Skip to main content

WeChat: Siêu ứng dụng làm thay đổi thế giới mạng Trung Quốc

Siêu ứng dụng WeChat của Tencent chuẩn bị kỷ niệm 10 năm ra đời. Dù vậy, dường như những ngày huy hoàng nhất của nó đã ở lại phía sau. 

Ảnh: Getty Images

Một ngày của Chen Channing, chuyên gia pháp lý 30 tuổi sống tại Thâm Quyến, không thể thiếu WeChat, ứng dụng “tất cả trong một” của Tencent. Trước khi đánh răng buổi sáng, Chen sẽ kiểm tra tin nhắn trên ứng dụng.

Anh dùng tính năng thanh toán để đi tàu điện ngầm đến chỗ làm. Trên đường, anh đọc tin tức trên WeChat. Tại văn phòng, anh dành hầu hết thời gian dùng phiên bản desktop của ứng dụng.

Vào thời gian rảnh, Chen chia sẻ ảnh, nhạc với bạn bè qua ứng dụng. Khi đói, anh đặt đồ ăn và thanh toán ngay trên WeChat. “WeChat đã trở thành một phần trong mọi mặt đời sống và công việc của tôi. Tôi không thể sống thiếu nó”, Chen chia sẻ.

Đó là câu chuyện chung của phần nhiều trong 1,09 tỷ người đang sử dụng WeChat hàng ngày. Báo cáo của nhà cung cấp dữ liệu China Internet Watch chỉ ra trung bình người dùng WeChat dành 77 phút mỗi ngày trên ứng dụng.

WeChat tương đương với WhatsApp, Instagram, Google, Facebook và PayPal cộng lại.

Không quá lời khi nói WeChat đã thay đổi cách người Trung Quốc tương tác với nhau và với thế giới ảo. Tuần này, siêu ứng dụng lên 10 tuổi.

WeChat còn giúp Tencent trở thành công ty lớn nhất châu Á, nâng giá trị vốn hóa lên 800 tỷ USD, lớn thứ 6 toàn cầu, từ 47 tỷ USD của thập kỷ trước.

Cựu Giám đốc hãng nghiên cứu Sootoo Institute Zhang Dingding nhận xét WeChat rõ ràng là sản phẩm Internet thành công nhất của Trung Quốc trong 10 năm qua. Giá trị của ứng dụng vượt qua những con số.

Có nhiều yếu tố dẫn tới thành công của WeChat, bao gồm cả “tường lửa” chặn các mạng xã hội ngoại như Facebook, Google của Trung Quốc.

WeChat cũng xuất hiện “đúng lúc, đúng chỗ”, dựa vào sự bùng nổ trong lượng sử dụng smartphone trong nước. Bên cạnh đó, thiết kế ban đầu của nó dễ sử dụng và thú vị, nhờ vào kiến trúc sư trưởng Allen Zhang Xiaolong. Ông là một trong các giám đốc được trả lương cao nhất Trung Quốc từ năm 2016.

Tuy nhiên, mây đen đang che phủ lễ kỷ niệm 10 năm của WeChat. Theo Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, hoạt động kiểm duyệt nội dung trên ứng dụng ngày càng rõ rệt – cả trong và ngoài nước.

Những tài khoản dường như quảng bá nội dung không phù hợp, phạm pháp – bao gồm bạo lực, khiêu dâm, cờ bạc – nhanh chóng bị đóng cửa.

Phòng nghiên cứu Citizen Lab của Đại học Toronto (Canada) tố cáo WeChat là công cụ Trung Quốc sử dụng để giám sát công dân. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng ban hành sắc lệnh hành pháp cấm doanh nghiệp Mỹ giao dịch với WeChat vì nguy cơ bảo mật.

Dù WeChat không phải lo lắng về cạnh tranh “ngoại bang”, ứng dụng đang trong cuộc chiến khốc liệt với các đối thủ nội địa như ByteDance (công ty mẹ TikTok).

Theo báo cáo của QuestMobile tháng 10/2020, thời gian người Trung Quốc dùng điện thoại nhiều hơn 6 tiếng so với một năm trước nhưng chủ yếu dành cho các ứng dụng video như Douyin (phiên bản TikTok Trung Quốc), Kuaishou (cũng của Tencent).

WeChat cùng với công cụ tìm kiếm của Baidu, iQiyi và Taobao, Tmall, Alipay đều ghi nhận tăng trưởng giảm, thậm chí âm, về thời gian sử dụng.

Nhằm đối phó với các thử thách mới, WeChat giới phiệu tính năng video ngắn mang tên Channels một năm trước. Zhang, “cha đẻ” WeChat, cho biết tính tới tháng 6/2020, tính năng có khoảng 200 triệu người dùng. Ông xác định tương lai của ứng dụng sẽ gắn với video.

Theo Giám đốc quản lý hãng tư vấn China Skinny Mark Tanner, Channels tăng trưởng mạnh phần lớn nhờ có mặt trong hệ sinh thái WeChat.

Song, nó không “gây nghiện” như Douyinm trong khi Douyin tiếp tục chiếm phần lớn thời gian người dùng bỏ ra trên điện thoại.

Chỉ trích hành vi độc quyền của Tencent cũng nhiều hơn. Xie Xin, Phó Chủ tịch ByteDance phụ trách ứng dụng truyền thông Feishu, tố cáo WeChat chặn dịch vụ.

Tuy nhiên, Tencent khẳng định hành động công bằng trong việc chặn liên kết ngoài vi phạm quy định, bao gồm cả sản phẩm của Tencent.

WeChat “chào đời” từ trung tâm Dự án và nghiên cứu Quảng Châu của Tencent tháng 1/2011. Zhang, người phụ trách QQ Mail Mobile khi đó, dẫn dắt một nhóm nhỏ phát triển phiên bản đầu tiên của WeChat trong chưa đầy 70 ngày, đánh bại hai nhóm khác trong công ty. Phiên bản này chỉ cho phép người dùng nhắn tin, gửi ảnh.

Sự kiện lớn đến với nhóm WeChat xảy ra vào tháng 5/2011 sau khi được cập nhật tính năng nhắn thoại.

Sau một thập kỷ tối ưu hóa, ứng dụng vẫn đang phát triển. Tencent xây dựng hệ sinh thái khổng lồ xoay quanh WeChat với các chương trình mini.

Về cơ bản, chúng là ứng dụng nhỏ hơn 10 megabytes, chạy ngay trực tiếp trên giao diện của ứng dụng chính. Thiết kế ấy giúp WeChat trở thành nền tảng toàn diện.

Số lượng người dùng các chương trình mini hàng ngày đạt 400 triệu, theo công bố gần nhất của WeChat. Lượng người chơi mini game hàng tháng vượt 500 triệu vào năm 2020.

Bất chấp sự phổ biến của WeChat đối với người Trung Quốc toàn thế giới, Tencent vẫn chưa nghiêm túc với kế hoạch kiếm tiền từ ứng dụng.

Trong tổng doanh thu của Tencent, 56% đến từ “dịch vụ giá trị gia tăng” – liên quan tới game – còn 27% đến từ fintech, 17% từ quảng cáo trực tuyến.

Theo Tanner, cơ hội lớn nhất của WeChat là đã thiết lập được nền tảng người dùng và hệ sinh thái. Chúng tiếp tục được củng cố nếu tích hợp AI và xây dựng nhiều tính năng giải trí hơn, giao diện bớt cồng kềnh hơn.

Phân khúc người dùng nông thôn và bình dân chưa được khai thác cũng đại diện cho cơ hội trong tương lai.

Song, một điều chắc chắn là WeChat đối mặt với tương lai thách thức hơn với quy định siết chặt hơn, cạnh tranh gay gắt hơn và thay đổi trong hành vi người dùng. 10 năm tiếp theo sẽ vô cùng khác biệt so với ban đầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Theo ICTNews

Warren Buffett: Những đặc điểm này tách biệt nhà lãnh đạo xuất chúng với số còn lại

Warren Buffett từng yêu cầu một nhóm sinh viên nghĩ về một người bạn cùng lớp mà họ cảm thấy có khả năng thành công lâu dài nhất.

Ảnh: Forbes

Buffett nói: “Bạn có thể chọn người mà bạn nhận xét tốt nhất, người có tố chất lãnh đạo, người có khả năng khiến người khác thực hiện sở thích của họ”.

“Đó sẽ là người hào phóng, trung thực và người đã tín nhiệm người khác vì những ý tưởng của riêng họ”.

Thay đổi chiến lược có nghĩa là thay đổi hệ thống niềm tin xung quanh những gì một nhà lãnh đạo đã và đang làm. Tính cách cứng rắn, lôi cuốn vốn được coi là nhà lãnh đạo lý tưởng thực chất chỉ là một sự xuyên tạc bi thảm về vị trí lãnh đạo vĩ đại.

Trong khi một tâm trí mạnh mẽ, thông minh và quyết đoán là điều cần thiết, thì sự đồng cảm, lòng trắc ẩn và sự quan tâm đến người khác cũng vậy.

Chúng ta có thể bắt đầu với những lời khuyên của Warren Buffett về lòng vị tha, hào phóng và sự trung thực.

Dưới đây là 05 điều nữa để nâng cao năng lực lãnh đạo của bạn và mang lại một tương lai tươi sáng hơn cho cả nhân viên và doanh nghiệp của bạn.

1. Quan tâm đến mọi người.

Jim Loehr, tác giả của cuốn sách ‘Leading with Character’ khuyên các nhà lãnh đạo: “Hãy quan tâm đến mọi người hơn là kết quả và họ sẽ làm mọi thứ mà con người có thể làm để công việc kinh doanh của bạn thành công hơn”.

“Quan tâm đến người khác là một quá trình tích cực. … Một nhà lãnh đạo hiểu rõ cốt lõi của lãnh đạo sẽ yêu thương mọi người vì những gì họ làm … họ cống hiến sức sống cho doanh nghiệp của bạn. Nếu không có họ, bạn không có gì cả”.

2. Coi trọng nhân viên của bạn.

Tôi nhận thấy rằng các nhà lãnh đạo của các tổ chức tốt nhất rất coi trọng toàn bộ nhân viên của họ – từ tình cảm, tinh thần đến cả thể chất – để đạt được kết quả kinh doanh xuất sắc. Các bằng chứng cũng khẳng định rõ ràng rằng cách tiếp cận lãnh đạo nhân đạo hơn và lấy con người làm trung tâm hơn sẽ tạo ra kết quả tuyệt vời hơn rất nhiều.

3. Lãnh đạo bằng sự đồng cảm.

Một nhà lãnh đạo đồng cảm rất quan trọng trong việc giữ chân nhân viên. Lãnh đạo đồng cảm liên quan đến việc đầu tư vào các cá nhân đóng góp trong đội nhóm, biết lắng nghe và hành động theo nhu cầu của nhân viên.

Tuy nhiên, nếu các nhà quản lý không được đào tạo để hiểu cách nhận biết và đáp ứng những nhu cầu này, nó có thể tác động tiêu cực đến sự gắn bó của nhân viên.

4. Quan điểm rõ ràng.

Là một nhà lãnh đạo C-suite, có lẽ khó mà biết được những chi tiết sâu sắc về tình hình ‘hỗn loạn’ trong các đội nhóm nhỏ của doanh nghiệp.

Thay vì giảm bớt nỗi sợ hãi và kiểm soát mọi người, hãy có quan điểm rõ ràng. Lùi lại một chút so với các hoạt động bình thường của bạn, lắng nghe nhiều tiếng nói hơn và tìm kiếm sự thấu hiểu của cả hai bên.

Sử dụng thời gian suy ngẫm của bạn để mô tả những gì đang diễn ra tại nơi làm việc của bạn và nó đang ảnh hưởng đến công việc kinh doanh như thế nào.

Sau đó, suy nghĩ về cách bạn có thể sử dụng sự cởi mở, minh bạch, cộng tác và tập trung vào những điều quan trọng để gắn kết mọi người lại với nhau từ đó vượt lên trên sự phân chia độc hại.

5. Luôn biết giúp đỡ.

Các nhà lãnh đạo phải giúp loại bỏ các rào cản trên đường đi của nhân viên, những điều vốn khiến họ bị cản trở và không thể bứt phá.

Trước khi đổ lỗi cho những người có thành tích thấp, hãy tính đến những căng thẳng và lo lắng không thể vượt qua mà nhân viên có thể cảm thấy. Đặc biệt là sau thời kì đại dịch.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy 53% người Mỹ trưởng thành báo cáo rằng sức khỏe tinh thần của họ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi những lo lắng và căng thẳng liên quan đến Covid-19.

Nếu bạn chưa làm đủ với tư cách là một nhà lãnh đạo để giải quyết vấn đề sức khỏe tinh thần cho công ty của mình, thì đã đến lúc bạn phải thúc đẩy và làm điều gì đó về nó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Tinder: Ra mắt chiến dịch tái định vị thương hiệu mới

Tinder đang tìm cách để tái định vị thương hiệu của mình trong bối cảnh có rất nhiều sự ‘hiểu lầm’ xung quanh mục tiêu khi sử dụng ứng dụng này.

Tinder: Ra mắt chiến dịch tái định vị thương hiệu mới
Tinder: Ra mắt chiến dịch tái định vị thương hiệu mới

Tinder Thái Lan đang tìm cách loại bỏ hình ảnh ứng dụng này là một ‘trung tâm của FWB’ trong thế giới kỹ thuật số.

Theo đó, ứng dụng hẹn hò này đã phát hành một quảng cáo mới với ý định phá vỡ hình ảnh này và định vị lại chính nó như một nền tảng nơi bạn có thể kết bạn và nhiều hơn thế nữa.

Đoạn video quảng cáo 90 giây được sản xuất bởi Wunderman Thompson Thái Lan, cho thấy mọi người vuốt sang phải nhau.

Tuy nhiên, hành động này không phải là để FWB mà là tham gia vào các hoạt động khác như chơi trò chơi điện tử, trượt ván cũng như các trò chơi kết nối khác.

Tinder đã được hiểu như là một ứng dụng phục vụ cho việc tìm kiếm ‘bạn một đêm’ cũng như với những người tìm kiếm bạn với mục tiêu FWB.

Do đó, công ty nhận thấy rằng người dùng Thế hệ Z có khả năng thoát khỏi ứng dụng trong vòng một tuần vì họ không muốn tham gia vào một nền văn hóa như vậy.

Công ty phát hiện ra rằng người dùng Thế hệ Z quan tâm hơn đến việc hình thành các mối quan hệ thuần túy nên từ đó đã quyết định đưa ra ý tưởng Tinder có thể được sử dụng để kết bạn với các lợi ích khác chứ không phải chỉ là FWB.

Chiến dịch hy vọng sẽ thu hút đối tượng mục tiêu là Gen Z và cung cấp cho họ nhiều phương tiện hơn để tải xuống ứng dụng.

Giám đốc sáng tạo của Wunderman Thompson Thái Lan – Ông Thasorn Boonyanate cho biết:

“Mục tiêu của chúng tôi là cho người dùng Gen Z thấy khả năng hình thành các mối quan hệ có ý nghĩa trên ứng dụng này.

Trong nghiên cứu của mình, chúng phát hiện ra rằng những người trẻ tuổi có niềm đam mê rất đa dạng, từ chơi game, trượt băng, khám phá các nhà hàng và quán bar mới, cho đến say mê các diễn viên Hàn Quốc”.

“Tôi biết ngay đó là điều nên làm của Tinder vào năm 2021, một ứng dụng nhân lên tình yêu cuộc sống của bạn bằng cách kết hợp bạn với những người bạn mới chia sẻ và mở rộng đam mê của bạn, những người bạn thực sự với ‘lợi ích’ lâu dài, những người luôn ở đây và thậm chí có thể phát triển những mối liên hệ này thành sự lãng mạn chứ không chỉ là dựa trên sự hấp dẫn về thể xác.

Chúng tôi tin rằng đây là con đường phía trước để Tinder vươn xa hơn là việc hẹn hò truyền thống”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Content Marketing: 100+ Dự báo về xu hướng năm 2021 (P5)

Một trong nhiều bài học của năm 2020 là chúng ta luôn nhìn về tương lai với tâm thế bất cứ điều gì cũng có thể xảy đến.

Đào sâu dữ liệu của khách hàng

Các nhà content marketer thành công nhất sẽ phát triển insights về những suy nghĩ đang thay đổi và mô hình mua hàng của khách hàng vào thời điểm quan trọng này.

Các sự kiện hiện tại có tác động như thế nào đến cách họ tương tác với cá nhân và thương hiệu hay công ty của bạn? Kiến thức đó sẽ là nền tảng cho mọi nỗ lực liên quan đến nội dung của bạn.

Năm 2021 sẽ kéo theo một lượng lớn những người lao động thiếu việc làm và tìm kiếm các cách để tiết kiệm hoặc phát triển doanh nghiệp của họ. Tất cả chúng ta đều muốn tìm ra những cách mới để làm những việc cũ.

Chúng ta háo hức với những phát hiện mới dựa trên những gì khách hàng thích hoặc không thích. Nghiên cứu trải nghiệm người dùng để tìm ra những gì hoạt động tốt nhất hiện tại sẽ thành công.

Giao tiếp bằng sự đồng cảm và niềm tin

Niềm tin sẽ trở thành yếu tố quan trọng nhất trong hành vi của người tiêu dùng. Mọi người khao khát tính minh bạch và xác thực sẽ tràn đến các nền tảng hay doanh nghiệp khiến họ cảm thấy an toàn và có giá trị nhất.

Vào năm 2021, hơn bao giờ hết, mọi người sẽ trở thành người tiêu dùng có ý thức và mong đợi các thương hiệu chứng minh rằng tác động của họ đối với thế giới là tích cực.

Các nền tảng sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ nội dung. Ví dụ, Twitter và Facebook bắt đầu dán nhãn hoặc thậm chí đối chiếu thông tin gây hiểu lầm trong năm nay.

Sự tự điều chỉnh đó sẽ tiếp tục. Nó có thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực tùy thuộc vào cách các nền tảng triển khai hướng dẫn này.

Năm 2021 sẽ là năm chúng ta chứng kiến các thương hiệu hoàn toàn chấp nhận content marketing bằng sự đồng cảm.

Những thương hiệu giành được trái tim và tâm trí của người tiêu dùng vào năm 2021 sẽ là những thương hiệu có sứ mệnh rõ ràng cho hoạt động content marketing hay tiếp thị nội dung của họ.

Sứ mệnh cộng hưởng với các giá trị, các vấn đề xã hội và môi trường của những người mà họ phục vụ đồng thời thu hút khách hàng để cùng nhau tạo ra thay đổi tích cực.

Sự nhạy cảm với quyền riêng tư dữ liệu đang gia tăng. Các nhà content marketer thành công sẽ phải trở thành những người có ảnh hưởng, những người sẵn sàng ‘trở nên dễ bị tổn thương’ và là ‘con người’, những người có ảnh hưởng đó sẽ trở thành người ủy thác cho chính thương hiệu.

Nội dung có mục đích

Các nhà tiếp thị nội dung muốn sự đầu tư và hỗ trợ từ các nhà lãnh đạo cấp cao của họ để “tiếp thị có mục đích” và ưu tiên sử dụng mục đích xã hội cốt lõi của thương hiệu của họ trên thế giới như một phương tiện xác thực, giúp xây dựng lòng tin.

Họ cũng muốn đầu tư vào giáo dục trong toàn bộ công ty, họ cần những người đồng nghiệp khác hiểu rằng làm content marketing là công việc của tất cả mọi người – đó là khi những câu chuyện thực sự về sự đổi mới ra đời, điều này khiến công việc của các content marketer trở thành một công việc “kể chuyện” hơn là ‘dựng chuyện’.

Các thương hiệu sẽ muốn kể nhiều câu chuyện hơn xung quanh mục đích xã hội của họ.

Tại sao ư?

Họ đang phải đối mặt với áp lực từ người tiêu dùng để cho thấy họ đang làm những điều đúng đắn; họ đang chịu nhiều áp lực pháp lý hơn để cho thấy họ nghĩ về nhiều thứ hơn chỉ là lợi nhuận của họ.

Và họ đang chịu áp lực từ các nhà đầu tư lớn để chứng tỏ họ là những doanh nghiệp lâu dài có trách nhiệm. Đó là cơ hội vàng để content marketing tỏa sáng thông qua cách kể chuyện.

Hết phần 5 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

Cách một CEO xây dựng công ty 90 triệu USD từ khoản nợ 2.000 USD

Ý tưởng kinh doanh trị giá hàng chục triệu USD đã đến với Chase Fisher khi anh tham gia một câu lạc bộ đêm ở San Diego năm 2011. 

Trong buổi tiệc, cậu sinh viên vừa tốt nghiệp Đại học bang San Diego đã vô cùng bất ngờ khi nhận được hàng loạt lời khen ngợi về chiếc kính mát giá rẻ màu xanh neon mình đang đeo. “Mọi người đặt ra hàng loạt câu hỏi kiểu: ‘Trông nó hay đấy. Anh kiếm được nó ở đâu thế? Cho tôi đeo thử được không?’”, Fisher nhớ lại.

Đây chính là khởi điểm cho ý tưởng giờ đây đã trở thành thương hiệu kinh doanh trị giá 90 triệu USD: Kính mắt Blenders Eyewear.

Phản ứng của những người xung quanh với đôi kính mát giá rẻ của mình khiến Fisher nhận ra rằng vẫn có một khoảng trống thị trường chưa được khai thác dành cho những đôi kính râm sành điệu nhưng không quá đắt đỏ như của những thương hiệu tên tuổi. Anh hoàn toàn có thể kiếm ra tiền từ khoảng trống này.

Fisher đã vay 2.000 USD từ một người bạn cùng phòng và ra mắt thương hiệu kính râm Blenders Eyewear. Anh bắt đầu bán những sản phẩm đầu tiên khi làm hướng dẫn viên lướt sóng trên bãi biển.

Chỉ trong vòng 3 năm, lợi nhuận của Blenders vượt qua con số 1 triệu USD. Tháng 12/2020, Blenders được định giá 90 triệu USD sau khi hãng kính mắt Italia Safilo thông báo sẽ mua lại 70% cổ phần của Blenders.

Khởi nghiệp với khoản vay 2.000 USD

“Tôi là một huấn luyện viên lướt sóng. Tôi dành 9 tiếng mỗi ngày trên bãi biển, nhìn mọi người qua lại và ngắm những đôi kính đắt đỏ họ đang đeo”, Fisher kể lại quãng thời gian khi mới bắt đầu khởi nghiệp.

Bản thân anh đã từng mua kính ở Target, bởi anh “không đủ tiền để mua những cặp kính tôi thực sự muốn” như Gucci, Oakley hay Ray-Ban với giá lên tới hàng trăm USD.

Không có thương hiệu hay bất cứ đối thủ cạnh tranh nào cung cấp những sản phẩm kính mát chất lượng, phong cách và thoải mái với mức giá phải chăng. Vì vậy tôi quyết định tự tạo những sản phẩm của chính mình”, Fisher cho hay.

Ý tưởng bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình cũng là động lực thúc đẩy Fisher, bởi với anh “trong thời kỳ đen tối nhất của cuộc đời, bạn hoàn toàn có thể tạo ra một cơ hội nào đó”.

Vì vậy, vào năm 2011, cùng với người hàng xóm, nhà thiết kế đồ họa Blake Jensen, Fisher đã bắt đầu những bước đi đầu tiên của Blenders. Jensen đã tạo ra một vài mẫu kính mát và cả hai đã chia sẻ chúng trên Facebook để tìm kiếm phản hồi.

Bằng cách mời bạn bè, người thân gia đình vào nhóm Facebook, Fisher và Jensen đã giúp tài khoản của Blenders thu hút được 1.500 người theo dõi trong vài tháng. “Trước khi đạt được con số này, chúng tôi cũng đã nhận được hàng trăm lượt thích và rất nhiều lời bình luận [khen ngợi các mẫu kính mát]”, Fisher nói.

Những phản ứng tích cực đó đã chứng thực ý tưởng của Fisher và giúp anh có đủ tự tin để vay người bạn cùng phòng của mình 2.000 USD với lời hứa sẽ trả lại khoản vay với lợi tức 25% (tức 2.500 USD cả vốn và lãi) trong 6 tháng.

Fisher sau đó đã dành 8 tháng để biến các thiết kế của mình thành hiện thực, lên mạng tìm kiếm các bí quyết như “làm thế nào để tìm kiếm một nhà sản xuất”, hay các bí quyết trong thương lượng, đàm phán.

Sau khi tìm được nhà sản xuất, anh đã dùng toàn bộ số tiền 2.000 USD để đặt hàng lô 300 chiếc kính mát đầu tiên, với thiết kế gọng đen, chi tiết trang trí màu đỏ và logo thương hiệu ở phần càng kính.

“Tôi chỉ bán được 10 chiếc kính mát”

Năm 2012, Fisher bắt đầu bán ra những sản phẩm đầu tiên. Anh dựng một gian hàng tại hội chợ kinh doanh ở San Diego và định giá 20 USD cho mỗi chiếc kính của mình.

Fisher hy vọng có thể bán được toàn bộ số hàng, nhưng anh đã vô cùng thất vọng khi chỉ bán được đúng 10 chiếc. Đó là trải nghiệm mà Fisher tự nhận là “đáng xấu hổ nhất”. Khách hàng tại hội chợ muốn tìm kiếm những kiểu dáng khác nhau với màu sắc rực rỡ, phong phú hơn.

“Khi bạn 22 tuổi, vừa tốt nghiệp đại học, tâm trí của bạn lúc đó thật non nớt. Bạn sẽ có suy nghĩ kiểu “tôi sẽ chiếm lĩnh thế giới, bất cứ điều gì tôi làm sẽ thực sự hữu ích, và mọi việc đều sẽ trở nên dễ dàng. Và chắc chắn, bạn sẽ ngã sấp mặt”, Fisher chia sẻ.

Fisher gần như bỏ cuộc, nhưng anh đã nhận được một lời khuyên giúp anh tiếp tục tiến về phía trước: “Ai đó đã nói, ‘điều duy nhất khiến bạn thất bại là việc dừng lại’”.

Nhờ động lực mới, Fisher nghĩ ra cách dán nhãn dán của thương hiệu Blenders trên các bảng hiệu đường phố để quảng cáo. Anh tìm cách bán kính mát tại các bữa tiệc bên hồ bơi, các buổi hòa nhạc, lễ hội hoặc khi dạy lướt sóng.

Anh cũng thiết lập quan hệ với các DJ nổi tiếng, các nhạc sĩ địa phương – những người đã đeo kính mát Blenders miễn phí trong khi biểu diễn.

“Tôi mở tài khoản của mình mỗi đêm và gửi 40 tới 60 USD vào đây để tái đầu tư cho công ty”, anh nói. Và mặc dù tài chính vô cùng eo hẹp, Fisher vẫn tìm được cách trả lại khoản tiền đã vay cho bạn cùng phòng trong vòng 6 tháng như đã hứa.

Nhưng để duy trì hoạt động kinh doanh, Fisher hầu như không nhận được đồng lương nào trong suốt một thời gian dài. “Tôi phải mất 2 năm, sau đó mới trả được khoản tiền lương 1.000 USD cho chính bản thân mình,” Fisher nhớ lại.

Tuy nhiên, tới mùa hè năm 2012, Fisher thực sự cạn tiền. Vì vậy, anh nghĩ tới phương thức huy động vốn từ cộng đồng.

“Chúng tôi không biết gì về các nhà đầu tư… và đây là một cách mới, thú vị để làm điều đó,” Fisher kể lại quãng thời gian anh và Jensen bắt đầu chiến dịch gọi vốn trên Indiegogo kéo dài 30 ngày, với những quảng cáo nhấn mạnh các sản phẩm kính mát “được thiết kế riêng, với trong kính phân cực và đầy sức sống”.

Vào cuối chiến dịch, Blenders đã huy động được 7.000 USD từ gần 200 nhà đầu tư.

“Vào thời điểm đó, đây là số tiền nhiều nhất tôi từng thấy. Cảm giác như thể tôi đang có một triệu USD trong tay vậy. Tôi thực sự cảm thấy như mình trúng số độc đắc”, Fisher vui vẻ kể lại.

Gây tiếng vang trên mạng xã hội

Doanh số bán hàng của Blenders chậm rãi tăng lên đến cuối năm 2012, công ty đã tạo ra doanh thu khoảng 8.000 USD.

Vào năm 2013, Fisher bắt đầu thử nghiệm sử dụng Instagram như một công cụ tiếp thị, vừa để giao tiếp với khách hàng, vừa tiếp cận những người có ảnh hưởng (KOLs) và đề nghị tặng kính miễn phí khi các KOLs này đăng bài/ảnh cùng sản phẩm của Blender.

Với phương thức này, Fisher đã có thể đăng hình ảnh của các DJ nổi tiếng như Morgan Page và Cedric Gervais đang đeo một cặp kính mát Blenders.

Các nhạc sĩ nổi tiếng, như Snoop Dogg, cũng đeo Blender tại các buổi hòa nhạc và sự kiện. Các vận động viên, như vận động viên lướt sóng Lakey Peterson, đã sử dụng chúng tại các cuộc thi.

Tất cả đã giúp tài khoản Istagram của Blenders tăng từ vài nghìn lên hàng trăm nghìn người theo dõi trong vòng vài tháng (Blenders hiện có 480.000 người theo dõi trên Instagram) và doanh số bán hàng bắt đầu tăng.

Năm 2013, doanh thu của Blenders đã lên tới 6 con số và chạm ngưỡng 1 triệu USD vào năm 2015, sau khi Fisher thêm các mẫu kính chống tuyết vào hệ thống sản phẩm.

Bất chấp “thành tựu to lớn” này, Fisher nói rằng trọng tâm của anh không bao giờ đi chệch khỏi nguyên tắc “giữ cho công việc kinh doanh ổn định và có lãi”.

“Không có khoảnh khắc và sự kiện ăn mừng nào cả. Với mọi người, nó giống như kiểu ‘OK, chúng tôi đã cán mốc một triệu. Bây giờ, hãy cùng kiếm 5 triệu USD”, Fisher vui vẻ nói.

Tháng 12 năm 2019, Blenders được định giá 90 triệu USD sau khi tập đoàn Safilo thông báo sẽ mua lại 70% cổ phần của công ty.

Với Fisher giữ chức vụ Giám đốc điều hành của Blenders, tập trung vào sản xuất và phân phối sản phẩm. Chỉ tính riêng trong năm 2019, Blenders đã tạo ra doanh thu gần 41 triệu USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Theo NDH

Sáng tạo là kỹ năng tách biệt bạn khỏi robots trong tương lai

Các chuyên gia công nghệ cho rằng sáng tạo là rất quan trọng đối với những người lao động muốn bảo vệ mình khỏi bị thay thế bởi các công nghệ mới và sự tự động hóa từ robots.

Ông John Abel, phó chủ tịch mảng đám mây và đổi mới sáng tạo của Oracle cho biết là công ty này thường xuyên đào tạo lại nhân viên để thích ứng với các hệ thống mới khi hệ thống cũ đang trở nên kém hiệu quả hơn.

Oracle là một trong những tập đoàn lớn của Mỹ chuyên về các công nghệ và phần mềm kinh doanh mới nổi. Ông Abel nói:

“Tái trang bị kỹ năng là giải pháp để tồn tại và chúng ta phải hoàn thành nó”.

“Bạn cần phát huy các kỹ năng sáng tạo trong tất cả lực lượng lao động của mình, bởi vì như chúng ta đã biết với sự hiện đại hóa của công nghệ và đặc biệt là với A.I (trí tuệ nhân tạo) hay máy học (machine learning) thì bất cứ thứ gì miễn là công việc đó được xử lý bằng logic thì sẽ đều bị thay thế bằng công nghệ hoặc robots nào đó”.

“Vì vậy những gì chúng tôi yêu cầu nhân viên của mình làm là sử dụng các kỹ năng sáng tạo của họ dù cho họ đang ở độ tuổi nào tại nơi làm việc vì đó là lợi thế duy nhất.

Năm ngoái, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã gọi sự sáng tạo là kỹ năng quan trọng thứ ba mà nhân viên cần có để phát triển mạnh vào năm 2020 khi tự động hóa tiếp tục xâm nhập vào các hoạt động sản xuất và kinh doanh.

Tiếp đó thì giải quyết các vấn đề phức tạp và tư duy phản biện là kỹ năng quan trọng đầu tiên và thứ hai. Abel lưu ý rằng đối với các thế hệ trước, bộ kỹ năng mà họ đạt được trong giáo dục có thể tồn tại trong toàn bộ sự nghiệp của họ – nhưng ông kêu gọi các công ty và người lao động nhận ra rằng điều này không còn đúng nữa.

“Giờ đây, kỹ năng trung bình sẽ tồn tại không quá sáu năm, vì vậy những gì bạn cần có là sự nhanh nhẹn, linh hoạt và đa dạng”, Ông nói.

“Một chút sáng tạo đó rất quan trọng đối với thế hệ tiếp theo và thực sự đối với thế hệ hiện tại. Tuổi tác là thứ mà chúng ta cần xem xét, nhưng tôi nghĩ điều chúng ta nên làm là bắt đầu xem xét các cá nhân nào đó và suy nghĩ.

Họ có thể mang lại khả năng gì cho doanh nghiệp và làm thế nào để chúng ta khiến họ trở nên sáng tạo chứ không phải là ‘máy móc’?

Ông nói thêm: “Chúng tôi không muốn họ phải trải qua một quá trình. “Những gì chúng tôi muốn họ làm là phá vỡ khuôn mẫu đó để trở nên sáng tạo và đó là những gì khách hàng của chúng tôi muốn.

Ông John Fallon, Giám đốc điều hành của Pearson – nhà xuất bản giáo dục lớn nhất thế giới cho biết: Những khả năng cách biệt nhất với tự động hóa là “những kỹ năng độc đáo của con người” như sáng tạo, thuyết phục và sự đồng cảm.

Hội nghị của LHQ về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) định nghĩa các ngành công nghiệp sáng tạo là những ngành nghệ thuật, văn hóa, kinh doanh và công nghệ”.

Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc, các công việc trong nền kinh tế sáng tạo có thể bao gồm các vai trò trong xuất bản, phát triển trò chơi điện tử, quảng cáo và cả thiết kế đồ họa.

Vào tháng 1 đầu năm, một báo cáo do UNCTAD công bố cho thấy nền kinh tế sáng tạo (creative economy) toàn cầu đã tăng gấp đôi giá trị từ năm 2002 đến năm 2015 với giá trị 509 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Nhà tuyển dụng thường dùng 04 câu hỏi này để ‘bẫy’ bạn khi phỏng vấn

Không có khái niệm gọi là “quá chuẩn bị” cho một cuộc phỏng vấn xin việc. Ngay cả những ứng viên chất lượng nhất cũng có thể bỏ lỡ cơ hội việc làm do trả lời phỏng vấn kém.

Shanti | Twenty20

Những câu hỏi khó nhất thường được ‘ngụy trang’ thành những câu “dễ nhất” – và những người phỏng vấn thích hỏi chúng vì chúng có thể tiết lộ rất nhiều về ứng viên.

Hiểu ý nghĩa thực sự của những câu hỏi này sẽ tăng đáng kể cơ hội được tuyển dụng của bạn trong tương lai:

1. “Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?”

Tạm hiểu: “Bạn có biết – và quan tâm – về những gì công ty chúng tôi làm không?”

Tại sao lại khó: Không mắc sai lầm: Bạn sẽ được hỏi câu này trong mọi cuộc phỏng vấn xin việc, vì vậy hãy luôn chuẩn bị sẵn sàng! Câu hỏi này khá phức tạp vì nó tạo cho bạn ấn tượng rằng câu trả lời phải là về bạn, điều này hoàn toàn không phải như vậy.

Cách trả lời: Hãy nghiên cứu trước khi phỏng vấn. Xác định sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị của công ty. Khi đưa ra câu trả lời, hãy giải thích lý do tại sao giá trị của công ty phù hợp với giá trị của chính bạn.

Điều tồi tệ nhất bạn có thể làm là đi chệch hướng và bắt đầu lảm nhảm về bản thân và quá trình làm việc của mình. Giữ tập trung.

Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng chỉ muốn xác định xem bạn có hiểu cách hoạt động của công ty họ và bạn có đam mê với sứ mệnh của họ hay không thôi.

Họ không cần một bài phát biểu quá dài dòng.

2. “Bạn là ai trong 05 năm tới?”

Tạm hiểu: “Kế hoạch của bạn có phù hợp với kế hoạch của chúng tôi không?”

Tại sao lại khó: Hầu hết các ứng viên coi đây là cơ hội để thể hiện họ tham vọng như thế nào. Mặc dù có sự thật là thường xuyên nhưng điều mà nhà tuyển dụng thực sự muốn biết là liệu các mục tiêu dài hạn của bạn có phù hợp với mục tiêu của họ hay không.

Một số công ty sẽ đăng các vị trí công việc mà họ biết chỉ là tạm thời mặc dù điều đó không phải lúc nào cũng rõ ràng trong mô tả. Vào những lúc khác, họ sẽ muốn một người đủ cam kết gắn bó với họ trong hơn một vài năm.

Cách trả lời: Hãy trung thực. Nếu công ty đang tìm kiếm một ứng viên gắn bó lâu dài, nhưng bạn nói dối vì bạn muốn gây ấn tượng với họ và nói, “Tôi muốn bắt đầu kinh doanh trước khi tôi 30 tuổi”, bạn có thể không nhận được công việc gì cả.

Và bên cạnh đó, việc gia nhập một công ty có kế hoạch tăng trưởng trái ngược với kế hoạch của bạn sẽ chỉ gây thêm căng thẳng.

3. “Khung lương bạn muốn là như thế nào?”

Tạm hiểu: “Bạn đã thực hiện nghiên cứu của mình chưa?”

Tại sao lại khó: Mặc dù bạn không bao giờ nên trả giá thấp hơn giá trị của mình, nhưng bạn cũng không nên thổi phồng phạm vi yêu cầu của mình. Điều quan trọng là phải chứng minh rằng bạn biết mức lương hợp lý nên là bao nhiêu theo mức lương thị trường cho các vai trò tương tự.

Nghiên cứu mức lương của thị trường giúp bạn tự tin hơn khi tiếp cận các cuộc đàm phán tiền lương và đảm bảo rằng những gì bạn đang yêu cầu là công bằng.

Và nếu công ty đang đề nghị trả cho bạn một số tiền thấp hơn thị trường một cách vô lý, bạn sẽ biết cách để ngừng lãng phí thời gian.

Cách trả lời: Suy nghĩ thấu đáo và hợp lý. Đừng đòi hỏi nhiều hơn những gì bạn xứng đáng. Bạn cũng nên để thông tin cá nhân của mình ra khỏi cuộc thảo luận.

Tuy nhiên, nếu những gì họ đang cung cấp thấp hơn mức lương hiện tại của bạn, bạn có thể nói: “Đó không phải là điều tôi có thể làm vì nó thấp hơn nhiều so với những gì tôi đang kiếm được bây giờ”.

4. “Đồng nghiệp hay Sếp của bạn thường mô tả bạn như thế nào?”

Tạm hiểu: “Bạn sẽ mô tả bản thân như thế nào?”

Tại sao lại khó: Hầu hết các ứng viên trả lời câu hỏi này bằng cách cung cấp danh sách đạo đức làm việc đáng ngưỡng mộ nhất của họ: “Họ mô tả tôi như một người dẫn đầu của đội nhóm”. “Họ nói rằng tôi đáng tin cậy và không bao giờ bỏ lỡ deadlines.” “Họ nói tôi là một người giải quyết vấn đề tuyệt vời.”

Cách trả lời: Rõ ràng, những người phỏng vấn sẽ không cho rằng bạn thừa nhận việc bỏ lỡ deadlines, điều này có thể xuất hiện khi họ kiểm tra tài liệu tham khảo.

Hầu hết các ứng viên không thấy rằng họ có thể thêm nhiều chi tiết hơn rất nhiều vào câu trả lời của họ. Mặc dù bạn có thể mô tả đạo đức làm việc của mình, nhưng bạn có thể gây ấn tượng với người phỏng vấn bằng cách nêu bật những đặc điểm tính cách của mình.

Bạn có hài hước không? Bạn đang quan tâm điều gì? Bạn có đồng cảm không? Đừng quên dẫn chứng với các ví dụ cụ thể. Có thể bạn đã mang đến cho khách hàng một trải nghiệm đáng kinh ngạc hoặc hỗ trợ đồng nghiệp trong thời gian khó khăn chẳng hạn.

Tất cả những điều này thường có giá trị hơn rất nhiều so với việc chỉ nói, “Tôi là một người chăm chỉ.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Nhà khoa học: Đừng cản trở người khác bằng hiệu ứng ‘tốt hơn trung bình’

Đặc biệt nếu bạn muốn họ – và bạn – đưa ra quyết định tốt hơn.

Trên thực tế, một nghiên cứu khoa học cho thấy ít hơn 1% số người được hỏi tự coi mình là “tệ hơn mức trung bình”.

Những phát hiện như vậy rất dễ gây cười cho đến khi bạn nhận ra rằng hầu hết mọi người đều nghĩ rằng họ luôn trên mức trung bình ở hầu hết mọi thứ.

Một phân tích tổng hợp của một số nghiên cứu cho thấy mọi người đánh giá bản thân ở mức trên trung bình về khả năng sáng tạo, thông minh, đáng tin cậy, thể thao, trung thực, không kết bạn, v.v.

Khi cung cấp cho mọi người một cuộc khảo sát về hầu hết mọi đặc điểm và đại đa số họ sẽ đánh giá bản thân họ trên mức trung bình.

Các nhà tâm lý học xã hội gọi đó là hiệu ứng tốt hơn mức trung bình. Yêu cầu tôi đánh giá bản thân – về bất cứ điều gì – về cơ bản là bất cứ điều gì, và tôi sẽ tin rằng tôi trên mức trung bình. (Mặc dù tôi rõ ràng là không.)

Dù vậy, một chút tự tin là điều tốt, miễn là sự tự tin đó dựa trên thành tích thực tế, kinh nghiệm thực tế và kết quả thực tế. Niềm tin dựa trên bằng chứng là niềm tin.

Niềm tin không dựa trên gì ngoài niềm tin là sự kiêu ngạo – và thật không may, sự kiêu ngạo đó lại có thể ‘lây nhiễm’. Trong một nghiên cứu được công bố vào đầu năm nay trên Tạp chí Tâm lý Thực nghiệm, các nhà nghiên cứu đã tiến hành 02 thí nghiệm.

Đầu tiên, những người tham gia được yêu cầu xem ảnh khuôn mặt và đoán tính cách của từng cá nhân dựa trên nét mặt của họ.

Sau đó, họ được yêu cầu đánh giá mức độ họ đã làm so với những người tham gia còn lại, tiếp đến, những người tham gia được xếp thành từng cặp và được yêu cầu thực hiện cùng một nhiệm vụ.

Đây là phần thú vị: Khi một người tham gia tương đối khiêm tốn – một người đã đánh giá bản thân tương đối kém so với những người tham gia khác sau thử nghiệm đầu tiên – được ghép nối với một người tham gia quá tự tin, họ đánh giá bản thân cao hơn nhiều; chúng trở nên “tốt hơn mức trung bình” hơn rất nhiều.

Mặc dù không có gì thay đổi ngoại trừ việc họ tiếp xúc với sự tự tin thái quá của người khác. Trong nghiên cứu thứ hai, những người tham gia được yêu cầu đoán cân nặng của một người từ một bức ảnh được tiếp xúc với câu trả lời của một người cực kỳ tự tin có xu hướng tăng 17% đánh giá về khả năng của chính họ.

Mặt khác, những người tham gia tiếp xúc với các phản ứng thực tế có xu hướng đánh giá thấp khả năng của họ 11%. Nói tóm lại, ở gần những người quá tự tin – ngay cả khi bạn biết họ quá tự tin – cũng có xu hướng khiến bạn tự tin quá mức.

Có lẽ đó cũng là lý do tại sao, Jeff Bezos không coi những người thông minh là những người thường đúng. Thay vào đó, ông cho rằng những người thông minh nhất thừa nhận họ sai và thay đổi ý kiến ​​một cách thường xuyên.

Theo Bezos, “những người thông minh nhất thường xuyên xem xét lại sự hiểu biết của họ, xem xét lại một vấn đề mà họ nghĩ rằng họ đã giải quyết.

Họ cởi mở với những quan điểm mới, thông tin mới, ý tưởng mới, mâu thuẫn và thách thức đối với cách của họ Suy nghĩ.” Tránh hiệu ứng “tốt hơn mức trung bình” và chấp nhận sự khiêm tốn về trí tuệ thực sự.

Môt nghiên cứu của Đại học Duke cho thấy rằng bạn càng sẵn sàng bạn có thể sai, bạn càng có xu hướng đưa ra những lựa chọn tốt hơn.

Và bạn càng ít có khả năng “lây nhiễm” cho những người xung quanh kiểu tự tin thái quá dẫn đến việc bạn đưa ra những quyết định thiếu hiểu biết và thiếu sáng suốt.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Facebook và Google bị cáo buộc đã có một thỏa thuận làm giảm cạnh tranh quảng cáo

Các tổ chức chống độc quyền từ Facebook và Google có thể có thêm một số động lực mới.

New York Times cho biết họ đã thu được tài liệu từ vụ kiện chống độc quyền của Texas trình bày chi tiết về thoả thuận mà Google đã trao cho Facebook vào năm 2018, điều bị cáo buộc là làm giảm cạnh tranh quảng cáo.

Có nickname là “Jedi Blue”, cho phép Facebook được ủng hộ trong việc đặt giá thầu tiêu đề quảng cáo, nơi các trang web có thể thu hút giá thầu không gian quảng cáo từ nhiều nền tảng cùng một lúc, đổi lại họ ủng hộ phương pháp đặt giá thầu mở của Google để bán những quảng cáo đó.

Các điều khoản đã mang lại cho Facebook những lợi thế vốn có, theo Times. Facebook có nhiều thời gian hơn để đặt giá thầu cho quảng cáo, giao dịch thanh toán trực tiếp với các trang web lưu trữ quảng cáo và sự trợ giúp từ Google để hiểu đối tượng quảng cáo.

Là một phần của thỏa thuận, Facebook cho biết họ sẽ đấu giá ít nhất 90% các cuộc đấu giá quảng cáo khi có thể xác định được người dùng và hứa hẹn mức chi tiêu tối thiểu lên đến 500 triệu USD mỗi năm.

Nó cũng yêu cầu Google tránh sử dụng thông tin giá thầu để làm lệch các phiên đấu giá quảng cáo có lợi cho mình.

Các đối tác quảng cáo khác của Google không kiếm được món hời gần như ngọt ngào này, theo các đối tác nói chuyện với tờ New York Times.

Đơn khiếu nại của Texas đã buộc tội Google đảm bảo một số chiến thắng quảng cáo cho Facebook và khiến các đối thủ gặp bất lợi. Phía Facebook và Google đã bác bỏ quan điểm cho rằng ‘Jedi Blue’ là phản cạnh tranh.

Người phát ngôn của Facebook tuyên bố rằng các giao dịch như vậy với Google “giúp tăng tính cạnh tranh” trong giá thầu quảng cáo và những lập luận ngược lại điều đó đều là “vô căn cứ”.

Trong khi đó, người phát ngôn của Google nói rằng vụ kiện của Texas “trình bày sai” thỏa thuận và các khía cạnh khác của hoạt động kinh doanh quảng cáo của nó.

Google đã xuất bản một bài đăng trên blog trình bày những phản đối của họ. Tuy nhiên, điều đó không nhất thiết phải làm lung lay các cơ quan quản lý và thậm chí còn có ý kiến ​​cho rằng hai gã khổng lồ công nghệ đã nhận thức được tiềm năng bị giám sát.

Một điều khoản trong thỏa thuận yêu cầu cả hai “hợp tác và hỗ trợ” nếu có cuộc điều tra về hoạt động của họ và thỏa thuận đã đề cập đến “chống độc quyền” ít nhất 20 lần.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Thổ Nhĩ Kỳ áp đặt lệnh cấm quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội

Thổ Nhĩ Kỳ áp đặt lệnh cấm quảng cáo trên Twitter, Periscope và Pinterest do các nền tảng mạng xã hội này không chỉ định đại diện tại Thổ Nhĩ Kỳ theo quy định của luật mới.

Thổ Nhĩ Kỳ đã áp đặt lệnh cấm quảng cáo trên Twitter, Periscope và Pinterest do các nền tảng mạng xã hội này không chỉ định đại diện tại Thổ Nhĩ Kỳ theo quy định của luật mới.

Theo luật mới của Thổ Nhĩ Kỳ, các nền tảng mạng xã hội có hơn 1 triệu lượt người dùng phải chỉ định đại diện tại Thổ Nhĩ Kỳ phụ trách thực hiện các lệnh của tòa án.

Luật mới cho phép nhà chức trách dỡ bỏ các nội dung gây tranh cãi khỏi những nền tảng này thay vì chặn người dùng như trước đây.

Với quy định mới ban hành, Twitter, Periscope và Pinterest sẽ bị cấm quảng cáo ngay từ ngày 19/1.

Trong một tuyên bố đăng trên Twitter, Bộ Giao thông và Cơ sở hạ tầng Thổ Nhĩ Kỳ Omer Fatih Sayan cho biết băng thông của Twitter và Pinterest sẽ bị cắt giảm 50% trong tháng 4 và 90% trong tháng 5.

Ông khẳng định nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ sẽ làm mọi điều cần thiết để bảo vệ dữ liệu, quyền riêng tư cũng như các quyền khác của đất nước, cũng như không cho phép việc vi phạm các quy định diễn ra ở nước này.

Hiện các nền tảng xã hội trên chưa đưa ra bình luận nào về thông tin trên. Tháng trước, Twitter cho biết sẽ đóng ứng dụng Periscope của mạng xã hội này do lượng người dùng giảm.

Tháng 11/2019, Thổ Nhĩ Kỳ thông báo phạt Facebook, Instagram, Twitter, Periscope, YouTube và TikTok 10 triệu lira (1,2 triệu USD) vì không chỉ định đại diện tại quốc gia này.

Chính quyền Ankara cũng quy định các công ty này nếu không mở các văn phòng đại diện tại Thổ Nhĩ Kỳ trong vòng 1 tháng thì khoản phạt tăng thêm 30 triệu lira và bị cấm quảng cáo nếu tiếp tục vi phạm tới đầu tháng 1/2021.

Trong trường hợp các nền tảng xã hội này vẫn không thực hiện yêu cầu của nhà chức trách sau 3 tháng kể từ thời điểm bị cấm quảng cáo thì sẽ bị giảm 50% băng thông, tiến tới giảm tối đa 90%.

Ngày 18/1 vừa qua, Facebook và các công ty khác cho biết sẽ cử đại diện tại Thổ Nhĩ Kỳ. Trước đó, YouTube cũng tuyên bố sẽ tuân thủ luật mới của Thổ Nhĩ Kỳ.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan thường xuyên sử dụng mạng xã hội và có tới 17 triệu lượt người theo dõi. Ông đã nhiều lần cảnh báo sẽ cấm hoạt động tại Thổ Nhĩ Kỳ đối với những trang mạng cho đăng tải những thông tin không phù hợp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Theo VietnamPlus

05 cách sử dụng LinkedIn để ‘nạp năng lượng’ cho doanh nghiệp

LinkedIn chắc chắn phải là một phần trong hỗn hợp marketing truyền thông xã hội của doanh nghiệp bạn. Khám phá ngay 05 cách sử dụng LinkedIn cho công việc kinh doanh của bạn ngay bây giờ.

