Skip to main content

SEO: Backlinks từ các website có chất lượng thấp hơn có ảnh hưởng ‘xấu’ đến website của bạn không?

Giả sử website của bạn có DA (domain authority) là một tỷ và bạn nhận được backlink từ website có DA bằng 999.999.999, rõ ràng là chưa đến một tỷ – điều đó có thể làm tổn hại đến thứ hạng trên Google của bạn không?

SEO: Backlinks từ các website có chất lượng thấp hơn có ảnh hưởng 'xấu' đến website của bạn không?

Câu trả lời là không, không nhất thiết là như thế.

Ông John Mueller đến từ Google đã được hỏi về vấn đề này, mọi thắc mắc được xoay quanh việc điều gì sẽ xảy ra nếu các website khác có chất lượng thấp và được liên kết đến website của bạn.

Ông John Mueller cho biết: “Một website không có chất lượng cao như website của bạn không có nghĩa là các liên kết từ nó sẽ gây hại cho website của bạn, theo bất kỳ cách nào đi chăng nữa.”

Ảnh: Chụp từ Twitter của Ông John

Tuy nhiên, nếu bạn mua những liên kết đó, có lẽ bạn sẽ nên dừng lại. Những liên kết có trả phí đang đi ngược lại với hướng dẫn cũng như chính sách của Google và cuối cùng nó có thể làm tổn hại đến website của bạn bằng một hành động cụ thể nào đó.

Chúng tôi khuyên bạn không nên làm như thế bởi nó đầy rủi ro !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips 

Tăng trưởng hữu cơ hay Organic Growth là gì trong kinh doanh

Tăng trưởng hữu cơ hay Organic Growth là tốc độ tăng trưởng mà một công ty có thể đạt được bằng cách tăng sản lượng và doanh thu bán hàng từ bên trong.

Tăng trưởng hữu cơ hay Organic Growth là gì.

Thuật ngữ ‘Organic Growth” tạm dịch ra tiếng Việt là tăng trưởng tự thân, tăng trưởng từ bên trong hay tăng trưởng hữu cơ.

Tăng trưởng hữu cơ là tốc độ tăng trưởng mà một công ty có thể đạt được bằng cách tăng sản lượng và doanh số bán hàng từ bên trong.

Tăng trưởng hữu cơ không bao gồm lợi nhuận hoặc tăng trưởng đóng góp từ các thương vụ thâu tóm, mua lại hoặc sáp nhập vì các thương vụ nêu trên không tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bên trong của công ty. Những chiến lược như vậy được gọi là tăng trưởng ngoại sinh (tăng trưởng vô cơ).

Đặc trưng và ý nghĩa của tăng trưởng hữu cơ.

Chiến lược tăng trưởng hữu cơ tìm cách tối đa hóa tăng trưởng từ bên trong.

Thông thường, các công ty sẽ sử dụng tăng trưởng doanh số và thu nhập, trên cơ sở hàng quí hoặc hàng năm, như các số liệu hiệu suất/ hiệu quả hoạt động để đánh giá tăng trưởng hữu cơ.

Việc theo đuổi tăng trưởng hữu cơ thường bao gồm các chương trình khuyến mại, chiến dịch ra mắt dòng sản phẩm mới hoặc cải tiến dịch vụ khách hàng.

Loại tăng trưởng này rất quan trọng bởi vì các nhà đầu tư muốn thấy rằng một công ty mà họ đã đầu tư, hoặc dự định đầu tư, có khả năng kiếm được nhiều hơn so với năm trước – điều này có thể dẫn tới kết quả là giá cổ phiếu cao hơn hoặc cổ tức được chia nhiều hơn.

Trong một số ngành công nghiệp, đặc biệt là bán lẻ, tăng trưởng hữu cơ được đo bằng mức tăng trưởng tương đương hoặc mức tăng tưởng có thể so sánh (comparable growth).

Same-store sales/Comparable-store sales (tạm dịch: doanh số bán hàng cùng cửa hàng hoặc doanh số bán hàng có thể so sánh) đo lường sự tăng trưởng doanh số của các cửa hàng hiện tại so với doanh số của chính cửa hàng đó trong quá khứ.

Ðây là số liệu tài chính mà các công ty trong ngành bán lẻ thường xuyên sử dụng để đánh giá sự tăng trưởng tổng doanh số phát sinh trên các cửa hàng đã hoạt động của công ty trong một khoảng thời gian nhất định (thường là quí, năm hoặc thời gian dài hơn) so với các số liệu tương tự cùng một khoảng thời gian trong quá khứ.

Sự tăng trưởng của doanh số bán hàng cùng cửa hàng (doanh số bán hàng có thể so sánh) không bao gồm yếu tố tăng trưởng từ việc mở cửa hàng mới hoặc hoạt động mua lại và sáp nhập.

Các thương hiệu như Walmart, Costco và các nhà bán lẻ lớn khác cung cấp báo cáo hàng quí để các nhà đầu tư và các nhà phân tích dễ dàng nhận ra ý tưởng về sự tăng trưởng hữu cơ của họ. Walmart đã tăng doanh số bán hàng lên 2,6% trong quý IV năm 2018.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips

KFC sẽ bán gà rán được sản xuất từ thực vật

KFC sẽ ra mắt phiên bản gà rán thực vật tại khoảng 50 địa điểm tại Los Angeles, Orange Country và San Diego vào tuần tới.

Theo đó, Chuỗi gà rán lớn nhất toàn cầu này đã phục vụ phiên bản ‘giả gà’ trong các sản phẩm của mình, sản phẩm được sản xuất bởi Beyond Meat (BYND).

Gã khổng lồ ngành hàng F&B KFC lần đầu tiên thử nghiệm Beyond Fried Chicken ở Atlanta vào mùa hè năm 2019, và sau đó đã phục vụ sản phẩm trong một thời gian giới hạn ở Nashville và Charlotte.

Phiên bản này hiện tại sẽ có sẵn ở California. KFC có kế hoạch theo dõi kết quả của lần thử nghiệm này để xác định xem có nên cung cấp Beyond Fried Chicken trên toàn quốc hay không.

Các chuỗi thức ăn nhanh khác cũng đã nhảy vào xu hướng thực vật như một cách để mang lại thêm khách hàng mới, thu hút người hâm mộ cũ và xây dựng sự phấn khích mới xung quanh thương hiệu.

“KFC đã tạm dừng việc thay đổi thực đơn vì chuỗi cung ứng của họ đã được đưa vào thử nghiệm trong đại dịch. Nhưng ‘đổi mới dựa trên thực vật’ đã là điều ngoại lệ với quy tắc này”, Ông R.J. Hottovy, nhà phân tích tại Morningstar cho biết.

Trong bối cảnh hiện tại, Burger King cũng đã ra mắt Impossible Croissan’wich, một loại sandwich để ăn sáng được sản xuất từ thực vật trên toàn quốc vào tháng 6 vừa rồi.

Starbucks Và Dunkin’ (DNKN) cũng đã phục vụ bánh sandwich ăn sáng không thịt.

Nhà phân tích trong lĩnh vực nhà hàng, Ông R.J. Hottovy cho biết: “Chúng tôi vẫn đang thấy nhu cầu gia tăng đối với các sản phẩm từ thực vật”.

Ông cũng nói thêm rằng “Các món ăn trong thực đơn mới không làm tăng thêm sự phức tạp cho nhà bếp của nhà hàng, đặc biệt nếu nhà hàng đã phục vụ những sản phẩm tương tự như vậy”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via CNN

‘Welcome Back’: Chiến dịch Marketing mới nhất của McDonald’s có gì đặc biệt

McDonald’s vừa ra mắt chiến dịch marketing mới nhằm đánh dấu việc mở lại các nhà hàng của mình sau khoảng thời gian ngắn ‘im lặng’ vì Covid-19.

'Welcome Back': Chiến dịch Marketing mới nhất của McDonald’s có gì đặc biệt

Chiến dịch mang tên ‘Welcome Back’ hay ‘Chào mừng quay trở lại’, được thực hiện bởi Leo Burnett London với mục tiêu chính là cho mọi người thấy được cảnh vui vẻ và hạnh phúc của khách hàng khi ăn McDonald’s lần đầu tiên kể từ khi nhà hàng mở cửa trở lại.

Mở đầu với hình ảnh một cô bé đang hồi hộp ấn vào cửa liên tục để chờ McDelivery (Dịch vụ giao hàng của McDonald’s) của mình đến, quảng cáo cho thấy một loạt người ăn McDonald’s của họ cho dù nhận được thông qua takeaway hoặc giao hàng, đến âm thanh của bài hát ‘Return of the Mack’ được thể hiện bởi Mark Morrison.

Đoạn quảng cáo kết thúc với hình ảnh một người phụ nữ tuyên bố là ‘tôi rất hạnh phúc khi tôi sắp tận hưởng một chiếc bánh Big Mac”.

Ra mắt hôm 17 tháng 7, chiến dịch đã chạy trên TV, Out of Home, Social Media và cả Radio trong 6 tuần kể từ ngày phát hành.

VP of Food and Marketing của McDonald UK và Ireland, Bà Michelle Graham-Clare cho biết: “Nghĩ lại từ đầu năm, chúng tôi không bao giờ có thể tưởng tượng được việc cần phải đóng cửa tất cả các nhà hàng của mình, dừng mọi hoạt động marketing và rơi vào trạng thái im lặng”.

“Sự quay trở lại của các chiến dịch quảng cáo mang tầm quốc gia, kỷ niệm những nghi thức và khoảnh khắc khách hàng của chúng tôi đã trải qua bốn tháng và nói với chúng tôi rằng họ nhớ chúng tôi.

Thật tuyệt vời khi có thể trở lại với sự hiểu biết về những cách nhỏ mà khách hàng của chúng tôi thưởng thức những món ăn của chúng tôi theo những cách khác nhau”.

McDonald’s đóng cửa tất cả các nhà hàng của mình vào tháng 3 do đại dịch Covid-19 nhưng đang dần mở cửa trở lại. Công ty đã khởi động lại hoạt động giao hàng và lái xe vào giữa tháng Năm.

Mặc dù hiện vẫn giảm giờ phục vụ và thực đơn nhưng họ vẫn đang cố gắng hết sức để phục vụ nhu cầu tăng cao từ phía khách hàng của họ.

Bà Graham-Clare cho biết thêm: “Các đội nhóm của nhà hàng và nhượng quyền thương mại của chúng tôi đã làm việc không mệt mỏi để trở lại với cộng đồng nơi chúng tôi đang hoạt động và tôi rất vui mừng khi chứng kiến được niềm vui của những khoảnh này”.

Phát biểu tháng trước, về việc bổ nhiệm một CMO toàn cầu mới, Giám đốc điều hành của McDonald’s, Ông Chris Kempczinski lưu ý tầm quan trọng của marketing khi thương hiệu cần phục hồi từ việc đóng cửa các cửa hàng của mình.

Ông nói: “Khi chúng tôi ‘đứng dậy’ từ sau đại dịch toàn cầu này, người tiêu dùng tin tưởng vào thương hiệu McDonald’s và các chương trình marketing hấp dẫn ở mọi quốc gia nơi chúng tôi hoạt động sẽ là yếu tố rất quan trọng để thiết lập lại các động lực kinh doanh mạnh mẽ”.

* Lưu ý: Vì lý do Video của chiến dịch hiện không có sẵn ở Việt Nam nên MarketingTrips không thể trích dẫn vào chiến dịch lần này!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Mobile Money: Thị trường thanh toán đang hết sức sôi động

Xoay quanh việc cấp phép thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money), vẫn còn có ý kiến băn khoăn về sự tồn tại, phát triển cũng như cạnh tranh của loại hình dịch vụ mới này với các ví điện tử cũng như các dịch vụ ngân hàng đang có mặt trên thị trường.

Để cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi cùng Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Trí Hiếu.

 Thưa ông, mối bận tâm lớn nhất khi triển khai Mobile Money hiện nay là vấn đề quản lý dòng tiền. Ông đánh giá ra sao về vấn đề này?

– Quản lý dòng tiền đúng là vấn đề trọng tâm trong việc triển khai Mobile Money (tiền di động). Theo tôi, Mobile Money ra đời lúc này là rất hợp thời.

Thủ tướng Chính phủ vừa ra quyết định cho phép triển khai thí điểm Mobile Money và chúng ta cần đẩy mạnh việc triển khai hơn nữa bởi xã hội đang chờ đón dịch vụ thanh toán mới này.

Trở lại vấn đề quản lý dòng tiền, nếu tôi có tiền, tôi đóng vào các hãng viễn thông, mặc dù số tiền nhỏ thôi nhưng chúng ta có gần 100 triệu dân, nếu đa số đều dùng Mobile Money và nạp tiền vào tài khoản viễn thông thì tổng số tiền sẽ rất lớn.

Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao các cơ quan quản lý, các hãng viễn thông có thể quản lý được dòng tiền đó theo đúng mục đích phục vụ đời sống nhân dân, tránh được tiêu cực như rửa tiền, đánh bạc, tránh nguy cơ các hãng viễn thông đem tiền đó đi đầu tư vào các hoạt động rủi ro và vấn đề về bảo mật tài khoản.

Trong đó, đáng chú ý là các công ty viễn thông sẽ phải bảo đảm rằng tiền nằm trong tài khoản Mobile Money an toàn, không bị thất thoát, không thể bị mất đi do tin tặc xâm nhập. Bên cạnh đó, bảo mật thông tin cũng là vấn đề đáng lưu tâm.

Bởi để sử dụng Mobile Money, tôi sẽ phải cung cấp tất cả thông tin cá nhân bao gồm: số chứng minh nhân dân, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại, email… cho các hãng viễn thông.

Nếu những thông tin này bị rò rỉ ra bên ngoài có thể bị sử dụng một cách bất hợp pháp, gây bất lợi cho người dân.

– Như ông vừa chia sẻ, bên cạnh những lo ngại về gian lận, rửa tiền hay đánh bạc, vấn đề về an toàn, bảo mật cũng rất đáng lưu tâm. Vậy theo ông, trách nhiệm của các cơ quan quản lý ra sao nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng và các giao dịch thanh toán này?

– Trước hết, một mặt Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phải đưa ra các chính sách, cơ chế để bảo vệ an toàn thông tin cho người dân trong cung cấp thông tin cá nhân cho các hãng viễn thông khi phát hành Mobile Money.

Mặt khác, các công ty viễn thông cũng phải có hệ thống công nghệ thông tin, phần mềm hiện đại nhất để bảo vệ tất cả những thông tin lưu trữ về người dùng, đồng thời có thể ứng dụng hệ thống blockchain (chuỗi khối) – một hệ thống bảo mật hiện đại nhất hiện nay.

Ngoài ra, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính đều phải phối hợp quản lý sao cho dòng tiền vào Mobile Money chỉ sử dụng cho mục đích thanh toán.

Điều đáng lo lắng là khi các hãng viễn thông sở hữu một số tiền rất lớn từ người dùng nạp vào, họ phải bảo đảm với Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính rằng họ chỉ sử dụng số tiền đó để chờ thanh toán mà không phải dùng cho bất kỳ mục đích nào khác.

Với số tiền có thể lên đến hàng nghìn tỷ đồng trong tương lai, có nguy cơ các công ty sẽ đem số tiền đó đi đầu tư vào một tài sản nào đó.

Trên hệ thống tài chính thế giới, tôi có thể bỏ tiền ra đầu tư vào tài sản qua đêm để sinh lời như trái phiếu chính phủ, cổ phiếu, vàng… Qua đêm, tiền đó lại trở lại tài khoản.

Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư, có thể tôi đầu tư vào các khoản rủi ro gây mất tiền, khi đó chắc chắn tiền sẽ không thể trở lại tài khoản nữa. Bên cạnh đó, có những công cụ tài chính hỗ trợ việc đầu tư ngày trong ngày.

Chắc chắn rằng Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương cũng như các ban ngành quản lý đã có những công cụ để bảo đảm tiền người dân đóng vào các công ty viễn thông được sử dụng đúng mục đích.

– Ngoài vấn đề về quản lý dòng tiền hay những rủi ro trong giao dịch, điều gì còn khiến người dùng băn khoăn nếu triển khai Mobile Money thưa ông?

– Hiện tại trong nền kinh tế chỉ có Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại có khả năng tạo tiền. Khi Mobile Money ra đời đồng nghĩa với việc các hãng viễn thông có thể tạo tiền.

Nếu người dùng đóng tiền vào, nhà mạng chỉ cho một số tiền tương đương để thanh toán thì không bàn tới.

Nhưng nếu tôi đóng 10 triệu đồng, nhà mạng cho 20-30 triệu đồng thì đây hoàn toàn nằm trong khả năng của họ nếu ta không kiểm soát.

Trong trường hợp này, dòng tiền sẽ đi vào cung tiền của nền kinh tế, ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.

Tuy vậy, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính cũng đã có những kế hoạch, biện pháp để ngăn chặn việc Mobile Money tác động đến cung tiền.

– Bất kỳ một sản phẩm, dịch vụ mới nào ra mắt thị trường cũng sẽ tạo ra sự cạnh tranh nhất định. Vậy sự cạnh tranh giữa Mobile money, ví điện tử và cả các ngân hàng cần được hiểu ra sao, thưa ông?

– Sự cạnh tranh sẽ đến. Hiện nay chỉ có 2 thành phần kinh tế có khả năng cung cấp dịch vụ thanh toán cho người tiêu dùng là ngân hàng và ví điện tử.

Thì nay, lại có thêm 3 công ty viễn thông khả năng phát hành ra tiền di động. Khoản tiền này sẽ nằm ngoài số tiền ở ví điện tử và ngân hàng.

Với khả năng như thế, các hãng viễn thông sẽ là đối thủ cạnh tranh cho các ngân hàng bởi nếu muốn sử dụng Mobile Money một cách dễ dàng, tôi sẽ tới hãng viễn thông đóng tiền vào đó.

Như vậy, số tiền lẽ ra nằm ở ngân hàng hay ví điện tử thì nay lại nằm ở các hãng viễn thông. Điều đó tạo ra sự cạnh tranh giữa ngân hàng, các ví điện tử và các hãng viễn thông trong tương lai.

Đây là sự cạnh tranh lành mạnh. Bởi người dân sẽ có thêm nhiều lựa chọn giữa ngân hàng, ví điện tử hay Mobile Money làm tăng chất lượng cuộc sống. Hơn nữa, điều này còn có lợi cho Chính phủ trong quản lý thuế và chống rửa tiền.

Như chúng ta đã biết, thất thu thuế phần nhiều là do người dân sử dụng tiền mặt mà giao dịch tiền mặt lại không để lại dấu vết gì.

Nhiều giao dịch không được người bán hàng kê khai thuế nên Chính phủ không thể thu thuế. Nhưng nay, những giao dịch đó nếu thực hiện qua Mobile Money sẽ để lại những dấu vết nhất định như thanh toán cho ai, ở đâu? Đây là cơ sở để các cơ quan thuế có thể rà soát, truy thu, tránh thất thoát thuế cho Nhà nước.

Về chống rửa tiền, nếu dùng tiền mặt, tiền của tôi có thể có nguồn gốc từ mại dâm, buôn lậu, trốn thuế. Tôi đem tiền đó đi mua nhà rồi bán đi và gửi tiền đó vào ngân hàng. Như vậy, tiền bẩn đã được “rửa” sang tiền sạch.

Nhưng với Mobile Money, việc rửa tiền sẽ hạn chế hơn mặc dù số tiền đóng cho Mobile Money nhỏ thôi nhưng gom nhiều lần sẽ thành số tiền lớn. Các giao dịch này đều để lại dấu vết góp phần chống rửa tiền.

– Theo ông, việc mở cửa thị trường thông qua các hiệp định thương mại tự do có tác động ra sao đến các nhà cung cấp dịch vụ tài chính tại Việt Nam và cụ thể là với dịch vụ Mobile?

– Theo tôi tác động trực tiếp từ các hiệp định này thì không. Bởi lẽ trong các Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) sắp có hiệu lực từ 1/8 tới đây không có quy định cụ thể về ví điện tử, tiền điện tử hay Mobile Money.

Nhưng nó sẽ tác động gián tiếp đến các nhà cung cấp dịch vụ tài chính tại Việt Nam do trong tương lai, ta phải mở cửa thị trường tài chính cho các đối tác nước ngoài. Khi ấy, các công ty viễn thông của nước ngoài sẽ gia nhập vào thị trường Việt Nam.

Họ cũng có khả năng phát hành tiền di động như các hãng viễn thông Việt Nam hiện nay. Khi đó, sự cạnh tranh chắc chắn sẽ lớn hơn nữa nhưng nó cũng là cạnh tranh lành mạnh.

– Mobile Money đã được triển khai thành công tại nhiều quốc gia. Theo ông, bài học kinh nghiệm nào có thể áp dụng cho Việt Nam hiện nay?

– Tại một số quốc gia châu phi hay Myanmar, Mobile Money đã được triển khai rất thành công và cung cấp cho người dân một phương tiện thanh toán phi tiền mặt dễ dàng, giản dị… và đặc biệt hiệu quả trong đại dịch Covid-19.

Thanh toán không dùng tiền mặt qua tài khoản ngân hàng, ví điện tử… tăng đột biến trong thời gian qua và chúng ta đi theo đúng xu hướng phát triển của thế giới.

Việc học hỏi, rút kinh nghiệm, từ các nước đã triển khai thành công Mobile Money là rất quan trọng vì chúng ta chưa có sản phẩm đó trên thực tế.

Tính đến thời điểm này, Mobile Money mới chỉ dừng lại ở những quyết định của Chính phủ mà ta đang trong giai đoạn triển khai. Tôi hi vọng trong vài tuần tới, chúng ta sẽ có thể thấy sản phẩm đó ra mắt người dùng.

(Sửa tiêu để bởi: MarketingTrips)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú | MarketingTrips 

‘Cánh cửa’ nào cho Huawei

Quyết định của Anh cấm Huawei tham gia phát triển mạng 5G được xem là một đòn giáng mạnh vào tham vọng toàn cầu cũng như mục tiêu dẫn đầu mạng không dây thế hệ thứ 5 của tập đoàn này. 

Bất chấp lệnh cấm và nhiều biện pháp trừng phạt của Mỹ trong suốt 2 năm qua, Huawei vẫn đang tìm cách phát triển kinh doanh mạng 5G với nhiều đối tác châu Âu.

Tuy nhiên, trong một động thái mới nhất, chính phủ Anh đã chính thức cấm các nhà mạng tại nước này mua mới thiết bị công nghệ 5G của tập đoàn Huawei Trung Quốc kể từ ngày 31/12 tới, đồng thời dần loại bỏ các thiết bị mạng 5G có liên quan tới Huawei trong giai đoạn từ nay tới năm 2027.

Quyết định này của Chính phủ Anh trong bối cảnh các biện pháp trừng phạt ngày một gia tăng từ Mỹ khiến tập đoàn công nghệ có trụ sở tại Thâm Quyến gặp tổn thất lớn.

Sự kiện này cũng có thể sẽ mở đầu cho những rắc rối lớn hơn mà Huawei phải đối mặt ở phía trước. Chuỗi cung ứng của Huawei đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì lệnh cấm của Mỹ và giờ đây, mối lo ngại về bảo mật khi sử dụng các sản phẩm và dịch của tập đoàn này lại lớn hơn bao giờ hết.

“Quyết định của Anh đã nhắc nhở và có thể các nước châu Âu đánh giá lại về những rủi ro khi sửa dụng các thiết bị công nghệ 5G của Huawei”, Carisa Nietsche, nhà nghiên cứu tại Center for a New American Security, một cơ quan cố vấn của Washington, cho hay.

Đức có thể là cái tên tiếp theo

Tại Đức, nơi Deutsche Telekom (DTEGF) có tỷ lệ phụ thuộc vào thiết bị của Huawei lên tới 90%, cuộc tranh cãi liên quan tới vai trò của công ty công nghệ Trung Quốc, ngày một nóng trong những ngày gần đây. Đây là nhận định của ông Paul Triolo, người đứng đầu mảng địa lý – công nghệ của Eurasia Group.

Washington có thể cố gắng tận dụng những động lực nhằm ngăn chặn sự mở rộng của Huawei. Cố vấn an ninh Mỹ Robert O’Brien đã tới Paris vào thứ 2 tuần này và sẽ có 3 ngày hội đàm với các đối tác đến từ Pháp, Đức, Vương Quốc Anh và Italy. An ninh cho mạng 5G là một trong những chủ đề của chương trình nghị sự.

Phản hồi lại, Huawei cho rằng lệnh cấm của Chính phủ Anh là “đáng thất vọng”, đồng thời nhấn mạnh, London đưa ra quyết định này do sức ép từ Washington chứ không phải xuất phát từ những quan ngại về an ninh.

“Chúng tôi tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình với các khách hàng và các nhà cung cấp”, Evita Cao, phát ngôn viên của Huawei nói với CNN Business. Evita Cao cũng cho hay, Huawei sẽ tồn tại “bất kể thử thách trong tương lai của công ty là gì”.

Trước khi vấp lại lệnh cấm của Mỹ, Huawei đặt ra mục tiêu đầy tham vọng: vượt qua Samsung để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh số 1 thế giới vào năm 2020, và trở thành nhà cung cấp thiết bị viễn thông 5G tiên phong.

Tâp đoàn này cho hay, đầu năm nay, công ty đã đạt được 91 hợp đồng 5G trong đó hơn một nửa (47 hợp đồng) ở châu Âu, 27 hợp đồng ở châu Á và 17 hợp đồng ở những khu vực khác. Huawei từ chối cập nhật số liệu mới nhất vào tuần qua.

“Huawei sẽ tồn tại bất kể thử thách trong tương lai của công ty là gì”.  Evita Cao – Phát ngôn viên của Huawei

Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt của Mỹ có thể sẽ dập tắt hy vọng về sự thống trị toàn cầu của tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc.

Năm ngoái, Washington đã đưa Huawei vào “danh sách đen”, cấm giao dịch với các hãng công nghệ tại Mỹ, bao gồm cả việc không được phép sử dụng các ứng dụng và dịch vụ của Google trên các mẫu smartphone chạy Android của hãng. Điều này khiến Huawei gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong việc phát triển sản phẩm lẫn công nghệ của mình.

Tiếp đó, Mỹ cấm các công ty toàn cầu sử dụng công nghệ Mỹ bán các chất bán dẫn cho Huawei. Theo quy định mới, Huawei phải nhận giấy phép từ Bộ Thương mại Mỹ nếu muốn tiếp tục mua được chip nhớ hoặc sử dụng một số thiết kế bán dẫn có liên quan tới phần mềm và công nghệ nhất định của Mỹ.

Quy định này đánh mạnh vào nhà sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (Trung Quốc) TSMC, vốn là bên sản xuất chip chủ yếu cho Huawei. Không có những con chip còn, Huawei không thể xây dựng các trạm gốc 5G.

Trong những tháng gần đây, Mỹ cũng thúc đẩy cái gọi là sáng kiến “Con đường sạch (Clean Path Initiative) trong đó yêu cầu các quốc gia và các nhà vận chuyển phải đảm bảo liên lạc giữa Mỹ và các căn cứ ngoại giao, quân sự của Mỹ ở nước ngoài không có các thiết bị của Trung Quốc.

Tại Anh, các quan chức cấp cao của Mỹ “liên tục cảnh báo rằng mối quan hệ tình báo Mỹ – Anh có thể bị nguy hiểm nếu Vương quốc Anh không có hành động nghiêm khắc hơn với các nhà cung cấp 5G của Trung Quốc”, ông Paul Triolo nói.

“Lệnh cấm của Anh sẽ thu hẹp mạng lưới 5G và giảm hẳn lợi nhuận đối với Huawei”, nhà phân tích Jefferies – Edison Lee cho biết. “Tuy nhiên không phải mọi quốc gia châu Âu đều nhất thiết phải đi theo quyết định của Vương quốc Anh”, ông Edison Lee nói thêm.

Cái giá phải trả

Một người lo lắng về sự trả đũa khi mà Trung Quốc đã phát đi những tín hiệu cho thấy sẽ có hành động để bảo vệ lợi ích của mình.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh, hôm thứ 4 đã nói rằng: “Anh đã có một quyết định sai lầm, làm suy yếu nghiêm trọng lợi ích của những công ty Trung Quốc”.

“Trung Quốc sẽ xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc và toàn diện”, bà Hoa Xuân Oánh nói thêm rằng nước này sẽ “thực hiện mọi biện pháp cần thiết” để bảo vệ lợi ích của mình.

Theo ông Paul Triolo, một số các quan chức Đức lo lắng việc cấm Huawei có thể khiến những hành động trả đũa từ phía Bắc Kinh với các nhà xuất khẩu lớn của nước này. Theo thống kê, Đức xuất khẩu gần 100 tỷ Euro (114 tỷ USD) hàng hóa sang Trung Quốc vào năm 2019. Đất nước tỷ dân cũng trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của nước này sau Mỹ.

Có một cái giá rất đắt khác phải trả. Mặc dù quyết định cấm Huawei của Chính phủ Anh là một thắng lợi ngoại giao của ông Trump nhưng lại giáng một đòn nặng vào việc triển khai mạng 5G của chính xứ sở sương mù.

Các quan chức cảnh báo, quá trình này ở Anh có thể bị trì hoãn khoảng 3 năm và tốn hàng tỷ USD khi các tập đoàn nước này thay các thiết bị của Huawei.

Theo nhận định của ông Edison Lee từ công ty tài chính Jefferies, điều tương tự cũng sẽ xảy ra với các quốc gia khác nếu đi theo quyết định của Anh. Bên cạnh đó, lệnh cấm cũng khiến các nhà mạng chưa muốn nâng cấp ngay bây giờ.

“Quyết định cấm Huawei của Chính phủ Anh khiến các công ty viễn thông ít có động lực để nhanh chóng chuyển sang 5G”, ông Lee nói.

“Chọn thiết bị từ các nhà cung cấp như Huawei, Nokia (NOK), Ericsson (ERIC) hay các hãng khác là một trong những quyết định kinh doanh lớn.

Khi buộc phải thay đổi nhà cung cấp đã chọn, cũng như loại bỏ các thiết bị vốn đang sử dụng mà không gặp vấn đề gì trong 5 năm qua là một sự gián đoạn lớn đối với kế hoạch kinh doanh của bất cứ nhà mạng nào”, ông Lee nói thêm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via VTV

Facebook cập nhật tính năng đăng ảnh theo bố cục mới cực đẹp

Vừa qua, một số tài khoản Facebook đã bắt đầu được cập nhật một tính năng mới là chọn Layout khi đăng trạng thái có nhiều ảnh. Điều này giúp cho trạng thái của người dùng đẹp mắt hơn rất nhiều.


Dường như đây là tính năng được tự động cập nhật, bạn không cần phải update app Facebook một cách thủ công, và tính năng này chì mới có mặt trên điện thoại. Ngoài ra, không phải tài khoản nào cũng được cập nhật.

Nếu bạn là một trong số những tài khoản được cập nhật thì khi đăng trạng thái kèm nhiều ảnh, bạn sẽ được mời chọn các bố cục (layout) cho những ảnh mình đăng. Các bố cục này bao gồm Cổ điển, Cột, Banner và Khung. Tuỳ từng cái mà ảnh sẽ hiện thị theo vị trí khác nhau, như bạn thấy bên dưới:

Như đã nói ở trên, chưa phải tất cả tài khoản đều được cập nhật, nếu chưa có thì bạn hãy chờ thêm vậy. Nếu có rồi thì còn chờ gì nữa mà không thử đăng ảnh kiểu mới đi nào.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo TechRum

Mọi kỹ năng cần thiết của một Social Media Manager

Một người quản lý truyền thông mạng xã hội có thể đi kèm với rất nhiều chức danh khác nhau như: Community Manager, Social Media Strategist, Social Media Specialist hay Social Media Manager. Tuy nhiên tất cả đều có một điểm chung: họ là những người doanh nghiệp tuyển dụng khi muốn thương hiệu của mình phát triển mạnh hơn trên mạng xã hội. Dưới đây là 11 Kỹ năng cần thiết của một Social Media Manager.

Mọi kỹ năng cần thiết của một Social Media Manager
Mọi kỹ năng cần thiết của một Social Media Manager

Sau đây là 11 kỹ năng mà một Social Media Manager cần có:

1. Họ có chiến lược.

Các nhà quản lý truyền thông mạng xã hội là các nhà marketer. Họ biết cách công việc của họ hỗ trợ một mục tiêu marketing rộng hơn của thương hiệu, cho dù đó là việc xây dựng nhận thức hay chuyển đổi khách hàng tiềm năng.

2. Họ dựa trên dữ liệu.

Các Social Media Manager cần truyền đạt giá trị không chỉ cho nhóm đối tượng của thương hiệu của họ mà còn cho các thành viên còn lại trong tổ chức.

Khả năng sử dụng phân tích để chứng minh ROI và tạo các báo cáo truyền thông mạng xã hội có ý nghĩa là một kỹ năng quan trọng đối với các nhà quản lý phương tiện truyền thông mạng xã hội này.

3. Các Social Media Manager cũng cần đóng vai trò của các Content Creator.

Về mặt bản chất, phát triển các phương tiện truyền thông mạng xã hội là về việc tạo ra nội dung: viết, thiết kế, nhiếp ảnh, video…

Cho dù mục tiêu là làm chủ thuật toán Instagram hay xây dựng chiến lược marketing trên YouTube, các thương hiệu cần đăng những gì mọi người muốn xem.

Đây là vừa là một nghệ thuật vừa là một khoa học, vì vậy các nhà quản lý phương tiện truyền thông mạng xã hội cũng cần có đủ sự sáng tạo và tự do sáng tạo để hoàn thành công việc được tốt.

4. Họ là ‘con người’, ‘con người’ và ‘con người’.

Quản lý cộng đồng và dịch vụ khách hàng là cả hai phần quan trọng của những gì khách hàng mong đợi từ các thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội này.

Thành công với tỷ lệ tương tác cao trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội phụ thuộc vào khả năng đáp ứng những mong đợi đó của khách hàng từ phía thương hiệu.

5. Họ sáng suốt.

Phương tiện truyền thông mạng xã hội thay đổi rất nhanh. Các nhà quản lý truyền thông mạng xã hội cần có sự phán đoán và kiến ​​thức tốt để đưa ra quyết định một cách kịp thời.

Tất nhiên, không chỉ các Social Media Manager cần biết cách tự tiến hành để ngăn chặn PR xấu, họ nên có kỹ năng xử lý khủng hoảng truyền thông xã hội toàn diện, nếu cần thiết.

6. Siêu tổ chức cũng là một kỹ năng quan trọng của một Social Media Manager.

Họ đã đăng hàng chục lần mỗi ngày trên nhiều kênh, theo dõi và trả lời các bình luận, thực hiện lắng nghe mạng xã hội, luôn đi đầu trong các xu hướng và hơn thế nữa. Đó cũng chỉ là quản lý hàng ngày. Có cả chiến lược trung và dài hạn để lên kế hoạch.

Việc biết các công cụ quản lý phương tiện truyền thông mạng xã hội nào có thể giúp bạn tự động hóa các quy trình nhất định, chẳng hạn như lên lịch đăng bài, là bí mật để đạt được hiệu quả cao trong vai trò này.

7. Họ có khả năng viết lách.

Văn bản vẫn là yếu tố cần thiết trên mọi nền tảng truyền thông mạng xã hội. (Ngay cả trên các nền tảng video như TikTok).

Viết cho phương tiện truyền thông mạng xã hội đòi hỏi nhiều bộ kỹ năng. Bạn cần có khả năng viết lời kêu gọi hành động và tránh lỗi chính tả.

8. Họ làm nghiên cứu của riêng họ.

Trong một thời đại của sự minh bạch thì những tin tức giả mạo là không thể thương lượng.

Điều đó có nghĩa là nghiên cứu thị trường, phân khúc đối tượng và tìm ra chỉ số phù hợp hay đúng đắn là hết sức cần thiết.

9. Họ đầy tính thẩm mỹ.

Một người quản lý phương tiện truyền thông mạng xã hội không chỉ biết xu hướng chỉnh sửa ảnh trong năm nay, mà còn có những quan điểm ​​sâu sắc về những gì thương hiệu của họ tốt hơn nên bỏ qua. Làm quen với những điều cơ bản của nhiếp ảnh, video và thiết kế là điều hết sức cần thiết.

10. Họ nhanh nhẹn.

Thông thường, các nhà quản lý phương tiện truyền thông mạng xã hội sẽ đang thực hiện bảy việc cùng một lúc và vẫn duy trì năng lượng dự phòng vì luôn có những ‘cơ hội’ mà họ có thể sẽ phải đảm nhận thêm công việc thứ tám.

Những trường hợp khẩn cấp thường hay đến với các Social Media Manager và nhanh nhẹn là ưu điểm tốt nhất để họ có thể giải quyết những tình huống này.

11. Họ tò mò.

Cuối cùng, nhưng chắc chắn không kém phần quan trọng, các nhà quản lý truyền thông mạng xã hội sở hữu một phẩm chất kết hợp tất cả những điều trên: sự tò mò về thế giới và con người trong đó.

Sự tò mò là một phẩm chất mà các nhà nghiên cứu, nhà marketing, nghệ sĩ và người chăm sóc khách hàng tuyệt vời đều có điểm chung.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Social Media Manager là gì? Họ làm những công việc gì

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các thông tin cơ bản và quan trọng nhất liên quan đến vị trí Social Media Manager như: Social Media Manager là gì hay Họ là ai, Social Media Manager làm những công việc gì? và học ngành gì để trở thành Social Media Manager và hơn thế nữa.

Social Media Manager là gì
Social Media Manager là gì? Họ làm những công việc gì

Song song với các vị trí quản lý khác như Brand Manager, Digital Marketing Manager hay Content Marketing Manager, một Social Media Manager làm tất cả những công việc gì liên quan đến sử dụng các nền tảng mạng xã hội để đạt được mục tiêu Marketing.

Social Media Manager là gì hay họ là ai?

Social Media Manager là người phụ trách chính các hoat động marketing trên các nền tảng mạng xã hội (Social Media Marketing), sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok hay YouTube để đạt được các mục tiêu của bộ phận Marketing.

Tuỳ vào từng doanh nghiệp khác nhau, vai trò, nhiệm vụ hay những gì các Social Media Manager cần làm cũng sẽ khác nhau.

Cũng theo cách hiểu tương tự, công việc cụ thể của họ có thể liên quan đến các công cụ quảng cáo có trả phí (Paid Media) hoặc không, tức là họ chỉ sử dụng các kênh hiện có để thúc đẩy lượng tương tác tự nhiên.

Với hơn 5 tỷ người dùng sử dụng phương tiện truyền thông mạng xã hội và hơn một triệu người mới tham gia mỗi ngày, chúng ta đều biết rằng không có chiến lược marketing nào có thể tồn tại nếu không có yếu tố mạng xã hội.

Cho dù bạn là một chuyên gia mạng xã hội đầy tham vọng hay một người quản lý nhân sự đang tìm cách tuyển một người tương tự, những lời khuyên sau đây vẫn vô cùng có giá trị đối với bạn.

Một Social Media Manager thực hiện và / hoặc tạo ra một chiến lược marketing cho thương hiệu trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội.

Các mục tiêu của họ được liên kết chặt chẽ với các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, và họ sử dụng các chỉ số hiệu suất chính (KPIs/OKRs) để chứng minh tỉ suất lợi nhuận đầu tư của bộ phận mình (ROI).

Nếu nhìn vào các thương hiệu thành công nhất trên mạng xã hội chúng ta có thể thấy điểm chung của họ là: họ truyền tải những văn hoá có liên quan nhất, họ đầy nhân văn và họ làm việc nhất quán một cách tuyệt đối giữa các nền tảng.

Họ làm điều đó bằng cách nào? Họ có một nhóm chuyên gia truyền thông mạng xã hội (hoặc một nhóm chuyên gia khác) lên chiến lược, thực hiện, đo lường, báo cáo và học tập để họ có thể làm lại tất cả những gì liên quan và thậm chí còn làm tốt hơn.

Các công việc truyền thông mạng xã hội có thể đi kèm với rất nhiều chức danh khác nhau như: Community Manager, Social Media Strategist và Social Media Specialist.

Tuy nhiên tất cả đều có một điểm chung: họ là người bạn thuê khi bạn muốn thương hiệu của mình phát triển mạnh trên mạng xã hội.

Social Media Manager làm những công việc gì hay vai trò của họ là gì trong doanh nghiệp.

Tùy thuộc vào quy mô tổ chức của bạn, một người quản lý phương tiện truyền thông mạng xã hội hay social media manager có thể thực hiện tất cả hoặc một số nhiệm vụ sau đây:

  • Sở hữu tất cả các kênh truyền thông mạng xã hội có thương hiệu (bao gồm xây dựng các kênh mới nếu / khi chúng trở nên có liên quan).
  • Thiết kế và thực hiện các chiến lược marketing dành riêng cho từng nền tảng phù hợp với các mục tiêu kinh doanh tổng thể (ví dụ: chuyển đổi, tạo khách hàng tiềm năng (Lead), nhận thức thương hiệu, v.v.).
  • Thiết kế và triển khai các chiến dịch có phạm vi khác nhau trên các kênh mạng xã hội (ví dụ: ra mắt sản phẩm, đổi tên thương hiệu, chiến dịch nâng cao nhận thức thương hiệu, các cuộc thi, v.v.).
  • Đo lường, kiểm tra và báo cáo về các chiến lược và chiến dịch mạng xã hội bằng các công cụ phân tích cụ thể.
  • Tạo và / hoặc quản lý tất cả nội dung mạng xã hội, bao gồm văn bản, hình ảnh, inforgraphics, video, podcast
  • Sở hữu và xây dựng lịch xuất bản nội dung truyền thông trên mạng xã hội.
  • Quản lý, chỉnh sửa, phê duyệt và lên lịch cho tất cả các bài đăng cho tất cả các nền tảng.
  • Lập kế hoạch và giám sát tất cả các chiến dịch mạng xã hội có trả phí, bao gồm cả quan hệ đối tác với những người có ảnh hưởng (KOL).
  • Thu hút người theo dõi thương hiệu và người hâm mộ trên các nền tảng mạng xã hội cũng là công việc chính của các Social Media Manager.
  • Thực hiện lắng nghe trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội và giám sát phương tiện truyền thông xã hội bằng cách sử dụng các công cụ thích hợp (social listening).
  • Cập nhật về các xu hướng và công cụ trong truyền thông mạng xã hội, marketing, công nghệ và quảng cáo.
  • Tạo và tăng cường quan hệ đối tác với các thương hiệu khác, các công ty truyền thông mạng xã hội và những người ảnh hưởng (Influencer/KOL).
  • Đóng góp và / hoặc sở hữu các chính sách khủng hoảng, PR, truyền thông mạng xã hội
  • Đóng góp và / hoặc sở hữu các chính sách truyền thông mạng xã hội của công ty.

Cách viết một bản mô tả công việc (JD) cho Social Media Manager.

Một bản mô tả công việc cho vị trí Social Media nên bao gồm bao gồm các nội dung như tóm tắt công việc, trách nhiệm chính hay mục tiêu của họ là gì trong doanh nghiệp, kỹ năng và trình độ cần có, và hơn thế nữa.

Tóm tắt công việc.

Bản tóm tắt công việc giúp cho ứng viên biết họ phải làm gì khi được tuyển dụng. Trong khi một Social Media Manager có thể làm việc trong nhiều ngành hàng khác nhau, họ chỉ mạnh ở một số ngành nhất định.

Vì vậy, việc đề cập đến ngành của bạn là một ý kiến ​​hay để bạn có thể có được nhiều ứng viên có kinh nghiệm hơn.

Mục tiêu.

Trong phần này, bạn nên đề cập đến lý do tại sao bạn cần tuyển vị trí này hay họ cần đạt được các mục tiêu cụ thể là gì cho thương hiệu của bạn.

Trách nhiệm.

Dựa trên các mục tiêu cụ thể, bạn hãy liệt kê các trách nhiệm mà một Social Media Manager cần đảm nhận.

Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn.

  • Phân tích kỳ vọng của khách hàng trên các kênh.
  • Phát triển các chiến dịch truyền thông xã hội.
  • Xác định KPI và KRA cho các chiến dịch truyền thông xã hội.
  • Cập nhật nội dung trên các kênh.
  • Tương tác với khách hàng và người theo dõi.
  • Sử dụng các công cụ tiếp thị truyền thông mạng xã hội để đo lường hiệu suất.
  • Theo dõi các chiến dịch và phân tích dữ liệu thu được.
  • Theo dõi các chỉ số về SEO và lưu lượng truy cập web.
  • Thiết lập mối quan hệ với những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội.
  • Theo dõi các xu hướng (Trend, meme) trên mạng xã hội.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ các giải đáp cho câu hỏi “social media manager là gì”. Như đã phân tích ở trên, mặc dù công việc hay vai trò của một Social Media Manager khá linh hoạt tuỳ theo từng doanh nghiệp, mục tiêu chính của họ hay những gì họ cần đạt được là xây dựng lòng tin của khách hàng, tăng mức độ tương tác và yêu thích với thương hiệu, tăng lượng khách hàng tiềm năng và cuối cùng tăng doanh số bán hàng.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú | MarketingTrips 

Sinh viên Việt Nam tại Đại học Harvard ‘đứng lên’ đòi công lý cho sinh viên quốc tế

Ngày 15/7 chính quyền Trump hủy kế hoạch cấm du học sinh ở lại Mỹ nếu chỉ học trực tuyến. Ít ai biết chiến thắng này có công của Tôn Hiền Anh, sinh viên Harvard.

Ngày 6/7, Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) thông báo du học sinh tại Mỹ sẽ phải về nước nếu chương trình đang theo học chuyển sang dạy online 100% vào mùa thu tới. Người ở lại bị coi là cư trú bất hợp pháp. Luật này ảnh hưởng lên hơn 1,1 triệu du học sinh theo giáo dục đại học tại Mỹ.

Tôn Hiền Anh, sinh viên Đại học Harvard là một trong những người bị tác động trực tiếp một khi luật mới được áp dụng.

Nếu chỉ nghĩ cho mình, cô sinh viên trẻ không quá lo lắng bởi đã đăng ký được chuyến bay cứu hộ công dân về nước vào đầu tháng 8. Song, khi chứng kiến nhiều bạn khác không tìm được chuyến bay và có thể sẽ phải vào trại tị nạn theo luật Mỹ, Hiền Anh quyết định mình “phải làm cái gì đó”.

Ngay hôm ICE ra thông báo, cô đã thức thâu đêm nghiên cứu luật này, bóc tách từng điểm xem ảnh hưởng đến học sinh quốc tế sẽ là gì. Sau đó thông báo về những hậu quả tiêu cực cho học sinh quốc tế nếu điều luật được thực thi và đề nghị Harvard xem xét các phương pháp khả thi để đảm bảo an toàn và quyền lợi cho học sinh.

Viết xong, Hiền Anh gửi đơn đại diện sinh viên quốc tế đang kẹt tại Mỹ cho ban lãnh đạo Đại học Harvard. Đồng thời, vận động các tổ chức, cá nhân có liên quan cùng gửi lá đơn mà cô soạn sẵn để bày tỏ sự ủng hộ. Ngay sáng 7/7, lãnh đạo trường có cuộc họp khẩn cấp. Đích thân hiệu trưởng trả lời Hiền Anh rằng trường sẽ chính thức kiện ICE lên toà án.

Khác với Đại học Công nghệ Massachusetts (MIT) – trường đã cùng khởi kiện ICE cùng với Harvard – chương trình học của Harvard cho năm tới đã định sẵn 100% online. ICE chỉ cho các trường 10 ngày để thay đổi và thông báo kế hoạch cuối cùng.

Không ai biết vụ kiện này sẽ kéo dài bao lâu và đến khi nào mới có phán quyết. Hiền Anh tiếp tục chạy đua với thời gian viết lá đơn thứ hai đề nghị trường cân nhắc bổ sung thêm một khoá học offline.

Cô sinh viên Việt đã nghiên cứu biện pháp các trường đại học khác ứng phó trước luật mới, chính sách của 15 trường có lớp học offline và các phong trào sinh viên ở hơn 30 trường kêu gọi nhà trường đưa ra những giải pháp để hạn chế hậu quả của luật mới.

“Trong suốt quá trình em vừa nghiên cứu, vừa tiếp nhận góp ý và trao đổi với các bạn, các anh chị cựu sinh viên, cùng giáo sư quan tâm đến vấn đề này để hoàn thiện lá đơn, vận động ủng hộ”, Hiền Anh chia sẻ.

Trong lá đơn của mình, Tôn Hiền Anh tóm tắt những ảnh hưởng nghiêm trọng đến học sinh quốc tế ở Harvard nếu ICE thắng kiện.

Ví dụ theo luật của ICE, tất cả các học sinh quốc tế đang kẹt tại Mỹ có thể sẽ bị trục xuất và tước visa nếu ở quá hạn, trong khi rất nhiều nước trên thế giới đang đóng cửa biên giới vì đại dịch, nhiều du học sinh không thể về nước khiến họ rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan. Việc bay giữa các quốc gia cũng làm tăng nguy cơ mắc Covid-19, gây nguy hiểm cho sinh viên.

Sau đó, Hiền Anh kiến nghị một số biện pháp khả thi đối với Harvard, không quá tốn công sức và đầu tư, mà vẫn đảm bảo an toàn sức khoẻ, giãn cách xã hội, ví dụ một khoá học offline. Cô dẫn ví dụ toàn bộ các trường đại học thuộc nhóm Ivy League khác đều học có yếu tố offline như Princeton và Yale.

Một số trường như Columbia và UC Berkeley đã bổ sung thêm một khoá học offline ngay khi luật mới của ICE được ban hành.

Cuối bản kiến nghị, Hiền Anh trích lời hiệu trưởng Harvard: “chúng ta không thể đứng nhìn những hoài bão của sinh viên quốc tế bị phá huỷ chỉ vì điều luật sai lầm này. Chúng ta nợ họ việc đứng lên và chiến đấu và chúng ta sẽ làm điều đó”. Cô gái Việt bày tỏ mong muốn Harvard sẽ giữ đúng lời hứa và quan điểm của mình.

Trong vòng 20 giờ đầu tiên, bản kiến nghị của Hiền Anh đã có hơn 1.000 chữ ký của các giáo sư Harvard, sinh viên và cựu sinh viên bao gồm hơn 50 sinh viên với vai trò là chủ tịch hoặc đồng chủ tịch các tổ chức ở trường.

Chủ tịch trường Harvard Rakesh Khurana thông báo đã trình đơn của Hiền Anh lên cho Hội Đồng trực tiếp xem xét triển khai kế hoạch học tập cho mùa thu, đồng thời cảm ơn cô đã lên tiếng.

Ngày 8/7, Đại học Harvard và MIT khởi kiện quy định visa mới. Từ đó tạo ra làn sóng thu hút hàng chục trường đại học, chính quyền các bang và hơn chục công ty công nghệ phản đối chính sách trên. Áp lực tứ phía khiến Nhà Trắng buộc phải bãi bỏ chính sách hạn chế visa hôm 15/7.

Ngay khi nhận được tin này, giáo sư triết học và thần học tại Harvard, David C. Lamberth đã gửi thư cho Hiền Anh: “Thầy rất vui mừng về việc chính phủ đã đã rút lại quyết định gần đây về thị thực.

Hàng loạt tiếng nói từ khắp cả nước, từ sinh viên, giảng viên, trường đại học và doanh nghiệp đã hội tụ trong vòng chưa đầy một tuần và phong trào tự vận động của em đã đóng góp không nhỏ”.

Thầy giáo của Hiền Anh, giáo sư Lamberth khen ngợi cô trò nhỏ góp tiếng nói, dẫn đến quyết định bãi bỏ chính sách hạn chế visa (trái). Giáo sư Bonnie Talbert khen ngợi Hiền Anh trong bài luận cuối khóa (phải).

Trong quá trình vận động, Hiền Anh đã đối mặt với nhiều thách thức. Có những bạn không hiểu luật, không hiểu vì sao phải quan tâm đến quyền lợi sinh viên quốc tế. Ngay cả trong cuộc đối thoại với lãnh đạo nhà trường sau khi gửi đơn cũng có giáo sư khuyên Hiền Anh nên im lặng.

Chị Lã Thanh Hà, mẹ Hiền Anh chia sẻ, nghe tin con gái có ý kiến với nhà trường, vợ chồng chị như “ngồi trên đống lửa”. “Con chỉ là một du học sinh ngoại quốc, làm sao có thể đàm đạo với lãnh đạo với trường. Tôi lo không khéo trường tống cổ con về Việt Nam”, chị bày tỏ.

Hiền Anh đã trấn an mẹ: “Con muốn đưa tiếng nói của cộng đồng Harvard đến ban lãnh đạo trường. Con muốn giúp trường có cái nhìn toàn diện về những vấn đề sẽ xảy ra rất tiêu cực khi học sinh quốc tế phải lập tức về nước trong bối cảnh dịch bùng phát như thế này và tìm ra giải pháp hợp lý nhất”.

Nghe nói vậy, chị Hà ủng hộ con. Hơn một tuần qua, vợ chồng chị theo sát diễn biến của vụ kiện và thở phào nhẹ nhõm khi luật bị bãi bỏ, sinh viên quốc tế được bảo vệ.

Hiền Anh là con thứ hai của vợ chồng chị Lã Thanh Hà, ở Hà Nội. Vợ chồng chị có hai con gái Tôn Hà Anh và Tôn Hiền Anh cùng nhận được học bổng toàn phần của Harvard.

Khác với chị gái Hà Anh – hiện là cố vấn cấp cao công ty tư vấn quản lý quốc tế McKinsey, New York – có cá tính năng nổ, thì Hiền Anh trầm tính , sâu sắc và theo đuổi các hoạt động xã hội liên quan đến chính sách và công bằng cho những tầng lớp thiệt thòi.

Ngoài việc học ở Harvard, Hiền Anh còn tham gia các hoạt động ngoại khoá giúp đỡ người dân có hoàn cảnh khó khăn. Cô sinh viên này nằm trong ban lãnh đạo của tổ chức Harvard Vision, gây quỹ cho hơn 100 ca phẫu thuật phục hồi mắt cho trẻ em nghèo, hay quản lý cung cấp bữa ăn và chỗ ngủ ở nhà tạm trú Harvard tổ chức cho người vô gia cư.

Học kỳ vừa qua, Hiền Anh là một trong những sinh viên đứng đầu lớp. Các giáo sư nhận định cô có tài viết luận và là “một ngòi bút mạnh mẽ, chính trực”.

Giáo sư Bonnie Talbert sau khi đọc bài luận cuối khoá của Hiền Anh về vấn nạn phân biệt chủng tộc tại Mỹ và phong trào Black Lives Matter đã ấn tượng và gửi bài luận này cho chủ tịch của trường, ông Rakesh Rakesh Khurana.

Giờ thì họ cũng biết chính sinh viên này đã trực tiếp đối thoại và yêu cầu quyền lợi cho sinh viên quốc tế.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via VnExpress

Vì sao người Mỹ đang rời khỏi TikTok

Người dùng TikTok hoảng sợ khi phát hiện ra các video trên ứng dụng này không hiển thị lượt xem. Thông tin về việc Ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo, doạ chặn các ứng dụng thuộc sở hữu của Trung Quốc, trong đó có TikTok, trở nên hiện hữu.

Các nhà lập pháp Mỹ lo ngại rằng quá trình xử lý dữ liệu người dùng của TikTok có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Họ nghi ngờ TikTok có thể được yêu cầu chia sẻ dữ liệu với chính phủ Trung Quốc.

“Tôi nghĩ mọi thứ đã chấm dứt rồi”, Ty Gibson (một người dân ở Greensboro, Bắc Carolina)  nói. “Tôi thậm chí còn chẳng có thời gian để nghĩ việc này là thế nào nữa”.

Gibson đành quay một video chia tay dành cho 4,6 triệu người hâm mộ của mình và nhắn họ theo dõi anh trên YouTube và Instagram.

Mặc dù số phận của TikTok vẫn chưa được quyết định, việc này đã tạo ra một làn sóng lo lắng trong cộng đồng người dùng trung thành của TikTok, khiến họ phải lên kế hoạch dự phòng trên những nền tảng khác.

Ngôi sao thể thao điện tử Tyler Blevins, được biết đến với biệt danh Ninja, với 4 triệu người theo dõi trên TikTok, đã nói với 6 triệu người theo dõi tài khoản Twitter của mình rằng anh đã xóa TikTok.

Trong khi đó, nhiều người dùng trung thành vẫn đang kiên nhẫn chờ đợi và đăng những video họ khóc và nhảy, với những hashtag như #TikTokBan với 212 triệu lượt xem và #SaveTikTok – 315 triệu lượt xem.

Alexander Patino, Phó Giám đốc Hội đồng Những người Mỹ có tầm ảnh hưởng – một hiệp hội thương mại dành cho những người nổi tiếng trên mạng xã hội và kiếm tiền trực tuyến, chia sẻ: “Nếu TikTok đánh mất niềm tin của người tiêu dùng, họ sẽ đánh mất nhiều thứ khác nữa”.

Justin Sherman, thành viên Hội đồng Atlantic, chia sẻ rằng, mặc dù TikTok gây ra lo ngại về an ninh, động cơ của chính quyền Trump lại chủ yếu mang tính chính trị, vì vậy sẽ rất khó dự đoán quyết định của chính phủ. Nếu như lệnh cấm được tiến hành, cũng rất khó chống. Ông chia sẻ: “Tôi cho rằng TikTok không thể làm gì để xoa dịu tình hình”.

TikTok cho biết họ chưa bao giờ cung cấp dữ liệu người dùng cho chính phủ Trung Quốc và khẳng định kể cả khi được yêu cầu, họ cũng không làm. Cho đến nay, họ cũng chưa được yêu cầu làm thế.

Tài trợ bị tạm dừng

Giám đốc điều hành của một công ty quảng cáo lớn nhận định rằng lệnh cấm sẽ tác động rất ít lên ngành quảng cáo, vì hoạt động kinh doanh quảng cáo của TikTok còn non trẻ và các thương hiệu vẫn có thể dễ dàng chuyển sang các nền tảng khác.

Tuy nhiên, tài trợ giữa doanh nghiệp với những người có tầm ảnh hưởng chịu ảnh hưởng rất nặng nề ngay cả khi lệnh cấm chưa được tiến hành.

Joe Gagliese, Giám đốc điều hành của Viral Nation, một công ty tiếp thị sử dụng những người có ảnh hưởng, cho biết: “Một thương hiệu hàng tiêu dùng lớn đã phải ‘đóng băng’ hợp đồng giá trị năm con số với một nhân vật có ảnh hưởng trên TikTok trong ít nhất hai tháng”.

James Lamprey, một đầu bếp sở hữu 1,2 triệu người theo dõi trên nền tảng này, cho biết vấn đề của TikTok đã khiến một công ty máy ảnh dừng thỏa thuận tài trợ cho một video của ông cho đến khi “số phận” của ứng dụng được rõ ràng.

Hợp đồng tài trợ trị giá 1.000 USD (hơn 23 triệu đồng). Ông đang cố gắng hướng người hâm mộ TikTok của mình chuyển sang tài khoản của ông trên Instagram. Nhưng nếu ứng dụng bị cấm, thu nhập của ông sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

Đối thủ chớp thời cơ

Nhiều đối thủ của TikTok tại Mỹ, như Triller, Byte và Dubsmash nhận thấy lượt tải xuống của họ tăng đột biến gần đây. Một số ứng dụng thậm chí đang chủ động nhắm đến người dùng TikTok.

Ryan Kavanaugh, người sáng lập Proxima Media – công ty điều hành ứng dụng âm nhạc Triller, cho biết Triller đang tìm kiếm những ngôi sao TikTok hàng đầu, đồng thời thu hút sự quan tâm của những nhà sáng tạo muốn phát triển tài khoản trên nền tảng này.

Taylor Cassidy, một nhân vật có ảnh hưởng trên TikTok với 1,7 triệu người theo dõi, cho biết một số đối thủ của TikTok đã thuyết phục cô xây dựng hình ảnh trên các ứng dụng đó. Họ đảm bảo tài khoản sẽ được xác minh ngay lập tức để giúp những người có ảnh hưởng đàm phán được nhiều giao dịch lớn.

Các ứng dụng Byte, Dubsmash, Triller và Likee đều có lượt tải xuống tăng vọt mỗi ngày, theo dữ liệu từ Apptopia. Cụ thể, Dubsmash có lượt tải tăng gấp đôi; Byte tăng vọt 28.000 lượt tải, mặc dù trước đó chỉ đạt 3.400.

Dylan Tate, 18 tuổi, một người dùng TikTok ở Greenville, Nam Carolina, có tài khoản TikTok 1,2 triệu người theo dõi, đã thuyết phục những người theo dõi mình chuyển sang Byte. Anh tiết lộ, Byte sẽ trả 100% doanh thu quảng cáo cho nhà sáng tạo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo VnExpress/Reuters

Tiếp cận Social Media Marketing đầy sức hút với 5 cân nhắc sau đây (P2)

Đạt được những mức độ thành công lan truyền nhất định đó là điều mà mọi nhà làm social media marketing hay truyền thông mạng xã hội đều mơ ước. Nhưng làm thế nào bạn có thể làm điều đó? Làm thế nào bạn có thể tạo lại sự thành công của một chiến dịch trong quy trình của bạn?

Tiếp cận Social Media Marketing đầy sức hút với 5 cân nhắc sau đây

Dưới đây là một số lời khuyên, dựa trên những câu chuyện thành công của các chiến dịch marketing trên social media mà bạn có thể tham khảo và ứng dụng vào thương hiệu của mình.

Khuyến khích Fans ‘chèo lái’ các cuộc trò chuyện

Một quảng cáo Facebook dường như vô hại từ thương hiệu BarkBox đã khiến các nhà bình luận so sánh một trong những đồ chơi của chó đặc trưng của thương hiệu này với một sản phẩm dành cho người lớn, điều này có thể làm tổn hại đến danh tiếng của thương hiệu.

Thay vì che giấu những bình luận ‘mạo hiểm’ này hoặc gỡ xuống quảng cáo, nhóm của họ quyết định để lại và trả lời bình luận với phong cách hài hước, làm chủ nó, thay vì trốn tránh.

Bằng những phản ứng hài hước này, những nỗ lực của họ đã tạo ra 1.200 đơn hàng cho các đăng ký sáu và mười hai tháng của họ.

Khuyến khích một cuộc đối thoại như thế này là một trong những cách sử dụng tốt nhất của phương tiện truyền thông mạng xã hội, vì một cuộc trò chuyện đầy ấn tượng có thể giới thiệu nhiều khách hàng tiềm năng hơn cho công ty của bạn thông qua những mối quan hệ đáng tin cậy của họ.

Có rất nhiều cách để khuyến khích các cuộc trò chuyện trên phương tiện truyền thông mạng xã hội, ngoài việc thảo luận về một chủ đề gây tranh cãi. Ví dụ, bạn có thể xem xét việc tạo một chương trình đại sứ thương hiệu chẳng hạn.

Một cách tiếp cận khác là liên tục làm nổi bật khách hàng của bạn trong các chiến dịch social media marketing của bạn, điều này báo hiệu đến họ rằng sự tham gia hay tương tác của họ sẽ được thương hiệu quan tâm và ghi nhận.

Hãy nhìn vào cách Popeyes vận dụng điều này. Để tăng khả năng hiển thị cho những lời khen ngợi về bánh sandwich gà của họ, Popeyes thỉnh thoảng đăng lại các tweet tích cực và hài hước từ các khách hàng khen ngợi các món trong thực đơn của họ.

Chính điều này đã làm cho không những khách hàng đã sử dụng sản phẩm cảm thấy họ được quan tâm mà các khách hàng tiềm năng cũng bị thu hút.

Hãy để khách hàng thấy được hình ảnh của họ qua thông điệp của bạn – một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Ling Tung vào năm 2018 cho thấy một người có ý thức thành viên trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội có thể có tác động tích cực đến lòng trung thành của họ đối với thương hiệu.

Mọi người muốn có cơ hội được ‘công nhận’ bởi các thương hiệu mà họ yêu thích. Một phần vì là điều này cho thấy nội dung của họ đủ thú vị để được thương hiệu chia sẻ.

Ngoài ra, những cuộc trò chuyện trên phương tiện truyền thông mạng xã hội là có thật và khá tự nhiên – đây là một sự chứng thực có sức thuyết phục hơn là một thương hiệu tự nói về chính họ.

Để tạo cuộc thảo luận về thương hiệu của bạn, đừng bỏ qua những cuộc trò chuyện khó khăn, hãy tìm cách làm nổi bật khách hàng của bạn bất cứ khi nào có thể.

Tích hợp phương tiện truyền thông mạng xã hội trên toàn tổ chức

Một nhóm chát trong WhatsApp là nơi các nhóm gồm marketing, pháp lý và agency của Popeyes trao đổi về chiến lược truyền thông mạng xã hội mới nhất của họ. Một nguồn truyền thông cho tất cả các bên liên quan tại Popeyes giúp đảm bảo rằng họ có cách tiếp cận tích hợp tới các phương tiện truyền thông mạng xã hội giữa các bộ phận.

Một nơi chia sẻ tin tức mới nhất của họ, những nội dung đáng chú ý, cũng như các cuộc trò chuyện là không gian để thảo luận về các cơ hội tăng tương tác trên phương tiện truyền thông mạng xã hội. Đồng thời chính điều này cũng làm cho thương hiệu sẽ có các phản ứng nhanh và kịp thời hơn trước các vấn đề phát sinh bất ngờ của chiến dịch.

Phản ứng nhanh cũng là một case study thành công từ BarkBox, trước những bình luận so sánh bất lợi không thể lường trước được – nhóm dịch vụ khách hàng nhận thấy nhiều bình luận không phù hợp trên quảng cáo Facebook của họ về sản phẩm và nhanh chóng thông báo cho nhóm truyền thông mạng xã hội về thông tin.

Sự giao tiếp cởi mở giữa cả hai bộ phận đã giúp thương hiệu nhanh chóng tận dụng thời điểm này để đạt được kết quả tích cực.

Các thương hiệu nên tìm cách tạo điều kiện cho sự hợp tác giữa các bộ phận bằng cách chọn các công cụ dễ sử dụng, các quy trình làm việc rõ ràng ngay từ đầu.

Chìa khóa nằm ở việc giữ nhịp đập cho những sự kiện mới nhất và phản hồi nhanh chóng khi có cơ hội. Tuy nhiên vì những cơ hội đó sẽ không luôn luôn rõ ràng nên điều này cũng đòi hỏi thương hiệu cần có những suy nghĩa sáng tạo đồng thời xem xét các cách mà mỗi sự cố có thể được tận dụng như một cơ hội của thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú | MarketingTrips 

Warren Buffett: 12 sự thật về tiền bạc và cuộc sống mà trường học không dạy bạn

Trường kinh doanh cho bạn nhiều lợi ích. Các lý thuyết học thuật được thiết kế để cung cấp cho sinh viên một cái nhìn bao quát về các lĩnh vực chính trong kinh doanh và có thể được áp dụng cho một số vấn đề trong thế giới thực.

“Nhưng trong hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực kinh doanh và tài chính (phần lớn tôi dành cho việc học và viết về quản trị rủi ro, lịch sử và tâm lý của tiền bạc), tôi thấy mình tiếp thu mọi thứ nhanh như những người vốn có nền giáo dục tuyệt vời trong kinh doanh”. Chia sẻ từ Warren Buffett.

Dưới đây là một số sự thật bị bỏ qua nhất về kinh doanh, tiền bạc và cuộc sống mà không ai dạy bạn ở trường học cả:

1. Chỉ làm việc với những người bạn thích.

Warren Buffett từng nói trong một bài giảng với các sinh viên MBA, nếu tôi có thể kiếm được 100 triệu đô la với một người đàn ông khiến tôi đau lòng, tôi sẽ nói không.

Các đồng nghiệp của tôi, những người đã thực hiện công việc tốt nhất hiếm khi là người thông minh nhất hoặc có kinh nghiệm nhất. Phần lớn điều này cũng giải thích tại sao trí tuệ cảm xúc thường quan trọng hơn trí thông minh sách vở.

2. Kỳ vọng có thể thay đổi nhanh hơn kết quả.

Đó là lý do tại sao các doanh nhân, CEO và nhà đầu tư thành công nhất thường phát biểu kiểu “uhh, bất cứ điều gì…”.

3. Tâm thế, ‘Tôi không biết’.

Mọi người thường mong muốn có một ý kiến ​​vượt xa số lượng những điều cần phải được đưa ra. Tôi không biết là một cụm từ mạnh mẽ nên được tôn vinh vì sự trung thực của nó, và không nên bị coi thường vì sự tách rời của nó.

4. Hãy nhận biết những nhược điểm của trí thông minh cao.

Trí thông minh là tuyệt vời, nhưng nó có thể dễ dàng bị bóp nghẹt bởi bốn điều: Bản ngã, không có khả năng thay đổi suy nghĩ của bạn, không có khả năng giao tiếp với người khác và không sẵn lòng thỏa hiệp với một nhóm. Hãy giữ điều này trong tâm trí mọi lúc.

5. Không bao giờ quên những khó khăn dẫn đến thành công trong quá khứ của bạn.

Điều này sẽ làm cho bạn mạnh mẽ hơn và chuẩn bị nhiều hơn cho những thách thức trong tương lai. Thành công trong quá khứ dường như luôn dễ dàng hơn thực tế, bởi vì bây giờ bạn đã biết câu chuyện kết thúc như thế nào – và nó khó có thể tiết lộ những gì bạn biết ngày hôm nay trong khi cũng cố việc nhớ lại cảm giác của bạn trong quá khứ.

6. Hầu hết những điều phức tạp đều có một lời giải thích rất đơn giản.

Nếu bạn không thể hiểu được điều gì đó (Nếu bạn đang là đối tượng), người viết nó đã rất tệ trong việc giao tiếp hoặc đang cố tình lừa dối bạn.

7. Bạn có thể học hỏi rất nhiều từ những người mà bạn không đồng tình.

Khả năng đồng cảm với những người không đồng ý với bạn là một trong những kỹ năng bị đánh giá thấp nhất. Khi ý kiến ​​của bạn không phù hợp với người khác, bạn rất dễ dàng để hỏi “Tại sao mọi người nghĩ như vậy?”

Nhưng bạn sẽ nhận được những điều xa hơn bằng cách hỏi “Những gì họ đã trải qua trong cuộc sống, điều mà tôi không thể khiến họ nghĩ như vậy?”

8. Tự hiểu biết được đánh giá cao.

Theo nhà tâm lý học và nhà kinh tế học Daniel Kahneman, ý tưởng rằng những gì chúng ta không thể nhìn thấy có thể bác bỏ mọi thứ mà chúng ta tin là không xảy ra với chúng ta. Và anh ấy nói đúng.

Lý trí của con người, có thể dễ dàng bị áp đảo bởi những thành kiến ​​lười biếng, yếu đuối hơn nhiều người trong chúng ta muốn thừa nhận. Hãy thực hiện điều này một cách nghiêm túc và bạn sẽ nhận ra rằng có vài điều quan trọng hơn là cởi mở và bao quanh bản thân bạn với những người có nền tảng và kinh nghiệm khác nhau.

9. Có một mối tương quan tiêu cực giữa kinh nghiệm và sự khiêm tốn.

Bạn càng có nhiều kinh nghiệm, bạn sẽ càng thấy được tầm quan trọng của việc có ít độ chính xác và nhiều chỗ sai sót hơn. Điều này đặc biệt đúng trong một trò chơi mà chúng ta đánh giá quá cao kỹ năng và đánh giá thấp sự may mắn.

10. Kỹ năng không phải lúc nào cũng bằng sức mạnh.

Kỹ năng của bạn không phải là quan trọng; Vấn đề là kỹ năng của bạn so với đối thủ cạnh tranh. Điều này là hiển nhiên, đặc biệt là trong đầu tư, khi bạn thường không thực sự biết đối thủ của mình là ai.

11. Cố gắng tìm sự bình yên và niềm vui khi thua cuộc.

Học cách để đánh mất một cách ‘dễ chịu’, không bị hủy hoại và trong khi học một cái gì đó mới, có thể có giá trị hơn nhiều so với học cách trở nên đúng đắn.

12. Đam mê mạnh mẽ hơn một động cơ vì lợi nhuận.

Một số người giàu nhất thế giới đã tham gia vào những gì họ làm không chỉ đơn giản là kiếm tiền. Đa số họ là những người sẽ làm những việc ngay cả khi không có ai quan tâm. Đơn giản chỉ là họ làm những gì họ thích và đam mê.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú | MarketingTrips 

Tham khảo: CNBC

Steve Jobs: Đi đầu trong đổi mới chính là điểm phân biệt giữa một người lãnh đạo và người theo sau

Tính cách của Steve Jobs và những thành quả ông đạt được đã góp phần định hình cả một thế hệ và thay đổi cả thế giới. Ông là đồng sáng lập của công ty huyền thoại Apple.

Ông cũng là người có tầm nhìn xa trông rộng trong thế giới máy tính cá nhân, và là tác nhân giúp tái cấu trúc lại toàn bộ nghành công nghiệp phần mềm và phần cứng máy tính.

Người đàn ông có uy tín và năng lượng vô biên này còn là một bậc thầy về những phát biểu cường điệu, thổi phồng và dễ nhớ. Và ngay cả khi ông đang cố nói chuyện một cách bình thường thì những lời nói dài dòng đầy hoa mỹ vẫn cứ tuôn trào.

Dưới đây là một số những điều điên rồ tuyệt vời nhất mà Steve Jobs đã từng nói. Đó cũng là những bài học vàng giúp bạn thành công trong cuộc sống, theo đúng phong cách của Jobs:

1. “Đi đầu trong đổi mới chính là điểm phân biệt giữa một người lãnh đạo và người theo sau”

Không hề có giới hạn trong đổi mới sáng tạo. Giới hạn duy nhất chính là trí tưởng tượng của bạn. Đã đến lúc bạn cần bắt đầu suy nghĩ thoát khỏi những khuôn mẫu có sẵn. Nếu như bạn hoạt động trong một nghành công nghiệp đang phát triển, hãy suy nghĩ về những cách thức hoạt động hiệu quả hơn, thân thiện với khách hàng hơn và kinh doanh dễ dàng hơn.

Nếu bạn đang ở trong một nghành công nghiệp đang thu hẹp – hãy ra khỏi đó thật nhanh và thay đổi trước khi bạn trở nên lỗi thời; không có việc làm; hoặc bị phá sản. Và hãy nhớ rằng ở đây trì hoãn không phải là sự lựa chọn. Hãy bắt đổi đổi mới ngay bây giờ!

2. “Hãy là một thước đo của chất lượng. Một số người không quen với môi trường đòi hỏi sự xuất sắc”

Không có con đường tắt nào đến với sự xuất sắc. Bạn phải cam kết tạo nên sự xuất sắc và coi đó là ưu tiên hàng đầu của mình. Sử dụng tài năng, khả năng, và kỹ năng của bạn theo cách tốt nhất có thể và đi trước những người khác bằng cách cố gắng thêm một chút.

Sống theo một tiêu chuẩn cao hơn và để tâm đến những chi tiết thực sự tạo nên sự khác biệt. Xuất sắc không khó – chỉ đơn giản là hãy quyết định cố gắng một cách tốt nhất ngây bây giờ – và bạn sẽ ngạc nhiên với những gì mà cuộc sống mang đến cho bạn.

3.  “Cách tốt nhất để làm tốt công việc là yêu những gì bạn làm. Nến bạn vẫn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng yên vị. Hãy hướng trái tim mình với tất cả mọi vấn đề, bạn sẽ nhận ra khi bạn tìm thấy nó”

Tôi đã rút gọn thành bốn từ: “Hãy làm điều bạn thích”. Hãy tìm một công việc mang đến cho bạn cảm giác có ý nghĩa, có phương hướng và sự hài lòng trong cuộc sống.

Có ý thức về mục đích và phấn đấu hướng tới những mục tiêu mang lại ý nghĩa cho cuộc sống, phương hướng và sự hài lòng. Nó không chỉ góp phần vào sức khỏe và tuổi thọ, mà còn làm cho bạn cảm thấy tốt hơn trong những giờ phút khó khăn.

Bạn có nhảy khỏi giường vào buổi sáng thứ hai và cảm thấy háo hức với một tuần làm việc trước mắt? Nếu câu trả lời là không thì bạn hãy tiếp tục kiếm tìm, bạn sẽ nhận ra khi bạn tìm thấy nó.

4. “Bạn biết đấy, chúng ta không tạo nên đa số thực phẩm mà chúng ta ăn. Chúng ta mặc quần áo do người khác làm ra. Chúng ta nói ngôn ngữ do người khác phát triển. Chúng ta dùng toán học do người ta tạo ra … Ý tôi là, chúng ta liên tục nhận. Cái cảm giác khi tạo nên một cái gì đó được lưu giữ lại trong bể kiến thức và kinh nghiệm của con người sẽ ngây ngất tuyệt vời đến nhường nào”

Hãy sống một cách có trách nhiệm về đạo đức. Hãy cố gắng tạo nên sự khác biệt trong thế giới này và đóng góp cho những điều tốt đẹp hơn.

Bạn sẽ nhận ra rằng nó mang lại nhiều ý nghĩa cho cuộc sống của bạn và là liều thuốc tuyệt vời cho sự buồn chán. Luôn luôn có rất nhiều việc phải làm. Và hãy nói chuyện với những người khác về những điều bạn đang làm.

Đừng thuyết giáo hoặc tự cho là đúng đắn, hoặc cuồng tín về nó, điều đấy chỉ làm cho người khác khó chịu; nhưng đồng thời cũng đừng ngại về việc tạo nên một ví dụ, và sử dụng các cơ hội phát sinh để cho người khác biết những gì bạn đang làm.

5. “Có một từ trong Phật giáo, đó là ‘Con người cần là chữ tâm’. Thật tuyệt vời chữ tâm là cái con người cần có trước tiên”

Hãy tự khởi đầu suy nghĩ từ chữ tâm, bắt đầu mọi tư duy như một đứa trẻ mới mọi thứ xung quang, tò mò, tự hỏi và tìm câu trả lời, đó là cách mà người ta thành công trong những sự sáng tạo.

6. “Về cơ bản, chúng ta nghĩ rằng khi bạn xem TV thì não bộ sẽ thôi hoạt động; và bạn muốn nó hoạt động trở lại khi bạn làm việc trên máy tính”

Các nghiên cứu học thuật trong suốt nhiều thập kỷ đã xác nhận sự ảnh hưởng nguy hại về tinh thần và đạo đức mà TV mang lại.

Và hầu hết những người xem tivi biết rằng thói quen của học rất mệt óc và lãng phí, nhưng vẫn dành đa số thời gian của họ trước cái hộp đó. Vì thế, hãy tắt tivi của bạn và tiết kiệm một số tế bào não. Nhưng hãy thận trọng, bạn cũng có thể khiến bộ não thôi hoạt động cả khi sử dụng máy tính.

Hãy thử và có một cuộc trò chuyện thông minh với những người dành 8 giờ một ngày chơi game bắn súng, game đua xe, hay game nhập vai.

7.  “Tôi chính là người duy nhất tôi từng biết đã mất một phần tư tỷ đô la trong một năm … Đó là cách tôi xây dựng tính cách”

Đừng đánh đồng việc tạo ra sai lầm với việc là một sai lầm. Không hề có một người thành công nào mà không thất bại hoặc phạm phải sai lầm, có những người thành công phạm phải sai lầm và thay đổi cuộc sống hoặc khả năng sữa chữa những sai lầm đó, và họ tránh được trong những lần sau.

Họ xem sai lầm là sự cảnh báo chứ không phải là dấu hiệu của sự bất cập vô vọng. Chưa bao giờ phạm sai lầm đồng nghĩa với việc chưa bao giờ sống hết mình.

8. “Tôi sẽ đánh đổi toàn bộ công nghệ của mình để đổi lấy một buổi chiều với Socrates”

Trong một thập kỷ qua, rất nhiều cuốn sách về những bài học từ các nhân vật lịch sử đã xuất hiện trên kệ các tủ sách khắp thế giới.

Và Socrates đứng cùng với Leonardo da Vinci, Nicholas Copernicus, Charles Darwin, và Albert Einstein như là một ngọn hải đăng của nguồn cảm hứng cho các nhà tư tưởng độc lập.

Cicero nói về Socrates rằng, “Ông ấy mang triết lý xuống từ bầu trời và đưa vào cuộc sống của loài người.” Vì vậy, hãy sử dụng nguyên tắc của Socrates trong cuộc sống, trong công việc, trong học tập và trong các mối quan hệ của bạn.

Điều đấy thực sự không phải về Socrates, mà nó thực sự là về bạn, và làm sao mà bạn có thể mang lại sự thật, cái đẹp và cái tốt vào trong cuộc sống của bạn mỗi ngày.

9. “Chúng ta ở đây là để tạo nên vết lõm trong vũ trụ. Nếu không thì tạo sao chúng ta lại ở đây?”

Bạn có biết rằng bạn có rất nhiều việc lớn cần hoàn thành trong cuộc sống? Và bạn có biết rằng những điều to lớn đó đang trở nên khá bụi bặm khi bạn rót cho mình thêm một tách cà phê, và quyết định nghiền ngẫm những điều trên thay vì thực hiện chúng?

Chúng ta đều sinh ra với một món quà để cho đi trong cuộc sống, một món quà truyền đạt tất cả những ham muốn, sở thích, niềm đam mê và sự tò mò. Món quà này, trên thực tế, là mục đích của chúng ta.

Và bạn không cần sự cho phép để quyết định mục đích của riêng bạn. Không ông chủ, giáo viên, cha mẹ… hay bất kỳ cơ quan có thẩm quyền nào khác có thể quyết định điều này cho bạn. Hãy đi tìm cái mục đích duy nhất ấy.

10. “Thời gian của bạn là có hạn, vì thế đừng lãng phí nó vào việc sống một cuộc sống của người khác. Đừng bị mắc kẹt bởi những giáo điều – mà đó là sống với các kết quả của suy nghĩ của người khác.

Đừng để tiếng ồn của các ý kiến của những người khác nhấn chìm tiếng nói trong bạn. Và quan trọng hơn hết, hãy có can đảm để đi theo trái tim và trực giác của mình. Chúng, bằng cách nào đó, biết được những gì mà bạn thực sự muốn trở thành. Tất cả mọi thứ khác chỉ là thứ yếu.”

Bạn có mệt mỏi khi sống giấc mơ của người khác không? Không nghi ngờ gì, đó là cuộc sống của bạn và bạn có đủ mọi quyền để dùng nó theo cách cá nhân của mình mà không có bất kỳ trở ngại hoặc rào cản nào từ những người khác.

Hãy cho mình một cơ hội để nuôi dưỡng những phẩm chất sáng tạo của bạn trong một bầu không khí không sợ hãi và không áp lực. Sống một cuộc sống mà BẠN chọn và hãy làm ông chủ của riêng mình.

Mỗi bài học có thể khó khăn trong việc hoà nhập vào cuộc sống của bạn lúc đầu, nhưng nếu bạn làm thanh thản con đường của mình vào mỗi bài học, từng cái một, bạn sẽ nhận thấy một sự cải thiện ngay lập tức trong hiệu suất tổng thể của bạn. Vì vậy, hãy tiến lên và hãy cho chúng một cơ hội.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Tiếp cận Social Media Marketing đầy sức hút với 5 cân nhắc sau đây (P1)

Đạt được những mức độ thành công lan truyền nhất định đó là điều mà mọi nhà làm social media marketing hay truyền thông mạng xã hội đều mơ ước. Nhưng làm thế nào bạn có thể làm điều đó? Làm thế nào bạn có thể tạo lại sự thành công của một chiến dịch trong quy trình của bạn?

Tiếp cận Social Media Marketing đầy sức hút với 5 cân nhắc sau đây

Dưới đây là một số lời khuyên, dựa trên những câu chuyện thành công của các chiến dịch marketing trên social media mà bạn có thể tham khảo và ứng dụng vào thương hiệu của mình.

Dẫn dắt với một sản phẩm hoặc dịch vụ hấp dẫn

Có các sản phẩm và dịch vụ đặc biệt đáng để quảng bá là một yêu cầu của bất kỳ chiến dịch truyền thông mạng xã hội hiệu quả nào, vì chất lượng của những gì bạn cung cấp là yếu tố kích hoạt các cuộc trò chuyện với khách hàng mục tiêu.

Sẽ là rất quan trọng cho bạn để dành thời gian thích hợp để phát triển một thứ gì đó thực sự tuyệt vời và thực sự nổi bật khiến mọi người phải phản ứng hoặc phải “Say Woww”.

Bánh sandwich gà của Popeyes đã được sản xuất bốn năm trước khi phát hành vào năm 2019, với quy trình liên quan đến việc tạo ra bánh sandwich, tiến hành kiểm tra sản phẩm, tìm nguồn cung ứng phù hợp và đào tạo hơn 2.400 địa điểm của họ về cách chuẩn bị bánh sandwich .

Đối với tổ chức của bạn, quá trình phát triển một sản phẩm đáng để vượt quá tiêu chuẩn chất lượng ngành, chạy thử nghiệm kiểm soát chất lượng trên phạm vi sâu rộng hoặc thích ứng với những phản hồi của người tiêu dùng về các danh mục sản phẩm.

Nó cũng quan trọng không kém đối với các nhà marketer để tác động đến sức ảnh hưởng của “nhận thức về chất lượng sản phẩm” – chẳng hạn như danh tiếng của tổ chức, giá tham khảo, đánh giá của bên thứ ba và trình bày sản phẩm.

Phát biểu thương hiệu của bạn

Thiết lập một bản chiến lược xác định quan điểm thương hiệu của bạn, personas khách hàng và ‘tiếng nói của thương hiệu’ là điều cần thiết để định vị thị trường và kết nối với khách hàng mục tiêu của bạn.

Một thương hiệu hoạt động như một ‘người giới thiệu’ cho những gì khách hàng có thể mong đợi từ một doanh nghiệp, đặc biệt với hàng hóa đóng gói tiêu dùng (consumer packaged goods), với lợi thế lợi nhuận gộp lên đến hơn 25%.

Việc thiết lập các nguyên tắc này giúp thương hiệu gà rán Popeyes hiểu cách họ nên giao tiếp như một thương hiệu và những nơi họ cần thể hiện những khoảnh khắc văn hóa chẳng hạn như trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội.

Đối với một chuỗi thức ăn nhanh, điều này đòi hỏi thương hiệu phải giao tiếp với giọng điệu thoải mái và dễ chịu.

Hay chẳng hạn đối với thương hiệu BarkBox, sự hài hước là yếu tố cốt lõi của những thông điệp của họ trên phương tiện truyền thông mạng xã hội. Thương hiệu này sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội của mình để nói rõ rằng họ không quá coi trọng bản thân mình hơn là những gì họ dành cho khách hàng.

Hầu hết các doanh nghiệp hay thương hiệu không tiếp cận với một đối tượng cụ thể trên phương tiện truyền thông mạng xã hội mà họ luôn cố gắng tiếp cận tất cả mọi người. Điều này là vô cùng ‘ngớ ngẩn’ và tốn kém.

Khác biệt hoá bằng cách tập trung vào một mối quan tâm chung

Truyền đạt về một mối quan tâm chung là một cách sử dụng phương tiện mạng xã hội hiệu quả để làm nổi bật cách thức các dịch vụ của bạn là sự lựa chọn tốt hơn, mặc dù điều này đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về khách hàng của bạn và những gì có sẵn trên thị trường.

Chẳng hạn, thương hiệu bia Bud Light đã chia sẻ cách thức bia của họ được ủ với xi-rô ngô trong quảng cáo video trên YouTube và trên Instagram, Twitter và Facebook.

Họ cố gắng thu hút những người uống bia có ý thức về sức khỏe, thương hiệu này muốn khác biệt hoá bằng cách thể hiện yếu tố xi-rô ngô trong đồ uống của họ. Đặc tính vốn không có ở đối thủ.

Phương tiện truyền thông xã hội là phương tiện lý tưởng để thúc đẩy các so sánh như vậy.

Việc so sánh trực tiếp các đối thủ cạnh tranh của họ bằng cách kêu gọi một mối quan tâm chung là về sức khoẻ, đã dẫn đến 47.000 lượt đề cập đến quảng cáo Bud Light trên Twitter, Facebook, Instagram và Reddit.

Đây là một sáng kiến đã thành công trong việc tăng cường yếu tố truyền miệng và truyền đạt một khía cạnh độc đáo của các thương hiệu.

Bạn có thể chọn một mối quan tâm chung để tập trung vào bằng cách nghiên cứu những gì khách hàng quan tâm và xác định những gì thực sự độc đáo về sản phẩm của bạn so với các sản phẩm khác (chỉ cần đảm bảo bạn giữ những tuyên bố đó trong giới hạn pháp lý).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Tài khoản Twitter của Elon Musk và Bill Gates bị hack

Vụ việc tài khoản Twitter của hàng loạt lãnh đạo công ty công nghệ và người nổi tiếng bị hack cho thấy hacker có thể tấn công bất kỳ ai.

Ảnh: BBC

Trong cuộc tấn công quy mô lớn vào hôm 15/7 (giờ Mỹ), hàng loạt tài khoản Twitter của người nổi tiếng, lãnh đạo công ty công nghệ, chính trị gia đều bị kẻ xấu hack thành công.

Elon Musk, Joe Biden, Bill Gates, Kardashian West, Jeff Bezos, Barack Obama, Warren Buffett, YouTuber MrBeast,… nằm trong số các tài khoản bị hack.

Những tài khoản này đều đăng thông điệp quảng bá địa chỉ một ví bitcoin, khẳng định bất kỳ thanh toán nào gửi tới địa chỉ này đều được tăng gấp đôi và hoàn lại.

Ông Dmitry Bestuzhev, Chuyên gia an ninh mạng tại Kaspersky ước tính chỉ trong 2 giờ, ít nhất 367 người dùng đã chuyển tổng cộng khoảng 120.000 USD cho tin tặc.

“Chúng ta đang sống trong thời đại mà ngay cả những người có kỹ năng về công nghệ thông tin cũng có thể bị rơi vào bẫy của tin tặc và ngay cả những tài khoản an toàn nhất cũng có thể bị hack”, ông Dmitry Bestuzhev cảnh báo.

Theo Kaspersky, trong cuộc tấn công này tin tặc đã chiếm được quyền kiểm soát tài khoản – do email bị thay đổi, chủ tài khoản không thể nhanh chóng lấy lại quyền truy cập. Dù sau đó các tài khoản này đã được đưa về chính chủ.

Trước đây, bản thân tài khoản của Jack Dorsey, CEO Twitter, cũng bị tấn công. Số điện thoại của ông bị hack và gửi các dòng tweet thông qua tin nhắn SMS.

Mặc dù các mạng xã hội lớn đều ưu tiên bảo mật nhưng cả trang web và phần mềm đều không thể miễn dịch hoàn toàn với lỗ hổng bảo mật, và sai lầm từ yếu tố con người cũng không ngoại lệ. Do đó, bất kỳ nền tảng mạng xã hội nào cũng có thể bị tấn công.

Kẻ lừa đảo sử dụng kết hợp kỹ thuật cũ nhưng hiệu quả cùng phương thức tấn công mới, cũng như tận dụng yếu tố bất ngờ và lợi dụng sự tin tưởng của người dùng để đưa nạn nhân vào bẫy.

Ngoài ra, các tác nhân đe dọa có thể có quyền truy cập vào tài khoản nạn nhân theo những cách khác như xâm nhập vào ứng dụng của bên thứ ba để đạt quyền truy cập vào hồ sơ cá nhân, hoặc mật khẩu của người dùng.

Dù vậy, chuyên gia của hãng bảo mật Nga kêu gọi người dùng cẩn trọng khi dùng mạng xã hội, có ý thức với tài sản số nhưng đừng quá hoảng sợ.

Chuyên gia khuyên cần dành thời gian để tìm hiểu bảo mật tài khoản mạng xã hội. Khi đó người dùng sẽ có kiến ​​thức và công cụ để nhận ra ngay cả những lừa đảo phức tạp nhất, cũng như giảm thiểu ảnh hưởng nếu nó xảy ra.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú | MarketingTrips via ictnews

Snapchat thêm ‘Brand Profiles’ nhằm hướng đến thị trường B2B

Snapchat vừa công bố một bản thử nghiệm beta mới về Brand Profiles hay hồ sơ thương hiệu. Điều này sẽ cung cấp các cách cụ thể hơn để các thương hiệu kết nối với Snapchatters trong ứng dụng của họ.

Phía Snapchat cho biết:

Hồ sơ thương hiệu cung cấp một ‘ngôi nhà’ cố định cho các thương hiệu trên Snapchat từ đó mang lại nhiều trải nghiệm thương hiệu hơn cho Snapchatters”.

Với hơn 229 triệu Snapchatters sử dụng ứng dụng hàng ngày, ‘mãnh đất màu mỡ’ này cho các đối tác của chúng tôi trở nên đặc biệt quan trọng trong một thế giới nơi mà Gen Y và Z đều ngày càng khó tiếp cận và xây dựng mối quan hệ tin cậy“.

Hồ sơ thương hiệu sẽ cho phép các thương hiệu giới thiệu:

  • Những lăng kính tương tác thực tế ảo (AR) được gắn thương hiệu – Các thương hiệu sẽ có thể lưu và hiển thị bất kỳ lăng kính (lenses) nào họ đã tạo hoặc ủy thác trên hồ sơ của họ, điều này giúp tối đa hóa giá trị của trải nghiệm AR trong quảng cáo.
  • Điểm nổi bật (Highlights) – Điểm nổi bật sẽ cho phép các thương hiệu giới thiệu các bộ sưu tập Snaps, câu chuyện, hình ảnh và video tốt nhất của mình ngay trên hồ sơ. Như Snap đã giải thích: “Đây là cách tốt nhất để Snapchatters, những người vốn không quen thuộc với một thương hiệu biết được sâu hơn về thương hiệu”.
  • Bài đăng câu chuyện (Story Posts) – Các thương hiệu cũng sẽ có thể giới thiệu những Câu chuyện công khai của riêng họ trên hồ sơ thương hiệu, mang đến cho người hâm mộ một góc nhìn khác thông qua ứng dụng.
  • Cửa hàng tự nhiên (Native Store) – Và cuối cùng, hồ sơ thương hiệu cũng sẽ bao gồm trải nghiệm cửa hàng tùy chọn, cho phép Snapchatters duyệt và mua các mặt hàng trực tiếp trong ứng dụng.

Đây là một bổ sung quan trọng cho Snapchat khi từ lâu ứng dụng này đã quảng bá chính nó chỉ là nơi kết nối bạn bè.

Tất nhiên, Snap cũng đã giới thiệu nội dung của nhà xuất bản, thông qua ‘Khám phá’ và quảng bá thương hiệu thông qua quảng cáo và các mối quan hệ đối tác khác.

Nhưng việc bổ sung các tuỳ chọn thương hiệu cụ thể lần này là một bước khác để mở rộng phạm vi, chính xác là ‘Snapchat sẽ là gì’.

Một trong những tính năng tùy chọn mới lần này là ‘Cửa hàng’, Snapchat đã dần tích hợp nhiều tùy chọn thương mại điện tử và mua sắm trên nền tảng (on-platform shopping).

Ngoài ra, Snapchat cho biết thêm: các thương hiệu được phê duyệt cho hồ sơ thương hiệu chính thức cũng sẽ có quyền truy cập vào các công cụ quản lý website và di động mới để giúp họ:

“… cộng tác với các thành viên trong nhóm, quản lý nội dung và đánh giá phân tích. Tương tự như Hồ sơ công khai (Public Profiles), các thương hiệu giờ đây có thể thấy nhân khẩu học và sở thích của những người xem ‘Câu chuyện – Srories’ của họ.”

Đây đều là những bổ sung quan trọng theo cách riêng của họ và chắc chắn sẽ biến Snapchat trở thành điểm đến hấp dẫn hơn để xây dựng thương hiệu.

Ngoài ra, bằng cách tạo một danh mục riêng cho các bài đăng thương hiệu, điều này sẽ mở ra một cơ hội mới cho Snap để mở rộng khả năng quảng cáo của mình.

Ví dụ, bằng cách cho phép các tùy chọn để ‘Boost’ những cập nhật thương hiệu cụ thể, theo kiểu Facebook Boost Post vẫn đang làm.

Nhìn chung, bản cập nhật lần này là một bổ sung thú vị cho những trải nghiệm với Snap, chắc chắn sẽ thu hút các thương hiệu muốn kết nối với khán giả trẻ của họ (Gen Y hoặc Gen Z).

Sapchat cũng lưu ý là khi ra mắt, chỉ một nhóm nhỏ các thương hiệu sẽ được chấp thuận tham gia thử nghiệm bản beta, với kế hoạch Snapchat sẽ mở rộng tùy chọn cho nhiều doanh nghiệp hơn trong những tháng tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú | MarketingTrips 

[Update] Kích thước video chuẩn trên Social Media 2020

Cũng như hình ảnh tĩnh, để đảm bảo rằng bạn đang cố gắng hết sức với nội dung video của mình trên nền tảng social media, bạn cần tuân thủ các thông số kỹ thuật của nền tảng để tải lên video, bao gồm kích thước, độ dài, định dạng và hơn thế nữa.

Bằng cách căn chỉnh đúng với các yêu cầu của các nền tảng cho video, bạn sẽ đảm bảo rằng bạn cung cấp cho khách hàng của bạn một trải nghiệm xem tối ưu nhất – trong khi hiểu sai có thể dẫn đến sự thất vọng nặng nề.

Các danh sách bao gồm thông tin về độ dài bài đăng video trung bình cho ngữ cảnh bổ sung có thể giúp lập kế hoạch tốt hơn cho phương pháp của bạn.

Và bạn cũng nên xem xét nội dung của video. Video là loại nội dung hoạt động tốt nhất trên mọi nền tảng mạng xã hội hiện nay. Thật đáng để xem xét các cách bạn có thể sử dụng video trong chiến lược marketing của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

30 chiến thuật marketing du kích hay ho bạn nên tham khảo (P2)

Ngày nay, sự sáng tạo không còn là một lựa chọn trong các chiến dịch marketing. Trên thực tế, đó là những gì tách biệt một chiến dịch marketing thông thường với một chiến dịch mang tính lan truyền.

Top 30 chiến thuật marketing du kích hay ho nhất mọi thời đại

Vì vậy, nếu bạn muốn khiến mọi người nói về thương hiệu của mình, bạn phải ‘tránh xa’ các phương pháp marketing truyền thống và cố gắng để nghĩ về sáng tạo. Hãy nghĩ về các chiến thuật của marketing du kích (Guerilla Marketing).

Những chiến dịch marketing du kích có hiệu quả vì chúng độc đáo, sáng tạo và tiết kiệm chi phí. Và sau đây là cách 30 thương hiệu có thể làm điều này thành công.

10. Ice Bucket Challenge – Thách thức với xô nước đá

Ice Bucket Challenge là chiến dịch để hỗ trợ những người mắc chứng ALS (Chứng teo cơ một bên). Nó cung cấp một tùy chọn cho mọi người tham gia để thực hiện thử thách hoặc cho họ quyên góp một số tiền.

Ice Bucket Challenge mang lại cảm giác giống như bạn là những người đang mắc bệnh ALS. Bằng cách làm điều đó, mọi người có thể cảm nhận được họ đang cảm thấy như thế nào. Chiến dịch đã thành công ngoài mức tưởng tượng và thu về tới 11.4 triệu USD.

11. Uber

Uber đã tổ chức một chiến dịch để giúp những chú mèo con đi lạc được nhận nuôi. Chiến dịch được gọi là Uber Kittens, bằng việc cung cấp mèo con cho người dùng và cho phép họ chơi với nó trong 15 phút. Từ đây, họ có thể nhận nuôi nó. Kết quả của chiến dịch là một lượng lớn chia sẻ trên khắp các kênh truyền thông.

12. King Kong 3D

King Kong lớn như thế nào? Bạn sẽ biết được điều này một khi bạn nhìn thấy bước chân của nó. Chiến dịch được thực hiện bằng cách họ tạo ra những dấu chân khổng lồ trên một bãi biển cùng với chiếc xe jeep bị đập vỡ.

Nó sẽ khiến bạn cảm thấy như thể bạn thực sự ở trong phim vậy. Kết quả của chiến dịch này là một lượng lớn chia sẻ về hình ảnh trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội.

13. Quảng cáo phim 2012

Điều tương tự cũng xảy ra trong Phim 2012. 2012 là một bộ phim về ngày tận thế. Nó kể chi tiết về những gì sẽ xảy ra. Nó đã được đưa ra vào năm 2010 và gieo rắc những nỗi sợ hãi vào những năm tới.

Chiến dịch của nó bao gồm không chỉ là một bảng quảng cáo. Thay vào đó, nó đăng một bức ảnh nước xung quanh đường hầm với ảo ảnh rằng nước đang thấm qua. Điều này sẽ khiến người đi đường cảm thấy như thể họ đang ở trong phim. Thật sự gây sự chú ý.

14. Phim Chuckie

Có một con búp bê đã làm mọi người sợ hãi trong những năm qua và nó là Chucky. Trong khi phát hành bộ phim Curse of Chucky, họ đã thiết lập một trò chơi khăm trong trạm xe buýt.

Lúc đầu, nó có vẻ giống như một poster bình thường. Nhưng khi ánh sáng nhấp nháy, Chucky bước ra và đuổi theo mọi người khiến mọi người hoảng sợ. Họ đã làm điều này nhiều lần và nó thực sự đáng sợ. Kết quả là số lượt xem và chia sẻ lớn về chiến dịch trên khắp các kênh và mạng xã hội.

15. Phim Carrie

Telekinesis hay siêu năng ngoại cảm là điều thật đáng sợ đặc biệt nếu nó đến từ một cô gái đang tức giận. Nhìn thấy nó trong một bộ phim có thể khiến bạn cảm thấy không đáng sợ nhưng nếu bạn chứng kiến thực tế thì có thể sẽ khác.

Đây là những gì đoàn làm phim của Carrie, một bộ phim kinh dị, đã làm trong một quán cà phê ở thành phố New York. Họ thiết lập toàn bộ quán cà phê để các bàn sẽ tự di chuyển. Kết quả là một lượng lớn lượt xem và chia sẻ.

17. Trà xanh Lipton

Lipton đã cho đi những chiếc túi trông giống như túi trà. Phần tốt nhất là tên thương hiệu có thể được nhìn thấy rõ ràng từ túi. Điều này ngay lập tức quảng bá thương hiệu và trà. Ngoài ra, nó là một chiếc túi có nghĩa là những người có nó có thể quảng bá nó bất cứ nơi nào họ đi qua.

18. DHL

Điều gì đầu tiên xuất hiện trong đầu bạn khi bạn nghĩ về DHL? Nó là công ty giao hàng, phải vậy không? DHL nhắc nhở khách hàng của họ về con người họ và những gì họ làm thông qua những bảng quảng cáo hết sức độc đáo.

Thay vì bảng quảng cáo trưng bày hình ảnh của những người sử dụng thương hiệu hoặc chỉ có tên thương hiệu, DHL sử dụng hộp giao hàng 3D. Chính sự khác biệt này của DHL đã gây được sự chú ý của rất nhiều người đi đường.

19. Phim Vượt ngục

Hãy tưởng tượng rằng ai đó đã cho bạn một chiếc bánh miễn phí. Bạn rất hào hứng khi ăn nó nhưng sau đó bạn thấy rằng có một cái gì đó dính bên trong nó. Đây là những gì Prison Break đã làm để quảng bá cho phần mới của phim của họ.

Họ đã sử dụng một thanh ngang với dòng ra mắt phim trong chiếc bánh và xuất hiện ngay trước mắt khách hàng của họ. Đây là một cách truyền miệng khá tinh tế và thú vị.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú | MarketingTrips 

Case Study Nestle: Chinh phục thị trường Nhật Bản bằng ‘chiêu có 1-0-2’

Cách Nestle thu phục thị trường Nhật Bản: Bán kẹo vị cà phê cho trẻ em để “in dấu”, nhiều năm sau quay lại bán cà phê cho những “trẻ em đã lớn”.

Chúng ta thường in dấu cho cha mẹ từ khi sinh ra và học hỏi các hành vi từ họ. Tương tự, đối với việc phát triển mối quan hệ với thương hiệu và sản phẩm, thời thơ ấu cũng là giai đoạn quan trọng nhất.

Nestle đã vận dụng hiệu quả nguyên lý này để chinh phục người tiêu dùng Nhật Bản, vốn đã quen với văn hóa uống trà.

Bối cảnh

Vào năm 1975, nhà phân tâm học nổi tiếng người Pháp, Clotaire Rapaille có bài phát biểu tại một trường đại học địa phương ở Paris. Khi mọi người đã dần rời khỏi khán phòng thì bỗng có một nhân viên của Nestle đến tiếp cận ông. Người này đưa ra cho Clotaire Rapaille một bài toán mà vị chuyên gia chưa từng gặp trước đó.

Giống như các công ty phương Tây khác, Nestle không muốn bỏ qua thị trường đầy tiềm năng, đang phát triển mạnh mẽ của Nhật Bản thời đó. Nestle nỗ lực giới thiệu và cố gắng phổ biến cà phê đến xứ hoa anh đào.

Dù sản phẩm tuyệt vời, giá cả phải chăng, thử nghiệm với khách hàng mục tiêu rất thuận lợi nhưng doanh số cứ liên tục lao dốc. Đội ngũ Nestle ngày càng tuyệt vọng và rơi vào bế tắc.

Clotaire Rapaille là một nhà nghiên cứu hàng đầu về mối liên kết giữa cảm xúc mà con người hình thành với những đối tượng trong nền văn hóa. Nestle đề xuất một khoản phí hậu hĩnh, nhà nghiên cứu nhận lời và bắt tay vào nghiên cứu.

Thí nghiệm

Clotaire bay sang Nhật Bản, tập hợp một nhóm lớn người tham gia các thí nghiệm có phần lập dị.

Một lần, ông yêu cầu tất cả mọi người nằm xuống đất, bật nhạc êm dịu và yêu cầu họ kể lại những ký ức thời thơ ấu của mình. Sau đó, ông yêu cầu người tham gia mô tả trải nghiệm với các sản phẩm khác nhau và cảm xúc liên quan đến chúng.

Đến khi Clotaire hỏi về cà phê thì ông chẳng nhận được phản hồi nào đáng kể. Hầu hết người tham gia đều không có ký ức với cà phê, họ gần như chẳng bao giờ uống và không có bất kỳ mối liên kết cảm xúc nào với sản phẩm này.

Lý do khá dễ hiểu bởi người Nhật có thói quen uống trà, thay vì cà phê. Văn hóa uống trà đã in sâu trong tâm trí họ, tồn tại và được duy trì hàng ngàn năm. Trong khi đó, cà phê lại chỉ có dấu ấn mờ nhạt trong phạm vi văn hóa rất nhỏ, thậm chí không tồn tại. Clotaire biết rằng mình đã tìm ra “điểm nghẽn” của vấn đề.

Trẻ em là tương lai

Vào những năm 1930, Konrad Lorenz đã nghiên cứu về hiện tượng in dấu, việc học nhanh và theo bản năng xảy ra ở những giai đoạn quan trọng khác nhau trong cuộc sống. Ông lấy một mẻ trứng ngỗng, một nửa được ấp bởi ngỗng mẹ (nhóm 1), nửa còn lại nở trong lồng ấp nơi Lorenz là vật thể di chuyển đầu tiên mà những chú ngỗng con có thể nhìn thấy (nhóm 2).

Kết quả là, nhóm 1 luôn đi theo ngỗng mẹ, trong khi nhóm 2 luôn đi theo sau Lorenz. Ngay khi cả đàn được trộn lẫn vào nhau, người ta lại thấy chúng chia thành 2 nhóm riêng biệt như trên.

Kết luận rút ra rằng, chúng ta thường in dấu cho cha mẹ từ khi sinh ra và học hỏi các hành vi từ họ. Tương tự, đối với việc phát triển mối quan hệ với thương hiệu và sản phẩm, thời thơ ấu cũng là giai đoạn quan trọng nhất.

Thực thi

Nestle đã tìm ra lời giải cho bài toán của mình. Thay vì “đốt tiền” cho quảng cáo, họ quyết định thực hiện một chiến dịch dài hơi hơn.

Vốn có lợi thế về sản xuất kẹo, công ty này tập trung sản xuất các loại kẹo có hương vị cà phê và bán cho trẻ em. Theo chỉ dẫn của Clotaire, trước hết Nestle cần lấy được lòng của trẻ em, khiến trẻ em yêu thích hương vị Nestle ngay từ khi còn nhỏ.

Nói cách khác, đây là cách liên kết cà phê với những cảm xúc tích cực của người tiêu dùng. Chiến lược này đã cực kỳ thành công, hương vị cà phê đã trở nên phổ biến với giới trẻ Nhật Bản.

Sự phổ biến của những viên kẹo cà phê còn tạo nên hiệu ứng lan truyền, khiến không chỉ trẻ em mà cha mẹ của chúng cũng tò mò, cuối cùng phải thử hương vị này.

Nhiều năm sau, Nestle tái xuất xứ hoa anh đào bằng sản phẩm cà phê mới. Lần này, kết quả đã rất khác.

Những trẻ em yêu thích kẹo cà phê ngày xưa nay đã lớn, đang ở độ tuổi lao động, họ làm việc nhiều giờ và cần tiêu dùng những thức uống có caffein. Sản phẩm cà phê baristas của công ty dễ dàng trở thành lựa chọn của các gia đình và công sở.

Ngày nay, ông lớn thực phẩm – đồ uống của Thụy Sĩ nhập khẩu khoảng 500 triệu tấn cà phê mỗi năm. Ngay tại Việt Nam – đất nước có văn hóa cà phê đã in sâu trong tiềm thức nhiều thế hệ, lại có những tên tuổi lớn trong nước như Trung Nguyên, Vinacafe nhưng Nestle vẫn chiếm được ưu thế và giành thị phần lớn.

Bài học kinh doanh

Các thương hiệu có thể rút ra và vận dụng một số bài học, nhìn từ trường hợp của Nestle:

– Hiểu biết văn hóa của thị trường trước khi xây dựng chiến lược thương hiệu.

– Nếu nguồn lực đủ lớn như Nestle, bạn có thể dùng thủ thuật để thay đổi thói quen tiêu dùng của cả một quốc gia. Nếu không, bạn có thể chuyển sang sản xuất trà (tức một sản phẩm mà thị trường đã thích) hoặc chỉ cần chọn một thị trường khác.

– Đừng sợ những cuộc chơi dài hơi. Khoản đầu tư hôm nay có thể giúp bạn thu “quả ngọt” trong tương lai.

(Sửa lại tiêu đề bởi Marketing Trips).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo: Tri Thức Trẻ

Youtube: Nhiều video của Sơn Tùng MTP ‘Trending’ ở nhiều quốc gia

Chỉ cần hơn chục nghìn lượt xem, một video đã có thể lọt top trending YouTube tại nhiều quốc gia khác. Việc Sơn Tùng “đạt kỷ lục” về trending không phải là một phép màu.

Ngày 6/7, tài khoản Facebook của Sơn Tùng MTP đăng tải hình ảnh với nội dung là những kỷ lục mà MV Có Chắc Yêu Là Đây lập được trên nền tảng YouTube.

Theo đó, MV mới nhất của Sơn Tùng đạt top 1 trending tại Việt Nam, top 2 tại Nhật Bản, top 5 tại Phần Lan, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Mỹ và Canada. Điều này là nhờ công lớn từ cộng đồng fan hâm mộ của Sơn Tùng với những chiến dịch kêu gọi “cày view” diễn ra rầm rộ trên mạng xã hội.

Tuy lọt top trending tại Hàn Quốc nhưng nhiều bình luận của người xem “xứ kim chi” tỏ ra lạ lẫm với cái tên Sơn Tùng. “Đây là ca sĩ nào mà lọt vào top trending Hàn Quốc vậy?”, một tài khoản YouTube bình luận.

Mặc khác, một số tài khoản người Hàn cho rằng fan hâm mộ Sơn Tùng đã giả VPN từ Việt Nam sang Hàn Quốc để cày view cho thần tượng.

Cách làm này từng được Justin Bieber hướng dẫn fan hâm mộ thực hiện đầu năm 2020 và nhận sự chỉ trích gay gắt từ cộng đồng. Tuy vậy, không cần fake VPN, MV Sơn Tùng vẫn có thể lọt vào top trending âm nhạc của nhiều quốc gia bởi điều đó rất dễ đạt được.

Cùng với MV 26 triệu lượt xem của Sơn Tùng, sản phẩm BigCityBoy của Binz và Touliver cũng đang lọt top trending âm nhạc tại Canada chỉ với 6 triệu lượt xem.

“Dễ thấy các quốc gia Sơn Tùng đứng top trending đều là nơi người Việt sinh sống nhiều, chẳng hạn Nhật, Singapore và cả Hàn Quốc. Việc ủng hộ sản phẩm của nghệ sĩ trong nước là điều dễ hiểu”, H. T, chủ nhân của nhiều ca khúc hit tại Việt Nam nhận định.

Bên cạnh đó, Nhật Nguyễn, người sở hữu một số kênh YouTube cho biết tại Canada, Mỹ, Nhật… MV của Sơn Tùng chỉ đứng top trending mục âm nhạc thay vì thẻ thịnh hành (Trending). Cách tính thứ hạng của Sơn Tùng giúp MV Có Chắc Yêu Là Đây có thêm lợi thế về số liệu, chiến tích.

“Thực tế tại các quốc gia khác, YouTube không phải nền tảng để nghe nhạc. Đó chỉ là nền tảng để xem video, trailer… Ví dụ, tại Hàn Quốc, nền tảng chính được dùng để nghe nhạc là MelOn, Genie, Bugs, Flo hay Naver. Ở Mỹ, các nền tảng nghe nhạc như iTunes, Spotify đều vắng bóng Sơn Tùng”, nhạc sĩ H. T. cho biết.

Bên cạnh đó, việc lọt top trending nước ngoài được giới làm YouTube cho rằng không quá khó. “Chỉ cần có hơn 10.000 lượt xem là một MV đã có thể góp mặt vào top thịnh hành tại một số quốc gia.

Trong thẻ thịnh hành YouTube tại Đài Loan, một video đăng tải một ngày với 29.000 lượt xem đã có thể lọt top 10 trending”, ông Nhật nói thêm.

Vì vậy, việc Sơn Tùng xuất hiện trong top trending âm nhạc của một nền tảng video tại nhiều quốc gia không phải là thành tích quá nổi bật.

“Việc người hâm mộ cày view cho thần tượng không phải chuyện quá mới. Tuy vậy, cày view trên nền tảng không có người cày thì việc MV của Sơn Tùng lọt top trending tại nhiều nước là điều dễ hiểu”, nhạc sĩ H. T. kết luận.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Zing

Tránh ‘nỗi lo’ thất nghiệp sau đại dịch với 4 bước đơn giản sau đây

Có thể bạn cũng đang như tôi, chúng ta đang trong một thời kì thực sự khó khăn khi mà nhiều doanh nghiệp đang tiến hành cắt giảm bớt nhân sự sau khủng hoảng. Nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa thậm chí còn phá sản.

Điều này có thể làm cho rất khó để xác định xem công việc của bạn có ‘an toàn’ không, hoặc nếu bạn may mắn và đã có công việc trở lại, bạn có cảm thấy xáo trộn không.

Đối với một số người, những mất mát về công việc này sẽ là vĩnh viễn. Theo nghiên cứu gần đây của Viện Chính sách kinh tế Mỹ, khoảng 11% người Mỹ không có việc làm vì đại dịch Covid-19.

Với rất nhiều sự không chắc chắn hiện có, có thể đây là khoảng thời gian hợp lý để bạn nên suy nghĩ về tương lai phía trước của mình. Nếu bạn lo lắng rằng công việc của bạn có thể gặp rủi ro, hãy xem ngay 4 ‘bí kíp’ sau đây, nó có thể giúp bạn !

1. Chấp nhận thực tế

Ngay bây giờ, một trong những nguyên tắc quan trọng đối với việc làm của bạn là chấp nhận thực tế. Bạn không thể tự tin rằng điều không may sẽ không thể đến với bạn. Thay vào đó hãy tự hỏi bản thân mình một cách trung thực: ngành của tôi có nguy cơ không?

Nếu bạn nghi ngờ rằng câu trả lời là có, hãy xem xét kỹ hơn về công ty và công việc của bạn một cách cụ thể. Điều gì làm cho công ty có tình hình tài chính tốt hơn? Có bao nhiêu người khác làm công việc của bạn?

Nếu bạn cảm thấy rằng công việc của bạn đang gặp rủi ro, điều đầu tiên cần làm chỉ là thừa nhận nó sẽ không mạng lại cảm xúc tốt. Nếu cần buồn, bạn hãy buồn một tí !

Nhưng hãy nhớ rằng trong khi bạn không thể thay đổi những gì mà xảy ra bên ngoài, thì bạn có thể kiểm soát phản ứng của mình với nó.

2. Chủ động

Tỷ lệ lao động thất nghiệp so với cơ hội việc làm tính đến giữa tháng 6 là khoảng 3,6 người cho mỗi vị trí có sẵn, theo EPI.

Điều đó có nghĩa là sẽ rất quan trọng để vượt lên trước bất kỳ cơ hội mất việc tiềm ẩn nào, trái ngược với việc chờ đợi cho đến khi bạn thất nghiệp thì hãy cố gắng tìm thứ gì đó để giữ cho bạn có tài chính ổn định hơn.

Đừng chỉ biết dựa lưng vào tường; đừng chỉ biết chờ đợi. Hãy lập kế hoạch ngay khi bạn có thể bao gồm các cách bạn sẽ điều chỉnh chi tiêu của mình và người mà bạn có thể tiếp cận để có được khách hàng tiềm năng trong các công việc có sẵn.

Thất nghiệp thường gây ra tổn thất về tình cảm, tinh thần và tài chính cho mọi người. Nhưng hãy nhớ rằng rất nhiều người đang trải qua điều này và nó không phải là một điều đáng xấu hổ, đặc biệt là nếu bạn có kế hoạch trước.

Tất cả mọi người đều biết ai đó sẽ bị sa thải, thế nên nếu bạn có kế hoạch tốt hơn trước khi nó xảy ra, bạn sẽ càng có lợi hơn.

3. Bắt đầu thắt chặt ngân sách chi tiêu của bạn

Nếu bạn hoàn toàn lo lắng về khả năng bị sa thải, bạn nên cắt giảm chi tiêu của mình một cách quyết liệt – và làm điều đó càng sớm càng tốt.

Hãy đánh giá những gì bạn chi cho ăn uống, cửa hàng tạp hóa và giải trí, cũng như các chi phí định kỳ khác như: phòng tập thể dục, dịch vụ trực tuyến, quần áo và các sản phẩm làm đẹp chẳng hạn.

Một khi bạn có một ước tính tốt về chi tiêu của mình, hãy quyết định những gì cần thiết và những gì bạn có thể sống mà không cần nó cho đến khi bạn ‘trở lại bình thường’ về mặt tài chính.

4. Hãy tăng cường kết nối

Khi tiếp cận mọi người, hãy chắc chắn rằng bạn rất rõ ràng về những gì bạn đang tìm kiếm trong một công việc. Hỏi bạn bè, gia đình, đồng nghiệp cũ và thậm chí là người quen.\

Biết đâu sau những lời giới thiệu hay cuôc gặp gỡ đó bạn có thể tìm kiếm được thêm cho mình nhiều cơ hội tốt hiếm có.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Tham khảo: CNBC

8 bài học nghề nghiệp bạn nên ‘nằm lòng’ trước năm 30 tuổi

Trong tất cả những tháng năm mà bạn làm việc, bạn có thể chuyển sự nghiệp một lần, hai lần hoặc vài lần qua các doanh nghiệp khác nhau.

Những sai lầm đã được tạo ra, và đôi khi bạn mong muốn được làm lại, nhưng cuối cùng, tất cả những gì bạn đã trải qua đã biến bạn trở thành ‘bạn của ngày hôm nay’.

Bây giờ bạn đã ở độ tuổi 30, bạn ít nhiều đã biết những thứ nên làm hoặc không. Sau đây là một vài bài học tại nơi làm việc mà bạn nên thuộc nằm lòng:

1. Đừng bị mắc kẹt ở một nơi mà bạn không hài lòng chỉ vì sự quen thuộc cảm thấy an toàn.

Bạn thực sự không có thời gian để ở một nơi mà bạn cảm thấy không phải là dành cho bạn. Nếu bạn không thích công việc của bạn, những người bạn làm việc cùng và bạn biết rằng bạn đã cố gắng hết sức để thích nghi với văn hóa công sở. Hãy cho mình một cơ hội mới.

Không có gì phải lo lắng về việc ‘ảnh hưởng’ người khác hoặc sợ không tìm được việc làm mới. Bạn sẽ ổn nếu bạn lập kế hoạch ‘thoát hiểm’ tốt. Rời khỏi một nơi không cho phép bạn phát triển là quyết định tốt nhất mà bạn đã đưa ra cho sự nghiệp của mình.

2. “Ổn định’ thực sự không tốt cho dài hạn.

Nếu bạn cứ mãi làm những thứ bạn vẫn làm. Chắc chắn, bạn sẽ sớm bị đào thải. Thay vì an toàn và ổn định hãy tìm lấy những thách thức và tìm cách vượt qua nó. Nếu làm được điều đó, cho dù công ty hiện tại không ‘welcome’ bạn thì ở ngoài kia cũng vô số công ty khác đang chờ đón bạn.

3. Là người biết quan sát khác với ‘nhiều chuyện’.

Ở đây là câu chuyện về thứ gọi là ‘ngồi lê mách lẻo’ chốn văn phòng: biết những gì nên biết qua những ‘tin đồn’ và giữ bí mật với một số loại thông tin nhất định thực sự có thể giúp bạn trở nên khác biệt.

Nếu ai đó chia sẻ ‘tin đồn’ với bạn, hãy lắng nghe với một tâm thế cởi mở và không sằn sàng ‘thêm mắm thêm muối’ dưới mọi tình huống. Hãy quan sát, kiểu ‘hoà nhập chứ không hoà tan’.

4. Xã hội hóa thực sự được đền đáp.

Ăn trưa với đội nhóm của bạn hoặc có thể uống một hoặc hai cốc bia với sếp của bạn có thể giúp bạn thúc đẩy các mối quan hệ tốt tại nơi làm việc.

Điều quan trọng là tạo ra các kết nối thực sự, bởi vì sự chân thành trong giao tiếp của bạn cả trong và ngoài văn phòng sẽ không chỉ làm cho thành công dễ đạt được hơn mà còn sẽ cho phép bạn tận hưởng trải nghiệm làm việc tích cực hơn.

5. Ưu tiên bản thân.

Bận rộn không bao giờ là một cái cớ để quên đi sức khỏe của bạn. Hãy luôn có thời gian chăm sóc bản thân: đi chơi cùng gia đình và bạn bè, thường xuyên tập gym, ăn uống lành mạnh, đặt chuyến bay đến một điểm đến mới và đắm chìm trong sở thích của bạn.

Sẽ không bao giờ là một tội lỗi về việc tận hưởng những thành quả lao động do chính bạn tạo ra. Bạn càng ưu tiên sức khỏe tổng thể của mình, bạn càng làm việc hiệu quả hơn.

6. Thất bại ư? Không sao cả.

Thất bại xảy ra với tất cả mọi người, cho dù đó là do chấp nhận rủi ro có ý thức hoặc vô thức. Đôi khi, những ý tưởng đến từ thất bại thực sự mang lại kết quả tốt hơn. Miễn là bạn chịu trách nhiệm cho hành động của mình, mọi thứ sẽ trở nên tốt hơn.

7. Học tập liên tục sẽ luôn mang lại cho bạn nhiều lợi thế.

Luôn cởi mở với các công nghệ và thực hành mới. Tham gia vào các hoạt động cho phép bạn phát triển bản thân cho dù họ có thuộc phạm vi công việc của bạn hay không. Từ việc đọc sách đến đăng ký tham dự các hội thảo bổ sung, khát kiến ​​thức có thể mở ra nhiều cánh cửa hơn cho bạn và mở rộng thế giới của bạn hơn.

8. Thành công không xảy ‘sau một đêm’.

Thành công đi kèm với mỗi bước bạn thực hiện, mọi dự án bạn đã hoàn thành và mọi mối quan hệ chuyên nghiệp mà bạn đã có được.

Thành công xảy ra khi bạn xây dựng một thứ gì đó không chỉ vì tiền (mặc dù có, tiền luôn tốt), mà còn khi bạn tin chắc rằng mục tiêu của mình thực sự có thể làm thay đổi cuộc sống.

Khi bạn đánh giá cao công việc của mình và tôn trọng nghề của bạn, tất cả mọi thứ sẽ theo sau bạn như môt quy luật hấp dẫn. Và một ngày, bạn sẽ thức dậy và sẽ rất ngạc nhiên khi nhận ra rằng cuối cùng bạn đã thực hiện được nó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Tham khảo: femalenetwork

Hướng dẫn cách xây dựng chiến lược Content Marketing hiệu quả

Cùng khám phá các nội dung xoay quanh chiến lược Content Marketing (Content Marketing Strategy) như: chiến lược Content Marketing là gì, cách xây dựng một chiến lược Content Marketing hiệu quả và hơn thế nữa.

chiến lược Content Marketing
Hướng dẫn cách xây dựng chiến lược Content Marketing hiệu quả

Content Marketing (Tiếp thị nội dung) là hoạt động marketing của một doanh nghiệp hoặc thương hiệu tập trung vào việc tạo ra và phân phối nội dung có giá trị, liên quan đến sản phẩm/dịch vụ.

Với mục đích thu hút và giữ chân người dùng để từ đó thúc đẩy hành vi và chuyển đổi họ thành khách hàng, Content Marketing giúp người đọc cải thiện những kiến thức có liên quan với mục tiêu giúp cuộc sống của họ trở nên tốt đẹp hơn.

Chiến lược Content Marketing là gì?

Cũng tương tự các chiến lược khác như chiến lược Marketing, chiến lược SEO, chiến lược Content Marketing là khái niệm đề cập đến tất cả các chiến lược sử dụng nội dung (Content) để làm Marketing.

Tuỳ thuộc vào từng đối tượng mục tiêu hay mục tiêu của doanh nghiệp là gì, chiến lược Content Marketing có thể tập trung vào những chỉ số cụ thể khác nhau và được thực thi theo những cách tiếp cận khác nhau.

Một chiến lược Content Marketing tốt cần chứa đựng cách nội dung marketing (Content Marketing) được xây dựng và phân phối đến các nhóm đối tượng mục tiêu (TA).

Từ góc nhìn này, để có thể hiểu được chiến lược Content Marketing có nghĩa là gì, chúng ta cần hiểu các khái niệm liên quan như chiến lược và content marketing.

Chiến lược là gì?

Chiến lược trong tiếng Anh (và được sử dụng rộng rãi) có nghĩa là Strategy, thuật ngữ dùng để chỉ các bản kế hoạch (Plan) tổng thể hay các định hướng chung được xây dựng để đạt được một hoặc nhiều các mục tiêu khác nhau trong dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.

Theo Wikipedia, chiến lược chính là các bản kế hoạch dài hạn mang tính định hướng tổng thể được thiết kế để giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu khác nhau trong những điều kiện bất ổn và mơ hồ (VUCA) khác nhau.

Chiến lược mô tả các nguồn lực sẵn có (thường bị hạn chế) được sử dụng để đạt được các mục tiêu (thường không bị hạn chế) trong tương lai.

Khái niệm chiến lược nói chung thường liên quan đến việc xây dựng và thiết lập các mục tiêu (Goals) và ưu tiên, xác định các hành động cần thực hiện để đạt được mục tiêu và các nguồn lực cần thiết để thực hiện các hành động đó.

Content Marketing là gì?

Nếu hiểu một cách đơn giản nhất, Content Marketing hay Tiếp thị nội dung là việc ứng dụng nội dung (Content) vào các hoạt động tiếp thị (Marketing) trong doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh cụ thể nào đó.

Xây dựng một chiến lược Content Marketing hoàn chỉnh cần có những nội dung chính nào.

Để có thể xây dựng một bản kế hoạch hay chiến lược Content Marketing hoàn chỉnh, dưới đây là những thành phần chính cần có.

  • Chân dung đối tượng mục tiêu.
  • Định vị và câu chuyện thương hiệu.
  • Sứ mệnh của Content Marketing.
  • Xác định mục tiêu của Content Marketing và các nguồn lực doanh nghiệp hiện có.
  • Một bản kế hoạch hành động hoàn chỉnh (Action Plan).

Chân dung đối tượng mục tiêu.

Ý tưởng là bạn không thể thực sự kể môt câu chuyện hấp dẫn về thương hiệu của mình nếu bạn không biết mình đang kể câu chuyện đó cho ai.

Để có thể có được chân dung này, dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo.

  • Khảo sát khách hàng hiện tại của bạn.
  • Nghiên cứu các xu hướng của ngành.
  • Theo dõi các đối thủ cạnh tranh.

Định vị và câu chuyện thương hiệu.

Định vị thương hiệu cũng như các câu chuyện được kể (Storytelling) sẽ giúp bạn cung cấp những trải nghiệm nhất quán cho đối tượng mục tiêu thông qua các điểm chạm hay kênh marketing khác nhau.

Những câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn suy nghĩ về định vị của mình trên thị trường:

  • Khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của bạn là ai, và mục tiêu của họ là gì?
  • Đối thủ cạnh tranh hàng đầu của bạn là ai và họ đang tiếp thị thương hiệu (Brand Marketing) của họ như thế nào?
  • USP của thương hiệu là gì?
  • Sản phẩm hay dịch vụ của bạn có thể giúp giải quyết những vấn đề gì?
  • Điều gì khiến nó trở thành một lựa chọn tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh?

Câu trả lời của tất cả các câu hỏi nói trên đều là định hướng để có được một bản chiến lược Content Marketing hoàn chỉnh.

Ngoài ra bạn cũng cần đánh giá các nội dung về thương hiệu của mình như:

  • Tính cách thương hiệu của bạn (Brand Personality).
  • Mục đích của thương hiệu của bạn và các giá trị thương hiệu chính (Brand Equity).

Sứ mệnh của Content Marketing.

Để định vị thương hiệu của bạn như là một nhà xuất bản nội dung đáng tin cậy, hãy xác định các giá trị truyền thông thuộc sở hữu của bạn.

Để làm điều này, bạn hãy trả lời các câu hỏi sau:

  • Bạn cung cấp các giá trị độc đáo nào cho khách hàng bằng nội dung của mình?
  • Làm thế nào để bạn nổi bật hơn so với những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) khác?
  • Tại sao người đọc nên chọn theo dõi các kênh nội dung của bạn?

Xác định mục tiêu của Content Marketing và các nguồn lực doanh nghiệp hiện có.

Cung cấp giá trị cho đối tượng mục tiêu là một phần không thể thiếu của một chiến lược Content Marketing thành công.

Hãy xác định các mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp của bạn cần đạt được thông qua Content Marketing, bạn cần đầu tư bao nhiêu tài nguyên cho chiến lược nội dung của mình và bạn muốn tạo ra những kết quả gì?

Một bản kế hoạch hành động hoàn chỉnh (Action Plan).

Cuối cùng, bạn sẽ cần liệt kê các dự án và chiến dịch Content Marketing chính của mình trong năm và thêm chúng vào kế hoạch nội dung của bạn.

Để làm được điều này, bạn sẽ cần cân nhắc các công việc bên dưới.

  • Các định dạng nội dung bạn muốn tập trung vào (Content Type).
  • Các chủ đề và chiến dịch nội dung (Content Topics & Campaigns).
  • Các kênh phân phối và quảng bá nội dung (Content Distribution & Advertising).

Các bước xây dựng chiến lược Content Marketing.

1. Đặt mục tiêu – SMART là phần đầu tiên và quan trọng nhất của Chiến lược Content Marketing.

Phần đầu tiên trong chiến lược content marketing của bạn là đặt mục tiêu SMART. Mục tiêu nên thể hiện tính đặc biệt và nên dành riêng cho doanh nghiệp của bạn – chúng có thể sẽ bổ sung cho các mục tiêu marketing và doanh nghiệp của bạn. Hãy cùng xem lại một số ví dụ về các mục tiêu bạn đặt ra cho chiến lược content marketing của mình.

Bạn có thể muốn nội dung của bạn phải…

  • Nâng cao nhận thức về thương hiệu
  • Tăng doanh thu
  • Tăng chuyển đổi
  • Cải thiện lòng trung thành thương hiệu
  • Tăng sự tương tác của khách hàng
  • Xây dựng mối quan hệ và sự tin tưởng giữa khách hàng tiềm năng
  • Thu hút các đối tác chiến lược

2. Xác định KPIs/OKRs của bạn.

Phần tiếp theo của chiến lược là đặt các chỉ số hiệu suất chính (KPIs) hoặc OKRs (Objectives Key Results) cho các mục tiêu SMART của bạn. KPIs là các điểm dữ liệu có thể định lượng được chính xác và phản ánh đươc mục tiêu chiến lược của bạn.

3. Quyết định loại nội dung.

Tiếp theo, chọn loại nội dung bạn sẽ xây dựng. Để làm điều này, hãy bắt đầu bằng cách nghĩ về khách hàng mục tiêu và personas người mua của bạn. Trả lời các câu hỏi sau về đối tượng mục tiêu của bạn để giúp bạn thu hẹp các loại nội dung phù hợp với họ:

  • Họ cần gì ở bạn?
  • Những thách thức nào họ đang tìm cách vượt qua?
  • Tại sao họ cần sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn?
  • Làm thế nào bạn có thể giúp họ thành công hoặc giải quyết ‘nỗi đau’?

Bây giờ, hãy xem lại các loại nội dung khác nhau mà chúng bạn đã đánh giá trước đó để xác định loại nội dung nào bạn sẽ tạo và chia sẻ đến khách hàng của bạn.

4. Chọn các kênh nội dung của bạn.

Khi bạn đã quyết định chọn loại nội dung mà bạn sẽ marketing, đó là thời gian để chọn các kênh nội dung cụ thể của bạn. Đối với một số loại nội dung, kênh bạn cần làm việc sẽ rõ ràng. Ví dụ: nếu bạn đang tạo nội dung blog, kênh của bạn sẽ là chính blog.

Tuy nhiên, một số kênh sẽ ít rõ ràng hơn. Ví dụ: nếu bạn chọn phương tiện truyền thông mạng xã hội, bạn sẽ cần phải quyết định nền tảng nào mà bạn sẽ làm (Instagram, Facebook, Twitter, v.v.).

Nếu bạn chọn một infographic, bạn sẽ cần phải quyết định kênh nào bạn sẽ chia sẻ lên (phương tiện truyền thông xã hội, trang web, v.v.).

5. Đặt ngân sách cho chiến lược Content Marketing.

Bây giờ, đặt ngân sách của bạn. Hãy suy nghĩ về loại nội dung mà bạn tạo ra và kênh nào bạn marketing nội dung đó.

Sau đó, hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau để xác định ngân sách của bạn:

  • Bạn có cần mua bất kỳ phần mềm hoặc công nghệ nào để tạo nội dung (như phần mềm thiết kế đồ họa như Adobe Photoshop, đăng ký Canva, máy ảnh để chụp ảnh và quay video chất lượng cao) không?
  • Bạn có cần thuê bất kỳ thành viên nhóm nội dung nào (như nghệ sĩ, nhà văn, biên tập viên, nhà thiết kế) không?
  • Bạn có cần phải trả tiền cho không gian quảng cáo không?
  • Bạn có cần quyền truy cập vào các công cụ hoặc tài nguyên cụ thể để nâng cao hoặc đo lường loại nội dung cụ thể của mình không?

Khi bạn trả lời những câu hỏi này, bạn có thể nhận thấy các câu trả lời của mình ảnh hưởng đến ngân sách dự kiến ​​của bạn như thế nào – liệu đó có phải là tăng hay giảm trong những gì bạn có thể đã ước tính hay không.

6. Tạo và phân phối nội dung.

Tạo và phân phối nội dung của bạn để các nhóm đối tượng của bạn có thể sử dụng nội dung đó – và có thể chuyển đổi.

Để đảm bảo bạn liên tục sản xuất nội dung và chia sẻ nội dung đó với khách hàng tiềm năng của bạn, hãy sử dụng lịch truyền thông mạng xã hội hoặc lập lịch nội dung biên tập định kỳ.

7. Phân tích và đo lường kết quả từ chiến lược Content Marketing đã triển khai.

Cuối cùng, phân tích và đo lường kết quả của bạn. Điều này sẽ cho phép bạn thực hiện bất kỳ thay đổi cần thiết nào để tăng cường nỗ lực tiếp thị nội dung hay content marketing của bạn và tiếp cận nhiều nhóm khách hàng hơn.

Nhìn vào các mục tiêu SMART và KPIs/OKRs của bạn để xác định sự thành công của chiến lược content marketing của bạn. Bạn đã đạt được mục tiêu và KPIs/OKRs của bạn chưa? Bạn đã gần đạt được chúng, hoặc chưa?

Kết luận.

Trên đây la toàn bộ các thông tin bạn cần biết khi tìm hiểu và xây dựng chiến lược Content Marketing. Khi Content Marketing đang trở thành ưu tiên hàng đầu của các thương hiệu trong bối cảnh mới, khi khách hàng đang cần những nội dung có ý nghĩa từ thương hiệu, hiểu bản chất của chiến lược content marketing là gì và làm sao để xây dựng một chiến lược content marketing toàn diện là những gì bạn cần.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Thống kê số liệu về Content Marketing năm 2020 (P2)

Làm thế nào để xây dựng chiến lược và quy trình quản lý content marketing hiệu quả trong doanh nghiệp? Hãy xem những thống kê và số liệu sau.

Để đạt được những kết quả tốt nhất từ các bài viết không phải là điều dễ dàng, các doanh nghiệp phải thiết lập mục tiêu rõ ràng, cụ thể để xây dựng một chiến lược tổng thể dài hạn.

Biết được cách thức xây dựng nội dung tiếp thị của các doanh nghiệp khác có thể giúp bạn phát hiện ra ngay những điểm yếu trong tổ chức của bạn.

8. Những kỹ năng cần thiết cho người làm Content Marketing

Để xây dựng một chiến lược Content Marketing thành công đòi hỏi nhà tiếp thị phải có rất nhiều kĩ năng. Tùy thuộc vào thương hiệu của nhà tuyển dụng, nó có thể là bất cứ thứ gì, từ cách kể chuyện hoặc phân tích kể cả  thiết kế cơ bản và thậm chí là mã hóa.

Nhóm SEMrush đã phân tích các yêu cầu được liệt kê trong hơn 17.000 mô tả công việc Content Marketing được đăng trên Monster and Indeed (hai trang tìm kiếm việc làm lớn) trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2019 trên toàn thế giới.

10 kỹ năng hàng đầu cần có trong ngành Content Marketing

Điều đầu tiên, chúng tôi muốn tìm hiểu những kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết mà đội ngũ Content Marketing mong đợi từ các ứng viên của họ.

Sau khi phân tích 17.000 bản mô tả công việc, chúng tôi phát hiện ra rằng một ứng viên Content Marketing tiềm năng nên sở hữu các kỹ năng bao gồm Marketing (81%), Social Media (50%), và SEO (38%). Bên cạnh đó, một số kỹ năng cần thiết cần có trong một số ngành khác như kỹ năng nghiên cứu (37%) và kỹ năng chỉnh sửa (25%).

Một số nhà tuyển dụng cũng yêu cầu về kiến thức và hiểu biết các chương trình và nền tảng cụ thể, chẳng hạn như các sản phẩm Adobe (12%), Microsoft Office (4%), SEMrush (2%) và Drupal (1%).

9. Những kỹ năng mềm cần có khi làm trong ngành Content Marketing

Chuyên môn là rất quan trọng, nhưng công việc được mở rộng cho những ứng viên có thể phù hợp nhất với văn hóa công ty. Vì vậy, cuối cùng, chúng tôi đã phân tích các kỹ năng mềm cần thiết cho vị trí Content Marketing.

Kiến thức chuyên môn rất là quan trọng trong công việc, nhưng việc mở rộng và phát triển những kỹ năng mềm là điều cần thiết để phù hợp với văn hóa công ty. Vì vậy, phần này chúng tôi đưa ra các kỹ năng mềm mà người làm Content Marketing cần phải có.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các kỹ năng mềm cần thiết cho một chuyên gia Content Marketing là lãnh đạo (21%), đúng thời hạn (16%) và giao tiếp bằng văn bản (8%).

10. Phương pháp khảo sát

Chúng tôi khảo sát hơn 1.200 người từ 39 quốc gia, họ đang làm việc tại các công ty Digital Marketing, tổ chức phi lợi nhuận, và nhiều doanh nghiệp khác để tìm hiểu về vai trò của Content Marketing và các chiến lược tiếp thị nội dung trong công việc của họ.

11. Tóm lược những điểm quan trọng trong khảo sát

Các chiến lược vẫn chưa được cải thiện: Nhìn chung, các doanh nghiệp đã nhận biết được tầm quan trọng của Content Marketing (91% số người tham gia khảo sát sử dụng Content Marketing), nhưng không phải tất cả các công ty có đầy đủ kỹ năng để hoàn thành mục tiêu.

Chỉ 9% hoàn toàn hài lòng với chiến lược của họ, trong khi 38% đánh giá chiến lược của họ là trung bình.

Tăng ngân sách: Phần lớn các công ty đã đầu tư tới 10.000 USD cho tiếp thị nội dung vào năm 2019; điều này có thể do phần lớn những người tham gia khảo sát là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tuy nhiên, trong năm tới, hơn 62% số người tham gia khảo sát có ý định tăng ngân sách Content Marketing của họ để thành công.

Đội ngũ xây dựng nội dung nhỏ, sử dụng dịch vụ bên ngoài: Phần lớn các nhà Content Marketing (78%) làm việc trong một nhóm 1-3 người, chủ yếu được hình thành bởi: một người viết bài (52%), một người quản lý SMM (36%), và một người quản lý nội dung SEO (34%).

Do thiếu nguồn lực, 40% các nhóm sử dụng dịch vụ bên ngoài để tạo nội dung khi nhu cầu sử dụng Content Marketing của các công ty đang tăng lên.

Content Marketing tập trung vào lưu lượng truy cập tự nhiên: Số liệu để đo lường thành công của một nội dung là lưu lượng truy cập tự nhiên – theo ý kiến của 76% số tham gia khảo sát. Ngoài ra, 67% cho rằng, SEO là chiến thuật hiệu quả nhất mà họ đã thực hiện trong năm 2019.

Để giúp nội dung đạt được vị trí  xếp hạng tốt hơn, các nhà tiếp thị cập nhật nội dung hiện có của mình – được coi là chiến thuật hiệu quả thứ hai (51%).

Nhà tiếp thị mong muốn có nhiều khách hàng tiềm năng hơn từ nội dung: 75% số người được hỏi nói rằng, mục tiêu chính của việc làm Content Marketing là tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng chất lượng – đó cũng là thách thức chính của họ theo ý kiến của 54% người tham gia khảo sát.

Theo quan điểm này, khách hàng tiềm năng được coi là số liệu đứng thứ 2 để đo lường mức độ thành công nội dung – theo 62% người.

Nội dung trực quan là điều cần thiết: Tạo video và nội dung trực quan là một trong những chiến thuật tiếp thị nội dung hiệu quả nhất, theo ý kiến của 37% số người tham gia khảo sát.

Infographics là loại nội dung phổ biến thứ ba được tạo ra bởi các nhà tiếp thị –  chiếm 45%. Tuy nhiên, việc tạo nội dung trực quan đòi hỏi nguồn tài nguyên, và trong đội ngũ phải có người thiết kế (30%) hoặc sử dụng dịch vụ thiết kế từ bên ngoài (34%) và thiết kế video (32%).

Bài đăng trên blog vẫn là loại nội dung phổ biến nhất: Mặc dù video là xu hướng của Content Marketing, nhưng các bài viết trên blog vẫn là loại nội dung quan trọng nhất khi làm nội dung – theo ý kiến của 86% các nhà tiếp thị.

Trong một buổi phỏng vấn với các nhà tiếp thị nội dung thành công, để thảo luận về nội dung phổ biến họ thường làm: một bài đăng trên blog hay một video – loại nào họ thường làm?

Nội dung chủ yếu được phân phối thông qua Social Media: Đại đa số người tham gia phỏng vấn (94%) nói rằng họ truyền tải nội dung thông qua Social Media.

Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi Social Media là kỹ năng cần thiết thứ hai trong ngành tiếp thị nội dung – dựa trên 50% các mô tả công việc mà chúng tôi phân tích.

Để phân phối nội dung, đội ngũ Content thường có một người quản lý Social Media – theo ý kiến 36% số người tham gia khảo sát.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo: Semrush

6 xu hướng Storytelling mọi Marketers đều nên tham khảo

Người tiêu dùng và những người ra quyết định kinh doanh ngày nay đang ngày càng trở nên ít nhạy cảm hơn với những lời hứa bán hàng và quảng cáo. Bây giờ, hơn bao giờ hết, các nhà làm marketing đang đầu tư ngày càng nhiều vào Kể chuyện thương hiệu hay Storytelling. Cùng tham khảo các xu hướng Storytelling bên dưới để bắt đầu kể các câu chuyện thương hiệu của riêng bạn.

xu hướng storytelling
6 xu hướng Storytelling mọi Marketers đều nên tham khảo

Trên thực tế, một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng bằng cách kể các câu chuyện thương hiệu của họ tốt, các công ty có quyền tăng giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ lên hơn 20 lần.

Để có thể làm được điều đó, các công ty cần có sự lãnh đạo rõ ràng với tầm nhìn vừa sáng tạo vừa trực quan. Nhu cầu của khách hàng thay đổi mọi lúc và hành vi của họ thay đổi có nghĩa là các nhà lãnh đạo và đội nhóm của họ cần nhận thức được thị trường.

Sẵn sàng để thích nghi và nhanh nhẹn trong cách tiếp cận thương hiệu của họ tới người tiêu dùng.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá cách các nhà lãnh đạo marketing có thể giúp đội nhóm của họ kể một câu chuyện thương hiệu thật hấp dẫn giúp thu hút và ảnh hưởng đến khách hàng của mình.

6 xu hướng Storytelling mọi Marketers đều nên tham khảo.

1. Kể chuyện dựa trên dữ liệu (Data driven Storytelling) là xu hướng Storytelling đầu tiên.

Đến năm 2020, 1,7 megabyte dữ liệu sẽ được tạo ra mỗi giây, cho mỗi người trên trái đất. Tận dụng lượng dữ liệu kỹ thuật số khổng lồ có sẵn để tạo ra những câu chuyện có tính trực quan, hấp dẫn và nhắm mục tiêu cao sẽ chứng minh tiềm năng vô cùng lớn từ các thương hiệu.

Một người trung bình có thể xử lý hình ảnh nhanh hơn 60.000 lần so với văn bản và bằng cách sử dụng dữ liệu để tạo ra những câu chuyện trực quan tuyệt đẹp, các thương hiệu sẽ có thể thu hút sự chú ý, cung cấp giải pháp chi tiết cho các vấn đề của khách hàng.

Một ví dụ điển hình về cách kể chuyện dựa trên dữ liệu nổi bật trực quan nhất đến từ Google Trends.

Trong chiến dịch ‘Lookback’ của mình, Google Trends đã tham chiếu các dữ liệu tìm kiếm có giá trị nhất của nó từ năm trước và sử dụng nó để tạo video dưới dạng một lớp bổ sung (layer) cho cách tường thuật của nó.

Kết quả của phương pháp phân tích này, Google Trends đã thực hiện lời hứa của mình về việc cung cấp cho các nhà marketing một phương tiện để hiểu làm thế để bắt đầu các chiến dịch quảng cáo của họ hiệu quả hơn.

Với 15.298.283 lượt xem và đếm, Google Trends đã thu hút sự chú ý của một nhóm đối tượng rộng lớn và kể một câu chuyện thu hút người tiêu dùng trên phạm vi toàn cầu.

Dữ liệu là chìa khóa để phát triển nội dung tốt và cuối cùng là kể một câu chuyện gây được tiếng vang.

2. Quảng cáo nhỏ – Mini Ads

Với việc quảng cáo truyền thống đang vật lộn trong bối cảnh kỹ thuật số đang phát triển như ngày nay, các doanh nghiệp cần xem xét các cách thức mới, sáng tạo mới để kết nối với người tiêu dùng đồng thời truyền tải thông điệp của họ như một phần của chiến lược digital marketing.

Một phương tiện trực quan có thể mang lại kết quả tuyệt vời, video tiếp tục phát triển và trở thành một định dạng hiệu quả để kể các câu chuyện về thương hiệu hoặc sản phẩm.

Video hiệu quả đến mức các thương hiệu tích cực sử dụng video có thể tăng lưu lượng truy cập (traffic) đến website nhiều hơn 41% so với các thương hiệu không sử dụng.

Tuy nhiên, khi người dùng ngày càng trở nên ‘mệt mỏi’ và ít thời gian hơn. Hiểu được làn sóng hành vi mới này, Facebook tuyên bố ý định tung ra quảng cáo dài 6 giây cho phép các thương hiệu và doanh nghiệp kể một câu chuyện cô đọng hơn cho đối tượng mục tiêu của họ, đó chính là các Mini Ads.

Bắt kịp xu hướng này, YouTube gần đây cũng đã đưa ra ‘Thử thách câu chuyện sáu giây’ (Six-Second Story Challenge), một sáng kiến ​​tạo ra một loạt các kết quả vô cùng hiệu quả.

Những quảng cáo mới này không chỉ có sức mạnh để làm cho câu chuyện của một thương hiệu trở nên sống động mà định dạng 6 giây linh hoạt này sẽ khai thác tính áp đảo nhóm đối tượng mục tiêu, từ đó sẽ thúc đẩy sự tương tác nhiều hơn.

Điều quan trọng cần nhớ là không phải mọi xu hướng đều có liên quan đến đối tượng mục tiêu của bạn, vì vậy hãy chọn một cách khôn ngoan và trao quyền cho nhân viên để đưa ra các quyết định sáng suốt dựa trên kiến ​​thức và nghiên cứu sâu sắc.

3. Kể chuyện được dẫn dắt bởi khách hàng – Customer-led storytelling

Khi thế giới của chúng ta ngày càng kết nối tốt hơn, người tiêu dùng có nhiều nền tảng hơn để chia sẻ suy nghĩ và ý kiến ​​của họ. Với 92% người thừa nhận tin tưởng đồng nghiệp của họ qua quảng cáo truyền thống.

Bạn cần đảm bảo thương hiệu của bạn cần cung cấp cho khách hàng của mình đủ cơ hội để họ có thể kể câu chuyện của họ.

Cách kể chuyện do người dùng tạo ra này sẽ giúp tăng cường sự tương tác, xây dựng niềm tin và mở rộng phạm vi tiếp cận của thương hiệu tốt hơn.

Bạn có thể tiếp cận blogger hoặc bằng cách mời các khách hàng có sức ảnh hưởng để viết các bài đăng của họ trên blog của bạn.

Cách kể chuyện lấy khách hàng làm trọng tâm (Customer Centric) từ Airbnb là một ví dụ tuyệt vời mà các thương hiệu có thể tham khảo.

Thay vì kể các câu chuyện của họ, Airbnb khai thác sức mạnh của việc kể chuyện do khách hàng dẫn dắt để mang đến cho mọi người cơ hội khơi dậy những câu chuyện để kể.

Một website với tiêu đề ‘Câu chuyện từ Cộng đồng Airbnb’ cùng nhiều câu chuyện rất hấp dẫn được kể thường xuyên là những gì mà Airbnb đã làm và thực sự rất thành công.

6 xu hướng 'Storytelling' mà các quản lý Marketing nên tham khảo (P1)

4. Kể chuyện bằng đạo đức – Philanthropic storytelling

Trong thế giới ngày nay, khách hàng khao khát sự minh bạch và muốn biết thêm về các thương hiệu của bạn, cách bạn tiến hành kinh doanh, cách bạn đối xử với nhân viên của mình, đạo đức bạn là gì, cách bạn cung cấp nguyên liệu và xử lý sản phẩm.

Vì vậy, khi nói đến cách kể chuyện thương hiệu trong thời đại hiện đại, bạn phải thực sự rõ ràng, súc tích và trung thực.

Theo Adobe và Goldsmiths, 75% các nhà lãnh đạo marketing không hiểu được hành vi thay đổi của người tiêu dùng, điều này dẫn đến một sự ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả kinh doanh.

Và bằng cách hiểu những gì người tiêu dùng ngày nay đang tìm kiếm, bạn sẽ có thể tạo ra thông điệp của mình phù hợp hơn; bạn cũng sẽ có thể dẫn dắt người khác trên con đường dẫn đến sự ‘giác ngộ’ các câu chuyện thương hiệu.

Một ví dụ điển hình của cách kể chuyện thương hiệu bằng đạo đức là Patagonia (một công ty bán áo quần mặc bảo hộ). Thương hiệu này thể hiện tuyên bố với sứ mệnh, ‘Xây dựng sản phẩm tốt nhất, không gây hại, sử dụng kinh doanh để truyền cảm hứng và thực hiện các giải pháp cho khủng hoảng của môi trường’.

Họ thực hiện chiến dịch video với slogan ‘Câu chuyện chúng tôi mặc’ nhấn mạnh thực tế độ bền của sản phẩm họ tạo ra cũng như sự gắn bó mà họ có với những bộ quần áo này.

Là một nhà lãnh đạo, điều cần thiết là đảm bảo đội nhóm của bạn tham gia vào tất cả mọi thứ mà doanh nghiệp đang làm từ những phát triển mới đến các mối quan hệ đối tác từ thiện.

Bằng cách nghiên cứu các sự kiện chính của công ty và thông báo cho chính bạn, bạn sẽ có thể cung cấp thông tin chi tiết để mang lại sự minh bạch trong các chiến dịch.

5. Kể chuyện nhập vai hay Immersive storytelling cũng là xu hướng Storytelling.

Các chuyên gia gợi ý, hơn 200 triệu tai nghe thực tế ảo sẽ được bán vào năm 2020. Với thực tế tăng cường trở thành một lựa chọn ngày càng khả thi để các doanh nghiệp kết nối với khách hàng của họ thông qua phương tiện VR.

Nó nhanh chóng trở thành một công cụ thú vị để các thương hiệu truyền tải thông điệp của họ và nhận được sự quan tâm từ phía khách hàng.

Sau thành công không thể chối cãi của Pokemon Go (một ứng dụng thực tế tăng cường được tải xuống bởi 65 triệu người dùng ở Mỹ vào năm ngoái), IBM đang tung ra một ứng dụng VR mới kết hợp với Thời báo New York.

Ứng dụng thực tế gia tăng mới thú vị này được lấy cảm hứng từ bộ phim Fox theo chủ đề của Fox và sẽ cho phép người dùng đắm mình trong một bảo tàng ảo và khám phá những người ít được biết đến từ lịch sử – một sự phát triển sẽ truyền cảm hứng, tương tác và giáo dục ở một cấp độ mới.

Bằng cách đưa ra một cá nhân và nhập vai vào cảm giác trải nghiệm làm trung tâm của câu chuyện thương hiệu của bạn, doanh nghiệp của bạn sẽ tạo ra một kết nối có ý nghĩa hơn bao giờ hết.

Khi hình thức kể chuyện thương hiệu này phát triển, một loạt các sáng kiến ​​dự kiến ​​sẽ xuất hiện và sẽ là phương án hiệu quả dành cho digital marketing.

Phương tiện kể chuyện nhập vai sẽ không chỉ hỗ trợ trong việc tạo ra các chiến dịch tư duy sáng tạo mà còn cung cấp cho người khác (marketers) các công cụ để thúc đẩy kỹ năng của họ lên một cấp độ hoàn toàn mới.

Với tư cách là một nhà lãnh đạo, bạn nên nuôi dưỡng văn hóa học tập, cho đội nhóm của bạn thời gian và nguồn lực để nâng cao bản thân và có được kiến thức mới để làm cho cách kể chuyện của thương hiệu của bạn trở nên sáng tạo và hiệu quả hơn.

6. Dark Social

Mặc dù cái tên nghe có vẻ hơi nhạy cảm kiểu ‘xã hội đen’ nếu dịch theo nghĩa đen tiếng Việt. Tuy nhiên, thực tế thì không như bạn nghĩ.

Dark Social đề cập đến hình thức chia sẻ mạng xã hội, điều có thể không được theo dõi chính xác, ví dụ, dữ liệu không được đăng ký hay cung cấp bởi các nền tảng phân tích website chẳng hạn.

Về lý thuyết, nếu một người nhấp vào liên kết đến một website từ một trang truyền thông mạng xã hội mở như Twitter, Facebook hoặc LinkedIn, một nền tảng phân tích chẳng hạn như Google Analytics chẳng hạn, sẽ tiết lộ chính xác nguồn giới thiệu đó đến từ đâu.

Tuy nhiên, với sự gia tăng của người tiêu dùng chia sẻ liên kết thông qua các ứng dụng nhắn tin cá nhân như WhatsApp hoặc Snapchat, cũng như các phương tiện truyền thống hơn bao gồm email hoặc SMS thì đòi hỏi bạn phải có nhiều cách hơn để đo lường các nguồn giới thiệu này thay vì chỉ dựa dựa vào sự tương tác trên Facebook hoặc Twitter.

Ở cấp độ toàn cầu, 70% tất cả các lượt giới thiệu trực tuyến hiện đến từ Dark Soical. Với rất nhiều người thường xuyên sử dụng các nền tảng hoặc phương tiện như Slack, SMS hoặc nhắn tin, Google Hangouts, Snapchat và thậm chí gửi email.

Doanh nghiệp phải sử dụng các kênh này để chia sẻ giá trị và kết nối với khách hàng tiềm năng ở cấp độ cá nhân hơn.

Bằng cách xem xét các cách hiểu mới về cách mọi người chia sẻ nội dung, dữ liệu và thông tin, bạn sẽ tìm thấy các phương pháp hoàn toàn mới để chia sẻ các câu chuyện thương hiệu của mình với khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips  

Thống kê số liệu về Content Marketing năm 2020 (P1)

Làm thế nào để xây dựng chiến lược và quy trình quản lý content marketing hiệu quả trong doanh nghiệp? Hãy xem những thống kê và số liệu sau.

Để đạt được những kết quả tốt nhất từ các bài viết không phải là điều dễ dàng, các doanh nghiệp phải thiết lập mục tiêu rõ ràng, cụ thể để xây dựng một chiến lược tổng thể dài hạn.

Biết được cách thức xây dựng nội dung tiếp thị của các doanh nghiệp khác có thể giúp bạn phát hiện ra ngay những điểm yếu trong tổ chức của bạn.

1. Chiến lược Content Marketing

Nội dung tiếp thị không thể truyền tải đến người dùng nếu không có một chiến lược rõ ràng. Vì vậy, trong phần đầu tiên, chúng tôi muốn khảo sát mức độ thường xuyên sử dụng content được xây dựng với chiến lược và các hoạt động cụ thể của nhà tiếp thị. Mặc dù khảo sát đã cho thấy rằng hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng nội dung có chiến lược nhưng không phải tất cả trong số họ đều tự tin vào việc nó có thể tạo ra sự khác biệt.

Trên thực tế, trong khi 77% số người tham gia khảo sát nói rằng công ty của họ có sử dụng chiến lược tiếp thị nội dung, nhưng chỉ có 9% trong số đó đánh giá chiến lược của họ là xuất sắc, và 38% trong số họ đánh giá chiến lược của họ là trung bình.

2. Các chỉ số trong Content Marketing 

Đo lường chính xác hiệu quả của công việc của bạn, giúp bạn dễ dàng thích ứng với thị trường, tận dụng các kết quả và mở rộng quy mô. Vì vậy, chúng tôi dành phần thứ hai của khảo sát này để xác định các số liệu làm nên thành công và các chiến thuật Content Marketing hiệu quả của nhà tiếp thị.

Chúng tôi đã phát hiện ra rằng nội dung chủ yếu được đo thông qua lưu lượng truy cập tự nhiên (76%), khách hàng tiềm năng (62%), phiên truy cập/ số lượt xem trang (60%) và tỷ lệ chuyển đổi (47%).

Khi nói đến việc cải thiện hiệu suất nội dung, phương pháp tiếp thị hiệu quả nhất được đưa ra bởi các nhà tiếp thị là SEO (67%), và cập nhật hoặc tái sử dụng nội dung hiện có (51%). Đáng ngạc nhiên, chỉ có 11% các nhà tiếp thị coi việc sử dụng ‘nội dung do người dùng tạo ra’ là một chiến thuật đáng để sử dụng.

3. Mục tiêu và ngân sách Content Marketing

Rõ ràng, các chỉ số đo lường thành công hoàn toàn phụ thuộc vào mục tiêu ban đầu của doanh nghiệp.

Vì vậy, trong phần khảo sát này, chúng tôi muốn kiểm tra xem mục tiêu của tiếp thị nội dung được các công ty được đặt ra trong năm 2019 là gì, có bao nhiêu nhóm thực hiện chúng và kế hoạch ngân sách của họ như thế nào cho năm 2020.

Chúng tôi phát hiện ra rằng mục tiêu của nhà tiếp thị là tạo ra nhiều đơn hàng tiềm năng (75%), thu hút lưu lượng truy cập vào trang web của họ (71%), cải thiện uy tín của thương hiệu (56%), và cải thiện mối quan hệ và sự trung thành của khách hàng (45%). Chỉ 17% số người tham gia khảo sát tin rằng số lượng giao dịch tăng bằng phương pháp tiếp thị nội dung.

Chúng tôi nhận ra, để đạt được những mục tiêu quan trọng này, hầu hết các công ty đã đầu tư lên đến 10.000 USD cho tiếp thị nội dung vào năm 2019.

Trong năm tới, hơn 62% số người được hỏi sẽ tăng ngân sách để cải thiện hiệu quả tiếp thị nội dung của họ: 9% trong số đó sẽ tăng ngay lập tức, 23% tăng vừa và 30% tăng từ từ.

4. Xây dựng đội ngũ Content Marketing

Một số ý kiến cho rằng, một chiến lược Content Marketing hiệu quả cũng cần những người thực thi tốt.

Vì vậy, trong phần tiếp theo của khảo sát, chúng tôi muốn chỉ ra những yếu tố để tạo nên một đội ngũ Content Marketing. Cụ thể, chúng tôi sẽ hỏi về số lượng thành viên cần có trong nhóm và những kỹ năng cần thiết nào tạo nên một đội ngũ Content Marketing

Hầu hết những người tham gia khảo sát (78%) cho rằng tại doanh nghiệp họ đang công tác, có một nhóm Marketing nhỏ từ một đến ba người.

Nhóm này thường gồm một người viết bài (52%), một người quản lý truyền thông xã hội – Social Media (36%) và một chuyên gia SEO (34%). Trong khi đó, phần lớn những người còn lại đều nói rằng doanh nghiệp họ chỉ có một chuyên gia marketing và làm tất cả mọi công việc.

5. Những thách thức và Kỹ thuật trong Content Marketing

Có rất nhiều bài viết đã nghiên cứu về những thách thức thường gặp khi làm Content Marketing. Trong phần khảo sát này, chúng tôi tập trung vào những thách thức lớn nhất và xem cách mà các nhà tiếp thị sử dụng công cụ hỗ trợ để giải quyết các vấn đề này như thế nào.

Báo cáo chỉ ra rằng, những thách thức lớn nhất trong Content Marketing bao gồm: tạo nội dung tìm kiếm khách hàng tiềm năng (54%), nội dung thu hút nhiều lưu lượng truy cập hơn (52%), và phát triển nội dung mang tới sự đồng cảm với đối tượng mục tiêu(45%).

Để đạt được những mục tiêu và vượt qua những thách thức này, 85% trong số các công cụ phân tích website được sử dụng trong đó: công cụ SEO (73%), công cụ hỗ trợ đăng tải nội dung lên các kênh truyền thông xã hội (67%) và phần mềm Email Marketing (57%).

Đáng chú ý, chỉ có 9% số người tham gia khảo sát sử dụng nền tảng tiếp thị nội dung tích hợp để đạt được kết quả của họ.

6. Xây dựng và truyền tải nội dung

Trong phần này chúng tôi sẽ tìm hiểu những hình thức nội dung nào đóng góp hiệu quả cho mục tiêu chung của chiến lược, và các nhà tiếp thị đang sử dụng những hình thức nào để phân phối các nội dung đi hiệu quả.

Kết quả khảo sát chỉ ra rằng chỉ có 28% người tham gia khảo sát sử dụng nội dung video và văn bản để xuất bản.

Bên cạnh đó, các hình thức nội dung phổ biến nhất là bài viết trên blog (86%), email (67%), case-study (42%) và các câu chuyện thành công (36%). Chỉ 19% số trong số những người được hỏi sử dụng những nội dung nghiên cứu gốc để lên bài viết.

Các nhà tiếp thị lựa chọn phương tiện truyền thông xã hội (94%) và email (76%) là các kênh phân phối chính mang lại hiệu quả tốt nhất.

7. Sử dụng dịch vụ xây dựng nội dung từ bên ngoài

78% số người tham gia khảo sát nói rằng nhóm Content Marketing của họ chỉ bao gồm 1-3 chuyên gia. Tại một số thời điểm, các doanh nghiệp buộc phải thuê dịch vụ bên ngoài để tạo ra các sản phẩm phục vụ cho kế hoạch.

Trong phần khảo sát này, chúng tôi muốn tìm hiểu các doanh nghiệp có thường xuyên sử dụng dịch vụ Content bên ngoài hay không, và những dịch vụ nào được sử dụng nhiều nhất.

Điều đáng nói là 60% người tham gia khảo sát phản hồi họ không sử dụng dịch vụ xây dựng nội dung từ bên ngoài. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ bên ngoài, nhu cầu chủ yếu của họ là viết bài (53%).

Bên cạnh đó, họ cũng có nhu cầu lớn về nội dung trực quan, cụ thể đó là thiết kế đồ họa (34%), thiết kế video và hoạt hình (32%).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo: semrush

Chiến lược marketing ‘độc’ khiến Spotify vượt mặt Apple Music

Ra mắt vào năm 2008 tại Thụy Điển, Spotify vươn lên trở thành dịch vụ stream nhạc phổ biến nhất trên thế giới, vượt qua cả đối thủ “đáng gờm” Apple Music. Hãy tìm hiểu xem chiến lược marketing của Spotify là gì trong bài viết này.

Chiến lược marketing 'độc' khiến Spotify vượt mặt Apple Music
Chiến lược marketing ‘độc’ khiến Spotify vượt mặt Apple Music

Cộng đồng người dùng hàng tháng lên tới trên 159 triệu người, bao gồm 71 triệu người dùng trả phí sử dụng gói Spotify Premium tại hơn 60 quốc gia. Điều gì đã khiến ứng dụng âm nhạc này trở thành cơn sốt như vậy?

Câu trả lời là Spotify đã có một chiến lược Marketing thành công ngoài mức mong đợi, dưới đây là những gì có trong chiến lược đó.

Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng.

Với bản chất là công ty công nghệ, Spotify có thể phân tích thói quen nghe nhạc của từng người, qua đó đưa ra những gợi ý về playlist hay bản nhạc phù hợp với dòng nhạc, nghệ sĩ được họ nghe thường xuyên.

Đồng thời, với Stream Intelligence, khi người nghe chọn stream ca khúc cho từng thời điểm, Spotify có thể dựa vào đó phân tích tâm trạng, cá tính của họ vào thời điểm đó.

Đây được coi là một cơ chế độc đáo giúp truyền tải đúng thông điệp, vào đúng thời điểm, cho đúng đối tượng.

1. Tối ưu hóa trải nghiệm qua danh sách phát nhạc.

  •  Tối ưu UX-UI của menu phát nhạc.

Màn hình chính của ứng dụng Spotify là một ví dụ điển hình về cách các thuật toán chi phối trải nghiệm nghe nhạc.

Mục tiêu của màn hình này là nhanh chóng giúp người dùng tìm thấy bài hát hay thể loại nhạc họ yêu thích, theo một bài thuyết trình của giám đốc nghiên cứu Spotify đầu năm 2019.

Mỗi ngày truy cập Spotify, bạn sẽ nhận được những danh sách nghe nhạc phù hợp với lịch sử nghe nhạc cũ của bạn.

  • Tạo ra tính năng chuyển bài hát giới hạn và chỉ nghe nhạc ở chế độ ngẫu nhiên ở phiên bản miễn phí

Ở bản trả phí, bạn có thể nghe tùy ý từng bài hát trong danh sách nhạc theo sở thích của mình, trong khi đó, với phiên bản miễn phí, bạn chỉ có thể nghe ngẫu nhiên từ một danh sách. Điều này thôi thúc cảm giác muốn sử dụng bản trả phí từ phía người dùng.

2. Chiến lược bản địa hóa.

Thông qua danh sách phát được tạo phù hợp với khu vực nơi bạn sinh sống, hay những quảng cáo địa phương trên phương tiện công cộng, Spotify muốn mang hình ảnh thương hiệu đến gần hơn với người dùng, biến việc nghe nhạc trên ứng dụng trở thành thói quen hàng ngày của họ.

Đặc biệt Spotify còn rất tinh tế khi đưa ra chính sách: khi đi du lịch nước ngoài (không phải quê hương của bạn), Spotify phiên bản miễn phí sẽ không còn khả dụng. Bạn sẽ cần mua gói nhạc kéo dài 14 ngày cho chuyến đi của mình.

Dịch vụ Spotify Premium.

Để thuyết phục khách hàng dùng sang bản trả phí, Spotify đã có rất nhiều hoạt động chiến lược:

1. Dùng Spotify miễn phí đồng nghĩa với nghe nhạc “lỗi thời”.

Người dùng bản Free sẽ không được cập nhật những bài hát mới “ra lò” mà phải đợi đến 2 tuần, một quãng thời gian khá dài cho các bản hit.

Ngược lại, với gói dùng Premium trả phí, người dùng ngay lập tức được thưởng thức bài hát ngay sau khi nó được tung ra thị trường.

Với phân khúc giới trẻ, nhóm khách hàng mục tiêu chính của Spotify thì bản Premium là gói không thể thiếu khi mà xung quanh thiên hạ đã nghe “đến chán” rồi thì bạn mới được thưởng thức nó lần đầu.

2. Dùng Spotify miễn phí không được chọn nhạc và tắt quảng cáo.

Khi dùng bản miễn phí, bạn chỉ có thể được nghe theo thứ tự ngẫu nhiên mà Spotify sắp xếp sẵn. Thậm chí, số lượt “bỏ qua bài” tối đa cho gói Free là 5 lần/giờ.

Đồng thời, nếu đang dùng bản Free đồng nghĩa với việc người dùng phải làm quen với các quảng cáo xen giữa bài hát.

3. Spotify miễn phí sẽ không nghe được khi mất mạng.

Với bản miễn phí của Spotify, người dùng không chỉ phải nghe theo các sắp xếp và kiểm soát ngẫu nhiên từ Spotify mà còn chỉ được nghe online.

Đối với người dùng Premium, vì mất phí nên có thể lưu bất cứ bài hát yêu thích nào về bộ nhớ, chẳng cần quan tâm có wifi hay không.

4. Spotify miễn phí nghe nhạc chưa “đã tai”.

Chất lượng âm thanh của gói Spotify Free chỉ là 160kbps, trong khi gói Premium là 320kbps. Đây có thể coi là một lợi thế cạnh tranh nổi bật về giá trong chiến lược marketing của Spotify khi vào Việt Nam.

Chiến lược dùng thử bản free này đã giúp chuyển dần những người đang sử dụng nhạc lậu sang sử dụng nền tảng có bản quyền nhưng miễn phí như Spotify, trước khi họ có đủ điều kiện và nhận thức để chuyển hẳn sang sử dụng dịch vụ trả phí.

Các chiến dịch truyền thông ấn tượng.

Mỗi chiến dịch của Spotify đều được coi là xuất sắc khi chạm đúng insight đối tượng mục tiêu với những ý tưởng độc đáo.

Năm 2019: Âm nhạc cho mọi tâm trạng.

Với mục tiêu tăng cường kết nối với thế hệ millennials và gen Z, Spotify sử dụng hình thức meme – một xu hướng nổi tiếng của giới trẻ. Những biển quảng cáo billboard về meme của Spotify đánh đúng insight khách hàng: luôn tự khiển trách bản thân.

Năm 2018: #2018wrapped.

Nắm một lượng lớn data và thông tin khổng lồ, Spotify biết khi nào bạn buồn, vui, hay thậm chí cả thói quen khi đi tắm thông qua danh sách nghe nhạc.

Ngay lập tức, một campaign hài hước về thói quen nghe nhạc đã ra đời, đi kèm với thông điệp vui tươi về việc tận hưởng quá trình tạo playlist mới:

Năm 2017: Mục tiêu cho 2018.

Mục tiêu (#goals) là hashtag nổi tiếng năm 2017. Bạn có thể thấy những hashtag nổi tiếng như #lifegoals, #adulthoodgoals, #relationshipgoals, #hairgoals. Ngay lập tức, vào giáng sinh năm 2017, Spotify đã tạo campaign truyền thông nói về những mục tiêu cho năm 2018, tất nhiên sẽ liên quan đến âm nhạc.

Campaign này ngay lập tức đã trở thành cơn sốt khi lượng người theo dõi tăng đột biên, đi kèm với mức độ nhận biết thương hiệu cùng với những nội dung mang tính cá nhân hóa.

2016: Một năm kì cục

2016 quả là một năm chứa đầy điều kì lạ: Trump, Brexit, cái chết của nhiều người nổi tiếng, thử thách Mannequin… 2016 cũng là năm đầu tiên Spotify làm chiến dịch truyền thông nhờ phân tích và ứng dụng data người dùng.

Với chiến dịch truyền thông mới này, Spotify muốn nhấn mạnh với người dùng rằng bạn không phải người duy nhất thấy năm 2016 kì cục. Tất cả mọi người đều như vậy. Thông điệp đã kết nối người dùng với Spotify và với tất cả mọi người.

Chiến lược marketing và những campaign marketing – truyền thông tích hợp đình đám của Spotify thành công nhờ tập trung vào người dùng, xoay quanh người dùng với nội dung cá nhân hóa đa dạng, kết hợp data và những sự kiện nổi tiếng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Tại sao TikTok lại phát triển nhanh và mạnh tại thị trường Ấn Độ

Tại Ấn Độ, TikTok có 125 triệu người dùng trong năm nay và số lượng này gấp sáu lần so với Snapchat.

Trong dự báo đầu tiên về việc sử dụng TikTok ở Ấn Độ – thị trường nước ngoài lớn nhất của ứng dụng video dạng ngắn này sau ‘sân nhà’ Trung Quốc. Số liệu ước tính rằng lượng người dùng hàng tháng của TikTok đã tăng 328,8% so với năm trước lên 79.0 triệu người dùng vào năm 2019.

Năm nay, con số đó sẽ đạt mức 124.9 triệu, tăng 58,1%. Điều này khiến lượng người dùng Ấn Độ của TikTok vượt xa Instagram (79.1 triệu); nó cũng lớn hơn gấp sáu lần lượng người dùng của Snapchat tại quốc gia này.

Theo Bà Cindy Liu, Chuyên gia phân tích của eMarketer: “Chúng tôi cho rằng TikTok sẽ không vắng mặt ở thị trường Ấn Độ quá lâu. Trong một bài đăng trên blog đề cập đến tình huống này, TikTok cho biết họ tin rằng họ tuân thủ các quy tắc của Ấn Độ về quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu đồng thời đang nỗ lực giải quyết các mối quan ngại”.

Đại diện của một số ứng dụng thuộc sở hữu của Trung Quốc đã bị cấm (bao gồm cả WeChat) dự kiến ​​sẽ bắt đầu cuộc họp với các quan chức ở Ấn Độ trong tháng này.

Tuy nhiên, nếu lệnh cấm trở nên lâu dài hơn, chúng ta có thể thấy những thay đổi cấu trúc chung hơn trên thị trường: “Có thể có nhiều chỗ hơn cho các ứng dụng copycat ‘sân nhà’ mọc lên và chiếm thị phần; Instagram và Snapchat cũng có thể có nhiều cơ hội phát triển hơn”. Bà Cindy Liu, nhà phân cao cấp của eMarketer tại Insider Intelligence cho biết thêm.

Có ba yếu tố thúc đẩy sự phổ biến hiện tại của TikTok ở Ấn Độ:

  • Một lượng lớn người dùng điện thoại thông minh: Chúng tôi ước tính rằng Ấn Độ sẽ có 406,7 triệu người dùng điện thoại thông minh hàng tháng trong năm nay và nhiều người trong số họ có quyền truy cập vào các gói dữ liệu rất rẻ từ Reliance Jio thuộc Tập đoàn RIL.
  • Tính bản địa hóa: Người dùng TikTok của Ấn Độ đến từ các thành phố loại 2 và 3, nhưng điều đó đang thay đổi khi nhiều người dùng từ các thành phố lớn nhất của Ấn Độ đổ xô vào ứng dụng này. TikTok đã có thể tiếp cận những người tiêu dùng này bằng cách cung cấp nội dung được điều chỉnh theo các sắc thái văn hóa của từng thị trường.
  • Người ảnh hưởng (Influencers): Một số người sáng tạo của TikTok đã trở thành người có ảnh hưởng nổi tiếng ở Ấn Độ, cũng giống như họ có ở Mỹ và các quốc gia khác, thu hút số lượng lớn người trẻ đến với nền tảng này. Mặc dù lệnh cấm đã khiến một số người trong số họ chuyển sang các nền tảng mạng xã hội khác, nhưng sự hiện diện ban đầu của họ trên TikTok cũng đã giúp ứng dụng này phát triển mạnh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú | MarketingTrips 

6 sai lầm thường gặp nhất với Facebook Ad và giải pháp xử lý

Quảng cáo Facebook có thể là một lựa chọn quảng cáo tuyệt vời và có thể mang lại lợi ích đáng kể, liên quan đến cả việc tăng nhận thức về thương hiệu lẫn tăng doanh số. Nhưng không phải tất cả các chiến dịch quảng cáo của Facebook đều được tạo ra như nhau.

6 sai lầm thường gặp nhất với Facebook Ad và giải pháp

Giống như trên bất kỳ nền tảng marketing nào, quảng cáo Facebook đòi hỏi nhiều hơn những nội dung và hình ảnh thu hút. Bằng cách tránh một số lỗi quảng cáo Facebook đơn giản, phổ biến, bạn có thể tối đa hóa cơ hội đạt được kết quả mong muốn.

1. Chạy quảng cáo mọi lúc

Cũng như các phương tiện quảng cáo truyền thống như TV và đài phát thanh, bạn không nên chạy cùng một quảng cáo cả ngày lẫn đêm.

Nếu bạn không đặt giới hạn về tần suất hiển thị quảng cáo của mình, bạn sẽ có nguy cơ ‘tiếp xúc’ quá mức đối tượng mục tiêu của mình – thực tế, nghiên cứu từ The Drum cho thấy người dùng có thể bắt đầu cảm thấy mệt mỏi với chiến dịch của bạn trong vòng 3 ngày kể từ khi thấy lần đầu tiên.

Một trong những cách tốt nhất để tránh điều này là đặt lịch tùy chỉnh cho chiến dịch quảng cáo trên Facebook của bạn. Điều này cho phép bạn chỉ hiển thị quảng cáo của mình trong những ngày hoặc vào những thời điểm phù hợp nhất với đối tượng mục tiêu của bạn.

Bằng cách tiếp cận khách hàng vào thời điểm họ có khả năng mua nhiều hơn và giảm thiểu rủi ro tiếp xúc quá mức, bạn sẽ thấy mức cải thiện đang kể đối với chiến dịch của bạn. Và ít ra, nếu làm được điều này thì khách hàng cũng sẽ không ‘chán’ bạn.

2. Trang đích không liên quan (Landing Page)

Một quảng cáo Facebook hấp dẫn chỉ là một phần của vấn đề, bạn cũng cần xem xét nơi quảng cáo của bạn đưa người dùng đến sau khi họ nhấp chuột.

Đối với hầu hết các thương hiệu, quảng cáo của họ sẽ dẫn đến một trang đích, đó là nơi bạn cần thực hiện lời hứa về quảng cáo ban đầu của mình và phân phối những gì thu hút được sự quan tâm của họ.

Thật không may, nhiều nhà quảng cáo bị ‘té’ chỗ này. Một số nhà marketing sẽ chạy một chương trình khuyến mãi cho một sản phẩm cụ thể, chỉ để dẫn người dùng đến một trang chủ chung chung – hoặc thậm chí là một ưu đãi hoàn toàn khác. Đừng nên làm thế nhé !

Khách hàng tiềm năng của bạn đã nhấp vào quảng cáo của bạn vì những gì bạn đã hứa. Nếu trang đích được kết nối với quảng cáo đó không thực hiện được lời hứa đó, với nội dung phù hợp, hình ảnh và những thứ tương tự, những khách hàng tiềm năng đó sẽ bỏ đi và ngân sách marketing của bạn khi này như ‘quăng qua cửa sổ’ rồi.

Đảm bảo trang đích của bạn phù hợp với quảng cáo của bạn. Đây là một yếu tố chính của hiệu suất quảng cáo Facebook.

3. Quá nóng vội với chiến dịch của bạn

Facebook có thể là một nền tảng đáng chú ý và mạnh mẽ để làm marketing – nhưng điều đó không có nghĩa là chiến dịch của bạn sẽ luôn mang lại kết quả tuyệt vời.

Hệ thống quảng cáo của Facebook sử dụng máy học (machine learning) để tối ưu hóa để có kết quả tốt nhất, nhưng để tối đa hóa hiệu suất, nó cần có thời gian để đo lường phản ứng của người dùng, sau đó điều chỉnh cho phù hợp.

Facebook giải thích điều này như là một ‘giai đoạn học tập’, trong đó nó sẽ thu thập và đánh giá từ những hiệu suất ban đầu – theo Facebook:

“Giai đoạn học tập là giai đoạn hệ thống phân phối vẫn còn nhiều điều phải tìm hiểu về một bộ quảng cáo. Trong giai đoạn tìm hiểu, hệ thống phân phối đang khám phá cách tốt nhất để phân phối bộ quảng cáo của bạn – vì vậy hiệu suất kém ổn định và chi phí cho mỗi hành động (CPA – Cost Per Action) thường tệ hơn.

Giai đoạn tìm hiểu xảy ra khi bạn tạo quảng cáo hoặc bộ quảng cáo mới hoặc thực hiện một chỉnh sửa đáng kể trên quảng cáo hiện có”.

4. Không kích hoạt quy tắc tự động của Facebook

Ngay cả chiến dịch chạy tốt nhất cũng sẽ trở nên kém hiệu quả hơn theo thời gian và nếu bạn không có khả năng liên tục dõi kết quả của mình, bạn sẽ gặp rủi ro khi xem xét các vấn đề chính.

Điều đó có thể tăng chi phí cho mỗi lần mua lại và ‘ăn mòn’ ngân sách marketing của bạn – nhưng bằng cách sử dụng quy tắc tự động của Facebook, bạn có thể tránh điều này.

Quy tắc tự động của Facebook cho phép bạn tự động tắt chiến dịch hoặc quảng cáo hoặc điều chỉnh ngân sách chiến dịch hoặc giá thầu, dựa trên các điều kiện đã đặt.

Theo Facebook:

“Khi bạn tạo quy tắc tự động trong trình quản lý quảng cáo, chúng sẽ tự động kiểm tra các chiến dịch, nhóm quảng cáo và quảng cáo của bạn, sau đó cập nhật hoặc thông báo cho bạn về bất kỳ thay đổi nào. Ngoài các kiểm tra và thông báo tự động này, công cụ cũng sẽ thực hiện các hành động cần thiết cho bạn”.

Quy tắc tự động của bạn có thể bao gồm các ngưỡng về chi phí cho mỗi lần mua, số lần hiển thị, chi tiêu hàng ngày và hơn thế nữa.

5. Tiếp tục marketing cho khách hàng đã chuyển đổi

Tiếp thị lại có thể là một cách tiếp cận có lợi, nhưng bạn không muốn gửi cùng một quảng cáo cho ai đó đã nhấp vào nó.

Nếu ai đó đã chuyển đổi do xem quảng cáo của bạn, họ có thể không muốn xem lại mẫu quảng cáo đó vào lần tiếp theo họ cuộn qua nguồn cấp dữ liệu của họ. Nếu có, thì đó ít ra phải là một mẫu quảng cáo mới hoặc hơn thế.

Để tránh điều này, hãy chắc chắn loại trừ những người đã mua sản phẩm được quảng cáo trong tháng trước (hoặc thực hiện hành động chiến dịch có liên quan) trong cài đặt đối tượng tùy chỉnh của bạn.

Làm như vậy sẽ đảm bảo rằng quảng cáo của bạn luôn tiếp cận đối tượng mới, những người có tiềm năng trở thành khách hàng trả tiền, trong khi không gây khó chịu cho những người đã biết đến thương hiệu hoặc đã mới mua hàng của bạn.

6. Không thử nghiệm với các loại quảng cáo khác nhau

Mỗi đối tượng là khác nhau, điều đó chắc chắn có nghĩa là họ cũng sẽ phản hồi và tương tác theo những cách khác nhau với các loại quảng cáo khác nhau.

Có rất nhiều thương hiệu chuyển tất cả số tiền marketing trên Facebook của họ vào ‘News Feed’ tiêu chuẩn hoặc quảng cáo ‘Cột bên phải’ trong khi bạn có rất nhiều tùy chọn tạo các chiến dịch hấp dẫn hơn bằng cách thử nghiệm các tùy chọn khác nhau.

Trong một nghiên cứu được Facebook chia sẻ, thương hiệu Champs Sports đã tăng ROI bằng cách sử dụng quảng cáo video 6 giây thay vì đơn vị quảng cáo 30 giây.

“Trong trường hợp này, quảng cáo 6 giây đã tăng 11% phản hồi quảng cáo ước tính, tăng 12% lợi nhuận chi tiêu quảng cáo và tăng 271% tỷ lệ hoàn thành video – chứng tỏ hiệu quả nhất trong việc thúc đẩy kết quả cho thương hiệu.

Quảng cáo 6 giây cũng dẫn đến mức tăng dần qua một số số liệu chính khác bao gồm tỷ lệ chuyển đổi, giá trị mua trung bình và tỷ lệ nhấp (CTR). “

Như đã lưu ý, marketing trên Facebook có thể là một lợi ích lớn cho những nỗ lực marketing của bạn, đặc biệt là việc tiếp tục triển khai các tính năng mới như quảng cáo tìm kiếm và quảng cáo cuộn giữa video (mid-roll video).

Nhưng bất kể bạn đang sử dụng các tùy chọn mới này hay quảng cáo Facebook truyền thống, bạn cần luôn chú ý đến cách thức hay nguyên lý hoạt động của nền tảng thay vì chỉ nhìn vào những yếu tố kỷ thuât vốn có.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú | MarketingTrips 

PepsiCo: Marketing có chọn lọc hơn – Tập trung vào các hoạt động tạo ROI nhiều hơn

PepsiCo đã cắt giảm ngân sách marketing của mình trong cuộc khủng hoảng Covid-19, tuy nhiên họ tin rằng điều đó đã khiến nó ‘trở nên tốt hơn’ khi Marketing tập trung nhiều hơn vào các hoạt động có thể tạo ROI cao hơn.

PepsiCo cho biết cuộc khủng hoảng Covid-19 đã khiến mình trở nên có chọn lọc hơn trong các loại quảng cáo và marketing, hạn chế các hoạt động tỉ suất lợi nhuận đầu tư (ROI) thấp hơn và tập trung vào những hoạt động có lợi nhuận cao hơn.

Sau kết quả kinh doanh quý hai của mình, Giám đốc điều hành của PepsiCo, Ông Ramon Laguarta cho biết: “Trong khi quảng cáo vẫn còn quan trọng đối với chiến lược của mình, PepsiCo đã phải điều chỉnh các hoạt động khi thói quen của người tiêu dùng thay đổi.

Điều đó có nghĩa là kiểm soát chi tiêu marketing khi các quốc gia đang ‘đóng cửa’ và kinh doanh trong nhiều lĩnh vực – đặc biệt là đồ uống có ga đã giảm.

Tuy nhiên, ông tin rằng trong một số trường hợp, điều này đã giúp PepsiCo trở nên tốt hơn với marketing, bởi vì nó buộc công ty phải đơn giản hóa và phải lựa chọn nhiều hơn.

Ông cho biết thêm: “Đôi khi một cuộc khủng hoảng giúp [một công ty] được lựa chọn nhiều hơn và có sức ảnh hưởng hơn, để tạo ra động lực bên trong tốt hơn và tập trung hơn. Đó là những gì chúng tôi đang cố gắng làm”.

Rõ ràng, để lấy lại được sự thăng bằng của năm, chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư khi chúng tôi nhận thấy người tiêu dùng có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn và nhu cầu cho các sản phẩm của chúng tôi bắt đầu cao hơn.

Và một lần nữa, cố gắng không để mất sự tập trung vào tiêu chí ‘ít hơn và lớn hơn’ và cố gắng giảm thiểu các hoạt động có ​​ROI thấp hơn mà đôi khi chúng ta thường có trong một doanh nghiệp rất lớn.

Đại dịch cũng đã khiến PepsiCo xây dựng thêm năng lực nội bộ trong quảng cáo và marketing, điều mà họ cũng tin rằng đang tăng cường các hoạt động của mình.

“In-house marketing có một vài lợi ích nhất định. Một, nó cải thiện tốc độ của chúng tôi; và hai, nó đã được chứng minh là hiệu quả hơn theo thời gian.

Chúng tôi thực sự có thể nhận được cùng hoặc nhiều giá trị hơn với ít tiền hơn, đó rõ ràng là một kết quả tuyệt vời cho công ty”, Ông Hugh Johnston, CFO của PepsiCo cho biết.

Kết quả của PepsiCo trong quý thứ hai tốt hơn so với nhiều nhà phân tích đã dự báo. Công ty cho biết với nhiều nhân viên vẫn làm việc tại nhà, họ đã chứng kiến ​​sự gia tăng doanh số của các thương hiệu bao gồm Doritos và Tostitos, giúp thúc đẩy doanh số bán hàng tự nhiên tại Frito-Lay (Công ty con của PepsiCo ở Mỹ) ở Bắc Mỹ tăng 6% mỗi năm (YoY).

Ít người đi lại hơn và nhiều người ăn sáng tại nhà hơn cũng khiến doanh số của công ty Quaker Oats (Công ty con của PepsiCo) tăng 23%.

Trên bình diện quốc tế, doanh số bán hàng tự nhiên giảm 5% mỗi năm trong đồ uống, nhưng tăng 2% trong đồ ăn nhẹ.

Điều đó có nghĩa là tổng doanh thu ròng của PepsiCo tính đến ngày 13 tháng 6 đã giảm 3% so với một năm trước xuống còn 15.9 tỷ USD, trong khi thu nhập ròng đạt 1.65 tỷ USD.

CEO Laguarta của PepsiCo luôn coi sự phát triển của thương mại điện tử trong đại dịch là một lĩnh vực trọng tâm của PepsiCo trong tương lai vì có vẻ như sẽ tăng thị phần chung của nó.

Vào tháng 5, PepsiCo đã mở hai website đầu tiên hoạt động theo mô hình D2C (direct-to-consumer) cho người tiêu dùng để đạt được những chỗ đứng nhất định trên thị trường thương mại điện tử.

Website đầu tiên là pantryshop.com, cho phép người tiêu dùng đặt hàng các gói thương hiệu thức ăn của PepsiCo bao gồm Quaker, Gatorade, Tropicana và Sunchips. Website thứ hai là Snacks.com, cho phép người mua hàng chọn từ hơn 100 sản phẩm của Frito-Lay như Lay, Cheetos và Ruffles.

Vị CEO của PepsiCo còn cho biết thêm: “Chúng tôi đầu tư mạnh mẽ để cố gắng trở thành người đầu tiên trong kênh thương mại điện tử.

Các khoản đầu tư mà chúng tôi đã thực hiện trong vài năm qua, đặc biệt là năm ngoái, đang giúp chúng tôi cả về tính khả dụng của dữ liệu lẫn sự nhanh nhẹn của cơ sở hạ tầng để cung cấp cho các kênh đó”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Tiến sĩ Tâm lý Rockwell: ‘Ghiền’ TikTok quá sớm sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm lý

Giới tâm lý học cảnh báo những “hot TikToker” quá nhỏ có thể mắc bệnh tâm lý khi cuộc sống của chúng liên tục được mọi người trên toàn thế giới chú ý.

Năm 1968, họa sĩ nổi tiếng Andy Warhol từng dự đoán trong tương lai “mọi người sẽ nổi tiếng toàn thế giới chỉ trong 15 phút”. Ông đã đoán đúng. Giờ đây, chỉ cần một chiếc iPhone và gương mặt ưa nhìn, ai cũng có thể nổi tiếng qua TikTok.

Nhưng Andy Warhol sẽ không tài nào tưởng tượng nổi sức mạnh của các mạng xã hội hiện tại, biến một đứa trẻ trở nên nổi tiếng chỉ trong chớp mắt. Nhiều tài khoản được theo dõi đông đảo trên TikTok vẫn chưa đến tuổi trưởng thành, đơn cử như Charli D’Amelio mới 16 tuổi hay Loren Gray 18 tuổi.

Cơn nghiện danh tiếng

Các chuyên gia tâm lý nhận định những ngôi sao nhí này sẽ vướng phải nhiều khúc mắc trong quá trình trưởng thành do sự nổi tiếng đến quá sớm.

Theo Ciarán Mc Mahon, tác giả cuốn Tâm lý học truyền thông xã hội, khác với các sao nhí trước đây, những “hot TikToker” sẽ gặp nhiều rắc rối hơn trong cuộc sống hiện đại, khi bao quanh bởi mạng xã hội và phương tiện truyền thông đại chúng.

Sự ra đời các ứng dụng như TikTok đã kết nối nhiều người lại với nhau. Tuy nhiên, nó cũng làm thay đổi định nghĩa về sự nổi tiếng cũng như định hình lại quá trình trở thành người ảnh hưởng. Chưa bao giờ, trẻ em dễ dàng trở thành “sao” như ngày nay.

Theo Tiến sĩ tâm lý truyền thông Pamela Rutledge, giai đoạn trước 25 tuổi là thời gian để mọi người phát triển những kỹ năng như đánh giá rủi ro, lên kế hoạch.

Nhưng nếu nổi tiếng khi chưa trưởng thành, con người sẽ gặp khó khăn trong việc phát triển những kỹ năng đó, cũng như khó kiểm soát cuộc sống thực tế so với bạn cùng trang lứa.

Những đứa trẻ nổi tiếng này nhiều khả năng mắc bệnh tâm lý như các sao nhí nổi tiếng một thời của Hollywood trước đây: Lindsay Lohan, Drew Barrymore hay Michael Jackson.

“Từ khi nổi tiếng, cuộc sống của tôi trở nên rất kỳ lạ. Hôm trước tôi còn là một cô bé bình thường, hôm sau đã được nhiều người lôi kéo xin ký tặng, chụp ảnh cùng, thậm chí họ còn muốn chạm vào tôi. Thật đáng sợ”, Drew Barrymore chia sẻ với People vào năm 1989.

Vô số các sao nhí khác ở Hollywood cũng có trải nghiệm tương tự trong suốt thế kỷ qua. Nhiều người mắc phải các chứng như nghiện rượu, ma túy, bệnh tâm lý và gặp rắc rối với gia đình.

Theo Tiến sĩ Rockwell, chuyên gia nghiên cứu tâm lý học lâm sàng, khi một cá nhân trở nên nổi tiếng, vì nhận được quá nhiều sự chú ý, họ quên đi sự đồng cảm cho người khác. Kể cả người trưởng thành cũng gặp khó khăn khi bị cuốn vào cuộc sống đầy hào quang.

Đối với một đứa trẻ, khó khăn này nhân lên 10 lần, khi tâm trí chúng vẫn còn chưa hoàn thiện.

Chúng trở nên lạc lõng và đánh mất bản thân trong sự nổi tiếng, buộc chính mình phải cư xử và hành động như tính cách mà chúng tạo ra trên mạng xã hội.

Giá trị phù phiếm

Để thu hút người dùng, TikTok công khai các số liệu như lượt thích, người theo dõi và lượt xem. Cộng thêm tốc độ phản hồi siêu nhanh của mạng xã hội, nhiều người trở thành những con nghiện, dùng chỉ số ảo để đánh giá mức độ thành công của ai đó trong xã hội thực.

Những người trẻ có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội này chịu nhiều gánh nặng tâm lý, do áp lực vô hình từ “giám sát viên” là người xem trực tiếp trên toàn thế giới. Chúng bị ám ảnh phải nổi tiếng và sẽ làm mọi cách để được chú ý.

Không riêng giới trẻ, sự nổi tiếng trên mạng xã hội cũng ăn sâu vào tiềm thức từng người đến nỗi khi đăng một bài viết, đa số đều vô thức mong muốn bài đăng đó được nhiều người xem hơn.

Danh tiếng là một trong những loại thuốc gây nghiện nhất. Khi được chú ý, cơ thể sẽ có những phản ứng như được ban thưởng.

Song khi không còn nhận được những “phần thưởng”, cá nhân đó sẽ tìm cách khác để thỏa mãn. Thế nên, nghiện danh tiếng cũng dễ dàng dẫn sang các loại nghiện khác, như rượu và ma túy.

Bản chất phù phiếm của danh tiếng lại càng được nâng cao trên phương tiện truyền thông xã hội, nơi mà chỉ vài phút lại có video mới xuất hiện. Có hàng nghìn thanh thiếu niên trên khắp thế giới “nổi tiếng” qua TikTok, hầu hết trong số đó đều không thể duy trì được lâu dài.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via Zing

Ứng viên có nên ‘tiết lộ’ điểm yếu với nhà tuyển dụng khi phỏng vấn

Khi tôi bắt đầu tìm việc trước khi tốt nghiệp trường đại học Luật, một câu hỏi trên ứng dụng khiến tôi cảm thấy đặc biệt lo lắng là: Bạn có phải là người khuyết tật không? Tôi sinh ra với căn bệnh tự kỷ, vì vậy câu trả lời là khá rõ ràng.

Mặc dù vậy, tôi luôn bị “sượng” khi thấy câu hỏi này trong lúc điền các mẫu đơn ứng tuyển.

ung-vien-co-nen-tiet-lo-diem-yeu-marketingtrips

Nếu sự lựa chọn là “Có” – nghĩa là tôi hoàn toàn trung thực. Tôi không xấu hổ về chứng tự kỷ của mình.

Bệnh tự kỷ là một phần của con người tôi, giống như thực tế tôi là nữ. Nhưng lựa chọn câu trả lời này có nghĩa là tôi có thể bị phân biệt đối xử hoặc sẽ khiến tôi bị từ chối cho một vị trí nào đó (mặc dù tôi đủ khả năng). Nhưng trả lời là “Không” – đồng nghĩa với việc tôi là một kẻ nói dối.

Nói thật hay nói dối: Điều gì sẽ có lợi hơn cho sự nghiệp

Một lựa chọn khác của tôi là: Từ chối tiết lộ. Tôi thường nói đùa với bạn bè và đồng nghiệp rằng tôi mắc chứng bệnh tự kỷ như một sự tiết lộ rằng tôi bị có khiếm khuyết. Đôi khi tôi không muốn đề cập đến vấn đề này bởi vì đôi khi điều đó khiến tôi đánh mất cơ hội việc làm của chính mình.

Mỗi khi gặp câu hỏi này, những người có khiếm khuyết như tôi sẽ tự vấn rằng: Có nên nói thật không? Có nên tiết lộ không, khi nào là thời điểm thích hợp để nói? Tiết lộ với ai trong công ty thì được: nhà tuyển dụng, trưởng phòng, đồng nghiệp hay nhân sự?

Về mặt pháp lý, không có câu trả lời nào phù hợp cho tất cả mọi người. Luật pháp không yêu cầu bạn tiết lộ khi bạn ứng tuyển hay trong quá trình phỏng vấn.

Khi vừa tốt nghiệp đại học Luật, tôi nghĩ rằng khiếm khuyết của bản thân sẽ khó mà giấu được bởi lý lịch hay các thứ tương tự sẽ tiết lộ với nhà tuyển dụng.

Nhưng thay vì chia sẻ điều này khi nộp hồ sơ, tôi chọn chia sẻ nó ở buổi phỏng vấn. Việc trò chuyện và chia sẻ trực tiếp về khiếm khuyết của bản thân sẽ giúp tôi thoải mái cũng như được trao cơ hội trao đổi về năng lực nhiều hơn.

Trong các cuộc phỏng vấn với nhà tuyển dụng, tôi đề cập đến khiếm khuyết của bản thân song song với năng lực, khả năng làm việc của mình.

Tôi thường dùng khiếm khuyết ấy để làm nổi bật điểm mạnh của mình, nhấn mạnh những gì tôi có thể làm tốt mà không bị ảnh hưởng bởi các khiếm khuyết này.

Tiết lộ khiếm khuyết: Chú trọng đến bối cảnh và người nghe 

Nhưng đôi khi, việc tiết lộ khiếm khuyết của bản thân quá sớm không thật sự đúng đắn. Tôi đã nói chuyện với một người mắc chứng động kinh, anh ấy chia sẻ rằng: tiết lộ là một quyết định cực kỳ quan trọng, bối cảnh và người nghe là hai yếu tố bạn cần phải cân nhắc khi chia sẻ khiếm khuyết của mình.

Cá nhân, tôi thấy điều này khá đúng đắn. Tôi đã chia sẻ về tình trạng khiếm khuyết của mình với tất cả các đồng nghiệp.

Tôi tin tưởng và chia sẻ về căn bệnh tự kỷ của mình và cách mà căn bệnh ảnh hưởng đến công việc của tôi.

Tôi đã tiết lộ điều này với trưởng phòng trước về căn bệnh của mình và sau đó sẽ nói với đồng nghiệp vì tôi để được đối xử  bình đẳng trong công sở.

Việc tiết lộ bản thân khuyết tật giúp tôi nhận được sự hỗ trợ tốt nhất để được làm việc bình đẳng như mọi người. Và việc tiết lộ đúng thời điểm, đúng người sẽ không làm ảnh hưởng đến cơ hội việc làm cũng như con đường phát triển sự nghiệp trong tương lai.

Đối với tôi, tiết lộ về căn bệnh tự kỷ giúp bản thân có thể đeo tai nghe khi làm việc, hạn chế phải lắng nghe các cuộc trò chuyện trong văn phòng và những tiếng ồn xung quanh. Những điều nhỏ nhặt này giúp tôi không bị áp lực và đạt được hiệu suất công việc cao hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

HR Insider/Theo fastcompany

25 ‘bí mật’ của Facebook có thể bạn chưa biết

Facebook là mạng xã hội số 1 trên thế giới. Đó là nơi bạn sẽ tìm thấy hơn 2.6 tỷ khách hàng tiềm năng. Sau đây là những gì có thể bạn chưa biết về Facebook.

1. Mark Zuckerberg từ ý tưởng đầu tiên của mình là một website được gọi là Facemash

Khi Zuckerberg ở Harvard, anh có ý tưởng tạo ra một website cho phép người dùng so sánh những khuôn mặt của mọi người.

Với nền tảng này, người dùng có thể chọn “Ai nóng bỏng hơn’.

Không có gì đáng ngạc nhiên, ý tưởng của anh đã không gây ấn tượng với các quản trị viên của Harvard.

Dự án của Zuckerberg đã ngừng hoạt động và anh bị đe dọa trục xuất.

2. Zuckerberg từ ý tưởng thứ hai là một thư mục sinh viên trực tuyến

Anh gọi thư mục là Thefacebook. Những người sử dụng nó có thể:

  • Tìm kiếm các sinh viên Harvard khác.
  • Tìm ra những người khác đã tham gia các lớp học mà họ đã tham gia.
  • Tra cứu bạn bè của bạn bè của họ.
  • Tạo một mạng xã hội.

Mặc dù ngay từ đầu, Thefacebook đã bắt đầu như một thư mục dành riêng cho sinh viên Harvard, nhưng nó đã sớm phát triển để bao gồm bất kỳ ai trên 13 tuổi.

3. Facebook từ những năm đầu đời

Ngay khi Facebook được tạo ra, Zuckerberg thấy mình bị bao vây bởi những rắc rối pháp lý.

Các sinh viên Harvard: Divya Narendra, Cameron Winklevoss và Tyler Winklevoss đã kiện anh vì cáo buộc ăn cắp ý tưởng của họ.

Cuộc chiến đã diễn ra trong bốn năm dài.

Cuối cùng, Zuckerberg đã trả cho Divya Narendra và anh em nhà Winklevoss 65 triệu USD.

Ông cũng cấp cho họ cổ phiếu Facebook như một phần của thỏa thuận.

4. Facebook là website phổ biến thứ ba trên thế giới

Nó chỉ tiếp theo sau Google và YouTube.

5. 71% người Mỹ sử dụng Facebook

Tỷ lệ này là rất cao khi chỉ có 38% người Mỹ sử dụng Instagram và chỉ 23% sử dụng Twitter.

6. Phụ nữ sử dụng Facebook nhiều hơn nam giới

Một khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy 75% phụ nữ sử dụng Facebook, so với chỉ 63% nam giới.

7. Người dùng Facebook đã tải lên 250 tỷ hình ảnh

Điều này có nghĩa là 350 triệu hình ảnh được tải lên Facebook mỗi ngày!

8. Thế hệ cũ đang ngày càng quan tâm đến Facebook

Trong năm 2015, 71% thanh thiếu niên (Teen) Mỹ đã vào Facebook.

Hôm nay, con số giảm xuống 51%.

Mặt khác, người lớn tuổi hơn (X và Y Gen) là một phần của nhóm phát triển nhanh nhất trên Facebook.

Năm 2019, mức sử dụng của nhóm này đạt 60%.

9. Facebook là ứng dụng siêu phổ biến ở khu vực nông thôn

Ba trong số bốn người dùng Facebook ở Mỹ sống trong thành phố.

Nhưng điều này không có nghĩa là Facebook không phổ biến ở các vùng nông thôn.

Trên thực tế, 66% người Mỹ trưởng thành ở khu vực nông thôn sử dụng Facebook.

Tỉ lệ này với YouTube là 64%) và Pinterest là 26%.

10. Lượng người dùng Facebook ở Mỹ thấp nhất trên thế giới

Phần lớn người dùng Facebook sống bên ngoài Mỹ và Canada.

11. Châu Á Thái Bình Dương (APAC) chiếm 38% người dùng hoạt động của Facebook

Indonesia, Ấn Độ và Philippines là những quốc gia chứng kiến sự tăng trưởng lớn nhất về lượng người dùng Facebook.

Ấn Độ có số lượng người dùng Facebook cao nhất – 260 triệu.

12. Chỉ một nửa số người dùng Facebook nói tiếng Anh

Hơn một nửa tài khoản Facebook được đặt bằng ngôn ngữ không phải tiếng Anh.

13. Có tới 98% số người trên Facebook sử dụng điện thoại di động

Vào tháng 4 năm 2020, hơn 98% tài khoản người dùng đang hoạt động trên toàn thế giới truy cập mạng xã hội này thông qua bất kỳ loại điện thoại di động nào.

Tỷ lệ lớn nhất có thể được tìm thấy ở Châu Phi, nơi 98% người dùng Facebook đang sử dụng điện thoại di động.

14. Sự khác biệt giữa người dùng Facebook bảo thủ và tự do là 1%

35% người dùng là người bảo thủ, 34% là người tự do và 29% là người ôn hòa.

15. Mọi người tích cực nhất trên Facebook lúc 8 giờ sáng và 10 giờ tối.

Nếu bạn là một doanh nhân hoặc một nhà marketing muốn quảng cáo trên Facebook, thì tốt nhất là bạn nên bám vào các bài đăng buổi sáng và buổi tối.

16. 88% người dùng Facebook đã tạo một tài khoản để giữ liên lạc với gia đình và bạn bè

17. 3/4 người dùng Facebook truy cập hàng ngày

51% báo cáo họ truy cập nhiều hơn một lần một ngày, theo Pew Research.

18. Thời gian trung bình hàng ngày mọi người dành cho Facebook là 58 phút

58 phút là một khoảng thời gian dài, nhưng điều đó không có nghĩa là người dùng có thể dành năm phút để phân tích mỗi bài đăng trên các nguồn cấp dữ liệu của họ.

Trên thực tế, người dùng trung bình sẽ chỉ dành 1,7 giây cho một phần nội dung.

Là một nhà marketers, điều này có nghĩa là bạn chỉ có thời gian đó để thu hút sự chú ý của ai đó.

19. Facebook là một nền tảng phổ biến nhất cho các nhà làm marketing

86,3% marketers sử dụng Facebook để quảng bá thương hiệu.

20. Người dùng Facebook sẽ theo dõi một thương hiệu để nhận được ưu đãi đặc biệt

39% người dùng tích cực theo dõi các thương hiệu cung cấp quà tặng, cuộc thi và ưu đãi trên trang của họ.

21. Facebook cho phép bạn xem những người đã xóa hoặc bỏ qua các yêu cầu kết bạn của bạn

22. Bạn có thể lưu một bài đăng trên Facebook để xem sau

Bạn muốn quay lại một cái gì đó thu hút sự chú ý của bạn khi bạn đang cuộn qua nguồn cấp tin tức của bạn? Đây chính là cách dành cho bạn.

23. Bạn có thể tải xuống một bản sao của tất cả mọi thứ bạn đã thực hiện trên Facebook

Tất cả bạn phải làm là vào “Cài đặt”, sau đó nhấp vào “Thông tin của bạn”, sau đó chọn “Tải xuống thông tin của bạn”.

24. Bạn có thể ngừng nhận thông báo cho bạn bè Ngày sinh nhật

25. Bạn có thể tìm hiểu bạn dành bao nhiêu thời gian trên Facebook

Nhấp vào menu “Thêm”, sau đó vào “Cài đặt và Quyền riêng tư”. Từ đó, bạn sẽ tìm thấy thời gian của mình trên Facebook.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

30 chiến thuật marketing du kích hay ho bạn nên tham khảo (P1)

Ngày nay, sự sáng tạo không còn là một lựa chọn trong các chiến dịch marketing. Trên thực tế, đó là những gì tách biệt một chiến dịch marketing thông thường với một chiến dịch mang tính lan truyền.

Top 30 chiến thuật marketing du kích hay ho nhất mọi thời đại

Vì vậy, nếu bạn muốn khiến mọi người nói về thương hiệu của mình, bạn phải ‘tránh xa’ các phương pháp marketing truyền thống và cố gắng để nghĩ về sáng tạo. Hãy nghĩ về các chiến thuật của marketing du kích (Guerilla Marketing).

Những chiến dịch marketing du kích có hiệu quả vì chúng độc đáo, sáng tạo và tiết kiệm chi phí. Và sau đây là cách 30 thương hiệu có thể làm điều này thành công.

1. Nikon

Nikon đã thực hiện chiến dịch của họ bằng cách đặt một tấm thảm đỏ và có một nhóm các tay săn ảnh chụp ảnh người qua đường. Nó dễ dàng thu hút sự chú ý và thậm chí buộc một số người dừng lại và nhìn hai lần.

Điều làm cho điều này khác với một bảng quảng cáo thông thường là nó có một cơ chế mà các camera nhấp nháy khi có người đi ngang qua.

Điều này buộc những người vừa đi ngang qua phải dừng lại và nhìn vào những gì đang diễn ra. Nó rất vui và khác biệt. Khi thực sự, nó chỉ là một quảng cáo cho NIkon.

2. Foursquare

Khi Foursquare tham dự Hội nghị SXSW 2010, họ không có gian hàng. Nhưng điều này không ngăn được sự gây chú ý đến họ. Họ đã làm điều này với sự giúp đỡ của hai quả bóng cao su và một viên phấn.

* SXSW hay South by Southwest là một diễn đàn hàng năm của các hãng phim, phương tiện truyền thông tương tác, và các liên hoan âm nhạc được tổ chức cùng nhau diễn ra vào giữa tháng 3 tại Austin, Texas, Mỹ.

Những gì họ đã làm là vẽ 4 hình vuông trên mặt đất và yêu cầu người chơi tham gia. Vì sự độc đáo của cách tiếp cận, nó ngay lập tức nhận được sự quan tâm của hàng ngàn người tham gia, rất rất nhiều người xếp hàng chỉ vì trò chơi.

3. Unicef

Không ai hiểu làm thế nào để có nước bẩn. Vì vậy, Unicef ​​đã có ý tưởng tạo ra một máy bán nước bẩn. Họ chỉ định các loại nước bẩn khác nhau do bệnh. Có sốt rét, bệnh tả, thương hàn, sốt xuất huyết, viêm gan, kiết lỵ, salmonella và sốt vàng da. Máy nhận được một đô la cho mỗi chai nước bẩn.

Thật đáng kinh ngạc khi mọi người sẵn sàng cho một đô la chỉ để xem những gì sẽ ra. Phần tốt nhất ở chiến dịch này là rất rất nhiều người chia sẻ máy bán hàng tự động và câu chuyện ‘lạ lẫm’ này trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội.

4. Maximum Ride

Maximum Ride là một loạt các nội dung về chủ đề: trẻ em có thể bay (kids who can fly). Để thực thi chiến dịch, họ đã phát động một chiến dịch ở Auckland, New Zealand cho thấy cảm giác như thế nào khi đứng ở rìa của một tòa nhà.

Họ đã làm điều này bằng cách sơn mặt đất theo cách sẽ khiến ai đó cảm thấy như họ đang rơi xuống. Khi thực sự, họ chỉ ở rìa của cầu thang. Kết quả là ‘một tấn’ hình ảnh được chia sẻ trên khắp các phương tiện truyền thông mạng xã hội.

5. Dove

Dove đã gây bão trên mạng xã hội khi họ tung ra chiến dịch ‘đẹp hoặc trung bình’. Điều này gây ra vấn đề về sự tự tin ở hầu hết phụ nữ, những người chỉ xem bản thân họ là bình thường, khi thực sự họ có thể đẹp theo cách riêng của họ.

Điều này thách thức khái niệm về cái đẹp cũng như kích hoạt phản ứng cảm xúc từ người xem. Đoạn video của chiến dịch cho thấy những người phụ nữ thực sự không chắc chắn về cánh cửa mà họ nên bước vào. Nó cho thấy những cảm xúc mà họ trải qua cũng như cách họ cảm nhận về bản thân.

6. McDonalds

Mcdonalds đã cho ra mắt một bảng quảng cáo tương tác, nơi một món sundae (một loại kem tráng miệng) thỉnh thoảng xuất hiện.

Và khi đó, tất cả các đối tượng mục tiêu cần làm là chụp lấy nó trong một bức ảnh và nhận nó miễn phí. Đây là một cách tuyệt vời để thu hút sự chú ý của mọi người.

Ngoài ra, mục FREE có tính năng khuếch đại giá trị của chiến dịch và làm cho nó có giá trị để chia sẻ.

7. Coca Cola

Coca Cola gần đây đã thay đổi máy bán hàng tự động của họ ở các địa điểm khác nhau. Thay vì phân phối một chai, mà cho vô số chai.

Sau đó, nó thậm chí còn phân phát hoa, pizza và bánh sandwich. Tất cả điều này với mục tiêu của chiến dịch là “Coca Cola – chia sẻ hạnh phúc”.

8. Ikea

Ikea là một trong những thương hiệu rất ‘trung thành’ với marketing du kích. Một trong số đó là thương hiệu này tạo ra các ngăn kéo ra khỏi cầu thang cho thấy cách mà Ikea giúp tiết kiệm không gian trong nhà.

Bên cạnh đó, họ cũng nghĩ ra vô số cách sáng tạo khác để quảng bá thương hiệu của mình thông qua video. Có một lần, họ đã sử dụng một tạp chí như một tủ quần áo và cho thấy cách mà tương tác thực tế ảo (augmented reality) có thể giúp mọi người lên kế hoạch cho ngôi nhà của họ trong tương lai của họ như thế nào.

9. Tinder

Tinder bắt đầu ứng dụng của mình với số lượng người dùng khá khiêm tốn. Trên thực tế, nó chỉ bắt đầu với 5.000 người dùng. Nó phát triển bằng cách tham gia các bữa tiệc ở các trường đại học và sau đó thu hút sự chú ý từ họ.

Sau khi nhận được sự đồng ý tham dự của hơn 200 cô gái ‘nóng bỏng’, một tấn đàn ông sau đó đã hào hứng đăng ký sử dụng nền tảng. Vì điều này, Tinder ngay lập tức tăng lên 15.000 người dùng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Google tặng 100.000 học bổng cho các chứng chỉ trực tuyến về data analytics, project management và UX

Google đã công bố ba chương trình cấp chứng chỉ trực tuyến mới (online certificate programs ) về data analytics (phân tích dữ liệu), project management (quản lý dự án) và UX (thiết kế trải nghiệm người dùng).

Ảnh: CNBC

Các chứng chỉ này được tạo và dạy bởi các nhân viên của Google, không yêu cầu bằng đại học, có thể được hoàn thành trong ba đến sáu tháng và được cung cấp thông qua nền tảng học tập trực tuyến Coursera. Google cho biết họ sẽ coi tất cả các chứng chỉ của mình là tương đương với bằng đại học bốn năm cho các vai trò liên quan tại công ty.

Bà Lisa Gevelber, Phó chủ tịch, phụ trách mảng tăng trưởng kiêm Giám đốc Marketing (CMO) của Google cho biết. “Đây không phải là hoat động thương mại, mặc dù giá hiện tại là 49 USD một tháng trên Coursera – nhưng chúng tôi muốn đảm bảo rằng bất kỳ ai muốn có cơ hội này đều có thể có nó”.

Google đã cam kết tài trợ 100.000 suất học bổng dựa trên nhu cầu cho các cá nhân đăng ký vào bất kỳ chương trình chứng chỉ nghề nghiệp nào và sẽ trao hơn 10 triệu đô la tài trợ cho YWCA, NPower và JFF – ba tổ chức phi lợi nhuận hợp tác với Google để cung cấp sự phát triển lực lượng lao động cho phụ nữ , cựu chiến binh…

Bà Gevelber cho biết Google đã chọn các lĩnh vực phân tích dữ liệu, quản lý dự án và trải nghiệm người dùng vì chúng có thể dẫn đến sự nghiệp ‘thăng hoa’ hơn, lương cao hơn.

Một số người tin rằng các chương trình cấp chứng chỉ chi phí thấp có thể là một giải pháp khả thi, cũng như một công cụ để chống lại sự bất bình đẳng trong các lĩnh vực như công nghệ và cải thiện triển vọng cho những người không có bằng đại học.

Năm 2018, Google đã từng ra mắt một chương trình chứng chỉ tương tự cho những người quan tâm đến lĩnh vực IT (Công nghệ thông tin).

“Khi chúng tôi xây dựng chứng chỉ IT lần đầu tiên, chúng tôi đã xây dựng nó cho mục đích sử dụng của riêng mình. Chúng tôi muốn đa dạng hóa lực lượng lao động của chính mình và chúng tôi biết rằng chúng tôi cần phải tạo ra một cơ hội mới dành cho những người không đủ điều kiện để nộp đơn ứng tuyển. Chúng tôi nghĩ rằng một chứng chỉ sẽ là một cách để thực hiện mục tiêu đó”. Bà Gevelber chia sẻ.

Google nói rằng 58% những người lấy chứng chỉ IT của mình xác định là những người da màu, Latinh, phụ nữ, cựu chiến binh và 45% số người đăng ký kiếm được dưới 30.000 USD mỗi năm.

Google cũng tuyên bố rằng 80% người tham gia khoá học nói rằng chương trình đã giúp họ thăng tiến sự nghiệp trong vòng sáu tháng, bao gồm tăng lương, tìm việc mới hoặc bắt đầu một doanh nghiệp mới.

Ông Jeff Maggioncalda, Giám đốc điều hành của Coursera, cho biết hơn 250.000 người đã lấy chứng chỉ Google IT, 57% trong số họ không có bằng đại học, làm cho nó trở thành chứng chỉ phổ biến nhất trên nền tảng.

Maggioncalda nói rằng đại dịch coronavirus đã tạo ra nhu cầu chưa từng có của các khóa học trực tuyến. Một số khóa học từ Đại học Yale về khoa học phúc lợi đã chứng kiến ​​mức 2 triệu người đăng ký chỉ trong năm 2020.

Ông Todd Rose, Giáo sư tại Trường Đại học Sư phạm Harvard, lập luận rằng học trực tuyến dễ dàng hơn đáng kể đối với sinh viên có nền tảng học vấn vững chắc, kết nối internet đáng tin cậy và công nghệ đầy đủ.

Các bạn có thể tham khảo thêm các khoá học tại: online certificate programs 

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via CNBC

Google vừa ‘rót’ 10 tỉ USD vào nền kinh tế số Ấn Độ

“Kế hoạch đầu tư là sự phản ánh niềm tin của chúng tôi vào tương lai của Ấn Độ và nền kinh tế số của đất nước này”, ông Sundar Pichai, CEO công ty mẹ Alphabet của Google chia sẻ.

Google vừa cho biết họ sẽ chi khoảng 10 tỷ USD cho Ấn Độ trong vòng 5 đến 7 năm tới thông qua đầu tư vốn và hợp tác, tạo nên cam kết lớn nhất của công ty từ trước đến nay đối với một thị trường tăng trưởng chủ lực.

Các khoản đầu tư sẽ được thực hiện thông qua một quỹ số hóa, khi mà Google coi trọng tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của các ứng dụng và nền tảng phần mềm ở Ấn Độ, một trong những thị trường dịch vụ Internet lớn nhất thế giới.

“Đây là sự phản ánh niềm tin của chúng tôi vào tương lai của Ấn Độ và nền kinh tế số của đất nước này”, ông Sundar Pichai, CEO công ty mẹ Alphabet của Google chia sẻ trong sự kiện thường niên “Google for India”.

“Ngoài các khoản đầu tư thông qua quỹ, Google cũng sẽ tập trung vào các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo và giáo dục ở Ấn Độ”, Sundar Pichai nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn.

Sundar Pichai cũng chính là một người gốc Ấn Độ, gia nhập Google vào năm 2004 và được ghi nhận công sức trong việc tạo ra các sản phẩm như trình duyệt Chrome. Ông đã thay thế nhà đồng sáng lập công ty, Larry Page để làm CEO của Alphabet năm 2015.

Ông Ravi Shankar Prasad, Bộ trưởng Bộ Điện tử và CNTT của Ấn Độ phát biểu tại sự kiện “Google for India” đã ca ngợi: “Sundar Pichai là một biểu tượng sống động về tiềm năng sáng tạo của nhân lực Ấn Độ”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via ictnews

Top 10 người giàu nhất hành tinh 2020

Bloomberg vừa đã công bố danh sách 10 tỷ phú giàu nhất hành tinh cùng với giá trị tài sản ròng hiện có. Giá trị ròng của Mukesh Ambani, Ông chủ của RIL là một điểm đáng chú ý khi mức tăng gần 8 tỷ USD kể từ năm 2019.

10. Larry Ellison

Top 10 người giàu nhất hành tinh 2020

Larry Ellison là người đồng sáng lập, điều hành và giám đốc công nghệ của Tập đoàn Oracle.

Giá trị ròng: 65.8 tỷ USD.

09. Warren Buffett

Top 10 người giàu nhất hành tinh 2020

Warren Buffett là chủ tịch và CEO của Berkshire Hathaway.

Giá trị ròng: 67.9 tỷ USD.

08. Mukesh Ambani

Top 10 người giàu nhất hành tinh 2020

Mukesh Ambani là một ông trùm kinh doanh của Ấn Độ, đồng thời là chủ tịch, giám đốc điều hành và cổ đông lớn nhất của Reliance Industries Ltd., một công ty thuộc Fortune Global 500 và công ty có giá trị nhất Ấn Độ theo giá trị thị trường. Ông hiện là người giàu nhất châu Á.

Giá trị ròng: 68.3 tỷ USD.

07. Sergey Brin

Top 10 người giàu nhất hành tinh 2020

Serge Brin là đồng sáng lập của Google. Sergey là chủ tịch của công ty mẹ của Google, Alphabet Inc cho đến khi rời khỏi vai trò này vào ngày 3 tháng 12 năm 2019.

Giá trị ròng: 69.5 tỷ USD.

06. Larry Page

Top 10 người giàu nhất hành tinh 2020

Larry Page là một trong những người đồng sáng lập Google cùng với Serge Brin. Ông là giám đốc điều hành của Alphabet Inc. cho đến khi từ chức vào ngày 3 tháng 12 năm 2019.

Giá trị ròng: 71.7 tỷ USD.

05. Steve Ballmer

top-10-nguoi-giau-nhat-hanh-tinh-Steve-Ballmer--marketingtrips

Steven Ballmer là giám đốc điều hành của Microsoft từ ngày 13 tháng 1 năm 2000 đến ngày 4 tháng 2 năm 2014 và là chủ sở hữu hiện tại của Los Angeles Clippers thuộc Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia.

Giá trị ròng: 77 tỷ USD.

04. Mark Zuckerberg

Top 10 người giàu nhất hành tinh 2020

Mark Zuckerberg được biết đến với vai trò đồng sáng lập Facebook Inc. và giữ vai trò chủ tịch, giám đốc điều hành và là cổ đông kiểm soát công ty này.

Giá trị ròng: 92.7 tỷ USD.

03. Bernard Arnault

Top 10 người giàu nhất hành tinh 2020

Bernard Arnault là chủ tịch và giám đốc điều hành của LVMH Moët Hennessy – Louis Vuitton SE, LVMH, công ty hàng xa xỉ lớn nhất thế giới.

Giá trị ròng: 92.8 tỷ USD.

02. Bill Gates

Top 10 người giàu nhất hành tinh 2020

Bill Gates là người đồng sáng lập Microsoft Corporation

Giá trị ròng: 115 tỷ USD.

01. Jeff Bezos

Top 10 người giàu nhất hành tinh 2020

Jeff Bezos là một nhà công nghiệp, chủ sở hữu truyền thông và nhà đầu tư người Mỹ. Ông được biết đến nhiều nhất với tư cách là người sáng lập, CEO và chủ tịch của Amazon.

Giá trị ròng: 188 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Tham khảo: Bloomberg

5 “chiêu bẩn” chốn công sở mà bạn bắt buộc phải đề phòng

Muốn có cuộc sống “yên ổn” chốn công sở, bạn cần phải đề phòng những “chiêu bẩn” sau đây !

Ở đâu cũng có người tốt – kẻ xấu, chốn công sở cũng vậy. Nếu không muốn trở thành nạn nhân của những kẻ xấu chỉ trực chờ hạ bệ mình, hãy cẩn thận với 5 “chiêu bẩn” thường thấy chốn công sở sau đây nhé!

Miệng lưỡi thế gian – Đặt điều nói xấu

Tại chốn công sở, bên cạnh những đồng nghiệp dễ thương và tốt tính thì cũng không ít những đồng nghiệp “hai mặt”, xấu tính xấu nết.

Ngoài mặt, họ thể hiện sự thân thiết, gọi chị xưng em với bạn nhưng đằng sau lại quay ngoắt 180 độ, lời ra tiếng vào về chính bạn lúc nào không hay. Thậm chí, họ còn đặt điều nói xấu bạn lên cấp trên và đồng nghiệp nhằm mục đích hạ thấp sự tín nhiệm của bạn.

Để né tránh thị phi này, sách lược đầu tiên là hãy luôn sống chân thành với tất cả mọi người. Và bạn tuyệt nhiên đừng chia sẻ mọi chuyện riêng tư như lương thưởng, phúc lợi,… với các đồng nghiệp của mình. Vì chỉ cần một chút khác biệt nhỏ cũng khiến “tâm tư” người khác dậy sóng mà bạn không thể lường trước được.

Bên cạnh đó,hãy cố gắng giữ hòa khí nơi công sở, đừng quá tỏ ra thân thiết với một người mà lại xa cách với tất cả những người còn lại. Khi đó, bạn đừng thắc mắc tại sao mọi kế hoạch bạn đề ra thì bạn mọi người phản đố nhé.

Chia bè kết phái – Cô lập đồng nghiệp

Chuyện “chia bè kết phái” nơi công sở khắc nghiệt không kém như việc “tranh sủng hậu cung” thời xưa. Đặc biệt là khi bạn là nhân viên mới thì khó lòng tránh khỏi việc khó xử khi quyết định theo phe bên nào và đối đầu với phe bên nào.

Theo phe bên A thì bên B đâm chọt, cô lập ngay khi có cơ hội mà theo bên B thì bên A nói ra nói vào, rì rào to nhỏ chuyện bạn cả ngày.

Bạn không thể dành cả ngày đi làm chỉ để phân tích, dự báo tình hình “mưa bão” văn phòng, để lựa chọn phe phái tham gia. Chẳng có ai thích một nhân viên hay đồng nghiệp chỉ biết chạy theo những người đang được “đắc sủng”.

Thượng sách cho tình huống này là tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến. Chỉ cần bạn luôn giữ một thái độ sống đúng mực, chân thật với tất cả mọi người thì dù có chuyện thị phi gì sẽ không ảnh hưởng đến bạn.

Tình ngay lý gian – Tâm điểm dư luận 

Công sở là nơi hàng ngàn, hàng vạn câu chuyện có thể phóng đại lên gấp nhiều lần. Đặc biệt là mối quan hệ giữa sếp và nhân viên. Đây là vấn đề đặc biệt nhạy cảm khi sếp hiện tại của bạn thuộc giới tính nam, ga lăng và lịch sự.

Dù sự thật bạn và sếp chẳng có gì nhưng sự hợp ý trong cách nói chuyện và làm việc giữa bạn với sếp đôi lúc khiến những đồng nghiệp bắt đầu tò mò và soi mói.

Chẳng mấy chốc, bạn sẽ thành tâm điểm dư luận khi vướng phải tin đồn “cặp kè” với sếp để thăng tiến. Khi đó, cho dù bạn có được thăng chức hay khen thưởng vì năng lực tốt thì mọi người vẫn không hề công nhận.

Không ít lời dị nghị cho rằng bạn không vươn lên bằng thực lực của mình mà chỉ dựa dẫm vào “cây cao bóng cả”. Do đó, hãy cố gắng giữ khoảng cách cần thiết với sếp, tránh tình trạng oan uổng không đáng có nhé.

Mượn gió bẻ măng – Mưu hèn kế bẩn

Ở chốn công sở, bạn sẽ gặp không ít trường hợp đồng nghiệp vì ganh ghét năng lực đối phương, cảm giác người khác sắp đe dọa vị trí của họ mà không ngần ngại “mượn gió bẻ măng” cũng như “đâm sau lưng”.

Nhẹ thì chỉ là nói xấu, lôi chuyện gia đình, bằng cấp hoặc cá tính ra để kể. Nặng hơn thì họ có thể dùng “tiểu xảo” về chuyên môn để đổ lỗi cho bạn trong công việc, rình mò những sai sót của bạn để báo cáo với cấp trên.

Một số đồng nghiệp “cao tay” hơn là họ lợi dụng niềm tin và sự không đề phòng của bạn để đưa thông tin sai tới khách hàng hoặc sếp. Mục đích của những chiêu trò này là nhằm hạ bệ hoặc thậm chí khiến bạn phải nghỉ việc ngay lập tức.

Do đó, khi đã làm việc nơi công sở, trong bất kỳ công việc nào, bạn cũng cần rõ ràng và tự mình kiểm soát. Mọi thông tin cần được xác nhận với sếp trực tiếp của bạn, chứ không qua bất kỳ một trung gian nào. Đừng tin tưởng quá vào đồng nghiệp mà bị đâm lén lúc nào không hay.

Thính độc công sở – Bà tám sở trường

Tình công sở luôn là điều không thể tránh khỏi khi bạn tiếp xúc với hàng chục, có khi là hàng trăm đồng nghiệp khác giới suốt 8 – 9 tiếng đồng hồ mỗi ngày.

Vô vàn loại thính bạn sẽ gặp phải và nó vô tình trở thành chuyện bàn tán sôi nổi của các bà tám công sở. Đặc biệt là những loại thính độc, các chàng trai không còn độc thân nhưng lại suốt ngày ve vãn bạn.

Dù bạn chẳng hề đớp thính nhưng không thể tránh khỏi những câu chuyện đươc thuê dệt nên từ các bà tám như cuộc tình vụng trộm chớp nhoáng. Điều này tưởng chẳng có gì nhưng thật sự sẽ ảnh hưởng đến sự đánh giá, tín nhiệm của cấp trên dành cho bạn.

Không một người sếp nào muốn nhân viên của mình vướng phải lùm xùm vào các câu chuyện tình cảm. Đừng để đánh mất sự nghiệp chỉ vì những thính độc không đáng có. Do đó, hãy cố gắng tránh xa và giữ khoảng cách tuyệt đối với mọi loại thính độc chốn công sở nhé.

Trên đây là 5 “chiêu bẩn” nơi công sở mà bạn bắt buộc phải đề phòng nếu muốn tồn tại và phát triển lâu dài. Chúc bạn nắm vững bí kíp này và thành công trong sự nghiệp của bản thân!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Ai hưởng lợi khi TikTok bị cấm?

Không chỉ Ấn Độ, chính phủ Mỹ cũng đang xem xét cấm ứng dụng TikTok của Trung Quốc để đảm bảo an ninh quốc gia.

Ai hưởng lợi khi TikTok bị cấm?

Những cái tên vui nhất khi nghe tin này, không ai khác ngoài các hãng công nghệ Mỹ như Facebook, Twitter. Trong bối cảnh bị nhiều cơ quan lập pháp “dòm ngó” về chính sách quyền riêng tư, các công ty Mỹ có thể tận dụng tranh cãi liên quan đến đối thủ như TikTok để hưởng lợi.

Vào ngày 10/6, tất cả nhân viên Amazon bất ngờ được yêu cầu xóa TikTok ngay lập tức để tránh rủi ro bảo mật. Thế nhưng vài giờ sau, Amazon đã xóa thông báo ấy với lý do “gửi nhầm”.

Chưa rõ lý do Amazon yêu cầu nhân viên xóa TikTok. Theo Business Insider, điều đó phản ánh sự nghi ngờ trong quy định của Mỹ đối với các hãng công nghệ Trung Quốc – thứ đang được các hãng khai thác nhằm che đi sự mập mờ về các quy định, chính sách của họ.

Thời gian qua, các hãng công nghệ lớn như Facebook, Google, Amazon đã nhận rất nhiều sự quan tâm từ người dùng, giới truyền thông và chính phủ Mỹ sau hàng loạt bê bối liên quan đến quyền riêng tư và kiểm duyệt nội dung. Mối quan tâm ngày càng cao khi quy mô, sự chi phối của các công ty ngày càng lớn.

Họ đang đối mặt với áp lực đến từ nhiều phía, từ yêu cầu cải cách luật kiểm duyệt nội dung trực tuyến đến tái cơ cấu công ty để chống độc quyền.

Với những động thái của chính quyền Tổng thống Donald Trump về vấn đề Trung Quốc, các hãng công nghệ đã tận dụng nó để bảo vệ quan điểm của họ.

Ví dụ, CEO Facebook, Mark Zuckerberg từng phát biểu về quyền tự do bày tỏ (free expression) hồi tháng 10/2019. Zuckerberg cho rằng Trung Quốc đang tạo ra mạng Internet của riêng họ với những giá trị rất khác, và đang “xuất khẩu” tầm nhìn đó ra thế giới.

Tại những nước ngoài Trung Quốc, Internet được hình thành phần lớn dựa trên nền tảng của Mỹ, với giá trị cốt lõi là tự do bày tỏ. Zuckerberg nói rằng nếu 10 năm trước, gần như mọi nền tảng phổ biến trên Internet là của Mỹ thì bây giờ, 6/10 nền tảng hàng đầu lại đến từ Trung Quốc.

“Chúng ta bắt gặp các nền tảng ấy trên mạng xã hội. Trong khi dịch vụ của chúng tôi (như WhatsApp) được dùng bởi các nhà hoạt động, nhóm biểu tình ở khắp nơi do tính bảo mật và quyền riêng tư thì trên TikTok, những nội dung liên quan đến các cuộc biểu tình bị kiểm duyệt, kể cả ở Mỹ. Liệu đó có phải Internet mà chúng ta muốn?”, CEO Facebook đặt câu hỏi.

Zuckerberg đã so sánh Internet hiện nay như cuộc xung đột giữa các nền văn minh hiện đại. Bây giờ, việc “chĩa mũi dùi” vào TikTok có thể mang về lợi thế cho các công ty công nghệ Mỹ, trong đó có Facebook.

Bản thân ông Trump, người luôn chỉ trích Huawei giờ đã chuyển hướng sang TikTok. Một số nguồn tin cho rằng Nhà Trắng đang lên kế hoạch cấm ứng dụng này tại Mỹ vì lo ngại an ninh. Sau khi Amazon yêu cầu nhân viên gỡ TikTok, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Josh Hawley viết rằng “toàn bộ chính phủ liên bang nên áp dụng theo”.

Dù Amazon đã thu hồi yêu cầu, ít nhất một công ty lớn của Mỹ đã thực sự cấm nhân viên sử dụng TikTok là Wells Fargo (công ty cung cấp dịch vụ tài chính).

Nếu chính phủ Mỹ cấm các ứng dụng nước ngoài như TikTok của Trung Quốc, các tập đoàn Mỹ rõ ràng được hưởng lợi nhiều nhất bởi sự cạnh tranh sẽ giảm đi rất nhiều.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via enternews