Skip to main content

Thẻ: Mark Zuckerberg

CEO Meta lại quay lại vị trí Top 4 CEO công nghệ giàu nhất thế giới

Với khối tài sản 141 tỷ USD, CEO Meta Mark Zuckerberg hiện giàu thứ năm thế giới và giàu thứ tư nếu chỉ tính riêng CEO công nghệ.

Theo bảng xếp hạng Bloomberg Billionaires Index, kết quả này là nhờ màn lội ngược dòng của CEO Meta năm 2023, khi ông quyết tâm cắt giảm nhân sự và tối ưu hóa chi tiêu, hướng tới “năm hiệu quả” tại Meta. Công ty cũng khởi sắc và cán mốc vốn hóa nghìn tỷ USD.

Tháng 9/2022, Zuckerberg rời khỏi danh sách 10 người giàu nhất thế giới sau khi công ty sở hữu Facebook quyết theo đuổi tham vọng vũ trụ ảo metaverse nhưng không thành công, kéo theo khoản lỗ hàng chục tỷ USD. Khối tài sản của Mark Zuckerberg giảm hơn trăm tỷ USD, từ 142 tỷ USD năm 2021 xuống chỉ còn 38,1 tỷ USD một năm sau đó.

Sau thời gian này, CEO Meta quyết định làm điều gì đó khác biệt. Theo Forbes, ông không đưa ra những lời xin lỗi nửa vời như trước. Thay vào đó, ông chuyển hướng. Việc đầu tiên là sa thải hơn 21.000 nhân viên vào cuối 2022 và đầu 2023.

Những tháng gần đây, CEO Zuckerberg tập trung vào AI, tuyên bố mua hơn 350.000 card đồ họa, tương đương chục tỷ USD, để xây dựng hệ thống đào tạo mô hình ngôn ngữ lớn. Ông khẳng định vẫn theo đuổi metaverse, nhưng tinh chỉnh để mọi thứ hợp thời hơn bằng cách tích hợp thêm AI.

Những thay đổi của CEO Meta sau năm 2022 được giới đầu tư đón nhận tích cực. Trên thị trường chứng khoán, vốn hóa công ty hiện đạt 1.000 tỷ USD, chỉ kém mức 1.100 tỷ USD vào tháng 9/2021.

Cổ phiếu công ty cũng tăng 200% so với cùng kỳ năm ngoái. Các cổ đông đang lạc quan khi Meta tìm cách củng cố vị thế của mình như một người khai phá mạnh mẽ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.

Meta dự kiến báo cáo tài chính quý IV/2023 vào ngày 1/2 tới đây.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Top các tỷ phú kiếm được nhiều tiền nhất năm 2023 (và nguồn tài sản đi kèm)

Elon Musk có màn lội ngược dòng ấn tượng khi kiếm hơn 100 tỷ USD năm nay, sau năm 2022 mất tiền nhiều nhất thế giới.

Với giới siêu giàu, 2023 là năm kiếm bộn. Khi thị trường chứng khoán toàn cầu tăng tốc, hơn nửa số tỷ phú toàn cầu năm nay có tài sản tăng so với đầu năm.

Thống kê của Forbes cho thấy tổng tài sản của 10 tỷ phú kiếm bộn nhất năm nay tăng 490 tỷ USD, tính đến ngày 15/12. Trong đó, 7 người là đại diện của ngành công nghệ. Elon Musk bắt đầu năm nay với vị trí giàu thứ hai thế giới, do mất nhiều tiền nhất năm 2022. Nhưng năm nay, ông quay trở lại vị trí đầu tiên với tài sản tăng 108 tỷ USD – cũng là nhiều nhất thế giới.

1. Elon Musk

Nguồn tài sản: Tesla, SpaceX

Tài sản: 254,9 tỷ USD

Tăng: 108,4 tỷ USD

Năm nay, Musk chủ yếu dành thời gian cho X (trước đây là Twitter). Tuy nhiên, tài sản của ông vẫn tăng mạnh nhất thế giới, nhờ Tesla và SpaceX. Cổ phiếu hãng xe điện Tesla đã tăng hơn 100% từ đầu năm. Công ty hàng không vũ trụ SpaceX cũng được định giá tới 150 tỷ USD hồi tháng 7, nhờ hàng chục vụ phóng tên lửa thành công trong năm nay.

2. Mark Zuckerberg

Nguồn tài sản: Facebook

Tài sản: 118,6 tỷ USD

Tăng: 74,8 tỷ USD

Năm 2022 rất khó khăn với Zuckerberg, với giá cổ phiếu giảm, lợi nhuận giảm và các đợt sa thải quy mô lớn. Tuy nhiên, năm nay, anh có thêm gần 75 tỷ USD tài sản, nhờ Meta ăn nên làm ra. Cổ phiếu công ty mẹ Facebook đã tăng 178% từ đầu năm, trên đà ghi nhận năm tốt nhất đến nay.

3. Jeff Bezos

Nguồn tài sản: Amazon

Tài sản: 172,3 tỷ USD

Tăng: 65 tỷ USD

Cổ phiếu Amazon năm nay đã tăng gần 80%. Việc này giúp tài sản của nhà sáng lập Amazon tăng 65 tỷ USD. Amazon xuất phát điểm là website bán sách. Sau đó, họ dần mở rộng sang mọi ngành hàng, tạo ra hệ thống logistics trải khắp toàn cầu và trở thành gã khổng lồ về công nghệ, như điện toán đám mây.

4. Prajogo Pangestu

Nguồn tài sản: đa ngành

Tài sản: 52,8 tỷ USD

Tăng: 47,9 tỷ USD

Tỷ phú Indonesia có khối tài sản lớn nhờ ngành gỗ và hóa dầu. Năm nay, ông đã niêm yết hai công ty lên sàn chứng khoán Indonesia, một về khai mỏ và một về năng lượng tái tạo. Cổ phiếu hai doanh nghiệp này đều đã tăng hơn 200%.

5. Larry Page

Nguồn tài sản: Google

Tài sản: 111,7 tỷ USD

Tăng: 34,4 tỷ USD

Cổ phiếu Alphabet – công ty mẹ Google – đã tăng 50% năm nay, do nhà đầu tư kỳ vọng vào phần mềm Gemini AI của họ năm 2024. Hồi tháng 3, Alphabet cũng đã ra mắt chatbot AI Bard. Page và Sergey Brin là hai nhà đồng sáng lập Google năm 1998. Doanh thu quảng cáo của Google cũng tăng đáng kể trong năm này.

6. Amancio Ortega

Nguồn tài sản: Zara

Tài sản: 97,4 tỷ USD

Tăng: 33,2 tỷ USD

Cổ phiếu hãng thời trang nhanh Tây Ban Nha Inditex – công ty mẹ Zara – đã tăng 57% năm nay lên mức kỷ lục mới. Nguyên nhân là nhu cầu sản phẩm tăng mạnh và Inditex đạt lợi nhuận kỷ lục. Đây là tin tốt với Ortega – người nắm 60% cổ phần công ty. Năm ngoái, ông đã nhường chức Chủ tịch Inditex cho con gái là Marta Ortega Perez.

7. Sergey Brin

Nguồn tài sản: Google

Tài sản: 107,3 tỷ USD

Tăng: 33 tỷ USD

Brin và Page đều rút khỏi việc điều hành Google từ năm 2019. Nhưng năm nay, Brin đã quay trở lại để thực hiện nhiệm vụ mới trong mảng AI của công ty. Tài sản của ông cũng tăng mạnh nhờ cổ phiếu Alphabet.

8. Steve Ballmer

Nguồn tài sản: Microsoft

Tài sản: 110,9 tỷ USD

Tăng: 32,4 tỷ USD

Năm nay là năm đầu tư hiệu quả của Ballmer. Đội bóng rổ Los Angeles Clippers của ông được định giá cao hơn 19% so với năm ngoái. Microsoft – nơi ông từng làm CEO – cũng ghi nhận mức tăng cổ phiếu 55%, nhờ khoản đầu tư vào OpenAI – công ty tạo ra ChatGPT.

9. Larry Ellison

Nguồn tài sản: Oracle

Tài sản: 133,2 tỷ USD

Tăng: 30,8 tỷ USD

Nhờ AI tạo sinh, nhu cầu dịch vụ trung tâm dữ liệu cũng tăng vọt, kéo cổ phiếu gã khổng lồ phần mềm Oracle lên cao. Năm nay, mã này đã tăng 26%, giúp nhà sáng lập Ellison có thêm hơn 30 tỷ USD.

10. Jensen Huang

Nguồn tài sản: Nvidia

Tài sản: 43,6 tỷ USD

Tăng: 29,8 tỷ USD

Dù vậy, không ai hưởng lợi từ làn sóng AI nhiều hơn Jensen Huang – đồng sáng lập kiêm CEO hãng chip Nvidia. Các loại chip AI đã giúp cổ phiếu Nvidia tăng hơn 230% năm nay. Vốn hóa hãng này nhờ đó lên 1.200 tỷ USD, đưa Huang vào top 20 người giàu nhất Mỹ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Chiến lược của Mark Zuckerberg giúp Meta thay đổi tình thế trong năm 2023

Giá cổ phiếu Meta đã tăng 186% tính từ đầu năm 2023. Sự thay đổi lớn trong chiến lược của CEO Mark Zuckerberg và nỗ lực cắt giảm chi phí là các yếu tố chủ chốt giúp công ty này thay đổi tình thế trong năm 2023.

Chiến lược của Mark Zuckerberg giúp Meta thay đổi tình thế trong năm 2023
Chiến lược của Mark Zuckerberg giúp Meta thay đổi tình thế trong năm 2023

Những thay đổi lớn.

Vào thời điểm này năm ngoái, Meta đang chới với trong một cuộc khủng hoảng về lòng tin. Doanh số của công ty sụt giảm, TikTok trỗi dậy, ván cược lớn của CEO Mark Zuckerberg vào metaverse trông giống như hố đen nuốt tiền. Nhưng trong năm 2023, Phố Wall có cái nhìn rất khác về Meta.

Tính từ đầu năm đến hết phiên 18/12, giá cổ phiếu Meta đã tăng hơn 186%, trên đà ghi nhận năm tích cực nhất trong lịch sử công ty. Mức giá hiện tại của Meta là 344,6 USD/cp, chỉ còn cách 9% so với kỷ lục thiết lập hồi tháng 9/2021. Trong chỉ số S&P 500, nhà sản xuất chip Nvidia là cổ phiếu duy nhất có năm 2023 thành công hơn Meta với mức tăng 235% tính từ đầu năm.

Cuộc phục hồi ngoạn mục của Meta chứng minh Mark Zuckerberg đã thành công trong việc biến 2023 thành “năm của hiệu quả” sau khi giá cổ phiếu lao dốc 64% trong năm 2022. Ưu tiên hàng đầu của Mark Zuckerberg là cắt giảm chi phí và trong vòng 12 tháng, công ty mẹ của Facebook đã sa thải hơn 20.000 nhân viên.

Vị CEO cũng thừa nhận rằng môi trường kinh tế thách thức, cạnh tranh gia tăng và hoạt động quảng cáo đi xuống “đã khiến doanh thu đạt được trong thực tế thấp hơn nhiều kỳ vọng”.

Năm ngoái, Meta có ba quý liên tiếp ghi nhận doanh thu giảm. Năm nay, gã khổng lồ công nghệ đã tìm lại được đà tăng trưởng. Đến quý III, công ty ghi nhận tốc độ tăng trưởng doanh thu 23% so với cùng kỳ, mức tăng mạnh nhất trong hai năm. Kết quả này đạt được là nhờ mảng quảng cáo kỹ thuật số phục hồi và thị phần của công ty tăng lên so với các đối thủ Alphabet và Snap.

Theo ông Jake Dollarhide, CEO Longbow Asset Management, chất xúc tác lớn nhất của Meta là việc Mark Zuckerberg “thay đổi thái độ” và chấp nhận lắng nghe nỗi lo của cổ đông thay vì gạt bỏ chúng để vận hành công ty theo ý thích như trong năm 2022.

CEO Meta vẫn coi metaverse là tương lai của công ty và tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào vũ trụ ảo này. Tuy nhiên, ông đã điều chỉnh hoạt động kinh doanh, tập trung vào những gì thực sự quan trọng ngay lúc này – quảng cáo (Advertising) – và phản ứng với những lo ngại của nhà đầu tư về chi phí vượt ngoài tầm kiểm soát.

Quá trình chuyển mình

Vào năm 2021, Apple đã cập nhật hệ điều hành iOS theo hướng giới hạn khả năng theo dõi người dùng của các nhà phát triển ứng dụng. Bản cập nhật này giáng đòn đau vào hoạt động kinh doanh quảng cáo của Facebook và khiến đại gia công nghệ mất hàng tỷ USD doanh thu.

Meta nhanh chóng lao vào nghiên cứu để thay đổi công nghệ quảng cáo bằng khoản đầu tư lớn vào trí tuệ nhân tạo (AI). Trong quý gần nhất, công ty báo cáo tốc độ tăng trưởng doanh thu lớn hơn nhiều Google hay Snap.

Trung Quốc là một phần quan trọng của câu chuyện. Các doanh nghiệp Trung Quốc đang mạnh tay chi tiền trên Facebook và Instagram để phát quảng cáo có mục tiêu tới hàng tỷ người dùng mạng xã hội của Meta trên khắp thế giới.

Ngoài sự thay đổi của Apple thì trong năm 2022, Meta cũng bị ảnh hưởng bởi sự trỗi dậy nhanh chóng của TikTok và sự quay lưng của các nhà đầu tư đối với cổ phiếu công nghệ do lãi suất và lạm phát  tăng cao. Cùng lúc đó, ván cược lớn của Meta vào metaverse tiếp tục gây ra các khoản lỗ hàng tỷ USD.

Đến tháng 10/2022, CEO Brad Gerstner của Altimeter Capital đã viết thư ngỏ tới Meta và Mark Zuckerberg, kêu gọi công ty “trở nên tinh gọn và tập trung” bằng cách cắt giảm nhân sự và giảm đầu tư vào metaverse.

Vài tuần sau lá thư của Altimeter, Mark Zuckerberg thông báo đợt sa thải đầu tiên ảnh hưởng đến 25% nhân sự của công ty. Mark Zuckerberg thừa nhận ông đã tính toán sai diễn biến sau khi nền kinh tế mở cửa trở lại. Tính từ đó đến nay, Meta đã tiến hành tổng cộng ba đợt cắt giảm nhân sự quy mô lớn.

Thách thức phía trước

Đợt sa thải đầu tiên vào năm 2022 đã giúp giá cổ phiếu Meta bắt đầu phục hồi. Đến tháng 2/2023, Meta hạ ước tính chi phí cho cả năm 2023 xuống khoảng 89 – 95 tỷ USD, thấp hơn ước tính trước đó là 94 – 100 tỷ USD. Giá Meta nhảy vọt 76% trong quý đầu năm. Chi phí thực tế của Meta có vẻ sẽ còn thấp hơn ước tính mới. Trong tháng 10, Meta cho biết tổng chi phí của năm 2023 sẽ nằm trong khoảng 87 – 89 tỷ USD.

Nhưng cho tới nay, Mark Zuckerberg vẫn tránh cắt giảm nhân lực của Reality Labs, bộ phận phát triển phần cứng và phần mềm dành cho metaverse. Tờ CNBC cho hay đơn vị này lỗ 3,7 tỷ USD trong quý III và hơn 11 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm.

Bất chấp thành tích mạnh mẽ của Meta trong năm 2023, nhà phân tích Laura Martin của công ty quản lý tài sản Needham vẫn có những mối lo ngại. Theo bà, Meta vẫn còn phải đối mặt với những vấn đề mang tính sống còn trong năm 2024.

Do không kiểm soát được các nền tảng riêng như iOS của Apple hay Android của Google, Meta luôn phải chịu rủi ro từ những thay đổi chính sách lớn của hai ông lớn công nghệ này.

Sau thử thách với bản cập nhật iOS, giờ đây Meta phải đương đầu với kế hoạch sắp tới của Google là loại bỏ dần cookies của bên thứ ba vào năm 2024. Rất có thể sự thay đổi này sẽ có tác động tiêu cực tới mảng kinh doanh quảng cáo trực tuyến (Digital Ads) của Meta tương tự như động thái của Apple.

Meta cũng gặp rắc rối về các influencer. Nhiều nhà sáng tạo nội dung nổi tiếng đang tập trung hoạt động trên mạng xã hội TikTok và YouTube nhằm phục vụ đối tượng khán giả trẻ hơn. Một nghiên cứu gần đây của Pew Research Center cho thấy gần 1 trong 5 thanh thiếu niên nói rằng họ sử dụng hai ứng dụng phát video đó “gần như liên tục”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Những tỷ phú công nghệ Mỹ giàu nhất năm 2023

Trí tuệ nhân tạo (AI) và nỗ lực cắt giảm chi phí đã giúp khối tài sản công nghệ tăng thêm 300 tỷ USD. Nổi bật nhất danh sách là CEO Jensen Huang của Nvidia, đã kiếm được tổng cộng 155 tỷ USD.

Những tỷ phú công nghệ Mỹ giàu nhất năm 2023
Những tỷ phú công nghệ Mỹ giàu nhất năm 2023

Về tổng thể, nếu như 2022 là năm mất mát nhiều nhất của các các tỷ phú công nghệ giàu nhất nước Mỹ, tổng tài sản bốc hơi khoảng 315 tỷ USD khi lãi suất tăng vọt và thị trường trở nên tiêu cực, 2023 là năm dường như đã giành lại được tất cả.

Ngoài khoản tài sản tăng thêm hơn 300 tỷ USD tính từ năm 2022 đến nay (chủ yếu là nhờ vào làn sóng trí tuệ nhân tạo), có hơn 3/4 trong số các tỷ phú giàu hơn so với năm 2022 bao gồm cả CEO của Meta (Facebook, Instagram…).

Người nổi bật nhất trong số các tỷ phú năm nay là CEO của Nvidia, Jensen Huang. Nhờ vào AI, giá cổ phiếu của gã khổng lồ về chip đồ họa đã tăng 234% kể từ khoảng tháng 10 năm 2022 – đẩy Nvidia vượt qua mức vốn hóa thị trường nghìn tỷ đô la đầu tiên vào tháng 6.

Dưới đây là 10 tỷ phú công nghệ có giá trị tài sản ròng ước tính tăng nhiều nhất trong năm 2023 (USD).

Larry Ellison.

Giá trị ròng: 158 tỷ USD | Thay đổi so với năm 2022: +57 tỷ USD | Nguồn tài sản: Oracle

Mark Zuckerberg.

Giá trị ròng: 106 tỷ USD | Thay đổi so với năm 2022: +48,3 tỷ USD | Nguồn tài sản: Meta (sở hữu Facebook, Instagram, WhatsApp, Threads…)

Jensen Huang.

Giá trị ròng: 40,7 tỷ USD | Thay đổi so với năm 2022: +27,8 tỷ USD | Nguồn tài sản: Nvidia

Michael Dell.

Giá trị ròng: 71,5 tỷ USD | Thay đổi so với năm 2022: +21,5 tỷ USD | Nguồn tài sản: Dell Technologies (Dell).

Larry Page.

Giá trị ròng: 114 tỷ USD | Thay đổi so với năm 2022: +21 tỷ USD | Nguồn tài sản: Google

Steve Ballmer.

Giá trị ròng: 101 tỷ USD | Thay đổi so với năm 2022: +18 tỷ USD | Nguồn tài sản: Microsoft

Jeff Bezos.

Giá trị ròng: 161 tỷ USD | Thay đổi so với năm 2022: +10 tỷ USD | Nguồn tài sản: Amazon

Rick Cohen và gia đình.

Giá trị ròng: 16,2 tỷ USD | Thay đổi so với năm 2022: +8,6 tỷ USD | Nguồn tài sản: C&S Wholesale Grocers

Bill Gates.

Giá trị ròng: 111 tỷ USD | Thay đổi so với năm 2022: +5 tỷ USD | Nguồn tài sản: Microsoft

Cũng giống như nhiều tỷ phú công nghệ khác, Bill Gates đang tập trung toàn lực vào AI, ông gọi công nghệ này là “cuộc cách mạng giống như điện thoại di động và internet”.

Vào tháng 6, Bill Gates đã tham gia vòng tài trợ trị giá 1,3 tỷ USD cho công ty khởi nghiệp chatbot AI Inflection.ai. Cá nhân ông cũng đã đầu tư cùng với Microsoft, bao gồm cả khoản đầu tư vào OpenAI (sở hữu ChatGPT). Giá cổ phiếu của Microsoft tăng 31% trong năm qua.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Mark Zuckerberg trỗi dậy với hình ảnh của phiên bản 3.0

Đầu tháng 7, CEO Meta hé lộ “sản phẩm” được đánh giá là quan trọng nhất trong lịch sử công ty: Mark Zuckerberg phiên bản mới.

Mark Zuckerberg trỗi dậy với hình ảnh của phiên bản 3.0
Mark Zuckerberg trỗi dậy với hình ảnh của phiên bản 3.0

Vài tuần qua trên Instagram, Zuckerberg bắt đầu khoe hình ảnh mới mẻ: thân hình sáu múi, lên đai xanh môn Jiu-jitsu và đã đồng ý đấu tay đôi trong lồng sắt với Elon Musk. Tỷ phú 39 tuổi nhiều lần kể chuyện rèn luyện thể lực, nói bị đánh rất nhiều, nhưng cũng gây áp lực cho đối thủ trên thảm đấu.

Trong công việc, ông cũng khiến đối thủ dè chừng khi tung ra Threads – bản sao của Twitter giữa lúc mạng xã hội của Musk đang bị xáo trộn.

Ông cũng tỏ ra không khoan nhượng với công ty mình khi sẵn sàng sa thải hàng chục nghìn người một cách lạnh lùng và có tính toán.

“Nhìn từ bên ngoài, sự biến đổi này giống như một thứ gì đó bước ra từ trong truyện”, Business Insider dẫn nhận xét từ hàng chục cựu nhân viên Meta. “Sự lột xác về mặt cá nhân của Zuckerberg cho thấy phản ứng sống còn của ông đối với giai đoạn hỗn loạn nhất trong lịch sử 20 năm Facebook“.

Khi Mark Zuckerberg sợ hãi.

Trong giai đoạn đổi tên từ Facebook sang Meta, công ty của Zuckerberg liên tiếp vấn đề. Tham vọng vũ trụ ảo metaverse cuốn bay của mạng xã hội ít nhất 40 tỷ USD và chưa có dấu hiệu dừng lại. Từng là công ty yêu thích của phố Wall, giá trị Meta sụt 700 tỷ USD chỉ từ mùa thu 2021 đến cuối 2022.

“Ông ấy đang sợ hãi”, một nguồn tin nội bộ Meta nói. “Ông ấy coi bản thân như một vấn đề bị mã hóa cần được giải quyết, bằng cách đưa vào tính cách mới dựa trên kiểu lãnh đạo mà ông tin công ty cần phải có để tồn tại”.

Nguồn tin cho biết trong lần thay đổi này, Zuckerberg đã tự mô phỏng mình theo kiểu CEO đặc trưng ở phố Wall hơn là Thung lũng Silicon: một người biết lắng nghe lời khuyên từ các chuyên gia tư vấn quản lý, ủng hộ sa thải hơn nghe “tâm tư” của nhân viên và đặt hiệu quả lên hàng đầu.

“Nhân viên bắt đầu gọi ông ấy là McKinsey Zuck”, người này nói, đề cập đến công ty tư vấn McKinsey.

Một năm trước, Zuckerberg từng thừa nhận ông “như bị đấm vào bụng” khi thức dậy mỗi sáng. Nhưng sau đó, những cú đấm đã luyện được trên cả võ đài lẫn từ bên ngoài đang có tác động lớn đến không chỉ công ty ông, mà còn đối với bối cảnh rộng lớn hơn trong lĩnh vực công nghệ. “Ông ấy đang bật chế độ thời chiến – chế độ cứu công ty”, một cựu nhân viên cấp cao của Meta cho hay.

Những phiên bản của Mark Zuckerberg.

Zuckerberg từ lâu khẳng định ông luôn là chính mình. “Mỗi người có một bản tính”, ông nói vào năm 2009, vài năm sau khi rời Đại học Harvard. “Nếu bạn bè, đồng nghiệp và người khác nhìn vào bạn và nhận thấy hình ảnh khác, mọi thứ có lẽ kết thúc khá nhanh. Người có từ hai bản tính là một ví dụ về sự thiếu chính trực”.

Nhưng thực tế, Zuckerberg được cho là đã có ít nhất ba lần thay đổi. Phiên bản đầu tiên là “Harvard Zuck” – một sinh viên trẻ mặc áo hoodie được cộng đồng thần tượng khi đồng sáng lập Facebook năm 2004 trong ký túc xá vào năm hai đại học.

“Harvard Zuck” là gã mọt sách thuần túy nhưng đầy nhiệt huyết và sự táo bạo. Ông thậm chí tuyên bố “người trẻ ngày càng thông minh”, viết trên danh thiếp “I’m CEO… bitch”.

Sau này, CEO Meta mô tả giai đoạn đó là “di chuyển nhanh và phá vỡ mọi thứ”. Suốt giai đoạn này, sự nhiệt huyết là thứ mà “Harvard Zuck” có được, dù thời gian sau đó có một số cập nhật nhỏ cho tính cách của mình.

Từ 2009, ông bắt đầu đeo cà vạt, mặc áo vest đi làm thay vì chỉ áo phông như trước. Khi đó, ông giải thích mình đã trở nên nghiêm túc. “Bản nâng cấp đầy đủ” có tên “Silicon Valley Zuck” ra mắt vào 2012. Ngày 18/5 năm đó, Facebook thực hiện IPO. Một ngày sau, Zuckerberg kết hôn với người bạn gái lâu năm Priscilla Chan.

Phong cách của Zuckerberg thay đổi. Ông tự tay giết dê làm món ăn khi nhà đồng sáng lập Twitter Jack Dorsey tới chơi. Ông không ngừng thâu tóm các đối thủ tiềm năng nhưng cũng thách thức bản thân gặp gỡ một người mới và viết những lời cảm ơn mỗi ngày.

Năm 2014, Zuckerberg tuyên bố thay đổi phương châm từ “di chuyển nhanh và phá vỡ mọi thứ” thành “di chuyển nhanh dựa trên sự chắc chắn, ổn định”.

“Silicon Valley Zuck là một người chồng và người cha có di sản phải xây dựng và bảo vệ bằng mọi giá”, Business Insider bình luận.

Nỗ lực của ông chủ Facebook giai đoạn này khiến nhiều người thậm chí nghĩ ông sẽ nghiêm túc tranh cử Tổng thống Mỹ.

Thế nhưng, đây cũng là khi mạng xã hội vấp phải hàng loạt rắc rối: thông tin sai lệch, thu thập và sử dụng dữ liệu trái phép với đỉnh điểm là bê bối Cambridge Analytica buộc ông phải điều trần trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ năm 2018.

Nhưng trong giai đoạn từ 2012 đến 2021, “Silicon Valley Zuck” vẫn giúp giá trị Facebook đi từ 100 tỷ USD lên 1.000 tỷ USD, còn số người dùng hàng tháng trên toàn bộ nền tảng đã tăng từ 1 tỷ lên 3,5 tỷ.

Tháng 4/2021, Apple cập nhật iOS 14.5, cho phép người dùng ngăn các ứng dụng như Facebook, Instagram và WhatsApp theo dõi hoạt động. Tính năng này đánh thẳng vào đế chế kinh doanh của Facebook, vốn thu thập và sử dụng dữ liệu cho quảng cáo cá nhân hóa.

“Tình hình Facebook khi Apple ra chính sách mới tệ hơn những gì có thể tưởng tượng với Zuckerberg”, một cựu nhân viên Meta nói. “Một mối đe dọa hiện hữu nhưng không có cách giải quyết”.

Facebook cố gắng đáp trả bằng chiến thuật: Khi gặp trở ngại, hãy vượt qua nó. Theo một nhân viên cũ, công ty đã nỗ lực củng cố tính năng mua sắm trực tuyến của nền tảng. Trên lý thuyết, nếu người dùng mua sắm trên ứng dụng đủ lâu, một số dữ liệu quan trọng có thể sẽ được cung cấp. Nhưng kế hoạch không thành công.

Ban đầu, Zuckerberg không hoàn toàn nhận rõ nguy cơ, thậm chí phớt lờ cảnh báo của nhân viên. Trong giai đoạn này, ông tiếp tục đổi công ty từ Facebook thành Meta, một phần là để né những bê bối bị cựu nhân viên Frances Haugen phơi bày.

Khi “Silicon Valley Zuck” tập trung vào metaverse từ tháng 9/2021, quy mô công ty tăng vọt từ dưới 50.000 nhân viên đầu 2020 lên gần 90.000 giữa 2022. Một cựu nhân viên nói ông đã tăng ít nhất 10 cấp lên quản lý. “Mọi thứ phình ra rất lớn”, người này nói.

Zuckerberg tiếp tục thúc đẩy tuyển dụng. Nhưng khi công ty đi xuống, các giám đốc giàu kinh nghiệm ồ ạt rời khỏi Meta sau đó, gồm cả Sheryl Sandberg – người ở Facebook 14 năm. “Bà ấy không muốn tham gia vào metaverse”, theo một cựu nhân viên.

Tiếp đó, những người làm việc trên 10 năm khác là giám đốc công nghệ Mike Schroepfer và giám đốc kinh doanh Marne Levine cũng nghỉ việc.

Sự ra đi khiến Zuckerberg nắm quyền kiểm soát mọi ngóc ngách của Meta theo cách vững chắc hơn bao giờ hết, nhưng cũng bị cô lập hơn. “Ông ấy nhận ít thông tin hơn, và cũng không rõ toàn bộ những chuyện đang xảy ra”, theo tiết lộ của một nhân viên.

Ông chủ Meta tiếp tục tự tin rằng hàng tỷ USD mà ông chi cho metaverse là xứng đáng. Ông cũng lặng lẽ thuê Bain & Company nhằm phân tích tài chính công ty – điểm hình thành nên “Zuckerberg thế hệ thứ ba”.

Mark Zuckerberg phiên bản 3.0

Tháng 5/2022, Meta công bố Bain & Company là đối tác, sau đó thông báo đóng băng tuyển dụng. Đến tháng 7, Meta yêu cầu các quản lý lập danh sách xác định những người có thành tích thấp. Tháng 7 năm đó, “McKinsey Zuck” xuất hiện và điều hành công ty theo hướng thực tế hơn dựa trên tình hình hiện có.

“Giờ đây, ông ấy yêu cầu nhân viên cần hoàn thành nhiều việc hơn, còn một số nhóm nhất định sẽ bị thu hẹp”, một cựu giám đốc cấp cao của Meta tiết lộ. Sự thận trọng có tính toán này hoàn toàn trái ngược với “Silicon Valley Zuck” trước đó.

Tháng 11/2022, Zuckerberg thông báo Meta sa thải 11.000 nhân viên, tương đương 13% nhân sự. Tháng 3 năm nay, ông tiếp tục cho thôi việc 10.000 người, đồng thời nhấn mạnh hành động này chưa dừng lại. “Ông ấy không hề lo lắng khi mọi người rời đi”, một cựu nhân viên nói. “Lúc này, Zuckerberg thực sự chỉ nghĩ về Meta trong dài hạn”.

Tháng 6, Meta yêu cầu nhân viên quay lại văn phòng. Một tháng sau, công ty tuyên bố việc thăng tiến giờ sẽ khó khăn hơn. “Tôi không ngạc nhiên khi chứng kiến một cuộc cải tổ giám đốc khác vào cuối năm”, một người nói.

Tập trung vào hiệu quả, “McKinsey Zuck” dần lấy lại thiện cảm từ các cổ đông – yếu tố mà Meta coi trọng nhất – bằng nhiều hành động, như xuất hiện nhiều hơn trên truyền thông, hay gần đây là ra mắt Instagram Threads với tính năng tương tự X. “Ông ấy chọn mục tiêu cụ thể và tập trung vào nó. Đây chính xác là những gì các nhà đầu tư muốn thấy”, nhà phân tích Mark Shmulikcủa của công ty nghiên cứu Bernstein nhận xét.

Cổ phiếu của Meta đã tăng 150% trong hơn nửa năm và tiếp tục đạt mốc mới. Ngay cả những người ủng hộ Zuckerberg ở Phố Wall cũng ngạc nhiên trước tốc độ này.

“Siêu tăng trưởng giờ đã kết thúc. Ông ấy biết mình vẫn cần phát minh lại một số thứ, nhưng theo thứ tự ưu tiên thay vì ồ ạt. Trước đây, tôi không nghĩ ông ấy sẽ làm điều đó”, một nhà đầu tư có cổ phần tại Meta nói.

Một số người thậm chí so sánh hình ảnh mới của Zuckerberg với Augustus – vị hoàng đế La Mã nổi tiếng khôn ngoan không từ thủ đoạn nào để đánh bại kẻ thù của mình.

“Trong hiện thân mới, quyền lực của Zuckerberg tại Meta cũng tuyệt đối như quyền lực của Augustus ở Rome. Từ giờ, dù có làm gì, Zuckerberg đều thể hiện rõ rằng một mình ông ấy xứng đáng nhận được công lao, hoặc bị đổ lỗi”, Business Insider bình luận.

(theo Business Insider)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Bảo Lâm | VnExpress

Phong cách lãnh đạo của Mark Zuckerberg đang trở lại táo bạo như xưa

Thái độ “đắc thắng” của Mark Zuckerberg, CEO Meta, gần đây cho thấy ông đang quay về phong cách quyết liệt và táo bạo như thời mới điều hành Facebook.

Phong cách lãnh đạo của Mark Zuckerberg đang trở lại táo bạo như xưa
Phong cách lãnh đạo của Mark Zuckerberg đang trở lại táo bạo như xưa

Đối với Mark Zuckerberg, sự ra mắt của Instagram Threads đầu tháng 7 đặc biệt quan trọng.

Không chỉ cạnh tranh với Twitter, mạng xã hội này còn là nỗ lực của CEO Meta trong việc khẳng định vai trò lãnh đạo trong bối cảnh Meta ở giai đoạn khó khăn nhất khi tham vọng metaverse thất bại cùng hàng chục nghìn nhân viên bị sa thải.

WSJ dẫn nguồn tin nội bộ cho thấy thái độ đắc thắng bên ngoài của CEO Meta cũng phản ánh bản thân ông phía sau hậu trường: một con người trở nên táo bạo hơn, hành động có chủ ý và đưa ra các quyết định có phần quyết đoán giống như những năm đầu điều hành Facebook.

Xây dựng Instagram Threads trong vài tháng.

Vào tháng 1, dưới sự chỉ đạo của Zuckerberg và người đứng đầu Instagram Adam Mosseri, Meta thành lập Dự án 92 (Project 92). Đây chính là tên mã của Threads, dù ý nghĩa của con số 92 chưa được tiết lộ.

Nhóm nhân viên được cho là đã làm việc cật lực và bí mật. Nhiệm vụ của họ là tạo ra một dịch vụ giống Twitter nhưng vẫn phù hợp với mảng ứng dụng hiện có của Meta, gồm Facebook, Instagram, Messenger và WhatsApp.

Động lực được thúc đẩy một phần sau khi Elon Musk mua lại Twitter giá 44 tỷ USD nhưng liên tục có những quyết định bất ngờ khiến người dùng và nhà quảng cáo rời bỏ nền tảng.

“Bên trong Meta, ý tưởng về một nền tảng có thể cung cấp cho người dùng cách chia sẻ thông tin dạng văn bản ngắn và đa phương tiện bắt đầu nảy sinh, nhất là khi Twitter rơi vào hỗn loạn”, nguồn tin cho hay.

Hầu hết nhân viên không hay biết về sự tồn tại của Dự án 92. Đầu tháng đó, Chris Cox, Giám đốc sản phẩm của Meta, mới hé lộ một phần trong cuộc họp nội bộ.

Ông nói Meta đã tham khảo những người sáng tạo nội dung và người nổi tiếng trên Twitter về những gì họ mong muốn ở nền tảng cũng như suy nghĩ của họ trước các hành động của Musk. Câu trả lời Meta nhận được là muốn Twitter “hoạt động lành mạnh”.

Đội ngũ lãnh đạo gồm Zuckerberg, Mosseri và Cox đã lên kế hoạch ra mắt Dự án 92 cuối tháng 7. Tuy nhiên, ngày 2/7, Elon Musk thông báo giới hạn số tweet một tài khoản có thể đọc mỗi ngày. Meta lập tức hành động. Ngày 3/7, Threads được đưa lên cửa hàng ứng dụng Apple và ngày 5/7 chính thức trình làng.

Năm ngày sau, ứng dụng cán mốc 100 triệu người dùng, tốc độ nhanh nhất được ghi nhận trong lịch sử Internet, xô đổ kỷ lục trước đó của ChatGPT là 2 tháng.

“Threads đã ra mắt đúng thời điểm. Đó là sự thúc đẩy tinh thần rất cần thiết cho công ty”, Sam Saliba, người từng là trưởng nhóm tiếp thị thương hiệu toàn cầu tại Instagram, nhận định

Sự trở về của “Mark Zuckerberg ngày xưa”.

Khi Dự án 92 được tiến hành, Zuckerberg đang phải đối mặt với những thách thức trong hoạt động kinh doanh của Meta. Doanh thu quý I/2023 tăng trưởng nhẹ, nhưng lợi nhuận tiếp tục giảm.

Threads chỉ mất sáu tháng hoàn thành. Tốc độ này gợi nhớ đến phong cách “di chuyển nhanh và phá vỡ mọi thứ” trước đây của Facebook. Hiện còn quá sớm để khẳng định Threads có thể trở thành Facebook thứ hai, nhưng thành công ban đầu của nó đang giúp che lấp một phần sai lầm của CEO Meta thời gian qua.

Hai năm qua, Mark Zuckerberg gần như thất bại với tham vọng metaverse, còn doanh thu từ quảng cáo trên các nền tảng của công ty cũng không mấy tích cực. Trong khi đó, họ gần như không được nhắc đến trong cuộc đua AI tổng quát mới.

Đây được xem là những lý do chính khiến Meta cắt giảm hơn 21.000 nhân viên chỉ trong vài tháng. Đầu tháng 6, công ty ra mắt kính thông minh Meta Quest 3, nhưng nhanh chóng bị lu mờ trước đối thủ Vision Pro từ Apple.

Với đời sống cá nhân, hình ảnh Zuckerberg cũng trở nên tích cực hơn trong mắt người dùng. Ông thường xuyên đăng ảnh gia đình, tham gia các cuộc đấu võ Ju-jitsu và đạt huy chương. Tháng trước, ông chấp nhận lời thách đấu trong lồng sắt của Musk.

Business Insider ước tính Threads có thể tạo doanh thu 5 tỷ USD khi được Meta khai thác thương mại. Con số này không đáng kể nếu so với mức 113,6 tỷ USD doanh thu quảng cáo của công ty năm 2022.

Tuy nhiên, theo Justin Patterson, nhà phân tích truyền thông kỹ thuật số của KeyBanc Capital Markets, do tập trung ban đầu vào trải nghiệm người dùng, việc tạo doanh thu của Threads “có thể không quan trọng” trong thời gian tới.

Điều quan trọng là Threads cho thấy sự năng nổ trở lại của Zuckerberg. “Thành công mang lại cho Zuckerberg tiếng nói nhiều hơn trong giới công nghệ, như cách ông thể hiện hình ảnh chiến thắng sau mỗi trận đấu võ Ju-jitsu”, WSJ bình luận.

“Nó cũng thể hiện tầm nhìn chiến lược của ông vẫn còn rất hiệu quả, là lời đáp trả cho những người đã yêu cầu ông từ chức trước đó”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Nhóm tỷ phú giàu nhất thế giới kiếm 852 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2023

Mỗi thành viên của xếp hạng tỷ phú Bloomberg Billionaires Index đạt mức tăng trưởng tài sản bình quân 14 triệu USD/ngày trong vòng 6 tháng đầu năm 2023.

Nhóm tỷ phú giàu nhất thế giới kiếm 852 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2023
Nhóm tỷ phú giàu nhất thế giới kiếm 852 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2023

500 người giàu nhất thế giới chứng kiến tổng tài sản ròng của họ tăng thêm 852 tỷ USD trong nửa đầu năm nay.

Mỗi thành viên của xếp hạng tỷ phú Bloomberg Billionaires Index đạt mức tăng trưởng tài sản bình quân 14 triệu USD/ngày trong vòng 6 tháng qua – Theo Bloomberg.

Đây là nửa đầu năm rực rỡ nhất của các tỷ phú này kể từ nửa sau của năm 2020 – khi nền kinh tế toàn cầu gượng dậy sau đợt sụt giảm vì đại dịch Covid-19.

Việc kiếm tiền với tốc độ ấn tượng của nhóm giàu nhất thế giới diễn ra đồng thời với đà tăng điểm mạnh của thị trường chứng khoán, nhất là chứng khoán Mỹ, khi nhà đầu tư dường như không còn lo lắng nhiều về ảnh hưởng từ chiến dịch tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương và cuộc khủng hoảng ngân hàng khu vực ở Mỹ.

Trên thị trường chứng khoán Mỹ, chỉ số S&P 500 tăng 16% và chỉ số Nasdaq tăng 39% trong 6 tháng đầu năm nay, trong bối cảnh cơn sốt công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy giá cổ phiếu công nghệ tăng bùng nổ và kéo toàn thị trường lên theo.

Trong lúc hai tỷ phú Elon Musk và Mark Zuckerberg còn đang tính có một trận đấm bốc, CEO của Tesla đang dẫn trước nhà sáng lập Facebook về tốc độ gia tăng của tài sản.

Elon Musk, người giàu nhất thế giới, đã “bỏ túi” 96,6 tỷ USD tài sản ròng trong 6 tháng đầu năm nay, nhiều hơn bất kỳ tỷ phú nào khác. Trong khi đó, ông Zuckerberg kiếm được 58,9 tỷ USD trong cùng khoảng thời gian.

Ở chiều ngược lại, tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani là người có tài sản ròng giảm mạnh nhất trong 6 tháng, mất 60, tỷ USD. Ông Adani, người đang giữ cương vị Chủ tịch của Adani Group, cũng là người mất nhiều tài sản nhất trong 1 ngày đối với bất kỳ tỷ phú nào trên thế giới từ trước đến nay.

Hôm 27/1, ông chứng kiến tài sản ròng “bốc hơi” 20,8 tỷ USD sau khi công ty bán khống của Mỹ Hindenburg Research cáo buộc tập đoàn của ông có hành vi gian lận kế toán và thao túng giá cổ phiếu – một cáo buộc mà ông Adani phủ nhận.

Hindenburg, công ty được sáng lập bởi Nate Anderson, cũng khiến một tỷ phú khác mất kha khá tài sản trong nửa đầu năm nay, và “nạn nhân” đó là nhà đầu tư lừng danh Carl Icahn.

Công ty Icahn Enterprises LP của ông có cú sụt giảm giá cổ phiếu mạnh nhất trong một ngày từ trước đến nay sau khi Hindenburg tiết lộ đang bán khống cổ phiếu này, cho rằng cổ phiếu công ty này bị thổi phồng giá trị so với tài sản thực tế.

Trong 6 tháng, khối tài sản ròng cá nhân của ông Icahn sụt 13,4 tỷ USD, tương đương mức giảm 57% – mức giảm tương đối lớn hơn bất kỳ độ giảm tài sản của một tỷ phú nào khác trong xếp hạng Bloomberg Billionaires Index trong cùng khoảng thời gian.

Đối với ông chủ của mạng xã hội Twitter, tài sản vẫn đang tiếp tục tăng lên nhanh chóng. Trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng 7 vào ngày 3/7, cổ phiếu Tesla tăng 6,9% sau khi hãng công bố sản lượng và số xe được giao tới tay khách hàng lớn hơn dự báo của giới phân tích. Nhờ đó, khối tài sản của ông Musk tăng thêm 13 tỷ USD chỉ sau một đêm.

Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu Tesla tăng gần 160%. Elon Musk nhờ đó lấy lại được danh hiệu giàu nhất thế giới, dù đã có thời điểm bị tỷ phú đồ hiệu Pháp Bernard Arnault của LVMH đẩy xuống vị trí số 2.

Theo dữ liệu của Bloomberg Billionaires Index, Elon Musk hiện có 247 tỷ USD tài sản ròng, còn Bernard Arnault có 199 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Tài sản của CEO Meta Mark Zuckerberg chạm mốc 100 tỷ USD lần đầu kể từ 2022

Theo dữ liệu xếp hạng tỷ phú được cập nhật mới đây từ Forbes, tài sản của CEO Meta (công ty mẹ của Facebook, WhatsApp, Instagram) Mark Zuckerberg lần đầu tiên chạm mốc 100 tỷ USD kể từ tháng 2 năm 2022.

Tài sản của CEO Meta Mark Zuckerberg chạm mốc 100 tỷ USD lần đầu kể từ 2022
Tài sản của CEO Meta Mark Zuckerberg chạm mốc 100 tỷ USD lần đầu kể từ 2022

Tài sản của Mark Zuckerberg lần đầu tiên chạm ngưỡng 100 tỷ USD kể từ tháng 2 năm 2022, giúp CEO này trở thành người giàu thứ 11 thế giới.

Cổ phiếu của Meta Platforms đã tăng 3% trong ngày, nâng tài sản của Mark lên 3 tỷ USD. Meta Platforms Inc là công ty mẹ của các nền tảng như Facebook, Instagram và WhatsApp, cũng như mảng thực tế ảo Oculus.

Cũng theo đó, giá cổ phiếu của Meta đã tăng đều đặn kể từ thời điểm chạm đáy vào tháng 11 năm 2022, ghi nhận mức tăng gần 220% tính đến hiện tại. Vào tháng 11 năm 2022, tài tản của CEO Meta có giá trị 32,8 tỷ USD và xếp hạng giàu thứ 29 trên thế giới.

Cổ phiếu của Meta tăng phần lớn là do sự lạc quan của các nhà phân tích và nhà đầu tư xung quanh việc nền tảng này nỗ lực cắt giảm chi phí bao gồm việc sa thải hơn 21.000 nhân viên kể từ tháng 11 năm 2022.

Tài sản của Mark Zuckerberg từng đạt được mức cao nhất vào tháng 9 năm 2021 với 136,4 tỷ USD khi nền kinh tế đang ở giai đoạn thịnh vượng nhất trước khi bị “sụp đổ” sau đó vào năm 2022.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Facebook sa thải hơn 11.000 nhân viên và đây là “tâm thư” của CEO

Meta, công ty mẹ của Facebook vừa thông báo sa thải hơn 11.000 nhân viên (chiếm khoảng 13% nhân sự của toàn tập đoàn), và đây là “tâm thư” mà CEO Mark Zuckerberg gửi tới toàn bộ nhân viên.

Facebook sa thải hơn 11.000 nhân viên và đây là "tâm thư" của CEO
Facebook sa thải hơn 11.000 nhân viên và đây là “tâm thư” của CEO

Mở đầu, CEO Mark Zuckerberg chia sẻ:

“Ngày hôm nay, tôi phải chia sẻ một trong số những sự thay đổi khó khăn nhất mà tôi từng làm trong lịch sử phát triển của Meta. Tôi đã quyết định cắt giảm khoảng 13% nhân sự và để hơn 11.000 nhân viên tài năng của chúng tôi rời đi.”

Cổ phiếu của Meta đã tăng khoảng 4% trong phiên giao dịch sau đó.

Về bối cảnh tổng thể, doanh thu (Sales) của Meta đã giảm 4% so với cùng kỳ xuống còn 27,71 tỷ USD trong quý 3 trong khi thu nhập hoạt động (operating income) giảm tới 46% so với năm trước xuống còn 5,66 tỷ USD.

Vị CEO này nói tiếp:

“Đây thực sự là một khoảnh khắc rất đáng buồn và hiện không có bất cứ cách nào khác có thể thay thế. Đối với những người sắp ra đi, tôi muốn cảm ơn bạn một lần nữa vì tất cả những gì bạn đã đặt vào nơi này.”

Kể từ năm 2021 Meta bắt đầu đầu tư khá mạnh vào metaverse, tính đến thời điểm hiện tại, công ty này đã tiêu tốn gần 10 tỷ USD và Meta cũng dự đoán rằng “khoản lỗ sẽ tăng lên đáng kể qua từng năm”.

“Trong năm tới, chúng tôi sẽ chỉ tập trung đầu tư vào một số ít lĩnh vực ưu tiên có mức tăng trưởng cao. Điều đó có nghĩa là trong khi cũng có không ít đội nhóm vẫn tiếp tục sứ mệnh của họ, hầu hết các đội nhóm khác sẽ bị thu hẹp.”

Meta có hơn 87.000 nhân viên tính đến cuối tháng 9 năm 2022.

Dưới đây là chi tiết hơn về “tâm thư” của CEO Meta.

“Ngày hôm nay, tôi phải chia sẻ một trong số những sự thay đổi khó khăn nhất mà tôi từng làm trong lịch sử phát triển của Meta. Tôi đã quyết định cắt giảm khoảng 13% nhân sự và để hơn 11.000 nhân viên tài năng của chúng tôi rời đi.

Tôi muốn chịu trách nhiệm về những quyết định này. Tôi biết điều này là khó khăn đối với tất cả mọi người và tôi đặc biệt xin lỗi những người đã bị ảnh hưởng.

Tại sao chúng ta lại có “ngày này”?

Kể từ khi Covid-19 bắt đầu, thế giới chuyển sang trực tuyến một cách nhanh chóng và sự bùng nổ của thương mại điện tử cũng đã khiến không ít doanh nghiệp chứng kiến mức doanh thu tăng trưởng vượt trội.

Nhiều người dự đoán rằng xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra ngay cả khi đại dịch qua đi và tôi cũng vậy, do đó, tôi cũng đã quyết định tăng đáng kể các khoản đầu tư của mình. Nhưng thật không may, điều này đã không diễn ra theo cách tôi mong đợi.

Không chỉ thương mại trực tuyến (online commerce) đã quay trở lại các xu hướng trước đây, mà nền kinh tế vĩ mô cũng dần bị suy thoái, tình hình cạnh tranh gia tăng và doanh thu quảng cáo theo đó cũng sụt giảm nhanh chóng.

Trong môi trường mới này, chúng tôi cần sử dụng nguồn vốn hay các khoản đầu tư một cách hiệu quả hơn. Chúng tôi đã chuyển nhiều nguồn lực hơn sang một số lĩnh vực ưu tiên cao cho sự tăng trưởng – chẳng hạn như công cụ khám phá AI, nền tảng quảng cáo, cũng như tầm nhìn dài hạn của chúng tôi về vũ trụ ảo metaverse.

Chúng tôi đã cắt giảm chi phí trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình, bao gồm thu hẹp ngân sách, giảm các đặc quyền và thu hẹp dần các văn phòng.

Chúng tôi đang cơ cấu lại các đội nhóm để tăng cường mức độ hiệu quả. Nhưng chỉ những biện pháp này cũng sẽ không làm cho chi phí của chúng tôi giảm đi nhiều, vì vậy tôi đã phải đưa ra quyết định khó khăn là để mọi người ra đi.

Sa thải vốn là điều mà cả tôi và các bạn đều không mong muốn, nhưng chúng tôi hy vọng rằng các bạn sẽ thông cảm và chúng tôi cũng sẽ hỗ trợ các bạn nhiều nhất có thể.

Mọi người sẽ sớm nhận được email, trong email cũng sẽ cho bạn biết ý nghĩa của việc sa thải này đối với bạn và cả chúng tôi.

Chúng tôi đã đưa ra quyết định là sẽ xóa quyền truy cập vào hầu hết các hệ thống của Meta đối với những người rời đi ngày hôm nay. Nhưng chúng tôi sẽ giữ cho các địa chỉ email tiếp tục hoạt động để bạn có thể muốn nói một điều tạm biệt gì đó.

Chúng tôi có đang thay đổi bất cứ điều gì khác nữa hay không?

Tôi coi việc sa thải này là biện pháp cuối cùng. Nhìn chung, điều này sẽ góp phần tạo nên một sự thay đổi văn hóa có ý nghĩa trong cách chúng tôi hoạt động.

Ví dụ: khi chúng tôi thu hẹp diện tích bất động sản của mình, chúng tôi sẽ chuyển sang chia sẻ bàn làm việc cho những người đã dành phần lớn thời gian của họ bên ngoài văn phòng. Chúng tôi sẽ triển khai nhiều thay đổi nhằm cắt giảm chi phí như thế này trong những tháng tới.

Chúng tôi cũng đang kéo dài thời gian đóng băng tuyển dụng đến hết Q1 năm 2023.

Về cơ bản, chúng tôi thực hiện tất cả những thay đổi này vì hai lý do: thứ nhất, triển vọng doanh thu của chúng tôi sẽ thấp hơn dự kiến ​​trong thời gian tới và tiếp đó, chúng tôi muốn đảm bảo rằng chúng tôi vẫn có thể hoạt động một cách hiệu quả trên cả Family of Apps (hệ sinh thái ứng dụng của Meta như Facebook, Instagram hay WhatsApp) và Reality Labs (nền tảng xây dựng Metaverse).

Chúng tôi sẽ bước tiếp như thế nào?

Đây thực sự là một khoảnh khắc đáng buồn và không có cách nào thay thế có thể giải quyết được. Đối với những người sắp ra đi, tôi muốn cảm ơn bạn một lần nữa vì tất cả những gì bạn đã đặt vào nơi này.

Chúng tôi sẽ không thể có được vị trí như ngày hôm nay nếu không có sự tận tuỵ và làm việc chăm chỉ của tất cả các bạn. Tôi thực sự biết ơn vì điều này.

Đối với những người đang ở lại, tôi biết đây cũng là thời điểm khó khăn đối với các bạn.

Chúng tôi không chỉ muốn nói lời tạm biệt với những người sắp rời đi mà còn với cả nhiều người trong số các bạn ở lại và tiếp tục làm việc, những người vẫn còn cảm thấy không chắc chắn về tương lai.

Tôi muốn bạn biết rằng chúng tôi đang đưa ra những quyết định này để đảm bảo rằng tương lai của chúng tôi sẽ vững mạnh và phát triển hơn.

Hàng tỷ người sử dụng dịch vụ của chúng tôi để kết nối và cộng đồng của chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển. Hoạt động kinh doanh cốt lõi của chúng tôi là một trong những lĩnh vực có lợi nhuận cao nhất từng được xây dựng với tiềm năng to lớn ở phía trước.

Và chúng tôi hiện đang dẫn đầu trong lĩnh vực này.

Bây giờ, tôi sẽ nói một lần nữa, tôi biết ơn tất cả các bạn, những người đã ra đi vì sứ mệnh chung, cảm ơn tất cả những gì bạn đã làm để thúc đẩy sứ mệnh của chúng tôi.

Mark ! ”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Mark Zuckerberg mất 70 tỷ USD và rơi xuống vị trí giàu thứ 20 trên thế giới

Giá trị tài sản của CEO Meta, Mark Zuckerberg, đã mất đến 70 tỷ USD trong năm 2022 và rơi xuống vị trí giàu thứ 20 trên thế giới.

Mark Zuckerberg mất 70 tỷ USD và rơi xuống vị trí giàu thứ 20 trên thế giới
Mark Zuckerberg mất 70 tỷ USD và rơi xuống vị trí giàu thứ 20 trên thế giới

Theo ước tính của Bloomberg, giá trị tài sản ròng của CEO Meta Mark Zuckerberg đã giảm tới 70 tỷ USD trong năm 2022, và rơi xuống vị trí người giàu thứ 20 trên thế giới.

Vào đầu năm nay, Zuckerberg sở hữu khoảng 125 tỷ USD và cho đến thời điểm hiện tại con số này chỉ còn 55,3 tỷ USD, giảm hơn 55%. Forbes ước tính giá trị tài sản ròng của Zuckerberg là 53,4 tỷ USD.

Meta, công ty sở hữu mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook, Instagram, WhatsApp và Oculus về cơ bản là phải đối mắt với khá nhiều biến động kể từ năm 2021 đến 2022, từ việc công ty đổi tên thành Meta cho đến chiến lược tập trung vào vũ trụ ảo Metaverse.

Tính đến cuối năm 2021, Facebook mất khoảng 1 triệu người dùng hoạt động hàng ngày (DAU).

Thu nhập ròng (net income) của Meta đã giảm 36%, tương đương hơn 3 tỷ USD trong quý 2 năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021.

Trong một tuyên bố mới đây, Meta cho biết rằng nền tảng này đã chi khoảng 10 tỷ USD cho các khoản đầu tư liên quan đến Metaverse trong năm 2021, tính đến tháng 4 năm 2022, có hơn 10.000 nhân sự đang làm việc trong các dự án Metaverse.

Meta đã cắt giảm tuyển dụng nhân viên mới vào năm 2022 trong bối cảnh suy thoái kinh tế đã làm ảnh hưởng đến toàn bộ ngành công nghệ.

Danh sách những người giàu nhất thế giới.

CEO của Tesla và SpaceX, Elon Musk, hiện vẫn đứng đầu danh sách những người giàu nhất thế giới với mức tài sản ước tính khoảng 268 tỷ USD.

Tỷ phú Ấn Độ, Gautam Adani, CEO Amazon, Jeff Bezos, “ông trùm hàng xa xỉ” của Pháp, Bernard Arnault và cựu CEO Microsoft, Bill Gates là những người còn lại trong Top 5.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

CEO Facebook nói với nhân viên: “Một số các bạn không nên làm việc ở đây”

Giám đốc điều hành Meta đang thắt chặt môi trường làm việc, thanh lọc nhân viên trong bối cảnh Facebook không đạt mục tiêu doanh thu.

Theo Reuters, Mark Zuckerberg chia sẻ trong một cuộc họp hỏi đáp với các nhân viên rằng ông đang lên kế hoạch “tăng nhiệt” cho các mục tiêu công việc khi tốc độ tăng trưởng của công ty chậm lại.

“Nếu phải đánh cược, tôi cho rằng đây có thể là một trong những đợt suy thoái tồi tệ nhất mà chúng ta từng thấy trong những năm gần đây”, một nhân viên trong cuộc họp chia sẻ với Reuters.

Meta hiện đã bắt đầu quá trình thắt chặt hầu bao. Bản báo cáo nội bộ vào tháng 5 cho biết rằng Facebook, công ty con của Meta, đang tạm dừng tuyển dụng do “tăng trưởng doanh thu chậm hơn dự đoán”.

Zuckerberg cho biết công ty sẽ sớm đưa ra các mục tiêu gay gắt hơn với mục đích thanh lọc các nhân viên không đáp ứng được kỳ vọng đề ra.

“Thực tế là có rất nhiều nhân viên không phù hợp với công ty. Tôi hi vọng một phần bằng cách nâng cao kỳ vọng, đặt ra những mục tiêu cao hơn và gia tăng áp lực môi trường làm việc hơn một chút, một số người có thể sẽ nhận ra rằng nơi đây không còn dành cho mình nữa và tôi nghĩ đó là sự lựa chọn hợp lý”, Zuckerberg chia sẻ trong cuộc họp, theo Reuters.

Zuckerberg cũng nói với nhân viên Meta rằng công ty đã giảm chỉ tiêu tuyển dụng kỹ sư cho năm nay từ 10.000 xuống còn 6.000-7.000 nhân viên. Trước đó, Reuters đưa tin về ghi chú từ Giám đốc Sản phẩm Chris Cox cho biết công ty sẽ phải “lựa chọn một cách tàn nhẫn hơn” và “vận hành các đội gọn gàng hơn, đơn giản hơn và thực thi tốt hơn”.

Tuy vậy, Meta không phải là công ty lớn duy nhất chuẩn bị cho một cuộc suy thoái kinh tế đang rình rập. Theo các thông tin thu thập được bởi Insider, trong một bản ghi nhớ bị rò rỉ hồi tháng 5, Amazon cho biết họ sẽ cắt giảm mục tiêu tuyển dụng trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ của mình.

Email nội bộ của Microsoft cũng cho thấy công ty này cắt giảm các chỉ tiêu tuyển dụng. Ngoài ra, Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk cũng cho biết Tesla sẽ cắt giảm khoảng 3% tổng nhân lượng lao động của mình trong 3 tháng tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh 

Facebook Mark Zuckerberg bị Nga cấm nhập cảnh vô thời hạn

Ngày 21.4, Nga bổ sung 29 cá nhân Mỹ vào danh sách cấm nhập cảnh vô thời hạn, trong đó có cả bà Kamala Harrris, Phó tổng thống Mỹ và Mark Zuckerberg, Giám đốc điều hành Meta, công ty mẹ của Facebook.

CEO Facebook Mark Zuckerberg bị Nga cấm nhập cảnh

Theo CNN, danh sách cấm nhập cảnh vô thời hạn của Nga gồm những yếu nhân, người có ảnh hưởng tại Mỹ, bao gồm các lãnh đạo cấp cao, doanh nhân, chuyên gia, nhà báo và những người có công xây dựng chương trình nghị sự chống lại Nga.

Bộ Ngoại giao Nga cho biết đây là sự đáp trả cho các lệnh cấm vận ngày càng khắt khe áp đặt lên đất nước họ.

Bên cạnh Phó tổng thống Mỹ và CEO Meta, một số gương mặt tiêu biểu khác có thể kể đến như phát ngôn viên Lầu năm góc John Kirby, CEO LinkedIn Ryan Roslansky, MC đài ABC George và Tổng giám đốc điều hành Ngân hàng Mỹ Brian Moynihan.

Trang Business Insider nhận định rằng các biện pháp “đáp trả” lệnh cấm vận này dường như không có ảnh hưởng gì nhiều đến những người trong danh sách, ngoại trừ việc ngăn chặn họ đến Nga.

Trước đó, Nga tuyên bố “cấm cửa” Tổng thống Mỹ Joe Biden, sau đó đến 398 thành viên quốc hội Mỹ. Như vậy, về cơ bản thì “danh sách đen” của Nga đã có khoảng 430 cá nhân.

Đáng chú ý, Parag Agrawal (CEO Twitter) hay Sundar Pichai (CEO Google) không có trong danh sách trừng phạt của Nga, mặc dù Twitter và Google (trong đó có cả nền tảng phát trực tuyến YouTube) đã chủ động xử lý thông tin theo hướng không có lợi cho Nga.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Metaverse có cứu được Facebook?

Kế hoạch tập trung vào vũ trụ ảo metaverse được xem là bước đi thông minh của Mark Zuckerberg để chuyển hướng sự chú ý của công chúng.

Metaverse có cứu được Facebook?
Source: CNET

Theo The Verge, Facebook sẽ đổi tên trong tuần này với mục tiêu xây dựng vũ trụ ảo thay vì chỉ hoạt động như một công ty mạng xã hội đơn thuần. “Về cơ bản, những chuyện xoay quanh metaverse có thể giúp Facebook tránh khỏi phản ứng dữ dội từ công chúng”, Ashley Cooksley, Giám đốc điều hành tại công ty The Social Element, nói.

Theo Anne Olderog, cổ đông của công ty tư vấn Vivaldi với 20 năm kinh nghiệm xây dựng chiến lược thương hiệu, Facebook đang chuyển mối quan tâm của người dùng sang metaverse, một khái niệm nghe có vẻ viễn tưởng và thú vị. “Thực tế, vẫn chưa ai hiểu metaverse là gì, nên đây là nước đi rất hợp lý”, Olderog phân tích.

Eric Schiffer, Giám đốc điều hành The Chief Organization, cho biết Facebook vẫn phải giải quyết các vụ bê bối, nhưng công ty không thể sụp đổ do vẫn còn nguồn lực kinh tế lẫn chính trị lớn mạnh. “Đây chưa phải dấu chấm hết cho Zuckerberg.

Hành động chuyển hướng là nước đi thông minh, vừa tái định hướng thương hiệu vừa phần nào giải quyết được khủng hoảng. Việc tập trung cho metaverse có thể giúp công ty chiếm lợi thế trong cuộc đua công nghệ tương lai”, Schiffer nói.

Tuy nhiên, Olderog cho rằng việc tập trung vào metaverse không đủ để xóa bỏ vết nhơ của công ty trong nhận thức của công chúng. “Rốt cuộc, điều cốt yếu vẫn là giải quyết những vấn đề cơ bản, nếu không họ vẫn phải đối mặt với những vấn đề tương tự dù đã chuyển hướng”, bà đánh giá.

Thiệt hại về danh tiếng không phải là điều duy nhất khiến Facebook lo lắng. Các tài liệu rò rỉ cho thấy Facebook xem trọng độ phổ biến đối với trẻ em, thanh thiếu niên. Công ty cho rằng đây là yếu tố để cạnh tranh với những đối thủ như TikTok. Điều này khiến nhiều chuyên gia lo ngại.

Giáo sư Andrew Pryzbylski, nhà tâm lý học tại Đại học Oxford đã nghiên cứu cách trẻ em tương tác với mạng xã hội và trò chơi điện tử, nói rằng các tài liệu cho thấy những đứa trẻ dùng Facebook chỉ cần được “cười đùa và vui vẻ”. Metaverse trong tương lai sẽ là dự án đầy tiềm năng nếu Facebook muốn thu hút sự chú ý của trẻ em.

Tuy nhiên, giáo sư cũng lưu ý rằng metaverse còn nguy hiểm hơn các mạng xã hội hiện tại. Facebook có thể trực tiếp tác động đến cuộc sống của trẻ vì không gian metaverse trực quan hơn nhiều. “Đây là thứ vừa đáng sợ, vừa khơi dậy nhiều cảm hứng”, Pryzbylski nói.

Khủng hoảng truyền thông mới nhất của Facebook bắt nguồn từ các tài liệu nội bộ do cựu quản lý Frances Haugen tiết lộ. Nội dung thể hiện mạng xã hội cố tình che giấu những tác động xấu của nền tảng đến xã hội, đặc biệt đối với thanh thiếu niên trong nhiều năm qua.

Thông tin này có thể khiến cơ quan quản lý siết chặt các quy định đối với những ông lớn công nghệ tại Mỹ. Sau khi bê bố xảy ra, Facebook liên tục thông báo những tin liên quan tới metaverse như biện pháp đánh lạc hướng công chúng.

Metaverse là thuật ngữ mô tả một thế giới ảo nơi mọi người có thể truy cập bằng VR và AR, thay vì máy tính xách tay, điện thoại. Hồi tháng 7, Mark Zuckerberg lần đầu công bố dự định biến Facebook thành “công ty metaverse”.

Tương tự việc Google chọn tên Alphabet cho công ty mẹ để thể hiện sự đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh, cái tên mới sẽ cho công chúng biết Zuckerberg dự tính xây dựng vũ trụ ảo theo hướng nào.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | Theo Business Insider

Chân dung tân CEO của Twitter – CEO trẻ nhất trong S&P 500

Parag Agrawal, một người Mỹ gốc Ấn Độ vừa được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành Twitter thay cho đồng sáng lập Jack Dorsey.

CEO của Twitter
CEO Twitter Parag Agrawal | Source: BBC

Agrawal hiện 37 tuổi – bằng tuổi với CEO Mark Zuckerberg của Meta Platform. Dù không tiết lộ cụ thể ngày sinh của tân CEO nhưng Twitter xác nhận Agrawal sinh sau ngày 14/5/1984 – ngày Mark Zuckerberg chào đời.

Như vậy Agrawal đang là CEO trẻ nhất trong số các công ty thuộc S&P 500 (500 công ty lớn nhất được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ).

Trước đó, ở tuổi 45, Jack Dorsey cũng là một trong những CEO trẻ nhất trong danh sách các công ty lớn nhất nước Mỹ.

“Tôi không nghĩ tuổi tác là vấn đề lớn, đặc biệt là đối với những công ty như thế này. Đó có thể là một lợi thế”, David Larcker, Giáo sư tại Trường Kinh doanh Stanford, người nghiên cứu về hiệu suất của các CEO đã bình luận.

Giám đốc điều hành Berkshire Hathaway, Warren Buffett, là CEO lớn tuổi nhất trong S&P 500, theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp. Nhà đầu tư huyền thoại hiện nay đã 91 tuổi.

Dữ liệu cũng cho thấy độ tuổi trung bình của một CEO trong danh sách 500 công ty lớn nhất nước Mỹ là 58. Tuy nhiên, xu hướng về độ tuổi của các CEO không nghiêng về giới trẻ.

Đánh giá trong vòng 2 thập kỷ trở lại đây của công ty Spencer Stuart về dữ liệu của các doanh nghiệp trong S&P 500 cho thấy độ tuổi của các CEO tăng nhẹ nhưng đều đặn.

Agrawal có bằng cử nhân tại Học viện Công nghệ Ấn Độ và bằng tiến sĩ khoa học máy tính tại Đại học Stanford. Ông từng làm việc cho Microsoft, Yahoo và AT&T trong vai trò nghiên cứu.

Gia nhập Twitter vào tháng 10/2011 và chỉ sau thời gian ngắn, Agrawal được chọn là kỹ sư xuất sắc của công ty.

Tháng 10/2017, ông trở thành Giám đốc công nghệ (CTO) của Twitter, giải quyết nhiều vấn đề mang tính chiến lược cho mạng xã hội, như khả năng bảo mật, quy định mật khẩu mới, phân quyền người dùng…

“Tôi muốn cảm ơn hội đồng quản trị vì tin tưởng vào khả năng lãnh đạo của tôi. Tôi cũng cảm ơn Jack vì đã tiếp tục tư vấn, hỗ trợ và hợp tác”, Agrawal chia sẻ.

Đồng sáng lập Jack Dorsey sẽ ở lại hội đồng quản trị của công ty có trụ sở tại San Francisco cho đến khi hết nhiệm kỳ vào năm 2022, Twitter cho biết trong một tuyên bố.

Agrawal cũng sẽ tham gia hội đồng quản trị của công ty này. Theo Spencer Stuart, độ tuổi trung bình của một thành viên hội đồng quản trị trong S&P 500 là 63 tuổi.

“Tôi quyết định rời khỏi Twitter vì tin rằng công ty đã sẵn sàng phát triển mà không cần bóng dáng của người sáng lập.

Tôi tin tưởng Parag với tư cách là Giám đốc điều hành Twitter. Công việc của anh ấy trong 10 năm qua đã có nhiều chuyển biến. Tôi quý trọng kỹ năng, trái tim và tâm hồn của anh ấy. Đã đến lúc anh ấy phải lãnh đạo”, Dorsey nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Facebook sẽ không còn cho phép nhà quảng cáo nhắm mục tiêu theo niềm tin chính trị và tôn giáo

Facebook vừa thông báo rằng họ sẽ không còn cho phép các nhà quảng cáo nhắm mục tiêu người dùng dựa trên các chủ đề “nhạy cảm” như sức khỏe, khuynh hướng tình dục, niềm tin chính trị và cả tôn giáo.

Facebook sẽ không còn cho phép nhà quảng cáo nhắm mục tiêu theo niềm tin chính trị và tôn giáo
Source: Wired

“Nhận thức về ung thư phổi”, “Văn hóa LGBT” và “Ngày lễ của người Do Thái” là một số trong vô số các danh mục sở thích sẽ không còn được nhắm mục tiêu kể từ đầu năm tới.

Phía Facebook cho biết:

“Quyết định loại bỏ các tùy chọn nhắm mục tiêu luôn là điều không hề dễ dàng đối với chúng tôi, chúng tôi biết thay đổi này có thể tác động tiêu cực đến một số doanh nghiệp và tổ chức nói chung.

Tuy nhiên, chúng tôi sẽ lấy ý kiến ​​đóng góp từ các chuyên gia dân quyền, các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan khác để đưa vào quyết định của mình”.

Doanh thu từ quảng cáo là nguồn thu nhập lớn nhất của Facebook đến thời điểm hiện tại, vì vậy về cơ bản, bất kỳ sự thay đổi lớn nào đối với chính sách quảng cáo đều có thể ảnh hưởng rất lớn đến họ.

Facebook có thể nhắm mục tiêu người dùng dựa trên các thông tin được cung cấp trong hồ sơ tài khoản của họ như tuổi, vị trí, giới tính và nhiều thứ khác.

Tuy nhiên nền này tảng không bao giờ có thể nhắm mục tiêu dựa trên khuynh hướng tình dục được thể hiện trong hồ sơ của người dùng, người phát ngôn Facebook trao đổi với TechCrunch. Thay vào đó, quảng cáo sẽ bị xóa nếu hệ thống phát hiện nó được phân phối dựa trên danh mục sở thích trong hồ sơ tài khoản.

Facebook sẽ chỉ định các danh mục sở thích này dựa trên hoạt động của bạn trên tài khoản, dựa trên cách bạn tương tác với nội dung trên Facebook.

Bắt đầu từ ngày 19 tháng 1 năm tới, các nhà quảng cáo sẽ không thể nhắm mục tiêu quảng cáo của họ dựa trên những sở thích tương tự như thế này nữa. Các nhóm sở thích “không nhạy cảm” khác vẫn khả dụng như bình thường.

Người dùng hiện có thể xem các nhóm sở thích trong hồ sơ của họ bằng cách điều hướng đến phần ‘Cài đặt và quyền riêng tư’ > ‘Cài đặt’ > ‘Quảng cáo’> ‘Cài đặt quảng cáo’ > Danh mục > Danh mục sở thích. Nếu bạn không muốn nhận quảng cáo dựa trên những sở thích nhất định, bạn có thể chọn tắt chúng.

Facebook cho biết trên bài đăng của họ:

“Chúng tôi muốn đáp ứng tốt hơn kỳ vọng ngày càng tăng của mọi người về cách các nhà quảng cáo có thể tiếp cận họ trên nền tảng của chúng tôi.

Chúng tôi tìm cách giải quyết bằng cách nhận phản hồi từ các chuyên gia dân quyền, các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan khác với mục tiêu ngăn chặn các nhà quảng cáo lạm dụng các tùy chọn nhắm mục tiêu mà chúng tôi hiện đang cung cấp.”

Mặc dù Facebook cho biết họ đưa ra những quyết định này dựa trên những lo ngại về việc dữ liệu có thể bị lạm dụng bởi những kẻ xấu, tuy nhiên trên thực tế là có không ít những trường hợp dữ liệu này có thể được sử dụng theo những cách tích cực khác, do đó điều này có thể khiến một số bên liên quan phải lo lắng.

Facebook chia sẻ:

“Các doanh nghiệp cũng có thể tận dụng đối tượng tùy chỉnh tương tác, đối tượng tương tự và các kỹ thuật khác để tiếp cận người dùng.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Số điện thoại CEO Facebook nằm trong danh sách 500 triệu dữ liệu bị lộ

Ngoài Mark Zuckerberg, hai đồng sáng lập Facebook là Chris Hughes và Dustin Moskovitz cũng nằm trong số 533 triệu tài khoản bị rò rỉ dữ liệu.

Theo The Sun, thông tin cá nhân của Mark Zuckerberg bị lộ bao gồm tên, địa chỉ, thông tin kết hôn, ngày sinh, số điện thoại và ID Facebook.

Dave Walker, chuyên gia an ninh mạng cho biết ngoài Zuckerberg, hai đồng sáng lập Facebook là Chris Hughes và Dustin Moskovitz cũng nằm trong số 533 triệu tài khoản bị rò rỉ dữ liệu.

Ngày 3/4, một thành viên trong diễn đàn đã chia sẻ cơ sở dữ liệu chứa thông tin cá nhân của hơn 533 triệu tài khoản Facebook từ 107 quốc gia.

Các thông tin bị lộ gồm số điện thoại, ID người dùng, tên đầy đủ, vị trí, ngày sinh và tiểu sử. Một số tài khoản còn lộ địa chỉ email.

Alon Gal, Giám đốc Công nghệ hãng tình báo tội phạm mạng Hudson Rock, người tìm thấy bộ dữ liệu cho biết tin tặc có thể khai thác chúng để mạo danh, dụ dỗ nhằm chiếm đoạt tài khoản Facebook của nạn nhân. Hudson Rock cũng là đơn vị đầu tiên phát hiện dữ liệu bị rò rỉ vào hôm thứ 7 (3/4).

Bộ dữ liệu đã được Gal phát hiện từ tháng 1, khi một thành viên diễn đàn rao bán phần mềm trích xuất số điện thoại từ tài khoản Facebook.

Trang Motherboard đã xác minh dữ liệu do phần mềm cung cấp là thật. Sau khoảng 3 tháng, chúng đã được công khai miễn phí trên diễn đàn.

Đây không phải lần đầu Facebook vướng vào bê bối lộ dữ liệu. Một trong những scandal lớn nhất của Facebook liên quan đến Cambridge Analytica năm 2018, bao gồm 87 triệu tài khoản bị thu thập thông tin cho cuộc tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016.

Kể từ đó, hàng loạt bê bối bảo mật liên quan đến dữ liệu người dùng đã được phát hiện.

Mạng xã hội này cũng bị Ủy ban Thương mại Liên bang phạt 5 tỷ USD vì xử lý dữ liệu người dùng sai cách.

Khi tờ Insider liên hệ với Facebook, người đại diện của mạng xã hội này cho biết: “Những dữ liệu này đã cũ và từng được báo cáo vào năm 2019.

Chúng tôi ghi nhận và khắc phục vào tháng 8/2019”. Ngoài ra, vị đại diện không hề đề cập đến thông tin của Mark Zuckerberg bị lộ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Thói quen hàng ngày của Elon Musk, Mark Zuckerberg, Warren Buffett và Bill Gates

Bạn không nhất thiết phải là một tỷ phú mới có cách sống như một tỷ phú.

Nhà sáng lập Facebook, Mark Zuckerberg nổi tiếng với việc mặc áo thun xám và quần jean.

Theo Mark Zuckerberg, bằng cách giảm số lượng quyết định anh phải đưa ra mỗi ngày, chẳng hạn như việc mặc gì, anh có thể giải phóng sức mạnh của não bộ cho những suy nghĩ và quyết định quan trọng hơn.

Elon Musk của Tesla và SpaceX cũng sắp xếp thời gian biểu của mình xuống còn 5 phút trên mỗi sự kiện để phù hợp hơn với thời gian mỗi ngày.

Elon Musk chia sẻ thêm:  “Tôi nghĩ đó là lời khuyên tốt duy nhất, bạn đừng nên ngừng nghĩ về cách bạn có thể làm mọi thứ tốt hơn cũng như việc thường xuyên tự vấn bản thân.”

Trong khi đó, thói quen của tỷ phú Bill Gates và Warren Buffett đều là đọc sách. Vị CEO của Berkshire Hathaway này dành 80% thời gian trong ngày để đọc còn nhà sáng lập Microsoft, Bill Gates thì đọc 50 cuốn sách mỗi năm.

Bill Gates nói: “Đây là thời điểm hiếm có để trở thành một người tò mò”, ông phát biểu tại một sự kiện trực tiếp trên Facebook từ Đại học Columbia vào đầu năm 2017.

Để tìm hiểu thói quen hàng ngày của những ‘huyền thoại’ thành công khác, bao gồm cả Oprah Winfrey, Ben Franklin và Richard Branson, hãy xem infographic dưới đây được chia sẻ từ MBAnoGMAT.com, một website dành riêng cho thông tin về các chương trình đào tạo trực tuyến sau đại học.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Sự ‘cô đơn’ của Mark Zuckerberg

Trong các ông lớn công nghệ, Mark Zuckerberg là người sáng lập duy nhất trụ lại ở vị trí giám đốc điều hành sau khi Jeff Bezos từ chức.

Ngày 2/2, cùng thời điểm Amazon công bố kết quả kinh doanh quý IV/2020, nhà sáng lập Jeff Bezos đã để lại lá thư thông báo việc mình sắp rời khỏi chức vụ CEO tại công ty này sau 27 năm.

Trong sự nghiệp của mình, vị thuyền trưởng 57 tuổi đã lèo lái Amazon từ một cửa hàng sách trực tuyến thành một trong những công ty sáng tạo, quyền lực và nổi tiếng nhất trên thế giới.

Sự lùi bước của Jeff Bezos không đồng nghĩa với việc thời kỳ huy hoàng của Amazon đã chấm dứt. Đây lại là một dấu mốc cho sự thay đổi sâu sắc trong giới lãnh đạo tại Thung lũng Silicon.

Đó là khi các nhà sáng lập của những gã khổng lồ công nghệ lui về sau, nhường lại quyền điều hành vào tay những người được tín nhiệm. Họ vốn là các lãnh đạo, chiến lược chuyên nghiệp nhưng lại không có tầm nhìn như những nhà sáng lập.

Những nhân sự này cũng đã phải trải qua một loạt thách thức khác nhau được các ông chủ đề ra và giám sát. Sau một quá trình sàng lọc, người ưu tú nhất sẽ nhận được sự tin tưởng tuyệt đối để trao quyền điều hành.

Cuộc chia tay với những người sáng lập

Sự chuyển giao quyền lực tại Thung lũng Silicon đã được thực hiện từ lâu. Bắt đầu vào năm 2000, Bill Gates từ bỏ vị trí CEO của Microsoft và chấm dứt công việc toàn thời gian của ông tại đây 8 năm sau đó.

Nhà sáng lập Apple, Steve Jobs đã mất do ung thư vào năm 2011 nhưng trước đó đã để lại quyền điều hành cho Tim Cook. Bộ đôi nhà đồng sáng lập Google là Larry Page và Sergey Brin cũng đã rút lui khỏi vị trị CEO và Chủ tịch của Alphabet vào năm 2019, trao quyền điều hành cho Sundar Pichai.

Cả Pichai và Tim Cook đều đã mang đến cho công ty một số thành công nhất định nhưng bị coi là kém sáng tạo hơn so với các ông chủ cũ của họ.

Giờ đây đến lượt Jeff Bezos rút khỏi chiếc ghế nóng tại Amazon. Facebook sẽ là gã khổng lồ công nghệ duy nhất còn được điều hành bởi chính người sáng lập.

CEO của Facebook, Mark Zuckerberg có thể được coi là người cuối cùng còn trụ vững tại Thung lũng Silicon. Anh cũng là người sáng lập trẻ nhất và sở hữu công ty đang hứng chịu nhiều chỉ trích nhất liên quan đến các bê bối khác nhau tính đến thời điểm hiện tại.

“Đối với Larry và Sergey, họ nhìn xa về phía trước 10 năm và biết điều gì sẽ xảy ra. Còn với Jeff Bezos, ông đã lèo lái con thuyền của mình 27 năm và ông biết công ty của ông sẽ phát triển như thế nào trong vòng 10 năm tới”, nhà phân tích công nghệ Benedict Evans cho biết trong cuộc phỏng vấn.

“Tuy nhiên đối với Mark Zuckerberg, đang có quá nhiều vấn đề và hoài nghi xoay quanh công việc của anh ấy và bạn không thể biết điều gì sẽ xảy ra.”

Thành tựu và các rắc rối muôn thuở của những gã khổng lồ

Thế hệ những nhà sáng lập đã xây dựng nên những công ty có giá trị lớn nhất Thung lũng Silicon ngày nay đều có những định hướng và cá tính riêng.

Tuy vậy họ vẫn có những điểm tương đồng. Đó chính là tất cả đều chia sẻ khả năng sáng tạo không ngừng cũng như có sở trường trong việc phá bỏ những giới hạn của ngành công nghiệp máy tính và dịch vụ.

Ngoài ra họ cũng được biết đến với bản lĩnh cạnh tranh kiên cường. Họ là đối thủ của nhau trên nhiều lĩnh vực, từ việc phát triển các cửa hàng ứng dụng, thiết bị, dịch vụ cho đến các dự án dài hạn. Tất cả những điều trên đã làm cho các công ty mất dần đi tính đặc trưng vốn có của chúng qua các năm.

Jeff Bezos đã tận dụng vị thế của Amazon trong lĩnh vực thương mại điện tử để xây dựng nên 2 doanh nghiệp khác. Đó là Amazon Web Services với vai trò cung cấp dịch vụ đám mây và nền tảng bán lẻ cho bên thứ ba Amazon Marketplace. Cả 2 doanh nghiệp này đều thành công rực rõ.

Vào năm 1998, các nhà đồng sáng lập Google đã mở rộng ý tưởng của họ về việc mọi người có thể truy cập các nguồn thông tin từ khắp nơi trên thế giới một cách miễn phí. Và thế là họ đã cho ra đời Google Maps, Gmail, YouTube, tiến hành sản xuất các thiết bị cũng như phát triển điện toán đám mây trong khoảng thời gian sau đó.

Mark Zuckerberg đã biến mạng xã hội Facebook, vốn đã thành công, lại càng trở nên to lớn hơn sau khi mua lại Instagram vào năm 2012 và WhatsApp vào năm 2014.

Vào thời điểm đó, đây được coi là những động thái nhằm đảm bảo vị thế của Facebook trong bối cảnh khách hàng có xu hướng chuyển sang sử dụng các ứng dụng ưu tiên đăng ảnh và nhắn tin.

Steve Jobs đã tạo ra một cuộc cách mạng về điện toán khi ông cho ra đời chiếc iPhone, một sản phẩm lần đầu tiên cho phép chiếc điện thoại biến thành máy tính với hệ điều hành độc lập và giao diện bàn không có bàn phím vật lý mới lạ.

Microsoft thì tạo ra hệ điều hành Windows và bộ sản phẩm Office vẫn còn được sử dụng rộng rãi đến tận ngày nay.

Các chiến lược của những nhà sáng lập nên các gã khổng lồ công nghệ đã biến họ trở thành những người giàu có nhất hành tinh. Tuy nhiên chúng cũng đã thu hút sự chú ý của các chính phủ trên khắp thế giới.

Những nhà lãnh đạo cũng như các chính trị gia đã đặt câu hỏi về tốc độ phát triển và việc thu nhập thông tin người dùng của các gã khổng lồ công nghệ. Tầm ảnh hưởng của họ đến những khía cạnh khác nhau trong cuộc sống người dân cũng là một chủ đề hay bị bàn tán.

Google và Facebook đang phải đối mặt với các vụ kiện chống độc quyền mang tính bước ngoặt ở Mỹ. Trong khi đó, Amazon cũng đang đối đầu với những cáo buộc tương tự ở Liên minh châu Âu.

Tòa án tối cao đã cho phép khách hàng kiện Apple về các hành vi chống lại sự cạnh tranh trong kho ứng dụng của hãng.

Điểm khác nhau giữa Mark Zuckerberg và các nhà sáng lập khác đó là Zuckerberg trẻ hơn các CEO kia. Bezos rời Amazon khi ông đã 57 tuổi và đã điều hành công ty 27 năm. Brin và Page đều 47 tuổi đã nói lời từ biệt đến vị trí hiện tại ở Google sau hơn 2 thập kỷ.

Zuckerberg chỉ mới 36 tuổi và Facebook cũng vừa ra đời cách đây 16 năm. Công ty của anh được thành lập sau Amazon một thập kỷ và 6 năm sau Google.

Điều đó đồng nghĩa với việc Zuckerberg còn nhiều việc để làm.

Những lời chào từ các nhà sáng lập

Cả Bezos và 2 nhà đồng sáng lập Google Page và Brin đã quyết định rút lui trong bối cảnh các hoạt động kinh doanh của công ty mình đều ổn định. Và thậm chí, chúng còn được dự đoán sẽ phát triển bền vững trong những năm sắp tới.

Trước khi từ chức vào năm 2019, Page và Brin đã dành ra 4 năm để củng cố đế chế của họ bằng cách thành lập công ty mẹ Alphabet.

Đồng thời,bộ đôi nhà đồng sáng lập Google tách các bộ phận quảng cáo và tìm kiếm ra khỏi các dự án dài hạn trong lĩnh vực y tế hay xe tự hành. YouTube đã trở thành một công cụ mang về doanh thu khổng lồ từ quảng cáo cho Alphabet. Động thái này giúp cho công ty có thể mở rộng ra các dự án mới trong tương lai.

Khi Jeff Bezos cho biết ông sẽ từ chức CEO, Amazon vừa báo cáo doanh thu quý đầu tiên đạt hơn 100 tỷ USD.

Trong lá thư thông báo mình sẽ ngừng làm CEO tại Amazon, Bezos đã tự tin khẳng định rằng Amazon đang ở thời điểm đạt được sự thành công đỉnh cao nhất.

Brin và Page trong thư từ nhiệm được viết chung đã nói rằng Alphabet đang ở một vị trí thoải mái và ổn định. Họ viết rằng:“Nếu như công ty của chúng ta là một con người thì nó là đang là một thanh niên 21 tuổi và đã đến lúc bước ra ngoài đương đầu với xã hội.”

Khi Bill Gates cuối cùng từ bỏ công việc hàng ngày của ông tại Microsoft vào năm 2008, công ty của ông đang ở trong một cuộc khủng hoảng. Mặc dù Microsoft vẫn kiếm được rất nhiều tiền trong giai đoạn đó, họ đang bị các đối thủ trẻ hơn như Apple, Google và Facebook vượt qua trong lĩnh vực máy tính mới nổi.

Ở thời bấy giờ, Bill Gates là người giàu nhất thế giới nhưng ông cảm thấy mệt mỏi bởi các lùm xum xung quanh câu chuyện chống độc quyền cứ kéo dài.

Thách thức cho người kế nhiệm

Những nhà sáng lập lúc rời đi cũng đã để lại cho người nối gót của họ tương lai của cả công ty cũng như cơn đau đầu xoay quanh câu chuyện chống độc quyền.

Bằng chứng là Pichai đã phải ra điều trần trước Quốc hội Mỹ nhiều lần kể từ khi người tiền nhiệm rời đi. Microsoft cũng phải bỏ điều khoản cuối cùng trong thỏa thuận giải quyết chống độc quyền vào năm 2011.

Andy Jassy của Amazon phải chịu nhiều áp lực vì các phương thức kinh doanh và cách đối đãi với nhân viên của công ty ông bị giám sát.

Facebook của Mark Zuckerberg tiếp tục là một trong những công ty có lợi nhuận cao nhất thế giới. Mặc dù vậy, họ cũng là công ty bị coi thường nhất trong số những gã khổng lồ công nghệ.

Giờ đây, người dùng không còn tin tưởng vào Facebook. Công ty này phải đối mặt với một vụ kiến lớn liên quan đến vấn đề chống độc quyền ở Mỹ cũng như chịu sự giám sát của nhiều cơ quan quản lý trên toàn thế giới. Nền tảng của họ cũng đang chịu sức ép trước những cáo buộc thiếu dân chủ và cung cấp thông tin sai lệch.

Khác với Apple và Alphabet, Facebook đã không chuẩn bị trước một người lãnh đạo để thay thế tiếp quản công ty. Giám đốc điều hành Sheryl Sandberg, 51 tuổi, đã quản lý mảng kinh doanh của công ty trong nhiều năm nhưng không được coi là một người am tường về công nghệ hay có khả năng mang đến những cải cách.

Giám đốc sản phẩm Chris Cox, 38 tuổi, được coi là người có khả năng thay thế vị trí của Mark Zuckerberg sau khi anh rời đi. Nhưng Cox chỉ mới gia nhập lại công ty gần đây sau khi từ chức vào năm 2019.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Theo Zing

CEO Facebook Mark Zuckerberg là CEO còn lại cuối cùng trong Big Tech

Sau khi Jeff Bezos của Amazon từ chức CEO, Mark Zuckerberg của Facebook hiện là người sáng lập kiêm CEO duy nhất còn lại tại Big Tech.

Mark Zuckerberg (R) is about to surpass Jeff Bezos as the world’s fifth richest man. Getty Images

Apple chuyển từ nhà sáng lập Steve Jobs sang Tim Cook vào năm 2011 khi Steve Jobs mắc bệnh nặng. Microsoft đã bổ nhiệm CEO Satya Nadella vào năm 2014, khi cựu CEO Steve Ballmer nghỉ hưu và người sáng lập Bill Gates rời vị trí Chủ tịch hội đồng quản trị.

Alphabet, công ty mẹ của Google, đã chuyển vị trí CEO từ người đồng sáng lập kiêm CEO Larry Page sang Sundar Pichai vào năm 2019.

Giờ đây, Amazon cũng đã chuyển vị trí này từ người sáng lập Bezos sang cho Ông Andy Jassy, một nhân viên lâu năm của Amazon, người đã xây dựng nên AWS, mảng kinh doanh điện toán đám mây của công ty này.

Mark Zuckerberg đã nắm quyền điều hành Facebook liên tục kể từ khi đồng sáng lập công ty này vào năm 2004. Anh cũng là người CEO cuối cùng của Big Tech.

Không giống như những nhà lãnh đạo khác – bao gồm cả Jeff Bezos – Mark Zuckerberg nắm giữ đa số quyền biểu quyết tuyệt đối đối với cổ phiếu Facebook.

Điều đó mang lại cho Anh khả năng lãnh đạo gần như toàn quyền tại công ty. Bất kỳ cổ đông nào không đồng ý với hướng đi của Mark Zuckerberg chỉ có một lựa chọn duy nhất: “Bán cổ phiếu của họ”.

Điều này cho phép Mark Zuckerberg bắt tay vào các dự án dài hạn và thực hiện chúng trong bất cứ thời điểm nào Anh cho là phù hợp.

Ngoại lệ duy nhất, đó là trường hợp của Oculus, một công ty thực tế ảo mà Facebook đã mua với giá 2 tỷ USD vào năm 2014. Sau 7 năm kể từ khi mua lại, Oculus vẫn chưa phát triển thành công việc kinh doanh mà Facebook đã hình dung khi mua lại.

Còn lại, từ việc phát minh ra News Feed vào năm 2006, thông qua việc mua lại Instagram và WhatsApp cũng như việc sao chép tính năng ‘Stories’ mà Snapchat đã đổi mới vào năm 2016 của Instagram, Zuckerberg đã đưa ra nhiều quyết định đúng hơn là sai.

Những gã khổng lồ công nghệ đã phát triển tốt sau khi thay thế người sáng lập.

Cả Apple, Microsoft và Alphabet đều đã chứng kiến ​​doanh thu và giá cổ phiếu của họ tăng trưởng với các nhà lãnh đạo mới nhất của họ.

  • Apple.

Dưới thời Tim Cook, giá cổ phiếu của Apple đã tăng hơn mười lần, từ 13,44 USD vào tháng 8 năm 2011 lên 134,99 USD vào thời điểm hiện tại, trong khi doanh thu đã tăng hơn 153% từ 108,2 tỷ USD năm 2011 lên 274,5 tỷ USD vào năm 2020.

  • Microsoft.

Giá cổ phiếu của Microsoft dưới thời Nadella đã tăng hơn bảy lần, từ 36,25 USD vào tháng 2 năm 2014 lên 239,51 USD vào thời điểm hiện tại trong khi doanh thu tăng gần 62% từ 77,8 tỷ USD năm 2014 lên 125,8 tỷ USD vào năm 2020.

  • Alphabet.

Pichai mới hơn rất nhiều, nhưng giá cổ phiếu của Alphabet đã tăng 48% từ 1.294,74 USD vào tháng 12 năm 2019 lên 1.919,12 USD vào thời điểm hiện tại trong khi doanh thu tăng gần 13% từ 161,9 tỷ USD năm 2019 lên 182,5 tỷ USD vào năm 2020.

Pichai đã không có quá nhiều thời gian để đổi mới kể từ khi bước vào vai trò CEO và thay vào đó, phần lớn trọng tâm của ông là xoa dịu lực lượng lao động ngày càng có nhiều phản đối và biến động, đối phó với hậu quả từ đại dịch Covid-19 và quản lý các cuộc chiến pháp lý của công ty này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Những CEO công nghệ được trả lương cao nhất 2020

Sáu trong 25 CEO được trả lương cao nhất năm 2020 làm trong ngành công nghệ với mức lương gấp nhiều lần những CEO thông thường.

Ảnh: BusinessWire.

Trang thống kê tài chính 24/7 Wall Street tuần trước tổng hợp dữ liệu tài chính được 100 công ty đại chúng lớn nhất nước Mỹ nộp lên Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán (SEC).

Ngoài doanh thu tập đoàn và mức lương CEO, tỷ lệ tiền lương giữa CEO và nhân viên bình thường cũng được thống kê với SEC.

Mức lương trung bình hàng năm của các CEO hàng đầu Mỹ trong năm qua vào khoảng 14,5 triệu USD, phần lớn làm việc trong ngành công nghệ hoặc dịch vụ tài chính.

CEO không nhận tiền lương như người bình thường mà được trả công bằng những gói thu nhập với lựa chọn cổ phần trong tập đoàn và nhiều phương án tặng thưởng dựa trên thành tích điều hành.

Mức lương cơ bản của những người trong danh sách này không vượt quá 1,5 triệu USD.

6 trong 25 CEO được trả lương cao nhất nước Mỹ năm 2020 làm trong ngành công nghệ, trong đó, ba người nắm giữ vị trí cao nhất danh sách.

1. Mark Zuckerberg (Facebook)

Thu nhập: 23.415.973 USD
Doanh thu công ty: 70,7 tỷ USD
Tỷ lệ lương: Gấp 94 lần nhân viên

Mức lương chính thức của Mark Zuckerberg tại Facebook chỉ là một USD. Tuy nhiên, ông được trả hơn 23,4 triệu USD trong năm qua thông qua nhiều hình thức đền bù.

Hiện tại, tiền lương của Zuckerberg chỉ cao gấp 94 lần nhân viên bình thường trong Facebook, trong khi các CEO khác trong danh sách của 24/7 Wall Street cao gấp hàng trăm lần nhân viên của họ.

Zuckerberg đồng sáng lập Facebook năm 2004 và đã lãnh đạo tập đoàn từ đó, biến nó từ nền tảng liên lạc với bạn học ở Harvard thành mạng xã hội khổng lồ toàn cầu với trị giá nhiều tỷ USD.

Facebook đang đối mặt với những đơn kiện độc quyền do Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ và tổng chưởng lý tại 48 bang, vùng lãnh thổ đưa ra.

ơn kiện đặt mục tiêu là chia tách Facebook, cho rằng tập đoàn này đã lợi dụng vị trí thống trị trong lĩnh vực mạng xã hội và thực hiện những động thái chống cạnh tranh, gây hại cho người dùng.

2. Charles Robbins (Cisco Systems)

Thu nhập: 25.829.833 USD
Doanh thu công ty: 49,3 tỷ USD
Tỷ lệ lương: Gấp 182 lần nhân viên

Robbins đã gắn bó với Cisco System từ tháng 7/2015. Mức lương của ông tăng trong năm 2020, nhưng lại giảm hơn 50% về tiền thưởng trong bối cảnh doanh thu Cisco giảm 5% so với một năm trước đó.

3. Brian Roberts (Comcast)

Thu nhập: 28.809.952 USD
Doanh thu công ty: 108,9 tỷ USD
Tỷ lệ lương: gấp 461 lần nhân viên

Comcast được sáng lập bởi cha của Roberts. Bản thân ông bắt đầu thực tập tại đây từ năm 15 tuổi. Tập đoàn này đã lớn mạnh đáng kể dưới thời Brian L. Roberts thông qua các thương vụ mua lại NBCUniversal, DreamWorks và Sky.

3. Satya Nadella (Microsoft)

Thu nhập: 42.910.215 USD
Doanh thu công ty: 143 tỷ USD
Tỷ lệ lương: Gấp 249 lần nhân viên

Nadella gia nhập Microsoft năm 1992 và được bổ nhiệm làm CEO năm 2014. Mức lương của ông đã tăng 66% so với năm trước và xếp thứ 3 trong số 100 CEO được trả lương cao nhất nước Mỹ. Phần lớn con số này nằm ở cổ phần, cổ phiếu Microsoft đã tăng giá gấp đôi trong vòng hai năm qua.

2. Robert Swan (Intel)

– Thu nhập: 66.935.100 USD
– Doanh thu công ty: 72 tỷ USD
– Tỷ lệ lương: Gấp 695 lần nhân viên

Robert Swan là CEO được trả lương cao thứ hai tại Mỹ. Ngoài mức lương cơ bản 1,2 triệu USD, ông còn được trả cổ phần trị giá 62 triệu USD và 3,7 triệu USD thưởng.

Swan trở thành giám đốc điều hành Intel vào tháng 1/2019, sau 7 tháng làm CEO lâm thời và trước đó là giám đốc tài chính tập đoàn.

Giá cổ phiếu của Intel dưới thời Swan khá biến động, dù giá trị công ty đã tăng 4% và liên tục đạt hoặc vượt dự báo về doanh thu.

1. Sundar Pichai (Alphabet)
– Thu nhập: 280.621.552 USD
– Doanh thu công ty: 161,9 tỷ USD
– Tỷ lệ lương: Gấp 1.085 lần nhân viên

Với tư cách là CEO tập đoàn mẹ của Google, Sundar Pichai là CEO được trả lương cao nhất nước Mỹ. Phần lớn số tiền này nằm ở cổ phiếu liên quan tới đợt thăng chức gần đây của ông.

Pichai giữ chức CEO Google từ năm 2015 và được bổ nhiệm làm CEO Alphabet vào tháng 12/2019. Mức lương cơ bản của ông là 650.000 USD, so với mức một USD của Larry Page, CEO tiền nhiệm và cũng là người sáng lập tập đoàn.

Google cũng đang đối mặt hàng loạt vụ kiện chống độc quyền, trong đó một vụ kiện đến từ hơn 40 bang và vùng lãnh thổ, cáo buộc tập đoàn này chiếm thế độc quyền trái phép về tìm kiếm trên mạng Internet.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo VnExpress

Jeff Bezos kiếm ra 13 tỷ USD trong một ngày

Trong khi người lao động, doanh nghiệp khốn đốn vì dịch Covid-19, tỷ phú giàu nhất thế giới, Jeff Bezos vẫn thản nhiên hốt bạc.

Theo thống kê của Bloomberg, khối tài sản của ông chủ Amazon đã tăng 13 tỷ USD lên 189,3 tỷ USD chỉ trong một ngày 20/7.

Đây là mức tăng lớn nhất trong ngày mà bảng xếp hạng Billionaires Index của Bloomberg ghi nhận.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/7, cổ phiếu Amazon tăng 7,9

Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu Amazon đã tăng trưởng đến 73% – phần lớn đến từ nhu cầu mua sắm online tăng cao, trong khi các doanh nghiệp cần sử dụng hạ tầng đám mây phục vụ làm việc tại nhà. Tính từ đầu năm, tài sản của Bezos đã tăng đến 74,4 tỷ USD.

Dù vậy, Amazon cũng đối mặt các chỉ trích về cách sử dụng lao động, trả lương thấp và không có chế độ thưởng hợp lý trong bối cảnh kho hàng phải làm việc hết công suất để đáp ứng nhu cầu mua hàng cao. Đại dịch cũng khiến rất nhiều lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn.

Không chỉ Bezos mà nhiều tỷ phú cũng có tài sản tăng giữa mùa dịch.

Thống kê tháng 4 bởi Viện Nghiên cứu Chính sách cho thấy 34/170 tỷ phú giàu nhất nước Mỹ đã giàu hơn hàng chục tỷ USD từ khi dịch bùng phát, trong đó có Elon Musk (CEO Tesla, SpaceX), Steve Ballmer (cựu CEO Microsoft) và ông trùm bất động sản Albert Sobrato.

Báo cáo nói rằng trường hợp tăng tài sản của Jeff Bezos là “chưa từng có trong lịch sử tài chính hiện đại” và biến động theo từng ngày.

Tính từ 1/1 đến 15/4, tài sản của Bezos tăng thêm 25 tỷ USD, cao hơn cả tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Honduras trong năm 2018.

Theo Gizmodo, họ sẽ tiếp tục giàu như thể không có gì xảy ra, một phần vì gánh nặng thuế dựa trên tài sản đã giảm 79% từ 1980 đến 2018.

Tuy nhiên, đồng tác giả báo cáo Chuck Collins nói rằng các tỷ phú làm giàu trong mùa dịch có thể “mất tất cả”, song sẽ nhanh chóng phục hồi so với những tầng lớp lao động khác.

Cổ phiếu Amazon tăng vào 20/7 cũng giúp tài sản Mackenzie Bezos, vợ cũ của Jeff Bezos, tăng đến 4,6 tỷ USD, trở thành người giàu thứ 13 trên thế giới và là người phụ nữ giàu thứ 2 thế giới, đứng sau người thừa kế hãng L’Oréal, Françoise Bettencourt Meyers.

Không chỉ Jeff Bezos mà các ông lớn trong ngành công nghệ cũng chứng kiến khối tài sản tăng vọt từ đầu năm, lần lượt là CEO Facebook Mark Zuckerberg tăng 14,8 tỷ USD và cựu CEO Microsoft, Steve Ballmer tăng 18 tỷ USD lên 76,1 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Theo Zing

Những tỷ phú công nghệ làm từ thiện nhiều nhất 2020

Trong một năm đầy biến động vừa qua, không ít tỷ phú làng công nghệ đã sẵn sàng cho đi một phần tài sản của mình để giúp đỡ cộng đồng.

Ảnh: twitter

Bill Gates

Bill Gates là một trong tỷ phú quyên góp nhiều tiền nhất cho các hoạt động từ thiện. Năm 2000, ông và vợ, bà Melinda Gates, đã đồng sáng lập quỹ Bill & Melinda Gates và hiện ông tập trung toàn thời gian cho hoạt động từ thiện của quỹ này.

Nhà Gates, cùng tỷ phú Warren Buffett, đã đề xuất chiến dịch “Cam kết cho đi” nhằm khuyến khích những người giàu có cống hiến ít nhất một nửa tài sản cho các hoạt động từ thiện.

Cải thiện chất lượng y tế ở các nước đang phát triển là ưu tiên hàng đầu trong hoạt động từ thiện của Bill Gates.

Quỹ Bill & Melinda Gates đã tài trợ hàng tỷ USD để đảm bảo tiến trình phát triển các loại thuốc chống lại HIV, sốt rét, bại liệt và các bệnh khác. Năm 2020, ông đã quyên góp 100 triệu USD cho các tổ chức y tế để chống lại đại dịch Covid-19.

Tỷ phú cùng vợ cũng đã công bố cam kết trị giá 1,6 tỷ USD trong 5 năm cho Liên minh vaccine (GAVI) để cung cấp chương trình tiêm chủng mở rộng cho hơn 300 triệu trẻ em ở các cộng đồng dễ bị tổn thương trên khắp thế giới.

Thông qua GAVI, quỹ Bill & Melinda Gates đã hỗ trợ 150 triệu USD cho Viện Serum Ấn Độ – nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, để cung cấp 100 triệu liều vaccine Covid-19 với giá 3 USD/liều cho các nước nghèo.

Elon Musk

Mục tiêu của Musk là thay đổi thế giới, cải thiện môi trường và giúp đỡ nhân loại. Musk đã quyên góp rất nhiều tiền để làm từ thiện, quỹ của Musk ưu tiên tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo, giáo dục khoa học và kỹ thuật cũng như sức khỏe trẻ em.

Thông qua quỹ này, Musk đã quyên góp tiền bảo tồn địa điểm phòng thí nghiệm của Nikola Tesla bằng cách tu sửa nó thành Bảo tàng và Trung tâm Khoa học Tesla.

Vị tỷ phú giàu thứ hai thế giới cũng đang tham gia vào một loạt dự án quyên tặng hệ thống năng lượng mặt trời cho những khu vực chưa có điện lưới thông qua công ty năng lượng mặt trời của mình, Solar City.

Các khoản đóng góp của Musk trong năm nay cho các hoạt động từ thiện liên quan tới Covid-19 hầu như không đáng kể.

CEO của Tesla thậm chí thường xuyên xem nhẹ rủi ro của Covid-19, nghi ngờ những số liệu về sự lây lan và tỷ lệ tử vong của bệnh này, cũng như đưa ra dự báo rất lạc quan về tiến trình của bệnh dịch.

Jack Dorsey

Thành tích đóng góp từ thiện của CEO Twitter cho đến nay vẫn khá khiêm tốn, nhưng ông là người có khả năng tận dụng tốt sức mạnh truyền thông để gây quỹ từ thiện.

Sau khi tổ chức IPO thành công cho công ty Square, Dorsey đã cam kết sẽ tặng 20% cổ phần của mình cho “Start Small Foundation”, một tổ chức từ thiện mà ông thành lập để phục vụ các cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn.

Trong năm qua, Dorsey cũng đã trao 3 triệu USD cho tổ chức “Know Your Rights Camp” nhằm mục đích nâng cao chất lượng sống của các cộng đồng người da màu thông qua giáo dục.

Tháng 4 năm nay, Dorsey đã cam kết chi 1 tỷ USD, hơn 25% tổng giá trị tài sản hiện có, cho các nỗ lực cứu trợ Covid-19.

Phần lớn số tiền này đã được chuyển tới các tổ chức, như ngân hàng thực phẩm, trường học nhằm cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho những nhóm dân cư bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Jack Ma

Tỉ phú Jack Ma, nhà đồng sáng lập Alibaba, thành lập quỹ từ thiện mang tên ông từ năm 2014. Sau lần phát hành cổ phiếu của Alibaba trên sàn giao dịch chứng khoán New York, Jack Ma đã cam kết dành 35 triệu cổ phiếu cho quỹ từ thiện của mình.

Hiện Quỹ Jack Ma có 23 triệu cổ phiếu của Alibaba, trị giá khoảng 4,6 tỉ USD.

Kể từ khi thành lập, Quỹ Jack Ma đã đóng góp ít nhất 300 triệu USD cho các hoạt động từ thiện và chiến dịch bảo vệ môi trường khác nhau tại Trung Quốc. Năm 2019, quỹ đã chi 14 triệu USD để bảo vệ và tái tạo vùng đất ngập nước ở Hàng Châu.

Đầu năm nay, quỹ Jack Ma đã công bố khoản quyên góp 14,4 triệu USD để giúp các nhà khoa học phát triển vaccine ngừa Covid-19.

Theo đó, 40% khoản đóng góp của Jack Ma sẽ được chia đều cho Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và Học viện Kỹ thuật Trung Quốc nhằm phát triển vaccine ngừa virus.

Phần còn lại sẽ dành để hỗ trợ các cơ sở nghiên cứu tham gia vào nỗ lực kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh.

Jeff Bezos

Dù trước đó từng bị chỉ trích vì quyên tặng rất ít so với những tỉ phú khác, Jeff Bezos trong năm qua đã thực hiện một số khoản tài trợ cực lớn.

Tiêu biểu là cam kết 10 tỷ USD, tương ứng gần 10% tổng giá trị tài sản và là khoản từ thiện lớn nhất mọi thời đại tính đến nay, cho Quỹ Trái đất Bezos, nhằm chiến đấu chống lại biến đổi khí hậu.

Tháng 9/2018, tỉ phú giàu nhất thế giới từng quyên tặng 2 tỷ USD để giúp đỡ các gia đình vô gia cư và xây dựng hệ thống trường mầm non cho trẻ em.

Tháng 9/2019, khi đối mặt với sức ép từ nhân viên, Bezos cũng đã cho ra mắt Cam kết khí hậu để Amazon có thể hoàn thành mục tiêu mà Hiệp định khí hậu Paris và xóa bỏ khí thải vào năm 2040.

Trong nỗ lực hỗ trợ các thành phần bị ảnh hưởng bởi Covid-19, Bezos đã trao 100 triệu USD cho Quỹ Phản ứng Covid-19 của Feeding America nhằm hỗ trợ 200 ngân hàng thực phẩm thành viên trên khắp đất nước.

Ông cũng quyên góp 25 triệu USD để bắt đầu Quỹ cứu trợ Amazon, cung cấp các khoản tài trợ từ 400 đến 5.000 USD cho các đối tác của Amazon vượt qua giai đoạn khó khăn.

Mark Zuckerberg

Mark Zuckerberg và Priscilla Chan là những nhà tài trợ lớn trong lĩnh vực từ thiện trên thế giới. Vào năm 2015, cặp đôi đã cam kết cống hiến 99% tài sản cho các hoạt động vì lợi ích công cộng.

Đồng thời, họ đã khởi động Sáng kiến Chan Zuckerberg (CZI), với sứ mệnh “thúc đẩy tiềm năng con người và thúc đẩy cơ hội bình đẳng”.

Giáo dục là trọng tâm chính trong hoạt động tài trợ của Chan và Zuckerberg. Kể từ khi đại dịch bùng phát, CZI đã cấp hơn 9 triệu USD để hỗ trợ các nhà giáo dục và học sinh thông qua học tập từ xa, bao gồm cam kết tài trợ 5 triệu USD để giải quyết vấn đề sức khỏe tinh thần và xã hội của học sinh và gia đình.

Năm 2020, Chan và Zuckerberg cam kết chi 3 tỷ USD trong thập kỷ tới cho một dự án y tế nhằm chữa trị, ngăn ngừa và kiểm soát một số bệnh gây ra tỷ lệ tử vong cao ở trẻ em. Hai vợ chồng cũng đã ủng hộ 30 triệu USD cho các hoạt động hỗ trợ cộng đồng trong đại dịch COVID-19.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Theo: VnExpress

Màn đáp trả Facebook ‘cao tay’ của Tim Cook

Facebook sử dụng hơn 1.000 từ và bỏ ra một đống tiền để chỉ trích Apple. Tuy nhiên, CEO của “táo khuyết” chỉ dành trọn vẹn 47 từ đáp trả mạng xã hội lớn nhất thế giới.

Bài viết dựa trên quan điểm của tác giả Jason Aten, Inc.

Tháng 6/2020, Apple công bố chính sách quyền riêng tư mới. Theo đó, các ứng dụng hoạt động trên hệ điều hành iOS 14 sẽ phải xin phép ý kiến người dùng trước khi sử dụng dữ liệu cá nhân của họ.

Giờ đây, nếu muốn kiếm tiền thông qua dữ liệu cá nhân, những ứng dụng này sẽ phải minh bạch thông tin. Động thái của công ty đến từ Cupertino ngay sau đó đã nhận được không ít sự hưởng ứng từ cộng đồng người dùng.

Tính năng mới trên hệ điều hành iOS 14 sẽ là bước tiến lớn trong việc bảo vệ quyền riêng tư. Theo Inc, những nền tảng quảng cáo kỹ thuật số như Facebook sẽ khó nhắm mục tiêu quảng cáo đến người dùng hơn.

Thật khó có thể tranh luận rằng sự minh bạch là một điều xấu. Tuy nhiên, Facebook, mạng xã hội lớn nhất thế giới, vẫn muốn thử sức mình.

Công ty này đã đăng 2 quảng cáo in toàn trang trên 3 tờ báo giấy lớn nhất nước Mỹ, cáo buộc Apple chống lại doanh nghiệp nhỏ và là mối đe dọa đối với không gian “Internet miễn phí”.

Trong cuộc chiến về quyền riêng tư giữa Facebook và Apple, phản ứng của CEO “táo khuyết”, Tim Cook, là khía cạnh khiến tôi thấy thú vị nhất.

Cook chính là tấm gương cho mọi nhà lãnh đạo. Trên thực tế, tôi tin rằng phản ứng của Cook là ví dụ tốt nhất tượng trưng cho trí tuệ cảm xúc.

Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận biết cảm xúc của bạn đối với một sự việc, đánh giá những suy nghĩ dẫn đến cảm xúc đó và đưa ra những lựa chọn phản ứng khác nhau.

Những người có trí thông minh cảm xúc thấp thường bỏ qua các bước này, thay vào đó, họ sẽ phản ứng ngay khi cảm xúc chợt đến. Đây phần nào là nguyên nhân khiến bản thân và những người phụ thuộc vào họ bị tổn thương.

Giống như bất kỳ ai khác, điều này cũng thường xuyên xảy đến với các CEO. Trên thực tế, việc thể hiện trí tuệ cảm xúc thậm chí còn khó hơn khi công ty bạn bị chỉ trích một cách công khai.

Cho dù bạn là người điều hành một đế chế khổng lồ trị giá hàng nghìn tỷ USD, có sức ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của hàng tỷ người, bạn vẫn có nguy cơ rơi vào trạng thái cáu kỉnh hay thất vọng khi đối thủ cạnh tranh cố gắng xuyên tạc hành động của bạn.

Phản hồi của Apple không đến từ phòng PR, cũng không đến từ một tài khoản mạng xã hội chung của công ty. Chính Tim Cook, Giám đốc Điều hành công ty giá trị nhất thế giới, trực tiếp đáp trả những lời biện hộ của công ty đối thủ, Facebook.

“Chúng tôi tin rằng người dùng có quyền biết cách dữ liệu cá nhân của họ bị thu thập và sử dụng. Facebook có thể tiếp tục theo dõi người dùng trên các ứng dụng và trang web, mạng xã hội này chỉ cần xin phép ý kiến của người dùng trước”, Tim Cook đăng trên Twitter cá nhân.

Tôi đã từng có cơ hội chứng kiến các CEO trả lời nhau trên Twitter trước đây. Không phải lúc nào mọi thứ cũng diễn ra suôn sẻ, đôi khi chúng còn diễn ra tồi tệ hơn.

Mặt khác, Cook được biết đến là một người giao tiếp cực kỳ thận trọng và biết lắng nghe. Ông không có xu hướng tham gia vào các cuộc tranh cãi công khai.

Theo tôi, những tuyên bố công khai của Cook thường khá bình thường. Đặc biệt, tài khoản Twitter của ông là một loạt bài đăng có nội dung về sản phẩm Apple, cam kết của hãng cũng như các thông báo của công ty.

“Facebook có thể tiếp tục theo dõi người dùng trên các ứng dụng và trang web, mạng xã hội này chỉ cần xin phép ý kiến của người dùng trước”, CEO Apple viết.

Việc Tim Cook đáp trả Facebook đã chứng tỏ sự quan tâm của Apple đến quyền riêng tư. Đặc biệt, đó là một cách phản ứng hoàn hảo sau mỗi lần bạn bị chỉ trích.

Facebook đã sử dụng gần 1.000 từ và bỏ ra rất nhiều tiền, tất cả nhằm truyền tải thông điệp chỉ trích “táo khuyết” đến mọi người.

Mạng xã hội này thậm chí còn vẽ nên một kịch bản ngày tận thế, nơi các doanh nghiệp nhỏ và Internet sụp đổ chỉ vì những thay đổi mới xuất hiện trên iOS 14. Facebook cố gắng khiến người dùng tin rằng đang có một công ty lớn chuẩn bị trói buộc người dùng.

Với Cook, ông chỉ sử dụng 47 từ để trả lời. Thậm chí, ông đã làm điều đó trên một nền tảng mạng xã hội miễn phí – Twitter. Bài viết của Cook đến nay đã nhận được hàng trăm nghìn lượt thích.

Trong câu trả lời ngắn gọn đó, Cook không hề tỏ ra tức giận hay mất bình tĩnh. Ông không hề xúc phạm ai, không kịch tính hóa bất cứ điều gì.

Thay vào đó, Cook trả lời theo quan điểm cá nhân, nêu lên những giá trị Apple tin tưởng, giải thích lý do nó quan trọng với người dùng và làm rõ những gì sẽ thực sự thay đổi. Đây chính xác là cách mọi nhà lãnh đạo nên làm khi công ty của họ rơi vào trường hợp tương tự.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Zing

4 tỷ phú công nghệ giàu nhanh nhất năm 2020

Danh sách 4 tỷ phú công nghệ có tài sản tăng nhanh nhất năm nay gồm 3 người đến từ Mỹ, và một doanh nhân Trung Quốc.

Ảnh: Axios.

2020 là năm đầy khó khăn với nhiều người khắp thế giới. Covid-19 tàn phá vô số doanh nghiệp, khiến khoảng 19 triệu người Mỹ phải nhận trợ cấp thất nghiệp.

Nhưng Covid-19 cũng mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp công nghệ.

Việc cách ly xã hội ở nhiều nước khiến mọi người mua sắm trực tuyến nhiều hơn, việc hạn chế sử dụng phương tiện giao thông công cộng khiến doanh số bán xe của Tesla tăng, giá cổ phiếu của nhà sản xuất ôtô điện cũng tăng vọt.

Dưới đây là danh sách các tỷ phú công nghệ có tài sản tăng nhiều nhất trong năm nay, theo Bloomberg bình chọn.

1. Elon Musk, CEO Tesla

Theo Bloomberg, tính từ đầu năm đến ngày 21/12, Musk đã “bỏ túi” 140 tỷ USD, nâng tổng giá trị tài sản ròng lên 167 tỷ USD. Con số này đã giúp ông leo lên vài chục bậc trong bảng xếp hạng tỷ phú, vượt qua Bill Gates để giành vị trí thứ hai kể từ tháng 11.

Đầu năm 2020, giá trị tài sản ròng của Musk đạt gần 30 tỷ USD. Nhờ Tesla lập kỷ lục bán hàng mới và báo cáo quý thứ năm liên tiếp có lãi, cổ phiếu của nhà sản xuất ôtô điện này đã tăng hơn 650% kể từ đầu năm tới nay.

Musk hiện nắm trong tay khoảng 20% cổ phần của Tesla, trị giá hơn 125 tỷ. Tỷ phú công nghệ này cũng sở hữu cổ phần trong công ty hàng không vũ trụ SpaceX với giá trị cổ phiếu được định giá hơn 15 tỷ USD.

2. Jeff Bezos, CEO Amazon

Bezos bắt đầu năm 2020 với tư cách người giàu nhất thế giới. Nhờ doanh thu của Amazon tiếp tục tăng trong năm nay, ông giữ vững ở vị trí này và là người có tài sản tăng mạnh thứ 2 trong năm, với 72 tỷ USD.

Bezos đang sở hữu hơn 50 triệu cổ phiếu Amazon, trị giá hơn 170 tỷ USD. Mùa hè năm nay, Bezos là người giàu nhất trong lịch sử, khi giá trị tài sản ròng của ông vượt mốc 200 tỷ USD.

3. Colin Huang, nhà sáng lập Pinduoduo

Colin Huang, 40 tuổi, đã có thêm 33 tỷ USD vào tài sản ròng của mình năm qua, nâng tổng tài sản hiện có lên gần 53 tỷ USD. 2020 là năm ông thôi giữ chức CEO công ty Pinduoduo với mong muốn “giao nhiều nhiệm vụ và trách nhiệm quản lý hơn cho các đồng nghiệp trẻ”, để duy trì “tinh thần kinh doanh” tại một công ty khác đang phát triển.

Ông vẫn là chủ tịch của công ty và sở hữu 29,4% cổ phần của Pinduoduo, trị giá hơn 50 tỷ USD.

Được thành lập vào năm 2015, Pinduoduo là nền tảng thương mại điện tử, cho phép các nhóm người chia sẻ chi phí mua hàng.

Nền tảng này có tốc độ tăng trưởng doanh thu nhanh hơn các doanh nghiệp đối thủ ở Trung Quốc, như JD.com và Alibaba.

Năm 2018, Pinduoduo chính thức lên sàn chứng khoán, giúp Huang trở thành tỷ phú.

Giống Amazon và các gã khổng lồ thương mại điện tử khác, Pinduoduo hưởng lợi lớn từ nhu cầu mua sắm trực tuyến trong năm 2020.

4. Mark Zuckerberg, CEO Facebook

Xếp ngay sau các tỷ phú công nghệ giàu nhanh nhất năm nay là nhà đồng sáng lập kiêm CEO Facebook, Mark Zuckerberg.

Năm 2020, tài sản của Zuckerberg tăng hơn 26 tỷ USD, lên tổng 105 tỷ USD, trở thành người giàu thứ 5 trên thế giới, theo Bloomberg.

Số tài sản này gắn liền với 375 triệu cổ phiếu Facebook mà Zuckerberg đang nắm giữ. Kể từ đầu năm đến nay, giá trị cổ phiếu của Facebook đã tăng gần 30%, bất chấp vụ kiện chống độc quyền gần đây của chính phủ liên bang.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

‘Phù thủy công nghệ’ hiểu Facebook hơn cả Mark Zuckerberg

Không chỉ đứng sau thành công của Facebook, Sean Parker còn là người tạo ra phần mềm thay đổi ngành công nghiệp âm nhạc.

Parker sinh năm 1979 tại Virginia, Washington (Mỹ). Từ lớp 2, Parker đã tiếp xúc với máy tính khi được cha dạy lập trình trên chiếc Atari 800. Ảnh: Brooksy.

Năm 16 tuổi, Parker đã tấn công website nhiều công ty và trường đại học. Cậu thiếu niên bị cha ném bàn phím ra đường trong khi hack trang web thuộc doanh nghiệp lọt top Fortune 500 mà chưa kịp thoát. Do để lộ địa chỉ IP, Parker bị Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) bắt giữ, vì chưa 18 tuổi nên chỉ bị phạt lao động công ích.

Dưới mái trường trung học, Parker đã được thực tập tại FreeLoader, startup của Mark Pincus (ảnh, sau này là CEO Zynga). Anh giành chiến thắng trong một cuộc thi tin học tại Virginia và được Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tuyển dụng. Nhiều dự án khác nhau giúp Parker kiếm được 80.000 USD/năm, đủ để thuyết phục cha mẹ cho phép không học đại học để theo đuổi sự nghiệp riêng.

Năm 1999, Parker (trái) và Shawn Fanning thành lập Napster – một trong những phần mềm chia sẻ nhạc MP3 miễn phí đầu tiên. Trong một năm, Napster đã có hàng chục triệu người dùng, trở thành công cụ tăng trưởng nhanh chóng và cũng gây tranh cãi nhất thời điểm ấy.

Tính chất miễn phí khiến Napster vướng kiện tụng từ các hãng thu âm do vi phạm bản quyền, còn Parker và Fanning bị gọi là kẻ ăn cắp. Dù Napster khẳng định chỉ là nơi trao đổi nhạc chứ không phải lưu trữ, luật pháp không đứng về họ

Sau khi thua kiện, Napster đóng cửa vào tháng 7/2001 rồi phá sản sau đó một năm. Đối với Parker, khoảng thời gian tại Napster chẳng khác gì học đại học bởi nó giúp anh biết thêm về luật sở hữu trí tuệ, tài chính doanh nghiệp và kinh doanh.

Dù chỉ tồn tại trong 2 năm, Napster được mệnh danh là website cách mạng hóa ngành âm nhạc, tiền thân của các dịch vụ như iTunes.

Theo Forbes, Napster cũng là khởi nguồn của xu hướng chia sẻ nội dung miễn phí trên Internet, trong khi các dịch vụ hiện nay liên tục muốn thu phí người dùng theo nhiều hình thức khác nhau.

“Khi đó, chúng tôi chỉ là những đứa trẻ 17-18 tuổi. Tôi và Parker đều không có suy nghĩ tạo ra Napster để tuyên chiến với ngành âm nhạc, chứ chưa nói đến việc tái cấu trúc nó”, Fanning chia sẻ với BBC tại lễ ra mắt Downloaded (2013), phim tài liệu về Napster. Parker cũng thừa nhận Napster thực sự là cuộc cách mạng văn hóa.

Không chỉ thay đổi cách chia sẻ nhạc – từ đĩa CD sang tải trên Internet – Napster còn giúp người dùng nhận thức về việc có phải trả tiền cho một số nội dung hay không.

Năm 2000, album Kid A của nhóm nhạc Radiohead bị rò rỉ trên Napster trước khi phát hành. Việc xuất hiện trên Napster giúp album này được nhiều người biết đến, dễ dàng giữ vị trí số một trên bảng xếp hạng Billboard.

Tháng 11/2002, Parker cho ra đời dự án mới có tên Plaxo nhưng rút lui sau đó 2 năm. Dịch vụ này cũng ngừng hoạt động vào năm 2017

Năm 2004, Parker gia nhập Facebook khi đây mới chỉ là startup non trẻ trong ký túc xá đại học. Với tư cách chủ tịch, Parker góp công lớn trong việc thu hút đầu tư, thiết kế tính năng và biến Facebook trở thành doanh nghiệp thực thụ.

Peter Thiel, một trong những nhà đầu tư đầu tiên của Facebook, nhận xét Parker mới là người nhìn thấy tiềm năng của Facebook chứ không phải Mark Zuckerberg.

Anh là người bổ sung tính năng chia sẻ ảnh trên Facebook dù ban đầu nó không được Zuckerberg đồng tình. Khả năng chia sẻ ảnh là một trong những lý do khiến người dùng đến với Facebook.

Trong một bữa tiệc năm 2005, cảnh sát ập vào nhà nghỉ Parker đang thuê và tìm thấy cocaine. Chủ tịch Facebook bị bắt giữ với cáo buộc tàng trữ ma túy. Dù không bị buộc tội, vụ việc khiến Parker phải từ chức tại Facebook chỉ sau đó vài tháng.

Tuy không còn trực tiếp làm việc tại Facebook, Parker vẫn có tầm ảnh hưởng đối với công ty. “Tôi không nghĩ Parker không còn liên quan gì đến Facebook. Anh ta vẫn tham gia Facebook theo nhiều cách”, Thiel chia sẻ trên Vanity Fair năm 2010

Theo Business Insider, Parker nổi tiếng với sự tập trung cao độ. Một đồng nghiệp cũ từng chia sẻ cách liên lạc với anh là “khủng bố điện thoại” từ 10 đến 20 lần.

Năm 2010, Parker được thể hiện trong The Social Network, bộ phim nói về những ngày đầu của Facebook. Nhân vật do Justin Timberlake (trái) thủ vai không được Parker đón nhận khi được miêu tả là cậu bé mê tiệc tùng. Parker nhận xét nhân vật này là “con người đáng trách về đạo đức”, còn bộ phim thì “hoàn toàn hư cấu”.

Parker là đối tác quản lý của quỹ Founders Fund giai đoạn 2006-2014. Anh cũng là nhà đầu tư của Spotify, góp phần đưa dịch vụ này đến Mỹ vào tháng 7/2011. Parker tiếp tục giữ ghế trong hội đồng quản trị Spotify đến năm 2017.

Năm 2012, Parker và Fanning tái hợp để ra mắt Airtime, dịch vụ trò chuyện video tương tự Chatroulette nhưng không thành công. Theo Forbes, khối tài của Parker tính đến năm 2016 là khoảng 2,7 tỷ USD.

Năm 2010, Parker mua một ngôi nhà phố tại West Village với giá 20 triệu USD. Sau đó, anh mua thêm 2 khu đất lân cận, biến tất cả thành một khu vực rộng lớn, gồm 3 dinh thự với tổng giá trị khoảng 58,5 triệu USD.

Năm 2013, Parker kết hôn với ca sĩ Alexandra Lenas. Lễ cưới xa hoa của cặp đôi kéo dài 3 ngày trong một khu rừng tại Big Sur, California.

Đám cưới của Parker gây xôn xao dư luận vào thời điểm ấy. Anh được cho đã chi 10 triệu USD để tạo ra khu vườn hóa trang theo chủ đề phim The Lord of the Rings, bữa tiệc hoành tráng với chiếc bánh cưới cao 2,7 m.

Lễ cưới của Parker có 364 khách mời gồm Jack Dorsey (CEO Twitter), Mark Pincus (CEO Zynga), Dustin Moskovitz và Chris Hughes (đồng sáng lập Facebook). Tất cả khách mời được tặng bộ trang phục do Ngila Dickson thiết kế.

Đám cưới bị chỉ trích dữ dội vì Parker được cho đã lắp đặt nhiều công trình tạm bợ trong một khu vực sinh thái mà không có giấy phép bắt buộc bởi Ủy ban Duyên hải California. Là một phần trong thỏa thuận dàn xếp, Parker đồng ý trả 2,5 triệu USD và tạo ra ứng dụng lập bản đồ cho Big Sur. Parker và Lenas có với nhau 2 người con – Winter Victoria và Zephyr Emerson.

Parker cũng là nhà từ thiện hoạt động tích cực. Năm 2015, anh quyên góp 600 triệu USD để thành lập Quỹ Parker, tập trung tài trợ các chương trình khoa học đời sống, sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu.

Parker còn đóng góp cho các ứng cử viên chính trị của đảng Cộng hòa và Dân chủ, cùng sáng lập Nhóm Đổi mới Kinh tế, tập trung vào các thách thức kinh tế trên khắp nước Mỹ.

Năm 2016, Parker chi 250 triệu USD thành lập Viện Điều trị Miễn dịch Ung thư Parker. Cùng với các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực miễn dịch trị liệu, mục tiêu của Parker là tìm ra liệu pháp giúp cơ thể miễn dịch trước ung thư.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Zing

10 doanh nhân trở thành tỷ phú tự thân trước tuổi 30

Mark Zuckerberg, Evan Spiegel, Austin Russell… là một số doanh nhân sở hữu tài sản tỷ USD khi mới ngoài 20 tuổi.

Kylie Jenner

Tuổi trở thành tỷ phú: 21

Công ty: Kylie Cosmetics

Năm trở thành tỷ phú và tài sản khi đó: 2019; 1 tỷ USD

Kylie Jenner từng 2 năm liền được tạp chí Forbes vinh danh là tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới. Phần lớn tài sản của Jenner đến từ công ty mỹ phẩm Kylie Cosmetics do cô sáng lập. Tháng 5 năm nay, Forbes tuyên bố Jenner không còn là tỷ phú trên bảng xếp hạng của tạp chí này vì cho rằng em út nhà Kardashian đã nói dối về số liệu của công ty cũng như giả mạo tờ khai thuế. (Ảnh: Forbes)

Mark Zuckerberg

Tuổi trở thành tỷ phú: 23

Công ty: Facebook 

Năm trở thành tỷ phú và tài sản khi đó: 2008; 1,5 tỷ USD

Khởi nghiệp tại ký túc xá Kirkland của Đại học Harvard, Mark Zuckerberg đã xây dựng Facebook thành mạng xã hội lớn nhất hành tinh. Theo thống kê của Forbes, hiện Zuckerberg sở hữu khối tài sản trị giá 104,8 tỷ USD và là người giàu thứ 5 thế giới. (Ảnh: AP)

Evan Spiegel

Tuổi khi trở thành tỷ phú: 24

Công ty: Snap

Năm trở thành tỷ phú và tài sản khi đó: 2014; 1,5 tỷ USD

Evan Spiegel là đồng sáng lập của Snapchat, một ứng dụng chia sẻ hình ảnh, tin nhắn, từng được Facebook đề nghị mua lại với giá 3 tỷ USD vào năm 2013. Hiện Spiegel sở hữu tài sản trị giá 9,6 tỷ USD, theo Forbes.

Austin Russell

Tuổi khi trở thành tỷ phú: 25

Công ty: Luminar

Năm trở thành tỷ phú và tài sản khi đó: 2020; 2,4 tỷ USD

Austin Russell vừa trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới sau khi công ty cảm biến laser Luminar – do anh sáng lập năm 17 tuổi – chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Ngay từ nhỏ, Austin Russell đã là một thần đồng khoa học. Anh thuộc bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học năm 2 tuổi và bắt đầu viết phần mềm năm 10 tuổi.

Dustin Moskovitz

Tuổi khi trở thành tỷ phú: 26

Công ty: Facebook

Năm trở thành tỷ phú và tài sản khi đó: 2010; 1,4 tỷ USD

Dustin Moskovitz là bạn học cùng phòng ký túc xá với Mark Zuckerberg. Anh đã cùng Zuckerberg thôi học ở Havard và tới California để dành toàn bộ thời gian cho việc xây dựng Facebook. Năm 2008, anh rời Facebook để thành lập công ty phần mềm Asana.

Bobby Murphy

Tuổi khi trở thành tỷ phú: 26

Công ty: Snap

Năm trở thành tỷ phú và tài sản khi đó: 2015; 1,5 tỷ USD

Bobby Murphy là đồng sáng lập Snapchat. Anh hiện là giám đốc công nghệ của Snap và sở hữu khối tài sản trị giá 10,3 tỷ USD, theo Forbes.

John Collison

Tuổi khi trở thành tỷ phú: 26

Công ty: Stripe

Năm trở thành tỷ phú và tài sản khi đó: 2017; 1,1 tỷ USD

John Collison – cùng với anh trai của mình, Patrick – là nhà sáng lập công ty thanh toán Stripe. John hiện giữ chức chủ tịch của startup tỷ USD này. Hai anh em nhà Collison sinh ra và lớn lên gần Limerick (Ireland) và hiện đang sống ở San Francisco – nơi Stripe đặt trụ sở chính.

Patrick Collison

Tuổi khi trở thành tỷ phú: 28

Công ty: Stripe

Năm trở thành tỷ phú và tài sản khi đó: 2017; 1,1 tỷ USD

Patrick Collison – cùng với em trai của mình, John – là nhà sáng lập công ty thanh toán Stripe. Patrick hiện giữ chức CEO của startup tỷ USD này.

Thomas Healy

Tuổi khi trở thành tỷ phú: 28

Công ty: Hyliion

Năm trở thành tỷ phú và tài sản khi đó: 2020; 1,5 tỷ USD

Thomas Healy, CEO Hyliion – công ty xe tải điện hạng nặng có trụ sở ở Austin do anh thành lập – từng có thời điểm sở hữu tài sản 1,5 tỷ USD. Hiện anh không còn là tỷ phú trên bảng xếp hạng của Forbes.

Eduardo Saverin

Tuổi khi trở thành tỷ phú: 28

Công ty: Facebook

Năm trở thành tỷ phú và tài sản khi đó: 2010; 1,15 tỷ USD

Eduardo Saverin là đồng sáng lập Facebook và giám đốc tài chính đầu tiên của mạng xã hội này. Saverin từng nổi tiếng vì kiện Mark Zuckerberg ra tòa, nhưng sau đó cả hai đạt thỏa thuận riêng. Năm 2011, anh từ bỏ quốc tịch Mỹ và chuyển đến Singapore.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Theo NDH

Tài sản của 10 tỷ phú công nghệ “bốc hơi” 44 tỷ USD chỉ sau 1 đêm

Cú đảo chiều nhấn mạnh bản chất “sớm nở tối tàn” của “tài sản trên giấy”, đặc biệt là trong 1 thị trường liên tục lập kỷ lục trong khi nền kinh tế thực ở trong trạng thái tồi tệ.

Đà tăng trưởng tài sản của các tỷ phú công nghệ đã đột ngột chấm dứt vào hôm qua (3/9).

Tổng tài sản của 10 tỷ phú giàu nhất trong ngành này sụt giảm 44 tỷ USD sau khi chứng khoán Mỹ có phiên lao dốc mạnh nhất trong gần 3 tháng do nhà đầu tư lo ngại về mức định giá quá cao.

Người mất nhiều tiền nhất là nhà sáng lập Jeff Bezos của tập đoàn Amazon, với mức giảm 9 tỷ USD vì cổ phiếu của gã khổng lồ thương mại điện tử giảm mạnh nhất kể từ tháng 6. Tài sản ròng của Elon Musk cũng giảm 8,5 tỷ USD với cổ phiếu Tesla đã chạm gần mức giảm 20% sau 3 phiên giảm liên tiếp.

Cú đảo chiều nhấn mạnh bản chất “sớm nở tối tàn” của “tài sản trên giấy”, đặc biệt là trong 1 thị trường liên tục lập kỷ lục trong khi nền kinh tế thực ở trong trạng thái tồi tệ.

Bất chấp đại dịch khiến các nền kinh tế trên khắp thế giới rơi vào cuộc suy thoái tệ trong mấy chục năm trở lại đây, khiến người người thất nghiệp, tài sản của các tỷ phú giàu nhất thế giới liên tục tăng lên trong tháng vừa qua. Cả Musk và Mark Zuckerberg đều đã trở thành “centibillionaire” với khối tài sản trị giá hơn 100 tỷ USD.

Thậm chí có ngày cổ phiếu Tesla và Facebook vụt tăng giúp mỗi người kiếm thêm được hơn 4 tỷ USD. Tài sản của Bezos, tỷ phú giàu nhất thế giới, thì vượt mốc 200 tỷ USD, đồng thời người vợ cũ của ông cũng trở thành nữ tỷ phú giàu nhất thế giới trong chốc lát.

Năm nay các nhà đầu tư đổ xô vào cổ phiếu công nghệ do nhận định các sản phẩm của những công ty này sẽ hưởng lợi từ những người tiêu dùng đang bị cách ly và chuyển mọi hoạt động lên trực tuyến.

Kể cả sau cú lao dốc ngày hôm qua thì 500 tỷ phú giàu nhất thế giới vẫn kiếm thêm được 830 tỷ USD kể từ đầu năm đến nay theo chỉ số Bloomberg Billionaire Index. Người kiếm được nhiều nhất là Bezos (tăng 83 tỷ USD) và Musk (tăng gần 69 tỷ USD).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Báo Dân Sinh

Elon Musk chính thức giàu hơn Mark Zuckerberg

Hiện Elon Musk đã chính thức vượt qua ông chủ của Facebook và trở thành người giàu thứ 3 thế giới.

Elon Musk vượt qua người đồng sáng lập Facebook Inc Mark Zuckerberg sau khi cổ phiếu của Tesla Inc tiếp tục đà tăng không ngừng nghỉ. Elon Musk hiện sở hữu 115,4 tỷ USD so với 110,8 tỷ USD của Zuckerberg, theo Bloomberg Billionaires Index.

Cũng vào ngày 31/8 vừa qua, vợ cũ của Jeff Bezos là Bà MacKenzie Scott đã trở thành người phụ nữ giàu nhất thế giới, vượt qua người thừa kế của Tập đoàn L’Oreal SA là Bà Francoise Bettencourt Meyers.

MacKenzie Scott, 50 tuổi, người đã nhận 4% cổ phần của Amazon.com Inc trong vụ ly hôn với người sáng lập Ông Bezos, hiện Bà đang sở hữu tài sản trị giá 66,4 tỷ USD.

Elon Musk, 49 tuổi cũng đã chứng kiến sự gia tăng vượt bậc về tài sản của mình, với giá trị tài sản ròng của ông tăng 87,8 tỷ USD trong năm nay khi cổ phiếu Tesla tăng gần 500%.

Tesla, một công ty được các nhà đầu tư nghiệp dư yêu thích nhất trên nền tảng thương mại trực tuyến (online trading) Robinhood Financial, là một trong những ‘người hưởng lợi’ lớn nhất từ ​​sự bùng nổ mảng đầu tư bán lẻ trong thời kỳ đại dịch Covid-19.

Vào một thời điểm trong tháng trước, gần 40.000 tài khoản trên nền tảng Robinhood đã mua thêm cổ phiếu Tesla trong khoảng thời gian 4 giờ. Và xu hướng này không chỉ giới hạn ở Mỹ: Các nhà đầu tư bán lẻ Hàn Quốc cũng đã đổ xô vào Tesla trong năm nay và nắm giữ khoảng 1% cổ phần của nhà sản xuất ô tô hàng đầu của Mỹ này.

Giá trị thị trường (market value) khoảng 464 tỷ USD của Tesla hiện vượt quá giá trị thị trường của gã khổng lồ bán lẻ Walmart Inc, công ty bán lẻ lớn nhất nước mỹ tính theo doanh thu.

Tuần trước, Elon Musk đã cùng với Mark Zuckerberg, Jeff Bezos và đồng sáng lập Microsoft Corp Bill Gates tham gia câu lạc bộ tỷ phú hiếm hoi khi cổ phiếu công nghệ tăng giá.

Tốc độ tích lũy tài sản nhanh chóng trong những tháng gần đây hoàn toàn trái ngược với tình hình kinh tế toàn cầu. Tăng trưởng đã giảm mạnh kể từ khi đại dịch bắt đầu với việc các công ty sa thải hàng triệu công nhân và nhu cầu tiêu dùng giảm sút.

Gánh nặng của nỗi đau kinh tế đã phải gánh chịu bởi những người lao động trẻ và có mức lương thấp hơn, những người có công việc dễ bị sa thải hơn liên quan đến Covid-19.

Sự bất bình đẳng về thu nhập gia tăng đã gây ra phản ứng gay gắt từ nhiều chính trị gia và các nhà phê bình. Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, Ông Bernie Sanders trong tháng này đã ban hành luật đánh thuế “thu nhập cực kỳ giàu có” trong thời kỳ đại dịch.

Elon Musk vẫn còn một chặng đường dài để trở thành người giàu nhất thế giới khi tài sản của người đứng đầu là Ông Jeff Bezos đang có trị giá hơn 200 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Những người giàu nhất thế giới làm gì để giàu hơn

Nhà đầu tư tỷ phú Warren Buffett sống trong căn nhà cũ mua với giá 31.500 USD năm 1958, tận dụng phiếu giảm giá và không bao giờ chi hơn 3,17 USD cho bữa sáng.

Trở thành người siêu giàu dường như là cách nhanh nhất để sở hữu siêu xe đắt đỏ, phi cơ, du thuyền hay biệt thự xa hoa bậc nhất… Tuy nhiên, những người thành công nhất luôn biết rằng, sống đúng với nhu cầu là con đường dẫn đến sự giàu có bền vững.

“Đây là câu hỏi quan trọng mà bạn nên tự hỏi: Đâu là thời điểm nên mua những thứ mà mình có khả năng mua được? Phải làm gì khi mình không đủ khả năng mua những thứ mình cần?”, CNBC dẫn lời tác giả, diễn giả, chuyên gia tư vấn tài chính Suze Orman tại hội nghị eMerge Americas ở thành phố Miami, bang Florida, Mỹ hồi tháng 6.

Nói cách khác, việc bạn có khả năng chi trả cho những thứ đắt tiền hơn không có nghĩa chúng luôn là lựa chọn tốt nhất. Và việc tiết kiệm được một đồng có nghĩa chúng ta đã kiếm được một đồng.

Orman nhớ lại vào năm 1988, khi bà chuẩn bị chuyển đến sống tại New York trong một khoảng thời gian khá dài. “Thật hợp lý khi mua một ngôi nhà ở New York vào lúc đó. Tôi có đủ tiền để mua một căn penthouse trị giá 1 triệu USD. Nhưng rốt cuộc, tôi mua một căn hộ giá 240.000 USD vì đó là những gì tôi cần”, bà chia sẻ.

Nếu chi tiêu cho thứ gì đó đơn giản vì bạn có khả năng, cuối cùng bạn sẽ có một… tài khoản trống rỗng. “Hãy mua những gì bạn cần bất kể giàu có thế nào. Khi đã có phi cơ, du thuyền, biệt thự… đột nhiên bạn sẽ nhận ra thứ mà bạn không có là tiền”, Orman nói.

Theo Orman, dù đang có thu nhập 6 con số, thậm chí hơn, đây chỉ là nền tảng để bạn xây dựng sự giàu có. Hãy sống với những gì chúng ta cần và để dành phần còn lại cho công việc.

Nhà đầu tư tỷ phú Warren Buffett là một ví dụ điển hình cho cách sống này. Ông vẫn sống trong căn nhà cũ mua với giá 31.500 USD vào năm 1958 (giá trị của căn nhà hiện tại là 260.000 USD), tận dụng phiếu giảm giá và không bao giờ chi hơn 3,17 USD cho bữa sáng.

Tỷ phú 89 tuổi không “cô đơn” với cách sống giản dị này. Cầu thủ bóng bầu dục Alfred Morris của câu lạc bộ Dallas Cowboys kiếm được hàng triệu USD nhưng vẫn chạy chiếc Mazda 626 mua từ năm 1991 với giá 2 USD.

Một “đồng nghiệp” của Alfred Morris là Kirk Cousins của câu lạc bộ Washington Redskins kiếm được hàng chục triệu USD mỗi năm nhưng vẫn chọn sống cùng vợ ở tầng hầm trong căn nhà của cha mẹ mình trong suốt mùa hè và lái chiếc xe chở khách GMC Savana bị móp méo mua lại của ông bà với giá 5.000 USD.

CEO Facebook Mark Zuckerberg cũng thường xuyên bị bắt gặp lái chiếc Acura TSX màu đen trị giá khoảng 30.000 USD.

Không dễ dàng chống lại sự thôi thúc phải chi tiêu, nhưng khi luyện tập để tạo thành thói quen, nó sẽ ăn sâu vào não chúng ta. “Và rồi bạn sẽ không mong muốn có bất kỳ cái gì khác hơn những gì bạn cần”, Orman kết luận.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Zing

Jeff Bezos, Mark Zuckerberg và Elon Musk kiếm bao nhiêu tiền trong năm 2020

Mới đây, người đàn ông giàu nhất hành tinh vừa gửi đi thông điệp “các gã khổng lồ công nghệ không quá quyền lực”, nhưng tài sản của ông lại thể hiện điều ngược lại.

Nhà sáng lập Amazon chứng kiến tài sản tăng thêm 63.6 tỷ USD trong năm nay. Thậm chí, vào ngày 20/07, ông Jeff Bezos có thêm 13 tỷ USD, một kỷ lục vô tiền khoáng hậu.

Người giàu nhất hành tinh giờ có thể lập thêm một kỷ lục mới: Tài sản vượt 200 tỷ USD, theo Bloomberg Billionaires Index. Hiện tài sản của ông Bezos đang ở mức 178 tỷ USD (tính tới ngày 29/07).

Một vị giám đốc điều hành khác cũng sắp điều trần là ông Mark Zuckerberg – sáng lập viên của Facebook – có tài sản tăng thêm 9.1 tỷ USD trong năm nay, sắp chạm ngưỡng 100 tỷ USD như ông Jeff Bezos và ông Bill Gates.

Tốc độ và quy mô tích lũy về tài sản của các ông trùm công nghệ không ai có thể sánh kịp. Không một nhóm nhà điều hành nào thịnh vượng tới mức này. Thật vậy, người giàu nhất hành tinh đang ngày càng giàu có hơn và nhanh chóng hơn khi đại dịch Covid-19 đảo lộn nền kinh tế toàn cầu và thúc đẩy hoạt động trực tuyến.

Nền kinh tế trực tuyến

“Chúng ta đã chuyển từ nền kinh tế ‘gạch vữa’ (cửa hàng vật chất) sang nền kinh tế trực tuyến một cách nhanh chóng”, Luigi Zingales, Giảng viên tài chính tại Đại học Chicago, cho hay. “Điều này lẽ ra sẽ xảy ra trong thời gian dài hơn trong khoảng vài năm. Tuy nhiên, hiện nó đang xảy ra trong vài tuần thay vì vài năm”.

Tổng tài sản của các tỷ phú công nghệ thuộc chỉ số Bloomberg – bảng xếp hạng 500 tỷ phú giàu nhất thế giới – đã gần gấp đôi so với năm 2016, từ mức 751 tỷ USD lên 1.4 ngàn tỷ USD tại thời điểm này.

7/10 tỷ phú giàu nhất thế giới có tài sản đến từ khoản nắm giữ trong lĩnh vực công nghệ, với tổng tài sản 666 tỷ USD, tăng 147 tỷ USD trong năm nay.

Những người thắng lớn trong năm 2020 bao gồm Elon Musk. Vị “Iron man đời thực” bay cao lên 69.7 tỷ USD trên “đôi cánh” của cổ phiếu Tesla.

Tài sản của ông Bill Gates – đồng sáng lập Microsoft – và Steve Ballmer – cựu CEO Microsoft – cũng tăng. Tỷ phú Ấn Độ Mukesh Ambani cũng hưởng lợi từ làn sóng dịch chuyển sang trực tuyến.

Cổ phiếu Reliance Industries (RL) – dưới sự kiểm soát của ông Mukesh Ambani – tăng 45% trong năm nay khi công ty mở rộng sang mảng kỹ thuật số và bán lẻ và nhờ đó, ông trở thành người giàu thứ 5 trên thế giới.

Nằm trong top 10, chỉ có hai tỷ phú có tài sản giảm trong năm 2020: Ông trùm hàng hiệu Bernard Arnault và huyền thoại đầu tư Warren Buffett. Trong khi nhóm công nghệ tăng vọt thì hơn 200 tỷ phú lại mất tiền trong năm nay.

Tài sản của 10 người giàu nhất theo ngành trong năm 2016

Và hiện nay

Hiện tại, 5 công ty công nghệ lớn nhất là Apple, Amazon, Alphabet, Facebook và Microsoft có vốn hóa thị trường tương đương 30% GDP Mỹ. Con số này gần gấp đôi so với thời điểm cuối năm 2018.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

Vũ Hạo: Theo Bloomberg/vietstock

Elon Musk vượt Warren Buffett và giàu thứ 5 thế giới

Tài sản của ông chủ Tesla tăng gấp 3 lần trong vòng 4 tháng qua. Hiện tại ông có trong tay 74 tỷ USD.

elon-musk-marketingtrips2

Theo thống kê của Forbes, hồi giữa tháng 3, Elon Musk nắm giữ khối tài sản ước tính khoảng 25 tỷ USD, được xếp hạng người giàu thứ 31 trên thế giới.

Đến 20/7, vị CEO này sở hữu 74 tỷ USD, vượt qua những tỷ phú nổi tiếng như Warren Buffett, Phil Knight và Michael Bloomberg để trở thành người giàu thứ 5 trên thế giới.

Phần lớn tài sản của Elon Musk được tạo ra từ 2 tập đoàn nổi tiếng: Tesla và SpaceX. Bất chấp việc nhà máy sản xuất bị đóng cửa vì Covid-19, giá trị của Tesla vẫn tăng thêm 200 tỷ USD.

Tương tự các hãng xe hơi khác, tình hình kinh doanh của Tesla đối mặt nguy cơ bất ổn khi Covid-19 bùng phát dữ dội tại Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới.

Từ tháng 3, nhà máy sản xuất tại Fremont, California đã bị chính quyền địa phương yêu cầu đóng cửa nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan. Elon Musk nói rằng việc này gây ra “rủi ro nghiêm trọng” cho công ty và vẫn tiếp tục duy trì hoạt động.

Giữa nhiều vấn đề bất ổn, Tesla vẫn giao đến khách hàng 90.650 xe trong quý II/2020, cao hơn 20.000 chiếc so với dự đoán của giới đầu tư tại Phố Wall.

Cổ phiếu của hãng cũng tăng giá vì nhiều chuyên gia dự đoán Tesla sẽ xuất hiện trong danh sách S&P500 và thông tin về kế hoạch giới thiệu công nghệ pin mới tại sự kiện “Battery Day” diễn ra vào tháng 9.

Tuy nhiên, việc cổ phiếu của Tesla tăng phi mã khiến cho nhiều chuyên gia phân tích bối rối, ngay cả với CEO Elon Musk. Ông từng khiến cho thị trường xôn xao với phát biểu rằng cổ phiếu của hãng đang được định giá quá cao.

Trên thực tế, sản lượng xe hơi của Tesla ít hơn so với các công ty cùng ngành như Ford, GM và Fiat-Chrysler, tuy nhiên vốn hóa thị trường của họ vẫn vượt xa các nhà sản xuất ô tô cũ. Tesla hiện trị giá gần 300 tỷ USD so với 26 tỷ USD của Ford, 38 tỷ USD của General Motors và 16 tỷ USD của Fiat-Chrysler.

Cùng với Tesla, hãng hàng không vũ trụ non trẻ SpaceX cũng mang đến tin vui cho nhà sáng lập. Sau khi tàu Dragon đưa 2 phi hành gia NASA, Bob Behnken và Doug Hurley lên trạm Vũ trụ quốc tế (ISS), công ty này đã đạt giá trị gần 36 tỷ USD.

Theo Business Insider, vị trí của Elon Musk trên bảng xếp hạng Forbes có thể sớm thay đổi. Dự kiến báo cáo doanh thu quý II/2020 của Tesla sẽ được công bố vào ngày 22/7. Việc này sẽ khiến giá cổ phiếu tăng lên, cùng với đó là khối tài sản của Elon Musk, hoặc trong tình huống xấu, đà tăng trưởng trong thời gian gần đây bị đảo ngược.

Tính đến thời điểm này, trong danh sách những người giàu nhất thế giới của Forbes, có 4 nhân vật xếp trên Elon Musk, gồm Jeff Bezos, Bernald Arnault, Bill Gates và Mark Zuckerberg.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via Zing

Top 10 người giàu nhất hành tinh 2020

Bloomberg vừa đã công bố danh sách 10 tỷ phú giàu nhất hành tinh cùng với giá trị tài sản ròng hiện có. Giá trị ròng của Mukesh Ambani, Ông chủ của RIL là một điểm đáng chú ý khi mức tăng gần 8 tỷ USD kể từ năm 2019.

10. Larry Ellison

Top 10 người giàu nhất hành tinh 2020

Larry Ellison là người đồng sáng lập, điều hành và giám đốc công nghệ của Tập đoàn Oracle.

Giá trị ròng: 65.8 tỷ USD.

09. Warren Buffett

Top 10 người giàu nhất hành tinh 2020

Warren Buffett là chủ tịch và CEO của Berkshire Hathaway.

Giá trị ròng: 67.9 tỷ USD.

08. Mukesh Ambani

Top 10 người giàu nhất hành tinh 2020

Mukesh Ambani là một ông trùm kinh doanh của Ấn Độ, đồng thời là chủ tịch, giám đốc điều hành và cổ đông lớn nhất của Reliance Industries Ltd., một công ty thuộc Fortune Global 500 và công ty có giá trị nhất Ấn Độ theo giá trị thị trường. Ông hiện là người giàu nhất châu Á.

Giá trị ròng: 68.3 tỷ USD.

07. Sergey Brin

Top 10 người giàu nhất hành tinh 2020

Serge Brin là đồng sáng lập của Google. Sergey là chủ tịch của công ty mẹ của Google, Alphabet Inc cho đến khi rời khỏi vai trò này vào ngày 3 tháng 12 năm 2019.

Giá trị ròng: 69.5 tỷ USD.

06. Larry Page

Top 10 người giàu nhất hành tinh 2020

Larry Page là một trong những người đồng sáng lập Google cùng với Serge Brin. Ông là giám đốc điều hành của Alphabet Inc. cho đến khi từ chức vào ngày 3 tháng 12 năm 2019.

Giá trị ròng: 71.7 tỷ USD.

05. Steve Ballmer

top-10-nguoi-giau-nhat-hanh-tinh-Steve-Ballmer--marketingtrips

Steven Ballmer là giám đốc điều hành của Microsoft từ ngày 13 tháng 1 năm 2000 đến ngày 4 tháng 2 năm 2014 và là chủ sở hữu hiện tại của Los Angeles Clippers thuộc Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia.

Giá trị ròng: 77 tỷ USD.

04. Mark Zuckerberg

Top 10 người giàu nhất hành tinh 2020

Mark Zuckerberg được biết đến với vai trò đồng sáng lập Facebook Inc. và giữ vai trò chủ tịch, giám đốc điều hành và là cổ đông kiểm soát công ty này.

Giá trị ròng: 92.7 tỷ USD.

03. Bernard Arnault

Top 10 người giàu nhất hành tinh 2020

Bernard Arnault là chủ tịch và giám đốc điều hành của LVMH Moët Hennessy – Louis Vuitton SE, LVMH, công ty hàng xa xỉ lớn nhất thế giới.

Giá trị ròng: 92.8 tỷ USD.

02. Bill Gates

Top 10 người giàu nhất hành tinh 2020

Bill Gates là người đồng sáng lập Microsoft Corporation

Giá trị ròng: 115 tỷ USD.

01. Jeff Bezos

Top 10 người giàu nhất hành tinh 2020

Jeff Bezos là một nhà công nghiệp, chủ sở hữu truyền thông và nhà đầu tư người Mỹ. Ông được biết đến nhiều nhất với tư cách là người sáng lập, CEO và chủ tịch của Amazon.

Giá trị ròng: 188 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Tham khảo: Bloomberg

Facebook vẫn ‘án binh bất động’ bất chấp nạn tẩy chay quảng cáo và giá cổ phiếu xuống dốc

Giới quan sát cho rằng dù chịu nhiều sức ép từ làn sóng tẩy chay quảng cáo từ hơn 400 nhãn hiệu, điều này dường như sẽ không có tác động tài chính lớn đối với Facebook.

Quảng cáo của hơn 400 nhãn hiệu bao gồm Coca-Cola và Starbucks đã biến mất khỏi Facebook từ ngày 1/7, sau khi các bên đã thất bại trong việc đàm phán về chấm dứt “làn sóng” tẩy chay những phát ngôn thù địch trên mạng xã hội lớn nhất thế giới này.

Các nhóm hoạt động vì dân quyền tại Mỹ đã tranh thủ sự ủng hộ của các công ty đa quốc gia để tạo áp lực lên “người khổng lồ” truyền thông xã hội, yêu cầu Facebook tăng cường xử lý những phát ngôn thù địch và nội dung mang tính phân biệt chủng tộc trên trang mạng của họ.

Ba nguồn tin ẩn danh cho biết các quản lý cấp cao của Facebook bao gồm bà Carolyn Everson, Phó Chủ tịch bộ phận giải pháp kinh doanh toàn cầu, và ông Neil Potts, Giám đốc Chính sách công, đã tổ chức ít nhất hai cuộc họp với các nhà quảng cáo vào thứ Ba (30/6), trước thềm cuộc tẩy chay kéo dài một tháng.

Dự kiến, Giám đốc điều hành (CEO) Facebook Mark Zuckerberg cũng sẽ có một cuộc gặp với các bên tổ chức cuộc tẩy chay vào ngày 6 hoặc 7/7.

Tuy nhiên, tại cuộc họp ngày 30/6, các quản lý cấp cao nói trên không hề đưa ra bất cứ thông tin mới nào về cách họ sẽ giải quyết những nội dung thù địch.

Thay vào đó, họ chỉ viện dẫn lại các thông cáo báo chí gần đây của Facebook, làm các nhà quảng cáo thất vọng vì họ cho rằng các kế hoạch đó không đủ mạnh tay.

Giới quan sát cho rằng dù chịu nhiều sức ép, làn sóng tẩy chay dường như sẽ không có tác động tài chính lớn đối với Facebook.

Theo một nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường Morningstar dựa trên dữ liệu của công ty về Digital Advertising, Pathmatics, 100 thương hiệu hàng đầu trên Facebook trong năm 2019 chỉ mang lại 6% tổng doanh thu quảng cáo hàng năm của nền tảng này.

Phía Facebook cũng cho biết trong năm ngoái, 100 nhà quảng cáo hàng đầu của họ chiếm chưa đến 20% tổng doanh thu quảng cáo.

Tin tức về cuộc tẩy chay đã “thổi bay” 56 tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường của Facebook, với giá cổ phiếu của công ty này giảm 8% vào thứ Sáu tuần trước (26/6).

Nhưng sang phiên thứ Ba (30/6), cổ phiếu Facebook đã phục hồi với mức 3%. Tính từ đầu năm tới nay, giá của cổ phiếu của Facebook vẫn tăng hơn 8%.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via enternews

Ông chủ vừa gia nhập Top 10 người giàu nhất hành tinh là người Ấn Độ

Mukesh Ambani đã kiếm được 5.3 tỷ USD khi giá cổ phiếu của Reliance Industries tăng mạnh sau khi Công ty này hết cảnh nợ ròng. Ambani hiện là người giàu thứ 09 trên thế giới và là người Ấn Độ.

Tài sản của Ambani đã tăng lên 5.3 tỷ USD và đạt con số 64.6 tỷ USD chính thức vào ngày 21.6.2020 theo danh sách tỉ phú do Forbes bình chọn. Ambani đứng thứ 9 trong danh sách, nhỉnh hơn so với Larry Page, người đồng sáng lập Google, đang có khối tài sản trị giá 64.5 tỷ USD.

Sau khi gây quỹ cho các vấn đề về nhân quyền cũng như việc ‘rót vốn’ cho nền tảng Jio Platforms (Ấn Độ) thì giá cổ phiếu của Reliance Industries đã tăng lên 6.5% khiến giá trị của Tập đoàn viễn thông và dầu khí này đạt trị giá 88 tỉ USD và đặc biệt là không có nợ ròng.

Ambani hiện đã gia nhập nhóm những người giàu nhất hành tinh cùng với những tên tuổi như: Jeff Bezos (Amazon) với hơn 160 tỉ USD, Bill Gates (Microsoft) với hơn 1.08 tỉ USD, Bernard Arnault (LVMH) với hơn 102 tỉ USD, Mark Zuckerberg (Facebook) với gần 88 tỉ USD, Warren Buffett (Berkshire Hathaway) với hơn 71 tỉ USD.

Người Ấn Độ giàu thứ hai trong danh sách của Forbes là Radhakishan Damani, người sáng lập chuỗi đại siêu thị DMart (hypermarket). Vị CEO này xếp thứ 82, với tài sản ròng trị giá 16.2 tỷ USD.

Nhóm những người Ấn Độ đáng chú ý khác

Người sáng lập HCL, Shiv Nadar xếp hạng thứ # 105, Chủ tịch Tập đoàn Adani, Gautam Adani xếp hạng thứ #121, và Người sáng lập kiêm Chủ tịch của Bharti Airtel, Sunil Mittal xếp hạng thứ #160 với tài sản lần lượt tương ứng là 14.5 tỷ USD, 13.5 tỷ USD và 10.8 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Forbes

CEO Facebook trở thành người giàu thứ 3 thế giới, vượt qua cả Warren Buffett

CEO Facebook hiện sở hữu tài sản hơn 89 tỷ USD và là người giàu thứ 3 thế giới chỉ sau Jeff Bezos và Bill Gates. 

Bất chấp những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế toàn cầu, Mark Zuckerberg – CEO Facebook vẫn bổ sung hơn 30 tỷ USD vào khối tài sản khổng lồ của mình chỉ sau 2 tháng.

Mark Zuckerberg hiện là người giàu thứ 3 thế giới. Ảnh: Reuters

Theo bảng xếp hạng Bloomberg Billionaires Index ngày 23/5, Zuckerberg sở hữu 89,1 tỷ USD, vượt qua nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett (69,2 tỷ USD) và ông chủ LVMH Bernard Arnault (80,4 tỷ USD). Hồi giữa tháng 3, khi Thung lũng Silicon và Bay Area bắt đầu thực hiện lệnh “trú ẩn tại chỗ”, Zuckerberg xếp thứ 5 trên bảng xếp hạng người giàu của Bloomberg với 57,5 tỷ USD

CEO Facebook hiện là người giàu thứ 3 thế giới, chỉ sau Jeff Bezos – ông chủ Amazon (147 tỷ USD) và nhà đồng sáng lập Microsoft, Bill Gates (108 tỷ USD).

Trong bối cảnh nền kinh tế đình trệ, gần 40 triệu người lao động Mỹ mất việc, Facebook của tỷ phú 36 tuổi vẫn tăng trưởng tốt.

Hôm 29/4, công ty này công bố báo cáo doanh thu quý I tốt hơn mong đợi. Facebook vượt qua kỳ vọng của các nhà phân tích phố Wall khi đạt doanh thu 17,74 tỷ USD và thu hút 1,73 tỷ người dùng hàng ngày trong 3 tháng đầu năm 2020.

Công ty cũng báo cáo đạt 3 tỷ người dùng hàng tháng trên toàn bộ hệ thống ứng dụng của mình, bao gồm Instagram, WhatsApp và Messenger. Đến sáng hôm sau, cổ phiếu Facebook tăng 8%, nâng giá trị thị trường thêm 44 tỷ USD.

Tuy nhiên, công ty của Mark Zuckerberg cũng thừa nhận có một “sự sụt giảm đáng kể” đối với nhu cầu quảng cáo trong 3 tuần cuối của quý I.

Trong 2 tháng qua, Facebook đã tuyên bố mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực thương mại điện tử và trò chuyện video. Gần đây, Facebook ra mắt Messenger Rooms, một dịch vụ trò chuyện video cho tối đa 50 người, khi các dịch vụ như Zoom và Houseparty gặp một số vấn đề khi sử dụng.

Cách đây ít ngày, Facebook chính thức “lấn sân” sang thương mại điện tử với Facebook Shops – tính năng cho phép người dùng mua sản phẩm trực tiếp trên nền tảng này.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

via BusinessInsider/NDH

Facebook ra mắt tính năng Shops để hỗ trợ các SMEs vượt qua cuộc khủng hoảng

Một cú hit lớn mới vào ngành thương mại điện tử (e-commerce) của Facebook Shops sẽ mang đến một tab mua sắm trên Instagram, có thể mua sắm trực tiếp từ live streams và nhiều hơn thế nữa.

facebook ra mắt tính năg shops

Facebook đang thực hiện một cú hit lớn mới vào thương mại điện tử. Cụ thể, Facebook vừa công bố ra mắt cửa hàng mua sắm (Shops), một cách để các doanh nghiệp thiết lập “mặt tiền” cửa hàng miễn phí trên Facebook và cả trên Instagram.

Các ‘Cửa hàng’ sẽ được cung cấp bởi các dịch vụ của bên thứ ba, bao gồm Shopify, BigCommerce và Woo, được thiết kế để biến mạng xã hội thành một điểm đến mua sắm hàng đầu.

Trong một buổi phát trực tiếp hôm 19.5 vừa rồi, CEO Facebook, Mark Zuckerberg cho biết thương mại điện tử được mở rộng sẽ rất quan trọng để bắt đầu xây dựng lại nền kinh tế trong khi đại dịch vẫn tiếp diễn.

“Nếu bạn không thể có khả năng để mở cửa hàng hoặc nhà hàng của mình, bạn vẫn có thể nhận đơn đặt hàng trực tuyến và gửi chúng đến khách hàng của mình” CEO Facebook cho biết. Chúng tôi nhận thấy rất nhiều doanh nghiệp nhỏ chưa bao giờ từng kinh doanh trực tuyến, dù chỉ là một lần.

Facebook Shops ra mắt và liên quan đến Covid-19

Sự ra mắt của Facebook Shops hay ‘Cửa hàng’ diễn ra khi các đơn đặt hàng tại nhà liên quan đến đại dịch COVID-19 tăng lên, điều này cũng đã dẫn đến mức doanh số đạt kỷ lục cho các công ty thương mại điện tử.

Trong một cuộc khảo sát do Facebook và the Small Business Roundtable thực hiện, số liệu cho thấy đại dịch cũng đã tàn phá rất lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ, với một phần ba trong số họ báo cáo rằng họ đã ngừng hoạt động . Thêm vào đó là 11% doanh nghiệp cho biết họ có thể thất bại trong vòng ba tháng tới nếu tình hình hiện tại vẫn tiếp diễn.

Tuy nhiên, sau tất cả thì bán hàng trực tuyến đã là một điểm sáng cho các doanh nghiệp nhỏ. Tại Etsy, nơi các “doanh nhân solo” đã chăm chỉ đan mặt nạ vải và bánh ngọt để bán, doanh thu đã tăng gấp đôi so với ba năm trước.

Facebook đang đặt cược rằng việc đưa thêm các doanh nghiệp địa phương lên môi trường trực tuyến sẽ giúp chính doanh nghiệp có khả năng tồn tại tốt hơn, đồng thời cũng tạo ra các cơ hội kinh doanh mới lớn hơn cho chính Facebook.

Facebook Shops mang đến cơ hội mới không những cho SMEs mà còn cho chính Facebook

Mặc dù ‘Cửa hàng – Shops’ có thể tạo miễn phí, nhưng chúng có thể tạo cơ hội kinh doanh mới đáng kể cho Facebook trong quảng cáo, thanh toán và các dịch vụ khác. Các doanh nghiệp sẽ có thể mua quảng cáo cho ‘Cửa hàng’ của mình và khi mọi người sử dụng tùy chọn thanh toán trên Facebook, họ sẽ tính phí cho doanh nghiệp đó.

CEO Zuckerberg cho biết ‘Cửa hàng’ sẽ cải thiện trải nghiệm thương mại web tiêu chuẩn bằng cách lưu trữ thông tin xác thực thanh toán của người dùng ở một nơi duy nhất mà sau đó họ có thể sử dụng trên bất kỳ cửa hàng nào trên Facebook hoặc Instagram. Hiện tại có hơn 160 triệu doanh nghiệp nhỏ đang sử dụng các ứng dụng của Facebook.

Các ‘Cửa hàng’ có thể được tìm thấy trên các fanpage thuộc trình quản lý doanh nghiệp của Facebook và trên trang cá nhân của Instagram, chúng cũng có thể xuất hiện trong các thẻ “Stories” hoặc trên các nội dung được quảng cáo.

Các mặt hàng mà doanh nghiệp đã có sẵn để bán sẽ xuất hiện trong ‘Cửa hàng’ và người dùng có thể lưu các mặt hàng đó hoặc đặt hàng. (Một số doanh nghiệp cho phép người dùng thực hiện mua hàng trực tiếp trên Facebook, trong khi những doanh nghiệp khác sẽ đưa bạn đến trang web của doanh nghiệp để hoàn tất giao dịch.)

Các doanh nghiệp có thể xử lý các vấn đề hỗ trợ khách hàng thông qua Messenger, Instagram và WhatsApp. Cuối cùng, Facebook cũng đã có kế hoạch cho phép bạn duyệt các danh mục cửa hàng và mua hàng trực tiếp từ cửa sổ trò chuyện (Chat Window).

Đồng thời, Facebook cũng có kế hoạch cho phép mua sắm từ các luồng phát trực tiếp (live streams), cho phép các thương hiệu và người tạo live streams gắn thẻ các mục từ danh mục của Facebook của họ để chúng xuất hiện ở dưới cùng của video trực tiếp.

Facebook cũng đang nỗ lực để tích hợp các chương trình khách hàng thân thiết với các cửa hàng. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy và theo dõi các điểm và phần thưởng của mình. “Chúng tôi đang khám phá những cách để giúp các doanh nghiệp nhỏ tạo, quản lý và hiển thị chương trình khách hàng thân thiết trên Cửa hàng Facebook”. CEO Facebook cho biết.

Thực tế, Facebook đã tham gia cuộc chơi thương mại trong nhiều năm trước. Vào năm 2016, Facebook đã giới thiệu Marketplace, một điểm đến trong ứng dụng để mua và bán hàng. Hai năm sau đó, Instagram bắt đầu xây dựng một ứng dụng mua sắm độc lập, mặc dù sau đó cũng “bỏ cuộc chơi”. Thay vào đó, vào 2019, Instagram đã thêm tính năng thanh toán trong ứng dụng của mình.

Các ‘Cửa hàng’ sẽ bắt đầu tung ra trên Facebook từ 19.5.2020 tại Mỹ và sẽ đến Instagram trong vòng vài tháng tới. Instagram sẽ giới thiệu các thương hiệu trên tài khoản cửa hàng hiện tại của mình. Cuối năm nay, Instagram có kế hoạch thêm một tab mua sắm chuyên dụng vào thanh điều hướng của mình.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via The Verge

CEO Facebook Mark Zuckerberg kiếm tiền ‘khủng’ đến mức nào

CEO Facebook Mark Zuckerberg bước sang tuổi 36 vào ngày hôm qua 14/5, là một trong những người giàu nhất trong làng công nghệ thế giới, với khối tài sản hàng chục tỉ đô.

CEO Facebook Mark Zuckerberg kiếm tiền 'khủng' đến mức nào

CEO Facebook Mark Zuckerberg giàu tới đâu? Hãy cùng tìm hiểu mức độ giàu có của tỷ phú này qua những con số “biết nói” và phép so sánh đầy thú vị.

Zuckerberg đã phát triển Facebook cùng nhóm bạn của mình khi còn là một sinh viên đang học tại trường Harvard. Đến năm thứ 2 đại học, ông quyết định bỏ học để tập trung toàn bộ thời gian cho việc xây dựng Facebook. Ông mở một văn phòng ở Palo Alto, California và kêu gọi được số tiền lên đến 12,7 triệu USD từ nguồn vốn đầu tư mạo hiểm.

Kể từ đó, Zuckerberg đã tích cực phát triển công ty của mình, và đưa cái tên Facebook niêm yết trên sàn chứng khoán năm 2012. Zuckerberg không chỉ phát triển nên một kênh quảng cáo và bán hàng vững mạnh cho Facebook mà còn liên tục phát triển các tính năng mới cũng như mở rộng băng thông của người dùng thông qua việc cho phép các dịch vụ video và live streaming tại chỗ. Ông cũng là người dẫn đầu một số thương vụ thâu tóm đình đám, như Instagram, Oculus VR và một ứng dụng tương tự Snapchat tên là Masquerade.

Vừa là người đứng đầu một tập đoàn hàng đầu thế giới, Zuckerberg vừa là một người cha, và cũng là một nhà từ thiện với nhiều đóng góp cho cộng đồng. Thông qua quỹ Chan Zuckerberg Initiative, Mark và vợ mình đã đóng góp hàng trăm triệu USD cho các dự án giáo dục và chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới.

Tính đến tháng 5/2020, tài sản của Mark Zuckerberg ước tính lên tới 76 tỷ USD, theo Forbes. Tuy nhiên, ắt hẳn nhiều người trong số chúng ta sẽ không thể “đong đếm” được chính xác con số này.

Có thể đi làm “không lương” tới cuối đời

Năm 2013, Mark Zuckerberg từng công bố thu nhập tại Facebook là khoảng 770.000 USD/năm bao gồm cả thưởng (tương đương khoảng 18 tỷ VNĐ).

Tới nay, mức lương này đã được cắt giảm ít nhiều do quyết định từ chính Mark Zuckerberg. Tuy nhiên, ngay cả khi chấp nhận đi làm “không lương”, CEO Facebook vẫn có thể sống trọn tới già mà không cần lo nghĩ quá nhiều về tương lai.

Theo thống kê của TheBalance, trung bình một gia đình người Mỹ gồm 3 thành viên có mức chi tiêu khoảng 61.224 USD/tháng. Như vậy nếu tính trong 70 năm tới, Mark Zuckerberg và gia đình sẽ chỉ tiêu tốn số tiền khoảng 51,4 triệu USD – và nó chẳng thấm vào đâu so với gia tài hiện có của ông.

“Lời” 9 tỷ USD kể từ khi Facebook IPO

Với trị giá ước đạt khoảng 16 tỷ USD tại thời điểm lên sàn chứng khoán vào năm 2012, Facebook là công ty công nghệ lớn thứ 2 làm điều này trong lịch sử. Kể từ đó, Facebook tăng 408% giá trị, đạt giá trị vốn hoá thị trường 547 tỷ USD vào năm 2020 theo Fortune.

Mark Zuckerberg với việc sở hữu khoảng 17% cổ phiếu tại Facebook, đã kiếm được 9 tỷ USD trong vòng 8 năm chỉ từ khoản đầu tư này.

Mất 9 tỷ USD trong năm 2019, vẫn nằm trong top 10 tỷ phú thế giới

2019 là năm Facebook và cá nhân CEO Mark Zuckerberg vướng phải nhiều rắc rối về mặt pháp lý. Điều này khiến ông sụt giảm khoảng 9 tỷ USD tài sản, chủ yếu do cổ phiếu của Facebook.

Có thời điểm, CEO Mark Zuckerberg tụt từ hạng 5 xuống hạng 8 trong danh sách tỷ phú giàu nhất thế giới của Forbes. Tuy nhiên theo thống kê hiện nay, Mark Zuckerberg đã nhanh chóng vượt lên vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng này.

Kiếm được 1,7 triệu USD/giờ

Mark Zuckerberg kiếm được xấp xỉ 15 tỷ USD/năm vào năm 2018. Theo tính toán của Business Insider khi chia con số này cho 8760, trung bình Mark Zuckerberg kiếm được khoảng 1,7 triệu USD mỗi giờ. Con số này còn cao hơn mức thu nhập của cả một gia đình trong nhiều năm.

Chưa đầy 2 giờ để vượt qua mức thu nhập cả đời của một người Mỹ có bằng cử nhân

Theo thống kê của SSA, một người Mỹ có bằng cử nhân kiếm được khoảng 2,2 triệu USD trong đời. Trong khi đó, nữ giới kiếm tiền thấp hơn nam giới, với chỉ khoảng 1,3 triệu USD.

Mark Zuckerberg chỉ mất khoảng 1 tiếng rưỡi để vượt qua con số này.

2 phút kiếm tiền bằng 1 năm làm việc của người bình thường

Dựa trên dữ liệu của Cục thống kê Lao động Mỹ năm 2019, Mark Zuckerberg kiếm được khoảng 28.538 USD/phút. Như vậy, tỷ phú này chỉ mất chưa đầy 2 phút để vượt qua mức thu nhập trung bình của một người lao động tại Mỹ là 48.328 USD.

Tiêu 780.000 USD chỉ ngang với 1 USD

Tổng giá trị tài sản của một hộ gia đình tại Mỹ là khoảng 97.300 USD. Tính theo tỷ lệ này, cứ mỗi 1 USD người Mỹ bỏ ra sẽ tương đương với khoảng 781.089 USD của Mark Zuckerberg.

Tài sản lớn hơn GDP của nhiều quốc gia cộng lại

Business Insider cho biết tổng tài sản của Mark Zuckerberg lớn hơn GDP của 3 quốc gia là Jordan, Nicaragua và Barbados cộng lại. Theo thống kê vào năm 2019, GDP của Jordan đạt 46,4 tỷ USD, Nicaragua là 12,5 tỷ USD, và Barbados là 5,3 tỷ USD.

Tặng mỗi người Mỹ 200 USD mà vẫn đủ tiền “dưỡng già”

Theo thống kê của US Census, dân số nước Mỹ đạt 329.649.324 vào tháng 5/2020. Như vậy nếu như Mark Zuckerberg “hào phóng” cho mỗi người dân Mỹ số tiền 200 USD, tỷ phú này sẽ mất khoảng 66 tỷ USD và vẫn còn dư hơn 10 tỷ USD trong tài khoản.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Dân Trí