LinkedIn mang đến cơ hội quý giá để kết nối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, những người ra quyết định và những người có thu nhập cao.

LinkedIn chắc chắn phải là một phần trong hỗn hợp marketing truyền thông xã hội của doanh nghiệp bạn. Khám phá 05 cách sử dụng LinkedIn cho công việc kinh doanh.

1. Sử dụng LinkedIn như một công cụ để kết nối

LinkedIn là một công cụ kết nối tuyệt vời. Để tận dụng hết khả năng kết nối của LinkedIn, bạn cần thực hiện ba điều:

  • Kết nối với mọi người
  • Xây dựng hồ sơ ‘All Star’
  • Tương tác với những người khác

Kết nối với mọi người

Kết nối với đồng nghiệp và bạn bè mà bạn biết, ngay cả với những người khác mà bạn không biết. Không có giới hạn cho những người bạn nên kết nối với.

Theo dõi blog của ai đó? Kết nối với họ trên LinkedIn. Bạn có một công ty mơ ước mà bạn muốn làm việc? Bắt đầu kết nối và tương tác với những người từ công ty đó.

Tìm kiếm cơ hội việc làm mới hoặc muốn tạo khách hàng tiềm năng? Chấp nhận bất kỳ và tất cả các yêu cầu kết nối mới.

Đặt hồ sơ của bạn ở chế độ công khai và luôn sẵn sàng kết nối – bạn không bao giờ biết được mạng LinkedIn của mình sẽ tạo ra những cơ hội nào đâu.

Xây dựng một hồ sơ ‘All-Star’ và Trang doanh nghiệp

Chỉ kết nối thôi là chưa đủ. Bạn cũng nên đầu tư thời gian vào việc xây dựng hồ sơ cá nhân và / hoặc trang doanh nghiệp của mình. Thực tế, điều đó có nghĩa là:

  • Viết phần giới thiệu ngắn gọn, không dùng biệt ngữ để phân biệt bạn hoặc doanh nghiệp của bạn.
  • Sử dụng ảnh chụp chính xác trông chuyên nghiệp cho ảnh hồ sơ cá nhân của bạn và biểu trưng dễ đọc cho trang doanh nghiệp của bạn.
  • Nếu bạn sử dụng ảnh tiêu đề, hãy giữ cho nó có kích thước phù hợp và hình ảnh ‘sạch sẽ’.
  • Điền vào mọi trường thích hợp.
  • Đính kèm phương tiện, bao gồm các bài đăng trên blog, video, đồ họa thông tin, v.v.

Xây dựng một hồ sơ đầy sức mạnh giúp người đọc hiểu rõ bạn là ai, đầy đủ thông tin liên hệ và các bước tiếp theo, chẳng hạn như dẫn người đọc đến trang web của bạn.

Tương tác với nội dung của người khác

Chỉ sử dụng LinkedIn làm nền tảng để xuất bản nội dung là chưa đủ – điều cần thiết là phải tương tác với những người khác và xây dựng các kết nối có ý nghĩa nếu bạn muốn tận dụng tối đa tiềm năng mạng của LinkedIn.

Ngoài việc chia sẻ nội dung của riêng bạn, hãy cẩn thận nhận xét về nội dung của người khác. Khi bạn đăng nội dung của riêng mình, hãy đảm bảo trả lời các nhận xét.

2. Sử dụng LinkedIn như một nền tảng để xuất bản

LinkedIn là một nguồn tài nguyên tuyệt vời cho những người sáng tạo nội dung.

Bạn không chỉ có thể đăng các cập nhật trạng thái và liên kết trở lại nội dung trên trang web của mình, bạn còn có thể sử dụng LinkedIn làm nền tảng xuất bản gốc và tạo nội dung độc quyền cho đối tượng LinkedIn của mình.

LinkedIn là mạng truyền thông xã hội duy nhất mà bạn có thể sử dụng làm nền tảng xuất bản cho các bài báo.

Bạn có thể tự hỏi: tại sao lại xuất bản trên LinkedIn thay vì xuất bản trực tiếp lên blog hoặc trang web của tôi?

Một câu hỏi khá hay. Xuất bản một bài báo trên LinkedIn là về việc thúc đẩy tương tác xã hội trên LinkedIn và tạo nhận thức về thương hiệu, thay vì hướng lưu lượng truy cập đến trang web của bạn một cách cụ thể.

Bất cứ khi nào bạn xuất bản một bài báo trên LinkedIn, tất cả các kết nối của bạn đều được thông báo – đó là một lợi thế lớn. Cũng cần xem xét điều này: 45% người đọc bài viết trên LinkedIn ở các vị trí cấp cao (quản lý, VP, giám đốc, C-suite).

3. Sử dụng LinkedIn để quản trị danh tiếng của doanh nghiệp hay thương hiệu

Quy tắc đầu tiên của quản lý danh tiếng trực tuyến là có quyền kiểm soát tất cả các kết quả xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm đầu tiên của Google khi ai đó tìm kiếm tên doanh nghiệp của bạn.

Rõ ràng là bạn muốn nội dung từ trang web của mình được xếp hạng, nhưng đây cũng là phương pháp hay nhất để xác nhận tất cả các hồ sơ xã hội mà bạn có thể mang tên doanh nghiệp của mình – ngay cả khi bạn không có kế hoạch hoạt động tích cực trên chúng.

Điều này là do các hồ sơ trên mạng xã hội, bao gồm cả hồ sơ LinkedIn, hầu như luôn hiển thị trên trang đầu tiên của kết quả công cụ tìm kiếm cho tên của một doanh nghiệp (hoặc cá nhân).

Để đạt được điều đó, hãy đảm bảo bạn tạo một trang kinh doanh cho công ty của bạn, nếu chỉ để xác nhận vị trí có giá trị đó trên SERP. Bạn càng thu thập được nhiều vị trí trên SERP thì càng tốt.

4. Sử dụng LinkedIn để tăng khách hàng tiềm năng

Cho dù doanh nghiệp của bạn là B2B hay B2C, bạn có thể tạo khách hàng tiềm năng và thúc đẩy chuyển đổi trên LinkedIn.

Hãy xem xét những điều sau:

  • Người dùng LinkedIn có sức mua: 44% kiếm được hơn 75.000 USD trong một năm. Nếu bạn có một sản phẩm để bán, bạn sẽ tìm thấy những người có thể mua trên LinkedIn.
  • Bạn có thể tìm khách hàng mới qua LinkedIn: 40 triệu người dùng LinkedIn đang ở các vị trí ra quyết định và do đó có quyền thuê Agency của bạn, cấp phép phần mềm của bạn hoặc đặt hàng sản phẩm của bạn trên toàn công ty.
  • Bạn có thể hình thành quan hệ đối tác chiến lược: 61 triệu người dùng LinkedIn được coi là những người có ảnh hưởng cấp cao. Tất nhiên, bạn có thể thực hiện điều này một cách tự nhiên.

5. Sử dụng LinkedIn để tìm kiếm nhân tài

LinkedIn cung cấp các gói đăng ký cao cấp giúp bạn dễ dàng tìm kiếm nhân tài.

Với gói Recruiter Lite, bạn có thể:

  • Đăng tin tuyển dụng.
  • Gửi 30 tin nhắn LinkedIn trực tiếp đến nhân tài mà bạn quan tâm.
  • Sử dụng các tùy chọn tìm kiếm nâng cao để tìm chính xác những gì bạn đang tìm kiếm.
  • Sắp xếp và quản lý nhóm ứng viên của bạn.
  • Dễ dàng theo dõi các ứng viên và các vai trò mở.

Recruiter Lite có thể là một giải pháp tuyệt vời nếu bạn mới bắt đầu mở rộng quy mô kinh doanh và chưa có người quản lý tuyển dụng hoặc bộ phận nhân sự.

Ngay cả khi bạn có một người quản lý tuyển dụng, Recruiter Lite có thể là một công cụ hữu ích để giúp họ kiểm tra ứng viên. Nó cũng có thể tiết kiệm hàng ngàn USD nếu bạn hiện đang sử dụng một Agency tuyển dụng để giúp đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Đan Linh | MarketingTrips

Cú bắt tay bí mật giữa Facebook và Google

Việc Facebook ngầm bắt tay với Google đang làm các tập đoàn công nghệ lo ngại. Những ông lớn có thể xây dựng một liên minh để độc bá thị trường quảng cáo trực tuyến.

Trong thị trường quảng cáo trực tuyến, khi các công ty muốn hiển thị quảng cáo trên trang web, họ phải tổ chức một phiên đấu thầu vị trí (trên website, bộ máy tìm kiếm…).

Công ty nào đưa ra mức giá cao nhất, quảng cáo của họ sẽ được hiển thị. Ước tính đến năm 2016, hơn 70% nhà đầu tư đã áp dụng phương thức này.

Google đang là dịch vụ thương mại thống trị đa phần máy chủ và sàn giao dịch quảng cáo trên thế giới. Vì vậy, số tiền tại hầu hết phiên đấu thầu đều chạy vào “túi” của ông lớn này.

Năm 2017, Facebook nổi lên như một đối thủ thách thức sự thống trị của Google trong thị trường quảng cáo trực tuyến. Công ty này cho biết họ đang thử nghiệm một phương thức đấu thầu quảng cáo mới với mục tiêu dẫn đầu thị trường.

Tuy nhiên, chưa đầy hai năm sau, Facebook bất ngờ hủy bỏ dự án của mình không rõ lý do.

Sau đó, những CEO đang hợp tác với Google đã đưa đơn khiếu nại về việc Facebook đang mua quảng cáo trên YouTube với giá rẻ hơn.

Những tài liệu từ văn phòng Bộ trưởng Tư pháp cho thấy, Google đang có những “đặc quyền” dành cho Facebook. Điều này khiến các nhà quảng cáo khác đặt ra nghi vấn Google ưu ái Facebook hơn để đổi lại mạng xã hội này không cạnh tranh nền tảng quảng cáo với họ.

Giao dịch bí mật giữa Facebook và Google khiến các tập đoàn lớn không khỏi lo ngại. Họ sợ rằng cả 2 ông lớn này sẽ cùng nhau độc chiếm giao dịch tại các phiên thầu giá quảng cáo, quyết định người thắng cuộc trong thị trường dịch vụ và chi phối các sản phẩm công nghệ.

Trước những cáo buộc trên, Google và Facebook khẳng định các giao dịch tương tự rất phổ biến trong ngành quảng cáo và chúng không cản trở cạnh tranh.

“Đây là những cáo buộc sai sự thật, hoạt động kinh doanh quảng cáo của chúng tôi còn liên quan đến nhiều khía cạnh. Facebook là một trong nhiều công ty tham gia vào chương trình do Google tổ chức và tất cả đều bình đẳng”, Julie Tarallo McAlister, đại diện phát ngôn của Google, cho biết.

Quảng cáo kỹ thuật số không còn là “chiếc bánh” chung

Theo Wall Street Journal, sự gia tăng của các vụ kiện chống độc quyền nhằm vào Google và Facebook đã khiến những giao dịch ngầm giữa các Big Tech rơi vào tầm ngắm của giới truyền thông.

Vào tháng 10/2020, Bộ Tư pháp đã kiện Google vì một thỏa thuận với Apple. Cụ thể, Google đã yêu cầu Apple để công cụ tìm kiếm của họ xuất hiện ưu tiên trên iPhone và các thiết bị khác.

“Các nền tảng công nghệ lớn đang liên minh với nhau, điều này sẽ củng cố sức mạnh độc quyền của họ trên thị trường”, Sally Hubbard, cựu trợ lý của Bộ trưởng Tư pháp tại Cục Cạnh tranh New York, hiện làm việc tại Tổ chức Thị trường mở cho biết.

Đến năm 2019, tổng doanh thu quảng cáo của Google và Facebook đã chiếm hơn một nửa thị phần. Phần lớn quảng cáo được hiển thị trên các nền tảng như công cụ tìm kiếm Google và trang chủ của Facebook.

Trước đây, Facebook từng gọi Google là bên “chỉ biết độc chiếm và ngụy tạo sự thật”. Ám chỉ việc Google đang thống lĩnh sàn đấu giá tại hậu hết công ty quảng cáo. Tuy nhiên, trước những thử thách phải chi hàng tỷ đô, thuê hàng trăm kỹ sư để cạnh tranh với Google, Facebook đã chọn ký vào thỏa thuận.

Những nhà đầu tư cho biết họ vui mừng khi Facebook trở thành đối thủ của Google. Họ sẵn sàng hợp tác với Facebook để đưa ra những chính sách thỏa đáng hơn nhằm cạnh tranh với Google Ads. Tuy nhiên, hy vọng của họ đã bị dập tắt.

Theo đơn khiếu nại, Google đã cho Facebook quyền được đấu giá trực tiếp với các chủ trang web. Bên cạnh đó, Google còn cung cấp cho Facebook thông tin của 80% người dùng di động và 60% người dùng web.

Đối với những đối tác khác, Google sẽ kiểm soát thông tin về giá cả, che giấu số tiền mà các trang web trúng thầu nhận được, nhằm cản trở các phiên giao dịch.

Nghiêm trọng nhất, tuyên bố trong đơn khiếu nại đã cáo buộc cả 2 công ty này tự ý quyết định tỷ lệ thắng thầu quảng cáo cố định của Facebook.

Điều này có nghĩa không cần là người đưa ra mức giá cao nhất, Facebook vẫn thắng thầu với tỉ lệ có trước. Nhiều đối tác của Google cho biết họ không nhận được sự trợ giúp tương tự.

“Facebook đang tham gia vào một cuộc đua, nhưng họ đã ở sẵn vạch đích”, Adam Heimlich, CEO của Chalice Custom Algorithm, công ty tư vấn tiếp thị và dữ liệu khoa học, chia sẻ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Theo Zing

Google: 5 ‘sự thật’ về người tiêu dùng bạn không thể không biết trong 2021

Để lập kế hoạch cho năm mới, các nhà marketer thường sử dụng dữ liệu và thông tin chi tiết của năm gần đây nhất để xác định các xu hướng mới nổi và tìm ra hành vi nào của người tiêu dùng có khả năng xảy ra nhất.

Với một đại dịch đang tạo ra những thay đổi sâu sắc về xã hội, kinh tế và công nghệ, việc đưa ra ý nghĩa về năm 2020 dường như là một nhiệm vụ gần như bất khả thi.

Nhưng nhiều thay đổi diễn ra vào năm ngoái về cơ bản không phải là mới. Thay vào đó, đại dịch hoạt động như một chất xúc tác để thúc đẩy các hành vi đã và đang được thực hiện.

Có lẽ không ở đâu điều này rõ ràng hơn việc người tiêu dùng ngày càng tích hợp công nghệ kỹ thuật số vào mọi khía cạnh cuộc sống của họ – bao gồm thương mại điện tử, giải trí, giáo dục và cả y tế từ xa.

Năm vừa qua cũng chứng kiến ​​sự thúc đẩy trên toàn thế giới về sự công bằng xã hội, một công bằng có ý nghĩa đối với các thương hiệu trên toàn cầu.

Tác động của những chất xúc tác bên ngoài này sẽ không chỉ biến mất vào cuối năm. Để sẵn sàng cho năm 2021 và hơn thế nữa, các nhà làm marketing sẽ cần phải nắm bắt sự nhanh nhẹn hơn là chắc chắn.

Biến dữ liệu và phân tích thành một phần trong quy trình kinh doanh của họ và cung cấp cho khách hàng trải nghiệm cá nhân và liền mạch hơn – đồng thời trấn an và nhắc nhở mọi người rằng doanh nghiệp bạn luôn hiểu khách hàng của mình.

Làm sao chúng ta biết được điều này? Google đã xem xét lại hàng tỷ truy vấn tìm kiếm từ năm 2020, cũng như các hành vi, khảo sát và phỏng vấn của người tiêu dùng từ đó đưa ra 05 thông tin chi tiết chính mà bạn có thể cần nắm bắt.

1. Tạo sự kiểm soát

Trong 2021, mọi người vẫn sẽ tiếp tục đối mặt với sự không chắc chắn. Với sự biến đổi này, người tiêu dùng của chúng ta càng tìm kiếm nhiều hơn về sự trấn an và an toàn với mục tiêu bảo vệ và cải thiện cuộc sống của họ.

Bằng cách nào người làm marketing giúp khách hàng của mình tồn tại và còn trở nên thịnh vượng hơn? Hãy tự trả lời cho chính mình.

2. Mặc cả để cân bằng

Không có thời điểm nào mà sự khao khát được cân bằng trong cuộc sống lại trở nên quan trọng như bây giờ, trong thời buổi đầy biến động và bất trắc từ đại dịch.

Người tiêu dùng sẽ tiếp tục đàm phán, thoả thuận và mặc cả với chính họ và với những người khác để thiết lập một ‘biên giới’ từ đó khôi phục lại cảm giác của sự cân bằng thông qua cảm xúc lẫn các yếu tố lý tính.

Với tư cách là một marketer, bạn sẽ làm gì để giúp khách hàng của mình đạt được sự cân bằng đó?

3. Hướng tới sự kết nối

Đại dịch đã góp phần thúc đẩy người tiêu dùng xây dựng và duy trì mối quan hệ trong một thế giới thực nhiều hơn. Người tiêu cũng thấy rất nhiều cách mới để kết nối, họ sẽ tìm ra môt phương pháp tiếp cận phù hợp nhất với họ để kết nối với chính cộng đồng của họ.

Bằng cách nào người làm marketing có thể kích hoạt người tiêu dùng vừa duy trì được các mối quan hệ hiện hữu trong khi vẫn cung cấp cho họ những cơ hội để tiếp cận các mối quan hệ mới? Phần này dành cho bạn !

4. Sắp xếp lại không gian

Khi đại dịch đã buộc người tiêu dùng phải đa dạng hoá chức năng các không gian cá nhân của họ càng nhiều càng tốt. Người tiêu dùng đang tìm cách để ra khỏi nhà và muốn trở về với thế giới rộng lớn hơn.

Là Marketer, bạn sẽ làm gì để giảm nhẹ sự căng thẳng đó trong tâm trí người tiêu dùng.

5. Nhu cầu của sự thay đổi

Trong nhiều phần trên thế giới, đại dịch đã cho thấy sự biến động rất lớn trong xã hội. Sự tăng cường của phong trào Black Lives Matter là môt ví dụ.

Mọi người đang có nhu cầu thay đổi, 68% người Mỹ cho rằng danh tiếng trách nhiệm xã hội của thương hiệu sẽ ảnh hưởng đến cách họ ra quyết định mua hàng.

Sự ảnh hưởng này đến cách người tiêu dùng chọn một thương hiệu vẫn sẽ tiếp diễn trong 2021. Là một nhà marketer bạn sẽ làm gì?

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Một Leader thực thụ sẽ làm 05 điều sau đây

Những nhân viên gắn bó có năng suất cao hơn 17% và lợi nhuận cao hơn 21% so với những nhóm nhân viên khác.

Những nhân viên gắn bó là tài sản mạnh nhất của bạn. Trong thời kỳ gián đoạn hay khủng hoảng, điều này thậm chí còn đúng hơn.

Theo Gallup, một công ty chuyên về tư vấn quản trị, những nhân viên gắn bó luôn làm tốt hơn đồng nghiệp của họ bằng cách giải quyết các vấn đề mới, đổi mới và tạo ra khách hàng mới. Nhìn chung, những nhân viên gắn bó này có năng suất cao hơn 17% và lợi nhuận cao hơn 21% so với những nhân viên khác.

Gallup khuyến nghị các công ty nên ưu tiên thu hút nhân viên để tạo ra sự tăng trưởng bền vững. Đảm bảo rằng bạn có một lực lượng lao động không bị phân tâm có thể khó đạt được nhưng đó phải là điều cốt lõi trong chiến lược kinh doanh của bạn để duy trì tính cạnh tranh trên thị trường.

Dưới đây là một số cách để bạn có thể làm điều đó:

1. Duy trì giao tiếp rõ ràng và nhất quán

Trong thời gian đầy biến động này, có rất nhiều thứ trong tâm trí của nhân viên bên cạnh các hoạt động hàng ngày, điều này có thể khiến họ mất tập trung hơn.

Để giữ cho họ làm việc hiệu quả, hãy duy trì một đường dây liên lạc thường xuyên và cởi mở – cho dù đó là thông qua việc cập nhật thường xuyên qua email hoặc một công cụ trực tuyến nào đó.

Điều này cho phép nhân viên giữ năng suất cao và trấn an họ trong thời kỳ không chắc chắn này.

2. Tạo kết nối với nhân viên

Laurie Schultz, chủ tịch và giám đốc điều hành của công ty tư vấn quản trị Galvanize chia sẻ: “Thật khủng khiếp khi phải chứng kiến những tình huống như hiện tại, tôi thấy mình rất gắn bó với thế giới khi chúng ta đoàn kết lại với nhau hơn để chống lại những ảnh hưởng từ đại dịch”.

Schultz nói, “Mọi người muốn cảm thấy an toàn và bảo mật. Giao tiếp hàng ngày, chân thực và con người cho phép bạn xây dựng lòng tin – trấn an mọi người.”

3. Nâng cao kỹ năng cho nhân viên

Nâng cao kỹ năng thành công, hoặc đào tạo lại kỹ năng, tập trung vào đổi mới và được coi là cả một công nghệ và đầu tư vốn con người.

Mohamed Kande, lãnh đạo cố vấn toàn cầu và Hoa Kỳ của PwC, giải thích, “Khi nói đến đổi mới, nó không thể chỉ đến từ sự lãnh đạo mà nó đến từ tất cả mọi người.” Một số lĩnh vực chính để nâng cao kỹ năng nhân viên bao gồm các công nghệ mới nổi có liên quan, nền tảng đầu tư và đám mây.

Kande nói: “Điều này cho phép các công ty cung cấp trải nghiệm kỹ thuật số tốt hơn cho khách hàng và đảm bảo nhân viên có khả năng sử dụng các nền tảng mới được triển khai này để thúc đẩy giá trị thực”.

Kande cũng khuyên bạn nên xem xét các công nghệ mới để đào tạo, như thực tế ảo, được chứng minh là giúp cải thiện sự tự tin của nhân viên vào các kỹ năng mới lên 340%.

4. Học cách lãnh đạo bằng sự đồng cảm

Sự căng thẳng và không lành mạnh có thể tàn phá mọi người, ức chế năng suất và dẫn đến nhân viên bị tách rời khỏi tổ chức.

“Khi một nhân viên có dấu hiệu cho thấy họ đang gặp khó khăn theo một cách nào đó, điều tốt nhất mà người quản lý có thể làm là khuyến khích họ thảo luận về bất kỳ nỗi sợ hãi hoặc lo lắng nào, đồng cảm với những gì họ đang trải qua và giúp họ vạch ra những gì cần phải làm”, Theo Billie Hartless, Giám đốc nguồn nhân lực của Mitel cho biết.

Hartless nói: “Đây là những gì một người tốt làm cho nhau và nó củng cố mối quan hệ giữa nhân viên và quản lý nhiều hơn, điều cần thiết để thúc đẩy sự gắn bó lâu dài và hiệu suất cao”.

5. Tái cấu trúc lại nhân sự để mang lại cho khách hàng nhiều giá trị hơn

Tái bố trí lực lượng lao động của bạn cũng là một cách để thu hút nhân viên. Tuy nhiên, bạn cần phải có chiến lược trong cách bạn thực hiện điều này.

Ví dụ: bạn nên tập trung vào việc tuyển dụng lại nhân viên để mang lại nhiều giá trị hơn cho khách hàng của mình. Kande giải thích, “Bước đầu tiên là xác định cách xác định giá trị cho mỗi khách hàng.”

Giá trị có liên quan đến chi phí thấp hơn không? Nó có liên quan đến một bộ dịch vụ toàn diện hơn hay trải nghiệm tốt hơn không? Khi giá trị được xác định, các quyết định có thể được đưa ra để tác động tích cực đến khách hàng và triển khai nhân tài trong các lĩnh vực sẽ thúc đẩy sự thay đổi trong các lĩnh vực cụ thể và cho toàn bộ tổ chức.”

Bằng cách làm theo các mẹo này để thu hút lực lượng lao động của mình, bạn có thể cải thiện năng suất và lợi nhuận của tổ chức của mình.

Mặc dù có thể khó khăn với lực lượng lao động hiện phân tán, nhưng chìa khóa là quay lại việc cung cấp thông tin liên lạc nhất quán, cải thiện sự tương tác của người quản lý và cung cấp các cơ hội mới để học hỏi.

Và luôn nhớ đặt con người của bạn lên trước lợi nhuận. Như Schultz chia sẻ, “Đầu tiên chúng tôi tập trung vào nhân viên, thứ hai là giữ chân khách hàng, sau đó là tài chính, với niềm tin rằng hai điều đầu tiên sẽ dẫn đến thành công trên mặt trận tài chính.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

YouTube thêm báo cáo hiệu suất mới với các video đăng sau 24h đầu tiên

YouTube đã thêm một tùy chọn chỉ số mới trong phân tích YouTube Studio, cho bạn biết video của bạn đã hoạt động tốt như thế nào trong 24 giờ đầu tiên sau khi tải lên.

Điều đó có thể cung cấp một số thông tin chi tiết chính về khả năng tiếp cận và cộng hưởng với đối tượng mục tiêu của bạn, với thuật toán của YouTube tìm cách khuếch đại nội dung hoạt động tốt với người xem.

Ngoài ra, bạn cũng có thể so sánh hiệu suất 24 giờ đầu tiên của hai video khác nhau, song song với nhau.

Điều đó có thể giúp tinh chỉnh cách tiếp cận chiến lược của bạn để đăng và hiểu rõ hơn về những gì phù hợp với khách hàng của bạn.

Tùy chọn này chỉ khả dụng cho các video được xuất bản sau năm 2019 và không có sẵn cho các sự kiện trực tiếp (live-streams).

Nếu nhìn lại, chúng ta sẽ thấy YouTube đã tìm cách cung cấp nhiều tùy chọn phân tích hơn trong năm qua, cũng như cung cấp thông tin chi tiết mới về cách thức hoạt động của các thuật toán nhằm giúp người sáng tạo tối đa hóa hiệu suất video của họ.

Về mặt đó, YouTube gần đây cũng đã xuất bản một video mới giải quyết một số câu hỏi phổ biến về thuật toán và phân phối, đây là phần bổ sung cho video mà nó đã xuất bản trước đó vào tháng 12 cùng ngày.

Nếu bạn đang muốn tối đa hóa hiệu suất YouTube của mình, bạn cần hiểu cách hệ thống của nó hoạt động và những thông tin chi tiết về dữ liệu và thuật toán mới này sẽ cung cấp cho bạn nhiều cách hơn để tìm hiểu điều đó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Huy Lâm | MarketingTrips 

5 kỹ năng mà nhân viên luôn mong muốn ở sếp của mình

Nếu bạn muốn sở hữu một “đội quân” làm việc tinh nhuệ và hiệu quả, thì những kỹ năng nhân sự sau đây sẽ giúp bạn làm được điều đó đấy!

Mọi người thường nói rằng, nhân viên nghỉ không phải vì họ muốn từ bỏ công việc, mà là vì họ muốn từ bỏ sếp của mình. Và thường thì, nguyên nhân cốt lõi lại bắt nguồn từ khả năng quản lý con người kém cỏi của một nhà lãnh đạo.

Mặc dù có rất nhiều công ty hiện nay đang tuyển dụng dựa trên tiêu chí kỹ năng mềm là chính, nhưng điều đó cũng không đem lại kết quả gì khả quan nếu trong công ty đang tồn tại những vị sếp thiếu sót với những kỹ năng đó.

Một trong những khó khăn trước mắt chính là sự thiếu hụt nhân tài, theo Tony Lee – Phó Chủ tịch chủ bút của Society for Human Resource Management (SHRM – Hiệp hội Quản lý Nguồn nhân lực).

Theo ông: “Các công ty đang đẩy nhanh tiến độ hơn vì họ cần tuyển dụng đủ nhân lực cho các vị trí còn trống; và do đó, có nhiều ứng viên lần đầu tiên đã đảm nhiệm vai trò là quản lý viên.

Chỉ vì một ai đó giỏi trong công việc của họ, không có nghĩa là họ cũng giỏi trong vai trò quản lý nhân sự. Nó đòi hỏi rất nhiều kỹ năng khác nhau. Và có rất ít trong số các nhà quản lý được đào tạo và hướng dẫn bài bản”.

Không may thay, nhân viên lại là người phải lãnh đủ hậu quả. Trong một cuộc khảo sát gần đây bởi SHRM đã tìm ra rằng, 84% nhân viên đỗ lỗi cho quản lý viên vì họ không đủ tài giỏi và gây ra nhiều áp lực không cần thiết.

Cuộc khảo sát này cũng thu thập nhiều ý kiến phản hồi về những kỹ năng mà một nhà quản lý cần có để quản trị nhân sự là gì. Và đây chính là 5 kỹ năng top đầu mà nhân viên mong muốn quản lý của mình sẽ cải thiện:

Giao tiếp hiệu quả

Kỹ năng được “săn đón” nhiều nhất trong cuộc khảo sát với 41%, chính là khả năng giao tiếp hiệu quả.

“Giao tiếp luôn là một yếu tố then chốt”, Lee cho hay. “Các nhà quản lý tìm hiểu mọi thứ đang diễn ra trong tổ chức từ chính sếp của họ, hoặc từ các vị CEO của công ty.

Và nhiệm vụ của họ là truyền tải thông tin đến với nhân sự mà họ quản lý. Tuy nhiên, điều này lại không hề được diễn ra như mong muốn”.

Để là một nhà đối thoại giỏi, các quản lý viên cần phải xây dựng kỹ năng lắng nghe và thấu cảm, theo Tim Ringo – tác giả của cuốn sách Solving the Productivity Puzzle. “Điều này lại càng đặc biệt nghiêm trọng hơn trong tình thế hiện tại, khi mà mọi người đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi những sự kiện không may trong năm”, ông tiếp lời.

“Các nhà quản lý sở hữu kỹ năng giao tiếp giỏi sẽ nghiễm nhên trở thành những ngôi sao sáng cho các năm tiếp theo.

Và ngược lại, nếu không có những khả năng năng này, thì đã đến lúc họ cần phải nhanh chóng phát triển và trau giồi kỹ năng cho chính bản thân mình rồi đấy!”.

Khả năng phát triển và đào tạo nhóm

Nhân viên luôn muốn vươn mình phát triển trong tiến trình sự nghiệp của mình, và 38% trong số họ mong muốn rằng quản lý của mình có thể hỗ trợ họ nhằm tiến tới mục tiêu đó.

“Chức danh quản lý có thể chưa có sẵn ngay, nhưng nhân viên nên được đào tạo để có những bước đi tiếp theo cho con đường sự nghiệp của mình”, Lee bổ sung. “Nhân viên đang hô hào rằng: “Hãy phát triển và đào tạo tôi, không thì tôi sẽ rời đi đấy!”.

Đào tạo và trang bị cho nhân viên những công cụ cần thiết để thành công thì quan trọng hơn bao giờ hết, theo Nicholas Whittall – Giám đốc Điều hành tại nhóm Talent & Organization/Human Potential (Nhân tài & Quản trị / Tiềm năng Con người) của Accenture. Ông cho hay: “Những kỹ năng mới gắn liền với sự sáng tạo, tư duy phản biện, trí thông minh xã hội và tinh thần”.

“Những nhà lãnh đạo có khả năng cân bằng giữa sự thấu hiểu nhu cầu lực lượng nhân sự đang tăng lên – và các thử thách mà doanh nghiệp hiện nay đang gặp phải, là những người cần được đề cao trong những vị trí chiến lược mà công ty đang hướng đến”.

Kỹ năng giao tiếp có thể bồi dưỡng khả năng phát triển của cả một đội nhóm, theo Vanessa Matsis-McCready – Trưởng ban Pháp chế Hiệp hội và Giám đốc Nhân sự từ Engage PEO, một công ty chuyên cung cấp dịch vụ nhân sự.

“Thông qua phản hồi liên tục, các nhà quản lý có thể biết được thành viên của nhóm mình đang cần hỗ trợ điều gì, và họ có thể tìm kiếm các cơ hội phát triển nghề nghiệp từ nơi đâu.

Từ đó, nhà quản lý có thể thiết kế các dự án và nhiệm vụ sao cho giúp cải thiện khả năng của nhân viên mình trong các lĩnh vực mà họ đang gặp khó khăn, đồng thời nhà quản lý cũng có thể trò chuyện với nhân viên về mong muốn của họ trên con đường phát triển sự nghiệp của mình.

Quy trình đào tạo và phát triển chú trọng đến nhu cầu của từng cá nhân như thế này, sẽ giúp nhân viên cảm thấy rằng họ đang được ủng hộ và được lắng nghe từ chính cấp trên của mình”.

Thông thạo việc quản lý thời gian và ủy thác công việc

Khi quản lý không biết cách quản lý thời gian của mình, họ thường sẽ làm những việc mà đáng ra nên được ủy thác. Theo Lee, 37% nhân viên cho rằng đây chính là vấn đề, và họ muốn quản lý nên giao cho họ nhiều việc hơn.

“Nghe thì có vẻ lạ khi bạn nghe nhân viên nói rằng: “Hãy giao cho tôi thêm nhiều việc đi!”, nhưng thực chất họ lại đang hàm ý rằng: “Quản lý đang bỏ mặc tôi ngoài luồng công việc, và không giao cho tôi những việc mang tính quan trọng để làm”.

Theo Matsis-McCready, khả năng ủy thác là một trong những kỹ năng quan trọng mà các nhà quản lý thế hệ mới nên học hỏi. “Mọi người thường sa đà vào thói quen cũ – cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao trong thời gian nhanh nhất.

Tuy nhiên nếu như vậy, thì người với vai trò quản lý đang tự hại chính mình, và cho cả chính đồng đội trong nhóm của mình nữa”. Bà bổ sung: “Nhà quản lý đang tiêu tốn nhiều thời gian làm những việc mà đáng lý ra nên được san sẻ bớt cho người khác.

Và nhân viên do đó cũng đang bị tước đi các quyền được trải nghiệm làm những công việc mang giá trị cao cho bản thân và cho cả tổ chức của mình”.

Có khả năng lan tỏa văn hóa đội nhóm một cách tổng quát

Văn hóa doanh nghiệp chính là một trong những mong muốn hàng đầu, và người quản lý có trách nhiệm tìm hiểu về văn hóa, vận dụng vào thực tế và đồng hành xuyên suốt với nhân viên của mình.

Tuy nhiên, 35% nhân viên cho rằng quản lý cần phải nỗ lực hơn cho việc này. Theo Lee, “Các nhà quản lý cần phải chắc chắn rằng nhân viên của mình có một tinh thần tích cực, và được tham gia vào tất cả các lĩnh vực”.

Sự thấu cảm và lòng trắc ẩn đang là những đức tính được mong đợi nhiều nhất từ các nhà lãnh đạo ngày nay, Whittall bổ sung. “Trong một thế giới nơi mà con người đang dần nhận thức hơn về việc sẻ chia, thì sự thấu cảm không còn là một lựa chọn nữa; mà đó chính là một tính cách mà mỗi nhà quản lý cần phải có cho bản thân mình”.

Để có thể xây dựng một nền văn hóa bao quát cần phải vững nền móng từ lòng trắc ẩn. Theo Whittall, “Nền văn hóa thay đổi bao quanh tính bao hàm và tính đa dạng giờ đây căn bản đến nỗi mà ta không cần phải làm nữa; mà điều đó đang tự trở nên như vậy rồi”.

“Những thẻ ghi điểm và các con số đo lường biểu hiện làm việc giờ đây không còn giá trị nữa. Mà thay vào đó, nhà lãnh đạo nên tái định hình lại cách mà họ dẫn dắt con người, và thể hiện trách nhiệm của mình ra sao đối với năng suất và tinh thần của toàn đội nhóm”.

Thành thạo kỹ năng quản trị hiệu quả nhóm

Cuối cùng, 35% nhân viên nghĩ rằng các vị sếp cần phải cải thiện khả năng quản lý nhóm của họ. Lee cho hay: “Điều này có nghĩa là nhà lãnh đạo cần phải chắc rằng mỗi một cá nhân trong nhóm nên được phát huy hết khả năng của mình”.

“Điều khiến cho nhuệ khí của một đội bị chùn bước, chính là khi có một người không thật sự hứng thú với công việc – không hoàn thành khối lượng công việc được giao – và người khác phải “thế chân” để gánh vác.

Nếu nhà quản lý không quan tâm mà phó mặc nó đi, thì điều đó sẽ tạo nên một cảm giác vô cùng khó chịu cho các thành viên toàn nhóm.

Nhóm nào cũng có những thành viên sáng giá và những thành viên trung bình – nhưng khi những thành viên yếu không có sự can thiệp, thì tinh thần của toàn nhóm sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu”.

Quan sát biểu hiện làm việc của nhóm lại càng khó khăn hơn gấp bội khi mà mọi người đang làm việc từ xa, Trodella thêm vào.

“Bạn cần phải đặt niềm tin của mình vào các thành viên, để họ được truyền năng lượng tối đa cũng như đồng nhất hơn khi thực hiện các mục tiêu và công việc quan trọng mà nhóm hướng đến”.

“Đồng thời, lòng thấu cảm lúc này cần được phát huy hơn bao giờ hết, khi mà mọi người đang phải đấu tranh với rất nhiều cơn khủng hoảng khủng khiếp hiện nay như đại dịch COVID-19, hỏa hoạn Bờ Tây Hoa Kỳ, và các trận bão lớn ở phía Nam. Có rất nhiều người còn không thể đưa con của họ quay lại trường học được nữa”.

Phát triển năm kỹ năng nhân sự như trên không phải của riêng nhà quản lý, mà là trách nhiệm của từng người, Lee nói.

“Nhân viên nhân sự chính là những người nhận thấy vấn đề nhanh nhất, vì họ lắng nghe được sự phàn nàn hay thấy được vấn đề phát sinh khi một ai đó không làm tốt các kỹ năng này”.

“Là lãnh đạo của một tổ chức, bạn cần nhanh chóng nhận ra vấn đề gì còn tồn đọng, và có những biện pháp cần thiết như tổ chức những buổi training chẳng hạn.

Nhà quản lý nếu muốn thành công trong sự nghiệp; ngược lại, cũng nên tự phát triển và cải thiện những kỹ năng cho chính bản thân mình!”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo HR Insider

TikTok công bố chính sách mới nhằm bảo vệ người dùng trẻ tuổi

TikTok đã công bố một loạt các thay đổi đối với cài đặt quyền riêng tư mặc định cho người dùng trẻ tuổi như một phần trong nỗ lực không ngừng nhằm triển khai các hệ thống tốt hơn để bảo vệ các thành viên ‘dễ bị tổn thương’.

Thay đổi lớn nhất sẽ được thấy trên tất cả các tài khoản do người dùng 13-15 tuổi tạo, hiện được đặt thành ‘Riêng tư’ theo mặc định. Về mặt kỹ thuật, những người dưới 13 tuổi hiện không được phép đăng ký tài khoản TikTok thông thường.

Theo giải thích của TikTok:

“Bắt đầu từ hôm nay, chúng tôi sẽ thay đổi cài đặt bảo mật mặc định cho tất cả các tài khoản đã đăng ký từ 13-15 tuổi thành riêng tư.

Với tài khoản TikTok riêng tư, chỉ những người được người dùng chấp thuận làm người theo dõi mới có thể xem video của họ.

Chúng tôi muốn người dùng trẻ tuổi của mình có thể đưa ra lựa chọn sáng suốt về những gì và người mà họ chọn để chia sẻ, bao gồm cả việc họ có muốn mở tài khoản của mình cho các chế độ xem công khai hay không.

Bằng cách thu hút họ sớm hơn trong hành trình bảo mật của họ, chúng tôi có thể cho phép họ đưa ra các quyết định cân nhắc hơn về quyền riêng tư trực tuyến của họ.

Đây là một cách tiếp cận tốt – bằng cách hạn chế người xem video theo mặc định, TikTok cũng đang hướng dẫn người dùng trẻ hơn về cách các hệ thống này hoạt động, điều này có thể giúp họ hiểu rõ hơn về các tùy chọn quyền riêng tư của họ trong tương lai.

Ngoài ra, TikTok cũng đang thực hiện các hạn chế mới đối với phần ‘bình luận’, ‘tương tác’ và tải xuống video do người dùng trẻ tuổi tạo.

  • Chúng tôi đang thắt chặt các tùy chọn bình luận về video được tạo bởi những người từ 13-15 tuổi. Những người dùng này hiện có thể chọn giữa ‘Bạn bè’ hoặc ‘Không có ai’ cho tài khoản của họ; cài đặt nhận xét ‘Mọi người’ đang bị xóa.
  • Chúng tôi đang thay đổi cài đặt Duet và Stitch để giờ đây chỉ cung cấp các tính năng này trên nội dung do người dùng từ 16 tuổi trở lên tạo. Đối với người dùng từ 16-17 tuổi, cài đặt mặc định cho Duet và Stitch giờ sẽ được đặt thành ‘Bạn bè’.
  • Chúng tôi sẽ chỉ cho phép tải xuống các video do người dùng từ 16 tuổi trở lên tạo. Những người dùng khác có thể quyết định xem họ có muốn cho phép tải video của mình xuống hay không, mặc dù đối với người dùng từ 16-17 tuổi, cài đặt mặc định hiện sẽ được chuyển thành Tắt trừ khi họ quyết định bật.
  • Cài đặt “Đề xuất tài khoản của bạn cho người khác” sẽ bị tắt theo mặc định đối với người dùng từ 13-15 tuổi.

Đây là những bản cập nhật tốt, sẽ cung cấp khả năng bảo vệ bổ sung cho người dùng trẻ tuổi. Tất nhiên, vẫn có nhiều cách để phá vỡ quá trình đăng nhập và vượt qua ngưỡng tuổi đăng nhập ban đầu.

Nhưng xét về những gì TikTok có thể tự làm, những hạn chế bổ sung này sẽ cung cấp khả năng bảo vệ nhiều hơn và giảm khả năng hiển thị không mong muốn trong ứng dụng.

Ngoài ra, TikTok cũng hợp tác với Common Sense Networks để cải thiện độ an toàn của dịch vụ cung cấp TikTok cho người dùng nhỏ tuổi.

“Thông qua mối quan hệ đối tác của chúng tôi, Common Sense Networks sẽ cung cấp thêm hướng dẫn về sự phù hợp của nội dung cho trẻ em dưới 13 tuổi khi chúng tôi nỗ lực tạo ra trải nghiệm xem thú vị và an toàn.”

Giữa sự phát triển mạnh mẽ của ứng dụng trong hai năm qua, TikTok cũng đã phải nhanh chóng cập nhật các quy trình của mình để bảo vệ người dùng trẻ hơn, đồng thời đảm bảo rằng dữ liệu của họ không bị thu thập và sử dụng theo những cách phi đạo đức, thậm chí là bất hợp pháp.

Nền tảng này đã phải đối mặt với một loạt thách thức pháp lý – vào tháng 7 năm 2019, Ủy viên Thông tin Vương quốc Anh đã khởi động một cuộc điều tra về cách TikTok xử lý dữ liệu cá nhân của người dùng trẻ tuổi và liệu nó có ưu tiên sự an toàn của trẻ em trên mạng của mình hay không.

Vào tháng 2 năm 2019, FTC đã phạt TikTok mức kỷ lục 5,7 triệu USD vì thu thập bất hợp pháp tên, địa chỉ email, hình ảnh và địa điểm của trẻ em dưới 13 tuổi.

Và vào tháng 8 năm ngoái, các quan chức Pháp đã công bố một cuộc điều tra mới về các hoạt động thu thập dữ liệu của TikTok, chủ yếu do những lo ngại xung quanh các biện pháp bảo vệ người dùng trẻ tuổi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Tại sao Mindset là yếu tố quyết định thành công

Trong khi có nhiều ý kiến cho rằng “cần cù” là yếu tố quyết định, một mindset tốt mới là điều kiện giúp bạn vượt qua những ngày tháng khó khăn.

Tại sao Mindset là yếu tố quyết định thành công
Tại sao Mindset là yếu tố quyết định thành công

Không ai sinh ra đã là doanh nhân.

Nhưng điều đó cũng không xảy ra một cách tình cờ, thay vào đó là họ bị thúc đẩy. Đó là tất cả về việc bạn có được sự bắt buộc trở thành một phần của điều gì đó lớn hơn và sẵn sàng làm bất cứ điều gì cần thiết để đạt được mục tiêu.

Cách bạn trở thành một doanh nhân “vượt trội” phụ thuộc vào quan điểm hay tư duy của bạn hơn bất cứ điều gì khác.

Những quan điểm sau đây sẽ giúp bạn có được một khuôn khổ tâm trí hay tư duy mà cuối cùng chúng sẽ giải phóng bạn, giúp bạn tìm kiếm những thành công cho riêng mình.

Họ biết điểm “why” của chính họ.

Điều quan trọng là phải nắm chắc điều gì đang thúc đẩy nỗ lực của bạn. Mục đích của bạn, theo nhiều cách, là nền tảng để bạn thành công.

Vì vậy, hãy dành thời gian để xác định lý do đằng sau những gì bạn đang làm: Động lực nào khiến bạn bắt đầu kinh doanh của riêng mình?

Điều gì đang thúc đẩy bạn? Lý do bạn thức dậy vào buổi sáng là gì? Bạn có muốn thay đổi thế giới? Tạo thu nhập? Cả hai? Đối với hầu hết, điều này không hoàn toàn là về tiền bạc, mà thường đi xa hơn.

Bạn muốn tiền để làm gì? Đó có phải là sự tự do và những cơ hội mà nó có thể mua bạn? Nó có đảm bảo tài chính cho gia đình bạn không? Tại sao bạn lại có niềm đam mê giúp đỡ người khác thành công?

Đó có phải là sử dụng kỹ năng của bạn để tạo ra thứ gì đó độc đáo mà mọi người sẽ yêu thích không? Đó có phải là tìm cách để tạo ra 80 nghìn mỗi năm để bạn có thể có một lối sống không căng thẳng?

Dù nó là gì, hãy nắm lấy nó. Niềm đam mê là thứ sẽ thổi bùng lên ước mơ của bạn. Nó cũng sẽ cung cấp cho bạn động lực để tiếp tục khi mọi thứ trở nên khó khăn.

Họ nhận ra rằng ‘sự sẵn sàng’ là một lời nói dối.

Bạn sẽ không bao giờ sẵn sàng để trở thành một doanh nhân. Bạn thấy điều đó mọi lúc: Các chủ doanh nghiệp mới chớm nở đã tối tàn. Họ đã sẵn sàng để cất cánh, nhưng rồi lại không hoàn toàn có thể.

Điều này là do họ đang chờ đợi một số cơ hội lý tưởng hoặc mức độ hoàn hảo không thể đạt được trước khi ra mắt. Nhưng với suy nghĩ này, họ sẽ chờ đợi rất lâu.

Angie Lee, một chuyên gia marketing, diễn giả và người sáng lập của The Angie Lee Show giải thích “Sẵn sàng là sự dối trá”.

“Bạn có thể có tất cả các kỹ năng, tất cả các khóa đào tạo, bạn có thể có một bằng kép về kinh doanh, nhưng nếu bạn ngại bắt đầu và sợ lộn xộn và sợ nhảy việc, thì chẳng có gì là tốt cả xảy ra.

”Cuộc hành trình đầy rẫy cạm bẫy, trở ngại và thất bại. Đừng để bị lừa: Bạn không cần phải cân nhắc mọi khía cạnh của cuộc sống trước khi có thể bắt đầu. Sự hoàn hảo, cả trong cuộc sống cá nhân của bạn và trong kinh doanh, là một huyền thoại.

Để tìm kiếm thành công, bạn phải chuyển ra khỏi tư duy cầu toàn. Hoàn thành tốt hơn là hoàn hảo. Tương tự như vậy, khi nói đến xác thực ý tưởng, các khái niệm tương tự cũng được áp dụng.

Tất cả chúng ta đều biết việc xác thực một ý tưởng trước khi chạy với nó quan trọng như thế nào, nhưng chỉ cần bao nhiêu xác thực là đủ? Jake Clarke, người sáng lập For The Love of Craft Beer giải thích:

“Nếu bạn đợi cho đến khi bạn chắc chắn 100%, thì bạn đã đợi quá lâu. “Thoải mái với việc chấp nhận những rủi ro được tính toán và thông tin đầy đủ là yếu tố quan trọng để thành công.

Họ hướng tới kết quả.

Bạn được định hướng như thế nào để thành công? Các CEO khác đã không ngừng theo đuổi thành công. Bất kể trở ngại nào xuất hiện, họ vẫn tiếp tục.

Chắc chắn, đôi khi họ sẽ phải thay đổi hoặc xoay chuyển từ ý tưởng ban đầu của họ và đôi khi họ sẽ bị loại khỏi thị trường. Nhưng đây là điều phân biệt những người thành công với những người khác: Họ liên tục làm lại và nỗ lực.

Điều này là do họ hướng tới kết quả. Những người thành công rất rõ ràng về mục tiêu của họ. Họ đã xác định những gì họ muốn làm, biết những gì họ đang tìm kiếm và có thể theo đuổi những cơ hội đó với tính kỷ luật cao.

Bởi vì điều này, họ có động lực để xem các nhiệm vụ của họ là tất cả.

Họ coi những điều bất khả thi là cơ hội.

“Tư duy kinh doanh có nghĩa là bây giờ tôi nhìn thấy những cơ hội mà tôi thấy bất khả thi và tôi tin rằng theo đuổi những cơ hội đó sẽ mang lại chiến thắng cho dù thế nào đi nữa – ngay cả khi chiến thắng đó là bài học thất bại” , Theo Natalie Davison, nhà marketer, diễn giả và đồng sáng lập Marrow Marketing.

“Khi đến đó, bạn sẽ thấy rằng nỗi sợ hãi có thể biến thành khả năng xảy ra và đó là nơi thực sự mạnh mẽ để tâm trí bạn tồn tại”.

Thay vì xem những rào cản như một dấu hiệu cho thấy bạn không đủ khả năng để trở thành một doanh nhân hoặc một dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn, chỉ cần xem chúng là gì: Những thất bại tạm thời trong suốt chặng đường.

Tất cả chúng ta đều sẽ gặp phải chúng, nhưng đó là cách chúng ta phản ứng với chúng.

Khả năng nhìn xa hơn những rào cản này và định hướng vượt qua chúng như một người giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn thành công.

Họ nhận ra thói quen là tất cả.

Một phần lớn thành công của chủ doanh nghiệp có thể nhờ trực tiếp vào thói quen hàng ngày của họ.

Tính nhất quán là đơn vị tiền tệ của bạn. Bạn càng nỗ lực nhiều, càng vượt qua những ngày tháng khó khăn, những quyết định khó khăn, và sự mài dũa hàng ngày, bạn sẽ càng trở nên kiên cường hơn.

Bạn cần hành động để đặt ra các mục tiêu có tầm ảnh hưởng lớn, sau đó chia nhỏ các mục tiêu đó thành các bước nhỏ hơn, có thể thực hiện được – và nhất quán sẽ giúp bạn đạt được chúng.

Điều này có nghĩa là chuyển sang chế độ hành động để xây dựng thói quen mới của bạn và tìm ra một thói quen phù hợp với bạn.

Những hành động nhất quán hàng ngày là những gì sẽ giúp bạn tiến lên mỗi ngày. Không nhất thiết phải có những thay đổi lớn cùng một lúc, nhưng theo thời gian, những thói quen tốt sẽ bắt đầu hình thành nên con người bạn muốn trở thành.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Facebook chia sẻ Insights mới trong xu hướng mua sắm

Đại dịch COVID-19 đã có tác động lớn đến hành vi của người tiêu dùng, với một số nhà phân tích dự đoán rằng các nỗ lực giảm thiểu và đóng cửa toàn cầu đã thúc đẩy sự dịch chuyển khỏi các cửa hàng thực và hướng tới mua sắm trực tuyến.

Điều đó đặt ra một loạt thách thức hoàn toàn mới và cơ hội cho các nhà bán lẻ và nhà làm marketing bán lẻ. Điều quan trọng là bạn phải hiểu điều gì đang thúc đẩy thói quen mua sắm hiện tại của người dùng từ đó đánh giá cách bạn có thể đáp ứng những nhu cầu đó trong tương lai.

Báo cáo ‘Tương lai của mua sắm‘ mới nhất của Facebook là gì. Bản hướng dẫn dài 64 trang này là một phần của loạt bài ‘Các quan điểm về ngành’ mới của Facebook cho thấy ứng dụng này đã làm việc với rất nhiều chuyên gia theo các ngành dọc khác nhau để xác định các xu hướng chính và cung cấp hướng dẫn cho các thương hiệu dựa trên sự thay đổi mới nhất của người tiêu dùng.

Bạn có thể tải xuống báo cáo xu hướng bán lẻ đầy đủ tại đây, nhưng trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng xem xét một số lưu ý và thống kê chính.

Trước hết, Facebook xem xét động lực mua sắm đã thay đổi như thế nào và các yếu tố chính hiện đang xác định thói quen mua sắm tại cửa hàng của mọi người.

Tất nhiên, giá cả luôn là yếu tố quan trọng được cân nhắc, nhưng ít nhất ở hiện tại, sự an toàn cũng là điều quan trọng hàng đầu đối với những người mua sắm tại cửa hàng.

Nếu bạn đang tìm cách tối đa hóa hiệu suất tại cửa hàng và / hoặc thương mại điện tử, thì đây là những yếu tố chính cần lưu ý và cần làm nổi bật từng yếu tố trong các hoạt động truyền thông marketing của mình.

Facebook cũng xem xét một số lợi ích hàng đầu mà người tiêu dùng nhận thấy khi chuyển sang thương mại điện tử, bao gồm khả năng cải thiện việc mua hàng của bạn để nhận được các giao dịch tốt nhất.

Theo giải thích của Facebook:

“Người tiêu dùng đang nhận ra những lợi ích mà kỹ thuật số có thể mang lại cho trải nghiệm mua sắm của họ không chỉ đơn thuần là hiệu quả. Gần 8/10 (79%) người mua sắm trên toàn cầu cho biết Internet giúp so sánh các sản phẩm theo giá dễ dàng hơn và 67% nói rằng Internet giúp việc mua sản phẩm ít rủi ro hơn”.

Ngày nay, khách hàng của bạn sẽ dành nhiều thời gian hơn để phân tích các lựa chọn của họ, có nghĩa là bạn cũng nên biết những gì được cung cấp ở những nơi khác, trong khi bạn cũng nên tìm cách thông báo chính sách trả hàng của mình để đảm bảo hơn.

Facebook cũng lưu ý rằng đại dịch đã thúc đẩy nhiều người tiêu dùng hơn ủng hộ các doanh nghiệp địa phương, trong nỗ lực thúc đẩy cộng đồng của họ.

Đây là một sự thay đổi tích cực, có thể giúp duy trì những nhà cung cấp nhỏ hơn này trong suốt thời kỳ suy thoái kinh tế, đồng thời nó cũng có thể dẫn đến sự hỗ trợ lớn hơn của địa phương trong dài hạn, khi nhiều người biết đến và kết nối với những nhà cung cấp trong khu vực lân cận của họ.

Báo cáo cũng xem xét các loại hình truyền thông mà người tiêu dùng đang tìm kiếm từ các thương hiệu ngay bây giờ, điều này một lần nữa cho thấy sự tập trung vào sự an toàn.

Trong khi Facebook cũng xem xét các yếu tố chính trong lòng trung thành với thương hiệu (Brand Loyalty) hiện đại – với một số lưu ý về thương hiệu rất có giá trị:

Báo cáo đầy đủ bao gồm một loạt thông tin chi tiết của chuyên gia để giúp các doanh nghiệp áp dụng hiệu quả các xu hướng này. Sự thay đổi của người tiêu dùng có thể giúp định hình chiến lược và cách tiếp cận của bạn.

Bạn có thể tải full báo cáo tại: Future of Shopping

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Không chịu ‘bị bỏ rơi’ – Sony bắt đầu thử nghiệm dòng xe điện

Sony cho biết họ đã có kế hoạch tiếp tục công việc phát triển xe điện và thực hiện các thử nghiệm ở các khu vực nhất định.

Ảnh: nikkei

Theo đó, Sony đã bắt đầu thử nghiệm xe điện Vision-S của mình trên các con đường công cộng, và gã khổng lồ công nghệ Nhật Bản này tuyên bố rằng quá trình phát triển của chiếc xe nguyên mẫu đã “đạt đến giai đoạn tiếp theo”.

Trong một thông báo được đưa ra tại sự kiện công nghệ CES 2021 diễn ra vào tuần này, công ty cho biết việc thử nghiệm chiếc xe này đã bắt đầu ở Áo vào tháng trước để xem cái mà họ mô tả là “đánh giá kỹ thuật” nhằm cải thiện độ an toàn của nó.

Sắp tới, Sony cho biết họ có kế hoạch tiếp tục phát triển xe và thực hiện các thử nghiệm ở các khu vực khác. Theo Sony, hai động cơ 200 kilowatt – đặt ở phía trước và phía sau – cung cấp năng lượng cho chiếc xe bốn chỗ, nặng 5.180 pound, tương đương 2.350 kg.

Xe sử dụng 40 cảm biến để giám sát an toàn và đảm nhận một loạt nhiệm vụ chẳng hạn như đỗ xe tự động.

Trên một trang web phác thảo dự án và các thông số kỹ thuật của mình, Sony mô tả cả nội dung và phương tiện nguyên mẫu này là “nhằm minh họa các khái niệm tương lai của chúng tôi trong lĩnh vực di chuyển”.

Để thực hiện dự án, Sony đã hợp tác với nhà sản xuất xe Magna Steyr. Thật vậy, trong một video khác do Sony công bố, Frank Klein, chủ tịch của Magna Steyr, đã mô tả phiên bản Vision-S “chỉ là điểm khởi đầu của sự hợp tác chung của chúng tôi”.

Bước đột phá của Sony vào lĩnh vực này xảy ra vào thời điểm khi các công ty thành danh trong lĩnh vực này đang tìm cách tăng cường cung cấp xe điện và thách thức Tesla của Elon Musk, công ty đã giao 499.550 xe vào năm 2020.

Cũng theo diễn biến này, Tập đoàn Volkswagen cho biết thương hiệu Xe du lịch Volkswagen của họ đã bán được gần 134.000 xe điện chạy bằng pin vào năm 2020, tăng từ 45.117 xe vào năm 2019.

Ngoài ra, hãng cũng bán được 78.000 xe hybrid vào năm ngoái, so với 37.053 xe vào năm 2019. Tesla cho biết họ cũng đã giao 180.570 xe trong quý 4 năm 2020.

Trong một tuyên bố, Ralf Brandstätter, Giám đốc điều hành của Volkswagen Passenger Cars rất lạc quan về triển vọng của công ty trong tương lai.

Ông nói: “Chúng tôi đang đi đúng hướng để đạt được mục tiêu trở thành công ty dẫn đầu thị trường về xe điện chạy bằng pin“.

Bên cạnh những điều chúng tôi biết rõ – nói thẳng ra là chế tạo những chiếc ô tô đáng mơ ước nhất thế giới – có hai xu hướng công nghệ mà chúng tôi đang nhân đôi: điện khí hóa và số hóa”, ông nói thêm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Xoay chuyển nhanh trong khủng hoảng: Hãy xem họ thành công như thế nào

Bằng cách xem những người khác đã thay đổi thành công như thế nào, chúng ta cũng có thể thay đổi thành công.

Ngay cả trong những thời điểm tốt nhất, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp biết rằng họ cũng sẽ phải điều chỉnh công ty của mình.

Đó chỉ là phản ứng tự nhiên khi thị trường thay đổi. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã đưa ra một loại thử nghiệm mới, đặc biệt gay gắt, ‘Chuyển đổi hoặc dừng cuộc chơi’.

Các giám đốc điều hành và doanh nhân muốn doanh nghiệp của họ tồn tại và phát triển trong tương lai có thể được hưởng lợi từ việc xem xét một số ví dụ chính về cách các công ty khác đang thích ứng tốt với cuộc khủng hoảng do Covid-19 gây ra.

3 điều kiện để xoay chuyển thành công

Theo Harvard Business Review, có 03 điều kiện cần thiết để một doanh nghiệp có thể xoay chuyển thành công:

  • Điều chỉnh công ty với ít nhất một xu hướng mà đại dịch đã tạo ra hoặc gia tăng (ví dụ: làm việc từ xa),
  • Mở rộng một cách song song các khả năng hiện có của công ty theo cách củng cố ý định chiến lược ban đầu,
  • đưa ra con đường bền vững nhất dẫn đến lợi nhuận nhằm duy trì và nâng cao giá trị thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng.

Để đạt được những điểm này một cách cạnh tranh đòi hỏi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải đặc biệt nhận thức được các điều kiện và nguồn lực ngắn hạn hiện tại.

Nhưng nó cũng đòi hỏi phải xem xét các cơ hội rộng hơn có thể có ảnh hưởng lâu dài đến nhận thức và hoạt động của thương hiệu.

Ví dụ điển hình của những công ty làm việc theo ca

Khi xem xét các công ty phù hợp với xu hướng của COVID 19, một ví dụ điển hình là Red Roof Hotels. Công ty hiện đang cung cấp mức giá theo ngày cho người lao động, cho phép các cá nhân có không gian yên tĩnh, riêng tư để làm việc.

Trước đại dịch, các công ty đã khám phá không gian văn phòng cho thuê và làm việc chung để cung cấp những lợi ích này và giảm chi phí, các nhân viên hợp đồng đang tìm cách sáng tạo để tạo ra các văn phòng tạm thời.

Nhà bán lẻ điện tử và thiết bị Best Buy cũng nổi bật. Khi nhiều người làm việc trực tuyến hơn cho trường học và doanh nghiệp, công ty này đã tăng cường tập trung vào hỗ trợ ảo và sửa chữa công nghệ.

TOV, một nhà thiết kế và sản xuất đồ nội thất, thừa nhận sự phát triển của thương mại điện tử và tập trung nhiều vào hoạt động kinh doanh trực tuyến của họ. Tận dụng các khả năng hiện có có nghĩa là doanh nghiệp của bạn không phải mất quá nhiều thời gian hoặc tiền bạc để tổ chức lại, chuẩn bị và thực hiện.

Ví dụ, các cửa hàng tạp hóa như Kroger và Whole Foods đang tạo ra các địa điểm “tối”, biến các cửa hàng thành trung tâm sản xuất và phân phối. Điều này cho phép các cửa hàng duy trì trong chuỗi cung ứng, dịch vụ và nền tảng khách hàng ban đầu của họ trong khi đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh hơn.

T3 Expo, một công ty tổ chức sự kiện và triển lãm thương mại, cũng đã sử dụng các kỹ năng và công cụ hiện có của họ để lập kế hoạch biến cơ sở hội nghị thành bệnh viện COVID-19. Công ty đã dựa trên nền tảng ban đầu của mình nhưng áp dụng nó cho một loại nhu cầu hoàn toàn mới.

Cuối cùng, xem xét các con đường bền vững để đạt được lợi nhuận, Walgreens bắt đầu cung cấp dịch vụ giao hàng tạp hóa và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, những sản phẩm luôn có nhu cầu. Điều này sẽ giúp thay đổi hình ảnh của thương hiệu ngoài nhu cầu về y tế và dược phẩm.

Quan trọng là, để làm cho điều này trở nên khả thi, Walgreens đã chấp nhận quan hệ đối tác mới với Postmate. Bạn càng có thể xem xét và biến các quan hệ đối tác được nhắm mục tiêu trở thành hiện thực, thì số lượng lựa chọn bạn có cho các dịch vụ và hàng hóa mới càng cao.

Giống như đa dạng hóa danh mục đầu tư, các con đường hợp tác khác nhau này có thể đảm bảo sự ổn định tài chính tổng thể hơn cho doanh nghiệp.

Một chiến lược có thể giải quyết nhiều điểm

Phải thừa nhận rằng có một số trùng lặp giữa các điểm trên. Ví dụ: công việc của T3 Expo với bệnh viện COVID-19 vẫn dựa vào khả năng tổ chức, phân tích và mạng lưới hiện có của nhân viên.

Nhưng nó cũng chứng minh cho những khách hàng tiềm năng mới thấy rằng tài năng của họ có thể áp dụng trong các bối cảnh khác với các sự kiện truyền thống của công ty, cho phép công ty thiết lập các khách hàng và dòng thu nhập mới.

Trên thực tế, chiến lược xoay chuyển tốt nhất là những chiến lược có thể đáp ứng cả ba yêu cầu đó cùng một lúc.

Học hỏi từ những khó khăn có thể giúp bạn xoay chuyển nhanh hơn trong tương lai

COVID-19 sẽ không ở bên chúng ta mãi mãi. Nhưng vì nó buộc các nhà lãnh đạo phải xoay chuyển như cách họ chưa từng có trước đây nên việc thấy các công ty hiện tại thực hiện những thay đổi cần thiết và học hỏi từ các chiến lược của họ trở nên cần thiết hơn bao giờ.

Trong trường hợp đó, chúng ta có thể làm theo sự dẫn dắt của họ, vượt qua những thách thức hiện tại và có trải nghiệm dễ dàng hơn nhiều để thích nghi trong những thời điểm bình thường hơn trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Nhà tâm lý học: Bạn có thể bán bất cứ thứ gì khi áp dụng 04 quy tắc này

Nắm vững nghệ thuật thuyết phục là điều cần thiết khi thiết lập một doanh nghiệp thành công. Dưới đây là cách khai thác tâm lý con người và biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế.

Các nhà làm marketing thông thái và nổi tiếng nhất trên thế giới xem marketing không phải là một “hình thức nghệ thuật”, mà là một ngành khoa học chính xác.

Điều này là do marketing, giống như khoa học, đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, thử nghiệm từ những ‘buổi bình minh’ đơn giản đến phức tạp như hiện tại.

Làm marketing là phải nghiên cứu đến mức chúng ta có thể dự đoán chính xác những gì có hoặc sẽ không hoạt động.

Dưới đây là 4 quy tắc vàng từ nhà tâm lý học giúp bạn bán bất cứ thứ gì.

1. Quy tắc giải pháp: Chứng tỏ sản phẩm của bạn là câu trả lời cho các vấn đề của họ.

Mọi người không mua sản phẩm. Họ chỉ mua các giải pháp. Và nếu bạn có thể thuyết phục khách hàng rằng sản phẩm của bạn là giải pháp cho bất kỳ vấn đề nào họ có thể gặp phải, bạn sẽ kích thích sự quan tâm của họ và khi ấy bạn đã ‘bật công tắc’ quan trọng nhất cần thiết để bán hàng.

Lấy ví dụ, một video bán hàng được thiết kế cho một doanh nghiệp internet. Là một doanh nhân trực tuyến, điều gì khiến việc mua video bán hàng từ một đơn vị có triển vọng thú vị cho website của bạn?

Đó có phải là sự sáng tạo và thông minh được lồng vào một video bán hàng đáng nhớ không? Hay chỉ là sự quan tâm và nỗ lực nhiều hơn để làm ra nó?

Tất nhiên, đó không phải là những điều này, bởi vì sự phấn khích thực sự không liên quan gì đến các tính năng của video mà là khách hàng tiềm năng, đó là lượng khách hàng tiềm năng mà video bán hàng có thể tạo ra.

Vì vậy, đừng marketing sản phẩm của bạn. Hãy marketing nguồn hứng thú của khách hàng của bạn.

2. Quy tắc tin tưởng: Hãy xây dựng sự uy tín.

Niềm tin hay sự tin tưởng là một thành phần thiết yếu để bán hàng và cho dù đó là ý thức hay tiềm thức, tất cả khách hàng đều muốn biết rằng họ đang mua hàng từ một nguồn hợp pháp và uy tín.

Chìa khóa để chuyển đổi niềm tin của khách hàng là thuyết phục họ rằng bạn là một nhân vật có thẩm quyền – một người được tin tưởng như một chuyên gia trong lĩnh vực này.

Để minh họa mức độ mạnh mẽ của quy tắc này, hãy nghĩ về lần cuối cùng bạn đến gặp bác sĩ và tự hỏi bản thân tại sao bạn và hầu hết mọi người bạn biết đều tin tưởng người bác sĩ của mình.

Đó là bởi vì khi nói đến sức khỏe và y học, bác sĩ được coi là những nhân vật có thẩm quyền tối cao.

Vì vậy, khi các bác sĩ nói với chúng ta rằng chúng ta nên dùng những loại thuốc như vậy để khắc phục những vấn đề sức khỏe như vậy, chúng ta lắng nghe họ vì chúng ta tin tưởng họ – không phải vì chúng ta nhất thiết phải hiểu lý do y tế đằng sau những đề xuất của họ.

Sự thật này làm nổi bật lý do tại sao sự tin tưởng là một sức thuyết phục mạnh mẽ như vậy. Thời điểm chúng ta tin tưởng ai đó như một nhân vật có thẩm quyền, chúng ta ‘bị bán’ dựa trên bất cứ điều gì họ nói với chúng ta.

3. Quy tắc dễ mến: Hãy làm bạn với khách hàng.

Chúng ta cộng hưởng với những người chia sẻ niềm tin và hệ tư tưởng của chúng ta, và chúng ta gặp khó khăn khi liên quan đến những người không chung niềm tin.

Tương tự, khách hàng thích mua hàng của những người họ thích. Đó là lý do tại sao những cơn ác mộng PR như vụ tràn dầu BP và sự cố đặt trước quá tải của United Airlines luôn kéo theo sự sụt giảm đáng kể trong kinh doanh.

Và đó cũng là lý do tại sao các công ty thường thích công khai các hành động từ thiện của họ. Quy tắc dễ mến hoạt động ở cấp độ cao liên quan đến hình ảnh của công ty, nhưng nó thậm chí còn mạnh hơn khi được áp dụng ở cấp độ khách hàng.

Khách hàng muốn cảm thấy rằng bạn thực sự sẵn sàng giúp đỡ họ và bạn đang lắng nghe những gì họ nói với bạn.

Điều này thường có nghĩa là bạn cần cố gắng để hiểu khách hàng của bạn và điều chỉnh sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn từ đó giải quyết các vấn đề duy nhất của họ.

Bằng cách kết bạn với người tiêu dùng và xây dựng mối quan hệ bền chặt với họ, bạn nâng tầm bản thân lên trên phần còn lại của đối thủ cạnh tranh bởi vì khách hàng coi bạn không phải là một công ty tham lam mà là một người bạn.

4. Quy tắc chứng minh: Khách hàng cần chứng minh, không cần lời hứa.

Mọi người thường hoài nghi về việc liệu họ có thực sự nhận ra những lợi ích mà họ hy vọng nhận được từ việc mua hàng của họ hay không.

Chính sự không chắc chắn này đã khiến họ gặp khó khăn vì có thể rất khó xác định chất lượng và hiệu quả của những gì bạn đang cố gắng bán trước khi thực sự mua hàng.

Trong thâm tâm của họ, khách hàng đang tự đặt cho mình rất nhiều câu hỏi: Liệu việc tham gia khóa học bán hàng này có thực sự khiến tôi trở thành một nhân viên bán hàng bậc thầy và thu nhập của tôi tăng gấp ba lần không?

Liệu mua trang phục mới này có thực sự gây ấn tượng với tất cả bạn bè của tôi không? Liệu việc trả tiền cho dịch vụ viết sơ yếu lý lịch chuyên nghiệp này có thực sự tăng gấp đôi số lượng phỏng vấn tôi nhận được không?

Đây chính là cơ hội dành cho bạn. Hãy cung cấp cho người tiêu dùng tiềm năng những lý luận logic, dữ liệu định lượng hoặc lời chứng thực của khách hàng để xác thực những gì họ hy vọng là đúng từ đầu.

Hãy chứng minh cho họ bằng chứng chắc chắn rằng họ sẽ gặt hái được tất cả những lợi ích mà họ mong muốn từ sản phẩm của bạn và bạn sẽ dễ dàng thu phục họ với tư cách là những người hỗ trợ nhiệt huyết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Đan Linh | MarketingTrips

Facebook ra mắt ‘Trung tâm bình đẳng kinh doanh’ mới

Facebook đã ra mắt trung tâm tài nguyên ‘Bình đẳng kinh doanh’ – mới để giúp các tổ chức tăng cường tập trung vào sự đa dạng và tính đại diện trong mọi cách tiếp cận của họ.

Theo giải thích của Facebook:

“Bình đẳng trong kinh doanh đại diện cho các hành động mà các doanh nghiệp thực hiện để thúc đẩy một thế giới đa dạng và toàn diện hơn.

Điều này bao gồm việc thực hiện các bước để giúp đẩy nhanh sự đại diện toàn diện trong quảng cáo và truyền thông, mở rộng tính di chuyển kinh tế cho các doanh nghiệp đa dạng và đưa ra quyết định về cách chúng ta sử dụng thời gian và tiền bạc để ủng hộ một thế giới bình đẳng hơn.”

Trung tâm tài nguyên mới bao gồm các số liệu thống kê, video và các công cụ thông tin về tính bình đẳng, cũng như các liên kết đến các tài nguyên đào tạo và giáo dục.

Trang web nhỏ này cũng bao gồm công cụ quảng cáo vì bình đẳng của Facebook, nhằm mục đích giúp loại bỏ thành kiến có hại trong quảng cáo.

Bạn có thể truy cập tài nguyên này ngay tại: Business Equality Center

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

6 kỹ năng mà các nhà B2B Marketers nên có

Để thực hiện một chiến dịch ABM – Account-based marketing, bạn cần một nhóm gồm các chuyên gia B2B – từ những người viết quảng cáo có tư duy tiến bộ đến những chuyên gia ngành thực sự.

Nếu bạn giống 15% các nhà B2B Marketer, đôi mắt của bạn đang tập trung vào Account-based marketing — nhưng bạn vẫn chưa đầu tư đầy đủ vào phương pháp tiếp cận chiến lược.

Marketing dựa trên khách hàng hay ABM như thường được biết đến, nó làm thay đổi cách làm marketing truyền thống, nhắm mục tiêu đến một số khách hàng có giá trị cao được chọn trong khi sử dụng nội dung được cá nhân hóa để tạo ra các khách hàng tiềm năng đủ điều kiện.

ABM thu hút các công ty B2B trong nhiều ngành khác nhau bởi vì, nói thẳng ra là nó có ý nghĩa.

Với ABM, ROI của bạn cao hơn và cả nhóm marketing hay bán hàng đều giao tiếp thường xuyên về những gì hiệu quả, những gì không hiệu quả và các bước tiếp theo cần thiết để đạt được KPI của bạn.

Khi bạn đã đưa ra quyết định thực hiện chiến lược marketing dựa trên khách hàng — và nhận được sự chấp thuận từ Giám đốc tài chính — nhiệm vụ tiếp theo của bạn là xây dựng một nhóm ABM hiệu quả.

Cho dù đó là một nhóm hoàn toàn mới dành riêng cho marketing dựa trên khách hàng hay chỉ là một hướng đi mới cho các nhà làm marketing và giám đốc bán hàng hiện tại của bạn, có một số nhân sự bạn sẽ cần trong nhóm của mình để thực hiện chiến lược đó.

Từ các nhà quảng cáo đến nhà phát triển, dưới đây là 06 bộ kỹ năng mà nhóm marketing của bạn cần để thành công.

1. Nghệ thuật viết lách

Người viết quảng cáo B2B (B2B copywriters) rất dễ kiếm, nhưng cụ thể là người viết quảng cáo ABM đòi hỏi phải có sở trường về viết Copy hấp dẫn đối với một người hoặc khách hàng rất cụ thể.

Họ phải biết những từ, cụm từ và ý tưởng chung nào sẽ thu hút các CMO — và họ phải có khả năng thay đổi thông điệp đó để phù hợp với CEO.

Với ABM, việc truyền thông điệp đến khách hàng phải liên tục. Người viết quảng cáo ABM phải có khả năng chịu đựng và khả năng sáng tạo để duy trì một chiến dịch từ giai đoạn nhận thức thông qua đánh giá — và sau đó tiếp tục tạo ra bản nội dung hấp dẫn.

2. Graphic Design

Khi nói đến thiết kế một chiến dịch ABM, các nhà thiết kế đồ họa (Graphic Design) và UX có kinh nghiệm là rất quan trọng.

Họ sẽ cảm thấy tự tin khi thiết kế e-books, programmatic ads và thậm chí cả logo của podcast. Trong khi các khách hàng mục tiêu sử dụng nội dung B2B trên nhiều kênh — bao gồm marketing qua email, quảng cáo trên LinkedIn và thậm chí là thư trực tiếp — thì thông điệp trực quan khi thiết kế phải thực sự đồng nhất.

Bộ hướng dẫn xây dựng thương hiệu và nhận thức chung về thời điểm cũng như vị trí các mục tiêu tương tác với nội dung là công cụ cho quá trình thiết kế.

3. Quản lý dự án

Tổ chức, tổ chức, tổ chức. Mặc dù các phần mềm sử dụng trong các chiến dịch ABM phù hợp sẽ tự động hóa một phần lớn quy trình, nhưng một con người thực, sự sống động của họ sẽ giúp tất cả các bên trong đội marketing và bán hàng đi đúng hướng hơn.

Quảng cáo cho chiến dịch email nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng đã sẵn sàng và được chấp thuận để khởi chạy chưa? Nhóm bán hàng đã xác định một khách hàng tiềm năng mới; họ cần gì từ các chuyên gia marketing?

4. Sự khéo léo trong phân tích

Nhóm ABM của bạn cần một người thành thạo trong việc quan sát toàn cảnh chiến dịch và sắp xếp nó với các chi tiết cụ thể.

Họ có thể phát hiện ra mọi thứ từ một khách hàng đang tương tác với tỷ lệ cao hơn những khách hàng khác đến một cơ hội bị bỏ lỡ khi chuyển đổi trang web.

Thành viên nhóm lý tưởng có kỹ năng này luôn thúc đẩy và tìm cách phát minh lại ‘bánh xe’ của B2B marketing.

Hãy hỏi những người còn lại trong nhóm của mình, “Làm thế nào chúng ta có thể làm điều này, hãy biến nó thành của riêng chúng ta và đảm bảo nó thành công?”

5. Thiết lập ngân sách

Với chiến lược tập trung hơn, 71% nhà marketer báo cáo rằng họ thấy ROI cao hơn so với các sáng kiến không có ABM trước đây.

Nhưng ROI cao đó không chắc chắn sẽ được đảm bảo. Nhóm của bạn cần ai đó, hoặc nhiều người, chú ý đến vị trí và cách thức chi tiêu ngân sách marketing.

Những người làm marketing này biết chi tiêu PPC (pay per click) khi một khách hàng đang trong giai đoạn xem xét của phễu bán hàng; chi phí của các từ khóa được nhắm mục tiêu ở giai đoạn này cuối cùng là chi phí cao. Và họ không ngại gật đầu chi lớn cho content marketing nếu họ tự tin vào mức lợi nhuận có thể mang lại.

6. Thành thạo trong khâu vận hành

Cuối cùng, nhóm của bạn cần một cá nhân am hiểu sâu sắc về Google Analytics, Google Tag Manager và bất kỳ nền tảng báo cáo ABM nào bạn đang sử dụng.

Họ làm việc ‘đằng sau hậu trường’ để duy trì và chạy chiến dịch ABM của bạn. Các câu hỏi về hiệu suất của kênh? Họ đã có câu trả lời của bạn chỉ trong vài cú nhấp chuột.

Tự hỏi tại sao một khách hàng cụ thể bị chậm? Người này có thể xác định một chiến dịch hoạt động kém và truyền đạt dữ liệu số để giúp thông báo bước chiến lược tiếp theo.

Một chiến dịch ABM thành công kết hợp sự sáng tạo với những con số khó và sự nhanh chóng, đồng thời, chiến dịch này kết hợp nhuần nhuyễn các nỗ lực marketing và bán hàng để giữ cho doanh nghiệp của bạn phát triển hàng tháng, hàng quý và năm này qua năm khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cẩm Tú | MarketingTrips 

Tinder là ứng dụng có doanh thu cao nhất tại Châu Âu

Dịch bệnh không được kiểm soát tốt ở châu u lại là điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng ở thị trường mobile app nơi đây.

Người tiêu dùng châu Âu đã chi tiêu ước chừng 14,8 tỷ USD trên App Store và Play Store trong năm qua, tăng trưởng 31% so với cùng kỳ năm 2019, theo báo cáo mới đây của Sensor Tower. Con số này đã chiếm 13,3% chi tiêu mobile app toàn cầu trong năm 2020.

Về số lượt tải, người dùng châu Âu đã thực hiện 28,4 tỷ lượt cài đặt trong năm 2020, tăng 17,4% so với năm 2019. Trong đó, lượt cài đặt trên Android chiếm tỷ lệ 73,9% so với chỉ 26,1% của iOS.

Trong số các nước châu Âu, Anh vẫn là nước đóng góp phần doanh thu cao nhất với 2,9 tỷ USD, theo sau là Đức (2,8 tỷ USD), Pháp (1,7 tỷ USD), Nga (1 tỷ USD) và Ý (802 triệu USD).

Số liệu cũng cho thấy, người Anh chi tiêu trên App Store rất mạnh trong khi người Đức chi tiêu trên Play Store nhiều nhất khu vực. Nhưng nước đóng góp lượt tải nhiều nhất lại là Nga với 6 tỷ lượt.

Với dịch bệnh và cách ly diện rộng ở châu Âu, ứng dụng đứng đầu doanh thu năm 2020 chính là Tinder, theo sau là Netflix và YouTube.

Tuy nhiên, Sensor Tower cũng lưu ý không thống kê được doanh thu ngoài, như trường hợp của Netflix điều hướng người dùng thanh toán qua website để tránh phải cắt hoa hồng 30% cho Apple.

Về lượt tải, TikTok không có đối thủ trong năm qua khi đứng đầu cả App Store lẫn Play Store. Đuổi rất sát là WhatsApp và Zoom. Tuy vậy, vị thế của WhatsApp trong năm mới 2021 có thể bị lung lay dữ dội sau những lùm xùm gần đây liên quan đến việc chia sẻ dữ liệu với Facebook.

Như thường lệ, game mobile vẫn là động lực chính thúc đẩy doanh thu toàn thị trường trong năm qua với 9,6 tỷ USD, tăng 28% so với năm 2019 và chiếm 64,8% toàn châu Âu. Chi tiêu của game thủ châu Âu cũng chiếm 12% toàn cầu, theo báo cáo.

Về số lượt tải, Play Store có hơn 10 tỷ lượt cài đặt, chiếm 81% tổng lượt cài game ở châu Âu năm qua. Trong đó, bảng xếp hạng Top game ăn khách phản ánh nhiều xu hướng lạ ở khu vực này.

Đứng đầu tuyệt đối là Coin Master với doanh thu 398,2 triệu USD, theo sau là Brawl Stars với doanh thu 259 triệu USD. Tuy nhiên, game được tải về nhiều nhất lại là hiện tượng Among Us với 64,7 triệu lượt tải.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Theo ICTNews

TikTok vượt Facebook về thời gian sử dụng trên ứng dụng

TikTok đang vượt qua Facebook về số giờ dành cho mỗi người dùng mỗi tháng.

Lần đầu tiên người dùng dành nhiều thời gian trên TikTok hơn Facebook theo dữ liệu từ một báo cáo mới về việc sử dụng ứng dụng.

App Annie báo cáo rằng thời gian dành cho TikTok đã tăng 325% so với cùng kỳ năm ngoái, có nghĩa là nó hiện đang đánh bại Facebook về số giờ dành cho mỗi người dùng mỗi tháng.

Thời gian trung bình dành cho mọi ứng dụng ở mọi thị trường cũng đều có tăng, nhưng ít ứng dụng nào lại tăng nhiều như TikTok.

TikTok đứng trong top 5 theo thời gian sử dụng và tốc độ tăng trưởng của nó trong năm qua vượt xa hầu hết các ứng dụng khác được phân tích trong báo cáo.

Số liệu từ App Annie

TikTok xếp thứ nhất trong danh sách các ứng dụng đột phá hàng đầu vào năm 2020, xếp hạng các ứng dụng theo mức tăng trưởng về người dùng hoạt động hàng tháng trong năm qua. TikTok đang trên đà đạt 1,2 tỷ người dùng hoạt động (MAU) vào năm 2021.

Về các phương tiện truyền thông mạng xã hội, câu lạc bộ 1 tỷ MAU là một nhóm ứng dụng sáng giá bao gồm Facebook, Messenger, Instagram, WhatsApp, YouTube và WeChat của Trung Quốc.

Không có gì phải bàn cãi khi TikTok dự kiến sẽ giành được một vị trí trong số các ứng dụng này trước khi năm này kết thúc. TikTok cũng đang ở trong một vị thế khác khi nói đến doanh thu, xếp hạng là ứng dụng không phải chơi game (non-gaming app) số 2 về chi tiêu của người tiêu dùng.

Trong khi nhiều ứng dụng truyền thông mạng xã hội kiếm tiền thông qua quảng cáo, TikTok kiếm tiền thông qua quảng cáo và cho phép người dùng mua hàng kỹ thuật số.

Để chắc chắn rằng sự phát triển theo cấp số nhân của TikTok là một trong những xu hướng hàng đầu trên mạng xã hội cần theo dõi vào năm 2021.

Hãy cùng xem các điểm nổi bật chính khác từ báo cáo.

Thiết bị di động tăng trưởng mạnh

Lượt tải ứng dụng dành cho thiết bị di động đạt mức cao mới là 218 tỷ vào năm 2020, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Người Mỹ dành nhiều thời gian trên thiết bị di động hơn 8% so với xem TV vào năm 2020 – 4 giờ mỗi ngày trên thiết bị di động so với 3,7 giờ trên TV.

Sự phát triển của thiết bị di động đã thúc đẩy ngành công nghiệp quảng cáo vào năm 2020 – tăng lên 240 tỷ USD chi tiêu cho quảng cáo trên thiết bị di động và dự kiến đạt 290 tỷ USD vào năm 2021.

Vị trí đặt quảng cáo trên điện thoại di động đã tăng 95% so với cùng kỳ năm trước ở Hoa Kỳ. Quảng cáo video đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc vào năm ngoái nhưng bị vượt lên bởi sự phát triển của quảng cáo xen kẽ.

Báo cáo của App Annie cho thấy sự tăng trưởng trong tất cả các danh mục ứng dụng như trò chơi, mua sắm, giao đồ ăn và dịch vụ phát trực tuyến.

Thời gian dành cho các ứng dụng dành cho doanh nghiệp đã tăng 275% so với cùng kỳ năm trước và dự kiến sẽ vẫn ở mức cao khi các công ty tiếp tục cung cấp các tùy chọn làm việc từ xa.

Người dùng xem YouTube cao hơn 4 lần so với Netflix

YouTube là ứng dụng phát trực tuyến video hàng đầu tính theo thời gian trung bình dành cho mỗi người dùng và nó thậm chí còn chưa dừng lại. Người xem YouTube cao hơn 4 lần so với ứng dụng gần nhất tiếp theo đó là Netflix.

Người dùng dành trung bình 23 giờ mỗi tháng để xem nội dung trên YouTube. Để so sánh, Netflix có mức trung bình 5,7 giờ mỗi người dùng mỗi tháng.

Là một người làm marketing, người sáng tạo nội dung, nhà quảng cáo hoặc nhà xuất bản – mức độ tương tác lớn của khách hàng trên YouTube là điều không thể bỏ qua.

Nếu bạn đang muốn tăng cường nỗ lực content marketing của mình trong năm nay, hãy cân nhắc chú ý hơn đến YouTube, suy nghĩ về cách YouTube có thể phù hợp với chiến lược marketing-mix của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Warren Buffett: 4 sự lựa chọn tách biệt ‘người thực tế’ với ‘kẻ mơ mộng’

Mặc dù năm nay đã 90 tuổi nhưng Warren Buffett, vốn được mệnh danh là ‘Nhà tiên tri xứ Omaha’ vẫn gây ấn tượng với những bài học giá trị trong cuộc sống.

Bạn đã bao giờ đọc một điều gì đó Warren Buffett đã nói hoặc đã làm và tự lẩm bẩm với chính mình, “Tại sao tôi không nghĩ ra điều đó?”

Ngoài khả năng đầu tư thành thạo của Buffett, trí tuệ truyền kỳ của ông không chỉ là huyền thoại mà tất cả chúng ta đều gật đầu đồng ý với những tác động đơn giản nhưng sâu sắc của nó đối với cuộc sống của chúng ta.

1. Chọn bạn một cách khôn ngoan.

Buffett đã dạy rất nhiều bài học hấp dẫn đối với nhận thức chung của chúng ta. Bill Gates từng nói: “Trong tất cả những điều tôi học được từ Warren, điều quan trọng nhất có thể là tình bạn“.

Warren cũng từng nói với một số sinh viên đại học, “Bạn sẽ đi theo hướng của những người mà bạn kết giao. Vì vậy, điều quan trọng là kết hợp với những người tốt hơn bạn“.

Bạn bè bạn có sẽ hình thành nên bạn khi bạn trải qua cuộc đời. Hãy kết bạn với một số người bạn tốt, giữ họ trong suốt quãng đời còn lại, nhưng hãy để họ trở thành những người mà bạn ngưỡng mộ cũng như yêu thích.”

2. Hãy đi ngủ với ‘một chút thông minh hơn’ mỗi ngày.

Theo Buffett, chìa khóa thành công của bạn là đi ngủ khi bạn cảm thấy mình thông minh hơn một chút mỗi ngày.

Buffett đã chỉ ra điểm tương đồng mạnh mẽ với đầu tư khi ông nói, “Đó là cách kiến thức hình thành. Giống như lãi suất kép”. Một trong những cách ông xây dựng kiến thức của mình là đọc. Đọc rất nhiều.

Mặc dù Buffett được biết đến là người dành 80% thời gian đọc sách hàng ngày của mình, nhưng việc bạn có thời gian cho một mục tiêu đầy tham vọng như vậy hay không cũng không quá liên quan. Điểm mấu chốt của công thức của Buffett là tạo ra bất kỳ tiến bộ nào bạn có thể và cải thiện cuộc sống của bạn hàng ngày, thậm chí hàng giờ.

3. Cải thiện kỹ năng giao tiếp của bạn.

Buffett nói: “Khoản đầu tư quan trọng nhất mà bạn có thể thực hiện là ở chính bản thân bạn. Điều đó bao gồm cả việc phát triển cá nhân và nghề nghiệp để thúc đẩy bạn tiến lên trong cuộc sống và kinh doanh.

Buffett đã đầu tư vào việc cải thiện khả năng giao tiếp tốt hơn ngay từ khi còn nhỏ, điều mà theo ông sẽ làm tăng giá trị của bạn: “Một cách dễ dàng để trở nên có giá trị hơn 50% so với hiện tại ít nhất là trau dồi kỹ năng giao tiếp của bạn – cả bằng văn bản và lời nói .

4. Biết nói ‘không’.

Cách đây rất lâu, Buffett đã học được rằng thứ lớn nhất của mọi thứ là thời gian. Ông chỉ đơn giản là thành thạo nghệ thuật và thực hành thiết lập ranh giới cho bản thân. Đó là lý do tại sao câu nói này của Buffett vẫn là một bài học cuộc sống mạnh mẽ:

“Sự khác biệt giữa những người thành công và những người thực sự thành công là những người thực sự thành công nói không với hầu hết mọi thứ”.

Là những nhà lãnh đạo và doanh nhân bận rộn, chúng ta phải biết mình phải làm gì để đơn giản hóa cuộc sống của mình.

Nó có nghĩa là hãy biết nói không với những điều không quan trọng của chúng ta mỗi ngày, và tập trung vào việc nói có với một số điều thực sự quan trọng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Facebook sẽ xoá bỏ phần ‘Our Story’ vào tháng tới

Facebook đang thông báo cho chủ sở hữu Trang về bản cập nhật sắp tới cho thấy việc ứng dụng này sẽ xóa bỏ phần ‘Our Story’ khỏi các tùy chọn trình bày Trang của bạn.

Như bạn có thể thấy ở đây, Facebook đang nhắc chủ sở hữu Trang chuyển mô tả phần “Our Story’ hay ‘Câu chuyện’ của họ sang phần ‘Thông tin bổ sung’, điều này sẽ thay đổi cách thông tin bổ sung đó được hiển thị trên Trang của bạn.

Phần ‘Câu chuyện’ của Trang đã được thêm trở lại vào năm 2017 như một phương tiện giúp các thương hiệu cung cấp thêm thông tin cơ bản về ‘lý do’ kinh doanh của họ để kết nối tốt hơn với khách truy cập Trang.

Giờ đây, người dùng có thể nhấn qua tab ‘Thông tin bổ sung’ (‘Additional information’) để đọc thêm về câu chuyện đằng sau thương hiệu của bạn.

Với cách trình bày mới, có vẻ như Facebook đang giúp bạn cách để trình bày lại Trang của mình theo một cách gọn gàng hơn.

Như bạn có thể thấy trong phần lời nhắc về bản cập nhật của Facebook, Facebook đang liên kết đến quản trị viên của Trang với phần có liên quan để cập nhật thông tin của họ trực tiếp từ lời nhắc cảnh báo, nhưng bạn cũng có thể đi tới ‘Cài đặt’ > ‘Thông tin trang’ để chỉnh sửa trường ‘Thông tin bổ sung’.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Cuộc đối đầu ‘đi hơi xa’ giữa Trump và Big Tech

Mối đe dọa đến cơ hội trở lại Nhà Trắng của Donald Trump năm 2024 có thể không chỉ đến từ thủ đô Washington, nơi quy trình luận tội ông đang diễn ra, mà còn đến từ Thung lũng Silicon, nơi các công ty công nghệ đã “vô hiệu hóa cỗ máy truyền thông” của tổng thống sắp mãn nhiệm này.

Trump hiện không còn sở hữu bất kỳ tài khoản Twitter hay Facebook nào bởi hai công ty mạng xã hội này xóa tài khoản của ông khỏi nền tảng của họ, sau khi vụ bạo động, châm ngòi bởi một bộ phận cử tri ủng hộ Trump nổ ra tại tòa nhà quốc hội Mỹ tuần trước.

Trong khi đó, Apple, Google và Amazon cũng có những động thái nhằm “trừng phạt” Parler, một đối thủ của Twitter, nền tảng được sử dụng bởi những người ủng hộ Trump thuộc phe cánh hữu.

Những động thái trên đã khởi xướng một cuộc tranh luận kịch liệt về sự cân bằng giữa một bên là quyền của các công ty công nghệ trong việc loại bỏ những người dùng vi phạm chính sách nội dung của họ và một bên là quyền tự do ngôn luận của người dân.

Nhóm phản đối Trump ủng hộ quyết định loại bỏ tài khoản của ông trên các nền tảng mạng xã hội, điều họ cho rằng nên được làm từ rất lâu.

Nhưng nhiều người khác cũng lo ngại rằng những động thái trên phản ảnh một sự thật rằng các công ty tư nhân đóng góp vai trò rất lớn trong quá trình xây dựng nên sức mạnh chính trị của một cá nhân.

“Chúng tôi hoàn toàn thấu hiểu mong muốn của nhiều người trong việc khóa vĩnh viễn các tài khoản của ông Trump”, theo Kate Ruane, luật sư cấp cao tại Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ.

“Nhưng mọi người cũng nên quan tâm tới việc các công ty như Facebook và Twitter sử dụng quyền lực chưa được kiểm chứng để gỡ bỏ người dùng trên các nền tảng của họ – những công cụ đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc truyền đi tiếng nói của hàng tỷ người trên thế giới, đặc biệt là khi các diễn biến chính trị lại khiến những quyết định như vậy trở nên dễ dàng hơn”.

Trong nhiều năm, các công ty mạng xã hội phải chịu không ít áp lực phải hành động nhắm vào Trump.

Nhiều thành viên cánh tả cho rằng Trump sử dụng các nền tảng mạng xã hội để châm ngòi bạo lực, cổ động các thuyết âm mưu và tuyên truyền các thông tin thất thiệt, trong đó bao gồm thông tin không có căn cứ rằng đảng Dân chủ đã “ăn cắp” chiến thắng của Trump trong cuộc bầu cử tổng thống.

Nhưng phải đến tuần vừa rồi, khi cuộc bạo loạn nổ ra ở tòa nhà quốc hội Mỹ, khởi xướng bởi những người ủng hộ Trump, và việc đích thân ông cũng lên mạng để cổ súy người tham gia, các công ty mạng xã hội mới cùng lúc gỡ bỏ tài khoản của ông.

Đầu tiên, Facebook cho biết công ty này sẽ gỡ bỏ tài khoản của Trump trong một khoảng thời gian chưa xác định.

Sau đó, Twitter, mạng xã hội ưa thích của Trump để phát đi những thông điệp trực tiếp tới 88 triệu người theo dõi, thông báo cấm ông tham gia mạng xã hội này vĩnh viễn, đồng thời cũng không cho phép ông đăng bài qua những tài khoản có liên quan, như tài khoản Twitter của Nhà Trắng.

YouTube, TikTok, Pinterest và Snap cũng ban hành những hạn chế đối với Trump.

Lần đầu tiên, các tập đoàn công nghệ có những động thái nhằm “bịt miệng” các ứng dụng và diễn dàn người ủng hộ Trump sử dụng.

Amazon cho biết công ty sẽ chấm dứt cung cấp dịch vụ máy chủ đối với Parler, buộc mạng xã hội này phải tạm dừng hoạt động cho tới khi tìm được nhà cung cấp mới. Trước đó, Apple và Google cũng đã cho gỡ ứng dụng Parler ra khỏi kho ứng dụng.

“Giống như mọi nền tảng mạng xã hội, những dịch vụ trên đều có các điều khoản sử dụng, với mục tiêu ngăn chặn những hành động bạo lực và thù ghét”, theo Matt Rivitz, đến từ Sleeping Giants, tổ chức hoạt động vì sự tự do mạng xã hội.

Một cựu quan chức cấp cao của Twitter cho biết công ty tin rằng họ “vô cùng kiên nhẫn” đối với Tổng thống Trump.

Nhưng họ buộc phải có những động thái nhằm kìm hãm vị tổng thống này, trong bối cảnh lo ngại về tình hình bạo lực leo thang sẽ lại nổ ra một lần nữa trong lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden vào ngày 20/1.

“Những cảnh báo trong thông báo đó là điều mà ai cũng có thể nhận thấy… Nhiều thách thức hơn có thể sẽ ập tới. Và nếu như họ không làm gì cả, họ sẽ nhận về những lời chỉ trích”.

Ông Trump và các đồng minh thân tín nhất đã phản ứng lại một cách vô cùng tức giận. Nhà Trắng cho rằng Twitter đã “cấu kết” với đảng Dân chủ và phe cánh tả để “bịt miệng” Trump.

Tuy nhiên, đối với nhiều người khác, những hành động như hiện tại của các công ty công nghệ và mạng xã hội diễn ra quá chậm trễ.

Robert Rich, một giáo sư chính sách công tại Berkeley, cựu bộ trưởng lao động Mỹ dưới thời tổng thống Bill Clinton, cho biết: “Các nền tảng mạng xã hội thực chất đã hành động muộn 4 năm. Họ để những lời lừa dối, các thuyết âm mưu và sự thù địch có cơ hội cắm rễ sâu. Những ‘di sản’ đó sẽ gắn với chúng ta trong nhiều năm tới”.

Thế nhưng, một vài người lại cho rằng các công ty công nghệ chỉ đơn thuần hành động vì mục đích riêng, khi tìm cách gỡ bỏ những chỉ trích đến từ đảng Dân chủ, và các quy định pháp luật dưới thời Joe Biden.

Biden trước đó kêu gọi bãi bỏ Điều luật 230 – điều luật trong bộ luật của Mỹ nhằm bảo vệ các công ty mạng xã hội khỏi các vụ kiện liên quan tới nội dung được đăng tải trên nền tảng của họ.

Chính quyền của ông cũng sẽ thực hiện các cuộc điều tra chống độc quyền đối với Facebook và Google, trong khi các thành viên quốc hội tiếp tục thúc dục thắt chặt các điều luật bảo mật liên bang.

Marco Rubio, một thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa, chia sẻ với Fox News hôm 10/1 rằng “điều đó là vụ lợi. Lý do tại sao các công ty công nghệ làm điều đó là vì đảng Dân chủ sẽ lên nắm quyền và họ coi đây là những hành động né tránh những quy định pháp luật sẽ được thông qua, gây bất lợi cho họ”.

Cho dù thế nào đi chăng nữa, những vụ việc diễn ra tuần trước gia tăng áp lực lên chính quyền Biden phải hành động sớm hơn nhằm thắt chặt sự kiểm soát lên các công ty công nghệ lớn.

Trong khi đó, Trump chắc chắn sẽ có ít hơn các kênh giao tiếp với những người ủng hộ ông cũng như thế giới. Ông đã tính đến khả năng xây dựng một nền tảng mạng xã hội riêng, nhưng điều đó cũng khó có thể tránh khỏi sự quay lưng đến từ các nhà cung cấp dịch vụ máy chủ.

Nhiều người đang tò mò liệu Facebook có quyết định cấm Trump vĩnh viễn hay không. “Nếu như họ không làm thế, và khi ông ấy quay trở lại, Facebook sẽ trở thành ‘Twitter mới’, là công cụ đăng bài hàng đầu của ông ấy”, theo Angelo Carusone, giám đốc tổ chức phi lợi nhuận Media Matters.

Nhưng ông cũng bổ sung thêm rằng: “Quyền lực chính trị của ông ấy sẽ bị ảnh hưởng vì các lệnh cấm sẽ giới hạn tiếng nói đối lập của Trump. Không nghi ngờ gì nữa, hành trình phía trước của ông ấy sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo NDH

3 mẹo để tiếp cận B2B Marketing hiệu quả hơn

Khách hàng B2B và B2C rất khác nhau và việc bán hàng cho họ phải cân nhắc đến những sự khác biệt đó.

Nhiều doanh nghiệp trong ngành B2B mắc sai lầm khi tiếp cận hoạt động marketing của họ giống như cách họ tiếp cận tiếp thị B2C, và sau đó họ tự hỏi tại sao họ không nhận được kết quả như mong đợi.

Lý do rất đơn giản: Khách hàng B2B và B2C rất khác nhau trong cách họ đưa ra lựa chọn sản phẩm và dịch vụ cần mua.

Do đó, cách tiếp cận bán hàng cho họ phải xem xét những khác biệt đó để có hiệu quả. Dưới đây là một số chiến lược mà bạn có thể áp dụng ngay hôm nay để tăng chuyển đổi B2B của mình.

1. Sử dụng cá nhân hoá email marketing

Mặc dù đúng là những người mua hàng B2B ưu tiên thông tin hợp lý, dựa trên thực tế, vẫn có trường hợp những người đưa ra quyết định mua hàng thay mặt cho doanh nghiệp mục tiêu của bạn chỉ là: con người.

Nhiều doanh nghiệp đã hoàn thành việc viết các email marketing B2B buồn tẻ và chứa đầy những thuật ngữ kinh doanh, với nỗ lực tỏ ra “chuyên nghiệp”.

Nhưng những email đó thường không thu hút được người nhận đủ để khiến họ tìm hiểu kỹ hơn để xem bạn phải cung cấp những gì.

Cá nhân hóa cung cấp một giải pháp thay thế tốt hơn nhiều. Nó giúp duy trì hào quang của sự chuyên nghiệp trong khi phá vỡ băng và làm cho email trở nên thú vị hơn.

Hầu hết mọi người chỉ bao gồm trường kết hợp thư với tên của người nhận, nhưng điều đó là chưa đủ. Điều quan trọng là đảm bảo rằng email được viết để nhắm mục tiêu đến doanh nghiệp cá nhân đó. Bạn có thể làm điều này bằng cách đưa một số thông tin về công ty vào phần giới thiệu.

Ví dụ, chỉ cần thêm một dòng chúc mừng doanh nghiệp vừa nhận được giải thưởng gì đó thì sẽ ngay lập tức giúp bạn nổi bật.

Mặc dù có thể mất thêm một số nghiên cứu, thời gian và nỗ lực sẽ rất xứng đáng để tạo ra một kết nối có ý nghĩa trước khi bạn quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, đặc biệt nếu bạn sử dụng tự động hóa marketing qua email để nhanh chóng quy trình.

2. Cập nhật cold-call của bạn thường xuyên

Điều này áp dụng cho tất cả các loại nỗ lực tiếp cận marketing, từ marketing qua email và phương tiện truyền thông mạng xã hội cho đến các ‘cuộc gọi lạnh’ (cold-call).

Tuy nhiên, với các cuộc gọi, các tác động có thể rất nguy hiểm vì có rất ít thời gian phản ứng trong khi thực hiện cuộc gọi, trong đó nhân viên bán hàng có thể nhanh chóng tìm kiếm và tìm thấy thông tin chính xác.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiếp cận một khách hàng tiềm năng với thông tin bị lỗi làm giảm đáng kể cơ hội chuyển đổi, điều này có thể hiểu được.

Rốt cuộc, nếu bạn không thể lấy đúng dữ liệu của mình, tại sao khách hàng nên tin tưởng bạn sẽ xử lý công việc của họ một cách hợp lý?

Theo Dennis Reachard, Giám đốc điều hành của Caller Search, giải pháp là giữ cho danh sách ‘cuộc gọi lạnh’ của bạn được cập nhật bằng cách xem xét tất cả thông tin một cách thường xuyên.

Ngoài việc tránh mất uy tín, việc cập nhật danh sách cũng giúp đảm bảo rằng thời gian và nguồn lực không bị tiêu tốn để theo đuổi những khách hàng tiềm năng không có hoặc ít tiềm năng, chẳng hạn như một doanh nghiệp đã chuyển địa điểm.

Một lần nữa, mặc dù có thể phải đầu tư nhiều hơn bình thường để thực hiện điều này, nhưng khoản tiết kiệm và lợi ích tiềm năng vượt xa chi phí.

3. Theo dõi phù hợp

Thời gian là tất cả mọi thứ khi nói đến chuyển đổi khách hàng tiềm năng B2B. Bạn có thể gửi email tốt nhất, nhưng người nhận có thể không mở nó chỉ đơn giản vì lúc đó họ đang bận và sau đó đã quên.

Đó là lý do tại sao những lần theo dõi lại quan trọng. Chúng giúp bạn tăng khả năng khách hàng tiềm năng tương tác với email, tin nhắn hoặc cuộc gọi của bạn.

Tạp chí Harvard Business Review phát hiện ra rằng 26,1% khách hàng tiềm năng nếu được theo dõi trong vòng 5 phút thì sẽ giúp tăng 35-50% doanh số bán hàng, điều này tức là nhà cung cấp trả lời trước ngay sau khi khách hàng tiềm năng đưa ra yêu cầu.

Rõ ràng, điều quan trọng là phải có một hệ thống cho phép bạn phản hồi khách hàng nhanh nhất có thể, ngay cả khi năm phút là không khả thi mỗi lần.

Sau lần liên hệ đầu tiên, điều quan trọng là phải theo dõi chuỗi email để lưu ý khi khách hàng tiềm năng đưa ra quyết định mua hàng. Đáng ngạc nhiên là hầu hết các công ty chỉ thực hiện một liên hệ và kết thúc ở đó.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tăng số lần tiếp xúc với một khách hàng tiềm năng lên 06 lần sẽ làm tăng khả năng tiếp xúc thực tế và chốt giao dịch tốt hơn.

Điều may mắn là hiện có rất nhiều tùy chọn phần mềm mà bạn có thể tự động hóa các bước theo dõi của mình để tối đa hóa hiệu quả với chi phí tối thiểu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Elon Musk quyên góp 5 triệu USD để cung cấp giáo dục miễn phí cho sinh viên

Người giàu nhất thế giới mới vừa có kế hoạch giúp đỡ sinh viên trên toàn cầu.

Giám đốc điều hành Tesla và SpaceX, Elon Musk, đã quyên góp 5 triệu USD cho Học viện Khan, một tổ chức phi lợi nhuận sử dụng nội dung kỹ thuật số từ YouTube, các ứng dụng di động và trang web để theo dõi tiến độ và đưa ra các bài tập thực hành.

Khoảng 20 đến 30 triệu sinh viên trên toàn thế giới sử dụng Học viện Khan mỗi tháng và người sáng lập công ty, Ôn Salman Khan, đã cảm ơn Elon Musk trong một video trên YouTube, nói rằng:

“Điều này sẽ thúc đẩy nội dung khoa học của chúng tôi, cho phép chúng tôi làm được nhiều hơn khi học sớm hơn, cho phép chúng tôi làm cho phần mềm và bài tập thực hành trở nên hấp dẫn hơn nhiều đối với hàng triệu sinh viên và giáo viên trên khắp thế giới”.

Bản thân Ông Khan đã được vinh danh là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất do Tạp chí TIME bình chọn vào năm 2012 do các mục tiêu rộng lớn của học viện.

Nền tảng này có sẵn bằng tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh. Trong khi đó, Elon Musk đã gây chú ý khi vượt qua Jeff Bezos để trở thành người giàu nhất thế giới theo Bloomberg, tăng tài sản của ông thêm 166 tỷ USD chỉ trong một năm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

LinkedIn: Top 15 nghề nghiệp HOT nhất năm 2021

Dữ liệu của LinkedIn tiết lộ 15 công việc được yêu cầu hàng đầu vào năm 2021 và các kỹ năng quan trọng nhất cần thiết cho mỗi vị trí.

Một báo cáo mới nêu bật các lĩnh vực việc làm phát triển nhanh nhất trong năm qua, được xếp hạng dựa trên sự kết hợp giữa nhu cầu và số lượng công việc hiện có.

Trước đại dịch COVID-19, mạng xã hội LinkedIn đang chuyển trọng tâm của báo cáo việc làm mới nổi hàng năm sang nhấn mạnh cơ hội đang ở đâu ngay bây giờ.

Các phiên bản trước của báo cáo này tập trung vào xu hướng việc làm trong 5 năm qua, nhưng thế giới việc làm đã thay đổi nhanh chóng trong 12 tháng qua.

Trước khi bạn cuộn xuống để xem danh sách đầy đủ – bạn sẽ thấy, digital marketing hay tiếp thị kỹ thuật số là một trong những công việc phát triển nhanh nhất. Tạo nội dung số và thiết kế UX cũng vậy.

Thông tin này có thể hữu ích cho những người muốn trau dồi kỹ năng và nâng cao trình độ của họ để luôn chuẩn bị cho năm tới.

LinkedIn mở đầu danh sách của mình bằng cách giải thích cách họ xác định 15 công việc theo yêu cầu sau:

“Để xác định “những việc làm đang phát triển” này, chúng tôi đã xem xét các vai trò có mức tăng trưởng hàng năm cao nhất trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2020. Sau đó, chúng tôi nhóm dữ liệu đó thành 15 lĩnh vực công việc, mỗi lĩnh vực nắm bắt một phạm vi chức danh công việc cụ thể.”

Dưới đây là 15 công việc có nhu cầu hàng đầu vào năm 2021 cùng với trình độ học vấn và kỹ năng cần thiết để đạt được chúng.

1. Nhân viên thương mại điện tử

Việc tuyển dụng những vai trò này đã tăng 73% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện có hơn 400.000 việc làm.

  • Các chức danh hàng đầu: Lái xe, nhân viên chuỗi cung ứng, xử lý gói hàng, người mua hàng cá nhân.
  • Kỹ năng: Quản lý thời gian, dịch vụ khách hàng, lãnh đạo.
  • Trình độ học vấn: 75% người được tuyển dụng có bằng cử nhân trở lên

2. Chuyên viên cho vay và thế chấp

Tỷ lệ tuyển dụng cho những công việc này vào năm 2020 tăng gần 59% so với năm 2019.

  • Các chức danh hàng đầu: Người bảo lãnh phát hành, Nhân viên cho vay thế chấp, Nhân viên ký quỹ, Người đóng khoản vay
  • Kỹ năng: Quản lý rủi ro, Dịch vụ khách hàng, Phân tích tín dụng
  • Trình độ học vấn: 86% người được tuyển có bằng cử nhân trở lên

3. Nhân viên hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ

Kể từ năm 2019, việc tuyển dụng cho các vị trí này đã tăng hơn 34%.

  • Chức danh công việc hàng đầu: Trợ lý chăm sóc sức khỏe, Kỹ thuật viên dược, Trợ lý nha khoa, Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tại nhà
  • Kỹ năng: Giáo dục bệnh nhân, Nhập dữ liệu
  • Trình độ học vấn: 83% người được tuyển dụng có bằng cử nhân trở lên

4. Phát triển kinh doanh và bán hàng

Việc tuyển dụng những vai trò này đã tăng hơn 45% từ năm 2019 đến 2020.

  • Chức danh công việc hàng đầu: Tư vấn bán hàng, Trợ lý hoạt động bán hàng, Chuyên gia bán hàng inbound, Cố vấn chiến lược
  • Kỹ năng: Giữ chân khách hàng, Quy trình bán hàng, Xây dựng đội nhóm
  • Trình độ học vấn: 92% người được tuyển dụng có bằng cử nhân trở lên

5. Chuyên gia về đa dạng hoá nơi làm việc

Việc tuyển dụng những vai trò này đã tăng hơn 90% kể từ năm 2019.

  • Các chức danh hàng đầu: Giám đốc Đa dạng hoá, nhân viên Đa dạng hoá, Trưởng phòng Đa dạng hoá, Điều phối viên Đa dạng hoá
  • Kỹ năng: Tiếp cận cộng đồng, Giảng dạy, Phát triển Tổ chức
  • Trình độ học vấn: 99% người được tuyển có bằng cử nhân trở lên

6. Chuyên gia Digital Marketing

Việc tuyển dụng các vai trò digital marketing đã tăng gần 33% so với cùng kỳ năm ngoái.

  • Các chức danh hàng đầu: Chuyên gia digital marketing, Giám đốc truyền thông mạng xã hội, Đại diện marketing, Chuyên gia tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
  • Kỹ năng: Tiếp thị sản phẩm, Chiến lược kỹ thuật số, Quản lý thương hiệu
  • Trình độ học vấn: 94% người được tuyển có bằng cử nhân trở lên

7. Y tá

Nhu cầu về y tá tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước.

  • Các chức danh công việc hàng đầu: Y tá viên, Trợ lý điều dưỡng được chứng nhận, Y tá hành nghề, Y tá chăm sóc chuyên sâu
  • Kỹ năng: Vận động cho bệnh nhân, Nghiên cứu lâm sàng, Quản lý thời gian
  • Trình độ học vấn: 89% người được tuyển dụng có bằng cử nhân trở lên

8. Chuyên gia giáo dục

Việc tuyển dụng các chuyên gia giáo dục đã tăng hơn 20% từ năm 2019 đến năm 2020.

  • Các chức danh công việc hàng đầu: Trợ giảng, Giáo viên tiểu học, Gia sư Toán, Nhà phát triển chương trình giảng dạy
  • Kỹ năng: Lập kế hoạch bài học, Quản lý thời gian, hướng dẫn
  • Trình độ học vấn: 97% người được tuyển dụng có bằng cử nhân trở lên

9. Phát triển nội dung số (Digital Content)

Nhu cầu đối với người xây dựng nội dung số đã tăng 49% so với cùng kỳ năm ngoái.

  • Các chức danh công việc hàng đầu: Điều phối viên nội dung, Nhà tư vấn viết lách, Podcaster, Blogger
  • Kỹ năng: Chỉnh sửa video, Viết sáng tạo, Nói trước đám đông
  • Trình độ học vấn: 92% người được tuyển dụng có bằng cử nhân trở lên

10. Chuyên gia phát triển cá nhân 

Việc tuyển dụng các vai trò phát triển hay huấn luyện cá nhân này đã tăng hơn 51% kể từ năm 2019.

  • Các chức danh công việc hàng đầu: Điều phối viên nghề nghiệp, Huấn luyện viên cuộc sống, Huấn luyện viên thể hình, Huấn luyện viên kinh doanh
  • Kỹ năng: Cố vấn, Truyền thông xã hội, Khởi nghiệp
  • Trình độ học vấn: 92% người được tuyển dụng có bằng cử nhân trở lên

11. Kỹ sư chuyên ngành

Việc tuyển dụng cho các vai trò kỹ thuật này đã tăng gần 25% từ năm 2019 đến năm 2020.

  • Chức danh công việc hàng đầu: Web Developer, Full Stack Engineer, Frontend Developer, Game Developer
  • Kỹ năng: Quản lý chương trình, Phát triển web, Hệ thống phân tán
  • Trình độ học vấn: 93% người được tuyển có bằng cử nhân trở lên

12. Chuyên gia sức khoẻ tinh thần

Việc tuyển những vai trò này tăng gần 24% so với cùng kỳ năm ngoái.

  • Các chức danh công việc hàng đầu: Chuyên gia trị liệu hành vi, Chuyên gia sức khỏe tinh thần, Nhà trị liệu tâm lý, Kỹ thuật viên sức khỏe tinh thần
  • Kỹ năng: Trị liệu, Chánh niệm, Liệu pháp Hành vi Nhận thức (CBT)
  • Trình độ học vấn: 97% người được tuyển dụng có bằng cử nhân trở lên

13. Chuyên gia trải nghiệm người dùng (UX)

Việc tuyển các chuyên gia này đã tăng 20% từ năm 2019 đến năm 2020.

  • Các chức danh hàng đầu: Nhà thiết kế trải nghiệm người dùng, Nhà tư vấn thiết kế sản phẩm, Nhà thiết kế giao diện người dùng, Nhà nghiên cứu trải nghiệm người dùng
  • Kỹ năng: Thiết kế web, Tư duy thiết kế, Kiểm tra trải nghiệm người dùng
  • Trình độ học vấn: 97% người được tuyển dụng có bằng cử nhân trở lên

14. Chuyên gia khoa học dữ liệu

Việc tuyển dụng những vai trò này đã tăng gần 46% kể từ năm 2019.

  • Các chức danh hàng đầu: Nhà khoa học dữ liệu, Chuyên gia khoa học dữ liệu, Nhà phân tích quản lý dữ liệu
  • Kỹ năng: TensorFlow, Mô hình thống kê, Trực quan hóa dữ liệu
  • Trình độ học vấn: 98% người được tuyển có bằng cử nhân trở lên

15. Chuyên gia trí tuệ nhân tạo (AI)

Việc làm trong lĩnh vực này đã tăng 32% từ năm 2019 đến năm 2020.

  • Chức danh cao nhất: Kỹ sư máy học, Chuyên gia trí tuệ nhân tạo, Nhà nghiên cứu máy học
  • Kỹ năng: C ++, Amazon Web Services (AWS), Python (Ngôn ngữ lập trình)
  • Trình độ học vấn: 99% người được tuyển có bằng cử nhân trở lên

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

TikTok ra mắt “Black Creatives” để tìm kiếm tài năng mới

TikTok đã ra mắt một chương trình mới mang tên “Black Creatives” để hỗ trợ những người sáng tạo da màu như một phần của nỗ lực rộng lớn hơn nhằm đảm bảo sự đa dạng và đại diện nhiều hơn trên nền tảng.

Theo giải thích của TikTok:

“Những người sáng tạo da màu trên TikTok đã là động lực cho cộng đồng của chúng tôi, từ việc bắt đầu xu hướng để thúc đẩy kết nối đến việc giới thiệu những cách mới để giải trí và truyền cảm hứng cho người khác.

Chúng tôi cam kết tiếp tục nâng cao và khuếch đại tiếng nói của họ. Hôm nay, chúng tôi rất vui mừng để công bố “TikTok for Black Creatives”, một chương trình ‘mầm ươm’ mới sẽ đầu tư và hỗ trợ những người sáng tạo và nghệ sĩ âm nhạc da màu mới nổi trên TikTok.

Chương trình sẽ tập trung vào việc nuôi dưỡng và phát triển 100 nhà sáng tạo và nghệ sĩ âm nhạc da màu, giúp mở ra những cánh cửa mới để họ vươn tới những tầm cao mới trong sự nghiệp của họ”.

Trong ba tháng, những người tham gia sẽ tham dự các buổi nói chuyện từ các doanh nhân và người nổi tiếng da màu, tham gia các diễn đàn xây dựng cộng đồng, nhận đào tạo và thông tin chi tiết về nền tảng cụ thể từ các giám đốc điều hành của TikTok.

Đây là một lĩnh vực có tầm quan trọng thiết yếu đối với TikTok và là lĩnh vực mà công ty đang hướng tới theo nhiều cách khác nhau.

Trở lại vào tháng 6, để đáp lại các cuộc biểu tình #BlackLivesMatter, TikTok đã công bố một loạt sáng kiến nhằm hỗ trợ tốt hơn cho cộng đồng người da màu, bao gồm việc thành lập một hội đồng đa dạng người sáng tạo mới và quyên góp 3 triệu đô la cho các tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào việc giúp đỡ người da màu.

TikTok cũng đã ra mắt một trung tâm trực tuyến mới để cung cấp hỗ trợ và giáo dục cho các chủ doanh nghiệp da màu vào tháng 11.

Kết hợp, những nỗ lực này sẽ giúp TikTok đảm bảo mức độ phủ sóng lớn hơn cho các quảng cáo da màu trên nền tảng, điều này đặc biệt quan trọng trên TikTok vì độ nghiêng khán giả trẻ hơn của nền tảng.

Đặc biệt, bằng cách đảm bảo những người trẻ tuổi được tiếp xúc với nhiều nội dung đa dạng hơn, từ nhiều người sáng tạo hơn, sau đó bình thường hóa quan điểm mở rộng đó cho thế hệ tiếp theo.

Và mặc dù TikTok đã bị chỉ trích vì thành kiến chủng tộc cố hữu trong các thuật toán của nó trong quá khứ, đó cũng là một cái gì đó mà nền tảng này đang cố gắng để sửa chữa.

Bạn có thể truy cập chương trình tại: “Black Creatives”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Tại sao Content Marketing mang lại kết quả hiệu quả cho các công ty khởi nghiệp

Khi thế giới đã chuyển sang kỹ thuật số, việc tạo ra và phát triển nội dung trên bất kỳ nền tảng nào cũng đã trở nên thiết yếu, vấn đề bây giờ là làm thế nào để bạn có thể nổi bật hơn trong biển thông tin được tìm thấy trên internet.

Năm 2020 cho chúng ta thấy rõ rằng thế giới kỹ thuật số quan trọng hơn bao giờ hết, mọi người sử dụng tất cả các nguồn lực công nghệ mà họ có trong khả năng để đưa ra quyết định mua hàng.

Nói cách khác, trước khi đưa ra quyết định, khách hàng đã được thông báo về các giải pháp có sẵn cho các vấn đề của họ, vì họ nhận thấy rất thuận tiện trong việc nghiên cứu và so sánh các lựa chọn của mình trực tuyến mà không cần phải đến cửa hàng.

Rõ ràng hơn là đại dịch đã thúc đẩy việc áp dụng nhiều giải pháp kỹ thuật số và khách hàng kiểm soát quy trình mua hàng hơn bao giờ hết.

Theo dữ liệu từ Statista vào năm 2019, 91% công ty trên toàn thế giới đã có chiến lược nội dung, 46% công ty đã chi rất nhiều ngân sách cho việc này trong cùng năm, xem xét rằng chỉ số quan trọng nhất là tạo khách hàng tiềm năng.

Năm 2020, với tư cách là một công ty khởi nghiệp, hãy làm rõ với bạn rằng một trong những chiến lược kỹ thuật số quan trọng nhất tồn tại trong bối cảnh này đó là chiến lược đề cập đến tiếp thị nội dung hay content marketing.

Bằng cách hỏi chúng ta một trong những câu hỏi chính “Bạn nên chia sẻ nội dung nào ở giữa cuộc khủng hoảng này?

Khi thế giới đã chuyển sang kỹ thuật số, việc tạo và phổ biến nội dung trên bất kỳ nền tảng nào cũng đã trở thành hoạt động thiết yếu, vấn đề bây giờ là làm thế nào để nổi bật trong biển thông tin được tìm thấy trên Internet.

Bằng cách nào Startups có thể xây dựng  chiến lược nội dung có giá trị

Trước tiên, bạn nên biết rằng tiếp thị nội dung hay content marketing là một chiến lược nhằm thu hút và giữ chân khách hàng bằng cách cung cấp nội dung mang tính thông tin, giải trí và hướng đến khách hàng nhằm xây dựng mối quan hệ và xây dựng lòng tin.

Đại dịch đã đặt chúng ta vào một tình huống nghiêm trọng, khiến các thương hiệu phải đồng cảm với khách hàng của họ.

Nếu với tư cách là một công ty khởi nghiệp, bạn hãy cân nhắc rằng đối với năm 2021, các chiến lược tiếp thị nội dung nên có sự đồng cảm đối với đối tượng mục tiêu của bạn như là những điểm phù hợp, cung cấp cho họ nội dung cho phép họ giải quyết tại thời điểm này.

Ngoài yếu tố đồng cảm, bạn cần đo lường

Việc tạo ra một chiến lược nội dung là chưa đủ, bạn phải xác định rằng những gì bạn quyết định chia sẻ có giá trị đối với khách hàng của bạn, nó mang tính giải trí và nó là thứ mà bạn muốn chia sẻ.

Làm thế nào bạn biết được rằng nó thực sự đang thành công? Làm thế nào để bạn biết rằng bạn đang sử dụng các định dạng và kênh phù hợp và khách hàng của bạn đang chuyển qua kênh chuyển đổi cho đến khi họ sẵn sàng mua hàng của bạn?

Câu trả lời nằm trong các số liệu bạn sử dụng. Đo lường tác động của công việc một cách chính xác sẽ cho phép công ty khởi nghiệp của bạn thích ứng với thị trường, tận dụng kết quả, lặp lại nếu cần, nghĩa là thay đổi chiến lược nếu điều gì đó không hiệu quả.

Dựa trên một cuộc khảo sát do Semrush thực hiện vào năm 2020, những cân nhắc sau đã được xác định: các chỉ số tốt nhất cho content marketing là lưu lượng truy cập không phải trả phí (76%), khách hàng tiềm năng (62%), bắt đầu phiên hoặc lượt truy cập trang (60%) và tỷ lệ chuyển đổi (47%).

Đảm bảo rằng bạn biết rõ khách hàng của mình để xác định nội dung bạn sẽ cung cấp cho họ. Xem xét các định dạng và kênh bạn sẽ sử dụng. Xác định KPI của bạn, vì nó sẽ là cách duy nhất để đo lường xem bạn có thành công hay không.

Chiến lược nội dung không phải là thứ bạn nên làm lẻ tẻ mà nó phải trở thành một hoạt động thống nhất và đồng bộ của công ty bạn.

Tạo chiến lược nội dung sẽ mang lại cho bạn kết quả hiệu quả cho công việc khởi nghiệp của bạn, tuy nhiên, nếu bạn không biết cách thực hiện, chúng tôi khuyên bạn nên đi cùng với một chuyên gia.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Facebook chia sẻ những xu hướng mới nổi trong eCommerce và Digital

Năm nay có vẻ như sẽ đưa ra một cách nhìn hoàn toàn mới khi chúng ta vượt qua đại dịch COVID-19 đang diễn ra và xem xét các tác động của chúng trong tương lai đối với cách chúng ta tương tác và quan trọng là đối với các nhà làm marketing, cách chúng ta mua sắm và phản ứng với thông điệp của thương hiệu.

Nhưng chính xác thì mọi người hiện đang tìm kiếm điều gì và họ đang phản hồi điều gì về mặt tương tác trực tuyến và tiếp cận thương hiệu?

Để thu thập một số thông tin chi tiết về những thay đổi quan trọng đang phát triển, Facebook gần đây đã ủy quyền cho Ipsos khảo sát 12.500 người, từ 18-64 tuổi, trên 14 thị trường toàn cầu.

Họ đã dịch những phát hiện đó thành các báo cáo tại các khu vực mới về xu hướng mới nổi – bạn có thể tải xuống các báo cáo cho Úc, Colombia, Argentina, Brazil, Indonesia, Mexico, Nigeria, Philippines, Ả Rập Saudi, Thái Lan, Mỹ, Việt Nam, Vương quốc Anh và Ấn Độ.

Có một số điểm dữ liệu bạn cần tham khảo, có giá trị cần lưu ý ở đây, xem xét thương mại điện tử, AR, các nhóm trực tuyến, v.v.

Dưới đây là chia sẻ từ Facebook:

Marketers cần làm gì

  • Hãy xây dựng một tiêu chuẩn thuận tiện mới. Hãy giúp khách hàng tiết kiệm thời gian trong tất cả các tương tác của họ với thương hiệu. Cân nhắc việc tận dụng công nghệ để giúp khách hàng khám phá được những thứ họ yêu thích. Giảm quy trình mua hàng và lưu ý với việc thanh toán qua mobile.
  • Hãy tự hỏi chính bản thân mình: “liệu mình có theo kịp những thay đổi nhanh chóng của khách hàng mục tiêu chưa. Liệu mình có cung cấp cho khách hàng nhiều cách hơn để tương tác chưa. Mình có tận dụng Live Shopping và AR (tăng cường thực tế ảo) chưa?
  • Hãy tận dụng năng lực của cộng đồng để kết nối với khách hàng mục tiêu. Từ Facebook Groups đến các sự cộng tác đổi mới.
  • Hãy lấy cảm hứng từ các doanh nhân trên toàn cầu. Cân nhắc sức mạnh của sự hợp tác đối tác, điều không chỉ giúp xây dựng được mối liên quan địa phương mà còn giúp doanh nghiệp phát triển nhanh hơn ở các chiến lược địa phương hoá.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

CEO Intel: Được nhận vào làm khi mới 18 tuổi và không có bằng đại học

Gelsinger, 59 tuổi, đã gắn bó với Intel ba thập niên trước khi đến EMC vào năm 2009 và cuối cùng là giữ vai trò hàng đầu tại VMware.

Công ty một thời thống trị ngành sản xuất chip cho máy tính cá nhân và máy chủ này đang phải đối mặt với những thách thức từ mọi hướng.

Trong khi những thất bại tạm thời trong sản xuất đã cản trở những cải tiến chip của chính Intel, các thiết bị vi mô tiên tiến (AMD) đang chiếm thị phần với bộ vi xử lý hiệu suất tốt hơn.

Nvidia đang mua đối thủ Arm để củng cố vị thế của mình trong lĩnh vực chip xử lý, còn Apple đã bỏ Intel để chuyển sang dùng chip có thiết kế của riêng mình, và có lẽ sẽ khiến Microsoft làm theo.

Trong khi đó, các dịch vụ đám mây lớn tại Amazon và Google cũng đang phát triển chip máy chủ của riêng họ để thay thế Intel.

Stacy Rasgon, nhà phân tích lâu năm trong ngành chip tại Bernstein Research, lưu ý rằng nhiều thiếu sót của Intel trong ba năm tới “có thể rất khó giải quyết và sẽ không có nhiều việc cho Pat làm để thay đổi điều đó”.

Lớn lên trong một trang trại ở vùng Amish của vùng nông thôn Pennsylvania, Gelsinger luôn phải thức dậy trước bình minh để chăm sóc lợn và bò.

Có lần, ông nói với Forbes rằng nhiệm vụ chính buổi sáng của mình là “đi thẳng đến một ngày lao động bụi bặm và cố gắng không bị con vật nào đá”.

Cha mẹ ông đều chưa học đến lớp 8. “Ngay từ những ngày chúng tôi còn nhỏ, họ luôn hối thúc học”¸ ông kể lại.

Thời trung học, ông thể hiện năng khiếu toán và khoa học và tốt nghiệp sớm sau khi giành được học bổng tại một chi nhánh của Học viện kỹ thuật Lincoln.

Đó là nơi lần đầu ông chạm mặt với máy tính, và nhờ thể hiện sự xuất sắc về điện tử nên ông được một nhà tuyển dụng đến từ Intel chú ý.

Sau đó, lần đầu tiên trong đời, ông đi máy bay đến phỏng vấn tìm việc ở thung lũng Silicon. Dù mới 18 tuổi và không có bằng đại học, Gelsinger vẫn được nhận vào Intel với vị trí kỹ thuật viên kiểm soát chất lượng vào năm 1979.

Tận dụng chương trình hoàn trả học phí hào phóng của Intel và chính sách giờ làm việc linh hoạt, ông lấybằng cử nhân kỹ thuật điện tại Đại học Santa Clara vào năm 1983 và bằng thạc sĩ tại Đại học Stanford năm 1985, tất cả đều diễn ra khi ông đang làm việc toàn thời gian.

John Hennessy, giáo sư huyền thoại trong lĩnh vực khoa học máy tính, là cố vấn của Gelsinger tại Stanford.

Khi làm việc trên bộ vi xử lý 386 của Intel, ông đã thu hút sự chú ý của CEO Intel khi đó là Andy Grove. Sau này Gelsinger cho rằng đó là một “khoảnh khắc quyết định sự nghiệp”. Grove đã cố vấn cho Gelsinger trong nhiều thập niên sau đó.

Gelsinger được giao phụ trách thiết kế dòng chip 486 phổ biến của Intel ở tuổi đôi mươi và trở thành giám đốc công nghệ đầu tiên của công ty này vào năm 2001, ở tuổi 40.

Bất chấp tất cả những thành công và tài năng của mình tại Intel, Gelsinger đã không được giao vị trí cao nhất vào năm 2005, khi Paul Otellini được chọn.

Có phần thất vọng, Gelsinger chuyển sang công ty lưu trữ dữ liệu khổng lồ EMC với tư cách là giám đốc điều hành vào năm 2009.

Với mục tiêu trở thành CEO, ông yêu cầu được tham dự các cuộc họp hội đồng quản trị EMC và nhận được nhiều lời khuyên từ người đồng sáng lập công ty, Jack Egan. “Chúng ta là một công ty Bờ Đông.

Anh cần phải ăn mặc như đang ở một công ty Bờ Đông”, Egan nói với ông, Gelsinger nhớ lại. Ngay đêm hôm đó, ông đã có một chuyến đi mua sắm cấp tốc ở Nordstrom.

Egan cũng nói với Gelsinger rằng ông cần hiểu rõ hơn về tài chính doanh nghiệp. Vì vậy, Gelsinger đã dành một năm để được một giáo sư Đại học Columbia kèm về môn này.

Những nỗ lực của ông rốt cuộc cũng được đền đáp khi ông được giao vị trí cao nhất tại đơn vị VMware của EMC vào năm 2012.

“Cuộc chiến” đầu tiên mà ông dẫn dắt là chống lại điện toán đám mây. Amazon ủng hộ việc các công ty từ bỏ việc điều hành các trung tâm dữ liệu của riêng họ và chuyển sang đám mây.

Gelsinger đã cố gắng chống lại bằng các dịch vụ để làm cho các trung tâm dữ liệu hiệu quả hơn và an toàn hơn.

Sau đó, VMware đã cố gắng tạo dịch vụ đám mây của riêng mình, nhưng thất bại. Cuối cùng, nhận thấy rằng chống lại điện toán đám mây là chỉ có thua và thua, Gelsinger đã thay đổi hoàn toàn chiến lược, khi hợp tác với các dịch vụ của Amazon và Microsoft, đồng thời tạo ra phần mềm hỗ trợ khách hàng chuyển sang đám mây.

Nền tảng kỹ thuật chuyên sâu đã giúp Gelsinger nhận diện được các xu hướng mới mẻ, hợp thời như đám mây, điều mà sẽ giúp ông chèo lái con tàu Intel, vốn đang gặp khó khăn trong một số lĩnh vực đó, đặc biệt là di động. Chúng ta hãy chờ xem!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo NDH

Những lưu ý khi trả lời phỏng vấn dành cho người có kinh nghiệm

Là một ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc trên 2 năm, bạn có biết nhà tuyển dụng sẽ dựa vào những tiêu chí nào để đánh giá năng lực và tính cách của bạn không?

Càng có nhiều kinh nghiệm làm việc, nhà tuyển dụng sẽ càng “hỏi xoáy” để đánh giá khả năng của ứng viên trong buổi phỏng vấn xin việc hơn. Vậy làm sao để bạn có thể trở thành ứng viên sáng giá trong mắt nhà tuyển dụng so với các đối thủ khác?

Tìm hiểu về công ty trước khi đến phỏng vấn xin việc

Nhiều ứng viên có kinh nghiệm thường ỷ y vào kiến thức của bản thân nên khi đi ứng tuyển công việc mới lại không tìm hiểu kỹ càng về công ty cũng như yêu cầu của vị trí mới.

Bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng muốn ứng viên của họ có những hiểu biết nhất định về công ty trước khi về đầu quân. Bỏ qua điều này nghĩa là bạn đang để cơ hội tuột khỏi tầm tay và giúp các ứng viên khác tiến thêm một bước trong hành trình đi tìm việc.

Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay thì việc tìm kiếm thông tin về công ty bạn đang apply càng trở nên dễ dàng.

Vì thế, hãy dành thời gian tìm hiểu thông tin về công ty cũng như vị trí ứng tuyển trước khi phỏng vấn. Nếu được, hãy thể hiện rằng bạn đã nghiên cứu rất kỹ về công ty về tiềm năng cũng như năng lực trên thị trường.

Chú ý trang phục phỏng vấn xin việc

Một ứng viên có kinh nghiệm không chỉ được nhà tuyển dụng đánh giá cao ở kỹ năng và kiến thức mà còn ở cách đầu tư nghiêm túc cho trang phục khi đi phỏng vấn. Trang phục sẽ thể hiện tích cách và văn hóa làm việc của ứng viên đó trong tương lai.

Dù rất nhiều công ty không cầu kỳ về trang phục nhưng khi tham dự phỏng vấn, bạn vẫn cần chú ý đến điều này.

Hãy chọn những bộ đồ sang trọng, lịch sự trong buổi ra mắt nhà tuyển dụng. Với nam giới, đừng bao giờ quên đeo cà vạt, còn chị em phụ nữ thì nên mặc quần bó, áo blu để tạo sự nhã nhặn, lịch sự.

Tận dụng sức mạnh của nụ cười

Kỹ năng giao tiếp là một trong những điều quan trọng bạn cần thể hiện khi ứng tuyển và đi phỏng vấn. Bên cạnh việc giao tiếp khéo léo thì bạn cần tận dụng sức mạnh của nụ cười để thể hiện sự chân thành và thân thiện với nhà tuyển dụng.

Nụ cười không chỉ thể hiện thái độ thân thiện và chân thành mà nụ cười còn mang đến bầu không khí vui vẻ và thoải mái cho cuộc nói chuyện với nhà tuyển dụng.

Một ứng viên mang đến thoải mái, thân thiện và dễ gần sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá cao về khả năng hòa nhập và tinh thần đội nhóm tốt.

Không nói xấu công ty cũ khi đi phỏng vấn công ty mới

Là ứng viên đã làm việc qua nhiều công ty, chắc chắn bạn sẽ không tránh khỏi những câu hỏi như “Vì sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?

Bạn không hài lòng về điều gì ở công ty cũ?… Và đừng ngây ngô đi kể thao thao bất tuyệt về những điều bạn không thích ở môi trường cũ.

Nếu bạn chia sẻ những điều không tốt về sếp hay công ty cũ của mình, nhà tuyển dụng sẽ kết luận hôm nay bạn có thể nói những điều tiêu cực về cơ quan cũ của bạn thì ngày mai nếu bạn rời khỏi công ty của họ thì bạn cũng sẽ có thể làm điều tương tự khi đi phỏng vấn nơi khác.

Do đó, để trả lời tốt câu hỏi này, bạn hãy đề cập tới sự không phù hợp của bạn với công ty cũ và mong muốn được trải nghiệm những thử thách mới.

Chủ động đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn “Bạn có câu hỏi gì cho chúng tôi không?” Đây là lúc gần đến hồi kết của buổi phỏng vấn và bạn phải nắm lấy cơ hội ghi điểm đến nhà tuyển dụng bằng việc đặt ra những câu hỏi thông minh.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đó phải là những câu hỏi về chuyên môn thể hiện năng lực của bạn đồng thời thể hiện sự hiểu biết về công ty.

Điều này không chỉ giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao năng lực phân tích của bạn mà còn thể hiện cho họ thấy bạn thật sự muốn làm việc và gắn bó lâu dài với công ty của họ.

Gửi thư cảm ơn sau khi phỏng vấn xin việc

Nếu là ứng viên đã có kinh nghiệm, bạn hãy chốt hạ bằng hành động thể hiện sự lịch thiệp và tôn trọng công ty mình ứng tuyển bằng cách gửi thư cảm ơn những người có mặt trong buổi phỏng vấn hôm nay đã giúp cho cuộc phỏng vấn diễn ra tốt đẹp.

Điều này sẽ khiến họ cảm thấy được tôn trọng và đánh giá cao hành động lịch sự của bạn.

Hành trình bắt đầu một công việc mới không phải là điều dễ dàng. Nhất là đối với những ứng viên đã có kinh nghiệm thì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá khắt khe hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Lượt tải Signal và Telegram tăng vọt sau khi WhatsApp dính ‘bê bối’ về dữ liệu

Sự gia tăng này diễn ra sau khi WhatsApp cập nhật thỏa thuận điều khoản dịch vụ về việc sẽ chia sẻ dữ liệu với công ty mẹ Facebook.

Lượt tải xuống các ứng dụng nhắn tin tập trung vào quyền riêng tư Signal và Telegram đã tăng lên khi người dùng tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho WhatsApp do Facebook sở hữu vì lo ngại về những thay đổi đối với chính sách bảo mật của dịch vụ.

Cụ thể, theo Sensor Tower, Signal đã chứng kiến mức khoảng 7,5 triệu lượt cài đặt trên toàn cầu thông qua Apple App Store và cửa hàng Google Play từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 10 tháng 1.

Con số đó gấp 43 lần so với tuần trước. Đây là số lượt cài đặt theo tuần hoặc thậm chí hàng tháng cao nhất cho Signal trong lịch sử ứng dụng.

Trong khi đó, Telegram đạt mức 5,6 triệu lượt tải xuống trên toàn cầu từ thứ Tư đến Chủ nhật, theo Apptopia.

Signal tuyên bố có “mã hóa end-to-end hiện đại” như một phần của dịch vụ của mình, giúp ngăn không cho những người không phải là người nhận dự định đọc tin nhắn.

Lượt tải xuống của hai ứng dụng này tăng đột biến sau khi WhatsApp phát hành bản cập nhật cho chính sách quyền riêng tư của mình vào ngày 4 tháng 1.

Kể từ năm 2016, WhatsApp đã chia sẻ một số dữ liệu nhất định với Facebook. Nhưng người dùng trước đây đã có cơ hội chọn không tham gia điều này.

Nhưng bắt đầu từ ngày 8 tháng 2, người dùng sẽ được nhắc trong ứng dụng buộc phải chấp nhận các điều khoản cập nhật để tiếp tục sử dụng WhatsApp.

Người dùng ở Châu Âu và Vương quốc Anh sẽ thấy một thông báo khác do các quy tắc bảo vệ dữ liệu trong các khu vực pháp lý đó. Tuy nhiên, tin nhắn WhatsApp được mã hóa, có nghĩa là Facebook sẽ không thể xem nội dung của chúng.

Nhưng WhatsApp thu thập rất nhiều dữ liệu khác có thể được chia sẻ với công ty mẹ của nó. Dữ liệu này bao gồm thông tin đăng ký tài khoản như số điện thoại của bạn, dữ liệu giao dịch, thông tin liên quan đến dịch vụ, thông tin về cách bạn tương tác với những người khác, bao gồm cả các doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ và thông tin thiết bị di động.

Trong một tuyên bố ngày 11.1, WhatsApp cho biết bản cập nhật này không ảnh hưởng đến quyền riêng tư của các tin nhắn được gửi cho bạn bè và gia đình.

Ứng dụng này làm rõ rằng bản cập nhật sẽ bao gồm “những thay đổi liên quan đến việc nhắn tin cho một doanh nghiệp trên WhatsApp, là tùy chọn và cung cấp thêm tính minh bạch về cách chúng tôi thu thập và sử dụng dữ liệu”.

WhatsApp cho biết dữ liệu được chia sẻ với Facebook được sử dụng để giúp cải thiện cơ sở hạ tầng, thúc đẩy an toàn và bảo mật và tinh chỉnh các dịch vụ bằng cách đưa ra đề xuất hoặc cá nhân hóa các tính năng và nội dung.

Điều này cũng có thể bao gồm sự tích hợp giữa các sản phẩm mang thương hiệu Facebook và WhatsApp.

Sau thông báo này, Giám đốc điều hành Tesla, Elon Musk đã kêu gọi những người theo dõi Twitter của mình vào tuần trước là “hãy sử dụng Signal”.

Cũng trong tuần trước, Signal đã báo cáo rằng mã xác minh được gửi tới người dùng qua tin nhắn văn bản để bắt đầu sử dụng ứng dụng đã bị trì hoãn vì nhu cầu cao.

Signal cho biết họ đã thêm các máy chủ bổ sung để xử lý làn sóng người dùng mới. Signal cho biết trong một tweet: “Chúng tôi tiếp tục chứng kiến mức lưu lượng truy cập và tăng dung lượng khi ngày càng có nhiều người chấp nhận mức độ họ không thích các điều khoản mới của Facebook”. “Nếu gần đây bạn không thể tạo nhóm mới, vui lòng thử lại. Các máy chủ mới đã sẵn sàng phục vụ bạn ”.

Theo Ông Adam Blacker, phó chủ tịch phụ trách thông tin chi tiết của Apptopia, mặc dù có sự gia tăng về lượt tải xuống Signal và Telegram, nhưng WhatsApp không hề suy giảm.

“Nó quá ăn sâu. Tôi đoán là có một số lượng rất nhỏ những người sử dụng WhatsApp hàng ngày gần đây đang xóa nó ”.

“Ngay cả những người đang tải xuống và sử dụng Signal hoặc Telegram sẽ tiếp tục sử dụng WhatsApp vì đó là nơi hầu hết bạn bè và gia đình của họ đang ở.

Họ có thể bắt đầu nói chuyện với một số người nhất định trên Signal nhưng vẫn trò chuyện với mẹ của họ trên WhatsApp”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

LinkedIn ra mắt ‘LinkedIn Marketing Labs’ cho dân Marketers

LinkedIn đã ra mắt một nền tảng giáo dục mới để giúp người làm marketing tìm hiểu thêm về cách sử dụng hiệu quả quảng cáo trên LinkedIn cũng như các chiến thuật mà họ có thể sử dụng để tạo ra kết quả tốt hơn.

Theo giải thích của LinkedIn:

“Với LinkedIn Marketing Labs, bạn có thể truy cập một loạt các khóa học được tuyển chọn để tìm hiểu về cách sử dụng tốt nhất các công cụ marketing trên LinkedIn có sẵn để tiếp cận và tương tác với các chuyên gia.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các chiến lược thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại nơi kinh doanh được thực hiện, LinkedIn Marketing Labs là nơi dành cho bạn.”

Trang web Marketing Labs bao gồm các lộ trình học tập tùy chọn, với các liên kết đến các khóa học và hướng dẫn có liên quan để giúp bạn theo yêu cầu.

LinkedIn nói rằng các khóa học được tuyển chọn đặc biệt bởi các chuyên gia nội bộ, những người đã nghiên cứu các phương pháp hay nhất về quảng cáo trên LinkedIn trên nhiều ngành và nhóm khách hàng.

Các khóa học, bao gồm các yếu tố văn bản và video, từ sơ cấp đến trung cấp và bao gồm tất cả các khía cạnh của quảng cáo LinkedIn, bao gồm:

  • Sử dụng nhắm mục tiêu quảng cáo của LinkedIn
  • Báo cáo và Phân tích cho quảng cáo LinkedIn
  • Xây dựng chiến lược content marketing toàn diện trên LinkedIn
  • Sử dụng LinkedIn để xây dựng nhận thức về thương hiệu
  • Sử dụng LinkedIn để tạo khách hàng tiềm năng

Mỗi khóa học kéo dài khoảng 45 phút, vì vậy sẽ mất một khoảng thời gian tương đối để bạn xem qua tất cả, nhưng mỗi lộ trình được thiết kế để giúp bạn hiểu rõ về cách các tùy chọn quảng cáo của LinkedIn hoạt động.

Nền tảng LinkedIn Marketing Labs mới hiện đã có và bạn có thể tham gia bất kỳ khóa học nào bằng cách đăng nhập với tài khoản LinkedIn của bạn.

Bạn có thể truy cập khoá học ngay tại đây: LinkedIn Marketing Labs

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Warren Buffett: “Đạo đức giàu có” không giống như “Đạo đức làm việc”

Điều gì khiến Warren Buffett trở nên khác biệt so với hầu hết những người khác? Đó là câu hỏi hàng tỷ đô la.

Theo con trai của Warren Buffett, Ông Peter Buffett, đó là ông thực sự yêu thích công việc của mình.

Trên thực tế, Giám đốc điều hành Berkshire Hathaway yêu công việc của mình đến mức dù đã qua tuổi nghỉ hưu nhưng ông vẫn nói rằng mình vẫn “bấm máy để làm việc” mỗi sáng.

Bí mật của Warren Buffett? Một đạo đức làm việc cực kì mạnh mẽ

Trong cuốn sách năm 2010 “Cuộc sống là những gì bạn tạo nên”, Peter, một nhà soạn nhạc và nhà từ thiện, viết về những gì người cha của anh đã dạy anh về đạo đức làm việc.

Cụ thể, đạo đức làm việc của gia đình Buffett là gì và không phải những gì.

“Đối với cha tôi và bây giờ là tôi, bản chất của một đạo đức làm việc tốt bắt đầu từ việc đáp ứng thử thách khám phá bản thân, tìm kiếm điều gì đó bạn yêu thích để làm, để công việc đó, dù có đặc biệt hay không, khi nó rất khó khăn và gian khổ – chúng ta vẫn vui tươi”.

Thậm chí có thể nói là chúng thiêng liêng…

Khi còn trẻ, cha của Peter chủ yếu làm việc ở nhà, “dành nhiều giờ trong văn phòng” để xem xét các bảng cân đối kế toán và phân tích về hoạt động của công ty.

Ông nói: “Sự tập trung mà ông mang đến cho quá trình này gần với sự huyền bí. Khi Warren đi ra khỏi phòng học của mình, Peter nhớ lại, “hầu như sẽ có một sự bình tĩnh thánh thiện về ông – sự bình tĩnh của một người có bản ngã đã hoàn toàn hòa nhập với nhiệm vụ trong tầm tay.”

Peter tin rằng việc lao vào công việc đó đã mang lại cho Warren lượng endorphin giống như những gì mà các vận động viên có được từ nỗ lực thể chất cực độ.

Khi quan sát ông, Peter nói: “Tôi đã học được rằng công việc phải đòi hỏi nhiều yêu cầu và cường độ cao … và nó phải làm cho chúng ta hạnh phúc.”

Warren Buffett thành công vì ông chỉ làm những thứ mà ông đam mê

Mặc dù ngày nay, lời khuyên “hãy theo đuổi đam mê của bạn” có thể gây tranh cãi, nhưng đó chính xác là điều Warren buffett khuyến khích người khác làm.

“Tôi đã rất, rất may mắn khi tìm thấy niềm đam mê của mình khi tôi bảy hoặc tám tuổi,” ông nói với CNBC vào năm 2012.

“Bạn không thể đảm bảo rằng mình sẽ tìm thấy nó trong công việc đầu tiên của mình. Nhưng tôi luôn nói với các sinh viên đại học: ‘Hãy làm công việc bạn sẽ làm nếu bạn giàu có một cách độc lập. Bạn sẽ làm tốt việc đó’.

Một trong những lý do chính khiến việc tìm kiếm đam mê bị mang tiếng xấu như vậy là do cho rằng mỗi chúng ta chỉ có một niềm đam mê duy nhất và bất cứ điều gì đó có thể không phải lúc nào cũng biến thành thứ bạn có thể làm để kiếm sống.

Nhưng, như Peter nhấn mạnh, cách tiếp cận tốt hơn là hãy tự hỏi bản thân rằng: Điều gì mà tôi yêu thích đến mức tôi có thể đắm chìm trong chúng hàng giờ liền mà không thấy chán và mất kiên nhẫn?

Những điều đó là con đường dẫn đến thành công của bạn – và có khả năng là một vài trong số chúng chứ không chỉ một.

Quan niệm sai lầm: ‘Đạo đức giàu có’ vs ‘Đạo đức làm việc’

Peter giải thích: “Một số người nghĩ rằng họ đang nói về đạo đức làm việc, trong khi những gì họ thực sự đang nói về là đạo đức giàu có.

Điều mà những người đó thực sự tôn trọng không phải là làm việc chăm chỉ, mà là sự chăm chỉ chỉ vì sẽ nhận được một khoản thưởng lớn. Vấn đề với việc tôn vinh phần thưởng của công việc, hơn là bản thân công việc”.

“Có phải một người thành công một ngày và thất bại ngày hôm sau chỉ đơn giản là vì không phải do lỗi của họ hay công ty của họ ngừng hoạt động không?

Liệu có phải doanh nhân lỗi lạc này đột nhiên trở thành kẻ thất bại vì các điều kiện thay đổi trên thị trường toàn thế giới không? “

“Tại sao bạn lại đánh cược sự tự tôn của mình vào những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn?”

Peter nói rằng Warren Buffett không bao giờ làm điều đó vì tiền. Mặc dù cuối cùng tiền cũng đến, nó chỉ là sản phẩm phụ.

“Nếu cha tôi chủ yếu làm việc vì tiền, những nỗ lực của ông ấy sẽ nhanh chóng biến thành thói quen – một công việc”.

Đó là lý do tại sao việc trau dồi đạo đức làm việc lâu bền là rất quan trọng; nó ngăn không cho một người bị phân tâm bởi những phần thưởng hay thay đổi, và thay vào đó, nhấn mạnh vào “niềm đam mê, sự tập trung và nghiêm túc với mục đích rõ ràng”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Đan Linh | MarketingTrips