Skip to main content

Woori Bank Việt Nam thu hút khách hàng Gen Z bằng thể thao điện tử (E-sport)

Thay vì tập trung vào doanh nghiệp “người nhà”, Woori Bank Việt Nam đặt trọng tâm vào bán lẻ, đặc biệt là nhóm khách hàng Gen Z với cách tiếp cận qua esport.

Woori Bank thu hút khách hàng Gen Z bằng thể thao điện tử (E-sport)
Woori Bank thu hút khách hàng Gen Z bằng thể thao điện tử (E-sport)

Mảng bán lẻ, từ lĩnh vực kinh doanh ít được chú ý với các nhà băng nước ngoài, nay trở thành trọng tâm mới trong mục tiêu phát triển của họ tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, sự chuyển dịch của Woori Bank (ngân hàng có vốn nhà nước và trong Big 4 Hàn Quốc) có phần chậm chân hơn nếu so với ngân hàng đồng hương Shinhan Bank. Do đó, ngân hàng này muốn chọn một thị trường ngách chưa được chú ý, là thể thao điện tử (esport).

Đây là mô hình tổ chức cuộc thi chơi điện tử mang tính đối kháng giữa nhiều người, những tuyển thủ chuyên nghiệp. Về bản chất, thể thao điện tử cũng giống như các bộ môn truyền thống bóng đá, bóng rổ, nhưng điểm khác biệt là vận động viên sẽ sử dụng các thiết bị điện tử để tương tác qua hệ thống máy tính.

Thể thao điện tử có một lượng khán giả khổng lồ không thua kém bất cứ môn thể thao truyền thống nào. Năm 2022, lượng khán giả toàn cầu theo dõi esports là 532 triệu người, theo Newzoo. Với tốc độ tăng trưởng mỗi năm là 8,1%, đơn vị này dự báo có hơn 640 triệu người theo dõi bộ môn này năm 2025.

“Chúng tôi hy vọng bằng cách phát triển esport Việt Nam để tạo nên một nền văn hóa giải trí lành mạnh cho thế hệ GenZ, từ đó phát triển các sản phẩm bán lẻ cho nhóm khách hàng này”, CEO Woori Bank Việt Nam cho biết.

Game hay thể thao điện tử không phải lĩnh vực xa lạ với các ngân hàng Việt, nhưng cách thực hiện có phần hơi khác với các nhà băng Hàn Quốc. Các ngân hàng Việt chủ yếu tiếp cận game thông qua hoạt động marketing, trong đó trò chơi hóa (gamification) là xu hướng chính.

Hiểu một cách đơn giản, “game hóa” là việc tích hợp trò chơi vào trong ứng dụng, sử dụng yếu tố này để thu hút khách. Những ngân hàng có thế mạnh về bán lẻ như VPBank, MB hay các ứng dụng trung gian thanh toán đều áp dụng cách thức này nhằm tăng tương tác của người dùng.

Một số ngân hàng khác tìm cách tăng sự “kết nối” với giới trẻ bằng các hình thức tài trợ các giải đấu thể thao, hoặc âm nhạc. Trong khi đó, cách thức chủ yếu của các ngân hàng Hàn Quốc là esport.

Cả bốn ngân hàng lớn nhất nước này (Woori Bank, Kookmin Bank, Shinhan Bank, Hana Bank) đều đầu tư cho thể thao điện tử. Riêng Woori Bank, ngân hàng này đã có hơn 5 năm, kể từ tháng 12/2018, là nhà tài trợ chính cho một giải đấu chuyên nghiệp. Nhà băng này dự định mang chính mô hình này áp dụng tại Việt Nam.

Theo ông Park Jong Il, các nhà băng lớn tại Hàn Quốc cạnh tranh khốc liệt để gia tăng số lượng khách hàng cá nhân, đặc biệt là mở rộng tệp khách hàng trẻ. Để thực hiện được điều đó, việc tiếp cận bằng cách sử dụng các nội dung được thế hệ trẻ yêu thích là điều cần thiết. Ngoài ra, do tầm quan trọng và mức độ yêu thích dành cho các dịch vụ tài chính trực tuyến tăng lên, việc đầu tư trên các nền tảng này đang được chú ý hơn.

“Khi số người chơi và xem esport tăng đều, việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ tài chính sẽ giúp tệp khách hàng trẻ cảm thấy ngân hàng trở nên gần gũi hơn”, Tổng giám đốc Woori Bank Việt Nam cho biết. Đồng thời, tệp khách hàng này cũng trở thành phân khúc thử nghiệm nhiều hình thức marketing mới, như phát hành NFT.

Lý giải việc chuyển hướng sang thu hút khách hàng bán lẻ, nhất là GenZ, ông Park Jong Il, Tổng giám đốc Woori Bank Việt Nam, nói rằng: “Bài học Trung Quốc khiến nhà băng phải thay đổi chiến lược”.

Woori Bank, trước đây chỉ tập trung vào nhóm khách hàng doanh nghiệp có vốn Hàn Quốc tại Việt Nam, tương tự cách tiếp cận của các nhà băng ngoại khi ưu tiên doanh nghiệp “người nhà” tại những thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, cách làm này không phải lựa chọn an toàn.

Khi chiến tranh thương mại Mỹ – Trung xảy ra, cùng với sự chững lại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, lợi nhuận của nhiều ngân hàng Hàn Quốc tại Trung Quốc lao dốc.

Là đồng minh của Mỹ, sự căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới khiến nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc phải chuyển dịch đầu tư. Việc chỉ tập trung vào nhóm doanh nghiệp này tại Trung Quốc khiến những nhà băng của “xứ sở kim chi” gặp rủi ro. Chỉ trong vài năm, quy mô của những ngân hàng như Woori Bank thu hẹp còn vài chi nhánh.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, cách tiếp cận khách hàng bán lẻ, nhất là nhóm GenZ cũng có thể gặp phải một số rào cản. Khác với sự phát triển của esport tại Hàn Quốc, thể thao điện tử hay các trò chơi trực tuyến tại Việt nam vẫn chưa nhận được cái nhìn tích cực hoàn toàn, đặc biệt là nhóm khách hàng trung tuổi.

“Việc tập trung vào phân khúc này có thể nhận được cái nhìn không thiện cảm từ một bộ phận khách hàng khác. Và đó là bài toán chúng tôi phải giải quyết”, CEO Woori Bank Việt Nam cho biết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Jack Ma lại khởi nghiệp với công ty mới bán thực phẩm đóng gói sẵn

Tờ Nikkei đưa tin, Jack Ma, người sáng lập tập đoàn thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc Alibaba Group Holding được cho là đã thành lập một công ty mới bán thực phẩm đóng gói sẵn.

Jack Ma lại khởi nghiệp với công ty mới bán thực phẩm đóng gói sẵn
Jack Ma lại khởi nghiệp với công ty mới bán thực phẩm đóng gói sẵn

Nguồn dữ liệu doanh nghiệp Qichacha tiết lộ, Jack Ma đã khánh thành công ty tại Trung Quốc vào thứ tư, với vốn hóa 10 triệu nhân dân tệ (1,39 triệu USD). Hoạt động kinh doanh chính liên quan đến các bữa ăn nấu sẵn, vốn có nhu cầu ngày càng tăng ở Trung Quốc do hiệu ứng ở nhà dài ngày hồi đại dịch.

Jack Ma từ chức hội đồng quản trị của Alibaba vào năm 2020, rời khỏi công việc quản lý hàng ngày. Tuy nhiên, ông vẫn được liệt vào danh sách “partner” của Alibaba, người có tầm ảnh hưởng lớn đối với tập đoàn.

Khi Alibaba phải đối mặt với các biện pháp kiểm soát thắt chặt của Trung Quốc, Jack Ma đã sống ở nước ngoài cho đến mùa xuân năm nay. Theo báo cáo, ông đã được nhìn thấy ở Nhật Bản, Châu Âu và Đông Nam Á.

Jack Ma được cho là đã quan sát công nghệ canh tác ở những nơi này. Tại Nhật Bản, ông đã đến thăm cơ sở nghiên cứu nuôi trồng thủy sản của Đại học Kindai.

Jack Ma cũng nắm giữ cổ phần trong một công ty khởi nghiệp nuôi trồng thủy sản thông qua một chi nhánh đầu tư. Những chi tiết kể trên rõ ràng là những bằng chứng thiết thực cho thấy việc Jack Ma thành lập công ty thực phẩm mới là điều dễ hiểu.

Dẫu vậy, việc Jack Ma khởi nghiệp 1 lần nữa ở tuổi 59 cho thấy sự thay đổi lớn trong kế hoạch của ông.

Ngày 10/9/2019, Jack Ma tuyên bố trao cương vị Chủ tịch Alibaba cho Daniel Zhang – người đã giữ chức danh CEO công ty kể từ năm 2015. Zhang trở thành người kế nhiệm đầu tiên bởi trước nay đồng sáng lập Jack Ma đều nắm giữ cả 2 cương vị này.

Như vậy, sau đúng 20 năm lập nghiệp, Jack Ma quyết định nghỉ ngơi khi mà công ty do ông gây dựng đang ở thời kỳ kinh doanh đỉnh cao nhất.

Jack Ma sinh vào tháng 9/1964 tại Hàng Châu. Ông khởi nghiệp Alibaba.com vào năm 1999 như một nền tảng giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp với số vốn 60.000 USD gom góp được cùng 18 đồng sáng lập.

Thời điểm nghỉ hưu, Jack Ma 55 tuổi. Ông cho rằng không hài lòng với cuộc sống luôn bận rộn hiện tại và khao khát một lần nữa trở lại với nghề dạy học.

Hình dung về việc mình nghỉ hưu, Jack Ma nói: “Tôi muốn chết trên bãi biển chứ không phải trong phòng làm việc”. Ông đã có những năm tháng di chuyển chóng mặt, ngay cả khi buông bỏ ghế tổng giám đốc điều hành Alibaba mà chỉ còn làm Chủ tịch.

“Khi tôi rời vị trí CEO (năm 2013), tôi đã nói với nhóm điều hành rằng, tôi nên có thêm thời gian chơi golf trên bãi biển. Nhưng trời ơi! Năm ngoái, tôi dành tới 870 giờ trên máy bay và năm nay là 1.000 giờ”, ông kể trong một cuộc phỏng vấn năm 2017.

Sau khi về hưu, Jack Ma vẫn tiếp tục xuất hiện là khách mời, diễn ra trong nhiều sự kiện trên khắp thế giới. Tuy nhiên biến cố ập đến vào tháng 10/2020 khi Jack Ma chỉ trích các cơ quan quản lý Trung Quốc vì đã kìm hãm sự đổi mới tài chính đã gây ra hậu quả lớn trong một sự kiện ở Thượng Hải.

Chỉ vài ngày sau đó, vụ IPO kỷ lục trị giá hơn 34 tỷ USD của Ant Group đã bị đình chỉ. Kể từ đó, Ant buộc phải cơ cấu lại hoạt động kinh doanh của mình, khiến các nhân viên và nhà đầu tư của công ty rơi vào tình trạng lơ lửng.

Chưa dừng lại ở đó, Bắc Kinh còn quyết định phạt tiền và tiến hành các cuộc điều tra nhắm vào các công ty của Jack Ma, cũng như các công ty khác như gã khổng lồ gọi xe Didi Global Inc. và chủ sở hữu của TikTok ByteDance. Thông điệp của chính quyền đã quá rõ ràng, họ yêu cầu các gã khổng lồ công nghệ phải tuân thủ chặt chẽ hơn các quy định của nhà nước. Các công ty này hiện đã nắm giữ rất nhiều vốn và dữ liệu người dùng, đã phát triển quá lớn, vượt tầm kiểm soát.

Thời điểm đó, Jack Ma dường như biến mất hoàn toàn khỏi giới truyền thông. Một vài nguồn tin cho biết ông đang dành thời gian chơi golf và học Đạo giáo để thay thế cho các lịch trình đi công tác và gặp gỡ các nhà lãnh đạo thế giới như thường lệ. Ông đã thuê một giáo viên để học vẽ sơn dầu, bắt đầu với hình ảnh chim và hoa, sau đó chuyển sang phong cách trừu tượng.

Những người quen thuộc với các hoạt động của Jack Ma cho biết ông cũng đã đến Bắc Kinh để cố gắng giải quyết ổn thỏa mọi thứ. Tuy nhiên, các quan chức cho biết nỗ lực của Jack Ma quá ít và quá muộn. Ông đã đi quá xa giới hạn.

Sau đó, Alibaba và Ant liên tiếp gặp phải những rắc rối. Ngoài việc Alibaba bị phạt hàng tỷ USD, cả tập đoàn này và Ant đều bị yêu cầu tái cơ cấu lại toàn bộ hoạt động kinh doanh. Bắc Kinh trước đó đã thúc ép Alibaba bán bớt tài sản trong danh mục đầu tư truyền thông rộng rãi của mình, bao gồm cả cổ phần chính của họ trong mạng xã hội Weibo và nền tảng phát trực tuyến Youku. Việc này là nhằm hạn chế ảnh hưởng của công ty đối với mạng xã hội ở Trung Quốc.

Thời gian gần đây, có nguồn tin cho biết Jack Ma sẽ sớm bán bớt cổ phần tại Alibaba. Tuy nhiên, thông tin đã khiến cổ phiếu tập đoàn này giảm mạnh. Ngay sau đó, đích thân phía Alibaba đã phải lên tiếng xác nhận rằng Jack Ma sẽ không bán ra bất kỳ lượng cổ phần nào.

Theo: Nikkei

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Phương Linh | Markettimes

Công bố Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài những doanh nghiệp quen thuộc Nestlé Việt Nam, AEON Việt Nam, năm nay có thêm nhiều nhân tố mới lần đầu lọt top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam là CJ Foods, Jollibee, BIM Group.

Công bố Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023
Công bố Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Tối 23/11, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10, danh sách được công bố.

Điểm khác biệt năm nay là khảo sát không xếp hạng cụ thể từng doanh nghiệp theo thứ hạng từ 1 tới 100 mà chia theo Top 1, Top 10, Top 20 và Top 50. Theo Anphabe, việc chia top này nhằm ghi nhận thêm nỗ lực về môi trường làm việc tại các doanh nghiệp.

Top 1 khối doanh nghiệp lớn là Nestlé Việt Nam, đơn vị được nhóm khảo sát đánh giá là phát triển bền vững và liên tục đổi mới. Họ cam kết “tạo văn hóa làm việc hướng đến giá trị chung và tất cả mọi người cùng hạnh phúc”.

Nằm trong top 10 và có nhiều sự nổi bật là Acecook, Coca-Cola,  AEON Việt Nam…

Năm nay, những doanh nghiệp lần đầu vào top 100 gồm: BIM Group, CJ Foods Việt Nam, Jollibee Việt Nam, Dược phẩm Imexpharm, Bảo hiểm VietinBank…

Danh sách Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023 bao gồm:

1 – 3M Việt Nam
2 – ABB Automation and Electrification (Vietnam)
3 – Abbott Laboratories GmbH
4 – Acecook Vietnam
5 – AEON Việt Nam
6 – AstraZeneca Việt Nam
7 – Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM
8 – BIDV
9 – BIM Group
10 – Biti’s
11 – Bosch Việt Nam
12 – British American Tobacco Việt Nam
13 – C.P Việt Nam
14 – CGV Việt Nam
15 – Chứng khoán SSI
16 – CJ Foods Việt Nam
17 – Coca-Cola Việt Nam
18 – Coteccons Group
19 – Công trình Viettel
20 – Công ty Cổ Phần Đầu Tư Nam Long
21 – Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Newtecons
22 – Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Ricons
23 – Công ty Cổ phần Marico South East Asia
24 – Công ty cổ phần sản xuất nhựa Duy Tân
25 – Công ty cổ phần sữa quốc tế (IDP)
26 – Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Long
27 – Công ty cổ phần tập đoàn xây dựng Hòa Bình
28 – Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam
29 – Công ty TNHH De Heus
30 – Công ty TNHH Kuehne+Nagel
31 – Công ty TNHH LG Innotek Việt Nam Hải Phòng
32 – Công ty TNHH Saint-Gobain Việt Nam
33 – Công ty TNHH Sơn Jotun Việt Nam
34 – Công ty TNHH SYNGENTA Việt Nam
35 – Daikin Air Conditioning Việt Nam
36 – Deloitte Việt Nam
37 – Diana Unicharm
38 – DKSH Việt Nam
39 – Dược Hậu Giang
40 – Dược phẩm Pharmacity
41 – FPT
42 – GOERTEK Việt Nam
43 – Greenfeed Việt Nam
44 – GSK
45 – HD Bank
46 – Highlands Coffee
47 – Home Credit Việt Nam
48 – Honda Việt Nam
49 – INSEE Việt Nam
50 – KPMG Việt Nam
51 – L’Oréal Việt Nam
52 – Lazada Việt Nam
53 – LOTTE Mart Việt Nam
54 – Maersk Việt Nam
55 – Manulife Việt Nam
56 – Masan Group
57 – Masterise Homes
58 – Mercedes-Benz Việt Nam
59 – Mobifone
60 – Momo
61 – Mondelez Kinh Đô Việt Nam
62 – NashTech
63 – Nestlé Việt Nam
64 – Ngân hàng TMCP quân đội (MB)
65 – Novagroup
66 – NutiFood
67 – OPPO Việt Nam
68 – Pfizer Vietnam Limited
69 – PNJ
70 – Prudential Vietnam
71 – Ree Corporation
72 – Sabeco
73 – Samsung Vina Electronics
74 – Sanofi Việt Nam
75 – Schneider Electric Việt Nam
76 – Shopee Việt Nam
77- Sony Electronics Việt Nam
78 – Sun Group
79 – Suntory PepsiCo Việt Nam
80 – Tập đoàn Bảo Việt
81 – Tập đoàn Hoà Phát
82 – Tập đoàn One Mount
83 – Tập đoàn PAN
84 – Tập đoàn VAS
85 -Tập đoàn Viettel
86 – Techcombank
87 – Thế Giới Di Động
88 – Vietcombank
89 – VietinBank
90 – Vietravel
91 – Viettel Commerce
92 – Viglacera
93- VinaCapital
94 – Vinasoy
95 – Vingroup
96 – VNG
97 – VNPAY
98 – VNPT
99 – Wipro Consumer Care Việt Nam
100 – Xây dựng Central

Ngoài nhóm doanh nghiệp lớn, năm nay đơn vị tổ chức công bố thêm top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam cho khối doanh nghiệp vừa.

Top 1 của nhóm này thuộc về Công ty TNHH Thực phẩm PepsiCo Việt Nam. Đây là công ty được nhóm khảo sát đánh giá có môi trường làm việc năng động, sáng tạo, khuyến khích phát triển sự nghiệp và cá nhân thông qua nhiều chương trình đào tạo, gắn kết và có phúc lợi tốt.

Tiếp đến là tên tuổi dẫn đầu các ngành về nơi làm việc tốt nhất. Trong đó, ngành dịch vụ hậu cần và vận tải là Tập đoàn ITL; Du lịch ẩm thực là Starbucks Việt Nam; Dịch vụ tài chính là TP Bank.

Khảo sát Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023 được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 9 năm nay, đo lường sức hấp dẫn thương hiệu nhà tuyển dụng của 752 doanh nghiệp trên thị trường với sự đánh giá của 63.878 người đi làm có kinh nghiệm ở 18 nhóm ngành nghề.

Năm nay, khảo sát mở rộng với 9.638 sinh viên và 340 doanh nghiệp toàn quốc cho thấy các nhà tuyển dụng hấp dẫn là Nestlé Việt Nam, Công ty TNHH Thực phẩm PepsiCo Việt Nam; Acecook Việt Nam; Bosch Việt Nam, Techcombank, Honda Việt Nam…

Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam là bảng xếp hạng môi trường làm việc thường niên, có sự bảo trợ của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Mô hình và phương pháp đánh giá được kiểm chứng bởi công ty nghiên cứu thị trường Intage Việt Nam.

Anphabe là công ty cung cấp các giải pháp nhà tuyển dụng, đại diện phát triển thị trường Việt Nam cho Workplace from Meta và LinkedIn. Nhãn hiệu “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” được đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ từ 2018.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Các sai lầm mà nhà lãnh đạo cần tránh khi xây dựng thương hiệu cá nhân

Trong khi xây dựng thương hiệu cá nhân (personal branding) là hoạt động cần thiết đối với hầu hết các nhà lãnh đạo, nhiều sai lầm phổ biến vẫn đang được lặp lại.

Các sai lầm mà nhà lãnh đạo cần tránh khi xây dựng thương hiệu cá nhân
Các sai lầm mà nhà lãnh đạo cần tránh khi xây dựng thương hiệu cá nhân

Trong khi thương hiệu cá nhân được cho là rất quan trọng với không chỉ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp mà còn cả với những nhân viên bình thường khi nó có thể giúp họ có được sự nghiệp tốt hơn. Đối với nhà lãnh đạo, vì nó liên quan đến nhiều người hơn, quá trình triển khi cần được hoạch định và xây dựng một cách bài bản hơn.

Thương hiệu cá nhân về cơ bản cũng giống như thương hiệu doanh nghiệp (Brand), nó không chỉ giúp một cá nhân hay tổ chức có được sự uy tín với các đối tượng mục tiêu mà còn giúp cho cá nhân hay thương hiệu đó phát triển bền vững hơn trên thị trường.

Trong khi thương hiệu cá nhân không phải là khái niệm mới, việc hiểu và thực thi nó sao cho hiệu quả thì vẫn là một hành trình dài cần khám phá.

Dưới đây là các sai lầm phổ biến mà bạn cần tránh khi bắt đầu xây dựng thương hiệu cá nhân.

1. Bỏ qua các đề xuất giá trị.

Khi xem xét đến khái niệm xây dựng thương hiệu cá nhân, bạn có thể nghĩ ngay đến việc xây dựng và cập nhật hồ sơ LinkedIn của mình, thiết lập tư duy lãnh đạo hay thu hút lượng người theo dõi trên các nền tảng khác nhau. Tuy nhiên đây lại là một cách tiếp cận sai lầm.

Trước khi bạn bắt đầu giao tiếp với các nhóm đối tượng mục tiêu của mình, bạn cần thời gian để xây dựng và xác định rõ các giá trị cá nhân. Cũng giống như cách xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, trước khi bạn muốn giao tiếp với khách hàng hay thu hút khách hàng, bạn cần biết thương hiệu của mình đại diện cho điều gì.

Nói cách khác, bạn nhảy thẳng vào việc quảng cáo bán hàng trước khi phát triển các đề xuất giá trị của bạn một cách có chiến lược là cách tiếp cận chưa đúng đắn.

Theo cách này, bạn cần xây dựng một chiến lược thương hiệu cá nhân rõ ràng trước khi tính đến việc tạo tài khoản, xây dựng nội dung và bắt đầu tương tác.

2. Không nhất quán.

Là con người, chúng ta luôn tìm kiếm những tín hiệu giúp bản thân hình thành nên cái gọi là ấn tượng đối với người khác. Hãy nghĩ về lần đầu tiên bạn gặp một đồng nghiệp nào đó. Họ có đáng tin cậy không? Có dễ mến không? Có năng lực không? Và những tín hiệu nào đã giúp bạn đánh giá chúng?

Những tín hiệu giúp người khác hình thành chính xác ấn tượng là những tín hiệu được lặp đi lặp lại một cách nhất quán. Các tín hiệu không nhất quán có thể tạo ra những sự hiệu nhầm.

Một lần nữa, cũng giống như cách xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, “tính nhất quán” cũng là chìa khoá chính khi xây dựng thương hiệu cá nhân.

Điều này không có nghĩa là thương hiệu cá nhân của bạn không nên thay đổi theo thời gian. Nếu như một sản phẩm sau khi được tung ra thị trường và sau đó sẽ có những lần “đổi mới và cải tiến”, bạn cũng vậy, bạn cũng cần nâng cấp và làm mới bản thân bằng các kỹ năng và hình ảnh mới, tuy nhiên, những thứ mới này cũng sẽ được chia sẻ một cách nhất quán.

3. Sao chép giá trị của người khác.

Sai lầm cuối cùng mà các nhà lãnh đạo và nhiều người khác cũng mắc phải với thương hiệu cá nhân của mình đó là: sao chép các giá trị hay hình ảnh của người khác. Điều này thường xảy ra vì con người thường có thói quen “bắt chước” bóng dáng của những người thành công xung quanh mình. Các nhà nghiên cứu sử dụng thuật ngữ “học tập xã hội” để mô tả cách con người bắt chước những người khác mà họ ngưỡng mộ.

Trong khi bắt chước người khác không hẳn là một điều xấu, đặc biệt là trong giai đoạn đầu sự nghiệp, khi chúng ta thử nghiệm những phong cách và bản sắc cá nhân khác nhau. Tuy nhiên, giống như những thương hiệu sản phẩm thành công nhất trên thị trường, nó vốn dựa trên những thứ độc đáo và riêng biệt (USP) hơn là giống hay tương tự những sản phẩm khác. Thương hiệu cá nhân của bạn cũng vậy.

Thay vì sao chép mọi người xung quanh, chúng ta nên tìm cách thể hiện bản sắc nghề nghiệp độc đáo của riêng mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Quảng cáo Facebook bị phát hiện là có dính mã độc (Malware)

Các hacker (những người tấn công trên mạng) đã sử dụng quảng cáo trên Facebook hiển thị hình ảnh những phụ nữ ăn mặc hở hang để dụ người dùng tải xuống phần mềm độc hại trên máy tính.

Quảng cáo Facebook bị phát hiện là có dính mã độc (Malware)
Quảng cáo Facebook bị phát hiện là có dính mã độc (Malware)

Theo nhà cung cấp phần mềm chống vi-rút Bitdefender, quảng cáo được ước tính là đã có hơn 100.000 lượt tải xuống Nodestealer, một loại phần mềm độc hại có thể đánh cắp cookies phiên và thông tin đăng nhập để đột nhập vào tài khoản Facebook của người dùng.

Cách đây không lâu vào tháng 5, chính Facebook cũng đã ngăn chặn một chiến dịch quảng cáo tương tự, các hacker sử dụng phần mềm độc hại để đánh cắp dữ liệu của người dùng, đơn vị vận hành chiến dịch được cho là có liên quan đến một doanh nghiệp Việt Nam. Vào thời điểm đó, Nodestealer bị phát hiện là giả dạng tệp tin PDF và XLSX.

Đầu tháng này, Bitdefender đã quan sát thấy rằng các phần mềm độc hại đang quay trở lại Facebook – lần này là thông qua quảng cáo trực tuyến của nền tảng này. Nhà cung cấp dịch vụ chống vi-rút cho biết: “Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra nhiều tài khoản Facebook bị tấn công được sử dụng trong các cuộc tấn công – có ít nhất 10 tài khoản doanh nghiệp bị xâm nhập vẫn tiếp tục phân phối quảng cáo độc hại tới người dùng”.

Để quảng cáo có nhiều lượt tương tác, các hacker đã cố tình sử dụng các hình ảnh nhạy cảm nhằm lôi kéo người xem nhấp chuột vào.

“Những kẻ tấn công cũng sử dụng các mô tả ngắn để dụ người dùng tải xuống kho lưu trữ phương tiện, chẳng hạn như “Nội dung mới hôm nay” hay “Xem ngay trước khi nó bị xóa”,” Bitdefender nói thêm.

Facebook đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận. Trong khi đó, Bitdefender cho biết các chiến dịch quảng cáo độc hại vẫn đang hoạt động. Vì vậy người dùng nên cảnh giác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

75% người đi làm cảm thấy xung đột thế hệ vì Gen Z

Nhân lực tại doanh nghiệp ngày càng trẻ, thế hệ Gen Z chiếm khoảng 30%, đang tạo ra thách thức khi 75% người đi làm cảm thấy “xung đột thế hệ” tại nơi làm việc.

75% người đi làm cảm thấy xung đột thế hệ vì Gen Z
75% người đi làm cảm thấy xung đột thế hệ vì Gen Z

Đó là một phần trong báo cáo về thách thức mà doanh nghiệp đang đối mặt do Anphabe công bố tại hội nghị 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam vừa qua. Khảo sát được thực hiện từ tháng 4-9, với sự tham gia của gần 64.000 người đi làm, 752 doanh nghiệp và 150 lãnh đạo.

Xung đột thế hệ là một trong 5 lý do khiến các nhà lãnh đạo “mất ngủ” bên cạnh thị trường bất ổn, quá nhiều sự thay đổi trong tổ chức, chỉ số niềm tin, gắn kết của nhân viên sụt giảm và nhân viên stress vì hội chứng “hậu sa thải”.

Báo cáo chỉ ra nhân lực tại các doanh nghiệp đang được trẻ hóa là điểm sáng của thị trường lao động được Anphabe ghi nhận. Hiện, Gen Z (những người được sinh ra từ năm 1997 đến 2012) góp mặt khoảng 30% nhân lực tại doanh nghiệp. Đây là thế hệ có nhiều tiềm năng, sáng tạo và nhanh nhạy với chuyển đổi số.

Tuy nhiên, xu hướng này đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp khi có đến 75% người đi làm thừa nhận đang quan sát thấy “xung đột thế hệ” tại nơi làm việc.

75% người đi làm cảm thấy ‘xung đột thế hệ’ vì Gen Z.

Nhân lực tại doanh nghiệp ngày càng trẻ, thế hệ Z hay Gen Z chiếm khoảng 30%, đang tạo ra thách thức khi 75% người đi làm cảm thấy “xung đột thế hệ” tại nơi làm việc.

Đó là một phần trong báo cáo về thách thức mà doanh nghiệp đang đối mặt do Anphabe công bố tại hội nghị 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam vừa qua. Khảo sát được thực hiện từ tháng 4-9, với sự tham gia của gần 64.000 người đi làm, 752 doanh nghiệp và 150 lãnh đạo.

Xung đột thế hệ là một trong 5 lý do khiến các nhà lãnh đạo “mất ngủ” bên cạnh thị trường bất ổn, quá nhiều sự thay đổi trong tổ chức, chỉ số niềm tin, gắn kết của nhân viên sụt giảm và nhân viên stress vì hội chứng “hậu sa thải”.

Báo cáo chỉ ra nhân lực tại các doanh nghiệp đang được trẻ hóa là điểm sáng của thị trường lao động được Anphabe ghi nhận. Hiện, Gen Z (những người được sinh ra từ năm 1997 đến 2012) góp mặt khoảng 30% nhân lực tại doanh nghiệp. Đây là thế hệ có nhiều tiềm năng, sáng tạo và nhanh nhạy với chuyển đổi số.

Tuy nhiên, xu hướng này đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp khi có đến 75% người đi làm thừa nhận đang quan sát thấy “xung đột thế hệ” tại nơi làm việc.

Khảo sát của Anphabe cho thấy “xung đột” đặc biệt mạnh mẽ là giữa các thế hệ trước gồm Baby Boomers (sinh từ 1946 đến 1964), Gen X (1965 đến 1980), Gen Y (1980 đến 1996) đối với Gen Z. Đặc biệt, khi thế hệ Z ngày nay được xem như “nhân tố gây rối kế tiếp”, có thể phá hủy hoặc tạo ra những bước tiến đột phá cho doanh nghiệp.

Theo bà Thanh Nguyễn, CEO Anphabe, sự khác biệt trong quan điểm và phong cách làm việc của Gen Z đối với các thế hệ khác đang tạo ra nhiều xung đột nội bộ cần được giải quyết.

“Trong thời đại giao hòa giữa các thế hệ, đảm bảo sự kết nối và hỗ trợ là một trong những lý do lớn khiến lãnh đạo mất ngủ”, bà Thanh Nguyễn nói. Tuy nhiên, theo bà Thanh ngoài những khác biệt thì các thế hệ đều có điểm chung rất mạnh mẽ.

Một khảo sát 2023 của XYZ@Work, một trong những công ty hàng đầu thế giới về phát triển môi trường làm việc đa thế hệ, đã chỉ ra điểm chung lớn nhất của các thế hệ này chính là mong muốn tạo ra giá trị xã hội (social impact).

Điều rất đáng chú ý là có đến 91% Gen Z thể hiện nhu cầu “muốn tạo ra giá trị xã hội” khi tìm kiếm một công việc mới. Thế hệ này mong muốn được làm việc tại những công ty có đóng góp vào giải quyết các vấn đề xã hội như bất bình đẳng, giáo dục, phát triển bền vững, đói nghèo và biến đổi khí hậu.

Theo bà Thanh Nguyễn, trong những thực hành của các công ty nhằm rút ngắn khoảng cách đa thế hệ, một giải pháp được 90% Gen Z đánh giá cao là “Reverse Mentoring” hay còn gọi là Coaching Ngược. Khi ấy, những người trẻ hơn, thường là Gen Z, nhân viên mới hoặc nhân viên ở vị trí thấp hơn lại trở thành người hướng dẫn và giảng dạy những người lớn tuổi hoặc kinh nghiệm hơn trong công việc.

“Phương pháp này không chỉ giúp Gen Z hòa nhập và đóng góp hiệu quả cho tổ chức mà còn tạo cơ hội cho các thế hệ khác được hiểu và học hỏi từ Gen Z”, CEO Anphabe nói. Những yếu tố như mối quan hệ tốt nơi công sở, dễ dàng tiếp cận sếp, đồng nghiệp khi cần, thoải mái chia sẻ khó khăn hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ, thường xuyên trao đổi, phản hồi có tính xây dựng sẽ góp phần kết nối, hỗ trợ các thế hệ.

“Điều này cũng sẽ góp phần tạo nên năng lực kiên hoạt, tức kiên định và linh hoạt của người đi làm”, bà Thanh Nguyễn nói. Theo đó, một nhân viên kiên hoạt có thể xử lý công việc với cường độ cao trong thời gian dài, các tình huống bất ngờ và khủng hoảng, nhanh chóng phục hồi sau những trở ngại và kiên trì ngay cả khi công việc trở nên khó khăn, bền bỉ trước thất bại và tự tin đối mặt thử thách mới.

Khảo sát của Anphabe cũng chỉ ra một doanh nghiệp có tỷ lệ nhân viên kiên hoạt chiếm tỷ lệ cao sẽ càng thịnh vượng và thành công. Tuy nhiên, theo CEO Anphabe kiên hoạt không phải là bản tính sẵn có mà cũng như cơ bắp cần phải được tập luyện, bằng cách phát triển 3 nhóm cơ lớn bao gồm Self-Efficacy (niềm tin vào năng lực tự thân); Optimism (sự lạc quan); Agility (linh hoạt thích ứng), và 2 nhóm cơ hỗ trợ là Connection & Support (kết nối & hỗ trợ); Fundamental Well-being (sức khỏe thể chất và tinh thần căn bản).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

X (Twitter) kiện Media Matters vì khiến nhiều nhà quảng cáo rời bỏ nền tảng

Trước đó, hôm 16/11, tổ chức Media Matters công bố báo cáo cho biết quảng cáo của một loạt thương hiệu nổi tiếng ở Mỹ trên mạng xã hội X dường như hiển thị bên cạnh nội dung gây kích động và thù hận như bài Do Thái và ủng hộ Đức quốc xã. Những thương hiệu nổi tiếng nói trên gồm Tập đoàn IBM và những công ty truyền thông lớn trên thế giới như Disney, Paramount, NBCUniversal, Comcast, Discovery, Lionsgate và Warner Bros.

X (Twitter) kiện Media Matters vì khiến nhiều nhà quảng cáo rời bỏ nền tảng
X (Twitter) kiện Media Matters vì khiến nhiều nhà quảng cáo rời bỏ nền tảng

Sau báo cáo này, các công ty trên cho biết đã ngừng quảng cáo trên mạng xã hội X. Cụ thể, từ tuần trước, tập đoàn IBM cùng Comcast và công ty con NBCUniversal cho biết đã ngừng quảng cáo trên mạng xã hội X.

Trong đơn kiện nộp lên tòa án ở bang Texas, công ty X (Twitter) cho rằng tổ chức Media Matters đã “thao túng” mạng xã hội X bằng cách sử dụng những tài khoản chuyên theo dõi các tài khoản chủ yếu đăng tải các nội dung bên lề của các thương hiệu.

Theo đơn kiện, báo cáo của Media Matters đã đưa ra thông tin sai lệch về trải nghiệm của người dùng trên mạng xã hội X, với ý định gây hủy hoại danh tiếng và hoạt động kinh doanh của X. Công ty X lập luận rằng những quảng cáo cho IBM, Comcast và Oracle chỉ hiển thị bên cạnh nội dung gây kích động và thù hận đối với những tài khoản của chính tổ chức Media Matters.

Bà Linda Yaccarino – Giám đốc điều hành (CEO) của công ty X đã kêu gọi người sử dụng không để tài khoản của mình bị kiểm soát đồng thời kêu gọi sự ủng hộ của họ đối với X. Ngoài ra, bà Yaccarino khẳng định công ty X lâu nay vẫn nỗ lực chống lại những nội dung bài Do Thái và phân biệt đối xử.

Hiện Media Matters chưa đưa ra bình luận gì trước thông tin vụ kiện nói trên. Trước đó, trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters, Chủ tịch Media Matters, ông Angelo Carusone nói rằng những kết quả mà báo cáo của tổ chức đưa ra cho thấy sự bất nhất trong các tuyên bố trước đó của X rằng mạng xã hội này đã áp dụng các biện pháp an toàn để ngăn chặn quảng cáo hiển thị bên cạnh nội dung gây kích động và thù hận.

Bộ trưởng Tư pháp bang Texas, ông Ken Paxton ngày 20/11 cho biết văn phòng ông đang mở một cuộc điều tra về báo cáo của tổ chức Media Matters. Ông Paxton cũng bày tỏ quan ngại trước những cáo buộc của công ty X rằng Media Matters đã kiểm soát dữ liệu trên mạng xã hội X.

Nền tảng mạng xã hội X (trước đây là Twitter) đã mất khoảng một nửa doanh thu quảng cáo kể từ khi tỷ phú Elon Musk mua lại với giá 44 tỷ USD vào tháng 10 năm ngoái.

Kể từ đó, Elon Musk đã tiến hành một số cải cách như hạn chế số bài đăng và cắt giảm nhân viên. Những thay đổi trong hoạt động của X mà Elon Musk thực hiện sau khi thâu tóm đã khiến người dùng cũng như các nhà quảng cáo quay lưng với nền tảng mạng xã hội này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

YouTube yêu cầu nhà sáng tạo nội dung dán nhãn nội dung AI

Theo bản cập nhật chính sách mới của YouTube, nền tảng sẽ yêu cầu những người sáng tạo nội dung (Content Creator) gắn nhãn khi đăng tải video có sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI).

YouTube yêu cầu nhà sáng tạo nội dung dán nhãn nội dung AI
YouTube yêu cầu nhà sáng tạo nội dung dán nhãn nội dung AI

Các nhà sáng tạo nội dung trên YouTube theo đó phải thông báo nếu trong video của họ có chứa các nội dung được tạo ra bởi công cụ AI, các tùy chọn mới sẽ cho phép người sáng tạo gắn nhãn video. Những tài khoản không tuân theo quy định này sẽ không được tham gia Chương trình đối tác YouTube (YPP) và YouTube cũng sẽ gỡ video.

Loại nhãn đầu tiên hiển thị trên bảng mô tả để phân loại video có phải do AI tạo ra hay không. Nhãn thứ hai sẽ xuất hiện trong trình phát video khi nội dung đề cập đến chủ đề nhạy cảm như bầu cử, các cuộc xung đột hoặc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng.

YouTube sẽ cho phép mọi người gửi yêu cầu xóa nội dung AI mô phỏng các cá nhân có thật (người thật), bao gồm sử dụng khuôn mặt hoặc giọng nói của họ. Tuy nhiên, nền tảng sẽ xem xét nhiều yếu tố khác nhau trước khi quyết định xóa. Nếu nội dung mang tính châm biếm, hay liên quan đến quan chức nhà nước hoặc người nổi tiếng, YouTube sẽ đưa ra những tiêu chuẩn khắt khe hơn.

YouTube cho biết nền tảng sẽ đưa ra hướng dẫn cụ thể kèm theo các ví dụ khi quy định được áp dụng vào năm 2024. Công ty đang tập trung vào việc xây dựng đội ngũ và phát triển thuật toán có khả năng kiểm duyệt nội dung ở quy mô lớn, nhằm đảm bảo công cụ AI của YouTube tạo ra nội dung phù hợp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Suntory PepsiCo Việt Nam dẫn đầu ngành giải khát nhờ chiến lược phát triển bền vững

Suntory PepsiCo Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành đồ uống khi liên tục 7 năm liền nằm trong top những doanh nghiệp đóng thuế cao nhất Việt Nam.

Suntory PepsiCo Việt Nam dẫn đầu ngành giải khát nhờ chiến lược phát triển bền vững
Suntory PepsiCo Việt Nam dẫn đầu ngành giải khát nhờ chiến lược phát triển bền vững

Đứng đầu đóng góp ngân sách Nhà nước.

Sau gần 3 thập kỷ hoạt động tại Việt Nam, Suntory PepsiCo luôn nỗ lực phát triển, không ngừng đổi mới sáng tạo (Disruptive Innovation) và đạt được rất nhiều kết quả ấn tượng. Giữ vững danh hiệu công ty đồ uống uy tín nhất Việt Nam trong 7 năm liền, Suntory PepsiCo đang có 5 nhà máy sản xuất, cung cấp việc làm cho gần 3.000 lao động trực tiếp và hàng ngàn lao động gián tiếp.

Trong 7 năm vừa qua (2016-2022), công ty luôn nằm trong danh sách top 100 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp nhiều nhất cho nhà nước Việt Nam và nằm trong top 100 doanh nghiệp phát triển bền vững do VCCI đánh giá.

Vừa qua, công ty vinh dự nhận bằng khen về Ghi nhận tuân thủ chính sách thuế của Cục Thuế Quảng Nam, Cần Thơ, Đồng Nai. Ngoài ra, trong nhiều năm, doanh nghiệp cũng nhận bằng khen về việc đóng thuế tại các tỉnh thành nơi công ty đặt nhà máy sản xuất như Bắc Ninh, Đồng Nai, TP HCM.

Tháng 11 này, Suntory Pepsico Việt Nam vinh dự nhận hai giải thưởng quốc tế về doanh nghiệp dẫn đầu và phát triển bền vững ESG Business Awards tại Singapore và Asia Corporate Excellence & Sustainability Awards) tại Malaysia. Tại Việt Nam, ngày 22/11 vừa qua, công ty vinh dự được Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) vinh danh Xuất sắc về các sáng kiến ESG tạo tác động tích cực cho cộng đồng.

Phát triển bền vững vì cộng đồng.

Với tầm nhìn “Phát triển vì những điều tốt đẹp” và tư duy đổi mới sáng tạo đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, công ty không ngừng ra mắt nhiều sáng kiến nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững (Sustainability).

Là một trong những thành viên sáng lập Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO Vietnam), Suntory PepsiCo chú trọng cải tiến bao bì thân thiện với môi trường thông qua các sáng kiến giảm nhựa và tăng cường sử dụng nhựa tái chế.

Năm 2021, sản phẩm Pepsi với bao bì được sản xuất 100% từ nhựa tái chế được ra mắt, là sản phẩm có bao bì 100% từ nhựa tái chế đầu tiên tại Việt Nam. Với các sáng kiến từ giảm nhựa và bao bì làm từ nhựa tái chế, công ty đã giảm hơn 3.470 tấn nhựa trong sản xuất góp phần quan trọng vào việc giảm thiểu gần 27 ngàn tấn carbon ra môi trường.

Đối với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính ra môi trường (Net Zero), Suntory PepsiCo đang hướng tới tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo thay thế cho năng lượng hóa thạch như sử dụng nhiên liệu sinh học (biomass) cho sản xuất hơi nước thay thế cho nhiên liệu dầu DO.

Đáp ứng thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng, Suntory PepsiCo liên tục đa dạng hóa sản phẩm qua việc sản xuất những đồ uống giảm hàm lượng đường và calo, cũng như những sản phẩm bổ sung vitamin và dưỡng chất.

Bên cạnh các sáng kiến trong kinh doanh và bảo vệ môi trường, công ty cũng triển khai nhiều hoạt động cộng đồng tiêu biểu như chương trình “ Mizuiku- Em yêu nước sạch” giáo dục trẻ em bảo vệ nguồn nước, triển khai ở Việt Nam từ năm 2015.

Năm 2023, chương trình “Mizuiku – Em yêu nước sạch” mở rộng quy mô ra toàn quốc thông qua việc hợp tác với Bộ Giáo dục Đào tạo. Triển khai trong 8 năm qua với các hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức, hỗ trợ trang thiết bị lọc nước,… chương trình Mizuiku đã tiếp cận 141.000 học sinh tiểu học thông qua hơn ba ngàn lớp học về tiết kiệm và giữ gìn nguồn nước sạch, gần 3.924 giáo viên và tình nguyện viên trên toàn quốc đã tham gia giảng dạy.

Chương trình “Triệu Cây Xanh – Vì Một Việt Nam xanh” bắt đầu triển khai từ năm 2021 trong khuôn khổ thoả thuận hợp tác giữa Suntory PepsiCo Việt Nam và Trung ương Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh, góp phần thực thi đề án trồng 1 tỉ cây xanh của Chính phủ Việt Nam.

Sau hai năm thực hiện, chương trình đã phủ xanh gần 200.000 cây được trồng, phủ xanh 170 hecta rừng đầu nguồn, tại các khu vực Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắk Nông, Đắk Lắk và Bình Thuận, Bình Định. Đây đều là các tỉnh thường xuyên chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thời tiết khắc nghiệt như khô hạn, mưa bão, lũ lụt.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Lê Sáng | Markettimes

Thế giới di động sẽ đóng nhiều cửa hàng nữa vào cuối năm 2023

Thế Giới Di Động (MWG) cho biết sẽ tích cực tái cấu trúc trong quý IV để tối ưu chi phí, trong đó có thể đóng thêm 200 cửa hàng không hiệu quả.

Thế giới di động sẽ đóng nhiều cửa hàng nữa vào cuối năm 2023
Thế giới di động sẽ đóng nhiều cửa hàng nữa vào cuối năm 2023

Kết quả kinh doanh tháng 10 vừa được công bố của Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) hé lộ việc đơn vị này sẽ cân nhắc đóng khoảng 200 cửa hàng trong những tháng cuối năm.

“Đây là những cửa hàng không hiệu quả về doanh thu và lợi nhuận. Chúng tôi sẽ theo dõi sát sao kết quả để điều chỉnh phù hợp tại từng thời điểm”, bản công bố thông tin của Thế Giới Di Động viết.

Công ty này hiện có hơn 5.600 cửa hàng, gồm 1.158 cửa hàng Thế Giới Di Động, 2.281 cửa hàng Điện Máy Xanh, hơn 1.700 siêu thị Bách Hóa Xanh và 540 nhà thuốc An Khang.

Ý định đóng bớt cửa hàng Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh kém hiệu quả cũng từng được Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đức Tài đề cập trong cuộc họp với nhà đầu tư gần đây. Với tình trạng sức mua thị trường yếu và còn kéo dài, công ty cho rằng không thể duy trì những bộ phận kém hiệu quả.

“Thực tế trong thời gian qua, nhiều cửa hàng của MWG đã không đem tiền về cho công ty, khác hẳn so với hiệu suất hoạt động trước đó”, ông Tài cho biết. Tuy nhiên, ông khẳng định việc đóng bớt cửa hàng sẽ không ảnh hưởng đến doanh thu, mà chỉ “chuyển từ cửa hàng này sang cửa hàng khác”. Thêm vào đó, chi phí mặt bằng, nhân viên, điện nước được cắt giảm, giúp công ty cải thiện lợi nhuận.

Điều này, theo ông Tài, có cơ sở bởi mạng lưới điểm bán của MWG rất dày, hai cửa hàng đôi khi chỉ cách nhau vài trăm mét. MWG chỉ muốn giữ lại những bộ phận đem lại hiệu quả để dồn lực nhiều hơn. “Những bộ phận đang ‘ăn bám’ sẽ bị đá khỏi công ty”, Chủ tịch MWG nói.

Về kết quả kinh doanh, tổng doanh thu tháng 10 của hệ thống Thế Giới Di Động là 11.190 tỷ đồng, tháng đầu tiên trong năm nay tăng trưởng dương so với cùng kỳ.

Riêng hai chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh, tổng doanh thu tháng 10 đạt hơn 7.800 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ nhưng tăng 8% so với tháng 9 nhờ đóng góp của sản phẩm iPhone do hiệu ứng ra mắt sản phẩm mới. Lũy kế 10 tháng, tổng doanh thu hai chuỗi này đạt 70.200 tỷ đồng, giảm 21%.

Doanh thu lũy kế của Bách Hóa Xanh trong 10 tháng đầu năm đạt 25.300 tỷ đồng, tăng 13%. Riêng tháng 10, doanh thu chuỗi bán thực phẩm này là hơn 3.000 tỷ, tăng 29%, với thu bình quân khoảng 1,7 tỷ đồng mỗi cửa hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Điều gì tạo nên một nhà lãnh đạo hiệu quả trong tổ chức (P1)

Một nhà lãnh đạo hiệu quả không nhất thiết phải là người tuân theo một khuôn mẫu hay công thức sẵn có nào đó, thay vào đó là người theo đuổi các nguyên lý nền tảng để trở thành một nhà lãnh đạo thực sự am hiểu tổ chức và dẫn dắt hiệu quả.

Điều gì tạo nên một nhà lãnh đạo hiệu quả trong tổ chức (P1)
Điều gì tạo nên một nhà lãnh đạo hiệu quả trong tổ chức (P1)

Trong thế giới VUCA, cùng với sự bất ổn của nền kinh tế, và sự phát triển nhanh chóng của các yếu tố công nghệ, một nhà điều hành hay lãnh đạo hiệu quả không nhất thiết phải là người tuân theo các công thức rập khuôn sẵn có, thậm chí họ càng tuân theo những thứ có sẵn thì họ càng đối mặt với khó khăn khi mọi thứ đã trở nên lỗi thời.

Trên thực tế, không có bất cứ một hình mẫu lý tưởng nào dùng để miêu tả một nhà lãnh đạo hiệu quả. Họ có thể là nam, có thể là nữ, có thể là người hướng nội hay cũng có thể là người hướng ngoại. Mỗi người trong số họ cũng có các điểm mạnh và điểm yếu hoàn toàn khác nhau.

Vậy điểm chung nếu có giữa họ là gì, hay nói cách khác liệu có bất cứ nguyên tắc (không phải công thức thành công) nào mang tính định hướng chung cần có hay không. Câu trả lời là có, dưới đây là 8 nguyên tắc cơ bản mà bạn có thể thực hiện nếu thực sự mong muốn đi trên con đường trở thành nhà lãnh đạo hiệu quả.

8 nguyên tắc đó bao gồm:

  • Họ hỏi: “Cần phải làm gì?”
  • Họ hỏi: “Điều gì là phù hợp với doanh nghiệp?”
  • Họ đã phát triển các kế hoạch hành động (Action Plan).
  • Họ chịu trách nhiệm với các quyết định.
  • Họ nhận trách nhiệm cho các giao tiếp.
  • Họ tập trung vào cơ hội hơn là vấn đề.
  • Họ điều hành các cuộc họp một cách hiệu quả.
  • Họ nghĩ và nói “chúng ta” hoặc “chúng tôi” thay vì “tôi”.

2 nguyên tắc đầu tiên giúp nhà lãnh đạo có được những hiểu biết và kiến thức cơ bản về tổ chức. 4 nguyên tắc tiếp theo sẽ giúp nhà lãnh đạo biến kiến thức thành các hành động hiệu quả. Và 2 nguyên tắc cuối cùng có thể đảm bảo rằng toàn bộ tổ chức hay con người trong tổ chức đều cảm thấy có trách nhiệm và chịu trách nhiệm với vai trò của mình.

Hiểu những kiến thức cơ bản.

Với tư cách là một nhà lãnh đạo hay đơn giản là người quản lý trong tổ chức, điều cơ bản đầu tiên cần có trước bất cứ quyết định nào đó là hiểu việc cần làm hay những gì cần phải hoàn thành.

Các câu hỏi như “Chúng ta cần phải làm gì”, hay “Tôi cần phải làm gì” đóng vai trò định hình lại các công việc cần phải hoàn thành với tư cách là người dẫn dắt. Việc không hỏi các câu hỏi này cũng có thể khiến ngay cả những nhà lãnh đạo giỏi nhất cũng trở nên kém hiệu quả.

Ở khía cạnh quản trị, các câu hỏi này không đơn giản chỉ là những cái gạch đầu dòng, nó còn là hành động giúp nhà lãnh đạo ổn định lại tâm trí, xác định lại chính xác các mục tiêu chiến lược và hơn thế nữa.

Tập trung vào những gì thực sự hiệu quả và đáng đầu tư rõ ràng là thứ đầu tiên quyết định sự thành công của bất kì doanh nghiệp nào.

Một khi đã xác định được các công việc cần làm, một nhà lãnh đạo hiệu quả sẽ tiếp tục đặt ra các ưu tiên và bám sát vào chúng.

Đối với một CEO, nhiệm vụ ưu tiên có thể là xác định lại sứ mệnh của doanh nghiệp (hoặc thương hiệu). Đối với người đứng đầu các bộ phận, nó có thể là việc xác định lại mối quan hệ giữa sự thành công của đội nhóm hay các thành viên trong đội nhóm với sự thành công của tổ chức.

Sau khi hoàn thành một ưu tiên, nhà lãnh đạo hiệu quả sẽ đặt lại các ưu tiên thay vì chuyển sang nhiệm vụ khác. Các câu hỏi như “Bây giờ cần phải làm gì?” thường có thể giúp nhà lãnh đạo đi đến những ưu tiên mới và khác biệt.

Với câu hỏi thứ hai “Điều gì là phù hợp với doanh nghiệp?”, nhà lãnh đạo đang để cho các công sự của mình phân tích, đề xuất và lựa chọn các giải pháp tối ưu nhất cho doanh nghiệp. Vì tất cả các nhân viên và phòng ban trong doanh nghiệp đều có chung một mục đích cuối cùng, “điều gì” phù hợp với tổ chức hay doanh nghiệp có nghĩa là phù hợp với họ hay bất cứ bên liên quan nào khác bao gồm cả khách hàng hay đối tác.

Như đã phân tích ở trên, trong khi sẽ không có bất cứ một khuôn mẫu nào cho một nhà lãnh đạo thành công, hay việc đưa ra câu hỏi “Điều gì là phù hợp với doanh nghiệp?” cũng không đảm bảo chắc chắn rằng các hành động và quyết định sau đó sẽ mang lại giá trị cao, tuy nhiên, vì bản thân nhà lãnh đạo cũng là con người và cũng có các thành kiến nhất định, câu hỏi này sẽ giúp họ hạn chế tối đa các sai lầm nếu có.

Viết một kế hoạch hành động (Action Plan).

Các giám đốc điều hành hay nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng là người làm; họ thực thi các chiến lược cho doanh nghiệp.

Với bất cứ nhà lãnh đạo nào, cái gọi là kiến thức hay lý thuyết sẽ trở nên vô dụng cho đến khi nó được chuyển thành hành động. Nhưng trước khi bắt tay vào hành động, nhà lãnh đạo cần xây dựng các kế hoạch hành động cho đường đi của mình.

Nhà lãnh đạo cần suy nghĩ về những kết quả mong muốn, những hạn chế có thể xảy ra, những sửa đổi trong tương lai nếu có, những điểm cần kiểm tra và những tác động khác nếu có dựa vào cách họ điều hành.

Đầu tiên, nhà lãnh đạo cần xác định các kết quả mong muốn bằng cách đặt câu hỏi: Doanh nghiệp nên kỳ vọng những đóng góp nào trong 18 tháng đến 2 năm tới? Và [tôi] sẽ cam kết đạt được kết quả gì? Tương ứng với thời gian (deadline) ra sao?

Nó có phù hợp với sứ mệnh, giá trị và chính sách của tổ chức hay không? Những câu trả lời cho các câu hỏi này tương tự sẽ không thể giúp đảm bảo chắc chắn rằng các hành động sau đó sẽ mang về hiệu quả, nhưng vi phạm những điều kiện hay tiêu chuẩn này chắc chắn sẽ khiến nó vừa sai lầm vừa không hiệu quả.

Một bản kế hoạch hành động hiệu quả là một tuyên bố về ý định hơn là một cam kết. Nó không phải là thứ “bất di bất dịch”. Nó cần được sửa đổi và cập nhật thường xuyên, bởi vì mọi thành công đều có thể mở đường cho những cơ hội mới. Các thất bại cũng diễn ra theo cách tương tự.

Ngoài ra, một bản kế hoạch hành động cần tạo ra một hệ thống tiêu chuẩn để kiểm tra các kết quả đạt được so với các mong đợi được đưa ra trước đó. Những nhà lãnh đạo hiệu quả thường xây dựng hai bước kiểm tra trong suốt kế hoạch hành động của mình. Lần kiểm tra đầu tiên diễn ra trong khoảng thời gian của kế hoạch; Lần thứ hai xảy ra vào cuối kế hoạch, trước khi kế hoạch hành động tiếp theo được vạch ra.

Cuối cùng, các kế hoạch hành động cũng phải trở thành nền tảng cho việc quản lý thời gian của nhà lãnh đạo. Thời gian là nguồn tài nguyên khan hiếm và quý giá nhất của bất cứ nhà lãnh đạo nào.

(Hết Phần 1).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Snapchat thử nghiệm gói có trả phí không có quảng cáo (ad-free subscription)

Sau thử nghiệm của YouTube hay Meta, Snapchat mới đây cũng đã công bố đang thử nghiệm gói xem nội dung có trả phí và không phải xem quảng cáo.

Snapchat thử nghiệm gói có trả phí không có quảng cáo (ad-free subscription)
Snapchat thử nghiệm gói có trả phí không có quảng cáo (ad-free subscription)

Snapchat hiện đã bắt đầu thử nghiệm gói đăng ký có trả phí không có quảng cáo ở Úc.

Với 10,50 USD một tháng, gói Snapchat+ mới cho phép người tiêu dùng sử dụng nền tảng này mà không bị gián đoạn bởi các nội dung quảng cáo trong Story hoặc Lens.

Tuy nhiên, ứng dụng này cũng lưu ý rằng người dùng vẫn có thể thấy các nội dung được tài trợ trong My AI.

Về tổng thể, cũng giống như với bất cứ nền tảng nào khác như Facebook hay Instagram, việc nhiều người dùng đăng sử dụng gói không có quảng cáo có thể ảnh hưởng đến phạm vi tiếp cận và thậm chí là cả chuyển đổi quảng cáo của nhà quảng cáo, tuy nhiên, tính thời điểm hiện tại tỷ lệ người dùng đăng ký các gói này là rất nhỏ.

Ví dụ như theo thông tin từ chính Snapchat, hiện chỉ có chưa tới 1% người dùng đăng ký gói có trả phí của nền tảng.

Các gói hiện tại của Snapchat bao gồm:

  • Gói hàng tháng: Với 3,91 USD một tháng, người dùng có thể trải nghiệm phiên bản Snapchat cung cấp tất cả các định dạng quảng cáo.
  • Gói hàng năm: Bằng cách đăng ký gói đăng ký 12 tháng, người dùng phải trả 2,73 USD/tháng cho phiên bản Snapchat phục vụ tất cả các định dạng quảng cáo.
  • Gói hàng tháng không có quảng cáo (ad-free): Với 10,50 USD một tháng, người dùng có thể trải nghiệm phiên bản Snapchat hầu như không có quảng cáo.

Người dùng có thể hủy đăng ký Snapchat+ bất cứ lúc nào trong cửa hàng ứng dụng.

Gói đăng ký Snapchat+ không có quảng cáo hiện chỉ đang được thử nghiệm ở Úc.

Theo giải thích của Snapchat:

“Nhận thức rằng Úc là nơi phù hợp để thử nghiệm lần đầu vì lượng người dùng ở đây đa dạng và có cơ sở hạ tầng công nghệ tiên tiến.”

“Nó không chỉ dựa trên yếu tố luật pháp hoặc quy định mà còn phụ thuộc vào sự tham gia tương tác và phản hồi của người dùng ở thị trường đó.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

TikTok Shop dù tăng trưởng vẫn đang đối mặt với các bài toán khó

Sự bùng nổ của social marketing, công nghệ, quá trình chuyển đổi số cùng sự dịch chuyển xu hướng tiêu dùng sau đại dịch… giúp mô hình live shopping (phát trực tiếp) đã và đang rất phát triển tại Việt Nam. Nhờ vũ khí này, TikTok Shop một bước lọt Top 3 thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam (báo cáo của Metric đến cuối năm 2022), vượt qua cả Sendo và Tiki.

TikTok Shop dù tăng trưởng vẫn đang đối mặt với các bài toán khó
TikTok Shop dù tăng trưởng vẫn đang đối mặt với các bài toán khó

Tiếp đà tăng nóng.

Báo cáo quý 3/2023 của TikTok Shop vừa cho biết quy mô cộng đồng nhà bán hàng và nhà sáng tạo nội dung tiếp tục tăng trưởng lần lượt là 210% và 330%.

Riêng đại tiệc Mua sắm 9.9 trên TikTok Shop ghi nhận lượng khách hàng tìm kiếm và mua sắm sản phẩm đạt 250% so với trước chiến dịch, tỷ lệ khách hàng tham gia mua sắm và đặt hàng theo đó tăng 140%, tương ứng với mức tăng 150% về lượng sản phẩm, doanh số bán ra.

Shoppertainment là xu hướng mới, tạo cơ hội thu hút người dùng cho các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô, đặc biệt các doanh nghiệp SMBs thông qua các hình thức quảng cáo linh động dựa trên ngân sách và mục tiêu khác nhau của từng doanh nghiệp.

Trong đó, SMBs (Small and Medium sized Businesses) là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, được ví như nguồn cung cấp tài nguyên và việc làm quan trọng trong nền kinh tế. Với quy mô nhỏ hơn và chi phí thấp hơn, SMBs được đánh gia linh hoạt và sáng tạo hơn trong kinh doanh.

Năm 2022, giá trị thị trường Shoppertainment đạt 500 tỷ USD ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, các thị trường trọng điểm có Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia và Việt Nam. Dựa trên số liệu của nghiên cứu giữa TikTok và tập đoàn Boston Consulting Group, xu hướng Shoppertainment sẽ tăng từ nay đến năm 2026 và tại thị trường Việt Nam sẽ đạt đến con số là 8 tỷ USD.

Báo cáo cũng dự đoán Việt Nam là một trong những thị trường phát triển ấn tượng nhất của xu hướng thương mại điện tử mới này ở khu vực Đông Nam Á (bên cạnh Indonesia và Thái Lan). Tại 3 thị trường này cùng với Úc, Shoppertainment sẽ đạt tốc độ 63% tăng trưởng kép hàng năm (Compounded Annual Growth Rate – CAGR) trong vòng 3 năm tới, đồng thời tăng gấp 4 lần giá trị từ 24 tỷ USD lên 100 tỷ USD.

Và TikTok có thể xem là nền tảng dẫn dắt xu hướng này, thông qua phương thức bán hàng số thông qua video ngắn, LIVE Shopping (Quảng cáo mua sắm qua LIVE) hay chương trình Tiếp thị Liên kết.

Báo cáo lần này cũng công bố Top các ngành hàng bán chạy nhất trên nền tảng, gồm Thời trang, Sức khỏe & Chăm sóc cá nhân, Điện tử, Nhà cửa & Đời sống, Làm đẹp.

Bắt đầu đối mặt với một bài toán khó.

Nổi lên như một hiện tượng trong làng thương mại điện tử, vẫn còn rất nhiều thách thức, cụ thể là mặt hàng chính hãng. Được biết, tỷ lệ hàng chính hãng trên TikTok Shop hiện không cao. Đây được xem là bài toán khó của nền tảng, bởi chất lượng luôn là một trong những tiêu chí hàng đầu để giữ chân khách hàng.

Tại lễ kỷ niệm 1 năm ra mắt ở thị trường Việt Nam hồi tháng 6 vừa qua, TikTok Shop cũng công bố chiến lược mới, đẩy mạnh hợp tác với các bên, tăng tỷ lệ chính hãng, chất lượng cho người dùng.

Một trong những động thái mới của nền tảng này là việc bắt tay với Tập đoàn KIDO ra mắt nền tảng thương mại giải trí E2E, phối hợp với các nhãn bán hàng chính hãng trực tuyến.

E2E kỳ vọng tạo ra sân chơi giải trí kết hợp mua sắm tổng hợp hơn, chuyên nghiệp hơn trên nền tảng social. Hơn hết, E2E với quy mô lớn cam kết sẽ hỗ trợ DN, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đang dần phục hồi sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, có thể tận dụng nền tảng logistics để tăng cơ hội kinh doanh trực tiếp với khách hàng.

TikTok Shop cũng vừa chính thức ra mắt tính năng Kênh bán hàng chính hãng TikTok Shop Mall tại thị trường Việt Nam. Mua sắm trên TikTok Shop Mall, người dùng  được tiếp cận các sản phẩm do chính chủ sở hữu thương hiệu hoặc đại lý được uỷ quyền cùng cấp, được đảm bảo hàng chính hãng 100% từ nhà bán và thời hạn trả hàng dài hơn. Ngoài ra, TikTok Shop Mall cũng hỗ trợ miễn phí vận chuyển toàn quốc và miễn phí đổi trả dễ dàng trong vòng 15 ngày.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Tri Túc | Markettimes

Baemin chính thức rời khỏi thị trường Việt Nam sau 4 năm gắn bó

Kinh tế khó khăn, cộng với thị trường cạnh tranh khốc liệt khiến ‘ông lớn’ giao đồ ăn Baemin – doanh nghiệp nổi bật đến từ Hàn Quốc, chính thức chia tay thị trường Việt Nam từ ngày 8-12-2023, khép lại 4 năm gắn bó.

Baemin chính thức rời khỏi thị trường Việt Nam
Baemin chính thức rời khỏi thị trường Việt Nam

“Baemin Việt Nam tạm biệt bạn nhé”, thông báo của ứng dụng giao đồ ăn gửi đến khách hàng.

Rời cuộc cạnh tranh khốc liệt.

Baemin cho biết sẽ chính thức ngừng hoạt động từ 0h ngày 8-12-2023. Người tiêu dùng vẫn có thể đặt món trên ứng dụng này đến hết ngày 7-12.

Vì thời gian không còn nhiều nên phía ứng dụng cũng nhắn gửi khách hàng tranh thủ sử dụng hết xu, điểm thưởng và các khuyến mãi đang có của mình trên ứng dụng, để tận hưởng nhiều món ngon.

“Baemin sẽ mãi mãi biết ơn sự yêu thương, ưu ái và ủng hộ mà bạn đã dành cho Baemin trong hành trình giao món khắp Việt Nam suốt 4 năm qua. Baemin rất vui và tự hào khi được đồng hành cùng bạn trong mọi bữa ăn ngon.

Baemin chúc bạn niềm vui luôn đầy như chiếc bụng đói được ăn no. Baemin yêu bạn nhiều lắm, sẽ nhớ bạn lắm đó!”, đội ngũ thuộc ứng dụng giao hàng bày tỏ.

Trong thông báo gửi đến đối tác là các nhà hàng, ứng dụng giao hàng chia sẻ quyết định rời khỏi thị trường Việt Nam được thúc đẩy bởi tình hình kinh tế khó khăn trên toàn cầu, cũng như sự cạnh tranh khốc liệt của nước sở tại.

Doanh nghiệp cam kế thanh toán đầy đủ các khoản công nợ trong thời gian hoạt động còn lại, đồng thời hoàn trả chi phí quảng cáoMarketing đã trả trước cho tháng 12-2023, sau khi hoàn thành đối soát.

Không có lãi.

Vào tháng 6-2019, ứng dụng giao hàng đến từ Hàn Quốc chính thức gia nhập thị trường Việt Nam, khởi đầu tại TP.HCM. Trong suốt 4 năm qua, Baemin luôn để lại ấn tượng với người tiêu dùng qua các chiến dịch quảng cáo đầy tính sáng tạo, dễ thương, năng động và gần gũi.

Khi vào ứng dụng, ngoài đặt dịch vụ giao đồ ăn nhanh, khách hàng còn trải nghiệm các dịch vụ đi chợ, mua sắm hàng bách hóa trực tuyến…

Baemin là ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến được vận hành bởi Woowa Brothers Việt Nam (thành viên của liên doanh giữa Woowa Brothers – công ty giao đồ ăn top đầu tại Hàn Quốc) và Delivery Hero (tập đoàn công nghệ giao đồ ăn hàng đầu thế giới đến từ Đức, cung cấp dịch vụ tại hơn 50 quốc gia khác nhau).

Vào tháng 9 vừa qua, lãnh đạo điều hành ứng dụng này cũng đã gửi thông báo tới nhân viên, chia sẻ về việc phải tạm thời thu hẹp hoạt động do gặp nhiều thách thức tại thị trường giao hàng ở Việt Nam.

Trước đó ông Niklas Östberg – đồng sáng lập kiêm tổng giám đốc Delivery Hero (công ty mẹ) – chia sẻ với Hãng tin Reuters về việc hoạt động kinh doanh tại Việt Nam “không bao giờ có lãi”, trong khi đánh giá triển vọng của công ty tại châu Á lại tích cực.

Tính đến năm vừa qua, Grab chiếm 45% thị phần giao đồ ăn tại Việt Nam, tiếp đến là ShopeeFood chiếm 41%, riêng Baemin chỉ giữ khoảng 12% thị phần (theo thống kê của Momentum Works).

Nhiều người tiêu dùng cho biết mặc dù rất có thiện cảm với Baemin, nhưng một trong những điều khiến họ cản trở dùng dịch vụ là vì ít có chương trình khuyến mãi so với các đối thủ lớn khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

PwC, EY, KPMG và Deloitte chi hàng tỷ USD để đào tạo AI cho nhân viên

Big Four ngành kiểm toán là PwC, EY, KPMG và Deloitte đang chi hàng tỷ USD để đào tạo AI (trí tuệ nhân tạo) cho nhân viên, nhân viên cũng sẽ được học cách làm việc với chatbot.

PwC, EY, KPMG và Deloitte chi hàng tỷ USD để đào tạo AI cho nhân viên
PwC, EY, KPMG và Deloitte chi hàng tỷ USD để đào tạo AI cho nhân viên

Theo đó, gã khổng lồ ngành kiểm toán và tư vấn PwC đã công bố khoản đầu tư 1 tỷ USD trong vòng 3 năm vào các công nghệ mới trong đó có AI nhằm mục tiêu mở rộng các giải pháp AI cho khách hàng, thiết lập quan hệ đối tác với Microsoft và OpenAI cũng như tập trung đào tạo AI cho khoảng 75.000 nhân viên tại Mỹ.

Ông Winston Weinberg, chủ tịch và đồng sáng lập của Harvey, một công ty khởi nghiệp đang hợp tác với PwC để cung cấp các mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs) tùy chỉnh cho công việc khai báo thuế, pháp lý và cả nhân sự, cho biết: “Tôi nghĩ rằng họ (ngụ ý PwC) đang đi trước xu hướng”.

Bên cạnh PwC, các tên tuổi lớn khác như Deloitte cũng đã công bố khoản đầu tư 1,4 tỷ USD vào việc đào tạo cho nhân viên về các công nghệ bao gồm AI. EY và KPMG cũng không nằm ngoài xu hướng đầu tư này.

Một lãnh đạo của PwC cho biết: “Generative AI là công nghệ đầu tiên trong hơn 30 năm qua, thứ mà tôi hy vọng rằng sẽ có thể giúp tăng tốc và cải thiện công việc quản lý trong các doanh nghiệp về quản trị tri thức.”

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có khoảng 60% nhân viên của PwC đã bắt đầu được đào tạo và công ty này cũng cam kết rằng tất cả 75.000 nhân viên PwC tại Mỹ sẽ được tham gia chương trình.

Ngoài việc tập trung đào tạo AI cho nhân viên, PwC cũng đang đưa AI vào hoạt động tư vấn cho khách hàng và giao tiếp nội bộ. Công cụ “ChatPwC” nội bộ có thể giúp nhân viên của PwC tiếp cận nhanh các công nghệ của OpenAI (đối tác của PwC) trong một môi trường an toàn, cho phép nhân viên PwC trở thành cái mà nhà lãnh đạo Atkinson gọi là “client zero”, tự mình thử nghiệm AI.

Các công việc hàng ngày như đánh giá hợp đồng, nghiên cứu thẩm định cho các giao dịch M&A hay các vấn đề pháp lý khác cũng sẽ sử dụng AI để hỗ trợ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Gen Z ưu tiên những điều này hơn cả công việc chính

Thời gian dành cho gia đình, bạn bè, sức khỏe, du lịch là những điều được xem trọng hơn công việc trong cuộc sống của Gen Z.

Gen Z ưu tiên những điều này hơn cả công việc
Gen Z ưu tiên những điều này hơn cả công việc

Gen Z, những người sinh từ năm 1997 đến 2012, lớn lên với tư cách công dân kỹ thuật số thực thụ, được tiếp cận nhiều thông tin hơn bất kỳ thế hệ nào khác như Gen Y và Gen X.

Theo một khảo sát gần đây của hãng phần mềm Visier, những ưu tiên cuộc sống hàng đầu của Gen Z bao gồm: thời gian cho gia đình, bạn bè; sức khỏe; du lịch. Ba mục tiêu này được đánh giá quan trọng hơn công việc, phản ánh sự thay đổi trong thái độ đối với cuộc sống của thế hệ này.

Khảo sát ghi nhận 67% Gen Z trả lời thời gian dành cho gia đình, bạn bè được ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống. Họ cho biết, khi quan sát thấy các thế hệ đi trước đã hy sinh quá nhiều mối quan hệ và hạnh phúc cho công việc và nhận thấy điều này “không xứng đáng”.

Tiến sĩ Diane Gayeski, cựu hiệu trưởng Trường truyền thông Roy H Park (New York, Mỹ) nhận xét Gen Z có khả năng thúc đẩy những thay đổi nhằm cải thiện cân bằng giữa công việc – cuộc sống. Họ muốn làm việc cho những tổ chức mà họ ngưỡng mộ, đồng thời xây dựng một cuộc sống “có thời gian để tận hưởng bên người thân và thú vui khác”.

Cùng chung quan điểm, Chelsea Cohen – đồng sáng lập công ty phần mềm quản trị SoStocked – cho rằng Gen Z có thể rất giỏi trong việc tách biệt giữa cuộc sống công sở với đời sống cá nhân. Đây là thế hệ tự nhận thức cao và xem lối sống tham công tiếc việc của thế hệ trước là một dấu hiệu cảnh báo vì chúng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Ngoài ra, 46% nhân viên Gen Z đánh giá sức khỏe tinh thần, thể chất tốt là tham vọng hàng đầu. “Gen Z đã chứng kiến những tổn hại mà cuộc sống lấy công việc làm trung tâm gây ra cho gia đình của họ và rất nhạy cảm với sức khỏe thể chất, tinh thần”, Gayeski nói.

Họ không chỉ có xu hướng thảo luận cởi mở hơn về những vấn đề này tại nơi làm việc mà còn muốn nhà tuyển dụng cung cấp dịch vụ và phúc lợi liên quan đến sức khỏe tinh thần hơn, chẳng hạn thời gian nghỉ có lương để chăm sóc bản thân hay không gian thiền tại chỗ, theo Phillip Kane, CEO kiêm nhà cố vấn kinh doanh.

Những công ty nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần với nhân viên Gen Z sẽ thu hút và giữ chân được người tốt nhất.

Cuối cùng, khoảng 58% nhân viên Gen Z xem du lịch là một mục tiêu lớn. Sinh ra trong thế giới siêu kết nối, họ đánh giá cao trải nghiệm và sự khám phá. Một số người mong muốn có thể phát triển sự nghiệp trong khi du lịch nhờ làm việc từ xa. Cùng với dịch Covid-19, nhiều ứng dụng làm việc từ xa đã xuất hiện, cải thiện khả năng này.

Các thế hệ khác có thể học hỏi từ Gen Z để tìm thấy cân bằng giữa công việc – cuộc sống. Đầu tiên, trước khi nhận việc, hãy đánh giá văn hóa công ty, ưu tiên sự linh hoạt, thời gian nghỉ phép, phúc lợi sức khỏe. Tìm những doanh nghiệp phù hợp với giá trị cá nhân của bạn.

Tại nơi làm việc, đừng quên thiết lập ranh giới, thực hành chánh niệm và không ngần ngại sử dụng ngày phép để duy trì sức khỏe tinh thần. Bảo lưu quan điểm về những gì quan trọng nhất trong cuộc sống.

Cuộc sống không chỉ có công việc, vì vậy nên nuôi dưỡng các mối quan hệ gần gũi, theo đuổi sở thích, du lịch khi nào có thể và theo dõi sức khỏe bản thân. Hạnh phúc đến từ nhiều yếu tố, không chỉ từ tiền lương.

Khi tìm được một nhà tuyển dụng quan tâm đến lợi ích của nhân viên, con người mới có thể thăng tiến trong sự nghiệp mà vẫn thực hiện được đam mê của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

OpenAI đang sở hữu loại công nghệ AI đột phá có thể gây hại cho nhân loại

Theo thông tin mới đây, một số nhà nghiên cứu của OpenAI đã cảnh báo lên hội đồng quản trị về công nghệ AI được cho là tiên tiến và đột phá đến mức có thể gây hại cho nhân loại.

OpenAI đang sở hữu một công nghệ AI đột phá có thể gây hại cho nhân loại
OpenAI đang sở hữu một công nghệ AI đột phá có thể gây hại cho nhân loại

Theo báo cáo từ Reuters, trong khoảng thời gian CEO OpenAI Sam Altman bị sa thải, một số nhà nghiên cứu AI của OpenAI đã viết một lá thư gửi cho hội đồng quản trị cảnh báo về một số phát hiện liên quan đến loại công nghệ AI tiên tiến của OpenAI mà họ cho rằng có thể đe dọa loài người.

Trước khi CEO Altman bị sa thải, hoạt động phát triển các thuật toán AI được xem là ưu tiên hàng đầu của OpenAI.

Với tên gọi là Q* (đọc là Q Star), đây là dự án phát triển loại công nghệ AI được cho là tiên tiến và đột phá, thứ có thể đe doạ cả nhân loại.

Q Star được xem là một bước đột phá trong cuộc đua tìm kiếm sức mạnh AI của OpenAI. Theo nguồn tin, loại công nghệ này được gọi là trí tuệ nhân tạo tổng hợp (AGI), OpenAI định nghĩa AGI là các hệ thống tự trị có thể vượt qua cả con người trong hầu hết các nhiệm vụ có giá trị kinh tế.

Với nguồn tài nguyên máy tính khổng lồ, mô hình AI mới có thể giải quyết một số vấn đề toán học nhất định. Nguồn tin cho biết, mặc dù hiện nó chỉ có thể thực hiện các phép toán ở cấp độ học sinh tiểu học, nhưng việc đạt được những bài kiểm tra như vậy khiến các nhà nghiên cứu rất lạc quan về thành công trong tương lai của Q*.

Các nhà nghiên cứu cũng coi toán học là tiền đề của sự phát triển AI tổng quát. Hiện tại, Generative AI rất giỏi trong việc viết lách và dịch ngôn ngữ bằng cách dự đoán ký tự.

Tuy nhiên, với các công nghệ mới, AI sẽ có khả năng suy luận tốt hơn giống như trí thông minh của con người. Các nhà nghiên cứu AI tin rằng điều này có thể được áp dụng cho nghiên cứu khoa học mới.

Trong lá thư gửi hội đồng quản trị, các nhà nghiên cứu cũng đã đánh dấu sức mạnh và mối nguy hiểm tiềm tàng của AI.

CEO Sam Altman là người dẫn đầu các nỗ lực nhằm biến ChatGPT trở thành một trong những ứng dụng phần mềm phát triển nhanh nhất trong lịch sử và thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn trong đó có gã khổng lồ Microsoft.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

[Download Report] Tại sao người tiêu dùng ngần ngại khi mua hàng qua mạng xã hội

Theo báo cáo mới đây của Influencer Marketing Factory, có nhiều lý do khác nhau khiến người dùng còn khá ngần ngại thì mua hàng trong ứng dụng thông qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok hay Instagram.

Về tổng thể, đa phần mọi người vẫn khá ngần ngại khi mua hàng trên các nền tảng mạng xã hội (Social Commerce) khi họ chưa thực sự tin tưởng các giao dịch trong luồng, nhiều người khác cảm thấy có rất nhiều lừa đảo diễn ra trên các nền tảng.

Social Commerce là gì?

Social Commerce hay thương mại xã hội là một tập hợp con của thương mại điện tử (eCommerce) bao gồm các phương tiện truyền thông mạng xã hội và nền tảng truyền thông trực tuyến nhằm mục tiêu hỗ trợ người dùng trong việc tương tác và mua bán các sản phẩm trực tuyến.

Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu hơn, Social Commerce là tất cả những gì liên quan đến các nền tảng mạng xã hội (social networks) đặt trong bối cảnh mua sắm trực tuyến.

Theo một khái niệm khác từ Investopedia, Social Commerce là việc sử dụng các nền tảng trực tuyến như Facebook, Instagram và Twitter để làm phương tiện quảng bá và bán các sản phẩm và dịch vụ.

Thành công của các chiến dịch thương mại xã hội được đo lường bằng mức độ mà người tiêu dùng tương tác với các hoạt động marketing của thương hiệu.

Một số điểm đáng chú ý từ khảo sát.

  • Hơn 62% người tiêu dùng vẫn ưu tiên mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử (eCommerce).
  • Gần 50% lựa chọn cả mua sắm online và offline.
  • Hơn 33% người tiêu dùng vẫn thích mua sắm trong cửa hàng (in-store shopping).
  • Chỉ 22% người tiêu dùng chọn mua sắm trên mạng xã hội thay vì trên các nền tảng thương mại điện tử.
  • Không biết rõ danh tính người bán và không tin tưởng mạng xã hội là các lý do lớn nhất khiến người tiêu dùng ngần ngại khi mua hàng qua mạng xã hội.
  • Trung bình mỗi người dùng chi tiêu khoảng 50-100 USD trong năm 2022 trên các nền tảng mạng xã hội.

Cách người tiêu dùng nhìn nhận về các chiến dịch Influencer Marketing và Social Media Marketing.

Khi được hỏi đâu là điều mà họ quan tâm và xem xét nhiều nhất trước khi quyết định mua hàng qua các nền tảng mạng xã hội, có đến hơn 40% người tiêu dùng cho rằng đánh giá của các người tiêu dùng khác (review) là rất quan trọng.

Có đến hơn 50% người dùng cho rằng họ sẽ mua ít nhất là một thứ gì đó trong các lễ hội mua sắm trong 2023 này.

Bạn cũng có thể tải xuống báo cáo chi tiết tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Bill Gates: AI không thay thế con người và còn biến tuần làm việc 3 ngày trở nên khả thi

Trong một cuộc trò chuyện mới đây về sức ảnh hưởng của AI (trí tuệ nhân tạo) đến việc làm và xã hội, nhà sáng lập Microsoft Bill Gates cho biết AI không chỉ không thay thế con người mà còn biến tuần làm việc 3 ngày trở nên khả thi.

Bill Gates: AI không thay thế con người và còn biến tuần làm việc 3 ngày trở nên khả thi
Bill Gates: AI không thay thế con người và còn biến tuần làm việc 3 ngày trở nên khả thi

Theo đó, Bill Gates đã chia sẻ suy nghĩ của mình về cách trí tuệ nhân tạo (AI) có thể thay đổi thế giới công việc. Bill Gates tin rằng công nghệ có thể tạo ra một tuần làm việc ngắn hơn, có thể chỉ 3 ngày mỗi tuần.

Theo Bill Gates, trong tương lai, máy móc hay công nghệ có thể thực hiện rất nhiều nhiệm vụ khác nhau, ví dụ như chế tạo đồ vật hay cả nấu ăn. Ông gợi ý rằng điều này có thể dẫn đến một tuần làm việc ngắn hơn, chỉ khoảng 3 ngày, điều này mang lại cho mọi người một môi trường làm việc cân bằng và thoải mái hơn. Không chi Bill Gates, nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp khác cũng cho rằng những tiến bộ trong công nghệ, đặc biệt là AI, có thể thay đổi cách chúng ta thường làm việc.

Mặc dù Bill Gates hy vọng về những thay đổi tích cực mà công nghệ có thể mang lại nhưng ông cũng nhận thức được những vấn đề có thể xảy ra với AI. Trong một bài đăng trên blog gần đây, ông đã nói về sự cần thiết phải cẩn thận và có đạo đức khi sử dụng AI. Trong khi Bill Gates không nghĩ AI sẽ gây ra một cuộc cách mạng lớn như Cách mạng Công nghiệp nhưng ông tin rằng nó có thể trở nên rất quan trọng như khi máy tính cá nhân lần đầu được ra mắt (năm 1971).

Điều thú vị là Bill Gates không phải là người duy nhất nói về việc rút ngắn thời gian làm việc trong tuần. Jamie Dimon, CEO của JPMorgan Chase (ngân hàng lớn nhất toàn cầu), cho biết rằng thế hệ nhân viên tiếp theo có thể chỉ làm việc 3,5 ngày một tuần vì AI. Vị CEO này cũng chỉ ra cách công nghệ có thể giúp con người sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn.

Mặc dù được xem là con người của công việc và bận rộn, Bill Gates nhiều lần phát biểu rằng “mục đích của cuộc sống không chỉ là làm việc”, ông còn tỏ ra thích thú với những “người lười biếng”.

Hiện nay ở Mỹ và nhiều quốc gia khác đã thử áp dụng chế độ làm việc 4 ngày một tuần và phần lớn trong số này nói rằng điều đó giúp cuộc sống của nhân viên của họ trở nên tốt hơn.

Khi công nghệ ngày càng phát triển, các cuộc thảo luận về tương lai của công việc và cách AI có thể thay đổi mọi thứ có thể sẽ nhận được nhiều sự chú ý hơn, đặc biệt là khi những người có ảnh hưởng như Bill Gates và Dimon chia sẻ ý tưởng của họ về văn hóa làm việc mới, nơi mọi người có thể có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Adobe mua lại startup về generative AI Rephrase.ai

Adobe mới đây đã thông báo mua lại Rephrase.ai, một công ty khởi nghiệp (startup) về Generative AI, công nghệ được tích hợp trong các chatbot AI như ChatGPT hay Google Bard.

Adobe mua lại startup về generative AI Rephrase.ai
Adobe mua lại startup về generative AI Rephrase.ai

Theo đó, việc Adobe mua lại Rephrase.ai đánh dấu thương vụ đầu tiên mà Adobe từng thực hiện trong cuộc chạy đua với công nghệ AI mà chính xác là Generative AI (AI tổng quát được sử dụng rộng rãi trong các chatbot AI hiện nay), và cũng đánh dấu là thương vụ đầu tiên một công ty khởi nghiệp của Ấn Độ được Adobe mua lại.

Rephrase.ai là nền tảng cho phép xây dựng video dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), trong khi Adobe là hãng phần mềm với các ứng dụng phổ biến như Photoshop, AI (Adobe Illustrator) hay inDesign. Việc mua lại có thể giúp Adobe tiến sâu hơn nữa trên con đường ứng dụng AI để thiết kế và sản xuất nội dung.

Theo nguồn tin, các nhân viên hiện làm việc cho Rephrase.ai sẽ chuyển sang làm việc cho Adobe.

Trong một thông báo, phó chủ tịch cấp cao của Adobe Creative Cloud cho biết:

“Công cụ, năng lực và kinh nghiệm của Rephrase.ai sẽ cho phép chúng tôi mở rộng hơn nữa năng lực sản xuất video dựa trên công nghệ AI. Khách hàng của chúng tôi cũng sẽ được hưởng lợi nhiều hơn nữa.”

Đối với những người có ảnh hưởng, nhà sáng tạo nội dung, hay người làm marketing, giờ đây có thể sử dụng các công cụ của Adobe một cách dễ dàng hơn để xây dựng ảnh đại diện kỹ thuật số (Digital Avatar), các hình ảnh đại diện cho thương hiệu và hơn thế nữa.

Trước khi được Adobe mua lại, Rephrase.ai cũng đã gọi được nhiều triệu USD từ các quỹ đầu tư khác nhau.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Tập đoàn Toshiba sẽ hủy niêm yết và tái cấu trúc kinh doanh

Tập đoàn Toshiba sẽ hủy niêm yết vào ngày 20/12, chấm dứt lịch sử 74 năm niêm yết trên sàn chứng khoán.

Tập đoàn Toshiba sẽ hủy niêm yết và tái cấu trúc kinh doanh
Tập đoàn Toshiba sẽ hủy niêm yết và tái cấu trúc kinh doanh

Thương vụ mua lại Tập đoàn Toshiba của Quỹ đầu tư đối tác công nghiệp Nhật Bản đã hoàn thành. Toshiba sẽ hủy niêm yết trên sàn chứng khoán Tokyo và sàn chứng khoán Nagoya vào cuối tháng 12 tới, sau đó sẽ tiến hành tái cơ cấu để vực dậy hoạt động kinh doanh.

Sau khi hoàn thành chương trình chào mua, Tập đoàn Toshiba đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường vào ngày 22/11 và quyết định hủy niêm yết của tập đoàn trên các sàn chứng khoán vào ngày 20/12 tới.

Báo Nikkei cho biết, Quỹ Đối tác công nghiệp Nhật Bản đã thực hiện thương vụ chào mua đối với Toshiba, tỷ lệ đăng ký cổ đông là 78,65%, vượt quá 67,7% số cổ đông cần thiết để tiến hành đại hội cổ đông.

Tại Đại hội cổ đông bất thường đề xuất hợp nhất cổ phiếu để chuyển tập đoàn Toshiba thành tập đoàn tư nhân đã được thông qua. Tập đoàn này sẽ hủy niêm yết vào ngày 20/12, chấm dứt lịch sử 74 năm niêm yết trên sàn chứng khoán.

Quỹ Đối tác công nghiệp Nhật Bản – đơn vị thực hiện thương vụ chào mua này – có kế hoạch hồi sinh tập đoàn Toshiba với một kế hoạch kinh doanh mới và sự điều hành ổn định của cổ đông thống nhất.

Theo thông tin trên báo Asahi, Toshiba có bốn lĩnh vực kinh doanh chủ chốt bao gồm điện hạt nhân, xây dựng cơ sở hạ tầng (đường sắt, xử lý nước), thiết bị bán dẫn và công nghệ thông tin.

Các lĩnh vực này bị chia tách năm 2017 nhằm mở rộng sự phát triển, nhưng cơ chế quản lý bị chồng chéo. Quỹ Đối tác công nghiệp Nhật Bản cho biết sẽ tái hợp nhất bốn công ty thuộc bốn lĩnh vực này để làm trụ cột cho kế hoạch khôi phục hoạt động kinh doanh.

Về kế hoạch trở lại của Toshiba, báo Mainichi cho biết, trong quá trình khủng hoảng, tập đoàn đã bán đi các lĩnh vực kinh doanh có thế mạnh như năm 2016 khi gặp khó khăn về tài chính, đã bán mảng kinh doanh thiết bị gia dụng và y tế; đến năm 2018 bán mảng kinh doanh bộ nhớ bán dẫn – lĩnh vực có lợi nhuận lớn vào thời điểm đó.

Sự trở lại của Toshiba dự báo rất khó khăn, hiện nay doanh thu đã giảm một nửa. Nếu doanh thu năm 2015 của Toshiba là 44,67 tỷ USD thì đến năm 2023 chỉ còn 22,67 tỷ USD.

Toshiba dự kiến sẽ cắt giảm nhân sự và hợp nhất các công ty con, nhất là các công ty con kinh doanh thua lỗ. Tập đoàn sẽ tập trung vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng và lượng tử làm trụ cột cho chiến lược tăng trưởng sau quá trình tái cơ cấu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Net Zero là gì? Tất cả những gì cần biết về Net Zero

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu về một trong những thuật ngữ rất phổ biến hiện nay trong bối cảnh chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp đó là Net Zero hay Net Zero Carbon Emissions (lượng phát thải ròng bằng 0). Vậy thực chất Net Zero là gì và mục tiêu của các doanh nghiệp khi theo đuổi chiến lược Net Zero Carbon Emissions là gì?

Net Zero là gì
Net Zero là gì? Mục tiêu của Net Zero Carbon Emissions

Trong khi biến đổi khí hậu vẫn tiếp tục là thách thức không chỉ với doanh nghiệp mà còn cả với các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các mục tiêu về giảm phát thải khí carbon, trung hoà carbon hay phát thải bằng 0 (Net Zero) tiếp tục là ưu tiên hàng đầu cần theo đuổi và đạt được.

Net Zero là gì?

Là khái niệm được sử dụng trong bối cảnh kinh tế, Net Zero (lượng phát thải ròng bằng 0) là trạng thái lý tưởng trong đó lượng khí nhà kính (GHG) được thải vào bầu khí quyển trái đất được cân bằng với lượng GHG bị loại bỏ. Những nỗ lực khử carbon (Net Zero Carbon Emissions) là nền tảng cần thiết để đạt được mục tiêu Net Zero hay lượng khí thải bằng 0.

Hiểu đúng về khái niệm Net Zero trong phạm vi kinh tế và môi trường.

Nếu bạn thường xuyên theo dõi các tin tức hay nội dung về các chủ đề như tính bền vững (Sustainability) và biến đổi khí hậu (Climate Change), bạn có thể đã nghe thấy thuật ngữ Net Zero, tuy nhiên, để thực sự hiểu được khái niệm này, bạn cần biết nhiều hơn chỉ là về mặt thuật ngữ hay tên gọi đơn thuần.

Lượng khí thải nhà kính (GHGs) vào bầu khí quyển đạt mức bằng 0 tức Net Zero khi mức phát thải khí nhà kính thải vào khí quyển ít nhất là bằng với lượng khí thải đó bị loại bỏ. Trung hòa carbon theo đó cũng là khái niệm mô tả điểm cân bằng này.

CO2 (khí Carbon) là một loại khí (gas) được tìm thấy trong bầu khí quyển của Trái đất — và nó là một phần của không khí trên hành tinh, cùng với các loại khí khác như nitơ, oxy hay metan. CO2 có thể giúp giữ nhiệt, nhưng nếu nó có quá nhiều có thể gây ra các vấn đề, chẳng hạn như các đợt nắng nóng hoặc lũ lụt.

Tất cả các ngành công nghiệp khác — không chỉ riêng ngành năng lượng —  theo đó cần phải đạt được mục tiêu Net Zero để tránh một hành tinh bị ảnh hưởng hay thậm chí là bị huỷ hoại.

Khử hay trung hoà carbon là gì?

Khử carbon là giảm thiểu, ngừng hoặc giảm lượng khí carbon trong khí quyển. Nó đạt được bằng cách chuyển sang các nguồn năng lượng hoặc vật liệu thải ra ít carbon hơn.

Hạn chế sự tích tụ khí nhà kính trong khí quyển sẽ là cần thiết để ngăn chặn sự nóng lên vĩnh viễn của hành tinh và những hậu quả thảm khốc khác liên quan đến vấn đề môi trường. Những nỗ lực này được gọi là quá trình khử carbon.

Ở nhiều doanh nghiệp, quốc gia và tổ chức khác hiện đã cam kết khử carbon hoặc thực hiện chuyển đổi dần về mức Net Zero trong những năm tới. Trong khi các ngành công nghiệp như điện, dầu khí và vận tải thường được coi là những ngành phát thải lớn nhất, tất cả các ngành khác cũng đều cần nỗ lực hướng tới quá trình khử carbon này.

Do nhiều yếu tố cấp bách, mục tiêu Net Zero có ý nghĩa quan trọng ở cấp độ toàn cầu. Bảy hệ thống năng lượng và có sử dụng liên quan đến tài nguyên đất chính là điện, công nghiệp, di chuyển, xây dựng, nông nghiệp, lâm nghiệp và chất thải hiện liên đới nhiều nhất đến việc phát thải và do đó tất cả các ngành này sẽ cần phải trải qua quá trình chuyển đổi, khử carbon và cuối cùng là đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero).

Bên cạnh các giải pháp trực tiếp, những hành động thay thế khác như sử dụng nguồn năng lượng phát thải ít carbon, chẳng hạn như năng lượng mặt trời và năng lượng gió thực sự rất hữu ích.

Tận dụng tính tuần hoàn (nền kinh tế tuần hoàn) cũng có thể là một đòn bẩy đáng kể cho quá trình khử carbon này.

Quá trình đạt được mục tiêu Net Zero hay chuyển đổi dần về Net Zero sẽ liên quan đến điều gì?

Khi nói về khái niệm Net Zero hay mô tả quá trình chuyển đổi lượng khí thải ròng bằng 0, dưới đây là 6 đặc điểm chính có liên quan:

  • Sức ảnh hưởng toàn cầu. Tất cả các hệ thống năng lượng và sử dụng tài nguyên đất sẽ cần phải được chuyển đổi, điều này ảnh hưởng đến mọi quốc gia và mọi lĩnh vực của nền kinh tế, dù là trực tiếp hoặc gián tiếp.
  • Có ý nghĩa rất quan trọng. Chi tiêu cho các tài sản vật lý, những thứ có thể giúp đạt mục tiêu Net Zero sẽ cần phải tăng từ mức 3,5 nghìn tỷ USD chi tiêu mỗi năm hiện nay lên 9,2 nghìn tỷ USD mỗi năm. Tổng chi tiêu đến năm 2050 có thể đạt 275 nghìn tỷ USD.
  • Mức chi tiêu sẽ giảm dần. Chi tiêu cho tài sản vật lý có thể nhiều hơn đáng kể trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi, có khả năng tăng lên gần 9% GDP toàn cầu từ năm 2026 đến năm 2030 (so với mức dưới 7% vào năm 2022), tuy nhiên con số này sau đó sẽ giảm dần. Tương tự, giá điện có thể tăng trong một khoảng thời gian trước khi ổn định hoặc giảm dần.
  • Không đồng đều. Các lĩnh vực chiếm khoảng 20% nền kinh tế toàn cầu sẽ chịu ảnh hưởng kinh tế nhiều nhất từ quá trình chuyển đổi về Net Zero. Ngoài ra, các nước đang phát triển và các khu vực giàu nhiên liệu dễ bị ảnh hưởng hơn trước những thay đổi về sản lượng, trữ lượng vốn và việc làm vì các lĩnh vực dễ bị ảnh hưởng chiếm phần tương đối lớn trong nền kinh tế của họ.
  • Nhiều rủi ro. Quá trình chuyển đổi có thể dẫn đến yếu tố giá cả và nguồn cung năng lượng không ổn định nếu không được quản lý một cách cẩn thận.
  • Nhiều cơ hội. Quá trình chuyển đổi phát thải ròng bằng 0 hay Net Zero sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới và thị trường mới cho các sản phẩm có lượng phát thải thấp.

Làm thế nào các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể tạo ra giá trị trong quá trình chuyển đổi về mục tiêu Net Zero?

Khi động lực hướng tới Net Zero là mục tiêu không thể thay thế, các nhà đầu tư, khách hàng và cơ quan quản lý đã bắt đầu nâng cao kỳ vọng của họ đối với các doanh nghiệp.

Gần 90% lượng khí thải hiện đang được đặt mục tiêu giảm theo các cam kết về mức bằng 0 và các tổ chức tài chính chịu trách nhiệm về vốn hiện có hơn 130 nghìn tỷ USD đã cam kết rằng họ sẽ quản lý những tài sản này theo lộ trình tương tự.

Để theo kịp xu hướng này, thay vì chỉ đơn giản là quan sát và ủng hộ, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần chuyển sang thế tấn công, nỗ lực đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với khí hậu cũng như ưu tiên cho năng lượng xanh trong quá trình sản xuất.

Để có thể có nhiều cơ hội hơn, dưới đây là các chiến thuật mà doanh nghiệp có thể áp dụng:

  • Chuyển đổi danh mục đầu tư kinh doanh, đặc biệt chú ý sang các phân khúc ngành hàng có tiềm năng tăng trưởng cao.
  • Xây dựng các mảng kinh doanh xanh cho phép doanh nghiệp thâm nhập sớm vào các thị trường mới.
  • Tạo ra sự khác biệt bằng các sản phẩm xanh và các đề xuất giá trị mới (USP) trên các thị trường hiện tại để từ đó giành thị phần và bán với giá cao hơn.
  • Thực hành khử carbon trên các chuỗi cung ứng hiện có.

Còn yếu tố công nghệ khí hậu thì sao?

Công nghệ khí hậu (Climate Technology) là bất kỳ công nghệ nào có tác dụng giảm lượng khí thải hoặc giải quyết các tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nó bao gồm nhiều hạng mục khác nhau, tất cả đều nhằm mục đích làm chậm quá trình nóng lên toàn cầu và chuyển đổi các hoạt động sang trạng thái xanh hơn, tức hướng tới mục tiêu Net Zero.

Hiện nay, đa phần các công nghệ giảm phát thải vẫn đang ở giai đoạn nghiên cứu và phát triển (R&D).

Dưới đây 5 lĩnh vực chính mang lại nhiều hứa hẹn khi nói đến công nghệ môi trường và biến đổi khí hậu:

  • Điện khí hóa: bao gồm pin xe điện (EV) và hệ thống quản lý tòa nhà hiệu quả hơn.
  • Nông nghiệp: bao gồm các thiết bị nông nghiệp không phát thải và các nỗ lực kỹ thuật sinh học.
  • Hydro hoá: bao gồm cả nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất với chi phí thấp.
  • Các công nghệ khử carbon trong các lĩnh vực khó giảm thiểu hoặc loại bỏ lượng khí thải nhà kính ra khỏi bầu khí quyển.
  • Tính tuần hoàn (nền kinh tế tuần hoàn): nghĩa là tái sử dụng các sản phẩm khi chúng kết thúc vòng đời sử dụng của nó.

Về tổng thể, các công nghệ khí hậu vừa giúp cải thiện các quy trình hiện có nhằm giảm lượng carbon vừa đưa ra các cách mới để tích cực ngăn chặn lượng khí được phát thải vào khí quyển hoặc loại bỏ carbon ra khỏi khí quyển.

Khi nóng lên toàn cầu vẫn là chủ đề được quan tâm nhất từ cả khía cạnh quản trị doanh nghiệp lẫn chính phủ, các chiến lược hay mục tiêu đạt được Net Zero sẽ ngày càng được coi trọng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Vinamilk hiện chiếm gần 50% thị phần sữa trong nước

Vinamilk hiện sở hữu danh mục 250 dòng sản phẩm đáp ứng hầu hết nhu cầu về sữa ở mọi lứa tuổi.

Vinamilk chiếm gần 50% thị phần sữa trong nước
Vinamilk chiếm gần 50% thị phần sữa trong nước

Mỗi ngày thu lời gần 100 tỷ đồng

Được thành lập từ năm 1976, với gần 50 năm kinh nghiệm, CTCP Sữa Việt Nam – VNM đã tạo dựng được nhận diện thương hiệu vững mạnh với danh mục sản phẩm bao gồm sữa nước, sữa bột, sữa chua, sữa đặc và các loại đồ uống khác.

VNM sở hữu chuỗi giá trị bền vững từ nguồn nguyên liệu (với 15 trang trại và 140.000 con bò) tới khâu sản xuất và phân phối. Số liệu từ báo cáo của VnDirect cho biết, so với các doanh nghiệp cùng ngành, công ty có năng lực sản xuất lớn nhất (16 nhà máy) và hệ thống phân phối rộng nhất (200.000 điểm bán hàng và 200 nhà phân phối độc quyền).

Tính đến tháng 9/2023, VNM đang vận hành 657 cửa hàng “Giấc mơ sữa Việt” (tăng 11cửa hàng so với đầu năm) và 67 cửa hàng sữa Mộc Châu (tăng 14 cửa hàng so với đầu năm). Công ty có kế hoạch thay đổi tên thương hiệu “Giấc mơ sữa Việt” sang “Vinamilk”.

Vinamilk là công ty lớn nhất ngành sữa Việt Nam với khoảng 50% thị phần. Công ty sở hữu danh mục 250 dòng sản phẩm đáp ứng hầu hết nhu câù về sữa ở mọi lứa tuổi.

Trong 2023, doanh thu từ thị trường nội địa đóng góp 83,7% vào tổng doanh thu của VNM. Tính theo các danh mục ngành hàng, sữa nước đóng góp tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu, theo sau là sữa chua và sữa bột.

Trong cơ cấu doanh thu, quý 3/2023, doanh thu từ thị trường nội địa đạt 13.253 tỷ đồng, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng chung 9 tháng đầu năm đạt 37.904 tỷ đòng, hoàn thành 70,5% kế hoạch năm 2023.

Doanh thu nội địa giảm do sản lượng bán ước tính giảm khoảng 4% so với cùng kỳ do nhu cầu yếu và không còn yếu tố hỗ trợ về giá trong quý 3/2023 so với quý 3/2022.

Doanh thu xuất khẩu tăng 5,0% so với cùng kỳ nhờ sự ổn định tại thị trường Trung Đông và Đông Nam Á. Trong 9 tháng đầu năm, VNM đạt doanh thu 6.983 tỷ đồng từ thị trường nước ngoài. Thêm vào đó, VNM đã ký thỏa thuận hợp tác hai doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu – phân phối sữa để đưa sản phẩm sữa vào thị trường tiềm năng này.

Công ty cũng xuất khẩu được 1.246 tỷ đồng sản phẩm sang thị trường nước ngoài. 9 tháng đầu năm, thị trường nước ngoài mang lại 5.325 tỷ đồng cho VNM.

Doanh thu từ các công ty nước ngoài tăng nhẹ 1,9% so với cùng kỳ chủ yếu nhờ doanh thu Angkormilk tăng 10% so với cùng kỳ.

Trong quý 3, chi phí bán hàng của VNM cũng tăng 3,7% so với cùng kỳ do công ty tăng cường các hoạt động trưng bày, khuyến mãi qua đó khôi phục 2 điểm % thị phần so với tháng 1.

Cùng với đó, thu nhập tài chính tăng mạnh 90,8% so với cùng kỳ nhờ lãi tiền gửi tăng 46,7% trong môi trường lãi suất cao. Tổng chung, lợi nhuận gộp của VNM trong 3 quý đầu năm đạt 25.910 tỷ đồng.

Lợi nhuận ròng quay lại đà tăng trưởng.

Từ tháng 9/2023 VNM đã ra mắt dòng sản phẩm sữa nước với bao bì mới, gây ấn tượng với người tiêu dùng bởi sự trẻ trung và năng động. Thêm vào đó, công ty cũng tổ chức nhiều hoạt động marketing như dùng thử sản phẩm, tặng quà tại các điểm bán hàng để tương tác trực tiếp và nâng cao nhận diện thương hiệu mới với người tiêu dùng. Nhờ đó, thị phần của công ty cải thiện 2 điểm % so với đầu năm trong tháng 9/2023.

Ban lãnh đạo dự phóng nhu cầu tiêu thụ vẫn sẽ duy trì ở mức thấp trong năm 2024 tuy nhiên sẽ dần hồi phục về cuối năm. Công ty vẫn duy trì các hoạt động khuyến mại nhằm thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng và tập trung vào các sản phẩm sữa hữu cơ phù hợp với xu hướng tiêu dùng mới hiện nay.

Nói về kế hoạch kinh doanh của VNM, Công ty chứng khoán VnDirect nhận định, năm 2024, sản lượng bán nội địa tăng 2,0% so với cùng kỳ nhờ công ty tăng cường các chiến dịch marketing gần gũi với văn hóa Việt Nam và xu hướng tiêu dùng của giới trẻ và ra mắt các dòng sản phẩm với bao bì mới.

“Chúng tôi cho rằng sản lượng bán tăng sau ba năm giảm liên tiếp là tín hiệu tích cực cho thấy chiến lược tái định vị thương hiệu đang phát huy hiệu quả giúp công ty kiếm lại thị phần trên thị trường sữa nội địa. Trong khi đó, giá bán trung bình dự phóng tăng nhẹ 1,0% so với cùng kỳ. Do vậy chúng tôi kỳ vọng doanh thu nội địa tăng 3,0% so với cùng kỳ trong 2024.

Chúng tôi kỳ vọng công ty ghi nhận doanh thu xuất khẩu tăng 5,1%/5,0% so với cùng kỳ trong 2023 – 2024 nhờ thị trường Trung Đông và Đông Nam Á tăng trưởng ổn định. Trong tháng 9/2023 VNM đã ký thỏa thuận hợp tác hai doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu – phân phối sữa để đưa sản phẩm sữa vào thị trường tiềm năng này.

Thêm vào đó, chúng tôi dự phóng doanh thu các công ty con tại nước ngoài tăng 11,3%/7,6% so với cùng kỳ trong 2023 – 2024 chủ yếu nhờ tăng trưởng doanh thu từ Angkormilk. Nhìn chung, chúng tôi kỳ vọng doanh thu của VNM tăng 2,5%/3,6% so với cùng kỳ trong 2023 – 2024″, báo cáo của VnDirect nhận định.”

Trong một diễn biến khác, VNM đã chốt hợp đồng giá bột sữa nguyên kem tới quý 1/2024. Ban lãnh đạo cho rằng giá bột sữa ghi nhận sự cải thiện trong tháng 10/2023 do Trung Quốc có tín hiệu nhập khẩu trở lại. Tuy nhiên, công ty kỳ vọng giá bột sữa nguyên kem sẽ được giao dịch ở mức trung bình 2.500 USD/tấn, mức tương đương năm 2020 do nhu cầu nhập khẩu tại Trung Quốc chưa phục hồi đáng kể.

Về tiến độ trang trại, hiện trang trại tại Lào của VNM đang có 2.000 con với năng suất cho sữa cao hơn các trang trại tại Việt Nam. Công ty dự kiến nhập khẩu thêm 6.000 con bò, tăng tổng số lượng trong đàn bò lên 8.000 con tại Lào.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Pha Lê | Markettimes

Doanh thu quảng cáo của YouTube giảm mạnh tính từ quý 4 năm 2021

‏Theo Variety, doanh thu quảng cáo hàng quý của YouTube đã giảm 2,6% từ 6,87 tỷ USD năm ngoái xuống còn 6,69 tỷ USD trong quý đầu tiên của năm nay. Doanh thu của YouTube cũng đã giảm 7,8% trong quý 4 năm 2022 sau khi giảm 1,9% trong quý trước đó.

Doanh thu quảng cáo của YouTube giảm mạnh tính từ quý 4 năm 2021
Doanh thu quảng cáo của YouTube giảm mạnh tính từ quý 4 năm 2021

Trong những ngày qua, chiến dịch triệt tiêu các trình chặn quảng cáo của YouTube đã gây ra là sóng phản đối gay gắt từ người dùng. Nhìn từ phía người dùng, có vẻ như quảng cáo (Advertising) trên YouTube đã ngoài sức chịu đựng của họ.

Người dùng không chỉ phải xem quảng cáo trong video, mà còn có quảng cáo ngoài video, xuất hiện trên khắp trang chủ YouTube. Quảng cáo độc hại, lừa đảo tràn làn cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người ngao ngán.

Không chỉ thế, một số người dùng muốn có các tính năng bổ sung mà Premium không cung cấp được, điển hình như khả năng xem lượt Like và Dislike của một video.

Nhưng trên thực tế, việc người dùng muốn có một YouTube miễn phí và không quảng cáo là bất khả thi. Có vẻ đây sẽ là một ý kiến kỳ lạ, nhưng chúng ta hãy thử nhìn lại vấn đề quảng cáo từ phía YouTube.

Cuộc chiến chặn quảng cáo nhìn từ phía YouTube.

Nếu xem việc YouTube ra sức ngăn cản trình chặn quảng cáo giống như đang “tuyên chiến” với người dùng, thì rất dễ để nhận định YouTube (hay nói rộng hơn là Google) chính là kẻ tấn công, và những người dùng trình chặn quảng cáo là phe bị công kích. Tuy nhiên, câu thành ngữ “Không có lửa làm sao có khói” dường như khá đúng ở đây.

Khi Google mua YouTube vào năm 2006, trang web non trẻ này vẫn không tạo ra một đồng lãi nào, dù nó vốn đã là một hiện tượng văn hóa, với các video lan truyền được xem hàng triệu lần mỗi ngày, nhưng lại không kiếm được tiền. Phải đến năm 2009, Google mới thu được lợi nhuận đầu tiên từ khoản đầu tư 1,65 tỷ USD vào trang chia sẻ video này. Google làm được điều này thông qua một nguồn doanh thu duy nhất: quảng cáo.

Kể từ năm 2009, Google tiếp tục phụ thuộc chủ yếu vào doanh thu quảng cáo để duy trì hoạt động của YouTube. Việc giới thiệu YouTube Premium — một dịch vụ đăng ký trả phí cung cấp YouTube và YouTube Music không có quảng cáo — đã tăng doanh thu lên một chút nhưng vẫn không thấm vào đâu so với những gì Google kiếm được từ quảng cáo, chỉ tính riêng năm 2022 đã đạt hơn 29 tỷ USD.

Hàng tỷ USD đó được chia sẻ một phần với những nhà sáng tạo nội dung trên YouTube. Một phần lớn khác dùng để giúp trang web hoạt động: trả lương nhân viên, phát triển và tất nhiên là duy trì số lượng máy chủ cực lớn cần thiết để lưu trữ khoảng 3,7 triệu video được tải lên YouTube mỗi ngày. Bất cứ doanh thu nào còn sót lại sẽ được chuyển đến túi của Google.

YouTube nhất định phải kiếm được tiền để tồn tại. Google chưa bao giờ công khai về chi phí lưu trữ, băng thông, nhân viên, v.v. của dịch vụ, nhưng ước tính nó lên tới hàng triệu USD mỗi ngày. Ngay cả khi Google quyết định điều hành YouTube “vì lòng tốt” mà không quan tâm đến lợi nhuận, họ vẫn cần kiếm được hàng tỷ USD mỗi năm chỉ để hòa vốn. Trên thực tế, doanh thu quảng cáo của công ty đang giảm.‏

YouTube cần phải có lãi.

Google ngày càng muốn tăng doanh thu từ YouTube, và quảng cáo chính là thứ mà họ tìm đến. Tại thời điểm này, quảng cáo xuất hiện ở khắp mọi nơi trên YouTube, ngay cả ở ngoài màn hình chính và trong chính các video. Google có thể đã kỳ vọng điều này sẽ thúc đẩy nhiều người đăng ký Premium hơn, tuy nhiên, nó lại chủ yếu khiến người ta muốn dùng các trình chặn quảng cáo và điều này đã ảnh hưởng đến doanh thu của YouTube.

‏Theo Variety, doanh thu quảng cáo hàng quý của YouTube đã giảm 2,6% từ 6,87 tỷ USD năm ngoái xuống còn 6,69 tỷ USD trong quý đầu tiên của năm nay. Doanh thu của YouTube cũng đã giảm 7,8% trong quý 4 năm 2022 sau khi giảm 1,9% trong quý trước đó.

Việc một công ty mất doanh thu tất nhiên không phải là một điều tốt. YouTube đang phải chịu sự cạnh tranh với các nền tảng khác như TikTok hay Instagram Reels.

Và Google không phải chỉ cần lo lắng đến chi phí máy chủ và nhân viên. Họ cũng cần phải kiếm đủ tiền để trả cho hàng triệu nhà sáng tạo nội dung, vì đây là nhân tố cốt lõi khiến người xem gắn kết với YouTube. Những nhà sáng tạo đó không thể làm việc miễn phí, do đó Google còn phải chi thêm nhiều triệu USD mỗi ngày để duy trì mức độ hấp dẫn cho YouTube.

Là một doanh nghiệp, Google tất nhiên quan tâm chủ yếu đến lợi nhuận, vì vậy YouTube cần kiếm nhiều hơn mức chỉ vừa đủ để trang trải chi phí và trả tiền cho nhà sáng tạo.

Google cần thêm hàng tỷ USD mỗi năm cho những chi phí đó. Nhiều tỷ USD này sẽ đến từ đâu?

YouTube Premium có thể tạo ra doanh thu cho YouTube nhưng không thể bằng doanh thu được tạo ra từ quảng cáo. Doanh thu YouTube Premium đến từ phí đăng ký hàng tháng do người dùng chọn.

Ngược lại, quảng cáo tạo doanh thu dựa trên số lượt xem và số nhấp vào quảng cáo nhận trên YouTube. Các nhà quảng cáo trả tiền cho YouTube để hiển thị quảng cáo của họ và YouTube chia sẻ một phần doanh thu đó với người tạo nội dung dựa trên lượt xem và mức độ tương tác của video.

Mặc dù YouTube Premium có thể tạo ra doanh thu cho nền tảng này nhưng nó khó có thể đủ để chi trả mọi thứ. Hơn nữa, theo một nhà sáng tạo nội dung YouTube chia sẻ trên Reddit, YouTube không hưởng toàn bộ doanh thu từ phí đăng ký Premium, mà doanh thu đó cũng sẽ được chia sẻ với các nhà sáng tạo nội dung.

Giải pháp tốt nhất của Google cho vấn đề này là quảng cáo. Quảng cáo giúp mọi người có thể sử dụng trang web miễn phí — cả để xem và tải video lên. Đối với những người không thể chịu được quảng cáo, Google cung cấp YouTube Premium.

Đối với những người không thể xem quảng cáo hoặc trả tiền cho Premium, luôn có tùy chọn thứ ba theo góc nhìn của Google, đó là không xem YouTube. Và họ thực sự đã làm như vậy trong chiến dịch càn quét trình chặn quảng cáo mới nhất.

Cuối cùng, đó là một cái vòng luẩn quẩn giữa người xem, nhà sáng tạo nội dung, và YouTube: Người dùng xem video từ nhà sáng tạo, YouTube cần trả phí cho nhà sáng tạo để khuyến khích họ đăng video, và người dùng sẽ trả số tiền đó nếu không nền tảng YouTube sẽ sụp đổ.

Quảng cáo trên YouTube: Đi tìm điểm cân bằng.

Chúng ta đã biết cuộc chiến này có hai phía, nhưng trên thực tế, vẫn còn một bên nữa âm thầm tham gia, mà sẽ được đề cập đến sau.

Hiện tại, nhìn từ hai phía của cuộc chiến quảng cáo, thì giải pháp là gì? Một nhóm ít người dùng khăng khăng rằng không bao giờ nên trả tiền cho YouTube và quảng cáo phải biến mất hoàn toàn. Đối với những người này, cách duy nhất để họ hài lòng là có thể sử dụng YouTube miễn phí mà không có quảng cáo ở bất cứ đâu.

Không cần phải nói, đây là một lập luận buồn cười. Google là một doanh nghiệp và cần kiếm tiền. YouTube là một sản phẩm đắt đỏ để duy trì. Nếu mọi người có thể sử dụng nó mà không cần xem quảng cáo và không đăng ký Premium thì nền tảng này sẽ chết. Nó cần tiền, giống như mọi việc kinh doanh khác.

Nhiều người khác chỉ bất mãn với một số quảng cáo. Họ muốn quảng cáo trong video biến mất vì chúng làm gián đoạn trải nghiệm xem, hoặc ít nhất là YouTube nên kiểm soát quảng cáo tốt hơn để không còn những quảng cáo nhạy cảm, lừa đảo, đồng thời giới hạn lượng quảng cáo ở mức hợp lý trong video. Các quảng cáo khác ngoài video vẫn ổn.

Những nhà sáng tạo quảng bá nội dung được tài trợ cũng không sao, bởi vì những người sáng tạo đó sẽ mất khán giả nếu họ quảng cáo loại nội dung này quá nhiều, vì vậy đó là một hệ thống tự kiểm soát.

Một nhóm khác sẵn sàng trả tiền cho YouTube Premium. Tuy nhiên, mong muốn đăng ký này nên xóa mọi quảng cáo khỏi trang web, bao gồm cả nội dung được tài trợ trong chính video đó. Premium cũng nên cung cấp các tính năng mà người dùng muốn và đã sử dụng thông qua các ứng dụng bên thứ ba chẳng hạn như Vanced. YouTube Premium nên có giá rẻ hơn nếu người dùng không mua YouTube Music Premium.

Đây là lúc mà ý kiến của phía thứ ba cần được xem xét, đó chính là các nhà phát triển trình chặn quảng cáo.

Một “thỏa thuận đình chiến” với YouTube dường như khó xảy ra trong tương lai gần, nhưng các nhà cung cấp công cụ chặn quảng cáo, nhà phát hành và nhà quảng cáo đã cố gắng đạt được thỏa thuận trung lập về các định dạng quảng cáo ít rắc rối hơn mà các trình chặn quảng cáo sẽ cho phép thông qua.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Tuấn Nguyễn | Markettimes

Để giải quyết các vấn đề lớn, doanh nghiệp cần khiến nhân viên trở thành một phần không thể thiếu

Với tư cách là những nhà lãnh đạo doanh nghiệp, để có thể giải quyết các vấn đề lớn, doanh nghiệp cần khiến nhân viên trở thành một phần không thể thiếu, họ phải cảm giác được tính liên kết tới sứ mệnh của doanh nghiệp.

Để giải quyết các vấn đề lớn, doanh nghiệp cần khiến nhân viên trở thành một phần không thể thiếu
Để giải quyết các vấn đề lớn, doanh nghiệp cần khiến nhân viên trở thành một phần không thể thiếu

Trong phạm vi doanh nghiệp, bất kể cấp bậc của nhân viên của bạn là gì, hầu hết trong số họ đều muốn tin rằng những gì họ làm hàng ngày đều quan trọng, đều tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế, ý nghĩa về công việc thực sự là thứ rất khó tìm kiếm.

Dù cho công việc hiện tại của nhân viên là gì hay họ thuộc bộ phận nào, việc phải đối mặt với những khó khăn trong công việc là điều khó tránh khỏi. Cũng chính vì điều này mà một trong những kỹ năng hàng đầu của một nhà lãnh đạo đó là xây dựng cảm hứng làm việc cho nhân viên của mình.

Trong khi tiền lương rõ ràng là nhu cầu hết sức căn bản, bản chất của con người là muốn dành thời gian để làm những việc gì đó có ý nghĩa hơn là chỉ kiếm tiền. Cũng từ góc nhìn này, các nhà lãnh đạo giỏi là những người sẽ tìm mọi cách để kết nối công việc của nhân viên với điều gì đó lớn lao hơn ví dụ như sứ mệnh của doanh nghiệp với xã hội.

Một môi trường làm việc đầy cảm hứng — và đi kèm với khả năng thúc đẩy hiệu suất chính là phần thường có được cho cả nhân viên, nhà lãnh đạo và doanh nghiệp.

Xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp nơi mọi thành viên trong đội nhóm đều cảm thấy mình là một phần của sứ mệnh lớn hơn.

Trong hầu hết các doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp thường sẽ bao gồm nhiều bộ phận hay phòng ban khác nhau, mỗi phòng ban lại có những nhân viên hàng ngày thực hiện các công việc tạo ra các kết quả khác nhau.

Về bản chất, vì chỉ là một thành viên nhỏ của một tổ chức lớn, các nhiệm vụ trực tiếp của họ hiếm khi liên quan đến các bức tranh lớn hơn như tốc độ tăng trưởng, thị phần, doanh số bán hàng, hay các tác động của nó đến xã hội bao gồm cả cuộc sống của khách hàng.

Nếu mọi thứ chỉ dừng lại ở đây, rõ ràng là ít có nhân viên nào có thể cảm nhận được sự quan trọng hay ý nghĩa của các công việc hàng ngày mà họ đang làm, cũng từ đây, các khái niệm về chiến lược hay mục tiêu chung của doanh nghiệp đối với họ dường như là thứ rất khó nắm bắt.

Với tư cách là một nhà lãnh đạo, bạn cần phải xoá bỏ rào cản này, xây dựng các bằng chứng kết nối các công việc của họ tới bức tranh chung của doanh nghiệp. Bức tranh chung của doanh nghiệp không chỉ có doanh số hay lợi nhuận vốn thuộc về doanh nghiệp mà còn cả sứ mệnh của doanh nghiệp với khách hàng, cộng đồng và xã hội nói chung.

Điều này cũng có nghĩa là, đứng trước bất cứ bối cảnh nào của doanh nghiệp, dù là khó khăn hay thắng lợi, họ luôn cảm nhận được hình ảnh của mình ở trong đó, cách họ đóng góp và giải quyết thách thức chung của doanh nghiệp.

Chiến lược của doanh nghiệp giờ đây không chỉ còn là câu chuyện của nhà lãnh đạo, nó còn là một phần trách nhiệm và quyền lợi của chính nhân viên.

Các nhà lãnh đạo khác nhau làm điều này theo những cách khác nhau.

Khi điều hành quỹ cùng tên của mình, Bill Gates và Melinda Gates, trong hơn hai thập kỷ, đã nỗ lực một cách có chủ ý để cho các nhân viên (và cả các nhà đầu tư) của mình thấy rằng mọi người cần phải nỗ lực và làm việc nhiều hơn nữa để các dự án của doanh nghiệp có thể thành công.

Với các dự án, họ bắt đầu với những trang giấy trắng và sau đó lấp đầy nó bằng những phát hiện, câu trả lời hay kết quả mà họ tìm thấy, dù là từ các cuộc nghiên cứu, khảo sát hay tranh luận.

Văn hóa học tập liên tục này không chỉ khiến mỗi ngày làm việc của nhân viên trở nên mới mẻ mà còn khiến công việc của họ trở nên trọn vẹn hơn theo những cách thực tế và hữu hình.

Một ví dụ khác rất đáng học hỏi là của Greg Page, Giám đốc điều hành lâu năm của Cargill, một trong những tập đoàn lớn nhất toàn cầu có trụ sở tại Mỹ.

Giữa nạn đói ở châu Phi, Page quyết định từ bỏ một số công việc của mình, quyên góp 10.000 tấn gạo (tương đương khoảng 22 triệu bảng Anh) để giúp nuôi sống những người dân đang trong tình trạng đói khát.

Khi được hỏi về điều đó, Page chỉ nói đơn giản: “Đây là công việc của chúng tôi”. Hiển nhiên, vấn đề không nằm ở số tiền hay số gạo quyên góp, ẩn ý cho điều này chính là — sứ mệnh của họ là cung cấp thức ăn cho mọi người.

Nhà lãnh đạo này sau đó cũng đã nói rất nhiều về quyết định này vì ông muốn các đồng đội của mình cảm thấy hài lòng về bản thân và mục đích công việc của họ.

Tương tự, khi Paul Polman còn là Giám đốc điều hành của Unilever, một gã khổng lồ ngành FMCG, ông đã giúp đưa công ty vốn có mức lợi nhuận khổng lồ này trở về với ý nghĩa gốc rễ của nó.

Unilever bán hầu hết mọi thứ, từ nước xịt toàn thân Axe cho đến kem Ben & Jerry. Nhưng Polman muốn đội nhóm của mình và mọi người khác biết rằng công ty có mục đích cao hơn ngoài việc chỉ bán những sản phẩm này và tìm kiếm lợi nhuận.

Sau khi hỗ trợ cho chương trình tích cực rửa tay nhằm cải thiện vệ sinh và sức khỏe ở một số khu vực nghèo nhất thế giới, Polman nói rằng Unilever phục vụ nhiều hơn cho những khách hàng trả tiền và, theo một cách nào đó, nó là “tổ chức phi chính phủ lớn nhất thế giới”.

Điều mà mỗi nhà lãnh đạo này chia sẻ là niềm tin sâu sắc rằng sứ mệnh của họ là mang lại lợi ích cho nhân loại và quyết tâm khiến mọi người trong doanh nghiệp đều có cùng cảm hứng.

Thông thường, nhiều người quản lý cấp dưới phải tập trung vào nhiệm vụ và kết quả đầu ra (trực tiếp), nhưng người điều hành phải luôn nhìn được bức tranh toàn cảnh hơn, sau đó giúp đồng đội của mình nhìn thấy chính mình trong đó.

Trong khi các cách tiếp cận này có thể phải được thực hiện theo từng bước nhỏ và trong thời gian dài, nhưng đôi khi nó lại đòi hỏi những hành động dứt khoát vào những thời khắc quan trọng.

Ý nghĩa và mục đích của doanh nghiệp vốn là thứ không phải dễ dàng được truyền đạt, nhưng chúng có thể mang lại hiệu suất đáng kinh ngạc cho nhân viên, đội nhóm và cả tổ chức nói chung.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Sam Altman đang quay trở lại làm CEO OpenAI (và BOD đã có cấu trúc mới)

Theo nguồn tin từ TechCrunch có được từ những người thân cận, Sam Altman được cho là đang quay trở lại làm CEO của OpenAI.

Sam Altman đang quay trở lại làm CEO OpenAI
Sam Altman đang quay trở lại làm CEO OpenAI

Theo đó, Sam Altman sẽ trở lại OpenAI với tư cách là giám đốc điều hành (CEO), nguồn tin thân cận cho biết đó là kết quả sau 5 ngày thảo luận, tranh luận và thuyết phục căng thẳng giữa hội đồng quản trị OpenAI với Sam Altman ngay sau khi CEO này đột ngột bị sa thải.

OpenAI, công ty khởi nghiệp hiện có giá trị nhất ở Mỹ, cho biết họ đã đạt được “thỏa thuận về nguyên tắc làm việc” để Altman quay trở lại. Công ty khởi nghiệp này cũng đang cải tổ lại hội đồng quản trị của mình, loại bỏ một số thành viên không còn phù hợp và hơn thế nữa.

Cựu giám đốc điều hành Salesforce Bret Taylor, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Larry Summers và người sáng lập Quora Adam D’Angelo sẽ là thành viên hội đồng quản trị mới của OpenAI, trong đó Taylor sẽ giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị.

“Chúng tôi tin rằng đây là bước thiết yếu đầu tiên trên con đường hướng tới quản trị ổn định hơn, đầy đủ thông tin và hiệu quả hơn. Cả Sam, Greg và chúng tôi đã nói chuyện và nhất trí rằng họ có vai trò quan trọng cùng với đội ngũ lãnh đạo OpenAI trong việc đảm bảo công ty tiếp tục phát triển và xây dựng sứ mệnh của mình. Chúng tôi mong muốn được xây dựng mối quan hệ hợp tác bền chặt và mang lại giá trị của thế hệ AI tiếp theo này cho khách hàng và đối tác của chúng tôi.”

Emmett Shear, cựu giám đốc điều hành Twitch, người mới đây được bổ nhiệm làm lãnh đạo lâm thời của OpenAI, cho biết ông hài lòng với quyết định mới của OpenAI. “Khi đến với OpenAI, tôi không chắc con đường đúng đắn sẽ là gì, tuy nhiên tôi rất vui vì đã trở thành một phần của công ty, của các giải pháp do công ty xây dựng.”

[Cập nhật: Phó chủ tịch OpenAI cũng đang quay lại OpenAI khi Sam Altman trở về vị trí CEO].

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

YouTube sẽ bắt đầu chặn một số nội dung do AI tạo ra

Khi AI trở thành một mối nguy với YouTube trong việc ăn cắp bản quyền nội dung và sáng tạo, nền tảng mới đây đã công bố quy trình xét duyệt và chặn một số nội dung do AI tạo ra.

YouTube sẽ bắt đầu chặn một số nội dung do AI tạo ra
YouTube sẽ bắt đầu chặn một số nội dung do AI tạo ra

Theo đó, YouTube mới đây đã công bố quyết định cấm các bản hát lại (Cover) sử dụng công nghệ AI. Tuy nhiên, lệnh cấm sẽ chỉ dành cho các nội dung bắt chước con người.

Trong vài tháng tới, YouTube cho biết nền tảng sẽ bắt đầu xoá bỏ các nội dung AI bắt chước con người, đặc biệt là các nội dung đó bắt chước những người nổi tiếng hoặc có sức ảnh hưởng (Influencer).

YouTube cũng sẽ bắt đầu yêu cầu các nhà sáng tạo nội dung sử dụng các công cụ AI tổng hợp để phát hiện các nội dung do AI tạo ra trong video của họ. Nếu không tuân thủ điều này, các nhà sáng tạo có thể bị cấm tham gia Chương trình Đối tác của YouTube (YPP).

YouTube muốn loại bỏ các nội dung do AI tạo ra.

Bằng cách hợp tác với các hãng thu âm, YouTube sẽ bắt đầu ngăn chặn các nội dung do AI tạo ra, đặc biệt là các bản cover nhạc và nội dung bắt chước nghệ sĩ.

Theo quy định mới, YouTube sẽ có hai bộ nguyên tắc hướng dẫn nội dung dành cho các sản phẩm từ deepfake AI với mục tiêu vừa bảo vệ các đối tác trong ngành âm nhạc hiện có trên nền tảng vừa bảo vệ chính các nhà sáng tạo hay người dùng đang sử dụng nền tảng để sáng tạo nội dung (độc quyền).

Nhà sáng tạo sẽ khó kiếm tiền từ các sản phẩm AI.

Việc đàn áp các nội dung do AI tạo ra cho thấy rằng, YouTube (và cả nhiều nền tảng khác) không mấy ủng hộ việc nhà sáng tạo sử dụng công cụ để tạo ra các nội dung với mục đích kiếm tiền.

Nếu nhà sáng tạo muốn dựa vào AI để xây dựng nội dung, điều này là hết sức bình thường, tuy nhiên khi nói đến việc sử dụng nó để kiếm tiền từ YouTube hay thậm chí là cho các hoạt động thương mại khác, đó có thể là hành vi vi phạm chính sách.

Cũng theo thông tin mới đây, YouTube đã bắt đầu hợp tác với với Universal Music Group (UMG) để định hình lại cách tiếp cận đối với các nội dung AI. Các nội dung có bản quyền sẽ được bảo vệ, và nhà sáng tạo sẽ phải tuân thủ các điều khoản về luật sở hữu trí tuệ.

Trong khi AI và các tác động của nó đến ngành sáng tạo nội dung nói riêng và nền kinh tế nói chung vẫn còn là một dấu chấm hỏi, cách tiếp cận an toàn và đúng đắn nhất là từ khía cạnh ưu tiên sự an toàn, tuân thủ các quy định (Luật) liên quan và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

CEO Salesforce muốn tuyển quân từ OpenAI nhưng bị từ chối

CEO Marc Benioff của gã khổng lồ công nghệ Salesforce (Mỹ) đưa ra lời đề nghị là tuyển nhân sự từ OpenAI hoặc gia nhập nhóm nghiên cứu AI của OpenAI tuy nhiên bị từ chối.

CEO Salesforce muốn tuyển quân từ OpenAI nhưng bị từ chối
CEO Salesforce muốn tuyển quân từ OpenAI nhưng bị từ chối

Theo đó, trước thông tin khoảng 700 nhân viên của OpenAI cùng ký vào bức thư yêu cầu hội đồng quản trị của OpenAI từ chức đồng thời đưa CEO Sam Altman và Phó chủ tịch Brockman quay trở lại nếu không tất cả họ sẽ nghỉ việc, giám đốc điều hành Salesforce Inc. Marc Benioff đã đưa ra đề nghị tuyển dụng ngay các nhà nghiên cứu tại OpenAI hoặc gia nhập nhóm nghiên cứu AI của OpenAI.

Theo một bài đăng của chính CEO này trên mạng xã hội X (Twitter), Salesforce sẽ cung cấp khoản bồi thường tương xứng cho bất kỳ nhà nghiên cứu nào đã rời khỏi OpenAI.

Hơn 700 trong số khoảng 770 nhân viên của OpenAI đã ký một lá thư gửi tới hội đồng quản trị của OpenAI nói rằng những người ký kết “không thể làm việc cho hoặc với những người thiếu năng lực, khả năng phán đoán và quan tâm đến sứ mệnh và nhân viên của công ty”.

Lời đề nghị từ CEO Benioff được cho là đã bị từ chối khi nhóm nhân viên này vẫn kỳ vọng rằng Sam Altman sẽ sớm quay về từ Microsoft.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Grab lần đầu tiên công bố hòa vốn sau hơn một thập kỉ

Grab đã công bố kết quả kinh doanh quý 3/2023 với doanh thu tăng 61% đạt 615 triệu USD, chậm lại so với mức tăng ba con số trong những năm qua, do khách hàng trong khu vực hạn chế chi tiêu để đối phó với lạm phát và lãi suất tăng cao.

Grab lần đầu công bố hòa vốn sau một thập kỉ
Grab lần đầu công bố hòa vốn sau một thập kỉ

Kết thúc 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu lũy kế của Grab đạt 1,7 tỉ USD, tăng 83% so với cùng kỳ năm trước. Khấu trừ chi phí, công ty này báo lỗ 496 triệu USD sau 9 tháng đầu năm nay, trong khi cùng kỳ năm trước bão lỗ hơn 1,3 tỉ USD.

Đáng chú ý, chỉ số EBITDA (lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay) của Grab lần đầu ở mức dương, đạt 29 triệu USD trong quý 3/2023, sau hơn 10 năm thành lập.

Tính trong 9 tháng, EBITDA của Grab vẫn âm 57 triệu USD. Khoản lỗ này đã được thu hẹp đáng kể từ mức 682 triệu USD trong 9 tháng đầu năm 2022.

Trang Bloomberg nhận định, dù EBITDA không thể so với lãi ròng, nhưng đã là một bước tiến lớn của Grab trong việc cố gắng chứng tỏ cho nhà đầu tư thấy doanh nghiệp có thể kiếm tiền, chứ không chỉ đốt tiền.

Dù Grab dẫn đầu thị phần gọi xe và giao đồ ăn ở Đông Nam Á nhưng thương hiệu này vẫn chưa có lợi nhuận khi còn phải đốt tiền cạnh tranh cùng các đối thủ như Goto ở Indonesia.

Ông Anthony Tan – Nhà sáng lập Grab cho biết: “Chúng tôi có thể khẳng định rõ ràng rằng, đây có thể coi như cột mốc lịch sử trong hành trình phát triển của Grab. Chúng tôi sẽ tập trung nhiều hơn vào kích thích tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cũng như thực hiện tốt sứ mệnh của chúng tôi”.

Trong cuộc phỏng vấn với Nikkei Asia, Giám đốc tài chính của Grab – ông Peter Oey nói đến việc công ty đang phấn đấu có dòng tiền dương như những mục tiêu tài chính cần hướng tới tiếp theo, dự kiến sẽ là thời điểm cuối năm 2024.

Theo phân tích của Nikkei, việc Grab hòa vốn lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ là kết quả trực tiếp từ việc doanh nghiệp đã cắt giảm chi phí hiệu quả cũng như tạm thời hoãn việc tuyển dụng mới.

Vào tháng 6/2023, Grab công bố cắt giảm khoảng hơn 1.000 việc làm tức tương đương khoảng 11% tổng nhân sự, đây là đợt sa thải mạnh tay nhất tính từ đại dịch Covid-19.

Từ thời điểm đó đến nay, Grab đã giảm bớt quy mô các chương trình khuyến mại dành cho người dùng và tài xế mới, thay vào đó, tập trung nhiều hơn vào đối tượng khách hàng truyền thống.

Tổng số tiền Grab dùng để hỗ trợ cho khách hàng ước tính khoảng 216 triệu USD trong quý 3/2023, giảm 22% so với cùng kỳ năm trước, tổng số tiền hỗ trợ cho đối tác giảm 17% xuống còn 165 triệu USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo The Leader

Meta giới thiệu Emu Video và Emu Edit: Công cụ AI chỉnh sửa hình ảnh và xây dựng video

Meta vừa giới thiệu Emu Video và Emu Edit, các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) dùng để chỉnh sửa hình ảnh và xây dựng video phục vụ cho mục tiêu làm quảng cáo và marketing.

Meta giới thiệu Emu Video và Emu Edit: Công cụ AI chỉnh sửa hình ảnh và xây dựng video
Meta giới thiệu Emu Video và Emu Edit: Công cụ AI chỉnh sửa hình ảnh và xây dựng video

Sẽ sớm được ra mắt trên cả InstagramFacebook, các công cụ AI mới của Meta sẽ cho phép các nhà sáng tạo nội dung (content creator) xây dựng video và chỉnh sửa hình ảnh thông qua các câu lệnh (prompts) đơn giản.

Ở công cụ đầu tiên, Emu Video, các nhà sáng tạo có thể sử dụng để tạo ra các video ngắn bằng cách nhập vào các yêu cầu như cách vẫn tương tác với các mô hình ngôn ngứ lớn (ChatGPT).

Emu Video cũng có thể tạo ra các video dựa trên dữ liệu đầu vào là hình ảnh, nhà sáng tạo hay thương hiệu từ đây có thể tận dụng các hình ảnh do người dùng (khách hàng) cung cấp để xây dựng các video liên quan.

Với công cụ thứ hai là Emu Edit, nhà sáng tạo có thể chỉnh sửa nhanh hình ảnh từ các hướng dẫn đầu vào. Tất cả các tác vụ đơn giản như xoá phông nền, thay đổi màu sắc, hay chuyển đổi hình ảnh đều có thể được hoàn thành trong giây lát.

Theo phát ngôn của Meta:

“Hãy tưởng tượng rằng việc tạo nhãn dán hoạt hình hoặc ảnh GIF thông minh của riêng bạn một cách nhanh chóng để gửi ngay vào các cuộc trò chuyện nhóm thay vì phải tìm kiếm từ các nguồn khác.”

“Mặc dù không thể thay thế cho các phương pháp chuyên nghiệp khác, nhưng Emu Video, Emu Edit và các công nghệ mới tương tự như chúng có thể giúp mọi người thể hiện bản thân theo những cách mới – từ việc một giám đốc nghệ thuật lên ý tưởng về một khái niệm mới hoặc một nhà sáng tạo đang tìm cách làm sống động video mới nhất của họ, cho đến hành động thiết kế nên những lời chúc sinh nhật độc đáo cho một người bạn thân. Hẳn là nó sẽ rất đáng để khám phá.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Phân biệt khái niệm mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs) và công cụ tìm kiếm (Search Engines)

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các khái niệm cơ bản về mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs), sự khác biệt giữa nó với công cụ tìm kiếm (Search Engines), những cơ hội với các mô hình ngôn ngữ lớn như ChatGPT và hơn thế nữa.

Phân biệt khái niệm mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs) và công cụ tìm kiếm (Search Engines)
Phân biệt khái niệm mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs) và công cụ tìm kiếm (Search Engines)

Trong những tháng trở lại đây, dù bạn là người làm trong lĩnh vực công nghệ hay đơn giản là sử dụng công nghệ để gia tăng năng suất làm việc, các mô hình ngôn ngữ lớn AI (LLM) như ChatGPT hay Google Bard có thể đã không còn quá xa lạ.

Kể từ khi ra đời và trở nên phổ biến, các mô hình như ChatGPT trở thành những công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc tìm kiếm thông tin, ý tưởng và nhiều thứ khác, và cũng từ đây, nhiều người cũng tự hỏi vậy các mô hình ngôn ngữ lớn này có gì khác so với công cụ tìm kiếm, nó là công cụ thay thế hay hỗ trợ lẫn nhau.

Dưới đây là tất cả sự khác biệt chính giữa công cụ tìm kiếm và mô hình ngôn ngữ lớn.

Mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs) khác với công cụ tìm kiếm (Search Engines) về chức năng.

Các mô hình ngôn ngữ lớn AI được thiết kế để tạo ra các đoạn văn bản (text) giống như cách con người vẫn sử dụng dựa trên thông tin đầu vào mà chúng nhận được. Chúng có thể trả lời các câu hỏi, soạn thảo nội dung, đưa ra đề xuất, hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ và hơn thế nữa.

Mặc dù ban đầu, các công cụ như ChatGPT không hỗ trợ tìm kiếm trên web nhưng giờ đây nó có thể duyệt web hay Internet nếu bạn đang sử dụng phiên bản 4 hoặc Plus. Tuy nhiên, một số mô hình ngôn ngữ lớn AI khác lại chủ yếu tập trung tạo ra các phản hồi dựa trên lượng lớn dữ liệu đào tạo mà chúng đã được cung cấp (được đào tạo).

Ngược lại, các công cụ tìm kiếm như Google hay Bing được thiết kế để lập chỉ mục và truy xuất thông tin từ các trang web tồn tại sẵn trên không gian internet thông qua các truy vấn tìm kiếm hay từ khoá.

Bản chất của các công cụ tìm kiếm là liệt kê những thông tin có sẵn công khai thay vì tạo ra thông tin hay nội dung như các mô hình ngôn ngữ lớn.

Trong khi cả mô hình ngôn ngữ lớn và công cụ tìm kiếm đều phục vụ mục đích tìm kiếm thông tin, chúng dường như hỗ trợ lẫn nhau hơn là bài trừ nhau.

Mô hình ngôn ngữ lớn khác với công cụ tìm kiếm về nguồn dữ liệu.

Như đã phân tích ở trên, các mô hình ngôn ngữ lớn được đào tạo trên một tập hợp dữ liệu lớn (Big Data), năng lực của chúng phụ thuộc khá nhiều vào lượng dữ liệu đầu vào này. Ngược lại, các công cụ tìm kiếm sẽ truy xuất trực tiếp các dữ liệu hiện có.

Mặc dù các công cụ tìm kiếm như Google còn có cái gọi là thuật toán xếp hạng, tuy nhiên, dù thuật toán này có như thế nào thì bản chất nó vẫn đang lấy các tập dữ liệu có sẵn (và sau đó xếp hạng chúng).

Mô hình ngôn ngữ lớn khác với công cụ tìm kiếm về cách tương tác.

Một trong những đặc điểm nổi bật của các mô hình ngôn ngữ lớn như ChatGPT đó là khả năng đàm thoại hay trả lời trực tiếp theo hình thức hội thoại giống người, thứ mà công cụ tìm kiếm hiện không thể làm được.

Dựa trên các câu hỏi hay ngữ cảnh mà người dùng nhập vào, các mô hình này sẽ quyết định cách trả lời các nội dung phù hợp và có liên quan nhất.

Mô hình ngôn ngữ lớn khác với công cụ tìm kiếm về dữ liệu đầu ra.

Một điểm khác biệt lớn khác giữa các mô hình ngôn ngữ lớn và công cụ tìm kiếm đó là về dữ liệu đầu ra.

Trong khi các mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs) có thể cung cấp chính xác các câu trả lời (bằng văn bản, hình ảnh hoặc video…), các công cụ tìm kiếm lại chỉ liệt kê các website mà chúng cho là có liên quan (dựa trên thuật toán xếp hạng tìm kiếm riêng của từng công cụ tìm kiếm), để có được câu trả lời, người dùng phải nhấp vào các website đã được liệt kê để xem thông tin.

Mặc dù vấn đề mức độ chính xác của các mô hình ngôn ngữ lớn vẫn còn gây tranh cãi, nó vẫn là công cụ cung cấp trực tiếp đáp án hơn là cung cấp các nguồn thông tin liên quan như công cụ tìm kiếm.

Ngoài ra, các phiên bản mới như GPT-4 có trong ChatGPT sẽ được trang bị khả năng cung cấp thông tin theo hướng sáng tạo và nhiều thông tin hơn, hiểu con người nhiều hơn, đây cũng là thứ mà các công cụ tìm kiếm hiện không làm được.

Mô hình ngôn ngữ lớn khác với công cụ tìm kiếm về độ tin cậy và độ chính xác.

Vì đưa ra các câu trả lời trực tiếp, các mô hình ngôn ngữ lớn hiện cũng đối mặt với các tình trạng trả lời sai câu hỏi. Ngược lại, các công cụ tìm kiếm chỉ đơn giản là dẫn nguồn nên cơ bản chuyện đúng sai sẽ nằm ở nguồn cung cấp thông tin (các website, ứng dụng…) hơn là ở chính nó.

Ngoài ra, vì thứ tự và khả năng hiển thị của các nội dung có thể bị ảnh hưởng (lớn) bởi nhiều thuật toán, thủ thuật SEO và các thành kiến tiềm ẩn khác, các nguồn thông tin từ các công cụ tìm kiếm vẫn là một ẩn số về chất lượng nội dung hay cả chuyện đúng sai.

Liệu các mô hình ngôn ngữ lớn như ChatGPT hay Google Bard sẽ lấy đi thị phần của các công cụ tìm kiếm như Google hay Bing?

Ít nhất là đến thời điểm hiện tại, các mô hình ngôn ngữ lớn vẫn chưa có tác động đáng kể đến thị phần của các công cụ tìm kiếm. Google vẫn thống trị thị phần công cụ tìm kiếm toàn cầu, với hơn 90%. Bing đứng ở vị trí thứ hai với khoảng 4%.

Tuy nhiên, khi cuộc cách mạng về trí tuệ nhân tạo (AI) cũng như việc các mô hình ngôn ngữ lớn sẽ tiếp tục phát triển, thị trường các công cụ tìm kiếm trong tương lai cũng được dự báo là sẽ thay đổi rất lớn.

Điều này còn tuỳ thuộc vào mức độ phát triển của chính các mô hình, mức độ chấp nhận của người dùng hay mức độ thay đổi của chính các công cụ tìm kiếm để đáp ứng các nhu cầu mới.

Dự báo hoàn hảo có thể là “tương lai của thế giới tìm kiếm là sự kết hợp giữa các công cụ tìm kiếm truyền thống và các mô hình ngôn ngữ lớn.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

AWS đang sáng tạo và đổi mới với công nghệ AI tổng quát

Các tổ chức đang tái định hình việc sáng tạo nội dung, nâng cao năng suất nhân viên, cải thiện trải nghiệm khách hàng và phát triển kỹ năng nhân viên nhờ công nghệ AI tổng quát của AWS.

AWS đang sáng tạo và đổi mới với công nghệ AI tổng quát
AWS đang sáng tạo và đổi mới với công nghệ AI tổng quát

Amazon Web Services (AWS) đang giúp khách hàng mọi quy mô và các nhà phát triển ứng dụng ở mọi cấp độ tại châu Á – Thái Bình Dương dễ dàng, hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí trong việc khai thác tiềm năng của AI tổng quát.

Sự trợ giúp này bao gồm đầu tư vào hạ tầng với chi phí hợp lý để khách hàng có thể mở rộng các ứng dụng AI tổng quát, các công cụ máy học (ML) giúp lập trình dễ dàng cùng các dịch vụ AI chuyên dụng.

AI tổng quát (Generative AI) sẽ có tác động tích cực đáng kể lên các ngành và xã hội; các doanh nghiệp và tổ chức chính phủ đã rất hào hứng thử nghiệm các dịch vụ AI tạo sinh đa dạng của AWS.

Chẳng hạn, tập đoàn Takenaka là một trong những doanh nghiệp xây dựng hàng đầu Nhật Bản hợp tác với AWS để phát triển nền tảng xây dựng số Building 4.0 Digital Platform.

Nền tảng này sử dụng dữ liệu và phân tích để tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. AI tổng quát được ứng dụng để nâng cao đáng kể hiệu suất trong ngành xây dựng, vì thế công nghệ này đã trở thành nhân tố quan trọng trong nỗ lực chuyển đổi số của tập đoàn Takenaka.

Tập đoàn Takenaka đang xây dựng một nền tảng dựa trên các dịch vụ Amazon Bedrock và Amazon Kendra (dịch vụ tìm kiếm ứng dụng công nghệ ML nhanh và chính xác dành cho doanh nghiệp), có khả năng tổng hợp lượng thông tin khổng lồ, bao gồm thông tin pháp luật và quy định trong ngành xây dựng, hướng dẫn nội bộ và các quy trình tốt nhất, giúp nhân viên ra các quyết định kinh doanh nhanh hơn, thông minh hơn và cải thiện sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

AI tổng quát cũng mang đến cơ hội chưa từng có để thay đổi và chuyển đổi các doanh nghiệp toàn cầu. AWS cam kết hỗ trợ làn sóng nhân tài công nghệ tiếp theo bằng các công cụ, các chương trình khai vấn và hỗ trợ tùy chỉnh.

Trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, AWS cũng đang đầu tư vào các chương trình tăng tốc khởi nghiệp và phát triển LLM, được thiết kế để giúp các tổ chức địa phương dễ dàng phát triển các ứng dụng AI tổng quát chuyên dụng.

Đầu tư này bao gồm các sáng kiến như chương trình AWS Large Language Model Development Support Program tại Nhật Bản để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp lớn và tổ chức nghiên cứu Nhật Bản phát triển các mô hình LLM riêng và các chương trình tăng tốc tại Úc và New Zealand, Ấn Độ và Hàn Quốc nhằm mục tiêu giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển ứng dụng AI tổng quát để mở rộng kinh doanh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Báo Thanh Niên

Sức mạnh của các quảng cáo sáng tạo với thương hiệu

Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng càng nhiều các quảng cáo sáng tạo và khác biệt, thương hiệu càng có nhiều cơ hội hơn để khác biệt hoá so với đối thủ và thiết lập vị thế trên thị trường.

Sức mạnh của các quảng cáo sáng tạo với thương hiệu
Sức mạnh của các quảng cáo sáng tạo với thương hiệu

Trong thế giới làm marketing, “Top of Mind” là từ khoá mà hiếm có marketer chuyên nghiệp nào lại không biểt đến. Ý tưởng đằng sau điều này là trong một thị trường đông đúc với vô số các đối thủ cạnh tranh, và khi người tiêu dùng chỉ có thể nhớ và lựa chọn mua hàng từ một số ít các thương hiệu (theo nghiên cứu là tối đa 5 thương hiệu trên mỗi danh mục sản phẩm, việc có được một vị trí càng cao trong tâm trí của người tiêu dùng sẽ đồng nghĩa với việc là thương hiệu càng có nhiều cơ hội hơn để bán hàng.

Cơ chế này cũng hoạt động với ngành quảng cáo hay các tác động từ quảng cáo tới tâm trí của người tiêu dùng, người tiêu dùng chỉ có thể nhớ một số ít các mẫu quảng cáo, quảng cáo càng độc đáo và khác biệt thì khả năng được ghi nhớ càng cao.

Theo số liệu mới đây từ Công ty nghiên cứu Zappi đã phân tích 2.300 mẫu quảng cáo ở Mỹ trên hệ thống quảng cáo Amplify của mình và nhận thấy rằng những mẫu quảng cáo mà người xem cho là đặc biệt có nhiều khả năng hiệu quả hơn.

Trên toàn bộ dữ liệu, người xem trung bình đánh giá quảng cáo ở mức 3,81 điểm trên thang điểm 5 về mức độ khác biệt (điểm số cao hơn biểu thị mức độ khác biệt lớn hơn).

Tuy nhiên, những điểm số đó đã thay đổi khi Zappi cắt dữ liệu theo các quảng cáo hiệu quả nhất. Cụ thể, 10% quảng cáo hàng đầu có điểm khác biệt là 4,03; đối với 5% hàng đầu, nó là 4,1. Và đối với 1% hàng đầu, nó là 4,15. Ngược lại, những quảng cáo kém hiệu quả nhất, nằm trong 5% dưới cùng, có điểm xếp hạng là 3,6.

Quảng cáo càng khác biệt và sáng tạo thì càng hiệu quả.

Ngoài ra, nhiều bằng chứng khoa học hành vi khác cũng giải thích tại sao sự khác biệt, sáng tạo hay độc đáo lại có thể có tác động lớn như vậy.

Càng nổi bật thì càng cơ nhiều cơ hội để được “ở lại” trong tâm trí.

Để quảng cáo có thể mang lại sức ảnh hưởng tốt nhất, việc quảng cáo xuất hiệu vào đúng thời điểm chính là chìa khoá. Và đây cũng chính là lúc tính khác biệt có thể phát huy sức mạnh lớn nhất của nó.

Một loạt các cuộc nghiên cứu của các nhà tâm lý học đã được thực hiện và có cùng một kết quả là con người có xu hướng ghi nhớ tốt nhất những gì khác biệt so với số còn lại.

Liên hệ đến lĩnh vực quảng cáo. Nếu các mẫu quảng cáo của thương hiệu tương tự như vô số các mẫu quảng cáo khác mà họ thấy trên thị trường, khách hàng của thương hiệu có thể khó nhớ đến thương hiệu hơn.

Ngược lại, nếu nó là một thứ gì đó khác biệt (khác biệt hoàn toàn), cơ hội thương hiệu được nhận diện và ở lại trong tâm trí của họ là rất lớn.

Ví dụ bên dưới là TVC quảng cáo của thương hiệu Doritos (chuyên sản xuất snack), đây là quảng cáo được xếp hạng trong 0,2% quảng cáo hàng đầu của Zappi.

Quảng cáo này không chỉ khác biệt trong cách thể hiện, bạn hoàn toàn có thể hiểu được thông điệp chính của thương hiệu ngay cả khi bạn tắt tiếng.

Càng kích thích sự quan tâm thì tác động mang lại càng cao.

Một cách để trở nên nổi bật hay khác biệt là tạo ra yếu tố bất ngờ cho khách hàng. Có nhiều bằng chứng cho thấy rằng điều này có khả năng thu hút sự chú ý – và do đó chúng mang lại tiềm năng thuyết phục cao.

Một nghiên cứu tại Đại học California cho thấy, mọi người thường có xu hướng làm cho cuộc sống của họ trở nên dễ dàng hơn bằng cách sử dụng cái mà họ gọi là ‘kịch bản’ (có sẵn).

Ý tưởng đằng sau điều này là khi mọi người gặp phải những tình huống thông thường, thay vì phải đánh giá hay phân tích chúng, họ chỉ cần thực hiện những phản xạ vốn được lập trình sẵn.

Trong trường hợp thứ xuất hiện không phải là thứ mà họ thường vẫn thấy, họ sẽ tiến hành nhận diện vấn đề lần đầu và chính vì điều này, nó có khả năng “ở lại” trong tâm trí của họ nhiều hơn.

Trong bối cảnh kinh doanh và marketing, hầu hết người tiêu dùng đều có sẵn một kịch bản trong đầu khi họ gặp phải những mẫu quảng cáo hay thông điệp mà họ vẫn thấy “ở đâu đó”, họ thường phớt lờ các quảng cáo này.

Đối với các thương hiệu, điều này có nghĩa là việc theo đuổi những ý tưởng hay tình huống mà khách hàng ít ngờ tới nhất có khả năng tạo ra nhiều phản hồi và tương tác nhất.

Phá vỡ các quy tắc thông thường.

Được chú ý và được nhớ đến luôn là một cái đích quan trọng của marketing, nhưng thương hiệu sẽ thành công hơn nếu họ được khách hàng tin tưởng và đánh giá cao.

Nghiên cứu cho thấy việc phá vỡ các quy tắc thông thường cũng có thể khiến cho thương hiệu trở nên khác biệt và được đánh giá cao hơn.

Được thực hiện bởi giáo sư Harvard Francesa Gino, khi một nhóm người được yêu cầu đánh giá địa vị và năng lực của một vị Giáo sư thông qua hình dáng bên ngoài, giữa một giáo sư ăn mặc chỉnh tề (mặc vét và không có râu) và một vị khác ăn mặc khác thường (áo thun đơn giản và có râu), kết quả là vị Giáo sư có râu được đánh giá là có năng lực hơn.

Khác biệt và “không tuân theo cách nghĩ thông thường” rõ ràng là có thể mang lại những tác động lớn hơn, và trong khi đây chỉ là một trong nhiều cách tiếp cận mà thương hiệu có thể sử dụng, từ góc độ sáng tạo, đây là một nơi đơn giản mà thương hiệu có thể bắt đầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

AI-EO có thể sẽ là tương lai của SEO

AIEO (AI Engine Optimization) – tối ưu hoá công cụ AI có thể sẽ là tương lai của SEO (Search Engine Optimization) – Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm.

AIEO có thể sẽ là tương lai của SEO
AIEO có thể sẽ là tương lai của SEO

Trong một chia sẻ mới đây, nhà sáng lập của Microsoft, Bill Gates, dự báo rằng, AI hay trí tuệ nhân tạo sẽ làm thay đổi tương lai của công cụ tìm kiếm và cả hoạt động mua sắm trực tuyến (thương mại điện tử).

Trích dẫn lời này, một nhà sáng lập và cũng là chuyên gia trong ngành cho biết, tương lai của AI sẽ phá vỡ hoạt động SEO (Search Engine Optimization). Trong bối cảnh mới, người làm marketingnhà sáng tạo nội dung phải vượt ra ngoài công việc tối ưu hoá công cụ tìm kiếm truyền thống, thay vào đó là tối ưu hoá các công cụ AI.

Trong khi mọi thứ dường như chỉ mới là bắt đầu, chuyên gia này cho biết: “Mô hình quảng cáo như chúng ta biết – thu hút mọi người truy cập vào website thông qua công cụ tìm kiếm – sẽ bị phá vỡ…bằng một mô hình kiểu mới.”

Các công cụ AI hay các mô hình nền tảng sẽ nhận được tiền quảng cáo khi các nhà quảng cáo trả tiền để đưa thông điệp của họ vào các phản hồi hay câu trả lời do AI tạo ra.

Những “Câu trả lời được tài trợ” hay các mẫu quảng cáo nằm kế bên các nội dung tự nhiên do AI tạo ra là những ví dụ về cách quảng cáo sẽ được hiển thị.

Sự chuyển đổi từ công cụ tìm kiếm sang công cụ AI hoặc công cụ được hỗ trợ bởi AI.

Cách đây ít ngày, OpenAI, công ty sở hữu ChatGPT, đã khởi chạy một trình thu thập dữ liệu web để lấy thông tin theo thời gian thực từ các trang web mở.

Tuy nhiên, quá trình này sẽ sớm không còn phù hợp khi ngày càng có nhiều người dùng sử dụng các công cụ chatbot AI khác để lấy thông tin.

Khi người dùng sử dụng các công cụ tự động (trung gian) để có được những thông tin mà họ cần tìm kiếm, như một điều tất yếu, các marketer sẽ phải tìm thấy một cách thức khác để tiếp cận khách hàng, vậy làm thế nào để người dùng có thể thấy được thông tin của thương hiệu trong quá trình này?

Ở thời điểm hiện tại, các chatbot như Bing hay You.com đã có tính năng đính kèm hay trích dẫn nguồn cung cấp nội dung, đây chính là lúc để thương hiệu tiếp cận người dùng bằng những thông tin có liên quan và hữu ích.

Về bản chất, điều này cũng giống như các cách làm SEO hiện tại của marketer, tìm cách để thương hiệu xuất hiện đầu tiên trên các trang kết quả tìm kiếm tương ứng với các từ khoá cụ thể.

Điểm khác biệt ở đây chính là thay vì cung cấp hay tối ưu nội dung cho các công cụ tìm kiếm, người làm marketing sẽ phải làm việc với các công cụ hay nền tảng AI.

Sự thay đổi không chỉ dừng lại ở việc cung cấp và tối ưu hoá nội dung, mà một mô hình kinh doanh kiểu mới sẽ được hình thành.

Sứ mệnh của các Marketer lại tiếp tục gián đoạn.

Tương tự như ngành công nghệ, marketing cũng thay đổi không ngừng trong những năm trở lại đây, trong khi có một số xu hướng đến rồi đi (hoặc ít được quan tâm) một cách nhanh chóng, các xu hướng khác dường như đang tạo ra sức ảnh hưởng lâu hơn.

Ví dụ, kể từ khi Google tìm kiếm ra đời, nền tảng này luôn tìm cách để gây ảnh hưởng đến những cá nhân hoặc tổ chức nhằm thúc đẩy SEO — bao gồm các nhà báo, nhà phân tích tài chính, nhà phân tích ngành, người làm marketing và hơn thế nữa. Ngày nay, những nhà sáng tạo nội dung số là nhóm đối tượng khác mà Google hướng tới.

Trong tương lai, thay vì là làm việc với công cụ tìm kiếm, marketer sẽ phải coi AI chính là công cụ mà họ cần cung cấp thông tin và tối ưu nội dung.

Để giải quyết vấn đề này, các cổng tích hợp dữ liệu (API) riêng có thể sẽ được xây dựng với mục tiêu liên kết các website hay nội dung của thương hiệu tới các công cụ AI (các chatbot AI có khả năng tạo ra các câu trả lời ví dụ như ChatGPT).

Tương lai của các AI cá nhân.

Trong một cuộc phỏng vấn với Bill Gates trong một sự kiện của Goldman Sachs và SV Angel về AI, Bill Gates cho biết doanh nghiệp đầu tiên nào có thể phát triển các AI cá nhân, thứ có thể phá vỡ SEO sẽ có “lợi thế lớn trước các đối thủ cạnh tranh.”

Đó cũng là lý do tại sao Bill Gates – cùng với Nvidia, Microsoft, Reid Hoffman và Eric Schmidt – đã đầu tư vào Inflection AI trong một vòng gọi vốn mới đây.

Vào tháng 5, Inflection AI đã cho ra mắt Pi, Pi là từ viết tắt của Personal Intelligence có nghĩa là “trí thông minh cá nhân”, công cụ AI này tập trung theo hướng cá nhân và khác hẳn với các chatbot AI khác như ChatGPT của OpenAI, Bing của Microsoft hay Bard của Google.

CEO Inflection AI, Reid Hoffman cho biết rằng Pi chatbot có cách tiếp cận cá nhân, cảm xúc hơn so với ChatGPT. “IQ không phải là điều duy nhất quan trọng ở đây vì EQ cũng quan trọng không kém.”

Vào tháng 6 mới đây, Inflection AI cũng đã thông báo rằng sẽ phát hành một mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) mới nhằm mục tiêu hỗ trợ cho Pi, được gọi là Inflection-1, công nghệ này được cho là vượt trội hơn so với cả GPT-3.5 của OpenAI.

Trong tương lai, mọi thương hiệu đều sẽ có một công cụ AI riêng để tương tác với những người mua hàng.

Sự khác biệt giữa AI Engine Optimization (AIEO) với SEO (Search Engine Optimization).

Trong khi mọi thứ vẫn đang còn ở phía trước, các marketer sẽ phải hình dung về cách đáp ứng mong muốn và nhu cầu của các công cụ AI.

Không giống như SEO, tức tối ưu hoá nội dung trên các công cụ tìm kiếm, AIEO không hoạt động theo cách cung cấp nội dung cho công cụ tìm kiếm hay các công cụ tìm kiếm thông qua cái gọi là trình thu thập nội dung (crawler) để lấy thông tin từ các website.

Thay vào đó, các marketer sẽ có 2 phương án để lựa chọn. Một là tạo ra một API cung cấp thông tin theo thời gian thực cho các công cụ AI (chatbot AI) ví dụ như ChatGPT.

Hai là, doanh nghiệp sẽ sử dụng chính các thông tin về sản phẩm và thương hiệu của mình để tạo ra các AI mang thương hiệu riêng, AI này sẽ tương tác trực tiếp với người tiêu dùng và người mua, cho dù đó là trên trang web hay ứng dụng.

Nhiều thương hiệu đã sẵn sàng cho cuộc đua mới.

Tại một sự kiện mới đây về AI, phần lớn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều cho biết doanh nghiệp của họ đang khám phá khả năng để xây dựng các mô hình ngôn ngữ riêng mà trong tương lai chúng có thể tương tác với khách hàng hay các đối tác AI của họ.

Trong tương lai, các công cụ AI sẽ không chỉ được sở hữu bởi các công ty công nghệ, các thương hiệu như Walmart hoặc Macy’s cũng có thể có các AI hay mô hình ngôn ngữ riêng.

Một lần nữa, với tư cách là các marketer, vai trò của bạn giờ đây không chỉ là tác động đến quá trình ra quyết định của con người (khách hàng) mà còn cả với các hành vi của công cụ AI.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

CEO Microsoft: Sam Altman vẫn có thể quay về làm CEO OpenAI

CEO Microsoft Satya Nadella không phủ nhận khả năng Sam Altman quay trở lại OpenAI và ông sẽ đón nhận cả hai lựa chọn.

CEO Microsoft: Sam Altman vẫn có thể quay về làm CEO OpenAI
CEO Microsoft: Sam Altman vẫn có thể quay về làm CEO OpenAI

Ngày 20/11, Satya Nadella thông báo cựu CEO và chủ tịch OpenAI đều sẽ gia nhập Microsoft. “Chúng tôi muốn Sam và Greg có một ngôi nhà tuyệt vời nếu họ không tham gia OpenAI”, Nadella trả lời CNBC về lý do đưa hai cựu lãnh đạo OpenAI về Microsoft.

Tuy nhiên, bản thân Nadella cũng chưa chắc chắn về khả năng Altman có thực sự gia nhập tập đoàn phần mềm. Khi được hỏi liệu Altman có quay lại OpenAI hay không, Nadella nói đó là lựa chọn của Altman và ban lãnh đạo OpenAI. “Tôi sẵn sàng đón nhận cả hai lựa chọn”, ông nói.

The Verge cho biết thỏa thuận giữa với Microsoft và Sam Altman chưa thực sự hoàn thành. Sam Altman được cho là vẫn đang tìm cách trở về OpenAI, sau khi nhìn thấy sự thay đổi quan điểm từ nhà khoa học trưởng Ilya Sutskever, người đứng sau sự ra đi của ông.

Trong khi đó, WSJ dẫn nguồn tin nội bộ rằng Sutskever đã thay đổi suy nghĩ sau “cuộc thảo luận đầy căng thẳng với nhân viên và buổi nói chuyện đầy cảm xúc với bà Anna, vợ của Greg Brockman, cựu chủ tịch OpenAI.

Bà Anna được cho là đã khóc, nói Sutskever nên thay đổi quyết định. Ông cũng chính là người chủ trì lễ đính hôn cho vợ chồng Brockman ngay tại văn phòng OpenAI vào tháng 11/2019.

Chưa rõ ngoài lý do trên còn điều gì khác tác động đến việc “quay 180 độ” của Sutskever hay không. Trước đó, các nguồn tin đều khẳng định ông là nhân vật trung tâm trong quyết định sa thải CEO và chủ tịch công ty.

Chỉ hai ngày sau, ông chia sẻ lên X: “Tôi vô cùng hối tiếc vì tham gia vào các hoạt động của hội đồng quản trị. Tôi chưa bao giờ có ý định làm hại OpenAI. Tôi yêu tất cả những gì chúng tôi đã cùng nhau xây dựng.

Trong thư ngỏ được hơn 700 nhân viên OpenAI gửi lên hội đồng quản trị sau khi Sam Altman chọn đầu quân cho Microsoft ngày 20/11, Sutskever cũng tham gia ký tên.

Trong khi đó, lo ngại mất hàng trăm triệu USD, một nhóm nhà đầu tư chuẩn bị kiện OpenAI. Một số công ty khác cũng lợi dụng sự hỗn loạn để săn nhân tài của công ty này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

OpenAI có thể bị kiện vì sa thải CEO Sam Altman

Lo ngại mất trắng hàng trăm triệu USD, một nhóm nhà đầu tư chuẩn bị kiện OpenAI sau khi công ty bất ngờ loại CEO và chủ tịch mà không thông báo trước.

OpenAI có thể bị kiện vì sa thải CEO Sam Altman
OpenAI có thể bị kiện vì sa thải CEO Sam Altman

Theo Reuters, một số nhà đầu tư đang làm việc với các tổ chức tư vấn pháp lý và công ty luật nhằm “sớm đưa ra hành động”. Việc hội đồng quản trị OpenAI bất ngờ sa thải CEO Sam Altman đã dẫn đến việc Greg Brockman tuyên bố từ chức chủ tịch và 95% nhân viên ký vào thư dọa nghỉ việc. Các nhà đầu tư lo ngại hàng trăm triệu USD đã đổ vào OpenAI – startup vốn được coi là viên ngọc quý trong danh mục đầu tư – có nguy cơ bị tiêu tan do “sự sụp đổ tiềm tàng” có thể xảy ra.

Thông thường, khi rót tiền vào một công ty, nhà đầu tư thường có một ghế trong hội đồng quản trị, có quyền biểu quyết trong quyền hạn của danh mục đầu tư hay ít nhất sẽ biết trước biến động lớn sắp xảy ra với doanh nghiệp. Tuy nhiên, cấu trúc khác thường của OpenAI không cho họ những quyền kể trên. Công ty được kiểm soát bởi OpenAI Nonprofit – nhóm phi lợi nhuận được thành lập từ những ngày đầu với mục tiêu “mang lại lợi ích cho nhân loại, không phải cho các nhà đầu tư OpenAI”.

Theo Minor Myers, giáo sư luật tại Đại học Connecticut, mô hình của OpenAI giúp thu hút các nhà đầu tư mạo hiểm hơn, đồng thời nguồn vốn huy động được chủ yếu để trả lương cho nhân viên và tái đầu tư nghiên cứu, thay vì chia cho nhà đầu tư như mô hình phổ biến hiện có. Hiện Microsoft là cổ đông lớn nhất, sở hữu 49% cổ phần công ty. Các nhà đầu tư và nhân viên kiểm soát 49%, còn 2% thuộc OpenAI Nonprofit.

Trước đó, hàng loạt nhà đầu tư như Microsoft, Thrive Capital, Sequoia Capital và Tiger Global, đã gây sức ép với OpenAI nhằm khôi phục vị trí cho Altman và Brockman. Từ 19/11, nhiều lãnh đạo chủ chốt của OpenAI cũng đã bày tỏ sự ủng hộ Altman trên nền tảng X.

Nhưng sau cuộc đàm phán với hội đồng quản trị, Altman quyết định không quay về. Ngày 20/11, CEO Microsoft Satya Nadella đăng thông điệp lên X rằng Altman “cùng các cộng sự” đã đồng ý gia nhập tập đoàn để lãnh đạo một nhóm chuyên nghiên cứu AI tiên tiến mới. Altman chia sẻ lại thông điệp từ Nadella và nói “sứ mệnh tiếp tục”.

Trong những nội dung gần nhất đăng lên X, Altman cho biết ông sẵn sàng tái hợp với nhân viên cũ. “Chúng tôi có sự đoàn kết, cam kết và tập trung hơn bao giờ hết. Bằng cách này hay cách khác, chúng ta sẽ làm việc cùng nhau. Tôi đang rất phấn khích. Một đội, một nhiệm vụ”, ông viết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

3 lý do chính khiến nhân viên rời bỏ doanh nghiệp

Theo các số liệu nghiên cứu mới đây, trong khi tiền lương vẫn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc liệu nhân viên có rời bỏ doanh nghiệp hay không, đó không phải là lý do quan trọng nhất.

3 lý do chính khiến nhân viên rời bỏ doanh nghiệp
3 lý do chính khiến nhân viên rời bỏ doanh nghiệp

Mặc dù chịu sự ảnh hưởng lớn của lạm phát và suy thoái toàn cầu, nhiều doanh nghiệp đã chọn cách cắt giảm nhân sự và cũng chính điều này đã khiến cho cơ hội tìm việc làm mới cũng trở nên khó khăn hơn, với những người ở lại, doanh nghiệp cũng chịu phải áp lực tương ứng khi việc giữ được họ cũng rất khó khăn.

Trong khi mức lương vẫn đóng vai trò rất quan trọng với nhân viên, đó không phải là yếu tố duy nhất và quan trọng nhất quyết định việc liệu nhân viên có ở lại với doanh nghiệp hay không.

Dưới đây là 3 lý do chính khiến nhân viên rời bỏ doanh nghiệp.

1. Sếp tồi vẫn là lý do đầu tiên.

Lý do đầu tiên khiến một nhân viên rời đó doanh nghiệp đó mối quan hệ giữa họ với sếp (thường là quản lý trực tiếp). Một nghiên cứu cho thấy gần 1/2 số nhân viên được khảo sát đã nghỉ việc vì người quản lý tồi và gần 2/3 tin rằng người quản lý của họ thiếu khả năng đào tạo và hướng dẫn (hoặc là họ không có năng lực làm việc đó).

Dữ liệu từ Gallup cho thấy có đến 70% sự khác biệt trong mức độ gắn kết của đội nhóm đến từ chính người quản lý.

Trong số rất nhiều mối quan hệ mà nhân viên sẽ phát triển tại một doanh nghiệp, những mối quan hệ được hình thành với người quản lý của họ có tác động đáng kể đến trải nghiệm tổng thể của họ tại nơi làm việc, thậm chí còn hơn cả mối quan hệ giữa các đồng nghiệp đồng cấp với nhau.

Nếu doanh nghiệp muốn giữ chân nhân viên của mình, đặc biệt là những nhân viên giỏi, hãy bắt đầu từ việc đánh giá lại các vị trí quản lý, tìm hiểu xem nhân viên đang cảm thấy như thế nào với người quản lý của họ, và liệu các quản lý đó có đủ năng lực dẫn dắt đội nhóm hay không.

2. Thiếu cơ hội phát triển nghề nghiệp.

Theo một nghiên cứu trên hơn 18.000 nhân viên từ hơn 150 công ty, việc thiếu cơ hội phát triển nghề nghiệp là lý do hàng đầu dẫn đến việc nghỉ việc. Trong khi tiền lương hay thu nhập vẫn rất quan trọng, nó không phải là yếu tố quan trọng nhất và duy nhất.

Bất bình đẳng là một lý do khác liên quan đến việc nhận được sự đào tạo và cơ hội phát triển nghề nghiệp.

Ở một số thị trường như Mỹ, có đến hơn 50% nhân viên là Nữ cho rằng họ không nhận được các chương trình đạo tào và cơ hội thăng tiến như Nam giới.

3. Mức lương không tương xứng.

Mặc dù đứng trước suy thoái và “làn sóng từ chức vĩ đại”, nhiều nhân viên vẫn muốn doanh nghiệp cung cấp chọ họ các khoản lương thưởng tương xứng.

Một cuộc khảo sát của Đại học Phoenix với 5.000 nhân viên và 500 người sử dụng lao động trên khắp nước Mỹ cho thấy, cứ 3 người thì có 1 người sẽ từ bỏ công việc hiện tại mà không có kế hoạch dự phòng, nhưng 69% sẽ cân nhắc ở lại nếu các phúc lợi của doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của họ.

Trong khi nhiều tổ chức đang đầu tư đáng kể để phát triển và thăng tiến cho nhân viên của họ, nghiên cứu cho thấy phần lớn người sử dụng lao động chưa quan tâm đến việc đảm bảo lương thưởng công bằng và an toàn tài chính cho nhân viên.

86% người sử dụng lao động cho rằng nhân viên của họ hài lòng với mức lương của họ, nhưng gần một nửa số nhân viên được khảo sát không hài lòng và 56% đang phải sống qua ngày với từng đồng lương ít ỏi.

Sự chênh lệch về lương và sự thiếu an toàn về tài chính là những yếu tố chính dẫn đến sự không hài lòng trong công việc.

Bản thân người sử dụng lao động hay doanh nghiệp phải tạo ra sự minh bạch cao hơn nữa về các vấn đề liên quan đến lương thưởng để họ có thể đồng hành được với lực lượng lao động của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hơn 500 nhân viên của OpenAI dọa sẽ nghỉ việc nếu BOD không từ chức và đưa Sam Altman trở lại vị trí CEO

Hơn 500 nhân viên của OpenAI dọa sẽ rời đi nếu hội đồng quản trị của OpenAI không từ chức và đưa Sam Altman trở lại vị trí CEO như cũ.

Hơn 500 nhân viên của OpenAI doạ sẽ nghỉ việc nếu BOD không từ chức và đưa Sam Altman trở lại vị trí CEO
Hơn 500 nhân viên của OpenAI doạ sẽ nghỉ việc nếu BOD không từ chức và đưa Sam Altman trở lại vị trí CEO

OpenAI và Sam Altman chính là những từ khoá nóng nhất làng công nghệ toàn cầu những ngày gần đây khi hội đồng quản trị của OpenAI bất ngờ sa thải CEO Sam Altman mà không thông báo trước.

Mặc dù ngay sau đó OpenAI được cho là đã đàm phán với Sam Altman để đưa ông này quay trở lại ví trí cũ, tuy nhiên kết quả là thay vì trở lại vị trí cũ, Sam Altman đã chọn cách đầu quân cho Microsoft, là một trong những nhà đầu tư lớn nhất hiện tại của OpenAI.

Mọi chuyện chưa dừng lại ở đó, theo thông tin mới đây, toàn bộ nhân viên của OpenAI khoảng 770 người đã thông báo rằng họ sẽ nghỉ việc tại công ty nếu hội đồng quản trị (BOD) không từ chức và đưa cựu CEO Sam Altman về vị trí cũ.

Ngay cả chính CTO Mira Murati (người vừa tạm thời giữ chức vụ CEO) cũng đã viết trên mạng xã hội X rằng “OpenAI sẽ chẳng là gì nếu không giữ được người của mình.”

Vì bị sa thải quá bất ngờ (thậm chí là Sam Altman còn được cho là bị sa thải qua Google Meet chỉ với thông báo đơn giản), cả Altman và Brockman sau đó đã tổ chức các cuộc đàm phán gay gắt với hội đồng quản trị của OpenAI.

Tuy nhiên, mọi thứ lại không như mong đợi khi mới đây OpenAI đã chính thức thông rằng sẽ đưa cựu CEO của nền tảng Twitch làm CEO mới của OpenAI.

Hiện cả Sam Altman và Brockman cùng với một số nhân sự khác đã đầu quân cho Microsoft và tiếp tục công việc phát triển các sản phẩm AI của Microsoft.

Mặc dù CEO Microsoft Nadella cho biết Altman, Brockman và những người khác hiện nay dường như đã có những vị trí mới tại Microsoft nhưng đó có thể vẫn chưa phải là một thỏa thuận cuối cùng khi Altman và Brockman vẫn có thể lấy lại công việc của họ tại OpenAI nếu hội đồng quản trị từ chức.

Bức thư được các nhân viên OpenAI viết và ký tên có đoạn nội dung như sau: “Hành động của bạn (ngụ ý hội đồng quản trị OpenAI) đã cho thấy rõ rằng bạn không có khả năng giám sát OpenAI. Chúng tôi không thể làm việc cho hoặc với những người thiếu năng lực, khả năng phán đoán, quan tâm đến sứ mệnh và nhân viên của công ty…”

“Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, sẽ chọn từ chức khỏi OpenAI và gia nhập công ty con mới được công bố của Microsoft do Sam Altman và Greg Brockman điều hành.

Microsoft đảm bảo với chúng tôi rằng hiện đã có các vị trí dành cho tất cả các nhân viên của OpenAI tại công ty con mới này nếu chúng tôi chọn gia nhập. Chúng tôi sẽ thực hiện bước này ngay lập tức, trừ khi tất cả các thành viên hội đồng quản trị hiện tại từ chức và phục hồi chức vụ cho cả Sam Altman và Greg Brockman.”

Ilya Sutskever, thành viên hội đồng quản trị OpenAI và nhà khoa học trưởng của công ty, người được cho là dẫn đầu cuộc đảo chính chống lại Altman hiện cũng đã bày tỏ sự hối tiếc, ông này cũng là người ký vào bức thư kêu gọi Sam Altman và Greg Brockman trở lại OpenAI.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Cựu CEO của Twitch làm CEO mới của OpenAI

Cuộc đàm phán giữa hội đồng quản trị của OpenAI và Sam Altman đã không đạt được kết quả như mong đợi. Công ty đã bổ nhiệm Emmett Shear trở thành CEO mới.

Cựu CEO của Twitch làm CEO mới của OpenAI
Cựu CEO của Twitch làm CEO mới của OpenAI

Theo CNBC, Emmett Shear, cựu Giám đốc điều hành của Twitch, sẽ thay thế vị trí của Sam Altman để trở thành CEO mới của OpenAI. Đây được xem là một trong những thay đổi lớn nhất của công ty khởi nghiệp này trong vài ngày qua.

Trong một bài đăng gần đây trên mạng xã hội X, Sam Altman cho biết anh đã quay trở lại văn phòng của OpenAI. Nhiều nguồn tin cho rằng cuộc đàm phán giữa hội đồng quản trị của OpenAI và Altman đã không đạt được kết quả như mong đợi.

Trước đó, vào ngày 18/11, OpenAI đã bất ngờ đưa ra thông báo về việc Sam Altman không còn là Giám đốc điều hành, cũng như rút lui khỏi ban lãnh đạo của công ty.

Quyết định sa thải Sam Altman đã khiến giới công nghệ hết sức bất ngờ, khi Altman là nhân tố có vai trò hết sức quan trọng tại OpenAI và được xem là “cha đẻ” của ChatGPT, sản phẩm thành công nhất hiện nay của OpenAI.

“Tôi yêu thời gian của mình tại OpenAI. OpenAI đã mang lại sự thay đổi với cá nhân tôi và hy vọng sẽ làm thay đổi thế giới đôi chút. Trên hết, tôi thích làm việc với những người tài năng tại OpenAI”, Altman viết trong một bài đăng trên X.

Ngoài Sam Altman, OpenAI cho biết một nhà đồng sáng lập khác của công ty là Greg Brockman cũng sẽ rời khỏi chiếc ghế Chủ tịch hội đồng quản trị, nhưng ông vẫn sẽ ở lại công ty. Tuy nhiên, vài giờ sau khi thông cáo được OpenAI đưa ra, Brockman đã đăng tải lên mạng xã hội X cho biết ông đã rời khỏi công ty.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Lạm phát đang phủ bóng lên tình hình chi tiêu của người tiêu dùng toàn cầu

Vào mùa lễ hội cuối năm, các hãng bán lẻ háo hức chờ đợi khách hàng mở hầu bao, thế nhưng lạm phát đang phủ bóng lên tình hình chi tiêu của người dân thế giới.

Lạm phát đang phủ bóng lên tình hình chi tiêu của người tiêu dùng toàn cầu
Lạm phát đang phủ bóng lên tình hình chi tiêu của người tiêu dùng toàn cầu

Một thống kê được trang Axios đưa ra cho thấy, có tới 60% người tiêu dùng các nước Âu Mỹ tin rằng, lạm phát đang khiến việc mua sắm cuối năm của họ khó khăn hơn. Nhìn rộng ra, lạm phát và trước đó là ảnh hưởng của đại dịch, đã khiến một xu hướng mới đang dần trở nên phổ biến với nhiều người dân trên toàn cầu, đó là thay vì sẵn sàng “thả cửa” tiêu xài trong dịp lễ, thì bây giờ, họ sẽ cân nhắc cẩn thận hơn, chỉ mua đủ những gì mà mình đang cần.

Xu hướng “mua đủ” trong mùa lễ hội cuối năm.

Nếu nhìn vào tổng doanh thu hay lượng người mua, mùa mua sắm cuối năm nay nhìn chung vẫn khá nhộn nhịp, nhưng khi nhìn sâu hơn vào hoạt động của các cá nhân, nhiều chuyên gia có chung nhận định: Người mua hàng năm nay tính toán kỹ hơn so với những năm trước đây.

Một ví dụ điển hình là các món quà, số món quà hay phiếu quà tặng mỗi hộ gia đình Mỹ mua năm nay là 8, so với con số 9 của năm ngoái. Nước láng giềng Canada cũng chứng kiến mỗi người chi ít đi khoảng 1/5 cho các món quà trong ngân sách mùa lễ hội.

Bỏ ít tiền hơn cho quà tặng là một cách đơn giản để mỗi người dành thêm tiền cho các món đồ dùng gia đình, hay đơn giản hơn là mua sắm thực phẩm, chuẩn bị các bữa liên hoan như lễ Tạ ơn hay Giáng sinh.

Ông Joseph Balagtas – Giáo sư Đại học Purdue, Mỹ cho biết: “Năm nay, phần lớn mọi người lựa chọn mua đồ, tổ chức liên hoan dịp lễ Tạ ơn tại nhà với bạn bè để tiết kiệm. Một may mắn là thịt gà tây lại đang khá dồi dào, giúp cho bữa tiệc Tạ ơn rẻ hơn một chút so với năm ngoái”.

Ngay cả tại những nước như Trung Quốc, dù không có lạm phát cao và nổi tiếng nhờ những lễ hội mua sắm lớn, xu thế thận trọng chi tiêu mùa lễ cũng đang dần thay thế cho tư duy “mua sắm trả thù” trước đây.

Chị Gao Di – Người tiêu dùng Trung Quốc chia sẻ: “Trong dịp lễ độc thân 11/11, tôi chỉ mua các món đồ mà mình thật sự cần, chứ không mua vì xem livestream hay thấy đang giảm giá mạnh”.

Không chỉ chi tiêu cẩn trọng hơn, nhiều người cũng tỏ ra kiên nhẫn hơn với việc mua sắm của mình. Tại Mỹ, khoảng một nửa số người đi mua sắm cho biết, họ vẫn chưa mua hàng ngay, để đợi các đợt khuyến mại tốt nhất cho món đồ mình muốn mua. Điều này còn phổ biến hơn nữa với mua hàng trực tuyến – 4/5 người cho biết họ sẵn sàng từ bỏ món đồ trong giỏ hàng, nếu không tìm được các mã giảm giá hay miễn phí vận chuyển mà mình mong muốn.

AI và cuộc cách mạng mua sắm tiết kiệm tại Mỹ.

Các nhà bán lẻ tại Mỹ luôn có cách để người mua, dù đang e dè, vẫn phải rút hầu bao. Và một cách tốt nhất hiện nay là họ dùng các công cụ AI và mạng xã hội để nhanh chóng nắm bắt hành vi của người tiêu dùng và lôi kéo họ chi tiền.

AI được ví von là đang tạo ra cuộc cách mạng hóa trong mùa mua sắm năm nay, giúp các nhà bán lẻ mở rộng tệp khách hàng, tiếp cận chính xác hơn tới từng người mua, cải thiện hỗ trợ khách hàng và dễ dàng đưa ra các chương trình mua sắm nhanh, trực quan hơn.

Còn với người mua, sử dụng AI và mạng xã hội được coi là giải pháp tối ưu để họ tìm được các món đồ ưng ý và tất nhiên với giá hợp lý.

Theo nghiên cứu của Sapio Research, có tới 69% người dùng cho biết, AI giúp họ tìm các sản phẩm và thương hiệu dễ dàng hơn, trong khi có tới 74% nói rằng AI hỗ trợ họ tìm thấy các ưu đãi giảm giá, vốn cực kỳ quan trọng trong mùa mua sắm năm nay. Khảo sát cũng cho thấy, cứ 5 người mua hàng thì có 1 người tỏ rõ sự tin tưởng vào công cụ hỗ trợ của AI.

Nghiên cứu cũng cho thấy, năm nay người mua quan tâm đáng kể đến việc mua sắm hay “săn sale” trên các mạng xã hội như Instagram, Facebook hay TikTok.

Chi tiêu hợp lý mùa lễ hội.

Các chuyên gia gợi ý, việc lên danh sách mua sắm từ sớm sẽ giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng xác định những món đồ cần mua, lọc bớt những đồ không cần thiết và mua sắm có mục tiêu hơn.

Việc mua sắm chỉ thực sự hiệu quả khi phù hợp với khả năng tài chính của mỗi cá nhân, gia đình. Để tránh sa vào bẫy mua sắm quá đà, các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng hạn chế sử dụng thẻ tín dụng trong thời điểm mua sắm cuối năm, để tránh việc lễ hội chưa qua, chủ thẻ đã nợ nần chồng chất.

Và cuối cùng, hãy luôn giữ cho mình chiếc đầu lạnh vào dịp mua sắm mùa lễ hội. Những chương trình giảm giá nghe có vẻ rất hấp dẫn, nhưng người tiêu dùng được khuyên hãy chỉ mua nếu nó thực sự cần với mình thay vì mình muốn, bởi một món đồ dù có hời đến đâu thì bạn vẫn là người phải chi ra một khoản tiền nhất định. Và nếu mua chỉ để có cảm giác được lời to, thì người tiêu dùng chính là con mồi mà các hãng bán lẻ yêu thích.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Theo VTV.vn