫn dắt đội ngũ nhân sự của bạn có cùng quan điểm, tiếp thêm năng lượng cho họ để họ biết họ sẽ đi đâu và tại sao lại đến đó.

Câu chuyện mang tới cho công ty của bạn một mục đích. Mục đích đó đẩy doanh nghiệp của bạn tiến về phía trước.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

4 câu hỏi giúp kiểm tra và tối ưu ý tưởng nội dung của bạn

Nếu bạn là một người làm marketing hẳn là bạn đã nghe rất nhiều về việc tạo nội dung có giá trị. Tuy nhiên nội dung có giá trị là gì? Nếu nội dung của bạn cung cấp giá trị, nó có đảm bảo thành công không?

4 câu hỏi giúp kiểm tra và tối ưu ý tưởng nội dung của bạn

Câu trả lời ngắn gọn nhất cho câu hỏi thứ hai là: Không. Có rất nhiều yếu tố tạo nên thành công. Nhưng bạn có nhiều khả năng đạt được mục tiêu hơn nếu bạn kiểm tra và tối ưu ý tưởng nội dung của mình tốt hơn.

Trước khi nói đến việc tạo nội dung hay tối ưu ý tưởng của nội dung, bạn cần hiểu Nội dung hay Content là gì?

Content là gì?

Theo định nghĩa của Vocabulary.com, Content hiện có 2 nghĩa chính khác nhau. Nghĩa thứ nhất là cảm giác “hài lòng hay hạnh phúc về một thứ gì đó”, và nghĩa thứ hai là “nội dung”, ví dụ nội dung của một tiết học Toán có thể Toán cao cấp.

Mặc dù, Content có tận hai nghĩa khác nhau, trong thực tế Content chủ yếu được sử dụng theo nghĩa thứ hai tức là nội dung.

Nội dung hay Content ở đây là khái niệm đề cập đến tất cả những gì có thể được nhìn thấy hay nghe bằng các giác quan thông thường của con người.

Như đã phân tích ở trên, trong khi Content có thể được xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có không ít các quan điểm nhìn nhận sai lầm về thuật ngữ này.

Họ cho rằng, Content chỉ liên quan đến phạm vi ngành Marketing nói chung hay Content chỉ đơn giản là những gì họ vẫn thường thấy khi các thương hiệu đang tìm cách truyền tải nội dung tới khách hàng với ý định làm marketing và bán hàng.

Sử dụng các câu hỏi sau đây để xác nhận ý tưởng nào đáng giá để bạn theo đuổi.

1. Nó có phải là một thứ gì đó mà khách hàng của bạn muốn không?

Đây cũng là tiêu chí quan trọng nhất. Nếu bạn dành thời gian và tiền bạc để tổng hợp những nội dung mà không ai thực sự yêu cầu, thì nhiều khả năng nó sẽ không thành công.

Nó giống như việc bạn mất công nướng một chiếc bánh sô cô la, nhưng sau đó lại mời những người không thích đồ ngọt thưởng thức. Có thể bánh sẽ ngon nhưng người bạn mời sẽ không hề muốn nó.

Làm cách nào bạn có thể đảm bảo ý tưởng nội dung của mình phù hợp với mong muốn hoặc nhu cầu thực tế của khách hàng?

Trước tiên, bạn hãy thiết lập quy trình đồng bộ với bộ phận bán hàng và dịch vụ khách hàng (nếu có) để tìm ra những gì khách hàng hiện tại đang muốn hoặc tò mò.

Ý tưởng của bạn có rơi vào những tò mò hay băn khoăn đó không?

Thứ hai, thực hiện nghiên cứu câu hỏi hoặc ý tưởng từ khoá của bạn để xem liệu những ý tưởng đó có nằm trong số những câu hỏi mà mọi người đang hỏi hay thông tin họ đang cố gắng để tìm kiếm hay không.

Khi bạn tìm thấy các từ khóa đó phù hợp với ý tưởng nội dung của mình, hãy kiểm tra khối lượng của các từ khóa là bao nhiêu?

Khối lượng thấp hơn cũng không sao nếu bạn đang tạo nội dung nhằm hướng tới nhóm khách hàng có khả năng chuyển đổi cao, nhưng nếu bạn đang cố gắng tiếp cận đối tượng chung hơn và lớn hơn, bạn có thể muốn có ý tưởng nội dung của mình khớp với từ khoá có dung lượng tìm kiếm lớn hơn.

Bạn cũng có thể sử dụng quy trình này không chỉ để xác minh ý tưởng của mình mà còn để cải thiện và củng cố ý tưởng dựa trên những góc độ mới mà bạn khám phá.

2. Ý tưởng của bạn đã được thực hiện trước đó chưa?

Bạn nảy ra một ý tưởng mà bạn cho là tuyệt vời; nó phù hợp với thương hiệu, nó giúp ích cho đối tượng mục tiêu của bạn.

Nhưng hãy nhớ kiểm tra xem ý tưởng đó chưa từng được thực hiện trước đây. Thông thường, điều này đơn giản như việc tìm kiếm trên Google, nhưng bạn không chỉ tìm kiếm các kết quả phù hợp trực tiếp.

Ví dụ: giả sử ý tưởng là viết một bài đăng về kẹo Halloween đang rất được yêu thích. Bạn tìm kiếm nhanh về “kẹo Halloween ngon nhất” và nhận thấy có rất nhiều website đã xuất bản nội dung về ý tưởng này.

Bây giờ bạn có thể nghĩ rằng mọi người yêu thích loại nội dung này, đó là lý do tại sao rất nhiều website đang làm điều đó và bạn đang có một cách mới để viết về loại kẹo nào phổ biến nhất.

Nhưng nếu nội dung của bạn không thể cạnh tranh với các website đã quá phổ biến hiện tại thì bạn có thể không muốn tốn thời gian vào ý tưởng này.

Khách hàng của bạn đã xem cùng một ý tưởng nhiều lần và nó sẽ không có sức hấp dẫn giống như một ý tưởng mới.

Cách bạn có thể xoay chuyển.

Ngay cả khi ý tưởng của bạn đã được ai đó thực hiện trước đây, bạn cũng không cần phải từ bỏ nó ngay lập tức. Thường có nhiều cách để xoay chuyển và khám phá ra một khái niệm thậm chí còn thú vị hơn.

Dưới đây là một số câu hỏi để hướng dẫn bạn xoay vòng ý tưởng đó:

  • Khi bạn xem các bài viết đã xuất bản của ý tưởng này, bạn sẽ nghĩ đến những câu hỏi và tò mò mới nào? (Ví dụ: Có bao nhiêu khu vực sẽ thích sô cô la hơn là kẹo dẻo?)
  • Mọi người đã bình luận hay nhận xét gì về nội dung được xuất bản đó? Họ có gợi ý hoặc xác định rõ ràng các góc độ mới để khám phá không?
  • Có thể áp dụng phương pháp luận tương tự của ý tưởng đã xuất bản này cho một khái niệm khác không?
  • Có cách nào để đi sâu vào ý tưởng này để có được những hiểu biết cụ thể hơn không?
  • Chúng ta có thể sử dụng những dữ liệu hoặc thông tin khác để thể hiện một quan điểm mới hơn không?

Bằng cách dành thời gian để hiểu những gì đã được xuất bản liên quan đến ý tưởng của bạn, bạn có thể trau dồi tốt hơn khái niệm của mình và đảm bảo nó luôn mới mẻ và thú vị.

3. Ý tưởng đó có phù hợp với mục tiêu của marketing không?

Hiếm khi một phần nội dung lại có thể hoàn thành tất cả các mục tiêu tiếp thị nội dung của bạn. Nếu bạn cố gắng sử dụng nó để hoàn thành một số nhiệm vụ khác nhau, bạn có nhiều khả năng sẽ thất bại hoàn toàn.

Mỗi phần nội dung phải có mục tiêu chính và mục tiêu phụ, chẳng hạn như:

  • Tăng nhận thức về thương hiệu bằng cách xếp hạng cao hơn cho các cụm từ tìm kiếm ở phần đầu của phễu bán hàng (top-of-the-funnel).
  • Tăng nhận thức về thương hiệu bằng cách xếp hạng cho các cụm từ ở giữa phễu bán hàng (middle-of-the-funnel).
  • Tăng nhận thức về thương hiệu bằng cách tạo buzz trên mạng xã hội.
  • Giúp khách hàng hay khách hàng tiềm năng hiểu thêm về sản phẩm của bạn (hỗ trợ bán hàng)
  • Hỗ trợ khách truy cập chuyển đổi thông qua nội dung ở phần cuối của phễu bán hàng (Sales Funnel).
  • Tạo tài nguyên để xây dựng các backlinks.

Các mục tiêu của bạn có thể trùng lặp, nhưng mỗi phần nội dung phải có một mục tiêu cụ thể để định hình ý tưởng nội dung và quảng cáo.

Khi xây dựng lịch biên tập, bạn hãy liệt kê cả mục tiêu nội dung tổng thể của bạn ở trên cùng và ghi lại mục tiêu cho từng phần nội dung ở dưới để bạn và đội nhóm của bạn tập trung vào mục đích của nó khi lập kế hoạch và xây dựng nội dung.

4. Ý tưởng đó có gợi ra phản ứng hay tương tác không?

Để khách hàng quan tâm đến nội dung của bạn, nội dung đó phải khơi gợi một phản ứng hoặc cảm xúc nào đó.

Ý tưởng của bạn sẽ làm được điều đó chứ? Câu hỏi này mang tính đại diện để xác định xem nội dung của bạn có quan trọng hay không.

Phản ứng không cần phải là một phản ứng đầy “cảm xúc”. Nó thường đơn giản, nhưng khi hoàn thành tốt, nó để lại cho người đọc một cảm giác nhẹ nhõm.

Tự hỏi trước khi xây dựng.

Giá trị của nội dung của bạn nên có trước khi nó được tạo ra. Nó bắt đầu từ trong giai đoạn lên ý tưởng. Bằng cách hỏi và trả lời 04 câu hỏi này, ý tưởng của bạn được phát triển tốt hơn từ đó có nhiều khả năng tạo ra thứ mà đọc giả và doanh nghiệp của bạn muốn có.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Cathy Nhung | MarketingTrips 

3 sự gián đoạn marketer cần biết với tương lai của content và marketing

Theo nghiên cứu mới nhất của CMI về content marketing hay tiếp thị nội dung, các doanh nghiệp đang ngày càng đầu tư nhiều hơn vào content marketing, đặc biệt nhờ sự thúc đẩy của đại dịch.

3 sự gián đoạn marketer cần biết với tương lai của content và marketing

Và việc xác định sức ảnh hưởng của những sự gián đoạn này có thể giúp các marketer phát triển các chiến lược của họ nhằm mục tiêu xây dựng sự sẵn sàng cho tương lai của các hoạt động nội dung và tiếp thị.

Sự gián đoạn 1: Sự thay đổi về thời gian của người tiêu dùng và di sản thương hiệu.

Trong thế giới VUCA mới như hiện tại, mọi thứ đang thay đổi và phát triển nhanh hơn, và mọi người hiện có nhiều lựa chọn hơn về nội dung.

Giờ đây, bạn chắc chắn đã quen thuộc với việc thay đổi thời gian phân phối nội dung theo cách mà mọi người đang “tiêu thụ” và dành thời gian cho các nội dung.

Mặc dù các khoảng thời gian có thể chú ý của người dùng chưa bị thu hẹp lại, tuy nhiên sự kiên nhẫn của họ thì ngày càng giảm sút.

Đó không chỉ là sự kiên nhẫn đối với các quảng cáo làm gián đoạn, mà còn là với bất kỳ hoạt động giao tiếp hay truyền thông nào khác làm gián đoạn họ.

Ví dụ, một nghiên cứu mới đây của BusinessWire cho thấy người Mỹ trả lời ít hơn một nửa tổng số cuộc gọi trên điện thoại di động của họ.

Chúng ta không chỉ không thích việc bị gián đoạn mà còn biết rằng bất kỳ nội dung nào chúng ta tương tác đều có thể dễ dàng được thay thế bằng một cú nhấp chuột. Bạn không thích một video TikTok hay Facebook nào đó, bạn chỉ cần 1s để nó biến mất.

Chính sự thiếu kiên nhẫn và dễ dàng có được nội dung thay thế của người dùng này sẽ làm mất đi một số khả năng mà người làm marketing có thể sử dụng để xây dựng di sản thương hiệu (brand legacy).

Theo McKinsey & Company, năm 1958, tuổi thọ trung bình của một doanh nghiệp theo tiêu chuẩn Standard & Poor là 61 năm. Đến ngày nay, con số đó chưa đầy 18 năm. McKinsey tin rằng trong vòng 5 đến 6 năm tới, 75% các công ty trong danh sách S&P 500 sẽ bị mua lại, sáp nhập hoặc thất bại.

Với sự thay đổi chóng mặt này, các thương hiệu sản phẩm và dịch vụ ngày càng trở nên giống như các công ty khởi nghiệp hay thời trang, khi mà mọi thứ từ lúc ra mắt, phát triển, nổi tiếng và biến mất hoặc bị thay thế đều diễn ra với một tốc độ không thể tưởng tượng.

Theo một số cách, việc ra mắt hoặc mua lại các thương hiệu khác cũng quan trọng không kém gì so với các sản phẩm và dịch vụ của một doanh nghiệp.

Sự gián đoạn 2: Sự khan hiếm của những sự hiện diện thực tế.

Một điều mà tất cả chúng ta đều đã được chứng kiến trong suốt thời gian diễn ra đại dịch đó là sự hiện diện thực tế (trong thế giới thực) quý giá đến như thế nào. Lúc bạn mất đi một thứ gì đó là lúc bạn nhận ra giá trị của nó rõ ràng nhất.

Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, các sở thích mới cũng đang dần được xây dựng và chúng ta đang nhận ra rằng nhiều thứ sẽ được phục vụ tốt hơn trong một môi trường ảo.

Nhiều người sẽ nói rằng “Tôi thấy làm việc tại nhà hiệu quả hơn” hoặc tự hỏi “Liệu sự hiện diện thực tế của tôi tại văn phòng làm việc có đáng giá hơn trước đại dịch không?”

Hay nói một cách đơn giản khác, chúng ta có cần phải ra ngoài hay hiện diện ở một nơi thực tế (physical spaces) nào đó hay không?

Chắc chắn trong một hoặc hai năm tới, nhu cầu về sự hiện diện thực tế sẽ ngày càng tăng lên. Nhu cầu về sử dụng các phương tiện đi lại, ăn uống tại các nhà hàng, tham dự các cuộc họp kinh doanh, các sự kiện thể thao hay địa điểm giải trí…sẽ tăng lên.

Tuy nhiên, sự hiện diện trực tiếp này có thể vẫn còn khan hiếm do sự hạn chế về nguồn cung ở một mức độ nào đó.

Vậy điều này ảnh hưởng như thế nào đến các hoạt động marekting và tầm quan trọng của nội dung trong marketing?

Vì sự hiện diện thực tế đang trở nên quý giá hơn, các sự kiện trực tiếp (từng là một trong những chiến thuật content marketing hiệu quả nhất) sẽ trở thành “mặt hàng xa xỉ” nhất.

Và đây là chìa khóa, bản chất của những nội dung chúng ta truyền tải tại những sự kiện này cần phải tốt hơn và thực sự khác biệt so với trước đây.

Tất cả những nội dung kỹ thuật số của chúng ta phải khác biệt hơn vì đối tượng mục tiêu của chúng ta đang mong đợi nhiều hơn và sẵn sàng từ bỏ nhiều hơn.

Hãy nhìn vào Salesforce, một công ty B2B, nhưng đã đầu tư hàng triệu đô la để phát triển các hội nghị Dreamforce của họ thành một dịch vụ phát trực tuyến B2B để cạnh tranh với Netflix hoặc Amazon Prime, từ đây bạn có thể thấy rằng trải nghiệm nội dung kỹ thuật số đang trở nên quan trọng đến như thế nào.

Sự gián đoạn 3: Sự suy giảm về niềm tin và sự thật.

Theo nhiều cách, chúng ta dường như đang cảm giác như thể thế giới đang bị chia rẽ thành nhiều phần hơn chúng ta đã từng.

Nhưng những gì chúng ta đang thấy là niềm tin của mọi người vào các tổ chức chính thống đang ở mức thấp nhất. Cho dù đó là chính phủ, các phương tiện truyền thông chính thống, doanh nghiệp hay thậm chí là tổ chức phi lợi nhuận.

Chúng ta đang chìm đắm trong một thế giới với những thông tin sai lệch và sự ngờ vực đang ngày càng lan rộng đối với tất cả các tổ chức này cùng các nhà lãnh đạo của nó.

Mặc dù đây là yếu tố vĩ mô và liên quan nhiều hơn ngoài những khái niệm về kinh doanh và marketing đơn thuần, nhưng chúng ta nên nhận ra rằng sự gián đoạn này là một cơ hội trực tiếp và quan trọng để giúp chúng ta định hình lại tương lai của marketing.

Khi mọi ranh giới đang dần trở nên mơ hồ với nhiều sự ngờ vực, các nhà tiếp thị có vô số các cơ hội để xây dựng yếu tố niềm tin và sự thật như là một giá trị vô giá.

Tương lai của Content và Marketing.

Việc tạo ra và củng cố yếu tố niềm tin và sự thật, được thúc đẩy bởi nhu cầu xây dựng và tập hợp các đối tượng mục tiêu vào những trải nghiệm nội dung thực và kỹ thuật số khác biệt, trong bối cảnh khách hàng đang dần mất đi tính kiên nhẫn với những cách thức giao tiếp làm gián đoạn, là tương lai của nội dung và tiếp thị.

Vậy bằng cách nào chúng ta, với tư cách là những người làm marketing và nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể biến tương lai đó thành hiện thực?

Nếu như trước đây và ngay cả ở hiện tại, nội dung được sử dụng để thuyết phục đối tượng mục tiêu trở thành khách hàng của các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Thì giờ đây, các marketer cần coi nó là như là một sản phẩm thực sự, nó là trung tâm để tạo ra các trải nghiệm toàn diện cho người dùng, nội dung hay content giờ đây quan trọng tương tự như các sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp cho khách hàng.

