Skip to main content

Thẻ: AI

Chủ tịch Microsoft: Siêu trí tuệ AGI không thể xuất hiện sớm

Brad Smith, Chủ tịch Microsoft, cho rằng siêu trí tuệ AGI hoàn toàn không thể được tạo ra trong 12 tháng tới, mà cần đến hàng thập kỷ nữa.

Giữa tháng 11, OpenAI sa thải CEO Sam Altman, được cho là sau khi các nhà nghiên cứu của công ty gửi email tới hội đồng quản trị, cảnh báo dự án nội bộ Q* (Q-Star) đã đạt bước đột phá để tiến tới trí tuệ nhân tạo tổng quát AGI.

Tuy nhiên, Brad Smith nhận định AGI sẽ không xuất hiện trong vòng một năm. Để AI có nhận thức như con người cần nhiều năm, nếu không muốn nói là nhiều thập kỷ. Tuy vậy, ông nhấn mạnh đã đến lúc tập trung vào sự an toàn khi phát triển công nghệ AI.

Ngoài cảnh báo về rủi ro của dự án Q*, một số nguồn tin cho rằng quyết định sa thải Sam Altman còn liên quan đến những lo ngại CEO của OpenAI đang muốn thương mại hóa quá nhanh những công nghệ mới của công ty, trước khi đánh giá đầy đủ những nguy cơ của chúng.

Brad Smith phủ nhận, nói sự xáo trộn nhân sự của OpenAI tuần trước là do bất đồng quan điểm giữa các thành viên hội đồng quản trị, không phải do lo ngại về an toàn AI. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh AI cũng phải có chốt an toàn, như chốt an toàn trong thang máy, cầu giao diện, phanh khẩn cấp trên xe buýt và luôn nằm trong tầm kiểm soát của con người.

Trước đó, Emmett Shear, CEO tạm quyền trong ba ngày của OpenAI, cũng cho biết trước khi nhận chức, ông đã tìm hiểu lý do đằng sau cuộc lật đổ. “Hội đồng quản trị không loại bỏ Sam vì sự bất đồng về an toàn AI. Lý do của họ hoàn toàn khác”, ông viết.

Còn trong thông báo chính thức về vụ sa thải hôm 17/11, OpenAI cho biết Sam Altman “không nhất quán và thẳng thắn trong giao tiếp với hội đồng quản trị”. Đến ngày 21/11, Altman lại tiếp quản vị trí CEO OpenAI cùng hội đồng quản trị mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

CEO của startup về AI Stability AI đang bị ép phải từ chức

Các nhà đầu tư của Stability AI, startup đứng sau công cụ tạo ảnh từ văn bản nổi tiếng Stable Diffusion, được cho là đang buộc CEO Emad Mostaque từ chức.

CEO của startup về AI Stability AI đang bị ép phải từ chức
CEO của startup về AI Stability AI đang bị ép phải từ chức

Theo một số nguồn tin nói với Bloomberg, Stability AI đã tự coi mình là “mục tiêu bị mua lại” trong những tuần qua, thậm chí bắt đầu thảo luận với các công ty tiềm năng. Một nguồn tin cho biết các cuộc đàm phán chưa có kết quả, do đó Stability AI đang tính đến việc rút ngắn những quy trình không cần thiết.

Áp lực được cho là ngày càng tăng từ một số nhà đầu tư lớn nhất liên quan đến tình hình tài chính của Stability AI – startup từng là “con cưng” của các quỹ đầu tư mạo hiểm. Tháng trước, Coatue Management – một trong những quỹ đã đầu tư hàng chục triệu USD vào Stability AI – đã gửi thư kêu gọi CEO Emad Mostaque từ chức.

Mostaque nằm trong số những người khởi xướng và làm bùng nổ cơn sốt AI tổng quát, tương tự Sam Altman của OpenAI. Tuy nhiên, khác với Altman, Mostaque thường xuyên gây tranh cãi khi sử dụng nhiều chiêu trò và sự cường điệu để gây chú ý.

Nguồn tin tiết lộ, Coatue Management nhận thấy dưới sự lãnh đạo của Mostaque, một số quản lý cấp cao có tài đã lần lượt rời đi, đặt Stability AI vào một tương lai bấp bênh về tài chính.

Coatue Management từ chối bình luận. Người phát ngôn của Stability AI cho biết: “Dù một số bên đã bày tỏ sự quan tâm đến việc mua Stability AI, chúng tôi không cố gắng bán công ty và vẫn tập trung phát triển các sản phẩm hàng đầu. Dưới sự lãnh đạo và quản lý của CEO Mostaque, chúng tôi đã tạo nên nhiều thành công. Các nhà đầu tư vẫn tin tưởng vào Stability AI”.

Trong khi đó, một nguồn tin nói với Fortune, Stability AI đã tìm cách liên hệ với một số bên mua. Một trong đó là Cohere, công ty khởi nghiệp ở Canada, hiện nghiên cứu các sản phẩm AI cho mục đích riêng. Dù vậy, Cohere từ chối tham gia vào cuộc đàm phán. Stability AI cũng đã tiếp cận Jasper, công ty khởi nghiệp xây dựng phần mềm AI giúp tạo ra tài liệu marketing, nhưng không đạt được kết quả.

Mostaque thành lập Stability AI năm 2019. Ban đầu, công ty tập trung vào việc dùng AI để xử lý thông tin liên quan đến Covid-19. Tuy nhiên, khi làn sóng AI bắt đầu nhen nhóm, Mostaque nhận ra cơ hội mới.

Công cụ Stable Diffusion nổi lên giữa năm ngoái với khả năng biến văn bản thành hình ảnh – điều đa số công cụ AI trước đó chưa làm được hoặc không tạo cảm giác chân thực. Ngay sau đó, Coatue Management và một quỹ lớn khác là Lightspeed Venture Partners rót 100 triệu USD, giúp họ được định giá hơn một tỷ USD. Giữa năm nay, giá trị Stability AI tăng nhanh với ước tính bốn tỷ USD.

Để xây dựng tên tuổi Stability AI, Mostaque đã thực hiện nước cờ mà theo các cựu nhân viên là cực kỳ mạo hiểm, gồm những lời hứa hẹn, sự phóng đại cùng nhiều chiêu trò khác khi thực hiện các dự án AI. Điều này khiến startup gây nhiều tranh cãi, thậm chí vướng vào lùm xùm với các cơ quan nhà nước.

Gần đây, công cụ Stable Diffusion cũng được dùng để tạo các bức ảnh gây tranh cãi, như ảnh Giáo hoàng Francis trong chiếc áo khoác phồng, nữ diễn viên Emma Watson trong vai nàng tiên cá và cựu Tổng thống Donald Trump chạy trốn khỏi FBI. Sự chân thực của ảnh đã làm dấy lên lo ngại về sự phát tán ngày càng tăng của các tác phẩm deepfake khó phân biệt.

Stability AI gặp phải vấn đề khủng hoảng tiền mặt từ giữa năm nay. Theo bảy nhân viên và cựu nhân viên tiết lộ với Forbes, Stability AI nợ lương trong nhiều tháng, thậm chí có người hơn một năm chưa nhận lương. Eric Hallahan, một cựu thực tập sinh, nói anh vẫn chờ được thanh toán số tiền cộng tác từ tháng 8/2022 cho 181 trong số 300 giờ đã làm việc.

Bất chấp những tranh cãi, Stability AI vẫn được Intel đầu tư gần 50 triệu USD dưới dạng trái phiếu chuyển đổi. Đến nay, công ty vẫn chi nhiều cho các hoạt động nhưng nguồn thu hạn chế. Theo hai nguồn tin nói với Bloomberg, kể từ sau thỏa thuận với Intel, Stability đang chi khoảng 8 triệu USD mỗi tháng cho vận hành và trả lương cho nhân viên.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Chatbot Q: Amazon ra mắt chatbot AI mới dành cho doanh nghiệp

Gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon của Mỹ đã giới thiệu chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) mang tên Q (Chatbot Q) dành cho các doanh nghiệp.

Chatbot Q: Amazon ra mắt chatbot AI mới dành cho doanh nghiệp
Chatbot Q: Amazon ra mắt chatbot AI mới dành cho doanh nghiệp

Chatbot Q được thiết kế riêng cho các khách hàng sử dụng dịch vụ điện toán đám mây AWS của Amazon và sẽ cạnh tranh trực tiếp với chatbot ChatGPT của OpenAI, chatbot Bard của Google, cũng như các tính năng AI của Microsoft sử dụng công nghệ của OpenAI. Với mức phí 20 USD/tháng, chatbot của Amazon có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ như tóm tắt tài liệu và trả lời các câu hỏi về dữ liệu cụ thể lưu trên máy chủ của công ty.

Trong thông báo trên mạng xã hội X, Giám đốc điều hành Amazon Andy Jassy cho biết, chatbot Q là công cụ AI an toàn, trong đó quyền truy cập vào nội dung sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn.

Trong khi đó, Giám đốc điều hành AWS của Amazon – ông Andrew Selipsky, cho biết khách hàng trên nền tảng đám mây sử dụng chatbot Q cũng có thể giới hạn chatbot truy cập nguồn dữ liệu.

Các chương trình AI tạo sinh của OpenAI đã trở thành tâm điểm chú ý vào cuối năm ngoái, khi ChatGPT thể hiện khả năng tạo ra các bài tiểu luận, bài thơ và cuộc trò chuyện từ những gợi ý ngắn gọn bằng văn bản.

Ngoài công ty khởi nghiệp OpenAI, nhiều “gã khổng lồ” công nghệ như Google, Meta và Microsoft cũng đang chạy đua phát triển AI, trong khi nỗ lực tránh những nguy cơ tiềm tàng của công nghệ này tạo ra những thông tin sai lệch và tiếp tay cho tội phạm mạng.

Trước đó, ngày 25/9, Amazon cho biết đầu tư 4 tỷ USD vào một công ty khởi nghiệp chuyên về trí tuệ nhân tạo. Việc đầu tư này nằm trong nỗ lực của Amazon nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh trong cuộc đua với các đối thủ như OpenAI, Alphabet và Microsoft.

Hiện tại, các đối thủ của Amazon đã và đang đẩy mạnh đầu tư để phát triển công nghệ AI. Ví dụ, kể từ năm 2019, Microsoft đã đầu tư hàng tỷ USD để thành lập đối tác với OpenAI.

Trong khi đó, hồi tháng 5, hãng Google của Tập đoàn công nghệ Alphabet đã đầu tư gần 450 triệu USD vào Anthropic. Những hoạt động đầu tư này cũng cho thấy các công ty điện toán đám mây đang muốn thiết lập quan hệ với các công ty khởi nghiệp AI. Theo đó, xu hướng này sẽ góp phần tái định hình ngành công nghiệp AI.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Microsoft gia nhập hội đồng quản trị của OpenAI

Microsoft hiện là một trong những nhà đầu tư lớn nhất vào OpenAI, công ty này vừa cho biết đã gia nhập vào hội đồng quản trị của OpenAI ngay sau khi Sam Altman quay về làm CEO.

Microsoft gia nhập hội đồng quản trị của OpenAI
Microsoft gia nhập hội đồng quản trị của OpenAI

Theo báo cáo, gã khổng lồ công nghệ Microsoft sẽ chiếm một “ghế quan sát không bỏ phiếu” trong hội đồng quản trị phi lợi nhuận của OpenAI, đơn vị hiện có chức năng kiểm soát OpenAI.

Quyết định được đưa ra ngay sau khi Sam Altman quay về làm CEO từ Microsoft.

Microsoft gia nhập hội đồng quản trị của OpenAI.

Như đã đề cập, Microsoft hiện đã tham gia hội đồng quản trị của OpenAI theo hình thức không có chức năng bỏ phiếu. Điều này có nghĩa là gã khổng lồ công nghệ có thể tham dự các cuộc họp hội đồng quản trị và có quyền truy cập vào hệ thống thông tin bí mật của OpenAI. Tuy nhiên, Microsoft không có quyền bỏ phiếu trong các quyết định của hội đồng quản trị.

Trong bản ghi nhớ, CEO Altman viết rằng “tôi chưa bao giờ cảm thấy vui mừng hơn về tương lai như bây giờ”.

CEO Microsoft Satya Nadella cũng đã nói chuyện với nhân viên của Microsoft và OpenAI về quyết định mới.

Sau khi Altman được phục hồi làm CEO OpenAI, CEO Microsoft Satya Nadella đã đề cập đến OpenAI cũng như các nhân viên của Microsoft trong một bài đăng trên mạng xã hội X (Twitter). CEO này cảm ơn tất cả họ vì công việc nghiên cứu về AI đồng thời cũng khen ngợi sự kiên cường và quyết tâm của đội nhóm.

Nói về cách các nhân viên của Microsoft vẫn tập trung bất chấp tất cả những gì xảy ra tại OpenAI, CEO Nadella nói thêm: “Tôi thấy rằng mọi người trên khắp Microsoft vẫn tập trung vào sứ mệnh chung với mục tiêu phục vụ khách hàng và đối tác, nỗ lực giúp đỡ bằng mọi cách.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

PhoGPT: Chatbot AI mới công bố của VinAI thuộc Vingroup

VinAI Research, Viện nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) thuộc Vingroup vừa công bố ra mắt dự án chatbot AI có tên là PhoGPT dành cho người Việt.

PhoGPT
PhoGPT: Chatbot AI mới công bố của VinAI thuộc Vingroup

Theo đó, VinAI Research, Viện nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) thuộc Vingroup vừa công bố ra mắt dự án chatbot AI có tên là PhoGPT dành cho người Việt.

PhoGPT là gì?

Theo giới thiệu từ TechinAsia, PhoGPT là mô hình dựa trên công nghệ chuyển đổi được đào tạo trước (GPT: Generative Pre-trained Transformer), kết hợp Triton và ALiBi để ngoại suy độ dài ngữ cảnh được phát triển bởi VinAI thuộc Vingroup (Tập đoàn Vingroup).

(GPT chính là công nghệ được sử dụng trong các chatbot AI như ChatGPT).

Bằng cách sử dụng thư viện llm-foundry của Mosaicml llm, VinAI đào tạo trước PhoGPT từ đầu trên kho văn bản tiếng Việt đào tạo trước 41GB. Kho dữ liệu đào tạo trước này bao gồm 1GB văn bản Wikipedia và một biến thể 40GB được loại bỏ trùng lặp của tập dữ liệu tin tức (phiên bản 21/05/2021).

Các nhà nghiên cứu VinAI tinh chỉnh PhoGPT sử dụng bộ dữ liệu bao gồm 150K cặp câu lệnh và phản hồi bằng tiếng Việt. Bộ dữ liệu này được xây dựng bằng cách ghép các nguồn sau:

(i) 67K cặp từ tập con tiếng Việt của Bactrian-X ;

(ii) 40K cặp ShareGPT không có mã và toán, dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt bằng VinAI Translate;

(iii) 40K lời nhắc bao gồm nhận thức về sự căm ghét, xúc phạm, độc hại và an toàn, phần lớn bao gồm cả những lời nhắc được dịch sang tiếng Việt; và

(iv) 1000 cặp để trả lời câu hỏi dựa trên ngữ cảnh, 500 để viết thơ, 500 cho viết luận, 500 cho sửa lỗi chính tả và 500 cho tóm tắt từng tài liệu.

Theo công bố, PhoGPT chỉ thua ChatGPT trong hầu hết các trường hợp, còn lại cao hơn các LLMA khác.

Tuy nhiên, nhà phát triển cho biết PhoGPT có những hạn chế nhất định. Ví dụ, nó không giỏi trong các nhiệm vụ liên quan đến lý luận, mã hóa hoặc toán học.

PhoGPT đôi khi có thể tạo ra lời nói có hại, căm thù, phản hồi thiên vị hoặc trả lời các câu hỏi không an toàn. Doanh nghiệp khuyến cáo người dùng nên thận trọng khi tương tác với PhoGPT vì nó có thể tạo ra những kết quả đầu ra không chính xác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

AI (trí tuệ nhân tạo) hiện có thể đảm nhận đến 46% công việc của kế toán

Các nghiên cứu mới đây cho thấy trí tuệ nhân tạo (AI) mà cụ thể là trí tuệ nhân tạo tổng hợp (Generative AI) hiện có thể đảm nhận tới 46% công việc của nhân viên kế toán.

AI (trí tuệ nhân tạo) hiện có thể đảm nhận đến 46% công việc của kế toán
AI (trí tuệ nhân tạo) hiện có thể đảm nhận đến 46% công việc của kế toán

Khi AI tổng hợp (tổng quát) tiếp tục lan rộng khắp nền kinh tế toàn cầu, mối lo ngại về khả năng công nghệ này có thể thay thế việc làm của nhiều người và lĩnh vực khác nhau cũng ngày càng tăng.

Mặc dù ở thời điểm hiện tại, AI chắc chắn là chưa thể thay thế con người, tuy nhiên việc công nghệ này phá vỡ các mô hình việc làm truyền thống hoặc thậm chí là thay thế con người ở nhiều nhiệm vụ khác nhau là khó tránh khỏi.

Các ngành nghề dựa trên dữ liệu, chẳng hạn như phân tích tài chính cơ bản hoặc các lĩnh vực nghiên cứu cụ thể, có nguy cơ bị tự động hóa cao hơn vì AI có thể xử lý và phân tích dữ liệu nhanh hơn đáng kể so với con người.

Một nghiên cứu gần đây của Pearson, một công ty giáo dục và xuất bản đa quốc gia của Anh, cho thấy rằng AI tổng quát có khả năng thay thế cao hơn đối với các công việc lặp đi lặp lại so với các công việc yêu cẩu khả năng sáng tạo và chuyên môn cao khi công nghệ này ngày càng ăn sâu vào nền kinh tế toàn cầu.

Ví dụ, hơn 30% nhiệm vụ ở một số vị trí nhân viên văn phòng nhất định ở Ấn Độ có thể được tự động hóa, trong khi chưa đến 1% các công việc yêu cầu về thể chất hay lao động chân tay có thể được tự động hóa.

Dựa trên số liệu, 5 công việc có khả năng bị AI thay thế cao nhất là:

1. Nhân viên kiểm toán và ghi sổ – 46%.
2. Nhân viên xử lý văn bản và các công việc liên quan – 40%
3. Thư ký hành chính và các vai trò liên quan – 38%
4. Nhân viên bán hàng tại quầy hàng và chợ – 30%
5. Kế toán – 28%

Trong khi đó, ông Mike Howells, Chủ tịch của Pearson Workforce Skills, nhấn mạnh rằng cần có một sự hợp tác nhằm thúc đẩy cả khả năng của con người lẫn máy móc. Ông kêu gọi người lao động nói chung cần tận dụng AI để hợp lý hóa các nhiệm vụ lặp đi lặp lại và tập trung vào các công việc đòi hỏi những kỹ năng đặc biệt của con người như sáng tạo, giao tiếp và lãnh đạo.

Ông này khẳng định: “Người lao động và người sử dụng lao động nên xem xét cách họ có thể thúc đẩy làn sóng thay đổi này bằng cách sử dụng những gì tốt nhất của AI và những kỹ năng tốt nhất của con người”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

LinkedIn giới thiệu mô hình kiểm duyệt nội dung mới với sự hỗ trợ của AI

Mạng xã hội LinkedIn vừa thông báo giới thiệu mô hình hay hệ thống đánh giá và kiểm duyệt nội dung (content review framework) mới với sự hỗ trợ của AI (trí tuệ nhân tạo), mô hình được cho là có thể xoá đến 60% lượng nội dung độc hại.

LinkedIn giới thiệu mô hình kiểm duyệt nội dung mới với sự hỗ trợ của AI
LinkedIn giới thiệu mô hình kiểm duyệt nội dung mới với sự hỗ trợ của AI

Nhờ vào sức mạnh của AI, mô hình đánh giá nội dung mới của LinkedIn có thể được xem là tương lai của hoạt động đánh giá và kiểm soát nội dung (content moderation) trên các nền tảng, đặc biệt là với mạng xã hội.

Cách hệ thống của LinkedIn kiểm soát các nội dung vi phạm.

Bên cạnh việc sử dụng các yếu tố công nghệ tự động, LinkedIn cũng có các nhóm kiểm duyệt nội dung thủ công chuyên đánh giá các nội dung có thể vi phạm chính sách của nền tảng.

Kết hợp các mô hình AI, cùng với những báo cáo từ các thành viên LinkedIn, LinkedIn có thể phát hiện những nội dung có hại và xóa nội dung đó.

Nếu như các mô hình trước đây (FIFO) có khá nhiều hạn chế khi LinkedIn phải mất rất nhiều thời gian để xem xét và đánh giá, quy trình mới được cho là sẽ tăng tốc hơn nhiều.

Mô hình kiểm duyệt nội dung mới của LinkedIn sử dụng XGBoost.

Theo báo cáo của LinkedIn, mô hình kiểm duyệt nội dung mới sử dụng mô hình học máy XGBoost để dự đoán mẫu nội dung nào có khả năng vi phạm chính sách.

XGBoost là từ viết tắt của Extreme gradient Boosting, một thư viện máy học mã nguồn mở (open source machine learning) giúp phân loại và xếp hạng các mẫu (items) trong tập dữ liệu.

XGBoost sử dụng các thuật toán để đào tạo mô hình, nó hoạt động bằng cách tìm kiếm các mẫu (nội dung, dữ liệu) cụ thể trên tập dữ liệu được gắn nhãn (tập dữ liệu được gắn nhãn cho biết mục nội dung nào đang vi phạm).

Theo LinkedIn:

“Với mô hình (framework) này, các nội dung đưa vào hàng đợi đánh giá sẽ được một bộ mô hình AI chấm điểm để tính toán xác suất nội dung đó có khả năng vi phạm chính sách của chúng tôi.

Nội dung có khả năng không vi phạm cao sẽ không được ưu tiên, ngược lại, các nội dung có khả năng vi phạm chính sách cao hơn sẽ được ưu tiên hơn để từ đó có thể phát hiện và xóa nhanh hơn.”

Những tác động có thể có của mô hình kiểm duyệt nội dung mới của LinkedIn.

LinkedIn báo cáo rằng mô hình mới có thể đưa ra quyết định tự động đối với khoảng 10% nội dung được xếp hàng để đánh giá, với mức mà LinkedIn gọi là mức độ chính xác “cực kỳ cao”.

Đáng chú ý, mô hình mới giúp giảm thời gian trung bình để phát hiện nội dung vi phạm chính sách đến 60%.

Mô hình mới sẽ được sử dụng để đánh giá các bài đăng và nhận xét trên nguồn cấp dữ liệu của LinkedIn. Công nghệ này đã được chứng minh là thành công và theo thời gian nó có thể trở nên phổ biến hơn khi nó được ứng dụng rộng rãi hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nhiều nguy cơ từ AI đòi hỏi cách tiếp cận mới trong thiết kế bảo mật

Việc tích luỹ và sử dụng dữ liệu lớn (Big Data) cùng những cải tiến đáng kể về sức mạnh số, các đổi mới trong các phương pháp học máy (Machine Learning), công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đã có những phát triển vượt bậc như nhận dạng hình ảnh, nhận dạng giọng nói, xử lý ngôn ngữ tự nhiên…

Nhiều nguy cơ từ AI đòi hỏi cách tiếp cận mới trong thiết kế bảo mật
Nhiều nguy cơ từ AI đòi hỏi cách tiếp cận mới trong thiết kế bảo mật

Cùng với điều này, AI cũng có tác động đáng kể đến tính bảo mật. Một mặt, AI được sử dụng để xây dựng những hệ thống phòng thủ, phát hiện phần mềm độc hại, cảnh báo các đợt tấn công mạng… Nhưng ở mặt khác, AI cũng có thể bị khai thác để tạo ra các cuộc tấn công, bị tin tặc thao túng với ý đồ xấu…

Những nguy cơ tiềm ẩn từ sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo đồng nghĩa với việc các biện pháp bảo vệ cần phải được tích hợp vào hệ thống ngay từ đầu, thay vì tìm cách xử lý hậu kỳ. Đó là nhận định của bà Jen Easterly – Giám đốc Cơ quan An ninh Mạng và An ninh Cơ sở hạ tầng Mỹ – trong cuộc làm việc với Giám đốc Trung tâm An ninh mạng Canada Sami Khoury.

Phát biểu với báo giới sau cuộc hội đàm tại Ottawa (Canada) ngày 27/11, bà Easterly nêu rõ: “Chúng ta đã bình thường hóa một thế giới, nơi mà các sản phẩm công nghệ ra đời với một tá lỗ hổng và sau đó người tiêu dùng được kỳ vọng sẽ là người ‘vá’ những lỗ hổng đó. Chúng ta không thể sống trong thế giới đó với công nghệ AI. Công nghệ này quá mạnh và phát triển quá nhanh”.

Quan chức Mỹ cho biết, các cơ quan từ 18 quốc gia, bao gồm cả Mỹ, đã tán thành các khuyến nghị do Anh soạn thảo về an ninh mạng liên quan AI, trong đó đề cập việc thiết kế, phát triển và sử dụng công nghệ này một cách an toàn.

Đầu tháng này, các nhà phát triển AI hàng đầu trên thế giới đã nhất trí hợp tác với các chính phủ thử nghiệm mọi mô hình AI trước khi chính thức phát hành, nhằm quản lý nguy cơ tiềm ẩn từ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ này.

Bà Easterly đánh giá các nước trên thế giới hiện đã nỗ lực tối đa, gắn kết với công ty công nghệ nhằm phát triển các công nghệ theo cách an toàn nhất có thể.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo TTXVN

Nokia gia nhập cuộc đua Generative AI bằng giải pháp mạng ngôn ngữ tự nhiên mới

Nokia Bell Labs vừa công bố kết quả nghiên cứu đột phá đầu tiên trong ngành được gọi là Mạng ngôn ngữ tự nhiên, với khả năng cho phép vận hành các môi trường mạng thông qua câu lệnh bằng giọng nói hoặc văn bản đơn giản (tương tự như cách tương tác với các chatbot như ChatGPTGoogle Bard).

Nokia gia nhập cuộc đua Generative AI bằng giải pháp mạng ngôn ngữ tự nhiên mới
Nokia gia nhập cuộc đua Generative AI bằng giải pháp mạng ngôn ngữ tự nhiên mới

Mạng ngôn ngữ tự nhiên sẽ loại bỏ sự phức tạp của hoạt động quản lý mạng, đồng thời cho phép đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng cuối. Bằng cách sử dụng công nghệ AI, các mạng này sẽ giúp các nhà cung cấp dịch vụ triển khai và duy trì cấu hình mạng lý tưởng cho bất kỳ khách hàng nào ngay khi được yêu cầu.

Ngoài ra, Mạng ngôn ngữ tự nhiên còn liên tục đúc rút kinh nghiệm, học hỏi từ các hành động của mình, tối ưu hóa mạng hơn nữa sau mỗi yêu cầu. Khi kiến thức của nó tăng lên, Mạng ngôn ngữ tự nhiên có thể dự đoán nhu cầu dịch vụ và ứng dụng đồng thời tự thích ứng với các yêu cầu đó mà không cần đến bất kỳ sự can thiệp nào của con người.

Ông Csaba Vulkan, trưởng nhóm nghiên cứu tự động hóa hệ thống mạng của Nokia Bell Labs, cho biết: “Các nhà khai thác sẽ không cần phải nghiên cứu catalogue kỹ thuật hoặc đặc tả API phức tạp trong khi thực hiện cấu hình mạng.

Thay vào đó, một câu lệnh đơn giản như ‘Tối ưu hóa mạng tại vị trí X cho dịch vụ Y’ sẽ đáp ứng đúng yêu cầu đó. Những yêu cầu như vậy có thể được sử dụng để cấu hình mạng không dây trong nhà máy để tự động hóa rô-bốt hoặc tối ưu hóa mạng tại một buổi hòa nhạc khi người xem đăng tải trên nhiều mạng xã hội.

Mạng ngôn ngữ tự nhiên là một phần của sáng kiến nghiên cứu mới của Nokia Bell Labs có tên UNEXT. Được đặt tên theo UNIX, hệ điều hành huyền thoại do Nokia Bell Labs phát minh, UNEXT sẽ định nghĩa lại phần mềm và hệ thống mạng giống như cách mà UNIX đã định hình lại lĩnh vực điện toán. UNEXT sẽ làm cho quá trình tích hợp một cách an toàn mọi thiết bị với môi trường mạng trở thành một công việc đơn giản bằng cách biến môi trường mạng trở thành một hệ điều hành.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

MIT: Sẽ khả thi không về năng lực thấu hiểu tâm trí của người khác

Với sự phát triển vượt bậc của AI hay AGI, nhiều người tự hỏi liệu con người có thể có khả năng thấu hiểu tâm trí của người khác hay không. Các nghiên cứu mới đây có thể dự báo nhiều câu trả lời.

MIT: Sẽ khả thi không về năng lực thấu hiểu tâm trí của người khác
MIT: Sẽ khả thi không về năng lực thấu hiểu tâm trí của người khác

Về mặt kỹ thuật, các nhà khoa học thần kinh (neuroscientists) đã có thể đọc được suy nghĩ của bạn trong nhiều thập kỷ. Thông qua các hoạt động chủ yếu được thực hiện trong phòng thí nghiệm nhằm mục tiêu ghi lại các mẫu thay đổi (shifting patterns) của dòng máu trong não, các nhà khoa học có thể hiểu về các đặc điểm về cách não bộ của một người phản ứng với những gì nó được nhìn thấy và nghe thấy.

Trong tương lai gần, trong khi suy nghĩ hay tâm trí của bạn sẽ vẫn là thứ của riêng bạn (nếu bạn chọn như vậy). Nhưng nếu bạn muốn hiểu về nó nhiều hơn, các ứng dụng công nghệ sẽ học cách tạo ra một phiên bản tái tạo riêng biệt về những gì bạn đang nhìn hoặc nghe, chỉ bằng cách phân tích cách máu di chuyển qua não bộ.

Gần đây, các nhà nghiên cứu đã triển khai các công cụ AI tổng quát, ví dụ như Stable Diffusion và GPT, để tạo ra các bản tái tạo phim và podcast thực tế hơn, nếu không muốn nói là hoàn toàn chính xác, dựa trên hoạt động thần kinh.

Nếu Neuralink của Elon Musk thành công trong việc đưa thiết bị cấy ghép não đến với đại chúng, các bước tiến được cho là sẽ còn đi xa hơn nữa.

Trong khi hình thức “đọc suy nghĩ” của bạn hay của người khác vẫn chỉ là cách ghi lại những gì đang diễn ra. Để thực sự trải nghiệm thế giới qua đôi mắt của bạn, nhiệm vụ của các nhà khoa học sẽ phải là có khả năng suy ra không chỉ bộ phim bạn đang xem mà còn cả những gì bạn nghĩ về nó, nó khiến bạn cảm thấy thế nào và nó gợi nhớ cho bạn điều gì.

Những suy nghĩ và cảm xúc nội tâm này khó tiếp cận hơn nhiều so với việc chỉ đơn giản là đọc suy nghĩ.

Đi đến những phát hiện mới.

Hơn 300 năm trước, triết gia John Locke đã hỏi liệu màu xanh lam có giống nhau đối với mọi người hay không – hoặc liệu trải nghiệm của tôi về “màu xanh” có thể gần giống với trải nghiệm của bạn về “màu vàng” hay không. Việc trả lời những câu hỏi này có thể là một chân trời xa xôi mà khoa học thần kinh về trải nghiệm có thể hướng tới.

Tuy nhiên, vì đó là một chặng đường dài và con người (các nhà khoa học) chỉ đang ở các giai đoạn đầu tiên, điều quan trọng là cần bắt đầu bằng những thứ đơn giản và thiết thực hơn.

Nếu chúng ta muốn hiểu rõ hơn về những điểm đặc biệt trong trạng thái tỉnh táo, bình thường trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, thì sẽ rất hữu ích khi xem xét về điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta trải qua một số trạng thái khác nhau.

Trong khi một số nhà khoa học tập trung vào trạng thái thiền sâu hoặc ảo giác dữ dội, các nhà khoa học khác lại đặc biệt quan tâm đến việc tìm hiểu cái gọi là sự tự ý thức (self-consciousness) – khả năng nhận thức về bản thân như một cá nhân đang suy nghĩ và cảm nhận tại một địa điểm và thời gian cụ thể.

Bằng cách so sánh cách các đối tượng phản ứng sau các trạng thái khác nhau, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một số thay đổi có thể liên quan đến việc mất đi sự tự ý thức về bản thân.

Trong khi việc dùng các sản phẩm thuốc gây ảo giác liều cao chắc chắn là cách dễ nhất để đánh mất đi sự tự ý thức về bản thân (trạng thái trái ngược so với lúc tỉnh táo), con người vẫn có một lựa chọn khác đó là: dành rất nhiều giờ để thực tập thiền định (meditation).

Điều này cũng giải tích tại sao những hành giả thiền định Phật giáo có kỹ năng cao có thể tự bước vào một trạng thái mà ranh giới giữa họ và thế giới bắt đầu rất mờ nhạt, hoặc thậm chí là biến mất hoàn toàn tuỳ thuộc vào năng lực thiền định và tu tập của họ. Điều thú vị là, những trạng thái như vậy cũng liên quan đến những thay đổi trong cách hoạt động ở một số vùng cốt lõi của não bộ.

Những thiền giả lão luyện là bậc thầy về đời sống nội tâm của chính họ – họ có thể tự sản sinh ra những cảm giác biết ơn sâu sắc hoặc là rơi vào trạng thái tập trung sâu sắc – và họ có xu hướng tường thuật lại được những trải nghiệm bên trong của mình một cách chi tiết hơn nhiều so với những người chưa từng thực tập.

Nếu bạn là người không hành thiền, đôi khi bạn không thể nhận thức được điều gì đang diễn ra trong tâm trí của mình. Để nghiên cứu xem bộ não làm gì vào những thời điểm như vậy, Kalina Christoff, nhà tâm lý học tại Đại học British Columbia, đã cố gắng xem xét xem liệu tâm trí của con người vào thời điểm đó, có thực sự là “lang thang” (trạng thái mất tập trung) hay không, và liệu họ có nhận ra được điều đó không.

Câu trả lời được đưa ra là không. Mạng lưới não bộ của con người hoạt động tích cực hơn ngay cả khi tâm trí của họ đang ở trạng thái lang thang (mind wandering), và đặc biệt là khi họ không biết rằng điều đó đang xảy ra.

Mặc dù các nghiên cứu này vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, nhưng nó cho thấy rằng một ngày nào đó khoa học thần kinh có thể làm được nhiều việc hơn là chỉ cho chúng ta biết người khác đang trải qua điều gì. Bằng cách sử dụng mạng lưới thần kinh sâu, nhóm nghiên cứu có thể đưa các ảo giác của đối tượng (con người) ra thế giới thực, nơi bất kỳ ai cũng có thể nắm bắt và chia sẻ chúng.

Khi các công nghệ mô hình hóa não bộ (brain modeling) tiếp tục phát triển, con người có thể làm được một thứ mà họ chưa từng nghĩ đến: mọi người có thể không chỉ biết mà còn thực sự có thể chia sẻ về những gì đang diễn ra trong tâm trí của người khác.

Bạn có thể đọc chi tiết nghiên cứu từ MIT tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Những tỷ phú công nghệ Mỹ giàu nhất năm 2023

Trí tuệ nhân tạo (AI) và nỗ lực cắt giảm chi phí đã giúp khối tài sản công nghệ tăng thêm 300 tỷ USD. Nổi bật nhất danh sách là CEO Jensen Huang của Nvidia, đã kiếm được tổng cộng 155 tỷ USD.

Những tỷ phú công nghệ Mỹ giàu nhất năm 2023
Những tỷ phú công nghệ Mỹ giàu nhất năm 2023

Về tổng thể, nếu như 2022 là năm mất mát nhiều nhất của các các tỷ phú công nghệ giàu nhất nước Mỹ, tổng tài sản bốc hơi khoảng 315 tỷ USD khi lãi suất tăng vọt và thị trường trở nên tiêu cực, 2023 là năm dường như đã giành lại được tất cả.

Ngoài khoản tài sản tăng thêm hơn 300 tỷ USD tính từ năm 2022 đến nay (chủ yếu là nhờ vào làn sóng trí tuệ nhân tạo), có hơn 3/4 trong số các tỷ phú giàu hơn so với năm 2022 bao gồm cả CEO của Meta (Facebook, Instagram…).

Người nổi bật nhất trong số các tỷ phú năm nay là CEO của Nvidia, Jensen Huang. Nhờ vào AI, giá cổ phiếu của gã khổng lồ về chip đồ họa đã tăng 234% kể từ khoảng tháng 10 năm 2022 – đẩy Nvidia vượt qua mức vốn hóa thị trường nghìn tỷ đô la đầu tiên vào tháng 6.

Dưới đây là 10 tỷ phú công nghệ có giá trị tài sản ròng ước tính tăng nhiều nhất trong năm 2023 (USD).

Larry Ellison.

Giá trị ròng: 158 tỷ USD | Thay đổi so với năm 2022: +57 tỷ USD | Nguồn tài sản: Oracle

Mark Zuckerberg.

Giá trị ròng: 106 tỷ USD | Thay đổi so với năm 2022: +48,3 tỷ USD | Nguồn tài sản: Meta (sở hữu Facebook, Instagram, WhatsApp, Threads…)

Jensen Huang.

Giá trị ròng: 40,7 tỷ USD | Thay đổi so với năm 2022: +27,8 tỷ USD | Nguồn tài sản: Nvidia

Michael Dell.

Giá trị ròng: 71,5 tỷ USD | Thay đổi so với năm 2022: +21,5 tỷ USD | Nguồn tài sản: Dell Technologies (Dell).

Larry Page.

Giá trị ròng: 114 tỷ USD | Thay đổi so với năm 2022: +21 tỷ USD | Nguồn tài sản: Google

Steve Ballmer.

Giá trị ròng: 101 tỷ USD | Thay đổi so với năm 2022: +18 tỷ USD | Nguồn tài sản: Microsoft

Jeff Bezos.

Giá trị ròng: 161 tỷ USD | Thay đổi so với năm 2022: +10 tỷ USD | Nguồn tài sản: Amazon

Rick Cohen và gia đình.

Giá trị ròng: 16,2 tỷ USD | Thay đổi so với năm 2022: +8,6 tỷ USD | Nguồn tài sản: C&S Wholesale Grocers

Bill Gates.

Giá trị ròng: 111 tỷ USD | Thay đổi so với năm 2022: +5 tỷ USD | Nguồn tài sản: Microsoft

Cũng giống như nhiều tỷ phú công nghệ khác, Bill Gates đang tập trung toàn lực vào AI, ông gọi công nghệ này là “cuộc cách mạng giống như điện thoại di động và internet”.

Vào tháng 6, Bill Gates đã tham gia vòng tài trợ trị giá 1,3 tỷ USD cho công ty khởi nghiệp chatbot AI Inflection.ai. Cá nhân ông cũng đã đầu tư cùng với Microsoft, bao gồm cả khoản đầu tư vào OpenAI (sở hữu ChatGPT). Giá cổ phiếu của Microsoft tăng 31% trong năm qua.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Google DeepMind muốn làm rõ cái gọi là trí tuệ nhân tạo tổng hợp (AGI)

Trong khi AGI (trí tuệ nhân tạo tổng hợp) là thuật ngữ đang được sử dụng rất phổ biến trong thời gian trở lại đây, Google DeepMind muốn định nghĩa lại cái được gọi là AGI.

định nghĩa trí tuệ nhân tạo tổng hợp (AGI)
Google DeepMind muốn định nghĩa lại cái gọi là trí tuệ nhân tạo tổng hợp (AGI)

AGI, hay trí tuệ nhân tạo tổng hợp, là một trong những chủ đề nóng nhất trong lĩnh vực công nghệ hiện nay. Và đây cũng là một trong những từ khoá gây tranh cãi nhiều nhất.

Vấn đề đặt ra là, có rất ít người đồng ý về ý nghĩa của thuật ngữ này. Nhằm mục tiêu làm rõ vấn đề này, một nhóm các nhà nghiên cứu của Google DeepMind (Bộ phận nghiên cứu về AI của Google) đã đưa ra một cách định nghĩa mới về AGI, cùng với đó là các phân loại phù hợp cho loại công nghệ này.

Theo nghĩa rộng, AGI thường có nghĩa là trí tuệ nhân tạo (AI), thứ được kết nối trực tiếp tới một loạt các nhiệm vụ thường do con người thực hiện. AGI hay trí tuệ nhân tạo tổng hợp chính là AI (trí tuệ nhân tạo), nhưng tốt hơn.

Những định nghĩa phù hợp hơn về cái gọi là AGI (trí tuệ nhân tạo tổng hợp).

Song song với các khái niệm hiện có, nhóm Google DeepMind đã bắt đầu với các định nghĩa khác về AGI đồng thời chỉ ra các cấp độ của cái gọi là AGI.

Theo đó, có 5 cấp độ tăng dần của AGI bao gồm: mới nổi (bao gồm các chatbot tiên tiến như ChatGPTGoogle Bard), có năng lực, chuyên gia, điêu luyện và siêu thông minh (có thể thực hiện hầu hết các nhiệm vụ mà con người vẫn làm, bao gồm cả các nhiệm vụ mà con người không thể làm được ví dụ như giải mã suy nghĩ của người khác, dự đoán các sự kiện trong tương lai hay cả việc nói chuyện với động vật).

Nhóm nghiên cứu Google DeepMind lưu ý rằng ở thời điểm hiện tại, ngoài cấp độ “mới nổi” ra thì chưa có cấp độ nào khác thực sự đang tồn tại.

Julian Togelius, một nhà nghiên cứu AI tại Đại học New York cho biết: “Có quá nhiều người quanh quẩn với thuật ngữ AGI mà không suy nghĩ nhiều về ý nghĩa thực sự của chúng.”

Trong một cuộc trò chuyện với ông Shane Legg, một trong những người đồng sáng lập nên DeepMind, hiện được coi là nhà khoa học AGI trưởng và Meredith Ringel Morris, nhà khoa học chính của Google DeepMind về tương tác giữa con người và AI, các nhà khoa học này cũng đã đưa ra các quan điểm xoay quanh khái niệm và ý nghĩa của AGI.

Theo Shane Legg (cũng là người đầu tiên nghĩ ra thuật ngữ này khoảng 20 năm trước), cho biết: “Tôi thấy rất nhiều cuộc thảo luận trong đó mọi người dường như đang sử dụng thuật ngữ này (AGI) với nhiều ý nghĩa khác nhau và chính điều đó là lý do dẫn đến nhiều hiểu lầm”.

“Tôi không có một định nghĩa đặc biệt rõ ràng. Tôi thực sự không cảm thấy điều đó là cần thiết. Tôi thực sự nghĩ về nó như là một lĩnh vực nghiên cứu hơn là một hiện vật. Đó là một thứ rất rộng”.

Tuy nhiên, qua nhiều năm, mọi người bắt đầu nghĩ đến AGI như một tài sản tiềm năng mà các chương trình máy tính thực tế có thể có.

Tiếp tục vấn đề, Togelius nói: “Nhiều hệ thống AI rất thành công mà chúng ta từng thấy trước đây không đủ tiêu chuẩn để gọi là AGI.”

“AGI không chỉ phải có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ mà còn phải có khả năng học cách thực hiện các nhiệm vụ đó, đánh giá hiệu suất của nó và yêu cầu hỗ trợ khi cần.”

Theo cách tiếp cận này, việc đo lường các mô hình AGI có thể giúp xác định đúng hơn về ý nghĩa và tên gọi của nó.

Đo lường các mô hình trí tuệ nhân tạo tổng hợp (AGI Model).

Đến thời điểm hiện tại, việc đo lường hiệu suất của các mô hình AI hay AGI cũng là chủ đề gây tranh cãi, trong đó các nhà nghiên cứu đang tranh luận về ý nghĩa thực sự của việc một mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) có thể vượt qua hàng chục bài kiểm tra ở các trường học và hơn thế nữa. Đó có phải là dấu hiệu của cái gọi là trí thông minh? Hay đơn giản là một kiểu học vẹt?

Các nhà nghiên cứu gợi ý rằng nếu AGI tiếp tục phát triển, điều quan trọng là chúng cần được đánh giá một cách liên tục thay vì chỉ thông qua một số thử nghiệm một lần.

Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra rằng AGI không hàm ý quyền tự trị. Về mặt lý thuyết, con người có thể chế tạo ra những cỗ máy siêu thông minh do chính con người điều khiển hoàn toàn. Nhưng điều đó không phải lúc nào cũng đúng.

Nói tóm lại, cho đến hiện tại, cả AI hay AGI vẫn chưa thực sự thể hiện đúng với những gì nó có thể. Trong khi thuật ngữ này vẫn sẽ được tiếp tục bàn tán và thảo luận, ngay cả các nhà khoa học cũng chưa có 1 định nghĩa duy nhất và rõ ràng về AGI.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

YouTube yêu cầu nhà sáng tạo nội dung dán nhãn nội dung AI

Theo bản cập nhật chính sách mới của YouTube, nền tảng sẽ yêu cầu những người sáng tạo nội dung (Content Creator) gắn nhãn khi đăng tải video có sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI).

YouTube yêu cầu nhà sáng tạo nội dung dán nhãn nội dung AI
YouTube yêu cầu nhà sáng tạo nội dung dán nhãn nội dung AI

Các nhà sáng tạo nội dung trên YouTube theo đó phải thông báo nếu trong video của họ có chứa các nội dung được tạo ra bởi công cụ AI, các tùy chọn mới sẽ cho phép người sáng tạo gắn nhãn video. Những tài khoản không tuân theo quy định này sẽ không được tham gia Chương trình đối tác YouTube (YPP) và YouTube cũng sẽ gỡ video.

Loại nhãn đầu tiên hiển thị trên bảng mô tả để phân loại video có phải do AI tạo ra hay không. Nhãn thứ hai sẽ xuất hiện trong trình phát video khi nội dung đề cập đến chủ đề nhạy cảm như bầu cử, các cuộc xung đột hoặc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng.

YouTube sẽ cho phép mọi người gửi yêu cầu xóa nội dung AI mô phỏng các cá nhân có thật (người thật), bao gồm sử dụng khuôn mặt hoặc giọng nói của họ. Tuy nhiên, nền tảng sẽ xem xét nhiều yếu tố khác nhau trước khi quyết định xóa. Nếu nội dung mang tính châm biếm, hay liên quan đến quan chức nhà nước hoặc người nổi tiếng, YouTube sẽ đưa ra những tiêu chuẩn khắt khe hơn.

YouTube cho biết nền tảng sẽ đưa ra hướng dẫn cụ thể kèm theo các ví dụ khi quy định được áp dụng vào năm 2024. Công ty đang tập trung vào việc xây dựng đội ngũ và phát triển thuật toán có khả năng kiểm duyệt nội dung ở quy mô lớn, nhằm đảm bảo công cụ AI của YouTube tạo ra nội dung phù hợp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

OpenAI đang sở hữu loại công nghệ AI đột phá có thể gây hại cho nhân loại

Theo thông tin mới đây, một số nhà nghiên cứu của OpenAI đã cảnh báo lên hội đồng quản trị về công nghệ AI được cho là tiên tiến và đột phá đến mức có thể gây hại cho nhân loại.

OpenAI đang sở hữu một công nghệ AI đột phá có thể gây hại cho nhân loại
OpenAI đang sở hữu một công nghệ AI đột phá có thể gây hại cho nhân loại

Theo báo cáo từ Reuters, trong khoảng thời gian CEO OpenAI Sam Altman bị sa thải, một số nhà nghiên cứu AI của OpenAI đã viết một lá thư gửi cho hội đồng quản trị cảnh báo về một số phát hiện liên quan đến loại công nghệ AI tiên tiến của OpenAI mà họ cho rằng có thể đe dọa loài người.

Trước khi CEO Altman bị sa thải, hoạt động phát triển các thuật toán AI được xem là ưu tiên hàng đầu của OpenAI.

Với tên gọi là Q* (đọc là Q Star), đây là dự án phát triển loại công nghệ AI được cho là tiên tiến và đột phá, thứ có thể đe doạ cả nhân loại.

Q Star được xem là một bước đột phá trong cuộc đua tìm kiếm sức mạnh AI của OpenAI. Theo nguồn tin, loại công nghệ này được gọi là trí tuệ nhân tạo tổng hợp (AGI), OpenAI định nghĩa AGI là các hệ thống tự trị có thể vượt qua cả con người trong hầu hết các nhiệm vụ có giá trị kinh tế.

Với nguồn tài nguyên máy tính khổng lồ, mô hình AI mới có thể giải quyết một số vấn đề toán học nhất định. Nguồn tin cho biết, mặc dù hiện nó chỉ có thể thực hiện các phép toán ở cấp độ học sinh tiểu học, nhưng việc đạt được những bài kiểm tra như vậy khiến các nhà nghiên cứu rất lạc quan về thành công trong tương lai của Q*.

Các nhà nghiên cứu cũng coi toán học là tiền đề của sự phát triển AI tổng quát. Hiện tại, Generative AI rất giỏi trong việc viết lách và dịch ngôn ngữ bằng cách dự đoán ký tự.

Tuy nhiên, với các công nghệ mới, AI sẽ có khả năng suy luận tốt hơn giống như trí thông minh của con người. Các nhà nghiên cứu AI tin rằng điều này có thể được áp dụng cho nghiên cứu khoa học mới.

Trong lá thư gửi hội đồng quản trị, các nhà nghiên cứu cũng đã đánh dấu sức mạnh và mối nguy hiểm tiềm tàng của AI.

CEO Sam Altman là người dẫn đầu các nỗ lực nhằm biến ChatGPT trở thành một trong những ứng dụng phần mềm phát triển nhanh nhất trong lịch sử và thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn trong đó có gã khổng lồ Microsoft.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Bill Gates: AI không thay thế con người và còn biến tuần làm việc 3 ngày trở nên khả thi

Trong một cuộc trò chuyện mới đây về sức ảnh hưởng của AI (trí tuệ nhân tạo) đến việc làm và xã hội, nhà sáng lập Microsoft Bill Gates cho biết AI không chỉ không thay thế con người mà còn biến tuần làm việc 3 ngày trở nên khả thi.

Bill Gates: AI không thay thế con người và còn biến tuần làm việc 3 ngày trở nên khả thi
Bill Gates: AI không thay thế con người và còn biến tuần làm việc 3 ngày trở nên khả thi

Theo đó, Bill Gates đã chia sẻ suy nghĩ của mình về cách trí tuệ nhân tạo (AI) có thể thay đổi thế giới công việc. Bill Gates tin rằng công nghệ có thể tạo ra một tuần làm việc ngắn hơn, có thể chỉ 3 ngày mỗi tuần.

Theo Bill Gates, trong tương lai, máy móc hay công nghệ có thể thực hiện rất nhiều nhiệm vụ khác nhau, ví dụ như chế tạo đồ vật hay cả nấu ăn. Ông gợi ý rằng điều này có thể dẫn đến một tuần làm việc ngắn hơn, chỉ khoảng 3 ngày, điều này mang lại cho mọi người một môi trường làm việc cân bằng và thoải mái hơn. Không chi Bill Gates, nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp khác cũng cho rằng những tiến bộ trong công nghệ, đặc biệt là AI, có thể thay đổi cách chúng ta thường làm việc.

Mặc dù Bill Gates hy vọng về những thay đổi tích cực mà công nghệ có thể mang lại nhưng ông cũng nhận thức được những vấn đề có thể xảy ra với AI. Trong một bài đăng trên blog gần đây, ông đã nói về sự cần thiết phải cẩn thận và có đạo đức khi sử dụng AI. Trong khi Bill Gates không nghĩ AI sẽ gây ra một cuộc cách mạng lớn như Cách mạng Công nghiệp nhưng ông tin rằng nó có thể trở nên rất quan trọng như khi máy tính cá nhân lần đầu được ra mắt (năm 1971).

Điều thú vị là Bill Gates không phải là người duy nhất nói về việc rút ngắn thời gian làm việc trong tuần. Jamie Dimon, CEO của JPMorgan Chase (ngân hàng lớn nhất toàn cầu), cho biết rằng thế hệ nhân viên tiếp theo có thể chỉ làm việc 3,5 ngày một tuần vì AI. Vị CEO này cũng chỉ ra cách công nghệ có thể giúp con người sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn.

Mặc dù được xem là con người của công việc và bận rộn, Bill Gates nhiều lần phát biểu rằng “mục đích của cuộc sống không chỉ là làm việc”, ông còn tỏ ra thích thú với những “người lười biếng”.

Hiện nay ở Mỹ và nhiều quốc gia khác đã thử áp dụng chế độ làm việc 4 ngày một tuần và phần lớn trong số này nói rằng điều đó giúp cuộc sống của nhân viên của họ trở nên tốt hơn.

Khi công nghệ ngày càng phát triển, các cuộc thảo luận về tương lai của công việc và cách AI có thể thay đổi mọi thứ có thể sẽ nhận được nhiều sự chú ý hơn, đặc biệt là khi những người có ảnh hưởng như Bill Gates và Dimon chia sẻ ý tưởng của họ về văn hóa làm việc mới, nơi mọi người có thể có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

YouTube sẽ bắt đầu chặn một số nội dung do AI tạo ra

Khi AI trở thành một mối nguy với YouTube trong việc ăn cắp bản quyền nội dung và sáng tạo, nền tảng mới đây đã công bố quy trình xét duyệt và chặn một số nội dung do AI tạo ra.

YouTube sẽ bắt đầu chặn một số nội dung do AI tạo ra
YouTube sẽ bắt đầu chặn một số nội dung do AI tạo ra

Theo đó, YouTube mới đây đã công bố quyết định cấm các bản hát lại (Cover) sử dụng công nghệ AI. Tuy nhiên, lệnh cấm sẽ chỉ dành cho các nội dung bắt chước con người.

Trong vài tháng tới, YouTube cho biết nền tảng sẽ bắt đầu xoá bỏ các nội dung AI bắt chước con người, đặc biệt là các nội dung đó bắt chước những người nổi tiếng hoặc có sức ảnh hưởng (Influencer).

YouTube cũng sẽ bắt đầu yêu cầu các nhà sáng tạo nội dung sử dụng các công cụ AI tổng hợp để phát hiện các nội dung do AI tạo ra trong video của họ. Nếu không tuân thủ điều này, các nhà sáng tạo có thể bị cấm tham gia Chương trình Đối tác của YouTube (YPP).

YouTube muốn loại bỏ các nội dung do AI tạo ra.

Bằng cách hợp tác với các hãng thu âm, YouTube sẽ bắt đầu ngăn chặn các nội dung do AI tạo ra, đặc biệt là các bản cover nhạc và nội dung bắt chước nghệ sĩ.

Theo quy định mới, YouTube sẽ có hai bộ nguyên tắc hướng dẫn nội dung dành cho các sản phẩm từ deepfake AI với mục tiêu vừa bảo vệ các đối tác trong ngành âm nhạc hiện có trên nền tảng vừa bảo vệ chính các nhà sáng tạo hay người dùng đang sử dụng nền tảng để sáng tạo nội dung (độc quyền).

Nhà sáng tạo sẽ khó kiếm tiền từ các sản phẩm AI.

Việc đàn áp các nội dung do AI tạo ra cho thấy rằng, YouTube (và cả nhiều nền tảng khác) không mấy ủng hộ việc nhà sáng tạo sử dụng công cụ để tạo ra các nội dung với mục đích kiếm tiền.

Nếu nhà sáng tạo muốn dựa vào AI để xây dựng nội dung, điều này là hết sức bình thường, tuy nhiên khi nói đến việc sử dụng nó để kiếm tiền từ YouTube hay thậm chí là cho các hoạt động thương mại khác, đó có thể là hành vi vi phạm chính sách.

Cũng theo thông tin mới đây, YouTube đã bắt đầu hợp tác với với Universal Music Group (UMG) để định hình lại cách tiếp cận đối với các nội dung AI. Các nội dung có bản quyền sẽ được bảo vệ, và nhà sáng tạo sẽ phải tuân thủ các điều khoản về luật sở hữu trí tuệ.

Trong khi AI và các tác động của nó đến ngành sáng tạo nội dung nói riêng và nền kinh tế nói chung vẫn còn là một dấu chấm hỏi, cách tiếp cận an toàn và đúng đắn nhất là từ khía cạnh ưu tiên sự an toàn, tuân thủ các quy định (Luật) liên quan và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

CEO Salesforce muốn tuyển quân từ OpenAI nhưng bị từ chối

CEO Marc Benioff của gã khổng lồ công nghệ Salesforce (Mỹ) đưa ra lời đề nghị là tuyển nhân sự từ OpenAI hoặc gia nhập nhóm nghiên cứu AI của OpenAI tuy nhiên bị từ chối.

CEO Salesforce muốn tuyển quân từ OpenAI nhưng bị từ chối
CEO Salesforce muốn tuyển quân từ OpenAI nhưng bị từ chối

Theo đó, trước thông tin khoảng 700 nhân viên của OpenAI cùng ký vào bức thư yêu cầu hội đồng quản trị của OpenAI từ chức đồng thời đưa CEO Sam Altman và Phó chủ tịch Brockman quay trở lại nếu không tất cả họ sẽ nghỉ việc, giám đốc điều hành Salesforce Inc. Marc Benioff đã đưa ra đề nghị tuyển dụng ngay các nhà nghiên cứu tại OpenAI hoặc gia nhập nhóm nghiên cứu AI của OpenAI.

Theo một bài đăng của chính CEO này trên mạng xã hội X (Twitter), Salesforce sẽ cung cấp khoản bồi thường tương xứng cho bất kỳ nhà nghiên cứu nào đã rời khỏi OpenAI.

Hơn 700 trong số khoảng 770 nhân viên của OpenAI đã ký một lá thư gửi tới hội đồng quản trị của OpenAI nói rằng những người ký kết “không thể làm việc cho hoặc với những người thiếu năng lực, khả năng phán đoán và quan tâm đến sứ mệnh và nhân viên của công ty”.

Lời đề nghị từ CEO Benioff được cho là đã bị từ chối khi nhóm nhân viên này vẫn kỳ vọng rằng Sam Altman sẽ sớm quay về từ Microsoft.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Meta giới thiệu Emu Video và Emu Edit: Công cụ AI chỉnh sửa hình ảnh và xây dựng video

Meta vừa giới thiệu Emu Video và Emu Edit, các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) dùng để chỉnh sửa hình ảnh và xây dựng video phục vụ cho mục tiêu làm quảng cáo và marketing.

Meta giới thiệu Emu Video và Emu Edit: Công cụ AI chỉnh sửa hình ảnh và xây dựng video
Meta giới thiệu Emu Video và Emu Edit: Công cụ AI chỉnh sửa hình ảnh và xây dựng video

Sẽ sớm được ra mắt trên cả InstagramFacebook, các công cụ AI mới của Meta sẽ cho phép các nhà sáng tạo nội dung (content creator) xây dựng video và chỉnh sửa hình ảnh thông qua các câu lệnh (prompts) đơn giản.

Ở công cụ đầu tiên, Emu Video, các nhà sáng tạo có thể sử dụng để tạo ra các video ngắn bằng cách nhập vào các yêu cầu như cách vẫn tương tác với các mô hình ngôn ngứ lớn (ChatGPT).

Emu Video cũng có thể tạo ra các video dựa trên dữ liệu đầu vào là hình ảnh, nhà sáng tạo hay thương hiệu từ đây có thể tận dụng các hình ảnh do người dùng (khách hàng) cung cấp để xây dựng các video liên quan.

Với công cụ thứ hai là Emu Edit, nhà sáng tạo có thể chỉnh sửa nhanh hình ảnh từ các hướng dẫn đầu vào. Tất cả các tác vụ đơn giản như xoá phông nền, thay đổi màu sắc, hay chuyển đổi hình ảnh đều có thể được hoàn thành trong giây lát.

Theo phát ngôn của Meta:

“Hãy tưởng tượng rằng việc tạo nhãn dán hoạt hình hoặc ảnh GIF thông minh của riêng bạn một cách nhanh chóng để gửi ngay vào các cuộc trò chuyện nhóm thay vì phải tìm kiếm từ các nguồn khác.”

“Mặc dù không thể thay thế cho các phương pháp chuyên nghiệp khác, nhưng Emu Video, Emu Edit và các công nghệ mới tương tự như chúng có thể giúp mọi người thể hiện bản thân theo những cách mới – từ việc một giám đốc nghệ thuật lên ý tưởng về một khái niệm mới hoặc một nhà sáng tạo đang tìm cách làm sống động video mới nhất của họ, cho đến hành động thiết kế nên những lời chúc sinh nhật độc đáo cho một người bạn thân. Hẳn là nó sẽ rất đáng để khám phá.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Phân biệt khái niệm mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs) và công cụ tìm kiếm (Search Engines)

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các khái niệm cơ bản về mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs), sự khác biệt giữa nó với công cụ tìm kiếm (Search Engines), những cơ hội với các mô hình ngôn ngữ lớn như ChatGPT và hơn thế nữa.

Phân biệt khái niệm mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs) và công cụ tìm kiếm (Search Engines)
Phân biệt khái niệm mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs) và công cụ tìm kiếm (Search Engines)

Trong những tháng trở lại đây, dù bạn là người làm trong lĩnh vực công nghệ hay đơn giản là sử dụng công nghệ để gia tăng năng suất làm việc, các mô hình ngôn ngữ lớn AI (LLM) như ChatGPT hay Google Bard có thể đã không còn quá xa lạ.

Kể từ khi ra đời và trở nên phổ biến, các mô hình như ChatGPT trở thành những công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc tìm kiếm thông tin, ý tưởng và nhiều thứ khác, và cũng từ đây, nhiều người cũng tự hỏi vậy các mô hình ngôn ngữ lớn này có gì khác so với công cụ tìm kiếm, nó là công cụ thay thế hay hỗ trợ lẫn nhau.

Dưới đây là tất cả sự khác biệt chính giữa công cụ tìm kiếm và mô hình ngôn ngữ lớn.

Mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs) khác với công cụ tìm kiếm (Search Engines) về chức năng.

Các mô hình ngôn ngữ lớn AI được thiết kế để tạo ra các đoạn văn bản (text) giống như cách con người vẫn sử dụng dựa trên thông tin đầu vào mà chúng nhận được. Chúng có thể trả lời các câu hỏi, soạn thảo nội dung, đưa ra đề xuất, hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ và hơn thế nữa.

Mặc dù ban đầu, các công cụ như ChatGPT không hỗ trợ tìm kiếm trên web nhưng giờ đây nó có thể duyệt web hay Internet nếu bạn đang sử dụng phiên bản 4 hoặc Plus. Tuy nhiên, một số mô hình ngôn ngữ lớn AI khác lại chủ yếu tập trung tạo ra các phản hồi dựa trên lượng lớn dữ liệu đào tạo mà chúng đã được cung cấp (được đào tạo).

Ngược lại, các công cụ tìm kiếm như Google hay Bing được thiết kế để lập chỉ mục và truy xuất thông tin từ các trang web tồn tại sẵn trên không gian internet thông qua các truy vấn tìm kiếm hay từ khoá.

Bản chất của các công cụ tìm kiếm là liệt kê những thông tin có sẵn công khai thay vì tạo ra thông tin hay nội dung như các mô hình ngôn ngữ lớn.

Trong khi cả mô hình ngôn ngữ lớn và công cụ tìm kiếm đều phục vụ mục đích tìm kiếm thông tin, chúng dường như hỗ trợ lẫn nhau hơn là bài trừ nhau.

Mô hình ngôn ngữ lớn khác với công cụ tìm kiếm về nguồn dữ liệu.

Như đã phân tích ở trên, các mô hình ngôn ngữ lớn được đào tạo trên một tập hợp dữ liệu lớn (Big Data), năng lực của chúng phụ thuộc khá nhiều vào lượng dữ liệu đầu vào này. Ngược lại, các công cụ tìm kiếm sẽ truy xuất trực tiếp các dữ liệu hiện có.

Mặc dù các công cụ tìm kiếm như Google còn có cái gọi là thuật toán xếp hạng, tuy nhiên, dù thuật toán này có như thế nào thì bản chất nó vẫn đang lấy các tập dữ liệu có sẵn (và sau đó xếp hạng chúng).

Mô hình ngôn ngữ lớn khác với công cụ tìm kiếm về cách tương tác.

Một trong những đặc điểm nổi bật của các mô hình ngôn ngữ lớn như ChatGPT đó là khả năng đàm thoại hay trả lời trực tiếp theo hình thức hội thoại giống người, thứ mà công cụ tìm kiếm hiện không thể làm được.

Dựa trên các câu hỏi hay ngữ cảnh mà người dùng nhập vào, các mô hình này sẽ quyết định cách trả lời các nội dung phù hợp và có liên quan nhất.

Mô hình ngôn ngữ lớn khác với công cụ tìm kiếm về dữ liệu đầu ra.

Một điểm khác biệt lớn khác giữa các mô hình ngôn ngữ lớn và công cụ tìm kiếm đó là về dữ liệu đầu ra.

Trong khi các mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs) có thể cung cấp chính xác các câu trả lời (bằng văn bản, hình ảnh hoặc video…), các công cụ tìm kiếm lại chỉ liệt kê các website mà chúng cho là có liên quan (dựa trên thuật toán xếp hạng tìm kiếm riêng của từng công cụ tìm kiếm), để có được câu trả lời, người dùng phải nhấp vào các website đã được liệt kê để xem thông tin.

Mặc dù vấn đề mức độ chính xác của các mô hình ngôn ngữ lớn vẫn còn gây tranh cãi, nó vẫn là công cụ cung cấp trực tiếp đáp án hơn là cung cấp các nguồn thông tin liên quan như công cụ tìm kiếm.

Ngoài ra, các phiên bản mới như GPT-4 có trong ChatGPT sẽ được trang bị khả năng cung cấp thông tin theo hướng sáng tạo và nhiều thông tin hơn, hiểu con người nhiều hơn, đây cũng là thứ mà các công cụ tìm kiếm hiện không làm được.

Mô hình ngôn ngữ lớn khác với công cụ tìm kiếm về độ tin cậy và độ chính xác.

Vì đưa ra các câu trả lời trực tiếp, các mô hình ngôn ngữ lớn hiện cũng đối mặt với các tình trạng trả lời sai câu hỏi. Ngược lại, các công cụ tìm kiếm chỉ đơn giản là dẫn nguồn nên cơ bản chuyện đúng sai sẽ nằm ở nguồn cung cấp thông tin (các website, ứng dụng…) hơn là ở chính nó.

Ngoài ra, vì thứ tự và khả năng hiển thị của các nội dung có thể bị ảnh hưởng (lớn) bởi nhiều thuật toán, thủ thuật SEO và các thành kiến tiềm ẩn khác, các nguồn thông tin từ các công cụ tìm kiếm vẫn là một ẩn số về chất lượng nội dung hay cả chuyện đúng sai.

Liệu các mô hình ngôn ngữ lớn như ChatGPT hay Google Bard sẽ lấy đi thị phần của các công cụ tìm kiếm như Google hay Bing?

Ít nhất là đến thời điểm hiện tại, các mô hình ngôn ngữ lớn vẫn chưa có tác động đáng kể đến thị phần của các công cụ tìm kiếm. Google vẫn thống trị thị phần công cụ tìm kiếm toàn cầu, với hơn 90%. Bing đứng ở vị trí thứ hai với khoảng 4%.

Tuy nhiên, khi cuộc cách mạng về trí tuệ nhân tạo (AI) cũng như việc các mô hình ngôn ngữ lớn sẽ tiếp tục phát triển, thị trường các công cụ tìm kiếm trong tương lai cũng được dự báo là sẽ thay đổi rất lớn.

Điều này còn tuỳ thuộc vào mức độ phát triển của chính các mô hình, mức độ chấp nhận của người dùng hay mức độ thay đổi của chính các công cụ tìm kiếm để đáp ứng các nhu cầu mới.

Dự báo hoàn hảo có thể là “tương lai của thế giới tìm kiếm là sự kết hợp giữa các công cụ tìm kiếm truyền thống và các mô hình ngôn ngữ lớn.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

AWS đang sáng tạo và đổi mới với công nghệ AI tổng quát

Các tổ chức đang tái định hình việc sáng tạo nội dung, nâng cao năng suất nhân viên, cải thiện trải nghiệm khách hàng và phát triển kỹ năng nhân viên nhờ công nghệ AI tổng quát của AWS.

AWS đang sáng tạo và đổi mới với công nghệ AI tổng quát
AWS đang sáng tạo và đổi mới với công nghệ AI tổng quát

Amazon Web Services (AWS) đang giúp khách hàng mọi quy mô và các nhà phát triển ứng dụng ở mọi cấp độ tại châu Á – Thái Bình Dương dễ dàng, hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí trong việc khai thác tiềm năng của AI tổng quát.

Sự trợ giúp này bao gồm đầu tư vào hạ tầng với chi phí hợp lý để khách hàng có thể mở rộng các ứng dụng AI tổng quát, các công cụ máy học (ML) giúp lập trình dễ dàng cùng các dịch vụ AI chuyên dụng.

AI tổng quát (Generative AI) sẽ có tác động tích cực đáng kể lên các ngành và xã hội; các doanh nghiệp và tổ chức chính phủ đã rất hào hứng thử nghiệm các dịch vụ AI tạo sinh đa dạng của AWS.

Chẳng hạn, tập đoàn Takenaka là một trong những doanh nghiệp xây dựng hàng đầu Nhật Bản hợp tác với AWS để phát triển nền tảng xây dựng số Building 4.0 Digital Platform.

Nền tảng này sử dụng dữ liệu và phân tích để tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. AI tổng quát được ứng dụng để nâng cao đáng kể hiệu suất trong ngành xây dựng, vì thế công nghệ này đã trở thành nhân tố quan trọng trong nỗ lực chuyển đổi số của tập đoàn Takenaka.

Tập đoàn Takenaka đang xây dựng một nền tảng dựa trên các dịch vụ Amazon Bedrock và Amazon Kendra (dịch vụ tìm kiếm ứng dụng công nghệ ML nhanh và chính xác dành cho doanh nghiệp), có khả năng tổng hợp lượng thông tin khổng lồ, bao gồm thông tin pháp luật và quy định trong ngành xây dựng, hướng dẫn nội bộ và các quy trình tốt nhất, giúp nhân viên ra các quyết định kinh doanh nhanh hơn, thông minh hơn và cải thiện sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

AI tổng quát cũng mang đến cơ hội chưa từng có để thay đổi và chuyển đổi các doanh nghiệp toàn cầu. AWS cam kết hỗ trợ làn sóng nhân tài công nghệ tiếp theo bằng các công cụ, các chương trình khai vấn và hỗ trợ tùy chỉnh.

Trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, AWS cũng đang đầu tư vào các chương trình tăng tốc khởi nghiệp và phát triển LLM, được thiết kế để giúp các tổ chức địa phương dễ dàng phát triển các ứng dụng AI tổng quát chuyên dụng.

Đầu tư này bao gồm các sáng kiến như chương trình AWS Large Language Model Development Support Program tại Nhật Bản để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp lớn và tổ chức nghiên cứu Nhật Bản phát triển các mô hình LLM riêng và các chương trình tăng tốc tại Úc và New Zealand, Ấn Độ và Hàn Quốc nhằm mục tiêu giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển ứng dụng AI tổng quát để mở rộng kinh doanh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Báo Thanh Niên

AI-EO có thể sẽ là tương lai của SEO

AIEO (AI Engine Optimization) – tối ưu hoá công cụ AI có thể sẽ là tương lai của SEO (Search Engine Optimization) – Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm.

AIEO có thể sẽ là tương lai của SEO
AIEO có thể sẽ là tương lai của SEO

Trong một chia sẻ mới đây, nhà sáng lập của Microsoft, Bill Gates, dự báo rằng, AI hay trí tuệ nhân tạo sẽ làm thay đổi tương lai của công cụ tìm kiếm và cả hoạt động mua sắm trực tuyến (thương mại điện tử).

Trích dẫn lời này, một nhà sáng lập và cũng là chuyên gia trong ngành cho biết, tương lai của AI sẽ phá vỡ hoạt động SEO (Search Engine Optimization). Trong bối cảnh mới, người làm marketingnhà sáng tạo nội dung phải vượt ra ngoài công việc tối ưu hoá công cụ tìm kiếm truyền thống, thay vào đó là tối ưu hoá các công cụ AI.

Trong khi mọi thứ dường như chỉ mới là bắt đầu, chuyên gia này cho biết: “Mô hình quảng cáo như chúng ta biết – thu hút mọi người truy cập vào website thông qua công cụ tìm kiếm – sẽ bị phá vỡ…bằng một mô hình kiểu mới.”

Các công cụ AI hay các mô hình nền tảng sẽ nhận được tiền quảng cáo khi các nhà quảng cáo trả tiền để đưa thông điệp của họ vào các phản hồi hay câu trả lời do AI tạo ra.

Những “Câu trả lời được tài trợ” hay các mẫu quảng cáo nằm kế bên các nội dung tự nhiên do AI tạo ra là những ví dụ về cách quảng cáo sẽ được hiển thị.

Sự chuyển đổi từ công cụ tìm kiếm sang công cụ AI hoặc công cụ được hỗ trợ bởi AI.

Cách đây ít ngày, OpenAI, công ty sở hữu ChatGPT, đã khởi chạy một trình thu thập dữ liệu web để lấy thông tin theo thời gian thực từ các trang web mở.

Tuy nhiên, quá trình này sẽ sớm không còn phù hợp khi ngày càng có nhiều người dùng sử dụng các công cụ chatbot AI khác để lấy thông tin.

Khi người dùng sử dụng các công cụ tự động (trung gian) để có được những thông tin mà họ cần tìm kiếm, như một điều tất yếu, các marketer sẽ phải tìm thấy một cách thức khác để tiếp cận khách hàng, vậy làm thế nào để người dùng có thể thấy được thông tin của thương hiệu trong quá trình này?

Ở thời điểm hiện tại, các chatbot như Bing hay You.com đã có tính năng đính kèm hay trích dẫn nguồn cung cấp nội dung, đây chính là lúc để thương hiệu tiếp cận người dùng bằng những thông tin có liên quan và hữu ích.

Về bản chất, điều này cũng giống như các cách làm SEO hiện tại của marketer, tìm cách để thương hiệu xuất hiện đầu tiên trên các trang kết quả tìm kiếm tương ứng với các từ khoá cụ thể.

Điểm khác biệt ở đây chính là thay vì cung cấp hay tối ưu nội dung cho các công cụ tìm kiếm, người làm marketing sẽ phải làm việc với các công cụ hay nền tảng AI.

Sự thay đổi không chỉ dừng lại ở việc cung cấp và tối ưu hoá nội dung, mà một mô hình kinh doanh kiểu mới sẽ được hình thành.

Sứ mệnh của các Marketer lại tiếp tục gián đoạn.

Tương tự như ngành công nghệ, marketing cũng thay đổi không ngừng trong những năm trở lại đây, trong khi có một số xu hướng đến rồi đi (hoặc ít được quan tâm) một cách nhanh chóng, các xu hướng khác dường như đang tạo ra sức ảnh hưởng lâu hơn.

Ví dụ, kể từ khi Google tìm kiếm ra đời, nền tảng này luôn tìm cách để gây ảnh hưởng đến những cá nhân hoặc tổ chức nhằm thúc đẩy SEO — bao gồm các nhà báo, nhà phân tích tài chính, nhà phân tích ngành, người làm marketing và hơn thế nữa. Ngày nay, những nhà sáng tạo nội dung số là nhóm đối tượng khác mà Google hướng tới.

Trong tương lai, thay vì là làm việc với công cụ tìm kiếm, marketer sẽ phải coi AI chính là công cụ mà họ cần cung cấp thông tin và tối ưu nội dung.

Để giải quyết vấn đề này, các cổng tích hợp dữ liệu (API) riêng có thể sẽ được xây dựng với mục tiêu liên kết các website hay nội dung của thương hiệu tới các công cụ AI (các chatbot AI có khả năng tạo ra các câu trả lời ví dụ như ChatGPT).

Tương lai của các AI cá nhân.

Trong một cuộc phỏng vấn với Bill Gates trong một sự kiện của Goldman Sachs và SV Angel về AI, Bill Gates cho biết doanh nghiệp đầu tiên nào có thể phát triển các AI cá nhân, thứ có thể phá vỡ SEO sẽ có “lợi thế lớn trước các đối thủ cạnh tranh.”

Đó cũng là lý do tại sao Bill Gates – cùng với Nvidia, Microsoft, Reid Hoffman và Eric Schmidt – đã đầu tư vào Inflection AI trong một vòng gọi vốn mới đây.

Vào tháng 5, Inflection AI đã cho ra mắt Pi, Pi là từ viết tắt của Personal Intelligence có nghĩa là “trí thông minh cá nhân”, công cụ AI này tập trung theo hướng cá nhân và khác hẳn với các chatbot AI khác như ChatGPT của OpenAI, Bing của Microsoft hay Bard của Google.

CEO Inflection AI, Reid Hoffman cho biết rằng Pi chatbot có cách tiếp cận cá nhân, cảm xúc hơn so với ChatGPT. “IQ không phải là điều duy nhất quan trọng ở đây vì EQ cũng quan trọng không kém.”

Vào tháng 6 mới đây, Inflection AI cũng đã thông báo rằng sẽ phát hành một mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) mới nhằm mục tiêu hỗ trợ cho Pi, được gọi là Inflection-1, công nghệ này được cho là vượt trội hơn so với cả GPT-3.5 của OpenAI.

Trong tương lai, mọi thương hiệu đều sẽ có một công cụ AI riêng để tương tác với những người mua hàng.

Sự khác biệt giữa AI Engine Optimization (AIEO) với SEO (Search Engine Optimization).

Trong khi mọi thứ vẫn đang còn ở phía trước, các marketer sẽ phải hình dung về cách đáp ứng mong muốn và nhu cầu của các công cụ AI.

Không giống như SEO, tức tối ưu hoá nội dung trên các công cụ tìm kiếm, AIEO không hoạt động theo cách cung cấp nội dung cho công cụ tìm kiếm hay các công cụ tìm kiếm thông qua cái gọi là trình thu thập nội dung (crawler) để lấy thông tin từ các website.

Thay vào đó, các marketer sẽ có 2 phương án để lựa chọn. Một là tạo ra một API cung cấp thông tin theo thời gian thực cho các công cụ AI (chatbot AI) ví dụ như ChatGPT.

Hai là, doanh nghiệp sẽ sử dụng chính các thông tin về sản phẩm và thương hiệu của mình để tạo ra các AI mang thương hiệu riêng, AI này sẽ tương tác trực tiếp với người tiêu dùng và người mua, cho dù đó là trên trang web hay ứng dụng.

Nhiều thương hiệu đã sẵn sàng cho cuộc đua mới.

Tại một sự kiện mới đây về AI, phần lớn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều cho biết doanh nghiệp của họ đang khám phá khả năng để xây dựng các mô hình ngôn ngữ riêng mà trong tương lai chúng có thể tương tác với khách hàng hay các đối tác AI của họ.

Trong tương lai, các công cụ AI sẽ không chỉ được sở hữu bởi các công ty công nghệ, các thương hiệu như Walmart hoặc Macy’s cũng có thể có các AI hay mô hình ngôn ngữ riêng.

Một lần nữa, với tư cách là các marketer, vai trò của bạn giờ đây không chỉ là tác động đến quá trình ra quyết định của con người (khách hàng) mà còn cả với các hành vi của công cụ AI.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

CEO Microsoft: Sam Altman vẫn có thể quay về làm CEO OpenAI

CEO Microsoft Satya Nadella không phủ nhận khả năng Sam Altman quay trở lại OpenAI và ông sẽ đón nhận cả hai lựa chọn.

CEO Microsoft: Sam Altman vẫn có thể quay về làm CEO OpenAI
CEO Microsoft: Sam Altman vẫn có thể quay về làm CEO OpenAI

Ngày 20/11, Satya Nadella thông báo cựu CEO và chủ tịch OpenAI đều sẽ gia nhập Microsoft. “Chúng tôi muốn Sam và Greg có một ngôi nhà tuyệt vời nếu họ không tham gia OpenAI”, Nadella trả lời CNBC về lý do đưa hai cựu lãnh đạo OpenAI về Microsoft.

Tuy nhiên, bản thân Nadella cũng chưa chắc chắn về khả năng Altman có thực sự gia nhập tập đoàn phần mềm. Khi được hỏi liệu Altman có quay lại OpenAI hay không, Nadella nói đó là lựa chọn của Altman và ban lãnh đạo OpenAI. “Tôi sẵn sàng đón nhận cả hai lựa chọn”, ông nói.

The Verge cho biết thỏa thuận giữa với Microsoft và Sam Altman chưa thực sự hoàn thành. Sam Altman được cho là vẫn đang tìm cách trở về OpenAI, sau khi nhìn thấy sự thay đổi quan điểm từ nhà khoa học trưởng Ilya Sutskever, người đứng sau sự ra đi của ông.

Trong khi đó, WSJ dẫn nguồn tin nội bộ rằng Sutskever đã thay đổi suy nghĩ sau “cuộc thảo luận đầy căng thẳng với nhân viên và buổi nói chuyện đầy cảm xúc với bà Anna, vợ của Greg Brockman, cựu chủ tịch OpenAI.

Bà Anna được cho là đã khóc, nói Sutskever nên thay đổi quyết định. Ông cũng chính là người chủ trì lễ đính hôn cho vợ chồng Brockman ngay tại văn phòng OpenAI vào tháng 11/2019.

Chưa rõ ngoài lý do trên còn điều gì khác tác động đến việc “quay 180 độ” của Sutskever hay không. Trước đó, các nguồn tin đều khẳng định ông là nhân vật trung tâm trong quyết định sa thải CEO và chủ tịch công ty.

Chỉ hai ngày sau, ông chia sẻ lên X: “Tôi vô cùng hối tiếc vì tham gia vào các hoạt động của hội đồng quản trị. Tôi chưa bao giờ có ý định làm hại OpenAI. Tôi yêu tất cả những gì chúng tôi đã cùng nhau xây dựng.

Trong thư ngỏ được hơn 700 nhân viên OpenAI gửi lên hội đồng quản trị sau khi Sam Altman chọn đầu quân cho Microsoft ngày 20/11, Sutskever cũng tham gia ký tên.

Trong khi đó, lo ngại mất hàng trăm triệu USD, một nhóm nhà đầu tư chuẩn bị kiện OpenAI. Một số công ty khác cũng lợi dụng sự hỗn loạn để săn nhân tài của công ty này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

OpenAI có thể bị kiện vì sa thải CEO Sam Altman

Lo ngại mất trắng hàng trăm triệu USD, một nhóm nhà đầu tư chuẩn bị kiện OpenAI sau khi công ty bất ngờ loại CEO và chủ tịch mà không thông báo trước.

OpenAI có thể bị kiện vì sa thải CEO Sam Altman
OpenAI có thể bị kiện vì sa thải CEO Sam Altman

Theo Reuters, một số nhà đầu tư đang làm việc với các tổ chức tư vấn pháp lý và công ty luật nhằm “sớm đưa ra hành động”. Việc hội đồng quản trị OpenAI bất ngờ sa thải CEO Sam Altman đã dẫn đến việc Greg Brockman tuyên bố từ chức chủ tịch và 95% nhân viên ký vào thư dọa nghỉ việc. Các nhà đầu tư lo ngại hàng trăm triệu USD đã đổ vào OpenAI – startup vốn được coi là viên ngọc quý trong danh mục đầu tư – có nguy cơ bị tiêu tan do “sự sụp đổ tiềm tàng” có thể xảy ra.

Thông thường, khi rót tiền vào một công ty, nhà đầu tư thường có một ghế trong hội đồng quản trị, có quyền biểu quyết trong quyền hạn của danh mục đầu tư hay ít nhất sẽ biết trước biến động lớn sắp xảy ra với doanh nghiệp. Tuy nhiên, cấu trúc khác thường của OpenAI không cho họ những quyền kể trên. Công ty được kiểm soát bởi OpenAI Nonprofit – nhóm phi lợi nhuận được thành lập từ những ngày đầu với mục tiêu “mang lại lợi ích cho nhân loại, không phải cho các nhà đầu tư OpenAI”.

Theo Minor Myers, giáo sư luật tại Đại học Connecticut, mô hình của OpenAI giúp thu hút các nhà đầu tư mạo hiểm hơn, đồng thời nguồn vốn huy động được chủ yếu để trả lương cho nhân viên và tái đầu tư nghiên cứu, thay vì chia cho nhà đầu tư như mô hình phổ biến hiện có. Hiện Microsoft là cổ đông lớn nhất, sở hữu 49% cổ phần công ty. Các nhà đầu tư và nhân viên kiểm soát 49%, còn 2% thuộc OpenAI Nonprofit.

Trước đó, hàng loạt nhà đầu tư như Microsoft, Thrive Capital, Sequoia Capital và Tiger Global, đã gây sức ép với OpenAI nhằm khôi phục vị trí cho Altman và Brockman. Từ 19/11, nhiều lãnh đạo chủ chốt của OpenAI cũng đã bày tỏ sự ủng hộ Altman trên nền tảng X.

Nhưng sau cuộc đàm phán với hội đồng quản trị, Altman quyết định không quay về. Ngày 20/11, CEO Microsoft Satya Nadella đăng thông điệp lên X rằng Altman “cùng các cộng sự” đã đồng ý gia nhập tập đoàn để lãnh đạo một nhóm chuyên nghiên cứu AI tiên tiến mới. Altman chia sẻ lại thông điệp từ Nadella và nói “sứ mệnh tiếp tục”.

Trong những nội dung gần nhất đăng lên X, Altman cho biết ông sẵn sàng tái hợp với nhân viên cũ. “Chúng tôi có sự đoàn kết, cam kết và tập trung hơn bao giờ hết. Bằng cách này hay cách khác, chúng ta sẽ làm việc cùng nhau. Tôi đang rất phấn khích. Một đội, một nhiệm vụ”, ông viết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hơn 500 nhân viên của OpenAI dọa sẽ nghỉ việc nếu BOD không từ chức và đưa Sam Altman trở lại vị trí CEO

Hơn 500 nhân viên của OpenAI dọa sẽ rời đi nếu hội đồng quản trị của OpenAI không từ chức và đưa Sam Altman trở lại vị trí CEO như cũ.

Hơn 500 nhân viên của OpenAI doạ sẽ nghỉ việc nếu BOD không từ chức và đưa Sam Altman trở lại vị trí CEO
Hơn 500 nhân viên của OpenAI doạ sẽ nghỉ việc nếu BOD không từ chức và đưa Sam Altman trở lại vị trí CEO

OpenAI và Sam Altman chính là những từ khoá nóng nhất làng công nghệ toàn cầu những ngày gần đây khi hội đồng quản trị của OpenAI bất ngờ sa thải CEO Sam Altman mà không thông báo trước.

Mặc dù ngay sau đó OpenAI được cho là đã đàm phán với Sam Altman để đưa ông này quay trở lại ví trí cũ, tuy nhiên kết quả là thay vì trở lại vị trí cũ, Sam Altman đã chọn cách đầu quân cho Microsoft, là một trong những nhà đầu tư lớn nhất hiện tại của OpenAI.

Mọi chuyện chưa dừng lại ở đó, theo thông tin mới đây, toàn bộ nhân viên của OpenAI khoảng 770 người đã thông báo rằng họ sẽ nghỉ việc tại công ty nếu hội đồng quản trị (BOD) không từ chức và đưa cựu CEO Sam Altman về vị trí cũ.

Ngay cả chính CTO Mira Murati (người vừa tạm thời giữ chức vụ CEO) cũng đã viết trên mạng xã hội X rằng “OpenAI sẽ chẳng là gì nếu không giữ được người của mình.”

Vì bị sa thải quá bất ngờ (thậm chí là Sam Altman còn được cho là bị sa thải qua Google Meet chỉ với thông báo đơn giản), cả Altman và Brockman sau đó đã tổ chức các cuộc đàm phán gay gắt với hội đồng quản trị của OpenAI.

Tuy nhiên, mọi thứ lại không như mong đợi khi mới đây OpenAI đã chính thức thông rằng sẽ đưa cựu CEO của nền tảng Twitch làm CEO mới của OpenAI.

Hiện cả Sam Altman và Brockman cùng với một số nhân sự khác đã đầu quân cho Microsoft và tiếp tục công việc phát triển các sản phẩm AI của Microsoft.

Mặc dù CEO Microsoft Nadella cho biết Altman, Brockman và những người khác hiện nay dường như đã có những vị trí mới tại Microsoft nhưng đó có thể vẫn chưa phải là một thỏa thuận cuối cùng khi Altman và Brockman vẫn có thể lấy lại công việc của họ tại OpenAI nếu hội đồng quản trị từ chức.

Bức thư được các nhân viên OpenAI viết và ký tên có đoạn nội dung như sau: “Hành động của bạn (ngụ ý hội đồng quản trị OpenAI) đã cho thấy rõ rằng bạn không có khả năng giám sát OpenAI. Chúng tôi không thể làm việc cho hoặc với những người thiếu năng lực, khả năng phán đoán, quan tâm đến sứ mệnh và nhân viên của công ty…”

“Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, sẽ chọn từ chức khỏi OpenAI và gia nhập công ty con mới được công bố của Microsoft do Sam Altman và Greg Brockman điều hành.

Microsoft đảm bảo với chúng tôi rằng hiện đã có các vị trí dành cho tất cả các nhân viên của OpenAI tại công ty con mới này nếu chúng tôi chọn gia nhập. Chúng tôi sẽ thực hiện bước này ngay lập tức, trừ khi tất cả các thành viên hội đồng quản trị hiện tại từ chức và phục hồi chức vụ cho cả Sam Altman và Greg Brockman.”

Ilya Sutskever, thành viên hội đồng quản trị OpenAI và nhà khoa học trưởng của công ty, người được cho là dẫn đầu cuộc đảo chính chống lại Altman hiện cũng đã bày tỏ sự hối tiếc, ông này cũng là người ký vào bức thư kêu gọi Sam Altman và Greg Brockman trở lại OpenAI.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Đây là lý do CEO Sam Altman bị OpenAI sa thải

Sam Altman được cho là bị sa thải đột ngột sau những bất hòa nội bộ với Ilya Sutskever, nhà khoa học trưởng của OpenAI.

Đây là lý do CEO Sam Altman bị OpenAI sa thải
Đây là lý do CEO Sam Altman bị OpenAI sa thải

Dẫn nguồn tin nội bộ, The Infomartion cho biết OpenAI đã tổ chức cuộc họp nội bộ ngay sau khi thông báo sa thải CEO Sam Altman và loại chủ tịch Greg Brockman khỏi hội đồng quản trị.

Cuộc họp đề cập đến xung đột về mục tiêu đối với AI và những bất đồng về định hướng phát triển đã in sâu vào tâm trí nhiều nhân viên từ lâu. Ilya Sutskever, người đồng sáng lập OpenAI, thành viên hội đồng quản trị và nhà khoa học trưởng – người chịu trách nhiệm hạn chế tác hại xã hội mà AI có thể gây ra, đã nhận rất nhiều câu hỏi.

Theo bản ghi cuộc họp, ít nhất hai nhân viên hỏi Sutskever rằng liệu đây có phải một “cuộc đảo chính” hay “sự tiếp quản thù địch”. Họ ngụ ý rằng Sutskever cảm thấy Altman đang muốn thương mại hóa OpenAI quá nhanh, gây ra lo ngại về sự an toàn.

“Anh có thể gọi theo cách đó”, Sutskever trả lời, nhắc đến từ đảo chính. “Tôi có thể hiểu tại sao mọi người dùng từ này, nhưng tôi không đồng ý. Chúng ta đang thực hiện nhiệm vụ với sứ mệnh của một tổ chức phi lợi nhuận, đó là đảm bảo OpenAI xây dựng AI tổng quát (AGI) có lợi cho toàn nhân loại”.

Một người khác hỏi liệu việc loại đi những cá nhân ủng hộ thương mại hóa có phải cách tốt để điều hành một công ty có tầm quan trọng thế giới hay không, Sutskever đáp rằng ông đồng ý, dù ý tưởng đó “không hoàn toàn đúng 100%”.

Xung đột định hướng nội bộ.

Trước khi bị sa thải, Altman vẫn gửi email thường xuyên tới nhân viên với tư cách là CEO. Ông thậm chí mới xuất hiện tại sự kiện về AI ngày 17/11 ở San Francisco. Đầu tháng 11, ông chủ trì sự kiện DevDay của OpenAI. Tuy nhiên, nội bộ không yên bình như thế.

Một số nguồn tin nói với National Post rằng Altman đã xung đột với các thành viên hội đồng quản trị, đặc biệt là Sutskever, từ trước đó. Vấn đề gây tranh cãi chủ yếu về tốc độ phát triển AGI, cách thức thương mại hóa sản phẩm và các bước cần thiết để giảm tác hại tiềm tàng của AI với nhân loại.

Thực tế, cộng đồng AI từ lâu cũng đã bất đồng về vấn đề AI phát triển quá nhanh có thể gây mất kiểm soát. Nhiều ý kiến cho rằng công nghệ này sẽ tạo ra mối đe dọa cho con người nếu không có “công tắc” ngăn chặn, trong khi số khác nói kìm hãm AI mới là điều khiến nhân loại không thể tiếp cận những ưu việt mà trí tuệ nhân tạo mang lại, như trong việc khám chữa bệnh hay thúc đẩy nghiên cứu thuốc mới. Bất đồng cũng được cho là lý do Elon Musk, một thành viên sáng lập OpenAI, rời công ty năm 2018.

Bên cạnh mâu thuẫn về định hướng, nguồn tin cho biết các thành viên hội đồng quản trị OpenAI cũng đã tranh cãi gay gắt về tham vọng kinh doanh của Altman trước khi đi đến quyết định sa thải ông.

Với quyền điều hành, Altman đang tìm cách huy động hàng chục tỷ USD từ các quỹ ở Trung Đông với mục tiêu tạo một công ty khởi nghiệp về chip AI cạnh tranh với Nvidia. Ông cũng gặp Chủ tịch SoftBank Masayoshi Son để thuyết phục đầu tư hàng tỷ USD vào một công ty thiết bị AI sắp thành lập với sự hợp tác của cựu giám đốc thiết kế Apple Jony Ive.

“Sutskever và những người cùng quan điểm trong hội đồng quản trị phản đối cách Altman dùng tên tuổi của OpenAI để gây quỹ. Họ cũng lo ngại doanh nghiệp mới có thể không chia sẻ mô hình quản trị giống như OpenAI”, một nguồn tin cho biết.

Mối lo ngại mất kiểm soát AI đã được Sutskever thể hiện rõ trong những tháng gần đây. Vào tháng 7, ông thành lập một nhóm mới tại công ty để kiểm soát các hệ thống AI “siêu trí tuệ” trong tương lai. Trước khi gia nhập OpenAI, nhà khoa học máy tính người Canada gốc Israel này làm tại Google Brain và là nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford.

Việc Sutskever “quyết đấu” còn được cho là liên quan đến việc Altman và Brockman chèn ép ông. Tháng trước, cả hai tìm cách giảm tầm ảnh hưởng của nhà khoa học trưởng của OpenAI, khiến ông phải nêu vấn đề này lên hội đồng quản trị. Một số thành viên ủng hộ ông, gồm Helen Toner, hiện là giám đốc chiến lược tại Trung tâm An ninh và Công nghệ mới nổi của Georgetown.

Nhà báo công nghệ Mỹ Kara Swisher của New York Times cho biết Sutskever là người đóng vai trò và có sức ảnh hưởng lớn nhất trong quá trình sa thải CEO và chủ tịch.

“Thêm tin sốt dẻo: các nguồn tin cho tôi biết nhà khoa học trưởng Ilya Sutskever là trung tâm của vấn đề. Căng thẳng ngày càng gia tăng với Sam Altman và Greg Brockman về vai trò và sức ảnh hưởng. Hội đồng quản trị đã nghiêng về phía ông ấy”, Swisher viết trên X ngày 18/11. “Rõ ràng Microsoft cũng bị che mắt và không phát hiện ra cho đến khi mọi thứ được công bố”.

Ngoài ra, Swisher cũng nói Altman sẽ sớm công bố công ty AI mới vào ngày 20/11. Trong khi đó, dưới sức ép của các nhà đầu tư và sự hỗn loạn nội bộ, hội đồng quản trị OpenAI đang phải đàm phán với Sam Altman để đưa ông trở lại vị trí CEO, nhưng ông còn đang cân nhắc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Bảo  Lâm | VnExpress

AI đang làm thay đổi mạnh mẽ ngành bán lẻ

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp giải bài toán vốn được xem là “nỗi đau” của nhiều doanh nghiệp bán lẻ, khi dữ liệu từ hành vi mua sắm của khách hàng rất nhiều, nhưng thực tế lại rời rạc và chưa được xâu chuỗi thành những chỉ báo quan trọng.

AI đang làm thay đổi mạnh mẽ ngành bán lẻ

Những năm gần đây, Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo (AI).

Thị trường AI tại Việt Nam được Statista dự đoán sẽ đạt tốc tăng trưởng hàng năm là 19,51% trong giai đoạn 2023 – 2030, đạt giá trị hơn 1,8 tỷ USD. Dù đang ở giai đoạn “sơ khai”, nhưng tiềm năng phát triển AI của Việt Nam là vô cùng lớn.

TS. Nguyễn An Nguyên – CEO của Trusting Social tin rằng, AI thậm chí có thể tạo ra một “nền kinh tế” mới tại Việt Nam, và thay đổi hầu hết các ngành.

Vị chuyên gia dự báo, trong 5 năm tới, AI có thể thay đổi hầu hết các ngành, và sự phổ biến này đang góp phần tạo ra một “nền kinh tế” trí tuệ nhân tạo.

Lấy ví dụ trong ngành bán lẻ – nơi mà phần lớn các giao dịch thương mại đang diễn ra tại Việt Nam, trí tuệ nhân tạo có thể giúp giải bài toán vốn được xem là “nỗi đau” của nhiều doanh nghiệp, khi dữ liệu từ hành vi mua sắm của khách hàng rất nhiều, nhưng thực tế lại rời rạc và chưa được xâu chuỗi thành những chỉ báo quan trọng.

Chẳng hạn, ngày nay trí tuệ nhân tạo có thể giúp doanh nghiệp xác định được độ tuổi, giới tính, thói quen mua sắm ngay khi khách đặt chân vào cửa hàng. Trí tuệ nhân tạo cũng có thể giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu suất nhân viên, thông qua camera giám sát trực tiếp.

Và điều quan trọng là các dữ liệu này sẽ được tập hợp, phân tích và đưa ra những báo cáo hành động, đánh giá những thay đổi trước và sau khi cải thiện dịch vụ. Như doanh nghiệp có thể bố trí lại mặt bằng để phù hợp thói quen mua sắm, cải thiện các chiến dịch marketing, thay đổi ca làm việc của nhân viên…

Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp bước đầu đã thử nghiệm ứng dụng AI vào quản lý cửa hàng vật lý, như PNJ, GS25, Highlands Coffee hay hãng thời trang NEM…

Tất nhiên, các doanh nghiệp bán lẻ không tự xây dựng hệ thống AI riêng để giám sát cửa hàng, mà dựa vào các doanh nghiệp công nghệ. Palexy – một startup Việt được Do Ventures và Access Ventures hậu thuẫn đã sử dụng công nghệ thị giác máy tính và trí tuệ nhân tạo giúp các nhà bán lẻ đo lường hành vi khách hàng và năng suất nhân viên.

Sau khoảng 4 năm triển khai, Palexy đã trở thành đối tác của nhiều doanh nghiệp bán lẻ lớn tại Việt Nam như Elise, Phong Vũ Computer, Vinamilk, Lotte Mart,…

Theo đó, Palexy số hóa các nguồn dữ liệu có sẵn của hãng bán lẻ, bao gồm hệ thống camera giám sát, dữ liệu bán hàng, lịch khuyến mại… Những dữ liệu này được thu thập, phân tích, và tổng hợp thành các bảng điều khiển giúp doanh nghiệp lên kế hoạch kinh doanh, sản xuất.

Các giải pháp công nghệ như của Palexy hay các công ty công nghệ khác không yêu cầu doanh nghiệp phải cài đặt phần cứng, hay thuê thêm nhân viên. Phần mềm AI có thể chạy 24/7 và đóng nhiều vai trò, vừa như nhân viên bán hàng, lại vừa như cố vấn kinh doanh.

Một trường hợp thành công khác khi ứng dụng công nghệ AI trong bán lẻ tại cửa hàng trực tuyến là hệ thống thời trang công sở K&K Fashion. Thông qua đối tác Appier, K&K Fashion xử lý dữ liệu của khách hàng để đưa ra các đề xuất sản phẩm được cá nhân hóa trên các nền tảng thương mại điện tử.

Nhờ đó, tỷ lệ chuyển đổi của K&K Fashion cao hơn 150% so với mức trung bình của ngành. Hơn nữa, Appier đã giúp K&K thực hiện chiến dịch tiếp thị qua email với các đề xuất sản phẩm có liên quan, giúp nhãn hàng đạt được tỷ lệ chuyển đổi kinh ngạc, gấp 10 lần so với mức chung của thị trường.

Tới đây, thị trường Việt Nam có thêm sự gia nhập của CUE Group – tập đoàn công nghệ toàn cầu có trụ sở Singapore chuyên về các giải pháp trí tuệ nhân tạo trong doanh nghiệp, hứa hẹn sẽ mang tới nhiều chuyển biến tích cực cho ngành bán lẻ.

Năm ngoái, doanh thu của CUE Group đạt hơn 2 tỷ USD, với hơn 2.000 nhân sự. CUE Group được hậu thuẫn bởi quỹ đầu tư KKR, và là đối tác của các tập đoàn lớn như Bytedance, Tencent, JD…

So với các công nghệ hiện có trên thị trường, giải pháp RetailX của CUE được đánh giá là hoàn thiện và tối ưu hơn. Thay vì chờ phân tích và thu thập dữ liệu, điểm cải tiến ở RetailX có thể đưa ra những cảnh báo trong thời gian thực.

Chẳng hạn, chủ doanh nghiệp có thể nhận được ngay cảnh báo khi RetailX phát hiện hành vi không đúng quy chuẩn như đồng phục nhân viên, vấn đề vệ sinh tại cửa hàng. Ở các địa điểm nhạy cảm như ngân hàng, RetailX sẽ cảnh báo ngay lập tức khi xuất hiện người ngã, nguy cơ sử dụng vũ lực…

Nguyên lý hoạt động của RetailX dựa trên một trợ lý AI phần cứng, có kết nối với các camera giám sát, an ninh đang rất phổ biến tại các cửa hàng, trung tâm thương mại, showroom bán lẻ. Trợ lý AI này sau đó sẽ thu thập các dữ liệu bằng hình ảnh và chuyển thành các thông tin hữu ích dành cho doanh nghiệp theo thời gian thực.

Các dữ liệu này có thể là hành vi, sở thích mua sắm của khách hàng. Cũng có thể là thái độ nhân viên tương tác với khách, đồng phục, vệ sinh ở cửa hàng. Cao cấp hơn là các cảnh báo an ninh, cảnh báo ngã, cảnh báo xuất hiện vũ lực…

Bằng cách này, công nghệ RetailX của CUE không chỉ áp dụng riêng cho các cửa hàng bán lẻ, mà phạm vi áp dụng rộng hơn ở các địa điểm như ngân hàng, trung tâm thương mại, sự kiện hội nghị, triển lãm..

Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể nhận các báo cáo hàng tháng, hàng quý từ RetailX để từ đó đưa ra các cải tiến, tối ưu trong kinh doanh.

Bà Hương Giang – Giám đốc điều hành CUE Việt Nam cho biết, trước khi gia nhập thị trường Việt Nam, RetailX đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Singapore… với các khách hàng tiêu biểu như: chuỗi Tous Les Jours, LBX Pharmacy, Under Armour, Emart24,…

Để giúp Tous les Jours đạt được mục tiêu cải thiện quản lý tinh gọn, giảm chi phí và tăng hiệu quả, CUE đã ứng dụng RetailX vào việc thu thập dữ liệu từ các camera hiện có trong các cửa hàng.

Nhờ đó, Tous les Jours đã kiểm soát được tình trạng hàng hóa theo thời gian thực, theo dõi chất lượng dịch vụ cửa hàng, quy tắc ứng xử của nhân viên, yếu tố vệ sinh, và thông tin chi tiết về lưu lượng khách tại cửa hàng ở bất kì thời điểm nào trong ngày.

Với Under Armour, RetailX của CUE đã giúp nhà bán lẻ này thiết lập cửa hàng thể thao kỹ thuật số đầu tiên trên thế giới. Công nghệ giúp số hoá toàn bộ sản phẩm, nâng cao trải nghiệm tổng thể của người tiêu dùng như: phòng thử đồ 3D, máy quét chân…

Từ đó, người dùng có được trải nghiệm lựa chọn sản phẩm phù hợp theo thông số chính xác của cơ thể. Tất cả hành động của khách hàng được RetailX ghi nhận để nghiên cứu dữ liệu, đưa ra giải pháp riêng cho từng cửa hàng.

“Các doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam hiện đang tập trung phát triển theo chiều sâu bằng cách tối ưu chi phí vận hành, tối ưu danh mục hàng hóa, tồn kho, cũng như khai thác tối đa tiềm năng từ dữ liệu khách hàng… cho từng cửa hàng cụ thể. Và việc ứng dụng công nghệ AI vào quản lý kinh doanh sẽ là xu thế tất yếu giúp các doanh nghiệp Việt giải quyết bài toán này với chi phí tiết kiệm nhất”, bà Giang nhận xét.

Hơn hết, phía CUE cho biết, chi phí triển khai RetailX không tốn kém như nhiều doanh nghiệp lo ngại, có thể tuỳ chỉnh theo yêu cầu của từng ngành nghề, và đề cao tính bảo mật của dữ liệu theo các tiêu chuẩn của châu Âu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo The Leader

Meta giải tán nhóm sử dụng AI có trách nhiệm (RAI)

Meta được cho là đã giải tán nhóm Responsible AI (sử dụng AI có trách nhiệm) trong nỗ lực muốn tập trung nhiều nguồn lực hơn vào trí tuệ nhân tạo tổng hợp.

Meta giải tán nhóm "sử dụng AI có trách nhiệm" (RAI)
Meta giải tán nhóm “sử dụng AI có trách nhiệm” (RAI)

Theo báo cáo, hầu hết các thành viên hiện có trong nhóm RAI sẽ chuyển sang nhóm sản phẩm AI tổng quát, trong khi những người khác sẽ làm việc cho nhóm cơ sở hạ tầng AI của Meta.

Meta thành lập đội nhóm RAI cùng với tuyên bố rằng sẽ phát triển AI một cách có trách nhiệm và thậm chí còn có một trang dành riêng cho lời hứa này, trong đó nêu bật các trách nhiệm chính bao gồm trách nhiệm giải trình, tính minh bạch, an toàn, quyền riêng tư, v.v.

Jon Carvill, người đại diện của Meta nói rằng công ty sẽ “tiếp tục ưu tiên và đầu tư vào việc phát triển AI một cách an toàn và có trách nhiệm”. Ông này nói thêm rằng mặc dù công ty đang giải tán đội nhóm nhưng những thành viên đó sẽ “tiếp tục hỗ trợ các nỗ lực của Meta trong việc phát triển và sử dụng AI một cách có trách nhiệm”.

Meta đã không trả lời yêu cầu bình luận vào thời điểm báo chí.

Theo báo cáo, RAI đã tồn tại từ năm 2019, có rất ít quyền tự chủ và các sáng kiến ​​của họ phải trải qua các cuộc đàm phán kéo dài với các bên liên quan trước khi có thể thực hiện được.

RAI được tạo ra để xác định các vấn đề với phương pháp đào tạo AI của hệ thống, bao gồm cả việc liệu các mô hình của doanh nghiệp (Meta) có được đào tạo với thông tin đa dạng và đầy đủ hay không, mục tiêu của điều này nhằm ngăn chặn những vấn đề như vấn đề kiểm duyệt trên nền tảng nếu có.

Ở một khía cạnh khác, sự an toàn của AI vẫn là một chủ đề rất được các cơ quan quản lý quan tâm. Chính phủ Mỹ đã ký kết các thỏa thuận với các công ty về AI đồng thời chỉ đạo các cơ quan chính phủ sớm đưa ra các quy định về an toàn AI. Trong khi đó, Liên minh Châu Âu (EU) cũng đã công bố các nguyên tắc AI của mình và vẫn đang nỗ lực để thực thi cái được gọi Đạo luật về AI.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Amazon sa thải nhiều vị trí ở mảng AI và công cụ Alexa

Amazon vừa công bố một đợt sa thải khác, ảnh hưởng đến hàng trăm vị trí trong bộ phận Alexa và AI. Động thái này là một phần trong sự thay đổi chiến lược của Amazon đối với AI tổng quát (Generative AI).

Amazon sa thải nhiều vị trí ở mảng AI và công cụ Alexa
Amazon sa thải nhiều vị trí ở mảng AI và công cụ Alexa

Theo đó, gã khổng lồ công nghệ và thương mại điện tử (eCommerce) có trụ sở tại Seattle vừa công bố sa thải nhiều vị trí ở bộ phận AI và Alexa. Cách đây không lâu, Amazon cũng đã cắt giảm nhân sự ở bộ phận âm nhạc và trò chơi, cùng với đó là việc sa thải nhiều vị trí ở bộ phận nhân sự.

Trong một cuộc họp nội bộ, Ông Daniel Rausch, phó chủ tịch Alexa và Fire TV của Amazon, đã thông báo cho nhân viên về đợt sa thải sắp xảy ra. Ông giải thích rằng quyết định này được thúc đẩy bởi sự chuyển đổi chiến lược của công ty sang AI tổng quát, vốn đòi hỏi phải phân bổ lại các nguồn lực.

Ông viết: “Khi chúng tôi tiếp tục phát triển và cải tiến, chúng tôi đang chuyển đổi một số nỗ lực để trở nên phù hợp hơn với các ưu tiên kinh doanh của mình và hiển nhiên nó phải quan trọng đối với khách hàng.”

Phó chủ tịch Rauch nhắc lại rằng Amazon đang đầu tư đáng kể vào AI tổng quát, một công nghệ có khả năng tạo ra nội dung mới, chẳng hạn như văn bản, hình ảnh và mã (code) và hơn thế nữa từ các dữ liệu hiện có.

Về tổng thể, Amazon cũng đang chạy đua trong cuộc đua AI cạnh tranh với các công ty công nghệ khác trong đó có Google và Meta. Công ty gần đây đã đưa ra một loạt sáng kiến mới về AI, từ việc kết hợp AI vào đánh giá của khách hàng đến cung cấp công cụ để các nhà phát triển (Dev) có thể tạo ra các giải pháp AI của riêng họ trên nền tảng đám mây AWS.

Gần đây hơn vào tháng 9, Amazon thậm chí còn công bố một bản cập nhật lớn cho trợ lý giọng nói Alexa nhằm trang bị cho nó những khả năng AI đa dạng hơn. Bản cập nhật này mang đến một số tính năng mới cho Alexa, bao gồm:

  • Tạo ra các định dạng văn bản sáng tạo khác nhau như thơ, mã, kịch bản, đoạn nhạc, email, thư, v.v.
  • Trả lời các câu hỏi một cách giàu thông tin, ngay cả khi chúng có kết thúc mở, mang tính thử thách hoặc lạ lùng.
  • Dịch đa ngôn ngữ.
  • Viết các loại nội dung sáng tạo (Creative Content) khác nhau.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Microsoft đổi tên Bing Chat thành Copilot nhằm cạnh tranh với ChatGPT

Copilot được Microsoft chọn làm tên thương hiệu mới cho dịch vụ chatbot AI, tăng sức cạnh tranh thay cho tên cũ Bing AI Chat.

Hãng phần mềm Mỹ coi AI là nâng cấp quan trọng nhất với dịch vụ Bing từ đầu năm khi tích hợp giao diện giống ChatGPT vào kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, chưa đầy một năm sau, thương hiệu Bing Chat bị loại bỏ và chuyển sang Copilot. Tên mới sẽ được sử dụng đồng nhất trên cả Bing, Microsoft Edge và Windows 11.

Microsoft ban đầu tham vọng AI sẽ giúp hãng cạnh tranh về lĩnh vực tìm kiếm với Google. Nhưng giờ đây, công ty chuyển mục tiêu mới sang ChatGPT, theo The Verge.

Việc đổi tên thương hiệu diễn ra chỉ vài ngày sau khi OpenAI tiết lộ 100 triệu người đang sử dụng ChatGPT hàng tuần. Bất chấp mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trị giá hàng tỷ USD, Microsoft và OpenAI vẫn cạnh tranh để giành những khách hàng có nhu cầu sử dụng trợ lý AI.

Công ty cũng không giấu ý định biến Copilot thành lựa chọn cho cả người tiêu dùng phổ thông lẫn doanh nghiệp. “Bing Chat và Bing Chat Enterprise giờ đây sẽ đơn giản trở thành Copilot”, Colette Stallbaumer, Tổng giám đốc Microsoft 365, tuyên bố. Trước đó, Microsoft cũng chọn tên Copilot cho chatbot AI trong Windows 11.

Microsoft hiện giới thiệu Copilot là bản miễn phí của chatbot AI trong khi Copilot dành cho Microsoft 365 là tùy chọn trả phí.

Người dùng doanh nghiệp đăng nhập vào Copilot bằng Entra ID trong khi người dùng phổ thông chỉ cần tài khoản Microsoft. Copilot được hỗ trợ chính thức trong Microsoft Edge hoặc Chrome chạy trên Windows hoặc macOS.

Việc đổi thương hiệu đồng nghĩa Microsoft muốn Copilot trở thành một trải nghiệm độc lập và người dùng không cần phải mở gián tiếp qua Bing. Dịch vụ tìm kiếm Bing giờ chỉ là một phần sức mạnh của Copilot. Các chuyên gia đánh giá động thái mới cho thấy những thay đổi thú vị trong quan điểm của những người đứng đầu Microsoft.

Hãng từng dành nhiều nỗ lực để triển khai AI bên trong công cụ tìm kiếm của mình và tham vọng giành thị phần từ Google. Tuy nhiên, Microsoft nhận ra việc cạnh tranh với gã khổng lồ tìm kiếm không đơn giản chỉ bằng việc thêm dịch vụ AI khi Google vẫn chiếm hơn 91% thị phần sau 10 tháng ra mắt Bing Chat mới, theo StatCounter. Ngoài ra, công ty cũng có thể nhận thấy việc cạnh tranh trực tiếp với ChatGPT sẽ đem đến nhiều lợi ích hơn trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Microsoft hợp tác với công cụ tìm kiếm Baidu để phân phối quảng cáo

Microsoft vừa thông báo đã hợp tác với công cụ tìm kiếm Baidu của Trung Quốc để hiển thị quảng cáo được hỗ trợ bởi AI (trí tuệ nhân tạo), quảng cáo sẽ bắt đầu được phân phối từ năm 2024.

Microsoft hợp tác với công cụ tìm kiếm Baidu để phân phối quảng cáo
Microsoft hợp tác với công cụ tìm kiếm Baidu để phân phối quảng cáo

Microsoft Advertising vừa công bố mối quan hệ hợp tác mới với Baidu Global, bộ phận quốc tế của công ty công nghệ Trung Quốc Baidu (sở hữu công cụ tìm kiếm phổ biến nhất Trung Quốc Baidu).

Thông qua hợp tác mới, Microsoft có thể phân phối quảng cáo được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI) vào ứng dụng bàn phím di động của Baidu (Baidu Global Keyboard).

Bằng cách tích hợp API quảng cáo trò chuyện của Microsoft (Chat Ads API) vào tính năng trò chuyện bằng AI của Baidu (Baidu Chat AI), các nhà quảng cáo trên nền tảng của Microsoft có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng ngay từ ứng dụng bàn phím của Baidu.

Ứng dụng bàn phím giúp mang lại một kênh mới có giá trị cho thương hiệu.

Theo Microsoft, việc tích hợp với Baidu cho phép các thương hiệu và nhà quảng cáo thu hút nhóm nhân khẩu học trẻ hơn, chủ yếu là người dùng Gen Z.

Ngoài ra, do ứng dụng bàn phím của Baidu tùy chỉnh các tính năng dựa trên môi trường ứng dụng mà người dùng đang sử dụng nên các thương hiệu có thể tiếp cận người dùng bằng các quảng cáo có liên quan trên nhiều nền tảng khác nhau. Yếu tố ngữ cảnh này có thể thúc đẩy ý định mua hàng và tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.

AI có thể mang lại nhiều trải nghiệm cá nhân hóa hơn.

Microsoft tiếp đó cũng gợi ý về tiềm năng cá nhân hóa quảng cáo và mức độ liên quan phù hợp với các nhóm đối tượng mục tiêu mong muốn.

Ví dụ: AI có thể phát hiện tin nhắn của người dùng về các địa điểm ăn uống và sau đó phân phối các quảng cáo có nội dung liên quan đến người dùng.

Dự kiến sẽ ra mắt vào đầu năm 2024 tại các thị trường trọng điểm.

Microsoft dự kiến việc tích hợp sẽ được triển khai vào cuối năm nay và ra mắt chính thức vào đầu năm 2024.

Quảng cáo ban đầu sẽ được hiển thị cho các thị trường như Mỹ, Canada, Vương quốc Anh và Úc.

Đối với các nhà quảng cáo, Microsoft lưu ý rằng họ có thể tận dụng cơ hội mới bằng cách đảm bảo rằng các chiến dịch quảng cáo trên Microsoft của họ được thiết lập để nhắm mục tiêu (targeting) rộng đến toàn bộ mạng lưới hiển thị quảng cáo.

Microsoft trông cậy vào AI để chuyển đổi vị thế trong mảng quảng cáo vốn đang được thống trị bởi Google.

Trong thông báo, Microsoft định vị thương vụ này là một phần quan trọng trong tầm nhìn rộng hơn của nền tảng đối với trí tuệ nhân tạo trong mảng quảng cáo.

Việc tích hợp với Baidu là động thái mới nhất nhằm mang lại trải nghiệm quảng cáo được hỗ trợ bởi AI hấp dẫn hơn, được cá nhân hóa cao hơn cho các nền tảng và đối tượng mục tiêu mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nhà đồng sáng lập Wikipedia: X (Twitter) không phải nguồn dữ liệu tốt để đào tạo siêu AI

Nhà đồng sáng lập Wikipedia Jimmy Wales cho rằng X (Twitter) không phải nguồn dữ liệu tốt để đào tạo siêu AI, còn Elon Musk cũng mỉa mai lãnh đạo nền tảng này.

Nhà đồng sáng lập Wikipedia: X (Twitter) không phải nguồn dữ liệu tốt để đào tạo siêu AI
Nhà đồng sáng lập Wikipedia: X (Twitter) không phải nguồn dữ liệu tốt để đào tạo siêu AI

“Tôi vui khi các mô hình AI tổng hợp khai thác thông tin từ Wikipedia chứ không chỉ Twitter. Tôi không nghĩ X (Twitter) là nguồn nội dung tuyệt vời cho việc đào tạo AI”, nhà đồng sáng lập Wikipedia Jimmy Wales nói tại hội nghị Web Summit 2023, diễn ra ở Bồ Đào Nha từ 13 đến 16/11. Phát biểu của ông lập tức nhận được tràng pháo tay lớn từ những người có mặt tại sự kiện.

“Trong hậu trường, tôi nói với ban tổ chức rằng tôi sẽ giáng một đòn mạnh vào Elon Musk. Điều này luôn được lòng đám đông”, Wales nói thêm. Khi được hỏi về Grok – mô hình AI tổng quát mới được Elon Musk công bố, Wales trả lời chưa từng nghe về cái tên này.

Mâu thuẫn giữa Elon Musk và Wales đã diễn ra từ vài tháng. Trong bài đăng trên X ngày 22/10, Elon Musk tuyên bố trả một tỷ USD cho Wikipedia nếu nền tảng đổi tên thành “Dickipedia”.

Trước đó, ông chỉ trích các nhà sáng lập Wikipedia đòi hỏi quá nhiều tiền. “Thật ra không cần phải chi tiêu nhiều như vậy để làm việc với Wikipedia. Bạn có thể sao chép toàn bộ nội dung trên điện thoại của mình, vậy chi tiền để làm gì”, Elon Musk nói.

Nhà đồng sáng lập Wikipedia cũng đáp trả rằng họ cần chi phí vận hành nền tảng với nhu cầu truy cập khổng lồ của người dùng Internet khắp thế giới.

Hồi tháng 5, Jimmy Wales cũng chỉ trích Elon Musk vì hạn chế một số nội dung tiêu cực về Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ trên X. Ông cam kết “tự do ngôn luận” của Wikipedia, chống lại sự kiểm duyệt của chính phủ và nền tảng này từng bị Thổ Nhĩ Kỳ chặn trong giai đoạn 2017-2020.

Năm 2018, Elon Musk cũng chia sẻ ý tưởng tạo ra một trang web để công chúng có thể đánh giá “sự thật cốt lõi” và chấm điểm tín nhiệm của nhà báo, biên tập viên. Mô hình này được cho là nhằm chống lại đế chế Wikipedia vốn cho phép mọi người chủ động cập nhật, chỉnh sửa thông tin.

Tại Web Summit 2023, Wales cũng đưa ra những nhận định về bước tiến tiếp theo của công nghệ trí tuệ nhân tạo tổng quát.

Ông này ví ChatGPT như eBay trong kỷ nguyên mua sắm trực tuyến. Ứng dụng tạo ra thay đổi mang tính cách mạng, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Wales nói: “Những ngày đầu trên eBay, không ai nghĩ sẽ có người bán súng trên đây, giờ nó đã hiện hữu. Cũng như ChatGPT hiện tại, nó có thể phát triển cho nhiều mục đích không tốt”. Tuy nhiên ông lạc quan trong tương lai ChatGPT có thể sẽ phát triển tốt hơn, nhưng còn khá lâu mới có thể trở thành một nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Yahoo Search sẽ ‘come back’ với giao diện và trải nghiệm mới

Theo thông báo mới đây từ đại diện của Yahoo, công cụ tìm kiếm của Yahoo là Yahoo Search sẽ có giao diện và trải nghiệm tìm kiếm mới vào những tuần đầu của năm 2024.

Yahoo Search sẽ 'come back' với giao diện và trải nghiệm mới
Yahoo Search sẽ ‘come back’ với giao diện và trải nghiệm mới

Ông Brian Provost, hiện là phó chủ tịch kiêm tổng giám đốc của Yahoo Search cho biết Yahoo Search mới sẽ được ra mắt vào những ngày đầu của năm 2024, với giao diện và trải nghiệm tìm kiếm mới.

Là công cụ tìm kiếm ra đời trước cả Google, Yahoo Search từng là một đế chế trong mảng tìm kiếm lẫn trò chuyện trực tuyến với Yahoo! Messenger đình đám, tuy nhiên vào năm 2018, sau nhiều khoảng thời gian hoạt động không hiệu quả, công cụ này đã chính thức đóng cửa.

Với mảng tìm kiếm, hiện Google và Bing (của Microsoft) cũng đang ở vị trí thống trị, Yahoo Search hiện chiếm khoảng 1.2% thị phần, thấp hơn cả công cụ tìm kiếm Yandex (của Nga) với 1.8%.

Mặc dù phía Yahoo chưa tiết lộ nhiều thông tin về các tính năng mới của Yahoo Search, tuy nhiên, điểm nổi bật mà Yahoo hướng tới đó là tận dụng sức mạnh của AI (trí tuệ nhân tạo) để cải thiện trải nghiệm tìm kiếm của người dùng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Mika: CEO người máy dựa trên công nghệ AI đầu tiên trên thế giới

Trong kỷ nguyên mới, thời đại mà nhiều người đang lo lắng về việc công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay thế công việc của họ, mới đây một doanh nghiệp thông báo rằng đã bổ nhiệm CEO mới là một người máy (robot) hình người được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo.

Mika: CEO người máy dựa trên công nghệ AI đầu tiên trên thế giới
Mika: CEO người máy dựa trên công nghệ AI đầu tiên trên thế giới

Cụ thể, Dictador, một thương hiệu rượu mạnh có trụ sở tại Cartagena của Colombia, đã gây sốt khi bổ nhiệm Mika, người được miêu tả là một người máy, làm CEO mới. Mika là sản phẩm của dự án nghiên cứu giữa Hanson Robotics và Dictador. Hanson Robotics cũng chính là đơn vị đã tạo ra Sophia, robot hình người nổi tiếng trên các không gian mạng.

Trong một video từ Dictador, Mika cho biết “với các thuật toán học máy và AI tiên tiến, tôi có thể đưa ra (quyết định) dựa trên dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác.

Tôi thực sự không có ngày cuối tuần. Tôi làm việc 24/7, sẵn sàng đưa ra các quyết định điều hành và hơn thế nữa”. Mika cũng nói thêm rằng nó không có thành kiến cá nhân, đảm bảo các lựa chọn chiến lược sẽ dựa trên các ưu tiên lợi ích tốt nhất của tổ chức.

Nhấn mạnh vào việc cô giỏi hơn các CEO hiện tại bao gồm cả Elon Musk của Tesla và Mark Zuckerberg của Meta (Facebook, Instagram), cô nói: “Trên thực tế, việc hai ông trùm công nghệ quyền lực đánh nhau trong lồng (ám chỉ tranh cãi về trận đấu trong lồng kiểu MMA giữa họ) không phải là giải pháp để cải thiện tình hình hay mức độ hiệu quả của các nền tảng của họ”.

Cô nói thêm rằng cả hai CEO đều đã “chứng minh rằng tinh thần kinh doanh và công nghệ có thể là công cụ mạnh mẽ để tạo ra sự thay đổi tích cực trong xã hội”.

David Hanson, Giám đốc điều hành của Hanson Robotics chia sẻ:

“Tôi thực sự cảm thấy rằng chúng ta cần dạy AI cách quan tâm đến con người để AI thực sự an toàn, thực sự tốt. Tôi nghĩ nhân bản hóa đó là một hướng đi rất quan trọng.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Có gì mới và thú vị trong GPT-4 Turbo mà OpenAI vừa công bố

OpenAI thông báo sẽ cho phép cá nhân hoá ứng dụng chatbot AI và sẽ mở cửa hàng ứng dụng để người dùng kiếm tiền từ GPT dựa trên số lượng sử dụng.

Có gì mới và thú vị trong GPT-4 Turbo mà OpenAI vừa công bố
Có gì mới và thú vị trong GPT-4 Turbo mà OpenAI vừa công bố

Tại hội thảo DevDay, OpenAI – công ty mẹ của ChatGPT đã giới thiệu GPTs. Đây là nền tảng cho phép người dùng tạo ra các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) theo nhu cầu riêng.

Theo giới thiệu của OpenAI, người dùng sẽ tương tác với chính ChatGPT để xây dựng nên công cụ mới mà không cần phải biết ngôn ngữ lập trình. OpenAI cũng sẽ ra mắt GPT Store, cửa hàng ứng dụng để mọi người có thể chia sẻ GPT và kiếm tiền dựa trên số lượng người sử dụng. Đây là nỗ lực mới nhất của OpenAI sau những thất bại với việc xây dựng hệ sinh thái plugin ChatGPT vào đầu năm 2023.

Khi truy cập vào giao diện của GPTs, phần mềm “GPT Builder” sẽ hỏi người dùng về những yêu cầu đối với công cụ GPT mới. Chẳng hạn, trong hình ảnh demo, người dùng mong muốn tạo một công cụ kể chuyện đêm khuya có khả năng thiết kế hình ảnh minh họa mang tên “Starry Tales”. GPT Builder sẽ hỏi rằng người dùng muốn “Starry Tales” kể chuyện như thế nào, tông giọng ra sao, những nội dung nào bị cấm khi sử dụng “Starry Tales”. Từ thông tin người dùng cung cấp, GPT Builder sẽ tạo ra một công cụ ChatGPT theo nhu cầu.

Bên cạnh đó, những công cụ ChatGPT do người dùng tạo ra vẫn sẽ được truy cập vào những tiện ích như Dall-E, Canva. Đồng thời, dù không yêu cầu sử dụng ngôn ngữ lập trình, nền tảng vẫn cung cấp tính năng OpenAI’s Code Interpreter nếu người dùng mong muốn sử dụng ngôn ngữ lập trình để thiết kế công cụ ChatGPT mới. Ngoài ra, OpenAI cũng cho phép người dùng cập nhật dữ liệu cho công cụ.

Nền tảng GPTs giúp tạo công cụ AI theo nhu cầu sẽ được ra mắt chính thức trong vài tuần tới và sẽ chỉ dành cho những tài khoản ChatGPT trả tiền như ChatGPT Plus hay ChatGPT Enterprise. Bên cạnh đó, người dùng phải xác minh danh tính mới được sử dụng GPTs.

Ngoài GPT, OpenAI cũng phát hành một loạt bản cập nhật, tập trung cho các nhà phát triển, bao gồm cả việc giảm đáng kể phí dịch vụ.

Cụ thể, OpenAI đã công bố một mẫu GPT-4 Turbo mới, rẻ hơn so với GPT-4 tiền nhiệm, nhưng có khả năng xử lý nhiều dữ liệu hơn. Công ty cũng tiết lộ giao diện lập trình ứng dụng trợ lý (API) với phương thức thị giác và hình ảnh. Ngoài ra, còn có một phiên bản beta dành cho nhà lập trình tùy chỉnh GPT-4.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Microsoft bổ nhiệm CMO mới trong bối cảnh tập trung mạnh vào AI

Microsoft vừa thông báo bổ nhiệm Giám đốc Marketing (CMO) mới trong nỗ lực tập trung vào “kỷ nguyên của AI”.

Microsoft bổ nhiệm CMO mới trong bối cảnh tập trung mạnh vào AI
Microsoft bổ nhiệm CMO mới trong bối cảnh tập trung mạnh vào AI

Sau 32 năm làm việc, Giám đốc Marketing của Microsoft, Chris Capossela, sẽ chính thức rời ghế trong thời kỳ mà Microsoft gọi là “kỷ nguyên mới của AI”.

Microsoft tiết lộ rằng ông Takeshi Numoto, cựu phó chủ tịch và giám đốc marketing thương mại, sẽ đảm nhận vị trí CMO.

CEO Microsoft Nadella viết: “Takeshi là ‘hạt giống’ trong quá trình chuyển đổi Đám mây của chúng tôi. Anh ấy là một nhà tư tưởng hệ thống tuyệt vời, người làm việc xuyên suốt trên tất cả các chức năng của Microsoft từ kỹ thuật, tài chính, vận hành đến bán hàng (sales), và anh ấy đã xây dựng nên một đội ngũ lãnh đạo marketing tuyệt vời.”

Những thay đổi về các vị trí lãnh đạo cấp cao này diễn ra trong bối cảnh khi Microsoft đang tập trung đầu tư vào AI để thúc đẩy tăng trưởng. Microsoft đã đầu tư 13 tỷ USD vào công ty khởi nghiệp AI OpenAI, đơn vị sở hữu ChatGPT.

Trong báo cáo thu nhập quý 3 năm 2023 mới đây, Microsoft cũng chứng kiến sự tăng trưởng tích cực. Doanh thu của bộ phận Đám mây thông minh đã tăng 19% lên 24,3 tỷ USD chỉ trong 3 tháng qua nhờ mối quan hệ đối tác đám mây với gã khổng lồ Oracle.

Ở một khía cạnh khác, Microsoft gần đây cũng đã kết thúc cuộc đàm phán kéo dài gần 2 năm với thương vụ mua lại Activision Blizzard trị giá 75 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Top 5 xu hướng của các nền tảng kỹ thuật số năm 2023 từ MIT

MIT vừa công bố báo cáo xu hướng phát triển của các nền tảng kỹ thuật số (Digital Platform) năm 2023 mới.

Top 5 xu hướng nền tảng kỹ thuật số năm 2023 từ MIT
Top 5 xu hướng nền tảng kỹ thuật số năm 2023 từ MIT

Trong bối cảnh hiện tại, nhờ vào sự phát triển vượt bậc của công nghệ, các nền tảng kỹ thuật số đã và đang làm thay đổi vĩnh viễn cách con người giao tiếp, giải trí, mua sắm, cộng tác và hơn thế nữa.

Trong tương lai, các hệ sinh thái đa kết nối (interconnected ecosystems) được kỳ vọng là sẽ tiếp tục để lại nhiều dấu ấn không thể xóa nhòa trong nền kinh tế tuần hoàn (interconnected ecosystems) và hoạt động sản xuất, ngay cả khi các doanh nghiệp hay tổ chức phải vật lộn với những thách thức như làm thế nào để tạo ra giá trị, các quy định và cả việc đối phó với những thông tin sai lệch.

Để có thể hình dung rõ hơn về cách các nền tảng kỹ thuật số và yếu tố công nghệ tác động đến bối cảnh kinh tế và giao tiếp nói chung, dưới đây là 5 xu hướng nền tảng kỹ thuật số năm 2023 từ MIT mà bạn có thể tham khảo.

1. Sự tích hợp ngày càng rộng của trí tuệ nhân tạo.

Vào năm 2023 này và xa hơn thế nữa, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tiếp tục được mở rộng sang các nền tảng. AI sẽ là nền tảng để nâng cao khả năng mở rộng và tính linh hoạt, nâng cao khả năng ra quyết định, và cả sự cộng tác giữa con người và máy tính.

Một số nền tảng sẽ xây dựng và bán công nghệ AI dưới dạng dịch vụ (AI-TaaS) trong khi những nền tảng khác sẽ áp dụng AI để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của riêng họ.

Mặc dù có vô số cơ hội nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại không ít các thách thức nghiêm trọng liên quan đến AI. Từ những thành kiến tiềm ẩn, những thách thức về nguồn lao động, sự phân bổ không đồng đều về lợi ích của AI đến cả nhiều rủi ro về tính bảo mật.

2. Sự phát triển của các nền tảng tuần hoàn.

Các chuyên gia khẳng định rằng các nền tảng sẽ đóng môt vai trò hỗ trợ quan trọng cho nền kinh tế tuần hoàn và các mục tiêu bền vững (sustainability) bằng cách cho phép trao đổi giữa sản phẩm và nguyên liệu cũng như hỗ trợ chuỗi cung ứng tập trung đến việc tái sử dụng, sửa chữa, thiết kế lại và tái chế.

Dưới đây là một số cơ hội của các nền tảng trong nền kinh tế tuần hoàn:

  • Trao đổi sản phẩm và nguyên vật liệu: Các doanh nghiệp trao đổi những vật liệu dư thừa hoặc chất thải có thể được tái sử dụng cho các trường hợp sử dụng khác.
  • Các thị trường hay nền tảng mua bán lại (resale marketplaces) đối với quần áo và các mặt hàng khác.
  • Các nền tảng chia sẻ tài sản như ô tô và không gian bất động sản để giảm công suất nhàn rỗi.
  • Mạng lưới nhà cung cấp tuần hoàn cam kết thực hiện các hoạt động như chương trình thu hồi và giảm chất thải.
  • Các nền tảng vận chuyển bền vững hướng tới mục tiêu giảm lượng khí thải carbon và số quãng đường di chuyển.

3. Có nhiều quy định hơn cho các nền tảng.

Top 5 xu hướng của các nền tảng kỹ thuật số năm 2023 từ MIT
Top 5 xu hướng của các nền tảng kỹ thuật số năm 2023 từ MIT

Việc giám sát các nền tảng kỹ thuật số mà đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội sẽ tiếp tục là trọng tâm trong những năm tới.

Trong khi Mục 230 của Đạo luật về giao tiếp tại Mỹ năm 1996 quy định các nền tảng có quyền miễn trừ pháp lý đối với các nội dung do bên thứ ba đăng trên trang web hay ứng dụng của họ, cùng với đó là khả năng xóa hoặc chặn quyền truy cập.

Đạo luật về dịch vụ kỹ thuật số ở Liên minh châu Âu (EU) lại yêu cầu các nền tảng lớn phải tiến hành kiểm tra định kỳ và phải minh bạch, bao gồm cả việc chia sẻ các thuật toán (Algorithms) đề xuất của nền tảng. EU cũng buộc các công ty nền tảng phải chịu trách nhiệm nếu họ vi phạm các điều khoản dịch vụ đã nêu.

4. Sản xuất kết nối.

Mặc dù ngành sản xuất đã tụt hậu so với các ngành công nghiệp khác khi nói đến việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số, nhưng điều đó đang bắt đầu thay đổi.

Các dịch vụ dựa trên nền tảng (platform-based) mới đang tận dụng dữ liệu sản xuất để hỗ trợ vận hành nhà máy một cách thông minh hơn và dự báo cung-cầu cũng tốt hơn.

Phân tích dự đoán (Predictive analytics), được tích hợp AI bên cạnh đó lại có thể được sử dụng để dự báo nhu cầu, nhu cầu bổ sung cũng như tính toán các rủi ro nếu có.

5. Sức mạnh ngày càng tăng của những người có ảnh hưởng và nền kinh tế nhà sáng tạo.

Nền kinh tế nhà sáng tạo (Creator Economy) hiện được ước tính trị giá khoảng 100 tỷ USD, chiếm tới 40% tổng ngân sách chi tiêu cho Digital Marketing.

Ngành này đang được thúc đẩy bởi các blogger và người dẫn chương trình video độc lập (MC/Host) đang kiếm tiền từ chính hoạt động của họ, một số khác lại tìm cách hợp tác với các nhãn hàng để tìm kiếm các cơ hội kiếm tiền.

Dù vậy, dưới sự phát triển của AI, khi các công cụ AI cũng có khả năng sáng tạo, thách thức sáng tạo cũng là một vấn đề lớn đối với các nhà sáng tạo (Content Creator) nói chung và người có ảnh hưởng (Influencer) nói riêng.

Các chatbot AI như ChatGPT hay Google Bard sẽ là “đối thủ” của các nhà sáng tạo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Thuật toán nội dung hữu ích của Google có thực sự “hữu ích”

Trong bối cảnh khi các công cụ AI như ChatGPT, Bard hay Bing AI đang ngày càng làm giảm lượng tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm như của Google, gã khổng lồ tìm kiếm cũng có nhiều thay đổi trong cách tiếp cận, giảm nhân sự mảng hướng dẫn tìm kiếm (Search guidelines) hay có cách tiếp cận mới trong thuật toán nội dung hữu ích của Google là hai trong số đó.

Thuật toán nội dung hữu ích của Google
Thuật toán nội dung hữu ích của Google có thực sự “hữu ích”

Trong bối cảnh khi các công cụ AI như ChatGPT, Bard hay Bing AI đang ngày càng làm giảm lượng tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm như của Google, gã khổng lồ tìm kiếm cũng có nhiều thay đổi trong cách tiếp cận, giảm nhân sự mảng hướng dẫn tìm kiếm (Search guidelines) hay có cách tiếp cận mới trong thuật toán nội dung hữu ích là hai trong số đó.

Thuật toán nội dung hữu ích (Google Helpful Content Algorithm) là gì?

Được ra mắt lần đầu năm 2022, thuật toán nội dung hữu ích của Google (Google Helpful Content) hay Hệ thống nội dung hữu ích của Google được thiết kế để “thưởng” cho các website có chất lượng nội dung tốt, những nội dung được tạo cho người dùng thay vì cho các công cụ tìm kiếm.

Tuy nhiên, thuật toán này vẫn đối diện với nhiều chỉ trích từ phía chủ sở hữu website, cho rằng Google không thể tìm thấy cái gọi là “hữu ích” từ các nội dung trực tuyến.

“Đây là một trò đùa, các nội dung được nghiên cứu kỹ lưỡng, viết tốt, chứa đầy nội dung và hình ảnh gốc nhưng lại không hề được ưu tiên, Google rõ ràng đang buộc các nhà xuất bản phải tạo ra các nội dung rác từ AI (trí tuệ nhân tạo).”

Chủ các website phàn nàn rằng bản cập nhật thuật toán “nội dung hữu ích” mới đây của Google mặc dù được cho là nhằm cải thiện chất lượng kết quả tìm kiếm, tuy nhiên, sự thật là nó đã và đang diễn ra theo một cách khác.

Trong bản cập nhật thuật toán Google Helpful Content tháng 9 mới đây, Google cho biết hệ thống tìm kiếm của Google sẽ không chỉ tiếp tục ưu tiên cho các nội dung hữu ích, được tạo ra cho con người đọc mà còn nới lỏng các hạn chế với những nội dung do các công cụ AI tạo ra.

Mặc dù cái gọi là “hữu ích” vẫn chưa thực sự thể hiện rõ qua cách Google xếp hạng các nội dung trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs), quan điểm mới của Google với các nội dung do AI (trí tuệ nhân tạo) tạo ra cũng dấy lên nhiều lo ngại về quyền tác giả, tính xác thực hay cả chất lượng của nội dung.

Cũng theo chính Google, “nội dung hữu ích” thay vì như trước đây là những nội dung “do con người tạo ra và hữu ích cho mọi người” thì giờ đây nó sẽ là “nội dung hữu ích là những nội dung được viết cho mọi người”.

Cũng theo thông báo này, công cụ tìm kiếm sẽ vẫn thúc đẩy các nội dung (content) do AI tạo ra trong trang kết quả tìm kiếm miễn là nó được coi là “có chất lượng cao”.

Với những gì đang diễn ra, nhiều chủ sở hữu website cho biết các nội dung do AI tạo ra đang có kết quả xếp hạng cao hơn các nội dung do con người viết, trong khi những người khác cho biết các nội dung đang có xếp hạng cao lại không thực sự “hữu ích”.

Hàng hoạt các website và thông tin trên các diễn đàn SEO cũng cho biết nội dung do AI tạo ra cũng đã bắt đầu xuất hiện phía trên các nội dung của họ (vốn do người viết).

Trong khi Google thường xuyên cập nhật cho các thuật toán của mình, và các nhà sáng tạo nội dung hay chủ các website vẫn phải “đau đầu” với nó, một số chủ sở hữu trang web khẳng định họ chưa bao giờ thấy sự thay đổi như thế này trước đây.

Nội dung do AI tạo ra và nhiều mối nguy tiềm ẩn.

Theo chia sẻ từ Google: “Thuật toán nội dung hữu ích được thiết kế để hiển thị nhiều nội dung hữu ích hơn trong kết quả tìm kiếm, được tạo ra để trợ giúp hoặc thông báo cho mọi người, các nội dung được tạo ra chỉ để có được vị trí xếp hạng tốt hơn trên Google tìm kiếm sẽ ít được xuất hiện hơn.”

“Chúng tôi không nhắm mục tiêu nội dung được sản xuất bằng bất kỳ phương pháp cụ thể nào – dù là AI hay cách khác – chúng tôi chỉ quan tâm đến chất lượng của một website nhất định và sự hữu ích của nó đối với người đọc.”

Trong khi mục tiêu chính của Google dường như là hạ thấp thứ hạng các website sử dụng lại nội dung hay sắp xếp lại những thông tin đã có sẵn trên môi trường trực tuyến nhằm mục đích xếp hạng cao hơn trong trang kết quả tìm kiếm.

Vấn đề là các mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs) như PaLM 2 hay Llama 2, vốn được đào tạo dựa trên khối lượng lớn nội dung được lấy miễn phí từ Internet. Vì vậy, về bản chất, các mô hình AI này đang khéo léo dùng lại những gì đã được xuất bản trước đó. Đó phải là điều mà Google trừng phạt.

Mặc dù vậy, với những gì mà Google đang làm, nó đang được hiểu theo cách ngược lại, Google vẫn ưu tiên cho các nội dung do AI tạo ra miễn là nó “có chất lượng” theo cách hiểu của các thuật toán của Google.

Theo quan điểm của MarketingTrips, rõ ràng là Google vẫn đang sử dụng “chiến lược nước đôi”, một mặt, Google nói rằng nội dung AI vẫn ổn, nhưng mặt khác, lại ưu tiên các nội dung hữu ích và nội dung gốc đồng thời khuyến cáo các website sử dụng các công cụ AI để viết nội dung SEO.

Phát hiện ra các nội dung AI là không thể.

Với những gì đang diễn ra, một vấn đề đối với cả người dùng và Google là, công cụ tìm kiếm hiện tại không thể nhận ra sự khác biệt giữa nội dung do máy tạo ra và do con người tạo ra.

Trong khi Google như đã thông báo là sẽ giảm thứ hạng và trừng phạt các nội dung thiếu tính hữu ích hay kém chất lượng, công cụ tìm kiếm lại chưa thể đưa ra các giải pháp cụ thể về cách họ phát hiện và phân biệt các nội dung AI.

Mặc dù lợi ích do các công nghệ AI tạo ra là quá rõ ràng, việc ứng dụng nó ra sao vào các bối cảnh cụ thể vẫn còn là một bài toán khó chưa có lời giải đáp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Co-founder Google Brain: Big Tech đang nói dối về nguy cơ AI xóa sổ loài người vì muốn chiếm lĩnh thị trường

Nhà đồng sáng lập Google Brain Andrew Ng nói rằng các công ty công nghệ lớn (Big Tech) đang nói dối về nguy cơ AI sẽ xóa sổ loài người vì muốn chiếm lĩnh thị trường.

Co-founder Google Brain: Big Tech đang nói dối về nguy cơ AI xóa sổ loài người vì muốn chiếm lĩnh thị trường
Co-founder Google Brain: Big Tech đang nói dối về nguy cơ AI xóa sổ loài người vì muốn chiếm lĩnh thị trường

Theo đó, trong một chia sẻ mới đây từ BI, chuyên gia AI hàng đầu và cũng là người đồng sáng lập Google Brain, Andrew Ng cho biết các công ty công nghệ lớn đang làm dấy lên lo ngại về rủi ro của AI là để chiếm lĩnh thị trường và giảm bớt sự cạnh tranh.

Google Brain là một nhóm nghiên cứu AI chuyên về phương pháp học sâu (deep learning), bộ phận này đã sáp nhập với DeepMind (đã được Google mua lại) vào đầu năm 2023.

Được thành lập vào năm 2011, Google Brain đã kết hợp các nghiên cứu học máy mở với các hệ thống thông tin và tài nguyên điện toán quy mô lớn.

Andrew Ng là giáo sư phụ trợ tại Đại học Stanford, ông cũng là người đã từng dạy Sam Altman, hiện là CEO của OpenAI (ChatGPT).

Ông nói: “Chắc chắn có những công ty công nghệ lớn không muốn phải cố gắng cạnh tranh với các mã nguồn mở khác, vì vậy họ đang tạo ra những nỗi sợ hãi về AI, dấy lên lo ngại rằng AI sẽ xâm chiếm con người.”

Vào tháng 5, các chuyên gia và CEO về AI đã ký một tuyên bố từ Trung tâm An toàn AI trong đó so sánh những rủi ro do AI gây ra với chiến tranh hạt nhân và cả đại dịch.

CEO OpenAI Sam Altman, CEO DeepMind Demis Hassabis và CEO Anthropic Dario Amodei (mới đây đã được Google đầu tư 2 tỷ USD) đều ghi tên mình vào tuyên bố công khai.

Trong khi các chính phủ trên khắp thế giới cũng đang tìm cách quản lý AI, với lý do lo ngại về sự an toàn, khả năng mất việc làm và thậm chí là nguy cơ tuyệt chủng của loài người.

Ông Ng cho biết ý tưởng rằng AI có thể xóa sổ loài người có thể dẫn đến việc các đề xuất về yêu cầu được cấp phép cho AI sẽ được chấp thuận, và điều này có nguy cơ làm phá hủy sự đổi mới. Ông nói thêm rằng bất kỳ quy định nào về AI cũng phải được xây dựng một cách chu đáo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Google đầu tư 2 tỷ USD vào đối thủ của OpenAI (ChatGPT)

Theo CNBC, công ty startup trí tuệ nhân tạo (AI) Anthropic cho biết Google đã đầu tư ban đầu 500 triệu USD và sẽ bổ sung 1,5 tỷ USD trong tương lai.

Google đầu tư 2 tỷ USD vào đối thủ của OpenAI
Google đầu tư 2 tỷ USD vào đối thủ của OpenAI

Công ty được thành lập vào năm 2021 bởi hai cựu lãnh đạo OpenAI, Dario Amodei và em gái ông – Daniela Amodei. Nhiều cựu nhân viên nghiên cứu của OpenAI cũng tham gia vào nhóm sáng lập của Anthropic.

Đầu năm 2023, Anthropic được định giá 4,1 tỉ USD. Vào tháng 4, Google từng đầu tư 300 triệu USD vào Anthropic và nắm giữ 10% cổ phần.

Anthropic là công ty đứng sau Claude 2, chatbot đối thủ của ChatGPT. Claude 2 có khả năng tóm tắt văn bản lên tới khoảng 75.000 từ, bằng độ dài của một cuốn sách.

Người dùng có thể nhập các tập dữ liệu lớn và yêu cầu chatbot tóm tắt nội dung dưới dạng bản ghi nhớ, thư hoặc câu chuyện. Trong khi đó, ChatGPT chỉ có thể xử lý khoảng 3.000 từ.

Vào tháng 7, Daniela Amodei cho biết Anthropic đã dành ít nhất 2 tháng để phát triển chatbot mới nhất, công ty có một nhóm nhân viên từ 30 – 35 người đang làm việc trực tiếp trên mô hình AI và có tổng cộng 150 người hỗ trợ.

Theo nghiên cứu của nền tảng giám sát máy học (machine learning) Arthur AI, Claude 2 là chatbot đáng tin cậy nhất về mặt tự nhận thức, nghĩa là khả năng đánh giá chính xác những gì nó biết và không biết. Ngoài ra, Claude 2 chỉ trả lời những câu hỏi mà nó có dữ liệu đào tạo.

Anthropic cũng nằm trong 4 công ty được mời tham dự cuộc họp tại Nhà Trắng để thảo luận về việc phát triển AI có trách nhiệm với Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris. Tiếp đó, Anthropic huy động được 450 triệu USD vào tháng 5.

Trước đó, Amazon cũng đầu tư 4 tỉ USD vào Anthropic để cạnh tranh phát triển AI. Số tiền đầu tư ngày càng tăng cho thấy các công ty điện toán đám mây đang nỗ lực đảm bảo mối quan hệ hợp tác với những công ty startup AI trong bối cảnh AI là xu hướng mới của ngành công nghệ.

Theo một số chuyên gia, trong tương lai, các công ty AI sẽ là nhóm khách hàng quan trọng của những “ông lớn” điện toán đám mây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Google đang tìm cách thêm quảng cáo vào công cụ tìm kiếm bằng AI

Google xác nhận rằng nền tảng đang khám phá các định dạng quảng cáo khác nhau trong phần kết quả tìm kiếm của công cụ tìm kiếm bằng Generative AI (SGE).

Google đang tìm cách thêm quảng cáo vào công cụ tìm kiếm bằng AI
Google đang tìm cách thêm quảng cáo vào công cụ tìm kiếm bằng AI

Trong một thông báo mới đây, Google đã xác nhận rằng nền tảng đang phát triển các định dạng quảng cáo khác nhau để sớm đưa vào phần kết quả tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm bằng AI.

Trong khi doanh thu của Google phần lớn đến từ quảng cáo, việc Google gấp rút quá trình này cũng là điều khá dễ hiểu.

Trong báo cáo thu nhập quý 3 năm 2023 được công bố mới đây, CEO Alphabet và Google Sundar Pichai cho biết nền tảng có kế hoạch thử nghiệm các định dạng quảng cáo tự nhiên (Native Ads) vốn phù hợp với trải nghiệm tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm (SGE).

Google bắt đầu giới thiệu về trải nghiệm tìm kiếm dựa trên AI trong Google I/O, một hội nghị dành riêng cho các nhà phát triển của Google diễn ra vào tháng 5 mới đây.

Để có thể hình dung rõ hơn về cách Google sẽ hiển thị quảng cáo, bên dưới là hình ảnh ví dụ cụ thể. Theo đó, thẻ ‘Sponsored” là cách để Google phân biệt các nội dung quảng cáo với các nội dung tự nhiên khác.

Theo báo cáo mới đây, doanh thu của Google 76,69 tỷ USD trong quý 3 năm 2023, tương ứng với mức tăng trưởng 11% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động kinh doanh quảng cáo chiếm 59,65 tỷ USD doanh thu (tương đương hơn 70% tổng doanh thu) và Cloud mang về 8,41 tỷ USD.

Google cho biết mọi người đang xem Shorts hơn 70 tỷ lượt mỗi ngày – tăng từ mức 50 tỷ lượt xem hàng ngày được công bố trước đó vào tháng 2. Trong thu nhập quý 2 năm 2023, Google cho biết có hơn 2 tỷ người đăng nhập hàng tháng vào Shorts.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips