Skip to main content

Tác giả: testmtrips

Từ ngôi sao điện ảnh đến start-up tỉ USD

Jessica Alba: Từ minh tinh màn bạc cho đến bà chủ startup tỷ đô

Sau những thành công ở Hollywood, “thiên thần bóng tối” Jessica Alba đã bắt tay vào khởi nghiệp, dù không biết chút gì về kinh doanh và đã trở thành bà chủ của một startup đáng giá tỷ đô.

Jessica Alba sinh năm 1981 trong một gia đình trung lưu tại bang California, Mỹ. Khi Jessica còn bé, vì đặc thù công việc của cha cô bắt buộc phải di chuyển nhiều nơi nên gia đình cô thường xuyên phải chuyển chỗ ở, từ California đến Del Rio, Texas và sau đó lại trở lại California.

Tuổi thơ của Jessica gắn liền với bệnh tật. Ngay từ khi sinh ra, cô đã yếu ớt và mắc nhiều loại bệnh như: Viêm phổi cấp tính, viêm ruột thừa và u nang bẩm sinh. Bệnh tật cộng với việc phải di chuyển chỗ ở liên tục khiến cuộc sống của cô trở nên khó khăn hơn. Cô hầu như không có bạn bè và thường xuyên bị cô lập tại trường.

Dù trải qua nhiều khó khăn và thử thách, song Jessica luôn là người lạc quan và nỗ lực hết mình trong cuộc sống. Khi mới lên 5, Jessica đã luôn ao ước trở thành diễn viên, vì vậy, cô đã tham gia nhiều chương trình tuyển chọn diễn viên nhí. Mãi đến năm 13 tuổi, cô mới có dịp xuất hiện lần đầu trên truyền hình trong bộ phim The Secret World of Alex Mack.

Sau đó, Jessica Alba liên tiếp nhận được nhiều vai diễn và trở nên nổi tiếng qua các bộ phim như: Good Luck Chuck, Into the Blue, Fantastic Four, Sin City. Không chỉ dừng lại ở thành công từ một ngôi sao nhí, Jessica tiếp tục học tập và đầu quân cho công ty điện ảnh Atlantic Theater để rèn luyện thêm về diễn xuất và thể hiện tài năng.

Và rồi, tên tuổi của Jessica Alba nổi tiếng toàn cầu với vai Max trong bộ phim truyền hình Thiên thần bóng tối của đạo diễn James Cameron. Vẻ đẹp ngọt ngào của Jessica đã giúp cô chinh phục hàng triệu trái tim khán giả.

Cho nên dù hiện nay cô không còn tham gia diễn xuất và xuất hiện nhiều trước công chúng như trước, nhưng cái tên Jessica Alba vẫn luôn được người hâm mộ quan tâm. Đặc biệt, cô vẫn được xem là một trong những biểu tượng sắc đẹp của Hollywood, khi vẫn giữ được sắc vóc và vẻ đẹp nóng bỏng ở tuổi 37 dù đã phải trải qua 3 lần sinh nở.

Thành công trên thương trường với công ty tỷ USD

Năm 2012, Jessica Alba và Brian Lee đồng sáng lập công ty Honest – nơi chuyên cung cấp các sản phẩm tiêu dùng trực tuyến. Công ty này đã có hơn 100 loại sản phẩm chăm sóc sức khỏe cá nhân, đồ dùng gia dụng, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm.

Jessica xây dựng ý tưởng kinh doanh lần đầu tiên vào năm 2008, với dòng sản phẩm gia dụng gia đình, không độc hại cho trẻ em. Tuy nhiên, cô không nhận được sự ủng hộ của những người xung quanh. Mọi người khuyên cô nên trở thành gương mặt đại diện của một hãng mỹ phẩm nào đó, thay vì tự đứng ra kinh doanh.

Chia sẻ về những ngày đầu khởi nghiệp khó khăn, Jessica kể: “Tôi không hiểu về kinh doanh, cũng không hiểu về lập trình, tôi chỉ là một người mẹ biết chăm sóc gia đình và con cái. Vì vậy, rất nhiều người hoài nghi ý tưởng của tôi, ngay đến cả ông xã cũng cho rằng việc này quá táo bạo. Tôi đã mất 3 năm để tìm kiếm các cộng sự để thành lập nên Honest năm 2012”.

Khó khăn tiếp theo của Jessica khi thành lập công ty là kêu gọi vốn đầu tư. Nhiều nhà đầu tư cho rằng ý tưởng kinh doanh của công ty thiếu tính thực tế. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực trong quá trình nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm tiêu dùng tốt cho sức khỏe, mô hình kinh doanh trực tuyến của Honest đã nhận được sự tin tưởng từ các nhà đầu tư.

Năm 2015, công ty huy động được 222 triệu USD từ các nhà đầu tư mạo hiểm và trở thành một startup kỳ lân (các công ty startup có giá trị vốn hóa vượt tỷ USD) và được định giá khoảng 1,7 tỷ USD. Đến tháng 11/2016, doanh thu của The Honest đạt gần 300 triệu USD.

Các sản phẩm của Honest có mặt trên khắp nước Mỹ thông qua 2 website đặt hàng trực tuyến là Honest.com và HonestBeauty.com. Đồng thời, để tiếp cận người tiêu dùng trực tiếp, công ty còn phân phối sản phẩm đến hơn 6.000 điểm bán lẻ ở Bắc Mỹ.

Hiện nay, Jessica Alba giữ vai trò Giám đốc Sáng tạo của công ty Honest. Cô nắm giữ 20% cổ phần tại công ty và thường xuất hiện trong các buổi thuyết trình về sứ mệnh của Honest. Sứ mệnh của Startup này là truyền cảm hứng và cuộc sống khỏe mạnh đến mọi người.

Ngoài vai trò diễn viên, Jessica còn tham gia tích cực các hoạt động từ thiện, viết sách. Cô từng được Fortune bình chọn là một trong 10 Nữ doanh nhân quyền lực nhất nước Mỹ vào năm 2012 và đoạt giải Phụ nữ của năm ở hạng mục Doanh nhân (2012), do tạp chí danh tiếng Glamour bình chọn.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Theo DNSG

Facebook huỷ hết các sự kiện đông người đến hết tháng 6/2021

Facebook sẽ hủy tất cả các sự kiện trực tiếp có hơn 50 người tham dự trở lên cho đến tháng 6/2021 do lo ngại về đại dịch virus corona.

Trong bài đăng hôm qua trên trang cá nhân, CEO Mark Zuckerberg cho biết thay vào đó các sự kiện sẽ được tổ chức trực tuyến.

Zuckerberg cũng cho biết “đại đa số” nhân viên Facebook sẽ làm việc tại nhà ít nhất là đến cuối tháng tới. Công ty sẽ mở rộng chính sách không đi công tác đến ít nhất là tháng Sáu.

“Một tỷ lệ nhỏ nhân viên quan trọng của chúng tôi không thể làm việc từ xa, như những người kiểm duyệt nội dung và các kỹ sư làm việc trên phần cứng phức tạp, có thể quay lại sớm hơn, nhưng nói chung, chúng tôi không hy vọng tất cả mọi người sẽ trở lại văn phòng trong một thời gian nữa”, Zuckerberg nói.

Tính đến nay, Covid-19 đã lây nhiễm hơn 2 triệu người và giết chết ít nhất 137.000 người trên toàn thế giới.

Sự bùng phát đã ép Facebook vốn đã chịu nhiều áp lực về chống thông tin sai lệch phải căng sức đối phó với sự gia tăng chưa từng thấy do số người sử dụng gia tăng khi hàng triệu người làm việc từ xa. Zuckerberg cho biết các nhân viên cảm thấy họ không thể quay lại văn phòng vì những lý do như không có người trông trẻ trong suốt ít nhất là vào mùa hè.

“Chúng tôi đủ may mắn để có thể làm việc hiệu quả tại nhà, các kỹ sư phần mềm có thể làm điều đó”, ông nói. “Tôi không biết xã hội sẽ mất bao lâu để mở cửa trở lại, nhưng tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ trở thành những người cuối cùng quay lại văn phòng để đảm bảo rằng những người khác có thể trở lại làm việc trước”.

Vào tháng 2/2020, Facebook đã hủy sự kiện các nhà phát triển thường niên lớn nhất F8 của hãng. Tại F8, công ty thường chia sẻ tầm nhìn trong tương lai và trêu chọc các tính năng và sản phẩm mới. Facebook cũng đã hủy một hội nghị quảng cáo lớn ở San Francisco.

Apple đã chuyển sang tổ chức trực tuyến hội nghị nhà phát triển hàng năm. Google ban đầu đã chuyển hội nghị nhà phát triển sang trực tuyến, nhưng sau đó đã hủy bỏ hoàn toàn.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo VnReview

CEO Dropbox Drew Houston và 7 bài học khởi nghiệp

Mới đây, tại một buổi giao lưu doanh nhân – sinh viên với chủ đề startup tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Drew Houston – nhà sáng lập kiêm CEO của Dropbox – đã chia sẻ 7 bài học khởi nghiệp hết sức thiết thực của mình.

CEO Dropbox Drew Houston và 7 bài học khởi nghiệp
CEO Dropbox Drew Houston và 7 bài học khởi nghiệp

Dropbox Inc. – công ty cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến với tên gọi Dropbox – được Drew Houston và Arash Ferdowsi đồng sáng lập vào tháng 6/2007, một năm sau khi Houston tốt nghiệp từ MIT.

Sau 11 năm dựng xây và phát triển, Dropbox đã từ một startup với văn phòng chính nằm trong một căn hộ nhỏ trở thành doanh nghiệp nổi tiếng toàn cầu với hơn 2.000 nhân viên. Hiện nay, dịch vụ lưu trữ của Dropbox Inc. được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới và công ty này được định giá 12 tỷ USD sau lần phát hành cổ phiếu lần đầu hồi tháng 3 vừa qua.

Mới đây, Houston đã trở lại MIT và có buổi giao lưu, trò chuyện với các sinh viên tại nơi đây về những kinh nghiệm mà mình thu được sau chặng đường khởi nghiệp.

1. Đừng chờ đợi một thời điểm hoàn hảo

Houston chia sẻ rằng anh rất hiểu cho việc các kỹ sư phần mềm thường có xu hướng cố gắng sắp đặt mọi thứ sao cho đạt hiệu quả tối ưu. Tuy nhiên, chính suy nghĩ “chi li chuẩn bị tới tận răng” như thế này sẽ trở thành vật cản cho việc thành lập công ty.

CEO của Dropbox nói rằng nếu như chúng ta cố gắng xác định sẵn cho mình một lộ trình từ trước, ví dụ như từ làm việc cho một công ty nhỏ sang một công ty tầm trung, rồi chuyển sang một công ty lớn cùng lúc với việc lấy bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ, rồi sau đó mới thành lập công ty, chắc có lẽ khi thời cơ chín muồi, thì bạn đã đến tuổi nghỉ hưu rồi.

Houston nói: “Có lẽ, việc thành lập công ty ngay sau khi tốt nghiệp không phải là một sự lựa chọn lý tưởng, song đừng để bản thân bị ám ảnh với việc phải hoạch định ra một viễn cảnh hoàn hảo cả”.

Đồng thời, vị CEO cũng lưu ý các sinh viên MIT rằng: “Đừng quá căng thẳng về việc phải làm thế nào để chuẩn bị cho sẵn sàng, bởi vì sự rèn luyện tốt nhất để giúp bạn trở thành một người sáng lập hoặc một CEO chính là khi bạn trực tiếp đóng vai trò của một người sáng lập hoặc một CEO.

2. Cách học hỏi tốt nhất là đọc nhiều sách

Lúc mới học cách điều hành doanh nghiệp, Houston đã lên kế hoạch tìm gặp và trao đổi với nhiều doanh nhân thành công nhất có thể. Tuy nhiên, anh nhanh chóng nhận ra rằng, một buổi gặp mặt trò chuyện cà phê 15 phút là không đủ để các doanh nhân có thể chia sẻ bất cứ điều gì. Và, sau một thời gian, Houston cảm thấy hầu hết tất cả mọi thứ được đề cập đều có vẻ giống nhau.

Thế là, Houston chuyển hướng sang đọc sách. Để tìm hiểu về sales, anh đã mua 3 quyển sách được đánh giá cao nhất trên Amazon. “Những cuốn sách này không khiến bạn trở nên xuất sắc, song chúng giúp bạn biết nên tìm kiếm thứ gì tiếp theo”.

Houston nói rằng học tập một cách có hệ thống cũng giúp việc tiếp cận những chủ đề thoạt trông có vẻ “khó nuốt” trở nên dễ dàng hơn.

Với một kỹ sư phần mềm như Houston, thì ấy là kỹ năng nói trước công chúng và quản lý. CEO Dropbox chia sẻ: “Cũng giống khi bạn tập đi xe đẹp, bạn không thể nản chí và dừng lại nếu bị ngã – từ từ rồi mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng”.

3. Tìm một người cố vấn đã có kinh nghiệm

Khi startup của Houston bắt đầu phát triển, anh cho biết vài trong số những cố vấn đắc lực nhất cho anh tại thời điểm đó là những người đã thành lập start-up đã từ 6 tháng đến 2 năm trước Dropbox. Ngoài ra, Houston còn ưu tiên cho các cố vấn là những người có công ty đã gọi vốn thành công 1 triệu USD hoặc có số lượng nhân viên lớn

Việc có một cố vấn là rất quan trọng bởi bạn có thể hỏi họ những câu hỏi mang tính chiến lược và chi tiết về việc điều hành một startup. Ví dụ, nếu bạn thắc mắc về những yêu cầu từ phía một nhà đầu tư tiềm năng, bạn có thể hỏi cố vấn – người đã từng trải qua giai đoạn đó – để nhận được sự tư vấn thực tế.

Ngoài ra, tìm hiểu kinh nghiệm của những cố vấn này cũng giúp bạn biết được những điều mà mình cần phải học trong 1 hoặc 2 năm sắp tới, như: Lhi nào nên tập trung vào gọi vốn, thu hút người dùng hay thời điểm nào nên tuyển dụng nhân sự v.v.. CEO của Dropbox cho biết: “Bạn không cần thiết phải có một danh sách hoàn hảo từng bước đi cho doanh nghiệp, song nên có một bản đồ về những thứ cần phải học và lộ trình thực tế nhất để tìm hiểu chúng”.

4. Cân bằng giữa nhân sự cũ và nhân sự mới

Khi một startup phát triển, đặc biệt là nếu nó phát triển một cách nhanh chóng, những nhân viên đầu tiên sẽ tự thấy bản thân mình đang đảm nhiệm những vai trò to lớn hơn so với trước. Tại thời điểm này, việc bắt đầu thuê thêm nhân sự cấp cao “không gắn bó với công ty từ những ngày đầu” sẽ có ích. Bởi những người mới và người cũ sẽ có điều kiện để trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau.

Vào năm 2014, Dropbox đã thuê Dennis Woodside khi ông đang điều hành một lĩnh vực kinh doanh có giá trị 17 tỷ USD tại Google. Năm ngoái, công ty cũng đã thuê Quentin Clark trở thành phó chủ tịch cấp cao về công nghệ, sản xuất và thiết kế. Công việc trước đây là Quentin là quản lý một đội kỹ sư ở Microsoft và SAP với số lượng còn lớn hơn cả Dropbox.

Tuy nhiên Houston cũng lưu ý rằng: “Thêm những nhân tố mới từ bên ngoài sẽ giúp công ty phát triển nhanh hơn, nhưng nếu ‘cấy ghép’ quá nhiều sẽ dễ dẫn đến một sự xung đột trong tổ chức”.

5. Làm ra sản phẩm khó có thể sao chép

Rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ lưu trữ tài liệu đám mây. Thậm chí một số đơn vị còn đi trước cả Dropbox, quy mô lớn hơn và có nhiều sản phẩm hơn.

Chiến lược của Dropbox là tạo ra một sản phẩm mà các đối tác khó có thể làm theo. Dropbox Paper là một sản phẩm hợp tác sử dụng tài liệu nhưng nhấn mạnh vào việc kết nối những cá nhân đang cùng làm việc trong tài liệu đó, chứ không phải là định dạng lại tài liệu.

Theo Houston, nếu các đối thủ cạnh tranh muốn học theo Dropbox, họ sẽ phải thay đổi rất nhiều thứ trong nền tảng của mình, gần như là cung cấp lại toàn bộ dịch vụ mà người dùng đang sử dụng.

6. Đáp ứng nhanh nhu cầu của thị trường

Dropbox đã chuyển đổi cốt lõi kinh doanh của công ty từ cung cấp dịch vụ lưu trữ tài liệu trên đám mây thành giúp người dùng làm việc một cách sáng tạo và hiệu quả. Houston cho biết: “Vấn đề mà tôi giải quyết với người dùng ngày hôm nay khác rất nhiều so với 10 năm trước”.

Những nhân viên văn phòng ngày nay làm việc nhiều hơn với màn hình máy tính, vì vậy, Dropbox cũng đang phải cải thiện các thiết kế, độ hữu ích để phục vụ người dùng chu đáo hơn.

7. Luôn phải giữ bình tĩnh

Houston chia sẻ, có nhiều thời điểm khó khăn đã xảy ra tại Dropbox khiến ông nghĩ rằng guồng máy công ty đang vận hành nhanh hơn mức ông có thể đáp ứng và có ý định nhường lại vị trí lãnh đạo cho một người khác.

Tuy nhiên sau khi đã trải qua rất nhiều giai đoạn khó khăn, Houston nhận ra rằng, ông vẫn muốn vượt qua những thử thách để tiếp tục chèo lái công ty.

Với tư cách là CEO của một startup mới lên sàn chứng khoán, những vấn đề xảy ra sắp tới có thể chưa bao giờ trải qua, nhưng Houston cho biết, ông có thể kiểm soát cách bản thân phản ứng lại các khó khăn đó.

Chuẩn bị cho mình sự tự nhận thức, thái độ quan tâm và bình thản là việc rất hữu dụng, CEO của Dropbox chia sẻ: “Trở thành một CEO là trải nghiệm có ích nhất nhưng cũng đau đớn nhất của tôi”.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo DNSG

Nữ nhân viên Google và câu chuyện bán nhà để khởi nghiệp thành công

Dù được làm việc tại Google đúng như mơ ước của mình, song Reene Wang vẫn sẵn sàng xin nghỉ ngay lập tức và bán nhà để mở startup khi nhìn thấy cơ hội mới.

Reene Wang là con một trong gia đình và cô được sinh ra khi “chính sách một con” vẫn còn đang được thi hành tại Trung Quốc. Thế hệ của cô từng được tờ The Guardian nhận định là “thế hệ cô đơn nhất”. Thời trung học, Reene trải qua quãng thời gian dài bị trầm cảm vì phải rời thành phố để về quê học ở trường nội trú.

Trong khoảng thời gian đó, dù cô luôn dẫn đầu lớp và kết thân được với nhiều bạn bè, song Reene vẫn không thể thoát khỏi cảm giác cô đơn. Đó cũng là nguyên nhân khiến cho Reene sau này quyết định theo học ngành Tâm lý tại Đại học Bắc Kinh. “Tôi muốn tìm hiểu về chính bản thân mình, học để biết lý do tại sao tôi lại bị trầm cảm”, Reene chia sẻ.

Bước ngoặt đến với Reene khi cô tình cờ có dịp tìm hiểu về việc viết code sau một lần làm bài tập giúp bạn trai cũ. Sau nhiều lần làm bài tập hộ các sinh viên khác của khoa công nghệ thông tin, Reene nhận ra mình thực sự có năng khiếu và đam mê với việc lập trình.

“Viết code mang đến cho tôi cảm giác thành công và tự tin”, Reene nói. Trong suốt thời sinh viên, cô nhận lập trình và làm website để kiếm tiền.

Tốt nghiệp năm 2009, cô không tìm việc liên quan đến lập trình ngay lập tức mà quyết định thử thách bản thân, sửa đổi bản tính khép kín bằng cách đầu quân làm nhân viên bán hàng cho một công ty. Cô bán các dịch vụ tư vấn giáo dục, giúp học sinh chuẩn bị cho các kỳ thi lớn như SAT và GMAT.

Ngay từ khi còn là sinh viên hay lúc bén duyên với việc lập trình, Google luôn là môi trường làm việc mơ ước của Reene Wang. Thế nhưng, cô không biết tiếng Anh, trong khi nó lại là một trong những yêu cầu hàng đầu nếu muốn trở thành nhân viên của tập đoàn này.

Khi nhận được lời mời phỏng vấn của Google, Reene quyết định bỏ việc, dành toàn bộ 3 tháng để học tiếng Anh để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn nhưng không được nhận. Trong suốt thời gian dài sau đó, Reene ngủ tại phòng ký túc xá của bạn bởi cô không có tiền tiết kiệm.

Cô cũng từng bỏ dở buổi thương thảo thu nhập với Tencent – một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất Trung Quốc – chỉ vì biết được rằng Google đang tổ chức một hội chợ việc làm tại một trường đại học gần đó. Cô tiếp tục nộp đơn ứng tuyển và 6 tháng sau và một lần nữa Reene trượt buổi phỏng vấn với lý do cô còn quá trẻ và ít kinh nghiệm.

Năm 2011, Reene khi ấy đã quá tuyệt vọng và thiếu tiền nên đã đồng ý nhận làm việc tại Oracle. Tuy nhiên, vào ngày đầu tiên làm việc tại đây, cô đã nhận được cuộc gọi từ phòng nhân sự Google với lời mời làm việc mà cô vẫn luôn chờ đợi. Reene ngay lập tức nhận lời và bỏ việc tại Oracle trong vòng chưa đầy 24 giờ.

Bốn năm sau, trải qua quá trình làm việc cho Google tại văn phòng Dublin và Tokyo, cô dần thăng tiến lên vị trí quản lý ứng dụng kiếm tiền trên thiết bị di động.

Trong quãng thời gian làm việc cho Google ở Nhật Bản, mỗi ngày cô phải lái xe một tiếng để đi làm. Là một người luôn “ám ảnh về năng suất”, Reene tận dụng khoảng thời gian này để nghe các chương trình audio đồng thời thực hành tiếng Nhật.

Từ trải nghiệm phải mất đến hàng tiếng đồng hồ “loanh quanh” khắp các ứng dụng phát thanh mới tìm ra được chương trình ưng ý, cô gái trẻ tự đặt ra câu hỏi tại sao cô không tự phát triển ứng dụng nội dung audio thân thiện và hiệu quả hơn. Nghĩ là làm, Reene sau đó quyết định nghỉ việc tại Google vào năm 2015 và trở về Trung Quốc để khởi nghiệp.

“Tôi không phải là người thích làm nhiều việc một lúc. Toàn tâm toàn ý cho một thứ là phong cách làm việc của tôi”, Reene Wang thẳng thắn. Cô chỉ mất 4 ngày để xây dựng nền tảng của CastBox. Tháng 1/2016, Reene bắt đầu đăng ứng dụng của mình lên Playstore của Google. Chưa đầy một tháng sau, sản phẩm này nhanh chóng tạo đột phá với 500.000 lượt tải về.

Reene biết cô đã làm ra đúng thứ mà thị trường cần. Giải thích cho bước đi đầu tiên là đăng tải ứng dụng lên Playstore, Reene phân tích: “Apple đã thống lĩnh thị trường audio với ứng dụng Podcast cho hệ điều hành iOS. Vì vậy, chúng tôi buộc phải tìm đến Android để xây dựng cơ sở người dùng ban đầu của mình.

Google không có ứng dụng audio cài đặt sẵn nên điều này tạo cơ hội cho CastBox thu hút người dùng trải nghiệm sản phẩm”.

Sau thành công ban đầu, Reene nhận ra rằng việc có số lượng người dùng mới chỉ là bước đệm. Để tăng trưởng bền vững, nội dung các audio cung cấp mới là yếu tố quyết định. Muốn phát triển nội dung, startup cần có thêm nguồn vốn để cải thiện sản phẩm. Dòng tiền đầu tiên của CastBox là số tiền bán nhà của Reene.

Cô bán căn hộ một phòng ngủ của mình tại Bắc Kinh với giá khoảng 500.000 USD để trang trải cho các chi phí ban đầu như thuê văn phòng, quảng cáo và tuyển dụng.

CastBox phát triển nhanh chóng ngay sau đó và cần nhiều tiền hơn để mở rộng thị trường cũng như nâng cấp các chức năng ứng dụng. Trong năm 2016, công ty khởi nghiệp của Reene nhận được số tiền đầu tư đầu tiên từ ZhenFund khi công ty này biết được CastBox đang gọi vốn.

Sau khi trao đổi qua điện thoại để chứng thực thông tin, ZhenFunds gửi hợp đồng đầu tư cho Reene chỉ sau 30 phút. Ứng dụng này “trong chớp mắt” cầm trong tay 1 triệu USD trong vòng gọi vốn đầu tiên.

Ứng dụng phát thanh trực tuyến của Reene Wang cho phép người dùng khám phá nhiều chương trình liên quan bằng cách đưa ra các gợi ý mới mỗi ngày dựa trên đánh giá thói quen và sở thích nghe phát thanh của họ. Thêm vào đó, nền tảng CastBox cho phép người dùng tạo ra các kênh phát thanh của riêng mình.

Reene Wang cho biết startup của cô từng gọi vốn lên đến 13,5 triệu USD đầu tư từ SIG China. Số tiền này sẽ được dùng cho việc phát triển nội dung, đáp ứng nhu cầu của 15 triệu người dùng ứng dụng CastBox.

 

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

Theo Doanh Nhân Sài Gòn

Steve Jobs: Từ bài học về sức khoẻ và cuộc sống đến sự liên tưởng tới Covid-19

Những lời trăn trối cuối cùng của Steve Jobs: Cho dù bạn chọn ghế hạng nhất hay hạng phổ thông thì khi máy bay hạ cánh, bạn cũng phải bước xuống.

steve jobs

Trên mạng xã hội nhiều ngày nay, rất nhiều người lan truyền bức thư của Steve Jobs trước khi mất. Cha đẻ của Apple đã qua đời vào năm 2011 vì căn bệnh ung thư tuyến tụy khi ông 56 tuổi. Bức thư này tuy chưa được xác nhận có phải do Jobs viết hay không nhưng nó đã truyền cảm hứng sống tới cho rất nhiều người, đặc biệt là cách làm sao để sống hạnh phúc.

“Tôi đạt đến đỉnh cao của sự thành công trong thế giới kinh doanh. Trong mắt của người khác, cuộc sống của tôi là một mẫu mực của sự thành công.

Tuy nhiên, ngoài công việc, tôi có rất ít niềm vui. Cuối cùng, sự giàu có chỉ là một thực tế của cuộc sống mà tôi phải làm quen với nó.

Tại thời điểm này, nằm trên giường bệnh và nhớ lại toàn bộ cuộc sống của tôi, tôi nhận ra rằng tất cả các công nhận và sự giàu có mà tôi mất rất nhiều nhiều năm tháng tuổi trẻ để có niềm tự hào đó, đã dần và trở nên vô nghĩa khi đối mặt với cái chết sắp xảy ra.

Bạn có thể thuê ai đó làm người lái xe cho bạn, kiếm tiền cho bạn, nhưng bạn không thể có một người nào đó phải chịu bệnh tật cho bạn.

Vật chất bị mất có thể được tìm thấy. Nhưng có một điều mà không bao giờ có thể được tìm thấy khi nó bị mất – “CUỘC ĐỜI BẠN”.

Khi một người đi vào phòng mổ, anh sẽ nhận ra rằng có một cuốn sách mà anh ta vẫn chưa hoàn thành việc đọc – “CUỐN SÁCH SỨC KHỎE CỦA CUỘC SỐNG ĐÃ BAN”.

Cho dù giai đoạn trong cuộc đời chúng ta đang ở có huy hoàng tới mức nào, với sự tàn phá của thời gian, chúng ta sẽ phải đối mặt với những ngày đi xuống trầm trọng.

Hãy trân trọng tình yêu cho gia đình bạn, tình yêu dành cho người bạn đời của bạn, tình yêu cho bạn bè…

Hãy đối xử tốt với bản thân. Hãy trân trọng những người khác.

Khi chúng ta già đi, cũng là lúc chúng ta trở nên khôn ngoan hơn với cuộc đời, từ đó mà dễ dàng nhận ra:

Một chiếc đồng hồ mệnh giá 300 USD hay 30 USD thì suy cho cùng, kim giờ kim phút cũng chỉ cùng một thời gian.

Một chiếc túi xách mệnh giá 300 USD hay 30 USD thì suy cho cùng, số tiền bên trong đều có cùng giá trị như nhau.

Một chiếc xe ô tô mệnh giá 150.000 USD hay 30.000 USD thì suy cho cùng, con đường, khoảng cách và địa điểm cuối cùng chúng ta đi đều giống nhau.

Một chai rượu vang mệnh giá 300 USD hay 10 USD thì suy cho cùng, say rượu vẫn chỉ là đau đầu và nôn mửa.

Khi chúng ta già đi, cũng là lúc chúng ta trở nên khôn ngoan hơn với cuộc đời, từ đó mà dễ dàng nhận ra:

Một chiếc đồng hồ mệnh giá 300 USD hay 30 USD thì suy cho cùng, kim giờ kim phút cũng chỉ cùng một thời gian.

Một chiếc túi xách mệnh giá 300 USD hay 30 USD thì suy cho cùng, số tiền bên trong đều có cùng giá trị như nhau.

Một chiếc xe ô tô mệnh giá 150.000 USD hay 30.000 USD thì suy cho cùng, con đường, khoảng cách và địa điểm cuối cùng chúng ta đi đều giống nhau.

Một chai rượu vang mệnh giá 300 USD hay 10 USD thì suy cho cùng, say rượu vẫn chỉ là đau đầu và nôn mửa.

Năm sự thật bắt buộc phải chấp nhận trong cuộc sống:

1. Đừng giáo dục con trẻ phải trở nên giàu có trong tương lai. Hãy dạy chúng cách để luôn hạnh phúc. Như vậy, khi lớn lên, chúng sẽ biết được giá trị thật của từng thứ không phải dựa trên mệnh giá đồng tiền.

2. Đừng nhịn ăn. Hãy ăn như thể đó là thứ thuốc quý giá nhất dành cho cơ thể bạn. Nếu không, bạn sẽ thật sự phải “ăn” thuốc như ăn thức ăn vậy.

3. Người thực sự yêu thương bạn sẽ không bao giờ bỏ rơi bạn dù ở bất kì hoàn cảnh nào hay dù bạn có nói 100 lý do để họ từ bỏ bạn đến thế nào đi chăng nữa.

4. Khác biệt giữa con người và làm người là rất lớn. Nhưng không phải ai cũng hiểu được.

5. Khi bạn sinh ra, chắc chắn bạn nhận được tình yêu thương. Khi bạn chết đi, có thể bạn sẽ nhận được tình yêu thương. Giữa khoảng thời gian đó, bạn phải biết cách xoay sở làm sao để biết cách sống.

Nếu bạn muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nhưng nếu muốn đi xa, hãy đi cùng nhau.

Sáu bác sĩ tốt nhất trên thế giới:

1. Ánh nắng

2. Nghỉ ngơi

3. Tập thể dục

4. Chế độ ăn

5. Tự tin

6. Bạn bè  

Hãy ghi nhớ những điều này thật kĩ để có một cuộc sống tốt hơn.

Cầu mong những điều tốt đẹp nhất đến với bạn.”

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

in-house agency – Xu hướng mới của nhiều thương hiệu trên thế giới

Không muốn quá phụ thuộc vào PR agency, xu hướng tối ưu chi phí vận hành, và đặt vai trò sáng tạo nhiều hơn lên vai đội ngũ chuyên gia nội bộ của các nhãn hiệu đang ngày một trở nên rõ ràng hơn.

inhouse agency

Từ cuối năm 2010, Coca-Cola đã gây chú ý với dự án Content Factory, với nhiệm vụ sáng tạo nội dung bằng chính đội ngũ cây nhà lá vườn. Câu chuyện bắt đầu không thể kinh điển hơn: “Khi đó tôi đang phụ trách phim quảng cáo cho dự án Coca-Cola Zero… và “agency lớn” mà chúng tôi hợp tác, rồi đội quản lý thương hiệu, rồi đội sản xuất “Hollywood” dường như đã hút cạn ngân sách dự án với những hướng đi không rõ ràng và thiếu nhất quán.

Họ chú ý vào việc vẽ ra những bản thuyết trình Powerpoint hoành tráng hơn là tập trung giải quyết công việc. Nên tôi nghĩ tại sao phải dính dáng với nhiều bên không liên quan đến vậy? Tôi tự tập hợp một đội kĩ xảo, diễn viên và hoạ sĩ để tự biến dự án thành sự thật”. Stafford Green, sáng lập dự án chia sẻ.

Từ đó, Content Factory đã dần phát triển thành một mạng lưới toàn cầu, tạo ra các nội dung số sáng tạo cho tập đoàn đồ uống số 1 hành tinh.

Xu hướng tạo ra đội ngũ agency thay thế cho các dịch vụ bên ngoài từ đó tới nay ngày càng lan toả mạnh mẽ.

Cuối năm 2018, Hiệp hội Quảng cáo Quốc gia (ANA) của Mỹ đưa ra con số gây bất ngờ: 78% thành viên của Hiệp hội đã triển khai các hình thức khác nhau của in-house agency trong năm, con số này của năm 2013 là 58% và 5 năm trước đó mới chỉ là 42%.

Năm 2017, Unilever triển khai U-Studio, một in house – content agency của riêng Unilever, đang phụ trách cùng một lúc hàng ngàn dự án thuộc các sản phẩm FMCG trên toàn cầu. Đây được định vị là cánh tay nối dài của bộ phận Marketing, nhằm tạo đầu ra cho những sản phẩm sáng tạo gắn liền với định hướng thương hiệu. PnG, Vodafone, Walmart… cũng là những cái tên nổi bật khác, nằm trong số 44% thương hiệu được ANA khảo sát, cho biết họ đã thành lập In-house Agency trong vòng 5 năm trở lại đây.

Tại Việt Nam, dù đa phần quy mô các tập đoàn chưa đủ lớn để triển khai và vận hành một bộ phận có quy mô tương đương agency trong doanh nghiệp, những nỗ lực để tự triển khai các chiến dịch truyền thông cũng đang ngày càng đáng ghi nhận.

Tân Hiệp Phát từ năm 2017 đã tuyên bố triển khai dự án “Chuyện nhà Dr. Thanh” với đội ngũ nội bộ dựa trên sự tư vấn từ PR Agency bên ngoài.

Tính hiệu quả được đặt lên hàng đầu

Có nhiều nguyên nhân lý giải cho sự thoái trào của PR Agency, tuy nhiên hai nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất luôn là: hiệu quả dòng tiền và độ thấu hiểu sản phẩm/ thương hiệu.

Theo Donna Sharp, giám đốc quản lý MediaLink, công ty tư vấn truyền thông tích hợp toàn cầu nhận định: ““Câu hỏi mà chúng tôi thường nhận được (từ khách hàng) nhất là “Làm sao để tiết kiệm khoản chi này?”.

Trên thực tế, đa số agency đồng thời đóng vai trò tư vấn và triển khai thực hiện và do đó dấy lên sự nghi ngờ về tính minh bạch trong chi phí dự án.

Quá nhiều đầu mục có thể tạo cảm giác mơ hồ như: lên ý tưởng, lập kế hoạch, quản lý, booking… Và liệu các agency đưa ra các giải pháp nhằm tối ưu hiệu quả cho khách hàng hay tối ưu lợi nhuận/ doanh thu cho bản thân mình?

Câu hỏi này làm thương hiệu luôn cảm giác mình có thể tự gánh vác các chiến dịch truyền thông với một chi phí hợp lý và hiệu quả hơn. Và trong nhiều trường hợp, họ đã đúng.

Marc Prichard, Giám đốc thương hiệu Protect and Gamble công bố mảng nhãn mác và bao bì của công ty đã tiết kiệm được 1 tỉ USD nhờ cắt giảm chi phí agency.

Bayer, thương hiệu dược phẩm hàng đầu của Đức cũng cho biết nhờ vào việc tối ưu chi phí media booking do nội bộ thực hiện, họ đã tiết kiệm được tới 10 triệu USD.

Bên cạnh tối ưu chi phí, các hoạt động triển khai bởi nội bộ cũng thường được đánh giá cao bởi khả năng thấu hiểu thương hiệu/ sản phẩm.

Họ là người đồng hành cùng thương hiệu/ sản phẩm trong thời gian dài hơn, kĩ lưỡng hơn và đặc biệt là có khả năng truy cập cũng như phân tích các dữ liệu nội bộ một cách sát sao nhất.

“Điều mà mọi bộ phận marketing quan tâm nhất hiện nay là cách quản lý dữ liệu và cách mà họ có thể sử dụng dữ liệu này trong môi trường quảng cáo số.” – David Tillman, Phó giám đốc WARC, doanh nghiệp tư vấn Digital Marketing có trụ sở tại Anh chia sẻ.

Ở Việt Nam, từ năm 2015 Viettel đã xây dựng bộ phận nội bộ chuyên trách về quảng cáo và truyền thông số Viettel Cyber Space (VTCC) chuyên trách lĩnh vực DPI, AI, Data Mining.

Khai thác dữ liệu khách hàng khổng lồ, VTTC hoạt động độc lập như một agency inhouse, đề xuất giải pháp cho các tổng ty khác của Viettel và đôi lúc là cả các đơn vị bên ngoài.

Vào đầu năm 2018 trên trang blog của tổ chức đào tạo MVV Coaching, ông Nguyễn Thanh Sơn, cựu giám đốc T&A Ogilvy Việt Nam dự báo rằng xu hướng xây dựng đội ngũ các chuyên gia nội bộ (in-house) đang phát triển mạnh mẽ.

Không chỉ PR agency, cả các agency sáng tạo, quảng cáo, booking và tư vấn tổng thể cũng đang bị nhìn với ánh mắt khắt khe hơn.

Trong những năm gần đây, các bộ phận marketing lớn đang tìm cách làm việc hiệu quả hơn và giảm bớt quy trình. Họ hướng đến việc tạo ra một đội ngũ nội bộ sáng tạo và linh hoạt hơn. Do đó, suy nghĩ trước đây về một bộ phận marketing truyền thống phụ thuộc vào sự sáng tạo của các agency đang dần bị xoá nhoà.

Xây dựng đội ngũ in-house, bắt đầu từ đâu?

Dù có những lợi thế nhất định so với sử dụng agency truyền thống bên ngoài thì việc xây dựng đội ngũ agency đảm bảo cả chất và lượng, tối ưu chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh không phải bài toán đơn giản.

Nhung Nguyễn, cựu quản lý bộ phận thương hiệu của một nhãn hiệu FMCG trong nước chia sẻ: “Công ty của tôi trước đây có rất nhiều dự án sản xuất quảng cáo và nhận thấy việc liên tục thuê agency bên ngoài có nhiều vấn đề.

Thứ nhất, chúng tôi cảm thấy chi phí có vẻ cao và khó kiểm soát. Thứ hai, chúng tôi đánh giá đội sản xuất không thấu hiểu sản phẩm và không theo sát các yêu cầu từ thương hiệu. Do đó quyết định xây dựng đội media in-house.

Tuy nhiên, chỉ sau một năm, dự án này đã bị huỷ bỏ do nhiều lý do. Thứ nhất, chi phí đầu tư, duy trì và nâng cấp các trang thiết bị quá lớn trong khi các dự án của công ty cũng không nhiều như trước.

Thứ hai, nhân sự có vấn đề. In-house rất khó thuyết phục những nhân sự giỏi nhất trong lĩnh vực làm cho mình; do đó buộc phải hài lòng với những nhân sự đa năng, làm được nhiều việc nhưng không chuyên sâu.

Kết quả là, các dự án sản xuất có kết quả kém chất lượng, một màu, không có sự sáng tạo, công ty vẫn phải thuê các bộ phận chuyên môn bên ngoài hỗ trợ. Cả chi phí và hiệu quả đều không đảm bảo.”

Không thiếu trường hợp xây dựng agency in-house thất bại vì những vấn đề tương tự, vấn đề đầu tiên nằm ở việc doanh nghiệp chưa biết cách căn bằng giữa hai yếu tố: thương hiệu – kinh doanh.

Theo Mark Wagman, giám đốc MediaLink, doanh nghiệp “Không nên suy nghĩ theo kiểu hiện tại tôi đang làm việc với 10 agency bên ngoài, tôi chỉ cần thay thế họ bằng 10 bộ phận in-house. Doanh nghiệp cần nghĩ rằng đâu là cơ hội để tăng sự hiệu quả, đâu là nút thắt vấn đề mà tôi cần giải quyết?”.

Nói theo cách khác, bạn phải hiểu vấn đề mình đang gặp phải ở đâu? Nếu như việc thuê agency bên ngoài đang khó khăn do họ không hiểu sản phẩm, điều in-house agency cần đem lại phải tập trung vào việc đem lại sản phẩm sáng tạo hơn, sâu sắc hơn. Doanh nghiệp khó có thể coi in-house agency như một chìa khoá vạn năng, vừa rẻ – vừa chất lượng – vừa dễ kiểm soát.

Vấn đề thứ hai doanh nghiệp cần xác định là hình dung và xây khung cho mô hình in-house agency, tránh chồng chéo với đội ngũ marketing. Herd, giám đốc sáng tạo toàn cầu của Intel cho biết: “Khi xây dựng đội ngũ in-house, chúng tôi luôn học hỏi kinh nghiệm từ các agency chúng tôi đã từng làm việc, điều chúng tôi thích và không thích của họ”. In-house agencytương đối giống như một agency thông thường, làm việc luôn theo nhóm và theo dự án, bao gồm cả account (người quản lý dự án sáng tạo) với đầu ra dừng ở các sản phẩm sáng tạo – quảng cáo – truyền thông.

Điều khác biệt duy nhất giữa in-house agency và agency thông thường nằm ở việc nó (thường) phục vụ duy nhất một khách hàng. Do đó, mô hình in-house agency phải đủ sức tạo ra những giá trị sáng tạo độc đáo và khác biệt hoàn toàn với đội ngũ marketing hiện có.

Sau khi thấu hiểu nhu cầu của doanh nghiệp và đưa ra một cơ cấu in-house agency bền vững, câu hỏi tiếp theo là làm sao để tìm nhân sự đắp vào bộ khung này? Nghiên cứu của Boston Consulting Group and Reed Smith thấy việc tìm và giữ chân nhân sự triển vọng là hai vấn đề lớn nhất mà các in-house agency gặp phải.

Trong đa số các trường hợp, môi trường in-house thường bó hẹp và ít thử thách sáng tạo hơn môi trường agency với nhiều dự án và nhiều ngành hàng cùng một lúc.

Marcelli, phó chủ tịch LEGO cho rằng “Những người có khả năng, và đặc biệt là có xu hướng sáng tạo không nghỉ việc để làm những công việc dễ dãi, họ muốn thay đổi để làm nên những điều kì diệu”.

Đầu tiên, để thu hút những nhân sự tài năng, sáng tạo và thường đi kèm với cá tính cao, cần có một văn hoá “truyền cảm hứng và do đó được yêu thích bởi những con người sáng tạo.” Đây là điểm chung của những doanh nghiệp lớn trên thế giới đã thành công trong việc xây dựng in-house agency: “Content Factory” của Coca-Cola, “Yellow Tag Production” của Best Buy, “BBC Creative” của BBC.

Cảm giác được trân trọng và tạo ra giá trị mới là điều kiện để những “ngôi sao” trong môi trường agency sáng tạo cần để quyết định chuyển hướng sự nghiệp.

Các nhân sự này cần cảm thấy mình vẫn được sáng tạo và có thể đạt được những mục tiêu họ không bao giờ có được trong môi trường agency đơn thuần. “Khi đã chia sẻ KPI, tầm nhìn và một lực lượng luôn sẵn sàng đóng góp, bạn sẽ có được những thành quả tuyệt vời từ họ.”

Để luôn tạo ra không khí đa dạng, đổi mới, có bốn yếu tố về nhân sự nên được ưu tiên trong một in-house agency bao gồm:

  • Đa dạng: việc có một mô trường đa dạng về tuổi tác, giới tính, kinh nghiệm giúp các nhân sự bổ sung cả vốn sống và trải nghiệm, bên cạnh đó cũng có nhiều insight với các nhóm khách hàng và các trường hợp khác nhau.
  • Sẵn sàng thay đổi và có khả năng truyền cảm hứng: khác với không gian agecncy thông thường vốn đã luôn ngập tràn màu sắc, với các thương hiệu khác biệt mỗi ngày. Ở trong một công ty thông thường, sự sáng tạo có thể nhanh chóng bào mòn vì phải làm việc với những yêu cầu tương tự từ ngày này sang ngày khác. Nếu bản thân nhân sự không luôn cập nhật và truyền được cảm hứng đổi mới, họ sẽ nhanh chóng trở thành một phiên bản khác của đội ngũ marketing thông thường.
  • Tinh thần hợp tác: một trong những mục tiêu quan trọng của in-house agency là tạo ra một đội ngũ thấu hiểu văn hoá công ty và sản phẩm. Do đó, nhân sự của in-house agency luôn cần có khả năng phối hợp chặt chẽ và ăn ý với đội ngũ marketing và các phòng ban khác, ở mức độ sâu hơn so với mối quan hệ agency – khách hàng thông thường.

Ngoài ra, một lưu ý với in-house agency, khác với agency thông thường, luôn cần những nhân sự đa năng, với vai trò linh hoạt, phục vụ nhiều khách hàng một lúc, in-house agency cần hướng tới những cá nhân với bộ kĩ năng cụ thể, đánh đúng vào nhu cầu thiết yếu.

Ví dụ: nếu công ty B2B điện máy đang yếu về nhận diện trên mạng xã hội, hãy tìm nhân sự làm mạng xã hội chuyên về mảng điện máy thay vì một chuyên viên truyền thông làm dự án giáo dục/ dịch vụ/ xã hội.

Bài toán cuối cùng sau khi đã xây dựng mô hình và đội ngũ in-house agency là tìm cách quản lý và triển khai bộ phận này một cách hiệu quả nhất.

Là một bộ phận tương đối đặc biệt, in-house agency luôn cần có không gian riêng, cả về mặt vật lý lẫn chính sách, như cách nói của Marcelli “tạo ra một bong bóng riêng để bao bọc những cá nhân sáng tạo khỏi bộ máy kinh doanh.” Những cá nhân này vừa là nhân sự của công ty nhưng cũng có thể coi là nhân sự độc lập của in-house agency mà họ đang làm việc.

Bên cạnh đó, việc triển khai in-house agency không đồng nghĩa với việc từ bỏ mọi agency bên ngoài.

Doanh nghiệp sẽ luôn phát sinh các nhu cầu đặc thù mà việc tích hợp vào bộ phận in-house agency sẽ gây ra lãng phí/ thiếu hiệu quả (ví dụ: sản xuất một số định dạng quảng cáo nhỏ lẻ, triển khai một dự án xã hội đặc thù…).

Uber, vào năm 2018 đã xây dựng riêng một bộ phận quảng cáo tích hợp trong nội bộ, tuy nhiên, khi triển khai chiến dịch truyền thông “Doors are always opening”, hãng vẫn kết hợp cùng agency 72andSunny.

Việc hiểu rõ vai trò của từng bên và linh hoạt trong vận dụng sẽ đem đến sự đa dạng và khả năng thành công cao hơn cho các chiến dịch truyền thông.

Như Dana Anderson, Giám đốc chuyển đổi của Medialink đánh giá “In-house agency thành công nhất khi có mối quan hệ tốt với agency bên ngoài và sẵn sàng cởi mở để hợp tác”.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Theo Hà Anh | MarketingTrips

Facebook ra mắt “Care” Reactions mới giúp người dùng thể hiện cảm xúc với COVID-19

Sau khi được thử nghiệm vào cuối tháng trước, giờ đây, Facebook đã chính thức công bố “Care” Reactions mới cho cả Facebook và Messenger, sẽ cung cấp một tùy chọn phản hồi cảm xúc khác cho các cập nhật liên quan đến COVID-19.

Như bạn có thể thấy ở đây, trên Facebook, “Care” Reactions mô tả một nhân vật mặt cười đang ôm trái tim và sẽ là reactions thứ 7 được thêm vào bộ tuỳ chọn.

Trên Messenger, giờ đây bạn sẽ có tùy chọn thay đổi “Heart” Reactions hiện tại thành trái tim đang đập màu tím.

Facebook nói rằng Reaction mới sẽ cung cấp cho người dùng một cách khác để thể hiện cảm xúc có liên quan trong bối cảnh khủng hoảng Covid-19 hiện tại và kết nối tốt hơn với những người dùng khác.

Ý tưởng về reactions này như một trong những cảm xúc bị thiếu trong phần Reactions, do đó, một thứ gì đó luôn ở trong tâm trí chúng ta. Và với cuộc khủng hoảng mà chúng ta đang phải trải qua ngay bây giờ, không còn nghi ngờ gì nữa, mọi người cần nhiều lòng trắc ẩn hơn, nhiều sự hỗ trợ hơn.

Facebook lưu ý rằng việc tạo điều kiện cho nhiều cách để thể hiện sự đồng cảm có thể giúp bình thường hóa các tình huống đầy thách thức, đây là một phần quan trọng để xử lý các cảm xúc được khuấy động bởi COVID-19. Facebook cũng nói rằng “Care” Reactions cũng có thể tồn tại sau cuộc khủng hoảng hiện tại, tùy thuộc vào cách sử dụng.

COVID-19 sẽ giúp chúng tôi thực sự hiểu cách mọi người sử dụng nó, liệu họ có tìm thấy giá trị hay không và liệu phản ứng này có thực sự cụ thể vào thời điểm mà chúng tôi đang trải qua hay nếu nó thường xuyên hơn. Dựa vào đó, chúng tôi sẽ quyết định xem chúng tôi có giữ nó hay không hoặc liệu chúng tôi có xóa nó khi kết thúc cuộc khủng hoảng này hay không”

Facebook đã thử nghiệm nhiều Reactions (Phản ứng) bổ sung và thay thế khác nhau theo thời gian và tình huống cụ thể, mặc dù tất cả những Reactions đó thực sự là những thay đổi ngắn hạn và ở các khu vực cụ thể.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

CEO Grab: ‘Chúng tôi có đủ tiền để sống dù suy thoái có kéo dài tới 3 năm’

Không kêu khóc, CEO Grab mạnh miệng tuyên bố công ty đủ tiền để sống dù suy thoái có kéo dài tới 3 năm.

Gã khổng lồ gọi xe ở Đông Nam Á là Grab chứng kiến mảng kinh doanh vận tải chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19 bùng phát. Tuy nhiên, CEO Anthony Tan dự đoán rằng công ty của anh sẽ có đủ tiền để vượt qua giai đoạn khó khăn này.

“Ở một vài quốc gia, tổng giá trị giao dịch hàng hóa và dịch vụ bán trên các nền tảng (chỉ số GMV) của chúng tôi đã giảm theo tỷ lệ 2 chữ số”, CEO Tan thừa nhận.

Tuy nhiên, anh giải thích rằng nhờ mô hình kinh doanh đa dạng – gồm cả mảng giao hàng hóa và thực phẩm đã giúp Grab giảm bớt khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Grab cũng đã ngay lập tức điều chỉnh sang một môi trường mới bằng việc mở rộng một vài phân khúc kinh doanh không liên quan tới vận tải để đáp ứng nhu cầu đang tăng và tìm mọi cách để đảm bảo các tài xế trên toàn bộ nền tảng vẫn có thu nhập.

Trên thực tế, việc nhu cầu tăng với dịch vụ vận chuyển không hoàn toàn bù đắp ảnh hưởng của mảng kinh doanh vận tải nhưng CEO Tan tỏ ra lạc quan vào tương lai.

“Nhìn về phía trước, tôi biết rằng vận tải là một dịch vụ đại chúng cần thiết vì vậy chúng tôi tin rằng nó sẽ phục hồi mạnh mẽ khi những lệnh phong tỏa được dỡ bỏ”.

Grab hiện hoạt động tại 339 thành phố ở 8 quốc gia châu Á gồm cả Singapore, Việt Nam, Indonesia.

Tất cả những quốc gia này đều đang thực thi các biện pháp giãn cách xã hội hoặc phong tỏa một phần để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Việc ngày càng nhiều người ở nhà hơn trong những tháng gần đây khiến nhu cầu đi lại giảm mạnh.

Trên toàn cầu, hơn 2 triệu người đã mắc Covid-19 và Quỹ tiền tệ quốc tế đưa ra dự đoán tương lai ảm đạm của nền kinh tế, có thể tồi tệ hơn cả thời kỳ Đại suy thoái.

Điều đó rõ ràng ảnh hưởng tới thu nhập của nhiều tài xế, nhất là những người không may bị nhiễm bệnh. Chính vì vậy Grab đã đầu tư gần 40 triệu USD để hỗ trợ tài chính trên khắp khu vực và đưa ra những biện pháp hỗ trợ bổ sung ở những nơi như Singapore.

Khi được hỏi về tình hình tài chính tổng thể hiện tại của công ty, anh giải thích rằng hầu hết chi phí của Grab là biến số và nó sẽ giảm khi nhu cầu giảm.

“Nhờ những nhà đầu tư có tiềm lực mạnh của công ty, chúng tôi may mắn có đủ thanh khoản để vượt qua khó khăn này dù là suy thoái có kéo dài 12 hay 36 tháng”, CEO Tan nhấn mạnh.

CEO Grab đang muốn nhắc tới những nhà đầu tư như Softbank, quỹ đầu tư nước ngoài Singapore là Temasek Holdings và Didi Chuxing. Đến nay công ty đã huy động được 9,9 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Tại sao nhiều CEO công nghệ là người gốc Ấn Độ?

Tại Thung lũng Silicon, hiện nay hầu hết các công ty công nghệ đều có CEO là người gốc Ấn. Tháng 2, IBM bổ nhiệm doanh nhân người Mỹ gốc Ấn Độ Arvind Krishna vào vị trí CEO của tập đoàn. Gần nhất, startup bất động sản thương mại của Mỹ WeWork xác nhận vị trí Giám đốc điều hành cho Sandeep Mathrani, cũng là một người gốc Ấn.

Trước đó, rất nhiều cái tên có thể đến như Shantanu Narayen (CEO Adobe), Sundar Pichai (CEO Alphabet), Satya Narayana Nadella (CEO Microsoft), Rajeev Suri (CEO Nokia), Punit Renjen (CEO Deloitte), Vasant “Vas” Narasimhan (CEO Novartis)…

Khả năng dự đoán thị trường

Đầu tiên là thái độ chấp nhận thay đổi. Sinh ra và lớn lên ở đất nước với hơn một tỷ dân, tồn tại hàng chục ngôn ngữ, cơ sở hạ tầng không đồng đều buộc mọi đứa trẻ ở Ấn Độ phải học cách làm quen với cuộc sống bấp bênh, nay thế này mai thế khác.

Chính những bài học đầu đời đã trở thành kim chỉ nam giúp họ kiên nhẫn vượt qua mọi khó khăn, từ đó vươn lên dẫn đầu trong các bộ máy kinh doanh khổng lồ của thế giới.

Thứ 2, họ lường trước được những việc sắp xảy ra. Khả năng dự đoán những gì sẽ định hình thị trường là kỹ năng cần có ở một nhà lãnh đạo. Với các CEO người Ấn, họ có khả năng đặc biệt trong việc nắm bắt dữ liệu liên quan và liên tục vạch ra kế hoạch B cho dự án của mình.

Dù không mang tính cách mạng quá cao, kỹ năng này chính là mấu chốt để hoạch định chiến lược lâu dài với điều kiện thị trường hiện tại và thúc đẩy tầm nhìn cho tương lai.

CEO công nghệ

Thứ 3, Ấn Độ là đất nước của “tỷ lệ”. Khi bạn lớn lên ở đất nước một tỷ dân, mọi thứ đều được quy về tỷ lệ. Tỷ lệ trúng tuyển vào nhà trẻ, trường phổ thông, sau đó là đại học, tỷ lệ về thứ hạng, điểm số, thi tuyển công chức hay thậm chí là xem xét visa để có cơ hội ra nước ngoài.

Chính điều đó đã rèn luyện cho các CEO tương lai kỹ năng phân tích dữ liệu vượt trội cũng như thống kê khả năng có thể hoàn thành dự án đã đề ra.

Thứ 4, Ấn Độ có nền giáo dục chú trọng cung cấp kiến thức về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Những người nhập cư Ấn Độ là một trong những cộng đồng có trình độ học vấn cao nhất ở Mỹ. Theo Pew, 75% dân Ấn nhập cư có bằng cử nhân hoặc cao hơn trong năm 2016. Đây là tỷ lệ cao nhất trong các quốc gia nhập cư, thậm chí khi so với 31,6% người Mỹ bản địa.

Ở cấp độ đại học trong vài thập kỷ qua, sinh viên nước ngoài có xu hướng lựa chọn các ngành khoa học máy tính và kỹ thuật. Đây chính là đối tượng săn đuổi không chỉ của các ông lớn công nghệ mà còn là những công ty bán lẻ khác.

Niềm tin vào nhân tài

Thứ 5, họ làm việc như một gia đình. Khi Indra Nooyi trở thành CEO của PepsiCo, những người chúc mừng đã đến nhà mẹ cô ở Ấn Độ để bày tỏ sự vui mừng. Điều đó thúc đẩy Nooyi nảy ra ý tưởng viết thư cảm ơn phụ huynh của những nhân tài ở công ty.

“Chính sự dạy dỗ tận tình của họ đã đem đến món quà tuyệt vời cho PepsiCo”, Nooyi nói. Một lá thư bày tỏ lòng biết ơn có giá trị như chiếc cúp cho sự cố gắng của các bậc cha mẹ.

Sự chân thành và thân thiện trong mối quan hệ với nhân viên, dù chỉ là người phục vụ trà nước, chính là điểm khác biệt khiến các công ty Ấn Độ vẫn đứng vững trước làn sóng phân biệt đối xử ở phương Tây.

Thứ 6, tính đa dạng. Lực lượng lao động và bộ phận lãnh đạo đa dạng là chìa khóa quan trọng đối với các công ty. Theo khảo sát của Deloitte, 69% nhân viên cho rằng hệ thống quản lý cấp cao đa dạng khiến họ cảm thấy có động lực trong công việc hơn.

Chính sự đa dạng về sắc tộc khiến các công ty có CEO người Ấn đạt được những thành công nhất định. Có được thành tựu trên không thể không kể đến nỗ lực đẩy lùi phân biệt chủng tộc của người Mỹ da trắng bằng cách trao cơ hội và đối xử tôn trọng với người Mỹ gốc Á.

Thứ 7, bản sắc riêng và sự thích ứng. Thế giới chúng ta hiện nay đang từng bước đề cao những giá vị vốn có của con người. Nhưng để thành công, bạn cần biết cách hòa nhập vào đám đông mà không làm lu mờ bản sắc riêng.

Nooyi, CEO Pepsi chia sẻ khi đến Mỹ vào năm 1978, bà đã phải từ bỏ môn cricket yêu thích của mình. Thay vào đó, Nooyi chuyển niềm đam mê vào bóng chày vì phát hiện ngôn ngữ kinh doanh ở đây xoay quanh những trận đấu.

“Vì không muốn bị bỏ rơi, tôi đã kết hợp tình yêu thể thao của mình với tuyển bóng chày Yankee. Thật tuyệt vời là sau đó tôi đã xích lại gần mọi người và ăn ý trong công việc hơn rất nhiều”, cô nói.

Thứ 8, thời gian quý giá nhưng cũng là thứ vô hạn.

“Tôi luôn cố gắng hài hòa những thứ mình thật sự quan tâm, sở thích cá nhân và công việc đang làm. Tôi xem Microsoft như nền tảng để theo đuổi những thứ bản thân đam mê. Chính điều đó mang lại rất nhiều ý nghĩa, như một sự thư giãn tối thượng”, Satya Nadella, CEO của Microsoft định nghĩa lại sự cân bằng với tờ Australian Financial Review.

Cuối cùng là niềm tin vào nhân tài. Chuyện một người nhập cư trở thành CEO của Fortune 500 dường như là việc không tưởng, nhưng đó cũng chính là cách nước Mỹ hoạt động.

Tin tưởng vào con người bất kể họ đến từ đâu, miễn có thực tài là tín ngưỡng mà chính thị trường, các nhà đầu tư và cả nhân viên tại Mỹ nhất mực đi theo. Đó cũng là nguyên lý của chủ nghĩa tư bản Mỹ được các CEO thể hiện trong sự nghiệp điều hành của mình.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hà Anh | MarketingTrips via Zing

★ 5 LOẠI #BRAND ĐẶC TRƯNG TRONG #PORTFOLIO

Bạn đã bao giờ thắc mắc: Một công ty như Masan lại có những 5, 6 loại nước mắm khác nhau. Trong mỗi chủng loại sản phẩm lại có nhiều mẫu mã và bao bì. Sao họ phải sinh ra làm gì nhiều để rồi quản lí cho mệt?

Việc quyết định có những loại sản phẩm gì trong danh mục thường để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng hoặc đảm bảo tính cạnh tranh của thương hiệu so với đối thủ. Nếu muốn trở thành Brand Manager, bạn phải hiểu tường tận vai trò của từng loại sản phẩm trong Portfolio. Thường được chia làm 5 loại chính:

1. CASH-COW BRAND

Cash Cow là con bò sữa. Như một người nông dân nuôi bò sữa, vốn đầu tư duy nhất là tiền mua từ nhỏ, sau đó nuôi lớn thì chỉ cần cho ăn mỗi ngày và lấy sữa.

Một cash-cow brand cũng vậy, đây là định nghĩa cho một thương hiệu đã có sức khỏe tốt, vững mạnh trên thị trường mang lại nguồn doanh thu bền vững mà không cần phải tốn chi phí đầu tư quá nhiều. Một vài ví dụ như sữa Milo của Nestle, bột giặt Omo của Unilever, dầu ăn Neptune,….

2. FLANKER BRAND

Flanker là tấm khiên bảo vệ và che chắn cho những đấu sĩ ngày xưa. Flanker Brand được sinh ra để bảo vệ thương hiệu Flagship (thương hiệu dẫn đầu của một công ty). Ví dụ Unilever có bột giặt Omo là Flagship Brand.

Sau đó Unilever tung ra Viso, một loại bột giặt ở phân khúc thấp hơn nhằm bảo vệ Omo trước những đối thủ.

Nếu khách hàng lựa chọn bột giặt giá rẻ hơn Omo, họ có thể chọn Viso thay vì chọn đối thủ. Từ đó thị phần trong ngành hàng giặt tẩy của Unilever vẫn được giữ vững.

3. SILVER-BULLET BRAND

Silver-bullet (viên đạn bạc) được hiểu là loại vũ khí thần kì. Thương hiệu ở đây được tạo ra để mang hiệu ứng cộng hưởng cho Brand gốc. Để dễ hình dung, hãy xem qua ví dụ sau đây.

Vào năm 2015, Nescafe có đưa ra thị trường sản phẩm máy pha cà phê Nescafe Dolce Gusto. Chiến dịch tung hàng cực kỳ hoành tráng và được định vị cao cấp.

Trong chiến dịch, thương hiệu mời nhiều người nổi tiếng, bán ở trung tâm thương mại, sử dụng hình ảnh sang trọng. Tuy nhiên, Nescafe không hi vọng thu được doanh số bán hàng lớn ở dòng sản phẩm này.

Lí do duy nhất tung Brand này chỉ để nâng thương hiệu Nescafe sang trọng hơn, đồng thời xây dựng hình ảnh chuyên gia cafe trong mắt người tiêu dùng. Tóm lại Silver-bullet brand là sử dụng những đặc tính nổi trội của brand đó ảnh hưởng ngược lại với thương hiệu gốc.

4. STRATEGIC BRAND

Khi bạn muốn nhắm tới một phân khúc cao hơn hay tạo ra xu hướng mới trên thị trường, bạn sẽ dùng một thương hiệu mạnh để tung ra một sub-brand mới để thực hiện điều đó. Ví dụ bột giặt Omo tung ra sản phẩm Omo Matic để dùng cho máy giặt.

Tức là họ đã tạo ra phân khúc mới trên thị trường, tạo ra nhu cầu cao hơn từ đó định giá cao hơn để bán được nhiều lợi nhuận hơn. Đây là những sản phẩm để “upgrade” người tiêu dùng, có giá mắc hơn giá trung bình thị trường.

5. LOW-END ENTRY LEVEL BRAND

Sản phẩm giá thấp để tiếp cận được nhiều người hơn, bán số lượng nhiều hơn, tận dụng quy mô sản xuất và tiềm lực logistic có sẵn.

Ví dụ trong danh mục sản phẩm của Kotex có Kotex Freedom có giá thành thấp nhất, được bán ở những nơi xa xôi, không khá giả. Hoặc một ví dụ khác là bột giặt Surf của Unilever.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hà Anh | MarketingTrips

Honda Motor: Câu chuyện đào tạo thế hệ lãnh đạo kế cận của hai nhà sáng lập

Ra đời từ năm 1948 – ngay trong thế chiến thứ 2, dưới sự dẫn dắt của Soichiro Honda và Fujisawa Takeo, Honda nhanh chóng đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực sản xuất động cơ. Nhưng ngoài những quyết định kinh doanh, câu chuyện về lộ trình lựa chọn người lãnh đạo kế cận của hai nhà sáng lập Honda cũng đáng để các doanh nghiệp thế hệ sau đúc rút bài học.

Tháng 10/1973, tin tức nóng nhất tại xứ sở mặt trời mọc là hai nhà sáng lập hãng xe Honda: Honda Soichiro (65 tuổi) và Fujisawa Takeo (61 tuổi) thông báo quyết định đồng nghỉ hưu. Trong phát biểu nghỉ hưu, Honda Soichiro nói rằng: “Dù có tự cảm thấy mình còn trẻ đến đâu thì thực tế tôi cũng đã 65 tuổi rồi, không thể kham nổi sự biến đổi chóng mặt của môi trường kinh doanh ngày nay. Có thể nói đây là đỉnh cao của sự nghiệp cuộc đời và là lúc chuẩn bị lực lượng kế thừa”.

Điểm đáng nói trong quyết định đặc biệt này là việc tiếp quản quyền lực của ngài Honda lại không thuộc về 3 người con trai của ông. Thay vào đó, Honda cùng Fujisawa đồng thuận chuyển giao cho quyền điều hành cho một nhóm gồm 4 giám đốc cấp cao: Kiyoshi Kawashima (Tổng giám đốc nhà máy Saitama), Kihachiro Kawashima (Phó chủ tịch điều hành của American Honda), Nishida (Tổng giám đốc bộ phận nước ngoài) và Takao Shirai (Giám đốc trung tâm R&D). Nhưng đây hoàn toàn không phải là quyết định vội vàng, điều này được hai người chuẩn bị cùng nhau từ nhiều năm trước đó.

Thất bại trong kì chuyển giao quyền điều hành đầu tiên

Ít ai biết rằng, Honda đã thực hiện lần chuyển giao quyền lực đầu tiên từ năm 1969, Soichiro quyết định giao quyền điều hành cho Tadashi Kume và đội ngũ do chính ông tuyển chọn. Tuy nhiên, với những nhà lãnh đạo mới, Honda Motor đã gây thất vọng khi mẫu ô tô H1300 vừa ra mắt đã bị coi là thảm họa từ thiết kế tới cả máy móc vận hành – thứ mà hãng này luôn tự hào.

Doanh số bán toàn cầu của chiếc H1300 là rất thấp, thậm chí Honda còn phải tuyên bố ngừng sản xuất. Soichiro đã nhận ra vấn đề ở đây không chỉ là thiết kế mà còn do hệ thống vận hành làm mát máy bằng hơi nước đã cũ kĩ. Nhưng vì chỉ còn đóng vai trò là một kĩ sư trong Honda Motor ông đã không thể ngăn chặn kịp. Fujisawa ngay lập tức yêu cầu Soichiro: “Này, ông sẽ tiếp tục để mớ hỗn độn này diễn ra với tư cách của một nhân viên hay giải quyết nó với tư cách của một nhà lãnh đạo?!”. Với sự ủng hộ của hội đồng quản trị, Soichiro tạm thời quay lại ghế nóng và bãi nghiệm đội ngũ của Tadashi Kume.

Đào tạo theo phong cách Fujisawa

Tháng 7 năm 1960, Fujisawa và Honda đồng thuận mở ra trung tâm nghiên cứu Honda Motor R&D được thành lập tách biệt hoàn toàn với Honda Motor. Đây là nơi chuyên nghiên cứu máy móc và phát hiện những tài năng trẻ trong ngành cơ khí & chế tạo máy. Những người được nhận vào đây đa phân là sinh viên ưu tú khắp cả xứ hoa anh đào đặc biệt là từ đại học Tokyo.

Tại đây, Fujisawa tổ chức cuộc họp hằng tháng giữa những học trò của mình – các thành viên cấp cao của Honda Motor R&D. Ông luôn đưa ra một vấn đế cụ thể và nghe họ tranh luận. Nishida nhớ lại: “Ông ấy duy trì việc này trong cả một thập kỉ. Sau này chúng tôi mới nhận ra đó như một cơ hội để chúng tôi thể hiện bản thân cũng như nâng cao kĩ năng quan sát một vấn đề”.

Lớp R&D của Fujisawa cho ra mắt 4 cái tên sáng giá: Kiyoshi Kawashima, Kihachiro, Nishida, Takao Shirai.

Mục tiêu của hoạt động này không chỉ dừng ở học tập giỏi về chuyên môn, điều mà Fujisawa cũng như Soichiro muốn là những người kế nghiệp sẽ phải hiểu nhau như cái cách mà Fujisawa và Soichiro vốn duy trì nhiều năm trước đó. “Một trải nghiệm không thể tuyệt vời hơn. Chúng tôi dần hiều về cách làm việc của hai nhà sáng lập. Họ như cặp tình nhân đang trong tuần trăng mật, đi đâu cũng có nhau. Đó có lẽ là lý do chỉ trong vòng 7 năm hai người họ đã đưa Honda Motor thành hãng chế tạo máy hàng đầu Nhật Bản. Họ muốn những nhà lãnh đạo tương lai cũng phải có những đức tính như họ đó là sự thấu hiểu và luôn biết cách đặt câu hỏi”, trên trang Honda Global, Takao Shirai nhớ lại.

Bốn người này sau đó đảm nhiệm các vai trò điều hành cấp cao tại Honda Motor dưới sự dám sát của cặp đôi Fujisawa vàSoichiro.

Thành công của thế hệ học trò Fujisawa

Fujisawa từ lâu đã hiểu rằng: Honda Motor không thể phát triển nếu cứ dựa vào duy nhất những thiết kế và quyết định của ngài Soichiro Honda. Một ngày, Fujisawa bất ngờ gọi nhóm 4 người lên và tuyên bố: “Bây giờ tôi sẽ bãi nhiệm tất cả các cậu”, nhưng ông không nói rõ lý do.

Một cuộc họp cổ đông của Honda Motor diễn ra tháng 4/1970, Soichiro và Fujisawa đồng thuận thành lập một hội đồng gọi là Big Broadroom bao gồm: 4 học trò của Fujisawa (đứng đầu là Kiyoshi Kawashima) lên nắm quyền tại Honda Motor. Ngoài ra, có sự tham gia của 2 cố vấn là Soichiro và Fujisawa, cùng với một số thành viên khác.

Nishida nhớ lại khoảnh khắc ông và 3 người bạn của mình chính thức tiếp quản tập đoàn Honda, người thầy Fujisawa đã nán lại và ân cần bảo: “Tôi và Soichiro sẽ giao lại toàn bộ công việc ở đây cho các cậu, hãy sáng suốt trong những quyết định bởi điều đó ảnh hưởng tới tương lai của Honda. Nếu có khúc mắc gì, đừng ngần ngại, hãy tới tìm Soichiro và tôi”. Sự chuyển giao của Honda lần 2 chính thức hoàn tất. Fujisawa rất hiếm khi xuất hiện trong cuộc họp của nhóm Big Broadroom còn Soichiro tách biệt hoàn toàn với Honda, ông tiếp tục quay trở về với niềm đam mê của ông đó là nghiên cứu và chế tạo máy tại Honda R&D.

Sự bổ nhiệm xuất phát từ kế hoạch đào tạo bài bản đã cho thấy hiệu quả. Kể từ năm 1970 Honda luôn là nhà sản xuất và phân phối xe máy lớn nhất trên thế giới. Năm 1971, Big Broadroom đưa Honda thoát khỏi cuộc khủng hoảng tiền tệ tại Nhật Bản. Năm 1972, với sự chấp thuận của Soichiro, Honda chính thức xâm nhập vào thị trường Mỹ với rất nhiều ông lớn hàng đầu ngành sản xuất máy cùng nhau cạnh tranh. Năm 1982, Honda là tập đoàn nước ngoài đầu tiên xây dựng nhà máy sản xuất ô tô ngay tại Mỹ với mẫu xe Civic là hình ảnh thương hiệu cũng như có nhiều thế hệ mới nhất.

Sau này, khi kết thúc nhiệm kỳ ban điều hành 4 người, Kiyoshi Kawashima được chọn là chủ tịch tập đoàn Honda. Có thể thấy, điều quan trọng nhất với Honda là làm cách nào để công ty tồn tại lâu dài! Cách duy nhất là chọn đúng người đứng đầu, là người hiểu rõ doanh nghiệp và triết lý vận hành của doanh nghiệp. Truyền thống của Honda tiếp tục cho đến ngày nay và không có ai làm tổng giám đốc của Honda quá 10 năm. Hiện Honda đã tới đời CEO thứ 9, tất cả những con người này đều có một lý tưởng chung.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hà Anh | MarketingTrips

Theo Tạp Chí Doanh Nhân

Bằng cách “ngồi chơi”, nhà quản lý quỹ Trung Quốc đã đạt tỷ suất lợi nhuận 58% chỉ trong quý 1

Danh mục của quỹ đã không thay đổi trong nhiều năm. Lãi lũy kế của quỹ từ khi thành lập năm 2015 đến nay đã đạt 1,835%.

Bí quyết làm giàu của Lou Weidong tại nơi thiếu ổn định như thị trường chứng khoán Trung Quốc là không giao dịch lướt sóng.

Người sáng lập và chủ tịch của Shenzhen Saiya Capital Management Co cho biết ông đã không mua thêm gì vào danh mục đầu tư tập trung vào các công ty vốn hóa nhỏ kể từ năm 2016. Và ông cũng không bán gì trong vài năm qua.

Công thức đó đã đền đáp lại cho Luo. Theo Simuwang, một nhà cung cấp dữ liệu tài chính Trung Quốc cho biết, giá trị tài sản ròng của quỹ đầu tư của ông đã tăng 58% trong quý đầu tiên, đưa mức lãi lũy kế từ khi thành lập đến nay đạt con số 1,835%. Lou đã xác nhận số liệu trên, có nghĩa là khoản đầu tư 1.000 USD vào quỹ khi thành lập sẽ có giá trị hơn 19.000 USD vào ngày 31 tháng 3.

Trong khi ông từ chối tiết lộ các cổ phần hiện tại của mình cho Bloomberg, Luo cho biết quỹ này không nắm giữ quá 5 cổ phiếu ở cùng 1 thời điểm. Ông nói rằng lần đầu tiên ông bắt đầu giao dịch cổ phiếu khi còn ở trường đại học năm 1995, sử dụng học bổng trị giá 13.000 nhân dân tệ (1.841 USD) không phải cho chi phí học mà để đưa vào thị trường. Hai năm sau, danh mục đầu tư của Luo trị giá 260.000 nhân dân tệ, cho phép ông mua một căn hộ ở Thâm Quyến mà không cần vay.

“Nhiệm vụ của tôi là săn lùng những cổ phiếu có giá có thể tăng hơn 10 lần” Luo nói. Tuy nhiên, công việc đó đã trở nên khó khăn hơn vì tăng trưởng kinh tế không còn mạnh mẽ như trước, các mô hình kinh doanh ở Trung Quốc đang ngày càng gần ngưỡng bão hòa và đã xuất hiện nhiều dấu hiệu của sự thiếu cân bằng.

Các chỉ số chứng khoán lớn của Trung Quốc thuộc về số ít các thị trường lớn trên thế giới không bị giảm hơn 20% so với đỉnh gần nhất và không rơi vào lãnh địa “con gấu” . Chỉ số tổng hợp Thâm Quyến, bao gồm nhiều công ty nhỏ và tăng trưởng nhanh, đã tăng 1,3% trong năm 2020.

Theo Luo, Saiya Capital hiện quản lý khoảng 1 tỷ nhân dân tệ. Ông tự coi mình là một nhà đầu tư dài hạn, người tìm kiếm các công ty có khả năng phục vụ thị trường 1.4 tỷ dân và tạo ra sự tăng trưởng to lớn. Khi tìm kiếm những cổ phiếu có thể tăng giá gấp 10 lần, ông không đặt kì hạn nhất định cho mục tiêu đó. Lou không mua cổ phiếu trong vài năm qua vì ông tin tưởng rằng ông đang nắm giữ những cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng tốt nhất Trung Quốc.

Khi sàng lọc các cổ phiếu tiềm năng, tiêu chí quan trọng đối với ông là tỷ lệ tăng trưởng hàng năm cả về mặt doanh thu và lợi nhuận. Ngoài ra, cả 2 số liệu trên cần phải được hỗ trợ bởi hoạt động kinh doanh chính của công ty, chứ không phải nhờ hoạt động kinh doanh mới hay các khoản đầu tư. “Đó là cách phân biệt các công ty tiềm năng thực sự và tiềm năng ảo, bởi những số liệu tốt nhờ hoạt động kinh doanh mới hoặc đến từ hoạt động đầu tư có thể tiềm ẩn rủi ro trong tương lai.”

Theo Shanghai Securities News, những thương vụ để đời của Lou là việc nắm giữ cổ phiếu của Poly Developments, Holdings Group Co. vàHangzhou Robam Appliances Co. Lou chia sẻ với Bloomberg, một trong những giao dịch khiến ông tự hào nhất là việc mua lại công ty fintech Julong năm 2012 và bán ra năm 2014, thu lời hơn 400%. Hiện tại, giá cổ phiếu của Julong vẫn thấp hơn giá trị hồi ông bán ra.

Luo cho biết ông nghiêm túc cân nhắc việc cắt giảm một số vị thế của mình trong tháng 3, khi thị trường toàn cầu sụt giảm, với việc nhà đầu tư lo lắng về tác động của đại dịch tới việc hoạt động của các công ty. Nhưng Luo chọn cách tiếp tục nắm giữ và tin tưởng vào tiềm năng lâu dài của các công ty trong danh mục.

“Nhiều công ty tốt cũng sẽ chịu ảnh hưởng của đại dịch. Là nhà đầu tư, bạn cần tìm ra những cổ phiếu tốt và nắm giữ chúng một cách chắc chắn, ông nói. Tôi không có kế hoạch thay đổi sở hữu của mình trong lương lai gần. Tôi tin rằng các công ty mà tôi đã đầu tư còn cách tiềm năng thực sự của họ một khoảng cách rất xa.”

 

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Nhịp sống kinh tế/Bloomberg

Các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Twitter bị sụt giảm doanh số dù lượng truy cập vẫn tăng

Những công ty chủ quản các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Twitter cho biết mặc dù lượng truy cập người dùng tăng vọt song lại không tỉ lệ thuận với thu nhập từ quảng cáo.

social-network

Theo Hãng tin Reuters, Công ty Facebook cho biết dịch bệnh COVID-19 đã gây thiệt hại cho doanh thu từ quảng cáo của họ, nguồn thu vốn chiếm phần lớn tổng thu nhập của công ty này.

Đáng chú ý, nguồn thu quảng cáo của Facebook vẫn giảm ngay cả khi nhiều người dùng hơn đang dành thời gian “kỷ lục” cho mạng xã hội trong lúc dịch bệnh.

“Chúng tôi không kiếm được tiền từ nhiều dịch vụ mà chúng tôi thấy người dùng tăng sử dụng, và chúng tôi cũng chứng kiến mức suy giảm trong hoạt động kinh doanh quảng cáo tại những nước đang áp dụng các biện pháp quyết liệt để đẩy lùi dịch bệnh COVID-19”, thông cáo của Facebook nêu.

Cổ phiếu Facebook đã mất giá 1% sau nhiều giờ sau khi đã tăng giá 8,7% trong các phiên giao dịch thông thường.

Facebook cho biết hoạt động nhắn tin trên các nền tảng thuộc công ty này cũng tăng hơn 50% trong tháng qua tại nhiều nước trong số các quốc gia bị ảnh hưởng dịch bệnh nặng nhất.

Chẳng hạn tại Ý, người dùng đã tăng thêm 70% thời gian sử dụng những nền tảng nhắn tin của Facebook.

Các cuộc gọi nhóm từ 3 người trở lên tại Ý cũng đã tăng hơn 1.000% trong tháng trước.

Facebook từ chối cung cấp thông tin chính xác là tại những thị trường nào họ đang gặp phải tình trạng doanh thu tỉ lệ nghịch với mức độ sử dụng của người dùng.

Không chỉ Facebook, Twitter cũng gặp tình trạng này. Một ngày trước đó, ngày 23-3, Công ty Twitter cho biết lượng người dùng hoạt động trên nền tảng mạng xã hội của họ tăng cao, nhưng công ty này đã hạ mức dự báo thu nhập quý 1-2020 và dự đoán trước mức tổn thất trong hoạt động kinh doanh do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Nhiều đơn vị quảng cáo đã rút lại những khoản ngân sách tiếp thị để giảm bớt chi phí trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn tiến bất trắc.

Một số công ty tỏ ra ngần ngại khi đặt quảng cáo bên cạnh những nội dung thảo luận về virus corona vì lo ngại có thể vô tình thương hiệu của họ bị gắn với chủ đề nhạy cảm.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Tuổi Trẻ

“Cha đẻ” giày Nike và 4 bài học giá trị cho startup từ hồi ký Shoe Dog

Hồi ký Shoe Dog, tựa Việt: Gã nghiện giày, là một trong các cuốn sách bán chạy nhất thế giới năm 2016 và là tác phẩm với nhiều bài học giá trị dành cho startup, được đúc kết từ câu chuyện của chính cha đẻ thương hiệu giày Nike nổi tiếng – tỷ phú Phil Knight.

 

Bên cạnh câu chuyện khởi nghiệp “người thật việc thật” được trình bày hài hước và cuốn hút trong Shoe Dog, còn là những suy ngẫm giá trị của một Phil Knight thời hiện đại, mà nay đã là vị tỷ phú giàu có với tài sản hơn 30 tỷ USD.

Do đó, cuốn hồi ký đã được cả Warren Buffett lẫn Bill Gates hết lời ca ngợi. Như lời của Warren Buffett trong bức thư gửi các cổ đông của Berkshire Hathaway năm 2017 thì: “Cuốn sách hay nhất mà tôi đã đọc năm ngoái là Shoe Dog của nhà sáng lập Nike – Phil Knight. Phil là một doanh nhân thông minh, tài năng và là một người kể chuyện xuất sắc”.

Trong tự truyện này, Knight đã kể lại hành trình từ lúc chu du thế giới ở tuổi 24 cho tới khi Nike lần đầu phát hành cổ phiếu trước công chúng vào năm 1980. Và, dưới đây là 4 bài học giá trị dành cho startup, được đúc kết từ Shoe Dog.

1. Xây dựng công ty thành công cần có thời gian

Quyển sách bắt đầu với cột mốc năm 1962. Thời điểm đó, nhà sáng lập Nike đã có một “ý tưởng điên rồ”: Nhập giày chạy bộ từ Nhật Bản vào thị trường Mỹ. Tháng 11/1962, tại Kobe, Knight bắt gặp thương hiệu Tiger của công ty sản xuất giày Onitsuka Co. Ấn tượng bởi chất lượng và mức giá cạnh tranh của Tiger, Knight đã gọi cho ông chủ của Onitsuka và đạt được thỏa thuận phân phối Tiger sang phía Tây nước Mỹ. Hơn 1 năm sau, những đôi Tiger đặt từ Nhật đã được chuyển đến cho Knight, và chàng thanh niên hăm hở bắt tay vào việc kinh doanh.

Khi đó, Knight đã đến các cửa hàng thể thao để thuyết phục bỏ mối giày, song bị từ chối vì họ đã có đủ, thậm chí là quá nhiều sản phẩm để bán. Thay đổi chiến thuật, Knight tìm đến nhiều buổi thi đấu điền kinh và tranh thủ bắt chuyện với các huấn luyện viên, vận động viên, người hâm mộ rồi giới thiệu mẫu giày của mình. Dù có sản phẩm tốt và sử dụng cách marketing trực tiếp như vậy, nhưng một công ty muốn phát triển cần nhiều hơn thế. Nó cần có thời gian!

Hai năm sau chuyến đi đến Nhật, Knight mới chính thức thành lập công ty cùng huấn luyện viên chạy bộ của mình – Bill Bowerman. Ba năm trôi qua, công ty của cả hai, khi đó còn tên là Blue Ribbon Sport, mới lần đầu thuê văn phòng và nó cũng chỉ là một không gian nhỏ nằm kế quán bar. Công ty của Knight vẫn tăng trưởng đều đặn, song vẫn chỉ là một doanh nghiệp nhỏ với vài nhân viên làm việc rải rác khắp đất Mỹ. Mãi đến năm 1972, tức 10 năm sau khi triển khai ý tưởng, cái tên “Nike” mới được biết đến rộng rãi.

Dĩ nhiên, tốc độ bán hàng của những năm 1960 không thể sánh được với bây giờ. Khi đó, Internet không có, toàn cầu hoá còn là khái niệm mới manh nha và “bức màn sắt” hình thành từ cuối Chiến tranh Thế giới thứ II vẫn đang chia cắt thế giới. Song, dù ở thời đại nào, việc xây dựng một công ty bán sản phẩm thành công cũng cần có thời gian. Như Knight chia sẻ thì việc đánh nhanh thắng nhanh là không cần thiết. Công ty không phải là công cụ để bạn giàu lên nhanh chóng rồi nghỉ hưu sớm.

2. Hãy có đam mê và giao thiệp với những người có cùng đam mê

Bản thân Knight là một tín đồ điền kinh và ông quen biết rất nhiều người trong giới. Một số người ông quen từ thời đại học thậm chí còn thi đấu tại Thế vận hội. Trong đó, người đồng sáng lập Nike với ông – Bill Bowerman – là người lên chương trình tập luyện cho đội tuyển điền kinh Mỹ vào năm 1968 và là huấn luyện viên chính vào năm 1972. Ngoài ra, Knight còn tăng cường mở rộng mối quan hệ khi thường xuyên đến nhiều sự kiện và các cuộc thi điền kinh để tiếp cận những người cùng sở hữu đam mê.

Thời đó, việc các huấn luyện viên tự thiết kế hay cải tiến giày chạy cho vận động viên không hiếm. Và, mỗi khi như vậy, Nike luôn đồng hành cũng như giúp đỡ họ. Ngày hôm nay, người ta gọi hành động này là nghiên cứu khách hàng có chủ đích. Song đối với Knight, việc này đến một cách tự nhiên hơn: Ông chỉ muốn gặp những người có sự quan tâm, có sự hiểu biết về điền kinh để nói chuyện và học hỏi.

Lợi ích từ các mối quan hệ được Nike tận dụng để biến cửa hàng thành nơi mang lại trải nghiệm toàn diện cho những tín đồ điền kinh. Tác giả của Shoe Dog kể lại: “Cậu ta (Jeff Johnson – nhân viên đầu tiên của Nike) muốn biến cửa hàng thành một ‘thánh địa’ dành riêng cho dân điền kinh… Jeff đã tạo ra một không gian đẹp mắt để họ gặp gỡ và trò chuyện. Cậu ta lắp thêm mấy chiếc kệ và đặt trên đó những cuốn sách mà bất kỳ một tín đồ điền kinh nào cũng nên đọc… Chưa từng có nơi nào trên thế giới dành riêng cho dân điền kinh như thế – một nơi không chỉ đơn thuần bán giày cho họ mà còn là nơi tôn vinh họ lẫn những đôi giày của họ”.

Sở hữu mối quan hệ rộng rãi còn giúp Nike đi tắt, đón đầu thị trường. Cuối những năm 60, đường chạy điền kinh được cải tiến, chuyển từ đất cát sang tartan và cao su. Đi kèm với đường chạy mới là những đặc tính mới mà vận động viên phải thích nghi. Và, còn ai thích hợp để kiểm tra mặt đường mới hơn là huấn luyện viên đội tuyển quốc gia đây. Nhờ có Bowerman mà Nike đã có thể nhanh chóng điều chỉnh và tung ra các sản phẩm phù hợp với đường chạy mới trước nhiều đối thủ của mình.

Bài học quan trọng ở đây nằm ở sự đam mê và niềm tin từ khách hàng. Knight và công ty của ông là trường hợp doanh nghiệp xây dựng được niềm tin đối với khách hàng khi tự bản thân trở nên đáng tin cậy trong mắt họ. Vì sao khách hàng lại tin tưởng Knight? Vì ông vừa là dân điền kinh, vừa là một người hâm mộ, lại vừa sở hữu một công ty thực sự xem trọng môn thể thao này. Thế nên, khách hàng không khỏi suy nghĩ rằng Knight biết sản phẩm nào là tốt nhất cho họ cũng như dễ có thiện cảm với ông vì tất cả đều cùng một đam mê.

3. Quản lý và lãnh đạo là 2 phạm trù khác biệt

Một điểm khá thú vị là dù làm việc trong lĩnh vực thể thao, song đội nhân viên nòng cốt của Knight lại chẳng có vẻ gì là “thể thao” cả: Một người phải ngồi suốt đời trên xe lăn sau tai nạn, 2 người béo phì, vài người hút 2 gói thuốc mỗi ngày. Nguyên do là thay vì thuê một ai đó cụ thể, Knight sẵn sàng chào đón tất cả những nhân tài mà ông gặp được và sẽ tạo ra các vai trò phù hợp với họ nếu cần.

Có thể nói, cách quản trị nhân sự của ông dường như thách thức nhiều quan điểm hiện đại về quản trị. Ông ít khi trả lời câu hỏi, thư từ hay các phản ánh. Phong cách của ông giống với một người lãnh đạo hơn là người quản lý. Một ví dụ điển hình cho điều này là trường hợp của Jeff Johnson. Hàng ngày, Johnson báo cáo tình hình kinh doanh cho Knight và sẽ nhận góp ý hoặc hỗ trợ nếu cần thiết. Ít khi Knight trả lời lại, song bằng cách đó, ông đã trao cho Johnson quyền được tự do làm những gì mình muốn. Kết quả là Johnson đã chủ động điều hành các chiến dịch marketing đầu tiên của công ty và nảy ra ý tưởng đột phá – biến cửa hàng thành nơi mang đến trải nghiệm cho dân điền kinh như đã kể trên.

Điểm đáng chú ý nữa là các công việc mà Knight và cả đội của ông tiến hành đều có mục đích rõ ràng. Những nhân viên đầu tiên của Knight đều là những người có chung niềm đam mê hoặc sở hữu chung hệ giá trị với ông. Họ đều là những người khát khao tìm kiếm một thứ gì đó khác, cách xa cuộc sống công sở 9 giờ sáng có mặt 5 giờ chiều ra về.

Về phong cách quản trị của mình, Knight thường dẫn lời của tướng quân Hoa Kỳ – Douglas McArthur: “Đừng bảo người khác phải làm việc như thế nào, mà hãy nói cho họ biết phải làm những gì, và để họ mang lại kết quả đáng ngạc nhiên cho bạn”.

Sau này, vị tỷ phú cũng thừa nhận: “Phong cách quản lý của tôi sẽ không phù hợp với ai muốn được cầm tay chỉ việc. Đội ngũ nhân viên của tôi cho rằng phong cách quản lý của tôi khiến họ cảm thấy tự do và được trao quyền nhiều hơn”. Nói cách khác, Knight không quản thúc đội của mình, ông chỉ tạo điều kiện cho họ thôi.

4. Kinh doanh là con đường không thể đoán trước

Có một sự thật là từ lúc dấn thân vào kinh doanh, Knight đã không hề đặt mục tiêu phải xây dựng một đế chế đáng giá hàng tỷ đô hay tạo ra bước đột phá trong thị trường. Ông đơn giản chỉ muốn làm bộ môn điền kinh được trở nên tốt hơn, thông qua việc cải tiến những đôi giày và nâng cao sức khoẻ của những người yêu thích nó. Thế nên, cuộc đời kinh doanh của vị tỷ phú không phải luôn diễn ra “theo đúng kế hoạch”, mà đầy những lúc khó khăn, vất vả, thử thách và dĩ nhiên là có cả sự thành công.

Knight thừa nhận bản thân là một người cha thường xuyên vắng nhà, nhiều lần suýt nữa là kiệt quệ và nhiều lần ra quyết định nóng vội, sai lầm. Để có một Nike tồn tại và phát triển như ngày hôm nay, dĩ nhiên ngoài sự cố gắng của tập thể công ty, còn cần phải có cả yếu tố may mắn nữa.

Thế nên, với các doanh nhân, điều quan trọng là hãy tập trung vào những công việc cụ thể ở thời điểm hiện tại và những thứ mà bạn có thể kiểm soát được. Hãy nắm bắt cơ hội và dũng cảm chấp nhận rủi ro. Hãy lắng nghe và biết quý trọng những gì mọi người đang làm. Đừng cố gắng dự đoán tương lai!

Có thể nói, Shoe Dog là một cuốn sách đáng chú ý, vì nó mang lại một câu chuyện “người thật việc thật” về một công ty hơn là nhồi nhét vào đầu người đọc những lời khuyên mang tính võ đoán như “bạn nên làm như thế này, như thế kia để thành công”. Qua đó, nó cho thấy tầm quan trọng của dấu ấn cá nhân trên con đường kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Có thể, bạn làm như thế này thì sẽ thành công nhưng tôi thì khác và ngược lại. Điều quan trọng là phải xác định bằng được đâu mới là con đường phù hợp với mình.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hà Anh | MarketingTrips

Theo DNSG

Người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng ăn tại nhà hậu COVID-19

Hầu hết người tiêu dùng ở khắp 11 nước châu Á đều sẽ tái ưu tiên việc ăn uống tại nhà và Việt Nam cũng nằm trong top 3 thị trường theo xu hướng này, vì vậy nhà bán lẻ nên trữ hàng hiệu quả tại các cửa hàng để đáp ứng các mức nhu cầu mới nổi.

Hôm qua ngày 14/4, Nielsen – công ty nghiên cứu và đo lường thị trường toàn cầu vừa thực hiện khảo sát với người tiêu dùng châu Á để thấu hiểu hành vi của họ khi mua sắm ngành hàng FMCG và kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng có một sự thay đổi đáng kể từ tiêu dùng mua mang đi (on-the-go) đến tiêu dùng an toàn tại nhà (safe-in-home) vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Đa số người tiêu dùng châu Á đều tái ưu tiên việc ăn tại nhà

Nghiên cứu “COVID-19 – Đâu là nơi người tiêu dùng hướng tới?” của Nielsen về thái độ của người tiêu dùng đối với sự bùng phát của vi rút Corona, sự thay đổi trong lối sống và chi tiêu cho các ngành hàng FMCG, chỉ ra rằng tại 11 thị trường châu Á, đa số người tiêu dùng đều sẽ tái ưu tiên việc ăn tại nhà.

Xu hướng này dẫn đầu bởi Trung Quốc đại lục với 86% số người tiêu dùng nói rằng họ sẽ ăn tại nhà thường xuyên hơn trước khi đại dịch bùng nổ.

Việt Nam cũng nằm trong top 3 các quốc gia theo xu hướng tương tự với 62% người tiêu dùng nói rằng họ cũng sẽ chọn ăn tại nhà, chỉ xếp sau Hồng Kông (77% người tiêu dùng).

Người tiêu dùng Việt Nam

“Trong một vài thị trường châu Á, doanh số bán các mặt hàng tiêu dùng nhanh tăng trung bình ít nhất 20-25% mỗi tuần kể từ khi dịch bắt đầu lan rộng vào cuối tháng 1 năm nay.

Người tiêu dùng đã quay lại cùng một cửa hàng nhiều lần và chúng tôi đã nhận thấy hành vi này tại các thị trường trong hơn hai tháng và đến từ tâm lý lo sợ mua hàng của người tiêu dùng.

Không còn nghi ngờ gì nữa, người tiêu dùng đã chuyển từ “tiêu dùng mua mang đi” sang “tiêu dùng an toàn tại nhà” nhiều hơn”, ông Vaughan Ryan, Tổng giám đốc, Nielsen Đông Nam Á chia sẻ.

Theo khảo sát mới nhất từ Nielsen Việt Nam về ảnh hưởng của COVID-19 đến hành vi của người tiêu dùng được thực hiện từ ngày 9 đến 15 tháng 3 năm 2020 thì hơn 50% người dân đã giảm tần suất ghé các cửa hàng hiện hữu trong khi đó 52% người được hỏi nói rằng họ gia tăng dự trữ hàng hóa tại nhà.

Bên cạnh đó, 82% người tiêu dùng đã giảm tần suất các hoạt động ăn uống bên ngoài (tăng 57% so với mức giảm 25% khi được đo lường trong tháng 2).

Với việc gia tăng dự trữ hàng hóa và ăn uống tại nhà do nhiều người phải ở nhà lâu hơn, người tiêu dùng đang gia tăng việc tiêu thụ các ngành hàng như Mì ăn liền, Sản phẩm chăm sóc nhà cửa, Thực phẩm bổ sung, Sản phẩm vệ sinh cá nhân, Thực phẩm thiết yếu, Rau quả tươi, Sữa và các chế phẩm từ sữa, và Thực phẩm đông lạnh.

Người tiêu dùng Việt Nam

Ở một số thị trường, người tiêu dùng vẫn có nhu cầu cao về thực phẩm mang đi

Ngoài ra, nghiên cứu này còn chỉ ra rằng người tiêu dùng có nhu cầu rất cao về sự tiện lợi cũng như sự an toàn vì họ bắt buộc phải suy nghĩ lại về những lựa chọn ăn uống mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Hồng Kông đứng đầu danh sách với 46% số người tiêu dùng ưa thích những thực phẩm mang đi.

Tương tự, người tiêu dùng Hàn Quốc và Thái Lan (đều là 42%) đều đang lựa chọn hình thức giao đồ ăn tại nhà nhiều hơn trước khi dịch bệnh xảy ra.

Những thị trường này tiêu biểu cho lối sống tiêu dùng mua mang đi và coi trọng giá trị tiện lợi mà loại hình này mang lại cho họ.

Riêng Việt Nam không theo xu hướng này với 25% số người được hỏi nói rằng họ sẽ duy trì tần suất đặt thức ăn mang về như trước đây.

“Sự chuyển hướng từ thói quen ăn uống bên ngoài sang thói quen đặt giao thức ăn đến nhà, mua mang đi hay nấu ăn tại nhà trong dịch COVID bị ảnh hưởng cục bộ không chỉ bởi thói quen tiêu dùng truyền thống mà còn do các biện pháp cách ly hoặc đóng cửa”, Ryan nhận xét.

Nhà bán lẻ nên trữ hàng hiệu quả tại các cửa hàng để đáp ứng các mức nhu cầu mới nổi

Những tác động này sẽ có ảnh hưởng rõ rệt đối với các nhà hàng và doanh nghiệp ăn uống bên ngoài, thế nhưng kết quả nghiên cứu cũng sẽ ảnh hưởng đến cách các nhà bán lẻ trữ hàng tại các cửa hàng để đáp ứng các mức nhu cầu mới nổi này.

“Với xu hướng gia tăng tiêu dùng trong các nhóm thực phẩm thiết yếu, chăm sóc và vệ sinh cá nhân, điều quan trọng là các sản phẩm này phải luôn trong tình trạng sẵn có đối với người tiêu dùng khi họ mua sắm.

Những thách thức về việc đưa sản phẩm ra thị trường như hết hàng sẽ có nghĩa là khách hàng sẽ chọn một sản phẩm thay thế hoặc đơn giản là không mua gì.

Đây sẽ là tổn thất đối với cả nhà bán lẻ và nhà sản xuất, đồng thời gây nên sự thất vọng đối với người mua hàng”, bà Louise Hawley, Tổng Giám đốc Nielsen Việt Nam cho biết.

Xu hướng này thể hiện một cơ hội rất lớn cho những nhà bán lẻ và nhà sản xuất. “Sự chuyển biến về thói quen ăn uống tại nhà sẽ kéo dài cho đến hậu đại dịch. Ngay cả sau khi đại dịch COVID-19 đi qua, lối sống ăn uống khỏe mạnh sẽ trở nên quan trọng với người tiêu dùng hơn so với trước đây, với sự kỳ vọng về một bữa tối tại nhà được tái thiết lập.

Xu hướng này tạo nên một cơ hội đầy tiềm năng cho nhà sản xuất, nhà bán lẻ, nhà hàng và các công ty giao thực phẩm để suy nghĩ lại về các dịch vụ sức khỏe, đảm bảo rằng các sản phẩm của họ đáp ứng được sự hài lòng về nhu cầu ngày càng tăng đối với sức khỏe và sự thuận tiện – nhưng vẫn có chất lượng cao và đạt chuẩn vệ sinh cho những khách hàng sẵn sàng trả nhiều hơn cho chúng.

Đối với những nhà bán lẻ, khai thác sâu các kênh trực tuyến, suy nghĩ lại về việc giao hàng, phát triển hơn các dịch vụ O2O (offline-to-online) và thúc đẩy tích hợp đa kênh sẽ là cách mà người tiêu dùng mua sắm trong tương lai”, Bà Louise bổ sung.

Trong vài năm gần đây, kênh cửa hàng tiện lợi chứng kiến sự tăng trưởng nhiều nhất, tuy nhiên thách thức đối với nhà bán lẻ tiện lợi là sự gần gũi với khách hàng ngày càng quan trọng trong khi khách hàng thì đang trong xu hướng ở nhà nhiều hơn, nhiều cửa hàng tiện lợi không thể cung cấp đầy đủ các sản phẩm mà người tiêu dùng tìm kiếm để dự trữ hoặc nấu ăn tại nhà.

Điều này tạo ra một cơ hội lớn cho các cửa hàng tiện lợi mở rộng danh mục sản phẩm liên quan đến thực phẩm thiết yếu, chứ không dừng lại ở sản phẩm “ăn uống tại nhà” hoặc “mua mang đi” như trước đây.

Người tiêu dùng Việt Nam

Trong khi hành vi của người tiêu dùng ở các thị trường trong giai đoạn trước mắt đã thay đổi rõ ràng, câu hỏi tiếp theo mà chúng ta đặt ra là “Liệu khi nào mọi thứ sẽ trở lại bình thường?” và câu trả lời có thể là không bao giờ.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo Nielsen

Gợi ý các ứng dụng hỗ trợ trò chuyện, hội họp trực tuyến thay thế Zoom

Khi những vấn đề về bảo mật của Zoom liên tiếp được phát hiện thời gian qua, đâu là những giải pháp thay thế đáng giá cho các ứng dụng hỗ trợ trò chuyện hoặc hội họp trực tuyến?

Hiện có rất nhiều dịch vụ gọi trực tuyến, mỗi công cụ đều có ưu, khuyết điểm riêng. Trang TIME đã gợi ý cho người dùng các công cụ có thể thay thế Zoom.

Gợi ý của TIME dựa vào 2 nhu cầu của người dùng gồm: Các cuộc gọi đơn giản cho bạn bè, bố mẹ… để nói chuyện, tán gẫu; Các cuộc gọi, cuộc họp quan trọng, chuyên nghiệp.

Các cuộc gọi đơn giản cho bạn bè, bố mẹ… để nói chuyện, tán gẫu

1. WhatsApp

Nền tảng: Web, iOS, Android

Giá: Miễn phí

ứng dụng hỗ trợ trò chuyện whatsapp

Không quá phổ biến tại Việt Nam, song WhatsApp lại cực kỳ nổi tiếng tại nhiều quốc gia ở châu Âu, Mỹ… Ứng dụng khả dụng trên nền tảng web, iOS cũng như Android. Đương nhiên nó hoàn toàn miễn phí.

Ứng dụng này cho người dùng nhắn tin miễn phí, chat nhóm lên đến 256 người. WhatsApp cho phép cuộc gọi audio, video nhóm miễn phí với tối đa 4 người tham gia.

Về độ bảo mật, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi ứng dụng này được mã hóa đầu cuối đảm bảo các đoạn chat, video… được bảo mật.

2. Facebook Messenger

Nền tảng: Web, iOS, Android

Giá: Miễn phí

Cùng với WhatsApp, Messenger là ứng dụng thứ 2 được TIME gợi ý. Điều khác là ứng dụng này rất phổ biến với người Việt.

Thêm một lợi thế của Messenger là khi trò chuyện video, ứng dụng này rất thân thiện khi người dùng có thể sử dụng hệ thống emoji, stickers… Messenger hỗ trợ đến 50 người tham dự khi gọi video.

Giống như WhatsApp, nội dung trên Facebook Messenger cũng được mã hóa đầu cuối.

3. FaceTime

Nền tảng: iOS, macOS, iPadOS

Giá: Miễn phí

Đây là ứng dụng chỉ dành cho những người dùng các thiết bị của Apple (iPhone, iPad, MacBook) khi nó khả dụng với các nền tảng iOS, macOS, iPadOS.

Với FaceTime, người dùng có thể thực hiện cuộc gọi video với tối đa 32 người. Đây cũng là một ứng dụng khá thân thiện khi người dùng có thể sử dụng Memoji trong quá trình nói chuyện.

Bạn cũng hoàn toàn yên tâm về mức độ bảo mật khi FaceTime sử dụng công nghệ mã hóa đầu cuối nội dung.

4. Google Duo

Nền tảng: iOS, Android, Nest

Giá: Miễn phí ứng dụng hỗ trợ trò chuyện google duo

Đây là một ứng dụng gọi video chất lượng của Google xong đáng tiếc là không nhiều người biết đến nó.

Google Duo hỗ trợ các cuộc gọi voice cũng như video có sự tham dự tối đa của 12 người. Nó hỗ trợ các cuộc gọi trên nhiều nền tảng: Thiết bị di động, trình duyệt web cũng như Nest Hub Max của Google.

Nội dung trên Google Duo cũng được mã hóa đầu cuối.

Các cuộc gọi, cuộc họp quan trọng, chuyên nghiệp

1. Google Meet

Nền tảng: Windows, iOS, Android

Giá: Miễn phí, trả phí

Google Meet là tên gọi mới của dịch vụ Hangouts Meet mà nhiều người biết đến.

Google Meet cho người dùng tạo phòng họp tới 250 thành viên tùy theo gói dịch vụ. Với giá khởi điểm 6 USD mỗi tháng, người dùng G-Suite được quyền tạo tên miền Gmail riêng, lưu trữ không giới hạn trên Google Cloud và truy cập tất cả dịch vụ dành cho doanh nghiệp khác như Google Calendar, Docs, Sheet, Slides…

Với những người sở hữu tài khoản Gmail thông thường chỉ có thể tham dự, chứ không thể tạo được cuộc họp.

2. Microsoft Teams

Nền tảng: Windows, iOS, Android

Giá: Miễn phí, trả phí

Microsoft Teams là công cụ do Microsoft phát triển, được tích hợp sẵn trong bộ phần mềm văn phòng Office 365. Hoặc người dùng có thể tự cài đặt riêng trên thiết bị chạy Android và iOS, cũng như máy tính chạy Windows.

Microsoft Teams cho phép người dùng có thể tạo ra từng không gian làm việc riêng biệt để mời từng người tham gia. Microsoft Teams kết nối với Office 365 giúp người dùng dễ dàng chia sẻ file, dữ liệu… với nhau. Microsoft Teams cũng cho phép người dùng lên lịch sự kiện, tag tên những thành viên trong nhóm để giao việc, theo dõi tiến độ và nhắc nhở deadline cho những người đã được giao việc.

3. Skype Meet Now

Nền tảng: Windows, iOS, Android

Giá: Miễn phí, trả phí

Skype Meet Now là một tính năng được Skype cập nhật để đáp ứng nhu cầu làm việc từ xa trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Với Skype Meet Now, người dùng có thể tạo phòng họp tối đa 50 người tham gia chỉ qua đường dẫn trên web mà không cần tải phần mềm hay đăng ký tài khoản. Để mở rộng phòng họp lên 100 người hoặc 500 người, người dùng cần phải trả phí.

Skype Meet Now sở hữu tính năng lưu trữ bản ghi âm cuộc họp, cũng như có thể làm mở hậu cảnh của người tham gia cuộc gọi. Song điều này sẽ chỉ tồn tại trong 30 ngày cho người dùng miễn phí. Nếu muốn kéo dài thời gian sử dụng tính năng này, bạn phải trả phí.

4. Jitsi

ứng dụng hỗ trợ trò chuyện jitsi

Nền tảng: Web, PC, Mac, Linux, iOS, Android

Giá: Miễn phí

Những công cụ chuyên nghiệp nói trên hầu hết đều phải trả phí để có thể dụng tối đa các tính năng. Với Jitsi, bạn có thể sử dụng tối đa các tính năng mà lại hoàn toàn miễn phí, bởi đơn giản đây là một phần mềm mã nguồn mở.

Jitsi Meet cho bạn tạo một phòng họp miễn phí không giới hạn người tham gia, cũng như thời gian họp. Ứng dụng cũng hỗ trợ nhiều nền tảng khác nhau và có thể sử dụng mà không cần đăng ký tài khoản. Người dùng Jitsi Meet cũng có thể ghi lại toàn bộ nội dung cuộc họp trực tuyến để có thể sử dụng hoặc xem lại.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hà Anh | MarketingTrips

Theo VTV

Marketing Plan là gì? Mẫu lập kế hoạch Marketing tổng thể

Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu toàn bộ các nội dung xoay quanh thuật ngữ Marketing Plan (Kế hoạch Marketing) như: Marketing Plan là gì, Cách xây dựng một bản kế hoạch Marketing Plan tổng thể, một số mẫu lập Marketing Plan phổ biến, Tại sao doanh nghiệp cần xây dựng Marketing Plan, và hơn thế nữa.

Marketing Plan là gì
Marketing Plan là gì? Mẫu lập kế hoạch Marketing tổng thể

Marketing Plan trong tiếng Việt có nghĩa là Kế hoạch Marketing, khái niệm đề cập đến các bản kế hoạch được sử dụng trong marketing thường được xây dựng và thực hiện theo quý hoặc năm. Một Marketing Plan hàng năm hoàn chỉnh và toàn diện giúp doanh nghiệp thiết lập những hoạt động Marketing của mình theo đúng lịch trình để biến mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp thành hiện thực.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Marketing Plan là gì?
  • Marketing Plan bao gồm những gì?
  • Tại sao thương hiệu hay doanh nghiệp cần phải xây dựng Marketing Plan.
  • Các bước xây dựng một bản kế hoạch Marketing hay Marketing Plan tổng thể (Marketing Plan mẫu).
  • Một số câu hỏi thường gặp với Marketing Plan.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Marketing Plan là gì?

Marketing Plan là khái niệm đề cập đến các bản kế hoạch được sử dụng trong marketing thường được xây dựng và thực hiện theo quý hoặc năm.

Hãy nghĩ về Marketing Plan như là một bản kế hoạch hay chiến lược cấp cao (high-level) dùng để hướng dẫn định hướng cho các chiến dịch, mục tiêu và tăng trưởng của Team bạn.

Nếu bạn không có bất cứ một Marketing Plan hay chiến lược nào, mọi thứ có thể trở nên rất lộn xộn – và gần như bạn không thể đưa ra bất cứ một con số nào vào mục ngân sách bạn sẽ cần để đảm bảo cho các dự án, tuyển dụng và thuê ngoài.

Chắc hẳn là bạn sẽ vô cùng “ngợp” và rối bời vì điều này.

Hãy nhớ rằng có rất nhiều biến thể cần thiết cho một Marketing Plan bạn cần, tùy thuộc vào ngành hàng của bạn và mục tiêu của Team Marketing của bạn.

Để làm cho việc xây dựng kế hoạch của bạn trở nên dễ dàng hơn, dưới đây là tập hợp một danh sách những gì bạn cần bao gồm trong kế hoạch của bạn và một vài mẫu kế hoạch khác nhau để bạn có thể dễ dàng “điền vào chỗ trống”.

Để bắt đầu, hãy đi sâu vào cách tạo một Marketing Plan mẫu và sau đó xem xét một bản Marketing Plan cấp cao (high-level marketing plan/strategy) có gì bên trong.

Tại sao thương hiệu hay doanh nghiệp cần phải xây dựng Marketing Plan.

Marketing Plan là các bản kế hoạch Marketing mang tính định hướng cho toàn bộ các hoạt động Marketing tổng thể. Marketing Plan đóng vai trò như là kim chỉ nam cho mọi hành động của doanh nghiệp, thay vì doanh nghiệp thực hiện các hoạt động marketing một cách tự phát hay cảm tính tức thời, họ cần một bản kế hoạch hay chiến lược dài hơi hơn, giúp họ đi xa hơn một cách bền vững hơn.

Dưới đây là một lý do giải thích tại sao doanh nghiệp hay thương hiệu cần xây dựng ngay cho mình các kế hoạch Marketing tổng thể.

Marketing Plan giúp định hướng doanh nghiệp.

Trong thế giới VUCA và bối cảnh kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng như hiện tại, có thể nói linh hoạt hay thích ứng nhanh là từ khoá mà mọi doanh nghiệp cần theo đuổi.

Tuy nhiên, linh hoạt hay thích ứng nhanh không có nghĩa là doanh nghiệp hành động hay ra quyết định một cách tức thời hay ngắn hạn, để có thể đạt được những mục tiêu chiến lược trong dài hạn, doanh nghiệp cần thực hiện đúng các chiến thuật trong ngắn hạn.

Bạn cứ thử hình dung rằng, doanh nghiệp của mình sẽ đi đâu về đâu hay các hoạt động marketing có thể tác động đến doanh nghiệp trong tương lai như thế nào nếu bạn không biết mục tiêu của bạn khi đó là gì hay bạn sẽ giúp doanh nghiệp có được vị thế ra sao trên thị trường?

Bằng cách xây dựng chi tiết các mục tiêu và định hướng với các hoat động marketing, bạn có thể hiểu rõ thứ doanh nghiệp có thể đạt được trong tương lai dù cho trong quá trình đi đến đó bạn và doanh nghiệp phải thay đổi hay chuyển hướng bao nhiêu lần.

Marketing Plan giúp xây dựng lợi thế cạnh tranh.

Ở các phần lập kế hoạch marketing chi tiết bên dưới, bạn sẽ thấy rằng nghiên cứu thị trường hay phân tích bối cảnh kinh doanh của doanh nghiệp là một trong những công việc chính khi xây dựng Marketing Plan.

Trong nền kinh tế thị trường, hiếm có sản phẩm hay hay ngành hàng nào mà chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp cạnh tranh với nhau, thay vào đó, có vô số các doanh nghiệp hay thương hiệu cùng bán một sản phẩm hay cung cấp các sản phẩm tương tự sẽ không ngừng cạnh tranh với nhau.

Vậy điều gì sẽ giúp doanh nghiệp của bạn đứng vững được trên thị trường?

Câu trả lời ngắn gọn nhất có thể đưa ra đó là doanh nghiệp cần có những lợi thế cạnh tranh hay lợi thế bán hàng riêng biệt (USP), những thứ mang lại giá trị cho khách hàng mục tiêu mà đối thủ của bạn không có.

Thông qua quá trình lập Marketing Plan, vì bạn hiểu rõ nơi bạn đang ở, thị trường bạn đang kinh doanh và cũng như nơi bạn muốn đến, bạn sẽ từng bước xây dựng và hoàn thiện mình, và chính những điều này sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi thế cạnh tranh hơn.

Marketing Plan thúc đẩy quá trình tăng trưởng bền vững.

Như đã phân tích ở trên, mục tiêu cuối cùng của mọi doanh nghiệp hay thương hiệu không phải là phát triển hay tăng trưởng mà là tăng trưởng bền vững.

Thay vì doanh nghiệp chỉ tập trung đạt được các mục tiêu marketing và kinh doanh trong ngắn hạn và có thể dần mất đi các lợi thế của mình trong dài hạn, bằng cách hoạch định rõ các phương hướng, chiến lược hay cách thức đáp ứng nhu cầu của đối tượng mục tiêu trong tương lai, họ không chỉ đảm bảo mục tiêu tăng trưởng trong ngắn hạn mà còn chứng minh rằng họ có thể duy trì năng lực tăng trưởng đó trong dài hạn.

Bạn cũng cần nhớ rằng, dù cho môi trường có thể nhanh chóng thay đổi, cách thức thực hiện có thể thay đổi, hành vi của khách hàng cũng thay đổi, tuy nhiên, mục tiêu và vị thế cần có của thương hiệu trên thị trường thì không (hoặc rất lâu) thay đổi.

Marketing Plan bao gồm những gì?

Một khi bạn đã có thể hiểu rõ khái niệm, bản chất và lợi ích của Marketing Plan, tức các bản kế hoạch marketing, bạn có thể bắt đầu xây dựng các Marketing Plan cho doanh nghiệp hay thương hiệu của mình.

Trước khi bắt đầu bạn cũng cần hiểu rằng, không có một khuôn mẫu Marketing Plan hoàn hảo và duy nhất, tuỳ thuộc vào từng bối cảnh kinh doanh và điều kiện thị trường cụ thể, doanh nghiệp cần xây dựng các bản kế hoạch khác nhau.

Dưới đây là 5 bước đơn giản để bạn có thể lập một kế hoạch Marketing hoàn chỉnh.

  1. Conduct a situation analysis.
  2. Define your target audience.
  3. Write SMART goals.
  4. Analyze your tactics.
  5. Set your budget.

1. Conduct a situation analysis – Phân tích bối cảnh.

Trước khi bạn có thể bắt đầu với việc lập Marketing Plan của mình, bạn phải biết tình hình hiện tại của mình đang như thế nào.

Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa của bạn là gì? Tiến hành phân tích ma trận SWOT cơ bản là bước đầu tiên để tạo ra một kế hoạch Marketing. Các doanh nghiệp lớn hiện vẫn sử dụng SWOT bên cạnh nhiều model khác.

Ngoài ra, bạn cũng nên có một sự hiểu biết nhất định về thị trường hiện tại. Làm thế nào để bạn so sánh với các đối thủ cạnh tranh của bạn? Làm một phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn làm tốt được bước này.

Hãy suy nghĩ về cách các sản phẩm khác có thể tốt hơn sản phẩm của bạn. Thêm vào đó, hãy xem xét các lỗ hổng trong cách tiếp cận của đối thủ cạnh tranh (Weakness).

Họ còn thiếu gì? Bạn có thể cung cấp những gì để giúp bạn tạo một lợi thế cạnh tranh? Hãy suy nghĩ về những gì làm bạn khác biệt so với đối thủ như cách mà Apple đã làm với Samsung hay Nokia nhé.

Trả lời các câu hỏi như thế này sẽ giúp bạn tìm ra những gì khách hàng của bạn muốn, điều này sẽ đưa bạn đến bước thứ hai.

2. Define your target audience – Xác định đối tượng mục tiêu là yếu tố then chốt với bất kì Marketing Plan nào.

Khi bạn đã hiểu rõ hơn về thị trường và tình hình của công ty bạn, hãy đảm bảo bạn biết đối tượng mục tiêu của mình là ai. Lưu ý đối tượng mục tiêu (TA) này nên được chia thành nhiều phân khúc ưu tiên khác nhau.

Từ phân khúc khách hàng có mức độ ưu tiên cao nhất đến phân khúc ít ưu tiên hơn, nếu bạn không đủ ngân sách Marketing để tiếp cận tất cả các tệp khách hàng đó thì tốt nhất bạn nên chọn phân khúc ưu tiên nhất (main target audience) để thực thi.

Nếu công ty của bạn đã có Buyer-Personas (chân dung khách hàng), bước này có thể có nghĩa là bạn phải tinh chỉnh lại các chân dung khách hàng của mình.

Còn nếu công ty của bạn chưa có, thì bạn nên tạo ít nhất là 1 bản cho mình và Team. Để làm điều này, bạn có thể phải tiến hành nghiên cứu thị trường (Market Research).

Tính cách người mua của bạn nên bao gồm ít nhất các thông tin về nhân khẩu học như tuổi, giới tính và thu nhập hay thậm chí là các thông tin nâng cao như tâm lý học, hành vi hay yếu tố xã hội.

Tuy nhiên, nó cũng sẽ cần bao gồm các thông tin như “nỗi đau” và mục tiêu mua hàng.

Điều gì đang thúc đẩy khách hàng của bạn? Họ có vấn đề gì mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể khắc phục? (Hay đối thủ làm tốt hơn).

Khi bạn đã viết thông tin này, nó sẽ giúp bạn xác định mục tiêu của mình là gì, điều này đưa bạn đến bước thứ ba.

3. Write SMART Goals – Xây dựng mục tiêu.

Bước thứ 3 để xây dựng một bản kế hoạch Marketing tổng thể đó là viết ra các mục tiêu cần đạt được sau khi kế hoạch được triển khai (hoặc hoàn thành).

Ai đó có thể nói với bạn: “Bạn không thể đi đâu đó trừ khi bạn có một bản đồ đường đi”.

Tuy nhiên, nó cũng có thể được áp dụng một cách ẩn dụ để bạn làm Marketing. Bạn không thể cải thiện ROI (return on invest) trừ khi bạn biết mục tiêu của mình là gì.

Sau khi bạn tìm ra tình huống hiện tại của mình và biết đối tượng mục tiêu, bạn có thể bắt đầu xác định mục tiêu SMART của mình.

Mục tiêu SMART là cụ thể, có thể đo lường được, có thể đạt được, có liên quan và có thời hạn cụ thể. Điều này có nghĩa là tất cả các mục tiêu của bạn phải cụ thể và bao gồm khung thời gian mà bạn muốn hoàn thành nó.

Ví dụ: mục tiêu của bạn có thể là tăng 15% người theo dõi Instagram của bạn trong ba tháng. Tùy thuộc vào mục tiêu Marketing tổng thể của bạn, điều này sẽ phù hợp và có thể đạt được. Ngoài ra, mục tiêu này là cụ thể, đo lường được và có thời hạn.

Trước khi bạn bắt đầu bất kỳ chiến thuật nào, bạn nên viết ra mục tiêu của mình. Sau đó, bạn có thể bắt đầu phân tích chiến thuật nào sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu đó.

Điều này đưa bạn đến bước số bốn.

4. Analyze your tactics – Phân tích các chiến thuật.

Tại thời điểm này, khi bạn đã viết ra các mục tiêu của mình dựa trên đối tượng mục tiêu và tình huống hiện tại của bạn.

Bây giờ, bạn phải tìm ra chiến thuật (Tactics) nào sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu.

Thêm vào đó, các kênh hay hành động phù hợp bạn cần tập trung vào là gì.

Ví dụ: nếu mục tiêu của bạn là tăng 15% số người theo dõi trên Instagram trong ba tháng, thì chiến thuật của bạn có thể bao gồm dự trữ đủ quà tặng, trả lời mọi bình luận và đăng ba lần trên Instagram mỗi tuần.

Một khi bạn hiểu rõ mục tiêu của mình, việc động não và xây dựng ra một số chiến thuật để đạt được những mục tiêu đó sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, trong khi bạn đang viết ra các chiến thuật của mình, bạn phải liên tưởng đến phần ngân sách của mình, điều này đưa bạn đến với bước thứ năm.

5. Set You Budget – Xây dựng ngân sách Marketing là nội dung cuối cùng cần có trong bất cứ bản kế hoạch Marketing Plan nào.

Trước khi bạn có thể bắt đầu thực hiện bất kỳ ý tưởng nào mà bạn đã đưa ra trong các bước nói trên, bạn phải biết mức ngân sách hiện có.

Ví dụ: chiến thuật của bạn có thể bao gồm các hoạt động quảng cáo truyền thông mạng xã hội (Social Media Marketing). Tuy nhiên, nếu bạn không có ngân sách cho việc đó, thì bạn có thể không đạt được mục tiêu của mình.

Trong khi bạn viết ra chiến thuật của mình, hãy chắc chắn lưu ý ngân sách ước tính. Bạn có thể bao gồm thời gian cần thiết để hoàn thành từng chiến thuật bên cạnh các tài sản bạn có thể cần mua, chẳng hạn như không gian quảng cáo.

Tới đây thì hẳn bạn đã biết cách để tạo ra cho mình một bản kế hoạch marketing xuất sắc rồi, hãy thực thi, chỉnh sửa và tối ưu dần nhé.

Một số câu hỏi thường gặp với Marketing Plan.

  • Marketing Plan (kế hoạch Marketing) là gì và bao gồm những gì?

Marketing Plan đơn giản là các bản kế hoạch marketing, thường bao gồm các nội dung như: phân tích vị trí của thương hiệu (sản phẩm và dịch vụ) trên thị trường, xác định nhóm khách hàng mục tiêu, xây dựng mục tiêu marketing, đánh giá và phân tích các chiến thuật marketing, lập kế hoạch chi tiêu ngân sách.

  • Marketing Plan mẫu là gì?

Marketing Plan mẫu là các mô hình, kiểu (framework) hay công thức xây dựng Marketing Plan. Tuỳ vào mục tiêu của từng doanh nghiệp khác nhau, các mô hình có thể khác nhau và có thể có các nội dung như: nghiên cứu thị trường, xác định vấn đề Marketing, mục tiêu Marketing, kế hoạch quảng cáo và nhiều nội dung khác.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ các chia sẻ của MarketingTrips xoay quanh thuật ngữ Marketing Plan hay còn được gọi là Kế hoạch Marketing.

Bằng cách hiểu marketing plan là gì cũng như các bước chính để khi dựng một bản Marketing Plan hoàn chỉnh, bạn đang sẵn sàng để tiếp cận khách hàng của mình theo những cách mà họ đang mong đợi nhất.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Trai đẹp 17 tuổi xuất chúng giữa đại dịch: Tự làm website chống Covid-19 siêu hot, không thèm nhận 200 tỷ tiền quảng cáo

Một tấm gương đầy chính kiến và tài năng nổi lên giữa mùa dịch Covid-19, không màng danh lợi dù chỉ mới 17 tuổi.

Một anh chàng 17 tuổi người Do Thái đang học tập tại Seattle (Mỹ) mới đây đã khiến hàng tá người phải sửng số khi không chỉ một tay sáng lập ra website cập nhật dữ liệu dịch bệnh Covid-19 cho mọi người truy cập miễn phí, mà còn thẳng thừng từ chối khoản tiền trị giá 8 triệu USD (gần 200 tỷ đồng) về thỏa thuận kinh danh quảng cáo trên trang web của mình.

Tuổi trẻ tài cao, tự thân làm nên website hỗ trợ bệnh dịch

Tên tuổi nhân vật chính đầy tài năng này là Avi Schiffmann, là người tự thân thiết kế giao diện, tính năng và lập ra địa chỉ ncov2019.live , đã được hàng chục triệu người biết đến và truy cập kể từ khi ra mắt vào cuối tháng 12 vừa rồi. Với việc chỉ mới đạt ngưỡng tuổi 17, hành động của Avi đã khiến rất nhiều người ngưỡng mộ và cảm ơn vì đã cung cấp một nguồn thông tin tham khảo kịp thời đến như vậy (thời điểm cuối tháng 12 vẫn chưa có nhiều cơ quan tung ra chính thức các công cụ thống kê và hỗ trợ thông tin về Covid-19 trên thế giới).

Giao diện website của Avi rất chỉnh chu gọn gàng và không hề kém cạnh nhiều website của các cơ quan lớn.

Không kém cạnh gì những website tổng hợp danh tiếng chuyên sâu khác, trang web của Avi có khả năng update liên tục các thông tin thống kê về bệnh dịch từ nhiều nguồn tin uy tín, với tần suất 1 phút/lần làm mới số liệu theo cập nhật chính thức theo thời gian thực, cả về số ca nhiễm, chữa khỏi, tử vong và những tin tức khác. Avi cũng đính kèm tính năng xem bản đồ tương tác từ Google Maps và bảng tin Twitter trên giao diện, cùng lúc giúp mọi người có thể tiện tay theo dõi được nhiều diễn biến nhất có thể.

“Mình bắt tay vào làm website này vào khoảng Giáng Sinh năm ngoái, khi tổng số ca nhiễm ở Trung Quốc còn chưa chạm mức 1000. Khi ấy, khá khó để mọi người có thể tìm được những nguồn tin uy tín nào để tham khảo tình hình thực tế hàng ngày, và đó là động lực để mình quyết định thực hiện ý tưởng trên,” chia sẻ từ lời cậu học sinh trung học phổ thông năm cuối.

Được biết, Avi cũng có một nền tảng khá vững chắc về công nghệ lập trình và đang tham gia một số dự án liên quan, nhưng vẫn tự tin đầu tư thời gian và công sức để hoàn thành cùng lúc website này nhằm củng cố kiến thức điều hành dữ liệu web. Hơn nữa, Avi cũng cho rằng đây là một cách hiệu quả để góp phần giúp đỡ thế giới khi nhiều người còn đang gặp khó khăn và không phải chính phủ nào cũng kịp thời hỗ trợ họ về mặt thông tin nhanh nhạy.

Để gia tăng độ tin cậy và nắm bắt tình hình mọi lúc mọi nơi, Avi đã nhờ cậy và nhận được sự đồng ý giúp sức từ một công ty truyền thông chuyên về tin tức, từ đó cậu đã lập trình để hệ thống tự động update dữ liệu từ nguồn tin của họ. “Mọi thứ nay đã tự vận hành trơn tru kể cả khi mình đi ngủ, nên không cần quá quan tâm và chực chờ liên tục trên máy tính hàng ngày nữa.”

“Mỗi ngày, mình nhận được tới cả nghìn tin nhắn, một phần là những lời cảm ơn chân thành, một phần là nhiều hãng truyền thông liên hệ phỏng vấn, phần khác là là những vị tiến sỹ, chuyên gia đề nghị được giúp sức.”

Theo chia sẻ từ Avi, số người và lượt truy cập tăng theo cấp số nhân hàng ngày. Cột mốc 1 triệu người truy cập đầu tiên phải mất 1 tháng để đạt được, nhưng nay chỉ trong 1 ngày thôi cũng đủ dễ dàng có thêm vài triệu lượt truy cập tổng cộng từ khắp thế giới.

Từ chối khoản tiền 8 triệu USD lợi nhuận quảng cáo

Tâm sự về bản thân, Avi cho biết mình dự tính sẽ làm theo kế hoạch “gap year” trước đại học khoảng 1-2 năm để chu du thế giới, đồng thời học hỏi thêm nhiều kỹ năng và kiến thức trong những cuộc thi về lập trình. Cậu cho biết mình không phải người quá coi trọng tiền bạc, mà chỉ muốn trở thành một hình mẫu thành công về mặt sáng tạo và cống hiến, mang lại những thành quả lớn lao tầm vóc thế giới.

Sở thích lập trình của Avi nhen nhóm ngay từ khi tuổi mới lên 7, tự học thông qua các lớp online miễn phí và cứ thế tự phát triển dần qua những cộng đồng trực tuyến. Cậu cũng thừa nhận mình không thực sự giỏi giang về điểm số trường lớp, và “chỉ cố gắng đủ điểm qua môn, còn đâu đầu tư thời gian vào đam mê lập trình là chính”.

Tuy nhiên, điều bất ngờ nhất về chàng trai này là việc cậu đã thẳng thừng từ chối khoản tiền lên tới 8 triệu USD cho một hợp đồng quảng cáo đặt trên website của cậu. Thực chất, không quá khó hiểu khi con số này được đưa ra bởi lượng người truy cập web của Avi là rất lớn, lại ngày càng có tiềm năng quan tâm tăng lên từng giờ bởi Covid-19 vẫn là vấn đề nóng nhất toàn cầu hiện nay. Nhưng Avi lại không tỏ ra quá hứng thú với lời đề nghị này.

“Việc bỏ qua một khoản tiền đáng giá cả giai tài với nhiều người như vậy không quá khó, bởi bản thân mình không coi tiền bạc là mối quan tâm hàng đầu. Mình mới 17 tuổi thôi mà, đâu cần phải sốt sắng kiếm tiền tiết kiệm rồi nghỉ hưu chóng vánh làm gì?”

Dĩ nhiên, Avi không tránh khỏi những lời đàm tiếu cho rằng hoặc cậu là một kẻ khờ khạo quá đáng, hoặc cậu chỉ đang cố tỏ ra ngây thơ quá mức đến nỗi ngu ngốc. Dù vậy, rất nhiều người khác cũng tỏ ra khâm phục quan điểm sống chín chắn của Avi, đặt lợi ích chung lên hàng đầu mà không màng danh lợi cá nhân.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hùng Lâm | MarketingTrips 

Theo Trí Thức Trẻ

Marketing Online – chiến lược cứu nguy cho doanh nghiệp thời Covid-19

Khi khủng hoảng xảy ra, các doanh nghiệp cần phải tìm ra đủ mọi cách thức để có thể giúp mình sống sót.

marketing-online

Là chủ sở hữu một doanh nghiệp nhỏ, chúng tôi đã chuẩn bị rất nhiều thứ, cho dù đó là một sự thay đổi của doanh số hay số lượng nhân viên theo mùa, thì chúng tôi cũng phải lập ra một kế hoạch cho doanh nghiệp mình.

Nhưng chúng tôi chưa bao giờ có thể lường trước được những tình huống như đại dịch COVID-19, chúng tôi không thể biết trước được cách mình làm có hiệu quả hay không.

Mặc dù điều này có thể khiến bạn bị căng thẳng, nhưng đó cũng có thể là thời gian của sự đổi mới và tăng trưởng. Nếu như bạn đang lập kế hoạch cho cuộc khủng hoảng COVID-19 thì đây là những điều bạn cần tập trung:

Tầm quan trọng của việc tăng doanh số.

Tôi hiểu rằng bạn đang điều hành một công ty, và tôi cũng chẳng khuyến nghị bạn ban phát những thứ miễn phí hoặc là mạo hiểm sức khỏe để tiếp tục mở cửa hàng. Điều tôi khuyên bạn là nên dừng lại một chút, suy nghĩ về thị trường khách hàng của mình khi còn đang điều hành công ty.

Có thể bạn sẽ phải suy nghĩ về cách phục vụ khách hàng trong thời điểm này hoặc là bạn sẽ cung cấp gì cho khách hàng trong thời gian khó khăn này. Một trong những khách hàng của chúng tôi, The Broken Whisk, đã phải ngừng phục vụ khách hàng tại nhà hàng Agassiz. Thay vào đó, họ đã tạo ra một thực đơn chọn lọc các bữa ăn cho người sành ăn chỉ với 5 USD/ bữa, và khách hàng có thể đặt trước rồi nhận hàng.

Và bài đăng của họ được yêu thích và chia sẻ không phải chỉ do nhà hàng đưa ra một dịch vụ tuyệt vời mà còn là do họ bắt đầu một chuỗi từ thiện. Ngày càng có nhiều người quyên góp tiền để mua bữa ăn cho những người có nhu cầu.

Có cách nào bạn có thể điều chỉnh chiến lược marketing hiện tại của mình để phục vụ khách hàng và cộng đồng tốt hơn không?

Sự kiện online

Rõ ràng, việc tổ chức một bữa tiệc tối là không thể tại thời điểm này. Kế hoạch của bạn trong việc đối phó với COVID-19 chắc chắn sẽ phải bao gồm một chiến lược marketing trực tuyến.

Hãy thử nghĩ ra một số cách để bạn vẫn có thể kết nối với khách hàng một cách thoải mái khi họ ở nhà, có thể là các cuộc hội thảo trực tuyến, phát trực tiếp trên Facebook Live và tổ chức các hội nghị truyền hình qua Meet hay Jitsi. Và đừng chỉ tập trung vào đại dịch virus corona. Hãy sản xuất những nội dung có lợi cho chiến lược marketing của bạn về lâu về dài sau đại dịch COVID-19.

Đây là một ví dụ điển hình về marketing online

Stroke of Genius là một nhà trang trí nội thất, công ty của Barbara Aylesworth làm việc trực tiếp với khách hàng và nhà sản xuất. Tuy nhiên, trong cuộc khủng hoảng COVID-19, cô đã phải chuyển chiến lược marketing của mình sang hình thức tư vấn và quản lý dự án online.

Barb cũng tạo ra một thử thách trang trí và thiết kế trên Instagram, kêu gọi mọi người đăng những bức ảnh của mình lên để tham gia thử thách, sau đó, cô sẽ góp ý, đưa ra những giải pháp cho từng người.

Đây là một hoạt động thú vị và truyền cảm hứng cho cộng đồng khách hàng đang cần nó nhất.

Kế hoạch kinh doanh cho sự tăng trưởng trong tương lai

Tất nhiên bạn phải có những kế hoạch marketing với những thông điệp phù hợp để ứng phó với đại dịch COVID-19, nhưng khi nói đến chiến lược marketing và những quảng cáo tốn phí, thì tầm nhìn của bạn phải thật rộng, đừng như “ếch ngồi đáy giếng.”

Mặc dù người tiêu dùng có nhiều thời gian để lướt mạng hơn, nhưng họ không muốn đưa ra quyết định về tương lai ngay bây giờ đâu. Nếu bạn bảo khách hàng lên kế hoạch trong tương lai xa hoặc đi du lịch, thì nó sẽ chẳng có hiệu quả trong mùa dịch này. Vì vậy, đừng hy vọng rằng những nội dung quảng cáo thành công trước mùa dịch cũng có thể thành công thời điểm này.

Nhưng bạn chưa mất tất cả! Đây có thể là một cơ hội để bạn thu hút khách hàng trên mạng xã hội và tăng nhận thức về thương hiệu của bạn, nhờ vào nội dung và thậm chí quảng cáo mất phí. Đối với quảng cáo mất phí, bạn có thể thấy rằng sẽ không có nhiều cạnh tranh trong mùa này, và phí quảng cáo đương nhiên sẽ rẻ hơn rất nhiều.

Bạn có thể tặng thẻ quà tặng chủ đề mùa xuân hoặc là viết các bài viết hữu ích về kế hoạch tài chính trong mùa COVID-19, hãy cho khách hàng của bạn một lý do để gắn bó với bạn, ngay cả khi đại dịch đang mang đến cho bạn nhiều việc hơn.

Ví dụ, Your Yoga Flow là một ứng dụng trực tuyến cung cấp các lớp yoga trên mạng

Doanh số của họ đang tăng vì mọi người cố gắng sống vui khoẻ có ích khi còn ở nhà. Họ không chỉ bán dịch vụ mà còn cung cấp một bài hướng dẫn thiền tại nhà miễn phí, họ đã nâng cao nhận thức của mọi người về thương hiệu của mình, và đã giúp cho doanh nghiệp của mình luôn giữ vị trí đứng đầu.

Nếu bạn vươn lên, luôn nhìn về phía trước khi lên kế hoạch cho mùa khủng hoảng COVID-19 này, sau mùa dịch này, doanh nghiệp của bạn sẽ có vị thế cao hơn, và chiến lược marketing của bạn trong tương lai cũng sẽ dễ dàng hơn.

Nâng cao vị thế của nhân viên

Theo thống kê gần đây, hơn 500.000 người Canada, hoặc khoảng 2,5% lực lượng lao động, đã nộp đơn bảo hiểm thất nghiệp. Nếu bạn không phải đưa ra quyết định khó khăn về việc sa thải nhân viên, làm thế nào bạn có thể giúp đội ngũ của mình luôn bận rộn và lạc quan về tương lai?

Đây là một vài ý tưởng:

– Đưa ra những cơ hội đào tạo để đội ngũ và công ty của bạn trong thời gian dài, giúp họ nhận được 1 chứng chỉ hay là đọc được 1 cuốn sách liên quan đến lĩnh vực mình đang làm cũng được.

– Xem xét những chính sách nghỉ phép hoặc giờ làm việc linh hoạt hơn cho phù hợp với những nhân viên có con nhỏ tại nhà.

– Chia sẻ công việc giữa các bộ phận để tăng khả năng đáp ứng cho khách hàng.

– Chia sẻ bớt các dự án “nặng nề” hoặc những điều mà bạn đã phải trì hoãn vì trước đây bạn quá bận rộn.

Nếu các nhân viên đang phải làm việc từ xa, hãy đảm bảo bạn thường xuyên liên lạc với họ. Một cuộc cà phê hàng ngày qua mạng hoặc là cuộc họp 15 phút để xem thử tình hình nhân viên như thế nào, những hành động như vậy có thể sẽ giúp cho nhân viên của bạn hạnh phúc và sức khỏe tinh thần được cải thiện.

Dù công ty của bạn trong lĩnh vực nào đi nữa thì khách hàng của bạn cũng đang tìm kiếm sự giúp đỡ và sự an toàn ngay bây giờ. Khi đang lên kế hoạch cho mùa dịch này, hãy nhớ rằng khách hàng của bạn đang rất phiền vì những tin nhắn liên tục và ồn ào.

Đó là tin nhắn từ những công ty họ từng theo dõi trên mạng xã hội, hoặc từ những công ty họ đã từng mua hàng, hoặc từ những công ty họ đăng ký nhận bản tin điện tử! Khi lên chiến lược, hãy luôn nhớ rằng thông điệp của bạn phải ngắn gọn súc tích hiệu quả nhất, có ý nghĩa nhất, và có liên quan nhất.

Bạn càng trao cho khách hàng nhiều giá trị, bạn sẽ càng thành công hơn trong chiến lược mới, và bạn sẽ càng làm nổi bật hơn doanh nghiệp nhỏ bé của mình trong cuộc khủng hoảng toàn cầu này.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hùng Lâm | MarketingTrips 

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

 

Cơ hội bùng nổ với Mobile Money

Tiền di động hay Mobile Money đang được Chính phủ thúc đẩy đưa vào hoạt động nhằm giảm tiếp xúc xã hội và lưu thông tiền mặt trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

mobile money

Từ sau khi dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện và diễn biến phức tạp, Chính phủ có nhiều động thái thúc đẩy để đưa tiền di động (mobile money), một loại phương thức dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các dịch vụ khác có giá trị nhỏ.

Tại cuộc họp thường trực chính phủ ngày 13/4, Thủ tướng giao Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sớm đưa dịch vụ tiền di động đi vào hoạt động nhằm giảm giao tiếp xã hội. Đầu tháng 3, trong chỉ thị về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19, Thủ tướng đã yêu cầu NHNN trình ngay việc thí điểm cá biệt tiền di động.

Phổ biến trên thế giới và tiềm năng tại Việt Nam

Theo Hiệp hội thông tin di động thế giới (GSMA), năm 2018, tiền di động hiện diện tại 90 quốc gia thì đến cuối năm 2019 tăng lên 95 quốc gia; 1,04 tỷ tài khoản đăng ký, tăng 10% so với năm trước. Trong đó số lượng tài khoản duy trì hoạt động 372 triệu đơn vị, tăng gần 14%.

Số lượng giao dịch bình quân trong cả năm 2019 qua kênh này đạt đạt 37,1 tỷ giao dịch, cao hơn 22% so với năm trước với giá trị 690,1 tỷ USD, tăng 26%.

Đông Á và Thái Bình Dương là khu vực tăng trưởng hoạt động tiền di động cao nhất thế giới năm qua, với 158 triệu tài khoản tăng gần 24% gồm 60 triệu tài khoản dùng duy trì thường xuyên, cao hơn hơn 29% so với năm trước. Số lượng và giá trị giao dịch qua phương thức này tăng lần lượt 53% và 41,5% so với năm 2018.

Tại Việt Nam, báo cáo nghiên cứu của Tiến sĩ Cấn Văn Lực và nhóm tác giả Viện Đào tạo BIDV nhận định tiền di động có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Theo Tổng cục Thống kê, đến cuối năm 2019, Việt Nam có 129,5 triệu thuê bao, trong đó số điện thoại di động băng rộng 3G và 4G là hơn 61,3 triệu thuê bao. Mạng điện thoại di động đã được phủ kín hầu hết các địa phương trên toàn quốc. Với 43,7 triệu người dùng điện thoại thông minh, chiếm 45% dân số năm 2019, Việt Nam đang ở mức trung bình khu vực, cao hơn so với Ấn Độ, Philippines, Indonesia và Thái Lan, báo cáo đánh giá.

Mobile Money

Việt Nam cũng thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ người dùng mạng internet cao với 70,3%, tương ứng 68,5 triệu người dùng năm 2019.

Mặt khác, ở phía người dùng, còn rất nhiều dư địa để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 63% người lớn (trên 15 tuổi) có tài khoản ngân hàng, theo NHNN, tháng 11/2019, thấp hơn so Trung Quốc 80% và Châu Á Thái Bình Dương 70%. Đây cũng là đối tượng mà tiền di động hướng tới. Mạng lưới của các doanh nghiệp viễn thông sẽ vươn tới các vùng sâu, vùng xa và đưa các dịch vụ tài chính tiếp cận người dân.

Công cụ giảm lưu thông tiền mặt nhưng cần thận trọng

Đến cuối năm 2020, Chính phủ định hướng giảm tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương diện thanh toán xuống 10% từ mức 11,33% của năm trước. Trong bối cảnh, tỷ lệ tiền mặt lưu thông/ GDP của Việt Nam lên tới 20%, cao hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực, tiền di động được xem là một trong những hướng đi để phố biển thanh toán không dùng tiền mặt.

Mobile Money

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp với nhiều nguồn lây lan khác nhau, việc giảm lưu thông tiền mặt càng trở nên cấp thiết và là mục tiêu của Chính phủ. Với gói hỗ trợ an sinh xã hội khoảng 61.500 tỷ đồng hướng đến khoảng trên 10 triệu người lao động yếu thế, bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhu cầu dùng tiền di động ngày càng hiện hữu, theo đánh giá của nhóm tác giả viện đạo tạo BIDV.

Với tình trạng dịch bệnh, người dân đang dần thích ứng với việc giao dịch online nhiều hơn, với nhiều ưu điểm như thuận tiện, minh bạch, tiết kiệm chi phí giao dịch, giảm thiểu rủi ro tiền mặt, triển khai tiền di động thời điểm này sẽ là hành động thích hợp để thúc đẩy thanh toán không tiền mặt.

Trong 2 năm gần đây, NHNN đã xây dựng và lấy ý kiến Nghị định thanh toán không dùng tiền mặt thay thế Nghị định 101/2012, làm tiền đề đưa loại hình mới thanh toán mới vào hoạt động. Dự thảo nghị định định nghĩa tiền điện tử do tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán kinh doanh dịch vụ viễn thông phát hành và định danh khách hàng thông qua cơ sở dữ liệu thuê bao di động.

Đồng thời, nghị định cũng đưa vào điểm mới quy định về hoạt động đại lý thanh toán. Các ngân hàng được giao cho bên đại lý cung ứng một phần các dịch vụ thanh toán như nộp/rút tiền mặt vào/ra tài khoản, thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ… Nói cách khác, các doanh nghiệp viễn thông như Vietel, MobiFone, VNPT… sẽ gia nhập thị trường thanh toán.

Dù có nhiều ưu điểm, việc triển khai tiền di động tại Việt Nam được cho là vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro và thách thức. Báo cáo của Viện Nghiên cứu BIDV đề cập, tài khoản tiền di động được định danh qua số thuê bao khách hàng tại công ty viễn thông, trong khi tình trạng sim rác vẫn tồn tại có thể khiến loại hình này trở thành kênh rửa tiền, nếu không được quản lý chặt chẽ.

Bên cạnh đó, với đặc thù là sản phẩm công nghệ cao, được cung cấp chủ yếu qua các nhà mạng, việc giám sát và quản lý tiền di động cũng yêu cầu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan như NHNN, Bộ Thông tin – Truyền thông, Bộ Công an… Các phương án quản lý và bảo mật cũng cần được xây dựng phù hợp, đề đối phó với tội phạm công nghệ thông tin hoặc các đối tượng khác.

Mặt khác, mạng lưới đại lý phát triển cũng tiềm ẩn rủi ro về trình độ nhận thức, phát sinh trường hợp thu phí bất hợp pháp từ các giao dịch gửi, rút tiền của khách hàng, thậm chí mạo danh nhà cung cấp để lừa gạt người gửi tiền…  Việt Nam còn cần phải tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý cho tiền di động.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo NDH

6 thương hiệu để lại dấu ấn mạnh mẽ nhất trong 10 năm qua

Các chuyên gia về xây dựng thương hiệu đã đưa ra danh sách những thương hiệu để lại dấu ấn đặc biệt tại thị trường châu Á – Thái Bình Dương trong thập kỷ qua.

Trong 10 năm qua, châu Á đã có những thay đổi lớn về công nghệ, chính trị và văn hóa. Nền kinh tế đang phát triển cùng với việc đa phần là dân số thuộc tầng lớp trung lưu đã khiến châu Á trở thành một khu vực “nóng”.

Do đó, nhiều thương hiệu đã tập trung đầu tư và đổi mới tại khu vực này. Một số thương hiệu, từ những startup địa phương đến các thương hiệu toàn cầu, đã đạt được những thành công nhất định tại thị trường này.

Dưới đây là danh sách các thương hiệu được 2 chuyên gia đến từ công ty tư vấn chiến lược thương hiệu Landor và creative agency AnalogFolk đánh giá là thành công rực rỡ trong 10 năm qua.

1. WeChat

thương hiệu wechat

Đầu tiên trong danh sách này có thể kể đến WeChat. Đây là siêu ứng dụng đầu tiên, góp phần lớn trong việc thay đổi hành vi người tiêu dùng, từ cách kết nối với người khác cho đến cách thanh toán hằng ngày. Định hướng phát triển mới của Facebook cũng chịu ảnh hưởng đâu đó từ sự thành công của siêu ứng dụng này.

2. Airbnb

thương hiệu airbnb

Airbnb đã thay đổi hoàn toàn trải nghiệm du lịch của chúng ta, mang đến cảm giác “thuộc về” dù có đi đến bất kì đâu. Chỉ hơn 10 năm trước, Brian Chesky gửi Joe Gebbia một email với ý tưởng giúp họ “kiếm thêm vài đô”. Giờ đây, công ty được định giá 38 tỷ USD, không chỉ mang đến doanh thu cho doanh nghiệp mà còn có thu nhập cho các chủ sở hữu căn hộ. Airbnb hiện có số lượng phòng nhiều hơn 5 thương hiệu khách sạn hàng đầu thế giới cộng lại.

3. Netflix

thương hiệu netflix

Netflix đã thay đổi cách chúng ta xem phim, một cách toàn diện. Thậm chí, cụm từ “Chill cùng Netflix” đã trở thành một cụm từ tiếng lóng của giới trẻ bây giờ.

4. Air Asia

“Ai cũng có thể bay”. Trong thập kỉ qua, Air Asia đã “bình dân hóa” hành trình du lịch trong khu vực, mở ra những cơ hội tăng trưởng mới ở từng quốc gia mà hãng bay này xuất hiện. Không có thương hiệu nào trong khu vực APAC tạo ra tác động lớn đến ngành du lịch như Air Asia. Thương hiệu này mang đến cơ hội trải nghiệm bay lần đầu tiên cho rất nhiều khách hàng, với mức giá phải chăng.

Tăng 17% công suất so với năm trước chỉ trong quý 1 năm 2019, hãng bay này đã sẵn sàng để có thể hoạt động ở hiệu suất tốt nhất, chắp cánh bay cho nhiều người hơn.

5. Uniqlo

Với chủ trương ứng dụng công nghệ để đổi mới trang phục cùng mức giá hợp lí, Uniqlo là thương hiệu thời trang đặc trưng của thập kỉ qua.

Trong bối cảnh nhiều thương hiệu thời trang thành công với các sản phẩm đề cao tính năng như áo khoác ấm nhất (Canada Goose) hoặc áo phông lạnh (trang phục thể thao Columbia), triết lí kinh doanh của Uniqlo đã thực sự chiếm lĩnh thị trường.

Uniqlo đã thực sự nghĩ khác, như ông Tadashi Yanai, sáng lập công ty, đã từng chia sẻ rằng: “Uniqlo không phải là một công ty thời trang, mà là một công ty công nghệ”.

Đây là thương hiệu thời trang đầu tiên ứng dụng công nghệ để mang đến những sản phẩm chất lượng hơn với khách hàng phổ thông với lời hứa “giá hợp lí, chất lượng cao”. Thay vì chạy theo các xu hướng thời trang, Uniqlo tập trung vào chức năng sản phẩm thông qua công nghệ. Điều này đã đảm bảo cho tăng trưởng của thương hiệu trong thập kỉ qua.

6. Hàn Quốc (Thương hiệu quốc gia)

Trong khu vực APAC và cả trên quy mô toàn cầu, thương hiệu quốc gia nổi bật nhất trong suốt thập kỷ qua chắc chắn phải kể đến Hàn Quốc. Trước năm 2010, trào lưu phim ảnh và âm nhạc Hàn Quốc chỉ mới bắt đầu nổi lên. Khi đó, ngoài khu vực châu Á, chưa ai biết đến các trào lưu này.

10 năm sau, mọi thứ đã hoàn toàn thay đổi. LG và Samsung là 2 thương hiệu gia dụng quen thuộc với nhiều gia đình và nền âm nhạc Hàn Quốc đã đạt vị trí số 1 trên toàn thế giới.

Không chỉ vậy, nhiều người tiêu dùng xếp hàng để mua các sản phẩm làm đẹp đến từ Hàn Quốc. Điều đó khiến các đối thủ cạnh tranh trên toàn thế giới phải chạy theo để tung ra những sản phẩm tương tự với các sản phẩm đặc trưng đến từ quốc gia này, như BB Cream.

Và như một hệ quả tất yếu, ngành du lịch cũng mở rộng, số lượng khách du lịch tăng từ 600.000 người đến 1,6 triệu người mỗi tháng.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hà Anh | MarketingTrips

Theo Enternews

B2C Marketer trở nên “dư thừa” trong Covid-19

Theo các dữ liệu mới đây cho thấy, các nhà làm Marketing hay Marketer làm việc trong B2C (Business to Customer) có nhiều khả năng bị dư thừa hơn do khủng hoảng coronavirus so với các đối tác B2B của họ.

b2c marketer

Cuộc khảo sát trên 1.990 marketer toàn cầu, được thực hiện độc quyền bởi Marketing WeekEconsultancy, cho thấy 5% các B2B marketer đã trải qua một sự thay đổi về tình trạng công việc kể từ khi Covid-19 bùng phát.

Trong số đó, 25% đã trở nên dưa thừa, 64% đã thu hẹp phạm vi công việc thường nhật của họ và 11% đã nhận thấy vai trò công việc của họ được mở rộng hơn so với trước.

Trong khi đó đối với B2C, 7% các marketer nói rằng họ đã trải qua một sự thay đổi khá lớn trong phạm vi công việc.

Trong số đó, 44% đã trở nên dư thừa – tỷ lệ cao gần gấp đôi so với B2B – trong khi 57% đã thu hẹp phạm vi công việc của họ và không ai trong số họ thấy phạm vi hay vai trò công việc của họ được mở rộng thêm.

Các B2C marketer cũng có nhiều khả năng đã phải giảm hoặc trì hoãn chi tiêu cho các hoạt động marketing. Trong khi 89% các B2C marketer đã trì hoãn các chiến dịch marketing hoặc đang cân nhắc thì B2B marketer là 81%.

Trên thực tế, 19% các B2B marketer cho biết các chiến dịch marketing vẫn đang tiếp tục theo kế hoạch, so với tỉ lệ này là 11% đối với B2C marketer.

Khi niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp tiếp tục bị ảnh hưởng bởi các B2B marketer thì B2C marketer cũng đang bị ảnh hưởng không kém, với 69% trong cả hai lĩnh vực báo cáo sự sụt giảm nhu cầu đối với các sản phẩm và dịch vụ của họ.

Cần sự thay đổi

Khi nói đến việc thay đổi chiến lược và phát triển các cấu trúc mới để đối phó với “sự sụp đổ” của đại dịch Covid-19, có một số khác biệt giữa các B2C marketer và B2B marketer.

Hai phần ba các marketer làm việc trong B2C đã tạo ra một Team đặc biệt để đối phó với tác động của sự bùng phát đối với hoạt động kinh doanh của họ, so với tỉ lệ là 46% trong các đối tác B2B của họ.

Hơn nữa, một nửa các B2C marketer đã thay đổi chính sách khách hàng của họ do cuộc khủng hoảng coronavirus, bao gồm cập nhật các điều khoản hủy bỏ và miễn lệ phí. Chỉ một phần ba các B2B marketer đã thực hiện điều này.

Cấu trúc nhóm

Khi cuộc khủng hoảng coronavirus tiếp tục gây thiệt hại đối với Brand Health (sức khỏe thương hiệu), 38% các B2B marketer và 43% B2C marketer cho biết có một sự suy giảm đang kể trong tinh thần làm việc của đội nhóm.

Tương tự như vậy, 26% trong B2B và 36% trong B2C cho biết hiệu quả làm việc của nhóm cũng thấp hơn bình thường do khủng hoảng của Covid-19.

Tuy nhiên, cũng có những dấu hiệu cho thấy sự lạc quan. Khoảng 42% B2B marketer và 40% B2C marketer nói rằng giao tiếp đội nhóm (Team Work) đã được cải thiện sau khi bùng phát, trong khi 35% marketer làm việc trong cả B2B và B2C nói rằng sự gắn kết nhóm tốt hơn mức bình thường.

Hơn một nửa các B2C marketer (57%) cho biết họ đã hành động để đảm bảo các Team của họ có thể hoạt động và làm việc đa chức năng khi họ làm việc từ xa (Remote Working), so với tỉ lệ này là 49% đối với các B2B marketer.

Hơn nữa, 46% các B2C marketer đã tạo ra các nhóm chức năng chéo để đối phó với sự bùng phát của Covid-19, so với 36% ở B2B.

Các nhà làm marketing hay marketer trong B2C cũng đã thiết lập để tạo ra các Team “đặc biệt” để làm việc hiệu quả hơn trong cuộc khủng hoảng.

Gần một nửa (45%) người làm marketing B2C nói rằng họ đang nhanh chóng tạo ra các Team chiến lược mới, so với 34% ở các B2B marketer.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh 

Hành trình Management Trainee #3

Trở thành Management Trainee (MT) – Quản trị viên Tập sự tại các công ty lớn, các tập đoàn đa quốc gia không phải là đích đến, mà là khởi đầu của một hành trình đầy thử thách.

management-trainee

Không màu hồng, không dễ chịu, nhiều đánh đổi, nhiều áp lực, thay đổi công việc liên tục, là cách mà các công ty đào tạo những “nhà lãnh đạo trẻ tương lai”. Hành trình ấy sẽ không có sự chăm bẵm, ưu ái hay mặc nhiên “được làm sếp” như nhiều bạn thường ngộ nhận.

Vì vậy, thay vì đặt câu hỏi “phải làm sao để đậu MT”, chúng tôi viết loạt bài này để mang đến cho các bạn trẻ cái nhìn rõ ràng hơn, đời thật hơn, về những gì một bạn MT phải trải qua, và để “tốt nghiệp MT” thành công, thì cần những tố chất gì.

Có thể khi đọc xong, bạn sẽ tự đặt câu hỏi cho bản thân mình: Liệu tôi có còn MUỐN thi MT nữa không? Với những tố chất hiện tại, liệu MT có phải là con đường tôi NÊN đi hay không? Khi đó, bạn sẽ có cái nhìn và cách tiếp cận đúng hơn khi lựa chọn thi MT.

Nhân vật tiếp theo của chuyên mục “Hành trình Management Trainee” là bạn Lưu Hồng Phúc, hiện đang là HR Business Partner tại Suntory PepsiCo Vietnam Beverage. Phúc đã trải qua con đường MT Nhân sự (HR) cách đây 3 năm với nhiều câu chuyện, những lựa chọn khó khăn cần cân nhắc qua mỗi chặng đường.

* Cảm ơn Phúc đã nhận lời chia sẻ về trải nghiệm cá nhân trong thời gian là MT tại Suntory PepsiCo Vietnam Beverage. Trước hết, bạn có thể kể về giai đoạn đầu tiên của hành trình này không?

Cảm ơn Brands Vietnam đã tạo cơ hội để Phúc chia sẻ về những trải nghiệm của mình. Thực ra, hành trình của Phúc bắt đầu với vị trí MT Sales chứ không phải MT Nhân sự. Lúc đăng kí nguyện vọng các phòng ban, Phúc chọn ưu tiên 1 là Nhân sự, ưu tiên 2 là Sales. Nhưng sau vòng đánh giá cuối cùng, qua quá trình thử thách cũng như phỏng vấn trao đổi với các anh, chị Nhân sự, Phúc được đánh giá phù hợp với Sales hơn.

Khoảng thời gian làm MT của Phúc tại Suntory PepsiCo Vietnam Beverage bắt đầu bằng 2 tuần đầu tiên làm quen với văn hóa công ty. Sau đó đến 6 tuần đi thị trường, nhằm quan sát cũng như học hỏi cách đội ngũ Sales làm việc. Thời gian này, hầu như Phúc không đến văn phòng công ty mà mỗi ngày đều đến thẳng nhà phân phối, đi cùng các anh, chị nhân viên bán hàng đến các điểm tạp hóa ở quận 1 và quận Tân Phú liên tục như vậy từ sáng đến chiều. Sau đó, Phúc tiếp tục đi cùng các anh, chị nhân viên Kênh Khách hàng trọng yếu (Key Account Executive) đi khắp các kênh bán hàng chính của Suntory PepsiCo như siêu thị, rạp chiếu phim, nhà hàng… Trong suốt thời gian này, Phúc cần phải vừa đi vừa quan sát, thu thập các thông tin cần thiết để hoàn thành dự án nhóm. Yêu cầu của dự án này là làm thế nào để cải thiện “Quy trình Chào hàng” hiệu quả hơn. Có những trải nghiệm như vậy, Phúc mới hình dung được rõ ràng nỗi vất vả của các anh bán hàng khi làm việc.

Hết 2 tháng “nhẹ nhàng” đầu tiên thì các bạn MT cùng lứa với Phúc được luân chuyển liên tục qua các phòng ban liên quan trực tiếp đến chuyên môn của mình. Mỗi bạn phải làm việc tại 3 bộ phận trong thời gian từ 4-6 tháng tiếp theo. Thời điểm ấy, Phúc được làm việc tại 3 phòng: Marketing, Finance Planning và Finance Control. Đây là thời gian để các bạn MT hiểu về cách vận hành của phòng ban đó, và bắt đầu có những đóng góp, những nhiệm vụ thực tế đầu tiên. Đối mặt với những trách nhiệm mới buộc Phúc phải liên tục cập nhật kiến thức cũng như kỹ năng để có thể thích nghi tốt và hoàn thành công việc.

Với cá nhân Phúc thì việc luân chuyển qua nhiều phòng ban ở giai đoạn này giúp ích rất nhiều cho giai đoạn làm MT Nhân sự sau này. Bởi từ việc hiểu quy trình làm việc cũng như thấy được những điểm mạnh hay khó khăn của các bộ phận, từ các mối quan hệ xây dựng được trong thời gian này, đã giúp ích cho mình rất nhiều khi phối hợp các phòng ban để đem đến hiệu quả cho các dự án liên quan.

* Những bài học trong 6 tháng đầu tiên này chắc sẽ là hành trang hữu ích cho bạn trong thời gian sau đó. Thử thách tiếp theo của bạn là gì?

Kết thúc thời gian luân chuyển công việc, Phúc quay về phòng Sales với vai trò Key Account Executive (Nhân viên Kênh Khách hàng trọng yếu), phụ trách chính 2 đối tác lớn của Suntory PepsiCo như Lotteria, chuỗi Foodcourt tại các trung tâm thương mại trong đó lớn nhất là FamilyFood, cùng với một vài đối tác khác thuộc nhóm QSR (Quick-served Restaurants). Yêu cầu công việc đòi hỏi team Key Account thường xuyên phải làm việc trực tiếp với các nhân sự cấp cao của đối tác, từ các anh, chị Trưởng ngành hàng, Bộ phận thu mua, đến Ban giám đốc.

Về chuyên môn, mặc dù khi ấy mới ra trường, chưa có kinh nghiệm, nhưng nhờ có sếp hướng dẫn nên Phúc không gặp nhiều khó khăn lắm. Công việc chủ yếu là chuẩn bị các bài thuyết trình liên quan đến chiến lược phát triển ngành hàng ở kênh của đối tác. Bản thân Phúc là người hay đi các kênh nhà hàng thức ăn nhanh (như Lotteria) và foodcourt (như FamilyFood) nên việc đóng góp các insight, các hoạt động thực thi phù hợp, dựa trên chiến lược sếp đưa ra, là khá dễ dàng. Phúc cũng học được nhiều điều từ việc đọc các bài thuyết trình về chiến lược của sếp, chủ yếu là các phát kiến để các nhãn hàng nước giải khát có thể được tiêu thụ nhiều hơn trong các kênh ăn uống, và cả 2 bên cùng chiến thắng được người tiêu dùng. Nhìn chung thì về chuyên môn, thời gian này Phúc không gặp bất cứ vấn đề gì.

Tuy nhiên, khó khăn với Phúc lại nằm ở việc cân bằng vấn đề cá nhân và công việc. Do tính chất của người làm Sales kênh Key Account yêu cầu đi lại nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, ở nhiều thời điểm khác nhau trong ngày, và không phải lúc nào cũng đi với sếp, nên Phúc cảm thấy khá khó khăn trong việc bố trí lịch trình hợp lý cho cả công việc và gia đình. Họp khuya hay họp xa thì Phúc cũng không ngại khó, nhưng do gia đình cũng hơi lo lắng cho con gái, nên thường mọi người thay phiên nhau đi chung nếu như lộ trình xa quá. Việc này khiến Phúc cảm thấy khá áy náy khi để công việc phiền mọi người.

* Lựa chọn cân bằng vấn đề cá nhân và công việc không phải là việc dễ dàng. Khi ấy, bạn quyết định như thế nào?

Lúc đó, Phúc cân nhắc nhiều về các lựa chọn và cũng tự đánh giá bản thân một cách nghiêm túc. Phúc tự hỏi liệu Sales có phải là con đường sự nghiệp mình muốn theo đuổi lâu dài không? Bản thân có còn thích làm MT Nhân sự như lựa chọn ban đầu không? Có cách nào khác để cân bằng giữa vấn đề cá nhân và công việc không?

Sau cùng, thì mặc dù không ngại điều gì để làm tốt công việc, nhưng Phúc nghĩ sẽ tốt hơn nếu được làm công việc mình yêu thích (là MT Nhân sự), và không để mọi người quá bận tâm về mình.

Khi ấy Phúc đã quyết định gặp bộ phận Nhân sự, chia sẻ về những suy nghĩ của mình một cách chân thành, việc mình cảm thấy bản thân sẽ khó phát triển lâu dài trong lĩnh vực Sales, cũng như nguyện vọng muốn phát triển con đường sự nghiệp trong ngành Nhân sự như lựa chọn ban đầu hơn. Phúc cũng gặp anh sếp hiện tại để chia sẻ về dự định của mình, và mong anh hỗ trợ cho quyết định của Phúc. Biết rằng việc này hơi đường đột và làm phiền những người liên quan, nhưng Phúc nghĩ mình sẽ có thể làm tốt hơn ở vị trí mới, và một bạn MT Sales khác có thể sẽ làm tốt hơn ở vị trí của Phúc, như vậy sẽ tốt hơn cho tất cả các bên.

Thật sự bản thân cũng khá lo lắng với quyết định đổi phòng ban, và chính Phúc đã chuẩn bị tinh thần cho việc có thể phải đổi công ty để theo đuổi được công việc mình yêu thích thật sự. Rất may mắn là mình đã nhận được sự ủng hộ và chấp thuận của các anh chị trong phòng Sales cũng như ban giám đốc bộ phận Nhân Sự. Sau đó 2 tuần, Phúc được chuyển về phòng HR và được làm việc trong team Business Partner cho nhóm Corporate (Finance/ Marketing/ HR/ Corporate Affairs)

* Hành trình có vẻ như đã trở lại với dự định ban đầu của bạn: MT Nhân sự. Hãy kể về giai đoạn tiếp theo này?

Phòng Nhân sự của Suntory PepsiCo có những bộ phận chính như sau: Tuyển dụng, Đào tạo, Lương/ Phúc lợi và bộ phận còn lại là HR Business Partner (HRBP). Trong đó HRBP là đối tác của các phòng ban, hỗ trợ tư vấn, đưa ra các chiến lược cho các vấn đề liên quan đến Nhân sự nhằm đảm bảo mỗi phòng ban có nguồn nhân lực tốt nhất để hoàn thành công việc của mình. Khi phòng ban có các nhu cầu như tăng lương, tuyển thêm nhân viên, tái cấu trúc… HRBP sẽ là người tư vấn, đưa ra lời khuyên để có hướng giải quyết tốt nhất sau đó chuyển yêu cầu về phòng ban chuyên môn.

Ví dụ trước đây team Marketing của PepsiCo không hề có team Digital Marketing. Các chiến dịch liên quan đến Digital Marketing đều cần đến sự hỗ trợ của Agency bên ngoài, khiến tiến độ công việc bị phụ thuộc Agency nhiều. Vậy nên, khi ấy HRBP đề xuất hình thành một team Digital Marketing giúp team Marketing chủ động hơn trong công việc.

Vị trí của Phúc tại phòng Nhân sự là HR Business Partner (HRBP) cho phòng Finance và Marketing, đồng thời Phúc cũng là người chịu trách nhiệm hỗ trợ tuyển dụng nhân sự cho hai phòng ban này khi nhu cầu tuyển dụng tăng cao.

* Trở về làm MT Nhân sự, xuất phát sau các bạn MT nhân sự khác tận 9 tháng, Phúc đã gặp những khó khăn gì?

Khi mới tiếp xúc với lĩnh vực Nhân sự, Phúc khá thích mảng Tuyển dụng bởi các bạn làm công việc tuyển dụng sẽ luôn biết cụ thể các KPI của mình, kết quả cũng thấy rõ ràng hơn khi nhân sự tuyển vào bắt đầu tạo ra giá trị cho công ty. Còn công việc của HRBP là giải quyết các vấn đề chuyên môn mang tính chiến lược của các phòng ban khác, do đó, yêu cầu HRBP phải có kiến thức chuyên môn sâu, có kinh nghiệm làm việc như một cố vấn và kinh nghiệm đối thoại với các nhân sự cấp cao. Những yếu tố này Phúc đều… chưa có, do tuổi đời còn quá trẻ và bản thân vừa tốt nghiệp, không có chút kinh nghiệm nào để xử lý vấn đề.

Ngoài ra, còn hai khó khăn không nhỏ khác cũng thử thách Phúc rất nhiều. Đầu tiên là sếp trực tiếp của Phúc có kỳ vọng cao với các bạn MT. Do vậy, thời gian đầu Phúc khá áp lực khi đáp ứng các yêu cầu cao từ chị. Thứ hai, vì các bạn MT khác đã làm quen công việc từ 9 tháng trước, còn Phúc bắt đầu lại từ đầu nên bắt buộc Phúc phải làm quen với công việc càng nhanh càng tốt để lấp đầy lỗ hổng 9 tháng kia.

* Là người nhỏ nhất trong team MT Nhân sự, lại phải làm việc của người HRBP, làm với những nhân sự cấp cao, với những vấn đề chuyên môn sâu, Phúc đã làm gì để đạt được hiệu quả tốt nhất?

Khi gặp những nhiệm vụ lớn, ví dụ tái cấu trúc nhân sự trong phòng ban, sếp và Phúc phải đi nói chuyện thuyết phục các trưởng phòng – những người rất giàu kinh nghiệm và hiểu đội ngũ nhân sự của mình – để họ đồng ý với những đề xuất thay đổi.

Với những nhiệm vụ vừa tầm hơn, hướng tiếp cận của Phúc khi đó là xây dựng niềm tin nơi các anh, chị trưởng bộ phận, tạo cho họ cảm giác tất cả những việc mình làm đều hướng đến điều tốt nhất cho phòng ban của họ và nâng cao hiệu suất công việc. Hơn nữa Phúc cũng phải tìm hiểu kỹ và đưa ra những nguyên do chính đáng để thuyết phục họ, dĩ nhiên là những lý do này đã được sếp “challenge” một vòng trong nội bộ rồi.

Đối với một số vấn đề chuyên môn của từng phòng ban, Phúc đều có sự chuẩn bị trước bằng cách phỏng vấn những người có kinh nghiệm trong ngành, nhưng ở những công ty khác chứ không phải trong công ty hiện tại, những người ngang cấp đã từng trải qua. Phúc thấy mình khá mạnh ở điểm này, nghĩa là có đủ các mối quan hệ để tìm được người phù hợp, những người có thể giải đáp các câu hỏi và cho Phúc lời khuyên. Phúc cũng rất tự tin trong việc tìm các hình mẫu tham khảo ở nước ngoài, bằng cách search trên mạng và kiểm chứng lại cũng bằng cách hỏi như trên. Nhờ vậy Phúc chinh phục được sếp cũng như các anh, chị bằng những kiến thức, kinh nghiệm góp nhặt được từ những người đi trước. Làm nhiều thì rồi sau này những thứ đó cũng sẽ trở thành kinh nghiệm của mình thôi (cười).

* Phúc có thể chia sẻ về công việc đầu tiên của mình tại phòng Nhân sự là gì không?

Lúc mới về văn phòng, công việc của Phúc là tuyển dụng nhân sự mới, dù chưa có thời gian làm quen hay tìm hiểu công việc nhiều. Tuyển dụng là công việc Phúc thấy khá dễ dàng và phù hợp với mình. Bởi vậy Phúc thấy tự tin vì công việc dễ hơn công việc của một HRBP nhiều. Trong buổi phỏng vấn đầu tiên, Phúc trực tiếp phỏng vấn ứng viên dưới sự giám sát của chị Giám đốc Nhân sự.

Cá nhân Phúc thấy buổi phỏng vấn diễn ra khá suôn sẻ và nghĩ chị sẽ hài lòng với mình. Nhưng không, chị yêu cầu gặp riêng Phúc và đưa ra những nhận xét khá thẳng thắn khiến Phúc cảm thấy hơi ngỡ ngàng. Phúc vẫn nhớ chị nói với mình rằng: “Khả năng phỏng vấn của em còn quá non, cấu trúc câu hỏi lộn xộn. Không biết em phỏng vấn ứng viên hay ngược lại mà nói còn nhiều hơn cả họ”. Lúc đó Phúc cảm thấy mình khá là hụt hẫng, việc mình tự tin nhất có mỗi việc phỏng vấn đó thôi mà cũng không làm được. Nhưng cảm giác thất vọng đó là một nguồn năng lượng, khiến Phúc phải thay đổi.

Sau đó, Phúc bắt tay vào tìm hiểu và học về kỹ năng phỏng vấn không chỉ từ việc cùng chị phỏng vấn mà còn từ mọi nguồn có thể, tự hình thành cấu trúc bài phỏng vấn của mình, điều chỉnh và rút kinh nghiệm từ những góp ý của chị. Những lần phỏng vấn sau, Phúc đều cố gắng khai thác mọi khía cạnh của ứng viên, đặt câu hỏi đào sâu những kinh nghiệm, kĩ năng của họ, tạo cơ hội cho họ chia sẻ và tỏa sáng. Phúc cũng không còn nói nhiều như ngày trước nữa, mà biết lắng nghe nhiều hơn.

Nhờ lắng nghe nhiều hơn Phúc mới thấy điểm mạnh cũng như điểm yếu của ứng viên rõ ràng hơn. Sau này, khi quan sát Phúc phỏng vấn, đã có những lần chị mỉm cười và gật đầu hài lòng. Điều làm Phúc tự hào là kết thúc đợt tuyển dụng đó, chị thay đổi góc nhìn về Phúc và chia sẻ chị thích tinh thần cầu tiến và học hỏi nhanh của mình.

* Áp lực và khó khăn như vậy thì có công việc nào khiến Phúc có cảm giác mình không thể hoàn thành không? Khi ấy bạn làm gì để vượt qua cảm giác đó?

Có chứ. Đó là việc Phúc phải cho thôi việc một số người mình chưa hề làm việc chung. Thông thường có hai trường hợp công ty cắt giảm nhân sự: nhân sự đó không phù hợp môi trường làm việc của công ty hoặc công ty thực hiện tái cấu trúc phòng ban và không thực sự cần đến vị trí đó nữa. Khi ấy, công ty tái cấu trúc và Phúc phải thông báo thôi việc cho cả một phòng ban.

Cảm xúc của Phúc là thấy có lỗi và khó chịu lắm. Trong số đó có cả những người lớn tuổi, họ đã cống hiến cho công ty cả chục năm trời, còn mình là một người rất trẻ, lại chưa hề làm việc với họ. Phúc có cảm giác mình làm cho họ mất việc và còn tự hỏi nếu ở vị trí người ấy thì mình sẽ cảm thấy như thế nào.

Công việc quả thực khó xử, nhưng đó là một phần của công việc Nhân sự và Phúc không thể tránh được. Phúc nghĩ rằng nhiều khi kết thúc ở đây lại có thể là một khởi đầu mới cho các anh, chị ấy. Việc Phúc có thể làm lúc ấy là giúp đỡ hết khả năng mình để đảm bảo các quyền lợi chính đáng của họ và làm sao để các anh chị rời đi trong không khí vui vẻ nhất.

* Quay về khi mới bắt đầu hành trình MT, ấn tượng đáng nhớ nhất của Phúc là gì?

Phúc vẫn nhớ vòng cuối cùng của đợt thi MT tại PepsiCo là vòng giải quyết case-study trong một khoảng thời gian nhất định. Thời gian thì có hạn nhưng ai cũng muốn chia sẻ ý kiến của mình, lại có những bạn im lặng quá, Phúc thấy có vẻ không ổn. Khi ấy, Phúc xung phong làm người điều phối cuộc thảo luận, tạo cơ hội cho mọi người trong nhóm được đóng góp ý kiến, khơi gợi các bạn ít nói chia sẻ quan điểm. Việc đó đã đem đến sự cân bằng cho cả nhóm, tạo nên không khí làm việc nhóm thực sự. Phúc luôn nghĩ một người có tố chất lãnh đạo không phải là một người lấn át người khác mà phải là người biết lắng nghe và đánh giá, từ đó kết hợp điểm mạnh của các thành viên, giúp nhóm đi đúng hướng, hoàn thành thử thách với một kết quả cụ thể.

* Chương trình MT năm nay của Suntory PepsiCo Vietnam Beverage có gì thay đổi so với thời điểm Phúc tham gia không?

Năm nay, Suntory PepsiCo Vietnam Bevarage bắt đầu thay đổi lộ trình phát triển của các MT và có nhiều đổi mới. Theo đó, thời gian của một khóa MT kéo dài lên đến 36 tháng, việc luân chuyển các phòng ban cũng dài hơi hơn, kéo dài trong 18 tháng để các lãnh đạo tương lai có đủ thời gian để thực sự hiểu được cách thức vận hành của phòng ban đó. Tiếp đến các bạn MT sẽ tiếp tục có thêm 18 tháng chứng minh năng lực và hoàn thiện bản thân tại phòng chuyên môn của mình. Đích đến sau khi tốt nghiệp MT là vai trò Manager của phòng ban đó.

*Cảm ơn những chia sẻ chân thành của Phúc. Chúc Phúc thành công trên con đường sắp tới của mình!

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hà Anh | MarketingTrips 

theo BrandsVietnam

PUBG MOBILE là game có doanh số cao nhất toàn cầu giữa bối cảnh Covid-19

PlayerUnknown’s Battlegrounds Mobile, hay còn được biết đến với tên gọi PUBG Mobile đã ghi nhận mức doanh thu tăng gấp ba lần trong tháng vừa qua và trở thành tựa game di động có doanh thu cao nhất toàn cầu.

pubg-mobile

Theo dữ liệu từ công ty phân tích ứng dụng Sensor Tower, PUBG Mobile và phiên bản nội địa Trung Quốc, Peacekeeper Elite đã thu về tổng doanh thu 232 triệu USD vào tháng 3, đứng đầu bảng xếp hạng trò chơi di động có doanh thu cao nhất toàn cầu.

Tất cả là nhờ lượng người chơi đông đảo chuyển sang giải trí trực tuyến trong bối cảnh khủng hoảng sức khỏe toàn cầu. Được biết, phiên bản Trung Quốc đóng góp tới 61% doanh thu, trong khi tại Mỹ chỉ chiếm 11% trên tổng số.

Tháng Ba là tháng thứ hai liên tiếp Tencent nhận về mức doanh thu kỷ lục mà tựa game sinh tồn này mang lại. Việc PUBG Mobile ghi nhận doanh số tăng cao diễn ra trong thời điểm kỷ niệm hai năm ra thị trường và đại dịch Covid-19 hoành hành.

Tháng 5/2019, phiên bản Trung Quốc Peacekeeper Elite ra đời như một phiên bản “ái quốc” sau khi Tencent được chính phủ nước này chấp thuận mở cửa kiếm tiền từ tựa game. Ngoài ra, không chỉ PUBG Mobile, một bom tấn khác của Tencent là Honor of Kings (Vương Giả Vinh Diệu) cũng được xếp hạng hai trong số những tựa game có doanh thu cao nhất toàn cầu. Cụ thể, HoK và phiên bản quốc tế đã thu về 112 triệu đô la Mỹ, với 93% trên tổng số doanh thu xuất phát từ thị trường Trung Quốc.

Sau tất cả những hậu quả mà đại dịch Covid-19 gây ra, các công ty giải trí và kinh doanh game online như Tencent đã thu về cho mình hàng tá lợi ích. Số lượt tải trò chơi trên các thiết bị di động toàn cầu đã tăng 39% so với tháng Hai, với phần lớn lợi nhuận đến từ Trung Quốc.

Trong khi đó, trước khi đại dịch nổ ra, PUBG Mobile đã trở thành một cú hit toàn cầu khi vượt qua mức doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2019, bao gồm cả doanh thu từ Peacekeeper Elite gộp lại. Được biết, đây là tựa game Trung Quốc thành công nhất ở thị trường quốc tế với mức doanh thu thu được là 776 triệu USD trong năm 2019.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hà Anh | MarketingTrips

Theo SCMP via VnReview

Hợp tác với đối thủ cạnh tranh – 7 điều mà một tỷ phú đã dạy tôi cách “sinh tồn”

Thị trường là động chứ không phải tĩnh, “đối thủ” là tương đối chứ không phải tuyệt đối, và đối thủ thương mại trong nhiều trường hợp cũng có thể là đối tác. Trong trường hợp khó khăn, bạn có thể chủ động tìm kiếm sự hợp tác từ họ.

doi-thu-canh-tranh

Nước Mỹ dạo gần đây có một chương trình truyền hình thực tế mang tên “Undercover Billionaire” (Tạm dịch: Tỷ phú ẩn thân)

Trong chương trình, tỷ phú 55 tuổi, Glenn Stearns tiếp nhận thử thách, cầm 100 đô la, tới một thành phố xa lạ, dùng khoảng thời gian 3 tháng viết nên câu chuyện thành lập ra một doanh nghiệp trị giá hàng triệu đô la, trong suốt quá trình không được phép dùng tới những quan hệ xã hội trước đó của bản thân, phải làm nên mọi thứ từ hai bàn tay trắng.

Chương trình dài 6 tiếng, nhưng câu chuyện “tỷ phú một lần nữa khởi nghiệp” lại mang tới rất nhiều cảm hứng làm giàu cho nhiều người, chẳng hạn như 7 điều dưới đây:

1. Con người là vốn quan trọng nhất.

Glenn tới một thành phố xa lạ, toàn bộ gia tài của ông là một chiếc xe và 100 đô la, ông dựa vào cái gì để khởi nghiệp?

Dựa vào đầu óc và sức lực của chính bản thân mình, con người chính là nguồn vốn quan trọng nhất. Sau khi tìm được công việc đầu tiên, Glenn quen biết được với ông chủ cửa hàng, đây đồng thời cũng là mối quan hệ xã giao đầu tiên của ông ở một thành phố xa lạ.

Kế đó, dù không lương, không thưởng, nhưng với tầm nhìn và sự hứa hẹn của bản thân, ông tập hợp được cho mình một nhóm người bản địa, hoàn thành bước đầu của giai đoạn khởi nghiệp.

Thành công này được quyết định bởi khả năng khai thác và sử dụng vốn nhân lực của ông.

2. Tìm người mua trước rồi hãy quyết định sẽ bán gì.

Khi mới tới một thành phố xa lạ, Glenn rất cần tiền, ông không ngừng đi tìm những lốp xe cũ để bán. Vì sao? Vì ông hiểu ngành này ư? Không hề, bởi lẽ có người cần tới chúng. Có người cần, bạn có thể cung cấp cho người ta, đây chính là một cuộc làm ăn có lợi.

Ngược lại, có rất nhiều người luôn chấp niệm với thứ mình thích và mình giỏi, cả ngày dày vò tìm cách làm sao để bán được hàng, không bao giờ quan sát hay tìm hiểu xem khách hàng cần gì. Kết quả, mệt mỏi vì bận rộn, nhưng năm này qua năm khác vẫn không có sự tiến bộ.

3. Nắm bắt thời điểm, thuận thời tiến lên.

Glenn là một tấm gương điển hình trong làng “bắt trend”, ông rất giỏi trong việc nắm bắt thời điểm, đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng đem tới sự thành công của ông.

Vào dịp giáng sinh, ông bán buôn một loạt các món đồ, kiếm được món tiền đầu tiên; ngoài ra Ribfest, lễ hội sườn nướng, cũng là thời điểm buôn bán vô cùng thuận lợi, ông đem theo đoàn đội của mình gia nhập vào thời điểm kiếm tiền có một không hai này, kiếm đủ được số tiền có thể mở được một nhà hàng đồ nướng.

Glenn rất biết thuận thời tiến lên, biết rằng nếu biết nắm bắt, bỏ sức và đầu tư vào thời điểm mấu chốt, 1 năm có thể kiếm được bằng 10 năm.

4. Hoàn cảnh không phải là thứ không thể thay đổi.

Có nhiều người thường lấy hoàn cảnh, đặc biệt là hoàn cảnh gia đình ra để làm cái cớ cho sự thất bại của mình, để an ủi mình rằng mình không thành công không phải vì mình không đủ nỗ lực, mà là bởi mình không có một người cha tốt hay một gia đình giàu có.

Nhưng chính bản thân Glenn đã chứng mình cho mọi người thấy rằng, thứ nhất, ông có thể xuất thân nghèo khó, nhưng luôn không ngừng nỗ lực phấn đấu và đã thành công.

Thứ hai, Glenn có thể một lần nữa bắt đầu lại mọi thứ ở tuổi 55 và có được thành công, điều này cho thấy hoàn cảnh không phải là thứ không thể thay đổi, người bình thường vẫn có thể có cơ hội dựa vào sự nỗ lực và phấn đấu của mình để trở nên nổi bật, để thành công.

Bạn tin vào điều gì, đó chính là vận mệnh của bạn.

5. Đừng lãng phí cơ hội sau khi thất bại.

Các tỷ phú không phải lúc nào cũng mang trên mình ánh hào quang. Glenn cảm thấy mình rất giỏi trong lĩnh vực bán hàng, ông tìm được công việc bán bóng nhựa (loại bóng dành cho chó chơi), kết quả hoàn toàn không bán được chút nào, Glenn không kiên trì công việc này nữa, ông ngay lập tức từ bỏ.

Tới nhà máy rượu vang bàn hợp đồng, nói một thôi một hồi nhưng không cách nào lấy được sự tin tưởng của khách hàng, Glenn bị từ chối.

Sau khi quay trở về, ông ngay lập tức bắt tay vào xem xét lại sai lầm, sắp xếp lại tư duy, rồi một lần nữa quay trở lại tìm khách hàng. Và lần này, Glenn đã thành công.

Thứ mà Glenn dạy chúng ta ở đây là: đừng lãng phí thời gian với sai lầm, đừng lãng phí cơ hội sau khi thất bại.

Trên thực tế, có quá nhiều người “thích” đắm chìm trong thất bại và thiếu đi dũng khí tìm gặp đối tác một lần nữa sau khi bị từ chối, đây chính là một trong những nguyên nhân gốc rễ khiến bạn không bao giờ làm nên được nghiệp lớn.

6. Hợp tác với đối thủ cạnh tranh.

Trong quá trình đưa nhóm của mình đi tham gia bán thịt nướng tại Lễ hội sườn nướng, vì có quá nhiều khách hàng, nhưng lại thiếu kha khá thịt, trong lúc mọi người không biết phải làm sao, Glenn đã nghĩ ra cách đi mua và trao đổi với chính các đối thủ của mình để giải quyết vấn đề này.

Thị trường là động chứ không phải tĩnh, “đối thủ” là tương đối chứ không phải tuyệt đối, và đối thủ thương mại trong nhiều trường hợp cũng có thể là đối tác. Trong trường hợp khó khăn, bạn có thể chủ động tìm kiếm sự hợp tác từ họ.

Điều quan trọng là phải có suy nghĩ “động và mở”, đừng nhìn thế giới theo kiểu bất biến, một màu.

7. Dùng tiền thể hiện sự khen ngợi.

Sau khi dự án khởi nghiệp kết thúc, Glenn đã nghĩ tới việc chia tiền cho các thành viên trong nhóm kinh doanh của mình.

Trên thực tế thì cửa hàng thịt nướng này mới khai trương và nó vẫn chưa tạo ra lợi nhuận, hơn nữa cũng chưa tới thời hạn phát lương, vì vậy thay vì thưởng ngay tiền mặt cho các thành viên, Glenn đã sử dụng hình thức cổ phiếu để khích lệ những người đã đi theo mình.

Bất kể bạn có muốn thừa nhận hay không thì tiền bạc chắc chắn là cách tốt nhất để khích lệ và khẳng định cống hiến của một người, đó là sự đánh giá và khen ngợi hiệu quả nhất. Có thể thấy được điều này từ biểu hiện cảm động và hạnh phúc của mọi người khi nhận được tiền trên tay.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Zoom: Từ vị cứu tinh đến kẻ tội đồ

Trong thời gian qua, ứng dụng họp trực tuyến Zoom đã trở thành vị cứu tinh cho nhiều người trên toàn cầu. Tuy nhiên, ánh hào quang của Zoom đã không tồn tại lâu, khi nó trở thành tội đồ

zoom

Mất an toàn thông tin

Zoom hiện được rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp, trường học trên toàn cầu ủng hộ sử dụng như một biện pháp khắc phục hạn chế khi phải cách ly xã hội do đại dịch COVID-19, hàng tỷ người đã sử dụng Zoom để làm việc, học tập từ xa. Theo The Next Web, lượng người dùng hoạt động mỗi ngày trên Zoom tăng từ 10-200 triệu trong tháng 3. Tuy nhiên, trước hàng loạt các lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng, Zoom đã mất đi sự tin tưởng của người dùng.

Ngay tại Việt Nam, vừa qua Cục An toàn thông tin (ATTT) của Bộ Thông tin Truyền thông (Bộ TT&TT) đã đưa ra cảnh báo tới các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân, về các nguy cơ khi sử dụng phần mềm họp trực tuyến Zoom.

Theo đó, ngày 14/4/2020, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam, Cục ATTT ghi nhận có hơn 500.000 tài khoản Zoom đã bị lộ lọt thông tin cá nhân của người sử dụng, trong đó bao gồm: email, mật khẩu, đường dẫn URL các cuộc họp và mật khẩu kèm theo.

Phó Cục trưởng Cục ATTT, ông Nguyễn Khắc Lịch nhận định: “Hiện nay, Zoom đang là phần mềm phổ biến cho học trực tuyến, tổ chức hội họp và làm việc từ xa. Tuy nhiên, phần mềm này tồn tại một số lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng như: mã hóa dữ liệu đầu cuối kém, dễ dàng bị dò quét ID cuộc họp, lỗ hổng liên quan đến đường dẫn UNC (Universal Naming Convention)”.

Thông qua những lỗ hổng trên, tin tặc có thể truy cập bất hợp pháp vào các phòng họp, theo dõi, truyền bá các thông tin xấu độc, đánh cắp thông tin hoặc cài đặt mã độc trực tiếp trên máy tính người dùng.

Tăng cường bảo mật

Để tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng, đặc biệt là bảo vệ thông tin cá nhân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người sử dụng, ông Nguyễn Khắc Lịch khuyến cáo:

Các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước không nên sử dụng phần mềm Zoom để phục vụ các buổi họp trực tuyến tại đơn vị mình. Đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác cân nhắc cẩn thận khi sử dụng phần mềm họp trực tuyến Zoom cho các hoạt động học trực tuyến, trao đổi trực tuyến hoặc các tổ chức hội họp khác.

Ưu tiên lựa chọn các sản phẩm phần mềm học trực tuyến, tổ chức hội họp và làm việc từ xa do doanh nghiệp uy tín sản xuất, đặc biệt là các sản phẩm do doanh nghiệp uy tín trong nước cung cấp như: Viettel, VNPT, Mobifone, FPT, VNG, CMC, Nhân Hòa,…

Đối với các doanh nghiệp cung cấp phần mềm học trực tuyến, tổ chức hội họp và làm việc từ xa: phải trang bị đầy đủ các tính năng bảo mật cho phần mềm, bảo đảm an toàn thông tin cho người sử dụng, có đội ngũ kỹ thuật để hỗ trợ kịp thời cho khách hàng.

Đối với người sử dụng các phần mềm học trực tuyến, tổ chức hội họp và làm việc từ xa:

Chú ý tải phần mềm tải phần mềm từ các nguồn chính thống, thường xuyên cập nhật phiên bản mới nhất của phần mềm.

Không chia sẻ thông tin về phòng họp (ID, mật khẩu) để tránh các trường hợp bị kẻ xấu theo dõi, phá hoại.

Thiết lập các cấu hình bảo mật cao trên các phần mềm họp trực tuyến. Cụ thể: đặt mật khẩu phức tạp cho các buổi họp; kích hoạt chế độ xét duyệt người tham gia trước khi vào phòng họp; thiết lập các tính năng quản lý việc chia sẻ màn hình trong buổi họp; hạn chế việc lưu lại nội dung buổi họp trong trường hợp không cần thiết.

Đối với người dùng đã sử dụng phần mềm Zoom, thực hiện ngay việc đổi mật khẩu phức tạp, tránh sử dụng chung mật khẩu với các tài khoản khác.

Khi phát hiện nguy cơ, dấu hiệu lộ, lọt thông tin cá nhân của người sử dụng, cần nhanh chóng khắc phục và kịp thời thông báo cho Cục ATTT và các cơ quan chức năng có thẩm quyền liên quan để phối hợp xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hà Anh | MarketingTrips

Theo Enternews

 

Từ hôm nay, tự ý đăng ảnh người khác lên Facebook có thể bị phạt 20 triệu đồng

Nếu tổ chức hay cá nhân sử dụng thông tin của người khác mà không được sự đồng ý sẽ bị xử phạt cao nhất đến 20 triệu đồng.

Nghị định 15/2020/NĐ-CP được ban hành ngày 3/2/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, chính thức có hiệu lực từ 15/4/2020.

Theo Nghị định này, việc sử dụng thông tin của người khác mà không được sự đồng ý sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Trong đó, đối với tổ chức thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng. Còn đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm trên thì mức phạt sẽ là 5-10 triệu đồng.

Ngoài ra, mức phạt nêu trên cũng được áp dụng với một số hành vi khác với tính chất tương tự như:

Truy nhập, sử dụng, tiết lộ, làm gián đoạn, sửa đổi, phá hoại trái phép thông tin, hệ thống thông tin;

Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;

Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm quảng cáo, tuyên truyền hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bị cấm;

Tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

Chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa trên mạng dưới bất kỳ hình thức nào;

Cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa trên mạng.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo VTC News

 

Zoom ‘sụp đổ’ chỉ trong 2 tuần

Từ một “người hùng” Internet trong đại dịch, Zoom bỗng chốc bị quay lưng vì vấn đề bảo mật.

Hai năm trước, bê bối thu thập dữ liệu liên quan đến Facebook và Cambridge Analytica làm dấy lên lo ngại về quyền riêng tư, bảo mật của các dịch vụ trực tuyến. Đó cũng là vấn đề mà Zoom đang gặp phải.

Các nhà nghiên cứu, chuyên gia bảo mật đã phát hiện nhiều lỗ hổng có trong dịch vụ suốt thời gian qua. Người dùng được khuyên không nên sử dụng Zoom, nhiều doanh nghiệp cũng cấm nhân viên họp bằng dịch vụ này.

Sớm nở chóng tàn

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát, nhiều quốc gia đã ban hành chính sách cách ly xã hội, phong tỏa đất nước để giảm sự lây lan của virus.

Với chính sách trên, xu hướng học tập và làm việc tại nhà được lựa chọn để tránh tiếp xúc gần nhưng vẫn đảm bảo tiến độ bài học cũng như công việc. Từ đó, Zoom trở thành dịch vụ thịnh hành nhờ những ưu điểm như ổn định, dễ sử dụng và hoàn toàn miễn phí.

Theo The Next Web, lượng người dùng hoạt động mỗi ngày trên Zoom tăng từ 10-200 triệu trong tháng 3. Ngay sau đó, những lỗ hổng về quyền riêng tư, chính sách dữ liệu mập mờ của dịch vụ này liên tiếp bị phanh phui.

Ngày 19/3, Tổ chức Biên giới Điện tử (EFF) đã gây sốc khi chỉ ra hàng loạt vấn đề của Zoom. Theo đó, chủ cuộc họp có thể biết thành viên nào không tập trung nếu họ rời khỏi cửa sổ ứng dụng quá 30 giây. Ví dụ, nếu đang tham gia họp mà quay ra lướt Facebook, xem YouTube thì Zoom sẽ báo cáo lại. Tính năng theo dõi này đã bị gỡ vào ngày 2/4.

Tiếp đến, nếu thành viên ghi hình buổi họp, quản trị viên có thể truy cập mọi dữ liệu bên trong. Họ còn có thể thu thập thông tin hệ điều hành, địa chỉ IP, dữ liệu vị trí và thông tin thiết bị của mỗi thành viên tham gia.

Giữa tháng 3, một lỗ hổng nghiêm trọng khác xuất hiện có tên Zoombombing. Khi cuộc họp diễn ra, hacker có thể tìm liên kết hoặc ID rồi xâm nhập phá rối bằng cách phát phim khiêu dâm. Để khắc phục, TechCrunch cho biết chủ cuộc họp cần tắt tính năng trình chiếu màn hình của thành viên cũng như khả năng chia sẻ file để tránh virus bị phát tán.

Ngày 27/3, ứng dụng Zoom trên iOS bị phát hiện âm thầm gửi dữ liệu người dùng đến Facebook, bao gồm thông tin chi tiết về thiết bị, múi giờ, thành phố, nhà mạng và số nhận dạng quảng cáo của người dùng. Thông qua đó, bên thứ ba có thể sử dụng để quảng cáo tới đối tượng phù hợp. Vài ngày sau, Zoom đã cập nhật gỡ bỏ tính năng này.

Ngày 1/4, trang Motherboard phát hiện Zoom còn tiết lộ địa chỉ email, hình ảnh người dùng cho người lạ. Vấn đề liên quan đến tính năng Company Directory, tự động thêm một nhóm người vào danh sách liên lạc nếu đăng ký với địa chỉ email có tên miền giống nhau.

Vài ngày sau, Bleeping Computer đăng bài viết cảnh báo phần mềm Zoom Desktop Client trên Windows có thể bị hack để đánh cắp mật khẩu. Tìm hiểu kỹ hơn, The Intercept phát hiện các cuộc gọi Zoom không được mã hóa đầu cuối, trái với những gì mà dịch vụ này khẳng định.

Ngoài ra, kỹ sư phần mềm Felix Seele cũng phát hiện ứng dụng Zoom trên macOS có đoạn mã cài ứng dụng vào máy trước cả khi người dùng bấm Cài đặt (Install). Patrick Wardle, nhà nghiên cứu bảo mật của Jamf cũng phát hiện 2 lỗ hổng zero-day cho phép kẻ xấu chiếm quyền kiểm soát micro và webcam.

Troy Hunt, nhà nghiên cứu bảo mật người Australia cho rằng không chỉ Zoom mà nhiều ứng dụng khác cũng sẽ trải qua tình trạng này khi nổi tiếng quá nhanh.

“Zoom đang là tâm điểm chú ý khi lượng người dùng tăng đột biến. Vấn đề mà ứng dụng này gặp phải không quá mới: điều khoản có lợi cho họ về cách thu thập dữ liệu, hàng loạt lỗ hổng bảo mật được phát hiện… Nếu một dịch vụ nào đó bỗng dưng phổ biến, nó cũng sẽ giống như vậy”, Hunt nhận định.

Bị tẩy chay vì mất niềm tin

Sau hàng loạt bê bối, nhiều doanh nghiệp, chính quyền đã ban hành quy định về việc sử dụng Zoom.

Ngày 28/3, công ty SpaceX của Elon Musk đã gửi email cấm nhân viên sử dụng Zoom do lo ngại quyền riêng tư và bảo mật. Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cũng cấm nhân viên hội họp bằng Zoom, theo phát ngôn viên Stephanie Schierholz.

Sau đó một tuần, chính quyền thành phố New York của Mỹ đã ra văn bản cấm các trường học sử dụng Zoom. Một số nơi như tiểu bang Utah, Washington và Nevada cũng ban hành chính sách tương tự, khuyên mọi người chuyển sang các nền tảng như Microsoft Teams.

Các quan chức tại trường trung học Berkeley ở California cũng cho biết sẽ ngừng sử dụng Zoom sau khi “một người đàn ông khỏa thân có những lời lẽ phân biệt chủng tộc” xâm nhập vào cuộc gọi được bảo vệ bằng mật khẩu trên Zoom.

Đài Loan và Đức cũng đặt ra các hạn chế tương tự. Chính phủ Đài Loan đã “cấm cửa” Zoom sau khi CEO công ty này thừa nhận các cuộc gọi video được gửi đến máy chủ đặt tại Trung Quốc. Họ cũng yêu cầu các trường học, tổ chức xem xét chuyển sang dịch vụ hội họp online của Microsoft, Google.

Ngày 9/4, Google đã ra lệnh cấm sử dụng Zoom vì lo ngại vấn đề bảo mật. Trong email gửi đến nhân viên, Google nói rằng ứng dụng Zoom Desktop Client sẽ không còn hoạt động trên máy tính của Google vì không đáp ứng tiêu chuẩn bảo mật.

Ngày 10/4, Bộ Giáo dục Singapore đã ngừng cho giáo viên sử dụng Zoom sau sự cố Zoombombing xảy ra trong tuần đầu tiên các trường học tại đây chuyển sang dạy trực tuyến.

“Đây là sự cố rất nghiêm trọng. Bộ Giáo dục Singapore đang điều tra và đưa ra báo cáo của cảnh sát nếu cần”, ông Aaron Loh thuộc bộ phận công nghệ của Bộ cho biết.

Không chỉ vậy, một cổ đông của Zoom đã khởi kiện công ty vì “gian dối trong các điều khoản bảo mật, cũng như không thông báo rõ dịch vụ mà họ cung cấp không được mã hóa đầu cuối”.

Reuters cho biết cổ đông Michael Drieu đã kiện Zoom vì những lùm xùm liên quan đến vấn đề bảo mật gây ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Tính đến ngày 23/3, giá cổ phiếu của Zoom đã chạm ngưỡng 159,56 USD. Trong khi đầu năm nay, giá cổ phiếu chỉ ở mức 70 USD. Đến hôm 7/4, Zoom ghi nhận giá cổ phiếu công ty giảm xuống mức 113 USD vì những vấn đề về bảo mật.

Người dùng có nên tiếp tục sử dụng Zoom?

Trong bài blog đăng ngày 1/4, Eric Yuan, CEO Zoom đã lên tiếng xin lỗi người dùng sau những vấn đề bảo mật nghiêm trọng vừa qua, đồng thời đưa ra các giải pháp mang lại trải nghiệm tốt hơn.

Trước hết, Zoom đã bắt đầu kế hoạch “đóng băng tính năng” trong 90 ngày để củng cố các vấn đề bảo mật và quyền riêng tư, trong đó một số lỗi bị phát hiện đã được khắc phục.

Công ty cũng tăng giải thưởng cho chương trình phát hiện lỗi, họp đánh giá bảo mật mỗi thứ tư, mời cựu giám đốc an ninh của Facebook, Alex Stamos làm cố vấn.

“Tương tự nhiều công ty non trẻ khác, Zoom tập trung phát triển tính năng chính thay vì đảm bảo quyền riêng tư và bảo mật. Nhiều lỗ hổng khác trên Zoom có thể được tìm thấy. Tuy nhiên, Zoom đã có những giải pháp sửa lỗi nhanh chóng, và lượng lỗ hổng sẽ giảm trong thời gian tới”, Yuan cho biết.

Tuy dễ sử dụng và thiết lập, những bê bối vừa qua cho thấy Zoom là ứng dụng chưa an toàn cho người dùng. Theo ghi nhận của ZDNet, kẻ xấu đã lập nhiều nhóm trên RedditDiscord để lên kế hoạch phá hoại các cuộc họp. Do đó, người dùng có nhu cầu học, họp online nên tìm các giải pháp thay thế trong khi chờ đợi Zoom khắc phục mọi vấn đề bảo mật.

Hà Anh

MarketingTrips via Zing

Gumac: Bán 10.000 đơn hàng online/ngày giữa Covid-19

Mặc dù tạm ngừng hoạt động 80 cửa hàng vì dịch Covid-19 song hãng thời trang Gumac vẫn đang “sống tốt” nhờ đơn hàng online đạt 6.000 đơn/ngày, tiến đến mốc 10.000 đơn/ngày vào quý 2/2021.

gumac

Từ một chàng trai học ngành hàng hải chuyển sang bán hàng thời trang, CEO 8X Lê Thành Vân mất 4 năm để xây dựng thương hiệu thời trang nữ Gumac từ một cửa hàng nhỏ có diện tích chưa đầy 30m2 trên đường Phạm Văn Hai, quận Tân Bình lớn mạnh thành chuỗi 80 cửa hàng trên khắp cả nước. Nhưng chỉ mất 1 ngày vì dịch Covid-19, Gumac phải đóng cửa toàn bộ hệ thống cửa hàng trên cả nước.

Nhìn nhận đây là một quyết định đúng đắn để chung tay cùng Chính phủ ngăn chặn dịch bệnh, song Gumac cũng chịu không ít thiệt hại. Doanh nghiệp đang tìm cách thích nghi với hoàn cảnh mới.

Khi toàn bộ chuỗi cửa hàng do anh nhiều năm gắng công gây dựng đột ngột phải đóng cửa vì dịch Covid-19, anh đã nghĩ gì?

Từ khi dịch bệnh Covid- 19 xảy ra đến hết tháng 3 thì Gumac vẫn hoạt động bình thường, nhưng kể từ ngày 1/4/2020 chúng tôi phải đóng cửa toàn bộ hệ thống 80 cửa hàng để phòng chống dịch. Cá nhân tôi thấy đây là một quyết định đúng đắn và quyết liệt trong việc ngăn chặn dịch bùng phát trên diện rộng, không để như nhiều quốc gia khác của Chính Phủ nên rất ủng hộ.

Dịch bệnh đã và đang xảy ra là điều mình không thể thay đổi được, chính vì thế mình phải thay đổi chính mình trước. Lúc đó, tôi chỉ có suy nghĩ rằng hãy lạc quan và mạnh mẽ lên, có như thế tâm trí chúng ta mới thoải mái để biết được mình sẽ làm gì tiếp theo.

Sau khi đóng toàn bộ cửa hàng, việc đầu tiên anh làm sau với Gumac là gì?

Khi đó tôi quyết định, khối văn phòng của Gumac vẫn hoạt động bình thường. Chúng tôi sẽ dồn lực để xử lý đơn hàng online cũng như lên nhiều kế hoạch cụ thể chi tiết để bán hàng, tăng doanh thu mùa dịch và đặt nền móng Gumac có thể bùng nổ sau khi hết dịch.

Từ trước giờ mảng bán hàng online của Gumac được phát triển khá tốt. Hiện tại, chúng tôi đang đẩy mạnh chương trình bán hàng đa kênh như Facebook, website của Gumac và kết hợp với các sàn thương mại điện tử. Chuẩn bị thiết kế và ra mắt những concept mới chỉ dành bán riêng cho các sàn TMĐT.

Và kết quả diễn ra đúng như kì vọng của chúng tôi. Vài ngày gần đây Gumac được mức khoảng 6.000 đơn hàng online/ngày. Điều này khiến chúng tôi rất vui mừng và tin tưởng vào chiến lược phát triển bán hàng đa kênh mà chúng tôi đã hoạch định. Trong số hàng nghìn đơn hàng đó, có không ít đơn bán hàng từ toàn thể nhân viên Gumac, dù ở nhà nhưng các bạn vẫn tự tìm kiếm khách hàng, mang những đơn hàng về cho công ty.

Cụ thể thì kênh bán hàng online bù đắp như thế nào về khoản doanh thu thiếu hụt do hệ thống cửa hàng offline đang phải tạm đóng cửa?

Hiện tại, Gumac có đủ dòng tiền để vận hành doanh nghiệp như tiền thuê mặt bằng, tiền lương nhân viên dù cửa hàng đóng cửa nhưng chúng tôi vẫn trả lương đầy đủ cho các nhân viên bán hàng của mình đầy đủ chứ không cắt giảm lương của bất kỳ ai.

Dịch bệnh có thể còn kéo dài, công ty đã nghĩ đến những bước tiếp theo như thế nào để vượt qua giai đoạn khó khăn này?

Công ty đang đặt mục tiêu 10.000 đơn hàng mỗi ngày từ kênh online và đã có trong kế hoạch phát triển của Gumac trong thời gian tới. Nhưng đó là con số không hề dễ đối với chúng tôi hay bất kì doanh nghiệp thời trang nào tại Việt Nam. Để đạt được con số này chúng tôi hiểu rằng phải thay đổi toàn diện quy trình vận hành của Gumac hiện tại và tôi tin Gumac sẽ đạt được con số đó trong thời gian tới.

Nhiều người cho rằng đây là thời điểm tốt để tái cơ cấu doanh nghiệp, vậy Gumac thì sao?

Đúng vậy, Gumac cũng đang tiến hành tái cấu trúc toàn bộ doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch, chiến lược cho tầm nhìn 2025 sẽ trở thành hãng thời trang có quy mô thị phần lớn nhất và dịch vụ bán hàng tốt nhất tại Việt Nam.

Với Gumac mấu chốt vượt qua mùa dịch này chính là về con người và mô hình kinh doanh. Về con người chúng tôi xây dựng văn hóa tư tưởng lấy tình yêu thương gia đình làm nền tảng gốc rễ, không chỉ đơn thuần là tình yêu thương của các thành viên Gumac với nhau mà còn là tình yêu thương với cả cộng đồng nhà Gu.

Chính vì thế khi dịch bệnh kéo dài chúng tôi có được sự đồng lòng chia sẻ của toàn bộ nhân viên công ty cũng như sự ủng hộ giúp đỡ từ các khách hàng của mình. Nếu không có tình yêu thương lớn lao mà tất cả mọi người dành cho Gumac thì chắc chắn chúng tôi sẽ rất khó khăn, bế tắc trong giai đoạn này.

Anh có lời khuyên gì cho các công ty thời trang hoặc startup đang gặp khó vì dịch Covid-19?

Việc chúng ta cần làm ngay là phải cân đối lại dòng tiền bằng cách thương lượng với các đối tác để giãn thời gian các khoản công nợ, nếu được thì có thể trả thiếu một khoản và sẽ bù đắp vào thời gian nhất định.

Tôi thường chia sẻ với mọi người rằng đây là thời điểm có nhiều thời gian rảnh thì hãy đào sâu vào con người và quy trình để thay đổi cho tốt hơn, ngoài ra hãy xây dựng một bộ phận bán hàng online riêng cho doanh nghiệp của mình, đầu tư nghiêm túc và tập trung hơn trên mặt trận này.

Bởi khách hàng đang có thói quen dịch chuyển qua mua hàng online vì thuận tiện và đa dạng sự lựa chọn. Đó là xu hướng tất yếu nếu doanh nghiệp nào không chịu tập trung thay đổi sẽ gặp khó khăn và có thể bị đào thải ra khỏi thị trường trong thời gian tới.

Anh nhận định như thế nào về sự thay đổi của thị trường, thói quen tiêu dùng và khả năng phục hồi của ngành thời trang sau đại dịch?

Theo nhận định của tôi, sau dịch sẽ có sự thay đổi rất lớn về thị trường cụ thể là các chuỗi đang giảm dần quy mô, trả hoặc sang lại những cửa hàng có giá thuê cao để giảm chi phí, rất nhiều cửa hàng kinh doanh thời trang nhỏ lẻ đã phải đóng cửa đặc biệt là thời trang nam.

Thói quen người tiêu dùng nói chung và ngành thời trang nói riêng đã bắt đầu quen với việc mua sắm trên kênh online nhiều hơn bởi sự tiện lợi. Ngoài ra, tình hình kinh tế khó khăn nên chắc chắn khách hàng sẽ có kế hoạch chi tiêu cẩn trọng hơn nên thời trang ở phân khúc giá tầm trung sẽ nắm được nhiều lợi thế.

Ngành thời trang sẽ nhanh phục hồi trở lại nếu như các doanh nghiệp bắt kịp được xu hướng người tiêu dùng đồng thời thay đổi chính sách bán hàng hiện tại để hướng tới việc đảm bảo cho khách hàng yên tâm khi mua sắm online bởi người tiêu dùng vẫn còn đó nhiều nỗi lo khi mua sắm quần áo online như sản phẩm không giống hình quảng cáo, hàng giảm giá mua về mặc không vừa được xử lý như thế nào.

Do đó tôi có niềm tin rất lớn vào sự hồi phục của ngành và Gumac sẽ là một trong những doanh nghiệp tiên phong bắt kịp sự thay đổi lớn này bởi vì chúng tôi đã có sự đầu tư bài bản và nghiêm túc từ trước để tự tin đón đầu xu hướng mới.

Hoàng Anh | MarketingTrips

Theo Tổ Quốc

“Nữ tướng” mới của Grab Việt Nam là ai ?

Bà Nguyễn Thái Hải Vân sẽ tập trung vào việc hoạch định chiến lược phát triển cho tất cả hoạt động kinh doanh của Grab tại Việt Nam.

Bà Hải Vân sẽ thay thế ông Jerry Lim – người sẽ trở lại Singapore đảm nhiệm vị trí Giám đốc Vùng quản lý bộ phận Trải nghiệm Khách hàng khu vực Đông Nam Á.

Tân CEO của Grab Việt Nam sẽ tiếp tục thúc đẩy sự phát triển tổng hòa của các dịch vụ đặt xe công nghệ, giao nhận hàng hóa, giao nhận thức ăn và hợp tác fintech trên nền tảng siêu ứng dụng của Grab, mang đến ngày càng nhiều lợi ích của nền kinh tế số đến với người dân Việt Nam và các doanh nghiệp nhỏ khắp cả nước.

Sau 17 năm làm việc tại Unilever Việt Nam, bà Vân có kinh nghiệm trong hoạch định chiến lược thương mại và điều phối hoạt động kinh doanh tiếp thị của hàng loạt ngành hàng của Unilever Việt Nam và Unilever khu vực Đông Nam Á. Bà Hải Vân cũng đang là Đồng Chủ tịch Hiệp hội Tiếp thị Di động Việt Nam.

Trên cương vị mới, bà Vân sẽ đưa Grab Việt Nam tăng trưởng một cách bền vững, đồng thời tiếp tục mang đến những đóng góp tích cực cho xã hội. Với việc Grab vừa công bố đầu tư thêm 500 triệu USD vào Việt Nam trong 5 năm tới, bà Vân sẽ nắm bắt và khai phá những cơ hội mới trong các lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech), công nghệ di động (mobility) và logistics, với mục tiêu mang đến thêm nhiều sáng tạo và giá trị thiết thực hơn cho người dùng và đối tác của Grab.

Bà Hải Vân cũng sẽ tiếp nối lộ trình thực hiện sứ mệnh Grab Vì cộng đồng tại Việt Nam nhằm ủng hộ tiến trình thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường của Chính phủ, đồng thời đóng góp vào công cuộc thực hiện Cách mạng Công nghiệp 4.0 của đất nước.

Còn ông Jerry Lim sẽ dẫn dắt bộ phận trải nghiệm khách hàng của Grab tại 8 quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, tiếp tục đặt trọng tâm nhiều hơn vào các chương trình tự động hóa và trí tuệ nhân tạo trong các hoạt động chăm sóc khách hàng của Grab.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo DNSG

Nike chuyển đổi số giữa Covid-19 và bài học giúp Nike tăng 70% giá trị cổ phiếu

Hiệu quả nhờ chuyển đổi số của Nike là vô cùng rõ ràng. Đầu năm 2017, giá cổ phiếu của hãng chỉ vào khoảng 52 USD thì đến tháng 7/2019, con số này đã là 88 USD. Doanh thu của hãng cũng tăng từ 33,5 tỷ USD lên 39,1 tỷ USD trong cùng kỳ.

nike-chuyen-doi-so-2

Trong thời kỳ dịch Covid-19, việc chuyển đổi số đã trở thành xu thế tất yếu đối với nhiều doanh nghiệp nếu muốn tồn tại lâu dài. Trên thực tế, rất nhiều công ty đã chuyển đổi online thành công từ trước khi dịch Covid-19 bùng phát và đã gặt hái được nhiều lợi ích.

Mặc dù là tập đoàn chuyên về sản xuất giày dép, quần áo thể thao nhưng Nike cũng đã phải dựa vào chuyển đổi số để vượt qua cơn khủng hoảng cách đây vài năm.

Tăng trưởng giảm tốc và mô hình kinh doanh dần lỗi thời đã buộc Nike phải thay đổi cách tư duy, đồng thời thực hiện một cuộc cải tổ chuyển đổi online toàn diện nhằm tái cấu trúc lại hình ảnh thương hiệu cũng như chuỗi cung ứng của tập đoàn.

Như một hệ quả tất yếu, các nhà quản lý của Nike cho biết chuyển đổi số đã giúp doanh số của hãng tăng 36% trong quý I/2019 so với cùng kỳ năm trước và hối thúc công ty tiếp tục đi theo con đường này.

nike-chuyen-doi-so

Cụ thể, thay vì phải đi qua các công ty trung gian, Nike tương tác thẳng với người tiêu dùng qua hệ thống thẻ hội viên, marketing online hay dữ liệu số. Thay vì chỉ bán qua những nhà phân phối độc quyền, Nike bắt đầu kinh doanh trực tiếp với người tiêu dùng hoặc hợp tác với những công ty thương mại điện tử như Amazon, Alibaba để ra các chiến lược chuyển đổi online.

Việc thu thập cũng như phân tích dữ liệu số của người tiêu dùng giúp Nike tương tác tốt hơn với khách hàng cũng như tiếp cận được thị trường đa dạng hơn, đồng thời cung cấp được cho khách hàng những thứ họ cần.

Không dừng lại ở đó, Nike tích cực đầu tư cho những cửa hàng thương hiệu thay vì mở đại trà, đồng thời nâng cấp hệ thống bán hàng trực tuyến của hãng nhằm tăng trải nghiệm của khách hàng.

Nhờ chiến lược chuyển đổi số thành công, Nike đã thúc đẩy tốc độ của các vòng đời sản phẩm, đưa các mặt hàng của hãng ra thị trường nhanh hơn, bắt kịp xu thế cũng như kiểm soát được chặt chẽ hơn chuỗi sản xuất của mình.

Hiệu quả nhờ chuyển đổi số của Nike là vô cùng rõ ràng. Đầu năm 2017, giá cổ phiếu của hãng chỉ vào khoảng 52 USD thì đến tháng 7/2019, con số này đã là 88 USD. Doanh thu của hãng cũng tăng từ 33,5 tỷ USD lên 39,1 tỷ USD trong cùng kỳ.

Đặc biệt, doanh thu từ thương mại điện tử của Nike tăng đến 38% trong tháng 11/2019, mức tăng vượt trội so với tất cả các mảng trong kỳ mua sắm sát lễ Giáng sinh. Doanh số online của Nike tại Bắc Mỹ tăng tới hơn 70% trong dịp “Ngày thứ 6 đen” (Black Friday). Số lượng thành viên của Nike cũng tăng 45% so với cùng kỳ năm trước.

Kết nối số hoá

Chiến lược chuyển đổi số của Nike không hề đơn giản. Câu chuyện không chỉ là xây dựng một website bán hàng hay một ứng dụng bán giày. Đội ngũ của Nike đã xây dựng hẳn một hệ sinh thái mua sắm trực tuyến, đem lại trải nghiệm hoàn toàn khác biệt cho khách hàng.

Ví dụ, Nike đầu tư xây dựng chương trình NikePlus có thẻ thành viên nhằm thu thập thêm thông tin cũng như kết nối tốt hơn với khách hàng. Số liệu sẽ được phân tích để liên tục hoàn thiện các thuật toán, qua đó có những chương trình giảm giá, thưởng, khuyến mãi hợp lý cho các thành viên. Đồng thời, dữ liệu cũng sẽ phân tích cung cầu để cho ra số liệu tốt nhất cho chuỗi sản xuất của Nike.

Tầm nhìn của chúng tôi là xây dựng một mối liên kết trực tiếp, bền chắc với khách hàng. Phương tiện thường thấy nhất cho việc kết nối này là những chiếc smartphone ai cũng mang theo“, CFO Andy Campion của Nike cho biết.

Nike đã xây dựng ứng dụng SNKRS, qua đó cho phép khách hàng tiếp cận những thông tin về các mẫu mã sắp ra, theo dõi các dòng sản phẩm ưa thích hay sao lưu lịch sử giao dịch để tiện cho những lần mua hàng tiếp theo.

Đặc biệt, ứng dụng này của Nike sẽ thông báo cho khách hàng về những mẫu giầy mới ra hay sắp bán hết, qua đó kích thích tâm lý cạnh tranh của người tiêu dùng.

Tính đến quý I/2019, lượng truy cập và doanh thu của ứng dụng trên đã tăng trưởng với 3 chữ số.

Ngoài ra, hãng cũng phát triển ứng dụng Nike+ bao gồm những nhóm thể thao ưa thích tập hợp lại và hiện có tới 3 triệu thành viên. Ứng dụng này khiến Nike kết nối khách hàng nhanh hơn và chiếm tới 20% tổng số đơn hàng ngày lễ độc thân (11/11) tại Trung Quốc năm trước trên Tmall, trở thành thương hiệu bán chạy nhất trên chợ điện tử này vào ngày hôm đó.

Thậm chí, tại thị trường Trung Quốc, đã có hơn 1 triệu lượt tải ứng dụng của Nike và biến chúng trở thành một trong những ứng dụng mua hàng trực tuyến được sử dụng nhiều nhất ở Trung Quốc.

Nâng cấp chuỗi cung ứng

Bên cạnh việc đem lại các trải nghiệm mới cho khách hàng, Nike còn đầu tư mạnh cho các công nghệ khác như hệ thống mã theo dõi sản phẩm (RFID), qua đó giúp công ty kiểm soát sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất cho đến khi bán ra thị trường.

Trên thực tế, RFID giúp Nike cân đối tốt hơn cung cầu cũng như mẫu mã, xu thế của thị trường, qua đó giảm lượng hàng tồn kho, hạn chế giảm giá hay bán tháo để quay vòng vốn.

Ngoài ra, việc ứng dụng RFID giúp Nike phân phối tốt hơn nguyên liệu đầu vào, khiến họ không cần phải tốn thời gian chờ đợi vật liệu cho sản xuất. Một ví dụ rõ ràng là khi LeBron James chuyển từ đội Cleveland sang chơi cho Los Angeles Lakers năm 2018, Nike đã có phản ứng vô cùng nhanh chóng khi chuyển sản xuất nhãn áo đấu của anh nhằm đáp ứng thị trường.

Hiện tại, Nike đã chuyển đổi số hầu như hoàn toàn hệ thống cung ứng của 6.000 bộ phận nguyên liệu cho mảng giày dép, giúp họ liên kết tốt hơn với bộ phận thiết kế để bắt kịp xu thế thời trang.

“Đổi mới sáng tạo là điều Nike đang làm hiện nay và nó mang lại cho chúng tôi niềm tin rằng mình sẽ tiếp tục giành chiến thắng trong những năm tới. Bên cạnh đó, dù chúng tôi coi đổi mới sáng tạo là ưu thế cạnh tranh số 1 của Nike nhưng chuyển đổi online sẽ nâng tầm lợi thế lên một đẳng cấp khác nữa”, Cựu CEO Mark Parker của Nike nhấn mạnh.

 

Hà Anh | MarketingTrips

Theo CafeBiz

[Download] Framework xây dựng Social Media Content Marketing

Social Media là cốt lõi của earned platform, là nơi thương hiệu trao đổi tương tác hai chiều với người tiêu dùng và là nền tảng của sự lan truyền. Social Media là xã hội thu nhỏ trên Internet giúp chúng ta kết nối với bạn bè, mọi người xung quanh. Bản chất của mạng xã hội là công cụ truyền thông được số hóa.

Link download: Social Media Content Calendar

Best Buy: Hành trình chuyển đổi online 7 năm thoát khỏi nguy cơ phá sản và đấu lại ông lớn thương mại điện tử Amazon

Nhờ chuyển đổi online mà Best Buy đã tìm ra con đường sống sót trong thời đại thương mại điện tử. CEO Joly cho biết nhờ thay đổi chiến lược kinh doanh mà hãng tiết kiệm được gần 2 tỷ USD. Như một hệ quả tất yếu, giá cổ phiếu của hãng từ 23,7 USD năm 2012 đã tăng lên 74 USD năm 2019.

chuyển đổi online

Nhắc đến Best Buy là nhiều người Mỹ sẽ liên tưởng ngay đến bán lẻ thiết bị điện tử, một ngành kinh doanh hái ra tiền trước khi thương mại điện tử bùng nổ. Tuy nhiên sự ra đời của Amazon đã làm đảo lộn tất cả. Cách đây 7 năm, thậm chí những nhân viên lâu năm nhất cũng nghĩ rằng Best Buy sẽ chẳng sống nổi vì Amazon.

May mắn thay nhờ chuyển đổi online, Best Buy không những thoát khỏi nguy cơ phá sản mà còn tạo ra lợi nhuận. Năm 2019, doanh thu của Best Buy đạt 42 tỷ USD với lợi nhuận 1,9 tỷ USD, mức cao nhất kể từ năm 2011 khi công ty gần như phải đóng cửa.

Vậy chuyển đổi online đã giúp Best Buy từ một hãng bán lẻ điện tử đối mặt nguy cơ phá sản thoát khỏi vực sâu như thế nào?

Chuyển đổi online là xu thế tất yếu

Thập niên 1980-1990 là thời hoàng kim của Best Buy khi chuỗi bán lẻ điện tử này liên tục mở rộng các chi nhánh ra toàn nước Mỹ. Tuy vậy mọi chuyện nhanh chóng xấu đi do sự phát triển của thương mại điện tử tấn công ngành bán lẻ truyền thống.

Năm 2012, Best Buy lâm vào tình cảnh khó khăn chưa từng có khi doanh thu giảm tốc còn lợi nhuận ngày một thu hẹp. Ban giám đốc công ty thì chẳng thể hiểu họ đã làm sai điều gì khi mọi hoạt động kinh doanh vẫn hoàn hảo.

Doanh thu của Best Buy năm 2012 là hơn 50 tỷ USD nhưng lợi nhuận lại chỉ đạt hơn 1 tỷ USD, thấp hơn rất nhiều so với mức 2,37 tỷ USD của năm trước đó. Chuỗi bán lẻ này đã phải đóng cửa và sa thải hàng loạt nhân viên trước bối cảnh lợi nhuận giảm sút.

Nếu không có sự thay đổi, chẳng mấy chốc Best Buy sẽ nối gót nhiều hãng bán lẻ của Mỹ tuyên bố phá sản trước cuộc đối đầu không cân sức với thương mại điện tử mà điển hình ở đây là Amazon.

Khi công nghệ và thương mại điện tử ngày càng phát triển, khách hàng vẫn đến những gian hàng bán lẻ của Bes Buy để chiêm ngưỡng sản phẩm, trải nghiệm chúng nhưng để rồi cuối cùng lại đặt mua online qua Amazon.

Nói đơn giản, Best Buy bị người tiêu dùng lợi dụng để thử nghiệm và đánh giá sản phẩm, qua đó đưa ra lựa chọn nhưng lại mua hàng trực tuyến. Nguyên nhân chủ yếu là giá sản phẩm trực tuyến rẻ hơn, quy trình mua bán thuận tiện chỉ với 1 cái click.

Nhận ra được tình hình, ban giám đốc của Best Buy đã thực hiện một loạt cải cách, biện pháp nhằm tránh bị người tiêu dùng lợi dụng, nhưng chẳng có gì thay đổi.

Mọi thứ chỉ chuyển biến vào năm 2015 khi Bes Buy nhận ra rằng chuyển đổi online là xu thế tất yếu trong thời đại công nghệ mới nhằm tránh phá sản cũng như tồn tại được trước các ông lớn như Amazon.

Thay đổi để sống sót

Vào năm 2015, Best Buy nhận ra rằng họ không thể ngăn chặn xu thế phát triển của thương mại điện tử cũng như sự suy tàn của các cửa hàng bán lẻ truyền thống. Bởi vậy, công ty hướng đến chuyển đổi online cũng như cung cấp các dịch vụ mà thương mại điện tử không thể làm được.

chuyển đổi online

Cụ thể, Best Buy thực hiện những chương trình chuyển đổi online như “Renew Blue” hay “Best Buy 2020” nhằm giảm chi phí cũng như tăng cường áp dụng công nghệ cho ngành bán lẻ. Mục tiêu chính của Best Buy là chuyển đổi từ một hãng chỉ biết bán sản phẩm sang một công ty dịch vụ công nghệ cho khách hàng.

Để làm được điều đó, Best Buy đã ứng dụng hàng loạt công nghệ trong chuỗi kinh doanh của mình nhằm giảm bớt thời gian giao hàng, giúp khách hàng tìm ra giá cả tốt nhất. Hầu như toàn bộ hệ thống marketing và chăm sóc khách hàng của Best Buy đã được chuyển đổi online.

Cách đây 7 năm, khoảng 80% chi phí marketing của Best Buy là qua truyền thông đại chúng thì nay 90% là qua các kênh truyền thông online.

Dữ liệu điện toán đám mây được áp dụng để lưu thông tin của từng người mua, qua đó cung cấp dịch vụ tư vấn tốt nhất cho từng trường hợp. Việc có nhiều người không rành về thiết bị điện tử hay công nghệ là cơ hội cho Best Buy cung cấp dịch vụ tư vấn của mình, qua đó chuyển đổi thành công từ một hãng chỉ biết bán lẻ sản phẩm sang công ty dịch vụ công nghệ.

Những người mua hàng ở Best Buy hiện có thể mua các gói dịch vụ hướng dẫn của công ty, bao gồm việc giúp đỡ làm sao sử dụng thiết bị hiệu quả nhất, trả lời các thắc mắc, cung cấp thông tin về giá cả hay sản phẩm phù hợp cho từng nhu cầu. Thậm chí các nhân viên của Best Buy còn có thể mang sản phẩm đến tận nhà lắp đặt cũng như cung cấp trợ giúp.

Đặc biệt, Best Buy cung cấp dịch vụ sửa tại nhà bất cứ đồ điện tử nào cho khách hàng chỉ với một mức phí cố định hàng năm.

“Nếu chương trình cáp truyền hình nhà bạn hỏng thì là do nhà đài, đường truyền, tivi hay nguyên nhân khác? Không cần lo lắng, nhân viên của chúng tôi sẽ đến giải quyết hết”, Cựu CEO Hubert Joly của Best Buy tự hào nói.

Bên cạnh đó, Best Buy còn tận dụng những không gian bán lẻ của mình để cung cấp dịch vụ hậu mãi, quảng cáo cho các công ty muốn bán sản phẩm. Nói đơn giản hơn là cho thuê địa điểm hay quyền sử dụng chuỗi phân phối.

Tất nhiên, Cựu CEO Joly cho biết lợi thế lớn nhất của Best Buy khi chuyển đổi online là dữ liệu.

“Bạn nói về chuyển đổi online mà không có dữ liệu thì cũng chỉ là nói suông. Dữ liệu là yếu tố chủ chốt đầu tiên cho việc chuyển đổi và áp dụng cho mọi quy trình, từ việc sử dụng website cho đến trí thông minh nhân tạo hay các bộ phận khác”, Cựu CEO Joly nhấn mạnh.

Với chuyển đổi online, Best Buy có thể lưu thông tin của khách hàng và cho phép họ cung cấp những trải nghiệm mà thương mại điện tử chưa chắc làm được. Ví dụ nếu khách hàng hỏi mua qua điện thoại một chiếc tivi, Best Buy sẽ biết chính xác bạn là ai khi mới nhấc máy, địa chỉ nhà ở đâu, tư vấn chiếc tivi nào cho hợp khẩu vị cũng như phù hợp với thiết kế của ngôi nhà.

Nhờ chuyển đổi online mà Best Buy đã tìm ra con đường sống sót trong thời đại thương mại điện tử. CEO Joly cho biết nhờ thay đổi chiến lược kinh doanh mà hãng tiết kiệm được gần 2 tỷ USD. Như một hệ quả tất yếu, giá cổ phiếu của hãng từ 23,7 USD năm 2012 đã tăng lên 74 USD năm 2019.

“Mục tiêu hàng đầu của những hãng bán lẻ như Best Buy trong thời đại chuyển đổi online ngày nay không chỉ là bán hàng kiếm tiền mà là phải nâng cao trải nghiệm của khách hàng bằng công nghệ”, Cựu CEO Joly cho biết.

 

Hà Anh | MarketingTrips

Theo tổ quốc

Thương hiệu Jetstar Pacific có thể sẽ bị “xoá sổ”?

Hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific Airlines đang đẩy nhanh cơ hội tái cơ cấu lần 3, dự kiến diễn ra sau đại dịch COVID-19.

Hiện tại, hai cổ đông lớn nhất là hãng hàng không Qantas (Úc) và hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines đang xúc tiến hoàn tất việc chuyển giao toàn bộ 30% cổ phần của Qantas tại JPA cho Vietnam Airlines để Qantas chính thức rút lui khỏi thị trường Việt Nam sau 13 năm hợp tác.

Qantas “bàn giao” 30% cổ phần tại JPA cho Vietnam Airlines

Ngày cuối tháng 3/2020, Jetstar Pacific Airlines (JPA) thực hiện chuyến bay cuối giữa Hà Nội – TP.HCM trước khi tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của Cục Hàng không Việt Nam về hạn chế các chuyến bay nội địa để phòng, chống dịch COVID-19.

Theo phân bổ của Cục Hàng không Việt Nam, từ ngày 1/4, các hãng hàng không sẽ chỉ được phép khai thác trên 3 đường bay (khứ hồi) là Hà Nội – TP.HCM, Hà Nội – Đà Nẵng và TP.HCM – Đà Nẵng. Cụ thể, đường bay Hà Nội – TP.HCM (và ngược lại) mỗi ngày sẽ có 2 chuyến bay; ngày lẻ do Bamboo Airways và Jetstar Pacific khai thác và ngày chẵn do Vietnam Airlines và Vietjet Air đảm nhận. Đường bay Hà Nội – Đà Nẵng và TP.HCM – Đà Nẵng sẽ do Vietnam Airlines và Vietjet khai thác đan xen.

Thế nhưng, từ ngày 1/4, khi các hãng khác duy trì tỷ lệ mỗi ngày/chuyến bay nội địa thì JPA vẫn chưa bay thêm chuyến nào. Đây cũng có thể là chuyến bay cuối của hãng dưới tên gọi này để chuẩn bị cho đợt tái cơ cấu mạnh kể từ ngày 30/6 tới.

Theo thông tin của TBKTSG Online, trong nhiều tháng qua, hai cổ đông lớn nhất của JPA là Vietnam Airlines (chiếm 68,85% vốn) và Qantas Asia Investment Company của Singapore (chiếm 30% vốn) đã tiến hành nhiều cuộc họp bàn để đi đến những quyết định quan trọng cho đợt tái cơ cấu lần 3 của JPA kể từ 15 năm thành lập đến nay. Điều bất ngờ lớn nhất là Qantas Asia đang xúc tiến đến phương án bàn giao lại 30% số cổ phần mà hãng đã mua lại của Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) từ năm 2007 cho Vietnam Airlines mà không kèm theo điều kiện về thu hồi phần vốn góp sau 13 năm. Điều kiện đang được bàn tới là việc rút lui của Qantas sẽ diễn ra nhanh chóng ngay từ 30/6 tới.

Tuy nhiên, hai bên vẫn chưa có được sự thống nhất cuối cùng về thời hạn chuyển giao nên tiếp tục bàn. Phía Vietnam Airlines cũng sẽ tiếp tục có những cuộc họp trước khi thống nhất trình phương án tiếp nhận lên Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước (CMSC).

Nếu việc chuyển giao lại 30% cổ phần từ đối tác Qantas cho Vietnam Airlines đạt được sự đồng thuận cuối cùng giữa hai bên thì Qantas (Úc), công ty mẹ của Qantas Asia sẽ rút lui hoàn toàn khỏi JPA sau 13 năm góp vốn không suôn sẻ.

Năm 2007, khi đối tác Úc mua lại cổ phần của JPA từ SCIC với định hướng phát triển hãng hàng không giá rẻ tại thị trường nội địa. Nhưng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008, chi phí nhiên liệu bay ngày càng tăng cộng thêm đội tàu bay cũ trên 15 năm tuổi, sự hạn chế về tổ chức hoạt động nên JPA lỗ liên tục. Tổng lỗ lũy kế 2005-2011 của hãng lên đến 2.100 tỷ đồng.

Nếu việc chuyển giao đạt được sự đồng thuận cuối cùng giữa hai bên thì Qantas (Úc), công ty mẹ của Qantas Asia sẽ rút lui hoàn toàn khỏi JPA sau 13 năm góp vốn không suôn sẻ.

Đến cuối 2011, JPA đứng trên bờ vực phá sản khi ngập khi ngập trong khó khăn, mất khả năng thanh toán với vốn chủ sở hữu âm trên 600 tỷ đồng, lỗ lũy kế gần 2.500 tỷ đồng. Để vực dậy hãng, Thủ tướng Chính phủ đã giao Vietnam Airlines tiếp nhận nguyên trạng phần vốn nhà nước tại SCIC từ đầu 2012 và thực hiện tái cơ cấu lần thứ hai.

Tại thời điểm đó, Vietnam Airlines cùng cổ đông Qantas đã tiến hành đàm phán để ký lại thỏa thuận về các hợp đồng thương mại, vốn góp, xây dựng định hướng và tái cơ cấu toàn diện JPA. Vietnam Airlines cử các lãnh đạo sang điều hành cùng các đại diện của Qantas nắm giữ các chức vụ giám đốc tài chính, giám đốc khai thác, giám đốc kỹ thuật…

Vietnam Airlines với vai trò cổ đông lớn đã tham gia tái cơ cấu mạnh JPA trên định hướng: “Thương hiệu kép” (hàng không truyền thống đi kèm với hàng không giá rẻ – LCC). JPA phải chịu chi phí tái cấu trúc đội bay lên đến 355 tỷ đồng để chuyển đổi. Và năm 2014, lần đầu tiên hãng cân đối được thu chi. Năm 2015, lãi 112,4 tỷ đồng. Sang năm 2016, JPA tăng lỗ nhiều so với kế hoạch. Sang 2017, Vietnam Airlines tiến hành rà soát toàn bộ hoạt động của JPA trong hoạt động chung của Vietnam Airlines Group, khiến cho hiệu quả của JPA dần được cải thiện.

Năm 2017, giảm lỗ 561 tỷ đồng so với năm 2016. Năm 2018 lãi 34,3 tỷ đồng. Hiện tại, chưa có Báo cáo tài chính 2019 của Vietnam Airlines được công bố để biết được JPA có đạt được mục tiêu đề ra hay không.

Tuy nhiên, sự rút lui dần của cổ đông Qantas trong 2 năm gần đây và các cuộc đàm phán liên tục giữa hai bên trong những tháng qua đã cho thấy, khả năng Vietnam Airlines dành quyền kiểm soát toàn bộ JPA đang dần trở thành hiện thực.

Cái tên Jetstar Pacific Airlines sẽ không còn?

Vấn đề đặt ra là nếu Qantas rút lui toàn bộ thì số phận của JPA sẽ theo hướng nào?

Đến thời điểm này, chưa có quyết định cuối cùng về tương lai của JPA. Phía Qantas, khi rút hết khỏi thị trường Việt Nam, đồng nghĩa với việc sẽ bàn giao lại cho đối tác kế thừa nguyên trạng toàn bộ nghĩa vụ về nợ, lỗ lãi và toàn bộ bộ máy nhân sự, tài sản… Đại dịch COVID-19 đã khiến mong muốn chuyển giao của Qantas thực hiện nhanh hơn dự kiến.

Nghĩa là Vietnam Airlines sẽ tiếp quản đội bay gồm 15 máy bay A320 đi thuê của 5-6 nhà cung cấp, đội ngũ nhân viên hiện tại khoảng 2.200 người, cộng số lỗ lũy kế tính đến hết 2018 hơn 4.200 tỷ đồng tính đến hết năm 2018.

Thực ra, ngay từ tháng 6/2019, Vietnam Airlines đã lên các kế hoạch cùng cổ đông tái cơ cấu quyết liệt JPA toàn diện, đặc biệt là phương án tái cơ cấu tài chính, tăng vốn điều lệ, khắc phục những tồn tại của hệ thống để nâng cao hiệu quả hoạt động.

Hiện chưa biết, sau khi nhận bàn giao nguyên trạng, Vietnam Airlines sẽ xóa bỏ hay giữ lại thương hiệu JPA, nhưng nhiều khả năng sẽ thay thế tên gọi này bằng một tên gọi mới hoàn toàn, củng cố bộ máy điều hành. Mô hình hoạt động của JPA sau tái cơ cấu đang được bàn đến là: tiếp tục là công ty con của Vietnam Airlines nhưng hoạt động theo mô hình American Eagle, hãng hàng không chi nhánh cho American Airlines. Vietnam Airlines sẽ chi phối toàn bộ hoạt động của hãng sau cải tổ, đặt hàng bằng các hợp đồng chở khách cho công ty mẹ trong thời gian dài. Các quyền lợi của khách hàng đã ký với JPA, ví như mua vé trả trước sẽ được hãng mới kế thừa thực hiện.

Nếu những kế hoạch nêu trên đi đến thống nhất, thị trường hàng không Việt Nam sẽ chứng kiến hãng bay đầu tiên cải tổ mạnh dưới hình thức xóa sổ mô hình cũ để nâng cao hiệu quả hoạt động, ngay sau đại dịch COVID-19.

 

Hà Anh – MarketingTrips

Theo Bizlive

Samsung vẫn thống trị thị trường màn hình OLED

Tất cả chúng ta đều biết rằng, Samsung vẫn đang thống thị trường OLED, nắm giữ hầu hết tất cả việc sản xuất tấm nền OLED và vận chuyển đến mọi thị trường. Có rất nhiều công ty sản xuất smartphone mua tấm nền OLED của Samsung, từ Apple, Huawei cho đến OnePlus hay Xiaomi.

Theo một báo cáo từ một công ty nghiên cứu thị trường có tên là Stone Partners, bộ phận tấm nền màn hình của Samsung đã xuất xưởng 61,6 triệu màn hình OLED cho smartphone, chỉ tính trong quý đầu năm nay, bỏ xa những đối thủ sản xuất màn hình OLED khác với thị phần rất nhỏ: chỉ xuất xưởng tổng cộng 6,7 triệu tấm nền.

Nhờ vào con số đó, Samsung nắm giữ hơn 90% thị phần OLED và có thể tăng lên trong thời gian tới khi số lượng màn hình đục lỗ mà gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc này cung cấp cho những công ty smartphone vẫn đang trên đà tăng trưởng.

Màn hình đục lỗ này sẽ giúp cho những chiếc điện thoại sẽ không cần phải có viền màn hình phía trên hay tai thỏ để chứa camera selfie bởi chúng sẽ được đặt trong lỗ nhỏ đó của màn hình.

Là một công ty đầu ngành OLED, Samsung cũng là người tiên phong trong công nghệ màn hình OLED gập, khi họ đã từng trình diễn công nghệ này vào 7 năm trước.

Những tấm nền OLED cong rốt cuộc cũng đã được đưa vào những chiếc smartphone tiêu dùng, chẳng hạn như Galaxy Fold vào hồi năm ngoái, hay thậm chí còn tốt hơn khi sử dụng màn hình bằng kính siêu mỏng, thay vì bằng nhựa, trên Galaxy Z Flip.

Giống như nhiều mảng kinh doanh khác, hiện tại, doanh thu của Samsung cũng đang bị sụt giảm do đại dịch COVID-19, bằng chứng là mới đây, doanh số của dòng Galaxy S20 mới thấp hơn 40% so với thế hệ đàn anh S10 năm ngoái.

Tuy nhiên, bộ phận bán dẫn của Samsung vẫn đang “ăn nên làm ra” bất chấp đại dịch đang hoành hành trên toàn cầu, do nhu cầu về bán dẫn vẫn đang duy trì ở mức ổn định và thậm chí sẽ tăng trong tương lai gần.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hà Anh – MarketingTrips

Theo VnReview

Hành trình Management Trainee #2

Trở thành Management Trainee (MT) – Quản trị viên Tập sự tại các công ty lớn, các tập đoàn đa quốc gia không phải là đích đến, mà là khởi đầu của một hành trình đầy thử thách.

management trainee

Không màu hồng, không dễ chịu, nhiều đánh đổi, nhiều áp lực, thay đổi công việc liên tục, là cách mà các công ty đào tạo những “nhà lãnh đạo trẻ tương lai”. Hành trình ấy sẽ không có sự chăm bẵm, ưu ái hay mặc nhiên “được làm sếp” như nhiều bạn thường ngộ nhận.

Vì vậy, thay vì đặt câu hỏi “phải làm sao để đậu MT”, chúng tôi viết loạt bài này để mang đến cho các bạn trẻ cái nhìn rõ ràng hơn, đời thực hơn, về những gì một bạn MT phải trải qua, và để “tốt nghiệp MT” thành công, thì cần những tố chất gì.

Có thể khi đọc xong, bạn sẽ tự đặt câu hỏi cho bản thân mình: Liệu tôi có còn MUỐN thi MT nữa không? Với những tố chất hiện tại, liệu MT có phải là con đường tôi NÊN đi hay không? Khi đó, bạn sẽ có cái nhìn và cách tiếp cận đúng hơn khi lựa chọn thi MT.

Bài chia sẻ của bạn Nguyễn Đức Minh đến từ Unilever Vietnam. Tốt nghiệp thành công chương trình MT 2013, Đức Minh hiện đang là E-Commerce Manager ngành hàng Chăm sóc nhà cửa khu vực Đông Nam Á của Unilever và hiện đã gắn bó với Unilever hơn 6 năm.

Hành trình trước khi “tốt nghiệp” Management Trainee của Unilever Future Leaders Program (UFLP) – đa dạng và đầy màu sắc với những cột mốc chính:

  • 3 tháng đi thị trường và làm ở phòng Sales với vai trò là Nhân viên bán hàng và Quản lý Bán hàng.
  • 18 tháng làm ở phòng Marketing với vai trò Trợ lý Nhãn hàng (Assistant Brand Manager).
  • 6 tháng làm việc tại Singapore với vị trí Regional Assistant Brand Manager cho nhãn hàng Surf, quản lý 3 thị trường chính: Việt Nam, Philippines và Australia – New Zealand.

* Trước hết cảm ơn Minh đã đồng ý chia sẻ những trải nghiệm của Minh trong hành trình làm MT tại Unilever Vietnam với bạn đọc. Minh có thể chia sẻ về những công việc đầu tiên tại đây với vai trò là một MT không?

Cảm ơn Brands Vietnam đã tạo cơ hội để Minh chia sẻ với các bạn trẻ về hành trình MT của mình. Tại Unilever, MT chính là “những lãnh đạo tương lai” có tâm – có tầm. Chính vì thế, tất cả MT đều bắt đầu hành trình với những hoạt động cơ bản nhất trong kinh doanh để thật sự tiếp xúc và thấu hiểu khách hàng: từ người tiêu dùng, nhà phân phối đến những cửa hàng bán lẻ, siêu thị để có thể xây dựng nền tảng vững chắc nhất cho công việc sau này.

Từ choáng ngợp vì sự đồ sộ, chuyên nghiệp và có phần “lung linh” của Unilever sau tuần giới thiệu đầu tiên ở văn phòng, giai đoạn làm Sales đã kéo Minh “về mặt đất” với những điều tưởng chừng như đơn giản, nhưng khó nắm bắt hết nếu không qua trải nghiệm thực tế. Thời gian này, Minh trở thành một nhân viên bán hàng thực thụ: có KPI cụ thể về số lượng cửa hàng cần kiểm tra mỗi ngày và doanh số từng tháng.

Lúc ấy, dù đã chuẩn bị sẵn sàng và hừng hực khí thế bắt đầu, Minh đã không lường trước sự khắc nghiệt của thời tiết, với nắng mưa thất thường rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì công việc làm Sales luôn đòi hỏi di chuyển nhiều giữa các điểm bán, nên Minh nghĩ mỗi người hãy chuẩn bị thật chu đáo về sức khỏe, đừng để “lực bất tòng tâm” vì chưa sẵn sàng cho hành trình này.

Bên cạnh đó, Minh cũng “start with the end in mind”: xác định mục tiêu của mỗi giai đoạn, lên kế hoạch, chọn vấn đề để tập trung, tăng hiệu quả công việc. Minh hiểu rằng, sau 4 tuần chóng vánh ở vị trí nhân viên bán hàng một trọng trách lớn hơn là Quản lý Bán hàng (Sales Supervisor) đang chờ đợi. Để có thể trực tiếp quản lý đội ngũ nhân viên bán hàng của nhà phân phối, ngoài hiểu rõ quy trình, công việc và đạt chỉ tiêu bán hàng, Minh cũng thường xuyên trò chuyện với các anh chị bán hàng – những người mình sẽ quản lý để tìm hiểu khó khăn, thách thức mà họ gặp phải. Hơn nữa, Minh cũng học cách quan sát các anh chị Quản lý Bán hàng và ghi chú những điểm quan trọng, từ cách giao chỉ tiêu, điều phối buổi họp đầu ngày, cách làm báo cáo cuối tháng… để rút ra bài học cho mình.

Cuối cùng, là một Marketer, Minh cũng chú tâm quan sát và tìm hiểu cách các sản phẩm của mình và đối thủ triển khai thực tế trên thị trường như thế nào để có những lưu ý, bài học và đề xuất trong tương lai.

* Kết thúc thời gian làm nhân viên bán hàng, vai trò tiếp theo của Minh là gì?

Kết thúc 4 tuần bán hàng, Minh được giao vị trí Quản lý Bán hàng tại khu vực Bình Thạnh và chịu trách nhiệm ngành hàng Dầu gội và Kem đánh răng của Unilever.

Không phủ nhận, vào thời gian đó, có nhiều nỗi sợ và áp lực vô hình trong Minh: sợ mọi người không đánh giá cao ý kiến của mình, sợ bị phản đối, sợ không đạt KPI và trên tất cả, là áp lực khi được giao nhiệm vụ quản lý một đội ngũ dày dặn kinh nghiệm hơn rất nhiều cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề… Chính vì những nỗi lo lắng chất chồng đó, ngày đầu tiên họp cùng đội ngũ nhân viên bán hàng, lúc đứng lên giao chỉ tiêu, Minh đã từng lắp ba lắp bắp không nói trọn vẹn, dù trước đó đã trao đổi kỹ với sếp.

Nhưng rồi Minh nhận ra, tất cả những áp lực và khó khăn đó là do chính bản thân tự tạo nên chứ không phải là mọi người xung quanh. Vậy nên, bài học đầu tiên của Minh là, đừng tự tạo áp lực tiêu cực cho bản thân, vì xung quanh bạn vẫn có sự chân thành và hết lòng hỗ trợ từ các anh chị ở nhà phân phối. Các anh chị hiểu rõ vì mình là sinh viên mới ra trường, thiếu sót là điều không tránh khỏi. Từ sau lần đó, Minh học cách cởi mở với những đánh giá của người khác, thể hiện sự ham học hỏi nên được quý mến và chia sẻ thẳng thắn, góp ý về phong cách làm việc và dần dần, mọi thứ đều trở nên suôn sẻ hơn.

Bên cạnh đó, rất may mắn vì với UFLP, Minh luôn có một người coach cho từng giai đoạn nên chưa từng thấy đơn độc trên hành trình. Trong giai đoạn này, anh Quản lý Bán hàng khu vực Hồ Chí Minh (Area Sales Manager) và các anh chị Quản lý Bán hàng khác cũng thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm qua training có hệ thống hoặc qua thực tiễn “on-the-job”, giúp Minh làm tốt hơn theo thời gian.

Minh vẫn còn nhớ như in những lúc theo các anh Quản lý Bán hàng đến thị trường quan sát và thực hành các bước bán hàng tiêu chuẩn, học cách trò chuyện, giao tiếp tạo mối quan hệ với khách hàng cũng, chốt sales, v.v…. Những bài học đó “thấm” rất nhanh và có thể áp dụng ngay lập tức vào công việc. Với những chiến lược Minh tự đề xuất cho nhà nhân phối cũng như cách quản lý nhân viên, Minh đều thảo luận, chủ động xin ý kiến và “tận dụng” tối đa từ các anh chị, vì biết rằng không ngại hỏi chính là cách để mình phát triển nhanh nhất. Sợi dây áp lực vô hình cứ thế được tháo bỏ để Minh tự tin hơn thể hiện và hoàn thành tốt trong giai đoạn này.

* Sau khi hoàn thành công việc tại nhà phân phối, vị trí tiếp theo của Minh là gì?

Điều đặc biệt khi tham gia UFLP là bạn sẽ được giao trọng trách rất lớn và quan trọng so với tuổi nghề. Nếu một sinh viên mới tốt nghiệp thường sẽ trở thành Marketing Intern, Executive thì với UFLP, Minh bắt đầu với vị trí Trợ lý Nhãn hàng (Assistant Brand Manager – ABM) của thương hiệu Sunlight, toàn quyền xây dựng, giám sát thực hiện và chịu trách nhiệm nhiều dự án từ phát triển ý tưởng đến khi nhìn thấy thành quả: là nụ cười của khách hàng, là những tăng trưởng về kinh doanh, là sự đồng lòng của cả tập thể với cùng một mục tiêu gắn kết.

Trong giai đoạn này, coach của Minh là Line Manager trực tiếp, và Minh cũng có nhiều dịp tiếp xúc hơn với mentor của mình – (một chị quản lý cấp cao của công ty), những con người cho Minh cơ hội được chia sẻ và học hỏi từ chính bề dày kinh nghiệm của họ. Với mentor, những buổi gặp hàng tháng với chị luôn giúp Minh nhìn lại sự trưởng thành của bản thân theo thời gian. Những câu chuyện không dừng lại ở công việc mà còn đi sâu hơn đến những vấn đề cuộc sống, từ những niềm vui cho đến thử thách trong hành trình bước ra khỏi vùng an toàn của mình, Minh đều có thể tìm thấy được lời khuyên từ chị.

Với coach – Line Manager, Minh cũng luôn chủ động book lịch họp chia sẻ ý tưởng, kế hoạch và nhận những góp ý, trau chuốt để hoàn thiện hơn, hay đôi khi, để “đập đi xây lại từ đầu” vì lệch hướng (cười).

Điều Minh thích ở phòng Marketing tại Unilever là tinh thần dám nghĩ – dám làm để trở thành chất xúc tác cho những sự thay đổi mới mẻ. Có những lúc, Minh từng đề xuất những phương án sáng tạo, khác biệt với khuôn khổ thông thường, có tiềm năng đem lại hiệu quả cao hơn, tuy nhiên, cũng đi cùng rủi ro cao. Nhưng không vì thế mà các anh chị quản lý cấp cao từ chối, ngược lại, luôn sẵn sàng đón nhận và cùng Minh tính toán, thiết lập các phương án dự phòng đối với các rủi ro đó.

* Đảm nhiệm vai trò ABM chắc hẳn là một thử thách và cũng là cơ hội cho bản thân, Minh có thể kể về một chiến dịch đáng nhớ Minh từng thực hiện không?

Một trong những dự án mà Minh nhớ nhất là vào dịp Tết năm 2014 với nhãn hàng Sunlight và đối tượng mục tiêu là người dân khu vực đồng băng sông Cửu Long. Với thông điệp ban đầu là “Một chai Sunlight rửa sạch 34.000 chén đĩa”, nếu lựa chọn hình ảnh và phương pháp tiếp cận không gần gũi, người tiêu dùng sẽ nhanh chóng lãng quên. Vậy nên, Minh cùng đội ngũ Marketing cần tìm ra một hình ảnh đặc trưng, dễ tạo được sự liên tưởng với người tiêu dùng mục tiêu. Dù nhận nhiều đề xuất ý tưởng từ Agency đối tác, tất cả thành viên trong dự án đều chưa cảm thấy “đã”.

Trong lúc “brainstorm”, mọi người chợt nghĩ đến hình ảnh cầu Cần Thơ khi ấy vừa thành lập vài năm, là hình ảnh biểu tượng của sự thịnh vượng, kết nối giữa thành thị Sài Gòn và vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long. Hình ảnh ấy ngay lập tức đã được đồng ý và lồng ghép vào thông điệp gốc và trở thành: “Một chai Sunlight rửa sạch 34.000 chén đĩa trải dài khắp cầu Cần Thơ”.Thông điệp này khiến người tiêu dùng ngạc nhiên, xen lẫn tự hào khi hình ảnh quê hương họ được xuất hiện hoành tráng trên các TVC, Print-ads…, mang lại tính thuyết phục cao và góp phần lớn trong sự thành công của toàn chiến dịch.

Cũng từ đó, Minh học được rằng, với Marketing, không chỉ quan trọng là bạn phải làm những thứ “đao to búa lớn” mà chính từ sự chỉn chu, chi tiết và tâm huyết trong từng việc nhỏ nhất, không dễ dàng hài lòng và luôn sẵn sàng vượt qua giới hạn sẽ mang đến trái ngọt. Quan trọng hơn hết, sản phẩm và chiến dịch phải luôn xuất phát và hướng tới người tiêu dùng thì mới có thể mang lại được sự thành công cho nhãn hàng, cũng như mang lại lợi ích thật sự cho người sử dụng sản phẩm. Nhờ vậy, Minh cũng thấu hiểu được hiệu quả của việc “Đặt người tiêu dùng lên hàng đầu” trong thực hiện kế hoạch Marketing.

* Trong thời gian làm tại thương hiệu Sunlight hẳn là không chỉ có thành công mà còn có những thất bại nữa. Có thất bại nào khiến Minh không thể quên không? Phương án giải quyết của Minh là gì?

Song song cùng những kỉ niệm vui, cũng có những nốt trầm trong quá trình làm Marketing của Minh. Minh còn nhớ, vào dịp Tết 2015, team đã lên ý tưởng cho chiến dịch Tết là mua nước rửa chén Sunlight trúng chai Sunlight vàng, giúp nhãn hàng tăng doanh số và nhận diện thương hiệu. Minh từng tự tin rằng người tiêu dùng nông thôn sẽ cảm thấy phấn khích với giải thưởng như mình. Nhưng, qua quá trình khảo sát nhóm, những người tiêu dùng tiềm năng không hề tin câu chuyện mua Sunlight trúng vàng thật, hoặc luôn nghĩ rằng may mắn sẽ không đến với họ.

Khi đó kế hoạch chiến dịch đã được thông qua, ngân sách cũng đã chi cho việc chạy thử, không có kế hoạch dự phòng và nỗi thất vọng vì sự tự tin “vô đối” vào trực giác của mình dâng trào trong Minh. Nhưng Tết đã cận kề, không thể để sự dằn vặt kết thúc mọi thứ, Minh đã nghĩ đến hướng giải quyết chia nhỏ phần thưởng từ một chai Sunlight vàng thành thật nhiều nhẫn vàng, tượng trưng cho những lộc quý đầu năm mà nhãn hàng muốn đem đến với suy nghĩ: “Thay vì tặng người tiêu dùng một niềm vui thật lớn thì đem niềm vui đó chia thành nhiều niềm vui nhỏ ngày đầu năm cùng Sunlight”. 

Thật may mắn, khi Minh đem ý tưởng này ra trình bày với sếp và các phòng ban liên quan, giải thích rõ việc ý tưởng trước đó đã thất bại khi khảo sát và đề xuất hướng đi mới, kèm lý lẽ và rủi ro của phương án thay thế, Minh đã thuyết phục được các anh chị đồng ý, và cùng Minh tính toán các phương án giảm thiểu tối đa rủi ro.

Kết quả là, chương trình Xuân năm ấy đạt được tất cả các mục tiêu đề ra. Sunlight cùng Quyền Linh, đại sứ nhãn hàng đã đem đến cho người dân đồng bằng sông Cửu Long những ngày hội xuân vui tươi, ý nghĩa cùng với những chiếc nhẫn lộc đầu năm. Thời điểm đó, Minh phải di chuyển liên tục, có lúc vừa ở Hà Nội, hôm sau đã bay về Cần Thơ, rồi lại tiếp tục đi xe xuống Đồng Tháp để làm chương trình. Nhưng Minh không hề thấy mệt. Minh vẫn còn giữ một bài thơ của người tham dự chương trình viết về Sunlight được gửi lại cho ban tổ chức sự kiện. Khi nhận được bài thơ ấy, Minh cảm thấy rất xúc động khi người tiêu dùng thật sự trân trọng những giá trị mà thương hiệu mang đến cho họ. Đó là những trải nghiệm làm Minh nhớ mãi.

Hơn hết, Minh tự hào vì mình đã không bỏ cuộc dù rất khó khăn và cũng học được nhiều bài học về việc lên kế hoạch dự phòng cho những lần sau, chưa kể được có kinh nghiệm “chạy nước rút” cực kì đáng nhớ nữa. (cười)

* Trong vai trò là một ABM, những bài học đáng nhớ của Minh là gì?

Là Management Trainee, Minh được giao nhiều trách nhiệm và kỳ vọng phát triển nhanh, mặc dù có sự hỗ trợ từ phía công ty, nhưng bản thân Minh cũng phải cố gắng tối đa để vượt qua giới hạn chính mình, học cách thích nghi với tốc độ và sự phát triển liên tục của công việc. Có những lúc Minh thấy mình phải “bơi” và “ngụp lặn” giữa quá nhiều kiến thức, hệ thống, quy trình vận hành đồ sộ. Tại Unilever, Marketing không chỉ đơn giản là truyền thông mà là cả một quy trình chặt chẽ, đòi hỏi sự kết hợp nhịp nhàng của nhiều phòng ban khác nhau và nhiều agency khác nhau.

Vì vậy, với vai trò Assistant Brand Manager và là Project Leader của nhiều dự án, Minh cần phát huy tối đa khả năng lãnh đạo của mình, từ đưa ra chiến lược đến điều phối, đảm bảo sự giao tiếp và thực hiện kế hoạch không bị ngắt quãng theo nguyên tắc “ai-làm-gì” (who do what), ví dụ: R&D phát triển sản phẩm, Supply Chain cung cấp sản phẩm đúng quy cách, chất lượng và thời gian, hay phối hợp nhịp nhàng giữa các agency về production, media, v.v…. Chưa kể, Minh phải tự học rất nhiều kiến thức Marketing từ các anh chị đi trước và những dự án trong quá khứ của công ty để hoàn thành công việc của mình.

Để tránh bị “đuối nước”, dù có nhiều công việc operation phải làm, Minh vẫn dành thời gian cố định để tự hệ thống hóa quy trình, thay vì chỉ chăm chăm yêu cầu hướng dẫn cụ thể, Minh sẽ tìm hiểu những thông tin chưa rõ qua các anh chị cross function, tận dụng các nguồn hỗ trợ từ công ty như e-learning và hoàn thiện khả năng dẫn dắt dự án qua từng buổi họp. Mọi thành công bắt đầu từ những thói quen tốt, chính vì thế Minh luôn đặt mục tiêu cho bản thân phải chủ động hơn để phát triển mỗi ngày.

* Và hành trình tiếp theo của Minh là gì?

Đầu năm 2016, theo lộ trình của Management Trainee, Minh bắt đầu hành trình luân chuyển quốc tế tại Singapore với vị trí Regional Assistant Brand Manager cho nhãn hàng Surf tại 3 thị trường chính: Việt Nam, Philippines, Australia – New Zealand. Đây là trải nghiệm quan trọng để các bạn MT hiểu hệ thống vận hành toàn cầu của công ty, học hỏi từ các quốc gia khác và sau đó trở lại Việt Nam với tư duy và tầm ảnh hướng lớn hơn.

Thời gian này, Minh được làm Business Development – xây dựng nhãn hàng với những quy trình nền tảng của Marketing, từ lên ý tưởng và phát triển sản phẩm. Bên cạnh đó, Minh còn có cơ hội được tiếp xúc, học hỏi với những đối tác lớn, nhiều kinh nghiệm với những kiến thức, kĩ năng luôn làm Minh ngưỡng mộ và ngạc nhiên. Giai đoạn này cũng có rất nhiều thách thức khi Minh vừa phải đối mặt với khung giờ làm việc dàn trải với các đối tác quốc gia ở nhiều múi giờ, với văn hóa, và đôi khi cả cách nghĩ khác nhau, vừa phải nỗ lực rất nhiều để bắt kịp với quy trình và lượng kiến thức đồ sộ ở vị trí mới.

Vì vậy, Minh luôn rèn luyện thể thao để đảm bảo sức khỏe, sẵn sàng tiếp thu kiến thức trong trạng thái tốt nhất, cũng như chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để không “gục ngã” với những giờ họp tréo ngoe mà lấy việc được gặp, thảo luận, học hỏi với những bạn đồng nghiệp khắp thế giới làm niềm vui.

Tháng 8/2016, Minh tốt nghiệp MT, trở thành Brand Manager nhãn hàng tẩy rửa. Gần 3 năm sau MT, hiện nay, Minh là E-Commerce Manager ngành hàng Chăm sóc nhà cửa khu vực Đông Nam Á của Unilever, làm việc tại trụ sở tại Singapore. Bên cạnh công việc, Minh cũng thường tự thưởng cho mình những chuyến du lịch đến những vùng đất mới để “refresh” và “reflect” bản thân sau mỗi chặng đường dài. Nói vui một chút, vì người của Unilever ở khắp mọi nơi nên Minh luôn được tiếp đón nhiệt tình ở mỗi hành trình. (Cười)

* Quay lại thời điểm Minh thi MT của Unilever Vietnam, có điều gì Minh muốn nhắn nhủ với các bạn trẻ không?

Thay lời kết, Minh gửi đôi lời nhắn nhủ các bạn: “Con đường Management Trainee sẽ không hề dễ dàng với rất nhiều thử thách và khó khăn. Nhưng vài năm sau nhìn lại, các bạn sẽ thấy những trải nghiệm đó xứng đáng vô cùng vì đã giúp các bạn trở thành con người hoàn thiện hơn, đi xa, đi nhanh hơn so với con đường nghề nghiệp thông thường. Vì vậy, đừng ngần ngại và tạo áp lực cho chính mình mà hãy chủ động, tận dụng tối đa sự hỗ trợ từ những người xung quanh và công ty để tiếp thêm ngọn lửa nhiệt huyết cho mình hoàn thành chặng đường ấy. Đừng quên cân bằng bản thân hợp lý – về cả sức khỏe, tinh thần, kiến thức để có đủ năng lượng trên hành trình dài đang chờ đón các bạn.”

 

Hà Anh | MarketingTrips 

theo BrandsVietnam

Pornhub Premium: Pornhub miễn phí luôn phiên bản Premium

Pornhub, trang web nội dung dành cho người lớn biết rằng nhiều người đang “cách ly xã hội”, vì vậy họ đã quyết định kết nối mọi người với Pornhub Premium miễn phí để giúp việc “cách ly xã hội” trở nên dễ dàng hơn.

Pornhub miễn phí luôn phiên bản Premium
Pornhub miễn phí luôn phiên bản Premium

Bắt đầu từ ngày 24 tháng 3, người dùng có thể đăng ký Pornhub tại trang đích “Stay Home” đặc biệt của trang web để hưởng miễn phí cho tháng tiếp theo.

“Với gần một tỷ người đang bị đóng cửa trên toàn thế giới vì đại dịch coronavirus, điều quan trọng là chúng tôi giúp một tay và cung cấp cho họ một cách thú vị để vượt qua thời gian này”, Corey Price, Phó chủ tịch của Elena cho biết trong một thông cáo báo chí. .

“Chúng tôi hy vọng bằng cách mở rộng cung cấp dịch vụ miễn phí của chúng tôi trên toàn thế giới, mọi người có thêm một động lực để ở nhà và làm êm dịu hơn mọi căng thẳng”

Bên cạnh việc cung cấp phim miễn phí, trang web này cũng đang giúp đỡ những “Performer” bị tổn thất bởi các tác động kinh tế của đại dịch coronavirus. Trong tháng 4, Pornhub sẽ cung cấp cho họ 100% doanh thu video của họ sau khi trừ phí xử lý là 15%.

Ngoài ra, Pornhub đang quyên góp 25.000 USD đóng góp trực tiếp vào quỹ cứu trợ cho những người bị ảnh hưởng bởi COVID-19.

Hà Anh | MarketingTrips

Shopee, Lazada tiếp tục cho đối thủ “hít khói” tại Đông Nam Á

Hai nhà bán lẻ thương mại điện tử Shopee và Lazada của Singapore nới rộng khoảng cách về lưu lượng truy cập với các đối thủ khác tại thị trường Đông Nam Á.

Theo dữ liệu từ nền tảng so sánh giá iPrice và hãng phân tích web SimilarWeb, Shopee và Lazada cùng nhau chiếm 60% lưu lượng web (Traffic) thương mại điện tử tại Đông Nam Á trong 3 tháng cuối năm 2019.

Theo nghiên cứu của Google, Temasek và Bain & Company, nền kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 300 tỷ USD trong năm 2025.

Phil Pomford, Giám đốc Thương mại điện tử toàn cầu của Worlpay, nhận xét các công ty muốn nhảy vào thị trường Đông Nam Á cần nhận thức được rằng chiến lược “một cho tất cả” không phù hợp với khu vực này. Hành vi của người dùng tại mỗi nước rất khác nhau.

Tokopedia và Bukalapak của Indonesia xếp vị trí thứ ba và thứ tư trong danh sách các nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất dựa trên lưu lượng web. Cụ thể, Shopee chiếm 33%, Lazada 27%, Tokopedia 11% còn Bukalapak 6,5%.

4 vị trí hàng đầu có sự thay đổi lớn so với năm 2017, thời điểm Thế Giới Di Động và Sendo của Việt Nam vẫn đang có vài phần trăm thị phần khi nói đến lưu lượng truy cập các trang thương mại điện tử.

Thời điểm quý III/2017, Shopee chỉ chiếm 7%, đứng sau Bukalapak (9%), Tokopedia (14%) và Lazada (48%) nhưng lại sở hữu nhiều chiến dịch tiếp thị sáng tạo nổi bật.

Dù vậy, các nền tảng này đang đối mặt với cạnh tranh ngày một tăng từ những cái tên khác. Theo Hãng theo dõi di động App Annie, Sendo, Wish và Zilingo đang nằm trong số các nền tảng di động được tải về nhiều nhất trên smartphone.

Ông Edwin Koh, Giám đốc nội dung số của Limelight Networks, cho biết điều thực sự mang đến lợi thế để dẫn đầu là không có độ trễ khi người dùng tìm kiếm sản phẩm, mua sắm trực tuyến.

Những người mua sắm thường xuyên sẽ đánh giá cao các tính năng trực tuyến hiện đại và trải nghiệm được cá nhân hóa. Cải tiến giao diện người dùng cũng như cơ sở hạ tầng để bảo đảm khả năng mở rộng, hiệu suất và bảo mật là các yếu tố then chốt để công ty thương mại điện tử giữ chân khách hàng.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hà Anh | MarketingTrips

Theo Vietnamnet

Thị trường PC (Personal Computer) suy giảm mạnh nhất trong 4 năm vì Covid-19

Apple là cái tên chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong top 5 nhà sản xuất PC lớn, với sản lượng máy tính giảm đến 21% so với Q1/2019.

Thị trường PC (Personal Computer)

Theo Engadget, thống kê từ Canalys cho thấy thị trường máy tính Q1/2020 sụt giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân đến từ việc các nhà sản xuất tạm ngừng nhà máy tại Trung Quốc trong suốt tháng 2 do dịch Covid-19 bùng phát. Việc Intel chuyển sang sản xuất chip xử lý 10nm cũng không cải thiện tình hình.

Đây cũng là mức giảm sâu nhất trong 4 năm qua. Trong Q1/2016, thị trường PC chứng kiến mức sụt giảm 12% so với Q1/2015.

Apple là cái tên chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong top 5 nhà sản xuất lớn, với sản lượng PC giảm đến 21% so với Q1/2019. HP và Acer cùng có mức giảm trên 10%, Lenovo giảm 4,4% và chỉ có Dell ghi nhận sản lượng tăng 1,1%.

Tuy nhiên, tin mừng là doanh số bán hàng thực tế vẫn đang tăng. Các công ty, người dùng đã mua máy tính xách tay (Laptop) nhiều hơn để phục vụ học tập, làm việc tại nhà mùa dịch bệnh. Tất nhiên xu hướng này sẽ không kéo dài lâu, và Canalys ước tính sẽ có sự sụt giảm đáng kể về doanh số trong Q2/2020 khi cơn sốt học online giảm nhiệt.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hoàng Anh | MarketingTrips

Theo VnReview

Phụ nữ tìm gì khi mua đồ “Hàng hiệu”

Tại sao chị em có điều kiện lại có thể bỏ ra mươi triệu để mua váy áo, túi xách dựa theo lời khuyên của nhân viên bán hàng để rồi không lâu sau đã “cả thèm chóng chán”?

Ở một trung tâm thương mại của Singapore, quan sát thấy chị em người Việt đi du lịch thường tranh thủ mua đồ của các nhãn thời trang có thương hiệu. Những bộ váy áo hay túi xách có giá khoảng một, hai chục triệu đồng, “chát” quá so với thu nhập của họ, nhưng bấm bụng mua vì nếu mua ở Việt Nam sợ bị nhầm hàng giả.

Lý do đó đã khiến các chị mua bừa, nghĩ rằng cứ hàng hiệu là ổn, ai cũng chọn những cái túi có gắn mác rõ to. Thực tế có không ít người cho rằng đẳng cấp được thể hiện trên nhãn mác là đảm bảo rồi.

Hầu như đa số đặt niềm tin vào một thương hiệu nào đó. Cảnh mua sắm ở trung tâm thương mại làm nhớ đến hình ảnh một phụ nữ ăn mặc sang trọng bước ra từ quán cà phê ở khu vực trung tâm thành phố, sang đường và tiến đến chiếc ô tô.

Có lẽ nhiều người sẽ đoán quần áo và túi xách của người phụ nữ đó đều là hàng hiệu. Nhiều chị có phong cách giống hệt nhau và tốn rất nhiều tiền cho quần áo, giày dép, túi xách… mà cũng không tạo ra được nét độc đáo, khác biệt mang lại cảm xúc về cái đẹp.

Đó là chưa bàn đến việc hàng hiệu sản xuất cho khu vực châu Á, Đông Nam Á, các hãng nhắm tới thị hiếu của hai thị trường lớn là Trung Quốc và Hồng Kông, đôi khi “gu thời trang” đi ngược các tiêu chí của châu Âu với những chi tiết rườm rà, không lịch lãm. Phải chăng người tiêu dùng không thiếu tiền, nhưng thiếu thời gian hoặc nền tảng về thẩm mỹ để tạo ra sự khác biệt?

Nhớ cách nay chưa lâu, người mẫu Ngọc Trinh tạo xì căng đan khi cô cùng bốn cô gái trẻ đẹp tung những bức ảnh đứng khoe túi xách trên đường phố. Đó là những cái túi Birkin nổi tiếng của Hãng Thời trang Hermès. Giới người mẫu cho đó là hàng giả vì nghĩ rằng có thể Ngọc Trinh có túi Birkin thật, nhưng cả bốn cô đều có thì không thể, bởi những cái túi này có giá cả tỷ đồng một cái, đồng thời muốn có túi thì phải trải qua quá trình mua sắm và chờ đợi.

Để đặt mua túi xách nổi tiếng của Hermès, người mua phải có số điểm tích lũy kha khá sau nhiều lần mua sản phẩm của Hãng để được thừa nhận là khách hàng thân thiết. Sau đó mới được quyền đặt hàng theo mẫu của Hãng và phải chờ đợi từ một đến hai năm mới được sở hữu chiếc túi mơ ước. Túi Birkin Hermès làm theo đơn đặt hàng của người mua có những cái giá lên đến vài trăm nghìn đô la.

Nhắc lại câu chuyện này để thấy rằng sự thành đạt vẫn rất cần sự hỗ trợ về nền tảng văn hóa, thẩm mỹ để trở thành người có đẳng cấp. Nó cũng rèn cho người tiêu dùng thói quen chờ đợi, trân trọng sự sáng tạo khác biệt cho từng sản phẩm cao cấp.

Sống giản dị cũng tốt, nhưng nếu bước chân vào thương trường, người có phong cách lịch lãm, có kiến thức về văn hóa, nghệ thuật sẽ dễ dàng tạo mối liên kết nhanh chóng với đối tác khi ngoài những bữa tiệc tùng nhàm chán họ còn có thể nói với nhau về sưu tầm tranh nghệ thuật, bàn về một vở kịch hoặc kiến trúc, nó tạo sự thân mật và mong muốn gặp lại nhau, thậm chí có thể là khởi đầu cho một tình bạn dài lâu khi phát hiện đối tác không phải người khô khan, nhàm chán.

Trở lại chuyện mua sắm hàng hiệu chứng kiến ở trung tâm mua sắm bên Singapore nói trên, cứ thấy tiếc tại sao nghề “stylist” được hiểu là những người chịu trách nhiệm tạo dựng phong cách cho khách hàng không phát triển ra ngoài thế giới showbiz của các ca sĩ, diễn viên, người mẫu…

Người bình thường không có thời gian, không đủ tự tin để tạo dựng hình ảnh thông qua thời trang có thể tìm đến các “stylist” để được tư vấn dựa trên các yếu tố tuổi tác, nghề nghiệp, gu thẩm mỹ. Tại sao chị em có điều kiện lại có thể bỏ ra vài chục triệu để mua váy áo, túi xách dựa theo lời khuyên của nhân viên bán hàng để rồi không lâu sau đã “cả thèm chóng chán”?

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Hoàng Anh | MarketingTrips

Theo DNSG