Theo cập nhật mới đây của Instagram, tất cả các video được tải lên nền tảng sẽ tự động đẩy sang nguồn cấp dữ liệu của Reels, định dạng video ngắn của Meta.
Theo giải thích của Meta:
“Kể từ khi các video ngắn từ Reels cung cấp một cách thú vị và phong phú hơn để xem và tạo video trên Instagram, chúng tôi cũng đang mang đến những trải nghiệm toàn màn hình cho các bài đăng video của bạn.
Trong những tuần tới, các bài đăng video mới ngắn hơn 15 phút được tải lên nền tảng sẽ được tự động chuyển thành Reels. Các video đã đăng trước thay đổi này sẽ vẫn ở dạng video vốn có của nó, tức không phải là Reels.”
Ý tưởng đằng sau cập nhật mới của Instagram.
Nếu xét theo bối cảnh hiện tại, khi TikTok và video ngắn đang dần trở thành xu hướng tiêu thụ nội dung của đa phần giới trẻ (thế hệ chủ đạo trên các nền tảng mạng xã hội) mà chủ yếu trong số đó là Gen Z, không chỉ Instagram mà còn cả Facebook cũng sẽ không thể bỏ qua xu hướng này.
Tuy nhiên, trong khi video ngắn đang chiếm ưu thế, nhiều ý kiến cho rằng Instagram và Facebook sẽ đánh mất đi “nét riêng” của mình nếu mãi chạy theo các xu hướng mới nổi.
Ngoài ra, Instagram cũng đang bổ sung thêm một loạt công cụ sáng tạo mới cho Reels:
Trước hết, Instagram đang thêm một số tùy chọn Remix (phối lại nội dung) mới với mục tiêu cung cấp nhiều cách hơn để xây dựng Reels:
Phối lại hình ảnh: Hình ảnh vốn là định dạng cốt lõi của Instagram. Trong những tuần tới, người dùng sẽ có thể phối lại các bức ảnh được đăng công khai.
Bố cục phối lại mở rộng: Người dùng có thể chọn một số tuỳ chọn bố cục nội dung khác nhau, và thêm bình luận bằng video vào các Reels hiện có.
Thêm vào video: Thay vì để bản phối lại xuất hiện cùng lúc với Reels gốc, giờ đây người dùng có thể thêm video vào sau đoạn video Reels gốc để nó phát theo tuần tự.
Cuối cùng, Instagram cũng đang mở rộng quyền truy cập vào các tùy chọn mẫu Reels có sẵn, cho phép người dùng sử dụng các định dạng Reels phổ biến hiện có để xây dựng mới các Reels cho riêng mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Giao diện mới của Facebook tập trung vào những nội dung giải trí đề xuất cho người dùng, nhằm cạnh tranh với những nền tảng như TikTok.
Meta vừa thực hiện thay đổi giao diện mạng xã hội Facebook. Theo bài viết trên blog, mạng xã hội sẽ chia phần Bảng tin của mình thành hai mục (tab) là Feeds và Home.
Động thái này là một phần trong nỗ lực của Facebook để đề xuất nhiều nội dung giải trí hơn tới người dùng, hay còn được CEO Mark Zuckerberg gọi là “công cụ khám phá”, giúp cạnh tranh với các đối thủ về thời gian và sự chú ý của người dùng.
Giờ đây, khi mở ứng dụng, người dùng sẽ thấy một trang chủ với thiết kế mới, giúp họ khám phá những nội dung mới các đề xuất được cá nhân hóa dựa trên công nghệ máy học.
Để khuyến khích người dùng đăng lên cả hai nền tảng mạng xã hội của mình, trang chủ Facebook giờ đây cũng sẽ có sự xuất hiện của cả Facebook Stories và Instagram Reels.
Bên cạnh thẻ Home sẽ là thẻ Feeds mới, không chứa bất kỳ nội dung đề xuất nào mà thay vào đó cho phép người dùng xem các bài đăng gần đây nhất từ bạn bè, cũng như các nhóm và trang mà họ theo dõi.
Trong thẻ này, người dùng cũng có thể tạo nguồn cấp dữ liệu yêu thích để nhận thông tin từ bạn bè, trang và nhóm mà họ quan tâm.
Theo công ty, cả 2 thẻ sẽ vẫn bao gồm quảng cáo. Các thẻ khác như Facebook Watch và Groups sẽ vẫn được giữ nguyên.
“Chúng tôi hiểu rằng bạn có thể muốn có nhiều lựa chọn hơn khi phân loại và xem nội dung của mình.
Đôi khi bạn có thể biết chính xác những gì mình tìm kiếm như các bài đăng mới nhất từ các nhóm của bạn, hay tìm kiếm những nội dung mới mẻ, giải trí khác”, Meta cho biết.
Trong nhiều năm, Facebook và Instagram bị cáo buộc sao chép các tính năng mới phổ biến của đối thủ. Giờ đây, dường như Facebook đang phải bắt chước thành công thuật toán của TikTok trong việc thu hút người dùng bằng cách hiển thị nội dung đề xuất.
TikTok đang góp phần làm chậm đà tăng trưởng lợi nhuận của công ty. Vào tháng 2, Meta đã gây sốc cho các nhà đầu tư khi công bố mức tăng trưởng người dùng hàng quý bị đình trệ, ngược lại so với xu hướng nhiều năm qua.
Công ty dự kiến sẽ công bố kết quả kinh doanh quý II/2022 vào tuần tới, với tổng doanh thu dự kiến 28-30 tỷ USD, gần bằng kết quả của năm trước.
Giao diện mới của Facebook sẽ hiển thị cho một số người dùng vào ngày 21/7 và dự kiến sẽ ra mắt toàn cầu trong tuần tới.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
LinkedIn đang thử nghiệm tuỳ chọn đăng bài mới cho phép người dùng đăng bài theo định dạng băng chuyền Carousel.
Như bạn có thể thấy trong hình ảnh ở trên, một số người dùng LinkedIn hiện đã có tùy chọn tạo bài đăng theo định dạng băng chuyền.
Khi nhấp vào tạo bài đăng, người dùng sẽ được chuyển tiếp đến quá trình tạo băng chuyền (Carousel), nơi cho phép bạn chọn nhiều hình ảnh tĩnh và / hoặc video để thêm vào bài đăng của mình.
Theo định dạng của LinkedIn, ngoài hình ảnh và video, người dùng cũng có thể thêm văn bản thay thế trong quá trình thiết lập, trong khi bạn cũng có thể sắp xếp lại thứ tự tải lên theo cách mong muốn.
LinkedIn cho biết nền tảng này hiện đang thử nghiệm các chức năng mới, thứ mà họ hy vọng sẽ giúp nhà sáng tạo có thể chia sẻ kiến thức của họ theo những cách trực quan hơn.
LinkedIn cũng chia sẻ thêm, hiện thử nghiệm chỉ áp dụng cho một số người dùng được chọn trước khi tung ra bản chính thức toàn cầu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các lý thuyết xoay quanh thuật ngữ IMC Plan (là từ viết tắt của Integrated Marketing Communications Plan tiếng Việt có nghĩa là Truyền thông Marketing tích hợp) như: IMC Plan là gì? Cách xây dựng IMC Plan như thế nào? Mẫu (Framework) kế hoạch IMC Plan? và hơn thế nữa.
IMC Plan là từ viết tắt của Integrated Marketing Communications Plan, trong tiếng Việt có nghĩa là Kế hoạch truyền thông marketing tích hợp. Trong bối cảnh kinh doanh mới, khi người tiêu dùng mong muốn được tương tác với thương hiệu trên nhiều nền tảng khác nhau, một bản kế hoạch truyền thông marketing tích hợp có thể là lựa chọn ưu tiên hàng đầu của những người làm Marketing.
Các nội dung được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Lợi thế khi doanh nghiệp hay thương hiệu xây dựng IMC Plan.
Các bước cần có để xây dựng một bản kế hoạch truyền thông marketing tích hợp (IMC Plan) hoàn chỉnh là gì?
Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến thuật ngữ IMC Plan (Integrated Marketing Communications Plan).
Bên dưới là nội dung chi tiết.
IMC Plan là gì?
Cũng tương tự các bản kế hoạch khác như Business Plan hay Advertising Plan, IMC Plan hay Integrated Marketing Communications Plan là khái niệm đề cập đến một bản kế hoạch truyền thông marketing tích hợp.
Trong bối cảnh kinh doanh và marketing hiện đại, khi khách hàng ngày càng tương tác với thương hiệu tại nhiều điểm tiếp xúc hơn trong suốt hành trình khám phá mua hàng của họ, một bản kế hoạch truyền thông marketing tích hợp (IMC Plan) các kênh khác nhau dường như là lựa chọn ưu tiên hàng đầu của nhiều người làm marketing.
Đúng như với tên gọi của nó là “Integrated”, tức tích hợp, điểm nổi bật giúp phân biệt IMC Plan với các bản kế hoạch không tích hợp khác (đơn kênh, đơn lẻ) là yếu tố kết hợp nhiều kênh vào cùng một bản kế hoạch marketing (Marketing Plan).
Bạn cứ thử hình dung rằng, thay vì bạn sử dụng Instagram hoặc TikTok để tiếp cận và tương tác với các nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu là Gen Z, khi áp dụng phương pháp tiếp cận theo các bản kế hoạch truyền thông tích hợp tức các IMC Plan, bạn sẽ cần xây dựng kế hoạch để tiếp cận họ trên cả 2 kênh.
IMC là gì?
IMC là từ viết tắt của Integrated Marketing Communications có nghĩa là truyền thông marketing tích hợp, khái niệm đề cập đến một cách thức thực thi chiến lược marketing trong đó doanh nghiệp hay thương hiệu sử dụng nhiều kênh hay phương tiện truyền thông khác nhau để tiếp cận và tương tác với khách hàng mục tiêu.
Theo Wikipedia, thuật ngữ IMC lần đầu được giới thiệu năm 1980 trong bối cảnh khi các yếu tố công nghệ và kỹ thuật số ảnh hưởng ngày càng nhiều đến các hoạt động marketing nói chung và quảng cáo nói riêng, khi thương hiệu không thể dựa vào một kênh truyền thống duy nhất để tiếp cận khách hàng mà thay vào đó là đa kênh.
Một mẫu kế hoạch IMC Plan bao gồm những nội dung chính là gì?
Trong khi tuỳ thuộc vào từng thương hiệu hay mục tiêu chiến lược khác nhau, các doanh nghiệp sẽ xây dựng các kế hoạch truyền thông tích hợp theo những nội dung khác nhau, dưới đây là những nội dung chính thường có:
Nghiên cứu thị trường.
Lập kế hoạch chiến lược.
Phân khúc đối tượng mục tiêu.
Lựa chọn kênh Marketing hay kênh truyền thông.
Các bản tóm tắt hay định hướng sáng tạo và thông điệp chiến dịch (creative briefs).
Kế hoạch ngân sách chi tiêu.
Phân tích ROI.
Các chỉ số đánh giá hiệu suất của chiến dịch để đo lường và tối ưu hoá các nỗ lực marketing nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh chung.
Khi xây dựng IMC Plan, điều quan trọng bạn cần nắm là cho dù bạn có thể tiếp cận khách hàng trên nhiều kênh khác nhau, thông qua các phương tiện truyền thông khác nhau, các kiểu thông điệp khác nhau.
Tuy nhiên, tất cả chúng đều phải cùng hướng đến một chiến lược chung, tính nhất quán được xem là “từ khoá” với các bản kế hoạch truyền thông marketing tích hợp.
Lợi thế khi doanh nghiệp hay thương hiệu xây dựng IMC Plan – Vai trò của các IMC Plan.
Như đã phân tích ở trên, hẳn là bạn đã có thể hiểu cơ bản về tầm quan trọng của các bản kế hoạch truyền thông marketing tích hợp.
Việc phát triển một bản kế hoạch IMC là một quá trình chuyên sâu và kỹ lưỡng, tuy nhiên, khi được xây dựng một cách bài bản, nó có thể giúp tăng doanh thu và tỷ suất lợi nhuận, đồng thời tiết kiệm nhiều thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp.
Dưới đây là những vai trò chính của các bản kế hoạch IMC.
Giúp xây dựng mối quan hệ giữa thương hiệu với khách hàng.
Khi bạn xây dựng cho mình một bản kế hoạch IMC, điều này có nghĩa là bạn sẽ chủ động tiếp cận khách hàng trên nhiều điểm chạm khác nhau trong suốt hành trình khám phá thương hiệu của họ.
Khi khách hàng mục tiêu có thể kết nối với thương hiệu theo những cách khác nhau trên các phương tiện khác nhau, hay thậm chí là với các thông điệp khác nhau, thương hiệu có nhiều cơ hội hơn để khiến khách hàng nhớ về mình nhiều hơn.
Giúp tăng cường lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty).
Hiển nhiên là, so với việc chỉ tiếp cận khách hàng theo một hoặc một số ít kênh nhất định, tiếp cận khách hàng trên nhiều phương tiện khác nhau mang lại những trải nghiệm tốt hơn của khách hàng với thương hiệu.
Thay vì khách hàng sẽ sớm cảm thấy nhàm chán khi liên tục thấy thương hiệu xuất hiện trên một phương tiện truyền thông nào đó, cách tiếp cận tích hợp cũng là phương thức để khiến khách hàng cảm thấy hào hứng hơn với mỗi lần tương tác với thương hiệu.
Các IMC Plan cũng giúp tăng cường doanh số bán hàng.
Khi nói đến các bản kế hoạch IMC tích hợp, một kế hoạch càng nhất quán giữa các thông điệp trên các kênh khác nhau thì nó càng thành công.
Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại mới ngày nay, khi khách hàng có xu hướng giải trí, tìm kiếm và nghiên cứu về thương hiệu trên nhiều kênh khác nhau trước khi ra quyết định mua hàng, rõ ràng là cách tiếp cận đơn lẻ hay tách biệt trên từng kênh sẽ khó có thể mang lại những tác động cộng hưởng.
Về cơ bản, thương hiệu của bạn càng xuất hiện nhiều nơi hơn, càng có cơ hội được lắng nghe nhiều hơn và bán hàng nhiều hơn.
Các bước cần có để xây dựng một bản kế hoạch truyền thông marketing tích hợp (IMC Plan) hoàn chỉnh là gì?
Trong khi tuỳ vào từng nhu cầu hay mục tiêu chiến lược của từng doanh nghiệp khác nhau, bạn có thể cần xây dựng các IMC Plan theo những bước hay mẫu khác nhau, dưới đây là những bước chính cần có trong bản kế hoạch của bạn.
Bước 1 – Nghiên cứu thị trường.
Cũng tương tự như bất kì bản kế hoạch hay chiến lược nào liên quan đến ngành Marketing, nghiên cứu thị trường hay nghiên cứu khách hàng mục tiêu là yêu cầu bắt buộc đầu tiên cần có.
Bạn không thể đưa ra bất cứ thông điệp marketing nào mà không hiểu hiện thị trường đang ở trong bối cảnh nào, khách hàng mục tiêu đang mong đợi điều gì hay thậm chí là đối thủ đang đưa ra các giải pháp ra sao.
Bước 2 – Phân khúc đối tượng mục tiêu.
Cho dù thương hiệu của bạn có lớn hay có sức ảnh hưởng đến mức nào, sự thật là bạn không thể tiếp cận và bán hàng đến tất cả mọi người trên thị trường.
Nếu bạn còn nghi ngờ về điều này, bạn cứ thử nhìn vào thương hiệu Apple, mặc dù là một trong những thương hiệu có giá trị nhất toàn cầu, thị phần mảng điện thoại thông minh iPhone cũng chỉ chiếm trung bình khoảng từ 15-20% thị phần toàn cầu.
Bằng cách phân khúc và lựa chọn các phân khúc khách hàng mục tiêu (lý tưởng) mà thương hiệu sẽ tiếp cận, bạn có thể đảm bảo rằng bạn đang bán hàng cho đúng người trên từng kênh nhất định.
Bước 3 – Xác định bản sắc riêng biệt hay định vị.
Khi bạn đã xác định được khách hàng mục tiêu chính của mình là ai hay kỳ vọng của họ là gì, bạn sẽ cần tạo ra một bản sắc riêng cho thương hiệu hoặc doanh nghiệp của mình.
Quá trình này còn được gọi là định vị, các hoạt động giúp khách hàng phân biệt thương hiệu của bạn với các đối thủ còn lại trên thị trường.
Từ đây, các thông điệp xuất hiện trong kế hoạch truyền thông marketing tích hợp (IMC Plan) của bạn sẽ phải thể hiện được các yếu tố bản sắc độc đáo này.
Bước 4 – Lựa chọn kênh Marketing hay kênh truyền thông.
Như đã phân tích ở trên, khi khách hàng có vô số các lựa chọn nơi mà họ muốn xuất hiện và tương tác, thương hiệu của bạn cũng cần hiểu rõ điều này.
Nếu khách hàng của bạn là những đối tượng trẻ tuổi thuộc Gen Z, TikTok hay Instagram có thể là kênh marketing tối ưu, tuy nhiên, nếu bạn đang muốn tập trung vào Gen X và Gen Y, thì Facebook, Google hay thậm chí là các kênh báo chí địa phương có thể là giải pháp hữu hiệu hơn.
Một điểm khác bạn cần lưu ý là, trong khi “tính nhất quán” là chìa khoá thành công của các IMC Plan, tuỳ vào từng kênh hay nền tảng khác nhau, bạn cũng cần thiết kế thông điệp theo những cách khác nhau, hướng tới mục tiêu “thân thiện với nền tảng”.
Bước 5 – Các bản tóm tắt hay định hướng sáng tạo và thông điệp chiến dịch (creative briefs).
Bởi vì bạn đang xây dựng kế hoạch (Plan), tức là mọi hoạt động được thực thi sau đó đều cần phải tuân theo những định hướng được thống nhất từ trước, từ các bản định hướng sáng tạo (creative briefs), đến những thông điệp chung của chiến dịch.
Mục tiêu cuối cùng của điều này là dù cho bạn sáng tạo điều gì, nội dung sáng tạo là gì thì nó cũng cần phải tuân thủ một chiến lược tích hợp chung.
Một lần nữa, tính nhất quán lại là kim chỉ nam hành động.
Bước 6 – Xác định các mục tiêu chính.
Trong bước thứ 6 của IMC Plan, bạn cần xác định rõ mục tiêu cần đạt được của kế hoạch hay chiến dịch sau khi hoàn thành là gì.
Thông thường, đó có thể là các chỉ số gắn liền với marketing như độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness), lượng khách hàng tiềm năng hay thậm chí đó là doanh số bán hàng.
Bước 7 – Xác định kế hoạch chi tiêu.
Vì phần lớn các hoạt động được thực thi trong các bản kế hoạch truyền thông marketing tích hợp là có trả phí (Paid Media), bạn cũng cần hoạch định rõ các nội dung như bạn sẽ chi tiêu bao nhiêu trên kênh nào.
Ví dụ, nếu bạn đang có ý định sử dụng quảng cáo Facebook (Facebook Ads) và quảng cáo Google (Google Ads) hay là Influencer Marketing, bạn cần đưa ra những con số cho hạng mục này.
Bước 8 – Phân tích ROI.
Bước cuối cùng trong IMC Plan là phân tích tỷ suất lợi nhuận đầu tư (ROI) nếu có của chiến dịch hay kế hoạch bạn đang xây dựng.
Nếu doanh nghiệp của bạn đã có những điểm tiêu chuẩn (benchmark) cho chỉ số này hay chỉ khác như ROAS (doanh thu có được trên chi tiêu quảng cáo), bạn sẽ cần phải đạt được nó sau khi kế hoạch được hoàn thành.
Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến thuật ngữ IMC Plan (Integrated Marketing Communications Plan).
IMC Plan (kế hoạc truyền thông marketing tích hợp) là gì?
IMC Plan hiểu đơn giản là các bản kế hoạch truyền thông marketing tích hợp, thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào một hoặc một số ít kênh.
IMC Framework là gì?
IMC Framework đơn giản là các mẫu kế hoạch IMC. Một IMC Framework thường có chứa các nội dung như: kênh, mục tiêu, chi phí, chiến thuật hành động, khung thời gian của các hoạt động hay tác vụ cụ thể.
Có bất cứ khuôn mẫu (framework) chung nào khi xây dựng các IMC Plan hay không?
Như đã phân tích ở trên, cũng tương tự như các bản kế hoạch hay chiến lược khác, tuỳ vào từng doanh nghiệp khác nhau, họ cần những IMC Plan khác nhau.
Đâu là yếu tố quyết định mức độ thành công của các bản kế hoạch truyền thông marketing tích hợp này?
Bởi vì bạn đang thực thi các hoạt động marketing, việc hiểu khách hàng và thị trường được xem là nền tảng căn bản nhất quyết định mức độ thành công (mặc dù yếu tố xây dựng và thực thi cũng không kém phần quan trọng).
Kết luận.
Hy vọng thông qua những phân tích tương đối chi tiết của MarketingTrips, bạn có thể có được những kiến thức cơ bản về khái niệm IMC Plan như IMC Plan là gì, cách xây dựng các bản kế hoạch truyền thông marketing tích hợp (IMC Plan) như thế nào và hơn thế nữa, những điều có thể giúp bạn hoàn thiện các kế hoạch sắp tới của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Tập đoàn Swire Pacific mới đây tuyên bố mua lại dây chuyền sản xuất của Coca-Cola Việt Nam và Campuchia. Thương vụ có giá trị 1,015 tỷ USD.
Theo Bloomberg, tập đoàn Swire Pacific của Anh có kế hoạch mua lại hoạt động sản xuất của Coca-Cola tại Việt Nam và Campuchia với giá 1,015 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên tập đoàn có trụ sở tại Hong Kong mở rộng sang thị trường đồ uống Đông Nam Á.
Trong hồ sơ gửi lên sàn giao dịch chứng khoán ngày 18/7, Swire cho biết thỏa thuận sẽ đưa mảng kinh doanh đồ uống của tập đoàn tới một trong những thị trường đồ uống phát triển nhanh chóng nhất. Thương vụ dự kiến sẽ hoàn tất trong vòng 6 tháng tùy thuộc vào thỏa thuận chống độc quyền.
Hiện đồ uống và bất động sản đang là hai mảng kinh doanh sinh lời cao nhất của tập đoàn 206 năm tuổi. Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng đầu tư vào lĩnh vực mới nổi như chăm sóc sức khỏe, đồng thời nắm phần lớn cổ phần của hãng hàng không Cathay Pacific Airways.
Swire và Coca-Cola vốn có mối quan hệ lâu dài. Doanh nghiệp đã là đơn vị nhượng quyền của nhà sản xuất đồ uống từ những năm 1960.
Swire sở hữu thương hiệu Swire Coca-Cola Ltd, đối tác lớn thứ 5 của Coca-Cola. Hàng năm, doanh số sản xuất đồ uống tĩnh và có ga tại Hong Kong, Trung Quốc đại lục, Đài Loan và một số khu vực ở Mỹ vượt 1,7 tỷ đơn vị hộp.
Tập đoàn này từng mua lại dây chuyền sản xuất của nhà sản xuất nước giải khát ở miền Nam Trung Quốc vào năm 2016. Chi nhánh này là một trong những cơ sở sản xuất lớn nhất thế giới của Coca-Cola, hiện phục vụ khoảng 675 triệu khách hàng ở Trung Quốc đại lục.
Coca-Cola Việt Nam chưa xác nhận thương vụ.
Ngày 19-7, trao đổi phóng viên Báo Người Lao Động, đại diện Coca-Cola Việt Nam khẳng định mọi hoạt động của Coca-Cola tại Việt Nam vẫn diễn ra bình thường, không có gì thay đổi.
Theo đại diện Coca-Cola Việt Nam, đối tác mua lại phần đóng gói và phân phối vẫn là thành viên cùng chung hệ thống Coca-Cola, họ cũng có cổ phần trong tập đoàn Coca-Cola toàn cầu. Do đó, đây thực chất là việc chuyển giao trong nội bộ để thuận lợi cho việc phát triển thị trường mục tiêu mà cả hai đối tác hướng tới.
“Việt Nam có thị trường nước giải khát ổn định và phát triển. Do đó, không có lý do gì Coca – Cola Việt Nam phải thay đổi chủ sở hữu” – đại diện Coca-Cola Việt Nam nhấn mạnh.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nhằm mục tiêu chủ yếu hỗ trợ các doanh nghiệp và nhỏ (SMEs) tối đa hoá các nỗ lực Marketing và quảng cáo của mình, Facebook vừa ra mắt chương trình hỗ trợ Marketing và Quảng cáo mới.
Thông qua chương trình, Facebook vừa cung cấp các chương trình hướng dẫn trực tuyến lẫn trực tiếp với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp vừa nhà tối ưu các hoạt động Marketing và Quảng cáo trên cả Facebook và Instagram.
Theo giải thích của Meta:
“Gần đây, Meta đã tổ chức sự kiện Good Ideas Exchange, nơi các giám đốc điều hành của Meta và các đối tác, bao gồm Adobe và Vimeo, đã cùng với các doanh nghiệp nhỏ xác định những trở ngại hàng đầu mà họ đang phải đối mặt.
Từ đây, chúng tôi phát hiện ra rằng xây dựng nội dung (Content) và chiến lược sáng tạo là một trong những điểm khó khăn hàng đầu đối với các nhà lãnh đạo cũng như người làm marketing khi phát triển doanh nghiệp của họ.
Biết được điều này, Meta Boost Small Business Studios đã ra đời với mục tiêu giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ xây dựng kỹ năng Digital Marketing, quảng cáo, cũng như sáng tạo một cách hiệu quả trên cả Instagram và Facebook.”
Boost Small Business Studios của Meta theo đó sẽ bao gồm 3 nội dung chính:
Cách xây dựng thương hiệu: Facebook cung cấp một loạt các nội dung trực tuyến cung cấp nguồn cảm hứng sáng tạo và hướng dẫn xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp nhỏ hiện đang sử dụng Facebook và Instagram. Nội dung sẽ đi sâu vào việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, cách xây dựng nội dung quảng cáo cũng như tính sáng tạo khi tạo một bài đăng.
Reels School: Một khóa học được Facebook thiết kế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đơn giản hóa việc tạo các video Reels.
Cách xây dựng hình ảnh quảng cáo: Chương trình tập trung vào việc hướng dẫn các doanh nghiệp cũng như marketer cách tạo ra những hình ảnh tuyệt vời với chi phí thấp và hiệu quả cao dành cho thiết bị di động.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể đăng ký để nhận một phiên hỗ trợ kinh doanh riêng (trực tiếp) với đội ngũ của Facebook.
Bạn có thể xem chi tiết các nội dung từ Facebook tại đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Các thương hiệu có tư duy tiến bộ thường tìm cách nắm lấy sức mạnh của việc kết nối giữa thương hiệu cá nhân và thương hiệu doanh nghiệp, giao tiếp một cách cởi mở giữa thương hiệu và nhân viên. Suy cho cùng, mỗi nhân viên chính là một đại sứ thương hiệu.
Xây dựng thương hiệu thành công là một trong những chìa khóa chính để thu hút khách hàng và phát triển doanh nghiệp một cách nhất quán.
Hầu hết các nhà marketer giỏi hoặc hay chuyên nghiệp sẽ nói rằng chiến lược thương hiệu của họ là phần cốt lõi của chiến lược marketing của họ.
Tuy nhiên, khi nói đến khái niệm chiến lược, vẫn có không ít các nhầm lẫn giữa chiến lược xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và nỗ lực xây dựng thương hiệu cá nhân?
Dưới đây là một số nội dung giúp bạn hiểu rõ hơn về các chủ đề này.
Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp (Corporate Branding) và thương hiệu cá nhân (Personal Branding).
Theo truyền thống, thuật ngữ Branding (xây dựng thương hiệu hoặc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu) gắn liền với các doanh nghiệp lớn như Coca-Cola, Apple hay Nike.
Đây là những thương hiệu doanh nghiệp dễ nhận biết nhất tại thị trường Mỹ (cũng như toàn cầu), thương hiệu của họ đại diện cho mọi bản sắc doanh nghiệp của họ.
Về bản chất, một thương hiệu không chỉ đơn thuần là một logo hay slogan, nó là “một tập hợp các thuộc tính vật lý lẫn phi vật lý (tinh thần, cảm xúc) về một sản phẩm, dịch vụ hay thậm chí là tổ chức nào đó mà người tiêu dùng có được”.
Nói một cách đơn giản, thương hiệu doanh nghiệp liên quan trực tiếp đến tâm trí của đối tượng mục tiêu và đại diện cho các giá trị hay bản sắc của doanh nghiệp.
Ngược lại so với thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu cá nhân gắn liền với một cá nhân nào đó bao gồm các kỹ năng của họ, trình độ của họ cũng như những niềm tin và kỳ vọng mà công chúng có được từ họ.
Kết nối thương hiệu cá nhân và thương hiệu doanh nghiệp.
Chỉ vài thập kỷ trước, có rất ít CEO của các thương hiệu hay doanh nghiệp hàng đầu được công chúng biết đến rộng rãi.
Tuy nhiên, với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các nền tảng truyền thông mạng xã hội và tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing), ngày càng có nhiều cá nhân trở nên có sức ảnh hưởng và lan toả hơn, đây chính là cơ hội để doanh nghiệp có thể tận dụng sức mạnh cộng hưởng giữa thương hiệu cá nhân và thương hiệu doanh nghiệp.
Điều này có nghĩa là, trong khi với cách thức kinh doanh truyền thống, một nhà lãnh đạo doanh nghiệp không nhất thiết phải xây dựng thương hiệu cá nhân, trong bối cảnh mới, thương hiệu cá nhân ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu doanh nghiệp.
Bạn cứ thử nhìn vào Elon Musk, Bill Gates hay Steve Jobs bạn sẽ hiểu điều này.
Về cơ bản, thương hiệu cá nhân của các nhà lãnh đạo chính là thương hiệu doanh nghiệp của họ, là công việc kinh doanh của họ.
Từ góc nhìn này, sự kết hợp giữa thương hiệu cá nhân và thương hiệu doanh nghiệp có thể tạo ra một sức mạnh tổng hợp giúp thúc đẩy khả năng phát triển và uy tín của một doanh nghiệp.
Thay vì tạo ra nhiều khoảng cách, doanh nghiệp nên phá bỏ các rào cản giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Về lâu dài, doanh nghiệp có thể sử dụng các kết nối cá nhân để xây dựng lòng tin và bán hàng.
Quản lý thương hiệu cá nhân và thương hiệu doanh nghiệp.
Cách đây nhiều năm về trước, nếu quan sát bạn sẽ thấy rằng các tập đoàn lớn cũng hầu như không mấy quan tâm đến thương hiệu của nhân viên hoặc cách nhân viên tương tác với thương hiệu của chính họ.
Tuy nhiên, kể từ khi tiếp thị kỹ thuật số và đặc biệt là tiếp thị truyền thông mạng xã hội (Social Media Marketing) ra đời, khi các nền tảng như LinkedIn hay Facebook có sức ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh của doanh nghiệp, bối cảnh xây dựng thương hiệu đã thay đổi.
Bạn cứ thử hình dung rằng, điều gì sẽ xảy ra khi những nhân viên không hài lòng sử dụng các nền tảng mạng xã hội để trút bỏ nỗi thất vọng của họ về doanh nghiệp?
Hiểu được điều này, ngày càng nhiều doanh nghiệp không ngừng tích cực xây dựng hình ảnh thương hiệu của nhân viên (Employee Branding), những hình ảnh đại diện cho thương hiệu doanh nghiệp.
Lợi ích của việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp và nhân viên.
Là một nhà tuyển dụng hay người đóng vai trò là doanh nghiệp, bạn hiểu rằng việc cấm sử dụng mạng xã hội tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm là điều không thực tế.
Thay vì tập trung nguồn lực vào những thứ không thể kiểm soát này, doanh nghiệp nên khuyến khích nhân viên trung thực hơn về công việc của họ, tập trung vào các chủ đề tích cực trên mạng xã hội và không nói xấu đối thủ.
Thương hiệu cá nhân của nhân viên và thương hiệu doanh nghiệp vốn có mối quan hệ tương hỗ, trong khi các hình ảnh nhân viên tốt giúp thương hiệu doanh nghiệp cũng trở nên tốt hơn, thương hiệu cá nhân của nhân viên cũng có thể được hưởng lợi từ các liên kết tích cực với doanh nghiệp.
Khi một nhân viên nhận được nhiều sự tin tưởng và công nhận từ doanh nghiệp, rõ ràng là họ sẽ có nhiều cơ hội hơn trong suốt sự nghiệp của họ.
Đây cũng là lý do tại sao các thương hiệu có tư duy tiến bộ đang tìm cách kết nối và thúc đẩy mối quan hệ tích cực giữa nhân viên và doanh nghiệp. Suy cho cùng, mỗi nhân viên cũng là một đại sứ thương hiệu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Một trong những yêu cầu cơ bản nhất nhưng lại mang tính bắt buộc của người làm kinh doanh và marketing đó là hiểu nhu cầu của khách hàng.
Với tư cách là các marketer, một trong những nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta là giải quyết các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải, hay nói cách khác, chúng ta cần tìm đủ mọi cách để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ.
Tuy nhiên, về mặt lý thuyết là vậy, trong thực tế, có không ít doanh nghiệp thậm chí còn phớt lờ đi những gì khách hàng của họ quan tâm.
Để có thể trở thành người đồng hành với khách hàng của mình, bạn cần tự trả lời các câu hỏi kiểu như “đâu là vấn đề mà khách hàng đang gặp phải?”, “vấn đề đó có thể được giải quyết theo những cách nào?” hay “đối thủ đang giải quyết nó ra sao?”
Lắng nghe những gì khách hàng của bạn đang yêu cầu và tiếp nhận nhu cầu của họ là một trong những công việc tối thiểu bạn cần làm cho doanh nghiệp của mình.
Dưới đây là một số chiến lược bạn có thể tham khảo để thấu hiểu nhu cầu của khách hàng.
1. Hãy để những trải nghiệm và lịch sử của khách hàng tác động đến bạn.
Bằng cách lắng nghe một cách chủ động và cẩn thận những câu chuyện từ khách hàng, bạn có thể bắt đầu hình thành các ý tưởng hay giải pháp liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
Sau khi thu thập thông tin bằng cách đặt ra các câu hỏi, bạn có thể đưa ra những quyết định sáng suốt hơn về cách giải quyết các vấn đề mà bạn đã xác định trước đó.
Ngoài ra, đặt câu hỏi mở cho khách hàng của bạn cũng là cách để bạn có thể hiểu nhu cầu của họ. Ví dụ: bạn có thể hỏi, “hãy cho chúng tôi biết về những trải nghiệm của bạn khi sử dụng sản phẩm (hay dịch vụ) của chúng tôi?”
Câu trả lời cho câu hỏi này chính là những câu chuyện về trải nghiệm thực tế của khách hàng, những thứ có thể giúp bạn hiểu chính xác bối cảnh và trạng thái cảm xúc của khách hàng khi sử dụng sản phẩm.
2. Đừng đưa ra các giả định bằng cảm nhận chủ quan của bản thân.
Khi nói đến việc thấu hiểu khách hàng hay các quyết định marketing khác, một trong những sai lầm phổ biến thường thấy với những người làm marketing đó là tự giả định mọi thứ về khách hàng thông qua lăng kính cá nhân đầy chủ quan họ.
Sự thiên vị đến từ những quan điểm cá nhân hoặc từ những người “ủng hộ thương hiệu bằng mọi giá” chính là tấm vải che đi tất cả những thứ mà bạn cần hiểu đúng về bối cảnh thực tế hay những gì khách hàng đang thực sự nghĩ.
Bằng cách bỏ qua hết mọi giả định chủ quan của cá nhân, tương tác với khách hàng nhiều hơn, đồng cảm với họ nhiều hơn, bạn có nhiều cách hơn để thấu hiểu tâm tư của họ.
Khi một doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh, hiển nhiên, họ không có nhiều dữ liệu về khách hàng hay thậm chí là thị trường nơi họ đang cạnh tranh.
Tuy nhiên, theo thời gian, việc kết hợp các phản hồi của khách hàng với dữ liệu từ thị trường, doanh nghiệp sẽ ngày càng thu thập được nhiều dữ liệu hơn, từ những yếu tố căn bản về nhân khẩu học đến các dữ liệu nâng cao về tâm lý hay xã hội học.
Thu thập thông tin là một phần quan trọng trong công việc kinh doanh của mọi doanh nghiệp hay người làm marketing nói chung.
Đối với các doanh nghiệp lớn, dữ liệu có thể được chia thành dữ liệu toàn cầu và dữ liệu địa phương, trong khi dữ liệu toàn cầu có thể xác định các cơ hội mới cho họ, các dữ liệu địa phương là yếu tố quyết định họ có thể tồn tại được trong thị trường đó hay không.
Liên tưởng đến vấn đề này, bạn có thể nghĩ về Uber và Grab tại thị trường Việt Nam, trong khi về mặt giá trị toàn cầu, Uber lớn hơn nhiều so với Grab, tuy nhiên, vì họ không thể hiểu được thị trường Đông Nam Á tốt như Grab, họ đành rút lui sau một vài năm.
4. Tập trung phát triển các lợi thế hiện có đồng thời luôn tìm kiếm các cơ hội mới.
Khi một doanh nghiệp thử nghiệm thành công một chiến lược mới trên thị trường, họ tập trung xây dựng và phát triển dựa trên các lợi thế đó, tuy nhiên, để đảm bảo rằng họ có thể duy trì các lợi thế đó trong tương lai, họ cần liên tục tìm kiếm các cơ hội tăng trưởng mới hay nhu cầu mới của khách hàng.
Bạn cứ thử nghĩ rằng, nếu như trước đây bạn chỉ cần sản xuất sản phẩm thật chất lượng và bán với giá tốt là bạn có thể có thị trường hay khách hàng sẽ chấp nhận bạn một cách dễ dàng, tuy nhiên trong bối cảnh mới, khi khách hàng cân nhắc nhiều yếu tố hơn khi lựa chọn một sản phẩm chẳng hạn như tính bền vững, thương hiệu, hay những giá trị cá nhân mà bạn có thể mang lại, rõ ràng là những gì bạn từng có lợi thế là chưa đủ.
Trong khi nhu cầu và mong muốn của khách hàng không ngừng thay đổi, cách tốt nhất để doanh nghiệp luôn bắt gặp được họ đó là hãy đối diện với họ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Snap – công ty mẹ của Snapchat, tiết lộ ứng dụng của họ đã giúp thực hiện hơn 100 triệu cuộc gọi video mỗi tháng với tối đa 15 người tham gia trong mỗi cuộc gọi đó.
Không giống nhiều nền tảng truyền thông mạng xã hội khác, Snapchat chỉ có sẵn trên thiết bị di động kể từ khi ra mắt hơn 1 thập kỷ trước. Tuy nhiên, ngày 18/7 vừa qua, công ty đã tung ra phiên bản web của ứng dụng.
Mục tiêu của việc này là cho phép người dùng tự chuyển đổi giữa điện thoại và máy tính mà không ảnh hưởng đến các cuộc trò chuyện trên nền tảng. Theo CNN, tùy chọn trên web đã vô tình biến Snapchat thành đối thủ của Zoom.
Dù từ trước đến nay, Snapchat được biết đến nhiều với tính năng các tin nhắn (bao gồm cả hình ảnh và video) sẽ tự động biến mất trong 10 giây sau khi người nhận đọc tin nhắn. Tuy nhiên, theo công ty, gọi video đã trở thành một tính năng được nhiều người sử dụng.
Snap – công ty mẹ của Snapchat, tiết lộ ứng dụng của họ đã giúp thực hiện hơn 100 triệu cuộc gọi video mỗi tháng với tối đa 15 người tham gia trong mỗi cuộc gọi đó.
Thời điểm hiện tại, công ty kì vọng rằng dịch vụ này sẽ trở nên dễ sử dụng hơn khi mọi người tham gia các cuộc gọi từ máy tính để bàn.
Tính năng này của Snapchat tương tự như các dịch vụ gọi điện video của Zoom, vốn đã bùng nổ trong thời kỳ đại dịch.
Tuy nhiên, với Snapchat, người dùng có thể bắt đầu cuộc gọi nhanh chóng và dễ dàng hơn bởi họ đã là “bạn bè” và có thể biết khi nào những người khác trực tuyến. Theo công ty, các bộ lọc sẽ sớm có sẵn cho các cuộc gọi điện video trên phiên bản web.
Giống ứng dụng di động, phiên bản web của Snapchat mở trực tiếp đến camera để khuyến khích người dùng gửi ảnh cho bạn bè. Dù vậy, phiên bản web sẽ không bao gồm tất cả các tính năng của ứng dụng dành cho thiết bị di động.
“Với rất nhiều người trong cộng đồng người dùng của chúng tôi dành nhiều thời gian trực tuyến hơn, cho dù là để học tập, làm việc từ xa, phát livestream hay chỉ duyệt web đơn thuần – chúng tôi đã nhận thấy cơ hội rất lớn để giúp họ kết nối dễ dàng hơn trong suốt cả ngày”, phát ngôn viên của Snap, cho biết trong một tuyên bố.
Để bảo vệ sự an toàn và quyền riêng tư của người dùng, Snapchat bản web hạn chế tối đa việc chụp ảnh màn hình các cuộc trò chuyện (ứng dụng sẽ cảnh báo người dùng nếu ai đó chụp ảnh màn hình cuộc trò chuyện hoặc ảnh của họ).
Việc ra mắt phiên bản trên web diễn ra khi Snap chịu một số ảnh hưởng vì công bố khoản lỗ lớn hơn dự kiến trong báo cáo thu nhập gần đây nhất.
Công ty cảnh báo các nhà đầu tư rằng họ đã giảm dự báo cho quý tới do nền kinh tế đang có xu hướng xấu đi. Từ đầu năm nay, cổ phiếu Snap đã giảm 70%.
Tháng trước, Snap giới thiệu một dịch vụ đăng ký trả phí mới có tên là Snapchat+ nhằm mục đích tăng doanh thu. Phiên bản web có thể là một điểm thu hút cho tùy chọn đăng ký mới với giá 3,99 mỗi tháng.
Khi ra mắt, phiên bản này sẽ có sẵn cho tất cả người dùng ở Úc và New Zealand cũng như người dùng Snapchat+ ở Mỹ, Vương quốc Anh và Canada.
Nó sẽ sớm được triển khai cho những người đăng ký Snapchat+ ở Pháp, Đức, Ả Rập Xê Út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
YouTube sẽ để các Content Creator hay nhà sáng tạo nội dung bán hàng trực tiếp trên nền tảng thông qua mối quan hệ đối tác mới với Shopify.
Theo đó, YouTube đang giới thiệu một loạt các tính năng mua sắm mới cho nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng, bao gồm khả năng liên kết cửa hàng và bán sản phẩm trực tiếp trên nền tảng này thông qua mối quan hệ đối tác mới với Shopify.
Trong một bài đăng chính thức trên blog, YouTube cho biết mối quan hệ đối tác chiến lược mới của họ với Shopify sẽ cho phép nhà sáng tạo hiển thị các sản phẩm trên khắp các kênh của họ, chẳng hạn như bên dưới video, trong khi phát trực tiếp hoặc ở cuối video.
YouTube cũng sẽ cung cấp cho những nhà sáng tạo tại Mỹ tùy chọn bật tính năng thanh toán tại chỗ (on-site checkout), nghĩa là người xem có thể mua sản phẩm trực tiếp trên nền tảng mà không cần rời khỏi YouTube.
Ngoài việc tích hợp với Shopify, YouTube cho biết họ còn sẽ dành một phần của tab Khám phá (Explore) cho tính năng mua sắm, nơi sẽ hiển thị các nội dung hay sản phẩm có thể mua được, hiện tính năng này chỉ khả dụng tại thị trường Mỹ, Brazin và Ấn Độ.
Bên cạnh đó, YouTube cũng đang đẩy mạnh việc mua sắm trực tiếp (livestream shopping), cho phép người dùng YouTube gắn thẻ sản phẩm trong khi phát trực tiếp, tính năng này đang được mở rộng cho tất cả những nhà sáng tạo đủ điều kiện.
Về chiến lược tổng thể, YouTube muốn trở thành nơi người dùng có thể tìm thấy bất cứ thứ gì họ muốn và có thể mua chúng mà không cần rời khỏi nền tảng.
Ngoài YouTube, khi Social Commmerce và eCommerce tiếp tục là xu hướng mua sắm chính trên toàn cầu, hàng loạt các nền tảng khác như Pinterest, TikTok hay Instagram cũng đang đẩy mạnh các tính năng mua sắm trên nền tảng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo thông báo của Google, hiện các nhà quảng cáo đã có thể tận dụng Google Ads Creative Studio để tối ưu hoá quảng cáo của mình.
Theo thông báo chính thức từ Google, Google Ads Creative Studio, công cụ xây dựng quảng cáo trên quy mô lớn hiện đã qua giai đoạn thử nghiệm và có sẵn cho tất cả các nhà quảng Google Ads cáo trên toàn cầu.
Trong khi việc xây dựng các quảng cáo có liên quan đến khách hàng hay những quảng cáo có nội dung riêng biệt (Unique Content) trên quy mô lớn là điều hết sức tốn kém đối với nhiều doanh nghiệp, giải pháp mới này của Google được xem là lựa chọn tối ưu nhất.
Google Ads Creative Studio là gì và nó có tác dụng gì với nhà quảng cáo.
Google Ads Creative Studio cho phép các nhà quảng cáo tạo ra hàng trăm phiên bản quảng cáo khác nhau từ một quảng cáo hiển thị hình ảnh hoặc quảng cáo video.
Nhà quảng cáo có thể tùy chỉnh quảng cáo cho từng nhóm đối tượng mục tiêu, vị trí, ngôn ngữ hoặc ngữ cảnh khác nhau.
Theo giải thích của Google:
“Bạn chỉ cần cho chúng tôi biết thành phần nào của quảng cáo chẳng hạn như hình ảnh sản phẩm, văn bản hay lời kêu gọi hành động (CTA) và bạn cũng muốn đặt nó là ‘có thể thay thế’ dựa trên một bộ quy tắc do chính bạn tạo ra.
Các quy tắc bao gồm nhóm đối tượng mục tiêu bạn muốn tiếp cận hay bối cảnh phù hợp bạn muốn quảng cáo của bạn hiển thị.
Bạn chỉ cần cung cấp tất cả các yếu tố đầu vào đó và hệ thống quảng cáo của Google sẽ thực hiện phần còn lại.”
Giờ đây, bạn có thể chia sẻ các dự án hay chiến dịch quảng cáo trong Creative Studio với Google Ads, Display & Video 360 và Campaign Manager 360.
Creative Studio hiện đã có sẵn cho tất cả các nhà quảng cáo trên toàn cầu.
Sau khi ra mắt phiên bản beta thành công, phiên bản hoàn chỉnh của Ads Creative Studio hiện đang được tung ra trên phạm vi toàn cầu.
Google cho biết, trong giai đoạn beta, các thương hiệu như General Motors (GM) đã sử dụng Ads Creative Studio để nâng cao nhận thức về thương hiệu cho mẫu xe mới của họ.
So với các chỉ số tiêu chuẩn (Benchmark) của ngành, Ads Creative Studio cho phép GM giảm 36% chi phí quảng cáo, tăng 56% số lượt tìm kiếm có thương hiệu (branded searches) và giảm 32% chi phí trên mỗi lần xem (CPV).
Ads Creative Studio hiện tương thích với quảng cáo video và sẽ sớm bổ sung với quảng cáo hiển thị hình ảnh (display advertising).
Bạn có thể xem cách bắt đầu sử dụng Google Ads Creative Studio tại đây.
Theo một nghiên cứu mới đây, hiện trẻ em đang dành nhiều thời gian hơn để xem video trên TikTok so với YouTube.
Theo số liệu thống kê lần đầu năm 2020 – những người trẻ từ 4 đến 18 tuổi đã bắt đầu xem nhiều video và dành nhiều thời gian hơn trên TikTok so với YouTube.
Vào thời điểm này, nhóm người dùng trẻ dành trung bình 82 phút mỗi ngày trên TikTok so với con số 75 phút mỗi ngày của YouTube.
Đến cuối năm 2021, trẻ em và thanh thiếu niên xem trung bình 91 phút mỗi ngày trên TikTok so với mức 56 phút mỗi ngày xem YouTube trên phạm vi toàn cầu.
Theo nghiên cứu của Qustodio, YouTube vẫn dẫn đầu trong năm 2019 khi trẻ em và thanh thiếu niên dành trung bình 48 phút trên nền tảng này trên toàn cầu, so với chỉ 38 phút trên TikTok.
Tuy nhiên tính đến tháng 6 năm 2020, TikTok lại giành được vị thế dẫn đầu với trung bình 75 phút mỗi ngày, so với 64 phút của YouTube.
Ở một diễn biến khác trên phạm vi toàn cầu, trẻ em đã dành 56 phút mỗi ngày trên YouTube vào năm 2021, so với Disney + là 47 phút, Netflix là 45 phút, Amazon Prime là 40 phút, Hulu là 38 phút và Twitch với 20 phút.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nhiều tập đoàn lớn của Việt Nam gồm Masan, VinGroup, NovaLand…liên tục công bố các đợt huy động vốn hàng trăm triệu USD từ nước ngoài, trong bối cảnh thị trường vốn trong nước gặp nhiều khó khăn.
Tập đoàn Masan vừa thông báo Nghị quyết HĐQT về việc ký kết hợp đồng tín dụng với các bên cho vay nước ngoài. Cụ thể, Masan công bố phê duyệt việc ký hợp đồng tín dụng với BNP Paribas, Credit Suisse, Standard Chartered Bank, HSBC và các bên khác (nếu có).
Tổng số tiền vay ban đầu không vượt quá 205 triệu USD, cùng với quyền chọn gia tăng khoản vay thêm tối đa 45 triệu USD.
Nghị quyết cũng phê duyệt việc Công ty TNHH The Sherpa (The Sherpa) – công ty con của Masan – ký kết hợp đồng tín dụng với các bên nêu trên.
The Sherpa được vay tổng số tiền ban đầu không vượt quá 170 triệu USD, cùng với quyền chọn gia tăng khoản vay thêm tối đa 180 triệu USD.
Masan bảo lãnh cho nghĩa vụ thanh toán của The Sherpa liên quan và phát sinh từ Hợp đồng tín dụng The Sherpa.
The Sherpa là công ty con do Masan nắm 99,9% tỉ lệ lợi ích. The Sherpa đang đồng thời sở hữu trực tiếp và gián tiếp nhiều đơn vị gồm The CrownX (sở hữu WinCommerce và Masan Consumer), Mobicast, Phúc Long Heritage. Mới đây, The Sherpa cũng đã đầu tư 65 triệu USD vào Trusting Social.
Tổng số tiền vay tối theo các văn bản mới được công bố là 600 triệu USD. Đầu năm nay, Masan dự kiến phát hành 500 triệu USD trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc tế.
Mục để thực hiện đầu tư dự án của công ty, góp vốn vào công ty con, bổ sung vốn cho các hoạt động và cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài. Masan dự kiến phát hành 5% số cổ phiếu đang lưu hành để chuyển đổi số trái phiếu này.
Masan Group cùng với VinGroup và Nova Land là những doanh nghiệp thường xuyên huy động vốn nước ngoài với khối lượng lớn thông qua các thương vụ gọi vốn hoặc trái phiếu, khoản vay.
Năm ngoái riêng Masan đã huy động 2,3 tỷ USD, trong số 8,8 tỷ USD mà các ‘ông lớn’ trên thế giới rót vào các doanh nghiệp Việt Nam. Các thương vụ được thực hiện với SK Group, Alibaba Group, De Heus Việt Nam và các quỹ TPG, Abu Dhabi (ADIA), SeaTown Holdings…
Trong bối cảnh huy động vốn từ thị trường trái phiếu trong nước gặp khó khăn, nguồn vốn tín dụng bị hạn chế bởi mức trần tăng trưởng hàn năm, nhiều tập đoàn lớn trong nước đẩy mạnh tìm kiếm nguồn vốn trên thị trường quốc tế.
Hồi tháng 5, Tập đoàn Vingroup công bố phát hành thành công 525 triệu USD trái phiếu quốc tế kỳ hạn 5 năm, để thực hiện dự án tổ hợp sản xuất ôtô VinFast.
Đợt phát hành trái phiếu trên là bước đầu trong kế hoạch huy động trái phiếu quốc tế với tổng giá trị tối đa dự kiến 1,5 tỷ USD của Vingroup.
Năm ngoái, một công ty khác thuộc hệ thống tập đoàn Vingroup là Công ty Cổ phần Vinpearl cũng phát hành thành công lô trái phiếu quốc tế trị giá 425 triệu USD. Số trái phiếu này đang được niêm yết trên sàn chứng khoán Singapore (SGX).
Đầu tháng 6, Nova Land công bố nhận đầu tư 250 triệu USD từ nhóm quỹ đầu tư do Warburg Pincus dẫn đầu. Nguồn vốn được đầu tư qua hình thức trái phiếu chuyển đổi.
Khoản đầu tư sẽ được phân bổ cho việc gia tăng quỹ đất và phát triển các dự án hiện hữu của Nova Land tại các vị trí chiến lược, tận dụng cơ sở hạ tầng đang dần hoàn thiện ở miền Nam.
Warburg Pincus là quỹ đầu tư vốn cổ phần tư nhân lớn nhất và tích cực nhất tại Việt Nam, với tổng số vốn đã giải ngân và cam kết cho Việt Nam là hơn 1,5 tỷ USD từ năm 2013 cũng như tham gia vào 2 thương vụ IPO lớn nhất tại đây – Vincom Retail và Techcombank.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Một tòa án Nga đã phạt Google 21,1 tỷ rouble (373 triệu USD) vì liên tục không gỡ bỏ nội dung mà Nga cho là bất hợp pháp, chẳng hạn tin giả về xung đột tại Ukraine.
Từ lâu, Moscow phản đối việc các nền tảng công nghệ nước ngoài phát tán nội dung mà Nga xem là bất hợp pháp.
YouTube của Google cũng là một đối tượng bị Nga hướng đến. Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn gặp phải khi hoạt động tại đây, YouTube vẫn chưa bị cấm cửa hoàn toàn như hai công ty đồng hương Facebook và Twitter.
Theo cơ quan quản lý viễn thông Roskomnadzor, Tòa án quận Tagansky đã phạt Google 21,1 tỷ rouble vì không hạn chế truy cập các nội dung bị cấm.
Tòa án cho biết, YouTube không xóa “tin giả về quá trình hoạt động quân sự đặc biệt ở Ukraine, làm mất uy tín của các lực lượng vũ trang Liên bang Nga”.
Ngoài ra, tòa án cũng cho rằng YouTube đang cho phép nội dung cổ vũ quan điểm cực đoan, kêu gọi trẻ em tham gia biểu tình trái phép.
Số tiền phạt được tính toán dựa trên doanh thu thường niên của Google tại Nga. Cuối năm ngoái, Google Nga cũng bị phạt 7,2 tỷ rouble.
Tài khoản ngân hàng của Google Nga đã bị tịch thu, khiến công ty phải nộp đơn xin phá sản và không thể trả lương cho nhân viên, thanh toán cho đối tác.
Các dịch vụ không trả phí khác của Google tại Nga vẫn truy cập được nhưng người dùng cá nhân và doanh nghiệp không thể mua quảng cáo trong nước.
Anton Gorelkin, một quan chức phụ trách chính sách thông tin của Quốc hội Nga, nhận xét, Google Nga thể hiện sự coi thường pháp luật.
Ông viết trên Telegram: “Không khó để dự đoán thái độ này sẽ dẫn đến đâu: Google có nguy cơ mất toàn bộ thị trường Nga”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu nhiều nội dung khác nhau xoay quanh chủ đề TikTok Ads (Quảng cáo TikTok) như: TikTok Ads là gì, các hình thức hay định dạng quảng cáo hiện có trên TikTok Ads, TikTok for Business là gì và hơn thế nữa.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Thuật toán xếp hạng và hiển thị quảng cáo trên TikTok Ads là gì?
Vai trò của TikTok Ads đối với doanh nghiệp và thương hiệu.
Cách đăng ký tài khoản quảng cáo TikTok Ads và bắt đầu khởi chạy các chiến dịch quảng cáo trên nền tảng TikTok.
Các loại hình hay định dạng quảng cáo hiện có trên TikTok Ads là gì?
TikTok Pixel là gì trong TikTok Ads.
Các chỉ số chính được sử dụng để đo lường hiệu suất của TikTok Ads là gì?
Một số câu hỏi thường gặp với TikTok Ads là gì?
Bên dưới là nội dung chi tiết.
TikTok Ads là gì?
TikTok Ads là một hình thức quảng cáo trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội TikTok, thuộc sở hữu của công ty mẹ ByteDance.
Cũng tương tự các nền tảng quảng cáo khác như Google hay Facebook, quảng cáo trên TikTok là hình thức quảng cáo có trả phí (Paid Ads), tức nhà quảng cáo phải trả tiền để được hiển thị nội dung quảng cáo tới các nhóm đối tượng mục tiêu mong muốn.
Điểm khác biệt thú vị của TikTok Ads so với Google Ads là trong khi với Google Ads, nhà quảng cáo chỉ phải trả phí khi có ai đó nhấp vào hay tương tác với quảng cáo (PPC), với TikTok Ads, nhà quảng cáo phải trả phí ngay cả khi không có bất kì ai tương tác với các nội dung quảng cáo (CPM).
Google tính phí theo hình thức CPC (PPC) còn TikTok thì tính phí theo hình thức CPM, có nghĩa là, cứ miễn quảng cáo được hiển thị, TikTok sẽ bắt đầu tính phí.
Tổng quan về nền tảng TikTok Ads.
Mặc dù chỉ mới được ra mắt khoảng 5 năm kể từ 2017, hiện TikTok có hơn 1 tỷ người dùng toàn cầu tính đến quý 1 năm 2022.
Theo số liệu thống kê của Hootsuite năm 2022, có hơn 40% người dùng của TikTok có độ tuổi từ 18 đến 24 tức chủ yếu là Gen Z và nữ giới nhiều hơn nam giới.
Trong khi Mỹ hiện là thị trường có lượng người dùng lớn nhất của TịkTok với 136.418.000 người, tỷ lệ phần trăm của người dùng trên 18 tuổi so với dân số mà quảng cáo có thể tiếp cận được lại cao hơn ở các nước Đông Nam Á như Thái Lan và Việt Nam hay Trung Đông như Ả Rập Xê út.
Theo số liệu từ Statista, tính đến hết năm 2021 và đầu năm 2021, doanh thu quảng cáo toàn cầu của TikTok đạt mức khoảng gần 5 tỷ USD (con số này của Facebook là gần 100 tỷ USD).
TikTok Ads hoạt động như thế nào?
Về bản chất, nền tảng quảng cáo của TikTok cũng tương tự như Facebook, tức sau khi thiết lập các tuỳ chọn quảng cáo và khởi chạy chiến dịch, các quảng cáo cùng nhắm đến một nhóm đối tượng mục tiêu sẽ được đấu thầu tự động (Programmatic Ads).
Mức giá cuối cùng mà nhà quảng cáo phải trả chính là mức giá cạnh tranh giữa các nhà quảng cáo với nhau (được tính toàn riêng lẻ theo từng thời điểm đấu giá).
Bạn có thể khởi chạy một chiến dịch TikTok Ads tương đối đơn giản.
Trước tiên, bạn cần phải tạo một tài khoản doanh nghiệp (Business Account) để tạo, quản lý và theo dõi tất cả các chiến dịch quảng cáo của mình.
Bước tiếp theo là mô tả doanh nghiệp của bạn và thiết lập hình thức thanh toán.
Đến đây, bạn có thể chọn giữa hai chế độ quản lý quảng cáo là: đơn giản và tùy chỉnh.
Trong khi với cả hai tùy chọn, nhà quảng cáo cũng sẽ đi từng bước một từ việc chọn mục tiêu chiến dịch, thiết lập nhóm quảng cáo và cuối cùng là tạo các mẫu quảng cáo, dưới đây là sự khác biệt chính giữa hai tuỳ chọn.
Chế độ thiết lập quảng cáo đơn giản (TikTok Ads Simplified Mode): Bạn có thể thiết lập các chiến dịch quảng cáo theo cách đơn giản và nhanh chóng nhất, các phần còn lại sẽ được hệ thống quảng cáo của TikTok tự xử lý.
Chế độ thiết lập quảng cáo tuỳ chỉnh (TikTok Ads Custom Mode): Cho phép nhà quảng cáo toàn quyền kiểm soát quảng cáo của họ với các tùy chọn tùy chỉnh nâng cao, chẳng hạn như thử nghiệm A/B (A/B Testing), nhắm mục tiêu theo đối tượng dựa trên những tương tác với video và hơn thế nữa.
Những ai nên quảng cáo trên TikTok.
Trong khi về cơ bản, cũng tương tự các nền tảng quảng cáo khác như LinkedIn, Facebook hay Google, tất cả các thương hiệu hay doanh nghiệp đều có thể (hoặc nên thử) bắt đầu chạy quảng cáo ngay trên các nền tảng mới, và trong trường hợp này là TikTok Ads.
Tuy nhiên, suy cho cùng thì với từng doanh nghiệp khác nhau, có các tệp khách hàng mục tiêu khác nhau, họ có thể lựa chọn các nền tảng tối ưu khác nhau.
Quảng cáo trên TikTok có thể phù hợp với thương hiệu của bạn nếu bạn đang tập trung vào các tiêu chí dưới đây.
Bạn muốn quảng cáo đến nữ giới trên toàn cầu hoặc các quốc gia cụ thể.
Bạn muốn nhắm mục tiêu quảng cáo đến giới trẻ mà đặc biệt là Gen Z.
Hay bạn muốn thúc đẩy khả năng hiện diện của thương hiệu trên các nền tảng trực tuyến hay mạng xã hội khác nhau.
Thuật toán xếp hạng và hiển thị quảng cáo trên TikTok Ads là gì?
Khi nói đến các hoạt động quảng cáo trên nền tảng TikTok, một trong những băn khoăn lớn nhất của các nhà quảng cáo hay thương hiệu đó là sau khi quảng cáo được phê duyệt và khởi chạy, TikTok Ads sẽ xếp hạng quảng cáo theo các tiêu chí là gì?
Ở cấp độ cao nhất, thứ hạng quảng cáo trên TikTok được xác định bởi sự kết hợp của 3 yếu tố là: mức độ liên quan của quảng cáo (ad relevance), chất lượng quảng cáo (ad quality) và giá thầu, cách tính này cũng tương tự như cách tính của Google hay Facebook.
Bạn có thể hiểu đơn giản là, mặc dù giá thầu là yếu tố quan trọng mà TikTok Ads sử dụng để xếp hạng và hiển thị quảng cáo, chất lượng cao hơn hay mức độ phù hợp của quảng cáo với các nhóm đối tượng mục tiêu cũng quan trọng không kém.
Ý tưởng đằng sau điều này là khi một mẫu quảng cáo có chất lượng cao và liên quan hơn tức nó sẽ có thể thu hút được nhiều sự quan tâm hay tương tác hơn và từ đó làm cho nền tảng quảng cáo mà cụ thể ở đây là TikTok kiếm được nhiều tiền hơn.
Các nhà quảng cáo trên TikTok cũng coi mức độ tương tác (engagement) là yếu tố hàng đầu khi đánh giá hay xếp hạng quảng cáo.
Một quảng cáo nhận được nhiều lượt thích, lượt chia sẻ và bình luận hơn sẽ có cơ hội hiển thị nhiều hơn trên nền tảng và như là một điều tất yếu, chi phí cho mỗi tương tác với người dùng khi này là thấp hay hiệu quả nhất.
Lợi ích của quảng cáo trên TikTok hay vai trò của TikTok Ads đối với doanh nghiệp và thương hiệu.
Trong khi tuỳ thuộc vào từng mục tiêu kinh doanh hay đối tượng khách hàng mục tiêu khác nhau, các thương hiệu có thể có được các hiệu quả khác nhau từ TikTok Ads, dưới đây là một số vai trò chình mà quảng cáo trên TikTok có thể mang lại.
TikTok Ads giúp thương hiệu tiếp cận nhanh các nhóm người dùng trẻ tuổi (Gen Z).
Như đã phân tích ở trên, với hơn 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn cầu và phần lớn người dùng trong số đó là Gen Z, nếu thương hiệu của bạn đang có ý định nhắm mục tiêu đến phân khúc đối tượng này thì TikTok là nền tảng bạn nên thử và TikTok Ads chính là nơi bạn có thể bắt đầu.
TikTok Ads giúp xây dựng độ nhận biết thương hiệu.
Cũng hoạt động theo cách tương tự, khi thương hiệu có thể tiếp cận đến hơn 1 tỷ người dùng tiềm năng trên toàn cầu, đó là cơ hội lớn để các doanh nghiệp xây dựng độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness) của họ đến với người tiêu dùng.
Theo số liệu từ Statista, hiện TikTok có khoảng hơn 40 triệu người dùng tại Việt Nam và hơn 70% trong số đó là Gen Z, đây thực sự là một thị trường hết sức tiềm năng cho các thương hiệu có đối tượng khách hàng mục tiêu là giới trẻ.
TikTok Ads giúp thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng (Lead) hay doanh số bán hàng.
Theo các tuỳ chọn hiện có trong trình quản lý quảng cáo của TikTok, bằng cách chọn tuỳ chọn nhắm mục tiêu quảng cáo là thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng (Lead) hay chuyển đổi bán hàng (Conversions), các thương hiệu có thể gia tăng lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.
Cách đăng ký tài khoản quảng cáo TikTok Ads và bắt đầu khởi chạy các chiến dịch quảng cáo trên nền tảng TikTok.
Nếu TikTok là nền tảng quảng cáo phù hợp với mục tiêu của thương hiệu của bạn, dưới đây là các bước bạn có thể làm để có thể bắt đầu quảng cáo trên TikTok Ads.
Bước 1: Tạo tài khoản kinh doanh (Business Account).
Cũng tương tự như Facebook hay Google, để có thể quản lý nhiều tài khoản quảng cáo hay các tài sản khác nhau của doanh nghiệp, bạn nên bắt đầu với tài khoản doanh nghiệp.
Sau khi truy cập vào https://business.tiktok.com/, bạn có thể điền các thông tin cần thiết để bắt đầu quá trình tạo tài khoản cho doanh nghiệp.
Bước 2: Điền các thông tin về doanh nghiệp và thêm phương thức thanh toán.
Sau khi điền các thông tin doanh nghiệp và thêm thông tin thanh toán, hiện TikTok Ads cung cấp 2 tuỳ chọn thanh toán đó là thanh toán tự động (Automatic Payment) và thanh toán thủ công (Manual Payment).
Bước 3: Chọn kiểu thiết lập quảng cáo để bắt đầu hoàn thiện nội dung quảng cáo.
Sau khi đã đăng ký và hoàn tất các thông tin về thanh toán, bạn có thể bắt đầu thiết lập chiến dịch quảng cáo của mình trên TikTok Ads Manager.
Để bắt đầu xây dựng các chiến dịch quảng cáo, hiện TikTok cung cấp 2 tuỳ chọn đó là thiết lập quảng cáo theo kiểu đơn giản và thiết lập quảng cáo theo kiểu tuỳ chỉnh như đã phân tích trong các phần ở trên.
Bước 4: Thiết lập chiến dịch quảng cáo.
Tuỳ vào từng tuỳ chọn mà bạn chọn về cách thiết lập các chiến dịch quảng cáo, cách thức bạn xây dựng các chiến dịch quảng cáo có thể khác nhau, tuy nhiên về cơ bản hiện TikTok Ads cung cấp một số mục tiêu quảng cáo như tối ưu chuyển đổi trên website, thúc đẩy lượng khách hàng truy cập website hay gia tăng lượng khách hàng tiềm năng.
Sau khi tải lên video mà bạn sẽ sử dụng để quảng cáo hay kết nối với các video từ tài khoản TikTok hiện có, bạn có thể bắt đầu khởi chạy chiến dịch quảng cáo của mình.
Các loại hình hay định dạng quảng cáo hiện có trên TikTok Ads là gì?
Hiện TikTok Ads cung cấp cho các nhà quảng cáo 5 định dạng quảng cáo bao gồm:
TopView Ads
In-Feed Ads
Branded Hashtags
Brand Takeovers
Branded Effects
TopView Ads.
TopView Ads hay quảng cáo TopView trên TikTok là định dạng hiển thị quảng cáo trong đó video quảng cáo xuất hiện mỗi ngày một lần, ngay sau khi người dùng mở ứng dụng của họ lần đầu tiên.
Các video dành cho TopView Ads có thể dài tối đa 60 giây, do đó, đây là định dạng quảng cáo hoàn hảo cho các doanh nghiệp hay thương hiệu muốn quảng cáo các sản phẩm hoặc dịch vụ cần sự chú ý nhiều hơn từ khách hàng.
In-Feed Ads.
In-Feed Ads hay quảng cáo trong nguồn cấp dữ liệu của TikTok là định dạng trong đó các video quảng cáo xuất hiện trên trang khám phá của người dùng, còn được gọi là trang “Dành cho bạn” (For You).
Đây chính là nơi đầu tiên mà người dùng sẽ xem khi họ mở ứng dụng của mình, dựa trên các thuật toán của TikTok, nền tảng sẽ cung cấp các video mà họ tin rằng người dùng sẽ quan tâm nhiều nhất.
Quảng cáo trong nguồn cấp dữ liệu của TikTok đặc biệt có giá trị đối với các marketer muốn sử dụng TikTok để thúc đẩy chuyển đổi bán hàng, vì video có thể được thêm các lời kêu gọi hành động (CTA) như tải ngay hay mua ngay.
Như bạn có thể thấy ở trên, thương hiệu Acorns đã thêm CTA Download vào video quảng cáo của mình với mục tiêu thúc đẩy khách hàng hành động nhiều hơn.
Branded Hashtags hay chiến dịch quảng cáo có thẻ gắn thương hiệu là quảng cáo mà các doanh nghiệp sử dụng để truyền cảm hứng cho TikTokers tạo những nội dung xoay quanh một hashtag (thẻ xu hướng) liên quan đến thương hiệu.
Các doanh nghiệp hay thương hiệu sử dụng định dạng quảng cáo này có quyền truy cập độc quyền vào thẻ hashtag với chi phí trung bình được báo cáo là khoảng 150,000 USD trong 6 ngày.
Brand Takeovers.
Brand Takeovers là định dạng quảng cáo có thể bao gồm các định dạng khác như TopView, In-Feed và Branded Hashtags cùng một lúc. Chúng có thể là video, gif (ảnh động) hoặc hình ảnh tĩnh.
Với định dạng quảng cáo này, TikTok Ads sẽ chỉ làm nổi bật duy nhất một doanh nghiêp mỗi ngày với chi phí quảng cáo là từ khoảng 50.000 USD mỗi ngày.
Branded Effects.
Branded Effects hay quảng cáo hiệu ứng có thương hiệu là định dạng quảng cáo sử dụng công nghệ 2D, 3D hoặc AR để thêm hình ảnh sản phẩm của bạn vào video TikTok.
Với định dạng quảng cáo này, các thương hiệu thường tạo ra các nhãn dán sản phẩm (stickers) của riêng họ hoặc xây dựng các bộ lọc (filters) mà TikTokers hay người dùng TikTok có thể sử dụng khi tạo video của họ.
Các bộ lọc và nhãn dán này có tác dụng chính là giúp tăng mức độ tương tác và nhận thức về thương hiệu.
Như bạn có thể thấy ở trên từ một mẫu quảng cáo theo định dạng Brand Takeovers của Puma, thương hiệu này đã sử dụng tính năng hiệu ứng có thương hiệu để quảng cáo giày đá bóng mới của họ.
Họ đã ghép nhãn dán hiệu ứng có thương hiệu của mình với một thử thách hashtag, chiến dịch cuối cùng đã tạo ra hơn 100.000 video do người dùng tạo ra (UGC).
TikTok Pixel là gì trong TikTok Ads.
Cũng tương tự như Facebook Pixel, TikTok Pixel là một đoạn mã (code) mà nhà quảng cáo có thể đưa vào website của mình để cho phép họ chia sẻ các sự kiện của người dùng truy cập với TikTok thông qua trình duyệt.
Khi nhà quảng cáo kết nối các chuyển đổi trên website hay các hành động của người dùng sau khi nhấp vào quảng cáo, hệ thống quảng cáo của TikTok (TikTok Ads) sẽ có thể theo dõi và tối ưu các chuyển đổi theo chỉ định của các nhà quảng cáo.
Những gì mà TikTok Pixel mang lại cho các chiến dịch trên TikTok Ads là vô cùng lớn, để có thể hiểu rõ hơn về TikTok Pixel bạn có thể xem thêm tại: TikTok Pixel là gì
Một số câu hỏi thường gặp với TikTok Ads là gì?
TikTok Ads Manager là gì?
Cũng tương tự như Facebook Ads Manager hay Google Ad Manager, TikTok Ads Manager chính là trình quản lý quảng cáo của TikTok, nơi nhà quảng cáo có thể xây dựng và quản lý toàn bộ các tài nguyên quảng cáo (đối tượng mục tiêu, các chiến dịch quảng cáo…) của doanh nghiệp.
TikTok for Business là gì?
TikTok for Business là một nền tảng tập trung cho các nhà quảng cáo doanh nghiệp trên TikTok Ads. Thay vì phải tự nghĩ ra các chiến lược marketing trên TikTok, nền tảng này hướng đến mục tiêu hướng dẫn các nhà tiếp thị thực hiện toàn bộ quá trình từ việc tạo quảng cáo, đặt ngân sách, tiếp cận đúng đối tượng đến phân tích dữ liệu của chiến dịch.
In-Feed Ads TikTok là gì?
Như đã phân tích ở trên, hiện TikTok Ads cung cấp nhiều định dạng quảng cáo khác nhau tuỳ vào từng mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, TikTok In-Feed Ads là một định dạng quảng cáo trên TikTok nơi cho phép nhà quảng cáo hiển thị quảng cáo của họ trên nguồn cấp dữ liệu chính (News Feed) của TikTok.
TikTok Business Center (TikTok BC) là gì?
TikTok Business Center là Trung tâm kinh doanh của TikTok, là nơi các nhà quảng cáo hay doanh nghiệp có thể kích hoạt các hoạt động marketing của mình.
Business Center (BC) cho phép các tổ chức tập trung tài sản và đội nhóm của họ ở một nơi duy nhất, cho phép họ phân bổ quyền hạn và sử dụng tài sản một cách hiệu quả và an toàn nhất trên TikTok và TikTok Ads.
Sponsored trên TikTok là gì?
Sponsored trên TikTok có nghĩa là một nội dung (Content) nào đó đang được “tài trợ” hay quảng cáo trên TikTok, thuật ngữ này về bản chất là đồng nghĩa với TikTok Ads.
Spark Ads TikTok là gì?
Spark Ads mới của TikTok về cơ bản cho phép các thương hiệu tài trợ cho những nội dung tự nhiên đang thịnh hành phù hợp với chiến dịch của họ để tăng cường mối liên kết mà không cần phải tự tạo bất kỳ thứ gì.
Thông qua TikTok Spark Ads, các thương hiệu có thể thúc đẩy cả các bài đăng tự nhiên của riêng họ và những nội dung có liên quan của nhà sáng tạo đó, chuyển đổi chúng thành quảng cáo trong nguồn cấp dữ liệu (In-Feed Ads) hoặc quảng cáo TopView (TopView Ads).
TikTok Shopping Ads là gì?
TikTok Shopping Ads là một hình thức quảng cáo trên TikTok (TikTok Ads) cho phép nhà quảng cáo phân phối các mẫu quảng cáo mà người dùng có thể tương tác và mua bán trực tiếp trên ứng dụng.
TikTok Catalog Listing Ads là gì?
TikTok Catalog Listing Ads là Quảng cáo theo danh mục cho phép nhà quảng cáo làm nổi bật một loạt các sản phẩm có trong danh mục của họ trên ứng dụng.
Các nhà quảng cáo có thể quảng bá sản phẩm của họ trên các vị trí có thể mua được, chẳng hạn như ở phần “được đề xuất” hoặc “Sản phẩm có liên quan”.
TikTok Live Shopping Ads là gì?
LIVE Shopping Ads là định dạng quảng cáo cho phép các nhà quảng cáo hướng người dùng từ trang ‘Dành cho bạn’ đến các sự kiện đang được phát trực tiếp để họ có thể bắt đầu tương tác và mua hàng.
Phương thức quảng cáo này hiện đang được thử nghiệm ở những thị trường có TikTok Shop Seller bao gồm Vương quốc Anh, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và cả Việt Nam.
TikTok Ads Library là gì?
Là thư viện quảng cáo của TikTok, nơi cho phép nhà quảng cáo tìm kiếm các chiến dịch TikTok Ads đang hoạt động tốt nhất trên nền tảng, cả theo ngành kinh doanh lẫn khu vực, nhằm cung cấp cho bạn những cảm hứng mới từ cách tiếp cận của họ.
Kết luận.
Hy vọng thông qua bài viết trên của MarketingTrips, bạn đã có thể có những cái nhìn toàn diện nhất về TikTok Ads.
Từ việc hiểu TikTok Ads là gì, các định dạng quảng cáo hay các mục tiêu của chiến dịch quảng cáo hiện có trên TikTok và hơn thế nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Khi nói đến việc xây dựng các chiến lược mới hay tạo ra những bước đột phá cho thương hiệu, giúp thương hiệu trở nên khác biệt so với đối thủ, làm việc thông minh hơn mới là chìa khoá thay vì làm việc tích cực hơn.
Sau liên tiếp những năm khi hầu hết các doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, mục tiêu của không ít các doanh nghiệp giờ đây không còn là tăng trưởng hay phát triển mà chỉ đơn giản là “tồn tại” được.
Khi yếu tố cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn, khoảng cách giữa các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn cũng có phần thu hẹp lại, việc tìm kiếm những cơ hội hay lợi thế kinh doanh mới đòi hỏi các doanh nghiệp cần trở nên khác biệt hơn so với đám đông còn lại.
Đối mặt với một thế giới đang thay đổi và dần được định hình lại, các doanh nghiệp hay thương hiệu cần tiếp cận các hoạt động marketing một cách chủ động hơn, sáng tạo hơn, tập trung vào chủ nghĩa tiêu dùng có ý thức (Conscious Consumer) và trải nghiệm của khách hàng nhiều hơn.
Các doanh nghiệp nhỏ đang phát triển mạnh và các giả định mới đang thúc đẩy cuộc đấu tranh sinh tồn giữa họ (và cả với các doanh nghiệp lớn).
Chỉ trong vòng 1 năm từ 2019 đến 2020, tỷ lệ các doanh nghiệp đăng ký mới tăng đến 24% trên phạm vi toàn cầu, chính vì điều này, không gian cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang ngày càng trở nên chật chội và eo hẹp hơn.
Khi sự cạnh tranh này sẽ không ngừng phát triển và dưới đây là một số giả định mới, thứ có thể làm cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ thức tỉnh hơn và cảnh giác nhiều hơn.
Giả định rằng mọi người tiêu dùng trong một thị trường ngách đang sử dụng cùng một tiêu chí để đánh giá và lựa chọn thương hiệu.
Người tiêu dùng coi các thương hiệu hay đối thủ đi trước là khuôn mẫu của sự lựa chọn.
Một câu hỏi lớn được đặt ra khi này là, làm thế nào để các doanh nghiệp có thể trở nên khác biệt hơn so với số còn lại, làm thế nào để thay vì lo lắng về sự cạnh tranh, họ có thể chủ động xây dựng các lợi thế cạnh tranh mới?
Hãy làm cho doanh nghiệp của bạn trở thành một lựa chọn đúng với khách hàng.
Như đã phân tích ở trên, để có thể thành công trong bối cảnh mới, điều quan trọng là các doanh nghiệp hay thương hiệu cần xây dựng cho mình các lợi thế hay rào cản riêng.
Dưới đây là một số gợi ý bạn có thể tham khảo:
Đưa ra các tiêu chí mới nhằm mục tiêu đáp ứng các nhu cầu riêng biệt cho từng nhóm khách hàng cụ thể.
“Kéo” khách hàng của bạn vào một nền văn hóa mới phù hợp hơn với các giá trị cá nhân của họ.
Thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty) thông qua các cơ hội mua hàng lặp lại.
Làm thế nào để thương hiệu có thể trở nên nổi bật hơn giữa đám đông.
Trong khi tuỳ thuộc vào từng bối cảnh hay mục tiêu khác nhau, các doanh nghiệp hay thương hiệu có thể cần những chiến lược khác biệt hoá khác nhau, dưới đây là một số lựa chọn bạn có thể tham khảo.
1. Khai thác sâu vào dữ liệu để thiết lập các tiêu chuẩn (benchmark) mới cho sự thành công đồng thời thiết kế các giải pháp tối ưu hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Trong bối cảnh mới, khi quảng cáo hay các yếu tố công nghệ và tự động hoá xuất hiện ở khắp mọi nơi, bất cứ khi nào có thể, bạn hãy cung cấp những tương tác “mang yếu tố cảm xúc hay con người nhiều hơn” để khiến khách hàng của bạn cảm thấy họ đang được nhìn nhận theo cách mà các thương hiệu khác ít hoặc chưa làm.
Hãy lắng nghe khách hàng nhiều hơn dù đó là online hay offline, dù đó là trực tiếp hay gián tiếp, với mục tiêu cuối cùng là tạo ra một lợi thế mới, nơi khách hàng muốn được tương tác hay kết nối với thương hiệu.
Hãy tự hỏi bản thân rằng: Điều gì làm bạn trở nên khác biệt và độc đáo? Khách hàng nào sẽ muốn những sự khác biệt đó? Và tiếp đó, làm cách nào để bạn tiếp cận những khách hàng này để cuối cùng truyền tải đến họ những thứ mà họ muốn.
2. Hãy xây dựng văn hóa phục vụ khách hàng một cách toàn diện với tư cách là con người và người tiêu dùng, dựa trên các giá trị được chia sẻ.
Một chiến lược khác mà các doanh nghiệp có thể làm để tạo ra những tác động lớn hơn đó là xác định chính xác ai sẽ cần thương hiệu của họ và thương hiệu của họ đang đại diện cho điều gì (hay đang được cảm nhận như thế nào).
Hãy tự hỏi bản thân rằng: Khách hàng của bạn đánh giá cao điều gì? Dựa trên những thông tin này, hãy xác định tiêu chí quan trọng nhất khi đầu tư vào một sản phẩm hoặc dịch vụ là gì? Doanh nghiệp của bạn đang thể hiện những giá trị nào? Hay các giá trị đó được chia sẻ với người tiêu dùng của mình ra sao?
3. Tạo ra một cộng đồng mới cho thương hiệu nơi mà khách hàng muốn nói với người khác về thương hiệu của bạn.
Hãy tự hỏi bản thân rằng: Làm thế nào bạn có thể dẫn dắt mọi thứ một cách có ý nghĩa và khuyến khích người khác làm điều tương tự?
Khi nói đến việc xây dựng cộng đồng, làm thế nào để bạn có thể cung cấp một không gian an toàn để khách hàng lên tiếng, hành động và kết nối với những người khác?
Tại sao việc khiến thương hiệu trở nên khác biệt hơn lại vô cùng quan trọng.
Ngoài việc doanh nghiệp có thể tạo ra những lợi thế cạnh tranh mới so với đối thủ, việc trở nên khác biệt có nghĩa là: khách hàng sẽ không chỉ ủng hộ và mua hàng nhiều lần vì họ tin rằng doanh nghiệp của bạn là lựa chọn tốt nhất cho họ, mà họ còn cảm thấy như họ thuộc về một nhóm hay cộng đồng những người cũng mua hàng từ doanh nghiệp của bạn.
Như bạn thấy đó, “Khác biệt hay là chết”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong 4 năm gần nhất, chỉ năm 2020 là Grab Việt Nam báo có lãi, còn lại công ty này đều thua lỗ từ vài trăm tỷ cho tới vài nghìn tỷ đồng mỗi năm. Năm 2021 Grab báo lỗ nặng.
Gia nhập thị trường từ năm 2014, mảng kinh doanh đầu tiên Grab phát triển tại Việt Nam là hoạt động kết nối người dùng và tài xế taxi.
Sau khoảng 8 năm hiện diện, hiện Grab đã phát triển hàng loạt mảng kinh doanh từ kết nối taxi, xe máy, giao hàng, đi chợ hộ, ví điện tử, siêu thị…
Tuy nhiên, đi cùng với việc mở rộng các mảng kinh doanh, Grab cũng liên tục ghi nhận những khoản lỗ lớn qua từng năm tại thị trường Việt Nam.
Lỗ lũy kế hơn 4.300 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính gần nhất, Grab Việt Nam ghi nhận gần 3.346 tỷ đồng doanh thu thuần năm 2021, tương đương mức thu gần 9,2 tỷ đồng mỗi ngày.
Trong đó, 99,8% là doanh thu đến từ hoạt động cung cấp dịch vụ kết nối. Tuy nhiên, so với năm 2020, mức doanh thu kể trên đã giảm hơn 11%.
Đi cùng đà giảm doanh thu là mức giảm của lợi nhuận gộp khi Grab thu về 1.951 tỷ đồng năm 2021, giảm gần 20%.
Như vậy, trong năm 2021, biên lãi gộp của công ty này đạt khoảng 58,3%, thấp hơn mức 64,5% của năm 2020. Dù vậy, đây vẫn là biên lãi gộp đáng mơ ước của bất kỳ doanh nghiệp nào kinh doanh tại thị trường Việt Nam.
Trong bối cảnh doanh thu và lãi gộp sụt giảm, chi phí bán hàng của Grab năm vừa qua lại tăng tới 25%, tiêu tốn của doanh nghiệp hơn 1.926 tỷ đồng.
Thực tế, trong hoạt động kinh doanh của Grab Việt Nam, chi phí bán hàng thường xuyên là khoản chi phí lớn nhất mà công ty phải chi ra hàng năm, vượt trên cả giá vốn hàng bán.
Nguyên nhân chính khiến chi phí này luôn ở mức cao vì Grab thường xuyên phải đưa ra các khuyến mãi cho khách hàng, kết quả là chi phí khuyến mãi hàng năm của công ty này đều đạt hàng nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, chi phí quảng cáo cũng được Grab tính vào chi phí bán hàng hàng năm.
Với chi phí bán hàng tăng mạnh cộng với chi phí quản lý doanh nghiệp, Grab Việt Nam đã ghi nhận khoản lỗ ròng hơn 300 tỷ đồng năm vừa qua.
Thực tế, năm 2021 cũng không phải năm duy nhất Grab kinh doanh thua lỗ, trong 4 năm gần nhất (2018-2021), duy nhất năm 2020 công ty này có lãi dương tại thị trường Việt Nam.
Trong đó, 2020 cũng là năm ghi nhận kết quả kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất từ doanh thu tới chi phí của Grab.
Trong đó, doanh nghiệp này ghi nhận 3.762 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 11% so với năm liền trước, biên lãi gộp công ty ghi nhận được cũng đạt mức tối đa 64,5%, trong khi năm 2019 chỉ đạt 39,8%.
Bên cạnh đó, nhờ việc tiết giảm hàng trăm tỷ đồng chi phí khuyến mãi mà Grab đã thu về khoản lãi dương 243 tỷ đồng năm 2020. Trong khi đó, năm 2019 công ty này lỗ ròng 1.697 tỷ và mức lỗ năm 2018 cũng là 885 tỷ đồng.
Sống nhờ tiền đi vay.
Với khoản lỗ ròng hơn 300 tỷ đồng năm gần nhất, lỗ lũy kế trên bảng cân đối kế toán của Grab Việt Nam đã tăng lên gần 4.366 tỷ đồng đến cuối năm 2021.
Trong khi đó, vốn góp của chủ sở hữu công ty chỉ là 20 tỷ đồng. Điều này dẫn tới chỉ tiêu vốn chủ sở hữu của Grab đang âm gần 4.346 tỷ đồng.
Dù vậy, tổng tài sản cân đối với nguồn vốn của công ty đến cuối năm 2021 vẫn ở mức 1.350 tỷ đồng, thấp hơn 46,5% so với cuối năm 2020.
Nguyên nhân khiến Grab Việt Nam với vốn điều lệ 20 tỷ đồng lại đang gánh khoản lỗ lũy kế hơn 4.346 tỷ nhưng tổng tài sản vẫn đạt trên 1.350 tỷ đồng là nhờ khoản vay và nợ thuê tài chính lên tới 4.279 tỷ đồng.
Các khoản vay này đều do những doanh nghiệp liên quan Grab Việt Nam cung cấp. Trong đó, GrabTaxi Holdings Pte Ltd là một trong những chủ nợ lớn nhất của Grab Việt Nam hiện nay với khoản cho vay 3.374 tỷ đồng đến cuối năm 2021.
Khoản vay này có năm đáo hạn kéo dài từ 2021 đến 2024. Bên cạnh đó, Grab Inc. (trụ sở Singapore) cũng là chủ nợ cho doanh nghiệp tại Việt Nam vay hơn 905 tỷ đồng, đáo hạn là 2023.
Theo thông tin từ Grab, các khoản vay này đều được cấp bằng tiền USD và quy đổi ra Đồng Việt Nam trên báo cáo tài chính, lãi suất 0%/năm và không có tài sản đảm bảo.
Trong những năm trước đó, GrabTaxi Holdings Pte Ltd và Grab Inc. cũng đóng vai trò là chủ nợ chính cung ứng vốn cho Grab duy trì hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam.
Theo đó, đến cuối năm 2020, hai doanh nghiệp này cho Grab Việt Nam vay tổng cộng gần 5.200 tỷ, số dư vào cuối năm 2019 cũng là hơn 5.700 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính của Grab Việt Nam, với vốn điều lệ 20 tỷ đồng, công ty hiện có 2 cổ đông bao gồm Grab Inc. nắm 49%, tương đương 9,8 tỷ đồng vốn góp và bà Lý Thụy Bích Huyền (sinh năm 1981) nắm 51%, tương đương 10,2 tỷ đồng. Trong đó, bà Bích Huyền cũng chính là Giám đốc điều hành của Grab Việt Nam.
Tuy nhiên, thông qua các điều khoản ràng buộc, Grab Inc. thực tế vẫn kiểm soát 100% vốn Grab Việt Nam.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Mục tiêu của Dell là đảm bảo hiệu quả marketing không bị phân tích hay đánh giá một cách riêng lẻ, với thương hiệu này, nghệ thuật đo lường nằm ở chỗ là họ chỉ đo lường những gì quan trọng.
Theo Bà Liz Matthews, phó chủ tịch cấp cao về thương hiệu toàn cầu tại Dell, trong khi đo lường là hoạt động không thể thiếu ở các doanh nghiệp, họ chỉ tập trung vào việc đo lường những gì quan trọng và đảm bảo rằng mức độ hiệu quả của marketing không bị ảnh hưởng từ các phân tích riêng lẻ hay tách biệt nhau.
Bà nói thêm: “Trong 5 năm qua, Dell đã không ngừng tập trung vào các chiến lược thương hiệu, marketing trải nghiệm và marketing sáng tạo. Mục tiêu cuối cùng của chiến lược là cho thế giới thấy chúng ta là ai và chúng ta đang làm gì.”
Khi nói đến việc đo lường mức độ hiệu quả, đối với Dell, điều quan trọng bạn cần biết là “marketing là phải đột phá và tạo ra những tác động có thể đo lường được” đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay thương hiệu trong cả ngắn hạn và dài hạn.
Mức độ ảnh hưởng hay khả năng tác động là những gì Matthews và đội nhóm marketing của bà tập trung vào, bà lưu ý thêm rằng Dell không chỉ tập trung vào các giải thưởng hoặc việc kể chuyện, hay những thứ hào nhoáng nào đó.
Thay vào đó, thương hiệu tập trung “rất nhiều” vào việc đo lường.
Bà nói tiếp: “Chúng tôi thích đo lường. Tuy nhiên, khi tập trung nhiều vào việc đo lường có nghĩa là Dell có quá nhiều phép đo đến mức đôi khi các đội nhóm phải tạm hoãn mọi thứ và tự hỏi, liệu chúng tôi có đang tập trung vào đo lường những gì quan trọng nhất hay không.”
“Trong khi tuỳ vào từng mục tiêu khác nhau, bạn có thể có nhiều cách thức hay phép đo khác nhau, điều quan trọng là bạn đừng nên phân tích mức độ hiệu quả của marketing thông qua các chỉ số riêng lẻ khác nhau.”
Tại Dell, hiệu quả nói chung được đo lường thông qua một bức tranh tổng thể, bao gồm ROI (tỷ suất lợi nhuận đầu tư cuối cùng), cũng như chi phí phải bỏ ra để có được hay phát triển lượng khách hàng mới (CAC).
Bức tranh tổng thể hay số liệu tổng cũng có thể là sức khỏe thương hiệu (brand health) và mức độ tương tác (engagement) của khách hàng với thương hiệu, trong khi sự chú ý hay quan tâm (attention) là một “chỉ số mới” (không quan trọng) đối với doanh nghiệp.
“Tôi không biết bạn nên đo lường điều gì hay cần bỏ qua điều gì. Tuy nhiên, với tôi, việc bạn cần làm là đừng nên đo lường mức độ hiệu quả thông qua các chỉ số riêng lẻ.”
“Hiệu quả không chỉ nằm ở việc chỉ nhìn vào một phép đo hay chỉ số nào đó và ra quyết định như thể đó là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến mức độ thành công của thương hiệu.”
“Chúng tôi muốn nói rằng khi bạn sử dụng AI, khi bạn sử dụng các công nghệ máy học hay những thứ tương tự, thứ cuối cùng bạn có cũng chỉ là dữ liệu và việc hiểu dữ liệu đó như thế nào lại nằm ở vấn đề con người chứ không phải là công nghệ.”
Từ góc nhìn này, để có thể đánh được mức độ hiệu quả thực sự của các hoạt động marketing, các marketer cần phải xem xét đến một tập dữ liệu lớn hơn hay một bức tranh tổng thể hơn để xem điều gì đang hoạt động hiệu quả và không.
“Đừng chỉ đánh giá dựa trên tỷ lệ nhấp chuột (CPC) hay những thứ tương tự.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Giám đốc an ninh toàn cầu (CSO) của TikTok – Roland Cloutier, sẽ từ chức và chuyển sang vai trò cố vấn chiến lược sau những lo ngại về cách công ty đang xử lý dữ liệu người dùng tại Mỹ.
Theo Engadget, TikTok vừa thừa nhận các nhân viên bên ngoài Mỹ có thể truy cập thông tin dữ liệu người dùng, mặc dù cần phải được “ủy quyền và kiểm soát an ninh mạng mạnh mẽ” từ nhóm an ninh của họ tại Mỹ.
Cụ thể, Cloutier sẽ đảm nhiệm vai trò cố vấn về tác động kinh doanh đối với các chương trình bảo mật và tin cậy của TikTok.
Người đứng đầu về rủi ro bảo mật, nhà cung cấp và đảm bảo khách hàng của TikTok – Kim Albarella, sẽ tạm thời đảm nhận vị trí trưởng nhóm bảo mật trên toàn thế giới của công ty.
Một phát ngôn viên của TikTok nói với The Wall Street Journal rằng Cloutier không giám sát nhóm quản lý dữ liệu người dùng Mỹ. Bộ phận đó sẽ được báo cáo trực tiếp cho CEO Shou Zi Chew.
Vào tháng trước, BuzzFeed News cho biết các kỹ sư có trụ sở tại Trung Quốc tại công ty mẹ ByteDance của TikTok đã truy cập vào dữ liệu không công khai về người dùng TikTok Mỹ trong nhiều lần, ít nhất từ tháng 9 năm ngoái đến tháng 1 năm nay.
TikTok cho biết hiện họ lưu trữ tất cả dữ liệu của người dùng Mỹ trên các máy chủ đám mây của Oracle đặt tại quốc gia này và họ đang làm việc để xóa những dữ liệu riêng tư đó khỏi các máy chủ của chính công ty.
Trong một lá thư gửi cho một nhóm thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa vào tháng này, CEO Chew viết rằng công ty đang tập trung vào việc loại bỏ bất kỳ nghi ngờ nào về tính bảo mật của dữ liệu người dùng Mỹ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo thông tin mới nhất, Facebook có thể sẽ cho phép người dùng tạo nhiều tài khoản Facebook khác nhau với các mục đích tương tác khác nhau.
Đối với nhiều người, Facebook đã dần mất sức hấp dẫn trong thời gian gần đây. Một phần lý do là vì tất cả mọi người đều có mặt trên đó – bao gồm cả cha mẹ, ông bà hay cả những người bạn “thất lạc” từ lâu không gặp.
Khi người dùng được bao quanh bởi nhiều kiểu người cả những người họ không mấy thích thú, những nội dung hiển thị khi này có thể có phần ít liên quan hơn, điều này có thể ngăn cản họ chia sẻ những thứ mà họ muốn chia sẻ.
Như là một phần giải pháp để giải quyết vấn đề này, Facebook đang thử nghiệm tính năng mới cho phép mỗi người dùng có thể tạo tối đa 5 tài khoản cá nhân riêng biệt, tất cả đều được gắn liền với một tài khoản chính (master account).
Theo thông tin từ Bloomberg:
“Meta sẽ bắt đầu cho phép người dùng tạo nhiều tài khoản khác nhau bằng tài khoản Facebook chính của họ, đây là một nỗ lực mới của Facebook nhằm khuyến khích người dùng đăng và chia sẻ nhiều nội dung hơn trên mạng xã hội của mình.
Ở giai đoạn thử nghiệm, một số thành viên Facebook được chọn sẽ có thể tạo tối đa 4 tài khoản bổ sung và mỗi tài khoản sẽ không cần bao gồm tên thật hoặc những danh tính cá nhân khác.”
Về bản chất, ý tưởng đằng sau cập nhật mới của Facebook là khi mọi người có nhiều tài khoản khác nhau, với những người được kết nối khác nhau, họ sẽ có những “Bảng tin” (News Feed) khác nhau liên quan hơn, từ đó họ có thể muốn chia sẻ nhiều thứ hơn.
Theo Facebook, khi nhiều người dùng đang trở nên cảnh giác hơn với những thứ họ chia sẻ lên nguồn cấp dữ liệu của mình, khi họ không ít lần bị tấn công bởi những tài khoản hay người dùng không mong muốn, nền tảng này cũng cần có những giải pháp hỗ trợ mới.
Một phần mục tiêu khác mà Facebook đang hướng tới sau cập nhật này đó là Metaverse.
Với vũ trụ ảo Metaverse, Meta đang tìm cách tạo ra các hình ảnh đại diện (Avatar) có thể thay đổi được, tức người dùng có thể xuất hiện dưới nhiều chân dung khác nhau trên từng không gian kỹ thuật số khác nhau.
Mặc dù đây là ý tưởng hay chiến lược mới của Facebook tuy nhiên cũng không ít người dùng và chuyên gia cho rằng, sẽ không có mấy người dùng có ý định tạo ra nhiều chân dung khác nhau trên mạng xã hội này, ít nhất là trong ngắn hạn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Đại gia bán lẻ mạnh tay tái cấu trúc khi tinh giản bớt thương hiệu AVAFashion và AVAJi, tập trung mở rộng cho chuỗi AVAKids.
Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) đã chính thức ngừng hoạt động website bán hàng của thương hiệu AVAFashion kể từ ngày 29/6, đồng thời người dùng truy cập sẽ được chuyển hướng sang trang của thương hiệu đồ thể thao AVASport.
Lãnh đạo tập đoàn này cũng mới xác nhận công ty đang tạm đóng hai dự án liên quan đến các thương hiệu là AVAFashion và AVAJi; trong đó AVAJi chỉ tạm ngừng kinh doanh mặt hàng trang sức và vẫn bán đồng hồ.
Đại diện doanh nghiệp này thông tin việc dừng hoạt động chuỗi cửa hàng thời trang giúp doanh nghiệp tránh phân tán sự tập trung, khi đang có nhiều mảng kinh doanh lớn hơn cần quan tâm.
Trước đó vào tháng 1, tập đoàn bán lẻ này rầm rộ ra mắt 5 chuỗi thương hiệu mới thuộc dòng AVA bao gồm AVAFashion (chuyên đồ thời trang), AVASport (đồ thể thao chính hãng), AVAKids (sản phẩm cho mẹ và bé), AVAJi (đồng hồ, trang sức, mắt kính) và AVACycle (xe đạp).
Thực tế, đại gia bán lẻ vẫn thường xuyên áp dụng chiến lược “thử và sai”, chấp nhận thử nghiệm các sáng kiến kinh doanh mới và sẵn sáng chấm dứt sớm dự án.
Kết quả cho thấy AVAFashion và AVAJi đã không vận hành đúng theo kỳ vọng của giới lãnh đạo nên đã nhanh chóng cắt bỏ sau nửa năm thử nghiệm.
Trong khi đó các chuỗi AVAKids, AVASport và AVACycle vẫn cho ra kết quả khả quan. Thậm chí, mô hình AVAKids đã nhanh chóng có được thị phần cao trong thị trường sản phẩm cho mẹ và bé, mục tiêu có đến 200 cửa hàng vào cuối năm nay.
Trong đợt tái cấu trúc mạnh tay của MWG, tập đoàn này đang chủ động chậm lại ở mảng Bách Hóa Xanh để tập trung chuẩn hóa về cửa hàng, tạo tiền đề mở rộng từ 2023; tạm dừng phát triển chuỗi AVAFashion và một phần chuỗi AVAJi.
Trong khi ở chiều ngược lại, đại gia bán lẻ muốn thúc đẩy mảng kinh doanh bán lẻ dược phẩm khi tuyên bố sẽ sớm chạm mốc 800 cửa hàng An Khang vào cuối năm 2022 và bắt đầu có lãi. Chuỗi AVAKids và cửa hàng Topzone cũng được tập trung mở rộng mạnh trong năm nay.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Các tính năng mới của Instagram Subscriptions hiện đã có sẵn cho hàng nghìn nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) và sẽ mang đến khả năng cung cấp nội dung độc quyền cho những người đăng ký có trả phí.
Instagram theo đó đang vừa thử nghiệm tùy chọn Đăng ký (Subscription) và vừa bổ sung thêm 3 tính năng mới cho người dùng có trong nhóm được chọn thử nghiệm.
Tính năng đăng ký có trả phí của Instagram – Instagram Subscriptions.
Meta bắt đầu thử nghiệm tính năng đăng ký có trả phí trên Instagram (Instagram Subscriptions) vào tháng 1 với một nhóm nhỏ những người có ảnh hưởng (Influencer).
Và giờ đây, hàng chục nghìn nhà sáng tạo khác ở Mỹ đã được cập nhật tính năng này.
3 tính năng mới có trong Instagram Subscriptions bao gồm:
Các cuộc trò chuyện của người đăng ký (Subscriber chats), được hỗ trợ bởi Messenger và sẽ biến mất sau 24 giờ.
Bài đăng hoặc video ngắn Reels độc quyền.
Một tab riêng biệt chỉ dành cho người đăng ký trên hồ sơ của họ, nơi người đăng ký có thể truy cập các nội dung độc quyền.
Theo Instagram:
“Nếu bạn là nhà sáng tạo hay thậm chí bạn là một doanh nghiệp, thông qua Instagram Subscriptions bạn sẽ có thêm những nguồn thu nhập mới, bền vững hơn.”
Mặc dù đây không phải là một tính năng quảng cáo, các thương hiệu hiện đang sử dụng Instagram để quảng bá nội dung của họ có thể được hưởng lợi từ các tính năng chỉ dành cho những người đăng ký có trả phí.
Bên cạnh đó, tính năng mới này cũng là một cách khác để Instagram nói riêng và Meta nói chung cạnh tranh với TikTok, Snapchat hay YouTube Shorts khi các nhà sáng tạo có thêm lý do để đến với nền tảng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Tính đến hết quý 2 năm 2022, mạng xã hội chia sẻ hình ảnh Instagram là nền tảng có tỷ lệ người dùng hoạt động hay tương tác trong ứng dụng cao nhất.
Theo dữ liệu từ Sensor Tower, TikTok và Douyin của ByteDance là ứng dụng phi trò chơi (non-game app) được tải xuống nhiều nhất và có thu nhập cao nhất trên thế giới tính đến nửa đầu năm 2022.
Theo Power User Curve (thuộc Sensor Tower), TikTok là nền tảng có lượng người dùng tương tác nhiều thứ hai sau Instagram (thuộc Meta), với 29% số người dùng đã cài đặt ứng dụng từ Google Play mở ứng dụng mỗi ngày (quý 2 năm 2022).
Instagram là nền tảng có tỷ lệ tương tác của người dùng cao nhất.
Theo dữ liệu như bạn có thể thấy ở trên, Instagram là nền tảng dẫn đầu về mức độ tương tác toàn cầu với khoảng 39% số người dùng cài đặt đã tương tác hàng ngày trong ứng dụng (mở và hoạt động trên ứng dụng).
Đứng ở vị trí số 2 là TikTok với 29%, và Facebook chỉ 27%.
Mặc dù YouTube không hoàn toàn là một mạng xã hội, nhưng cơ bản nền tảng này cũng hoạt động tương tự như Instagram và TikTok bằng cách cung cấp các luồng phát trực tiếp, video ngắn (Shorts), chia sẻ doanh thu với các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) và hơn thế nữa.
Theo dữ liệu từ Sensor Tower, 20% lượng người dùng đã cài đặt ứng dụng trên thiết bị di động của YouTube đã mở ứng dụng mỗi ngày trong quý 2 năm 2022, chỉ nhỏ hơn TikTok 9% và Instagram 19%.
Người dùng TikTok trung bình sử dụng hơn 1,5 giờ mỗi ngày.
Trong khi Instagram dẫn đầu về số lượng người dùng trung bình đã mở ứng dụng hàng ngày, TikTok lại dẫn đầu bảng khi nói đến thời gian sử dụng.
Trên phạm vi toàn cầu, 95 phút là lượng thời gian mà mỗi người dùng TikTok sử dụng mỗi ngày, con số này cao hơn 4 lần thời lượng trung bình dành cho Snapchat là 21 phút, gấp 3 lần thời gian dành cho Twitter là 29 phút và gần gấp đôi so với Facebook là 49 phút và Instagram là 51 phút.
YouTube cũng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ khi thời gian sử dụng trung bình cao thứ hai với 74 phút.
TikTok đối mặt với nhiều thách thức.
Trong khi TikTok vẫn đang không ngừng phát triển với tham vọng đạt mốc 1.5 tỷ người dùng hoạt động toàn cầu, những lệnh cấm gần đây đồng thời bị Mỹ yêu cầu xóa khỏi App Store và Google có thể có tác động rất lớn vì đây là thị trường lớn thứ 2 về doanh thu của TikTok sau Trung Quốc, chiếm khoảng 19% doanh thu trong nửa đầu năm 2022.
Người dùng Mỹ đã chi tiêu khoảng 322,6 triệu USD cho ứng dụng trong nửa đầu năm 2022, tăng 398% so với cùng kỳ năm ngoái là chỉ 64,8 triệu USD.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Tính riêng năm 2021, các khoản chi tiêu dành cho ưu đãi phục vụ tài xế đối tác và người dùng đều vượt quá doanh thu ghi nhận của Grab.
Theo công ty nghiên cứu Euromonitor, dựa trên tổng giá trị hàng hóa (GMV), Grab đang là siêu ứng dụng hàng đầu Đông Nam Á với 3 mảng kinh doanh cốt lõi gồm giao hàng, di chuyển và dịch vụ tài chính. Hiện hãng có mặt tại 480 thành phố thuộc 8 quốc gia trong khu vực, bao gồm cả Việt Nam.
Trong năm 2021, mảng di chuyển của Grab tiếp tục áp đảo các đối thủ nhờ sở hữu 71% thị phần. Hãng cũng chiếm 51% thị phần lĩnh vực giao đồ ăn và 21% ở lĩnh vực ví điện tử.
Grab sở hữu lợi thế lớn nhờ nguồn lực tài chính khổng lồ bất chấp sự cạnh tranh gay gắt cũng như xu hướng đa dạng hóa của thị trường. Tuy nhiên, sau 10 năm ra đời, hoạt động kinh doanh của hãng vẫn chìm trong thua lỗ.
Chỉ 1 trong 3 mảng kinh doanh có lãi.
Theo báo cáo tài chính chưa qua kiểm toán của năm 2021, GMV của Grab vượt 16 tỷ USD, tăng 29% so với con số 12,4 tỷ USD ghi nhận vào năm trước đó. Doanh nghiệp này thu về khoảng 675 triệu USD, tăng 44% so với cùng kỳ năm 2020.
Grab chi hơn 1 tỷ USD cho hoạt động ưu đãi, khuyến mãi tới khách hàng và 717 triệu USD cho đối tác tài xế. Con số này tăng lần lượt 73% và 15% so với năm trước.
Gộp cùng các chi phí tài chính khác, ứng dụng lỗ ròng khoảng 3,5 tỷ USD, cao hơn 30% so với năm 2020. Trong ba mảng kinh doanh chính, chỉ có lĩnh vực di chuyển của Grab phát sinh lợi nhuận.
Trước sự ảnh hưởng của đại dịch, GMV phân khúc này đạt 2,8 tỷ USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
Doanh thu cả năm tăng 4% lên 456 triệu USD trong khi EBITDA đã điều chỉnh (lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao) đạt 345 triệu USD, biên lợi nhuận trên GMV cải thiện khoảng 12,4%.
Mặt khác, EBITDA của lĩnh vực giao hàng và dịch vụ tài chính thiệt hại lần lượt 130 triệu USD và 349 triệu USD.
Trên thị trường chứng khoán, những số liệu thiếu thuyết phục cũng khiến cổ phiếu của Grab giảm sâu. Kể từ cuối năm 2021, thời điểm ứng dụng niêm yết trên sàn Nasdaq thông qua thỏa thuận sáp nhập SPAC (công ty mua lại với mục đích đặc biệt, IPO), cổ phiếu đã giảm xuống còn 2,5 USD/đơn vị, bốc hơi khoảng 81% giá trị.
So với mức định giá gần 40 tỷ USD trước khi niêm yết, vốn hóa của Grab nay thu hẹp còn 9,5 tỷ USD.
Đặt mục tiêu hòa vốn mảng giao hàng.
Bước sang năm mới, kết quả kinh doanh của hãng cải thiện rõ rệt nhờ sự phục hồi nhu cầu sau đại dịch. Dẫu vậy, Grab vẫn tiếp tục bội chi, tập trung vào các chương trình ưu đãi cho khách hàng và đối tác tài xế nhằm kích thích tiêu dùng.
Hãng chi tới 560 triệu USD cho hoạt động ưu đãi, khuyến mãi dù doanh thu ghi nhận ở mức 228 triệu USD. Quý I, ứng dụng chứng kiến khoản lỗ ròng 435 triệu USD.
Tương tự năm 2021, di chuyển là lĩnh vực duy nhất đem lại lợi nhuận, EBITDA đã điều chỉnh trong quý đạt 82 triệu USD. Mặt khác, mảng giao hàng và dịch vụ tài chính của Grab vẫn báo số âm.
Vào giữa tháng 5, Grab tuyên bố bắt đầu cắt giảm các ưu đãi dành cho tài xế đối tác trong nửa cuối năm nếu lực lượng này duy trì được sự ổn định. Theo CEO Anthony Tan, công ty sẽ tập trung đáp ứng các mục tiêu lợi nhuận và tăng trưởng bền vững.
Thông qua cái gọi là “quản lý chi phí có kỷ luật”, ứng dụng đặt mục tiêu hòa vốn mảng giao hàng dựa trên cơ sở EBITDA đã điều chỉnh vào cuối năm 2023.
Doanh thu của Grab có liên kết chặt chẽ với các ưu đãi dành cho tài xế, đối tác bán hàng lẫn người dùng. Trên thực tế, hãng vẫn mạnh tay chi tiền để tạo thói quen sử dụng cho người dùng, thu hút khách hàng mới và chiếm thị phần.
Ngoài ra, tình trạng giá cả nhiên liệu leo thang buộc hãng phải điều chỉnh giá cước lẫn ưu đãi của tài xế để giữ chân lao động.
Trong năm 2022, hãng kỳ vọng tăng GMV thêm 30-35%. Doanh thu dự kiến dao động 1,2-1,3 tỷ USD, tức gấp 2 lần năm ngoái.
Lỗ hàng nghìn tỷ đồng tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, Grab đang là đối thủ của hàng loạt ứng dụng như Gojek, be, ShopeeFood, Baemin, Ahamove… Song, đây vẫn là hãng gọi xe công nghệ thành công nhất tính đến nay.
Theo số liệu của Q&Me công bố tháng 6/2021, ứng dụng này sở hữu khoảng 200.000 tài xế cùng 60% thị phần ở mảng xe 2 bánh, 66% ở mảng xe 4 bánh, bỏ xa hai đối thủ chính là Gojek và be.
Doanh nghiệp lần đầu xuất hiện tại thị trường trong nước vào năm 2014 với pháp nhân là Công ty TNHH GrabTaxi (tiền thân của Công ty TNHH Grab). Tháng 10/2014, hãng chính thức triển khai dịch vụ GrabBike và bắt đầu chiêu mộ tài xế xe 2 bánh.
Tổng tài sản, nguồn vốn của GrabTaxi thời điểm mới xuất hiện chỉ khoảng 4,4 tỷ đồng. Trong năm 2014, doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đạt 1,5 tỷ đồng nhưng lỗ sau thuế gần 52 tỷ đồng.
Tuy nhiên, việc được Bộ Giao thông Vận tải cấp phép thí điểm hoạt động tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng vào năm 2015 đã giúp quy mô của Grab mở rộng, nâng doanh số các năm 2015, 2016, 2017 đạt lần lượt 32 tỷ đồng, 188 tỷ đồng và 759 tỷ đồng.
Đến năm 2018, ứng dụng hoàn tất thương vụ thâu tóm đối thủ là Uber ở thị trường Đông Nam Á. Đây cũng là thời điểm doanh thu của Grab bùng nổ mạnh mẽ, đạt 2.194 tỷ đồng và 3.382 tỷ đồng vào năm sau đó.
Trái ngược với doanh thu, lợi nhuận của hãng giảm liên tục theo từng năm, đạt lần lượt –442 tỷ đồng (2015), –445 tỷ đồng (2016), –789 tỷ đồng (2017), –885 tỷ đồng (2018) và –1.670 tỷ đồng (2019). Lỗ lũy kế tính đến năm 2019 khoảng 4.300 tỷ đồng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Netflix chính thức chọn Microsoft làm đối tác quảng cáo và bán hàng mới với mục tiêu thúc đẩy mức tăng trưởng khách hàng và doanh số.
Phía Microsoft cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng khi được chọn là đối tác công nghệ quảng cáo (Adtech) và bán hàng của Netflix với mục tiêu hỗ trợ nền tảng trong việc thúc đẩy lượng khách hàng đăng ký mới và cũng như các yếu tố về công nghệ.”
Khi hợp tác, người tiêu dùng sẽ có nhiều quyền lựa chọn hơn để truy cập các nội dung (Content) trên Netflix, đặc biệt là những nội dung từng đoạt giải thưởng của Netflix.
Các nhà marketer sử dụng các giải pháp quảng cáo của Microsoft sẽ có quyền truy cập vào các nhóm đối tượng của Netflix cũng như khoảng không quảng cáo chất lượng cao từ những chiếc TV được kết nối (premium connected TV inventory).
Từ đây, tất cả các quảng cáo được phân phối trên Netflix sẽ chỉ có sẵn thông qua hệ sinh thái của Microsoft.
“Chúng tôi rất vui khi được cung cấp những giá trị cấp cao mới cho hệ sinh thái của các nhà tiếp thị và đối tác của chúng tôi, đồng thời giúp Netflix cung cấp nhiều lựa chọn hơn cho khách hàng của họ.”
Theo Ông Greg Peters, COO của Netflix:
“Vào tháng 4, chúng tôi đã thông báo rằng chúng tôi sẽ giới thiệu gói đăng ký mới có hỗ trợ quảng cáo (ad-supported subscription) với giá thấp hơn cho người dùng, bên cạnh các gói cơ bản, tiêu chuẩn và cao cấp không có quảng cáo hiện có của chúng tôi.
Hôm nay, chúng tôi vui mừng thông báo rằng chúng tôi đã chọn Microsoft làm đối tác bán hàng và công nghệ quảng cáo toàn cầu của mình.”
Bên cạnh các giải pháp về công nghệ quảng cáo, Microsoft còn cung cấp các giải pháp nhằm bảo vệ quyền riêng tư cho tất cả người dùng của Netflix.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Mật khẩu đăng nhập dễ đoán và quá yếu là lý do khiến người dùng bị hack tài khoản, dẫn đến nhiều hệ luỵ như bị lừa đảo, mất tài khoản, lộ dữ liệu cá nhân…
Mật khẩu nhưng thế nào là đủ mạnh nhưng vẫn cần dễ nhớ? Đó là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn.
Tại tọa đàm “Xác thực không mật khẩu Make in Việt Nam” vào chiều 13/7, ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục An toàn Thông tin, Bộ TT&TT cho biết, trong năm 2021, thế giới có 2 triệu trang web lừa đảo, thì tại Việt Nam đã có tới 800 trang web lừa đảo, giả mạo ngân hàng, nhằm lấy cắp thông tin đăng nhập của người dùng thông tin qua email, tin nhắn sms hoặc mạng xã hội…
Theo thống kê từ Cục An toàn Thông tin, Bộ TT&TT , 81% các vụ vi phạm dữ liệu xảy ra do mật khẩu yếu, bị đánh cắp hoặc sử dụng sai. Nguyên nhân của vụ đánh cắp dữ liệu dẫn tới thiệt hại lớn có thể xuất phát từ việc nhân viên sử dụng mật khẩu yếu.
Ông Phúc cũng cho biết, theo thống kê của NordPass thì có hàng triệu mật khẩu của người dùng ở Việt Nam đã bị lộ.
Mật khẩu phổ biến nhất với khoảng 3,4 triệu người dùng Việt Nam là 123456. Điều này minh chứng cho việc ý thức về an toàn thông tin của mật khẩu đăng nhập của người Việt chưa cao.
Qua nhiều năm, khi các “bài học” về bảo mật vẫn đang được rao giảng mỗi ngày tuy nhiên người dùng vẫn thường xuyên sử dụng các mật khẩu dễ bị tấn công như: 123456, qwerty, 123123, 1234567890, password… cả trên thế giới lẫn ở Việt Nam.
Đây là một trong những mật khẩu yếu, được sử dụng nhiều và không có sự thay đổi. Chỉ đơn giản vì nó dễ nhớ với người dùng, nhưng cũng dễ hack bởi hacker.
Chuyên gia an ninh mạng cho biết hầu hết các mật khẩu yếu này đều có thể bị bẻ khóa trong vòng chưa đầy một giây.
Nếu bạn đang sử dụng các mật khẩu yếu như trên, hãy ngay lập tức thay đổi thói quen đó bằng cách:
– Sử dụng mật khẩu phức tạp: Mật khẩu phức tạp là mật khẩu chứa ít nhất 12 ký tự, kết hợp chữ hoa, chữ thường, số và ký hiệu.
– Không bao giờ sử dụng lại mật khẩu cho nhiều ứng dụng sẽ khiến bạn dễ bị tấn công và mất tài khoản.
– Thường xuyên cập nhật mật khẩu, nên thay đổi mật khẩu 90 ngày một lần để giữ an toàn cho tài khoản.
– Sử dụng trình quản lý mật khẩu
– Luôn kèm theo bảo mật hai bước khi có thể.
Từ nay hãy tạm biệt mật khẩu 123456, 123123, anhyeuem hay maiyeuem đi bạn nhé!
(Theo Toquoc)
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng tìm hiểu đầy đủ các lý thuyết về thuật ngữ FMCG (FMCG là từ viết tắt của Fast Moving Consumer Goods trong tiếng Việt có nghĩa là Ngành hàng tiêu dùng nhanh) như: FMCG là gì? FMCG bao gồm những gì? Các kiểu hay danh mục có trong ngành hàng FMCG? ngành FMCG là ngành gì? Tổng quan ngành FMCG và các công ty FMCG tại Việt Nam? Một số thương hiệu có giá trị nhất toàn cầu trong ngành hành FMCG và hơn thế nữa.
FMCG là từ viết tắt của Fast Moving Consumer Goods, trong tiếng Việt có nghĩa là Hàng hoá tiêu dùng nhanh hoặc Hàng tiêu dùng nhanh. Với giá trị thị trường (Market Size) được dự kiến sẽ vượt mức 15000 tỷ USD vào năm 2025 và tăng thêm hơn 300 tỷ USD trong giai đoạn từ 2022 đến 2026, FMCG được xem là một trong những ngành hàng có giá trị lớn nhất toàn cầu. Việc hiểu đầy đủ các khái niệm và thông tin liên quan đến ngành FMCG có thể giúp người làm marketing và kinh doanh hoạch chiến lược tiếp cận thị trường một cách hiệu quả hơn.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Mối quan hệ giữa FMCG và thương mại điện tử (eCommerce) là gì?
FMCG trong bức tranh lớn hơn là CG (Consumer Goods).
Các công ty hay thương hiệu có giá trị nhất toàn cầu trong ngành hàng FMCG.
Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến ngành hàng FMCG là gì?
Bên dưới là nội dung chi tiết về tất cả những gì bạn cần biết về ngành FMCG.
FMCG là gì?
FMCG là từ viết tắt của Fast Moving Consumer Goods, trong tiếng Việt có nghĩa là Hàng hoá tiêu dùng nhanh hoặc Hàng tiêu dùng nhanh.
FMCG là khái niệm đề cập đến các sản phẩm được bán hay tiêu thụ trong một khoảng thời gian tương đối ngắn với chi phí thấp.
Thông thường, các sản phẩm thuộc hàng tiêu dùng nhanh có thời hạn sử dụng tương đối ngắn do nhu cầu của người tiêu dùng cao hoặc vì chúng dễ hư hỏng.
Vì bản chất là những mặt hàng được mua thường xuyên, tiêu thụ nhanh (hàng ngày), giá bán thấp và được bán với số lượng lớn, các sản phẩm thuộc ngành hàng FMCG có doanh số rất cao.
Các sản phẩm thuộc ngành FMCG chủ yếu được phân phối tại những nơi mà người tiêu dùng tiện mua sắm chẳng hạn như các cửa hàng tạp hoá, siêu thị, chợ (truyền thống), hay các cửa hàng tiện lợi.
Theo thống kê từ Statista, dung lượng thị trường của ngành FMCG sẽ đạt giá trị khoảng hơn 15000 tỷ USD vào năm 2025 và tăng thêm hơn 300 tỷ USD trong giai đoạn từ 2022 đến 2026.
CPG là gì?
CPG là từ được viết tắt từ Consumer Packaged Goods, có nghĩa là hàng hoá đóng gói tiêu dùng hoặc hàng đóng gói tiêu dùng, khái niệm đề cập đến các sản phẩm mà người tiêu dùng mua sắm thường xuyên như mỹ phẩm, quần áo, đồ ăn hay thức uống.
Sự khác biệt giữa FMCG và CPG là gì?
Trong khi cả FMCG và CPG đều là những thuật ngữ đề cập đến các hàng hoá được tiêu dùng (Consumer Goods) một cách thường xuyên và với giá bán thấp, giữa chúng cũng có những sự khác biệt nhất định. Vậy sự khác biệt lớn nhất giữa FMCG và CPG là gì?
FMCG là một tập con của CPG.
Về mặt tổng thể, CPG mang ý nghĩa bao quát hơn và bao gồm luôn cả FMCG.
Trong khi CPG, tức hàng tiêu dùng đóng gói bao gồm tất cả các sản phẩm được người tiêu dùng tiêu thụ một cách thường xuyên với số lượng lớn, FMCG chỉ bao hàm các sản phẩm được tiêu thụ nhanh, chính là thuật ngữ Fast Moving được viết tắt thành FM trong FMCG.
Mức tiêu thụ nhanh (rất nhanh) và chậm chính là sự khác biệt lớn nhất giữa các sản phẩm thuộc FMCG và CPG.
Ví dụ: Trong khi bạn có thể mua khẩu trang một cách thường xuyên nhưng lại không mua nó hàng ngày, ngược lại, các sản phẩm như giấy vệ sinh hay kem đánh răng bạn cần sử dụng hàng ngày.
Khẩu trang chính là sản phẩm thuộc CPG còn kem đánh răng hay giấy vệ sinh lại thuộc ngành hàng FMCG.
FMCG và CPG khác nhau về cách đạt được doanh số bán hàng.
Ở khía cạnh người làm marketing và kinh doanh, một sự khác biệt khác giữa các sản phẩm thuộc FMCG và CPG đó là vì các sản phẩm tiêu dùng nhanh được tiêu thụ nhanh hơn và thường xuyên hơn, số lượng các sản phẩm được bán cũng như cách đạt được doanh số sẽ dễ dàng hơn so với các sản phẩm đóng gói tiêu dùng.
Sự khác biệt giữa FMCG và Retail là gì?
Trong khi Retail hay Bán lẻ đề cập đến phương thức bán hàng mà cụ thể ở đây là bán lẻ các sản phẩm cho tiêu dùng cuối (thay vì bán sỉ qua trung gian), FMCG lại bao hàm một tập hợp các thành phần trong chuỗi giá trị như nhà sản xuất và người bán (đại lý hay siêu thị), bán các sản phẩm là hàng hoá vật lý thông qua các nhà bán lẻ (Retailer) khác nhau.
Nếu Retail mô tả cách các doanh nghiệp mua bán hàng hoá, thì FMCG mô tả cách các hàng hoá được tiêu thụ (số lượng và tần suất) bởi người tiêu dùng mà ở đây là tiêu dùng nhanh.
Một số lưu ý về khái niệm FMCG mà bạn nên hiểu.
FMCG bao gồm tất cả các sản phẩm không bảo quản được lâu, dễ hao mòn, không bền hay tiêu thụ một lần (nondurable products) chẳng hạn như kem đánh răng hay giấy vệ sinh, khác hoàn toàn với các sản phẩm không (lâu) hao mòn (durable good) chẳng hạn như xe hơi hay tủ lạnh.
Các sản phẩm thuộc ngành hàng FMCG có biên lợi nhuận trên từng sản phẩm thấp tuy nhiên lại bán được với số lượng lớn và doanh số cao.
Các sản phẩm điển hình của FMCG là bia rượu, nước ngọt, sữa, trái cây hay giấy vệ sinh.
Trái ngược lại với các sản phẩm tiêu dùng nhanh (FMCG) là sản phẩm tiêu dùng chậm (SMCG) chẳng hạn như đồ đạc hay các thiết bị gia dụng.
Mô hình FMCG hay FMCG Model là gì?
Mô hình FMCG hay FMCG Model là khái niệm mô tả cách thức vận hành kinh doanh của các doanh nghiệp FMCG, về bản chất, đó cũng là mô hình kinh doanh giống như nhiều mô hình kinh doanh ở các ngành khác.
Theo McKinsey, một mô hình FMCG tiêu chuẩn thường tập trung vào 5 “bí mật” sau đây:
Hoàn thiện việc xây dựng thương hiệu thị trường đại chúng (Mass Market) và đổi mới sản phẩm. Điều này có thể giúp mang lại tỷ suất lợi nhuận gộp thường cao hơn khoảng 25% so với những doanh nghiệp không có hoặc thương hiệu kém phổ biến khác.
Xây dựng mối quan hệ với các cửa hàng tạp hóa và các nhà bán lẻ khác để cung cấp khả năng tiếp cận liền mạch cho người tiêu dùng. Bằng cách hợp tác với các cửa hàng, đồng thời liên kết chặt chẽ với chuỗi cung ứng của họ, các công ty FMCG đảm bảo rằng hàng hoá của họ sẽ được phân phối rộng rãi, đây chính là rào cản cho các thương hiệu mới muốn gia nhập thị trường.
Gia nhập các thị trường đang phát triển sớm và tích cực phát triển các chủng loại của sản phẩm khi người tiêu dùng trở nên giàu có hơn. Điều này mang lại một nguồn tăng trưởng vô cùng lớn – tạo ra 75% mức tăng trưởng doanh thu trong lĩnh vực FMCG.
Thiết kế các mô hình vận hành nhất quán và giảm thiểu chi phí. Mô hình dựa trên sức mạnh tổng hợp này đã giữ cho chi phí quản trị và chi phí chung luôn ở mức 4 đến 6% doanh thu.
Các chiến lược M&A được sử dụng để củng cố thị trường và tạo đà cho tăng trưởng hữu cơ (tăng trưởng tự thân – Organic Growth) sau khi mua lại. Sau khi cập nhật danh mục đầu tư của họ với các thương hiệu và danh mục mới, các công ty FMCG sẽ áp dụng các phương pháp kinh doanh và phân phối tối ưu hiện có để phát triển các thương hiệu và danh mục.
Thấu hiểu thuật ngữ FMCG.
Như đã phân tích ở trên, sở dĩ được gọi là FMCG hay Fast Moving Consumer Goods vì nó bao gồm các sản phẩm là hàng hoá (Goods) được tiêu thụ nhanh (Fast Moving) bởi những người tiêu dùng (Consumer).
Các sản phẩm là hàng hoá tiêu dùng (Consumer Goods) được chia thành 3 danh mục con khác nhau là: hàng hoá lâu bền (Durable Goods), hàng hoá không lâu bền (Nondurable Goods) và dịch vụ (Services).
Trong khi các sản phẩm thuôc hàng hóa lâu bền có thời hạn sử dụng từ 3 năm trở lên, các sản phẩm thuộc hàng hóa không lâu bền có thời hạn sử dụng dưới một năm.
Hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) là phân khúc hàng tiêu dùng (CG – Consumer Goods) lớn nhất, bao gồm các sản phẩm là hàng hoá không lâu bền, các sản phẩm này thường được tiêu thụ ngay sau khi mua và có thời hạn sử dụng ngắn.
Nếu bạn để ý quan sát, bạn sẽ thấy rằng gần như tất cả mọi người trên thế giới đều sử dụng các sản phẩm là hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) mỗi ngày, từ những lần mua hàng ở các quầy tạp hoá nhỏ đến những đơn hàng lớn hơn ở các siêu thị hay trung tâm mua sắm.
Về mặt tiêu thụ tổng thể, FMCG chiếm hơn một nửa tổng chi tiêu của người tiêu dùng.
Các kiểu hay danh mục FMCG chính là gì hay FMCG bao gồm những gì?
Như đã phân tích ở trên, hàng tiêu dùng nhanh hay FMCG bao gồm những hàng hóa không lâu bền, hoặc hàng hóa có vòng đời ngắn và được tiêu thụ với tốc độ nhanh.
FMCG có thể được chia thành nhiều chủng loại hay danh mục khác nhau bao gồm:
Thực phẩm chế biến: Các sản phẩm như bơ, pho mát, ngũ cốc hay mì ống đóng hộp.
Thực phẩm được chế biến sẵn: Những sản phẩm có thể ăn hay tiêu dùng được ngay mà không cần chế biến.
Đồ uống: Nước đóng chai, nước tăng lực hay nước trái cây.
Đồ nướng: Bánh quy, bánh sừng bò và bánh mì tròn.
Thực phẩm tươi sống, thực phẩm đông lạnh và đồ khô: Trái cây, rau, đậu, mực tôm cá, nho khô hay các loại hạt.
Thuốc: Aspirin, thuốc giảm đau và các loại thuốc khác có thể mua không cần kê đơn.
Sản phẩm tẩy rửa: Baking soda, nước tẩy rửa lò nướng, và nước lau cửa sổ, nước lau sàn hay lau kính.
Mỹ phẩm và đồ vệ sinh cá nhân: Bao gồm các sản phẩm như sản phẩm chăm sóc tóc, kem tẩy trang, kem đánh răng hay xà bông.
Đồ dùng văn phòng: Bút, tập vở, bút chì hay bút tẩy.
Ngành công nghiệp FMCG – FMCG Industry.
Cũng tương tự các ngành công nghiệp khác như ngành công nghiệp thương mại (Commerce Industry) hay ngành công nghiệp F&B (F&B Industry), ngành công nghiệp hàng tiêu dùng nhanh hay FMCG là ngành có giá trị hàng chục ngàn tỷ USD và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng (hơn 50%).
Toàn cảnh về thị trường FMCG tại Việt Nam.
Theo số liệu từ Statista, ngành hàng FMCG tại Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ khá nhanh trong những năm gần đây.
Nhờ vào sự phát triển tổng thể của nền kinh tế Việt Nam, khi người dân có mức thu nhập trung bình cao hơn, mức sống được cải thiện tốt hơn, kéo theo đó là tỷ lệ tiêu thụ các sản phẩm thuộc FMCG cũng tăng lên.
Đô thị hóa cũng là một động lực khác thúc đẩy sự tăng trưởng ở mức hai con số của thị trường FMCG trước đại dịch COVID-19.
Vào năm 2020, bất chấp những khó khăn do đại dịch, tốc độ tăng trưởng doanh số bán lẻ hàng năm của ngành hàng tiêu dùng của cả nước vẫn đạt 6,8% và dự báo sẽ đạt ít nhất 9% vào năm 2021.
Ở cả thành thị và nông thôn Việt Nam, chi tiêu hàng tháng cho các sản phẩm FMCG đang tăng lên trong những năm qua.
Mặc dù mức chi tiêu cho các sản phẩm này của người dân sống ở thành thị cao hơn nhiều so với người dân sống ở nông thôn, khoảng cách này đang ngày càng được thu hẹp.
Trong khi các sản phẩm sữa (và được chế biến từ sữa) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi tiêu FMCG của người dân thành thị, các mặt hàng tạp hóa đóng gói (packaged grocery) lại chiếm tỷ trọng cao nhất ở khu vực nông thôn.
Bất chấp sự khác biệt trong cách chi tiêu, chăm sóc cá nhân, thực phẩm đóng gói và sữa vẫn là những danh mục sản phẩm thuộc ngành hàng FMCG có tốc độ tăng trưởng giá trị cao nhất.
Bên cạnh số ít cáccông ty FMCG lớn của Việt Nam như Vinamilk hay Masan, phần lớn các thương hiệu còn lại là những doanh nghiệp nước ngoài như Unilever của Vương Quốc Anh, P&G của Mỹ hay Acecook của Nhật Bản.
Mối quan hệ giữa FMCG và thương mại điện tử (eCommerce) là gì?
Nếu như trước đây, ngành hàng FMCG gắn liền với thương mại truyền thống, thì giờ đây, khi người tiêu dùng toàn cầu đang ưu tiên mua sắm từ các kênh thương mại điện tử, khi thương mại điện tử (e-Commerce) mang lại những tiện ích mà các cửa hàng truyền thống không thể làm được, mọi thứ đã thay đổi tương đối nhiều.
Theo một báo cáo của Nielsen, các hàng hóa phổ biến nhất được mua qua các kênh trực tuyến liên quan đến du lịch, giải trí hoặc hàng hóa lâu bền (Durable Goods) chẳng hạn như thời trang và sản phẩm điện tử.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác cũng cho thấy, khi các doanh nghiệp đang xác định lại hiệu quả của các kênh thương mại điện tử, các sản phẩm tiêu dùng nhanh như hàng tạp hóa cũng sẽ phát triển mạnh trên các nền tảng thương mại điện tử như Tiki hay Shopee.
Các doanh nghiệp hay thương hiệu có giá trị nhất toàn cầu trong ngành hàng FMCG.
Nestlé, Procter & Gamble (P&G) và Coca-Cola là những doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nhanh lớn nhất thế giới.
Ví dụ với Nestlé, tập đoàn có trụ sở tại Thụy Sĩ này hiện có hơn 2.000 thương hiệu (nhãn hàng) ở nhiều danh mục hay chủng loại sản phẩm khác nhau.
Trong khi mức doanh số có thể có được từ FMCG như đã phân tích là vô cùng lớn, do những rào cản lớn về chi phí quảng cáo, xây dựng thương hiệu hay các hoạt động marketing khác, khả năng giành được thị phần từ ngành hàng này là vô cùng khó khăn.
Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến ngành hàng FMCG là gì?
FMCG là từ viết tắt của từ gì?
FMCG là từ viết tắt của Fast Moving Consumer Goods, trong tiếng Việt có nghĩa là hàng hoá tiêu dùng nhanh hoặc hàng tiêu dùng nhanh.
FMCG Logistics là gì?
FMCG Logistics là khái niệm mô tả toàn bộ các hoạt động liên quan đến khâu vận tải hàng hoá trong ngành hàng FMCG.
Vì bản chất các sản phẩm trong ngành hàng FMCG là hàng hoá không lâu bền hay dễ hư hỏng, việc bảo quản và kho vận cũng là một phần nhiệm vụ hết sức quan trọng.
FMCG bao gồm những thành phần chính là gì?
Như đã phân tích ở trên, FMCG là thuật ngữ mô tả các hàng hoá tiêu dùng nhanh hay hoặc hàng tiêu dùng nhanh.
Về mặt tổng thể, hàng tiêu dùng có thể được chia thành 3 danh mục con khác nhau là: hàng hoá lâu bền (Durable Goods), hàng hoá không lâu bền (Nondurable Goods) và dịch vụ (Services).
Là các thương hiệu hay sản phẩm trong ngành hàng FMCG. Dầu gội Clear hay Bột giặt OMO chính là các FMCG Brand (FMCG Product).
eCommerce FMCG là gì?
eCommerce FMCG là khái niệm đề cập đến việc kinh doanh ngành hàng FMCG trên các nền tảng thương mại điện tử (eCommerce). Khi thương mại điện tử bùng nổ và người tiêu dùng bắt đầu chọn mua sắm các sản phẩm FMCG từ các trang trực tuyến, thuật ngữ eCommerce FMCG bắt đầu xuất hiện.
B2B trong FMCG là gì?
Khi các doanh nghiệp FMCG cung cấp hàng hoá trực tiếp đến các doanh nghiệp trung gian (B2B) chẳng hạn như các nhà phân phối hay đơn vị bán sỉ thay vì là người tiêu dùng cuối (end-users).
Kết luận.
Thông qua bài viết phân tích tương đối chi tiết từ MarketingTrips ở trên, hy vọng bạn có thể hiểu được những kiến thức căn bản về ngành hàng FMCG như FMCG là gì, FMCG bao gồm những gì, các công ty lớn trong ngành FMCG tại Việt Nam và trên thế giới, các khái niệm hay thuật ngữ xoay quanh ngành hàng FMCG và hơn thế nữa.
Trên diễn đàn tin tặc br*******, hacker ‘meli0das’ đã rao bán dữ liệu của 30 triệu người dùng Việt.
“meli0das” hiện đang rao bán trên diễn đàn tin tặc một cơ sở dữ liệu chứa khoảng 30 triệu bản ghi và tương ứng với mỗi bản ghi là dữ liệu của một người Việt Nam, theo “meli0das” tự nhận trong bài đăng bán.
“meli0das” cho biết dữ liệu được khai thác từ “một trang web phổ biến về giáo dục” ở Việt Nam vào tháng 7.2022. Mỗi bản ghi bao gồm tên người dùng, địa chỉ email, số điện thoại, họ tên, điểm số, trường học, quận/huyện, tỉnh/thành phố, ngày khởi tạo…
Giá bán cho tập dữ liệu này được hacker đề ra là 3.500 USD và thanh toán bằng token XMR. Ngoài ra, hacker sẵn lòng thương lượng giá hoặc bán với số lượng ít hơn.
Mặc dù chỉ đăng kèm một hình minh họa, hacker cho biết thêm là sẽ gửi mẫu 10.000 bản ghi để “nhá hàng” cho những ai hỏi mua.
Được biết, chỉ trước đó ít ngày thì “meli0das” đã đăng tải miễn phí cơ sở dữ liệu với 360.000 bản ghi là thông tin học sinh được khai thác từ trường học thông minh 78…vn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Tính năng lọc quảng cáo (Inventory Filters) mới cho phép các nhà quảng cáo trên TikTok kiểm soát cách quảng cáo của họ được xuất hiện trên nguồn cấp dữ liệu (In-Feed).
Khi nhận ra rằng không phải tất cả nội dung (Content) trên nền tảng của mình đều an toàn và được nhiều người xem đón nhận, TikTok vừa cho ra mắt tính năng lọc quảng cáo mới giúp các nhà quảng cáo hiển thị quảng cáo của họ một cách an toàn hơn.
Bộ lọc dung lượng (không gian) quảng cáo của TikTok (TikTok Inventory Filter) cho phép các thương hiệu có thêm tùy chọn để hiển thị hoặc không hiển thị quảng cáo của họ bên cạnh (hoặc trên) các nội dung không an toàn (hoặc kém chất lượng).
Tính năng mới sẽ được tích hợp trong Trình quản lý quảng cáo TikTok và các nhà quảng cáo sẽ có thể chọn nơi hiển thị nội dung của họ.
Về TikTok Inventory Filters.
TikTok Inventory Filters cung cấp cho các thương hiệu hay nhà quảng cáo 3 tuỳ chọn hiển thị quảng cáo với các giới hạn được phân cấp thành các cấp độ rủi ro khác nhau.
Hiện TikTok đưa ra 4 phân cấp rủi ro bao gồm:
Floor Content (Vi phạm căn bản): Bao gồm các nội dung vi phạm nguyên tắc cộng đồng, điều khoản dịch vụ và / hoặc sở hữu trí tuệ của TikTok.
High Risk Content (Rủi ro cao): Các nội dung nhạy cảm hoặc liên quan đến các chủ đề người trưởng thành.
Medium Risk Content (Rủi ro trung bình): Các nội dung giải trí hoặc hư cấu (viễn tưởng) về chủ đề người trưởng thành.
Low Risk Content (Rủi ro thấp): Bao gồm các nội dung mô tả mang tính giáo dục về chủ đề người trưởng thành.
Và 3 tuỳ chọn lọc quảng cáo có trong TikTok Inventory Filters bao gồm:
Toàn bộ không gian quảng cáo (Full Inventory): Loại trừ mọi nội dung Floor Content và quảng cáo có thể xuất hiện bên cạnh một số nội dung có chủ đề dành cho người trưởng thành.
Không gian tiêu chuẩn (Standard Inventory): Loại trừ mọi nội dung Floor Content và High Risk Content. Quảng cáo sẽ xuất hiện bên cạnh những nội dung phù hợp với hầu hết các thương hiệu, nhưng có thể chứa một số chủ đề dành cho người trưởng thành.
Không gian bị giới hạn (Limited Inventory): Loại trừ tất cả các mức độ rủi ro, từ Floor Content đến Low Risk Content. Quảng cáo sẽ xuất hiện bên cạnh những nội dung không chứa các chủ đề dành cho người trưởng thành.
Những quốc gia nào hiện có thể sử dụng bộ lọc quảng cáo mới của TikTok.
Bộ lọc khoảng không hay không gian quảng cáo mới của TikTok hiện có sẵn cho các nhà quảng cáo ở Úc, Brazil, Canada, Ai Cập, Pháp, Đức, Indonesia, Ý, Nhật Bản, Vương quốc Ả Rập Xê Út, Malaysia, Mexico, Hà Lan, Philippines, Ba Lan, Singapore, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và cả Việt Nam.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong năm 2022, số lượng người Việt mua hàng trực tuyến lên đến hơn 51 triệu, tăng 13,5% so với năm trước.
Theo báo cáo của Ninja Van Group về sức mua hàng trực tuyến tại 6 quốc gia: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Việt Nam, Thái Lan với gần 9.000 đáp viên tham gia, Việt Nam là quốc gia đứng đầu với số lượng mua hàng trực tuyến trung bình lên đến 104 đơn hàng/năm.
73% đáp viên cho biết họ thường xuyên mua hàng trên các nền tảng mua sắm thương mại điện tử. 59% cho biết đã từng nhiều lần đặt hàng hoặc mua sắm trên các website quốc tế.
Ngoài ra, đa số đáp viên khu vực Đông Nam Á đều quen thuộc với việc mua hàng xuyên biên giới trong khu vực châu Á hoặc trên toàn thế giới.
Trong năm 2022, số lượng người Việt mua hàng trực tuyến lên đến hơn 51 triệu, tăng 13,5% so với năm trước, tổng chi tiêu cho việc mua sắm đạt 12,42 tỷ USD.
Cùng thời điểm này Google và Bain & Company dự báo quy mô của nền kinh tế số Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 52 tỷ USD và giữ vị trí thứ 3 trong khu vực ASEAN vào năm 2025.
Trong báo cáo từ Ninja Van Group, Việt Nam đang chiếm 15% tổng thị trường mua sắm trực tuyến tại Đông Nam Á, chỉ đứng sau Thái Lan với tỷ lệ 16% và ngang bằng với Philippines.
Báo cáo cho thấy người Việt Nam yêu thích việc mua sắm online và đang dẫn đầu khu vực ở nhiều chỉ số.
Theo một báo cáo khác từ Statista, Việt Nam dự kiến sở hữu thị trường thương mại điện tử lớn thứ 2 tại Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia trước năm 2025.
Việt Nam hiện có mức quy mô mua hàng trung bình (ABS) là 26 USD, cao hơn hai nước đông dân là Thái Lan (25 USD) và Indonesia (18 USD).
Trong hai năm qua, số lượng người mua sắm trực tuyến ở khu vực Đông Nam Á đã tăng đáng kể, đạt khoảng 70 triệu người tính đến thời điểm hiện tại.
Trên quy mô khu vực, 70% tổng dân số ở Đông Nam Á đã bắt đầu mua sắm trực tuyến trước cả khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Số lượng người mua sắm trực tuyến tại Đông Nam Á dự kiến tăng đến con số 380 triệu trước năm 2026.
Theo số liệu Statista, tỷ trọng thương mại điện tử (eCommerce) xuyên biên giới trung bình của Đông Nam Á tăng từ 74 tỷ USD năm 2020 lên 120 tỷ USD năm 2021.
Giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng đạt trung bình 37,7%/năm, cao hơn mức trung bình toàn cầu 27,4%/năm. Dự báo, doanh thu thương mại điện tử năm 2025 tại khu vực Đông Nam Á dự kiến đạt 234 tỷ USD.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong khi Brand Authenticity hay tính xác thực của thương hiệu là giá trị ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng, nhiều người làm marketing vẫn chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của yếu tố này. Vậy thực chất thì Brand Authenticity là gì và vai trò của nó đối với thương hiệu ra sao?
Brand Authenticity là gì?
Brand Authenticity có nghĩa là tính xác thực của thương hiệu, khái niệm đề cập đến mức độ niềm tin mà người tiêu dùng có thể tin tưởng một thương hiệu dựa vào những gì thương hiệu tuyên bố và thực hiện. Mức độ niềm tin nay dựa vào những minh chứng hữu hình thay vì chỉ đơn giản là từ những lời nói hay cam kết đơn thuần.
Với tư cách là các nhà marketer, chúng ta thường có xu hướng đầu tư hay tập trung vào những thứ có thể đo lường hay kiểm soát được, đặc biệt trong thời kỳ khi Digital Marketing ngày càng thể hiện được vai trò của nó thì điều này ngày càng trở nên rõ ràng hơn.
Theo một nghiên cứu mới đây từ công ty tư vấn Edelman, có chưa tới 50% nhà tiếp thị được khảo sát tin rằng các thông điệp thương hiệu, tính xác thực của thương hiệu, định vị thương hiệu và cả chiến lược thương hiệu tổng thể có thể tạo ra những tác động đáng kể đến sự tăng trưởng của thương hiệu.
Như là một kết quả tất yếu, nhiều marketer chuyển hướng đầu tư của họ sang những nơi mà họ có thể hiểu và kiểm soát được.
Ở một diễn biến khác, cũng theo nghiên cứu của Edelman, có đến 88% khách hàng coi trọng giá trị của tính xác thực thương hiệu (Brand Authenticity), điều này có nghĩa là, trong khi phần lớn người làm marketing bỏ qua tính xác thực của thương hiệu, đây lại là yếu tố ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng khi chọn mua một sản phẩm hay dịch vụ nào đó.
Marketer đang bỏ qua những cơ hội lớn để có thể xây dựng lòng tin của người tiêu dùng.
Khi xây dựng các kế hoạch truyền thông marketing tổng thể, chỉ có khoảng 1/3 marketer quan tâm đến việc tối ưu các thông điệp và định vị thương hiệu.
Kỳ lạ hơn, rất ít người trong số này đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu thị trường để thu thập nhiều hơn các hiểu biết của họ về khách hàng mục tiêu (Customer Insight) cũng như các cách thức để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Trong khi nhu cầu của khách hàng liên tục thay đổi và bị chi phối mạnh từ các tác động bên ngoài (cả vĩ mô lẫn vi mô), phần lớn các nhà tiếp thị đều coi việc định vị thương hiệu là khoản đầu tư một lần.
Để có thể đáp ứng các mong đợi liên tục thay đổi của người tiêu dùng, người làm marketing cần không ngừng làm mới hay thậm chí là thay đổi cách họ truyền tải các thông điệp cũng như các nội dung có trong thông điệp của thương hiệu với mục tiêu cuối cùng là thuyết phục khách hàng tin vào thương hiệu.
Đầu tư vào nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness) và mức độ tương tác dựa trên một đề xuất giá trị duy nhất (UVP) có phải là giải pháp?
Nhiều người làm marketing cho rằng việc nâng cao nhận thức về thương hiệu và tăng mức độ tương tác với thương hiệu trên các nền tảng là những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược của họ trong năm 2022 và hơn thế nữa.
Tuy nhiên, bạn thử hình dung rằng bạn có thể nâng cao nhận thức của khách hàng hay tăng mức độ tương tác của họ với thương hiệu bằng cách nào nếu bạn không hiểu họ đang cần và suy nghĩ gì?
Trên thực tế, hơn 60% các nhà tiếp thị thiếu tự tin vào khả năng của đội nhóm của mình trong việc thu hút người tiêu dùng với định vị thương hiệu hiện tại của họ.
Bằng cách liên tục thực hiện các nghiên cứu về người tiêu dùng, người làm marketing có thể hiểu những gì đang diễn ra trên thị trường, hiểu điều gì làm cho thương hiệu trở nên có giá trị đối với khách hàng để từ đó đưa ra các đề xuất giá trị (value proposition) mới phù hợp hơn.
Về bản chất, đề xuất giá trị của thương hiệu cần trả lời 3 câu hỏi chính: thương hiệu đang làm gì, tại sao thương hiệu làm điều đó và thương hiệu làm điều đó cho ai.
Từ góc nhìn này, khi nhận thức của người tiêu dùng thay đổi, các đề xuất giá trị của thương hiệu cũng cần thay đổi. Khi tính xác thực là ưu tiên hàng đầu của khách hàng, nó nên là chiến lược trọng tâm của thương hiệu.
Tính xác thực hay độ tin cậy của khách hàng với thương hiệu cần được định hướng bởi sứ mệnh.
Trong khi dữ liệu cho thấy có đến 82% khách hàng thích mua hàng từ các thương hiệu được định hướng bởi sứ mệnh (chẳng hạn như bảo vệ môi trường) và ngày càng nhiều doanh nghiệp bắt đầu theo đuổi mục tiêu này, chỉ một số ít người làm marketing tin rằng tổ chức hay thương hiệu của họ được định hướng bởi sứ mệnh.
Marketer cần thay đổi cách họ định vị và thông điệp của thương hiệu.
Như đã phân tích ở trên, bên cạnh mục tiêu là theo đuổi tính xác thực của thương hiệu, sứ mệnh chung của người làm marketing là thường xuyên nghiên cứu cách người tiêu dùng nhìn nhận về thương hiệu để từ đó đưa ra các thông điệp cũng như định vị thương hiệu theo cách phù hợp với giá trị cảm nhận của họ.
Trong khi bối cảnh thay đổi, nhận thức về thương hiệu của khách hàng về cơ bản cũng sẽ thay đổi. Bằng cách dành thời gian hơn để thiết kế ra những giá trị phù hợp với kỳ vọng mới, thương hiệu (Brand) có thể đáp ứng nhu cầu và truyền tải thông điệp một cách nhất quán hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sau vòng gọi vốn trị giá 800 triệu USD mới đây, nền tảng mua trước trả sau (BNPL) Klarna được định giá với giá trị 6.7 tỷ USD, giảm từ mốc 45.6 tỷ USD cách đó một năm.
Mặc dù phải chứng kiến mức sụt giảm lớn, Giám đốc điều hành của Klarna, Ông Sebastian Siemiatkowski cho biết trong một tuyên bố:
“Trong thời điểm thị trường chứng khoán toàn cầu sụt giảm mạnh nhất trong hơn 50 năm, các nhà đầu tư đã nhận ra vị thế vững chắc của chúng tôi và tiếp tục ủng hộ chúng tôi trong việc cách mạng hóa ngành công nghiệp ngân hàng bán lẻ.”
Klarna cho biết họ sẽ sử dụng số tiền mới được tài trợ để tiếp tục theo đuổi việc mở rộng thị trường ở Mỹ, nơi họ hiện có khoảng 30 triệu người dùng.
Đâu là tương lai của các nền tảng mua trước trả sau (BNPL).
Mức sụt giảm mạnh của Klarna không chỉ là nỗi ám ảnh của các nền tảng mua trước trả sau mà còn là mối bận tâm lớn của các công ty công nghệ nói chung.
Đứng trước nhiều lo ngại về một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, nhiều công ty công nghệ từng được đầu tư mạo hiểm đã phải chứng kiến sự sụt giảm đáng kể về giá trị so với mức định giá ban đầu của họ, cắt giảm nhân sự và các loại chi phí là một biện pháp ngắn hạn đang được nhiều doanh nghiệp sử dụng.
Bản thân Klarna cũng đã cắt giảm khoảng 10% nhân sự từ đầu năm.
Nói về các nền tảng mua trước trả sau như Klarna hay Affirm, các nền tảng này cho phép khách hàng trả góp số tiền mua hàng của họ thành các khoản mà họ sẽ phải đóng dần qua các tháng sau đó.
Tuy nhiên, trong bối cảnh lạm phát đang tăng cao kèm với đó là chính sách tăng lãi từ phía các ngân hàng, nhiều nhà đầu tư đang tỏ ra e ngại về tính bền vững của các mô hình kinh doanh này.
Ngoài những ảnh hưởng từ thị trường, các nền tảng BNPL cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ vô số các công ty mới gia nhập thị trường – bao gồm cả Apple, thương hiệu đã công bố ra mắt dịch vụ tương tự vào tháng 6.
Giá cổ phiếu của Affirm, ra mắt vào đầu năm 2021, đã giảm hơn 77% kể từ đầu năm nay.
Ở một diễn biến khác, Afterpay, nền tảng BNPL của Úc được công ty mẹ Block của Square mua lại cũng đã giảm hơn 60% giá trị, Paypal cũng không ngoại lệ khi giá trị đã mất đến 64% so với cùng khoảng thời gian.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các kiến thức về thuật ngữ Performance Marketing, các khái niệm xoay quanh chân dung của một Performance Marketer (người làm Performance Marketing) chuyên nghiệp: Performance Marketer là ai, Performance Marketing là gì, họ làm những công việc chính là gì, vai trò của họ đối với sự phát triển của thương hiệu và hơn thế nữa.
Nằm trong vị trí tổng thể là Marketer, Performance Marketer hay các nhà tiếp thị hiệu suất là những người thực hiện các công việc liên quan đến Performance Marketing hay tiếp thị hiệu suất, một phạm vi công việc thường là song song với Brand Marketing.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips đề cập trong bài bao gồm:
Performance Marketer làm những công việc chính là gì?
Vai trò của các Performance Marketer với thương hiệu và trong doanh nghiệp.
Có gì trong JD của một Performance Marketer.
Lộ trình trở thành một Performance Marketer chuyên nghiệp.
Các vị trí thường thấy trong doanh nghiệp liên quan đến Performance Marketing.
Các kỹ năng cơ bản cần có của một Performance Marketer là gì?
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Performance Marketing là gì? và Performance Marketer là ai?
Performance Marketer trong tiếng Việt có nghĩa là Nhà tiếp thị hiệu suất, khái niệm mô tả chân dung của một người làm các công việc liên quan đến Performance Marketing nói riêng và ngành marketing nói chung trong doanh nghiệp.
Cũng như các vị trí khác trong ngành marketing, tuỳ vào từng doanh nghiệp khác nhau, ngành hàng khác nhau hay mục tiêu chiến lược khác nhau, vai trò và nhiệm vụ của các Performance Marketer có thể rất khác nhau.
Ở khía cạnh tổng thể, Performance Marketer là một vị trí hay một kiểu Marketer.
Performance là gì?
Performance Marketer cũng tương tự như Digital Marketing hay Inbound Marketing, theo đúng thuật ngữ của nó, có 2 thành phần chính là Performance và Marketer.
Theo định nghĩa từ Cambridge, performance mang nhiều ý nghĩa khác nhau tuỳ thuộc vào bối cảnh hay nơi mà nó đang đại diện.
Trong phạm vi kinh doanh và marketing, performance được hiểu theo nghĩa là tạo ra các kết quả bằng số liệu có thể nhìn thấy và đánh giá được mức mức độ hiệu quả, performance gắn liền với yếu tố thực thi (làm) chứ không phải là tư duy (nghĩ).
Nếu bạn đã nghe qua KPIs thì chữ P trong đó chính là Performance, KPI = Key Performance Indicator, được hiểu là những chỉ số hiệu suất chính.
Marketer là ai?
Marketer, mặc dù không được chính xác và rõ nghĩa khi dịch ra tiếng Việt tuy nhiên nó có nghĩa là Nhà tiếp thị, tức đề cập đến những người làm các công việc về Marketing.
Trong khi cũng tương tự như các khái niệm hay công việc về marketing, vị trí marketer trong thực tế cũng khá đa dạng với nhiều “chân dung” khác nhau.
Có thể ở doanh nghiệp này, marketer là những người chạy quảng cáo, nhưng cũng có thể ở các doanh nghiệp khác, marketer lại đóng tròn vai hơn.
Performance Marketing là gì?
Nằm trong bức tranh rộng lớn hơn là Marketing, Performance Marketing hay Tiếp thị hiệu suất là khái niệm đề cập đến các phương thức làm marketing trong đó tập trung trực tiếp vào mục tiêu cuối cùng là lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.
Thay vì với Brand Marketing tức tiếp thị thương hiệu, doanh nghiệp trung vào các hoạt động xây dựng thương hiệu và hướng tới doanh số trong dài hạn, Performance Marketing tập trung trực tiếp vào việc bán hàng trong ngắn hạn hay thậm chí là trực tiếp.
Performance Marketing theo đó gắn liền với các hoạt động quảng cáo có trả phí (Paid Advertising), theo Statista, vào năm 2022, doanh số ngành quảng cáo trực tuyến có giá trị khoảng gần 600 tỷ USD.
Performance Marketer thường làm những công việc chính là gì?
Thông thường ở các doanh nghiệp lớn hoặc các doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức nhân sự chuyên nghiệp, các Performance Marketer sẽ làm việc song song với các Brand Marketer, tức khi này, marketing sẽ có thể được phân chia thành 2 nhóm là Performance Marketing và Brand Marketing.
Trong khi các Brand Marketer quan tâm nhiều hơn đến hiệu suất tổng thể của thương hiệu hay các chỉ số gắn liền với sức khoẻ thương hiệu như độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness) hay mức độ trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty).
Performance Marketer tập trung vào các hoạt động tiếp thị hiệu suất nhằm mục tiêu mang lại lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng (thường là trực tiếp và ngắn hạn).
Mặc dù tuỳ thuộc vào từng bối cảnh kinh doanh cụ thể, các chỉ số đánh giá hiệu suất có thể khác nhau, khách hàng tiềm năng (Lead) và doanh số bán hàng (Sales) thường là 2 chỉ số đánh giá hiệu suất chính của các nhà tiếp thị hiệu suất.
Dưới đây là một số công việc chính mà các Performance Marketer thường hay làm:
Xây dựng chiến lược tổng thể.
Vì bản chất thuật ngữ Performance Marketing được ra đời trong bối cảnh khi các yếu tố công nghệ và kỹ thuật số (Digital) phát triển đồng thời khả năng ứng dụng của nó vào các hoạt động marketing cũng ngày càng được thể hiện rõ hơn, Performance Marketing gắn liền với Digital Marketing.
Các bạn cứ thử hình dung rằng, cách đây hàng chục năm về trước, khi các hoạt động quảng cáo và marketing chủ yếu còn được thực hiện các phương tiện truyền thông đại chúng (như TV truyền thống, bảng quảng cáo ngoài trời hay báo in), khi marketing còn được gọi là marketing truyền thống (Traditional Marketing), các chỉ số đo lường hiệu suất còn rất khó khăn, chính vì điều này thuật ngữ Performance dường như rất mờ nhạt.
Tuy nhiên, từ khoảng hơn 15 năm trở lại đây, khi các yếu tố công nghệ và kỹ thuật số đã cho phép người làm marketing có thể tiếp cận khách hàng trên nhiều kênh hơn, đo lường mức độ hiệu quả (trực tiếp) của các chiến dịch marketing một cách dễ dàng hơn, Performance Marketing hay Performance Marketer cũng trở nên phổ biến hơn.
Theo góc nhìn này, một trong những công việc quan trọng nhất của các nhà tiếp thị hiệu suất đó là xây dựng các chiến lược Digital Marketing tổng thể cho thương hiệu và doanh nghiệp, nơi họ xác định các phương hướng hay mục tiêu chiến lược chính.
Thực thi và tối ưu các hoạt động marketing dựa trên hiệu suất.
Như đã phân tích ở trên, một trong những điểm nổi bật nhất khi mô tả chân dung của một Performance Marketer đó là việc thực thi, vận hành và tối ưu nhiều các hoạt động marketing khác nhau với mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.
Ở góc độ tổng thể, các công việc của các nhà tiếp thị hiệu suất gói gọn trên 3 phạm vi chính đó là Paid Media, Owned Media và Erned Media.
Paid Media: Các hoạt động marketing có trả phí mà đại diện là quảng cáo.
Owned Media: Xây dựng, quản lý và tối ưu các nền tảng hay kênh do thương hiệu sở hữu như website, ứng dụng (app), fanpage, hay các hệ thống CRM.
Earned Media: Thu thập, phân tích và đánh giá tất cả các phản hồi của khách hàng về thương hiệu.
Vai trò của các Performance Marketer với thương hiệu và trong doanh nghiệp.
Song song với các vị trí khác như Brand Marketer hay Content Marketer, các Performance Marketer đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của thương hiệu và doanh nghiệp trong cả ngắn hạn lẫn dài hạn.
Trong khi nhiệm vụ chính của họ là phát triển lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng cho doanh nghiệp, cũng chính thông qua các hoạt động Performance Marketing, các chỉ số liên quan đến sức khoẻ của thương hiệu cũng được cải thiện.
Để có thể hiểu rõ hơn về những gì mà các nhà tiếp thị hiệu suất có thể mang lại, dưới đây là các vai trò chính của họ.
Performance Marketer giúp phát triển lượng khách hàng tiềm năng (Lead).
Trong thực tế, cũng tuỳ vào từng mô hình kinh doanh (B2B, B2C hay C2C…), hay mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong từng giai đoạn mà các chỉ số đánh giá hiệu suất cũng có thể khác nhau.
Bên cạnh việc phát triển các chỉ số như mức độ tiếp cận của thương hiệu trên các nền tảng (Reach), gia tăng lưu truy cập vào các website hay ứng dụng (traffic, users…), mức độ tương tác trên các nền tảng mạng xã hội (like, shahe, comment…), hay cải thiện mức độ trung thành (giữ chân) của khách hàng với thương hiệu (retention).
Lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng là 2 chỉ số có giá trị nhất của các Performance Marketer.
Performance Marketer giúp thúc đẩy doanh số bán hàng.
Một vai trò quan trọng khác của các nhà tiếp thị hiệu suất đó là thúc đẩy doanh số bán hàng cả trực tiếp và gián tiếp.
Khác với các nhà tiếp thị thương hiệu tức Brand Marketer, thường mục tiêu theo đuổi của họ là các giá trị thương hiệu trong dài hạn, các Performance Marketer tập trung vào việc khai thác và tối ưu các chuyển đổi bán hàng, chuyển khách hàng từ khách hàng tiềm năng thành người mua các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Performance Marketer cũng góp phần cải thiện sức khoẻ của thương hiệu (Brand Health) trong dài hạn.
Ngoài các tác động trực tiếp, với khả năng tiếp cận khách hàng trên quy mô lớn, tối ưu hoá các trải nghiệm của khách hàng để từ đó chuyển đổi khách hàng hay tạo điều kiện để đối tượng mục tiêu tương tác nhiều hơn với thương hiệu, các hoạt động của các Performance Marketer cũng làm cải thiện cảm nhận của khách hàng về thương hiệu (mặc dù đó không phải là trọng tâm chính của các chiến dịch).
Theo một số nghiên cứu từ Google và Facebook, các chiến dịch Performance Marketing có thể giúp cải thiện đáng kể sức khoẻ của thương hiệu trong cả ngắn hạn và dài hạn.
Có gì trong JD của một Performance Marketer.
Dưới đây là JD hay bản mô tả công việc của một số vị trí Performance Marketer.
JD từ một công ty quảng cáo:
JOB DESCRIPTION
1. 30% Lập kế hoạch quảng cáo cho khách hàng
Cùng Planner thảo luận & đưa ra hướng tiếp cận phù hợp với mục tiêu & mong muốn của khách hàng.
Áp dụng kiến thức & xu hướng mới khi lên kế hoạch triển khai chiến dịch.
Lên KPI cho chiến dịch, đảm bảo thu về kết quả tối ưu trong khoảng ngân sách của khách hàng.
2. 30% Triển khai, theo dõi & tối ưu các chiến dịch quảng cáo
Nhận kế hoạch & mục tiêu quảng cáo.
Cài đặt tracking cho mỗi chiến dịch
Triển khai quảng cáo trên các kênh phù hợp (90% là Facebook, Google và sàn TMĐT)
Theo dõi quảng cáo đảm bảo KPI & ngân sách, tối ưu campaign theo các mục tiêu đã định sẵn.
3. 20% Báo cáo
Báo cáo cập nhật tiến độ hàng tuần.
Phân tích & đánh giá dữ liệu quảng cáo, đề xuất phương án cải thiện hiệu quả chung của chiến dịch.
4. 10% Phát triển chuyên môn
Cập nhật kiến thức & xu hướng công nghệ từ các kênh quảng cáo & sàn TMĐT
Đào tạo nội bộ kiến thức chuyên ngành
Cập nhật chính sách quảng cáo.
5. 10% Nhiệm vụ khác
Làm việc với các team content, design & client success đảm bảo công việc thông suốt.
Thực hiện nhiệm vụ khác được giao bởi leader.
JD từ một công ty chuyên về bất động sản.
JOB DESCRIPTION
Lên kế hoạch, thực hiện các chiến dịch Digital Marketing để tìm kiếm nguồn khách hàng.
Đo lường, tối ưu ROI, báo cáo hiệu suất của các chiến dịch đã và đang triển khai. Xây dựng hành trình khách hàng trên Digital.
Chịu trách nhiệm phát triển hệ sinh thái các kênh Digital để duy trì lượng tương tác ổn định với khách hàng.
Nắm bắt nhu cầu và sự cạnh tranh trên thị trường; đưa ra chiến dịch gia tăng khách hàng tiềm năng.
Phối hợp với các phòng ban có liên quan để tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi.
Chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược phát triển Performance tất cả các kênh truyền thông như Website (Lên chiến lược để thúc đẩy lượng truy cập website và theo dõi tỷ lệ chuyển đổi, cải tiến website), Facebook, Instagram, YouTube, TikTok, Google Business…
Phân tích, lập kế hoạch chi tiết (Phân bổ ngân sách, KPI..) làm việc, theo dõi các hạng mục Digital nhằm tối ưu chi phí và kết quả để đạt được KPI cấp trên đề ra.
Phối hợp với Marketing, lên kế hoạch và thực hiện Digital cho các chiến dịch in house, khách hàng, luôn giám sát, phân tích các chỉ số Digital trong quá trình chạy quảng cáo, đưa ra các quyết định điều chỉnh & tối ưu (thay đổi ngân sách, nội dung, tạm dừng,…quảng cáo), cập nhật công nghệ, thuật toán và chính sách mới của các kênh quảng cáo nhằm mục đích tối ưu chi phí và tỷ lệ chuyển đổi.
Chủ động phối hợp với team nghiên cứu, sáng tạo, xây dựng nội dung (chủ đề, bài viết, video, hình ảnh,…) cho các hình thức và kênhquảng cáo để đạt hiệu quả cao nhất.
Thống kê, phân tích các số liệu (KPI, chi phí) và làm report khi kết thúc chiến dịch quảng cáo, đưa ra những điểm đạt được và những điểm chưa đạt được và đề xuất giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả quảng cáo cho các chiến dịch sau.
Đánh giá nghiên cứu khách hàng, tình hình thị trường và dữ liệu của đối thủ cạnh tranh, cập nhật những kênh truyền thông mới nhằm phát triển thương hiệu. Lập kế hoạch, thực hiện, thử nghiệm và đề xuất lên cấp trên.
Báo cáo và đề xuất từng chiến dịch theo định kỳ.
Luôn bắt kịp với những xu hướng, công nghệ mới nhất trong lĩnh vực Digital Marketing
Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của cấp trên.
Lộ trình trở thành một Performance Marketer chuyên nghiệp.
Để có thể trở thành một Performance Marketer chuyên nghiệp và mang lại giá trị thực sự cho các doanh nghiệp, những người làm marketing hay marketer nói chung cũng cần hiểu và trải qua một số giai đoạn khác nhau.
Về mặt tổng thể, cũng giống như các ngành nghề khác, việc một cá nhân trở thành chuyên gia hay làm nghề chuyên nghiệp không phụ thuộc hoàn toàn vào yếu tố thời gian mà thay vào đó là năng lực, đam mê và thái độ của họ đối với công việc.
Trong khi với người kia, họ mất đến 7 hoặc 10 năm để trở thành một Performance Marketer chuyên nghiệp, nhưng đối với người này, họ chỉ cần 3 đến 5 năm.
Tuy nhiên, dù cho bạn cần bao nhiêu năm, bạn cũng cần trải qua các giai đoạn dưới đây nếu muốn trở thành một nhà tiếp thị hiệu suất chuyên nghiệp.
Giai đoạn 1: Trở thành một Marketer theo đúng nghĩa.
Như đã phân tích ở trên, bản chất hay cái “gốc” của các Performance Marketer vẫn là những marketer, tức những người làm marketing. Do đó nếu bạn muốn trở thành Performance Marketer, bạn phải học cách trở thành marketer.
Bạn có thể xem lộ trình trở thành một marketer chuyên nghiệp tại đây: Marketer
Giai đoạn 2: Tìm hiểu chuyên sâu về Digital Marketing và trở thành Digital Marketer.
Để có thể trở thành các nhà tiếp thị hiệu suất chuyên nghiệp, vì những người này làm việc chủ yếu với các nền tảng kỹ thuật số hay các hoạt động Digital Marketing, bạn cũng cần hiểu sâu về các thành phần của Digital Marketing và học cách trở thành một Digital Marketer (nhà tiếp thị kỹ thuật số).
Bạn có thể tìm hiểu sâu về chân dung của người này tại: Digital Marketer
Giai đoạn 3: Liên tục thử nghiệm, tối ưu và học hỏi.
Giai đoạn 3 và cũng là giai đoạn mang tính quyết định đến mức độ chuyên nghiệp và tài năng của một Performance Marketer đó là giai đoạn họ cần không ngừng thử nghiệm, sáng tạo và học hỏi từ các thất bại (cũng như từ những thành công) trên các kênh hay nền tảng khác nhau.
Vì bản chất, công việc của các Performance Marketer gắn liền với các con số và dữ liệu, nếu bạn không thể hiểu vì sao bạn nhận được các con số đó, rất khó để bạn có thể học và tối ưu từ nó.
Các vị trí thường thấy trong doanh nghiệp liên quan đến Performance Marketing.
Tuỳ vào từng doanh nghiệp, các vị trí gắn liền với công việc Performance Marketing hay vị trí Performance Marketer có thể là:
Performance Marketer: Các nhà tiếp thị hiệu suất (nói chung).
Performance Marketing Executive/Leader/Manager: Các vị trí làm Performance Marketing gắn liền với các cấp độ khác nhau.
Head of Performance Marketing: Người đứng đầu các hoạt động tiếp thị hiệu suất của doanh nghiệp.
Kết luận.
Nếu bạn đã xác định marketing là con đường mà mình đã chọn, bên cạnh những công việc khác như đánh giá năng lực của bản thân hay mức độ phù hợp của vị trí công việc với sở thích cá nhân, việc hiểu rõ phạm vi công việc hay trách nhiệm gắn liền với từng vị trí cũng hết sức quan trọng.
Bằng cách hiểu Performance Marketing là gì, Performance Marketer là ai, họ làm những công việc chính là gì hay họ có vai trò như thế nào trong doanh nghiệp, bạn đã sẵn sàng để chinh phục một chặng đường mới hoặc ít nhất có thể làm tốt hơn vai trò hiện tại của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
(Bài viết được dẫn nguồn từ Blog của tác giả Nguyễn Phi Vân)
U60, trải đời, rất nhiều thành công sừng sững vì xây dựng, mua bán thành công không biết bao nhiêu công ty, tập đoàn lớn từ Trung Quốc đến Nhật Bản, Israel, Mỹ, Hồng Kông, Singapore, vv, anh ăn mặc giản dị, bước đến ngập ngừng hỏi, “Phải Phi Vân không?”
Câu chuyện cuộc đời từ đó trải ra, từ Đông sang Tây, từ thành công đến thất bại, từ quá khứ xa hoa với hình ảnh trau chuốt bằng hàng hiệu đến câu nói trải lòng, “Giờ tui chỉ ăn chay, sống theo phong cách minimalist – tối giản.
Phi biết không 3 năm rồi tui không mua 1 món quần áo nào luôn. Chỉ có hôm qua lần đầu tiên sau 3 năm đi mua cái áo này, vì mua cái áo còn rẻ hơn tiền giặt đồ”, vừa nói vừa cười, một cách rất hồn nhiên.
Đúng là con người ta càng trải đời, càng qua nhiều thăng trầm, càng thật sự thành công thì càng trở nên giản dị và chân thành. Cái level này phải lên bờ xuống ruộng nhiều lắm mới ngộ ra được.
Người trẻ thì càng thành công càng show off – chứng tỏ, làm màu. Người trải đời càng thành công càng khiêm tốn, đơn giản, down-to-earth – ở dưới đất chớ không bay bay loạn xạ trên đầu người khác.
Thật ra thì, đời người ai cũng có những câu chuyện hay ho như vậy cả. Chỉ là ta có mở lòng ra quan tâm và lắng nghe không….
“Điều gì đã làm anh thay đổi vậy?”
“À là một biến cố”
Biết ngay mà. Đâu có ai tự nhiên mọi thứ suông sẻ mà học được bài học đâu. Nếu mọi con đường chỉ là đi lên thì đâu ai có thời gian dừng lại, nhìn lại bản thân, hiểu ra và tu sửa bản thân. Bao giờ cũng thế, vũ trụ có cách dạy của vũ trụ.
Có khi là cho bạn té sóng soài trên sàn nhân gian. Có khi là cho bạn một cú thất bại mà nhiều tháng năm sau vẫn chưa hiểu tại sao lại có thể là như thế. Có khi, là cho bạn nằm bất động trên giường bệnh.
Có khi là lấy đi của bạn những điều và những người mà bạn yêu quí nhất. Bài học của vũ trụ là bài học cảnh tỉnh, bài học trực diện, mày chẳng có control – kiểm soát được tất cả mọi thứ trên đời này đâu, đừng có hăng máu quá mà quên làm chuyện có đức con ạ.
Và đương nhiên sau bao nhiêu thành công, anh đã bị vũ trụ dạy cho một bài học để đời như thế, để trở thành người giản dị và sống tối giản như hôm nay.
Chuyện của anh, không hề kém cạnh chuyện scandal Bad Blood, vụ án lừa đảo chấn động giới startup, khi những người sáng lập đã lừa dối về kết quả nghiên cứu khoa học mang tính tái định nghĩa lịch sử.
Vì ông ngoại mình mất do ung thư, ở độ tuổi triệu phú trẻ và liên tục thành công, anh đầu tư vào một công ty startup với phát minh chữa ung thư từ tế bào của Israel.
Sau khi đầu tư, thấy đội ngũ làm việc không theo tiến độ mà mình mong muốn, không với tâm thế quyết liệt mà mình mong muốn, anh quyết định mua lại toàn bộ công ty với giá 23 triệu USD.
Chẳng lâu sau, nhờ đưa bạn bè trong ngành y vào công ty mà anh phát hiện ra toàn bộ kết quả nghiên cứu là một vụ scam thế kỷ, y chang như cách công ty Theranos đã lừa hàng loạt nhà đầu tư bằng chiến lược PR quá xuất sắc của mình.
23 triệu USD tiêu tan. Anh phải đóng cửa công ty và mất hết toàn bộ số tiền đầu tư. Đó có lẽ cũng là thời điểm thấp nhất của một con người đã từng quá thành công và thành công liên tục.
Anh kể, đối tác, bạn bè, và ngay cả những người thân nhất trong gia đình cũng mất niềm tin vào anh, cho là anh đã không biết quan tâm đến sự an toàn của họ khi đưa ra một quyết định sai lầm như thế.
Nhưng ai hiểu, kinh doanh là có rủi ro, có thất bại, và có cả sự chủ quan và hăng máu về khả năng của bản thân.
Lần đầu tiên trong đời, anh phải trải qua một cú sốc thất bại thảm hại đến như vậy, và tệ nhất là chỉ có thể gậm nhấm nó một mình.
Khi thành công thì sao không biết. Khi thất bại thì nỗi cô đơn mới chính là người bạn gần gũi và trung thành nhất của một con người.
“Rồi làm sao mà anh vượt qua được cú chạm đáy đó?”
“Tự mình vấp ngã thì chỉ có thể là tự mình đứng lên thôi Phi. Tôi tự dạy mình phải đứng dậy, phải đi tìm cơ hội mới, đi tìm hy vọng mới.
Và rất may là, khi ta đứng lên từ những vấp ngã như vậy, thì vũ trụ cũng chẳng bao giờ triệt đường sống của ta đâu.”
“Và bài học anh rút ra cho bản thân sau cuộc đó là gì?”
“Thì đó, trở nên khiêm tốn hơn, giản dị hơn, chân thành hơn. Không phải lúc nào mình cũng may mắn đâu. Tài khoản may mắn có rồi sẽ hết.
Đừng chủ quan và hăng máu quá. Tôi cũng học và thay đổi cách mình đầu tư. Làm gì cũng phải properly – làm đàng hoàng, tạo ra giá trị đàng hoàng, có kết quả đàng hoàng chứ không làm kiểu thổi câu chuyện vào, PR cho gớm ghiếc để đẩy giá lên như cái cách mà nhiều người làm đầu tư tài chính đang sử dụng.
Phải làm đàng hoàng, và tôi chỉ đồng hành và cùng xây dựng như co-founder với các startup mà thôi. Không phải là đầu tư, mà là đồng sáng lập, cùng đồng cam cộng khổ trên hành trình tạo ra giá trị cùng nhau.”
Mới thấy, làm gì có việc nhẹ lương cao, làm gì có không làm gì cũng ra tiền, làm gì có lãi suất khủng mà không cần tay lấm chân bùn, trừ phi đó là scam – trò lừa đảo.
Cuối cùng, làm gì làm, tài khoản may mắn chỉ có số dư nhất định, và sẽ có lúc cạn kiệt.
Làm gì làm, cứ phải làm cho đàng hoàng, cho có tâm, bằng sự chân thành và khiêm tốn của một linh hồn nhỏ bé, chẳng là gì trong vũ trụ bao la vô tận.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu các lý thuyết liên quan đến thuật ngữ nghiên cứu nhóm người dùng mục tiêu (Target Audience Understanding). Nghiên cứu nhóm người dùng mục tiêu là gì, khi nào nên tiến hành nghiên cứu và hơn thế nữa.
Các nội dung sẽ được phân tích trong bài bao gồm:
Nghiên cứu nhóm người dùng mục tiêu – Target Audience Understanding là gì?
Khi nào thì nên sử dụng báo cáo nghiên cứu nhóm người dùng mục tiêu?
Bên dưới là nội dung chi tiết.
1. Nghiên cứu nhóm người dùng mục tiêu – Target Audience (TA) Understanding là gì?
TA Understanding là loại hình nghiên cứu về một nhóm đối tượng người dùng cụ thể. Khác với U&A (nghiên cứu hành vi và thái độ) – thường sẽ nghiên cứu về một hành vi cụ thể hoặc trong một ngành hàng cụ thể, TA Understanding thường quan tâm đến toàn bộ vấn đề, mối quan tâm, lối sống của người tiêu dùng.
Việc nhìn tổng quan giúp thương hiệu có cái nhìn toàn diện hơn về nhóm người dùng mục tiêu, không bị giới hạn ở ngành hàng để tìm ra cách kết nối và nói chuyện với họ như một con người bình thường thay vì một người mua hàng.
2. Khi nào thì nên sử dụng báo cáo TA Understanding?
2.1. Thương hiệu cần kết nối với một nhóm đối tượng trên mạng xã hội thông qua Passion Point.
Với social media marketing, mỗi thương hiệu cần chọn cho mình một passion point (điểm đam mê) để thông qua đó kể câu chuyện của thương hiệu.
Sẽ có trường hợp passion point của người dùng cũng chính là ngành hàng/ sản phẩm của thương hiệu. Ví dụ: thương hiệu dầu gội đầu có thể chọn passion point là “Chăm sóc tóc”, vì người dùng mạng xã hội đã có sẵn passion point này.
Tuy nhiên, sẽ có những ngành hàng/ sản phẩm rất khó để “nhìn thấy ngay” passion point.
Ví dụ: sản phẩm là nước uống đóng chai, thì không thể chọn passion point “Nước uống” được, vì đây không phải là một passion point lớn đủ để kết nối và trò chuyện với người dùng mạng xã hội.
Trong tình huống này, thương hiệu cần phải lựa chọn được một passion point phù hợp theo 2 tiêu chí cơ bản:
Passion point đó phải đủ hấp dẫn với nhóm khách hàng mục tiêu.
Passion point có thể tạo được mối liên kết & phát huy được vai trò của thương hiệu.
Với tiêu chí thứ nhất, TA Understanding sẽ giúp thương hiệu nghiên cứu toàn bộ các mối quan tâm (interest) của người mạng xã hội và tìm ra danh sách các passion point họ quan tâm theo mức độ ưu tiên.
Từ đó, thương hiệu sẽ có cơ sở để đánh giá & lựa chọn passion point phù hợp cho chiến lược social media marketing trong dài hạn.
2.2. Ngành hàng đã bão hòa về Insight & cần tìm góc nhìn mới để kết nối với người dùng.
Với các ngành hàng có nhiều đối thủ cùng thực hiện các hoạt động marketing liên tục nhưng insight về ngành hàng không có nhiều sự thay đổi theo thời gian, thì sau một khoảng thời gian, việc bão hòa insight ngành hàng là điều có thể xảy ra.
Khi đó, thương hiệu sẽ rất khó tìm được một góc nhìn mới để kết nối với người dùng mục tiêu.
Lúc này, khi tìm kiếm insight, thương hiệu có thể mở rộng góc nhìn: “Không nhìn người tiêu dùng như một người mua hàng, mà nhìn họ như một con người với đầy đủ các nhu cầu, nỗi lo, mong đợi” – khi đó, thương hiệu có thể tìm thấy một góc nhìn hoàn toàn khác biệt.
Các insight này thường sẽ giúp nói chuyện với người dùng mục tiêu thông qua các lợi ích cảm tính (emotional benefit) của sản phẩm & thường dùng trong các thematic campaign.
Ví dụ: Khi nhắc tới ngành tã bỉm thì người tiêu dùng đã quá quen thuộc với các thông điệp về về khô khoáng, chống hăm, chống tràn, mềm mại… là câu chuyện đã quá quen thuộc và có thể khó tạo ấn tượng với người dùng.
Tuy nhiên, nếu nhìn rộng hơn khỏi ngành hàng bỉm tã, có thể thấy mẹ có rất nhiều mối quan tâm khác: sức khỏe của con, giáo dục con, chăm sóc bản thân của mẹ….
Do đó, thay vì kể lại các câu chuyện đã cũ về tã bỉm, thương hiệu có thể phát triển một câu chuyện mới dựa trên các mối quan tâm khác của mẹ.
2.3. Thương hiệu mở rộng tệp khách hàng hiện tại.
Có nhiều trường hợp thương hiệu đã chiếm lĩnh được tệp khách hàng hiện tại, và đang nghĩ đến việc mở rộng thị trường bằng cách mở rộng tệp khách hàng.
Họ có thể muốn thêm sản phẩm cho các phân khúc khác hoặc một khu vực thị trường khác. Lúc này việc thấu hiểu toàn bộ nhóm người dùng mục tiêu sẽ giúp họ lựa chọn product insight (insight để phát triển sản phẩm) & brand communication platform (nền tảng truyền thông) để định hình chiến lược truyền thông trong dài hạn.
Ví dụ: Một thương hiệu sữa đang chuyên về các sản phẩm sữa dành cho trẻ em và đang có ý định tiếp cận nhóm khách hàng lớn tuổi.
Khi đó, để lựa chọn được định hướng cho chiến lược truyền thông trong dài hạn, thương hiệu có thể nghiên cứu tệp người dùng mục tiêu để tìm hiểu tổng quan các nhu cầu & khía cạnh mà ngành hàng sữa có thể giải quyết cho người dùng.
2.4. Thương hiệu đang chuẩn bị tiếp cận một tệp khách hàng mới trong tương lai.
Hiện tại, nhóm người dùng thuộc thế hệ Gen X và Gen Y đang là đối tượng người dùng mục tiêu được các thương hiệu nhắm đến.
Tuy nhiên, qua thời gian, nhóm đối tượng này sẽ già đi và các nhóm trẻ tuổi hơn sẽ bắt đầu thay thế họ ra quyết định mua hàng trong nhiều ngành hàng.
Trong 5 năm sắp tới, dự đoán Gen Z sẽ chiếm 30% trong lực lượng mua hàng của hầu hết các ngành hàng và sẽ sớm trở thành nhóm đối tượng mục tiêu chủ yếu.
Việc thấu hiện về tệp khách hàng hiện tại sẽ chưa đủ cho sự chuẩn bị những bước tiếp trong tương lai.
Để sẵn sàng hơn trong dài hạn, thương hiệu có thể cân nhắc tìm hiểu trước về nhóm đối tượng này để làm tiền đề kết nối trong tương lai gần.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo thống kê, số tiền người dùng chi cho mobile game lên đến 93,2 tỷ USD trong năm 2021, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm đến 52% số tiền người dùng chi vào thị trường game toàn cầu.
Theo báo cáo “Xu hướng ứng dụng di động 2022” về hiệu suất của ứng dụng trên toàn cầu vừa được Adjust (nền tảng phân tích marketing di động) phát hành, ngành ứng dụng di động đang ngày càng tăng trưởng nhanh.
Năm 2021, người dùng chi tổng cộng 170 tỷ USD cho ứng dụng di động, cao hơn 19% số tiền chi trong năm 2020. Chi phí quảng cáo cũng đạt con số kỷ lục (đạt 288 tỷ USD) và được dự đoán sẽ đạt 336 tỷ USD vào năm 2022.
Di động tiếp tục trở thành thiết bị ưu tiên của người dùng trong năm đại dịch 2021 với số lượt cài đặt ứng dụng tăng kỷ lục trên toàn cầu ở các lĩnh vực như fintech tăng 35%, thương mại điện tử tăng 12% và game tăng 32%.
Số lượt cài đặt của game hyper-casual chiếm tỷ trọng cao nhất trong phân khúc game (27%). Còn về số phiên truy cập, tỷ trọng lớn nhất thuộc về game hành động (30%).
Theo thống kê, số tiền người dùng chi cho mobile game lên đến 93,2 tỷ USD trong năm 2021, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm đến 52% số tiền người dùng chi vào thị trường game toàn cầu.
Thị trường mobile game dự kiến sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 12,3% trong giai đoạn 2021-2026.
Chỉ tính riêng tháng 12/2021, thị trường mobile game đã thu 7,4 tỷ USD từ các giao dịch của người dùng trên hai nền tảng Google Play và App Store. Đứng đầu bảng xếp hạng là Mỹ, sau là Nhật Bản và Trung Quốc.
Có 8 mobile game công bố doanh thu hơn 1 tỷ USD trong năm 2021: PUBG Mobile, Honor of Kings, Genshin Impact, Roblox, Coin Master, Pokémon Go, Candy Crush Saga và Garena Free Fire. Chi phí quảng cáo trên mobile game tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 295 triệu USD và được dự đoán sẽ cán mốc 350 tỷ USD vào năm 2022.
Trong lĩnh vực fintech, ứng dụng giao dịch chứng khoán và ứng dụng tiền điện tử đều tăng trưởng đáng kể và có tệp người dùng lớn.
Mặc dù chỉ chiếm 7% và 2% tổng số lượt cài đặt ứng dụng fintech, nhưng ứng dụng giao dịch chứng khoán và ứng dụng tiền điện tử chiếm đến 17% và 6% tổng số phiên truy cập.
Doanh thu của ứng dụng ngân hàng trong năm 2021 đạt 6,8 tỷ USD, tăng 88% so với cùng kỳ năm 2020.
Đối với lĩnh vực thương mại điện tử (eCommerce), doanh số trên thiết bị di động đạt 3,56 nghìn tỷ USD trong năm 2021, tăng 22,3% so với năm 2020. Hiện thiết bị di động là nguồn doanh thu chính của thương mại điện tử, chiếm tới 67% doanh số, tăng 14% so với năm 2020.
Trong năm 2021, có tới 55% người dùng sử dụng điện thoại thông minh để mua hàng sau khi xem một mẫu quảng cáo trên mạng xã hội. Người dùng đã sử dụng ứng dụng mua sắm hơn 100 tỷ giờ trong năm 2021, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo nhận định của các chuyên gia, ngành ứng dụng di động đang trong chuỗi ngày tăng trưởng nhanh và không cho thấy dấu hiệu chững lại, phạm vi tiếp cận người dùng ngày càng mở rộng, chất lượng dịch vụ không ngừng cải tiến để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng.
Trong năm 2020, sức ép cạnh tranh sẽ rất khốc liệt, nhưng cơ hội và tiềm năng tăng trưởng được dự báo vẫn rất lớn.
Những dữ liệu phân tích thực tế phát triển của các lĩnh vực này sẽ giúp các nhà marketer có đủ thông tin cần thiết để xây dựng chiến lược tăng trưởng và có cái nhìn toàn diện về người dùng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
“Twitter sẵn sàng ‘chơi tới bến’ với Elon Musk để hoàn tất thương vụ cho bằng được”, một cựu lãnh đạo của Twitter tiết lộ.
Rạng sáng 9/7, tỷ phú Elon Musk đã thông báo hủy bỏ kế hoạch mua lại mạng xã hội Twitter. “Ông Musk thực hiện quyền hủy bỏ thỏa thuận sáp nhập và từ bỏ giao dịch”, các luật sư của tỷ phú người Mỹ viết trong bức thư gửi tới Twitter.
Theo Business Insider, nếu Musk hủy bỏ thương vụ thâu tóm Twitter trị giá 44 tỷ USD, ông sẽ phải đối mặt với làn sóng pháp lý đến từ nền tảng này, bao gồm phí bồi thường hợp đồng 1 tỷ USD.
Twitter dọa kiện Elon Musk.
Ngay sau khi thông tin Musk “hủy kèo” được công bố, CEO Parag Agrawal của công ty đã chia sẻ lại dòng tweet cũ của Chủ tịch hội đồng quản trị Bret Taylor.
“Hội đồng quản trị của Twitter nhất trí hoàn tất thương vụ đúng như thỏa thuận và sẽ có hành động pháp lý thích đáng để buộc Musk thực hiện vụ sáp nhập này. Chúng tôi tự tin rằng mình sẽ giành chiến thắng”, ông Bret Taylor cho biết.
“Parag đang rất hối hận vì đã đồng ý với thương vụ này cảm thấy phẫn nộ. Twitter sẵn sàng ‘chơi tới bến’ với Elon Musk để theo đuổi vụ mua bán đến cùng”, một cựu giám đốc Twitter chia sẻ với Financial Times.
Mặt khác, thỏa thuận ban đầu có nói rõ Twitter hoàn toàn có quyền buộc Musk thực hiện nghĩa vụ của mình. Do đó, nếu ra tòa, rất có thể mạng xã hội “chim xanh” sẽ đâm đơn yêu cầu Musk trả tiền để hoàn tất thương vụ thay vì chỉ nhận 1 tỷ USD phí bồi thường hợp đồng, Business Insider nhận định.
Trong các cuộc họp nội bộ với nhân viên, ban giám đốc của công ty cũng khẳng định sẽ mạnh tay dùng luật pháp, thậm chí là đưa Musk ra tòa để theo đuổi thương vụ đến cùng.
Trong khi đó, nhiều nhân viên lại tỏ ra mừng rỡ khi nghe tin Musk “hủy kèo” với Twitter vì quá mệt mỏi với những yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản spam của ông.
“Lời nói của ông ấy chẳng còn giá trị gì và thỏa thuận mua bán cũng dần trở nên vô nghĩa. Tôi chỉ mong Musk sớm hủy bỏ hoặc ít nhất cũng phải trả đúng 44 tỷ USD cho thương vụ này”, một nhân viên chia sẻ.
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng Musk dường như không thể rời khỏi thương vụ này một cách trót lọt. Cụ thể, theo thỏa thuận ban đầu, nếu đơn phương chấm dứt thương vụ, Twitter và Elon Musk đều sẽ phải trả cho bên còn lại 1 tỷ USD.
Do đó, Musk sẽ đối mặt với phí chấm dứt hợp đồng khổng lồ nếu từ bỏ vụ mua lại trị giá 44 tỷ USD.
Trước đó, vị tỷ phú nhiều lần dọa hủy thương vụ nếu Twitter không cung cấp dữ liệu về tài khoản spam và giả mạo.
“Ông Musk tin rằng Twitter đang từ chối tuân thủ các nghĩa vụ trong thỏa thuận sáp nhập, gây thêm nghi ngờ rằng công ty đang giữ kín những dữ liệu được yêu cầu vì lo ngại ông Musk sẽ hủy bỏ thương vụ.
Tỷ phú cho rằng công ty đang chủ động cản trở quyền tiếp cận thông tin”, trích đoạn bức thư được luật sư của Musk gửi đến Twitter.
Trong thư, luật sư cáo buộc Twitter vi phạm quy định hợp đồng và cho biết Elon Musk sẽ bảo lưu quyền chấm dứt thỏa thuận.
Elon Musk khó thắng kiện trước Twitter.
Song, giáo sư Brian Quinn tại Boston College Law School cho rằng việc Twitter công bố sai số liệu tài khoản giả không được coi là lý do hợp lệ để Musk thoát khỏi phí bồi thường hợp đồng 1 tỷ USD.
“Với những vụ mua bán như thế này, một khi đã ký, hợp đồng sẽ ngay lập tức hoàn tất trừ khi xuất hiện sự can thiệp từ chính phủ hay sự kiện bất lợi nghiêm trọng”, giáo sư Quinn nói. Do đó, ông cho rằng rất khó để Musk thắng kiện trước Twitter.
Ngược lại, theo Chester Spatt, giáo sư ngành tài chính tại Đại học Carnegie Mellon từng làm việc tại Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC), nền tảng mạng xã hội có thể sẽ tìm cách thương lượng lại với CEO Tesla.
“Mặc dù biết mình sẽ là bên chiếm ưu thế khi ra tòa nhưng Twitter muốn chấm dứt sự mập mờ, không rõ ở hiện tại. Cũng có thể công ty cho rằng thay vì tốn thêm một khoản phí cho kiện tụng, họ có thể thương lượng lại với Musk để giữ thể diện cho ông ấy”, chuyên gia nhận định.
Tuy nhiên, những chuyên gia khác lại không đồng tình với quan điểm này và cho rằng chuyện này là bất khả thi. Nói với Business Insider, Carl Tobias của Đại học Richmond nghĩ rằng Twitter sẽ không muốn hạ giá vì mức thỏa thuận ban đầu Musk đưa ra quá hấp dẫn.
“Chắc chắn Elon Musk sẽ bỏ một số tiền lớn cho luật sư để tìm cách thoát khỏi mớ hỗn độn pháp lý này”, chuyên gia khẳng định.
Theo CNBC, sau khi thông tin Musk hủy thương vụ với Twitter được công bố, giá cổ phiếu của mạng xã hội đã giảm 5% xuống còn 35,04 USD. Con số này thấp hơn rất nhiều so với giá 54,2 USD/cổ phiếu trong thỏa thuận ban đầu của Musk khi mua Twitter.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Mặc dù Digital Marketing hiện đang là chiến lược ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp hay thương hiệu, không phải chiến lược nào cũng đang tạo ra giá trị.
Cũng như bất cứ hoat động marketing nào khác, một chiến lược tiếp thị kỹ thuật số hay Digital Marketing có giá trị cần gắn liền với các cam kết về thời gian và công sức.
Cam kết này có thể bao gồm nhiều ngày, nhiều tuần hoặc thậm chí là nhiều tháng liên tục nghiên cứu, phân tích, xây dựng chiến lược, thử nghiệm và hơn thế nữa.
Mục tiêu cuối cùng của các hoạt động này là để tạo ra những thứ gì đó có thể giúp thương hiệu hay doanh nghiệp tỏa sáng.
Tuy nhiên, ngay cả khi các chiến dịch Digital Marketing được xây dựng một cách tỉ mỉ và mang lại nhiều giá trị thì điểm bão hoà cũng không thể tránh khỏi, đó là điểm mà nó không còn mang lại (nhiều) giá trị cho doanh nghiệp hoặc cho các nỗ lực xây dựng thương hiệu.
Với tư cách là Digital Marketer, nếu điều này xảy ra với doanh nghiệp của bạn, đã đến lúc bạn nên suy nghĩ lại về chiến lược Digital Marketing của mình, tạm dừng, thay đổi hoặc xây dựng một chiến lược tiếp cận khác mới mẻ hơn.
Dưới đây là một số dấu hiệu để bạn có thể ra quyết định một cách đúng đắn hơn.
1. Giá trị mang lại đang trở nên mờ nhạt.
Một trong những dấu hiệu đầu tiên mà bạn nên tạm hoãn hay thay đổi các chiến dịch digital marketing của mình đó là mức giá trị nhận được đang trở nên rất mờ nhạt.
Trong khi các giá trị nhận được còn phụ thuộc vào từng doanh nghiệp khác nhau, một số thông số mà bạn có thể xem xét đó là số tiền bạn đang chi cho quảng cáo, PR, Influencer hay Social Media Marketing, v.v., so với những gì bạn nhận được.
Nếu chi phí bạn bỏ ra lớn hơn nhiều so với lợi nhuận hoặc vượt quá điểm hòa vốn, có lẽ đã đến lúc bạn nên xem xét lại chiến lược tổng thể của mình.
2. Bạn mất quá nhiều thời gian để thấy được giá trị hay hiệu suất của các chiến dịch.
Như đã phân tích ở trên, mặc dù không ít các chiến lược có thể mất vài tháng hoặc hơn để thực sự thấy được những kết quả mà nó có thể mang lại, hay nói dễ hiểu hơn là bạn có thể thấy rằng bạn đang tiến đến gần hơn với các mục tiêu Digital Marketing của mình.
Tuy nhiên, nếu bạn chờ đợi quá lâu, hay các chiến dịch tốn quá nhiều thời gian để thử nghiệm nhưng lại chưa mang lại kết quả – đã đến lúc bạn nên có một quyết định khác.
3. Mặc dù đã được tối ưu nhưng chiến lược vẫn không tạo ra nhiều sự khác biệt.
Trong quá trình xây dựng và vận hành các chiến dịch Digital Marketing, việc một số chiến dịch thất bại hay không mang lại bất cứ giá trị nào là điều hết sức bình thường.
Nhiệm vụ của những người làm marketing khi này là cập nhật, tối ưu lại hay thêm mới các điểm khác biệt hoá (USP) vào chiến dịch.
Trong một số trường hợp, thực hiện các điều chỉnh chiến lược quan trọng vào đúng thời điểm có thể làm thay đổi hoàn toàn cục diện của chiến dịch.
Nhưng trong một số tình huống khác, hầu như không có bất cứ sự thay đổi nào được diễn ra, và đây chính là lúc bạn nên dừng và tìm ra một cách thức khác cho thương hiệu của mình trong dài hạn.
5. Mọi thứ đang hoạt động ngược lại với kỳ vọng.
Khi mọi chỉ số hiệu suất cho bạn thấy rằng chiến dịch đang đi đến thất bại, bạn hiểu rằng bạn cần làm mới cho chiến lược của mình, đó có thể là thêm mới một số cập nhật hoặc cũng có thể là thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận chiến lược (chẳng hạn chuyển sang một kênh hay nền tảng khác).
Việc phân tích hiệu suất chiến lược một cách kỹ lưỡng và thường xuyên cho phép các nhà marketer theo dõi chặt chẽ các xu hướng tiêu cực và quyết định dừng lại trước khi chúng trở thành một nguồn tiêu hao đáng kể cho ngân sách marketing tổng thể.
6. Một số chiến lược Digital Marketing đang trở nên tệ hại hơn so với các chiến lược khác.
Trong bối cảnh khi không ít các doanh nghiệp chọn cách tiếp cận đa kênh (Omni Channel), từ việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, tiếp thị nội dung (Content Marketing), đến các hoạt động Influencer Marketing.
Sẽ là bình thường nếu các chiến dịch trên các nền tảng đều mang lại những giá trị như kỳ vọng hoặc ít nhất là không quá tệ hại, tuy nhiên, trong một số các trường hợp khi một số kênh hay chiến lược mang lại hiệu suất kém hơn nhiều so với các kênh khác, đã đến lúc bạn nên ưu tiên cho những nơi đang mang lại nhiều giá trị hơn.
7. Những dấu hiệu phản hồi tiêu cực từ đối tượng mục tiêu hay công chúng.
Nếu chiến dịch của bạn đang khiến cho các nhóm đối tượng mục tiêu phải đưa ra những phản ứng tiêu cực, ưu tiên hàng đầu mà bạn nên làm là tạm dừng chúng và tìm hiểu đâu là nguyên nhân đằng sau các phản ứng đó.
Trong khi chiến dịch đó có thể không làm ảnh hưởng đến tất cả các nhóm đối tượng mục tiêu, một vài trải nghiệm xấu của một số ít khách hàng với thương hiệu cũng có thể nhanh chóng lan truyền (Viral) và làm ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ thương hiệu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu các nội dung xoay quanh thuật ngữ Lead Scoring (chấm điểm khách hàng tiềm năng) như Lead Scoring là gì, vai trò của Lead Scoring trong doanh nghiệp, mô hình Lead Scoring và hơn thế nữa.
Khi Digital Marketing hay Inbound Marketing trở thành chiến lược ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp, bên cạnh việc làm sao để xây dựng đủ tệp khách hàng tiềm năng (Lead) cho doanh nghiệp, một bài toán khác cũng không kém phần quan trọng là làm thế nào có thể xác định được đâu là khách hàng tiềm năng chất lượng, những người thực sự có nhu cầu mua hàng từ thương hiệu, khái niệm Lead Scoring ra đời từ đây.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Các điểm chạm phổ biến trong quá trình phân tích Lead Scoring là gì?
Vai trò của Lead Scoring trong doanh nghiệp.
Mô hình Lead Scoring là gì? Các mô hình Lead Scoring chính.
Các công cụ hay phần mềm phổ biến được sử dụng để thực hiện quá trình Lead Scoring là gì?
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Lead Scoring là gì?
Lead Scoring là khái niệm đề cập đến toàn bộ quá trình mà một thương hiệu thường làm để xác định các giá trị thực của từng (hoặc tệp) khách hàng tiềm năng (Lead).
Giá trị của khách hàng tiềm năng sau đó thường được thể hiện dưới dạng điểm số (từ 1-10), cũng từ đây, quá trình này gọi là quá trình chấm điểm.
Tuỳ vào từng doanh nghiệp khác nhau, người làm marketing nói chung thường chấm điểm cho khách hàng của họ dựa trên các thuộc tính hay thông số khác nhau bao gồm cả những thông tin mà khách hàng chủ động gửi cho doanh nghiệp lẫn những dữ liệu mà doanh nghiệp có được thông qua quá trình tương tác với khách hàng.
Những gì mà quá trình Lead Scoring mang lại là giúp cho các đội nhóm bán hàng cũng như marketing xác định được mức độ ưu tiên của họ với các khách hàng tiềm năng, ưu tiên trước với các khách hàng có giá trị cao và ngược lại.
Lead Scoring trong tiếng Việt có nghĩa là chấm điểm hay xếp hạng khách hàng tiềm năng.
Lead Scoring hoạt động như thế nào?
Theo Salesforce, quá trình Lead Scoring hay chấm điểm khách hàng tiềm năng diễn ra tương đối đơn giản, bạn cứ giả sử rằng trong suốt quá trình khách hàng tương tác với thương hiệu trong phễu bán hàng (Sales Funnel), mỗi lần tương tác hay điểm chạm sẽ được tính là một điểm (point).
Mỗi điểm đó mang một giá trị (value) khác nhau tuỳ theo cách đánh giá của từng doanh nghiệp, khi các điểm số đạt đến một ngưỡng nhất định, doanh nghiệp có thể xác định được giá trị hay khả năng trở thành khách hàng (mua hàng) của khách hàng tiềm năng đó.
Nói một cách dễ hiểu hơn, dựa vào điểm số hay giá trị đi kèm của từng khách hàng tiềm năng ở từng thời điểm, doanh nghiệp có thể xác định được mức độ mà khách hàng đó có thể trở thành người mua hàng của họ.
Điểm chạm (Brand Touchpoints) là gì?
Như đã phân tích ở trên, những lần tương tác hay từng điểm chạm của khách hàng tiềm năng với thương hiệu là cơ sở để doanh nghiệp đánh giá Lead Scoring.
Brand Touchpoints hay các điểm chạm thương hiệu là tất cả những những điểm tiếp xúc giữa khách hàng với thương hiệu trong suốt hành trình mua hàng (customer journey) của khách hàng từ giai đoạn nhận biết đến mua hàng.
Các điểm chạm này thường phân bổ trên các kênh hay nền tảng khác nhau, trên cả trực tuyến (online) lẫn ngoại tuyến (offline).
Các điểm chạm phổ biến trong quá trình phân tích Lead Scoring là gì?
Tuỳ vào từng mục tiêu của từng doanh nghiệp, các điểm chạm sẽ được chọn theo những cách khác nhau với những giá trị hay điểm được gán khác nhau.
Dưới đây là một số điểm chạm phổ biến mà các doanh nghiệp thường sử dụng.
Lượt xem trang (pageviews): Khách hàng tiềm năng đã xem những trang nào trên website hay ứng dụng của thương hiệu, tuỳ vào số lượng, thời gian xem trang hay nội dung trang mà thương hiệu có thể chấm điểm khách hàng theo những giá trị khác nhau. Ví dụ: một khách hàng nào đó xem trang báo giá thì hiển nhiên sẽ có điểm số hay giá trị cao hơn so với các khách hàng chỉ đọc tin tức (trên Blog).
Tìm kiếm trên trang: Sau khi truy cập vào website của thương hiệu, khách hàng đó có tìm kiếm thông tin gì hay không (ở ô tìm kiếm), từ khoá mà khách hàng tìm kiếm cũng phản ánh những gì mà họ quan tâm hay ưu tiên.
Các lượt tải xuống (download): Nếu một người dùng nào đó nhấp tải xuống các tài liệu hay báo cáo ngành mà bạn cung cấp, đó cũng là một điểm chạm quan trọng để xác định mức độ trở thành khách hàng của họ.
Lượt nhấp chuột, bình luận, hay thậm chí là thích: Khi các nền tảng mạng xã hội là nơi được nhiều người dùng chọn để tìm hiểu và tương tác với thương hiệu, từng hành động của họ cũng mang những giá trị hay điểm số khác nhau. Ví dụ một khách hàng bình luận (Comment) trên Facebook fanpage thường có giá trị cao hơn so với những người chỉ xem hay thích (Like).
Khách hàng chủ động để lại thông tin: Vốn được xem là điểm chạm có giá trị cao, những người chủ động để lại thông tin cá nhân của họ để được liên hệ lại tư vấn chính là những khách hàng tiềm năng có khả năng trở thành khách hàng cao nhất. Các doanh nghiệp thường sẽ tiếp tục phân loại khách hàng tiềm năng này thành nhiều kiểu khách hàng khác nhau như MQL (Marketing Qualified Lead) hay SQL (Sales Qualified Lead).
Ngoài ra khi video tiếp tục là định dạng nội dung (Content Format) yêu thích của phần lớn người dùng, số lần xem video hay thời gian xem cũng là các điểm chạm quan trọng thể hiện giá trị của khách hàng tiềm năng.
Vai trò của Lead Scoring trong doanh nghiệp.
Thông qua quá trình phân tích ở trên hẳn là bạn đã có thể hình dung cơ bản về tầm quan trọng của Lead Scoring hay chấm điểm khách hàng tiềm năng.
Dưới đây là những gì mà Lead Scoring có thể mang lại cho doanh nghiệp.
Lead Scoring giúp xác định các nội dung mà khách hàng tương tác nhiều nhất và dự báo số lượng các điểm chạm cần thiết để biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng.
Ngày nay, dù cho đó là Inbound Marketing hay Influencer Marketing, hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng các dữ liệu lịch sử để xác định các nội dung mà khách hàng tiềm năng hay khách hàng của mình tương tác nhiều nhất.
Thông qua việc theo dõi các điểm chạm và chấm điểm các khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp có thể xác định trung bình mỗi khách hàng tiềm năng tương tác với thương hiệu bao nhiêu lần hay tương tác ở đâu trước khi trở thành khách hàng của họ.
Đây chính là những dữ liệu mang tính chiến lược mà bạn có thể dùng để chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng trong tương lai.
Lead Scoring giúp các đội nhóm bán hàng phân loại mức độ quan tâm hay nhu cầu hiện tại của khách hàng tiềm năng.
Như đã phân tích ở trên, trong suốt phễu bán hàng hay hành trình của khách hàng, mỗi khách hàng tiềm năng thường tương tác ít nhất là vài lần với thương hiệu trước khi ra quyết định mua hàng.
Bằng cách phân tích các điểm chạm trong quá trình Lead Scoring, đội nhóm bán hàng hay người làm marketing có thể phân loại mức độ quan tâm của khách hàng thông qua các điểm chạm này.
Ví dụ, người dùng bình luận trên mạng xã hội hay xem trang báo giá thì sẽ có mức độ quan tâm lớn hơn hay có khả năng trở thành khách hàng cao hơn so với những người chỉ đọc tin tức hay bấm “like” thông thường.
Sau khi xác định được mức độ quan tâm của nhóm khách hàng, bạn có thể xác định chính xác kế hoạch tiếp theo cho khách hàng đó là gì hay mức độ ưu tiên với họ như thế nào.
Lead Scoring giúp nâng cao tỷ lệ chuyển đổi khách hàng.
Bạn cứ thử hình dung rằng, bạn có hàng trăm hay thậm chí hàng ngàn khách hàng tiềm năng trong CRM của mình và bạn cần liên hệ tư vấn với họ, bạn sẽ gì?
Thông qua các dữ liệu ghi nhận được từ quá trình Lead Scoring, bạn có thể biết được bạn cần ưu tiên liên hệ với ai trước và dự báo những thông tin mà khách hàng đó có thể cần.
Ví dụ nếu một khách hàng tiềm năng nào đó có điểm số rất cao, tức họ có khả năng cao nhất để trở thành khách hàng, bạn sẽ cần ưu tiên liên hệ với họ trước rồi sau đó mới đến các khách hàng có điểm số thấp hơn.
Bằng cách liên hệ và tư vấn kịp thời đúng lúc khách hàng cần bạn nhất, tỷ lệ chuyển đổi bán hàng của bạn sẽ là cao nhất.
Lead Scoring giúp thay đổi cơ cấu vận hành kinh doanh của tổ chức, đặc biệt là các tổ chức B2B.
Thay vì liên hệ và tư vấn khách hàng tiềm năng hay xây dựng mối quan hệ với họ một cách chủ quan, Lead Scoring làm cho quá trình này trở nên khoa học hơn.
Từ các dữ liệu được thu thập được, các đội nhóm có thể tập trung các nỗ lực bán hàng của họ theo cách tiết kiệm và có chủ đích hơn, đây thực sự là những gì mà Lead Scoring có thể mang lại cho doanh nghiệp.
Mô hình Lead Scoring là gì? Các mô hình Lead Scoring chính.
Các mô hình Lead Scoring hay chấm điểm khách hàng tiềm năng giúp các doanh nghiệp đảm bảo các giá trị mà họ đã gán cho mỗi khách hàng tiềm năng phản ánh đúng mức độ tương thích thực tế mà chúng có thể có.
Trong khi bạn có thể sử dụng các mô hình Lead Scoring khác nhau, mục tiêu cuối cùng của các mô hình là phải hỗ trợ bạn xây dựng các thuộc tính của khách hàng lý tưởng của doanh nghiệp.
Một số mô hình chấm điểm khách hàng tiềm năng có thể là:
Mô hình dựa trên các thông tin về nhân khẩu học của khách hàng tiềm năng.
Mô hình dựa trên các thông tin doanh nghiệp (nếu khách hàng là B2B).
Mô hình dựa trên các hành vi trực tuyến.
Mô hình dựa trên các thông tin tương tác trên các nền tảng mạng xã hội.
Các công cụ hay phần mềm phổ biến được sử dụng để thực hiện quá trình Lead Scoring là gì?
Ngày nay, trong hầu hết các nền tảng CRM hay CDP lớn, tính năng chấm điểm khách hàng tiềm năng thường đã được tích hợp sẵn.
Một số thương hiệu lớn trên thế giới cung cấp công cụ chấm điểm khách hàng tiềm năng mà bạn có thể tham khảo là: Salesforce, Oracle, Adobe hay SAP.
Ngoài ra, nhiều nền tảng khác cũng cung cấp tính năng này như HubSpot, Lattice Engines, 6sense, EverString, Marketo, Televerde, Leadspace và Velocify.
Kết luận.
Trong thế giới kỹ thuật số đa kênh ngày nay, khi thương hiệu phải tiếp xúc với khách hàng trên nhiều điểm chạm khác nhau trước khi biến họ trở thành khách hàng.
Bằng cách hiểu Lead Scoring là gì hay các kỹ thuật phân tích Lead Scoring, bạn có thể giúp doanh nghiêp của mình tiếp cận với khách hàng tiềm năng theo những cách có ý nghĩa hơn đồng thời mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao hơn thông qua những tương tác có chủ đích hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Kể từ khi các nền tảng mạng xã hội trở thành tâm điểm kiếm tiền của nhiều bạn trẻ, một nghiên cứu mới đây tiết lộ mức thu nhập của các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) hàng đầu trên cả nền tảng YouTube và TikTok.
Như bạn có thể thấy ở trên theo số liệu từ Statista, trong khi TikTok như là một “làn gió mới” trên không gian mạng xã hội, vấn đề lớn nhất của nền tảng này vẫn là năng lực kiếm tiền từ quảng cáo và chia sẻ doanh thu với nhà sáng tạo.
Trong khi các video ngắn dễ tiêu thụ hơn, được lan truyền nhanh hơn, các nhà sáng tạo nội dung trên các nền tảng này có thu nhập thấp hơn nhiều so với các nền tảng video dài hơn mà cụ thể ở đây là YouTube.
Theo số liệu khảo sát của MarketingTrips dựa trên mức doanh thu và người dùng của TikTok và Facebook hay thậm chí là Twitter, khả năng kiếm tiền từ quảng cáo của TikTok hiện đang ở mức rất thấp, thấp hơn ít nhất khoảng 6 lần so với Facebook.
Quay lại với các nền tảng video dạng ngắn, trong khi TikTok đang chiếm ưu thế so với các nền tảng khác như Instagram Reels hay YouTube Shorts, nhiều nhà sáng tạo tỏ ra không mấy hài lòng với mức thu nhập trên TikTok.
Mặc dù mọi thứ vẫn còn nằm ở phía trước, và về cơ bản mọi thứ đều có thể thay đổi, các nhà sáng tạo trên YouTube hiện vẫn có mức thu nhập cao hơn nhiều so với TikTok.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link