Có một câu nói của Peter Drucker, một nhà văn, nhà tư vấn người Mỹ mà nó rất đúng cho bối cảnh này đó là: “Cách tốt nhất để dự đoán tương lai đó là hãy tạo ra nó.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Sức mạnh của Content Marketing tích cực

Trong bối cảnh “ồn ào” của mạng xã hội ngày nay, những nội dung mang tính tích cực từ các bài viết, chiến dịch content marketing là cách tốt nhất để các marketer gắn kết thương hiệu với người xem và xây dựng thương hiệu.

Sức mạnh của Content Marketing tích cực
Source: HRZone

Con người luôn yêu chuộng những câu chuyện tốt lành. Tuy nhiên trên thực tế tin tốt ngày càng hiếm hoi.

Những tiêu đề giật gân, gây sốc đang chiếm thế thượng phong trên phần lớn các kênh truyền thông đại chúng. Tâm lý cảnh giác và sự tò mò thúc đẩy người đọc nhấp vào các tiêu đề gây cấn, làm lượng truy cập các bài viết có thông tin tiêu cực tăng cao.

Song, theo Rafael Urbina-Quintero – Chủ tịch, CEO của agency xây dựng thương hiệu trên nền tảng kỹ thuật số VIX, thì tâm lý độc giả toàn cầu đang dần đi đến điểm bão hòa.

Cụ thể, ông nhận thấy bạn đọc hiện đại bắt đầu từ chối các quảng cáo có nội dung tiêu cực, gây chia rẽ trong cộng đồng. Họ ưu tiên các quảng cáo có thông điệp tích cực, truyền cảm hứng kết nối con người nhiều hơn.

Trong bài viết trên Mediapost, vị chuyên gia có 20 năm kinh nghiệm truyền thông này đã chia sẻ những nhận định của ông về sức mạnh của sự tích cực trong thông điệp marketing.

1. Tạm biệt những bài viết “công kích”.

Trong nhiều năm liền, tính chất sắc bén, công kích trở thành phong cách viết chủ đạo cho các nội dung quảng bá thương hiệu doanh nghiệp. Tương tự như thông tin tiêu cực, phong cách viết có phần gây hấn này dễ dàng thu hút sự chú ý của bạn đọc.

Một ví dụ nổi bật cho phong cách nội dung này là chiến dịch “The Axe Effect” (tạm dịch: Hiệu ứng Axe) của thương hiệu xịt khử mùi dành cho nam giới Axe.

Ý tưởng phía sau chiến dịch này là Axe như “chiếc rìu” vô hình, có khả năng giúp những khách hàng nam giới dùng xịt khử mùi của Axe có sức hấp dẫn mạnh mẽ, dễ dàng “đốn ngã” mọi phụ nữ xung quanh.

Ngày nay, cách tiếp cận này của thương hiệu đã không còn phù hợp với người tiêu dùng. Khách hàng không muốn các thương hiệu trở thành chiếc “quạt máy” thổi liên tục các luồng năng lượng tiêu cực, kích thích sự phán xét, chia rẽ vào cuộc sống thường ngày của họ.

Vì vậy, sau nhiều năm gắn với các hình ảnh mang tính “gây hấn”, Axe đã chuyển hướng thương hiệu đến các hình ảnh tốt đẹp hơn. Cụ thể là chiến dịch “Is it OK for guys?” (tạm dịch: Liệu đàn ông có thể thế này không?).

Ở chiến dịch này, Axe hướng đến thông điệp phá vỡ những định kiến sai lầm về sự nam tính, thay vì đưa ra những hình ảnh hạ thấp giá trị phụ nữ như các chiến dịch trước.

2. Doanh nghiệp chọn các platform tích cực.

Ở góc độ chiến lược, Ông Keith Weed – CMO của Unilever (công ty mẹ của thương hiệu Axe) tại Hội nghị Lãnh đạo thường niên IAB diễn ra vào năm 2018 từng đưa ra một tuyên bố gây “xôn xao” trong giới quảng cáo khi yêu cầu các mạng xã hội phải tạo ra môi trường quảng bá lành mạnh, bền vững cho các thương hiệu cũng như loại bỏ các nội dung có yếu tố chia rẽ lẫn đả kích giữa các cộng đồng.

“Unilever sẽ không đầu tư vào những platform không bảo vệ trẻ em, những môi trường tạo ra sự chia rẽ, giận dữ lẫn ganh ghét trong xã hội.

Chúng tôi sẽ chỉ ưu tiên đầu tư vào những platforms có trách nhiệm xã hội, cam kết tạo ra những tác động tích cực trong cộng đồng”, Weed nhấn mạnh.

Vào đầu năm 2018, Facebook cũng tiến hành thay đổi thuật toán, ưu tiên hiển thị trên trang chủ tài khoản cá nhân các cập nhật từ người thân, bạn bè của người dùng thay cho các nội dung quảng cáo của doanh nghiệp.

Sự thay đổi này đã ảnh hưởng đến doanh số của nhiều doanh nghiệp. Song các đơn vị xuất bản, các trang nội dung phong cách sống lại không bị giảm nhiều lượt theo dõi.

Nguyên nhân là vì những nội dung liên quan đến phong cách sống có tính chất thân thiện nhiều hơn nội dung quảng bá sản phẩm, dịch vụ của công ty.

3. Sức mạnh tích cực trong marketing.

Sự dịch chuyển thông điệp sang hướng tích cực giữa các thương hiệu đang được dẫn dắt bởi nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, lợi ích của sự dịch chuyển này không phải là điều mới mẻ.

Sức mạnh của các thông điệp tích cực, truyền cảm hứng trong chiến dịch marketing đã từng thể hiện trong nhiều chiến dịch trong quá khứ.

Nghiên cứu cũng cho thấy những câu chuyện truyền cảm hứng có thể làm gia tăng cảm giác đồng cảm và oxytocin – một hoócmôn liên quan đến cảm giác thân thiết của con người.

Với tư duy này, các quảng cáo có nội dung cảm xúc như “Puppy Love” của Budweiser đã tạo nên sự kết nối người xem đạt mức kỷ lục, đứng đầu danh sách những quảng cáo được yêu thích nhất mọi thời đại của giải đấu Super Bowl.

Trong bối cảnh nhộn nhạo của mạng xã hội ngày nay, sự tích cực là cách tốt nhất để marketer gắn kết với người xem và xây dựng thương hiệu. Những câu chuyện ngọt ngào, nhiều cảm hứng không phải lúc nào cũng được lan tỏa rộng rãi, hay trở thành tin tức được bàn tán nhiều nhất trong ngày.

Nhưng các câu chuyện ấy chắc chắn sẽ tồn tại rất lâu trong trí nhớ của người xem. Và đó là lý do nên các nhãn hàng nên ưu tiên tạo ra những content marketing tích cực.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Dự báo những xu hướng Content Marketing năm 2021

Cùng tìm hiểu một số xu hướng Content Marketing được cho là bùng nổ trong năm 2021 và hơn thế nữa.

xu hướng content marketing

Từ sự đồng cảm, kết nối đến tính hòa nhập và minh bạch. Thuật ngữ “con người” xuất hiện trong nhiều dự báo. Một số dự báo về xu hướng cũng đã công nhận vai trò nâng cao của tiếp thị nội dung hay content marketing trong doanh nghiệp.

Giúp tăng doanh số bán hàng, giúp thu thập dữ liệu, tác động đến lợi nhuận. Và một số người hiểu rõ hơn với những suy nghĩ về chiến thuật và chiến lược.

Dưới đây là những dự báo về những xu hướng chính của Content Marketing năm 2021:

Xu hướng Content Marketing 1: Hãy quên ‘sự bình thường’ đi.

Mọi thứ đều khác nhau. Lấy tất cả các mô hình cũ, những phương pháp vốn được xem hay nhất hay chiến lược “bình thường” rồi bỏ chúng sang một bên.

Các chuyên gia phát triển nội dung cần phải kỳ vọng rằng không có gì là ‘bình thường’ nữa. Chúng ta nên điều chỉnh và nắm bắt nó càng nhanh thì công việc của chúng ta sẽ càng trở nên mạnh mẽ hơn.

Xu hướng Content Marketing 2: Hãy nắm lấy MVC (minimum viable content).

Thật khó để dự đoán bất cứ điều gì ngay bây giờ. Khi thấy các kế hoạch dài hạn lớn của chúng ta bị hủy bỏ trong năm nay, những người làm content marketing sẽ cần nắm lấy các ý tưởng về nội dung khả dụng tối thiểu. Đó là kiểm tra và học hỏi mọi lúc. Mọi thứ khác đều quá rủi ro.

Xu hướng Content Marketing 3: Hãy khiến nội dung mang ý nghĩa kinh doanh.

Sau một năm như năm 2020, ý tưởng về việc cố gắng dự đoán tương lai hầu như không còn nữa, đó là lý do tại sao dự đoán của năm nay ít về nơi mọi thứ sẽ diễn ra và nhiều hơn về những gì chúng ta sẽ cần nói: ‘Năm 2021 sẽ là năm chuyển đổi nội dung từ khía cạnh marketing thành một ngành nghề kinh doanh thực sự.

Năm 2021 sẽ là năm mà nội dung sẽ mang ý nghĩa là kinh doanh.

Xu hướng Content Marketing 4: Nội dung sẽ được đầu tư nhiều hơn.

Năm 2021 sẽ chứng kiến các khoản đầu tư lớn hơn vào hoạt động xây dựng nội dung.

Chúng ta đang bước vào giai đoạn mà các giám đốc điều hành level-C sẽ bắt đầu thấy rằng việc quản lý tài sản tri thức của doanh nghiệp, tạo nội dung và điều phối phân phối đa kênh cùng nhau sẽ có hiệu quả tương tự như đầu tư vào các chuỗi cung ứng công nghiệp khác.

Xu hướng Content Marketing 5 trong năm 2021: Hy vọng sẽ làm nhiều hơn.

Các nhà tiếp thị nội dung hay content marketer có thể mong đợi các kỳ vọng về trách nhiệm và công việc được mở rộng hơn vào năm 2021.

Các nhà tiếp thị nội dung sẽ phải hiểu vô số các kỹ năng mới như: Vận hành nội dung, quản lý tài sản kỹ thuật số, đo lường và thậm chí cả phương tiện truyền thông trả phí.

Xu hướng Content Marketing 6: Sẽ ưu tiên kết nối thời gian thực.

Các thói quen kỹ thuật số mới đã hình thành do đại dịch. Nhu cầu mới về kết nối thời gian thực cũng đã tăng lên. Kết quả là, đã có sự gia tăng trong các cộng đồng mạng xã hội riêng tư và xu hướng này cũng sẽ tiếp tục.

Facebook Groups, Slack và Discord cung cấp một không gian thân mật để người dùng chia sẻ những trải nghiệm tương tự. Nội dung không được lọc, nhường chỗ cho các mối quan hệ tin cậy.

Khi các thương hiệu nâng cao cộng đồng của họ, các giám đốc điều hành cuối cùng sẽ phải đầu tư nhiều hơn chúng.

Năm 2021 sẽ là năm của cuộc trò chuyện. Điều này luôn quan trọng, nhưng bây giờ nó còn cấp thiết hơn. Lên lịch các cuộc gọi riêng với những người mới quen để chia sẻ ý tưởng.

Đăng những câu hỏi đáng suy nghĩ và trò chuyện chân thành trên mạng xã hội. Tham gia vào ít nhất một cộng đồng dành cho khách hàng của bạn.

Xu hướng Content Marketing 7 trong năm 2021: Các mô hình tỉ suất lợi nhuận đầu tư – ROI.

Các nhà làm content marketing nên tập trung vào ROI. Khi ngân sách thắt chặt và sự giám sát tăng lên, mô hình phân bổ hiệu quả sẽ là điều cần thiết để chứng minh giá trị của hoạt động marketing của chúng ta đối với từng phần nội dung.

Nếu không có chúng, chúng ta sẽ không thể biện minh cho các nguồn lực bổ sung – hoặc thậm chí là công việc của chúng ta.

Content marketing có thể tạo ra giá trị, khách hàng tiềm năng và doanh số cho các doanh nghiệp trong nhiều ngành, các marketer có xu hướng phải chứng minh được điều đó.

Chúng ta cần nói một ngôn ngữ mà giám đốc tài chính hiểu được và từ quan trọng nhất trong từ điển của họ là ROI.

Tập trung vào việc xác định mục tiêu kinh doanh mà bạn cần đạt được với nỗ lực tiếp thị nội dung, sau đó lập kế hoạch lộ trình. Đảm bảo đo lường nỗ lực và báo cáo tiến độ của bạn cho các bên liên quan phù hợp trong doanh nghiệp.

Xu hướng Content Marketing 8: Lấp khoảng trống bán hàng sẽ là xu hướng mới của content marketing.

Do không còn khả năng để bán hàng trực tiếp như trước đây, nên ngày càng nhiều công ty chi tiêu vào các chiến thuật marketing và bán hàng trên môi trường kỹ thuật số.

Với số lượng tăng lên cùng với việc xây dựng các nội dung phù hợp, việc xếp hạng cho các cụm từ tìm kiếm quan trọng và phân phối chúng sẽ trở thành trọng tâm chính.

Cũng giống như năm 2020, các nhóm bán hàng sẽ không tham dự bất kỳ sự kiện kết nối nào vào năm 2021, vì vậy họ sẽ rất cần sự trợ giúp của chúng ta.

Điều này có nghĩa là cần sự cộng tác nhiều hơn giữa bộ phận bán hàng và marketing, tập trung vào việc tạo ra thông điệp năng động và được cá nhân hóa.

Xu hướng Content Marketing 9 trong năm 2021: Đầu tư để có lợi nhuận tốt hơn.

Các nhà tiếp thị nội dung hay content marketer nên đầu tư nhiều hơn vào chiều sâu nội dung, bề rộng và cấu trúc tập trung vào mục đích để có hiệu suất tốt hơn trên kết quả tìm kiếm và chuyển đổi.

Xu hướng Content Marketing 10: Hãy làm cho mọi thứ đều có giá trị.

Doanh nghiệp sẽ ngày càng thận trọng hơn về việc mong đợi lợi nhuận từ các khoản đầu tư tiếp thị nội dung của họ. Các nhà tiếp thị nội dung có thể sẽ gặp thách thức về ngân sách.

Chúng ta cần sẵn sàng thể hiện giá trị mà chúng ta đang thêm vào các mục tiêu thương mại và cải thiện hiệu quả tổng thể của tất cả quá trình sản xuất nội dung của chúng ta.

Vào năm 2021, chúng ta nên tập trung vào việc tạo ra trải nghiệm bổ ích cho khách hàng bằng cách sử dụng những nội dung phù hợp theo ngữ cảnh.

Niềm tin cơ bản của chúng ta về nội dung chất lượng cao vẫn được duy trì, nhưng trọng tâm sẽ là đảm bảo cung cấp đúng nội dung cho đúng khách hàng vào đúng thời điểm để tạo ra động lực có thể đo lường hướng tới các mục tiêu cuối cùng.

Mỗi phần nội dung phải có các chỉ số đo lường cụ thể gắn với ROI của khách hàng thực.

Hãy sẵn sàng cho thấy mọi thứ bạn đang làm có tác động thực sự như thế nào – cho dù là xây dựng khách hàng, thúc đẩy một người hay khai thác các hoạt động của họ để có những thông tin chi tiết giúp ích cho doanh nghiệp.

Xu hướng Content Marketing 11: Mở rộng tầm ảnh hưởng của content marketing.

Chúng ta mong đợi các nhà làm content marketing có một lăng kính quan trọng đối với các hoạt động marketing toàn diện. Họ chỉ đại diện cho chính họ hay là những gì họ đang tạo ra bao gồm và đại diện cho người dùng và khách hàng của họ?

Một nghiên cứu độc đáo về quảng cáo của Microsoft cho thấy “64% người cho biết họ tin tưởng hơn vào các thương hiệu thể hiện sự đa dạng trong quảng cáo và 85% người tiêu dùng cho biết họ sẽ xem xét một thương hiệu mà họ tin tưởng.”

Chúng ta hy vọng các nhà content marketer sẽ có xu hướng tìm hiểu thêm về việc tạo ra các chiến lược toàn diện và marketing theo các mục đích cụ thể.

Suy nghĩ sáng tạo và chiến lược truyền thống của họ để tiếp cận người tiêu dùng bằng cách hiểu, “Đây có phải là thương hiệu dành cho tôi không?”,  “Thương hiệu này có giống tôi không” và “Làm thế nào để thương hiệu này tương tác theo cách có ý nghĩa đối với tôi và các giá trị của tôi?”

Các nhà làm marketing sẽ cần tập trung vào khả năng tiếp cận và tính toàn diện của trải nghiệm nội dung của họ.

Nếu bạn không tạo ra nội dung mang tính cộng hưởng và có thể truy cập được trên toàn cầu, bạn sẽ đặt mối quan hệ với khách hàng và danh tiếng thương hiệu của mình vào rất nhiều mối nguy cơ.

Nhiều nhà content marketer sẽ thấy tác động tích cực của việc ‘cố tình’ làm cho nội dung của họ trở nên bao trùm hơn.

Ví dụ, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội dung cho những người khiếm thị cũng giúp ích cho nhiều người muốn nội dung kích hoạt bằng giọng nói.

Thêm chú thích hoặc phụ đề vào nội dung video không chỉ giúp những người có vấn đề về thính giác mà còn phục vụ bất kỳ ai không thể nghe khi họ xem mà không làm phiền đến những người xung quanh

Xu hướng Content Marketing 12 trong năm 2021: Sự kiện ảo phát triển mạnh mẽ.

Các hội nghị và sự kiện ảo đã chứng tỏ sức mạnh của mình. Nhưng những cải tiến về phạm vi tiếp cận, sự tiện lợi, tính kinh tế là quá hấp dẫn để theo đuổi sau đại dịch.

Các nhà marketer mong đợi những sự kiện ảo hoàn hảo. Ai đó sẽ bẻ khóa bí mật của vấn đề đó, tạo ra một sự kiện có lợi và thu hút người tham dự cũng như các nhà tài trợ.

Đại dịch sẽ tiếp tục thúc đẩy sự phát triển về nội dung video, hội thảo trên web (webinar) và các sự kiện ảo. Hầu hết các công ty sẽ chỉ định một “người đứng đầu biết nói” và / hoặc các thành viên trong nhóm cụ thể để phát triển tất cả những trải nghiệm như vậy.

Xu hướng Content Marketing 13: Hãy suy nghĩ về làm việc từ xa – Remote Working.

Năm 2021 sẽ là năm làm việc từ xa lớn nhất trong lịch sử. Các nhà làm content marketing sẽ điều chỉnh mọi thứ họ làm cho bối cảnh theo hình thức ‘từ xa’. Định dạng, thiết bị, chủ đề biên tập – tất cả đều có trên bàn làm việc.

Đại dịch sẽ không có kết thúc thực sự, chúng ta sẽ làm việc tại nhà nhiều hơn. Vì vậy, marketing và nhà lãnh đạo sẽ phải tập trung hoàn toàn trực tuyến để tiếp cận khách hàng, đặt các nhà content marketer lên hàng đầu.

Xu hướng Content Marketing 14 trong năm 2021: Tập trung vào kỷ nguyên của video.

Video và podcast sẽ đóng một vai trò to lớn trong các xu hướng chính về content marketing cho các nhà marketer vào năm 2021.

Thay vì các sự kiện và trải nghiệm trực tiếp, việc cung cấp nhiều cách sáng tạo hơn để người tiêu dùng kết nối với thương hiệu sẽ là chìa khóa quan trọng.

Hai loại nội dung này cho phép người làm marketing có cơ hội sáng tạo, kể một câu chuyện sản phẩm hấp dẫn và kết nối với khán giả mục tiêu của họ theo một cách trực quan và dễ cảm nhận hơn.

Hãy xem những người phát trực tiếp (streamer). Xem cách họ sử dụng công nghệ để kết nối với khách hàng. Xem cách họ kể một câu chuyện – trong nhiều giờ – trong nhiều ngày liên tục.

Xem video trên YouTube về cách họ thiết lập không gian của mình. Xem cách họ hiểu khách hàng của mình. Xem cách họ tương tác với khách hàng. Xem họ là một phần của khách hàng của họ như thế nào.

Vào năm 2021, kỳ vọng các nhà content marketer (những người thông minh) sẽ giống những người phát trực tiếp hơn.

LinkedIn sẽ tiếp tục cung cấp cho giao diện người dùng của mình các tính năng giúp video trở nên tốt hơn nữa, chẳng hạn như bộ lọc cho tin nhắn gốc và video, bổ sung cho mục ‘Câu chuyện’ (nhãn dán, mẫu, tạo tùy chỉnh), video- nền tảng hội nghị, live-stream cho tất cả mọi người mà không cần công cụ của bên thứ ba.

Những người sử dụng LinkedIn để bán hàng sẽ phải vượt qua nỗi sợ hãi và bắt đầu thích nghi với việc sử dụng video vì lợi ích của chính họ. Theo dự đoán của chúng tôi, LinkedIn sẽ giúp người dùng làm điều đó dễ dàng hơn.

Xu hướng Content Marketing 15: Kết nối off-site video với văn bản on-site.

Các nhà content marketer định hướng tương lai phải kết hợp nội dung viết trên trang web với nội dung video được nhúng ngoài trang web (chẳng hạn là YouTube), đặc biệt là đối sánh từ khóa 1-1 giữa hai kênh.

Video sẽ không thay thế văn bản để làm ‘nhiên liệu’ chính cho sự phát triển dựa trên nội dung mà nó chỉ có thể làm cộng hưởng mà thôi.

Xu hướng Content Marketing 16: Hãy tận dụng podcasts.

Năm 2021 sẽ là năm của sự lắng nghe. Podcast sẽ ngày càng phổ biến khi sự mệt mỏi với màn hình ngày càng tăng lên. Với rất nhiều lượt xem, mọi người đang tìm kiếm một cách mới để tiêu thụ phương tiện truyền thông phù hợp với cuộc sống hàng ngày của họ.

Văn hóa làm việc tại nhà sẽ không biến mất vào năm 2021. Kết quả tất yếu của tất cả các cuộc gọi Zoom mà chúng ta đã thấy sẽ là tình trạng ‘mỏi màn hình’ – một sự thay đổi cực kỳ phù hợp đối với các nhà làm content marketing.

Hãy cung cấp nội dung ở định dạng âm thanh hoặc với thành phần âm thanh mạnh mẽ sẽ giúp chúng ta thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu bên ngoài màn hình.

Xu hướng Content Marketing 17 trong năm 2021: Xây dựng trải nghiệm tốt hơn.

Chúng ta sẽ cần tập trung ít hơn vào các công cụ và nhiều hơn vào chiến thuật của chúng ta. Xây dựng trải nghiệm con người tốt hơn sẽ là một cuộc chiến khốc liệt.

Với các sự kiện trực tiếp hay các chiến dịch địa phương đang tạm dừng, tất cả đều diễn ra trên các kênh kỹ thuật số. Mọi kênh kỹ thuật số như email, quảng cáo hay mạng xã hội sẽ luôn liên kết đến một phần nội dung.

Nhưng cơ hội chỉ liên kết đến những trải nghiệm nội dung đầy đủ, nơi mọi thứ từ đề xuất đầu tiên đến các giai đoạn tiếp theo đều cảm thấy được cá nhân hóa cho người mua.

Bằng cách suy nghĩ nhiều hơn về những điểm đến này, các nhà làm marketing sẽ tăng cường tương tác và đẩy nhanh hành trình mua hàng hơn.

Mặc dù chúng ta đã thấy những ví dụ tuyệt vời về các thương hiệu và nhà marketer nổi lên trong dịp này trong năm 2020, nhưng năm 2021 sẽ tạo ra bước đột phá mới với tiếp thị nội dung trải nghiệm kết hợp giữa khả năng tiếp cận của nội dung kỹ thuật số với kết nối cảm xúc của trải nghiệm trực tiếp.

Xu hướng Content Marketing 18: Hãy thực tế.

Chúng ta sẽ chứng kiến sự ra đời của “nội dung thực tế” trong thế giới kinh doanh. Mong đợi nhiều nội dung không có kế hoạch, thẳng thắn và tập trung vào con người.

Thay vì viết kịch bản, chỉnh sửa và trau chuốt, chúng ta sẽ thấy thành công hơn với những nội dung chưa được chỉnh sửa nhiều và chân thực một cách tự nhiên.

Năm 2020 là năm mà nội dung “xác thực” (authentic content) cuối cùng đã trở thành một thứ thiết yếu.

Sử dụng tính xác thực và tính dễ bị tổn thương trong tiếp thị nội dung của bạn sẽ khiến bạn trở nên khác biệt vào năm 2021. Tất cả chúng ta đều bị tổn thương vào năm 2020.

Khách hàng của chúng ta dường như khao khát được kết nối với bất kỳ ai và mọi thứ, và những thương hiệu thành công sẽ hạ màn và tiết lộ cảm xúc của họ sẽ giành chiến thắng.

Hãy sử dụng sự đồng cảm nhiều nhất có thể – đừng bỏ qua nó trong mỗi phần nội dung mà bạn xuất bản.

Xu hướng Content Marketing 19: Điều chỉnh theo nhu cầu của khách hàng.

Ai sẽ chiến thắng vào năm 2021? Đó phải là các nhà làm marketing thực sự đồng cảm với hoàn cảnh của mọi người ngày nay.

Giữ liên lạc với cảm nhận của khách hàng, những gì họ cần hiện tại và những gì họ sẽ cần tiếp theo. Nội dung của bạn càng chỉnh chu, mọi người sẽ cảm nhận tốt hơn về thương hiệu của bạn.

Các nhà làm content marketing có thể mong đợi việc sáng tạo nội dung đồng cảm của họ lên một tầm cao mới vào năm 2021.

Toàn bộ thông điệp “chúng ta cùng nhau” đều là tốt, nhưng các content marketer nên tập trung để tìm hiểu chi tiết hơn về nhu cầu của khách hàng ngoài chủ đề về những ‘nỗi đau’ do đại dịch mang lại.

Content marketing sẽ tiếp tục xu hướng tập trung vào nhu cầu của khách hàng nhưng nhắm mục tiêu đến toàn bộ người tiêu dùng chứ không chỉ là người mua hàng.

Ranh giới giữa cuộc sống cá nhân và cuộc sống công việc của chúng ta đã mờ đi rất nhiều trong năm qua.

Các nhà làm marketing cần đi sâu hơn vào nhu cầu, cuộc sống và cảm xúc của khách hàng – marketing trò chuyện, phỏng vấn khách hàng trực tiếp, lắng nghe mạng xã hội mạnh mẽ hơn và hơn thế nữa.

Nội dung sẽ chuyển sang phong cách cực kỳ cá nhân, thân mật và tình cảm. Tập trung vào các nỗi đau, các nhà marketer sẽ xây dựng các câu chuyện để giáo dục khách hàng với mong muốn thực sự giúp họ thành công.

Các chiến lược của bạn nên tập trung vào con người hơn trong nỗ lực tạo ra các mối quan hệ dựa trên lòng trắc ẩn và sự đồng cảm bên cạnh sự tin tưởng.

Vào năm 2021, chúng ta có thể mong đợi sự đồng cảm sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến các quyết định content marketing.

Duy trì đà phát triển hiện tại là rất quan trọng, vì khách hàng hơn bao giờ hết mong đợi các thương hiệu trở nên chân thực, nhanh nhạy và phù hợp với bối cảnh rộng lớn hơn của họ.

Sự duyên dáng, sự đồng cảm và sức sáng tạo mới sẽ nở rộ trong các nhà content marketer vào năm 2021.

Những phẩm chất này sẽ lấp đầy năm tới với những cơ hội mới độc đáo cho các nhà làm marketing đồng cảm, những người nắm lấy chúng và đưa tất cả chúng ta vào những cuộc phiêu lưu tiếp thị nội dung thú vị sau đại dịch.

Xu hướng Content Marketing 20 trong năm 2021: Đào sâu dữ liệu của khách hàng.

Các nhà content marketer thành công nhất sẽ phát triển insights về những suy nghĩ đang thay đổi và mô hình mua hàng của khách hàng vào thời điểm quan trọng này.

Các sự kiện hiện tại có tác động như thế nào đến cách họ tương tác với cá nhân và thương hiệu hay công ty của bạn? Kiến thức đó sẽ là nền tảng cho mọi nỗ lực liên quan đến nội dung của bạn.

Năm 2021 sẽ kéo theo một lượng lớn những người lao động thiếu việc làm và tìm kiếm các cách để tiết kiệm hoặc phát triển doanh nghiệp của họ. Tất cả chúng ta đều muốn tìm ra những cách mới để làm những việc cũ.

Chúng ta háo hức với những phát hiện mới dựa trên những gì khách hàng thích hoặc không thích. Nghiên cứu trải nghiệm người dùng để tìm ra những gì hoạt động tốt nhất hiện tại sẽ thành công.

Xu hướng Content Marketing 21: Giao tiếp bằng sự đồng cảm và niềm tin cũng là một xu hướng làm content marketing hiệu quả.

Niềm tin sẽ trở thành yếu tố quan trọng nhất trong hành vi của người tiêu dùng. Mọi người khao khát tính minh bạch và xác thực sẽ tràn đến các nền tảng hay doanh nghiệp khiến họ cảm thấy an toàn và có giá trị nhất.

Vào năm 2021, hơn bao giờ hết, mọi người sẽ trở thành người tiêu dùng có ý thức và mong đợi các thương hiệu chứng minh rằng tác động của họ đối với thế giới là tích cực.

Các nền tảng sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ nội dung. Ví dụ, Twitter và Facebook bắt đầu dán nhãn hoặc thậm chí đối chiếu thông tin gây hiểu lầm trong năm nay.

Sự tự điều chỉnh đó sẽ tiếp tục. Nó có thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực tùy thuộc vào cách các nền tảng triển khai hướng dẫn này.

Năm 2021 sẽ là năm chúng ta chứng kiến các thương hiệu hoàn toàn chấp nhận content marketing bằng sự đồng cảm.

Những thương hiệu giành được trái tim và tâm trí của người tiêu dùng vào năm 2021 sẽ là những thương hiệu có sứ mệnh rõ ràng cho hoạt động content marketing hay tiếp thị nội dung của họ.

Sứ mệnh cộng hưởng với các giá trị, các vấn đề xã hội và môi trường của những người mà họ phục vụ đồng thời thu hút khách hàng để cùng nhau tạo ra thay đổi tích cực.

Sự nhạy cảm với quyền riêng tư dữ liệu đang gia tăng. Các nhà content marketer thành công sẽ phải trở thành những người có ảnh hưởng, những người sẵn sàng ‘trở nên dễ bị tổn thương’ và là ‘con người’, những người có ảnh hưởng đó sẽ trở thành người ủy thác cho chính thương hiệu.

Xu hướng Content Marketing 22: Xu hướng sử dụng những nội dung có mục đích.

Các nhà tiếp thị nội dung muốn sự đầu tư và hỗ trợ từ các nhà lãnh đạo cấp cao của họ để “tiếp thị có mục đích” và ưu tiên sử dụng mục đích xã hội cốt lõi của thương hiệu của họ trên thế giới như một phương tiện xác thực, giúp xây dựng lòng tin.

Họ cũng muốn đầu tư vào giáo dục trong toàn bộ công ty, họ cần những người đồng nghiệp khác hiểu rằng làm content marketing là công việc của tất cả mọi người – đó là khi những câu chuyện thực sự về sự đổi mới ra đời, điều này khiến công việc của các content marketer trở thành một công việc “kể chuyện” hơn là ‘dựng chuyện’.

Các thương hiệu sẽ muốn kể nhiều câu chuyện hơn xung quanh mục đích xã hội của họ.

Tại sao ư?

Họ đang phải đối mặt với áp lực từ người tiêu dùng để cho thấy họ đang làm những điều đúng đắn; họ đang chịu nhiều áp lực pháp lý hơn để cho thấy họ nghĩ về nhiều thứ hơn chỉ là lợi nhuận của họ.

Và họ đang chịu áp lực từ các nhà đầu tư lớn để chứng tỏ họ là những doanh nghiệp lâu dài có trách nhiệm. Đó là cơ hội vàng để content marketing tỏa sáng thông qua cách kể chuyện.

Xu hướng Content Marketing 23: Hãy cung cấp yếu tố con người ngay cả trong môi trường ảo.

Chúng ta không thể làm công việc của mình hoặc thậm chí nhìn thấy gia đình của mình mà không có công nghệ. Vào năm 2021, những trải nghiệm nội dung ý nghĩa, đáng nhớ nhất sẽ là những trải nghiệm mang tính nhân văn, đàm thoại, nghệ thuật và xác thực.

Vào năm 2021, khách hàng của chúng ta đang xem chúng ta là nguồn lực, có chỗ đứng và có liên quan. Chúng ta muốn sắp xếp hợp lý và tự động hóa bao nhiêu thì khách hàng của chúng ta cũng khao khát được tiếp cận, theo dõi và cá nhân hoá bấy nhiêu. Tính nhân văn trong thương hiệu cho năm 2021 thực sự quan trọng và hơn thế nữa.

Xu hướng Content Marketing 24 trong năm 2021: Hợp tác với những người có ảnh hưởng.

Thay vì tuyển một nhà tiếp thị truyền thông xã hội, các thương hiệu có thể tuyển những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội. Thương hiệu sẽ có được phạm vi tiếp cận và người có ảnh hưởng thì sẽ nhận được mức phí phù hợp.

Năm 2021 sẽ là năm mà thế giới content marketing đặt trọng tâm vào việc phân phối và khuếch đại nội dung.

Việc tối ưu hóa việc tạo ra nội dung phần lớn đã được giải quyết. Giờ đây, sự khác biệt giữa người chiến thắng và kẻ tụt hậu sẽ là số lượng nội dung được xem và nghe.

Càng ngày, các content marketer sẽ bắt đầu quay lưng lại với các quảng cáo có trả phí và chuyển hướng sang những người có ảnh hưởng để đạt được phạm vi tiếp cận và hiển thị cần thiết.

Năm 2021 sẽ chứng kiến sự hội tụ lớn đầu tiên của content marketing và influencer marketing hay tiếp thị người có ảnh hưởng.

Những người làm marketing nên vượt ra khỏi bản thân và hòa mình vào các cộng đồng có liên quan đến ngành. Xây dựng mối quan hệ với các microinfluencers.

Bằng cách thu thập thông tin chi tiết từ những người sáng tạo, bạn có thể chuyển giao điều đó cho khách hàng của mình để tạo những nội dung mang tính xác thực và sử dụng ngôn ngữ của họ.

Xu hướng Content Marketing 25: Tính bảo mật được nâng cao.

Quyền riêng tư của người tiêu dùng và sự hạn chế sử dụng cookie (mã dùng để theo dõi người dùng) của bên thứ ba sẽ buộc các nhà marketer phải suy nghĩ lại về chiến lược quảng cáo kỹ thuật số của họ.

Các thương hiệu sẽ có xu hướng chuyển sang nội dung và bối cảnh để kể các câu chuyện của họ, từ đó tạo kết nối người tiêu dùng thực sự theo cách tuân thủ quyền riêng tư.

Vì cookies sẽ ngừng hoạt động vào năm 2021 khi mối quan tâm về dữ liệu tăng lên, các thương hiệu sẽ cần phải tìm các phương tiện khác để xác định (và nuôi dưỡng) khách hàng.

Xu hướng Content Marketing 26 trong năm 2021: Xây dựng nền tảng riêng.

Các công ty sẽ ngừng phân phối nội dung trực tuyến trên các phương tiện truyền thông và các kênh không phải của họ.

Họ sẽ phải dẫn khách hàng đến các nền tảng nội dung của riêng họ – nơi họ có thể xây dựng tệp khách hàng trung thành mà không có sự can thiệp cũng như các thuật toán không đáng tin cậy của các công ty công nghệ.

Content marketing đã chiến thắng. Việc xây dựng tệp khách hàng thuộc sở hữu riêng của doanh nghiệp là một phần tiêu chuẩn của thực tiễn kinh doanh.

Xu hướng Content Marketing 28: Hãy trao cho người tiêu dùng những thứ họ muốn.

Bây giờ là cơ hội lớn nhất để các nhà làm content marketing nhớ rằng mức độ liên quan trên quy mô lớn là công việc ưu tiên hàng đầu. Để mang lại mức độ liên quan thực sự, chúng ta phải nâng cao mức độ hiểu biết về mục tiêu, tình huống và cảm xúc của người tiêu dùng – và cách chúng ta có thể duy trì các cuộc trò chuyện cá nhân trên diện rộng.

Điều đó có nghĩa là bạn sẽ phải sử dụng mô hình 5W (một sự phân loại bao gồm: của ai, cái gì, ở đâu, khi nào và tại sao) để giúp khách hàng trên suốt hành trình mua hàng của họ đối với doanh nghiệp bạn.

Xu hướng Content Marketing 29: Bạn có thể làm ít hơn hoặc nhiều hơn, nhưng phải tốt hơn.

Chúng ta có thể sẽ thấy rất nhiều người làm marketing hướng đến cách tiếp cận làm ít hơn và tốt hơn. Họ dường như sẽ quay trở lại các nguyên tắc cơ bản của việc phát triển nội dung.

Rất nhiều thương hiệu hiện đang buộc phải xem xét lại điều gì khiến họ trở nên độc đáo và cách tạo nội dung mà khách hàng của họ muốn hơn là ưu tiện tạo những thứ mà đội nhóm marketing muốn.

Tiếp thị nội dung sẽ trải qua quá trình chuyển đổi lớn nhất từ trước đến nay. Vào năm 2020, khi đại dịch đã trở thành một phần của đa số mọi người, tiếp thị nội dung sẽ phải nắm bắt cuộc sống của mọi người một cách cụ thể hơn, phản ánh đời sống chân thực hơn.

Năm 2021 là năm tiếp thị nội dung trở lại với những điều cơ bản. Điều đó có nghĩa là tạo ra nội dung thực sự hữu ích, nhiều thông tin, giải trí và hấp dẫn để kết nối với khách hàng lý tưởng của bạn mà không phải là một chiêu trò bán hàng bóng bẩy.

Xu hướng Content Marketing 30: AI sẽ giải quyết các thách thức về nội dung và ROI.

Hầu hết các công ty đều muốn xuất bản nhiều nội dung nhất có thể trừ khi họ bị hạn chế bởi nguồn lực và ngân sách.

Bạn có thể xuất bản nhiều hơn nhưng không được làm mất đi tính toàn vẹn của tiếng nói và quan điểm thương hiệu của mình.

Sự tin tưởng và sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) vào quá trình tạo và tối ưu hóa nội dung sẽ ngày càng tăng và được áp dụng rộng rãi hơn.

Các nhà tiếp thị nội dung sẽ phải học cách nắm bắt và sử dụng AI như một phương tiện trợ giúp trong quá trình tạo nội dung của họ.

Cá nhân hóa có lẽ là chìa khóa thành công của ngành hàng công nghiệp B2B. Theo như nhiều dự đoán, tiếp thị nội dung sẽ được định hướng theo cá tính và các nhà content marketers có thể tạo ra các nội dung được cá nhân hóa cao dựa trên nền tảng của AI.

Nội dung sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với từng cá nhân để tăng mức độ tương tác theo cấp số nhân.

Trí tuệ nhân tạo sẽ giải quyết các vấn đề ROI của tiếp thị nội dung hay content marketing.

Họ có thể sử dụng AI để hiểu rõ hơn suy nghĩ của người tiêu dùng trong thời kỳ đại dịch từ đó mang lại kết quả kinh doanh như số lượng khách hàng tiềm năng hay chuyển đổi một cách hiệu quả hơn.

Và điều này cũng sẽ dẫn đến một lượng ngân sách lớn hơn sẽ dành cho toàn bộ hoạt động tiếp thị nội dung.

Xu hướng Content Marketing 31: Hãy kết nối với công nghệ.

Chúng ta cũng sẽ thấy sự gia tăng trong việc sử dụng những công nghệ mới. Người dùng trực tuyến sẽ yêu cầu không chỉ những cách tương tác tốt hơn mà còn mới hơn.

Việc chuyển đổi sang làm việc tại nhà đã thúc đẩy nhanh chóng đến các doanh nghiệp phải thực hiện chuyển đổi số, điều này dẫn đến một điều tất yếu cho các nhà tiếp thị nội dung là phải thích ứng nhanh với các xu hướng sử dụng những công nghệ mới.

Vào năm 2021, các nhà tiếp thị nội dung nên mong đợi sẽ sử dụng nhiều trí thông minh hơn được tích hợp với công nghệ của mình để chiến lược nội dung ngày càng gần gũi với khách hàng mục tiêu hơn.

Xu hướng Content Marketing 32 trong năm 2021: Cung cấp một tia sáng để giúp khách hàng thoát ra khỏi những bóng tối.

Nội dung được sử dụng trong năm 2021 sẽ chuyển sang hướng siêu thực.

Các chủ đề nội dung năm 2021 sẽ tập trung vào sự trấn an khi đối mặt với nỗi sợ hãi, sự đoàn kết khi đối mặt với sự đơn độc, sự phản kháng khi đối mặt với sự áp bức và sự sống khi đối mặt với sự thận trọng.

Mọi thứ đã có thể trở nên tối tăm hơn trong những năm vừa qua và khi chúng làm như vậy, khách hàng sẽ dễ dàng đón nhận những tia sáng hơn.

Các nhà tiếp thị nội dung tốt nhất sẽ tạo ra các tác phẩm thừa nhận những bóng tối của thực tế trong khi để chủ nghĩa thoát ly lấp đầy những khoảng trống còn lại.

Xu hướng Content Marketing 33: Tập trung vào kết quả cho đối tượng mục tiêu và thương hiệu.

Vào năm 2021, chỉ những thương hiệu có thể cam kết mới giành chiến thắng trong lĩnh vực content marketing. Vậy các marketer có thể làm gì để xây dựng điều này?

Bạn có thể xuất bản nội dung một cách nhất quán dựa trên các nghiên cứu rõ ràng về từ khóa. Bạn pha trộn một cách hài hoà giữa nội dung dạng dài và dạng ngắn. Bạn am hiểu khách hàng và đối tác của mình.

Các thương hiệu tận dụng tối đa yếu tố cá nhân hoá sẽ giành được nhiều thành công hơn vào năm 2021. Bên cạnh đó, việc tập trung vào ROI của nội dung có thể giúp thương hiệu giải quyết tình trạng hỗn loạn về nội dung ở những thời điểm hiện tại.

2021 cũng sẽ là năm mà các content marketer cần tập trung nhiều hơn vào việc chứng minh mức độ hiệu quả của việc sử dụng ngân sách cũng như toàn bộ nỗ lực marketing của họ với doanh nghiệp.

Xu hướng Content Marketing 34 trong năm 2021: Tập trung vào những câu trả lời tốt nhất, thay vì dài nhất hoặc ngắn nhất.

Vào năm 2021, dự kiến là các nhà quản lý marketing sẽ dành nhiều thời gian hơn để đào tạo lại các nhà sản xuất nội dung về ý nghĩa của việc tạo ra các câu trả lời tốt nhất có thể cho câu hỏi của người dùng thay vì là các nội dung dài nhất hoặc chuyên sâu nhất.

Đôi khi câu trả lời tốt nhất chỉ cần là một câu, một bảng so sánh hoặc một biểu đồ nào đó chứ không hẳn là các văn bản hoặc video rất dài với nhiều lời giải thích.

Những người làm content marketing sẽ tiếp tục thử nghiệm với những nội dung dạng dài và dạng ngắn. Một số nhóm đối tượng mục tiêu sẽ có thời gian để khám phá những lời giải thích sâu sắc. Trong khi những người khác sẽ chỉ muốn những điểm nổi bật ngắn gọn.

Xu hướng Content Marketing 35: Nội dung cần được tối ưu hoá nhiều hơn.

Năm 2021 phải là năm của việc tối ưu hóa nội dung. Nhà tiếp thị nội dung cần xác định nội dung cần được tối ưu hóa và cập nhật nội dung đó cùng với các yếu tố về SEO để nội dung trở nên hiệu quả hơn.

Chúng ta không chỉ cần tập trung nhiều hơn nữa vào các hành động có mục đích và bền vững với tư cách là thương hiệu, chúng ta cũng sẽ thêm các mục tiêu gắn liền với sự bền vững vào nội dung của mình.

Điều này có nghĩa là bên cạnh việc sử dụng nội dung để đáp ứng các mục tiêu ngắn hạn, chúng ta cần chuẩn bị sâu hơn cho các mục tiêu bền vững dài hạn.

Xu hướng Content Marketing 36 trong năm 2021: Nội dung sẽ cần được chứng minh.

Sau một năm với đầy những yếu tố bất ổn và mơ hồ, việc xây dựng lòng tin thông qua những nội dung có thẩm quyền là điều rất cần thiết.

Đó là những nội dung chuyên sâu được tạo bởi các chuyên gia, nội dung kết nối nhiều hơn với các nguồn tin đáng tin cậy, những nơi có thể giúp nội dung của thương hiệu được hiện diện nhiều hơn với nhiều tương tác hơn.

Xu hướng Content Marketing 37: Content marketing cần đáp ứng nhu cầu về khách hàng tiềm năng.

Nhiều thương hiệu đã tạo ra phần lớn khách hàng tiềm năng của họ bằng cách tài trợ và tham gia các hội nghị trong ngành.

Các hội nghị ảo đã chứng minh rằng mọi người đều có thể nhận được thông tin họ cần mà không cần phải có mặt ở các văn phòng hay trụ ở cố định.

Ngoài ra, với một mẫu content marketing hấp dẫn thì các chỉ số như lượt xem, thích, chia sẻ hay bình luận là chưa đủ, nó cũng cần giúp thương hiệu tạo ra khách hàng tiềm năng.

Xu hướng Content Marketing 38: Nội dung cần hữu ích hơn.

Trong những năm trước, trong và đặc biệt là sau đại dịch. Mọi người đều đang cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng, và do đó họ có thể trở nên khắt khe hơn với những thứ mà thương hiệu cung cấp đến họ.

Nếu nội dung của bạn không cực kỳ nhất quán và hữu ích, bạn có thể bị loại bỏ. Bạn nên biết rằng khách hàng không chỉ là một người tiêu dùng, tức họ có thể mua hàng của bạn, họ còn là một con người, một người sẵn sàng ủng hộ thương hiệu.

Xu hướng Content Marketing 39 trong năm 2021: Sự suy giảm trong quảng cáo TV.

Đại dịch đã chứng minh với chúng ta hai điều: Các chương trình phát sóng trên TV đã quá lỗi thời và phát trực tuyến đã giành chiến thắng.

Vào năm 2021, các CMO thông minh sẽ chuyển ngân sách từ các kênh truyền hình sang các trải nghiệm tiếp thị nội dung mới để bắt đầu hoặc mở rộng các mối quan hệ có ý nghĩa hơn với khách hàng.

Xu hướng Content Marketing 40: Đặt nội dung vào trọng tâm của mọi thứ.

Nội dung là trung tâm của bất kỳ chương trình marketing và truyền thông nào kể từ năm 2021. Đó là nơi chúng ta bắt đầu xây dựng mọi chiến dịch theo mô hình PESO (Paid, Earned, Social, Owned.

Không có nội dung, bạn không có gì để chia sẻ trên mạng xã hội, không có gì để thúc đẩy sự tương tác thông qua mạng xã hội và tìm kiếm có trả phí, và cũng chắc chắn bạn không có gì để chứng minh khả năng lãnh đạo tư tưởng và chuyên môn của mình.

Xu hướng Content Marketing 41: Đầu tư cho những kết quả tốt hơn.

Các nhà tiếp thị nội dung sẽ phải chi nhiều tiền hơn để tạo ra các nội dung tốt hơn nếu họ muốn có được những kết quả nổi bật vào năm 2021.

Những nội dung gây được sự chú ý sẽ cần phải sáng tạo hơn, có tác động nhiều hơn và tạo ra sự khác biệt cho người đọc, những thứ thực sự giúp họ hoàn thành công việc của mình tốt hơn, đạt kết quả tốt hơn, hiệu quả hơn…

Xu hướng Content Marketing 42 trong năm 2021: Sự phát triển của các kiểu nội dung giáo dục.

Những nội dung mang tính giáo dục (educational content) sẽ trở thành xu hướng content marketing mới và “nóng” hơn. Các nhà tiếp thị B2B am hiểu nội dung sẽ mang lại các giá trị thực sự cho khách hàng tiềm năng, xây dựng lòng tin và nuôi dưỡng họ cho đến khi họ sẵn sàng mua hàng.

Một nghiên cứu của Conductor cho thấy những nội dung giáo dục chất lượng cao làm tăng khả năng mua hàng của khách hàng tiềm năng lên đến 131%.

Nội dung giáo dục cũng là một công cụ giúp các khách hàng trở nên trung thành hơn, tốt hơn, đồng thời giảm chi phí phục vụ về tổng thể nhiều hơn.

Xu hướng Content Marketing 43: Hình ảnh hoá dữ liệu.

Nhiều người hơn đang ngày càng quan tâm đến các dữ liệu được hình ảnh hoá. Chúng ta sẽ chứng kiến rất nhiều cách kể chuyện theo hướng dữ liệu và sáng tạo hơn vào năm 2021.

Xu hướng Content Marketing 44: Tập trung vào các từ khoá dài.

Việc phát triển nội dung cho các truy vấn dài (long-tail) có lượng tìm kiếm thấp sẽ rất quan trọng để giành chiến thắng trong hoạt động tìm kiếm vào năm 2021.

Không gian tìm kiếm đã bão hòa cho các cụm từ dạng ngắn, nhưng những kiểu từ khoá này có thể cung cấp thêm thông tin về các chủ đề với các từ khoá dài hơn.

Xu hướng Content Marketing 45: Mọi người sẽ quan tâm nhiều hơn đến thuật ngữ “có cấu trúc”.

Chúng ta có thể chứng kiến nhiều cuộc thảo luận hơn giữa các nhà tiếp thị nội dung về các nội dung có cấu trúc và dữ liệu có cấu trúc. Siêu dữ liệu (Metadata) được áp dụng cho nội dung giúp cho cả rô bốt (công cụ tìm kiếm) và con người dễ tìm kiếm hơn, dễ hiểu hơn.

Xu hướng Content Marketing 46 trong năm 2021: Ưu tiên trải nghiệm nội dung trên thiết bị di động.

Trong suốt đại dịch, có lẽ các chiếc điện thoại thông minh là “vật bất ly thân” của đa số chúng ta. Các content marketer phải nhận ra rằng thiết bị di động sẽ là trung tâm cho sự tồn tại và phát triển của họ.

Tiếp thị nội dung sẽ chuyển sang sử dụng các nội dung ưu tiên cho thiết bị di động khi mức tiêu thụ nội dung qua thiết bị di động liên tục bùng nỗ trong những năm gần đây.

Xu hướng Content Marketing 47: Các content marketer cần tìm kiếm những thứ mới.

Vào năm 2021, các nhà tiếp thị nội dung sẽ cần phải nhìn ra bên ngoài ngành nghề kinh doanh cụ thể của họ để tìm kiếm các cảm hứng hay xu hướng mới.

Điều này sẽ dẫn đến những nội dung sáng tạo hơn, nổi bật hơn so, truyền cảm hứng nhiều hơn cho mọi người muốn xây dựng các mối liên kết cảm xúc mạnh mẽ với thương hiệu.

Xu hướng Content Marketing 48: Xác nhận các giả thuyết của nội dung.

Cuối cùng, khi chúng ta đang sống trong một thế giới VUCA , mọi thứ chúng ta nghĩ và dự báo đều có thể sai, do đó đừng bao giờ thôi việc thử nghiệm và xác nhận lại các giả thuyết của bạn. Thử nghiệm và học hỏi nên là kim chỉ nam cho sự phát triển của mọi doanh nghiệp trong một thế giới mới, đầy bất ổn và mơ hồ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Xây dựng một chiến dịch Content Marketing hiệu quả với 10 bước

Content marketing hay tiếp thị nội dung không khó như bạn nghĩ. Hãy tham khảo ngay 10 bước sau để thực hiện một chiến dịch Content Marketing hiệu quả và thành công.

chiến dịch Content Marketing
10 bước để xây dựng một chiến dịch Content Marketing hiệu quả

Điều gì tạo nên thành công cho các chiến dịch content marketing tạo ra được nhiều khách hàng tiềm năng trong B2B và B2C?

Dưới đây là 10 bước để bạn có thể bắt đầu xây dựng cho mình một chiến dịch Content Marketing hiệu quả.

Bước 1: Xác định đối tượng mục tiêu (TA) và nhu cầu thông tin của họ.

Trong B2B, việc xác định đối tượng mục tiêu bao gồm việc hiểu biết về ngành, quy mô công ty, chức danh, trách nhiệm, trình độ học vấn và mức độ hiểu biết của khách hàng tiềm năng về chủ đề bạn đã chọn, cũng như cách họ sử dụng loại sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trong công việc kinh doanh của họ.

Bạn cũng nên nghĩ về nhu cầu thông tin của khách hàng tiềm năng ở các giai đoạn của quá trình mua hàng (Customer Journey) mà bạn đang tiếp cận họ.

Bước 2: Lên chiến lược hoặc kế hoạch sản xuất nội dung hữu ích.

Một kế hoạch nội dung mang tính chiến lược (strategic content plan) là một kế hoạch trong đó việc xuất bản và phân phối nội dung phải giải quyết được một vấn đề marketing nào đó.

Một kế hoạch nội dung hữu ích (useful content plan) cung cấp thông tin có giá trị cho khách hàng tiềm năng trong công việc của họ nhưng không phải là chiêu trò bán hàng cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Ví dụ: một người chuyên kinh doanh về bán lại máy tính có thể cung cấp cho khách hàng tiềm năng một báo cáo đặc biệt về cách ngăn chặn mất mát dữ liệu hoặc tránh tin tặc, phần mềm độc hại và vi rút.

Loại thông tin hữu ích này không nên nhắm mục tiêu đẩy nhanh các bước trong chu trình bán hàng hoặc tìm kiếm khách hàng tiềm năng trực tiếp.

Khách hàng tiềm năng sẽ đánh giá cao các mẹo miễn phí và sẽ đáp lại bằng cách xem nội dung của bạn nhiều hơn. Nó giúp xây dựng thiện chí và tạo ấn tượng rằng bạn là một chuyên gia trong lĩnh vực của mình.

Bước 3: Chọn định dạng hoặc phương tiện để truyền tải nội dung.

Nội dung có thể được trình bày ở nhiều định dạng và phương tiện khác nhau, và sự lựa chọn của bạn có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong sự thành công của một chiến dịch content marketing.

Ngoài các tài liệu hoặc báo cáo có thể tải xuống, còn có nhiều tùy chọn khác như:

  • Cung cấp hội thảo trên web (webinar), khóa học trực tuyến, podcast, đồ họa thông tin (infographic ) hoặc các Poster.
  • Đăng video trên website, Fanpage hoặc YouTube.
  • Gửi một đĩa CD âm thanh hoặc một đĩa DVD.
  • …v.v

Điều quan trọng là bạn phải nghĩ xa hơn những định dạng nội dung nhàm chán thông thường để tạo sự mới mẽ và khác biệt.

Bước 4: Xây dựng một tiêu đề ‘xuất chúng’.

Có lẽ yếu tố lớn nhất quyết định liệu khách hàng tiềm năng của bạn có tương tác hoặc cảm thấy cần thiết với nội dung của bạn hay không là tiêu đề của bạn.

Mục đích của tiêu đề là thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng, tạo ra sự quan tâm và tò mò, từ đó buộc họ phải tương tác với nội dung của bạn.

Bước 5: Bước tiếp theo trong quá trình xây dựng chiến dịch Content Marketing là: Nghiên cứu, tổ chức và viết nội dung.

Số lượng nghiên cứu bạn cần thực hiện phụ thuộc vào kiến ​​thức của bạn về chủ đề đó.

Nhưng ngay cả khi bạn biết rõ về chủ đề này, hãy thực hiện một số nghiên cứu bên ngoài để nâng cao kiến ​​thức của bạn về chủ đề với các sự kiện, số liệu và ý tưởng mới.

Khi bạn đã nghiên cứu và thu thập đủ nội dung của mình, hãy nghĩ về cách sắp xếp và trình bày nó. Bạn trình bày theo kiểu nào? Quy nạp hay diễn dịch chẳng hạn.

Bạn có cần phân đoạn, đánh dấu hay cấu trúc gì mới không?

Cuối cùng, hãy viết nội dung của bạn. Khi nội dung đã hoàn tất, hãy chỉnh sửa để làm cho nó trở nên chặt chẽ hơn, rõ ràng hơn và tốt hơn, sau đó, bạn cũng có thể nhờ một chuyên gia chuyên nghiệp ‘review’ lại nó chẳng hạn.

Bước 6: Tạo Landing Page (Trang đích) của bạn.

Trang đích là một trang (webpage) độc lập với website chính của bạn, nơi khách hàng tiềm năng của bạn có thể ‘ghé thăm’ khi tương tác với nội dung của chiến dịch.

Trên một trang đích được thiết kế phù hợp và hiệu quả, chỉ có hai sự lựa chọn: Yêu cầu để nhận được một thứ gì đó từ bạn (khuyến mãi, nhận bản demo, nhận yêu cầu tư vấn…) hoặc là họ sẽ rời đi.

Do đó, tỷ lệ chuyển đổi (CR) – tức tỷ lệ khách truy cập điền và gửi biểu mẫu cho bạn – trên các trang đích thường cao hơn nhiều so với các trang chủ hoặc website chính khác.

Bước 7: ‘Kéo traffic’ tới Landing Page của bạn.

Làm thế nào để bạn có thể thúc đẩy lưu lượng truy cập vào Trang của mình mà không tiêu hết số tiền hiện có của bạn chỉ trong một vài tuần?

Có một số cách hiệu quả về chi phí để có được lượt truy cập bạn có thể tham khảo:

Chạy quảng cáo Google (Google Ads), thông qua tiếp thị liên kết (Affiliate), Pop-up, email marketing, mua quảng cáo trực tuyến (Digital Ads) hoặc thực hiện tiếp thị lan truyền (viral marketing), quảng cáo trên mạng xã hội (Social Ads)…

Bước 8: Thực hiện các yêu cầu.

Khi khách hàng tiềm năng của bạn truy cập Landing Page và gửi yêu cầu, bạn phải cung cấp thông tin mà khách hàng cần càng sớm càng tốt, trong vòng vài giây hoặc vài phút.

Những công cụ automation là điều bạn cần áp dụng tốt ở giai đoạn này.

Bước 9: Theo dõi.

Sau khi khách hàng tiềm năng cung cấp những thông tin như số điện thoại và địa chỉ email của họ để nhân viên tư vấn có thể liên hệ tư vấn. Bạn nên theo dõi mức độ quan tâm và đo lường chuyển đổi của các nhóm khách hàng đó.

Bạn có thể khai thác những thông tin khác của khách hàng (Personas) trong quá trình tư vấn để sung thêm hiểu biết của bạn về các phân khúc. Một CRM (hệ thống quản lý khách hàng) tốt có thể là công cụ hữu ích cho bạn ở giai đoạn này.

Bước 10: Bước cuối cùng để hoàn thiện một chiến dịch Content Marketing thành công là: Sắp xếp một cuộc hẹn (nếu có).

Những người làm marketing thường xuyên cần được nhắc nhở rằng mục tiêu cuối cùng của content marketing không phải là cung cấp thông tin mà là bán một thứ gì đó.

Vì vậy, cuối cùng, bạn phải thực hiện bước tiếp theo trong quy trình bán hàng, đó là đảm bảo một cuộc hẹn – trực tiếp hoặc qua điện thoại – với khách hàng tiềm năng để thực hiện một số hoạt động bán hàng cá nhân nhất định.

Nếu bạn đã thực hiện đúng các bước từ một đến chín, bạn đã có một số lợi thế bán hàng:

Đầu tiên, bằng cách cung cấp một yêu cầu điền thông tin, bạn sẽ có được nhiều khách hàng tiềm năng hơn (Lead) và do đó bạn sẽ có nhiều cuộc hẹn bán hàng hơn.

Bạn càng có nhiều cuộc hẹn, bạn càng chốt được nhiều doanh số hơn.

Thứ hai, một landing page kể một câu chuyện tốt có thể giúp giáo dục khách hàng tiềm năng của bạn trước các cuộc hẹn bán hàng. Vì vậy, khi bạn trò chuyện ngay cả lần đầu tiên với họ, họ đã biết và có xu hướng mua sản phẩm của bạn.

Thứ ba, nội dung tốt có thể dự báo và giải đáp những thắc mắc phổ biến nhất mà khách hàng có thể gặp phải.

Khi những thắc mắc hay phản đối đó đã được hỏi và trả lời trước các cuộc gọi bán hàng đầu tiên, cuộc trò chuyện (trực tiếp) sau đó có thể tập trung vào những mặt tích cực hơn, bởi vì những tiêu cực đã được xử lý và loại bỏ trước đó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Giang Nguyễn | MarketingTrips

3 thành tố lõi của nội dung bạn cần để khác biệt so với đối thủ

Tiếp thị nội dung hay content marketing đã không còn là một ý tưởng mới. Hầu hết các doanh nghiệp ngày nay đều đã có chiến lược tiếp thị nội dung của riêng họ. Vậy đâu là điểm để bạn có thể ‘toả sáng’.

3 thành tố lõi của nội dung bạn cần để khác biệt so với đối thủ
3 thành tố lõi của nội dung bạn cần để khác biệt so với đối thủ

Theo một công ty nghiên cứu, có tới 2 triệu bài đăng trên blog được xuất bản mỗi ngày. Lượng nội dung (Content) được sản xuất và xuất bản nhiều đến mức nó đã tạo nên một môi trường cực kỳ cạnh tranh giữa các nhà content marketer với nhau.

Một câu hỏi đặt ra là: Liệu bạn có thể làm gì để trở nên khác biệt giữa đám đông kia?

Content là gì

Theo định nghĩa của Vocabulary.com, Content hiện có 2 nghĩa chính khác nhau. Nghĩa thứ nhất là cảm giác “hài lòng hay hạnh phúc về một thứ gì đó”, và nghĩa thứ hai là “nội dung”, ví dụ nội dung của một tiết học Toán có thể Toán cao cấp.

Mặc dù, Content có tận hai nghĩa khác nhau, trong thực tế Content chủ yếu được sử dụng theo nghĩa thứ hai tức là nội dung.

Nội dung hay Content ở đây là khái niệm đề cập đến tất cả những gì có thể được nhìn thấy hay nghe bằng các giác quan thông thường của con người.

Như đã phân tích ở trên, trong khi Content có thể được xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có không ít các quan điểm nhìn nhận sai lầm về thuật ngữ này.

Họ cho rằng, Content chỉ liên quan đến phạm vi ngành Marketing nói chung hay Content chỉ đơn giản là những gì họ vẫn thường thấy khi các thương hiệu đang tìm cách truyền tải nội dung tới khách hàng với ý định làm marketing và bán hàng.

Dưới đây là một số cách bạn có thể sử dụng để tạo ra sự khác biệt cho nội dung hay Content của bạn.

1. Thêm yếu tố nghiên cứu vào chiến lược nội dung của bạn.

Một trong những yếu tố hàng đầu mà hiện hầu hết các nhà làm nội dung đều thiết đó là một bộ phận nghiên cứu đủ tốt.

Thay vì dành nhiều thời gian để chia sẻ những hiểu biết sâu sắc từ bên trong công ty của mình, họ đang sử dụng các số liệu thống kê và nghiên cứu từ các nguồn bên ngoài.

Nhìn vào bất kỳ bài đăng phổ biến nào và bạn sẽ nhận thấy rằng phần lớn trong số đó xoay quanh các con số, thống kê và nghiên cứu, những thứ mà có thể doanh nghiệp của bạn không đủ khả năng để chứng minh sự đúng đắn của nó.

Vậy tại sao công ty của bạn không tự làm điều đó?

Trong khi mọi người đang sử dụng các nghiên cứu chuyên sâu chứng minh rằng X hiệu quả hơn 46% so với Y, thì doanh nghiệp hoặc tổ chức của bạn có thể là người tạo ra dữ liệu này, điều này không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc kinh doanh của mình, mà còn thiết lập công ty của bạn như là một chuyên gia đáng tin cậy trong ngành.

Điều này cũng sẽ giúp bạn xây dựng một mạng lưới liên kết bên ngoài (external links) khi ngày càng có nhiều người tham khảo và trích dẫn các nghiên cứu của bạn.

2. Các liên kết bên ngoài rất quan trọng.

Bạn biết rằng có một mạng lưới các liên kết bên ngoài trỏ về website của bạn là một dấu hiệu rất tích với doanh nghiệp, chúng không những mang lại nhiều lưu lượng truy cập hơn, xây dựng cho bạn nhiều uy tín trong ngành hơn, mà còn hỗ trợ cho SEO nhiều hơn.

Theo Moz, các liên kết bên ngoài cực kỳ quan trọng đối với việc tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm – và bởi vì chúng chỉ ra mức độ phổ biến và liên quan đối với các thuật toán tìm kiếm nên chúng có thể giúp nâng cao thứ hạng của nội dung trên các kết quả tìm kiếm.

Chẳng hạn là một công ty về phát triển nội dung, bạn tạo một báo cáo chuyên sâu chia sẻ các số liệu thống kê và thông tin bổ sung về sức ảnh hưởng của yếu tố cá nhân hóa, báo cáo này vừa có giá trị vừa tạo nên niềm tin cho đối tượng mục tiêu của bạn.

Theo thời gian, bạn nhận thấy rằng các nghiên cứu này không chỉ mang lại lưu lượng truy cập mới có liên quan đến website của bạn mà còn giúp các chủ đề nội dung của nghiên cứu xuất hiện ở TOP kết quả tìm kiếm cho các từ khoá liên quan.

3. Hãy là một kẻ khác biệt.

Nếu bạn đang tìm kiếm một cách đơn giản để làm cho nội dung của mình trở nên thú vị và phù hợp hơn trong năm 2022 và hơn thế nữa, hãy ngừng hoặc giảm bớt việc sử dụng nội dung từ các nguồn nghiên cứu bên ngoài và bắt đầu chia sẻ thứ của riêng bạn.

Bạn không chỉ làm nổi bật các xu hướng thú vị trong ngành của mình mà theo thời gian, bạn sẽ ‘đào tạo’ các nhóm đối tượng mục tiêu và hướng họ đến với bạn như một nguồn tiếp cận nội dung đáng tin cậy.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

LinkedIn liệt kê Top 10 kỹ năng marketing được yêu cầu nhiều nhất năm 2021

Theo đó, một báo cáo mới từ LinkedIn đã liệt kê top 10 kỹ năng marketing được yêu cầu nhiều nhất vào năm 2021 dựa trên dữ liệu tuyển dụng từ các nhà tuyển dụng trên nền tảng.

LinkedIn liệt kê Top 10 kỹ năng marketing được yêu cầu nhiều nhất năm 2021

Một nửa trong số 10 công việc hàng đầu được đăng trên nền tảng LinkedIn thuộc nhóm công việc về Digital và Media.

Các kỹ năng được yêu cầu nhiều nhất cũng cho thấy sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào công nghệ, sự phát triển của các phương tiện truyền thông mạng xã hội và cả SEO.

Dưới đây là một số điểm nổi bật từ báo cáo của LinkedIn:

Top các kỹ năng marketing được yêu cầu nhiều nhất.

Đây là những kỹ năng hiện đang có nhu cầu cao nhất đối với các công việc marketing:

  • Thông cáo báo chí (PR).
  • HTML.
  • Phân tích website.
  • Xúc tiến bán hàng.
  • Hỗ trợ hành chính (Admin).
  • Tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing).
  • Adobe Acrobat.
  • Nhân viên bán lẻ (Retail Sales).
  • Google Analytics.
  • Nhân viên quản trị hệ thống nội dung (CMS).

Mặc dù biết cách viết thông cáo báo chí là kỹ năng cần phải có vào thời điểm hiện tại, nhưng LinkedIn dự đoán rằng việc trở thành chuyên gia về tiếp thị nội dung (Content Marketing) và truyền thông mạng xã hội (Social Media) sẽ là tương lai.

Top những kỹ năng marketing có nhu cầu phát triển nhanh nhất.

  • Instagram.
  • Tiếp thị nội dung (Content Marketing).
  • Giải quyết các vấn đề về sáng tạo.
  • Xây dựng độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness).
  • Xây dựng nhận diện thương hiệu (Branding).
  • Hootsuite.
  • Adobe Premiere Pro.
  • Tự động hóa tiếp thị (Marketing Automation).
  • Trải nghiệm khách hàng (Customer Experience).
  • Tiếp thị trên Facebook (Facebook Marketing).

Trong thị trường việc làm, công việc được tuyển dụng liên quan nhiều đến cung và cầu.

LinkedIn đã xác định các kỹ năng marketing hiện có tỷ lệ cung cầu cao nhất.

Top các kỹ năng theo nguồn cung với thứ tự giảm dần từ trên xuống dưới.

  • Tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing).
  • Quảng cáo (Advertising).
  • Truyền thông mạng xã hội (Social Media).
  • Khoa học dữ liệu (Data Science).
  • Thiết kế đồ họa (Graphic Design).
  • Tiếp thị sản phẩm (Product Marketing).
  • Truyền thông doanh nghiệp (Corporate Communications).
  • Vận hành bán hàng (Sales Operations).
  • phát triển web (Web Development).
  • Viết lách (Writing).

Những kỹ năng thiếu nhất trong tiếp thị kỹ thuật số.

  • Chiến lược kỹ thuật số (Digital Strategy).
  • Omniture (Công cụ phân tích web và tiếp thị trực tuyến).
  • xây dựng backlink.
  • Quảng cáo tìm kiếm (Google Search Ads).
  • SEO ngoài trang (Off-page SEO).

Dưới đây là những điểm nổi bật được bổ sung từ báo cáo liên quan đến SEO:

“… Tiếp thị tìm kiếm đang trở nên ‘nóng’ và SEO vẫn là trọng tâm cốt lõi của chiến lược tiếp thị, đặc biệt khi tìm kiếm bằng giọng nói xâm nhập vào thói quen của khách hàng…

… Tìm kiếm có trả phí và tiếp thị thông qua các công cụ tìm kiếm cũng nằm trong danh sách các kỹ năng hàng đầu mà các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.

Việc có đẩy đủ các kỹ năng về chiến lược kỹ thuật số, Omniture, xây dựng liên kết và SEO off-page có thể khiến bạn trở thành một tài sản đáng mơ ước với nhiều doanh nghiệp.”

Top các công việc marketing có nhu cầu tuyển dụng cao nhất.

  • Digital Marketing Specialist (Chuyên gia tiếp thị kỹ thuật số).
  • Digital Account Executive (Nhân viên quản lý khách hàng số).
  • Social Media Manager (Quản lý phương tiện truyền thông mạng xã hội).
  • Digital Marketing Manager (Quản lý tiếp thị số).
  • Copywriter (Nhân viên sáng tạo nội dung quảng cáo).
  • Account Supervisor (Giám sát khách hàng).
  • Marketing Assistant (Trợ lý tiếp thị).
  • Digital Strategist (Nhà chiến lược số).
  • Marketing Manager (Quản lý tiếp thị).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Content Marketing: 100+ Dự báo về xu hướng năm 2021 (P7)

Một trong nhiều bài học của năm 2020 là chúng ta luôn nhìn về tương lai với tâm thế bất cứ điều gì cũng có thể xảy đến.

Bạn có thể làm ít hơn hoặc nhiều hơn, nhưng phải tốt hơn.

Chúng ta có thể sẽ thấy rất nhiều người làm marketing hướng đến cách tiếp cận làm ít hơn và tốt hơn. Họ dường như sẽ quay trở lại các nguyên tắc cơ bản của việc phát triển nội dung.

Rất nhiều thương hiệu hiện đang buộc phải xem xét lại điều gì khiến họ trở nên độc đáo và cách tạo nội dung mà khách hàng của họ muốn hơn là ưu tiện tạo những thứ mà đội nhóm marketing muốn.

Tiếp thị nội dung sẽ trải qua quá trình chuyển đổi lớn nhất từ trước đến nay. Vào năm 2020, khi đại dịch đã trở thành một phần của đa số mọi người, tiếp thị nội dung sẽ phải nắm bắt cuộc sống của mọi người một cách cụ thể hơn, phản ánh đời sống chân thực hơn.

Năm 2021 là năm Content Marketing trở lại với những điều cơ bản. Điều đó có nghĩa là tạo ra nội dung thực sự hữu ích, nhiều thông tin, giải trí và hấp dẫn để kết nối với khách hàng lý tưởng của bạn mà không phải là một chiêu trò bán hàng bóng bẩy.

AI sẽ giải quyết các thách thức về nội dung và ROI.

Hầu hết các công ty đều muốn xuất bản nhiều nội dung nhất có thể trừ khi họ bị hạn chế bởi nguồn lực và ngân sách.

Bạn có thể xuất bản nhiều hơn nhưng không được làm mất đi tính toàn vẹn của tiếng nói và quan điểm thương hiệu của mình.

Sự tin tưởng và sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) vào quá trình tạo và tối ưu hóa nội dung sẽ ngày càng tăng và được áp dụng rộng rãi hơn.

Các nhà tiếp thị nội dung sẽ phải học cách nắm bắt và sử dụng AI như một phương tiện trợ giúp trong quá trình tạo nội dung của họ.

Cá nhân hóa có lẽ là chìa khóa thành công của ngành hàng công nghiệp B2B. Theo như nhiều dự đoán, tiếp thị nội dung sẽ được định hướng theo cá tính và các nhà content marketers có thể tạo ra các nội dung được cá nhân hóa cao dựa trên nền tảng của AI.

Nội dung sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với từng cá nhân để tăng mức độ tương tác theo cấp số nhân.

Trí tuệ nhân tạo sẽ giải quyết các vấn đề ROI của tiếp thị nội dung hay content marketing.

Họ có thể sử dụng AI để hiểu rõ hơn suy nghĩ của người tiêu dùng trong thời kỳ đại dịch từ đó mang lại kết quả kinh doanh như số lượng khách hàng tiềm năng hay chuyển đổi một cách hiệu quả hơn.

Và điều này cũng sẽ dẫn đến một lượng ngân sách lớn hơn sẽ dành cho toàn bộ hoạt động tiếp thị nội dung.

Hãy kết nối với công nghệ.

Chúng ta cũng sẽ thấy sự gia tăng trong việc sử dụng những công nghệ mới. Người dùng trực tuyến sẽ yêu cầu không chỉ những cách tương tác tốt hơn mà còn mới hơn.

Việc chuyển đổi sang làm việc tại nhà đã thúc đẩy nhanh chóng đến các doanh nghiệp phải thực hiện chuyển đổi số, điều này dẫn đến một điều tất yếu cho các nhà tiếp thị nội dung là phải thích ứng nhanh với việc sử dụng các công nghệ mới.

Vào năm 2021, các Content Marketer nên mong đợi sẽ sử dụng nhiều trí thông minh hơn được tích hợp với công nghệ của mình để chiến lược nội dung ngày càng gần gũi với khách hàng mục tiêu hơn.

Hết phần 7!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

4 câu hỏi giúp kiểm tra và tối ưu ý tưởng nội dung của bạn (P2)

Nếu bạn là một người làm marketing hẳn là bạn đã nghe rất nhiều về việc tạo nội dung có giá trị. Tuy nhiên nội dung có giá trị là gì? Nếu nội dung của bạn cung cấp giá trị, nó có đảm bảo thành công không?

Câu trả lời ngắn gọn nhất cho câu hỏi thứ hai là: Không. Có rất nhiều yếu tố tạo nên thành công. Nhưng bạn có nhiều khả năng đạt được mục tiêu hơn nếu bạn kiểm tra và tối ưu ý tưởng nội dung của mình tốt hơn.

Sử dụng các câu hỏi sau đây để xác nhận ý tưởng nào đáng giá để bạn theo đuổi.

3. Ý tưởng đó có phù hợp với mục tiêu của marketing không?

Hiếm khi một phần nội dung lại có thể hoàn thành tất cả các mục tiêu tiếp thị nội dung của bạn. Nếu bạn cố gắng sử dụng nó để hoàn thành một số nhiệm vụ khác nhau, bạn có nhiều khả năng sẽ thất bại hoàn toàn.

Mỗi phần nội dung phải có mục tiêu chính và mục tiêu phụ, chẳng hạn như:

  • Tăng nhận thức về thương hiệu bằng cách xếp hạng cao hơn cho các cụm từ tìm kiếm ở phần đầu của phễu bán hàng (top-of-the-funnel).
  • Tăng nhận thức về thương hiệu bằng cách xếp hạng cho các cụm từ ở giữa phễu bán hàng (middle-of-the-funnel).
  • Tăng nhận thức về thương hiệu bằng cách tạo buzz trên mạng xã hội.
  • Giúp khách hàng hay khách hàng tiềm năng hiểu thêm về sản phẩm của bạn (hỗ trợ bán hàng)
  • Hỗ trợ khách truy cập chuyển đổi thông qua nội dung ở phần cuối của phễu bán hàng (bottom-of-the-funnel).
  • Tạo tài nguyên để xây dựng các backlinks.

Các mục tiêu của bạn có thể trùng lặp, nhưng mỗi phần nội dung phải có một mục tiêu cụ thể để định hình ý tưởng nội dung và quảng cáo.

Khi xây dựng lịch biên tập, bạn hãy liệt kê cả mục tiêu nội dung tổng thể của bạn ở trên cùng và ghi lại mục tiêu cho từng phần nội dung ở dưới để bạn và đội nhóm của bạn tập trung vào mục đích của nó khi lập kế hoạch và xây dựng nội dung.

4. Ý tưởng đó có gợi ra phản ứng hay tương tác không?

Để khách hàng quan tâm đến nội dung của bạn, nội dung đó phải khơi gợi một phản ứng hoặc cảm xúc nào đó.

Ý tưởng của bạn sẽ làm được điều đó chứ? Câu hỏi này mang tính đại diện để xác định xem nội dung của bạn có quan trọng hay không.

Phản ứng không cần phải là một phản ứng đầy “cảm xúc”. Nó thường đơn giản, nhưng khi hoàn thành tốt, nó để lại cho người đọc một cảm giác nhẹ nhõm.

Tự hỏi trước khi xây dựng.

Giá trị của nội dung của bạn nên có trước khi nó được tạo ra. Nó bắt đầu từ trong giai đoạn lên ý tưởng. Bằng cách hỏi và trả lời 04 câu hỏi này, ý tưởng của bạn được phát triển tốt hơn từ đó có nhiều khả năng tạo ra thứ mà đọc giả và doanh nghiệp của bạn muốn có.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Content Marketing: 100+ Dự báo về xu hướng năm 2021 (P6)

Một trong nhiều bài học của năm 2020 là chúng ta luôn nhìn về tương lai với tâm thế bất cứ điều gì cũng có thể xảy đến.

Hãy cung cấp yếu tố con người ngay cả trong môi trường ảo.

Chúng ta không thể làm công việc của mình hoặc thậm chí nhìn thấy gia đình của mình mà không có công nghệ. Vào năm 2021, những trải nghiệm nội dung ý nghĩa, đáng nhớ nhất sẽ là những trải nghiệm mang tính nhân văn, đàm thoại, nghệ thuật và xác thực.

Vào năm 2021, khách hàng của chúng ta đang xem chúng ta là nguồn lực, có chỗ đứng và có liên quan. Chúng ta muốn sắp xếp hợp lý và tự động hóa bao nhiêu thì khách hàng của chúng ta cũng khao khát được tiếp cận, theo dõi và cá nhân hoá bấy nhiêu. Tính nhân văn trong thương hiệu cho năm 2021 thực sự quan trọng và hơn thế nữa.

Hợp tác với những người có ảnh hưởng.

Thay vì tuyển một nhà tiếp thị truyền thông xã hội, các thương hiệu có thể tuyển những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội. Thương hiệu sẽ có được phạm vi tiếp cận và người có ảnh hưởng thì sẽ nhận được mức phí phù hợp.

Năm 2021 sẽ là năm mà thế giới content marketing đặt trọng tâm vào việc phân phối và khuếch đại nội dung.

Việc tối ưu hóa việc tạo ra nội dung phần lớn đã được giải quyết. Giờ đây, sự khác biệt giữa người chiến thắng và kẻ tụt hậu sẽ là số lượng nội dung được xem và nghe.

Càng ngày, các content marketer sẽ bắt đầu quay lưng lại với các quảng cáo có trả phí và chuyển hướng sang những người có ảnh hưởng để đạt được phạm vi tiếp cận và hiển thị cần thiết.

Năm 2021 sẽ chứng kiến sự hội tụ lớn đầu tiên của content marketing và influencer marketing hay tiếp thị người ảnh hưởng.

Những người làm marketing nên vượt ra khỏi bản thân và hòa mình vào các cộng đồng có liên quan đến ngành. Xây dựng mối quan hệ với các micro influencer.

Bằng cách thu thập thông tin chi tiết từ những người sáng tạo, bạn có thể chuyển giao điều đó cho khách hàng của mình để tạo những nội dung mang tính xác thực và sử dụng ngôn ngữ của họ.

Tính bảo mật được nâng cao.

Quyền riêng tư của người tiêu dùng và sự hạn chế sử dụng cookie (mã dùng để theo dõi người dùng) của bên thứ ba sẽ buộc các nhà marketer phải suy nghĩ lại về chiến lược quảng cáo kỹ thuật số của họ.

Các thương hiệu sẽ chuyển sang nội dung và bối cảnh để kể câu chuyện của họ, từ đó tạo kết nối người tiêu dùng thực sự theo cách tuân thủ quyền riêng tư.

Vì cookies sẽ ngừng hoạt động vào năm 2021 khi mối quan tâm về dữ liệu tăng lên, các thương hiệu sẽ cần phải tìm các phương tiện khác để xác định (và nuôi dưỡng) khách hàng.

Xây dựng nền tảng riêng.

Các công ty sẽ ngừng phân phối nội dung trực tuyến trên các phương tiện truyền thông và các kênh không phải của họ. Họ sẽ phải dẫn khách hàng đến các nền tảng nội dung của riêng họ – nơi họ có thể xây dựng tệp khách hàng trung thành mà không có sự can thiệp cũng như các thuật toán không đáng tin cậy của các công ty công nghệ.

Content marketing đã chiến thắng. Việc xây dựng tệp khách hàng thuộc sở hữu riêng của doanh nghiệp là một phần tiêu chuẩn của thực tiễn kinh doanh.

Hãy trao cho người tiêu dùng những thứ họ muốn.

Bây giờ là cơ hội lớn nhất để các nhà làm content marketing nhớ rằng mức độ liên quan trên quy mô lớn là công việc ưu tiên hàng đầu. Để mang lại mức độ liên quan thực sự, chúng ta phải nâng cao mức độ hiểu biết về mục tiêu, tình huống và cảm xúc của người tiêu dùng – và cách chúng ta có thể duy trì các cuộc trò chuyện cá nhân trên diện rộng.

Điều đó có nghĩa là bạn sẽ phải sử dụng mô hình 5W (một sự phân loại bao gồm: của ai, cái gì, ở đâu, khi nào và tại sao) để giúp khách hàng trên suốt hành trình mua hàng của họ đối với doanh nghiệp bạn.

Hết phần 6!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Content Marketing: 100+ Dự báo về xu hướng năm 2021 (P5)

Một trong nhiều bài học của năm 2020 là chúng ta luôn nhìn về tương lai với tâm thế bất cứ điều gì cũng có thể xảy đến.

Đào sâu dữ liệu của khách hàng

Các nhà content marketer thành công nhất sẽ phát triển insights về những suy nghĩ đang thay đổi và mô hình mua hàng của khách hàng vào thời điểm quan trọng này.

Các sự kiện hiện tại có tác động như thế nào đến cách họ tương tác với cá nhân và thương hiệu hay công ty của bạn? Kiến thức đó sẽ là nền tảng cho mọi nỗ lực liên quan đến nội dung của bạn.

Năm 2021 sẽ kéo theo một lượng lớn những người lao động thiếu việc làm và tìm kiếm các cách để tiết kiệm hoặc phát triển doanh nghiệp của họ. Tất cả chúng ta đều muốn tìm ra những cách mới để làm những việc cũ.

Chúng ta háo hức với những phát hiện mới dựa trên những gì khách hàng thích hoặc không thích. Nghiên cứu trải nghiệm người dùng để tìm ra những gì hoạt động tốt nhất hiện tại sẽ thành công.

Giao tiếp bằng sự đồng cảm và niềm tin

Niềm tin sẽ trở thành yếu tố quan trọng nhất trong hành vi của người tiêu dùng. Mọi người khao khát tính minh bạch và xác thực sẽ tràn đến các nền tảng hay doanh nghiệp khiến họ cảm thấy an toàn và có giá trị nhất.

Vào năm 2021, hơn bao giờ hết, mọi người sẽ trở thành người tiêu dùng có ý thức và mong đợi các thương hiệu chứng minh rằng tác động của họ đối với thế giới là tích cực.

Các nền tảng sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ nội dung. Ví dụ, Twitter và Facebook bắt đầu dán nhãn hoặc thậm chí đối chiếu thông tin gây hiểu lầm trong năm nay.

Sự tự điều chỉnh đó sẽ tiếp tục. Nó có thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực tùy thuộc vào cách các nền tảng triển khai hướng dẫn này.

Năm 2021 sẽ là năm chúng ta chứng kiến các thương hiệu hoàn toàn chấp nhận content marketing bằng sự đồng cảm.

Những thương hiệu giành được trái tim và tâm trí của người tiêu dùng vào năm 2021 sẽ là những thương hiệu có sứ mệnh rõ ràng cho hoạt động content marketing hay tiếp thị nội dung của họ.

Sứ mệnh cộng hưởng với các giá trị, các vấn đề xã hội và môi trường của những người mà họ phục vụ đồng thời thu hút khách hàng để cùng nhau tạo ra thay đổi tích cực.

Sự nhạy cảm với quyền riêng tư dữ liệu đang gia tăng. Các nhà content marketer thành công sẽ phải trở thành những người có ảnh hưởng, những người sẵn sàng ‘trở nên dễ bị tổn thương’ và là ‘con người’, những người có ảnh hưởng đó sẽ trở thành người ủy thác cho chính thương hiệu.

Nội dung có mục đích

Các nhà tiếp thị nội dung muốn sự đầu tư và hỗ trợ từ các nhà lãnh đạo cấp cao của họ để “tiếp thị có mục đích” và ưu tiên sử dụng mục đích xã hội cốt lõi của thương hiệu của họ trên thế giới như một phương tiện xác thực, giúp xây dựng lòng tin.

Họ cũng muốn đầu tư vào giáo dục trong toàn bộ công ty, họ cần những người đồng nghiệp khác hiểu rằng làm content marketing là công việc của tất cả mọi người – đó là khi những câu chuyện thực sự về sự đổi mới ra đời, điều này khiến công việc của các content marketer trở thành một công việc “kể chuyện” hơn là ‘dựng chuyện’.

Các thương hiệu sẽ muốn kể nhiều câu chuyện hơn xung quanh mục đích xã hội của họ.

Tại sao ư?

Họ đang phải đối mặt với áp lực từ người tiêu dùng để cho thấy họ đang làm những điều đúng đắn; họ đang chịu nhiều áp lực pháp lý hơn để cho thấy họ nghĩ về nhiều thứ hơn chỉ là lợi nhuận của họ.

Và họ đang chịu áp lực từ các nhà đầu tư lớn để chứng tỏ họ là những doanh nghiệp lâu dài có trách nhiệm. Đó là cơ hội vàng để content marketing tỏa sáng thông qua cách kể chuyện.

Hết phần 5 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

5 kỹ năng Content Marketing được mong đợi nhất 2021

Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, các kỹ năng tự xây dựng ngày càng trở nên cần thiết. Dưới đây là 05 kỹ năng bạn cần học để sẵn sàng tiếp cận thị trường trong ngành content marketing.

kỹ năng content marketing
5 kỹ năng content marketing được mong đợi nhất năm 2021

Thời đại kỹ thuật số ngày nay đang tạo ra một thế giới mới, nơi có nhu cầu mới, sáng tạo, tài năng con người và các kỹ năng kỹ thuật số hoàn toàn mới.

Ví dụ, Google tuyển hơn 6.000 vị trí chỉ trong một năm. Họ nhận được hơn 1 triệu đơn ứng tuyển – và chỉ tuyển dụng ít hơn 1%.

Nhưng giáo dục truyền thống có thể không chuẩn bị đúng cách cho thế hệ tiếp theo của chúng ta những gì thực sự cần thiết để thành công.

Một nghiên cứu gần đây tại Đại học Kaplan, do Tập đoàn QuestResearch thực hiện và được xuất bản trên Forbes, cho thấy rằng:

“Có rất ít người tin tưởng vào sự sẵn sàng làm việc của sinh viên tốt nghiệp đại học. Chỉ 13% người trưởng thành ở Hoa Kỳ, 11% giám đốc điều hành cấp độ C và 6% giảng viên đại học và cao đẳng đồng ý mạnh mẽ với các tuyên bố về sự sẵn sàng làm việc của sinh viên tốt nghiệp.”

Nếu bạn là người mới tham gia vào ngành tiếp thị nội dung hay content marketing – thị trường có trị giá hơn 400 tỷ USD trong năm nay – hoặc thậm chí là marketing nói chung, thì bằng đại học không phải lúc nào cũng là điều kiện tiên quyết để thành công.

Trên thực tế, Google thậm chí không yêu cầu bằng cấp – và họ đã công khai về điều này trực tuyến, thay vào đó đề xuất các chứng chỉ nghề nghiệp.

Apple, Tesla, IBM và thậm chí Whole Foods, Costco, Hilton, Bank of America cũng đang làm theo và cũng không yêu cầu bằng cấp.

Câu trả lời nằm ở việc xây dựng các kỹ năng thực sự và sẵn sàng cho thị trường.

Dưới đây là 5 kỹ năng cần xây dựng để để bạn có những lợi thế tốt hơn trong ngành content marketing:

Kỹ năng Content Marketing 1:  Hiểu chiến lược của thương hiệu.

Bạn không thể hoàn thành bất kỳ công việc content marketing nào trừ khi bạn hiểu cơ chế của những gì bên dưới lớp vỏ bọc đó.

Đó được gọi là chiến lược nội dung, một ngành chỉ mới được 10 năm tuổi, mặc dù nền tảng cơ bản của các kỹ thuật đã có từ hàng trăm năm trước.

Nếu bạn không biết cách xây dựng chiến lược thương hiệu, thì có 06 điểm cốt lõi sau đây bạn có thể tham khảo:

  • Kiến thức cơ bản: Biết cách xác định chiến lược nội dung và các phần khác nhau là gì.
  • Kiến thức hữu ích: Biết đối tượng của bạn và xây dựng yếu tố khác biệt hóa thương hiệu.
  • Kiến thức hữu ích: Biết cách tìm và ghép các từ khóa hay.
  • Kiến thức hữu ích: Biết cách xây dựng uy quyền theo thời gian với trang web thương hiệu chuyên dụng.
  • Kiến thức hữu ích: Biết cách tạo nội dung tuyệt vời, được tối ưu hóa sự nhất quán.
  • Kiến thức hữu ích: Có quy trình và hệ thống để quản lý nội dung đó (lịch biên tập, chiến lược quảng cáo) và việc duy trì liên tục nội dung đó.

Các bước này nghe có vẻ khó, nhưng sự thật là không.

Nếu bạn là người mới nhưng muốn được coi trọng trong thị trường này và có được công việc dựa trên bộ kỹ năng của mình, hãy cân nhắc tìm người cố vấn và đầu tư vào một khóa học về cách xây dựng chiến lược nội dung do một chuyên gia trong ngành hướng dẫn.

Một ý tưởng hay khác là thực tập trong một công việc mà bạn có thể học và thực hành cách xây dựng những kỹ năng này.

Kỹ năng Content Marketing 2: Hiểu SEO.

Chỉ là một vài lý do tại sao nhiều nhà tiếp thị và thương hiệu đang chuyển sang SEO:

  • Hơn 90% lưu lượng truy cập của Hoa Kỳ đến từ Google: Google tìm kiếm, Google Hình ảnh và Google Maps.
  • SEO thúc đẩy lượng truy cập gần gấp 11 lần so với phương tiện truyền thông xã hội không phải trả tiền.
  • 68% tất cả các trải nghiệm trực tuyến bắt đầu bằng công cụ tìm kiếm.

Nội dung SEO trong nước là một chiến thắng trong thời đại ngày nay, nơi các tìm kiếm trên Google tăng gấp đôi mỗi ngày trong một tháng vào năm 2020.

Trong đại dịch (tháng 3 năm 2020 – hiện tại), lưu lượng tìm kiếm của Google đã tăng từ 3,6 tỷ lượt tìm kiếm / ngày lên 6 tỷ lượt tìm kiếm / ngày.

Tóm lại, lượng người sử dụng Google để tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi của họ chưa bao giờ lớn hơn thế.

SEO như một bộ kỹ năng xoay quanh một số điều, bao gồm biết cách viết và tối ưu hóa nội dung cho tìm kiếm, duy trì và cập nhật nội dung cũ hơn, theo dõi nội dung và sử dụng các công cụ (ví dụ: Google Analytics, SEMrush, Ahrefs, Yoast).

ác công ty thuê nhà tiếp thị nội dung đang tìm kiếm sự hiểu biết về SEO.

Tìm và theo dõi các chuyên gia SEO, cân nhắc tham gia một khóa học SEO và xây dựng kiến thức của bạn.

Nhóm kỹ năng quan trọng thứ 3: Hiểu về nội dung số.

Nội dung số hay nội dung trực tuyến tuyệt vời trông như thế nào?

Bạn có thể nhanh chóng xác định nó? Bạn không thể tiến xa trong ngành content marketing lâu nếu bạn không trau dồi kỹ năng nhận diện nội dung của mình.

Hãy biết cách xác định nội dung tốt trên các định dạng sau:

  • Các bài đăng trên mạng xã hội.
  • Trang web.
  • Mô tả sản phẩm.
  • Nội dung meta.
  • Blog.
  • Tiêu đề.
  • Email.
  • Các nghiên cứu điển hình.
  • Sách điện tử.

Tất cả những thứ này đều được sử dụng trong nhiều loại chiến dịch content marketing, bất kể ngành nào.

Nếu bạn không có kỹ năng nhận diện nội dung tốt, hãy xây dựng nó bằng cách thực tập tại một công ty chuyên về phát triển nội dung để học hỏi các kỹ năng xây dựng nội dung hoặc đầu tư vào một khóa học viết nội dung trực tuyến.

Kỹ năng Content Marketing 4: Năng lực nghiên cứu chuyên sâu.

Bạn nên biết cách tìm nghiên cứu ban đầu và ngoài ra, hãy đảm bảo rằng bạn không bao giờ liên kết đến bất kỳ thứ gì đã lỗi thời.

Ví dụ: nếu nguồn của bạn là một blog liên kết đến một nghiên cứu từ năm 2018, tùy thuộc vào ngành của bạn, nó có thể đã lỗi thời và sẽ không thêm thẩm quyền cho phần nội dung.

Việc tìm kiếm các số liệu thống kê và nguồn tuyệt vời cho nội dung bạn xây dựng hoặc quản lý trong một chiến dịch content marketing là điểm cốt lõi để quyết định mức độ thành công của bạn.

Số liệu thống kê và dữ kiện quan trọng trong thời đại mà niềm tin hiện nay là một trong những yếu tố mua hàng quan trọng nhất mà người tiêu dùng cân nhắc khi mua hàng của một thương hiệu.

Nhóm kỹ năng quan trọng số 5: Năng lực nhìn ‘xuyên thấu’.

Đây là một đặc điểm đơn giản mà bạn có thể gọi là tính kiên trì. Đó là khả năng đơn giản để bạn gắn bó với nó.

Content marketing, trên tất cả, phải là một cam kết của người dẫn đầu chiến dịch. Một lý do lớn dẫn đến thất bại trong content marketing đơn giản chỉ là công ty không đủ kiên nhẫn và ‘ngừng’ chiến dịch quá sớm.

Nghe có vẻ đơn giản như vậy, nhưng nếu bạn đang dấn thân vào ngành content marketing hay tiếp thị nội dung thì đây là điều bạn phải biết và lưu ý.

Hãy là người đề xuất một trong những lý do lớn nhất dẫn đến thành công của tiếp thị nội dung – thời hạn của thời gian một công ty kiên trì gắn bó với nó, sản xuất nội dung xây dựng thương hiệu và yếu tố tin cậy của chúng theo thời gian.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Content Marketing: 100+ Dự báo về xu hướng năm 2021 (P4)

Một trong nhiều bài học của năm 2020 là chúng ta luôn nhìn về tương lai với tâm thế bất cứ điều gì cũng có thể xảy đến.

Xây dựng trải nghiệm tốt hơn

Chúng ta sẽ cần tập trung ít hơn vào các công cụ và nhiều hơn vào chiến thuật của chúng ta. Xây dựng trải nghiệm con người tốt hơn sẽ là một cuộc chiến khốc liệt.

Với các sự kiện trực tiếp hay các chiến dịch địa phương đang tạm dừng, tất cả đều diễn ra trên các kênh kỹ thuật số. Mọi kênh kỹ thuật số như email, quảng cáo hay mạng xã hội sẽ luôn liên kết đến một phần nội dung.

Nhưng cơ hội chỉ liên kết đến những trải nghiệm nội dung đầy đủ, nơi mọi thứ từ đề xuất đầu tiên đến các giai đoạn tiếp theo đều cảm thấy được cá nhân hóa cho người mua.

Bằng cách suy nghĩ nhiều hơn về những điểm đến này, các nhà làm marketing sẽ tăng cường tương tác và đẩy nhanh hành trình mua hàng hơn.

Mặc dù chúng ta đã thấy những ví dụ tuyệt vời về các thương hiệu và nhà marketer nổi lên trong dịp này trong năm 2020, nhưng năm 2021 sẽ tạo ra bước đột phá mới với tiếp thị nội dung trải nghiệm kết hợp giữa khả năng tiếp cận của nội dung kỹ thuật số với kết nối cảm xúc của trải nghiệm trực tiếp.

Hãy thực tế

Chúng ta sẽ chứng kiến sự ra đời của “nội dung thực tế” trong thế giới kinh doanh. Mong đợi nhiều nội dung không có kế hoạch, thẳng thắn và tập trung vào con người.

Thay vì viết kịch bản, chỉnh sửa và trau chuốt, chúng ta sẽ thấy thành công hơn với những nội dung chưa được chỉnh sửa nhiều và chân thực một cách tự nhiên.

Năm 2020 là năm mà nội dung “xác thực” (authentic content) cuối cùng đã trở thành một thứ thiết yếu.

Sử dụng tính xác thực và tính dễ bị tổn thương trong tiếp thị nội dung của bạn sẽ khiến bạn trở nên khác biệt vào năm 2021. Tất cả chúng ta đều bị tổn thương vào năm 2020.

Khách hàng của chúng ta dường như khao khát được kết nối với bất kỳ ai và mọi thứ, và những thương hiệu thành công sẽ hạ màn và tiết lộ cảm xúc của họ sẽ giành chiến thắng.

Hãy sử dụng sự đồng cảm nhiều nhất có thể – đừng bỏ qua nó trong mỗi phần nội dung mà bạn xuất bản.

Điều chỉnh theo nhu cầu của khách hàng

Ai sẽ chiến thắng vào năm 2021? Đó phải là các nhà làm marketing thực sự đồng cảm với hoàn cảnh của mọi người ngày nay.

Giữ liên lạc với cảm nhận của khách hàng, những gì họ cần hiện tại và những gì họ sẽ cần tiếp theo. Nội dung của bạn càng chỉnh chu, mọi người sẽ cảm nhận tốt hơn về thương hiệu của bạn.

Các nhà làm content marketing có thể mong đợi việc sáng tạo nội dung đồng cảm của họ lên một tầm cao mới vào năm 2021.

Toàn bộ thông điệp “chúng ta cùng nhau” đều là tốt, nhưng các content marketer nên tập trung để tìm hiểu chi tiết hơn về nhu cầu của khách hàng ngoài chủ đề về những ‘nỗi đau’ do đại dịch mang lại.

Content marketing sẽ tiếp tục tập trung vào nhu cầu của khách hàng nhưng nhắm mục tiêu đến toàn bộ người tiêu dùng chứ không chỉ là người mua hàng. Ranh giới giữa cuộc sống cá nhân và cuộc sống công việc của chúng ta đã mờ đi rất nhiều trong năm qua.

Các nhà làm marketing cần đi sâu hơn vào nhu cầu, cuộc sống và cảm xúc của khách hàng – marketing trò chuyện, phỏng vấn khách hàng trực tiếp, lắng nghe mạng xã hội mạnh mẽ hơn và hơn thế nữa.

Nội dung sẽ chuyển sang phong cách cực kỳ cá nhân, thân mật và tình cảm. Tập trung vào các nỗi đau, các nhà marketer sẽ xây dựng các câu chuyện để giáo dục khách hàng với mong muốn thực sự giúp họ thành công.

Các chiến lược của bạn nên tập trung vào con người hơn trong nỗ lực tạo ra các mối quan hệ dựa trên lòng trắc ẩn và sự đồng cảm bên cạnh sự tin tưởng.

Vào năm 2021, chúng ta có thể mong đợi sự đồng cảm sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến các quyết định content marketing.

Duy trì đà phát triển hiện tại là rất quan trọng, vì khách hàng hơn bao giờ hết mong đợi các thương hiệu trở nên chân thực, nhanh nhạy và phù hợp với bối cảnh rộng lớn hơn của họ.

Sự duyên dáng, sự đồng cảm và sức sáng tạo mới sẽ nở rộ trong các nhà content marketer vào năm 2021.

Những phẩm chất này sẽ lấp đầy năm tới với những cơ hội mới độc đáo cho các nhà làm marketing đồng cảm, những người nắm lấy chúng và đưa tất cả chúng ta vào những cuộc phiêu lưu tiếp thị nội dung thú vị sau đại dịch.

Hết phần 4 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Content Marketing: 100+ Dự báo về xu hướng năm 2021 (P3)

Một trong nhiều bài học của năm 2020 là chúng ta luôn nhìn về tương lai với tâm thế bất cứ điều gì cũng có thể xảy đến.

Content Marketing: 100+ Dự báo về xu hướng năm 2021 (P3)

Sự kiện ảo phát triển mạnh mẽ

Các hội nghị và sự kiện ảo đã chứng tỏ sức mạnh của mình. Nhưng những cải tiến về phạm vi tiếp cận, sự tiện lợi, tính kinh tế là quá hấp dẫn để theo đuổi sau đại dịch.

Các nhà marketer mong đợi những sự kiện ảo hoàn hảo. Ai đó sẽ bẻ khóa bí mật của vấn đề đó, tạo ra một sự kiện có lợi và thu hút người tham dự cũng như các nhà tài trợ.

Đại dịch sẽ tiếp tục thúc đẩy sự phát triển về nội dung video, hội thảo trên web (webinar) và các sự kiện ảo. Hầu hết các công ty sẽ chỉ định một “người đứng đầu biết nói” và / hoặc các thành viên trong nhóm cụ thể để phát triển tất cả những trải nghiệm như vậy.

Hãy suy nghĩ về làm việc từ xa – Remote Working

Năm 2021 sẽ là năm làm việc từ xa lớn nhất trong lịch sử. Các nhà làm content marketing sẽ điều chỉnh mọi thứ họ làm cho bối cảnh theo hình thức ‘từ xa’. Định dạng, thiết bị, chủ đề biên tập – tất cả đều có trên bàn làm việc.

Đại dịch sẽ không có kết thúc thực sự, chúng ta sẽ làm việc tại nhà nhiều hơn. Vì vậy, marketing và nhà lãnh đạo sẽ phải tập trung hoàn toàn trực tuyến để tiếp cận khách hàng, đặt các nhà content marketer lên hàng đầu.

Tập trung vào kỷ nguyên của video

Video và podcast sẽ đóng một vai trò to lớn trong chiến lược nội dung cho các nhà marketer vào năm 2021.

Thay vì các sự kiện và trải nghiệm trực tiếp, việc cung cấp nhiều cách sáng tạo hơn để người tiêu dùng kết nối với thương hiệu sẽ là chìa khóa quan trọng.

Hai loại nội dung này cho phép người làm marketing có cơ hội sáng tạo, kể một câu chuyện sản phẩm hấp dẫn và kết nối với khán giả mục tiêu của họ theo một cách trực quan và dễ cảm nhận hơn.

Hãy xem những người phát trực tiếp (streamer). Xem cách họ sử dụng công nghệ để kết nối với khách hàng. Xem cách họ kể một câu chuyện – trong nhiều giờ – trong nhiều ngày liên tục.

Xem video trên YouTube về cách họ thiết lập không gian của mình. Xem cách họ hiểu khách hàng của mình. Xem cách họ tương tác với khách hàng. Xem họ là một phần của khách hàng của họ như thế nào.

Vào năm 2021, kỳ vọng các nhà content marketer (những người thông minh) sẽ giống những người phát trực tiếp hơn.

LinkedIn sẽ tiếp tục cung cấp cho giao diện người dùng của mình các tính năng giúp video trở nên tốt hơn nữa, chẳng hạn như bộ lọc cho tin nhắn gốc và video, bổ sung cho mục ‘Câu chuyện’ (nhãn dán, mẫu, tạo tùy chỉnh), video- nền tảng hội nghị, live-stream cho tất cả mọi người mà không cần công cụ của bên thứ ba.

Những người sử dụng LinkedIn để bán hàng sẽ phải vượt qua nỗi sợ hãi và bắt đầu thích nghi với việc sử dụng video vì lợi ích của chính họ. Theo dự đoán của chúng tôi, LinkedIn sẽ giúp người dùng làm điều đó dễ dàng hơn.

Kết nối off-site video với văn bản on-site

Các nhà content marketer định hướng tương lai phải kết hợp nội dung viết trên trang web với nội dung video được nhúng ngoài trang web (chẳng hạn là YouTube), đặc biệt là đối sánh từ khóa 1-1 giữa hai kênh.

Video sẽ không thay thế văn bản để làm ‘nhiên liệu’ chính cho sự phát triển dựa trên nội dung mà nó chỉ có thể làm cộng hưởng mà thôi.

Hãy tận dụng podcasts

Năm 2021 sẽ là năm của sự lắng nghe. Podcast sẽ ngày càng phổ biến khi sự mệt mỏi với màn hình ngày càng tăng lên. Với rất nhiều lượt xem, mọi người đang tìm kiếm một cách mới để tiêu thụ phương tiện truyền thông phù hợp với cuộc sống hàng ngày của họ.

Văn hóa làm việc tại nhà sẽ không biến mất vào năm 2021. Kết quả tất yếu của tất cả các cuộc gọi Zoom mà chúng ta đã thấy sẽ là tình trạng ‘mỏi màn hình’ – một sự thay đổi cực kỳ phù hợp đối với các nhà làm content marketing.

Hãy cung cấp nội dung ở định dạng âm thanh hoặc với thành phần âm thanh mạnh mẽ sẽ giúp chúng ta thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu bên ngoài màn hình.

Hết phần 3 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Cathy Nhung | MarketingTrips  

Content Marketing: 100+ Dự báo về xu hướng năm 2021 (P1)

Content marketing có thể tạo ra giá trị, khách hàng tiềm năng và doanh số cho các doanh nghiệp trong nhiều ngành, chúng ta phải chứng minh điều đó.

Từ sự đồng cảm, kết nối đến tính hòa nhập và minh bạch. Thuật ngữ “con người” xuất hiện trong nhiều dự báo. Một số dự báo cũng đã công nhận vai trò nâng cao của tiếp thị nội dung hay content marketing trong doanh nghiệp.

Giúp tăng doanh số bán hàng, giúp thu thập dữ liệu, tác động đến lợi nhuận. Và một số người hiểu rõ hơn với những suy nghĩ về chiến thuật và chiến lược.

Trước khi xem xét đến các xu hướng Content Marketing chính trong năm 2021, bạn cần hiểu về khái niệm Content.

Content là gì?

Theo định nghĩa của Vocabulary.com, Content hiện có 2 nghĩa chính khác nhau. Nghĩa thứ nhất là cảm giác “hài lòng hay hạnh phúc về một thứ gì đó”, và nghĩa thứ hai là “nội dung”, ví dụ nội dung của một tiết học Toán có thể Toán cao cấp.

Mặc dù, Content có tận hai nghĩa khác nhau, trong thực tế Content chủ yếu được sử dụng theo nghĩa thứ hai tức là nội dung.

Nội dung hay Content ở đây là khái niệm đề cập đến tất cả những gì có thể được nhìn thấy hay nghe bằng các giác quan thông thường của con người.

Dưới đây là các xu hướng Content Marketing trong năm 2021.

Hãy quên ‘sự bình thường’ đi.

Mọi thứ đều khác nhau. Lấy tất cả các mô hình cũ, những phương pháp vốn được xem hay nhất hay chiến lược “bình thường” rồi bỏ chúng sang một bên.

Các chuyên gia phát triển nội dung cần phải kỳ vọng rằng không có gì là ‘bình thường’ nữa. Chúng ta nên điều chỉnh và nắm bắt nó càng nhanh thì công việc của chúng ta sẽ càng trở nên mạnh mẽ hơn.

Hãy nắm lấy MVC (minimum viable content).

Thật khó để dự đoán bất cứ điều gì ngay bây giờ. Khi thấy các kế hoạch dài hạn lớn của chúng ta bị hủy bỏ trong năm nay, những người làm content marketing sẽ cần nắm lấy các ý tưởng về nội dung khả dụng tối thiểu. Đó là kiểm tra và học hỏi mọi lúc. Mọi thứ khác đều quá rủi ro.

Hãy khiến nội dung mang ý nghĩa kinh doanh.

Sau một năm như năm 2020, ý tưởng về việc cố gắng dự đoán tương lai hầu như không còn nữa, đó là lý do tại sao dự đoán của năm nay ít về nơi mọi thứ sẽ diễn ra và nhiều hơn về những gì chúng ta sẽ cần nói: ‘Năm 2021 sẽ là năm chuyển đổi nội dung từ khía cạnh marketing thành một ngành nghề kinh doanh thực sự.

Năm 2021 sẽ là năm mà nội dung sẽ mang ý nghĩa là kinh doanh.

Nội dung sẽ được đầu tư nhiều hơn.

Năm 2021 sẽ chứng kiến các khoản đầu tư lớn hơn vào hoạt động xây dựng nội dung. Chúng ta đang bước vào giai đoạn mà các giám đốc điều hành level-C sẽ bắt đầu thấy rằng việc quản lý tài sản tri thức của doanh nghiệp, tạo nội dung và điều phối phân phối đa kênh cùng nhau sẽ có hiệu quả tương tự như đầu tư vào các chuỗi cung ứng công nghiệp khác.

Hy vọng sẽ làm nhiều hơn.

Các nhà tiếp thị nội dung hay content marketer có thể mong đợi các kỳ vọng về trách nhiệm và công việc được mở rộng hơn vào năm 2021.

Các nhà tiếp thị nội dung sẽ phải hiểu vô số các kỹ năng mới như: Vận hành nội dung, quản lý tài sản kỹ thuật số, đo lường và thậm chí cả phương tiện truyền thông trả phí.

Sẽ ưu tiên kết nối thời gian thực.

Các thói quen kỹ thuật số mới đã hình thành do đại dịch. Nhu cầu mới về kết nối thời gian thực cũng đã tăng lên. Kết quả là, đã có sự gia tăng trong các cộng đồng mạng xã hội riêng tư và xu hướng này cũng sẽ tiếp tục.

Facebook Groups, Slack và Discord cung cấp một không gian thân mật để người dùng chia sẻ những trải nghiệm tương tự. Nội dung không được lọc, nhường chỗ cho các mối quan hệ tin cậy.

Khi các thương hiệu nâng cao cộng đồng của họ, các giám đốc điều hành cuối cùng sẽ phải đầu tư nhiều hơn chúng.

Năm 2021 sẽ là năm của cuộc trò chuyện. Điều này luôn quan trọng, nhưng bây giờ nó còn cấp thiết hơn. Lên lịch các cuộc gọi riêng với những người mới quen để chia sẻ ý tưởng.

Đăng những câu hỏi đáng suy nghĩ và trò chuyện chân thành trên mạng xã hội. Tham gia vào ít nhất một cộng đồng dành cho khách hàng của bạn.

Các mô hình tỉ suất lợi nhuận đầu tư – ROI.

Các nhà làm content marketing nên tập trung vào ROI. Khi ngân sách thắt chặt và sự giám sát tăng lên, mô hình phân bổ hiệu quả sẽ là điều cần thiết để chứng minh giá trị của hoạt động marketing của chúng ta đối với từng phần nội dung.

Nếu không có chúng, chúng ta sẽ không thể biện minh cho các nguồn lực bổ sung – hoặc thậm chí là công việc của chúng ta.

Content marketing có thể tạo ra giá trị, khách hàng tiềm năng và doanh số cho các doanh nghiệp trong nhiều ngành, chúng ta phải chứng minh điều đó.

Chúng ta cần nói một ngôn ngữ mà giám đốc tài chính hiểu được và từ quan trọng nhất trong từ điển của họ là ROI.

Tập trung vào việc xác định mục tiêu kinh doanh mà bạn cần đạt được với nỗ lực tiếp thị nội dung, sau đó lập kế hoạch lộ trình. Đảm bảo đo lường nỗ lực và báo cáo tiến độ của bạn cho các bên liên quan phù hợp trong doanh nghiệp.

Hết phần 1!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

4 sai lầm cần tránh khi lên ngân sách cho Content Marketing

Bạn có tự tin rằng ngân sách bạn dành cho Content Marketing (tiếp thị nội dung) trong năm vừa qua đáp ứng được nhu cầu của mình?

4 sai lầm cần tránh khi lên ngân sách cho Content Marketing
4 sai lầm cần tránh khi lên ngân sách cho Content Marketing

Câu hỏi này có lẽ hơi khó để trả lời, vậy thì bạn có dành khoản ngân sách nào cho Content Marketing không? Ở nhiều công ty, Content Marketing chỉ thuần túy là một phần trong ngân sách dành cho marketing nói chung.

Điều này có nghĩa là ngay cả khi đã có sẵn các khoản quỹ, thì vẫn rất khó có thể chứng minh được các khoản chỉ lớn hơn hay yêu cầu tăng ngân sách cho Content Marketing cũng như găp khó trong việc đưa ra con số ROI (Return On Investment – tỉ lệ lợi nhuận thu được so với đầu tư ban đầu) của chính xác cho hoạt động này.

Trong các tổ chức lớn, các giám đốc Marketing (CMOs – Chef Marketing Officer) thường có ngân sách dành riêng cho Content Marketing.

Theo nghiên cứu gần đây của Câu lạc bộ CMOs (giám đốc marketing), ngân sách cho marketing đang trên đà tăng, và Content Marketing là lĩnh vực chính mà nhiều giám đốc đang tập trung đầu tư.

1. Lập ngân sách dựa theo hành trình khách hàng (Customer Journey) thay vì theo kênh

Có lẽ cách tiếp cận phổ biến nhất để lập ngân sách cho Content Marketing là chia nhỏ chi phí xuống theo ba kênh marketing chính: kênh sở hữu (owned media), kênh kiếm được (earned media) và kênh trả tiền (paid media).

Việc phân bổ ngân quỹ cho từng kênh có lẽ là cách hợp lý và đơn giản nhất để phân loại chi phí.

Tuy nhiên, các công ty đang dần từ bỏ mô hình này để chuyển hướng sang việc lập ngân sách theo toàn bộ hành trình khách hàng (customer journey).

Theo các giám đốc marketing, việc phân phối chi phí theo cách này có hiệu quả hơn: ngày nay các giám đốc marketing tập trung hơn vào những trải nghiệm khách hàng, từ giai đoạn khám phá đến giai đoạn ủng hộ thương hiệu – đồng thời họ cũng hiểu rằng rằng hành trình khách hàng đã thay đổi mạnh mẽ trong suốt những năm qua.

Vậy, điều này có ý nghĩa gì xét về mặt con số? Theo trung bình, ngân sách markeitng được phân bổ như sau: giai đoạn mua sản phẩm (21%), giai đoạn khám phá (20%), giai đoạn tìm hiểu (16%), giai đoạn thử nghiệm (16%), giai đoạn ủng hộ (14%) và thấp nhất, giai đoạn sử dụng (13%).

Mô hình hành trình trải nghiệm của khách hàng mà bạn đang sử dụng không hoàn toàn giống như trên. Tuy nhiên, nó cần được phân biệt với chu kỳ mua hàng đơn thuần – không tính đến giai đoạn sau khi mua (ví dụ: nhận thức, cân nhắc, mua hàng).

Hãy nhớ rằng việc thay đổi hướng đi ở thời điểm giữa năm, và xoay quanh hướng chính, đặc biệt là khi sử dụng một mô hình lập ngân sách mới không phải là một điều đáng lo ngại.

Theo Câu lạc bộ giám đốc marketing (CMO Club), nhiều giám đốc marketing đang thấy được hiệu quả của việc chuyển hướng tập trung trên cơ sở đánh giá được những thành công hay thất bại của các chiến lược khác nhau.

Bằng cách thử nghiệm trên các chiến thuật và giai đoạn của hành trình khách hàng, những người làm marketing có thể kiểm nghiệm được nhiều thứ mới mẻ, và tìm ra cách nào hiệu quả, cách nào không.

Điều này không khác gì câu chuyện đặt cược vào mỗi con ngựa khi bắt đầu cuộc đua, nhưng tận dụng các phương pháp phù hợp giúp nhanh chóng tái phân bổ nguồn lực cho các “con ngựa” dẫn đầu giữa cuộc đua và gia tăng cơ hội chiến thắng trong cuộc đua.

2. Phân bổ theo kênh

Có một hướng nghĩ khác là tạo ngân sách cho Content Marketing theo một kênh cụ thể. Khi sử dụng chiến lược này, bạn có thể phân bổ ngân sách của bạn cho các loại sau:

  • Sáng tạo nội dung viết
  • Thiết kế đồ họa cho visual content (nội dung trực quan)
  • Sản xuất video
  • Các công cụ Content Marketing và các phần mềm
  • Bảo trì và cập nhật trang web / blog
  • Thư điện tử quảng cáo
  • Marketing truyền thông mạng xã hội (cả trong khâu lập kế hoạch và triển khai)
  • Quảng bá và phân phối nội dung, bao gồm quảng cáo trả tiền
  • Dịch vụ giám sát
  • Hội thảo trên web hoặc các sự kiện trực tuyến khác
  • Chi phí nhân viên: Bao gồm việc lập hóa đơn và thanh toán cho nhân viên và freelancers

Những danh mục trên sẽ thay đổi theo từng công ty. Ví dụ, một số công ty tận dụng nguồn lực từ các freelancers để sáng tạo nội dung, trong khi một số khác lại sử dụng nhân viên nội bộ.

Tuy nhiên, nhìn chung, các công ty sẽ nhóm gọn hầu hết các danh mục này trong ngân sách Content Marketing của mình. Hãy nghĩ đến điều này như quy tắc 80/20 áp dụng cho nội dung.

Nếu bạn muốn đơn giản hóa quy trình, có một số cách tuyệt vời mà bạn có thể áp dụng cho ngân sách Content Marketing, thực hiện theo tháng hoặc theo năm.

Mẫu ngân sách nội dung của Hubspot (ở trên) là một cơ sở tốt để bạn có thể bắt đầu tìm hiểu về cách phân loại chi phí:

  • Phần mềm
  • Công cụ xuất bản
  • Dịch vụ
  • Freelancers (người làm nghề tự do)

Cách phân loại này cũng cho phép bạn dự toán chi phí trong tương lai hoặc chi phí thực tế. Vì vậy, nếu có các mẫu như thế này thì bạn chỉ cần dựa theo chi phí của mình để lập ngân sách cho Content Marketing, thật dễ dàng đúng không? Điều này dẫn chúng ta tới điểm thứ ba chúng tôi muốn nêu ra dưới đây.

3. Cân nhắc: Phân bổ chi phí theo kênh không hề dễ dàng

Danh sách trên có thể khiến bạn thấy bối rối. Đây là lý do tại sao: Trừ khi bạn có phòng Content Marketing chuyên dụng, nếu không thì chi phí liên quan đến mỗi mục này thường không dễ tách biệt.

Ví dụ, phần mềm marketing có thể phục vụ nhiều mục đích khác nhau mà không liên quan đến nội dung, và tiền lương nhân viên thường cần phải được phân chia giữa các ngân sách khác nhau (PR, marketing, dịch vụ chăm sóc khách hàng, v.v.).

Ngay cả khi bạn có thể đưa ra quyết định sáng suốt về việc phân bổ ngân quỹ, bạn vẫn cần phải tìm ra đúng cách để thực hiện: Có nên phân bổ thời gian dành cho các tác vụ liên quan đến Content Marketing không? Làm thế nào bạn theo dõi nó một cách chính xác?

Hầu hết các công ty có xu hướng tính toán chi phí lao động/tiền lương theo thời gian dành cho các công việc liên quan đến Content Marketing và chi phí phần mềm dựa trên mức sử dụng thực tế.

Các chi phí khác có thể tính toán dễ dàng hơn, như người làm việc tự do hoặc các công cụ được đầu tư thuần túy phục vụ cho việc sáng tạo và quảng cáo nội dung.

4. Biết cách các công ty khác đang chi tiêu cho Content Marketing như thế nào

Bạn hoàn toàn có thể học hỏi được nhiều điều từ việc tìm hiểu cách mà các công ty khác đang phân bổ chi tiêu, cũng như sử dụng ngân sách marketing tổng của họ. Dưới đây là một số thống kê và số liệu thực tế có thể sẽ giúp ích cho bạn.

Theo Viện nghiên cứu Content Marketing, khoảng 28% ngân sách tiếp thị B2B đang được phân bổ cho Content Marketing; và đối với các công ty B2C con số này lên tới 32%.

Nếu bạn muốn đạt hiệu quả cao hơn trong lĩnh vực Content Marketing, hãy xem xét việc tăng ngân sách của bạn bởi số liệu chỉ ra rằng các công ty B2B làm việc hiệu quả nhất chi tới 42% tổng ngân sách tiếp thị (Marketing Budget) của họ cho Content Marketing.

Trong một bài viết của mình, Michelle Lynn (hiện đang công tác tại Viện nghiên cứu Content Marketing) chỉ ra rằng, các doanh nghiệp từ cỡ vừa và lớn nên dành ra 1 khoản ngân sách dao động từ 12.000 đến 32.000 đô la mỗi tháng.

Mặc dù những con số này rất hữu ích nhưng hãy nhớ rằng tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, cũng như ngành bạn đang tham gia và mục tiêu của Content Marketing, con số của bạn có thể sẽ rất khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Cask

 

6 điều bạn nên dừng làm với Content Marketing

Cách đơn giản nhất để làm sống lại hoạt động tiếp thị nội dung (Content Marketing) của bạn là bỏ qua một số phần nội dung vừa tạo ra cho thương hiệu của bạn.

Dưới đây là 6 lựa chọn bạn nên xem xét đầu tiên. Sau đó, bạn có thể tập trung vào việc sản xuất nội dung mà khán giả của bạn (cũng như các công cụ tìm kiếm) sẽ yêu thích.

1. Không thân thiện với thiết bị di động

Chúng ta đã thảo luận nhiều về tối ưu hóa điện thoại di động, nhưng một số lượng đáng kinh ngạc các doanh nghiệp vẫn xuất bản nội dung không thân thiện với thiết bị di động.

Chúng ta cũng biết rõ chính điều này sẽ góp phần phá huỷ trải nghiệm của khách hàng. Hơn 4 tỉ người dùng truy cập internet bằng di động, vì vậy khi nội dung của bạn không hoạt động trên thiết bị di động, bạn có nguy cơ “bị xa lánh” bởi một phần lớn đối tượng khách hàng mục tiêu của mình.

Bạn không chỉ làm phiền khách hàng của mình mà còn làm mất khả năng hiển thị trong các trang kết quả tìm kiếm. Điện thoại di động là một yếu tố quan trọng trong việc chấm điểm trang web của bạn từ Google.

2. Chỉ sử dụng một format đơn thuần

Đã qua rồi cái thời mà những bài đăng blog đơn giản cai trị nội dung tiếp thị. Ngày nay, các lựa chọn nội dung là rất lớn, từ video đến các câu chuyện trực tiếp, đến các bưu thiếp và mọi thứ hơn thế nữa.

3. Nội dung không có mục tiêu

Môt điều rất ngạc nhiên là hiện vẫn rất nhiều doanh nghiệp “cố tình” đẩy thật nhiều nội dung để kéo thêm lưu lượng truy cập (traffic) vào website của họ. Những nội dung “vô thưởng vô phạt” không có chủ đích hay nhóm khách hàng cụ thể.

Khách hàng của bạn cần nhiều hơn thế, họ cần những nội dung thực sự có chất lượng – những nội dung có thể giải quyết một “nỗi đau” nào đó mà họ đang gặp chẳng hạn.

4. Những nội dung thiếu căn cứ

Đừng chia sẻ những nội dung thiếu căn cứ, thiếu dữ liệu phân tích tới khách hàng của bạn.

Khi tạo nội dung, hãy xác định các nguồn đáng tin cậy chính để có thể chỉ ra tính phù hợp cho các phần của bạn và bao gồm các điểm dữ liệu có liên quan và có nguồn gốc rõ ràng. Đảm bảo liên kết đến các nguồn này từ nội dung và các nguồn tham khảo của bạn một cách thích hợp.

5. Cố gắng để bán hàng qua nội dung

Trong khi các nhà làm tiếp thị (Marketer) vẫn xem tiếp thị nội dung là một trong nhưng cơ hội để bán hàng hết sức tiềm năng thì hãy thử nghĩ về khách hàng của bạn xem ? Họ có thực sự hạnh phúc vì điều này ?

Ngày nay, khách hàng họ không muốn đang “bị bán” hàng, họ cảm thấy họ đang bị lừa nếu bạn đang cố gắng để bán hàng tới họ bằng mọi cách.

Những gì khách hàng của bạn muốn là những nội dung mang tính “điều hướng” hoặc “gợi ý” họ từ đó giúp họ ra quyết định mua hàng. Hành vi mua hàng là do họ “làm chủ” chứ không phải bạn.

6. Nội dung không được tối ưu

Hãy dừng việc xuất bản nội dung khi những nội dung đó không đươc dựa trên các quy tắc cơ bản tối thiểu của SEO. Những nội dung không được tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm dường như không thể đóng góp cho các mục tiêu tiếp thị tổng thể của bạn, chứ chưa nói đến việc tìm thấy đối tượng mới.

Nội dung xuất phát từ các quy tắc của SEO không chỉ tạo ra cơ hội tìm kiếm tốt hơn bởi các công cụ tìm kiếm mà còn có thể giúp bạn tiếp cận các nhóm đối tượng phù hợp hơn và dễ dàng đạt được mục tiêu của nội dung hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips