Skip to main content

Thẻ: Người tiêu dùng

Báo cáo: Người tiêu dùng cần gì từ thương hiệu trên mạng xã hội

Báo cáo mới đây của nền tảng lắng nghe mạng xã hội (Social Listening) Sprout Social tiết lộ nhiều dữ liệu quan trọng về cách người dùng tương tác và kỳ vọng từ thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội.

Báo cáo: Người tiêu dùng cần gì từ thương hiệu trên mạng xã hội
Báo cáo: Người tiêu dùng cần gì từ thương hiệu trên mạng xã hội

Sprout Social vừa công bố báo cáo mới với nhiều dữ liệu dữ liệu quan trọng cho các Social Media Marketer, từ cách người tiêu dùng tương tác với nội dung và kỳ vọng từ các thương hiệu họ theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội, sự phổ biến của công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) và hơn thế nữa.

Trước hết, báo cáo tiết lộ rằng, mức độ sử dụng của các nền tảng mạng xã hội đang ngày càng gia tăng, lý do người tiêu dùng chọn theo dõi và tương tác (engagement) với thương hiệu cũng không ngừng thay đổi theo thời gian.

Những lý do chính khiến người tiêu dùng chọn theo dõi thương hiệu bao gồm (theo thứ tự giảm dần):

  • Để cập nhật thông tin về sản phẩm và dịch vụ.
  • Để nhận các khuyến mãi nếu có.
  • Được giải trí thông qua các nội dung hài hước và vui vẻ.
  • Để tương tác với cộng đồng thương hiệu và khách hàng khác.
  • Để kết nối giá trị giữa thương hiệu với cá nhân họ.

Trong khi yếu tố giá trị (Value) và sứ mệnh (Mission) đóng một vai trò rất quan trọng trong cách người tiêu dùng đánh giá và nhìn nhận về thương hiệu, các marketer dường như ít chú trọng đến điều này.

Dưới đây là những gì mà người tiêu dùng cảm thấy THIẾU từ thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội.

  • Các nội dung phi thương mại và mang tính xác thực cao (Authentic Content).
  • Tính minh bạch trong cách doanh nghiệp kinh doanh và truyền tải giá trị.
  • Các thông tin về cách sản phẩm được sản xuất.
  • Các nội dung mang tính giáo dục liên quan đến ngành nghề của doanh nghiệp.
  • Các nội dung do người tiêu dùng tạo ra (UGC) hoặc nội dung trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ của khách hàng (Testimonials Content).

Về tổng thể, người tiêu dùng mong đợi ít phải xem hơn các nội dung khuyến mãi hay mang tính “quảng cáo“, thay vào đó họ muốn thấy các nội dung mà họ có thể tin tưởng được.

Tiếp đó, người tiêu dùng cũng kỳ vọng các thương hiệu có thể phản hồi lại họ một cách nhanh hơn (tăng cao hơn so với năm 2022):

  • 16% khách hàng kỳ vọng họ được phản hồi trong vòng vài phút.
  • 23% muốn được phản hồi trong 2-3 giờ.
  • 30% muốn được phản hồi cùng ngày.

Trên đây là các nội dung đáng chú ý nhất từ báo cáo, bạn có thể tải xuống báo cáo đầy đủ tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Người làm Marketing cần tiếp cận khách hàng từ những bộ giá trị mới

Với sự thay đổi nhanh chóng của yếu tố công nghệ, nhu cầu và hành vi của khách hàng hay người tiêu dùng cũng đang thay đổi nhanh hơn bao giờ hết, nhiệm vụ của người làm marketing theo đó không chỉ là đáp ứng các nhu cầu cũ tưởng chừng như là vốn có, mà còn cần bắt kịp và tiếp cận các giá trị mới hiện đang được khách hàng ưu tiên lựa chọn.

Người làm Marketing cần tiếp cận khách hàng từ những bộ giá trị mới
Người làm Marketing cần tiếp cận khách hàng từ những bộ giá trị mới

Người tiêu dùng ngày nay suy nghĩ rất khác về việc mua sắm của họ. Họ cẩn thận hơn, “thức tỉnh” hơn và sẵn sàng nhiều hơn trong việc rời xa các thương hiệu (Brand) và trải nghiệm mà họ đã từng coi trọng trong quá khứ.

Với tư cách là những marketer hay người làm marketing, bạn cần xác định chính xác các nhu cầu mới, những thói quen hay hành vi mua sắm của người tiêu dùng trong bối cảnh mới, nó đã thay đổi như thế nào, tại sao và hơn thế nữa.

Dưới đây là một số ý quan trọng bạn cần biết theo ghi nhận của MarketingTrips.

Cung cấp cho khách hàng nhiều giá trị hơn chỉ là một đơn hàng (tốt) thông thường.

Trong khi nhiều ý kiến cho rằng, ở những thời điểm khi nền kinh tế khó khăn do lạm phátsuy thoái, người tiêu dùng không quan tâm đến điều gì khác ngoài giá cả.

Sự thật là ngay cả trong một môi trường bất ổn, khách hàng không nhất thiết chỉ phải tập trung vào việc săn hàng giá rẻ.

Thay vào đó, họ cũng đang tìm kiếm giá trị, chất lượng và dịch vụ khách hàng tốt. Họ cũng đang làm những gì cần thiết để hạn chế việc mua hàng một cách tuỳ tiện (bốc đồng theo cảm xúc) và ưu tiên nhiều hơn cho các mặt hàng thiết yếu.

Dưới đây là một số dữ liệu do Google công bố mới đây.

  • 72% người tiêu dùng nói rằng họ đang suy nghĩ kỹ hơn về những gì họ chi tiêu (sản phẩm, dịch vụ) và 62% đang suy nghĩ kỹ hơn về nơi (doanh nghiệp, thương hiệu) họ mua sắm.
  • Trung bình, 73% người tiêu dùng cho biết họ vẫn sẵn sàng tiếp tục mua hàng từ những doanh nghiệp tăng giá nếu họ cảm thấy họ được coi trọng với tư cách là khách hàng.
  • Trên khắp các thị trường được nghiên cứu, 53% người tiêu dùng cho biết họ có nhiều khả năng mua các sản phẩm bền hơn so với các sản phẩm giá cả phải chăng nhưng có thể cần phải mua mới (thay thế) thường xuyên hơn.

Thường xuyên thu hút người mua sắm mới khi yếu tố lòng trung thành với thương hiệu ngày càng trở nên mờ nhạt.

Với sự gia tăng của hành vi mua sắm có chủ ý và có ý thức hơn, khái niệm lòng trung thành với thương hiệu (Brand Loyalty) ngày càng trở nên mờ nhạt hơn, người tiêu dùng ngày nay ít bị ảnh hưởng đến điều này trong quyết định mua hàng của họ.

Thay vào đó, họ ngày càng sẵn sàng thử các thương hiệu, doanh nghiệp và sản phẩm mới có thể phù hợp với nhu cầu và giá trị (mới) của họ.

Trên thực tế, điều này có nghĩa là, các nhà marketer có thể khiến người mua sắm hay đối tượng mục tiêu cân nhắc về thương hiệu của họ bằng cách xuất hiện bên cạnh các đối thủ cạnh tranh (cùng phân khúc).

  • Khoảng 1/3 người tiêu dùng tại các thị trường được nghiên cứu đang dành nhiều thời gian hơn để đưa ra quyết định (30%), cân nhắc nhiều thương hiệu mới hơn (30%) và cân nhắc nhiều cửa hàng hoặc nhà bán lẻ hơn (29%).
  • 47% người tiêu dùng cho biết họ đã mua ít nhất một thương hiệu mới mà họ chưa từng mua trước đó (cao hơn nhiều so với các năm trước đây).
  • Khi được hỏi họ đang thực hiện những biện pháp nào để quản lý chi tiêu, 62% khách hàng Gen Z và Gen Y cho biết họ có khả năng sẽ thay đổi nơi họ mua sắm, so với con số 51% của Gen X và Baby Boomers.

Người làm Marketing cần truyền cảm hứng cho những người tiêu dùng có ý thức.

Người tiêu dùng có ý thức là những người tiêu dùng theo chủ nghĩa tiêu dùng có ý thức. Nhóm người này không phải là một xu hướng mà là một cách thức mới để mọi người tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ.

Khái niệm người tiêu dùng có ý thức thường gắn liền với Gen Y (Millennials) – những người vốn rất khắt khe trong việc đưa ra sự lựa chọn về các nhãn hiệu mà họ cần để sử dụng hoặc mang vào ngôi nhà của họ.

Ngày nay, người tiêu dùng hiếm khi chỉ dựa vào một kênh duy nhất để ra quyết định mua hàng, thay vào đó họ đang liên tục di chuyển để khám phá về thương hiệu.

Họ mua hàng không chỉ đơn giản vì để đáp ứng nhu cầu cơ bản của bản thân, mà còn liên hệ đến những giá trị cá nhân, những lợi ích thực sự của các sản phẩm và dịch vụ.

Nắm bắt được điều này, nhiệm vụ của người làm marketing giờ đây không chỉ là liên tục nói về các tính năng của sản phẩm hay dịch vụ, mà còn là về giá trị cá nhân, nguồn gốc của sản phẩm, minh bạch về quá trình sản xuất, những lợi ích thực sự đằng sau sản phẩm hay cả những thứ liên quan đến tính bền vững và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR – Corporate Social Responsibility).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Tại sao người trẻ Hàn Quốc chi nhiều tiền nhất thế giới cho hàng xa xỉ?

Theo thống kê của Morgan Stanley, người Hàn Quốc chi tiêu nhiều nhất thế giới cho hàng xa xỉ cá nhân tính theo đầu người.

Tại sao người trẻ Hàn Quốc chi nhiều tiền nhất thế giới cho hàng xa xỉ?Tại sao người trẻ Hàn Quốc chi nhiều tiền nhất thế giới cho hàng xa xỉ?

Theo Morgan Stanley, tổng chi tiêu của người Hàn Quốc cho hàng xa xỉ cá nhân đã tăng 24% trong năm 2022, chạm mức 16,8 tỷ USD, tương đương khoảng 325 USD/người.

Con số này cao hơn nhiều so với mức chi tiêu tương ứng là 55 USD và 280 USD bình quân đầu người của một công dân Trung Quốc và Mỹ.

Các thương hiệu xa xỉ cũng có doanh số bán hàng tăng mạnh tại Hàn Quốc.

Moncler cho biết doanh thu của họ tại Hàn Quốc “tăng hơn gấp đôi” trong quý II so với trước đại dịch.

Tập đoàn Richemont, chủ sở hữu Cartier, cho biết Hàn Quốc là một trong những quốc gia có doanh số bán hàng tăng hai con số vào năm 2022, so với cả một năm và hai năm trước.

Trong khi Prada cho biết, các cửa hàng ở Trung Quốc phải đóng cửa do các biện pháp kiểm soát đại dịch đã làm giảm 7% hiệu suất bán lẻ năm 2022.

Tuy nhiên, sự sụt giảm này “được giảm thiểu nhờ hiệu suất mạnh mẽ ở Hàn Quốc và Đông Nam Á”, hãng thời trang cao cấp này cho hay.

Mong muốn thể hiện địa vị xã hội mạnh mẽ.

Theo các nhà phân tích của Morgan Stanley, nhu cầu về hàng xa xỉ của người dân Hàn Quốc được “thúc đẩy bởi cả sự gia tăng sức mua cũng như mong muốn thể hiện địa vị xã hội”.

“Ngoại hình và thành công về tài chính có thể tao ra danh tiếng tốt cho người tiêu dùng Hàn Quốc hơn  so với hầu hết các quốc gia khác”, báo cáo của Morgan Stanley cho hay.

Phô trương sự giàu có cũng được xã hội Hàn Quốc chấp nhận hơn. Một cuộc khảo sát của McKinsey cho thấy chỉ 22% người Hàn Quốc được hỏi coi việc khoe hàng xa xỉ là không tốt. Con số này thấp hơn so với 45% người Nhật Bản và 38% người Trung Quốc.

Nhu cầu về đồ xa xỉ cũng được hỗ trợ khi tài sản hộ gia đình ở Hàn Quốc tăng trong năm qua. Dữ liệu của Bank of Korea cho thấy giá trị tài sản ròng của các hộ gia đình nước này đã tăng 11% vào năm 2021. Khoảng 76% tài sản hộ gia đình ở Hàn Quốc là bất động sản và giá bất động sản đã tăng đáng kể kể từ năm 2020.

Báo cáo của Morgan Stanley cũng ho biết thêm, hầu hết các thương hiệu hàng xa xỉ đều đã khai thác tối đa “làn sóng thần tượng” ở nước này để tăng nhu cầu của người tiêu dùng.

“Gần như tất cả những ngôi sao lớn của Hàn Quốc đều là đại sứ thương hiệu của các hãng thời trang xa xỉ”, báo cáo cho hay, đồng thời lấy ví dụ về hợp đồng giữa Fendi với nam diễn viên Lee Min-Ho  hay Chanel với rapper G-Dragon.

Thương hiệu Dior đã chọn ca sĩ Rose của ban nhạc nữ đình đám BlackPink làm gương mặt đại diện cho bộ sưu tập HardWear. Theo nhà mốt này, bộ sưu tập đã “được đón nhận nồng nhiệt” và tăng gấp đôi doanh số cho dòng sản phẩm này.

Tuy nhiên, công ty phân tích Bain & Company cảnh báo việc sử dụng các số liệu bình quân đầu người để tiêu thụ hàng xa xỉ.

“Hàng xa xỉ không phải là sản phẩm dành cho thị trường đại chúng“, chuyên gia Weiwei Xing của Bain & Company nói với CNBC.

“Tôi sẽ đề xuất chia tỷ lệ tổng chi tiêu cho hàng xa xỉ theo số lượng dân số thuộc tầng lớp trung lưu trở lên. Đây sẽ là thước đo có ý nghĩa hơn để phản ánh thái độ và mức tiêu dùng đối với hàng xa xỉ”, ông Xing nói và cho biết thêm rằng nếu áp dụng cách tính này khoảng cách chi tiêu sẽ thu hẹp lại.

Tiềm năng chưa được khai thác ở Trung Quốc.

Trong báo cáo của mình, Morgan Stanley cũng lưu ý thêm, thị trường xa xỉ đang phát triển mạnh ở Hàn Quốc là một “bản xem trước tốt” về những gì thị trường xa xỉ Trung Quốc có thể trở thành. Theo Morgan Stanley, thị trường đồ xa xỉ ở Trung Quốc vẫn “chưa được thâm nhập”.

Các nhà phân tích cho biết hai quốc gia có những điểm tương đồng trong xu hướng sử dụng các mặt hàng xa xỉ để thể hiện địa vị xã hội.

Hiện tại, chi tiêu bình quân đầu người hàng năm của người Hàn Quốc cho hàng xa xỉ vẫn cao hơn sáu lần so với chi tiêu của người Trung Quốc.

Trên toàn cầu, McKinsey dự báo thị trường xa xỉ sẽ tăng trưởng từ 5% đến 10% vào năm 2023, nhờ nhu cầu từ Mỹ và Trung Quốc.

“Chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng sẽ tiếp tục sau khi kinh tế Trung Quốc phục hồi sau làn sóng COVID-19 hiện tại, ông  Xing nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

HSBC: Bức tranh tiêu dùng tại thị trường Đông Nam Á 2023

Tăng trưởng tiêu dùng có thể sẽ ở mức vừa phải vào năm 2023, nhưng ít nhất, đây vẫn là một trụ cột chính hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế ASEAN nói chung, theo đánh giá mới nhất từ HSBC. 

HSBC: Bức tranh tiêu dùng tại thị trường Đông Nam Á 2023
HSBC: Bức tranh tiêu dùng tại thị trường Đông Nam Á 2023

Năm 2022, chất xúc tác cho màn tăng trưởng ấn tượng của ASEAN chính là sự bùng nổ tiêu dùng cá nhân.

Sau khi mở cửa trở lại trên diện rộng, nhu cầu bị dồn nén bấy lâu đã được giải phóng khi người tiêu dùng đổ xô quay trở lại các trung tâm mua sắm, ăn uống bên ngoài nhiều hơn, và đi du lịch vào dịp nghỉ lễ.

HSBC trong nghiên cứu mới nhất về khu vực ASEAN nhận định rằng tăng trưởng tiêu dùng có thể sẽ ở mức vừa phải vào năm 2023, nhưng ít nhất, đây vẫn là một trụ cột chính hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế.

“Tiêu dùng sẽ đi đâu về đâu trong năm 2023 phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm lạm phát, chính sách tài khóa, tâm lý người tiêu dùng, sự phục hồi của thị trường lao động và tỷ lệ tiết kiệm”, HSBC phân tích.

Lạm phát.

Đầu tiên và quan trọng nhất, lạm phát vẫn là một mối quan tâm chính của người tiêu dùng. Hầu hết các nền kinh tế ASEAN đã vượt qua giai đoạn đỉnh lạm phát, mặc dù Philippines và Việt Nam vẫn tiếp tục chứng kiến áp lực tăng giá ngày càng gia tăng.

Mặc dù vậy, lạm phát nhiều khả năng sẽ giảm dần, nghĩa là áp lực giá tăng kéo tới ít nhất là nửa đầu năm 2023. Xét cho cùng, lạm phát cơ bản đã tăng lên ở hầu hết các nền kinh tế, phản ánh thị trường lao động sôi động.

Tuy nhiên, hầu hết các nhà hoạch định chính sách ở ASEAN ít khả năng sẽ triển khai các biện pháp tài khóa quy mô lớn hướng tới người tiêu dùng. Sau ba năm hỗ trợ mạnh mẽ ở một số nền kinh tế, cả khu vực đều đồng thuận rằng ASEAN cần theo đuổi định hướng củng cố tài khóa, mặc dù tốc độ mỗi nước một khác.

Đơn cử, Malaysia và Philippines có thể là hai ví dụ về tốc độ triển khai củng cố tài khóa chậm hơn so với những quốc gia khác.

Malaysia nhiều khả năng sẽ công bố kế hoạch ngân sách cho năm 2023 đa phần điều chỉnh tương tự so với kế hoạch của chính quyền trước đây. Trong khi đó, Philippines đã khởi đầu năm 2023 với việc giảm thuế thu nhập cá nhân.

Indonesia đang đặt mục tiêu lấy lại mức thâm hụt tài khóa 3% trước đại dịch, còn triển vọng tài chính của Thái Lan có thể không chắc chắn, xét bối cảnh bầu cử sắp diễn ra vào tháng 5.

Trong trường hợp của Singapore, ngân sách năm tài khóa 2023 đã bao gồm các biện pháp tài khóa bổ sung để bù đắp chi phí sinh hoạt gia tăng, mặc dù về bản chất đối tượng của các biện pháp này không phải là tất cả người dân.

Ngay cả khi hầu hết các nền kinh tế ASEAN nhiều khả năng sẽ rút dần các cứu trợ tài chính thì tâm lý người tiêu dùng ở ASEAN vẫn ở mức cao.

Tâm lý người tiêu dùng Indonesia đã trở lại mức trước đại dịch, Malaysia cũng có xu hướng tương tự. Trong khi đó, tâm lý người tiêu dùng ở Thái Lan vẫn còn ảm đạm khi sự phục hồi của nước này tụt lại phía sau so với các quốc gia trong khu vực.

Sự phục hồi của việc làm và sức mua.

Động lực tiếp sức cho người tiêu dùng ngay từ đầu là việc làm của người lao động, và thu nhập từ công việc đó.

Theo dự báo của HSBC, tiêu dùng tại mỗi nước ASEAN sẽ dịch chuyển với tốc độ khác nhau, khi tiêu dùng tại Philippines có thể sẽ chậm lại nhiều nhất, trong khi Việt Nam, Malaysia và Singapore có thể cho thấy sự vững vàng nhất định.

Liên quan đến vấn đề việc làm, khi so sánh tỷ trọng số lượng người có việc làm so với xu hướng trước đại dịch, dữ liệu cho thấy lao động Philippines và Thái Lan lần lượt đã vượt trên mức xu hướng, góp phần hỗ trợ phục hồi tiêu dùng ở cả hai nền kinh tế trong năm ngoái.

Tuy nhiên, sang năm 2023, nếu chu kỳ lặp lại thì sẽ không có lợi cho họ. Phục hồi về việc làm có thể đã tới ngưỡng vào năm 2022, và sẽ khó có thể tạo thêm nhiều việc làm trong nền kinh tế để thúc đẩy tiêu dùng hộ gia đình hơn nữa vào năm 2023.

Tuy nhiên, khác với Philippines, Thái Lan vẫn có thể dựa vào sự bùng nổ du lịch dự kiến diễn ra trong năm 2023, để tạo việc làm hoặc thay thế công việc cũ bằng những công việc được trả lương cao hơn.

Mặt khác, cơ hội phục hồi ở Việt Nam và Malaysia vẫn còn, khi đó sẽ hỗ trợ tiêu dùng hộ gia đình ở một mức độ nào đó.

“Tuy nhiên, chúng tôi cũng xin lưu ý rằng có những rủi ro suy giảm khi các nền kinh tế này chịu ảnh hưởng nặng nề từ tình trạng thương mại toàn cầu chậm lại”, HSBC nhấn mạnh.

Sự phục hồi thị trường lao động của Indonesia cũng hỗ trợ chi tiêu của người tiêu dùng. Đặc biệt, mức tăng lương ở thành thị (chiếm 57% dân số) mạnh hơn mức tăng lương ở nông thôn, mặc dù vẫn ở dưới mức trước đại dịch do lạm phát cao hơn nên mức hưởng lợi cũng bị ảnh hưởng.

Liên quan đến thu nhập từ việc làm, Việt Nam và Indonesia là hai nước ghi nhận mức tăng giữa làn sóng lạm phát năm 2022, trong khi Malaysia và Philippines chứng kiến giá hàng hóa và dịch vụ có tốc độ tăng nhanh hơn tiền lương vào năm 2022, làm “xói mòn” sức mua và cắt giảm tiêu dùng trong tương lai gần.

Tác động do lạm phát thường không thấy ngay được và các hộ gia đình có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh lại chi tiêu của họ trong suốt cả năm do chi phí sinh hoạt tăng mạnh.

Tuy nhiên, mức độ suy giảm của mỗi nước ASEAN một khác. Sức mua của tiền lương không giảm nhiều ở Malaysia, nơi thị trường lao động tiếp tục phục hồi gần mức trước đại dịch, trong khi sức mua ở Việt Nam thậm chí còn tăng lên, tiếp thêm sự vững vàng cho nền kinh tế trong năm 2023.

Tuy nhiên, Philippines đã chứng kiến sức mua của tiền lương giảm đáng kể, trong đó chi phí sinh hoạt lại tăng gần gấp đôi so với mức tăng tiền lương.

Tình trạng suy giảm này có thể sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng trong năm 2023 khi các hộ gia đình tìm cách để duy trì cuộc sống trong bối cảnh ngân sách hộ gia đình eo hẹp.

Vấn đề tiết kiệm.

Tiêu dùng cũng là một vấn đề trong câu hỏi bao nhiêu thu nhập được dành để tiết kiệm, và câu trả lời thường phụ thuộc vào mức lãi suất mà người tiêu dùng được hưởng. Lãi suất hoạt động theo cả hai cách. Lãi suất cao sẽ hạn chế người tiêu dùng đi vay (nghĩa là tiêu dùng nhiều hơn), đồng thời thúc đẩy tiết kiệm do thu nhập từ tiền lãi tiết kiệm tăng lên.

Theo nghĩa đó, Philippines và Thái Lan có thể sẽ chứng kiến những thay đổi lớn nhất trong tiết kiệm toàn nền kinh tế, trong khi Malaysia sẽ chứng kiến ít thay đổi nhất.

Dựa trên dữ liệu và dự báo, HSBC cho rằng Ngân hàng Trung ương Malaysia (Bank Negara Malaysia – BNM) có thể sẽ bình thường hóa lãi suất về mức trước đại dịch, trong khi các ngân hàng trung ương còn lại có thể tăng lãi suất đủ cao để thực hiện chính sách tiền tệ tương đối hạn chế nhằm kiềm chế nhu cầu. Đứng đầu danh sách là Philippines.

HSBC dự báo Ngân hàng Trung ương Philippines (BSP) sẽ tăng lãi suất lên mức cao thêm 250 điểm cơ bản so với mức trước đại dịch, từ đó sẽ ảnh hưởng tới hoạt động vay và tiêu dùng nói chung.

Thật vậy, các nền kinh tế ASEAN có khả năng áp dụng chính sách tiền tệ theo hướng hạn chế là những nền kinh tế đã chứng kiến tỷ lệ tiết kiệm trên toàn nền kinh tế của họ giảm trong giai đoạn năm 2020 – 2022, ngoại trừ Singapore.

Việc giữ lãi suất cao sẽ là cần thiết để đưa tỷ lệ tiết kiệm trở lại mức trước đại dịch, nhằm thu hẹp thâm hụt tài khoản vãng lai và thúc đẩy ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng phải trả giá bằng hấp thu trong nước thấp đi, do khả năng chi tiêu tiêu dùng giảm, khi thanh khoản bị vắt kiệt trong nền kinh tế.

Ngay cả ở cấp hộ gia đình, tỷ lệ tiết kiệm ở một số nền kinh tế có thể đã giảm xuống. Các hộ gia đình có thể đã rút hết tiền tiết kiệm do nhu cầu bị dồn nén được giải phóng khi nền kinh tế mở cửa trở lại, hoặc để đối phó với tình hình chi phí sinh hoạt cao hơn (do sức mua của người lao động giảm sút).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | Theo The Leader

Người tiêu dùng có ý thức là gì? Họ là ai và muốn gì từ thương hiệu

Nếu bạn muốn phát triển doanh nghiệp của mình một cách bền vững, việc có được sự ủng hộ của những người tiêu dùng có ý thức nên là ưu tiên hàng đầu. Vậy người tiêu dùng có ý thức là gì, người tiêu dùng là gì hay họ là?

người tiêu dùng có ý thức là gì
Người tiêu dùng có ý thức là gì? Họ là ai và muốn gì từ thương hiệu

Hầu hết các thương hiệu chỉ muốn bán hàng. Họ muốn lợi nhuận, danh tiếng thương hiệu và nhiều chỉ số kinh doanh khác, nhưng họ quên đi điều quan trọng nhất: họ cần có mục đích rõ ràng để tạo ra sức ảnh hưởng.

Người tiêu dùng có ý thức là gì?

Người tiêu dùng có ý thức là những người tiêu dùng theo chủ nghĩa tiêu dùng có ý thức. Nhóm người này không phải là một xu hướng mà là một cách thức mới để mọi người tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ.

Khái niệm người tiêu dùng có ý thức thường gắn liền với Gen Y (Millennials) – những người vốn rất khắt khe trong việc đưa ra sự lựa chọn về các nhãn hiệu mà họ cần để sử dụng hoặc mang vào ngôi nhà của họ.

Millennials rất tin tưởng vào sức mạnh cá nhân của họ trong việc thúc đẩy sự thay đổi, và theo một cuộc khảo sát từ Deloitte, hơn 44% trong số họ đã đưa ra lựa chọn của bản thân về công việc dựa trên đạo đức cá nhân.

Người tiêu dùng có ý thức sẵn sàng từ chối hoặc tỏ ra khá thoải mái nếu phải nói không tới một lời mời công việc nào đó, họ nói không với việc mua hàng giảm giá vào ngày “Thứ Sáu Đen Tối” hoặc đơn giản là sẽ không theo dõi một thương hiệu nếu thương hiệu đó không phù hợp với giá trị đạo đức của riêng họ.

Họ nghiên cứu rất kỹ trước khi mua bất cứ thứ gì và sẵn sàng chờ đợi, hoặc thậm chí trả thêm tiền tới những sản phẩm hay thương hiệu mà họ nghĩ rằng họ có thể thúc đẩy sự thay đổi khi sử dụng chúng.

Người tiêu dùng là gì hay họ là ai?

Người tiêu dùng là khái niệm thường được sử dụng trong các ngành hàng như bán lẻ (Retail) và hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) đề cập đến những người tham gia vào việc tiêu thụ (Consume) một sản phẩm hay hàng hoá nào đó.

Ví dụ khi bạn ra siêu thị và mua một số mặt hàng như quần áo, dầu gội hay thực phẩm, khi này bạn chính là một người tiêu dùng.

Thuật ngữ người tiêu dùng theo đó gắn liền với người tiêu dùng (tiêu thụ) sản phẩm hơn là người đi mua hàng (Buyer) hay người người ra quyết định mua hàng (Decision Maker).

Trong các ngành khác như công nghệ, internet hay mạng xã hội, người sử dụng các sản phẩm, dịch vụ hay nền tảng được gọi là người dùng (user) thay vì là người tiêu dùng.

Tiêu dùng bền vững là tương lai.

Trong vài năm vừa qua, tiêu dùng bền vững thực sự là một khái niệm nhận được rất nhiều sự quan tâm, người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến khía cạnh xã hội của một sản phẩm hay thương hiệu cụ thể.

Tuy nhiên, khi nói đến việc xây dựng và áp dụng chiến lược bền vững cho doanh nghiệp, bạn cần hiểu đến tính xác thực, người tiêu dùng không đơn thuần nghe và tin về những gì mà thương hiệu tuyên bố, họ muốn nhìn thấy điều gì đang thực sự diễn ra đằng sau.

Nếu bạn không có một chiến lược marketing bền vững chắc chắn, tốt nhất bạn không nên vội truyền tải nó đến người tiêu dùng của mình.

Người tiêu dùng có ý thức thực sự muốn gì.

Đối với những người tiêu dùng có ý thức hay những người thuộc Gen Y này, họ sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi và thậm chí là phớt lờ với những thông điệp chỉ muốn bán hàng từ các thương hiệu.

Bởi vì họ biết rất rõ những gì họ muốn. Họ không cần các thương hiệu nói với họ rằng “cuộc sống của họ sẽ trở nên tẻ nhạt đến như thế nào nếu thiếu đi sản phẩm…”, hay nói một cách dễ hiểu hơn, đừng cố gắng “dạy đời họ”.

Nhiều người tiêu dùng có ý thức vốn là những người có đầu óc, có tư tưởng cởi mở và là những người có học thức, họ sẵn sàng tìm kiếm thứ gì đó khi họ cần.

Họ tìm kiếm các giải pháp để giúp bản thân duy trì sự cân bằng, tập trung và cảm thấy hoàn thiện, nhưng điều đó không có nghĩa là họ cảm thấy bản thân họ không hoàn thiện.

Khi họ tìm kiếm một thương hiệu và các giá trị của thương hiệu khớp với giá trị cá nhân của họ, họ sẽ sớm hình thành mối quan hệ với thương hiệu và dĩ nhiên, họ sẵn sàng mua hàng khi cần thiết hay có nhu cầu.

Những người tiêu dùng này tin rằng, khi họ đồng hành với một thương hiệu, kết quả họ nhận được là một thứ gì đó tốt đẹp hơn, không chỉ tốt đẹp cho cả hai bên mà còn cho cả xã hội nói chung.

Người tiêu dùng có ý thức cũng sẵn sàng chia sẻ với bạn bè và gia đình, và trong nhiều trường hợp, họ còn tuyên truyền về cách tiêu dùng có ý thức của mình bởi vì họ tin rằng cách tiêu dùng đó là động lực của sự thay đổi.

Dưới đây là những gì người tiêu dùng có ý thức thực sự muốn.

Tính minh bạch.

Như đã phân tích, người tiêu dùng có ý thức muốn sự thật, họ muốn nhìn thấy những sự thay đổi hay tác động cụ thể, họ muốn các thương hiệu thể hiện bằng hành động rõ ràng thay vì chỉ là tuyên bố hời hợt và sáo rỗng.

Thương hiệu đã tạo ra những sự thay đổi gì đến khách hàng và xã hội, họ đang đối xử với nhân viên của họ như thế nào, người tiêu dùng đang cảm thấy ra sao khi sử dụng các sản phẩm của họ, hay các nguồn nguyên vật liệu của doanh nghiệp có được đảm bảo về chất lượng hay không.

Những người tiêu dùng có ý thức luôn đặt những câu hỏi tới thương hiệu và họ muốn các thương hiệu thể hiện sự minh bạch trong các câu trả lời.

Họ hiểu rằng theo đuổi sự bền vững không phải là một con đường dễ dàng và thương hiệu không nhất thiết phải là một cái tên hoàn hảo. Họ chỉ muốn biết liệu thương hiệu có trung thực và sẵn sàng cải thiện để thúc đẩy sự thay đổi hay không.

Cam kết tới giá trị thương hiệu.

Giá trị của thương hiệu là linh hồn của doanh nghiệp. Những người tiêu dùng có ý thức muốn thúc đẩy sự thay đổi thông qua cuộc sống của họ, vì vậy khi họ nhận thấy một thương hiệu nào đó đang mâu thuẫn với các giá trị mà họ đang theo đuổi, họ sẽ nhanh chóng rời bỏ thương hiệu đó.

Với tư cách là những người làm thương hiệu hay marketing, bạn hãy tập trung vào việc xác định những giá trị cốt lõi mà bạn muốn cam kết, những thứ sẽ xác định cá tính và thể hiện sự minh bạch cho thương hiệu của bạn.

Khi nói đến tính minh bạch, hãy nhớ rằng, khách hàng muốn biết bạn đang làm gì để cải thiện mọi thứ, để thúc đẩy sự thay đổi.

Người tiêu dùng có ý thức chỉ muốn tiêu thụ những gì họ cần.

Những người tiêu dùng Gen Y này không cần thương hiệu phải nói cho họ biết họ nên cần và tiêu thụ những gì. Họ cần hiểu sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu có thể làm tăng giá trị gì cho cuộc sống của họ và cho xã hội.

Hều hết các người tiêu dùng có ý thức không muốn sở hữu quá nhiều thứ, họ cũng không quan tâm nhiều đến các định kiến sẵn có, họ thậm chí còn sẵn sàng thử những thứ mới nếu nó phù hợp với giá trị của họ.

Với những đặc điểm này, việc giành được sự tin tưởng và ủng hộ của những người tiêu dùng có ý thức đòi hỏi người làm marketing cần thực sự hiểu biết sâu sắc về yếu tố con người và lý do tại sao họ nên quan tâm đến các thương hiệu.

Họ cần thương hiệu lắng nghe họ.

Nếu bạn là người làm kinh doanh, mục tiêu cuối cùng của bạn dĩ nhiên là tiền và lợi nhuận. Tuy nhiên, để có được điều này, trước tiên bạn cần học cách lắng nghe những gì người tiêu dùng có ý thức thực sự muốn.

Với Gen Y bạn không nhất thiết phải bán hàng giá rẻ và cái bạn cần là hãy kể những câu chuyện khiến cho sản phẩm hay dịch vụ của bạn có giá trị cao hơn.

Hãy thiết kế thông điệp content marketing xoay quanh câu hỏi “tại sao”.

Mục đích của doanh nghiệp là lý do thương hiệu cần bắt đầu và phát triển. Các thương hiệu cần đảm bảo rằng các thông điệp tiếp thị của họ là rõ ràng và ngắn gọn trên tất cả các kênh truyền thông.

Hãy tập trung vào việc quảng cáo có chủ đích và giáo dục người tiêu dùng cần có ý thức nhiều hơn về việc mua hàng của họ, cách giảm thói quen tiêu thụ không cần thiết và cách xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy lâu dài với thương hiệu của bạn.

Họ đơn giản là chỉ cần cảm thấy tốt hơn về bản thân.

Đừng bao giờ ngừng kể câu chuyện hoặc về hành trình của thương hiệu.

Bạn càng thể hiện rõ câu chuyện hay tính cách của thương hiệu, thể hiện những chiến thắng, thất bại, sai lầm và học hỏi, bạn càng có thể tạo dựng được niềm tin đối với những người tiêu dùng có ý thức.

Bạn có thể kể về những gì bạn đã đạt được, những gì khách hàng của bạn hay xã hội đã đạt được và đừng bao giờ quên đi mục đích chính của thương hiệu.

Những câu chuyện được kể một cách chân thực nhất sẽ cho phép bạn kết nối ở cấp độ sâu hơn với đối tượng mục tiêu của mình.

Nó sẽ cho thấy rằng bạn không chỉ quan tâm đến khía cạnh bán hàng hay tiền bạc, mà đó còn là về việc bạn đang thúc đẩy sự thay đổi cuộc sống của mọi người nói chung.

Những câu hỏi thường gặp liên quan đến thuật ngữ người tiêu dùng.

  • Hàng tiêu dùng là gì?

Thường được gọi tắt là CPG (Consumer Packaged Goods), hàng tiêu dùng có nghĩa là những hàng hoá tiêu dùng, đó là những sản phẩm thông thường được tiêu thụ hằng ngày như nước mắm, bánh kẹo hay đồ uống.

  • Khách hàng khác gì so với người tiêu dùng?

Trong khi khách hàng có nghĩa là khách hàng bao gồm người đi mua hàng, người sử dụng hay tiêu dùng sản phẩm hay các đối tượng có ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định mua hàng khác, thuật ngữ người tiêu dùng dùng để chỉ những người trực tiếp tiêu dùng các sản phẩm. Khách hàng theo đó bao hàm luôn cả người tiêu dùng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen | MarketingTrips

Workday Consumer – Nhóm người tiêu dùng nổi lên sau đại dịch

Được nổi lên trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Workday Consumer là khái niệm mô tả nhóm những người tiêu dùng liên tục thay đổi hành vi của họ trong một ngày làm việc.

Workday Consumer
Workday Consumer – Nhóm người tiêu dùng nổi lên sau đại dịch

Khi có ngày càng nhiều người làm việc ở nhà, ranh giới giữa thời gian dành cho công việc và cá nhân hiện đang trở nên mờ nhạt hơn bao giờ hết.

Theo một báo cáo mới đây của Microsoft (do Forrester thực hiện), có một nhóm “chân dung khách hàng mới nổi” mà các thương hiệu hay người làm marketing cần quan tâm. Đó chính là Workday Consumer.

Workday Consumer là gì?

Workday Consumer được hiểu là những người tiêu dùng trực tuyến thường xuyên hơn so với trước đại dịch. Họ liên tục chuyển đổi giữa các việc làm liên quan đến công việc và mục đích cá nhân trong suốt cả ngày. Và họ cũng sử dụng các thiết bị, công cụ và phần mềm làm việc cho các mục đích cá nhân.

Trong và sau đại dịch, thói quen và sở thích của phần lớn người tiêu dùng đã thay đổi, các thương hiệu đã sớm nhận ra điều này và đang có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các công cụ tìm kiếm và cũng như các loại hình quảng cáo mới. (Bạn có thể xem quảng cáo là gì để hiểu sâu hơn về thuật ngữ quảng cáo).

Theo báo cáo, tìm kiếm (Search) tiếp tục là một điểm tiếp xúc quan trọng (brand touchpoints) trong các giai đoạn khác nhau của hành trình mua hàng – từ nghiên cứu ban đầu, đến khám phá và mua hàng.

Dưới đây là một số dữ liệu chính về tìm kiếm có trong báo cáo.

  • 75%: Là số người trả lời cho biết tìm kiếm ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với các chiến lược quảng cáo trực tuyến của thương hiệu của họ.
  • 70%: Số ngân sách dành cho các kênh kỹ thuật số trong vòng 12 tháng tới, bao gồm quảng cáo tìm kiếm, mạng xã hội (Social Media Marketing), video trực tuyến và quảng cáo hiển thị.
  • 60%: Tỷ lệ các doanh nghiệp có kế hoạch tăng ngân sách quảng cáo cho các hoạt động quảng cáo tìm kiếm, video trực tuyến và hiển thị trong 12 tháng tới.
  • 16%: Tỷ lệ người trả lời cho biết thương hiệu của họ có kế hoạch tăng ngân sách quảng cáo tìm kiếm có trả phí lên hơn 10% trong 12 tháng tới.
  • 88%: Tỷ lệ người được hỏi cho biết thương hiệu của họ có kế hoạch quảng cáo trên 3 công cụ tìm kiếm trở lên trong 12 tháng tới. Hiện tại, 92% người được hỏi cho biết thương hiệu của họ quảng cáo trên 2 hoặc nhiều công cụ tìm kiếm.

Những người làm marketing nên làm gì trước bối cảnh mới này.

Như đã phân tích ở trên, Workday Consumer liên tục nghiên cứu các sản phẩm và dịch vụ trong suốt một ngày làm việc bình thường của họ.

Vì vậy, nếu bạn muốn thu hút sự chú ý, chuyển đổi và giữ chân nhóm người này, hãy đảm bảo rằng các thông điệp, nội dung (Content) và quảng cáo của bạn vượt ra ngoài những yếu tố như nhân khẩu học hay các hành vi cũ trong quá khứ.

Forrester cũng khuyên các thương hiệu nên xem xét đến các tín hiệu khác như chế độ làm việc (làm việc tại văn phòng hoặc từ xa), tư duy, các hoạt động và cảm xúc để hiểu và nhắm mục tiêu đến Workday Consumer.

Cuối cùng, ‘kiểm tra, phân tích, tối ưu hóa và lặp lại là quy trình không thể thiếu’ với những người làm marketing nói chung.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Year in Search: 5 xu hướng tìm kiếm của người tiêu dùng Việt Nam

Year in Search là báo cáo xu hướng tìm kiếm thường niên của Google nhằm mục tiêu khám phá các xu hướng tìm kiếm và mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng.

5 xu hướng tìm kiếm của người tiêu dùng Việt Nam
5 xu hướng tìm kiếm của người tiêu dùng Việt Nam

Trong năm qua, Việt Nam chào đón 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới, hơn một nửa trong số đó đến từ những khu vực nằm ngoài các thành phố lớn.

Trong báo cáo Vietnam’s Search for Tomorrow năm 2020, Google đã chỉ ra cách mọi người trên toàn quốc đang sống cùng kỹ thuật số nhiều hơn bao giờ hết. Báo cáo năm 2021 càng cho thấy sự bền vững của những thay đổi trong hành vi này.

Trong khi việc thấu hiểu người tiêu dùng là vai trò nền tảng quan trọng nhất của mỗi người làm marketing, làm thế nào để nắm bắt được giá trị cốt lõi của hàng tỷ từ khoá với hàng tỷ lượt tìm kiếm diễn ra hằng năm?

Báo cáo Year in Search: Vietnam’s Search for Tomorrow năm 2021 của Google dựa trên những lượt tìm kiếm ẩn danh để xác định 5 xu hướng chủ đạo của người dùng Việt Nam.

Những insights có được từ báo cáo là nguồn cảm hứng để Marketers xây dựng và tối ưu các kế hoạch truyền thông Marketing của mình.

  • Kỹ thuật số trở thành xu thế chủ đạo.
  • Nhìn nhận lại cuộc sống.
  • Rút ngắn những khoảng cách.
  • Tìm kiếm sự thật.
  • Bất bình đẳng ngày càng tăng.

Kỹ thuật số trở thành xu thế chủ đạo.

Năm 2021, làn sóng chuyển sang thế giới số tiếp tục diễn ra tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Người tiêu dùng lên mạng để tiếp cận các dịch vụ bị gián đoạn do các cửa hàng truyền thống đóng cửa.

Nhưng 2021 cũng là năm cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật số. Khối lượng lượt tìm kiếm trực tuyến gia tăng vào năm 2021 cho thấy rất nhiều người tiêu dùng mới không chỉ bắt đầu tiếp xúc với thế giới trực tuyến mà còn mạnh dạn kết hợp kỹ thuật số vào lối sống của mình.

2021 là một năm khó khăn của Việt Nam với gần 5 tháng giãn cách xã hội nghiêm ngặt do COVID-19. Những người tiêu dùng đã quen với thế giới số tiếp tục chọn sử dụng các dịch vụ trực tuyến.

Tại Việt Nam, 97% người tiêu dùng vẫn đang sử dụng các dịch vụ trực tuyến và 99% trong số họ vẫn có ý định tiếp tục sử dụng trong tương lai.

Những lợi ích như tiết kiệm thời gian và chi phí, sản phẩm và dịch vụ đa dạng, dịch vụ giao hàng tận nơi là những động lực thúc đẩy người mua sắm chọn trải nghiệm số hóa.

Tổng giá trị hàng hóa (Gross Merchandise Volume – GMV) của Việt Nam năm 2021 dự kiến đạt 21 tỷ đô la Mỹ, tăng 31% so với năm 2020, trong đó phần lớn là nhờ vào mức tăng trưởng 53% của ngành thương mại điện tử (eCommerce).

Nhìn nhận lại cuộc sống.

Trong hai năm qua, con người đã phải trải qua nhiều thay đổi trên cả phạm vi toàn cầu và địa phương.

Khi cố gắng đón nhận những ẩn số mới trong cuộc sống, mọi người cũng sẽ nhìn nhận lại lối sống trước đây, những điều quen thuộc và sự thoải mái trong thói quen hằng ngày.

Trong một cuộc khảo sát gần đây, một nửa số người tiêu dùng được khảo sát ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cho biết dịch bệnh đã thúc đẩy họ đánh giá lại điều gì là quan trọng trong cuộc sống.

Những thay đổi rõ ràng nhất trong ưu tiên của họ là về cách quản lý tài chính và tiết kiệm, thời gian cho người thân và bạn bè, ý thức chăm sóc bản thân tốt hơn và tinh thần tự thưởng cho chính mình.

Sức khỏe tinh thần được dự đoán sẽ là tâm điểm chú ý của mọi người vào năm 2022. Mọi người sẽ dần bắt đầu chấp nhận cảm xúc thật của mình và dành nhiều thời gian để cảm nhận chúng.

Từ những thay đổi nhỏ hằng ngày đến những quyết định quan trọng hơn trong cuộc sống, những nội dung tìm kiếm cho thấy rằng mọi người đang nhìn nhận cuộc sống và đánh giá xem những lựa chọn của mình có phù hợp với những gì thực sự quan trọng hay không.

Do vậy, các thương hiệu cần phải nghiên cứu và thấu hiểu những sự thay đổi phổ biến và đáng kể ở người tiêu dùng. Những thay đổi về giá trị cốt lõi và ưu tiên trong cuộc sống thường là những chỉ báo quan trọng phản ánh hành vi của người tiêu dùng.

Khi mọi người cố gắng thiết lập lại cuộc sống, các doanh nghiệp có cơ hội kết nối lại với người tiêu dùng. Làm cách nào để thuyết phục khách hàng tiếp tục ủng hộ thương hiệu của bạn trong bối cảnh cuộc sống mới của họ?

Làm thế nào để người dùng thấy rằng giá trị thương hiệu của bạn phù hợp với những ưu tiên mới mà họ hướng đến?

Tuy nhiên, doanh nghiệp không chỉ nên tập trung vào khách hàng. Khi nhiều người ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang đánh giá lại sự nghiệp của họ thì sự hài lòng và sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của nhân viên nên là những ưu tiên hàng đầu đối với các doanh nghiệp để thu hút và giữ chân nhân tài.

Đồng thời, với việc Gen Z đang tạo nên làn sóng mới những chuyên gia trẻ gia nhập lực lượng lao động tại Việt Nam, đây cũng là cơ hội để các thương hiệu thấu hiểu niềm đam mê và thu hút họ.

Rút ngắn những khoảng cách.

Các biến thể COVID-19 mới xuất hiện chứng tỏ rằng đại dịch vẫn chưa kết thúc. COVID-19 vẫn là mối quan ngại hàng đầu của mọi người. Người tiêu dùng ở Châu Á – Thái Bình Dương vẫn cảnh giác khi tiếp xúc gần với người khác.

Trên thực thế, người dân ở Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam thận trọng hơn khi tiếp tục các hoạt động bình thường so với mức trung bình toàn cầu.11 Tuy vậy, nỗi sợ về việc tiếp tục các hoạt động tiếp xúc trực tiếp không loại bỏ được nhu cầu cơ bản của con người về các mối quan hệ cá nhân và cảm giác thân thuộc.

Số lượt tìm kiếm trực tuyến ngày càng tăng chỉ ra rằng bất chấp khoảng cách địa lý, mọi người sẽ tiếp tục tìm ra những cách mới để kết nối và ngày càng cởi mở hơn với việc sử dụng phương tiện kỹ thuật số để làm điều này.

Khi thế giới ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào công nghệ kỹ thuật số để hình thành các kết nối có ý nghĩa giữa con người với nhau, các thương hiệu cần thoát khỏi tư duy coi các nền tảng kỹ thuật số như các kênh chức năng thuần túy hoặc chỉ là một kênh tiếp xúc trực tuyến. Thay vào đó, hãy xem xét cách bạn có thể nhận được giá trị lâu dài hơn từ việc kết nối có ý nghĩa với khách hàng của mình trên mạng.

Trong lĩnh vực Marketing, chúng ta thường nói phương tiện là thông điệp. Nhưng điều này không có nghĩa là một kênh cần phải đảm nhiệm tất cả các công việc khó khăn và phức tạp. Làm cách nào để đảm bảo rằng bạn đang tiếp cận được những người ở bên kia mỗi chiến lược kênh?

Quan trọng hơn, với tư cách một thương hiệu, bạn có thể làm gì để tạo điều kiện cho những mối quan hệ tốt đẹp, sâu sắc và có ý nghĩa hơn cho người tiêu dùng?

Tìm kiếm sự thật.

Năm 2021, đại dịch càng làm bộc lộ những hậu quả nghiêm trọng của các nội dung sai lệch khiến chính phủ các quốc gia trong khu vực phải ban hành luật chống tin tức giả. Đồng thời, công chúng cũng nhận thức rõ hơn về sự lan truyền của thông tin sai lệch.

86% người tiêu dùng ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương tỏ ra lo ngại trước những tin tức sai sự thật. Người tiêu dùng, đặc biệt là Gen Z ngày càng nhận thức rõ ràng hơn về sự tồn tại của cả thông tin thật và thông tin giả trên Internet.

Mọi người không chỉ hiểu biết hơn về những gì họ thấy trên Internet, mà còn sẵn sàng chủ động tìm kiếm thông tin chính xác theo mong muốn của bản thân.

Bất bình đẳng ngày càng tăng.

Để vượt qua những sự bất bình đẳng này, mọi người lên mạng để tìm kiếm các giải pháp giúp bản thân và cộng đồng của họ.

Nội dung họ tìm kiếm, bao gồm nhiều chủ đề từ trợ cấp thất nghiệp đến các vấn đề về phân biệt đối xử, đã phản ánh mối quan tâm ngày càng lớn của họ đối với các vấn đề xã hội. Thật không may, không phải tất cả mọi người đều có quyền tiếp cận bình đẳng đến các hệ thống hỗ trợ mà họ cần.

Sự phụ thuộc ngày càng tăng của thế giới vào công nghệ có nghĩa là việc trang bị cho những người có ít đặc quyền tiếp cận các giải pháp kỹ thuật số hơn là điều tối quan trọng.

Các yếu tố như khả năng truy cập Internet không ổn định, không có kiến thức kỹ thuật và rào cản ngôn ngữ có thể cản trở mọi người tham gia thế giới mạng và làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng mà họ đang phải trải qua.

Trên thực tế, sự gia tăng trong số lượt tìm kiếm trực tuyến về phiên dịch sang tiếng bản địa, cách kiểm tra tốc độ Internet và thậm chí là dịch vụ Internet miễn phí cho thấy một bộ phận ngày càng tăng trong xã hội đang gặp khó khăn trong việc bắt kịp tốc độ phát triển.

Khi các thành phố đóng cửa trong giai đoạn đại dịch, hàng triệu người dân di cư trên khắp Châu Á – Thái Bình Dương phải trở về nhà và nhiều người trong số họ là ở các vùng nông thôn.

Tuy vậy, chính quá trình di cư kỹ thuật số quy mô lớn này đã thúc đẩy nhiều người dùng ở các khu vực không phải các thành phố lớn ở Châu Á Thái Bình Dương chuyển sang thế giới số.

Điều này đòi hỏi hệ sinh thái kỹ thuật số phải đẩy nhanh việc phát triển và bổ sung các giải pháp ngôn ngữ địa phương, hỗ trợ giọng nói và video để đáp ứng nhu cầu cụ thể của họ.

Bạn có thể xem thêm chi tiết báo cáo của Google tại: Google Year in Search.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Instagram vượt qua TikTok và trở thành ứng dụng được tải xuống nhiều nhất

Theo số liệu báo cáo mới nhất của App Annie trong quý 1 năm 2022, Instagram đã vượt qua TikTok để trở thành ứng dụng mạng xã hội được tải xuống nhiều nhất.

Instagram vượt qua TikTok
Instagram vượt qua TikTok và trở thành mạng xã hội được tải xuống nhiều nhất trong Quý 1 năm 2022.

Sau một vài quý dẫn đầu về lượt tải xuống từ các cửa hàng ứng dụng, TikTok hiện đã đánh mất vị trí số 1 về tay Instagram (thuộc Meta).

Theo số liệu báo cáo Quý 1 năm 2022 của data.ai, Instagram và TikTok là những ứng dụng được tải xuống nhiều nhất, Facebook vẫn là nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất toàn cầu còn TikTok thì dẫn đầu về lượng chi tiêu của người tiêu dùng.

Instagram vượt qua TikTok

Hiện 57% doanh thu của TikTok đến từ nhóm người dùng Trung Quốc.

Theo ghi nhận của data.ai:

“Snapchat đã chuyển mình từ vị trí thứ 7 lên vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng lượt tải xuống từ quý trước, trong khi đó, Shopee đã tăng từ vị trí thứ 10 lên vị trí thứ 7.

Công ty về thương mại điện tử hay thương mại di động có trụ sở tại Singapore này đã báo cáo doanh thu GAAP là 5,1 tỷ USD vào năm 2021 và hoạt động tại hơn 13 quốc gia.”

Về phần Snapchat, ngày càng nhiều người dùng trẻ coi nó như là một nền tảng nhắn tin chính cho các cuộc thảo luận có tính riêng tư – so với các nền tảng nhắn tin phổ biến khác như Facebook Messenger hay Telegram, Snapchat có được sự tín nhiệm cao hơn.

data.ai cũng xem xét đến các mức độ chi tiêu tổng thể của người tiêu dùng.

Instagram vượt qua TikTok

Theo data.ai:

“Nhìn chung, mức độ chi tiêu của người tiêu dùng cho các ứng dụng đã tăng hơn 40% trong hai năm qua, với tổng chi tiêu dành cho iOS tăng gần 42% so với quý 1 năm 2020 và tăng 44% đối với Google Play.”

data.ai cũng lưu ý rằng iOS chiếm 65% trong tổng số 33 tỷ USD chi tiêu cho các cửa hàng ứng dụng trên toàn cầu, con số này vẫn được duy trì với 5 quý trước đó.

Trong khi Android vẫn là hệ điều hành phổ biến nhất toàn cầu, đặc biệt là ở các khu vực đang phát triển, người dùng iOS lại chi tiêu nhiều hơn.

Bạn cũng có thể xem chi tiết báo cáo này tại: Latest App Download

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Lượng tìm kiếm trên Google tại Việt Nam tăng 37% trong năm 2021

Việt Nam có hơn 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới kể từ khi đại dịch bắt đầu. Thống kê từ Google cho thấy số lượng tìm kiếm trên Google tăng 37% trong năm 2021 so với trước đại dịch.

Sự phổ biến của Google Search.

Theo Google, Việt Nam có khoảng 8 triệu người dùng kỹ thuật số mới kể từ khi đại dịch bắt đầu. Năm 2020 chứng kiến hàng triệu người chuyển sang thế giới số thì năm 2021 cho thấy sự phát triển vững vàng của dòng chảy kỹ thuật số.

Google Search (tìm kiếm) trở thành một công cụ quen thuộc của người dùng Việt Nam khi tổng số lượng tìm kiếm trên Google tăng 37% trong năm 2021 so với trước đại dịch.

Báo cáo “Search for Tomorrow’’ của Google cho thấy, 97% người tiêu dùng mới vẫn đang sử dụng các dịch vụ trực tuyến và 99% trong số họ có ý định tiếp tục sử dụng trong tương lai. Tiết kiệm thời gian và chi phí, sản phẩm và dịch vụ đa dạng, dịch vụ giao hàng tận nơi là những động lực thúc đẩy người mua sắm chọn trải nghiệm trực tuyến.

Tổng giá trị hàng hóa (GMV) của Việt Nam năm 2021 dự kiến (ở thời điểm báo cáo) đạt 21 tỷ USD, tăng 31% so với năm 2020, trong đó phần lớn là nhờ vào mức tăng trưởng 53% của ngành thương mại điện tử.

Người dùng ngày nay đang khai thác nhiều lợi ích của công nghệ và ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày từ việc tìm cách mở tài khoản ngân hàng hay mở thẻ online với lượng tìm kiếm tăng 58%, tìm thông tin, xem trải nghiệm và đánh giá sản phẩm trước khi mua với lượng tìm kiếm tăng 1.250% và kế đến là thanh toán không tiếp xúc với ví điện tử, với lượng tìm kiếm tăng 100%.

Theo xu hướng thay đổi hành vi đó của người tiêu dùng, các doanh nghiệp hiện đang điều chỉnh chiến lược kỹ thuật số của mình để đáp ứng nhu cầu của người dùng mới chuyển sang sử dụng các dịch vụ trực tuyến.

81% nhà bán hàng kỹ thuật số ở Việt Nam có khả năng sẽ tăng cường việc sử dụng các hình thức thanh toán điện tử trong 1 đến 2 năm tới. 82% trong số họ dự đoán rằng hơn một nửa doanh thu trong 5 năm tới sẽ đến từ các nguồn bán hàng trực tuyến.

Các xu hướng tìm kiếm đáng chú ý.

Báo cáo “Search for Tomorrow’’ đã thống kê các xu hướng tìm kiếm của người Việt và các thống kê ở 4  lĩnh vực gồm: Sức khỏe và Làm đẹp; tài chính; thực phẩm và hàng tạp hóa; mua sắm và bán lẻ.

Trong bối cảnh đại dịch, người Việt đang tổ chức lại ngôi nhà của họ để nhân đôi mục đích sử dụng, vừa là nhà, vừa là trường học hoặc không gian làm việc.

Số lượt tìm kiếm cụm từ ‘decor phòng’ (trang trí phòng) tăng 150% trong khi các từ khóa cho các sản phẩm chăm sóc nhà cửa như ‘nến thơm cũng tăng 100%.

Nhiều người Việt quan tâm học cách đầu tư nhiều hơn, thể hiện qua số lượt tìm kiếm cụm từ “chứng khoán” tăng trên 106%, trong đó người dân ở các tỉnh nông thôn thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến việc đầu tư. Song song đó là số lượt tìm kiếm về tiền điện tử tiếp tục ở mức cao, tăng 115%.

Người dùng Internet cũng hoài nghi khi quan tâm nhiều hơn đến các thông tin sai sự thật. Họ chủ động hơn trong việc tìm kiếm các thông tin đáng tin cậy thông qua công cụ tìm kiếm để xác minh thông tin nhất là Gen Z.

82% người được khảo sát cho biết việc tìm ra được nguồn tin thật bây giờ quan trọng hơn so với thời trước Covid. Lượng tìm kiếm với các từ khóa liên quan đến “scam” tăng 54% và lượng tìm kiếm với từ khóa liên quan ‘hàng chính hãng’ cũng tăng 15%.

Đại dịch không chỉ cho thấy rõ hơn nhiều sự bất bình đẳng đang diễn ra mà còn làm trầm trọng thêm vấn đề, gây ảnh hưởng ở nhiều mức độ khác nhau lên những nhóm dễ bị tổn thương nhất trong xã hội.

So với các gia đình có thu nhập cao, các gia đình có thu nhập thấp có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và số ngày nghỉ học trong năm của trẻ em trong những gia đình này cũng cao hơn gấp đôi.

Để vượt qua những sự bất bình đẳng này, mọi người lên mạng để tìm kiếm các giải pháp giúp bản thân và cộng đồng của họ.

Nội dung họ tìm kiếm, bao gồm nhiều chủ đề từ trợ cấp thất nghiệp đến các vấn đề về phân biệt đối xử hay đơn giản là tìm kiếm các công cụ hoặc giải pháp giúp họ vượt qua những khó khăn của mình từ việc hiểu nội dung thông tin bằng tiếng nước ngoài.

Lượng tìm kiếm với cụm từ khoá “dịch sang tiếng Việt” tăng đến 75% đến tìm kiếm thông tin liên quan bình đẳng giới (tăng 27%) hay tìm kiếm giải pháp tài chính “vay tiền online” tăng 45%.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tại sao thương hiệu nên ưu tiên các chiến lược D2C

Trong khi việc bán hàng đa kênh trên các nền tảng của bên thứ 3 có thể giúp thúc đẩy doanh số, chiến lược bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng (D2C) mang lại sự bền vững và thúc đẩy doanh số về tổng thể.

chiến lược D2C

Bằng cách tập trung vào chiến lược bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng (D2C: direct-to-consumer), thương hiệu bán lẻ Blossom Box đã đạt mức tăng trưởng đến 50% bất chấp đại dịch, hiện tỷ trọng doanh số mảng D2C của doanh nghiệp chiếm 75% tổng doanh thu bán hàng tổng thể.

Dưới đây là một số bài học chiến lược mà các doanh nghiệp (bán lẻ D2C) khác có thể học hỏi và áp dụng.

Duy trì ngân sách Marketing.

Khi các thương hiệu bán lẻ hay doanh nghiệp nhỏ mới thành lập, rất nhiều vốn được dành cho việc phát triển sản phẩm, tuyển dụng nhân viên, hay các hoạt động vận hành khác, tuy nhiên lại rất ít chú ý đến việc phải đảm bảo một mức ngân sách marketing cố định.

Một lời khuyên dành cho các thương hiệu nhỏ, đã và đang tạo ra doanh thu, là hãy thiết lập một tỷ lệ phần trăm tương đối (cố định) cho việc tái đầu tư để tiếp tục mang lại lợi nhuận trong tương lai.

Tuỳ vào các mục tiêu kinh doanh hay chiến lược, tỷ lệ phần trăm có thể khác nhau từng ngành hàng hay quy mô doanh nghiệp, chẳng hạn sau khi tính toán mọi thứ, bạn đưa ra con số 10% doanh thu sẽ được đầu tư liên tục vào các hoạt động marketing chẳng hạn.

Một lời khuyên khác là, mặc dù các khoản ngân sách này có thể nhỏ, tuy nhiên thương hiệu nên chia thành 2 khoản chi tiêu riêng biệt: cho brand marketingperformance marketing.

Ưu tiên các hoạt động thử nghiệm.

Vì Blossom Box hiểu rằng khách hàng của mình dành phần lớn thời gian để trực tuyến nên thương hiệu đã quyết định dùng phần lớn ngân sách marketing cho các kênh này.

Các thương hiệu bán lẻ nhỏ khác cũng nên dành đủ thời gian để chạy nhiều các thử nghiệm khác nhau trên các kênh đã chọn, trong khi khách hàng mục tiêu của thương hiệu đã ở đó, điều này không có nghĩa là các thương hiệu sẽ chắc chắn thành công.

Việc ưu tiên liên tục các thử nghiệm sẽ giúp thương hiệu biết được đâu là những thứ mà khách hàng thực sự cần.

Khi bạn đã thử nghiệm trong một khoảng thời gian đủ dài, căn cứ vào những dữ liệu hiệu suất có được trên các kênh, bạn hiểu rằng trong các chiến dịch tới, ngân sách sẽ nên được tập trung ở đâu và cho những thông điệp gì.

Thấu hiểu khách hàng.

Ở các chiến dịch hay thời kỳ ban đầu, các thương hiệu nên chủ động quan sát nhiều hơn, đọc hết các bình luận của khách hàng, xem xét các phản hồi mà họ đã để lại hay thậm chí là thực hiện các buổi phỏng vấn (focus group) để tìm hiểu cảm xúc và thái độ của khách hàng với thương hiệu.

Quá trình này cũng là một cách tuyệt vời để tìm ra những lỗ hổng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và để biết hiện thương hiệu không đáp ứng được nhu cầu nào của khách hàng.

Những ngày đầu khi bắt đầu thành lập Amazon, Jeff Bezos đã áp dụng chặt chẽ các phản hồi của người dùng vào hoạt động kinh doanh của mình và cho đến tận hôm nay, chiến lược này vẫn là ưu tiên hàng đầu.

Thay đổi phong cách sản phẩm.

Các thương hiệu nên thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các đối tác để có thể dễ dàng chuyển các đơn vị sản phẩm chưa bán được vào cửa hàng của họ với mức giá chiết khấu.

Mức giá chiết khấu không có nghĩa là thương hiệu không có lãi, nó chỉ có nghĩa là thương hiệu không bán được sản phẩm ở một mức giá mà họ mong đợi so với các sản phẩm bán chạy khác.

Lợi thế của việc mở rộng hay thay đổi phong cách sản phẩm là thương hiệu có thể loại bỏ các thiết kế hay tính năng không cần thiết và cho phép khách hàng mua nó với một mức giá tốt hơn.

Tối ưu hoá các giải pháp tìm kiếm.

Bước cuối cùng là đầu tư vào việc cải thiện các chiến lược marketing với công cụ tìm kiếm. Trong khi SEO có thể giúp thương hiệu có được lượng khách hàng ổn định trong dài hạn, SEM là chiến lược tối ưu trọng ngắn hạn.

Bằng cách tối ưu hoá website với các từ khoá mục tiêu hay lựa chọn các từ khoá thúc đẩy hành động và tích hợp nó vào các chiến dịch quảng cáo tìm kiếm (Google Ads), thương hiệu có nhiều cách hơn để tiếp cận trực tiếp (D2C) các khách hàng của mình.

Nếu bạn là doanh nghiệp nhỏ hay bạn không rành về công nghệ, việc sử dụng các công cụ như SEOMoz hoặc SEO Yoast để tối ưu hoá công cụ tìm kiếm cũng là những cách hay.

Khi khách hàng ngày càng ưu tiên tương tác trực tiếp với thương hiệu bên cạnh các nền tảng thứ ba khác, thương hiệu nên chủ động xây dựng và tối ưu các nền tảng của bên thứ nhất, ưu tiên các chiến lược bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng (D2C) và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen