Facebook chính thức thông báo về việc thay đổi bố cục bài đăng khi chia sẻ link dịch vụ website.
Theo đó, thay vì giao diện cũ với thumbnail nhỏ bên cạnh link, giao diện mới sẽ có hình ảnh đại diện lớn phía trên link và “clickable” hơn nhiều lần. Điều này sẽ làm cho bài viết dưới dạng link của bạn được nổi bật hơn.
Sau đây là tổng quan về kích thước và hướng dẫn văn bản và những hạn chế liên quan đến máy tính để bàn News Feed, điện thoại di động và quảng cáo Sidebar cho cho quảng cáo chia sẻ link.
Nhiều người cho rằng, tỷ lệ 1200 × 627 mới là tỷ lệ kích thước chuẩn cho hình ảnh chia sẻ link. Điều này chỉ đúng khi hình ảnh bạn đăng tải có độ nét cực cao.
Thông thường hình ảnh tìm kiếm từ trên google, không phải lúc nào cũng cho ta hình ảnh có độ phân giải tốt. Vậy nên khuyên các bạn sử dụng kích thước mà Facebook khuyến khích
1. Hiển thị trên Desktop News Feed
Tiêu đề: 1-2 dòng
Mô tả: 2-3 dòng
Text: 500 ký tự là max
Kích thước ảnh: 400×209
Link: 1 dòng
Nếu hình ảnh thu nhỏ không phải là ít nhất 400 × 209 điểm ảnh, Facebook sẽ thay đổi kích thước 154 × 154 hoặc 90×90
2. Hiển trị trên thiết bị di động
Tiêu đề 1-2 dòng
Mô tả: 1 dòng
Text: 110 ký tự
Kích thước ảnh: 260×292
Link: 1 dòng
Nếu hình ảnh thu nhỏ không phải là ít nhất 560 × 292 điểm ảnh, Facebook sẽ thay đổi kích thước 100 × 100.
3. Sidebar (Cột bên phải)
Tiêu đề link: 25 ký tự
Link: 1 dòng
Mô tả: 90 ký tự
Kích thước ảnh: 100x72px
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Growth hack là khái niệm mới có từ năm 2010 do “ông tổ” môn phái là Sean Ellis nghĩ ra.
Sean Ellis là một doanh nhân khởi nghiệp thực hành có “số má” đứng sau thành công của các công ty tên tuổi như Dropbox, LogmeIn, Qualaroo và là nhà sáng lập của website growthhackers.com. Ông tạo ra từ “growth hack” chỉ vì bực mình khi tuyển người làm một kỹ thuật tăng trưởng mới mà toàn nhận được đơn xin việc của các thạc sỹ marketing.
Sean Ellis, Founder & CEO growthhackers.com
Theo định nghĩa ban đầu của ông, growth hacker, người làm growth hack là “một người mà mục tiêu duy nhất là tăng trưởng. Tất cả mọi thứ họ làm được xem xét kỹ lưỡng bởi tác động tiềm năng của nó đối với khả năng tăng trưởng”.
Sau đó có nhiều người tìm cách định nghĩa growth hacker rõ ràng hơn. Ví dụ Andrew Chen định nghĩa growth hacker “là sự kết hợp giữa các marketer và lập trình viên, một người nhìn vào nhiệm vụ marketing truyền thống ‘Làm sao thu hút được khách hàng?’ và trả lời bằng cách thực hiện hàng loạt hoạt động như A/B testing, phân tích landing page, các yếu tố giúp lan truyền nội dung, khả năng gửi email và Open Graph”.
Tuy nhiên do sự tiến hoá quá nhanh của môn phái này mà các định nghĩa nhanh chóng bị lạc hậu.
Với các kỹ thuật khác biệt nhưng cực kỳ hiệu quả và rẻ tiền, việc ứng dụng growth hack lan ra nhanh như một đám cháy và dần trở thành kỹ thuật áp dụng chính thống trong các công ty startup công nghệ.
Có rất nhiều trường hợp growth hack thành công đã đi vào lịch sử như chữ ký của Hotmail, tặng dung lượng free của Dropbox, hay ăn theo Craigslist của Airbnb… nhưng thú vị nhất vẫn là câu chuyện của Bittorrent, ứng dụng chia sẻ ngang hàng nổi tiếng.
Năm 2012, khi Bittorrent có khoảng vài trăm nghìn người dùng, doanh thu lẹt đẹt không bứt lên được, người ta mời về một cô gái khá xinh tên là Annabell.
Cả tháng trời cô hỏi hết cái này đến cái khác, đặc biệt hành hạ đội kỹ thuật về các loại chỉ số, nhưng không làm gì hơn. Cuối cùng một ông trong phòng kỹ thuật tức quá mới bật ra “Việc của cô là tăng doanh thu, cô làm gì đi”.
Cô AnnaBell là nhân tố quan trọng trong mạch phát triển của Bittorrent.
Cô gái nghe thấy vậy mỉm cười nói “Được rồi, các anh làm cái nút Phiên bản pro to lên gấp 3 lần cho em”.
Mọi người rất miễn cưỡng nhưng cũng làm theo.
Thật bất ngờ, cái nút to tướng xấu xí đó đã khiến doanh thu từ nâng cấp phần mềm tăng gần gấp đôi mỗi ngày. Hành động đó là kết quả của việc Annabell sau khi nói chuyện với người dùng đã phát hiện ra là rất ít người trong số họ để ý thấy công ty có phiên bản pro.
Từ đó trở đi, mọi người trong công ty “ngoan như cún”, nghe Annabell răm rắp. Và những kỹ thuật growth hack của cô đã góp công lớn đưa Bittorrent trở thành tên tuổi toàn cầu.
Ngày nay, growth hack đã tiến xa hơn rất nhiều so với tạo chữ ký email, tặng free dung lượng, ăn theo site nổi tiếng, cải thiện landing page, hay làm to nút Pro.
Những kỹ thuật growth hack đã trở thành triết lý phát triển cho không chỉ phần mềm mà cả các sản phẩm dịch vụ thông thường.
Đã có nhiều công ty thay vị trí giám đốc marketing truyền thống bằng chức giám đốc tăng trưởng, ngụ ý ưu tiên cho growth hacking hơn. Và các định nghĩa kinh điển không còn đủ tính bao quát cho môn phái nữa.
Bản thân người viết trong quá trình nghiên cứu cũng cố gắng nghĩ ra một định nghĩa phù hợp hơn, là “Growthhack là quá trình tác động dựa trên dữ liệu để cải thiện chuyển đổi mọi người ở các ngưỡng khác nhau tại các điểm chạm khác nhau đến gần hơn tới việc tạo ra doanh thu, lợi nhuận hay người dùng trung thành”.
Nếu bạn biết về marketing, tôi xin gọi vui là growth không hack, hẳn bạn đã quen với các khái niệm điểm chạm, cải thiện chuyển đổi người dùng, ngưỡng. Tuy nhiên, khi thực hành growth hack, bạn sẽ cần định nghĩa lại tất cả những từ này.
Điểm chạm.
Marketing: Điểm chạm là điểm mà tại đó khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng hiện tại tiếp xúc với doanh nghiệp của bạn. Đây có thể là bất cứ điều gì từ việc khách hàng nói chuyện với một nhân viên của bạn, một bao bì sản phẩm, một tờ rơi, hay một email họ nhận được hàng tháng từ thương hiệu của bạn…
Growthhack: Điểm chạm là tất cả những điểm mà tại đó dân số trên thế giới này tiếp xúc với các sản phẩm, dịch vụ hay môi trường nào đó dẫn họ đến gần hơn sản phẩm, dịch vụ của bạn. Ví dụ: Facebook, Google hay Amazon làm internet vệ tinh miễn phí vì họ muốn chuyển đổi người dùng ở điểm chạm môi trường internet.
Cải thiện chuyển đổi người dùng.
Marketing: cải thiện chuyển đổi người dùng là cải thiện tỷ lệ người chuyển đổi từ không quan tâm sang quan tâm, từ quan tâm sang đăng ký, đăng ký sang hoạt động, hoạt động sang thích, thích sang thử, thử sang tin, tin sang mua lại, mua cho mình sang giới thiệu cho người khác sản phẩm dịch vụ của bạn.
Growthhack: Chuyển đổi mọi người là cải thiện tỷ lệ chuyển đổi ở tất cả các điểm chạm theo khái niệm của growth hack.
Ngưỡng.
Marketing: Ngưỡng là các phần của phễu chuyển đổi, tại các điểm chạm, phổ biến là: Chưa quan tâm/quan tâm, quan tâm/đăng ký, đăng ký/hoạt động, hoạt động /thích, thích /thử, thử/tin, tin/mua lại, mua/giới thiệu người khác.
Growth hack: Do số điểm chạm là không giới hạn, và không chỉ gắn với sản phẩm/dịch vụ của bạn mà gắn với tất cả các sản phẩm, dịch vụ, môi trường có thể tạo thuận lợi/gây khó khăn cho dân số toàn cầu tiếp cận với sản phẩm của bạn.
Ví dụ ngưỡng để growth hack cho Facebook không chỉ là số người đăng ký tài khoản Facebook mà còn là số người có khả năng tiếp cận với internet trên toàn cầu.
Sự tiến hoá của growth hack cũng kéo theo sự đa dạng của các kỹ thuật, tối ưu giao diện, cải thiện landing page, tối ưu nội dung… nay đã là bánh mì và muối.
Người ta đã tiến xa hơn trên con đường lôi kéo người dùng và túi tiền của họ bằng những kỹ thuật tưởng như không liên quan, ví dụ growth hack bằng cách mở rộng môi trường, chiếm hữu dữ liệu, ngăn chặn nguồn lực hay mua bán sáp nhập…
Growth hack ban đầu từ chỗ được coi là kỹ thuật dành cho người ít tiền đã trở thành hoạt động tiêu tốn hàng tỷ đô la. Tuy vậy, hẳn bạn vẫn muốn bắt đầu từ câu hỏi, làm growth hack thế nào cho phù hợp với một doanh nghiệp nhỏ, ít tiền? Hãy xem một vài gợi ý sau.
1. Xây dựng mindmap tăng trưởng tổng quát.
Từ lõi là mục tiêu tăng trưởng, vẽ các yếu tố nhóm 1 bao gồm toàn bộ các nhân tố chính giúp thúc đẩy hoặc kìm hãm tăng trưởng.
Nhóm 1 gần mục tiêu nhất là các yếu tố của phễu chuyển đổi khách hàng tiềm năng trong marketing truyền thống vì đó là các yếu tố tác động trực tiếp nhất. Các yếu tố xanh là tỷ lệ thuận, yếu tố đỏ là tỷ lệ nghịch.
Từ mỗi yếu tố ở nhóm 1, cần tiếp tục phân tích ra vòng thứ 2 là các yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực lên mỗi yếu tố nhóm 1. Có thể tiếp tục phân tích ra các vòng rộng hơn, tại các điểm chạm xa hơn nếu muốn làm sâu hơn nữa.
Ở những doanh nghiệp lớn như nhóm FANG, vòng ngoài cùng của họ đã đạt đến mức là các yếu tố tác động đến môi trường mang tính toàn cầu, ví dụ như tiếp cận Internet. Xem ví dụ hình dưới đây về mindmap tổng quát đơn giản giúp tăng trưởng doanh thu.
2. Thử nghiệm các yếu tố khác nhau theo mức ưu tiên.
Nhóm 1 > Nhóm 2 > Nhóm 3… để tìm ra được yếu tổ nào có mức tương quan chi phí/hiệu quả tăng trưởng tốt nhất để tập trung đầu tư vào. Trong rất nhiều trường hợp, những thử nghiệm đem lại cho ta kết quả ngạc nhiên.
Và nhiều khi các yếu tố vòng ngoài lại có chỉ số này tốt hơn yếu tố vòng trong. Ví dụ, việc tập trung đầu tư đội ngũ sale trực tiếp để thúc đẩy bán một mặt hàng nào đó thường không hiệu quả bằng việc hợp tác bán kèm với sản phẩm của doanh nghiệp khác có cùng nhóm khách hàng và thời điểm phát sinh nhu cầu.
Là quá trình xác định/bổ sung các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng và thử nghiệm liên tục dựa trên phân tích dữ liệu tại các điểm chạm để tìm ra tập hợp các yếu tố có mức đầu tư/tăng trưởng tối ưu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trước nguy cơ bị mất hoàn toàn thị phần vào tay Colgate, sếp P&G chỉ cần sử dụng một câu hỏi dài đúng 3 chữ là “How might we” để giải quyết khó khăn này.
Min Basadur khi còn đang làm Giám đốc sáng tạo tại P&G vào những năm 1970 nhận được một cuộc điện thoại từ phòng phát triển sản phẩm. “Chúng tôi cần sự giúp đỡ”, Basadur nhớ lại vị lãnh đạo nhóm đã nói với ông như vậy ngay khi bắt đầu cuộc gọi. “Chúng tôi cảm thấy thật sự thất bại”.
Thì ra trong suốt 6 tháng vừa qua, nhóm phát triển sản phẩm đã gặp khó khăn trong việc nghĩ ra một sản phẩm có thể đánh bại Irish Spring – một loại xà phòng mới được khách hàng hết sức ưa chuộng của đối thủ Colgate. Khi thị phần của Colgate bắt đầu tăng, P&G hiểu rằng vấn đề chỉ còn là thời gian trước khi “miếng cơm” của họ bị teo nhỏ lại.
1 ngày sau, đội phát triển sản phẩm đã tạo ra một đột phá kinh ngạc, một phần lớn là nhờ công của Basadur và cách ông ấy sử dụng đúng 3 từ: How Might We? (HMW – Chúng ta có thể làm như thế nào?)
Vấn đề khi ấy là thế này: Những bánh xà bông Irish Spring của Colgate được thiết kế những vệt xanh lá cây – trắng trên bề mặt và họ cho đăng tải một đoạn quảng cáo trên truyền hình với hình ảnh người đàn ông dùng loại xà bông này tắm giữa một cánh đồng cỏ mang lại cảm giác cực kỳ thư giãn, tươi mát cho người xem. Đội ngũ của P&G không thể tìm ra ý tưởng về một loại xà bông có thể đánh bại Irish Spring.
Basadur đã tổ chức một cuộc thảo luận suốt cả ngày với toàn đội. Ông ấy bắt đầu với vấn đề mà họ đang làm trong suốt 6 tháng: Tạo ra một loại xà bông với những đường vân trắng xanh tốt hơn Irish Spring.
Với vấn đề như vậy, câu hỏi quan trọng nhất mà cả đội phát triển sản phẩm nhìn thấy khi ấy chỉ là làm thế nào để tạo ra được một loại bánh xà bông với những vệt xanh trắng tốt hơn.
Sau đó, Basadur lại đặt một câu hỏi khác: “Tại sao chúng ta lại muốn tạo ra một loại bánh xà bông tốt hơn?”. Câu trả lời là vì công ty đang mất đi thị phần.
Basadur tiếp tục đặt ra một câu hỏi khác: Vậy tại sao chúng ta lại muốn tạo ra một loại xà phòng tốt hơn Irish Spring? – Ông khuyến khích các đồng nghiệp của mình tư duy trên phương diện khách hàng.
Một người đưa ra câu trả lời: “Chúng tôi muốn khách hàng cảm thấy thư giãn, tươi mát hơn”.
Đó chính là khoảnh khắc quan trọng nhất. Basadur reo lên: “Chúng tôi đã tìm ra được vấn đề và đây cũng chính là bí mật của quy trình xử lý”.
Bây giờ vấn đề chuyển sang là: Làm thế nào chúng ta có thể tạo ra một loại bánh xà bông với cảm giác tươi mát hơn?
Chiều ngày hôm đó, toàn đội đã nảy ra khoảng 200 câu trả lời cho câu hỏi này và khăng khăng với ý tưởng tạo ra một loại xà bông gợi cho mọi người tới hình ảnh của biển và bãi cát tuyệt đẹp.
Sau đó, P&G ra mắt loại xà bông mới mang tên Coast với những gợn sóng màu xanh dương. Nó ngay lập tức đánh bại Irish Spring.
Hiện tại 2 loại xà bông này vẫn còn bán trên thị trường Mỹ – cùng với rất nhiều sản phẩm tương tự từ các đối thủ cạnh tranh. Còn P&G hiện tại đạt giá trị thị trường 225 tỷ USD.
Quá trình này – đặc biệt là câu hỏi “How might we?” – sau này đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều công ty bao gồm cả Ideo, Facebook và Google. Basadur hiện là một chuyên gia tư vấn kinh doanh và có kinh nghiệm giảng dạy về quy trình quản lý trong các tổ chức trong suốt 40 năm.
Khi trả lời phỏng vấn tờ Quartz, Duane Bray – chủ tịch hãng Ideo nói rằng: “HMW là câu hỏi giúp giải phóng những khúc mắc, cho phép mọi người định hình tại tư duy và xem vấn đề đó như một cơ hội”.
Basadur trả lời tờ BI về lý do tại sao câu hỏi này lại rất hiệu quả trong việc giải quyết mọi vấn đề: “Những gì hầu hết mọi người làm và vẫn làm hiện nay là ngay lập tức chuyển những tình huống vẫn còn mờ nhạt, chưa rõ ràng thành các giải pháp. Họ đã bỏ qua những bước nội tại gồm: Tìm kiếm bản chất, sự thật của vấn đề, tự tạo ra những thử thách ban đầu bằng cách đặt câu hỏi HMW”.
Mặc khác, hầu hết mọi người trong chúng ta ai cũng chỉ chăm chăm làm sao giải quyết một vấn đề nhanh nhất có thể mà không cần dừng lại để suy nghĩ bản chất thực sự của vấn đề đó là gì.
Hầu hết mọi người trong chúng ta ai cũng chỉ chăm chăm làm sao giải quyết một vấn đề nhanh nhất có thể mà không cần dừng lại để suy nghĩ bản chất thực sự của vấn đề đó là gì.
Điều quan trọng nhất, theo Basadur là bạn phải lùi một bước trước khi lao vào giải quyết vấn đề.
Khi ai đó nói “Tôi có một ý tưởng”, chúng ta thường phản hồi lại kiểu “Đó là ý tưởng hay ho, nhưng…”. Đó không phải là phản hồi của một nhà lãnh đạo thông minh! Thay vào đó, họ có thể nói: “Tôi thích ý tưởng đó và tôi muốn cùng xây dựng ý tưởng này để biến chúng trở nên tốt hơn”.
Xác định vấn đề là bước thứ 3 trong quy trình 8 bước mà Basadur sử dụng khi xử lý bất kỳ công việc nào. Nó giống như bước thứ 2 trong quy trình gọi là “Thiết kế tư duy” được phát triển bởi một kỹ sư tại Đại học Stanford. Khi bạn hỏi chính mình: “Câu hỏi nào chúng ta cần trả lời” và sau đó phải ngừng lại, suy nghĩ thận trọng trước khi đưa đến kết luận về phương thức giải quyết vấn đề cuối cùng.
Điều thú vị là Basadur cho biết ông không cần những hiểu biết sâu sắc về ngành chăm sóc cá nhân mà vẫn có thể tạo ra Coast – sản phẩm giúp công ty đánh bại đối thủ cạnh tranh.
“Tôi không biết bất cứ điều gì về xà bông cả. Nhưng tôi biết cách thức tiến hành các bước trong quy trình xử lý vấn đề. Và thế là tôi có câu trả lời”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực Marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng, dưới đây là một số blog và website hàng đầu trên thế giới bạn có thể tham khảo.
Tổng hợp các Website và Blog Về Digital Marketing hàng đầu
Web chủ đề Marketing và Digital.
Marketing Land đây là website cập nhật tin tức tổng hợp về digital marketing rất đa dạng và nhiều. Nội dung trên trang này bao gồm Search, Mobile, Analytics, Social, Display, Email, Retail và nhiều hơn nữa. Đa phần các tin tức mới nhất trong ngành đều sẽ được cập nhật ngay trên website này.
Think With Google website về marketing thực hiện bởi Google một phần hướng về micro moments, một phần về các chủ đề về các sản phẩm của Google như YouTube, Adwords, GDN, DoubleClick. Trang này cũng có các bài viết phân tích về các kênh marketing của nhiều ngành khác nhau như B2B, thời trang, tài chính, chăm sóc sức khỏe, bán lẻ, công nghệ v.v…
Marketo Blog Marketo xây dựng một blog nội dung rất phong phú và thú vị với nhiều chủ đề về marketing tự động, social media, content marketing, email marketing, v.v…
HubSpot Blog một trong những blog về marketing đáng theo dõi nhất. Thiên nhiều về content, design, tối ưu hóa, bán hàng và các thông tin dành riêng cho agency.
MarketingTrips, một trong những trang tin hàng đầu tại Việt Nam về lượng tương tác trong lĩnh vực Marketing, Digital, Content và hơn thế nữa.
Web chủ đề công nghệ
Nguồn: Pinterest
TechCrunch một trang tin tức tổng hợp với rất nhiều thông tin mới nhất về các nền tảng công nghệ và được cập nhật thường xuyên và nhanh chóng.
Mashable một trang tin tức công nghệ tổng hợp khác với các nội dung được cập nhật mới liên tục và phù hợp để giúp bạn theo dõi xu thế của thị trường.
Engadget tất cả tin tức về các công nghệ mới nhất có thể tìm được tại đây nhưng Engadget mạnh về các nội dung như giới thiệu sản phẩm công nghệ và review sản phẩm.
ZDNet được thành lập từ năm 1997 đến nay, ZDNet có lẽ là một trong những website công nghệ lâu đời nhất còn tồn tại cho đến giờ. Trang này tập trung các thông tin về nhiều mảng như phần cứng, di động, cloud, big data, lập trình v.v…
Web chủ đề Search Marketing
Nguồn: Pinterest
Search Engine Land là website anh em với Marketing Land, tập trung chủ yếu về mảng search, SEO – SEM và các tin tức liên quan đến các bộ máy tìm kiếm. Nếu bạn cần up-to-date với thông tin về SEO thì đây là website bạn nên theo dõi.
Moz Blog Moz (trước đây là SEOMoz) là website mà bất cứ dân SEO nào cũng phải biết, cung cấp rất nhiều kiến thức hay và hữu ích về các chủ đề SEO – SEM. Hiện nay Moz dù với nội dung chủ đạo vẫn là SEO nhưng đã mở rộng hơn, chứa cả các nội dung về Content, Email, CRO, Social Media và cũng khá là hữu ích. Bạn có thể download bộ video tài liệu SEO – Inbound Marketing từ Moz.
Search Engine Watch một trong những website hàng đầu về nội dung liên quan đến Search: SEO-SEM và cũng có bao gồm nhiều chủ đề hữu ích khác như Social, Analytics, Video, Content, v.v.. Là điểm đáng đến để cập nhật các thông tin và bài viết hữu ích về Search cũng như các nội dung liên quan.
Search Engine Journal một website khác chuyên về chủ đề Search với tên bắt đầu là Search Engine. Cũng như các website từng chuyên về SEO – SEM khác, SEJ dần dần cũng mở rộng ra nhiều chủ đề liên quan đến mảng này như Content, Social Media, Paid Search.
QuickSprout Blog được viết bởi Neil Patel, một trong những SEOs có tiếng trên thị trường thế giới và đồng thời là co-founders của KISSMetrics và CrazyEgg. QuickSprout tập trung những nội dung rất hữu ích về SEO cũng như các mảng có liên quan và tác động đến SEO.
Web chủ đề phân tích
Nguồn: Pinterest
Google Analytics Blog blog chính thức của Google Analytics là nơi bạn cần ghé thăm đầu tiên nếu muốn những thông tin, hướng dẫn và các phân tích chuyên sâu bằng công cụ Google Analytics. Blog cũng có một số case studies rất thú vị.
KissMetrics Blog KISSMetrics là một blog rất đang theo dõi về chủ đề phân tích, testing và online marketing. Mỗi bài viết đều có những con số để chứng minh và minh họa visually. Rất đáng để bookmark.
Occam’s Razor được viết bởi Avinash Kaushik, một trong những người có tiếng tăm nhất trong lĩnh vực phân tích và đọc qua những bài viết của ông, bạn sẽ hiểu lý do tại sao. Blog của ông có những bài viết cực kỳ hay và thú vị về việc phân tích và đưa ra quyết định dựa trên các data có được. Nếu bạn là một Digital Marketer nghiện phân tích những con số thì trang này là trang bạn cần bookmark đầu trên list.
Annielytics Annie cũng là một chuyên gia về phân tích và blog của bà tập trung nhiều về các hướng dẫn cách để khai thác và sử dụng hiệu quả các công cụ analytics như Google Analytics. Nếu bạn muốn hướng đi chuyên sâu về phân tích thì blog của Annie sẽ là một nguồn kiến thức rất giá trị.
Web chủ đề Social Marketing
Buffer Blog không chỉ sở hữu công cụ Social Media Marketing hữu ích, Buffer còn sở hữu một trong những blog nổi bật nhất về chủ đề Social Marketing với những bài viết chuyên sâu hữu ích.
Social Media Examiner đây là trang web mà bạn nên bookmark nếu muốn theo dõi tất cả những thông tin cập nhật mới nhất về Social. Với rất nhiều bài viết có ích và được cập nhật thường xuyên SME là một website bạn nên follow.
Web chủ đề Email Marketing
Nguồn: Pinterest
Vero Blog bạn có bao giờ tự hỏi rằng tại sao open rate, click rate của email mình lại không được cao hoặc conversion của email chưa được tốt lắm? Nếu bạn quan tâm đến Email Marketing (bạn nên), thì Vero là nơi chứa những thông tin cực kỳ giá trị để giúp bạn có thể tìm được câu trả lời cho các câu hỏi trên.
MailChimp Blog không chỉ là ứng dụng gửi email hàng đầu trên thị trường, MailChimp còn sở hữu một blog với Content rất hữu ích và giá trị. Những case studies và thử nghiệm được chứng thực bằng data là những gì bạn cần để tìm ra định hướng cho chiến dịch email của mình.
Emma Blog tổng hợp những lời khuyên và thông tin rất hữu dụng để giúp bạn tạo được một chiến dịch Email Marketing tuyệt vời.
Web chủ đề Copy & Content Marketing
Nguồn: Pinterest
CopyBlogger CopyBloggers có một trong những blog hàng đầu về mảng content marketing và copywriting. Đằng sau mỗi màn hình là một con người và con người thì chỉ tương tác với những nội dung hay và hữu ích mà họ cảm thấy thích và nếu bạn thật sự tin điều này thì nội dung của blog này sẽ rất có ích cho bạn.
Content Marketing Institute là nơi tập hợp bài viết của những chuyên gia về content marketing hàng đầu thế giới và là điểm đến đang tin cậy cho mọi thông tin cập nhật mới nhất và có ích về chủ đề content marketing.
KopyWriting nếu bạn muốn biết cách để cải thiện content của mình và khiến chúng hiệu quả hơn thì những bài viết của KopyWriting là những gì bạn cần. Cách viết vui và hấp dẫn cùng với nội dung hữu ích, đây là blog bạn nên bookmark cho chuyên mục thường đọc về content của mình.
B2B Marketing Insider Michael Brenner là chuyên gia hàng đầu về content và ông chia sẽ những kiến thức hữu ích đó trên blog này. Thường trực trên trang là các bài viết hướng dẫn làm cách nào để content của bạn có thể thực sự hiệu quả hơn trong việc lấy leads hoặc cải thiện sales cùng với content strategy.
Web chủ đề Mobile Marketing
Nguồn: Pinterest
Apptamin blog Apptamin tổng hợp tất cả các thông tin cho những ai liên quan đến mảng mobile dù là developers, marketers hay designers. Những bài viết rất tường tận và hữu ích với các chủ đề từ quảng cáo ứng dụng di động cho đến tracking, các công cụ hỗ trợ, v.v…
TUNE tập trung nhiều về ứng dụng mobile với các nội dung liên quan đến tối ưu hóa trên app store, quảng cáo cho ứng dụng di động, quảng cáo trên điện thoại. Với các nội dung chuyên sâu và không kém phần hữu ích, TUNE là trang đáng để bookmark nếu bạn đang tìm hiểu về mobile marketing.
Swrve hiểu được người dùng muốn gì, tương tác thế nào trên ứng dụng di động điều cần thiết để có định hướng về mobile một cách đúng đắn. Những bài viết trên Swrve hướng đến việc giúp bạn hiểu được những insight đó.
Web chủ đề design, UI / UX
Nguồn: Pinterest
UXMovement đây là điểm đến hàng đầu nếu bạn muốn tìm hiểu về UX, cách để làm thế nào có thể cải thiện trải nghiệm người dùng trên website. Các bài viết bao trùm nhiều chủ đề từ forms, navigation, CTA – button, nội dung, wireframes, v.v…
UXpin nơi bạn có thể tìm thấy gần như mọi thông tin bạn cần liên quan đến chủ đề UI / UX. Nội dung của blog bao trùm các chủ đề rộng từ thiết kế web, thiết kế di động cho đến, testing, quản lý phát triển sản phẩm. Đáng để bookmark nếu bạn quan tâm đến các chủ đề này.
Usability Tools blog tập trung về việc cải thiện thiết kế để tăng trải nghiệm người dùng và qua đó cải thiện được tỉ lệ chuyển đổi (conversion rate). Nếu bạn quan tâm đến CRO và quan tâm đến UX, blog này là dành cho bạn.
UXMag một website về UI UX cũng đáng theo dõi với các bài viết rất hữu ích và thú vị về nhiều chủ đề liên quan không chỉ gói gọn trong web hoặc mobile.
UXMyths trang này tập trung vào việc phá vỡ các suy nghĩ sai lệch về những vấn đề liên quan đến UI / UX dựa vào các luận cứ và dẫn chứng thuyết phục. Có rất nhiều kiến thức bạn có thể học được từ trang này.
Web chủ đề CRO, A/B testing
Nguồn: Pinterest
ConversionXL đây có lẽ là blog về chủ đề CRO (conversion rate optimization) hay nhất mà người viết được biết hiện nay. Các bài viết hướng đến việc tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi bằng cách tăng trải nghiệm người dùng thông qua A/B testing, phân tích và đánh giá.
UnBounce blog có nội dung cực kỳ hay và hữu ích tập trung mạnh vào A/B testing và tối ưu hóa conversion rate của các kênh khác nhau. Các case studies đều được dẫn chứng bằng dữ liệu và các suy luận đều có các luận cứ để hỗ trợ. Bookmark trang web này để học được rất nhiều kiến thức bổ ích.
Optimizely là một trong những công cụ A/B testing hàng đầu hiện nay và đương nhiên họ có 1 cái blog để thể hiện họ là người đi đầu trong mảng này. Các bài viết trên này cung cấp những case studies những thông tin và kiến thức bổ ích mà bất cứ người nào quan tâm đến CRO đều sẽ cảm thấy hữu ích.
Visual Web Optimizer blog của VWO cũng tương tự như Optimizely, bookmark để có thêm các kiến thức hữu ích liên quan đến A/B testing và CRO.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong mô hình Brand Key, phần nghiên cứu này tập trung vào việc lựa chọn các lợi thế so sánh của Doanh nghiệp (Business) – Sản phẩm (Product) – Thương hiệu (Brand).
Các công cụ phổ biến: mô hình ma trận SWOT, các mô hình sản phẩm, mô hình định vị cạnh tranh; chuỗi giá trị.
Bước 2: Môi trường cạnh tranh, nghiên cứu đối thủ và các cơ hội trên thị trường.
Điểm mấu chốt: Tìm kiếm các lỗ hổng của thị trường. Điểm yếu của đối thủ và Concept Truyền thông của đối thủ.
Mô hình Marketing Insight Quy trình xây dựng thương hiệu
Công cụ: Ma trận SWOT của đối thủ, quy trình nghiên cứu concept truyền thông của đối thủ cạnh tranh. Trải nghiệm khi là khách hàng của đối thủ. Mô hình định vị cạnh tranh.
Bước 3: Nghiên cứu khách hàng và công chúng mục tiêu.
Điểm mấu chốt: Nghiên cứu Insight khách hàng. Trả lời câu hỏi “Vì sao khách hàng lại cư xử như vậy” và “Khách hàng thực sự muốn được đối xử như thế nào?”.
Công cụ: Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu marketing, sử dụng số liệu thống kê, phân tích nhân khẩu học, tâm lý học, nghiên cứu “quy trình trải nghiệm của khách hàng” khi sử dụng sản phẩm – dịch vụ.
Đặc biệt lưu ý: Quy trình trải nghiệm khách hàng đã hoàn toàn thay đỏi từ khi có Internet và Mạng xã hội.
Bước 4: Xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn thương hiệu (Bước 1 trong Brand Diamond)
Sứ mệnh thương hiệu cần trả lời các câu hỏi quan trọng:
1. Thương hiệu đại diện cho điều gì?
2. Lợi ích lý tính/ cảm tính nào thương hiệu sẽ đem lại cho khách hàng?
3. Điểm khác biệt của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh là gì?
4. Điểm duy nhất mà thương hiệu sở hữu so với đối thủ là gì?
Tầm nhìn của thương hiệu mô tả Đích đến mà thương hiệu mong muốn trong tương lai dài hạn 10-20 năm. Tầm nhìn bao gồm hình dung về tương lai và giá trị cốt lõi quan trọng nhất của thương hiệu.
Bước 5: Xây dựng hệ thống giá trị cốt lõi
Hệ thống niềm tin trong tổ chức và là cơ sở quyết định văn hóa thương hiệu/ văn hóa tổ chức.
Bước 6: Cá biệt hóa/ cá nhân hóa thương hiệu
Hãy cá biệt hóa/ cá nhân hóa thương hiệu bằng các hệ thống giá trị cảm tính, tính cách và hình mẫu cho thương hiệu. Xây dựng hình ảnh nhận diện cho thương hiệu (Logo, hệ thống nhận diện, hình ảnh nhận diện…)
Bước 7: Xây dựng cấu trúc thương hiệu và xác định mô hình kinh doanh cạnh tranh cho thương hiệu
Cấu trúc thương hiệu giúp Doanh nghiệp sử dụng đồng thời chiến lược tập trung và đa dạng hóa một cách hiệu quả.
Các thương hiệu cần được tập trung để tạo nên sự khác biệt và định vị mạnh mẽ trong tâm trí khác hàng. Ngược lại đa dạng hóa sẽ hỗ trợ Doanh nghiệp giải quyết bài toán bất lợi/ hưởng lợi vì quy mô.
Bước 8: Văn hóa thương hiệu
Nếu như tính cách thương hiệu là nội hàm và phong cách (đặc điểm cảm tính và nhận diện) là sự thể hiện ra bên ngoài các giá trị nội hàm của thương hiệu; thì Giá trị cốt lõi và Văn hóa thương hiệu cũng có vai trò/ vị trí tương tự.
Trong khi giá trị cốt lõi đem lại sức mạnh tiềm ẩn cho thương hiệu thì văn hóa giúp thương hiệu tạo nên hình ảnh đặc trưng và khác biệt mạnh mẽ cho tổ chức. Văn hóa của thương hiệu được cấu thành bởi 2 yếu tố: Giá trị cốt lõi và Mô hình kinh doanh.
Bước 9: Lịch sử hóa thương hiệu và tài sản thương hiệu.
Thương hiệu không cần chờ đến 10-20 năm mới có lịch sử. Lịch sử được tạo dựng bởi những giá trị mới mẻ và đột phá so với tiến trình cũ.
Giống như Neil Armstrong khi bước những bước đầu tiên lên mặt trăng, bước đi đó ngay lập tức đã đi vào lịch sử như “một bước tiến dài của nhân loại”.
Hãy là người đầu tiên, bạn sẽ làm nên Lịch sử. Có thể không chỉ là của thương hiệu, mà còn là của cả một xã hội.
Bước 10: Xây dựng lời hứa thương hiệu
Là cam kết của thương hiệu đối với khách hàng. Lời hứa bao gồm 2 phần: Tuyên bố và Thực thi.
Các giá trị đạt đến khi xây dựng 10 bước
Brand Equity – Tài sản thương hiệu: Được định nghĩa là tất cả những đặc tính hay chất lượng nổi bật nhất của một thương hiệu, có được từ sự tương tác giữa các nhóm có lợi ích với thương hiệu, qua đó tạo ra được sự cam kết từ các cá nhân và tạo ra nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm mang thương hiệu này của doanh nghiệp.
Chính những tư duy và cảm giác rất khác biệt này làm cho thương hiệu có giá trị và tạo được sự chú ý với khách hàng.
Mô hình CBBE (Custome base brand equity) của RedBull
Định vị thương hiệu: là khái niệm quan trọng nhất của chiến lược thương hiệu. Định vị hiểu đơn giản là việc tạo nên một vị thế khác biệt của thương hiệu trong tâm trí khách hàng so với đối thủ cạnh tranh, trong một phân khúc thị trường mục tiêu nhất định.
Brand Essence: Tinh túy thương hiệu là những giá trị cảm tính, cảm xúc và “tinh túy” nhất mà thương hiệu đạt được/ ghi dấu trong tâm trí khác hàng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link