Skip to main content

Hẹn hò trong Metaverse

Trong phim Black Mirror, đàn ông có cảnh ân ái với người yêu qua VR. Metaverse Vũ trụ ảo được cho là sẽ mang đến trải nghiệm tương tự.

Hẹn hò trong Metaverse
Hẹn hò trong Metaverse

Mặc dù bộ phim script trên chỉ là hư cấu, nó không phải là khoa học viễn tưởng khi Metaverse đang định hình thành, mọi người có thể tương tác với nhau qua công nghệ thực tế ảo VR.

Các hãng công nghệ lớn như Meta, Microsoft, Google… đang chi hàng tỷ USD cho vũ trụ ảo. Một số chuyên gia dự đoán, công nghệ này sẽ sớm trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống, gồm du lịch, làm việc, vui chơi và đời sống tình cảm.

Mối quan hệ tình cảm ngày nay càng ít khoảng cách hơn nhờ Internet. Vũ trụ ảo được dự đoán còn mang đến những khả năng mới thú vị cho tình yêu và hẹn hò, nhưng cũng sẽ gây ra nhiều phiền toái.

Sự thú vị khi hẹn hò trong Metaverse.

Theo các chuyên gia, metaverse là hình thức mô phỏng cuộc sống thực, nên hẹn hò VR sẽ giống thật hơn các ứng dụng truyền thống. Trong đó, người dùng dễ dàng đánh giá đối phương hơn qua metaverse nhờ vào ngôn ngữ hình thể, cách trò chuyện…

Các ứng dụng hẹn hò và gọi video truyền thống bị giới hạn về hình ảnh, trong khi nói chuyện qua metaverse mô phỏng tốt hơn cuộc sống thực, như gặp gỡ ở một địa điểm ảo, tham gia một hoạt động được chia sẻ và hình thành kết nối hữu hình hơn.

“Không gian VR giúp mọi người có thể gặp nhau ở Hawaii hoặc tại một quán cà phê lập tức. Metaverse mang lại cho mọi người cơ hội gặp nhau, tương tác hàng ngày nhiều hơn”, chuyên gia tư vấn Elyse Hines nhận xét.

Hines cho rằng, một số cộng đồng nhất định có thể hưởng lợi metaverse thông qua việc kết nối dễ dàng hơn, bất kể họ sống ở đâu. Chẳng hạn, những người thuộc giới tính thứ ba có thể gặp gỡ người khác cách nửa vòng trái đất, giúp họ có cơ hội cao hơn để tìm được người có chung sở thích hoặc tính cách.

Grace Lee, chuyên gia tâm lý và tư vấn hẹn hò, đề xuất sử dụng metaverse như một cách để tăng khả năng thành công trong việc tìm kiếm tình yêu. Tuy nhiên, bà cho rằng sau khi phát triển sự kết nối trong VR, người dùng vẫn cần thêm sự gắn kết qua một cuộc điện thoại hoặc video.

“Thật khó để đánh giá một mối quan hệ mà không gặp trực tiếp thực sự”, Tiến sĩ Holly Richmond, một chuyên gia về tình dục học, nhận xét. “Những ai mong muốn một mối quan hệ lâu dài, họ cần phải rời khỏi màn hình”.

Bà Lee so sánh metaverse với show hẹn hò Love is Blind trên Netflix. Trong chương trình này, người tham gia không nhìn thấy đối phương cho đến khi cam kết sẽ kết hôn. Điều này buộc người tham gia phải tập trung vào tính cách thay vì ngoại hình của mục tiêu.

“Nếu bạn là một chàng trai cao 1,5 mét ngoài đời, bạn có thể gặp bất lợi. Nhưng trong metaverse, chiều cao không quan trọng”, Lee nói.

Hiện nay, có một số ứng dụng hẹn hò metaverse bắt đầu nhận sự chú ý. Chẳng hạn, Single Town của Hyperconnect là nền tảng cho phép người dùng có thể gặp gỡ nhau tại các nhà hàng và quán bar ảo. Ứng dụng hẹn hò qua VR Nevermet cũng là nơi nhiều cặp đôi đến với nhau.

Đầu năm nay, một cặp vợ chồng đã tổ chức đám cưới trong Decentraland và đã được tòa án Arizona chấp thuận. Trước đó, một cặp vợ chồng Ấn Độ cũng kết hôn với 6.000 khách tham dự từ xa, cùng với người cha quá cố của cô dâu.

An toàn khi hẹn hò trong Metaverse.

Dù thuận tiện, metaverse cũng đang là môi trường đầy rẫy những kẻ săn mồi như quấy rối, lừa đảo… Gần đây, một phụ nữ có tên Nina Patel đã bị xúc phạm nghiêm trọng trong nền tảng Horizon Worlds của Meta, làm dấy lên lo ngại về việc thiếu an ninh trong thế giới kỹ thuật số.

“Trong vòng một phút khi tham gia, tôi bị quấy rối bằng những lời nói nhạy cảm. Có ba hay bốn avatar nam gì đó liên tục áp sát tôi và buông lời trêu ghẹo. Tôi đã cố chạy trốn nhưng không thể và phải thoát ra khỏi nền tảng”, Patel kể lại trải nghiệm của cô với Medium.

Patel, đồng sáng lập nền tảng giáo dục dành cho trẻ em Kabuni, nói rằng các avatar trong Horizon Worlds là không chân, nhưng vẫn được thiết kế để “mang lại cảm giác thực cho tâm trí và cơ thể” nên rất dễ khiến người khác “phản ứng về tâm sinh lý”.

Trong khi đó, bà Hines cho biết cần tạo ra các bộ quy tắc ứng xử để đảm bảo sự an toàn cho người tham gia trong các nền tảng hẹn hò metaverse.

“Tôi kinh hãi vì những thứ có thể xảy ra trong không gian này. Các công ty phụ trách nền tảng cần chịu trách nhiệm và điều chỉnh nó phù hợp”, bà Hines nêu quan điểm.

Bỏ qua những lo ngại, nhiều chuyên gia tin metaverse là cơ hội lớn cho ngành công nghiệp hẹn hò, tạo nên kết nối sâu sắc hơn giữa mọi người.

“Tôi nghĩ khi vũ trụ metaverse tiếp tục phát triển, đến một lúc nào đó, ranh giới giữa hẹn hò trực tiếp và hẹn hò qua video sẽ bị lu mờ. Tôi xem điều đó là tích cực”, Schleien Zach Schleien, người đứng sau ứng dụng hẹn hò qua video Filteroff, cho biết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

[Download] Báo cáo Influencer Marketing Benchmark 2022

Influencer Marketing Benchmark 2022 là báo cáo toàn cảnh về thị trường tiếp thị người có ảnh hưởng, các số liệu quan trọng cùng nhiều các chỉ số đánh giá tiêu chuẩn khác về ngành Influencer Marketing.

Influencer Marketing 2022
[Download] Báo cáo Influencer Marketing Benchmark 2022
Influencer Marketing Benchmark là báo cáo thường niên về ngành tiếp thị người có ảnh hưởng (Influencer Marketing) do InfluencerMarketingHub phát hành. Báo cáo là bức tranh toàn cảnh về thị trường Influencer Marketing toàn cầu, các chỉ số đánh giá tiêu chuẩn (Benchmark) của ngành và hơn thế nữa.

Influencer Marketing là gì?

Influencer Marketing hay tiếp thị người có ảnh hưởng là sự kết hợp giữa các công cụ marketing truyền thống và hiện đại.

Influencer Marketing lấy ý tưởng từ sự chứng thực hay đáng tin cậy của những người nổi tiếng hay những người có ảnh hưởng và đưa nó vào một chiến dịch marketing theo hướng nội dung hiện đại (modern content-driven marketing).

Điểm khác biệt chính giữa Influencer Marketing với các cách thức tiếp cận người có ảnh hưởng truyền thống đó là: kết quả của chiến dịch là sự hợp tác hài hoà giữa thương hiệu và người có ảnh hưởng (Influencer).

Những nội dung chính được liệt kê trong Influencer Marketing Benchmark 2022.

Influencer Marketing.

  • Ngành công nghiệp tiếp thị người có ảnh hưởng được dự báo sẽ có giá trị khoảng hơn 16 tỷ USD năm 2022.
  • Những nền tảng tập trung vào Influencer Marketing được đầu tư hơn 800 triệu USD vào năm 2021.
  • Tổng số các doanh nghiệp liên quan đến Influencer Marketing tăng trưởng 26% vào năm 2021, và đạt khoảng hơn 18.000 doanh nghiệp.
  • Tỷ lệ gian lận của những người có ảnh hưởng trên Instagram đã giảm dần trong những năm gần đây. Khoảng 49% tài khoản Instagram Influencer có liên quan đến hành vi gian lận vào năm 2021.
  • Hơn 75% Brand Marketer có ý định sử dụng Influencer Marketing vào năm 2022.
  • 54% doanh nghiệp hợp tác với người có ảnh hưởng để phát triển thương mại điện tử (eCommerce).
  • Netflix là thương hiệu được theo dõi nhiều nhất trên TikTok năm 2021.

Social Commerce.

  • Doanh số bán hàng thương mại xã hội (Social Commerce) được dự báo có giá trị khoảng 958 tỷ USD vào năm 2022.
  • Vào năm 2025, Social Commerce sẽ chiếm khoảng 17% tổng chi tiêu dành cho thương mại điện tử.

Creator Economy.

Nền kinh tế dành cho các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong 2022 và những năm tới.

  • Thị trường nền kinh tế nhà sáng tạo sẽ có giá trị khoảng 104 tỷ USD vào năm 2022.
  • Hơn 50 triệu người trên toàn cầu hiện đang hoạt động với tư cách là những nhà sáng tạo nội dung.

Bạn có thể tải xuống chi tiết báo cáo tại: Influencer Marketing Benchmark 2022.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Mỹ điều tra TikTok vì lan truyền nội dung gây hại cho trẻ em

Nội dung liên quan đến lạm dụng tình dục trẻ em được trao đổi qua TikTok là vấn đề bị Bộ Tư pháp Mỹ điều tra.

Mỹ điều tra TikTok
Mỹ điều tra TikTok vì lan truyền nội dung gây hại cho trẻ em

Theo Financial Times, Bộ An ninh Nội địa (DHS) Mỹ đang xem xét điều tra TikTok để nắm rõ cách nền tảng này xử lý nội dung lạm dụng tình dục trẻ em.

Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp (DoJ) Mỹ cũng đang điều tra về việc một tính năng riêng tư của TikTok đã bị những kẻ xấu lạm dụng.

Điều tra của DHS bắt nguồn khi một nhà nghiên cứu về quyền trẻ em báo cáo với TikTok rằng các nội dung lạm dụng tình dục trẻ em đang tràn lan trên nền tảng này. Kẻ xấu chọn TikTok bởi vì nền tảng này có nhiều người dùng trẻ tuổi.

Bất chấp việc TikTok có 100.000 người kiểm duyệt nội dung trên toàn cầu, đội ngũ kiểm duyệt gặp khó khăn trong việc kiểm soát nội dung video.

Trong giai đoạn 2019-2021, các cuộc điều tra về những vụ lạm dụng trẻ em có liên quan tới TikTok đã tăng lên 7 lần.

Ngoài ra, Bộ Tư pháp Mỹ cũng đang điều tra cách những kẻ xấu lợi dụng tính năng “Only Me” của TikTok. Cơ quan thực thi pháp luật phát hiện nội dung lạm dụng tình dục trẻ em (CSAM) đang được lan truyền cả qua các tài khoản cá nhân.

Financial Times cho biết kẻ xấu đang sử dụng tài khoản cá nhân để giao dịch video CSAM bằng cách chia sẻ mật khẩu tài khoản với nhau.

Kẻ xấu sẽ đăng nội dung CSAM lên dưới dạng chỉ mình tôi – chỉ chủ tài khoản mới xem được. Tài khoản đó sẽ được chia sẻ hoặc bán cho những kẻ khác.

Đại diện TikTok cho biết họ đã làm việc với các cơ quan chức năng về vấn đề này và xóa các tài khoản và nội dung liên quan đến CSAM.

“TikTok không bao giờ cho phép các nội dung lạm dụng tình dục trẻ em. Khi phát hiện ra bất kỳ nỗ lực nào để đăng tải, trao đổi hoặc phân phối (CSAM), chúng tôi sẽ xóa nội dung, khóa tài khoản và thiết bị cũng như thực hiện báo cáo ngay cho Trung tâm Quốc gia về Trẻ em (NCMEC) và tham gia xử lý với cơ quan thực thi pháp luật nếu cần”, TikTok cho biết trong tuyên bố của mình.

Hiện tại, cả DHS và DoJ đều chưa đưa ra bất cứ kết luận nào về các cuộc điều tra. Những hình phạt, nếu có, cũng chưa được công khai. Financial Times nhận định vẫn chưa rõ các cuộc điều tra mới nhất này sẽ ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động của TikTok.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Trình quản lý quảng cáo Facebook (Meta): Thiết lập và Cài đặt

Cũng như các trình quản lý quảng cáo của các nền tảng khác như Google, LinkedIn hay TikTok, trình quản lý quảng cáo Facebook (Meta) là nơi nhà quảng cáo có thể quản lý toàn bộ các tài sản quảng cáo của mình.

trình quản lý quảng cáo facebook
Trình quản lý quảng cáo Facebook

Đối với những nhà quảng cáo Facebook mới, trước khi tiến hành khởi chạy bất cứ chiến dịch quảng cáo nào, điều đầu tiên là bạn cần tìm hiểu về nguyên tắc hoạt động và những tính năng hiện có trong trình quản lý quảng cáo Facebook.

Trình quản lý quảng cáo Facebook (Meta) là gì?

Trình quản lý quảng cáo Facebook (Meta) là nơi nhà quảng cáo có thể khởi chạy tất cả các chiến dịch quảng cáo trên tất cả các nền tảng của Meta như Facebook, Instagram, Messenger hay Audience Network.

Từ đây, các nhà quản lý quảng cáo có thể bắt đầu tạo quảng cáo, tuỳ chỉnh các tính năng liên quan và sau đó theo dõi hiệu suất quảng cáo sau khi chúng được khởi chạy.

Ngoài việc có thể truy cập trình quản lý quảng cáo này từ trình duyệt web, bạn cũng có thể tải xuống ứng dụng trình quản lý quảng cáo Facebook (Facebook Ads Manager app) dành cho điện thoại di động (iOS và Android).

Bằng cách sử dụng ứng dụng trên điện thoại, bạn có thể tạo, chỉnh sửa và theo dõi hiệu suất quảng cáo ở bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào.

Trình quản lý quảng cáo là gì?

Trình quản lý quảng cáo là nơi nhà quảng cáo có thể quản lý hầu hết các tài sản quảng cáo như chiến dịch (Campaigns), nhóm quảng cáo (Ad sets), quảng cáo (Ads) và hơn thế nữa.

Sau khi đăng ký tài khoản thành công, từ giao diện của trình quản lý quảng cáo, nhà quảng cáo thể tiến hành thiết lập và khởi chạy các chiến dịch quảng cáo, phân bổ các nhóm quảng cáo và mẫu quảng cáo cho từng nhóm quảng cáo.

Trong hầu hết các trình quản lý quảng cáo phổ biến trên thế giới như Google, Facebook hay TikTok, phần chiếm nhiều thời gian nhất của các nhà quảng cáo hay marketer đó là phần nhóm quảng cáo và quảng cáo.

Quảng cáo là gì?

Quảng cáo trong tiếng Anh có nghĩa là Advertising, là khái niệm đề cập đến một phương thức truyền thông marketing trong đó các thương hiệu hay doanh nghiệp sử dụng các thông điệp hay chiến thuật tài trợ công khai để quảng bá cho một sản phẩm hoặc dịch vụ.

Thuật ngữ quảng cáo gắn liền với các hoạt động marketing trong doanh nghiệp.

Một số tính năng cơ bản của trình quản lý quảng cáo Facebook.

Trong khi có rất nhiều tính năng khác nhau hiện có trong trình quản lý quảng cáo, dưới đây là một số nhóm tính năng chính cho các nhà quảng cáo Facebook.

Tạo các quảng cáo mới.

Trình quản lý quảng cáo Facebook là công cụ tạo quảng cáo hợp nhất, dùng để tạo và đăng quảng cáo lên Facebook, Instagram, Messenger và Audience Network.

Quy trình tạo quảng cáo gồm 3 cấp độ riêng biệt:

  • Cấp độ chiến dịch: Là nơi chọn mục tiêu quảng cáo hoặc mục đích chung mà chiến dịch hướng tới.
  • Cấp độ nhóm quảng cáo: Là nơi xác định đối tượng muốn tiếp cận, chọn vị trí quảng cáo, quyết định ngân sách và thiết lập lịch chạy.
  • Cấp độ quảng cáo: Là nơi thiết kế quảng cáo. Bạn có thể chọn định dạng quảng cáo, tải ảnh và video lên, thêm văn bản, liên kết, v.v.

Cách tạo quảng cáo trong Trình quản lý quảng cáo của Facebook.

  • Tạo chiến dịch: Từ bảng chính trong Trình quản lý quảng cáo, chọn Tạo để mở cửa sổ Tạo chiến dịch. Trong cửa sổ này, hãy chọn những cài đặt cơ bản cho chiến dịch, nhóm quảng cáo và quảng cáo mới. Bạn cũng có thể dựa trên chiến dịch, nhóm quảng cáo hoặc quảng cáo hiện có khi tạo mới.
  • Tinh chỉnh cài đặt: Chọn Tiếp tục để chuyển sang phần chỉnh sửa. Phần này sẽ mở trong chế độ xem mở rộng, nhưng bạn có thể chọn để thu nhỏ. Trong phần chỉnh sửa, hãy chọn mục tiêu chiến dịch, đối tượng, vị trí quảng cáo và định dạng quảng cáo.
  • Đăng hoặc lưu dưới dạng bản nháp: Khi bạn đã sẵn sàng, hãy chọn Đăng hoặc Đóng để lưu bản nháp.

Lưu ý: Với Trình quản lý quảng cáo, bạn còn sử dụng được tất cả các công cụ sáng tạo nâng cao của Facebook ở cùng một nơi, bao gồm công cụ sao chép quảng cáo và công cụ tải quảng cáo lên hàng loạt.

Chọn đối tượng mục tiêu (Target Audience).

Facebook sẽ tự động hiển thị quảng cáo của bạn cho những người có nhiều khả năng nhất sẽ thấy quảng cáo đó là phù hợp. Bạn có thể tiếp tục nhắm mục tiêu hoạt động phân phối quảng cáo bằng 3 công cụ chọn đối tượng.

  • Đối tượng mục tiêu cốt lõi: Bạn có thể chủ động xác định đối tượng mục tiêu của thương hiệu dựa trên các tiêu chí như độ tuổi, sở thích, vị trí địa lý, v.v.
  • Đối tượng tuỳ chỉnh: Tương tác lại với những người đã từng tương tác với doanh nghiệp hay thương hiệu cả trực tuyến lẫn ngoại tuyến.
  • Đối tượng tương tự: Tiếp cận những người mới có sở thích giống với những khách hàng tốt nhất của bạn. Đối tượng tương tự là cách nhanh chóng và hiệu quả để kết nối với những người có khả năng phản hồi quảng cáo của bạn. Tất cả những gì bạn cần là tạo đối tượng nguồn gồm những người mà mình biết. Sau đó, quảng cáo của bạn sẽ tiếp cận những người có chung đặc điểm và sở thích.

Thiết lập và quản lý ngân sách quảng cáo.

Ngân sách quảng cáo là số tiền bạn muốn chi tiêu vào việc hiển thị quảng cáo cho mọi người. Đây cũng là công cụ để kiểm soát chi phí.

Công cụ này giúp kiểm soát tổng chi tiêu cho một chiến dịch hoặc nhóm quảng cáo, giống như cách chiến lược giá thầu giúp kiểm soát chi phí trên mỗi kết quả.

Từ trình quản lý quảng cáo của Facebook, bạn có thể đặt tổng ngân sách cho chiến dịch bằng cách tối ưu hóa ngân sách chiến dịch (CBO) hoặc đặt ngân sách riêng cho các nhóm quảng cáo.

Ngân sách chiến dịch và ngân sách nhóm quảng cáo.

Facebook hiện cung cấp một số cách khác nhau để bạn có thể chọn cách đặt ngân sách.

  • Ngân sách chiến dịch: Mọi ngân sách chiến dịch đều sử dụng tối ưu hóa ngân sách chiến dịch. Với tính năng này, bạn có thể đặt một khoản tổng ngân sách chiến dịch để liên tục phân phối cho nhóm quảng cáo có những cơ hội tốt nhất trong thời gian thực. Ngân sách chiến dịch giúp đơn giản hóa việc thiết lập chiến dịch và giảm số ngân sách mà bạn phải quản lý thủ công. Ngân sách chiến dịch mang lại nhiều kết quả nhất có thể cho chiến dịch với chi phí thấp nhất. Tính năng này hoạt động hiệu quả nhất khi bạn có thể linh hoạt trong việc chi tiêu ngân sách cho các nhóm quảng cáo.
  • Ngân sách nhóm quảng cáo: Bạn có thể chọn đặt ngân sách riêng cho nhóm quảng cáo nếu muốn kiểm soát việc phân phối của các nhóm quảng cáo cụ thể. Ngân sách nhóm quảng cáo có thể hữu ích khi bạn có sự kết hợp của cả mục tiêu tối ưu hóa và chiến lược đặt giá thầu hoặc có những khác biệt lớn về quy mô đối tượng giữa các nhóm quảng cáo.

Ngân sách hàng ngày và ngân sách trọn đời.

Đối với ngân sách chiến dịch cũng như ngân sách nhóm quảng cáo, bạn đều có thể chọn giữa việc áp dụng ngân sách cho mỗi ngày hoặc cho toàn bộ thời gian tồn tại của chiến dịch hoặc nhóm quảng cáo.

  • Ngân sách hàng ngày: Số tiền trung bình bạn muốn chi tiêu cho nhóm quảng cáo hoặc chiến dịch mỗi ngày. Ngân sách hàng ngày không phải là số tiền tối đa. Ngân sách hàng ngày phát huy hiệu quả khi bạn muốn chi tiêu số tiền gần bằng nhau mỗi ngày để đạt kết quả nhất quán hàng ngày cho chiến dịch hoặc nhóm quảng cáo.
  • Ngân sách trọn đời: Tổng số tiền bạn sẵn sàng chi tiêu trong toàn bộ thời gian chạy chiến dịch hoặc nhóm quảng cáo. Ngân sách trọn đời là số tiền tối đa, không phải là mức trung bình. Ngân sách trọn đời có thể hữu ích khi bạn không muốn chi tiêu vượt quá số tiền cụ thể. Loại ngân sách này hoạt động hiệu quả nhất khi bạn có sự linh hoạt đối với số tiền mà bạn muốn chi tiêu mỗi ngày.

Từ trình quản lý quảng cáo Facebook bạn có thể chạy quảng cáo trên nhiều ứng dụng hay nền tảng.

Những nơi bạn có thể chạy quảng cáo được gọi là Vị trí quảng cáo. Tùy vào mục tiêu bạn chọn khi tạo chiến dịch, quảng cáo của bạn có thể hiển thị trên Facebook, Instagram, Messenger và Audience Network.

Trình quản lý quảng cáo Facebook tập họp các vị trí quảng cáo thành nhóm theo cách mọi người trải nghiệm quảng cáo trên các nền tảng. Ví dụ: mọi người trải nghiệm quảng cáo của bạn trong Tin trên Facebook, Instagram và Messenger theo cách tương tự nhau.

Bạn nên chọn phần cài đặt Vị trí quảng cáo tự động trong Trình quản lý quảng cáo để hệ thống phân phối của chúng tôi có thể tận dụng tối đa ngân sách của bạn.

Lưu ý: Apple đã công bố các yêu cầu mới trong chính sách dành cho iOS 14, có thể ảnh hưởng đến vị trí hiển thị quảng cáo của bạn.

Dưới đây là những vị trí quảng cáo hiện có trên các nền tảng của Facebook:

Bảng tin.

  • Bảng tin Facebook: Quảng cáo xuất hiện trong Bảng tin trên máy tính khi mọi người truy cập trang web Facebook trên máy tính. Quảng cáo xuất hiện trong Bảng tin trên di động khi mọi người dùng ứng dụng Facebook trên thiết bị di động hoặc truy cập trang web Facebook qua trình duyệt di động.
  • Bảng tin Instagram: Quảng cáo xuất hiện tại bảng tin trên di động khi mọi người dùng ứng dụng Instagram trên thiết bị di động. Chỉ những người lướt xem ứng dụng Instagram mới nhìn thấy quảng cáo trên Bảng tin Instagram.
  • Facebook Marketplace: Quảng cáo xuất hiện trên trang chủ Marketplace hoặc khi ai đó lướt xem Marketplace trong ứng dụng Facebook.
  • Bảng tin video trên Facebook: Quảng cáo video xuất hiện giữa các video tự nhiên trong môi trường dành riêng cho video trên Facebook Watch và Bảng tin Facebook.
  • Cột bên phải trên Facebook: Quảng cáo xuất hiện ở cột bên phải trên Facebook. Quảng cáo ở cột bên phải chỉ hiển thị với những người lướt xem Facebook trên máy tính.
  • Khám phá Instagram: Trong trải nghiệm lướt xem, quảng cáo sẽ xuất hiện khi ai đó nhấp vào ảnh hoặc video.
  • Cửa hàng trên Instagram: Quảng cáo của bạn xuất hiện khi mọi người lướt xem tab Cửa hàng trên Instagram.
  • Hộp thư Messenger: Quảng cáo xuất hiện trong tab Trang chủ của Messenger.

Câu chuyện (Stories).

  • Facebook Stories: Quảng cáo xuất hiện trong Tin của mọi người trên Facebook.
  • Instagram Stories: Quảng cáo xuất hiện trong Tin của mọi người trên Instagram.
  • Messenger Stories: Quảng cáo xuất hiện trong Tin của mọi người trên Messenger.

Video trong luồng.

  • Video trong luồng trên Facebook: Quảng cáo xuất hiện trong Video theo yêu cầu và một số nhóm chọn lọc video phát trực tiếp được phê duyệt của đối tác trên Facebook.
  • Video trong luồng trên Instagram: Quảng cáo của bạn xuất hiện trong nội dung video trên Instagram.
  • Instagram Reels: Quảng cáo của bạn xuất hiện trong tab Reels trên Instagram.

Tìm kiếm.

Kết quả tìm kiếm trên Facebook: Quảng cáo xuất hiện bên cạnh kết quả tìm kiếm phù hợp trên Facebook và Marketplace.

Tin nhắn.

Tin nhắn được tài trợ trong Messenger Quảng cáo xuất hiện dưới dạng tin nhắn đến những người mà bạn đang trò chuyện trong Messenger.

Quảng cáo trong bài viết.

Bài viết tức thì trên Facebook: Quảng cáo xuất hiện trên Bài viết tức thì trong ứng dụng Facebook dành cho di động.

Quảng cáo trong ứng dụng.

  • Quảng cáo tự nhiên, quảng cáo biểu ngữ và quảng cáo chèn giữa trên Audience Network: Quảng cáo hiển thị trong các ứng dụng trên Audience Network.
  • Video kèm phần thưởng trên Audience Network: Quảng cáo xuất hiện dưới dạng video mà mọi người có thể xem để đổi lấy phần thưởng trong ứng dụng (như vật phẩm hoặc tiền trong ứng dụng).

Điều chỉnh hay chỉnh sửa chiến dịch trong trình quản lý quảng cáo Facebook.

Ở cấp độ quảng cáo, bạn có thể chỉnh sửa tên quảng cáo, danh tính và nội dung quảng cáo, chẳng hạn như tiêu đề, văn bản, hình ảnh và nút kêu gọi hành động.

Trước khi quảng cáo của bạn chạy trên Facebook hoặc Instagram, chúng tôi sẽ xét duyệt quảng cáo đó theo Chính sách quảng cáo của mình.

Quy trình xét duyệt này sẽ diễn ra tự động trước khi quảng cáo bắt đầu chạy và bạn có thể thấy trạng thái của quảng cáo trong cột Phân phối của Trình quản lý quảng cáo.

Cách bạn có thể chỉnh sửa quảng cáo trong trình quản lý quảng cáo Facebook:

  1. Đi đến Trình quản lý quảng cáo.
  2. Chọn Quảng cáo.
  3. Chọn ô bên cạnh những quảng cáo bạn muốn chỉnh sửa.
  4. Chọn Chỉnh sửa.
  5. Bảng điều khiển bên cạnh sẽ mở ra để bạn chỉnh sửa quảng cáo.
  6. Để đăng thay đổi, hãy chọn Đăng. Để lưu thay đổi và đăng sau, hãy nhấp vào Đóng.

Cải thiện hiệu quả bằng nội dung động.

Tính năng phân bổ nội dung động sử dụng nhiều thành phần của quảng cáo (chẳng hạn như hình ảnh, video, văn bản và nút kêu gọi hành động), rồi kết hợp các thành phần này theo những cách mới để cải thiện hiệu quả quảng cáo.

Với tính năng này, bạn có thể tự động tạo các phiên bản nội dung được cá nhân hóa cho từng người xem quảng cáo với kết quả mở rộng.

Tính năng phân bổ nội dung động là công cụ tối ưu hoá lý tưởng khi bạn không chắc chắn nội dung nào thu hút đối tượng khác nhau.

Lưu ý rằng vì bạn chỉ có thể xem hiệu quả tổng hợp của tất cả các phiên bản, bạn không nên sử dụng quảng cáo động để thay thế cho thử nghiệm phân tách (A/B Testing).

Xem thông tin chi tiết theo thời gian thực.

Trong Trình quản lý quảng cáo Facebook, bạn có thể xem thông tin chi tiết về hiệu quả của mỗi quảng cáo mình chạy trên nền tảng Facebook. Dữ liệu này bao gồm:

  • Số người nhìn thấy quảng cáo.
  • Số người nhấp vào quảng cáo.
  • Số tiền chi tiêu cho quảng cáo.

Từ trình quản lý quảng cáo, bạn có thể xem chi tiết về các hiệu suất quảng cáo của mình.

  • Hiệu quả: Biểu đồ Hiệu quả hiển thị số người nhấp vào quảng cáo, số người bạn tiếp cận được và tổng chi phí cho quảng cáo của bạn. Nếu cuộn qua biểu đồ đường, bạn sẽ nhìn thấy từng kết quả cho ngày đó được thể hiện trong biểu đồ. Nếu bạn muốn thay đổi kết quả xem trong biểu đồ, nhấp vào Tùy chỉnh và chọn những số liệu bạn muốn xem. Số liệu báo cáo trong Trình quản lý quảng cáo ít nhiều có độ trễ vì không có dữ liệu về hiệu quả ngay lập tức. Việc số liệu có độ trễ hoàn toàn bình thường.
  • Thông tin nhân khẩu học: Biểu đồ Thông tin nhân khẩu học hiển thị hiệu quả của quảng cáo đối với các độ tuổi và giới tính khác nhau. Bạn có thể cuộn qua từng phần của biểu đồ để xem từng kết quả cho mỗi nhóm tuổi.
  • Vị trí quảng cáo: Biểu đồ Vị trí quảng cáo hiển thị hiệu quả của quảng cáo trên nhiều vị trí quảng cáo khác nhau, chẳng hạn như Facebook hoặc Instagram. Tùy thuộc vào nơi quảng cáo đủ điều kiện hiển thị, bạn sẽ nhìn thấy nơi quảng cáo nhận được mức phân phối cao nhất. Bạn cũng có thể nhấp vào menu thả xuống để xem vị trí xuất hiện của quảng cáo trên thiết bị di động và máy tính.
  • Phân phối: Biểu đồ Phân phối hiển thị giá trị được dự đoán và phân phối cho Số người tiếp cận, Lượt hiển thị và Số tiền đã chi tiêu.

Một số lưu ý khi sử dụng trình quản lý quảng cáo Facebook.

trình quản lý quảng cáo facebook
Một số lưu ý khi sử dụng trình quản lý quảng cáo Facebook.
  • Cũng tương tự như các trình quản lý quảng cáo khác ngoài Facebook, nhà quảng cáo nên tạo các trình quản lý quảng cáo dành cho doanh nghiệp (Facebook Business Manager) ngay từ đầu. Sau đó, từ trình quản lý quảng cáo doanh nghiệp này bạn thiết lập các tài sản nhỏ hơn bao gồm các tài khoản quảng cáo khác nhau.
  • Vì Facebook ưu tiên hơn cho các doanh nghiệp có thông tin kinh doanh rõ ràng, bạn nên điền đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp như tên doanh nghiệp, mã số thuế…từ trong trình quản lý quảng cáo doanh nghiệp.
  • Bạn nên thêm một số phương thức thanh toán khác nhau trong phần phương thức thanh toán, khi một phương thức nào đó có vấn đề Facebook sẽ tự động chuyển sang sử dụng phương thức thanh toán (thẻ Visa chẳng hạn) tiếp theo. Điều này vừa không làm gián đoạn quảng cáo của bạn vừa giúp gia tăng mức độ tin cậy của tài khoản với Facebook.
  • Với các trình quản lý quảng cáo doanh nghiệp thông thường, bạn sẽ có tối đa 5 tài khoản quảng cáo (Ad Account) trong mỗi trình quản lý quảng cáo (BM). Số lượng tài khoản sẽ được mở rộng dần khi nhà quảng cáo sử dụng nhiều ngân sách hơn.
  • Cũng tương tự như tài khoản Google Analytics, số liệu chỉ được ghi nhận kể từ khi mã theo dõi (pixel) được thiết lập, bạn nên cài đặt Facebook Pixel và các mã theo dõi cần thiết ngay khi xây dựng Page. Bạn có thể sử dụng Google Tag Manager để thiết lập toàn bộ các mã theo dõi cần thiết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Đâu là siêu ứng dụng hàng đầu Việt Nam và Đông Nam Á

Các tên tuổi như Grab, Shopee, Lazada có vị trí như thế nào tại Việt Nam và Đông Nam Á khi xét về tiêu chí siêu ứng dụng và đâu mới là siêu ứng dụng hàng đầu.

siêu ứng dụng hàng đầu việt nam
Đâu là siêu ứng dụng đứng đầu Việt Nam và Đông Nam Á

Được nổi lên trong thời kỳ các yếu tố công nghệ và thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, siêu ứng dụng (superapp) được xem là mục tiêu và chiến lược ưu tiên hàng đầu của các công ty công nghệ.

Siêu ứng dụng hay Superapp là gì?

Theo Wikipedia, siêu ứng dụng là một ứng dụng di động (mobile app) hoặc web có thể cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau cho người dùng bao gồm cả thanh toán và các xử lý giao dịch tài chính, nó là một nền tảng thương mại khép kín toàn diện chứa đựng nhiều khía cạnh của đời sống cá nhân và thương mại.

Đâu mới là siêu ứng dụng hàng đầu Việt Nam và Đông Nam Á.

Đông Nam Á chứng kiến ​​sự gia tăng của các “siêu ứng dụng” trong vài năm qua. Điều này được thúc đẩy một phần bởi đại dịch khiến người dùng tham gia vào nhiều hoạt động kỹ thuật số hơn bao giờ hết.

Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Ipsos được công bố vào tháng 1/2022, 51% người dân khu vực Đông Nam Á nói rằng họ mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn, và cứ 2 người thì có 1 người cho biết họ đang thanh toán hàng ngày bằng ví kỹ thuật số hoặc các lựa chọn không dùng tiền mặt khác.

Hơn nữa, một nghiên cứu gần đây của Ipsos cho thấy 82% người dùng dịch vụ kỹ thuật số ở Đông Nam Á đã đặt hàng giao đồ ăn và 43% sử dụng dịch vụ gọi xe.

Để tìm ra các siêu ứng dụng phổ biến tại khu vực Đông Nam Á, Ipsos đã thực hiện một nghiên cứu đầu tiên tại các quốc gia Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Ipsos ở Indonesia đã khảo sát 3.500 người được hỏi để tìm ra những siêu ứng dụng tốt nhất ở mỗi quốc gia.

Soeprapto Tan, Giám đốc điều hành Ipsos tại Indonesia, cho biết có nhiều cách để xác định một siêu ứng dụng, do đó công ty phải thiết kế một bộ tiêu chí để đánh giá thế nào là siêu ứng dụng.

“Điều này giúp chúng tôi đưa ra danh sách rút gọn các ứng cử viên siêu ứng dụng ở mỗi quốc gia, sau đó chúng tôi đánh giá dựa trên xếp hạng của người dùng, dựa trên những gì chúng tôi coi là bốn khía cạnh cốt lõi của một siêu ứng dụng – trải nghiệm người dùng, mức độ tương tác, độ nhận diện và tính hữu ích”, ông Soeprapto Tan giải thích.

Siêu ứng dụng thường được hiểu là một ứng dụng cung cấp nhiều dịch vụ để đáp ứng các nhu cầu khác nhau.

Trong nghiên cứu, Ipsos định nghĩa một siêu ứng dụng phải cung cấp nhiều hơn 3 dịch vụ kỹ thuật số, chẳng hạn như vận chuyển (gọi xe), thương mại điện tử, thanh toán, giao đồ ăn, mua sắm hàng tạp hóa và các dịch vụ khác. Các ứng dụng dựa trên mạng xã hội không được đưa vào cuộc khảo sát này.

Dựa vào các tiêu chí nói trên, công ty nghiên cứu thị trường rút ra danh sách rút gọn các siêu ứng dụng tại mỗi quốc gia:

   ● Việt Nam: Shopee, Lazada, Grab, Gojek, & Be

   ● Indonesia: Shopee, Tokopedia, Lazada, JD ID, BliBli, Bukalapak, Grab, Gojek, & Traveloka

   ● Malaysia: Shopee, Lazada, Grab, Touch n Go eWallet, & AirAsia

   ● Singapore: Shopee, Lazada, Grab & Zig

   ● Philippines: Shopee, Lazada, Grab & Gcash

   ● Thái Lan: Shopee, Lazada, Grab, AirAsia & Lineman

Dựa trên kết quả của cuộc khảo sát người dùng, kết hợp bốn chỉ số chính về trải nghiệm người dùng, mức độ tương tác, độ nhận diện và mức độ hữu ích, các siêu ứng dụng được xếp hạng ở mỗi quốc gia như sau (điểm càng cao càng tốt):

Grab được coi là siêu ứng dụng tốt nhất trên tất cả sáu quốc gia được đưa vào cuộc khảo sát, với tổng điểm trung bình là 63. Điểm của Grab cao nhất ở Singapore và Việt Nam, tiếp theo là Malaysia, Philippines, Indonesia và Thái Lan.

Shopee đứng ở vị trí thứ hai, với tổng điểm trung bình là 52. Theo sau Shopee là Lazada (42), Gojek (22), Tokopedia (14), Traveloka (12), AirAsia (10), BliBli, BukaLapak và JDID (cùng 10 điểm), GCash (8), Touch n Go eWallet (7), Lineman (6), Be (5) và Zig (3).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Chiến lược là gì? Tất tần tật kiến thức về chiến lược

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu tất cả các khái niệm và kiến thức nền tảng xoay quanh thuật ngữ Chiến lược (Tiếng Anh có nghĩa là Strategy) như: Chiến lược là gì? Vai trò, đặc điểm và phân loại chiến lược trong doanh nghiệp? Phân biệt chiến lược và chiến thuật? Mục tiêu của chiến lược là gì? Ví dụ về chiến lược? Lịch sử hình thành của khái niệm chiến lược? Cùng nhiều nội dung khác. 

chiến lược là gì
Chiến lược là gì? Kiến thức quan trọng cần biết về chiến lược

Được sử dụng rộng rãi trong phạm vi kinh doanh, cho cả doanh nghiệp lẫn cho các cá nhân, khái niệm chiến lược được sử dụng trong nhiều bối cảnh và tình huống khác nhau. Trong khi các chiến lược tập trung vào những mục tiêu lớn hơn (trong nhiều trường hợp có thể hiểu là dài hơn), các chiến thuật đóng vai trò như những phương án cụ thể để đạt được những gì mà chiến lược đã đặt ra. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp toàn bộ các lý thuyết căn bản bạn cần biết khi tìm hiểu về khái niệm Chiến lược.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Chiến lược là gì?
  • Lịch sử hình thành của khái niệm chiến lược.
  • Các loại chiến lược phổ biến nhất hiện nay là gì?
  • Một số quan điểm sai lầm về chiến lược.
  • Sự khác biệt giữa chiến lược và chiến thuật.
  • Tại sao các chiến lược thất bại?
  • Kế hoạch chiến lược là gì?
  • Quản trị chiến lược là gì?
  • Tư duy chiến lược là gì?
  • Mục tiêu chiến lược là gì?
  • Vai trò của chiến lược trong doanh nghiệp.
  • Quy trình xây dựng chiến lược như thế nào.
  • Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ chiến lược.

Bên dưới là từng nội dung chi tiết.

Chiến lược là gì?

Chiến lược trong tiếng Anh có nghĩa là Strategy.

Trong phạm vi kinh doanh, Chiến lược được định nghĩa là thuật ngữ dùng để chỉ các bản kế hoạch (Plan) tổng thể hay các định hướng chung được xây dựng để đạt được một hoặc nhiều các mục tiêu khác nhau trong dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.

Chiến lược chính là các bản kế hoạch dài hạn mang tính định hướng tổng thể được thiết kế để giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu khác nhau trong những điều kiện bất ổn và mơ hồ (VUCA) khác nhau.

Chiến lược mô tả các nguồn lực sẵn có (thường bị hạn chế) được sử dụng để đạt được các mục tiêu (thường không bị hạn chế) trong tương lai.

Khái niệm chiến lược nói chung thường liên quan đến việc xây dựng và thiết lập các mục tiêu (Goals) và ưu tiên, xác định các hành động cần thực hiện để đạt được mục tiêu và các nguồn lực cần thiết để thực hiện các hành động đó.

Một chiến lược tốt sẽ cần mô tả được cách thức đạt được các mục tiêu cuối cùng bằng các phương tiện hay nguồn lực sẵn có.

Cuối cùng, thuật ngữ chiến lược thường liên quan đến các thuật ngữ khác như kế hoạch chiến lược (Strategic Planning), tư duy chiến lược (Strategic Mindset, Strategic Thinking) và quản trị chiến lược (Strategic Management).

Lịch sử hình thành của khái niệm chiến lược.

Một khi bạn đã có được những thấu hiểu cơ bản về khái niệm chiến lược là gì, dưới đây là lịch sử hình thành của thuật ngữ này.

Thuật ngữ chiến lược lần đầu tiên được xuất hiện và sử dụng vào thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, và sau đó được dịch sang các ngôn ngữ phương Tây vào khoảng thế kỷ 18.

Từ lúc xuất hiện đến thế kỷ 20, “chiến lược” chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực quân sự và chính trị (được xây dựng bởi các Tướng quân sự) dùng để mô tả “một cách toàn diện để theo đuổi các mục đích chính trị.”

Theo một số lý thuyết khác, khái niệm chiến lược được nảy sinh vì nhu cầu chính trị, khi một quốc gia này cần đánh bại hay chiếm đóng một quốc gia khác.

Các lý thuyết đầu tiên về chiến lược xuất phát từ người Trung Quốc vào những giai đoạn 400-200 trước công nguyên.

Mặc dù có nguồn gốc từ chính trị, tuy nhiên ở giai đoạn kinh tế hiện đại hiện tại, chiến lược là khái niệm chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh và được xây dựng bởi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp.

Trong phạm vi bài viết này, “chiến lược” cũng sẽ được nhìn nhận và phân tích dưới góc nhìn kinh doanh và marketing.

Các loại chiến lược phổ biến nhất hiện nay là gì?

Trong khi tuỳ vào từng cách phân loại nhau hay cách nhìn nhận khác nhau, sẽ có nhiều loại chiến lược khác nhau, về mặt tổng thể sẽ có 3 kiểu chiến lược chính đó là chiến lược cấp độ doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh và chiến lược chức năng.

Chiến lược doanh nghiệp (hoặc cấp độ doanh nghiệp) – corporate strategy.

Được xây dựng để đạt được các mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp (các tập đoàn lớn).

Chiến lược kinh doanh – business strategy.

Là chiến lược được xây dựng để đạt được các mục tiêu ở cấp độ đơn vị kinh doanh. Tuỳ vào quy mô của từng doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh có thể là chiến lược của các doanh nghiệp thành viên, các đơn vị kinh doanh (business unit) hoặc thậm chí là các phòng ban trực thuộc.

Chiến lược chức năng – functional strategy.

Là tất cả những gì mà các bộ phận hay đơn vị chức năng cần làm để được mục tiêu. Chiến lược chức năng sẽ cần đáp ứng các mục tiêu của chiến lược kinh doanh và chiến lược doanh nghiệp.

Một số quan điểm sai lầm về chiến lược.

Trong khi chiến lược là thuật ngữ được sử dụng tương đối phổ biến và thậm chí là “đại trà” như hiện nay, có không ít các quan điểm sai lầm về chiến lược.

  • Chiến lược là phải dài hạn.

Mặc dù như đã phân tích ở trên, chiến lược chủ yếu nói về việc đạt được mục tiêu trong dài hạn, tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế mới, quan điểm này là chưa đúng đắn.

Khi nghĩ về chiến lược, thay vì ép buộc nó phải được xây dựng cho tương lai hay cần hoàn thành mục tiêu trong một khoảng thời gian rất dài, hãy suy nghĩ về sự linh hoạt trong các tình huống hay bối cảnh khác nhau.

Trong một thế giới với vô số những điều bất ổn, khi nhu cầu và hành vi khách hàng không ngừng biến đổi, chiến lược nên chuyển theo hướng thích ứng và thay đổi nhanh kể cả trong dài hạn, trung hạn hay ngắn hạn.

  • Khi doanh nghiệp cần sự nhanh nhẹn hay thích ứng nhanh, họ không cần chiến lược.

Trong khi chiến lược không nhất phải là khái niệm được dùng để chỉ các định hướng hay kế hoạch dài hạn, việc doanh nghiệp liên tục điều chỉnh hành động trong ngắn hạn không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó không có chiến lược.

Dù cho doanh nghiệp có liên tục thay đổi kế hoạch hay hành động trong ngắn hạn hay không thì nó vẫn cần các chiến lược (dài hơn khoảng thời gian thay đổi kia) để hướng tới.

  • Xây dựng chiến lược là xây dựng lợi thế cạnh tranh hay các lợi thế bán hàng riêng biệt (USP).

Mục đích của các bản chiến lược là chỉ ra các cách thức cần thực hiện (dựa trên các nguồn lực sẵn có) để đạt được các mục tiêu trong tương lai.

Theo góc nhìn này, khi USP được xem là một tài sản hay nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp (ở hiện tại) thì nó không thể là chiến lược (trong tương lai).

Nếu có thì doanh nghiệp sẽ cần xây dựng các bản chiến lược để xây dựng, phát triển và bảo vệ các USP của mình, thứ có thể giúp họ có thêm nhiều lợi thế cạnh tranh hơn.

Phân biệt khái niệm chiến lược và chiến thuật.

Trong khi đều là những bản kế hoạch (Plan) liệt kê các công việc hay nhiệm vụ cần được hoàn thành trong doanh nghiệp, chúng cũng có những điểm rất khác nhau.

Chiến lược hay Strategy là các bản kế hoạch mang tính định hướng tổng thể và đại diện, chúng không chỉ định cụ thể từng hành động hay nhiệm vụ khác nhau.

Ngược lại với chiến lược, các chiến thuật hay Tactics lại tập trung vào các hành động, cá nhân hay phạm vi rất cụ thể.

Ví dụ, nếu bạn đang xây dựng một bản chiến lược Digital Marketing cho doanh nghiệp của mình, mục tiêu hay định hướng của nó có thể là tăng thêm 50% lượng khách hàng tiềm năng (Lead) từ các nền tảng trực tuyến.

Tuy nhiên đến phần chiến thuật, bạn cần chỉ rõ ra là để đạt được mục tiêu đó, ai? sẽ làm gì? ở đâu? và khi nào triển khai?

Kế hoạch chiến lược là gì?

Lập kế hoạch chiến lược hay hoạch định chiến lược (Strategic Planning) là quá trình các doanh nghiệp hay thương hiệu xác định chiến lược, lên định hướng chiến lược, hoặc ra các quyết định về việc phân bổ nguồn lực trong chiến lược.

Hoạch định chiến lược cũng có thể bao gồm các hướng dẫn hay cơ chế kiểm soát các hoạt động được thực thi trong chiến lược.

Trước đây, khi nói đến việc lập kế hoạch chiến lược, nhiều người nghĩ tới các bản kế hoạch dài từ 3 đến khoảng 5 năm, tuy nhiên do bối cảnh kinh tế hiện đã thay đổi, khi vòng đời sản phẩm đang ngày càng trở nên ngắn hơn, các bản kế hoạch có xu hướng ngắn hơn.

Thông thường để có thể xây dựng các bản kế hoạch chiến lược, các nhà lãnh đạo cần phân tích và nghiên cứu nhiều bên khác nhau, bao gồm các yếu tố nội bộ bên trong doanh nghiệp lẫn các yếu tố môi trường bên ngoài như khách hàng, đối thủ và xu hướng.

Sản phẩm của quá trình hoạch định hay lập kế hoạch chiến lược là các bản kế hoạch chiến lược (Strategic Plan) và nó là một phần của quản trị chiến lược (Strategic Management).

Quản trị chiến lược là gì?

chiến lược là gì
Quản trị chiến lược là gì?

Trong lĩnh vực hay phạm vi quản trị, quản trị chiến lược liên quan đến toàn bộ quá trình xây dựng và phát triển chiến lược, từ giai đoạn nghiên cứu và hoạch định chiến lược, xây dựng các bản kế hoạch chiến lược đến việc giám sát và đánh giá việc thực thi chiến lược.

Quản trị chiến lược là một quá trình liên tục diễn ra, nó bao gồm các vòng lặp phản hồi liên tục với mục tiêu là có thể thích ứng và tối ưu nhanh nhất trước những sự thay đổi.

Một mô hình quản trị chiến lược thường có 8 giai đoạn khác nhau.

  • Thấu hiểu nhu cầu cần có một bản kế hoạch chiến lược xuất phát từ mục tiêu của doanh nghiệp là gì.
  • Xây dựng mục tiêu chiến lược.
  • Xây dựng các phương án và tiền đề giả định.
  • Nghiên cứu và xây dựng các cách thức khác nhau để đạt được mục tiêu.
  • Xây dựng kế hoạch hành động (Action Plan).
  • Phát triển các kế hoạch hỗ trợ.
  • Thực thi kế hoạch chiến lược.
  • Kiểm tra và tối ưu sau thực thi.

Tư duy chiến lược là gì?

Tư duy chiến lược hay Strategic Thinking (Strategic Mindset) là một quá trình tư duy được áo dụng bởi một cá nhân trong một bối cảnh hay điều kiện cụ thể.

Trong quy trình quản trị chiến lược tổng thể, tư duy chiến lược liên quan đến việc xây dựng và áp dụng những kiểu hiểu biết sáng tạo hay khác biệt khác nhau nhằm mục tiêu tạo ra các lợi thế cạnh tranh khác nhau cho doanh nghiệp hoặc thương hiệu.

Trong bối cảnh khi môi trường kinh doanh đang ngày càng trở nên phức tạp và mơ hồ, tư duy chiến lược nên được xây dựng bởi quá trình tương tác liên tục giữa các thành viên hay đội nhóm khác nhau trong tổ chức thay vì từ một cá nhân.

Tư duy chiến lược là một kiểu của tư duy phản biện (Critical Thinking) mang tính tổ chức và thực tế.

Tư duy chiến lược bao gồm khả năng nhìn ra các bực tranh hay viễn cảnh lớn (toàn diện), xây dựng trước kế hoạch và sau đó là đưa các suy nghĩ hay tư duy vào hành động.

Tư duy hay tư duy chiến lược là môt hoạt động nhận thức có điều kiện của não bộ và những gì nó hướng tới là các kết quả đầu ra hiệu quả hơn và bền vững hơn.

Một nhà tư duy chiến lược thường có 5 đặc tính hay dấu hiệu dưới đây.

  • Tầm nhìn xa chiến lược: Khả năng nghĩ trước và nhìn trước các vấn đề tiềm ẩn.
  • Ham học hỏi: Liên tục đặt câu hỏi và tìm ra các giải pháp mới.
  • Thái độ linh hoạt: Các chiến lược gia giỏi có khả năng xoay chuyển tình thế khi một quá trình hành động nào đó không mang lại kết quả như mong đợi.
  • Khả năng kết nối vấn đề: Từ những vấn đề rời rạc, các nhà tư duy chiến lược hình thành nên các bức tranh lớn.
  • Khả năng bối cảnh hoá thông tin: Những nhà tư duy chiến lược xuất chúng cần nhìn vấn đề qua các lăng kính từ quá khứ, hiện tại đến cả tương lai.

Mục tiêu chiến lược là gì?

Trước khi nói đến các mục tiêu chiến lược, chúng ta có thể bắt đầu với khái niệm mục tiêu, vậy mục tiêu chiến lược là gì?

Mục tiêu được định nghĩa đơn giản là tất cả những gì một cá nhân hay tổ chức cần đạt được trong tương lai. Tuỳ vào từng bối cảnh hay điều kiện cụ thể, các mục tiêu có thể được thay đổi sao cho phù hợp.

Mục tiêu chiến lược là một mục tiêu dài hạn dựa trên một bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp. Thay vì với các mục tiêu ngắn hạn và chi tiết của chiến thuật, các mục tiêu của chiến lược thường có xu hướng tổng thể và ít chi tiết hơn.

Thông thường, quy trình xây dựng mục tiêu chiến lược sẽ trải qua những giai đoạn sau.

  • Nghiên cứu các yếu tố bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp nhằm xác định chính xác vị thế hiện tại.
  • Viết ra mục tiêu dựa trên các công thức được chọn (SMART chẳng hạn).
  • Xem xét và đánh giá mục tiêu.

Vai trò của chiến lược trong doanh nghiệp.

Vốn được xem là một trong những “tài sản vô hình” quý giá của doanh nghiệp, những gì mà chiến lược mang lại cho doanh nghiệp là vô cùng lớn.

  • Đảm bảo doanh nghiệp phát triển bền vững trong dài hạn.

Trong bối cảnh kinh tế thị trường vốn rất cạnh tranh và thay đổi nhanh chóng như hiện tại, việc doanh nghiệp có thể phát triển hay tồn tại được trong ngắn hạn là chưa đủ.

Bằng cách xây dựng các chiến lược và điều hướng doanh nghiệp tới những cột mốc khác có hơn trong tương lai, doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng họ không chỉ có khả năng thích nghi được trong hiện tại mà còn có thể tiếp tục phát triển bền vững trong tương lai.

  • Góp phần xây dựng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.

Với các chiến lược trong tay, doanh nghiệp hiểu rõ mình cần làm gì để có thể đạt được các mục tiêu như mong đợi, theo cách này, doanh nghiệp ngày càng xây dựng thêm cho mình nhiều lợi thế hơn, thứ có thể giúp họ ít bị đào thải hơn trong dài hạn.

  • Giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn.

Như đã phân tích, bởi một phần bản chất của chiến lược là dự báo và hoạch định trước những gì cần làm và những gì cần đạt được.

Khi các nhà lãnh đạo hay doanh nghiệp có thể thấy trước càng nhiều các bức tranh có thể xảy ra, họ có nhiều cơ hội hơn để chuẩn bị trước các phương án xử lý, như một kết quả tất yếu, họ đang tự bảo vệ mình khỏi các sai lầm và rủi ro không mong muốn.

Quy trình xây dựng chiến lược như thế nào.

chiến lược là gì
Chiến lược là gì? Quy trình xây dựng chiến lược như thế nào?

Mặc dù tuỳ vào từng ngành nghề hay quy mô doanh nghiệp khác nhau, quy trình xây dựng chiến lược có thể khác nhau, dưới đây là quy trình bạn có thể tham khảo (áp dụng cho tất cả các cấp độ chiến lược khác nhau).

Bước 1: Phân tích và đánh giá vị trí hiện tại của doanh nghiệp.

Trước khi bạn muốn xây dựng chiến lược hay làm bất cứ điều gì, bạn cần hiểu rõ mình là ai và đang ở đâu. Bằng cách xác định chính xác vị trí hiện tại, doanh nghiệp có thể hiểu được mình cần đi đến đâu sau quá trình triển khai và hoàn thành chiến lược.

Một số câu hỏi bạn có thể sử dụng trong giai đoạn này như:

  • Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội hay thách thức hiện tại của doanh nghiệp là gì (ma trận SWOT)?
  • Đâu là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của doanh nghiệp?
  • Đâu là cái doanh nghiệp đang có và chưa có?
  • Và nhiều câu hỏi khác.

Bước 2: Phân tích đối thủ cạnh tranh (không bắt buộc).

Mặc dù tuỳ thuộc vào từng bối cảnh kinh doanh cụ thể, một số doanh nghiệp có thể không quan tâm quá nhiều đến các đối thủ, họ chỉ tập trung vào khách hàng, phân tích đối thủ cũng là một trong những giai đoạn cần thiết khi xây dựng chiến lược.

Nếu bạn đang cạnh tranh song song với các đối thủ khác trên thị trường (sản phẩm tương tự, không có nhiều sự khác biệt, rào cản gia nhập ngành thấp…) thì hoạt động nghiên cứu và phân tích đối thủ càng trở nên quan trọng hơn.

Bạn thử hình dung xem, liệu chiến lược của bạn có hiệu quả và mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh không nếu đối thủ của bạn cũng làm điều tương tự mà thậm chí là họ còn có thể làm tốt hơn (do có nguồn lực tốt hơn).

Bước 3: Nghiên cứu và phân tích các yếu tố xu hướng của thị trường.

Nếu bạn đang kinh doanh theo mô hình C2C hay thương mại điện tử (eCommerce) chẳng hạn, chắc chắn rằng các xu hướng hay sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc bạn quyết định bạn cần triển khai các chiến lược nào.

Bước 4: Xác định tầm nhìn và các mục tiêu chiến lược cụ thể.

Tầm nhìn hay mục tiêu chiến lược chỉ có ý nghĩa khi bạn đã thực sự hiểu tường tận các yếu tố nói trên, tức hiểu chính mình, hiểu đối thủ và hiểu thị trường.

Ở giai đoạn này, doanh nghiệp cần xác định rõ họ cần đi đến đâu, điểm đến là gì, họ cần đạt được những mục tiêu nào trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Các mục tiêu nên được cụ thể hoá bằng các con số định lượng.

Bước 5: Xây dựng các kế hoạch hành động hay các phương thức để đạt được mục tiêu.

Sau khi đã biết được đích đến của mình là gì, bạn sẽ bước tiếp đến bước cuối cùng của quá trình xây dựng chiến lược, bạn cần xây dựng chi tiết các kế hoạch hành động cụ thể để đạt được mục tiêu.

Quy tắc 5W và 1H có thể khá hữu ích với bạn: Bạn cần xác định Ai – Làm gì – Khi nào làm – Tại sao phải làm – Làm ở đâu và – Làm bằng cách nào.

Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ chiến lược (Strategy).

  • Thực hiện chiến lược là gì?

Như đã phân tích ở trên, sau khi hoàn thành công việc xây dựng và hoạch định chiến lược và được các bên (phòng ban) liên quan thông qua, công việc tiếp theo cần làm đó là thực hiện chiến lược, chính là quá trình thực thi các nhiệm vụ hay hành động cụ thể đã được đề ra trong bản chiến lược.

  • Nhiệm vụ chiến lược (Strategic Task) là gì?

Trong các bản kế hoạch chiến lược, nhiệm vụ chiến lược là khái niệm đề cập đến các nhiệm vụ (Task) mang tính chiến lược (Strategic).

Khác với các nhiệm vụ thông thường, nhiệm vụ chiến lược thường mang tính lâu dài hơn, toàn diện hơn và mang tính định hướng hành động nhiều hơn.

Ví dụ, khi xây dựng chiến lược marketing, một nhiệm vụ chiến lược hết sức quan trọng đó là tiến hành nghiên cứu thị trường chuyên sâu để xác định các vấn đề mà khách hàng hay thương hiệu đang gặp phải.

  • Vị trí chiến lược là gì?

Vị trí chiến lược là khái niệm mô tả nơi, vị trí, vị thế mang tính chiến lược của một tổ chức, sự vật hay doanh nghiệp nào đó. Ví dụ, Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

  • Chiến lược khác biệt hoá là gì?

Chiến lược khác biệt hóa là chiến lược nhắm mục tiêu đến những khách hàng mà doanh nghiệp có thể tạo ra các giá trị khác biệt do sản phẩm của họ khác với các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.

Các doanh nghiệp sử dụng chuỗi giá trị để xác định xem họ có thể liên kết các hoạt động cần thiết để tạo ra giá trị bằng cách sử dụng chiến lược khác biệt hóa hay không.

  • Lựa chọn chiến lược là gì?

Lựa chọn chiến lược là những phản ứng (chọn) hay hành động mang tính thay thế dựa vào các yếu tố chủ yếu là do tác động từ môi trường bên ngoài.

Các lựa chọn chiến lược tận dụng những gì đang diễn ra từ thực tế, các tác nhân, những xu hướng, cơ hội và mối đe dọa của thế giới bên ngoài.

Các lựa chọn chiến lược được đưa ra thường dựa trên 4 yếu tố chính là: hiệu suất tài chính, bối cảnh thị trường, lợi thế cạnh tranh và mô hình vận hành.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ các giải đáp của MarketingTrips về khái niệm chiến lược trong phạm vi kinh doanh và marketing cũng như các câu hỏi xoay quanh thuật ngữ chiến lược.

Bằng cách phân biệt được chiến lược và chiến thuật đồng thời hiểu được bản chất của chiến lược là gì, bạn có nhiều cách hơn để xây dựng và phát triển doanh nghiệp của mình, đặc biệt là trong việc tối ưu chiến lược.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips

Facebook thử nghiệm kiếm tiền trong Metaverse

Meta, công ty mẹ của Facebook, bắt đầu tích hợp công cụ mua bán tài sản ảo trong Horizon Worlds, nền tảng cho tham vọng Metaverse của công ty.

Facebook thử nghiệm kiếm tiền trong Metaverse
Facebook thử nghiệm kiếm tiền trong Metaverse

“Chúng tôi muốn tạo một thế giới với những điều tuyệt vời. Để điều đó diễn ra, cần rất nhiều các nhà sáng tạo nội dung tham gia, biến nơi đây thành công việc chính của họ”, CEO Meta Mark Zuckerberg nói với những người đầu tiên thử nghiệm tính năng kiếm tiền trên Horizon Worlds. Buổi nói chuyện cũng được thực hiện qua nền tảng thế giới ảo này.

Theo Zuckerberg, các công cụ giao dịch vật phẩm ảo ban đầu sẽ có sẵn cho một nhóm người dùng được lựa chọn cẩn thận. Họ chủ yếu là người đang giảng dạy các lớp học về metaverse, người chơi game NFT, kinh doanh thời trang ảo trong Horizon Worlds.

Việc trải nghiệm mua bán vật phẩm ảo sẽ được thực hiện với kính VR Quest của Meta. Ngoài mua bán, những người này có thể cho thuê vật phẩm của họ trong thế giới ảo.

Meta cũng thử nghiệm chương trình thưởng tiền cho nhà sáng tạo, áp dụng đầu tiên với một nhóm nhỏ người dùng tại Mỹ. Những người này sẽ được công ty trả khoản tiền nhất định mỗi tháng để tạo hoặc dùng các tính năng mới của Horizon Worlds.

Horizon Worlds ra mắt tháng 12/2021, là một trong những sản phẩm chính phục vụ cho tham vọng vũ trụ ảo của Meta.

Tương tự các nền tảng như Roblox hay Minecraft, Horizon Worlds cho phép xây dựng môi trường ảo tùy chỉnh, sau đó trải nghiệm dưới dạng avatar không chân.

Trong các đợt thử nghiệm năm ngoái, nền tảng nhận được phản hồi tốt và tính đến giữa tháng 2 đã có 300.000 người dùng đầu tiên sau ba tháng có mặt trên thị trường.

Mark Zuckerberg đang quyết tâm tiến vào metaverse sau khi đổi tên Facebook thành Meta cuối năm ngoái.

Gần đây, ông gọi nhân viên của mình là Metamate, đồng thời hứa hẹn phát hành một phiên bản Horizon cho thiết bị di động cuối năm nay để mang lại trải nghiệm metaverse sớm cho nhiều người dùng hơn.

Bảo Lâm (theo Reuters)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo VnExpress

Nhiều Startup Việt Nam gọi được vốn đầu tư triệu USD

Số lượng các startup tại Việt Nam nhận được vốn đầu tư hàng triệu USD đang tăng lên nhanh chóng. Năm 2021, tổng giá trị các thương vụ đầu tư vượt 1,5 tỷ USD.

Dòng tiền đổ vào Startup Việt có thể đạt kỉ lục 1 tỷ USD

Quá trình phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam đã bước sang năm thứ 7 kể từ thời điểm Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844) được Thủ tướng ban hành.

Tính đến nay, Việt Nam xếp thứ 44 về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu trong khi hệ sinh thái khởi nghiệp xếp hạng 59 trên 100 quốc gia.

Việt Nam được đánh giá thuộc nhóm 3 hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo năng động nhất khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Singapore và Indonesia. Bên cạnh đó, hệ sinh thái tại 2 đô thị lớn là TP.HCM và Hà Nội cũng bứt phá lần lượt 46 và 5 bậc.

Năm 2021, Việt Nam có khoảng 3.000 doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, tăng 13% so với năm 2019 và 73% so với năm 2015 – một năm trước khi Đề án 844 ra đời.

Tổng vốn huy động đạt 1,5 tỷ USD trong năm 2021.

Để tháo gỡ khó khăn trong hoạt động xây dựng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách, cơ chế thúc đẩy dòng vốn đầu tư, chuyển đổi tư duy từ quản lý sang hỗ trợ.

Trên thực tế, suốt 7 năm qua, số lượng quỹ/nhà đầu tư tại Việt Nam bùng nổ mạnh và đạt 217 đơn vị trong năm 2021, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2020.

Năm 2021, Việt Nam ghi nhận hơn 90 thương vụ đầu tư với tổng giá trị hơn 1,5 tỷ USD. Trong đó, tổng giá trị đầu tư vào ngành tài chính và thương mại điện tử vượt 650 triệu USD.

Đầu tháng 3/2022, SoBanHang – ứng dụng quản lý dành cho các tiểu thương, hộ kinh doanh nhỏ, lẻ bán hàng qua mạng – tiếp tục huy động vốn đầu tư thành công và nhận được 2,5 triệu USD từ FEBE Ventures, Class 5, Trihill Capital…

Sau vòng gọi vốn hạt giống trị giá 1,5 triệu USD năm ngoái, SoBanHang được rót tổng cộng 4 triệu USD chỉ sau 8 tháng ra mắt.

Tuy hoạt động chưa đầy một năm, SoBanHang đã thu hút hơn 170.000 chủ cửa hàng và đẩy mạnh hợp tác với các ngân hàng, doanh nghiệp viễn thông và sàn thương mại điện tử.

Tương tự, Mio, nền tảng thương mại xã hội (Social Commerce), đã huy động được 8 triệu USD trong vòng gọi vốn series A.

Kể từ vòng hạt giống từ tháng 5/2021 đến nay, Mio đã huy động được tổng cộng 9,1 triệu USD tiền đầu tư từ các quỹ như Jungle Ventures, Patamar Capital…

Ngân hàng số Timo đầu năm nay cũng huy động được 20 triệu USD trong vòng gọi vốn dẫn dắt bởi Square Peg.

Startup y tế bùng nổ sau dịch Covid-19.

Ngoài 2 ngành dẫn đầu là thương mại điện tử (eCommerce) và tài chính, mảng y tế cũng thu hút dòng tiền đầu tư lớn, hơn 132 triệu USD.

Trước đại dịch Covid-19, các startup y tế có điều kiện bứt phá mạnh mẽ và nhận được sự quan tâm không nhỏ từ các quỹ, tổ chức đầu tư, từ đó phản ánh khả năng giải quyết vấn đề bất cập của startup.

“Chính trong những cái ‘nguy’, chúng ta có cơ hội để khởi nghiệp, để đưa ra những sản phẩm thích nghi với điều kiện bình thường mới ở Việt Nam”, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng nhận định.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

TikTok chia sẻ một vài mẹo tối ưu hoá nội dung trên nền tảng

TikTok vừa chia sẻ một số mẹo mà các thương hiệu hay người làm marketing có thể sử dụng để tối ưu hoá nội dung trên nền tảng.

tối ưu hoá nội dung tiktok
TikTok chia sẻ một vài mẹo tối ưu hoá nội dung trên nền tảng

Khi TikTok tiếp tục xem các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) là mục tiêu phát triển, nền tảng này vừa cung cấp nhiều cách hơn để họ có thể gia tăng mức độ hiệu quả và tiếp tục ở lại với ứng dụng.

Theo giải thích của TikTok:

“Mặc dù có vô số cách để tạo ra một video TikTok tốt, việc tìm ra những điểm khác biệt hay tiếng nói độc đáo (USP) cho thương hiệu của bạn là điều cuối cùng sẽ khiến bạn trở nên khác biệt và phát triển mạnh hơn.”

Dưới đây là một số cách TikTok khuyên bạn nên sử dụng để có thể tối ưu hoá hiệu suất nội dung của mình.

  • Sử dụng video dọc: Các video theo định dạng dọc đứng hoạt động hiệu quả nhất.
  • Hãy xem xét và đánh giá trên phương diện tổng thể thay vì chỉ là các lượt Thích: TikTok nói rằng các nhà sáng tạo nội dung nên lưu ý đến các xu hướng phân tích khác, thay vì chỉ tập trung vào lượt thích hoặc bình luận.
  • Lần truy cập gần đây là một yếu tố quan trọng: Các đề xuất trong nguồn cấp dữ liệu ‘Dành cho bạn’ (For You) của TikTok thường lấy từ các video được đăng trong vòng 90 ngày qua, trong khi hầu hết các video mới tải lên đều đạt đến đỉnh tương tác ngay sau khi chúng được xuất bản. Do đó, việc thường xuyên tải lên các nội dung mới sẽ làm tăng thêm hiệu suất tổng thể cho kênh của bạn.
  • Đăng nhiều hơn sẽ không ảnh hưởng đến phạm vi tiếp cận: Điều này có nghĩa là gì, số lượng video bạn đăng không ảnh hưởng đến cách nội dung của bạn được đề xuất trong nguồn cấp dữ liệu về tổng thể. Vì vậy, mặc dù từng video có thể có phạm vi tiếp cận cao hơn, kênh của bạn sẽ không nhận được nhiều lượt hiển thị hơn khi bạn đăng bài thường xuyên hơn.
  • Giữ chân mọi người xem: Theo thuật toán của TikTok, thời gian xem cũng là yếu tố chính để TikTok đề xuất nội dung tới người dùng. Khi bạn giữ chân người xem nội dung của bạn lâu hơn, video của bạn sẽ có nhiều phạm vi tiếp cận hơn.

Ngoài ra, TikTok cũng lưu ý thêm về cách các marketer nên sử dụng thẻ hashtag.

Trong khi bạn nên cân nhắc thêm các thẻ hashtag (#) có liên quan vào video TikTok của mình, bạn cũng có thể nghiên cứu các thẻ phù hợp và phổ biến nhất bằng cách tìm kiếm trong ứng dụng.

Việc thêm các thẻ hashtag như #FYP, #ForYou hay #ForYouPage sẽ không giúp bạn nhận được nhiều lượt xem hơn.

Theo TikTok, các thẻ hashtag sẽ đóng vai trò tốt nhất khi nó được sử dụng để mô tả hay thêm các yếu tố ngữ cảnh (context) khác vào video.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen

Full Stack Marketer là gì? Làm Full Stack Digital Marketing là làm gì?

Được nổi lên trong bối cảnh các yếu tố công nghệ và tiếp thị kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ, Full Stack Marketer hay Full Stack Digital Marketer (Full stack Digital Marketing) là khái niệm dùng để chỉ các Marketer có thể đảm nhận được nhiều công việc khác nhau.

full stack marketer
Full Stack Marketer hay Full Stack Digital Marketer là ai? Họ làm gì?

Mặc dù được sử dụng tương đối phổ biến trong ngành Marketing, bản thân thuật ngữ Full Stack Marketer, Full Stack Digital Marketer hay Full Stack Digital Marketing vẫn chưa được hiểu một cách đúng đắn. Cùng MarketingTrips tìm hiểu toàn diện về các thuật ngữ này qua bài viết dưới đây.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài:

  • Full stack Marketer là gì?
  • Full Stack Marketer nên được hiểu như thế nào?
  • Full Stack Marketing và những người đa năng Generalist.
  • Lợi thế và bất lợi của các Full Stack Marketer là gì?
  • Lộ trình trở thành một Full Stack Marketer hay Full Stack Digital Marketer như thế nào?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Full Stack Marketer là gì? Full Stack Digital Marketer là ai và làm gì?

Cũng có phần tương tự như các Stack trong ngành khoa học máy tính hoặc lập trình, tức sẽ chứa nhiều các phần tử dữ liệu con khác nhau, trọng phạm vi kinh doanh mà cụ thể là marketing, Stack được hiểu là một bộ (một set) các kiến thức và kinh nghiệm khác nhau.

Từ góc nhìn này, Full Stack Marketer hay những thuật ngữ liên quan khác như Full Stack Marketing, Full Stack Digital Marketing…dùng để chỉ các marketer có thể đảm nhận nhiều nhiệm vụ và công việc khác nhau liên quan đến Marketing nói chung.

Stack là gì?

Để có thể hiểu rõ hơn về thuật ngữ Full Stack Marketer hoặc Full Stack Digital Marketer là gì, chúng ta cần hiểu các thuật ngữ nhỏ hơn.

Cụ thể, ngoài thuật ngữ Marketer dùng để chỉ những người làm marketing vốn đã quá quen thuộc, vậy còn Stack là gì?

Theo Wikipedia, Stack là thuật ngữ được sử dụng trong ngành khoa học máy tính (computer science) dùng để chỉ một kiểu dữ liệu tổng hợp trong đó có chứa các phần tử dữ liệu con khác nhau.

full stack marketer
stack là gì?

Như bạn có thể thấy qua hình ảnh ở trên, mỗi Stack sẽ thực hiện hai hoạt động chính là Push (thêm mới các phần tử dữ liệu vào Stack) và Pop (đẩy các phần từ dữ liệu ra khỏi Stack theo thứ tự từ trên cùng xuống dưới cùng).

Theo một định nghĩa khác từ Techopedia, mỗi Stack đóng vai trò đại diện cho một chuỗi các đối tượng hoặc phần tử ở định dạng cấu trúc dữ liệu tuyến tính (linear data structure).

Bất cứ khi nào một phần tử được thêm vào Stack, giá trị trên cùng của Stack sẽ tăng lên một và ngược lại, sẽ giảm đi một nếu một phần tử bị đẩy ra khỏi Stack.

Full Stack Marketer nên được hiểu như thế nào?

Như đã phân tích ở trên, về mặt lý thuyết, các Full Stack Marketer là những người có thể làm “toàn bộ” các công việc liên quan đến marketing chẳng hạn như:

Tuy nhiên trong thực tế, Full Stack Marketer dùng để chỉ những marketer có thể đảm nhận nhiều công việc hay Stack khác nhau hơn là “Full Stack”.

Nói cách khác, trong phạm vi ngành marketing nói chung hay digital marketing nói riêng, các Full Stack Marketer có thể là các chuyên gia trong một hoặc một vài chuyên môn cụ thể nào đó (như Content Marketing, SEO, Digital Marketing, Facebook Ads, …) nhưng họ lại có thể hiểu và làm việc với “hầu hết” các phạm vi công việc khác.

Full Stack không đồng nghĩa với việc làm tất cả mọi thứ hay là các “marketer vạn năng”.

Full Stack Digital Marketing và những người đa năng Generalist.

Khi nói đến các “marketer vạn năng”, những người được hình dung là sẽ có thể “làm được mọi thứ về marketing”, có một thuật ngữ khác cũng có mối quan hệ tương tự đó là Generalist.

Thay vì với các specialist, người có thể hiểu và làm chuyên sâu một công việc hay chuyên môn nhất định, các generalist là những người nắm trong tay nhiều công cụ nhất có thể.

Công cụ ở đây có thể hiểu sẽ bao gồm 2 nhóm chính đó là kiến thức hay nền tảng và kinh nghiệm làm việc thực tế.

Các generalist hay những người đa năng chọn cách phát triển bản thân với nhiều kiến thức hiểu biết khác nhau đồng thời cũng va chạm nhiều công việc thực tế khác nhau.

Theo một số giảng viên từ Đại học Harvard, vì sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ, kết hợp với vô số “những điều bất ổn và mô hồ”, những người đa năng được xem là tương lai của thế giới.

Lợi thế và bất lợi của các Full Stack Marketer là gì?

Mặc dù được xem từ khoá thời thượng, các Full Stack Marketer không phải là những “người hoàn hảo” như khái niệm của nó.

Bên cạnh các ưu điểm nổi trội, họ cũng có các nhược điểm hay bất lợi khác dưới đây.

  • Lợi thế.

Thứ nhất, như đã phân tích ở trên, vì họ có thể hiểu biết và làm được nhiều việc khác nhau, khi được giao các nhiệm vụ độc lập, họ thường có khả năng tiếp cận và hoàn thành tốt hơn.

Thứ hai, khi bắt đầu xây dựng mới một cái gì đó, cụ thể trong phạm vi marketing, nếu thương hiệu mới thành lập hay doanh nghiệp mới cần xây dựng một chiến lược marketing từ đầu, các “marketer vạn năng” có khả năng thích ứng và mang lại nhiều kết quả hơn.

Thứ ba, ở một phạm vi nhất định, vì có thể làm được nhiều thứ hay thậm chí là đảm nhận thay nhiều vị trí khác nhau, các Full Stack Marketer có thể giúp doanh nghiệp (hoặc chính bản thân họ) tiết kiệm được nhiều hơn.

Thay vì phải tuyển dung một số các vị trí như Content Creator, Digital Marketer hay Facebook Ads Specialist, doanh nghiệp chỉ cần một vị trí duy nhất.

Cuối cùng, cũng là một trong những lợi thế quan trọng nhất của các “marketer vạn năng” là họ có nhiều cơ hội hơn để phát triển hay thăng tiến lên các vị trí cao hơn.

Trong khi với các vị trí nhân viên hay chuyên gia (specialist), bạn chỉ cần thành thạo ở một chuyên môn nhất định, với các vị trí quản lý cao hơn (như Marketing Manager hay CMO chẳng hạn), vì bạn không nhất thiết phải là người “làm” mà vai trò chính của bạn là xây dựng chiến lược, quản lý và phát triển đội nhóm, bạn cần hiểu rộng và nhiều thứ hơn.

Ngoài việc phải hiểu nhiều các phạm vi công việc hay cách thức tiếp cận chuyên môn của marketing, bạn còn phải hiểu nhiều các phạm vi khác như tài chính, kinh doanh, thị trường, khách hàng, đối thủ, xu hướng, công nghệ…

Vì những lý do này, tương lai của các Full Stack Marketer (theo đúng nghĩa) có phần “tươi sáng và thênh thang hơn”.

  • Bất lợi.

Mặc dù có khá nhiều các lợi thế, tuy nhiên như đã đề cập ở trên, các “marketer vạn năng” không hoàn hảo như nhiều người vẫn nghĩ.

Vì họ có thể hiểu biết và làm được nhiều thứ nhưng lại không chuyên sâu một thứ hay một số thứ, những người này không chứng minh được mức độ phù hợp ở một số bối cảnh hay phạm vi công việc nhất định.

Ví dụ, nếu doanh nghiệp đang cần tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) và coi công cụ này là chiến lược ưu tiên hàng đầu của marketing, các chuyên gia SEO hay SEO Specialist sẽ là một lựa chọn hoàn hảo chứ không phải các Full Stack…

Tiếp đến, ở không ít các doanh nghiệp lớn, nơi mọi thứ được chuyên môn hoá đến mức tối đa (các Agency lớn chẳng hạn) và bạn lại là một Full Stack mới, một lần nữa các chuyên gia (Specialist) lại là lựa chọn hàng đầu.

Một bất lợi khác, mà đúng ra là một lời khuyên, bạn không nên tiếp cận và trở thành một Full Stack Marketer quá sớm, điều này vừa làm hạn chế khả năng xin việc của bản thân vừa khiến bạn khó trở thành một Full Stack theo đúng nghĩa hơn.

Tốt nhất, bạn nên bắt đầu là các chuyên gia, tập trung vào một hoặc một vài chuyên môn nhất định, song song với đó, bạn dần dần học hỏi và liên tục bổ sung các kiến thức và kinh nghiệm mới.

Đến một thời điểm nhất định, khi bạn vừa có thêm vô số các kiến thức mới đồng thời cũng đã có kinh nghiệm với tư cách là các chuyên gia, bạn có thể chọn trở thành một Full Stack Marketer.

Lộ trình trở thành một Full Stack Marketer hay người làm Full Stack Digital Marketing như thế nào?

Lộ trình trở thành một Full Stack Marketer hay người làm Full Stack Digital Marketing như thế nào?
Lộ trình trở thành một Full Stack Marketer hay người làm Full Stack Digital Marketing như thế nào?

Về bản chất, cũng như các vị trí marketing khác, sẽ không có bất cứ một công thức nào được xem là “tiêu chuẩn” dùng để xây dựng nên một hình mẫu lý tưởng.

Tuỳ vào năng lực của bản thân, tố chất sẵn có, khả năng rèn luyện và học hỏi không ngừng, mỗi marketer sẽ chọn cho mình một con đường khác nhau để theo đuổi.

Tuy nhiên theo góc nhìn của MarketingTrips, dưới đây là một số giai đoạn hay lộ trình bạn có thể sẽ phải trải qua.

Bước chân vào nghề bằng niềm đam mê và cống hiến.

Cũng như các vị trí hay ngành nghề khác, việc bạn trở thành ai sau này có ảnh hưởng không nhỏ từ việc bạn bước vào nghề như thế nào.

Nếu bạn bước vào nghề với tâm thế học hỏi, đam mê với nghề, muốn cống hiến nhiều hơn cho doanh nghiệp và xã hội, bạn có nhiều cơ hội hơn để phát triển và thăng tiến.

Với Marketing, vì bản chất ngành marketing liên tục biến đổi theo các điều kiện khác nhau, nếu bạn không yêu và đam mê với nghề, việc trở thành một chuyên gia đã khó thì làm sao bạn có thể sẵn sàng học và làm được nhiều thứ hơn với Full Stack Marketer.

Không ngừng tự nghiên cứu và học hỏi để trở thành một chuyên gia.

Như đã phân tích ở trên, thay vì cố gắng trở thành các “marketer vạn năng” ngay từ đầu, bạn nên chọn cách học hỏi và làm chuyên sâu ở một hoặc một vài chuyên môn nhất định.

Khi bạn có thể chứng minh rằng bạn có năng lực, bạn phù hợp với nghề hay ít nhất là sếp của bạn cũng nhận thấy được giá trị thực sự ở bạn, bạn có nhiều cơ hội hơn để tiếp tục học hỏi và mở rộng sang các phạm vi chuyên môn và kiến thức khác.

Bạn thử hình dung xem, nếu bạn là CEO của một doanh nghiệp nào đó, bạn có sẵn sàng tuyển những người mới vào nghề và cái gì cũng biết một ít không?

Mở rộng kiến thức, làm nhiều thứ hơn và chính thức bước vào con đường trở thành một Full Stack Marketer theo đúng nghĩa.

Khi đến được giai đoạn này, thực ra vấn đề còn lại nằm ở việc bạn muốn trở thành ai và định hướng sau này như thế nào.

Mặc dù không phải ai cũng có khả năng trở thành một Full Stack Marketer hay không phải ai cũng có thể trở thành các nhà quản lý cấp cao.

Bằng cách liên tục học hỏi và thử nghiệm trong suốt chặng đường sự nghiệp, bạn tự trao vào tay mình nhiều chìa khoá hơn để thành công nhiều hơn.

Kết luận.

Việc trở thành một Full Stack Marketer hay một chuyên gia làm Full Stack Digital Marketing về bản chất không phải là chuyện đúng sai hay “một mất một còn” như nhiều người vẫn nghĩ.

Dù cho bạn chọn cách trở thành ai và làm gì thì đó cũng là nghề nghiệp cá nhân và đều đáng được trân trọng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Sức mạnh của EQ trong công việc và kinh doanh

Trong khi IQ vẫn được xem là chỉ số hàng đầu khi đánh giá năng lực của một người, EQ mới là yếu quyết định khả năng thành công trong kinh doanh.

Sức mạnh của EQ trong kinh doanh
Sức mạnh của EQ trong công việc và kinh doanh

Trong khoảng thời gian khởi đầu công việc; cho dù bạn làm gì; từ ngân hàng; pháp lý, tư vấn viên, kế toán hay sales… bạn sẽ nhận thấy rằng những người bạn cùng khoá học với mình; hay những người có cùng tuổi nghề họ thông minh và chăm chỉ chẳng kém gì bạn; bạn sẽ thấy rằng nếu muốn khác biệt bạn cần làm một thứ gì đó khác đi.

Và nếu nhận thấy điều đó; thứ bạn đang thiếu chính là EQ; chỉ số cảm xúc sẽ giúp bạn bứt phá trong công việc.

Nếu không có EQ, những gì tuyệt vời nhất; hay ho nhất bên trong bạn sẽ không chịu xuất đầu lộ diện; không được tôn trọng và quan trọng hơn hết là bạn chẳng có gì khác biệt như hàng trăm người khác làm cùng ngành nghề.

Đừng nghĩ rằng mình kém thông minh hay có chỉ số IQ không bằng bạn bằng bè; phát triển EQ quan trọng hơn rất nhiều với những người mới làm việc; và thậm chí cả với những cựu binh đã có kinh nghiệm đầy mình.

EQ là gì?

Trí tuệ cảm xúc là khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân; cũng như định hướng cảm xúc cho người khác; để tách biệt các loại cảm xúc khác nhau; và phân chúng ra từng khu vực riêng. Sau khi đã phân tách chúng; bạn có thể sử dụng những dữ liệu đã có từ đó định hướng hành vi; suy nghĩ của chính mình.

Nhiều nghiên cứu cho thấy EQ là một trong những chỉ số quan trọng nhất; cho thấy hiệu quả làm việc của những người lãnh đạo cũng như những nhân viên xuất sắc.

Không có EQ cho dù một nhân viên được huấn luyện tốt nhất thế giớ; có đầu óc chiến lược sắc bén; lượng kiến thức dồi dào; ý tưởng mới luôn tuôn trào… nói chung là rất tuyệt vời nhưng thiếu EQ; họ không thể thăng tiến trong công việc và không thể trở thành một lãnh đạo tốt.

Trong thời đại hiện nay, trí tuệ cảm xúc càng có tầm quan trọng cao hơn; những tổ chức hay doanh nghiệp toàn cầu yêu cầu kết nối mạnh mẽ hơn giữa các cá thể bên trong; sự kết nối này dẫn tới việc khách hàng sẽ chi nhiều tiền hơn cho thông tin mà bạn cung cấp.

Thế nhưng, để có thể cải thiện được trí tuệ cảm xúc; trước hết bạn cần hiểu nó là gì. EQ không thể được mô tả bằng sự thuyết phục hay tính cách mà nó còn ẩn chứa trong mình khả năng thích ứng; cộng tác và sự đồng cảm.

EQ có thể được luyện tập thông qua cách lắng nghe; bình tĩnh trước những rắc rối, giúp đỡ đồng nghiệp, kết nối và hiểu khách hàng…

Trong một văn phòng, nó là mối quan hệ của chính bạn: Quan hệ của bạn với bản thân mình (nhận thức/thích ứng), quan hệ của bạn với đồng nghiệp (sự cộng tác/phối hợp) và quan hệ của bạn với khách hàng (sự đồng cảm).

Tự nhận thức và thích ứng.

Tự nhận thức là khả năng hiểu về điểm mạnh/yếu của bản thân đồng thời xác định được cảm xúc bản thân cũng như cách nó ảnh hưởng tới suy nghĩ, hành vi của bạn.

Tự nhận thức là một thành phần quan trọng của EQ vì nó giúp bạn thích ứng với nhiều người khác nhau; từ sếp, đồng nghiệp, khách hàng; phong cách làm việc hay những loại tính cách bạn có thể gặp trong quãng thời gian đi làm.

Khi bạn tiến thêm một bước trên nấc thang sự nghiệp; bạn sẽ cần thêm cách thức để thích ứng với các vị trí và trách nhiệm khác nhau.

Chính vì thế để thành công bạn cần có khả năng tự nhận thức; mềm dẻo với mọi việc; mở mang với ý tưởng mới; dự án mới, con người mới… Điều này sẽ củng cố khả năng kết nối cũng như tăng cường sự chuyên nghiệp của bản thân; bạn sẽ luôn sẵn sàng với những thách thức mới và có khả năng đưa ra những mô hình, ý tưởng mới.

Là người mới vào nghề, điều tuyệt nhất tới với bạn là khả năng bố trí sự thích ứng của bản thân. Hãy hỏi sếp hay khách hàng xem bạn thích ứng tốt tới mức nào, khả năng đối phó với thay đổi của bạn ra sao… từ đó điều chỉnh bản thân để tăng cường sự thích ứng đó, mở rộng nó ra hơn.

Sự cộng tác và phối hợp.

Phối hợp tốt luôn là yếu tố quan trọng trong các môi trường làm việc hiện đại vì đa phần các công việc đều được phân chia theo nhóm.

Các loại hình kinh doanh mới cũng luôn hướng tới làm việc theo nhóm thay vì làm việc cá nhân, các nhóm này ngày một có xu hướng lớn hơn theo thời gian.

Để có khả năng thành công trong thời điểm hiện tại, bạn cần phối hợp tốt với đồng nghiệp của mình để mang lại lợi ích cho cả nhóm. Những bản đánh giá luôn đề cao khả năng làm việc nhóm chứ không phải là thành tích cá nhân.

Một khi đã làm việc theo nhóm, bạn cần tôn trọng khả năng của những người khác, góc nhìn của những người khác và cả ý tưởng của họ.

Nếu chưa từng làm việc theo nhóm hoặc muốn cải thiện khả năng làm việc theo nhóm, hãy học cách giúp đỡ đồng nghiệp của mình trước (bạn có thể giúp họ trong cả những dự án không liên quan tới bạn), hãy thận trọng thống kê những mâu thuẫn và bất đồng trong quá trình làm việc, xây dựng lại hệ thống, nhóm tốt hơn và đừng bao giờ thể hiện rằng bạn hơn người khác.

Bạn sẽ biết mình thành công khi có nhiều người muốn được làm việc cùng nhóm với mình.

Sự đồng cảm.

Sự đồng cảm là khả năng hiểu được cảm xúc của người khác; nó có thể tới từ kinh nghiệm bản thân; hoặc cách mà bạn cố gắng hiểu người đối diện.

Sự đồng cảm cho phép bạn xây dựng niềm tin với khách hàng và đây là thứ khó khăn; ít được đề cao trong bất kì công việc nào.

Mọi người vào nghề và nghĩ rằng điều quan trọng nhất trong công việc chính là việc tìm ra câu trả lời cho mọi thứ. Thế nhưng trong các công ty lớn; và bạn đang làm trong ngành nghề chuyên giải quyết vấn đề; tìm ra câu trả lời thôi là chưa đủ.

Nếu như khách hàng nói ra rắc rối; chẳng khó gì để chúng ta cung cấp câu trả lời; điều khó khăn nhất chính là làm thế nào để khách hàng nói ra rắc rối với mình.

Vậy làm thế nào để xây dựng được niềm tin với khách hàng? Trước hết bạn cần tập trung học cách lắng nghe; hãy lắng nghe để hiểu vấn đề và hỏi lại khách hàng những thứ đơn giản để bóc tách vấn đề đó; khi khách hàng thấy thoải mái họ sẽ chia sẻ cho bạn rắc rối thật sự họ đang gặp phải.

Sử dụng EQ như thế nào để thăng tiến trong công việc?

Lý tưởng về sự thăng tiến sớm trong công việc đánh lừa mọi người rằng ta cần chăm chỉ và thông minh hơn; thế nhưng khi đã biết về EQ bạn nên tập trung học hỏi những người khác; những người có khả năng thích ứng tốt; luôn lắng nghe và là người làm việc nhóm tuyệt vời.

Nhớ về 3 nhóm trí tuệ cảm xúc bên trên chứ? Nhóm đầu tiên; sự tự nhận thức sẽ giúp bạn tìm được những khách hàng tiềm năng; tiếp theo đó khả năng thích nghi sẽ giúp bạn tiếp cận được những khách hàng này.

Khi đã tiếp cận được khách hàng; bạn sẽ sử dụng khả năng làm việc theo nhóm để phối hợp cùng đồng nghiệp hay khách hàng để giải quyết các vấn đề; và sự đồng cảm sẽ là chìa khoá cuối cùng khi bạn tìm ra được thứ khách hàng thật sự cần; rắc rối khiến họ đau đầu và giờ nhiệm vụ của bạn là sử dụng kiến thức đã có để giải quyết vấn đề đó; làm hài lòng khách hàng.

Những công việc hiện tại ngày một ưa chuộng tấn công theo cảm xúc; và những kĩ năng mềm đang dần lên ngôi.

Nếu có thể thành thục những kĩ năng trí tuệ cảm xúc trên; bạn sẽ có khả năng bứt phá khỏi đám đông và xây dựng nên thành công cho riêng mình; thứ sẽ giúp bạn cảm thấy thỏa mãn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

YouTube hợp tác với Nielsen để mở rộng khả năng đo lường trên CTV

Khi thời gian xem video trên các TV được kết nối (CTV) tiếp tục tăng lên, YouTube vừa thông báo hợp tác với Nielsen nhằm mục tiêu mở rộng khả năng đo lường quảng cáo.

YouTube hợp tác với Nielsen
YouTube hợp tác với Nielsen để mở rộng việc đo lường trên CTV

Mặc dù các số liệu cho thấy người dùng đang dành nhiều thời hơn để tiêu thụ video kỹ thuật số trên những chiếc TV được kết nối, YouTube cũng đang xây dựng nhiều cách thức hơn để chứng minh tính minh bạch cho các nhà quảng cáo.

Bằng cách hợp tác với Nielsen, YouTube sẽ cung cấp nhiều cách hơn cho các nhà quảng cáo để đo lường tổng số đối tượng mục tiêu được tiếp cận thông qua các chiến dịch YouTube trên CTV.

Theo giải thích của YouTube:

“Năm ngoái, chúng tôi đã ra mắt công cụ xếp hạng quảng cáo kỹ thuật số (Nielsen Digital Ad Ratings) và xếp hạng chiến dịch (Comscore Campaign Ratings) để giúp bạn dễ dàng đo lường các chiến dịch YouTube trên CTV của mình. Năm nay, YouTube CTV và YouTube TV sẽ có mặt trong Nielsen Total Ad Ratings (TAR) tại Mỹ.

Bản cập nhật mới sẽ bao gồm việc loại bỏ sự trùng lặp trong không gian quảng cáo YouTube (Inventory) trên tất cả các nền tảng như CTV, máy tính, thiết bị di động và TV tuyến tính (TV truyền thống không được kểt nối internet).”

Nói một cách dễ hiểu hơn, YouTube sẽ cung cấp các so sánh trực tiếp về phạm vi tiếp cận quảng cáo của nhà quảng cáo trên các chiến dịch TV truyền thống với YouTube CTV, số liệu được xác minh độc lập bởi Nielsen.

“Bạn cũng sẽ thấy các chỉ số của thiết bị CTV trong nguồn cấp dữ liệu của mô hình truyền thông kết hợp (MMM), thứ có thể giúp bạn đo lường kết quả bán hàng từ các tác động của các chiến dịch YouTube CTV.

Để làm cho quá trình phân tích dữ liệu được nhanh hơn cho khách hàng và dễ dàng hơn cho các đối tác đo lường của chúng tôi, chúng tôi đã khởi chạy một nền tảng dữ liệu mới cho các nhà cung cấp và nhà quảng cáo MMM để họ có thể yêu cầu dữ liệu, theo dõi trạng thái của các yêu cầu và lấy dữ liệu trực tiếp.”

Theo YouTube, vào năm 2021, YouTube CTV ghi nhận hơn 120 triệu người dùng hiện đang sử dụng nội dung của họ hàng tháng (MAU), và con số này sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới.

YouTube hợp tác với Nielsen
Source: eMarketer.

Ngoài ra, phạm vi tiếp cận thực tế của YouTube CTV có thể cao hơn khi các số liệu của Nielsen cho thấy hiện có khoảng 26% người dùng trên 18 tuổi đang xem YouTube cùng nhau trên màn hình TV.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Một số sản phẩm của thương hiệu Kinder bị thu hồi trên toàn cầu

Một số dòng sản phẩm kẹo trứng chocolate mang nhãn hiệu Kinder bị Bộ Công Thương Việt Nam đề nghị thu hồi. Một số quốc gia khác trên toàn cầu cũng đang có hành động tương tự.

kinder bị thu hồi
Một số sản phẩm của thương hiệu Kinder bị thu hồi trên toàn cầu

Yêu cầu này được đưa ra với các doanh nghiệp kinh doanh, phân phối thực phẩm, Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, Hiệp hội Phát triển chợ Việt Nam. Bộ này cũng đề nghị các nhà cung cấp không tiếp tục bán sản phẩm kẹo này cho tới khi có thông báo mới.

Lý do thu hồi là kẹo trứng socola nhãn hiệu Kinder của Công ty Ferrero sản xuất tại Bỉ có khả năng bị nhiễm khuẩn samonella và đang được nhà sản xuất thông báo thu hồi.

Các dòng kẹo trứng chocolate thương hiệu Kinder tại Việt Nam thuộc diện rà soát thu hồi gồm Kinder Surpise 20 gram hạn sử dụng tới tháng 7/2022; Kinder Surprise 100 gram, Kinder Mini eggs 75 gram, Kinder eggs Hunt kit 150 gram, Kinder Schokobons 200 gram… hạn dùng từ 20/4 đến 21/8/2022. Đây đều là các sản phẩm được doanh nghiệp nhập khẩu từ châu Âu.

Theo đại diện Bộ Công Thương, cơ quan này chỉ đề nghị với những sản phẩm do hãng cảnh báo, không phải thu hồi với tất cả sản phẩm kẹo trứng Kinder.

Ngoài ra, quá trình rà soát, nếu phát hiện các sản phẩm bị hãng cảnh báo thì thu hồi, không phân biệt hình thức nhập khẩu. Như vậy có nghĩa, các loại kẹo trứng nhập khẩu theo đường xách tay nếu thuộc diện thu hồi cũng được áp dụng.

Tuần trước, sau khi có thông tin cảnh báo và thu hồi kẹo trứng chocolate Kinder tại một số nước châu Âu do nghi ngờ nhiễm vi khuẩn samonella, Vụ Khoa học & Công nghệ (Bộ Công Thương) đã chỉ đạo mạng lưới các cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm rà soát, lấy mẫu kiểm nghiệm sản phẩm tương tự nhập khẩu và bán tại Việt Nam.

Đến ngày 8/4, Vụ này cho biết, kết quả rà soát và kiểm nghiệm ban đầu cho thấy “không bị nhiễm khuẩn”.

Tuy nhiên, ngoài dòng sản phẩm Kinder Surprise, Tập đoàn Ferreo đã mở rộng diện cảnh báo và thu hồi thêm nhiều chủng loại, sản phẩm trứng chocolate tại một số nước châu Âu, Australia và New Zealand, như Kinder Mini Eggs, Kinder Schokobons, Kinder Mix… nên Bộ này tiếp tục mở rộng diện rà soát.

Trứng chocolate nhãn hiệu Kinder được bán khá rộng rãi tại các siêu thị, tiệm tạp hóa… và rất hút khách, nhất là trẻ em vì vừa có chocolate và đồ chơi trong mỗi chiếc kẹo.

Tại châu Âu, Tập đoàn Ferrero vẫn cảnh báo và đang thu hồi sản phẩm trứng Kinder tại một số nước. Công ty mở rộng đợt thu hồi sang Mỹ, Australia và Newzealand.

Trong khi đó, giới chức y tế châu Âu nghi ngờ trứng chocolate Kinder Surprise nhiễm khuẩn salmonella là do nguồn sữa bị hỏng tại một nhà máy của Bỉ.

Khuẩn salmonella thường gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, sốt và co thắt dạ dày. Hầu hết người bệnh không cần dùng thuốc, song một số nặng phải nhập viện và được chỉ định uống kháng sinh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | Theo VnExpress

Google Ads ra mắt tính năng mới cho tài khoản người quản lý

Google vừa thông báo ra mắt một số tính năng mới cho tài khoản người quản lý (manager account) trong Google Ads.

Google Ads ra mắt tính năng mới cho tài khoản người quản lý
Google Ads ra mắt tính năng mới cho tài khoản người quản lý

Theo thông báo từ Google, hiện các nhà quảng cáo đã có thể sử dụng Bảng điều khiển (Trang tổng quan về tài khoản) để xem xét số liệu tổng quan trong trình quản lý quảng cáo dành cho nhà quản lý (Google Ads Manager account) trong Google Ads.

Trang tổng quan mới (Google Ads dashboards) sẽ bao gồm 6 nội dung chính sau đây:

  • Top Level summary: Cập nhật những nội dung tổng quan nhất về tài khoản.
  • Conversions over time: Các chuyển đổi có được theo thời gian.
  • Top search terms: Những cụm từ được tìm kiếm nhiều nhất.
  • Campaign Performance Report: Cập nhật số liệu báo cáo về hiệu suất của chiến dịch.
  • Search Auction Insights: Những thông tin chi tiết về các phiên đấu giá tìm kiếm.
  • Top Locations: Những khu vực tìm kiếm hàng đầu.

Google Ads ra mắt tính năng mới

Nhà quảng cáo có thể truy cập tính năng mới trong Google Ads như thế nào?

Để có thể truy cập tính năng mới, nhà quảng cáo di chuyển đến phần Reports trong tài khoản quảng cáo dành cho người quản lý Google Ads và nhấp vào Dashboards.

Theo Google, hiện nền tảng này đã bổ sung một số cải tiến mới:

  • Thay đổi phạm vi ngày và bộ lọc cho toàn bộ bảng điều khiển.
  • Thêm thẻ bảng tương tác và tính năng định dạng có điều kiện.
  • Tải xuống báo cáo nhanh hơn.
  • Thay đổi kích thước thẻ và bố cục dựa trên kích thước cửa sổ máy tính.
  • Tạo thẻ trang tổng quan bằng cách sao chép các báo cáo đã lưu hiện có.

Theo Google, thay vì trước đây Trang tổng quan này chỉ có ở các tài khoản cá nhân, giờ đây với tính năng mới, nhà quảng cáo có thể dễ dàng tìm thấy các vấn đề hoặc cơ hội tiềm ẩn ở một cấp độ cao hơn trên nhiều tài khoản.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Elon Musk muốn mua Twitter với giá hơn 41 tỉ USD

Không chỉ dừng lại ở việc nắm giữ cổ phần của Twitter, Elon Musk vừa muốn mua lại mạng xã hội với hơn 200 triệu người dùng này với giá hơn 41 tỷ USD.

Elon Musk mua Twitter
Elon Musk muốn mua Twitter với giá hơn 43 tỉ USD

Theo Hãng tin Reuters, ông Musk đề nghị mua lại Twitter với giá 54,20 USD/cổ phiếu. Tổng giá trị thương vụ được tính toán dựa trên 763,58 triệu cổ phiếu đang lưu hành của Twitter, theo dữ liệu của Refinitiv.

Elon Musk hiện nắm giữ 9,2% cổ phiếu của Twitter với tổng giá trị lên đến 2,9 tỉ USD theo giá giao dịch chốt phiên ngày 1-4.

Vào đầu tuần này, ông từ chối đề nghị tham gia hội đồng quản trị của Twitter. Các nhà phân tích cho rằng động thái này báo hiệu ý định tiếp quản công ty của nhà tỉ phú vì ghế hội đồng quản trị sẽ giới hạn cổ phần của ông ở mức dưới 15%.

“Kể từ khi thực hiện khoản đầu tư của mình, giờ đây tôi nhận ra rằng công ty (Twitter) sẽ không phát triển và cũng không phục vụ các mệnh lệnh xã hội nếu tiếp tục ở trạng thái hiện tại. Twitter cần phải chuyển đổi thành công ty tư nhân”, ông Mush viết trong thư gửi đến chủ tịch Twitter Bret Taylor.

Ông cũng khẳng định: “Đây là mức giá cuối cùng và tốt nhất của tôi. Nếu không được chấp nhận, tôi sẽ cần xem xét lại vị trí của mình trong tư cách cổ đông”.

Phía Twitter không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.

Tỉ phú Musk có hơn 80 triệu người theo dõi từ khi tham gia Twitter năm 2009 và đã sử dụng nền tảng này để công bố nhiều thông báo quan trọng. Ông Musk cho biết Ngân hàng Morgan Stanley là cố vấn tài chính cho mức giá mua Twitter mình đưa ra.

Trước đó, ngày 26-3, trả lời một người dùng hỏi liệu ông có tính xây dựng một mạng xã hội với mã nguồn mở hay không, ông Musk chia sẻ mình đang “nghiêm túc suy nghĩ” về điều này.

Như vậy, bên cạnh lĩnh vực ôtô điện và du lịch vũ trụ, Elon Musk cũng đang quan tâm đến việc tham gia kinh doanh lĩnh vực truyền thông mạng xã hội (Social Media).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Facebook công bố quỹ tài trợ mới dành cho các Content Creator

Nhằm mục tiêu chuẩn bị nguồn lực và tạo bước đệm phát triển cho Metaverse, Facebook vừa công bố quỹ hỗ trợ mới dành cho các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator).

Facebook công bố quỹ mới dành cho các Content Creator
Facebook công bố quỹ mới dành cho các Content Creator

Theo thông báo từ Meta, nhằm mục tiêu tạo tiền đề cho sự phát triển của Metaverse, Meta sẽ ra mắt hai quỹ hỗ trợ mới được thiết kế để giúp các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) đóng góp nhiều hơn nữa vào thế giới kỹ thuật số của mình.

Đầu tiên là mở rộng quỹ tài trợ cho các nhà sáng tạo trong chương trình Horizon Worlds Creator Funding trị giá 10 triệu USD, chương trình này đã được ra mắt lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2021.

Horizon Worlds được xem là thế giới ảo của Meta, nơi các nhà sáng tạo nội dung có thể xây dựng các trải nghiệm sống nhập vai của riêng họ. Và bây giờ, họ sẽ có thêm một phương thức khác để kiếm tiền từ đó.

Theo giải thích của Meta:

“Chúng tôi đang bắt đầu thử nghiệm một chương trình tài trợ mới dành cho các nhà sáng tạo trên Horizon Worlds ở Mỹ. Với chương trình mới, các nhà sáng tạo sẽ được trả tiền vào cuối tháng cho những nỗ lực của họ.”

Chương trình hỗ trợ thứ hai sẽ cho phép một số nhà sáng tạo bán các vật phẩm và hiệu ứng ảo (virtual items và effects) trong thế giới VR của họ.

Theo Meta, các mặt hàng kỹ thuật số là xu hướng lớn tiếp theo của thế giới internet trong đó NFT đóng vai trò như một “ánh sáng dẫn đường cho các hướng đi tiếp theo”.

Mặc dù NFT cũng nhận được nhiều ý kiến hay quan điểm nhìn nhận khác nhau, sự phát triển của thế giới VR (thực tế ảo) sẽ chứng kiến ​​một làn sóng hàng hóa kỹ thuật số mới.

Trên thực tế, hiện có không ít các nền tảng mà đặc biệt là các nền tảng về game đã bắt đầu ứng dụng các xu hướng hàng hoá mới này.

Đơn cử như việc Fortnite đang tạo ra hàng tỷ doanh thu thông qua cửa hàng trong trò chơi của họ, nơi mọi người có thể mua bán các vật phẩm ảo khác nhau.

Theo thông báo ban đầu từ Meta, hiện người dùng trưởng thành ở Mỹ và Canada đã có thể mua bán các mặt hàng trong Horizon Worlds.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Metaverse dưới góc nhìn của ‘nhà truyền bá thực tế ảo’

Cathy Hackl làm việc trong lĩnh vực metaverse từ buổi bình minh của siêu vũ trụ ảo và là tiếng nói có ảnh hưởng bậc nhất trong cộng đồng VR/AR.

CoinDesk cho biết khi còn làm việc tại công ty sản xuất kính thực tế ảo HTC Vive, Hackl có biệt danh “nhà truyền bá thực tế ảo”. Khi chuyển sang công ty thực tế tăng cường Magic Leap, cô từng làm việc với Neal Stephenson – người đặt ra thuật ngữ metaverse.

Hơn một năm trước, khi cơn sốt vũ trụ ảo chưa bắt đầu, Hackl đã thu hút sự chú ý lớn với bài viết “Metaverse đang đến và đó là một thương vụ lớn” đăng trên Forbes.

“Hackl được mệnh danh là mẹ đỡ đầu của metaverse và là một trong những người có ảnh hưởng lớn trong cộng đồng. BigThink đã vinh danh Hackl là một trong 10 phụ nữ có ảnh hưởng nhất lĩnh vực công nghệ năm 2020 và 2021.

Cô cũng nằm trong danh sách Thinkers50 Radar và là nhà tư tưởng quản lý có khả năng định hình tương lai”, trang chủ MWC 2022 viết trong phần thông tin diễn giả của sự kiện.

Cathy Hackl, người được mệnh danh là “mẹ đỡ đầu của metaverse”. Ảnh: LiT

Hackl hiện là Giám đốc điều hành của Futures Intelligence Group – công ty tư vấn metaverse nổi tiếng.

Trong cuộc phỏng vấn với CoinDesk, cô chia sẻ nhiều góc nhìn thú vị về việc tại sao metaverse sẽ lớn hơn nhiều những gì cộng đồng đang nghĩ và trong tương lai, vũ trụ ảo sẽ là một phần chiến lược mà mọi công ty cần hướng đến.

Nên hiểu Metaverse thế nào cho đúng?

Theo “mẹ đỡ đầu metaverse”, thế giới vẫn đang đang trong quá trình phát triển Web2 và chuyển dần sang Web3.

Web3, con người có thể kết nối với mọi thứ xung quanh từ địa điểm đến không gian và tài sản trong môi trường ảo.

Nhưng với metaverse, mọi thứ kết nối sẽ có mặt trong thế giới thực với những nâng cấp đáng kể thông qua các thiết bị. Như vậy, Web3 được xem là phương tiện tạo ra metaverse và metaverse là sự hội tụ của cả yếu tố vật lý lẫn kỹ thuật số.

Metaverse sẽ là bước kế thừa của Internet và là một lối sống kỹ thuật số song hành với cuộc sống vật chất. “Khi mọi người nghĩ metaverse chỉ là thực tế ảo hoặc nhập vai, đó là cái nhìn khá hạn hẹp.

Tôi cho rằng vũ trụ ảo còn nhiều lĩnh vực liên quan đến phần cứng VR (thực tế ảo), tính toán không gian, phần cứng thực tế tăng cường… Vì vậy các dự án blockchain chỉ là một phần nhỏ của chiếc bánh metaverse”, Hackl nói.

Theo cô, một trong những yếu tố quan trọng nhất của metaverse là phi tập trung, vì vậy blockchain được xem là một thành tố cơ bản, còn NFT là bước đệm cho metaverse khi nói đến quyền sở hữu tài sản kỹ thuật số và danh tính kỹ thuật số.

Lợi ích của Metaverse là gì?

Cathy Hackl nhận định, metaverse đang mở ra một cuộc chơi mà ngay cả các công ty truyền thống cũng có thể tham gia.

Một thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng như Chipotle hay một công ty truyền thông xã hội như Snapchat đều có thể bước vào metaverse và tạo ra những giá trị kinh tế khổng lồ.

“Những khoản tiền rót vào các dự án metaverse đang không ngừng tăng lên. SoftBank dẫn đầu với khoản đầu tư 93 triệu USD trong vòng B của The Sandbox.

Upland vừa huy động được 18 triệu USD, nâng mức định giá công ty lên 300 triệu USD. Ngoài ra đang có rất nhiều dự án blockchain liên quan đến metaverse, game NFT đang phát triển rất nhanh”, Hackl nói.

Một trong những vấn đề cô quan tâm nhất trong giai đoạn tiếp theo của siêu vũ trụ ảo là hình đại diện sẽ đóng vai trò thế nào ở giai đoạn hậu Internet.

Hiện tại, khi nhắn tin cho nhau, người dùng thường sử dụng các biểu tượng cảm xúc để thay một thông điệp nào đó.

Nhưng trong metaverse, khi mọi người trò chuyện trực tiếp, làm sao ảnh đại diện có thể biểu hiện chính xác cảm xúc ngoài đời thực là vấn đề cần quan tâm.

Khi đó sẽ có rất nhiều cơ hội kinh doanh, sáng tạo được mở ra quanh một chiếc avatar như quần áo, trang sức… Người dùng sẽ đặc biệt chú ý mình trông như thế nào trong siêu vũ trụ, như mặc gì khi dự đám cưới, đi giày gì cho một sự kiện ngoài trời, chiếc đồng hồ nào sẽ thể hiện đẳng cấp…

Metaverse mở ra một nền kinh tế hoàn toàn mới mà tất cả công ty truyền thống từ thời trang, làm đẹp đến thực phẩm đều có thể tham gia.

Hackl cho rằng vẫn còn nhiều cơ hội trong vũ trụ ảo để các công ty tham gia và gắn bó nhiều hơn với tệp khách hàng trẻ.

Điều gì cản trở Metaverse trở nên phổ biến?

Cathy Hackl cho rằng một trong những rào cản lớn của metaverse là người dùng quá ít. Vấn đề tiếp theo là làm sao thuyết phục được những người ở thế hệ trước tham gia vào một lĩnh vực công nghệ mới.

Nếu siêu vũ trụ hướng đến môi trường sở hữu kỹ thuật số, nó không thể chỉ có những người trẻ tham gia.

Ngày nay, nhiều tài sản vật lý được chuyển lên môi trường số thông qua NFT. Tuy nhiên sẽ có những điểm lệch nhất định về việc sở hữu, giao dịch tài sản số với tài sản vật lý. Đây là những vấn đề phức tạp nếu nhìn về tương lai rộng hơn của vũ trụ ảo.

Tiếp đến là những giới hạn về vật lý. “Mẹ đỡ đầu metaverse” cho rằng cần phải có tính toán phù hợp liên quan đến chuỗi cung ứng chip toàn cầu nếu muốn vũ trụ ảo cất cánh. Cuộc khủng hoảng chip có thể làm mọi thứ bị chậm lại.

Một vấn đề quan trọng khác được nhắc đến là nhân sự. Cô cho rằng các công ty đang cạnh tranh nhân tài tring lĩnh vực metaverse và blockchain nói chung.

Khi tất cả đều nhận ra tiềm năng của siêu vũ trụ, cuộc chiến nhân tài còn khốc liệt hơn. Vì vậy, nhân sự vẫn là một trong những mắt xích yếu khiến metaverse chưa thể bùng nổ trong thời gian gần.

Cathy Hackl cũng thẳng thắn khi đề cập đến cách tiếp cận siêu vũ trụ của Mark Zuckerberg. Cô cho rằng việc Facebook đổi tên thành Meta có cả mặt tích cực lẫn tiêu cực.

Tích cực là nó khiến khái niệm metaverse được đông đảo người dùng biết đến hơn, điều mà những người như Hackl đã cố gắng nhiều năm qua. Nhưng tiêu cực là mọi người đang hiểu nhầm metaverse là Facebook.

“Điều nguy hiểm nhất với metaverse là sự nhầm lẫn. Siêu vũ trụ không phải Facebook, không bao giờ là như thế”, Hackl nhấn mạnh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo VnExpress

Facebook sẽ mất 12,8 tỷ USD doanh thu quảng cáo vì ATT của iOS

Gần 12 tháng sau khi Apple công bố tính năng bảo mật mới trên iPhone, một phân tích cho rằng Facebook sẽ chịu thiệt hại hơn chục tỷ USD trong năm nay.

Facebook sẽ mất 12,8 tỷ USD doanh thu quảng cáo vì ATT của iOS

Apple ra mắt tính năng minh bạch theo dõi ứng dụng (App Tracking Transparency – ATT) trong iOS 14 vào ngày 26/4/2021. Ngay lập tức, nó tác động mạnh đến các doanh nghiệp có mô hình hoạt động dựa vào doanh thu quảng cáo, chẳng hạn như Quảng cáo Facebook.

Đến tháng 7, chuyên gia của công ty cung cấp dịch vụ quảng cáo Consumer Acquisition ước tính động thái của Apple có thể gây giảm doanh thu từ 15%-20% cho các nhà quảng cáo.

Đầu năm nay, CEO Mark Zuckerberg thừa nhận Facebook sẽ tổn thất 10 tỷ USD trong năm 2022 vì ATT. Trước đó, cổ phiếu tập đoàn mẹ của Snapchat sụt giảm 25% vào tháng 10/2021 do những lo ngại về tính năng bảo mật mới trên iPhone.

Giờ đây, một phân tích của công ty nghiên cứu Lotame nói rằng ATT đang tiếp tục tác động xấu đến Facebook và các doanh nghiệp có mô hình hoạt động dựa vào quảng cáo.

Cùng với ATT, Apple ngừng sử dụng công nghệ IDFA (định danh cho nhà quảng cáo) cũ. Thay vào đó, họ giới thiệu khuôn khổ mới để trợ giúp các nhà quảng cáo và chúng đang được vận hành.

“Chúng tôi nghĩ rằng sự thay đổi của IDFA sẽ khiến các công ty thiệt hại 16 tỷ USD. Phần lớn trong số đó (81%) là tác động đến Facebook”, Lotame nêu trong phân tích của họ.

Con số 81% ảnh hưởng đến Facebook trị giá khoảng 12,8 tỷ USD. Lotame ước tính phần thiệt hại doanh thu còn lại gồm 546 triệu USD của Snap, 323 triệu USD đối với Twitter và 2,2 tỷ USD đến từ YouTube.

Tuy nhiên, Lotame mô tả cả Snap và Twitter đều đã “vượt qua” tình hình. Chẳng hạn, mỗi bên đang thích ứng với việc sử dụng các hệ thống đo lường mới do Apple cung cấp.

Bản thân Facebook cũng nỗ lực để giảm bớt sự phụ thuộc vào Apple. Họ tìm cách cung cấp cho đối tác quảng cáo những công cụ mới, mang lại hiệu quả cao hơn.

Mặc dù dự báo các công ty hoạt động dựa vào mô hình kinh doanh quảng cáo thiệt hại 16 tỷ USD trong năm nay, Lotame tuyên bố sẽ ngừng nghiên cứu về chủ đề này.

Họ cho rằng sẽ có những tác động khác, xảy ra trong nửa cuối năm 2022, khiến cho ATT không còn ảnh hưởng quá lớn đến ngành quảng cáo trực tuyến.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

YouTube ra mắt công cụ phân tích tìm kiếm mới – YouTube Search Insights

Với YouTube Search Insights, người dùng có thể xem cách người xem video của họ đang tìm kiếm nội dung trên nền tảng để từ đó xây dựng các nội dung mới có liên quan hơn.

youtube search insights
YouTube ra mắt công cụ phân tích tìm kiếm mới YouTube Search Insights

YouTube Search Insights, công cụ phân tích tìm kiếm mà YouTube đã từng thông báo là đang thử nghiệm sẽ có sẵn cho tất cả các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) và thương hiệu vào cuối tháng 4 này.

YouTube Search Insights hiển thị cho bạn dữ liệu dựa trên các tìm kiếm trên YouTube, cũng như các tìm kiếm của người xem video.

Ngoài ra, công cụ mới này còn có một bộ lọc khoảng trống nội dung khác có thể cho bạn biết các tìm kiếm mà người tìm kiếm không thể tìm thấy video mong muốn.

Cách truy cập YouTube Search Insights.

Để có thể truy cập vào công cụ mới, bạn vào YouTube Studio, nhấp vào tab Analytics, YouTube Search Insights sẽ nằm dưới tab Research (Nghiên cứu).

Như đã lưu ý, bạn chỉ có thể tìm thấy nó vào cuối tháng 4.

youtube search insights

Dữ liệu có trong YouTube Search Insghts.

Các dữ liệu được cung cấp sẽ tổng hợp từ 28 ngày gần nhất và sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ mặc định, cũng theo thông tin từ YouTube, nền tảng này sẽ sớm cập nhật nhiều ngôn ngữ hơn vào thời gian tới.

Như đã phân tích ở trên, công cụ mới chủ yếu hỗ trợ các nhà sáng tạo nội dung trong việc khám phá các tìm kiếm (mới) trên nền tảng, bổ sung các nội dung mà họ hiện chưa đáp ứng được nhu cầu của người xem và hơn thế nữa.

Ngoài ra, với các thương hiệu đang sử dụng kênh YouTube để phát triển thương hiệu, công cụ mới này cũng là một giải pháp khác để thấu hiểu khách hàng của họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen

Chi tiêu cho Digital Audio và Video Ads tăng hơn 50% vào năm 2021

Kết thúc năm 2021 vừa qua, tổng lượng ngân sách chi tiêu cho quảng cáo video và âm thanh kỹ thuật số tăng hơn 50%.

Chi tiêu cho Digital Audio và Video Ads tăng hơn 50 vào năm 2021
Chi tiêu cho Digital Audio và Video Ads tăng hơn 50 vào năm 2021

Chi tiêu cho quảng cáo âm thanh và video kỹ thuật số (Digital Video & Audio Ads) đều tăng hơn 50% trong năm ngoái, đó là số liệu do IAB và PwC công bố.

Trong đó các nền tảng video dạng ngắn như TikTok, Shorts hay Instagram Reels nhận được nhiều sự ưu ái nhất của các marketer.

Cụ thể, theo “Báo cáo doanh thu quảng cáo trên Internet của IAB trong năm 2021”, mặc dù ngành quảng cáo trực tuyến đang đứng trước nhiều thách thức về việc đo lường và quyền riêng tư, nhu cầu về quảng cáo trực tuyến vẫn liên tục tăng cao.

Dưới đây là một số chỉ số đáng chú ý nhất:

  • Video kỹ thuật số tăng 50,8% so với năm ngoái, với tổng doanh thu là 39,5 tỷ USD.
  • Âm thanh kỹ thuật số chiếm mức tăng trưởng cao nhất so với cùng kỳ năm trước, tăng 57,9% lên mức 4,9 tỷ USD.
  • Quảng cáo trên mạng xã hội (Social Media Advertising và Marketing) đã tăng 39,3% lên 57,7 tỷ USD.
  • Doanh thu từ quảng cáo tìm kiếm đã tăng đáng kể với 32,8% vào năm 2021.

Vào năm 2021, khi đại dịch buộc phần lớn người tiêu dùng phải ở nhà, nhiều người hơn bắt đầu quan tâm đến các hình thức giải trí qua âm thanh (audio).

Video kỹ thuật số ngày càng đa dạng hơn khi người dùng trực tuyến đang tìm kiếm các cách thức khác nhau để tiêu thụ nội dung, bao gồm cả những nội dung có quảng cáo.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Masan kỳ vọng thu 100.000 tỷ đồng năm nay 2022

Với doanh thu kỳ vọng đạt 90.000-100.000 tỷ đồng năm nay, Masan dự kiến ghi nhận khoản lợi nhuận sau thuế khoảng 6.900-8.500 tỷ đồng.

Masan kỳ vọng thu 100.000 tỷ đồng năm nay
Masan kỳ vọng thu 100.000 tỷ đồng năm nay

Công ty CP Tập đoàn Masan (MSN) thuộc ngành hàng FMCG vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 với kế hoạch doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng ở hầu hết mảng kinh doanh so với năm 2021.

Ở kết quả kinh doanh hợp nhất, sau năm 2021 đạt doanh thu cao kỷ lục hơn 88.600 tỷ đồng, ban lãnh đạo Masan tiếp tục đặt tham vọng tăng trưởng ở chỉ tiêu này với mục tiêu 90.000-100.000 tỷ đồng trong năm nay. So với năm liền trước, mức doanh thu kế hoạch này của Masan đã cao hơn 1,6-12,9%.

Đi cùng mức doanh thu kỷ lục này, Masan dự kiến lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong khoảng 6.900-8.500 tỷ và lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông công ty mẹ là 4.800-6.200 tỷ đồng.

Trong năm trước đó, nhờ tăng trưởng mạnh ở chỉ tiêu doanh thu và biên lãi gộp, Masan đã thu về khoản lợi nhuận cao kỷ lục hơn 10.100 tỷ đồng. Như vậy, kế hoạch lợi nhuận năm nay của Masan chỉ tương đương 68-84% so với năm liền trước.

Để đạt được kế hoạch này, lãnh đạo Masan cho biết tập đoàn kỳ vọng ghi nhận tăng trưởng doanh thu thuần và lợi nhuận trên tất cả mảng kinh doanh.

Trong đó, động lực tăng trưởng đến từ các hoạt động đầu tư gần đây, điều kiện thị trường thuận lợi hơn, sức mạnh hiệp lực của nền tảng tiêu dùng – bán lẻ tích hợp và hiện thực hóa nền tảng chiến lược Point of Life.

Về dài hạn, lãnh đạo Masan tin rằng những hoạt động trong năm 2021 đã tạo tiền đề cho giai đoạn chuyển đổi và tăng trưởng tiếp theo của tập đoàn.

Trong giai đoạn tới, Masan dự kiến tăng tốc chiến lược Point of Life, nhân rộng mô hình cửa hàng mini mall tích hợp các thương hiệu thuộc Masan và dịch vụ phục vụ các nhu cầu lớn, thiết yếu hàng ngày của người tiêu dùng từ offline đến online.

Cũng tại đại hội cổ đông sắp tới, Masan sẽ trình cổ đông kế hoạch chào bán cổ phần riêng lẻ và tăng vốn điều lệ.

Trong đó, tập đoàn này dự kiến chào bán riêng lẻ tối đa 142,37 triệu cổ phiếu, Masan xin cổ đông ủy quyền cho HĐQT quyết định tổng số cổ phiếu chào bán cụ thể và số chào bán cho từng nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Theo kế hoạch, việc chào bán cổ phiếu sẽ diễn ra trong năm nay hoặc trước Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, sau khi được Ủy ban Chứng khoán chấp thuận.

Hiện Masan chưa công bố giá chào bán cổ phiếu phát hành riêng lẻ nhưng giá sẽ không thấp hơn giá trị sổ sách theo báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán năm gần nhất. HĐQT cũng sẽ xin cổ đông cho quyết định giá chào bán cụ thể.

Cổ phiếu chào bán riêng lẻ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 3 năm đối với nhà đầu tư chiến lược và 1 năm đối với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.

Masan cho biết số tiền thu được từ việc tăng vốn này sẽ được dùng để phục vụ các mục đích chung, nhu cầu hoạt động kinh doanh và bổ sung vốn lưu động.

Bên cạnh đó, một phần vốn có thể dùng để đầu tư góp vốn vào các công ty con; nâng cao năng lực tài chính, quy mô hoạt động; tối ưu hóa bảng cân đối kế toán; phục vụ mua bán sáp nhập; tăng tỷ lệ sở hữu tại các công ty con…

Cùng với việc phát hành riêng lẻ nói trên, vốn điều lệ của Masan cũng dự kiến tăng lên tương ứng tổng mệnh giá cổ phiếu phát hành.

Đến cuối năm 2021, vốn điều lệ của Masan là 11.805 tỷ đồng, nếu hoàn tất đợt phát hành, vốn điều lệ công ty này sẽ tăng lên 13.229 tỷ đồng.

Ngoài ra, ban lãnh đạo cũng dự kiến trình cổ đông chấp thuận phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) với số lượng tối đa 0,5% tổng số cổ phần đang lưu hành.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

YouTube gặp lỗi tại nhiều quốc gia

Rạng sáng 13/4 giờ Việt Nam, nhiều người dùng YouTube gặp sự cố khi không thể đăng nhập được vào nền tảng.

YouTube gặp lỗi tại nhiều quốc gia

Sáng 13/4 (giờ Việt Nam), YouTube thông báo đã ghi nhận hàng loạt phản ánh từ người dùng về việc không thể truy cập các dịch vụ trên YouTube, YouTube TV và chỉ nhận được thông báo lỗi. Nhiều người dùng cho biết họ không thể phát video YouTube trên TV hay các tay cầm chơi game.

Cụ thể, khi phát video, người dùng sẽ nhận được thông báo “Không có kết nối Internet” (No Internet Connection) mặc dù đường truyền không hề gặp bất cứ trục trặc nào.

Họ thậm chí còn không thể sử dụng các công cụ khác trên trang chủ YouTube như thanh bên biến mất, không sử dụng được menu Cài đặt.

Những trường hợp khác cho biết họ còn bị xóa gói dịch vụ đăng ký theo tháng của YouTube và toàn bộ video của họ cũng biến mất.

Trong bài viết mới nhất trên Twitter, YouTube cho biết đã nhận được thông tin về sự cố này và đã sửa lỗi. “Tất cả đều đã được khắc phục.

Người dùng bây giờ đã có thể đăng nhập, chuyển đổi tài khoản, sử dụng thanh menu, thanh bên trên tất cả các dịch vụ và thiết bị”, tài khoản chính thức của YouTube thông báo.

Mạng xã hội còn nhấn mạnh rằng tình trạng vừa qua không chỉ xuất hiện ở một vài khu vực nhất định mà diễn ra ở quy mô toàn cầu và trên rất nhiều thiết bị khác nhau.

Lỗi không chỉ diễn ra ở ứng dụng xem video YouTube, mà còn xuất hiện trên YouTube Studio, dịch vụ xem TV trực tuyến.

YouTube không đưa ra bất cứ phản hồi gì về nguyên nhân xảy ra sự việc. Tuy nhiên, theo TechCrunch, lý do có thể đến từ những công nghệ như dịch vụ lưu trữ đám mây.

Trước đó, tháng 12/2021, YouTube và nhiều dịch vụ khác của Google như Gmail, Drive cũng bị sập trên toàn cầu.

Hàng loạt người dùng phản ánh tình trạng trên cùng với hashtag #YouTubeDOWN. Sau đó, Google thông báo họ gặp phải sự cố hệ thống trong suốt 45 phút và nguyên nhân nằm ở vấn đề liên quan đến bộ nhớ trong.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Social Media Marketing là gì? Vai trò của Social Media Marketing

Social Media Marketing là gì? Vai trò và lợi ích của Social Media Marketing trong doanh nghiệp và với thương hiệu? Những ưu điểm và nhược điểm của Social Media Marketing là gì? Một số chỉ số chính được sử dụng để đo lường hiệu suất Marketing trên các nền tảng Social Media? Một số nền tảng Social Media phổ biến trên toàn cầu mà thương hiệu có thể sử dụng để làm Marketing?

social media marketing là gì
Social Media Marketing là gì? Vai trò của Social Media Marketing

Social Media Marketing là gì? Cũng như bất cứ cách thức tiếp cận nào khác tới các hoạt động marketing như digital marketing, buzz marketing, outbound marketing hay agile marketing, social media marketing đơn giản là chiến lược tận dụng tất cả những gì mà social media có để đạt được các mục tiêu của marketing.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài:

  • Social Media Marketing là gì?
  • Social Media là gì?
  • Marketing là gì?
  • Một số lưu ý về khái niệm Social Media Marketing bạn nên hiểu.
  • Những ưu điểm và nhược điểm của Social Media Marketing là gì?
  • Một số chỉ số chính được sử dụng để đo lường hiệu suất Marketing trên các nền tảng Social Media.
  • Social Media Marketing bao gồm những gì?
  • Những vị trí thường có xoay quanh Social Media Marketing.
  • Lợi ích của Social Media Marketing là gì?
  • Một số nền tảng Social Media phổ biến trên toàn cầu mà thương hiệu có thể sử dụng để làm Marketing.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Social Media Marketing là gì?

Social Media Marketing hiểu một cách đơn giản nhất đó là việc sử dụng các nền tảng hay phương tiện truyền thông mạng xã hội (Social Media) như Facebook hay TikTok để đạt được các mục tiêu Marketing hay những gì mà thương hiệu mong muốn.

Khi áp dụng Social Media Marketing, các doanh nghiệp hay thương hiệu chọn cách đưa các sản phẩm và dịch vụ của họ đến với các nhóm đối tượng mục tiêu thông qua mạng xã hội.

Với những tiến bộ của các yếu tố công nghệ, các hoạt động Social Media Marketing cũng có thể được theo dõi và đo lường một cách chi tiết từ đó giúp những người làm marketing luôn có thể kiểm soát được các nguồn lực hay ngân sách của họ.

Theo một định nghĩa từ Wikipedia, Social Media Marketing hay tiếp thị truyền thông mạng xã hội là việc sử dụng các website hay nền tảng mạng xã hội để quảng bá các sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu.

Khi sử dụng Social Media Marketing, các thương hiệu cho phép khách hàng hay người dùng đăng tải các nội dung do chính họ tạo ra (UGC) thay vì liên tục đẩy các nội dung được sản xuất bởi thương hiệu.

Social Media là gì?

Social Media hay các phương tiện truyền thông mạng xã hội là khái niệm đề cập đến các công nghệ (hoặc nền tảng) dựa trên máy tính được sử dụng để chia sẻ nội dung, ý tưởng hay thông tin thông qua các cộng đồng và mạng lưới ảo (online hay virtual networks).

Các phương tiện truyền thông mạng xã hội này hoạt động dựa trên môi trường internet và các thiết bị điện tử nhằm mục tiêu giúp người dùng có thể nhanh chóng truy cập và chia sẻ các nội dung (hình ảnh, video…) khi cần.

Marketing là gì?

Trong khi không có bất cứ một định nghĩa nào được cho toàn diện về marketing, marketing được hiểu một cách đơn giản là bao gồm tất cả các hoạt động tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.

Thị trường mà ở đây chủ yếu là khách hàng và đối thủ là hai mục tiêu chính của marketing.

Một số lưu ý về khái niệm Social Media Marketing bạn nên hiểu.

  • Social Media Marketing sử dụng Social Media (nền tảng mạng xã hội) và Social Networks (cách thức mọi người giao tiếp trên mạng xã hội) để mở rộng thị trường cho các sản phẩm và dịch vụ.
  • Những gì mà Social Media Marketing hướng tới là tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng, tương tác nhiều hơn với họ, xây dựng lòng tin của họ với thương hiệu để sau đó thúc đẩy họ hành động và mua hàng.
  • Những nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, TikTok, Instagram hay LinkedIn chính là mục tiêu của các doanh nghiệp khi triển khai Social Media Marketing.

Những ưu điểm và nhược điểm của Social Media Marketing là gì?

Cũng giống như các cách thức tiếp cận marketing khác, Social Media Marketing cũng có một số ưu điểm và nhược điểm khác nhau.

Ưu điểm của Social Media Marketing.

  • Với sức mạnh lan truyền (Viral) vốn có mà các nền tảng mạng xã hội có thể mang lại, thương hiệu có thể nhanh chóng tiếp cận được một lượng lớn khách hàng tiềm năng cho thương hiệu. Thúc đẩy nhanh quá trình nhận biết và yêu thích thương hiệu.
  • Thay vì chỉ tiếp cận được một hoặc một số ít nhóm đối tương mục tiêu như các kênh marketing truyền thống, Social Media Marketing có thể tiếp cận đồng thời nhiều nhóm đối tượng khác nhau như khách hàng, nhân viên, giới truyền thông, người có ảnh hưởng (Influencer), KOL, hay các bên thứ ba khác.

Nhược điểm của Social Media Marketing.

  • Ưu điểm lớn nhất của Social Media Marketing là gì thì nhược điểm của nó cũng xuất phát từ đây. Trong khi Social Media có thể giúp lan truyền nhanh thông điệp của thương hiệu, những nội dung hay thông tin sai lệch theo đó cũng được đẩy đi nhanh hơn. Đây chính là lý do giải thích tại sao có không ít các thương hiệu gặp khủng hoảng truyền thông khi các nội dung xấu về thương hiệu liên tục được chia sẻ.
  • Vì khách hàng trên các nền tảng mạng xã hội có thể dễ dàng tương tác hay phản hồi (bình luận, thích, chia sẻ…) với thương hiệu, những phản hồi tiêu cực có thể nhanh chóng ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu.

Một số chỉ số chính được sử dụng để đo lường hiệu suất Marketing trên các nền tảng Social Media.

Trong khi tuỳ thuộc vào từng mô hình kinh doanh, từng giai đoạn kinh doanh hay chiến lược cụ thể, các mục tiêu của doanh nghiệp có thể khác nhau khi tiếp cận và sử dụng Social Media Marketing, dưới đây là một số chỉ số chính thường được sử dụng.

  • Mức độ tiếp cận khách hàng (Reach): Là chỉ số được sử dụng để đo lường tổng số người mà thương hiệu đã tiếp cận được trong một khoảng thời gian hay chiến dịch nhất định.
  • Tổng số lần quảng cáo được hiển thị (Impressions): Chỉ số ghi nhận tổng số lần một quảng cáo được hiển thị trên một nền tảng nhất định. Liên quan đến chỉ số này, các nhà quảng cáo sử dụng chỉ số CPM (chi phí trên 1000 lần hiển thị quảng cáo) để đánh giá mức độ hiệu quả hay chi phí của quảng cáo.
  • Tổng số lượt tương tác (Engagement): Tổng số lần mà người dùng đã tương tác (nhấp chuột, bình luận, thích, chia sẻ) với thương hiệu.
  • Tổng số khách hàng tiềm năng (Lead): Bên cạnh các chỉ số về tương tác, nhiều thương hiệu cũng sử dụng tổng số lượng khách hàng tiềm năng để đánh giá hiệu suất marketing.
  • Tổng số lần đề cập đến thương hiệu (Brand Mention): Với không ít các thương hiệu lớn, những gì họ cần từ các chiến dịch Social Media Marketing không phải khách hàng hay doanh số bán hàng mà là lượng người dùng thảo luận hay đề cập đến thương hiệu. Bằng cách sử dụng các công cụ lắng nghe khách hàng (social listening), các thương hiệu có thể đo lường chỉ số này một cách dễ dàng.
  • Doanh số bán hàng (Sales): Với không ít các doanh nghiệp (thường là các doanh nghiệp nhỏ hoặc doanh nghiệp hoạt động theo mô hình D2C), họ sử dụng Social Media Marketing với mục đích trực tiếp là bán hàng.

Social Media Marketing bao gồm những gì?

Theo nền tảng Buffer, Social Media Marketing có 05 thành phần chính:

  • Chiến lược: Bao gồm các nội dung như mục tiêu của thương hiệu khi sử dụng Social Media Marketing là gì, những kênh nào sẽ được sử dụng, các kiểu hay định dạng nội dung nào sẽ được ưu tiên hay có nên áp dụng Social Commerce không.
  • Lập kế hoạch và đăng tải nội dung: Các thương hiệu cần quyết định nội dung của họ sẽ xuất hiện như thế nào trên các nền tảng và kế hoạch đăng bài ra sao.
  • Lắng nghe và tương tác:  Như đã phân tích ở trên, một trong những lợi thế lớn nhất của các nền tảng Social Media đó là khách hàng có thể dễ dàng tương tác và để lại phản hồi. Các thương hiệu cần lắng nghe xem hiện khách hàng đang nói về điều gì để từ đó có kế hoạch tương tác lại phù hợp.
  • Phân tích và báo cáo: Các chỉ số như lượt tiếp cận, tỷ lệ tương tác cũng rất quan trọng khi sử dụng Social Media Marketing.
  • Quảng cáo: Quảng cáo là một thành phần quan trọng khác để tiếp cận nhanh và nhiều hơn khách hàng tiềm năng.

Những vị trí thường có xoay quanh Social Media Marketing.

Khi trở thành một nhân viên trong lĩnh vực Social Media Marketing, dưới đây là một số vị trí mà doanh nghiệp có thể cần.

  • Social Media Executive: Là những nhân viên phụ trách các công việc liên quan đến Social Media Marketing. Thường cấp độ Executive sẽ dành cho những người mới có từ 1-3 năm kinh nghiệm.
  • Social Media Specialist: Là các chuyên viên phụ trách các công việc liên quan, vị này thường dành cho những nhân viên đã có từ ít nhất 2-3 năm kinh nghiệm đi làm ở vị trí tương đương.
  • Social Media Leader: Là những nhà quản lý mới nổi, vị trí này có thể quản lý các vị trí bên dưới như Social Media Executive hay Social Media Specialist.
  • Social Media Manager: Là những nhà quản lý phương tiện truyền thông đúng nghĩa. Họ có thể quản lý tất cả các vị trí nói trên (nhưng không bắt buộc).
  • Social Media Director: Mặc dù có rất ít doanh nghiệp tuyển dụng vị trí này, nếu có, họ là sếp của tất cả các vị trí nói trên.

Một số nền tảng Social Media phổ biến trên toàn cầu mà thương hiệu có thể sử dụng để làm Marketing.

  • Facebook: với gần 3 tỷ người dùng.
  • Instagram: với gần 1.5 tỷ người dùng.
  • TikTok: với hơn 1 tỷ người dùng.
  • LinkedIn: với hơn 700 triệu người dùng.
  • Twitter: với gần 300 triệu người dùng.
  • Pinterest: với hơn 400 triệu người dùng.

Kết luận.

Trong bối cảnh khi ngày càng nhiều người sử dụng mạng xã hội để không chỉ giải trí, tương tác mà còn là để mua sắm và hơn thế nữa.

Bằng cách hiểu bản chất và vai trò của các nền tảng mạng xã hội hay thấu hiểu Social Media Marketing là gì, doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn để gặp gỡ khách hàng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng và thúc đẩy sự tăng trưởng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Giang Nguyễn | MarketingTrips

Year in Search: 5 xu hướng tìm kiếm của người tiêu dùng Việt Nam

Year in Search là báo cáo xu hướng tìm kiếm thường niên của Google nhằm mục tiêu khám phá các xu hướng tìm kiếm và mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng.

5 xu hướng tìm kiếm của người tiêu dùng Việt Nam
5 xu hướng tìm kiếm của người tiêu dùng Việt Nam

Trong năm qua, Việt Nam chào đón 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới, hơn một nửa trong số đó đến từ những khu vực nằm ngoài các thành phố lớn.

Trong báo cáo Vietnam’s Search for Tomorrow năm 2020, Google đã chỉ ra cách mọi người trên toàn quốc đang sống cùng kỹ thuật số nhiều hơn bao giờ hết. Báo cáo năm 2021 càng cho thấy sự bền vững của những thay đổi trong hành vi này.

Trong khi việc thấu hiểu người tiêu dùng là vai trò nền tảng quan trọng nhất của mỗi người làm marketing, làm thế nào để nắm bắt được giá trị cốt lõi của hàng tỷ từ khoá với hàng tỷ lượt tìm kiếm diễn ra hằng năm?

Báo cáo Year in Search: Vietnam’s Search for Tomorrow năm 2021 của Google dựa trên những lượt tìm kiếm ẩn danh để xác định 5 xu hướng chủ đạo của người dùng Việt Nam.

Những insights có được từ báo cáo là nguồn cảm hứng để Marketers xây dựng và tối ưu các kế hoạch truyền thông Marketing của mình.

  • Kỹ thuật số trở thành xu thế chủ đạo.
  • Nhìn nhận lại cuộc sống.
  • Rút ngắn những khoảng cách.
  • Tìm kiếm sự thật.
  • Bất bình đẳng ngày càng tăng.

Kỹ thuật số trở thành xu thế chủ đạo.

Năm 2021, làn sóng chuyển sang thế giới số tiếp tục diễn ra tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Người tiêu dùng lên mạng để tiếp cận các dịch vụ bị gián đoạn do các cửa hàng truyền thống đóng cửa.

Nhưng 2021 cũng là năm cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật số. Khối lượng lượt tìm kiếm trực tuyến gia tăng vào năm 2021 cho thấy rất nhiều người tiêu dùng mới không chỉ bắt đầu tiếp xúc với thế giới trực tuyến mà còn mạnh dạn kết hợp kỹ thuật số vào lối sống của mình.

2021 là một năm khó khăn của Việt Nam với gần 5 tháng giãn cách xã hội nghiêm ngặt do COVID-19. Những người tiêu dùng đã quen với thế giới số tiếp tục chọn sử dụng các dịch vụ trực tuyến.

Tại Việt Nam, 97% người tiêu dùng vẫn đang sử dụng các dịch vụ trực tuyến và 99% trong số họ vẫn có ý định tiếp tục sử dụng trong tương lai.

Những lợi ích như tiết kiệm thời gian và chi phí, sản phẩm và dịch vụ đa dạng, dịch vụ giao hàng tận nơi là những động lực thúc đẩy người mua sắm chọn trải nghiệm số hóa.

Tổng giá trị hàng hóa (Gross Merchandise Volume – GMV) của Việt Nam năm 2021 dự kiến đạt 21 tỷ đô la Mỹ, tăng 31% so với năm 2020, trong đó phần lớn là nhờ vào mức tăng trưởng 53% của ngành thương mại điện tử (eCommerce).

Nhìn nhận lại cuộc sống.

Trong hai năm qua, con người đã phải trải qua nhiều thay đổi trên cả phạm vi toàn cầu và địa phương.

Khi cố gắng đón nhận những ẩn số mới trong cuộc sống, mọi người cũng sẽ nhìn nhận lại lối sống trước đây, những điều quen thuộc và sự thoải mái trong thói quen hằng ngày.

Trong một cuộc khảo sát gần đây, một nửa số người tiêu dùng được khảo sát ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cho biết dịch bệnh đã thúc đẩy họ đánh giá lại điều gì là quan trọng trong cuộc sống.

Những thay đổi rõ ràng nhất trong ưu tiên của họ là về cách quản lý tài chính và tiết kiệm, thời gian cho người thân và bạn bè, ý thức chăm sóc bản thân tốt hơn và tinh thần tự thưởng cho chính mình.

Sức khỏe tinh thần được dự đoán sẽ là tâm điểm chú ý của mọi người vào năm 2022. Mọi người sẽ dần bắt đầu chấp nhận cảm xúc thật của mình và dành nhiều thời gian để cảm nhận chúng.

Từ những thay đổi nhỏ hằng ngày đến những quyết định quan trọng hơn trong cuộc sống, những nội dung tìm kiếm cho thấy rằng mọi người đang nhìn nhận cuộc sống và đánh giá xem những lựa chọn của mình có phù hợp với những gì thực sự quan trọng hay không.

Do vậy, các thương hiệu cần phải nghiên cứu và thấu hiểu những sự thay đổi phổ biến và đáng kể ở người tiêu dùng. Những thay đổi về giá trị cốt lõi và ưu tiên trong cuộc sống thường là những chỉ báo quan trọng phản ánh hành vi của người tiêu dùng.

Khi mọi người cố gắng thiết lập lại cuộc sống, các doanh nghiệp có cơ hội kết nối lại với người tiêu dùng. Làm cách nào để thuyết phục khách hàng tiếp tục ủng hộ thương hiệu của bạn trong bối cảnh cuộc sống mới của họ?

Làm thế nào để người dùng thấy rằng giá trị thương hiệu của bạn phù hợp với những ưu tiên mới mà họ hướng đến?

Tuy nhiên, doanh nghiệp không chỉ nên tập trung vào khách hàng. Khi nhiều người ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang đánh giá lại sự nghiệp của họ thì sự hài lòng và sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của nhân viên nên là những ưu tiên hàng đầu đối với các doanh nghiệp để thu hút và giữ chân nhân tài.

Đồng thời, với việc Gen Z đang tạo nên làn sóng mới những chuyên gia trẻ gia nhập lực lượng lao động tại Việt Nam, đây cũng là cơ hội để các thương hiệu thấu hiểu niềm đam mê và thu hút họ.

Rút ngắn những khoảng cách.

Các biến thể COVID-19 mới xuất hiện chứng tỏ rằng đại dịch vẫn chưa kết thúc. COVID-19 vẫn là mối quan ngại hàng đầu của mọi người. Người tiêu dùng ở Châu Á – Thái Bình Dương vẫn cảnh giác khi tiếp xúc gần với người khác.

Trên thực thế, người dân ở Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam thận trọng hơn khi tiếp tục các hoạt động bình thường so với mức trung bình toàn cầu.11 Tuy vậy, nỗi sợ về việc tiếp tục các hoạt động tiếp xúc trực tiếp không loại bỏ được nhu cầu cơ bản của con người về các mối quan hệ cá nhân và cảm giác thân thuộc.

Số lượt tìm kiếm trực tuyến ngày càng tăng chỉ ra rằng bất chấp khoảng cách địa lý, mọi người sẽ tiếp tục tìm ra những cách mới để kết nối và ngày càng cởi mở hơn với việc sử dụng phương tiện kỹ thuật số để làm điều này.

Khi thế giới ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào công nghệ kỹ thuật số để hình thành các kết nối có ý nghĩa giữa con người với nhau, các thương hiệu cần thoát khỏi tư duy coi các nền tảng kỹ thuật số như các kênh chức năng thuần túy hoặc chỉ là một kênh tiếp xúc trực tuyến. Thay vào đó, hãy xem xét cách bạn có thể nhận được giá trị lâu dài hơn từ việc kết nối có ý nghĩa với khách hàng của mình trên mạng.

Trong lĩnh vực Marketing, chúng ta thường nói phương tiện là thông điệp. Nhưng điều này không có nghĩa là một kênh cần phải đảm nhiệm tất cả các công việc khó khăn và phức tạp. Làm cách nào để đảm bảo rằng bạn đang tiếp cận được những người ở bên kia mỗi chiến lược kênh?

Quan trọng hơn, với tư cách một thương hiệu, bạn có thể làm gì để tạo điều kiện cho những mối quan hệ tốt đẹp, sâu sắc và có ý nghĩa hơn cho người tiêu dùng?

Tìm kiếm sự thật.

Năm 2021, đại dịch càng làm bộc lộ những hậu quả nghiêm trọng của các nội dung sai lệch khiến chính phủ các quốc gia trong khu vực phải ban hành luật chống tin tức giả. Đồng thời, công chúng cũng nhận thức rõ hơn về sự lan truyền của thông tin sai lệch.

86% người tiêu dùng ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương tỏ ra lo ngại trước những tin tức sai sự thật. Người tiêu dùng, đặc biệt là Gen Z ngày càng nhận thức rõ ràng hơn về sự tồn tại của cả thông tin thật và thông tin giả trên Internet.

Mọi người không chỉ hiểu biết hơn về những gì họ thấy trên Internet, mà còn sẵn sàng chủ động tìm kiếm thông tin chính xác theo mong muốn của bản thân.

Bất bình đẳng ngày càng tăng.

Để vượt qua những sự bất bình đẳng này, mọi người lên mạng để tìm kiếm các giải pháp giúp bản thân và cộng đồng của họ.

Nội dung họ tìm kiếm, bao gồm nhiều chủ đề từ trợ cấp thất nghiệp đến các vấn đề về phân biệt đối xử, đã phản ánh mối quan tâm ngày càng lớn của họ đối với các vấn đề xã hội. Thật không may, không phải tất cả mọi người đều có quyền tiếp cận bình đẳng đến các hệ thống hỗ trợ mà họ cần.

Sự phụ thuộc ngày càng tăng của thế giới vào công nghệ có nghĩa là việc trang bị cho những người có ít đặc quyền tiếp cận các giải pháp kỹ thuật số hơn là điều tối quan trọng.

Các yếu tố như khả năng truy cập Internet không ổn định, không có kiến thức kỹ thuật và rào cản ngôn ngữ có thể cản trở mọi người tham gia thế giới mạng và làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng mà họ đang phải trải qua.

Trên thực tế, sự gia tăng trong số lượt tìm kiếm trực tuyến về phiên dịch sang tiếng bản địa, cách kiểm tra tốc độ Internet và thậm chí là dịch vụ Internet miễn phí cho thấy một bộ phận ngày càng tăng trong xã hội đang gặp khó khăn trong việc bắt kịp tốc độ phát triển.

Khi các thành phố đóng cửa trong giai đoạn đại dịch, hàng triệu người dân di cư trên khắp Châu Á – Thái Bình Dương phải trở về nhà và nhiều người trong số họ là ở các vùng nông thôn.

Tuy vậy, chính quá trình di cư kỹ thuật số quy mô lớn này đã thúc đẩy nhiều người dùng ở các khu vực không phải các thành phố lớn ở Châu Á Thái Bình Dương chuyển sang thế giới số.

Điều này đòi hỏi hệ sinh thái kỹ thuật số phải đẩy nhanh việc phát triển và bổ sung các giải pháp ngôn ngữ địa phương, hỗ trợ giọng nói và video để đáp ứng nhu cầu cụ thể của họ.

Bạn có thể xem thêm chi tiết báo cáo của Google tại: Google Year in Search.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Những Influencer của Nga cắt bỏ những chiếc túi Chanel khi thương hiệu này bị giới hạn

Sau khi Chanel thông báo sẽ dừng bán hàng tại Nga, không ít những người có ảnh hưởng (Influencer) đã tỏ thái độ phản đối bằng cách tự cắt bỏ hay làm hỏng những chiếc túi mang thương hiệu Chanel của họ.

Những Influencer của Nga cắt bỏ những chiếc túi Chanel khi thương hiệu này bị giới hạn
Những Influencer của Nga cắt bỏ những chiếc túi Chanel khi thương hiệu này bị giới hạn

Trong khi hàng loạt các thương hiệu lớn như McDonald’s, Pepsi hay Starbucks rời khỏi Nga một cách tương đối nhẹ nhàng, Chanel hiện đang phải đối mặt với không ít các sự số.

Sau khi thông báo sẽ dừng các hoạt động kinh doanh tại Nga, thương hiệu hàng đầu thế giới về các sản phẩm xa xỉ còn cho biết rằng, ngoài việc dừng hoạt động trên lãnh thổ Nga, họ sẽ không còn bán các sản phẩm của mình cho những công dân Nga có ý định mang chúng đến đất nước của họ.

Trước thông báo này từ phía Chanel, nhiều người có ảnh hưởng (Influencer) đã quyết định bày tỏ sự phản đối bằng cách sử dụng hashtag #byebyechanel trên các trang cá nhân của họ trên các nền tảng mạng xã hội (Social Media).

Victoria Bonya, một người Nga sống ở Monaco và có trang cá nhân Instagram với hơn 9,3 triệu người theo dõi, đã đăng tải một đoạn video trong đó cô dùng kéo xé toạc chiếc túi Chanel sau khi giải thích rằng: “Nếu Chanel không tôn trọng khách hàng thì tại sao chúng tôi lại có thể tôn trọng Chanel?”

Marina Ermoshkina, một người có ảnh hưởng và là nữ diễn viên cũng đã tham gia vào xu hướng này với thông điệp: “Đối với các cô gái Nga chúng tôi, Chanel không đóng vai trò gì trong cuộc sống của chúng tôi cả.”

Không một chiếc túi nào hay không có một thứ gì đáng giá hơn tình yêu đối với đất nước của chúng tôi… Chúng tôi sẽ chống lại các thương hiệu không dành tình cảm hay thành kiến với đất nước này.”

Hiện Marina Ermoshkina có hơn 300 nghìn người theo dõi cắt túi bằng kéo làm vườn.

Một người có ảnh hưởng khác là DJ Katya Guseva với hơn 580.000 người theo dõi chia sẻ:

“Tôi nói ‘KHÔNG’ với Chanel. Họ đang ép buộc tôi phải từ chối quê hương của mình để ủng hộ thương hiệu của họ”. Sau câu phát biểu trên, cô đã lấy kéo và phá hủy một chiếc túi Chanel.

Giá của một chiếc túi Chanel hiện có thể dao động từ 1.700 USD đến 9.200 USD, và với các phiên bản đặc biệt và sản phẩm giới hạn, mức giá có thể vượt quá 260.000 USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Những bí mật phía sau tên gọi Google

Nếu đã sử dụng internet hoặc smartphone, Google là cái tên nhiều người biết đến. Đây là hãng đi tiên phong trong công nghệ công cụ tìm kiếm vào cuối những năm 1990.

Những bí mật phía sau tên gọi Google
Những bí mật phía sau tên gọi Google

Liệu người dùng có biết tên Google xuất phát từ đâu hay không? Hãy cùng khám phá lịch sử đằng sau tên gọi này.

Theo Howtogeek, tên Google bắt nguồn từ năm 1997 bởi Larry Page và Sergey Brin khi họ là nghiên cứu sinh tại Đại học Stanford ở California (Mỹ).

Thời điểm đó, công cụ tìm kiếm web gọi là PageRank để phân tích số lượng liên kết trỏ đến các trang web (thường được gọi là “liên kết ngược”) nhằm xác định kết quả xếp hạng trang.

Ban đầu, cặp đôi này gọi công nghệ của mình là “Backrub” vì hệ thống này dùng các liên kết đến để ước tính tầm quan trọng của trang, nhưng nó cũng là một cách chơi chữ vui nhộn về phân tích các liên kết ngược.

Khi những người sáng lập quyết định đăng ký tên này với internet, một nhân viên đã gợi ý tên “googol”, tuy nhiên nghiên cứu sinh Sean Anderson đã không đánh vần đúng và gõ nhầm là “google” trong khi tìm kiếm xem tên miền đó có sẵn hay không.

Cuối cùng, các nhà sáng lập đã lựa chọn tên gõ nhầm là Google thay vì “googol” có nghĩa là số 1 đầu và theo sau là 100 số không. Bản thân từ “googol” có thể lấy cảm hứng từ một thuật ngữ toán học ban đầu được đặt ra vào năm 1920 bởi Milton Sirotta, cháu trai của nhà toán học Edward Kasner.

Trong The Hidden History of Coined Words (2021), Ralph Keyes gợi ý rằng Sirotta có thể đã bị ảnh hưởng bởi bộ truyện tranh trên báo nổi tiếng Barney Google và Snuffy Smith được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1919.

Theo trang web riêng của Google vào năm 1999, các nhà sáng lập chọn tên này vì mục tiêu của họ là cung cấp một lượng lớn thông tin cho mọi người và tên gọi này cũng chỉ có 6 chữ cái. Đó cũng là một cái tên mới lạ chứ không chỉ là một từ thông thường.

Google.com ở trạng thái có sẵn khi công ty chưa thành lập, và các nhà sáng lập đã đăng ký thương hiệu này vào ngày 15.9.1997 trước khi chính thức thành lập công ty Google vào ngày 4.9.1998.

Với việc chỉ có khoảng 1.880.000.000 trang web trên mạng tính đến năm 2021, Google gần như sẽ không bao giờ đạt đến mức “googol”. Dẫu không được sử dụng nhưng googol vẫn là một cái tên thú vị cho một khái niệm ấn tượng và một công ty internet rất có ảnh hưởng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Sàn thương mại điện tử nước ngoài phải có văn phòng tại Việt Nam

Theo các quy định mới tại Việt Nam, thương mại điện tử (TMĐT) được xác định là ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Sàn thương mại điện tử nước ngoài phải thành lập văn phòng tại Việt Nam
Sàn thương mại điện tử nước ngoài phải thành lập văn phòng tại Việt Nam

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT&KTS- Bộ Công Thương) vừa ban hành Công văn số 292/TMĐT-CS về việc thực hiện quy định về hoạt động thương mại điện tử (eCommerce) đối với thương nhân, tổ chức nước ngoài tại Nghị định số 85/2021/NĐ-CP.

Theo đó, ngày 25-9- 2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 -5-2013 của Chính phủ về TMĐT (Nghị định 85).

Theo Nghị định 85, thương nhân, tổ chức nước ngoài có website cung cấp dịch vụ TMĐT tại Việt Nam là thương nhân, tổ chức có một trong các hình thức hoạt động sau: Có tên miền Việt Nam hoặc có ngôn ngữ hiển thị là tiếng Việt; Có trên 100.000 lượt giao dịch từ Việt Nam trong một năm.

Thương nhân, tổ chức nước ngoài nói trên phải thực hiện đăng ký hoạt động TMĐT theo quy định tại Nghị định này và thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam theo quy định của pháp luật hoặc chỉ định đại diện theo ủy quyền của mình tại Việt Nam.

Nội dung hoạt động của văn phòng đại diện hoặc nội dung ủy quyền phải đảm bảo các trách nhiệm: Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trong việc ngăn chặn các giao dịch hàng hóa, dịch vụ vi phạm pháp luật Việt Nam.

Theo đó, TMĐT được xác định là ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Các điều kiện tiếp cận thị trường bao gồm: nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh hoạt động cung cấp dịch vụ TMĐT tại Việt Nam theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế hoặc đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần góp vốn.

Nhà đầu tư nước ngoài chi phối từ 1 doanh nghiệp trở lên thuộc nhóm 5 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường dịch vụ TMĐT tại Việt Nam (theo danh sách do Bộ Công Thương công bố), phải có ý kiến thẩm định về an ninh quốc gia của Bộ Công an.

Các nhà đầu tư nước ngoài chi phối doanh nghiệp hoạt động cung cấp dịch vụ TMĐT được xác định, khi nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ quyền sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% cổ phần có quyền biểu quyết của doanh nghiệp.

Nhà đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp.

Nhà đầu tư có quyền quyết định các vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm việc lựa chọn nền tảng công nghệ, hình thức tổ chức kinh doanh; lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; lựa chọn điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh; lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Thực hiện các nghĩa vụ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam; Thực hiện nghĩa vụ báo cáo theo quy định tại Điều 57 Nghị định 52/2013/NĐ-CP.

Quy định này vừa nhằm thúc đẩy phát triển thương mại điện tử lành mạnh, vừa đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, hạn chế những rủi ro của hình thức kinh doanh này.

Bên cạnh đó, các thương nhân, tổ chức phải thực hiện thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương theo quy định.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, thị trường TMĐT bán lẻ tăng từ 2,2 tỷ USD năm 2013 lên 13,7 tỷ USD năm 2021, chiếm 6,5% tổng doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng của cả nước.

Trong khi đó, báo cáo “Nền kinh tế Internet Đông Nam Á năm 2021” của Google, Temasek và Bain & Company dự đoán Việt Nam là một trong hai thị trường TMĐT có mức tăng trưởng vượt trội trong vài năm tới tại Đông Nam Á. Quy mô thị trường dự kiến tăng 300%, từ 13 tỷ USD năm 2021 lên mức 39 tỷ USD năm 2025.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | Theo The Leader

E-commerce (Thương mại điện tử) là gì? Tất tần tật về Ecommerce

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng tìm hiểu tất cả các thông tin cần biết về thuật ngữ eCommerce (Thương mại điện tử) như: Ecommerce là gì, các mô hình kinh doanh e-Commerce chính, ưu và nhược điểm của E commerce là gì, các sàn eCommerce lớn trên toàn cầu và hơn thế nữa.

ecommerce là gì
eCommerce là gì? Tổng quan về ngành Thương mại điện tử

eCommerce trong tiếng Việt có nghĩa là Thương mại điện tử. Trong bối cảnh khi mà nền kinh tế chịu sự chi phối ngày càng lớn của các yếu tố công nghệ và kỹ thuật số (digital), các hoạt động bán hàng hay thương mại theo đó cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn trên môi trường trực tuyến (internet), thuật ngữ eCommerce trở nên phổ biến từ đây. Bài viết dưới đây từ MarketingTrips sẽ cập nhật tất cả những thông tin mới nhất xoay quanh eCommerce là gì, nó là những gì bạn cần biết khi tìm hiểu về mô hình kinh doanh này.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • eCommerce là gì?
  • eCommerce Enabler là gì?
  • Commerce là gì?
  • M-Commerce là gì?
  • Một số lưu ý về khái niệm eCommerce mà bạn nên hiểu.
  • Ưu điểm của eCommerce là gì?
  • Nhược điểm của eCommerce là gì?
  • eCommerce được ra đời trong bối cảnh nào.
  • Sự khác biệt giữa eCommerce và doanh nghiệp điện tử (eBusiness) là gì?
  • Thấu hiểu thuật ngữ eCommerce là gì?
  • Website hay ứng dụng (App) eCommerce là gì?
  • Phân tích một số mô hình eCommerce phổ biến trên toàn cầu.
  • FAQs – Một số câu hỏi thường gặp trong lĩnh vực eCommerce.

Dưới đây là nội dung chi tiết.

eCommerce là gì?

eCommerce là từ viết tắt của Electronic Commerce và trong tiếng Việt được hiểu theo nghĩa là Thương mại điện tử.

Khái niệm eCommerce được dùng để chỉ một mô hình kinh doanh trong đó các doanh nghiệp, thương hiệu hay thậm chí là cá nhân mua bán hàng hóa và dịch vụ qua môi trường trực tuyến (Internet).

Các hoạt động eCommerce chủ yếu diễn ra thông qua 4 mô hình chính bao gồm: B2C (Business to Consumer), B2B (Business to Business), C2C (Customer to Customer) và C2B (Customer to Business).

Vì mọi sản phẩm và dịch vụ đều có thể được mua bán thông qua mô hình eCommerce, đây được xem là một trong những mô hình kinh doanh mang tính đột phá và có tiềm năng tăng trưởng cao trong tương lai.

Theo Wikipedia, eCommerce là tất cả những gì liên quan đến hoạt động mua hoặc bán sản phẩm theo phương thức điện tử trên các nền tảng trực tuyến hoặc qua Internet.

eCommerce hoạt động dựa trên các công nghệ như thương mại di động (mobile commerce), chuyển tiền điện tử (electronic transfer), quản lý chuỗi cung ứng, internet marketing, xử lý giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) và hệ thống thu thập dữ liệu tự động.

Những tiến bộ của các yếu tố công nghệ và ngành công nghiệp điện tử là nền tảng và tiền đề cho sự phát triển của eCommerce.

eCommerce Enabler là gì?

eCommerce Enabler là doanh nghiệp cung cấp các giải pháp đầu cuối cho các thương hiệu kinh doanh thương mại điện tử.

Các dịch vụ này có thể bao gồm việc quản lý các cửa hàng chính thức, cung cấp dịch vụ digital marketing, dịch vụ sáng tạo, quản lý dịch vụ khách hàng, quản lý và thực hiện chuỗi cung ứng.

Nói một cách dễ hiểu, các eCommerce Enabler giúp các thương hiệu bán hàng trực tuyến hoạt động xuyên suốt và hiệu quả hơn trên thị trường thương mại điện tử.

Commerce là gì?

Commerce là khái niệm dùng để đề cập đến việc các bên mua và bán tham gia vào quá trình trao đổi hàng hoá. Thay vì với eCommerce, các bên mua bán hàng hoá trên môi trường trực tuyến, Commerce chỉ quan đến việc mua bán hàng hoá.

M-Commerce là gì?

Thuật ngữ M-Commerce (Mobile Commerce) hoặc Mobile eCommerce lần đầu được đặt ra vào năm 1997 bởi Kevin Duffey tại buổi ra mắt Diễn đàn Thương mại Di động Toàn cầu.

M-Commerce đề cập đến “năng lực thương mại điện tử trong việc phân phối hàng hoá trực tiếp đến tay người tiêu dùng, ở bất kỳ đâu, thông qua công nghệ không dây.”

Một số lưu ý về khái niệm eCommerce mà bạn cần biết.

  • eCommerce chỉ đơn giản là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ qua môi trường Internet.
  • Các giao dịch eCommerce chủ yếu được tiến hành trên máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh và các thiết bị thông minh khác.
  • Hầu hết mọi thứ đều có thể được mua bán thông qua thương mại điện tử.
  • eCommerce hoàn toàn có thể thay thế cho các cửa hàng truyền thống, mặc dù một số doanh nghiệp chọn cách duy trì song song cả hai mô hình.
  • eCommerce hoạt động chủ yếu trên 4 phân khúc thị trường chính bao gồm B2B (bán hàng từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp), B2C (bán hàng từ doanh nghiệp tới người tiêu dùng), C2C (bán hàng từ người tiêu dùng tới người tiêu dùng) và C2B (bán hàng từ người tiêu dùng tới doanh nghiệp.

Những ưu điểm và nhược điểm của mô hình eCommerce.

Mặc dù được xem là một trong những mô hình kinh doanh của tương lai, bản thân eCommerce cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng.

  • Ưu điểm của eCommerce là gì?

Khi nói đến eCommerce, thuận tiện là một trong những ưu điểm hay lợi thế lớn nhất. Trong khi ở các mô hình kinh doanh truyền thống, bạn chỉ có thể mua bán hay giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định, với thương mại điện tử, bạn có thể liên tục giao dịch 24h mỗi ngày và 7 ngày mỗi tuần.

Nhiều sự lựa chọn là một lợi thế tiếp theo trên eCommerce. Vì vốn không có sự giới hạn về không gian trưng bày như các mô hình truyền thống hay tại các cửa hàng vât lý, các cửa hàng thương mại điện tử có thể cung cấp cho người tiêu dùng vô số các sản phẩm và dịch vụ khác nhau.

Người tiêu dùng thậm chí có thể tìm thấy các sản phẩm chỉ có trên các sàn giao dịch thương mại điện tử mà không tìm thấy ở bất cứ đâu khác.

  • Nhược điểm của eCommerce là gì?

Dịch vụ khách hàng bị hạn chế là nhược điểm đầu tiên của các nền tảng eCommerce. Nếu bạn mua máy tính trực tuyến, bạn không thể yêu cầu nhân viên trực tiếp kiểm tra các tính năng mà bạn mong muốn được xem.

Mặc dù với những ứng dụng của các yếu tố công nghệ, người dùng có thể trò chuyện bất cứ khi nào với các nền tảng, yếu tố trực tiếp là không thể thay thế.

Nhược điểm tiếp theo của các mô hình eCommerce là tính tức thời trong quá trình mua bán hay giao dịch. Khi bạn mua một món hàng nào đó trực tuyến, bạn phải đợi một khoảng thời gian nhất định trước khi tận tay chạm lấy nó.

Thiếu khả năng trải nghiệm sản phẩm cũng là một hạn chế của eCommerce. Thay vì với các mô hình kinh doanh truyền thống (bán hàng trực tiếp tại cửa hàng), bạn có thể thoải mái trải nghiệm các sản phẩm trước khi ra quyết định mua hàng.

Với eCommerce, mọi thứ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Mặc dù ở môt số ngành hàng ở một số quốc gia nhất định, thông qua các công nghệ như VR và AR, người dùng có thể thử các sản phẩm trực tuyến, tuy nhiên mọi thứ vẫn còn rất hạn chế.

Ngành eCommerce được ra đời trong bối cảnh nào.

Ngành eCommerce được ra đời trong bối cảnh nào.
Ngành eCommerce được ra đời trong bối cảnh nào.

Ngày nay, hầu hết chúng ta đã từng mua sắm trực tuyến một thứ gì đó tại một thời điểm nào đó, điều này có nghĩa là chúng ta đã tham gia vào ngành eCommerce.

Trong khi eCommerce hay thương mại điện tử có mặt ở khắp mọi nơi, chỉ một số ít người biết rằng thương mại điện tử đã xuất hiện trước cả khi internet bắt đầu.

Các hoạt động eCommerce chính thức được bắt đầu từ những năm 1960 khi các doanh nghiệp sử dụng một hệ thống điện tử được gọi là “Trao đổi dữ liệu điện tử” (Electronic Data Interchange) để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao tài liệu.

Tuy nhiên, mãi đến năm 1994 mới có giao dịch eCommerce đầu tiên.

Giao dịch liên quan đến việc bán đĩa CD giữa những người dùng với nhau thông qua một website bán lẻ trực tuyến có tên là NetMarket.

Kể từ giao dịch đầu tiên này, ngành công nghiệp eCommerce đã trải qua rất nhiều thay đổi khác nhau và không ngừng phát triển.

Trong bối cảnh mới, khi eCommerce dần trở thành một phương thức mua sắm được nhiều tiêu dùng bình chọn, các nhà bán lẻ truyền thống buộc phải dần tìm cách thích nghi mới có thể cạnh tranh với những cái tên như Alibaba, Amazon, eBay, Etsy hay Shopee.

Bởi những lợi thế vô cùng lớn như dễ dàng mua sắm, mua sắm không giới hạn, giao hàng miễn phí, giảm chi phí cho người tiêu dùng, ngành eCommerce nói chung đang dần trở thành xu hướng của tương lai.

Sự khác biệt giữa eCommerce và doanh nghiệp điện tử (eBusiness) là gì?

eCommerce là khái niệm đề cập đến tất cả những gì liên quan đến việc mua bán hàng hóa và dịch vụ trên môi trường trực tuyến (internet) và nó thực sự chỉ là một phần của doanh nghiệp điện tử (eBusiness).

Doanh nghiệp điện tử ngược lại liên quan đến toàn bộ quá trình điều hành một doanh nghiệp trực tuyến, dĩ nhiên, bán hàng (trực tuyến) chỉ là một phần của doanh nghiệp bên cạnh các bộ phận hay chức năng khác như công nghệ, tài chính, marketing hay nhân sự.

Thấu hiểu thuật ngữ eCommerce.

Như đã phân tích ở trên, eCommerce là quá trình mua bán các sản phẩm và dịch vụ trên môi trường trực tuyến.

Để một giao dịch eCommerce được xảy ra, có khá nhiều bên sẽ cùng tham gia vào quá trình xử lý dữ liệu, vận chuyển hàng hoá (logistics) và cả thanh toán (thông thường là từ các bên thứ 3).

eCommerce là một phần của ngành công nghiệp lớn hơn được gọi là kinh doanh điện tử hay doanh nghiệp điện tử (eBusiness), bao gồm tất cả các quy trình cần thiết để điều hành một doanh nghiệp trực tuyến (không chỉ là bán hàng trực tuyến).

eCommerce đã giúp các doanh nghiệp (đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ) tiếp cận và thiết lập sự hiện diện rộng rãi hơn trên thị trường bằng cách cung cấp các kênh phân phối rẻ hơn và hiệu quả hơn cho các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

Website hay ứng dụng (App) eCommerce là gì?

Các website hay ứng dụng eCommerce là bất kỳ nền tảng nào cho phép người dùng mua và bán các sản phẩm và dịch vụ trực tuyến. Những cái tên như Amazon, Alibaba, Shopee, Lazada, Tiki là các ví dụ cụ thể về nền tảng thương mại điện tử.

Phân tích một số mô hình eCommerce phổ biến trên toàn cầu.

B2C – Business to Consumer.

B2C thường được mô tả gắn liền với các hoạt động mua sắm ở trung tâm thương mại, siêu thị, ăn uống tại nhà hàng và một số hình thức mua sắm tại chỗ khác.

Tuy nhiên, với sự trỗi dậy của Internet, một mô hình kinh doanh B2C hoàn toàn mới dưới hình thức thương mại điện tử được gọi là B2C eCommerce đã được hình thành.

B2C eCommerce là mô hình đề cập những gì liên quan đến việc một doanh nghiệp bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho một người tiêu dùng là cá nhân.

Hãy hình dung việc bạn mua một món hàng nào đó chẳng hạn như một đôi giày từ một nhà bán lẻ trực tuyến.

B2B – Business to Business.

Khi một doanh nghiệp bán một hàng hóa hoặc dịch vụ cho một doanh nghiệp khác, mô hình này được gọi là B2B, nơi các doanh nghiệp trực tuyến trao đổi hàng hóa với nhau.

Ví dụ, khi một nhà sản xuất bán hàng hóa của mình cho một nhà bán buôn khác, đơn vị này sau đó bán lại cho các nhà bán lẻ khác. Trong trường hợp này, nhà sản xuất và nhà bán buôn đang hoạt động theo mô hình B2B.

C2C – Consumer to Consumer.

Khi một người tiêu dùng bán một hàng hóa hoặc dịch vụ cho một người tiêu dùng khác.

Mô hình thương mại điện tử C2C (C2C eCommerce) cho phép một cá nhân bán các sản phẩm của họ trực tuyến, chẳng hạn như những chiếc xe đạp hay các sản phẩm thủ công mỹ nghệ cho những người khác.

Khi một người mua nào đó quan tâm đến sản phẩm của bạn, họ có thể xem thông tin chi tiết về sản phẩm và liên hệ với bạn thông qua các nền tảng thương mại điện tử.

Ví dụ: bạn bán đồ nội thất cũ của mình trên eBay cho một người tiêu dùng khác.

C2B – Consumer to Business.

Khi một người tiêu dùng bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ cho một doanh nghiệp hoặc tổ chức khác, nó được gọi là mô hình C2B.

Ví dụ, Một người có ảnh hưởng nào đó (Influencer/KOL) “bán” lượng người theo dõi họ cho một doanh nghiệp hay thương hiệu nào đó để đổ lấy một khoản phí.

G2B – Government to Business.

Khi các tổ chức chính phủ sử dụng các nền tảng trực tuyến để cung cấp một dịch vụ nào đó cho doanh nghiệp, đây được gọi là mô hình G2B hay G2B eCommerce.

 B2G – Business to Government.

Ngược lại với mô hình G2B, B2G cung cấp các sản phẩm và dịch vụ theo chiều ngược lại.

C2G – Consumer to Government.

Khi chính phủ cho phép người tiêu dùng cung cấp các phản hồi tới chính phủ thông qua các nền tảng trực tuyến, mô hình C2G hay C2G eCommerce được hình thành.

Ví dụ, khi bạn thanh toán hóa đơn tiền điện thông qua website trực tuyến của chính phủ, đây cũng là một hình thức kinh doanh thương mại điện tử.

B2E – Business to Employee.

Đây là hình thức mà doanh nghiệp sử dụng một mạng lưới nội bộ cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho nhân viên của mình.

Quy mô doanh số ngành eCommerce (Cập nhật 2023).

Theo số liệu từ Statista tính đến 2023, Châu Á dự kiến sẽ có tổng doanh thu Retail eCommerce (thương mại điện tử bán lẻ) cao nhất với hơn 2.000 tỷ USD. Doanh thu mua sắm trực tuyến cao thứ hai sẽ được tạo ra ở Châu Mỹ, với khoảng 1.100 tỷ USD.

Doanh thu eCommerce (thương mại điện tử) của châu Phi sẽ vẫn là nhỏ nhất trên toàn thế giới, vào khoảng 44 tỷ USD.

Một số câu hỏi thường gặp trong lĩnh vực eCommerce.

  • In-stream eCommerce là gì?

In-stream eCommerce là hình thức thương mại điện tử trong đó người dùng có thể mua sắm trực tiếp từ các video (chủ yếu trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok hay Facebook) mà không cần phải rời khỏi ứng dụng.

  • Social eCommerce là gì?

Social eCommerce là tính năng thương mại điện tử trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram hay TikTok.

Khi người dùng ngày càng không chỉ xem mạng xã hội là nơi để giải trí hay tương tác với bạn bè mà còn là để mua sắm và hơn thế nữa, các nền tảng đã sớm tích hợp tính năng Social eCommerce để cho phép người dùng mua sắm trực tiếp trong ứng dụng.

  • eCommerce Website là gì?

eCommerce Website đơn giản là các website có tích hợp tính năng eCommerce, tức bán hàng trực tiếp cho khách hàng.

  • eCommerce Platforms là gì?

Về bản chất, eCommerce Platforms cũng có thể hiểu chính là các eCommerce Website ngoài ra có thêm eCommerce App, chúng là các nền tảng có tích hợp thương mại điện tử, tức bán hàng trực tuyến.

  • eCommerce Executive là gì?

Là nhân viên kinh doanh thương mại điện tử. Theo cấp bậc, Executive sau đó sẽ lên Leader, Manager và hơn thế nữa.

  • eCommerce Industry là gì?

Là ngành công nghiệp thương mại điện tử. Khái niệm đề cập đến toàn bộ quy mô, nền kinh tế hay độ lớn của thị trường thương mại điện tử và thường được tính bằng GMV.

  • eCommerce FMCG là gì?

eCommerce FMCG là khái niệm đề cập đến việc kinh doanh ngành hàng FMCG trên các nền tảng thương mại điện tử (eCommerce). Khi thương mại điện tử bùng nổ và người tiêu dùng bắt đầu chọn mua sắm các sản phẩm FMCG từ các trang trực tuyến, thuật ngữ eCommerce FMCG bắt đầu xuất hiện.

  • eCommerce Agribank là gì?

Là dịch vụ thanh toán trực tuyến không cần dùng thẻ ATM của ngân hàng Agribank. Bạn đăng ký sử dụng dịch vụ. Sau đó cài đặt trên điện thoại di động hoặc máy tính.

eCommerce Agribank không phải là nền tảng bán hàng thương mại điện tử như nhiều người vẫn hiểu nhầm.

  • eCommerce Retail là gì?

Là bán lẻ thương mại điện tử, khái niệm đề cập đến việc các nền tảng bán lẻ bán trực tiếp hàng hoá đến người tiêu dùng thông qua các nền tảng thương mại điện tử.

Doanh số eCommerce Retail toàn cầu ước tính có giá trị khoảng hơn 5.000 tỷ USD tính đến năm 2023, theo Statista.

  • eCommerce Audit là gì?

eCommerce Audit – hay còn gọi là Nghiên cứu đo lường bán hàng trực tuyến – là việc thu thập và phân tích dữ liệu về tình hình hàng hóa của các cửa hàng trên sàn thương mại điện tử như: lượng hàng bán ra theo thời gian thực, giá & khuyến mãi, vị trí của hàng, số người theo dõi, bình luận của người dùng hay các phản hồi sau mua của người dùng.

  • Data-driven eCommerce là gì?

Là khái niệm mô tả hoạt động ecommerce được định hướng hay dẫn dắt bởi dữ liệu, người làm ecommerce sử dụng dữ liệu để ra các quyết định.

Kết luận.

Trên đây là cập nhật tất cả những thông tin mới nhất xoay quanh mô hình kinh doanh eCommerce, nó là những gì bạn cần biết khi tìm hiểu về e-commerce.

Khi eCommerce hay thương mại điện tử toàn cầu được dự báo sẽ cán mốc hơn 5000 tỷ USD vào năm 2023 (Theo Shopify), và sau đó sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh, việc đầu tư vào các hoạt động thương mại điện tử là không thể tranh khỏi.

Để có thể nhanh chóng thích nghi với bối cảnh mới, những gì doanh nghiệp hay thương hiệu cần làm là tối ưu lại toàn bộ hệ thống, dịch chuyển (một phần hoặc toàn bộ) sang thương mại điện tử và đáp ứng nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng cao.

Hy vọng với những phân tích ở trên, các bạn có thể hiểu bản chất thực sự của eCommerce là gì, những ưu và nhược điểm của ngành eCommerce và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

LinkedIn: Những vị trí và kỹ năng Marketing hiện có nhu cầu cao nhất

Trong báo cáo mới nhất của LinkedIn, nền tảng này chia sẻ những kỹ năng và vị trí Marketing hiện có nhu cầu cao nhất tại các khu vực khác nhau.

Những vị trí và kỹ năng Marketing hiện có nhu cầu cao nhất
LinkedIn: Những vị trí và kỹ năng Marketing hiện có nhu cầu cao nhất

Trong khi phần lớn những người làm marketing đang tìm cách thay đổi con đường sự nghiệp của họ sau đại dịch, Digital Marketing và Social Media Marketing là TOP những kỹ năng được yêu cầu nhiều nhất ở hầu hết các khu vực trên toàn cầu.

Dưới đây là môt số thông tin chi tiết trong báo cáo.

Marketers tại APAC (Châu Á – Thái Bình Dương) có tỷ lệ rời bỏ công việc hiện tại cao nhất.

Như bạn có thể thấy ở trên, so với các khu vực như NAMER (Bắc Mỹ) hay EMEA (Trung Đông, Châu Âu và Châu Phi), những người làm marketing khu vực APAC có tỷ lệ thay đổi công việc cao nhất đến 59%.

Làm việc từ xa trở thành xu hướng chính ở hầu hết các khu vực.

Như bạn có thể thấy ở trên, tỷ lệ làm việc từ xa trong ngành marketing đã liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây.

Tỷ lệ làm việc từ xa cao nhất ở khu vực Bắc Mỹ, đến APAC và sau đó là các khu vực còn lại như Châu Phi, Châu Âu hay Trung Đông.

Các vị trí liên quan đến Digital Marketing và Social Media hiện có nhu cầu cao nhất.

Tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, dưới đây là Top 5 vị trí có nhu cầu cao nhất.

  • Content Marketing.
  • Digital Marketing Specialist.
  • Marketing Manager.
  • Digital Marketing Manager.
  • Digital Marketing Executive.

Tại một số khu vực khác ngoài Châu Á, dưới đây là một số vị trí có nhu cầu cao nhất:

  • Social Media Manager.
  • Digital Marketing Manager.
  • Social Media Marketing Specialist.
  • Marketing Manager.

Social Media và Digital Marketing cũng là các kỹ năng marketing được yêu cầu cao nhất.

Tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, dưới đây là TOP 5 kỹ năng marketing được yêu cầu nhiều nhất.

Bạn có thể xem chi tiết báo cáo của LinkedIn tại: LinkedIn Marketing Insights.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Elon Musk muốn thay đổi Twitter nhưng từ chối vào ban lãnh đạo

Sau khi trở thành cổ đông lớn nhất của Twitter, Elon Musk đưa ra hàng loạt đề xuất cho nền tảng này. Tuy nhiên, ông từ chối tham gia hội đồng quản trị công ty.

Sau khi chi 2,9 tỷ USD để mua 9,2% cổ phiếu của Twitter, Musk được ban lãnh đạo công ty này mời vào hội đồng quản trị. Đề nghị có hiệu lực tới ngày 9/4.

Tuy nhiên, trong lá thư mới nhất gửi đến nhân viên, CEO Twitter Parag Agrawal cho biết Elon Musk sẽ không gia nhập hội đồng quản trị của Twitter. Theo chi tiết trong bức thư, Musk đưa ra lời từ chối đúng ngày cuối của đề nghị.

Phản hồi lại chia sẻ của Agrawal, Musk chỉ đăng tải biểu cảm hình người che miệng trên Twitter.

Điều nghịch lý là trước đó, sau khi công bố tin tức mua lại cổ phần của Twitter, vị tỷ phú cho biết ông rất mong chờ được làm việc với ban giám đốc và dự định sẽ mang đến nhiều cải tiến đáng kể cho nền tảng mạng xã hội này.

Sau khi thành cổ đông lớn nhất của Twitter, Elon Musk đưa ra nhiều đề xuất cho nền tảng này. Twitter không đưa ra phản hồi công khai với phần lớn đề xuất của Musk.

Đề xuất đầu tiên là tắt quảng cáo. Theo ông, các nhãn hàng, thương hiệu sẽ trở thành người quyết định những chính sách của Twitter nếu tiếp tục nhận tiền quảng cáo của họ.

Ngoài ra, ông cho rằng tất cả người dùng Twitter Blue, dịch vụ tính phí của mạng xã hội, nên được nhận dấu xác thực riêng. Con dấu này khác với tích xanh trên các tài khoản chính thức hoặc người nổi tiếng. Elon Musk còn đề nghị giảm giá dịch vụ này.

“Mức giá nên dao động ở khoảng 2 USD/tháng nhưng người dùng cần trả trước trong 12 tháng. Những tài khoản lừa đảo hoặc spam sẽ bị xóa dấu xác thực và chấm dứt tài khoản mà không hoàn lại tiền”, ông cho biết trên trang cá nhân.

Elon Musk từng lập một cuộc thăm dò trên Twitter về việc liệu người dùng có muốn bổ sung thêm nút chỉnh sửa cho bài đăng hay không. Một ngày sau, Twitter thông báo tính năng chỉnh sửa sẽ được mạng xã hội này đưa vào thử nghiệm.

Ngoài những đề xuất về chính sách Twitter, Elon Musk còn đùa cợt về việc có nên biến trụ sở ở San Francisco của hãng thành nơi ở cho người vô gia cư hay không. “Bởi không có ai đến đây làm việc cả”, CEO Tesla viết.

Trước đó, thông tin Musk được bổ nhiệm vào ban lãnh đạo đã khiến nhiều nhân viên Twitter đặt câu hỏi về việc kiểm duyệt nội dung trên nền tảng này trong tương lai, theo Reuters.

The Verge cũng lưu ý việc không tham gia hội đồng quản trị khiến Musk không phải chịu giới hạn 14,9% nếu muốn mua thêm cổ phần Twitter.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Outbound Marketing là gì? Lý thuyết về Outbound trong Marketing

Cùng tìm hiểu các nội dung như: Outbound Marketing là gì, sự khác biệt giữa Outbound Marketing và Inbound Marketing là gì, các kỹ thuật Outbound Marketing cùng các nội dung khác.

outbound marketing là gì
Outbound Marketing là gì? Lý thuyết của Outbound trong Marketing

Outbound Marketing là gì? Trong khi kỹ thuật Inbound Marketing tập trung vào việc “kéo và giữ” khách hàng thông qua chiến lược nội dung có giá trị cao cho khách hàng, những gì Outbound Marketing quan tâm là “đẩy” nội dung để chủ động tiếp cận khách hàng mục tiêu.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích bao gồm:

  • Outbound Marketing là gì?
  • Outbound là gì?
  • Phân biệt Outbound Marketing và Interruption Marketing.
  • Sự khác biệt lớn nhất của Inbound Marketing và Outbound Marketing là gì?
  • Ưu điểm và nhược điểm của chiến lược Outbound Marketing.
  • Cách thức chuyển đổi các nỗ lực Marketing từ Outbound sang Inbound.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Outbound Marketing là gì?

Outbound Marketing là một phương thức làm marketing truyền thống (traditional marketing) trong đó các thương hiệu hay doanh nghiệp chủ động đẩy các nội dung và thông điệp đến các nhóm đối tượng mục tiêu.

Theo góc nhìn này, Outbound Marketing bao gồm tất cả các cách thức tiếp cận marketing một chiều như quảng cáo truyền hình (TV), quảng cáo ngoài trời (OOH), quảng cáo qua radio, email marketing… hay thậm chí là website của thương hiệu.

So với các kỹ thuật Inbound Marketing, Outbound Marketing có phần tốn kém hơn.

Outbound là gì?

Khác với kỹ thuật Inbound, khi thương hiệu tập trung vào các giai đoạn khác nhau như thu hút sự chú ý của khách hàng, làm thích thú hay hài lòng khách hàng và sau đó là tương tác dài hơn với khách hàng.

Kỹ thuật Outbound quan tâm nhiều hơn đến cách thức đẩy các sản phẩm hay dịch vụ của mình ra bên ngoài, tức đến tay khách hàng.

Thay vì tập trung vào các nền tảng giá trị cốt lõi xoay quanh thương hiệu hay trải nghiệm của khách hàng trong Inbound, Outbound quan tâm nhiều hơn vào những gì thương hiệu có và cung cấp.

Outbound Marketing và Interruption Marketing.

Theo một định nghĩa khác của Wikipedia, Outbound Marketing cũng có thể được gọi là Interrruption Marketing, thuật ngữ đề cập đến các cách thức làm marketing truyền thống trong đó thương hiệu liên tục đẩy các nội dung quảng cáo về phía người tiêu dùng.

Sở dĩ được gọi Interrruption (Marketing) là bởi vì, với cách tiếp cận của Outbound Marketing, trong nhiều trường hợp, thương hiệu sẽ làm phiền khách hàng vì họ phải nhận các nội dung không mong muốn.

Khi này, các thương hiệu làm gián đoạn cách mà một người tiêu dùng hay đối tượng mục tiêu suy nghĩ và cảm nhận về thương hiệu cũng như cách thức tương tác của họ.

Những gì thương hiệu hay doanh nghiệp quan tâm khi sử dụng chiến lược Outbound Marketing là bán hàng và có được nhiều doanh số nhất có thể thay vì là trải nghiệm của chính các khách hàng.

Sự khác biệt lớn nhất của Inbound Marketing và Outbound Marketing là gì?

outbound marketing là gì
Outbound Marketing là gì? Sự khác nhau giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing là gì?

Sự khác biệt lớn nhất của 2 phương thức làm marketing này nằm ở cách mà thương hiệu hay doanh nghiệp xây dựng và truyền tải nội dung tới khách hàng.

Thay vì chủ động một chiều đẩy các nội dung và thông điệp bán hàng tới tay khách hàng trong Outbound Marketing, với Inbound Marketing, thương hiệu chọn cách kéo khách hàng ở lại với thương hiệu (tương tác hai chiều) thông qua những nội dung mà khách hàng cần.

Trong một số trường hợp, khi áp dụng Inbound Marketing, thương hiệu sẽ chỉ xuất hiện khi khách hàng cần (SEO).

Môt điểm khác biệt lớn tiếp theo giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing đó là nằm ở cách thương hiệu chuyển đổi khách hàng từ giai đoạn nhận biết đến khi mua hàng.

Như đã phân tích ở trên, các kỹ thuật của Outbound Marketing chủ yếu tập trung vào việc đẩy nội dung, hay nói cách khác thương hiệu chỉ quan tâm đến việc tiếp cận khách hàng vào một thời điểm nhất định.

Với Inbound Marketing, sau lần tiếp tiếp xúc đầu tiên ở giai đoan nhất biết, những người làm marketing tiếp tục xây dựng mối quan hệ với khách hàng trên các điểm chạm khác (Brand Touchpoint), sau đó dần dần chuyển đổi họ thành các khách hàng tiềm năng.

Thông thường, sợi dây liên kết giữa khách hàng với thương hiệu hay lý do quyết định việc khách hàng sẽ tiếp tục ở lại với thương hiệu hay không nằm ở những giá trị mà thương hiệu cung cấp cho khách hàng trong quá trình tương tác.

Ở một góc nhìn khác, có thể xem Outbound Marketing là Push Marketing (cách thức làm marketing tập trung vào việc đẩy nội dung) và Inbound Marketing là Pull Marketing (mục tiêu là hướng tới những gì khách hàng cần và kéo họ về phía thương hiệu).

Có một sai lầm mà không ít các marketer mắc phải khi so sánh giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing đó là họ coi kênh (channel) là điểm quyết định, thực tế là, điểm mấu chốt nằm ở cách thức triển khai hơn là kênh hay nền tảng.

Ví dụ, cùng là nền tảng website hoặc Social Media, tuy nhiên, tuỳ vào cách thức thương hiệu xây dựng giá trị và tương tác với khách hàng, nó có thể thuộc Inbound Marketing hoặc Outbound Marketing.

Ưu điểm và nhược điểm của chiến lược Outbound Marketing.

Cũng giống nhiều cách thức làm marketing khác như Viral Marketing hay Agile Marketing, Outbound Marketing cũng có nhiều các ưu điểm và nhược điểm khác nhau.

Tuỳ thuộc vào từng mục tiêu hay chiến lược của thương hiệu là gì mà doanh nghiệp có thể lựa chọn các phước thức tiếp cận khác nhau.

Ưu điểm của Outbound Marketing là gì?

Một trong những ưu điểm lớn nhất của Outbound Marketing đó là khả năng tiếp cận khách hàng và xây dựng độ nhận biết thương hiệu trên quy mô lớn.

Vì thương hiệu chọn cách chủ động đẩy thông tin liên tục đến khách hàng thông qua chủ yếu các kênh truyền thông đại chúng (mass/public media), một lượng lớn các khách hàng tiềm năng có thể nhanh chóng nhận được thông điệp của thương hiệu.

Tiếp đó, liên quan đến kỹ thuật dự báo trong marketing, trong khi khách hàng không phải khi nào cũng biết họ cần gì và vào thời điểm nào, việc thương hiệu chủ động đề xuất các lợi ích và giá trị mà thương hiệu đang có có thể làm khách hàng thay đổi hành vi và hành động của họ sau đó.

Ngoài ra, Outbound Marketing còn có một loạt các ưu điểm khác như: dễ thực thi hơn, dễ nhắm mục tiêu hơn hay nhanh mang lại kết quả hơn.

Nhược điểm của Outbound Marketing là gì?

Bên cạnh các ưu điểm nổi trội, Outbound Marketing cũng có không ít các hạn chế.

Hạn chế hay nhược điểm lớn nhất đầu tiên là về mặt ngân sách. So với Inbound Marketing hay các cách thức làm marketing khác, Outbound Marketing có nhiều phần tốt kém hơn.

Vì có thể tiếp cận tức thời một lượng đối tượng mục tiêu lớn, thương hiệu phải chi trả nhiều tiền hơn cho các chiến dịch, đây cũng là lý do tại sao Outbound Marketing thường không phải lựa chọn thông minh với các doanh nghiệp nhỏ.

Một thách thức tiếp theo với các doanh nghiệp khi sử dụng Outbound Marketing đó là khả năng giữ chân và tương tác với khách hàng trong dài hạn.

Trong khi các thương hiệu chủ động đẩy các thông điệp một chiều đến khách hàng mà không có các nội dung, công cụ hay nền tảng để tiếp tục níu chân khách hàng ở lại lâu hơn sau đó, thông thường, điểm tiếp xúc giữa khách hàng với thương hiệu là rất ít.

Ngoài ra, như những lý do đã phân tích ở trên, chi phí để có được một khách hàng mới (CAC) trong Outbound Marketing sẽ cao hơn so với Inbound Marketing hoặc các chiến lược marketing khác.

Khó đo lường hiệu quả hơn cũng là một khó khăn với Outbound Marketing.

Cách thức chuyển đổi các nỗ lực Marketing từ Outbound sang Inbound.

Thay vì liên tục làm phiền khách hàng bằng các kỹ thuật của Outbound Marketing, các thương hiệu có thể chọn cách dịch chuyển sang Inbound Marketing hoặc sử dụng kết hợp cả hai.

Như đã phân tích ở trên, vì thứ quyết định Inbound hay Outbound không nằm ở kênh hay nền tảng mà nằm ở cách thương hiệu xây dựng và phát triển nó.

Một trong những tư duy đầu tiên mà doanh nghiệp cần có khi chuyển đổi chiến lược là bắt đầu mọi thứ từ góc nhìn của khách hàng, tập trung vào các trải nghiệm khách hàng.

outbound marketing là gì
Outbound Marketing là gì? Cách chuyển từ Outbound Marketing sang Inbound Marketing.

Để có thể đảm bảo rằng mình đang sử dụng chiến lược Outbound trong các cách thức tiếp cận marketing, thương hiệu có thể áp dụng mô hình A-E-D.

Mô hình AED cũng có phần tương tự các mô hình phễu bán hàng (Sales Funnel), nơi thương hiệu sẽ liên tục tương tác với khách hàng trong các giai đoạn khác nhau của hành trình mua hàng.

Khi áp dụng chiến lược này, thương hiệu hiểu rằng họ sẽ cần phải cung cấp các nội dung với các giá trị khác nhau ở từng giai đoạn khác nhau từ giai đoạn nhận biết hay thu hút sự chú ý đến giai đoạn cuối cùng là tương tác và bán hàng.

Content Mapping là một kỹ thuật thông minh thương hiệu có thể sử dụng.

Trong khi đối với những người tiêu dùng trong giai đoạn nhận biết, các phương tiện truyền thông mạng xã hội và quảng cáo có thể đóng vai trò quyết định, ở các giai đoạn kế tiếp, các công cụ tìm kiếm hay website của thương hiệu có phần quan trọng hơn.

Trong quá trình này, content marketing và SEO cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong việc giữ chân và làm hài lòng khách hàng .

Cuối cùng, tư duy làm Inbound Marketing, cũng chính là điểm tách biệt nó khỏi Outbound Marketing đó là không ngừng tương tác với khách hàng và gặp gỡ họ ở nhiều điểm chạm nhất có thể trong suốt hành trình mua hàng.

Một số câu hỏi thương hiệu có thể sử dụng để thấu hiểu khách hàng của mình hơn như:

  • Khách hàng mục tiêu hay lý tưởng của thương hiệu là ai?
  • Nỗi đau lớn nhất của họ là gì và họ cần gì từ thương hiệu?
  • Mục tiêu của khách hàng trong từng giai đoạn trong suốt hành trình mua hàng là gì?
  • Đâu là những giá trị cá nhân mà khách hàng đang hướng tới?
  • Và vô số các câu hỏi khác.

Kết luận.

Trong khi bất cứ cách thức tiếp cận marketing nào, dù cho đó là Inbound hay Outbound Marketing, chúng cũng có các ưu và nhược điểm nhất định.

Tuỳ thuộc vào mục tiêu của thương hiệu là gì, hay trong từng các giai đoạn kinh doanh khác nhau, đồng thời hiểu Outbound Marketing là gì, thương hiệu có thể lựa chọn các chiến lược khác nhau sao cho phù hợp.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Nguồn: MarketingTrips

Tiềm năng của ngành bán lẻ xa xỉ trong Metaverse

Tài sản số NFT đã trở thành một yếu tố được quan tâm nhiều nhất trong lĩnh vực tiền điện tử năm vừa qua. Một báo cáo gần đây cho thấy doanh số bán hàng của NFT đạt mức kỷ lục 17,7 tỷ USD vào cuối năm 2021.

Kết hợp giữa “Meta” (vượt ra ngoài) và “Universe” (vũ trụ), Metaverse là khái niệm về một “vũ trụ kỹ thuật số” tồn tại song song với thế giới thực được kiến tạo từ công nghệ hiện đại.

Nếu kỷ nguyên Internet đã đưa con người tiến vào thời đại kết nối không giới hạn, thì Metaverse – hình thái tiến hóa tiếp theo của nó, là một chiều không gian cho phép chúng ta được sống bằng “phiên bản số” của mỗi cá nhân.

Điều này đồng nghĩa với việc những chuẩn mực xã hội sẽ được tái thiết, và một trong số đó chính là thời trang.

NHỮNG CƠ HỘI MANG LẠI DOANH THU TỶ ĐÔ

Việc NFT ngày càng nổi lên trong ngành công nghiệp thời trang bởi công nghệ tân tiến này cho phép các công ty thời trang thu thập dữ liệu về bản chất sản phẩm cũng như tìm hiểu đặc tính của người tiêu dùng.

Đến nay, công nghệ này đã có tác động sâu sắc lên ngành công nghiệp thời trang toàn cầu. Tuy nhiên, đó chỉ mới là bề nổi của tảng băng chìm.

Hiện nay, các thương hiệu thời trang đặt mục tiêu mở rộng chi phí hoạt động, nâng mức độ nhận diện, và hơn hết làm nổi bật bản sắc thương hiệu nhằm gia tăng lợi nhuận.

Thực chất, xu hướng này dự đoán NFT không chỉ phát triển hơn, mà chắc chắn sẽ tăng giá trị từ sức mua của người tiêu dùng trong năm 2022. “Cơ hội biến Metaverse thành hiện thực mang đến giá trị doanh thu hàng năm hơn 1.000 tỷ USD và có thể cạnh tranh với các công ty web 2.0 trị giá 15.000 tỷ USD hiện nay”, theo Fortune Magazine.

Thị trường thời trang phải chuẩn bị cho điều tất yếu này. Việc xâm nhập vào thế giới ảo không những là mỏ vàng cho các thương hiệu lớn và nhỏ, mà đó còn là nỗ lực để tạo sự kết nối với khách hàng Gen Z.

Theo bà AnneMarie Hayek, người sáng lập và Chủ tịch Công ty tư vấn văn hóa Global Mosaic, thế hệ Z đang mở ra một cuộc cách mạng về danh tính và trong kỷ nguyên của những cư dân kỹ thuật số này, cầu nối đầu tiên với danh tính của họ chính là thông qua những bộ trang phục ảo.

Vì lẽ đó, không có triển vọng công nghệ tiêu dùng nào thúc đẩy nhiều cuộc thảo luận và đầu tư hơn ngay bây giờ so với Metaverse.

Hiếm có tuần nào trôi qua mà không có ít nhất một, thậm chí là nhiều thông tin, về việc các nhãn hàng xa xỉ đầu tư vào “thế giới ảo”.

Tại Tuần lễ thời trang New York, Jonathan Simkhai – nhà thiết kế đầu tiên ra mắt bộ sưu tập Thu – Đông 2022, đã sử dụng công nghệ Metaverse cho phép người dùng tạo hình đại diện cho chính họ và có cuộc sống thứ hai trong thế giới ảo.

Trong khi Gucci đã mua không gian số trên trang video-gaming của Hong Kong – The Sandbox, và đang lên kế hoạch để mang đến “trải nghiệm bước vào thế giới ảo”.

Theo Vogue, Metaverse và NFT là tương lai của làng mốt toàn cầu, kỳ vọng làm tăng giá trị từ sức mua của người tiêu dùng.  Còn các nhà phân tích tại Morgan Stanley thì cho rằng thị trường hàng xa xỉ ảo có thể đạt 50 tỷ USD vào năm 2030.

Các chuyên gia đều có niềm tin trang phục ảo là giải pháp cho cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng khiến cho ngành công nghiệp thời trang bị trì trệ hơn một năm qua cũng như vấn đề chung về tính bền vững trong thời trang. Ý tưởng về NFT và Metaverse giúp cho ngành thời trang thu về lợi nhuận mà không cần đến bất kỳ sản phẩm vật lý nào.

NHƯNG NGƯỜI TIÊU DÙNG VẪN TRONG THẾ GIỚI THỰC

Sức hút của hàng hóa ảo lớn đến mức khiến nhiều người tin rằng Metaverse cuối cùng sẽ thay thế mạng Internet hiện tại.

Vấn đề lớn nhất hiện nay là vẫn chưa có một nền tảng thống nhất, theo đó người dùng sẽ không thể mang túi xách thương hiệu Gucci mua trên Roblox sang các trò chơi khác như Sandbox hay Animal Crossing.

Đây cũng là một trong những ưu tiên mà nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Facebook, Mark Zuckerberg, hướng đến khi đổi tên công ty thành Meta.

Bà Cathy Hackl, chuyên gia tư vấn công nghệ thực tế ảo người Mỹ, nhận định kể từ khi mạng xã hội hàng đầu thế giới hé lộ tham vọng này, mọi thứ diễn biến ngày càng nhanh.

Tuy nhiên, bà Hackl cũng lưu ý rằng không phải công ty nào cũng nên vội vàng nhảy vào lĩnh vực này, ít nhất họ cũng cần làm quen với môi trường mới trước.

Trừ phi các công ty có thể tự xây dựng cho mình thế giới ảo riêng, nếu không họ sẽ cần phải tuân theo quy định của mỗi nền tảng mà họ tham gia.

Cơ hội biến Metaverse thành hiện thực mang đến giá trị doanh thu hàng năm hơn 1.000 tỷ USD và có thể cạnh tranh với các công ty web 2.0 trị giá 15.000 tỷ USD hiện nay.

– Fortune Magazine –

Một số công ty tỏ ra đồng tình với sự thận trọng này. Bernard Arnault, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Tập đoàn LVMH, đã tuyên bố rằng họ không cần vội vàng tham gia vào Metaverse.

Các thương hiệu của LVMH đang hoạt động tốt trong thế giới thực, doanh thu và lợi nhuận cả năm 2021 của công ty đều đạt mức kỷ lục.

Ông Arnault nói rằng trong khi tò mò muốn khám phá các cơ hội của môi trường kỹ thuật số đang trở thành xu hướng, ông cũng cảnh giác về sự lặp lại của “bong bóng” dot-com.

“Đó hoàn toàn là một thế giới ảo và cho đến bây giờ, chúng ta đang ở trong thế giới thực và chúng tôi bán các sản phẩm thực. Chắc chắn là rất thú vị, nhưng chúng tôi phải xem xét tính ứng dụng của Metaverse và các NFT này là gì”, ông Aunault nói trong một cuộc phỏng vấn với WWD.

“Ngoài ra, hãy cẩn thận với nguy cơ bong bóng. Hãy nhớ lại thời kỳ đầu những năm 2000, khi đó có hàng tá cái tên có-thể-sẽ-trở-thành-Facebook, và cuối cùng, chỉ có duy nhất một trong số đó hoạt động hiệu quả. Vì vậy, chúng ta hãy thận trọng”.

Bên cạnh đó, nhiều người trong ngành tin rằng khả năng liên kết các mặt hàng kỹ thuật số với hàng hóa vật chất vẫn là một trong những chức năng quan trọng nhất.

Karinna Grant, đồng Giám đốc điều hành của The Dematerialized, một nền tảng thương mại dành cho thời trang kỹ thuật số, cho rằng “những người sở hữu NFT lần đầu hoặc mới tham gia vào thị trường sẽ vẫn giữ niềm tin truyền thống rằng các sản phẩm vật lý có giá trị hơn là các sản phẩm kỹ thuật số”.

Do đó, điều quan trọng là vẫn phải có các sản phẩm vật lý có thể đạt được thông qua việc sở hữu một thứ gì đó trong Metaverse vì hầu hết người tiêu dùng vẫn sống trong thế giới thực”.

Đây là lý do tại sao một nhãn hiệu thời trang chính thống như Coach tặng những người sở hữu NFT những chiếc túi “rouge bag” thực tế được làm theo đơn đặt hàng.

Hoặc bộ sưu tập ảo Karl Lagerfeld đã tạo cơ hội cho những người sở hữu được đến tham dự một sự kiện thương hiệu ở Paris vào năm 2022.

Tại sự kiện này sẽ có một buổi ra mắt các sản phẩm NFT khác, nơi chỉ những người sở hữu NFT Karl trước đó mới được mời tham gia…

“Cũng giống như trong đời thực, khi khách hàng dùng thẻ từ để truy cập vào câu lạc bộ thể hình mà họ đã bỏ tiền ra để đăng ký gói thành viên, thì tính tiện ích của NFT có thể là bất cứ điều gì tương tự: từ việc sử dụng NFT làm thẻ hội viên cho đến khả năng mặc nó trong trò chơi hoặc kết hợp tính bền vững về mặt đầu tư, hay thậm chí là quyền lợi xã hội cho người mua NFT”, bà Grant nhấn mạnh với phóng viên tờ Cointelegraph.

Với những lý do này, quá rõ ràng là NFT phải tạo ra cơ hội để người tiêu dùng có thể tương tác với các thương hiệu trong cả thế giới thực và kỹ thuật số.

Còn nếu tính tiện ích của một số NFT chỉ đơn giản là vì mục đích nghệ thuật, thì các thương hiệu khi tung ra NFT sẽ cần đặt nặng về tính công năng hơn và cần được xây dựng dựa trên một cộng đồng khách hàng hiện có.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Một số nền tảng thiết yếu khi bắt đầu một doanh nghiệp mới

Nếu bạn muốn bắt đầu xây dựng cho mình một doanh nghiệp riêng, dưới đây là một số nền tảng thiết yếu nhất bạn nên quan tâm ngay từ đầu.

Một số nền tảng thiết yếu khi bắt đầu một doanh nghiệp mới
Một số nền tảng thiết yếu khi bắt đầu một doanh nghiệp mới

Trong nền kinh tế đại dịch này, các nhà lãnh đạo ngày càng nhận ra rằng việc xây dựng một doanh nghiệp có khả năng phục hồi và bền bỉ có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết.

Dưới đây là một số nền tảng căn bản nhất bạn cần quan tâm và đầu tư trước khi bắt đầu.

Xác định một hệ thống nhận diện thương hiệu hay bản sắc thương hiệu riêng biệt.

Hệ thống nhận diện thương hiệu hay bản sắc thương hiệu (brand identity) có thể được định nghĩa là mức độ khác biệt trong các giá trị cốt lõi của thương hiệu mà một doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng mục tiêu.

Trong các bối cảnh kinh doanh khi mà yếu tố cạnh tranh càng trở nên khốc liệt, khi mà khách hàng càng có nhiều lựa chọn thay thế hơn, các yếu tố bản sắc thương hiệu hay điểm bán hàng riêng biệt (USP) càng trở nên quan trọng hơn.

Trước khi bắt đầu doanh nghiệp, bạn cần tự hỏi liệu doanh nghiệp của mình có bản sắc gì riêng không, đâu là thứ khách hàng sẽ nhớ về thương hiệu của mình.

Xây dựng một nền văn hóa cộng tác.

Khi nói đến văn hoá doanh nghiệp, “lịch sử” được xem là một trong những yếu tố cốt lõi, do đó bạn cần xây dựng văn hoá doanh nghiệp từ những ngày đầu hay càng sớm càng tốt.

Khi một nhân viên mới gia nhập một doanh nghiệp, họ cần hiểu doanh nghiệp của bạn có lịch sử văn hoá như thế nào, các nhân viên hiện tại tương tác với nhau ra sao và hơn thế nữa.

Sau đại dịch và sống trong một thế giới VUCA, chúng ta nhận ra rằng, khả năng thích ứng nhanh và sống sót quan trọng không kém khả năng tăng trưởng và phát triển, các thuật ngữ như Agile Marketing cũng xuất phát từ góc nhìn này.

Hàm ý của quan điểm này cho rằng, cho dù với tư cách là nhà lãnh đạo, bạn không thể tự mình giải quyết và hiểu tất cả mọi thứ, bạn cần sự đoàn kết nội bộ, bạn cần mọi người trong doanh nghiệp làm việc cùng nhau vì một mục tiêu chung.

Văn hoá cộng tác chính là chất kết dính tất cả những điều này.

Liên tục củng cố các lợi thế cạnh tranh.

Trước khi bắt đầu một doanh nghiệp hay thậm chí là bắt đầu một công việc kinh doanh gì đó, bạn cần hiểu mình là ai.

Bạn sẽ bán một sản phẩm hay một dịch vụ? Giá thành sản xuất và giá bán của bạn là bao nhiêu? Khách hàng mục tiêu là ai và thị trường của bạn ở đâu? Những giá trị mà sản phẩm hay dịch vụ của bạn mang lại cho khách hàng là gì?

Đâu là các điểm bán hàng khác biệt hay lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp của bạn so với đối thủ cạnh tranh và hơn thế nữa.

Trong bối cảnh kinh doanh mới, một hoặc một vài lợi thế cạnh tranh thôi là chưa đủ, bạn cần liên tục phát triển và củng cố các lợi thế kinh doanh mới.

Xây dựng chiến lược Marketing dựa trên từ khóa.

Trong khi với thế giới marketing phát triển như hiện tại, bạn có vô số cách để làm marketing và đưa sản phẩm của mình đến tay khách hàng.

Tuy nhiên, với bản chất là công ty khởi nghiệp, khi mà bạn bị giới hạn bởi nhiều các yếu tố như con người và nguồn vốn, bạn cần các chiến lược phù hợp và tiết kiệm hơn.

Thay vì đầu tư nhiều ngân sách marketing trên các nền tảng mạng xã hội (Social Media), bạn có thể xây dựng một chiến lược marketing thông minh với công cụ tìm kiếm.

Bằng cách tập trung vào các nhóm từ khoá ngắn và dài (long-tail và short-tail keyword), bạn có thể chủ động gặp gỡ khách hàng ngay khi họ phát sinh nhu cầu.

Xây dựng một tư duy tăng trưởng.

Để có thể nhanh chóng mở rộng phạm vi hay quy mô kinh doanh, bạn cần có chiến lược và tư duy tăng trưởng (growth mindset).

Bạn có thể bắt đầu bằng cách đạt ra các câu hỏi như: Lợi thế cạnh tranh của bạn là gì và điều đó sẽ giúp bạn như thế nào khi bạn quyết định mở rộng quy mô hay tăng trưởng?

Đâu là những con đường hay cách thức giúp bạn đạt được mục tiêu nhanh hơn và bền vững hơn? hay bạn có sẵn sàng thừa nhận sai lầm để thay đổi hay không?

Sau đó, hãy xem xét lại mô hình kinh doanh và hệ thống sản phẩm của doanh nghiệp, xây dựng khung thời gian đổi mới và hoàn thiện nó qua các thời kỳ.

Bằng cách xác định các điểm rơi của doanh nghiệp trong tương lai, bạn luôn biết cách tối ưu chiến lược của mình trong hiện tại.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

KOL là gì? Những lý thuyết về KOL trong Marketing

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các khái niệm xoay quanh thuật ngữ KOL (Key Opinion Leader) như KOL là gì, Influencer là gì, sự khác biệt giữa KOL, KOC và Influencer và nhiều nội dung khác về lý thuyết KOL trong ngành Marketing.

kol là gì
KOL là gì? Những lý thuyết về KOL trong Marketing

Dưới sự phát triển mạnh mẽ của các yếu tố tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing) và phương tiện truyền thông mạng xã hội (social media), các thuật ngữ như KOL (Key Opinion Leader), Influencer hay Celebrity được nổi lên và sử dụng một cách tương đối phổ biến.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips.com phân tích trong bài bao gồm:

  • KOL là gì?
  • KOL được ứng dụng như thế nào trong Marketing.
  • Influencer là gì? Celebrity là gì và các thuật ngữ này khác gì so với KOL.
  • Mối quan hệ giữa KOL và các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) là gì?
  • Vai trò và lợi ích của KOL đối với sự phát triển của thương hiệu hay trong marketing là gì?
  • Cách lựa chọn một KOL phù hợp cho thương hiệu hay cách triển khai một chiến dịch KOL hiệu quả.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

KOL là gì?

KOL là từ viết tắt của Key Opinion Leader, là khái niệm đề cập đến những người có khả năng gây ảnh hưởng đến một nhóm người nhất định trong xã hội.

Các KOL có thể là những nhà lãnh đạo doanh nghiệp, những nhà lãnh đạo tư tưởng ngành, những chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể nào đó hay thậm chí là các nhà chính trị gia.

Một trong những điểm nhận dạng rõ ràng nhất về các KOL là khả năng được nhìn nhận bởi công chúng, mức độ tín nhiệm, khả năng ảnh hưởng của họ trên các phương tiện truyền thông đại chúng (mass media) hay mức độ liên quan của họ đến đối tượng mục tiêu.

Ngoài ra, như bản thân ý nghĩa của chính nó “Key Opinion Leader”, các KOL chính là những người có khả năng dẫn dắt các quan điểm hay lập trường riêng của chính họ.

Trong nhiều trường hợp, những gì họ hướng tới không phải là những người theo dõi hay quan tâm đến các ý kiến hoặc quan điểm của họ, họ chỉ đơn giản là sống với mục tiêu và lý tưởng của chính mình.

Theo một định nghĩa từ InfluencerMarketingHub, KOL (viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Key Opinion Leader“, tức “người dẫn dắt dư luận”) hay còn gọi là “người có sức ảnh hưởng”, là một cá nhân hay tổ chức có kiến thức sản phẩm chuyên môn và có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực hay ngành nghề của họ.

Trong lĩnh vực ẩm thực KOL sẽ là các đầu bếp nổi tiếng, chuyên gia nghiên cứu về ẩm thực.

Trong lĩnh vực sức khỏe, KOL sẽ là các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng… Trong lĩnh vực pháp luật KOL sẽ là các luật sư, công an. Họ được tín nhiệm bởi các nhóm lợi ích có liên quan và có sức ảnh hưởng đáng kể đối với hành vi người tiêu dùng.

So với việc sử dụng người nổi tiếng làm đại sứ cho thương hiệu (Brand Ambassador) thì các KOL thường có mối quan hệ trực tiếp hơn với khán thính giả của họ nhằm chia sẻ và giới thiệu sản phẩm mới.

KOL được ứng dụng như thế nào trong Marketing.

Như đã phân tích ở trên, với những gì mà các KOL có thể mang lại, các thương hiệu hay doanh nghiệp thường sử dụng các KOL với mục tiêu là kết nối những giá trị, mục tiêu hay sứ mệnh của thương hiệu với người tiêu dùng nói chung.

Có thể là thông qua các chương trình quảng cáo, các sự kiện PR, hoặc các chiến dịch marketing, các KOL sử dụng khả năng gây ảnh hưởng và tín nhiệm của họ để “thuyết phục” các nhóm đối tượng mục tiêu suy nghĩ và thực hiện các hành động có lợi cho thương hiệu.

Influencer là gì? Celebrity là gì và các thuật ngữ này khác gì so với KOL.

Sau khi bạn đã hiểu KOL là gì, Influencer hay Celebrity lại mang những ý nghĩa khác nhau.

Trong khi các KOL được nhìn nhận như là những chuyên gia (Leader), các Influencer và Celebrity chỉ đơn giản là những người được nhiều người hâm hộ.

Influencer hay người có ảnh hưởng là một người nào đó có sức ảnh hưởng đối với một nhóm đối tượng mục tiêu nhất định.

Mặc dù không được xem như là những nhà lãnh đạo tư tưởng hay chuyên gia như KOL, những người có ảnh hưởng cũng có các kiến thức chuyên môn, kỹ năng, quyền hạn hoặc những góc nhìn sâu sắc về một chủ đề cụ thể nào đó.

Với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội, viral marketing, và tiếp thị kỹ thuật số, khái niệm Influencer gắn liền với những người có nhiều fans hâm mộ và nhiều lượt theo dõi (follower).

Nổi tiếng, nhiều người theo dõi và có khả năng lan truyền nội dung là những cụm từ phù hợp nhất để mô tả một Influencer.

  • Celebrity là gì.

Cũng tương tự như KOL và Influencer, Celebrity cũng được sử dụng để mô tả những người nổi tiếng trong một lĩnh vực nhất định.

Khác với chân dung nhà lãnh đạo chuyên môn của KOL, hay những người có nhiều người theo dõi trên các phương tiện truyền thông mạng xã hôi như Influencer, Celebrity là thuật ngữ được sử dụng chủ yếu trong phạm vi lĩnh vực giải trí.

Các Ca sĩ, diễn viên hay MC nổi tiếng trên các phương tiện truyền thông đại chúng (mass media) chính là các Celebrity.

Như đã phân tích ở trên, trong khi điểm chung của các KOL, Influencer và Celebrity đó là khả năng được nhìn nhận, khả năng ảnh hưởng đến người khác hay sự tín nhiệm, mỗi thuật ngữ được sử dụng trong những bối cảnh khác nhau, áp dụng cho những người có các kỹ năng và chuyên môn khác nhau.

Mối quan hệ giữa KOL và các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) là gì?

kol là gì
KOL là gì? KOL và các Content Creator.

Bởi khả năng gây ảnh hưởng đến người khác, làm thay đổi hành vi, suy nghĩ và hành động của đối tượng mục tiêu, các KOL cũng có thể được xem như là những nhà sáng tạo và truyền tải nội dung (content creator).

Khi kết hợp với các thương hiệu hay doanh nghiệp để truyền tải những thông điệp thương hiệu, các KOL đóng vai trò sản xuất, điều phối, chỉnh sửa và lan toả nội dung đến người tiêu dùng.

Điểm khác biệt lớn nhất ở đây là trong khi các nhóm đối tượng mục tiêu quan tâm đến nội dung của các nhà sáng tạo nội dung, họ quan tâm nhiều hơn đến góc độ chuyên gia của các KOL, tức chính bản thân con người của KOL.

Vai trò và lợi ích của KOL đối với sự phát triển của thương hiệu hay trong Marketing là gì?

Nhận thức được vai trò quan trọng của các KOL đối với sự phát triển của thương hiệu, ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn KOL trong các chiến lược marketing và thương hiệu của họ.

Dưới đây là một số nhóm vai trò chính của các KOL hay những gì mà các KOL có thể mang lại cho thương hiệu.

Xây dựng niềm tin và mức độ nhận biết của thương hiệu.

Vốn không những là những người được các nhóm đối tượng mục tiêu tin tưởng và nhận biết, các KOL luôn nhận được những sự tín nhiệm do khả năng chuyên môn của chính họ, từ những lý do này, các KOL có thể đưa thương hiệu của doanh nghiệp đến gần hơn với các nhóm đối tượng mục tiêu của họ.

Ngoài ra vì các nhóm đối tượng mục tiêu tin tưởng vào giá trị của KOL, họ cũng tin tưởng vào những thương hiệu hay nội dung mà họ chia sẻ.

Góp phần xây dựng những lời đề xuất có tác động cao.

Theo nghiên cứu của McKinsey, một trong những giá trị lớn nhất mà các KOL mang lại cho thương hiệu đó là khả năng tạo ra những lời đề xuất (đề nghị) có tác động cao.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, những lời giới thiệu hay đề nghị có tác động cao có khả năng kích hoạt mua hàng cao hơn đến 50 lần.

Thúc đẩy khả năng tương tác với người tiêu dùng.

Với các thương hiệu mới hay các công ty khởi nghiệp, nhận được niềm tin từ người tiêu dùng đã khó, muốn họ tương tác với thương hiệu còn khó hơn.

Bằng cách sử dụng các KOL như là những “người vận chuyển” nội dung và giá trị, thương hiệu cho người tiêu dùng những lý do để tin tưởng và tương tác nhiều hơn.

Thay đổi hành vi và suy nghĩ của người tiêu dùng theo hướng có lợi cho thương hiệu.

Trong phạm vi marketing và thương hiệu, mục đích cuối cùng của các marketer là thay đổi hành vi và tâm trí của người tiêu dùng, để từ đó họ thực hiện các hàng động có lợi cho thương hiệu như mua hàng hoặc giới thiệu (referral) sản phẩm và dịch vụ tới người khác.

Khi người tiêu dùng ngày càng có xu hướng ít tin tưởng hơn vào quảng cáo hay các nội dung được truyền tải trực tiếp từ thương hiệu, những nội dung từ bên thứ ba mà đặc biệt là từ những chuyên gia vốn có sự tín nhiệm cao như KOL sẽ là chia khoá để kết nối.

Thúc đẩy doanh số bán hàng.

Với tất cả những gì mà các KOL có thể mang lại, từ việc gia tăng mức độ nhận biết của thương hiệu, xây dựng và thiết lập niềm tin của người tiêu dùng với thương hiệu đến việc thúc đẩy khả năng tương tác, doanh số bán hàng là kết quả cuối cùng.

Cách lựa chọn một KOL phù hợp cho thương hiệu hay cách triển khai một chiến dịch KOL hiệu quả.

kol là gì
Cách triển khai một chiến dịch KOL hiệu quả là gì?

Để các KOL có thể phát huy tối đa sức ảnh hưởng của họ tới thương hiệu, hay thương hiệu có thể sử dụng KOL một cách hiệu quả nhất, dưới đây là các bước cần thiết khi lựa chọn KOL cho các chiến dịch.

Bước 1: Xác định mục tiêu của thương hiệu.

Cũng như bất cứ chiến lược marketing nào khác, việc lựa chọn các KOL cũng cần được bắt đầu từ các mục tiêu hay mong muốn của thương hiệu.

Một số câu hỏi thương hiệu có thể đặt ra như:

  • Mục tiêu của thương hiệu khi sử dụng các KOL là gì?
  • KOL đóng vai trò gì trong chiến dịch?
  • Họ cần khiến các nhóm đối tượng mục tiêu thay đổi hay thực hiện hành động gì?
  • Thương hiệu cần đạt được các chỉ số gì sau chiến dịch? Đó là về việc tăng doanh số bán hàng, tăng mức độ tin tưởng với thương hiệu hay bất cứ mục tiêu nào khác?

Bước 2: Nghiên cứu và lựa chọn danh sách các KOL có khả năng đáp ứng được mục tiêu cao nhất.

Bước tiếp theo sau giai đoạn xác định mục tiêu là nghiên cứu và lựa chọn một loạt các KOL tiềm năng nhất.

Một số câu hỏi thương hiệu có thể sử dụng trong giai đoạn này là:

  • Với các mục tiêu đã chọn và đối tượng người tiêu dùng của thương hiệu, các KOL nào có khả năng đáp ứng được mục tiêu?
  • Đối tượng mục tiêu của các KOL có phải là đối tượng mục tiêu tiếp cận của thương hiệu không?
  • Giá trị cá nhân của KOL đó có phù hợp với các giá trị của thương hiệu hay không?
  • Gần đây, các KOL đó có phải đối mặt với bất cứ tranh chấp hay mâu thuẫn nào không?
  • Cộng đồng người hâm mộ hay theo dõi họ đánh giá về họ như thế nào (trên các phương tiện thông tin đại chúng hay các nền tảng mạng xã hội)?
  • Hình ảnh của họ trong mắt đối tượng mục tiêu là gì?
  • Liệu mức ngân sách mà họ yêu cầu có phù hợp với thương hiệu hay không?

Bước 3: Tiếp cận các KOL và đưa ra quyết định.

Sau khi bạn đã có thể đảm bảo rằng các KOL được chọn là phù hợp với thương hiệu và có khả năng đáp ứng được mục tiêu của thương hiệu, bạn cần tiến hành liên hệ hay tiếp cận họ để trao đổi các nội dung liên quan.

Có thể với các yêu cầu từ thương hiệu, họ có thể chấp nhận, chỉnh sửa hay thay đổi một số điều kiện liên quan, đây cũng là lý do tại sao bạn nên chọn nhiều hơn 1 KOL trong quá trình nghiên cứu và lựa chọn.

Bước 4: Hoàn thiện nội dung và phương hướng triển khai chiến dịch.

Đến bước cuối cùng, khi bạn đã quyết định ai là KOL phù hợp nhất, bạn cần kết hợp với họ để xây dựng và phát triển các nội dung hay thông điệp thương hiệu.

Để các KOL mang tính chân thực cao nhất và có sức thuyết phục nhất với câc nhóm đối tượng mục tiêu, các thương hiệu không nên chủ động xây dựng toàn bộ nội dung và để các KOL “phát biểu lại”.

Thay vào đó, bạn nên chủ động để các KOL xây dựng một phần nội dung, tiến hành chỉnh sửa nội dung sao cho phù hợp với các bên liên quan (cá nhân KOL, thương hiệu và công chúng mục tiêu).

Bạn nên nhớ rằng, cách KOL truyền tải nội dung còn quan trọng hơn cả những gì mà họ chia sẻ.

Kết luận.

Như đã phân tích, trong bối cảnh khi mà người tiêu dùng ngày càng có xu hướng ít tin tưởng hơn vào quảng cáo hay là những gì thương hiệu nói, những phát biểu hay chia sẻ của bên thứ 3 đóng vai trò tạo ra sức ảnh hưởng rất lớn và chân thực.

Khi những người làm marketing có thể hiểu bản chất thực sự của vấn đề, cũng như hiểu vai trò của các kol là gì trong sự phát triển của thương hiệu, họ có nhiều cách hơn để xây dựng và thúc đẩy sự tăng trưởng của thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

5 lầm tưởng về khái niệm chiến lược

Vốn được sử dụng tương đối phổ biến, khái niệm hay thuật ngữ ‘chiến lược’ ẩn chứa nhiều bí mật mà không phải ai cũng biết.

lầm tưởng về khái niệm chiến lược
5 lầm tưởng về khái niệm chiến lược

Trong hầu hết các ngành nghề hay lĩnh vực, thuật ngữ ‘chiến lược’ luôn ẩn chứa những bí mật của riêng nó – một nửa là sự thật và một nửa là những giả định được hiểu mà cuối cùng sẽ dẫn đến các sai lầm và thậm chí là thảm họa.

Trước hết, bạn cần tìm hiểu về khái niệm chiến lược.

Chiến lược là gì?

Chiến lược trong tiếng Anh (và được sử dụng rộng rãi) có nghĩa là Strategy, thuật ngữ dùng để chỉ các bản kế hoạch (Plan) tổng thể hay các định hướng chung được xây dựng để đạt được một hoặc nhiều các mục tiêu khác nhau trong dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.

Theo Wikipedia, chiến lược chính là các bản kế hoạch dài hạn mang tính định hướng tổng thể được thiết kế để giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu khác nhau trong những điều kiện bất ổn và mơ hồ (VUCA) khác nhau.

Trong bài viết dưới đây, chuyên gia chiến lược Stephen Bungay sẽ tập trung giải thích 5 lầm tưởng về khái niệm chiến lược, giải thích tại sao chúng ta lại tin vào chiến lược và tại sao chúng ta đã sai.

Lầm tưởng 1: Chiến lược là dài hạn.

Tại sao nó có vẻ hợp lý.

Trong một số ngành, nền tảng của sự cạnh tranh có thể không thay đổi trong nhiều thập kỷ, và các nhà lãnh đạo khi này thường gắn bó với các chiến lược của họ trong một thời gian rất dài dù cho họ có đang tăng trưởng hay suy thoái.

Tại sao nó sai.

Khi những giả định vốn có về một ngành nào đó bị thách thức lại bởi những quan điểm hay tư duy mới, những thay đổi trong chiến lược ắt sẽ xảy ra.

Nghĩ về chiến lược như một loại cam kết dài hạn nào đó có thể khiến bạn mù quáng trước những nhu cầu mới, trước những điều kiện cần phải thay đổi.

Thay vì nghĩ về phạm vi thời gian là ngắn hạn hay dài hạn, bạn nên tập trung vào chiều sâu. Chiến lược không phải là về những điều chúng ta sẽ làm trong tương lai, chiến lược là về những gì chúng ta cần làm ngay bây giờ để định hình tương lai có lợi cho chúng ta.

Lầm tưởng 2: Những “kẻ phá bĩnh” luôn thay đổi chiến lược.

Tại sao nó có vẻ hợp lý.

Có vẻ như Amazon và những gã khổng lồ về nền tảng như Google và Facebook sẽ luôn thay đổi chiến lược vì họ sử dụng lượng tiền mặt khổng lồ mà họ tạo ra thường xuyên để đổi mới hay đưa ra các sản phẩm và dịch vụ mới.

Khái niệm ‘đổi mới’ dễ bị nhầm lẫn với sự thay đổi trong định hướng chiến lược, và đôi khi nó cũng có thể làm thay đổi chiến lược.

Tại sao nó sai.

Trong trường hợp của Amazon cũng như các Big Tech khác, hầu hết các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo mới đều phản ánh một chiến lược nhất quán và duy nhất, một chiến lược đã vốn quen thuộc với những người làm kinh doanh có kinh nghiệm.

Đó là khi Bruce Henderson, nhà sáng lập của BCG (một trong những tổ chức về tư vấn và quản trị hàng đầu toàn cầu), nhận thấy rằng trong nhiều doanh nghiệp, chi phí có xu hướng giảm ở mức có thể dự đoán được khi khối lượng tích luỹ tăng lên.

Hàm ý của chiến lược nói rằng, bằng cách định giá trước với dự đoán chi phí giảm, một doanh nghiệp có thể hy sinh lợi nhuận hiện tại để giành được thị phần và đạt được vị trí dẫn đầu thị trường (market leader) và sau đó dần có được lợi nhuận.

Lầm tưởng 3: khái niệm lợi thế cạnh tranh đang dần biết mất.

Tại sao nó có vẻ hợp lý.

Có nhiều bằng chứng cho thấy khoảng thời gian mà các lợi thế cạnh tranh có thể được duy trì đang rút ngắn lại, điều này cho thấy rằng việc đạt được khả năng phòng thủ ngày càng trở nên khó khăn hơn, các rào cản gia nhập ngành sẽ mong manh và dễ vượt qua hơn.

Tại sao nó sai.

Hãy nhìn vào các tên tuổi lớn như Amazon, Alphabet, Apple, Facebook và Microsoft. Lợi thế cạnh của họ là quá lớn (và thậm chí còn dường như là độc quyền) và các rào cản để vượt qua họ cao đến mức khó có thể phá vỡ.

Sự thật ở đây là, không phải khái niệm lợi thế cạnh tranh đã chết, mà là bạn cần dựa vào nhiều lợi thế hơn để cạnh tranh (thay vì chỉ dựa vào một hoặc một vài).

Lầm tưởng 4: Bạn không thực sự cần một chiến lược, bạn chỉ cần nhanh nhẹn (agile).

Tại sao nó có vẻ hợp lý.

Đối với hầu hết các công ty khởi nghiệp – sự nhanh nhẹn hay khả năng thích ứng nhanh luôn luôn là điều kiện cần thiết để thành công và chắc chắn họ dường như không tuân theo bất kỳ loại kế hoạch hay chiến lược cụ thể nào.

Từ góc nhìn này, không ít các nhà lãnh đạo hay người làm kinh doanh cho rằng chỉ cần NHANH là đủ, không cần chiến lược.

Tại sao nó sai.

Bạn cần hiểu rằng, sự nhanh nhẹn hay khả năng thích ứng nhanh không phải là một chiến lược. Đó chỉ là một năng lực, một kỹ năng mang tính tức thời, và chúng không thể giúp xây dựng vị thế cạnh tranh của một doanh nghiệp hay thương hiệu nào đó trong dài hạn.

Một chiến lược không phải là một bản kế hoạch, nó là một mô hình được sử dụng để ra quyết định, một tập hợp các nguyên tắc mang tính hướng dẫn có thể được áp dụng trong các bối cảnh kinh doanh khác nhau.

Và hầu hết các công ty khởi nghiệp đều thất bại bởi vì họ không có chiến lược.

Lầm tưởng 5: Bạn cần một chiến lược kỹ thuật số.

Tại sao nó có vẻ hợp lý.

Trong bối cảnh khi mà nhà nhà hay người người chuyển đổi số, các yếu tố liên quan đến công nghệ hay kỹ thuật số thường được xem là ưu tiên hàng đầu.

Công nghệ kỹ thuật số (digital) đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập, lưu trữ và sử dụng thông tin. Trong các giai đoạn đầu, nó cho phép các doanh nghiệp làm tốt hơn những gì họ đã từng làm trong quá khứ.

Từ những lý do này, các doanh nghiệp coi kỹ thuật số là chiến lược quan trọng nhất.

Tại sao nó sai.

Doanh nghiệp là một tổ chức hoạt động đan xen với nhau, và nếu bạn đang cố gắng tối ưu hóa một thứ gì đó, bạn nên tối ưu hoá toàn bộ các phòng ban.

Bạn không cần phải xây dựng một chiến lược cho kỹ thuật số, công nghệ, tài chính, nhân sự hay bất kỳ thứ gì khác – bạn chỉ cần xây dựng một chiến lược cho toàn doanh nghiệp.

Cách để giải quyết các vấn đề về kỹ thuật số là suy nghĩ thấu đáo và đặt ra tất cả các giả định cơ bản về cách thức hoạt động của doanh nghiệp đồng thời tự hỏi liệu chúng có còn giá trị hay phù hợp với bối cảnh mới không. Một lần nữa đó là câu chuyện của chiến lược.

Trong thế giới VUCA, khi các nguyên tắc cơ bản đang dần thay đổi, bản thân chúng ta với tư cách là những nhà lãnh đạo cần suy nghĩ nhiều hơn về vấn đề này, dù cho là trong ngắn hạn hay dài hạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Các nhà lãnh đạo đang hiểu sai về mô hình làm việc kiểu Hybrid

Trong khi các hình thức làm việc kết hợp (Hybrid) đã trở thành một xu hướng tất yếu trong đại dịch, không ít các nhà lãnh đạo doanh nghiệp chưa thực sự hiểu về mô hình này.

Một số hiểu lầm về môi trường làm việc kiểu Hybrid
Một số hiểu lầm về môi trường làm việc kiểu Hybrid

Theo nghiên cứu của Gartner, phần lớn (82%) các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có kế hoạch cho phép nhân viên của họ làm việc theo mô hình kết hợp (Hybrid) trong tương lai.

Tuy nhiên, trong khi các nhà lãnh đạo coi trọng mô hình làm việc kết hợp, không ít người trong số họ có những quan điểm chưa đúng đắn về mô hình này.

Đối với nhiều nhà lãnh đạo, làm việc kết hợp (hybrid work) có nghĩa là làm 2 hoặc 3 ngày tại văn phòng mỗi tuần (thường là dài hơn), và một số ngày làm việc tại nhà.

Trên thực tế, làm việc theo mô hình kết hợp không chỉ liên quan đến việc thiết lập một số ngày làm việc nhất định tại văn phòng. Các nhà lãnh đạo hiệu quả nhất nhận ra rằng làm việc kết hợp còn liên quan nhiều đến cách thức tổ chức của họ được vận hành.

Dưới đây là một số góc nhìn đúng đắn về mô hình làm việc kết hợp.

Cách các đội nhóm hợp tác và làm việc quan trọng hơn nơi họ làm việc.

Là một nhà lãnh đạo, để phát triển một chiến lược làm việc kết hợp hiệu quả, bạn cần thấu hiểu về các kiểu công việc mà nhân viên của mình đang làm – chẳng hạn như liệu họ đang thực hiện các công việc thiên về chuyên môn hay các công việc về chiến lược.

Theo các nghiên cứu gần đây của Asana, dựa trên nghiên cứu của hơn 10.000 người làm việc có tri thức, đã phát hiện ra rằng thời gian người làm việc (nhân viên) dành cho các công việc chuyên môn so với thời gian dành cho các công việc về chiến lược (strategic work) đã thay đổi trong những năm qua.

Cụ thể, nhân viên đang dành nhiều hơn 27% thời gian của họ cho các công việc chuyên môn hay công việc có kỹ năng (skilled work).

Theo các nhà nghiên cứu, những người lao động nói rằng họ thích làm những công việc có kỹ năng ở nhà hơn vì họ có thể tập trung nhiều hơn.

Tuy nhiên, khi nói đến các công việc thiên về chiến lược – những thứ vốn là mạch máu của mọi tổ chức – nghiên cứu cho thấy rằng người lao động đang dành ít thời gian hơn đáng kể (tới 36%) cho các công việc liên quan đến chiến lược.

Nhận thức được những sự thay đổi trong cách thức làm việc của nhân viên, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các nhà lãnh đạo giờ đây không chỉ là phân bổ số ngày làm việc tại nhà hay văn phòng, mà đó là về cách họ thay đổi cách thức nhân viên làm việc.

Các quy trình làm việc cũng cần được xây dựng lại từ đầu.

Nhiều nhà lãnh đạo cũng đang suy nghĩ rằng làm việc kết hợp là mô hình trung gian giữa làm việc từ xa và làm việc tại văn phòng. Thực tế thì không phải như vậy.

Làm việc kết hợp đòi hỏi các quy trình tổ chức hay làm việc hoàn toàn khác so với làm việc từ xa hoặc làm việc trực tiếp.

Nhiều quy trình làm việc của doanh nghiệp theo đó cần được xây dựng lại sao cho phù hợp với mô hình làm việc kết hợp. Là một nhà lãnh đạo, bạn sẽ cần quyết định quy trình ra quyết định, quy trình thiết lập mục tiêu và quy trình phát triển ý tưởng mới.

Trong khi quy trình làm việc mới sẽ cần có thêm nhiều thành phần khác nhau, điều quan trọng là quy trình mới phải cần có khả năng thích ứng với môi trường làm việc kiểu mới, khi mà các nhân viên dễ bị kiệt sức và sao nhãng hơn trong công việc của họ.

Theo các nghiên cứu, có đến khoảng 40% người lao động tin rằng kiệt sức là một yếu tố khó tránh khỏi nếu muốn vươn tới sự thành công.

Là một nhà lãnh đạo, bạn cần thiết lập các quy trình mới để đo lường khối lượng công việc của nhân viên và chủ động ngăn chặn tình trạng kiệt sức này.

Sự linh hoạt trong môi trường làm việc kết hợp.

Làm việc kết hợp không phải là chuyện chỉ định một số ngày làm việc tại văn phòng hay một số ngày làm việc tại nhà.

Nó cũng không phải là mô hình trung gian giữa làm việc từ xa và làm việc tại văn phòng.

Là một nhà lãnh đạo, để có thể áp dụng một cách thành công mô hình làm việc kết hợp, bạn cần hiểu những loại công việc mà nhân viên của bạn đang làm và xây dựng lại từ đầu các quy trình làm việc.

Có thể bạn sẽ muốn nhân viên của mình làm việc tại văn phòng vào một số ngày cụ thể hoặc linh hoạt giữa các thời điểm khác nhau. Những con số đó chỉ là một phần đầu ra của chiến lược chứ không phải là chiến lược.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Burger King bị khách hàng kiện vì quảng cáo không đúng sự thật

Thương hiệu thức ăn nhanh (F&B) hàng đầu thế giới Burger King vừa bị một loạt các khách hàng kiện vì họ cho rằng kích thước của các miếng burger (Whoppers) trong thực tế nhỏ hơn so với quảng cáo.

Burger King bị khách hàng kiện vì quảng cáo không đúng sự thật
Burger King bị khách hàng kiện vì quảng cáo không đúng sự thật

Theo thông tin từ tờ BusinessInsider, một vụ kiện mới cho rằng Burger King đã gây hiểu lầm cho khách hàng của họ về các món ăn trong thực đơn của hãng, bao gồm cả món Whopper (bánh burger kẹp thịt) mang tính biểu tượng của thương hiệu.

Những khách hàng trong vụ kiện nói rằng Burger King đã quảng cáo sai sự thật về kích thước thực của những chiếc bánh mì kẹp thịt, cụ thể kích thước trong thực tế nhỏ hơn so với trong quảng cáo.

Theo những người chuyên gia về đánh giá sản phẩm trong lĩnh vực thực phẳm (reviewer) trên các nền tảng mạng xã hội, kích thước của những chiếc Whopper trong quảng cáo lớn hơn 35% so với sản phẩm trong thực tế.

Trong khi những khách hàng trong vụ kiện đang yêu cầu bồi thường thiệt hại và buộc Burger King dừng các quảng cáo gây hiểu lầm, phía Burger King cho rằng “mặc dù kích thước của Whopper trong quảng cáo có phần lớn hơn, công thức và số lượng thịt bò cũng như các thành phần có trong Whopper của Burger King vẫn không thay đổi.”

Liên quan đến vụ kiện này của Burger King, theo một số nguồn tin khác nhau, các vụ kiện liên quan đến các quảng cáo sai sự thật trong lĩnh vực thực phẩm đã tăng mạnh trong những năm gần đây.

Vào năm 2020, Chipotle đã thanh toán 6,5 triệu USD tiền bồi thường cho những khách hàng nói rằng họ đã bị Chipotle lừa khi thương hiệu này cam kết phục vụ các sản phẩm không biến đổi gen trong khi họ đang tiêu thụ thịt từ động vật có biến đổi gen.

Theo phân tích của luật sư Pooja S. Nair trên tạp chí Food Dive, các vụ kiện quảng cáo sai sự thật trong ngành công nghiệp thực phẩm đang liên tục gia tăng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Câu chuyện thương hiệu đằng sau logo của Apple

Logo của Apple không phải lúc nào cũng là quả táo bị cắn một miếng như ngày nay. Đằng sau nó là những câu chuyện thương hiệu thú vị.

Câu chuyện thương hiệu đằng sau logo của Apple
Câu chuyện thương hiệu đằng sau logo của Apple

Dù là những bức vẽ cầu kỳ từ thuở khai sinh hay hình trái táo cắn dở tối giản đã làm nên thương hiệu như ngày nay, logo của Apple vẫn luôn thể hiện rõ mục tiêu và định hướng của hãng.

Ngày sản phẩm đầu tiên mang tên Apple I được công bố, hãng thậm chí còn chưa có một hình ảnh đại diện nào. Nhưng đến 1/4/1976, khi Apple được chính thức thành lập bởi Steve Wozniak và Steve Jobs, logo đầu tiên đã chính thức xuất hiện.

Từ trái táo của Isaac Newton tới phần khuyết quen thuộc và một câu chuyện thương hiệu đầy hấp dẫn từ Apple.

Logo đầu tiên của Apple được thiết kế bởi nhà đồng sáng lập thứ 3, Ronald Wayne. Tuy nhiên, ông đã rời công ty vài ngày trước khi thành lập và chiếc logo do ông thiết kế cũng bị thay đổi chỉ sau 1 năm.

Không giống với phong cách hiện đại ngày nay, logo nguyên bản của Wayne lấy ý tưởng từ câu chuyện của nhà bác học Isaac Newton phát hiện ra định luật vạn vật hấp dẫn. Hình vẽ trên logo được vẽ tay và mô phỏng khắc gỗ như những cuốn tiểu thuyết ngày xưa.

Đồng thời, phần chữ cũng được thể hiện theo nét viết cổ điển. Dòng chữ xung quanh viền, được lấy trong cuốn “The Prelude” của William Wordsworth, có nghĩa: “Newton, một bộ óc luôn một mình lênh đênh giữa những đại dương suy ngẫm”.

Đến năm 1977, hãng công nghệ thay thế logo vẽ tay của Wayne bằng tác phẩm của nhà thiết kế Rob Janoff. Biểu tượng của ông là hình trái táo cắn dở với 6 đường kẻ bao gồm 6 màu. Sau đó, nó trở thành tiền đề cho logo hiện tại của Apple.

“Thực chất nó rất đơn giản. Lúc đó tôi chỉ đi mua vài quả táo, đặt vào tô rồi dành cả tuần để vẽ theo chúng và đơn giản hóa các đường nét”, Janoff chia sẻ trong một buổi phỏng vấn.

Ông cho biết toàn bộ quá trình từ lúc lên ý tưởng sáng tạo và hiện thực hóa chỉ mất 2 tuần. Nhiệm vụ của ông lúc ấy là phải hoàn thành logo để kịp công bố vào sự kiện ra mắt Apple II tháng 4/1977.

“Tôi thậm chí còn không nhận được yêu cầu chính thức của Apple về bản vẽ, ngoài việc ‘đừng làm nó quá đáng yêu’”, ông nhớ lại. Những màu sắc trong logo được ông lựa chọn một cách ngẫu nhiên.

Và phần lõm của biểu tượng quả táo chính là biểu trưng cho chữ “a”, chữ cái đầu tiên trong tên gọi của hãng.

Nhiều nguồn tin cho rằng trong bản vẽ gốc của Janoff thứ tự màu sắc đúng là từ tối đến sáng. Nhưng Steve Jobs đã nhất quyết thay đổi trình tự này.

Ông cũng yêu cầu phải có đủ 6 màu và không được ngăn giữa bằng các dòng kẻ, dù tại thời điểm đó việc in các màu cách nhau sẽ dễ hơn là in liền mạch. Do đó, Michael Scott, CEO của Apple từ 1977-1981, từng nhận định đây là chiếc logo đắt đỏ nhất từng được thiết kế.

Là người nhất quyết yêu cầu logo 6 màu nhưng Steve cũng là người đòi thay đổi nó khi ông quay trở lại nắm quyền công ty vào năm 1996. Logo của Janoff kết thúc vòng đời của mình vào năm 1998, tròn 21 năm.

Tuy nhiên, trước khi ngừng sử dụng, logo hình quả táo quen thuộc được chuyển sang trắng đen trên chiếc PowerBook G3. Hộp đựng thiết bị cũng sử dụng 2 phiên bản logo trắng và đen này.

Câu chuyện về thương hiệu trái táo khuyết mang tên Apple.

Đến 1988, bản logo màu đen đã được chọn làm biểu tượng của Apple. Hiện tại, dù được biến tấu qua từng sự kiện công bố sản phẩm nhưng hình trái táo cắn dở vẫn luôn trường tồn. Nhiều phiên bản logo Apple khác cũng được ra đời nhưng về cơ bản chúng chỉ khác nhau ở màu sắc và họa tiết.

Vào năm 1988, hãng công nghệ từng thay đổi logo trong một thời gian ngắn để chào đón sự ra mắt của iMac trên thị trường. Biểu tượng được chuyển sang màu xanh Bondi, tương tự với chiếc iMac đầu tiên. Logo đã thể hiện rõ sự đa dạng về mặt màu sắc của thiết bị này.

Sau đó, logo trái táo khuyết cũng thay đổi theo màu sắc của iMac và iBook. Nhưng biểu tượng màu xanh Bondi chỉ tỏa sáng trong phút chốc và không bao giờ được hãng sử dụng lâu. Thay vào đó, phiên bản màu đen lại luôn xuất hiện trên các bản in ấn của Apple.

Đến 2007, chiếc iPhone đầu tiên ra đời và Apple Computer đổi tên thành Apple. Hãng quyết định giữ nguyên thiết kế trái táo của Janoff và thêm hiệu ứng 3D vào phần trên của logo.

Năm 2013, iOS trải qua một đợt tái thiết kế giao diện lại từ đầu, loại bỏ toàn bộ hiệu ứng 3D. Do đó, logo cũng được thiết kế phẳng hơn nhưng không sử dụng màu đen thuần túy như trước kia mà có màu xám bạc bóng bẩy.

Ngày nay, Apple có thể linh hoạt chuyển đổi logo giữa các màu sắc. Thậm chí, hãng từng tìm về quá khứ với logo 6 màu trên chiếc iMac 24 inch.

Khi được hỏi về sự thay đổi qua nhiều năm của logo Apple, Janoff cho biết nó vẫn mang hình dáng và ý tưởng chủ đạo của ông. “Nhìn chúng, tôi như nhìn những đứa con của mình lớn lên và gặt hái thành công trong sự nghiệp. Tôi rất tự hào về chúng”, ông chia sẻ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Ogilvy sẽ dừng hợp tác với những Influencer chỉnh sửa khuôn mặt khi quảng cáo

Theo thông tin từ Ogilvy, agency này sẽ dừng hợp tác với những người có ảnh hưởng (Influencer) chỉnh sửa cơ thể và khuôn mặt của họ cho quảng cáo.

Ogilvy sẽ không còn hợp tác với những người có ảnh hưởng làm biến dạng, thay đổi, chỉnh sửa cơ thể hoặc khuôn mặt của họ cho các chiến dịch thương hiệu với nỗ lực chống lại những tác hại sức khỏe tinh thần “có hệ thống” trên mạng xã hội.

Chia sẻ với tờ The Drum, Ông Rahul Titus, người đứng đầu bộ phận người có ảnh hưởng (Influencer) của Ogilvy cho biết, tiếp thị người có ảnh hưởng (Influencer Marketing) vốn được xem là “khía cạnh mang tính chân thực nhất của Marketing, tuy nhiên giờ đây, sự dàn dựng có hệ thống sẽ gây hại cho bất kì ai trên mạng xã hội”.

Chính sách mới của Ogilvy hiện áp dụng cho tất cả các bộ phận tại Ogilvy Vương quốc Anh.

Tại sao Ogilvy lại đưa ra chính sách mới này.

Chính sách của Ogilvy được đưa ra trong bối cảnh chính phủ Vương quốc Anh đang xem xét Dự luật liên quan đến việc chỉnh sửa hình ảnh cơ thể trên các phương tiện kỹ thuật số.

Titus hy vọng rằng cam kết của Ogilvy trong việc dừng hợp tác với những người có ảnh hưởng làm thay đổi hình ảnh của họ sẽ giúp cho dự luật được thông qua nhanh hơn.

Ông nói: “Chúng tôi cũng có những bổn phận nhất định với tư cách là những người làm marketing, ngoài ra với tư cách là Agency và thương hiệu, chúng tôi không mong muốn các thế hệ kế tiếp phải chứng kiến những sự hỗn độn như hiện tại.”

Ogilvy sẽ triển khai chính sách này trong hai giai đoạn. Bắt đầu từ tháng 4, nhóm của Titus sẽ bắt đầu tham khảo ý kiến ​​của các thương hiệu và những người có ảnh hưởng về chính sách này và vào tháng 5, nhóm sẽ thực hiện lệnh cấm.

Ogilvy sẽ áp dụng chính sách mới như thế nào trong thực tế?

  • Ogilvy sẽ không còn hợp tác với những người có ảnh hưởng chỉnh sửa làn da hoặc cơ thể của họ nữa, nhưng sẽ cho phép họ chỉnh sửa độ tương phản hoặc độ sáng. Các tiêu chuẩn về bộ lọc làm đẹp sẽ được thực thi ở Vương quốc Anh.
  • Ogilvy sẽ sử dụng công nghệ InfluenceO của mình để phát hiện khi nào một hình ảnh đã được chỉnh sửa quá đà.

Ogilvy hy vọng chính sách này sẽ “tạo ra một phản ứng dây chuyền” trong ngành Marketing nói chung và bản thân Titus cũng không ngừng kêu gọi các thành viên khác triển khai những chính sách hay công việc tương tự.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

USP là gì? Hiểu về USP (Unique Selling Point) trong Marketing

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu toàn diện các nội dung về thuật ngữ USP (USP là từ viết tắt của Unique Selling Point tiếng Việt có nghĩa là Lợi điểm bán hàng độc nhất) như: USP là gì? Các yếu tố cấu thành một USP tốt? Ví dụ về USP sản phẩm? Cách xây dựng USP trong Marketing? và hơn thế nữa.

usp là gì
USP là gì? Tất cả những gì cần biết về USP trong Marketing

USP (Unique Selling Point) là khái niệm được sử dụng chủ yếu trong ngành Marketing và kinh doanh dùng để chỉ các điểm bán hàng riêng biệt hay độc đáo của một thương hiệu hay sản phẩm nào đó. USP là cơ sở để xây dựng sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường hoặc định vị thương hiệu trong tâm trí của người tiêu dùng. Mặc dù là thuật ngữ tương đối phổ biến, USP vẫn chưa được hiểu một cách đầy đủ.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • USP là gì?
  • USP trong Marketing là gì?
  • Lịch sử hình thành của thuật ngữ USP.
  • Vai trò của các USP (Unique Selling Point) đối với thương hiệu hay doanh nghiệp là gì?
  • Cách xây dựng và phát triển USP.
  • Những thành phần chính của một USP tốt là gì?
  • Một số ví dụ tiêu biểu về USP của các thương hiệu lớn trên thế giới.
  • Các câu hỏi thường gặp liên quan đến thuật ngữ USP.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

USP là gì?

USP là từ viết tắt của Unique Selling Point hoặc Unique Selling Proposition, trong tiếng Việt có nghĩa là Điểm bán hàng độc nhất.

khái niệm đề cập đến những điểm bán hàng khác biệt, những đề xuất bán hàng duy nhất, hay những gì tách biệt một sản phẩm, một doanh nghiệp, một thương hiệu nhất định ra khỏi đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

USP thường bao gồm một số lợi ích cụ thể hay lợi thế riêng biệt giúp thương hiệu trở nên có giá trị hơn đối thủ cạnh tranh trong mắt người tiêu dùng.

Đối thủ cạnh tranh và người tiêu dùng là 2 hệ quy chiếu so sánh của USP.

USP hay Unique Selling Proposition là những điểm đề xuất bán hàng độc đáo hoặc những đề xuất giá trị duy nhất (Unique Value Proposition – UVP) trong phạm vi các mô hình kinh doanh.

USP trong Marketing là gì?

Như đã phân tích ở trên, USP vốn là khái niệm được sử dụng trong phạm vi kinh doanh nói chung và marketing nói riêng.

Dù cho doanh nghiệp sử dụng trong bối cảnh cụ thể nào thì bản chất của các USP vẫn là giống nhau, tức nó hướng tới những gì giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt và bán được nhiều hàng hơn từ sự khác biệt đó.

Lịch sử hình thành của thuật ngữ USP.

USP được sử dụng lần đầu trong các chiến dịch quảng cáo thành công nhất vào đầu những năm 1940.

Thuật ngữ này được đặt ra bởi Ông Rosser Reeves, một trọng những người đi tiên phong trong lĩnh vực quảng cáo truyền hình (TV) của Ted Bates & Company.

Ông Theodore Levitt, một giáo sư và là nhà kinh tế học tại Trường Kinh doanh Harvard chia sẻ rằng “Khác biệt hóa là một trong những hoạt động chiến lược và chiến thuật quan trọng nhất mà các doanh nghiệp phải liên tục xây dựng và bảo vệ.”

Xuất phát từ góc nhìn này, các USP được xây dựng với nhiệm vụ giúp doanh nghiệp hay thương hiệu trở nên khác biệt hơn so với các đối thủ cạnh tranh, đó là những gì họ cần làm để tiếp tục tồn tại và phát triển trong bối cảnh kinh tế thị trường mới.

Thương hiệu cá nhân (personal brand) cũng là một phần của USP.

Vai trò của các USP (Unique Selling Point) đối với thương hiệu hay doanh nghiệp là gì?

Unique Selling Point
Vai trò của các USP (Unique Selling Point) đối với thương hiệu hay doanh nghiệp là gì?

Như đã phân tích ở trên, với mục tiêu là giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt trên thị trường, USP đóng 3 nhóm vai trò chính đối với các doanh nghiệp.

USP giúp xây dựng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Trong bối cảnh khi một sản phẩm của một thương hiệu nhất định phải cạnh tranh với vô số các đối thủ và sản phẩm khác hiện có trên thị trường, hoặc thậm chí là phải cạnh tranh với các nhóm doanh nghiệp mới gia nhập.

Một câu hỏi được các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hoặc marketing đặt ra là “đâu là các lợi thế kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ sử dụng để đối đầu với đối thủ?”.

Bằng cách liên tục xây dựng và phát triển các USP, các doanh nghiệp có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn trên thị trường, giữ vững vị thế của họ và tăng trưởng cao hơn nữa.

USP nên là kim chỉ nam cho các chiến lược thương hiệu và marketing của doanh nghiệp.

USP giúp thu hút và giữ chân khách hàng.

Khác với các nền kinh tế kiểu cũ, kém phát triển và ít lựa chọn, nền kinh tế hiện đại mang lại cho người tiêu dùng vô số các lựa chọn khác nhau.

Từ các sản phẩm với nhiều tính năng, lợi ích và công dụng hữu ích, đến các dịch vụ có thể truyền tải nhiều yếu tố cảm xúc, từ các lợi ích vô hình (thương hiệu hay lợi ích cảm tính) đến các lợi ích cụ thể khi sử dụng sản phẩm (lợi ích lý tính), khách hàng ngày càng đòi hỏi nhiều hơn từ các thương hiệu họ chọn.

Các USP chính là điểm mấu chốt để thương hiệu có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh, từ đó có thể giữ chân họ ở lại lâu hơn với thương hiệu.

Ngoài ra, khi người tiêu dùng ngày càng có xu hướng lựa chọn nhiều hơn các sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với giá trị cá nhân của họ, các USP khi này đóng vai trò là chất xúc tác giúp họ ra quyết định nhanh hơn.

USP giúp một sản phẩm hay thương hiệu nào đó trở nên “không thể thay thế được”.

USP giúp thương hiệu trở nên khác biệt so với các đối thủ còn lại trên thị trường.

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là câu chuyện hết sức bình thường ở hầu hết các quy mô kinh doanh, các ngành hàng hay các loại hình doanh nghiệp khác nhau.

Khi quy luật cung cầu thay đổi, khi khách hàng đứng trước bạn và các đối thủ còn lại trên thị trường, USP chính là những sự khác biệt giúp thương hiệu định vị giá trị mà họ có thể mang lại cho khách hàng tốt hơn đối thủ cạnh tranh.

Cách xây dựng và phát triển USP.

usp
USP là gì? Cách xây dựng USP.

Một câu hỏi lớn được nhiều người làm marketing và kinh doanh đặt ra là làm thế nào để xây dựng và phát triển các USP hay nói cách khác, phương thức để xây dựng nên một USP hiệu quả là gì?

Để có thể xác định chính xác các USP hay tìm kiếm các USP thực sự có lợi cho doanh nghiệp, những người làm marketing có thể trải qua 3 giai đoạn khác nhau bao gồm: Thấu hiểu doanh nghiệp, thấu hiểu khách hàng và thấu hiểu đối thủ canh tranh.

  • Thấu hiểu doanh nghiệp.

Một USP hiệu quả và thực sự là USP cần là điểm giao thoa giữa 3 yếu tố: khách hàng, đối thủ và doanh nghiệp, nếu thiếu một trong ba thành phần này, một USP không thực sự mang lại giá trị.

Vì bản chất USP chính là các điểm khác biệt của doanh nghiệp, nó cần được xây dựng dựa trên các năng lực cốt lõi thực tế của doanh nghiệp đó.

Bạn không thể cam kết hay truyền tải các giá trị mà bạn vốn không “sở hữu” nó.

Một số câu hỏi giúp doanh nghiệp xác định năng lực thực tế của mình như:

  • Thương hiệu hay doanh nghiệp của bạn đang cố gắng giải quyết nhu cầu hay vấn đề gì của người tiêu dùng?
  • Đâu là lý do khách hàng lựa chọn thương hiệu của bạn?
  • Đâu là lý do khách hàng không lựa chọn (rào cản) bạn?
  • Khách hàng có đánh giá như thế nào về thương hiệu của bạn?
  • Thương hiệu của bạn có tạo ra cảm xúc gì cho khách hàng không?
  • Các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp là gì?
  • Bạn có đặt mình vào tâm thế của khách hàng khi xây dựng USP hay không?
  • Vị thế hiện có của doanh nghiệp trên thị trường?
  • Thấu hiểu khách hàng.

Trong khi các USP giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt so với đối thủ, ý nghĩa thực sự của nó là gì lại nằm trong tâm trí của khách hàng.

Giá trị của các USP cũng hoạt động tương tự như khái niệm “thương hiệu”, tức nó không nằm trong suy nghĩ hay phát triển theo cách mà doanh nghiệp muốn, nó vốn dĩ nằm trong tâm trí của khách hàng, cách khách hàng cảm nhận và nhớ về nó.

Hiểu được điều này, một USP sẽ không còn là USP nếu nó không xuất phát từ góc nhìn của khách hàng, xây dựng và phát triển vì lợi ích của khách hàng.

Một số câu hỏi bạn có thể sử dụng để thấu hiểu khách hàng khi xây dựng USP.

  • Nỗi đau của khách hàng là gì, họ thực sự cần điều gì (cả cảm tính lẫn lý tính, lợi ích của sản phẩm hữu hình lẫn vô hình).
  • Họ kỳ vọng điều gì từ các thương hiệu họ lựa chọn?
  • Khách hàng đánh giá như thế nào về sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu?
  • Giá bán của thương hiệu có làm khách hàng hài lòng không?
  • Đâu là những yếu tố họ quan tâm nhất khi ra quyết định mua hàng hay quyết định chọn một thương hiệu?
  • Giá trị cá nhân hay thế giới quan của họ là gì?

Bạn cần hiểu rằng, USP sẽ không có ý nghĩa gì nếu khách hàng không coi đó là USP tức các điểm khác biệt của thương hiệu không phải là thứ khách hành cần.

  • Thấu hiểu đối thủ cạnh tranh.

Điều gì sẽ xảy ra nếu USP của bạn chỉ được xây dựng dựa trên khách hàng và chính doanh nghiệp của bạn?

Chắc chắn, USP của bạn sẽ không mấy có lợi thế nếu không đặt nó trong bối cảnh với các đối thủ cạnh tranh hiện có (và mới gia nhập) trên thị trường.

Hiểu một cách đơn giản thì nếu các USP của bạn kém khác biệt và ít giá trị hơn so với các USP của đối thủ, rõ ràng là khách hàng sẽ chọn đối thủ thay vì bạn.

Dưới đây là một số câu hỏi bạn có thể sử dụng để tìm hiểu và phân tích đối thủ.

  • USP hay lợi thế của đối thủ là gì?
  • Khách hàng nhớ điều gì nhất khi nhắc về đối thủ?
  • Khách hàng hài lòng nhất và không hài lòng nhất với đối thủ ở những khía cạnh nào?
  • Đối thủ đang sử dụng chiến lược gì để theo đuổi và chiến thắng khách hàng?
  • Đâu là lý do khiến khách hàng lựa chọn đối thủ thay vì bạn?

Sau khi bạn thực sự hiểu cả nội bộ năng lực doanh nghiệp, hiểu đối thủ và khách hàng, đã đến lúc bạn có đủ cơ sở để xây dựng nên khác USP hiệu quả.

Những thành phần chính của một USP tốt là gì?

Ngoài việc phải thấu hiểu nhiều khía cạnh khác nhau khi xây dựng USP, một USP tốt hay hiệu quả cũng cần hội tụ đủ các yếu tố nhất định.

  • Thẳng thắn (nhưng có thể bảo vệ): Các USP nên là các tuyên bố thẳng thắn và rõ ràng hơn là những nhận định chung chung khó hiểu. Chẳng hạn như “chúng tôi bán các sản phẩm chất lượng cao.”
  • Tập trung vào những gì mang lại giá trị cho khách hàng: Khác biệt hay duy nhất suy cho cùng cũng sẽ không có ý nghĩa gì nếu khách hàng không đánh giá cao nó.
  • USP không chỉ là các khẩu hiệu (Slogan): Mặc dù các câu khẩu hiệu là cách USP của bạn có thể được truyền tải, tuy nhiên USP cần được thể hiện ở nhiều bối cảnh, phạm vi, phòng ban hay khía cạnh kinh doanh hơn.
  • Khác biệt: Như bản thân định nghĩa của nó, Unique hay khác biệt là yếu tố mấu chốt của các USP. Nếu USP của bạn giống hoặc tương tự với các USP của đối thủ hay USP của bạn quá dễ để xây dựng, nó không nên được xem là USP.

Một số ví dụ tiêu biểu về USP của các thương hiệu lớn trên thế giới.

Bây giờ, khi bạn đã biết khách hàng lý tưởng của mình là ai và những vấn đề họ gặp phải, đã đến lúc bạn phải cho họ biết chính xác lý do tại sao họ nên chọn doanh nghiệp của bạn thay vì đối thủ cạnh tranh.

Dưới đây là một số ví dụ hay về cách các thương hiệu sử dụng USP để chiến thắng khách hàng và đối thủ của họ.

FedEx.

usp là gì
USP là gì? Ví dụ về cách FedEx sử dụng USP trong Marketing.

Trong khi có hàng chục hãng vận chuyển trọn gói mà người dùng có thể lựa chọn (chẳng hạn như USPS hay DHL), khẩu hiệu của FedEx là “When it absolutely, positively has to be there overnight” (tạm dịch là: Nếu không có bất cứ biến cố gì xảy ra, Bạn sẽ nhận được nó sau một đêm), đã biến công ty từ chỉ một công ty chuyển hàng thông thường thành một thương hiệu dẫn đầu toàn cầu.

Một trong những phương pháp mà bạn có thể áp dụng khi xây dựng USP như cách FedEx đã làm đó là hứa hẹn những gì họ sẽ mang lại cho khách hàng.

FedEx hứa hẹn và đảm bảo rằng họ có thể chuyển bất cứ gói hàng nào đến địa chỉ người nhận trong đêm.

USP này không chỉ giải quyết nhu cầu cụ thể của khách hàng (giao nhanh và đáng tin cậy) mà còn khiến họ tin tưởng về FedEx, về cách họ đảm bảo cho các hàng hoá được gửi.

Pipcorn.

usp là gì
USP là gì? Cách Pipcorn sử dụng USP trong Marketing.

Khi bạn truy cập vào website hay cầm trên tay những gói bỏng ngô mang thương hiệu Pipcorn, bạn sẽ thấy ngay những USP hướng tới sức khoẻ của họ.

Các cụm từ được thể hiện như “hoàn toàn tự nhiên” hay “ngũ cốc nguyên hạt” đều nêu bật được các lợi ích về sức khỏe như không chứa gluten, không biến đổi gen và giàu chất chống oxy hóa, đó là những gì mà thương hiệu này cam kết tới khách hàng.

Pipcorn cũng giúp khách hàng hiểu rằng, ăn các món ăn nhẹ của họ cũng có lợi cho sức khoẻ chứ không phải như các sản phẩm khác.

Một số các câu hỏi thường gặp liên quan đến thuật ngữ USP.

  • USP được viết tắt từ chữ cái chính là gì?

USP trong tiếng Anh được viết từ Unique Selling Point hoặc Unique Selling Proposition có nghĩa là các điểm bán hàng riêng biệt hay độc đáo từ thương hiệu. Thuật ngữ USP chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực Marketing và Kinh doanh.

  • USP Model là gì?

USP Model hay Mô hình xây dựng USP là cách thức các doanh nghiệp hay thương hiệu xây dựng các lợi thế bán hàng cho riêng mình.

Tuỳ vào từng doanh nghiệp mà họ có thể lựa chọn các USP Model khác nhau tập trung vào sản phẩm, đối thủ, khách hàng và hơn thế nữa với mục tiêu cuối cùng vẫn là bán hàng.

  • USP Marketing là gì?

Là một cách làm marketing trong đó marketer tập trung xây dựng các chiến lược marketing dựa trên các điểm khác biệt của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh.

Kết luận.

Như đã phân tích ở trên, trong khi USP hay Unique Selling Point không phải là một thuật ngữ hay khái niệm mới trong ngành Marketing nói chung, sự thật là có không ít người ngay cả những người nhiều kinh nghiệm hiểu được bản chất thực sự của nó là gì.

Bằng cách luôn luôn coi khách hàng và đối thủ là 2 hệ quy chiếu khi xây dựng và phát triển USP, hiểu usp là gì, thương hiệu có thể đảm rằng nó chính là các USP theo đúng nghĩa, thứ có thể giúp họ tồn tại và phát triển bền vững trên thị trường.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips