Google và Facebook cho biết hai hãng đã cam kết sẽ làm việc với chính phủ Anh và cơ quan quản lý quảng cáo kỹ thuật số về những vấn đề liên quan.
Trong năm 2021, Anh sẽ áp đặt một chế độ cạnh tranh mới để ngăn chặn hai “người khổng lồ trực tuyến” của Mỹ là Google và Facebook lấn át những công ty nhỏ hơn và gây bất lợi cho người dùng.
Bộ luật mới sẽ do một đơn vị chuyên trách thuộc Cơ quan quản lý cạnh tranh và thị trường của Anh (CMA) thực thi. Theo CMA, cần có luật mới để kiểm soát hoạt động của những “gã khổng lồ công nghệ”.
Google và Facebook hiện là hai công ty thống trị quảng cáo kỹ thuật số, thâu tóm khoảng 80% trong tổng số 14 tỷ bảng Anh (tương đương 18,7 tỷ USD) chi cho quảng cáo kỹ thuật số trong năm 2019.
Google và Facebook cho biết hai hãng đã cam kết sẽ làm việc với chính phủ Anh và cơ quan quản lý quảng cáo kỹ thuật số về những vấn đề liên quan, bao gồm việc cung cấp cho người dùng khả năng kiểm soát dữ liệu cá nhân tốt hơn, cũng như những quảng cáo trực tuyến mà các công ty này cung cấp.
Bộ trưởng Kỹ thuật số Anh – ông Oliver Dowden, cho biết ngày càng có nhiều ý kiến tán thành quan điểm cho rằng việc tập trung quyền lực vào một số ít công ty sẽ hạn chế tăng trưởng, giảm khả năng đổi mới và ảnh hưởng tiêu cực đến người dùng và các doanh nghiệp phụ thuộc vào những công ty này. Bộ trưởng Dowden nhấn mạnh: “Đã đến lúc giải quyết vấn đề đó và mở ra một kỷ nguyên công nghệ mới”.
Đơn vị chuyên trách của CMA mang tên Đơn vị Thị trường kỹ thuật số sẽ bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 4/2021, có thể được trao quyền đình chỉ, ngăn chặn và đảo ngược các quyết định mà các công ty công nghệ đưa ra, cũng như áp đặt các mức phạt tài chính đối với những trường hợp không tuân thủ.
Với bộ luật mới, các công ty sẽ phải minh bạch hơn về cách sử dụng dữ liệu người tiêu dùng và bị cấm đưa ra các quy định hạn chế dẫn đến việc khó sử dụng các nền tảng ứng dụng từ những đối thủ cạnh tranh.
Theo chính phủ Anh, những điều luật này cũng sẽ hỗ trợ ngành truyền thông tái cân bằng mối quan hệ giữa các nhà xuất bản và các nền tảng trực tuyến.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Các cửa hàng từ Cartier cho tới Chanel trên phố Bond, London, thắp đèn mừng Giáng sinh và sẽ phục vụ socola nóng cho khách xếp hàng vào mua sắm.
Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở nhiều nơi trên thế giới khiến phần đông người tiêu dùng vẫn còn cảnh giác khi ghé thăm các cửa hàng. Cùng với đó, các lệnh hạn chế đi lại cũng sẽ làm giảm đi số lượng khách du lịch, những người sẵn sàng chi một khoản tiền lớn để mua sắm vào thời điểm này trong năm.
Dù vậy, các cửa hàng xa xỉ vẫn đang nỗ lực hết sức mình. Những khung cửa sổ đã được trang trí theo chủ đề Giáng sinh trong nỗ lực có thể phần nào cứu vãn một mùa lễ quan trọng sau khi đại dịch Covid-19 tàn phá ngành bán lẻ trên khắp thế giới.
Dưới đây là hình ảnh thực tế tại một số thiên đường mua sắm nổi tiếng thế giới.
Phố Bond, London
Theo Katie Thomas, phó giám đốc tại New West End – tổ chức đứng sau 600 hãng bán lẻ, nhà hàng và khách sạn tại hay khu vực Phố Bond và Mayfair của London, “năm 2020 chắc chắn sẽ trở thành một trong những năm kinh hoàng nhất” đối với các thiên đường mua sắm xa xỉ nổi tiếng trên thế giới.
Thời gian qua, Phố Bond chịu tác động nặng nề do phụ thuộc vào du khách mua sắm nước ngoài cũng như việc không còn đông đảo nhân viên văn phòng làm việc ở khu trung tâm London. Lượng khách tới các cửa hàng tại đây đã giảm một nửa khi Anh tái áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại do dịch bệnh tái bùng phát vào đầu tháng này.
“Đây thực sự là một cơn lốc khủng khiếp”, Thomas khẳng định.
Dù vậy, các cửa hàng từ Cartier cho tới Chanel không thể đợi tới khi được mở cửa trở lại mới chuẩn bị cho mùa nghỉ lễ. Họ đã bắt đầu thắp đèn chào mừng Giáng sinh sớm hơn thường lệ. Các cửa hàng cũng cho biết, đến khi có thể mở cửa trở lại vào ngày 3/12, họ sẽ tổ chức một buổi biểu diễn với các ban nhạc kèn trống. Nhân viên cũng đang lên kế hoạch phục vụ socola nóng nếu khách phải xếp hàng chờ mua sắm.
Champs-Elysees, Paris
Dịch bệnh bùng phát trở lại khiến Pháp phải thực hiện đợt phong tỏa thứ hai, buộc các cửa hàng bán đồ không thiết yếu phải đóng cửa từ ngày 30/10.
“Nếu chúng tôi không được mở cửa trở lại vào ngày 1/12, tình hình sẽ cực kỳ nghiêm trọng”, Edouard Lefebvre, tổng giám đốc của ủy ban Comite Champs-Elysees – đại diện cho hơn 100 cửa hàng tại đại lộ Champs-Elysees, cho biết. Tuy nhiên, từ ngày 22/11, tổ chức này đã cho bật đèn mừng Giáng sinh trên phố Champs-Elysees, dù rằng buổi lễ khởi động phải thực hiện trực tuyến.
Vài năm nay, các cửa hàng trên đại lộ Champs-Elysees phải đối mặt nhiều biến động, bao gồm các cuộc tấn công khủng bố, đình công, bạo loạn sau các trận đấu bóng đá và bạo lực trong các cuộc biểu tình Áo vàng. Đợt phong tỏa lần thứ hai do dịch bệnh Covid-19 sẽ giáng thêm một đòn mạnh vào các cửa hàng tại đây.
Ginza, Tokyo
Vào thời điểm này hàng năm, Ginza, một trong năm quận mua sắm nổi tiếng nhất tại thủ đô Nhật Bản, thường sáng rực ánh đèn, khi các cửa hàng xa xỉ bắt đầu thắp đèn và trang trí rầm rộ. Khu phố đã trở thành một nơi không thể bỏ qua cho khách du lịch và các cặp đôi. Tuy nhiên năm nay, nhiều cửa hàng và các tòa nhà ở đây vẫn chìm trong bóng tối. Chính phủ Nhật đang áp dụng các lệnh hạn chế đối với du khách nước ngoài khiến lượng khách tới Ginza sụt giảm mạnh.
Để ứng phó với tình hình, Hiệp hội Phố Ginza dự định tổ chức một sự kiện rửa tay tại giao lộ chính của Ginza vào tháng 12. Theo người đứng đầu Hiệp hội Phố Ginza Eriko Takezawa, những người đi qua đây sẽ được tặng một chiếc khăn tay và phiếu giảm giá để mua sắm tại các cửa hàng gần đó. Hiệp hội này cũng sẽ thắp thêm đèn dọc trên các con phố để thu hút khách tới vui chơi và mua sắm.
Vịnh Causeway, Hong Kong
Trong giới bán lẻ, các chủ cửa hàng tại Hong Kong là những người chịu ảnh huởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 hơn ai hết. Hình ảnh dọc con phố chính tại Vịnh Causeway – nơi có giá thuê mặt bằng bán lẻ đắt nhất thế giới – cho thấy sức tàn phá của các cuộc biểu tình chống chính quyền và lệnh hạn chế phòng dịch Covid-19 đối với các cửa hàng suốt 18 tháng qua. Các cửa hàng của những thương hiệu như Tissot, Prada, Victoria Secret… giờ đây đều trong tình trạng đóng cửa.
Hy vọng được nhen nhóm khi du khách bắt đầu trở lại đây. Để kích cầu du lịch, Hong Kong đã thỏa thuận thiết lập “bong bóng du lịch” – một hành lang đi lại an toàn, cho phép du khách nhập cảnh mà không cần cách ly – với Singapore. Tuy nhiên, do số ca nhiễm Covid-19 tại Hong Kong tăng mạnh, hai bên đã quyết định dời thời điểm bắt đầu “bong bóng du lịch” lại hai tuần.
“Dường như điều tồi tệ nhất đã qua đi khi dịch bệnh và tình hình chính trị đã được kiểm soát. Thành phố đã sẵn sàng mở cửa trở lại”, Amrita Banta, giám đốc điều hành tại hãng tư vấn Agility Research của Singapore đã nhận xét như vậy trước khi có thông tin “bong bóng du lịch” bị hoãn.
Fifth Avenue, New York
Fifth Avenue vẫn là nơi có hai cửa hàng bách hóa sang trọng bậc nhất thế giới: Saks Fifth Avenue và Bergdorf Goodman. Tuy nhiên, số lượng các cửa hàng tại đây đã giảm dần vài năm gầy đây, bắt đầu bằng việc các cửa hàng của thương hiệu thời trang có tuổi đời hàng thế kỷ Henri Bendel và Barneys New York phải đóng cửa. Một vài mặt bằng đắc địa, bao gồm nơi từng là nơi đặt cửa hàng Ralph Lauren, giờ đây vẫn chưa tìm được khách thuê.
Các cửa hàng trên Fifth Avenue đang chuẩn bị cho kỳ nghỉ lễ có phần im ắng khi có rất ít, thậm chí hầu như không có khách du lịch qua lại trên con phố này. Dẫu vậy, họ vẫn sẽ cố gắng hết sức để mang lại sự sôi động cho kỳ nghỉ, ngay cả khi số ca mắc Covid-19 vẫn gia tăng ở New York.
Như mọi năm, Saks, Bergdorf và những cửa hàng thời trang xa xỉ như Dolce & Gabbana và Louis Vuitton đều trang hoàng bên ngoài cửa sổ theo chủ đề Giáng sinh. Theo Jerome Barth, chủ tịch Hiệp hội Fifth Avenue, một nhóm doanh nghiệp địa phương đang lắp đặt các tác phẩm nghệ thuật bằng đồ chơi ngoại cỡ, như gấu bông, bóng bay và con quay gỗ.
Những hoạt động chuẩn bị này diễn ra sau một mùa hè đầy biến động khi hàng loạt cửa hàng trên Fifth Avenue bị phá hoại trong các cuộc biểu tình sau vụ việc một cảnh sát ở thành phố Minneapolis giết chết người đàn ông da màu George Floyd. Sau đó, nhiều cửa hàng tại đây cũng đã chủ động che chắn bằng ván gỗ để đề phòng các cuộc biểu tình sau ngày bầu cử tổng thống 3/11.
Giờ đây, khi những khó khăn đã dần qua đi, các cửa hàng bán lẻ đã bắt đầu sẵn sàng trở lại với hy vọng về một kết thúc tốt đẹp cho một năm 2020 đầy biến động.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Việc sử dụng Influencer (Người có sức ảnh hưởng) có thể giúp nhãn hàng tăng độ nhận diện thương hiệu, xây dựng tình yêu và lòng tin từ khách hàng thông qua các Influencer và đặc biệt là thúc đẩy tỷ lệ ROI (tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư) tăng vượt trội, với mỗi đô la đầu tư sẽ thu về lợi nhuận gấp 5,78 lần.
Sử dụng Influencer Marketing sao cho hiệu quả
Tính đến năm 2020, thị trường Influencer Marketing có doanh số đến 9,7 tỷ USD và sẽ còn tiếp tục tăng trong ít nhất hai năm nữa.
Theo thống kê sơ bộ, từ năm 1998-2020 số lượng các nền tảng và dịch vụ tiếp thị qua người nổi tiếng đăng ký tăng từ 740-1.120 đơn vị. Riêng năm 2020, có đến 78% doanh nghiệp dành ngân sách cho Influencer Marketing.
Trong đó, 39% kinh phí tiếp thị được dành riêng cho tiếp thị người nổi tiếng, con số này có thể lên đến hàng tỷ đồng cho một chiến dịch quy mô lớn.
Trước đây, cụm từ Influencer vốn vẫn chưa tồn tại. Và trong khi đó, tại Việt Nam chúng ta vẫn sử dụng những từ ngữ như Brand Ambassador hoặc KOL.
Mãi cho đến khi một đại hội quảng cáo toàn châu Á tại Đài Loan được tổ chức, khi đó cụm từ Influencer mới lần đầu tiên được xuất hiện. Khi Influencer xuất hiện tại đại hội này, người ta mới đưa ra lý do vì sao cần phải có một thuật ngữ mới.
Bởi khi có sự phân tán ngày càng nhiều của các kênh để tiếp cận người dùng và đặc biệt khi người dùng cuối (end-user) ngày càng phân mảnh về insight thì họ dần có nhu cầu được tiếp cận với các nhóm nội dung khác nhau.
Và để chúng ta có thể chia nhỏ tất cả thông điệp hay nội dung từ thương hiệu của mình đến với các nhóm đối tượng khác nhau thì chúng ta cần nhiều hơn là một người đại diện và nhiều hơn một nhóm nhỏ để dẫn dắt các quan điểm và suy nghĩ trên thị trường, đó chính là lúc Influencer phát huy tác dụng.
Nói đến sự phát triển của Influencer Marketing, sau khi khảo sát gần 2.000 nhà quảng cáo, quản lý các thương hiệu trên toàn cầu với hơn 4.000 dự án từ trước năm 2020 chúng ta thấy rằng 78% marketer nói rằng họ sẵn sàng tin Influencer Marketing và sẽ phân chia ngân sách từ những kênh khác sang cho Influencer Marketing.
Thêm vào đó, hằng năm có đến 380 platform, agency nhảy vào địa hạt Influencer Marketing.
Con số này chứng minh địa hạt này đang rất màu mỡ và tới thời điểm hiện tại, sau 4 năm kể từ buổi đại hội châu Á đó, Việt Nam vẫn đang vận hành với Influencer Marketing và chúng ta tự tin nói rằng Influencer Marketing đã trở thành một kênh trong hoạt động marketing, thứ có thể trả lời cho bất kỳ mục đích hay mục tiêu marketing nào.
Vậy làm sao để mình có được một hệ thống Influencer Marketing hợp lý? Lấy hai gương mặt khá quen thuộc là Công Trí và Quang Cuốn.
Công Trí là nhà thiết kế – người đã đưa tên tuổi thời trang Việt Nam vươn tầm thế giới với những thiết kế độc đáo nhưng lượng theo dõi của anh chỉ được xếp hạng vào nhóm Mid-tier. Trong khi đó, Quang Cuốn – một gương mặt nổi bật trong làng game lại sở hữu lượng người theo dõi ở mức độ
Mass-cro. Thêm một ví dụ khác, nếu chúng ta nhìn Châu Bùi và Cris Phan trên những platform khác nhau của các bạn thì với sự khác nhau này thì ta gọi Châu Bùi là Mega Influencer hay Mass-cro Influencer và tương tự như Cris Phan.
Vì thế, điều đầu tiên là cần xác định rõ mục đích marketing, sau đó mới là vai trò của Influencer. Vai trò của Influencer Marketing đối với chiến dịch và nhãn hàng là vô cùng quan trọng nhưng quan trọng hơn là những người mang tầm ảnh hưởng ấy có được bao nhiêu lượt theo dõi (follower) bởi nếu bạn không xác định đúng bạn cần Influencer để làm gì thì bạn có thể sẽ lựa chọn sai.
Nếu không biết cách lựa chọn Influencer Marketing thì sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến chiến dịch. Influencer không chỉ dừng lại ở mức độ follower vì khi nói đến Influencer, chúng ta cần thêm nhiều người để có nội dung đa dạng trên đa kênh để tiếp cận nhiều nhóm insight của người tiêu dùng cuối cùng.
Mối quan hệ giữa thương hiệu và Influencer giống như một cuộc yêu đương đôi lứa và end-consumer chính là quan viên hai họ.
Bạn có thể nhận thấy, ngay ở thời điểm đầu, khi thương hiệu vừa lóe lên mong muốn sử dụng Influencer cũng giống như chúng ta mới đi tẽn tò tỏ tình, nếu chúng ta có thể thử người này không thấy hợp lại nhảy sang người khác thì quá trình giữa thương hiệu và Influencer cũng được diễn ra tương tự vậy.
Hoặc khi chúng ta có những chiến dịch bán hàng hay ra mắt sản phẩm, có những xu hướng hiện thời “bắt xu hướng” thị trường thì mình sử dụng chiến dịch nhưng liệu rằng điều đó có duy trì hay không.
Và khi thương hiệu càng trưởng thành và sở hữu một danh mục rất rộng thì việc sử dụng Influencer sẽ diễn biến như thế nào?
Thực tế cho thấy khi chúng tôi làm việc với nhãn hàng công nghệ lớn nhất trên thế giới hiện nay là Samsung, chúng tôi thường cùng họ lập chiến lược Influencer trong cả một năm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
‘Black Friday’ hay ‘Thứ sáu đen tối’ là một trong những sự kiện mua sắm lớn nhất trong năm và nó đã đến.
UGC – 6 cách mà thương hiệu có thể tận dụng cho ‘Black Friday’ (P1)
Đại dịch COVID-19 đã dẫn đến sự gia tăng số lượng người ưa chuộng mua sắm trực tuyến, có nghĩa là chúng ta sẽ thấy nhiều người mua sắm trực tuyến hơn năm nay so với năm ngoái.
Điều này mang lại cơ hội phong phú cho các thương hiệu để thu hút khách hàng mới và chuyển đổi người mua một lần thành khách hàng lâu dài.
Một trong những cách dễ nhất và mạnh mẽ nhất để xây dựng lòng tin và nuôi dưỡng khách hàng hiện tại là thông qua nội dung do người dùng tạo ra hay còn gọi là User Generated Content (UGC).
Tận dụng Black Friday này sẽ tạo ra sự hiện diện đích thực giữa thương hiệu của bạn với khách hàng mục tiêu.
Tại sao nội dung do người dùng tạo ra lại quan trọng vào Black Friday.
Hãy nghĩ về số lượng lớn các thương hiệu sẽ kêu gọi khách hàng của mình thực hiện một hành động gì đó vào ngày này.
Cùng với những khó khăn rõ ràng đã xảy ra trong năm nay đối với các nhà bán lẻ, ngày càng nhiều thương hiệu mở cửa hàng trực tuyến và thực hiện nghiêm túc chiến lược trực tuyến trong năm nay.
Nổi bật sẽ khó, nhưng cũng chưa bao giờ quan trọng hơn là đáng tin cậy – đặc biệt nếu bạn muốn tận dụng lợi thế của những người mua sắm trực tuyến mới, những người vốn thường nghi ngờ với tất cả mọi thứ ‘trực tuyến’.
UGC không chỉ thu hút người mua mới mà còn thu hút những khách hàng tích cực và trung thành nhất của bạn, điều này có thể ngay lập tức mang lại lợi thế cạnh tranh cho bạn.
Những người này là những người ủng hộ lớn nhất của bạn và người tiêu dùng có nhiều khả năng lắng nghe đồng nghiệp của họ hơn là chính các thương hiệu, đây là bước đệm quan trọng để thành công trong Ngày Thứ Sáu Đen Tối.
Sự tương tác đích thực do UGC thúc đẩy xây dựng lòng tin theo bản năng – chưa kể đến việc thu thập nội dung của khách hàng dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều so với việc bạn tự tạo.
Về cơ bản, chia sẻ một loạt các câu chuyện ‘thô’ của khách hàng có thể sẽ có tác dụng tốt hơn (và tạo ra nhiều tiếng vang hơn) so với việc chăm chỉ tạo ra một phần nội dung được trau chuốt kỹ lưỡng để chia sẻ đi chia sẻ lại nhiều lần.
Cách tận dụng UGC vào Thứ Sáu Đen Tối
1. Tạo Hashtag (#) được chỉ định để thu thập UGC
Thẻ Hashtag bắt đầu bằng # vẫn là một cách tuyệt vời để người mua sắm tìm thấy sản phẩm mà họ quan tâm. Chúng cũng rất hữu ích để tạo nguồn cấp dữ liệu nhỏ chứa nội dung khách hàng tập trung vào thương hiệu của bạn.
Hãy nhớ rằng, Thứ Sáu Đen Tối khuyến khích người mua sắm dùng thử các thương hiệu mới và mạng xã hội là nơi hoàn hảo để họ khám phá các sản phẩm mới và các ưu đãi đáng kinh ngạc.
Khai thác loạt hoạt động xã hội này bằng cách tạo thẻ Hashtag dành riêng cho các hoạt động chính của bạn hoặc thậm chí cho các sản phẩm cụ thể (như các sản phẩm bán chạy nhất của bạn).
Càng nhiều lần người tiêu dùng nhìn thấy thẻ hashtag tức bắt đầu bằng # của bạn xuất hiện trong nguồn cấp dữ liệu của họ, họ càng tò mò hơn – điều đó có nghĩa là có nhiều khả năng họ sẽ truy cập trang web của bạn để xem bạn đang nói gì.
Khuyến khích người mua sắm sử dụng thẻ bắt đầu bằng # trước ngày Thứ Sáu Đen Tối bằng cách chia sẻ kinh nghiệm trước đây của họ với thương hiệu của bạn và tiếp tục khuyến khích họ vào chính ngày đó. Càng nhiều khách hàng chia sẻ ảnh, bài đánh giá và câu chuyện của họ thì càng tốt.
Mẹo hàng đầu để tận dụng tối đa Hashtag vào Thứ Sáu Đen Tối của bạn:
Tiếp cận khách hàng hiện tại và mời họ chia sẻ trải nghiệm của họ bằng cách sử dụng thẻ bắt đầu bằng # được chỉ định của bạn.
Chọn một thẻ bắt đầu bằng # đáng nhớ nhưng cũng gắn liền với thương hiệu của bạn
Thêm thẻ bắt đầu bằng # của bạn vào email, hồ sơ trên mạng xã hội và các điểm nóng quan trọng khác để tối đa hóa sự xuất hiện của thẻ này vào ngày diễn ra sự kiện.
Khi thẻ hashtag của bạn đã thu hút được sự chú ý, bạn có thể bắt đầu quản lý UGC mà bạn đã nhận được và chia sẻ nó trên các kênh xã hội của mình.
Có nhiều khả năng khách hàng hiện tại và người mua tiềm năng mới của bạn sẽ trò chuyện trên phương tiện truyền thông xã hội trong Thứ Sáu Đen Tối để họ có thể tận dụng tối đa các giao dịch có sẵn.
Tận dụng điều này bằng cách xác định vị trí khách hàng của bạn.
Lưu ý bằng cách thường xuyên chia sẻ UGC – cho dù đó là ảnh, bài đánh giá hay video của khách hàng – suốt cả ngày để thu hút sự quan tâm và dư luận lan truyền.
Mẹo hàng đầu để chia sẻ UGC trên mạng xã hội:
Cảm ơn khách hàng đã chia sẻ UGC của họ và xin phép nếu bạn có thể sử dụng nó trước khi chia sẻ lại.
Truyền bá UGC trong nhiều ngày để tiếp cận khách hàng ở các múi giờ khác nhau và duy trì sự sống động.
Sử dụng một nền tảng để tìm, sắp xếp, nhận quyền và chia sẻ lại nội dung mà khách hàng đã đăng
3. Thưởng cho những khách hàng chia sẻ UGC
Ai không thích được thưởng? Sự thật là không có ai cả.
Khách hàng của bạn đã dành thời gian để tạo nội dung của riêng họ về sản phẩm và thương hiệu của bạn, điều ít nhất bạn có thể làm là nói lời cảm ơn.
Và, để phù hợp với tính chất tặng quà của Thứ Sáu Đen Tối, bạn có thể tiến thêm một bước nữa bằng cách đưa ra phần thưởng hấp dẫn cho những khách hàng chia sẻ ảnh và video của họ với bạn.
Điều này không chỉ mang lại “lời cảm ơn” rất xứng đáng mà còn khuyến khích những khách hàng chưa cung cấp UGC của riêng họ làm như vậy.
Bạn có thể quyết định rằng chiết khấu thêm cho những khách hàng chia sẻ UGC là phù hợp hoặc có thể bạn gửi cho họ một sản phẩm miễn phí để nói lời cảm ơn.
Mẹo hàng đầu để thưởng cho khách hàng chia sẻ UGC:
Theo tinh thần của Black Friday hay Thứ Sáu Đen Tối, hãy giảm giá cho những khách hàng để lại đánh giá hoặc chia sẻ ảnh sản phẩm.
Gửi email cho khách hàng hiện tại nêu bật phần thưởng mà họ có thể nhận được nếu tham gia.
Đừng dốc hết sức – một khoản giảm giá đơn giản hoặc một món quà nhỏ là đủ để khiến mọi thứ bắt đầu chuyển động rồi.
Hết phần 1 !
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Với sự ra đời của hàng loạt mạng xã hội, Việt Nam đang là một trong số ít các quốc gia trên thế giới có sản phẩm nội đủ sức cạnh tranh sòng phẳng với các nền tảng xuyên biên giới.
Mạng xã hội Việt tăng trưởng mạnh trong năm 2020
Theo số liệu của Tổ công tác thúc đẩy hệ sinh thái số Việt Nam (Bộ TT&TT), tính đến cuối năm 2018, các nền tảng mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam là Facebook, YouTube, Instagram, Zalo và Mocha. Trong đó, chỉ có 2 doanh nghiệp Việt là Zalo và Mocha có quy mô đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Ở thời điểm đó, mạng xã hội lớn nhất là Facebook có 60 triệu người sử dụng tại Việt Nam. Cùng thời gian, Zalo có khoảng 40 triệu người dùng còn Mocha có khoảng 4,5 triệu người sử dụng.
Đến thời điểm hiện tại, ngoài những doanh nghiệp kể trên, các nền tảng mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam giờ đây đã xuất hiện thêm 2 cái tên mới là Gapo, Lotus (cùng ra mắt năm 2019).
Theo thống kê của VietNamNet, tính đến tháng 11/2020, Zalo hiện là mạng xã hội nội địa lớn nhất Việt Nam với khoảng 60 triệu người dùng. Xếp sau nền tảng này lần lượt là Mocha (12 triệu thành viên), Gapo (6 triệu thành viên) và Lotus (2,5 triệu thành viên).
Đây không phải tổng số tài khoản đăng ký (account) mà là tổng số người dùng hoạt động hàng tháng (Monthly Active Users – MAU). Chỉ số này là công cụ đo lường phổ biến cho thấy mức độ tương tác của người dùng đối với một một sản phẩm trên môi trường Internet.
Như vậy, chỉ sau hơn 2 năm, Việt Nam giờ đây đã có 4 nền tảng mạng xã hội có trên 1 triệu thành viên. Đây là quy mô tối thiểu để một mạng xã hội trong nước được xem là có đủ tiềm lực cạnh tranh với các nền tảng ngoại.
Ngoài số lượng mạng xã hội có tiềm lực mạnh đã tăng lên gấp đôi, còn một vấn đề đáng lưu tâm khác khi nhìn vào số liệu tăng trưởng của các mạng xã hội Việt Nam.
Chỉ sau có 2 năm, mạng xã hội Zalo đã tăng thêm 20 triệu thành viên, gấp 1,5 lần năm 2018. Với Mocha, tuy lượng người sử dụng chưa hẳn đã nhiều, thế nhưng quy mô của nền tảng này đã tăng tới 2,67 lần so với chỉ 2 năm trước đó. Những nền tảng còn lại như Gapo, Lotus cũng đã ít nhiều cho thấy tiếng nói của mình chỉ sau hơn 1 năm hoạt động.
Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới hàng trăm diễn đàn như Tinhte (16 triệu lượt truy cập/tháng), Voz (11 triệu lượt truy cập/tháng), Webtretho (7 triệu lượt truy cập/tháng) hay Otofun (2 triệu lượt truy cập/tháng),… Đây là những đại diện tiêu biểu cho sức sống bền vững của các nền tảng mạng xã hội truyền thống.
Những số liệu kể trên đã cho thấy, trong năm 2020, các mạng xã hội Việt Nam không chỉ tăng trưởng về lượng mà đã có sự thay đổi mạnh cả về chất. Đây chính là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của các doanh nghiệp nội và xa hơn là cả nền kinh tế số Việt Nam.
Vì sao phải phát triển các mạng xã hội Việt Nam?
Hầu hết các nền tảng mạng xã hội đều thu thập dữ liệu người dùng. Điều đó cũng có nghĩa, thay vì trả bằng tiền, người dùng đã trả cho các mạng xã hội thông tin cá nhân để có quyền sử dụng sản phẩm.
Facebook là ví dụ điển hình cho việc biến dữ liệu người dùng thành thứ “hái ra tiền”. Ngay từ bước đăng ký, Facebook đã yêu cầu người dùng cung cấp email, số điện thoại, tên, tuổi, địa chỉ…
Trong quá trình hoạt động, nền tảng này còn thu thập vị trí, ghi nhớ các hành động, thói quen và nội dung tìm kiếm của người dùng. Những thông tin này sau đó được dùng để phân tích nhằm phục vụ cho quảng cáo hướng đối tượng.
Google cũng có cách làm tương tự Facebook nhưng ở quy mô còn khủng khiếp hơn. Với hàng loạt các công cụ như Google Search, YouTube, Google Maps, Gmail,… gã khổng lồ tìm kiếm nắm trong tay lượng dữ liệu khổng lồ từ hàng tỷ thiết bị.
Vậy điều gì sẽ xảy ra khi nguồn dữ liệu này được sử dụng cho những mục đích không lành mạnh? Đó là lúc mà cả thế giới phải đối mặt với những hiểm họa lớn về vấn đề an ninh. Vụ bê bối Cambridge Antalyca liên quan tới cuộc bầu cử Mỹ năm 2016 là minh chứng rõ nét nhất cho nhận định đó.
Thực tế trên khiến chính phủ nhiều quốc gia cảm thấy lo lắng về sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới. Đó cũng là lý do mà Trung Quốc, Triều Tiên gần như ngăn cấm hoàn toàn sự hiện của các nền tảng nước ngoài
Thay vì cấm đoán, mối nguy này có thể được giải quyết bằng sự lớn mạnh và cạnh tranh sòng phẳng của các nền tảng nội. Chỉ có điều, rất ít quốc gia trên thế giới có thể làm được điều này.
Trong số các quốc gia mà Facebook được phép hoạt động, Nga là quốc gia duy nhất mà mạng xã hội này không chiếm được thị phần đa số. Thay vào đó, phần lớn thị phần mạng xã hội tại Nga nằm trong tay VK (Vkontakte) – mạng xã hội do chính người Nga phát triển.
Số liệu của Statista cho thấy, tính đến tháng 1/2020, Vkontakte hiện có 38 triệu người dùng Nga, chiếm khoảng 54% lượng người sử dụng mạng xã hội thường xuyên tại quốc gia này. Đây cũng là ví dụ hiếm hoi cho thấy một quốc gia có thể phát triển mạng xã hội của riêng mình để cạnh tranh sòng phẳng với các nền tảng xuyên biên giới.
Với Việt Nam, theo số liệu thống kê mới nhất của We are social, tính đến tháng 1/2020, Facebook hiện có 61 triệu người sử dụng tại Việt Nam. Điều này cũng có nghĩa, với 60 triệu người dùng thường xuyên, Zalo đã gần như đuổi kịhttps://marketingtrips.com/content/content-creator-la-gi/p Facebook về số lượng người sử dụng.
Nhìn ở góc độ rộng hơn, số người dùng Facebook chiếm khoảng 90% lượng người sử dụng Internet tại Việt Nam trong độ tuổi từ 16-64. Số liệu này cho thấy, Facebook gần như đã hết dư địa phát triển tại thị trường Việt Nam. Trong khi đó, với đặc thù là giao diện đơn giản, dễ sử dụng, Zalo vẫn còn dư địa rất lớn đến từ nhóm người dùng cao tuổi.
Giống như Nga, Việt Nam cũng đã tìm ra con đường riêng để bảo vệ “bộ não của người Việt Nam”. Đó chính là việc thúc đẩy các nền tảng mạng xã hội do người Việt tự phát triển.
Người Việt tự làm chủ nền tảng, dữ liệu Việt
Chia sẻ về Gapo, Lotus, ông Hoàng Viết Tiến – Phó Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam cho biết, 2 nền tảng này được phát triển nhắm vào các thị trường riêng. Gapo nhắm vào thị phần dành cho giới trẻ. Với Lotus, mạng xã hội này nhắm vào tập khách hàng đã có sẵn của VCCorp.
Theo ông Tiến, bản chất của các mạng xã hội này là cung cấp nền tảng để triển khai thêm các dịch vụ mới dựa trên tập database khách hàng mà họ đã có sẵn.
Các mạng xã hội nước ngoài phổ biến tại Việt Nam chủ yếu liên quan tới lĩnh vực giải trí, thu hút người dùng để từ đó kiếm tiền quảng cáo. Tuy vậy, các nền tảng này chưa đi sâu vào thị trường ngách và các sản phẩm, dịch vụ.
So với Facebook, Twitter hay Instagram, các mạng xã hội Việt Nam ra đời sau, nhắm tới thị trường ngách và có đối tượng hướng đến là người dùng bản địa.
Điểm khác biệt ở đây là Gapo, Lotus hay các mạng xã hội trong nước tập trung vào tập database có sẵn để tăng cường thêm trải nghiệm khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình.
Thông qua các mạng xã hội này, G-Group và VCCorp (đơn vị phát triển Gapo, Lotus) có thể thu thập được insight khách hàng để từ đó mang tới những sản phẩm, dịch vụ tốt hơn.
Theo ông Tiến, sự nổi lên của các mạng xã hội trong nước sẽ giúp chúng ta làm chủ về mặt công nghệ, từ đó khiến nền kinh tế số Việt Nam phát triển bền vững hơn. Điều quan trọng nhất là các doanh nghiệp Việt Nam sẽ nắm trong tay dữ liệu, hành vi người dùng để nghiên cứu, phân tập và phát triển sản phẩm.
“Nhờ dữ liệu khách hàng, các doanh nghiệp F&B có thể phân tập đối tượng quảng cáo theo độ tuổi, nhóm đối tượng,… Chi phí nghiên cứu thị trường, quảng cáo vì thế sẽ giảm đi trông thấy.”, ông Tiến nói.
Trước đây, chúng ta không kiểm soát được cuộc chơi và hoàn toàn bị phụ thuộc vào các nền tảng ngoại, phải mua dữ liệu của các doanh nghiệp nước ngoài. Sự xuất hiện của các mạng xã hội trong nước sẽ giải được bài toán về sự phụ thuộc.
Đừng coi Gapo, Lotus, Zalo là đối thủ cạnh tranh của Facebook, Google
Tuy có tốc độ phát triển nhanh ấn tượng, vẫn còn đó không ít những chỉ trích nhằm vào các mạng xã hội Việt Nam. Chia sẻ về vấn đề này, ông Hoàng Viết Tiến cho rằng, những ý kiến tiêu cực đó chưa hẳn đã chính xác.
Về bản chất, đánh giá người dùng ở đây là về những nội dung được khởi tạo trên các mạng xã hội. Nội dung là một cấu phần quan trọng của tất cả các mạng xã hội, tuy nhiên, chúng lại do chính người dùng tạo ra.
“Mỗi người là một thực thể và do vậy chúng ta sẽ có những góc nhìn khác nhau. Chính vì sự khác biệt này mà các mạng xã hội mới phát triển như hiện tại. Do vậy, chúng ta nên nhìn vấn đề theo hướng tích cực hơn.”, ông Tiến nói.
Vị chuyên gia này cũng cho rằng, không nên nhìn vào câu chuyện của các mạng xã hội trong nước và “đào sâu” chuyện họ sẽ phải trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Facebook, Google.
Thay vào đó, các doanh nghiệp Việt Nam đang xây dựng những nền tảng mạng xã hội của riêng mình nhằm tạo ra một lượng người dùng trung thành và hòa nhịp cùng sự phát triển của thế giới.
Nói về hướng phát triển của các mạng xã hội trong nước, theo ông Tiến, chỉ cần có nội dung và hiệu suất nền tảng tốt, người dùng sẽ chủ động tìm đến. Cách làm này thiết thực và bền vững hơn việc kêu gọi hay bỏ chi phí truyền thông, quảng cáo lớn để câu kéo người dùng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nội dung video có phải là một phần quan trọng trong các chiến dịch marketing vào các dịp lễ của bạn không? Nếu có thì đây là TIPs dành cho bạn.
Đáng ra – video phải là loại nội dung hoạt động tốt nhất trên tất cả các nền tảng mạng xã hội và nó có thể giúp tăng mức độ tương tác, nhận thức và doanh số bán hàng trong đợt thúc đẩy cuối năm của bạn.
Và nếu bạn đang tìm cách cải thiện cách tiếp cận nội dung video của mình, Facebook đã cung cấp ba mẹo mới trong tuần này rất đáng để bạn xem xét.
1. “Thêm đoạn giới thiệu 3-5 giây để thu hút sự quan tâm”
Mẹo đầu tiên của Facebook là thêm bản xem trước ngắn gọn về video của bạn vào đầu clip. Đây là một cách tiếp cận khá phổ biến trên YouTube và bây giờ là Facebook, nơi bạn lấy một đoạn chính từ video và thêm đoạn đó vào đầu, giúp người dùng có thêm lý do để theo dõi và tiếp tục tìm hiểu điều gì sẽ xảy ra.
Đó là một cách đơn giản để có khả năng cải thiện mức độ tương tác và thời gian xem, đây là yếu tố chính trong việc thúc đẩy khả năng phân phối video.
Facebook cũng lưu ý rằng bạn có thể sử dụng số liệu phân tích trong Creator Studio để biết khi nào bạn đang mất người xem, nhằm cải thiện cách tiếp cận video của mình.
“Mở Thông tin chi tiết về video bằng cách nhấp vào video của bạn trong Thư viện nội dung của Creator Studio. Xem đường Tỷ lệ giữ chân người xem và bỏ chọn “chỉ bao gồm các lượt xem trên 15 giây” để xem mọi người bỏ qua ở đâu trong vài giây đầu tiên của video của bạn .
Chúng tôi khuyên bạn nên xem xét các đường cong tỷ lệ giữ chân của bạn thường xuyên và nhằm cải thiện tỷ lệ giữ chân của bạn theo thời gian, vì điều đó sẽ giúp tăng phạm vi tiếp cận của bạn trên Facebook. “
Điều đó có thể giúp cung cấp thêm hướng dẫn về phương pháp tiếp cận nội dung của bạn, đồng thời cũng giúp bạn xem liệu những bản xem trước này khi được thêm vào có cải thiện kết quả giữ chân của bạn hay không.
2. “Định khung câu chuyện – với tỷ lệ khung hình 4: 5”
Facebook cũng khuyên rằng bạn nên tìm cách tạo video phù hợp với chế độ xem dọc.
Theo giải thích của Facebook:
“Chúng ta đang sống trong một thế giới mà hầu hết mọi người xem video trên thiết bị di động chỉ cách khuôn mặt của họ vài inch và thường theo hướng dọc thay vì xoay điện thoại sang hướng ngang.
Hãy thử tạo khung hình cho câu chuyện bằng hình ảnh của bạn và xây dựng cho định dạng dọc. Chỉnh sửa video của bạn bằng tỷ lệ 4: 5 tỷ lệ khung hình có thể hoạt động tốt nhất cho video của bạn trên Facebook”.
Nghiên cứu nội bộ của Facebook cho thấy một số video đã có sự cải thiện hiệu suất đáng kể khi chuyển từ kích thước 19: 9 sang 4: 5.
3. “Thu hút cộng đồng của bạn – nhận xét về các bài đăng”
Mẹo quan trọng cuối cùng của Facebook là tối đa hóa mức độ tương tác bằng cách trả lời các nhận xét về các bài đăng video của bạn.
“Tham gia cuộc trò chuyện trong phần nhận xét của bài đăng của chính bạn có thể khiến khán giả thích thú và tối đa hóa phạm vi tiếp cận của bạn.
Những nhận xét dài hơn, như chia sẻ quan điểm của riêng bạn về cuộc thảo luận hoặc trả lời câu hỏi, thậm chí có thể kích thích sự tương tác nhiều hơn với nội dung của bạn.”
Facebook cũng lưu ý rằng bạn có thể trả lời các bình luận video trên Facebook và Instagram thông qua tab ‘Hộp thư đến’ trong Creator Studio, giúp quản lý hoạt động của bạn dễ dàng hơn.
Ngoài ra, Facebook cũng đã chia sẻ 5 mẹo chung để tạo video:
Một số mẹo trong số đó có lẽ hơi chung chung – tất nhiên nội dung hấp dẫn sẽ hiệu quả, phần sáng tạo mới là một thách thức.
Nhưng chúng có thể cung cấp thêm một số điểm cần lưu ý cho cách tiếp cận của bạn, điều này có thể giúp cải thiện hiệu suất marketing video của bạn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Sáng ngày 26/11, MC Trấn Thành thông báo trên fanpage cho biết kênh YouTube có hơn 4,5 triệu lượt đăng ký của anh bị hacker tấn công.
“Sáng nay, có người bạn gọi điện thông báo kênh YouTube của tôi đã bị hack. Tôi thực sự hoang mang khi biết sự cố này. Sau đó, tôi đã thông báo đến với công ty MeTub. Công ty này cho biết đã chặn được nhóm hacker. Hiện tại, kênh YouTube của Trấn Thành đã an toàn, nên mong mọi người yên tâm”, nam MC chia sẻ trên mạng xã hội.
Tại thời điểm livestream, kênh YouTube của Trấn Thành đã thu hút hơn 100.000 lượt xem. Hiện tại, video livestream trên đã biến mất khỏi kênh YouTube Trấn Thành Town.
Theo đại diện MeTub, một trong những mạng lưới đa kênh (MCN) lớn tại Việt Nam, sự việc trên không phải bị hack. Đây chỉ là hình thức “ăn cắp” stream key để phát livestream. Hệ thống kiểm duyệt của Google sẽ khoá kênh hoặc xóa video khi nhận thấy vi phạm nội dung livestream.
Theo người đại diện MeTub, stream key là cố định để tiện trong việc phát livestream những video tiếp theo. Tuy nhiên nếu kẻ xấu có được đường dẫn các video livestream trước của kênh, chúng có thể phân tích mã nguồn và tìm được stream key để phát video mà họ ưa thích trên kênh tương ứng (thường là kênh lớn, có nhiều lượt đăng ký).
Chủ kênh có thể vào phần thiết lập livestream trong YouTube Studio rồi đặt lại stream key để xử lý việc kênh bị phát trực tiếp các nội dung không mong muốn. Tiếp theo, vào phần cài đặt cộng đồng trong kênh, xóa phần “Restream Bot” trong mục “Người kiểm duyệt” là có thể xử lý 99% tình trạng này.
Chuyên gia từ MeTub cho biết hiện cách lấy stream key đang được khai thác triệt để bởi những kẻ lừa đảo. Vì vậy, sau mỗi lần livestream, nhà sáng tạo nội dung YouTube nên chủ động đổi stream key.
Không chỉ MC Trấn Thành, trước đó nam ca sĩ Hồ Quang Hiếu, fanpage của vợ chồng Lý Hải cũng thông báo kênh YouTube bị hack, phát livestream về Bitcoin. Kênh YouTube của ca sĩ Lynk Lee cũng được cho là đã phát những video này.
Ngoài kênh của những nghệ sĩ nổi tiếng, một số kênh YouTube chuyên phát sóng các giải đấu thuộc trò chơi Liên Minh Huyền Thoại cũng gặp tình trạng tương tự. Theo đó, ngày 22/11, kênh YouTube Vietnam Esports TV và VETV7 Esports, bất ngờ phát trực tiếp những video tặng tiền điện tử Bitcoin bằng tiếng nước ngoài.
Những video này đều chứa thông điệp kêu gọi người xem chuyển một khoản tiền Bitcoin đến địa chỉ hiện trên màn hình để nhận lại số Bitcoin gấp đôi. Đoạn livestream tặng Bitcoin được phát trong khoảng 25-30 phút trước khi bị xóa.
Hiện tại, phía YouTube vẫn chưa đưa ra phản hồi hay thông báo chính thức nào về các sự cố trên.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Hacker thông báo sở hữu 4 GB dữ liệu mã nguồn của Giao Hàng Tiết Kiệm, nhưng đơn vị này khẳng định đây là máy chủ cũ, không còn sử dụng.
Trên blog cá nhân, chuyên gia bảo mật Elliot Alderson tiết lộ việc hacker đang có trong tay dữ liệu của Giao Hàng Tiết Kiệm (GHTK). Theo người này, 4 GB mã nguồn của nền tảng giao hàng Việt Nam đang bị tin tặc khai thác và trao đổi trên Internet. Bài viết của Alderson xuất hiện từ tháng 10, nhưng gần đây mới được giới bảo mật chú ý.
Alderson cho biết đã trao đổi với hacker trên và có thể xác nhận một cách độc lập rằng thông tin này chính xác. “Một lỗ hổng lớn cho phép tôi xem, chỉnh sửa hoặc thay đổi mã của bất cứ dự án nào. Tôi đã tải tất cả chúng về máy”, hacker tiết lộ với Alderson. Tuy nhiên, tin tặc trên không mô tả chi tiết về các lỗ hổng mà mình đã khai thác.
Trong ảnh chụp màn hình được chia sẻ, một số dữ liệu được hé lộ gồm tên, mật khẩu, token… khai thác từ mã nguồn của GKTK.
GHTK là dịch vụ vận chuyển hàng hóa thuộc top b4 Việt Nam. Trên trang giới thiệu, đơn vị này cho biết có hơn 1.000 chi nhánh, hơn 20.000 shipper đang làm việc. Với quy mô như vậy, giới bảo mật lo ngại việc rò rỉ dữ liệu của GHTK có thể ảnh hưởng đến một lượng lớn người dùng và các đối tác của nền tảng này.
Trong thông báo mới nhất, GHTK xác nhận bị đánh cắp một phần mã nguồn.
Đơn vị này cho biết, một máy chủ phát triển ứng dụng có lỗ hổng bảo mật. Tuy nhiên đây là máy chủ cũ, không còn được sử dụng. “Thông tin bị lộ không bao gồm thông tin khách hàng. Mọi thông tin khách hàng và đối tác GHTK vẫn được đảm bảo an toàn”, GHTK nói. Ngoài ra, đơn vị vận chuyển này cho biết lỗ hổng nói trên đã được khắc phục từ trước.
Một chuyên gia bảo mật dự đoán, không loại trừ khả năng hacker đã thực hiện các thủ thuật để đánh lừa người trong GHTK, như dụ họ bấm vào đường link chứa mã độc, từ đó truy cập được vào hệ thống, tìm ra lỗ hổng để xâm nhập vào máy chủ. “Không có bản vá nào cho sự khờ dại của con người”, chuyên gia cho biết thêm.
Mã nguồn là một trong những dữ liệu quan trọng của một nền tảng. Theo các chuyên gia bảo mật, việc để lộ mã nguồn cũng giống như “đưa bản thiết kế ngân hàng cho kẻ trộm”. Ngoài ra, trong bối cảnh các công ty cạnh tranh bằng dữ liệu, để lộ thông tin khách hàng và cơ sở dữ liệu có thể khiến các công ty mất niềm tin và lợi thế cạnh tranh.
Hồi tháng 7, nhiều công ty như Microsoft, Adobe, Lenovo, AMD, Qualcomm, MediaTek, General Electric, Nintendo, Disney và Huawei HiSilicon… cũng bị cho là bị rò rỉ mã nguồn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Khi Facebook dịch chuyển sâu hơn sang thương mại điện tử, điều đó cũng sẽ đồng nghĩa là Facebook cần giải quyết nhiều vấn đề hơn liên quan đến quảng cáo gây hiểu lầm, tranh chấp thanh toán và kẻ lừa đảo.
Khi mùa mua sắm đang đến, Facebook đã công bố mối quan hệ đối tác mới với Better Business Bureau (BBB) nhằm mục tiêu tìm cách cung cấp cho người mua sắm trực tuyến nhiều thông tin hơn về các trò gian lận tiềm ẩn và những gì họ có thể làm để bảo vệ bản thân và tránh các vấn đề tiềm ẩn.
Theo giải thích của Facebook:
“Chúng tôi đã hợp tác với Better Business Bureau (BBB) trong chiến dịch “Mua sắm an toàn, mua sắm thông minh”.
Bắt đầu từ hôm nay và trong suốt tháng 12, chiến dịch” Mua sắm an toàn, mua sắm thông minh” của BBB và Facebook sẽ chạy quảng cáo cũng như truyền tải các nội dung tự nhiên trên Facebook, Instagram và các kênh truyền thông mạng xã hội khác nhau để giới thiệu các mẹo hữu ích về cách phát hiện, tránh và báo cáo các trò gian lận trực tuyến”.
Chiến dịch sẽ giúp người dùng Facebook cập nhật về các chiến thuật lừa đảo mới nhất, mang lại nhận thức rõ ràng hơn về những mối lo ngại như vậy. Điều đó cũng sẽ cho phép BBB tạo ra nhiều phạm vi hơn cho các cảnh báo và nỗ lực giảm thiểu lừa đảo của mình.
Là một phần của chiến dịch này, hàng tuần, BBB sẽ giới thiệu các mẹo về cách người tiêu dùng có thể tránh bị lừa đảo trên trang web của chiến dịch này: Campaign
Ngoài ra, Facebook cũng đã ký kết trở thành thành viên sáng lập của BBB Corporate Trust Council, “liên minh các công ty được lựa chọn chia sẻ kiến thức chuyên môn để xác định và giải quyết các vấn đề chính ảnh hưởng đến người tiêu dùng và doanh nghiệp”.
“Mục tiêu là xây dựng mối quan hệ tin cậy hơn giữa các công ty và khách hàng của họ về lâu dài. Chúng tôi cũng khuyến khích các nhà quảng cáo tuân theo các quy tắc của chúng tôi và sử dụng các chiến thuật marketing có đạo đức hơn thông qua quan hệ đối tác mới với Bộ phận Quảng cáo Quốc gia (NAD) của BBB National Programs”.
Sự hợp tác với NAD sẽ cho phép Facebook làm việc sâu hơn với NAD để cải thiện quy trình giải quyết tranh chấp và thực thi đối với các quảng cáo Facebook vi phạm các quy tắc của nền tảng.
Như đã lưu ý, với việc Facebook tiến xa hơn vào thương mại điện tử thì các chính sách tương tự sẽ trở thành mối quan tâm đáng kể hơn không những với phía người dùng mà còn cả với các doanh nghiệp.
Với 2,7 tỷ người dùng đang hoạt động thường xuyên, Facebook là mục tiêu chính cho hoạt động lừa đảo và mặc dù điều này sẽ không dập tắt tất cả những nỗ lực đó, nhưng thật tốt khi thấy Facebook đang tìm cách thực hiện các hành động cụ thể để giải quyết các hành vi xấu đang diễn ra này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Tính năng mới này của Snapchat có tên gọi là Spotlight sẽ gợi ý người dùng xem các nội dung do những người có ảnh hưởng và những thành viên khác của mạng xã hội này chia sẻ.
Để cạnh tranh với các đối thủ khác như TikTok của Trung Quốc, ngày 23/11, mạng xã hội Snapchat của Mỹ công bố một tính năng gợi ý video ngắn mới.
Snapchat là một ứng dụng phổ biến trên thế giới với những người dùng điện thoại thông minh trẻ tuổi, với 249 triệu người dùng (số liệu tính tới cuối tháng 9).
Tính năng mới có tên gọi là Spotlight sẽ gợi ý người dùng xem các nội dung do những người có ảnh hưởng và những thành viên khác của mạng xã hội này chia sẻ.
Spotlight được tung ra để mở rộng các kết nối trong cộng đồng người dùng Snapchat bằng cách cho phép mọi người tạo các video ngắn và đưa lên mạng xã hội này.
Tính năng này khuyến khích người dùng tạo các video ngắn đi kèm những công cụ chỉnh sửa sử dụng filters (bộ lọc) và thêm các hiệu ứng làm đẹp.
Công ty Snap, đơn vị sở hữu của nền tảng Snapchat, cho biết Spotlight mang lại một trải nghiệm mới, giúp người dùng chia sẻ video với hàng triệu người khác và cũng có thể kiếm lời từ những video này.
Snap cũng khẳng định triển khai đội ngũ nhân sự kiểm duyệt nội dung các video đăng tải, thay vì các hệ thống tự động mà các đối thủ áp dụng. Spotlight cũng không có mục bình luận từ cộng đồng.
Spotlight sử dụng thuật toán phân tích thói quen xem video của người dùng để gợi ý những video phù hợp nhất.
Hiện các mạng xã hội đang cạnh tranh mạnh mẽ trong phát triển những tính năng mới để đáp ứng thị hiếu, đặc biệt là những người dùng trẻ tuổi.
Trên thực tế, mạng xã hội lớn nhất toàn cầu hiện nay là Facebook bị cho là đang dần mất thị phần người xem trẻ tuổi vào tay những đối thủ như Snapchat và TikTok.
Một nghiên cứu của Piper Jaffay tiến hành tháng trước cho thấy Snapchat hiện là nền tảng mạng xã hội được các thanh thiếu niên Mỹ yêu thích nhất, trong khi TikTok cũng đã vượt qua nền tảng chia sẻ video và hình ảnh của Instagram (thuộc sở hữu của Facebook) để chiếm vị trí thứ hai.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Có những lúc, chỉ cần nhầm lẫn một chút cũng khiến bạn phải trả giá đắt!
Không cần phải là những nhân viên “lão làng” với thâm niên hàng chục năm trời, ngay cả các bạn trẻ chỉ vừa đi làm vài năm cũng thường có biểu hiện than vãn, chán nản.
Nhưng chán việc và muốn nghỉ việc lại là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Đừng nhầm lẫn dẫn đến quyết định sai lầm và kết cục là sự nghiệp lao dốc không phanh.
Chán việc – Biểu hiện dễ gây “ngộ nhận” nhất
Nói như thế là bởi có không ít nhân viên cảm thấy chán nản, không còn hứng thú trong công việc nữa và thế là nộp đơn xin nghỉ. Không phải là người trong cuộc thì không thể phán xét đúng – sai.
Thế nhưng nếu đến một ngày nào đó, bạn cũng cảm thấy chán ngán nơi mình ngồi, việc mình làm và cả những người bạn gặp nơi công sở… thì khoan hãy nghĩ đến việc nộp đơn xin nghỉ.
Khi mỗi ngày đều phải đối diện với những công việc lặp đi lặp lại, tất nhiên nhàm chán là cảm giác khó tránh khỏi. Ngay cả những công việc phải sáng tạo cái mới liên tục, tiếp xúc với điều mới mẻ mỗi ngày cũng có khi gây ra sự chán và nản vì áp lực, vì cạn kiệt khả năng tạo ra cái mới ở một lĩnh vực đã rất quen thuộc.
Bạn ơi, bạn không phải là người duy nhất như thế. Chán ở công ty này, sang công ty khác một thời gian bạn cũng sẽ lặp lại cảm xúc như thế.
Vậy thì vấn đề ở đây là làm sao để vượt qua điều đó, lấy lại hứng khởi làm việc chứ không phải là dễ dàng xin nghỉ để rồi phải làm quen lại ở môi trường mới, bắt đầu lại thâm niên ở một công ty mới.
Giải pháp trước mắt là hãy xin phép nghỉ một vài ngày để du lịch. Học những khóa học theo sở thích như nấu ăn, âm nhạc, cắm hoa, học nhảy… cũng là một gợi ý hay. Để khắc phục bệnh “chán” lâu dài hơn, hãy lấy độc trị độc bằng cách tìm niềm vui trong chính công việc của mình. Sắp xếp lại chỗ ngồi và trang trí theo cách mới.
Đề xuất với sếp cho bạn được học thêm kỹ năng và chuyên môn ở một mảng nào đó có liên quan để cảm thấy mới mẻ hơn.
Ngồi lại để nghĩ về những ngày tháng vui vẻ mà bạn đã có cùng cái nghề mà mình đã chọn, đặt ra những mục tiêu thậm chí hơi quá sức một chút để làm động lực.
Hoặc tự treo thưởng cho bản thân như cuối năm sẽ đi du lịch ở đâu, 1 vài năm nữa sẽ mua sắm thứ gì giá trị lớn… Nỗ lực tìm lại niềm vui và động lực trong công việc, cố gắng kìm nén cảm xúc tiêu cực và bạn sẽ lại tiếp tục được với công việc của mình.
Nhưng nếu đã làm mọi cách mà bạn vẫn cảm thấy quá chán ngán, thậm chí bức xúc, ngộp thở, không muốn phấn đấu thêm gì nữa, không còn thấy tương lai nào với vị trí và môi trường đó nữa. Vậy thì có lẽ đã đến lúc bạn nên nghiêm túc với đơn xin nghỉ việc.
Nghỉ việc – Quyết định cần “cái đầu lạnh” hơn là “trái tim nóng”
Nghỉ việc là một việc quan trọng bởi không thể biết trước được môi trường sau có tốt hơn môi trường trước hay không. Do đó, bạn cần tỉnh táo và lý trí để kìm nén những quyết định nóng vội.
Chán việc là nguy cơ cao nhất dẫn đến nghỉ việc. Nhưng môi trường nào và công việc nào cũng sẽ có thời điểm khiến bạn mất đi niềm đam mê, yêu thích theo thời gian. Điều đó hoàn toàn có thể khắc phục được.
Do đó, ngoài cảm xúc chán nản, bạn chỉ nên thực sự nghiêm túc với vấn đề xin nghỉ nếu cảm thấy các biểu hiện như: bị đối xử bất công, lương bổng và phúc lợi không tương xứng như thỏa thuận hoặc không rõ ràng, quá nhiều văn hóa đồng nghiệp và văn hóa công ty mà dù có cố gắng thế nào bạn cũng không thể hòa nhập được.
Tất cả những yếu tố trên cộng lại, thêm vào đó là yếu tố bản thân bạn cũng không cảm nhận mình tiến bộ nhiều ở môi trường ấy. Vậy thì nghỉ việc rõ ràng là quyết định rất đáng xem xét.
Tuy nhiên trước khi quyết định nghỉ việc, bạn cũng cần có một buổi trò chuyện thẳng thắn cùng cấp trên của mình. Những trao đổi có thể sẽ giúp giải quyết được vấn đề của bạn thay vì lẳng lặng xin nghỉ mà trong lòng vẫn còn nhiều nỗi bực tức và bức xúc.
Dù là chán việc hay nghỉ việc cũng đừng để cảm xúc lấn át lý trí, ảnh hưởng sự nghiệp
Mỗi lần stress hoặc chán việc, bạn lại mất thời gian để phục hồi lại. Mỗi lần nghỉ việc, lại lại mất thời gian để làm quen với nếp làm việc, đồng nghiệp, cường độ công việc ở môi trường mới. Nếu tần suất của cả chán việc và nghỉ việc diễn ra quá nhiều, điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất làm việc.
Bên cạnh đó, những quyết định nghỉ việc vội vàng đôi khi còn dẫn đến sai lầm khi tìm việc sau không phù hợp bằng công việc trước, môi trường làm việc cũng xảy ra nhiều điểm bất cập.
Công việc và môi trường là những yếu tố cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp, vì thế đừng để những cảm xúc tiêu cực nhất thời dẫn lối hành động để rồi sự nghiệp có phần đình trệ, không như mong muốn.
Có câu nói vốn đã rất quen nhưng rất phù hợp trong hoàn cảnh này, đại ý: Mỗi khi muốn từ bỏ, hãy nhớ lại lý do bắt đầu. Công việc chắc chắn không tránh khỏi những ngày mỏi mệt. Nhưng hãy cố gắng tạo niềm vui, động lực để sự nghiệp phát triển hơn mỗi ngày.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Baemin, ứng dụng dịch vụ giao đồ ăn do Woowa Brothers hậu thuẫn sẽ đóng cửa ứng dụng Vietnammm vào cuối tháng 1 năm 2021. Giám đốc điều hành Baemin Việt Nam, ông Nguyễn Trung Thành, đã xác nhận với Tech in Asia.
Trong một email trả lời cho Tech in Asia, ông Nguyễn Trung Thành nói rằng động thái này nhằm “hợp lý hóa các hoạt động của doanh nghiệp” và Baemin “sẽ có thể phục vụ tốt khách hàng của Vietnammm với đội ngũ lái xe và đơn vị kinh doanh lớn của mình.”
Ông nói thêm rằng các thành viên của nhóm Vietnammm sẽ đảm nhận các vai trò mới trong hoạt động của Baemin.
Được thành lập vào năm 2011, Vietnammm là một trong những ‘người chơi’ sớm nhất trong lĩnh vực giao đồ ăn của Việt Nam và là lựa chọn ưu tiên của cộng đồng người nước ngoài tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Vào năm 2015, công ty này đã mua lại các hoạt động của Foodpanda’s Vietnam từ Rocket Internet với số tiền được báo cáo là 500.000 USD.
Baemin đã nhanh chóng bắt kịp Vietnammm khi mới vào thị trường từ tháng 5 năm 2019. Đơn vị giao đồ ăn của Hàn Quốc này hiện chỉ hoạt động trong phạm vi Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, tập trung vào phục vụ các quận nội thành nhằm tối ưu hóa hơn, bao gồm cả việc giảm thời gian giao hàng.
Baemin là một phần của Woowa Brothers, một kỳ lân công nghệ Hàn Quốc đã được DeliveryHero mua lại trong một thương vụ trị giá 4 tỷ USD được công bố vào tháng 12 năm ngoái.
Thị trường giao đồ ăn của Việt Nam rất cạnh tranh, với các công ty chi tiêu mạnh tay để thu hút người bán và người tiêu dùng. Các đối thủ lớn nhất của ngành hiện là GrabFood, Now.vn (một phần của Sea Group) và Gojek’s GoFood.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong bối cảnh thị trường hậu COVID-19 và phong cách tiêu dùng ngày càng được ‘trẻ hóa” thì số hóa doanh nghiệp đang trở thành một nhu cầu thiết yếu của TMĐT hơn là một lựa chọn.
Có một thực tế là bên cạnh những tác động vô cùng khủng khiếp, khiến xã hội, thế giới giãn cách thì dịch bệnh COVID-19 vô tình cũng trở thành một động lực “thổi bùng” đà tăng tốc của lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT).
Mới đây, ông Daniel Zhang, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn Alibaba cho biết sự kiện Lễ hội mua sắm toàn cầu 11.11 vừa qua do Tập đoàn này đứng sau đã đạt được những kỷ lục mới trong ngành TMĐT. Theo đó, sự kiện này đã thu hút đến hơn 800 triệu người tiêu dùng trong suốt giai đoạn 11 ngày của Lễ hội.
Từ chỗ là một mô hình xa lạ, mua hàng online qua mạng đã trở thành một thế lực đáng gờm đe fọa các loại hình thương mại bán lẻ truyền thống. Theo đó, trong chiến dịch 11.11 năm nay, chỉ riêng các nền tảng TMĐT của Alibaba đã đạt 74,1 tỷ USD (khoảng trên 1,7 triệu tỷ đồng) tổng giá trị hàng hóa (GMV) được tạo ra từ ngày 1 đến ngày 11 tháng 11, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo đại diện Alibaba, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số chính là động lực mạnh tạo ra những con số ấn tượng như trên. Thông qua việc tối ưu hóa các nguồn lực trong hệ sinh thái rộng lớn của mình, nền tảng công nghệ cho phép xử lý 583.000 đơn đặt hàng mỗi giây trong thời gian cao điểm, cả chiến dịch đã có 2,32 tỷ đơn giao hàng trong thời gian 11 ngày.
Tại Việt Nam, các sàn TMĐT trong nước cũng ghi nhận việc ứng dụng các công nghệ mới nhằm đa dạng các hình thức bán hàng như video trực tuyến (livestream) giúp tăng tính tương tác giữa người mua và người bán.
Theo đó, mức doanh số bán hàng của ngày 11/11 tiếp tục lập những kỷ lục ấn tượng. Theo đó, chỉ tính riêng trong ngày 11.11, sàn TMĐT Tiki báo mức tăng trưởng 50% so với dịp 10/10, Lazada tăng gấp đôi đơn hàng và khách hàng so với năm ngoái trong khi Shopee bán ra hơn 200 triệu sản phẩm với một nhà bán hàng đạt doanh thu 2 tỷ đồng chỉ trong một ngày 11/11.
Với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ sẽ tiếp tục là động lực thúc đẩy mạnh mẽ TMĐT. Theo số liệu từ Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) thì năm 2020 sẽ tiếp tục duy trì ở mức ước trên 30% và quy mô TMĐT sẽ vượt con số 15 tỷ USD.
Còn theo tính toán của các tập đoàn như Google, Temasek và Bain&Company về khả năng tăng trưởng quy mô TMĐT tại Việt Nam sẽ vươn tới ngưỡng 43 tỷ USD và đứng vị trí thứ 3 trong khu vực ASEAN vào năm 2025.
Theo nhận định của ông Daniel Zhang thì chìa khóa của kết quả kỷ lục mà tập đoàn Alibaba đạt được trong dịp Lễ hội mua sắm vừa qua phần lớn đến từ việc tăng tốc số hóa doanh nghiệp.
Năm 2020, trong bối cảnh hậu COVID-19, Alibaba đã tăng cường áp dụng công nghệ số hóa để nhà bán hàng tham gia có thể sử dụng đến hai “cửa sổ” mua sắm để tối đa hóa kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là các nhà bán hàng nhỏ lẻ.
Theo đó, ông Zhang cho rằng đại dịch đã và đang thúc đẩy quá trình số hóa để giờ đây nó đã trở thành một nhu cầu thiết yếu hơn là một lựa chọn. Việc sử dụng các công cụ kỹ thuật số như phát hình trực tiếp (livestream) để tạo ra trải nghiệm bán lẻ phong phú và hấp dẫn cho cả người tiêu dùng và người bán hàng.
Số lượng người tiêu dùng trẻ ngày càng tăng và thói quen và sở thích của người mua sắm cũng ngày càng trẻ hóa. Thực tế, những gì chúng tôi đang vận hành là một phong cách sống, và chúng tôi phải bắt kịp xu hướng thời đại, ông Zhang nhận định.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
CEO Tesla, Elon Musk đã vượt mặt đồng sáng lập Microsoft, trở thành người giàu thứ 2 thế giới.
Theo thống kê từ Bloomberg, khối tài sản ròng của doanh nhân 49 tuổi đã tăng thêm 7,2 tỷ USD, lên mức 127,9 tỷ USD sau khi cổ phiếu Tesla tăng mạnh trong phiên giao dịch kết thúc ngày 23/11 (giờ Mỹ).
Từ đầu năm đến nay, Elon Musk đã thêm vào khối tài sản của mình 100,3 tỷ USD, cao nhất trong danh sách top 500 của Bloomberg Billionaires. Thứ hạng của Elon Musk leo từ hạng 35 vào tháng Giêng lên hạng 2, vượt qua Bill Gates.
Sự tăng trưởng này phần lớn dựa vào Tesla, hãng xe điện có giá trị vốn hóa gần 500 tỷ USD. Khoảng 3/4 khối tài sản của Musk là cổ phiếu Tesla, được định giá gấp 4 lần so với cổ phiếu SpaceX, tập đoàn khai phá không gian cũng do Musk làm CEO.
Đối với Bill Gates, ông từng giữ vị trí người giàu nhất thế giới trong nhiều năm trước khi bị Jeff Bezos, CEO Amazon soán ngôi vào năm 2017. Hiện khối tài sản của đồng sáng lập Microsoft là 127,7 tỷ USD, đứng thứ 3 thế giới.
Những phát ngôn trên Internet cho thấy Elon Musk và Bill Gates thường xảy ra mâu thuẫn. Hồi tháng 9, Elon Musk thẳng thắn cho rằng tỷ phú sáng lập Microsoft “không biết gì” về xe tải điện sau khi đồng sáng lập Microsoft bày tỏ quan điểm về việc sử dụng năng lượng sạch trên các loại phương tiện hạng nặng dùng điện.
Trước đó vào tháng 8, Bill Gates đã thẳng thắn chỉ trích Elon Musk sau phát ngôn liên quan đến vaccine chống Covid-19.
“Elon Musk thường xuyên đưa ra những bình luận thái quá. Anh ta chẳng liên quan gì tới vaccine Covid-19 cả. Anh ta sản xuất ra những chiếc xe điện tốt. Và tên lửa của anh ta cũng hoạt động tốt. Vậy nên, anh ta được phép nói về chúng”, Gates chia sẻ với CNBC.
Vào tháng 2, Elon Musk đã lên Twitter mỉa mai khi Gates mua xe của đối thủ. “Cuộc trao đổi của tôi với Bill đã không để lại ấn tượng gì”, ông chủ Tesla ghi.
2020 được cho là năm thành công của các tỷ phú. Dù đại dịch Covid-19 bùng phát và thất nghiệp lan rộng, các nhân vật nằm trong thống kê của Bloomberg đã có tài sản tăng 23%, tương đương 1,3 nghìn tỷ USD từ đầu năm đến nay.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Facebook phải hoàn tác hơn 135 triệu lệnh gỡ bỏ bài đăng thực hiện bởi AI sau khi triển khai công cụ kiểm duyệt tự động trong giai đoạn Covid-19.
Theo thống kê được Facebook công bố ngày 19/11, sau khi kiểm tra lại hoặc do người dùng kháng nghị, số trường hợp AI ẩn nhầm nội dung và công ty phải sửa sai gia tăng đáng kể. Cụ thể, số lượng bài đăng, hình ảnh và video bị gắn mác “ngôn từ kích động thù địch” được khôi phục trên Facebook tăng gần 300% và trên Instagram là 100% từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 9.
Nội dung bị gắn mác tôn vinh các tổ chức thù địch được hiển thị trở lại cũng tăng gấp đôi từ 65.000 lên 127.200. Trong mùa hè, nội dung bị cáo buộc nhầm là khủng bố phải khôi phục cũng tăng 140% trước khi giảm xuống dưới mức trước đại dịch.
Guy Rosen, Phó chủ tịch quản lý bộ phận sản phẩm của Facebook, cho biết sự gia tăng này phần đa là do máy móc thực hiện một đợt kiểm duyệt quy mô lớn. Từ tháng 3 đến tháng 10, máy móc đã gỡ 12 triệu trường hợp thông tin sai lệch về Covid-19, 45 triệu bài viết chứa ngôn từ kích động thù địch và 18 triệu nội dung khủng bố.
Từ tháng 3, gần như toàn bộ lực lượng kiểm duyệt viên của Facebook làm việc tại nhà để phòng tránh dịch bệnh, khiến công ty gặp khó khăn trong việc đảm bảo hoạt động kiểm duyệt nội dung và buộc phải phụ thuộc phần lớn vào trí tuệ nhân tạo.
Hệ thống đã gặp phải sự cố dẫn đến sai sót trong việc gỡ bỏ một loạt các bài đăng. Nhân viên của chúng tôi đã xem xét tổng thể, tìm ra lỗi và khôi phục lại những bài đăng đó. Tuy nhiên, số lượng lỗi này tăng lên song song cùng với số lượng bài viết được đăng tải.
Càng nhiều bài được đăng lên, máy nhận diện sai và gỡ bỏ càng nhiều, khiến lỗi ngày càng trầm trọng”, ông Rosen nói: “Trong nỗ lực phòng chống dịch bệnh và tình thế suy giảm lực lượng kiểm duyệt, công ty cũng phải phụ thuộc vào việc người dùng tự chỉ ra lỗi của hệ thống mà họ bắt gặp”.
Vài tuần sau khi đại dịch bùng phát, các nội dung liên quan đến Covid-19 dần bị thay thế bởi sự gia tăng của các phát ngôn thù địch. Trên Facebook và Instagram tràn ngập thông tin về cuộc biểu tình liên quan tới George Floyd, sự gia tăng của chủ nghĩa khủng bố cực hữu và chiến dịch bầu cử tổng thống Mỹ Mỹ.
Trong 3 tháng đầu năm, các kiểm duyệt viên Facebook đã phải loại 9,5 triệu nội dung chứa phát ngôn thù địch. Trong suốt 9 tháng, con số này tăng lên 22,1 triệu. Trên Instagram, lượng bài viết tương tự bị gỡ còn tăng gấp 10 lần, từ 578.000 lên 6,5 triệu.
Một phát ngôn viên cho biết, sở dĩ số lượng bài viết bị gỡ trên Instagram tăng lên một phần là bởi họ áp dụng công nghệ phát hiện AI cho cả tiếng Ả Rập, Tây Ban Nha và Indonesia.
Lần đầu tiên, Facebook cũng đưa ra ước tính mức độ phổ biến của phát ngôn thù địch trên các dịch vụ của mình. Họ cho biết cứ 1.000 lượt xem thì có một nội dung như vậy.
Tuy chỉ chiếm 1/1000, phát ngôn thù địch lại có mức độ phổ biến cao gấp đôi so với các loại vi phạm khác như ảnh khỏa thân và hình ảnh bạo lực. Facebook cũng cho hay chỉ có 6% trong số nội dung về Mỹ mà mọi người thấy trên News Feed là về chính trị.
Ông Rosen cũng cho biết công ty đã áp đặt hơn 180 triệu nhãn cảnh báo đối với thông tin sai lệch về bầu cử Mỹ và xóa 265.000 nội dung vì vi phạm quy tắc chống lại sự can thiệp của cử tri.
Facebook kết hợp giữa AI và con người trong việc kiểm duyệt và xây dựng chính sách. Cụ thể, máy móc sẽ gắn cờ các post, sau đó kiểm duyệt viên sẽ kiểm tra và đưa ra quyết định. Cuối cùng, máy móc sẽ tự động thực hiện theo chỉ đạo của con người đối với các nội dung rất giống nhau hoặc trùng lặp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Khả năng thu hồi công nợ, rủi ro bị phạt vi phạm hợp đồng do “mắc bẫy” của khách hàng là những yếu tố quan trọng mà lãnh đạo doanh nghiệp (DN) nào cũng phải cân nhắc trước khi ký hợp đồng.
Khi khách hàng “giăng câu”…
Trong quá trình điều hành, đôi lúc người lãnh đạo DN gặp những khách hàng chấp nhận giá hợp đồng cao hơn giá thị trường, đàm phán, ký kết hợp đồng nhanh chóng. Nhiều khách hàng còn hào phóng cho tạm ứng vài ba chục phần trăm giá trị hợp đồng.
Tuy nhiên, nếu chịu khó suy nghĩ kỹ, sẽ thấy những khách hàng loại này thường có những ràng buộc rất chặt chẽ về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, kèm theo đó là những khoản phạt, đền bù hợp đồng. Cũng có những khách hàng lại yêu cầu chặt chẽ về tiến độ giao hàng, nếu chậm trễ sẽ bị những khoản phạt có giá trị rất lớn.
Những DN đang “đói việc” thì khi có những hợp đồng “béo bở” như vừa kể, phần lớn đều “chặc lưỡi” đồng ý với suy nghĩ sản phẩm, dịch vụ mình tốt nên sẽ đáp ứng được các yêu cầu dù có phần hơi khắt khe của khách hàng.
Họ đâu biết đã “sập bẫy” của khách hàng giăng sẵn. Chẳng hạn, dù hàng đã nhập kho và được khách hàng sử dụng từ lâu nhưng vẫn không được ký nghiệm thu với lý do chất lượng không đáp ứng yêu cầu của hợp đồng, họ sẽ tìm cách “bới bèo ra bọ” để có lý do từ chối trả tiền hoặc phạt.
Về mặt trễ tiến độ, có những trường hợp phần lỗi chủ yếu do khách hàng gây ra, như chưa có mặt bằng thi công, không phối hợp trong điều hành, nên dù DN có cố gắng đến đâu cũng không thể đáp ứng tiến độ đã cam kết. Nhiều khách hàng còn chơi chiêu thay đổi nhân sự chủ chốt liên quan đến khâu nghiệm thu thanh toán vào phút chót.
Về nguyên tắc, DN không thể kiện hoặc khiếu nại khách hàng bởi vì nếu không có biên bản nghiệm thu, biên bản giao hàng thì lấy đâu cơ sở để thanh toán.
Theo quy định của hợp đồng, nhân sự mới của khách hàng sẽ yêu cầu phải có chữ ký xác nhận của người có trách nhiệm thì mới được thanh toán.
Người cũ và có trách nhiệm thì đã được khách hàng âm thầm điều sang bộ phận khác hoặc sang các công ty thành viên nên tìm được họ khó như mò kim đáy bể, bởi họ luôn tìm cách lánh mặt.
Tương tự, các nhà thầu EPC (nhà thầu thực hiện toàn bộ các công việc từ thiết kế, thi công, cung ứng vật tư, thiết bị đến thi công xây dựng công trình) cũng thường lấy lý do chưa được chủ đầu tư thanh toán để chây ỳ nghĩa vụ trả nợ cho thầu phụ.
Chiêu cuối thường được các tổng thầu đưa ra là hai bên cùng chịu thiệt hại, thôi thì chấp nhận thanh toán 70-80% giá trị nghiệm thu.
Nhà thầu phụ trước tình thế đó phải “nuốt nước mắt” ký nghiệm thu chứ chẳng còn cách nào khác, còn không thì chẳng biết bao giờ nhận được tiền. Tất nhiên nhà thầu phụ chẳng kiện cáo được gì vì giấy trắng mực đen họ đã chấp nhận giá trị nghiệm thu như thế.
Cuối cùng, hợp đồng béo bở đâu không thấy, chỉ thấy thiệt hại do khách hàng “vặt” lại các khoản phạt vi phạm hợp đồng, các khoản lãi phát sinh do chậm thanh toán mà DN phải gánh chịu, nợ nần quá hạn, dây dưa chưa biết bao giờ đòi được.
…Chớ vội “cắn mồi”
Khi gặp những khách hàng sộp, dễ dãi giao hợp đồng, dự án cho một doanh nghiệp nào đó thì chủ DN phải thận trọng. Hãy suy nghĩ xem DN mình có nổi tiếng, có uy tín đến mức họ dễ dàng giao thực hiện các hợp đồng có giá trị lớn như vậy không. Chớ “cắn câu” vội, hãy “bơi lòng vòng” và tìm hiểu kỹ “miếng mồi”.
Đầu tiên là tìm hiểu khả năng tài chính của khách hàng. Nếu là khách hàng DN đã lên sàn chứng khoán thì các báo cáo tài chính công khai sẽ giúp tìm hiểu khả năng thanh toán của họ.
Tuy nhiên cũng đừng “trông mặt mà bắt hình dong”, bởi có những “ông lớn” trên thị trường nhưng nổi tiếng về khoản chây ỳ, xù nợ, “vặt lông” nhà thầu, nhà cung cấp hàng hóa. Nếu khách hàng chưa lên sàn chứng khoán thì có thể tìm hiểu thông tin tài chính của họ qua phương tiện truyền thông, qua mối quan hệ với các đối tác, khách hàng khác từng làm ăn với họ.
Hãy yêu cầu khách hàng phải có bảo lãnh thanh toán của ngân hàng để đảm bảo nếu họ mất khả năng trả nợ, ngân hàng bảo lãnh sẽ đứng ra thanh toán thay.
Đừng ngại sợ làm mất lòng khách hàng khi đưa ra yêu cầu bảo lãnh thanh toán, sự tồn tại của DN mới thật sự quan trọng. Nếu khách hàng có năng lực tài chính yếu, họ sẽ từ chối yêu cầu này hoặc ngân hàng sẽ từ chối bảo lãnh với lý do tương tự.
Cần lưu ý, phải từ chối các bảo lãnh thanh toán có điều kiện, như phải được sự đồng ý của khách hàng, của ngân hàng, phải gửi yêu cầu thanh toán trước deadline vì độ rủi ro bị từ chối thanh toán rất cao. Bảo lãnh thanh toán phải là loại vô điều kiện thì mới được chấp nhận.
Đối với các công trình kéo dài thời gian thi công, hoặc giao hàng từng đợt thì cần có biên bản giao hàng, nghiệm thu từng phần, đề phòng khi khách hàng xù có chứng cứ pháp lý để đòi nợ.
Đừng bao giờ chấp nhận chờ làm xong công trình hoặc chờ giao hết hàng rồi mới ký biên bản nghiệm thu, biên bản giao hàng tổng thể vì như thế khi khách hàng xù nợ sẽ trốn tránh ký nghiệm thu, không ký biên bản giao hàng với hàng nghìn lý do. Lúc đó DN sẽ không có chứng cứ gì để đòi nợ. Kể cả tranh chấp được đưa ra tòa để phân xử thì DN cũng đuối lý.
Khi bán sản phẩm, dịch vụ hoặc thi công công trình, nếu các đợt giao hàng đầu tiên đã hoàn thành mà khách hàng chây ỳ trả nợ, hãy quyết liệt yêu cầu họ thanh toán đúng hạn trước khi bắt đầu đợt giao hàng tiếp theo hoặc tiếp tục thực hiện dự án hoặc thực hiện khối lượng công việc còn lại.
Nếu không được thanh toán, hãy dũng cảm chấm dứt hợp đồng trước khi quá muộn để giảm bớt thiệt hại. Nếu chấp nhận “đã phóng lao phải theo lao” thì sẽ dẫn đến các thiệt hại còn lớn hơn.
Cuối cùng, khi không còn phương án khả thi để đòi nợ thì phải chọn giải pháp ra tòa. Khi đó phải nhanh chóng tìm hiểu các tài khoản mà khách hàng đang mở ở ngân hàng, các loại tài sản khách hàng đang có, như trụ sở, máy móc, trang thiết bị… để giúp cơ quan thi hành án phong tỏa, thu hồi, giảm bớt thiệt hại do khách hàng tẩu tán tài sản.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Những công ty này từng muốn thay đổi thế giới theo hướng tốt đẹp hơn. Giờ đây, họ coi nhẹ người dùng và xã hội.
Zing lược dịch bài viết của tác giả Maelle Gavet về những thay đổi trong cách nhìn đối với người dùng của các mạng xã hội lớn hiện nay.
Khi tôi nói chuyện với những người bạn làm việc tại các công ty mạng xã hội lớn, họ luôn nói bản thân không làm vì tiền mà bởi thứ khác lớn lao hơn. Dù vậy, tiền lương của họ vẫn là con số đáng kể.
Và khi được hỏi tại sao vẫn đi làm tại các mạng xã hội đang gây ra nhiều tác động xấu đến cộng đồng, thay cho Apple, Microsoft hoặc bất kỳ công ty công nghệ nào khác, họ vẫn trả lời: vì những thứ lớn lao hơn.
Lúc gia nhập những công ty đó, bạn tôi tin rằng Facebook, Twitter và YouTube đều hoạt động vì mục đích tốt đẹp: Facebook muốn giúp mọi người có thể kết nối và gặp gỡ nhau; YouTube là nơi người ta thể hiện bản thân và tiếp cận với thế giới; Twitter đặt ra mục tiêu trở thành nơi chia sẻ ý tưởng và thông tin mà không có bất cứ ranh giới nào.
Họ tin cả ba công ty này muốn đem lại những điều tốt đẹp như giúp mọi người liên lạc với người nhà hay bạn cũ, đem lại tiếng nói cho những người yếu thế. Thực tế, các mạng xã hội này cũng từng thực sự hy vọng xây dựng nền tảng do con người và vì con người, với ước muốn tất cả cùng nhau tiến bộ.
Vậy tại sao giờ đây Facebook, YouTube, Twitter cùng những nhân viên của mình, kể cả bạn tôi, đang dần đi lệch khỏi mục đích lớn lao ban đầu của họ là phục vụ cho sự phát triển nhân loại? Chắc chắn không phải do sức mạnh đồng tiền vì họ đã có quá đủ. Từ CEO đến nhiều nhân viên bình thường, ai cũng là triệu phú USD.
Chúng ta cũng không thể đổ lỗi cho sự thiếu đồng cảm của Mark Zuckerberg, Jack Dorsey hay Susan Wojcicki. Kể cả điều đó là sự thật, hàng nghìn nhân viên của ba công ty này không thể nào cùng mắc một khuyết điểm như thế.
Họ lại càng không thể do e sợ Tổng thống Mỹ Donald Trump bởi xét trên nhiều mặt, ba công ty này thậm chí còn có nhiều quyền lực hơn.
Xa rời mục tiêu ban đầu
Vậy lý do thực sự là gì? Với 15 năm kinh nghiệm làm việc trong các công ty công nghệ, tôi xin đưa ra một vài giả thuyết.
Các mạng xã hội đa số do kỹ sư lập trình vận hành. Phần lớn kỹ sư này lại cho rằng máy móc và các phần mềm có thể giải quyết vấn đề, đưa ra giải pháp tốt hơn con người.
Những thứ cảm xúc như đồng cảm không thể nào đưa vào các quy trình kỹ thuật, vì cảm xúc là thứ khó đoán định trước. Chính vì thế, những yếu tố tinh thần ít được quan tâm đến trong quá trình phát triển mạng xã hội.
Hơn nữa, trong thế giới công nghệ hiện đại, tốc độ là điều cốt yếu. Khi các nhà sáng lập chạy theo cuộc đua cho ra mắt những tính năng nhanh hơn, họ cũng vô tình bị cuốn theo nhịp điệu chóng mặt của những sản phẩm mình làm ra.
Một nguyên nhân khác nằm ở việc mạng xã hội thường không hạn chế nội dung, các nhân viên làm việc tại những công ty này được tiếp xúc với mặt tích cực nhất cũng như tiêu cực nhất của loài người.
Điều này về lâu dài có thể khiến họ cảm thấy mệt mỏi, chán chường và không còn là chính mình. Theo thời gian, những nhân viên này dần cho rằng mặt xấu xí, tiêu cực luôn tồn tại trong bản chất con người cũng như trên mạng xã hội, dù có lọc bao nhiêu nội dung xấu cũng như “dã tràng xe cát”.
Lọc nội dung như trò chơi đập chuột, dù có gỡ bỏ bao nhiêu bài viết, hình ảnh vi phạm, tiêu cực, vẫn sẽ có bài mới nội dung tương tự xuất hiện. Có cố gắng thế nào, người dùng vẫn tìm được cách lách luật. Đây là công việc gây kiệt sức và cho người ta cảm giác không thể nào hoàn thành.
Tách biệt với thế giới thực
Thế giới công nghệ phát triển dựa trên khái niệm “không bao giờ là đủ”. Dù số người dùng, lượng nhấp chuột có nhiều đến đâu, không bao giờ là đủ với mạng xã hội.
Dù bạn có thành công, giàu có đến đâu, cũng không bao giờ là đủ. Lối suy nghĩ này vẫn tồn tại trong các ngành nghề khác, nhưng được giới công ty công nghệ khuếch trương mạnh mẽ hơn.
Trong thế giới hiện tại, mọi người nghĩ đến những việc họ “phải” đạt được hơn là những việc bản thân đã làm được. Hơn cả cạnh tranh với người khác, họ cạnh tranh với chính bản thân mình.
Các công ty mạng xã hội tin rằng một công ty thành công phải luôn phát triển theo cấp số nhân, luôn trên tinh thần cạnh tranh với các đối thủ khác, dù đôi khi không có đối thủ nào cả. Việc này thúc đẩy sự thành công của thung lũng Silicon, cũng khiến nơi này không chấp nhận những trì trệ trong phát triển công ty.
Nhiều nhân viên của các ông lớn công nghệ lớn sống tách biệt với thế giới bởi mọi nhu cầu của họ đã được công ty đáp ứng. Họ sống trong cộng đồng khép kín, thiếu sự đa dạng, từ đó khiến khả năng đồng cảm với người khác dần suy giảm.
Thung lũng Silicon cũng là cộng đồng thiếu thực tế và thích những điều lớn lao. Những nguyên tắc họ đề ra như tự do ngôn luận, tự do thông tin, cởi mở, dân chủ khó được tuân theo tuyệt đối trong thực tế.
Họ cho rằng không nên thỏa hiệp với thực tại mà có thể thay đổi nó nếu quyết tâm và chăm chỉ làm việc. Việc này khiến họ thiếu bao dung với những ý kiến khác biệt lẫn khuyết điểm của người khác.
Tuy nhiên, việc đổ lỗi cho mạng xã hội thiếu tính đồng cảm, vị tha cũng chưa hoàn toàn đúng. Xã hội phát triển một phần nhờ những xúc cảm tiêu cực như phẫn nộ, xúc phạm và nhục mạ người khác.
Ở phương Tây, chủ nghĩa phản trí thức, chủ nghĩa dân tộc hay chủ nghĩa quân phiệt cứ vài thập kỷ lại nổi lên, dưới nhiều dạng thức khác nhau. Trong thời điểm kinh tế gặp nhiều khó khăn, tính đồng cảm hay vị tha ít được xem trọng hơn. Nếu nhìn ở góc độ khác, mạng xã hội chỉ đang phản ánh lại thế giới. Tuy vậy, trong thế giới thuật toán, sự tiêu cực có nhiều cơ hội bùng nổ hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
YouTube đang giới thiệu quảng cáo âm thanh để theo kịp các cách khác nhau mà người dùng đang tương tác với nền tảng này.
YouTube ra mắt quảng cáo âm thanh để tiếp cận người nghe nhạc và Podcast
Theo đó, YouTube đang tung ra một kiểu quảng cáo mới dựa trên âm thanh để tiếp cận những người sử dụng nền tảng này làm trình phát nhạc và podcast.
Quảng cáo âm thanh nghe có vẻ hơi phù hợp với một trang web chuyên về video, nhưng YouTube cho biết người dùng đang sử dụng nhiều nội dung tập trung vào âm thanh hơn.
“Cho dù là tập thể dục tại phòng khách trước bữa tối, xem podcast hay nghe một buổi hòa nhạc ảo vào tối thứ Sáu, mọi người đang ngày càng chuyển sang sử dụng YouTube khi họ dành nhiều thời gian hơn ở nhà” Theo YouTube.
“Để giúp bạn điều chỉnh phương tiện truyền thông và phương pháp tiếp cận sáng tạo theo những cách khác nhau mà người tiêu dùng đang tương tác với YouTube, chúng tôi sẽ giới thiệu quảng cáo âm thanh…”.
Là định dạng quảng cáo đầu tiên của nền tảng không có thành phần video, đây là ‘lãnh thổ’ chưa từng được khám phá bởi YouTube.
Các thương hiệu có thể quen với quảng cáo âm thanh nếu chạy bất kỳ chiến dịch podcast nào, mặc dù đối với nhiều nhà quảng cáo YouTube, đây cũng có thể là lần đầu tiên.
YouTube nhấn mạnh cách quảng cáo âm thanh phù hợp hoàn hảo với các kênh âm nhạc, mặc dù tin rằng cũng có tiềm năng đáng kể để thu hút các loại khách hàng mục tiêu khác.
Trước tiên, hãy xem YouTube nói gì trong thông báo của mình, sau đó, chúng ta sẽ cùng xem những đề xuất trường hợp sử dụng đầy hứa hẹn khác ở phần cuối.
Quảng cáo âm thanh trên YouTube là gì?
Quảng cáo âm thanh có đặc điểm là thuyết minh truyền tải thông điệp trong khi hình ảnh tĩnh hoặc hiệu ứng đơn giản được hiển thị trên màn hình.
Sau nhiều tháng thử nghiệm alpha, YouTube nhận thấy rằng hơn 75% các chiến dịch quảng cáo âm thanh được đo lường đã thúc đẩy nhận thức về thương hiệu một cách đáng kể.
Quảng cáo âm thanh hiện đang ở giai đoạn thử nghiệm và có sẵn trong phiên đấu giá trên Google Ads và Display & Video 360 dựa trên giá CPM.
Chiến dịch âm thanh cung cấp cho nhà quảng cáo các tùy chọn nhắm mục tiêu theo đối tượng, chiến lược đặt giá thầu và khả năng đo lường Brand Lift dưới dạng chiến dịch video trên YouTube.
Nhà quảng cáo có thể tiếp cận ai bằng quảng cáo âm thanh?
YouTube chủ yếu bán các quảng cáo âm thanh bằng cách nhấn mạnh tiềm năng tiếp cận với người nghe nhạc.
YouTube cho biết lượng phát trực tuyến video nhạc luôn cao nhất mọi thời đại. Hơn 50% người xem đã đăng nhập sử dụng nội dung âm nhạc trong một ngày sử dụng hơn 10 phút nội dung âm nhạc.
Các tìm kiếm về nghệ sĩ, ban nhạc và bài hát thống trị danh sách các tìm kiếm hàng đầu trên YouTube năm nay – 57 trong số 100 tìm kiếm hàng đầu liên quan đến âm nhạc.
Ngoài các bản ghi âm trong phòng thu, YouTube đang nhanh chóng trở thành điểm đến cho các buổi biểu diễn nhạc sống.
Khi đại dịch tiếp tục hủy các sự kiện trực tiếp trên khắp thế giới, người hâm mộ âm nhạc đang chuyển sang các nền tảng như YouTube và Twitch.
Các nhà tổ chức sự kiện mùa hè vừa qua đã đưa đội hình toàn ‘sao’ lên YouTube với một loạt các lễ hội âm nhạc ảo.
Ngay cả khi mùa lễ hội kết thúc, bạn vẫn có thể tìm thấy các nhạc sĩ phát trực tiếp các buổi biểu diễn vào bất kỳ đêm nào từ sự thoải mái tại nhà của họ.
Nhiều người dùng để các luồng này ở chế độ nền như cách họ làm với đài phát thanh, điều đó có nghĩa là quảng cáo âm thanh sẽ không cảm thấy lạc lõng.
Âm nhạc là sự phù hợp rõ ràng nhất đối với quảng cáo âm thanh và nó đã được chứng minh là hoạt động tốt trên các nền tảng như Spotify và SoundCloud, nhưng đây không phải là lựa chọn duy nhất cho các nhà quảng cáo.
Một trường hợp sử dụng tiềm năng khác.
Không nghi ngờ gì về sự phổ biến ngày càng tăng của âm nhạc trên YouTube. Tuy nhiên, đó không phải là loại nội dung dựa trên âm thanh duy nhất mà người dùng đang sử dụng.
Theo cùng một nghiên cứu trước đó, thuật ngữ “ASMR” được tìm kiếm nhiều hơn bất kỳ nghệ sĩ âm nhạc nào (ngoài nhóm nhạc Kpop BTS).
ASMR (Một kiểu âm thanh thư giãn) là truy vấn tìm kiếm trên YouTube phổ biến thứ hai ở Hoa Kỳ (3,2 triệu lượt tìm kiếm) và phổ biến thứ ba trên toàn thế giới (13,9 triệu lượt tìm kiếm).
Tuy nhiên, việc chèn quảng cáo vào video ASMR là rất khó vì chúng được tạo ra để giúp mọi người thư giãn hoặc dễ ngủ.
Không có gì khó chịu bằng một quảng cáo ‘ồn ào’ ở giữa một video ASMR và phần lớn các kênh ASMR chọn không tham gia quảng cáo giữa video (mid-roll ads) vì lý do này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Không phải Google hay Facebook, top các nền tảng Mobile App Marketing nửa đầu năm 2020 là TikTok, AdColony và Accesstrade.
Đây là công bố của Appsflyer theo kết quả khảo sát tại 4 quốc gia Đông Nam Á gồm: Indonesia, Việt Nam, Singapore và Thái Lan với hơn 90 triệu lượt cài đặt app và 1.400 ứng dụng.
Theo đó, TikTok là nền tảng được sử dụng để làm marketing nhiều nhất cho các ứng dụng Mobile (Mobile App Install).
Cũng trong số này, Accesstrade bất ngờ vào top 3 dù khởi đầu khá khiêm tốn, NOI (Non-Organic Install) tăng khoảng 900%, mức tăng trưởng gần 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Hai vị trí còn lại trong top 5 thuộc về Vungle & Vivo. Đây là các nền tảng đang phát triển nhanh trong nửa đầu năm 2020.
Top 5 nền tảng Mobile App Marketing phi game phát triển nhanh nhất. Nguồn: Appsflyer
Hoạt động của Accesstrade giúp công ty tăng trưởng đột phá trong năm nay, đạt tỷ lệ tăng hơn 100% về NOI, được xếp hạng đến vị trí top 2 tại mảng Phi Game ở Việt Nam.
Nền tảng Affiliate Marketing này tận dụng nguồn lực sẵn có hơn 550.000 Publishers & 600 nhãn hàng đang hợp tác, với 20 năm hoạt động ở Nhật Bản và 5 năm tại Việt Nam.
Accesstrade tham gia Mobile App Marketing từ 2019 với mô hình CPR (Cost-Per-Register: chỉ trả phí trên người dùng thật). Sau một năm, ứng dụng này vào top 3 nền tảng Mobile Marketing hàng đầu Việt Nam.
“Mô hình CPR chỉ trả phí trên người dùng thật kết hợp cùng Accesstrade ecosystem – hệ sinh thái hàng ngàn voucher, cashback, mã giảm giá sẵn có – dành cho app để doanh nghiệp dễ dàng nâng cấp app thành ‘siêu app’, từ đó giữ chân người dùng app hiệu quả hơn”, ông Đỗ Hữu Hưng, CEO Accesstrade Vietnam chia sẻ.
Xu hướng Mobile App Marketing ngoài bảng xếp hạng uy tín từ Appsflyer, đi cùng với đó còn là chuỗi nhiều sự kiện lớn nhỏ khác nhau cũng xoay quanh chủ đề này và nhận được nhiều sự quan tâm, hưởng ứng từ cộng đồng doanh nghiệp cả nước.
Một vài sự kiện điểm nhấn có thể kể đến trong năm 2020 là VOBF 2020 với chủ đề “Tăng tốc sau đại dịch” do Vecom tổ chức. Gần đây nhất, sự kiện Digital Growth Summit 2020 (DGS 2020) chủ đề “New Trend New Chance” – do Accesstrade Vietnam phối hợp cùng tập đoàn MOG tổ chức ngày 5/11 vừa qua thu hút 600 khách tham dự là lãnh đạo các cấp đến từ các doanh nghiệp lớn, SMEs, đại diện cơ quan báo chí, truyền thông.
Theo Accesstrade Vietnam, sức hút và sự quan tâm của các doanh nghiệp dành cho xu hướng Mobile App Marketing đang ngày càng lớn.
Trải qua giai đoạn kinh tế đình trệ trải dài 3 quý năm 2020 thì đây là lúc các doanh nghiệp phải bắt đầu thay đổi, điều chỉnh chiến lược chú trọng hơn vào hiệu suất (performance) để bắt nhịp tăng trưởng cho giai đoạn 2021-2025.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Đứng trước tình thế phải đóng cửa hàng trong các đợt giãn cách xã hội vì dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp mới nhận ra yêu cầu cấp bách của quá trình chuyển đổi số.
Nhằm giúp doanh nghiệp có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này, Báo Doanh Nhân Sài Gòn đã có buổi trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Quang Trung – Chủ nhiệm nhóm bộ môn Quản trị tại Khoa Kinh doanh và Quản trị, Đại học RMIT. Ông Trung cũng là Trưởng nhóm nghiên cứu về Quản trị chuyển đổi thông minh của RMIT.
* Thưa ông, yêu cầu chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt trong giai đoạn này có ý nghĩa quan trọng như thế nào?
Chuyển đổi số mang tính sống còn đối với một số doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam hội nhập rộng và nền kinh tế có độ mở lớn. Doanh nghiệp cần chuyển đổi do áp lực từ nhiều phía như áp lực cạnh tranh, từ sự thay đổi của khách hàng, từ cổ đông và ngay chính nhân viên cũng sẽ buộc các doanh nghiệp phải chuyển đổi.
Các khảo sát gần đây cho thấy, phần lớn doanh nghiệp đang gặp khó khăn do Covid-19 như nguồn lực suy kiệt hay vật lộn để duy trì hoạt động. Do đó khó có thể triển khai bất kỳ sáng kiến hoặc chuyển đổi quan trọng nào trong giai đoạn này.
Tuy nhiên, với một số doanh nghiệp, giai đoạn thử thách này là cú hích để họ tư duy lại, vẫn có thể tiến hành chuyển đổi số, đứng vững và phát triển mạnh trong thời gian tới. Tôi cho rằng Covid-19 có thể khiến nhiều doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động, nhưng chậm chuyển đổi số có thể khiến họ phá sản trong tương lai hoặc không thể thành công như họ đang thành công.
* Chuyển đổi số bao gồm những công việc cụ thể gì?
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chuyển đổi số. Có người định nghĩa thiên về công nghệ, số khác thiên về quản trị quá trình chuyển đổi. Dựa trên nhiều nghiên cứu trước, chuyển đổi số theo tôi là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp dựa vào các công nghệ số.
Không có công thức chung và duy nhất cho việc triển khai chuyển đổi số cho mọi doanh nghiệp. Tùy vào ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, tùy vào độ lớn của doanh nghiệp và đặc biệt là tùy vào mức độ quyết tâm của lãnh đạo doanh nghiệp mà các công việc cụ thể có thể rất khác nhau.
Một cách tổng quát, chuyển đổi số ở doanh nghiệp có thể thấy ở hai hình thức triển khai: Một là: Duy trì mô hình kinh doanh cũ nhưng thay đổi cách làm bằng cách ứng dụng công nghệ số (ví dụ tăng cường trải nghiệm khách hàng hoặc cải tổ nhiều khâu trong quá trình vận hành (transforming the core business). Hai là tìm kiếm và xây dựng mô hình kinh doanh hoàn toàn mới (build a new business model).
* Ông nhận thấy những doanh nghiệp nào tiên phong chuyển đổi số trong giai đoạn vừa qua?
Mặc dù chuyển đổi số đã được nói nhiều trên thế giới trong hơn 10 năm qua, tại Việt Nam, theo quan sát của chúng tôi, mới chỉ trở nên cấp bách trong thời gian gần đây. Vì vậy, có thể cần thêm thời gian để đưa ra nhận định cụ thể cho từng doanh nghiệp.
Chúng tôi đã nghiên cứu trên 4 nhóm doanh nghiệp (tài trợ bởi công ty KPMG) gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp Nhà nước. Các trụ cột nghiên cứu là năng lực số và năng lực quản trị chuyển đổi số.
Kết quả cho thấy nhóm doanh nghiệp nhà nước có điểm khảo thấp nhất và sau đó là đến nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cả hai nhóm doanh nghiệp này thuộc vùng mới bắt đầu, nghĩa là họ đang ở bước đầu trong hành trình chuyển đổi số. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thứ hạng cao nhất và kế đến là nhóm doanh nghiệp tư nhân lớn.
* Doanh nghiệp Việt Nam có đến 97% ở quy mô nhỏ và vừa (SME). Họ thường chưa định hướng được con đường phải đi, tài chính và nhân lực đều thiếu. Vậy các SME nên bắt đầu chuyển đổi từ đâu?
Chuyển đổi số là quá trình nhiều thử thách và quá trình này càng khó hơn trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là đối với doanh nghiệp SME. Tuy vậy, chúng tôi cho rằng lãnh đạo doanh nghiệp buộc phải xem chuyển đổi số là xu thế và họ không thể đứng ngoài được.
Doanh nghiệp nên bắt đầu từ đâu? Chúng tôi cho rằng những gợi ý sau đây có thể giúp được doanh nghiệp.
Thứ nhất, lãnh đạo cần phải có tinh thần đổi mới. Họ thực sự phải trả lời thỏa đáng cho câu hỏi: Vì sao doanh nghiệp cần phải chuyển đổi số. Sẽ rất ít hy vọng cho quá trình chuyển đổi số ở các doanh nghiệp mà lãnh đạo có tuy duy như “chúng tôi vẫn rất ổn trong bao nhiêu năm qua thì tại sao phải chuyển đổi số”.
Thứ hai, lãnh đạo doanh nghiệp cần biết các năng lực cần có cho quá trình chuyển đổi số. Doanh nghiệp cần đến 6 yếu tố gồm khả năng quản trị, chiến lược số hóa, văn hóa doanh nghiệp, công nghệ và bảo mật, tạo ra giá trị từ dữ liệu, và nhân sự công nghệ.
Thứ ba, lãnh đạo doanh nghiệp cần biết ai sẽ tham gia vào quá trình này. Tuyệt đối không nên giao cho một bộ phận nào. Cách tiếp cận trong chuyển đổi số ở doanh nghiệp hay khu vực công, theo chúng tôi, phải từ trên xuống (top-down).
Nghĩa là lãnh đạo cao nhất phải luôn kề vai sát cánh cùng với dàn lãnh đạo cấp trung để thực hiện. Đây quá trình là cải tổ doanh nghiệp và công nghệ là phương tiện.
Thứ tư, chiến lược chuyển đổi số của doanh nghiệp sẽ như thế nào (đang ở đâu, muốn đi tới đâu và làm sao đi tới đó, quản trị quá trình chuyển đổi số như thế nào, đo lường tiến bộ ra sao, tham vấn bên ngoài ở mức độ nào…).
Việc xây dựng mô hình hoàn toàn mới là rất khó Vì vậy, hãy bắt đầu với việc tập trung cho mô hình kinh doanh hiện tại nhưng với cách làm khác dựa trên công nghệ số và dữ liệu.
Ví dụ, thấu hiểu hành trình của khách hàng từ khi ra quyết định mua hàng/dịch vụ của công ty cho đến giai đoạn hậu mãi, từ đó tìm cách ứng dụng công nghệ số để làm sao trải nghiệm đó tốt hơn hiện tại.
Thứ năm là các điều kiện khác cần phải xây dựng ngay. Đó là văn hóa doanh nghiệp, xây dựng tầm nhìn chung, chấp nhận rủi ro, xác lập tính ưu tiên, an toàn dữ liệu, tính bảo mật, tính riêng tư, nhân lực số…).
Cuối cùng là doanh nghiệp không được trì hoãn. Hãy đặt mình vào vị thế những doanh nghiệp lớn và từng thất bại vì trì hoãn chuyển đổi số như Kodak để hành động ngay. Theo chúng tôi, việc chậm thay đổi trong giai đoạn hiện nay có thể tác động đến doanh nghiệp còn nặng hơn cả tác động của Covid-19.
* Nhiều doanh nghiệp thực phẩm tiêu dùng đã nhanh chóng mở rộng nền tảng bán hàng online khi xã hội buộc phải giãn cách để chống dịch. Theo đó, doanh số của họ được cải thiện đáng kể, thậm chí cao hơn khi bán qua các cửa hàng vật lý. Vậy họ có nên dừng việc chuyển đổi số lại ở khâu này vì đã đạt hiệu quả kinh doanh?
Chuyển đổi số là xu thế của thế giới. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp trong nước và quốc tế hiện đang chuyển đổi số theo giải pháp tình thế. Các nghiên cứu trước đã cho thấy doanh nghiệp nào đã chuyển mình theo xu thế này thì đã có kết quả rất khả quan.
Ở Việt Nam, những doanh nghiệp nhanh chóng chuyển đổi và đã có những thành công ban đầu thì đó là tín hiệu tốt. Có thể doanh nghiệp này đã nhanh nhạy và chuyển đổi cách giao nhận sản phẩm hoặc thanh toán đơn hàng.
Nhưng có thể họ còn cần cải thiện trải nghiệm khách hàng, làm cho quá trình vận hành thông minh hơn và hiệu quả hơn. Xa hơn, khi làm tốt và có dữ liệu tốt, họ có thể tiến đến mô hình kinh doanh hoàn toàn mới.
* Thực tế cho thấy, xu hướng chuyển đổi số ở Việt Nam khá chậm. Phải chăng do môi trường kinh doanh ở Việt Nam chưa phù hợp cho việc chuyển đổi số?
Tôi không cho rằng môi trường kinh doanh ở Việt Nam chưa phù hợp cho việc chuyển đổi số. Đây là một quá trình, không dễ thành công và tỉ lệ thất bại cao.
Hình thức đơn giản của chuyển đổi số là cải thiện đáng kể trải nghiệm của khách hàng, hiểu khách hàng hơn hoặc tối ưu vận hành.
Đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu trái cây lớn của Việt Nam đã cho biết chính những ứng dụng đơn giản như để cho khách hàng quan sát trực tuyến được vùng nguyên liệu và các khâu chế biến, đã giúp họ chiếm được lòng tin của khách hàng khó tính ở châu Âu và Mỹ.
Nhờ vậy họ ký được nhiều đơn hàng. Đây là một ví dụ ở việc đầu tư phù hợp, chứ không nhất thiết phải xây dựng mobile apps, các platform hay các công nghệ tốn kém.
* Các SME có cơ hội chuyển đổi nhanh hơn doanh nghiệp lớn. Sau đại dịch, quá trình chuyển đổi số có làm thay đổi vị thế của các SME với doanh nghiệp lớn?
Các nghiên cứu gần đây cho thấy hầu hết các doanh nghiệp lớn nhỏ đều đang bị thiệt hại nặng nề vì cung và cầu cả trong và ngoài nước đều bị tác động. Có chăng là mức độ trầm trọng khác nhau ở các lĩnh vực.
Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp lớn họ có thể có nhiều nguồn lực để thích ứng nhanh và định hướng nhanh hơn. Trong khi đó, phần lớn doanh nghiệp SME đang phải vất vả trong bối cảnh hiện tại. Vì vậy, các doanh nghiệp SME sẽ gặp nhiều thách thức nữa nếu cả doanh nghiệp và Chính phủ không có những giải pháp hỗ trợ phù hợp.
* Trong bối cảnh bình thường mới, khi phải sống chung với đại dịch, doanh nghiệp nên đặt mục tiêu chuyển đổi số ở mức độ ưu tiên nào, trong số những việc cần làm để phát triển kinh doanh?
Thông thường khi xác lập ưu tiên cho một vấn đề gì đó, chúng ta thường xếp thứ hạng dựa trên hai yếu tố chính đó là tính cấp bách và tính quan trọng. Trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi nghĩ doanh nghiệp cần đưa thêm yếu tố tác động trong ngắn hạn/dài hạn để xác lập mức độ ưu tiên.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Với tỉ lệ khoảng 30% dân số toàn cầu, Gen Z đang được xem là thế hệ đón đầu xu hướng. Cũng từ đây, làm thế nào để làm Marketing cho Gen Z là câu hỏi mà hầu hết Marketer đều đặt ra. Dưới đây là tất cả các chiến lược mà những người làm marketing cần biết nếu muốn tiếp cận Gen Z trên mạng xã hội.
Marketing cho Gen Z: Tất cả những gì Marketer cần biết
Bạn đang trong một cuộc họp với sếp của mình. Hơi thở của bạn bắt đầu nhanh hơn. Nổi da gà trên cánh tay. Một giọt mồ hôi chảy dài trên trán. Bạn biết nó đang đến. Sếp của bạn sắp hỏi bạn cách bạn sẽ làmMarketing cho Gen Z.
Chỉ nhắc đến nhóm 2,1 tỷ người sinh năm từ 1995 đến 2010 này thôi cũng đã khiến bạn rùng mình rồi. Gen Z hiện chiếm khoảng 30% tổng dân số toàn cầu.
Thế hệ Z hay Gen Z là một tập khách hàng khổng lồ với khả năng chi tiêu hơn 143 tỷ USD chỉ tính riêng ở thị trường Mỹ. Nhưng bạn sẽ bắt đầu làm marketing tới thế hệ này như thế nào?
Gen Z thích gì?
Gen Z nói chuyện như thế nào hay ngôn ngữ của Gen Z ra sao?
Điều gì thực sự quan trọng đối với Gen Z?
Và hơn thế nữa.
Đây thực sự là những câu hỏi lớn. Và câu trả lời sẽ giúp bạn làm được nhiều việc hơn là chỉ marketing cho Gen Z. Chúng sẽ giúp bạn tạo ra các mối quan hệ có giá trị bền vững và chuẩn bị cho doanh nghiệp của bạn trong tương lai.
Nếu bạn muốn làm marketing hiệu hơn cho Gen Z, dưới đây là những điều bạn cần biết, những thứ có thể tạo ra kết nối có ý nghĩa với thế hệ quan trọng nhất tiếp theo trên thị trường.
Người làm Marketing cho Gen Z cần hiểu rằng Gen Z coi trọng biểu hiện cá nhân.
Cụm từ ‘hãy là chính mình’ (be yourself) chưa bao giờ hết đúng với thế hệ Z. Hành động mua sản phẩm hoặc dịch vụ không nhất thiết là để phù hợp với xu hướng hoặc ‘có gì thú vị’. Đó có thể chỉ là thể hiện bản sắc cá nhân.
Nghiên cứu từ công ty tư vấn toàn cầu McKinsey and Company cho thấy: “Thế hệ Z không chỉ háo hức với những sản phẩm được cá nhân hóa hơn mà còn sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm làm nổi bật cá tính của họ.
Trên thực tế, 58% những người được khảo sát cho biết họ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm và dịch vụ làm nổi bật tính cách cá nhân của họ.
Nghiên cứu tương tự cho thấy Gen Z muốn các thương hiệu phù hợp với giá trị và niềm tin cá nhân của họ.
Gen Z đang bảo vệ quyền riêng tư của họ.
Thế hệ Z khao khát những trải nghiệm siêu cá nhân trên mạng xã hội nhưng họ cũng muốn bảo vệ quyền riêng tư của mình. Họ cũng có xu hướng che webcam trên máy tính xách tay của mình hơn.
Các nhà làm marketing cần đảm bảo rằng họ kết nối với Gen Z theo các điều khoản của riêng họ để họ không gặp phải những điều đáng sợ hoặc quá xâm phạm.
Theo khảo sát của IBM Uniquely Gen Z. Dưới một phần ba thanh thiếu niên nói rằng họ cảm thấy thoải mái khi chia sẻ thông tin cá nhân ngoài thông tin liên hệ và lịch sử mua hàng, nhưng 61% sẽ cảm thấy tốt hơn khi chia sẻ thông tin cá nhân với các thương hiệu nếu họ có thể tin tưởng rằng thông tin đó được lưu trữ an toàn và được bảo vệ.
Gen Z muốn đặt tiền của họ vào đúng giá trị của họ.
Gen Z hay Thế hệ Z không thích chỉ đăng về những lý do mà họ tin tưởng. Họ đang đặt tiền của mình vào đúng vị trí của niềm tin và ‘bầu chọn’ bằng số tiền của họ.
Nghiên cứu của Facebook giải thích: “Thế hệ này thường gạt bỏ những khác biệt và tập hợp xung quanh những nguyên nhân mang lại lợi ích lớn hơn.
“Gen Z mong muốn các thương hiệu cũng làm như vậy – sống theo giá trị của riêng họ và mang lại giá trị. Trên thực tế, 68% Gen Z mong đợi các thương hiệu đóng góp cho xã hội ”.
61% Gen Z cũng cho biết họ muốn trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm hoặc dịch vụ được sản xuất theo cách có đạo đức và bền vững.
Đây không chỉ là một tuyên bố trống rỗng. Giáo sư tâm lý B. Janet Hibbs, Tiến sĩ, chia sẻ, trích dẫn một báo cáo tháng 10 năm 2018 của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ: “Trong năm qua, 91% Gen Z trải qua một hoặc nhiều triệu chứng liên quan đến cảm xúc hoặc sinh lý”.
Trong số những thứ khác, Gen Z quan tâm nhất đến biến đổi khí hậu.
Các thương hiệu đang dần nhận ra rằng họ không còn có thể thoát khỏi những cam kết về môi trường và đạo đức mờ nhạt hoặc không tồn tại. Nếu các thương hiệu muốn thu hút Gen Z, họ cần đảm bảo đạo đức của họ phù hợp với thế hệ tiến bộ này.
Người làm Marketing cho Gen Z cần biết là thế hệ này coi trọng sự đa dạng và bình đẳng.
Do mức độ ảnh hưởng và phát triển ngày càng nhanh nhờ công nghệ, Thế hệ Z không phân biệt bạn bè mà họ có “trong đời thực” và bạn bè họ có trên internet. Mặc dù đây có vẻ như là cơn ác mộng tồi tệ nhất của cha mẹ, nhưng thực sự có một lý do chính đáng ở đây.
“Gen Z coi trọng cộng đồng trực tuyến vì chúng cho phép những người thuộc các hoàn cảnh kinh tế khác nhau kết nối và vận động xung quanh các nguyên nhân và lợi ích,” nghiên cứu về Gen Z từ McKinsey cho thấy.
“66% Gen Zers được khảo sát tin rằng cộng đồng được tạo ra bởi các nguyên nhân và lợi ích, không phải bởi nền tảng kinh tế hoặc trình độ học vấn.”
Con số này lớn hơn nhiều so với những con số được báo cáo bởi Gen X và thậm chí là thế hệ millennials.
Khi đề cập đến bình đẳng giới, 77% Gen Z nói rằng họ cảm thấy tích cực hơn đối với một thương hiệu khi nó thúc đẩy bình đẳng trên mạng xã hội. 71% cho biết họ muốn thấy quảng cáo đa dạng hơn.
Điều đó không có nghĩa là bạn chỉ có thể đưa một người da màu hoặc cặp đôi LGBTQ vào một trong các bài đăng trên Instagram hoặc quảng cáo Facebook của bạn.
McKinsey and Company giải thích: “Nếu một thương hiệu quảng cáo sự đa dạng nhưng lại thiếu sự đa dạng trong cấp bậc của chính mình, thì sự mâu thuẫn đó sẽ được chú ý”.
Gen Z thông minh – Thực sự thông minh.
Thế hệ Z là những ‘người bản địa về kỹ thuật số’. Họ không biết một thế giới không có Internet, vì vậy họ biết cách sử dụng nó tốt hơn bất kỳ ai khác.
Nhờ sự hiểu biết về kỹ thuật số này, họ đưa ra những quyết định sáng suốt. Theo McKinsey, “họ thực dụng hơn và phân tích về các quyết định của họ hơn so với các thành viên của các thế hệ trước.”
Trước khi mua bất cứ thứ gì, Gen Z mong đợi truy cập và đánh giá thông tin, đánh giá và nghiên cứu của riêng họ.
McKinsey nhận thấy rằng “65% Gen Z nói rằng họ đặc biệt coi trọng việc biết những gì đang diễn ra xung quanh mình và kiểm soát được. Họ cảm thấy thoải mái hơn khi tiếp thu kiến thức trực tuyến so với trong các tổ chức học tập truyền thống. ”
Các nhà làm marketing cho Gen Z cần đảm bảo rằng những thông tin về công ty của họ là minh bạch và có sẵn trực tuyến. Bạn cũng sẽ muốn đảm bảo rằng thông tin chiếu sáng trung thực nhưng tích cực vào doanh nghiệp của bạn.
Theo dõi những gì người khác đang nói về tổ chức của bạn với hướng dẫn phân tích tình cảm trên mạng xã hội của chúng tôi.
Marketer cũng cần biết là Gen Z tin tưởng bạn bè và gia đình hơn bất kỳ ai khác.
Nếu bạn đang phụ trách marketing cho Gen Z, bạn có thể muốn xem xét lại ngân sách của mình dành cho Influencer Marketing.
Trong một báo cáo gần đây của Morning Consult cho thấy 52% thế hệ Z tin tưởng những người có ảnh hưởng mà họ theo dõi trên mạng xã hội để được tư vấn về sản phẩm hoặc thương hiệu, thì 82% tin tưởng vào bạn bè và gia đình của họ hơn bất kỳ nguồn nào khác.
Khi nói đến những người có ảnh hưởng mà họ tin tưởng, những người thuộc thế hệ Zer nam có nhiều khả năng theo dõi họ trên YouTube. Zers nữ thường theo dõi những người có ảnh hưởng nhất trên Instagram.
Gen Z thích thiết bị di động hơn.
Theo báo cáo nghiên cứu năm 2019 của Global Web Index về Gen Z, nhóm tuổi này rất thích sự tiện lợi khi di chuyển của các thiết bị di động của họ hơn là máy tính để bàn và thậm chí cả máy tính xách tay.
Cho dù là dùng để truy cập mạng xã hội, trò chuyện, xem video hay xem bản đồ, Gen Z rất có thể thực hiện các hoạt động đó trên thiết bị di động của họ.
Như bạn có thể thấy, điều này không có nghĩa là họ đã hoàn toàn từ bỏ máy tính để bàn và máy tính xách tay, chỉ là về tổng thể, đó là một lựa chọn ít phổ biến hơn.
Gen Z chấp nhận lối sống ‘màn hình thứ hai’.
Global Web Index cho thấy 95% Gen Z cho biết họ đang sử dụng một thiết bị khác khi xem TV, đặc biệt là điện thoại di động.
Chính xác thì họ đang làm gì? Hơn 70% nói rằng họ đang nói chuyện với bạn bè hoặc mạng xã hội. Tuy nhiên, chỉ 35% đang thực sự trò chuyện hoặc truy cập nội dung liên quan đến những gì họ đang xem.
Với thông tin này, những người làm Marketing có thể nhắm mục tiêu Gen Z trên nhiều nền tảng và thiết bị mọi lúc.
Gen Z sử dụng các kênh khác nhau cho từng giai đoạn trong hành trình mua sắm của họ.
Nghiên cứu thị trường cho thấy 85% Gen Z tìm hiểu về các sản phẩm mới trên mạng xã hội.
Họ cũng có khả năng kết nối với các thương hiệu trên mạng xã hội cao hơn 59% so với các thế hệ cũ (X và Y).
Instagram là ứng dụng phổ biến nhất để khám phá thương hiệu, với 45% nhóm tuổi teen (Teenagers) sử dụng để tìm các sản phẩm mới thú vị, tiếp theo là Facebook, chiếm 40%. Trước khi mua hàng, Gen Z có xu hướng chuyển sang sử dụng YouTube cao hơn hai lần so với thế hệ Millennials (Y).
YouTube cũng là nền tảng được ưa thích khi đề xuất mua sắm, đứng đầu trong Gen Z với 24%, tiếp theo là Instagram với 17% và Facebook là 16%.
Trong khi đó, tại các cửa hàng truyền thống, nhóm tuổi teen có xu hướng chuyển sang Snapchat để ghi lại trải nghiệm mua sắm của họ.
Hiểu cách nhóm tuổi này sử dụng phương tiện truyền thông mạng xã hội trong suốt quá trình mua sắm của họ là chìa khóa để thu hút họ trên các nền tảng phù hợp với thông điệp phù hợp. Marketer đặc biệt lưu ý.
Gen Z không ngại mua hàng trực tuyến.
Trong khi người tiêu dùng lớn tuổi vẫn còn một số do dự về việc chia sẻ thẻ tín dụng và thông tin cá nhân hoặc tài chính của họ trực tuyến, thì Gen Z lại ngược lại.
72% Gen Z đã mua thứ gì đó trực tuyến trong tháng trước, với 6/10 mua hàng trên thiết bị di động của họ.
Bạn có thể hỏi họ đang mua gì? Global Web Index nhận thấy rằng Gen Z quan tâm nhiều hơn đến việc chi tiền cho những trải nghiệm như vé xem hòa nhạc và các hoạt động giải trí, công nghệ và thời trang khác.
Gen Z (hầu hết) rất vui khi gặp bạn.
Thế hệ Z không bị làm phiền bởi nội dung có thương hiệu. Trên thực tế, hầu hết họ đều hoan nghênh nó.
“Thế hệ Z rất vui khi có nội dung từ các thương hiệu yêu thích của họ xuất hiện trong nguồn cấp tin tức (feeds) của họ,” Global Web Index chia sẻ.
“Cứ 10 người thì có 4 người theo dõi các thương hiệu họ thích trên mạng xã hội, với 1 trong 3 người theo dõi các thương hiệu mà họ đang nghĩ đến việc mua hàng.”
Trước khi giới thiệu nội dung và quảng cáo trên mạng xã hội cho mọi người, bạn cần biết đâu là nhóm đối tượng chính (TA) của mình.
Đảm bảo rằng bạn đang nhắm mục tiêu những người thực sự có thể tìm thấy giá trị trong sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và tập trung vào việc thu hút sự chú ý của họ.
Không biết chắc nên bắt đầu từ đâu? Hãy xem hướng dẫn của chúng tôi về nhắm mục tiêu quảng cáo trên mạng xã hội để có tài nguyên toàn diện về cách chuyển đổi đối tượng Thế hệ Z của bạn.
Người làm Marketing cho Gen Z cần hiểu rằng thế hệ này yêu TikTok.
TikTok, ứng dụng tạo và chia sẻ video ngắn, đã làm mưa làm gió trên toàn thế giới. Mặc dù về cơ bản nó đã từng là nền tảng của nhóm trẻ tuổi, nhưng giờ đây nó đã trở thành xu hướng phổ biến với nhiều nhóm tuổi khác nhau.
Dựa trên xu hướng và luồng phương tiện truyền thông, không có gì lạ khi TikTok đặc biệt phổ biến với nhóm trẻ tuổi (teenager). Hơn 41% người dùng TikTok từ 16 đến 24 tuổi.
Nếu tiếng nói thương hiệu (Brand Voice) của bạn có phần vui tươi thì TikTok có thể là nơi hoàn hảo để sáng tạo và chia sẻ nội dung.
Hãy cộng tác với những người có ảnh hưởng trên TikTok (Hot TikTokers), đăng nội dung bằng thẻ bắt đầu bằng # (thẻ hashtag) có thương hiệu hoặc tham gia vào một trong vô số các thử thách TikTok (TikTok Challenges), miễn là nó phù hợp với thương hiệu của bạn.
Giờ bạn đã biết những số liệu thống kê và sự thật quan trọng này về Gen Z, bạn đã được trang bị để không chỉ tiếp cận họ bằng hoạt động marketing của mình mà còn để tạo ra tác động lâu dài.
Hãy nhớ rằng: bạn không chỉ muốn tạo ra những mối quan hệ có giá trị với họ vào thời điểm này trong cuộc sống của họ mà còn khi họ lớn lên và già đi. Đó là một hành trình.
Kết luận.
Trên đây là toàn bộ các thông tin bạn cần tìm hiểu về cách làm Marketing cho Gen Z, bằng cách thấu hiểu các hành vi và ưu tiên của Gen Z, người làm Marketing có nhiều cơ hội hơn để kết nối với họ, xây dựng lòng thành của họ với thương hiệu và hơn thế nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Giám đốc điều hành P&G, Ông Robert McDonald muốn biến gã khổng lồ ngành hàng tiêu dùng (FMCG) thành công ty ứng dụng công nghệ tốt nhất thế giới. Câu chuyện của họ là gì?
P&G và sự chuyển mình mang tên chuyển đổi số
Robert McDonald là giám đốc điều hành với sứ mệnh: biến Proctor & Gamble (P&G) trở thành công ty ứng dụng công nghệ tốt nhất thế giới.
Để đạt được điều đó, cựu Đại úy quân đội Hoa Kỳ đang giám sát việc ứng dụng quy mô lớn công nghệ kỹ thuật số và phân tích tiên tiến trên mọi khía cạnh của hoạt động P&G – từ cách mà gã khổng lồ hàng tiêu dùng tạo ra các phân tử trong phòng thí nghiệm R&D của mình tới cách duy trì mối quan hệ với các nhà bán lẻ, sản xuất sản phẩm, xây dựng thương hiệu và tương tác với khách hàng.
Kết quả đạt được là: công ty cải tiến tốt hơn, năng suất cao hơn, chi phí thấp hơn và hứa hẹn tăng trưởng nhanh hơn.
Bên trong cuộc cách mạng kỹ thuật số của P&G
Michael Chui (thành viên cấp cao của McKinsey Global Institute) và Thomas Fleming (thành viên của McKinsey Publishing) gần đây đã ngồi lại với McDonald tại trụ sở chính tại Cincinnati của P&G để bàn luận về bản chất và tiến trình của sáng kiến chuyển đổi số cho công ty, cũng như tác động của nó đối với con người và văn hóa P&G.
Dưới đây là bản tóm tắt đã chỉnh sửa của buổi phỏng vấn.
Giá trị thời gian thực
Mọi hoạt động tại P&G đều xoay quanh mục tiêu tiếp cận và nâng cao chất lượng cuộc sống, mọi điều P&G làm đều trong mục tiêu đó. Với việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số, P&G có thể tiếp cận và tới gần hơn với từng khách hàng trên toàn thế giới.
Khách hàng càng thân thiết với thương hiệu thì lại càng gắn bó. Và vì vậy, P&G muốn xây dựng những mối quan hệ gắn bó giữa khách hàng và thương hiệu. Cảm ơn công nghệ kỹ thuật số đã giúp P&G có thể thực hiện điều này.
Vào năm 1984, khi đang là giám đốc thương hiệu Tide, Robert McDonald đã nghe tất cả phản hồi của khách hàng từ đường dây 1-800 được ghi lại trong 1 băng cát-xét trên đường lái xe về nhà.
Ngày hôm sau khi trở lại văn phòng, ông đã đọc và phản hồi lại những lá thư mà ông đã nhận được. Nhưng ngày nay, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để trao đổi và trả lời khách hàng hơn thông qua blog, tweets và các trang mạng xã hội.
Và vì thế, ông và cộng sự của mình đã phát triển một phương pháp là “Nhịp đập người tiêu dùng”, phương pháp sử dụng phân tích Bayesian để quét toàn bộ những phản hồi, rồi phân loại chúng theo từng nhãn hàng, sau đó chuyển tới những nhân viên liên quan.
McDonald cũng đã đọc những nhận xét của khách hàng về thương hiệu P&G. Điều này cho phép doanh nghiệp phản ứng ngay tức thì với những gì đang diễn ra trên thị trường. Một khủng hoảng có thể đi quá xa, ngoài tầm kiểm soát nếu doanh nghiệp không nhận ra hoặc kịp thời xử lý.
Không chỉ vậy, công nghệ còn cho phép cải thiện những công việc hiện tại. Ví dụ: Khi công ty đang tung ra một sản phẩm có tên là Downy Unstopables, một chất bổ sung hương thơm cho nước giặt. Khi đó, phản hồi của khách hàng về đặc tính sản phẩm đã giúp công ty tìm ra giải pháp marketing tốt hơn để tới gần hơn với người tiêu dùng.
Từ nhà máy đến những kệ hàng hóa
Với quan điểm về điều hành, Robert McDonald tin rằng nâng cao năng suất và ứng dụng chuyển đổi kỹ thuật số sẽ mang tới thành công.
Vì vậy, công ty đang triển khai số hóa mọi hoạt động ở khắp các bộ phận – từ các nhà máy sản xuất cho đến các cửa hàng phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Ông và P&G tin rằng số hóa làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
Ví dụ tại các nhà máy sản xuất, P&G có hệ thống cho phép nhân viên sử dụng iPad để tải dữ liệu từ dây chuyền sản xuất tại thời gian thực và kết nối tới nơi xử lý dữ liệu.
Chưa dừng lại ở đó, gã khổng lồ này còn dự định xây dựng một hệ thống có thể quan sát được sản phẩm tại bất kỳ thời điểm nào trong quy trình sản xuất và tại bất kỳ nhà máy nào ngay trên laptop. Hệ thống này cũng cho phép xác định giá trị của sản phẩm tại thời điểm đó.
Đây sẽ là một thử thách vì hệ thống kế toán chưa bắt kịp hoạt động này – trong khi điều công ty đang cần tích hợp hệ hệ thống vận hành với hệ thống tài chính để đạt được mục tiêu.
Trong lĩnh vực vận tải và logistics, Robert McDonald cùng P&G đã tạo ra một chương trình vận hành tích hợp kỹ thuật số mang tên “Tháp Điều khiển”, cho phép kiểm soát các hoạt động vận chuyển: đến, đi, nguyên liệu thô, thành phẩm.
Và P&G có lẽ là doanh nghiệp sử dụng xe tải lớn thứ hai hoặc thứ ba tại Hoa Kỳ và thông qua công nghệ này, nhờ đó công ty có thể giảm khoảng 15% “chuyển động chết” (là khi những chiếc xe tải trống và không được tối ưu vận chuyển).
Điều này làm giảm chi phí và carbon minoxide. Trong trường hợp sử dụng nhà phân phối, gọi là “Kết nối nhà phân phối”, công ty sẽ kết nối trực tiếp với hệ thống của họ và hướng dẫn điều hành hoạt động. Điều này mang lại lợi ích cho cả 2 bên bằng cách cải thiện chất lượng dịch vụ và giảm thiểu số lượng hàng tồn kho trên toàn bộ chuỗi cung ứng.
Công nghệ đã giúp P&G cái thiện chất lương dịch vụ và giảm thiểu hàng tồn kho
“Chúng tôi cũng muốn kết nối kỹ thuật số với đơn vị bán lẻ. Ví dụ như công ty đang sử dụng và hỗ trợ GDSN (Global Data Synchronisation Network, Mạng lưới đồng bộ hóa dữ liệu toàn cầu), về cơ bản là một kho dữ liệu được tiêu chuẩn hóa cho phép thực hiện các hoạt động thương mại với đối tác bán lẻ một cách tự động, không có sự can thiệp của con người.
Hiệp hội ngành GS1 đã thực hiện một nghiên cứu cách đây vài năm cho thấy 70% đơn đặt hàng giữa các nhà bán lẻ và nhà cung cấp có lỗi. Nhưng nếu các doanh nghiệp đều sử dụng kho dữ liệu chung như GDSN – nơi dữ liệu động được lưu giữ chính xác – thì con số đó gần như bằng 0 và nó tiết kiệm được hàng triệu đô la khi hợp tác thương mại..” – Robert McDonald chia sẻ
Thêm một điều mà P&G đã làm được là họ sử dụng quy mô của mình để mang công nghệ hiện đại đến các nhà bán lẻ khi các đối tác bán lẻ không đủ khả năng làm việc đó. Ví dụ về một cửa hàng nhỏ ở Philippines – đất nước mà Robert McDonald đã từng sống.
Ở đó, P&G cung cấp các ứng dụng công nghệ cao giúp vận hành doanh nghiệp tốt hơn so với lúc trước. Ở đó họ có các ứng dụng điện thoại di động cho phép các nhà bán lẻ đặt hàng từ P&G qua mạng không dây, hoặc nếu không họ vẫn có thể đặt hàng với phương pháp cũ. Cực kỳ thuận tiện!
Thực tế có thể thấy rằng, một số công nghệ cũ sẽ được cải tiến và ứng dụng trong thế giới phát triển – tiến bộ này sẽ được đẩy nhanh hơn nhờ bước nhảy vọt của công nghệ.
Tất nhiên, các nhà phát triển công nghệ mong muốn sẽ ứng dụng được trên tất cả các thiết bị dù là nhỏ nhất hay rẻ nhất để phân phối rộng rãi đến những thị trường đang phát triển.
Mô hình hóa dữ liệu, mô phỏng và các công cụ kỹ thuật số khác giúp P&G định hình lại cách đổi mới. Các nghiên cứu đổi mới trước đây đòi hỏi họ phải thực hiện nhiều công việc và dành nhiều thời gian xác định khách hàng qua chủng tộc, độ tuổi,… Nhưng hiện nay với BIG DATA, họ có thể ngay lập tức có được nhóm khách hàng mà họ cần.
Lấy ví dụ như khi P&G thiết kế tã lót dùng một lần theo cách truyền thống, vào thời điểm công ty làm ra mẫu thử thì chi phí để làm ra mẫu thử đó có giá hàng ngàn đô la, nếu không muốn nói là hơn thế và đều được thực hiện thủ công.
Nhưng giờ đây bằng cách sử dụng mô hình và mô phỏng, P&G đã có thể làm ra hàng nghìn chiếc chỉ trong vài giây. Vì vậy lợi thế cho P&G chính là quy mô của họ. “Gã khổng lồ” hoạt động ở khoảng hơn 80 quốc gia, sản phẩm của họ được bán ở hầu hết các quốc gia đó và tiếp xúc với hơn 4 tỷ người mỗi ngày.
Với số liệu tiếp cận khổng lồ như vậy, họ đã có thể sản xuất loại tã phù hợp cho bất kỳ em bé nào ở bất cứ đâu trên thế giới.
P&G thậm chí còn đang số hóa cả việc tạo ra các phân tử. Ví dụ như trong quá trình nghiên cứu và phát triển nước rửa chén mới, họ đã sử dụng mô hình để dự đoán độ ẩm sẽ kích thích các phân tử hương thơm khác nhau như thế nào trong suốt quá trình rửa chén, để có được mùi hương phù hợp tại mỗi thời điểm. P&G gần như đã làm được tất cả những điều đó.
“Tôi nghĩ rằng công nghệ kỹ thuật số thậm chí sẽ giúp chúng ta xác định được các thành phần cho sản phẩm gần như ngay lập tức. Giả sử bạn là một người tiêu dùng quan tâm đến môi trường. Bạn cầm trên tay sản phẩm của chúng tôi và quét mã QR.
Ngay sau đó, thông tin về thành phần của sản phẩm, nơi sản xuất, chất lượng nguồn nước, phương pháp giảm lượng khí thải carbon sẽ được hiện lên trên màn hình điện thoại của bạn. Đó là một tầm nhìn lâu dài trong thời gian tới.” – Robert McDonald cho biết
Nâng cao nguồn dữ liệu
Trên máy tính của mỗi nhân viên P&G sẽ có giao điện được thiết kế như “buồng lái” của phi công. Trên màn hình sẽ hiện những chỉ tiêu quan trọng. Khi nhân viên có hoạt động vượt ngoài những tiêu chí đó, dù là tiêu cực hay tích cực thì sẽ có một cảnh báo sẽ gửi đến.
Khi đó, nhân viên chỉ cần xem cảnh báo, xác định vấn đề đang xảy ra và xử lý nó. Chúng tôi cho rằng, áp lực về thời gian, hoặc làm việc trong thời gian thực tạo nên lợi thế cạnh tranh.
Vị Giám Đốc điều hành còn cho biết thêm “Đối với các công ty như chúng tôi, dữ liệu của các đối tác cũng giống như đơn vị tiền tệ trong mối quan hệ đó. Việc thu thập dữ liệu là hoạt động tạo nên giá trị lớn đối với chúng tôi và đó là một phần quan trọng trong mối quan hệ hợp tác.
Chúng tôi có khả năng phân tích mà nhiều nhà bán lẻ khác không có. Chúng tôi sử dụng dữ liệu đó để giúp họ quyết định phương thức bán hàng hoặc marketing để đạt hiệu quả tốt nhất.”
Bảo mật dữ liệu là hoạt động quan trong trong bước chuyển đổi số của P&G
“Có lẽ bạn sẽ thấy kỳ lạ khi chúng tôi nói rằng dữ liệu có giá trị hơn cả một thương hiệu. Thực chất, dữ liệu là chính xác là những gì giúp chúng tôi tạo ra thương hiệu và giữ cho thương hiệu luôn hoạt động tốt. Vì vậy những nguồn dữ liệu là cực kỳ quan trọng và chúng tôi luôn cố gắng hết sức để bảo vệ mọi dữ liệu về người tiêu dùng.
Có một bức tường lửa rất rõ ràng giữa dữ liệu của một nhà bán lẻ này với một nhà bán lẻ khác kèm với các chính sách nghiêm ngặt. Tất cả những điều này song hành với chiến lược trở thành công ty ứng dụng công nghệ kỹ thuật số tốt nhất thế giới.
Sẽ không thể thực hiện được nếu chúng tôi không trở thành công ty hàng đầu trong ngành bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư.” – Robert McDonald cho biết
Đội ngũ kỹ thuật số
Khi Robert bắt đầu với P&G vào năm 1980, khi ấy hầu như không ai biết gì về kỹ thuật số. Nhưng hơn hai thập kỷ sau, với tư cách là Phó chủ tịch phụ trách hoạt động toàn cầu, Robert McDonald và đồng nghiệp Filippo Passerini (Giám đốc điều hành P&G), đã bắt đầu đưa ra một số chiến lược rất rõ ràng để tìm kiếm những nhân viên với nhiều kỹ năng khác nhau.
Họ cần những người có kiến thức về mô hình và mô phỏng máy tính và mong muốn tìm những người thực sự thành thạo về khoa học máy tính, từ những điều cơ bản về lập trình cho đến lập trình nâng cao.
Cuối cùng thì P&G đã làm tốt trong việc tuyển dụng những người có tư duy phân tích, công ty đã thuê những người rất giỏi và đào tạo họ.
Kỹ năng tư duy phân tích trở nên rất quan trọng, P&G chỉ cần đưa ra ý tưởng để đổi mới và những đổi mới đó luôn được xử lý bằng dữ liệu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
YouTube đang cập nhật số liệu phân tích video của bạn với thông tin chi tiết về các nguồn lưu lượng truy cập.
YouTube Analytics hiện có thể báo cáo chi tiết về nguồn truy cập
Chủ sở hữu kênh YouTube có thể tìm thấy báo cáo mới trong tab Analytics trong YouTube Studio. Trong phần ‘Tổng quan’ hiện có một phần có tiêu đề: “Cách người xem tìm thấy video này”.
Trong ví dụ trên, bạn có thể thấy cách báo cáo liệt kê nguồn lưu lượng truy cập, phần trăm lượt xem được tạo bởi mỗi nguồn lưu lượng và tổng số người xem từ mỗi nguồn.
Các nguồn lưu lượng truy cập được đưa vào báo cáo là:
Thông báo
Nguồn cấp dữ liệu đăng ký
Đề xuất của YouTube gồm: ‘Trang chủ YouTube’ và ‘Tiếp theo’
Các trang của kênh
Nhóm YouTube không giải thích các nguồn ‘Khác’ có thể bao gồm những gì, nhưng chúng ta có thể đoán đó có thể là người xem nhấp vào liên kết đến video từ phần nhận xét của video khác. Hoặc các vị trí ngẫu nhiên khác tương tự như vậy.
Bên cạnh mỗi nguồn lưu lượng truy cập sẽ có một mũi tên màu xanh lá cây, một mũi tên màu xám hoặc một dấu gạch ngang.
Nếu báo cáo hiển thị mũi tên màu xanh lục hướng lên trên, điều đó có nghĩa là nguồn lưu lượng truy cập đang hoạt động tốt hơn bình thường, theo dữ liệu lịch sử của kênh.
Mũi tên màu xám chỉ xuống có nghĩa là nguồn lưu lượng truy cập đang hoạt động kém hiệu quả so với số lượng người xem thường do nguồn đó tạo ra.
Một chỉ báo gạch ngang, hoặc hoàn toàn không có chỉ báo, có nghĩa là YouTube không có đủ dữ liệu lịch sử từ nguồn lưu lượng truy cập đó để biết hiệu suất tăng hay giảm.
Người xem tìm thấy video theo những cách khác nhau và ở những nơi khác nhau là điều bình thường. Vì vậy, chúng ta thường thấy nhiều nguồn lưu lượng truy cập khác nhau trong báo cáo này.
Khi một video hoạt động đặc biệt tốt với một nguồn lưu lượng truy cập cụ thể, video đó có thể nhận được ít lượt xem hoặc hiển thị hơn từ những người khác.
Ví dụ: nếu nhiều người xem xem một video trên trang chủ của họ, thì video đó có thể nhận được ít hiển thị hơn từ các nguồn khác vì người dùng đã xem video được đề xuất cho họ.
Bản cập nhật này hiện đã có trong YouTube Studio.
Cập nhật khác: Thư viện âm thanh YouTube
Trong cùng một bản tin, nhóm YouTube đã thông báo về việc ra mắt một tính năng khác chắc chắn sẽ giúp cuộc sống của người sáng tạo trở nên dễ dàng hơn.
YouTube Studio đang có thư viện âm thanh của riêng mình, là bộ sưu tập hàng nghìn bài hát miễn phí và người tạo hiệu ứng âm thanh có thể chỉnh sửa thành video của họ.
Điều này không chỉ giúp đơn giản hóa quá trình trộn thêm âm thanh mà còn hầu như đảm bảo video sẽ không bị cảnh cáo bản quyền vì sử dụng âm thanh được cấp phép.
Hơn nữa, những nhà sáng tạo (Content Creator) đủ điều kiện vẫn có thể kiếm tiền hoàn toàn từ video của họ khi âm nhạc và hiệu ứng âm thanh từ thư viện âm thanh YouTube được thêm vào.
Bản cập nhật này hiện cũng có sẵn trong YouTube Studio.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Dãy 6 chữ số liên tiếp được 2,5 triệu người sử dụng trong năm 2020 và trở thành mật khẩu phổ biến nhất năm.
Khảo sát của NordPass được thực hiện với 275,7 triệu mật khẩu được sử dụng trong năm nay và phần lớn trong top 10 đều là các mật khẩu đơn giản. “123456” cũng là mật khẩu đứng thứ hai năm ngoái, sau “12345”. Dãy ký tự dễ đoán này bị bẻ khóa dễ dàng hơn 23,5 triệu lần nhưng số lượng người dùng vẫn không hề giảm.
Tuy nhận được nhiều cảnh báo nhưng “12345” vẫn được hơn 188.000 người sử dụng theo khảo sát. Mật khẩu mới phổ biến hơn được nhiều chuyên gia cho rằng có thể chỉ bởi vì chúng có 6 ký tự – bằng với mức tối thiểu theo quy định của nhiều trang web, hệ thống.
Trong top 10 mật khẩu phổ biến nhất, “111111” cũng tăng thứ hạng từ 17 năm ngoái lên vị trí thứ 6 trong năm nay. Trong khi đó, “123123” tăng từ vị trí thứ 18 lên thứ 7.
Mật khẩu mới có trong danh sách và được sử dụng nhiều là “picture1”, xếp thứ 3. Ngay sau là “password” và “senha” (cũng có nghĩa là mật khẩu trong tiếng Bồ Đào Nha) xếp hạng 10.
NordPass cũng cho rằng thói quen đặt mật khẩu không thay đổi qua các năm khi số lượng mật khẩu mới rất ít. Vì sự tiện lợi, người dùng sẵn sàng dùng các mật khẩu đơn giản và dễ nhớ như các từ chửi thề, số, tên và thức ăn.
Mười mật khẩu đứng đầu danh sách có thể bị bẻ khóa trong dưới 10 giây. Trong khi các mật khẩu mới như “picture1” có thể bị bẻ khóa trong 3 tiếng.
Danh sách các mật khẩu được dùng nhiều nhất:
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Telkomsel và Gojek là đối tác của nhau được một thời gian. Telcomsel cung cấp gói cước giá rẻ cho tài xế Gojek. Dù vậy, đây là lần đầu tiên nhà mạng đầu tư vào một decacorn (công ty tư nhân giá trị trên 10 tỷ USD). Thương vụ được công bố vào ngày 17/11.
Telkomsel là doanh nghiệp liên doanh giữa gã khổng lồ viễn thông Telkom Indonesia và Singel của Singapore. Công ty mẹ của nhà mạng – Telkom – được cho là gần như rót vốn vào Gojek năm 2018 nhưng giao dịch thất bại vì không nhận được sự ủng hộ từ các nhân vật cao cấp.
Khoản đầu tư mới nhất tiếp tục trợ lực cho Gojek sau khi được “bơm” tiền từ Facebook và PayPal vào tháng 6. Gojek đã huy động được hơn 3 tỷ USD trong vòng Series F. Telcomsel gia nhập danh sách dài các nhà đầu tư của Gojek, bao gồm Google, KKR, song họ là một trong số ít công ty Indonesia rót vốn cho Gojek.
Tính đến giữa tháng 7, cổ đông lớn nhất của Gojek là Gamvest, pháp nhân thuộc sở hữu của công ty đầu tư quốc doanh Singapore GIC. Google là cổ đông lớn thứ hai, tiếp theo là KKR và Tencent.
Dịch Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động của Gojek cũng như các đối thủ khác trên thị trường, đặc biệt là dịch vụ gọi xe. Do đó, công ty tập trung hơn vào thanh toán và giao đồ ăn để đối phó.
Gần đây, decacorn thông báo các dịch vụ mang thương hiệu Gojek đều tạo ra biên lợi nhuận dương, gọi đây là “cột mốc quan trọng vì chỉ ra con đường đi đến lợi nhuận”. Số vốn mới từ Telkomsel sẽ đặt Gojek trong trạng thái tài chính tốt hơn cho chặng đường phía trước.
Các kỳ lân công nghệ khác của Indonesia cũng đang bận rộn huy động vốn trong đại dịch. Nền tảng thương mại điện tử Tokopedia và Bukalapak nhận được đầu tư tương ứng từ Google và Microsoft. Công ty đặt phòng khách sạn Traveloka gọi được 250 triệu USD từ nước ngoài.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Đây là động thái nhằm mục đích trừng phạt những ý kiến cho rằng các nền tảng mạng xã hội của Mỹ được chính phủ Nga hậu thuẫn.
Theo dự thảo luật mới, Nga có thể hạn chế việc sử dụng một số trang mạng xã hội như Facebook, Twitter hay YouTube trên lãnh thổ nước này.
Dự thảo do các nhà lập pháp cấp cao đệ trình lên chính phủ vào ngày 19/11 sẽ cho phép các công tố viên, với sự tham vấn của Bộ Ngoại giao, hạn chế nội dung của một số trang mạng xã hội nước ngoài tại Nga.
Những hình phạt được đưa ra bao gồm các khoản tiền phạt cũng như giới hạn một phần hoặc toàn bộ quyền truy cập vào các nền tảng trên lãnh thổ nước Nga.
Kể từ tháng 4, nhiều công ty truyền thông của Nga đã phàn nàn rằng Twitter, Facebook và YouTube đang cố gắng kiểm duyệt tài khoản của họ. Một số tài liệu đã được gửi lên các nhà chức trách để phối hợp trong việc soạn thảo ra bộ luật mới.
Tuy nhiên, các hãng tin tức được tài trợ bởi chính phủ Nga, bao gồm cả mạng lưới truyền hình RT đã chỉ trích những phàn nàn trên là sai sự thật.
“Tình trạng phân biệt đối xử đã xảy ra đối với một số khách hàng người Nga. Điều này cần phải được ngăn chặn”, Người phát ngôn của Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov cho biết.
Tuy nhiên, ông không ủng hộ việc hạn chế quyền truy cập và cho biết các biện pháp trừng phạt thích hợp hơn sẽ được nghiên cứu trong quá trình lập pháp.
Chính trị gia đồng thời cũng là một nhà chống tham nhũng nổi tiếng người Nga, Alexey Navalny sau đó đã đăng tải một dòng bình luận với ý mỉa mai lên Twitter.
“Thật tuyệt vời. Hãy để chính phủ thông qua dự thảo càng sớm càng tốt. Người dân Nga cuối cùng sẽ bắt đầu sử dụng VPN”, ông Navalny cho biết.
Các nhà chức trách của Nga đang hạn chế quyền truy cập vào hàng nghìn trang web khác nhau. Đó là những trang web bị cáo buộc là có nội dung cực đoan hoặc không phù hợp. Tuy nhiên, việc hạn chế với những nền tảng mạng xã hội lớn cho đến nay vẫn chưa được áp dụng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Ngoài trả tiền mua dung lượng lưu trữ hàng tháng của Google, người dùng có thể xem xét các lựa chọn khác.
Hiện tại Google Photos cung cấp không gian lưu trữ miễn phí không giới hạn cho ảnh có dung lượng từ 16 MP trở xuống và video độ phân giải Full HD.
Tuy nhiên, bắt đầu từ ngày 1/6/2021, Google Photos sẽ không còn ưu đãi này. Sau thời điểm đó, tất cả ảnh tải lên sẽ được tính vào dung lượng lưu trữ trong tài khoản Google.
Dịch vụ này miễn phí 15 GB, chia sẻ giữa Google Photos, Google Drive và Gmail. Nếu cần thêm bộ nhớ để lưu ảnh, người dùng phải trả tiền cho gói Google One.
Ở lại với Google Photos
Dung lượng lưu trữ miễn phí 15 GB so ra vẫn cao hơn các nhà cung cấp khác. Ví dụ, Apple miễn phí 5 GB trên iCloud hay Dropbox chỉ có 2 GB, đồng thời giới hạn số lượng thiết bị kết nối.
Nếu dự định tiếp tục sử dụng Google Photos, bạn có thể theo dõi lượng dung lượng đã dùng và phần còn trống từ trang web Google One Storage tại địa chỉ one.google.com/storage.
Ngoài ra, Google cũng có trang web Storage Management để giúp người dùng dễ dàng xóa đi dữ liệu không cần thiết như các thư mục, ảnh, video kích thước lớn tại địa chỉ one.google.com/storage/management.
Hiện tại Google One cung cấp nhiều mức dung lượng khác nhau, phù hợp với nhu cầu sử dụng. Gói thấp nhất là 100 GB, giá 45.000 đồng/tháng hoặc 450.000 đồng/năm.
Nếu cần lưu trữ nhiều hơn, người dùng có thể chọn gói 200 GB (69.000 đồng/tháng hoặc 690.000 đồng/năm) hoặc 2 TB (225.000 đồng/tháng hoặc 2.250.000 đồng/năm).
Tất cả gói trả phí đều được hỗ trợ tốt hơn và cho phép chia sẻ với tối đa 5 thành viên trong gia đình.
“Dọn nhà” sang dịch vụ khác
Nếu không muốn tiếp tục sử dụng Google Photos, người dùng có thể tải về toàn bộ ảnh của mình trước đây để sao lưu lên dịch vụ thay thế.
Google cung cấp đầy đủ công cụ tại trang takeout.google.com. Bạn truy cập vào địa chỉ này, lựa chọn dữ liệu (bao gồm ảnh và những nội dung khác) và tải về thiết bị của mình.
Sau khi hoàn tất tiến trình, hãng sẽ gửi liên kết tải xuống qua email, người dùng có thể download trong vòng 1 tuần. Dữ liệu được nén lại dưới dạng file zip.
Có nhiều dịch vụ thay thế Google Photos để người dùng lựa chọn. Dưới đây là một số cái tên đáng chú ý nhất.
– iCloud: Nếu đang sử dụng iPhone, iPad, Mac hoặc các thiết bị khác của Apple, thì lưu trữ ảnh với iCloud là lựa chọn phù hợp nhất. Hãng không cho phép bất kỳ ứng dụng nào của bên thứ 3 chạy nền và đồng bộ ảnh liên tục trên iPhone, iPad, ngoại trừ iCloud.
Dịch vụ này chỉ miễn phí 5 GB đầu, muốn tăng dung lượng, người dùng phải trả tiền với mức khởi điểm 0,99 USD/tháng cho dung lượng 50 GB. iCloud cũng có gói 200 GB (2,99 USD/tháng), được chia sẻ với các thành viên trong gia đình.
– Amazon Photos: Amazon không phải dịch vụ đầu tiên mà nhiều người nghĩ đến khi lưu trữ ảnh, nhưng đây vẫn là một lựa chọn tốt. Đặc biệt, nếu bạn đang là thành viên Amazon Prime, hãng sẽ cung cấp miễn phí dung lượng lưu trữ ảnh chất lượng đầy đủ, không giới hạn.
– Microsoft OneDrive: Giống như nhiều dịch vụ khác, OneDrive có thể tự động tải ảnh và video từ điện thoại lên bộ nhớ đám mây. OneDrive được tích hợp vào Windows 10 và có sẵn trên các nền tảng khác. Nếu người dùng mua Microsoft 365, hãng sẽ khuyến mãi thêm dung lượng lưu trữ 1 TB trên OneDrive.
– Dropbox: Dịch vụ điện toán đám mây nổi tiếng này đồng bộ tất cả dữ liệu từ thiết bị của người dùng, bao gồm ảnh và video trên điện thoại thông qua tính năng Camera Uploads.
Tuy nhiên, Dropbox chỉ cung cấp dung lượng miễn phí 2 GB và giới hạn tối đa 3 thiết bị kết nối cùng lúc. Gói trả tiền khởi điểm lên đến 9,99 USD/ tháng (dung lượng 2 TB).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Instagram đang bổ sung khả năng tìm kiếm nội dung bằng từ khóa thay vì chỉ giới hạn ở thẻ Hashtag tức bắt đầu bằng dấu #.
Instagram đang nâng cấp chức năng tìm kiếm của mình và cho phép người dùng tìm nội dung theo từ khóa cho lần đầu tiên.
Cho đến nay, người dùng chỉ có thể tìm kiếm nội dung bằng thẻ bắt đầu bằng hashtag (#), thẻ vị trí, tên người dùng và tên hồ sơ (profile).
Điều này cũng đồng nghĩa là bạn không thể tìm kiếm được nội dung trong khu vực chú thích.
Theo báo cáo từ TechCrunch, người dùng hiện có thể tìm kiếm các bài đăng bằng các từ khóa có thể xuất hiện trong chú thích ảnh và video.
Còn rất nhiều điều cần hiểu về chức năng tìm kiếm mới của Instagram, tuy nhiên sẽ có một và thông tin đáng chú mà bạn nên biết sau đây:
Tìm kiếm từ khóa trên Instagram hoạt động như thế nào?
Tính năng tìm kiếm từ khóa trên Instagram hoạt động bằng cách cho phép người dùng nhập một từ khóa chẳng hạn như “cảm hứng văn phòng tại nhà”, thay vì bị giới hạn trong một thẻ hashtag kiểu như #camhungvanphongtainha.
Sau đó, kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị các bài đăng về ‘cảm hứng văn phòng tại nhà’ ngay cả khi chúng không được gắn thẻ cụ thể như vậy.
Không biết chính xác cách mà Instagram xác định nội dung của bài đăng mà không dựa vào thẻ bắt đầu bằng #.
Được biết, Instagram sẽ sử dụng phần ‘phụ đề’ hay ‘chú thích’ để hiển thị bài đăng cho các tìm kiếm từ khóa, nhưng đó cũng chỉ là dự đoán.
Ví dụ – nó chỉ đối sánh chính xác? Thuật toán của Instagram có thể hiểu từ đồng nghĩa không? Có bất kỳ AI hoặc máy học (machine learning) nào tham gia để giúp thuật toán nhận ra những gì được mô tả trong hình ảnh hay không?
Người phát ngôn của Instagram chia sẻ: “Instagram xem xét “một số yếu tố” khi trả về kết quả tìm kiếm. Điều này bao gồm loại nội dung, chú thích, thời điểm nó được đăng và hơn thế nữa”.
Người phát ngôn xác nhận Instagram sử dụng công nghệ máy học để “tìm nội dung chất lượng cao nhất phù hợp với bạn”. Không có đề cập đến liệu điều đó có liên quan đến nhận dạng hình ảnh hay không.
Tiềm năng SEO trên Instagram?
Có lẽ khía cạnh thú vị nhất của bản cập nhật này, ít nhất là đối với những người làm Marketing và những người ‘đam mê tìm kiếm’, là tiềm năng cho SEO Instagram.
Trước đây, cách duy nhất để tối ưu hóa các bài đăng trên Instagram là chèn các thẻ bắt đầu bằng # có liên quan và có thể là thẻ vị trí (nếu có).
Giờ đây, có một thuật toán hoàn toàn mới để các marketers hiểu và tối ưu hóa. Lần đầu tiên chúng ta thực sự có thể thảo luận về các yếu tố xếp hạng Instagram.
Tuy nhiên, trước khi bắt đầu thực hiện, tốt nhất bạn nên chờ xem sự thay đổi này tác động đến hành vi của người dùng như thế nào. Chúng tôi chưa biết người dùng sẽ thích ứng như thế nào với cách tìm kiếm bài đăng mới này trên Instagram.
Liệu họ có áp dụng việc sử dụng các từ khóa để tìm nội dung trực quan tương tự như cách mọi người sử dụng Pinterest không? Hay người dùng Instagram sẽ thích sử dụng các thẻ bắt đầu bằng # đã thử và đúng?
Sẽ là một dấu hiệu đầy hứa hẹn khi thấy mức độ tương tác của người dùng trên các bài đăng tăng lên rõ rệt sau khi ra mắt tìm kiếm từ khóa. Đó có thể là một dấu hiệu từ khóa đang được sử dụng để giúp người dùng khám phá nội dung mà họ đang tìm kiếm.
Tìm kiếm từ khóa trên Instagram sẽ được ra mắt bằng tiếng Anh cho tất cả người dùng ở Canada, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Úc, New Zealand và Ireland.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Quyết định được đưa ra sau khi xuất hiện nhiều thông tin không phù hợp gây nhiễu loạn dư luận trên mạng xã hội Facebook bình luận về cách chính phủ phân bổ quỹ kích thích kinh tế.
Quần đảo Solomon thông báo sẽ tạm cấm mạng xã hội Facebook hoạt động tại quốc gia này trong một khoảng thời gian “chưa xác định” sau khi xuất hiện nhiều thông tin không phù hợp lan truyền trên nền tảng xã hội này.
Theo hãng tin Solomon Times, quyết định được đưa ra sau khi xuất hiện nhiều thông tin gây nhiễu loạn dư luận trên mạng xã hội Facebook bình luận về cách chính phủ phân bổ quỹ kích thích kinh tế nhằm ứng phó với tác động của đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.
Bộ trưởng Thông tin Solomon Peter Shanel Agovaka cho biết thời gian qua trên mạng xã hội Facebook đã xuất hiện nhiều thông tin với những ngôn từ không phù hợp, chĩa mũi nhọn vào các thành viên Nội các của quốc gia này, trong đó có Thủ tướng Manasseh Sogavare. Chính phủ Solomon sẽ đưa ra thông báo chính thức về quyết định này trong ngày 17/11.
Facebook khá phổ biến tại quần đảo Solomon, nơi có dân số chỉ khoảng 650.000 người. Chính phủ Solomon cũng sử dụng mạng xã hội này như một kênh để phổ biến các phát biểu của Thủ tướng hoặc cập nhật những thông tin về đại dịch Covid-19.
Sau động thái trên, quần đảo Solomon sẽ là quốc gia tiếp theo sau Trung Quốc, Iran và Triều Tiên, cấm Facebook, mạng xã hội lớn nhất toàn cầu, hoạt động trong lãnh thổ.
Người phát ngôn của Facebook cho rằng quyết định trên của chính phủ Solomon sẽ tác động tới hàng nghìn người dân ở quần đảo này, những người đang sử dụng nền tảng xã hội của công ty để kết nối và tham gia các diễn đàn thảo luận trong khu vực. Facebook đã cử đại diện liên hệ làm việc với Chính phủ Solomon về vấn đề này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nền tảng chia sẻ chỗ ở dự kiến niêm yết trên sàn Nasdaq với mã chứng khoán “ABNB”.
Dù bị đại dịch tàn phá hoạt động kinh doanh, Airbnb vẫn sẵn sàng cho đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) năm nay. Công ty này hôm qua (16/11) đã nộp đơn xin làm IPO, đồng thời công bố kết quả kinh doanh quý III.
Theo đó, nền tảng chia sẻ chỗ ở ghi nhận doanh thu, lợi nhuận lần lượt là 1,34 tỷ USD và 219 triệu USD quý trước. Cùng kỳ năm ngoái, Airbnb đạt doanh thu 1,65 tỷ USD, lãi 227 triệu USD. Đây cũng là quý duy nhất công ty có lãi trong năm 2019. Theo kế hoạch, Airbnb sẽ niêm yết trên sàn Nasdaq với mã “ABNB”.
Nửa đầu năm nay là khoảng thời gian khó khăn với ứng dụng cung cấp dịch vụ đặt phòng có mặt tại 220 quốc gia này. Đến hết tháng 6, Airbnb ghi nhận khoản lỗ 916 triệu USD.
Bản cáo bạch của Airbnb được công bố trong bối cảnh đại dịch ngày càng nghiêm trọng. Số ca nhiễm Covid-19 tại Mỹ đã vượt 11 triệu. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ đã khuyến cáo mọi người ở nhà là cách tốt nhất để tránh lây nhiễm.
“Một làn sóng dịch mới đã xuất hiện trong quý IV”, Airbnb viết trong cáo bạch và cảnh báo lượng đặt phòng giảm mạnh so với quý III.
Airbnb thông báo kế hoạch trở thành công ty đại chúng từ tháng 9 năm ngoái. Năm nay, công ty đã phải sa thải một phần tư nhân sự vì đại dịch.
Trong thư gửi nhân viên hồi tháng 5, CEO Brian Chesky cho biết hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề và doanh thu năm nay dự kiến giảm hơn nửa so với năm 2019.
Được thành lập năm 2008 với tên gọi Airbed & Breakfast bởi Brian Chesky, Joe Gebbia và Nathan Blecharczyk, startup này đã làm đảo lộn thị trường khách sạn với ý tưởng chia sẻ phòng trong nhà cho người lạ.
Dần dần, Airbnb mở rộng sang cung cấp cả dịch cho thuê nguyên căn hộ, nhà và khách sạn, cũng như các trải nghiệm du lịch. Là một trong những startup giá trị nhất thế giới, Airbnb có thời điểm được định giá tới 31 tỷ USD.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại:Link
Facebook đang tìm cách giúp những người sáng tạo nội dung tối đa hóa cơ hội doanh thu của họ bằng cách cung cấp nhiều cách hơn để họ yêu cầu quyền kiếm tiền khi nội dung của họ được đăng lại trên Mạng xã hội.
AP Photo/Eric Risberg, file)
Thay đổi chính liên quan đến việc xác nhận quyền sở hữu nội dung trùng lặp và doanh thu quảng cáo liên quan trong đó.
Giờ đây, trong Trình quản lý Rights Manager, người sáng tạo sẽ có thể thiết lập các quy tắc mới để phát hiện nội dung trùng lặp khi nội dung được đăng, sau đó yêu cầu doanh thu quảng cáo, nếu có, từ nội dung đó thông qua công cụ này.
Theo Facebook:
“Chúng tôi đã cải thiện công cụ Thu thập thu nhập (Ad Earnings) từ quảng cáo và đang mở rộng tính khả dụng, điều đó có nghĩa là nhiều người sáng tạo sẽ có thể thu thu nhập quảng cáo từ các video phù hợp bao gồm quảng cáo trong luồng (in-stream ads).
Chúng tôi đã thêm một chế độ xem bộ lọc mới để phát hiện các kết quả phù hợp có thể kiếm tiền, hướng dẫn tốt hơn về cách nắm bắt cơ hội kiếm tiền, báo cáo doanh thu có thể xuất và khả năng thu nhập từ quảng cáo trong khi đặt liên kết quyền sở hữu trên video phù hợp”.
Điều đó sẽ giúp người sáng tạo quản lý nội dung của họ tốt hơn và tối đa hóa tiềm năng doanh thu của họ, bằng cách duy trì tất cả các bài đăng lại và sử dụng lại trên toàn mạng Facebook.
Ngoài ra, Facebook cũng mở rộng quyền truy cập vào ‘Trình quản lý quyền’ để cho phép nhiều người sáng tạo kiểm soát hơn về thời gian, cách thức và vị trí mà nội dung của họ được chia sẻ trên Facebook và Instagram.
“Người sáng tạo thuộc mọi quy mô giờ đây sẽ đủ điều kiện tham gia Rights Manager, vì lợi ích đảm bảo nhiều người hơn trên nền tảng của chúng tôi có thể bảo vệ và quản lý địa chỉ IP của họ.”
Việc cho phép người sáng tạo phát hiện và xác nhận quyền đối với nội dung của họ là yếu tố quan trọng trong quá trình kiếm tiền và quản lý, mặc dù đây có thể là một lĩnh vực khá khó khăn (như chúng ta đã thấy với các ‘bản sao’ hay đăng lại trên YouTube), vì ngày càng nhiều nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) muốn kiếm tiền từ tác phẩm của họ, những công cụ như vậy sẽ chỉ trở nên quan trọng hơn.
Do đó, những tiến bộ mới này sẽ rất hữu ích và sẽ cung cấp nhiều cách hơn cho người sáng tạo để quản lý và duy trì hoạt động Facebook và Instagram của họ tốt hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Ngừng chia tiền quảng cáo những kênh và video có nội dung không phù hợp trên YouTube, đây là yêu cầu của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử gửi tới Google.
Trong công văn gửi tới Google , Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, hiện nay, trên YouTube đang tồn tại nhiều kênh và video hướng tới đối tượng người xem là giới trẻ có nội dung không lành mạnh, vi phạm pháp luật, trái với thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
Ví dụ như các kênh, video dành cho trẻ em nhưng có hình ảnh dung tục, phản cảm, nội dung nhảm nhí, cổ xúy việc chơi cờ bạc, thử ma túy, kích động bạo lực…
Vì vậy, cục đề nghị Google ngừng việc chia sẻ tiền quảng cáo đối với các kênh YouTube có nội dung nhảm nhí, giật gân khi có yêu cầu của Cục nhằm bảo vệ người sử dụng, đặc biệt là giới trẻ, và cộng đồng các nhà sáng tạo nội dung có uy tín tại Việt Nam. Nếu kênh tiếp tục vi phạm, cục sẽ đề nghị YouTube ngăn chặn, gỡ bỏ.
Cục cũng yêu cầu Google tăng cường bộ lọc và công cụ kỹ thuật để chủ động rà soát, phát hiện, đồng thời đề nghị các kênh YouTube được bật kiếm tiền tại Việt Nam đăng ký vào các công ty quản lý mạng đa kênh của YouTube tại Việt Nam nhằm quản lý hiệu quả hoạt động của các kênh này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
CEO Facebook Mark Zuckerberg nói trong cuộc họp nội bộ rằng Joe Biden là Tổng thống tiếp theo của Mỹ, đồng thời nhấn mạnh cuộc bầu cử diễn ra công bằng.
“Tôi tin kết quả bầu cử thể hiện mọi thứ rõ ràng và Joe Biden sẽ là Tổng thống Mỹ tiếp theo”, Zuckerberg nói trong một cuộc họp toàn công ty, theo BuzzFeed. “Quan trọng là, mọi người phải tin tưởng cuộc bầu cử về cơ bản là công bằng và điều đó đúng cả với hàng chục triệu người đã bỏ phiếu cho Donald Trump”.
Trước đó, chính Zuckerberg kêu gọi nhân viên không vội kết luận người thắng cuộc trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ cho đến khi kết quả chính thức được công bố. Điều này nhằm tuân thủ quy định của Facebook về việc chống lại tin giả hoặc thông tin sai lệch.
Đại diện Facebook sau đó cũng xác nhận phát ngôn của Zuckerberg. Đây là lần đầu tiên, người đứng đầu mạng xã hội lớn nhất thế giới nhắc đến chiến thắng của Biden. Trong khi đó, Trump nhiều lần nói cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua là “gian lận” và chưa thừa nhận mình thua cuộc.
Bình luận của Zuckerberg được đưa ra trong bối cảnh Facebook đang trở thành chủ đề bị chỉ trích từ các thành viên trong chiến dịch tranh cử của Biden. Những người này phàn nàn mạng xã hội đã không xử lý tốt các quảng cáo về bầu cử và tác động của thông tin sai lệch với nền dân chủ.
Trong khi đó, các nhân viên của Facebook chia sẻ cảm giác “nhẹ nhõm” sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vì đã kiểm soát tốt nền tảng, không bị các tổ chức nước ngoài can thiệp hoặc để thông tin sai lệch tràn lan như năm 2016.
Cách đây bốn năm, mạng xã hội được cho là một trong những nguyên nhân giúp Trump chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Sau đó, chính phủ Mỹ phải đánh giá lại tác động của các nền tảng công nghệ đối với dư luận, thúc đẩy cơ quan quản lý và doanh nghiệp trên toàn thế giới định hình lại chính sách và nỗ lực kiểm duyệt nội dung.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Môi trường công sở trẻ trung, cởi mở, thân thiện và thoải mái khiến bạn cảm thấy đồng nghiệp giống như người thân, là nơi bạn có thể trút mọi tâm tư muộn phiền. Thực tế, để sóng yên biển lặng thì không phải chuyện gì cũng có thể cởi lòng cởi dạ, bạn cần học cách giữ im lặng một số vấn đề.
Bí quyết giao tiếp công sở chỉ nằm gói gọn trong 4 chữ “biết giữ bí mật”. Có thể, bạn và đồng nghiệp – những người cùng nhau làm việc, trò chuyện hơn 8 tiếng một ngày, thân thiết như thể ruột thịt. Nhưng đừng vì thế mà chuyện gì cũng kể ra hết.
Có những điều tưởng chừng không quan trọng, người nói vô tư nhưng chưa chắc người nghe vô tâm đâu. Vì thế, hãy hạn chế chia sẻ những vấn đề sau nếu không muốn mất đi những người bạn đồng nghiệp thân thiết của mình nhé!
1. Mức lương thưởng
Bất kể bạn thân thiết với bạn bè, đồng nghiệp đến mức nào thì cũng không nên chia sẻ thông tin về tiền lương của bạn. Điều này có thể dẫn đến những so sánh, đố kị và rắc rối không cần thiết. Ngoài ra, việc tiết lộ thông tin về tiền lương, thu nhập cũng cho thấy bạn không có khả năng giữ bí mật những chuyện lớn hơn.
2. Các vấn đề về sức khỏe
Hãy giữ vấn đề sức khỏe là của riêng bạn bởi việc chia sẻ những thông tin này có thể sẽ khiến bạn gặp phải những điều tế nhị không thể lường hết được. Ngoài ra, nếu thông tin này tới tai lãnh đạo, bạn có thể sẽ trở thành một người làm thuê đắt mà chứa đựng sự rủi ro cao.
3. Phàn nàn về công việc
Việc bạn phàn nàn về khối lượng công việc, mức độ căng thẳng mà mình phải đối mặt… sẽ không thể giúp bạn giải quyết được vấn đề. Điều này sẽ khiến bạn trở thành người bi quan, hay than vãn… trong mắt đồng nghiệp. Tồi tệ hơn, nếu sếp bạn biết được sẽ cho rằng bạn không thích làm công việc này, từ đó có thể bạn sẽ bị thay thế.
4. Chuyện riêng tư
Hãy kín đáo chuyện riêng tư nhé, nhất là những thông tin có liên quan đến điểm yếu bởi bạn sẽ không thể chắc chắn người khác không sử dụng thông tin này để chống lại bạn hay không. Một số người có tâm địa không tốt có thể đem những chuyện đó đi kể với mọi người, thậm chí còn xuyên tạc không đúng sự thật. Khi ấy bất lợi thuộc về bạn.
5. Nói xấu đồng nghiệp
Nếu bạn không đồng ý với lối sống, khả năng chuyên môn của đồng nghiệp thì hãy trao đổi trực tiếp với người đó, không nên nói xấu với người khác. Việc nói xấu người khác cũng chính là bạn đang hạ thấp chính mình.
Ngoài ra, khi bạn nói xấu đồng nghiệp, rất có thể lời nói đó sẽ đến được tai người đó và làm cho mối quan hệ của hai người thêm căng thẳng. Không ai muốn xảy ra tranh cãi tại nơi làm việc cả, và sếp của bạn cũng vậy.
6. Lấy gốc gác của người khác để làm trò tiêu khiển
Thật không hay chút nào khi lấy gốc gác, màu da, hình dạng… của người khác làm trò vui, ngay cả khi người đó không giận bạn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Không chỉ Google dính án phạt vì độc quyền, các nền tảng mạng xã hội lớn như Facebook, Instagram, Twitter, YouTube và TikTok cũng gặp nhiều khó khăn với quy định mới tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo báo cáo từ cơ quan chống độc quyền Thổ Nhĩ Kỳ, Cơ quan Cạnh tranh (RK) hôm nay đã thông báo khoản phạt chống độc quyền lên tới 196,7 triệu Lira (tương đương 25,6 triệu USD) dành cho Google đã được áp dụng.
Vào tháng 1 năm ngoái, Cơ quan Cạnh tranh Thổ Nhĩ Kỳ đã mở một cuộc điều tra chống độc quyền để đánh giá liệu thuật toán tìm kiếm và thuật toán của dịch vụ quảng cáo chính xác của Goolge có vi phạm luật cạnh tranh công bằng tại Thổ Nhĩ Kỳ hay không.
Trước khi tiến hành điều tra, RK đã nhận được khiếu nại từ các đối thủ cạnh tranh của Google, với cáo buộc lạm dụng vị trí thống lĩnh và gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh.
RK cũng cho biết, các đối tượng của cuộc điều tra bao gồm Google Thổ Nhĩ Kỳ, Google International, Google Ireland và cả công ty mẹ Alphabet.
Trước đó, vào đầu tháng 9/2019, Cơ quan Cạnh tranh Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định phạt Google 93 triệu Lira (tương đương 17,38 triệu USD) do việc bán phần mềm di động của Google vi phạm luật cạnh tranh tại quốc gia này.
Trong một diễn biến khác, Arab News đưa tin vào ngày 4/11 rằng cơ quan quản lý viễn thông Thổ Nhĩ Kỳ đã phạt 10 triệu Lira (tương đương 1,26 triệu USD) đối với Facebook, Instagram, Twitter, YouTube và TikTok vì vi phạm quy định về mạng xã hội mới có hiệu lực.
Theo các báo cáo, luật gây tranh cãi có hiệu lực từ ngày 1/10 yêu cầu các nền tảng mạng xã hội có hơn 1 triệu người dùng phải chỉ định một đại diện địa phương ở Thổ Nhĩ Kỳ, nếu không, họ sẽ phải đối mặt với các hình phạt như tiền phạt khổng lồ, cấm quảng cáo và hạn chế dữ liệu. Cho đến nay, chỉ có nền tảng xã hội VK của Nga tuân thủ quy định này.
Luật mới quy định rằng những gã khổng lồ truyền thông mạng xã hội “tiếp tục lách luật của Thổ Nhĩ Kỳ” sẽ phải đối mặt với khoản phạt bổ sung lên đến 3,6 triệu USD trong 30 ngày tới và sau đó sẽ bị cấm quảng cáo vào tháng 1 năm sau. Băng thông sẽ bị giảm dần cho đến tháng 5, với mức giảm tối đa có thể lên đến 90%.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Coca-Cola đang kỷ niệm 100 năm thương hiệu gắn liền với quảng cáo Giáng sinh bằng một chiến dịch với thông điệp ‘Ngày lễ đang đến’.
Coca-Cola đang khởi động chiến dịch marketing Giáng sinh, tuy nhiên các hoạt động của năm nay sẽ không liên quan đến chuyến du lịch vòng quanh bằng xe tải như mọi năm vì Covid-19.
Chiến dịch mang tính toàn cầu, với tên gọi là ‘The Letter’, kêu gọi người tiêu dùng “Hãy cho đi những thứ mà chỉ có bạn mới có thể cho – chính bạn”. Chiến dịch được tung ra vào dịp Giáng sinh với mục tiêu khuyến khích mọi người thực sự nên quây quần với nhau.
Cùng với những quảng cáo khác của Coca-Cola vào dịp lễ này, chiến dịch mới đánh dấu 100 năm kể từ khi Coca-Cola tạo ra hoạt động lễ hội đầu tiên và được xây dựng dựa trên sự liên kết với thời kỳ lễ hội.
Quảng cáo do Wieden + Kennedy London xây dựng, bắt đầu với cảnh một người cha chuẩn bị rời nhà để đi làm. Khi ông chuẩn bị rời đi, con gái của ông đưa cho ông một bức thư để gửi đến ông già Noel, yêu cầu ông gửi nó trên đường đi.
Bận rộn trong công việc, chúng ta thấy ông nhận ra mình đã quên gửi bức thư. Đúng lúc đó, ông lập tức thực hiện một nhiệm vụ để đảm bảo nó được chuyển đến tay ông già Noel một cách an toàn trước Giáng sinh, bao gồm việc đi khắp các vùng biển và qua những khu rừng rậm trước khi đến Bắc Cực.
Giám đốc Marketing Coca-Cola Anh Quốc, Ông Kris Robbens cho biết: “Năm nay, mùa Giáng sinh trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết.
Là một doanh nghiệp, Coca-Cola đã tổ chức mùa lễ hội thông qua quảng cáo từ những năm 1920 với những thông điệp nhằm mục tiêu nâng cao về sự đoàn kết và niềm vui”.
“Quảng cáo mới của chúng tôi phản ánh sự kỳ diệu thực sự của Giáng sinh – sự đánh giá cao hơn của chúng tôi đối với những người thân yêu, ý thức cộng đồng và trên hết là nhu cầu của chúng ta trong việc quây quần bên nhau trong mùa Giáng sinh này.”
Quảng cáo sẽ được chạy từ tháng 12 tại Vương quốc Anh đồng thời cũng đang được trình chiếu trên toàn cầu tại 91 thị trường của Coca-Cola.
Là một phần của chiến dịch lễ hội, Coca-Cola cũng đang tung ra hương vị quế vào đúng dịp Giáng sinh.
“Do những hạn chế hiện tại trên toàn quốc, chuyến du hành bằng xe tải Giáng sinh Coca-Cola của chúng tôi sẽ không diễn ra trong năm nay. Chúng tôi biết điều đó thật đáng thất vọng, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ những khoảnh khắc Giáng sinh đặc biệt trong suốt mùa lễ hội”. Coca-Cola cho biết.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong phạm vi bài viết này của MarketingTrips, hãy cùng tìm hiểu tất cả các thông tin xoay quanh thuật ngữ CDP (từ viết tắt của Customer Data Platform) như: CDP là gì, mục đích khi sử dụng CDP là gì, hiệu quả dữ liệu của CDP như thế nào, tại sao các Digital Marketer cần có CDP và hơn thế nữa.
CDP là gì? Tại sao Digital Marketer cần có CDP
Theo nhiều nghiên cứu, việc triển khai CDP (Customer Data Platform) có thể mang lại nhiều lợi ích cho những người làm Marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng, bao gồm cả việc cải thiện các chiến dịch D2C (Direct-to-consumer). Vậy thực chất CDP là gì và cách triển khai CDP như thế nào trong doanh nghiệp.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài:
CDP là gì?
Hành trình với CDP.
Mục đích khi sử dụng CDP là gì?
CDP hoạt động như thế nào.
Vai trò của CDP trong doanh nghiệp là gì?
Phân biệt CDP với CRM và DMP.
Một số quan điểm sai lầm thường thấy về CDP là gì?
FAQs – Một số câu hỏi thường gặp với CDP.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
CDP là gì?
CDP là từ viết tắt của Customer Data Platform trong tiếng Việt có nghĩa là Nền tảng dữ liệu khách hàng.
Theo định nghĩa của CDP Institute, “CDP là một hệ thống công nghệ khép kín tạo ra một cơ sở dữ liệu khách hàng thống nhất, bền vững mà các hệ thống khác có thể truy cập được.”
Các hệ thống hay nền tảng CDP người ta gọi tắt là CDP Platform.
Hành trình với CDP (Customer Data Platform).
Bà Gabrielle Schneider, nhà tư vấn giải pháp tại BlueVenn, một nhà cung cấp CDP, cho biết:
“CDP giúp loại bỏ các quy trình thủ công cho nhiều các hoạt động khác nhau. Các nhà marketers, ngay cả trong các tổ chức giàu dữ liệu, đang phải đối mặt với một số thách thức liên quan đến dữ liệu và do đó họ cần có CDP.”
Những thứ như dữ liệu thường nằm trong các kho chứa dữ liệu khác nhau trong toàn tổ chức, nếu bạn đang từ một phòng ban này và bạn muốn truy cập nhiều dữ liệu hơn, bạn sẽ cần phải làm việc với nhiều phòng ban hơn và chính điều này khiến cho việc có một nguồn dữ liệu đầy đủ nhất trong một tổ chức gần như là không thể.
Để chuẩn bị cho một hành trình với CDP, những người làm marketing hay digital nên có một chiến lược được hoạch định tốt với cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.
Sử dụng cơ hội triển khai CDP mới cũng để sắp xếp và xem xét hiệu suất các hoạt động marketing của bạn, đảm bảo không có công cụ hoặc nền tảng bị lặp lại.
Sự sắp xếp nên được ưu tiên bởi các tính năng, hoạt động và hành động xảy ra thường xuyên nhất trong hành trình của người tiêu dùng.
Việc triển khai CDP cho phép các nhà marketer đặc biệt là digital marketer phân tích sâu hơn về hành trình của khách hàng thông qua các nguồn dữ liệu đáng tin cậy.
Bà Schneider cho biết thêm rằng CDP cũng sẽ giúp bạn bắt đầu khám phá những thông tin chi tiết hơn về sản phẩm vốn đã bị che giấu trước đó.
Mục đích khi sử dụng CDP là gì?
Khi nhắc đến CDP, có thể bạn sẽ tự hỏi tại sao bạn cần có CDP hay mục đích của bạn khi sử dụng CDP là gì? Dưới đây là 3 mục đích chính khi sử dụng CDP.
1. CDP giúp thu thập và đồng nhất tất cả các dữ liệu của bên thứ nhất (first-party data).
Nhiều hệ thống — chẳng hạn như email, phân tích, CRM, eCommerce website hay các nền tảng mạng xã hội — mà những người làm marketing sử dụng thường hoạt động riêng lẻ và không có mối quan hệ qua lại.
Từ góc nhìn này, thật khó để họ có thể có được một bức tranh hoàn chỉnh về khách hàng cũng như các dữ liệu mà họ đang phân tích.
Mục đích của CDP hay nền tảng quản lý dữ liệu khách hàng là loại bỏ những vấn đề đó bằng cách kết nối tất cả các công cụ mà các nhà tiếp thị sử dụng đồng thời các nguồn dữ liệu này được hoạt động một cách đồng nhất với nhau.
2. CDP giúp quản lý dữ liệu khách hàng.
CDP quản lý dữ liệu của bên thứ nhất (First Party Data) và quyền riêng tư của người tiêu dùng. Khi thế giới đang hướng về GDPR và quyền riêng tư của dữ liệu; các doanh nghiệp cần chủ động quản lý và thiết lập mối quan hệ tốt hơn với khách hàng của họ.
3. CDP có thể kích hoạt dữ liệu khách hàng.
Khi bạn đã nhận được quyền thu thập dữ liệu người dùng của bên thứ nhất, CDP có thể tạo ra các phân khúc đối tượng có thể được sử dụng trên các kênh và nền tảng khác nhau.
CDP hoạt động như thế nào.
Công việc chính của các CDP là thu thập càng nhiều dữ liệu về khách hàng càng tốt, tạo ra hồ sơ cá nhân, đồng nhất các khách hàng để từ đó thương hiệu có thể cung cấp các nội dung được cá nhân hóa trên tất cả các kênh.
Để tạo các hồ sơ đó, CDP phải thu thập nhiều thông tin về người dùng, xây dựng nên chân dung của một ‘khách hàng lý tưởng’ và sau đó sử dụng dữ liệu này để tìm kiếm những người dùng tương tự.
Những người làm digital marketing từ đây cũng có thể mở rộng phạm vi tiếp cận của các chiến dịch quảng cáo của họ.
Vai trò của CDP trong doanh nghiệp và với hoạt động Digital Marketing là gì?
Với việc loại bỏ các ngăn chứa dữ liệu, các nhóm hoạt động marketing trải nghiệm quy trình dữ liệu hiệu quả hơn, cho phép phân tích sâu hơn dữ liệu của họ, từ cả dữ liệu mới và xem xét các nguồn hiện tại.
Bà Schneider nói tiếp: “Điểm mấu chốt là trong suốt hành trình khách hàng, khách hàng đang cung cấp cho chúng ta rất nhiều dữ liệu và đây cũng là nơi chúng ta có thể nắm bắt được càng nhiều dữ liệu càng tốt”.
Việc sắp xếp hợp lý dữ liệu cũng giúp các hoạt động ít tắc nghẽn hơn đối với các vấn đề quy định và cập nhật dữ liệu. Nó giúp giải phóng bộ phận CNTT để giải quyết các nhu cầu dữ liệu khác của bộ phận marketing.
Bằng cách có thể nhập dữ liệu từ bất kỳ nguồn nào, việc triển khai CDP cho phép những người làm marketing xem xét toàn bộ chi tiết của dữ liệu và trong ngữ cảnh thích hợp.
Với dữ liệu được cập nhật và thu thập chính xác và trong bối cảnh phù hợp, các nhóm marketing hiện có thể phát triển hồ sơ khách hàng thống nhất, giảm thiểu nhu cầu về các chiến dịch khác nhau, cho phép marketers tập trung vào chất lượng của chiến dịch chứ không phải số lượng.
Bà Schneider chia sẻ thêm: “Là những nhà marketers theo hướng dữ liệu (data driven marketing), chúng ta mong muốn thu thập dữ liệu từ nhiều hành trình nhất có thể, cho dù đó là thông qua tương tác online hay offline”.
“Tuy nhiên, thông thường, dữ liệu này kết thúc theo kênh hoặc bộ phận, hoặc thậm chí được viết ra trên một mảnh giấy nhỏ.
Kết quả là, chúng ta có một cái nhìn rời rạc về khách hàng mà không tính đến tất cả các tương tác của họ với thương hiệu. Triển khai một CDP phù hợp sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề này”.
Phân biệt CDP với CRM và DMP.
Mặc dù thường được gọi với cái tên gọi chung là nền tảng quản lý dữ liệu khách hàng, CDP, CRM và DMP là những thuật ngữ khác nhau.
CDP (Customer Data Platform).
Các CDP được thiết kế chủ yếu cho Marketing với mục tiêu là thu thập dữ liệu và đồng nhất dữ liệu khách hàng của bên thứ nhất. Sau đó, Marketer sử dụng dữ liệu này để nhắm mục tiêu với các chiến dịch được cá nhân hoá (personalized marketing campaigns).
DMP hay Data Management Platform.
DMP được thiết kế dành cho quảng cáo (Ads), đặc biệt với các quảng cáo hiển thị trên nền tảng web (Display Banner), không giống với dữ liệu của CDP, DMP thu thập dữ liệu ẩn danh thông qua cookies và thường được lưu trữ trong phạm vi khoảng 90 ngày.
CRM là nền tảng đơn giản hơn so với CDP và DMP, nó là nền tảng công nghệ quản lý thông tin và các mối quan hệ với khách hàng.
Một số quan điểm sai lầm thường thấy về CDP là gì?
CDP là MarTech (Marketing Technology).
Theo các định nghĩa phổ biến nhất, CDP có 2 sứ mệnh chính:
Một là CDP là một nền tảng software phục vụ cho Marketing và các hoạt động khác về trải nghiệm khách hàng (customer experience use cases)” nhờ vào năng lực unify dữ liệu khách hàng từ đa kênh (marketing, sales, service…).
CDP tối ưu hoá hành trình trải nghiệm & tương tác của khách hàng (04 yếu tố cốt lõi: offer, price, channel, timing) dựa trên phân tích ở cấp độ cá nhân (individual-level analytics).
Ngoài ra, CDP còn là nguồn data source tốt về customers, transactions, product consumption…theo thời gian thực cho các phân tích chuyên sâu cho nhiều bộ phận toàn tổ chức chứ không chỉ là marketing (product, retail, sales, service, planning & forecasting, business intelligence/Power BI). Đây là các giá trị Business Insight.
Do vậy, những gì mà CDP mang lại là cho toàn bộ doanh nghiệp (cross-functional benefits) chứ không chỉ là Marketing. CDP là DataTech, là ExperienceTech, và là Martech.
Cứ có unified data & engagement thì được xem là CDP.
CDP được sinh ra với sứ mệnh làm nền tảng cốt lõi của doanh nghiệp nắm giữ insight từng khách hàng (customer insight), kiến tạo phân khúc có ý nghĩa & theo mục tiêu, hỗ trợ các hoạt động trải nghiệm cao nhất, phức tạp nhất…
Do đó, một nền tảng được gọi là CDP cần phải có khả năng “đi lâu dài” với lộ trình trưởng thành & tăng trưởng của doanh nghiệp (nhu cầu mới).
Dù không nêu trong định nghĩa CDP, nhưng các C-level giỏi chọn CDP đều lưu ý một năng lực quan trọng: FUTUREPROOF.
Nghĩa là, với vai trò là “nền tảng”, CDP phải có khả năng mở rộng về cả cấu trúc, hình thái dữ liệu và năng lực hỗ trợ engagement (tương tác – trải nghiệm) bằng cách setup/config trực quan mà không phải dùng đến engineering (coding thêm).
Nhờ năng lực này, CDP sẽ tránh trở thành obsolete (không còn tương thích nhu cầu doanh nghiệp, bị loại bỏ, làm mới).
FAQs – Một số câu hỏi thường gặp với CDP.
Real-time CDP là gì?
Real-time CDP là các nền tảng dữ liệu khách hàng theo thời gian thực. Thay vì với các nền tảng CDP thông thường, dữ liệu được thu thập, xử lý, phân tích và sau đó mới trả kết quả cho doanh nghiệp, với Real-time CDP, doanh nghiệp có thể tương tác với khách hàng trong thời gian thực.
CDP Platform là gì?
CDP Platform là các nền tảng CDP, bao gồm phần cứng (hạ tầng) và các phần mềm (công nghệ) được sử dụng để lưu trữ, quản lý, phân loại và phân tích các dữ liệu về khách hàng. Ví dụ Salesforce CDP là một nền tảng CDP.
Kết luận.
Trong bối cảnh khi các yếu tố công nghệ và digital marketing đang tiếp tục phát triển và ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh doanh, việc thấu hiểu được khái niệm CDP là gì và những tác dụng mà CDP mang lại được xem là những gì cần thiết nhất mà các Digital Marketer nên có.
McDonald’s hy vọng với chiến dịch quảng cáo mới vào mùa lễ giáng sinh năm nay của mình sẽ giúp các gia đình kết nối lại với nhau nhiều hơn.
McDonald’s đang khuyến khích các tầng lớp thanh thiếu niên (teenagers) kết nối với “những đứa trẻ bên trong” của họ vào Giáng sinh này.
Video quảng cáo được xây dựng theo hình thức hoạt hình do Leo Burnett thực hiện, kể về câu chuyện của một cậu bé tên là Tom, người phải đối mặt với cuộc đấu tranh nội tâm giữa một đứa trẻ mà cậu đã từng là và một thiếu niên mà cậu muốn trở thành.
Mẹ của Tom cố gắng hết sức để lôi kéo cậu vào tinh thần lễ hội bằng cách treo đồ trang trí và dạo quanh qua một khu chợ Giáng sinh, tuy nhiên vẻ bên ngoài của cậu vẫn tỏ ra thờ ơ, không chút cảm xúc mặc dù “hình ảnh một đứa trẻ bên trong” cậu thì hoàn hoàn ngược lại, rất thích được hoà hình vào không khí đang diễn ra.
Việc dừng chân nhanh chóng ở McDonald giúp nâng cao tinh thần của cậu hơn và cậu bắt đầu từ từ lắng nghe một tâm hồn trẻ trung hơn đang chảy trong con người mình.
Mỗi ngày trôi qua, Tom xuất hiện với tâm hồn của môt đứa trẻ thực sự của mình, đón nhận và giúp mẹ trang trí cây, âu yếm mẹ trên ghế sofa. Cậu ấy thậm chí còn gợi ý để lại một số món tuần lộc của McDonald’s (cà rốt) cho ông già Noel.
Chiến dịch ‘Inner Child’ sẽ phát sóng vào Chủ nhật (15 tháng 11) trong chương trình ra mắt ITV’s I’m A Celebrity, sau khi công chiếu trên các kênh mạng xã hội của McDonald’s từ ngày 12 tháng 11.
Phó chủ tịch phụ trách thực đơn và marketing của McDonald’s, Bà Michelle Graham-Clare hy vọng chiến dịch sẽ “khơi lại sự kỳ diệu của Giáng sinh” vào mùa đông năm nay.
“Những đứa trẻ dù muốn trưởng thành nhưng vẫn bị cuốn theo bởi tinh thần lễ hội. Tôi chắc chắn đó là cảm giác sẽ rất quen thuộc với rất nhiều gia đình”.
Là một phần của chiến dịch, McDonald’s cũng sẽ ra mắt #ReindeerReady Hub, một website với nhiều hoạt động dành cho trẻ em, chẳng hạn như các cuộc thi nhảy vào dịp lễ Giáng sinh và một cuốn sách nói chi tiết hơn về câu chuyện của cậu bé Tom.
Chiến dịch cũng sẽ bao gồm một trò chơi sử dụng công nghệ thực tế tăng cường (AR) trên mạng xã hội có thể được truy cập thông qua mã QR trên bao bì của thực đơn Giáng sinh tại McDonald’s.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link