Dữ liệu nghiên cứu mới đây của LinkedIn cho thấy, người lao động tại các doanh nghiệp đã chọn cách rời đi vì họ không tìm thấy cơ hội phát triển bản thân tại nơi làm việc.
Nghiên cứu của LinkedIn: Nhân viên rời đi vì không thấy cơ hội phát triển
Nếu bạn theo dõi các xu hướng nghỉ việc trong thời gian gần đây diễn ra trên phạm vi toàn cầu, bên cạnh nguyên nhân chính là do suy thoái hay lạm phát, Quiet Quitting cũng là vấn đề lớn đang nổi lên ở nhiều doanh nghiệp.
Mọi người đang từ bỏ doanh nghiệp vì họ cảm thấy những giá trị của doanh nghiệp không phù hợp với giá trị cá nhân của bản thân và vì họ không thấy tìm các cơ hội thăng tiến tại chính nơi họ đang làm việc.
Đối với các nhà tuyển dụng, điều này có nghĩa là – ít nhất là trong thời điểm hiện tại – họ không thể dựa vào nỗi sợ hãi về sự không chắc chắn hay bất ổn về kinh tế để giữ chân nhân viên của mình.
Cũng giống như làn sóng Great Resignation cách đây không lâu, doanh nghiệp cần một cách tiếp cận khác hiệu quả hơn và đúng với bản chất của vấn đề hơn.
Nghiên cứu mới đây của mạng xã hội việc làm LinkedIn cho thấy rằng để giữ chân nhân viên, các doanh nghiệp cần cung cấp cho họ một lộ trình thăng tiến hay cơ hội phát triển bản thân rõ ràng.
Nếu không thể tìm thấy cơ hội phát triển, nhân viên sẽ rời đi.
Với làn sóng từ chức nghỉ việc cách đây không lâu, mọi người đến từ các bộ phận khác nhau có những lý do khác nhau để rời đi.
Đối với một số người, họ nghỉ việc vì đơn giản là họ muốn tăng lương hay họ muốn chuyển sang một môi trường khác tốt hơn.
Đối với những người khác, nghỉ việc hay từ chức là một cách để thoát khỏi môi trường độc hại khi cả Sếp của họ cũng không ngừng “tấn công” họ.
Tuy nhiên hãy thử hình dung là nếu bạn là một người sếp tốt, trả lương tốt và không lạm dụng nhân viên của mình, thì liệu nhân viên sẽ tiếp tục ở lại?
Nghiên cứu cho thấy rằng, ngoài những lý do căn bản như mức lương hay môi trường làm việc, nhân viên chọn cách rời đi vì thiếu cơ hội để phát triển sự nghiệp của họ.
Cụ thể, có đến 47% những người được khảo sát được thực hiện bởi nền tảng quản trị con người Lattice nói rằng họ đang tìm kiếm một công việc mới có thể cho họ các cơ hội để thăng tiến và phát triển bản thân.
CEO của Lattice cho biết:
“Cách tốt nhất để đảm bảo nhân viên có thể nhìn thấy cơ hội là thông qua việc giao tiếp một cách hiệu quả và liên tục. Các nhà quản lý cần thường xuyên ngồi lại với đội nhóm của họ để thảo luận về kế hoạch phát triển cá nhân”.
Báo cáo xu hướng nhân tài của LinkedIn cũng cho thấy điều này, cụ thể, những nhân viên có các bước tiến rõ ràng tại nơi làm việc của họ có khả năng gắn bó với doanh nghiệp lâu hơn đến 20%.
Đừng để nỗi sợ hãi về suy thoái đánh lạc hướng.
Giám đốc phát triển tài năng của mạng xã hội LinkedIn, Bà Linda Jingfang Cai, tỏ ra khá thẳng thắn khi tổng kết nghiên cứu: “Chúng tôi biết mọi người muốn học hỏi và phát triển trong công việc, bất kể điều kiện kinh tế và thị trường hiện tại là gì.
Làm cách nào tôi có thể hoàn thành công việc tốt hơn để có thể được trả nhiều hơn, được thăng chức hoặc được là chính mình tại nơi làm việc … nếu các doanh nghiệp không thể trả lời những câu hỏi này, trong hầu hết các trường hợp, mọi người sẽ rời đi ngay khi họ tìm thấy các cơ hội tốt hơn ở những nơi khác.”
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hay người làm nhân sự giờ đây cần tập trung nhiều hơn vào nhân viên của họ, vào những nguyên nhân đích thực thay vì là bị các xu hướng suy thoái đánh lạc hướng (hoặc cố tình nhìn khác).
Hãy ngồi lại với nhân viên và thảo luận về cách sự nghiệp của họ có thể được phát triển tại chính nơi họ đang làm việc.
Sếp mới của Twitter vừa đưa ra loạt kế hoạch của ông với Twitter và muốn các khách hàng cho nền tảng này một cơ hội.
Elon Musk thuyết phục nhà quảng cáo ở lại Twitter
Hôm 9/11, trong một cuộc họp trực tuyến có sự tham gia của đại diện Adidas, Chevron, Kate Spade, Nissan và Walgreens, ông chủ Twitter Elon Musk đã đưa ra các kế hoạch về xác minh người dùng, kiểm duyệt thông tin và cả bổ sung tính năng ngân hàng vào mạng xã hội Twitter.
Musk cho biết ông muốn Twitter trở thành “công cụ giúp nền văn minh đi theo hướng tích cực”. Ông khẳng định nếu thành công, số người dùng và doanh thu quảng cáo của Twitter sẽ tăng trưởng.
Gần đây, hàng loạt doanh nghiệp đã ngừng quảng cáo trên nền tảng này. Họ lo ngại những sự thay đổi mà Musk muốn thực hiện tại Twitter sẽ khiến việc quảng cáo kém hiệu quả. Việc này khiến doanh thu của Twitter giảm mạnh.
Musk hôm qua đã thuyết phục các doanh nghiệp cho ông một cơ hội. “Tôi hiểu việc mọi người muốn dừng lại một chút và quan sát tình hình”, ông nói, “Nhưng thực sự cách tốt nhất để xem tình hình đang tiến triển thế nào là sử dụng Twitter. Hãy xem trải nghiệm của các bạn thay đổi ra sao? Tốt hơn hay tệ hơn?”.
Musk sau đó liên tục thúc giục những người còn nghi ngờ sử sụng nền tảng này. Ông cũng nói rõ thêm rằng những người trả 8 USD một tháng cho gói Twitter Blue để có tick xanh sẽ không bị yêu cầu cung cấp thông tin nào khác ngoài thẻ tín dụng và số điện thoại. Các đoạn tweet từ người dùng Twitter Blue sẽ được hiển thị mặc định trên trang.
Các thương hiệu sẽ được tùy ý quyết định vấn đề thanh toán khi dùng Twitter Blue, Musk cho biết. Dù vậy, ông không giải thích rõ về tick xám mà nền tảng này phát triển cho các thương hiệu lớn, tài khoản chính phủ và cơ quan truyền thông. Tick xám không được mua như tick xanh.
Các kế hoạch mở rộng của Twitter bao gồm bổ sung sản phẩm tài chính vào nền tảng này.
Họ có thể bắt đầu bằng việc cho phép người dùng thanh toán cho nhau thông qua nền tảng. Ban đầu, mỗi người sẽ được tặng 10 USD để thử nghiệm tính năng này.
Elon Musk cho biết theo thời gian, Twitter sẽ cho phép người dùng chuyển tiền ra ngoài hệ thống, đến ngân hàng thuộc bên thứ ba. Tuần trước, Twitter đã nộp hồ sơ đăng ký lên chính phủ Mỹ về ý định gia nhập lĩnh vực thanh toán.
Musk cũng thừa nhận lo ngại của các thương hiệu về nội dung xấu trên nền tảng. Yoel Roth – lãnh đạo phụ trách an toàn tại Twitter cho biết họ sẽ tăng đầu tư vào các sáng kiến chống nội dung xấu.
“Chúng tôi có thể làm rất nhiều việc, từ tin nhắn cảnh báo, đến giảm mức độ tiếp cận các nội dung đó”, Roth nói. Ông cam kết sẽ thực hiện các ý tưởng này thật nhanh.
Twitter đã áp dụng nhiều biện pháp như thế này trong quá khứ, đặc biệt là trong các cuộc bầu cử và thời kỳ đại dịch.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cùng tìm hiểu các nội dung xoay quanh thuật ngữ Strategy (Tiếng Việt có nghĩa là Chiến lược) như: Strategy là gì, vai trò của Strategy trong doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh và marketing, Business Strategy là gì, phân biệt Strategy và Tactics, Strategy là gì trong Marketing, cùng nhiều nội dung khác. Tất cả sẽ được MarketingTrips phân tích chi tiết trong bài viết này.
Strategy là gì? Vai trò của Strategy trong Marketing và Kinh doanh
Trong phạm vi kinh doanh, Strategy (Chiến lược) là khái niệm dùng để mô tả các bản kế hoạch thường được sử dụng trong dài hạn. Trong khi các strategy tập trung vào những mục tiêu lớn hơn (trong nhiều trường hợp có thể hiểu là dài hơn), các tactics đóng vai trò như những phương án cụ thể để đạt được những gì mà strategy đặt ra.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích bao gồm:
Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ strategy.
Bên dưới là từng nội dung chi tiết.
Strategy là gì?
Strategy là thuật ngữ dùng để chỉ các bản kế hoạch (Plan) tổng thể hay các định hướng chung được xây dựng để đạt được một hoặc nhiều các mục tiêu kinh doanh khác nhau trong dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.
Strategy chính là các bản kế hoạch dài hạn mang tính định hướng tổng thể được thiết kế để giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu khác nhau trong những điều kiện bất ổn và mơ hồ (VUCA) khác nhau.
Strategy mô tả các nguồn lực sẵn có (thường bị hạn chế) được sử dụng để đạt được các mục tiêu (thường không bị hạn chế) trong tương lai.
Khái niệm strategy nói chung thường liên quan đến việc xây dựng và thiết lập các mục tiêu (Goals) và ưu tiên, xác định các hành động cần thực hiện để đạt được mục tiêu và các nguồn lực cần thiết để thực hiện các hành động đó.
Một strategy tốt sẽ cần mô tả được cách thức đạt được các mục tiêu cuối cùng bằng các phương tiện hay nguồn lực sẵn có.
Cuối cùng, thuật ngữ strategy thường liên quan đến các thuật ngữ khác như Strategic Planning (kế hoạch chiến lược), Strategic Mindset, Strategic Thinking (tư duy chiến lược) và Strategic Management (quản trị chiến lược).
Strategy Trong tiếng Việt có nghĩa là Chiến lược.
Lịch sử hình thành của khái niệm Strategy.
Một khi bạn đã có được những thấu hiểu cơ bản về khái niệm strategy là gì, dưới đây là lịch sử hình thành của thuật ngữ này.
Thuật ngữ strategy lần đầu tiên được xuất hiện và sử dụng vào thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, và sau đó được dịch sang các ngôn ngữ phương Tây vào khoảng thế kỷ 18.
Từ lúc xuất hiện đến thế kỷ 20, “strategy” chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực quân sự và chính trị (được xây dựng bởi các Tướng quân sự) dùng để mô tả “một cách toàn diện để theo đuổi các mục đích chính trị.”
Theo một số lý thuyết khác, khái niệm strategy được nảy sinh vì nhu cầu chính trị, khi một quốc gia này cần đánh bại hay chiếm đóng một quốc gia khác.
Các lý thuyết đầu tiên về strategy xuất phát từ người Trung Quốc vào những giai đoạn 400-200 trước công nguyên.
Mặc dù có nguồn gốc từ chính trị, tuy nhiên ở giai đoạn kinh tế hiện đại hiện tại, strategy là khái niệm chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh và được xây dựng bởi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp.
Trong phạm vi bài viết này, “strategy” cũng sẽ được nhìn nhận và phân tích dưới góc nhìn kinh doanh và marketing.
Các loại strategy phổ biến nhất hiện nay là gì?
Trong khi tuỳ vào từng cách phân loại nhau hay cách nhìn nhận khác nhau, sẽ có nhiều loại strategy khác nhau, về mặt tổng thể sẽ có 3 kiểu strategy chính đó là strategy cấp độ doanh nghiệp, strategy kinh doanh và strategy chức năng.
Corporate strategy: Được xây dựng để đạt được các mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp (các tập đoàn lớn).
Business strategy: Là strategy được xây dựng để đạt được các mục tiêu ở cấp độ đơn vị kinh doanh. Tuỳ vào quy mô của từng doanh nghiệp, business strategy có thể là strategy của các doanh nghiệp thành viên, các đơn vị kinh doanh (business unit) hoặc thậm chí là các phòng ban trực thuộc.
Functional strategy: Là tất cả những gì mà các bộ phận hay đơn vị chức năng cần làm để được mục tiêu. Functional strategy sẽ cần đáp ứng các mục tiêu của business strategy và corporate strategy.
Một số quan điểm sai lầm về strategy.
Trong khi strategy là thuật ngữ được sử dụng tương đối phổ biến và thậm chí là “đại trà” như hiện nay, có không ít các quan điểm sai lầm về strategy.
Strategy là phải dài hạn.
Mặc dù như đã phân tích ở trên, strategy chủ yếu nói về việc đạt được mục tiêu trong dài hạn, tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế mới, quan điểm này là chưa đúng đắn.
Khi nghĩ về strategy, thay vì ép buộc nó phải được xây dựng cho tương lai hay cần hoàn thành mục tiêu trong một khoảng thời gian rất dài, hãy suy nghĩ về sự linh hoạt trong các tình huống hay bối cảnh khác nhau.
Trong một thế giới với vô số những điều bất ổn, khi nhu cầu và hành vi khách hàng không ngừng biến đổi, strategy nên chuyển theo hướng thích ứng và thay đổi nhanh kể cả trong dài hạn, trung hạn hay ngắn hạn.
Khi doanh nghiệp cần sự nhanh nhẹn hay thích ứng nhanh, họ không cần strategy.
Trong khi strategy không nhất phải là khái niệm được dùng để chỉ các định hướng hay kế hoạch dài hạn, việc doanh nghiệp liên tục điều chỉnh hành động trong ngắn hạn không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó không có strategy.
Dù cho doanh nghiệp có liên tục thay đổi kế hoạch hay hành động trong ngắn hạn hay không thì nó vẫn cần các strategy (dài hơn khoảng thời gian thay đổi kia) để hướng tới.
Xây dựng strategy là xây dựng lợi thế cạnh tranh hay các lợi thế bán hàng riêng biệt (USP).
Mục đích của các bản strategy là chỉ ra các cách thức cần thực hiện (dựa trên các nguồn lực sẵn có) để đạt được các mục tiêu trong tương lai.
Theo góc nhìn này, khi USP được xem là một tài sản hay nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp (ở hiện tại) thì nó không thể là strategy (trong tương lai).
Nếu có thì doanh nghiệp sẽ cần xây dựng các bản strategy để xây dựng, phát triển và bảo vệ các USP của mình, thứ có thể giúp họ có thêm nhiều lợi thế cạnh tranh hơn.
Sự khác biệt giữa strategy và tactics là gì?
Trong khi đều là những bản kế hoạch (Plan) liệt kê các công việc hay nhiệm vụ cần được hoàn thành trong doanh nghiệp, chúng cũng có những điểm rất khác nhau.
Strategy là các bản kế hoạch mang tính định hướng tổng thể và đại diện, chúng không chỉ định cụ thể từng hành động hay nhiệm vụ khác nhau.
Ngược lại với strategy, các tactics lại tập trung vào các hành động, cá nhân hay phạm vi rất cụ thể.
Ví dụ, nếu bạn đang xây dựng một bản IMC Strategy cho doanh nghiệp của mình, mục tiêu hay định hướng của nó có thể là tăng thêm 50% lượng khách hàng tiềm năng (Lead) từ các nền tảng trực tuyến.
Tuy nhiên đến phần tactics, bạn cần chỉ rõ ra là để đạt được mục tiêu đó, ai? sẽ làm gì? ở đâu? và khi nào triển khai?
Tại sao một strategy thất bại hay những nguyên nhân chính dẫn đến thất bại là gì?
Sau khi hiểu được strategy là gì, bạn thấy rằng, một strategy bài bản chính là yếu tố cốt lõi của mọi doanh nghiệp hay thương hiệu thành công, tuy nhiên, trong thực tế, mọi thứ lại khá gian nan, phần lớn các strategy đều thất bại.
Nhiều strategy thất bại vì strategy thường không phải là strategy. Một strategy thực sự cần bao gồm một tập hợp các lựa chọn rõ ràng giúp xác định những gì công ty sẽ làm và những gì công ty sẽ không làm.
Chúng thất bại vì chúng không đại diện cho một tập hợp các lựa chọn rõ ràng.
Bên cạnh đó, nhiều strategy khác cũng thất bại vì trong khi được gọi là strategy, trên thực tế chúng chỉ là những mục tiêu (Goals).
Những tuyên bố kiểu như “Chúng tôi muốn trở thành thương hiệu số 1 hoặc số 2 trên thị trường” không phải là strategy như nhiều người vẫn nghĩ, đó đơn giản chỉ là các mục tiêu, nghĩa là bạn cần phải có các strategy cụ thể để đạt được mục tiêu đó.
Một strategy thực sự sẽ cho bạn biết bạn cần làm những gì cụ thể thay vì là chỉ hy vọng rằng bạn sẽ đạt được một thứ gì đó trong tương lai.
Cuối cùng, một lý do nữa cũng khiến các strategy thất bại đó là khi các nhà lãnh đạo hay người làm Strategic Planning coi strategy là một quy trình thẳng đứng từ trên xuống.
Trong thực tế, khi các bối cảnh kinh doanh liên tục thay đổi, một strategy “chắc nịch” kiểu 1 chiều hiếm khi mang lại thành công.
Strategy thành công là strategy ưu tiên sự linh hoạt và bao gồm hàng tá các phản hồi hai chiều liên tục trong suốt quá trình thực thi strategy.
Strategic Planning là gì?
Strategic Planning là quá trình các doanh nghiệp hay thương hiệu xác định strategy, lên định hướng strategy, hoặc ra các quyết định về việc phân bổ nguồn lực trong strategy.
Strategic Planning cũng có thể bao gồm các hướng dẫn hay cơ chế kiểm soát các hoạt động được thực thi trong strategy.
Trước đây, khi nói đến việc lập Strategic Planning, nhiều người nghĩ tới các bản kế hoạch dài từ 3 đến khoảng 5 năm, tuy nhiên do bối cảnh kinh tế hiện đã thay đổi, khi vòng đời sản phẩm đang ngày càng trở nên ngắn hơn, các bản kế hoạch có xu hướng ngắn hơn.
Thông thường để có thể xây dựng các bản Strategic Planning, các nhà lãnh đạo cần phân tích và nghiên cứu nhiều bên khác nhau, bao gồm các yếu tố nội bộ bên trong doanh nghiệp lẫn các yếu tố môi trường bên ngoài như khách hàng, đối thủ và xu hướng.
Sản phẩm của quá trình hoạch định hay lập Strategic Planning là các bản Strategic Plan và nó là một phần của Strategic Management.
Strategic Management là gì?
Strategic Management là gì?
Trong lĩnh vực hay phạm vi quản trị, strategic planning liên quan đến toàn bộ quá trình xây dựng và phát triển strategy, từ giai đoạn nghiên cứu và hoạch định strategy, xây dựng các bản strategic planning đến việc giám sát và đánh giá việc thực thi strategy.
Strategic Management là một quá trình liên tục diễn ra, nó bao gồm các vòng lặp phản hồi liên tục với mục tiêu là có thể thích ứng và tối ưu nhanh nhất trước những sự thay đổi.
Một mô hình Strategic Management thường có 8 giai đoạn khác nhau.
Thấu hiểu nhu cầu cần có một bản Strategic Planning xuất phát từ mục tiêu của doanh nghiệp là gì.
Xây dựng mục tiêu của strategy.
Xây dựng các phương án và tiền đề giả định.
Nghiên cứu và xây dựng các cách thức khác nhau để đạt được mục tiêu.
Xây dựng kế hoạch hành động (Action Plan).
Phát triển các kế hoạch hỗ trợ.
Thực thi Strategic Plannning.
Kiểm tra và tối ưu sau thực thi.
Strategic Thinking là gì?
Strategic Thinking (Strategic Mindset) là một quá trình tư duy được áo dụng bởi một cá nhân trong một bối cảnh hay điều kiện cụ thể.
Trong quy trình strategic management tổng thể, strategic thinking liên quan đến việc xây dựng và áp dụng những kiểu hiểu biết sáng tạo hay khác biệt khác nhau nhằm mục tiêu tạo ra các lợi thế cạnh tranh khác nhau cho doanh nghiệp hoặc thương hiệu.
Trong bối cảnh khi môi trường kinh doanh đang ngày càng trở nên phức tạp và mơ hồ, Strategic Thinking nên được xây dựng bởi quá trình tương tác liên tục giữa các thành viên hay đội nhóm khác nhau trong tổ chức thay vì từ một cá nhân.
Strategic Thinking là một kiểu của tư duy phản biện (Critical Thinking) mang tính tổ chức và thực tế.
Strategic Thinking bao gồm khả năng nhìn ra các bực tranh hay viễn cảnh lớn (toàn diện), xây dựng trước kế hoạch và sau đó là đưa các suy nghĩ hay tư duy vào hành động.
Strategic Thinking là môt hoạt động nhận thức có điều kiện của não bộ và những gì nó hướng tới là các kết quả đầu ra hiệu quả hơn và bền vững hơn.
Một nhà Strategic Thinker thường có 5 đặc tính hay dấu hiệu dưới đây.
Tầm nhìn xa strategy: Khả năng nghĩ trước và nhìn trước các vấn đề tiềm ẩn.
Ham học hỏi: Liên tục đặt câu hỏi và tìm ra các giải pháp mới.
Thái độ linh hoạt: Các nhà làm strategy giỏi có khả năng xoay chuyển tình thế khi một quá trình hành động nào đó không mang lại kết quả như mong đợi.
Khả năng kết nối vấn đề: Từ những vấn đề rời rạc, các Strategic Thinker hình thành nên các bức tranh lớn.
Khả năng bối cảnh hoá thông tin: Những Strategic Thinker xuất chúng cần nhìn vấn đề qua các lăng kính từ quá khứ, hiện tại đến cả tương lai.
Strategic Goals là gì?
Trước khi nói đến các strategic goals, chúng ta có thể bắt đầu với khái niệm goals.
Goals được định nghĩa đơn giản là tất cả những gì một cá nhân hay tổ chức cần đạt được trong tương lai. Tuỳ vào từng bối cảnh hay điều kiện cụ thể, các mục tiêu có thể được thay đổi sao cho phù hợp.
Strategic goals là một mục tiêu dài hạn dựa trên một bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp. Thay vì với các mục tiêu ngắn hạn và chi tiết của chiến thuật, các mục tiêu của strategy thường có xu hướng tổng thể và ít chi tiết hơn.
Thông thường, quy trình xây dựng strategic goals sẽ trải qua những giai đoạn sau.
Nghiên cứu các yếu tố bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp nhằm xác định chính xác vị thế hiện tại.
Viết ra mục tiêu dựa trên các công thức được chọn (SMART chẳng hạn).
Xem xét và đánh giá mục tiêu.
Vai trò của strategy trong doanh nghiệp, kinh doanh và marketing.
Vốn được xem là một trong những “tài sản vô hình” quý giá của doanh nghiệp, những gì mà strategy mang lại cho doanh nghiệp là vô cùng lớn.
Đảm bảo doanh nghiệp phát triển bền vững trong dài hạn.
Trong bối cảnh kinh tế thị trường vốn rất cạnh tranh và thay đổi nhanh chóng như hiện tại, việc doanh nghiệp có thể phát triển hay tồn tại được trong ngắn hạn là chưa đủ.
Bằng cách xây dựng các strategy và điều hướng doanh nghiệp tới những cột mốc khác có hơn trong tương lai, doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng họ không chỉ có khả năng thích nghi được trong hiện tại mà còn có thể tiếp tục phát triển bền vững trong tương lai.
Góp phần xây dựng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
Với các strategy trong tay, doanh nghiệp hiểu rõ mình cần làm gì để có thể đạt được các mục tiêu như mong đợi, theo cách này, doanh nghiệp ngày càng xây dựng thêm cho mình nhiều lợi thế hơn, thứ có thể giúp họ ít bị đào thải hơn trong dài hạn.
Giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn.
Như đã phân tích, bởi một phần bản chất của strategy là dự báo và hoạch định trước những gì cần làm và những gì cần đạt được.
Khi các nhà lãnh đạo hay doanh nghiệp có thể thấy trước càng nhiều các bức tranh có thể xảy ra, họ có nhiều cơ hội hơn để chuẩn bị trước các phương án xử lý, như một kết quả tất yếu, họ đang tự bảo vệ mình khỏi các sai lầm và rủi ro không mong muốn.
Quy trình xây dựng strategy như thế nào.
Quy trình xây dựng strategy như thế nào.
Mặc dù tuỳ vào từng ngành nghề hay quy mô doanh nghiệp khác nhau, quy trình xây dựng strategy có thể khác nhau, dưới đây là quy trình bạn có thể tham khảo (áp dụng cho tất cả các cấp độ strategy khác nhau).
Bước 1: Phân tích và đánh giá vị trí hiện tại của doanh nghiệp.
Trước khi bạn muốn xây dựng strategy hay làm bất cứ điều gì, bạn cần hiểu rõ mình là ai và đang ở đâu. Bằng cách xác định chính xác vị trí hiện tại, doanh nghiệp có thể hiểu được mình cần đi đến đâu sau quá trình triển khai và hoàn thành strategy.
Một số câu hỏi bạn có thể sử dụng trong giai đoạn này như:
Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội hay thách thức hiện tại của doanh nghiệp là gì (ma trận SWOT)?
Đâu là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của doanh nghiệp?
Đâu là cái doanh nghiệp đang có và chưa có?
Và nhiều câu hỏi khác.
Bước 2: Phân tích đối thủ cạnh tranh (không bắt buộc).
Mặc dù tuỳ thuộc vào từng bối cảnh kinh doanh cụ thể, một số doanh nghiệp có thể không quan tâm quá nhiều đến các đối thủ, họ chỉ tập trung vào khách hàng, phân tích đối thủ cũng là một trong những giai đoạn cần thiết khi xây dựng strategy.
Nếu bạn đang cạnh tranh song song với các đối thủ khác trên thị trường (sản phẩm tương tự, không có nhiều sự khác biệt, rào cản gia nhập ngành thấp…) thì hoạt động nghiên cứu và phân tích đối thủ càng trở nên quan trọng hơn.
Bạn thử hình dung xem, liệu strategy của bạn có hiệu quả và mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh không nếu đối thủ của bạn cũng làm điều tương tự mà thậm chí là họ còn có thể làm tốt hơn (do có nguồn lực tốt hơn).
Bước 3: Nghiên cứu và phân tích các yếu tố xu hướng của thị trường.
Nếu bạn đang kinh doanh theo mô hình C2C hay thương mại điện tử (eCommerce) chẳng hạn, chắc chắn rằng các xu hướng hay sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc bạn quyết định bạn cần triển khai các strategy nào.
Bước 4: Xác định tầm nhìn và các mục tiêu strategy cụ thể.
Tầm nhìn hay mục tiêu strategy chỉ có ý nghĩa khi bạn đã thực sự hiểu tường tận các yếu tố nói trên, tức hiểu chính mình, hiểu đối thủ và hiểu thị trường.
Ở giai đoạn này, doanh nghiệp cần xác định rõ họ cần đi đến đâu, điểm đến là gì, họ cần đạt được những mục tiêu nào trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Các mục tiêu nên được cụ thể hoá bằng các con số định lượng.
Bước 5: Xây dựng các kế hoạch hành động hay các phương thức để đạt được mục tiêu.
Sau khi đã biết được đích đến của mình là gì, bạn sẽ bước tiếp đến bước cuối cùng của quá trình xây dựng strategy bạn cần xây dựng chi tiết các kế hoạch hành động cụ thể để đạt được mục tiêu.
Quy tắc 5W và 1H có thể khá hữu ích với bạn: Bạn cần xác định Ai – Làm gì – Khi nào làm – Tại sao phải làm – Làm ở đâu và – Làm bằng cách nào.
Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Strategy là gì?
Strategic Implementation là gì?
Như đã phân tích ở trên, sau khi hoàn thành công việc xây dựng và hoạch định strategy và được các bên (phòng ban) liên quan thông qua, công việc tiếp theo cần làm đó là thực hiện các strategy, quá trình này được gọi là Strategic Implementation.
Strategic Task là gì?
Trong các bản strategic planning, strategic task là khái niệm đề cập đến các nhiệm vụ (Task) mang tính chiến lược (Strategic).
Khác với các nhiệm vụ thông thường, strategic task thường mang tính lâu dài hơn, toàn diện hơn và mang tính định hướng hành động nhiều hơn.
Ví dụ, khi xây dựng marketing strategy, một strategic task hết sức quan trọng đó là tiến hành nghiên cứu thị trường chuyên sâu để xác định các vấn đề mà khách hàng hay thương hiệu đang gặp phải.
Business Strategy là gì?
Business Strategy trong tiếng Việt có nghĩa là Chiến lược kinh doanh, khái niệm đề cập đến các bản kế hoạch kinh doanh thường là dài hạn, bao gồm nhiều nội dung như định hướng, chiến thuật, kế hoạch hành động hay mục tiêu cần đạt được.
Kết luận.
Trên đây là toàn bộ các kiến thức nền tảng cơ bản cần biết về khái niệm Strategy (Chiến lược). Bằng cách phân biệt được strategy và tactics, hiểu được bản chất của strategy là gì, cũng như áp dụng các loại strategy phù hợp với từng bối cảnh kinh doanh hay marketing của doanh nghiệp, bạn có nhiều cách hơn để xây dựng và phát triển doanh nghiệp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Đối với những người làm SEO và Content Marketing, khi các thuật toán của công cụ tìm kiếm ngày càng chuyển sang hướng ưu tiên nội dung và khi việc nhồi nhét từ khoá không còn mấy tác dụng, một chiến lược SEO được định hướng bởi nội dung hay chiến lược Content Marketing được hỗ trợ bởi các từ khoá được xem là chiến lược ưu tiên hàng đầu.
Cách xây dựng chiến lược Keyword-driven Content Marketing
Các thuật toán tìm kiếm ngày càng thông minh hơn trong việc nhận diện và đánh giá chất lượng của yếu tố nội dung (Content) với những người truy cập.
Đó là lý do tại sao, các Content Marketer giờ đây cần phải hợp tác chặt chẽ hơn với các SEOer thông qua chiến lược xây dựng nội dung dựa trên từ khoá (Keyword-driven Content Marketing).
Dưới đây là từng bước để bạn có thể làm điều đó.
1. Xác định các từ khóa quan trọng nhất.
Đơn giản, vì chiến lược này dựa trên nền tảng là từ khoá, nghiên cứu và xác định các từ khoá quan trọng với doanh nghiệp là công việc đầu tiên bạn cần làm.
Hiện nay có rất nhiều công cụ (miễn phí) khác nhau cho phép bạn làm điều này, Google Keyword Planner là một ví dụ tiêu biểu.
Sự khác biệt cơ bản khi xây dựng một chiến lược nội dung theo từ khóa và các chiến lược nội dung khác là nơi bạn bắt đầu và tập trung vào.
Thay vì bạn tập trung vào các dữ liệu thu thập được từ các hoạt động nghiên cứu thị trường hay từ mạng xã hội, bạn cần tập trung vào những gì mà khách hàng mục tiêu của bạn đang tìm kiếm.
Các Content Marketer giờ đây cần nghiên cứu xem với từng từ khoá nhất định, người tìm kiếm đang mong đợi điều gì, họ quan tâm đến vấn đề nào hay nói cách khác, điều gì ẩn chứa đằng sau các từ khoá.
Thay vì tập trung vào các từ khoá tìm kiếm chung chung liên quan đến doanh nghiệp của bạn, hãy đào sâu hơn vào các từ khóa đuôi dài (Long-tail Keyword) nơi thường thể hiện rõ nét hơn về những gì mà khách hàng đang tìm kiếm.
2. Xem xét đến yếu tố con người.
Dù bạn là Content Marketer hay một SEOer, bạn cần hiểu rằng đối tượng mục tiêu cuối cùng của bạn không phải là công cụ tìm kiếm mà là khách hàng, những con người thực.
Các công cụ tìm kiếm như Google cũng đang thay đổi để đánh giá nội dung theo hướng tự nhiên và ưu tiên người dùng nhiều hơn.
Việc cố tình nhồi nhét từ khoá vừa đi ngược lại với hướng dẫn của các công cụ tìm kiếm vừa là cách khiến khách hàng rời đi khi họ không tìm thấy những thứ họ cần sau khi truy cập.
Đó là lý do tại sao mặc dù việc làm SEO nghe tưởng chừng như là thứ gì đó liên quan đến thuật toán hay bộ máy, sự thật là bạn cần quan tâm đến người dùng đầu tiên.
Với Google, đằng sau các từ khoá giờ đây không chỉ còn là từ khoá đơn thuần mà còn là những nội dung liên quan đến từ khoá đó.
Việc hiểu các ý định đằng sau các từ khoá (Search Intent) theo đó cũng là nơi thể hiện sự khác biệt giữa các website với nhau.
3. Sử dụng từ khóa lập chỉ mục ngữ nghĩa tiềm ẩn (LSI).
Google sử dụng một hệ thống được gọi là Latent Semantic Indexing, tạm hiểu là lập chỉ mục ngữ nghĩa tiềm ẩn (ngầm) để xác định mối quan hệ giữa các từ khác nhau.
Hệ thống sử dụng các mối quan hệ này để xác định ý định của người tìm kiếm, và từ đó “trả về” các nội dung liên quan nhất.
Là một người làm Content Marketing, bạn có thể kết hợp các từ khóa LSI – về cơ bản là các từ khóa liên quan đến từ khóa SEO của bạn – vào nội dung của bạn để giúp Google dễ dàng hiểu mục đích và giá trị của bài viết của bạn đối với người tìm kiếm.
4. Biến từ khóa trở thành một phần trong kế hoạch hoạch định nội dung của thương hiệu.
Một khi bạn đã thu thập vô số các từ khoá liên quan, cả các từ khoá chính lẫn các từ khoá LSI, bạn sẽ thấy rằng, bạn cần nhiều hơn các nội dung liên quan đến các từ khoá đó.
Việc bạn cần làm là đưa các từ khoá này vào các bản kế hoạch xây dựng nội dung tổng thể.
Các từ khóa khi này cũng đóng vai trò là “kim chỉ nam” để các đội nhóm phát triển nội dung “động não”.
Một số câu hỏi bạn có thể sử dụng là:
Mọi người đang tìm kiếm điều gì?
Ý định của họ là gì?
Họ quan tâm đến điều gì?
Nhu cầu của họ là gì?
Họ đang cảm thấy như thế nào?
Các nội dung được xây dựng sau đó đều dựa trên các thông tin hay từ khoá này.
5. Tối ưu hóa nội dung dựa trên người dùng (hay khách hàng mục tiêu).
Nếu bạn làm SEO, bạn có thể đã nghe thấy thuật ngữ Onpage SEO, công việc mà bạn cần làm là đưa các từ khoá vào những nơi liên quan bao gồm:
Những thứ này về bản chất vẫn là cung cấp thông tin cho bộ máy tìm kiếm, với tư cách là một Content Marketer, bạn cần ưu tiên trải nghiệm hay giá trị của nội dung cho người dùng hay chính là khách hàng tiềm năng của bạn.
Cách tốt nhất để làm điều đó không phải là lạm dụng từ khoá, điều mà không ít các SEOer vẫn thường làm, mà là lấp đầy bằng các nội dung liên quan đến nhu cầu hay kỳ vọng của người tìm kiếm.
Khi các thuật toán tìm kiếm tiếp tục được cải thiện, ranh giới giữa SEO và Content Marketing ngày càng trở nên mờ nhạt hơn và hướng đến người dùng nhiều hơn.
Một lần nữa, là một Marketer, đối tượng bạn cần quan tâm nhiều nhất là khách hàng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Meta, công ty mẹ của Facebook vừa thông báo sa thải hơn 11.000 nhân viên (chiếm khoảng 13% nhân sự của toàn tập đoàn), và đây là “tâm thư” mà CEO Mark Zuckerberg gửi tới toàn bộ nhân viên.
Facebook sa thải hơn 11.000 nhân viên và đây là “tâm thư” của CEO
Mở đầu, CEO Mark Zuckerberg chia sẻ:
“Ngày hôm nay, tôi phải chia sẻ một trong số những sự thay đổi khó khăn nhất mà tôi từng làm trong lịch sử phát triển của Meta. Tôi đã quyết định cắt giảm khoảng 13% nhân sự và để hơn 11.000 nhân viên tài năng của chúng tôi rời đi.”
Cổ phiếu của Meta đã tăng khoảng 4% trong phiên giao dịch sau đó.
Về bối cảnh tổng thể, doanh thu (Sales) của Meta đã giảm 4% so với cùng kỳ xuống còn 27,71 tỷ USD trong quý 3 trong khi thu nhập hoạt động (operating income) giảm tới 46% so với năm trước xuống còn 5,66 tỷ USD.
Vị CEO này nói tiếp:
“Đây thực sự là một khoảnh khắc rất đáng buồn và hiện không có bất cứ cách nào khác có thể thay thế. Đối với những người sắp ra đi, tôi muốn cảm ơn bạn một lần nữa vì tất cả những gì bạn đã đặt vào nơi này.”
Kể từ năm 2021 Meta bắt đầu đầu tư khá mạnh vào metaverse, tính đến thời điểm hiện tại, công ty này đã tiêu tốn gần 10 tỷ USD và Meta cũng dự đoán rằng “khoản lỗ sẽ tăng lên đáng kể qua từng năm”.
“Trong năm tới, chúng tôi sẽ chỉ tập trung đầu tư vào một số ít lĩnh vực ưu tiên có mức tăng trưởng cao. Điều đó có nghĩa là trong khi cũng có không ít đội nhóm vẫn tiếp tục sứ mệnh của họ, hầu hết các đội nhóm khác sẽ bị thu hẹp.”
Meta có hơn 87.000 nhân viên tính đến cuối tháng 9 năm 2022.
Dưới đây là chi tiết hơn về “tâm thư” của CEO Meta.
“Ngày hôm nay, tôi phải chia sẻ một trong số những sự thay đổi khó khăn nhất mà tôi từng làm trong lịch sử phát triển của Meta. Tôi đã quyết định cắt giảm khoảng 13% nhân sự và để hơn 11.000 nhân viên tài năng của chúng tôi rời đi.
Tôi muốn chịu trách nhiệm về những quyết định này. Tôi biết điều này là khó khăn đối với tất cả mọi người và tôi đặc biệt xin lỗi những người đã bị ảnh hưởng.
Tại sao chúng ta lại có “ngày này”?
Kể từ khi Covid-19 bắt đầu, thế giới chuyển sang trực tuyến một cách nhanh chóng và sự bùng nổ của thương mại điện tử cũng đã khiến không ít doanh nghiệp chứng kiến mức doanh thu tăng trưởng vượt trội.
Nhiều người dự đoán rằng xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra ngay cả khi đại dịch qua đi và tôi cũng vậy, do đó, tôi cũng đã quyết định tăng đáng kể các khoản đầu tư của mình. Nhưng thật không may, điều này đã không diễn ra theo cách tôi mong đợi.
Không chỉ thương mại trực tuyến (online commerce) đã quay trở lại các xu hướng trước đây, mà nền kinh tế vĩ mô cũng dần bị suy thoái, tình hình cạnh tranh gia tăng và doanh thu quảng cáo theo đó cũng sụt giảm nhanh chóng.
Trong môi trường mới này, chúng tôi cần sử dụng nguồn vốn hay các khoản đầu tư một cách hiệu quả hơn. Chúng tôi đã chuyển nhiều nguồn lực hơn sang một số lĩnh vực ưu tiên cao cho sự tăng trưởng – chẳng hạn như công cụ khám phá AI, nền tảng quảng cáo, cũng như tầm nhìn dài hạn của chúng tôi về vũ trụ ảo metaverse.
Chúng tôi đã cắt giảm chi phí trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình, bao gồm thu hẹp ngân sách, giảm các đặc quyền và thu hẹp dần các văn phòng.
Chúng tôi đang cơ cấu lại các đội nhóm để tăng cường mức độ hiệu quả. Nhưng chỉ những biện pháp này cũng sẽ không làm cho chi phí của chúng tôi giảm đi nhiều, vì vậy tôi đã phải đưa ra quyết định khó khăn là để mọi người ra đi.
Sa thải vốn là điều mà cả tôi và các bạn đều không mong muốn, nhưng chúng tôi hy vọng rằng các bạn sẽ thông cảm và chúng tôi cũng sẽ hỗ trợ các bạn nhiều nhất có thể.
Mọi người sẽ sớm nhận được email, trong email cũng sẽ cho bạn biết ý nghĩa của việc sa thải này đối với bạn và cả chúng tôi.
Chúng tôi đã đưa ra quyết định là sẽ xóa quyền truy cập vào hầu hết các hệ thống của Meta đối với những người rời đi ngày hôm nay. Nhưng chúng tôi sẽ giữ cho các địa chỉ email tiếp tục hoạt động để bạn có thể muốn nói một điều tạm biệt gì đó.
Chúng tôi có đang thay đổi bất cứ điều gì khác nữa hay không?
Tôi coi việc sa thải này là biện pháp cuối cùng. Nhìn chung, điều này sẽ góp phần tạo nên một sự thay đổi văn hóa có ý nghĩa trong cách chúng tôi hoạt động.
Ví dụ: khi chúng tôi thu hẹp diện tích bất động sản của mình, chúng tôi sẽ chuyển sang chia sẻ bàn làm việc cho những người đã dành phần lớn thời gian của họ bên ngoài văn phòng. Chúng tôi sẽ triển khai nhiều thay đổi nhằm cắt giảm chi phí như thế này trong những tháng tới.
Chúng tôi cũng đang kéo dài thời gian đóng băng tuyển dụng đến hết Q1 năm 2023.
Về cơ bản, chúng tôi thực hiện tất cả những thay đổi này vì hai lý do: thứ nhất, triển vọng doanh thu của chúng tôi sẽ thấp hơn dự kiến trong thời gian tới và tiếp đó, chúng tôi muốn đảm bảo rằng chúng tôi vẫn có thể hoạt động một cách hiệu quả trên cả Family of Apps (hệ sinh thái ứng dụng của Meta như Facebook, Instagram hay WhatsApp) và Reality Labs (nền tảng xây dựng Metaverse).
Chúng tôi sẽ bước tiếp như thế nào?
Đây thực sự là một khoảnh khắc đáng buồn và không có cách nào thay thế có thể giải quyết được. Đối với những người sắp ra đi, tôi muốn cảm ơn bạn một lần nữa vì tất cả những gì bạn đã đặt vào nơi này.
Chúng tôi sẽ không thể có được vị trí như ngày hôm nay nếu không có sự tận tuỵ và làm việc chăm chỉ của tất cả các bạn. Tôi thực sự biết ơn vì điều này.
Đối với những người đang ở lại, tôi biết đây cũng là thời điểm khó khăn đối với các bạn.
Chúng tôi không chỉ muốn nói lời tạm biệt với những người sắp rời đi mà còn với cả nhiều người trong số các bạn ở lại và tiếp tục làm việc, những người vẫn còn cảm thấy không chắc chắn về tương lai.
Tôi muốn bạn biết rằng chúng tôi đang đưa ra những quyết định này để đảm bảo rằng tương lai của chúng tôi sẽ vững mạnh và phát triển hơn.
Hàng tỷ người sử dụng dịch vụ của chúng tôi để kết nối và cộng đồng của chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển. Hoạt động kinh doanh cốt lõi của chúng tôi là một trong những lĩnh vực có lợi nhuận cao nhất từng được xây dựng với tiềm năng to lớn ở phía trước.
Và chúng tôi hiện đang dẫn đầu trong lĩnh vực này.
Bây giờ, tôi sẽ nói một lần nữa, tôi biết ơn tất cả các bạn, những người đã ra đi vì sứ mệnh chung, cảm ơn tất cả những gì bạn đã làm để thúc đẩy sứ mệnh của chúng tôi.
Mark ! ”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Một nghiên cứu độc lập gợi ý Apple thu thập dữ liệu người dùng và điện thoại của họ, dù các cài đặt hứa hẹn “vô hiệu hóa chia sẻ Device Analytics”.
Apple theo dõi nhất cử nhất động của người dùng. Reuters.
iPhone thường có cài đặt bảo mật để vô hiệu hóa việc thu thập dữ liệu. Dù vậy, theo một báo cáo mới của nhóm các nhà nghiên cứu độc lập, Apple thu thập thông tin đặc biệt chi tiết về người dùng, ngay cả khi họ đã tắt theo dõi.
Tommy Mysk và Talal Haj Bakry xem xét dữ liệu mà một số ứng dụng iPhone thu thập, bao gồm App Store, Apple Music, Apple TV, Books và Stocks.
Họ phát hiện các cài đặt quyền riêng tư và kiểm soát phân tích không ảnh hưởng gì đến việc thu thập dữ liệu của Apple. Hành vi vẫn diễn ra bình thường dù iPhone Analytics tắt hay bật.
Trả lời Gizmodo, Mysk nhận xét: “Mức độ chi tiết khá sốc với một công ty như Apple”.
Theo hai chuyên gia, App Store dường như khai thác thông tin về mọi thứ người dùng làm theo thời gian thực, như bấm vào đâu, tìm kiếm ứng dụng nào, nhìn thấy quảng cáo nào và nhìn trong bao lâu, làm thế nào tìm ra nó.
Ứng dụng gửi chi tiết về người dùng, thiết bị, bao gồm số ID, loại điện thoại, độ phân giải màn hình, ngôn ngữ bàn phím, cách kết nối Internet.
Mysk thử tắt các tùy chọn cá nhân hóa nhưng không giảm được mức độ phân tích chi tiết mà ứng dụng đang gửi đi.
Nhà nghiên cứu kiểm tra một số ứng dụng Apple khác để so sánh. Theo đó, ứng dụng Health và Wallet không gửi đi dữ liệu phân tích, còn Apple Music, Apple TV, Books, iTunes Store và Stocks có.
Hầu hết đều gửi dữ liệu về các mã số ID nhất quán để cho phép Apple theo dõi hoạt động trên các dịch vụ của mình.
Chẳng hạn, ứng dụng Stock gửi về cho Apple danh sách các mã chứng khoán theo dõi, tên các mã chứng khoán mà người dùng xem hay tìm kiếm và khung thời gian, cũng như các bài báo mới mà người dùng nhìn thấy trong ứng dụng.
Thông tin được gửi về địa chỉ web https://stocks-analytics events.apple.com/analyticseventsv2/async. Nó tách biệt với hoạt động đồng bộ dữ liệu của iCloud.
Hai thiết bị được dùng là một iPhone jailbreak chạy iOS 14.6 và một iPhone thường dùng iOS 16. Theo Mysk, các phát hiện của họ không phù hợp với các tiêu chuẩn trong ngành.
Ông và đối tác cũng thực hiện các bài kiểm tra tương tự trên Google Chrome và Microsoft Edge. Hai ứng dụng này không gửi dữ liệu khi tắt Analytics.
Quyền riêng tư là một trong những vấn đề chính mà Apple đưa ra để phân biệt sản phẩm của mình với đối thủ. Công ty từng đặt biển quảng cáo iPhone với dòng chữ “Privacy. That’s iPhone” (Quyền riêng tư. Đó là iPhone) trên khắp thế giới trong vài tháng.
Apple định nghĩa “theo dõi” là không liên kết dữ liệu người dùng hay thiết bị thu thập được từ ứng dụng của hãng với dữ liệu người dùng hay thiết bị thu thập từ bên thứ ba để phục vụ quảng cáo mục tiêu hay đo lường quảng cáo. Hãng cũng không chia sẻ dữ liệu người dùng hay thiết bị với các môi giới dữ liệu.
Nói cách khác, theo Apple, họ không bị xem là “theo dõi” nếu chỉ duy nhất Apple thu thập dữ liệu mà không liên kết với bên khác.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Khi nói đến các chiến lược định giá hay chiến thuật sử dụng hiệu ứng giá cả để thay đổi hành vi của người tiêu dùng, tác động đến tâm lý là một cách thông minh.
Một vài mẹo nhỏ về cách sử dụng chiến lược định giá theo tâm lý
Khi bạn thể hiện giá bán, hãy để cho nó được hiển thị một cách rõ ràng, không lạm dụng các ký tự xung quanh. Loại bỏ bớt các dấu chấm phẩy hay số 0 có thể khiến khách hàng ít bị “tổn thương” hơn.
Tận dụng hiệu ứng “con số bên trái”.
Theo tâm lý chung của người mua sắm, mọi người thường nhìn giá bán theo thứ tự từ trái sang phải và xem con số bên trái là giá bán cuối cùng.
Tận dụng điều này, người làm marketing có thể hiển thị các con số bên trái nhỏ hơn để khiến khách hàng nghĩ rằng nó rẻ hơn.
Ví dụ thay vì là 5, bạn có thể chuyển thành 4.99.
Hãy thể hiện giá bán bằng các con số nhỏ.
Thay vì để phần giá bán hiển thị ngang bằng và cỡ chữ to, thương hiệu có thể chuyển nó thành cỡ nhỏ hơn và để cho một số chữ số hiển thị dưới dạng nhỏ hơn.
Ví dụ thay vì để giá bán là 2, bạn có thể sửa thành 1.99 nhưng với cỡ chữ nhỏ hơn đồng thời con số 99 sẽ được để ở cỡ chữ nhỏ hơn số 1.
Khuyến khích mua sắm theo giá trị hơn là mặc cả.
Người tiêu dùng thường mua sắm các sản phẩm nếu họ cảm thấy nó giá trị (giúp bản thân họ tốt hơn) chứ không phải là vì nó rẻ hơn.
Sử dụng hiệu ứng mồi nhử.
Là chiến lược định giá được sử dụng tương đối phổ biến trong ngành bán lẻ (retail) và thực phẩm đồ uống (F&B), một thương hiệu áp dụng hiệu ứng mồi nhử là khi họ thêm các tuỳ chọn mua sắm với giá cao hơn (và thấp hơn) để khiến khách hàng mua các sản phẩm với mức giá mong muốn của thương hiệu nhưng bản thân khách hàng vẫn cảm thấy “hời” hoặc thoải mái.
Ví dụ thay vì chỉ có giá bán là 799, thương hiệu có thể 2 mức giá khác là 899 và 999.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Chỉ trong 5 năm, mạng xã hội TikTok “gây nghiện” khắp thế giới, khiến Thung lũng Silicon phải chạy theo và cơn đau đầu đối với các nhà lập pháp.
TikTok áp đảo không gian mạng xã hội chỉ sau 5 năm
Tháng 11/2017, ByteDance, công ty mẹ của TikTok có trụ sở tại Bắc Kinh, đã chi gần một tỷ USD để mua lại Musical.ly, ứng dụng hát nhép được giới trẻ yêu thích.
Năm 2018, ByteDance gom các tính năng của Douyin – ứng dụng thịnh hành ở Trung Quốc – với Musical.ly để tạo thành TikTok và giới thiệu ra toàn cầu.
Ngay từ đầu, TikTok hoạt động khác những mạng xã hội đang thịnh hành. Thay vì hiển thị cho người dùng các bài đăng từ bạn bè và người họ theo dõi, TikTok lại gợi ý cho người dùng video “có thể họ sẽ thích” từ các nhà sáng tạo nội dung xa lạ trên thế giới.
Thuật toán của TikTok tìm cách “đọc suy nghĩ” của người dùng, phân tích họ muốn gì để hiển thị video liên tục. Người dùng càng ở lại ứng dụng lâu, Bytedance càng kiếm được nhiều tiền.
Tháng 9/2021, TikTok thông báo nền tảng video ngắn đã đạt một tỷ người dùng hàng tháng chỉ sau ba năm ra mắt. Tuy nhiên, các chuyên gia bắt đầu đặt câu hỏi về mặt trái của thuật toán.
AI giữ chân người dùng trên ứng dụng hàng giờ như một kiểu gây nghiện. Trong số hàng triệu nội dung được tiêu thụ, có không ít video gây hại, đặc biệt với trẻ vị thành niên.
TikTok nổi tiếng từ trào lưu hát nhép nhưng thật sự bùng nổ khi Covid-19 bắt đầu. Theo Sensor Tower, tính đến giữa đại dịch, TikTok đã thu hút hơn 200 triệu lượt tải ở Mỹ.
Khi nền tảng này trở nên phổ biến hơn, nhiều chuyên gia an ninh lo ngại nó có thể là ứng dụng gián điệp của Trung Quốc. Quân đội Mỹ đã cấm nhân viên tải ứng dụng. Dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, TikTok suýt bị cấm cửa hoàn toàn.
Giờ đây, trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ, nỗ lực hạn chế mạng xã hội này lại quay lại. Một số nhà lập pháp và các nhà quản lý truyền thông đang tìm cách phát động phong trào cấm TikTok.
Từ ứng dụng hát nhép vui vẻ, ngày nay ý tưởng TikTok có thể biến mất khỏi các cửa hàng ứng dụng hoặc ngừng hoạt động ở Mỹ nghe có vẻ vô lý với hàng triệu người. Nhưng nhiều nhà lập pháp xem đây là nhiệm vụ chưa hoàn thành từ thời cựu Tổng thống Donald Trump.
Đáp lại các cáo buộc, TikTok khẳng định họ chưa bao giờ chia sẻ dữ liệu người dùng Mỹ với chính phủ Trung Quốc. Tuy nhiên, trong bản cập nhật mới, TikTok cho biết nhân viên Trung Quốc có quyền truy cập vào dữ liệu người dùng ở Mỹ.
Điều này làm dấy lên lo ngại trong giới an ninh và lập pháp. Còn với người dùng, đây không còn là vấn đề lớn, khi không một làn sóng tẩy chay hay phản đối nào diễn ra. Điều này cho thấy TikTok đã bám rễ sâu vào đời sống người dùng như thế nào chỉ sau 5 năm ra mắt.
Ngày nay, TikTok vẫn thống trị danh sách nền tảng truyền thông xã hội được dùng nhiều nhất. Người Mỹ trưởng thành dành trung bình 49 phút mỗi ngày cho TikTok, trong khi Instagram là 30 phút.
Từ một tân binh xa lạ, TikTok càn quét khắp Thung lũng Silicon và buộc các gã khổng lồ như Facebook và YouTube phải “học theo”. Tuy nhiên, thuật toán của các hãng công nghệ Mỹ vẫn chưa đủ hấp dẫn người dùng bằng AI của TikTok.
Nếu bạn là người làm Marketing, có thể bạn sẽ luôn muốn tìm kiếm những quy trình, công thức hay mô hình quản trị Marketing để áp dụng cho doanh nghiệp của mình, R STP MM I C (quy trình làm Marketing 5 bước: R-STP-MM-I-C) là một trong số đó. Vậy R STP MM I C là gì và quy trình này có gì đặc biệt, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.
R-STP-MM-I-C: Quy trình quản trị Marketing tổng thể cho Marketers
Quy trình quản trị Marketing R STP MM I C là từ viết tắt của Research (nghiên cứu chị trường) – Segmentation (Phân khúc thị trường mục tiêu) – Targeting (Lựa chọn thị trường mục tiêu) – Positioning (Định vị thương hiệu) – Marketing Mix (Marketing hỗn hợp) – Implementation (Thực thi các hoạt động Marketing) – Checking (Kiểm tra và tối ưu).
Bên dưới là chi tiết từng thành phần có trong quy trình Marketing 5 bước R-STP-MM-I-C (R STP MM I C).
Market Research – Nghiên cứu thị trường.
Nghiên cứu thị trường (hoặc nghiên cứu marketing) là tập hợp bất kỳ những kỹ thuật nào được sử dụng để thu thập thông tin và hiểu rõ hơn về thị trường mục tiêu của công ty.
Các doanh nghiệp hay thương hiệu sử dụng thông tin này để thiết kế ra những sản phẩm, cải thiện trải nghiệm người dùng, xây dựng chiến lược marketing nhằm thu hút khách hàng tiềm năng và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn.
Hoạt động tiếp theo trong mô hình R-STP-MM-I-C là Segmentation hay Market Segmentation tức Phân khúc thị trường.
Phân khúc thị trườnglà quá trình một doanh nghiệp phân chia thị trường thành các phân khúc khác nhau, mỗi phân khúc bao gồm nhiều đối tượng mục tiêu (khách hàng tiềm năng) có một số nhu cầu, sở thích hay hành vi giống hoặc tương tự nhau.
Mục tiêu chính của các doanh nghiệp hay thương hiệu khi phân khúc thị trường là lựa chọn đúng các phân khúc mà họ có khả năng đáp ứng tốt nhất hay có lợi thế nhất so với các đối thủ còn lại.
Là từ ngữ mở rộng (động từ) của thuật ngữ gốc Target, Targeting có nghĩa là nhắm mục tiêu, khái niệm được sử dụng chủ yếu trong phạm vi ngành marketing với ý nghĩa là tiếp cận hay nhắm đến một cá nhân hoặc một nhóm người dùng cụ thể nào đó.
Market Targeting trong trường hợp này có nghĩa là quá trình lựa chọn thị trường mục tiêu (Target Market), hành động được xảy ra sau khi doanh nghiệp đã tiến hành phân chia thị trường thành các “khúc” khác nhau.
Tuỳ thuộc vào chiến lược của từng doanh nghiệp, họ có thể lựa chọn một, một vài hoặc toàn bộ các phân khúc (Segment) hiện có trên thị trường.
Trong phạm vi các hoạt động quảng cáo, khái niệm Targeting đề cập đến các chiến thuật xác định các tệp hay đối tượng khách hàng tiềm năng (mục tiêu) để sau đó xây dựng các chiến dịch quảng cáo theo hướng hiển thị đến những đối tượng này.
Nói một cách dễ hiểu, Targeting chính là quá trình nhà quảng cáo xây dựng nên các nhóm chân dung khách hàng (Customer Persona) khác nhau, những người được cho là có khả năng mua hàng cao nhất.
Market & Brand Positioning – Định vị thương hiệu hay Định vị thị trường mục tiêu.
Định vị thương hiệu là quá trình một doanh nghiệp hay thương hiệu nào đó định vị thương hiệu của họ trong tâm trí của khách hàng hay đối tượng mục tiêu.
Cũng như khái niệm thương hiệu, định vị thương hiệu không nằm ở ý muốn chủ quan của các doanh nghiệp hay người làm marketing mà phụ thuộc vào cách suy nghĩ, tiếp nhận thông điệp hay tâm trí của khách hàng.
Không giống với các hoạt động branding hay xây dựng nhận diện thương hiệu, định vị thương hiệu là một chiến lược dài hạn được sử dụng để tạo ra sự khác biệt cho các sản phẩm và dịch vụ doanh nghiệp so với các đối thủ còn lại.
Là một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong mô hình R-STP-MM-I-C, Marketing Mix đóng vai trò quyết định mức độ thành công của một chiến lược marketing tổng thể khi hầu hết các hoạt động như quảng cáo, xây dựng chiến lược giá bán, hay các chương trình xúc tiến bán hàng khác đều nằm trong giai đoạn này.
Marketing Mix hay còn được gọi là tiếp thị hỗn hợp, là khái niệm đề cập đến cách thức một doanh nghiệp hay thương hiệu sử dụng các chiến lược và công cụ khác nhau để thực hiện các hoạt động Marketing của họ với mục tiêu là gia tăng lượng khách hàng và doanh số.
Sở dĩ được gọi là mô hình tiếp thị hỗn hợp vì mô hình này chứa một tập hợp nhiều các thành phần chiến lược khác nhau như chiến lược giá (Price), chiến lược sản phẩm (Product), chiến lược phân phối (Place), chiến lược xúc tiến (Promotion) và một số thành phần chiến lược khác.
Một hỗn hợp tiếp thị tốt là hỗn hợp bao gồm một loạt các chiến lược chính cho phép chủ doanh nghiệp hay người làm marketing nhắm mục tiêu vào một phân khúc thị trường cụ thể và phát triển hình ảnh thương hiệu dựa trên phân khúc đó.
Trong các bản kế hoạch Marketing, Marketing Mix sẽ xác định tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng đến thị trường mục tiêu và khách hàng lý tưởng đồng thời thể hiện rõ cách chúng hoạt động cùng nhau để thúc đẩy hiệu quả tổng thể.
Implementation – Thực thi các hoạt động Marketing.
Đây đơn giản là quá trình thực hiện các chiến lược hay chiến thuật đã được đề ra trước đó.
Checking – Kiểm tra và tối ưu.
Người làm Marketing cần không ngừng kiểm tra tình hiệu quả của các hoạt động đã được triển khai, đồng thời xây dựng các giải pháp tối ưu mới dựa trên những gì có được.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Người dùng có thể trả tiền để mua tick xanh (blue check) nhưng không thể dùng tiền để đổi lấy dấu tick mới được gọi là Twitter Official.
Twitter sắp ra mắt “Twitter Official” được cho là cao cấp hơn cả tick xanh
Theo đó, Twitter sẽ ra mắt thêm một dấu tick mới giúp phân biệt các tài khoản. Dù có thể trả 7,99 USD/tháng để mua tick xanh trong gói Twitter Blue, chỉ các tài khoản của chính phủ, doanh nghiệp hay nhân vật của công chúng mới có dấu tick mới được gọi là Twitter Official. Điều này vừa được Bà Esther Crawford, người phụ trách Twitter Blue, tiết lộ.
“Nhiều người hỏi về việc làm sao để phân biệt giữa tài khoản Twitter Blue tick xanh với các tài khoản được xác thực là Twitter Official. Đó là lý do vì sao chúng tôi sẽ giới thiệu thêm nhãn “Official” cho các tài khoản được lựa chọn”, Crawford nói.
Bà cho biết những tài khoản Twitter Official thuộc về chính phủ, công ty thương mại, đối tác kinh doanh, hãng tin lớn, nhà xuất bản, một số nhân vật của công chúng.
Các tài khoản từng được xác minh (tick xanh) trước đây không đảm bảo họ sẽ được nhận nhãn “Official” mới. Nó đồng nghĩa Twitter sẽ quyết định ai được Twitter Official.
Từ khi Elon Musk thông báo gói Twitter Blue 8 USD/tháng sẽ bao gồm tick xanh, đã có những cuộc tranh luận về việc liệu các dấu tick xanh có bị lạm dụng hay không.
Một số người lo ngại rằng họ sẽ là nạn nhân của những kẻ mạo danh và bản thân Elon Musk cũng trải qua cảm giác tương tự. Ông tuyên bố bất kỳ ai mạo danh người khác mà không ghi rõ chỉ là để giải trí sẽ bị cấm vĩnh viễn.
Twitter lùi lịch triển khai hệ thống xác thực mới sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cùng MarketingTrips tìm hiểu các nội dung xoay quanh thuật ngữ Phân khúc thị trường (Market Segmentation) như: phân khúc thị trường là gì, phân khúc là gì, các kiểu phân khúc thị trường chính hiện có trong marketing và kinh doanh, ví dụ về phân khúc thị trường, các tiêu chí phân khúc thị trường, tại sao phải phân khúc thị trường và hơn thế nữa.
Phân khúc thị trường (Market Segmentation) là gì? Các kiểu Phân khúc trong Marketing
Phân khúc thị trường (Market segmentation) là một hoạt động nằm trong bức tranh quản trị Marketing tổng thể, khái niệm phân khúc thị trường hay phân khúc đề cập đến quá trình một doanh nghiệp tiến hành phân khúc và lựa chọn thị trường mục tiêu theo các tiêu chí khác nhau. Dù với tư cách là người làm marketing hay kinh doanh, thấu hiểu khái niệm phân khúc thị trường vẫn nên là một trong những ưu tiên hàng đầu.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài viết này bao gồm:
Phân khúc thị trường là gì?
Phân khúc là gì trong Marketing
Thấu hiểu khái niệm phân khúc thị trường.
Vai trò của việc phân khúc hay phân khúc thị trường với thương hiệu là gì?
Các kiểu hay hình thức phân khúc thị trường chính hiện có.
Những bất lợi khi doanh nghiệp tiến hành phân khúc thị trường là gì?
FAQS – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến khái niệm phân khúc và phân khúc thị trường.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Phân khúc thị trường là gì?
Phân khúc thị trường trong tiếng Anh có nghĩa là Market Segmentation.
Phân khúc thị trườnglà quá trình một doanh nghiệp phân chia thị trường thành các phân khúc khác nhau, mỗi phân khúc bao gồm nhiều đối tượng mục tiêu (khách hàng tiềm năng) có một số nhu cầu, sở thích hay hành vi giống hoặc tương tự nhau.
Nằm trong bức tranh quản trị Marketing tổng thể, phân khúc thị trường là một quá trình trong mô hình R-STP-MM-I-C: R – Research (Nghiên cứu thị trường), STP – Segmentation (Phân khúc thị trường), Targeting (Lựa chọn thị trường mục tiêu), Positioning (Định vị thương hiệu), MM – Marketing Mix (Tiếp thị hỗn hợp), I – Implementation (Thực thi) và C – Checking (Kiểm tra và tối ưu).
Mục tiêu chính của các doanh nghiệp hay thương hiệu khi phân khúc thị trường là lựa chọn đúng các phân khúc mà họ có khả năng đáp ứng tốt nhất hay có lợi thế nhất so với các đối thủ còn lại.
Phân khúc là gì trong Marketing?
Trong phạm vi ngành marketing và kinh doanh, Phân khúc (Segment) được hiểu là một phân khúc khách hàng (Customer, Target Audience Segment) hoặc phân khúc thị trường, thuật ngữ dùng để mô tả một nhóm người có một số tiêu chí giống nhau, chính là những đối tượng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn tiếp cận và bán hàng.
Thấu hiểu khái niệm phân khúc thị trường
Phân khúc thị trường sẽ là quá trình phân chia một thị trường rộng lớn (Mass Market) thành nhiều các phân khúc nhỏ khác nhau.
Mỗi phân khúc thị trường sẽ là một nhóm bao gồm nhiều đối tượng mục tiêu, những người có một số tiêu chí giống nhau như khu vực, nhu cầu, sở thích hay văn hoá.
Các doanh nghiệp tiến hành phân khúc thị trường để tìm cách xác định các nhóm người tiêu dùng mục tiêu mà họ có khả năng đáp ứng nhu cầu tốt nhất.
Thị trường (Market) về tổng thể có thể được phân chia thành các phân khúc khác nhau theo một số cách như theo địa lý, nhân khẩu học hoặc hành vi.
Phân khúc thị trường giúp các doanh nghiệp giảm thiểu các rủi ro bằng cách tìm ra sản phẩm nào có nhiều khả năng giành được thị phần nhất trong thị trường mục tiêu và những cách tốt nhất để làm Marketing và đưa các sản phẩm ra thị trường.
Sau khi thực hiện phân khúc thị trường, tuỳ vào từng chiến lược hay mục tiêu cụ thể mà một doanh nghiệp có thể lựa chọn nhắm mục tiêu đến một, một vài hoặc toàn bộ các phân khúc.
Tại sao phải phân khúc thị trường hay vai trò của quá trình phân khúc thị trường đối với thương hiệu hay doanh nghiệp là gì?
Tại sao phải phân khúc thị trường hay vai trò của quá trình phân khúc thị trường đối với thương hiệu hay doanh nghiệp là gì?
Như đã phân tích ở trên, phân khúc thị trường tức quá trình phân chia thị trường thành các phân khúc khác nhau là hoạt động không thể thiếu trong marketing hay với các hoạt động kinh doanh nói chung.
Ngoài các vai trò tổng thể là giúp doanh nghiệp bán hàng tốt hơn và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững hơn, dưới đây là những gì mà hoạt động phân khúc thị trường có thể mang lại.
Tăng mức độ hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực (tài chính, con người…).
Phân khúc thị trường cho phép doanh nghiệp tập trung vào một số phân khúc mà họ cho rằng họ có lợi thế nhất, tức có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt nhất.
Thay vì cố gắng tiếp cận toàn bộ các phân khúc với rất nhiều ngân sách và nguồn lực, nơi mà doanh nghiệp có thể không bán được hàng do không có lợi thế cạnh tranh (so với các đối thủ cạnh tranh hiện có), doanh nghiệp chỉ cần chọn đúng phân khúc họ cần.
Có khả năng xây dựng thương hiệu tốt hơn hay làm marketing hiệu quả hơn.
Vì chỉ tập trung vào một hoặc một số phân khúc nhất định, hay xây dựng các chiến lược tiếp cận khác nhau cho từng phân khúc khác nhau, doanh nghiệp có khả năng xây dựng thương hiệu tốt hơn khi họ hiểu đối tượng mục tiêu (có trong phân khúc) nhiều hơn.
Tiếp đó, khi doanh nghiệp đã xác định các phân khúc rất cụ thể với những con người cụ thể, các hoạt động marketing và thương hiệu theo đó cũng có liên quan và sát với các đối tượng mục tiêu hơn. Điều này cuối cùng sẽ tạo ra những trải nghiệm tốt hơn với thương hiệu.
Phân khúc thị trường cũng giúp xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty) tốt hơn.
Vì doanh nghiệp hiểu khá rõ về khách hàng trong từng phân khúc cụ thể, tạo ra nhiều trải nghiệm cá nhân hoá hay cung cấp các tương tác có tính liên quan cao, mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng sẽ có xu hướng ngày càng bền chặt hơn và hiển nhiên khách hàng sẽ ngày càng trung thành hơn.
Phân khúc thị trường giúp cho chiến lược khác biệt hoá trở nên hiệu quả hơn.
Bạn cứ hình dung thế này, nếu bạn không tiến hành phân khúc thị trường và lựa chọn các phân khúc cụ thể để nhắm mục tiêu cho các chiến dịch sau đó, liệu một thông điệp hay tính năng nào đó của sản phẩm có thể phù hợp với toàn bộ đối tượng có trên thị trường?
Câu trả lời thường là không khi mỗi nhóm người hay thậm chí là mỗi người có những nhu cầu hay sở thích khác nhau.
Cuối cùng, vì các chiến lược được xây dựng riêng lẻ cho từng phân khúc cụ thể, khả năng khác biệt hoá từ sản phẩm đến thông điệp là cao nhất. Hay nói cách khác, các chiến dịch Marketing nếu có sẽ liên quan nhiều nhất và có khả năng gây ảnh hưởng lớn nhất.
Ví dụ: Nếu chiến lược của doanh nghiệp là bán giá cao cho toàn bộ các phân khúc và coi đó là một sự khác biệt (liên quan đến quá trình định vị thương hiệu), sự khác biệt này hầu như không có tác dụng với những người có thu nhập thấp hay những người cần các sản phẩm có mức giá rẻ hơn.
Chiến lược này chính xác là chỉ dành cho các phân khúc có thu nhập cao.
Lhân khúc thị trường cũng giúp cho quá trình nhắm mục tiêu quảng cáo (Targeting) chính xác và hiệu quả hơn.
Như đã phân tích ở trên, sau quá trình phân khúc thị trường, vì doanh nghiệp đã phân chia thị trường thành các phân khúc cụ thể, mỗi phân khúc bao gồm những người có một số đặc điểm nhận dạng giống nhau như giới tính, khu vực hay độ tuổi.
Đây chính là những yếu tố quyết định giúp các nhà quảng cáo hay thương hiệu nhắm mục tiêu hiển thị quảng cáo đến những đối tượng có liên quan nhất để từ đó hiệu suất mang lại chẳng hạn như tỷ lệ tương tác hay chuyển đổi bán hàng là cao nhất.
Các kiểu hay hình thức phân khúc thị trường chính hiện có.
Đến đây, khi bạn đã có thể thực sự hiểu phân khúc thị trường là gì, nó khác như thế nào so với phân khúc thị trường hay tại sao nó lại quan trọng, bạn cần tìm hiểu tiếp về các cách thức phân khúc thị trường khác nhau.
Tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp, quá trình này có thể diễn ra theo những cách khác nhau, dưới đây là những hình thức chính bạn có thể tham khảo.
Về mặt tổng thể, thương hiệu có thể tiến hành thực thiphân khúc thị trường theo 6 tiêu chí bao gồm:
Phân khúc thị trường theo nhân khẩu học.
Phân khúc thị trường theo hành vi.
Phân khúc thị trường theo địa lý.
Phân khúc thị trường theo sở thích.
Phân khúc thị trường theo tâm lý học.
Phân khúc thị trường theo xã hội học.
Phân khúc thị trường theo nhân khẩu học.
Khi nói đến các hoạt động phân khúc thị trường, phân khúc theo nhân khẩu họccó lẽ là cách thức phổ biến nhất.
Phân khúc theo nhân khẩu học liên quan đến việc phân chia thị trường hay khách hàng theo các tiêu chí như tuổi tác, thu nhập, giới tính, chủng tộc, học vấn hoặc nghề nghiệp.
Chiến lược này giả định rằng những cá nhân hay đối tượng mục tiêu có nhân khẩu học giống nhau sẽ có nhu cầu tương tự nhau.
Phân khúc thị trường theo hành vi.
Phân khúc theo hành vi là cách thức doanh nghiệp phân chia thị trường thành các phân khúc dựa trên cách thức các đối tượng mục tiêu từng tương tác với các sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp (hoặc dựa trên dữ liệu nghiên cứu từ đối thủ hay thị trường sẵn có).
Chiến lược tiếp cận này giả định rằng, những gì mà khách hàng thể hiện trước đó chính là các chỉ báo để thương hiệu dự đoán hành động của họ trong tương lai.
Ví dụ: Gen Z thường mua sắm và thanh toán trực tuyến tuyến thông qua thẻ tín dụng, còn Gen X hoặc Gen Y thì thích mua sắm trực tiếp.
Phân khúc thị trường theo địa lý.
Phương thức phân khúc thị trường tiếp theo là phân khúc theo địa lý.
Cách thức tiếp cận này khá đơn giản, những gì doanh nghiệp làm là tiến hành phân chia thị trường thành các phân khúc theo từng khu vực địa lý khác nhau theo phạm vi quốc gia hay các khu vực cụ thể như tỉnh hay thành phố.
Các doanh nghiệp sử dụng chiến lược này cho rằng, những đối tượng khách hàng sống trong cùng một vực địa lý cụ thể có các nhu cầu hay hành động tương tự nhau.
Ví dụ, một thương hiệu bán lẻ (retail) nào đó đã quyết định bán nhiều áo thun hơn ở Vũng Tàu và áo sơ mi ở Đà Lạt.
Phân khúc thị trường theo sở thích.
Là một trong những cách thức phân khúc thị trường được sử dụng phổ biến bởi các nhà quảng cáo, ý tưởng đằng sau cách thức tiếp cận phân khúc thị trường theo sở thích là những khách hàng có sở thích giống nhau có xu hướng thực hiện các hành động giống nhau.
Ví dụ, khách hàng thích xe hơi thì hay mua đồng hồ và khách hàng thích đồng hồ thì lại hay mua quần áo.
Phân khúc thị trường theo tâm lý học.
Về bản chất, đây là cách tiếp cận phân khúc thị trường khó nhất và cũng ít được sử dụng nhất, phân khúc thị trường theo tâm lý học cố gắng phân loại người tiêu dùng dựa trên lối sống, tính cách, quan điểm và động cơ cá nhân của riêng họ.
Ví dụ: Một công ty F&B có thể nhắm mục tiêu đến các cá nhân dựa trên lối sống của họ là thích “tối giản”, tính bền vững hay quá trình sản xuất nguyên vật liệu thân thiện với môi trường.
Phân khúc thị trường theo xã hội học.
Hình thức phân khúc thị trường cuối cùng là phân khúc theo xã hội học.
Trong tổng hoà các mối quan hệ xã hội, một cá nhân thường là một mắt xích (điểm ghi và phát dữ liệu) kết nối với nhiều mắt xích khác, họ kết nối, chia sẻ, ảnh hưởng, và thậm chí là phụ thuộc lẫn nhau.
Dựa trên góc nhìn này, các doanh nghiệp tiến hành phân chia đối tượng mục tiêu theo các cộng đồng mà họ tương tác nhiều nhất hay theo những nơi mà họ bị chi phối và ảnh hưởng nhiều nhất.
Những bất lợi của phân khúc thị trường hay khi phân chia thị trường thành các phân khúc là gì?
Những bất lợi của phân khúc thị trường hay khi phân chia thị trường thành các phân khúc là gì?
Bên cạnh những lợi ích mà hoạt động phân khúc thị trường có thể mang lại, chiến lược tiếp cận này cũng đi kèm với không ít các nhược điểm, dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.
Chi phí Marketing trả trước cao hơn. Về cơ bản, phân khúc thị trường có thể hiệu quả trong dài hạn. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả này, các doanh nghiệp thường phải tiêu tốn khá nhiều nguồn lực để có được insight của khách hàng, dữ liệu hay các thông tin cụ thể của từng phân khúc.
Quá trình xây dựng sản phẩm phức tạp hơn. Vì doanh nghiệp đang cố gắng tiếp cận các phân khúc nhỏ và riêng biệt, nơi đối tượng mục tiêu có các nhu cầu khác nhau, quá trình sản xuất nên các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của họ cũng phức tạp hơn. Thay vì doanh nghiệp chỉ cần 1 sản phẩm và 1 chương trình Marketing Mix cho toàn bộ các phân khúc, giờ đây doanh nghiệp cần sản xuất nhiều hơn.
Mức độ rủi ro sẽ cao hơn khi các giả định ban đầu là sai. Nếu bạn đã hiểu lý thuyết đằng sau ý tưởng phân chia thị trường thành các phân khúc là gì, bạn thấy rằng, chiến lược này bắt nguồn từ giả định rằng các phân khúc bao gồm những đối tượng tương tự nhau sẽ có các nhu cầu giống nhau. Thực tế lại không phải luôn luôn như vậy.
Cách doanh nghiệp hay thương hiệu có thể xác định đâu là phân khúc thị trường mà họ nên tập trung vào.
Cũng tương tự như bất cứ chiến lược Marketing nào khác, sẽ không có một công thức xác định phân khúc thị trường chính xác hay quá trình phân khúc thị trường hoàn hảo, thông qua một loạt các câu hỏi dưới đây bạn có thể từng bước xác định các phân khúc thị trường phù hợp cho doanh nghiệp của mình.
Quá trình phân khúc thị trường có thể diễn ra theo 5 giai đoạn.
Giai đoạn I: Đặt ra Kỳ vọng – Mục tiêu.
Mục đích hay mục tiêu của doanh nghiệp khi thực hiện phân khúc thị trường là gì hay tại sao doanh nghiệp lại muốn phân chia thị trường rộng lớn thành các phân khúc nhỏ hơn?
Doanh nghiệp kỳ vọng sẽ tìm ra điều gì sau quá trình phân khúc thị trường?
Doanh nghiệp có kỳ vọng là sẽ tìm ra một phân khúc thị trường hoàn hảo nào đó hay không?
Giai đoạn 2: Xác định phân khúc khách hàng (Customer Segment).
Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp đang bán hàng cho những phân khúc nào?
Doanh nghiệp muốn thu thập dữ liệu gì về khách hàng và thu thập nó như thế nào?
Trong các kiểu phân khúc thị trường nói trên, doanh nghiệp có muốn lựa chọn phương thức nào để tiến hành tiếp phân khúc khách hàng hay không?
Giai đoạn 3: Đánh giá các phân khúc tiềm năng.
Liệu các dữ liệu doanh nghiệp có được có đủ tin cậy để đánh giá tiềm năng của các phân khúc hay không?
Tại sao doanh nghiệp lại chọn phân khúc này mà không phải phân khúc kia?
Chân dung khách hàng lý tưởng của doanh nghiệp là gì?
Giai đoạn 4: Phát triển chiến lược phân khúc.
Làm thế nào để doanh nghiệp có thể kiểm tra các giả định của mình trên các thị trường cụ thể?
Điều gì quyết định một chiến lược phân khúc thị trường thành công?
Làm thế nào doanh nghiệp có thể biết được liệu chiến lược hiện đang áp dụng có hiệu quả hay không?
Giai đoạn 5: Thực thi chiến lược và Giám sát.
Sau khi chiến lược phân khúc bắt đầu được áp dụng, đâu là những bộ phận hay nơi doanh nghiệp có thể thu thập các phản hồi?
Những rào cản hiện tại là gì và làm cách nào doanh nghiệp vượt qua nó.
FAQS – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến khái niệm phân khúc và phân khúc thị trường.
Phân khúc thị trường là gì?
Là một phân khúc thị trường bao gồm những đối tượng (khách hàng) mà doanh nghiệp cho rằng họ có những đặc điểm tương tự nhau.
Phân khúc khách hàng là gì? và nó khác phân khúc thị trường như thế nào?
Trong khi tuỳ theo cách định nghĩa, hai khái niệm này có thể là giống nhau trong một số trường hợp, tuy nhiên về bản chất thì chúng là khác nhau. Phân khúc thị trường là khái niệm rộng và phân khúc khách hàng thì hẹp hơn, trong một thị trường có thể có nhiều phân khúc khách hàng khác nhau.
Siêu phân khúc thị trường là gì?
Siêu phân khúc thị trường là khái niệm đề cập đến các phân khúc thị trường hẹp nơi các nhóm đối tượng mục tiêu có những đặc điểm rất khác biệt và cụ thể, đặc trưng của các siêu phân khúc thị trường là số lượng đối tượng mục tiêu tương đối ít.
Tạm kết.
Với tư cách là những người làm marketing hay các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, bạn thấy rằng, phân khúc thị trường hay quá trình phân chia thị trường thành các phân khúc khác nhau đóng một vai trò hết sức quan trọng quyết định đến mức độ thành công của các hoạt động marketing và kinh doanh kéo theo sau đó.
Bằng cách hiểu đúng phân khúc thị trường là gì và quá trình phân khúc thị trường nên được triển khai như thế nào, bạn có thể đảm bảo rằng các chiến lược sau đó có nhiều cơ hội thành công hơn khi bạn hiểu thị trường và khách hàng nhiều hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sau một thời gian chờ đợi, YouTube Shorts – dịch vụ cạnh tranh với TikTok – hiện đã tương thích với Smart TV.
YouTube Shorts hiện đã được mở rộng đến Smart TV
Theo Engadget, mặc dù việc phát video YouTube Shorts trên Smart TV vẫn chưa thể hoàn hảo như trên thiết bị di động nhưng nhìn chung nội dung giờ đây trở nên tốt hơn nhiều.
Trước đó, YouTube Shorts vốn chỉ được thiết kế để hoạt động tối ưu trên các thiết bị phát dọc (chủ yếu là xem trên smartphone).
Tính năng mới sẽ ra mắt trong vài tuần tới, có sẵn trên các mẫu Smart TV được sản xuất từ năm 2019 trở đi. Tuy nhiên, YouTube cũng đã đề xuất trong một video rằng Shorts có thể hoạt động với các thiết bị Smart TV cũ hơn, nhưng tính tương thích không được đảm bảo.
Không có gì ngạc nhiên khi YouTube đổ rất nhiều công sức vào việc điều chỉnh Shorts cho TV, đặc biệt khi TikTok đã ra mắt ứng dụng truyền hình của riêng mình vào tháng 11 năm ngoái.
YouTube Shorts hiện thu hút một lượng người dùng đáng kể, với hơn 1,5 tỉ người dùng hằng tháng tính đến mùa xuân năm nay, trong khi TikTok chỉ có 1 tỉ người dùng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu tất cả các kiến thức căn bản xoay quanh thuật ngữ Segment (tiếng Việt có nghĩa là Phân khúc): Segment là gì? Segmentation là gì? Vai trò của hoạt động Segmentation đối với thương hiệu là gì, các lý thuyết về phân loại Segmentation trong Marketing và hơn thế nữa.
Segment là gì? Các loại Market Segmentation trong Marketing
Segment hay Segmentation trong tiếng Việt có nghĩa là Phân khúc, khái niệm đề cập đến quá trình một doanh nghiệp hay thương hiệu tiến hành phân khúc và lựa chọn thị trường mục tiêu. Là một trong những hoạt động chính nằm trong bức tranh quản trị Marketing tổng thể, Segment là giai đoạn cần thiết cho bất cứ chiến lược marketing và kinh doanh thành công nào của doanh nghiệp trên thị trường.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Vai trò của Segment hay Segmentation với thương hiệu là gì?
Các kiểu hay hình thức Market Segmentation chính hiện có.
Những bất lợi khi doanh nghiệp tiến hành Market Segmentation hay khi phân chia Market thành các Segment là gì?
FAQS – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến khái niệm Segment và Market Segmentation.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Segment là gì?
Segment trong tiếng Việt có thể được hiểu là Phân khúc hay Phần, khái niệm dùng để chỉ một phần của một thứ gì đó lớn hơn hay đầy đủ hơn.
Theo từ điển Cambridge, Segment cũng mang khá nhiều nghĩa khác nhau như là một nhóm người nhỏ có trong một nhóm người lớn hơn, là một phần (trích đoạn) của một chương trình phát sóng hay bộ phim hoàn chỉnh nào đó và hơn thế nữa.
Segment là gì trong Marketing?
Trong phạm vi ngành marketing và kinh doanh, Segment được hiểu là một phân khúc khách hàng (Customer, Target Audience Segment) hoặc phân khúc thị trường (Market Segments), thuật ngữ dùng để mô tả một nhóm người có một số tiêu chí giống nhau, chính là những đối tượng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn tiếp cận và bán hàng.
Market Segmentation là gì?
Market Segmentation có nghĩa là Phân khúc thị trường. Cũng là thuật ngữ được sử dụng trong ngành Marketing, một Market Segment bao gồm nhiều đối tượng mục tiêu (khách hàng tiềm năng) có một số nhu cầu, sở thích hay hành vi giống hoặc tương tự nhau.
Nằm trong bức tranh quản trị Marketing tổng thể, Market Segmentation là một quá trình trong mô hình R-STP-MM-I-C: R – Research (Nghiên cứu thị trường), STP – Segmentation (Phân khúc thị trường), Targeting (Lựa chọn thị trường mục tiêu), Positioning (Định vị thương hiệu), MM – Marketing Mix (Tiếp thị hỗn hợp), I – Implementation (Thực thi) và C – Checking (Kiểm tra và tối ưu).
Mục tiêu chính của các doanh nghiệp hay thương hiệu khi phân khúc thị trường là lựa chọn đúng các phân khúc hay Segment mà họ có khả năng đáp ứng tốt nhất hay có lợi thế nhất so với các đối thủ còn lại.
Thấu hiểu khái niệm Market Segment hay Market Segmentation.
Hoạt động Market Segmentation sẽ là quá trình phân chia một thị trường rộng lớn (Mass Market) thành nhiều các phân khúc (Segment) nhỏ khác nhau.
Mỗi Market Segment sẽ là một nhóm bao gồm nhiều đối tượng mục tiêu, những người có một số tiêu chí giống nhau như khu vực, nhu cầu, sở thích hay văn hoá.
Các doanh nghiệp tiến hành Market Segmentation để tìm cách xác định các nhóm người tiêu dùng mục tiêu mà họ có khả năng đáp ứng nhu cầu tốt nhất.
Thị trường (Market) về tổng thể có thể được phân chia thành các Segment khác nhau theo một số cách như theo địa lý, nhân khẩu học hoặc hành vi.
Market Segmentation giúp các doanh nghiệp giảm thiểu các rủi ro bằng cách tìm ra sản phẩm nào có nhiều khả năng giành được thị phần nhất trong thị trường mục tiêu và những cách tốt nhất để làm Marketing và đưa các sản phẩm ra thị trường.
Sau khi thực hiện Market Segmentation, tuỳ vào từng chiến lược hay mục tiêu cụ thể mà một doanh nghiệp có thể lựa chọn nhắm mục tiêu đến một, một vài hoặc toàn bộ các phân khúc (Segments).
Vai trò của quá trình Market Segmentation hay chia Market thành các Segment đối với thương hiệu hay doanh nghiệp là gì?
Như đã phân tích ở trên, Market Segmentation tức quá trình phân chia Market thành các Segment khác nhau là hoạt động không thể thiếu trong marketing hay với các hoạt động kinh doanh nói chung.
Ngoài các vai trò tổng thể là giúp doanh nghiệp bán hàng tốt hơn và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững hơn, dưới đây là những gì mà hoạt động Market Segmentation có thể mang lại.
Tăng mức độ hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực (tài chính, con người…).
Market Segmentation cho phép doanh nghiệp tập trung vào một số Segment mà họ cho rằng họ có lợi thế nhất, tức có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt nhất.
Thay vì cố gắng tiếp cận toàn bộ các Segment với rất nhiều ngân sách và nguồn lực, nơi mà doanh nghiệp có thể không bán được hàng do không có lợi thế cạnh tranh (so với các đối thủ cạnh tranh hiện có), doanh nghiệp chỉ cần chọn đúng Segment họ cần.
Có khả năng xây dựng thương hiệu tốt hơn hay làm marketing hiệu quả hơn.
Vì chỉ tập trung vào một hoặc một số Segment nhất định, hay xây dựng các chiến lược tiếp cận khác nhau cho từng Segment khác nhau, doanh nghiệp có khả năng xây dựng thương hiệu tốt hơn khi họ hiểu đối tượng mục tiêu (có trong Segment) nhiều hơn.
Tiếp đó, khi doanh nghiệp đã xác định các Segment rất cụ thể với những con người cụ thể, các hoạt động marketing và thương hiệu theo đó cũng có liên quan và sát với các đối tượng mục tiêu hơn. Điều này cuối cùng sẽ tạo ra những trải nghiệm tốt hơn với thương hiệu.
Market Segmentation cũng giúp xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty) tốt hơn.
Vì doanh nghiệp hiểu khá rõ về khách hàng trong từng Segment cụ thể, tạo ra nhiều trải nghiệm cá nhân hoá hay cung cấp các tương tác có tính liên quan cao, mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng sẽ có xu hướng ngày càng bền chặt hơn và hiển nhiên khách hàng sẽ ngày càng trung thành hơn.
Market Segmentation giúp cho chiến lược khác biệt hoá trở nên hiệu quả hơn.
Bạn cứ hình dung thế này, nếu bạn không tiến hành Market Segmentation và lựa chọn các Segment cụ thể để nhắm mục tiêu cho các chiến dịch sau đó, liệu một thông điệp hay tính năng nào đó của sản phẩm có thể phù hợp với toàn bộ đối tượng có trên thị trường?
Câu trả lời thường là không khi mỗi nhóm người hay thậm chí là mỗi người có những nhu cầu hay sở thích khác nhau.
Cuối cùng, vì các chiến lược được xây dựng riêng lẻ cho từng Segment cụ thể, khả năng khác biệt hoá từ sản phẩm đến thông điệp là cao nhất. Hay nói cách khác, các chiến dịch Marketing nếu có sẽ liên quan nhiều nhất và có khả năng gây ảnh hưởng lớn nhất.
Ví dụ: Nếu chiến lược của doanh nghiệp là bán giá cao cho toàn bộ các Segment và coi đó là một sự khác biệt (liên quan đến quá trình định vị thương hiệu), sự khác biệt này hầu như không có tác dụng với những người có thu nhập thấp hay những người cần các sản phẩm có mức giá rẻ hơn.
Chiến lược này chính xác là chỉ dành cho các Segment có thu nhập cao.
Market Segmentation cũng giúp cho quá trình nhắm mục tiêu quảng cáo (Targeting) chính xác và hiệu quả hơn.
Như đã phân tích ở trên, sau quá trình Market Segmentation, vì doanh nghiệp đã phân chia thị trường thành các Segment cụ thể, mỗi Segment bao gồm những người có một số đặc điểm nhận dạng giống nhau như giới tính, khu vực hay độ tuổi.
Đây chính là những yếu tố quyết định giúp các nhà quảng cáo hay thương hiệu nhắm mục tiêu hiển thị quảng cáo đến những đối tượng có liên quan nhất để từ đó hiệu suất mang lại chẳng hạn như tỷ lệ tương tác hay chuyển đổi bán hàng là cao nhất.
Các kiểu hay hình thức Market Segmentation chính hiện có.
Đến đây, khi bạn đã có thể thực sự hiểusegment là gì, nó khác như thế nào so với Market Segmentation hay tại sao nó lại quan trọng, bạn cần tìm hiểu tiếp về các cách thức Market Segmentation khác nhau.
Tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp, quá trình này có thể diễn ra theo những cách khác nhau, dưới đây là những hình thức chính bạn có thể tham khảo.
Về mặt tổng thể, thương hiệu có thể tiến hành thực thi Market Segmentation hay Phân khúc thị trường theo 6 cách bao gồm:
Demographics Segmentation – Phân khúc theo nhân khẩu học.
Behavioral Segmentation – Phân khúc theo hành vi.
Geographics Segmentation – Phân khúc theo địa lý.
Interests Segmentation – Phân khúc theo sở thích.
Psychographics Segmentation – Phân khúc theo tâm lý học.
Socialgraphics Segmentation – Phân khúc theo xã hội học.
Demographics Segmentation.
Khi nói đến các hoạt động Market Segmentation hay phân khúc thị trường, phân khúc theo nhân khẩu học (Demographics Segmentation) có lẽ là cách thức phổ biến nhất.
Demographics Segmentation liên quan đến việc phân chia thị trường hay khách hàng theo các tiêu chí như tuổi tác, thu nhập, giới tính, chủng tộc, học vấn hoặc nghề nghiệp.
Chiến lược này giả định rằng những cá nhân hay đối tượng mục tiêu có nhân khẩu học giống nhau sẽ có nhu cầu tương tự nhau.
Behavioral Segmentation.
Behavioral Segmentation hay Phân khúc theo hành vi là cách thức doanh nghiệp phân chia Market thành các Segment dựa trên cách thức các đối tượng mục tiêu từng tương tác với các sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp (hoặc dựa trên dữ liệu nghiên cứu từ đối thủ hay thị trường sẵn có).
Chiến lược tiếp cận này giả định rằng, những gì mà khách hàng thể hiện trước đó chính là các chỉ báo để thương hiệu dự đoán hành động của họ trong tương lai.
Ví dụ: Gen Z thường mua sắm và thanh toán trực tuyến tuyến thông qua thẻ tín dụng, còn Gen X hoặc Gen Y thì thích mua sắm trực tiếp.
Geographics Segmentation.
Phương thức phân khúc tiếp theo là Geographics Segmentation hay Phân khúc theo địa lý.
Cách thức tiếp cận này khá đơn giản, những gì doanh nghiệp làm là tiến hành phân chia thị trường thành các Segment theo từng khu vực địa lý khác nhau theo phạm vi quốc gia hay các khu vực cụ thể như tỉnh hay thành phố.
Các doanh nghiệp sử dụng chiến lược này cho rằng, những đối tượng khách hàng sống trong cùng một vực địa lý cụ thể có các nhu cầu hay hành động tương tự nhau.
Ví dụ, một thương hiệu bán lẻ (retail) nào đó đã quyết định bán nhiều áo thun hơn ở Vũng Tàu và áo sơ mi ở Đà Lạt.
Interests Segmentation.
Là một trong những cách thức Market Segmentation được sử dụng phổ biến bởi các nhà quảng cáo, ý tưởng đằng sau cách thức tiếp cận Interests Segmentation hay Phân khúc theo sở thích là những khách hàng có sở thích giống nhau có xu hướng thực hiện các hành động giống nhau.
Ví dụ, khách hàng thích xe hơi thì hay mua đồng hồ và khách hàng thích đồng hồ thì lại hay mua quần áo.
Psychographics Segmentation.
Psychographics Segmentation là cách thức phân khúc theo tâm lý học.
Về bản chất, đây là cách tiếp cận phân khúc thị trường khó nhất và cũng ít được sử dụng nhất, Psychographics Segmentation cố gắng phân loại người tiêu dùng dựa trên lối sống, tính cách, quan điểm và động cơ cá nhân của riêng họ.
Ví dụ: Một công ty F&B có thể nhắm mục tiêu đến các cá nhân dựa trên lối sống của họ là thích “tối giản”, tính bền vững hay quá trình sản xuất nguyên vật liệu thân thiện với môi trường.
Socialgraphics Segmentation.
Hình thức Market Segmentation cuối cùng là Socialgraphics Segmentation hay Phân khúc theo xã hội học.
Trong tổng hoà các mối quan hệ xã hội, một cá nhân thường là một mắt xích (điểm ghi và phát dữ liệu) kết nối với nhiều mắt xích khác, họ kết nối, chia sẻ, ảnh hưởng, và thậm chí là phụ thuộc lẫn nhau.
Dựa trên góc nhìn này, các doanh nghiệp tiến hành phân chia đối tượng mục tiêu theo các cộng đồng mà họ tương tác nhiều nhất hay theo những nơi mà họ bị chi phối và ảnh hưởng nhiều nhất.
Những bất lợi của Market Segmentation hay khi phân chia Market thành các Segment là gì?
Những bất lợi của Market Segmentation hay khi phân chia Market thành các Segment là gì?
Bên cạnh những lợi ích mà hoạt động phân khúc thị trường hay Market Segmentation có thể mang lại, chiến lược tiếp cận này cũng đi kèm với không ít các nhược điểm, dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.
Chi phí Marketing trả trước cao hơn. Về cơ bản, Market Segmentation có thể hiệu quả trong dài hạn. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả này, các doanh nghiệp thường phải tiêu tốn khá nhiều nguồn lực để có được insight của khách hàng, dữ liệu hay các thông tin cụ thể của từng phân khúc (Segment).
Quá trình xây dựng sản phẩm phức tạp hơn. Vì doanh nghiệp đang cố gắng tiếp cận các Segment nhỏ và riêng biệt, nơi đối tượng mục tiêu có các nhu cầu khác nhau, quá trình sản xuất nên các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của họ cũng phức tạp hơn. Thay vì doanh nghiệp chỉ cần 1 sản phẩm và 1 chương trình Marketing Mix cho toàn bộ các Segment, giờ đây doanh nghiệp cần sản xuất nhiều hơn.
Mức độ rủi ro sẽ cao hơn khi các giả định ban đầu là sai. Nếu bạn đã hiểu lý thuyết đằng sau ý tưởng phân chia Market thành các Segment là gì, bạn thấy rằng, chiến lược này bắt nguồn từ giả định rằng các Segment bao gồm những đối tượng tương tự nhau sẽ có các nhu cầu giống nhau. Thực tế lại không phải luôn luôn như vậy.
Cách doanh nghiệp hay thương hiệu có thể xác định đâu là Market Segment mà họ nên tập trung vào.
Cũng tương tự như bất cứ chiến lược Marketing nào khác, sẽ không có một công thức xác định Market Segment chính xác hay quá trình Market Segmentation hoàn hảo, thông qua một loạt các câu hỏi dưới đây bạn có thể từng bước xác định các Market Segment phù hợp cho doanh nghiệp của mình.
Quá trình Market Segmentation có thể diễn ra theo 5 giai đoạn.
Giai đoạn I: Đặt ra Kỳ vọng – Mục tiêu.
Mục đích hay mục tiêu của doanh nghiệp khi thực hiện Market Segmentation là gì hay tại sao doanh nghiệp lại muốn phân chia Mass Market thành các Segment nhỏ hơn?
Doanh nghiệp kỳ vọng sẽ tìm ra điều gì sau quá trình Market Segmentation?
Doanh nghiệp có kỳ vọng là sẽ tìm ra một Market Segment hoàn hảo nào đó hay không?
Giai đoạn 2: Xác định phân khúc khách hàng (Customer Segment).
Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp đang bán hàng cho những Segment nào?
Doanh nghiệp muốn thu thập dữ liệu gì về khách hàng và thu thập nó như thế nào?
Trong các kiểu Market Segmentation nói trên, doanh nghiệp có muốn lựa chọn phương thức nào để tiến hành tiếp phân khúc khách hàng hay không?
Giai đoạn 3: Đánh giá các Segment tiềm năng.
Liệu các dữ liệu doanh nghiệp có được có đủ tin cậy để đánh giá tiềm năng của các Segment hay không?
Tại sao doanh nghiệp lại chọn Segment này mà không phải Segment kia?
Chân dung khách hàng lý tưởng của doanh nghiệp là gì?
Giai đoạn 4: Phát triển chiến lược phân khúc.
Làm thế nào để doanh nghiệp có thể kiểm tra các giả định của mình trên các thị trường cụ thể?
Điều gì quyết định một chiến lược Market Segmentation thành công?
Làm thế nào doanh nghiệp có thể biết được liệu chiến lược hiện đang áp dụng có hiệu quả hay không?
Giai đoạn 5: Thực thi chiến lược và Giám sát.
Sau khi chiến lược phân khúc bắt đầu được áp dụng, đâu là những bộ phận hay nơi doanh nghiệp có thể thu thập các phản hồi?
Những rào cản hiện tại là gì và làm cách nào doanh nghiệp vượt qua nó.
FAQS – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến khái niệm Segment và Market Segmentation.
Market Segment là gì?
Là một phân khúc thị trường bao gồm những đối tượng (khách hàng) mà doanh nghiệp cho rằng họ có những đặc điểm tương tự nhau.
Market Segmentation là gì?
Là quá trình doanh nghiệp tiến hành phân chia thị trường (Mass Market) thành các Segment cụ thể khác nhau.
Micro Segment là gì?
Micro Segment hay Micro Market Segment là các siêu phân khúc thị trường, khái niệm đề cập đến các phân khúc hẹp nơi các nhóm đối tượng mục tiêu có những đặc điểm rất khác biệt và cụ thể, đặc trưng của các Micro Market Segment là số lượng đối tượng mục tiêu tương đối ít.
Business Segment là gì?
Business Segment mang ý nghĩa tương tự Business Unit (BU), khái niệm được sử dụng để chỉ các phân khúc hay đơn vị kinh doanh của một doanh nghiệp.
Business Segment tạo ra doanh thu từ việc bán một sản phẩm, một dòng sản phẩm hoặc bằng cách cung cấp một dịch vụ tách biệt với lĩnh vực kinh doanh trọng tâm chính của doanh nghiệp.
Audience Segmentation hay Customer Segmentation là gì?
Là khái niệm dùng để chỉ quá trình phân khúc đối tượng mục tiêu hay phân khúc khách hàng. Doanh nghiệp theo đó sẽ tiến hành phân chia thị trường (Mass Market) thành các Market Segment nhỏ hơn.
Sub Segment là gì?
Sub Segment là phân khúc phụ, khái niệm mô tả một nhóm khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn tiếp cận và bán hàng bên cạnh nhóm khách hàng chính (Main Segment).
Sub Segment có khả năng (nhu cầu) và tần suất mua hàng ít hơn so với nhóm Main Segment.
Kết luận.
Với tư cách là những người làm marketing hay các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, bạn thấy rằng, Market Segmentation hay quá trình phân chia Market thành các Segment khác nhau đóng một vai trò hết sức quan trọng quyết định đến mức độ thành công của các hoạt động marketing và kinh doanh kéo theo sau đó.
Bằng cách hiểu đúng segment là gì và quá trình Market Segmentation nên được triển khai như thế nào, bạn có thể đảm bảo rằng các chiến lược sau đó có nhiều cơ hội thành công hơn khi bạn hiểu thị trường và khách hàng nhiều hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong tuần đầu Elon Musk tiếp quản Twitter, số người dùng đăng ký mạng xã hội Mastodon đã tăng vọt.
Mastodon – Mạng xã hội được hưởng lợi khi Twitter gặp trục trặc
Mạng xã hội Mastodon ra đời từ năm 2016 nhưng khá vô danh. Dù vậy, một số lượng người dùng không hề nhỏ đang rời bỏ Twitter để đến với mạng xã hội này.
Ngay sau khi Elon Musk mua lại Twitter, tỷ phú đã sa thải một nửa nhân viên, thay đổi các tính năng và rất có thể sẽ chuyển hướng quản trị nội dung, gia tăng các nội dung thù ghét.
Hiện nay, chưa có nền tảng nào đủ sức thay thế Twitter. Tuy nhiên, Mastodon nổi lên nhờ giao diện khá giống Twitter, với các cập nhật ngắn hiển thị theo thời gian thay vì theo thuật toán.
Nó sử dụng các máy chủ do các nhóm và cá nhân khác nhau vận hành thay vì một nền tảng tập trung trong tay một công ty như Twitter, Instagram hay Facebook.
Không như các mạng xã hội khác, Mastodon miễn phí tham gia và không có quảng cáo. Nó được một tổ chức phi lợi nhuận của Eugen Rochko phát triển và tài trợ dưới hình thức gọi vốn cộng đồng.
Trong cuộc phỏng vấn giữa tuần trước, Rochko tiết lộ Mastodon có thêm 230.000 người dùng mới từ ngày 27/10, ngày Musk tiếp quản Twitter.
Họ hiện có 655.000 người dùng tích cực mỗi tháng, chưa thấm vào đâu so với 238 triệu người dùng tích cực hàng ngày của Twitter.
Bản thân nhà sáng lập Rochko cũng nhận thức được điều này, song đây là thành tích lớn nhất mà mạng xã hội Mastodon thiết lập từ trước tới nay.
Những người tham gia Mastodon có cả người dùng Twitter sở hữu lượng người theo dõi lớn, chẳng hạn diễn viên hài Kathy Griffin hay nhà báo Molly Jong-Fast.
Giáo sư Sarah T. Roberts tại Đại học UCLA bắt đầu sử dụng Mastodon vào ngày 30/10 dù mở tài khoản từ 1 năm trước. Roberts từng làm việc tại Twitter hồi đầu năm nay.
Cô cho biết mình dùng Mastodon do lo ngại về quản trị nội dung tại Twitter sẽ thay đổi dưới triều đại của Musk. Theo cô, người dùng Twitter có thể chuyển sang Mastodon do có sự gần gũi về trải nghiệm người dùng. Rất nhiều tính năng hay bố cục Mastodon giống với Twitter.
Nhà báo Rachel Metz cũng tò mò và dùng thử Mastodon. Theo ông này, hai mạng xã hội tồn tại các điểm khác biệt quan trọng, đặc biệt trong cách thiết lập mạng lưới.
Do tài khoản người dùng Mastodon lưu trữ trên một số máy chủ khác nhau, rất khó để tìm kiếm ai đó mà họ quen biết. Bạn sẽ phải tham gia một máy chủ cụ thể để đăng ký, một số mở cho tất cả mọi người, một số cần được mời.
Dù bạn có thể hteo dõi bất kỳ người dùng Mastodon nào, bạn chỉ nhìn thấy danh sách những người theo dõi bạn bè Mastodon của bạn hay những người mà bạn bè Mastodon theo dõi nếu những người theo dõi này cũng ở trên một máy chủ giống bạn.
Nhìn chung, không giống với mạng xã hội Twitter – nơi dễ dàng tương tác với lượng khán giả lớn, mạng lưới Mastodon khá khiêm tốn, chỉ dưới 100 người theo dõi.
Với nhà báo Metz, cô chưa sẵn sàng đóng tài khoản Twitter. Mastodon giống như chỗ trú ẩn trong trường hợp Twitter trở nên không thể chịu nổi.
Roberts cũng chưa quyết định có khóa tài khoản hay không, song cô thấy bất ngờ vì số lượng người theo dõi tăng nhanh chóng trên Mastodon.
Trong vòng 1 tuần đăng ký và thông báo cho gần 23.000 người theo dõi trên Twitter, cô đã thu hút hơn 1.000 người theo dõi trên Mastodon.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Tìm hiểm toàn diện các thông tin về thuật ngữ Algorithm (tiếng Việt có nghĩa là Thuật toán) như: Algorithm là gì? Các loại Algorithm phổ biến? Vai trò của Algorithms trong phạm vi lập trình, kinh doanh và marketing? cập nhật Algorithm của một số nền tảng phổ biến trên thế giới? và hơn thế nữa.
Algorithm là gì? Tất cả những gì cần biết về Algorithms
Algorithm trong tiếng Việt có nghĩa là Thuật toán. Trong bối cảnh kinh doanh mới, thế giới của các nền tảng và mạng xã hội, Algorithm được coi là một trong những yếu tố mang tính sống còn quyết định sự tồn tại và phát triển của các nền tảng (Platforms) kỹ thuật số chẳng hạn như công cụ tìm kiếm hay mạng xã hội. Dù là bạn một người làm công nghệ, Digital Marketer cần nghiên cứu về thuật toán để tối ưu nội dung hay đơn giản là bạn cần tìm hiểu các yếu tố liên quan đến vấn đề đạo đức của thuật toán, hiểu rõ khái niệm và bản chất của Algorithms là hết sức cần thiết.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips đề cập bao gồm:
Algorithm là gì?
Algorithm hoạt động như thế nào.
Các kiểu Algorithm được sử dụng phổ biến hiện nay là gì?
Vai trò của Algorithm đối với sự tồn tại và phát triển các doanh nghiệp (chủ sở hữu các nền tảng) là gì?
Phân tích cơ bản Algorithm của một số nền tảng phổ biến như Google, Facebook, Instagram, TikTok, LinkedIn và hơn thế nữa.
FAQs – Một số câu hỏi thường gặp về khái niệm Algorithm.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Algorithm là gì?
Algorithm trong tiếng Việt có nghĩa là thuật toán, là khái niệm đề cập đến một quá trình được sử dụng để xử lý, tính toán hay giải quyết một vấn đề nào đó.
Algorithm hoạt động như một danh sách bao gồm nhiều các hướng dẫn khác nhau dùng để thực thi các hành động cụ thể dựa trên phần cứng hoặc phần mềm.
Khái niệm Algorithm vốn được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực công nghệ, trong toán học, trong ngành khoa học máy tính hay thậm chí là trong kinh doanh và marketing, tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể, các Algorithm được ứng dụng theo những cách khác nhau.
Ví dụ như trong ngành khoa học dữ liệu, các Algorithms cũng được sử dụng như các thông số đặc tả để thực hiện việc xử lý dữ liệu.
Hay ngày nay với các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay TikTok, Algorithm là thứ sẽ quyết định cách người dùng được đề xuất nội dung, cách nền tảng quản lý các hành động trên ứng dụng và hơn thế nữa.
Các Algorithm hoạt động như thế nào?
Về mặt tổng thể, các Algorithm có thể được thể hiện dưới dạng ngôn ngữ tự nhiên (ngôn ngữ giao tiếp thông thường của con người), ngôn ngữ lập trình (programming languages), mã giả (Pseudocode) hay sơ đồ.
Vì các ngôn ngữ tự nhiên rất khó hiểu đối với các chương trình máy tính, các ngôn ngữ lập trình thường được sử dụng để diễn đạt các Algorithm được thực thi bởi các hệ thống máy tính (computer systems).
Như đã đề cập trong phần khái niệm về Algorithm, bạn có thể hình dung về Algorithm bởi 2 đầu đó là đầu vào (input) và đầu ra (output).
Đầu vào chính là các dữ liệu ban đầu, những thứ được sử dụng để ra quyết định, dữ liệu đầu vào được đưa vào một tập hợp các hướng dẫn hoặc tính toán (thường ở dạng số học hoặc quy trình ra quyết định), đầu ra là bước cuối cùng trong một Algorithm và thường được biểu thị dưới dạng dữ liệu.
Ví dụ: một Algorithm tìm kiếm chẳng hạn như của Google sẽ lấy một từ khoá tìm kiếm của người dùng làm dữ liệu đầu vào (input) và chạy nó thông qua một tập hợp các hướng dẫn cụ thể để tìm kiếm từ cơ sở dữ liệu (trên hệ thống lưu trữ của Google) những nội dung liên quan đến truy vấn đó.
Đầu ra (output) khi này như bạn vẫn thường thấy, chính là các trang kết quả tìm kiếm có chứa các nội dung mà Algorithm cho là người dùng đang cần.
Một ví dụ khác về ứng dụng của Algorithm đó là các phần mềm tự động, vì khả năng tự động hóa cần tuân theo một tập hợp các quy tắc hay hướng dẫn cụ thể, các Algorithm đóng vai trò là trung gian trong suốt quá trình từ lúc nhận được “mệnh lệnh” đến lúc xử lý và hoàn thành nhiệm vụ (trả về kết quả).
Các kiểu Algorithm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là gì?
Các kiểu Algorithm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là gì?
Hiện nay có rất nhiều các Algorithm khác nhau được sử dụng vào từng bối cảnh kỹ thuật và kinh doanh cụ thể khác nhau.
Dưới đây là một số loại Algorithm chính bạn có thể tham khảo.
Search Engine algorithm.
Là Algorithm của các công cụ tìm kiếm lấy các từ khóa hay còn được gọi là truy vấn tìm kiếm làm dữ liệu đầu vào, Algorithm này sau đó sẽ giúp hệ thống tìm kiếm các nội dung có liên quan trên cơ sở dữ liệu (data base) và trả về các nội dung tương ứng.
Suggested algorithm.
Nếu bạn là người thường xuyên sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay Instagram, bạn thấy rằng nền tảng sẽ chủ động đề xuất (suggest, recommand) các nội dung mà bạn có thể thích.
Algorithm này hoạt động chủ yếu dựa trên nguyên tắc là căn cứ vào các dữ liệu lịch sử tương tác trên nền tảng của người dùng để gợi ý các nội dung liên quan.
Encryption algorithm.
Algorithm này sử dụng các mật mã để mã hóa, giải mã và bảo về dữ liệu. Về bản chất không ai có thể mã hoá được dữ liệu nếu thiếu đi các mật mã. Những nền tảng nhắn tin như WhatsApp sử dụng Algorithm này để bảo vệ các nội dung có trong tin nhắn.
Greedy algorithm.
Algorithm này giải quyết các vấn đề tối ưu hóa bằng cách tìm ra các giải pháp tối ưu cục bộ nhưng lại hy vọng nó là giải pháp tối ưu ở diện rộng. Vì điều này, đây không phải là Algorithm hay giải pháp tối ưu.
Recursive algorithm.
Algorithm này tự lặp đi lặp lại chính nó cho đến khi giải quyết được một vấn đề. Các Algorithm đệ quy sẽ gán chúng với một giá trị nhỏ hơn mỗi khi được lặp lại.
Backtracking algorithm.
Algorithm này sẽ cố gắng tìm ra giải pháp cho một vấn đề nhất định theo cách tiếp cận là giải quyết từng phần một.
Divide-and-conquer algorithm.
Algorithm này được chia thành hai phần. Một phần là chia một vấn đề lớn thành các bài toán con nhỏ hơn. Phần thứ hai là giải quyết những vấn đề con và sau đó kết hợp chúng lại với nhau để tạo ra một giải pháp lớn (hoàn chỉnh).
Dynamic programming algorithm.
Algorithm này sẽ giải quyết các vấn đề bằng cách chia chúng thành các bài toán con. Kết quả có được sau đó được lưu trữ để áp dụng cho các bài toán tương ứng trong tương lai.
Brute-force algorithm
Algorithm này lặp lại tất cả các giải pháp có thể có cho một vấn đề một cách thiếu cơ sở khoa học, chúng tìm kiếm một hoặc nhiều giải pháp cho một hàm hay chức năng nhất định.
Sorting algorithm.
Các Algorithm sắp xếp được sử dụng để sắp xếp lại cấu trúc dữ liệu dựa trên một toán tử so sánh (comparison operator), được sử dụng để quyết định các thứ tự mới cho dữ liệu.
Hashing algorithm).
Algorithm này lấy dữ liệu và chuyển đổi nó thành một thông báo thống nhất với một hàm băm (hashing).
Randomized algorithm.
Algorithm này làm giảm thời gian xử lý và sự phức tạp dựa trên thời gian. Nó sử dụng các yếu tố ngẫu nhiên thay vì là logic.
Vai trò của Algorithm đối với sự tồn tại và phát triển các doanh nghiệp (chủ sở hữu các nền tảng) là gì?
Vai trò của Algorithm đối với sự tồn tại và phát triển các doanh nghiệp (chủ sở hữu các nền tảng) là gì?
Với hầu hết các nền tảng (Platforms), cho dù đó là nền tảng tìm kiếm như Google, nền tảng mua sắm thương mại điện tử (eCommerce) như Shopee hay nền tảng mạng xã hội như TikTok, Algorithm là một trong nhóm những yếu tố quan trọng nhất.
Dưới đây là những gì mà các Algorithm có thể mang lại cho các nền tảng này:
Algorithm giúp níu chân khách hàng hay người dùng ở lại nền tảng.
Ví dụ đối với các nền tảng mạng xã hội chẳng hạn như TikTok, một khi bạn đã gia nhập nền tảng, điều gì sẽ khiến bạn ở lại và tiếp tục sử dụng nó?
Khi tất cả mọi người dùng đã gia nhập, hiển nhiên, họ sẽ bắt đầu trải nghiệm, “lướt” và tương tác với những người khác (giả sử bạn bè của họ cũng đang có mặt trên nền tảng), với các thương hiệu mà họ yêu thích (giả sử các thương hiệu cũng đã nhanh chóng gia nhập), cũng như bắt đầu trải nghiệm những thứ nâng cao khác (chẳng hạn như tìm kiếm).
Như là điều tất yếu, sau một quá trình trải nghiệm, nếu các tính năng, giao diện, hay những thứ nâng cao như Algorithm không thể làm hài lòng được họ, họ sẽ chọn cách rời đi và tìm kiếm sang một nền tảng khác. Mạng xã hội có thể rơi vào thất bại.
Để có thể tiếp tục hình dung điều này một cách rõ hơn, bạn lại hình dung thế này, bạn gia nhập một mạng xã hội nào đó nhưng nền tảng lại “không thể hiểu” bạn thích hay muốn gì, thậm chí bạn chủ động tìm kiếm cũng không thể thấy, liệu bạn có tiếp tục “lướt” nó.
Hay chuyện gì sẽ xảy ra nếu cứ mỗi lần mở ứng dụng, hàng loạt tin rác ập đến bạn, quảng cáo ngổn ngang không thể kiểm soát…bạn lại chọn cách rời đi.
Algorithm là thứ có thể giải quyết tất cả những vấn đề này.
Algorithm giúp doanh nghiệp chiều lòng khách hàng bằng cách hiểu họ để từ đó bán được nhiều hàng hơn, doanh số cao hơn.
Như đã đề cập ở các phần ở đầu bài, trong phạm vi kinh doanh nói chung, khái niệm Algorithm hay ứng dụng của Algorithm gắn liền với môi trường internet và nền tảng.
Hãy lấy ví dụ với sàn thương mại điện tử Shopee, giả sử bạn là người yêu thích mua sắm trực tuyến và do đó bạn tải xuống và trải nghiệm ứng dụng Shopee (hoặc sử dụng bản web), cũng như nhiều người dùng khác, bạn tương tác với nhiều thứ trên nền tảng và bạn cũng có những sở thích riêng (chẳng hạn như bạn yêu màu Tím).
Trong quá trình sử dụng, không biết có một “ma lực” nào đó, nền tảng liên tục gợi ý những thứ mà bạn có thể thích (dựa trên các dữ liệu đầu vào mà Shopee có được), may mắn là nó chính xác là những thứ bạn rất muốn mua, và như một nhu cầu bình thường, đến thời điểm bạn cần nó, bạn đã bắt đầu đặt mua nó.
Vậy điều gì mà giúp Shopee hiểu bạn và tối ưu hoá trải nghiệm cá nhân của bạn trền tảng, Algorithm chính là câu trả lời cho điều này.
Phân tích cơ bản một số Algorithm của các nền tảng mạng xã hội.
Để có thể hiểu sâu hơn về Algorithm cũng như cách thức hoạt động của Algorithm, hãy nhìn vào một số Algorithm của các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay TikTok.
Những dấu hiệu chính có trong Algorithm đề xuất video của Facebook.
Với bất cứ nền tảng nào, họ cũng đều có nhiều Algorithm khác nhau sử dụng trong các trường hợp khác nhau, thuật toán đề xuất video của Facebook sẽ dựa vào các yếu tố sau khi đề xuất nội dung tới người dùng.
Tính nguyên bản (nội dung gốc).
Khả năng thu hút sự chú ý và giữ chân người dùng.
Lòng trung thành và ý niệm (ý định).
Khả năng tương tác.
Ngoài ra, Facebook cũng chia sẻ thêm các yếu tố sẽ làm giảm mức độ phân phối của video:
Video trông giống như các bản trình chiếu (slideshows) – Facebook nói rằng video phụ thuộc quá nhiều vào hình ảnh tĩnh có thể bị giảm phân phối.
Cố tình tự chia sẻ nội dung – Nếu bạn đang tìm cách tự chia sẻ các nội dung do mình tạo ra, dù là thông qua các tài khoản ảo hay Trang được tạo ra với mục đích chia sẻ thì điều này cũng đang đi ngược lại với Algorithm xếp hạng video của Facebook.
Sử dụng các chiến thuật “kêu gọi” – Đừng thúc giục mọi người thích, chia sẻ hoặc bình luận về nội dung chỉ để tăng phạm vi tiếp cận.
Video đánh lừa người xem – Đừng đăng các video với nội dung giật gân hoặc đánh lừa người xem để họ phải xem.
Những dấu hiệu chính có trong Algorithm của TikTok.
Cũng tương tự như Facebook, TikTok cũng dựa vào những dấu hiệu khác nhau làm dữ liệu đầu vào cho Algorithm của mình.
TikTok phác thảo các chi tiết cụ thể mà hệ thống sẽ sử dụng:
Tương tác của người dùng – Các yếu tố TikTok dựa vào là các video bạn thích và / hoặc chia sẻ, tài khoản bạn theo dõi, nhận xét bạn đăng và nội dung bạn tạo. Ví dụ: nếu bạn đăng clip bằng một hashtag nhất định, sẽ có nhiều khả năng bạn sẽ thấy nội dung có cùng thẻ hashtag đó trong luồng (stream) của mình.
Thông tin video – Điều này có thể bao gồm các chi tiết như chú thích, âm thanh và bài hát cụ thể và một lần nữa, nó có thể là hashtag.
Cài đặt thiết bị và tài khoản – Các yếu tố ảnh hưởng ít hơn là những thứ như sở thích ngôn ngữ, cài đặt quốc gia và loại thiết bị di động của bạn. TikTok nói rằng những yếu tố này được xem xét để mang đến sự tối ưu những nội dung được thể hiện cho người dùng, nhưng chúng không được cân nhắc quan trọng như 2 yếu tố ở trên.
Qua đây chúng ta có thể thấy, thuật toán của TikTok tương tự như Algorithm đang hoạt động trên hầu hết các nền tảng mạng xã hội khác như Facebook hay Instagram – nó là tổng hợp của các yếu tố mà bạn đã tham gia tương tác, sau đó chúng cố gắng hiển thị cho bạn nhiều hơn những nội dung tương tự.
FAQs – Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh khái niệm Algorithm.
Đầu vào của Algorithm là gì?
Đầu vào của Algorithm hay Input Algorithm chính là những thứ mà Algorithm sử dụng để sau đó gán nó vào các hướng dẫn (có sẵn) của hệ thống để ra các quyết định có liên quan.
Ví dụ, đầu vào của Algorithm tìm kiếm Google là từ khoá (thứ mà người dùng nhập lên thanh tìm kiếm), Google sau đó sử dụng từ khoá này đối sánh vào cơ sở dữ liệu hiện có để trả lại các kết quả tương ứng (Đầu ra của Algorithm).
Mô tả Algorithm là gì?
Chính là các hướng dẫn về cách một Algorithm nào đó sẽ hiểu đầu vào, xử lý dữ liệu và trả kết quả đầu ra. Mô tả Algorithm là những chính sách, quy định, bản hướng dẫn, định hướng và hơn thế nữa.
Giải thuật là gì?
Giải thuật là một cách gọi khác của khái niệm Algorithm. Những gì nó mô tả là một quá trình được sử dụng để xử lý, tính toán hay giải quyết một vấn đề nào đó.
Algorithm máy học là gì?
Là một trong những Algorithm phổ biến nhất hiện nay, và được sử dụng rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội, Algorithm máy học (machine learning algorithm) là khái niệm đề cập đến Algorithm trong đó hệ thống chủ yếu sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) để xử lý dữ liệu hay kết quả đầu ra thông qua khả năng nhận diện các kết quả đầu vào (lặp lại).
Algorithm là gì trong lập trình (programming)?
Trong lĩnh vực lập trình, các Algorithm hoạt động như một hệ thống chứa nhiều hướng dẫn và mệnh lệnh khác nhau dựa trên phần cứng hoặc phần mềm. Căn cứ trên các mệnh lệnh được định sẵn (nạp vào), các Algorithm có nhiệm vụ xử lý các vấn đề liên quan và trả về một kết quả (đầu ra) tương ứng nào đó.
Kết luận.
Với tư cách là những người làm marketing và kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh trên môi trường trực tuyến và gắn liền với yếu tố công nghệ, việc hiểu algorithm (thuật toán) là gì và nó được ứng dụng như thế nào trong thực tế là điều hết sức quan trọng.
Dù là với phương diện người làm sản phẩm có sử dụng Algorithm hay người cần hiểu Algorithms để tối ưu hoá trải nghiệm cho người dùng để từ đó gia tăng trải nghiệm của họ với thương hiệu, bạn thấy rằng, bạn không thể không hiểu về Algorithm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Twitter sa thải hơn 90% nhân sự tại Ấn Độ trong cuối tuần qua, chỉ để lại hơn chục người tại thị trường giàu tiềm năng.
90% nhân viên của Twitter Ấn Độ bị đuổi việc
Theo nguồn tin của Bloomberg, Twitter tuyển hơn 200 người tại Ấn Độ. Việc cắt giảm cuối tuần qua nằm trong kế hoạch của ông chủ mới Elon Musk. Hiện tại, chỉ còn hơn 10 nhân sự làm việc cho Twitter tại nước này.
Ấn Độ là cỗ máy tăng trưởng quan trọng đối với các hãng Internet toàn cầu như Twitter, Meta, Google. Tuy nhiên, các công ty cũng đối mặt với quy định quản lý dữ liệu ngày một khắt khe.
Một trong các nguồn tin tiết lộ khoảng 70% nhân sự bị cắt giảm đến từ bộ phận kỹ thuật và sản phẩm. Các nhóm khác như Marketing, chính sách công, truyền thông doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng. Trên toàn cầu, Twitter đuổi việc khoảng một nửa lực lượng lao động, tương đương 3.700 người.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi có hơn 84 triệu người theo dõi trên Twitter. Không rõ Twitter sẽ xử lý và điều tiết nội dung tại đây ra sao với số lượng nhân sự ít ỏi như vậy.
Chỉ riêng Ấn Độ cũng có hơn 100 ngôn ngữ khác nhau. Các văn phòng Twitter Ấn Độ đặt tại thủ đô New Delhi, trung tâm tài chính Mumbai và trung tâm công nghệ Bengaluru.
Số lượng nhân sự Twitter trên thế giới hiện còn khoảng 3.700. Musk đang yêu cầu những người còn lại nhanh chóng làm việc và ra mắt các tính năng mới.
Một số người thậm chí phải ngủ lại văn phòng để “chạy deadline”. Tình hình tại mạng xã hội hỗn loạn tới mức theo Bloomberg, công ty đã phải gọi vài người quay lại do “đuổi nhầm”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sau khi đạt được hơn 40 triệu lượt tải xuống ứng dụng, ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh PhotoRoom đã gọi được 19 triệu USD trong vòng Series A.
PhotoRoom: 40 triệu lượt tải và 19 triệu USD gọi vốn
Công ty khởi nghiệp PhotoRoom của Pháp vừa huy động được 19 triệu USD sau vòng gọi vốn Series A. PhotoRoom là ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh chủ yếu phục vụ cho các doanh nghiệp nhỏ và các nhà bán hàng thương mại điện tử (eCommerce).
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của PhotoRoom là khả năng xoá đối tượng đằng sau các sản phẩm hay khung nền của hình ảnh.
Vòng Series A được dẫn dắt bởi quỹ Balderton Capital song song với đó là các nhà đầu tư “thiên thần” (Angels) từ Facebook, Hugging Face và cả Disney+.
Về bản chất, PhotoRoom không phải là ứng dụng duy nhất giúp xoá phông nền của hình ảnh, các ứng dụng khác như Pixelcut hay Picsart cũng có tính năng này.
Tuy nhiên, về mặt chiến lược, thay vì tập trung vào thị trường đại chúng (Mass Market), PhotoRoom đã tập trung vào một thị trường ngách (Niche Market) khá hẹp là các doanh nghiệp nhỏ thương mại điện tử trên eBay, Poshmark hay Depop.
Nhờ công nghệ máy học, người sử dụng chỉ cần thực hiện một vài thao tác đơn giản là có thể chỉnh sửa hàng loạt hình ảnh theo từng nhu cầu khác nhau.
Tính đến thời điểm hiện tại, PhotoRoom đã có hơn 40 triệu lượt tải xuống trên cả ứng dụng iOS và Android và hơn 7 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (MAU).
Ngoài các tính năng cơ bản là miễn phí, PhotoRoom cũng có cung cấp gói có trả phí (subscription) với các tính năng nâng cao, hiện người dùng phải trả 9.99 USD mỗi tháng và 69.99 USD mỗi năm cho tính năng này.
Đồng sáng lập và Giám đốc điều hành, Matthieu Rouif của PhotoRoom cho biết:
“Bằng cách tập trung sâu vào nhu cầu của người dùng, chúng tôi đã tạo ra một sản phẩm nổi bật hơn so với các đối thủ còn lại trên thị trường.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Meta, công ty mẹ của Facebook, trở thành gã khổng lồ công nghệ tiếp theo sau Twitter chuẩn bị sa thải hàng ngàn nhân viên trong tuần này.
Facebook chuẩn bị sa thải hàng ngàn nhân viên
Báo Wall Street Journal dẫn nguồn tin riêng cho biết Meta dự kiến sẽ có thông báo cụ thể sớm nhất vào ngày 9-11.
Tính đến ngày 30-9, Meta có hơn 87.000 nhân viên trên toàn thế giới làm việc ở các công ty khác nhau của họ, bao gồm mạng xã hội Facebook và Instagram, cũng như nền tảng nhắn tin WhatsApp.
Kế hoạch cắt giảm lực lượng lao động quy mô lớn được cho là liên quan đến kết quả kinh doanh quý 3 bết bát.
Cụ thể lợi nhuận của Meta chỉ đạt 4,4 tỉ USD, giảm 52% so với 9,2 tỉ USD cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu chỉ đạt 27,7 tỉ USD so với 29 tỉ USD của cùng kỳ năm ngoái.
Meta hiện đang đối mặt với tình trạng số người sử dụng mạng xã hội Facebook đang chững lại và nguồn thu từ quảng cáo giảm.
Theo Meta, số người sử dụng Facebook chỉ tăng 2% lên 2,96 tỉ người từ cuối tháng 8 tới cuối tháng 9, trong khi số lượng nhân viên của hãng tăng 28% lên 87.314 người.
Ngoài con số kinh doanh đáng thất vọng, các nhà đầu tư của Meta còn lo lắng về việc CEO Mark Zuckerberg dành nhiều nguồn lực để phát triển metaverse (vũ trụ ảo) mà chưa mang lại kết quả khả quan.
Tình hình của Meta cũng phần nào phản ánh tình hình các hãng công nghệ ở Thung lũng Silicon. Tuần trước, Công ty dịch vụ tài chính Stripe và Công ty gọi xe công nghệ Lyft đã thông báo sa thải nhân viên quy mô lớn, trong khi Amazon cũng tạm dừng tuyển dụng tại các văn phòng.
Cũng trong tuần trước, Twitter sa thải một nửa trong số 7.500 nhân viên sau khi được tỉ phú Elon Musk mua lại với giá 44 tỉ USD.
Các doanh nghiệp đang cắt giảm ngân sách quảng cáo trên các nền tảng hỗ trợ quảng cáo như Facebook và Alphabet (Google), do sức ép từ lạm phát và lãi suất tăng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cùng tìm hiểu các nội dung như đánh giá thương hiệu là gì, một số khái niệm liên quan đến các phương pháp đánh giá thương hiệu, tiêu chí đánh giá thương hiệu, các bước triển khai đánh giá thương hiệu trong doanh nghiệp và hơn thế nữa.
Đánh giá thương hiệu là gì? Các bước đánh giá thương hiệu
Trong bối cảnh khi các yếu tố từ môi trường bên ngoài đang thay đổi nhanh chóng, nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng cũng diễn ra theo cách tương tự, đánh giá thương hiệu là một trong những giải pháp để các thương hiệu có thể đảm bảo rằng họ đang “đứng cùng phía và đi cùng hướng” với khách hàng và thị trường.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài:
Các phạm vi phân tích hay tiêu chí chính có trong bản đánh giá thương hiệu.
Vai trò của đánh giá thương hiệu với doanh nghiệp là gì?
Các phương pháp đánh giá thương hiệu.
Đánh giá thương hiệu và Đánh giá Marketing.
Các bước cần làm trong quy trình đánh giá thương hiệu.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Đánh giá thương hiệu là gì?
Mặc dù là thuật ngữ được sử dụng tương đối phổ biến trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam, đánh giá thương hiệu lại chưa nhận được sự quan tâm nhiều của những người làm thương hiệu nói riêng và người làm marketing nói chung.
Đánh giá thương hiệu (Brand Audit), là khái niệm được sử dụng để chỉ quá trình nghiên cứu, phân tích, đánh giá vị trí của các sản phẩm hay thương hiệu trên thị trường.
Định vị thương hiệu là cách doanh nghiệp hay thương hiệu cần làm để khiến khách hàng nhận ra và ghi nhớ về thương hiệu, và vị trí thương hiệu đang ở trên thị trường.
Đánh giá thương hiệu cho phép các thương hiệu có được những cái nhìn từ tổng quan đến chi tiết về thương hiệu, cách khách hàng nhìn nhận về thương hiệu, hay vị thế của thương hiệu so với các đối thủ khác hiện có trên thị trường.
Các phạm vi phân tích chính hay tiêu chí có trong bản đánh giá thương hiệu.
Thực hiện Đánh giá thương hiệu cho phép các thương hiệu có được những bức tranh tổng thể hơn về thương hiệu để từ đó có thể đưa ra các chiến lược dài hạn cũng như các chiến thuật cần làm trong ngắn hạn.
Mục tiêu cuối cùng của Đánh giá thương hiệu là tìm ra những phương thức có thể triển khai để cải thiện vị trí và hiệu suất tổng thể của thương hiệu.
Thông thường, các bản phân tích đánh giá thương hiệu sẽ bao gồm 3 phạm vi đánh giá chính:
Đánh giá thương hiệu nội bộ.
Bao gồm các hoạt động đánh giá cách các nhân viên nhìn nhận về thương hiệu, đào tạo nhân viên về văn hoá của doanh nghiệp để từ đó các nhân viên trở thành những người chia sẻ giá trị và sứ mệnh của thương hiệu. Các cuộc khảo sát nhân viên nội bộ có thể cần thiết với các thương hiệu.
Đánh giá thương hiệu bên ngoài.
Là quá trình thương hiệu tiến hành nghiên cứu, thu thập dữ liệu, phân tích và đánh giá về vị trí của thương hiệu bên ngoài thị trường.
Nếu như thương hiệu của bạn đã từng chạy rất nhiều chương trình thương hiệu khác nhau, truyền tải nhiều thông điệp thương hiệu hay quảng cáo khác nhau, hay kể nhiều các câu chuyện khác nhau thì giờ đây là lúc bạn cần hiểu khách hàng của bạn đã và đang cảm nhận mọi thứ đó như thế nào.
Đánh giá trải nghiệm của khách hàng.
Khi nói đến các bản Đánh giá thương hiệu, trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu là một trong những điểm quan trọng nhất.
Thương hiệu cần đánh giá các tương tác của khách hàng với dịch vụ khách hàng hoặc tương tác của khách hàng với các nội dung của thương hiệu.
Mục tiêu của giai đoạn này là kiểm tra xem cách khách hàng cảm nhận về các trải nghiệm của họ với các điểm tiếp xúc khác nhau của thương hiệu, cách thương hiệu đang hỗ trợ họ thông qua quá trình bán hàng và dịch vụ sau bán hàng.
Vai trò của hoạt động đánh giá thương hiệu với thương hiệu hay doanh nghiệp là gì?
Như đã phân tích sơ bộ ở trên, trong bối cảnh khi hành vi của người tiêu dùng đang thay đổi nhanh chóng, khi sự tiến bộ của các yếu tố công nghệ đang làm cho quá trình này diễn ra nhanh hơn, các thương hiệu cần luôn luôn đảm bảo rằng họ đang đứng cùng phía với khách hàng hay thị trường. Đây chính là lúc Đánh giá thương hiệu phát huy tác dụng của nó.
Dưới đây là một số lợi ích hay vai trò mà hoạt động đánh giá thương hiệu có thể mang lại.
Nhìn nhận đúng vị trí hiện có của thương hiệu.
Nếu như không ít những người làm thương hiệu hay marketing có thể dễ dàng “lầm tưởng” về vị thế của thương hiệu của họ trọng mắt khách hàng hay trên thị trường, Đánh giá thương hiệu sẽ giúp họ nhìn nhận đúng mọi thứ hơn.
Liệu các thông điệp hay hình ảnh của thương hiệu có được khách hàng đón nhận, khách hàng đang nghĩ gì về thương hiệu, hay thương hiệu hiện đang phải đối mặt với những khó khăn hoặc cơ hội nào, tất cả các câu hỏi này sẽ được thị trường trả lời thay vì chỉ xuất phát từ những góc nhìn chủ quan của các marketer.
Giúp thương hiệu luôn duy trì được khả năng liên quan của mình đến khách hàng và thị trường.
Đối với hầu hết các thương hiệu, để họ có thể tiếp tục phát triển hay ít nhất là có thể tồn tại trên thị trường, họ cần tạo ra các mối liên quan với khách hàng của mình theo từng thời điểm khác nhau.
Nếu khách hàng của bạn đang có nhu cầu tương tác với thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội nhiều hơn, hay đơn giản là khách hàng cần những tính năng mới được thêm vào sản phẩm hiện có của thương hiệu, các đánh giá về thương hiệu đóng vai trò giúp các thương hiệu kết nối nhiều hơn và “có liên quan” hơn với khách hàng của họ.
Giúp thương hiệu nhận ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội hay thách thức.
Khi thương hiệu có thể hiểu được cách mà những người dùng mục tiêu đang cảm nhận và “hành xử” với thương hiệu của mình, họ có thể xác định được đâu là các điểm mạnh của thương hiệu cần phát huy, các điểm yếu cần nhanh chóng cải thiện (SWOT).
Đồng thời, xây dựng các kế hoạch đáp ứng có thể giúp họ tận dụng được các cơ hội mới hoặc hạn chế dần các thách thức mà họ có thể phải đối mặt.
Đánh giá thương hiệu và Đánh giá Marketing
Cũng tương tự như thuật ngữ Thương hiệu và Marketing, Đánh giá thương hiệu là một phần của bức tranh đánh giá rộng lớn hơn là Đánh giá Marketing
Nếu như Đánh giá thương hiệu tập trung vào các hoạt động phân tích và đánh giá thương hiệu, thì Đánh giá Marketing bao gồm tất cả các hoạt động phân tích và đánh giá mức độ hiệu quả của tổng thể các hoạt động Marketing trong đó có Brand.
Thông thường một bản Đánh giá Marketing sẽ có các nội dung sau:
Sales & Distribution Audit: Đánh giá các hoat động phân phối và bán hàng.
Brand Audit (hoặc Brand Image Audit): Đánh giá thương hiệu hoặc đánh giá hình ảnh thương hiệu.
Process Audit: Đánh giá quy trình hỗ trợ khách hàng.
Advertising & Communications Audit: Đánh giá tổng thể các hoạt động truyền thông và quảng cáo của thương hiệu.
Sự khác biệt giữa Branding và Brand Marketing là gì?
Branding là khái niệm thiên về phần hình thức chẳng hạn như hình ảnh thương hiệu, cụ thể hơn là khuếch trương hệ thống nhận diện thương hiệu (Brand Identity).
Branding thường không chú ý đến nghiên cứu phát triển sản phẩm, thường là chấp nhận một sản phẩm hiện hữu để nâng cấp thành thương hiệu.
Branding cũng vì vậy không đưa ra được các giải pháp lý tính và tập trung khai thác giá trị cảm tính. Các nhà tư vấn chuyên nghiệp như Interbrand và Landor vẫn tập trung Branding chứ chưa lột tả hết ý nghĩa chiến lược sâu xa từ sản phẩm.
Brand Marketing ngược lại đề cập sâu sắc hơn về khía cạnh chiến lược (strategic brand management) và quản trị thương hiệu với ý nghĩa là một chiến lược marketing tổng thể, ít nhất ở cấp độ giải pháp toàn diện 4Ps, hoặc 7Ps.
Tóm lại, trong khi Branding đi sâu hơn vào chiến lược hình ảnh thương hiệu (Brand Image), Brand Marketing tập trung vào chiến lược tổng thể.
Các bước cần làm trong quy trình đánh giá thương hiệu là gì?
Để tiến hành xây dựng một bản Đánh giá thương hiệu thành công và toàn diện, dưới đây là các bước bạn có thể phải trải qua.
1. Xây dựng một bản tóm tắt về thương hiệu.
Bước đầu tiên cần làm trong quy trình Đánh giá thương hiệu là thu thập và xây dựng một bản tóm tắt ngắn về thương hiệu.
Những nội dung như giá trị của thương hiệu, mục tiêu thương hiệu, giọng điệu thương hiệu hay các tài sản liên quan đến thương hiệu như logo, slogan, linh vật gắn liền với thương hiệu, hoặc thậm chí là các số liệu bán hàng hay các bản kế hoạch marketing hiện có.
Về bản chất ở phần đầu tiên này, bạn cần xác định được thương hiệu đã làm và đang có những hạng mục gì.
2. Xác định mục tiêu.
Sau khi đã thu thập các tài liệu hay dữ liệu hiện có liên quan đến thương hiệu, bạn cần liệt kê các phép đo khác nhau hay các mục tiêu mà bạn hy vọng sẽ đạt được sau quá trình đánh giá thương hiệu.
Bạn cũng cần xem lại các bản kế hoạch truyền thông marketing của mình để đảm bảo rằng bạn có thể hiểu về những gì bạn đã làm và những gì bạn mong muốn đạt được.
Trong quá trình kiểm tra của bạn, hãy lên kế hoạch để thu thập càng nhiều dữ liệu về các hạng mục cần đánh giá càng tốt, đó có thể là số liệu về khách hàng mục tiêu, dịch vụ sản phẩm, các kênh truyền thông mạng xã hội, giá cả và khả năng cạnh tranh của thương hiệu.
3. Đánh giá các hoạt động marketing từ bên ngoài.
Ở phần này, bạn cần xem xét cách mà các nhóm khách hàng mục tiêu thấy và cảm nhận về thương hiệu của bạn, các hạng mục cần xem xét có thể là:
Logo.
Tài liệu quảng cáo.
Màu sắc thương hiệu.
Quảng cáo.
Cách thức đóng gói.
Ví dụ: bạn có thể đánh giá xem tông màu của logo có phù hợp với tông màu của các mẫu quảng cáo hay không hay có bất kỳ sự mâu thuẫn nào về mặt thiết kế không.
Bạn cũng có thể đánh giá chi tiết về từng thành phần của marketing và cách chúng được thực thi so với chiến lược marketing tổng thể của bạn.
4. Thực hiện khảo sát khách hàng.
Bước thứ 4 trong quy trình Đánh giá thương hiệu là khảo sát khách hàng. Khảo sát có thể là một cách đơn giản để hiểu cách khách hàng cảm nhận về thương hiệu của bạn.
Mục tiêu của quá trình này là thu thập các đánh giá hay cảm nhận của khách hàng về thương hiệu để từ đó có các chỉnh sửa phù hợp hơn.
Một số câu hỏi bạn có thể sử dụng bao gồm:
Bạn sẽ mô tả thương hiệu của chúng tôi như thế nào?
Sản phẩm của chúng tôi giúp gì cho bạn?
Bạn cảm thấy thế nào sau khi xem cái này (có thể là một mẫu quảng cáo)?
Bạn có giới thiệu sản phẩm, dịch vụ hoặc nội dung của chúng tôi cho người khác không?
Bạn nghĩ gì khi nhìn thấy logo của chúng tôi?
Trải nghiệm của bạn với bộ phận dịch vụ khách hàng của chúng tôi như thế nào?
Làm thế nào chúng tôi có thể cải thiện trải nghiệm của bạn với thương hiệu?
5. Đánh giá dữ liệu website.
Đây là lúc bạn nghiên cứu xem khách hàng đã tương tác với thương hiệu như thế nào.
Một số câu hỏi bạn có thể sử dụng như:
Mọi người điều hướng đến website của bạn như thế nào?
Họ đang nhấp vào những liên kết gì?
Website của bạn có đang thu hút đúng nhóm khách hàng mục tiêu (tiềm năng) không?
6. Phân tích các kênh truyền thông mạng xã hội (Social Media).
Hãy đánh giá xem khách hàng của bạn đang tương tác như thế nào trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội như Instagram, Facebook hay TikTok.
Khách hàng có tương tác nhiều với bạn không, tỷ lệ tiếp cận của bạn như thế nào hay liệu khách hàng có đang thảo luận (tích cực hoặc tiêu cực) về thương hiệu của bạn.
Đánh giá thương hiệu cũng là cơ hội để bạn có thể xem xét lại các dữ liệu bán hàng của bạn vì nó liên quan trực tiếp đến thương hiệu của bạn.
Bạn cần phải xác định thời điểm bạn bán được nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ nhất, cách khách hàng mua chúng và bất kỳ xu hướng nào khác liên quan đến hiệu quả bán hàng có được từ các hoạt động marketing hoặc thương hiệu.
Ví dụ: nếu bạn thấy lượng mua hàng tăng lên khi chạy các chiến dịch quảng cáo tìm kiếm, bạn có thể xác định chính xác thông điệp thương hiệu nào hay từ khoá nào có sức thuyết phục và mang lại cho bạn nhiều khách hàng nhất.
8. Đánh giá các yếu tố về nhân khẩu học.
Trong khi phân tích và đánh giá doanh số bán hàng, phân tích các nền tảng mạng xã hội hay cả website, bạn cần đánh giá xem ai đang mua các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn hoặc ai đang tương tác với nội dung của bạn.
Trong phần này của quá trình Đánh giá thương hiệu, bạn hãy khảo sát những người trong nhóm nhân khẩu học mục tiêu mà bạn muốn chuyển đổi thành khách hàng.
Dưới đây là một số câu hỏi bạn có thể hỏi:
Bạn có nhận ra thương hiệu này không?
Bạn đã từng sử dụng thương hiệu này chưa?
Bạn biết gì về thương hiệu này?
Bạn có biết ai sử dụng thương hiệu này không?
Thương hiệu này có giải quyết được vấn đề gì cho bạn không?
Điều gì sẽ khiến bạn quan tâm nhiều hơn đến thương hiệu này?
9. Thực hiện một số cuộc khảo sát nội bộ.
Trong khi cách khách hàng nhìn nhận về thương hiệu rất quan trọng, việc nhân viên hiểu như thế nào về thương hiệu cũng quan trọng không kém.
Một số câu hỏi bạn có thể hỏi.
Bạn mô tả gì về thương hiệu?
Hãy mô tả sứ mệnh và tầm nhìn của thương hiệu?
Bạn nghĩ thương hiệu của chúng ta có thể giải quyết những vấn đề gì?
Vai trò của bạn trong việc truyền đạt mục đích thương hiệu là gì?
Bạn sẽ cải thiện điều gì về thương hiệu?
Trên thang điểm từ 1-10, bạn nghĩ thương hiệu của chúng ta phù hợp như thế nào so với tầm nhìn của chúng ta?
10. Tiến hành nghiên cứu cạnh tranh.
Ngoài việc nghiên cứu và phân tích các yếu tố nội bộ, bạn cũng cần hiểu về các đối thủ hiện có của mình trên thị trường.
Hãy đánh giá logo, website, nội dung marketing cũng như các nền tảng khác của họ. Bạn cũng có thể đặt lại một số câu hỏi bạn đã hỏi khách hàng để hiểu thêm về cách họ phản ứng với đối thủ cạnh tranh của bạn.
11. Đánh giá kết quả toàn diện.
Đến giai đoạn này, bạn cần xem lại tất cả dữ liệu bạn đã thu thập được để xem bạn đã học được gì về thương hiệu của mình.
Giờ đây bạn đã có thể xác định được thương hiệu của bạn đang làm tốt điều gì, điều gì bạn nên ngừng làm hay cách bạn có thể cải thiện một số các yếu tố khác nhau.
12. Xây dựng một bản kế hoạch hành động.
Dựa trên các kết quả của bạn, hãy lập một bản kế hoạch hành động chi tiết để thực hiện bất kỳ thay đổi thương hiệu tiềm năng nào.
Để có thể tiết kiệm thời gian và nhanh chóng thấy được các sự thay đổi, bạn nên ưu tiên cho các thay đổi nhỏ và cấp thiết, sau đó mới đến các thay đổi cần nhiều thời gian hơn.
13. Theo dõi toàn bộ tiến trình của bạn.
Bước cuối cùng trong quy trình Đánh giá thương hiệu là không ngừng theo dõi và tối ưu các kế hoạch hành động của bạn.
Nếu mục tiêu của bạn là tăng tỷ lệ nhận biết về thương hiệu (Brand Awareness) trong một khoảng thời gian cụ thể nào đó chẳng hạn, hãy theo dõi dữ liệu này thường xuyên để xem liệu nó có đang hiệu quả hay không.
Bạn cũng có thể học hỏi từ đối thủ trong suốt quá trình theo dõi của mình.
Kết luận.
Trong khi hành vi của người tiêu dùng và bối cảnh thị trường không ngừng thay đổi, đồng thời để tránh việc đưa ra những đánh giá chủ quan của những người làm marketing về thương hiệu của họ, Đánh giá thương hiệu giúp xác nhận gần như là chính xác về vị trí hay sức mạnh của thương hiệu trên thị trường.
Bằng cách hiểu đánh giá thương hiệu là gì và hơn thế nữa, bạn có nhiều cơ hội hơn để xây dựng và phát triển thương hiệu của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu các nội dung như Tiếp thị xác thực là gì, nên hiểu và triển khai Tiếp thị xác thực như thế nào và hơn thế nữa.
Tiếp thị xác thực là gì và nó khác với PR như thế nào?
Khi quảng cáo dần mất đi tính hiệu quả của nó, các nhà marketer đang tìm kiếm những cách mới để thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng, điều này đã làm nảy sinh một loại hình marketing mới được gọi là Tiếp thị xác thực.
Tiếp thị xác thực là gì?
Tiếp thị xác thực là một hình thức Tiếp thị, một cách để tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng thông qua sự xác thực cả ở môi trường trực tuyến và ngoại tuyến.
Điều này có thể được thực hiện bằng cách gặp gỡ người dùng ở bất cứ nơi nào họ đang ở, từ các kênh họ đang nghe, các bản tin và bài báo họ đang đọc, các sự kiện họ tham dự đến các kênh truyền thông mạng xã hội mà họ đang sử dụng.
Hiện tại, có rất nhiều kênh khả dụng, nơi các doanh nghiệp có thể chia sẻ hành trình và thông tin chi tiết của họ theo cách có thể thu hút sự chú ý của mọi người đến những gì họ đang xây dựng.
Các doanh nghiệp thường dựa vào quan hệ công chúng (PR) để xử lý những vấn đề liên quan đến truyền thông với phần đông cộng đồng mục tiêu. Đó là lý do tại sao mọi người thường nhầm lẫn Tiếp thị xác thực với PR.
Tiếp thị xác thực là một phần của ngành Marketing, để có thể hiểu toàn diện về Marketing, bạn có thể xem tại: marketing là gì
Dưới đây là cách mà Tiếp thị xác thực thực sự khác biệt.
Tiếp thị xác thực bao hàm toàn bộ đội nhóm chứ không phải chỉ C-suite (các cấp giám đốc).
Câu chuyện của mọi doanh nghiệp thay đổi theo cách nó vận hành. Luôn có điều gì đó mới mà nhân viên có thể học hỏi được khi họ làm việc với vai trò tương ứng của chính mình.
Các đội nhóm khác nhau trong một doanh nghiệp liên tục học hỏi những điều mới về thị trường, sản phẩm, quy trình bán hàng của họ, v.v.
Tiếp thị xác thực cho phép các đội nhóm tiếp tục chia sẻ những câu chuyện và thông tin chi tiết của họ trong quá trình làm việc, định vị họ như những nhà lãnh đạo tư tưởng tích cực trong ngành của họ.
Trong khi đó, PR chủ yếu là đưa ra các thông báo về các sự kiện cụ thể như tài trợ, ra mắt, thông cáo báo chí v.v. Những thông báo và tuyên bố này được soạn thảo theo cách đảm bảo sự duy trì hoặc củng cố hình ảnh ưa thích trong mắt công chúng của doanh nghiệp.
Giao tiếp theo cách này thường không gây được tiếng vang với mọi người vì nó được viết theo kịch bản và thường không mang tính xác thực.
Tiếp thị xác thực giúp giúp khuếch trương tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị của doanh nghiệp thay vì chỉ là tin tức đơn thuần.
PR là tất cả là về tin tức. Nỏ xảy ra khi một vài sự kiện quan trọng nào đó được diễn ra trong doanh nghiệp hoặc trong ngành.
Một ví dụ điển hình khi PR thể hiện vai trò đó là doanh nghiệp của bạn sắp tiến hành IPO.
Mặc dù chia sẻ tin tức là rất tốt, nhưng hầu hết nó lặp đi lặp lại, vì phần lớn mọi người không bị ảnh hưởng hay liên quan gì tới nó.
Ngược lại, Tiếp thị xác thực cho phép các doanh nghiệp chia sẻ văn hóa và hệ thống niềm tin của họ theo cách gây được tiếng vang với mọi người ở cấp độ tình cảm.
Ví dụ, nhân viên Tesla coi công việc họ làm là cách họ đang chuyển thế giới sang năng lượng bền vững. Công ty thường xuyên truyền đạt sứ mệnh của mình tại các sự kiện mà họ phát biểu, trên podcast, mỗi khi họ xuất hiện trước khán giả.
Các doanh nghiệp áp dụng phương pháp Tiếp thị xác thực có thể khiến công chúng quan tâm hơn đến các vấn đề họ đang giải quyết và – nói cách khác – về các sản phẩm hay dịch vụ mà họ đang xây dựng.
Tiếp thị xác thực có thể lặp lại.
Không giống như PR, diễn ra khi có tin tức, Tiếp thị xác thực có thể được tận dụng nhiều lần mỗi tháng. Các đội nhóm từ các bộ phận khác nhau của doanh nghiệp hiện có thể sử dụng Tiếp thị xác thực để khiến mọi người hào hứng hơn về những gì họ đang xây dựng.
Ví dụ: một Phó chủ tịch hay một kỹ sư tại một công ty khởi nghiệp có thể chia sẻ các thông tin chi tiết về dự án trên nhiều kênh và sự kiện khác nhau trong bất kỳ tháng nào.
Tháng sau, người đứng đầu bộ phận nhân sự và giám đốc marketing (CMO) có thể chia sẻ một số câu chuyện khác với các trang tin hoặc ấn phẩm công nghệ có liên quan.
Bởi vì Tiếp thị xác thực hoạt động với toàn bộ các đội nhóm, giờ đây, việc chia sẻ những câu chuyện từ các khía cạnh khác nhau trong doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn.
Nền kinh tế nhà sáng tạo (Creator Economy) mang đến nhiều con đường mới cho các doanh nghiệp (và các thành viên trong đội nhóm của họ) chia sẻ hành trình và hiểu biết của họ với thế giới.
Bằng cách làm như vậy một cách nhất quán, các doanh nghiệp có thể xây dựng một thương hiệu đáng tin cậy hơn, điều sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý từ các bên liên quan và từ đó cho phép họ nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng tìm hiểu tất cả các nội dung về thuật ngữ Ads (Ads là từ viết tắt của Advertising trong tiếng Việt có nghĩa là Quảng cáo) như: Ads là gì? Digital Ads là gì? Lịch sử hình thành khái niệm Ads? Chạy Ads là gì? Vai trò của Ads trong Marketing? Các hình thức hay loại hình Ads (Quảng cáo) phổ biến hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới? và hơn thế nữa.
Ads là gì? Chạy Ads là gì? Hiểu đúng về Ads trong Marketing
Ads là gì? Ads là từ viết tắt của Advertising, có nghĩa là Quảng cáo. Trong thế giới kinh doanh nói chung và truyền thông nói riêng, Ads có lẽ là một trong những thuật ngữ được biết đến rộng rãi nhất, từ các kênh truyền thông đại chúng như TV hay báo in đến các nền tảng kỹ thuật số hiện đại như mạng xã hội hay công cụ tìm kiếm, thuật ngữ Ads hầu như xuất hiện ở khắp tất cả mọi nơi và ở mọi thời điểm.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips.com phân tích trong bài:
Sự khác biệt lớn nhất giữa Ads và quan hệ công chúng (PR) là gì?
Mối quan hệ giữa Ads và Marketing.
Vai trò của Ads đối với doanh nghiệp là gì?
Các loại hình Ads phổ biến nhất trên toàn cầu.
Một số quan điểm chưa đúng đắn về Ads.
Những thành phần chính cần có của một mẫu Ads tốt là gì?
Một số chỉ số chính dùng để đánh giá hiệu suất Ads.
Luật quảng cáo (Ads Law) là gì?
FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Ads.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Ads là gì?
Ads là từ viết tắt của Advertising, trong tiếng Việt có nghĩa là Quảng cáo.
Ads là khái niệm đề cập đến một phương thức truyền thông marketing trong đó các thương hiệu hay doanh nghiệp sử dụng các thông điệp hay chiến thuật tài trợ công khai để quảng bá cho một sản phẩm hoặc dịch vụ.
Thuật ngữ Ads gắn liền với các hoạt động marketing trong doanh nghiệp.
Cũng tương tự như marketing, Ads cũng được định nghĩa theo một số cách khác nhau tuỳ vào cách tiếp cận, dưới đây là một số định nghĩa phổ biến nhất.
Ads là một hình thức truyền thông tiếp thị sử dụng các thông điệp được tài trợ công khai để quảng bá hoặc bán một sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng.
Các nhà tài trợ cho Ads thường là các doanh nghiệp muốn quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Ads được phân biệt với quan hệ công chúng (PR) ở chỗ nhà quảng cáo phải trả phí để quảng cáo và họ có quyền kiểm soát các thông điệp.
Theo một định nghĩa khác từ Cambridge, Ads hay Quảng cáo là hoạt động các doanh nghiệp thực hiện các chiến thuật khác nhau với mục tiêu thuyết phục người khác mua các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.
Mặc dù Ads có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc nhìn khác nhau, bản chất lớn nhất để nhận dạng đâu là một mẫu Ads đó là việc các doanh nghiệp hay thương hiệu trả tiền để truyền tải một nội dung nào đó tới khách hàng.
Những gì mà Ads hướng tới đó là doanh số bán hàng và thông thường, nó là một phần trong kế hoạch truyền thông marketing tích hợp (IMC) của thương hiệu.
Marketing Ads là gì?
Trong khi thuật ngữ Marketing Ads được sử dụng khá phổ biến tuy nhiên về bản chất thì đây là một từ không đúng nghĩa. Như đã phân tích ở trên, Ads là từ viết tắt của Advertising và Advertising chỉ là một công cụ trong Marketing bên cạnh các công cụ khác như PR, khuyến mãi hay bán hàng cá nhân, tất cả các công cụ này thuộc P4 (Promotion) trong Marketing Mix.
Digital Ads là gì?
Digital Ads trong tiếng Việt có nghĩa là quảng cáo kỹ thuật số, khái niệm đề cập đến tất cả các hình thức quảng cáo hiển thị trên môi trường hay không gian kỹ thuật số.
Vì phần lớn quảng cáo kỹ thuật số cần yếu tố trực tuyến (internet), Digital Ads trong nhiều trường hợp có thể được xem là Online Advertising hay Internet Advertising (Quảng cáo trực tuyến).
Chạy Ads là gì?
Chạy Ads thực ra là một từ khá “dân dã”, dùng để chỉ hoạt động chạy quảng cáo (Ads là từ viết tắt của Advertising có nghĩa là Quảng cáo), bao gồm việc xây dựng, thiết lập và tối ưu quảng cáo.
Liên quan đến việc chạy ads, có một câu hỏi cũng khá phổ biến đó là “chạy ads có phải là một nghề không?” hay “Nghề chạy ads là gì?”.
Trên thực tế, chạy ads cũng giống như các công việc khác, có thể tìm kiếm việc làm tại các doanh nghiệp hay thậm chí là nhận các dự án bên ngoài để tăng thêm thu nhập. Do đó, có thể khẳng định rằng chạy ads cũng là một nghề.
Ads Industry là gì?
Ads Industry hay ngành công nghiệp quảng cáo, là ngành công nghiệp có quy mô toàn cầu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực marketing nói chung, các dịch vụ truyền thông (Media Services) hay các đơn vị quảng cáo khác (Ads Agency).
Theo số liệu mới nhất của Statista, doanh số thị trường quảng cáo toàn cầu có giá trị hơn 700 tỷ USD vào năm 2021 và tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới.
Phân biệt một số thuật ngữ liên quan đến Ads.
Như đã đề cập ở trên, mặc dù là thuật ngữ được sử dụng tương đối phổ biến, Ads lại có một số khái niệm liên quan khác mà không ít người vẫn hiểu nhầm.
Ads: Là danh từ (Noun) dùng để chỉ Quảng cáo hay ngành quảng cáo nói chung. Ví dụ Ads Industry là ngành công nghiệp quảng cáo.
Advertisement (hoặc Advert): Cũng là danh từ dùng để chỉ một mẫu quảng cáo. Ví dụ khi bạn truy cập MarketingTrips.com hay đọc một tờ báo in nào đó, bạn có thể thấy những mẫu quảng cáo. Đó có thể là hình ảnh, văn bản (text), video hay một số định dạng khác.
Advertiser: Là khái niệm mô tả các nhà quảng cáo. Nhà quảng cáo có thể là một cá nhân hay tổ chức (doanh nghiệp), là bên cung cấp và chịu trách nhiệm về các mẫu quảng cáo. Ví dụ khi doanh nghiệp của bạn mua một khoảng không nào đó trên một tờ báo để đặt nội dung quảng cáo, doanh nghiệp của bạn đóng vai trò là nhà quảng cáo.
Ads Strategy là gì: Cũng tương tự như Marketing Strategy, Ads Strategy là chiến lược quảng cáo, đó là một bản kế hoạch toàn diện mô tả cách thức doanh nghiệp sử dụng quảng cáo để thuyết khách hàng mục tiêu mua hàng. Một số nội dung có thể có trong Ads Strategy như: định hướng sử dụng thông điệp quảng cáo, chân dung khách hàng mục tiêu (lý tưởng), các phương tiện quảng cáo sẽ được sử dụng, ngân sách quảng cáo hay cách thức triển khai quảng cáo trên các phương tiện đó.
Ads Campaign: Ads Campaign (chiến dịch quảng cáo) là một loạt các mẫu quảng cáo hay thông điệp quảng cáo có chung một ý tưởng lớn (Big Idea) và là một phần của chiến lược truyền thông marketing tích hợp tổng thể (IMC).
Ads Media là gì: Phương tiện quảng cáo là khái niệm đề cập đến hệ thống kênh, công cụ hay nền tảng có thể giúp thương hiệu truyền tải các thông điệp quảng cáo đến đối tượng mục tiêu.
Ads Goals là gì: Mục tiêu quảng cáo đơn giản là những kỳ vọng hay chỉ số mà bên quảng cáo (nhà quảng cáo) muốn có được sau các chiến dịch quảng cáo.
Ads Message là gì: Là toàn bộ những nội dung hay ý tưởng mà nhà quảng cáo muốn gửi gắm đến đối tượng mục tiêu hay người xem quảng cáo. Ví dụ thông qua mẫu quảng cáo bên dưới trong chiến dịch “Every name’s a story”, thông điệp mà Starbucks muốn gửi gắm là hãy tôn trọng quyền bình đẳng giới vì ai ai cũng cần được sống và yêu thương.
Ads Program là gì: Chương trình quảng cáo được hiểu đơn giản là một sự kiện mà ở đó xuất hiện nhiều nội quảng cáo khác nhau.
Sự khác biệt lớn nhất giữa Ads và quan hệ công chúng (PR) là gì?
Sự khác biệt lớn nhất giữa Ads và quan hệ công chúng (PR) là gì?
Trong khi cả Ads và PR đều là những phương thức truyền thông marketing và nằm trong chiến lược tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix) của doanh nghiệp hay thương hiệu, giữa PR và Ads vẫn có không ít những điểm khác nhau. Vậy đó là gì?
Trong khi với Ads, doanh nghiệp phải trả tiền để truyền tải đi các thông điệp hay nội dung quảng cáo, PR có phần ngược lại, doanh nghiệp “không phải trả phí” với các nội dung PR.
Nếu bạn có thể kiểm soát hầu như là mọi nội dung hay mẫu quảng cáo, bạn không thể làm tương tự với PR, các cơ quan báo chí hay công chúng có thể đưa ra những thông điệp hay nhận định của riêng họ.
Về tần suất xuất hiện, vì bạn trả tiền để quảng cáo, bạn có thể chủ động đưa nội dung hay chạy quảng cáo vào bất cứ thời điểm nào, một lần nữa, bạn không thể làm điều này với PR vì các nội dung PR liên quan nhiều hơn đến bên thứ ba.
Về cách thể hiện nội dung hay văn phong: Trong khi với Ads, vì bạn đang “tự nói về mình”, bạn có thể sử dụng kiểu ngôn ngữ của ngôi thứ nhất chẳng hạn như: “Hãy mua ngay hay Hãy liên hệ với chúng tôi ngay từ hôm nay…”. Ngược lại với PR, ngôn ngữ hay văn phong được sử dụng sẽ xuất hiện dưới dạng bên thứ ba.
Như đã phân tích ở trên, Ads vốn là một phương thức tiếp cận trong bức tranh rộng lớn hơn đó là truyền thông Marketing hay Marketing.
Vậy mối quan hệ giữa Ads với marketing là gì hay nói cách khác, trong phạm vi ngành marketing, khái niệm quảng cáo được hiểu như thế nào.
Ads trong bức tranh lớn hơn là Marketing Mix.
Khi nói đến thuật ngữ marketing, các mô hình quản trị marketing là một trong những thuật ngữ mang tính đại diện nhất, mô hình R-STP-MM-I-C là một trong số đó.
Trong mô hình này, suốt quá trình làm marketing, từ giai đoạn nghiên cứu thị trường (R), phân khúc (S), lựa chọn và định vị thị trường mục tiêu (Targeting – Brand Positioning), đến tiếp thị hỗn hợp (MM – Marketing Mix), thực thi hoạt động Marketing (I) và cuối cùng là kiểm tra (C).
Như bạn có thể thấy ở trên, Ads hay PR (Public Relations) chỉ là một phần nhỏ trong P3 (Promotion) trong Marketing Mix và thuộc một bức tranh tổng thể lớn hơn là quản trị marketing.
Tuỳ thuộc vào việc doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực gì, các mô hình tiếp thị hỗn hợp hay Marketing Mix Model cũng có thể khác nhau.
4Ps và 7Ps là hai mô hình tiếp thị hỗn hợp phổ biến nhất trong đó mô hình 4Ps thường được sử dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá là sản phẩm (Product) và 7Ps cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ (Services).
Vai trò của Ads đối với doanh nghiệp là gì?
Vai trò của Ads đối với doanh nghiệp là gì?
Nằm trong bức tranh rộng lớn của Marketing, Ads là một phần không thể thiếu của hầu hết các doanh nghiệp trong suốt quá trình hình thành và phát triển.
Dưới đây là một số vai trò hay mục đích chính của Ads đối với doanh nghiệp hoặc thương hiệu.
Với bất cứ doanh nghiệp hay thương hiệu nào, ở những giai đoạn đầu của quá trình kinh doanh, khi doanh nghiệp hay thương hiệu mới ra mắt thị trường, xây dựng độ nhận biết của sản phẩm hay dịch vụ đến khách hàng là một trong những mục tiêu lớn nhất.
Vốn có thế mạnh là mức độ tiếp cận rộng lớn, tính tức thời và khả năng được kiểm soát, Ads có thể nhanh chóng giúp doanh nghiệp tiếp cận môt lượng lớn những khách hàng tiềm năng, những người có thể mua hàng từ doanh nghiệp.
Dù cho mục tiêu của doanh nghiệp là gì hay doanh nghiệp chọn sử dụng phương tiện Ads nào, Ads vẫn là một trong những phương thức xây dựng độ nhận biết lớn nhất.
Tăng mức độ tin tưởng và trung thành với thương hiệu (Brand Loyalty).
Mặc dù ở bối cảnh hiện tại, khi quảng cáo trực tuyến và mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, Ads nói chung không còn giữ được sức mạnh về niềm tin vốn có của nó như các hình thức quảng cáo truyền thống (TV, Radio, Báo in…) trước đây.
Tuy nhiên, khi Ads được xây dựng và tiếp cận khách hàng theo những cách cá nhân hoá cao hơn, tập trung vào giá trị của khách hàng nhiều hơn và xuất hiện nhiều hơn, nó vẫn có khả năng xây dựng mức độ tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng một cách hiệu quả.
Tăng lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.
Ngoài các vai trò nổi bật như xây dựng độ nhận biết của sản phẩm hay tăng mức độ tin tưởng và trung thành của khách hàng, Ads cũng là một cách hiệu quả để gia tăng lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.
Bên cạnh các hình thức Ads truyền thống như TV hay Báo in có thể khó giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu này hơn (hoặc lâu hơn), với các hình thức Ads hiện đại hay kỹ thuật số như Google hay Facebook, thương hiệu có thể thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng hay thậm chí là doanh số bán hàng trong một khoảng thời gian ngắn hơn.
Bằng cách xác định chính xác thứ khách hàng cần và giai đoạn hiện tại của khách hàng trong hành trình khách hàng (Customer Journey), doanh nghiệp hay thương hiệu có nhiều cơ hội hơn để tương tác và chuyển đổi khách hàng.
Một số câu hỏi doanh nghiệp có thể sử dụng để hiểu khách hàng của mình hơn như:
Chân dung về khách hàng lý tưởng của doanh nghiệp là gì?
Sở thích của khách hàng là gì? Họ thích hay không thích điều gì?
Họ đang ở đâu trong hành trình mua hàng (nhận biết, thích thú hay chuẩn bị mua hàng) và họ đang tìm kiếm những thông tin gì?
Đâu mới là thứ mang lại cho họ giá trị khi sử dụng sản phẩm?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định mua hàng của họ?
Bất kể mục tiêu của doanh nghiệp là gì, dù đó là xây dựng độ nhận biết thương hiệu hay bán hàng, quảng cáo đều có thể mang lại giá trị.
Các loại hình Ads phổ biến nhất trên toàn cầu.
Các loại hình Ads phổ biến nhất trên toàn cầu.
Khi nói đến các loại hình hay hình thức Ads, tuỳ thuộc vào từng cách phân loại hay tiếp cận, Ads sẽ được chia thành những hình thức hay mang những tên gọi khác nhau.
1. Traditional Ads vs Modern Ads
Traditional Ads là gì?
Cũng có phần tương tự như marketing, được chia thành marketing truyền thống và marketing hiện đại, Ads cũng có thể được phân loại theo cách này.
Traditional Ads có nghĩa là Quảng cáo truyền thống, là khái niệm dùng để chỉ tất cả các hình thức quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng (Mass Media) như TV (Tivi), Báo hay Tạp chí in (Báo giấy), Radio, các bảng quảng cáo ngoài trời (OOH), quảng cáo trên xe buýt…
Mặc dù không đề cập đến các kiểu kết nối hay loại kênh, quảng cáo truyền thống gắn liền với các hình thức quảng cáo phi kỹ thuật số hoặc phi trực tuyến (ngoại tuyến).
Modern Ads là gì?
Trái ngược lại với quảng cáo truyền thống, Modern Ads hay Quảng cáo hiện đại gắn liền với thế giới internet và kỹ thuật số (digital).
Một số hình thức quảng cáo hiện đại có thể kể đến như quảng cáo qua các bảng quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời (D-OOH), quảng cáo qua các thiết bị di động, quảng cáo qua website, quảng cáo qua công cụ tìm kiếm, quảng cáo du kích hay quảng cáo trên mạng xã hội.
Modern Ads bao gồm tất cả các hình thức quảng cáo kiểu mới như Digital Ads hay Online Ads (Internet Ads).
Ngoài các yếu tố về kênh và hình thức kết nối là các yếu tố dùng để tách biệt các quảng cáo truyền thống với quảng cáo hiện đại, tư duy tiếp cận khách hàng cũng là một yếu tố khác dùng để phân biệt hai hình thức quảng cáo này.
Trong khi Traditional Ads chủ yếu truyền tải các thông điệp đi theo kiểu một chiều và từng lần tách biệt nhau, những gì Modern Ads hướng tới lại là tương tác (lại) liên tục với khách hàng trong suốt hành trình của khách hàng.
Với tư duy Modern Ads, chỉ cần bất cứ nơi đâu có khách hàng xuất hiện, thương hiệu đều có thể tiếp cận và quảng cáo tới họ.
2. Digital/Online Ads vs Offline Ads.
Online Ads là gì?
Đúng với bản chất của khái niệm, Online Ads hay Quảng cáo trực tuyến là tất cả các hình thức quảng cáo xuất hiện trên môi trường internet.
Chỉ cần khi doanh nghiệp sử dụng môi trường trực tuyến để truyền tải đi các nội dung hay thông điệp quảng cáo (các mẫu quảng cáo) tới khách hàng, doanh nghiệp đó đang sử dụng Online Ads.
Một số hình thức Online Ads phổ biến trên thế giới có thể kể đến như: quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google Search Ads hay Yahoo Search Ads, quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook Ads, Instagram Ads, TikTok Ads hay YouTube Ads, quảng cáo hiển thị (Display Ads) trên các website báo chí (chẳng hạn như Báo Tuổi Trẻ hay Báo Thanh Niên), quảng cáo qua email, quảng cáo qua những chiếc TV được kết nối (CTV), quảng cáo qua wifi hay thậm chí là quảng cáo trên các ứng dụng (app) như Tinder.
Offline Ads là gì?
Tất cả những hình thức quảng cáo còn lại, ngoài các Online Ads có thể được xếp vào Offline Ads(quảng cáo ngoại tuyến) tức quảng cáo phi trực tuyến (không sử dụng internet).
Một số hình thức Offline Ads có thể kể đến như quảng cáo qua TV (TV truyền thống không có kết nối internet), quảng cáo qua Báo in, quảng cáo qua radio, quảng cáo trên các biển quảng cáo ngoài trời (OOH) hay quảng cáo qua tờ rơi.
3. Brand Ads vs Performance Ads.
Brand Ads là gì?
Chỉ cần doanh nghiệp sử dụng quảng cáo với mục tiêu là xây dựng thương hiệu, xây dựng mức độ nhận biết của thương hiệu, yêu thích hay trung thành với thương hiệu, các cách tiếp cận quảng cáo này sẽ được gọi là Brand Ads hay quảng cáo thương hiệu.
Thuật ngữ Brand Ads không đề cập đến là trực tuyến hay ngoại tuyến, là trên các công cụ tìm kiếm hay trên mạng xã hội, điểm phân biệt Brand Ads với Performance Ads là mục tiêu hay các chỉ số đánh giá quảng cáo (KPIs).
Performance Ads là gì?
Trái ngược với quảng cáo thương hiệu, Performance Ads (quảng cáo hiệu suất) là tất cả các hình thức quảng cáo được thực hiện với mục tiêu thường là lượng khách hàng và doanh số bán hàng.
Như đã phân tích ở trên, kênh hay nền tảng quảng cáo (Ads Platforms/channels) không phải là yếu tố dùng để phân biệt Brand Ads với Performance Ads, mục tiêu của quảng cáo mới là đích đến.
Ví dụ, cùng là quảng cáo trên nền tảng Facebook, nhưng nếu mục tiêu hay các chỉ số đánh giá quảng cáo chỉ là số lượt tiếp cận (Reach), lượng tương tác (like, share) hay mức độ ghi nhớ quảng cáo (Ad Recall), những quảng cáo khi này được xếp vào quảng cáo thương hiệu.
Ngược lại, cũng là quảng cáo trên Facebook nhưng mục tiêu khi này là lượng khách hàng tiềm năng (Lead) hay doanh số bán hàng, các quảng cáo khi này là Performance Ads.
Ngoài ra, liên quan đến Performance Ads và Brand Ads tuỳ vào cách định nghĩa của từng doanh nghiệp hay ngành hàng, các chỉ số hay mục tiêu cho từng loại hình quảng cáo cũng có thể khác nhau.
Ví dụ ở một số ngành hàng và doanh nghiệp, các Performance Ads cũng có thể bao gồm các chỉ số như lượt truy cập website (traffic) hay lượt bình luận (comment) trên các nền tảng mạng xã hội.
4. Display Ads vs Search Ads.
Display Ads là gì?
Phần lớn các quảng cáo mà mọi người thường thấy ngày nay là Display Ads hay quảng cáo hiển thị. Ví dụ như mẫu quảng cáo bạn thấy bên dưới.
Display Ads là gì? Ví dụ về một mẫu Display Ads.
Display Ads (chủ yếu xuất hiện trên môi trường kỹ thuật số) bao gồm tất cả các hình thức quảng cáo đồ hoạ hay trực quan (Graphics, Visual) xuất hiện trên các website, ứng dụng (app) hay mạng xã hội (Social Media) thông qua hình thức chủ yếu là Banner hoặc các định dạng quảng cáo khác được tạo ra từ kiểu nội dung (Content Type) video, hình ảnh, văn bản (text) và âm thanh (audio).
Hầu hết các Ads bạn vẫn thấy trên Facebook là Display Ads.
Ngoài ra, một số hình thức Ads khác cũng tương đối phổ biến như Programmatic Ads hay Native Ads đều thuộc hệ sinh thái Ads lớn hơn là Display.
Search Ads là gì?
Tất cả các hình thức quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google Search, Yahoo Search, Bing Search, YouTube Search hay Cốc Cốc Search đều là Search Ads(quảng cáo tìm kiếm).
Phần lớn các Search Adsxuất hiện dưới dạng văn bản (Text) và liên kết (Link).
Search Ads là gì?
Ví dụ ở trên là một mẫu quảng cáo tìm kiếm của Facebook về trình quản lý quảng cáo của họ trên công cụ tìm kiếm Google.
5. Paid Ads vs Organic Ads.
Paid Ads là gì?
Paid Ads là hình thức quảng cáo có trả phí, thương hiệu hay doanh nghiệp phải trả tiền cho các bên cung cấp nền tảng Ads (như Google hay Facebook) để được hiển thị hay khởi chạy quảng cáo.
Organic Ads là gì?
Chủ yếu gắn liền với các nền tảng mạng xã hội (Organic Social Media Ads), Organic Ads còn được gọi là quảng cáo miễn phí (Tự nhiên) là khái niệm đề cập đến tất cả các hình thức sử dụng các bài đăng tự nhiên hay nội dung mang thông điệp quảng cáo nhưng không chạy quảng cáo.
Một số quan điểm chưa đúng đắn về Ads.
Ads là phải trả tiền: Như đã phân tích ở trên, với các nền tảng mạng xã hội hay thậm chí là bằng cách sử dụng website do thương hiệu tạo ra, bạn có thể Ads mà không phải bỏ ra bất cứ một khoản ngân sách nào.
Ads không mang lại doanh số: Trong khi các nền tảng Ads truyền thống vẫn có thể giúp thương hiệu tăng doanh số bán hàng, với các nền tảng Ads trực tuyến như Facebook hay Google doanh nghiệp hoàn toàn có thể thúc đẩy trực tiếp lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.
Ads là sai sự thật: Trong khi có không ít các quan điểm cho rằng Ads khá “tuỳ tiện” và “thường nói quá so với sự thật”. Bản chất của vấn đề không nằm ở Ads (vì nó chỉ là phương tiện) mà nằm ở nhà quảng cáo hay Advertiser (và cả bên cung cấp nền tảng quảng cáo). Mặc dù vẫn có khá nhiều nhà quảng cáo sử dụng các hình thức gian lận trong quảng cáo, các nhà quảng cáo khác vẫn “nói đúng sự thật.”
Những thành phần chính cần có của một mẫu Ads tốt là gì?
Những thành phần chính cần có của một mẫu Ads tốt là gì?
Dù cho bạn đang sử dụng hình thức quảng cáo nào hay định dạng đang sử dụng là gì, quảng cáo được thiết kế để thuyết phục một cá nhân hay tổ chức nào đó mua hàng.
Tuỳ vào từng định dạng hay nền tảng Ads, các thành phần hay yêu cầu Ads có thể khác nhau, dưới đây là một số thành phần chính bạn có thể tham khảo.
Dòng tiêu đề chính (Headline): Đây là phần thông điệp thu hút sự chú ý chính đầu tiên của một mẫu quảng cáo. Với các quảng cáo video hay audio, nó có thể là phần giới thiệu ngắn (Intro), với các quảng cáo hiển thị hay tìm kiếm nó là phần nội dung đầu tiên “chạm” vào mắt khách hàng.
Tiêu đề phụ: Là phần nội dung giải thích cho phần tiêu đề chính. Nếu tiêu đề chính (hoặc nội dung giới thiệu) quá ngắn hoặc có thể khó hiểu, tiêu đề phụ là phần nội dung giúp khách hàng hiểu rõ hơn về điều bạn muốn nói.
Phần nội dung chính (Body Copy): Chính là phần thông điệp cốt lõi bạn muốn truyền tải đến khách hàng, nơi các tính năng và lợi ích riêng biệt (USP) của sản phẩm hoặc dịch vụ cần được làm nổi bật.
Visual (Hình ảnh): Trừ khi bạn đang quảng cáo trên radio hoặc các nền tảng tìm kiếm, các hình ảnh trực quan có tác động rất mạnh đến cảm xúc của người xem.
Lời kêu gọi hành động (CTA): Ở phần cuối cùng của bất cứ nội dung quảng cáo nào, bạn cần phải cho người xem hay khách hàng của mình biết họ cần làm gì. Theo một số các nghiên cứu khác nhau, việc thêm CTA hiệu quả có thể giúp tăng hơn 30% tỷ lệ hành động trên quảng cáo (CTR, chuyển đổi…).
Một số chỉ số chính dùng để đánh giá hiệu suất Ads.
Mặc dù tuỳ vào từng doanh nghiệp và từng mục tiêu khác nhau, các chỉ số được sử dụng có thể khác nhau, dưới đây là một số chỉ số chính bạn có thể tham khảo.
Ads Recall: Đo lường mức độ ghi nhớ quảng cáo sau khi xem quảng cáo.
ROAS (return on ad spend) – ROI: Đo lường tổng số doanh thu có được trên chi tiêu quảng cáo.
CPM: Tổng số tiền phải bỏ ra để có được 1000 lần hiển thị quảng cáo.
CPC: Chi phí bỏ ra trên mỗi lần nhấp chuột.
CPA: Chi chí bỏ ra trên mỗi hành động của khách hàng.
CTR: Tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo trên tổng số lần quảng cáo được xem.
CAC: Tổng chi phí phải bỏ ra để có được một khách hàng mới.
Traffic: Tổng số lượt khách hàng ghé thăm cửa hàng (trực tuyến hoặc ngoại tuyến) sau khi xem quảng cáo.
Revenue: Tổng doanh số thương hiệu hay doanh nghiệp có được sau các chiến dịch quảng cáo.
Các nền tảng Ads phổ biến nhất toàn cầu.
Tuỳ vào từng mục tiêu khác nhau với từng nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn các nền tảng Ads phổ biến như bên dưới:
Google Ads.
Facebook Ads.
TikTok Ads.
Twitter Ads.
Instagram Ads.
LinkedIn Ads.
YouTube Ads.
Ads Law là gì?
Ads Law hay Advertising Law được hiểu đơn giản là toàn bộ văn bản hay điều khoản quy định về cách thức một cá nhân hay tổ chức được thực hiện các hoạt động quảng cáo.
Tại Việt Nam, Ads Law lần đầu được ban hành năm 2012 và có hiệu lực từ tháng 1 năm 2013 do Quốc hội ban hành.
FAQs – Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Ads.
Ads thường được viết tắt là gì?
Thuật ngữ Ads thường được viết tắt là Ads hoặc Ad trong tiếng Anh (chính là cách viết ngắn gọn của Ads) và QC trong tiếng Việt.
Quảng cáo Facebook Ads là gì?
Trong khi có không ít người (marketer mới) sử dụng cụm từ “Quảng cáo trên Facebook Ads”, thực chất đây là cách gọi sai. Ví bản thân cụm từ “Ads” đã mang ý nghĩa là “Quảng cáo” nên cách viết đúng sẽ là “Quảng cáo Facebook” hoặc “Facebook Ads”, khái niệm dùng để chỉ việc chạy quảng cáo trên mạng xã hội Facebook.
Advertisements hay Adverts là gì?
Advertisements hoặc Adverts trong tiếng Việt có nghĩa là mẫu quảng cáo, chính là một đoạn nội dung được sản xuất bởi thương hiệu với mục tiêu là quảng bá một thứ gì đó.
Một mẫu Advertisements có thể được xuất hiện dưới dạng video, văn bản, hình ảnh hoặc một số hình thức khác và có thể xuất hiện trên nhiều nền tảng khác nhau.
Mục đích của Advertsing là gì?
Như đã phân tích chi tiết ở trên, tuỳ vào từng mục tiêu của từng doanh nghiệp mà Ads có thể gắn liền với những mục đích khác nhau như xây dựng thương hiệu, bán hàng, giới thiệu sản phẩm mới và hơn thế nữa.
Ads Business là gì?
Khái niệm Ads Business hay Kinh doanh quảng cáo đề cập đến quá trình khai thác và cung cấp các dịch vụ quảng cáo (Ads Services) đến các đơn vị có nhu cầu quảng cáo.
Ví dụ, một doanh nghiệp nào đó có thể kinh doanh quảng cáo bằng cách đấu thầu và cho thuê lại toàn bộ các không gian quảng cáo ở các sân bay.
Programmatic Ads là gì?
Còn được gọi tắt là Programmatic Ads, Programmatic Ads có nghĩa là Quảng cáo tự động hoặc quảng cáo được lập trình. Khái niệm đề cập đến cách thức các quảng cáo được hiển thị, đấu giá và hơn thế nữa thông qua công nghệ lập trình.
Ads Agency là gì?
Ads Agency là các công ty cung cấp các dịch vụ và sản phẩm quảng cáo (Ads Services), Ads Agency đồng nghĩa với cụm từ Ads Company, tuy nhiên trong ngành quảng cáo và marketing, Agency được sử dụng phổ biến hơn.
Contexual Ads là gì?
Contexual Ads có nghĩa là quảng cáo theo ngữ cảnh, là cách thức mà các hệ thống quảng cáo (chẳng hạn như Facebook hay Google) hiển thị quảng cáo dựa trên các nội dung liên quan mà người dùng đang xem.
Chẳng hạn như bạn đang xem một video về ẩm thực chẳng bạn, bạn có thể thấy một mẫu quảng cáo của thương hiệu McDonald’s.
Ads Technology hay Adtech là gì?
Ads Technology hay Adtech có nghĩa là công nghệ quảng cáo, thuật ngữ đề cập đến các định dạng, phương thức hay thuật toán phân phối quảng cáo của các nền tảng quảng cáo như Google, Facebook hay TikTok.
Native Ads là gì?
Native Ads là hình thức quảng cáo hiển thị tự nhiên trong đó nội dung quảng cáo được hiển thị xen kẻ với các nội dung tự nhiên (trên web và app) nhằm mục tiêu thúc đẩy khả năng tương tác của người dùng.
Advertiser là gì?
Trong ngành Ads, Advertiser là các nhà quảng cáo, những đơn vị chạy quảng cáo trên các nền tảng (như Facebook, Google, TikTok….).
Place an Advertisement là gì?
Advertisement là mẫu quảng cáo. Place an Advertisement nghĩa là đặt hay chạy một mẫu quảng cáo trên một nền tảng ở một ví trí hiển thị nào đó.
Multi-platform Ads là gì?
Là quảng cáo trên đa nền tảng quảng cáo. Thay vì chỉ quảng cáo trên Facebook chẳng hạn, nhà quảng cáo chọn cách quảng cáo song song trên cả Google, Instagram, TikTok và hơn thế nữa.
Immersive Ads là gì?
Immersive Ads là hình thức quảng cáo cho phép mọi người tương tác với sản phẩm trực tiếp bên trong quảng cáo theo thời gian thực.
Những môi trường sử dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) hay Metaverse sẽ cho phép các nhà quảng cáo sử dụng định dạng quảng cáo này.
Audio Ads là gì?
Là hình thức quảng cáo thông qua âm thanh (Audio). Thay vì sử dụng các định dạng phổ biến như video, photo hay text (văn bản), các thương hiệu sử dụng âm thanh để truyền tải các thông điệp quảng cáo của mình.
Personalized Ads là gì?
Là hình thức quảng cáo trong đó nhà quảng cáo phân phối các mẫu quảng cáo khác nhau cho từng người dùng khác nhau phục thuộc vào sở thích hay cách họ tương tác với các nội dung của thương hiệu.
Dynamic Ads là gì?
Dynamic Ads hay Dynamic Creatives là hình thức quảng cáo tự động điều chỉnh nội dung (Advert) theo từng người dùng phụ thuộc vào cách họ tương tác với quảng cáo. Dynamic Ads là một hình thức của quảng cáo cá nhân hoá.
Social Media Ads là gì?
Là phương thức quảng cáo trong đó các thương hiệu tiến hành chạy và hiển thị quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok hay YouTube.
Inventory Ads là gì?
Là khoảng không hay không gian quảng cáo, nó chính là thứ quyết định độ lớn hay sức mạnh hiển thị của các nền tảng quảng cáo như Facebook hay TikTok.
Entertaining Ads là gì?
Là các quảng cáo với mục tiêu giải trí đối tượng mục tiêu mục tiêu, thay vì cố gắng bán hàng, các thương hiệu sử dụng hình thức quảng cáo này để truyền cảm hứng cho họ, giúp họ học một thứ gì đó mới mà họ có thể thích và hơn thế nữa.
Performance Based Ads (Ads) là gì?
Là khái niệm đề cập đến các hoạt động quảng cáo dựa trên hiệu suất (Performance Based). Mục tiêu đầu ra của chiến thuật này có thể là gia tăng lượng khách hàng tiềm năng (Lead) hay bán hàng.
Content connected video Ads là gì?
Là hình thức quảng cáo video sử dụng nội dung (Content) làm phương tiện kết nối chính, thông qua các câu chuyện được kể một cách hấp dẫn bằng video, thương hiệu có thể dễ dàng kết nối với khách hàng tiềm năng của mình.
Non Commercial Ads là gì?
Là quảng cáo phi thương mại, các mẫu quảng cáo khi này không nhằm mục đích bán hàng, thay vì với các quảng cáo thương mại thông thường, người bán sẽ mong muốn bán một thứ gì đó cho đối tượng mục tiêu, với quảng cáo phi thương mại thì không.
Các tổ chức phi chính phủ, hay các chiến dịch vận động cộng đồng (từ chính phủ) thường sử dụng hình thức quảng cáo này.
Chạy Ads hay Set Ads là gì?
Chính là công việc thiết lập và khởi chạy các chiến dịch quảng cáo, có thể là trên Facebook, Google hay bất cứ nền tảng nào khác.
Ads Manager là gì?
Ads Manager có nghĩa là trình quản lý quảng cáo, các Ads Manager phổ biến hiện có như Facebook Ads Manager, TikTok Ads Manager hay Google Ads Manager.
Lead Ads là gì?
Là khái niệm mô tả các quảng cáo được xây dựng với mục tiêu là tìm kiếm Lead hay khách hàng tiềm năng. Thay vì là quảng cáo với mục tiêu xây dựng thương hiệu hay bán hàng trực tiếp, doanh nghiệp muốn tìm kiếm thêm những khách hàng có khả năng mua các sản phẩm hay dịch vụ của họ.
Phần mềm chạy Ads là gì?
Phần mềm chạy ads thường được sử dụng đề cập đến các công cụ hỗ trợ quá trình chạy ads, từ việc cài đặt đến tối ưu. Tuy nhiên phần lớn các phần mềm chạy ads đều theo hướng spam (Buff). Để chạy ads đúng quy định, nhà quảng cáo chỉ cần sử dụng trình quản lý quảng cáo do các nền tảng quảng cáo cung cấp.
Cập nhật một số dữ liệu mới nhất về Digital Ads năm 2024.
Theo báo cáo dự báo về ngân sách chi tiêu cho quảng cáo kỹ thuật số năm 2024 (Digital Ads Spending 2024) từ Business Intelligence, dưới đây là một số con số đáng quan tâm nhất.
Thị trường Digital Ads có giá trị khoảng 700 tỷ USD vào năm 2024 với tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 13% (tốc độ tăng trưởng hàng năm của quảng cáo truyền thống chỉ là 2.4%).
Search Ads là mảng lớn nhất chiếm hơn 30% với giá trị khoảng 280 tỷ USD.
Social Media Ads chiếm vị trí thứ hai với hơn 200 tỷ USD.
Kết luận.
Trên đây là tất cả những gì bạn cần biết về thuật ngữ Ads (Advertising) trong ngành quảng cáo và marketing. Nếu bạn là người đang làm việc trong ngành quảng cáo nói riêng và ngành marketing nói chung, việc hiểu đầy đủ bản chất của các thuật ngữ là một trong những yêu cầu hàng hàng đầu trước khi gia nhập ngành.
Hy vọng qua bài viết này từ MarketingTrips, bạn có thể hiểu rõ ads là gì, các kỹ thuật chạy Ads và tối ưu Ads trong Marketing, cũng như các lý thuyết chính xoay quanh thuật ngữ Ads.
Twitter đã ra mắt bản cập nhật 9.34.3 của ứng dụng dành cho iOS của mình lên App Store, dữ liệu cho thấy nền tảng này bắt đầu thu phí tick xanh dành cho người dùng muốn mua Twitter Blue.
Twitter bắt đầu thu phí tick xanh cho người dùng iOS
Theo Neowin, ghi chú phát hành cho bản cập nhật cho thấy, người dùng có thể chi 7,99 USD/tháng để mua Twitter Blue. Điều này sẽ cung cấp cho khách hàng dấu tick xanh giống như những người nổi tiếng, công ty và chính trị gia mà mọi người theo dõi.
Ở thời điểm hiện tại, Twitter chỉ mới triển khai Twitter Blue đến một số thị trường, bao gồm Mỹ, Canada, Úc, New Zealand và Vương quốc Anh.
Bên cạnh dấu tick xanh nói trên, người dùng mua Twitter Blue cũng nhận được một số đặc quyền khác từ dịch vụ, bao gồm giảm số lượng quảng cáo nhận được và những quảng cáo tốt hơn, đăng video dài hơn và được xếp hạng ưu tiên cho nội dung chất lượng nhằm giảm khả năng hiển thị của nội dung lừa đảo, thư rác hay bot.
Vẫn chưa rõ liệu bản cập nhật này chỉ có sẵn cho người dùng iOS hay không vì ghi chú phát hành trên Play Store của Android chưa đề cập bất kỳ điều gì về Twitter Blue.
Nhiều khả năng Twitter đang dần triển khai dần tính năng này để đảm bảo không có vấn đề gì xảy ra trong quá trình thực hiện.
Ngoài ra, vẫn chưa rõ khi nào Twitter Blue sẽ tiếp cận đến các thị trường khác. Công ty không cung cấp bất kỳ chi tiết nào về kế hoạch triển khai của họ trong các ghi chú phát hành.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Với giá trị thị trường (Market Value) là 2.307 ngàn tỷ USD, giá trị của Apple hiện lớn hơn của cả Facebook, Amazon và Google cộng lại.
Giá trị của Apple lớn hơn của cả Facebook, Amazon và Google cộng lại
Giá trị của Apple hiện cao hơn các gã khổng lồ công nghệ như Alphabet (Google), Amazon và Meta (Facebook) cộng lại. Theo số liệu mới nhất, giá trị thị trường của Apple là 2.307 nghìn tỷ USD trong khi giá trị của cả 3 công ty nói trên cộng lại chỉ là 2.306.
Dữ liệu của Yahoo Finance cho thấy, vốn hóa thị trường (Market Caps) của Alphabet, công ty mẹ của Google là 1.126 nghìn tỷ USD, Amazon là 939.78 tỷ USD và Meta của công ty mẹ Facebook là 240.07 tỷ USD.
Trong khi hầu hết các công ty công nghệ đều phải hứng chịu đợt sụt giảm khi bối cảnh thị trường trở nên ảm đạm, Apple vẫn giữ nguyên được vị thế.
Cổ phiếu của nhà sản xuất iPhone này đã tăng 8% sau khi kết quả doanh thu được công bố. Cũng sau báo cáo thu nhập, Meta giảm hơn 20%, Amazon giảm khoảng 10%, trong khi Alphabet chứng kiến mức giảm một con số.
Trong khi doanh số của các Big Tech như Meta hay Alphabet phần lớn đến từ quảng cáo, đợt sụt giảm này cho thấy rằng nhu cầu về quảng cáo kỹ thuật số đang mờ nhạt dần.
Trong 5 phiên giao dịch gần nhất, cổ phiếu của Apple đã tăng 0,16%, trong khi Alphabet giảm 5,7%, Amazon giảm 17,0% và Meta mất 7,6% trong khoảng thời gian đó.
Suy thoái, lạm phát tăng cao, sự dịch chuyển kỹ thuật số hay tái cấu trúc kinh doanh (chẳng hạn việc Meta đầu tư mạnh vào Metaverse) là một số nguyên nhân chính dẫn đến trình trạng “hỗn loạn” nói trên.
Cũng theo số liệu mới nhất từ Statista, tính đến quý 2 năm 2022, thị phần toàn cầu mảng điện thoại thông minh của Apple là 15.6%.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Audi, General Motors, Pfizer, nhà sản xuất Oreo nằm trong số ngày càng nhiều công ty ngừng quảng cáo trên Twitter sau khi Elon Musk tiếp quản.
Nhiều thương hiệu lớn quay lưng với Twitter
“Chúng tôi tạm dừng tất cả quảng cáo trên Twitter và sẽ tiếp tục đánh giá tình hình,” người phát ngôn của Audi nói với DailyMail vào 3/11, một tuần sau khi Elon Musk hoàn tất thương vụ mua Twitter trị giá 44 tỷ USD.
Tương tự, người phát ngôn của General Mills, công ty sản xuất ngũ cốc Cheerios và kem Häagen-Dazs, cho biết đang tạm dừng quảng cáo trên Twitter để đánh giá hướng đi mới của nền tảng.
Các nhà sản xuất ôtô lo ngại rằng họ sẽ không được đối xử công bằng trên Twitter dưới thời Musk, sếp mới Twitter đồng thời là Giám đốc điều hành Tesla. General Motors ra thông báo tạm dừng tất cả quảng cáo trả phí trên Twitter ngay từ tuần trước.
Mondelez International, nhà sản xuất Oreo, và gã khổng lồ dược phẩm Pfizer đều đã tạm dừng chi tiêu quảng cáo trên Twitter, theo nguồn tin của WSJ.
Tìm cách giữ chân nhãn hàng.
Trong một bức thư gửi các nhà quảng cáo, sếp Twitter tìm cách giữ chân các nhà quảng cáo bằng cách hứa rằng Twitter sẽ không biến thành một nền tảng “hỗn loạn”.
“Đội ngũ an toàn và các kỹ sư của Twitter đang nhanh chóng tiêu diệt tài khoản ảo, spam và bot. Chúng sẽ không còn gây ô nhiễm cho ‘quảng trường kỹ thuật số’ nữa”, Jason Calacanis, nhà đầu tư đang cố vấn cho Musk trong giai đoạn tiếp quản, cho biết.
Calacanis còn cho biết nền tảng có kế hoạch xây dựng “Twitter cho doanh nghiệp” và đặt câu hỏi về việc các nhãn hàng mong muốn gì từ tính năng này.
Một đại diện công ty quảng cáo lớn, yêu cầu giấu tên, nói với DailyMail rằng công ty này sẽ sớm gặp Musk để thảo luận về kế hoạch của Twitter trong việc xử lý thông tin sai lệch.
Đã có nhiều lo ngại về việc chính sách kiểm duyệt thông tin của Twitter sẽ “thoáng” hơn dưới thời sếp mới.
Các nhà quảng cáo cũng chưa được biết kế hoạch của Musk, tính phí tick xanh 8 USD và giảm một nửa quảng cáo, sẽ ảnh hưởng đến họ như thế nào.
Các giám đốc của Twitter, bao gồm cả giám đốc quảng cáo, đã rời công ty kể từ khi Musk tiếp quản và bây giờ các nhãn hàng không còn đầu mối liên lạc.
Nhà quảng cáo “xa lánh” Twitter mới.
Nhiều lần tỏ thái độ không thích quảng cáo, thậm chí tính phí tick xanh để giảm phụ thuộc vào doanh thu quảng cáo, Musk đang đứng trước nguy cơ bị các nhà quảng cáo “xa lánh”. Quảng cáo hiện đóng góp hơn 90% doanh thu của Twitter.
Một công ty quảng cáo khác nói chuyện với Reuters cho biết sẽ không gặp Elon Musk cho đến khi Twitter đưa ra cập nhật rõ ràng về việc sẽ phục vụ các nhà quảng cáo như thế nào.
Trong khi đó, một số khách hàng của công ty cũng tạm dừng chi tiêu quảng cáo trên Twitter trong tuần này.
Công ty này từ chối nêu tên khách hàng, nhưng cho biết nguyên nhân là sự “hỗn loạn” trên mạng xã hội Twitter xung quanh thương vụ mua bán và một số nội dung phản cảm không được kiểm duyệt, theo Reuters.
IPG, công ty quảng cáo đại diện cho Coca-Cola và American Express, thậm chí chủ động khuyên khách hàng tạm dừng quảng cáo Twitter, theo nguồn tin của WSJ.
Trong tuần này, sếp Twitter đã đăng một cuộc thăm dò trên trang cá nhân, hỏi người dùng rằng “các nhà quảng cáo nên ủng hộ ‘tự do ngôn luận’ hay ‘sự đúng đắn về chính trị'”.
“Những kiểu khiêu khích đó không giúp làm dịu tình hình”, công ty quảng cáo nói chuyện với Reuters cho biết.
“Trừ khi Elon cam kết giữ cho nền tảng ‘tự do’ này không có các phát ngôn thù ghét, Twitter sẽ không phải là nơi các thương hiệu có thể và nên quảng cáo”, Allie Wassum, người đứng đầu về truyền thông mạng xã hội của thương hiệu giày Jordan, cho biết trong một bài đăng trên Linkedin.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cùng tìm hiểu các lý thuyết xoay quanh thuật ngữ Target hay Targeting như: target là gì, targeting là gì, phân biệt target và targeting, tìm hiểu về khái niệm target trong marketing, các chiến lược targeting và hơn thế nữa.
Target là gì? Các chiến lược Targeting trong Marketing
Thường được sử dụng trong phạm vi ngành marketing và kinh doanh, khái niệm Target hay Targeting chủ yếu đề cập đến cách các thương hiệu hay doanh nghiệp lựa chọn và xác định thị trường mục tiêu (Target Market), song song với đó là các chiến lược nhắm mục tiêu đến các phân khúc khách hàng hay thị trường nhất định.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Thấu hiểu thuật ngữ Target hay Targeting trong phạm vi quảng cáo.
Một ví dụ về thuật ngữ Target.
FAQs – Một số câu hỏi thường gặp về thuật ngữ Target hay Targeting là gì?
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Target là gì?
Target trong tiếng Việt có nghĩa là Mục tiêu. Về mặt ngôn ngữ, khái niệm Target hay Mục tiêu đề cập đến một thứ, đối tượng hay nhiệm vụ nào đó cần hướng tới hay hoàn thành.
Tuỳ thuộc vào từng bối cảnh cụ thể mà Target có thể là một sự vật, hiện tượng, nhiệm vụ hay con người, ví dụ, Target của một học sinh là vượt qua kì thi tuyển sinh, Target khi này là một nhiệm vụ, ngược lại trong ví dụ, học sinh là Target hay Mục tiêu cải cách của nhà trường, Target khi này lại đề cập đến những con người cụ thể.
Theo từ điển Cambridge, thuật ngữ Target hay Mục tiêu cũng bao hàm khá nhiều ý nghĩa khác nhau, từ việc đó có thể là thứ mà ai đó đang hướng tới hay cần đạt được, là những đối tượng là con người cụ thể hay đó là những cấp độ gắn liền với các con số cụ thể.
Một ví dụ khác giải thích cho thuật ngữ Target là, “Target (Mục tiêu) của chính phủ là tăng trưởng ở mức 5% trong năm 2022”.
Như đã phân tích ở trên, trong khi tuỳ thuộc vào từng bối cảnh cụ thể thuật ngữ Target có thể mang nhiều nghĩa khác nhau, tuy nhiên, ý nghĩa được sử dụng rộng rãi nhất là “Thứ mà cá nhân hay tổ chức nào đó cần đạt được”.
Targeting là gì trong Marketing và Quảng cáo?
Targeting là gì trong Marketing và Quảng cáo?
Là từ ngữ mở rộng (động từ) của thuật ngữ gốc Target, Targeting có nghĩa là nhắm mục tiêu, khái niệm được sử dụng chủ yếu trong phạm vi ngành marketing với ý nghĩa là tiếp cận hay nhắm đến một cá nhân hoặc một nhóm người dùng cụ thể nào đó.
Nằm trong bối cảnh tổng thể là quản trị Marketing, thuật ngữ Targeting là một thành phần trong quy trình tổng thể bao gồm: Nghiên cứu thị trường (R), Phân khúc, lựa chọn và định vị thị trường mục tiêu (Segmentation – Targeting – Positioning), marketing hỗn hợp (Marketing Mix), Thực thi (I) và cuối cùng là Kiểm tra (C).
Targeting trong trường hợp này có nghĩa là lựa chọn thị trường mục tiêu (Target Market), hành động được xảy ra sau khi doanh nghiệp đã tiến hành phân chia thị trường thành các “khúc” khác nhau.
Tuỳ thuộc vào chiến lược của từng doanh nghiệp, họ có thể lựa chọn một, một vài hoặc toàn bộ các phân khúc (Segment) hiện có trên thị trường.
Trong phạm vi các hoạt động quảng cáo, khái niệm Targeting đề cập đến các chiến thuật xác định các tệp hay đối tượng khách hàng tiềm năng (mục tiêu) để sau đó xây dựng các chiến dịch quảng cáo theo hướng hiển thị đến những đối tượng này.
Nói một cách dễ hiểu, Targeting chính là quá trình nhà quảng cáo xây dựng nên các nhóm chân dung khách hàng (Customer Persona) khác nhau, những người được cho là có khả năng mua hàng cao nhất.
Tuỳ vào từng nền tảng quảng cáo hay chiến thuật của từng nhà quảng cáo, các tiêu chí Targeting hay nhắm mục tiêu sẽ bao gồm các thành phần khác nhau như sở thích, độ tuổi, khu vực sinh sống hay là tâm lý (nội dung chi tiết sẽ được phân tích ở các phần tiếp theo trong bài).
Target Market là gì trong Marketing?
Target Market là gì trong Marketing?
Target Market có nghĩa là thị trường mục tiêu, chính là những nhóm người dùng cụ thể mà thương hiệu hay marketer muốn tiếp cận để bán hàng.
Mỗi Target Market bao gồm những người tiêu dùng có nhiều khả năng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp nhất và những người trong nhóm này thường có một số đặc điểm chung, như nhân khẩu học hay hành vi.
Như đã đề cập ở trên, tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp có thể chọn một hoặc nhiều Target Market hay thị trường mục tiêu khác nhau, bằng cách xác định rõ thị trường mục tiêu của mình, doanh nghiệp có thể có nhiều cách hơn để bán hàng.
Trong khi có không ít các doanh nghiệp hướng tới toàn bộ thị trường (Mass Market), một số khác lại chỉ nhắm mục tiêu đến một số thị trường mục tiêu cụ thể, hay thậm chí là hẹp (Niche Market), nơi doanh nghiệp cho rằng họ có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của đối tượng mục tiêu hay nơi mà họ có nhiều lợi thế cạnh tranh nhất (so với đối thủ).
Liên quan đến khái niệm Targeting hay Target Market, có một điều mà tất cả những người làm marketing, đặc biệt là những bạn mới vào nghề cần hiểu đó là, trong khi tất cả mọi người dùng ở nhiều phân khúc khác nhau có thể mua hàng của doanh nghiệp, chỉ có một số nhóm phân khúc chính là mua hàng thường xuyên và nhiều nhất.
Nói cách khác, trong khi thương hiệu có thể chỉ nhắm mục tiêu (thông qua các chương trình marketing và quảng cáo) đến một hoặc một số ít nhóm thị trường mục tiêu, những đối tượng không phuộc phân khúc này vẫn có thể mua hàng (chỉ là ít hơn nên doanh nghiệp không cần tập trung nguồn lực để nhắm mục tiêu – Targeting).
Thương hiệu không nhắm mục tiêu đến tất cả mọi người, nhưng họ vẫn có thể bán hàng cho tất cả mọi người.
Tại sao Targeting hay việc nhắm mục tiêu lại quan trọng với người làm marketing nói chung.
Trong phạm vi ngành marketing và quảng cáo, việc nhắm mục tiêu hay Targeting đóng một vai trò hết sức quan trọng giúp doanh nghiệp vừa tiết kiệm ngân sách marketing vừa thúc đẩy tỷ lệ bán hàng tổng thể.
Bạn cứ thử hình dung thế này, sau khi nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp nhận thấy là chỉ có một số lượng người dùng mục tiêu nhất định nào đó là có khả năng mua (chi trả) các sản phẩm của doanh nghiệp, điều này có nghĩa là doanh nghiệp không cần phải nhắm mục tiêu hay Targeting đến toàn bộ thị trường rộng lớn kia, bao gồm vô số những người không thể hoặc rất hiếm khi mua sản phẩm.
Liệu doanh nghiệp có đủ ngân sách để tiếp cận hết gần 3 tỷ người dùng toàn cầu hay hơn 60 triệu người dùng tại Việt Nam trên Facebook hay không, hay liệu doanh nghiệp có bán hàng được cho tất cả những người này hay không.
Đây chính là lúc mà chiến lược Targeting hay nhắm mục tiêu đến một số thị trường hay phân khúc khách hàng mục tiêu cụ thể phát huy tác dụng.
Tiếp đó, khi doanh nghiệp đã chọn được chiến lược nhắm mục tiêu đến một số Target Market cụ thể, điều này không có nghĩa là chiến thuật Targeting hết tác dụng.
Sự thật là, nếu bạn từng tìm hiểu về khái niệm hành trình khách hàng hay Customer Journey, bạn thấy rằng, mỗi khách hàng hay nhóm khách hàng sẽ trải qua khá nhiều giai đoạn khác nhau với nhiều điểm chạm khác nhau với thương hiệu (Brand Touchpoint).
Targeting khi này có nhiệm vụ là truyền tải các thông điệp (Brand Message) khác nhau đến từng nhóm đối tượng khác nhau khi họ đang có những nhu cầu hay băn khoăn khác nhau.
Bằng cách Targeting hay nhắm mục tiêu “chính xác” đến từng nhóm đối tượng vốn có các nhu cầu khác nhau, thương hiệu không chỉ có thể gia tăng tỷ lệ tương tác, tăng tỷ lệ mua hàng, giảm chi phí dư thừa (không cần thiết) mà còn gia tăng trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu, điều cuối cùng có thể giúp họ trung thành hơn (Brand Loyalty).
Mặc dù có không ít nhà quảng cáo bắt đầu tiến hành hoạt động Targeting ngay vào thời điểm thiết lập chiến dịch, điều này thường không mang lại nhiều hiệu quả.
Chiến lược đúng đắn cho các thương hiệu là cần tiến hành nghiên cứu đối tượng mục tiêu từ sớm trước đó (và cập nhật liên tục).
Target Market Segment là gì?
Target Market Segment là gì?
Target Market Segment là một phân khúc thị trường mục tiêu. Như đã phân tích ở trên, về cơ bản, thị trường đại chúng (Mass Market) thường có thể được chia thành nhiều phân khúc khác nhau (ví dụ như phân khúc thị trường cao cấp và phân khúc thị trường bình dân), tuỳ vào từng chiến lược mà doanh nghiệp có thể chọn và Targeting tới một hoặc nhiều Target Market Segment khác nhau.
Mỗi Target Market Segment gắn liền với từng đặc tính cụ thể về tuổi tác, giới tính, sở thích, hành vi, khả năng chi trả, tâm lý hay động cơ mua hàng, những đối tượng hay người dùng ở trong cùng một phân khúc thì có các đặc tính tương tự nhau.
Cách xác định Target Market.
Một khi bạn có thể hiểu Target là gì hay Targeting là gì, cũng như phân biệt sự khác nhau giữa chúng, bạn cũng cần hiểu về cách xác định các Target Market hay Thị trường mục tiêu mà doanh nghệp cần hướng tới.
Dưới đây là các bước bạn có thể tham khảo khi xác định Target Market.
Bước 1. Tổng hợp các dữ liệu về khách hàng hiện tại.
Bước đầu tiên và cũng là con đường tối ưu nhất để tìm ra những người muốn mua hàng nhất của thương hiệu là xác định ai đã và đang sử dụng các sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu.
Một khi bạn có thể hiểu rõ về chân dung của những người sẵn sàng chi trả và mua sản phẩm của bạn, bạn có thể tìm kiếm nhiều hơn những người tương tự.
Tùy thuộc vào cách khách hàng kết nối với doanh nghiệp, bạn có thể có nhiều hoặc ít dữ liệu về khách hàng, tuy nhiên, điều quan trọng ở đây không phải là ít hay nhiều mà là phù hợp, bạn cần sử dụng thông tin một cách có chủ đích để hiểu về giá trị của khách hàng.
CRM có thể là nơi cung cấp dữ liệu về khách hàng tốt nhất.
Một số điểm dữ liệu bạn có thể muốn xem xét là:
Độ tuổi: Bạn cần hiểu khách hàng của mình đang ở nhóm tuổi hay thế hệ nào.
Vị trí (và múi giờ): Khách hàng hiện tại của bạn sống ở đâu và họ thường tương tác vào thời gian nào. Việc hiểu khu vực có thể giúp ích cho việc nhắm mục tiêu (quảng cáo) trong khi hiểu khoảng thời gian khách hàng sẵn sàng tương tác nhiều nhất có thể giúp thương hiệu hiển thị quảng cáo hay bài đăng đúng thời điểm hơn.
Ngôn ngữ: Nếu doanh nghiệp của bạn có khách hàng toàn cầu thì hiểu việc hiểu ngôn ngữ của khách hàng dường như là điều bắt buộc.
Động lực và năng lực chi tiêu: Khách hàng hiện tại của bạn phải chi bao nhiêu tiền để có thể sử dụng sản phẩm hay dịch vụ, làm cách nào để họ có thể tiếp cận với mức giá hiện tại.
Sở thích: Khách hàng của bạn thích làm gì? Họ xem những chương trình truyền hình nào? Tương tác trên mạng xã hội nào hay họ thích những thương hiệu nào?
Thách thức: Khách hàng của bạn đang phải đối mặt với những nỗi đau nào? Bạn có hiểu sản phẩm hoặc dịch vụ của mình giúp họ giải quyết những thách thức hay nỗi đau đó như thế nào không?
Giai đoạn sống: Khách hàng của bạn là sinh viên đại học? Ngườ mới làm cha mẹ? hay đã về hưu.
Tuỳ thuộc vào từng ngành hàng khác nhau (B2B hay B2C), thương hiệu có những đối tượng mục tiêu với những sở thích khác nhau.
Bước 2. Kết hợp dữ liệu hiện có với dữ liệu xã hội.
Ngoài các dữ liệu hiện có hay thương hiệu đã thu thập được, khi mạng xã hội trở thành nơi mà người tiêu dùng sẵn sàng thể hiện “con người thật” của họ, đây chính là nơi thương hiệu hiểu về khách hàng mục tiêu của mình.
Việc phân tích các dữ liệu xã hội cũng có thể giúp thương hiệu tìm ra các Target Market hay các nhóm khách hàng mục tiêu mới mà họ có thể chưa từng nghĩ tới trước đây.
Bạn cũng có thể sử dụng các công cụ lắng nghe mạng xã hội (Social Listening) để thu thập dữ liệu và tìm kiếm insight về khách hàng của mình.
Bước 3. Kiểm tra năng lực cạnh tranh.
Đến đây, khi bạn đã có thể hiểu ai đang mua các sản phẩm hay dịch vụ của mình hay họ có những đặc điểm nhận dạng nào, bạn phải tiếp tục xem xét đến yếu tố cạnh tranh, tức so với các đối thủ, bạn có khả năng đáp ứng tốt hơn kỳ vọng của các nhóm khách hàng mục tiêu đã định ra hay không.
Một số yếu tố bạn cần xem xét là:
Đối thủ cạnh tranh của bạn có đang theo đuổi cùng phân khúc thị trường mục tiêu hay Target Market Segment hay không? Những gì các đối thủ đang hướng tới là gì?
Họ có đang tiếp cận các Target Market mà bạn chưa từng nghĩ đến hay không?
Bước 4. Làm rõ các giá trị riêng biệt mà sản phẩm hay dịch vụ của bạn có thể mang lại (giúp đối tượng mục tiêu giải quyết các nỗi đau).
Khi nói đến các giá trị riêng biệt (USP) hay điểm mạnh (SWOT) của các sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, có một hiểu lầm lớn mà không ít người làm marketing vẫn thường mắc phải đó là chưa phân biệt được giữa tính năng và lợi ích.
Tính năng là những gì sản phẩm hay doanh nghiệp có ví dụ như tốc độ tải nhanh hay màu sắc bắt mắt, còn lợi ích là kết quả, chính là những gì mà đối tượng mục tiêu nhận được sau khi sử dụng sản phẩm. Nói cách khác, lợi ích là cách các tính năng có thể giúp giải quyết các nỗi đau của đối tượng mục tiêu.
Bước 5. Xây dựng một bản tuyên ngôn định vị thị trường mục tiêu (Target Market Statement).
Tới giai đoạn cuối cùng này, khi bạn đã có thể hiểu về khách hàng, về thị trường mục tiêu (Target Market) hay cách các sản phẩm giải quyết các vấn đề của các đối tượng có trong thị trường mục tiêu, bạn cần xây dựng một tuyên ngôn đơn giản và rõ ràng về thị trường mục tiêu của mình.
Xác định tuyên ngôn về thị trường mục tiêu là bước đầu tiên trong việc tạo ra một bản tuyên ngôn về định vị thương hiệu (Brand Positioning Statement).
Khi xây dựng các bản tuyên ngôn về Target Market hay thị trường mục tiêu của thương hiệu, hãy cố gắng kết hợp các đặc điểm nhân khẩu học và hành vi quan trọng nhất của các đối tượng mục tiêu có trong phân khúc.
Ví dụ: Thị trường mục tiêu của chúng tôi là [(các) giới tính] ở [độ tuổi], sống ở [địa điểm] và thích [các hoạt động thường làm].
FAQs – Một số câu hỏi thường gặp về thuật ngữ Target hay Targeting là gì?
Target Market Statement là gì?
Target Market Statement là các bản tuyên bố hay tuyên ngôn về thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp muốn nhắm mục tiêu (Targeting). Các Target Market Statement thường gắn liền với các đặc điểm nhận dạng (chung) của các đối tượng mục tiêu có trong một thị trường mục tiêu cụ thể.
Targeting Tactics là gì?
Là các chiến thuật hay thủ thuật nhắm mục tiêu đến các đối tượng có trong Target Market.
Các Targeting Tactics thường hướng đến việc khiến quá trình nhắm mục tiêu được chính xác hơn để từ đó mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao hơn với chi phí thấp hơn.
Target khách hàng là gì?
Là hoạt động nhắm mục tiêu (thường là từ các chương trình quảng cáo) đến các nhóm khách hàng mục tiêu, những người có khả năng mua hàng cao nhất, là cách hiển thị quảng cáo đến những người dùng có liên quan nhất.
Chạy Target là gì?
Thường được sử dụng trong ngành quảng cáo hay các kỹ thuật chạy quảng cáo, chạy target chính là việc nhà quảng cáo chọn nhiều tiêu chí khác nhau để hiển thị và tối ưu quảng cáo như sở thích, tuổi, khu vực, thu nhập…Ngược lại với chạy Target là chạy Mass, tức nhà quảng cáo không nhắm mục quá cụ thể đến các nhóm đối tượng mục tiêu.
Target Audience là gì?
Target Audience hay còn được gọi tắt là TA có nghĩa là đối tượng mục tiêu, chính là những người có khả năng mua hàng cao nhất từ thương hiệu. Target Audience gắn liền với từng Target Market.
Re Targeting là gì?
Là hoạt động nhắm mục tiêu lại, khái niệm đề cập đến việc các thương hiệu tương tác lại (hiển thị lại quảng cáo) với những đối tượng mục tiêu đã từng tương tác trước đó.
Các nội dung (Content) hay nền tảng được sử dụng cho mục tiêu Re-targeting có thể giống hoặc khác các nội dung từng hiển thị trước đó.
Target frequency là gì?
Thường được sử dụng trong ngành quảng cáo, target frequency đề cập đến tần suất hay số lần hiển thị quảng cáo trong một khoảng thời gian nhất định.
Target Market là gì?
Là thị trường mục tiêu, chính là phân khúc hay nơi mà doanh nghiệp đang tập trung nguồn lực để bán hàng. Thông thường, doanh nghiệp sẽ tiến hành chọn Target Market sau quá trình nghiên cứu và phân phúc thị trường.
Ad Targeting là gì?
Là hoạt động nhắm mục tiêu quảng cáo đến một nhóm người tiêu dùng cụ thể trên các nền tảng quảng cáo. Các nhà quảng cáo khi này chọn cách hiển thị quảng cáo (Ads) đến những người dùng có khả năng hành động (mua hàng) cao nhất.
Kết luận.
Như bạn có thể thấy, dù với tư cách là người làm marketing hay các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, việc thấu hiểu các lý thuyết về Targeting hay Target Market là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Bằng cách hiểu rõ Target là gì, sự khác biệt giữa Target và Targeting là gì và hơn thế nữa về Target Market, bạn có thể bắt đầu công việc marketing hay quảng cáo một cách bài bản và có chiến lược.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google vừa chia sẻ một số insight mới nêu bật các cách mà người làm marketing có thể sử dụng để khiến khách hàng tương tác nhiều hơn trong một thế giới được định hướng bởi nội dung (Content-driven World).
Content-driven World: 3 cách đơn giản để khiến người tiêu dùng tương tác
Người tiêu dùng trên toàn cầu đang thay đổi cách họ tiêu thụ nội dung (content) kỹ thuật số, từ các nội dung văn bản (text), hình ảnh đến video — và cuối cùng, họ chọn cách dành thời gian nhiều hơn cho những trải nghiệm tự nhiên và trực quan nhất.
Hợp tác với Ipsos, Google vừa chia sẻ 3 cách mà những người làm marketing có thể sử dụng để giữ chân khách hàng của họ trên các nền tảng, cùng với đó là các định dạng mới dành cho ngành bán lẻ (Retail) và các công cụ sáng tạo để thúc đẩy tăng trưởng.
1. “May đo” trải nghiệm của khách hàng để thúc đẩy các tương tác sâu hơn.
Hơn một nửa người tiêu dùng di động sử dụng Google và YouTube cùng với các nền tảng khác khi nghiên cứu sản phẩm hay thương hiệu để dùng thử, và 91% trong số này nói rằng họ đã hành động ngay sau khi phát hiện ra các sản phẩm hoặc thương hiệu phù hợp.
Sau khi mua hàng, người tiêu dùng cũng mong đợi rằng các thương hiệu có thể cung cấp trải nghiệm phù hợp và hữu ích.
Trên thực tế, cứ 5 người được khảo sát thì có 2 người nói rằng họ thích khám phá các nguồn cấp dữ liệu của Google để tìm kiếm các ý tưởng mua sắm vì chúng hiện đang được cá nhân hóa nhiều hơn.
Với nguồn cấp dữ liệu sản phẩm (product feeds) cho quảng cáo Khám phá (Discovery ads) hiện đang được thử nghiệm, nhà quảng cáo có thể hiển thị cho người mua hàng các sản phẩm dựa trên sở thích và mục đích riêng của họ.
Cụ thể, các nhà bán lẻ cá nhân hiện đã có thể sử dụng các hình ảnh trực quan và văn bản ngắn với các sản phẩm có trong danh mục trong Google Merchant Center của họ để mang lại những trải nghiệm quảng cáo phù hợp hơn.
Ví dụ: một người tiêu dùng quan tâm đến thể thao và thời trang có thể thấy hình ảnh những đôi giày thể thao với nhiều màu sắc và kiểu dáng từ một thương hiệu mới trong nguồn cấp nội dung (Content Feed) của họ trên YouTube hoặc ứng dụng Google.
Thương hiệu Puma bằng cách sử dụng các quảng cáo Khám phá để quảng cáo các danh mục sản phẩm của mình và nhận thấy lợi tức trên chi tiêu quảng cáo (ROAS) tăng tới 46% trong khi giảm chi phí xuống 19%.
Ông Ashley Anderson, Giám đốc Digital Marketing cấp cao tại Puma cho biết: “Nguồn cấp dữ liệu sản phẩm cho quảng cáo Khám phá cung cấp nhiều cách hơn để các thương hiệu mở rộng nội dung theo phong cách xã hội. Cá nhân hóa và hiệu suất cao là những yếu tố tuyệt vời giúp chúng tôi dễ dàng mở rộng quy mô một cách hiệu quả.”
2. Đa dạng hoá nội dung để có thể tạo ra những tác động sáng tạo lớn hơn.
Khi người dùng ngày càng có nhiều lựa chọn hơn, việc giữ cho họ tương tác trên các nền tảng đòi hỏi các thương hiệu phải sáng tạo nhiều hơn, sáng tạo trên quy mô lớn — phương pháp tiếp cận nội dung đa dạng cho phép các thương hiệu kể chuyện một cách trực quan và chân thực hơn (Authentic Storytelling).
Theo Google, gần một nửa số người tiêu dùng nói rằng họ có nhiều khả năng mua một sản phẩm hoặc thương hiệu mới mà họ thấy trong quảng cáo video.
Google cho biết phương pháp tiếp cận quảng cáo theo hướng ưu tiên nội dung và đa dạng hoá các định dạng nội dung (Content Format) có thể mang lại hiệu suất tốt hơn: hơn 60% nhà quảng cáo kết hợp chiến dịch quảng cáo video với quảng cáo khám phá nhận thấy rằng tỷ lệ chuyển đổi đã tăng lên trong khi chi phí vẫn chỉ bằng hoặc thấp hơn.
Sau khi triển khai phương pháp tiếp cận sáng tạo mới này với Starcom, thương hiệu Invisalign đã thúc đẩy lưu lượng truy cập vào website (traffic) tăng 13%, với 89% lượt truy cập là những người dùng mới.
3. Tối ưu chiến thuật Storytelling bằng cách tận dụng yếu tố chân thực và tính đa dạng.
Và cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng: Yếu tố chân thực (Authentic Marketing) và tính đa dạng là chìa khoá.
43% người tiêu dùng nói rằng họ có nhiều khả năng nhấp vào các quảng cáo có sự xuất hiện của nhiều kiểu người (đa dạng về giới tính, chủng tộc, nghề nghiệp hay vai trò xã hội) khác nhau, và hơn 50% nói rằng họ có nhiều khả năng nhấp vào các quảng cáo có hiển thị hình ảnh của những khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm.
Dưới đây là một số tài nguyên khác mà Google khuyên các Marketer nên tận dụng:
Theo thông tin được công bố trực tiếp từ Elon Musk, mạng xã hội Twitter đang chịu “mức giảm doanh thu khổng lồ”, nhưng không đưa ra số liệu.
twitter mất gần 1 triệu người dùng và doanh số quảng cáo giảm
Trong dòng tweet trên trang cá nhân, Elon Musk đổ lỗi cho “các nhóm hoạt động gây sức ép lên doanh nghiệp”, khiến họ ngừng quảng cáo trên Twitter.
Ông khẳng định mạng xã hội này chưa thay đổi chiến lược kiểm duyệt nội dung và Twitter đã làm “mọi thứ có thể để vừa lòng các nhà hoạt động”.
Dù vậy, ông không đưa ra số liệu cụ thể về việc công ty đã mất bao nhiêu, hoặc bằng chứng nào cho thấy việc doanh nghiệp rút quảng cáo là do sức ép từ các nhà hoạt động.
Trong cuộc phỏng vấn cùng ngày tại Diễn đàn Đầu tư Baron, Musk tiếp tục nhắc lại quan điểm này. “Chúng tôi chưa hề thay đổi quy trình hoạt động. Chúng tôi đã làm tất cả trong khả năng để xoa dịu họ, nhưng không thành công. Vì thế, đây là mối lo ngại lớn”, ông nói.
Tính từ khi Elon Musk tiếp quản Twitter ngày 28/10, mạng xã hội này đã sa thải khoảng 50% nhân viên.
Vài ngày gần đây, hàng loạt công ty đã thông báo tạm ngừng quảng cáo trên Twitter để đánh giá những thay đổi khi Elon Musk lên điều hành công ty này. Những cái tên nổi bật là hãng xe General Motors, hãng dược phẩm Pfizer hay đại gia thực phẩm General Mills.
Hãng quảng cáo IPG cũng đã khuyên khách hàng tạm ngừng kế hoạch truyền thông trên Twitter. Dù vậy, hiện chưa rõ bao nhiêu công ty nghe theo lời khuyên của IPG.
CNBC trích nguồn tin thân cận cho biết Twitter đã thông báo cho các nhân viên về việc sa thải hôm 3/11. Nhóm kiểm duyệt nội dung cũng nằm trong danh sách bị cắt giảm nhân sự, theo Reuters.
Trong một dòng tweet hôm qua, Musk cũng giải thích về việc này. Ông nói: “Thật không may rằng chúng tôi không có lựa chọn nào khác, trong bối cảnh công ty lỗ 4 triệu USD mỗi ngày. Những người nghỉ việc sẽ được nhận 3 tháng thu nhập – cao hơn 50% quy định của pháp luật”.
Theo CNBC, việc cắt giảm mạnh tay còn diễn ra ở bộ phận marketing – chịu trách nhiệm xử lý, phân tích các vấn đề về hiệu quả quảng cáo, kinh doanh, spam.
Doanh thu quảng cáo của Twitter vốn đã giảm từ trước khi Musk tiếp quản và các nhóm hoạt động gây sức ép lên các thương hiệu.
Theo dữ liệu của MediaRadar, số lượng các nhà quảng cáo trên nền tảng này giảm từ 3.900 trong tháng 5 xuống còn 2.300 trong tháng 8, sang tháng 9, con số này lại tăng lên 2.900, lượng người dùng của Twitter cũng mất gần 1 triệu người tính từ lúc Elon Musk lên tiếp quản.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Kế hoạch sa thải khoảng 3.700 nhân viên của Twitter xảy ra chỉ khoảng một tuần sau khi mạng xã hội này được mua lại, Twitter vừa bị kiện vì điều này.
Twitter bị kiện vì sa thải nhân viên hàng loạt mà không báo trước
Người lao động tại Twitter cho rằng công ty đang sa thải hàng loạt mà chưa thông báo trước cho nhân viên và các cơ quan chức năng theo đúng luật liên bang và luật California, nơi Twitter đặt trụ sở.
Một vụ kiện tập thể đã được đệ trình ngày 3/11 tại tòa án liên bang San Francisco.
Đuổi việc gấp hàng loạt nhân viên.
Twitter sẽ bắt đầu cắt giảm nhân sự từ 9h sáng ngày 4/11 (giờ Mỹ, tương đương 23h cùng ngày tại Việt Nam), theo một email nội bộ gửi tới nhân viên ngày 3/11.
Email không nói rõ sẽ sa thải tổng cộng bao nhiêu nhân viên. Đến nay các nguồn tin từ nhà đầu tư và tin nhắn nội bộ khác cho thấy sếp Twitter định sa thải khoảng một nửa số nhân sự, nhằm cắt giảm chi phí vận hành.
Động thái này diễn ra một tuần sau khi Elon Musk mua lại mạng xã hội Twitter với giá 44 tỷ USD, trong đó có một phần lớn tiền nợ và phải trả lãi hàng năm, trong khi nền tảng này không tạo ra lợi nhuận cao.
Nhân viên chỉ được chính thức thông báo về kế hoạch đuổi việc trong email ngày 3/11. Một phát ngôn viên của Cục Phát triển Việc làm của California cho biết cơ quan này không nhận được thông báo nào về việc sa thải từ Twitter.
Trong khi đó Đạo luật Thông báo về Điều chỉnh và Đào tạo lại Người lao động, thường được gọi là WARN, của liên bang Mỹ yêu cầu các công ty thực hiện việc sa thải hàng loạt cần thông báo trước ít nhất 60 ngày.
Đuổi việc “kiểu Elon Musk”.
Vụ kiện mới yêu cầu tòa án liên bang San Francisco ra lệnh yêu cầu Twitter tuân theo Đạo luật WARN, và ngăn cản công ty này thúc ép nhân viên ký vào các tài liệu có thể từ bỏ quyền tham gia tranh tụng.
“Chúng tôi đệ đơn kiện nhằm đảm bảo các nhân viên Twitter nhận thức được rằng họ không nên từ bỏ quyền của mình, và họ có con đường để theo đuổi quyền của mình”, Shannon Liss-Riordan, luật sư đệ đơn kiện ngày 3/11, cho biết.
Liss-Riordan từng kiện Tesla Inc. về những sai phạm tương tự vào tháng 6, khi nhà sản xuất ôtô điện do Elon Musk đứng đầu đuổi việc khoảng 10% lực lượng lao động của mình.
Khi Tesla đóng cửa văn phòng tại San Mateo, hãng đã sa thải 229 nhân viên. Các nhân viên được thông báo vào ngày 28/6 rằng sẽ hôm đó sẽ là ngày làm việc cuối cùng nhưng họ sẽ được trả lương trong 60 ngày tiếp theo, và ngày sa thải “có hiệu lực” là 27/8/22, phù hợp với WARN, Lora Kolodny, phóng viên CNBC, giải thích.
“Rất có thể Twitter sẽ gửi thông báo đến cơ quan chức năng trong vài ngày tới”, Kolodny cho biết thêm.
Kylie Robinson, biên tập viên tại Fortune, cho biết có thể Elon Musk sẽ áp dụng chiến lược tương tự tại Twitter để vượt qua WARN.
Người đàn ông giàu nhất thế giới mô tả vụ kiện Tesla là “tầm thường” trong cuộc thảo luận với Tổng biên tập John Micklethwait của Bloomberg tại Diễn đàn Kinh tế Qatar cũng vào tháng 6.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google vừa thông báo, tính năng tệp khách hàng tương tự (similar audiences segments) có trong Google Ads sẽ sớm không còn khả dụng.
Google Ads đang loại bỏ tệp đối tượng mục tiêu tương tự
Theo đó, kể từ tháng 5 năm 2023, các tệp hay phân khúc đối tượng tương tự sẽ ngừng hoạt động và các phân khúc đối tượng tương tự hiện tại có trong tài khoản sẽ không thể được thêm vào các chiến dịch hay nhóm quảng cáo trên Google Ads lẫn Google Display & Video 360.
Vào tháng 8 năm 2023, các phân khúc đối tượng tương tự sẽ bị xóa khỏi tất cả các nhóm quảng cáo và chiến dịch quảng cáo Google.
Google Ads sẽ tự động nhiều hơn.
Google cho biết các phân khúc đối tượng tương tự sẽ chuyển đổi sang “các giải pháp tự động tập trung vào quyền riêng tư, tối ưu hơn, được thử nghiệm nhiều hơn.
Các giải pháp này vừa giúp nhà quảng cáo kết nối với các nhóm đối tượng có liên quan, đồng thời đáp ứng kỳ vọng của mọi người dùng về quyền riêng tư.”
Mở rộng tính năng Optimized Targeting và Audience Expansion.
Tính năng sẽ thay thế cho các phân khúc đối tượng tương tự là Optimized Targeting (hệ thống sẽ tự động tối ưu việc nhắm mục tiêu cho các chiến dịch hiệu suất, video, và cả chiến dịch hiển thị) và Audience Expansion (áp dụng cho các chiến dịch thương hiệu).
Optimized Targeting (Nhắm mục tiêu được tối ưu hoá).
Đối với các chiến dịch Khám phá, Hiển thị hay Video trên Google Ads và Display & Video 360, tính năng nhắm mục tiêu được tối ưu hóa sẽ giúp các doanh nghiệp tìm thấy các đối tượng mới và phù hợp, có khả năng chuyển đổi cao mà không cần dựa vào cookies của bên thứ ba.
Google cho biết. Trung bình các nhà quảng cáo sử dụng tính năng nhắm mục tiêu được tối ưu hóa trên Display và Video 360 có thể cải thiện trung bình 55% hiệu suất.
Audience Expansion (Mở rộng đối tượng).
Đối với chiến dịch video hay xây dựng nhận thức thương hiệu (Brand Awareness), tính năng mở rộng đối tượng có thể giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nhiều người có khả năng chuyển đổi hơn.
Giải pháp này hiện đã có trong Google Ads và sẽ được ra mắt cho Display & Video 360 vào nửa đầu năm 2023.
Một số lưu ý cho các nhà quảng cáo khi cập nhật cài đặt Optimized Targeting.
Nhà quảng cáo vẫn có thể sử dụng danh sách Đối sánh khách hàng cho các chiến dịch đặt giá thầu thông minh (Smart Bidding) hoặc Optimized Targeting.
Nhà quảng cáo nên sử dụng kiểu đặt giá thầu thông minh để bán hàng tại cửa hàng và các chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi ngoại tuyến (offline conversions).
Nhà quảng cáo có thể (và nên) điều chỉnh giá trị chuyển đổi khi đặt giá thầu thông minh.
Để có thể hiểu cách các giải pháp tự động của Google Ads có tác động như thế nào đến các mục tiêu Marketing, nhà quảng cáo có thể sử dụng Audience Insights – một tính năng mới trên trang Insight giúp các thương hiệu tìm hiểu thêm về sở thích của khách hàng và cách họ tương tác với các quảng cáo của mình.
Metaverse Retail – Trong hàng chục năm qua, sự phát triển của các yếu tố công nghệ đã làm thay đổi cách các doanh nghiệp retail (bán lẻ) vận hành doanh nghiệp của họ, trong Metaverse, điều này sẽ lại tiếp tục tái diễn.
Metaverse Retail: Tại sao trải nghiệm khách hàng (CX) là chìa khoá
Dưới những ảnh hưởng của COVID-19, các công nghệ mới như thực tế ảo (VR), thực tế mở rộng (XR) và thực tế hỗn hợp (MR) hay thực tế tăng cường (AR) đang làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng và kỳ vọng của họ về trải nghiệm mua sắm.
Ngành bán lẻ hay Retail theo đó cũng đang chuyển hướng sang Metaverse.
Nếu như cách đây nhiều năm về trước, các công nghệ hay trải nghiệm nhập vai (immersive experience) chỉ được tìm thấy trong sách vở hay phim khoa học viễn tưởng, và sau đó là trong ngành công nghiệp game.
Ngày nay, các công nghệ hay trải nghiệm này đang dần trở nên phổ biến hơn và chúng chính là sức mạnh của vũ trụ ảo metaverse – xu hướng được dự báo là sẽ có tác động không hề nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Retail và hơn thế nữa.
Theo một nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng của Raydiant năm 2022, 56,6% người trả lời khảo sát thích mua sắm trực tuyến hơn là trực tiếp – tăng 10% so với năm 2020.
Trong một nghiên cứu khác của PwC, khoảng 32% người dùng VR đã mua sắm trên nền tảng VR (VR platforms) trong nửa đầu năm 2022.
Trong một báo cáo về xu hướng truyền thông mạng xã hội 2023, Bà Betsy Morse Rohtbart, Phó chủ tịch phụ trách Web và eCommerce toàn cầu tại Vonage, cho biết:
“Bằng cách sử dụng các công nghệ truyền thông thông qua các nền tảng mạng xã hội và nhắn tin (chẳng hạn như WhatsApp), các nhà bán lẻ trực tuyến đang tạo ra những bước đột phá so với các doanh nghiệp kinh doanh truyền thống và bằng cách này, các doanh nghiệp đang chuyển từ các giao dịch mua hàng 1 lần (one-time transactions) thành các cuộc đối thoại và bán hàng đa chiều”.
Người tiêu dùng mong đợi các cửa hàng ưu tiên kỹ thuật số, tập trung vào tốc độ, sự tiện lợi và cả yếu tố cộng đồng.
Khi các nhà bán lẻ hướng tới một tương lai mới của ngành bán lẻ, họ sẽ cần phải thay đổi chiến lược của mình để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.”
Báo cáo của Bigcommerce cho thấy rằng, “doanh số thương mại điện tử dự kiến sẽ vượt qua 740 tỷ USD chỉ riêng ở Mỹ vào năm 2023”, trong đó các công nghệ mới nổi, mạng xã hội và thương mại xã hội (Social Commerce) là những thẻ kích hoạt chính.
Retail hướng đến Metaverse để tạo ra các trải nghiệm hấp dẫn cho khách hàng.
Retail hướng đến Metaverse để tạo ra trải nghiệm hấp dẫn cho khách hàng.
Dữ liệu cho thấy các xu hướng nói trên sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tới và các doanh nghiệp cần phải nâng cấp chiến lược đa kênh (omni channel) của mình, tìm ra các kênh marketing mới để tối đa hoá trải nghiệm của khách hàng và hơn thế nữa.
Theo dự đoán mới của Forrester: “Vào năm 2023, các nền tảng công nghệ lớn như ứng dụng Zoom, Slack, Webex hoặc Google – sẽ bổ sung các tính năng kiểu Metaverse 3D để tiếp cận hàng chục triệu người dùng tiềm năng.”
Forrester cũng dự đoán thêm rằng “mức độ chấp nhận các trải nghiệm kém của thương hiệu cũng sẽ giảm dần, hay nói cách khác, khách hàng sẽ ngày càng ít kiên nhẫn hơn với các thương hiệu mang lại cho họ những cảm giác không hài lòng, đồng thời “các doanh nghiệp nên tăng cường đội ngũ chăm sóc trong năm 2023 khi khách hàng ngày càng khó chiều hơn.”
Trong Metaverse Retail, trải nghiệm của khách hàng là chìa khóa.
Ông Scott Keeney, Giám đốc Metaverse (CMTO) tại TSX Entertainment, cho biết trải nghiệm khách hàng (CX) là một khía cạnh quan trọng của ngành Retail và nó cũng sẽ diễn ra theo cách tương tự trong Metaverse.
“Chúng ta cần ngừng nói về các điều khoản hay thuật ngữ mang tính kỹ thuật và chỉ cần tập trung tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời. Bởi vì người tiêu dùng không quan tâm đến việc bữa ăn được nấu như thế nào. Họ chỉ muốn thứ gì đó ngon và tốt cho sức khỏe.”
Trong Metaverse, người dùng có thể quyết định xem họ muốn trưng bày những gì, khi nào và như thế nào trong cửa hàng của mình, điều này giúp cho việc quản lý một cửa hàng ảo trở nên toàn diện, dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Xu hướng của tương lai.
Dưới đây là một số xu hướng công nghệ được dự báo là sẽ phát triển mạnh trong vũ trụ ảo Metaverse.
Web 3D: Các thương hiệu đang ngày càng tìm cách xây dựng trải nghiệm 3D với môi trường chân thực cho phép khách hàng của họ tương tác một cách có ý nghĩa trong Metaverse.
Nền tảng trò chơi (Gaming platforms): Với một tỷ người dùng ngày nay đang chơi trò chơi trên các nền tảng game Metaverse như Roblox, Zepeto và Fortnite, các thương hiệu đang tìm cách tiếp cận lượng đối tượng khổng lồ này.
Hình đại diện (Avatars): Các thương hiệu hiện đang sử dụng hình đại diện làm người dẫn chương trình, trợ lý bán hàng, người mẫu và hơn thế nữa. Các nhân vật ảo sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tới.
Tại Đông Nam Á, các khoản đầu tư của Goodwater Capital bao gồm Kỳ lân của Việt Nam là MoMo và Nano Technologies, công ty thương mại điện tử Kilo của Việt Nam và công ty fintech Bukuwarung của Indonesia.
Goodwater Capital vừa trình hồ sơ lên Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ nhằm huy động 1 tỉ USD cho 2 quỹ đầu tư mới. Cụ thể, Goodwater Capital đang muốn huy động 600 triệu USD cho Goodwater Capital V và 400 triệu USDcho Goodwater Infinity III.
Động thái này diễn ra khoảng một năm sau khi công ty này huy động được 1 tỷ USD để hỗ trợ cho các startup hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tiêu dùng đang ở giai đoạn đầu và tăng trưởng. Goodwater Capital là cái tên đứng sau hỗ trợ cho nhiều “gã khổng lồ” công nghệ như Facebook, Coupang và Kakao.
Goodwater Capital trước đó đã huy động tổng cộng 2,1 tỉ USD cho 8 quỹ đầu tư của mình. Năm 2018, Goodwater Capital đã huy động được 350 triệu USD cho quỹ Goodwater Capital III. Đến năm 2019, công ty này kêu gọi được 241,6 triệu USD cho quỹ Goodwater Infinity I.
Năm ngoái, Goodwater Capital đã huy động được 1 tỉ USD cho các quỹ Goodwater Capital IV và Goodwater Infinity II. Cùng với đó, công ty này cũng bảo lãnh 500 triệu USD để hỗ trợ các công ty “siêu phát triển” ở giai đoạn cuối.
Được thành lập cách đây 7 năm, công ty đã đầu tư vào 25 quốc gia, với hơn 140 công ty, cung cấp 150 tỷ USD cho các dịch vụ tài chính và thương mại điện tử hàng năm.
“Chúng tôi tin rằng công nghệ tiêu dùng là lực lượng mạnh mẽ nhất thế giới, giúp định hình nền văn hoá toàn cầu và biến đổi kinh tế toàn cầu theo những cách chưa từng có”, công ty nhận định.
Các khoản đầu tư của Goodwater Capital từng chủ yếu tập trung ở Hàn Quốc, nay đã tăng mạnh ở Nam và Đông Nam Á kể từ đầu năm 2021. Năm ngoái, họ đầu tư vào hơn 10 công ty công nghệ của châu Á, 8 trong số đó đến từ Ấn Độ và Đông Nam Á.
Tại Đông Nam Á, các khoản đầu tư của Goodwater Capital bao gồm Kỳ lân của Việt Nam là MoMo và Nano Technologies, công ty thương mại điện tử Kilo của Việt Nam và công ty fintech Bukuwarung của Indonesia.
Eric Kim, đồng sáng lập Goodwater Capital từng chia sẻ rằng Việt Nam là một thị trường độc đáo với những doanh nhân ấn tượng.
“Chúng tôi rất ấn tượng với các doanh nhân tại thị trường này. Họ là những doanh nhân vĩ đại tạo ra những sản phẩm tuyệt vời. Đó là lý do tại sao chúng tôi ngày càng hoạt động tích cực hơn ở Việt Nam”, ông Kim nói.
Hiện tại, công ty này cũng đang tìm kiếm cơ hội đầu tư trong lĩnh vực công nghệ y tế, công nghệ giáo dục, mạng xã hội, vận tải và nhà ở.
Tháng 1/2021, tên tuổi của Goodwater Capital nổi lên tại Việt Nam với vai trò là người đồng dẫn dắt vòng gọi vốn Series D trị giá ước đoán lên đến trên 100 triệu USD cho ví điện tử MoMo. Công ty này cũng tham gia vào vòng gọi vốn hạt giống (seeding round) trị giá 3 triệu USD của Nano Technologies.
Bên cạnh đó, Goodwater Capital còn đầu tư một khoản không tiết lộ vào Kilo, công ty khởi nghiệp lĩnh vực thương mại điện tử B2B.
Vulcan Capital – quỹ đầu tư của Goodwater Capital và Microsoft Paul Allen cũng rót vốn vào Marathon (công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực edtech có trụ sở tại Việt Nam).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Người dùng đã có thể chơi một số tựa game nổi tiếng như Air Force, Gardenscapes… trên Windows bằng chuột và bàn phím máy tính.
Google đưa game từ Android lên Windows
Ứng dụng Google Play Games đã chính thức xuất hiện trên PC ở nhiều quốc gia khác nhau như Mỹ, Canada, Brazil, Indonesia, Philippines, Malaysia và Singapore.
Hiện vẫn còn đang ở phiên bản beta, ứng dụng này sẽ giúp người dùng chơi các tựa game Android trên máy tính với chuột và bàn phím như trò chơi thông thường.
Trước đó, cuối năm 2021, Google đã hứa hẹn sẽ mang Google Play Games lên máy tính bàn vào năm 2022. Đến tháng 1, Google đã tung bản thử nghiệm sớm ở 3 khu vực: Hong Kong, Hàn Quốc và Đài Loan.
Tuy nhiên, không phải tất cả trò chơi trên Google Play đều sẽ xuất hiện ở phiên bản máy tính. Một vài tựa game đình đám được Google đưa vào phiên bản PC bao gồm 1945 Air Force, Blade Idle, Cookie Run: Kingdom và Evony: The King’s Return…
Theo The Verge, Google Play Games sẽ đồng bộ mọi dữ liệu của người dùng từ điện thoại lên máy tính nên bạn sẽ vẫn có thể tiếp tục quá trình chơi trên các nền tảng khác.
Hãng công nghệ này cũng cho biết vẫn đang trong quá trình bổ sung các tựa game vào kho ứng dụng PC. Hiện mới chỉ có 85 trò chơi xuất hiện trên dịch vụ này.
“Chúng tôi rất mong chờ mở rộng nền tảng của mình đến nhiều quốc gia khác nhau để người dùng có thể chơi trò chơi yêu thích trên Google Play.
Chúng tôi sẽ ra mắt bản hoàn chỉnh trong thời gian sớm nhất, đồng thời liên tục bổ sung thêm nhiều tính năng mới, tiếp nhận ý kiến phản hồi từ lập trình viên và người chơi”, hãng công nghệ cho biết.
Để cài đặt ứng dụng này, Google yêu cầu Windows 10, 8 GB RAM, card đồ họa Intel UHD Graphics 630 GPU hoặc tương đương, CPU 4 lõi và ổ SSD với 10GB dung lượng trống.
Việc đưa những tựa game từ các thiết bị chơi game khác lên PC không còn là một khái niệm xa lạ với cộng đồng game thủ.
Quyết định phát hành những tựa game độc quyền trên hệ máy PlayStation như God of War hay Spider-Man lên PC của Sony đã được cộng đồng game thủ thế giới chào đón nồng nhiệt.
Theo The Verge, việc Google đưa Google Play Games lên PC hoàn toàn biệt lập với nỗ lực của Microsoft trong việc bổ sung các tựa game Android lên Windows 11. Microsoft đã hợp tác với Amazon và đưa những ứng dụng trên Appstore của Amazon lên Windows.
Hãng công nghệ còn xây dựng Windows Subsystem cho Android trên Windows 11. Trong khi đó, Google lại tạo một ứng dụng riêng để mang trò chơi trên Google Play lên máy tính.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo những thông tin mới đây, backlinks sẽ không còn là yếu tố chính giúp xếp hạng nội dung trên trang kết quả tìm kiếm, sức mạnh xếp hạng của yếu tố này sẽ ngày càng suy giảm.
Google: Backlinks sẽ giảm dần sức mạnh giúp xếp hạng
Đối với những người làm SEO, Backlinks từ lâu là một trong những trọng tâm chính giúp website có được thứ hạng cao hơn trên các trang tìm kiếm (SERPs), và nó cũng là một trong những yếu tố thường được các SEOer gian lận và lạm dụng nhiều nhất.
Tuy nhiên, điều này sẽ sớm mất đi tác dụng khi những cập nhật mới của Google về các yếu tố xếp hạng sẽ làm giảm sức mạnh của Backlink.
Trong một sự kiện mới đây về SEO, nhà phân tích web của Google, John Mueller, đã có những thông báo và dự đoán cho điều này.
Khi được hỏi:
“Là một người làm SEO, chúng tôi quan tâm đến các backlinks. Tuy nhiên, cũng chính lý do này, backlinks đã sớm trở thành một “vùng xám” khi bị các SEOer lạm dụng. Tiêu chí chính của Google để xử phạt các backlinks vi phạm là gì?”
Cũng tương tự các bản cập nhật thuật toán của Google, Google hiếm khi đưa ra những chỉ dẫn quá rõ ràng khi đây sẽ là căn cứ để các đội “Black Hat SEO” và “Gray Hat SEO” lạm dụng.
Thay vì nói chi tiết về các hình phạt, đại diện của Google nói về các tín hiệu xếp hạng của backlinks nói chung và tại sao nó sẽ trở nên ít quan trọng hơn đối với việc hỗ trợ thứ hạng SEO trong tương lai.
Tín hiệu của Google về sức mạnh của backlinks trong tương lai.
Khi hệ thống của Google ngày càng thành thạo hơn trong việc hiểu cách nội dung phù hợp với người dùng hay giá trị thực của nội dung, các thuật toán của Google sẽ không phải phụ thuộc quá nhiều vào các backlinks, tức các liên kết từ bên ngoài vào website nữa.
“Sức mạnh của backlinks tại một thời điểm nào đó sẽ giảm đi vì chúng tôi đã có thể hiểu rõ hơn về cách nội dung (Content) phù hợp với bối cảnh của toàn bộ website và người truy cập.”
Điều này có nghĩa là chủ sở hữu của các website hay người làm SEO không cần phải lo lắng quá nhiều về hình thức phạt của Google, vì backlinks sẽ không còn được coi trọng nữa.
Tiếp đó, khi được hỏi, một khi Google không còn chú trọng vào backlinks vậy liệu nền tảng có phải chỉ quan tâm đến các nội dung trên trang (on-page content)?
Lại một lần nữa, đại diện của Google cũng không nói rõ về cách bộ máy tìm kiếm sẽ xác định điều này, thay vào đó Google cho rằng sẽ ưu tiên cách người dùng khám phá nội dung và coi trọng tính hữu ích của nội dung.
“Backlinks vẫn sẽ được chúng tôi quan tâm, nhưng giá trị hay sức mạnh của nó đối với việc xếp hạng trong tương lai sẽ không còn như bây giờ”.
Trong thế giới kỹ thuật số quá ồn ào, xây dựng và phát triển nội dung (content) sẽ tiếp tục là chiến lược đúng đắn để thương hiệu trở nên nổi bật hơn, và xây dựng nhiều giá trị hơn.
Content is King sẽ tiếp tục là chiến lược đúng đắn trong Marketing
Content is King, câu nói không hề mới đối với hầu hết những người làm marketing nói chung và làm content marketing nói riêng.
Content chính là “nền móng” của mọi thứ, từ các thuật toán đến hình ảnh của thương hiệu. Nó chính là thứ có thể thu hút sự chú ý của các đối tượng mục tiêu và cũng là thứ giúp họ tìm kiếm và khám phá thương hiệu.
Trong khi nội dung xấu có thể nhanh chóng “hạ gục” một thương hiệu, nội dung tốt lại là phao cứu sinh giúp thương hiệu khác biệt hơn trong mắt khách hàng.
Dưới đây là một số minh chứng cho điều này.
1. Thời gian tương tác.
Trung bình, mỗi người dùng trên toàn cầu sử dụng khoảng 3 giờ mỗi ngày trên các nền tảng mạng xã hội. Với những người trẻ tuổi hơn, chẳng hạn như Gen Z, thời gian này còn cao hơn nhiều.
Mọi người có xu hướng dành nhiều thời gian hơn để xem nội dung do người khác tạo ra hơn là dành thời gian để nói chuyện với nhau.
Khi mọi người càng dành phần lớn thời gian trong ngày của họ trên các nền tảng này để xem nội dung (Content), nội dung chính là thứ mà các thương hiệu cần tập trung xây dựng và kết nối với người dùng mục tiêu của mình.
Xây dựng những nội dung có ý nghĩa gắn liền với các chân dung khác nhau của người tiêu dùng chính là chìa khoá.
2. Content là thứ giúp thương hiệu nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Dù cho doanh nghiệp của bạn đang bán gì, dù đó là ngành hàng FMCG hay F&B, thứ mà khách hàng của bạn nhìn thấy đầu tiên vẫn là nội dung, đó có thể nội dung quảng cáo, nội dung giới thiệu về sản phẩm hay nội dung họ tìm thấy trên các công cụ tìm kiếm.
Trong khi thương hiệu có nhiều cách khác nhau để xây dựng lợi thế cạnh tranh, từ việc đổi mới sản phẩm, gia tăng chất lượng sản phẩm, định vị thương hiệu khác biệt, hay là chiến lược giá bán linh hoạt, xây dựng nội dung là chiến lược không thể thiếu khi nó chính là thứ xuất hiện trên mọi điểm chạm của khách hàng với thương hiệu.
Bạn cứ thử hình dung, liệu chất lượng sản phẩm có ích gì nếu từ những điểm chạm nội dung trên website hay fanpage của thương hiệu đã khiến họ không muốn tương tác.
Khi nói đến việc xây dựng nội dung và sử dụng nội dung làm chìa khoá, kể chuyện thương hiệu hay storytelling là chiến thuật mà các marketer không thể bỏ qua.
Khách hàng không chỉ đơn giản là xem nội dung, họ xem những câu chuyện, những thứ có ý nghĩa với chính con người và cuộc sống của họ.
Tính xác thực hay chân thực của nội dung (Authentic Marketing) là một điểm khác mà các doanh nghiệp cũng nên chú ý.
Trong bối cảnh ngày nay, khi khách hàng ngày càng ít quan tâm hơn đến các nội dung mang đậm tính quảng cáo, và họ cũng không muốn bị bán hàng, những nội dung chân thực mô tả “tính cách thật” của doanh nghiệp là chiến lược khôn ngoan.
Đừng chỉ tập trung phát triển các nội dung quá trau chuốt hay sử dụng nhiều hiệu ứng chỉnh sửa, trong nhiều trường hợp, những nội dung “hậu trường” lại là thứ mà khách hàng thực sự quan tâm.
3. Nội dung trực quan (Visual Content) tốt hơn là nội dung có thể đọc (Text).
Với sự phát triển nhanh chóng của TikTok, cùng với đó là xu hướng video ngắn ở khắp các nền tảng, điều này minh chứng rằng, nhiều người hơn, đặc biệt là người dùng trẻ đang ngày càng thích tiêu thụ các nội dung trực quan và ngắn.
Theo một số nghiên cứu khác nhau, người 25-34 tuổi trung bình chỉ đọc 7,2 phút mỗi ngày và con số này thậm chí còn nhỏ hơn với những người trẻ hơn.
Là một marketer, khi mục tiêu của bạn là cung cấp những kiểu nội dung mà người dùng mục tiêu mong muốn được tiêu thụ nhất, điều này có nghĩa là, hoặc là những nội dung có thể đọc phải được viết một cách kỹ lưỡng, hoặc là đa dạng hoá định dạng sang video hay hình ảnh để thu hút khách hàng của mình.
4. Nội dung dễ tạo và ít tốn kém.
Khác với các hình thức khác như quảng cáo hay PR, việc xây dựng và phát triển nội dung lại không khiến doanh nghiệp phải đầu tư quá nhiều tiền bạc.
Những gì doanh nghiệp cần là những người phát triển nội dung, các Content Creator hay Content Marketer, những người có khả năng sáng tạo và am hiểu về khách hàng, thị trường, đối thủ hay chính thương hiệu của họ.
Trong thời đại internet, nội dung chính là thứ duy trì mức độ liên quan của một thương hiệu nào đó tới một ngành nghề nhất định, và như đã đề cập ở các phần đầu, nội dung cần phải được sản xuất theo từng giai đoạn khác nhau trong hành trình của khách hàng.
Cuối cùng, hãy nhớ rằng, dù bạn làm gì, hãy cố gắng sản xuất và thử nghiệm nhiều hơn trong suốt quá trình. Với tư cách là một thương hiệu và được bao quanh bởi hàng tá đối thủ, làm tốt là chưa đủ mà cần phải tốt hơn nữa (và liên tục hơn nữa).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nguồn tin nội bộ cho biết Twitter đang phát triển dự án cho phép người dùng bán các video trên nền tảng mạng xã hội.
Paywalled Video: Tính năng video có trả phí mới của Twitter
Washington Post đưa tin từ email nội bộ của Twitter tiết lộ mạng xã hội này đang thử nghiệm tùy chọn cho phép người dùng kiếm tiền thông qua nội dung tự sáng tạo.
Cụ thể, Twitter sẽ đề xuất người dùng bật tính năng thu phí sau khi đăng video, với tùy chọn từ các mức giá đặt trước như 1, 2, 5 hoặc 10 USD. Những người dùng khác có thể ấn thích hoặc đăng lại nội dung bất kể họ có trả tiền để xem nội dung đó hay không.
Nguồn tin tiết lộ mạng xã hội này đang gấp rút ra mắt tính năng này, được gọi là Paywalled Video, với mục tiêu thử nghiệm 1-2 tuần trước khi chính thức tích hợp.
Twitter sẽ hưởng hoa hồng từ số tiền mà người dùng nhận được với tỷ lệ chưa được tiết lộ.
Tuy nhiên, ý tưởng này đã vấp phải sự phản đối từ chính nội bộ công ty. Theo email phản hồi từ nhóm sản phẩm của Twitter, dự án video thu phí được đánh giá “có độ rủi ro cao liên quan đến nội dung có bản quyền, đạo đức của người sáng tạo và pháp luật”.
Ngoài ra, người ý kiến lo ngại các nhà sáng tạo nội dung có thể biến Twitter trở thành nền tảng 18+ như OnlyFans hiện tại.
Theo Washington Post, nhóm đánh giá nội bộ của Twitter sẽ chỉ có thời hạn trong 3 ngày để cung cấp phản hồi về những rủi ro tiềm ẩn của dự án thu phí video này.
Nguồn tin cũng không tiết lộ tính năng được phát triển trước hay sau khi Musk tiếp quản Twitter.
Ngay sau khi hoàn thành thương vụ tiếp quản mạng xã hội Twitter trị giá 44 tỷ USD, tỷ phú Elon Musk ngay lập tức thành lập một hội đồng cố vấn để thúc đẩy đà phát triển của mạng xã hội này.
Dưới áp lực tạo ra doanh thu cho mạng xã hội, Musk liên tiếp thúc đẩy các đề xuất tính phí người dùng. The Verge mới đây tiết lộ dưới thời sếp mới Elon Musk, người dùng Twitter sẽ phải trả phí 20 USD nếu muốn có tick xanh.
Sau khi bị người dùng chỉ trích vì dự định thu phí 19,99 USD/tháng để duy trì tài khoản Twitter có tích xanh, Elon Musk sau đó đã “quay xe”, giảm mức phí hàng tháng còn 8 USD.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Từ khi Elon Musk tiếp quản Twitter vào tuần trước, lượt tìm kiếm cho từ khoá ‘cách xóa Twitter’ đã tăng chóng mặt.
Lượng tìm kiếm từ khoá “cách xóa Twitter” tăng 500%
Dữ liệu từ Google cho thấy người dùng mạng xã hội Twitter đang rời bỏ, hoặc tìm cách rời bỏ Twitter ngay khi Elon Musk trở thành ông chủ.
Các chuyên gia của hãng bảo mật VPNOverview sử dụng Google Trends để theo dõi xu hướng liên quan tới Twitter trong thời gian gần đây.
Trên toàn cầu, lượt tìm kiếm cho từ khoá“Cách xóa Twitter” tăng 500% trong tuần từ 24/10 đến 31/10. Từ khóa “tẩy chay Twitter” cũng tăng 4.800% trong 7 ngày qua, từ 26/10 đến 2/11.
Nhiều người dùng Twitter dường như đã “chuyển nhà” sang Mastodon, mạng xã hội được nhà phát triển Eugen Rochko thành lập 6 năm trước.
Đây là nền tảng mở, miễn phí, có các tính năng tương tự Twitter. Theo Mastodon, họ nhận được hơn 70.000 lượt đăng ký vào ngày 28/10, ngày Musk hoàn thành việc thâu tóm “chim xanh”.
Xóa tài khoản Twitter là thao tác nhanh gọn, không tốn nhiều thời gian và công sức, theo VPNOverview. Dù vậy, chuyên gia Naj Ahmed của công ty cho rằng, mọi người chưa nên rút lui khỏi Twitter. Việc Musk mua lại Twitter sẽ không gây ra những thay đổi lớn ngay lập tức.
Ông nhận xét Twitter khác với hầu hết các doanh nghiệp khác mà Musk đang điều hành.
Ông dự đoán các loại nội dung được đăng trên trên nền tảng sẽ cởi mở hơn, cũng như một số nhân vật nổi tiếng từng bị cấm có thể quay trở lại, chẳng hạn cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Musk cho biết, Twitter sẽ chưa cho phép ai từng bị “thẻ đỏ” do vi phạm quy định của mạng xã hội quay lại cho đến khi có quy trình rõ ràng hơn. Điều này sẽ mất ít nhất vài tuần.
Từ khi tiếp quản Twitter, Musk không bỏ lỡ bất kỳ giây phút nào để thay đổi Twitter, từ đuổi đội ngũ lãnh đạo cấp cao đến giải thể ban quản trị.
Ông cũng xác nhận sẽ tính phí 8 USD/tháng nếu người dùng muốn có tick xanh. Trước đó, ông muốn thu 20 USD nhưng bị phản đối vì quá cao. Một trong số những người phản đối là tác giả Stephen King.
Musk còn dự định thành lập hội đồng quản trị nội dung với “các quan điểm đa dạng”. Sẽ không có quyết định lớn nào về nội dung hay khôi phục tài khoản được đưa ra trước khi hội đồng được triệu tập, tỷ phú cho biết.
Theo CNBC, Musk còn đưa hơn 50 thân tín tại Tesla và các hãng khác đến Twitter để đánh giá mã nguồn. Trong khi đó, Bloomberg đưa tin từ ngày mai (4/11), 50% nhân sự Twitter – tương đương 3.700 người – sẽ nhận được thông báo sa thải.
Mới đây, Musk đã đổi tiểu sử Twitter từ “Chief Twit” sang “Twitter Complaint Hotline Operator” (điều hành đường dây nóng khiếu nại Twitter) và vị trí sang “Hell” (địa ngục).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cùng tìm hiểu các khái niệm về quảng cáo Google như: quảng cáo Google là gì, các thành phần chính có trong quảng cáo Google, các lý thuyết xoay quanh thuật ngữ quảng cáo Google, từng bước chạy quảng cáo Google Ads và hơn thế nữa.
Quảng cáo Google là gì? Từng bước chạy quảng cáo Google Ads
Khi nói đến các nền tảng quảng cáo lớn nhất trên toàn cầu, hệ sinh thái quảng cáo của Google là một trong những cái tên phổ biến nhất, chúng phổ biến nhất vì đơn giản là chúng có số lượng người dùng lớn nhất. Vậy thực chất quảng cáo Google là gì và cách chạy quảng cáo Google Ads như thế nào?
Các nội dung sẽ được MarketingTrips đề cập trong bài bao gồm:
Quảng cáo Google là gì?
Giới thiệu toàn cảnh về quảng cáo Google.
Vai trò của quảng cáo Google với doanh nghiệp là gì?
Các thuật ngữ chính xoay quanh quảng cáo Google.
Cách đăng ký và tạo tài khoản quảng cáo Google.
Trình quản lý quảng cáo của Google là gì?
Các hình thức quảng cáo hiện có trong quảng cáo Google.
Các bước cần có khi xây dựng một chiến dịch quảng cáo Google là gì?
Cách thiết lập đo lường chuyển đổi trong quảng cáo Google.
Một số xu hướng cập nhật mới của Google với quảng cáo Google trong 2022.
Bên dưới là những nội dung chi tiết.
Quảng cáo Google là gì?
Quảng cáo Google hay còn được gọi là Google Ads (trước đây là Google Adwords) là nền tảng quảng cáo của Google.
Như đã đề cập ở trên, khi nói đến các nền tảng quảng cáo lớn nhất thế giới tính đến hiện tại là năm 2022, quảng cáo Google song song với đó là quảng cáo Facebook và quảng cáo TikTok là những nền tảng lớn nhất.
Quảng cáo Google hiểu đơn giản là nền tảng quảng cáo của Google, tất cả các sản phẩm quảng cáo chủ yếu hiển thị trên các hệ sinh thái của Google như Google Search, YouTube, Gmail và các nền tảng web (app) của nhà xuất bản (GDN).
Thông qua các hình thức hay mục tiêu quảng cáo khác nhau, quảng cáo Google giúp nhà quảng cáo có thể tiếp cận đến các nhóm đối tượng mục tiêu trên các nền tảng khác nhau như công cụ tìm kiếm, nền tảng xem video YouTube, ứng email Gmail hay trên các website của các nhà xuất bản thuộc đối tác trong mạng lưới hiển thị của Google.
Quảng cáo Google là gì? Ví dụ về quảng cáo tìm kiếm của Google.
Như bạn có thể thấy ở trên, đó là một mẫu quảng cáo của thương hiệu Nike thuộc sản phẩm quảng cáo tìm kiếm (Google Search Ads) có trong quảng cáo Google. Mỗi ngày, Google ghi nhận khoảng hơn 5 tỷ lượt tìm kiếm trên Google Search.
Cách phân biệt giữa nội dung quảng cáo (Paid Content) và nội dung tự nhiên (Organic Content) đó là nhãn dán “Ad” ở góc trên cùng bên trái của mẫu quảng cáo.
Dưới đây là một số liệu thú vị về quảng cáo Google.
Trung bình, tỷ lệ nhấp chuột trên các quảng cáo (CTR) của quảng cáo Google là 8%.
Đối với những người dùng có nhu cầu mua hàng, 65% lượt nhấp chuột được thực hiện thông qua các hình thức quảng cáo có trả phí của Google.
54% người dùng có thể mua một thứ gì đó sau khi xem quảng cáo của thương hiệu trên YouTube.
Giới thiệu toàn cảnh về quảng cáo Google.
Như đã đề cập đến ở những phần đầu tiên, quảng cáo Google cũng tương tự như Facebook Ads hay TikTok Ads, tức nền tảng quảng cáo của Google và chủ yếu hiển thị trên hệ sinh thái của Google.
Khi Google có các nền tảng như công cụ tìm kiếm, YouTube, Gmail hay mảng lưới website của bên thứ 3 (các nhà xuất bản được duyệt), Google giúp nhà quảng cáo hiển thị quảng cáo của họ trên các nền tảng này để tiếp cận người dùng mục tiêu.
Sau khi thiết lập các tài khoản quảng cáo và chiến dịch cần thiết, đồng thời quảng cáo được hệ thống của Google duyệt đủ điều kiện, các mẫu quảng cáo của nhà quảng cáo chính thức có thể được hiển thị.
Cơ chế tính chí chủ yếu của quảng cáo Google là PPC (pay per click), có nghĩa là, mặc dù quảng cáo của bạn được hiển thị tuy nhiên nó sẽ là “miễn phí” nếu chưa có ai đó nhấp vào quảng cáo, điều này khác với Facebook Ads là chỉ cần quảng cáo được hiển thị, nhà quảng cáo chính thức bị tính phí ngay cả khi không có ai nhấp hay tương tác với quảng cáo.
Vai trò của quảng cáo Google với doanh nghiệp là gì?
Từ góc nhìn chiến lược, hệ thống quảng cáo của Google khác hẳn với hầu hết các nền tảng khác vì Google có Google Search, công cụ tìm kiếm chiếm hơn 95% thị phần công cụ tìm kiếm trên thế giới với hàng tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày.
Từ đây, quảng cáo Google cung cấp những cơ hội rất lớn cho các thương hiệu để tiếp cận và tương tác với khách hàng mục tiêu của họ. Dưới đây những vai trò chính hay là những gì mà quảng cáo Google có thể mang lại.
Xây dựng độ nhận biết thương hiệu: Như đã phân tích ở trên, với khối lượng người dùng khổng lồ đang sử dụng các sản phẩm của Google hàng ngày, thương hiệu có vô số cách để hiển thị thương hiệu của mình đến họ, giúp họ biết về thương hiệu.
Xây mức độ tin tưởng của khách hàng với thương hiệu: Giả sử khi bạn muốn mua một chiếc áo thun chẳng hạn và bạn lên Google để tìm kiếm, việc bạn thấy (hoặc thường xuyên thấy) một mẫu quảng cáo của một thương hiệu nào đó xuất hiện cũng góp phần giúp bạn tin tưởng về thương hiệu đó hơn so với các thương hiệu mặc dù bạn “cố ý” tìm kiếm nhưng vẫn không thấy.
Thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng: Mặc dù tuỳ thuộc vào mục tiêu của thương hiệu hay nhà quảng cáo là gì mà họ có thể khởi chạy quảng cáo Google Ads theo những cách khác nhau. Vì với Google, bạn có thể tiếp cận với khách hàng hầu như trên tất cả các phần của phễu bán hàng (Sales Funnel), bạn có thể tăng lượng khách hàng tiềm năng, đặc biệt với các từ khoá dài hoặc từ khoá có khả năng hành động cao.
Thúc đẩy doanh số bán hàng: Theo số liệu được công bố bởi Google, khoảng 65% người dùng có xu hướng mua một thứ gì đó sau khi xem video trên YouTube, điều này mang đến cho các nhà quảng cáo những cơ hội lớn để tăng doanh số bán hàng của họ.
Các thuật ngữ chính xoay quanh quảng cáo Google.
Để có thể khởi chạy các chiến dịch quảng cáo trên quảng cáo Google, các nhà quảng cáo mới nên hiểu các thuật ngữ có trong quảng cáo Google, vậy những thuật ngữ đó là gì?
Google Manager Accounts: Cũng tương tự như Facebook Business Manager (BM), Manager accounts của Google là tài khoản tổng của doanh nghiệp, nơi có thể chứa các tài khoản quảng cáo (Ad Account) con khác nhau.
Ad Account: Như đã đề cập ở trên, Ad Account là tài khoản quảng cáo (thuộc Manager accounts) nơi nhà quảng cáo có thể khởi chạy và quản lý các chiến dịch quảng cáo.
Campaign: Là chiến dịch quảng cáo chứa nhóm quảng cáo và các mẫu quảng cáo.
Ad Groups: Nhóm quảng cáo thuộc chiến dịch quảng cáo và là nơi chứa các mẫu quảng cáo và từ khoá.
Ad: Là các mẫu quảng cáo thuộc các nhóm quảng cáo và chiến dịch quảng cáo.
Google Search Ads là gì: Search Ads là một kiểu chiến dịch quảng cáo tìm kiếm trên trình quản lý quảng cáo của quảng cáo Google.
Keywords: Chính là các từ khoá có trong các nhóm quảng cáo và gắn liền với các mẫu quảng cáo cụ thể.
Chiến lược giá thầu: Tuỳ vào từng mục tiêu của doanh nghiệp khi sử dụng quảng cáo Google là gì như chuyển đổi, giá trị chuyển đổi, click hay tỷ lệ hiển thị, nhà quảng cáo có thể chọn các chiến lược giá khác nhau. Bạn cũng có thể chọn mức giá mục tiêu (CPC/CPA) cho chiến dịch của mình.
Đối sánh từ khoá là gì: Là cách thức nhà quảng cáo Google mong muốn quảng cáo của mình được xuất hiện khi người dùng thực hiện một truy vấn nhất định. Hiện Google cung cấp 3 loại đối sánh từ khoá đó là [đối sánh chính xác], “đối sánh cụm từ” và đối sánh rộng theo cách mà MarketingTrips đang thể hiện đến bạn.
Mục tiêu của chiến dich quảng cáo Google: Là mong muốn của nhà quảng cáo với các chiến dịch quảng cáo của họ. Google hiện cung cấp các mục tiêu quảng cáo như tăng doanh số bán hàng, khách hàng tiềm năng, lượng truy cập vào website (traffic) hay nhận thức về thương hiệu (brand awareness).
Loại chiến dịch: Nơi nhà quảng cáo có thể lựa chọn vị trí hay nơi mà quảng cáo của họ muốn được xuất hiện. Quảng cáo Google có các tuỳ chọn như tìm kiếm, hiển thị, video hay chiến dịch thông minh (tiếp cận đa nền tảng).
Negative keywords – Từ khoá phủ định: Là các từ, cụm từ mà khi người dùng nhập các từ khoá có chứa các từ và cụm từ đó, quảng cáo sẽ không xuất hiện.
Extensions – Tiện ích mở rộng: Là những phần nội dung bổ sung cho các quảng cáo nhằm mục tiêu tăng mức độ hiệu quả tổng thể. Hiện Google cung cấp 3 kiểu tiện ích gồm: Liên kết mở rộng (sitelink), Chú thích (Callout) và cuộc gọi trực tiếp (Call).
Placement: Vị trí (web, kênh YouTube, ứng dụng…) mà bạn muốn quảng cáo xuất hiện.
Responsive – Thích ứng: Với quảng cáo tìm kiếm thích ứng, bạn chỉ cần nhập nội dung đầu vào, Google tự động lựa chọn và tối ưu quảng cáo (tiêu đề, hình ảnh, mô tả…).
Quality Score – Điểm chất lượng là gì: Là một trong những yếu tố quan trọng quảng cáo Google sử dụng để xếp hạng quảng cáo. Hiện có 3 yếu tố đóng góp vào điểm chất lượng là CTR, tính liên quan (ad relevance) và trải nghiệm trang đích (landing page experience). Note: QS được tính cho từng từ khoá và không tính đến các kiểu đối sánh từ khoá.
Cách đăng ký và tạo tài khoản quảng cáo Google.
Như đã đề cập đến ở trên, với những nhà quảng cáo mới bắt đầu với quảng cáo Google, những gì họ cần làm là tạo các tài khoản tổng tức Manager accounts trước khi tạo các tài khoản quảng cáo trực thuộc nó.
Dưới đây là các bước để bạn làm điều này.
Bước 1: Truy cập vào https://ads.google.com/intl/vi_vn/home/tools/manager-accounts/ và chọn tạo một tài khoản người quản lý mới.
Bước 2: Đăng nhập tài khoản gmail của bạn và điền các thông tin cần thiết.
Bước 3: Truy cập vào gmail mà Google đã gửi xác thực và nhấp vào liên kết.
Bước 4: Hoàn thành bước tạo tài khoản Google Manager accounts.
Bước 5: Sau khi có tài khoản người quản lý, bạn chọn phần Tài khoản để tạo những tài khoản quảng cáo (Ad Account) trực thuộc (hoặc tạo tài khoản người quản lý khác).
Bước 6: Sau khi có tài khoản quảng cáo, bạn có thể bắt đầu tạo các chiến dịch từ đây.
Trình quản lý quảng cáo của Google là gì?
Cũng giống hầu hết các nền tảng quảng cáo khác, Google cũng có trình quản lý quảng cáo riêng dùng để quản lý tất cả các tài sản quảng cáo.
Hiểu một cách đơn giản nhất, trình quản lý quảng cáo của Google hay Google Ads Manager là nơi nhà quảng cáo có thể thiết lập, khởi chạy, quản lý và tối ưu các chiến dịch quảng cáo.
Giao diện tổng quan của một trình quản lý quảng cáo.
Liên quan đến khái niệm này, có một thuật ngữ khác mà các nhà quảng cáo nên hiểu đó là Google Ad Manager.
Google Ad Manager là một nền tảng trao đổi quảng cáo hoàn chỉnh của Google tạo điều kiện thuận lợi cho cả việc mua và bán quảng cáo trên nhiều mạng lưới quảng cáo và địa điểm khác nhau, bao gồm AdSense và (trước đây) AdExchange.
Nếu trước đây bạn đã từng sử dụng các công cụ quảng cáo của Google, bạn có thể nhận thấy rằng Google Ad Manager kết hợp các tính năng được cung cấp bởi DoubleClick for Publishers và DoubleClick AdExchange, (đã được Google mua lại vào năm 2007).
Google Ad Manager cho phép các nhà quảng cáo tạo ra một mạng lưới rộng hơn và tăng tính cạnh tranh cho các quảng cáo bằng cách quản lý quảng cáo và không gian quảng cáo trên nhiều mạng lưới quảng cáo (ad networks).
Các hình thức quảng cáo chính hiện có trong quảng cáo Google là gì?
Các hình thức quảng cáo chính hiện có trong quảng cáo Google là gì?
Như bạn có thể thấy ở trên cũng như các phân tích từ đầu bài, quảng cáo Google cung cấp một số hình thức quảng cáo chủ yếu chạy trên hệ sinh thái của Google.
Theo đó Google cung cấp 6 hình thức quảng cáo chính bao gồm:
Quảng cáo tìm kiếm – Google Search Ads là gì: Bạn có thể tiếp cận hàng tỷ người dùng thông qua công cụ tìm kiếm của Google chủ yếu dưới dạng văn bản (Text Ads).
Quảng cáo tối đa hoá hiệu suất – GooglePerformance Max Campaigns: Là kiểu chiến dịch mới của Google theo hướng tự động, nơi nhà quảng cáo có thể tiếp cận người dùng trên tất cả các nền tảng của Google thông qua một chiến dịch duy nhất.
Quảng cáo hiển thị – Google Display Ads: Hiển quảng cáo của thương hiệu trên các nền tảng web của nhà xuất bản (publishers) thuộc chương trình Google Adsense của Google.
Quảng cáo mua sắm – Google Shopping Ads là gì: Quảng cáo mua sắm cho phép nhà quảng cáo sử dụng dữ liệu sản phẩm từ Merchant Center hiện có (không phải từ khóa) để xác định cách thức và vị trí hiển thị quảng cáo. Dữ liệu sản phẩm nhà quảng cáo gửi lên thông qua Merchant Center chứa các thông tin chi tiết về sản phẩm. Quảng cáo Google sẽ sử dụng những thông tin chi tiết này để đối sánh nội dung tìm kiếm của người dùng với quảng cáo để đảm bảo hiển thị sản phẩm một cách thích hợp nhất.
Quảng cáo video – Google Video Ads: Nhà quảng cáo có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu trên YouTube và trên các website đối tác khác của Google.
Quảng cáo khám phá – Google Discovery Ads: Cũng là một cách thức quảng cáo theo hướng tự động của Google, cho phép nhà quảng cáo hiển thị quảng cáo trên các nền tảng như YouTube, Gmail hay các sản phẩm khác của Google thông qua một chiến dịch duy nhất.
Tuỳ vào từng mục tiêu của doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn là gì, bạn có thể cần ưu tiện lựa chọn các kiểu chiến dịch quảng cáo Google khác nhau.
Các bước cần có khi tiến hành khởi chạy một chiến dịch quảng cáo Google Ads là gì?
Với với các nền tảng quảng cáo khác như TikTok, LinkedIn hay thậm chí là Facebook, quảng cáo trên Google có phần thức tạp hơn.
Bước 1: Xác định các mục tiêu và KPIs chính khi sử dụng quảng cáo Google.
Tuỳ vào từng mục tiêu (sales và marketing) khác nhau, cách thiết lập các chiến dịch có thể khác nhau. Ví dụ, nếu mục tiêu của doanh nghiệp là xây dựng thương hiệu, có thể chọn kiểu chiến dịch là display hoặc video (Web + YouTube).
Hay liên quan đến chiến lược giá thầu, nếu KPIs là traffic (click) thì thương hiệu có thể chọn chiến lược giá thầu (bid strategy) là tối đa hoá lượt nhấp chuột (maximize clicks).
Những yếu tố chính có thể ảnh hưởng (thay đổi theo mục tiêu và KPIs) bao gồm: mục tiêu chiến dịch, kiểu chiến dịch, chiến lược giá thầu, đối tượng, khu vực, nội dung quảng cáo, từ khoá và landing page.
Bước 2: Nghiên cứu, lựa chọn từ khoá và thiết lập đối sánh từ khoá.
Sau khi đã thấu hiểu được các mục tiêu cần đạt được, cũng như lựa chọn xong cấu trúc cơ bản của chiến dịch, nghiên cứu từ khoá là công đoạn cần thực hiện cẩn thận tiếp theo.
Công cụ phổ biến nhất để nghiên cứu từ khoá trên quảng cáo Google chính là công cụ trực tiếp của Google, Google Keyword Planner.
Tuỳ thuộc vào mức ngân sách và mục tiêu kinh doanh của bạn là gì, bạn có thể lựa chọn số lượng, kiểu từ khoá (ví dụ: ngắn, dài) và loại đối sánh khác nhau.
Mỗi từ khoá đã hiển thị dự báo dung lượng (volume search), giá thầu dự kiến.
Cần traffic và hiển thị nhiều có thể chọn đối sánh rộng.
Chọn các từ khoá dài và cụ thể nếu thương hiệu muốn tập trung vào bán hàng hay các hành động cụ thể.
Có 04 kiểu từ khoá chính liên quan đến ý niệm/ý định tìm kiếm (search intent) của người dùng:
Từ khoá thông tin (know, infor) nếu người dùng muốn tìm hiểu các thông tin cơ bản về sản phẩm.
Từ khoá điều hướng (go) nếu người dùng tìm kiếm liên quan đến các sản phẩm, dịch vụ, địa điểm hay thương hiệu cụ thể.
Từ khoá thương mại (near action) nếu người dùng đang muốn mua sản phẩm nhưng đang cân nhắc hay so sánh với các sản phẩm (đối thủ) khác.
Và cuối cùng là từ khoá chuyển đổi (do, action) khi người dùng về cơ bản đã sẵn sàng mua hàng.
Ví dụ: áo thun nam -> áo thun nam uniqlo -> áo thun nam giá rẻ/áo thun nam uniqlo có tốt không -> mua áo thun nam tại gò vấp. (theo thứ tự các kiểu từ khoá).
Tips: Nếu ngân sách nhỏ và số lượng hay dung lượng nhiều, tốt nhất nên chia ngân sách ra các khoản khác nhau cho các kiểu từ khoá khác nhau, mục tiêu cuối cùng là tìm ra từ khoá, loại từ khoá hay kiểu đối sánh nào đang mang lại các kết quả (KPIs ban đầu) tốt nhất.
Bước 3: Xác định chiến lược nhóm quảng cáo và quảng cáo.
Sau khi có được từ khoá, căn cứ vào số lượng, mức độ khác nhau giữa các từ khoá, hãy quyết định số lượng nhóm quảng cáo (tối thiểu là 2 và trung bình 5) và mẫu quảng cáo trong mỗi nhóm quảng cáo của Google (ít nhất 2 và trung bình 5).
Bước 4: Viết nội dung quảng cáo và tối ưu mức độ liên quan giữa quảng cáo với từ khoá và trang đích.
Vì chất lượng quảng cáo có thể quyết định mức độ hiệu quả (CTR, CPC…) quảng cáo nên cần cân nhắc kỹ mối liên quan giữa nội dung quảng cáo, các từ khoá có trong mỗi nhóm quảng cáo và trang đích (landing page).
Những nội dung quảng cáo hiệu quả nhất là những nội dung được sản xuất sau khi đã thấu hiểu sản phẩm, khách hàng, đối thủ và bối cảnh kinh doanh hiện tại.
Điều này có nghĩa nội dung quảng cáo không bắt đầu từ việc có từ khoá và viết theo đó, nó cần được định hướng từ sản phẩm, khách hàng, đối thủ và bối cảnh kinh doanh.
Nếu các sản phẩm là tương tự nhau (hay thậm chí là nhiều đối thủ cùng chạy 1 sản phẩm như các dự án bán chung cư), mục tiêu của nhà quảng cáo khi này là phải tìm ra các điểm bán hàng khác biệt (USP), sử dụng nó là “keyword” chính để thúc đẩy người dùng nhấp chuột.
Bước 5: Xem kết quả quảng cáo và tối ưu chiến dịch.
Bước cuối cùng khi triển khai một chiến dịch quảng cáo Google là bạn cần đánh giá lại các hiệu suất hiện có của quảng cáo và tối ưu hoá chiến dịch.
Giai đoạn tối ưu sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn nếu bạn đã chuẩn bị bài bản và toàn diện từ những bước đầu tiên (như các bước nói ở trên).
Tips: Nội dung và các phương án thay thế (nội dung, từ khoá, landing page…) nên thể hiện trên Excel (khuyến nghị) để tiện theo dõi và có được cái nhìn trực quan hơn.
Cách thiết lập đo lường chuyển đổi (conversions) trong quảng cáo Google.
Sau khi bạn đã hoàn thành các bước nói trên và bắt đầu khởi chạy các chiến dịch quảng cáo, chuyển đổi có được có lẽ là điều quan trọng nhất.
Trong khi bạn có nhiều cách khác nhau để thiết lập theo dõi hiệu quả hay chuyển đổi quảng cáo của mình, sử dụng trình quản lý thẻ của Google tức Google Tag Manager (GTM) là một trong những cách thức đơn giản và được khuyến nghị nhất.
Bạn có thể xem thêm Google Tag Manager là gì để hiểu sâu hơn về trình quản lý thẻ của Google, GTM không chỉ giúp bạn quản lý và đo lường chuyển đổi của các chiến dịch của quảng cáo Google mà còn cả quảng cáo Facebook, quảng cáo TikTok và nhiều nền tảng quảng cáo khác.
Dưới đây là những gì bạn cần làm để có thể đo lường chuyển đổi:
Bước 1: Đăng ký tài khoản và thiết lập Google Tag Manager.
Như đã phân tích, vì bạn sử dụng GTM để đo lường chuyển đổi nên bước đầu tiên bạn cần làm là đăng ký một tài khoản GTM, bạn có thể có được cách thiết lập từ bài viết về Google Tag Manager nói trên.
Bước 2: Thiết lập chuyển đổi từ quảng cáo Google.
Cách thiết lập chuyển đổi trong quảng cáo Google.
Như bạn có thể thấy ở trên trong trình quản lý quảng cáo của Google, bạn chọn Đo lường và nhấp vào Lượt chuyển đổi.
Thiết lập hành động chuyển đổi trong quảng cáo Google.
Từ đây, bạn nhấp vào Hành động chuyển đổi mới để tạo chuyển đổi mới cho tài khoản quảng cáo của mình.
Tính năng theo dõi lượt chuyển đổi có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của hoạt động tiếp thị trực tuyến (digital marketing). Khi sử dụng tính năng này, bạn có thể biết các hành động chuyển đổi mà khách hàng thực hiện sau khi xem quảng cáo.
Bạn thiết lập mỗi lần một hành động chuyển đổi, nhưng có thể theo dõi nhiều hành động chuyển đổi cùng một lúc.
Các loại chuyển đổi hiện có trong quảng cáo Google là gì?
Sau khi bạn chọn hình thức chuyển đổi mong muốn và điền URL của website cũng như trang chuyển đổi mong muốn bạn sẽ được Google cấp mã đo lường chuyển đổi.
Bước 3: Kết nối chuyển đổi với Google Tag Manager.
Từ trình quản lý của GTM bạn chọn thẻ (Tag) mới, chọn Google Ads Conversions Tracking và dán code vừa có được vào.
Cách thiết lập đo lường chuyển đổi (conversions) trong hệ thống quảng cáo của Google.
Ngoài ra theo yêu cầu của quảng cáo Google thì bạn cũng cần tạo một thẻ Google Ads Conversion Linker như bên dưới để kết nối các chuyển đổi từ quảng cáo Google tới website.
Một số xu hướng cập nhật mới của Google với quảng cáo Google trong 2022 là gì?
Một số xu hướng cập nhật mới của Google với quảng cáo Google trong 2022 là gì?
Cũng tương tư như các thuật toán của công cụ tìm kiếm hay các nền tảng quảng cáo khác, quảng cáo Google trong những năm gần đây có rất nhiều thay đổi trong đó ưu tiên các loại hình quảng cáo theo hướng tự động như Performance Max hay Responsive Search Ads.
Vậy những xu hướng chính của quảng cáo Google trong 2022 là gì?
Xu hướng quảng cáo Google 1: quảng cáo Google sẽ tự động hoá nhiều hơn.
Như đã đề cập ở trên, vào năm 2022, Không chỉ quảng cáo Google mà còn các nền tảng quảng cáo khác sẽ chuyển sang hướng tự động (Automation) nhiều hơn.
Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc quảng cáo Google, Ông Jerry Dischler cho biết sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng vừa thể hiện cả thách thức lẫn cơ hội cho nền tảng cũng như các nhà quảng cáo nói chung.
Ông cho rằng các thương hiệu nên sẵn sàng, tập trung và đẩy nhanh tốc độ để thúc đẩy sự tăng trưởng:
“Hơn 80% nhà quảng cáo của Google hiện đang sử dụng tính năng đặt giá thầu tự động để giải phóng thời gian và cải thiện hiệu suất quảng cáo.”
Liên quan đến các chiến lược tự động hoá, Google nhấn mạnh việc sử dụng 2 loại chiến dịch mới là Khám phá (Discovery) và Hiệu suất tối đa (Performance Max).
Cả hai loại chiến dịch này đều tập trung vào việc tiếp cận tối đa người dùng trên quy mô lớn từ một chiến dịch nhất định. Các lợi ích nổi bật của nó bao gồm:
Đơn giản hơn trong việc quản lý (ít chiến dịch hơn).
Phạm vi tiếp cận đa kênh.
Không gian (dung lượng) quảng cáo (ad inventory) lớn hơn.
Chuyển đổi (tích luỹ) tốt hơn.
Đối với các loại chiến dịch khác như tìm kiếm (Search), hiển thị (Display) và YouTube, Google khuyên nhà quảng cáo nên dựa vào các tính năng tự động hóa trong việc đặt giá thầu thông minh (Smart Bidding), quảng cáo tìm kiếm thích ứng (Google Responsive Search Ads) và đối sánh từ khoá rộng (Match Keywords).
Xu hướng quảng cáo Google 2: Tận dụng dữ liệu của bên thứ nhất – First Party Data.
Khi quyền riêng tư của người dùng tiếp tục được ủng hộ, việc tích hợp dữ liệu của bên thứ nhất với các nền tảng quảng cáo như quảng cáo Google là những gì doanh nghiệp nên làm vì nó sẽ trở nên quan trọng hơn đối với các nhà tiếp thị kỹ thuật số vào năm 2022.
Nếu như trong quá khứ, các nhà quảng cáo phụ thuộc vào thẻ (tag), cookies hay pixel để thu thập và theo dõi người dùng, khi Apple và Google đang bắt đầu hạn chế việc sử dụng các phương tiện theo dõi này, nhà quảng cáo cần chuẩn bị nhiều hơn.
Xu hướng quảng cáo Google 3: Từ khoá sẽ ít quan trọng hơn và thay vào đó là ý niệm của người tiêu dùng.
Vào năm 2022, các thương hiệu không chỉ nên hiển thị quảng cáo khi đối tượng mục tiêu tìm kiếm một thứ gì đó, thay vào đó nên hiển thị khi họ trực tuyến.
Bằng cách phân loại đối tượng mục tiêu thành các phân khúc khác nhau, nhà quảng cáo nên nhắm mục tiêu đến họ bằng những nội dung (Content) khác nhau.
Một chuyên gia về quảng cáo Google cho biết: “Các kiểu đối sánh hay phân loại từ khoá sẽ không còn là những gì mà nhà quảng cáo nên quá tập trung, những nội dung khác như thấu hiểu đối tượng mục tiêu hay ý định của họ đằng sau mỗi truy vấn tìm kiếm (Search Intent) còn quan trọng hơn.”
Xu hướng quảng cáo Google 4: Sự dịch chuyển trong việc đo lường chuyển đổi của các chiến dịch quảng cáo.
Cũng tương tự như Facebook Conversion API, quảng cáo Google cũng đang tìm cách theo dõi các chuyển đổi ngoại tuyến của Google trên nền tảng trong bối cảnh nhà quảng cáo có ít dữ liệu trực tuyến hơn từ người dùng.
Những người làm marketing hay nhà quảng cáo thông minh sẽ nhanh chóng bắt đầu theo dõi chuyển đổi ngoại tuyến và tích hợp chúng vào quảng cáo Google để có thể chứng minh những nỗ lực của họ trong tương lai vào năm 2022.
Xu hướng quảng cáo Google 5: Thử nghiệm và thử nghiệm.
Trong cuối năm 2021 và đầu năm 2022, khi Google xoá bỏ và thêm mới một loạt các phương thức hay định dạng quảng cáo mới, khi tất cả mọi thứ đều mới bắt đầu, văn hoá thử nghiệm và học hỏi của các nhà quảng cáo Google là yếu tố quyết định mức độ hiệu quả của họ trong năm mới.
Kết luận.
Bằng cách thấu hiểu quảng cáo của Google, các hình thức quảng cáo Google hiện có, cũng như thích ứng nhanh với các xu hướng mới của quảng cáo Google trong 2022, nhà quảng cáo có nhiều cơ hội hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhằm mục tiêu hỗ trợ người làm marketing hay các nhà quảng cáo trên nền tảng, TikTok vừa chia sẻ một số insights mới tập trung vào việc xây dựng các chiến dịch marketing.
Marketing Campaign Planning: TikTok chia sẻ một số insights mới
Theo đó, TikTok vừa ra mắt một chương trình mới có tên là TikTok Works, nền tảng tập trung cung cấp nhiều insight và hướng dẫn giúp các Marketer và nhà quảng cáo tối ưu hiệu suất trên nền tảng.
Ở giai đoạn hiện tại, TikTok Works chủ yếu hướng đến các thương hiệu CPG (hàng đóng gói tiêu dùng), chỉ ra vai trò của TikTok trong việc giúp người dùng khám phá thương hiệu và cách TikTok có thể giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness).
Theo phân tích từ công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, TikTok cho biết nền tảng này có thể thúc đẩy lợi tức trên chi tiêu quảng cáo (ROAS) và hiệu quả bán hàng cho các thương hiệu CPG.
“Theo các nghiên cứu, các thương hiệu tại Mỹ đã chứng kiến ROAS cao hơn 96% so với tất cả các phương tiện kỹ thuật số khác được phân tích trong mô hình và gần gấp 3 lần hiệu quả bán hàng ngoại tuyến (offline sales). Các khu vực khác như Trung Đông, Châu Âu và Đông Nam Á cũng có mức tăng tương tự.”
TikTok cũng đã thực hiện một số nghiên cứu sâu hơn với NCS và phát hiện ra rằng, trong các danh mục các sản phẩm làm đẹp, chăm sóc cá nhân và thực phẩm và đồ uống (F&B), quảng cáo TikTok tạo ra doanh số cao hơn so với các quảng cáo truyền thống trên TV mặc dù có mức hiển thị thấp hơn.
TikTok cũng ủy quyền cho nhóm nghiên cứu Fairing để xem xét vai trò ngày càng tăng của nền tảng trong việc thúc đẩy người tiêu dùng khám phá sản phẩm hay thương hiệu.
“Sau khi mua hàng trực tuyến, khi người tiêu dùng được hỏi nơi họ lần đầu tiên nghe về các sản phẩm mà họ đã, gần 15% cho biết họ đã khám phá sản phẩm trên TikTok. Chỉ một năm trước đó, con số này chỉ là 4%.”
Đối với những người làm marketing, điều này có nghĩa là khi hành trình mua hàng (Customer Journey) của khách hàng đã thay đổi, nhiệm vụ của họ là tập trung tương tác với các điểm chạm nơi khách hàng bị tác động (nhiều nhất) trong quá trình ra quyết định mua hàng, ví dụ trong trường hợp này, TikTok là một điểm chạm quan trọng.
Cuối cùng, TikTok cũng đã hợp tác với Kantar để phân tích cách quảng cáo TikTok (TikTok Ads) có thể thúc đẩy nhận thức về thương hiệu so với các chiến dịch quảng cáo truyền thống khác.
“Theo phân tích của Kantar Link AI, hơn 3.500 quảng cáo TikTok được đo lường đã vượt qua các tiêu chuẩn về hiệu suất của các quảng cáo kỹ thuật số và truyền hình (TVs) của chính họ (trên nền tảng phân tích của Kantar) từ 15–20% trên nhiều chỉ số khác nhau, bao gồm tính thuyết phục (khả năng một quảng cáo sẽ thúc đẩy khuynh hướng tìm hiểu về thương hiệu) và sự thích thú (sự tác động và đánh giá cao về một quảng cáo).”
Một số nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) Mỹ đã có thể bán các tác phẩm NFTs của mình ngay trên Instagram.
Facebook cho bán NFTs trực tiếp trên Instagram
Facebook (Meta) đang tích cực hỗ trợ NFTs. Tại sự kiện Creator Week, Meta thông báo cho phép nhà sáng tạo nội dung tạo và bán NFTs ngay trên Instagram.
NFTs được thử nghiệm trên Instagram và Facebook từ năm ngoái, dù vậy, đến nay, người dùng Instagram mới chỉ có thể “khoe” các tác phẩm của mình.
Meta sẽ cung cấp công cụ “đầu cuối” để nhà sáng tạo nội dung không chỉ sáng tác NFTs, mà còn bán được chúng cho mọi người.
Đây là lần đầu tiên mạng xã hội Instagram cố gắng cạnh tranh trực tiếp với các nền tảng bán NFTs (NFTs Marketplace). Meta cho biết, sẽ không lấy hoa hồng cho đến năm 2024, song các chợ ứng dụng vẫn sẽ tính phí 30% từ việc bán hàng.
Nhà sáng tạo cũng được phép đưa ra mức phí chiết khấu từ 5% đến 25% nếu ai đó bán lại tác phẩm của mình.
Công cụ mới chỉ dành cho một nhóm nhà tác giả tại Mỹ. Meta dự định mở rộng cho nhiều người tại nhiều nước hơn.
Tuy nhiên, mạng xã hội này cũng đang cập nhật các tính năng NFTs khác rộng rãi hơn.
Mở rộng hỗ trợ NFTs trên Instagram nằm trong nỗ lực lớn hơn của Meta nhằm tăng cường các tính năng kiếm tiền cho tác giả trong ứng dụng.
Công ty giới thiệu chế độ Professional cho các tài khoản Facebook hay Thuê bao cho Instagram. Sao Facebook (Star) cũng xuất hiện ở nhiều vị trí hơn, bao gồm bài đăng ảnh và văn bản, bổ sung tính năng tặng quà trong ứng dụng cho Reels.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trên Twitter, Giám đốc mảng Quảng cáo của Twitter, Bà Sarah Personette thông báo đã từ chức vào tuần trước, càng làm tăng thêm nỗi bất an về hướng đi của mạng xã hội dưới tay Elon Musk.
Giám đốc quảng cáo của Twitter thôi việc
Bà Personette gia nhập hàng ngũ các lãnh đạo cấp cao của mạng xã hội Twitter rời bỏ công ty. Cựu CEO Parag Agrawal và Giám đốc Tài chính Ned Segal cũng đã bị đuổi việc ngay khi Musk tiếp quản Twitter.
Twitter bổ nhiệm Personette làm Giám đốc Quảng cáo từ ngày 1/8/2021. Theo Axios, bà là nhân vật được kính trọng trong cộng đồng quảng cáo và là đối tác tin cậy trong Twitter, giúp các nhà Marketer xử lý những lo ngại xoay quanh thông tin giả mạo và an toàn thương hiệu. Sự ra đi của bà để lại khoảng trống lớn cho “chú chim xanh”.
Có thể nói, Twitter đang trải qua những ngày biến động mạnh, khiến cả nhà đầu tư và nhân viên bất an. Theo báo chí, sáng kiến lớn đầu tiên của Elon Musk là yêu cầu nhân viên ngay lập tức đưa ra phương án thu phí tài khoản tick xanh.
Từ năm 2009, tick xanh thể hiện người nắm giữ tài khoản là nhân vật của công chúng hay đã được xác minh.
Theo kế hoạch, những người muốn giữ tick xanh sẽ phải đăng ký dịch vụ Twitter Blue trị giá 5 USD/tháng. Elon Musk còn cân nhắc tăng phí Twitter Blue lên 20 USD/tháng.
Ngoài ra, ông chủ mới của Twitter còn được cho là sẽ cắt giảm nhân sự mạnh tay. Theo Washington Post, các thân hữu của Elon Musk, bao gồm cố vấn và bạn bè, đã tính toán phương án sa thải 1/4 trong số hơn 7.000 nhân viên của Twitter.
Hầu như mọi bộ phận đều bị ảnh hưởng, cụ thể là kinh doanh, sản phẩm, kỹ thuật, pháp lý, tín nhiệm và an toàn trong những ngày tới.
Đội ngũ lãnh đạo mới của Twitter đang tìm hiểu mọi khía cạnh doanh nghiệp, bao gồm chi tiết về quản trị nội dung, tài khoản rác cũng như rủi ro của cuộc bầu cử sắp tới. Ngược lại, nhân viên Twitter lại mù mờ về những kế hoạch mới.
Công ty chưa đưa ra tuyên bố chính thức về vụ mua bán. Phòng truyền thông im lặng. Các tin đồn về sa thải lan tràn trên mạng, bao gồm tin đồn sa thải nhân viên trước ngày 1/11.
Dù vậy, Elon Musk vẫn lên tiếng phủ nhận đây là thông tin không chính xác.
Theo CNBC, Elon Musk huy động hơn 50 nhân viên Tesla, Boring Company và Neuralink tham gia vào vụ tiếp quản Twitter. Họ nhận nhiệm vụ tìm hiểu mọi thứ về Twitter, từ mã nguồn đến quản trị nội dung, yêu cầu bảo mật dữ liệu để tái thiết nền tảng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer