Các lựa chọn bấm “Không thích”, “Không quan tâm” hay “Không đề xuất kênh này” không ảnh hưởng nhiều đến việc YouTube sẽ gợi ý video nào. Thuật toán của YouTube chi phối chủ yếu.
YouTube dường như cho người dùng tác động đến thuật toán, tỏ thái độ không thích video gợi ý thông qua lựa chọn “Không thích”, “Không quan tâm”, “Xóa khỏi lịch sử” hay “Không đề xuất kênh này” trong mỗi video hoặc ngay từ thumbnail.
Tuy nhiên, những lựa chọn này không có tác dụng. Người dùng không thể loại bỏ các gợi ý không mong muốn — có thể là video tổng hợp các vụ tai nạn ô tô, phát trực tiếp từ vùng chiến sự hay ngôn từ kích động thù địch — ra khỏi trang chủ YouTube của mình, theo nghiên cứu mới từ Mozilla.
Mozilla đã phân tích 7 tháng sử dụng YouTube của hơn 20.000 người để đánh giá hiệu quả thực tế của các lựa chọn nói trên.
Mỗi người tham gia được cài đặt một phần mềm bổ sung vào trình duyệt web, để hiển thị thêm nút “Dừng gợi ý” ở mỗi video YouTube. Khi họ bấm nút này, phần mềm sẽ chuyển thành bấm ngẫu nhiên một trong 4 phản hồi tỏ thái độ không thích video.
Người dùng tự bấm có thể sẽ tạo ra thiên lệch giữa 4 phản hồi, mục đích của phần mềm là để phân bố đều lượt bấm mà vẫn thể hiện được thái độ không thích video gợi ý.
Sau đó, Mozilla rà soát các video bị bấm “Dừng gợi ý” để xem có khác biệt gì với các video YouTube tiếp tục gợi ý cho người dùng không.
Kết quả, phản hồi người dùng có ảnh hưởng “không đáng kể” đến các gợi ý, theo kết luận của nghiên cứu. Trong vòng 7 tháng, trung bình một video bị tỏ thái độ không thích vẫn làm “nảy ra” khoảng 115 video gợi ý tương tự.
Nền tảng này cũng đã nhiều lần bị chỉ trích vì đẩy video khiêu dâm hoặc các nội dung vi phạm chính sách của chính YouTube lên xu hướng.
Nhấn “Không thích”, cách tỏ thái độ trực quan nhất, chỉ hạn chế 12% các gợi ý tương tự so với khi không bấm. Tỷ lệ này là 11% nếu người dùng bấm “Không quan tâm”.
Trong khi đó, YouTube khẳng định rằng người dùng có thể làm thay đổi gợi ý của thuật toán qua cả hai lựa chọn này.
Mặt khác, cũng có ý kiến cho rằng nếu YouTube cứ gợi ý video người dùng tỏ thái độ thích thì có thể làm củng cố những quan điểm cực đoan.
“Chúng tôi không loại trừ toàn bộ một chủ đề hoặc quan điểm, vì cách này có thể gây ra những tác động tiêu cực cho người xem, tạo ra các ‘buồng dội âm truyền thông’”, Elena Hernandez, người phát ngôn của YouTube, cho biết.
Hernandez cũng chỉ trích rằng Mozilla không nắm rõ cách thuật toán của YouTube hoạt động. Tuy nhiên, đây vốn là “hộp đen” mà không ai bên ngoài YouTube biết. Các đơn vị bên ngoài chỉ có thể phân tích đầu vào và đầu ra của thuật toán.
Với người dùng, cách tốt nhất để đối phó với YouTube là ra lệnh thay vì chỉ tỏ thái độ. Lựa chọn “Xóa khỏi lịch sử” làm giảm 29% số lượng video gợi ý tương tự so với khi không bấm, và “Không đề xuất kênh này” có thể làm giảm đến 43%.
Nhưng cho dù đưa ra lựa chọn nào thì người dùng vẫn sẽ bị gợi ý các video tương tự trong tương lai. Mozilla suy đoán rằng YouTube ưu tiên thời gian xem hơn mức độ hài lòng của người dùng.
YouTube luôn nói rằng thuật toán thể hiện người xem, nhưng rõ ràng là người dùng nền tảng này đang không được lắng nghe, theo Mark Bergen, tác giả của Thích, Bình luận, Đăng ký, một cuốn sách gần đây về sự nổi lên của YouTube.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Mới đây, thương hiệu cafe Trung Nguyên Legend vừa ra mắt cửa hàng cafe đầu tiên ở Thượng Hải, Trung Quốc với không gian trải nghiệm hoàn toàn mới, thúc đẩy văn hoá thiền và nếm thử vào ngành F&B.
Trung Nguyên Legend thúc đẩy văn hoá thiền và trảia nghiệm nếm thử vào ngành F&B
Không gian Thế Giới Cà Phê Trung Nguyên Legend quốc tế đầu tiên tại Thượng Hải vừa khai trương đã nhanh chóng tạo tiếng vang và thu hút đông đảo người yêu cà phê tới trải nghiệm.
Sức hút của không gian này không chỉ ở sự độc đáo về phong cách thưởng lãm cà phê đặc biệt, khác biệt, duy nhất do Trung Nguyên Legend nghiên cứu, sáng tạo và cô lọc từ lịch sử, văn minh cà phê thế giới mà còn bởi những trải nghiệm văn hóa đặc sắc của Việt Nam ngay giữa trung tâm Thượng Hải sầm uất, năng động.
Không gian Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend hiện diện ngay tại trung tâm thương mại sầm uất Taikoo Hui, trên đường Nanjing (Tây Nam Kinh). Đây được xem là nơi tập trung của giới tri thức, thượng lưu, khách quốc tế khi tới Thượng Hải.
Lần đầu tiên, tất cả hệ sản phẩm cà phê năng lượng tuyệt ngon của Trung Nguyên Legend được tạo tác từ những hạt cà phê Robusta ngon nhất thế giới từ Buôn Ma Thuột, Việt Nam được hội tụ tại Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend (699 Nanjing, Thượng Hải).
Đặc biệt, những ly cà phê năng lượng tuyệt hảo sáng tạo từ di sản văn hóa cà phê Việt Nam như Cà phê phin truyền thống Việt Nam, Cà phê sữa đá Việt Nam nổi tiếng toàn cầu, Cà phê trứng Việt Nam,… được giới trẻ Trung Quốc thích thú khám phá và lựa chọn trải nghiệm.
Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend tại 699 Nanjing, Thượng Hải còn là nơi những tín đồ yêu cà phê có thể tìm hiểu các trào lưu và loại hình cà phê đã được UNESCO coi là di sản phi vật thể của nhân loại như Cà phê Thổ Nhĩ Kỳ, các món cà phê được ưa chuộng nhất thế giới như Sparkling Coffee, Western Cold Brew Coffee,…
Những phiên thử nếm 3 văn minh cà phê Ottoman – Roman – Thiền do các chuyên gia barista hàng đầu được đào luyện hàng nghìn giờ duy nhất chỉ có ở Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend mang đến những trải nghiệm cà phê đặc sắc.
Thiền cà phê – một sản phẩm cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật do Trung Nguyên Legend sáng tạo nên giúp người yêu cà phê được hòa mình trong không gian tĩnh lặng, nhẹ nhàng với triết lý Thiền cà phê độc đáo là một điểm nhấn đặc biệt tại Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend tại 699 Nanjing, Thượng Hải.
Bảo tàng Thế giới Cà phê do Trung Nguyên Legend xây dựng tại Thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột được tái hiện trong không gian Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend ở Thượng Hải tạo ấn tượng mạnh mẽ với khách quốc tế.
Những hoa văn, vật liệu truyền thống quen thuộc của người Việt như đá núi lửa, đất đỏ bazan, gốm, các đồ dùng bằng mây tre đan thể hiện hài hòa cùng những yếu tố bản địa đem đến một không gian cà phê Việt vừa gần gũi, vừa mới mẻ cho người yêu cà phê Trung Quốc.
Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend còn mang đến đa dạng các món ăn truyền thống, đặc sắc của ẩm thực Việt Nam được thế giới ca ngợi và bình chọn đưa vào từ điển như: Phở, Bánh Mì, Bún chả Hà Nội, Bún bò Huế…. thu hút đông đảo khách hàng trải nghiệm thưởng thức.
Tại Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend 699 Nanjing, Thượng Hải khoảng cách giữa các thế hệ cũng sẽ được xóa nhòa và gần như mọi nhu cầu tìm hiểu về tri thức, thưởng thức cà phê đều được đáp ứng.
Nơi đây hứa hẹn sẽ là điểm đến đặc biệt cho các buổi gặp gỡ, giao thương và các sự kiện văn hóa ngoại giao giữa hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc.
Tại Việt Nam, Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend cũng đã được đón nhận tại 80 Đồng Khởi, Quận 1, TP.HCM và Khu đô thị Thành phố Cà phê, TP.Buôn Ma Thuột.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu tổng quan các lý thuyết về ngành F&B (tiếng Việt có nghĩa là ngành Thực phẩm và Đồ uống) như: F&B là gì? F&B (Food & Beverage) khác gì so với FMCG? Tổng quan về thị trường F&B tại Việt Nam? Sản phẩm F&B là gì? Sự khác biệt giữa các ngành hàng CPG, FMCG và F&B và hơn thế nữa.
F&B là gì? Tổng quan về ngành hàng F&B (Thực phẩm và Đồ uống)
F&B là từ viết tắt của Food and Beverage trong tiếng Việt có nghĩa là Thực phẩm và Đồ uống, khái niệm được sử dụng để chỉ một ngành hàng trong hệ thống các ngành nghề kinh doanh. Với giá trị thị trường (Market Size) được dự kiến sẽ vượt mức 6.000 tỷ USD vào năm 2022 và chạm ngưỡng 9.000 tỷ USD trong giai đoạn đến 2026, F&B được xem là một trong những ngành hàng có giá trị lớn trên toàn cầu.
Nếu bạn muốn gia ngập ngành thực phẩm và đồ uống, muốn mở nhà hàng, quán cafe hay đơn giản là bạn muốn tìm hiểu về ngành F&B nói chung, bài viết này sẽ cung cấp tất cả những thông tin quan trọng và kiến thức căn bản nhất mà bạn cần biết.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Sự khác biệt giữa các ngành hàng CPG, FMCG và F&B là gì?
Một số lưu ý về khái niệm F&B mà bạn nên hiểu.
Mô hình F&B hay F&B Model là gì?
Toàn cảnh về thị trường F&B tại Việt Nam.
Mối quan hệ giữa F&B và thương mại điện tử (eCommerce) là gì?
Một số chiến lược phát triển thương hiệu cho các doanh nghiệp F&B trong năm 2022.
Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến ngành hàng F&B.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
F&B là gì?
F&B là từ viết tắt của Food and Beverage, trong tiếng Việt có nghĩa là Thực phẩm và Đồ uống. F&B còn được viết là FnB hoặc F and B.
Các sản phẩm F&B là thực phẩm chẳng hạn như socola KitKat hay nước tương Maggi, và sản phẩm Đồ uống như Bia Heineken hay nước giải khát Coca-Cola.
Về mặt tổng thể, khái niệm F&B mô tả tất cả các sản phẩm, thương hiệu hay doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm là thực phẩm (Food) và đồ uống (Beverage) ra thị trường cho người tiêu dùng.
Cũng tương tự như các sản phẩm trong ngành hàng FMCG, các sản phẩm F&B cũng được bán đa dạng ở nhiều nơi khác nhau như cửa hàng tạp hoá, siêu thị, cửa hàng tiện lợi (như Circle K), tại siêu thị, trên các sàn thương mại điện tử (như Shopee) và hơn thế nữa.
Một trong những điểm chính yếu nhất để phân biệt các sản phẩm thuộc ngành hàng F&B so với các ngành hàng khác đó là “F&B chỉ bao gồm các sản phẩm có thể ăn hay uống được”.
Theo thống kê từ Statista, dung lượng thị trường của ngành F&B sẽ đạt giá trị khoảng hơn 6.000 tỷ USD vào năm 2022 và chạm ngưỡng 9.000 tỷ USD năm 2026.
F&B Industry là gì?
F&B Industry là ngành công nghiệp hàng thực phẩm và đồ uống.
Cũng như các ngành công nghiệp khác như ngành công nghiệp thương mại (Commerce Industry) hay ngành công nghiệp kỹ thuật số (Digital Industry), ngành công nghiệp F&B bao gồm tất cả các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm là thực phẩm và đồ uống cho người tiêu dùng.
Chuỗi cung ứng tổng thể của ngành F&B bao gồm từ chế biến và đóng gói đến phân phối và bảo quản (nếu có). Ngành F&B liên quan chặt chẽ đến ngành Nông nghiệp khi phần lớn các nguyên liệu đầu vào là từ nông nghiệp.
Chữ Food hay Thực phẩm bao gồm thực phẩm tươi sống và thực phẩm đóng gói, chữ Beverage bao gồm thứ uống có cồn (như bia rượu) và không cồn (như nước ngọt).
Từ các sản phẩm được bán tại cửa hàng tạp hóa đến các bữa ăn được nấu chín phục vụ tại các nhà hàng, những ly trà sữa tại các cửa hàng trà sữa, hay tại nhiều điểm bán lẻ khác, hàng hoá của ngành công nghiệp F&B xuất hiện ở khắp mọi nơi.
Sự khác biệt giữa các ngành hàng CPG, FMCG và F&B là gì?
Sự khác biệt giữa các ngành hàng CPG, FMCG và F&B là gì?
Nếu bạn là người làm Marketing hoặc kinh doanh, hẳn là bạn không mấy xa lạ với các thuật ngữ như CPG, FMCG hay là F&B, tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu ý nghĩa thực sự là gì đằng sau các cụm từ đó.
Trước hết là cần tìm hiểu về CPG và FMCG.
CPG là gì?
CPG là từ được viết tắt từ Consumer Packaged Goods, có nghĩa là hàng hoá đóng gói tiêu dùng hoặc hàng đóng gói tiêu dùng, khái niệm đề cập đến các sản phẩm mà người tiêu dùng mua sắm thường xuyên như mỹ phẩm, quần áo, đồ ăn hay cả thức uống.
FMCG là gì?
FMCG là từ viết tắt của Fast Moving Consumer Goods, thuật ngữ đề cập đến các sản phẩm được bán hay tiêu thụ trong một khoảng thời gian tương đối ngắn với chi phí thấp.
Sau khi hiểu được các khái niệm của từng thuật ngữ, bạn có thể rút ra được sự giống và khác nhau cơ bản giữa chúng ở đây là gì?
Giống nhau hiển nhiên là tất cả các ngành hàng này đều cung cấp các sản phẩm cho người tiêu dùng, dù cho đó là nước ngọt Pepsi hay bột giặt OMO thì đối tượng sử dụng chúng vẫn là người tiêu dùng (Consumer).
Căn cứ vào các thuật ngữ, một số điểm khác biệt chính có thể được sử dụng để phân biệt các ngành hàng này đó là:
FMCG là một tập con của CPG. Trong khi CPG bao gồm tất cả các hàng hoá đóng gói và cung cấp cho người tiêu dùng (nhanh và chậm), FMCG chỉ bao gồm các hàng hoá được tiêu thụ nhanh, chính là thuật ngữ Fast Moving được viết tắt thành FM trong FMCG.
F&B chỉ bao gồm các sản phẩm là thực phẩm và đồ uống có thể ăn và uống được, trong khi FMCG hay CPG thì không nhất thiết phải như vậy. Ví dụ bột giặt OMO hay dầu gội Clear là các sản phẩm thuộc FMCG chứ không thể là F&B được. Hay thực phẩm (là gà rán) được bán tại các nhà hàng như McDonald’s hay KFC thì sẽ là F&B chứ không phải là FMCG.
Ngoài ra vì bản chất các sản phẩm là khác nhau, các hoạt động liên quan đến cách phân phối (và bảo quản) cũng là điểm phân biệt giữa các ngành hàng này.
F&B Service hay Food and Beverage Service là gì?
F&B Service là khái niệm đề cập đến các dịch vụ liên quan đến ngành hàng F&B, đó chính là các cơ sở hoặc địa điểm kinh doanh chủ yếu bán thực phẩm và đồ uống đã chế biến sẵn để tiêu thụ tại chỗ, hay là các cửa hàng bán thực phẩm (và đồ uống) lưu động.
Các địa điểm này có thể là nhà hàng, quán cà phê, cửa hàng thức ăn nhanh…
Ngoài ra, thuật ngữ F&B Service còn đề cập đến các dịch vụ (đi kèm) liên quan khác như dịch vụ vận chuyển người hoặc thức ăn (đồ uống) cho các cửa hàng.
Một số lưu ý liên quan đến khái niệm F&B mà bạn nên hiểu.
F&B (Food and Beverage) như đã phân tích ở trên chỉ bao gồm các sản phẩm là thực phẩm và đồ uống có thể ăn và uống được.
Thực phẩm (Food) có thể là làm từ thịt động vật hoặc đồ thuần chay.
Đồ uống (Beverage) có thể là đồ uống có cồn hoặc không có cồn.
Thực phẩm và đồ uống có thể được bán dưới dạng mang đi (take away) hoặc sử dụng tại chỗ (dine-in).
Ngoài sản phẩm là thứ có thể cầm và thấy được (hữu hình), dịch vụ hay service (vô hình) là một từ khoá quan trọng khác trong ngành hàng F&B.
Mô hình F&B hay F&B Model là gì?
Cũng là khái niệm tương tự khái niệm mô hình kinh doanh (Business Model), F&B Model đề cập đến các mô hình mà các thương hiệu F&B lựa chọn để theo đuổi.
Các mô hình đó có thể là mô hình kinh doanh bền vững (Sustainability), mô hình kinh doanh tập trung vào thương mại điện tử (bếp trên mây – cloud kitchen), mô hình thực phẩm sạch (hoặc sản phẩm được sản xuất từ thực phẩm sạch) và nhiều mô hình kinh doanh khác.
Mối quan hệ giữa ngành hàng F&B và thương mại điện tử (eCommerce) là gì?
Mối quan hệ giữa F&B và thương mại điện tử (eCommerce) là gì?
Cũng tương tự các ngành hàng khác, dưới sự phát triển mạnh mẽ của các yếu tố công nghệ và đặc biệt là các nền tảng thương mại điện tử chuyên hỗ trợ cho ngành hàng F&B như Grab, Now hay Baemin, các doanh nghiệp F&B đã không ngừng dịch chuyển trong những năm trở lại đây với mục tiêu là đáp ứng tốt hơn hành vi mua hàng của người tiêu dùng.
Thay vì bán hàng trực tiếp cho khách hàng theo hình thức truyền thống, tức là bán tại cửa hàng (vật lý), nhiều doanh nghiệp đã chọn thêm cách hợp tác với các nền tảng giao đồ ăn trực tuyến để thúc đẩy doanh thu bán hàng.
Theo một số nguồn tin mà MarketingTrips có được, doanh số từ các ứng dụng (app) giao đồ ăn trực tuyến (Partnership) chiếm khoảng từ 20 đến 60% tổng doanh số của các thương hiệu F&B.
Ngoài ra, bằng cách xây dựng các ứng dụng (app) nội bộ riêng cho thương hiệu và tối ưu hoá việc bán hàng trực tuyến thông qua các website, nhiều doanh nghiệp F&B đang đáp ứng tốt hơn trải nghiệm mua hàng của người tiêu dùng để từ đó thúc đẩy hiệu suất kinh doanh chung.
Nếu bạn là “khách hàng thân thiết” của các thương hiệu F&B tại Việt Nam như Phúc Long hay Highlands, bạn chỉ cần mất vài cú nhấp chuột là có ngay đồ uống tại nhà.
Tổng quan về ngành F&B tại Việt Nam.
Về mặt tổng thể, để có thể có được những góc nhìn đúng đắn về ngành F&Btại Việt Nam, có thể phân chia thị trường thành 2 giai đoạn đó là trước và sau đại dịch Covid-19.
Trước năm 2020, thị trường F&B Việt Nam liên tục tăng trưởng và được đánh giá đầy tiềm năng. Tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR 2021-2025) là 4,98%. Quy mô thị trường dự kiến đạt 678 triệu USD với lượng người dùng dự kiến sẽ đạt 17,1 triệu vào năm 2025 (Theo số liệu báo cáo từ Vietnam Report).
Tuy nhiên, dưới những tác động của đại dịch buộc chính phủ phải quyết định giãn cách xã hội dài ngày, có đến hơn 90% (vào giai đoạn đỉnh dịch) số doanh nghiệp F&B phải chịu ảnh hưởng nặng nề về mọi mặt, đặc biệt là về doanh thu.
Để đạt được kết quả khả quan và phục hồi mạnh mẽ sau dịch COVID-19, các doanh nghiệp F&B đã linh hoạt thích ứng, chuyển đổi số mạnh mẽ để mở đường cho hoạt động kinh doanh, tiến đến tăng trưởng và phát triển bền vững.
Số liệu thống kê ngành F&B qua nền tảng thanh toán Payoo cho thấy, tính đến hết quý I/2022, doanh thu ngành này đã tăng gấp rưỡi so với quý IV/2021. Tổng số lượng giao dịch tăng 24% so với quý trước đó.
Một số tổ chức quốc tế và trong nước cũng dự báo, thị trường F&B Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng lớn. Tổ chức nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới Mordor Intelligence Inc cho biết, ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng kép hằng năm lên tới 8,65% trong giai đoạn 2021-2026.
Các doanh nghiệp lớn trong ngành F&B tại Việt Nam.
Các thương hiệu F&B hàng đầu tại thị trường Việt Nam bao gồm Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan, cùng với các thương hiệu toàn cầu quen thuộc như Nestle có trụ sở chỉnh tại Thuỵ Sỹ, Heineken của Hà Lan, Tổng Công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) của Thái Lan hay Công ty TNHH Nước giải khát Pepsico Việt Nam.
Ngành F&B của Việt Nam được đặc trưng bởi sự phổ biến của các doanh nghiệp nhỏ khi có đến 84% các doanh nghiệp có ít hơn 50 nhân viên.
Theo thời gian, nhiều tổ chức đang mong đợi rằng sẽ có nhiều doanh nghiệp lớn hơn sẽ được phát triển từ hệ sinh thái thực phẩm và đồ uống.
Các doanh nghiệp này có thể có nhiều khả năng tiêu chuẩn hóa sản xuất và đảm bảo chất lượng trong khi cũng hưởng lợi từ quy mô kinh tế nhờ áp dụng thương mại điện tử.
Các doanh nghiệp hay thương hiệu có giá trị nhất toàn cầu trong ngành hàng F&B trong năm 2022.
Tính đến năm 2022, dưới đây là Top 10 thương hiệu hay doanh nghiệp F&B lớn nhất toàn cầu theo dữ liệu bình chọn từ Forbes.
Nestle S.A.
PepsiCo, Inc.
Anheuser-Busch InBev SA
Coca-Cola Co.
Mondelez International
Archer-Daniels-Midland Company
Diageo plc
Kweichow Moutai Co., Ltd. Class A
Tyson Foods, Inc. Class A
Danone SA
Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến ngành hàng F&B.
FnB là gì?
Như đã đề cập trong các nội dung ở phần đầu, FnB là từ đồng nghĩa với F&B hay F and B và nó chính là từ viết tắt của Food and Beverage, khái niệm đề cập đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống.
Sản phẩm F&B hay thương hiệu F&B là gì?
Là các sản phẩm thuộc ngành hàng hay thị trường F&B, OMO hay Tiger chính là các sản phẩm F&B.
Thị trường F&B là gì?
Là nơi mà các thương hiệu hay doanh nghiệp F&B trao đổi và mua bán với khách hàng của họ, chính là những người tiêu dùng, những người chi trả để có được các sản phẩm F&B.
F&B (Food and Beverage) Service là gì?
Là khái niệm đề cập đến các dịch vụ trong ngành F&B. Dịch vụ ở đây có thể là từ các thương hiệu cung cấp các dịch vụ ăn uống tại chỗ, hoặc là các dịch vụ hỗ trợ ngành F&B như vận tải, vận chuyển hay bảo quản thực phẩm.
F&B (Food and Beverage) trong khách sạn là gì?
Là khái niệm đề cập đến các dịch vụ ăn uống trong khách sạn bao gồm các dịch vụ tại chỗ lẫn các dịch vụ mang đi (take away).
Bộ phận F&B là gì?
Là phòng ban bao gồm những nhân sự phụ trách các công việc liên quan đến ăn uống (Food and Beverage). Tuỳ vào từng ngành hàng hay mô hình kinh doanh khác nhau, những gì mà bộ phận F&B được cơ cấu và làm là khác nhau.
Chuỗi F&B là gì?
Là một loạt các cửa hàng (Store) kinh doanh trong mảng F&B. Thay vì kinh doanh với một hoặc một vài cửa hàng đơn lẻ, các doanh nghiệp F&B này mở và vận hành nhiều (chuỗi) cửa hàng khác nhau trên nhiều khu vực khác nhau.
Kết luận.
Dù bạn có là người đang làm việc trong lĩnh vực F&B (Thực phẩm và Đồ uống) hay không, thông qua bài viết phân tích tương đối chi tiết từ MarketingTrips, hy vọng bạn có thể hiểu được những kiến thức căn bản nhất của ngành F&B như f&b là gì, các khái niệm hay thuật ngữ xoay quanh ngành F&B và hơn thế nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Thông qua một chương trình chia sẻ doanh thu với nhà sáng tạo được thông báo mới đây, Shorts của YouTube sẽ đối đầu trực diện với TikTok.
Chương trình chia sẻ doanh thu với nhà sáng tạo của YouTube Shorts sẽ đối đầu với TikTok
YouTube mới đây đã chia sẻ một cách mới để các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) có thể kiếm tiền trên nền tảng Shorts, cụ thể, chính sách mới sẽ hướng tới mục tiêu làm cho các video dạng ngắn trở nên sinh lợi nhiều hơn.
Động thái này được cho là một dấu hiệu rõ ràng khác khi YouTube muốn đối đầu trực diện với TikTok, nền tảng video dạng ngắn của ByteDance có trụ sở tại Trung Quốc.
Theo thông báo từ YouTube, bắt đầu từ năm 2023, những nhà sáng tạo đủ điều kiện trên YouTube sẽ có thể giữ một phần lớn doanh thu quảng cáo hàng tháng đến từ Shorts.
Theo một thông tin khác, các nhà sáng tạo sẽ giữ 45% doanh thu quảng cáo của họ từ Shorts, tuy nhiên, một số nhà sáng tạo khác cho rằng con số này còn phụ thuộc vào số lượng xem (views) tổng thể của video và kênh.
Giám đốc sản phẩm của YouTube cho biết:
“Thành công của YouTube vốn được xây dựng dựa trên hình thức phát trực tiếp và video dài, tuy nhiên, chúng tôi cũng muốn hỗ trợ nhà sáng tạo theo tất cả các cách họ sử dụng YouTube để truyền tải các nội dung của họ, bao gồm cả thế hệ nhà sáng tạo xem thiết bị di động là ưu tiên hàng đầu.”
“Quỹ nhà sáng tạo không thể theo kịp sự tăng trưởng đáng kinh ngạc mà chúng ta đang thấy với video dạng ngắn.” YouTube theo đó lưu ý rằng hầu hết những nhà sáng tạo sẽ có thể kiếm được nhiều tiền hơn từ mô hình chia sẻ doanh thu mới.
Phó Chủ tịch của YouTube khu vực châu Mỹ nói thêm rằng kế hoạch chia sẻ doanh thu của YouTube sẽ có thể “đảm bảo rằng khi nền tảng và cộng đồng phát triển, bạn sẽ tiếp tục phát triển cùng chúng tôi.”
Những thay đổi của YouTube không nằm ngoài mục tiêu cuối cùng là mang đến cho những người sản xuất video dạng ngắn nhiều cơ hội thành công hơn, như cách mà những nhà sáng tạo video dạng dài hiện đang có trên nền tảng.
Một nhà sáng tạo nội dung trên YouTube cho biết:
“Họ đang giúp những người sáng tạo hiện đang tạo ra nội dung ở nhiều định dạng khác nhau, họ đang loại bỏ các hạn chế và ủng hộ sự sáng tạo, bất kể hình thức đó diễn ra như thế nào. Và đây là một điều tốt với những người sáng tạo như tôi.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Tính đến tháng 9, Twitter đã mất hơn 700 nhân viên làm việc toàn thời gian ở khắp nơi trên thế giới.
Hàng loạt nhân viên Twitter nghỉ việc vì Elon Musk
Hai tháng sau khi tuyên bố ý định thâu tóm Twitter với giá 44 tỷ USD, Elon Musk đã tổ chức một cuộc họp trực tuyến với các nhân viên Twitter.
Tại cuộc trò chuyện ngày 16/6, CEO Telsa đã giải đáp thắc mắc của nhân viên về thương vụ mua lại, cũng như đề cập ý định cắt giảm nhân sự tại công ty.
Những chia sẻ của vị tỷ phú đã làm không ít nhân viên phải thất vọng. Một nguồn tin nội bộ cho biết, chỉ trong vòng ba tuần sau đó, gần 100 nhân viên Twitter đã nộp đơn xin nghỉ việc.
Làn sóng này tiếp tục bùng lên trong bối cảnh cuộc chiến pháp lý giữa Elon Musk và Twitter trở nên căng thẳng sau khi vị tỷ nói muốn hủy thương vụ với nền tảng mạng xã hội. Nhiều nhân viên đã viện dẫn Elon Musk và “sự bất ổn” của thương vụ làm lý do xin nghỉ.
Tính đến tháng 9 này, Twitter đã mất hơn 700 nhân viên làm việc toàn thời gian ở khắp nơi trên thế giới. Người phát ngôn của công ty cho biết, con số này khả năng sẽ còn tăng mạnh trước khi thương vụ thâu tóm hoàn tất.
Người phát ngôn của Twitter cho biết thực trạng này đã diễn ra trước cả khi Elon Musk đòi mua công ty, đồng thời khẳng định bối cảnh kinh tế tăng trưởng chậm gần đây đã ảnh hưởng đến quá trình tuyển dụng và giữ chân nhân viên của công ty.
Trước đó, số lượng nhân viên của Twitter ước đạt 7.500 vào tháng 2 và 8.200 vào tháng 6, sau khi công ty tích cực tuyển dụng thêm nhân sự mới vào quý II năm nay.
Thế nhưng, hiện tại, số nhân viên nghỉ việc đã gần bằng số tuyển mới, khi công ty mất khoảng 9% lực lượng lao động. Cá biệt, có những đội nhóm đã mất tới 1/3 nhân sự, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ công việc.
“Chúng tôi thấy được hệ lụy khủng khiếp của làn sóng này”, một nhân viên vẫn còn làm việc tại Twitter chia sẻ.
Thậm chí, trong phiên xét xử vụ kiện với Elon Musk, Twitter đã viện dẫn vấn đề này là một trong những hậu quả nặng nề nhằm chống lại yêu cầu hủy thương vụ của vị tỷ phú.
Đầu tháng 8, xu hướng này tiếp tục bùng nổ, bởi đây chính là thời điểm các nhân viên được hưởng cổ phiếu theo hợp đồng lao động.
Theo một nguồn tin nội bộ chia sẻ với Business Insider, đã có 300 nhân viên nghỉ việc trong giai đoạn cuối tháng 7 – giữa tháng 8 và thêm 200 người khác rời công ty sau giai đoạn này.
Theo LinkedIn, mạng xã hội Twitter đã bắt đầu hạn chế tuyển dụng nhân sự mới từ hồi tháng 5 và sa thải hàng loạt nhân viên vào tháng 7, nhưng đã thuê thêm 280 nhân viên mới từ tháng 6.
Mặc dù đã lường trước được tình trạng nhân viên sẽ “quay lưng” vì Elon Musk, ban lãnh đạo Twitter cho biết họ không ngờ lượng người xin nghỉ lại nhiều như vậy.
Một cựu nhân viên Twitter cho biết, “Mọi người (trong công ty) đã xuống tinh thần lắm rồi. Tôi dám chắc, nhân viên đã bắt đầu rời đi vì Elon Musk”.
Trong tuần trước, Twitter đã đăng nhiều vị trí tuyển dụng trên LinkedIn, từ các vị trí chiến lược thương hiệu và quản lý kỹ thuật cho đến chuyên gia bảo mật.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
McDonald’s Corp đang phải đối diện với vụ kiện 10 tỷ USD của doanh nhân truyền thông Byron Allen, cáo buộc chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh này có “định kiến phân biệt chủng tộc” khi rất ít sử dụng dịch vụ quảng cáo từ các doanh nghiệp truyền thông thuộc sở hữu của người da màu.
McDonald’s bị kiện vì không sử dụng dịch vụ quảng cáo của doanh nghiệp người da màu
Theo thông tin từ Reuters, một thẩm phán ở Los Angeles cho biết doanh nhân Allen hiện đang cố gắng chứng minh rằng McDonald’s đã vi phạm luật dân quyền của liên bang và California khi thương hiệu này “từ chối” các dịch vụ quảng cáo của doanh nghiệp mình.
Allen cáo buộc McDonald’s đã phớt lờ các dịch vụ từ đơn vị cung cấp quảng cáo (Ad Agency) của mình và tước đi hàng chục triệu USD doanh thu hàng năm của doanh nghiệp.
Kể từ khi được thành lập năm 2009, Entertainment Studios Networks Inc do doanh nhân này sở hữu đã cố gắng nhiều lần tuy nhiên vẫn không có được hợp đồng từ McDonald’s, ông cho rằng gã khổng lồ F&B đang phân biệt chủng tộc.
Trong một tuyên bố, luật sư Loretta Lynch của McDonald’s khẳng định rằng công ty có trụ sở tại Chicago này xem vụ kiện đơn giản chỉ là “về vấn đề doanh thu, chứ không phải chủng tộc” và tin rằng các bằng chứng sẽ cho thấy McDonald’s không hề có sự phân biệt đối xử.
Allen, trong một tuyên bố đã đưa ra quan điểm trái ngược là “Trong khi các doanh nghiệp Mỹ gốc Phi đã đóng góp rất lớn vào nền kinh tế Mỹ. McDonald’s lấy hàng tỷ USD từ người tiêu dùng Mỹ gốc Phi và hầu như không trả lại bất cứ thứ gì.”
Các số liệu khác cũng là nguyên nhân của vụ kiện cho thấy có đến khoảng 40% khách hàng của McDonald’s là người da màu, nhưng McDonald’s chỉ chi 0,3% trong tổng ngân sách quảng cáo 1,6 tỷ USD vào năm 2019 cho các doanh nghiệp truyền thông thuộc sở hữu của người da màu (Black-owned media company).
Vào tháng 5 năm 2021, McDonald’s đã cam kết sẽ tăng chi tiêu quảng cáo cho các đơn vị truyền thông thuộc sở hữu của người da màu từ 2% lên 5% vào năm 2024.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Meta đang phải đối mặt với khoản phạt trị giá 175 triệu USD do vi phạm liên tục bằng sáng chế của Voxer – nhà phát triển ứng dụng có tên Walkie Talkie.
Theo Engadget, Voxer cáo buộc Meta vi phạm bằng sáng chế của mình khi đưa công nghệ đó vào Instagram Live và Facebook Live.
Được biết vào năm 2006, người sáng lập Voxer là Tom Katis và nhóm của mình đã phát triển công nghệ truyền giọng nói và video trực tiếp để giải quyết các vấn đề liên lạc gặp phải của quân đội Mỹ ở Afghanistan. Từ đó, Voxer ra mắt ứng dụng Walkie Talkie vào năm 2011.
Nội dung đơn kiện cho biết, ngay sau khi Voxer phát hành ứng dụng, Meta (khi đó được gọi là Facebook) đã tiếp cận công ty về việc hợp tác. Voxer được cho là đã tiết lộ công nghệ độc quyền cũng như danh mục bằng sáng chế của mình cho Meta, nhưng hai bên không đạt được thỏa thuận.
Voxer tuyên bố mặc dù Meta không có dịch vụ thoại hoặc video trực tiếp vào thời điểm đó, nhưng họ đã xác định nhà phát triển Walkie Talkie là đối thủ cạnh tranh và chặn quyền truy cập vào các tính năng của Facebook như công cụ Find Friends.
Meta ra mắt Facebook Live vào năm 2015. Katis tuyên bố đã có cuộc gặp với giám đốc sản phẩm Facebook Live vào đầu năm 2016 để thảo luận về các cáo buộc vi phạm bằng sáng chế của Voxer trong sản phẩm đó, tuy nhiên Meta từ chối đạt được thỏa thuận với công ty.
Meta cũng đã phát hành Instagram Live vào cuối năm đó. Voxer tuyên bố trong vụ kiện là cả hai sản phẩm đều kết hợp công nghệ của Voxer và vi phạm bằng sáng chế của công ty.
Meta đã phủ nhận tuyên bố của Voxer và cho biết có kế hoạch chống lại vụ kiện. Phát ngôn viên công ty cho biết: “Chúng tôi tin rằng bằng chứng tại phiên tòa đã chứng minh Meta không vi phạm các bằng sáng chế của Voxer và dự định nộp đơn kháng cáo”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong khi SEO (Search Engine Optimization) là hoạt động tốn khá nhiều thời gian và công sức của doanh nghiệp, cách đo lường hiệu quả SEO (KPI của SEO) hay đánh giá đúng những gì mà SEO có thể mang lại cũng không kém phần quan trọng. Hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các chỉ số quan trọng nhất cần theo dõi khi tiến hành đo lường hiệu quả của các hoạt động tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) trong bài viết này.
Đo lường hiệu quả SEO với một vài chỉ số đơn giản
Khi nói đến cáchđo lường hiệu quả SEO, ngoài các chỉ số căn bản mà những người làm trong ngành SEO hay đề cập đến như thứ hạng từ khoá, tổng số lượt truy cập vào website hoặc ứng dụng (Traffic) hay tỷ lệ nhấp chuột (CTR), còn một số chỉ số quan trọng khác nhưng ít được nhắc tới.
Theo đó, 4 chỉ số căn bản nhất để đo lường hiệu quả của bất cứ hoạt động SEO nào là:
Traffic – Lưu lượng truy cập vào website hoặc ứng dụng.
Ranking – Xếp hạng của nội dung hay từ khoá.
Conversions – Các chuyển đổi có được từ tìm kiếm tự nhiên (SEO).
Backlink – Các liên kết mà website có được.
(Trước khi tìm hiểu các nội dung bên dưới, bạn cũng có thể hiểu toàn diện về khái niệm và ngành SEO tại: SEO là gì)
Bên dưới là nội dung chi tiết:
1. Traffic là chỉ số đầu tiên cần xem xét khi nói đến việc đo lường hiệu quả SEO.
Khi nói đến việc đo lường hiệu quả SEO, traffic (lưu lượng người dùng truy cập vào website hay ứng dụng của doanh nghiệp) là chỉ số quan trọng đầu tiên cần theo dõi và đánh giá.
Đo lường lưu lượng truy cập mà website có được từ SEO là công việc hết sức căn bản – tuy nhiên, thực hiện nó như thế nào thì bạn cũng cần một chút nhỏ kỹ thuật.
Trước tiên, hãy sử dụng công cụ phân tích và đánh giá website Search Console của Google để chia lưu lượng truy cập thành nhóm thương hiệu (Brand) và không có thương hiệu (Non-Brand).
Lý do đơn giản cho hành động này là vì lưu lượng truy cập có thương hiệu (Brand Traffic) nói chung không phải là hiệu quả chính của SEO.
Thay vào đó, nó bị ảnh hưởng nhiều bởi các chiến dịch Marketing và thương hiệu (có trả phí) của doanh nghiệp, thông qua các hoạt động như quảng cáo, PR, v.v.
Tóm lại, tìm kiếm có thương hiệu là kết quả của các hoạt động Marketing tổng thể.
Tiếp theo, tìm kiếm không liên quan đến thương hiệu (Non-brand Traffic) chính là nơi người làm SEO thể hiện năng lực của họ, đặc biệt là khi bạn có thể xác định được các từ khóa ở các giai đoạn quan trọng nhất trong hành trình của khách hàng và ưu tiên chúng.
Các từ khóa giáo dục hay thông tin (Informational Keyword) chẳng hạn như “iphone” thường xuất hiện ở các phần đầu của phễu bán hàng và từ khóa giao dịch hay từ khoá thương mại (Commercial Keyword) sẽ nằm ở cuối của phễu.
2. Xếp hạng (Ranking).
Việc chỉ dựa vào thứ hạng hiện tại của các từ khoá có thể khiến bạn không đo lường hay đánh giá đúng hiệu quả của SEO.
Thay vào đó, hãy có thể xem xét đến các yếu tố sau:
Xếp hạng từ khóa mục tiêu của bạn theo thời gian (tháng, quý, năm).
Các trang riêng lẻ (single page) được xếp hạng như thế nào?
Bạn có đang đạt được các cột mốc tăng trưởng không?
Xu hướng thay đổi đang diễn ra là gì?
Đánh giá thứ hạng của từ khoá hay trang theo thời gian sẽ cho bạn thấy sự cải thiện hiệu suất qua các mốc thời gian hay biến động khác nhau.
Thay vì xem xét nhiều yếu tố ảnh hưởng đến một từ khóa vốn cung cấp ít thông tin cụ thể và khả năng hành động, hãy xem xét đến các trang riêng lẻ từ Google Search Console.
Điều này cho phép thương hiệu tách biệt các thuộc tính cụ thể nào đang ảnh hưởng đến việc xếp hạng cho một từ khóa cụ thể.
Về vấn đề lộ trình hay các cột mốc tăng trưởng, không phải tất cả các thay đổi xếp hạng đều có giá trị như nhau.
Ví dụ, bạn có thể tăng 20 thứ hạng từ 40 lên 20, tuy nhiên sự thay đổi này rõ ràng là ít có giá trị hơn so với việc bạn chỉ tăng 10 thứ hạng nhưng là từ 20 lên 10 (Top 10).
Cuối cùng, hãy tìm hiểu sâu hơn để xem số lần hiển thị và nhấp chuột thực tế (CTR) mà bất kỳ thay đổi xếp hạng nào đang tạo ra.
3. Chuyển đổi (Conversions) cũng là chỉ số đo lường hiệu quả SEO quan trọng cần theo dõi.
Chuyển đổi (Conversions) là chỉ số quan trọng tiếp theo bạn cần theo dõi và đánh giá khi đo lường hiệu quả SEO.
Như đã phân tích ở trên, nếu bạn chỉ dừng lại ở việc đo lường thứ hạng từ khoá hay thậm chí là lưu lượng truy cập, những chỉ số này chỉ có ý nghĩa về mặt danh nghĩa về SEO, thực tế là nó sẽ không mang lại bất cứ giá trị nào cho doanh nghiệp nếu những lượt truy cập đó không mang lại chuyển đổi.
Cũng vì điều này, có không ít các đơn vị cung cấp dịch vụ SEO (SEO Agency) cố tình sử dụng các thủ thuật gian lận SEO (công cụ hay phần mềm) để có được thứ hạng tốt và gửi báo cáo “số đẹp” cho khách hàng (là doanh nghiệp cần làm SEO) của họ trong khi những chỉ số đó dường như là vô giá trị.
Tuỳ vào từng doanh nghiệp, khái niệm “chuyển đổi” có thể được định nghĩa theo những cách khác nhau chẳng hạn như khách hàng tiềm năng (Lead), số lượt tải xuống (một thứ gì đó) hay doanh số bán hàng (Sales).
Bạn có thể dễ dàng đo lường tỷ lệ chuyển đổi này từ Google Analytics.
4. Backlink (Liên kết).
Trong SEO, backlink vẫn là một chỉ số đo lường quan trọng. Chúng vẫn là một yếu tố xếp hạng và có thể giúp đo lường hiệu quả của SEO cũng như nội dung (Content).
Trong khi mục tiêu cuối cùng của SEO là thúc đẩy những lưu lượng truy cập và chuyển đổi có ý nghĩa. Tập trung phân tích các chỉ số có tác động trực tiếp cũng giúp bạn hiểu rõ hơn về các kết quả cuối cùng có được.
Khi nói đến backlink, số lượng backlink trong nhiều trường hợp là không quan trọng bằng chất lượng của các backlink đó, tức nó đến từ các website như thế nào.
Các công cụ đo lường SEO như Semrush, Moz hay Ahrefs sẽ giúp bạn đơn giản hoá quá trình này.
Tổng hợp một số gian lận thường gặp của các SEO Agency khi đo lường và đánh giá hiệu quả SEO (Search Engine Optimization).
Khi nói đến SEO, ngoài việc tự thực thi và đo lường hiệu quả (inhouse SEO Team), doanh nghiệp cũng có thể thuê ngoài các đơn vị chuyên làm dịch vụ SEO (SEO Agency), khi này có một số gian lận mà các thương hiệu cần lưu ý, dưới đây là một số gian lận phổ biến thường thấy.
Làm SEO với các từ khoá có lượng tìm kiếm thấp.
Nếu bạn từng tìm hiểu về Search Engine Optimization hay các hoạt động tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, bạn hiểu rằng thứ hạng từ khoá SEO không phải là mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất mà đó phải người dùng, hay nói cách khác thương hiệu cần người truy cập vào website từ các tìm kiếm tự nhiên.
Để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp cần làm SEO với các từ khoá có khối lượng tìm kiếm (Search Volume) ít nhất là tương đối (có đủ nhiều), tuy nhiên vì đa phần các từ khoá có lưu lượng tìm kiếm càng cao thì càng cạnh tranh và khó thúc đẩy thứ hạng, các SEO Agency chọn cách SEO các từ khoá có lượng tìm kiếm thấp.
Mặc dù báo cáo đo lường hiệu quả SEO có vẻ tốt, mọi thứ lại không phải như vậy.
Sử dụng phần mềm SEO hay các thủ thuật gian lận SEO.
Vì khi thuê ngoài các SEO Agency, thường các doanh nghiệp chỉ xem hiệu quả có được ví dụ như thứ hạng (Keyword Ranking) hay traffic, các SEO Agency lợi dụng điều này để sử dụng các phần mềm hay thủ thuật SEO (nhiều trường hợp là Spam), điều này có thể ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của website và thương hiệu.
Bạn cứ hình dung như thế này, để có được thứ hạng cao hơn trên các trang kết quả tìm kiếm, cách làm “chính thống” là tối ưu nội dung và các kỹ thuật khác phù hợp với chính sách của các công cụ tìm kiếm, tuy nhiên vì một số lý do nào đó không ít người làm SEO cố tình sử dụng các thủ thuật gian lận (ví dụ như trao đổi hay mua bán backlink, sử dụng phần mềm SEO…).
Theo chính sách của Google, Google có thể giảm lượng hiển thị của website, chặn các từ khoá liên quan đến thương hiệu hoặc có thể xoá website ra khỏi công cụ tìm kiếm nếu website đó vi phạm (có thể phạt ngay trong lần đầu tiên hoặc nếu vi phạm nhiều lần), điều này ảnh hưởng rất lớn với các thương hiệu muốn phát triển bền vững.
Chứng minh giá trị hay hiệu quả của SEO bằng những công cụ và cách thức đo lường thông minh.
Thông qua các phân tích ở trên của MarketingTrips, hy vọng bạn có thể vẽ ra một bức tranh rõ ràng hơn nhiều về những giá trị mà bạn có thể có được từ SEO.
Bằng cách tập trung trực tiếp vào các chỉ số đánh giá và đo lường hiệu quả SEO (Search Engine Optimization) vốn mang nhiều ý nghĩa thực tế cho doanh nghiệp, bạn có thể thúc đẩy hiệu suất kinh doanh nói chung cho doanh nghiệp của mình và hơn thế nữa.
Kết luận.
Trong khi tuỳ thuộc vào từng mô hình kinh doanh khác nhau hoặc mục tiêu khác nhau của từng doanh nghiệp mà cách đo lường hiệu quả SEO có thể khác nhau, bằng cách hiểu các chỉ số nền tảng cơ bản, bạn có nhiều cơ hội làm đúng và thành công hơn với SEO.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong thế giới kỹ thuật số siêu cạnh tranh như ngày nay, tài sản thương hiệu (Brand Equity) nên là chiến lược ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp.
Tầm quan trọng của tài sản thương hiệu (Brand Equity) trong thế giới số
Brand Equity hay Tài sản thương hiệu là tất cả những tài sản hay giá trị xoay quanh một thương hiệu chẳng hạn như độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness), giá trị thương hiệu (Brand Value) hay lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty).
Về bản chất, tài sản thương hiệu cũng giống như thương hiệu, nó được nhìn nhận và đánh giá từ góc nhìn của khách hàng mục tiêu hơn là từ ý muốn chủ quan của doanh nghiệp.
Để có thể hiểu sâu hơn về thuật ngữ thương hiệu, bạn có thể xem tại: Thương hiệu là gì
Ngày nay, tài sản thương hiệu được xây dựng không chỉ thông qua các nỗ lực Marketing và Quảng cáo mà còn thông qua những trải nghiệm khách hàng tích cực.
Để có thể giữ chân khách hàng về lâu dài, các doanh nghiệp cần phải thực thi các chiến lược ưu tiên người tiêu dùng, luôn mang đến những trải nghiệm liền mạch, đáp ứng nhu cầu và sở thích của họ.
Sức mạnh của việc đầu tư vào tài sản thương hiệu.
Vào năm 2022, khi nhiều nơi trên thế giới bước vào thời kỳ lạm phát và suy thoái, tài sản thương hiệu ngày càng trở nên quan trọng hơn.
Người tiêu dùng giờ đây phải thắt chặt chi tiêu, hạn chế hoặc loại bỏ các mặt hàng không thiết yếu và lựa chọn các thương hiệu đáng tin cậy và nổi tiếng hơn.
Theo một nghiên cứu, có đến 80% khách hàng tỏ ra thờ ơ với các thương hiệu mà họ không tin tưởng, do đó niềm tin về thương hiệu tiếp tục là nơi mà các doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn.
Các doanh nghiệp sở hữu những thương hiệu đáng tin cậy và tích cực hơn thường chỉ cần chi ít ngân sách quảng cáo hơn so với các đối thủ cạnh tranh của họ.
Xây dựng tài sản thương hiệu thông qua những thông điệp thương hiệu có ý nghĩa.
Để cải thiện giá trị hay tài sản thương hiệu, doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao là chưa đủ. Người tiêu dùng ngày nay không chỉ quan tâm đến những gì một thương hiệu nói hay những gì mà thương hiệu cung cấp, họ cũng quan tâm đến những gì mà thương hiệu đang đại diện.
Theo một nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trườngGartner, 70% khách hàng mong đợi các doanh nghiệp đối xử tốt với khách hàng, cộng đồng, nhân viên và môi trường và sẽ đưa ra quyết định mua hàng dựa trên các giá trị của thương hiệu.
Từ đây, việc đảm bảo các thông điệp thương hiệu được rõ ràng, thể hiện mục đích kinh doanh hướng tới cộng đồng và người tiêu dùng mục tiêu chính là chìa khóa để nâng cao nhận thức về thương hiệu và thúc đẩy doanh thu.
Xây dựng tài sản thương hiệu thông qua các trải nghiệm kỹ thuật số.
Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại ngày nay, khi hầu hết các hoạt động mua bán đã được chuyển sang trực tuyến, phần lớn sự khác biệt và hoạt động xây dựng thương hiệu hiện được thực hiện thông qua các nền tảng trực tuyến.
Bằng cách mang đến những trải nghiệm liền mạch từ chiến lược toàn kênh (Omni Channel), thương hiệu đang giúp khách hàng mang lại những cảm xúc tốt hơn và tiết kiệm nhiều thời gian hơn.
Một nghiên cứu từ Glassbox cho thấy, hơn 80% người tiêu dùng tin rằng trải nghiệm của họ đóng vai trò trung tâm trong mọi quyết định mua hàng trong suốt hành trình khách hàng (Customer Journey Map).
Họ cũng tin rằng có rất ít thương hiệu hay doanh nghiệp hiện có thể đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của họ. Để xây dựng những giá trị thương hiệu tích cực, các doanh nghiệp cần phải nỗ lực không ngừng để thu hẹp khoảng cách hay mức độ kỳ vọng này.
Mỗi trải nghiệm kỹ thuật số tiêu cực và khó chịu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức thương hiệu và tình cảm của khách hàng đối với toàn bộ doanh nghiệp.
Tận dụng dữ liệu khách hàng để tạo sự khác biệt.
Trong vô số các cách mà doanh nghiệp có thể làm để xây dựng nên những điểm bán hàng riêng biệt, hay còn được gọi là USP, tận dụng các dữ liệu có được để tạo ra sự khác biệt là chiến lược ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh kỹ thuật số.
Một trong những cách hiệu quả nhất để làm điều này là đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu bằng cách sử dụng dữ liệu từ khách hàng (Data driven Marketing).
Việc gia tăng sự tiện lợi và cung cấp khả năng cá nhân hóa cao hơn trong cách tương tác sẽ nâng cao lòng trung thành của khách hàng cũng như mang lại các tác động tích cực đến giá trị của thương hiệu.
Theo một nghiên cứu, 90% khách hàng nói rằng khi họ tương tác với một thương hiệu nào đó trực tuyến, họ muốn có những trải nghiệm thuận tiện.
Khoảng 80% nói rằng “Tôi sẽ trung thành hơn với một thương hiệu cho thấy họ thực sự hiểu tôi và những gì tôi đang tìm kiếm từ họ” (và từ các thương hiệu khác).
Dữ liệu khách hàng là yếu tố cần thiết để tạo ra những trải nghiệm được cá nhân hóa.
Làm thế nào để đo lường tài sản thương hiệu.
Trong khi việc thực hiện nhiều hoạt động với mục tiêu xây dựng tài sản thương hiệu vốn đã rất khó khăn, việc đo lường mức độ ảnh hưởng của nó cũng là một vấn đề mà các doanh nghệp cần quan tâm.
Các chỉ số định lượng có thể được đo lường bao gồm biên độ lợi nhuận, độ nhạy về giá, tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ bỏ giỏ hàng, tốc độ tăng trưởng, thị phần và tần suất mua hàng lặp lại của khách hàng.
Các chỉ số định tính có thể là tình cảm của khách hàng với thương hiệu (Brand Love), phản ứng của khách hàng trên mạng xã hội, VOC và hơn thế nữa.
Các chiến lược phát triển tài sản thương hiệu nên được điều chỉnh thường xuyên dựa trên các bài học và dữ liệu có được.
Xây dựng mối quan hệ với khách hàng cũng là chiến lược khôn ngoan khi xây dựng tài sản thương hiệu.
Về bản chất, xây dựng tài thương hiệu hay xây dựng thương hiệu là xây dựng mối quan hệ với khách hàng và công chúng mục tiêu.
Khái niệm hành trình của khách hàng (Customer Journey) nên được nhìn nhận một cách tổng thể. Các doanh nghiệp nên cố gắng kết nối với khách hàng thông qua tất cả các điểm tiếp xúc với khách hàng (Brand Touchpoints) trong suốt quá trình khám phá và mua hàng.
Vào năm 2022, tài sản thương hiệu có thể tạo ra hoặc phá vỡ một doanh nghiệp. Để thành công, các thương hiệu cần không ngừng nỗ lực để hiểu khách hàng, hiểu thị trường và hiểu điều gì khiến doanh nghiệp trở nên nổi bật giữa các đối thủ cạnh tranh còn lại.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, công ty mẹ Facebook Meta đã và sẽ tiếp tục cắt giảm nhân sự để tối ưu hoá chi phí vận hành.
Facebook đang cắt giảm nhân sự để giảm chi phí
Với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng, mức tăng trưởng suy yếu, giá cổ phiếu sụt giảm và toàn cầu đang trong bối cảnh suy thoái kinh tế, gã khổng lồ truyền thông mạng xã hội Facebook đang có kế hoạch cắt giảm chi phí ít nhất 10% trong những tháng tới, Theo Wall Street Journal.
Điều này cũng có nghĩa là nhiều nhân viên hơn buộc sẽ phải lựa chọn một công việc khác phù hợp hơn tại Facebook hoặc…rời khỏi công ty.
“Danh sách 30 ngày” của Facebook đang tiếp tục được kéo dài ra.
Ở Facebook, có một khái niệm được gọi là “danh sách 30 ngày”, nhân viên tại Facebook có 30 ngày để được tuyển dụng lại hoặc bị sa thải, đây là cách mà công ty này sử dụng để loại bỏ những nhân viên có hiệu suất thấp hoặc nhân viên “không phù hợp” với vị trí.
Cổ phiếu của Meta đã mất gần 60% giá trị kể từ đầu năm trong bối cảnh nhiều nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu công nghệ trên diện rộng, cùng với đó là khoản thu nhập đáng thất vọng và 10 tỷ USD dang dở với Metaverse.
Meta không hề “đơn độc”.
Meta không phải là gã khổng lồ công nghệ duy nhất đang có kế hoạch sa thải bớt nhân viên, hoặc yêu cầu nhân viên lựa chọn một công việc mới phù hợp hơn.
Alphabet, công ty mẹ của Google được cho là cũng đang sử dụng một cách tiếp cận tương tự nhằm giảm bớt chi phí và gánh nặng vận hành, Google cho nhân viên của mình 60 ngày để lựa chọn một công việc mới nếu họ nằm trong danh sách bị sa thải.
Vào tháng 3, 1.400 nhân viên của Google đã kiến nghị lên công ty yêu cầu đổi thời hạn nói trên lên 180 ngày và cần tạo điều kiện để họ có thể chuyển sang vị trí mới nếu họ muốn tiếp tục làm việc tại công ty.
Snapchat, Patreon, Twilio và Netflix cũng là những doanh nghiệp đã thông báo kế hoạch sa thải hoặc đóng băng tuyển dụng trong những tháng gần đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Những năm gần đây, influencer “ảo” đang dần nhận được nhiều sự quan tâm của công chúng. Xu hướng này đã và đang thay đổi hoàn toàn cuộc chơi của ngành công nghiệp Influencer Marketing khi ngày càng nhiều người có sức ảnh hưởng được tạo ra.
Influencer được biết đến là những người có sức ảnh hưởng và tác động đến suy nghĩ, hành vi cũng như quyết định mua hàng của một nhóm đối tượng nhất định hoặc một cộng đồng lớn. Mức độ ảnh hưởng của Influencer tùy thuộc vào độ nổi tiếng, sự ủng hộ và yêu mến của mọi người.
Influencer ảo – giá trị thật.
Sáu năm trước, Lil Miquela influencer ảo xuất hiện và trở nên nổi tiếng của ngành thời thời trang lúc bấy giờ.
Cùng số lượng theo dõi “khủng” trên Instagram, Lil Miquela nổi tiếng vượt mặt cả những ngôi sao có sức ảnh hưởng, mở ra một chương mới cho thế hệ Influencer ảo.
Nối tiếp Lil Miquela, nhiều influencer ảo khác cũng tạo được dấu ấn nhất định khi xuất hiện trong những chiến dịch lớn của các nhà mốt hàng đầu, Shudu, Imma, Xhi,… là những ví dụ minh chứng.
Song song với sức ảnh hưởng trên mạng xã hội, các Influencer ảo này có khả năng kiếm tiền không thua kém người thật.
Việc sử dụng influencer để quảng bá thương hiệu và tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu không phải là điều mới mẻ với nhiều doanh nghiệp trong hoạt động truyền thông.
Tuy nhiên, hướng đi mới của Influencer ảo đã mang đến cho các thương hiệu nhiều lựa chọn hơn khi người dùng đã quá quen thuộc với những influencer thật.
Rozy – một người mẫu ảo của Hàn Quốc ước tính đem về cho công ty hơn 1 tỉ won (821.000 USD) vào năm 2021.
Không nằm ngoài cuộc chơi này, Timi – một Influencer ảo của Việt Nam vừa được “debut” với sự hoàn thiện cao về ngoại hình đang dần được netizen Việt đón nhận.
Timi không chỉ xinh đẹp mà còn giống với người thật hơn bất cứ thần tượng ảo nào, dưới nền đồ họa 3D bắt mắt và thú vị, Timi được định hình là một nhân vật ảo đang tìm hiểu thế giới thật, đang đi tìm tiếng nói và bản sắc của riêng mình.
Lợi thế của influencer ảo trong truyền thông.
Nếu như những ngôi sao có sức ảnh hưởng phải loay hoay làm mới bản thân trong cộng đồng vốn cần những gương mặt mới được sinh ra mỗi ngày, thì lợi thế của Influencer ảo chính là họ có thể trở thành bất cứ điều gì mà khán giả mong muốn, đáp ứng được các yêu cầu, thị hiếu của công chúng.
Doanh nghiệp sẽ là người kiểm soát đằng sau những nhân vật ảo này, đảm bảo hình ảnh của influencer phù hợp với sản phẩm của nhãn hàng.
Mặt khác, các nhãn hàng hoàn toàn yên tâm khi các Influencer ảo sẽ hoàn toàn không gây hại với giới trẻ như những bê bối đời tư, những hành vi trái với chuẩn mực đạo đức như các nghệ sĩ thật, đồng thời cũng hạn chế những phát ngôn nhạy cảm trên mạng xã hội. Họ hướng đến sự hoàn hảo và mang tới giá trị tốt đẹp truyền tải cảm hứng cho cộng đồng.
Về cơ bản, những Influencer ảo sẽ hoạt động và làm việc vô cùng năng suất bởi họ không bị ràng buộc bởi lịch trình và sinh hoạt như con người.
Tất cả những lợi thế này cho thấy được tiềm năng rất lớn của influencer ảo đang không chỉ dừng lại ở một xu hướng nhất thời mà sẽ còn được khai phá và phát triển trong tương lai.
Timi – Đại diện cho Gen Z, tự tin làm chủ cuộc đời.
Nhân vật ảo Timi.
Là một nhân vật ảo, Timi tuy có được thông tin “khổng lồ” từ thế giới digital rộng lớn nhưng chưa thực sự hiểu về khái niệm “con người”.
Cô vô tình phát hiện ra một thế giới song song với cuộc sống của mình – “xã hội loài người”, Timi bắt đầu hiếu kỳ và tìm hiểu, khám phá bản thân trong thế giới mới mẻ này.
Từ góc nhìn của một thực thể mới, mọi trải nghiệm của Timi tại thế giới này đều trở nên độc đáo và khác lạ.
Qua mỗi trải nghiệm, Timi từng bước tiến gần hơn với con người, thể hiện kết nối cảm xúc qua việc tham gia vào các hoạt động hàng ngày như một người thực thụ.
Không phải là Influencer ảo đầu tiên ở Việt Nam, thế nhưng những điểm sáng khác biệt của Timi lại là tiên phong trong kỷ nguyên mới trong ngành công nghiệp Influencer Marketing ở Việt Nam.
Bên cạnh ngoại hình ấn tượng, gần gũi và lạ mắt với đồ họa kết hợp thật ảo, Timi xuất hiện với diện mạo xinh đẹp cùng những cử động chân thật đến khó tin.
Bắt đầu bằng việc hoạt động sôi nổi trên các nền tảng mạng xã hội, Timi hướng tới đối tượng trẻ ở Việt Nam, cụ thể là Gen Z – những người tìm kiếm sự giải trí, thông tin lành mạnh, khám phá bản thân và sự công nhận của số đông.
Mặc dù chỉ là sản phẩm từ kỹ thuật CGI và đồ họa 3D, có thể xem sự phát triển của Influencer ảo nói chung và Timi nói riêng là một làn gió mới đầy táo tạo.
Timi đại diện cho thế hệ hiện đại, phá bỏ những khuôn mẫu cũ, tìm tòi hướng đi mới và sẵn sàng cho những đam mê, lý tưởng của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Doanh thu mảng thương mại điện tử (eCommerce) của Việt Nam vào năm 2025 có thể lên tới 39 tỷ USD, ngang Singapore và đứng sau Indonesia (104 tỷ USD).
Theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022 của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), doanh thu kinh tế Internet của Việt Nam vào năm 2025 có thể đạt tới 57 tỷ USD, vượt qua hầu hết quốc gia trong khu vực như Thái Lan (56 tỷ USD), Philippines (40 tỷ USD), Malaysia (35 tỷ USD), Singapore (27 tỷ USD) và chỉ đứng sau Indonesia (146 tỷ USD).
Hiện người Việt Nam dành trung bình 6 giờ 38 phút để truy cập Internet, thấp hơn mức chung của toàn cầu (6 giờ 58 phút) cũng như một số quốc gia trong khu vực, đơn cử như Philippines (10 giờ 27 phút), Malaysia (9 giờ 10 phút), Thái Lan (9 giờ 6 phút), Indonesia (8 giờ 36 phút) hay Singapore (7 giờ 29 phút).
Tương tự, tỷ lệ người dùng Internet mua sắm hàng tuần tại Việt Nam cũng thấp hơn nhiều so với những quốc gia kể trên. Với tốc độ gia tăng quy mô được dự báo trong thời gian tới, thị trường thương mại điện tử còn nhiều dư địa để phát triển.
Năm 2021, đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ của Việt Nam cũng như toàn thế giới. Tình trạng một số ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn tăng trưởng âm đã kéo mức tăng chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ngành bán buôn, bán lẻ giảm 0,21% so với năm trước đó, làm giảm 0,02 điểm phần trăm trong tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành vận tải kho bãi giảm 5,02%, làm giảm 0,3 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm mạnh 20,81%, làm giảm 0,51 điểm phần trăm.
Tổng kết cả năm 2021, tăng trưởng kinh tế Việt Nam chỉ ở mức 2,58%, thấp nhất trong vòng 30 năm qua.
Mặc dù vậy, thương mại điện tử vẫn giữ tốc độ tăng trưởng ổn định ở mức 16%, doanh thu bán lẻ đạt 13,7 tỷ USD năm 2021.
Tỷ trọng doanh thu bán lẻ thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước đạt 7%, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2020.
Bước sang năm 2022, doanh thu bán lẻ của lĩnh vực thương mại điện tử được dự báo đạt 16,4 tỷ USD, tức tăng thêm 20% so với năm liền trước. Đây cũng là tỷ lệ cao nhất kể từ thời điểm đại dịch Covid-19 xuất hiện.
Suốt 5 năm qua, số lượng ước tính người dùng mua sắm trực tuyến tại Việt Nam liên tục được mở rộng. Từ 33,6 triệu người vào năm 2017, tương đương 35% dân số, lên 54,6 triệu người trong năm 2021, tương đương 55,4%.
Dự kiến trong năm nay, số lượng người dùng mua sắm trực tuyến có thể tăng lên 57-60 triệu người, tương đương 57,5-60,5% dân số cả nước.
Đáng chú ý, giá trị mua sắm trực tuyến bình quân của người dân Việt Nam dự báo tăng lên 260-285 USD/người, cao hơn 40-53% so với hồi năm 2017.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Ứng dụng Social Game hàng đầu thế giới Roblox vừa đưa ra những tầm nhìn mới cho nền tảng khi hướng tới vũ trụ ảo Metaverse.
Roblox hướng tới một phiên bản hoàn thiện hơn với Metaverse – Image Credits: Roblox
Mới đây tại RDC, một sự kiện thường niên dành cho các nhà phát triển, Roblox đã nêu bật các tính năng mới của nền tảng được thiết kế để cải thiện hiệu suất trong ứng dụng với trọng tâm là mở rộng nền tảng để cung cấp những trải nghiệm tốt hơn cho những nhóm người dùng mới ngoài nhóm từ 13 tuổi trở xuống như hiện tại.
Giờ đây, Roblox sẽ căn cứ vào độ tuổi để triển khai các nguyên tắc nội dung riêng, hoặc là chỉ dành cho những người từ 9 tuổi hoặc là chỉ những người trên 13 tuổi.
Một số trải nghiệm mới, chẳng hạn như bảng quảng cáo video tương tác (interactive video billboard) hay cổng thông tin nơi sẽ đưa người dùng đến với các trải nghiệm có thương hiệu (branded experience), sẽ chỉ khả dụng với các nhóm người dùng lớn tuổi nhất trong nền tảng.
Các tính năng mới khác, như trò chuyện thoại dựa trên các vùng lân cận (proximity-based voice chat), cũng không khả dụng cho trẻ em dưới 13 tuổi vì lý do an toàn.
Roblox cho biết các trải nghiệm được thiết kế cho người dùng trên 13 tuổi có thể bao gồm những “hành động bạo lực vừa phải”, nhưng với những người dùng nhỏ tuổi thì chỉ giới hạn ở mức độ bạo lực “nhẹ”.
Trong một báo cáo mới đây, công ty tiết lộ rằng những người từ 17 đến 24 tuổi hiện là nhóm người dùng phát triển nhanh nhất trong ứng dụng. Vào năm 2021, Roblox có thêm 10 triệu người dùng hoạt động hàng ngày trong ứng dụng (DAU).
Để mở rộng nền tảng đến các nhóm người dùng mới, các cộng đồng nhà phát triển (developer) mới và hơn thế nữa, Roblox đang muốn xây dựng cửa hàng trong ứng dụng, nơi người dùng có thể mua sắm bất cứ thứ gì họ thích.
Image Credits: Roblox
Cũng vào năm 2021, Roblox thông báo rằng họ sẽ “đại tu” lại đồ họa trong game của mình với các kết cấu mới, hướng tới chủ nghĩa hiện thực (realism) với các hình đại diện sở hữu những bộ trang phục ảo thực tế hơn.
Cung cấp bộ công cụ mới cho các nhà sáng tạo (Creator), cải thiện hệ thống âm thanh trong game sống động như thật, đồng thời giới thiệu hệ thống xác minh độ tuổi, nơi sẽ giúp nền tảng loại bỏ một số tính năng cho những nhóm người dùng không phù hợp.
Vào năm 2020, Roblox đã mua Loom.ai, một công ty khởi nghiệp chuyên tạo ra các hình đại diện kỹ thuật số (digital avatars) sống động như thật với nhiều hiệu ứng động trên khuôn mặt.
Giờ đây, nền tảng này cũng đang thử nghiệm tính năng quay video để kích hoạt các hiệu ứng động trên khuôn mặt và thậm chí là toàn bộ cơ thể.
Thông qua tính năng mới này, những người sáng tạo có thể ghi lại những điệu nhảy của mình và bán chúng thông qua nền kinh tế trong game (in-game economy).
Tầm nhìn mới của Roblox khi hướng tới Metaverse.
Khi Roblox đầu tư nhiều hơn vào đồ họa, trò chơi hay các tính năng khác trong game (chẳng hạn như mua sắm), nền tảng này đang hướng tới một tương lai mới, nơi người dùng trong ứng dụng có thể trải nghiệm nhiều không gian khác nhau, di chuyển một cách dễ dàng từ trải nghiệm này sang trải nghiệm khác và hơn thế nữa.
Các nhà quảng cáo sẽ có thể sử dụng các “quảng cáo nhập vai” để cung cấp các trải nghiệm có thương hiệu tới người dùng. Roblox cũng đang giới thiệu bảng quảng cáo hiển thị video tương tác mới.
Ông Bronstein, Giám đốc Sản phẩm (CPO) của Roblox cho biết: “Hiện tại, khi bạn đang ở trong một trải nghiệm, bạn cần phải rời khỏi trải nghiệm đó để di chuyển sang một trải nghiệm khác.
Tuy nhiên, với các công nghệ mới, bạn có thể dễ dàng di chuyển qua lại giữa các trải nghiệm mà không cần phải rời khỏi trải nghiệm cũ.”
“Chúng tôi có một số ý tưởng rất thú vị, một lần nữa, đó là những ý tưởng cho tương lai, là liệu bạn sẽ có thể sở hữu cho mình một cổng thông tin cá nhân riêng hay không và liệu khi bạn mở chúng ra, bạn có thể thấy những trải nghiệm yêu thích của mình và điều hướng đến chúng hay không.”
Về cơ bản, các kiểu trải nghiệm tương tự hiện đã được sử dụng rộng rãi nhờ vào công nghệ thực tế tăng cường (AR) và các proto metaverse khác như Epic Games thành công với Fortnite và Core.
((* Proto Metaverse hay còn được gọi là Protoverse là khái niệm mô tả các nền tảng tiền Metaverse, nó chính là các phiên bản nguyên mẫu (Prototype) của Metaverse)).
Tập trung yếu tố Khám phá và Cộng đồng trên Roblox.
Vì Roblox hoàn toàn dựa vào những nội dung do người dùng tạo ra (User-generated Content), nền tảng này cũng đang phải vật lộn với một số vấn đề tương tự như các nền tảng mạng xã hội đang gặp trong thời gian gần đây.
Về phía nhà phát triển và nhà sáng tạo, điều đó có nghĩa là giúp người dùng khám phá các trải nghiệm trên Roblox một cách dễ dàng hơn.
Giám đốc Sản phẩm Roblox nói:
“Nếu bạn là nhà sáng tạo mới hoặc nếu bạn có trải nghiệm mới, thì các nội dung mới đó sẽ được khám phá như thế nào?”
“Làm thế nào để bạn có thể tìm thấy 10 người dùng đầu tiên, rồi đến 100 người dùng, và rồi 1.000 người dùng?”
“Từ góc nhìn này, chúng tôi sẽ tập trung nhiều hơn vào việc đảm bảo rằng các nội dung mới sẽ có nhiều cách hơn để được khám phá.”
Roblox cũng có kế hoạch xây dựng nhiều trải nghiệm hơn ngoài những trải nghiệm hiện có. Người dùng Roblox sẽ có thể theo dõi các nhà phát triển yêu thích của họ.
Thông qua việc mua lại Guilded, một ứng dụng trò chuyện cho các cộng đồng game, Roblox hiện có kế hoạch đưa nhiều dịch vụ xây dựng cộng đồng hơn vào ứng dụng của mình.
Giám đốc Sản phẩm Roblox cho biết.
“Một trong những điều mà chúng tôi đã học được từ các nhà phát triển hay nhà sáng tạo của mình đó là họ luôn muốn có thể tương tác với cộng đồng của họ, họ muốn xây dựng cộng đồng xung quanh nội dung của họ để khi họ có sự kiện, khi họ có bản cập nhật hay khi họ có một trải nghiệm thú vị mới, họ có thể nhanh chóng truyền tải nó.”
Roblox đang hướng tới một ứng dụng với nhiều trải nghiệm mới, những thứ mà ở hiện tại nhiều người vẫn khó có thể hình dung ra được, một tương lai mới, là Metaverse.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nền tảng thiết kế website miễn phí Wix vừa thông báo tích hợp với công cụ phân tích từ khoá Semrush nhằm mục tiêu cung cấp dữ liệu từ khoá cho khách hàng.
Wix tích hợp với Semrush để cung cấp dữ liệu từ khoá
Sau khi được tích hợp với Semrush, người dùng Wix có thể truy cập dữ liệu từ khóa SEO của Semrush trực tiếp từ trang tổng quan của Wix.
Các dữ liệu từ khoá từ Semrush cung cấp sẽ giúp cho người dùng Wix hiểu biết sâu hơn về hành vi của khách hàng để từ đó có thể giúp họ cải thiện thứ hạng tìm kiếm và xác định những từ khóa nào cần được nhắm mục tiêu.
Wix cho biết người dùng của Wix sẽ không cần phải trả thêm bất cứ khoản phí nào cho việc tích hợp này.
Nền tảng dữ liệu với hơn 21 tỷ từ khóa toàn cầu của Semrush sẽ phép các nhà xuất bản hay nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) trên nền tảng Wix tìm kiếm các thuật ngữ và cụm từ có liên quan mà không cần rời khỏi trang quản trị của Wix.
Các thông tin chi tiết từ Semrush sẽ được cung cấp như một phần của SEO Setup Checklist, công cụ hướng dẫn các nhà xuất bản (publisher/content creator) thông qua các phương pháp lập chỉ mục và tối ưu hóa tìm kiếm cơ bản của Wix.
Marcus Tober, SVP tại Semrush cho biết:
“Bằng cách tận dụng các chỉ số và cơ sở dữ liệu từ khóa của Semrush, Wix sẽ cung cấp cho người dùng các công cụ cần thiết để tìm kiếm các cơ hội và cải thiện thứ hạng của họ trên công cụ tìm kiếm Google. Vì lưu lượng truy cập tìm kiếm tự nhiên là cực kỳ có giá trị, nên việc tích hợp mới trong Wix có thể giúp phát triển doanh nghiệp của họ.”
Nati Elimelech, Trưởng bộ phận SEO tại Wix cho biết:
“Sứ mệnh của chúng tôi luôn là giúp các doanh nghiệp và chuyên gia SEO có một nền tảng thống nhất để tăng khả năng hiển thị website của họ trên các công cụ tìm kiếm.
Khi Wix được tích hợp với Semrush, chúng tôi đang thực hiện một bước tiến khác trong việc hỗ trợ các hoạt động SEO, người dùng của chúng tôi giờ đây có thể thực hiện công việc nghiên cứu từ khóa và chủ đề nội dung ngay trong ứng dụng, đó là những nền tảng quan trọng trong mọi chiến lược nội dung (Content Strategy) của họ.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Hàng loạt tài khoản quảng cáo Facebook (Facebook Ads) tại Việt Nam bị chặn trong đợt càn quét mới đây của Meta.
Facebook Ads: Nhiều tài khoản quảng cáo Facebook Việt Nam bị chặn
Trong khoảng một tuần trở lại đây, cộng đồng người cung cấp dịch vụ chạy quảng cáo Facebook than thở tài khoản của họ bị mạng xã hội này khóa.
Các lời than vãn này xuất hiện liên tục, thậm chí một số chủ nhân các tài khoản này khẳng định họ “trong sạch” nhưng vẫn bị rơi vào tình trạng tài khoản bị chặn (hay khóa tài khoản).
Bên cạnh các cá nhân hoặc đơn vị cung cấp các dịch marketing trực tuyến hoặc marketing kỹ thuật nhỏ lẻ bị ảnh hưởng thì những agency có quy mô lớn cũng chịu tác động của đợt “quét” này của Facebook.
Theo đó, nếu ít thì bị một hai tài khoản nhưng nếu nhiều có thể bị chặn đến vài chục tài khoản chuyên chạy quảng cáo.
Việc chặn đột ngột các tài khoản chạy quảng cáo ảnh hưởng tiêu cực đến các đơn vị cung cấp dịch vụ, đối tác và ngay cả người dùng cuối. “Khách hàng của chúng tôi đang thực hiện chiến dịch truyền thông đa kênh.
Các kênh khác có báo cáo về kết quả rất tốt nhưng do tài khoản quảng cáo bên phía chúng tôi bị chặn nên đã ảnh hưởng rất lớn đến khách hàng”, anh H.V. – trưởng phòng quảng cáo trực tuyến của một agency cho hay.
Các đợt “quét” tài khoản quảng cáo Facebook không còn quá mới tại Việt Nam. Trong các năm trước đó thi thoảng mạng xã hội cũng có đợt tương tự. Đợt này, không có số liệu chính thức, số lượng than thở tài khoản bị chặn dường như nhiều hơn.
Anh V.P. – Giám đốc một agency digital marketing tại TP HCM – cho biết công ty của anh cũng bị chặn. “Lần này Facebook quét và ảnh hưởng lớn hơn các đợt trước”, anh V.P. nói nhưng vì yếu tố kinh doanh nên không tiện chia sẻ cụ thể số lượng tài khoản bị chặn. Anh chỉ cho biết là “rất nhiều”.
Theo một chuyên gia trong lĩnh vực digital marketing tại TP HCM, tài khoản quảng cáo thường chia thành hai loại là cá nhân và đứng tên doanh nghiệp.
Tài khoản này không giống tài khoản cá nhân bình thường, chức năng của nó chỉ dùng cho quảng cáo. Tài khoản cá nhân thường bị dính chặn trong các đợt quét hơn. Nhưng tài khoản doanh nghiệp không phải thoát được hoàn toàn.
Lý do chặn, được suy đoán, là do sử dụng tài khoản đăng phát các nội dung vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng Facebook, giá trị đạo đức địa phương, có yêu cầu từ nhà chức năng; tài khoản bị nghi ngờ về thanh toán hoặc thiếu nợ. Tuy nhiên, Facebook không thông báo cụ thể lý do tài khoản quảng cáo bị chặn.
Việc quét và chặn hàng loạt tài khoản như vậy được các chuyên gia trong lĩnh vực này ví von như là “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”. Nếu chủ tài khoản nào “tự tin rằng sạch sẽ, không vi phạm, không thiếu nợ thì có thể kháng cáo” – một chuyên gia cho chúng tôi biết.
Hiện công ty của V.P. đang thực hiện kháng cáo. “Nếu tài khoản hoàn toàn “sạch sẽ” thì khả năng được mở khóa sẽ rất cao”, vị giám đốc này nêu kinh nghiệm. “Sẽ không có thời gian chính xác khi nào Facebook sẽ mở lại tài khoản quảng cáo bị chặn”.
Trong xu hướng tiếp cận khách hàng đa kênh, một số agency đã tư vấn khách hàng sử dụng thêm các kênh truyền thông, mạng xã hội khác để giảm phụ thuộc vào Facebook.
Tuy nhiên, lượng người sử dụng mạng xã hội này tại Việt Nam vẫn chiếm ưu thế, bên cạnh Tik Tok.
“Để giảm thiểu rủi ro cũng đạt khả năng tiếp cận tốt hơn thì khách hàng nên cân nhắc ngân sách cho các kênh khác, không nên phụ thuộc 100% vào Facebook như hiện tại”, anh H.V. nói.
Facebook từng khởi kiện người Việt chạy quảng cáo trái phép.
Nhiều chuyên gia tin rẳng Việt Nam là “thị trường đặc biệt” đối với Facebook bởi có nhiều người vi phạm. Họ sử dụng các tài khoản không chính danh để chạy quảng cáo, đây là hành vi không đúng với quy định của mạng xã hội này. Thậm chí một số đối tượng còn lợi dụng chính sách của Facebook để trục lợi cá nhân.
Khoảng giữa tháng 6/2021, Facebook cho biết đã nộp hai đơn kiện chống lại các đối tượng vi phạm Chính sách và Điều khoản Quảng cáo. Bị đơn trong vụ kiện đầu tiên là một công ty tiếp thị California và các đại lý.
Vụ kiện thứ hai có bị đơn là một nhóm người sống tại Việt Nam, chuyên tấn công chiếm đoạt tài khoản để chạy quảng cáo trái phép.
Theo Giám đốc Thực thi và Kiện tụng Facebook Jessica Romero, 4 cá nhân sống tại Việt Nam – N.H.T, L.K, N.Q.B và P.H.D – sử dụng kỹ thuật “đánh cắp cookie” hay “đánh cắp session” để xâm phạm tài khoản các nhân viên của nhiều Agency quảng cáo, Marketing.
Sau đó, họ chạy quảng cáo trái phép. Blog Facebook khẳng định các nạn nhân bị lừa đảo, dẫn tới mất tài khoản sau khi cài đặt ứng dụng từ Google Play Store có tên “Ad Manager for Facebook”. Hiện ứng dụng đã bị Google gỡ bỏ.
Một khi tải về “Ad Manager for Facebook”, nạn nhân sẽ chia sẻ thông tin đăng nhập Facebook cùng các thông tin khác.
Thủ phạm sử dụng thông tin này để truy cập tài khoản rồi chạy quảng cáo. Trong một vài trường hợp là quảng bá lừa đảo trực tuyến.
Theo bà Romero, nhóm chạy hơn 36 triệu USD quảng cáo trái phép. Facebook đã hoàn tiền cho nạn nhân và giúp họ bảo mật tài khoản.
Facebook cho biết đang tìm cách vạch trần toàn bộ hành vi của 4 thủ phạm, buộc các đối tượng phải chịu trách nhiệm vì viết ứng dụng “Ad Manager for Facebook”, lừa mọi người cài đặt, xâm phạm tài khoản rồi dùng chúng để chạy quảng cáo trái phép.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Shopee, gã khổng lồ thương mại điện tử có trụ sở tại Singapore, “con cưng” của giới đầu tư một thời, hiện đang đối mặt với triển vọng huy động vốn ảm đạm trong thị trường đầy biến động hiện nay.
Sea Limited, công ty mẹ của Shopee đã mất khoảng 170 tỷ USD giá trị thị trường trong vòng một năm qua, theo Bloomberg.
Điều này trái ngược hẳn với thời điểm tháng 9/2021, khi Sea đã thu về 6 tỷ USD thông qua đợt bán cổ phần và trái phiếu chuyển đổi trong vòng gọi vốn được xem là lớn nhất Đông Nam Á vào thời điểm đó.
Trong một bản ghi nhớ dài 1.000 từ gửi cho nhân viên Shopee vào ngày 15/9, Forrest Li – tỷ phú sáng lập, Chủ tịch và CEO Shopee – đã vạch ra các chiến lược cắt giảm chi phí mạnh mẽ sẽ được triển khai trong thời gian tới.
Dưới đây là toàn bộ “tâm thư” ông gửi cho nhân viên trước đợt cắt giảm nhân sự hàng loạt.
“Thân gửi các “Thủy thủ”,
Thời gian gần đây, chúng tôi đã phải đưa ra một số quyết định bất đắc dĩ. Tôi biết nhiều bạn đã thấy những thông tin tiêu cực về công ty trên các phương tiện truyền thông, và có thể đã bị sốc khi Shopee phải rút khỏi nhiều thị trường trên thế giới.
Vì vậy, hôm nay tôi viết thư này để làm rõ những gì đang xảy ra và cũng như trao đổi với các bạn về những gì chúng ta cần làm trong 12-18 tháng tới.
Như các bạn biết đấy, đây là một thời kỳ khó khăn đối với ngành công nghiệp của chúng ta. Khi các quốc gia mở cửa trở lại sau đại dịch, người dùng thay đổi thói quen chi tiêu, vì thế, hoạt động kinh doanh của chúng ta đã không còn được bùng nổ như trước nữa.
Và sau đó, thế giới lại phải hứng chịu một loạt đòn kinh tế vĩ mô, từ xung đột ở châu Âu, sự gián đoạn chuỗi cung ứng khổng lồ đến việc lạm phát tăng vọt và tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Đó là một năm khắc nghiệt đối với tất cả mọi người và khiến thị trường vốn rơi vào tình trạng hỗn loạn. Thậm chí, một số nhà kinh tế đang dự đoán một cuộc suy thoái toàn cầu sẽ xảy ra.
Đáng buồn thay, cơn bão ấy không chừa chúng ta ra. Mọi bộ phận đều đã cố gắng hết sức để vượt qua những giai đoạn khó khăn.
Công ty đã từng bước thực hiện những hạn chế mới và cố gắng thích nghi với hoàn cảnh, ngay cả khi điều này dẫn đến những quyết định bất đắc dĩ.
Tôi biết nhiều người trong số các bạn đã phải làm thêm giờ, nhận lương thấp hơn và cố gắng duy trì tinh thần lạc quan. Cảm ơn các bạn vì điều này.
Bây giờ, chúng ta phải thừa nhận rằng tình hình này có thể sẽ tồn tại trong trung hạn. Nhìn vào viễn cảnh tương lai, đội ngũ lãnh đạo và tôi đang đưa ra một số quyết định để giúp công ty không chỉ sống sót qua cơn bão này mà còn vượt lên vị trí vững chắc nhất có thể.
Tôi viết thư này rất mong nhận được sự hỗ trợ của các bạn để các kế hoạch được triển khai thuận lợi.
Mục tiêu số một của công ty trong 12-18 tháng tới là đạt được khả năng tự cung tự cấp, đồng nghĩa với việc đạt được dòng tiền dương càng sớm càng tốt.
Ngay bây giờ, nhờ nhiều năm làm việc chăm chỉ và hành động thận trọng, chúng ta có một nền tảng tiền mặt vững chắc để công ty có thể ở vị trí an toàn hơn nhiều so với các đối tác trong lĩnh vực công nghệ.
Tuy nhiên, nếu sử dụng nguồn tiền này không cẩn thận trong bối cảnh các nhà đầu tư đang tìm kiếm nơi “trú ẩn an toàn”, chúng ta sẽ không dự đoán được khả năng huy động vốn trên thị trường.
Cách duy nhất để chúng ta không phải phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài là tăng năng lực tự cung tự cấp, tạo ra đủ tiền mặt cho tất cả các nhu cầu và dự án của công ty. Nếu làm được, điều này sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với tương lai của chúng ta.
Chúng ta sẽ thảnh thơi hơn, ít bị ảnh hưởng hơn bởi những thăng trầm bên ngoài – những gì đang làm tổn thương chúng ta ngày hôm nay. Chúng ta sẽ vững vàng hơn và ít bị phân tâm hơn để tập trung vào các mục tiêu của chính mình.
Đây là cách tôi muốn Sea vượt lên khỏi cơn bão này: đứng ở vị trí chắc chắn và độc lập, để tự chủ lựa chọn con đường của riêng mình.
Để đạt được điều này, chúng ta cần làm hai điều:
1. Trước mắt, phải tìm mọi cách để giảm chi phí hoạt động. Càng tiết kiệm được nhiều tiền mặt mỗi ngày, chúng ta càng có nhiều thời gian để vượt qua cơn bão này. Mỗi một chút nhỏ cũng đều có giá trị.
2. Về lâu dài, chúng ta phải thiết lập văn hóa nhạy cảm với chi phí trong toàn tổ chức. T
rước đây, công ty đã tập trung ưu tiên tăng trưởng, và đôi khi là tăng trưởng bằng mọi giá. Đây không phải là một cách tiếp cận sai lầm, vì điều kiện toàn cầu đã chín muồi với các cơ hội. Nhưng bây giờ các điều kiện đã thay đổi, chúng ta cũng phải thích ứng.
Cần ưu tiên kiểm tra chi phí, không chỉ riêng với công ty, mà trong toàn ngành. Trong giai đoạn bất định này, công ty nào quản lý tốt tài chính thì sẽ nổi lên mạnh nhất.
Tuy nhiên, điều này không dễ gì đạt được. Nhưng nếu tất cả chúng ta sẵn sàng chung tay nỗ lực, thắt lưng buộc bụng thì tôi khẳng đinh, chúng ta có thể làm nên chuyện.
Tương tự như những công ty khác trong ngành, chính sách thắt chặt chi phí sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 (mặc dù tôi khuyến khích các bạn thực hiện ngay lập tức).
Thông tin chi tiết đã có đầy đủ trong tài liệu đính kèm, nhưng tôi xin nêu những điểm chính sau đây:
Giới hạn các chuyến bay công tác ở hạng phổ thông và chi phí lưu trú khách sạn ở mức 150 USD/đêm.
Giới hạn chi phí bữa ăn khi đi công tác quốc tế xuống 30 USD/ngày.
Không hoàn trả các bữa ăn hoặc giải trí bên trong hoặc bên ngoài
Đối với di chuyển bằng ôtô, chọn dịch vụ đặt xe hoặc taxi địa phương tiết kiệm nhất.
Những quy định mới này sẽ áp dụng cho mọi nhân viên và toàn bộ đội ngũ lãnh đạo, bao gồm cả tôi. Ngoài ra, ban lãnh đạo sẽ không nhận bất kỳ khoản thù lao nào cho đến khi công ty đạt được khả năng tự cung tự cấp.
Tôi biết những tin tức như thế này sẽ khó chấp nhận. Chúng tôi đang theo dõi sát sao tình hình thế giới, và cố gắng thích ứng tốt nhất có thể. Tôi mong nhận được sự hỗ trợ và thông cảm của bạn để cùng nhau vượt qua con sóng này.
Tôi sẽ cố gắng hết sức để cập nhật cho bạn về tình hình công ty và các diễn biến trên thế giới. Nếu có phản hồi hoặc ý tưởng mới, tôi hoan nghênh bạn viết email cho tôi. Tôi có thể không trả lời được hết, nhưng tôi chắc chắn sẽ đọc và cân nhắc từng tin nhắn.
Cảm ơn các bạn, các thủy thủ của chúng tôi, vì tất cả những đóng góp to lớn để xây dựng công ty. Nếu không có sự chăm chỉ của bạn, chúng tôi đã không thể được như bây giờ.
Hiện chúng ta cần phải trải qua một quá trình chuyển đổi mà tôi biết có thể sẽ rất đau đớn và căng thẳng, đối với cá nhân cũng như tập thể.
Nhưng nếu chúng ta có thể thích ứng và vượt qua, công ty sẽ tiến lên một giới hạn mới. Tôi tin tự cung tự cấp sẽ là chìa khóa thành công trong tương lai của chúng ta.
12-18 tháng tiếp theo rất quan trọng đối với công ty của chúng ta. Hãy sát cánh cùng nhau và nỗ lực vượt qua giai đoạn này.
Forrest”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
CEO Meta tin rằng công ty này và Apple đang ở trong cuộc cạnh tranh kéo dài nhiều năm tới để định hình tương lai của Internet.
Theo một biên bản họp nội bộ thu thập được bởi The Verge, CEO Meta đã nói với các nhân viên vào đầu tháng 7 rằng họ đang cạnh tranh với Apple để định hình “tương lai của Internet”.
Mark Zuckerberg cho biết Meta sẽ tự định vị mình là một giải pháp thay thế cởi mở và rẻ hơn so với Apple. Ngoài ra, hãng cũng dự kiến công bố dòng thiết bị đeo AR đầu tiên của mình vào cuối năm 2022.
Theo The Verge, tuyên bố của Mark Zuckerberg cho thấy 2 gã khổng lồ công nghệ đã sẵn sàng cạnh tranh trong việc bán phần cứng cho nền tảng thực tế ảo (VR) và tăng cường (AR).
“Đây là một chạy đua về triết lý và ý tưởng, nơi Apple tin rằng bằng cách tích hợp chặt chẽ và tự mình thiết kế mọi thứ, họ sẽ xây dựng trải nghiệm người dùng tốt hơn.
Chúng tôi tin rằng còn rất nhiều việc phải làm trong việc chuyên môn hóa các công ty khác nhau, điều đó cho phép một hệ sinh thái lớn hơn nhiều tồn tại”, Zuckerberg chia sẻ về sự đối đầu của 2 công ty.
Kể từ khi Facebook đổi tên thành Meta, Mark Zuckerberg đã thúc đẩy khái niệm về khả năng tương tác cho vũ trụ ảo Metaverse, thứ mà vị tỷ phú coi là bước tiến lớn của công nghệ sau điện thoại thông minh. Gần đây, hãng cũng đã cùng Microsoft, Epic Games và 33 công ty khác xây dựng Hội tiêu chuẩn mở metaverse.
Nhóm được lập nhằm thúc đẩy tạo ra các giao thức mở, giúp người dùng dễ dàng di chuyển qua các thế giới ảo cùng với các tài sản kỹ thuật số của mình trong tương lai.
Việc Apple vắng mặt trong nhóm được Zuckerberg nhận xét là không có gì đáng ngạc nhiên. Vị tỷ phú cho rằng việc kiểm soát chặt chẽ phần cứng và phần mềm của Apple đã hoạt động tốt với iPhone, nhưng đối với Metaverse “vẫn chưa rõ ràng cách tiếp cận nào sẽ tốt hơn”.
Trong khi CEO Tim Cook thể hiện sự quan tâm lớn với AR, Apple lại đặc biệt im lặng về các thiết bị phần cứng chưa ra mắt.
Dù vậy, nhiều tin rò rỉ chỉ ra rằng công ty sẽ ra mắt một thiết bị đeo thực tế ảo mới sẽ kết hợp trải nghiệm của đắm chìm hoàn toàn của thực tế ảo VR với AR, từ đó hòa vào thế giới thực.
Meta hiện có kế hoạch ra mắt một thiết bị đeo tương tự Apple vào cuối năm nay với tên mã Cambria, và hãng hiện cũng đang chuẩn bị để ra mắt kính AR thực sự đầu tiên của mình.
The Verge nhận định nếu VR và AR thành công như Zuckerberg hy vọng, Meta sẽ trở thành một nền tảng đối nghịch với Apple tương tự Android với iOS.
Cả 2 đối trọng của Apple đều có rất nhiều điểm tương đồng: như thiết bị thực tế ảo Quest đã cho người dùng cài các ứng dụng từ bên ngoài, tương tự cách Android cho phép người dùng cài ứng dụng bên thứ ba.
Tuy mức giá của thiết bị đeo đã tăng thêm 100 USD so với ban đầu, phần cứng của Meta hầu như vẫn bán lỗ hoặc hòa vốn.
Apple và Meta chưa bao giờ có chung một quan điểm. Nền tảng mạng xã hội của Meta hiện thâm hụt hàng tỷ USD doanh thu quảng cáo mỗi năm trên iOS sau khi Apple phát hành tính năng cho phép người dùng quyết định ứng dụng bên thứ ba có thể theo dõi dữ liệu để hiển thị quảng cáo hay không.
Tuy Zuckerberg đang cố gắng tìm cách thoát khỏi sự ảnh hưởng của Apple trên nền tảng di động, nhận xét của CEO Meta cho thấy 2 gã khổng lồ công nghệ sẽ cạnh tranh với nhau trong nhiều năm tới.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Gã khổng lồ điện toán đám mây Salesforce vừa thông báo ra mắt Genie CDP để thúc đẩy trải nghiệm của khách hàng trong thời gian thực (real-time customer experiences).
Salesforce ra mắt Genie CDP để thúc đẩy trải nghiệm khách hàng trong thời gian thực
Theo đó, tại hội nghị Dreamforce, Salesforce đã công bố ra mắt của Genie CDP, một nền tảng dữ liệu khách hàng theo thời gian thực (real-time CDP) có thể giúp các doanh nghiệp cung cấp những trải nghiệm liền mạch cho khách hàng của họ.
Giới thiệu về Genie CDP của Salesforce.
Ngày nay, các doanh nghiệp hiện đại, đặc biệt là các doanh nghiệp đang kinh doanh có sử dụng yếu tố kỹ thuật số (Digital) và thương mại điện tử, phải sử dụng hàng chục hay thậm chí là hàng trăm các ứng dụng (app) nội bộ khác nhau.
Mỗi ứng dụng hay giải pháp đóng vai trò phục vụ một mục đích duy nhất và không ngừng thu thập dữ liệu có giá trị về khách hàng.
Tuy nhiên, ở hầu hết các doanh nghiệp, các ứng dụng này hoạt động tách biệt với nhau, hay nói cách khác, doanh nghiệp cất trữ các thông tin khác nhau của khách hàng ở từng bộ phận hay phòng ban riêng biệt, đây thực sự là một lỗ hổng lớn ảnh hưởng trực tiếp đến các trải nghiệm của khách hàng (CX) với doanh nghiệp.
Trong khi Salesforce Customer 360 giải quyết vấn đề bằng cách tập hợp dữ liệu khách hàng trong một chế độ xem duy nhất, dễ hiểu và cho phép doanh nghiệp hành động dựa trên những gì có được, nền tảng CRM (quản trị mối quan hệ khách hàng) mới chỉ giải quyết được một phần của vấn đề.
Khi khối lượng dữ liệu về khách hàng tăng lên nhanh chóng và các doanh nghiệp cũng cần một cách khác để có thể xử lý dữ liệu một cách nhanh chóng hơn – để có được khách hàng mới, giữ chân họ và khiến họ hài lòng.
Đây chính là lúc Genie CDP, cải tiến mới nhất của Salesforce ra đời. Genie CDP là một phần trong không gian CDP, tức các nền tảng về quản trị dữ liệu khách hàng. Để có thể hiểu toàn bộ các lý thuyết về CDP, bạn có thể xem tại cdp là gì
Ông David Schmaier, Chủ tịch kiêm Giám đốc Sản phẩm tại Salesforce, cho biết:
“Trong bối cảnh kinh doanh ngày nay, và với những nhà lãnh đạo Marketing, tất cả đều muốn tận dụng dữ liệu theo thời gian thực để tạo ra những trải nghiệm khách hàng được cá nhân hóa và hấp dẫn hơn – nó chính là ưu tiên hàng đầu trong thế giới kỹ thuật số.”
“Đó là lý do tại sao chúng tôi xây dựng Genie CDP, một sự đổi mới quan trọng nhất của chúng tôi từ trước đến nay trên nền tảng của Salerforce.”
Genie CDP làm gì?
Genie CDP làm gì?
Bắt đầu có sẵn từ hôm nay, Genie CDP bổ sung thêm tính năng giao tiếp theo thời gian thực vào Salesforce Customer 360.
Genie CDP thu thập và lưu trữ các luồng dữ liệu thời gian thực và dữ liệu giao dịch trên quy mô lớn, trao quyền cho các đội nhóm trong doanh nghiệp để cung cấp những trải nghiệm liền mạch, được cá nhân hóa liên tục, và có khả năng thích ứng với thông tin và nhu cầu đang ngày càng thay đổi nhanh chóng của khách hàng.
Genie chạy trên cơ sở hạ tầng đám mây của Hyperforce và sử dụng các trình kết nối tích hợp (built-in connectors) để thu thập dữ liệu từ mọi kênh (mobile app, web, API) trong thời gian thực.
Sau đó, các dữ liệu này sẽ được lập thành biểu đồ khách hàng thời gian thực – một kiểu hồ sơ khách hàng đồng nhất.
Mọi thứ trong biểu đồ này đều hiển thị và có thể điều chỉnh trên toàn bộ hệ sinh thái Salesforce Customer 360, AppExchange (một sản phẩm của Salesforce) và các ứng dụng tùy chỉnh khác.
Với Genie CDP, nền tảng sử dụng trí tuệ nhân tạo của Salesforce, doanh nghiệp có thể tạo ra hơn 175 tỷ dự đoán mỗi ngày, có thể đưa ra các dự đoán và hành động được đề xuất trong thời gian thực.
Salesforce hiện đã hợp tác với các đối tác dữ liệu và AI hàng đầu.
Ngoài các tính năng nói trên, Salesforce hiện cũng đã hợp tác với nhiều đối tác chiến lược khác với mục tiêu là nâng cao năng lực của Genie CDP.
Cụ thể, hợp tác với Snowflake để cho phép Genie CDP truy cập vào dữ liệu được lưu trữ trong Snowflake mà không bị trùng lặp, hợp tác với Amazon để cho phép doanh nghiệp sử dụng SageMaker, nền tảng máy học đám mây của Amazon.
Một đối tác đã sử dụng các sản phẩm của Salesforce cho biết:
“Với Salesforce, chúng tôi có thể kiểm soát nhiều hơn thông điệp của mình và có thể gửi đúng thông điệp, đến đúng người và vào đúng thời điểm.
Điều này cho phép chúng tôi thực sự hướng tới các trải nghiệm của khách hàng, gặp gỡ mọi người ở mọi nơi họ đang ở trong suốt hành trình mua hàng (Customer Journey Map).”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng MarketingTrips tìm hiểu các nội dung xoay quanh chủ đề Audio Ads (quảng cáo âm thanh) như: Audio Ads là gì, lợi ích và cơ hội cho thương hiệu với Audio Ads, ví dụ về Audio Ads, các yếu tố tạo nên một chiến dịch quảng cáo âm thanh thành công cho marketer và hơn thế nữa.
Audio Ads là gì? Lợi ích và ví dụ về Audio Advertising
Với sự phổ biến ngày càng lớn của Audio Advertising (Audio Ads), phương thức quảng cáo này có thể cung cấp nhiều cơ hội mới cho thương hiệu trong việc thúc đẩy mức độ nhận biết thương hiệu và độ tiếp cận.
Những cơ hội mới cho thương hiệu với Programmatic Audio Ads là gì?
Đã đến lúc thương hiệu cần mở rộng phạm vi tiếp cận với các hình thức quảng cáo mới như Audio Ads.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Audio Ads là gì?
Audio Ads hay Audio Advertising là một hình thức quảng cáo âm thanh, thay vì sử dụng các định dạng quảng cáo phổ biến như video, photo hay text (văn bản), các thương hiệu sử dụng âm thanh để truyền tải các thông điệp quảng cáo của mình.
Theo WARC (Trung tâm Nghiên cứu Quảng cáo Thế giới), có một khoảng cách lớn giữa thời gian người dùng dành cho âm thanh và mức chi tiêu của các thương hiệu cho quảng cáo, chỉ một phần nhỏ của ngân sách Marketing tổng thể được chi cho Audio Ads so với các hình thức Ads phổ biến khác.
Audio Ads là một cơ hội lớn cho các thương hiệu.
Vào năm 2023, Digital Audio Ads đạt mức tăng trưởng cao nhất so với cùng kỳ năm trước với mức tăng 57,9% lên mức 5.5 tỷ USD chỉ riêng ở thị trường Mỹ.
Theo dự báo, vào cuối năm 2024, con số này sẽ đạt mức 8 tỷ USD toàn cầu.
Digital Audio Ads là gì?
Digital Audio Ads là hình thức quảng cáo âm thanh kỹ thuật số, khái niệm đề cập đến quá trình chèn quảng cáo vào các nội dung âm thanh kỹ thuật số để tiếp cận người nghe chính là những khách hàng mục tiêu.
Digital Audio Ads cho phép các nhà quảng cáo kết nối với khán giả trong khi họ đang thưởng thức nội dung âm thanh họ yêu thích, đó có thể là âm nhạc, podcast hoặc chương trình radio kỹ thuật số.
Ví dụ, với quảng cáo âm thanh trên nền tảng Spotify, nhà quảng cáo sẽ có một số tuỳ chọn quảng cáo như:
Quảng cáo âm thanh (Audio Ads). Các quảng cáo này có thời lượng 30 giây và phát giữa các bài hát.
Quảng cáo podcast (Podcast Ads). Những quảng cáo này thường dài từ 30 đến 60 giây. Chúng thường phát trong podcast và có thể được đọc bởi người dẫn chương trình (Host) hoặc diễn viên lồng tiếng.
Digital Audio hay Âm thanh kỹ thuật số là gì?
Digital Audio là Âm thanh kỹ thuật số, bao gồm bất kỳ loại âm thanh nào được nghe trên các nền tảng kỹ thuật số với sự hỗ trợ của kết nối internet.
Digital Audio có một số loại chính bao gồm:
Âm thanh đã tải xuống, như bài hát, album và podcast.
Âm thanh phát trực tiếp, ví dụ như các chương trình phát sóng từ các đài phát thanh hay các buổi trò chuyện trực tiếp trên các nền tảng như Spotify Greenroom.
Âm thanh theo yêu cầu (On-demand audio) như âm nhạc, podcast, chương trình trò chuyện, radio hay video âm thanh.
Nhờ các thiết bị như điện thoại thông minh, loa thông minh và tai nghe không dây, người nghe có thể thưởng thức âm thanh kỹ thuật số trong hầu hết mọi môi trường và ở bất cứ nơi đâu họ muốn.
Tại sao lại là Audio trong Advertising (Ads).
Trong thế giới quảng cáo hiện tại, thương hiệu rõ ràng là vô số các phương thức hay định dạng quảng cáo khác nhau, những thứ có thể được thử nghiệm và tối ưu cho các mục tiêu riêng của từng thương hiệu.
Audio Ads với bản chất vốn có của nó là thứ “ít xâm phạm” vì không trực quan, do đó chúng khá gần gũi và khiến cho người nghe có cảm giác được đắm chìm (immersive experience).
Nó dễ dàng thúc đẩy việc kể chuyện thương hiệu (Storytelling) khi mọi thông điệp quảng cáo của thương hiệu được họ tiếp nhận một cách từ từ, đây cũng chính là sự khác biệt so với các định dạng quảng cáo trực quan khác như quảng cáo Facebook hay Quảng cáo TikTok.
Các dữ liệu nghiên cứu cho thấy rằng âm thanh là phương tiện hay định dạng nội dung (Content Type) truyền thông phong phú nhất có thể kích hoạt khả năng ghi nhớ, sự tin cậy và cả kết nối.
Quảng cáo âm thanh kỹ thuật số tạo ra nhiều tương tác và kích hoạt cảm xúc hơn các hình thức truyền thông khác.
Một nghiên cứu của Spotify và Neuro-Insight cho thấy âm thanh kỹ thuật số có nhiều khả năng thu hút bộ nhớ dài hạn hơn, tăng cường độ cảm xúc tốt hơn so với bất kỳ định dạng nào khác như TV, mạng xã hội hoặc video kỹ thuật số.
Một nghiên cứu gần đây cũng đã phát hiện ra rằng mức độ tương tác với quảng cáo tăng lên sau mỗi lần hiển thị âm thanh, con số này đúng trên nhiều ngành nghề, nền tảng và thể loại khác nhau.
Có một điểm rất đáng lưu ý ở đây là, tuỳ thuộc vào từng nền tảng và thiết bị khác nhau, người dùng (người nghe) sẽ bị tác động và phản ứng theo những cách khác nhau.
Ví dụ: khoảng một nửa số chủ sở hữu loa thông minh (loa bluetooth) có khả năng phản hồi tích cực với quảng cáo thông qua các thiết bị này (theo số liệu từ Báo cáo âm thanh thông minh năm 2022 của NPR và Edison Research.)
Trong số những người đã nghe quảng cáo trên loa thông minh, 53% cho biết họ sẽ phản hồi, trong khi 48% cho biết họ có xu hướng phản hồi tốt hơn với các quảng cáo trên loa thông minh so với quảng cáo từ một thiết bị hay nền tảng khác.
Những cơ hội mới cho thương hiệu với Programmatic Audio Ads là gì?
Những cơ hội mới cho thương hiệu với Programmatic Audio Ads là gì?
Bằng cách sử dụng quảng cáo âm thanh có lập trình, tức thương hiệu thực hiện việc mua bán và chạy quảng cáo âm thanh một cách tự động.
Cũng giống như với quảng cáo video và hiển thị (display Ads), quảng cáo âm thanh có lập trình cho phép các nhà quảng cáo tiếp cận theo hướng dữ liệu (Data driven Marketing) để từ đó tạo ra các hiệu suất quảng cáo và chuyển đổi tốt hơn.
Đây là một quy trình tự động và liền mạch từ việc vận hành, nhắm mục tiêu, đo lường, tối ưu và cung cấp cho các nhà quảng cáo khả năng phân phối quảng cáo tới các chương trình và nội dung phù hợp nhất (theo thời gian thực).
Có một điểm khác biệt cũng như là cơ hội cho các thương hiệu đó là, không giống như các kênh quảng cáo kỹ thuật số khác, Programmatic Audio Ads cho phép mua quảng cáo tập trung vào các nhóm đối tượng mục tiêu cụ thể thay vì tập trung vào nội dung hay vị trí (placement) như các nhà quảng cáo vẫn làm.
Đã đến lúc thương hiệu cần mở rộng phạm vi tiếp cận với các hình thức quảng cáo mới như Audio Ads.
Như đã phân tích ở trên, với tư cách là những người làm marketing, thương hiệu hay quảng cáo, bạn không ngừng tìm kiếm và tối ưu các phương thức quảng cáo mới nhằm mục tiêu mở rộng phạm vi tiếp cận cũng như thúc đẩy chuyển đổi.
Khi các nền tảng quảng cáo như mạng xã hội, tìm kiếm hay hiển thị hình ảnh đã trở nên quá quyen thuộc hay thậm chí là quá tải với người dùng, bạn cần tìm một phương thức mới tiềm năng hơn, Audio Ads hay quảng cáo âm thành nên là một trong số đó.
Bên cạnh đó, nhờ những sự phát triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), chẳng hạn như giọng nói tổng hợp theo các loại nội dung cụ thể, điều này có thể giúp tăng mức độ biểu cảm của âm thanh nhiều hơn, quảng cáo âm thanh kỹ thuật số khi này sẽ trở nên hợp lý hơn và tốt hơn.
Kết luận.
Với tư cách là Marketer, bạn cần đảm bảo rằng mình luôn dành một phần ngân sách marketing (dù là nhỏ) để liên tục thử nghiệm các kênh mới, bằng cách hiểu Audio Ads là gì, cũng như các tiềm năng đi kèm, giờ đây bạn có thể bắt đầu thử nghiệm các ý tưởng mới của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Gã khổng lồ thức ăn nhanh McDonald’s cho biết kế hoạch mở cửa lại các nhà hàng tại thủ đô Kyiv và phía Tây Ukraine sẽ diễn ra trong vòng 2 tháng.
McDonald’s sẽ bắt đầu mở cửa lại tại Ukraine
Giám đốc Truyền thông của gã khổng lồ ngành hàng F&B McDonald’s tại Ukraine cho biết thương hiệu này sẽ bắt đầu mở cửa hoạt động kinh doanh trở lại tại Kyiv, thủ đô của Ukraine trong tuần này.
“Việc mở cửa trở lại các nhà hàng ở Kyiv và miền tây Ukraine sẽ diễn ra theo từng giai đoạn trong vòng hai tháng.”
Trong khi McDrive và các nhà hàng ăn uống tại chỗ (dine-in) sẽ chỉ mở cửa vào tháng 10, 3 nhà hàng ở Kyiv sẽ bắt đầu giao hàng từ 20/9.
McDonald’s cho biết thương hiệu này đang thực hiện các quy trình nâng cao để đảm bảo an toàn cho nhân viên và khách hàng, các nhà hàng sẽ mở cửa từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, nhưng sẽ “đóng cửa ngay khi có cảnh báo”.
Với việc mở cửa trở lại, gã khổng lồ thức ăn nhanh đang thực hiện cam kết của mình từ hồi tháng 8 là sẽ đưa nhân viên làm việc trở lại bất chấp những xung đột gần đây ở thị trường này.
McDonald’s hiện có hơn 100 nhà hàng ở Ukraine và tất cả đều đóng cửa. Theo một tuyên bố, công ty đã tiếp tục trả lương cho hơn 10.000 nhân viên tại đây.
McDonald’s cũng đã dừng các hoạt động tại Nga từ tháng 3 với 840 nhà hàng và đã bán hầu hết các nhà hàng cho một đơn vị địa phương được cấp phép vào tháng 5.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Để giải quyết tình trạng độc quyền nền tảng, CEO Epic Games kêu gọi tạo ra kho ứng dụng thống nhất cho mọi hệ điều hành.
CEO Epic Games muốn xóa sổ App Store và Google Play
Tim Sweeney, CEO Epic Games tiếp tục chỉ trích Apple và Google do các chính sách độc quyền trên iOS và Android. Để giải quyết vấn đề này, ông kêu gọi tạo ra kho ứng dụng thống nhất cho tất cả hệ điều hành.
“Những gì thế giới cần bây giờ là cửa hàng duy nhất hoạt động với mọi nền tảng. Hiện tại, quyền sở hữu phần mềm bị phân mảnh với iOS App Store, Google Play Store, các kho ứng dụng trên Xbox, PlayStation, Nintendo Switch, sau đó đến Microsoft Store và Mac App Store”, Sweeney chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg.
Ngày 16/11, Sweeney có mặt ở Seoul (Hàn Quốc) để tham dự Hội nghị Toàn cầu về Cân bằng Hệ sinh thái Ứng dụng Di động. Tại đây, ông đã công khai phản đối chính sách độc quyền trên kho ứng dụng của iOS và Android.
“Apple đẩy hàng tỷ người dùng vào một kho ứng dụng và quy trình thanh toán. Apple đang tuân theo các chính sách của nước ngoài liên quan đến quyền riêng tư người dùng, tuy nhiên lại phớt lờ đạo luật do Hàn Quốc thông qua”, Sweeney cho biết.
Vào tháng 8, Hàn Quốc là nước đầu tiên thông qua luật cấm độc quyền thanh toán trên di động. Theo quy định mới, các công ty như Apple, Google phải mở cửa cho hệ thống thanh toán bên thứ ba thay vì buộc nhà phát triển sử dụng quy trình thanh toán độc quyền.
Google cũng bị CEO Epic Games chỉ trích do cắt phí các giao dịch không do công ty xử lý. Dan Jackson, phát ngôn viên Google cho biết chiết khấu trên Play Store không chỉ để xử lý giao dịch.
“Đó là cách chúng tôi cung cấp Android và Google Play miễn phí, đầu tư vào kênh phân phối, phát triển dịch vụ bảo mật cho lập trình viên, người dùng tại Hàn Quốc và trên thế giới”, Jackson khẳng định.
Tại Hàn Quốc, Sweeney bày tỏ quan điểm ủng hộ đất nước châu Á trong cuộc chiến chống lại hành vi độc quyền. “Tôi rất tự hào khi cùng các bạn đứng lên chống lại điều này. Tôi tự hào khi đứng cùng các bạn và nói rằng tôi là người Hàn Quốc”, CEO Epic Games cho biết.
Epic Games đã đệ đơn kiện Apple, Google vào năm 2020 sau khi Fortnite bị gỡ khỏi App Store và Play Store do áp dụng hệ thống thanh toán riêng, cập nhật mà không qua kiểm duyệt. Hãng game này chỉ trích chiết khấu 30% mà Apple, Google áp dụng cho nhà phát triển là quá cao.
Apple và Google nói rằng mức chiết khấu giúp tăng cường bảo mật cho người dùng và lập trình viên. Dù vậy, Sweeney vẫn chỉ trích sự độc quyền về hệ thống thanh toán trong các nền tảng.
“Có một thị trường cho các cửa hàng, thị trường cho thanh toán và nhiều thị trường liên quan. Điều quan trọng là quy định chống độc quyền không cho phép kẻ thống trị một thị trường sử dụng quyền lực để áp đặt lên các thị trường không liên quan”, Sweeney cho biết
Trong hồ sơ được nộp gần đây, Epic Games cáo buộc Google còn thành lập “Lực lượng đặc nhiệm Fortnite” từ năm 2018 khi Fortnite cho phép tải game từ Samsung Galaxy Store hoặc website mà không thông qua Google Play.
Epic Games cho rằng đội ngũ này họp hàng ngày, thậm chí gửi thông tin về lỗi trong game cho giới báo chí sau 9 ngày phát hiện, trong khi quy định phải là 90 ngày.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Các ứng dụng trên App Store Việt Nam sẽ bắt đầu áp dụng bậc giá mới từ ngày 5/10, gồm 87 cấp bậc giá dao động từ 25.000 đồng đến gần 25 triệu đồng.
Vào ngày 19/9, Apple thông báo sẽ tăng giá các ứng dụng và phí mua các ứng dụng trên App Store tại nhiều quốc gia Châu Á và Châu Âu như Việt Nam, Chile, Ai Cập, Nhật Bản, Malaysia, Pakistan, Ba Lan, Hàn Quốc, Thụy Điển và mọi quốc gia khác dùng đồng EUR.
Điều chỉnh này sẽ được áp dụng vào 5/10.
Theo bảng bước giá mới chia theo cấp mà Apple công bố cho App Store Việt Nam, các ứng dụng miễn phí (cấp 0) sẽ tiếp tục miễn phí.
Những bước giá tiếp theo là cấp 1 25.000 đồng, cấp 2 là 49.000 đồng và cấp 3 là 79.000 đồng. Cấp cao nhất trong bảng này là 87 với giá ứng dụng gần 25 triệu đồng.
Tại Việt Nam, mức điều chỉnh này nhằm đáp ứng những quy định mới của Apple trong việc thu và nộp các loại thuế hiện hành. Nhóm này bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất đều ở mức 5%.
Số tiền App Store thu từ người dùng sẽ được hãng tính toán lại và điều chỉnh phù hợp, giá đưa ra chưa bao gồm thuế. Hãng sẽ thu và nộp các khoản thuế theo quy định hiện hành tại Việt Nam.
Dù Apple không đưa ra bình luận chính thức, nhiều nhà phân tích cho rằng đây là động thái của hãng nhằm đảm bảo lợi nhuận trong bối cảnh đồng USD lên giá so với đồng EUR và nhiều đồng tiền khác tại châu Á.
Khi mức giá mới được áp dụng, mục Giá bán (Pricing) và Khả dụng (Availability) trong Ứng dụng của tôi (My Apps) sẽ được cập nhật. Nhà phát triển có thể thay đổi giá của ứng dụng và mua sắm trong ứng dụng (bao gồm thuê bao tự gia hạn) vào bất kỳ lúc nào trong App Store Connect.
Nếu cung cấp thuê bao, nhà phát triển được chọn duy trì mức giá với các thuê bao hiện tại.
Điều này đồng nghĩa người dùng đang đăng ký tự động gia hạn trên các ứng dụng thì sẽ không bị tăng giá thuê bao trong đợt này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Sea Group, công ty mẹ của Shopee sắp sa thải 3% nhân viên của sàn thương mại điện tử (eCommerce) này ở Indonesia, trong làn sóng cắt giảm nhân lực nhằm hạn chế thua lỗ và thu hút lại các nhà đầu tư.
Shopee sắp sa thải hàng loạt nhân viên bao gồm nhiều nhân sự Marketing và vận hành
Bloomberg cho biết, công ty có trụ sở tại Singapore này sẽ bắt đầu thông báo cho các nhân viên bị ảnh hưởng bởi quá trình cắt giảm này, chủ yếu là nhân viên thuộc các bộ phận Marketing và khối vận hành, từ ngày 19/9.
Theo thông tin nội bộ công ty, tỷ lệ cắt giảm 3% ở Indonesia là phù hợp với hoạt động kinh doanh ở khu vực này. Được biết, năm 2021, công ty có khoảng hơn 67.000 nhân viên.
Shopee cho biết trong một e-mail không kèm theo giải thích chi tiết.
“Những thay đổi này là một phần trong nỗ lực không ngừng của chúng tôi nhằm tối ưu hóa hiệu quả hoạt động kinh doanh. Chúng tôi đặt mục tiêu tự cung tự cấp trong toàn bộ hoạt động kinh doanh.”
Theo bản ghi nhớ, công ty dự định sẽ cung cấp các gói trợ cấp thôi việc và hỗ trợ nhân viên khi cần thiết.
Giá trị thị trường của Sea Group đã “bốc hơi” khoảng 170 tỷ USD kể từ mức cao nhất vào tháng 10 năm ngoái, do ảnh hưởng của việc kinh doanh trong bối cảnh lãi suất tăng và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ gã khổng lồ công nghệ Alibaba ở Trung Quốc.
Tuần trước, tỷ phú đồng sáng lập Sea, Forrest Li đã thông báo trong một bản ghi nhớ nội bộ, ban lãnh đạo cấp cao nhất sẽ không nhận thù lao và thắt chặt các chính sách chi phí để cố gắng duy trì công ty qua giai đoạn suy thoái kinh tế.
Gã khổng lồ Singapore này hiện đang giảm dần dấu ấn ở nước ngoài và các doanh nghiệp ngoại khi yếu tố cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn, đặc biệt trong mảng thương mại điện tử.
Shopee hiện đã rút khỏi các thị trường lớn ở châu Âu, châu Mỹ Latinh và Ấn Độ.
Theo Bloomberg, hãng công nghệ lớn nhất Đông Nam Á đang có kế hoạch giảm số lượng nhân viên trong lĩnh vực game – nhóm mang lại lợi nhuận cao nhất – và các dự án mới tại chi nhánh nghiên cứu và phát triển.
“Đây là một quyết định rất khó khăn”, ban lãnh đạo cho biết trong bản ghi nhớ. “Chúng tôi sẽ cung cấp các gói trợ cấp hợp lý cho những nhân viên nghỉ việc và hỗ trợ khi cần thiết”.
Giá trị tài sản của CEO Meta, Mark Zuckerberg, đã mất đến 70 tỷ USD trong năm 2022 và rơi xuống vị trí giàu thứ 20 trên thế giới.
Mark Zuckerberg mất 70 tỷ USD và rơi xuống vị trí giàu thứ 20 trên thế giới
Theo ước tính của Bloomberg, giá trị tài sản ròng của CEO Meta Mark Zuckerberg đã giảm tới 70 tỷ USD trong năm 2022, và rơi xuống vị trí người giàu thứ 20 trên thế giới.
Vào đầu năm nay, Zuckerberg sở hữu khoảng 125 tỷ USD và cho đến thời điểm hiện tại con số này chỉ còn 55,3 tỷ USD, giảm hơn 55%. Forbes ước tính giá trị tài sản ròng của Zuckerberg là 53,4 tỷ USD.
Meta, công ty sở hữu mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook, Instagram, WhatsApp và Oculus về cơ bản là phải đối mắt với khá nhiều biến động kể từ năm 2021 đến 2022, từ việc công ty đổi tên thành Meta cho đến chiến lược tập trung vào vũ trụ ảo Metaverse.
Tính đến cuối năm 2021, Facebook mất khoảng 1 triệu người dùng hoạt động hàng ngày (DAU).
Thu nhập ròng (net income) của Meta đã giảm 36%, tương đương hơn 3 tỷ USD trong quý 2 năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021.
Trong một tuyên bố mới đây, Meta cho biết rằng nền tảng này đã chi khoảng 10 tỷ USD cho các khoản đầu tư liên quan đến Metaverse trong năm 2021, tính đến tháng 4 năm 2022, có hơn 10.000 nhân sự đang làm việc trong các dự án Metaverse.
Meta đã cắt giảm tuyển dụng nhân viên mới vào năm 2022 trong bối cảnh suy thoái kinh tế đã làm ảnh hưởng đến toàn bộ ngành công nghệ.
Danh sách những người giàu nhất thế giới.
CEO của Tesla và SpaceX, Elon Musk, hiện vẫn đứng đầu danh sách những người giàu nhất thế giới với mức tài sản ước tính khoảng 268 tỷ USD.
Tỷ phú Ấn Độ, Gautam Adani, CEO Amazon, Jeff Bezos, “ông trùm hàng xa xỉ” của Pháp, Bernard Arnault và cựu CEO Microsoft, Bill Gates là những người còn lại trong Top 5.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Meta vừa thông báo ra mắt Facebook Reels API, tính năng cho phép chia sẻ Reels qua ứng dụng của bên thứ ba (Third Party Apps).
Facebook Reels API: Meta cho phép chia sẻ Reels qua ứng dụng của bên thứ ba
Theo đó, nhằm mục tiêu hỗ trợ các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) và thương hiệu thông qua tính năng video dạng ngắn Reels, Meta thông báo ra mắt Facebook Reels API, API sẽ cho phép chia sẻ Reels thông qua các ứng dụng tạo video của bên thứ ba cũng như các công cụ quản lý mạng xã hội khác.
“Chúng tôi nhận thấy rằng nhiều nhà sáng tạo và thương hiệu hiện đang dựa vào các công cụ của bên thứ ba khi tạo Facebook Reels, vì điều này, chúng tôi mong muốn việc chia sẻ nội dung video từ các công cụ hoặc ứng dụng sẽ trở nên đơn giản hơn.
Từ đây bạn có thể sử dụng tính năng ‘share to reels’ để chia sẻ Reels.”
Facebook Reels API sẽ cho phép các nền tảng của bên thứ ba cung cấp tính năng ‘share to reels’, thứ có thể giúp họ tạo và quản lý Reels một cách dễ dàng trên các nền tảng mạng xã hội (Social Media).
Cũng theo Meta, để làm cho quá trình tạo và đăng Reels được dễ dàng hơn, nền tảng này đã hợp tác với Jellysmack, Sprout Social, Wix và nhiều nền tảng hơn nữa trong tương lai gần.
Meta ra mắt Facebook Reels API trong bối cảnh TikTok đang phát triển mạnh mẽ, mức độ tương tác của Reels đã giảm 13,5% trong những tháng gần đây, trong khi Instagram cũng đang thất thế về lượng thời gian ở lại trên ứng dụng hằng ngày.
Meta thừa nhận một phần khiến Instagram kém hấp dẫn hơn trong thời gian gần đây là vì thuật toán đề xuất của Instagram vẫn còn nhiều thứ chưa phù hợp.
Bạn có thể xem và thiết lập Facebook Reels API tại đây:
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Apple gửi thư quảng bá cơ hội quảng cáo mới tới các nhà phát triển, thể hiện tham vọng bành trướng trong ngành công nghiệp Marketing.
Apple ngày càng thích bán quảng cáo và muốn gia nhập ngành Marketing
Trong một bức thư được Apple gửi tới các nhà phát triển, Apple cho biết có kế hoạch triển khai các vị trí quảng cáo mới, và khuyến khích các nhà phát triển tham gia đặt trước thềm mùa lễ.
Việc Apple chào mời một vị trí quảng cáo mới trong ứng dụng App Store thể hiện tham vọng bành trướng của công ty trong ngành công nghiệp tiếp thị.
Trong những năm gần đây, các vị trí quảng cáo của Apple chỉ được giới hạn trong tab Tìm kiếm trên App Store và một ứng dụng trên trang kết quả tìm kiếm.
“Với những đổi mới trong chương trình quảng cáo của Apple, các nhà phát triển giờ đây có thể quảng cáo ứng dụng của mình trên App Store để thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn nữa trong mùa lễ này”, Apple viết trong thư gửi đến các lập trình viên.
Tuy quảng bá vị trí hiển thị mới, bức thư gửi đến các nhà phát triển không nêu rõ các quảng cáo mới sẽ xuất hiện ở đâu.
Song, vào tháng 7, Apple đã thông báo công ty đang có kế hoạch mở rộng hệ thống quảng cáo với một khu vực mới trên trang đầu của App Store ở tab “Hôm nay” (Today), cùng một vị trí khác trên các trang sản phẩm ứng dụng với tên gọi “Bạn cũng có thể thích”.
“Quảng cáo đi kèm tìm kiếm của Apple mang đến cơ hội cho các nhà phát triển ở mọi quy mô khả năng phát triển doanh nghiệp.
Giống như các dịch vụ quảng cáo khác hiện có, các vị trí đặt quảng cáo mới cũng sẽ chỉ chứa các nội dung đã được App Store phê duyệt, đồng thời tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về quyền riêng tư”, đại diện của Apple chia sẻ với CNBC.
Việc mở rộng khu vực quảng cáo diễn ra khi hoạt động kinh doanh quảng cáo trên các thiết bị của hãng đang dần bị giám sát chặt chẽ hơn. Quảng cáo được coi là một phần trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty.
Chỉ riêng trong năm 2021, Apple thu về hơn 68 tỷ USD doanh thu dịch vụ. Theo nhà phân tích Wamsi Mohan, trong tháng 7 vừa qua, Apple đã thu về 5 tỷ USD doanh thu chỉ từ hệ thống quảng cáo riêng của hãng.
Vào năm 2021, Apple phát hành tính năng Minh bạch theo dõi người dùng (ATT), cung cấp cho người dùng lựa chọn chia sẻ dữ liệu cho các nhà phát triển hay không.
Hầu hết chủ sở hữu iPhone chọn không chia sẻ, ngăn các nhà quảng cáo trực tuyến theo dõi chính xác hiệu suất quảng cáo của họ.
Tính năng của hãng cho phép người dùng tự tắt các quảng cáo cá nhân hóa, ngăn Apple hoặc các bên thứ 3 sử dụng các dữ liệu như thông tin tài khoản và các hoạt động duyệt web trước đó để hiển thị quảng cáo tìm kiếm (Search Advertising).
Theo thống kê của Apple, 78% người dùng đã lựa chọn tắt hiển thị các quảng cáo cá nhân.
Sự thay đổi của hãng đã nhận sự phản đối từ các công ty quảng cáo trực tuyến, bao gồm Meta. Công ty mẹ của Facebook cho rằng tính năng mới của Apple là phản cạnh tranh và mang tính độc quyền.
Công ty cũng cho rằng sự thay đổi của Apple có thể khiến mạng xã hội mất 10 tỷ USD trong năm nay.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Siêu mẫu Mỹ Bella Hadid đã bước từ sàn catwalk vào Metaverse với sự ra mắt của CY-B3LLA – bộ sưu tập Non-Fungible Tokens – gồm các tác phẩm nghệ thuật dựa trên ảnh quét 3D khuôn mặt và cơ thể cô.
Siêu mẫu Bella Hadid gia nhập Metaverse với bộ sưu tập NFTs
Bella Hadid (25 tuổi) nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn từ New York rằng cô bị hấp dẫn bởi môi trường của vũ trụ ảo Metaverse và cô muốn tạo ra “phiên bản thú vị” của chính mình sau khi bị ám ảnh bởi trò chơi điện tử trong thời gian phong tỏa vì Covid-19.
Trước đó, Hadid cho biết trên tài khoản Instagram của mình rằng cô đã tạo NFT để “khuyến khích du lịch, hướng đến cộng đồng, phát triển óc tưởng tượng và tương tác giữa con người với nhau”.
NFT là một tài sản kỹ thuật số tồn tại trên blockchain, là bản ghi các giao dịch được lưu giữ trên các máy tính nối mạng. Tất cả các loại đối tượng kỹ thuật số – bao gồm hình ảnh, video, nhạc và văn bản – có thể được mua và bán dưới dạng NFT.
“Thật là vui”, Bella Hadid nói về quá trình này và cho biết kết quả cuối cùng thực sự có “biểu cảm khuôn mặt chính xác” của cô.
Cảm hứng cho bộ sưu tập CY-B3LLA trên NFT đến từ 10 quốc gia khác nhau, với ý kiến đóng góp từ các nghệ sĩ. “Để xem phiên bản thú vị của tôi do chính tôi tạo ra.
Có rất nhiều phiên bản khác nhau của tôi mà bạn có thể tạo ra và có thể không phải phiên bản mà tôi từng hướng tới”, cô nói.
Vị trí và các tài sản kỹ thuật số đi kèm sẽ được tiết lộ trong khoảng thời gian từ nay đến tháng 9, với đợt đầu tiên có hình ảnh của Bella Hadid theo phong cách robot lấy cảm hứng từ Nhật Bản.
Mỗi NFT cũng hoạt động như một hộ chiếu cho cộng đồng toàn cầu, mở khóa phần thưởng và cho phép chủ sở hữu truy cập vào các sự kiện thực tế do Hadid tham dự. Ngày mà các NFT có thể được chốt vẫn chưa được công bố nhưng những người mua quan tâm có thể đăng ký trực tuyến.
Bella Hadid nhận định: “Thật thú vị khi thấy mọi người muốn tham gia. Mỗi khi tôi bày ra thứ gì đó, nó giống như bữa tiệc sinh nhật nhưng không có ai xuất hiện. Và vì vậy thật tuyệt khi thấy mọi người thực sự muốn tham gia và hiểu nó”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong khi tính xác thực (authenticity) có thể khó xây dựng và có phần nhạy cảm trong các giai đoạn đầu, nó thực sự mang lại giá trị bền vững cho doanh nghiệp.
Authentic Marketing: Lợi ích của việc ứng dụng tính xác thực trong kinh doanh và Marketing
Nếu bạn là người làm kinh doanh hay marketing và bạn chưa từng nghe tới thuật ngữ “tính xác thực” hay tính xác thực trong Marketing (Authentic Marketing), đã đến lúc bạn cần quan tâm đến nó nhiều hơn.
Theo một nghiên cứu từ Stackla, có đến 88% người tiêu dùng coi tính xác thực là yếu tố quan trọng khi quyết định lựa chọn các thương hiệu.
Tính xác thực, về cơ bản là ranh giới giữa những gì một thương hiệu tự mô tả bản thân họ và cách đối tượng mục tiêu nghĩ về họ.
Ví dụ: đây là những dấu hiệu cho thấy một thương hiệu nào đó có tính xác thực hoặc đang áp dụng nó.
Đảm bảo các giá trị của thương hiệu không chỉ thông qua website hay các tài liệu về marketing: Khách hàng cần cảm nhận được tính xác thực bất cứ khi nào họ tương tác với thương hiệu.
Tương tác thường xuyên với cộng đồng của thương hiệu và tận dụng tối đa nội dung do người dùng tạo ra (User-generated Content).
Sử dụng những hình ảnh thể hiện cá tính của thương hiệu hơn là những hình ảnh được dàn dựng một cách vô hồn của doanh nghiệp.
Tự nhận thức và phản ánh bản thân với tư cách là một nhà lãnh đạo tư tưởng.
Trong khi tính xác thực (authenticity) có thể khó xây dựng và có phần nhạy cảm trong các giai đoạn đầu, nó thực sự mang lại giá trị bền vững cho doanh nghiệp.
Bạn sẽ thu hút được những đối tượng mục tiêu, những người thích bạn và sẵn sàng chia sẻ các giá trị của bạn.
Khi nói đến tính xác thực, có một câu hỏi đặt ra là tại sao rất nhiều nhà lãnh đạo hay doanh nghiệp tránh thể hiện nó?
Một số lý do có thể đưa ra là, thứ nhất, họ chưa xây dựng được tính xác thực hay trung thực với những gì mà thương hiệu của họ đang chia sẻ.
Thứ hai là vì họ sợ rằng mình sẽ thu hút được ít đối tượng mục tiêu hơn khi tính xác thực đó chưa hẳn là tính xác thực.
Trong khi một số thương hiệu đang tìm cách để che dấu đi tính xác thực, một số thương hiệu khác luôn tìm cách để thể hiện nó với khách hàng của họ.
Kết quả là khi khách hàng ngày càng ít tin tưởng hơn với quảng cáo và những thông tin một chiều từ thương hiệu, họ chọn cách “thuộc về” các thương hiệu sẵn sàng đồng hành cùng họ, chia sẻ qua lại những giá trị một cách minh bạch.
Xây dựng sự khác biệt so với đối thủ.
Với tư cách là những người làm marketing, có thể bạn đang tìm cách “đẩy” tất cả những gì mà bạn muốn nói đến với khách hàng, những tấm hình được đồ hoạ trau chuốt hay những video với đầy hiệu ứng bắt mắt.
Nhìn sang đối thủ, bạn cũng đang nhìn thấy những cách làm tương tự và hiển nhiên bạn cảm thấy “an tâm” vì điều đó.
Tuy nhiên, bạn có tự hỏi rằng, liệu khách hàng có tin tưởng những điều đó hay tại sao họ lại chọn thương hiệu của bạn thay vì đối thủ cạnh tranh?
Bằng cách xuất hiện với một hình ảnh chân thực, nói những gì gần gũi với khách hàng, những thứ mà họ có thể tin và chia sẻ được, bạn dần dần có được lòng trung thành từ họ.
Tính xác thực giúp thương hiệu xây dựng lòng tin một cách dễ dàng hơn.
Như MarketingTrips đã phân tích nhiều lần trước đây, là một marketer, việc tự đặt mình vào vị trí của khách hàng là một cách thông minh để thấu hiểu họ.
Khi bạn phát hiện ra rằng tính bền vững là một phần giá trị cá nhân và niềm tin của khách hàng và sau đó bạn tìm cách đưa nó vào sản phẩm của mình rồi thể hiện tới khách hàng, thương hiệu của bạn sẽ là một phần của họ.
Trong trường hợp nếu khách hàng của bạn là Gen Z, những người không ngừng mong muốn thể hiện và chia sẻ giá trị cá nhân của bản thân cùng với đó là thái độ tích cực ủng hộ các thương hiệu đáng tin cậy, tính xác thực càng trở nên quan trọng hơn.
Khi các hoạt động Marketing là phần thể hiện hay xác thực những gì thương hiệu từng tuyên bố và cam kết, không có lý do gì để khách hàng nghi ngờ về thương hiệu.
Thương hiệu sẽ kết nối và truyền cảm hứng cho những người khác.
Tính xác thực trong marketing lẫn kinh doanh nghe qua thì khá đáng sợ! Nó khiến nhiều thương hiệu cảm thấy “dễ bị tổn thương” hay sẽ có một số sự thật không mong muốn nào đó sẽ bị phơi bày.
Đây cũng là lý do tại sao nhiều doanh nghiệp vẫn giữ cho họ một hình ảnh hoàn hảo, hào nhoáng và không bao giờ mắc sai lầm.
Tuy nhiên, bạn cứ thử hình dung thế này, nếu bạn là một khách hàng, người không thể tránh khỏi những sai lầm nào đó, người luôn có những khuyết điểm nhất định, liệu họ có tin tưởng hoàn toàn vào một nhân vật hoàn hảo nào đó.
Khi một thương hiệu có thể giúp khách hàng biết được họ thực sự là ai, những kết nối có ý nghĩa sẽ bắt đầu nảy sinh, tính xác thực khi này có thể truyền cảm hứng không những cho khách hàng mà còn là nhân viên, đối tác và hơn thế nữa.
Chiến lược phát triển bền vững.
Với tư cách là những nhà lãnh đạo, hay thậm chí là người làm kinh doanh nói chung, bạn bắt đầu công việc kinh doanh của mình vì bạn muốn tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn (ít nhất là cho khách hàng của mình).
Vậy làm thế nào bạn có thể làm điều đó nếu bạn đang hằng ngày tự ép mình vào một khuôn khổ không phù hợp với những gì đang diễn ra thực tế (bên trong bạn và doanh nghiệp của bạn)?
Trong khi thực thi tính xác thực ban đầu sẽ khá khó khăn. Tuy nhiên, khi bạn đã làm điều đó được một thời gian, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy nó là tự nhiên và đúng đắn.
Bạn sẽ trở về đúng với những gì thuộc về bạn, thu hút những người có cùng chí hướng, tập trung xây dựng giá trị và sau đó truyền cảm hứng cho khách hàng của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Là nền tảng “đến sau” trong không gian mạng xã hội và nhanh chóng có được hơn 1 tỷ người dùng, điều gì khiến TikTok phát triển thần tốc đến vậy, thuật toán của TikTok là yếu tố phải kể đến đầu tiên.
Điều gì khiến thuật toán của TikTok trở thành nỗi ám ảnh của các đối thủ
Khi nói đến TikTok, người ta nói đến một ứng dụng video dạng ngắn dành riêng cho Gen Z, nơi những người dùng trẻ có thể khám phá không giới hạn các nội dung giải trí mang tính trực quan cao (Visual Content).
Điểm đặc biệt nhất trên nền tảng TikTok nằm ở trang “For You”, nguồn cấp dữ liệu chính của TikTok, đây cũng chính nơi khiến TikTok trở thành nổi ám ảnh của các nền tảng khác trên không gian mạng xã hội (Social Network).
Dưới đây là những gì làm cho thuật toán của TikTok khác biệt và cách thuật toán này đã tạo ra sự phát triển bùng nổ cho ứng dụng với hơn 1 tỷ người dùng.
Sự trỗi dậy và sụp đổ của các phương tiện truyền thông mạng xã hội.
Khi các nền tảng truyền thông mạng xã hội (Social Media) và các nền tảng truyền thông khác phát triển, thói quen và hành vi của người dùng cũng vậy.
Trước sự phát triển bùng nổ của các ứng dụng như TikTok hay Instagram, trải nghiệm mạng xã hội và nội dung phần lớn phụ thuộc vào những nền tảng chủ yếu là để “Kết bạn” hay kết nối như Facebook.
Trong khi những kết nối này là 2 chiều, nghĩa là bạn sẽ trở thành bạn bè với một ai đó nếu họ “Accept” (hoặc ngược lại), từ những người bạn cùng lớp, những người thân quen, sau đó đến cả những người trong gia đình (và cả họ hàng).
Dần dần khi người dùng bắt đầu kết nối với những “người mới” (do thuật toán đề xuất), những người họ chưa từng kết nối hay quen biết trước đây, sự khác biệt về độ tuổi và nhiều thứ khác khiến các nội dung mà họ chia sẻ trở nên không còn liên quan và hấp dẫn lẫn nhau.
Để tìm kiếm những trải nghiệm mới mẻ hơn, họ tìm đến các nền tảng mới. Đối với nhiều người, đây có thể là Instagram, Twitter, LinkedIn hay TikTok.
Điểm khác biệt ở đây là khả năng theo dõi một chiều (one-way follow). Điều này vừa cho phép người dùng thắt chặt vòng kết nối gia đình và bạn bè để chỉ hướng tới những người có bài đăng mà họ thích hay muốn xem.
Đồng thời, nó cũng cho phép họ mở rộng nguồn cấp dữ liệu (News Feed) ngoài những nguồn hiện tại, đó chính là từ những người và thương hiệu mà họ quan tâm theo dõi.
Những người có ảnh hưởng (Influencer), nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) và các thương hiệu đang cố gắng xây dựng sự hiện diện của họ trên mạng xã hội từ đây cũng có nhiều động lực hơn để xây dựng.
Tuy nhiên, cho đến khi nhiều người dùng nhận thấy rằng họ phải “cuộn” một cách vô thức để tìm kiếm những nội dung có thể theo kịp với sở thích đang thay đổi của họ, mọi thứ đã thay đổi.
Điều gì đã khiến TikTok có thể phát triển bùng nổ một cách nhanh chóng đến vậy?
Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, các nền tảng mạng xã hội suy cho cùng cũng được xây dựng để thúc đẩy kết nối (Connections) chứ không phải là để khám phá và khơi dậy sở thích của người dùng.
Với tư cách là người dùng, bạn không ngừng nỗ lực cố gắng để cá nhân hóa nguồn cấp dữ liệu của mình với mục tiêu là để cảm thấy phù hợp và thú vị hơn trên nền tảng, bạn cá nhân hoá bằng cách hủy theo dõi, kết nối mới, tìm kiếm nội dung thông qua các thẻ hashtag, và nhiều hành động khác.
Và đây chính là lúc TikTok gia nhập và nổi dậy, nền tảng tìm đủ mọi cách để cá nhân hoá nguồn cấp dữ liệu và trải nghiệm của người dùng.
Trang “For You” (Dành cho bạn) được thiết kế để chia sẻ nội dung với người dùng dựa trên những gì thuật toán của TikTok đã học được, thuật toán này tin rằng đó là những thứ có liên quan nhất và sẽ được người dùng quan tâm nhiều nhất.
Dần dần, nguồn cấp dữ liệu được TikTok cá nhân hóa theo sở thích, niềm tin, sự tò mò và niềm đam mê, và “nhiệm vụ” của người dùng là xem liên tục các video dạng ngắn này một cách thụ động.
Đến đây, có nhiều người sẽ thắc mắc tại sao thuật toán của TikTok khiến người dùng ghiền (nghiện) đến vậy?
Câu trả lời hết sức đơn giản. Bởi vì nó được cá nhân hóa DÀNH RIÊNG CHO BẠN.
Về bản chất, thuật toán của TikTok hoạt động giống như một “người mai mối thần tốc”, nó thay người dùng khám phá những điều mới, những thứ mà họ thậm chí còn không nhận ra là họ muốn xem.
Vào năm 2021, TikTok đã vượt qua Google trên các tên miền (domains) phổ biến nhất của Cloudflare (nền tảng lưu trữ bằng công nghệ điện toán đám mây).
Thuật toán của TikTok khác biệt như thế nào?
Hầu hết các nền tảng truyền thông mạng xã hội, chẳng hạn như Facebook và Instagram, dựa vào thứ được gọi là “social graph” (biểu đồ xã hội), những nền tảng này sẽ kết nối bạn trong một mạng lưới bao gồm mọi người hay những thứ mà bạn có thể có bất kỳ mối quan hệ nào và sử dụng các thông tin chi tiết (Insights) này để phục vụ cho quảng cáo.
Tuy nhiên, trong khi những gợi ý này được đưa ra với giả định rằng người dùng có cùng sở thích và hành vi mua hàng tương tự như những người mà họ kết nối, sự thật là điều này không đúng như vậy.
Điểm khác biệt chính của TikTok là các thuật toán được xây dựng trên “interest graph” (biểu đồ sở thích). Thuật toán này hoạt động bằng cách sử dụng sở thích và nội dung mà người dùng tương tác, nắm bắt những lượt thích và không thích và sau đó liên kết họ tới những người dùng hay thương hiệu có cùng sở thích đó.
TikTok cũng có khía cạnh biểu đồ xã hội với nguồn cấp dữ liệu theo dõi (Following Feed), nhưng nguồn cấp dữ liệu “Dành cho bạn” (For You) mới là thứ đã thúc đẩy sự phát triển của người dùng và nhà sáng tạo.
Tất cả những gì người dùng phải làm là xem một vài video mà không cần thêm bất cứ một người theo dõi nào, còn lại thuật toán TikTok sẽ nhanh chóng sắp xếp và đề xuất những thứ phù hợp.
Bằng cách nào mà thuật toán của TikTok có thể làm được những thứ nói trên.
Để làm được những thứ nói trên cho người dùng, TikTok sử dụng cái gọi là trí tuệ nhân tạo (AI). AI đóng vai trò là “người chỉ đường”, chúng phát triển theo sở thích đang ngày càng thay đổi của người dùng trong thời gian thực.
Thuật toán này giúp người dùng phát hiện ra những điều gì thú vị cần khám phá mà họ không cần phải tìm kiếm một cách thụ động.
Người dùng có thể loại bỏ hoàn toàn khía cạnh “xã hội” và đó cũng là lý do nhiều người chỉ sử dụng TikTok như một nền tảng khám phá và giải trí đơn thuần.
Nói về AI hay Trí tuệ nhân tạo, rõ ràng là công nghệ này không phải là mới. Nếu bạn đã từng là người dùng của gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon, AI được sử dụng để đề xuất bạn mua sắm dựa trên những gì những người khác có cùng sở thích đã mua.
Amazon không được xây dựng trên biểu đồ xã hội, vì vậy họ sử dụng hành vi trong quá khứ của người dùng và đối sánh họ với những người có hành vi mua hàng tương tự.
Sự khác biệt với thuật toán của TikTok là nó được siêu cá nhân hóa (hyper-personalized) và nó chính xác một cách kỳ lạ, nó cụ thể cho từng sở thích cá nhân và hiển nhiên sẽ không có chuyện có 2 nguồn cấp dữ liệu giống nhau của 2 người dùng khác nhau.
Thành công của TikTok ảnh hưởng như thế nào đến các nền tảng khác trên không gian mạng xã hội?
Một phần quan trọng của thuật toán TikTok là tập trung vào nội dung video dạng ngắn được cá nhân hóa (personalized short-form video). Đây là một sự thay đổi cơ bản trong cách mọi người tương tác và khám phá thế giới trực tuyến.
Với video dạng ngắn, hệ thống nhận thông tin về hành vi của người dùng nhanh hơn nhiều với lượng lớn dữ liệu trong một khoảng thời gian ngắn.
Việc sử dụng video dạng ngắn mang lại lợi ích cho tất cả các bên – người dùng, người sáng tạo và chính nền tảng. Đối với người dùng, họ có thể sử dụng một lượng lớn nội dung được cá nhân hóa trong một khoảng thời gian tương đối ngắn.
Đối với người sáng tạo (Creator), họ có thể được khám phá nhanh hơn, và đối với bản thân ứng dụng, video dạng ngắn nhận được dữ liệu họ cần nhanh hơn, vì vậy họ có thể cá nhân hóa trải nghiệm trong ứng dụng và thuật toán hiệu quả hơn.
Sự nổi dậy của TikTok và sự thành công của thuật toán đi kèm đã thực sự thúc đẩy tất cả các nền tảng mạng xã hội lớn khác xây dựng các sản phẩm video dạng ngắn của riêng họ như Shorts của YouTube, Reels của Instagram hay Spotlight của Snapchat đồng thời chuyển trọng tâm ưu tiên từ biểu đồ xã hội thành biểu đồ sở thích.
Video dạng ngắn thực sự rất cần thiết cho bất kỳ chiến lược nội dung nào của nhà sáng tạo lẫn các thương hiệu trong năm 2022 và hơn thế nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Bộ Thông tin và truyền thông yêu cầu TikTok thắt chặt quy tắc cho những người có ảnh hưởng (Influencer), các TikToker trên nền tảng, yêu cầu gỡ quảng cáo trên các kênh có nội dung không phù hợp.
Bộ Thông tin và truyền thông yêu cầu TikTok thắt chặt quy tắc cho Influencer
Bất chấp mọi giá trị, mọi hậu quả, nhiều kênh TikTok, YouTube, Facebook cá nhân đã làm các nội dung phản cảm nhằm câu hàng triệu lượt view, hàng nghìn lượt like, với mục đích kiếm tiền quảng cáo.
Việt Nam có 65 triệu tài khoản Facebook, YouTube có 6 triệu và TikTok với khoảng 20 triệu người dùng. Tình trạng câu view, câu like vẫn đang bùng phát trên mạng xã hội.
Điều này đòi hỏi cơ quan chức năng phải nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề, góp phần tạo một không gian mạng lành mạnh, an toàn.
Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an tỉnh Lâm Đồng) mới đây đã xử phạt vi phạm hành chính 10 triệu đồng đối với TikToker “H.M” do đăng tải clip chê bai, xúc phạm người miền Trung trên không gian mạng.
Công an quận Đống Đa, Hà Nội cũng đã xử lý 2 trường hợp VMH và TDH (trú tại Trung Liệt và Láng Thượng) về hành vi sử dụng trái phép trang phục công an nhân dân để đăng tải clip trên TikTok nhằm thu hút sự chú ý của nhiều người. Những người này không công tác trong lực lượng công an.
Chỉ tính riêng Cục Phát thanh – Truyền hình và Thông tin điện tử, trung bình những tháng gần đây, mỗi tháng nhận được khoảng 100 yêu cầu từ cơ quan công an trên cả nước yêu cầu phối hợp để xử lý những vụ việc xúc phạm, phát ngôn, quấy rối…trên mạng, tăng gấp 2 so với cùng kỳ năm trước.
Mới đây nhất, Bộ Thông tin và truyền thông đã làm việc với đại diện TikTok tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, yêu cầu TikTok chặn, gỡ những tài khoản có nội dung vi phạm pháp luật, sai sự thật, nội dung phản cảm, thiếu giáo dục.
Đặc biệt, TikTok cần có những quy tắc dành riêng cho những người được gọi là Influencer, Idol hay KOL TikTok, tức là những người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng lớn trên TikTok, để giới hạn mức độ ảnh hưởng nếu những đối tượng này vi phạm câu view, câu like.
Bộ cũng yêu cầu YouTube lập danh sách các kênh thường xuyên có tình trạng câu view, câu like và không được phép quảng cáo. Số lượng danh sách YouTube cung cấp cho Việt Nam cũng lên tới 10.000 kênh.
Theo các chuyên gia, khi đánh vào kinh tế, không cho những trang, kênh này quảng cáo cũng đồng nghĩa sẽ giảm được động lực của những người muốn dùng nội dung câu view, câu like để kiếm tiền.
Ngoài tuyên truyền nâng cao nhận thức người tham gia mạng xã hội, mức xử phạt theo Nghị định mới nhất đã tăng ở nội dung sai sự thật là 20 triệu đồng (thay vì 10 triệu đồng như cũ) và bổ sung thêm nhiều hành vi mới vi phạm trên không gian mạng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nhằm mục tiêu hướng tới Metaverse cũng như hỗ trợ các thương hiệu thông qua những người có ảnh hưởng ảo (Virtual Influencer), Dentsu vừa thông báo ra mắt Dentsu VI mới.
Dentsu ra mắt Dentsu VI hướng tới Metaverse và Influencer ảo
Theo đó, Dentsu Creative, mạng lưới sáng tạo của công ty mẹ Dentsu, đã công bố ra mắt Dentsu VI, một dịch vụ nhận dạng ảo (virtual identity service) cung cấp cho các thương hiệu một khuôn mặt và cá tính ảo để sử dụng trên các nền tảng kỹ thuật số.
Được hỗ trợ bởi các chuyên gia từ Dentsu Creative Singapore, dịch vụ này áp dụng các công nghệ của ngành công nghiệp điện ảnh và trò chơi (game) để tạo ra các danh tính ảo có thể tùy chỉnh và dùng làm hình đại diện hoặc các nhân vật trong môi trường vũ trụ ảo Metaverse và Game trực tuyến.
Dentsu VI cũng cho phép các thương hiệu sử dụng danh tính ảo – bao gồm cả Rumi (nhân vật Influencer ảo của Dentsu VI) – cho các hoạt động ngắn hạn và trung hạn trong Metaverse.
Influencer ảo Rumi của Dentsu VI
Tương lai mới của Dentsu với ngành công nghiệp kỹ thuật số bao gồm Metaverse và Tiếp thị người có ảnh hưởng ảo (Virtual Influencer Marketing).
Các sản phẩm mới của Dentsu Creative hướng tới mụ tiêu giúp các thương hiệu có thêm những cách mới để thể hiện cá tính hay nhận diện của thương hiệu trong môi trường kỹ thuật số bao gồm các kênh mới nổi như Metaverse và Tiếp thị người có ảnh hưởng ảo (Virtual Influener Marketing).
Các danh tính ảo do Dentsu VI thiết kế nhằm mục đích giúp các thương hiệu tương tác một cách có cảm xúc và cá nhân nhất có thể.
Ông Fred Levron, Giám đốc Sáng tạo toàn cầu tại Dentsu International, cho biết trong một tuyên bố.
“Ranh giới giữa thế giới trực tuyến (Online) và ngoại tuyến (Offline) ngày càng trở nên mờ nhạt hơn và đã đến lúc chúng tôi có thể tận dụng được các tiềm năng mới của Metaverse.”
Ông này cũng cho biết thị trường phát trực tiếp dự kiến sẽ đạt 274 tỷ USD vào năm 2027 và điều này sẽ mở ra vô cùng nhiều cơ hội cho các thương hiệu.
Để giới thiệu Dentsu VI, Dentsu cũng đã ra mắt nhân vật ảo của riêng mình là Rumi, hiện các thương hiệu có thể sử dụng Rumi như là một người có ảnh hưởng ảo.
Rumi đã xuất hiện tại nhiều sự kiện thương mại khác nhau với tư cách là một diễn giả và người truyền bá cho sự đổi mới cũng như các trải nghiệm ảo và Metaverse.
Các chuyên gia cho rằng những người có ảnh hưởng hoặc linh vật ảo có thể cho phép kiểm soát tốt hơn và an toàn thương hiệu cao hơn trên các nền tảng kỹ thuật số, nơi các tiêu chuẩn Marketing ít được xác định hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng khám phá lý do tại sao các thương hiệu lớn như Ikea hay Walmart đang đầu tư nhiều hơn vào các chương trình khách hàng thân thiết (Loyalty Programs).
Cùng khám phá lý do tại sao các thương hiệu lớn như Ikea hay Walmart đang đầu tư nhiều hơn vào các chương trình khách hàng thân thiết (Loyalty Programs).
Khi khách hàng đang ngày càng thắt chặt chi tiêu do bối cảnh kinh tế mất ổn định, các thương hiệu lớn đang tìm cách thêm nhiều giá trị hơn vào sản phẩm của họ.
Khi lạm phát tiếp tục ăn sâu vào túi tiền của người mua sắm, nhiều người tiêu dùng đang chọn cách loại bỏ các mặt hàng không cần thiết. Để chống lại sự thay đổi hành vi này, các nhà bán lẻ đang tìm cách nâng cao giá trị của họ trong mắt khách hàng.
Một số nhà bán lẻ lớn gần đây đã giới thiệu các chương trình khách hàng thân thiết mới của riêng họ hoặc thay đổi các chương trình hiện có để cung cấp cho khách hàng nhiều ưu đãi hơn như chiết khấu cao hơn, chương trình hoàn tiền cùng các ưu đãi khác với mục tiêu khiến họ quay trở lại mua sắm, dù là tại cửa hàng hay trực tuyến.
Ikea, một trong những thương hiệu đồ nội thất lớn nhất thế giới có trụ sở tại Hà Lan thông báo rằng họ sẽ bổ sung thêm các lợi ích mới cho chương trình khách hàng thân thiết của họ là Ikea Family.
Cụ thể, ngoài các lợi ích hiện có, như giảm giá theo đợt và hội thảo miễn phí, chương trình khách hàng thân thiết mới hiện sẽ cung cấp cho khách hàng chiết khấu 5% khi mua hàng tại cửa hàng (kèm điều kiện).
Bath and Body Works có trụ sở tại Reynoldsburg, Ohio, Mỹ cũng đã triển khai chương trình khách hàng thân thiết miễn phí, My Bath & Body Works Rewards, trên toàn quốc.
Ngoài các lợi ích như quà tặng sinh nhật và các ưu đãi độc quyền khác, chương trình cũng sẽ mang đến cho khách hàng một sản phẩm miễn phí có giá trị lên đến 16,50 USD với mỗi lần chi tiêu 100 USD.
Tuy nhiên, bước đột phá lớn nhất vào thế giới của các chương trình khách hàng thân thiết có lẽ đến từ gã khổng lồ bán lẻ Walmart.
Vào năm 2020, Walmart chính thức Walmart +, một chương trình khách hàng thân thiết có trả phí cung cấp nhiều lợi ích và dịch vụ bổ sung cho các thành viên.
Vào tháng 8 năm 2022, Walmart + đã thêm một lợi ích mới gọi là Walmart Rewards – một phần thưởng hoàn tiền có thể được áp dụng cho các giao dịch mua hàng trong tương lai.
Cùng tháng đó, công ty này cũng thông báo rằng các thành viên của Walmart + sẽ nhận được đăng ký Paramount + (dịch vụ đăng ký video kỹ thuật số trực tiếp theo yêu cầu) như một phần lợi ích của họ. Người mua sắm có thể sử dụng Walmart + trực tuyến hoặc tại cửa hàng với sự trợ giúp của ứng dụng Walmart.
Theo một cuộc khảo sát trên 2.082 người tiêu dùng Mỹ của LendingTree, các chương trình khách hàng thân thiết ngày càng trở nên phổ biến hơn đối với người mua sắm tại Mỹ.
Cuộc khảo sát cho thấy 52% người mua sắm chi tiêu nhiều hơn khi họ là thành viên của chương trình khách hàng thân thiết và 50% khách hàng nói rằng các chương trình khách hàng thân thiết “quan trọng hơn bao giờ hết” khi họ phải đối mặt với các áp lực kinh tế như lạm phát (Inflation).
Các chương trình này cũng có thể giúp các doanh nghiệp nhỏ cải thiện lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty) và tăng doanh số bán hàng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Marketing luôn được xếp vào hàng Top những ngành hút nhân lực nhất. Cụ thể, điểm chuẩn ngành Marketing đã thay đổi như thế nào trong 3 năm lại đây.
Điểm chuẩn ngành Marketing đã thay đổi thế nào trong 3 năm lại đây
Tất cả các doanh nghiệp, dù là kinh doanh dịch vụ hoặc sản xuất hàng hóa đều cần một đội ngũ Marketing để quảng bá thương hiệu của họ một cách rộng rãi, từ đó tiếp cận với khách hàng tiềm năng, cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ và hơn thế nữa.
Đây là những lý do căn bản nhất khiến Marketing luôn HOT và điểm chuẩn ngành Marketing từ các trường cũng không ngừng tăng cao trong những năm gần đây.
Theo trường Đại học Thương mại, kết quả khảo sát thông số nhân lực trực tuyến Việt Nam cho thấy, ngành marketing nằm trong 6 lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao nhất.
Thống kê trực tuyến trên trang web về việc làm của Vietnamworks.com cũng cho thấy, 49% bản tin tuyển dụng ở Việt Nam hiện nay dành cho những vị trí thuộc lĩnh vực Marketing.
Cơ hội thăng tiến ở nghề này rất cao, có đến 30% vị trí quản lý cao cấp trong doanh nghiệp được nắm giữ bởi những người từng ở các vị trí khác nhau thuộc ngành Marketing.
Dưới đây là điểm chuẩn vào ngành Marketing 3 năm gần nhất tại một số trường đại học lớn trên cả nước.
Điểm chuẩn ngành Marketing của Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân xét tuyển các tổ hợp A00, A01, D01, D07 cho ngành Marketing.
Năm 2019, điểm trúng tuyển vào ngành Marketing tại trường Đại học Kinh tế quốc dân là 25.60 điểm, đến năm 2020 đã tăng lên 27.55 điểm. Năm 2021, điểm chuẩn tiếp tục tăng lên tới ngưỡng 28.15 điểm.
Theo Đề án tuyển sinh năm 2022 của nhà trường, chỉ tiêu tuyển sinh theo phương thức thi tốt nghiệp THPT là 35%, tương ứng 77 sinh viên sẽ được tuyển vào ngành Marketing theo phương thức này.
Từ năm 2023, nhà trường dự kiến không tuyển sinh bằng phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT và các phương thức khác, chỉ tuyển sinh theo phương thức xét tuyển kết hợp/xét tuyển sớm, với 100% chỉ tiêu sau khi trừ đi số thí sinh diện tuyển thẳng.
Điểm chuẩn ngành Marketing của Trường Đại học Thương Mại.
Marketing cũng là ngành thường xuyên có điểm chuẩn cao nhất tại trường Đại học Thương Mại.
Theo đó, năm 2019, ngành Marketing (marketing thương mại) lấy điểm đầu vào là 24, trong khi đó ngành Marketing (Quản trị thương hiệu) lấy 23.3 điểm.
Năm 2020, điểm chuẩn Marketing (marketing thương mại) tăng lên ngưỡng 26.7 điểm. Ngành Marketing (Quản trị thương hiệu) cũng tăng, ở mức 26.15 điểm.
Năm 2021, trường Đại học Thương mại công bố điểm chuẩn ngành Marketing (marketing thương mại) là 27.45 và ngành Marketing (Quản trị thương hiệu) là 27.15. Nhà trường tuyển sinh theo các tổ hợp xét tuyển A00, A01, D01 và D07.
Số liệu thống kê từ trường Đại học Thương mại, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đã có việc làm trong khoảng thời gian 12 tháng kể từ khi được công nhận tốt nghiệp ở ngành này lên tới 95.5%.
Điểm chuẩn Marketing của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tuyển sinh ngành Marketing theo các khối A00, A01, D01. Năm 2019, điểm đầu vào ngành này ở cơ sở phía Bắc của trường là 23.35, cơ sở phía Nam là 21.2 điểm.
Năm 2020, điểm đầu vào ở cơ sở phía Bắc và phía Nam lần lượt là 25.5 và 24.6. Đến năm 2021, điểm tiếp tục tăng, ở ngưỡng 26.45 điểm với cơ sở phía Bắc, 25.65 điểm với cơ sở phía Nam.
Theo Đề án tuyển sinh nhà trường đã công bố, dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh theo phương thức thi tốt nghiệp THPT với ngành Marketing năm nay là 170 chỉ tiêu cho cơ sở phía Bắc, 50 chỉ tiêu cho cơ sở phía Nam.
Điểm chuẩn Marketing của Trường Đại học Hà Nội.
Trường Đại học Hà Nội tuyển sinh ngành Marketing dạy bằng tiếng Anh, khối xét tuyển D01, môn tiếng Anh nhân hệ số 2.
Năm 2019, điểm chuẩn vào ngành này là 31.40 điểm, đến năm 2020 tăng 3.08 điểm, lên mức 34.48 điểm. Năm 2021, điểm chuẩn là 36.63, tiếp tục trong nhóm ngành có điểm chuẩn cao nhất của nhà trường.
Năm 2022, tổng chỉ tiêu cho ngành Marketing dạy bằng tiếng Anh, trường Đại học Hà Nội là 75 sinh viên, trong đó 38 chỉ tiêu xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT, 37 chỉ tiêu theo các phương thức khác.
Điểm chuẩn ngành Marketing của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
Năm 2019, điểm trúng tuyển vào ngành Marketing, Đại học Kinh tế TP.HCM là 24.90 điểm, đến năm 2020 và 2021 tăng lên ở mức: 27.50 điểm. Nhà trường tuyển sinh theo 4 tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01, D07.
Ngoài ra, điểm đầu vào ngành Marketing phân hiệu Vĩnh Long và Marketing ISB – Chương trình cử nhân tài năng của nhà trường trong năm 2021 lần lượt là: 17 và 27.4 điểm.
Dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh ngành Marketing, Đại học Kinh tế TP.HCM năm nay theo phương thức thi tốt nghiệp THPT là 22 chỉ tiêu, theo phương thức khác là 198 chỉ tiêu.
Điểm chuẩn ngành Marketing của Trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐH Quốc gia TP.HCM.
Trong 3 năm từ 2019 đến 2021, điểm đầu vào ngành Marketing, trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐH Quốc gia TP.HCM lần lượt là 25, 27.25 và 27.55 điểm. Điểm đầu vào ngành Marketing Chất lượng cao lần lượt là 24.15, 26.9 và 27.3 điểm qua 3 năm.
Ngoài ra, năm 2021, nhà trường cũng tuyển sinh ngành Marketing Chất lượng cao bằng tiếng Anh với điểm chuẩn 26.7 điểm.
Điểm chuẩn ngành Marketing của Trường ĐH Mở TP.HCM.
Ngành Marketing luôn thuộc top những ngành đứng đầu về điểm chuẩn của trường Đại học Mở TP.HCM, trong đó 2 năm gần đây đều đứng vị trí đầu tiên. Nhà trường cũng xét tuyển theo các khối: A00, A01, D01, D07.
Năm 2019, điểm trúng tuyển ngành này của trường ĐH Mở TP.HCM là 21.85, năm 2020 là 25.35 điểm và năm 2021 lên tới 26.95 điểm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Các gã khổng lồ công nghệ vừa trải qua một tuần dông bão khi bị thổi bay hàng trăm tỉ USD trên sàn giao dịch Mỹ, trong đó Facebook và Nvidia mất hàng chục tỉ USD sau khi vừa rớt khỏi top 10 công ty giá trị nhất thế giới.
Cả hai hãng công nghệ hàng đầu là Facebook và Nvidia đều bị thiệt hại nặng sau tuần lễ giao dịch kết thúc ngày 16-9.
Gã khổng lồ Facebook, nay là Meta Platforms, có bước lùi lớn sau một năm. Vào đầu tháng 9-2021, công ty này gia nhập câu lạc bộ công ty nghìn tỉ USD với giá trị lên đến 1.078 tỉ. Nhưng một năm sau, giá trị của mạng xã hội này giảm 2/3 còn 393 tỉ USD.
Đến ngày 16-9, giá trị của Facebook chỉ còn khoảng 146 tỉ USD khiến công ty rớt khỏi nhóm 10 công ty giá trị nhất hành tinh, hiện đứng thứ 12, theo trang thestreet.com.
Năm 2022 cũng là năm đầy khó khăn cho nhà sản xuất chip Nvidia. Cổ phiếu của Nvidia giảm 8,3% trong tuần giao dịch kết thúc vào ngày 16-9 khiến công ty mất thêm 30 tỉ USD giá trị thị trường trong tuần này.
Kể từ thời hoàng kim khi đạt giá trị 823 tỉ USD vào ngày 15-11-2021, Nvidia đã mất hơn 60% giá trị trong vòng 10 tháng, hiện còn 328 tỉ USD.
Câu lạc bộ trị giá 1.000 tỉ USD hiện chỉ có 5 thành viên: Apple (AAPL), gã khổng lồ dầu mỏ Saudi Aramco, Microsoft (MSFT), Alphabet (GOOGL) và Amazon (AMZN), theo companymarketcap.com.
Nhà sản xuất xe điện Tesla (TSLA) đang tiến gần đến giá trị nghìn tỉ USD với giá trị vốn hóa thị trường đạt 944 tỉ USD tính đến ngày 16-9.
Nhưng tuần lễ vừa qua gây tổn thất nặng nề cho các công ty công nghệ hàng đầu ở Mỹ. Theo tờ India Times, sáu hãng công nghệ lớn nhất mất đến 500 tỉ USD trong bối cảnh lạm phát khiến cổ phiếu công nghệ lao dốc.
Theo đó, Apple thiệt hại nặng nhất khi mất đến 154 tỉ USD, trong khi Microsoft giảm 109 tỉ USD. Tiếp đó là Amazon mất 98 tỉ USD, Alphabet (công ty mẹ của Google) mất 85 tỉ USD, Meta (công ty mẹ của Facebook) giảm 42,5 tỉ USD và Nvidia giảm 34 tỉ USD.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nếu việc quản lý đa nền tảng quảng cáo có thể khiến các nhà quảng cáo choáng ngợp, tính năng mới Multi-platform của Microsoft sẽ là trợ thủ đắc lực.
Microsoft vừa công bố Multi-platform, một tính năng kiểu “all-in-one” có sẵn trong Smart Campaigns (Chiến dịch thông minh) của Microsoft cho phép nhà quảng cáo chạy quảng cáo trên Microsoft, Google, Facebook và Instagram thông qua một giao diện duy nhất của nền tảng Microsoft.
Theo thông báo từ Microsoft, tính năng này chưa có sẵn cho tất cả các nhà quảng cáo nhưng bạn có thể đăng ký danh sách chờ tại đây.
Về mặt kỹ thuật, tính năng quảng cáo đa kênh (Multi-channel advertising) đã tồn tại từ năm 2020, tuy nhiên kể từ khi Micosoft ra mắt trải nghiệm Chiến dịch thông minh mới, tính năng nay đã không còn khả dụng.
Multi-platform cho phép các nhà quảng cáo mở rộng phạm vi tiếp cận của họ bằng cách truy cập để quản lý và báo cáo về tất cả các chiến dịch quảng cáo trên các nền tảng quảng cáo phổ biến nhất từ chỉ một nơi.
AI của Microsoft cũng có thể giúp tối ưu hóa ngân sách của nhà quảng cáo để đạt được hiệu suất cao nhất.
Microsoft cho biết Multi-platform và Smart Campaigns cũng sẽ giúp thúc đẩy lưu lượng truy cập vào website và các kênh truyền thông mạng xã hội (Social Media) không phải trả phí khác.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Việc YouTube tăng số lượng quảng cáo sẽ khiến nền tảng này giảm sức hút và không còn khả năng “gây nghiện” như trước đây.
Mới đây, YouTube xác nhận đang thử nghiệm tăng số lượng quảng cáo trước mỗi video. Cụ thể, người dùng sẽ phải xem 5-10 quảng cáo liên tục, kéo dài khoảng 30 giây mà không có tùy chọn bỏ qua.
Nhiều người dùng phàn nàn.
Trên các diễn đàn, nhiều tài khoản cho biết họ buộc phải xem liên tục 10 quảng cáo trước video nhưng không thể loại trừ.
Thời lượng các đoạn quảng cáo này cũng dài hơn bình thường, thậm chí có những trường hợp xuất hiện thêm nhiều quảng cáo khác chen vào giữa clip.
Không chỉ vậy, YouTube còn quyết định đem quảng cáo lên Shorts, định dạng video ngắn tương tự TikTok. Theo New York Times, 45% số tiền kiếm được từ quảng cáo sẽ được trả cho các nhà sáng tạo nội dung.
Vì lý do này, YouTube sẽ nhận 55% lợi nhuận còn lại đến từ quảng cáo phát trước và trong các video Shorts.
Người dùng đã phàn nàn khắp nơi trên Reddit và các mạng xã hội khác. Điều này cho thấy sự thay đổi của YouTube đang ảnh hưởng đến rất nhiều khách hàng. Đồng thời, đây là một vấn đề đáng lo ngại.
Loại quảng cáo này của YouTube được gọi là “quảng cáo đệm” (bumper ads), phát các đoạn clip có thời lượng ngắn nhưng người xem không thể bỏ qua, theo tài khoản chính thức của TeamYouTube trên Twitter. Đội ngũ phát triển cho biết các đoạn video thường không kéo dài quá 6 giây.
Tuy nhiên, nhiều video ngắn như vậy kết hợp lại đã khiến người dùng mất đến 60 giây chỉ để xem quảng cáo. Đây là một con số rất khó chấp nhận, PhoneArena nhận định.
Sự thay đổi này của YouTube cũng rất mạo hiểm. Trong khi một vài người dùng không cảm thấy phiền lòng với quảng cáo, nhiều người khác kém kiên nhẫn, sẽ ngừng xem chỉ vì quảng cáo dài, ảnh hưởng tới lợi ích của các nhà quảng cáo.
Đương nhiên, người dùng vẫn có thể mua gói YouTube Premium để không hiển thị các nội dung ngoài mong muốn. Tuy nhiên, YouTube sẽ bị giảm phần nào sức hút và không còn “gây nghiện” người dùng như trước đây.
Nhưng ngược lại, về phía các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator), những video ngắn giúp họ được lợi. Theo Social Media Today, nếu phát “quảng cáo đệm”, doanh thu từ những video này sẽ trực tiếp đến tay chủ sở hữu video.
Ưu tiên quảng cáo trên video ngắn.
Đây có thể là hướng đi tiếp theo của YouTube trong tương lai tới. Chiến lược này giúp tạo thêm nguồn lợi cho hệ sinh thái video Shorts và thu hút thêm nhiều người dùng đóng góp nội dung cho nền tảng vì họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn.
Mặt khác, YouTube cũng có thể đang tạo điều kiện cho các đối thủ khác như TikTok và Reels của Meta học theo chiến lược. Doanh thu đến từ quảng cáo của YouTube trong năm 2021 đạt mốc 28,8 tỷ USD.
ByteDance (Công ty mẹ của TikTok) có quỹ hỗ trợ các nhà sáng tạo Creator Fund, chương trình hợp tác thương hiệu. Meta mở ra những tính năng cao cấp để kiếm tiền qua video.
Tuy nhiên, TikTok và Facebook vẫn không thể cạnh tranh lại với YouTube trong mảng kinh doanh này.
Do đó, quảng cáo trên video YouTube giúp các nhà sáng tạo nội dung được lợi và nền tảng có thể thu hút thêm nhiều người nổi tiếng (Influencer) từ các mạng xã hội khác tham gia.
Thực tế đã chứng minh nhiều người không mãi trung thành với một nền tảng mà thường chọn đi theo lợi nhuận.
Như trường hợp của Vine, người nổi tiếng trên mạng xã hội này đã rời khỏi khi tìm thấy cơ hội lớn hơn ở YouTube.
Nhiều người trong số họ đã nhận mức doanh thu lên đến hàng triệu USD. Trong khi đó, các streamer trò chơi lại đổi nền tảng khi nhận được các lời mời hấp dẫn, bất chấp lượng người theo dõi khổng lồ đã xây dựng trước đây.
YouTube đang là nền tảng tiên phong với chiến lược quảng cáo mới trên nền tảng. Phone Arena cho rằng chiến lược này có thể sẽ được các nền tảng khác như TikTok, Facebook học theo để kiếm thêm doanh thu trong lĩnh vực đầy sức hấp dẫn này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo thông tin từ BusinessInsider, Google đang thắt chặt các phúc lợi cho nhân viên như: hạn chế các hoạt động đi lại hay du lịch, bỏ qua “giờ hạnh phúc” và một số hoạt động khác.
Trong một email gửi tới một số nhà quản lý cấp cao, Google yêu cầu hạn chế các hoạt động đi lại hay du lịch, trừ một số “chuyến đi quan trọng phục vụ cho kinh doanh”.
Google sẽ ban hàng một số quy tắc được gọi là “tiêu chuẩn cao” cho những gì được coi là “các chuyến đi quan trọng”.
Theo The Information, các hoạt động xã hội, sinh hoạt nhóm hay di chuyển đến các sự kiện trực tiếp trong khi được phép tham dự trực tuyến cũng sẽ bị loại bỏ.
Người phát ngôn của Google xác nhận rằng họ “gần đây đã ban hành những chính sách mới trong việc quản lý chi phí, bao gồm cả các hoạt động du lịch và sự kiện.”
Nhiều bộ phận và nhóm chức năng sản phẩm tại Google hiện đang triển khai chính sách mới này theo cách hiệu quả nhất cho đội nhóm của họ.
Liên quan đến các hoạt động phúc lợi cho nhân viên, Google vốn dĩ đã nổi tiếng là doanh nghiệp cung cấp nhiều đặc quyền cho nhân viên của mình như bữa ăn miễn phí, rượu, du lịch, phòng tập thể dục trong khuôn viên, tuy nhiên do những lo ngại gần đây về suy thoái kinh tế, Google đang dần thay đổi.
Trong một cuộc họp toàn thể công ty gần đây, CEO Sundar Pichai đã bày tỏ mong muốn “sẽ đơn giản hóa công ty” và cải thiện năng suất của nhân viên với mục tiêu giúp Google hoạt động “hiệu quả hơn 20%”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu nhiều nội dung khác nhau xoay quanh chủ đề quảng cáo TikTok như: Quảng cáo TikTok là gì, các kiểu quảng cáo hiện có trên TikTok, TikTok for Business là gì và hơn thế nữa.
Quảng cáo TikTok là gì? Tìm hiểu về Quảng cáo TikTok
Thuật toán xếp hạng và hiển thị quảng cáo trên TikTok là gì?
Vai trò của Quảng cáo TikTok đối với doanh nghiệp và thương hiệu.
Cách đăng ký tài khoản quảng cáo TikTok và bắt đầu khởi chạy các chiến dịch quảng cáo trên nền tảng TikTok.
Các loại hình hay định dạng quảng cáo hiện có trên TikTok là gì?
TikTok Pixel là gì trong hệ thống quảng cáo TikTok.
Các chỉ số chính được sử dụng để đo lường hiệu suất của Quảng cáo trên TikTok là gì?
Một số câu hỏi thường gặp với Quảng cáo TikTok là gì?
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Quảng cáo TikTok là gì?
Quảng cáo TikTok là một hình thức quảng cáo trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội TikTok, thuộc sở hữu của công ty mẹ ByteDance.
Cũng tương tự các nền tảng quảng cáo khác như Google hay Facebook, quảng cáo trên TikTok là hình thức quảng cáo có trả phí (Paid Ads), tức nhà quảng cáo phải trả tiền để được hiển thị nội dung quảng cáo tới các nhóm đối tượng mục tiêu mong muốn.
Điểm khác biệt thú vị của Quảng cáo TikTok so với Quảng cáo Google là trong khi với quảng cáo Google, nhà quảng cáo chỉ phải trả phí khi có ai đó nhấp vào hay tương tác với quảng cáo (PPC), với quảng cáo TikTok, nhà quảng cáo phải trả phí ngay cả khi không có bất kì ai tương tác với các nội dung quảng cáo (CPM).
Google tính phí theo hình thức CPC (PPC) còn TikTok thì tính phí theo hình thức CPM, có nghĩa là, cứ miễn quảng cáo được hiển thị, TikTok sẽ bắt đầu tính phí.
Toàn cảnh về nền tảng quảng cáo TikTok.
Mặc dù chỉ mới được ra mắt khoảng 5 năm kể từ 2017, hiện TikTok có hơn 1 tỷ người dùng toàn cầu tính đến quý 1 năm 2022.
Toàn cảnh về nền tảng quảng cáo TikTok.
Theo số liệu thống kê của Hootsuite năm 2022, có hơn 40% người dùng của TikTok có độ tuổi từ 18 đến 24 tức chủ yếu là Gen Z và nữ giới nhiều hơn nam giới.
Trong khi Mỹ hiện là thị trường có lượng người dùng lớn nhất của TịkTok với 136.418.000 người, tỷ lệ phần trăm của người dùng trên 18 tuổi so với dân số mà quảng cáo có thể tiếp cận được lại cao hơn ở các nước Đông Nam Á như Thái Lan và Việt Nam hay Trung Đông như Ả Rập Xê út.
Theo số liệu từ Statista, tính đến hết năm 2021 và đầu năm 2021, doanh thu quảng cáo toàn cầu của TikTok đạt mức khoảng gần 5 tỷ USD (con số này của Facebook là gần 100 tỷ USD).
Quảng cáo trên TikTok hoạt động như thế nào?
Về bản chất, nền tảng quảng cáo của TikTok cũng tương tự như Facebook, tức sau khi thiết lập các tuỳ chọn quảng cáo và khởi chạy chiến dịch, các quảng cáo cùng nhắm đến một nhóm đối tượng mục tiêu sẽ được đấu thầu tự động (Programmatic Ads).
Mức giá cuối cùng mà nhà quảng cáo phải trả chính là mức giá cạnh tranh giữa các nhà quảng cáo với nhau (được tính toàn riêng lẻ theo từng thời điểm đấu giá).
Bạn có thể khởi chạy một chiến dịch quảng cáo TikTok tương đối đơn giản.
Trước tiên, bạn cần phải tạo một tài khoản doanh nghiệp (Business Account) để tạo, quản lý và theo dõi tất cả các chiến dịch quảng cáo của mình.
Bước tiếp theo là mô tả doanh nghiệp của bạn và thiết lập hình thức thanh toán.
Đến đây, bạn có thể chọn giữa hai chế độ quản lý quảng cáo là: đơn giản và tùy chỉnh.
Trong khi với cả hai tùy chọn, nhà quảng cáo cũng sẽ đi từng bước một từ việc chọn mục tiêu chiến dịch, thiết lập nhóm quảng cáo và cuối cùng là tạo các mẫu quảng cáo, dưới đây là sự khác biệt chính giữa hai tuỳ chọn.
Chế độ thiết lập quảng cáo đơn giản: Bạn có thể thiết lập các chiến dịch quảng cáo theo cách đơn giản và nhanh chóng nhất, các phần còn lại sẽ được hệ thống quảng cáo của TikTok tự xử lý.
Chế độ thiết lập quảng cáo đơn giản (TikTok Ads Simplified Mode)
Chế độ thiết lập quảng cáo tuỳ chỉnh: Cho phép nhà quảng cáo toàn quyền kiểm soát quảng cáo của họ với các tùy chọn tùy chỉnh nâng cao, chẳng hạn như thử nghiệm A/B (A/B Testing), nhắm mục tiêu theo đối tượng dựa trên những tương tác với video và hơn thế nữa.
Chế độ thiết lập quảng cáo tuỳ chỉnh (TikTok Ads Custom Mode):
Những ai nên quảng cáo trên TikTok.
Trong khi về cơ bản, cũng tương tự các nền tảng quảng cáo khác như LinkedIn, Facebook hay Google, tất cả các thương hiệu hay doanh nghiệp đều có thể (hoặc nên thử) bắt đầu chạy quảng cáo ngay trên các nền tảng mới, và trong trường hợp này là quảng cáo TikTok.
Tuy nhiên, suy cho cùng thì với từng doanh nghiệp khác nhau, có các tệp khách hàng mục tiêu khác nhau, họ có thể lựa chọn các nền tảng tối ưu khác nhau.
Quảng cáo trên TikTok có thể phù hợp với thương hiệu của bạn nếu bạn đang tập trung vào các tiêu chí dưới đây.
Bạn muốn quảng cáo đến nữ giới trên toàn cầu hoặc các quốc gia cụ thể.
Bạn muốn nhắm mục tiêu quảng cáo đến giới trẻ mà đặc biệt là Gen Z.
Hay bạn muốn thúc đẩy khả năng hiện diện của thương hiệu trên các nền tảng trực tuyến hay mạng xã hội khác nhau.
Thuật toán xếp hạng và hiển thị quảng cáo trên TikTok là gì?
Thuật toán xếp hạng và hiển thị quảng cáo trên TikTok là gì?
Khi nói đến các hoạt động quảng cáo trên nền tảng TikTok, một trong những băn khoăn lớn nhất của các nhà quảng cáo hay thương hiệu đó là sau khi quảng cáo được phê duyệt và khởi chạy, Quảng cáo TikTok sẽ xếp hạng quảng cáo theo các tiêu chí là gì?
Ở cấp độ cao nhất, thứ hạng quảng cáo trên TikTok được xác định bởi sự kết hợp của 3 yếu tố là: mức độ liên quan của quảng cáo (ad relevance), chất lượng quảng cáo (ad quality) và giá thầu, cách tính này cũng tương tự như cách tính của Google hay Facebook.
Bạn có thể hiểu đơn giản là, mặc dù giá thầu là yếu tố quan trọng mà quảng cáo trên TikTok sử dụng để xếp hạng và hiển thị quảng cáo, chất lượng cao hơn hay mức độ phù hợp của quảng cáo với các nhóm đối tượng mục tiêu cũng quan trọng không kém.
Ý tưởng đằng sau điều này là khi một mẫu quảng cáo có chất lượng cao và liên quan hơn tức nó sẽ có thể thu hút được nhiều sự quan tâm hay tương tác hơn và từ đó làm cho nền tảng quảng cáo mà cụ thể ở đây là TikTok kiếm được nhiều tiền hơn.
Các nhà quảng cáo trên TikTok cũng coi mức độ tương tác (engagement) là yếu tố hàng đầu khi đánh giá hay xếp hạng quảng cáo.
Một quảng cáo nhận được nhiều lượt thích, lượt chia sẻ và bình luận hơn sẽ có cơ hội hiển thị nhiều hơn trên nền tảng và như là một điều tất yếu, chi phí cho mỗi tương tác với người dùng khi này là thấp hay hiệu quả nhất.
Lợi ích của quảng cáo trên TikTok hay vai trò của quảng cáo TikTok đối với doanh nghiệp và thương hiệu.
Trong khi tuỳ thuộc vào từng mục tiêu kinh doanh hay đối tượng khách hàng mục tiêu khác nhau, các thương hiệu có thể có được các hiệu quả khác nhau từ quảng cáo TikTok, dưới đây là một số vai trò chình mà quảng cáo trên TikTok có thể mang lại.
Quảng cáo TikTok giúp thương hiệu tiếp cận nhanh các nhóm người dùng trẻ tuổi (Gen Z).
Như đã phân tích ở trên, với hơn 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn cầu và phần lớn người dùng trong số đó là Gen Z, nếu thương hiệu của bạn đang có ý định nhắm mục tiêu đến phân khúc đối tượng này thì TikTok là nền tảng bạn nên thử và quảng cáo TikTok chính là nơi bạn có thể bắt đầu.
Quảng cáo TikTok giúp xây dựng độ nhận biết thương hiệu.
Cũng hoạt động theo cách tương tự, khi thương hiệu có thể tiếp cận đến hơn 1 tỷ người dùng tiềm năng trên toàn cầu, đó là cơ hội lớn để các doanh nghiệp xây dựng độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness) của họ đến với người tiêu dùng.
Theo số liệu từ Statista, hiện TikTok có khoảng hơn 40 triệu người dùng tại Việt Nam và hơn 70% trong số đó là Gen Z, đây thực sự là một thị trường hết sức tiềm năng cho các thương hiệu có đối tượng khách hàng mục tiêu là giới trẻ.
Quảng cáo TikTok giúp thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng (Lead) hay doanh số bán hàng.
Theo các tuỳ chọn hiện có trong trình quản lý quảng cáo của TikTok, bằng cách chọn tuỳ chọn nhắm mục tiêu quảng cáo là thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng (Lead) hay chuyển đổi bán hàng (Conversions), các thương hiệu có thể gia tăng lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.
Cách đăng ký tài khoản quảng cáo TikTok và bắt đầu khởi chạy các chiến dịch quảng cáo trên nền tảng TikTok.
Nếu TikTok là nền tảng quảng cáo phù hợp với mục tiêu của thương hiệu của bạn, dưới đây là các bước bạn có thể làm để có thể bắt đầu quảng cáo trên TikTok.
Bước 1: Tạo tài khoản kinh doanh (Business Account).
Cũng tương tự như Facebook hay Google, để có thể quản lý nhiều tài khoản quảng cáo hay các tài sản khác nhau của doanh nghiệp, bạn nên bắt đầu với tài khoản doanh nghiệp.
Sau khi truy cập vào https://business.tiktok.com/, bạn có thể điền các thông tin cần thiết để bắt đầu quá trình tạo tài khoản cho doanh nghiệp.
Bước 2: Điền các thông tin về doanh nghiệp và thêm phương thức thanh toán.
Sau khi điền các thông tin doanh nghiệp và thêm thông tin thanh toán, hiện quảng cáo TikTok cung cấp 2 tuỳ chọn thanh toán đó là thanh toán tự động (Automatic Payment) và thanh toán thủ công (Manual Payment).
Bước 3: Chọn kiểu thiết lập quảng cáo để bắt đầu hoàn thiện nội dung quảng cáo.
Sau khi đã đăng ký và hoàn tất các thông tin về thanh toán, bạn có thể bắt đầu thiết lập chiến dịch quảng cáo của mình trên TikTok Ads Manager.
Để bắt đầu xây dựng các chiến dịch quảng cáo, hiện TikTok cung cấp 2 tuỳ chọn đó là thiết lập quảng cáo theo kiểu đơn giản và thiết lập quảng cáo theo kiểu tuỳ chỉnh như đã phân tích trong các phần ở trên.
Kiểu quảng cáo đơn giản và quảng cáo tuỳ chỉnh có trong Trình quản lý quảng cáo TikTok.
Bước 4: Thiết lập chiến dịch quảng cáo.
Thiết lập chiến dịch quảng cáo trong TịkTok.
Tuỳ vào từng tuỳ chọn mà bạn chọn về cách thiết lập các chiến dịch quảng cáo, cách thức bạn xây dựng các chiến dịch quảng cáo có thể khác nhau, tuy nhiên về cơ bản hiện quảng cáo trên TikTok cung cấp một số mục tiêu quảng cáo như tối ưu chuyển đổi trên website, thúc đẩy lượng khách hàng truy cập website hay gia tăng lượng khách hàng tiềm năng.
Sau khi tải lên video mà bạn sẽ sử dụng để quảng cáo hay kết nối với các video từ tài khoản TikTok hiện có, bạn có thể bắt đầu khởi chạy chiến dịch quảng cáo của mình.
Các loại hình hay định dạng quảng cáo hiện có trên TikTok là gì?
Hiện hệ thống quảng cáo TikTok cung cấp cho các nhà quảng cáo 5 định dạng quảng cáo bao gồm:
Quảng cáo TopView.
Quảng cáo trên nguồn cấp dữ liệu In-Feed.
Quảng cáo hashtags có thương hiệu – Branded Hashtags
Quảng cáo Brand Takeovers
Quảng cáo hiệu ứng có thương hiệu – Branded Effects
Quảng cáo TopView.
Quảng cáo TopView trên TikTok là định dạng hiển thị quảng cáo trong đó video quảng cáo xuất hiện mỗi ngày một lần, ngay sau khi người dùng mở ứng dụng của họ lần đầu tiên.
Các video dành cho TopView Ads có thể dài tối đa 60 giây, do đó, đây là định dạng quảng cáo hoàn hảo cho các doanh nghiệp hay thương hiệu muốn quảng cáo các sản phẩm hoặc dịch vụ cần sự chú ý nhiều hơn từ khách hàng.
Quảng cáo In-Feed.
Quảng cáo In-Feed hay quảng cáo trong nguồn cấp dữ liệu của TikTok là định dạng trong đó các video quảng cáo xuất hiện trên trang khám phá của người dùng, còn được gọi là trang “Dành cho bạn” (For You).
Đây chính là nơi đầu tiên mà người dùng sẽ xem khi họ mở ứng dụng của mình, dựa trên các thuật toán của TikTok, nền tảng sẽ cung cấp các video mà họ tin rằng người dùng sẽ quan tâm nhiều nhất.
Quảng cáo trong nguồn cấp dữ liệu của TikTok đặc biệt có giá trị đối với các marketer muốn sử dụng TikTok để thúc đẩy chuyển đổi bán hàng, vì video có thể được thêm các lời kêu gọi hành động (CTA) như tải ngay hay mua ngay.
TikTok Ads – In-Feed Ads
Như bạn có thể thấy ở trên, thương hiệu Acorns đã thêm CTA Download vào video quảng cáo của mình với mục tiêu thúc đẩy khách hàng hành động nhiều hơn.
Quảng cáo hashtags có thương hiệu – Branded Hashtags.
Chiến dịch quảng cáo có thẻ gắn thương hiệu là quảng cáo mà các doanh nghiệp sử dụng để truyền cảm hứng cho TikTokers tạo những nội dung xoay quanh một hashtag (thẻ xu hướng) liên quan đến thương hiệu.
Các doanh nghiệp hay thương hiệu sử dụng định dạng quảng cáo này có quyền truy cập độc quyền vào thẻ hashtag với chi phí trung bình được báo cáo là khoảng 150,000 USD trong 6 ngày.
Quảng cáo Brand Takeovers.
Brand Takeovers là định dạng quảng cáo có thể bao gồm các định dạng khác như TopView, In-Feed và Branded Hashtags cùng một lúc. Chúng có thể là video, gif (ảnh động) hoặc hình ảnh tĩnh.
Với định dạng quảng cáo này, quảng cáo TikTok sẽ chỉ làm nổi bật duy nhất một doanh nghiêp mỗi ngày với chi phí quảng cáo là từ khoảng 50.000 USD mỗi ngày.
Quảng cáo hiệu ứng thương hiệu – Branded Effects.
Quảng cáo hiệu ứng có thương hiệu là định dạng quảng cáo sử dụng công nghệ 2D, 3D hoặc AR để thêm hình ảnh sản phẩm của bạn vào video TikTok.
Với định dạng quảng cáo này, các thương hiệu thường tạo ra các nhãn dán sản phẩm (stickers) của riêng họ hoặc xây dựng các bộ lọc (filters) mà TikTokers hay người dùng TikTok có thể sử dụng khi tạo video của họ.
Các bộ lọc và nhãn dán này có tác dụng chính là giúp tăng mức độ tương tác và nhận thức về thương hiệu.
Quảng cáo TikTok – Branded Effects.
Như bạn có thể thấy ở trên từ một mẫu quảng cáo theo định dạng Brand Takeovers của Puma, thương hiệu này đã sử dụng tính năng hiệu ứng có thương hiệu để quảng cáo giày đá bóng mới của họ.
Họ đã ghép nhãn dán hiệu ứng có thương hiệu của mình với một thử thách hashtag, chiến dịch cuối cùng đã tạo ra hơn 100.000 video do người dùng tạo ra (UGC).
TikTok Pixel là gì trên hệ thống quảng cáo TikTok.
Cũng tương tự như Facebook Pixel, TikTok Pixel là một đoạn mã (code) mà nhà quảng cáo có thể đưa vào website của mình để cho phép họ chia sẻ các sự kiện của người dùng truy cập với TikTok thông qua trình duyệt.
Khi nhà quảng cáo kết nối các chuyển đổi trên website hay các hành động của người dùng sau khi nhấp vào quảng cáo, hệ thống quảng cáo của TikTok sẽ có thể theo dõi và tối ưu các chuyển đổi theo chỉ định của các nhà quảng cáo.
Những gì mà TikTok Pixel mang lại cho các chiến dịch quảng cáo trên TikTok là vô cùng lớn, để có thể hiểu rõ hơn về TikTok Pixel bạn có thể xem thêm tại: TikTok Pixel là gì
Một số câu hỏi thường gặp với quảng cáo trên TikTok là gì?
Trình quản lý quảng cáo TikTok là gì?
Cũng tương tự như Trình quản lý quảng cáo Facebook hay Trình quản lý quảng cáo Google, Trình quản lý quảng cáo TikTok chính là trình quản lý quảng cáo của TikTok, nơi nhà quảng cáo có thể xây dựng và quản lý toàn bộ các tài nguyên quảng cáo (đối tượng mục tiêu, các chiến dịch quảng cáo…) của doanh nghiệp.
Trình quản lý kinh doanh TikTok là gì?
Trình quản lý kinh doanh TikTok là một nền tảng tập trung cho các nhà quảng cáo doanh nghiệp trên nền tảng quảng cáo của TikTok.
Thay vì phải tự nghĩ ra các chiến lược marketing trên TikTok, nền tảng này hướng đến mục tiêu hướng dẫn các nhà tiếp thị thực hiện toàn bộ quá trình từ việc tạo quảng cáo, đặt ngân sách, tiếp cận đúng đối tượng đến phân tích dữ liệu của chiến dịch.
Quảng cáo trên nguồn cấp dữ liệu TikTok là gì?
Như đã phân tích ở trên, hiện hệ thống Quảng cáo TikTok cung cấp nhiều định dạng quảng cáo khác nhau tuỳ vào từng mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, Quảng cáo trên nguồn cấp dữ liệu là một định dạng quảng cáo trên TikTok nơi cho phép nhà quảng cáo hiển thị quảng cáo của họ trên nguồn cấp dữ liệu chính (News Feed) của TikTok.
TikTok Business Center (TikTok BC) là gì?
TikTok Business Center là Trung tâm kinh doanh của TikTok, là nơi các nhà quảng cáo hay doanh nghiệp có thể kích hoạt các hoạt động marketing của mình.
Business Center (BC) cho phép các tổ chức tập trung tài sản và đội nhóm của họ ở một nơi duy nhất, cho phép họ phân bổ quyền hạn và sử dụng tài sản một cách hiệu quả và an toàn nhất trên TikTok và quảng cáo TikTok.
Sponsored trên TikTok là gì?
Sponsored trên TikTok có nghĩa là một nội dung (Content) nào đó đang được “tài trợ” hay quảng cáo trên TikTok, thuật ngữ này về bản chất là đồng nghĩa với “Quảng cáo TikTok”.
Quảng cáo Spark Ads trên TikTok là gì?
Spark Ads mới của TikTok về cơ bản cho phép các thương hiệu tài trợ cho những nội dung tự nhiên đang thịnh hành phù hợp với chiến dịch của họ để tăng cường mối liên kết mà không cần phải tự tạo bất kỳ thứ gì.
Thông qua quảng cáo Spark Ads trên TikTok, các thương hiệu có thể thúc đẩy cả các bài đăng tự nhiên của riêng họ và những nội dung có liên quan của nhà sáng tạo đó, chuyển đổi chúng thành quảng cáo trong nguồn cấp dữ liệu (In-Feed Ads) hoặc quảng cáo TopView (TopView Ads).
Quảng cáo mua sắm TikTok là gì?
Quảng cáo mua sắm trên TikTok là một hình thức quảng cáo trên TikTok cho phép nhà quảng cáo phân phối các mẫu quảng cáo mà người dùng có thể tương tác và mua bán trực tiếp trên ứng dụng.
Quảng cáo danh mục sản phẩm TikTok là gì?
Quảng cáo danh mục sản phẩm TikTok là hình thức quảng cáo cho phép nhà quảng cáo làm nổi bật một loạt các sản phẩm có trong danh mục của họ trên ứng dụng.
Các nhà quảng cáo có thể quảng bá sản phẩm của họ trên các vị trí có thể mua được, chẳng hạn như ở phần “được đề xuất” hoặc “Sản phẩm có liên quan”.
Quảng cáo mua sắm khi phát trực tuyến trên TikTok là gì?
Là định dạng quảng cáo cho phép các nhà quảng cáo hướng người dùng từ trang ‘Dành cho bạn’ đến các sự kiện đang được phát trực tiếp để họ có thể bắt đầu tương tác và mua hàng.
Phương thức quảng cáo này hiện đang được thử nghiệm ở những thị trường có TikTok Shop Seller bao gồm Vương quốc Anh, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và cả Việt Nam.
Thư viện quảng cáo TikTok là gì?
Thư viện quảng cáo TikTok là nơi cho phép nhà quảng cáo tìm kiếm các chiến dịch quảng cáo TikTok đang hoạt động tốt nhất trên nền tảng, cả theo ngành kinh doanh lẫn khu vực, nhằm cung cấp cho bạn những cảm hứng mới từ cách tiếp cận của họ.
Kết luận.
Hy vọng thông qua bài viết trên của MarketingTrips, bạn đã có thể có những cái nhìn toàn diện nhất về quảng cáo trên TịkTok.
Từ việc hiểu Quảng cáo TikTok là gì, các định dạng quảng cáo hay các mục tiêu của chiến dịch quảng cáo hiện có trên TikTok và hơn thế nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo thông tin mới đây từ Bloomberg, Công ty mẹ của TikTok là ByteDance đang mua lại 3 tỷ USD cổ phần từ các nhà đầu tư khi kế hoạch IPO (ra mắt cổ phiếu lần đầu) của công ty này tạm dừng.
Công ty mẹ TikTok ByteDance tạm dừng kế hoạch IPO
Với khoản mua lại, ByteDance được định giá vào khoảng 300 tỷ USD và 177 USD/cổ phần, mức giá trị giảm mạnh so với mức đỉnh gần 400 tỷ USD.
Trong một thông báo gửi tới các cổ đông, ByteDance cũng thông báo rằng công ty này đang tìm cách khuyến khích nhân viên sử dụng quyền mua cổ phần với nhiều ưu đãi.
Giám đốc tài chính của ByteDance, Julie Gao thông báo với nhân viên của mình rằng công ty không có kế hoạch sớm ra mắt công chúng (IPO).
Về khía cạnh kinh doanh, ByteDance hiện đang mở rộng phạm vi kinh doanh của mình sang các ngành công nghiệp khác nhau.
Bên cạnh việc tiếp tục đầu tư mạnh hơn mảng thương mại điện tử TikTok Shop Seller trên TikTok trên khắp Đông Nam Á, nền tảng này còn thử nghiệm dịch vụ giao đồ ăn (Delivery) ở Trung Quốc thông qua Douyin (phiên bản TikTok tại Trung Quốc), cùng một số dịch vụ khác.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nhà xuất bản phần mềm thiết kế đa phương tiện, hỗ trợ giải pháp sáng tạo và marketing, Adobe vừa thông báo đã ký thoả thuận mua lại Figma, đối thủ trực tiếp của Adobe.
Adobe mua lại Figma với giá 20 tỷ USD nhằm thúc đẩy mảng thiết kế kỹ thuật số
Trong một thông báo được đưa ra trên website của mình, Adobe cho biết sẽ mua lại công ty phần mềm thiết kế cộng tác trực tuyến Figma.
Khoản hợp đồng mua lại trị giá 20 tỷ USD bao gồm tiền mặt và cổ phiếu sẽ giúp Adobe mở rộng thị phần và tiến xa hơn trong mảng thiết kế cộng tác trực tuyến.
“Cùng nhau, Adobe và Figma sẽ định hình lại tương lai của yếu tố sáng tạo và năng suất làm việc, thúc đẩy tư duy sáng tạo trên nền tảng web, nâng cao năng lực thiết kế sản phẩm và truyền cảm hứng cho cộng đồng toàn cầu bao gồm các nhà sáng tạo (Creator), nhà thiết kế (Designer) và nhà phát triển (Dev).”
Thương vụ Adobe mua lại Figma sẽ giúp cải thiện năng lực web của Adobe.
Figma, được thành lập vào năm 2012, là nền tảng cung cấp phần mềm thiết kế dựa trên công nghệ điện toán đám mây (cloud-based design software) nhằm cho phép các đội nhóm cộng tác trong thời gian thực. Figma cạnh tranh trực tiếp với Adobe XD của Adobe.
Việc Adobe mua lại Figma sẽ giúp nâng cấp năng lực web của chính Adobe, một trong những khó khăn của Adobe hiện tại. Adobe cho biết họ dự định tích hợp các khả năng chụp ảnh, nhiếp ảnh, minh họa, video, 3D và phông chữ vào nền tảng Figma.
“Sự kết hợp giữa Adobe và Figma sẽ mang tính chuyển đổi và thúc đẩy tầm nhìn của chúng tôi về sự sáng tạo dựa trên việc cộng tác.”
Có vẻ như Adobe sẽ đưa Figma vào Creative Suite của mình vào một thời điểm nào đó trong tương lai, mặc dù chưa có thông tin nào được công bố.
Nhà đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Figma, Dylan Field cho biết:
“Đây là một cơ hội lớn để chúng tôi đẩy nhanh sự phát triển và đổi mới của nền tảng Figma với quyền truy cập vào nền tảng công nghệ, chuyên môn và tài nguyên của Adobe trong không gian sáng tạo.”
Figma sẽ tiếp tục hoạt động độc lập dưới Adobe ít nhất là trong tương lai gần.
Figma vẫn sẽ hoạt động bình thường sau khi Adobe mua lại.
Trong ngắn hạn, người dùng Figma có thể mong đợi rằng nền tảng vẫn sẽ hoạt động như bình thường. Friends of Figma sẽ tiếp tục hoạt động và sẽ tiếp tục miễn phí cho mục đích giáo dục.
Adobe cam kết giữ cho Figma hoạt động một cách tự chủ.
“Chúng tôi dự định tiếp tục điều hành Figma theo cách mà chúng tôi đã luôn điều hành Figma – tiếp tục làm những gì chúng tôi tin là tốt nhất cho cộng đồng, văn hóa và doanh nghiệp của chúng tôi.”
CEO Figma bày tỏ sự lạc quan sau khi được Adobe mua lại, và tin rằng Figma sẽ phát triển hơn nữa trong thời gian tới.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link