Thay vì đưa ra các quyết định một cách chủ quan, nghiên cứu người dùng (user research) có thể thúc đẩy các quyết định một cách hiệu quả thông qua dữ liệu và sự am hiểu về bối cảnh của thị trường.
Tại sao nghiên cứu người dùng là chìa khoá để tăng trưởng và khác biệt hoá
Nghiên cứu người dùng (user research) là hoạt động thường được sử dụng bởi các nhóm sản phẩm với mục tiêu chính là tìm hiểu về các vấn đề, nhu cầu, hành vi và động cơ mua hàng của khách hàng.
Các thông tin có được sau nghiên cứu sẽ được gửi đến các bộ phận có liên quan như bán hàng, marketing hay phát triển sản phẩm (R&D) để giúp họ đưa ra quyết định.
Các bước thực hiện các nghiên cứu này thường là, các nhóm nghiên cứu sẽ thiết lập các giả định và giả thuyết về người dùng của họ, xác định các mục tiêu nghiên cứu và cách thức tiến hành nghiên cứu.
Sau đó, các giả định sẽ được thử nghiệm và xác nhận thông qua nhiều lần khác nhau với các phương pháp thử nghiệm và xác nhận khác nhau.
Một trong những phương pháp phổ biến nhất là phỏng vấn và khảo sát người dùng, thử nghiệm mẫu (prototypes testing), nghiên cứu khả năng sử dụng và thử nghiệm A/B hoặc nghiên cứu thực địa trong môi trường làm việc thực tế của người dùng.
Các hoạt động nghiên cứu người dùng có thể được hỗ trợ bởi nhóm nghiên cứu UX (trải nghiệm người dùng), phân tích hay nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và đi sâu vào việc phân tích sản phẩm và website.
Cuối cùng, nghiên cứu phải là công cụ chính để mọi doanh nghiệp đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu (data driven) và lấy khách hàng làm trung tâm (customer centric).
Với tư cách là một marketer, nghiên cứu người dùng hay khách hàng mục tiêu nên được xem là chiến lược ưu tiên hàng đầu trước bất kỳ chiến lược marketing nào.
Dưới đây là một số lý do cho điều này.
1. Phát triển MVP theo hướng dữ liệu (Data-driven MVP).
Nếu bạn từng làm việc trong các công ty khởi nghiệp, bạn sẽ thấy rằng, các sản phẩm mới thường rất hay bị lỗi. Đó là lý do tại sao các công ty này thường sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm hay tuyên bố định vị giá trị của sản phẩm (value proposition) để từ đó xây dựng các chiến lược định vị thương hiệu phù hợp.
Quá trình này được gọi là MVP (minimum viable product), khái niệm đề cập đến các bước thử nghiệm sản phẩm ở quy mô nhỏ và thường được sử dụng ở các công ty khởi nghiệp hoặc các doanh nghiệp ra mắt sản phẩm mới.
Và bước đầu tiên của bất cứ MVP nào đó là nghiên cứu.
Nếu được thực hiện đúng, các nghiên cứu về người dùng cho phép doanh nghiệp xây dựng các giả thuyết một cách đúng đắn về định vị giá trị, lợi ích của sản phẩm, các tính năng chính của sản phẩm, điểm khác biệt hoá (USP), mô hình kinh doanh hay chiến lược giá phù hợp, và hơn thế nữa.
Trong khi các công ty khởi nghiệp thường vốn bị giới hạn về mặt nguồn lực (tài chính, con người, thời gian…), MVP (minimum viable product) và nghiên cứu người dùng chính là chìa khoá.
2. Nghiên cứu người dùng giúp doanh nghiệp tìm kiếm các sản phẩm phù hợp với thị trường một cách nhanh chóng hơn.
Khái niệm product-market fit (PMF) thường được các công ty khởi nghiệp sử dụng để chứng minh rằng một sản phẩm nào đó được khách hàng cần.
Các tín hiệu liên quan có thể là lưu lượng truy cập website (website traffic), số lượng người dùng đã đăng ký, doanh thu quay vòng hàng tháng hoặc các số liệu về sản phẩm, chẳng hạn như thời gian dành cho sản phẩm hoặc mức độ sẵn sàng tiếp tục sử dụng sản phẩm của khách hàng (NPS).
Đôi khi, việc tìm kiếm PMF chính là việc lựa chọn các phân khúc thị trường có tiềm năng cao nhất, những đối tượng mà sản phẩm có thể qiair quyết vấn đề của họ một cách tốt nhất và có tác động cao nhất.
Nghiên cứu người dùng, đặc biệt là phỏng vấn người dùng, giúp doanh nghiệp xác định phân khúc khách hàng nào có thể được hưởng lợi nhiều nhất từ sản phẩm.
Sau khi xây dựng các giả thuyết về giá trị sản phẩm và trao đổi nó với người dùng, các nhà sáng lập doanh nghiệp hay người làm marketing có thể khám phá được các insights mới về khách hàng của mình và hơn thế nữa.
3. Ưu tiên các tính năng quan trọng nhất.
Có rất nhiều các nghiên cứu về lý do khiến các công ty khởi nghiệp thất bại cho thấy rằng, các tính năng của sản phẩm không phù hợp với người dùng là một trong số đó.
Thông thường, điều này xảy ra là bởi vì, nhóm phát triển sản phẩm hay marketing thường “đóng cửa” và “tự nghiên cứu và dự đoán” về nhu cầu của khách hàng của họ.
Bằng cách thực hiện các nghiên cứu về người dùng, những người sáng lập có thể ưu tiên những tính năng nào nên được phát triển trước (bắt buộc phải có) và tính năng nào họ có thể từ từ phát triển thêm sau.
4. Nghiên cứu người dùng giúp thương hiệu khác biệt hoá chiến lược của mình.
4. Nghiên cứu người dùng giúp thương hiệu khác biệt hoá chiến lược của mình.
Trong bối cảnh kinh doanh ngày nay, khi có hàng tá sản phẩm tương tự nhau trên thị trường đều cùng đang muốn tiếp cận một phân khúc khách hàng giống nhau, vậy điều gì sẽ quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp? Điều gì có thể giúp sản phẩm được khách hàng lựa chọn và doanh nghiệp nhanh chóng mở rộng thị phần của mình?
Trong khi tuỳ vào từng điều kiện và ngành hàng khác nhau, doanh nghiệp có thể lựa chọn các chiến lược khác nhau, những bản phân tích thị trường toàn diện kết hợp với nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và người dùng nên được xem là ưu tiên hàng đầu.
Một phần quan trọng của quá trình này là phân tích khoảng trống đề xuất (Offerings Gaps) của đối thủ cạnh tranh và tìm cách “lấp đầy” nó bằng những giải pháp tốt hơn.
Nghiên cứu người dùng với khách hàng của đối thủ cạnh tranh có thể trở thành nguồn thông tin chi tiết có giá trị để tạo ra các chiến lược khác biệt hóa mạnh mẽ.
Dữ liệu có được sau nghiên cứu cung cấp cho các công ty khởi nghiệp một bản tóm tắt về những gì họ có thể làm tốt hơn và mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh hơn trên thị trường.
5. Làm marketing dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về người dùng (Insights-driven marketing) và văn hóa tập trung vào khách hàng.
Tất cả hoạt động marketing trong doanh nghiệp phải luôn tập trung vào cộng đồng (chính) mà nó muốn phục vụ.
Nghiên cứu người dùng là cách tốt nhất để xác định chân dung của khách hàng và nhu cầu của họ, biến các kết quả nghiên cứu thành các sản phẩm marketing có thể hành động.
Nghiên cứu người dùng nên đóng vai trò giúp hướng dẫn quá trình xây dựng các thông điệp, chiến lược tiếp cận thị trường và giúp bộ phận marketing kể những câu chuyện (Storytelling) hấp dẫn nhất về sản phẩm theo góc nhìn của người dùng.
Hầu hết các đội nhóm Marketing có hiệu suất cao đều có khả năng thấu hiểu và đồng cảm với người dùng của họ.
Sự đồng cảm của người dùng là nền tảng của văn hóa lấy khách hàng làm trung tâm, không chỉ trong bộ phận marketing mà còn trên toàn bộ doanh nghiệp.
Sự đồng cảm đến từ việc nói chuyện (thường xuyên) với người dùng, xem cách họ sử dụng sản phẩm và hiểu những cung bậc cảm xúc mà họ có được trong quá trình sử dụng.
Tóm lại, nghiên cứu người dùng là một công cụ đắc lực trong việc thúc đẩy các quyết định hiệu quả dựa trên dữ liệu có định lượng từ người dùng. Nó mang lại cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội hơn để hiểu và đáp ứng nhu cầu của họ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo thông tin mới đây từ Reuters, gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon vừa đầu tư 1 tỷ euro (gần 1 tỷ USD) vào mảng xe tải điện (electric van).
Amazon.com Inc vừa cho biết họ sẽ đầu tư hơn 1 tỷ euro (974,8 triệu USD) trong 5 năm tới vào xe tải điện, xe tải và các trung tâm đóng gói ít khí thải (low-emission package) trên khắp châu Âu, đẩy nhanh quá trình “không carbon” của Amazon.
Nhà bán lẻ (Retail) lớn nhất thế giới cho biết khoản đầu tư này cũng nhằm mục đích thúc đẩy sự đổi mới trong ngành giao thông vận tải và khuyến khích xây dựng nhiều điểm sạc công cộng hơn cho xe điện (EV).
Khoản đầu tư sẽ giúp đội xe tải điện (xe Van) của Amazon ở châu Âu tăng gấp 3 lần từ 3.000 xe lên hơn 10.000 xe vào năm 2025.
Amazon cho biết họ cũng hy vọng sẽ mua hơn 1.500 phương tiện chở hàng hạng nặng chạy bằng điện – được sử dụng để vận chuyển các chuyến hàng “tầm trung” đến các trung tâm đóng gói – trong những năm tới.
Một số công ty khởi nghiệp (startup) đang chạy đua trong thị trường xe điện và xe tải điện đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các nhà sản xuất ô tô lâu năm như General Motors Co hay Ford Motor Co.
Đơn đặt hàng xe tải điện lớn nhất của Amazon dành cho 100.000 xe từ Rivian Automotive Inc (RIVN.O) sẽ khả dụng đến năm 2025.
Amazon cũng cho biết bên cạnh xe điện, họ sẽ đầu tư vào hàng nghìn bộ sạc tại các cơ sở trên khắp châu Âu.
Amazon đang hướng tới mục tiêu không thải khí carbon vào năm 2040.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
ByteDance – công ty mẹ TikTok ghi nhận khoản lỗ hoạt động năm 2021 tăng hơn 3 lần, lên 7 tỷ USD do chi mạnh tay để tăng trưởng và chiếm thị phần.
Công ty mẹ TikTok lỗ hơn 7 tỷ USD trong năm 2021
Wall Street Journal trích một báo cáo tài chính nội bộ của ByteDance cho thấy năm ngoái, khoản lỗ hoạt động của công ty này là 7,15 tỷ USD, tăng so với 2,14 tỷ USD năm 2020.
Dù vậy, họ đã có lợi nhuận hoạt động trong quý đầu năm 2022. Đây là tín hiệu startup này sắp đến giai đoạn bước ngoặt sau nhiều năm lỗ lớn.
ByteDance hiếm khi chia sẻ các thông tin tài chính. Báo cáo này được gửi cho các nhân viên hồi tháng 8, gồm số liệu năm 2020, 2021 và quý đầu 2022.
Đây là một trong những báo cáo cung cấp cái nhìn chi tiết nhất về tình hình hoạt động và kế hoạch trong tương lai của ByteDance.
Báo cáo cho thấy công ty này tăng doanh thu rất nhanh, tích lũy được khối tiền mặt lớn và có nhiều khoản đầu tư khổng lồ. Doanh thu của ByteDance tăng gần 80% lên 61,7 tỷ USD năm 2021. Tuy nhiên, chi phí của họ cũng tăng mạnh, do tập trung vào tăng trưởng.
Chi phí cho nghiên cứu và phát triển (R&D) là 14,6 tỷ USD. Chi phí marketing và bán hàng là 19,2 tỷ USD. Chi phí kinh doanh khác là 27,4 tỷ USD.
Bên cạnh đó, giá trị thị trường của các khoản đầu tư lao dốc cũng khiến ByteDance phải ghi nhận khoản giảm trừ lên tới 75,6 tỷ USD. Việc này góp phần khiến lỗ ròng của ByteDance tăng hơn 87% lên 84,9 tỷ USD năm ngoái.
Quý đầu năm nay, doanh thu của họ đạt 18,3 tỷ USD, tăng 54% so với năm ngoái. Chi phí cũng được ghìm lại, giúp họ có lợi nhuận hoạt động.
Lỗ ròng cũng giảm, còn 4,7 tỷ USD.
Tiền và các khoản tương đương tiền trong quý I là 42,6 tỷ USD, tăng so với cuối năm 2021. Tổng tài sản quý I là 74 tỷ USD. Công ty này hiện có hơn 130.000 nhân viên trên toàn cầu.
ByteDance được Zhang Yiming thành lập năm 2012. Họ đã huy động được hàng tỷ USD từ các nhà đầu tư toàn cầu như KKR & Co, Sequoia Capital và General Atlantic. Cuối năm 2020, ByteDance được định giá 180 tỷ USD.
Công ty này vẫn đang trì hoãn kế hoạch IPO. Tháng trước, WSJ đưa tin ByteDance đề xuất mua lại cổ phiếu từ các nhà đầu tư, định giá công ty này tại 300 tỷ USD.
Năm ngoái, ByteDance mở rộng sang nhiều lĩnh vực mới, như videogame. Họ cũng tăng tốc tuyển dụng và phát triển chip tiên tiến hỗ trợ trí tuệ nhân tạo (AI) và máy chủ (server).
Trong một cuộc họp hồi tháng 8, CEO ByteDance Liang Rubo cho biết ông sẽ nỗ lực giảm chi phí và cải thiện hiệu suất công ty. Ông cũng nhận định nhiều mảng kinh doanh của ByteDance năm ngoái không đạt kỳ vọng.
Với khoản doanh thu khá “khiêm tốn” chưa đầy 5 tỷ USD (Facebook khoảng hơn 100 tỷ USD), TikTok sẽ phải sớm tìm cách để gia tăng doanh thu trong bối cảnh này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Dữ liệu về từ khoá (truy vấn tìm kiếm) hiện không hiển thị trong Google Analytics (UA), nguyên nhân của vấn đề này là gì.
Google Analytics (UA) không hiển thị dữ liệu từ khoá tìm kiếm
Theo đó, nhiều nhà quảng cáo gần đây cho biết rằng, Google Analytics, cụ thể là phiên bản Universal Analytics 3 (UA) hiện không hiển thị bất kỳ dữ liệu về truy vấn tìm kiếm (Search Query) nào trong báo cáo Search Console đã được tích hợp.
Như bạn có thể thấy ở hình bên dưới, sau khi được tích hợp với Google Search Console, các dữ liệu về từ khoá sẽ được xuất hiện ở đây trong Google Analytics.
Tuy nhiên, hiện dữ liệu này không khả dụng mà chỉ hiển thị “not set” (không có dữ liệu).
Theo thông tin phản hồi từ Google trên mạng xã hội Twitter hiện công cụ tìm kiếm này đang kiểm tra vấn đề và sẽ sớm có thông báo.
Trong quá trình chờ Google phản hồi, nhiều ý kiến cho rằng, vì Universal Analytics 3 tức phiên bản Google Analytics hiện đang được sử dụng rộng rãi sẽ ngừng hoạt động từ ngày 1 tháng 7 năm 2023, do đó, đây có thể là tín hiệu sớm từ Google thông báo rằng các nhà quảng cáo nên sớm chuyển dữ liệu của họ sang Google Analytics 4.
Theo số liệu ghi nhận từ MarketingTrips, các dữ liệu về từ khoá hay truy vấn tìm kiếm nói trên hiện đã được tích hợp sẵn trong Google Analytics 4 (vẫn có sẵn trong Google Search Console) do đó các nhà quảng cáo nên sớm cài đặt GA4 để có thể xem báo cáo.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Thật khó để nói thế giới hiện đại sẽ như thế nào nếu những gã khổng lồ công nghệ như Facebook, Apple hay Microsoft quyết định theo đuổi một thứ gì khác.
Không gian mạng xã hội sẽ ra sao nếu không có Facebook
Theo iTechpost, Mark Zuckerberg có thể đã trở thành chủ sở hữu nhượng quyền thương mại của McDonald’s nếu ông ấy chọn.
Đó là khi cha của người sáng lập ra Facebook đưa cho anh một sự lựa chọn: điều hành một nhượng quyền thương mại hoặc vào trường đại học. Cuối cùng, Zuckerberg đã chọn đại học.
Mặc dù lựa chọn theo đuổi giáo dục đại học, Zuckerberg đã bỏ học đại học vào năm 2005. Là một người theo học ngành khoa học máy tính, vì vậy Zuckerberg đã tạo ra mạng xã hội Facebook. Cho đến nay, đó là quyết định đúng đắn của ông khi nền tảng này hiện đã trị giá 430 tỉ USD.
Trong trường hợp Zuckerberg chọn sai con đường, tức không tạo ra Facebook, Time.com tin rằng nếu không có Facebook, Friendster sẽ có cơ hội vươn lên như Facebook hiện có.
Người sáng tạo Friendster, Jonathan Abrams, đã gợi ý rằng họ nên khởi động sáng kiến “Friendster College” ở thời điểm đỉnh cao của dịch vụ. Về cơ bản, đó là cách Facebook bắt đầu.
Twitter cũng có thể lớn hơn, vì mọi người sẽ chuyển sang trang này để cập nhật về cuộc sống của họ bằng văn bản thay vì cập nhật trạng thái của họ trên Facebook.
Đối với việc đăng ảnh hoặc video trực tiếp, vẫn chưa rõ ràng nhưng Snapchat hoặc Instagram sẽ dẫn đầu.
Ở thời điểm đó, Instagram đang là một đối thủ cạnh tranh về nội dung ảnh và video. Nếu không có Facebook, Instagram sẽ phát triển mạnh và Snapchat sẽ thành công lớn hơn. Instagram cũng sẽ tăng gấp đôi số lượng video trực tiếp mà họ phát.
Nhưng khi nói đến video, TikTok có thể sẽ thống trị. Tuy nhiên, do thành công của TikTok có một phần nhờ vào Facebook nên nền tảng này có thể chỉ thu được một chút tương tác từ cộng đồng.
Trong khi đó, Reddit sẽ là nền tảng thay cho Facebook Pages với mục đích chia sẻ nội dung trong một chủ đề cụ thể thông qua “subreddits”. Đó là nơi mọi người có thể tham gia các cộng đồng phục vụ cùng mục đích như một Facebook Pages.
Dĩ nhiên, cũng không nhiều người quan tâm đến cuộc đời của Zuckerberg nếu ông chọn đi theo một con đường khác.
Nếu chọn con đường nhượng quyền kinh doanh thực phẩm và đồ uống McDonald’s, ông có thể thu được tới 90.388 USD/năm, đôi khi cao hơn tùy thuộc vào vị trí của nhãn hiệu này.
Vấn đề là, con số hơn 90.000 USD/năm khác xa so với 23,4 triệu USD – số tiền mà Zuckerberg nhận được thông qua các hình thức chi phí khác nhau từ Facebook vào năm 2019. Con số này cao hơn khoảng 258 lần so với những gì Zuckerberg nhận được từ nhượng quyền thương mại của McDonald’s.
Là người tạo ra Facebook, giá trị tài sản ròng của Mark Zuckerberg là 50,7 tỉ USD. Với đầu óc am hiểu kinh doanh của mình, không ai đoán được liệu Zuckerberg có thể làm được gì với một ý tưởng kinh doanh khác với Facebook.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng tìm hiểu tất cả các thông tin cơ bản về mạng xã hội chuyên nghiệp lớn nhất thế giới với hơn 800 triệu người dùng đó là mạng xã hội LinkedIn: LinkedIn là gì, lịch sử hình thành của mạng xã hội việc làm LinkedIn, những tính năng chính của LinkedIn là gì, vai trò quan trọng của LinkedIn trong việc phát triển bản thân, tìm kiếm cơ hội việc làm và phát triển sự nghiệp, cùng nhiều nội dung khác.
LinkedIn là gì? Tìm hiểu toàn diện về mạng xã hội chuyên nghiệp LinkedIn
Cùng với các nền tảng mạng xã hội lớn khác như Facebook, Instagram, TikTok hay Twitter, LinkedIn là mạng xã hội chuyên nghiệp và việc làm lớn nhất thế giới với khoảng 800 triệu người dùng tính đến năm 2022.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Những tính năng chính hiện có trên LinkedIn là gì?
LinkedIn hoạt động như thế nào hay cách sử dụng LinkedIn ra sao.
Cách đăng ký tài khoản và bắt đầu sử dụng mạng xã hội chuyên nghiệp LinkedIn.
LinkedIn phân phối và xếp hạng nội dung dựa trên những thành phần chính là gì?
Lượng người dùng và doanh số của một số mạng xã hội lớn toàn cầu như Instagram, Facebook, YouTube, LinkedIn, TikTok và Twitter.
LinkedIn for Business là gì?
LinkedIn Ads là gì?
Những chiến lược chính để tối ưu tài khoản LinkedIn.
FAQs – Một số câu hỏi thường gặp với mạng xã hội hay ứng dụng LinkedIn là gì?
Bên dưới là nội dung chi tiết.
LinkedIn là gì?
LinkedIn là mạng xã hội chuyên nghiệp tập trung vào các kết nối chuyên nghiệp và việc làm lớn nhất toàn cầu tính đến năm 2022 với hơn 800 triệu người dùng.
Mạng xã hội LinkedIn ban đầu là một công ty khởi nghiệp và sau đó được gã khổng lồ công nghệ Microsoft mua lại vào năm 2016 với giá hơn 26 tỷ USD.
Theo số liệu từ Statista, tính đến quý 2 năm 2022, Instagram có khoảng gần 1.5 tỷ người dùng (MAU) toàn cầu và ước tính đạt khoảng 1.6 tỷ người dùng trong năm 2022.
Cuối cùng, LinkedIn là một phần của không gian mạng xã hội (Social Network) bao gồm nhiều nền tảng khác nhau. Để có thể tìm hiểu toàn diện về khái niệm mạng xã hội cũng như các nội dung liên quan, bạn có thể xem tại: mạng xã hội là gì
Mạng xã hội chuyên nghiệp là gì?
Như đã phân tích ở trên, LinkedIn là mạng xã hội chuyên nghiệp đầu tiên và cũng lớn nhất thế giới với khoảng 800 triệu người dùng toàn cầu tính đến 2022, vậy mạng xã hội chuyên nghiệp là gì?
Mạng xã hội chuyên nghiệp trong tiếng Anh có nghĩa là Professional Social Network (Professional Social Media Platforms), khái niệm đề cập đến các nền tảng tập trung vào các kết nối chuyên nghiệp, là các chuyên gia, những người làm nghề chuyên nghiệp từ các lĩnh vực khác hau hay các nhà lãnh đạo tại các doanh nghiệp.
Khác với các mạng xã hội như Instagram vốn dĩ dành cho việc chia sẻ hình ảnh, mạng xã hội video ngắn TikTok tập trung vào giải trí cho giới trẻ (Gen Z), hay Facebook là mạng xã hội kết nối rộng (mass connections) nói chung, người dùng LinkedIn hầu hết là các chuyên gia, họ là những nhân viên, nhà quản lý, nhà lãnh đạo từ các doanh nghiệp muốn kết nối với nhau vì mục đích công việc, mở rộng cơ hội việc làm, cơ hội thăng tiến và hơn thế nữa.
Trong vô số các nền tảng mạng xã hội, LinkedIn là nền tảng hiếm hoi tập trung vào các kết nối chuyên nghiệp khi phần lớn các nền tảng khác coi trọng yếu tố giải trí.
Lịch sử hình thành của mạng xã hội LinkedIn.
Lịch sử hình thành của mạng xã hội LinkedIn có thể được chia làm thành 2 giai đoạn chính: Giai đoạn 1 là kể từ khi thành lập, gọi vốn (Funding) và phát triển nền tảng. Và giai đoạn 2 là khi nền tảng bắt đầu hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ.
Giai đoạn 1: Thành lập, gọi vốn và vượt qua khó khăn.
LinkedIn ban đầu là một công ty khởi nghiệp được thành lập vào tháng 12 năm 2002 tại Mỹ bởi nhà sáng lập Reid Hoffman và một số thành viên sáng lập khác đến từ PayPal và Socialnet.com (bao gồm Allen Blue, Eric Ly, Jean-Luc Vaillant, Lee Hower, Konstantin Guericke, Stephen Beitzel, David Eves, Ian McNish, Yan Pujante, Chris Saccheri).
Kể từ lúc được thành lập, tốc độ đăng ký thành viên của LinkedIn tương đối chậm chạp do mọi người không thể hiểu nổi giá trị của LinkedIn nằm ở đâu. Đến cuối năm 2004, startup chỉ có 150.000 người dùng, tăng trưởng dưới chuẩn của một công ty Internet.
Không nản lòng, các nhà sáng lập tiếp tục nỗ lực cải thiện và bổ sung tính năng vào nền tảng để xây dựng cộng đồng, gia tăng sức hấp dẫn.
Vào tháng 4 năm 2007, LinkedIn đạt 10 triệu người dùng. Vào tháng 2 năm 2008, LinkedIn đã ra mắt phiên bản web cho thiết bị di động.
Vào tháng 6 năm 2008, Sequoia Capital, Greylock Partners và một số quỹ đầu tư mạo hiểm khác đã mua 5% cổ phần của LinkedIn với giá 53 triệu USD, định giá (post-money valuation) mạng xã hội này khoảng 1 tỷ USD.
Vào tháng 11 năm 2009, LinkedIn đã mở văn phòng của mình tại Mumbai (Ấn Độ) và ngay sau đó là ở Sydney, trước khi bắt đầu mở rộng tại Châu Á – Thái Bình Dương (APAC).
Năm 2010, LinkedIn mở Trụ sở Quốc tế tại Dublin, Ireland và nhận được khoản đầu tư trị giá 20 triệu USD từ Tiger Global Management LLC với mức định giá khi này là khoảng 2 tỷ USD.
Vào tháng 10 năm đó, Silicon Valley Insider đã xếp LinkedIn ở vị trí thứ 10 trong danh sách 100 công ty khởi nghiệp có giá trị nhất. Đến tháng 12, công ty được định giá 1,575 tỷ USD tại các thị trường tư nhân (private market).
LinkedIn bắt đầu hoạt động tại Ấn Độ vào năm 2009 và như bản chất vốn có của nền tảng, phần lớn khoảng thời gian đầu mới thâm nhập, LinkedIn tập trung tìm hiểu các chuyên gia ở Ấn Độ, hướng dẫn các thành viên cách tận dụng mạng xã hội chuyên nghiệp LinkedIn để phát triển sự nghiệp của họ và hơn thế nữa.
Giai đoạn 2: IPO, được Microsoft mua lại và hơn thế nữa.
LinkedIn đã nộp đơn đăng ký để có thể chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào tháng 1 năm 2011. Công ty đã giao dịch cổ phiếu đầu tiên vào ngày 19 tháng 5 năm 2011, dưới mã cổ phiếu là LNKD tại sàn giao dịch New York (NYSE), với giá 45 USD/cổ phiếu.
Cổ phiếu của LinkedIn đã tăng tới 171% trong ngày giao dịch đầu tiên trên Sàn giao dịch chứng khoán New York và đóng cửa ở mức 94,25 USD, cao hơn 109% so với giá IPO.
Trong năm 2011, LinkedIn đã kiếm được 154,6 triệu USD doanh thu chỉ tính riêng quảng cáo, vượt qua cả mạng xã hội Twitter lúc này chỉ kiếm được 139,5 triệu USD.
Đến hết năm 2011, LinkedIn có khoảng 2.100 nhân viên toàn thời gian so với con số 500 trước đó 1 năm, vào năm 2010.
Vào tháng 4 năm 2014, LinkedIn thuê một tòa nhà 26 tầng ở San Francisco để tập hợp hơn 2.500 nhân viên của mình, tất cả các nhân viên bán hàng và Marketing cùng với nhóm nghiên cứu và phát triển đều ngồi ở đây.
Vào tháng 6 năm 2016, Microsoft thông báo rằng họ sẽ mua lại LinkedIn với giá 196 USD/cổ phiếu, tổng giá trị thương vụ là 26,2 tỷ USD và là thương vụ mua lại (M&A) lớn thứ hai trong lịch sử của Microsoft.
Sau khi được mua lại, Microsoft sẽ cho phép LinkedIn giữ nguyên tên thương hiệu, văn hóa làm việc và nhiều thứ khác, CEO LinkedIn sẽ báo cáo cho CEO của Microsoft là Satya Nadella.
Vào cuối năm 2016, LinkedIn đã công bố kế hoạch tuyển thêm 200 vị trí mới tại văn phòng Dublin, nâng tổng số nhân viên lên 1.200 người.
Vào tháng 9 năm 2021, LinkedIn thông báo ra mắt Sales Navigator nhằm mục tiêu giúp các nhân viên bán hàng tối đa hoá khả năng hiện diện của họ tới các khách hàng tiềm năng. Microsoft đã dừng tất cả các hoạt động của LinkedIn tại Trung Quốc vào tháng 10 năm 2021.
Vào tháng 1 năm 2022, LinkedIn thông báo vượt mốc 800 triệu người dùng và hơn 1 tỷ USD doanh số với mảng giải pháp bán hàng.
Gần đây nhất, vào tháng 6 năm 2022, LinkedIn thông báo ra mắt LinkedIn for Business nhằm mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc quản lý quảng cáo và tối ưu nội dung trên nền tảng.
Những tính năng chính hiện có trên LinkedIn là gì?
Những tính năng chính hiện có trên LinkedIn là gì?
Cũng là mạng xã hội, tuy nhiên vì là mạng xã hội chuyên nghiệp (Professional Networks), cách thức tương tác và xây dựng kết nối trên LinkedIn về cơ bản là rất khác so với các nền tảng mạng xã hội khác như Facebook, Instagram hay Twitter. Vậy sự khác biệt của LinkedIn là gì? Dưới đây là một số tính năng chính hiện có trên LinkedIn.
Connect.
Với hầu hết các nền tảng mạng xã hội, ngay cả với LinkedIn cũng không là ngoại lệ, “kết nối” là một trong những tính năng quan trọng nhất và cũng là bản chất của mạng xã hội.
Khác với “Add” trên Facebook hay “Follow” trên Twitter để bắt đầu kết nối với một ai đó, người dùng sẽ chọn “Connect” trên LinkedIn.
Ngoài Connect, bạn cũng có thể chọn Follow để theo dõi các Trang doanh nghiệp, thương hiêu (Page) hay những tài khoản mà bạn không thể Connect.
Thay vì là số lượng Friends trên Facebook, bạn có số lượng Connections trên LinkedIn.
Post.
Post là tính năng đăng bài trên LinkedIn, người dùng có thể đăng văn bản (text), hình ảnh (photo), video hoặc các liên kết (link) tuỳ ý.
Ngoài ra người dùng cũng có thể thêm các thẻ hashtag vào nội dung bài đăng để có thể giúp bài đăng được dễ dàng khám phá và tìm kiếm hơn.
Hashtag.
Cũng giống các mạng xã hội khác, LinkedIn cũng cung cấp tính năng gắn thẻ hashtag, một cách đơn giản để tối ưu hoá bài đăng. Người dùng có thể thêm ví dụ #marketingtrips để tìm kiếm tất cả các nội dung có gắn hashtag đó trên nền tảng LinkedIn.
Write Article (Viết bài).
Là tính năng cho phép người dùng đăng bài viết như cách mà họ đăng bài trên Website của họ bao gồm hình ảnh đại diện, tiêu đề và nội dung bài viết.
Bên dưới là giao diện mà người dùng có thể thấy.
Tính năng viết bài trên mạng xã hội LinkedIn.
Jobs.
Một tính năng nổi bật khác và cũng là tính năng giúp phân biệt LinkedIn với các nền tảng mạng xã hội khác đó là tính năng tìm kiếm việc làm.
Tính năng tìm kiếm việc làm trên LinkedIn.
Bằng cách xây dựng cho mình một “profile đủ ngầu”, bạn có thể tìm kiếm vô số cơ hội việc làm và thăng tiến trên LinkedIn.
LinkedIn Learning.
Là nơi cho phép người dùng tìm kiếm và học trực tuyến nhiều khoá học với các chủ đề khác nhau, từ công nghệ, marketing, thương hiệu đến tuyển dụng, tất cả đều xuất hiện ở đây.
Mạng xã hội chuyên nghiệp LinkedIn hoạt động như thế nào hay cách sử dụng LinkedIn ra sao.
Cách hoạt động của LinkedIn khá đơn giản.
Sau khi đăng ký tài khoản (sẽ được đề cập trong các phần tiếp theo bên dưới) và thêm các thông tin cho tài khoản của mình, người dùng có thể bắt đầu đăng bài, kết nối, tương tác với các thương hiệu hay người dùng khác trên nền tảng và hơn thế nữa.
Về bản chất, vì là mạng xã hội, LinkedIn hoạt động tương tự các nền tảng khác như Facebook hay Twitter, tuỳ vào từng sở thích hay hành vi của người dùng mà thuật toán của LinkedIn sẽ đề xuất những nội dung khác nhau, từ những người phù hợp để kết nối hay theo dõi đến các thương hiệu mà người dùng có thể thích.
Tuỳ vào từng mục đích khác nhau, người dùng có thể sử dụng mạng xã hội LinkedIn để kết nối với bạn bè, đồng nghiệp, để tìm kiếm thông tin, để tìm kiếm việc làm, để theo dõi các thương hiệu mình yêu thích, để kinh doanh và hơn thế nữa.
Cách đăng ký tài khoản và bắt đầu sử dụng mạng xã hội chuyên nghiệp LinkedIn.
Một khi bạn đã có thể thấu hiểu LinkedIn là gì và nhận thấy nó phù hợp với bạn, bạn có thể bắt đầu đăng ký và sử dụng mạng xã hội với hơn 800 triệu người dùng toàn cầu này để mở rộng các cơ hội và phát triển sự nghiệp của mình.
Bên dưới là các bước bạn có thể sử dụng để bắt đầu.
Bước 1: Truy cập https://www.linkedin.com/signup/ để bắt đầu điền thông tin đăng ký hoặc tải xuống ứng dụng trên iOS và Android.
Bước 2: Điền email và mật khẩu.
Bước 3: Bấm chọn Đồng ý và tham gia.
Bước 4: Xác nhận hoàn tất đăng ký qua email.
Bước 5: Hoàn thành việc đăng ký.
Ngoài việc đăng ký tài khoản mới, LinkedIn cũng cho phép người dùng có tuỳ chọn khác là truy cập bằng tài khoản Google.
LinkedIn phân phối và xếp hạng nội dung dựa trên những thành phần chính là gì?
LinkedIn phân phối và xếp hạng nội dung dựa trên những thành phần chính là gì?
Với bất cứ nền tảng mạng xã hội nào khác, thuật toán phân phối và xếp hạng nội dung là điểm nhấn mang tính cốt lõi giúp nền tảng tồn tại và phát triển. LinkedIn cũng vậy.
Dưới đây là một số tín hiệu chính mà LinkedIn sử dụng để phân phối nội dung trên nền tảng.
LinkedIn quyết định xem liệu bài đăng của người dùng là spam hay nội dung xác thực chính thống.
Thuật toán của LinkedIn sử dụng một loạt các yếu tố để dự đoán mức độ liên quan của bất kỳ bài đăng cụ thể nào đối với các nhóm đối tượng mục tiêu.
Sau đó, nền tảng sẽ sắp xếp nội dung thành 1 trong 3 loại: spam, chất lượng thấp và chất lượng cao.
Spam: Người dùng có thể bị gắn cờ là spam nếu họ sử dụng các từ ngữ “không phù hợp” (tương tự như các mạng xã hội khác), bao gồm việc lạm dụng liên kết (link) trong bài đăng. Việc sử dụng quá nhiều thẻ hashtag (thường là quá 10), đặc biệt là các thẻ như #comment, #like, #share hoặc #follow cũng rất dễ bị gắn cờ là vi phạm.
Chất lượng thấp: Những bài đăng này không phải là spam tuy nhiên nó không tuân theo các phương pháp hay nhất về xây dựng nội dung của LinkedIn. Nếu bạn không thể làm cho bài đăng của mình hấp dẫn trở nên hấp dẫn hơn với đối tượng mục tiêu, thuật toán LinkedIn sẽ coi đó là chất lượng thấp.
Chất lượng cao: Đây là những bài đăng tuân theo tất cả các đề xuất xây dựng nội dung của LinkedIn như: Bài đăng rất dễ đọc, khuyến khích người dùng phản hồi, sử dụng tối đa 3 thẻ hashtag, sử dụng các từ khóa mạnh nhằm tập trung vào chủ đề chính đang đề cập, và một số nguyên tắc khác.
LinkedIn đưa bài đăng vào thử nghiệm.
Sau khi thuật toán LinkedIn xác định rằng các nội dung là phù hợp, nó sẽ đẩy bài đăng của người dùng đến với một số ít người theo dõi (kết nối).
Nếu bài đăng chất lượng cao, tức có những tín hiệu tốt, bài đăng sẽ được đẩy đi nhanh và nhiều hơn, và ngược lại với các bài đăng chất lượng thấp.
Cũng tương tự như các nền tảng mạng xã hội khác, LinkedIn ưu tiên “đẩy” với các bài đăng mới (thường là trong vòng 1h đầu tiên từ khi đăng), do đó, để có thể thúc đẩy lượng tiếp cận, người dùng có thể cân nhắc các chiến thuật sau:
Đăng bài vào thời điểm những người có trong vòng kết nối “Active” nhiều nhất.
Trả lời bất kỳ bình luận (comment) hoặc câu hỏi nào từ phía người đặt câu hỏi.
Thúc đẩy khả năng tương tác bằng một câu hỏi hoặc lời nhắc.
Đăng bài thường xuyên và đều đặn theo ngày, tuần, tháng, năm.
Chủ động tương tác nhiều hơn với những người dùng khác.
LinkedIn muốn đưa những nội dung hấp dẫn tới nhiều người hơn.
Nếu bài đăng của người dùng nhận được nhiều tương tác, thì thuật toán của LinkedIn sẽ bắt đầu “chuyển” nội dung đó đến nhiều đối tượng hơn.
Những đối tượng có khả năng xem được bài đăng này sẽ dựa trên 3 tín hiệu chính:
Mức độ kết nối với người đăng.
Bạn càng có mối quan hệ chặt chẽ với người theo dõi, thì khả năng họ xem nội dung của bạn càng cao.
Điều này có nghĩa là những người bạn làm việc cùng hoặc đã từng làm việc cùng hoặc những người mà bạn đã từng tương tác trong quá khứ trên LinkedIn.
Các chủ đề quan tâm.
Thuật toán LinkedIn xác định sở thích của người dùng dựa trên các nhóm (groups), trang (page), thẻ hashtag và những người mà bạn theo dõi.
Nếu bài đăng của bạn đề cập đến các chủ đề hoặc doanh nghiệp phù hợp với sở thích của người dùng, thì… đó là tin rất tốt!
Khả năng tương tác.
Cũng giống Facebook, LinkedIn sử dụng thuật toán dự báo để xác định xem cách mà người dùng sẽ tương tác với bài đăng cụ thể.
Đầu tiên là khả năng mà người dùng sẽ tương tác với bài đăng, tức bao nhiêu phần trăm, thứ hai là tổng mức độ tương tác mà bài đăng có thể có được, nếu đó là một bài đăng hấp dẫn, nóng hổi, có nhiều cuộc trò chuyện, thì nhiều người khác cũng có khả năng muốn tham gia tương tác.
Lượng người dùng và doanh số của một số mạng xã hội lớn toàn cầu như Instagram, Facebook, YouTube, LinkedIn, TikTok và Twitter.
LinkedIn – khoảng 800 triệu người dùng với doanh thu năm 2021 rơi vào khoảng 10 tỷ USD.
Instagram – khoảng 1.5 tỷ người dùng với doanh thu năm 2021 là khoảng gần 50 tỷ USD.
Facebook – khoảng gần 3 tỷ người dùng với doanh thu năm 2021 là khoảng 120 tỷ USD.
YouTube – khoảng hơn 2.5 tỷ người dùng với doanh thu năm 2021 là khoảng gần 30 tỷ USD.
TikTok – hơn 1 tỷ người dùng với doanh thu năm 2021 là hơn 5 tỷ USD.
Twitter – hơn 350 triệu người dùng với doanh thu năm 2021 là gần 5 tỷ USD.
LinkedIn for Business hay LinkedIn Business Manager là gì?
LinkedIn Business Manager là một nền tảng tập trung được thiết kế để giúp các doanh nghiệp và agency lớn quản lý con người, tài khoản quảng cáo và các trang doanh nghiệp (Business Page) một cách dễ dàng hơn.
LinkedIn Business Manager được xây dựng với mục tiêu là đơn giản hóa cách các marketer theo dõi tài khoản của họ bằng cách cung cấp các tùy chọn Trình quản lý chiến dịch quảng cáo (Campaign Manager) và Trang (Pages) từ một nơi duy nhất.
LinkedIn Ads là gì?
LinkedIn Ads hay LinkedIn Advertising là giải pháp quảng cáo trên nền tảng LinkedIn.
Các thương hiệu hay doanh nghiệp có thể sử dụng LinkedIn Ads hay trình quản lý quảng cáo của LinkedIn để tạo, tối ưu quảng cáo và tiếp cận hơn 800 triệu người dùng LinkedIn với nhiều mục tiêu khác nhau như lượng tương tác với bài viết, lượt xem video, thúc đẩy khách hàng tiềm năng (Lead Generation) và hơn thế nữa.
FAQs – Một số câu hỏi thường gặp với mạng xã hội hay ứng dụng LinkedIn là gì?
LinkedIn là mạng xã hội của nước nào?
LinkedIn được thành lập và xây dựng ở Mỹ.
Điểm khác biệt lớn nhất của LinkedIn là gì?
Chính là “tính chuyên nghiệp” của nền tảng, thứ giúp cho người dùng có thể có thêm được các kết nối chất lượng, có thêm cơ hội phát triển sự nghiệp và thăng tiến.
Profile LinkedIn là gì?
Là tài khoản cá nhân trên mạng xã hội LinkedIn, ngược lại với Profile là các Page, tức là Trang doanh nghiệp hay tài khoản doanh nghiệp.
LinkedIn Learning là gì?
Là nền tảng học trực tuyến của LinkedIn. Tại đây, người dùng có thể học vô số các chủ đề khác nhau từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Đa số các khoá học ở đây là có trả phí.
LinkedIn Premium là gì?
Là tài khoản cá nhân có trả phí của LinkedIn. Bằng cách trả phí, người dùng sử dụng kiểu tài khoản này có thể truy cập vào một số tính năng nâng cao trên LinkedIn. LinkedIn Premium hoạt động tương tự YouTube Premium và Twitter Blue.
LinkedIn URL là gì?
LinkedIn URL chính là đường dẫn (link) tới một tài khoản cá nhân (Profile) hay trang doanh nghiệp (Page) nào đó, ví dụ, bên dưới (phần khoanh đỏ) là LinkedIn URL của MarketingTrips.
LinkedIn URL là gì?
Ứng dụng LinkedIn là gì?
Ngoài phiên bản web, mạng xã hội chuyên nghiệp và việc làm LinkedIn còn có bản ứng dụng (app) trên cả iOS và Android. Người dùng có thể tải xuống và sử dụng nó miễn phí.
LinkedIn đọc là gì?
Mặc dù là mạng xã hội rất phổ biến trên cả toàn cầu và tại Việt Nam, đa số người dùng Việt Nam đọc là “link kịt in” hoặc “Lin kin”.
Theo phát âm chuẩn, LinkedIn sẽ được đọc là “lin tin” (phiên âm chuẩn là /ˌliŋkt.ˈɪn/).
Kết luận.
Như đã phân tích ở trên, với mạng xã hội chuyên nghiệp LinkedIn, cơ hội cho bạn là rất lớn, dù bạn là người làm marketing, sinh viên, nhân viên kinh doanh hay nhà lãnh đạo, bạn đều hưởng lợi từ các tính năng mà LinkedIn cung cấp.
Bằng cách thấu hiểu cách thức hoạt động của LinkedIn, những tính năng chính hiện có trên LinkedIn là gì, bạn có thể bắt đầu sử dụng nền tảng một cách tối ưu nhất.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Horizon Worlds, Metaverse của Facebook đang gặp phải rất nhiều vấn đề về chất lượng, ngay cả nhân viên của Meta cũng không muốn sử dụng ứng dụng Metaverse này.
Metaverse của Facebook bị “chê”
Nhân viên thờ ơ với ứng dụng của chính mình.
The Verge tiết lộ trong thông báo ngày 15/9, Vishal Shah, Phó chủ tịch phòng phát triển Metaverse của Facebook, yêu cầu nhân viên phải đảm bảo chất lượng Horizon World, đồng thời giải quyết những vấn đề còn tồn đọng và trước khi phổ biến ứng dụng đến nhiều người dùng hơn.
Để làm được điều này, họ cần thật sự trải nghiệm metaverse bên trong Horizon World, ông khẳng định.
Theo Vishal Shah, vấn đề lớn nhất của Horizon Worlds hiện tại là ngay cả những người phát triển tựa game này ở Meta cũng không thèm sử dụng nó. Các số liệu thống kê cho thấy họ không dành nhiều thời gian trên Horizon World, sản phẩm do chính họ tạo ra.
“Tại sao điều này lại xảy ra? Tại sao chúng ta không trân trọng sản phẩm của chính mình? Nếu nhà phát triển còn không sử dụng thì làm sao người dùng hưởng ứng tựa game này”, ông liên tục đặt câu hỏi cho nhân viên trong bức thư ngày 15/9.
Đến ngày 30/9, ông cho biết nhân viên tại Meta vẫn không dùng Horizon đủ nhiều. Do đó, tập đoàn đã lên kế hoạch để buộc các nhân viên phải truy cập tựa game này ít nhất một tuần/lần.
“Mọi người đều phải có trách nhiệm yêu thích Horizon Worlds. Nếu không thích, chúng ta không thể phát triển nó”, ông viết.
Meta khuyến khích họ dành thời gian chơi tựa game VR này với bạn bè, đồng nghiệp ở cả phiên bản nội bộ và bản chính thức để tương tác với cộng đồng người chơi.
Horizon Worlds là tựa game thực tế ảo do Meta phát triển. Đây là một không gian mở và tự do, nơi mọi người có thể làm việc, giải trí cùng bạn bè trên khắp thế giới với những ảnh đại diện (avatar) của riêng mình.
Đây là chiến lược trọng tâm của CEO Mark Zuckerberg sau khi đổi tên Facebook thành Meta.
Công ty này chi hàng tỷ USD mỗi năm chỉ để phát triển vũ trụ ảo metaverse. Được ra mắt trên kính thực tế ảo Meta Quest vào tháng 12/2021, Horizon World đã chạm mốc 300.000 người sử dụng tính đến đầu năm nay.
Ứng dụng VR này còn sắp sửa xuất hiện trên nền tảng di động và máy tính bàn với phiên bản bằng website trong thời gian tới. Tuy nhiên, trong lá thư gửi đến nhân viên, Vishal nói rằng lịch trình công bố có thể sẽ bị hoãn lại.
Người dùng liên tục phàn nàn về Metaverse của Facebook.
Kể từ khi ra mắt vào cuối năm ngoái, Meta nhận thấy nền tảng của Horizon Worlds rất vững chắc.
“Tuy nhiên, những góp ý gần đây của các nhà sáng tạo nội dung, người dùng, người chơi thử và cả thành viên trong đội đều cho rằng tựa game đang gặp vấn đề về đồ họa, độ ổn định và xuất hiện rất nhiều lỗi”, phó chủ tịch công ty cho biết. Điều này làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của cộng đồng chơi Horizon World.
Theo The Verge, mặc dù Meta khẳng định các avatar của tựa game trông rất giống đời thật, chất lượng đồ họa thực tế của nó còn tệ hơn so với các đối thủ khác không sử dụng VR như Fortnite.
Zuckerberg cũng từng bị đem ra làm trò đùa sau khi chia sẻ ảnh chụp avatar trên Horizon của mình. Người dùng đã tỏ ra khá thất vọng khi hình nhân vật của Mark Zuckerberg nhìn xấu xí và đồ họa trông giống cũng trò chơi cách đây 15 năm.
Sau khi bị chê, tới hôm 20/8, Mark Zuckerberg đăng thông báo đồ họa trong Horizon Worlds sắp được nâng cấp. CEO Meta cũng đăng tấm hình mới của mình khi được nâng cấp về đồ họa.
Bên cạnh đó, người dùng còn phản ánh trải nghiệm thực tế của họ rất khó hiểu và gây khó chịu. Do đó, đội ngũ cần phát triển người dùng một vũ trụ ảo hoàn hảo, khiến họ yêu thích tựa game ngay từ lần sử dụng đầu tiên.
“Những gì chúng ta đang phát triển là một sản phẩm chưa từng có trên thị trường. Do đó, tôi yêu cầu mọi người phải chấp nhận rằng nó sẽ rất mơ hồ và có thể thay đổi bất cứ lúc nào”, Vishal Shah khẳng định.
Phó chủ tịch còn cho biết những nhân viên trong đội phát triển Horizon phải đặt mục tiêu sao cho lượng người dùng tăng lên, đồng thời phát triển Horizon World phiên bản website có chất lượng cao.
Nói với The Verge, đại diện của Meta, Ashley Zandy, nói rằng tập đoàn rất tự tin rằng metaverse sẽ là tương lai của lĩnh vực công nghệ và gắn liền với đời sống con người. “Chúng tôi luôn cố gắng nâng cao chất lượng và tiếp thu góp ý từ người dùng”, bà khẳng định.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong một nghiên cứu mới, các số liệu phát hiện ra rằng Gen Z không còn tin tưởng vào các văn hoá đại chúng chính thống, điều này khiến những người làm Marketing cần nghiêm túc xem xét lại cách tiếp cận của mình đến họ.
Marketing cho Gen Z: Gen Z đã làm thay đổi khuôn mẫu làm Marketing
Vốn được coi là những “bản địa kỹ thuật số” đầu tiên của thế giới, Gen Z sống trong một thế giới mà ngay cả khi họ có những sở thích khác biệt nhất cũng có thể dễ dàng tìm thấy một loạt những người có cùng “chí hướng”.
Cũng bởi họ phụ thuộc vào các thiết bị di động lẫn thế giới internet, họ “lớn lên” cùng với các thuật toán của các nền tảng luôn tìm cách hướng họ đến những thứ mới, những cộng đồng trực tuyến mới, nơi họ có thể tìm thấy bạn bè, những người có lối sống giống mình và hơn thế nữa.
Họ dường như thích sự đa dạng và muốn thể hiện bản thân, và điều này đang đặt ra một thách thức mới với những người làm marketing vốn đã quen thuộc với việc áp dụng các chiến lược nhắm mục tiêu rộng theo nhân khẩu học, đồng thời có những góc nhìn hẹp với những nền văn hoá mới nổi.
Một nhân sự cấp cao tại một công ty về truyền thông cho biết:
“Thuật toán (algorithm) là cửa ngõ để họ bước vào và khám phá thế giới. Họ đang xuất hiện trên nhiều nền tảng khác nhau, trên nhiều nơi khác nhau hơn bất cứ thế hệ nào khác. Và họ dường như không thể thay đổi điều này.”
Giữa vô số các quan điểm khác nhau, có một điều mà tất cả họ dường như đều đồng ý là không có bất cứ một đề tài nào có thể hợp nhất hay đồng hoá họ.
Theo nghiên cứu, có đến 91% người từ 18 đến 25 tuổi tin rằng “văn hóa đại chúng chính thống là thứ gì đó thuộc về dĩ vãng.”
Đối với các Marketer, điều này có nghĩa là, để marketing thành công cho Gen Z, bạn không thể khai thác khái niệm văn hoá theo nghĩa truyền thống thông thường, mà là bám chặt các nền văn hóa phụ (subcultures), giải quyết các mối quan tâm cá nhân và riêng biệt của họ, những thứ đôi khi có thể mâu thuẫn với nhau.
Văn hóa phụ có thể được xem là nơi xuất hiện những nhóm nhân khẩu học mới, nơi mà các thành viên của thế hệ này thích được kết nối và phản hồi.
Phân loại thông qua các nền văn hóa phụ.
5 nền văn hóa chính được Horizon Media xác định là chơi game, giải trí, giáo dục, thời trang và làm đẹp. Trong các danh mục này, các “phân khúc khách hàng con” bao gồm từ “Gamer Girls” đến “Scientific Edutainers” và “Cursed Cosplayers”, mỗi nhóm đều có các điểm đam mê và cách tương tác riêng.
Để có thể tiếp cận những người tiêu dùng theo phân khúc “siêu hẹp” này, đòi hỏi những người làm marketing cần chuẩn bị nhiều khả năng mới, kỹ năng mới, những thứ có thể họ chưa từng làm hay nghĩ tới bao giờ trong quá khứ.
Một marketer thành công giờ đây không chỉ là người thường xuyên lướt TikTok hay Instagram rồi cố gắng đoán những gì đang diễn ra, những gì đang TREND hay đang HOT.
Thay vào đó, họ cần phải đào sâu hơn vào những thứ cụ thể hơn.
Ví dụ, Gamer Girls là một nhóm văn hoá phụ hay một tiểu văn hóa gồm 3,1 triệu game thủ nữ, những người thường xuyên xuất hiện để chơi các thể loại game truyền thống vốn do nam giới thống trị.
Nếu nhìn từ bên ngoài vào, không ít người sẽ cho rằng các game thủ nữ này vốn là những người thích những trò chơi khác giới hay đại loại như muốn “hơn thua” với nam giới – sự thật là văn hoá phụ của họ đam mê sự đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DEI).
Từ góc nhìn này, các thương hiệu game dành cho nam giới có thể tận dụng những niềm đam mê này để tiếp cận nhóm Gamer Girls mà không ảnh hưởng hay đi ngược lại với những nhóm khách hàng cốt lõi của họ.
Nhiều Gen Zers thể hiện họ đam mê nhiều hơn một tiểu văn hóa, điều này tạo cơ hội cho những người làm marketing có thể tiếp cận một nhóm người dùng khác biệt hoàn toàn.
Khi bạn tìm thấy Zer trong một tiểu văn hóa nào đó, điều này không có nghĩa là họ sẽ không xuất hiện ở một nơi hay một tiểu văn hoá nào đó khác.
Gen Z coi trọng tính xác thực.
Một từ khoá khác gắn liền với Gen Z đó là tính xác thực (Authenticity). Họ phải nhận diện những gì họ đang đại diện và hiểu làm thế nào những phẩm chất đó có thể kết nối với các nền văn hóa phụ (tiểu văn hoá).
Với tư cách là những người làm marketing, bạn cần hiểu rằng, thương hiệu có thể bao hàm nhiều ý nghĩa khác nhau và đại diện cho nhiều thứ khác nhau.
Điều này không có nghĩa là bạn đang không trung thực với những gì mình nói và làm, chỉ cần thương hiệu có những mục đích rõ ràng và không ngừng thể hiện các hành động để minh chứng cho sứ mệnh đó, mọi thứ đều ổn.
Trong bối cảnh mới, đặc biệt để có thể tiếp cận được Gen Z, các Marketer cần nhanh nhạy hơn, linh hoạt hơn như cách mà Gen Z đang thay đổi, các phương tiện hay thông điệp truyền thông theo đó cũng cần sáng tạo và đa dạng hơn.
Ngoài ra, các đội nhóm marketing cũng cần thường xuyên theo dõi các nền văn hoá phụ, vì đó mới là thứ quyết định cách họ hiểu những người tiêu dùng mà họ muốn tiếp cận.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Các nền tảng xuyên biên giới như Google, Facebook, Netflix… đã nộp hơn 1.200 tỷ đồng tiền thuế ở Việt Nam, chỉ 6 tháng sau khi cổng khai và thu thuế trực tuyến đi vào vận hành.
Google, Facebook, Netflix và các doanh nghiệp ngoại khác nộp 1.200 tỷ tiền thuế tại Việt Nam
Số thu thuế từ các nền tảng xuyên biên giới trong 9 tháng năm 2022 đã bằng mức trung bình hàng năm, khi các doanh nghiệp này tự khai và nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử dành cho các nhà cung cấp nước ngoài.
Cổng thông tin khai và nộp thuế được vận hành hồi tháng 3, giúp các nhà cung cấp nước ngoài thực hiện việc đăng ký, kê khai, nộp thuế trực tiếp từ bất cứ đâu trên thế giới.
Sau hơn 6 tháng triển khai, đã có 36 nhà cung cấp nước ngoài bao gồm các nền tảng quảng cáo lớn như Google, Facebook, TikTok hay Microsoft, Netfix, Apple… tiến hành đăng ký, khai và nộp thuế qua cổng. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Thuế, các nền tảng nước ngoài đã khai, nộp trên 1.200 tỷ đồng.
Việt Nam có 139 đơn vị chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử (eCommerce), trong đó có 41 sàn thương mại điện tử bán hàng, 98 sàn thương mại điện tử cung cấp dịch vụ, 3 công ty đối tác của các nhà cung cấp nước ngoài được thay các đơn vị này trả tiền cho các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch, tương ứng với số lượng khách hàng trung bình truy cập các sàn khoảng 3,5 triệu lượt khách/ngày.
Thống kê của cơ quan Thuế cũng cho thấy, số thu từ hoạt động thương mại điện tử thông qua các tổ chức tại Việt Nam khai thay, nộp thay thuế nhà thầu từ năm 2018 đến giữa tháng 7/2022 đạt 5.458 tỷ đồng, tốc độ thu bình quân đạt 130%, số thu trung bình đạt khoảng 1.200 tỷ đồng/năm.
Trong đó, một số nhà cung cấp nước ngoài được khai thuế, nộp thuế thay với số thu lớn như: Facebook là 2.076 tỷ đồng; Google là 2.040 tỷ đồng; Microsoft là 699 tỷ đồng.
Với mức tăng trưởng hai con số mỗi năm, các nghiên cứu cho thấy, doanh thu thương mại điện tử Việt Nam có thể đạt 39 tỷ USD vào 2025 và là một trong những thị trường thương mại điện tử hấp dẫn nhất trong khu vực.
Tuy nhiên, hoạt động thương mại điện tử và dịch vụ số xuyên biên giới phát triển nhanh cũng đặt ra nhiều vấn đề, đặc biệt là liên quan đến quản lý thuế do những khó khăn trong quản lý đầy đủ các nguồn thu, đối tượng nộp thuế, xác định căn cứ tính thuế…số thuế nộp ngân sách nhà nước từ kinh doanh thương mại điện tử chưa tương xứng với tiềm năng, gây thất thu và cũng khiến cạnh tranh chưa cùng một mặt bằng.
Mới đây, Chính phủ yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Trong đó nhấn mạnh tới việc hoàn thiện thể chế quản lý thuế; xây dựng, cập nhật và liên thông cơ sở dữ liệu giữa các bên để phục vụ cho công tác quản lý hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.
Ngoài ra, việc quản lý được dòng tiền cũng là một trong những nội dung được đề cập. Theo đó, các ngân hàng, trung gian thanh toán thực hiện việc cung cấp thông tin của các nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân có thu nhập phát sinh từ các nền tảng xuyên biên giới theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan thuế.
Trong khi đó, các sàn thương mại điện tử đang hoạt động tại Việt Nam cũng sẽ phải kê khai và nộp thuế thay cho cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh trên sàn theo quy định tại dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 126 (năm 2020).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Google thông báo đã tích hợp Google Tag với Google Ads và Google Analytics và một số nền tảng quản trị nội dung (CMS) khác.
Google tích hợp Google Tag với Google Ads và Google Analytics
Google đang khiến việc triển khai các thẻ Google (Google Tag) trên toàn bộ website trở nên dễ dàng hơn bằng cách tích hợp với Google Ads và Google Analytics.
Google Tag là gì?
Google Tag hay Thẻ Google (gtag.js) là một thẻ (Tag) mà bạn có thể thêm vào website của mình để sử dụng nhiều sản phẩm và dịch vụ của Google.
Thay vì phải quản lý nhiều thẻ cho các tài khoản hay sản phẩm khác nhau của Google, bạn có thể dùng Google Tag trên toàn bộ website của mình và kết nối thẻ này tới nhiều nơi khác nhau chẳng hạn như Google Ads hay Google Analytics.
Cài đặt Google Tag là điều cần thiết để các nhà quảng cáo có thể hiểu cách khách hàng tương tác với website và quảng cáo (đến website).
Tích hợp Google Tag với Google Ads & Analytics.
Các doanh nghiệp và nhà quảng cáo sẽ sớm có thể tìm thấy thông báo về việc được phép tích hợp trực tiếp Google Tag vào Google Ads và Google Analytics.
Sự khi được tích hợp, nhà quảng cáo hay nhà phát triển có thể hạn chế được việc phải thêm quá nhiều mã (code) cho từng sản phẩm của Google vào website.
Đối với các doanh nghiệp sử dụng hệ thống quản lý nội dung (CMS – Content Management Systems) hoặc trình tạo website phổ biến, giờ đây, họ cũng có thể cài đặt Google Tag mới trên website của mình mà không cần thực hiện các thay đổi thủ công với code web.
Bạn có thể xem thông báo chi tiết của Google tại đây:
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Để có thể giúp các thương hiệu cũng như các nhà sáng tạo hiểu hơn về khái niệm Metaverse, Facebook vừa chia sẻ thêm một số insights mới.
Facebook chia sẻ 3 insights mới về vũ trụ ảo Metaverse
Đã có nhiều cuộc thảo luận sôi nổi về vũ trụ kỹ thuật số hay Metaverse trong thời gian gần đây. Metaverse là gì? Khi nào chúng ta có thể trải nghiệm Metaverse? và nhiều câu hỏi tương tự khác đã được đặt ra.
Để làm rõ các vấn đề này, 2 nhà điều hành của Meta, công ty mẹ của Facebook đã chia sẻ về cách các doanh nghiệp đang chuẩn bị sẵn sàng để tham gia vào Metaverse.
Vishal Shah – Phó Chủ tịch Vũ trụ kỹ thuật số – thảo luận với Interactive Advertising Bureau (Cục Quảng cáo Tương tác – IAB) về những cơ hội phía trước.
Đồng thời, Nicola Mendelsohn – Phó Chủ tịch Nhóm doanh nghiệp toàn cầu – thảo luận với VOGUE Business về cách ngành thời trang đã và đang tận dụng cơ hội ngày nay để chuẩn bị cho tương lai.
Dưới đây là 3 insight chính mà các doanh nghiệp và người làm marketing có thể tham khảo trên con đường sáng tạo trong vũ trụ ảo Metaverse.
Metaverse sẽ được xây dựng dựa trên sức mạnh từ mối quan hệ hợp tác.
Một trong những đặc điểm nổi trội của Metaverse là vũ trụ này không chỉ được một doanh nghiệp hay nền tảng xây dựng.
Vishal nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Metaverse sẽ được xây dựng như thế nào dựa trên sức mạnh của mối quan hệ hợp tác: “Toàn bộ tiền đề của Metaverse như chúng tôi nhìn thấy nằm ở chỗ trải nghiệm mà mọi người có được sẽ không phải do một mình chúng tôi tạo ra. Bản chất của Metaverse là cùng nhau xây dựng.”
Chúng tôi đã nghe những câu chuyện đáng kinh ngạc về các thương hiệu đang hợp tác trên nhiều lĩnh vực và ngành để thực hiện những bước đầu tiên hướng đến Metaverse.
Ví dụ: Trong đại dịch COVID-19, Sephora đã hợp tác với Creative Shop của Meta để ra mắt sản phẩm nước hoa mới khi các cửa hàng của họ phải đóng cửa.
Thương hiệu làm đẹp này muốn kích thích khứu giác thường có như khi mua sắm tại cửa hàng – tất cả đều từ điện thoại của mọi người.
Bằng cách hợp tác với các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) là nhà khoa học thần kinh và nhà thiết kế hoạt ảnh 3D, tham vọng này đã có thể trở thành điều khả thi từ một khái niệm đơn giản.
Khi sử dụng Spark – nền tảng thực tế tăng cường (AR) của Meta, đội ngũ đã kết hợp màu sắc, hoạt ảnh và đồ họa để thổi hồn cho mùi hương của nước hoa trên Facebook và Instagram, từ đó thu được kết quả đáng kinh ngạc.
Cơ hội thương mại trong Metaverse không ngừng gia tăng.
Cơ hội thương mại trong Metaverse không ngừng gia tăng.
Mặc dù còn một thời gian nữa thì Metaverse mới được hiện thực hóa hoàn toàn, nhưng chúng tôi đã nhìn thấy những tia sáng về cách các doanh nghiệp đang tận dụng trạng thái hiện tại của vũ trụ này cho hoạt động thương mại và bán hàng kỹ thuật số.
Vishal lưu ý đối tượng IAB rằng mọi người đã chi số tiền hàng tỉ mỗi năm cho hàng hóa kỹ thuật số (Digital Goods) trong trò chơi điện tử, đồng thời chỉ ra cơ hội đầy tiềm năng dựa trên Metaverse cho doanh nghiệp thuộc mọi quy mô trong tương lai.
Vishal chia sẻ thêm: “Mọi người trong Metaverse sẽ có thể mua nhiều thế giới và ứng dụng để tận hưởng. Và trong những thế giới đó, họ có thể mua nhiều thứ – kể cả hàng hóa kỹ thuật số lẫn hàng hóa hữu hình – cũng như dịch vụ và trải nghiệm.”
Gần đây, Meta chia sẻ cách Meta hợp tác với NFL để đưa cộng đồng fan bóng bầu dục đến với avatar. Trong những tuần xoay quanh Super Bowl LVI, fan đã có cơ hội tôn vinh đội tuyển họ yêu thích bằng cách mặc trang phục mang thương hiệu đội tuyển và Super Bowl LVI trên avatar tùy chỉnh của mình.
Hãy dành thời gian để vui chơi trong Metaverse.
Trong khi khám phá cơ hội kinh doanh có được trong tương lai nhờ vào Metaverse, điều hào hứng nhất về công nghệ mới này là tính vui nhộn!
“Hãy tự hỏi bản thân: Bạn đã dành thời gian… để thử nghiệm bộ lọc AR chưa? Bạn đã chơi Beat Saber hay hòa mình vào thế giới VR chưa?” Trong buổi trò chuyện cùng Vogue Business, Nicola Mendelsohn chia sẻ rằng đó là cách tốt nhất để học hỏi.
Metaverse sẽ là một chuỗi trải nghiệm liên tục, từ cuộc gọi video 2D với bạn bè, đến AR, rồi đến thế giới VR 3D hoàn toàn sống động, tất cả kết hợp với nhau để tạo ra phiên bản tiếp theo của thế giới Internet.
Doanh nghiệp có thể bắt đầu ngay bây giờ bằng cách thử nghiệm, chẳng hạn như xây dựng hiệu ứng Spark AR.
Chúng tôi đã thấy các công ty sử dụng công nghệ này theo cách sáng tạo để làm phong phú trải nghiệm mua sắm, nâng cao niềm tin của người mua và tăng doanh số.
Ví dụ: Bạn có thể khám phá màu son môi mới từ cửa hàng trên mạng xã hội Instagram của Charlotte Tilbury hoặc đeo thử kính mát của Ray-Ban tại bất kỳ nơi nào
Chúng tôi đã thấy các công ty như Wendy’s thậm chí còn tạo một nhà hàng ảo trong Meta Horizon Worlds (Metaverse của Facebok), mang đến cơ hội mới để fan tương tác với công ty, với món ăn của thương hiệu này và thậm chí là tương tác với nhau. Chúng tôi cũng hào hứng đón chờ sự đổi mới của nhiều doanh nghiệp hơn trong tương lai.
Khi liên tục thử nghiệm và xây dựng quan hệ kết nối sâu sắc hơn với khách hàng bằng các công cụ hiện nay, bạn sẽ hiểu rõ Metaverse cuối cùng sẽ hỗ trợ bạn đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình như thế nào.
Vũ trụ ảo Metaverse sẽ mở ra những cơ hội mới và giống như những thương hiệu trên đã có các bước nhảy vọt vào lĩnh vực này, bạn cũng có thể trải nghiệm xem việc tận dụng các công nghệ hiện tại và tương lai có thể tạo ra tác động tích cực như thế nào đến doanh nghiệp của bạn và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Mạng xã hội Twitter thông báo đến người dùng rằng tính năng chỉnh sửa bài đăng (nút Edit) sẽ khả dụng cho tất cả những người dùng có trả phí (Subscriber) tại Mỹ từ cuối tháng 10.
Nút chỉnh sửa trên Twitter sẽ khả dụng cho tất cả người dùng có trả phí tại Mỹ
Cách đây không lâu, mạng xã hội Twitter cho biết nút “Chỉnh sửa” mới của họ sẽ ra mắt cho những người dùng có trả phí (Twitter Blue) tại một số thị trường được chọn, tuy nhiên giờ đây nền tảng này lại thông báo, tính năng mới chỉ khả dụng tại thị trường Mỹ.
Trước đây, nút chỉnh sửa này chỉ khả dụng cho những người dùng sử dụng gói Twitter Blue ở Canada, Úc và New Zealand.
Nút chỉnh sửa mới sẽ cho phép người dùng chỉnh sửa tweet (bài đăng) của họ trong tối đa 30 phút sau khi đăng – nút chỉnh sửa sẽ bị vô hiệu sau khoảng thời gian này.
Tiếp đó, Twitter cho biết người dùng chỉ có thể chỉnh sửa tweet của họ 5 lần trong khoảng thời gian 30 phút.
Ở khía cạnh tổng thể, thay vì người dùng có thể “thoải mái” chỉnh sửa các bài đăng đăng của mình trên các nền tảng mạng xã hội khác như Facebook hay Instagram, Twitter đã biến điều này thành điểm bán hàng thông qua gói có trả phí Twitter Blue.
Với Twitter Blue, mỗi người dùng sẽ phải trả 4,99 USD mỗi tháng để có quyền truy cập vào một loạt các tính năng nâng cao và các tùy chọn cá nhân hóa như trải nghiệm đọc tin tức không có quảng cáo, các công cụ thay đổi giao diện và điều hướng trong ứng dụng cũng như quyền truy cập sớm vào một số tính năng đang được thử nghiệm.
Tính năng chỉnh sửa đã được Twitter thông báo lần đầu vào tháng 9 vừa rồi.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Ở giai đoạn thử nghiệm hiện tại, một số nhà quảng cáo đã có thể để Google Ads tự động tạo quảng cáo dựa trên website, trang đích hay từ khoá.
Google Ads hiện đã có thể tạo quảng cáo tự động với một số nhà quảng cáo
Thử nghiệm của Google có khả năng tự động tạo các mẫu quảng cáo bổ sung (tiêu đề và đoạn mô tả). Nội dung quảng cáo sẽ được lấy từ các nguồn đầu vào sau:
Tính năng xây dựng quảng cáo tự động của Google Ads hoạt động như thế nào?
Như đã đề cập ở trên, vì Google Ads đang thử nghiệm nên nếu bạn có quyền truy cập vào tính năng mới này, bạn sẽ là người hướng dẫn Google tạo nội dung từ các nguồn đủ điều kiện dựa trên mức độ liên quan và hiệu suất dự đoán.
Những nội dung quảng cáo mới có thể lấy toàn bộ một câu, chỉ một vài đoạn hay cụm từ hoặc diễn giải theo một cách khác nhưng vẫn giữ nguyên ý nghĩa của nội dung.
Các nội dung quảng cáo được tạo sẽ được thêm vào nhóm các nội dung đủ điều kiện để sẵn sàng phân phối từ các quảng cáo tìm kiếm đáp ứng (RSA).
Khi quảng cáo của bạn đủ điều kiện để hiển thị cho một truy vấn tìm kiếm (từ khoá) nào đó, hệ thống sẽ xem xét nhóm các nội dung đủ điều kiện và chọn các nội dung được dự đoán là có hiệu suất cao nhất.
Báo cáo hiệu suất.
Nhà quảng cáo có thể xem hiệu suất của nội dung được tạo tự động bằng cách điều hướng đến phần báo cáo trong tài khoản quảng cáo Google Ads của họ.
Báo cáo nội dung.
Bạn có thể xem nội dung nào đang được sử dụng trong RSA bằng cách điều hướng đến “Báo cáo nội dung” (Asset report) từ cấp độ Quảng cáo đến “Xem chi tiết nội dung” (View asset details) và xem tất cả các nội dung quảng cáo đang được sử dụng.
Chọn không sử dụng tính năng tạo quảng cáo tự động của Google Ads.
Bạn có thể chọn không sử dụng tính năng mới của Google Ads bằng cách truy cập vào tài khoản Google Ads của mình, chuyển đến phần Cài đặt, sau đó nhấp vào phần Nội dung quảng cáo được tạo tự động (Automatically created assets), sau đó chọn Tắt.
Như với bất kỳ tính năng quảng cáo mới nào, dù đó là Google Ads hay Facebook Ads, điều quan trọng nhất mà bạn với tư cách là nhà quảng cáo cần quan tâm đó là thử nghiệm và không ngừng thử nghiệm.
Thay vì đánh giá các tính năng thông qua các nhận xét cảm quan, chỉ có thử nghiệm với một bản kế hoạch tỉ mỉ mới có thể giúp bạn có được những chiến dịch quảng cáo có hiệu suất cao hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Các công ty công nghệ lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử đang bước vào giai đoạn tăng thu, giảm chi. Đây được xem là một trong những phương án để giải bài toán thua lỗ.
Gần một tháng nay, chị Hòa Bình – chủ một gian hàng bán đồ mẹ và bé trên sàn thương mại điện tử (eCommerce) – đau đầu vì nhận được thông báo Shopee nâng phí cố định 1,5% lên 2,5% bắt đầu từ ngày 2/10.
Nếu không tham gia các gói khuyến mại như freeship, hoàn xu, chị phải trả cho sàn 5% phí dịch vụ (gồm 2,5% phí thanh toán và 2,5% phí cố định) thay vì 4% như trước kia với mỗi đơn hàng.
Chi phí gia tăng buộc người bán này phải tính đến việc tăng giá sản phẩm. Mâu thuẫn ở chỗ, ngành hàng mẹ và bé thường có sự cạnh tranh về mặt giá thành rất cao.
Bên cạnh đó, tình trạng giá cả hàng hóa trên thị trường liên tục leo thang từ đầu năm khiến người mua cân đo đong đếm cũng như chi li hơn.
“Không tăng giá tức là chấp nhận giảm lãi để giữ khách và chịu ảnh hưởng đến thu nhập. Nhưng nếu tăng giá có thể ảnh hưởng đến nguồn khách sau này.
Có thể khách quen họ vẫn tìm đến mình vì sản phẩm tốt, nhưng khách mới thường có xu hướng tìm sản phẩm cần mua rồi so giá giữa những gian hàng khác nhau”, chị than phiền.
Khi tiền không còn rẻ.
Đây không phải lần đầu tiên Shopee tăng phí bán hàng trên nền tảng ở Việt Nam. Tuy nhiên, động thái mới nhất đến vào thời điểm công ty thương mại điện tử đang rất cần doanh thu để cải thiện khả năng hoạt động.
Nhận định trong một đợt Shopee tăng phí vào quý III/2020, nhà phân tích Sachin Mittal từ DBS Group Holdings cho biết thu nhập từ phí hoa hồng chiếm phần lớn doanh thu của Shopee và việc nâng hoa hồng có thể cải thiện khả năng kiếm tiền của nền tảng.
Sự xuất hiện của đại dịch giúp công ty con của Sea Limited vượt trội so với các đối thủ và duy trì vị thế tại Đông Nam Á.
Đây cũng là giai đoạn doanh thu từ thương mại điện tử của tập đoàn có trụ sở ở Singapore tăng trưởng đột biến từ 1,7 tỷ USD vào năm 2020 lên 4,5 tỷ USD vào năm 2021, tương đương 156,8%.
Dẫu vậy, kết quả này có sự đóng góp không nhỏ từ hoạt động marketing, bao gồm quảng cáo, khuyến mại cho người dùng, người bán…
Thay vì chỉ phải bỏ ra 1,8 tỷ USD vào năm 2020, tổng chi phí bán hàng và tiếp thị của Sea tăng lên 3,8 tỷ USD, tương đương mức tăng 109,2%.
Thương mại điện tử là mảng đóng góp nhiều nhất trong cơ cấu doanh thu của Sea, nhưng đồng thời là lĩnh vực lỗ đậm nhất. Tính theo hệ số EBITDA (lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao), khoản lỗ của Shopee tăng từ 1,3 tỷ USD vào năm 2020 lên 2,5 tỷ USD trong năm sau đó.
Bối cảnh kinh tế u tối khiến các công ty công nghệ, vốn phụ thuộc nhiều vào dòng tiền huy động từ nhà đầu tư, gặp khó. Việc giới đầu tư dần mất kiên nhẫn và bắt đầu cắt giảm cổ phần trong doanh nghiệp là một trong những tín hiệu cho thấy tiền không còn rẻ để đốt.
Trên thực tế, CEO Forrest Li nhận thức được viễn cảnh này. Ông thừa nhận cơn bão sẽ không qua nhanh, những thách thức thậm chí còn kéo dài nếu nhìn về trung hạn.
Ông Li cho rằng cách duy nhất để ngừng phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài là tự lực về tài chính, kiếm đủ tiền mặt cho mọi nhu cầu và dự án.
12-18 tháng tới, mục tiêu của Sea là tạo ra dòng tiền dương càng sớm càng tốt. Đây cũng là lý do công ty cắt giảm tối đa hàng loạt chi phí như vé máy bay, khách sạn, ăn uống khi công tác. Các lãnh đạo cũng tự nguyện ngừng nhận lương, thưởng.
Tại thị trường Việt Nam, Shopee giảm bớt nhân sự, đồng thời cắt một số đãi ngộ của nhân viên như bữa sáng, teambuilding. Trên phạm vi ngoài Đông Nam Á, Shopee đang thu hẹp hoạt động tại một loạt thị trường khu vực châu Âu và Mỹ Latinh.
Tự tin vì vẫn được tiếp vốn.
Mặt khác, đối thủ của Shopee là Lazada, mảng thương mại điện tử tại Đông Nam Á của Alibaba, vẫn được công ty mẹ bơm tiền. Tính từ đầu năm, tổng ngân sách đầu tư của Alibaba dành cho Lazada đã nâng lên gần 1,3 tỷ USD với đợt bổ sung gần nhất lên tới 912,5 triệu USD.
Theo CEO Lazada James Dong, nguồn vốn khổng lồ giúp Lazada có lợi thế lớn so với các đối thủ thương mại điện tử trong cùng khu vực, đồng thời cho phép nền tảng “ở lại cuộc chơi lâu hơn”.
Trên thực tế, bức tranh hoạt động của Lazada chưa có nhiều khởi sắc so với Shopee. Sau khi tăng trưởng 2 con số mỗi quý của năm 2021, doanh thu bán lẻ quốc tế của Alibaba đã giảm xuống còn 1,56 tỷ USD trong quý I/2022.
Con số này chỉ tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. Sang quý II, doanh thu bán lẻ của công ty chỉ đạt 1,57 tỷ USD, gần như không đổi so với quý I và giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhờ nguồn lực từ công ty mẹ, ông Dong tự tin nền tảng đang có lợi thế tài chính tốt. Vị lãnh đạo cũng khẳng định nền tảng đang “trên con đường rất tốt để đạt được lợi nhuận”.
Tại Việt Nam, ứng dụng gọi xe be của Công ty CP Be Group cũng mới tiếp nhận khoản vay vốn trị giá 100 triệu USD từ ngân hàng Deutsche Bank.
Số vốn dự kiến dành cho quá trình mở rộng và nâng cao 3 dịch vụ cốt lõi là gọi xe trực tuyến (xe 2 bánh và 4 bánh), giao đồ ăn, ngân hàng số Cake by VPBank, đồng thời lấn sang các thị trường và dịch vụ mới.
Nửa đầu năm 2022, doanh thu của be tại thị trường trọng điểm là TP.HCM tăng gấp 2 lần. Riêng quý I, toàn thị trường vượt hơn 1,5 triệu người dùng hoạt động hàng tháng phát sinh giao dịch trên nền tảng. Công ty cũng mới cho biết bắt đầu có lãi góp dương từ quý III.
Cắt giảm khuyến mãi, ưu tiên doanh thu.
Mới đây, một ông lớn khác trong lĩnh vực gọi xe công nghệ là Grab cũng tuyên bố dự kiến hòa vốn trên hệ số EBITDA đã điều chỉnh vào 2 quý cuối của năm 2024. Giám đốc tài chính Peter Oey cũng nhấn mạnh việc sử dụng nguồn vốn hợp lý trong thời gian tới.
Ứng dụng dự kiến khoản lỗ EBITDA đã điều chỉnh vào nửa cuối năm nay đạt 380 triệu USD, cải thiện 27% so với nửa đầu năm. Doanh thu được dự báo vào năm 2023 tăng 45-55% so với cùng kỳ năm liền trước trên cơ sở tỷ giá không đổi.
Các hoạt động của ngân hàng số cũng được dự báo đạt điểm hòa vốn vào năm 2026.
Trong báo cáo tài chính quý II vừa qua, doanh thu của Grab đạt 321 triệu USD, tăng 79% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức cao nhất từ trước đến nay.
Mặt khác, lỗ EBITDA đạt 233 triệu USD, chỉ tăng nhẹ 9%. Lỗ ròng cũng cải thiện còn 572 triệu USD so với con số trên 800 triệu USD vào năm ngoái.
Nhờ sự phục hồi nhu cầu của người dùng, tổng giá trị hàng hóa (GMV) của Grab tăng lên 5 tỷ USD, cao hơn 30%. Số lượng người dùng cũng nhích lên 32,6 triệu người, tăng 12%.
Giống như các nền tảng dịch vụ công nghệ khác, Grab cũng đốt số tiền không nhỏ cho các khuyến mại tặng người dùng lẫn đối tác.
Năm 2021, Grab chi hơn 1 tỷ USD cho hoạt động ưu đãi, khuyến mãi tới khách hàng và 717 triệu USD cho đối tác tài xế. Con số này tăng lần lượt 73% và 15% so với năm trước.
Bước sang năm mới, ngay quý đầu tiên, Grab chi 560 triệu USD cho ưu đãi, tăng 72% so với cùng kỳ năm ngoái. Với quý II, ứng dụng bỏ ra 523 triệu USD cho khoản chi phí này, giảm 6,7% so với quý trước và chỉ tăng 26% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, xu hướng này vốn được dự đoán từ trước sau khi CEO Anthony Tan tuyên bố cắt giảm các ưu đãi cho tài xế đối tác trong nửa cuối năm nếu lực lượng này duy trì được sự ổn định. Thời gian tới, công ty sẽ tập trung đáp ứng các mục tiêu lợi nhuận và tăng trưởng bền vững.
Đáng chú ý, mảng giao hàng được Grab rút ngắn thời gian đạt điểm hòa vốn từ nửa cuối năm 2023 lên nửa đầu năm 2023.
Song nhìn vào kết quả kinh doanh hiện tại, chỉ có lĩnh vực di chuyển bằng xe công nghệ của Grab đã phát sinh lợi nhuận trong khi mảng giao hàng (hàng hóa, thực phẩm) và dịch vụ tài chính vẫn là con số âm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Meta Platforms sẽ thông báo cho khoảng 1 triệu người dùng Facebook về việc thông tin của họ, bao gồm tên đăng nhập và mật khẩu, có thể đã bị lộ.
Khoảng 1 triệu người dùng Facebook bị lộ mật khẩu
Theo Meta, công ty phát hiện hơn 400 ứng dụng iPhone và Android độc hại trong năm nay. Mục tiêu của chúng là người dùng Internet nhằm đánh cắp thông tin đăng nhập. Meta đã thông báo cho cả Apple và Google về vấn đề này để hai công ty gỡ bỏ các ứng dụng.
Meta cho biết, các ứng dụng ngụy trang dưới vỏ bọc của các chương trình chỉnh sửa ảnh, game di động hay trình theo dõi sức khỏe. Apple thông tin, 45/400 ứng dụng độc hại nằm trên App Store và đã bị gỡ bỏ. Google cũng làm tương tự.
David Agranovich, một giám đốc phụ trách nguy cơ bảo mật tại Meta, chia sẻ, tội phạm mạng biết rõ các loại ứng dụng phổ biến và dùng các kịch bản giống nhau để lừa mọi người, đánh cắp thông tin và tài khoản của họ.
Nếu một ứng dụng hứa hẹn thứ tốt đến đáng nghi, chẳng hạn các tính năng mà nền tảng hay mạng xã hộikhác còn chưa phát hành, khả năng cao đây là ứng dụng mờ ám.
Sau khi người dùng tải về một trong các ứng dụng độc hại, nó sẽ yêu cầu đăng nhập Facebook, để sử dụng các tính năng nâng cao, lừa nạn nhân cung cấp tên người dùng và mật khẩu.
Tiếp đó, người dùng có thể đăng một bức ảnh đã được chỉnh sửa lên tài khoản Facebook, mà không biết rằng, hành động của mình đang “tiếp tay” cho kẻ đứng sau ứng dụng truy cập tài khoản của mình.
Meta sẽ chia sẻ các mẹo với các nạn nhân để phòng sập bẫy của kẻ lừa đảo lần thứ hai bằng cách phát hiện các ứng dụng có vấn đề.
Theo Agranovich, hoạt động độc hại diễn ra bên ngoài hệ thống Meta và không phải tất cả 1 triệu người dùng đều bị xâm phạm mật khẩu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tất cả các thông tin về thuật ngữ Bán lẻ (tiếng Anh là Retail) như: Bán lẻ là gì, Bán lẻ được hiểu như thế nào, Các loại hình bán lẻ phổ biến và phân biệt bán lẻ với bán sỉ, thị trường bán lẻ là gì, Tổng quan về ngành hàng Bán lẻ trên thế giới và tại Việt Nam, một số thương hiệu có giá trị nhất toàn cầu trong ngành Bán lẻ và hơn thế nữa.
Bán lẻ là gì? Tìm hiểu toàn diện về ngành Bán lẻ (Retail)
Với giá trị thị trường (Market Size) đạt mức hơn 26.000 tỷ USD vào năm 2021 và dự kiến sẽ chạm mốc hơn 30.000 tỷ USD vào năm 2025, Bán lẻ (Retail) được xem là một trong những ngành hàng có giá trị lớn nhất toàn cầu, vậy bán lẻ là gì và ngành Bán lẻ bao gồm những thành phần nào.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Mối quan hệ giữa Bán lẻ và thương mại điện tử (eCommerce) là gì?
Các doanh nghiệp hay thương hiệu có giá trị nhất toàn cầu trong ngành hàng Bán lẻ.
Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến ngành hàng Bán lẻ là gì?
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Bán lẻ là gì?
Bán lẻ là khái niệm đề cập đến một mô hình kinh doanh trong đó các doanh nghiệp Bán lẻ hay còn được gọi là nhà Bán lẻ sẽ bán trực tiếp hàng hoá và dịch vụ đến người tiêu dùng.
Các doanh nghiệp Bán lẻ hay nhà Bán lẻ này có thể nhập hàng (thường là với số lượng lớn) trực tiếp từ nhà sản xuất hoặc thông qua các nhà bán buôn trung gian để sau đó bán lại cho người tiêu dùng cuối (với số lượng nhỏ hơn), và kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch về giá (chiết khấu) trong quá trình mua và bán.
Trải qua nhiều khoảng thời gian hình thành và phát triển, cùng với đó là sự ảnh hưởng và chi phối bởi các yếu tố công nghệ, ngành Bán lẻ đã có những sự thay đổi vượt bậc.
Từ những cửa hàng tạp hoá nhỏ lẻ và “thô sơ” hay các chợ truyền thống, đến các cửa hàng tạp hoá hiện đại, siêu thị mini, đại siêu thị, đến các gian hàng Bán lẻ thương mại điện tử.
Ngành hàng Bán lẻ hiện đại nói chung vô cùng đa dạng.
Theo thống kê từ Statista, dung lượng thị trường của ngành Bán lẻ toàn cầu có giá trị hơn 27.000 tỷ USD vào năm 2023 và dự kiến chạm mốc hơn 30.000 tỷ USD trong năm 2025.
Bán lẻ trong tiếng Anh có nghĩa là Retail.
Thị trường Bán lẻ là gì?
Thị trường Bán lẻ đơn giản là thị trường (địa điểm, phạm vi) hay nơi diễn ra các hoạt động Bán lẻ giữa các đối tượng tham gia vào quá trình Bán lẻ như nhà Bán lẻ, người tiêu dùng, hay nhà sản xuất.
Sự khác biệt giữa Bán lẻ và CPG là gì?
Trong khi cả Bán lẻ và CPG đều liên quan đến các hoạt kinh doanh mua bán, tức hàng hoá được chuyển từ người bán (seller) tới người mua (buyer), 2 thuật ngữ này lại mang ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Như đã phân tích ở trên, ngành Bán lẻ mô tả các doanh nghiệp bán trực tiếp hàng hoá và dịch vụ tới người tiêu dùng (thường là người tiêu dùng cuối), những sản phẩm này có thể tiêu dùng được (consumable) và cũng có thể là không.
Ví dụ như nhà Bán lẻ Walmart bán các sản phẩm có thể tiêu dùng được nhưng nhà Bán lẻ Ikea lại bán mặt hàng nội thất và tất nhiên là không tiêu dùng được.
Ngược lại, với CPG (Consumer Packaged Goods), cụm từ “Consumer” mang ý nghĩa là tiêu dùng được (cũng tương tự chữ cái “C” trong ngành hàng FMCG), CPG có mối quan hệ chăt chẽ với FMCG và là “tập cha” của FMCG.
Các doanh nghiệp CPG cũng có thể là các doanh nghiệp Bán lẻ, tức Nhà Bán lẻ và ngược lại, các doanh nghiệp Bán lẻ cũng có thể là doanh nghiệp CPG.
Ví dụ, các gã khổng lồ Bán lẻ như Amazon cũng tự sản xuất và bán các nhãn hàng riêng (Private Label), điều này có nghĩa là họ vừa là doanh nghiệp Bán lẻ vừa là doanh nghiệp CPG khi họ cũng có sản xuất, đóng gói và bán cho người tiêu dùng (cuối).
Tuy nhiên, trong thực tế, các doanh nghiệp này thường tập trung chính vào ngành hàng chính của họ, tức là các doanh nghiệp CPG sẽ chỉ tập trung sản xuất đóng gói sau đó bán hàng thông qua hệ thống các doanh nghiệp Bán lẻ.
Ngược lại, các doanh nghiệp Bán lẻ thường ít khi tự sản xuất và đóng gói (vì không hiệu quả – bạn có thể tự kiểm chứng điều này bằng việc khi bạn đi các siêu thị như Big C, có rất nhiều nhãn hàng mang thương hiệu riêng của Big C nhưng dường như rất ít người tiêu dùng quan tâm) mà thay vào đó họ chỉ đóng vai trò chình là Nhà Bán lẻ, nhập hàng từ doanh nghiệp CPG và bán lại cho người tiêu dùng cuối.
Do đó, một trong những điểm khác biệt nữa giữa Bán lẻ và CPG đó là đối tượng khách hàng mà các doanh nghiệp này bán hàng và phục vụ.
Đối tượng khách hàng của Bán lẻ thường là người tiêu dùng cuối. Còn đối tượng của các doanh nghiệp CPG hay FMCG là các nhà Bán lẻ hay đại lý phân phối trung gian khác.
Sự khác biệt giữa FMCG và Bán lẻ là gì?
Sự khác biệt giữa FMCG và Bán lẻ là gì?
Vì FMCG là “tập con” của CPG, sự khác biệt giữa FMCG và Bán lẻ cũng tương tự như cách mà CPG tách biệt với Bán lẻ.
Trong khi các doanh nghiệp FMCG như Vinamilk hay Masan liên quan đến việc bán hàng hoá thông qua các doanh nghiệp Bán lẻ (chẳng hạn như Big C hay Co.op Mart), Nhà Bán lẻ là đơn vị bán lại hàng hoá đó cho người tiêu dùng cuối (chẳng hạn như việc bạn đi siêu thị Big C và mua sữa Vinamilk).
Về mặt tổng thể trong toàn bộ chuỗi cung ứng (supply chain), Bán lẻ là mắt xích cuối cùng cung cấp hàng hoá và tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng.
Sự khác biệt giữa Bán lẻ và Bán sỉ (Bán buôn) là gì?
Bán lẻ hay Nhà Bán lẻ sẽ là đơn vị bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối và do đó họ thường bán với số lượng nhỏ và giá bán là mức giá cuối cùng mà người tiêu dùng phải trả.
Ngược lại, Nhà bán sỉ tức các doanh nghiệp bán sỉ sẽ bán với số lượng lớn và thường là kèm mức giá chiết khấu cho các đơn vị Bán lẻ khác (hoặc cũng có thể là cá nhân người tiêu dùng muốn mua với số lượng lớn).
“Khách hàng” của Nhà bán sỉ là Nhà Bán lẻ, còn khách hàng của Nhà Bán lẻ là End-consumer, tức người tiêu dùng cuối.
Một số lưu ý về khái niệm Bán lẻ mà bạn nên hiểu.
Ngành hàng Bán lẻ là thuật ngữ đề cập đến tất cả các doanh nghiệp kinh doanh có liên quan đến việc Bán lẻ hàng hoá là sản phẩm hoặc dịch vụ tới người tiêu dùng cuối.
Các sản phẩm được bán bởi các doanh nghiệp Bán lẻ có thể là hàng tiêu dùng được (consumable) hoặc cũng có thể là không (non – consumable), như MarketingTrips đã đưa ra ví dụ ở trên.
Các doanh nghiệp Bán lẻ tức nhà Bán lẻ thường đóng vai trò như là trung gian phân phối cho các sản phẩm từ doanh nghiệp FMCG hay CPG. Trong khi họ hoàn toàn có thể “đóng cả 2 vai”, tuy nhiên vì tính hiệu quả thấp mà điều này ít khi diễn ra trong thực tế.
Với tư cách là những người làm Marketing, bạn có thể làm việc ở các doanh nghiệp Bán lẻ chẳng hạn như cho Tiki (Bán lẻ thương mại điện tử) hoặc cho các thương hiệu được phân phối bởi các doanh nghiệp đó, chẳng hạn như cho Nike (được bán trên Tiki).
Mô hình kinh doanh Bán lẻ là gì?
Cũng tương tự bất cứ doanh nghiệp nào khác và hiện đang kinh doanh trong ngành hàng chính là gì, các doanh nghiệp Bán lẻ cũng có các mô hình kinh doanh riêng.
Khái niệm mô hình doanh Bán lẻ đề cập đến cách thức một doanh nghiệp Bán lẻ (Nhà bán lẻ) nào đó xây dựng giá trị cho khách hàng của họ, cho chính doanh nghiệp họ và cao hơn nữa là cho cộng đồng.
Mô hình doanh Bán lẻ tập trung vào các hoạt động hay chiến lược Bán lẻ, cách thức bán hàng, quảng cáo, hay tương tác với nhóm người tiêu dùng cuối.
Tổng quan về ngành công nghiệp Bán lẻ.
Như đã đề cập ở phần đầu bài, toàn bộ thị trường Bán lẻ toàn cầu có giá trị khoảng 27.000 tỷ USD vào năm 2022, trong đó, doanh số đến từ các cửa hàng Bán lẻ vật lý là khoảng gần 20.000 tỷ USD, phần còn lại thuộc về Bán lẻ thương mại điện tử.
Ngành Bán lẻ liên quan đến việc bán hàng hóa và dịch vụ cho người tiêu dùng. Các giao dịch mua bán diễn ra thông qua các kênh phân phối khác nhau trên một loạt các ngành công nghiệp ngày càng phát triển, chẳng hạn như thực phẩm, xe hơi, may mặc hay điện tử.
Trong khi Bán lẻ vật lý vẫn là kênh thống trị trên thị trường này, các hình thức Bán lẻ phi cửa hàng khác cũng đang ngày càng trở nên phổ biến hơn.
Các kênh Bán lẻ trực tuyến hay thương mại điện tử đang dần chiếm thị phần lớn hơn ở nhiều ngành hàng trên các thị trường khác nhau trên toàn cầu.
Bên cạnh đó, để mở rộng quy mô kinh doanh, nhiều nhà Bán lẻ chọn cách vận hành theo mô hình đa kênh (omni channel), nhằm mục tiêu tích hợp cả các kênh trực tuyến lẫn ngoại tuyến một cách liền mạch nhất.
Các thị trường Bán lẻ hàng đầu thế giới.
Tính đến thời điểm hiện tại, Mỹ vẫn là thị trường Bán lẻ lớn nhất toàn cầu, trong đó có gã khổng lồ Walmart, Amazon và Costco.
Vào năm 2021, tổng thị trường Bán lẻ của Mỹ đạt doanh thu hơn 6500 tỷ USD, đứng trước thị trường lớn thứ 2 là Trung Quốc với giá trị khoảng 2000 tỷ USD vào năm 2020.
Ấn Độ là thị trường lớn thứ 3 với giá trị ước tính đạt 1200 tỷ USD vào năm 2021.
Tại Châu Âu, Vương quốc Anh và Đức là hai trong số các thị trường Bán lẻ hay Bán lẻ hàng đầu. Năm 2021, doanh số Bán lẻ ở Anh đạt hơn 465 tỷ bảng Anh, tương đương khoảng 560 tỷ euro, trong khi Đức ghi nhận doanh thu Bán lẻ trị giá khoảng 586 tỷ euro.
Xu hướng trọng tâm của thị trường Bán lẻ toàn cầu là: Tính bền vững
Trong những năm gần đây, tính bền vững đã trở thành một trong những thước đo quan trọng đối với cả các nhà Bán lẻ và người tiêu dùng.
Trong khi với nhiều người tiêu dùng, họ xem việc mua các sản phẩm gắn liền với tính bền vững không chỉ có lợi cho họ mà còn cho cả động đồng, với các doanh nghiệp, tính bền vững cùng với đó là ESG hay CSR là những quy tắc cần có để có được sự chú ý của các nhà đầu tư cũng như tuân thủ các quy định từ phía chính phủ.
Trong một cuộc khảo sát, hơn 1/3 người tiêu dùng cho biết nếu giá cả là tương đương, họ sẽ ưu tiên lựa chọn các sản phẩm bền vững nhiều hơn.
Các loại hình Bán lẻ chính phổ biến nhất hiện nay.
Các loại hình kinh doanh bán lẻ chính phổ biến nhất hiện nay là gì?
Hiện nay, có 3 loại hình kinh doanh Bán lẻ chính:
Bán lẻ qua các cửa hàng vật lý.
Là loại hình kinh doanh trong đó các doanh nghiệp bán hàng hoá trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua các cửa hàng vật lý (Physical Stores/Outlets). Theo số liệu từ Statista, thị phần của loại hình này vẫn chiếm thế chủ đạo với khoảng gần 75% tổng doanh số của toàn ngành Bán lẻ.
Những đại siêu thị như Walmart, hay siêu thị Co.op Mart tại Việt Nam là những ví dụ cho loại hình kinh doanh hay phân phối này.
Bán lẻ thương mại điện tử.
Chiếm khoảng 25% thị phần còn lại trong ngành Bán lẻ, Bán lẻ thương mại điện tử (Bán lẻ trực tuyến) cũng là loại hình đang phát triển với tốc độ chóng mặt trên toàn cầu.
Ở nhiều thị trường, doanh số Bán lẻ thương mại điện tử còn cao hơn cả doanh số đến từ các cửa hàng vật lý truyền thống.
Tính đến 2022, doanh số Bán lẻ thương mại điện tử toàn cầu có giá trị khoảng hơn 5000 tỷ USD.
Bán lẻ qua thiết bị di động.
Ngoài 2 loại hình phổ biến mang tính đại diện nói trên, ngành Bán lẻ còn có một loại hình khác đó là Bán lẻ qua thiết bị di động, đề cập đến tất cả các giao dịch mua bán trên thị trường bán lẻ được thực hiện thông qua thiết bị đi động.
Về bản chất, Bán lẻ qua thiết bị di động là 1 phần của Bán lẻ thương mại điện tử (bao gồm cả PC, Tablet…), tuy nhiên khi ngày càng có nhiều người tiêu dùng sử dụng điện thoại di động làm phương tiện giải trí và mua sắm chính, cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng (app/platforms) thương mại điện tử, Bán lẻ qua thiết bị di động dần được tách ra như là một loại hình kinh doanh Bán lẻ riêng.
Mối quan hệ giữa Bán lẻ và Thương mại điện tử (eCommerce) là gì?
Nếu như trước đây, ngành hàng Bán lẻ gắn liền với thương mại truyền thống (Traditional Commerce), tức người tiêu dùng chủ yếu mua hàng từ các cửa hàng tạp hoá (gần nhà), các siêu thị, các cửa hàng tiện lợi, chợ và hơn thế nữa, thì giờ đây, khi người tiêu dùng toàn cầu đang ưu tiên mua sắm từ các kênh thương mại điện tử, khi thương mại điện tử (eCommerce) đang mang lại những tiện ích mà các cửa hàng truyền thống không thể có được, mọi thứ đã thay đổi tương đối nhiều.
Theo một báo cáo của Nielsen, các hàng hóa phổ biến nhất được mua qua các kênh trực tuyến liên quan đến thời trang, sản phẩm điện tử hay thậm chí là xe hơi, những sản phẩm vốn trước đây chỉ được mua tại các cửa hàng vật lý.
Trong khi có vô số các thị trường trên toàn cầu, nơi người tiêu dùng ưu tiên mua sắm qua thương mại điện tử nhiều hơn, thậm chí là vượt qua doanh số của các cửa hàng truyền thống, một bài toán đặt ra cho hầu hết các doanh nghiệp Bán lẻ đó là cần quan tâm nhiều hơn đến thương mại điện tử, dù chỉ là một phần hay toàn bộ hệ thống kinh doanh.
Các doanh nghiệp hay thương hiệu có giá trị nhất toàn cầu trong ngành hàng Bán lẻ.
Theo bảng xếp hạng mới nhất tính đến 2022 từ Forbes, Top 10 doanh nghiệp Bán lẻ tức nhà Bán lẻ có giá trị nhất toàn cầu bao gồm:
Amazon – Mỹ
Walmart – Mỹ
Alibaba – Trung Quốc
CVS – Mỹ
Home Depot – Mỹ
Costco – Mỹ
Target – Mỹ
Walgreens – Mỹ
Lowe’s – Mỹ
Inditex – Tây Ban Nha.
Hầu hết các thương hiệu Bán lẻ lớn nhất toàn cầu đều đến từ Mỹ.
FAQs – Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến ngành hàng Bán lẻ là gì?
Chiến lược Bán lẻ là gì?
Trong ngành Bán lẻ, khái niệm chiến lược hay kế hoạch chiến lược đề cập đến các sứ mệnh, tầm nhìn hay định hướng chung nhằm mục tiêu tối ưu hoá sự kết hợp giữa cả sản phẩm và dịch vụ Bán lẻ để từ đó nâng cao trải nghiệm của người tiêu dùng.
Bởi yếu tố môi trường kinh doanh, các nhà xây dựng chiến lược Bán lẻ thường sẽ tổ chức các đợt nghiên cứu thị trường sâu rộng cùng với đó là các bản phân tích cơ hội, xu hướng (vĩ mô và vi mô) cũng như điểm mạnh yếu của doanh nghiệp (theo mô hình ma trận SWOT) trước khi đưa ra các quyết định chiến lược cuối cùng.
Marketing Bán lẻ là gì?
Cũng có phần tương tự Digital Marketing hay eCommerce Marketing, khái niệm marketing Bán lẻ đề cập đến các hoạt động marketing trong các doanh nghiệp Bán lẻ.
Các hoạt động marketing tại các doanh nghiệp Bán lẻ thường diễn ra theo mô hình marketing hỗn hợp tức Marketing Mix hoặc IMC, người làm marketing theo đó thực thi tất cả các hoạt động liên quan đến chiến lược giá bán, khuyến mãi, phân phối, sản phẩm, quảng cáo, email marketing và hơn thế nữa.
Cửa hàng Bán lẻ là gì?
Là nơi người tiêu dùng có thể mua sản phẩm với số lượng nhỏ (hoặc cũng có thể nhiều hơn) với giá bán cuối cùng (giá Bán lẻ) mà họ phải trả.
Giá Bán lẻ là gì?
Là giá Bán lẻ, chính là mức giá cuối cùng mà người tiêu dùng phải trả để có được một sản phẩm nào đó. Ngược lại với giá Bán lẻ là giá bán sỉ hay giá bán buôn (Giá Wholesale), nơi người mua có thể nhận được một khoản chiết khấu (discount) nhất định. Người mua sỉ với giá sỉ có thể Bán lẻ lại với giá Bán lẻ để kiếm lời từ khoản chiết khấu chênh lệch.
“Không bao giờ trả giá Bán lẻ” là gì?
“Không bao giờ trả giá Bán lẻ” là một câu nói phổ biến tạm hiểu là bạn nên luôn cố gắng để có thể mua các sản phẩm với giá thấp hơn giá Bán lẻ thông thường. Ý tưởng chính ở đây là nếu bạn sẵn sàng tìm kiếm và trả giá, bạn thường có thể tìm thấy cùng một sản phẩm nhưng với giá thấp hơn. “Không bao giờ trả giá Bán lẻ” thường được sử dụng trong bối cảnh hàng tiêu dùng (FMCG) như quần áo, đồ điện tử và đồ gia dụng.
Kết luận.
Thông qua bài viết phân tích tương đối chi tiết từ MarketingTrips, hy vọng bạn có thể hiểu được những lý thuyết căn bản về một trong những ngành kinh doanh có giá trị nhất toàn cầu đó là Bán lẻ (Retail). Từ việc hiểu bản chất của Bán lẻ là gì, các mô hình kinh doanh trong ngành Bán lẻ đến các nội dung bổ sung khác trong ngành.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong phạm vi bài viết này hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu tất cả các nội dung về về một trong những thuật ngữ HOT nhất ngành Marketing đó là Market Share (tiếng Việt có nghĩa là Thị phần): Market Share là gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến market share của một thương hiệu trên thị trường? Cách tính market share ra sao? Các chiến lược để tăng trưởng và mở rộng market share và hơn thế nữa.
Market Share là gì? Khái niệm và cách tính Market Share
Về mặt tổng thể, Market Share (Thị phần) là khái niệm mô tả độ lớn hay mức độ bao phủ của một thương hiệu, một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể nào đó trên từng thị trường (Market) nhất định. Market Share là số phần trăm mà thương hiệu có được trên thị trường.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài về chủ đề Market Share là gì bao gồm:
Market Share là gì?
Ralative Market Share là gì?
Thấu hiểu khái niệm Market Share.
Market Share và Market Research.
Một số điểm chính cần lưu ý khi tìm hiểu về thuật ngữ Market Share là gì?
Vai trò Market Share là gì đối với sự phát triển của thương hiệu?
Market Share ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp.
Các công thức hay cách tính Market Share là gì?
Sự khác biệt giữa khái niệm Market Share và Market (thị trường).
Các chiến lược chính mà thương hiệu có thể sử dụng để xây dựng Market Share là gì?
Một số ví dụ về Market Share của các thương hiệu.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề Market Share.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Market Share là gì?
Market Share là khái niệm đề cập đến tỷ lệ phần trăm tổng doanh số (hay sản lượng) bán hàng của một sản phẩm, thương hiệu hay doanh nghiệp cụ thể trong một ngành hàng (ngành công nghiệp) cụ thể.
Market Share được tính bằng cách lấy toàn bộ doanh số bán hàng của một sản phẩm hay doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho tổng doanh số bán hàng của toàn ngành trong cùng một thời kỳ tính toán.
Ví dụ, nếu Apple bán 50% số lượng iPhone ra thị trường điện thoại thông minh trong năm 2021 so với tổng toàn bộ số lượng điện thoại thông minh được tiêu thụ trên cùng thị trường, có thể nói rằng iPhone chiếm 50% Market Share của thị trường điện thoại thông minh trong năm 2021.
Trong thực tế, Market Share của iPhone chiếm trung bình khoảng 15% thị trường điện thoại thông minh (smart phone) toàn cầu.
Khái niệm Market Share được sử dụng để biểu thị quy mô hay độ lớn của một thương hiệu hay doanh nghiệp trong mối quan hệ với toàn thị trường và các đối thủ cạnh tranh hiện có trong thị trường đó.
Thương hiệu hay doanh nghiệp có Market Share lớn nhất trong ngành được gọi là “Market Leader”, có nghĩa là “Thương hiệu dẫn đầu thị trường”.
Relative Market Share là khái niệm mô tả thị phần của một doanh nghiệp nào đó so với một doanh nghiệp khác lớn hơn (lớn nhất) cùng ngành.
Mục tiêu chính của doanh nghiệp khi tính toán Relative Market Share đó là họ muốn biết xem so với đối thủ hàng đầu thì họ đang ở đâu.
Thấu hiểu khái niệm Market Share.
Market Share của một doanh nghiệp, đúng như thuật ngữ hay tên gọi của nó, là một phần trong toàn bộ tổng doanh số bán hàng (sản lượng) trong thị trường hoặc ngành hàng mà doanh nghiệp đó đang hoạt động.
Để tính toán Market Share của một doanh nghiệp hay sản phẩm, điều đầu cần làm là hãy xác định khoảng thời gian hay thời kì mà bạn muốn kiểm tra. Nó có thể là một quý, một năm hoặc nhiều năm tuỳ thuộc vào nhu cầu đo lường của từng doanh nghiệp.
Tiếp theo, hãy tính tổng doanh thu hay sản lượng bán hàng của doanh nghiệp trong khoảng thời gian đó. Sau đó, hãy tìm hiểu tổng doanh thu của cả ngành hàng mà doanh nghiệp đang hoạt động.
Cuối cùng, lấy tổng doanh thu của riêng doanh nghiệp chia cho tổng doanh thu của toàn bộ ngành (bao gồm các công ty đối thủ cùng ngành).
Ví dụ: nếu một doanh nghiệp F&B nào đó đã bán được 100 triệu USD doanh thu là sản phẩm nước giải khát (nước ngọt) có ga vào năm 2021 và tổng doanh số của toàn bộ ngành nước giải khát trong năm này tại Việt Nam là 1 tỷ USD, Market Share của doanh nghiệp này sẽ là 100.000.000/1.000.000.000 = 10%.
Trong thực tế, khái niệm Market Share thường chỉ được quan tâm hay tính toán bởi các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp toàn cầu kinh doanh trên nhiều thị trường hay khu vực địa lý khác nhau.
Các doanh nghiệp nhỏ ít khi quan tâm đến Market Share mà chỉ là quan tâm đến sự tăng giảm của doanh số bán hàng (so với chính doanh nghiệp trong từng thời kỳ hoặc so với một đối thủ bán hàng tương tự nào đó.)
Bạn có thể lấy dữ liệu về Market Share từ nhiều nguồn độc lập khác nhau, chẳng hạn như từ các tổ chức thương mại, các công ty nghiên cứu thị trường (Market Research), các cơ quan quản lý, hay từ chính các doanh nghiệp; tuy nhiên, một số ngành hàng nhất định sẽ khó đo lường chính xác về thị phần hơn những ngành khác.
Sự khác biệt chính giữa khái niệm Market Share và Market là gì?
Như bạn có thể thấy, ngay bản chất câu từ cũng đã khác nhau. Market Share là Thị phần còn Market là Thị trường.
Trong khi Market Share đề cập đến độ lớn của một sản phẩm hay doanh nghiệp nào đó cụ thể, nó là con số phần trăm, thuật ngữ Market mang ý nghĩa chung chung.
Market là khái niệm lớn bao gồm nhiều doanh nghiệp có từng mức Market Share khác nhau, họ là những phần tử tồn tại trên Market.
Market Share và Market Research.
Như đã phân tích ở trên, trong khi market share hay thị phần thể hiện sức mạnh của thương hiệu trên thị trường, market research hay nghiên cứu thị trường lại giúp doanh nghiệp có được các dữ liệu về thị trường trong đó bao gồm cả market share.
Market Research có thể giúp bạn khám phá những dữ liệu định lượng như quy mô thị trường và nhân khẩu học, thậm chí là cả dữ liệu nghiên cứu định tính như tâm lý học để hiểu rõ hơn về quy mô và phạm vi ngành kinh doanh của bạn.
Một số điểm chính cần lưu ý khi tìm hiểu về thuật ngữ Market Share.
Market Share thể hiện tỷ lệ phần trăm trong tổng doanh số bán hàng của một ngành hoặc thị trường mà một doanh nghiệp cụ thể đạt được trong một khoảng thời gian cụ thể.
Market Share được tính bằng cách lấy doanh số bán hàng của doanh nghiệp chia cho tổng doanh số bán hàng của cả ngành trong cùng thời kỳ.
Market Share được sử dụng để mô tả về quy mô của một doanh nghiệp hay sản phẩm cụ thể trong mối quan hệ với toàn bộ thị trường và các đối thủ cạnh tranh hiện có.
Doanh nghiệp dẫn đầu thị trường là doanh nghiệp có Market Share cao nhất và thường có sức ảnh hưởng lớn nhất.
Tuỳ vào từng ngành hàng khác nhau, các doanh nghiệp cần thực hiện các chiến lược khác nhau để thúc đẩy hay gia tăng Market Share của mình.
Vai trò của Market Share là gì đối với sự phát triển của thương hiệu hay doanh nghiệp?
Vai trò của Market Share là gì đối với sự phát triển của thương hiệu hay doanh nghiệp?
Đến đây, khi bạn đã có thể hiểu được bản chất của Market Share là gì hay bạn có thể tính toán nó như thế nào, một câu hỏi được đặt ra là vậy Market Share quan trọng như thế nào đối với sự phát triển của một doanh nghiệp hay thương hiệu trên thị trường.
Ở góc nhìn của các nhà đầu tư, bạn muốn biết chính xác Market Share của một doanh nghiệp hay sản phẩm cụ thể nào đó trên thị trường để bạn có thể quyết định liệu bạn có nên đầu tư vào nó hay không.
Hay bằng cách theo dõi sự tăng giảm của Market Share qua các thời kỳ, bạn có thể biết được tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp là như thế nào.
Với tư cách là chủ doanh nghiệp, và bạn cũng có thể cần các cơ hội nhận được đầu tư, khi này, rõ ràng là bạn sẽ có lợi nhiều hơn nếu bạn có Market Share cao hơn.
Ở góc nhìn quy mô của thị trường, khi tổng (cầu) của thị trường cho một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó tăng lên, một doanh nghiệp có thể duy trì được Market Share của mình đồng nghĩa với việc doanh nghiệp này đang có mức doanh thu tăng lên tương ứng với mức tăng của toàn bộ sản lượng của thị trường.
Một doanh nghiệp có Market Share tăng sẽ tăng doanh thu nhanh hơn so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành còn lại.
Việc gia tăng Market Share cũng cho phép một doanh nghiệp đạt được quy mô lớn hơn với các hoạt động của mình và mức độ lợi nhuận theo đó cũng tốt hơn.
Ngoài ra, thông qua chỉ số Market Share, một doanh nghiệp có thể xác định mức độ cạnh tranh của ngành, hay cụ thể là với các đối thủ còn lại trên thị trường.
Đây chính là động lực thiết thực nhất để doanh nghiệp cần thay đổi chiến lược, thay đổi cách thức marketing, bán hàng và hơn thế nữa để không ngừng gia tăng Market Share.
Khi theo đuổi hay tính toán Market Share, có một điều mà bạn cần hiểu đó là, Market Share giảm không có nghĩa là doanh số sẽ giảm và ngược lại.
Ví dụ, nếu Market Share của doanh nghiệp của bạn giảm tuy nhiên tổng cầu hay dung lượng của toàn ngành tăng lên, khi này doanh số của bạn vẫn có thể tăng bình thường.
Ngược lại, nếu Market Share của bạn tăng lên, tuy nhiên, dung lượng toàn ngành lại giảm, khi này việc tăng lên về Market Share có thể không giúp bạn có nhiều doanh số hơn.
Cuối cùng, việc một doanh nghiệp hay đối thủ nào đó có Market Share rất cao, tăng rất nhanh hay thậm chí là Market Leader, điều này cũng không có nghĩa là doanh nghiệp đó đang “ăn nên làm ra” hay có lợi nhuận cao.
Thử nhìn vào thực tế các chiến lược “đốt tiền chiếm Market Share”, bạn có thể hiểu được ẩn ý đằng sau điều này.
Các công thức chính được sử dụng để tính toán Market Share là gì?
Như đã đề cập ở trên, công thức tính toán hay đo lường Market Share khá đơn giản, bạn có thể sử dụng ngay công thức bên dưới.
Market Share = Doanh thu thực của doanh nghiệp / Tổng doanh thu toàn bộ ngành (thị trường) * 100.
Ngoài ra, như đã đề cập ở trên về khái niệm Relative Market Share, bạn cũng có thể tính toán chỉ số này thông qua công thức bên dưới.
Relative Market Share = Thị phần của doanh nghiệp / Thị phần của đối thủ (thường là doanh nghiệp có thị phần cao nhất ngành) * 100.
Market Share ảnh hưởng như thế nào đến sự tồn tại hay tăng trưởng của doanh nghiệp.
Market Share có thể có tác động hay ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp đang ở trong giai đoạn trưởng thành của chu kỳ kinh doanh, các doanh nghiệp bán các sản phẩm có vòng đời sản phẩm ngắn hoặc doanh nghiệp kinh doanh trong những ngành có tốc độ tăng trưởng chậm (hay thậm chí là không tăng).
Trong các ngành kinh doanh có tính chu kỳ, hoặc ngành nhạy cảm cao với chu kỳ kinh doanh tổng thể, Market Share thường có tác động mạnh nhất và có thể có tác động tiêu cực đáng kể đối với các doanh nghiệp không chiếm được thị phần lớn.
Trong các ngành tăng trưởng mạnh, hoặc các ngành có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với các ngành khác, Market Share có ít ảnh hưởng hơn vì nó liên tục thay đổi (thời gian dài hơn và doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn).
Sự thay đổi của Market Share theo đó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ suất lợi nhuận, thu nhập và doanh số bán hàng hay thậm chí là quyết định việc một doanh nghiệp nào đó có thể “tiếp tục ở lại” trên thị trường nữa hay không.
Trong các ngành có tính chu kỳ hay “winner takes all” (người chiến thắng sẽ lấy hết), các doanh nghiệp có thể sẵn sàng “đốt tiền” để chiếm Market Share bằng mọi giá, buộc các đối thủ cạnh tranh còn lại phải từ bỏ cuộc chơi hoặc chuyển sang một thị trường khác.
Theo quan sát của MarketingTrips tại thị trường Việt Nam, việc Grab khiến Uber rời khỏi thị trường hay cuộc đua giữa các sàn thương mại điện tử (eCommerce Platforms) như Shopee, Tiki và Lazada (Adayroi thuộc Vingroup đã từ dã cuộc chơi từ sớm) là những ví dụ điển hình nhất cho điều này.
Trong hầu hết các trường hợp, doanh nghiệp nào có doanh số và lợi nhuận càng cao thì doanh nghiệp đó càng có nhiều Market Share trong ngành của mình.
Các chiến lược chính mà thương hiệu có thể sử dụng để xây dựng Market Share là gì?
Các chiến lược chính mà thương hiệu có thể sử dụng để xây dựng Market Share là gì?
Market Share như bạn thấy, hiển nhiên là quá quan trọng với bất kỳ doanh nghiệp nào, hay doanh nghiệp đó đang kinh doanh ngành hàng gì.
Dưới đây là một số chiến lược mà doanh nghiệp có thể sử dụng để gia tăng Market Share của mình trên thị trường.
1. Chiến lược định giá bán.
Khi nói đến các chiến lược có thể xây dựng hay thúc đẩy Market Share cho doanh nghiệp, bán giá thấp sẽ là chiến lược nên được nhắc tới đầu tiên.
Nằm trong tổng thể các chiến lược định giá trong marketing và kinh doanh, chiến lược bán giá thấp hướng đến mục tiêu bán được nhiều hàng hơn cho nhiều khách hàng có nhu cầu mua hàng giá thấp (hoặc khách hàng nhạy cảm về giá).
Để có thể xem toàn bộ các chiến lược định giá, bạn có thể xem thêm tại: chiến lược giá là gì
Khi thực hiện chiến lược này, điều quan trọng bạn cần lưu ý là, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thành công khi bán giá thấp, tuỳ thuộc vào đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là gì mà bạn nên chọn các chiến lược giá bán phù hợp.
2. Chiến lược cải tiến và đổi mới sản phẩm.
Trong bối cảnh kinh doanh ngày nay, khi hành vi và nhu cầu của người tiêu dùng không ngừng thay đổi, việc nghiên cứu và cải tiến sản phẩm (R&D) ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Các doanh nghiệp hay thương hiệu càng nỗ lực đổi mới sản phẩm và cải tiến về công nghệ thì càng có được Market Share tốt hơn trên thị trường.
Từ việc iPhone vươn lên trên thị trường điện thoại thông minh, sự ra đi của đế chế Nokia, sự trỗi dậy của TikTok đến việc các nền tảng mạng xã hội lớn khác dù có hàng tỷ người dùng vẫn không ngừng cập nhật và thay đổi. Mọi thứ đã quá rõ ràng.
Trong tương lai, khi thế giới dần chuyển sang nền kinh tế trải nghiệm (experience economy), metaverse và hơn thế nữa, “đổi mới hay là chết” sẽ vẫn là chìa khoá.
3. Làm hài lòng và tập trung vào trải nghiệm của khách hàng.
Một trong những cách tốt nhất để gia tăng Market Share của doanh nghiệp là không ngừng nỗ lực dựa trên các mối quan hệ hiện có với khách hàng.
Bằng cách làm hài lòng khách hàng hiện tại thông qua các trải nghiệm đặc biệt, bạn có thể truyền cảm hứng cho lòng trung thành của họ tới thương hiệu (Brand Loyalty).
Một khi khách hàng trung thành nhiều hơn và có những điểm chạm tốt hơn với thương hiệu, họ có nhiều khả năng mua hàng lặp lại hơn, điều này cuối cùng sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp có nhiều doanh thu hơn, và Market Share dần tăng lên.
Nhận thức về thương hiệu và Marketing đóng một vai trò rất lớn trong việc gia tăng lượng khách hàng tiềm năng và chiếm Market Share.
Điều quan trọng bạn cần làm khi bắt đầu là cần phải cho phần lớn các khách hàng mục tiêu ngoài kia biết bạn là ai và bạn đang có những cái gì.
Trở thành một cái tên thông dụng và thương hiệu được ưa thích trong ngành là động lực vô cùng lớn để giúp bạn xây dựng Market Share.
Như bạn thấy, thương hiệu có Market Share cao nhất hiếm khi là thương hiệu ít phổ biến nhất.
Một số ví dụ về Market Share của các thương hiệu.
Market Share của Nike.
Nike là một trong những thương hiệu hàng đầu trong ngành công nghiệp may mặc và giày dép thể thao, với nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau.
Riêng với thị trường giày dép, Market Share toàn cầu của Nike ước tính là 29,25%. Nike là đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành của Adidas và Under Armour.
Market Share của Tesla.
Tesla là một phần của ngành công nghiệp ô tô và hãng xe này chỉ tập trung sản xuất xe điện (EV). Trong ngành công nghiệp xe điện, Tesla chiếm 18% Market Share.
Market Share của gã khổng lồ tìm kiếm Google.
Google hiện chiếm hơn 91,86% Market Share mảng tìm kiếm toàn cầu và là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất trên thế giới tính đến 2022.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề Market Share.
Market Share trong tiếng Việt có nghĩa là gì?
Trong tiếng Việt, Market Share có nghĩa là Thị phần.
Mục tiêu của các doanh nghiệp hay thương hiệu khi muốn mở rộng thị phần hay Market Share là gì?
Đơn giản là các doanh nghiệp này muốn hướng tới doanh số bán hàng, lợi nhuận, khả năng ở lại lâu hơn trên thị trường và sự phát triển bền vững.
Bảo vệ Market Share là gì?
Là khái niệm đề cập đến các hoạt động của doanh nghiệp được đưa ra với mục tiêu duy trì Market Share của họ trên thị trường. Như đã phân tích trong bài, duy trì ở đây mang ý nghĩa là tương đối so với bình diện toàn dung lượng của thị trường.
Combined Market Share là gì?
Nhằm hướng tới mục tiêu chính là chiếm lĩnh lợi thế trên thị trường, gia tăng rào cản cho các doanh nghiệp mới gia nhập ngành, hạn chế sự cạnh tranh mới hay thậm chí là đạt được mục tiêu độc quyền nhóm, một số các doanh nghiệp đã quyết định kết hợp Market Share với nhau, Market Share khi này chính là tổng Market Share của các doanh nghiệp tham gia kết hợp.
Market Share Expand là gì?
Là chiến lược mà mọi doanh nghiệp đều hướng tới, bành trướng Market Share của mình trên thị trường với mục tiêu là bán hàng được nhiều hơn.
Market Size là gì?
Là dung lượng hay quy mô của thị trường, khái niệm đề cập đến giá trị tính bằng tiền của một thị trường (Market, Marketplace) cụ thể nào đó, ví dụ, theo số liệu nghiên cứu từ McKinsey, vũ trụ ảo Metaverse sẽ có giá trị khoảng 5000 tỷ USD vào năm 2030, tức 8 năm sau kể từ thời điểm bài viết này được đăng.
Brand Share là gì?
Brand Share hay còn được gọi là Share of Brand có nghĩa là Market Share của thương hiệu, chính là doanh số bán hàng của một thương hiệu nào đó trong tổng doanh số của một danh mục sản phẩm cụ thể.
Ví dụ trong danh mục giày thể thao Nam tại thị trường Việt Nam, doanh số của thương hiệu giày A nào đó là 1 tỷ và tổng toàn thị trường (của danh mục giày thể thao Nam) là 10 tỷ, Brand Share của A khi này là 1/10 = 10%.
Market Challenger là gì?
Market Challenger trong tiếng Việt có nghĩa là Người thách thức thị trường, trong phạm vi marketing và kinh doanh, thuật ngữ này thường đề cập đến các thương hiệu hoặc doanh nghiệp mới trên thị trường muốn chiếm lĩnh hoặc cạnh tranh với các doanh nghiệp hiện tại. Các startup cũng thường là các Market Challenger với các công nghệ và phương thức kinh doanh sáng tạo mới.
Các chiến lược mà Market Challenger tập trung thường là về giá cả, công nghệ, tính đổi mới hoặc thậm chí là các chiến lược thâm nhập nhanh chóng (Growth Hacking).
Kết luận.
Trên đây là toàn bộ các kiến thức cơ bản về thuật ngữ market share. Dù với tư cách là một Marketer, một nhà lãnh đạo doanh nghiệp hay người làm kinh doanh, việc tìm kiếm các cơ hội để xây dựng và mở rộng Market Share hay Thị phần là mục tiêu hàng đầu.
Bằng cách hiểu rõ market share là gì, các lý thuyết xoay quanh thuật ngữ Market Share, cũng như các chiến lược có thể thực thi để mở rộng Market Share, bạn giờ đây có nhiều cách hơn để hiện thực hoá mục tiêu của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu toàn bộ các thông tin cần biết về thuật ngữ Retail (Tiếng Việt có nghĩa là Bán lẻ) như: Retail là gì, Retailer là ai, Retail được hiểu như thế nào, các sản phẩm hay danh mục có trong ngành hàng Retail, ngành công nghiệp Retail, các loại hình bán lẻ phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới, một số thương hiệu có giá trị nhất toàn cầu trong ngành Retails và hơn thế nữa.
Retail là gì? Tìm hiểu toàn diện về ngành hàng Retails (Bán lẻ)
Với giá trị thị trường (Market Size) đạt mức hơn 26.000 tỷ USD vào năm 2021 và dự kiến sẽ chạm mốc hơn 30.000 tỷ USD vào năm 2025, Retail hay Bán lẻ được xem là một trong những ngành hàng có giá trị lớn nhất toàn cầu, vậy ngành Retail là gì và ngành Retail bao gồm những thành phần nào.
Các nội dung sẽ được phân tích trong bài bao gồm:
Retail là gì?
CPG là gì?
FMCG là gì?
Sự khác biệt giữa Retail và CPG là gì?
Sự khác biệt giữa FMCG và Retail là gì?
Sự khác biệt giữa Retail và Wholesaling là gì?
Một số lưu ý về khái niệm Retail mà bạn nên hiểu.
Mô hình Retail hay Retail Model là gì?
Thuật ngữ Retail nên được hiểu như thế nào.
Các kiểu hay danh mục Retail chính là gì?
Ngành công nghiệp Retail.
Toàn cảnh về thị trường Retail tại Việt Nam.
Mối quan hệ giữa Retail và thương mại điện tử (eCommerce) là gì?
Các doanh nghiệp hay thương hiệu có giá trị nhất toàn cầu trong ngành hàng Retail.
Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến ngành hàng Retail là gì?
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Retail là gì?
Retail là khái niệm đề cập đến một mô hình kinh doanh trong đó các doanh nghiệp bán lẻ hay còn được gọi là Retailer sẽ bán trực tiếp hàng hoá và dịch vụ đến người tiêu dùng.
Các doanh nghiệp retail hay retailer này có thể nhập hàng (thường là với số lượng lớn) trực tiếp từ nhà sản xuất hoặc thông qua các nhà bán buôn trung gian để sau đó bán lại cho người tiêu dùng cuối (với số lượng nhỏ hơn), và kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch về giá (chiết khấu) trong quá trình mua và bán.
Trải qua nhiều khoảng thời gian hình thành và phát triển, cùng với đó là sự ảnh hưởng và chi phối bởi các yếu tố công nghệ, ngành bán lẻ đã có những sự thay đổi vượt bậc.
Từ những cửa hàng tạp hoá nhỏ lẻ và “thô sơ” hay các chợ truyền thống, đến các cửa hàng tạp hoá hiện đại, siêu thị mini, đại siêu thị, đến các gian hàng bán lẻ thương mại điện tử.
Ngành hàng retail hiện đại nói chung vô cùng đa dạng.
Theo thống kê từ Statista, dung lượng thị trường của ngành Retail toàn cầu có giá trị hơn 26.000 tỷ USD vào năm 2023 và dự kiến chạm mốc hơn 30.000 tỷ USD trong năm 2025.
Retail trong tiếng Việt có nghĩa là Bán lẻ.
CPG là gì?
CPG là từ được viết tắt từ Consumer Packaged Goods, có nghĩa là hàng hoá đóng gói tiêu dùng hoặc hàng đóng gói tiêu dùng, khái niệm đề cập đến các sản phẩm mà người tiêu dùng mua sắm thường xuyên như mỹ phẩm, quần áo, đồ ăn hay thức uống.
FMCG là gì?
FMCG là từ viết tắt của Fast Moving Consumer Goods, trong tiếng Việt có nghĩa là hàng hoá tiêu dùng nhanh hoặc hàng tiêu dùng nhanh, thuật ngữ đề cập đến các sản phẩm được bán hay tiêu thụ trong một khoảng thời gian tương đối ngắn với chi phí thấp.
Các sản phẩm thuộc ngành FMCG chủ yếu được phân phối tại những nơi mà người tiêu dùng tiện mua sắm chẳng hạn như các cửa hàng tạp hoá, siêu thị, chợ (truyền thống), hay các cửa hàng tiện lợi.
Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG tại: FMCG là gì
F&B là gì?
F&B là từ viết tắt của Food and Beverage, trong tiếng Việt có nghĩa là Thực phẩm và Đồ uống. F&B còn được viết là FnB hoặc F and B.
Về mặt tổng thể, F&B là khái niệm mô tả tất cả các sản phẩm, thương hiệu hay doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm là thực phẩm (Food) và đồ uống (Beverage) ra thị trường cho người tiêu dùng.
Cũng tương tự như các sản phẩm trong ngành hàng FMCG, các sản phẩm F&B cũng được bán đa dạng ở nhiều nơi khác nhau như cửa hàng tạp hoá, siêu thị, cửa hàng tiện lợi (như Circle K), tại siêu thị, trên các sàn thương mại điện tử (như Shopee) và hơn thế nữa.
Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về ngành hàng thực phẩm và đồ uống tại F&B là gì
Sự khác biệt giữa Retail và CPG là gì?
Trong khi cả Retail và CPG đều liên quan đến các hoạt kinh doanh mua bán, tức hàng hoá được chuyển từ người bán (seller) tới người mua (buyer), 2 thuật ngữ này lại mang ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Như đã phân tích ở trên, ngành hàng Retail mô tả các doanh nghiệp bán trực tiếp hàng hoá và dịch vụ tới người tiêu dùng (thường là người tiêu dùng cuối), những sản phẩm này có thể tiêu dùng được (consumable) và cũng có thể là không.
Ví dụ như nhà bán lẻ Walmart bán các sản phẩm có thể tiêu dùng được nhưng nhà bán lẻ Ikea lại bán mặt hàng nội thất và tất nhiên là không tiêu dùng được.
Ngược lại, với CPG (Consumer Packaged Goods), cụm từ “Consumer” mang ý nghĩa là tiêu dùng được (cũng tương tự chữ cái “C” trong ngành hàng FMCG), CPG có mối quan hệ chăt chẽ với FMCG và là “tập cha” của FMCG.
Các doanh nghiệp CPG cũng có thể là các doanh nghiệp Retail, tức Retailer và ngược lại, các doanh nghiệp Retail cũng có thể là doanh nghiệp CPG.
Ví dụ, các gã khổng lồ bán lẻ như Amazon cũng tự sản xuất và bán các nhãn hàng riêng (Private Label), điều này có nghĩa là họ vừa là doanh nghiệp bán lẻ vừa là doanh nghiệp CPG khi họ cũng có sản xuất, đóng gói và bán cho người tiêu dùng (cuối).
Tuy nhiên, trong thực tế, các doanh nghiệp này thường tập trung chính vào ngành hàng chính của họ, tức là các doanh nghiệp CPG sẽ chỉ tập trung sản xuất đóng gói sau đó bán hàng thông qua hệ thống các doanh nghiệp Retail.
Ngược lại, các doanh nghiệp Retail thường ít khi tự sản xuất và đóng gói (vì không hiệu quả – bạn có thể tự kiểm chứng điều này bằng việc khi bạn đi các siêu thị như Big C, có rất nhiều nhãn hàng mang thương hiệu riêng của Big C nhưng dường như rất ít người tiêu dùng quan tâm) mà thay vào đó họ chỉ đóng vai trò chình là Retailer, nhập hàng từ doanh nghiệp CPG và bán lại cho người tiêu dùng cuối.
Do đó, một trong những điểm khác biệt nữa giữa Retail và CPG đó là đối tượng khách hàng mà các doanh nghiệp này bán hàng và phục vụ.
Đối tượng khách hàng của Retail thường là người tiêu dùng cuối. Còn đối tượng của các doanh nghiệp CPG hay FMCG là các nhà bán lẻ hay đại lý phân phối trung gian khác.
Sự khác biệt giữa FMCG và Retail là gì?
Sự khác biệt giữa FMCG và Retail là gì?
Vì FMCG là “tập con” của CPG, sự khác biệt giữa FMCG và Retail cũng tương tự như cách mà CPG tách biệt với Retail.
Trong khi các doanh nghiệp FMCG như Vinamilk hay Masan liên quan đến việc bán hàng hoá thông qua các doanh nghiệp Retail (chẳng hạn như Big C hay Co.op Mart), Retailer là đơn vị bán lại hàng hoá đó cho người tiêu dùng cuối (chẳng hạn như việc bạn đi siêu thị Big C và mua sữa Vinamilk).
Về mặt tổng thể trong toàn bộ chuỗi cung ứng (supply chain), Retail là mắt xích cuối cùng cung cấp hàng hoá và tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng.
Sự khác biệt giữa Retail (Retailer) và Wholesaling (Wholesaler) là gì?
Retail hay Retailer sẽ là đơn vị bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối và do đó họ thường bán với số lượng nhỏ và giá bán là mức giá cuối cùng mà người tiêu dùng phải trả.
Ngược lại, Wholesaling hay Wholesaler tức các doanh nghiệp bán buôn (bán sỉ) sẽ bán với số lượng lớn và thường là kèm mức giá chiết khấu cho các đơn vị bán lẻ khác (hoặc cũng có thể là cá nhân người tiêu dùng muốn mua với số lượng lớn).
“Khách hàng” của Wholesaler là Retailer, còn khách hàng của Retailer là End-consumer, tức người tiêu dùng cuối.
Một số lưu ý về khái niệm Retail mà bạn nên hiểu.
Ngành hàng Retail là thuật ngữ đề cập đến tất cả các doanh nghiệp kinh doanh có liên quan đến việc bán lẻ hàng hoá là sản phẩm hoặc dịch vụ tới người tiêu dùng cuối.
Các sản phẩm được bán bởi các doanh nghiệp Retail có thể là hàng tiêu dùng được (consumable) hoặc cũng có thể là không (non – consumable), như MarketingTrips đã đưa ra ví dụ ở trên.
Các doanh nghiệp Retail tức Retailer thường đóng vai trò như là trung gian phân phối cho các sản phẩm từ doanh nghiệp FMCG hay CPG. Trong khi họ hoàn toàn có thể “đóng cả 2 vai”, tuy nhiên vì tính hiệu quả thấp mà điều này ít khi diễn ra trong thực tế.
Với tư cách là những người làm Marketing, bạn có thể làm việc ở các doanh nghiệp Retail chẳng hạn như cho Tiki (bán lẻ thương mại điện tử) hoặc cho các thương hiệu được phân phối bởi các doanh nghiệp đó, chẳng hạn như cho Nike (được bán trên Tiki).
Mô hình kinh doanh Retail hay Retail Business Model là gì?
Cũng tương tự bất cứ doanh nghiệp nào khác và hiện đang kinh doanh trong ngành hàng chính là gì, các doanh nghiệp Retail cũng có các mô hình kinh doanh riêng.
Khái niệm mô hình doanh Retail đề cập đến cách thức một doanh nghiệp bán lẻ (Retailer) nào đó xây dựng giá trị cho khách hàng của họ, cho chính doanh nghiệp họ và cao hơn nữa là cho cộng đồng.
Mô hình doanh Retail tập trung vào các hoạt động hay chiến lược bán lẻ, cách thức bán hàng, quảng cáo, hay tương tác với nhóm người tiêu dùng cuối.
Tổng quan về ngành công nghiệp Retail (Retail Industry).
Như đã đề cập ở phần đầu bài, toàn bộ thị trường Retail toàn cầu có giá trị khoảng 27.000 tỷ USD vào năm 2022, trong đó, doanh số đến từ các cửa hàng bán lẻ vật lý (Physical Retail) là khoảng gần 20.000 tỷ USD, phần còn lại thuộc về bán lẻ thương mại điện tử (eCommerce Retail).
Ngành Retail liên quan đến việc bán hàng hóa và dịch vụ cho người tiêu dùng. Các giao dịch mua bán diễn ra thông qua các kênh phân phối khác nhau trên một loạt các ngành công nghiệp ngày càng phát triển, chẳng hạn như thực phẩm, xe hơi, may mặc hay điện tử.
Trong khi Physical Retail (in-store Retail) vẫn là kênh thống trị trên thị trường này, các hình thức bán lẻ phi cửa hàng khác cũng đang ngày càng trở nên phổ biến hơn.
Các kênh Retail trực tuyến hay thương mại điện tử đang dần chiếm thị phần lớn hơn ở nhiều ngành hàng trên các thị trường khác nhau trên toàn cầu.
Bên cạnh đó, để mở rộng quy mô kinh doanh, nhiều Retailer chọn cách vận hành theo mô hình đa kênh (omni channel), nhằm mục tiêu tích hợp cả các kênh trực tuyến lẫn ngoại tuyến một cách liền mạch nhất.
Các thị trường Retail (Retail Market) hàng đầu thế giới.
Tính đến thời điểm hiện tại, Mỹ vẫn là thị trường Retail lớn nhất toàn cầu, trong đó có gã khổng lồ Walmart, Amazon và Costco.
Vào năm 2021, tổng thị trường Retail của Mỹ đạt doanh thu hơn 6500 tỷ USD, đứng trước thị trường lớn thứ 2 là Trung Quốc với giá trị khoảng 2000 tỷ USD vào năm 2020.
Ấn Độ là thị trường lớn thứ 3 với giá trị ước tính đạt 1200 tỷ USD vào năm 2021.
Tại Châu Âu, Vương quốc Anh và Đức là hai trong số các thị trường Retail hay Bán lẻ hàng đầu. Năm 2021, doanh số bán lẻ ở Anh đạt hơn 465 tỷ bảng Anh, tương đương khoảng 560 tỷ euro, trong khi Đức ghi nhận doanh thu bán lẻ trị giá khoảng 586 tỷ euro.
Xu hướng trọng tâm của thị trường Retail toàn cầu là: Tính bền vững
Trong những năm gần đây, tính bền vững đã trở thành một trong những thước đo quan trọng đối với cả các nhà bán lẻ và người tiêu dùng.
Trong khi với nhiều người tiêu dùng, họ xem việc mua các sản phẩm gắn liền với tính bền vững không chỉ có lợi cho họ mà còn cho cả động đồng, với các doanh nghiệp, tính bền vững cùng với đó là ESG hay CSR là những quy tắc cần có để có được sự chú ý của các nhà đầu tư cũng như tuân thủ các quy định từ phía chính phủ.
Trong một cuộc khảo sát, hơn 1/3 người tiêu dùng cho biết nếu giá cả là tương đương, họ sẽ ưu tiên lựa chọn các sản phẩm bền vững nhiều hơn.
Các loại hình kinh doanh Retail chính phổ biến nhất hiện nay là gì?
Các loại hình kinh doanh Retail chính phổ biến nhất hiện nay là gì?
Hiện nay, có 3 loại hình kinh doanh Retail chính:
brick-and-mortar Retail.
Là loại hình kinh doanh trong đó các doanh nghiệp bán hàng hoá trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua các cửa hàng vật lý (Physical Stores/Outlets). Theo số liệu từ Statista, thị phần của loại hình này vẫn chiếm thế chủ đạo với khoảng gần 75% tổng doanh số của toàn ngành Retail.
Những đại siêu thị như Walmart, hay siêu thị Co.op Mart tại Việt Nam là những ví dụ cho loại hình kinh doanh hay phân phối này.
Online hay eCommerce Retail.
Chiếm khoảng 25% thị phần còn lại trong ngành Retail, eCommerce Retail, tức Bán lẻ thương mại điện tử (Bán lẻ trực tuyến) cũng là loại hình đang phát triển với tốc độ chóng mặt trên toàn cầu.
Ở nhiều thị trường, doanh số bán lẻ thương mại điện tử còn cao hơn cả doanh số đến từ các cửa hàng vật lý truyền thống.
Tính đến 2022, doanh số eCommerce Retail toàn cầu có giá trị khoảng hơn 5000 tỷ USD.
Mobile Retail.
Ngoài 2 loại hình phổ biến mang tính đại diện nói trên, ngành Retail còn có một loại hình khác đó là Mobile Retail, đề cập đến tất cả các giao dịch mua bán trên thị trường bán lẻ được thực hiện thông qua thiết bị đi động.
Về bản chất, Mobile Retail là 1 phần của eCommerce Retail (bao gồm cả PC, Tablet… Retail và Mobile Retail), tuy nhiên khi ngày càng có nhiều người tiêu dùng sử dụng điện thoại di động làm phương tiện giải trí và mua sắm chính, cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng (app/platforms) thương mại điện tử, Mobile Retail dần được tách ra như là một loại hình kinh doanh Retail riêng.
Mối quan hệ giữa Retail và Thương mại điện tử (eCommerce) là gì?
Nếu như trước đây, ngành hàng Retail hay Bán lẻ gắn liền với thương mại truyền thống (Traditional Commerce), tức người tiêu dùng chủ yếu mua hàng từ các cửa hàng tạp hoá (gần nhà), các siêu thị, các cửa hàng tiện lợi, chợ và hơn thế nữa, thì giờ đây, khi người tiêu dùng toàn cầu đang ưu tiên mua sắm từ các kênh thương mại điện tử, khi thương mại điện tử (eCommerce) đang mang lại những tiện ích mà các cửa hàng truyền thống không thể có được, mọi thứ đã thay đổi tương đối nhiều.
Theo một báo cáo của Nielsen, các hàng hóa phổ biến nhất được mua qua các kênh trực tuyến liên quan đến thời trang, sản phẩm điện tử hay thậm chí là xe hơi, những sản phẩm vốn trước đây chỉ được mua tại các cửa hàng vật lý.
Trong khi có vô số các thị trường trên toàn cầu, nơi người tiêu dùng ưu tiên mua sắm qua thương mại điện tử nhiều hơn, thậm chí là vượt qua doanh số của các cửa hàng truyền thống, một bài toán đặt ra cho hầu hết các doanh nghiệp Retail đó là cần quan tâm nhiều hơn đến thương mại điện tử, dù chỉ là một phần hay toàn bộ hệ thống kinh doanh.
Các doanh nghiệp hay thương hiệu có giá trị nhất toàn cầu trong ngành hàng Retail.
Theo bảng xếp hạng mới nhất tính đến 2022 từ Forbes, Top 10 doanh nghiệp Retail tức Retailer có giá trị nhất toàn cầu bao gồm:
Amazon – Mỹ
Walmart – Mỹ
Alibaba – Trung Quốc
CVS – Mỹ
Home Depot – Mỹ
Costco – Mỹ
Target – Mỹ
Walgreens – Mỹ
Lowe’s – Mỹ
Inditex – Tây Ban Nha.
Hầu hết các thương hiệu Retail lớn nhất toàn cầu đều đến từ Mỹ.
FAQs – Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến ngành hàng Retail là gì?
Retail Strategy là gì?
Là chiến lược bán lẻ. Trong ngành Retail, khái niệm chiến lược hay kế hoạch chiến lược đề cập đến các sứ mệnh, tầm nhìn hay định hướng chung nhằm mục tiêu tối ưu hoá sự kết hợp giữa cả sản phẩm và dịch vụ bán lẻ để từ đó nâng cao trải nghiệm của người tiêu dùng.
Bởi yếu tố môi trường kinh doanh, các nhà xây dựng Retail Strategy thường sẽ tổ chức các đợt nghiên cứu thị trường sâu rộng cùng với đó là các bản phân tích cơ hội, xu hướng (vĩ mô và vi mô) cũng như điểm mạnh yếu của doanh nghiệp (theo mô hình ma trận SWOT) trước khi đưa ra các quyết định chiến lược cuối cùng.
Retail Marketing là gì?
Cũng có phần tương tự Digital Marketing hay eCommerce Marketing, khái niệm Retail Marketing đề cập đến các hoạt động marketing trong các doanh nghiệp bán lẻ.
Các hoạt động marketing tại các doanh nghiệp bán lẻ thường diễn ra theo mô hình marketing hỗn hợp tức Marketing Mix hoặc IMC, người làm marketing theo đó thực thi tất cả các hoạt động liên quan đến chiến lược giá bán, khuyến mãi, phân phối, sản phẩm, quảng cáo, email marketing và hơn thế nữa.
Retail Store là gì?
Là các cửa hàng bán lẻ, nơi người tiêu dùng có thể mua sản phẩm với số lượng nhỏ (hoặc cũng có thể nhiều hơn) với giá bán cuối cùng (giá bán lẻ) mà họ phải trả.
Giá Retail là gì?
Là giá bán lẻ, chính là mức giá cuối cùng mà người tiêu dùng phải trả để có được một sản phẩm nào đó. Ngược lại với giá bán lẻ là giá bán sỉ hay giá bán buôn (Giá Wholesale), nơi người mua có thể nhận được một khoản chiết khấu (discount) nhất định. Người mua sỉ với giá sỉ có thể bán lẻ lại với giá bán lẻ để kiếm lời từ khoản chiết khấu chênh lệch.
Retail Sales là gì?
Retail Sales có thể hiểu là kinh doanh ngành hàng bán lẻ hoặc doanh số bán lẻ, khái niệm đề cập đến các hoạt động kinh doanh trong ngành Retail hoặc quy mô (tính bằng tiền) của toàn ngành.
Physical Retail là gì?
Là sự kết hợp giữa bán lẻ vật lý (physical) và bán lẻ kỹ thuật số (digital).
Never Pay Retail là gì?
“Never Pay Retail” là một câu nói phổ biến tạm hiểu là bạn nên luôn cố gắng để có thể mua các sản phẩm với giá thấp hơn giá bán lẻ thông thường. Ý tưởng chính ở đây là nếu bạn sẵn sàng tìm kiếm và trả giá, bạn thường có thể tìm thấy cùng một sản phẩm nhưng với giá thấp hơn. Never Pay Retail thường được sử dụng trong bối cảnh hàng tiêu dùng (FMCG) như quần áo, đồ điện tử và đồ gia dụng.
Retail management là gì?
Retail management có nghĩa là Quản trị bán lẻ, khái niệm thường được sử dụng trong ngành Retail để mô tả toàn bộ quá trình kinh doanh bán Bán lẻ hoặc trong các trường đại học hoặc cao đẳng (như là một ngành nghề đào tạo).
Retail Sector là gì?
Retail Sector là phân khúc, mảng hay khối bán lẻ. Khái niệm thường được sử dụng để mô tả về ngành retail trong một bối cảnh so sánh với một ngành hay mảng kinh doanh khác ví dụ Wholesale (Bán sỉ).
Kết luận.
Thông qua bài viết phân tích tương đối chi tiết từ MarketingTrips ở trên, hy vọng bạn có thể hiểu được những lý thuyết căn bản về một trong những ngành kinh doanh có giá trị nhất toàn cầu đó là Retail hay còn được gọi là Bán lẻ. Từ việc hiểu bản chất của Retail là gì, các mô hình kinh doanh trong ngành hàng Retail đến các nội dung bổ sung khác trong ngành.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo một nguồn tin mới đây được tiết lộ, mạng xã hội Instagram sẽ sớm hiển thị quảng cáo trên các tài khoản cá nhân (profile) đồng thời chia sẻ doanh thu quảng cáo với những người dùng này.
Instagram sẽ sớm hiển thị quảng cáo trên các tài khoản cá nhân
Với hầu hết các nền tảng mạng xã hội, thành công của các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) chính là thành công của các nền tảng, nói một cách dễ hiểu hơn, khi các nhà sáng tạo kiếm được càng nhiều tiền, các nền tảng càng có nhiều cơ hội hơn để tiếp tục phát triển và hơn thế nữa.
Điều này giải thích tại sao, bên cạnh các chương trình hay quỹ hỗ trợ trực tiếp từ nền tảng, những ứng dụng như Instagram, Facebook hay TikTok còn ra mắt các tính năng khác “giúp” người dùng “donate” trực tiếp thêm cho nhà sáng tạo.
Trong một bài đăng, CEO Meta nói rõ quan điểm:
“Instagram là nơi để những nhà sáng tạo có thể ‘kiếm sống’ “.
“Chúng tôi đang hướng tới một tương lai mới, nơi nhiều người hơn có thể làm các công việc sáng tạo mà họ yêu thích và chúng tôi cũng mong muốn các nền tảng như của chúng tôi đóng một vai trò nhất định trong việc biến điều đó thành hiện thực.”
Trong một bài đăng trên trang cá nhân, CEO Mark Zuckerberg cũng thông báo rằng Meta sẽ không cắt giảm doanh thu của các nhà sáng tạo từ các tính năng kiếm tiền, sẽ chia sẻ nhiều cách hơn để họ có thể bắt đầu xây dựng và kiếm tiền từ Metaverse và hơn thế nữa.
Bên cạnh đó, hàng loạt các chương trình như “Chương trình khuyến khích nhà sáng tạo” để thưởng cho những nhà sáng tạo có bài đăng chất lượng trên Instagram, “Quỹ nhà sáng tạo”, hay mới đây là cho phép nhà sáng tạo kiếm tiền từ thương hiệu và người hâm mộ thông qua các sản phẩm NFTs (trên cả Facebook và Instagram).
Việc hỗ trợ các nhà sáng tạo kiếm tiền không còn là điều mới, gần đây, Instagram công bố sẽ hiển thị quảng cáo trên trang cá nhân của người dùng (profile).
Quảng cáo sẽ xuất hiện trên các tài khoản Instagram công khai và nằm ở giữa các bài đăng, điều này có nghĩa là, nếu bạn truy cập vào trang cá nhân (Feed) của một người dùng nào đó, bạn sẽ thấy quảng cáo ở đó.
Trong quá trình thử nghiệm, Instagram sẽ bắt đầu chia sẻ doanh thu quảng cáo cho những người dùng này như cách mà các nền tảng chia sẻ với nhà sáng tạo.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Meta cho biết, công ty sẽ sớm bổ sung tính năng phản hồi trên nền tảng mạng xã hội Facebook để thăm dò ý kiến người dùng đối với các nội dung mà họ muốn, hoặc không muốn xuất hiện trên bảng tin (News Feed).
Facebook sẽ để người dùng góp ý về thuật toán của nền tảng
Đây là một phần trong nỗ lực mới nhằm cạnh tranh với mạng xã hội video ngắn TikTok của ByteDance và “cấp quyền” nhiều hơn cho phép người dùng xem các bài đăng từ những tài khoản mà họ không theo dõi.
Cụ thể, nhiều người dùng hơn sẽ sớm có thêm nút “Hiển thị thêm” (show-more) và “Hiển thị ít đi” (show-less) ở các bài đăng xuất hiện trên trang tin chính, đem tới một cách tương tác trực tiếp hơn để nói với công ty rằng họ đang thích hay không thích nội dung gì.
Facebook sẽ sử dụng phản hồi đó để tạm thời thay đổi mục nội dung của người xem, từ đó cải thiện tính năng “Khám phá” (Discovery) trên các ứng dụng của nền tảng và hiển thị các bài đăng, video mới từ những người khác mà người dùng chưa từng theo dõi (follow).
Mặc dù Meta đã cá nhân hoá nguồn cấp dữ liệu người dùng trên Facebook và Instagram thông qua các chỉ báo như Likes (thích) và Follows, nhưng các nút tính năng mới “show-more” và “show-less” lại mang tính tạm thời và trực tiếp hơn.
Tom Alison, người đứng đầu ứng dụng lõi của Facebook, cho biết việc sử dụng các nút mới sẽ tác động đến kết quả thuật toán tìm kiếm trong khoảng 30 – 60 ngày, cũng như giúp xác định được loại tài khoản nào sẽ xuất hiện ở trang tin.
Trước đó, CEO Mark Zuckerberg từng nói, cải thiện tính năng “Khám phá” là trọng tâm chính của Meta.
Tính năng này cũng được coi là một trong những thế mạnh có trong thuật toán của TikTok, đối thủ mà Facebook đã dành nhiều thời gian và nguồn lực để xây dựng sản phẩm chia sẻ video ngắn cạnh tranh có tên là Reels.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Facebook vừa giới thiệu giải pháp quảng cáo mới, hướng nhắm mục tiêu quảng cáo tập trung vào quyền riêng tư đồng thời cập nhật những tính năng nhắm mục tiêu tự động mới.
Facebook giới thiệu giải pháp nhắm mục tiêu quảng cáo mới
Kể từ khi bản cập nhật ATT mới của Apple có hiệu lực, Facebook là một trong những nền tảng quảng cáo bị ảnh hưởng nhiều nhất, chỉ riêng năm 2022, Facebook dự kiến mất khoảng 10 tỷ USD vì người dùng chọn không bị theo dõi dữ liệu trong ứng dụng.
Trong bối cảnh này, Facebook vừa thông báo ra mắt một loạt các giải pháp quảng cáo mới. Trước hết, Facebook đang cập nhật một số tính năng mới với bộ giải pháp Facebook Advantage.
Theo giải thích của Facebook:
“Chúng tôi đang triển khai nhóm đối tượng tùy chỉnh trong Advantage (Advantage custom audience), một sản phẩm tự động hóa nhắm mục tiêu mới giúp tối ưu hoá nhóm đối tượng tùy chỉnh của nhà quảng cáo để từ đó có thể tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.
Nhóm đối tượng này tương tự nhóm đối tượng tương tự (Lookalike audience) trước đây, tính năng giúp nhà quảng cáo tìm kiếm những người tương tự những người đã từng quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Ngoài việc Advantage cũng sẽ có các cấp độ lựa chọn 1%, 5% hoặc 10% tương tự như trong Lookalike audience, nền tảng sẽ ưu tiên phân phối quảng cáo nhiều hơn cho mọi người có trong nhóm đối tượng tuỳ chình.”
Tiếp đó, Facebook cũng đang cập nhật mới cho quảng cáo Click to Messenger (gửi tin nhắn trực tiếp), trong đó ưu tiên phân phối quảng cáo đến những người có nhiều khả năng mua hàng hơn trong phần tin nhắn.
Facebook cho biết:
“Thông thường, chúng tôi sẽ hiển thị quảng cáo Click to Messenger cho những người có nhiều khả năng bắt đầu cuộc trò chuyện với doanh nghiệp trên cả WhatsApp, Messenger hoặc Instagram Direct.
Với bản cập nhật mới này, chúng tôi sẽ ưu tiên hiển thị quảng cáo tới những người dùng có khả năng tương tác sâu hơn và mua hàng nhiều hơn trong phần tin nhắn.”
Facebook cũng đang bổ sung một định dạng quảng cáo tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới (Lead Generation), định dạng này sẽ đưa khách hàng đến với Messenger hoặc một biểu mẫu (Form), tùy thuộc vào định dạng mà khách hàng có nhiều khả năng tương tác nhất.
Ngoài ra, Facebook cũng đang thử nghiệm một số cải tiến mới với các giải pháp quảng cáo tập trung vào quyền riêng tư (Privacy-Focused Ad Targeting), bao gồm cả sản phẩm hỗ trợ đo lường mới dựa trên quyền riêng tư, Private Lift Measurement.
Cuối cùng, với mục tiêu hỗ trợ các nhà quảng cáo trong kỹ nguyên kết nối kỹ thuật số mới, Facebook đang hợp tác với nền tảng giáo dục trực tuyến Coursera để ra mắt khoá học miễn phí mới mang tên “Metaverse là gì” (What’s the Metaverse).
Theo giải thích của Facebook:
“Khóa học miễn phí này sẽ giải thích cho bạn biết Metaverse thực sự là gì, những gì nó nên được hiểu trong bối cảnh hiện tại và ý nghĩa của nó đối với tương lai của công việc, giải trí, cuộc sống và hơn thế nữa.
Chúng tôi đang kết hợp với các đối tác như Coursera để cung cấp cho mọi người, doanh nghiệp, nhà sáng tạo và nhà phát triển những công cụ cần thiết nhất để có thể thành công hơn khi Metaverse chính thức hình thành.”
Bạn có thể đăng ký trước khoá học miễn phí này tại đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Công ty mẹ Facebook, Meta vừa thông báo sẽ đóng cửa nền tảng xuất bản nội dung (Newsletter Platform) Bulletin sau 18 tháng ra mắt.
Facebook sẽ đóng cửa nền tảng xuất bản nội dung Bulletin từ đầu 2023
Sau thông tin sẽ sa thải hàng loạt nhân sự mới đây, Meta vừa thông báo sẽ đóng cửa nền tảng xuất bản Bulletin sau khoản 18 tháng ra mắt.
Bulletin được ra mắt vào tháng 4 năm 2021, trong bối cảnh thị trường xuất bản nội dung đang phát triển mạnh. Cũng tương như nền tảng đối thủ Substack, Bulletin sau đó không ngừng phát triển khi thu hút được hàng hoạt các nhà xuất bản tham gia.
Mạng xã hội Twitter cũng đã mua lại nền tảng bản tin Revue và vào thời điểm đó, hầu hết các nền tảng này đều có thể mang lại một nguồn thu nhập bổ sung đáng kể cho các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator, Content Writer), bên cạnh các nền tảng mạng xã hội khác như Instagram hay TikTok.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khi thị trường dần trở nên kém hấp dẫn hơn, và bản thân Meta cũng muốn tập trung vào ứng dụng Facebook nhiều hơn, nền tảng này đã quyết định đóng cửa Bulletin dự kiến là đầu năm 2023.
Theo thông tin từ The Wall Street Journal, Meta gần đây đang dần thu hẹp các khoản đầu tư vào các dự án phát triển nội dung gốc (Original Content) và tập trung nhiều hơn vào việc xây dựng Nền kinh tế nhà sáng tạo (Creator Economy).
Cụ thể, nền tảng video dạng ngắn Reels sẽ là trọng tâm chính của Meta cho tương lai của Nền kinh tế nhà sáng tạo, định dạng hiện đang giúp thúc đẩy nhiều lượt xem hơn, tương tác nhiều hơn và là xu hướng lớn mà Meta đang theo đuổi hiện nay.
Theo Meta:
“Bulletin đã giúp chúng tôi học hỏi được nhiều thứ về mối quan hệ giữa Nhà sáng tạo và khán giả mục tiêu của họ, cũng như cách hỗ trợ họ tốt hơn thông qua việc xây dựng cộng đồng trên Facebook.
Mặc dù đóng cửa Bulletin, chúng tôi vẫn cam kết hỗ trợ cho sự thành công và phát triển của những nhà sáng tạo trên các nền tảng khác của chúng tôi.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu về chủ đề Quiet Quitting như: Quiet Quitting là gì, tại sao nhân viên chọn Quiet Quitting, văn hoá Quiet Quitting và Hustle, những dấu hiệu chính để nhận biết Quiet Quitting là gìvà hơn thế nữa.
Quiet Quitting là gì?
Được nổi lên trong thời gian gần đây chủ yếu xuất phát từ các doanh nghiệp phương Tây, Quiet Quitting là thuật ngữ được sử dụng trong phạm vi quản lý nhân sự mà rộng hơn là văn hoá doanh nghiệp (gắn liền với các thế hệ).
Trong khi đây thực sự không phải là một thuật ngữ mới, Quiet Quitting hay Nghỉ việc trong yên lặng (hoặc nghỉ việc trong im lặng) đã trở nên phổ biến hơn trong thời gian gần đây, đặc biệt là liên quan đến Gen Z (thế hệ Z).
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Những dấu hiệu chính để nhận biết Quiet Quitting là gì?
Doanh nghiệp hay người sử dụng lao động có thể làm gì để hỗ trợ nhân viên và cải thiện tình trạng Quiet Quitting.
Đặc quyền im lặng của Gen Z trước bối cảnh Quiet Quitting.
FAQs – Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Quiet Quitting là gì?
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Quiet Quitting là gì?
Quiet Quitting trong tiếng Việt có thể hiểu là Nghỉ việc trong yên lặng hoặc Nghỉ việc trong im lặng, là một kiểu ứng dụng của các quy tắc làm việc, trong đó nhân viên chỉ làm việc trong những giờ theo quy định (thường là có trong hợp đồng làm việc), và chỉ tương tác với nhau trong những giờ này.
Trong khi nhiều người vẫn lầm tưởng Quiet Quitting là Bỏ việc nhanh chóng hay Nghỉ việc ngay lập tức, bản chất thuật ngữ này lại không mang ý nghĩa đó.
Quiet Quitting liên quan nhiều hơn đến việc nhân viên hay người lao động chỉ làm (chính xác) những gì mà công việc của họ yêu cầu (có trong bản mô tả công việc – JD).
Quiet Quitting là hoặc là “Hãy yên lặng và đừng làm phiền” (Quite) hoặc là “Sẽ nghỉ việc” (Quitting).
Quiet Quitting và Hustle Culture.
Như đã phân tích ở trên, mặc dù thuật ngữ Quiet Quitting nghe có vẻ như nó ám chỉ ai đó đang bỏ việc, nhưng thực chất những gì nó mô tả lại là một “cuộc nổi loạn” nhằm mục tiêu chống lại văn hóa hối hả (Hustle Culture), nơi mà nhân viên được yêu cầu làm việc xuyên thời gian hay thậm chí là làm những công việc vốn không thuộc phận sự của họ.
Trong khi bản chất đây không phải là một thuật ngữ mới, dưới sự ảnh hưởng của Covid-19 đã làm gián đoạn cuộc sống cũng như cách thức làm việc của phần lớn doanh nghiệp và nhân viên, Quiet Quitting trở nên phổ biến hơn trong thời gian gần đây.
Trong khoảng thời gian diễn ra cái được gọi là “Làn sóng từ chức vĩ đại” (Great Resignation), 71,6 triệu người đã rời bỏ công việc của họ từ tháng 4 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022, trung bình 3,98 triệu người bỏ việc hàng tháng. Vào tháng 6 năm 2022, số người bỏ việc lên tới 4,2 triệu người. (theo Cục Thống kê Lao động Mỹ).
Không chỉ là từ chức, nhiều nhân viên cũng muốn hạn chế khối lượng công việc của họ và chỉ làm “đúng giờ, đúng phận sự”.
Văn hoá Quiet Quitting chính thức “đàn áp” văn hoá hối hả làm việc Hustle Culture.
Lịch sử hình thành khái niệm Quiet Quitting.
Khái niệm Quiet Quitting lần đầu được đặt ra tại một hội nghị về chuyên đề kinh tế học vào tháng 9 năm 2009 bởi nhà kinh tế học Mark Boldger (Theo Wikipedia).
Mặc dù thuật ngữ này được giới thiệu chính thức vào năm 2009, các khía cạnh hay bản chất của nó thì vốn đã tồn tại ở nhiều nơi làm việc đại chúng khác nhau.
Vào năm 2022, Quiet Quitting trở nên phổ biến hơn nhờ mạng xã hội, mà cụ thể là nhờ vào 1 viral video trên TikTok. Cùng năm đó, Gallup, một tổ chức về nghiên cứu và tư vấn đã phát hiện ra rằng khoảng 1/2 lực lượng lao động tại Mỹ là những Quiet Quitters.
Tại sao nhân viên lại có xu hướng Quiet Quitting.
Quiet Quitting có thể là một thuật ngữ phổ biến đặc biệt là trong bối cảnh hiện tại, những gì mà nó mô tả lại không hề mới.
Người lao động từ lâu đã dần dần rời bỏ công việc của họ một cách yên lặng để tìm kiếm một điều gì đó mới mẻ, cho dù đó là vì mức lương thấp, khối lượng công việc quá nặng, quá stress, tình trạng kiệt sức, thiếu cơ hội thăng tiến và hơn thế nữa.
Theo một cuộc khảo sát của Asana, 7 trong số 10 nhân viên làm việc tại văn phòng gặp phải tình trạng kiệt sức trong năm 2021.
Kết quả báo cáo cũng chỉ ra rằng những nhân viên càng bị kiệt sức thì họ sẽ càng sẽ ít gắn bó hơn, mắc nhiều sai lầm hơn, kết quả là họ sẽ rời bỏ công ty.
Đại dịch Covid-19 một lần nữa đã khiến Quiet Quitting trở thành tâm điểm chú ý của cả cá nhà lãnh đạo doanh nghiệp lẫn người lao động vì nó đã làm xáo trộn hoàn toàn văn hoá của doanh nghiệp.
Theo báo cáo Xu hướng Nhân tài Toàn cầu 2022 của LinkedIn (LinkedIn Global Talent Trends 2022), nhiều người lao động đang suy nghĩ lại về cách họ làm việc, đặt câu hỏi về sự nghiệp của họ và tìm kiếm sự cân bằng nhiều hơn giữa công việc và cuộc sống (work-life balance).
Một cuộc khảo sát năm 2021 từ Gallup cũng cho thấy chỉ 36% số người lao động cho biết họ đang gắn bó với công việc của họ.
Theo một cuộc khảo sát khác của LinkedIn lại tiếp tục cho thấy rằng, một số người đang tiếp tục công việc của họ nhưng vẫn tìm kiếm một công việc khác vì trong khi tìm việc mới họ vẫn kiếm được tiền lương ổn định và giữ được các quyền lợi khác từ công việc hiện tại.
Trong năm 2022, nhiều khu vực trên toàn cầu rơi vào tình trạng lạm phát cao lẫn suy thoái kinh tế, khi họ phải trả mọi thứ đắt đỏ hơn, họ tự hỏi tại sao họ nên làm việc chăm chỉ như vậy trong khi mức lương thậm chí còn thấp hơn.
Những dấu hiệu chính để nhận biết xu hướng Quiet Quitting là gì?
Những dấu hiệu chính để nhận biết Quiet Quitting là gì?
Tuỳ vào từng cá nhân và bối cảnh khác nhau, Quiet Quitting diễn ra theo những cách khác nhau, dưới đây là những dấu chính cho thấy các nhân viên đang có ý định rời đi trong yên lặng.
Không tham dự các cuộc họp;
Đến muộn hoặc về sớm;
Giảm năng suất;
Ít đóng góp ý kiến cho các dự án của nhóm;
Không tham gia việc lập kế hoạch hoặc các cuộc họp; và
Thiếu đam mê lẫn nhiệt huyết hay năng lượng làm việc.
Doanh nghiệp hay người sử dụng lao động có thể làm gì để hỗ trợ nhân viên và cải thiện tình trạng Quiet Quitting.
Như đã đề cập ở trên, nhân viên “Nghỉ việc trong yên lặng” chủ yếu là vì họ không hài lòng với những gì đang diễn ra. Do đó, cách lớn nhất để ngăn chặn điều này là cải thiện trải nghiệm của họ trong lẫn ngoài công việc.
Hãy nói chuyện với nhân viên, thu thập phản hồi của họ và thảo luận về những gì mà doanh nghiệp có thể làm để khiến họ cảm thấy được đánh giá cao hơn.
Tiếp theo, hãy đảm bảo rằng khối lượng công việc của họ là phù hợp, và nên có những ranh giới rõ ràng giữa công việc và cuộc sống, giúp họ giữ “work-life balance”.
Ngoài ra, việc giúp nhân viên quản lý căng thẳng và đảm bảo đặt sức khỏe tinh thần cũng là điều doanh nghiệp nên làm.
Doanh nghiệp nên khuyến khích nhân viên tự chăm sóc sức khỏe, hạn chế sự ảnh hưởng của các nền tảng kỹ thuật số (chẳng hạn như lạm dụng mạng xã hội).
Cuối cùng, doanh nghiệp nên xem xét lại các phúc lợi cá nhân cho nhân viên như mức thu nhập, lương thưởng, chế độ thăng tiến, tích cực các hoạt động xã hội và hơn thế nữa.
Nếu nhân viên của doanh nghiệp là Gen Z, điều này càng trở nên quan trọng hơn.
Đặc quyền im lặng của Gen Z trước bối cảnh Quiet Quitting.
Đặc quyền im lặng của Gen Z trước bối cảnh Quiet Quitting.
Trong quá khứ, tức với các thế hệ trước, mọi người thường được ca ngợi vì làm việc chăm chỉ. Thay vào đó, thế giới hiện đại ca ngợi sự thoải mái và cân bằng.
Hãy nghĩ đến cách mà mọi người đang làm việc từ xa: Sẽ không còn cảnh nhân viên ăn mặc chỉnh tề vào văn phòng nữa. Họ muốn nằm dài tại phòng khách, phòng làm việc, hay bất cứ nơi đâu họ muốn.
Thay vì mặc vest hay sơ mi, các tỷ phú như CEO Facebook Mark Zuckerberg hay CEO Apple chọn cách diện những bộ đồ hết sức đơn giản như áo thun và quần jean.
Quy tắc ăn mặc ở thế kỷ 21 của các nhà lãnh đạo, đặc biệt với các doanh nghiệp tại Mỹ phản ánh cách tiếp cận công việc của họ: “Đó chỉ là một cuộc chơi”.
Điều này ảnh hưởng đến cấp dưới là những nhân viên Gen Z của họ, những người luôn tìm vô vàn lý do để làm việc ít hơn và yêu cầu nhiều lợi ích hơn.
Thoát khỏi những doanh nghiệp có văn hoá xấu.
Những người ủng hộ thị trường tự do hay nói một cách dễ hiểu hơn là trong “nền kinh tế thị trường”, bạn hiểu rằng thứ bạn nhận được tương ứng với những gì mà bạn đã “cho đi”.
Nhiều Gen Z đang có xu hướng Quite Quitting vì những người trẻ không còn cảm thấy có động lực để cố gắng trong công việc. Và sự thật đúng như vậy.
Trong nhiều thập kỷ, các quy tắc về mức lương tối thiểu hay mức thu nhập trung bình đã không thể bắt kịp thứ gọi là lạm phát.
Tăng lương và Covid chỉ là một phần của bức tranh lạm phát. Trong nhiều thập kỷ, nhiều doanh nghiệp phương Tây đã phải vật lộn với sự phình to của chính họ.
Tạp chí Harvard Business Review ước tính rằng các doanh nghiệp Mỹ đã lãng phí 3 nghìn tỷ USD cho bộ máy hành chính của doanh nghiệp, với trung bình cứ 4 đến 5 nhân viên thì có một người quản lý – nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác được nghiên cứu.
Ở nhiều lĩnh vực khác nhau từ các doanh nghiệp F&B đến chăm sóc sức khỏe lẫn FMCG, nhiều người lao động cảm thấy mất tự do và bị bóc lột.
Những người lao động bình thường không còn “sở hữu” một phần công việc nhỏ có ý nghĩa của họ nữa hoặc được theo đuổi những mục tiêu cá nhân nữa.
Thay vào đó, họ cảm thấy mình như những mắt xích nhỏ trong một cỗ máy khổng lồ, họ phải chứng kiến khoản thu nhập hạn chế trong khi lợi nhuận của doanh nghiệp thì không ngừng phình to hơn.
Thay vì chỉ tay vào đạo đức làm việc của Gen Z, các doanh nghiệp tại Mỹ cũng như các doanh nghiệp khác trên toàn cầu nên đánh giá lại các phương thức quản lý của chính mình.
Tác động xấu của hiệu ứng Quite Quitting.
Về mặt tổng thể, việc thiếu cấu trúc và môi trường làm việc văn phòng, nhiều sự “đấu đá” trong nội bộ doanh nghiệp, cùng với đó là có ít động lực thăng tiến hơn, Gen Z đang tỏ ra thờ ơ hơn.
Đối với các doanh nghiệp tuyển dụng những nhân viên này, đặc biệt là trong bối cảnh suy thoái kinh tế, khi doanh nghiệp phải “gồng mình” để đủ khả năng tồn tại, Quite Quitting càng khiến cho mọi thứ tồi tệ hơn.
Doanh nghiệp sẽ phải cần một cú “come back” mới để bắt đầu xây dựng lại động lực làm việc cho nhân viên, khiến nhân viên yêu thích công việc nhiều hơn và hơn thế nữa.
Nhận diện vấn đề một cách thấu đáo.
Quite Quitting chỉ là một triệu chứng mới nhất của Gen Z cho sự thờ ơ. Ý tưởng về việc cần quan tâm nhiều hơn đến công việc và doanh nghiệp không còn quan trọng nữa, và sự kết hợp “nguy hiểm” giữa sự lười biếng và quyền lợi đã khiến Gen Z hoàn toàn không sẵn sàng cho công việc.
Người sử dụng lao động (phía doanh nghiệp) nên đối xử với những Quiet Quitters (những người nghỉ việc trong yên lặng) giống như cách họ đối xử với những nhân viên không thực hiện đầy đủ công việc của họ: Yêu cầu họ phải thay đổi hoặc bị sa thải.
Trong bối cảnh trước đây, khi nhiều nhân viên cần việc làm hơn (cung cao), việc sa thải một nhân có hiệu suất thấp là điều hết sức bình thường.
Tuy nhiên, trong môi trường kinh tế ngày nay, khi có ít người hơn cần việc làm – việc sa thải một nhân viên trở nên khó khăn hơn.
Mặc dù vậy, người sử dụng lao động cuối cùng sẽ bị tổn hại nhiều hơn nếu bất chấp mọi thứ để giữ chân một người làm việc kém hiệu quả.
Trong khi các thế hệ khác đều miệt mài làm việc. Hầu hết Gen Z đều mù quáng trước những thực tế khắc nghiệt của thế giới, họ mơ về những gì họ nghĩ rằng họ xứng đáng được hưởng. Trong khi mọi thứ không phải như vậy.
Thế hệ của sự thay đổi.
Trong khi các thế hệ khác đặt công việc lên trên tất cả, Gen Z lại khác. Kết quả là, Gen Z được biết đến là những nhóm người lười biếng, thích quyền lợi và “muốn qua mặt”.
Tuy nhiên, khi lạm phát và bất công xã hội tiếp tục tăng lên, Gen Z chỉ đơn giản là đang phân bổ lại thời gian cho các nguồn lực khác nhau, thứ có thể hỗ trợ nhu cầu của họ.
Điều các doanh nghiệp nên làm là ưu tiên sự linh hoạt, coi trọng yếu tố hiệu suất, tưởng thưởng và phạt xứng đáng cho những thành tích cũng như sự trì trệ.
Để gia tăng tỷ lệ gắn bó của nhân viên, các doanh nghiệp nên tập trung thu hút nhân viên bằng cách ưu tiên nhân viên nhiều hơn và cam kết hướng tới một ngày mai tốt đẹp hơn.
FAQs – Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Quiet Quitting là gì?
Quiet Quitting có nghĩa là gì?
Quiet Quitting đơn giản là khái niệm mô tả cách nhiều nhân viên tại nhiều doanh nghiệp đang ngày càng trở nên “nguyên tắc” hơn trong công việc của họ, chỉ làm việc trong giờ làm và làm đúng những gì cần làm (không làm quá).
Những nhân viên Quiet Quitting thường ít có cảm hứng với công việc, các hoạt động xã hội tại doanh nghiệp, và thích “đối đầu” với Sếp của mình.
Quiet Quitter là gì?
Là những người tạo nên xu hướng Quiet Quitting, họ chính là nhân vật chính, là những người “Nghỉ việc trong yên lặng”. Họ chọn cách né tránh các công việc ngoài giờ.
Xu hướng Quiet Quitting xuất phát từ quốc gia nào?
Như đã đề cập ở trên, xu hướng này vốn bắt đầu và phát triển rậm rộ tại Mỹ, nơi có nhiều tập đoàn khổng lồ với hàng trăm ngàn nhân viên toàn cầu.
Quiet Firing là gì trong Quiet Quitting?
Quiet Firing là thuật ngữ mang ý nghĩa đối lập với Quiet Quitting, và có nghĩa là “Sa thải trong yên lặng”, trong đó người sử dụng lao động hay chủ doanh nghiệp sẽ tìm cách sa thải nhân viên một cách gián tiếp thông qua các chính sách “nghèo nàn”.
Với Quiet Firing, người sử dụng lao động muốn nhân viên tự chủ động xin nghỉ việc.
Quiet Hiring là gì trong Quiet Quitting?
Cũng trong bối cảnh Quiet Quitting, Quiet Hiring mô tả cách các chủ doanh nghiệp chủ động trao nhiều quyền lợi và trách nhiệm hơn cho những nhân viên làm việc chăm chỉ, ngược lại với các Quiet Quitter.
Quiet Quitting TikTok là gì?
Mặc dù được xuất phát từ các doanh nghiệp phương Tây, xu hướng Quiet Quiting lại trở nên “lan truyền” nhanh hơn trên TikTok thông qua các video ngắn.
Hàng triệu lượt tìm kiếm về từ khoá Quiet Quitting cùng với đó là vô số các video được dựng lại và chia sẻ đã khiến thuật ngữ này trở thành “Trending” trên TikTok.
Quiet Quitting Meme là gì?
Cũng tương tự meme marketing hay bất cứ nơi nào có sử dụng meme, Quiet Quitting Meme đề cập đến các hình ảnh và video được chế lại (Meme) một cách hài hước theo xu hướng Quiet Quitting.
Kết luận.
Trong thế giới VUCA, khi mọi thứ ngày càng trở nên mơ hồ hơn và thay đổi nhanh hơn, bên cạnh việc không ngừng nỗ lực và xây dựng năng lực cá nhân, chúng ta còn cần quan tâm đến các yếu tố môi trường xung quanh nhiều hơn.
Một khi có thể nhận thức được Quiet Quitting là gì cũng như các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, dù bạn là chủ doanh nghiệp hay người lao động, bạn có nhiều cách hơn để đối diện và vượt qua các rào cản trong công việc và cuộc sống.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các nội dung về thuật ngữ marketing tập trung như: marketing tập trung là gì? Sự khác biệt giữa Marketing không phân biệt và Marketing tập trung là gì? một số ví dụ về chiến lược Marketing tập trung và hơn thế nữa.
Marketing tập trung là gì? Chiến lược Marketing tập trung
Marketing tập trung là gì?
Marketing tập trung là chiến lược ứng dụng marketing trong đó các doanh nghiệp hay thương hiệu tập trung từng hoạt động marketing cụ thể cho từng nhóm đối tượng mục tiêu hay thị trường cụ thể.
Với phương thức marketing tập trung, thay vì phát triển đồng thời nhiều phân khúc khác nhau, doanh nghiệp tập trung tạo ra từng chiến lược cho từng phân khúc (segment) thị trường khác nhau.
Thông thường, marketing tập trung được ưu tiên sử dụng bởi các công ty khởi nghiệp, các công ty có sản phẩm với phân khúc hẹp (niche products) và các doanh nghiệp nhỏ với ngân sách marketing hạn chế.
Ngoài ra, một chiến lược marketing tập trung cũng có thể hữu ích cho các doanh nghiệp vốn đã ổn định nhưng đang muốn ra mắt các sản phẩm mới.
Cũng giống như các hình thức marketing khác, marketing tập trung có các ưu và nhược điểm khác nhau, cụ thể, chúng chỉ tỏ ra hiệu quả đối với một số sản phẩm và dịch vụ nhất định.
Trong phạm vi bài viết này, chúng ta cũng sẽ khám phá sự khác biệt giữa một số khái niệm như: marketing phân biệt (differentiated marketing), marketing không phân biệt (undifferentiated marketing) và marketing tập trung (concentrated marketing).
Đồng thời, thảo luận về một số case study của các thương hiệu đã áp dụng thành công cách tiếp cận chiến lược này trên thị trường.
Marketing là gì?
Theo góc nhìn của MarketingTrips, Marketing là hoạt động tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.
Khái niệm này đã bao gồm rất nhiều quy trình của hoạt động Marketing như: nghiên cứu thị trường để tìm hiểu được nhu cầu thực sự của khách hàng (insights), nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu về giá, phân phối và tất nhiên kể cả những hoạt động xúc tiến (quảng cáo, PR, khuyến mãi, marketing trực tiếp, bán hàng cá nhân)…
Cho dù doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn đang hoạt động trong lĩnh vực nào, nhu cầu về marketing ra sao, tuỳ thuộc vào từng góc nhìn và cách tiếp cận, marketing được hiểu theo những cách tương đối khác nhau.
Để có thể tìm hiểu toàn diện về ngành marketing cũng như các lý thuyết về marketing, bạn có thể xem tại: marketing là gì
Sự khác biệt giữa Marketing không phân biệt và Marketing tập trung là gì?
Sự khác biệt giữa Marketing không phân biệt và Marketing tập trung là gì?
Hầu hết người tiêu dùng – và thậm chí là đối với nhiều người làm marketing – họ đã vốn quen thuộc với chiến lược undifferentiated marketing hay còn gọi là marketing không phân biệt hay tiếp thị không phân biệt (không khuyến khích dùng vì tiếp thị không phải là marketing) hoặc Marketing đại chúng (mass marketing).
Với kiểu tiếp cận này, các nhà marketer sử dụng cùng một thông điệp để tiếp cận đến toàn bộ đối tượng mục tiêu, thường là thông qua các kênh như quảng cáo truyền hình (TV), quảng cáo trên báo in (print ads), bảng quảng cáo (billboards) hoặc các định dạng quảng cáo mang tính đại chúng khác.
Bởi vì marketing không phân biệt không yêu cầu các đội nhóm marketing tạo ra nhiều thông điệp khác nhau và nhắm mục tiêu đến các phân khúc khác nhau, phần lớn kiểu tiếp cận này khá tiết kiệm về mặt chi phí.
Marketing không phân biệt cũng không yêu cầu các nghiên cứu thị trường chuyên sâu và không yêu cầu các thương hiệu liên tục thay đổi thông điệp của họ.
Tuy nhiên, bên cạnh một số lợi ích mà nó có thể mang lại, chiến lược này cũng có nhiều hạn chế nhất định như tỷ lệ trung thành của khách hàng sẽ thấp hơn, tỷ lệ tương tác yếu hơn hay dễ bị các đối thủ cạnh tranh “chen chân” vào hơn.
Sự khác biệt giữa chiến lược Marketing phân biệt và chiến lược Marketing tập trung.
Marketing phân biệt là hình thức trung gian giữa marketing đại chúng (mass marketing/mass media) và marketing tập trung.
Những người làm marketing sử dụng chiến lược này để tập trung vào hai hoặc nhiều phân khúc được xác định rõ ràng và phát triển thông điệp cho từng phân khúc khác nhau.
Kiểu tiếp cận này cho phép các marketer giải quyết tốt hơn nhu cầu của các phân khúc khách hàng riêng lẻ, trong khi vẫn cân bằng được giữa nhu cầu cần tiếp cận nhiều người hơn và thúc đẩy doanh thu cao hơn.
Ngược lại với các chiến lược marketing phân biệt, marketing tập trung chỉ tập trung vào một phân khúc cụ thể nhất định và dồn toàn bộ nguồn lực vào phân khúc đó.
Một số ví dụ về chiến lược Marketing tập trung.
Các chiến lược Marketing tập trung nhắm mục tiêu đến các phân khúc thị trường nhỏ, rời rạc và vốn dĩ thường không được những người bên ngoài các nhóm đó biết đến. Một ví dụ dễ nhận thấy nhất đó là với các thương hiệu xe sang, họ chỉ nhắm mục tiêu vào những nhóm người rất nhỏ, giàu có.
Với 2 quảng cáo ở trên của 2 thương hiệu xe hơi, vì đối tượng mục tiêu mà họ hướng đến là những người có thu nhập rất cao với mong muốn tìm kiếm những trải nghiệm sang trọng và cao cấp, sự thật là bạn rất khó để bắt gặp được quảng cáo của nó đúng không?
Ngoài những thương hiệu như xe hơi cao cấp, các công ty khởi nghiệp SaaS cũng thường áp dụng chiến lược tiếp thị tập trung.
Nếu doanh nghiệp của bạn đang tung ra một ứng dụng SaaS nào đó nhằm lấp đầy một khoảng trống hiện có trên thị trường, chắc chắn bạn cũng chỉ có một nhóm khách hàng lý tưởng nhất định cụ thể.
Một số thương hiệu hàng xa xỉ khác cũng đã áp dụng chiến lược marketing tập trung:
Rolex
Omega
Munchkin
Marketing tập trung có thể giúp tăng doanh thu bán hàng như thế nào.
Bởi tính đặc thù là tập trung chuyên sâu vào một nhóm phân khúc khách hàng nhất định, các chiến lược marketing tập trung có thể giúp doanh nghiệp có được doanh số bán hàng nhanh hơn và tối ưu hơn.
Bằng cách tập trung tất cả ngân sách marketing của bạn vào một đối tượng cốt lõi (lý tưởng) và một hoặc hai kênh cụ thể, bạn không chỉ tiết kiệm tiền – hoặc ít nhất là sử dụng ngân sách hiệu quả hơn – mà còn thấy kết quả tốt hơn và nhanh hơn.
Đối với nhiều doanh nghiệp, marketing tập trung là chiến lược mà họ thường sử dụng từ rất sớm trong quá trình phát triển, và sau khi họ đã có được một thị phần hay chiến thắng ở một phân khúc nhất định họ mới sử dụng các kiểu chiến lược khác cho mục tiêu mở rộng.
Bắt đầu với chiến lược Marketing tập trung.
Nếu sau khi cân nhắc, thương hiệu của bạn xem marketing tập trung là chiến lược cần áp dụng và theo đuổi, dưới đây là những gì bạn có thể làm để bắt đầu.
Tìm hiểu đối tượng mục tiêu.
Khi bạn tập trung các hoạt động marketing vào một phân khúc cụ thể, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phải thấu hiểu đối tượng đó. Nghiên cứu thị trường là cách tốt nhất để bạn có thể hiểu được khách hàng của mình.
Ngoài những thông tin căn bản như nhân khẩu học hay tâm lý học, bạn cũng cần hiểu đâu là động cơ thúc đẩy họ mua hàng, đâu sẽ là kênh hiệu quả nhất để tiếp cận họ và định dạng quảng cáo nào họ sẽ có xu hướng phản hồi nhiều nhất.
Sau khi hiểu được tất cả các thông tin này, đội nhóm của bạn sẽ có thể hiểu kiểu chiến lược Marketing Mix nào sẽ hiệu quả nhất đối với họ.
Chọn kênh tiếp cận.
Sau quá trình nghiên cứu và thấu hiểu khách hàng, đã đến lúc bạn cần chọn kênh của mình. Vì bạn đang áp dụng phương pháp tiếp cận tập trung nên bạn có thể chỉ chọn một (hoặc hai) kênh thay vì triển khai rải rác trên các kênh khác nhau.
Bạn cần khám phá ra được đâu là kênh bạn có khả năng tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng lý tưởng nhất và tạo ra nhiều chuyển đổi nhất.
Với các khách hàng lý tưởng và kênh mục tiêu đã chọn, bây giờ là lúc bạn suy nghĩ về các yếu tố sáng tạo trong quảng cáo và truyền thông.
Bạn cần biết đối tượng của mình sẽ ưu tiên phản hồi với các kiểu thông điệp nào, các định dạng quảng cáo hay nội dung (video, link, photo..) nào hay họ thích kiểu ưu đãi ra sao.
Sau khi bạn khởi chạy chiến dịch, điều quan trọng là phải liên tục kiểm tra, thử nghiệm và theo dõi. Bằng cách theo dõi kết quả của từng chiến dịch hay các thử nghiệm quảng cáo khác nhau, bạn dần hiểu rõ hơn về khách hàng của mình.
Như bạn có thể thấy, tuỳ vào mỗi nhóm sản phẩm và mục tiêu của doanh nghiệp, các chiến lược marketing có thể được áp dụng một cách linh hoạt vào từng điều kiện cụ thể.
Nếu bạn đang chuẩn bị chiến lược cho doanh nghiệp của mình, thứ bạn cần làm là cân nhắc xem đâu là kiểu chiến lược phù hợp trước khi nói đến việc tối ưu từng hoạt động cụ thể.
Kết luận.
Nếu bạn là người làm marketing và bạn đang băn khoăn không hiểu marketing tập trung là gì, hay chiến lược này khác với các chiến lược về marketing đại trà (đại chúng) ra sao, hy vọng bài viết này từ MarketingTrips đã giúp bạn có được những kiến thức cơ bản nhất.
Nếu bạn đang tìm cách phát triển thương hiệu, có thêm nhiều người dùng và khách hàng tiềm năng, xây dựng và tối ưu nội dung là chiến thuật cần có trong chiến lược của bạn.
Cách lấp đầy Content Gaps vào chiến lược của thương hiệu
Trước hết, để có thể hiểu đầy đủ nhất về khái niệm Content hay Content Gaps, bạn có thể xem chi tiết tại content là gì
Bên dưới là những gì bạn cần nắm để có thể tận dụng Content Gaps, tức các khoảng trống về nội dung cho chiến lược tổng thể của thương hiệu.
Cách một chiến lược nội dung hiệu quả có thể giúp thương hiệu đánh bại đối thủ cạnh tranh.
Nếu bạn đã đọc bài viết ở trên của MarketingTrips về chủ đề nội dung và bạn đã có được những thông tin toàn diện nhất về khái niệm Nội dung hay Content, bạn thấy rằng, bất cứ doanh nghiệp nào, dù lớn hay nhỏ cũng đều cần một chiến lược nội dung.
Nội dung là cách khách hàng tiềm năng của bạn sẽ tìm thấy website của bạn trên trang tìm kiếm của Google, trên các nền tảng mạng xã hội và hơn thế nữa.
Mục tiêu đầu tiên và cần ưu tiên nhất của bạn không phải là có nội dung mà là có những nội dung có chất lượng cao, những thứ có thể giúp bạn tách biệt với đối thủ đồng thời giúp bạn có được thứ hạng bền vững hơn trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs).
Nội dung chất lượng cao còn là những nội dung giúp bạn:
Xây dựng niềm tin giữa thương hiệu với khách hàng mục tiêu.
Phát triển và mở rộng sự hiện diện hay mức độ tiếp cận của thương hiệu.
Tăng mức độ tương tác trên các nền tảng truyền thông xã hội (Social Media).
Tăng khả năng hiển thị tìm kiếm tự nhiên của website.
Chiến lược nội dung của thương hiệu nên xem xét đến từng giai đoạn của khách hàng mục tiêu (Content Mapping) để từ đó có thể đạt được mục tiêu cuối cùng.
Khi khách hàng tiềm năng của bạn cảm thấy họ đã có được mọi thứ họ cần biết, họ đã sẵn sàng để chuyển đổi – nội dung là thứ sẽ giúp họ ở đó tại thời điểm ra quyết định.
Về bản chất, hoạt động sáng tạo nội dung nên là một trong những thành phần quan trọng nhất trong chiến lược tiếp thị tìm kiếm (Search Marketing) của doanh nghiệp.
Làm sao để lấp đầy các khoảng trống nội dung một cách nhanh nhất.
Như đã đề cập ở trên, với tư cách mà một Content Marketer hay Content Creator, nhiệm vụ hàng đầu của bạn trong khi lấp đầy các khoảng trống nội dung không phải là vấn đề về số lượng mà là chất lượng của nó và tốc độ lấp đầy.
Bạn có thể tăng lượng nội dung trên website của mình càng nhanh thì bạn càng có cơ hội tiếp cận khách hàng nhanh hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Bạn càng tạo nhiều nội dung chất lượng, bạn càng có nhiều cơ hội thống trị SERPs một cách bền vững (thay vì cố gắng buff SEO).
Để hoàn thành nhiệm vụ lấp đầy nội dung, bạn có thể có 2 lựa chọn.
Lựa chọn 1: Xây dựng một đội nhóm nội dung chuyên nghiệp (inhouse).
Dựa trên nhu cầu nội dung được tính toán của thương hiệu, bạn có thể xác định số lượng các thành viên cũng như cấp độ (level) của họ để có thể đáp ứng được mục tiêu.
Vì là bạn cần người làm nội dung cho khách hàng, số lượng nhân viên nhiều hay ít cũng không quyết định liệu nội dung đó có chất lượng hay không, cái bạn cần tập trung là đầu ra nội dung của nhân viên đó.
Lựa chọn 2: Thuê Freelancer hoặc Agency về nội dung.
Trong trường nếu bạn muốn đi nhanh hơn và cũng chỉ muốn trả phí cho những gì cụ thể được tạo ra (số lượng hoặc chất lượng), bạn có thể sử dụng đến các đơn vị bên ngoài chẳng hạn như những người viết nội dung tự do (Content Freelancer) hay Content Agency.
Khi tiến hành lựa chọn các đơn vị cung cấp dịch vụ, bạn có tự hỏi các câu hỏi sau để kiểm tra mức độ phù hợp của họ với bạn:
Đâu là những bằng chứng (số liệu) cho thấy họ là người có chuyên môn và có thể mang lại giá trị cho khách hàng (người mua hàng) của bạn?
Những khách hàng mà họ từng cung cấp dịch vụ là ai, những nội dung đó là gì?
Trong bối cảnh khi các nền tảng mạng xã hội là nơi thể hiện cách khách hàng “phản ứng” với một thương hiệu nhất định, bạn có thể coi đây là nơi để đánh giá chất lượng của các bên cung cấp dịch vụ. (Social Proof).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Sau GXS Bank – ngân hàng số được thành lập với sự hợp tác của Singtel, tại Singapore, Grab tham vọng đặt chân tới cả Malaysia và Indonesia trong lĩnh vực mới mẻ này.
Ứng dụng gọi xe Grab chuyển hướng tập trung sang mảng ngân hàng số
Grab đặt mục tiêu triển khai dịch vụ ngân hàng số tại Malaysia và Indonesia vào năm tới, theo Tech in Asia. Thông báo này được đưa ra sau sự kiện ra mắt của GXS Bank – ngân hàng số được thành lập với sự hợp tác của Singtel, tại Singapore vào tháng trước.
Theo đó, Bank Fama International sẽ đóng vai trò là nền tảng cho ngân hàng số mà Grab dự định thành lập tại Indonesia. Grab sẽ xây dựng dịch vụ ngân hàng số thông qua sự hợp tác của Singtel và Emtek Group.
Grab và Singtel trước đó đã đầu tư 70 triệu USD vào Bank Fama, mỗi bên nhận 16,26% cổ phần của ngân hàng này. Ngoài ra, tập đoàn Emtek Group của Indonesia cũng kiểm soát 62,8% cổ phần của Bank Fama.
Trong khi đó tại Malaysia, GXS Bank – liên doanh giữa Grab và Singtel – đã giành được giấy phép triển khai dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số từ Bank Negara Malaysia vào tháng 4.
Liên doanh sẽ sở hữu 55,5% cổ phần của ngân hàng kỹ thuật số được đề xuất, tùy thuộc vào sự chấp thuận của cơ quan quản lý.
Bên cạnh đó, Grab cũng được cho là đang đàm phán để mua phần lớn cổ phần của ngân hàng Malaysia AMMB Holdings (AmBank). Tuy nhiên, phía siêu ứng dụng hiện chưa đưa ra bình luận gì về thông tin này.
Với GXS Bank trước đó, liên doanh Grab – Singtel là một trong hai nhóm, cùng với Sea, có được giấy phép thành lập ngân hàng kỹ thuật số đầy đủ vào năm 2020, cho phép nhận tiền gửi và phục vụ cả khách hàng bán lẻ và khách hàng doanh nghiệp. Giấy phép yêu cầu 1,5 tỷ SGD (1,1 tỷ USD) vốn, cũng như sự kiểm soát của địa phương.
Singapore cùng với Anh và Hong Kong hiện là những khu vực đang mở cửa cho các dịch vụ tài chính chỉ sử dụng kỹ thuật số, nổi lên như một trung tâm khu vực về công nghệ tài chính và quản lý tài sản.
Grab hy vọng sẽ thu được lợi nhuận bằng cách cung cấp một bộ dịch vụ trên nền tảng của mình tại nước sở tại, nơi những người sử dụng Grab để gọi xe hoặc đặt đồ ăn giờ đây cũng có thể truy cập các dịch vụ ngân hàng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Sau khi tăng giá ứng dụng trên App Store, lợi nhuận của Apple trong mảng kinh doanh dịch vụ đã lao dốc nặng nề.
Lợi nhuận App Store của Apple giảm mạnh
Theo số liệu từ Morgan Stanley, lợi nhuận ròng của App Store trong tháng 9 đã giảm 5%. Đây là mức sụt giảm lớn nhất của kho ứng dụng kể từ năm 2015, CNBC nhận định.
Cụ thể, dựa trên dữ liệu của Sensor Tower, công ty chuyên theo dõi lượt download và doanh thu của các app, kho ứng dụng của Apple đã sụt giảm ở thị trường Mỹ, Canada và Nhật Bản.
Trong đó, mảng dịch vụ bị ảnh hưởng nhiều nhất là doanh thu đến từ game, giảm mạnh 14% chỉ trong tháng 9, nhà phân tích Erik Woodring của Morgan Stanley cho biết.
Điều này có thể là vì khách hàng Apple đang phải “thắt lưng buộc bụng” vì suy thoái tăng cao và kinh tế lao dốc.
“Doanh thu ảm đạm của App Store đã cho thấy người dùng toàn cầu gần đây đang có xu hướng giảm chi tiêu trên kho ứng dụng. Thay vào đó, họ sẽ chi tiêu vào những nhu cầu cấp thiết hơn”, nhà phân tích cho biết.
Bên cạnh đó, Morgan Stanley dự đoán Google Play Store cũng sẽ phải chịu tình cảnh tương tự với mức giảm 9% vào tháng 9.
Theo CNBC, Apple sẽ thu về khoảng 15-30% tổng doanh thu từ các ứng dụng trên iPhone và các thiết bị khác.
Mặc dù không công bố cụ thể con số, đây vẫn là mảng dịch vụ quan trọng của Táo khuyết với hàng loạt các gói thuê bao như Apple One. Do đó, Morgan Stanley kỳ vọng lợi nhuận trong tổng ngành dịch vụ của Apple sẽ tăng 8% trong quý III.
Ngành dịch vụ là một trong những lĩnh vực được các nhà đầu tư quan tâm. Họ mong muốn người dùng sẽ phải chi thêm nhiều tiền cho Apple sau khi mua iPhone hay MacBook. Nhờ đó, trong quý II, Táo khuyết đã thu về 19,6 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, hồi tháng 7, Luca Maestri, Giám đốc tài chính của tập đoàn, lại cho rằng mức tăng trưởng của mảng kinh doanh này sẽ thấp hơn 12% trong quý III vì lạm phát và tình trạng đồng USD tăng giá.
Bên cạnh đó, rất khó để so sánh doanh thu với các giai đoạn trước vì nhu cầu cho App Store đã đặc biệt tăng cao khi đại dịch Covid-19 bùng phát.
Cụ thể, Táo khuyết cho biết các yếu tố như nhu cầu giải trí tại nhà tăng cao sẽ ảnh hưởng đến số liệu.
Trong khi đó, ở thời điểm hiện tại, nhu cầu này có xu hướng giảm sút vì người dùng đã có thể tiếp cận lại với các dịch vụ khác như nhà hàng, rạp chiếu phim tương tự trước đây.
“Một năm trước, mảng dịch vụ của chúng tôi tăng trưởng rất nhanh nhưng nếu đem ra so sánh với thời điểm hiện tại thì sẽ không hợp lý”, ông nói.
Bên cạnh đó, lệnh trừng phạt của Mỹ lên Nga cùng với thiếu nguồn cung khí đốt cũng khiến giá năng lượng tăng cao, gây lạm phát chưa từng có.
Điều này đã ảnh hưởng đến túi tiền của không ít người dùng có thu nhập thấp. Không chỉ thế, những khách hàng không bị ảnh hưởng bởi lạm phát cũng trở nên cảnh giác hơn và giảm chi tiêu vì lo ngại kinh tế lao dốc trong tương lai tới.
Theo 9to5mac, doanh thu của App Store trong tháng tiếp theo có thể sẽ còn giảm xuống vì Apple sẽ tăng giá dịch vụ ở châu Âu và một số khu vực khác trên thế giới. Cụ thể, hãng công nghệ sẽ tăng 20% giá bán các ứng dụng và dịch vụ mua hàng trong app.
Tại Việt Nam, các ứng dụng trên App Store Việt Nam sẽ bắt đầu áp dụng bậc giá mới từ ngày 5/10, gồm 87 cấp bậc giá dao động từ 25.000 đồng đến gần 25 triệu đồng.
Mức điều chỉnh này nhằm đáp ứng những quy định mới của Apple trong việc thu và nộp các loại thuế hiện hành. Nhóm này bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất đều ở mức 5%.
Theo số liệu từ Statista cập nhật đến 2022, App Store của Apple chiếm khoảng 36% thị phần toàn cầu, thấp hơn nhiều so với Google Play của Google.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu về một trong những mạng xã hội chia sẻ hình ảnh lớn nhất toàn cầu Instagram: Instagram là gì, lịch sử hình thành của mạng xã hội Instagram, những tính năng chính của Instagram là gì, cách đăng ký tài khoản và sử dụng Instagram cho người mới, lượng người dùng Instagram và hơn thế nữa.
Instagram là gì? Cách đăng ký và sử dụng Instagram
Cùng với các nền tảng mạng xã hội khác như Facebook, LinkedIn, TikTok hay Twitter, Instagram là mạng xã hội lớn thứ 3 toàn cầu với hơn 1.5 tỷ người dùng tính đến năm 2022. Instagram nằm trong bức tranh tổng thể là mạng xã hội (Social Networks) với quy mô hơn 5 tỷ người dùng toàn cầu tính đến quý 2 năm 2022.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Instagram là gì?
Mạng xã hội là gì?
Lịch sử hình thành của mạng xã hội Instagram.
Những tính năng chính hiện có trên Instagram là gì?
Instagram hoạt động như thế nào hay cách sử dụng instagram ra sao.
Cách đăng ký tài khoản và bắt đầu sử dụng mạng xã hội Instagram.
Instagram phân phối và xếp hạng nội dung dựa trên những thành phần chính là gì?
Lượng người dùng và doanh số của một số mạng xã hội lớn toàn cầu như Instagram, Facebook, YouTube, LinkedIn, TikTok và Twitter.
Instagram for Business là gì?
Instagram Ads là gì?
Những chiến lược chính để tối ưu tài khoản Instagram.
Một số câu hỏi thường gặp với mạng xã hội hay ứng dụng Instagram là gì?
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Instagram là gì?
Instagram là mạng xã hội (Social Network) thuộc Meta Platforms Inc (trước đây là Facebook Platforms Inc), là một công ty truyền thông xã hội có trụ sở chính tại Menlo Park, California, Mỹ.
Về bản chất, Instagram không giống như Facebook hay TikTok, Instagram là mạng xã hội tập trung vào việc chia sẻ hình ảnh (Photo Social Networks), trong khi người dùng vẫn có thể nhắn tin trực tiếo cho nhau (DM), họ chủ yếu trải nghiệm hình ảnh trên nguồn cấp dữ liệu chính (News Feed).
Ngoài các nội dung là hình ảnh, người dùng Instagram giờ đây cũng có thể trải nghiệm video ngắn thông qua tính năng Reels.
Theo số liệu từ Statista, tính đến quý 2 năm 2022, Instagram có khoảng gần 1.5 tỷ người dùng (MAU) toàn cầu và ước tính đạt khoảng 1.6 tỷ người dùng trong năm 2022.
Cuối cùng, Instagram là một phần của không gian mạng xã hội bao gồm nhiều nền tảng khác nhau. Để có thể tìm hiểu toàn diện về khái niệm mạng xã hội cũng như các nội dung liên quan, bạn có thể xem tại: mạng xã hội là gì
Mạng xã hội là gì?
Thuật ngữ mạng xã hội (Social Network) đề cập đến việc sử dụng các trang web hay ứng dụng truyền thông xã hội (Social Media Sites, platforms) để kết nối với bạn bè, gia đình hay đồng nghiệp dựa trên môi trường chính là Internet (trực tuyến).
Mạng xã hội có thể được sử dụng với mục đích xã hội, giải trí, mục đích kinh doanh và hơn thế nữa tuỳ vào từng bối cảnh cụ thể.
Tính đến năm 2022, Facebook (thuộc Meta) là mạng xã hội lớn nhất và phổ biến nhất toàn cầu với gần 3 tỷ người dùng. Bên cạnh Facebook, một số nền tảng mạng xã hội lớn khác có thể kể đến như Instagram, YouTube, TikTok hay Twitter.
Tổng số lượng người dùng mạng xã hội toàn cầu hiện là khoảng hơn 5 tỷ người.
Lịch sử hình thành của mạng xã hội Instagram.
Theo Wikipedia, lịch sử hình thành của mạng xã hội Instagram có thể được chia thành 5 giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn tượng trưng cho những gì mà Instagram đã làm được, là những cột mốc phát triển đáng nhớ của nền tảng.
Trước hết, Instagram ban đầu được phát triển ở San Francisco, Mỹ với tên gọi là Burbn, một ứng dụng “check-in” trên thiết bị di động được xây dựng bởi 2 nhà sáng lập là Kevin Systrom và Mike Krieger.
Nhận thấy rằng Burbn quá giống với Foursquare, một nền tảng dữ liệu theo khu vực (location data platform), họ đã định hướng lại ứng dụng của mình bằng cách tập trung vào tính năng chia sẻ ảnh (Photo Sharing), vốn đã là một tính năng quen thuộc với phần lớn người dùng của nền tảng.
Burbn sau đó được đổi tên thành Instagram, chính là từ ghép của “Instant camera” (máy ảnh chụp lấy liền) và “Telegram” (chức năng điện tính).
Dưới đây là 5 giai đoạn hình thành và phát triển của mạng xã hội Instagram.
Giai đoạn 1 từ 2010–2011: Sự khởi đầu và những khoản vốn đầu tư.
Vào ngày 5 tháng 3 năm 2010, nhà sáng lập Systrom hoàn thành vòng tài trợ hạt giống (seed funding) với giá trị 500.000 USD từ Baseline Ventures và Andreessen Horowitz trong khi vẫn nỗ lực xây dựng Burbn.
Sau khi có được nguồn vốn đầu tư, Burbn cũng đã bắt đầu tuyển dụng một số vị trí quan trọng như người phụ trách về cộng đồng hay các kỹ sư công nghệ.
Bài đăng đầu tiên trên Instagram là một bức ảnh về Bến cảng South Beach tại Pier 38, được đăng bởi nhà sáng lập Mike Krieger lúc 5:26 chiều ngày 16 tháng 7 năm 2010.
Vào ngày 6 tháng 10 năm 2010, ứng dụng Instagram dành cho iOS đã chính thức được phát hành thông qua App Store (cửa hàng ứng dụng của Apple).
Vào tháng 2 năm 2011, một số thông tin cho rằng Instagram đã huy động được thêm 7 triệu USD trong vòng Series A từ nhiều nhà đầu tư khác nhau, bao gồm Benchmark Capital, Jack Dorsey (chính là người được nhắc đến nhiều nhất ngày nay với tư cách là CEO của Instagram), Chris Sacca (thông qua quỹ Capital) và Adam D’Angelo.
Vào tháng 4 năm 2012, Instagram đã huy động được thêm 50 triệu USD từ các nhà đầu tư mạo hiểm với mức định giá mạng xã hội này là 500 triệu USD.
Joshua Kushner là nhà đầu tư lớn thứ hai trong vòng gọi vốn Series B của Instagram.
Giai đoạn 2 từ 2012–2014: Phát triển nền tảng và được Facebook mua lại.
Vào ngày 3 tháng 4 năm 2012, Instagram đã phát hành một phiên bản ứng dụng mới dành cho điện thoại Android (CH Play), và ngay sau đó chưa đầy 1 ngày, ứng dụng đã được tải xuống hơn 1 triệu lần.
Kể từ lần ra mắt đầu tiên này, ứng dụng Instagram dành cho Android đã trải qua 2 lần cập nhật quan trọng: Đầu tiên, vào tháng 3 năm 2014, Instagram được cắt giảm một nửa dung lượng của ứng dụng và sau đó vào tháng 4 năm 2017, ứng này thêm tính năng truy cập ngoại tuyến cho phép người dùng xem và tương tác với nội dung trên nền tảng mà không cần kết nối internet.
Vào ngày 9 tháng 4 năm 2012, Facebook, Inc. đã mua lại Instagram với giá 1 tỷ USD bao gồm cả tiền mặt và cổ phiếu, với kế hoạch là giữ cho Instagram được quản lý độc lập.
Vào ngày 6 tháng 9 năm 2012, thỏa thuận giữa Instagram và Facebook chính thức hoàn thành với giá mua 300 triệu USD tiền mặt và 23 triệu cổ phiếu.
Vào tháng 11 năm 2012, Instagram ra mắt nền tảng website, cho phép người dùng trải nghiệm ứng dụng từ trình duyệt web nhưng với các tính năng bị hạn chế.
Giai đoạn 3 từ 2015–2017: Thiết kế lại ứng dụng và ứng dụng Windows.
Vào tháng 6 năm 2015, giao diện người dùng (UI) trên nền tảng web trên máy tính để bàn (Desktop) đã được thiết kế lại để trở nên mượt mà và tối giản hơn.
Sau nhiều năm nhận yêu cầu từ Microsoft, vào tháng 4 năm 2016, Instagram đã phát hành ứng dụng Windows 10 Mobile dành cho thiết bị di động.
Tương tự, vào tháng 10 năm 2016, ứng dụng dành cho máy tính cá nhân và máy tính bảng Windows 10 cũng đã được ra mắt.
Vào tháng 5, Instagram đã cập nhật phiên bản web dành cho thiết bị di động cho phép người dùng tải ảnh lên và bắt đầu ra mắt tab Khám phá (Explore).
Vào ngày 6 tháng 12 năm 2016, Instagram giới thiệu tính năng thích (Like) trong phần bình luận. Tuy nhiên, không giống như các lượt thích bài đăng, người dùng không nhận được bất cứ thông báo nào nếu có ai đó “Thích” bình luận của họ.
Vào ngày 30 tháng 4 năm 2019, ứng dụng Windows 10 Mobile đã bị loại bỏ.
Giai đoạn 4 từ 2018–2019: Xóa bộ đếm lượt thích và hơn thế nữa.
Để tuân thủ các quy định GDPR về khả năng di chuyển dữ liệu, Instagram đã giới thiệu tính năng mới cho người dùng tải xuống dữ liệu người dùng của họ vào tháng 4 năm 2018.
IGTV (ứng dụng xem video) được ra mắt vào ngày 20 tháng 6 năm 2018, dưới dạng một ứng dụng video độc lập.
Vào ngày 24 tháng 9 năm 2018, 2 nhà sáng lập đầu tiên của Instagram là Krieger và Systrom đã thông báo trong một tuyên bố rằng họ sẽ rời khỏi Instagram.
Vào ngày 1 tháng 10 năm 2018, Adam Mosseri là CEO mới của Instagram.
Với vai trò mới, Adam Mosseri sau đó đã loại bỏ tính năng đếm lượt thích, số lượt thích chỉ khả dụng với người đăng bài.
Vào tháng 8 năm 2019, Instagram cũng bắt đầu thử nghiệm việc xóa tab “Đang theo dõi” (Following) khỏi ứng dụng, tính năng cho phép người dùng xem nguồn cấp dữ liệu về lượt thích và nhận xét của những người dùng mà họ theo dõi.
Giai đoạn 5 Từ 2020 – nay: Các tính năng mới.
Vào tháng 3 năm 2020, Instagram đã tung ra một tính năng mới có tên là “Co-Watching”. Tính năng mới này cho phép người dùng chia sẻ bài đăng với nhau qua cuộc gọi điện video (video call).
Vào tháng 8 năm 2020, Instagram bắt đầu chuyển hướng sang video, cụ thể là định dạng video ngắn, giới thiệu một tính năng mới gọi là “Reels”. Reels là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với TikTok của ByteDance và Shorts của Google.
Vào tháng 2 năm 2021, Instagram bắt đầu thử nghiệm một tính năng mới có tên là Vertical Stories, cùng thời điểm này, nền tảng cũng bắt đầu thử nghiệm việc loại bỏ khả năng chia sẻ các bài đăng từ nguồn cấp dữ liệu (News Feed) lên các Câu chuyện (Stories).
Vào ngày 17 tháng 3 năm 2022, CEO Meta Mark Zuckerberg đã xác nhận kế hoạch thêm các mã thông báo không thể thay thế (NFTs) vào nền tảng nhằm mục tiêu hướng tới vũ trụ ảo Metaverse.
Những tính năng chính hiện có trên Instagram là gì?
Những tính năng chính hiện có trên Instagram là gì?
Cũng tương tự như các nền tảng mạng xã hội khác, bên cạnh các tính năng cơ bản của một nền tảng mạng xã hội, Instagram cũng có nhiều tính năng mà các nền tảng khác không có.
Dưới đây là các tính năng chính mà người dùng có thể thực hiện trên mạng xã hội Instagram (có thể hành động sau khi đăng ký tài khoản).
Post – Đăng bài.
Cũng tương tự tính năng Tweet trên Twitter hay Create Post trên Facebook, đây là tính năng cho phép người dùng tạo mới các bài đăng trên Instagram.
Vào tháng 1 năm 2011, Instagram đã bắt đầu giới thiệu thẻ hashtag, tức ký hiệu bắt đầu bằng dấu # để giúp người dùng khám phá các nội dung trên nền tảng.
Instagram khuyến khích người dùng tạo các thẻ cụ thể và phù hợp, thay vì gắn các thẻ xu hướng (trending hashtag) với mục đích được khám phá và có lượng tiếp cận cao hơn.
Để sử dụng hay tìm kiếm các thẻ hashtag, người dùng chỉ cần thêm dấu thăng # vào ngay trước cụm từ, ví dụ #marketingtrips hay #marketing, lưu ý không sử dụng khoảng trắng.
Instagram Explore (Search) – Khám phá.
Vào tháng 6 năm 2012, Instagram đã giới thiệu tính năng “Khám phá”, một tab bên trong ứng dụng giúp hiển thị các hình ảnh phổ biến hoặc những hình ảnh gần nơi người dùng đang sinh sống.
Như bạn có thể thấy ở trên, Instagram Explore chính là phần Search, nơi người dùng có thể khám phá các nội dung mới được nền tảng đề xuất dựa trên ở thích và hành vi.
Từ đây, người dùng có thể tìm kiếm bất cứ thứ gì thông qua các từ khoá cụ thể.
Instagram Reels – video ngắn.
Là một trong những tính năng HOT nhất của Instagram, Reels là nơi người dùng có thể khám phá các video dặng ngắn cũng như xây dựng các video cho riêng mình.
Instagram Direct Messaging (DM).
Vào tháng 12 năm 2013, Instagram chính thức ra mắt tính năng giúp người có thể nhắn tin trực tiếp với nhau thông qua hộp thư cá nhân.
Người dùng chỉ có thể gửi tin nhắn cho nhau khi đã “kết bạn” với nhau.
Instagram Stories.
Cũng tương tự Facebook Stories, Instagram Stories là phần mà người dùng có thể đăng các Câu chuyện ngắn của mình, họ cũng có thể chỉnh sửa, thêm hiệu ứng vào hình ảnh trước khi đăng. Stories sẽ tự động biến mất sau 24h kể từ khi đăng.
Cách sử dụng Instagram như thế nào hay Instagram hoạt động ra sao.
Instagram hoạt động hết sức đơn giản.
Sau khi đăng ký tài khoản (sẽ được đề cập trong các phần tiếp theo bên dưới) và thêm các thông tin cho tài khoản của mình, người dùng có thể bắt đầu đăng bài, kết bạn, tương tác với các thương hiệu hay người dùng khác trên nền tảng và hơn thế nữa.
Về bản chất, vì là mạng xã hội, ứng dụng Instagram hoạt động tương tự các nền tảng khác như Facebook hay TikTok, tuỳ vào từng sở thích hay hành vi của người dùng mà thuật toán của nó sẽ đề xuất những nội dung khác nhau.
Tuỳ vào từng mục đích khác nhau, người dùng có thể sử dụng mạng xã hội Instagram để tương tác với bạn bè, để tìm kiếm thông tin, để theo dõi các thương hiệu mình yêu thích, để kinh doanh và hơn thế nữa.
Cách đăng ký tài khoản và bắt đầu sử dụng mạng xã hội Instagram.
Một khi đã có thể thấu hiểu Instagram là gì và nhận thấy nó phù hợp với bạn, bạn có thể bắt đầu đăng ký và sử dụng mạng xã hội với hơn 1.4 tỷ người dùng này thông qua các bước đơn giản bên dưới.
Bước 1: Truy cập https://www.instagram.com/accounts/emailsignup/ để bắt đầu điền thông tin đăng ký hoặc tải xuống ứng dụng trên iOS và Android.
Bước 2: Điền các thông tin như email, số điện thoại, tên người dùng và mật khẩu.
Bước 3: Bấm chọn “Đăng ký”.
Bước 4: Xác nhận hoàn tất đăng ký qua email hoặc số điện thoại.
Bước 5: Hoàn thành việc đăng ký.
Instagram phân phối và xếp hạng nội dung dựa trên những thành phần chính là gì?
Instagram phân phối và xếp hạng nội dung dựa trên những thành phần chính là gì?
Cũng giống như với hầu hết các nền tảng mạng xã hội khác, thuật toán xếp hạng nội dung của Instagram cũng là một câu hỏi lớn đối với người dùng.
Theo đó, Instagram sẽ xếp hạng nội dung dựa vào các yếu tố chính sau (cập nhật đến 2022).
Những thông tin cụ thể về bài đăng – Đây là những tín hiệu thể hiện mức độ phổ biến của một bài đăng nhất định – Có bao nhiêu người đã thích, bình luận hay chia sẻ bài đăng đó, nó được đăng khi nào, nếu nó là video thì thời lượng của nó là bao lâu, người dùng xem hết bao nhiêu phần trăm nội dung. Theo thuật toán mới của Instagram thì lượng tương tác có được càng cao, bài đăng càng được ưu tiên hiển thị và đề xuất.
Thông tin về người đăng bài – Để giúp người dùng có được những thông tin có giá trị và hữu ích nhất, Instagram xem xết mức độ thú vị của người đăng bài với người dùng tiềm năng của họ, các tín hiệu như số lần mọi người đã tương tác với người đó trong vài tuần qua, hay mức độ phổ biến của người đó với cộng đồng của họ là những yếu tố xếp hạng chính.
Các hoạt động gần đây của người dùng – Instagram căn cứ vào những gì mà người dùng đã quan tâm trước đó (số lượng bài đã thích, các nội dung đã thích…) để đề xuất những nội dung phù hợp nhất.
Lịch sử tương tác của người dùng với một tài khoản cụ thể – Ngoài việc thể hiện mức độ quan tâm đến một số tài khoản hay nội dung cụ thể, thuật toán của Instagram còn căn cứ vào các mức độ tương tác cụ thể như bình luận hay chia sẻ, khi người dùng càng tương tác nhiều với một tài khoản nào đó, những nội dung mới nhất từ tài khoản đó sẽ xuất hiện sớm nhất trên Bảng tin của họ.
Ưu tiên Reels – Khi Instagram Reels là một trong những ưu tiên hàng đầu của Instagram và Facebook trong 2022, Instagram sử dụng các tín hiệu như các reel (thước phim) người dùng đã thích hay reel người dùng đã nhận xét và đã tương tác gần đây để xếp hạng và cung cấp những nội dung có liên quan.
Lượng người dùng và doanh số của một số mạng xã hội lớn toàn cầu như Instagram, Facebook, YouTube, LinkedIn, TikTok và Twitter.
Instagram – khoảng 1.5 tỷ người dùng với doanh thu năm 2021 là khoảng gần 50 tỷ USD.
Facebook – khoảng gần 3 tỷ người dùng với doanh thu năm 2021 là khoảng 120 tỷ USD.
YouTube – khoảng hơn 2.5 tỷ người dùng với doanh thu năm 2021 là khoảng gần 30 tỷ USD.
LinkedIn – khoảng 800 triệu người dùng với doanh thu năm 2021 rơi vào khoảng 10 tỷ USD.
TikTok – hơn 1 tỷ người dùng với doanh thu năm 2021 là hơn 5 tỷ USD.
Twitter – hơn 350 triệu người dùng với doanh thu năm 2021 là gần 5 tỷ USD.
Instagram for Business là gì?
Instagram for Business chính là giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp trên Instagram, cụ thể, Instagram cung cấp tất cả các giải pháp quảng cáo cho thương hiệu muốn tiếp cận người dùng trên mạng xã hội Instagram.
Ngoài ra, Instagram for Business cũng là nền tảng mà các thương hiệu hay nhà sáng tạo có thể tìm cảm hứng cho các chiến dịch của mình trên Instagram.
Tất cả các sản phẩm của Instagram bao gồm quảng cáo, video, giải pháp mua sắm, nhắn tin và hơn thế nữa đều có sẵn ở đây, tuỳ từng mục tiêu khác nhau, các thương hiệu có thể lựa chọn các sản phẩm khác nhau.
Instagram Ads là gì?
Tương tự Facebook Ads hay Google Ads, Instagram Ads là giải pháp quảng cáo trên nền tảng Instagram.
Bạn có thể bắt đầu tạo các chiến dịch quảng cáo trên Instagram tại https://business.instagram.com/advertising, tuy nhiên, vì hiện Instagram Ads và Facebook Ads cùng sử dụng chung một trình quản lý quảng cáo thuộc Meta, nên việc bạn cần làm là đăng ký tài khoản quảng cáo trên Facebook.
Bạn có thể tìm hiểu về cách đăng ký tài khoản quảng cáo này (cả tài khoản doanh nghiệp và tài khoản cá nhân) tại trình quản lý quảng cáo Facebook.
FAQs – Một số câu hỏi thường gặp với mạng xã hội hay ứng dụng Instagram là gì?
Mạng xã hội Instagram là gì?
Instagram đơn giản là một nền tảng mạng xã hội chuyên về chia sẻ hình ảnh và video ngắn. Người dùng có thể sử dụng nó để giải trí, kinh doanh, đọc tin tức và nhiều thứ khác.
Instagram là mạng xã hội của nước nào?
Như MarketingTrips đã đề cập ở các phần đầu của bài viết, Instagram được phát triển bởi 2 nhà sáng lập là Kevin Systrom và Mike Krieger ở San Francisco, Mỹ với tên gọi ban đầu là Burbn.
Instagram Explore là gì?
Còn được gọi là Instagram Search, đây là tính năng giúp người dùng khám phá các nội dung (hình ảnh video, stories) mới trên nền tảng, các nội dung này được đề xuất dựa trên hành vi của từng người dùng.
Instagram có ý nghĩa là gì?
Instagram là từ ghép của “Instant camera” (máy ảnh chụp lấy liền) và “Telegram” (chức năng điện tính). Ý nghĩa đằng sau điều này là, Instagram là nền tảng chia sẻ hình ảnh tức thời, giúp người dùng lưu lại và chia sẻ các khoảnh khắc trong cuộc sống bất cứ lúc nào.
Instagram Username là gì?
Tương tự tính năng Twitter Handle trên Twitter, Instagram Username là phần ký tự xuất hiện cuối mỗi URL, là điểm phân biệt giữa các tài khoản khác nhau.
Trong khi Instagram Name có thể trùng nhau, Instagram Username là duy nhất cho từng người dùng.
ID Instagram là gì?
Chính là phần Instagram username đã được đề cập ở trên. Đây chính là phần nhận diện hay tìm kiếm các tài khoản khác nhau trên Instagram.
Trang cá nhân Instagram gọi là gì?
Theo mặc định, tài khoản Instagram được đăng ký mới sẽ là tài khoản cá nhân hay còn gọi là Trang cá nhân, trong tiếng Anh có nghĩa là Profile.
Tuy nhiên, bạn có thể chuyển đổi sang tài khoản kinh doanh để dùng các tính năng bổ sung nhằm củng cố sự hiện diện của doanh nghiệp trên Instagram. Tài khoản kinh doanh còn được gọi là tài khoản doanh nghiệp, tức Business Account.
Instagram Marketing là gì?
Là toàn bộ các hoạt động liên quan đến marketing được thực hiện trên nền tảng Instagram. Từ các hoạt động quảng cáo đến đến việc xây dựng nội dung.
Người dùng Instagram là gì?
Là những người sử dụng (user) nền tảng Instagram, khi bạn đăng ký tài khoản và bắt trải nghiệm ứng dụng, bạn trở thành một người dùng của mạng xã hội này.
Kết luận.
Khi mạng xã hội được xem là xu hướng giải trí, mua sắm và hơn thế nữa, các nền tảng như Instagram hay Facebook sẽ tiếp tục là điểm đến ưu tiên của người dùng.
Bằng cách thấu hiểu cách thức hoạt động của mạng xã hội Instagram hay những tính năng chính hiện có trên Instagram là gì, bạn có thể bắt đầu sử dụng nó như là một kênh để giao tiếp, bán hàng, làm marketing và nhiều hoạt động khác một cách hiệu quả.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKVN) cảnh báo về các dịch vụ huy động vốn khi chưa được cấp phép như Finhay, Infina hay Tikop.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam cảnh báo, một số doanh nghiệp đã thiết lập các website, app giao dịch như Passion Invest, Finhay, Tikop, Infina, Savenow, BUFF,… sử dụng công cụ truyền thông, báo chí để quảng cáo cho các sản phẩm, dịch vụ của mình để huy động vốn của các nhà đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, có dấu hiệu hoạt động quản lý quỹ và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.
Hoạt động này không được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép, quản lý, giám sát theo quy định.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhấn mạnh: Nhà đầu tư có thể gặp rủi ro khi có tranh chấp xảy ra mà không được pháp luật về chứng khoán bảo vệ.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khuyến cáo nhà đầu tư thận trọng khi thực hiện các giao dịch đầu tư chứng khoán trên các app giao dịch này, nhà đầu tư chịu trách nhiệm đối với các rủi ro có thể phát sinh.
Theo tìm hiểu, Passion Invest hoạt động từ năm 2016, cung cấp sản phẩm hợp tác kinh doanh với mức vốn tối thiểu từ 300 triệu đồng dành cho các khách hàng cá nhân.
Cập nhất số liệu trên trang chủ của web này cho thấy, tỷ suất lợi nhuận của Passion Investment trong năm 2016 là 95,4%. Năm 2021 vừa qua có tỷ suất là cao nhất với mức 101,8%.
Trong khi đó, Finhay được giới thiệu là một ứng dụng tài chính cá nhân và mới mua lại Công ty CP chứng khoán Vina.
Tài sản của người dùng ứng dụng sẽ được chuyển tới Công ty CP quản lý Quỹ Thiên Việt thông qua Finhay theo hợp đồng quản lý danh mục đầu tư. Các sản phẩm gồm có quản lý quỹ, chứng khoán, vàng…
Tương tự Finhay, Tikop một nền tảng công nghệ tài chính cung cấp các gói tích luỹ với lợi nhuận từ 5,5%-8,6%/năm.
Website đơn vị này giới thiệu, sau khi nạp tiền và lựa chọn gói đầu tư, tiền của nhà đầu tư sẽ tự động tới các quỹ đầu tư tài chính hàng đầu Việt Nam, theo đúng tỷ lệ của cấu trúc đầu tư được chọn.
Các quỹ này sẽ thực hiện việc đầu tư vào thị trường cổ phiếu hoặc trái phiếu và trả về cho nhà đầu tư một số chứng chỉ quỹ tương ứng với số tiền đã đầu tư. Khi quỹ hoạt động tốt, số chứng chỉ quỹ của bạn sẽ có giá trị cao hơn và ngược lại….
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong khi vũ trụ ảo Metaverse đang tiếp tục phát triển, nhiều dự báo cho thấy công nghệ này sẽ ảnh hưởng lớn đến ngành Marketing nói riêng và những người làm truyền thông nói chung. Từ các hoạt động SEO, Quảng cáo, Content Marketing, PR đến Social Media.
Marketing trong Metaverse: Tương lai của Quảng cáo, SEO và Social Media
Để có thể có được những góc nhìn rõ ràng nhất về Metaverse Marketing hay cách Metaverse sẽ ảnh hưởng đến ngành Marketing cũng như các hoạt động cụ thể có trong Marketing, bài viết dưới đây từ MarketingTrips sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về chủ đề này.
Người làm Marketing có thể tìm thấy điều gì trong Metaverse.
Marketer và Thương hiệu nên làm gì để chuẩn bị cho việc gia nhập Metaverse.
Ngành SEO và Metaverse.
Social Media Marketing và Metaverse.
Ngành PR – Marketing và Metaverse.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp về chủ đề làm Marketing trong Metaverse.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Metaverse Marketing là gì?
Cũng tương tự như Digital Marketing hay Performance Marketing, Metaverse Marketing là khái niệm đề cập đến việc các thương hiệu hay doanh nghiệp sẽ tiến hành làm Marketing trong vũ trụ ảo Metaverse.
Từ các hoạt động quảng cáo, xây dựng thương hiệu, bán hàng và hơn thế nữa, tất cả các hoạt động này đều có thể diễn ra trong Metaverse.
Metaverse là gì?
Metaverse trong tiếng Việt có nghĩa là Vũ trụ ảo hoặc Siêu vũ trụ, khái niệm dùng để chỉ một vũ trụ (Universe) 3D (không gian đa chiều) trực tuyến nơi kết hợp nhiều không gian khảo (Virtual Spaces) khác nhau.
Metaverse có thể được xem như là tương tai của thế giới internet, cho phép người dùng làm việc, gặp gỡ, chơi game, mua sắm và giao lưu cùng nhau trong những không gian 3D này.
Theo số liệu nghiên cứu từ McKinsey, Metaverse sẽ có giá trị khoảng 5000 tỷ USD vào năm 2030, tức 8 năm sau kể từ thời điểm bài viết này được đăng.
Để có thể hiểu chi tiết về thuật ngữ Metaverse, bạn có thể xem tại: metaverse là gì
Những số liệu bạn cần nắm về Metaverse.
Theo số liệu từ Google, lưu lượng tìm kiếm các từ khoá về “Metaverse” mỗi tháng là gần 3 triệu lượt trên phạm vi toàn cầu, một con số khổng lồ.
Metaverse là một trong những chủ đề được thảo luận nhiều nhất trên các trang báo chí lớn như Reuters, Forbes hay New York Times.
Nếu bạn thử tìm kiếm từ khoá Metaverse trên mạng xã hội chuyên nghiệp và việc làm LinkedIn, có hàng ngàn kết quả trả về là những người đã sử dụng từ khoá này trong hồ sơ cá nhân của họ. CMO giờ đây không chỉ là Chef Marketing Officer nữa mà còn là Chef Metaverse Officer .
Theo số liệu từ Google News, có hơn 20 triệu kết quả trả về với từ khoá “Metaverse News”.
Trên mạng xã hội Twitter, các bài đăng có hashtag #Metaverse vẫn đang ở con số khổng lồ.
Trên mạng xã hội Instagram cũng không phải là ngoại lệ, hàng trăm ngàn bài đăng có sử dụng hashtag Metaverse.
Metaverse sẽ có giá trị khoảng 5000 tỷ USD vào năm 2030, tức 8 năm sau kể từ thời điểm MarketingTrips đăng bài viết này.
Người làm Marketing có thể tìm thấy điều gì trong Metaverse.
Người làm Marketing có thể tìm thấy điều gì trong Metaverse.
Theo Wikipedia, Metaverse là tổng thể của tất cả các thế giới ảo, thực tế tăng cường (AR) và môi trường Internet.
Đó là một không gian chia sẻ ảo tập trung được tạo ra bởi sự hội tụ của thực tế vật lý ảo tăng cường (virtually enhanced physical reality) và không gian ảo bền vững về mặt vật lý (physically persistent virtual space), bao gồm tổng thể tất cả các thế giới ảo, thực tế tăng cường và Internet.
Metaverse là nơi mọi người sẽ có hình đại diện của riêng mình (Avatar). Đó là một trải nghiệm ảo ở chế độ 3D khi bạn đang chơi game, sáng tạo, hay khám phá.
Nhờ sự thúc đẩy của đại dịch và sự ra đời của các công nghệ mới, VR đang nhanh chóng thoát khỏi sự kỳ thị truyền thống là lãng phí thời gian để đến với một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo – giống như các cuộc cách mạng thiết bị di động hay internet trước đây.
Các thương hiệu lớn toàn cầu như Gucci, Nike, Disney, Snap và Meta đang trong quá trình tạo ra các cộng đồng ảo, nội dung kỹ thuật số (digital content), tài sản số, thời trang số, nghệ thuật và trải nghiệm số, và hơn thế nữa.
Metaverse sẽ tạo ra một nền kinh tế, nền kinh tế kỹ thuật số kiểu mới.
Marketer và Thương hiệu nên làm gì để chuẩn bị cho việc gia nhập Metaverse.
Trong thế giới mới với sự hỗ trợ của các yếu tố công nghệ, cụ thể là Metaverse, việc sử dụng các công nghệ mới xoay quanh thực tế ảo, thực tế tăng cường và trí tuệ nhân tạo (AI) là một phần của các chiến lược Digital Marketing tổng thể.
Cũng giống như sự phát triển của Internet và tác động của cuộc cách mạng công nghệ di động trước đây, những người làm marketing sẽ cần phải thay đổi (nhanh hơn) để thích nghi với bối cảnh kinh doanh mới, nơi hành vi của người tiêu dùng đã thay đổi.
Các thương hiệu sẽ cần phải suy nghĩ lại câu chuyện thương hiệu của họ theo không gian ba chiều và các nhà Digital Marketer sẽ cần phải nắm bắt các công nghệ mới nổi với tốc độ nhanh hơn.
Trong thế giới Metaverse, mọi người đều là những người xây dựng thế giới, bao gồm cả các cá nhân và thương hiệu.
Vậy làm thế nào để các thương hiệu và người làm marketing có thể bắt kịp được xu hướng mới này?
Đối với các thương hiệu và người làm marketing, điều quan trọng là phải thấu hiểu được Gen Z và Gen Y, những thế hệ đang “chế ngự” nền kinh tế hiện tại.
Hãy xem xét đến tất cả các hành vi của họ, việc họ làm thường xuyên, cách họ mua sắm và giải trí, cách họ tương tác với bạn bè trên các nền tảng mạng xã hội và hơn thế hữa.
Các nghiên cứu cho thấy mức chi tiêu toàn cầu của Gen Z đã chạm mốc hơn 4000 tỷ USD vào năm 2021, và họ cũng là thế hệ có ảnh hưởng lớn nhất đến các quyết định chi tiêu trong gia đình (hơn 80% cha mẹ của Gen Z báo cáo rằng thế hệ này ảnh hưởng đến chi tiêu của hộ gia đình).
Khi Gen Z tiếp tục phát triển và mua sắm nhiều hơn (cả trong Metaverse), làm Marketing hay bán hàng cho Gen Z sẽ mang đến cho thương hiệu những cơ hội khổng lồ.
Ngành SEO và Metaverse.
Ngành SEO và Metaverse.
Khi nói đến ảnh hưởng của Metaverse trong Marketing nói chung mà cụ thể ở đây là ngành SEO, tức tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, về bản chất nó cũng tương tự như các cách làm truyền thống trước đây.
Nếu bạn đã từng tham gia vào việc tối ưu hoá thứ hạng website hay ứng dụng trên các công cụ tìm kiếm như Google hay Yahoo với mục tiêu là khiến nhiều người dùng hơn “nhìn thấy” bạn, đã đến lúc bạn cần bắt đầu tìm cách để được tìm thấy trong Metaverse.
Một câu hỏi được đặt ra khi này là, liệu các công cụ tìm kiếm có phải là cửa ngõ (gateway) để thương hiệu của bạn được tìm thấy trong Metaverse hay không không?
Hay liệu các từ khoá có liên quan đến “metaverse” có giúp thương hiệu được tìm thấy một cách dễ dàng hơn hay không?
Chiến lược nội dung AR, Local SEO và hơn thế nữa.
Nếu bạn là chủ của các cửa hàng địa phương? Công nghệ AR và VR của Google sẽ giúp tạo ra các trải nghiệm 3D trực tiếp từ danh sách địa phương của bạn.
Theo Google:
“Thực tế tăng cường (AR) đóng vai trò phủ nội dung kỹ thuật số và thông tin lên thế giới thực – như thể chúng thực sự đang ở đó với bạn.”
Từ việc sử dụng AR để thử giày, mua hàng (chẳng hạn như Ikea đã làm) hay đào tạo ai đó về một trình nào đó đều là những ví dụ về cách chiến lược nội dung của thương hiệu có thể tác động đến kết quả tìm kiếm.
Một trong những khía cạnh quan trọng của Metaverse mà người làm marketing cần hiểu đó là hình ảnh (trực quan) sẽ đóng vai trò lớn hơn, các tìm kiếm sử dụng AR cũng hoạt động theo cách tương tự, giúp người dùng khám phá sản phẩm hay dịch vụ một cách chân thực hơn và trực quan hơn.
Tìm kiếm trực quan (Visual Search) đóng một vai trò quan trọng.
Chất lượng hay giá trị của nội dung là trọng tâm của bất kỳ chiến lược SEO bền vững nào.
Nội dung đó càng có thể phục vụ nhiều nhu cầu của người dùng, thì càng tốt hơn về mặt thúc đẩy xếp hạng tìm kiếm và lưu lượng truy cập tìm kiếm tự nhiên (organic traffic).
Hình ảnh (hay nội dung trực quan) là một định dạng nội dung (content format) có hiệu quả cao. Khi Google ngày càng hiểu rõ hơn về nội dung và chất lượng của hình ảnh, thì yếu tố này càng trở nên lớn hơn.
Social Media Marketing và Metaverse.
Social Media Marketing và Metaverse.
Nếu bạn quan tâm đến các tin tức về kinh doanh, bạn thấy rằng, việc Facebook đổi tên thành Meta là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất thể hiện tham vọng của nền tảng mạng xã hội lớn nhất toàn cầu này với vũ trụ ảo Metaverse.
Với tên gọi tiền thân hiện tại là Horizon Worlds, đây được xem là ý tưởng đầu tiên của Meta với Metaverse, nơi người dùng có thể gia nhập và trải nghiệm các không gian 3D thông qua các thiết bị hỗ trợ (như tai nghe thực tế ảo).
Một nhà sáng tạo hiện đã gia nhập Horizon Worlds cho biết:
“Kết nối nguồn cấp dữ liệu 2D với cộng đồng 3D trong Horizon, nơi xây dựng thế giới với những người khác thực sự là một trải nghiệm xây dựng mang tính cộng đồng. Horizon là trung tâm của khái niệm Metaverse xã hội, Social Metaverse.”
Khi ở trong Horizon, bạn có thể thực hiện những việc như ghé thăm các thế giới khác nhau xoay quanh các sở thích và chủ đề cụ thể. Bạn sẽ tìm thấy mọi thứ từ việc làm vườn đến chơi game và thậm chí là gia nhập các nhóm cộng đồng tương tự Facebook Groups.
Facebook cho phép bạn chia sẻ những khoảnh khắc trong Horizon thông qua Facebook Groups chẳng hạn như chia sẻ ảnh tự chụp, chia sẻ thế giới từ thế giới 3D của bạn với các nhóm đối tượng 2D.
Bạn cũng có thể tạo ra các thế giới mới, cộng tác với những người khác, tổ chức sự kiện, gặp mặt, chụp ảnh tự sướng cũng như xây dựng nên các mối quan hệ có ý nghĩa, thông qua các hình ảnh đại diện (Avatar).
Bắt đầu với Snapchat Metaverse.
Hiện tại, các thương hiệu đã có thể bắt đầu trải nghiệm với công nghệ thực tế tăng cường (AR) trên Snapchat.
Snapchat Metaverse AR cung cấp một cách dễ dàng và nhanh chóng cho bất kỳ ai để tạo nên những nội dung AR chuyên nghiệp, hấp dẫn thông qua các mẫu có sẵn kết hợp với các tài sản 3D khác.
Vừa mới được phát hành không lâu, Snapchat Trends là một công cụ dựa trên nền tảng web dành cho các nhà quảng cáo, đối tác và hơn thế nữa để tìm hiểu những từ và cụm từ đang thịnh hành (Trending) trên Snapchat và điều gì đang thúc đẩy cộng đồng mạng xã hội với hơn 500 triệu người dùng hoạt động hàng tháng này.
Ngành PR – Marketing và Metaverse.
Ngành PR – Marketing và Metaverse.
Khi Metaverse là một phần không thể thiếu trong tương lai của ngành marketing, dưới đây là một số cách mà bạn có thể làm bằng cách ứng dụng công nghệ VR và AR.
Bắt đầu tạo nội dung bằng AR.
Tổ chức hoặc tham dự một sự kiện trong VR trên các nền tảng như AltSpace VR hoặc Facebook Horizon Worlds.
Hợp tác với những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) và những người có ảnh hưởng (Influencer) hay những người đã có mặt trong không gian Metaverse.
Tạo nội dung PR bằng AR như một cách để trở nên nổi bật hơn khi giới thiệu trực tiếp các câu chuyện đến với khán giả mục tiêu hoặc các nhà báo.
Bắt đầu tương tác và theo dõi các nhà báo, phóng viên và nhà phân tích, những người đang nói về AR, VR và Metaverse.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp về chủ đề làm Marketing trong Metaverse.
Metaverse có ảnh hưởng đến cách các thương hiệu làm Marketing hay không?
Hiển nhiên là có, chỉ là ảnh hưởng theo cách nào và cấp độ bao nhiêu, điều này còn phụ thuộc vào cách mà Metaverse được xây dựng trong tương lai.
Quảng cáo trên Metaverse sẽ được thể hiện như thế nào?
Nếu bạn đã tìm hiểu đầy đủ khái niệm Metaverse, bạn hiểu rằng, bản chất của Metaverse là một thế giới ảo đa chiều, điều này có nghĩa là khi người dùng truy cập vào Metaverse, thương hiệu của bạn hoàn có thể tiếp cận họ ở đó, như cách bạn tiếp cận người dùng thông qua quảng cáo Facebook hay quảng cáo tìm kiếm trên Google.
Kết luận.
Như đã phân tích ở trên, khi thế giới và hành vi của người tiêu dùng thay đổi, điều cuối cùng sẽ khiến các thương hiệu phải thay đổi, bằng cách thích ứng nhanh hơn, thương hiệu có nhiều cách hơn để xây dựng các lợi thế cạnh tranh cho riêng mình.
Với tư cách là những người làm Marketing, những người luôn cần đi đầu trong việc nắm bắt và đáp ứng kỳ vọng của khách hàng mục tiêu, sớm gia nhập Metaverse là con đường mà bạn cần nên làm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
YouTube đang cho phép các nhà sáng tạo trên nền tảng thêm tính năng lồng tiếng (voiceover narration) vào Shorts, định dạng video ngắn của YouTube.
YouTube Shorts thêm tính năng mới tương tự TikTok
YouTube Shorts đang áp dụng một tính năng khá phổ biến của TikTok đó là cho phép nhà sáng tạo (Creator) tường thuật lại câu chuyện (lồng tiếng) qua video.
Bạn có thể sử dụng tính năng mới này để cải thiện Shorts, chẳng hạn như giải thích cách để làm một điều gì đó, thêm các quan điểm mới vào và hơn thế nữa.
Trước bản cập nhật này, YouTube không cho phép người dùng thêm giọng nói của họ vào các video đã quay mà họ sẽ phải ghi lại giọng nói trong khi đang quay video.
Giờ đây, bạn đã có thể thêm phần lồng tiếng cho YouTube Shorts sau khi quay.
Cách thêm phần lồng tiếng vào Shorts trên YouTube.
Sau khi hoàn tất việc quay Shorts, bạn có thể thêm phần lồng tiếng bằng cách làm theo các bước sau:
Nhấn vào nút dấu kiểm ở dưới cùng bên phải của màn hình máy ảnh.
Nhấn vào nút “Lồng tiếng” (Voiceover).
Di chuyển đến vị trí bạn muốn bắt đầu thêm phần lồng tiếng.
Nhấn vào nút ghi màu đỏ để bắt đầu ghi và nhấn lại vào nút đó để dừng ghi.
Bạn sẽ có thể xem lại bản lồng tiếng của mình trước khi xuất bản video. Nếu không hài lòng với phiên bản hiện tại, bạn có thể nhấn vào nút hoàn tác (undo) và ghi âm lại.
Bước cuối cùng trước khi xuất bản video, bạn sẽ có tùy chọn điều chỉnh các mức âm thanh phù hợp, âm thanh của video gốc và cả phần lồng tiếng của bạn.
Tính năng này hiện đang được ra mắt trên iOS.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
MIT vừa công bố báo cáo nền tảng 2022, trong đó nêu bật vai trò của các công nghệ mới như Web3 và Metaverse, tầm quan trọng của dữ liệu và hơn thế nữa.
Trong 10 năm qua, các nền tảng (platforms) đã trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế nói chung và nền kinh tế kỹ thuật số (Digital Economy) nói riêng.
Vào những thời điểm bắt đầu, trong khi một số ngành đi tiên phong và nhanh chóng áp dụng chiến lược nền tảng, một số ngành khác, như chăm sóc sức khỏe lại chỉ mới bắt đầu tham gia.
Trong một hội nghị mới đây liên quan đến chủ đề Nền kinh tế kỹ thuật số được tổ chức bởi Trường quản trị MIT, các chuyên ga đã đưa ra những dự báo về tương lai của các nền tảng trong ít nhất 10 năm tới.
Dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.
Sức mạnh của việc chia sẻ dữ liệu.
Trong bối cảnh hiện tại, phần lớn các doanh nghiệp thường tỏ ra rất miễn cưỡng khi chia sẻ dữ liệu của họ. Tuy nhiên, điều này đang dần thay đổi, khi các tổ chức bắt đầu sử dụng API mở và các ứng dụng khác để chia sẻ dữ liệu cả trong hệ sinh thái nội bộ lẫn với các hệ sinh thái bên ngoài.
Chia sẻ dữ liệu cho phép các tổ chức hưởng lợi từ hiệu ứng mạng lưới (networks effects) – nơi một sản phẩm hoặc dịch vụ trở nên có giá trị hơn khi được nhiều người sử dụng hơn.
Đây thực sự là một cuộc cách mạng hóa các thị trường bao gồm các nền tảng mạng xã hội, xe điện (EV) và chăm sóc sức khỏe.
Bà Svenja Falk, CEO của Accenture Research cho biết: “Trong một môi trường đang thay đổi ở mức độ chưa từng có này (VUCA), sự nhanh nhạy và sử dụng dữ liệu hiệu quả trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.”
Về mặt tổng thể, các ngành nghề khác nhau đang thu thập và sử dụng dữ liệu theo những cách khác nhau.
Trong khi Schneider Electric đang thử nghiệm một số dự án mới cho phép họ chia sẻ dữ liệu, nghĩa là nhiều các doanh nghiệp hay nhà lãnh đạo IT khác cũng có thể truy cập và hưởng lợi từ dữ liệu được chia sẻ.
Các doanh nghiệp thuộc ngành hàng bán lẻ đang “ôm chặt” nền kinh tế trải nghiệm và các nền tảng trải nghiệm (Experience Economy), cho phép họ không chỉ tạo ra một cộng đồng khách hàng trung thành mà còn có thêm nhiều dữ liệu hơn về khách hàng.
Một số doanh nghiệp khác lại sử dụng dữ liệu để cá nhân hoá thông điệp hay các chiến dịch Marketing tới khách hàng.
Sự gia tăng của các nền tảng chăm sóc sức khỏe (health care platforms).
Ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe là một trong số nhiều ngành đã khá “tụt hậu” trong việc áp dụng các chiến lược nền tảng.
Nhưng các xu hướng mới đang bắt đầu thay đổi.
Ông Randall Williams, CEO của công ty tư vấn Digital Care Advisors cho biết: “Ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe đang bắt đầu hiểu được sức mạnh kinh tế và giá trị to lớn của việc trao đổi dữ liệu.”
Một số quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Mỹ, đã bắt đầu yêu cầu các tổ chức chăm sóc sức khoẻ cung cấp API dữ liệu của họ.
Tương lai của các nền tảng với Web3 và Metaverse.
Web3 và Metaverse vẫn đang trong quá trình phát triển và hiện cũng chưa có một tổ chức nào có thể xác định chính xác việc nó sẽ diễn ra theo cách nào.
Web3 được dự báo là sẽ thay đổi cách người dùng trải nghiệm thế giới internet, cách họ quản lý dữ liệu cá nhân của mình, thay đổi thế giới quảng cáo và hơn thế nữa, nó là một phần không thể thiếu trong thế giới Metaverse.
Nó cũng có thể định hình lại cách các thương hiệu kết nối với khách hàng. Cửa hàng Nikeland của Nike trong Roblox đã có hơn 6,7 triệu lượt khách trong 4 tháng đầu tiên ra mắt và các công nghệ thực tế tăng cường (AR) cũng đã giúp truyền cảm hứng cho khách hàng của họ tại các cửa hàng của Nike ở New York.
Giám đốc chiến lược tại Monitor Deloitte cho biết: “Hơn 120 tỷ USD đã được đầu tư vào Web3 và Metaverse trong năm nay, con số này cao hơn gấp đôi so với những gì chúng tôi đã thấy vào năm ngoái.”
Theo thông tin mới đây từ Financial Times, CEO Tesla Elon Musk đã đồng ý mua lại mạng xã hội Twitter với giá 44 tỷ USD.
Elon Musk đồng ý mua lại mạng xã hội Twitter với giá 44 tỷ USD
Thay vì “quay xe” như trước đây, trong một lá thư gửi tới mạng xã hội Twitter, Elon Musk vừa nghị mua lại Twitter với giá thỏa thuận ban đầu là 44 tỷ USD.
Theo thông tin được ghi nhận, nhóm pháp lý của Twitter đang xem xét bức thư do Elon Musk gửi, những người này cũng nói thêm rằng sẽ không có chuyện mạng xã hội này đồng ý tiến hành tiếp thương vụ mà không có bất cứ đảm bảo nào về thời gian hoàn tất việc mua bán.
Một phiên tòa khẩn cấp về vấn đề này dự kiến sẽ được diễn ra trong thời gian sớm nhất kể từ khi thông tin được xác nhận.
Một người quen thuộc với Twitter cho biết nền tảng này đang lo ngại rằng Elon Musk có thể đề nghị tiến hành thỏa thuận mua bán nhằm mục tiêu trì hoãn một vài thứ đang liên quan khác (vẫn chưa giải quyết xong giữa Elon Musk và Twitter).
Cổ phiếu của Twitter đã tăng khoảng 13% lên 48 USD sau khi Bloomberg công bố rằng Elon Musk đã đồng ý mua lại Twitter.
Về thương vụ mua bán giữa Elon Musk và Twitter, CEO Tesla ban đầu đã đồng ý mua lại Twitter với giá 54,20 USD/cổ phiếu vào tháng 4.
Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau, vào tháng 7, vị CEO này thông báo rằng muốn rút khỏi thương vụ với lý do Twitter hiện có quá nhiều tài khoản giả (tài khoản ảo).
Twitter sau đó đã kiện Elon Musk vì đơn phương thông báo và rồi chấm dứt thương vụ, cáo buộc rằng việc chấm dứt thương vụ đã khiến cổ phiếu của Twitter lao dốc.
Tính đến thời điểm hiện tại, các vụ kiện cáo qua lại giữa Elon Musk và Twitter vẫn chưa chấm dứt.
Trong khi hầu hết các nhà quan sát tin rằng Elon Musk sẽ gần như không thể rút khỏi thỏa thuận vì trong lịch sử, sẽ rất khó để những người mua một khi đã đồng ý với một thỏa thuận nào đó được phép đơn phương từ chối thoả thuận trừ khi có những vi phạm bất thường nào đó xảy ra.
Twitter hiện chưa trả lời bình luận.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
CEO Apple đánh giá cao công nghệ thực tế ảo, nhưng không tin Metaverse có thể thay thế cho cuộc sống thực.
Trong cuộc phỏng vấn với Bright (Hà Lan) nhân chuyến thăm châu Âu tuần trước, Tim Cook chia sẻ quan điểm của mình về các công nghệ mới, đặc biệt về VR, AR và Metaverse.
Trong khi nhiều công ty coi vũ trụ ảo là tương lai của con người và “Metaverse” trở thành từ khoá ngày càng phổ biến, Apple là hãng công nghệ hiếm hoi chưa từng sử dụng khái niệm trên.
CEO Apple cho rằng điều quan trọng là mọi người phải hiểu về nó. “Và tôi thực sự không chắc rằng một người bình thường nào đó có thể cho bạn biết metaverse là gì“, ông nói.
“Thực tế ảo là thứ mà bạn có thể đắm mình trong đó. Nhưng tôi không nghĩ bạn sẽ muốn sống cả đời theo cách đó. Chúng chỉ nên dành những khoảng thời gian nhất định và đó cũng không phải là một cách tốt để giao tiếp”.
Quan điểm của Cook được cho là đi ngược với CEO Meta Mark Zuckerberg. Nhà sáng lập mạng xã hội Facebook gần như đặt cược toàn bộ vào thế giới ảo và đổi tên công ty thành Meta vào năm ngoái.
Dù không đánh giá cao Metaverse, Tim Cook lại có niềm tin lớn vào các công nghệ giúp tương tác thế giới ảo với thế giới thực.
Ví dụ công nghệ AR có thể đưa các vật thể ảo hiển thị trong thế giới thực thông qua camera điện thoại hoặc kính thông minh. Trong chia sẻ với Bright, Cook cho biết nhiều ứng dụng AR hiện đã có trên App Store và còn tiến xa trong tương lai.
“AR sẽ là một công nghệ ảnh hưởng tới mọi thứ. Chúng ta rồi sẽ nhìn lại và suy nghĩ về việc chúng ta đã sống như thế nào khi không có AR”, ông nói.
Trước đó, trong cuộc trò chuyện với sinh viên một số trường đại học tại châu Âu, CEO Apple nhận định trong tương lai, việc thiếu AR cũng giống như cuộc sống hiện nay thiếu Internet hoặc smartphone.
Đồng thời, ông khẳng định tương lai này “sẽ không lâu nữa”.
Cook cũng nói về tầm quan trọng của việc học lập trình, rằng ngôn ngữ lập trình “sẽ là ngôn ngữ chung duy nhất và quan trọng nhất bạn có thể học”, bên cạnh tiếng mẹ đẻ dùng trong giao tiếp.
“Tôi nghĩ mọi người nên học lập trình trước khi tốt nghiệp trung học và tốt nhất nó nên được dạy từ trường tiểu học”, ông cho hay.
Trong thông điệp gửi các nhà đầu tư đầu năm nay, CEO Apple cũng khẳng định doanh nghiệp của mình luôn “ưu tiên sự đổi mới, luôn khám phá các công nghệ mới đang phát triển” và vũ trụ ảo metaverse cũng là một lĩnh vực thú vị.
Theo một số nguồn tin rò rỉ, Apple có thể cho ra mắt tai nghe hỗ trợ AR, VR vào năm 2023, trước khi tung ra kính Apple Glasses vào năm 2024.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong khi việc sản xuất và tối ưu nội dung là hết sức quan trọng, quá trình phân phối các nội dung cũng là yếu tố quyết định sự thành công của các hoạt động Content Marketing. Cùng tìm hiểu về cách lựa chọn các nền tảng phân phối nội dung phổ biến trên thế giới trong bài viết này.
Content Marketing: Một số nền tảng phân phối nội dung phổ biến trên thế giới
Dù bạn là một Content Marketer hay một Marketer đơn thuần, có thể bạn đã quá quen thuộc với các cụm từ kiểu như “Content is King” hay “Content is everything”.
Content hay Nội dung là một trong những thành phần quan trọng nhất và cũng là thiết yếu nhất của bất cứ chiến dịch marketing nào.
Và khi bạn biết rằng có đến hơn 50% các doanh nghiệp ngày nay có đội ngũ phát triển nội dung riêng trong doanh nghiệp, bạn càng thấy nó quan trọng và mức độ cạnh cao đến như thế nào.
Trong bối cảnh này, vai trò của các nhà phát triển nội dung không chỉ là sản xuất và tối ưu nội dung mà còn là phân phối các nội dung đó (trên các nền tảng Content Marketing).
Trước khi khám phá các nền tảng nơi bạn có thể phát triển công việc Content Marketing của mình bên dưới, bạn cũng cần tìm hiểu về khái niệm Nội dung hay Content trong Marketing, bạn có thể xem chi tiết nội dung tại: content là gì
Và đây là các nền tảng phân phối nội dung phổ biến trên thế giới mà bạn có thể tham khảo.
1. Exploding Topics.
Exploding Topics là nền tảng tổng hợp dữ liệu và sử dụng thuật toán nâng cao để có thể cung cấp tỷ lệ phần trăm tăng trưởng của các chủ đề cụ thể được lựa chọn.
Với các dữ liệu này, bạn có thể bắt đầu viết trước nội dung để xây dựng lợi thế của mình so với đối thủ.
2. BuzzSumo.
BuzzSumo là nền tảng đã bắt đầu bùng nổ từ năm 2013.
Kể từ đó, nơi đây là địa chỉ dành cho các Content Marketer thực thụ, những người muốn xây dựng nội dung một cách tử tế và có giá trị cho khách hàng.
BuzzSumo cung cấp khả năng khám phá, nghiên cứu, theo dõi nội dung và một số tuỳ chọn liên quan đến người có ảnh hưởng (Influencer Insights).
3. Outbrain.
Outbrain là một trong những nền tảng tiên phong hàng đầu về nội dung tự nhiên (native content) và cũng là nền tảng có thị phần lớn nhất so với các đối thủ cùng ngành.
Hiện Outbrain cung cấp khoảng 344 tỷ đề xuất nội dung (content recommendations) hàng tháng ở hơn 55 quốc gia khác nhau.
4. Patreon.
Patreon cung cấp mô hình thành viên có trả phí (premium membership) cho các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator).
Được thành lập vào năm 2013, Patreon nhanh chóng trở thành nền tảng phù hợp cho những nhà sáng tạo muốn xây dựng một mạng lưới khách hàng trung thành.
Nếu bạn là nhà sáng tạo nội dung muốn kiếm thêm thu nhập mà không cần bắt đầu với việc viết blog thì Patreon là lựa chọn phù hợp.
5. Contently.
Contently là nền tảng chuyên dành để lập kế hoạch phân phối nội dung.
Với Contently, bạn có thể dễ dàng lập kế hoạch theo thời gian và ngày tháng để phân phối nội dung trên nhiều nền tảng khác nhau. Ngoài ra, Contently cũng cung cấp các đề xuất SEO và kiểm tra nội dung.
Một tính năng đáng chú ý khác của Contently đó là cung cấp tuỳ chọn truy cập vào mạng lưới sáng tạo nội dung có trả phí, nơi bạn có thể tiếp cận với nhiều nhà sáng tạo nổi tiếng trên nền tảng.
Nếu bạn đang tìm kiếm một nền tảng Content Marketing cho doanh nghiệp thì Contently là ứng cử viên hàng đầu.
6. Scoop.it.
Scoop.it là một nền tảng quản lý nội dung dựa trên công nghệ đám mây giúp bạn khám phá và nghiên cứu nội dung thông qua nền tảng web và mạng xã hội. Hơn 30 triệu website được thu thập thông tin từ Scoop.it.
7. Uberflip.
Uberflip cung cấp một số tùy chọn khác nhau cho các nhà tiếp thị nội dung, nhưng một trong những tính năng đáng giá nhất mà Uberflip cung cấp là khả năng cá nhân hóa nội dung cho đối tượng mục tiêu.
Từ tính năng này, những người làm marketing có thể khởi chạy các chiến dịch cá nhân hoá cho từng khách hàng khác nhau.
Kết luận.
Như đã phân tích ở trên, trong khi sản xuất nội dung là công việc hết sức quan trọng, việc lựa chọn các nền tảng hỗ trợ phù hợp cũng có vai trò tương ứng, bằng cách bắt đầu thử nghiệm hoạt động phân phối nội dung với một số nền tảng phù hợp, bạn đang cho mình nhiều cơ hội hơn để thúc đẩy hiệu suất của hoạt động Content Marketing của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Với hầu hết các doanh nghiệp đang phải thắt chặt chi tiêu hay vốn bị hạn chế về ngân sách quảng cáo, đổi mới, sáng tạo và bắp kịp xu hướng chính là chìa khoá. Cùng tìm hiểu các xu hướng quảng cáo mới nhất trong 2022.
Một vào dự báo về xu hướng quảng cáo trong 2022
Từ quảng cáo video, đến sử dụng người có ảnh hưởng và cá nhân hoá thông điệp quảng cáo. Trước hết, để có thể thấu hiểu về thuật ngữ quảng cáo hay có những góc nhìn toàn diện nhất về ngành quảng cáo, bạn có thể xem tại: quảng cáo là gì
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Theo báo cáo thu nhập quý 2 mới đây của các nền tảng quảng cáo lớn như Facebook, Google hay TikTok, doanh thu quảng cáo của các nền tảng này đều sụt giảm, các doanh nghiệp hay nhà quảng cáo đang tìm cách giảm thiểu và thắt chặt chi tiêu trong bối cảnh lạm phát và suy thoái toàn cầu.
Trong khi hàng loạt các doanh nghiệp liên tục cắt giảm nhân sự, hạn chế dự báo tăng trưởng, nhiều thương hiệu chọn cách cắt giảm quảng cáo để giảm thiểu chi phí vận hành.
Trong một thị trường đã có phần bão hòa, quảng cáo kỹ thuật số truyền thống ngày càng trở nên đắt đỏ hơn khi tính đến tỷ lệ chuyển đổi bán hàng đến người dùng cuối.
Tuy nhiên, trong một thị trường tự do, sự cạnh tranh để tồn tại cuối cùng sẽ làm thúc đẩy chi tiêu đối với những doanh nghiệp có nguồn vốn mạnh hơn. Chi tiêu càng nhiều, họ càng có cơ hội bán được nhiều hàng hơn, những thương hiệu lớn như Apple hay Coca-Cola luôn nằm trong TOP những thương hiệu chi tiêu nhiều nhất cho quảng cáo.
Trong bối cảnh hiện tại, khi phần lớn các doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng bởi tình hình suy thoái, những người làm marketing nói chung và quảng cáo nói riêng cần phản ứng nhanh hơn, sáng tạo và đổi mới nhiều hơn để thúc đẩy doanh nghiệp.
Dưới đây là một số dự đoán về các xu hướng quảng cáo 2022 có thể phát triển mạnh hơn trong những năm tới.
Quảng cáo video sẽ thống trị ngành quảng cáo là xu hướng đầu tiên trong 2022.
Quảng cáo video được xây dựng dựa trên nội dung (Content-connected video advertising) đã được chứng minh là một trong những phương thức làm marketing hiệu quả khi người xem video kỹ thuật số có thể ghi nhớ đến 95% thông điệp quảng cáo so với các quảng cáo bằng hình ảnh hay văn bản (text).
Khi trung bình mỗi người dùng dành hơn 100 phút mỗi ngày để xem video kỹ thuật số và 92,6% người dùng internet trên toàn thế giới xem một số dạng video kỹ thuật số hàng tuần, thị trường video kỹ thuật số đang trở nên tiềm năng hơn bao giờ hết.
Ngoài ra, khi các nền tảng video ngắn như TikTok, Reels hay Shorts tiếp tục tăng trưởng ấn tượng về lượng người xem, các nhà marketer nói chung cần quan tâm đến xu hướng này nhiều hơn.
Các thương hiệu sẽ đầu tư nhiều hơn vào những người có ảnh hưởng (Influencer).
Các thương hiệu sẽ đầu tư nhiều hơn vào những người có ảnh hưởng (Influencer).
Khi nói đến các định dạng nội dung (content format) được tiêu thụ nhiều nhất, nội dung video ca nhạc, hài kịch (giải trí) và bình luận xã hội được nhắc đến đầu tiên.
Nguồn gốc hay cảm hứng chính của các chủ đề nội dung này phần lớn đến từ những người có ảnh hưởng trên các nền tảng. Tiếp thị người có ảnh hưởng (influencer marketing) đã là tiêu chuẩn và mục tiêu mà các thương hiệu lớn hướng tới.
Bằng cách lựa chọn, hỗ trợ hay thậm chí là “xây dựng hình ảnh” cho những người có ảnh hưởng, sau đó thúc đẩy khả năng hiển thị của họ, các thương hiệu có thể coi họ là một phần bản sắc của thương hiệu, giúp thương hiệu kết nối mạnh hơn với đối tượng mục tiêu.
Trong trường hợp này, các nhà quảng cáo sẽ tiến hành hợp tác với những người có ảnh hưởng để tạo ra những nội dung phù hợp sau đó kết hợp nó vào video của người có ảnh hưởng một cách chân thực nhất (Authentic Marketing).
Thay vì cố gắng hay bất chấp để chứng minh giá trị của sản phẩm hay nói về sản phẩm, những người làm marketing nên giúp khách hàng “thấy được hình ảnh của chính họ” trong sản phẩm, thừa nhận nó và sau đó mua nó.
Các dịch vụ phát trực tuyến sẽ tiếp tục nổi lên như là những nền tảng được đầu tư nhiều nhất.
Trong những năm gần đây, thị trường phát trực tuyến (streaming market) đã phát triển một cách mạnh mẽ và dự kiến sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tới.
Nhờ vào sự phát triển của các nền tảng công nghệ mà đặc biệt là các thiết bị di động thông minh, người dùng đang tương tác với các nền tảng này mỗi ngày.
Vào năm 2021, 78% người tiêu dùng tại thị trường Mỹ đã sử dụng dịch vụ phát trực tuyến có trả phí (subscription streaming service).
Với khả năng tiếp cận cao cũng như việc có thể thu thập dữ liệu của khách hàng thông qua các buổi phát, các thương hiệu có thể chọn cách sử dụng từng chương trình khác nhau cho từng phân khúc khác nhau.
Thông điệp cá nhân sẽ được ưu tiên nhiều hơn khi doanh nghiệp có nhiều năng lực dữ liệu hơn cũng là xu hướng quảng cáo đáng theo dõi trong 2022.
Cá nhân hoá hay nhắm mục tiêu là những từ khoá mà những người làm marketing nói chung và performace marketing nói riêng thường nói đến khi tìm cách tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi bán hàng.
Mặc dù việc thu thập dữ liệu, phân tích và tổ chức dữ liệu có thể khó khăn hơn với hầu hết các doanh nghiệp nhỏ, các doanh nghiệp lớn hơn lại có thể tận dụng điều này để thúc đẩy doanh nghiệp của họ. Các thuật ngữ như CDP hay CRM không còn là thứ mới mẻ.
Ngoài ra, với các doanh nghiệp lớn hơn, khi họ có thể áp dụng sức mạnh của trí tuệ nhân tạo (AI) vào quá trình thấu hiểu hành trình của khách hàng, phân tích chân dung khách hàng, họ lại một lần nữa có nhiều cơ hội hơn để cá nhân hoá nội dung đến từng nhóm khách hàng khác nhau.
Trong bối cảnh kinh doanh kỹ thuật số, “Digital Profiles” hay “Digital Personas” là tài sản, là sức mạnh của các doanh nghiệp, thứ có thể giúp họ cá nhân hoá các câu chuyện (personalized storytelling) tới khách hàng của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nhiều người dùng đã chia sẻ thông báo của YouTube khi ứng dụng này yêu cầu người dùng trên điện thoại cần đăng ký phiên bản Premium (có trả phí) để xem được các video độ phân giải 4K (chất lượng cao).
Mới đây trên nền tảng mạng xã hội Reddit, tài khoản có tên @ihatesmokealarms đã đăng tải hình ảnh về việc YouTube đang giới hạn chất lượng video cho phiên bản miễn phí chỉ còn dưới 1440p.
Người dùng này cho biết khi đang sử dụng YouTube trên điện thoại thông minh, anh nhận được thông báo không thể xem video với độ phân giải 4K (2160p) như trước.
Dưới phần bình luận của bài viết, nhiều tài khoản cũng chia sẻ đã gặp phải tình trạng tương tự chủ bài viết, đồng nghĩa việc bức ảnh phản không phải bị cắt ghép hay chỉnh sửa.
Chủ tài khoản có tên @Im__questionable đã chia sẻ ý kiến về vấn đề trên ở dưới phần bình luận. Theo người này, rất có khả năng trong tương lai YouTube sẽ cố giới hạn độ phân giải xuống thấp hơn nhằm thúc đẩy người dùng đăng ký YouTube Premium.
“Hãy tưởng tượng trong tương lai họ sẽ giới hạn chất lượng của video càng ngày càng thấp. Đến một lúc nào đó người dùng miễn phí chỉ có thể xem video ở định dạng 144p như cách đây vài chục năm”, @Im__questionable bình luận.
Một vài bình luận cũng cho rằng việc giới hạn độ phân giải có thể bắt nguồn từ thiết bị đang sử dụng. Đối với điện thoại hoặc máy tính bảng, độ phân giải 2K đã đủ để tạo ra hình ảnh sống động và sắc nét cho người xem.
“Đây là YouTube trên điện thoại, tôi chắc rằng hiếm có điện thoại nào đủ tính năng để chạy video 4K nên họ mới khóa”, chủ tài khoản @fatogato bình luận phía dưới bài viết.
Ngoài ra, nhiều bình luận phía bên dưới bài viết cũng gợi ý các ứng dụng nhằm tắt quảng cáo, sử dụng 4K mà không cần Premium.
Tuy nhiên vấn đề giới hạn độ phân giải video này hiện chưa diễn ra với rộng rãi người dùng, chỉ số ít nhận được thông báo trên. YouTube hiện vẫn chưa đưa ra tuyên bố chính thức nào về khóa độ phân giải 4K nếu người dùng không mua YouTube Premium.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Sau một khoảng thời gian thử nghiệm, Instagram vừa thông báo mở rộng thử nghiệm tới nhiều người dùng hơn tính năng cho phép họ sử dụng nhiều liên kết (Links) trong phần tiểu sử (Bio).
Instagram mở rộng thử nghiệm sử dụng nhiều liên kết trong phần tiểu sử
Như bạn có thể thấy trong ví dụ này ở trên, tùy chọn mới trong Instagram sẽ cho phép người dùng thêm nhiều liên kết (Links) hơn vào phần tiểu sử giới thiệu tài khoản.
Bạn có thể thêm các liên kết nội bộ, các liên kết nhóm từ Facebook Group, các liên kết Facebook, liên kets về website và hơn thế nữa.
Ở giai đoạn hiện tại, Instagram chưa có thông báo chính thức về việc liệu người dùng Instagram có thể thêm tối đa bao nhiêu liên kết vào mỗi tài khoản, nhưng về cơ bản, tính năng mới này dường như làm mất đi giá trị của các công cụ của bên thứ ba như Linktree, mà hiện nhiều người dùng Instagram đang sử dụng để thêm liên kết bổ sung vào phần tiểu sử của họ trong ứng dụng.
Theo Insider, công ty mẹ Meta đã xác nhận rằng họ đang thử nghiệm các tùy chọn đa liên kết mới này, tuy nhiên, nền tảng lại chưa cung cấp chi tiết về kế hoạch triển khai hoặc các thông số kỹ thuật liên quan.
Với những người làm marketing thì tính năng mới sẽ cung cấp thêm nhiều cách hơn để thúc đẩy lưu lượng truy cập (traffic) đến các nền tảng của thương hiệu, hay thậm chí là để bán hàng thông qua mạng xã hội.
Tính năng mới hiện đã khả dụng cho hầu hết tài khoản trên toàn cầu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Apple vừa thông báo Apple Music hiện có hơn 100 triệu bài hát, đồng thời cho biết 20.000 bài hát đang được các nghệ sĩ thêm vào mỗi ngày.
Apple Music chạm mốc 100 triệu bài hát trên nền tảng
Theo AppleInsider, Apple Music được ra mắt vào năm 2015, tuy nhiên Apple cho biết cột mốc 100 triệu bài hát trên dịch vụ này bao gồm cả các bản nhạc mà công ty cung cấp trong quá khứ qua iTunes và iPod.
Về cơ bản, điều này bao gồm 21 năm kể từ ngày iTunes được phát minh và sự xuất hiện của iPod gốc.
Apple cho biết, Apple Music đơn giản là một bộ sưu tập âm nhạc lớn nhất từ trước đến nay với mọi định dạng hỗ trợ. Dịch vụ hiện có sẵn ở 167 quốc gia và khu vực, và bất kỳ nghệ sĩ nào cũng có thể phát hành tác phẩm của mình qua Apple Music.
“Trở lại những năm 1960, chỉ có 5.000 album mới được phát hành mỗi năm. Giờ đây, mỗi ngày, hơn 20.000 ca sĩ và nhạc sĩ đang cung cấp các bài hát mới cho Apple Music – những bài hát làm cho danh mục của chúng tôi thậm chí còn tốt hơn ngày trước.
100 triệu bài hát là bằng chứng về không gian dân chủ hơn, nơi bất kỳ ai, ngay cả một nghệ sĩ mới sáng tác nhạc từ phòng ngủ của họ đều có thể mang đến những bản hit lớn”, Apple cho biết.
Công ty cũng chỉ ra rằng 100 triệu bài hát là “nhiều hơn những gì mà người dùng có thể nghe trong một đời hoặc vài kiếp. Do đó, thay vì nghe những bản nhạc ngẫu nhiên trong thư viện, Apple Music giờ đây sẽ giúp mọi người có thể khám phá các mục yêu thích mới.
Để đánh dấu cột mốc 100 triệu bài hát, Apple đã tung ra Apple Music Today cho dịch vụ. Tính năng này cung cấp bài hát duy nhất mỗi ngày, nhưng mang đến ngữ cảnh và thông tin khi Apple Music đi sâu vào lịch sử của nó.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Google Dịch đã không còn khả dụng đối với hàng chục triệu người dùng trên khắp Trung Quốc kể từ cuối tuần qua.
Google Dịch tạm dừng hoạt động tại Trung Quốc
Theo South China Morning Post, Google Dịch (Google Translate), một trong số ít các dịch vụ ứng dụng còn sót lại của Google ở đại lục, đã không còn truy cập được, đánh dấu lần rút lui mới nhất của gã khổng lồ công nghệ Mỹ khỏi thị trường internet lớn nhất thế giới.
Người dùng Trung Quốc chính thức không thể sử dụng Google Dịch kể từ hôm 1.10. Thay vào đó, họ được chuyển hướng đến một thanh tìm kiếm chung.
Chức năng dịch tích hợp trên trình duyệt Chrome của Google cũng không còn hoạt động ở nước này, theo nhiều bài đăng của người dùng trên mạng xã hội Trung Quốc.
Trong cuộc phỏng vấn với TechCrunch, Google cho biết nguyên nhân khiến công ty quyết định ngưng ứng dụng dịch thuật là “do lượng sử dụng thấp” ở đại lục.
Tuy nhiên, trên thực tế dù một số công ty công nghệ Trung Quốc cung cấp hàng loạt dịch vụ dịch thuật, nhưng ứng dụng Google Dịch lại chiếm phần lớn lượng người dùng.
Theo dữ liệu trên nền tảng phân tích web Similarweb, trang Google Dịch ở Trung Quốc trong tháng 8.2022 đã ghi nhận 53,5 triệu lượt truy cập từ người dùng máy tính để bàn và thiết bị di động kết hợp.
Động thái ngừng hoạt động Google Dịch phản ánh lịch sử phức tạp của gã khổng lồ công nghệ Mỹ với chính phủ Trung Quốc.
Google tuyên bố rút khỏi thị trường internet lớn nhất thế giới vào tháng 1.2010, với lý do các cuộc tấn công mạng có chủ đích xuất phát từ nước này và đụng độ giữa công ty với Bắc Kinh về việc thắt chặt kiểm soát phát ngôn trực tuyến.
Chính phủ Trung Quốc sau đó đã chặn các dịch vụ của Google. Nhưng Google Dịch lại được giới thiệu trở lại tại đại lục vào tháng 3.2017 mà không có nhiều sự phô trương sau 7 năm vắng bóng.
Trên mạng xã hội Trung Quốc cuối tuần qua, nhiều người dùng than thở về việc Google Dịch bị mất. “Bạn không thể sử dụng cái này và cũng không thể dùng cái kia.
Tôi phải đọc tài liệu nước ngoài hằng ngày, bây giờ tôi không biết phải làm gì nữa”, một người dùng viết trên trang hỏi đáp Zhihu.
Trong những năm qua, Google đã thực hiện một số nỗ lực để khôi phục sự hiện diện của mình ở Trung Quốc. Hiện công ty điều hành các hoạt động khiêm tốn bên ngoài việc kinh doanh công cụ tìm kiếm cốt lõi.
Chúng bao gồm dịch vụ dành cho các nhà phát triển, hỗ trợ các công ty Trung Quốc quảng cáo trực tuyến ở nước ngoài và ứng dụng quản lý lưu trữ Files Go.
Tháng 7.2018, Google tung ra một game nhỏ và ngay lập tức trở nên phổ biến trên ứng dụng WeChat của Tencent Holdings. Ngoài ra, Google còn đầu tư 550 triệu USD vào nhà sản xuất thương mại điện tử Trung Quốc JD.com.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link