Trong báo cáo “Đông Nam Á – ngôi nhà cho chuyển đổi kỹ thuật số”, Facebook chia sẻ cách mà sự tăng trưởng kỹ thuật số của Đông Nam Á vượt xa phần còn lại của châu Á Thái Bình Dương và trạng thái bình thường mới của người tiêu dùng.
Khám phá về người tiêu dùng kỹ thuật số đang phát triển của Đông Nam Á
Đông Nam Á đang dẫn đầu về chuyển đổi kỹ thuật số ở châu Á Thái Bình Dương.
Đến cuối năm 2021, sẽ có 350 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số ở Đông Nam Á. Có nghĩa là gần 80% người tiêu dùng ở Đông Nam Á sẽ sử dụng kỹ thuật số.
Đại dịch đã gây ra sự dịch chuyển mô hình trong hành trình mua hàng của người tiêu dùng.
Hình thức trực tuyến trở nên phổ biến hơn bao giờ hết trong hành trình mua hàng của người tiêu dùng ngày nay, từ Khám phá cho đến Mua hàng.
Là kênh khám phá hàng đầu trong khu vực, mạng xã hội còn giữ vai trò then chốt trong việc thúc đẩy mức độ cân nhắc về thương hiệu.
Sản phẩm và trải nghiệm khách hàng là yếu tố quan trọng để thắng cuộc chiến chinh phục lòng trung thành.
51% người tiêu dùng ở Đông Nam Á cho biết họ đã chuyển từ các thương hiệu được mua nhiều nhất trong 3 tháng qua, nêu ra các yếu tố thúc đẩy họ chuyển đổi là chất lượng, trải nghiệm và tính bền vững.
Hiện nay, yếu tố bền vững buộc người tiêu dùng chuyển đổi thương hiệu và chi nhiều tiền hơn.
Khoảng 80% người tiêu dùng Đông Nam Á sẵn sàng trả cao hơn đến 10% để mua những sản phẩm bền vững và ủng hộ các sáng kiến có trách nhiệm với xã hội.
Lối sống tập trung vào hoạt động tại nhà sẽ tiếp tục sau đại dịch.
Người tiêu dùng Đông Nam Á được cho là sẽ tiếp tục dành thời gian ở nhà sau đại dịch COVID, đặc biệt là đối với hoạt động ăn uống và mua sắm.
86% dịch vụ giao thức ăn tại nhà và 75% hoạt động mua sắm trực tuyến tại nhà được cho là sẽ duy trì sau đại dịch COVID.
Các khoản đầu tư thúc đẩy hoạt động đột phá kỹ thuật số trong khu vực.
Người tiêu dùng kỹ thuật số thích thanh toán bằng ví điện tử, với công nghệ có mức tăng trưởng 71% hàng năm. Lĩnh vực Công nghệ tài chính đang phát triển với hơn 80% quỹ đầu tư mạo hiểm đang đổ vào Internet và công nghệ ở Đông Nam Á.
Bạn có thể xem hoặc tải xuống chi tiết báo cáo tại đây
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo thông tin mới đây từ Reuters, Instagram vừa bị Ireland phạt khoản tiền khổng lồ lên đến 400 triệu USD vì liên quan đến việc sử dụng dữ liệu trẻ em.
Ireland phạt Instagram 400 triệu USD vì dữ liệu trẻ em
Theo đó, Cơ quan quản lý quyền riêng tư dữ liệu của Ireland đã đồng ý phạt mức phạt kỷ lục 405 triệu euro (402 triệu USD) đối với mạng xã hội Instagram sau cuộc điều tra về việc xử lý dữ liệu trẻ em.
Người phát ngôn của công ty mẹ Meta Platforms Inc cho biết Instagram đang có kế hoạch kháng cáo để phản đối khoản tiền phạt.
Cuộc điều tra bắt đầu từ năm 2020, trong đó tập trung vào người dùng trẻ em trong độ tuổi từ 13 đến 17, những người được phép sử dụng tài khoản doanh nghiệp (business accounts) trên Instagram với mục tiêu cuối cùng của nền tảng là lấy số điện thoại, email và thông tin cá nhân.
Người phát ngôn của Cơ quan Bảo vệ Dữ liệu Ireland (DPC) cho biết:
“Chúng tôi đã thông qua quyết định cuối cùng của mình vào thứ Sáu tuần trước và đó chính là khoản phạt trị giá 405 triệu euro.”
Người phát ngôn của Meta cho biết, Instagram đã cập nhật cài đặt của mình hơn một năm trước và kể từ đó đã không ngừng phát hành các tính năng mới để giữ an toàn thông tin cho người dùng trẻ tuổi.
Người phát ngôn cho biết Instagram không đồng ý với cách tính tiền phạt của Ireland và hiện đang có kế hoạch kháng cáo.
DPC liên tục tác động đến Facebook, Apple, Google và những gã khổng lồ công nghệ khác do trụ sở chính của EU được đặt tại Ireland.
Năm ngoái, WhatsApp đã bị phạt kỷ lục 225 triệu euro vì không tuân thủ các quy tắc dữ liệu của EU được ban hành từ năm 2018.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Meta vừa chia sẻ một số thông tin mới về cách thuật toán đề xuất và phân phối video của Facebook hoạt động (và cách để tối ưu nội dung dựa trên thuật toán).
Thuật toán đề xuất video của Facebook cho Digital Marketers
Nếu bạn chưa từng nghe qua thì Meta hiện đang mong muốn bạn đăng nhiều Reels hơn, Reels là nền tảng có mức độ phát triển nhanh nhất của hệ sinh thái Meta và hiện chiếm hơn 20% trong tổng thời gian mà người dùng dành cho Instagram.
Trên thực tế, video nói chung là định dạng nội dung (content format) có mức độ tương tác cao nhất trên Facebook, chiếm khoảng 50% thời gian mọi người dành cho Facebook.
Đây cũng là lý do tại sao các thuật toán của Facebook ngày càng ưu ái nhiều hơn cho video, khuyến khích người dùng đăng và chia sẻ nhiều Reels hơn.
Thông qua một chia sẻ mới, Meta đã công bố các yếu tố chính có trong thuật toán xếp hạng và đề xuất video trên Facebook – đó là những gì mà Facebook xem xét và đánh giá khi quyết định xem liệu video nào nên được ưu tiên và video nào thì không.
Yếu tố đầu tiên trong thuật toán đề xuất nội dung video của Facebook là “Tính nguyên bản” (Originality), đó chính là những nội dung được sáng tạo và chia sẻ lần đầu.
Theo giải thích của Facebook:
“Trong nền kinh tế nhà sáng tạo (Creator Economy), các video gốc đóng vai trò phản ánh tiếng nói và giá trị độc đáo của các nhà sáng tạo nội dung. Chúng là những nội dung lần đầu tiên được xuất bản. Chúng tôi ưu tiên video gốc và coi đó như là ‘phần thưởng’ cho những nỗ lực sáng tạo thực sự.”
Nếu bạn là một marketer, sản xuất các nội dung gốc nên là chiến lược ưu tiên hàng đầu (thay vì là chỉ chú trọng vào chất lượng nội dung).
Về cơ bản, như Facebook đã từng tuyên bố trước đây, thuật toán đề xuất video của Facebook sẽ làm giảm phạm vi tiếp cận (Reach) của các nội dung được chia sẻ lại (và trong một số trường hợp là xét phạt các Trang thường xuyên vi phạm nguyên tắc này).
Thành phần quan trọng thứ 2 xuất hiện trong thuật toán đề xuất và phân phối video của Facebook là “khả năng thu hút sự chú ý và giữ chân”.
Theo góc nhìn này, Facebook nói rằng những video có khả năng thu hút được sự chú ý của khán giả hay đối tượng mục tiêu và truyền cảm hứng cho họ sẽ có khả năng nhận được nhiều ưu tiên phân phối hơn.
Thời gian xem video hay khả năng giữ chân người dùng ở lại với video cũng là một thành tố quan trọng khác có trong thuật toán.
Facebook cho biết:
“Tỷ lệ giữ chân người xem là một trong những chỉ số hàng đầu để đánh giá mức độ tiếp nhận nội dung của người xem.
Khả năng giữ chân người xem có thể cho thấy rằng chủ đề và cấu trúc của video phù hợp với nội dung mà khán giả của bạn muốn xem, trong khi nếu họ từ bỏ sớm video, điều này có nghĩa là nội dung của bạn không đúng với những gì mà họ đang mong đợi.”
Nghệ thuật sử dụng Storytelling hay Kể chuyện nên được ưu tiên trong chiến lược xây dựng và phát triển video.
Facebook cho biết thêm:
“Độ dài của video không phải là yếu tố quan trọng trong thuật toán xếp hạng video của Facebook. Miễn là nội dung có tính liên quan chặt chẽ với nhau, hấp dẫn và khiến khán giả quan tâm, dài hay ngắn không thực sự quan trọng.”
Facebook cũng gợi ý rằng các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) nên cân nhắc việc thêm các phụ đề hấp dẫn (kịch tính) để tối đa hóa tỷ lệ giữ chân, đồng thời chất lượng sản xuất video cũng có thể góp phần khiến cho mọi người muốn tương tác nhiều hơn.
“Lòng trung thành và ý niệm” là yếu tố chính tiếp theo trong thuật toán đề xuất và phân phối video của Facebook, và Facebook cũng nhấn mạnh vào chỉ số lượng người xem lặp lại.
“Khi mọi người thường xuyên quay lại để xem video của một Trang hay tài khoản nào đó, chúng tôi coi đó như là một tín hiệu mạnh mẽ và tích cực để ưu tiên phân phối.
Điều này đặc biệt đúng khi chúng tôi thấy rằng mọi người tích cực tìm kiếm nội dung của bạn hoặc tìm kiếm nội dung đó trên Facebook Watch hoặc trực tiếp trên tài khoản.”
Tương tự như việc duy trì sự chú ý của người xem, việc tiếp tục sản xuất các nội dung video chất lượng cao và hấp dẫn để thu hút mọi người quay lại xem nhiều hơn có thể là một rào cản khác của nhiều thương hiệu.
Facebook gợi ý thêm rằng các nội dung bất ngờ có thể giúp thu hút nhiều đối tượng hơn, đồng thời bạn có thể sử dụng phương pháp kể chuyện dài (longer-form storytelling), trên nhiều video hơn.
Facebook nói tiếp:
“Bạn cũng nên tối ưu hoá tìm kiếm cho video. Điều này bao gồm việc viết các tiêu đề hay đoạn mô tả một cách rõ ràng và thêm một vài thẻ (hashtag) có liên quan.
Điều này có thể giúp nhiều người hơn xem nội dung của bạn, trên cả từ kết quả Tìm kiếm, qua các video được đề xuất trong Nguồn cấp dữ liệu (News Feed) đến trong Facebook Watch.”
Yếu tố cuối cùng mà Facebook đề cập trong thuật toán xếp hạng và đề xuất nội dung video đó là “Tương tác” – tức những thứ như Lượt thích, Lượt chia sẻ hay Nhận xét.
“Chúng tôi ưu tiên các nội dung giúp khơi dậy các cuộc trò chuyện và tương tác có ý nghĩa giữa những người thực. Để làm được điều này, thuật toán của chúng tôi sẽ tăng cường phân phối các video có khả năng truyền cảm hứng cho các tương tác giữa bạn với bạn (friend-to-friend) hoặc giữa người với người (person-to-person) trên Facebook.”
Nói tóm lại, thuật toán phân phối và đề xuất video của Facebook sẽ dựa trên 4 yếu tố xếp hạng chính.
Nói tóm lại, thuật toán phân phối và đề xuất video của Facebook sẽ dựa trên 4 yếu tố xếp hạng chính là:
Tính nguyên bản (nội dung gốc).
Khả năng thu hút sự chú ý và giữ chân người dùng.
Lòng trung thành và ý niệm (ý định).
Khả năng tương tác.
Ngoài ra, Facebook cũng chia sẻ thêm các yếu tố sẽ làm giảm mức độ phân phối của video:
Video trông giống như các bản trình chiếu (slideshows) – Facebook nói rằng video phụ thuộc quá nhiều vào hình ảnh tĩnh có thể bị giảm phân phối.
Cố tình tự chia sẻ nội dung – Nếu bạn đang tìm cách tự chia sẻ các nội dung do mình tạo ra, dù là thông qua các tài khoản ảo hay Trang được tạo ra với mục đích chia sẻ thì điều này cũng đang đi ngược lại với thuật toán xếp hạng video của Facebook.
Sử dụng các chiến thuật “kêu gọi” – Đừng thúc giục mọi người thích, chia sẻ hoặc bình luận về nội dung chỉ để tăng phạm vi tiếp cận.
Video đánh lừa người xem – Đừng đăng các video với nội dung giật gân hoặc đánh lừa người xem để họ phải xem.
Facebook nói rằng các Trang liên tục thể hiện những hành vi này “cuối cùng có thể mất khả năng tạo doanh thu thông qua quảng cáo trong luồng (in-stream ads ) hoặc các công cụ kiếm tiền khác của Facebook”.
Trong khi bạn có thể cho rằng sẽ rất khó để tuân thủ tất cả các thuật toán nói trên của Facebook, bằng cách hạn chế vi phạm đến mức tối đa hay tối ưu nội dung theo các chỉ dẫn này, Trang và thương hiệu của bạn cuối cùng sẽ có nhiều cơ hội hơn để hiển thị và tương tác với người dùng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Mốt số dữ liệu nghiên cứu mới đây cho thấy Gen Z trong khi vẫn truy cập mạng xã hội Facebook hằng ngày, họ lại dành nhiều thời gian hơn cho các ứng dụng khác.
Gen Z truy cập Facebook hằng ngày nhưng lại ở lâu hơn trên các ứng dụng khác
Trong khi TikTok liên tục đứng đầu bảng trong số các ứng dụng mạng xã hội được tải xuống nhiều nhất trên các cửa hàng ứng dụng (iOS và Google Play) và là “ứng dụng số 1” của Gen Z, nghiên cứu mới đây cho thấy ứng dụng được truy cập nhiều nhất lại là Facebook.
“Ứng dụng mạng xã hội số 1 ở Mỹ theo mức độ hoạt động hằng tháng được sử dụng bởi Gen Z là Facebook, TikTok đứng thứ tư, sau Instagram và Facebook Messenger.”
Như bạn có thể thấy ở dữ liệu của cột thứ 2, trong khi Gen Z vẫn truy cập (log-in) Facebook nhiều nhất, họ lại sử dụng nhiều hơn hay ở lại lâu hơn trên Instagram, TikTok, Snapchat và một số ứng dụng khác.
Có một câu hỏi mà rất nhiều người sẽ băn khoăn đó là những người trẻ nói chung và Gen Z nói riêng hiện đang làm gì trên mỗi ứng dụng? Nghiên cứu cũng đã có câu trả lời.
Trước hết, về mức sử dụng thực tế:
“Theo Pew Research Center, Gen Z là thế hệ duy nhất có sự sụt giảm về mức độ sử dụng các nền tảng mạng xã hội (Social Media) trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng cũng có một sự khác biệt nhất định về khái niệm mức độ sử dụng mạng xã hội và cách sử dụng nó trong thực tế.
Dữ liệu của data.ai cho thấy rằng người dùng Gen Z ở 5 thị trường lớn tham gia vào mạng xã hội nhiều hơn bất kỳ nhóm tuổi hay thế hệ nào khác trong số 10 ứng dụng mạng xã hội có lượng truy cập hàng tháng (MAU) lớn nhất.
Gen Z truy cập vào các ứng dụng mạng xã hội nhiều hơn từ 12% so với Millennials (Gen Y) ở Hàn Quốc, hơn đến 19% ở Mỹ và tới 30% ở Đức.”
Dữ liệu cũng cho thấy người dùng từ 18-29 tuổi báo cáo rằng họ đang sử dụng các ứng dụng mạng xã hội ít hơn, trong khi tất cả các nhóm nhân khẩu học khác đã tăng thời gian của họ.
Người dùng trẻ tuổi đang tỏ ra tích cực hơn bất kì nhóm người dùng nào khác trên các ứng dụng mạng xã hội, điều này trái ngược hoàn toàn với nhiều quan điểm cho rằng họ đang quay lưng lại với các ứng dụng.
Sự khác biệt hay thay đổi chính ở đây là, thay vì đăng nhập vào một ứng dụng duy nhất, người dùng trẻ tuổi chọn cách sử dụng nhiều ứng dụng hơn với sự đa dạng nhiều hơn về thời gian sử dụng trên mỗi ứng dụng.
Dữ liệu cho thấy, mặc dù Gen Z vẫn đăng nhập vào Facebook hằng ngày (và MAU của Facebook vẫn lớn nhất), họ dành nhiều thời gian hơn để xem video trên TikTok.
“Mặc dù Gen Z đăng nhập vào các ứng dụng mạng xã hội yêu thích của họ thường xuyên hơn trong 5 thị trường được phân tích, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng khi nói về thời gian sử dụng.
Trên thực tế, ở cả Đức và Mỹ, Gen X trung bình dành nhiều thời gian hơn 25% trên các ứng dụng mạng xã hội so với Gen Z.”
Đối với những người làm marketing, điều này có nghĩa là trong khi mọi người có thể đăng nhập vào một số ứng dụng nhất định mỗi ngày hoặc hàng tháng, điều quan trọng là họ có ở đó đủ lâu không hay họ dành nhiều thời gian nhất ở đâu.
Đây chính là điểm mấu chốt để tối đa hoá khả năng tiếp cận hoặc sự cộng hưởng thông qua các chiến dịch quảng cáo.
Người dùng trẻ thực sự vẫn đăng nhập vào Facebook, Messenger và Instagram với tần suất rất cao, họ đang dành nhiều thời gian hơn để tương tác trên Instagram, TikTok và Snapchat.
Nghiên cứu của data.ai cũng cho thấy rằng, MAU (Monthly Active Users) chỉ là một chỉ số tương đối để đo lường hiệu suất của các ứng dụng, thay vào đó, thời gian sử dụng (time spend on app) lại thực sự mang nhiều ý nghĩa thực tế hơn.
Theo số liệu nghiên cứu của eMarketer về thời gian sử dụng trung bình của người dùng tại Mỹ trên các nền tảng mạng xã hội năm 2022, TikTok, YouTube, Twitter hay Snapchat là những cái tên nổi bật nhất.
Dĩ nhiên, bản thân các nghiên cứu cũng chỉ mang tính tương đối, điều quan trọng là bạn phải dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu sâu hơn đằng sau những con số, phải thực sự hiểu thứ mà người dùng cần tìm kiếm trên mỗi ứng dụng, thứ mà họ đang làm và quan tâm, và hơn thế nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
TikTok cho biết không có bằng chứng về vụ xâm phạm dữ liệu nào sau khi có tin đồn TikTok bị hack lan truyền trên mạng.
Nghi vấn TikTok bị lộ hàng tỷ dữ liệu người dùng
Hồi cuối tuần qua, tin đồn TikTok bị tấn công bắt đầu râm ran trên mạng, xuất phát từ một bài viết trên diễn đàn dữ liệu trực tuyến và sau đó là trên Twitter.
Tuy nhiên, người phát ngôn TikTok khẳng định không có bằng chứng bị xâm phạm dữ liệu. Dù vậy, các chuyên gia bảo mật vẫn khuyến nghị người dùng nền tảng này thay đổi mật khẩu và bảo đảm đã kích hoạt xác thực hai lớp (2FA) để đề phòng.
Theo Forbes, các báo cáo đầu tiên về việc TikTok bị hack xuất hiện trên bảng tin nhắn Breach Forums ngày 3/9. Tài khoản AgaintsTheWall đăng ảnh chụp màn hình được cho là từ vụ rò rỉ dữ liệ TikTok và WeChat.
Hacker còn úp mở chưa quyết định sẽ đem bán hay công bố cho mọi người. Một liên kết dẫn tới hai mẫu của dữ liệu cũng được đăng tải, cùng với video về một bộ dữ liệu. Người đăng còn nói rằng đã trích xuất 2 tỷ bản ghi từ cơ sở dữ liệu.
Trong một bài đăng Twitter ngày 3/9, người dùng BlueHornet|AgainstTheWest tuyên bố đánh cắp được mã nguồn backend nội bộ của TikTok.
Tuy nhiên, phát vôn viên TikTok cho biết: “Bộ phận an ninh mạng của chúng tôi đã điều tra các tuyên bố và không tìm thấy bằng chứng xâm phạm dữ liệu”.
Trả lời Bloomberg, TikTok cũng xác định các đoạn mã nghi vấn hoàn toàn không liên quan đến mã nguồn backend của mình.
Jake Moore, cố vấn an ninh mạng toàn cầu tại hãng bảo mật ESET, nhận định, là nền tảng mạng xã hội lớn, TikTok vẫn thu hút giới hacker và chúng sẽ tiếp tục tìm kiếm những lỗ hổng nếu có.
Dù TikTok có bị lộ dữ liệu thật hay không, người dùng cũng nên cài đặt cảnh báo trong ứng dụng và xác thực hai lớp, đặt mật khẩu không trùng với các tài khoản khác.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Hiện nay, vốn hóa của GoTo còn khoảng 26 tỷ USD, gấp đôi Grab chỉ là 13 tỷ USD. Cả hai sẽ công bố báo cáo tài chính quý vài ngày tới.
Nhiều năm qua, Grab và GoTo – công ty mẹ Gojek luôn cạnh tranh trong một cuộc chiến tốn kém của để giành vị trí dẫn đầu thị trường siêu ứng dụng, gọi xe, giao đồ ăn…
Giờ đây, cả 2 công ty này đều thua lỗ, và phải vật lộn để thuyết phục các nhà đầu tư về tiềm năng phát triển của họ. Kể từ khi IPO, cổ phiếu Grab và GoTo đã sụt giảm.
Tiềm năng tăng trưởng của Indonesia đã giúp GoTo vượt mặt Grab. Công ty lên sàn Jakarta hồi tháng 4 và giá cổ phiếu đến nay đã mất khoảng 3%. Grab thì niêm yết tại Mỹ và mất 60% giá trị từ khi niêm yết.
Theo đó, vốn hóa của GoTo hiện còn khoảng 26 tỷ USD, gấp đôi Grab chỉ là 13 tỷ USD. Cả hai sẽ công bố báo cáo tài chính quý vài ngày tới.
Grab hiện coi Singapore là thị trường lớn nhất của mình, ngay cả khi hãng này cố gắng mở rộng phạm vi hoạt động sang các quốc gia khác, bao gồm cả Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á.
Về phía GoTo, doanh nghiệp này đang đứng đầu về dịch vụ gọi xe tại quê nhà với hơn 270 triệu dân đều am hiểu về thiết bị di động và mua sắm trên nền tảng bán lẻ trực tuyến Tokopedia, hay gọi xe và đặt đồ ăn qua ứng dụng của Gojek.
“Với lợi thế là thương hiệu “cây nhà lá vườn” và quan hệ hợp tác với Tokopedia, GoTo – công ty công nghệ lớn nhất Indonesia có thể bảo vệ được thị phần trong mảng giao đồ ăn trước Grab – ứng dụng vốn đang dẫn đầu trong mảng này ở Đông Nam Á. Từ đó, GoTo có thể cải thiện lợi nhuận”, Nathan Naidu, chuyên gia Bloomberg Intelligence nhận định.
Hiện GoTo là một trong số các công ty vốn hóa lớn nhất niêm yết trên sàn chứng khoán Indonesia, cùng với Bank Central Asia, Bank Rakyat Indonesia và Telkom Indonesia.
Năm 2021, hai startup Internet lớn nhất nước là Gojek và Tokopedia đã hợp nhất để có thêm sức mạnh cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường khắc nghiệt.
Ngoài các dịch vụ gọi xe và giao hàng, GoTo còn cung cấp các dịch vụ công nghệ và thanh toán di động cho người bán. Tính đến tháng 9 năm ngoái, GoTo đã có khoảng 2,5 triệu tài xế và 14 triệu người bán hàng đăng ký trên ứng dụng này.
Trong khi đó, Grab đang cung cấp các dịch vụ giao nhận, di chuyển và tài chính kỹ thuật số tại 465 thành phố thuộc 8 quốc gia khu vực Đông Nam Á bao gồm Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Singapore, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Thông qua một tài liệu mới, Google vừa chia sẻ cách để những người làm SEO nói riêng và marketing nói chung có thể tối ưu thẻ mô tả Meta Description cho các bài viết trên website của họ.
Google chia sẻ cách tối ưu thẻ mô tả Meta Description
Meta Description là gì?
Như bạn có thể thấy ở trên, Meta Description chính là đoạn mô tả ngắn về nội dung của một bài viết nào đó, chẳng hạn trong đoạn khoanh đỏ trên hình là Meta Description của bài viết về chủ đề Storytelling là gì của MarketingTrips.
Google gợi ý cách viết thẻ Meta Description.
Theo đó, Google liệt kê các cách viết Meta Description theo kiểu Tốt và Xấu để bạn có thể tối ưu và hạn chế các cách viết không phù hợp.
Meta Description được xem là Xấu hay không phù hợp khi:
Đoạn mô tả được sử dụng cho mọi bài đăng trên website.
Không chứa nội dung mang tính tóm tắt bài viết.
Thẻ mô tả quá ngắn (dưới 5 từ).
Và dưới đây chính là thứ mà Google xem là Tốt khi viết Meta Description.
Giải thích cụ thể về nội dung của bài viết. Nếu bạn đang bán một thứ gì đó, Meta Description nên nêu bật thứ được bán.
Sử dụng từng nội dung riêng biệt cho từng bài viết.
Meta Description nên là đoạn mô tả tổng quan về nội dung của bài viết (toàn trang).
Nên chứa một số thông tin chi tiết và cụ thể. Ví dụ nếu bạn bán Bút chì thì đoạn Meta Description có thể là “Bút chì cơ tự mài có thể tự động điều chỉnh. Có cả màu Hồng cổ điển và màu vàng Schoolbus. Đặt hàng hơn 50 cây bút chì, được giao hàng miễn phí.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Một nhóm mới có tên là New Monetization Experiences đã được Meta thành lập với mục tiêu phát triển các tính năng có trả phí tới người dùng.
facebook pixel là gì
Theo đó, đội nhóm mới sẽ xây dựng và phát triển “các tính năng có thể trả phí” cho các sản phẩm thuộc hệ sinh thái của Meta như Facebook, Instagram và WhatsApp.
Động thái này được đưa ra trong bối cảnh hoạt động kinh doanh quảng cáo của Meta bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những thay đổi của Apple trên iOS đồng thời các khoản chi tiêu cho quảng cáo kỹ thuật số (Digital Advertising) cũng đang có xu hướng giảm nhiệt.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Verge, Ông John Hegeman, Phó chủ tịch phụ trách các hoạt động tìm kiếm doanh thu của Meta, cho biết nền tảng vẫn nỗ lực phát triển hoạt động kinh doanh quảng cáo của mình và không có kế hoạch cho phép người dùng trả tiền để tắt quảng cáo trong ứng dụng (như cách mà Twitter và YouTube đang làm với các tài khoản có trả phí).
Về mặt tổng thể, khoản doanh thu hơn 100 tỷ USD mỗi năm của Meta gần như hoàn toàn đến từ quảng cáo và mặc dù công ty này đã có một số tính năng có trả phí trên các ứng dụng, tuy nhiên nó hiện không phải là ưu tiên hàng đầu.
Về lâu dài, Meta nhận thấy các tính năng có trả phí sẽ trở thành “một phần có ý nghĩa trong hoạt động kinh doanh của mình”.
Với Facebook, quản trị viên các nhóm Facebook hiện đã có thể tính phí quyền truy cập vào những nội dung độc quyền và người dùng cũng có thể mua các “ngôi sao” ảo để gửi cho nhà sáng tạo yêu thích của họ.
WhatsApp đã tính phí cho một số doanh nghiệp nhất định và Instagram gần đây đã thông báo rằng những nhà sáng tạo cũng có thể bắt đầu tính phí đăng ký quyền truy cập (subscription) vào nội dung độc quyền.
Tuy nhiên, Facebook hay Instagram không phải là các nền tảng duy nhất hiện đang nỗ lực để tính phí cho người dùng, các nền tảng khác như TikTok, Twitter hay Telegram cũng đang có kế hoạch tương tự.
TikTok hiện đã bắt đầu thử nghiệm bản có trả phí cho nhà sáng tạo vào đầu năm nay còn Twitter thì tính phí với Super Follows.
Ngoài ra, các ứng dụng như Telegram và Snapchat cũng đều bổ sung các dịch vụ có trả phí để cho phép người dùng sử dụng nhiều hơn các tính năng trên nền tảng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
LinkedIn vừa công bố báo cáo mới nêu bật những kỹ năng Marketing hiện có nhu cầu tuyển dụng cao nhất trên nền tảng.
LinkedIn: Top những kỹ năng Marketing được yêu cầu nhiều nhất
Dữ liệu trong báo cáo của mạng xã hội việc làm LinkedIn được tổng hợp trong những tháng gần đây và so sánh với các kỹ năng hàng đầu đã có từ năm 2015.
LinkedIn nhận thấy rằng các bộ kỹ năng công việc (skill sets) đã thay đổi khoảng 25% kể từ năm 2015 và dự kiến sẽ thay đổi 41% vào năm 2025.
Digital Marketing hay Tiếp thị kỹ thuật số tiếp tục chiếm vị trí cao trong danh sách các kỹ năng được yêu cầu cao nhất. Tiếp thị truyền thông mạng xã hội (Social Media Marketing) cũng nằm trong danh sách này.
Top 20 Kỹ năng được yêu cầu nhiều nhất.
Đây là 20 kỹ năng được yêu cầu hàng đầu hiện nay, được xếp hạng theo thứ tự dựa trên những gì mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm trong các bài đăng tuyển dụng trên LinkedIn:
Vào năm 2021, người dùng đã chi tiêu đến 4.8 tỷ USD cho nền tảng nội dung người lớn OnlyFans, chủ sở hữu nền tảng kiếm được gần 1 tỷ USD doanh thu.
OnlyFans kiếm gần 1 tỷ USD khi người dùng chi tiêu đến 4.8 tỷ USD trong 2021
Chỉ trong vòng 2 năm, OnlyFans đã trả hơn 500 triệu USD (433 triệu bảng Anh) cho chủ sở hữu của nền tảng khi nhu cầu về nội dung người lớn liên tục tăng trưởng mạnh.
Leonid Radvinsky, 40 tuổi người Mỹ gốc Ukraine hiện là chủ sở hữu và là cổ đông duy nhất của nền tảng, OnlyFans có trụ sở chính tại London, Vương Quốc Anh.
Báo cáo kinh doanh mới đây cho thấy lợi nhuận trước thuế của OnlyFans đã tăng 615% lên mức 432 triệu USD trong 12 tháng tính đến tháng 9 năm 2021.
Về cơ bản, OnlyFans hoạt động như một nền tảng cung cấp nội dung người lớn, nơi những “nhà sáng tạo nội dung” có thể cung cấp các nội dung người lớn và giữ 80% số tiền kiếm được, 20% còn lại thuộc về OnlyFans để phục vụ cho các hoat động vận hành.
Hiện OnlyFans có 2,1 triệu “nhà sáng tạo” (Content Creator) đã đăng ký và có thể bán nội dung, 188 triệu “người hâm mộ” (Fans) có trả phí, tức những người dùng đã trả tiền để mua video hoặc để nhắn tin cho những “nhà sáng tạo” yêu thích của họ.
Về mặt mô hình kinh doanh, OnlyFans có thể được xem là “kẻ phá bĩnh” (Disruptor) đối với các mô hình kinh doanh nội dung người lớn truyền thống, và nền tảng cũng khá hấp dẫn với các “nhà sáng tạo” khi họ được giữ lại đến 80% doanh thu kiếm được.
Tất cả các hoạt động khác như marketing để thu hút người dùng sẽ do đội ngũ OnlyFans chịu trách nhiệm xây dựng và phát triển.
OnlyFans là công ty gia đình được thành lập vào năm 2016, với Tim Stokely là giám đốc điều hành và các thành viên còn lại trong gia đình đều tham gia vào các hoạt động kinh doanh và vận hành của nền tảng.
Mặc dù phần lớn doanh thu của OnlyFans đến từ các khách hàng tại Mỹ, nền tảng này vẫn được đăng ký tại Anh và đã trả đến 88 triệu USD tiền thuế doanh nghiệp vào 2021.
Giám đốc điều hành của OnlyFans cho biết:
“Chúng tôi đang trao quyền cho “nhà sáng tạo” để họ có thể chủ động kiếm tiền từ nội dung của họ và có quyền kiểm soát thực sự đối với nội dung đó.”
“Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư vào nền kinh tế nhà sáng tạo (Creator Economy) bằng cách tăng cường tính an toàn, phát triển nội dung nguyên bản và tiếp tục phát triển cộng đồng ‘nhà sáng tạo’ cũng như ‘người hâm hộ’ của mình”.
Twitter hiện đang thử nghiệm tính năng cho phép người dùng sửa và bổ sung hashtag vào Tweet đã đăng trước đó trong vòng 30 phút kể từ khi đăng tải.
Twitter cho phép sửa và thêm hashtag vào Tweet đã đăng
Ngày 1/9, Twitter thông báo sẽ ra mắt một trong các tính năng được người dùng mong chờ nhất: Sửa Tweet. Chức năng này đã được thử nghiệm nội bộ và sẽ mở cho các tài khoản Twitter Blue (có trả phí) vào cuối tháng.
Điều này đồng nghĩa bạn phải trả phí thuê bao tháng để dùng thử tính năng mới. Twitter Blue hiện có mức phí 4,99 USD/tháng.
Nếu nhu cầu đủ mạnh, nó sẽ giúp Twitter có thêm nguồn thu mới thông qua dịch vụ thuê bao. Ngoài khả năng sửa tweet đã đăng, dịch vụ khác của Twitter Blue bao gồm không hiển thị quảng cáo, bộ biểu tượng ứng dụng tùy chỉnh…
Theo Twitter, tính năng sửa tweet cho phép người dùng sửa văn bản và bổ sung hashtag vào một tweet trong vòng 30 phút kể từ khi tweet được đăng lần đầu.
Nội dung bài đăng tweet sau khi sửa sẽ có một nhãn, biểu tượng và tem thời gian để người xem biết được nó đã bị sửa. Người dùng sẽ bấm vào nhãn để xem lịch sử chỉnh sửa và xem các phiên bản cũ.
Twitter cho biết việc giới hạn thời gian chỉnh sửa và lưu lại lịch sử về một tweet (bài đăng) sẽ “bảo vệ tính toàn vẹn của cuộc trao đổi” trên nền tảng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Coca-Cola và Grab vừa công bố hợp tác với quy mô trên toàn khu vực Đông Nam Á nhằm mục tiêu thúc đẩy các hoạt động chuyển đổi số.
Grab hợp tác với Coca-Cola nhằm thúc đẩy chuyển đổi số tại Đông Nam Á
Cụ thể, hai đơn vị sẽ tận dụng mạng lưới bán lẻ ngoại tuyến sâu rộng của Coca-Cola và mạng lưới trực tuyến của Grab để mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng trong bối cảnh thị trường tiêu dùng kỹ thuật số đang phát triển bùng nổ.
Hai công ty sẽ cùng phối hợp thực hiện các sáng kiến có thể tăng cường kỹ năng số cho các đối tác cửa hàng, thúc đẩy sự tiện lợi và loạt sản phẩm nước giải khát dành cho người dùng.
Cả hai hợp tác tập trung vào bốn lĩnh vực chiến lược: Phát triển cùng với đối tác cửa hàng thông qua GrabFood và GrabMart; Kết nối với người tiêu dùng bằng những phương thức quảng cáo mới thông qua GrabAds;
Tăng cường hỗ trợ cho các đối tác cửa hàng nhỏ, truyền thống thông qua chuyển đổi số; Kết hợp quy mô hoạt động của hai công ty để đóng góp tích cực cho Đông Nam Á.
“Chúng tôi đang chuyển đổi mô hình kinh doanh của mình để phù hợp với thời đại kỹ thuật số. Mối quan hệ đối tác mới với Grab tại khắp các thị trường Đông Nam Á sẽ giúp chúng tôi mở rộng khả năng tiếp cận trực tuyến và đón đầu những xu hướng mua sắm đang liên tục thay đổi, trong bối cảnh chúng tôi đang gia tăng thêm nhiều giá trị cho người tiêu dùng và thúc đẩy tăng trưởng”, ông Sam Way, đại diện Coca-Cola Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương cho biết.
“Mối quan hệ hợp tác này thể hiện cam kết chung của cả hai công ty trong việc hỗ trợ các đối tác cửa hàng phát triển hoạt động kinh doanh hơn nữa thông qua chuyển đổi số và các dịch vụ tài chính.
Nhờ nắm bắt các nhu cầu mới và các nhu cầu chưa được đáp ứng của người tiêu dùng, các đối tác cửa hàng sẽ có thể cung cấp những dịch vụ ngày càng tốt hơn cho người tiêu dùng.
Việc này đồng thời cũng sẽ giúp người tiêu dùng thêm yêu mến thương hiệu Grab và Coca-Cola”, ông Saad Ahmed, Giám đốc khu vực, bộ phận quản lý đối tác cửa hàng của Grab cho biết.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong khi Vũ trụ ảo Metaverse là một trong những từ khoá HOT nhất thế giới công nghệ hiện nay, vẫn có nhiều những nhận định chưa đúng đắn về thuật ngữ này.
Vũ trụ ảo Metaverse: Điều gì thực, điều gì cường điệu và nó đang hướng tới đâu?
Đối với hầu hết những ai từng là một phần của kỹ nguyên công nghệ dot-com, vào năm 2022, họ cũng có thể là một phần của vũ trụ ảo Metaverse, một xu hướng công nghệ được xem là “tương lai của thế giới internet”.
Vào năm 1993, khi World Wide Web (WWW) bắt đầu được áp dụng rộng rãi, có nhiều người tự hỏi rằng, “Thực chất thì nó là gì? Đâu là thực, đâu là thứ được cường điệu và chúng ta đang hướng tới đâu?”
Theo cách tiếp cận tương tự, Metaverse đang được định nghĩa theo cách mà nó được nhìn nhận và hiểu trong suốt quá trình hình thành. Trái với những gì nhiều người tin tưởng, nó không chỉ là những công nghệ thực tế ảo (VR) hay Avatar (Hình ảnh đại diện kỹ thuật số).
Metaverse là một địa điểm (Place), một hệ sinh thái (Ecosystem) và trên hết nó là một “thế giới internet hoàn toàn mới”.
Vũ trụ ảo Metaverse là thế giới phi tập trung (Decentralized).
Hiện tại, Metaverse được tạo thành từ một nhóm các hệ sinh thái. Không giống như World Wide Web, hiện không có bất kỳ cổng truy cập tiêu chuẩn hóa (standardized gateways) nào (chẳng hạn như Google Chrome hoặc DuckDuckGo) giúp Metazens (các công dân của vũ trụ ảo Metaverse) có thể di chuyển một cách liền mạch từ thế giới này sang thế giới khác.
Nhiều người suy đoán rằng Meta (Facebook) đang nỗ lực để sở hữu cổng truy cập (gateway), và họ đang tỏ ra bị thất thế trong cuộc chiến này.
Tuy nhiên, vốn dĩ họ có suy đoán đó là bởi vì phần lớn động lực cho sự phát triển của Metaverse đang diễn ra trong nền tảng phi tập trung (decentralized) của blockchain.
Một trong những nguyên tắc cơ bản được đặt ra bởi nhiều người sáng lập của các nền tảng Metaverse là nó sẽ được điều hành bởi một tổ chức tự trị phi tập trung (DAO – Decentralized Autonomous Organization).
Theo Cointelegraph, “DAO là một thực thể (entity) không có cơ quan điều hành trung tâm. Các quyết định được đưa ra từ dưới lên (bottom-up driven), được điều hành bởi một cộng đồng được tổ chức xung quanh một bộ quy tắc cụ thể được thực thi dựa trên công nghệ blockchain.”
Theo góc nhìn này, hãy coi đó là một phiên bản dân chủ của thế giới Internet, nơi được sở hữu và quản lý bởi các thành viên trong cộng đồng.
Các bạn cứ hình dung như thế này, thay vì với thế giới tập trung, các thành viên trong quốc hội sẽ đại diện bỏ phiếu để bầu ra các thành viên trong chính phủ (chẳng hạn như Thủ tướng Chính phủ), với thế giới phi tập trung (DAO), người bầu ra Thủ tướng Chính phủ sẽ là toàn dân, tức quyền khi này sẽ được phân chia đều cho tất cả mọi người.
Decentraland và Sandbox hiện là những nền tảng phi tập trung nổi bật nhất trong không gian vũ trụ ảo Metaverse.
Hiểu đơn giản, Decentraland hay Sandbox là những thế giới được phát triển dựa trên công nghệ chuỗi khối Ethereum (Ethereum blockchain) được kiểm soát bởi những người chơi cá nhân, những người có quyền bỏ phiếu để thay đổi các chính sách hay xác định cách thế giới đó hoạt động.
Theo nhiều nhận định, Decentraland là một nền dân chủ hơn là một vũ trụ ảo phi tập trung khi người dùng hiện đang bị ràng buộc nhiều thứ với hệ sinh thái riêng của họ.
Decentraland vs The Sandbox.
Nếu bạn là người dùng của Decentraland, tất cả những thứ mà bạn sở hữu như hình đại diện (Avatar), bất động sản hay các tài sản kỹ thuật số khác (NFT) không được hỗ trợ chuyển sang các nền tảng khác.
Điều này trái ngược với triết lý phi tập trung trong Metaverse là người dùng có thể sở hữu, quản lý và sử dụng chúng bên ngoài nền tảng gốc.
Việc không thể giao dịch các tài sản số một cách tự do và sử dụng chúng trong nhiều trò chơi hoặc nền tảng khác nhau sẽ khiến Decentraland gặp nhiều vấn đề khi tiến tới Metaverse.
Ngược lại, với The Sandbox, vì nền tảng này có nhiều lợi thế hơn về mặt phi tập trung, các tài sản số theo đó có tính thanh khoản cao hơn.
The Sandbox cung cấp cho người dùng sự linh hoạt thông qua việc tích hợp với OpenSea (một NFTs marketplace), Decentraland chỉ cho phép người dùng mua và giao dịch trên thị trường riêng của nó là MANA marketplace.
Đối với những ai sở hữu tài sản số (Digital Assets), khả năng tương tác liền mạch trên toàn bộ hệ sinh thái là yếu tố quyết định đến giá trị thực sự của tài sản.
Tuy nhiên với công nghệ có tên là cross-chain bridges hay cầu nối xuyên chuỗi, những điểm yếu hay hạn chế này có thể được xử lý một cách tương đối dễ dàng.
Cầu nối xuyên chuỗi là công nghệ giúp kết nối các blockchains độc lập với nhau và cho phép di chuyển các tài sản và thông tin giữa chúng, công nghệ này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc cho phép khả năng tương tác giữa các mạng lưới hay giao thức không đồng nhất.
Một khi các cầu nối xuyên chuỗi được tiêu chuẩn hóa và triển khai trên tất cả các nền tảng, Metaverse sẽ trở thành mạng lưới đa liên kết rộng lớn mà nhiều người mơ ước.
Metaverse là vũ trụ ảo do người dùng sở hữu.
Với các nền tảng như Decentraland và The Sandbox, các Metazens được cung cấp một lượng kiểm soát đáng kể đối với thế giới trực tuyến mà họ đang sinh sống và tạo ra.
Tuy nhiên, khả năng mang tài sản và bản thân kỹ thuật số của một người từ nền tảng này sang nền tảng khác là hy vọng của hầu hết những ai đang nỗ lực để phát triển nên một Metaverse thực sự tích hợp và phi tập trung.
Theo mô hình này, chính người dùng sẽ đóng vai trò là cổng truy cập (gateway) thay vì chủ sở hữu của các nền tảng.
Vũ trụ ảo Metaverse: Một thế giới mới – Một tư duy mới.
Vũ trụ ảo Metaverse: Một thế giới mới – Một tư duy mới.
Trong bối cảnh ngày nay, khi người dùng ngày càng mất niềm tin vào các công ty công nghệ lớn (Big Tech) và quan tâm nhiều hơn đến quyền riêng tư, vũ trụ ảo Metaverse nếu muốn phát triển thì phải khác với thế giới internet hiện có.
Để giữ cho các dự án Metaverse không trở thành một cơn ác mộng kinh hoàng nào đó, các nền tảng hay doanh nghiệp lớn không thể toàn quyền kiểm soát hay điều khiển nó, điều này đòi hỏi một tư duy mới với một hệ thống công nghệ quản lý mới.
Các hệ sinh thái khép kín vốn được kiểm soát chặt chẽ như Meta (Facebook), Microsoft hay Google rồi sẽ trở thành “quá khứ”.
Các bức tường sẽ cần phải được phá bỏ, xóa bỏ các đường biên giới và được cấp các quyền tự do. Và để làm được điều này, các công nghệ hiện đang thúc đẩy vũ trụ ảo Metaverse sẽ cần phải hoạt động hài hòa với nhau hơn là cạnh tranh hay xung đột.
Đây là cách duy nhất để người dùng có thể trải nghiệm Metaverse từ một nơi an toàn, quyền riêng tư cao và ít bị thao túng nhất.
Người dùng sẽ được kiểm soát nhiều hơn với những gì họ làm và được nhìn thấy, đó sẽ là một chiều không gian mới, một thế giới internet kiểu mới.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Instagram đang thử nghiệm một số tính năng mới, sẽ cho phép người dùng kiểm soát nhiều hơn cách các nội dung được đề xuất đến họ.
Instagram thử nghiệm một số tính năng mới
Đầu tiên, nền tảng đang thử nghiệm tính năng cho phép người dùng đánh dấu nhiều bài đăng trên trang Khám phá (Explore) với tùy chọn “Không quan tâm” (Not Interested).
Khi lựa chọn tính năng này, Instagram cho biết họ sẽ ngay lập tức ẩn các bài đăng này và không hiển thị những nội dung tương tự trong tương lai.
Trước đây, “Không quan tâm” chỉ khả dụng với người dùng trên một số bài đăng tại một số thời điểm nhất định.
Nền tảng cũng đang bắt đầu thử nghiệm tuỳ chọn để người dùng có thể chọn không xem các bài đăng được đề xuất với một số từ khoá, cụm từ hoặc biểu tượng cảm xúc (emojis) nhất định có trong phần chú thích (Caption) hoặc thẻ hashtag.
Instagram lưu ý rằng cho dù bạn đang nhìn thấy một thứ gì đó không liên quan thì tính năng mới này có thể được sử dụng để ngừng xem những nội dung mà bạn không còn cảm thấy thú vị nữa.
Instagram cho biết thêm:
“Điều quan trọng đối với chúng tôi là mọi người cảm thấy hài lòng với khoảng thời gian mà họ dành cho Instagram, vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục tìm cách giúp mọi người kiểm soát nhiều hơn những gì họ thấy trên nền tảng.”
Instagram cho biết những thay đổi này không phải là vĩnh viễn, có nghĩa là thuật toán của Instagram vẫn sẽ tập trung vào các bài đăng được đề xuất; chỉ là nền tảng đang tìm kiếm những giải pháp mới tối ưu hơn.
Bên cạnh các cập nhật mới, Instagram cũng bật mí một số mẹo mà người dùng có thể sử dụng để cải thiện trải nghiệm của họ.
Ví dụ: bạn có thể sử dụng tùy chọn nguồn cấp dữ liệu Yêu thích (Favorites feed) của ứng dụng để cuộn qua các bài đăng từ các tài khoản yêu thích của mình. Khi thêm một tài khoản nào đó vào nguồn cấp dữ liệu, bạn sẽ thấy các bài đăng từ tài khoản đó thường xuyên hơn.
Bạn có thể truy cập nguồn cấp dữ liệu Yêu thích bằng cách nhấn vào biểu tượng Instagram trong nguồn cấp dữ liệu của mình (như hình bên dưới).
Cuối cùng, người dùng Instagram có khả năng điều chỉnh các nội dung nhạy cảm để chọn xem nhiều hơn hoặc ít hơn một số loại nội dung nhạy cảm.
Bạn có thể xem cài đặt Kiểm soát nội dung nhạy cảm (Sensitive Content Control settings) của mình bằng cách đi tới phần Hồ sơ của bạn, nhấn vào menu Cài đặt (Settings) và chọn kiểm soát nội dung nhạy cảm (Sensitive Content control).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Mạng xã hội Truth Social của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump không được cấp giấy phép đăng ký nhãn hiệu vì quá tương tự với nhiều thương hiệu hiện có và dễ gây nhầm lẫn.
Mạng xã hội Truth Social không được cấp phép vì không đủ “Unique”
Sau khi ông Donald Trump bị cấm sử dụng các mạng xã hội Facebook và Twitter vào năm 2021, ông tuyên bố sẽ lập ra một nền tảng mạng xã hội hoàn toàn mới để đưa ra sự thật.
Và như vậy, mạng xã hội Truth Social của vị Cựu Tổng thống đã chính thức ra mắt vào ngày 21/2/2022 và đã từng sở hữu số lượt tải đứng đầu trên App Store.
Tuy nhiên, mới đây, đơn đăng ký nhãn hiệu (Trademark) của mạng xã hội này đã bị từ chối, gây thêm những khó khăn nhất định cho ứng dụng này trong tương lai.
Những thương hiệu tương tự nhau.
Theo một tài liệu của Văn phòng Nhãn hiệu và Sáng chế Hoa Kỳ (USPTO) công bố vào tháng này cũng như những nhận định của luật sư về nhãn hiệu Josh Gerben, đơn đăng ký nhãn hiệu của mạng xã hội Truth Social của Trump đã bị từ chối, vì tên của mạng xã hội này quá giống với tên của các tổ chức kinh doanh khác.
USPTO cho biết, tên mạng xã hội của Cựu Tổng thống Trump giống với hai công ty truyền thông khác một cách khó hiểu”, trong đó bao gồm: ứng dụng truyền thông xã hội Vero – True Social và một mạng phát thanh của Cơ đốc giáo mang tên Truth Network.
Văn phòng cấp bằng sáng chế cho biết, cái tên Truth Social của mạng xã hội này mang những điểm đặc biệt giống” với từ “Truth” của nhãn hiệu Truth Network.
Trong khi đó, khi so sánh ứng dụng Truth Social với ứng dụng Vero – True Social, văn phòng cấp bằng sáng chế nhận định rằng “từ TRUTH và TRUE là 2 từ mang ý nghĩa chủ đạo trong nhãn hiệu của hai công ty này và đều có nghĩa là sự trung thực hoặc sự thật”.
Hơn nữa, theo hồ sơ, cả hai cái tên đều chứa từ SOCIAL (xã hội), điều này càng khiến cho tên của hai mạng xã hội này nghe có vẻ giống nhau.
Với những căn cứ trên, hồ sơ kết luận: “Các nhãn hiệu tương tự nhau và các hàng hóa và dịch vụ có liên quan đến nhau có thể sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của hàng hóa và dịch vụ của người nộp đơn.
Do đó, đơn đăng ký nhãn hiệu cho mạng xã hội Truth Social của Cựu Tổng thống Trump bị từ chối theo Mục 2 (d) của Đạo luật Nhãn hiệu của Hoa Kỳ”.
Và như vậy, ngài Cựu Tổng thống sẽ có khoảng 6 tháng để kháng cáo quyết định này của tòa án. Nhưng việc thay đổi quyết định có thể rất khó khăn, luật sư về nhãn hiệu Josh Gerben cho biết: “Chúng tôi đã làm rất nhiều việc để đối chiếu, so sánh và đưa ra kết luận.
Trong trường hợp này, tôi sẽ nói với khách hàng rằng họ có khoảng 33% cơ hội để kháng cáo thành công.”
Theo ông, việc Văn phòng Nhãn hiệu và Sáng chế Hoa Kỳ phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu này là một trở ngại lớn cho Truth Social trong việc bảo vệ tên riêng của mình.
Trả lời phỏng vấn tờ CBS MoneyWatch, luật sư Gerben cho biết: “Bất kể công ty của bạn lớn đến mức nào hay những người ủng hộ bạn nổi tiếng như thế nào, Văn phòng Nhãn hiệu và Sáng chế Hoa Kỳ sẽ tự mình xem xét từng đơn đăng ký.
Và khi nhãn hiệu chưa đủ độc đáo, doanh nghiệp bạn vẫn sẽ vấp phải những vấn đề nhất định trong việc đăng ký”.
Đây không phải là trở ngại đầu tiên mà nền tảng mạng xã hội Truth Social gặp phải từ khi ra mắt. Vào tháng 6, Digital World Acquisition Corp – công ty mua lại Truth Social đã cảnh báo rằng thỏa thuận sát nhập giữa hai bên có thể gặp thất bại vì họ đã nhận được hàng loạt trát đòi hầu tòa liên quan đến mạng xã hội này.
Đồng thời, Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ cũng đang điều tra về mục đích đặc biệt trong việc sát nhập giữa Digital World Acquisition Corp và Truth Social.
Truth Social được phát triển bởi Tập đoàn Truyền thông và Công nghệ Trump. Đây là một ứng dụng rất giống mạng xã hội Twitter – mạng xã hội đã cấm vị Cựu Tổng thống sử dụng tài khoản Twitter của mình vĩnh viễn vào tháng 1 năm 2021.
Sau khi ra mắt vào tháng 2, mạng xã hội này cũng đã gặp phải nhiều vấn đề như ít người dùng thường xuyên, ứng dụng tồn tại những lỗ hổng bảo mật, một số tính năng hạn chế và gây ảnh hưởng tới trải nghiệm của người dùng…
Vero và Truth Network.
Mạng xã hội Truth Social hiện cũng đang đối mặt với nguy cơ bị hai công ty còn lại thực thi quyền nhãn hiệu. Để giải quyết, luật sư Gerben cho rằng, Truth Social có thể tìm cách thương lượng với True Social hoặc Truth Network về vấn đề này.
Garben cho biết: “Rủi ro lớn nhất mà mạng xã hội của Cựu Tổng thống Trump có thể sẽ gặp phải đó là khả năng một trong hai công ty True Social hoặc Truth Network quyết định sẽ thực thi quyền nhãn hiệu và yêu cầu mạng xã hội Truth Social không được phép sử dụng tên của họ.”
Nhưng Trump không phải là người thích tránh các vụ kiện tụng. Garben nhận định:
“Tôi không nghĩ rằng việc USPTO từ chối nhãn hiệu Truth Social sẽ ngăn Trump sử dụng tên gọi này”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Facebook (Meta) ra mắt ứng dụng thương mại điện tử JioMart cho người dùng tại Ấn Độ thông qua hợp tác với Reliance Jio.
Facebook ra mắt JioMart cho người dùng Ấn Độ
Với khoản đầu tư trị giá 6 tỷ USD vào nhà cung cấp internet Ấn Độ Reliance Jio, Facebook cho phép người dùng WhatsApp Ấn Độ mua sắm thông qua ứng dụng thương mại điện tử (eCommerce) mới có tên là JioMart.
Như bạn có thể thấy trong hình ảnh ở trên, JioMart về cơ bản là một nền tảng mua sắm trực tuyến tích hợp trong WhatsApp, JioMart là cánh cửa giúp Facebook thâm nhập mảng thương mại điện tử tại thị trường vô cùng đông đúc, Ấn Độ.
Theo giải thích của Facebook:
“JioMart trên WhatsApp sẽ cho phép mọi người ở Ấn Độ, kể cả những người chưa từng mua sắm trực tuyến trước đây, có thể mua sắm một cách liền mạch trong ứng dụng.
Người mua sắm có thể thêm các mặt hàng vào giỏ hàng của họ và thanh toán để hoàn tất giao dịch mà không cần phải rời khỏi cuộc trò chuyện của họ WhatsApp.”
Ở thời điểm hiện tại, WhatsApp có hơn 487 triệu người dùng hàng tháng tại Ấn Độ, và đây là lý do tại sao Facebook lại ra quyết định tích hợp thương mại điện tử tại thị trường này.
Trở lại năm 2020, Facebook đã mua 9,99% cổ phần của Jio Platforms với giá trị 5,7 tỷ USD, Reliance Jio cung cấp quyền truy cập internet cho hơn 420 triệu người dùng Ấn Độ và Facebook muốn tận dụng nguồn lực có sẵn này để thâm nhập vào Ấn Độ.
Theo một nguồn tin được tiết lộ khác, hiện Facebook đang có kế hoạch phát triển siêu ứng dụng (Super App) với nhiều tính năng tích hợp khác chứ không chỉ là thương mại điện tử và JioMart chỉ đóng vai trò như là “sản phẩm khởi động”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Doanh thu của Tập đoàn GoTo, Công ty mẹ đang sở hữu Gojek tăng 32% trong nửa đầu năm 2022 song vẫn chưa có lãi và lỗ gần 1 tỷ USD.
Công ty mẹ Gojek lỗ gần 1 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
Ngày 30/8, GoTo cho biết 6 tháng đầu năm nay lỗ 14,17 nghìn tỷ rupiah (955 triệu USD), gần gấp đôi cùng kỳ năm 2021 ngay cả khi doanh thu tăng 32%.
Cụ thể, doanh thu nửa đầu năm đạt 3,3 nghìn tỷ rupiah. Đây là báo cáo kết quả kinh doanh quý thứ hai của GoTo kể từ khi lên sàn chứng khoán hồi tháng 4, cho thấy các thách thức gặp phải trên con đường sinh lời.
GoTo thành lập tháng 5/2021 sau khi sáp nhập ứng dụng gọi xe, giao đồ ăn Gojek với sàn thương mại điện tử Tokopedia. Ngoài GoTo, Indonesia còn có một kỳ lân khác là Bukalapak.
Dù thua lỗ, GoTo bày tỏ lạc quan rằng tình hình sẽ thay đổi, nhắc đến tăng trưởng trong tổng giá trị giao dịch và tổng doanh thu năm 2021 và quý đầu năm nay. GoTo không phải hãng công nghệ Đông Nam Á duy nhất vật lộn với việc kiếm tiền.
Grab, đối thủ của GoTo, cuối tuần trước báo cáo lỗ 572 triệu USD trong quý II vì do đầu tư nhiều vào bán hàng và Marketing, giảm 29% so với mức lỗ 801 triệu USD một năm trước đó. Trong khi đó, doanh thu đạt kỷ lục 321 triệu USD, tăng 79%, phản ánh nhu cầu giao hàng và gọi xe mạnh mẽ.
Grab kỳ vọng mảng giao đồ ăn sẽ hòa vốn vào quý I/2023 và mảng giao hàng nói chung hòa vốn vào quý II/2023, sớm hơn tương ứng 1 và 2 quý so với kế hoạc ban đầu nhờ chi phí cố định thấp hơn và giảm bớt ưu đãi.
Trong cuộc điện thoại với các nhà đầu tư, CEO Grab Anthony Tan tự tin sẽ giải quyết được các thách thức phía trước, tăng trưởng doanh thu bền vững và tăng tốc trên con đường lợi nhuận.
Để làm điều này, Grab nói sẽ tập trung hơn vào các khách hàng “chất lượng cao”, những người ít nhạy cảm với ưu đãi và sử dụng dịch vụ tần suất cao. Dù vậy, ông Tan cảnh báo nó sẽ phải đánh đổi tăng trưởng giao dịch.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Thông qua YouTube Promotion Tab tức thẻ Promotions mới, các nhà sáng tạo có thể quảng cáo kênh của họ mà không cần phải truy cập vào trình quản lý quảng cáo của Google.
YouTube đang thử nghiệm tính năng mới với thẻ Promotion
YouTube đã thêm thẻ Promotion (Promotion Tab) cho phép các nhà sáng tạo quảng cáo kênh và video của họ mà không cần thông qua Trình quản lý quảng cáo của Google (Google Ads Manager).
Thẻ Promotion mới nằm trong YouTube Studio và là một cách giúp người dùng tạo quảng cáo một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn thay vì phải mất rất nhiều thời gian trong Google Ads Manager.
Với những nhà sáng tạo có quyền truy cập vào công cụ mới (được chọn), họ sẽ tìm thấy thẻ Promotion trên Trang nội dung (Content Page) của YouTube Studio.
YouTube cho biết:
“Thẻ YouTube Promotion mới sẽ giúp những người quản lý kênh chạy quảng cáo nhanh hơn cho nội dung hay kênh của họ.”
“Chúng tôi nhận thấy rằng hiện có rất nhiều nhà sáng tạo muốn có nhiều công cụ hơn để giúp phát triển kênh của họ và tiếp cận với nhiều khán giả tiềm năng hơn, vì vậy, chúng tôi đang thử nghiệm tính năng mới với mục tiêu khiến cho quá trình này được dễ dàng và tiện lợi hơn (so với việc sử dụng Google Ads).
Như đã đề cập, tính năng mới sẽ cho phép chủ sở hữu kênh và nhà quảng cáo phát triển kênh của họ mà không cần phải truy cập vào Google Ads. Tuy nhiên, đó cũng là một cách để YouTube mang lại nhiều doanh thu quảng cáo hơn.
Từ đây, những nhà sáng tạo hay người dùng vốn không quen thuộc với công cụ Google Ads vì khá phức tạp cũng có thể khởi chạy ngay các chiến dịch quảng cáo.
Chương trình hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm và chỉ khả dụng với một số nhà sáng tạo (Creator) được chọn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Sau khoảng hơn 2 năm ra mắt, Facebook vừa thông báo sẽ đóng cửa ứng dụng chơi game theo yêu cầu Facebook Gaming từ tháng 10 tới.
Facebook sẽ đóng cửa ứng dụng Facebook Gaming từ tháng 10 tới
Facebook đang lên kế hoạch đóng cửa Facebook Gaming, ứng dụng cho phép người dùng xem và chơi các trò chơi điện tử theo yêu cầu (video games on-demand).
Cụ thể, bắt đầu từ ngày 28 tháng 10 sắp tới, Facebook Gaming sẽ không còn khả dụng trên iOS và Android, trong khi các tính năng chơi game sẽ tiếp tục có thể truy cập thông qua ứng dụng Facebook chính.
Facebook cho biết:
“Chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các bạn vì tất cả những gì các bạn đã làm để xây dựng một cộng đồng thịnh vượng cho những người chơi game và người hâm mộ kể từ khi ứng dụng này ra mắt lần đầu tiên.”
“Tuy nhiên, sứ mệnh của chúng tôi trong việc kết nối người chơi, người hâm mộ và nhà sáng tạo với các trò chơi mà họ yêu thích vẫn không thay đổi và bạn vẫn có thể tìm thấy chúng khi truy cập Gaming trong ứng dụng Facebook.”
Facebook Gaming được ra mắt lần đầu từ năm 2020 và đã gây ra sự bùng nổ không nhỏ trong ngành chơi và xem trò chơi điện tử, Facebook Gaming từng được coi là mối đe dọa lớn nhất của Twitch, là “Market Leader” lúc bấy giờ được sở hữu bởi đế chế thương mại điện tử Amazon.
Theo báo cáo từ công ty nghiên cứu thị trường Streamlabs, trong quý 2 năm 2022, Facebook Gaming chỉ chiếm 7,9% thị phần về lượng giờ xem, xếp sau Twitch của Amazon (76,7%) và YouTube (15,4%).
Về bối cảnh tổng thể, Facebook không phải là gã khổng lồ internet đầu tiên đã thử và thất bại trong việc xây dựng các ứng dụng tương tự Twitch.
Vào năm 2020, Microsoft đã đóng cửa dịch vụ phát trực tuyến của riêng mình, Mixer, sau khi ký kết hợp đồng hàng triệu đô la để người chơi Fortnite nổi tiếng Tyler “Ninja” Blevins phát trực tuyến độc quyền trên dịch vụ của mình.
YouTube, đối thủ cạnh tranh gần nhất của Twitch gần đây đã đạt được nhiều thành công hơn khi vượt qua sự thống trị của Twitch.
YouTube Gaming, một bộ phận thuộc YouTube, là tên tuổi duy nhất được đánh giá có thể đe dọa vị thế cạnh tranh của Twitch. Gần đây, nền tảng đã thu hút một số nhân tài hàng đầu từ đối thủ, như Ludwig Ahgren, Rachell Hofstetter và Timothy Betar.
Sau khi ngừng ứng dụng Facebook Gaming, Meta cho biết sẽ tập trung nhiều hơn cho thiết bị VR và các sản phẩm liên quan đến Metaverse. Năm ngoái, công ty đã đổi tên từ Facebook thành Meta, cũng như đổ hàng tỷ USD để thực hiện tham vọng vũ trụ ảo.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các nội dung xoay quanh chủ đề Creator Economy (Tiếng Việt có nghĩa là nền kinh tế nhà sáng tạo) như: Creator Economy là gì, những xu hướng chính của Creator Economy, Creator Economy có giá trị bao nhiêu và hơn thế nữa.
Creator Economy là gì? Tìm hiểu về khái niệm Creator Economy
Creator Economy là gì? Creator Economy có nghĩa là nền kinh tế nhà sáng tạo. Kể từ khi yếu tố công nghệ phát triển mạnh mẽ và ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều khía cạnh khác nhau từ kinh doanh đến cuộc sống, đặc biệt khi các nền tảng mạng xã hội trở thành nơi không chỉ là để giải trí mà còn để mua sắm và hơn thế nữa, khái niệm Creator Economy ra đời và không ngừng phát triển.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Những số liệu đáng tham khảo nhất về Creator Economy.
Creator Economy được phân loại như thế nào?
Influencer là gì?
KOL là gì?
Content Creator là gì?
Tìm hiểu tổng quan về Creator Economy.
Mối quan hệ giữa Social Media với Creator Economy là gì?
Lịch sử hình thành khái niệm Creator Economy.
Những nhóm đối tượng chính hiện đang thúc đẩy Creator Economy.
Những xu hướng Creator Economy chính trong năm 2022 là gì?
Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề Creator Economy?
bên dưới là nội dung chi tiết:
Creator Economy là gì?
Creator Economy là khái niệm đề cập đến một nền kinh tế (Economy) nơi các nhà sáng tạo (Creator) thông qua sự hỗ trợ của các nền tảng hay phần mềm có thể kiếm tiền từ các sản phẩm sáng tạo của họ.
Các nền tảng hỗ trợ phổ biến nhất trong Creator Economy hiện nay đó là YouTube, Facebook, Instagram hay TikTok.
Ngoài thuật ngữ khá phổ biến là Economy (Nền kinh tế), theo từ điển Cambridge, Creator được định nghĩa là nhà sáng tạo, tác giả hay người xây dựng, những người có thể sản xuất hay tạo ra một thứ gì đó.
Theo cách định nghĩa của Adobe, Creator hay Nhà sáng tạo là người tham gia vào các hoạt động sáng tạo nội dung — như nhiếp ảnh, viết lách hoặc xây dựng NFT — và chia sẻ các công việc này trực tuyến ít nhất là hàng tháng, với hy vọng thu hút được một lượng khán giả tiềm năng để từ đó có thể kiếm tiền.
Tính đến năm 2024, Creator Economy có giá trị khoảng 120 tỷ USD với hơn 200 triệu nhà sáng tạo trên toàn cầu.
Creator Economy trong tiếng Việt có nghĩa là Nền kinh tế nhà sáng tạo.
Những số liệu đáng tham khảo nhất về Creator Economy.
Trước khi tìm hiểu sâu hơn về Creator Economy, dưới đây là những gì bạn cần nắm:
Định giá quy mô thị trường toàn cầu của Influencer Marketing (một phần của Creator Economy) là 13,8 tỷ USD, cao hơn gấp đôi so với năm 2019. (Statista)
Trong số hơn 165 triệu nhà sáng tạo (Creator) trên toàn thế giới, số nhà sáng tạo nghiệp dư (chiếm 92%) và nhà sáng tạo chuyên nghiệp (chiếm 8%). (SignalFire)
78% người tiêu dùng đã khám phá sản phẩm mới khi xem video của các nhà sáng tạo. (Statista).
Gen Y chiếm khoảng 42% Creator Economy và Gen Z là 14%, (Theo Adobe).
Creator Economy được phân loại như thế nào?
Như đã phân tích ở trên, Creator Economy là nền kinh tế được tạo ra từ những nhà sáng tạo (Creator) và khi mổ xẻ thuật ngữ này, chúng ta có thể phân loại các nhóm đối tượng chính khác nhau có trong Creator Economy.
Theo đó các nhóm đối tượng chính có thể là:
Influencer (Economy): Mặc dù chỉ chiếm một tỷ lệ phần trăm tương đối thấp trong toàn bộ khái niệm Creator, Influencer hay Người có ảnh hưởng là những người có “quyền lực” nhất trong Creator Economy. Influencer cũng có thể được phân loại thành nhiều kiểu khác nhau như Micro Influencer, Macro Influencer và hơn thế nữa.
KOL(Economy): Nhóm nhà sáng tạo thứ 2 có trong Creator Economy là KOL (Key Opinion Leader), chính là những chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên nghiệp như kinh tế, chính trị, Y tế, Giải trí, Giáo dục và nhiều ngành nghề khác.
Content Creator(Economy): Content Creator hay Nhà sáng tạo nội dung là khái niệm đề cập đến tất cả những cá nhân làm các công việc về sản xuất, sáng tạo và xây dựng nội dung (Content) trên nhiều các nền tảng khác nhau, trong đó chủ yếu là trên các nền tảng mạng xã hội (Social Media).
Về mặt tổng thể, Creator Economy là một phần của bức tranh kinh tế lớn hơn đó là Nền kinh tế số hay Digital Economy.
Influencer là gì?
Influencer (trong tiếng Anh có nghĩa là người ảnh hưởng hoặc người có ảnh hưởng) là khái niệm chủ yếu được sử dụng trong phạm vi ngành marketing, kinh doanh và giải trí nói chung, thuật ngữ influenecer đề cập đến tất cả những cá nhân có khả năng gây ảnh hưởng đến người khác, đặc biệt là có thể làm thay đổi suy nghĩ và hành vi của họ.
Trong phạm vi ngành marketing, Influencer hay “người có ảnh hưởng” là thuật ngữ chung mang tính đại diện cho tất cả những người có sức ảnh hưởng dù cho họ đang làm việc trong lĩnh vực cụ thể là gì, họ ảnh hưởng trong phạm vi nào hay độ lớn của những nhóm đối tượng theo dõi (bị ảnh hưởng) họ.
Đặc điểm rõ ràng nhất để nhận diện một cá nhân nào đó là Influencer đó là sức ảnh hưởng của họ đến hành vi, tâm lý và thậm chí là các hành động cụ thể của đối tượng theo dõi họ.
Tuỳ theo từng mức độ ảnh hưởng hay lĩnh vực cụ thể mà các Influencer cũng được chia thành các nhóm hay có những tên gọi khác nhau, bạn có thể xem chi tiết ở các phần tiếp theo của bài viết này.
KOL là gì?
KOL là từ viết tắt của Key Opinion Leader, là khái niệm đề cập đến những người có khả năng gây ảnh hưởng đến một nhóm người nhất định trong xã hội.
Các KOL có thể là những nhà lãnh đạo doanh nghiệp, những nhà lãnh đạo tư tưởng ngành, những chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể nào đó hay thậm chí là các nhà chính trị gia.
Một trong những điểm nhận dạng rõ ràng nhất về các KOL là khả năng được nhìn nhận bởi công chúng, mức độ tín nhiệm, khả năng ảnh hưởng của họ trên các phương tiện truyền thông đại chúng (mass media) hay mức độ liên quan của họ đến đối tượng mục tiêu.
Ngoài ra, như bản thân ý nghĩa của chính nó “Key Opinion Leader”, các KOL chính là những người có khả năng dẫn dắt các quan điểm hay lập trường riêng của chính họ.
Content Creator là gì?
Content Creator hay nhà sáng tạo nội dung là những người tham vào công việc sản xuất những nội dung hay vật liệu sáng tạo mang tính giải trí và giáo dục cho các nhóm đối tượng mục tiêu (người mua, người ra quyết định, người ảnh hưởng…).
Những gì mà những người này tạo ra có thể xuất hiện dưới nhiều định dạng khác nhau như: bài viết trên blog của website doanh nghiệp, bài đăng trên các nền tảng mạng xã hội, các video trên YouTube, các biểu đồ đồ hoạ hay các ebooks…
Đối với thế giới kinh doanh ngày nay, các nhà sáng tạo nội dung đóng vai trò quan trọng trong việc trong việc tăng mức độ tương tác với khách hàng cũ lẫn khách hàng tiềm năng.
Tìm hiểu tổng quan về Nền kinh tế và Creator Economy.
Cách đây khoảng một thế kỷ trước, chúng ta sống trong một nền kinh tế công nghiệp (Industrial Economy). Đó là thời đại của sản xuất, nơi mà hầu hết mọi người có thể kiếm được tiền thông qua các công việc chân tay trong các xí nghiệp và nhà máy.
Tuy nhiên, đến những năm 1950, chúng ta đang chuyển sang nền kinh tế tiêu dùng (Consumer Economy).
Đây là giai đoạn mà sau một quá trình Khủng hoảng Kinh tế (Economic Depression), mọi người đang tìm kiếm những cách mới để tiêu tiền của họ.
Mọi người bắt đầu kiếm thêm thu nhập bằng cách thực hiện các dịch vụ cho người khác. Thương mại từ đây trở nên toàn cầu hóa nhiều hơn, với việc mọi người muốn có “nhiều thứ” hơn từ khắp nơi trên toàn thế giới.
Trong thời đại của internet, chúng ta bước vào nền kinh tế tri thức (Knowledge Economy), nơi công nghệ, tri thức và khả năng sáng tạo đóng vai trò then chốt.
Đây chính là tiền đề của Creator Economy vốn dựa trên internet, yếu tố công nghệ (các nền tảng) và khả năng sáng tạo (ra một thứ gì đó).
Mối quan hệ giữa Social Media với Creator Economy là gì?
Mối quan hệ giữa Social Media với Creator Economy là gì?
Như đã phân tích ở trên, Creator Economy được phát triển trong bối cảnh khi các phương tiện truyền thông mạng xã hội (Social Media) phát triển mạnh mẽ.
Những nhà sáng tạo thành công là những nhà sáng tạo tận dụng tốt các nền tảng mạng xã hội để chia sẻ nội dung và xây dựng cộng đồng của riêng họ.
Theo số liệu đến năm 2022, mỗi người dùng internet sử dụng 3h mỗi ngày trên các nền tảng mạng xã hội, trong đó dành đến hơn 2h trên TikTok, gần 1h trên Facebook cùng nhiều nền tảng khác.
Khi các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, YouTube hay TikTok không chỉ là nơi để mọi người giải trí, tìm kiếm thông tin, mua sắm và tương tác với thương hiệu mà còn trở thành nơi để mọi người kết nối với các nhà sáng tạo yêu thích của họ, Creator Economy phát triển theo tỷ lệ thuận với sự phổ biến của các nền tảng này.
Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề Creator Economy?
Creator Economy là ngành gì?
Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, Creator Economy không phải là một ngành mà là một nền kinh tế nơi các nhà sáng tạo (Creator) đóng vai trò thúc đẩy tăng trưởng chính.
Thông qua các cộng đồng rộng lớn chủ yếu nhờ vào các nền tảng mạng xã hội, nhà sáng tạo có nhiều cơ hội để chia sẻ và kiếm tiền từ các hoạt động sáng tạo (nội dung) của họ.
Creator bao gồm những ai?
Creator là khái niệm mang tính đại diện, đại diện cho tất cả những nhà sáng tạo, tác giả, người biên tập, những người tạo ra các sản phẩm hay dịch vụ sáng tạo.
Nằm trong bối cảnh Creator Economy, Creator chủ yếu ám chỉ những nhà sáng tạo nội dung trên các nền tảng mạng xã hội với mục tiêu là kiếm tiền.
Creator Economy có giá trị bao nhiêu?
Tính đến năm 2022, Creator Economy có giá trị hơn 100 tỷ USD với khoảng hơn 150 triệu nhà sáng tạo đang hoạt động.
Kinh tế nhà sáng tạo là gì?
Là nền kinh tế được tạo ra từ các hoạt động sáng tạo của các nhà sáng tạo.
Kết luận.
Cho dù bạn đang có ý định trở thành một Creator trong Creator Economy đầy tiềm năng hay là một Marketer đang tìm cách kết nối và tận dụng Creator Economy để phát triển doanh nghiệp.
Việc hiểu bản chất của Creator Economy là gì cũng như những tác động của nó đến sự phát triển chung của doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết. Giờ đây, bạn đã có thể bắt đầu hoạch định các chiến lược cho riêng mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Bằng cách coi trọng việc xây dựng thương hiệu trong dài hạn, Starbucks đã có những chiến lược hết sức tinh tế và một trong số đó là chính sách Free Refill.
Free Refill và chiến lược xây dựng thương hiệu của Starbucks
Hãy nhớ lại những ngày tháng khi Google, Internet hay các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay Twitter chưa xuất hiện và phát triển như bây giờ, bạn thường dựa vào đâu để đánh giá chất lượng của một nhà hàng hay quán cafe nào đó?
Phải chăng, bạn đã từng dựa rất nhiều vào yếu tố trực quan, những góc quán đông đúc hay bãi đỗ xe dày đặc là những minh chứng cho chất lượng dịch vụ của thương hiệu.
Trong khi thuật ngữ Social Proof hay Bằng chứng xã hội vẫn phát triển mạnh trong bối cảnh kinh doanh hiện đại ngày này, nó vốn dĩ đã tồn tại từ rất lâu trước khi cả Internet hay thương mại điện tử ra đời.
Được xây dựng và phát triển từ những năm 1971, tức trước gần 30 năm so với ngày Google ra đời (năm 1998), Starbucks vốn đã không phụ thuộc vào internet trong việc kinh doanh của mình.
Thách thức lớn nhất lúc bấy giờ mà Starbucks phải đối mặt là làm thế nào để các cửa hàng của mình luôn “tấp nập” người, thứ có thể giúp những người khác cảm nhận được “giá trị thương hiệu” của Starbucks.
Với giá trị thương hiệu (Brand Value) hơn 13 tỷ USD tính đến hết năm 2021, Starbucks đã từng bắt đầu với những chiến lược xây dựng thương hiệu và marketing dù ít tốn kém nhưng lại rất sáng tạo. Từ các chiến thuật dịch vụ khách hàng trị giá chỉ vài đô la đến các chiến dịch thương hiệu toàn cầu.
Và một trong số đó là Free Refill, chính sách “Tái đổ đầy” thức uống miễn phí.
Chính sách Free Refill của Starbucks.
Như đã phân tích ở trên, để tạo ra một quán cà phê náo nhiệt tràn đầy sức sống, bạn cần thu hút mọi người vào bên trong cửa hàng và khiến họ nán lại. Bằng cách cung cấp những lần tái đổ đầy thức uống miễn phí, Starbucks đã làm được điều này.
Chính sách Free Refill của Starbucks hoạt động như sau:
Tại các cửa hàng tham gia, bạn có thể sử dụng Thẻ Starbucks (Starbucks Card) đã đăng ký của mình hoặc ứng dụng Starbucks (Starbucks app) để mua đồ uống và sau đó cũng từ các ứng dụng và thẻ này, bạn được đổ đầy miễn phí cà phê và trà (không phụ thuộc vào thức uống đã mua ban đầu) trong cùng một lần ghé thăm cửa hàng.
Nếu khách hàng chưa có tài khoản, họ cũng có thể mua những lần tái đổ đầy miễn phí này với một mức giá rất ưu đãi.
Chiến lược này của Starbucks không chỉ làm cho khách hàng cảm thấy thoải mái và “hời” hơn với mỗi lần ghé thăm Starbucks, nó còn làm cho trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu tốt hơn nhiều.
Xây dựng thương hiệu là một chiến lược dài hạn quan trọng.
Thương hiệu vốn là một thông báo hay dấu hiệu giúp khách hàng ra các quyết định mua hàng của họ – thường ở cấp độ tiềm thức. Đó là điều khiến người tiêu dùng lựa chọn một doanh nghiệp nào đó thay vì đối thủ.
Trong trường hợp của Starbucks, đó là lý do tại sao người tiêu dùng bỏ qua vô số các lựa chọn thay thế khi di chuyển trên đường, cho dù đó là các cửa hàng cà phê địa phương, hay những cửa hàng cà phê tiện lợi khác.
Mọi người dù phải chờ đợi hay xếp hàng lâu hơn, trả giá cao hơn và thậm chí có thể nhận được ít sản phẩm hơn với cùng một mức giá. Họ vẫn chọn Starbucks đơn giản là vì nó nằm trong tâm trí của họ, là vì Starbucks “có thương hiệu”.
Thương hiệu cũng giải thích lý do tại sao với phần đông mọi người, khi có ý định mua một chiếc máy tính nào đó, Apple có thể là gợi ý đầu tiên.
Giải quyết vấn đề một cách hiệu quả là một chiến lược xây dựng thương hiệu khôn ngoan.
Nếu bạn là một Marketer, bạn hiểu rằng xây dựng thương hiệu hiệu quả không chỉ đơn giản là việc thuyết phục công chúng nên lựa chọn thương hiệu hay doanh nghiệp của bạn thông qua các chiến dịch quảng cáo.
Một thương hiệu hiệu quả cần không ngừng xây dựng danh tiếng – lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty) – và thông qua các chiến lược hành động cụ thể hơn là những gì mà họ hứa và nói.
Và rõ ràng là trong trường hợp này, Starbucks sẽ dần mất đi thương hiệu của nó nếu nó không bao gồm những sản phẩm cafe chất lượng, dịch vụ khách hàng hiệu quả, những địa điểm “vàng” và hơn thế nữa.
Xây dựng thương hiệu không nhất thiết phải rất tốn kém.
Mặc dù việc xây dựng thương hiệu có thể là một nỗ lực rất tốn kém đối với không ít các doanh nghiệp, tuy nhiên điều này không phải là điều kiện bắt buộc hay duy nhất.
Xét cho cùng, mọi vấn đề của thị trường hay khách hàng đều có thể tạo ra những cơ hội tiềm ẩn nào đó mà thương hiệu có thể nhanh chóng chớp lấy và gìn giữ – nếu bạn nỗ lực đưa ra các giải pháp thông minh giống như cách Starbucks từng làm với khách hàng của họ, bạn sẽ sớm nhận thấy sự khác biệt (mà không cần đầu tư quá nhiều tiền).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Lãnh đạo Thế Giới Di Động cho rằng việc đóng cửa hoặc mở cửa là bình thường, cần phải thực hiện thường xuyên và liên tục. Cái nào kinh doanh không hiệu thì phải sắp xếp lại để phát triển tốt hơn.
Thế Giới Di Động (MWG) tiếp tục đóng cửa thêm hai chuỗi bán lẻ AVAFashion và AVAJi. Nguyên nhân dẫn đến đóng cửa các chuỗi trên là do kinh doanh không hiệu quả, nên cần sắp xếp lại.
Trước đó, ngày 10-1-2022, Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động đồng loạt ra mắt cùng lúc 5 chuỗi bán lẻ với các lĩnh vực kinh doanh hoàn toàn mới bao gồm:
AVAFashion – chuỗi cửa hàng thời trang, AVASport – chuỗi cửa hàng chuyên đồ thể thao chính hãng, AVAKids – chuỗi cửa hàng cho mẹ và bé, AVAJi – hệ thống bán lẻ đồng hồ, trang sức, mắt kính và AVACycle – chuỗi cửa hàng xe đạp dưới hình thức “shop in shop” tại hệ thống Điện máy Xanh.
Việc chào sân đồng loạt của 5 thương hiệu này cho thấy bước đi quyết liệt của Thế Giới Di Động trong giai đoạn hậu dịch với tham vọng chinh phục những thị trường mới tiềm năng.
Thế Giới Di Động tự tin với dân số gần 100 triệu dân của nước ta và được xếp vào nhóm các quốc gia tăng trưởng tầng lớp trung lưu mạnh nhất thập kỷ, thế nên, dù chịu tác động của dịch bệnh, thị trường bán lẻ Việt Nam dường như chưa bao giờ giảm đi sức hấp dẫn.
Hoạt động lâu trong ngành, Thế Giới Di Động tìm thấy cơ hội trong bối cảnh thị trường bán lẻ có nhiều khoảng trống sau các làn sóng dịch bệnh, đồng thời các lĩnh vực mới đều chưa thực sự có đơn vị nào dẫn dắt thị trường.
Nói về tiềm năng, lĩnh vực bán lẻ đồ thể thao hiện vẫn chưa có thương hiệu nào thực sự chiếm lĩnh. Tập luyện thể thao là nhu cầu tất yếu và ngày càng gia tăng trong bối cảnh mới, đó chính là một lợi thế cho AVASport.
Hệ thống chuyên bán các sản phẩm thời trang, giầy dép, thiết bị, phụ kiện, đồng hồ thể thao… chính hãng phục vụ tập luyện của những thương hiệu nổi tiếng thế giới như Nike, Puma, Adidas, Reebok….
Đối với chuỗi AVAKids, chuỗi nhắm đến thị trường đầy tiềm năng cho lĩnh vực mẹ và bé, mẹ bầu… Việt Nam có tỉ lệ hộ gia đình có trẻ em cao nhất Đông Nam Á, với 12% hộ gia đình có con dưới 1 tuổi và 20% hộ gia đình có con từ 1-2 tuổi.
Ngoài ra, với khoảng 68% số dân có độ tuổi từ 15 – 64, Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” vì vậy số lượng gia đình trẻ gia tăng là tất yếu.
Với AVACycle, Thế Giới Di Động đã có bước đệm vững chắc từ thử nghiệm của năm 2021, đạt 150 shop với tốc độ mở mới 2 shop mỗi ngày bất chấp bối cảnh dịch bệnh. Năm 2022, AVACycle hướng đến cột mốc 500 tỉ đồng doanh thu.
Tương tự, ngành hàng đồng hồ đem về thành công lớn sau hơn 2 năm ra mắt, với doanh thu 1.500 tỉ năm 2021 đã tạo động lực để nhà bán lẻ hoàn thiện hơn thế giới phụ kiện qua việc mở rộng kinh doanh sang trang sức, mắt kính chính hãng của AVAJi.
Tại sự kiện trên ông Đoàn Văn Hiểu Em, CEO Công ty Cổ phần Thế Giới Di Động, cho biết: “Sự ra đời của 5 chuỗi cửa hàng AVA mới: AVASport, AVAKids, AVAFashion, AVAJi và AVACycle chính là giấc mơ thứ 4 của Thế Giới Di Động.
Đây là bước đi tất yếu cho mục tiêu đưa Thế Giới Di Động trở thành nhà bán lẻ đa ngành hàng và trở thành nhà bán lẻ top đầu khu vực”. CEO này cũng cho biết thị trường còn nhiều khoảng trống, nhiều cơ hội, ai nhảy vào nhanh nhất sẽ thắng nhanh nhất.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Sự phổ biến và tính gây nghiện của TikTok đang được những nhà phân tích Phố Wall so sánh với một loại thuốc phiện dạng mạnh, theo Insider.
Trong khoảng 5 năm, lượng người dùng hàng tháng của ứng dụng này tăng lên hơn 1 tỷ.
“Những dòng cập nhật trạng thái cùng với ảnh và tình trạng không biết nên xem gì khi lên mạng đã được giải quyết bằng cơn sốt video có thời lượng ngắn được cung cấp bởi một công ty Trung Quốc”, các chuyên gia của Bernstein Research cho hay.
Dù vậy, sự lên ngôi của video dạng ngắn học theo TikTok lại đang dấy lên nguy cơ đối với những ứng dụng khác, người dùng, người phát triển nội dung và nhà quảng cáo.
Cơn nghiện video ngắn.
Các nền tảng công nghệ, mở đầu là Facebook, đã lao vào cuộc cạnh tranh về nội dung tương tự với TikTok. Hiện tượng này đã tạo nên “cơn nghiện kỹ thuật số”.
Một trong số những sản phẩm đáng chú ý là chức năng Reels, được ra mắt trên Instagram năm 2020. Cùng năm, các chức năng tương tự như Spotlight trên Snapchat, YouTube với Shorts, Idea Pins trên Pinterest và Fast Laughs của Netflix lần lượt xuất hiện.
Amazon cũng bắt đầu tham gia vào cuộc chơi với chức năng Inspire đang được thử nghiệm.
Theo thông tin từ Facebook, người dùng trên Instagram đang dành ra 25% thời gian cho Reels. Có khoảng 1,5 tỷ người đang tiếp cận với 30 tỷ video mỗi tháng được đăng tải trên Shorts của YouTube.
Và chỉ riêng TikTok đã chiếm tới 16% lượng quảng cáo kỹ thuật số trên toàn cầu năm 2022.
Cuộc cạnh tranh này được các nhà phân tích đánh giá là cực đoan. Nó tạo ra một “đại dịch” thực sự, tàn phá cộng đồng và làm hại hàng nghìn người.
Các nhà phân tích của Bernstein cũng chỉ ra rằng TikTok không thực sự cướp đi sinh mạng của ai. Tuy nhiên, khả năng gây nghiện của nền tảng là không thể phủ nhận.
Những hậu quả khó lường.
Minh chứng dễ thấy nhất cho tính gây nghiện của ứng dụng đó là sự phổ biến nhanh chóng của nó. Cùng với đó là những hậu quả ứng dụng này có thể gây ra với nền kinh tế kỹ thuật số.
Theo chuyên gia, các thuật toán hộp đen như TikTok sẽ trực tiếp đẩy những nội dung nổi bật tới người dùng. Điều đó giống như từng liều thuốc kích thích được bơm vào sau mỗi lần lướt xem các video ngắn.
Sẽ mất một thời gian để thấy được sự ảnh hưởng. Hiệu ứng do hoạt động trên gây ra chỉ tức thời và trong thời gian ngắn. Chính vì vậy, người dùng sẽ liên tục tìm tới những video tương tự và dẫn đến nghiện.
Một trong những vấn đề khác các nền tảng và nhà quảng cáo cần quan tâm là việc video ngắn làm hạn chế các quảng cáo phản hồi trực tiếp.
Khi quảng cáo xuất hiện cùng hình thức này, người dùng sẽ khó để kịp quyết định nhấn mua, đăng kí hay đưa ra góp ý. Nhà quảng cáo cũng thiếu đi cơ sở để đánh giá hiệu quả cũng như ngân sách dự kiến cho những quảng cáo của mình.
Về lâu dài, các video này sẽ khiến việc kiếm tiền từ thời gian của người dùng không còn dễ dàng nữa. Từ đó làm cho các nền tảng và ngành quảng cáo kỹ thuật số bị sụt giảm nguồn thu.
Chuyên gia cảnh báo nếu các nền tảng như Facebook, YouTube hay TikTok không tìm ra cách để kết hợp các quảng cáo phản hồi trực tiếp với các video ngắn sẽ dẫn đến hệ quả nghiêm trọng.
Dưới tác động của những “liều thuốc 15 giây”, khả năng tập trung của con người cũng ngày càng giảm.
Các nhà phân tích nhận thấy rằng những trào lưu trên Internet luôn đi theo chiều hướng “phát triển hoặc lụi tàn” và video ngắn cũng chỉ là một xu hướng truyền thông mới nổi.
Dù vậy, họ cũng thấy được nhiều mặt trái có thể ảnh hưởng tới người dùng, các nhà sáng tạo nội dung và người làm quảng cáo.
Đến nay, khả năng kiếm tiền từ quảng cáo lồng ghép trong các video ngắn vẫn còn hạn chế, bởi người dùng có thể nhanh chóng lướt qua và hoàn toàn phớt lờ chúng.
Tuy nhiên, sự chú ý của người dùng tới những nội dung có thời lượng ngắn đang ngày càng tăng.
Các chuyên gia của Bernstein cũng dự đoán sẽ có ngày càng nhiều nội dung truyền thông trên mạng được chuyển thành dạng video ngắn. Thậm chí, những chức năng dạng chữ viết hay hình ảnh trên các nền tảng mạng xã hội có khả năng sẽ bị thay thế bởi video ngắn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong khi có không ít quan điểm cho rằng, một nhân viên xuất sắc hay một người làm việc có hiệu suất cao (high-perform) có thể trở thành người quản lý giỏi, tuy nhiên đây là một nhận định chưa đúng đắn.
Tại sao một người làm việc hiệu suất cao không có nghĩa là sẽ trở thành “Best Manager”
Khi một doanh nghiệp hay thương hiệu cần một người quản lý cho đội nhóm, các nhà lãnh đạo cấp cao thường “để ý” tới những người làm việc hiệu quả nhất trong nhóm. Một số ngôi sao trong số này thành công trong vai trò quản lý mới của họ; nhiều người khác thì không.
Khi thất bại ở vị trí mới, phần lớn họ đều có xu hướng rời bỏ tổ chức, điều này khiến doanh nghiệp mất đi một số lượng nhân viên giỏi đáng kể. Doanh nghiệp không chỉ mất đi một người quản lý mới mà còn “làm thất thoát” một cá nhân có hiệu suất cao.
Mặt khác, chính người quản lý mới đó cũng không tránh khỏi việc nghi ngờ về giá trị của bản thân, điều mà họ không đáng phải nhận.
Vậy tại sao đa số lại thất bại trong khi một số ít khác lại thành công?
Theo một nghiên cứu của HBR, khi các nhà nghiên cứu tiến hành phân tích hành vi của những người làm việc hiệu quả nhất hay có năng suất cao nhất dựa trên các bản phân tích của 7.000 người lao động trong doanh nghiệp.
Các hành vi phổ biến được thể hiện đó là: thiết lập các mục tiêu mở rộng, thể hiện tính nhất quán, có kiến thức và chuyên môn kỹ thuật, thúc đẩy kết quả, dự đoán và giải quyết vấn đề, chủ động và hợp tác.
Trong khi tất cả những hành vi hay kỹ năng này là những kỹ năng được đánh giá cao và giúp mọi người làm việc hiệu quả hơn, phần lớn trong số chúng (trừ kỹ năng hợp tác) đều tập trung vào yếu tố cá nhân hơn là tập thể, thứ mà một người quản lý hay nhà lãnh đạo cần tập trung và ưu tiên cao nhất.
Theo đó, các kỹ năng quan trọng nhất để một cá nhân (dù cho họ hiện có hiệu suất cao) có thể trở thành một “Best Manager” hay nhà quản lý xuất sắc đó là:
Cởi mở với tất cả các kiểu phản hồi và thay đổi cá nhân.
Thay vì chỉ muốn nhận được các phản phồi mà bản thân yêu thích. Một kỹ năng quan trọng đối với các nhà quản lý đó là luôn sẵn sàng tiếp nhận mọi kiểu phản hồi (tích cức hoặc tiêu cực) từ người khác.
Họ luôn tìm cách nhận thức về bản thân nhiều hơn và khiến bản thân trở nên tốt hơn.
Hỗ trợ người khác.
Tất cả các nhà lãnh đạo, cho dù họ là người giám sát hay nhà quản lý, đều cần phải quan tâm đến việc phát triển các cá nhân khác trong đội nhóm và tổ chức.
Trong khi những người có hiệu suất cao có thể tập trung vào sự phát triển của chính bản thân họ, những nhà quản lý giỏi phải tập trung vào việc giúp đỡ những người khác.
Cởi mở với (hầu hết) sự đổi mới.
Với những nhân viên có hiệu suất cá nhân cao, họ tập trung vào một quy trình đã được chứng minh là khả thi và họ cố gắng làm cho quy trình đó hoạt động hiệu quả nhất có thể.
Mặt khác, các nhà lãnh đạo hay người quản lý nhận ra rằng sự đổi mới thường không tuân theo những quy tắc có sẵn. Một nhà lãnh đạo truyền cảm hứng luôn cởi mở với sự sáng tạo và hiểu rằng điều đó có thể tiêu tốn rất nhiều thời gian.
Giao tiếp tốt.
Một trong những kỹ năng quan trọng khác đối với các nhà quản lý là khả năng trình bày ý tưởng của họ với người khác một cách thú vị và hấp dẫn.
Trong khi giao tiếp cũng là cần thiết đối với các cá nhân có năng suất cao, nhưng giao tiếp không phải là cốt lõi trung tâm của hiệu quả của họ.
Có kỹ năng giao tiếp cá nhân xuất sắc.
Đây là một yêu cầu đối với các nhà quản lý hiệu quả thực sự. Những người coi trí tuệ cảm xúc là kỹ năng lãnh đạo cần thiết nhất.
Mặc dù những cá nhân có hiệu suất cao không phải là những kẻ cô độc hay sống ẩn dật, nhưng để có năng suất cao họ thường không cần phải có các kỹ năng giao tiếp cá nhân tốt.
Hỗ trợ các thay đổi của tổ chức.
Trong khi những cá nhân có hiệu suất cao có thể tự cho mình là trung tâm, thì các nhà lãnh đạo và người quản lý phải đặt tổ chức lên trên cả bản thân họ.
Thông qua các nghiên cứu, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng nhiều người trong số những cá nhân làm việc hiệu quả nhất lại tỏ ra kém hiệu quả với những kỹ năng này.
Một số cá nhân có năng suất cao cũng sở hữu những đặc điểm và hành vi này, và việc có được chúng không làm giảm năng suất của họ.
Điều này giúp giải thích lý do tại sao một số người có năng suất cao lại có thể trở thành những nhà quản lý rất thành công và tại sao những người khác lại không.
Mặc dù những nhà lãnh đạo giỏi nhất là những người có năng suất cao, nhưng những người có năng suất cao nhất không phải lúc nào cũng bị thu hút bởi việc lãnh đạo những người khác.
Các nhà quản lý cần nhận thức rằng các kỹ năng giúp cá nhân đóng góp hiệu quả và có năng suất cao không phải là kỹ năng duy nhất mà họ cần để trở thành một nhà quản lý hiệu quả và mang lại giá trị cao cho tổ chức.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Tiếng xấu của Tinder đã lan rộng trong giới trẻ, khiến họ không còn hứng thú với ứng dụng hẹn hò đình đám một thời này.
Tinder dần trở nên kém thu hút với giới trẻ trong thị trường ứng dụng hẹn hò hiện nay bởi Gen Z dần có xu hướng chuyển sang các dịch vụ khác hấp dẫn hơn.
Trước đây, rất nhiều người trẻ hẹn hò qua các ứng dụng, phổ biến nhất là Tinder. Ra mắt từ năm 2012, dịch vụ hẹn hò đình đám từng được nhiều bạn trẻ Gen Y yêu thích, thậm chí từng nhận được 1 tỷ lượt “quẹt” mỗi ngày vào năm 2014.
Tinder dần mất nhiệt.
Song, đối với Gen Z, sau khi vượt qua đại dịch Covid-19, họ dần có xu hướng chuyển sang những ứng dụng khác để tìm người yêu và hẹn hò.
Năm 2021, lượt tải về của Tinder đã giảm xuống còn 70,7 triệu, giảm 5% so với năm ngoái. Trong khi đó, những đối thủ cạnh tranh như Bumble hay Thursday vẫn tăng trưởng đều, theo số liệu từ data.ai.
“Ngày càng nhiều người lớn tuổi sử dụng Tinder. Nhưng đối tượng khách hàng mà chúng tôi tập trung lại là Gen Z”, Gary Swidler, Giám đốc tài chính của Tinder, cho biết. Theo ông, việc đáp ứng nhu cầu của phân khúc người dùng này gặp rất nhiều khó khăn.
Theo công ty nghiên cứu YouthSight, hơn 90% người trẻ cho biết họ cảm thấy khó chịu với các ứng dụng hẹn hò. Trong khi đó, đến 40% nói rằng thích cảm giác độc thân và không có nhu cầu tìm mối quan hệ mới.
Theo Millie Shields (24 tuổi), một influencer làm video về hẹn hò trên TikTok, tiếng xấu của Tinder đã lan rộng trong giới trẻ. Những người dùng ứng dụng này bị cho là chỉ thích mối quan hệ hời hợt, ngắn hạn thay vì hẹn hò nghiêm túc.
“Giới trẻ muốn tiếp xúc với nhau một cách tự nhiên hơn là bị bó buộc trong những ứng dụng hẹn hò. Do đó, nhiều người sử dụng Tinder chỉ để tiêu khiển”, cô nói.
Giám đốc tài chính của Tinder cho rằng rất khó để phá vỡ định kiến này. Nhưng nền tảng đang dần thay đổi và tập trung xây dựng một môi trường an toàn, lành mạnh hơn.
“Trải nghiệm người dùng trên Tinder đã được cải thiện. Người trẻ giờ đây đã có thể giải quyết tất cả vấn đề nổi cộm mà họ quan tâm như lạm dụng, quấy rối… trên nền tảng này”, nhà phân tích Rebecca McGrath tại Mintel nhận định.
Tinder cần thay đổi.
Sự sụt giảm người dùng buộc Tinder phải thay đổi để lấy lại đà tăng trưởng mới. Trong đó, quan trọng nhất là tái cơ cấu ban lãnh đạo để tập trung xây dựng metaverse, phương thức giao tiếp trực tuyến quan trọng trong tương lai của con người.
“Lượt đăng ký tài khoản mới không thể quay trở lại mức đỉnh như trước đại dịch”, Gary Swidler khẳng định. Ông cho rằng khi lượng người dùng mới chững lại, công ty cần có những sáng kiến về sản phẩm.
“Việc cần làm là thuyết phục người dùng quay trở lại ứng dụng hẹn hò vì họ đã nhàm chán với những tính năng cũ”, ông chia sẻ với Financial Times.
Nhận định của Gary Swidler được đưa ra ngay sau khi Tinder công bố lợi nhuận ảm đạm trong quý II/2022. Giá cổ phiếu của công ty cũng giảm hơn 50% kể từ đầu năm đến nay.
Trong khi đó, Match Group, công ty mẹ của ứng dụng hẹn hò Tinder, OkCupid, Plenty of Fish, yêu cầu ứng dụng này phải giữ vững vị trí dẫn đầu trong thị trường này vì phần lớn doanh thu của tập đoàn đều đến từ Tinder.
“Tất cả phụ thuộc vào chúng tôi khi phải nảy ra những cuộc cách mạng công nghệ mới cho ứng dụng hẹn hò”, Swidler khẳng định.
Hiện tại, một trong những hạng mục được Tinder đầu tư là metaverse, một vũ trụ ảo được nhiều người cho rằng sẽ trở thành môi trường giao tiếp chính của con người trong tương lai. Ứng dụng hẹn hò đã tuyển dụng nhiều nhân sự cốt cán từ các công ty game như Zynga, Electronic Arts, Glu và King để phát triển công nghệ này.
Nhưng nhiều thách thức đã đến với Tinder. Hãng đã phải hoãn kế hoạch ra mắt đồng tiền ảo dùng để thanh toán trong ứng dụng vào tháng 11 này do kết quả thử nghiệm không khả quan.
Tinder cũng đang nghiên cứu tác động của tính năng mới này lên doanh thu và quá trình làm mới ứng dụng. Theo Financial Times, mạng xã hội dự tính ra mắt đồng tiền số và các mặt hàng ảo khác trên nền tảng vào nửa cuối năm 2023.
Song, theo Financial Times, người dùng đang có xu hướng “thắt lưng buộc bụng” giữa bối cảnh kinh tế bấp bênh. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến doanh thu của Tinder.
“Nhiều người sẵn sàng cắt bỏ các khoản phí dành cho các ứng dụng hẹn hò nếu trải nghiệm sử dụng ứng dụng miễn phí vẫn đủ tốt”, McGrath nói.
Tuy nhiên, Swidler vẫn rất lạc quan về tương lai của Tinder. Ông cho rằng Tinder vẫn là ứng dụng hẹn hò lớn nhất trên thế giới.
“Đây là một lợi thế lớn dành cho chúng tôi vì người dùng sẽ tìm đến những nơi có nhiều người dùng nhất để gặp gỡ và bắt đầu những mối quan hệ mới”, Giám đốc tài chính chia sẻ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Thông qua bản cập nhật mới đây với tên gọi “Helpful Content”, Google hướng tới mục tiêu hạn chế các website lạm dụng thủ thuật SEO để tăng thứ hạng tìm kiếm đồng thời ưu tiên nhiều hơn cho những website có nội dung chất lượng.
Thuật toán Google 2022: Những ý chính mà các Digital Marketers cần nắm
Theo đó, bắt đầu từ 25/8 Google bắt đầu áp dụng thuật toán xếp hạng nội dung mới cho các website trên toàn cầu và quá trình cập nhật dự kiến sẽ diễn ra trong khoảng 2 tuần.
Dưới đây là những nội dung chính từ bản cập nhật thuật toán tìm kiếm Google 2022 mà bạn cần biết:
1. Tập trung vào các chủ đề nội dung (Content Topic) chính của website.
Với lời khuyên này, Google đang cố gắng khuyên các wesite nên tập trung vào lĩnh vực chuyên môn của họ.
Ví dụ nếu website của bạn là website về ẩm thực, các nội dung liên quan đến thẩm mỹ hay làm đẹp sẽ không được ưu tiên hay khuyến nghị xuất bản.
2. Thể hiện kinh nghiệm hay trải nghiệm.
“Nội dung của bạn có thể hiện được kiến thức chuyên môn hay trải nghiệm của bạn hay không, ví dụ: kiến thức chuyên môn đến từ việc bạn đã thực sự sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó trước khi viết về nó.”
Với lời khuyên này, Google khuyên các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) không nên viết về những điều gì đó mà họ chưa từng trải qua hay không có chuyên môn.
3. Không kết hợp quá nhiều chủ đề nội dung vào một website.
“Trang web của bạn có mục đích hoặc trọng tâm chính hay không?”
Với cập nhật này, Google đang ngụ ý rằng các website nên tập trung vào một thị trường ngách nào đó, thị trường ngách ở đây không có nghĩa bạn chỉ nên viết về một chủ đề mà là các chủ đề đó cần phù hợp với website (domain) của bạn.
Một website không thể cung cấp tất cả mọi thứ cho tất cả mọi người dùng.
4. Cung cấp đủ câu trả lời có giá trị cho câu hỏi của người tìm kiếm.
“Sau khi đọc nội dung của bạn, liệu ai đó có cảm thấy rằng họ đã có được những thông tin mà họ đang tìm kiếm hay chưa?”.
Với cập nhật thuật toán mới này, Google cho biết nội dung sẽ hữu ích khi nó “dạy” mọi người điều gì đó hoặc giúp họ hoàn thành một nhiệm vụ nào đó.
5. Đừng bỏ qua trải nghiệm tổng thể của người đọc.
“Liệu người dùng có hài lòng với những trải nghiệm trên website của bạn hay không?”
Với lời khuyên này, Google nhắc nhở chủ các website nên suy nghĩ về trải nghiệm tổng thể của người dùng khi đọc nội dung.
6. Đừng trả lời một câu hỏi mà không có bất cứ xác nhận nào.
“Nội dung của bạn có hứa hẹn trả lời một câu hỏi mà câu hỏi đó vốn thực sự không có câu trả lời chắc chắn hay không?”
Với lời khuyên này, Google cảnh báo các website cố tình đưa ra các tuyên bố không có thật.
Ngoài việc cập nhật những nội dung hữu ích, Google mong muốn các website cần xây dựng lòng tin với khán giả của họ.
7. Tuân thủ các nguyên tắc hay cập nhật thuật toán của Google.
Với lời khuyên này, Google nhắc bạn rằng đừng quên việc tuân thủ những chính sách hay cập nhật thuật toán của Google.
Nếu bạn đã làm theo những lời khuyên của Google sau các bản cập nhật cốt lõi, bạn đang ở vị trí tốt để hưởng lợi từ các bản cập nhật.
Ngược lại, website của bạn sẽ bị “trừng phạt” mà không nhận được bất cứ một giải thích trực tiếp nào.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Đó là một khoản chi phí lớn nhưng lại không quá đáng kể đối với một công ty đã kiếm được tổng doanh thu 28.82 tỷ USD trong quý 2/2022.
Meta mất 2.8 tỷ USD cho tham vọng Metaverse
Theo CNBC, Meta Platforms hôm 27.7 cho biết đã mất 2.8 tỷ USD từ bộ phận thực tế ảo Reality Labs trong quý 2 kết thúc vào tháng 6.2022, trong khi doanh thu của bộ phận này là 452 triệu USD.
Số tiền này là dấu hiệu mới nhất cho thấy CEO Mark Zuckerberg và Meta tiếp tục chi mạnh tay để phát triển các sản phẩm thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) và Vũ trụ ảo Metaverse.
CEO Zuckerberg và các nhà lãnh đạo khác của Meta tin rằng kính thực tế ảo và thực tế tăng cường sẽ là nền tảng điện toán thế hệ tiếp theo.
Họ sẵn sàng chi mạnh tay vào các công nghệ có thể phải còn nhiều năm nữa mới sẵn sàng ra mắt, cũng như một lượng lớn chuyên gia kỹ thuật để cạnh tranh với Apple, Google, Microsoft và những công ty khác trong ngành.
Quest 2 của Meta hiện là kính thực tế ảo phổ biến nhất trên thị trường, mặc dù kích thước thị trường tổng thể vẫn còn nhỏ.
Đầu tuần này, Meta cho biết sẽ tăng giá sản phẩm từ 299 USD lên 399 USD. Được biết, Meta có kế hoạch phát hành bộ AR Glasses cao cấp hơn vào cuối năm nay, sử dụng camera ở mặt trước của thiết bị để “truyền” thế giới thực đến người dùng.
Meta cũng đã chi khoản tiền lớn để mua lại các công ty VR và các công ty khởi nghiệp phát triển công nghệ kính VR cốt lõi.
Tuy nhiên, một số thương vụ của Meta diễn ra không suôn sẻ. Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) hôm 27.7 đã kiện Meta để chặn gã khổng lồ công nghệ mua nhà sản xuất ứng dụng VR nổi tiếng Supernatural.
Điều này là dấu hiệu cho thấy bất kỳ thương vụ mua lại nào trong tương lai đều có khả năng sẽ phải đối mặt với sự giám sát nghiêm ngặt từ pháp luật.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
UGC (User Generated Content) là nội dung do người dùng – những khách hàng trực tiếp mua, sử dụng và đánh giá sản phẩm của doanh nghiệp – tạo ra. Trào lưu này đang phát triển rầm rộ trên TikTok và đang được xem là “phương thức Marketing” hiệu quả.
UGC Marketing và những trào lưu bất cập trên TikTok
Chắc hẳn nhiều người sẽ vội đồng ý bỏ công việc giờ hành chính khi kiếm được 10.000 USD/tháng từ nghề tay trái, Business Insider nhận định. Do đó, không ít bạn trẻ đang bị thu hút bởi cơn sốt làm giàu đang rộ lên trên TikTok có tên UGC.
UGC (User Generated Content) là nội dung do người dùng – những khách hàng trực tiếp mua, sử dụng và đánh giá sản phẩm của doanh nghiệp – tạo ra.
Nó đã thống trị nền tảng suốt nhiều tháng và hashtag #UGC hiện có gần 200 triệu lượt xem. Dường như không có ai mở ứng dụng mà không bắt gặp ít nhất một TikToker đang nỗ lực tạo video UGC.
Sự gia tăng trong loại hình sáng tạo nội dung này đã dẫn đến cơn sốt làm giàu đối với người trẻ. Một số nhà sáng tạo UGC tự hào khoe rằng họ kiếm được hàng nghìn USD mỗi tháng bằng cách sản xuất clip ngắn cho các thương hiệu.
Các tài khoản như UGCang hay SocialCheatSheet nhận được hàng triệu lượt xem cùng hàng nghìn bình luận từ những người trẻ khao khát có nguồn thu nhập trong mơ.
Tuy nhiên, các chuyên gia marketing cho rằng cơn sốt làm giàu này sẽ không kéo dài.
Họ cũng cảnh báo về việc các TikToker quá tâng bốc về công việc, từ đó khuyến khích Gen Z đưa ra lựa chọn mạo hiểm trong cuộc sống, chẳng hạn từ bỏ công việc ổn định của mình chỉ để theo đuổi con đường sao mạng không dễ sinh lợi như tưởng tượng.
UGC Marketing trên TikTok – Thiếu minh bạch.
Đúng như tên gọi của mình, UGC là nội dung do người dùng tạo ra nhằm quảng bá thương hiệu và sản phẩm. Tuy nhiên, thay vì đăng lên trang cá nhân của các sao mạng, những clip này được chia sẻ trên các kênh truyền thông của thương hiệu đó.
UGC từng được sử dụng để chỉ những nhà sáng tạo nội dung hoạt động độc lập, chia sẻ về những sản phẩm mà họ thực sự yêu thích và sử dụng.
Thế nhưng, thuật ngữ này dần thay đổi trong vài năm trở lại đây. Hiện ngày càng nhiều chiến dịch UGC được tạo ra bởi chính các nhãn hàng.
Đáng chú ý, loại hình sáng tạo nội dung không quá mới mẻ này dường như lại trở thành xu hướng trong vài tháng gần đây, trong bối cảnh các thương hiệu không còn mặn mà với việc kết hợp quảng cáo với những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội. Họ muốn tìm kiếm những phản hồi “chân thực” hơn.
Louisa Warwick, người sáng lập công ty tiếp thị truyền thông xã hội Social Acceleration Group, nói với Business Insider rằng UGC tăng trưởng nhanh chóng trong 12 tháng qua.
“UGC giúp tạo tính chân thực cho nhãn hàng, tăng mức độ tin cậy đối với sản phẩm hoặc dịch vụ, cảm giác trung thành của cộng đồng. Thông thường, các thương hiệu trước đây sẽ kết hợp với influencer, nhưng hiện số lượng yêu cầu nội dung UGC vượt lên ở mức cao nhất chưa từng thấy”, cô nói.
Khác với mô hình trước, UGC không yêu cầu nhà sáng tạo nội dung phải sở hữu lượng người theo dõi lớn bởi các nhãn hàng thuê họ vì nội dung hấp dẫn, không phải danh tiếng của họ.
Annalyse Cordon, nhà quản lý truyền thông, nói rằng việc một nhà sáng tạo UGC có mức thu nhập 5 con số một tháng không phải chuyện hiếm.
Tuy nhiên, những cá nhân thành công này thường đã dành thời gian dài để xây dựng kỹ năng cũng như mối quan hệ với các thương hiệu.
Hơn nữa, họ sẽ có lượng khách quen ổn định.
Mặt khác, trên website thị trường làm việc tự do Upwork, Insider nhận thấy phần lớn công việc dành cho nhà sáng tạo UGC được trả 10-100 USD. Rất ít hợp đồng có giá từ 1.000 USD trở lên.
“Tôi có chút lo ngại đối với những bạn trẻ bị tiêm nhiễm vào đầu rằng họ có thể kiếm tới 10.000 USD/tháng dù chưa từng thực hiện nội dung nào trước đây. Đương nhiên, không gì là không thể nhưng rất khó để đạt được ước mơ này tức thời”, Cordon nói.
Courtney Park, nhân viên công nghệ kiêm quản lý truyền thông tự do, bày tỏ lo ngại về việc một số nhà sáng tạo nội dung đang vẽ viễn cảnh trong mơ cho khán giả trẻ, rằng công việc làm UGC không cần yêu cầu bất kỳ chuyên môn nào, chỉ cần có laptop hoặc điện thoại là đủ.
Cô cũng khẳng định hầu hết người này chưa từng thực sự đưa ra dữ liệu và bằng chứng về kiến thức chuyên môn hay sự thành công của mình.
“Những video đó không minh bạch”, cô thẳng thắn chia sẻ.
Mánh khóe kiếm tiền từ cái được gọi là “UGC Marketing”.
Trong khi nhiều người cố gắng kiếm tiền bằng cách sản xuất nội dung UGC, một số khác lại làm giàu bằng cách bán các khóa đào tạo hoặc bộ tài liệu hướng dẫn cách sản xuất nội dung UGC.
Tuy nhiên, Misty Lam, CEO và nhà sáng lập công ty tiếp thị aestheticreative, cho biết cô không rõ liệu những “bậc thầy tự xưng” này chủ yếu kiếm tiền từ việc sáng tạo nội dung hay chủ yếu từ việc bán các khóa học.
“Nhiều học viên cho biết những khóa đào tạo này không cung cấp kiến thức gì họ, hoặc họ cảm thấy như bị lừa đảo”, cô nói.
Taylor Loren, Cựu giám đốc Marketing của Later.com và Girlboss, cũng nhận định tương tự. Cô giải thích rằng đây là lĩnh vực khá mới và không có nhiều kiến thức chuyên môn cho nó nên cũng khó để xác định ai là người thực sự có thể tin tưởng.
TikToker có tên Crystal Harris gần đây tiết lộ cách một “nhà sáng tạo UGC” thực sự đã kiếm tiền như thế nào.
“Họ khoe rằng kiếm được 6.000 USD từ UGC nhưng đồng thời rao bán tài liệu ‘hỗ trợ’ sáng tạo nội dung với giá 150 USD. Điều này đồng nghĩa rằng trong số trung bình 20.000 lượt xem mỗi ngày, họ chỉ cần phải thu hút 40 người mua tài liệu để có thu nhập 6.000 USD”, cô nói.
Harris khuyên các khán giả chỉ nên mua khóa học trực tuyến hay tài liệu từ những chuyên gia thực sự đáng tin cậy.
Thay vì chỉ xem qua vài đoạn clip, khán giả nên tìm hiểu thêm về kinh nghiệm làm việc của họ, danh sách khách hàng họ từng làm việc cùng nếu có ý định mua khóa học hoặc bỏ việc để theo đuổi nghề sáng tạo.
Song song với đó, cựu Giám đốc Marketing của Loren cho rằng những đoạn clip ngụ ý khuyến khích người trẻ bỏ việc để trở thành nhà sáng tạo nội dung là rất nguy hiểm.
“Tôi muốn cảnh báo mọi người không nên ‘tất tay’ vào nó. Chỉ cần nhìn ngay trong ngành Marketing thôi, rất nhiều ngân sách dành cho influencer đang bị các thương hiệu cắt giảm”, cô nói.
Thay vào đó, Loren khuyến nghị nên bắt đầu với việc thử làm clip sáng tạo nội dung vào ngày nghỉ, coi nó là nghề tay trái.
“Nó vẫn cần những kỹ năng nhất định như bất kỳ công việc nào. Không phải ai mới bắt tay làm cũng có thể tạo ra ngay nội dung đẹp và lôi cuốn. Nếu mọi người đều có thể tạo ra nội dung hấp dẫn như vậy, ai cũng sẽ có hàng triệu lượt theo dõi”, cô nói thêm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nằm trong chuỗi các hoạt động trường kỳ nhằm xử lý các ứng dụng không phù hợp với chính sách trên nền tảng, Google cho biết đã xoá hơn 2000 ứng dụng cho vay cá nhân từ Google Play tại Ấn Độ trong năm 2022.
Google đã xoá hơn 2000 ứng dụng cho vay cá nhân từ Google Play tại Ấn Độ
Google cho biết họ đã xoá hơn 2.000 ứng dụng cho vay cá nhân khỏi CH Play (Cửa hàng ứng dụng của Google) tại Ấn Độ đồng thời đang nỗ lực thực hiện một số thay đổi đối với chính sách của mình khi ngân hàng trung ương nước này đang cố gắng xử lý các ứng dụng không đủ điều kiện hoạt động.
Ông Saikat Mitra, giám đốc cấp cao kiêm trưởng bộ phận An toàn (Head of Trust and Safety) của Google Châu Á – Thái Bình Dương (APAC), cho biết tại một sự kiện được tổ chức ở New Delhi rằng các ứng dụng nói trên đang nhắm mục tiêu đến người dùng Ấn Độ.
Và Google, dựa trên các chính sách từ ngân hàng địa phương, sẽ tiến hành xoá các ứng dụng vi phạm hay không đủ điều kiện hoạt động.
Ông này cũng cho biết trong vài tuần tới, Google có kế hoạch thực hiện một số thay đổi đối với chính sách của nền tảng để xây dựng các biện pháp bảo vệ rộng rãi hơn chống lại các ứng dụng vi phạm tương tự.
Google và nhiều công ty khác đang trong bối cảnh chạy đua để truy quét các ứng dụng cho vay mang tính chất lừa đảo ở Ấn Độ.
Một số doanh nghiệp hiện cũng đang sử dụng cách thức kinh doanh cho vay để rửa tiền cho các công ty Trung Quốc, chính quyền địa phương Ấn Độ đã cảnh báo về điều này.
Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ đã thực hiện nhiều hành động khác nhau trong những quý gần đây để loại bỏ các hành vi xấu từ các công ty cho vay và công ty khởi nghiệp fintech.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Tưởng chừng như Gen Z là thế hệ năng động và chế ngự nền kinh tế nhà sáng tạo trị giá hàng tỷ USD, Gen Y (Millennial) mới là thế hệ hiện đang thống trị.
Creator Economy: Nền kinh tế nhà sáng tạo hiện được thống trị bởi Gen Y chứ không phải Gen Z
Với sức ảnh hưởng của Gen Z trên TikTok, có thể bạn sẽ nghĩ rằng thế hệ này đang là lực lượng chính thúc đẩy nền kinh tế nhà sáng tạo (Creator Economy), sự thật là Gen Y hay còn được gọi là Millennial mới là thế hệ đang thống trị.
Theo một nghiên cứu mới đây “Creators in the Creative Economy” (Những nhà sáng tạo nội dung trong nền kinh tế sáng tạo) của Adobe, thông qua khảo sát thăm dò ý kiến của hơn 4.500 nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) trên toàn cầu.
Kết quả cho thấy hiện có hơn 40% nhà sáng tạo là thế hệ millennials (Gen Y) và đa số trong đó là nam giới, với tỷ lệ 52%.
Độ tuổi trung bình của các nhà sáng tạo là 40 tuổi và Gen Z chỉ đại diện cho 14% tổng số nhà sáng tạo. (Khảo sát của Adobe chỉ thực hiện với người từ 16 tuổi trở lên).
Úc, Mỹ và Vương quốc Anh là những quốc gia có mức độ tập trung cao nhất của những nhà sáng tạo Gen Y, trong khi Pháp lại có ít hơn.
Những nhà sáng tạo nội dung Gen Z chủ yếu ở Braxin, Pháp, Mỹ và Vương quốc Anh, và ít tập trung hơn ở Hàn Quốc và Úc.
Theo cách định nghĩa của Adobe, “Nhà sáng tạo” là người tham gia vào các hoạt động sáng tạo nội dung — như nhiếp ảnh, viết lách hoặc xây dựng NFT — và chia sẻ các công việc này trực tuyến ít nhất là hàng tháng, với hy vọng thu hút được một lượng khán giả tiềm năng để từ đó có thể kiếm tiền.
Mặc dù thế hệ millennials có thể được đại diện nhiều nhất, Gen Z cũng đang theo sát phía sau, mang lại nhiều giá trị phong phú cho lối sống của nhà sáng tạo.
Nhóm nhà sáng tạo nổi tiếng nhất là những người có ảnh hưởng (Influencer), tuy nhiên nhóm này chỉ chiếm khoảng 14% trong toàn bộ nền kinh tế nhà sáng tạo.
Một lần nữa, thế hệ millennials hay Gen Y lại dẫn đầu cuộc chơi với 30% nói rằng họ khao khát trở thành người có ảnh hưởng, so với 26% người được hỏi thuộc Gen Z.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng những nhà sáng tạo hiện đang tập trung nhiều hơn vào các “ngành công nghiệp vốn được xem là hào nhoáng” như thời trang, âm nhạc, du lịch xa xỉ và hơn thế nữa.
Bên cạnh đó, Adobe cũng dự báo là những nhóm người làm việc tự do (Freelancers) và các “doanh nhân đơn lập” (solo-preneurs) sẽ phát triển nhanh chóng và làm thay đổi nền kinh tế nhà sáng tạo.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu toàn diện về các nội dung xoay quanh thuật ngữ Advertising (Tiếng Việt có nghĩa là Quảng cáo) như: Advertising là gì, lịch sử hình thành khái niệm Advertising, ngành Advertising là gì, vai trò của Advertising trong Marketing, các loại hình quảng cáo phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới cùng nhiều kiến thức khác về quảng cáo.
Advertising là gì? Tất tần tật về Advertising trong Marketing
Trong phạm vi ngành Marketing nói chung, Advertising (Quảng cáo) là khái niệm mô tả cách thức một doanh nghiệp quảng bá hay giới thiệu sản phẩm của họ tới người tiêu dùng thông qua các phương tiện có trả phí. Trong thế giới kinh doanh nói chung và truyền thông nói riêng, Advertising có lẽ là một trong những thuật ngữ được biết đến rộng rãi nhất, từ các kênh truyền thông đại chúng như TV hay báo in đến các nền tảng kỹ thuật số hiện đại như mạng xã hội hay công cụ tìm kiếm, Advertising hầu như xuất hiện ở khắp tất cả mọi nơi và ở mọi thời điểm.
Mặc dù phổ biến là vậy, khái niệm Advertising vẫn chưa được nhìn nhận một cách đầy đủ và đúng đắn, vẫn có những quan điểm hay nhận định sai lầm về Advertising. Bài viết dưới đây của MarketingTrips sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các hiểu lầm này cũng như trả lời các câu hỏi xoay quanh ngành Advertising (ngành Quảng cáo).
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài dưới đây bao gồm:
Phân biệt một số thuật ngữ liên quan đến Advertising.
Advertising Industry là gì?
Sự khác biệt lớn nhất giữa Advertising và quan hệ công chúng (PR) là gì?
Mối quan hệ giữa Advertising và Marketing.
Vai trò của Advertising đối với doanh nghiệp là gì?
Các loại hình Advertising phổ biến nhất trên toàn cầu.
Một số quan điểm chưa đúng đắn về Advertising.
Những thành phần chính cần có của một mẫu Advertising tốt là gì?
Một số chỉ số chính dùng để đánh giá hiệu suất Advertising.
Luật quảng cáo (Advertising Law) là gì?
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Advertising là gì?
Advertising (quảng cáo) được định nghĩa là khái niệm đề cập đến một phương thức truyền thông marketing trong đó các thương hiệu hay doanh nghiệp sử dụng các thông điệp hay chiến thuật tài trợ công khai để quảng bá cho một sản phẩm hoặc dịch vụ.
Thuật ngữ Advertising gắn liền với các hoạt động marketing trong doanh nghiệp.
Cũng tương tự như Marketing, Advertising cũng được định nghĩa theo một số cách khác nhau tuỳ vào cách tiếp cận, dưới đây là một số định nghĩa phổ biến nhất.
Advertising là một hình thức truyền thông tiếp thị sử dụng các thông điệp được tài trợ công khai để quảng bá hoặc bán một sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng.
Các nhà tài trợ cho Advertising thường là các doanh nghiệp muốn quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Advertising được phân biệt với quan hệ công chúng (PR) ở chỗ nhà quảng cáo phải trả phí để quảng cáo và họ có quyền kiểm soát các thông điệp.
Theo một định nghĩa khác từ Cambridge, Advertising hay Quảng cáo là hoạt động các doanh nghiệp thực hiện các chiến thuật khác nhau với mục tiêu thuyết phục người khác mua các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.
Mặc dù Advertising có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc nhìn khác nhau, bản chất lớn nhất để nhận dạng đâu là một mẫu Advertising đó là việc các doanh nghiệp hay thương hiệu trả tiền để truyền tải một nội dung nào đó tới khách hàng.
Những gì mà Advertising hướng tới đó là doanh số bán hàng và thông thường, nó là một phần trong kế hoạch truyền thông marketing tích hợp (IMC) của thương hiệu.
Ads hay ADS là gì?
Ads hay ADS là từ viết tắt từ Advertising, có nghĩa là Quảng cáo. Có không ít những bạn mới gia nhập ngành lầm tưởng Ads là một danh từ riêng, dùng chỉ chỉ một công cụ quảng cáo gì đó, ví dụ, Facebook Ads tức là làm ADS của Facebook, trong khi đây thực sự chỉ là một từ viết tắt.
Digital Advertising là gì?
Digital Advertising trong tiếng Việt có nghĩa là quảng cáo kỹ thuật số, khái niệm đề cập đến tất cả các hình thức quảng cáo hiển thị trên môi trường hay không gian kỹ thuật số.
Vì phần lớn quảng cáo kỹ thuật số cần yếu tố trực tuyến (internet), Digital Advertising trong nhiều trường hợp có thể được xem là Online Advertising hay Internet Advertising (Quảng cáo trực tuyến).
Advertising Industry là gì?
Advertising Industry có nghĩa là Ngành quảng cáo hay ngành công nghiệp quảng cáo, là ngành công nghiệp có quy mô toàn cầu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực marketing nói chung, các dịch vụ truyền thông (Media Services) hay các đơn vị quảng cáo khác (Advertising Agency).
Theo số liệu mới nhất của Statista, doanh số thị trường quảng cáo toàn cầu có giá trị hơn 700 tỷ USD vào năm 2021 và tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới.
Phân biệt một số thuật ngữ liên quan đến Advertising.
Như đã đề cập ở trên, mặc dù là thuật ngữ được sử dụng tương đối phổ biến, Advertising lại có một số khái niệm liên quan khác mà không ít người vẫn hiểu nhầm.
Advertising: Là danh từ (Noun) dùng để chỉ Quảng cáo hay ngành quảng cáo nói chung. Ví dụ Advertising Industry là ngành công nghiệp quảng cáo.
Ads: Ads hay Ad là từ viết tắt của Advertising tức đề cập đến quảng cáo. Ví dụ trình quản lý quảng cáo là Ads Manager hay quảng cáo Facebook là Facebook Ads.
Advertisement (hoặc Advert): Cũng là danh từ dùng để chỉ một mẫu quảng cáo. Ví dụ khi bạn truy cập MarketingTrips.com hay đọc một tờ báo in nào đó, bạn có thể thấy những mẫu quảng cáo. Đó có thể là hình ảnh, văn bản (text), video hay một số định dạng khác.
Advertiser: Là khái niệm mô tả các nhà quảng cáo. Nhà quảng cáo có thể là một cá nhân hay tổ chức (doanh nghiệp), là bên cung cấp và chịu trách nhiệm về các mẫu quảng cáo. Ví dụ khi doanh nghiệp của bạn mua một khoảng không nào đó trên một tờ báo để đặt nội dung quảng cáo, doanh nghiệp của bạn đóng vai trò là nhà quảng cáo.
Advertising Strategy là gì: Cũng tương tự như Marketing Strategy, Advertising Strategy là chiến lược quảng cáo, đó là một bản kế hoạch toàn diện mô tả cách thức doanh nghiệp sử dụng quảng cáo để thuyết khách hàng mục tiêu mua hàng. Một số nội dung có thể có trong Advertising Strategy như: định hướng sử dụng thông điệp quảng cáo, chân dung khách hàng mục tiêu (lý tưởng), các phương tiện quảng cáo sẽ được sử dụng, ngân sách quảng cáo hay cách thức triển khai quảng cáo trên các phương tiện đó.
Advertising Campaign: Advertising Campaign (chiến dịch quảng cáo) là một loạt các mẫu quảng cáo hay thông điệp quảng cáo có chung một ý tưởng lớn (Big Idea) và là một phần của chiến lược truyền thông marketing tích hợp tổng thể (IMC).
Advertising Media là gì: Phương tiện quảng cáo là khái niệm đề cập đến hệ thống kênh, công cụ hay nền tảng có thể giúp thương hiệu truyền tải các thông điệp quảng cáo đến đối tượng mục tiêu.
Advertising Goals là gì: Mục tiêu quảng cáo đơn giản là những kỳ vọng hay chỉ số mà bên quảng cáo (nhà quảng cáo) muốn có được sau các chiến dịch quảng cáo.
Advertising Message là gì: Là toàn bộ những nội dung hay ý tưởng mà nhà quảng cáo muốn gửi gắm đến đối tượng mục tiêu hay người xem quảng cáo. Ví dụ thông qua mẫu quảng cáo bên dưới trong chiến dịch “Every name’s a story”, thông điệp mà Starbucks muốn gửi gắm là hãy tôn trọng quyền bình đẳng giới vì ai ai cũng cần được sống và yêu thương.
Advertising Program là gì: Chương trình quảng cáo được hiểu đơn giản là một sự kiện mà ở đó xuất hiện nhiều nội quảng cáo khác nhau.
Sự khác biệt lớn nhất giữa Advertising và quan hệ công chúng (PR) là gì?
Sự khác biệt lớn nhất giữa Advertising và quan hệ công chúng (PR) là gì?
Trong khi cả Advertising và PR đều là những phương thức truyền thông marketing và nằm trong chiến lược tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix) của doanh nghiệp hay thương hiệu, giữa PR và Advertising vẫn có không ít những điểm khác nhau. Vậy đó là gì?
Trong khi với Advertising, doanh nghiệp phải trả tiền để truyền tải đi các thông điệp hay nội dung quảng cáo, PR có phần ngược lại, doanh nghiệp “không phải trả phí” với các nội dung PR.
Nếu bạn có thể kiểm soát hầu như là mọi nội dung hay mẫu quảng cáo, bạn không thể làm tương tự với PR, các cơ quan báo chí hay công chúng có thể đưa ra những thông điệp hay nhận định của riêng họ.
Về tần suất xuất hiện, vì bạn trả tiền để quảng cáo, bạn có thể chủ động đưa nội dung hay chạy quảng cáo vào bất cứ thời điểm nào, một lần nữa, bạn không thể làm điều này với PR vì các nội dung PR liên quan nhiều hơn đến bên thứ ba.
Về cách thể hiện nội dung hay văn phong: Trong khi với Advertising, vì bạn đang “tự nói về mình”, bạn có thể sử dụng kiểu ngôn ngữ của ngôi thứ nhất chẳng hạn như: “Hãy mua ngay hay Hãy liên hệ với chúng tôi ngay từ hôm nay…”. Ngược lại với PR, ngôn ngữ hay văn phong được sử dụng sẽ xuất hiện dưới dạng bên thứ ba.
Như đã phân tích ở trên, Advertising vốn là một phương thức tiếp cận trong bức tranh rộng lớn hơn đó là truyền thông Marketing hay Marketing.
Vậy mối quan hệ giữa Advertising với marketing là gì hay nói cách khác, trong phạm vi ngành marketing, khái niệm quảng cáo được hiểu như thế nào.
Advertising trong bức tranh lớn hơn là Marketing Mix.
Khi nói đến thuật ngữ marketing, các mô hình quản trị marketing là một trong những thuật ngữ mang tính đại diện nhất, mô hình R-STP-MM-I-C là một trong số đó.
Trong mô hình này, suốt quá trình làm marketing, từ giai đoạn nghiên cứu thị trường (R), phân khúc (S), lựa chọn và định vị thị trường mục tiêu (T-P), đến tiếp thị hỗn hợp (MM – Marketing Mix), thực thi hoạt động marketing (I) và cuối cùng là kiểm tra (C).
Như bạn có thể thấy ở trên, Advertising hay PR (Public Relations) chỉ là một phần nhỏ trong P3 (Promotion) trong Marketing Mix và thuộc một bức tranh tổng thể lớn hơn là quản trị marketing.
Tuỳ thuộc vào việc doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực gì, các mô hình tiếp thị hỗn hợp hay Marketing Mix Model cũng có thể khác nhau.
4Ps và 7Ps là hai mô hình tiếp thị hỗn hợp phổ biến nhất trong đó mô hình 4Ps thường được sử dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá là sản phẩm (Product) và 7Ps cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ (Services).
Vai trò của Advertising đối với doanh nghiệp là gì?
Vai trò của Advertising đối với doanh nghiệp là gì?
Nằm trong bức tranh rộng lớn của Marketing, Advertising là một phần không thể thiếu của hầu hết các doanh nghiệp trong suốt quá trình hình thành và phát triển.
Dưới đây là một số vai trò hay mục đích chính của Advertising đối với doanh nghiệp hoặc thương hiệu.
Với bất cứ doanh nghiệp hay thương hiệu nào, ở những giai đoạn đầu của quá trình kinh doanh, khi doanh nghiệp hay thương hiệu mới ra mắt thị trường, xây dựng độ nhận biết của sản phẩm hay dịch vụ đến khách hàng là một trong những mục tiêu lớn nhất.
Vốn có thế mạnh là mức độ tiếp cận rộng lớn, tính tức thời và khả năng được kiểm soát, Advertising có thể nhanh chóng giúp doanh nghiệp tiếp cận môt lượng lớn những khách hàng tiềm năng, những người có thể mua hàng từ doanh nghiệp.
Dù cho mục tiêu của doanh nghiệp là gì hay doanh nghiệp chọn sử dụng phương tiện Advertising nào, Advertising vẫn là một trong những phương thức xây dựng độ nhận biết lớn nhất.
Tăng mức độ tin tưởng và trung thành với thương hiệu (Brand Loyalty).
Mặc dù ở bối cảnh hiện tại, khi quảng cáo trực tuyến và mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, Advertising nói chung không còn giữ được sức mạnh về niềm tin vốn có của nó như các hình thức quảng cáo truyền thống (TV, Radio, Báo in…) trước đây.
Tuy nhiên, khi Advertising được xây dựng và tiếp cận khách hàng theo những cách cá nhân hoá cao hơn, tập trung vào giá trị của khách hàng nhiều hơn và xuất hiện nhiều hơn, nó vẫn có khả năng xây dựng mức độ tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng một cách hiệu quả.
Tăng lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.
Ngoài các vai trò nổi bật như xây dựng độ nhận biết của sản phẩm hay tăng mức độ tin tưởng và trung thành của khách hàng, Advertising cũng là một cách hiệu quả để gia tăng lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.
Bên cạnh các hình thức Advertising truyền thống như TV hay Báo in có thể khó giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu này hơn (hoặc lâu hơn), với các hình thức Advertising hiện đại hay kỹ thuật số như Google hay Facebook, thương hiệu có thể thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng hay thậm chí là doanh số bán hàng trong một khoảng thời gian ngắn hơn.
Bằng cách xác định chính xác thứ khách hàng cần và giai đoạn hiện tại của khách hàng trong hành trình khách hàng (Customer Journey), doanh nghiệp hay thương hiệu có nhiều cơ hội hơn để tương tác và chuyển đổi khách hàng.
Một số câu hỏi doanh nghiệp có thể sử dụng để hiểu khách hàng của mình hơn như:
Chân dung về khách hàng lý tưởng của doanh nghiệp là gì?
Sở thích của khách hàng là gì? Họ thích hay không thích điều gì?
Họ đang ở đâu trong hành trình mua hàng (nhận biết, thích thú hay chuẩn bị mua hàng) và họ đang tìm kiếm những thông tin gì?
Đâu mới là thứ mang lại cho họ giá trị khi sử dụng sản phẩm?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định mua hàng của họ?
Bất kể mục tiêu của doanh nghiệp là gì, dù đó là xây dựng độ nhận biết thương hiệu hay bán hàng, quảng cáo đều có thể mang lại giá trị.
Các loại hình Advertising phổ biến nhất trên toàn cầu.
Các loại hình Advertising phổ biến nhất trên toàn cầu là gì?
Khi nói đến các loại hình hay hình thức Advertising, tuỳ thuộc vào từng cách phân loại hay tiếp cận, Advertising sẽ được chia thành những hình thức hay mang những tên gọi khác nhau.
1. Traditional Advertising vs Modern Advertising.
Traditional Advertising là gì?
Cũng có phần tương tự như marketing, được chia thành marketing truyền thống và marketing hiện đại, Advertising cũng có thể được phân loại theo cách này.
Traditional Advertising có nghĩa là Quảng cáo truyền thống, là khái niệm dùng để chỉ tất cả các hình thức quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng (Mass Media) như TV (Tivi), Báo hay Tạp chí in (Báo giấy), Radio, các bảng quảng cáo ngoài trời (OOH), quảng cáo trên xe buýt…
Mặc dù không đề cập đến các kiểu kết nối hay loại kênh, quảng cáo truyền thống gắn liền với các hình thức quảng cáo phi kỹ thuật số hoặc phi trực tuyến (ngoại tuyến).
Modern Advertising là gì?
Trái ngược lại với quảng cáo truyền thống, Modern Advertising hay Quảng cáo hiện đại gắn liền với thế giới internet và kỹ thuật số (digital).
Một số hình thức quảng cáo hiện đại có thể kể đến như quảng cáo qua các bảng quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời (D-OOH), quảng cáo qua các thiết bị di động, quảng cáo qua website, quảng cáo qua công cụ tìm kiếm, quảng cáo du kích hay quảng cáo trên mạng xã hội.
Modern Advertising bao gồm tất cả các hình thức quảng cáo kiểu mới như Digital Advertising hay Online Advertising (Internet Advertising).
Ngoài các yếu tố về kênh và hình thức kết nối là các yếu tố dùng để tách biệt các quảng cáo truyền thống với quảng cáo hiện đại, tư duy tiếp cận khách hàng cũng là một yếu tố khác dùng để phân biệt hai hình thức quảng cáo này.
Trong khi Traditional Advertising chủ yếu truyền tải các thông điệp đi theo kiểu một chiều và từng lần tách biệt nhau, những gì Modern Advertising hướng tới lại là tương tác (lại) liên tục với khách hàng trong suốt hành trình của khách hàng.
Với tư duy Modern Advertising, chỉ cần bất cứ nơi đâu có khách hàng xuất hiện, thương hiệu đều có thể tiếp cận và quảng cáo tới họ.
2. Digital/Online Advertising vs Offline Advertising.
Online Advertising là gì?
Đúng với bản chất của khái niệm, Online Advertising hay Quảng cáo trực tuyến là tất cả các hình thức quảng cáo xuất hiện trên môi trường internet.
Chỉ cần khi doanh nghiệp sử dụng môi trường trực tuyến để truyền tải đi các nội dung hay thông điệp quảng cáo (các mẫu quảng cáo) tới khách hàng, doanh nghiệp đó đang sử dụng Online Advertising.
Một số hình thức Online Advertising phổ biến trên thế giới có thể kể đến như: quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google Search Ads hay Yahoo Search Ads, quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook Ads, Instagram Ads, TikTok Ads hay YouTube Ads, quảng cáo hiển thị (Display Ads) trên các website báo chí (chẳng hạn như Báo Tuổi Trẻ hay Báo Thanh Niên), quảng cáo qua email, quảng cáo qua những chiếc TV được kết nối (CTV), quảng cáo qua wifi hay thậm chí là quảng cáo trên các ứng dụng (app) như Tinder.
Offline Advertising là gì?
Tất cả những hình thức quảng cáo còn lại, ngoài các Online Advertising có thể được xếp vào Offline Advertising (quảng cáo ngoại tuyến) tức quảng cáo phi trực tuyến (không sử dụng internet).
Một số hình thức Offline Advertising có thể kể đến như quảng cáo qua TV (TV truyền thống không có kết nối internet), quảng cáo qua Báo in, quảng cáo qua radio, quảng cáo trên các biển quảng cáo ngoài trời (OOH) hay quảng cáo qua tờ rơi.
3. Brand Advertising vs Performance Advertising.
Brand Advertising là gì?
Chỉ cần doanh nghiệp sử dụng quảng cáo với mục tiêu là xây dựng thương hiệu, xây dựng mức độ nhận biết của thương hiệu, yêu thích hay trung thành với thương hiệu, các cách tiếp cận quảng cáo này sẽ được gọi là Brand Advertising hay quảng cáo thương hiệu.
Thuật ngữ Brand Advertising không đề cập đến là trực tuyến hay ngoại tuyến, là trên các công cụ tìm kiếm hay trên mạng xã hội, điểm phân biệt Brand Advertising với Performance Advertising là mục tiêu hay các chỉ số đánh giá quảng cáo (KPIs).
Performance Advertising là gì?
Trái ngược với quảng cáo thương hiệu, Performance Advertising (quảng cáo hiệu suất) là tất cả các hình thức quảng cáo được thực hiện với mục tiêu thường là lượng khách hàng và doanh số bán hàng.
Như đã phân tích ở trên, kênh hay nền tảng quảng cáo (Advertising Platforms/channels) không phải là yếu tố dùng để phân biệt Brand Advertising với Performance Advertising, mục tiêu của quảng cáo mới là đích đến.
Ví dụ, cùng là quảng cáo trên nền tảng Facebook, nhưng nếu mục tiêu hay các chỉ số đánh giá quảng cáo chỉ là số lượt tiếp cận (Reach), lượng tương tác (like, share) hay mức độ ghi nhớ quảng cáo (Ad Recall), những quảng cáo khi này được xếp vào quảng cáo thương hiệu.
Ngược lại, cũng là quảng cáo trên Facebook nhưng mục tiêu khi này là lượng khách hàng tiềm năng (Lead) hay doanh số bán hàng, các quảng cáo khi này là Performance Advertising.
Ngoài ra, liên quan đến Performance Advertising và Brand Advertising, tuỳ vào cách định nghĩa của từng doanh nghiệp hay ngành hàng, các chỉ số hay mục tiêu cho từng loại hình quảng cáo cũng có thể khác nhau.
Ví dụ ở một số ngành hàng và doanh nghiệp, các Performance Advertising cũng có thể bao gồm các chỉ số như lượt truy cập website (traffic) hay lượt bình luận (comment) trên các nền tảng mạng xã hội.
4. Display Advertising vs Search Advertising.
Display Advertising là gì?
Phần lớn các quảng cáo mà mọi người thường thấy ngày nay là Display Advertising hay quảng cáo hiển thị. Ví dụ như mẫu quảng cáo bạn thấy bên dưới.
Display Advertising là gì? Ví dụ về một mẫu Display Ads.
Display Advertising (chủ yếu xuất hiện trên môi trường kỹ thuật số) bao gồm tất cả các hình thức quảng cáo đồ hoạ hay trực quan (Graphics, Visual) xuất hiện trên các website, ứng dụng (app) hay mạng xã hội (Social Media) thông qua hình thức chủ yếu là Banner hoặc các định dạng quảng cáo khác được tạo ra từ kiểu nội dung (Content Type) video, hình ảnh, văn bản (text) và âm thanh (audio).
Hầu hết các Advertising bạn vẫn thấy trên Facebook là Display Advertising.
Ngoài ra, một số hình thức Advertising khác cũng tương đối phổ biến như Programmatic Advertising hay Native Advertising đều thuộc hệ sinh thái Advertising lớn hơn là Display.
Search Advertising là gì?
Tất cả các hình thức quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google Search, Yahoo Search, Bing Search, YouTube Search hay Cốc Cốc Search đều là Search Advertising (quảng cáo tìm kiếm).
Phần lớn các Search Advertising xuất hiện dưới dạng văn bản (Text) và liên kết (Link).
Search Advertising là gì?
Ví dụ ở trên là một mẫu quảng cáo tìm kiếm của Facebook về trình quản lý quảng cáo của họ trên công cụ tìm kiếm Google.
5. Paid Advertising vs Organic Advertising.
Paid Advertising là gì?
Hấu hết các Advertising mà chúng ta vẫn thấy là Paid Advertising tức quảng cáo có trả phí, thương hiệu hay doanh nghiệp phải trả tiền cho các bên cung cấp nền tảng Advertising (như Google hay Facebook) để được hiển thị hay khởi chạy quảng cáo.
Organic Advertising là gì?
Chủ yếu gắn liền với các nền tảng mạng xã hội (Organic Social Media Advertising), Organic Advertising còn được gọi là quảng cáo miễn phí (Tự nhiên) là khái niệm đề cập đến tất cả các hình thức sử dụng các bài đăng tự nhiên hay nội dung mang thông điệp quảng cáo nhưng không chạy quảng cáo.
Một số quan điểm chưa đúng đắn về Advertising.
Advertising là phải trả tiền: Như đã phân tích ở trên, với các nền tảng mạng xã hội hay thậm chí là bằng cách sử dụng website do thương hiệu tạo ra, bạn có thể Advertising mà không phải bỏ ra bất cứ một khoản ngân sách nào.
Advertising không mang lại doanh số: Trong khi các nền tảng Advertising truyền thống vẫn có thể giúp thương hiệu tăng doanh số bán hàng, với các nền tảng Advertising trực tuyến như Facebook hay Google doanh nghiệp hoàn toàn có thể thúc đẩy trực tiếp lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.
Advertising là sai sự thật: Trong khi có không ít các quan điểm cho rằng Advertising khá “tuỳ tiện” và “thường nói quá so với sự thật”. Bản chất của vấn đề không nằm ở Advertising (vì nó chỉ là phương tiện) mà nằm ở nhà quảng cáo hay Advertiser (và cả bên cung cấp nền tảng quảng cáo). Mặc dù vẫn có khá nhiều nhà quảng cáo sử dụng các hình thức gian lận trong quảng cáo, các nhà quảng cáo khác vẫn “nói đúng sự thật.”
Những thành phần chính cần có của một mẫu Advertising tốt là gì?
Những thành phần chính cần có của một mẫu Advertising tốt là gì?
Dù cho bạn đang sử dụng hình thức quảng cáo nào hay định dạng đang sử dụng là gì, quảng cáo được thiết kế để thuyết phục một cá nhân hay tổ chức nào đó mua hàng.
Tuỳ vào từng định dạng hay nền tảng Advertising, các thành phần hay yêu cầu Advertising có thể khác nhau, dưới đây là một số thành phần chính bạn có thể tham khảo.
Dòng tiêu đề chính (Headline): Đây là phần thông điệp thu hút sự chú ý chính đầu tiên của một mẫu quảng cáo. Với các quảng cáo video hay audio, nó có thể là phần giới thiệu ngắn (Intro), với các quảng cáo hiển thị hay tìm kiếm nó là phần nội dung đầu tiên “chạm” vào mắt khách hàng.
Tiêu đề phụ: Là phần nội dung giải thích cho phần tiêu đề chính. Nếu tiêu đề chính (hoặc nội dung giới thiệu) quá ngắn hoặc có thể khó hiểu, tiêu đề phụ là phần nội dung giúp khách hàng hiểu rõ hơn về điều bạn muốn nói.
Phần nội dung chính (Body Copy): Chính là phần thông điệp cốt lõi bạn muốn truyền tải đến khách hàng, nơi các tính năng và lợi ích riêng biệt (USP) của sản phẩm hoặc dịch vụ cần được làm nổi bật.
Visual (Hình ảnh): Trừ khi bạn đang quảng cáo trên radio hoặc các nền tảng tìm kiếm, các hình ảnh trực quan có tác động rất mạnh đến cảm xúc của người xem.
Lời kêu gọi hành động (CTA): Ở phần cuối cùng của bất cứ nội dung quảng cáo nào, bạn cần phải cho người xem hay khách hàng của mình biết họ cần làm gì. Theo một số các nghiên cứu khác nhau, việc thêm CTA hiệu quả có thể giúp tăng hơn 30% tỷ lệ hành động trên quảng cáo (CTR, chuyển đổi…).
Một số chỉ số chính dùng để đánh giá hiệu suất Advertising.
Mặc dù tuỳ vào từng doanh nghiệp và từng mục tiêu khác nhau, các chỉ số được sử dụng có thể khác nhau, dưới đây là một số chỉ số chính bạn có thể tham khảo.
Ad Recall: Đo lường mức độ ghi nhớ quảng cáo sau khi xem quảng cáo.
ROAS (return on ad spend) – ROI: Đo lường tổng số doanh thu có được trên chi tiêu quảng cáo.
CPM: Tổng số tiền phải bỏ ra để có được 1000 lần hiển thị quảng cáo.
CPC: Chi phí bỏ ra trên mỗi lần nhấp chuột.
CPA: Chi chí bỏ ra trên mỗi hành động của khách hàng.
CTR: Tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo trên tổng số lần quảng cáo được xem.
CAC: Tổng chi phí phải bỏ ra để có được một khách hàng mới.
Traffic: Tổng số lượt khách hàng ghé thăm cửa hàng (trực tuyến hoặc ngoại tuyến) sau khi xem quảng cáo.
Revenue: Tổng doanh số thương hiệu hay doanh nghiệp có được sau các chiến dịch quảng cáo.
Advertising Law là gì?
Advertising Law hay Luật quảng cáo được hiểu đơn giản là toàn bộ văn bản hay điều khoản quy định về cách thức một cá nhân hay tổ chức được thực hiện các hoạt động quảng cáo.
Tại Việt Nam, Advertising Law lần đầu được ban hành năm 2012 và có hiệu lực từ tháng 1 năm 2013 do Quốc hội ban hành.
Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Advertising.
Advertising thường được viết tắt là gì?
Thuật ngữ Advertising thường được viết tắt là Ads hoặc Ad trong tiếng Anh (chính là cách viết ngắn gọn của Advertising) và QC trong tiếng Việt.
Advertisements hay Adverts là gì?
Advertisements hoặc Adverts trong tiếng Việt có nghĩa là mẫu quảng cáo, chính là một đoạn nội dung được sản xuất bởi thương hiệu với mục tiêu là quảng bá một thứ gì đó.
Một mẫu Advertisements có thể được xuất hiện dưới dạng video, văn bản, hình ảnh hoặc một số hình thức khác và có thể xuất hiện trên nhiều nền tảng khác nhau.
Mục đích của Advertsing là gì?
Như đã phân tích chi tiết ở trên, tuỳ vào từng mục tiêu của từng doanh nghiệp mà Advertising có thể gắn liền với những mục đích khác nhau như xây dựng thương hiệu, bán hàng, giới thiệu sản phẩm mới và hơn thế nữa.
Advertising Business là gì?
Khái niệm Advertising Business hay Kinh doanh quảng cáo đề cập đến quá trình khai thác và cung cấp các dịch vụ quảng cáo (Advertising Services) đến các đơn vị có nhu cầu quảng cáo.
Ví dụ, một doanh nghiệp nào đó có thể kinh doanh quảng cáo bằng cách đấu thầu và cho thuê lại toàn bộ các không gian quảng cáo ở các sân bay.
Programmatic Advertising là gì?
Còn được gọi tắt là Programmatic Ads, Programmatic Advertising có nghĩa là Quảng cáo tự động hoặc quảng cáo được lập trình. Khái niệm đề cập đến cách thức các quảng cáo được hiển thị, đấu giá và hơn thế nữa thông qua công nghệ lập trình.
Advertising Agency là gì?
Advertising Agency là các công ty cung cấp các dịch vụ và sản phẩm quảng cáo (Advertising Services), Advertising Agency đồng nghĩa với cụm từ Advertising Company, tuy nhiên trong ngành quảng cáo và marketing, Agency được sử dụng phổ biến hơn.
Contexual Advertising là gì?
Contexual Advertising có nghĩa là quảng cáo theo ngữ cảnh, là cách thức mà các hệ thống quảng cáo (chẳng hạn như Facebook hay Google) hiển thị quảng cáo dựa trên các nội dung liên quan mà người dùng đang xem.
Chẳng hạn như bạn đang xem một video về ẩm thực chẳng bạn, bạn có thể thấy một mẫu quảng cáo của thương hiệu McDonald’s.
Advertising Technology hay Adtech là gì?
Advertising Technology hay Adtech có nghĩa là công nghệ quảng cáo, thuật ngữ đề cập đến các định dạng, phương thức hay thuật toán phân phối quảng cáo của các nền tảng quảng cáo như Google, Facebook hay TikTok.
Native Advertising hay Native Ads là gì?
Native Advertising là hình thức quảng cáo hiển thị tự nhiên trong đó nội dung quảng cáo được hiển thị xen kẻ với các nội dung tự nhiên (trên web và app) nhằm mục tiêu thúc đẩy khả năng tương tác của người dùng.
Advertiser là gì?
Trong ngành Advertising, Advertiser là các nhà quảng cáo, những đơn vị chạy quảng cáo trên các nền tảng (như Facebook, Google, TikTok….).
Place an Advertisement là gì?
Advertisement là mẫu quảng cáo. Place an Advertisement nghĩa là đặt hay chạy một mẫu quảng cáo trên một nền tảng ở một ví trí hiển thị nào đó.
Multi-platform Advertising là gì?
Là quảng cáo trên đa nền tảng quảng cáo. Thay vì chỉ quảng cáo trên Facebook chẳng hạn, nhà quảng cáo chọn cách quảng cáo song song trên cả Google, Instagram, TikTok và hơn thế nữa.
Immersive Advertising là gì?
Immersive Advertising là hình thức quảng cáo cho phép mọi người tương tác với sản phẩm trực tiếp bên trong quảng cáo theo thời gian thực.
Những môi trường sử dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) hay Metaverse sẽ cho phép các nhà quảng cáo sử dụng định dạng quảng cáo này.
Audio Advertising là gì?
Là hình thức quảng cáo thông qua âm thanh (Audio). Thay vì sử dụng các định dạng phổ biến như video, photo hay text (văn bản), các thương hiệu sử dụng âm thanh để truyền tải các thông điệp quảng cáo của mình.
Personalized Advertising là gì?
Là hình thức quảng cáo trong đó nhà quảng cáo phân phối các mẫu quảng cáo khác nhau cho từng người dùng khác nhau phục thuộc vào sở thích hay cách họ tương tác với các nội dung của thương hiệu.
Dynamic Advertising là gì?
Dynamic Advertising (Dynamic Ads hay Dynamic Creatives) là hình thức quảng cáo tự động điều chỉnh nội dung (Advert) theo từng người dùng phụ thuộc vào cách họ tương tác với quảng cáo. Dynamic Advertising là một hình thức của quảng cáo cá nhân hoá.
Social Media Advertising là gì?
Là phương thức quảng cáo trong đó các thương hiệu tiến hành chạy và hiển thị quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok hay YouTube.
Inventory Advertising là gì?
Là khoảng không hay không gian quảng cáo, nó chính là thứ quyết định độ lớn hay sức mạnh hiển thị của các nền tảng quảng cáo như Facebook hay TikTok.
Entertaining Advertising là gì?
Là các quảng cáo với mục tiêu giải trí đối tượng mục tiêu mục tiêu, thay vì cố gắng bán hàng, các thương hiệu sử dụng hình thức quảng cáo này để truyền cảm hứng cho họ, giúp họ học một thứ gì đó mới mà họ có thể thích và hơn thế nữa.
Performance Based Advertising (Ads) là gì?
Là khái niệm đề cập đến các hoạt động quảng cáo dựa trên hiệu suất (Performance Based). Mục tiêu đầu ra của chiến thuật này có thể là gia tăng lượng khách hàng tiềm năng (Lead) hay bán hàng.
Content connected video advertising là gì?
Là hình thức quảng cáo video sử dụng nội dung (Content) làm phương tiện kết nối chính, thông qua các câu chuyện được kể một cách hấp dẫn bằng video, thương hiệu có thể dễ dàng kết nối với khách hàng tiềm năng của mình.
Non Commercial Advertising là gì?
Là quảng cáo phi thương mại, các mẫu quảng cáo khi này không nhằm mục đích bán hàng, thay vì với các quảng cáo thương mại thông thường, người bán sẽ mong muốn bán một thứ gì đó cho đối tượng mục tiêu, với quảng cáo phi thương mại thì không.
Các tổ chức phi chính phủ, hay các chiến dịch vận động cộng đồng (từ chính phủ) thường sử dụng hình thức quảng cáo này.
Advertising Message là gì?
Advertising Message có nghĩa là thông điệp quảng cáo, chính là ý nghĩa (nội dung) mà nhà quảng cáo hay doanh nghiệp làm quảng cáo muốn in dấu trong tâm trí của người tiêu dùng, muốn người tiêu dùng biết và ghi nhớ nó.
Kết luận.
Trên đây là toàn bộ các kiến thức căn bản bạn cần biết khi tìm hiểu về thuật ngữ Advertising. Nếu bạn là người đang làm việc trong ngành advertising (quảng cáo) nói riêng và ngành marketing nói chung, việc hiểu đầy đủ bản chất của các thuật ngữ là một trong những yêu cầu hàng hàng đầu trước khi gia nhập ngành.
Hy vọng qua bài viết này từ MarketingTrips, bạn có thể hiểu rõ advertising là gì, các công cụ và hình thức Advertising phổ biến, cũng như các lý thuyết chính xoay quanh thuật ngữ Advertising.
Với chiến lược marketing sáng tạo và khả năng sản xuất nhanh chóng, H&M đã trở thành là một trong những thương hiệu thời trang nổi tiếng trên toàn cầu.
H&M: Bậc thầy của chiến lược thời trang nhanh
Hầu hết người tiêu dùng đều thừa nhận hiếm khi họ có thể hài lòng về một bộ trang phục hợp thời trang đi cùng mức giá phải chăng. Tuy nhiên, H&M đã tìm ra được cách giải mã câu đố hóc búa này.
Sau khi được ông Erling Persson thành lập vào năm 1947 tại Thụy Điển, H&M đã liên tục phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh với hàng nghìn cửa hàng trên toàn thế giới.
Với chiến lược marketing sáng tạo và khả năng sản xuất nhanh chóng, H&M đã trở thành một trong những thương hiệu thời trang nổi tiếng trên toàn cầu.
Theo các chuyên gia, chiến lược thời trang nhanh của H&M là một trong những lý do khiến hãng này gặt hái nhiều thành công.
Khái niệm kinh doanh của thương hiệu này rất đơn giản và khá dễ hiểu khi hứa hẹn cung cấp các trang phục thời trang chất lượng ở mức giá tốt nhất.
H&M cung cấp các mẫu quần áo cho nữ giới, nam giới, trẻ em, phù hợp với những xu hướng thời trang mới nhất. Nhờ vậy, bất cứ thứ gì người tiêu dùng cần, từ trang phục cơ bản đến trang phục dạ hội, H&M đều có thể cung cấp với giá cả phải chăng.
Chiến lược thời trang nhanh cũng đảm bảo luôn có các lô hàng trang phục mới được cập nhật hằng ngày tại các cửa hàng của hãng trên toàn cầu.
Bộ sưu tập mới liên tục được trưng bày là một trong những lý do lôi cuốn khách hàng tiếp tục quay lại các cửa hàng để không bỏ lỡ những thiết kế mới. Chiến lược này giúp H&M có lưu lượng khách hàng tiếp cận nhiều hơn và tỷ lệ bán hàng cũng cao hơn.
Một bí quyết hàng đầu khác dẫn đến thành công của H&M là sự phối hợp của hãng. Chiến lược marketing của thương hiệu này là thuyết phục khách hàng tìm đến H&M như một giải pháp thay thế thời trang sang trọng.
Theo đó, H&M có bộ sưu tập hằng năm với các hãng thời trang hạng sang như Versace, Karl Lagerfeld và Balmain. Chiến lược marketing này là một trong những đặc điểm hàng đầu giúp phân biệt thương hiệu thời trang nhanh H&M với các hãng đối thủ như Zara.
H&M cũng được biết đến là một thương hiệu có ý thức về môi trường. Karl-Johan Persson – một lãnh đạo cấp cao của H&M cho biết, mục tiêu của hãng này là làm cho thời trang trở nên bền vững.
H&M là một trong hàng chục hãng thời trang hàng đầu thế giới cam kết giảm khí gây hiệu ứng nhà kính xuống còn 30% vào năm 2030.
Năm 2019, H&M đã thông báo ngừng việc mua da thuộc từ Brazil nhằm phản đối tình trạng cháy rừng lan rộng tại rừng mưa Amazon ở nước này, vốn gây ra sự phản đối rộng rãi trên toàn cầu.
Một điểm khác biệt của H&M so với các thương hiệu thời trang khác là xu hướng tạo ra một Product Life Cycle ngắn cho các mẫu trang phục.
Mặc dù đây là một chiến lược mạo hiểm, song H&M đã thực hiện rất tốt và mang lại lợi thế cho hãng này so với các đối thủ cạnh tranh.
Bên cạnh đó, H&M là thương hiệu ít có chương trình giảm giá. Hầu hết sản phẩm chỉ được trưng bày trong vài tuần, điều này khiến khách hàng nhanh chóng mua sản phẩm khi họ biết rằng ít có khả năng sẽ có một đợt giảm giá. Do đó, khách hàng không muốn bỏ lỡ và mua sản phẩm ngay khi họ vừa có mặt trên thị trường.
Ngoài ra, H&M luôn đặt các cửa hàng của hãng tại các khu mua sắm sầm uất, nhằm thu hút lượng khách hàng vào xem, khi vị trí cửa hàng cũng là một hình thức quảng cáo.
H&M có các cửa hàng được đặt ở vị trí chiến lược trên toàn cầu, với một số cửa hàng được đặt bên cạnh những thương hiệu cao cấp như Dior, Channel nhằm nâng cao hình ảnh của thương hiệu.
Một nét đáng chú ý khác là văn hóa làm việc của H&M với mô hình tập trung vào làm việc theo nhóm. Mỗi nhóm tập hợp lại với nhau thường có sự kết hợp của kỹ năng lãnh đạo, hiệu quả và kinh nghiệm. Sự kết hợp này là cách thức giúp nhóm đưa ra các giải pháp và ý tưởng sáng tạo.
Môi trường làm việc của H&M liên tục có những cải tiến mới, nhằm tạo ra những điều kiện thoải mái, vui vẻ, được tôn trọng để nhân viên phát triển.
Chiến lược này giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh đồng thời xây dựng sự tôn trọng lẫn nhau trong doanh nghiệp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Ra mắt hồi tháng 7, mới đây Instagram cho biết tính năng giới hạn nội dung sẽ bật mặc định cho người dùng tuổi Teen (Gen Z).
Người dùng Gen Z sẽ bị giới hạn nội dung trên Instagram
Theo 9to5mac, bản cập nhật Kiểm soát nội dung nhạy cảm (Sensitive Content Control) mới của Instagram sẽ đưa tùy chọn “Ít hơn” (Less) được bật theo mặc định cho người dùng tuổi Teen hoặc Gen Z (dưới 16 tuổi).
Mặc dù hiện các tài khoản Instagram của những người trẻ đều có tùy chọn “Tiêu chuẩn” (Standard) tuy nhiên các nội dung nhạy cảm vẫn có thể được hiển thị.
Mạng xã hội chú trọng vào nội dung hình ảnh này cho biết sự thay đổi sẽ khiến những người trẻ tuổi khó xem những nội dung nhạy cảm tiềm ẩn trên nền tảng hơn.
Cập nhật mới sẽ ảnh hưởng đến các phần Tìm kiếm, Khám phá, Trang hashtag, Reels, Đề xuất nguồn cấp dữ liệu (News Feed) và Tài khoản được đề xuất.
Ngoài ra, nền tảng trực thuộc Meta này sẽ nhắc nhóm người dùng trẻ tuổi xem lại cài đặt tài khoản, với các tùy chọn kiểm soát ai có thể chia sẻ lại nội dung của mình, ai có thể nhắn tin và cả lượng thời gian người dùng dành cho Instagram.
Trong khi thuật toán của Instagram đã không ngừng thay đổi để cạnh tranh với TikTok, các bậc cha mẹ đã lo lắng về những nội dung mà con trẻ có thể xem trên mạng xã hội.
Đáng chú ý là Instagram cũng hạn chế cách những người trẻ mà chủ yếu là người tuổi Teen có thể gửi và nhận tin nhắn từ người lạ.
Bản cập nhật mới với khả năng kiểm soát những nội dung nhạy cảm cho người trẻ hiện đã được Instagram ra mắt cho người dùng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Google hiện đã cho phép các nhà quảng cáo chạy các chiến dịch quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời (Digital OOH) từ Google Display & Video 360.
Google Display & Video 360 hiện đã có thêm quảng cáo Digital OOH
Theo một thông báo mới đây từ Google, Google hiện đã cung cấp phương thức quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời (Digital OOH) cho tất cả người dùng của Google Display & Video 360 thông qua công nghệ quảng cáo được lập trình (Programmatic Ads).
Từ nền tảng quản lý quảng cáo Google Display & Video 360, nhà quảng cáo có thể khởi chạy các chiến dịch quảng cáo hiển thị trên các biển quảng cáo ở sân bay, bến xe, trung tâm mua sắm, thang máy, trên taxi và hơn thế nữa.
Google Display & Video 360 là gì?
Display & Video 360 là nền tảng quản lý quảng cáo tập trung của Google, từ đây các nhà quảng cáo có thể quản lý tất cả các tài sản quảng cáo như chiến dịch, đối tượng, dung lượng quảng cáo (Inventory), Customer Insights và nhiều tính năng khác.
Nhà quảng cáo Google hiện có thể chạy quảng cáo Digital OOH từ Display & Video 360.
Google cho biết rằng các thương hiệu hiện đã có thể kết hợp sức mạnh của yếu tố cảm xúc và các định dạng hấp dẫn của quảng cáo ngoài trời truyền thống với các kênh quảng cáo kỹ thuật số khác trong Display & Video 360.
“Giờ đây, những người làm marketing có thể kích hoạt, tạm dừng và tối ưu hóa các chiến dịch kỹ thuật số ngoài trời gần như trong thời gian thực.”
Mặc dù các quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời được thiết lập từ Google Display & Video 360 (Display Advertising) không được cá nhân hóa và Google không nhận dạng hay sử dụng bất cứ dữ liệu cá nhân nào; nhà quảng cáo có thể tiếp cận mọi người dựa trên những thông tin theo ngữ cảnh của các vị trí trên màn hình.
Ví dụ, một điểm bán đồ ăn nhanh có thể quảng cáo trên bảng quảng cáo (billboard) ở khu mua sắm sầm uất trong giờ ăn trưa để nhân viên văn phòng có thể xem.
Ở khía cạnh đo lường quảng cáo, Google cho biết rằng các nhà quảng cáo có thể xem hệ số hiển thị quảng cáo (Ad Impressions), ước tính số người có thể đã xem quảng cáo và một số chỉ số căn bản khác.
Quảng cáo ngoài trời (OOH – Out of Door, Out of Home) từng là phương thức quảng cáo phổ biến ở “thế giới quảng cáo truyền thống”, tuy nhiên đến những năm 2000, dưới làn sóng số hoá, hình thức quảng cáo này sau đó đã được thay thế bằng các màn hình quảng cáo kỹ thuật số (Digital OOH) với công nghệ quảng cáo mới.
Một nghiên cứu vào năm 2021 của VIOOH cho thấy 76% các nhà lãnh đạo đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý rằng OOH có lập trình (Programmatic DOOH) là một phần quan trọng trong chiến lược kỹ thuật số và quảng cáo của họ, trong đó có đến 82% đồng ý rằng nó cũng mang lại lợi nhuận tích cực.
Khoản đầu tư hơn 3.600 tỷ đồng mới đây của Masan vào Phúc Long được coi là đòn bẩy để chuỗi F&B này tăng tốc trên thị trường 2,3 tỷ USD của các sản phẩm trà và cà phê có tốc độ tăng trưởng 10% mỗi năm.
Theo một báo cáo mới đây của Momentum Works và qlub, các thị trường Indonesia, Thái Lan, Việt Nam đứng đầu danh sách các nước tiêu thụ trà sữa nhiều nhất khu vực Đông Nam Á.
Cụ thể, trà sữa đã mang về mức doanh thu 1,6 tỷ USD cho Indonesia và 749 triệu USD cho Thái Lan. Còn ở Việt Nam, theo thống kê, người Việt chi khoảng 362 triệu USD (tương đương khoảng 8.400 tỷ đồng) để uống trà sữa trong một năm, đứng thứ 3 về quy mô thị trường trà sữa tại Đông Nam Á.
Tại Việt Nam, trà sữa vẫn là một trong những sản phẩm được giới trẻ ưa thích nhất, nhưng cuộc chiến để tồn tại không kém gay gắt.
Giữa năm 2019, Ten Ren, thương hiệu trà sữa Đài Loan có mặt tại Việt Nam từ năm 2017 đã thông báo dừng hoạt động.
Cùng thời điểm đó, một số cửa hàng trà sữa nhỏ, cửa hàng nhượng quyền cũng bắt đầu rút lui và thị trường ít ghi nhận sự góp mặt của những tên tuổi mới.
Ngược chiều với nhiều thương hiệu trà sữa khác tại Việt Nam, Phúc Long là chuỗi F&B hiếm hoi có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ cả về doanh thu và số lượng điểm bán.
Masan lần đầu rót vốn vào Phúc Long vào tháng 5/2021. Thời điểm đó, thương hiệu đồ uống của Việt Nam này được định giá 75 triệu USD thông qua khoản đầu tư 15 triệu USD của Masan để nắm giữ 20% cổ phần công ty Phúc Long Heritage.
Tháng 1/2022, Masan tiếp tục chi thêm 110 triệu USD để mua 31% cổ phần Phúc Long, đưa công ty này trở thành công ty con được hợp nhất kết quả kinh doanh vào báo cáo của Tập đoàn, đưa định giá của Phúc Long lúc này đã tăng lên 355 triệu USD.
Đến tháng 8/2022, Tập đoàn Masan thông qua công ty con The Sherpa tiếp tục chi hơn 3.600 tỷ đồng (tương đương 155 triệu USD) mua thêm 34% cổ phần của Phúc Long, nâng tỷ lệ sở hữu tại chuỗi F&B này lên 85%.
Qua thương vụ này, Phúc Long có định giá lên đến 455 triệu USD. Thương vụ là bước đi tiếp theo trong tầm nhìn phục vụ 80% chi tiêu tiêu dùng của người Việt, trong đó chuỗi F&B là mảnh ghép chiến lược của hệ sinh thái Point of Life.
Trong chiến lược M&A, khi mua cổ phần tại các công ty khác, dù ở mức chiến lược hay cổ phần chi phối, Masan hướng đến mua ‘nền tảng’ phục vụ chiến lược chung của tập đoàn, thay vì đi mua doanh thu hay lợi nhuận.
Thực tế, khoản đầu tư của Masan vào Phúc Long đã thể hiện sức mạnh cộng hưởng mạnh mẽ với chiến lược Point of Life. Masan đã nhanh chóng mở rộng mô hình cửa hàng Phúc Long trong các WinMart+, đồng thời đẩy mạnh mô hình flagship.
Tính đến cuối tháng 6/2022, Phúc Long có 74 cửa hàng flagship và 971 kiosk, tạo ra 820 tỷ đồng doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2022. Trong đó, doanh thu của các cửa hàng flagship vào 6 tháng đầu năm 2022 đạt 549 tỷ đồng và các kiosk đạt 281 tỷ đồng.
Các cửa hàng flagship ghi nhận biên lợi nhuận tiệm cận 25%. Các cửa hàng này được kỳ vọng là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của Phúc Long trong nửa cuối năm 2022 khi công ty đặt mục tiêu mở thêm 40-50 cửa hàng flagship. Các kiosk trong WinMart+ sẽ được mở rộng thêm khi hoàn thành chuẩn hóa mô hình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng tìm hiểu các lý thuyết xoay quanh chủ đề Giảm phát (Deflation) trong Kinh tế như: Giảm phát là gì, cách tính toán giảm phát như thế nào, những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến giảm phát là gì, ví dụ và tác hại hay hậu quả của giảm phát.
Giảm phát là gì? Tất cả những gì cần biết về Giảm phát
Giảm phát là gì? Từ góc nhìn của nền kinh tế vĩ mô, Giảm phát và Lạm phát là những sự kiện mang tính chu kỳ trong bất kỳ nền kinh tế hay quốc gia nào. Mặc dù mức độ ảnh hưởng và thời gian kéo dài của các đợt Giảm phát là khác nhau, hậu quả để lại nhìn chung đều rất tiêu cực.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng Giảm phát là gì?
Một số chỉ số giá (Price Index) chính được đề cập trong bối cảnh Giảm phát.
Công thức đo lường Giảm phát.
Sự khác nhau giữa Giảm phát (Deflation) và Giảm Lạm phát (Disinflation) là gì?
Tại sao Giảm phát còn nguy hại hơn cả Lạm phát (Inflation).
Một số thuận lợi và bất lợi khi Giảm phát xảy ra là gì?
Một số chiến lược có thể sử dụng để kiểm soát hay kiềm chế Giảm phát.
Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Giảm phát.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Giảm phát là gì?
Giảm phát trong tiếng Anh có nghĩa là Deflation, khái niệm dùng để chỉ sự sụt giảm của giá cả (Price), tức đồng tiền có giá trị hơn và sức mua tăng cao hơn theo thời gian.
Trái ngược lại với Lạm phát, chủ yếu do chính phủ các nước “bơm” quá nhiều tiền và tín dụng vào nền kinh tế, Giảm phát liên quan chặt chẽ đến lượng nguồn cung tiền và tín dụng bị hạn chế, hay nói cách khác, nguồn tiền đẩy vào thị trường bị sụt giảm.
Tốc độ tăng sức mua có thể được phản ánh trong mức giảm giá trung bình của một nhóm hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian nào đó.
Sự sụt giảm về giá của hàng hoá và dịch vụ thường được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm, điều này có nghĩa là cùng một đơn vị tiền tệ nhưng người tiêu dùng lại có thể mua được nhiều hàng hơn so với cùng kỳ.
Để có thể hiểu rõ hơn về thuật ngữ giảm phát, bạn cứ hình dung thế này, ví dụ, vào năm 2021, bạn uống một cốc cafe với giá 20.000 đồng, tuy nhiên, vì giảm phát tăng cao vào năm 2022 nên cũng cốc cafe đó nhưng bạn chỉ cần trả đến 15.000 đồng.
Tỷ lệ Giảm phát là gì?
Tỷ lệ giảm phát trong tiếng Anh có nghĩa là Deflation Rate, công thức tính sẽ được đề cập đến ở các phần nội dung bên dưới. Hiểu một cách đơn giản, tỷ lệ giảm phát chính là những con số phần trăm, ví dụ tỷ lệ giảm phát trung bình của Việt Nam là khoảng 1%-2%.
Một vài điểm cần chú ý với thuật ngữ Giảm phát.
Giảm phát là sự suy giảm nói chung của mức giá cả của các hàng hóa và dịch vụ.
Giảm phát thường liên quan đến sự giảm cung tiền và tín dụng vào lưu thông hay nền kinh tế, tuy nhiên, giá cả cũng có thể giảm xuống do năng suất tăng lên và các công nghệ được cải tiến nhiều hơn.
Cho dù nền kinh tế đang ở điều kiện nào, mức giá thay đổi ra sao và nguồn cung tiền giảm hoặc tăng cũng sẽ làm thay đổi sự hấp dẫn của các lựa chọn đầu tư khác nhau.
Thấu hiểu khái niệm Giảm phát.
Giảm phát khiến chi phí danh nghĩa (nominal costs) của nguồn vốn, nhân sự, hàng hóa và dịch vụ giảm xuống, mặc dù giá cả (price) tương đối của chúng có thể không thay đổi.
Giảm phát đã là một mối quan tâm phổ biến của các nhà kinh tế trong nhiều thập kỷ. Về bản chất, giảm phát có lợi cho người tiêu dùng vì họ có thể mua nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn với chi phí thấp hơn trong cùng một mức thu nhập danh nghĩa (nominal income).
Tuy nhiên, không phải ai cũng hưởng lợi từ bối cảnh kinh tế này và các nhà kinh tế thường lo ngại về hậu quả của việc giảm giá đối với các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, đặc biệt là trong các vấn đề tài chính.
Cụ thể, giảm phát có thể gây hại cho những người đi vay, những người có thể bị ràng buộc phải trả các khoản nợ của họ bằng số tiền có giá trị hơn nhiều so với số tiền mà họ đã vay trước đó (khi chưa xảy ra Giảm phát).
Ngoài ra, giảm phát cũng là bất lợi cho bất kỳ ai tham gia vào thị trường tài chính với mục tiêu đầu tư hoặc đầu cơ vào viễn cảnh giá cả tăng.
Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng Giảm phát là gì?
Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng Giảm phát là gì?
Đến đây, khi bạn đã có thể hiểu được Giảm phát có nghĩa là gì, bạn thấy rằng nguyên nhân chính và lớn nhất dẫn đến giảm phát là do tình trạng giảm cung tiền hoặc các công cụ tài chính có thể quy đổi được bằng tiền vào nền kinh tế.
Trong một số trường hợp, ngay cả khi chính phủ các nước có hành động “bơm” tiền vào nền kinh tế nhưng vì tiền vẫn cứ “chạy lòng vòng” quanh các hệ thống tài chính và không ra được thị trường, Giảm phát vẫn xảy ra.
Trong thời kỳ hiện đại, nguồn cung tiền chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ hệ thống các ngân hàng trung ương, hay chẳng hạn như Cục Dự trữ Liên bang (FED) của Mỹ mà bạn vẫn thường hay nghe nhắc đến.
Khi nguồn cung tiền và tín dụng giảm mà không có sự giảm tương ứng của sản lượng kinh tế, thì giá cả của tất cả các hàng hoá đều có xu hướng giảm, Giảm phát là kết quả được dự báo là sẽ xảy ra sau đó.
Vào năm 2021, Việt Nam rơi vào trình trạng giảm phát khi trong tổng số hơn 600.000 doanh nghiệp đã có gần 82.000 doanh nghiệp giải thể, hơn 16.000 doanh nghiệp đăng ký dừng hoạt động. Riêng 4 tháng đầu năm 2012 đã có gần 18.000 doanh nghiệp phá sản, tăng gần 9,5% so với cùng kỳ 2011.
Một nguyên nhân khác cũng có thể khiến giá cả hàng hoá giảm và tiến đến Giảm phát đó là tổng cầu giảm (tổng cầu hàng hóa và dịch vụ giảm) trong khi năng suất lao động lại tăng.
Tổng cầu giảm (cung tăng) thường dẫn đến việc giá cả sau đó sẽ thấp hơn. Nguyên nhân của sự thay đổi này thường bao gồm hành động giảm chi tiêu của chính phủ, sự thất bại của thị trường chứng khoán, nhu cầu tiết kiệm của người tiêu dùng tăng hay các chính sách tiền tệ bị thắt chặt hơn (lãi suất cao hơn).
Tiếp nữa, giá cả giảm cũng có thể xảy ra một cách tự nhiên khi sản lượng của nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn lượng cung tiền và tín dụng cho lưu thông (đưa vào thị trường).
Điều này thường xảy ra khi các yếu tố như công nghệ đã giúp nâng cao năng suất của một ngành nghề nào đó, hay những hàng hóa và ngành công nghiệp được hưởng lợi từ những cải tiến công nghệ.
Kết quả của những cải tiến này là chi phí sản xuất giảm và do đó sản phẩm được chuyển đến người tiêu dùng cuối cũng sẽ có giá thấp hơn, Giảm phát lại xảy ra.
Công thức đo lường Giảm phát.
Giảm phát được đo lường bằng cách sử dụng các chỉ số kinh tế như Chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Chỉ số CPI theo dõi giá của một nhóm hàng hóa và dịch vụ thường được mua và công bố các thay đổi diễn ra hàng tháng.
Khi CPI trong một thời kỳ thấp hơn so với thời kỳ trước đó, nền kinh tế đang trải qua Giảm phát. Ngược lại, khi giá cả tăng lên, nền kinh tế thoát ra khỏi tình trạng Giảm phát và có thể tiến đến Lạm phát (nếu có).
Sự khác nhau giữa Giảm phát (Deflation) và Giảm Lạm phát (Disinflation) là gì?
Sự khác nhau giữa Giảm phát (Deflation) và Giảm Lạm phát (Disinflation) là gì?
Trong khi cả 2 thuật ngữ Deflation và Disinflation đều đề cập đến tình trạng giá cả của các hàng hoá sụt giảm, nó lại mang những ý nghĩa kinh tế khác nhau.
Giảm phát như đã phân tích ở trên xảy ra khi giá cả của các mặt hàng sụt giảm (so với mức trung bình), ngược lại, Disinflation tức giá cũng giảm nhưng chỉ giảm so với thời kỳ trước đó (vẫn cao so với mức trung bình của nền kinh tế).
Ví dụ, khi tỷ lệ lạm phát (Inflation Rate) thay đổi từ mức 4% giảm xuống còn 2% (Disinflation), điều này có nghĩa là một mặt hàng từng có giá 10 USD nay chỉ được bán với giá 10.20 USD, thay vì 10.40 USD như dự kiến.
Mặt khác, nếu Giảm phát xảy ra và với mức giảm phát 2%, một hàng hóa từng có giá 10 USD nay sẽ có giá 9.80 USD.
Tại sao Giảm phát (Deflation) còn nguy hại hơn cả Lạm phát (Inflation).
Vào năm 2021 và 2022, cả thế giới tràn ngập tiền với các gói kích thích tiền tệ lớn chưa từng có, cùng với đó là một cuộc đại phong toả toàn cầu làm sụp đổ toàn diện các chuỗi cung ứng. Khi quá nhiều tiền chạy theo quá ít hàng hoá, các lý thuyết kinh tế dự báo Lạm phát cao sẽ quay trở lại.
Tuy nhiên, bằng chứng thực tế từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 cho đến nay chưa cho thấy điều này.
Thậm chí, ngược lại là xuất hiện Giảm phát ở các nước phát triển, bất chấp việc các ngân hàng trung ương đã bơm hàng chục ngàn tỷ USD vào nền kinh tế, vậy mà, lượng tiền vẫn cứ chạy lòng vòng trong hệ thống tài chính, mà không thể thoát được ra nền kinh tế thực.
Đại dịch Covid-19 càng khiến cho giá cả hàng hoá thế giới lao dốc, giá dầu rơi vào ngưỡng âm, tình trạng thất nghiệp hàng loạt khiến cho tiền lương sụt giảm mạnh, cầu hàng hoá, dịch vụ rơi thẳng đứng.
Ông Blanchard, nguyên Kinh tế gia trưởng Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) còn phân tích thêm, với cuộc đại phong toả vĩ đại này, lần đầu tiên, các nhà kinh tế sẽ còn chứng kiến sự gia tăng ở quy mô lớn chưa từng có của 2 loại tiết kiệm, đó là tiết kiệm do người dân hạn chế mua sắm vì các lệnh giãn cách xã hội, nỗi lo sợ virus Corona và tiết kiệm phòng ngừa những bất định trong tương lai.
Tất cả những điều này tích hợp lại đủ sức để tạo ra một kỳ kỷ băng hà kéo dài trong kinh tế toàn cầu, dẫn đến tình trạng suy thoái (Recession) và Giảm phát kéo dài.
Ngoài ra, khi việc giá giảm trên diện rộng của một loạt hàng hoá, dịch vụ diễn ra trong thời gian dài, các hoạt động kinh tế sẽ gần như ngừng trệ, sẽ ngày càng có nhiều người mua nghĩ rằng họ sẽ được lợi nếu cứ tiếp tục chờ đợi thêm để hàng hoá rẻ hơn.
Theo cách này, họ sẽ càng không mua bất cứ thứ gì, ngoại trừ thực phẩm và một số ít hàng hoá thiết yếu, vòng xoáy Giảm phát tiếp tục kéo dài.
Nói tóm tại, so với Lạm phát, Giảm phát có nguy cơ khiến nền kinh tế trở nên suy thoái và khủng hoảng nhiều hơn.
Một số thuận lợi và bất lợi khi Giảm phát xảy ra là gì?
Một số thuận lợi và bất lợi khi Giảm phát xảy ra là gì?
Nếu đánh giá thoáng qua, nhiều người sẽ không tránh khỏi việc tin rằng Giảm phát sẽ tốt hơn Lạm phát (Inflation) khi người tiêu dùng được hưởng lợi trước bối cảnh giá cả của hàng hoá sụt giảm, tuy nhiên sự thật lại diễn ra theo cách ngược lại.
Dưới đây là một số bất lợi hay hậu quả mà tình trạng Giảm phát có thể gây ra:
Nạn thất nghiệp. Khi Giảm phát khiến giá giảm, lợi nhuận của doanh nghiệp theo đó cũng sẽ sụt giảm, và một số doanh nghiệp thậm chí còn không có nổi lợi nhuận và đành phải cắt giảm nhân sự để duy trì doanh nghiệp. Nạn thất nghiệp xảy ra.
Nợ nần. Khi lãi suất thường có xu hướng tăng trong thời kỳ Giảm phát, điều này làm cho các khoản nợ của các nhân và tổ chức ngày càng “phình to” hơn. Do đó, người tiêu dùng và doanh nghiệp thường cắt giảm chi tiêu trong thời kỳ này.
Vòng xoắn giảm phát (Deflationary spiral). Đây được xem là hiệu ứng domino gây ra bởi từng đợt Giảm phát chồng chéo lên nhau. Giá giảm có thể dẫn đến sản xuất ít hơn. Sản xuất ít hơn có thể dẫn đến việc trả lương thấp hơn. Trả lương thấp hơn có thể dẫn đến nhu cầu giảm đi. Và nhu cầu giảm đi có thể khiến giá cả ngày càng thấp hơn. Và cứ như vậy, điều này có thể khiến tình hình kinh tế ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Một số chiến lược có thể sử dụng để kiểm soát hay kiềm chế Giảm phát.
Như đã phân tích ở trên, xử lý tình trạng lạm phát hay giảm phát là bài toán của chính phủ các nước, dưới đây là một số chiến lược mà các quốc gia thường sử dụng:
Tăng cung tiền. Khi chính phủ tăng lượng tiền vào nền kinh tế và lưu thông, điều này có tác dụng khuyến khích mọi người chi tiêu nhiều hơn và giá cả hàng hoá sẽ tăng lên.
Đơn giản hoá các thủ tục vay vốn. Ngân hàng trung ương hay các tổ chức tín dụng có thể giảm lãi suất và đơn giản hoá thủ tục vay vốn để mọi người có thể vay nhiều hơn.
Quản lý chính sách tài khóa (Fiscal Policy). Nếu chính phủ tăng chi tiêu công và cắt giảm thuế, điều này có thể thúc đẩy cả tổng cầu và thu nhập khả dụng (thực tế), kết quả là người tiêu dùng sẽ chi tiêu nhiều hơn và giá cả hàng hoá sẽ cao hơn.
Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Giảm phát.
Giảm phát nợ là gì?
Giảm phát nợ trong tiếng Anh có nghĩa là Dept Deflation, một lý thuyết kinh tế cho rằng sự suy thoái chung của nền kinh tế có thể xảy ra khi giá cả (Price) giảm và giá trị tiền tệ (Value of Currency) tăng lên, khiến giá trị thực của nợ cũng tăng lên.
Kết luận.
Với tư cách là những người làm marketing và kinh doanh, rõ ràng là tuỳ vào từng bối cảnh kinh tế (vĩ mô và vi mô) khác nhau mà người tiêu dùng có những hành vi hay động thái chi tiêu khác nhau. Chính điều này khiến các doanh nghiệp cũng phải thay đổi chiến lược để có thể thích ứng và phát triển.
Khi có thể hiểu được Giảm phát thực sự có nghĩa là gì, nó ảnh hưởng như thế nào đến tâm lý mua hàng của người tiêu dùng và hơn thế nữa, bạn có thể chủ động hơn với các quyết định của mình trong từng tình huống cụ thể tương ứng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Doanh thu của siêu ứng dụng hàng đầu Đông Nam Á Grab đã tăng 79% so với cùng kỳ năm trước lên mức 321 triệu USD trong quý 2 năm 2022.
Doanh thu quý 2 của Grab tăng đến 79%. Photo credit: 123rf
Grab ghi nhận sự tăng trưởng là do công ty này đã tối ưu hóa chi phí cố định, đóng cửa các ngành kinh doanh không có lãi và cắt giảm các ưu đãi. Khoản lỗ ròng của Grab trong quý 2 là 572 triệu USD, giảm 29% so với một năm trước đó.
Trong phân khúc di động (Mobility Segment), Grab đã đóng cửa các hoạt động hỗ trợ GrabWheels (mảng dịch vụ cho phép người dùng truy cập vào các thiết bị di chuyển cá nhân, chẳng hạn như xe tay ga, trong ứng dụng Grab) ở Singapore và Malaysia trong khi hợp nhất GrabWheels với hoạt động cho thuê xe hơi tại Indonesia.
Trong mảng giao hàng (Delivery), Grab đã đóng cửa các hoạt động cửa hàng phục vụ buổi tối tại Singapore, Việt Nam và Philippines, đồng thời chọn cách mở rộng quy mô mảng giao hàng thông qua mô hình bán hàng của bên thứ ba (third-party marketplace), với Jaya Grocer tại Malaysia.
Grab cho biết họ đang “tái tập trung và hợp lý hóa” các hoạt động dịch vụ tài chính của mình. Chẳng hạn như sắp xếp lại một vài bộ phận chức năng, giảm nhân sự và cắt giảm một số khoản chi phí khác.
Tính đến thời điểm hiện tại, GMV của Grab đã tăng 30% so với một năm trước đó, với lượng người dùng giao dịch hàng tháng (MTU – monthly transacting users) tăng 12%.
Mức chi tiêu trung bình trên mỗi người dùng (ASPU) của Grab được tính bằng công thức lấy GMV chia cho MTU, con số này đã tăng 16% lên mức 155 USD.
Doanh thu của mảng di động tăng 37% và GMV tăng 51%. Đối với mảng dịch vụ tài chính, doanh thu tăng 94%, GMV tăng 38%. Trong khi đó, doanh thu ngành dọc của mảng giao hàng tăng 199%, đồng thời GMV tăng 19%.
CEO Grab cho biết:
“Hướng về tương lai phía trước, chúng tôi đang tập trung vào việc thúc đẩy tất cả những gì có thể để có được lợi nhuận.”
“Grab sẽ tăng gấp đôi khả năng đổi mới sản phẩm để tăng mức độ tương tác của người dùng với ứng dụng và giảm chi phí, trong khi vẫn tập trung vào việc phát triển những ‘giao dịch chất lượng cao’ trên nền tảng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu tất cả các khung lý thuyết về thuật ngữ Lạm phát (Tiếng Anh có nghĩa là Inflation) như: Lạm phát là gì, một vài điểm chú ý cần hiểu về lạm phát, ví dụ về lạm phát, các loại lạm phát, nguyên nhân và tác hại của lạm phát trong kinh tế và hơn thế nữa.
Lạm phát là gì? Lý thuyết về Lạm phát trong Kinh tế
Từ góc nhìn của nền kinh tế vĩ mô, Lạm phát (Inflation) là những sự kiện mang tính chu kỳ trong bất kỳ nền kinh tế hay quốc gia nào. Mặc dù mức độ ảnh hưởng và thời gian kéo dài của các đợt Lạm phát là khác nhau, các nguyên nhân dẫn đến lạm phát cũng khác nhau, hậu quả để lại nhìn chung đều rất tiêu cực.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng Lạm phát trong Kinh tế là gì?
Lạm phát do cầu kéo là gì?
Lạm phát do chi phí đẩy là gì?
Lạm phát tích hợp (hợp nhất) là gì?
Một số chỉ số giá (Price Index) chính được đề cập trong bối cảnh Lạm phát.
Công thức đo lường hay cách tính Lạm phát (Inflation).
Một số thuận lợi và bất lợi khi Lạm phát xảy ra là gì?
Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Lạm phát trong phạm vi nền Kinh tế Vĩ mô.
Bên dưới là tất cả những nội dung bạn cần biết về lạm phát.
1. Lạm phát là gì?
Lạm phát(Inflation) là khái niệm dùng để chỉ sự tăng lên về giá cả (Price), tức đồng tiền mất giá và giảm sức mua theo thời gian.
Khi lạm phát xảy ra, tốc độ giảm sức mua có thể được phản ánh trong mức tăng giá trung bình của một nhóm hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian nào đó.
Sự tăng lên về giá thường được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm, điều này có nghĩa là cùng một đơn vị tiền tệ nhưng người tiêu dùng lại có thể mua ít hàng hơn so với cùng kỳ.
Khái niệm đối lập với Lạm phát là Giảm phát (Deflation), sự kiện xảy ra khi giá cả của hàng hoá giảm và sức mua tăng lên.
Để có thể hiểu rõ hơn về thuật ngữ Lạm phát, bạn cứ hình dung thế này, ví dụ, vào năm 2020, bạn uống một cốc cafe với giá 20.000 đồng, tuy nhiên, vì lạm phát tăng cao vào năm 2021 nên cũng cốc cafe đó nhưng bạn phải trả đến 25.000 đồng.
Bên dưới là video bạn có thể xem để hiểu thực sự về Lạm phát có nghĩa là gì.
Lạm phát trong tiếng Anh có nghĩa là Inflation.
2. Tỷ lệ lạm phát là gì?
Tỷ lệ lạm phát trong tiếng Anh có nghĩa là Inflation Rate, công thức tính sẽ được đề cập đến ở các phần nội dung bên dưới. Hiểu một cách đơn giản, tỷ lệ lạm phát chính là những con số phần trăm, ví dụ tỷ lệ lạm phát trung bình của Việt Nam là khoảng 2%-3%.
3. Một vài điểm cần chú ý với thuật ngữ lạm phát.
Lạm phát (Inflation) là khái niệm đề cập đến tốc độ tăng giá của hàng hóa và dịch vụ.
Lạm phát có thể được phân chia thành 3 kiểu chính: lạm phát do cầu kéo (Demand-pull inflation), lạm phát do chi phí đẩy (Cost-push inflation) và lạm phát tích hợp (Built-in inflation).
Các chỉ số lạm phát (inflation indexes) thường được sử dụng nhiều nhất là Chỉ số giá tiêu dùng (CPI – Consumer Price Index) và Chỉ số giá sỉ (WPI – Wholesale Price Index).
Lạm phát có thể được nhìn nhận theo góc nhìn tích cực hoặc tiêu cực tùy thuộc vào quan điểm và tốc độ thay đổi của từng cá nhân hay tổ chức trong từng thời kì nhất định.
Những người sở hữu các tài sản hữu hình như bất động sản, vàng hoặc hàng hóa dự trữ, có thể muốn thấy lạm phát (ở một mức độ phù hợp nhất định) vì nó làm tăng giá trị tài sản của họ.
4. Thấu hiểu khái niệm lạm phát.
Mặc dù có thể dễ dàng đo lường sự thay đổi về giá bán của các sản phẩm riêng lẻ theo thời gian, nhưng nhu cầu của con người thường không chỉ dừng lại ở một hoặc hai sản phẩm.
Người tiêu dùng nói chung cần một bộ sản phẩm lớn và đa dạng hơn, cũng như một loạt các dịch vụ khác để cuộc sống của họ có thể thoải mái hơn.
Thuật ngữ Lạm phát hướng tới việc đo lường tác động tổng thể của sự thay đổi về giá đối với một bộ các sản phẩm và dịch vụ đa dạng.
Điều này làm cho quá trình phân tích sự tăng lên về giá của các sản phẩm và dịch vụ của một nền kinh tế trong một thời kỳ sẽ mang tính đại diện nhiều nhất.
Giá cả tăng, có nghĩa là cùng một đơn vị tiền tệ, người tiêu dùng mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn. Chính sự mất giá này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua sắm của phần đông công chúng, dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế sụt giảm.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế, tình hình lạm phát kéo dài sẽ xảy ra khi lượng tiện được in ra (đẩy vào thị trường) của một quốc gia vượt xa tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó.
Để chống lại điều này, các cơ quan hay tổ chức quản lý tiền tệ (chẳng hạn như ngân hàng nhà nước) sẽ thực hiện các bước cần thiết để quản lý lượng cung tiền và tín dụng với mục tiêu là giữ cho lạm phát (Inflation) được xảy ra trong một giới hạn cho phép.
Về mặt lý thuyết, khái niệm lạm dụng tiền tệ (Monetarism) là một lý thuyết phổ biến giải thích mối quan hệ giữa lạm phát và cung tiền trong một nền kinh tế.
Trong khi lạm phát được đo lường theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào từng loại hàng hóa và dịch vụ. Lạm phát mang ý nghĩa ngược lại với Giảm phát, sự kiện xảy ra khi giá bán của hàng hoá giảm xuống và tỷ lệ lạm phát rơi xuống dưới mức 0%.
5. Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lạm phát là gì?
Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng Lạm phát là gì?
Mặc dù, tuỳ từng nền kinh tế khác nhau, lạm phát có thể bắt đầu và kết thúc theo những cách khác nhau, sự gia tăng về nguồn cung tiền là căn nguyên của lạm phát.
Các tổ chức chính phủ hay cơ quan quản lý tiền tệ có thể tăng nguồn cung tiền (money supply) của một quốc gia bằng cách:
Phá giá hợp pháp (làm giảm giá trị của đồng tiền một cách hợp pháp.)
Cho vay tiền dưới dạng tín dụng dự trữ thông qua hệ thống ngân hàng bằng cách mua trái phiếu chính phủ từ các ngân hàng trên thị trường thứ cấp.
Trong tất cả những trường hợp nói trên, tiền cuối cùng sẽ mất đi sức mua hay giá trị nội tại của nó. Các cơ chế thúc đẩy lạm phát có thể được phân thành 3 loại: lạm phát do cầu kéo, lạm phát do chi phí đẩy và lạm phát tích hợp (hợp nhất).
Lạm phát do cầu kéo.
Lạm phát do cầu kéo xảy ra khi lượng cung tiền và tín dụng tăng lên khiến cho tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ tăng nhanh hơn so với khả năng sản xuất bình thường của nền kinh tế. Điều này làm tăng nhu cầu và dẫn đến tăng giá.
Về bản chất, khi mọi người có nhiều tiền hơn sẽ dẫn đến tâm lý tiêu dùng tích cực hơn, mua sắm nhiều hơn hay nói một cách dễ hiểu là bạo chi hơn.
Tất cả những điều này tạo ra khoảng cách cung cầu với nhu cầu cao hơn và nguồn cung đáp ứng kém hơn, dẫn đến giá cả của các mặt hàng cao hơn.
Lạm phát do chi phí đẩy.
Lạm phát cho chi phí đẩy là kết quả của sự gia tăng giá của các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất hàng hoá và dịch vụ.
Khi nguồn cung tiền và tín dụng chảy vào thị trường hàng hóa hoặc tài sản khác, chi phí cho tất cả các loại hàng hóa trung gian sẽ mặc định tăng lên. Điều này dẫn đến chi phí cho thành phẩm (giá thành) của hàng hoá tăng lên và làm tăng giá tiêu dùng.
Ví dụ thế này, để sản xuất ra một hộp sữa tươi, bạn cần “đầu vào” là những chú Bò sữa và thức ăn cho Bò (chẳng hạn như cỏ khô), khi các thức ăn cho Bò tăng lên, chi phí mà doanh nghiệp cần phải bỏ ra để có được 1 hộp sữa sẽ mặc nhiên tăng lên, từ đây, để đáp ứng được các khoản thu chi, doanh nghiệp cũng cần tăng giá bán của một hộp sữa lên.
Lạm phát tích hợp.
Built-in inflation hay Lạm phát tích hợp (lạm phát hợp nhất hoặc lạm phát có sẵn) là gì?
Lạm phát tích hợp (Built-in Inflation) là thuật ngữ có liên quan đến những kỳ vọng thích ứng hoặc ý tưởng rằng mọi người kỳ vọng tỷ lệ lạm phát hiện tại sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai.
Khi giá hàng hóa và dịch vụ tăng lên, mọi người cũng có thể mong đợi sự gia tăng liên tục trong tương lai với tốc độ tương tự.
Từ góc nhìn này, người lao động có thể đòi hỏi nhiều khoản phụ cấp hoặc tiền lương cao hơn để duy trì mức sống của họ.
Tiền lương của họ tăng lên dẫn đến chi phí hàng hóa và dịch vụ cũng sẽ cao hơn, và vòng xoáy giá bán – tiền lương này sẽ tiếp tục diễn ra theo cách một yếu tố này xảy ra có thể kích thích hay khiến yếu tố kia cũng phải xảy ra.
Kết quả cuối cùng là khiến cho tình hình lạm phát sẽ tiếp tục kéo dài.
6. Công thức đo lường lạm phát – Cách tính lạm phát.
Thông qua các phân tích ở trên, đến đây chắc hẳn bạn đã có thể hiểu Lạm phát là gì rồi, vậy Lạm phát được tính toán như thế nào?
Mặc dù có rất nhiều công cụ tính toán lạm phát hiện có sẵn trên nhiều website và ứng dụng tài chính khác nhau, điều quan trọng là bạn nên hiểu về phương pháp luận cơ bản để tính toán lạm phát.
Về mặt toán học, Tỷ lệ lạm phát phần trăm = (Giá trị chỉ số CPI cuối cùng / Giá trị CPI ban đầu) x 100.
Giả sử bạn muốn biết sức mua của 10.000 USD đã thay đổi như thế nào trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm 1975 đến tháng 9 năm 2018.
Đối với tháng 9 năm 1975, CPI là 54,6 (giá trị CPI ban đầu) và vào tháng 9 năm 2018, nó là 252,439 (giá trị CPI cuối cùng).
Đưa các chỉ số này vào công thức nói trên bạn sẽ có số liệu như bên dưới:
Tỷ lệ phần trăm lạm phát = (252.439 / 54.6) x 100 = (4.6234) x 100 = 462.34%.
Vì bạn muốn biết 10.000 USD từ tháng 9 năm 1975 sẽ có giá trị bao nhiêu vào tháng 9 năm 2018, hãy nhân tỷ lệ lạm phát với số tiền để nhận được giá trị đã thay đổi:
Thay đổi giá trị (USD) = 4.6234 x 10.000 (USD) = 46.234,25 USD.
Điều này có nghĩa là 10.000 USD vào tháng 9 năm 1975 sẽ có giá trị là 46.234,25 USD.
Về bản chất, nếu bạn mua một sản phẩm hay dịch vụ nào đó trị giá 10.000 USD vào năm 1975, thì cũng cùng sản phẩm đó nhưng bạn phải bỏ ra đến 46.234,25 USD vào tháng 9 năm 2018 để sở hữu được nó.
7. Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ lạm phát.
Kiềm chế Lạm phát là gì?
Kiềm chế lạm phát (Inflation Curbing), thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các hoạt động (thường là từ chính phủ của các quốc gia) được thực hiện với mục tiêu là kiểm soát và hạn tế tình trạng lạm phát.
Hành động bạn có thể thường thấy đó là các chính phủ sẽ tăng lãi suất để giảm lượng cung tiền ra thị trường.
Kiểm soát Lạm phát là gì?
Về bản chất, Kiểm soát Lạm phát (Inflation Control) cũng mang ý nghĩa tương tự như Kiềm chế Lạm phát, khái niệm đề cập đến các hoạt động của chính phủ nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ các chỉ số lạm phát trong mức có thể quản lý.
Ví dụ, trong năm 2022, để kiểm soát tình hình lạm phát, chính phủ Mỹ đã ra một đạo luật có tên là Inflation Reduction Act (IRA), với mục tiêu giảm giá một số loại hàng hoá như thuốc kê đơn, giá xăng dầu, và đầu tư mạnh hơn vào năng lượng sạch nội địa.
Lạm phát nhẹ là gì?
Lạm phát nhẹ hoặc lạm phát vừa phải là khái niệm đề cập đến việc giá cả của hàng hoá sẽ tăng chậm, có thể dự đoán được và thường ở mức một con số một năm.
Lạm phát phi mã là gì?
Lạm phát phi mã (Galloping Inflation), dùng để chỉ giá cả tăng nhanh, ở mức hai hoặc ba con số một năm. Lạm phát phi mã nếu kéo dài sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng làm triệt tiêu các động lực phát triển kinh tế.
Siêu lạm phát là gì?
Siêu lạm phát (Hyperinflation) dùng để chỉgiá cả tăng rất nhanh, mức lạm phát từ 50% một tháng trở lên (khoảng trên 13000% một năm). Siêu lạm phát có thể phá hủy một nền kinh tế, gây bất ổn tình hình an ninh và nhiều thứ khác.
Lạm phát bù đắp rủi ro là gì?
Lạm phát bù đắp rủi ro hay Inflation Premium là một thành phần của lợi tức bắt buộc thể hiện sự bù đắp cho rủi ro lạm phát. Đó chính là phần lãi suất mà các nhà đầu tư yêu cầu bên cạnh phần lãi suất phi rủi ro thực tế do rủi ro của việc giảm sức mua của đồng tiền.
Lạm phát cơ bản là gì?
Lạm phát cơ bản (Core Inflation) là chỉ số đo mức độ lạm phát loại trừ một số mặt hàng dễ thay đổi giá như lương thực và năng lượng.
Hiện nay trên thế giới đã có một số nước dùng Lạm phát cơ bản để làm tỷ số lạm phát chính thức khi công bố với dân chúng. Ở Việt Nam thì hiện vẫn đang dùng chỉ số lạm phát thông thường.
Thuế lạm phát là gì?
Thuế lạm phát là một loại thuế ngầm đánh vào tài sản danh nghĩa, chẳng hạn như tiền mặt, trái phiếu và tài khoản tiết kiệm. Vì Lạm phát làm giảm giá trị của đồng tiền và do đó làm giảm thu nhập thực tế của các hộ gia đình.
Vòng xoáy lạm phát là gì?
Vòng xoáy lạm phát là khái niệm mô tả các tác động qua lại của cung và cầu lên giá cả. Những người kiếm được nhiều tiền hơn chi phí sinh hoạt sẽ chọn cách phân bổ kết hợp giữa tiết kiệm và chi tiêu tiêu dùng. Khi tiền lương tăng lên, xu hướng tiết kiệm và tiêu dùng của người tiêu dùng cũng tăng theo.
Lạm phát tiền lương là gì?
Lạm phát tiền lương (hay lạm phát do tiền lương đẩy) là sự gia tăng tổng thể của chi phí hàng hóa và dịch vụ do sự tăng lên của tiền lương.
Để duy trì lợi nhuận doanh nghiệp sau khi tăng lương, người sử dụng lao động hay doanh nghiệp phải tăng giá họ tính cho hàng hóa và dịch vụ mà họ cung cấp.
Kỳ vọng lạm phát.
Kỳ vọng lạm phát là mức độ lạm phát hay tỷ lệ lạm phát được kỳ vọng sẽ xảy ra tại một quốc gia trong một thời kỳ cụ thể. Ví dụ trong năm 2022, Việt Nam kỳ vọng mức lạm phát sẽ được giữ dưới mức 4%.
Lạm phát dựa trên mô hình là gì?
Lạm phát dựa trên mô hình (Model-based Inflation) là cách thức các quốc gia sử dụng để tính toán và đo lường lạm phát nhằm mục tiêu loại bỏ các thiếu sót của các phương pháp truyền thống.
Lạm phát giá tiêu dùng là gì?
Lạm phát giá tiêu dùng là lạm phát do sự gia tăng về giá cả của những hàng hoá trong một khoảng thời gian cụ thể. Các nhà kinh tế có thể sử dụng chỉ số lạm phát này để xác nhận các kỳ vọng của họ và giúp dự báo các xu hướng lạm phát do giá tiêu dùng.
Lạm phát nhập khẩu là gì?
Lạm phát nhập khẩu xảy ra khi giá nhập khẩu (giá mua hàng từ nước ngoài) và tỉ giá đồng thời tăng hoặc chỉ một yếu tố tăng mạnh.
Khi này, giá thành của các sản phẩm nhập khẩu tăng cao. Lạm phát nhập khẩu còn được gọi là lạm phát chi phí.
Bán nhiều tiền của quốc gia hơn để mua hàng có nghĩa là giá trị tiền tệ của quốc gia đó đang đi xuống. Đồng tiền có giá trị thấp hơn cũng làm cho hàng hóa của quốc gia này rẻ hơn đối với người mua nước ngoài, điều này buộc một quốc gia cụ thể cần tăng xuất khẩu nhiều hơn và giảm tỷ trọng nhập khẩu.
Lạm phát âm là gì?
Là một cách gọi khác của khái niệm Giảm phát. Thuật ngữ được dùng để chỉ sự sụt giảm của giá cả (Price), tức đồng tiền có giá trị hơn và sức mua tăng cao hơn theo thời gian.
Lạm phát 1 con số là gì?
Lạm phát 1 (một) con số đơn giản là mức lạm phát dưới 10%.
Kết luận.
Thông qua các phân tích tương đối gần gũi ở trên của MarketingTrips, hy vọng bạn đã có được những kiến thức kinh tế cơ bản về lạm phát (inflation), hiểu lạm phát là gì, bản chất của nó ra sao, hay lạm phát ảnh hưởng như thế nào đến bối cảnh kinh tế chung.
Với tư cách là những người làm marketing, khi các bối cảnh kinh tế thay đổi khiến hành vi và tâm lý tiêu dùng của người tiêu dùng cũng thay đổi, nhiệm vụ của bạn là hiểu, đồng cảm và đưa ra những chiến lược phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Sản lượng tiêu thụ mì ăn liền tại Việt Nam đã tăng liên tục và đạt hơn 8,56 tỷ gói trong năm 2021. Tuy nhiên, đa số thị trường lại đang nằm trong tay nhóm nhỏ doanh nghiệp.
Theo báo cáo của Hiệp hội mì ăn liền thế giới (WINA), với việc tiêu thụ hơn 7,03 tỷ gói mì ăn liền trong năm 2020, Việt Nam đã chính thức vượt qua Ấn Độ và Nhật Bản để trở thành quốc gia tiêu thụ nhiều mì gói thứ 3 thế giới, sau Trung Quốc và Indonesia.
Đến năm 2021, sản lượng tiêu thụ mì gói của Việt Nam tiếp tục tăng lên 8,56 tỷ gói, cao hơn Ấn Độ (7,56 tỷ gói) và Nhật Bản (5,85 tỷ gói), nhưng vẫn xếp sau Trung Quốc với sản lượng tiêu thụ 43,99 tỷ gói và Indonesia với 13,27 tỷ gói.
Dù vậy, Việt Nam lại đang nổi lên là thị trường ghi nhận tốc độ tăng trưởng sản lượng tiêu thụ mì gói lớn nhất thế giới với mức tăng gần 22% trong năm vừa qua và hơn 29% năm 2020. Tính trong top 10 quốc gia tiêu thụ nhiều mì gói nhất thế giới, không thị trường nào ghi nhận tốc độ tăng trưởng hai năm gần nhất cao như Việt Nam.
Thị trường lớn nằm trong tay nhóm nhỏ.
Với việc thị trường tăng trưởng nhanh, dù chỉ là những sản phẩm có giá từ vài nghìn đồng cho tới vài chục nghìn đồng, mì gói lại đang mang về hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm cho một số doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, hiện có khoảng 50 công ty sản xuất mì ăn liền, bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Tuy nhiên, đa số thị phần lại nằm trong tay số ít doanh nghiệp, gồm Công ty CP Acecook Việt Nam; Tập đoàn Masan; Công ty CP Thực phẩm Á Châu (Asiafoods). Ước tính, bộ 3 nhà sản xuất này đang nắm khoảng 70% thị phần mì gói trong nước.
Các sản phẩm mì ăn liền cũng được phân loại rõ rệt với các phân khúc bình dân có giá dao động khoảng 1.500-3.000 đồng/gói; phân khúc trung cấp với giá 3.500-5.000 đồng/gói và phân khúc cao cấp với giá từ 7.000 đồng/gói trở lên. Tuy vậy, phần lớn thị phần vẫn tập trung ở phân khúc bình dân.
Với các phân cấp kể trên, không khó hiểu khi Acecook cùng thương hiệu mì Hảo Hảo đang là nhà sản xuất chiếm thị phần lớn nhất.
Acecook Việt Nam là thành viên của Tập đoàn Acecook Nhật Bản và là một trong những nhà sản xuất mì ăn liền gốc ngoại có mặt sớm nhất tại Việt Nam, từ năm 1993. Đến năm 2000, nhà sản xuất này chính thức ra mắt sản phẩm mì Hảo Hảo.
Có mặt sớm cùng chiến lược marketing, kênh phân phối hiệu quả, Hảo Hảo nhanh chóng trở thành sản phẩm mì bán chạy nhất Việt Nam trong nhiều năm. Đến cuối năm 2021, Acecook cho biết đã bán được 30 tỷ gói mì Hảo Hảo, tương đương mức tiêu thụ bình quân hơn 1,4 tỷ gói/năm.
Với doanh số kỷ lục này, Acecook đã thâu tóm phần lớn thị phần mì ăn liền trong nước suốt nhiều năm. Có thời điểm, nhà sản xuất này chiếm hơn 50% thị phần tiêu thụ mì ăn liền trong nước.
Tuy nhiên đến nay, với sự xuất hiện của nhiều nhà sản xuất lớn, Công ty Chứng khoán KB ước tính Acecook chỉ còn nắm khoảng 1/3 thị phần tiêu thụ mì gói trong nước (khoảng 33,5%).
Dù thị phần sụt giảm, doanh thu của nhà sản xuất này vẫn ghi nhận xu hướng tăng trong những năm gần đây. Từ khi đạt hơn 10.000 tỷ đồng doanh thu thuần vào năm 2019, chỉ tiêu này của Acecook vẫn liên tục tăng trong những năm tiếp theo, lần lượt đạt hơn 11.500 tỷ năm 2020 và trên 12.200 tỷ năm 2021.
Tuy vậy, việc suy giảm thị phần đã ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm của công ty. Trong giai đoạn 2019-2021, tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân của Acecook chỉ vào khoảng 7,3%/năm, thấp hơn nhiều so với mức trên 10%/năm giai đoạn trước đó.
Cũng trong năm 2021, nhà sản xuất mì gói này ghi nhận lợi nhuận sau thuế giảm 28%, đạt 1.367 tỷ đồng.
Phân khúc mì cao cấp lên ngôi.
Đánh giá nguyên nhân khiến Acecook suy giảm thị phần, các chuyên gia cho rằng khẩu vị mì gói của người tiêu dùng đang dần thay đổi từ nhóm sản phẩm bình dân sang nhóm cao cấp hơn.
Ngoài ra, thị trường này cũng bị tác động mạnh bởi sự bùng nổ của các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện lợi với đặc thù bày bán nhiều sản phẩm cao cấp hơn so với cửa hàng tạp hóa truyền thống.
Đi cùng xu hướng nổi lên của các kênh phân phối hiện đại này là sự gia tăng thị phần mì gói của Masan nhờ các sản phẩm cao cấp.
Hiện mảng kinh doanh mì gói của Masan đang được Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan (MCH) phụ trách.
Trong đó, sản phẩm chủ lực của MCH là mì Omachi thuộc phân khúc cao cấp và Kokomi ở phân khúc bình dân và trung cấp. Ngoài ra, công ty này còn sở hữu hàng loạt thương hiệu mì và phở thuộc phân khúc cao cấp.
Không chia sẻ cụ thể doanh thu ở mảng mì gói, tuy nhiên, MCH cho biết Omachi và Kokomi chính là 2 trong 5 sản phẩm có doanh thu trên 2.000 tỷ đồng/năm của công ty.
Năm 2021, ngành hàng thực phẩm tiện lợi (chủ yếu là mì gói) mang về cho MCH hơn 8.629 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 25% so với năm liền trước. Trong đó, doanh thu từ mì Omachi tăng 25% và Kokomi tăng gần 34%.
Báo cáo công bố năm 2020 cho biết MCH chiếm khoảng 21% thị phần tiêu thụ mì ăn liền trong nước. Đến năm 2021, Công ty Chứng khoán VNDirect ước tính thị phần của nhà sản xuất này đã tăng thêm 6% (tức đạt 27%). Trong đó, riêng sản phẩm mì Omachi đã chiếm 45% thị phần ở phân khúc cao cấp.
Việc MCH dễ dàng gia tăng thị phần những năm gần đây có nguyên nhân từ việc được hưởng lợi bởi hệ thống bán lẻ của tập đoàn mẹ Masan đang ngày càng mở rộng.
Đặc biệt, sau khi Masan tiếp quản hệ thống siêu thị/cửa hàng tiện lợi VinMart/VinMart+ (đổi tên thành WinMart/WinMart+) từ Vingroup, sản phẩm mì của MCH đã có lợi thế lớn về kênh phân phối so với các đối thủ.
Tháng 7/2021, người tiêu dùng cho biết không thể tìm được bất kỳ sản phẩm nào của Acecook tại hệ thống siêu thị VinMart/VinMart+. Lý do đưa ra là hai doanh nghiệp không đạt được các điều kiện thỏa thuận thương mại và dừng hợp tác.
Dù lý do là gì, việc vắng bóng sản phẩm tại hàng nghìn điểm bán đã ảnh hưởng không nhỏ tới sản lượng tiêu thụ mì gói của Acecook. Đến tháng 8 năm nay, các sản phẩm của Acecook mới hiện diện trở lại tại các siêu thị WinMart/WinMart+.
Thu hàng nghìn tỷ từ mì gói.
Đứng thứ 3 về thị phần tiêu thụ mì gói trong nước là Asiafoods với thương hiệu mì Gấu Đỏ. Thành lập từ năm 1990, Asiafoods cũng là một trong những nhà sản xuất mì ăn liền có mặt sớm tại thị trường Việt Nam.
Hiện nhà sản xuất này sở hữu 4 nhà máy tại Bắc Ninh, Đà Nẵng, An Phú và Nam Tân Uyên (cùng tại Bình Dương). Với định vị thương hiệu ở phân khúc bình dân, mì Gấu Đỏ của Asiafoods sở hữu riêng khoảng 9% thị phần.
Trong những năm gần đây, mì gói cùng với các ngành hàng tiêu dùng nhanh khác đều đặn mang về cho Asiafoods trên 5.000 tỷ đồng doanh thu thuần mỗi năm. Riêng năm 2021, nhà sản xuất này ghi nhận 5.522 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong khi Acecook và Masan vẫn ghi nhận doanh thu tăng trưởng dương, kết quả kinh doanh kể trên của Asiafoods đã giảm 4% so với năm liền trước.
Bên cạnh bộ 3 doanh nghiệp kể trên, thị trường mì ăn liền vài năm gần đây còn ghi nhận sự nổi lên của Công ty CP Uniben,chủ sở hữu thương hiệu mì 3 Miền (phân khúc bình dân) và Reeva (phân khúc cao cấp).
Thành lập từ năm 1992, nhà sản xuất này hiện cũng sở hữu 3 nhà máy lớn với mức đầu tư 1.000 tỷ đồng/nhà máy, công suất tối đa 2,5 tỷ đơn vị sản phẩm (mì, nước mắm, hạt nêm, nước giải khát…) mỗi năm.
Nhờ việc liên tục mở rộng quy mô ngành hàng, doanh thu của Uniben cũng tăng liên tục những năm gần đây. Năm 2021, nhà sản xuất này thu về hơn 3.400 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 12% so với năm 2020.
Bên cạnh nhóm doanh nghiệp kể trên, thị trường trong nước vẫn còn sự hiện diện của những doanh nghiệp sản xuất mì truyền thống như Công ty CP Lương thực Thực phẩm Safoco (SAF) và Công ty CP Lương thực Thực phẩm Colusa – Miliket (CMN).
Trong năm gần nhất, Safoco ghi nhận 956 tỷ đồng doanh thu thuần và lãi sau thuế hơn 49 tỷ; Colusa – Miliket ghi nhận 571 tỷ đồng doanh thu thuần và lãi sau thuế 14 tỷ. So với năm 2020, doanh thu tại cả 2 nhà sản xuất này đều đã sụt giảm trong năm vừa qua.
Riêng Colusa – Miliket, từng chiếm đa số thị phần mì ăn liền trong nước với thương hiệu mì 2 con tôm. Tuy nhiên, việc chậm thay đổi mẫu mã và chỉ tập trung vào một ngành hàng đã khiến công ty đánh mất thị phần vào tay các doanh nghiệp mới với tiềm lực vốn lớn hơn, chiến lược marketing, kênh phân phối tốt hơn.
Tuy vậy, hiện thương hiệu mì 2 con tôm của Colusa – Miliket vẫn sống với thị trường “ngách” tại các quán nhậu, quán lẩu bình dân.
Ngoài ra, thị trường mì ăn liền trong nước cũng đang ghi nhận sự bùng nổ của một loạt thương hiệu mì Hàn Quốc như Kereno của Công ty Paldo Vina; mì Shin của Công ty Nongshim; mì Jin Ramen của Công ty Ottogi…
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu các lý thuyết xoay quanh thuật ngữ suy thoái kinh tế (Economic Recession) như: Suy thoái kinh tế là gì, thấu hiểu khái niệm suy thoái trong nền kinh tế vĩ mô, các nguyên nhân dẫn đến suy thoái kinh tế là gì và hơn thế nữa.
Suy thoái kinh tế là gì? Các lý thuyết về Suy thoái
Suy thoái kinh tế là gì? Suy thoái kinh tế được định nghĩa là sự suy giảm đáng kể trong hoạt động kinh tế kéo dài hàng tháng hay thậm chí là hàng năm. Các chuyên gia coi một nền kinh tế là suy thoái khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia hay lãnh thổ nào đó là âm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, doanh số bán lẻ giảm và nhiều điều kiện liên quan khác.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Một số lưu ý chính cần nắm với thuật ngữ Suy thoái là gì?
Phân biệt Suy thoái và Khủng hoảng.
Một số nguyên nhân chính dẫn đến Suy thoái kinh tế là gì?
Một số góc nhìn mới về khái niệm Suy thoái kinh tế trong năm 2022.
Mối quan hệ giữa Suy thoái và chu kỳ kinh doanh (Business Cycle) là gì?
Một cuộc suy thoái kinh tế thường kéo dài trong bao lâu?
Một số cuộc suy thoái kinh tế lớn toàn cầu.
Những câu hỏi thường gặp liên quan đến Suy thoái kinh tế là gì?
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Suy thoái kinh tế là gì?
Suy thoái kinh tế trong tiếng Anh có nghĩa Economic Recession, khái niệm dùng để chỉ sự suy giảm của một nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định, thường là kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm.
Các chuyên gia coi một nền kinh tế là suy thoái khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia hay lãnh thổ nào đó là âm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, doanh số bán lẻ sụt giảm và nhiều điều kiện liên quan khác.
Theo Wikipedia, tuỳ thuộc vào từng quốc gia khác nhau, khái niệm Suy thoái có thể được hiểu theo những cách khác nhau.
Ví dụ, trong khi tại Mỹ, Suy thoái được định nghĩa là “sự suy giảm đáng kể trong hoạt động kinh tế trên toàn thị trường, kéo dài hơn một vài tháng, và thường là chứng kiến sự sụt giảm về GDP.”
Ở Vương quốc Anh và nhiều các quốc gia khác, một nền kinh tế được xem là Suy thoái nếu tăng trưởng kinh tế là âm trong hai quý liên tiếp.
Suy thoái là gì?
Suy thoái trong tiếng Anh có nghĩa là Recession, khái niệm dùng để chỉ một sự sụt giảm nào đó trong một bối cảnh hay thời kỳ cụ thể.
Suy thoái về cơ bản là mang ý nghĩa xấu, tiêu cực, và thường được sử dụng trong phạm vi kinh doanh hay kinh tế vĩ mô.
Thấu hiểu khái niệm Suy thoái.
Mặc dù suy thoái là một đặc điểm chung của bối cảnh kinh tế, chúng ít diễn ra hơn và kéo dài ngắn hơn trong kỷ nguyên hiện đại.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), từ năm 1960 đến năm 2007, toàn thế giới có đến 122 cuộc suy thoái làm ảnh hưởng đến 21 nền kinh tế tiên tiến.
Bởi vì Suy thoái đại diện cho sự đảo ngược đột ngột của xu hướng tăng trưởng, sự suy giảm sản lượng kinh tế và cả nhu cầu việc làm, hệ quả mà chúng tạo ra thường sẽ ảnh hưởng kép hoặc làm đảo ngược hiệu ứng giàu có (Wealth Effect).
Ví dụ, tình trạng sa thải nhân viên do nhu cầu tiêu dùng giảm sẽ tác động đến thu nhập và chi tiêu của những người mới thất nghiệp, điều này khiến cho nhu cầu chi tiêu lại càng trở nên eo hẹp hơn.
Tương tự, trong bối ảnh thị trường giá xuống (Bear Market) của cổ phiếu, đi kèm với suy thoái có thể khiến nhiều người (cả những người giàu) hạn chế tiêu dùng dựa trên giá trị tài sản gia tăng của họ (đang giảm).
Nếu các ngân hàng hay tổ chức tài chính siết chặt tài chính, các doanh nghiệp nhỏ sẽ khó tiếp tục phát triển và trong nhiều trường hợp, họ sẽ phải tuyên bố phá sản.
Kể từ khi cuộc Đại suy thoái (Great Recession) toàn cầu diễn ra vào năm 1929, các chính phủ trên khắp thế giới đã áp dụng các chính sách mới với mục tiêu đảm bảo rằng các cuộc suy thoái hàng loạt sẽ không gây tổn hại đến triển vọng kinh tế trong dài hạn.
Một số chính sách có thể là tăng chi tiêu của chính phủ, cắt giảm hay thậm chí là miễn thuế để kích cầu, tăng chi tiêu cho bảo hiểm thất nghiệp và nhiều biện pháp khác.
Một số lưu ý chính cần nắm với thuật ngữ Suy thoái và Suy thoái kinh tế là gì?
Suy thoái là một sự suy giảm đáng kể, phổ biến và kéo dài trong hoạt động kinh tế vĩ mô nói chung.
Các nhà kinh tế thường đo lường độ dài của chu kỳ suy thoái từ đỉnh của sự bùng phát trước đó đến đáy của sự sụt giảm.
Mặc dù các cuộc suy thoái có thể kéo dài chỉ trong vài tháng, khả năng phục hồi kinh tế trở lại mức đỉnh cũ lại có thể mất khá nhiều năm.
Trung bình, cứ 10 năm thì suy thoái kinh tế (economic recession) sẽ diễn ra 1 lần.
Tỷ lệ thất nghiệp thường sẽ vẫn ở mức cao sau khi nền kinh tế phục hồi, vì vậy giai đoạn đầu của sự phục hồi có thể giống như một cuộc suy thoái lặp lại đối với nhiều người.
Các quốc gia trên thế giới sử dụng các chính sách về tiền tệ để hạn chế rủi ro từ các cuộc suy thoái.
Phân biệt Suy thoái và Khủng hoảng.
Trong khi đều là các thuật ngữ dùng để chỉ một sự sụt giảm nào đó, Suy thoái mang những ý nghĩa khác so với Khủng hoảng.
Theo NBER (Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ), Mỹ đã trải qua 34 lần suy thoái kể từ năm 1854 và chỉ có 5 lần xảy ra kể từ năm 1980.
Theo IMF, Khủng hoảng (Depression) mang ý nghĩa nặng hơn so với Suy thoái (Recession), tỷ lệ mất việc cao hơn, GDP giảm mạnh hơn, thời gian kéo dài hơn và cần nhiều thời gian phục hồi hơn.
Mặc dù các chuyên gia kinh tế cũng không có những sự phân biệt quá rạch ròi giữa 2 khái niệm này, Khủng hoảng là thuật ngữ được sử dụng khi nền kinh tế trở nên kiệt quệ hơn.
Một số nguyên nhân chính dẫn đến nền kinh tế bị suy thoái là gì?
Một số nguyên nhân chính dẫn đến Suy thoái kinh tế là gì?
Khi nói đến các nguyên nhân dẫn đến các cuộc suy thoái, nhiều lý thuyết kinh tế cố gắng giải thích lý do tại sao và làm thế nào nền kinh tế có thể rơi khỏi xu hướng tăng trưởng dài hạn và rơi vào tình trạng suy thoái.
Một số nguyên nhân chính được phân tích dựa trên các yếu tố về kinh tế, tài chính, tâm lý, hoặc là sự kết hợp bắc cầu giữa các yếu tố này.
Một số nhà kinh tế khác lại tập trung vào những thay đổi về nền kinh tế, bao gồm cả sự chuyển dịch cơ cấu trong các ngành công nghiệp.
Ví dụ, giá xăng dầu tăng mạnh và kéo dài liên tục do các cuộc khủng hoảng về chính trị có thể làm tăng chi phí trên toàn bộ nền kinh tế, trong khi một công nghệ mới có thể nhanh chóng làm cho toàn bộ ngành công nghiệp hiện có trở nên lỗi thời, Suy thoái chỉ là một kết quả tất yếu từ những yếu tố này.
Đại dịch COVID-19 xảy ra vào năm 2020 cùng nhiều giới hạn về y tế công cộng là một ví dụ khác về một cú sốc kinh tế có thể dẫn đến suy thoái.
Một số lý thuyết kinh tế khác cũng giải thích nguyên nhân dẫn đến suy thoái từ góc nhìn tài chính.
Khi một nền kinh tế tích lũy nhiều rủi ro tài chính trong những thời kỳ kinh tế đang trong điều kiện tốt đẹp, sự thu hẹp của tín dụng và nguồn cung tiền, một cuộc suy thoái có thể bắt đầu từ đây.
Ngoài ra, từ các cú sốc kinh tế, lạm phát (Inflation) kéo dài không được kiểm soát, nợ quá nhiều, bong bóng tài sản, giảm phát quá nhiều hay những sự thay đổi nhanh chóng của yếu tố công nghệ cũng là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thoái (Recession).
Một số góc nhìn mới về khái niệm Suy thoái và Suy thoái kinh tế trong năm 2022.
Trong khi suy thoái được xem là “sự suy giảm đáng kể của một nền kinh tế và kéo dài trong một khoảng thời gian ít nhất và từ vài tháng”, bên cạnh đó là sự sụt giảm đột ngột (ít nhất là 2 quý liên tiếp) của GDP.
Một quan điểm mới đây của FED (Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ) cho rằng: “Nếu bạn muốn hiểu suy thoái (recession) thực sự có nghĩa là gì, thì đó là sự suy giảm trên diện rộng trên nhiều ngành nghề khác nhau, kéo dài hơn một vài tháng cùng với một loạt các thử nghiệm kiểm chứng cụ thể khác.”
Điều này có nghĩa là, nếu như trước đây khi tình trạng GDP sụt giảm kéo dài, một cuộc suy thoái kinh tế dường như đã được báo hiệu, “sự suy giảm trên diện rộng trên nhiều ngành nghề khác nhau” là dấu hiệu khác cho thấy rằng một nền kinh tế nào đó có đang bị suy thoái hay không.
Mối quan hệ giữa Suy thoái và chu kỳ kinh doanh (Business Cycle) là gì?
Mối quan hệ giữa Suy thoái và chu kỳ kinh doanh (Business Cycle) là gì?
Chu kỳ kinh doanh là khái niệm mô tả cách thức một nền kinh tế sẽ luân phiên giữa giai đoạn phát triển và giai đoạn suy thoái. Ở thời kỳ đầu của chu kỳ, nền kinh tế sẽ tăng trưởng bền vững và lành mạnh.
Khi nền kinh tế già đi, giá trị tài sản tăng nhanh hơn và nợ ngày càng nhiều hơn, tại một thời điểm nhất định trong chu kỳ, sự phát triển kinh tế sẽ bị chệch hướng, bong bóng tài sản bùng nổ, thị trường chứng khoán sụp đổ, nền kinh tế chính thức đi vào thời kỳ suy thoái.
Một cuộc Suy thoái kinh tế thường kéo dài trong bao lâu?
Theo dữ liệu của NBER, từ năm 1945 đến năm 2009, các cuộc suy thoái trung bình kéo dài 11 tháng. Giảm tương đối nhiều so với các thời kỳ trước đó.
Từ năm 1854 đến năm 1919, một cuộc suy thoái trung bình sẽ kéo dài từ 21,6 tháng.
Một số cuộc suy thoái kinh tế lớn toàn cầu.
Cuộc suy thoái dotcom – Dotcom Recession.
Cuộc suy thoái hay bong bóng dotcom diễn ra trong vòng 8 tháng từ tháng 3 năm 2001 đến tháng 11 năm 2001 làm giảm GDP 0.3% và gây ra tỷ lệ thất nghiệp là 5.5%.
Trong thời kì này, Fed đã tăng lãi suất cho vay từ 4,75% vào đầu năm 1999 lên 6,5% vào tháng 7 năm 2000.
Cuộc đại suy thoái – The Great Recession.
Cuộc đại suy thoái là một trong những cuộc suy thoái lớn nhất toàn cầu diễn ra trong vòng 18 tháng từ tháng 12 năm 2007 đến tháng 6 năm 2009, làm giảm GDP 4.3% và tỷ lệ thất nghiệp chạm ngưỡng 9.5%.
Cuộc suy thoái Covid-19 – Covid-19 Recession.
Covid-19 bắt đầu lan rộng từ tháng 3 năm 2020 và sau đó dưới nhiều tác động đến nền y tế công cộng, đứt gãy chuỗi cung ứng, tình hình sản xuất đình trệ, nhiều doanh nghiệp sa thải nhân viên…đã làm cho bối cảnh kinh tế rơi vào trình trạng suy thoái kéo dài.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2021, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam.
GDP quý 3 năm 2021 giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, trừ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng dương 1,04% nhưng vẫn ở mức rất thấp trong 10 năm qua (chỉ cao hơn mức tăng 0,97% của 9 tháng năm 2016); Khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ lần lượt giảm 5,02% và 9,28%.
Những câu hỏi thường gặp liên quan đến Suy thoái kinh tế là gì?
Suy thoái kinh tế trong tiếng Anh là gì?
Suy thoái kinh tế trong tiếng Anh có nghĩa là Economic Recession.
Các nhà đầu tư nên làm gì trong bối cảnh nền kinh tế bị suy thoái?
Trong khi chính phủ các quốc gia sẽ tìm cách để đối phó với tình trạng suy thoái, mỗi cá nhân hay nhà đầu tư cũng cần có sự phòng vệ cho riêng mình để đảm bảo túi tiền không bị ảnh hưởng.
Những gì nhà đầu tư cần làm là: Tránh mắc nợ lúc này, Điều chỉnh cách chi tiêu, Đừng tìm cách đoán thị trường và đừng quên là nên dự trữ nhiều tiền mặt.
Chu kỳ suy thoái kinh tế là gì?
Chu kỳ suy thoái kinh tế đề cập đến tính lặp lại theo thời gian giữa các lần suy thoái kinh tế. Ví dụ, trung bình cứ 10 năm thì suy thoái kinh tế sẽ diễn ra một lần.
Kết luận.
Ở góc độ vi mô, các cuộc suy thoái dường như không mấy thể hiện sức ảnh hưởng một cách rõ ràng, ở góc độ vĩ mô, hậu quả của suy thoái lại hoạt động theo cách ngược lại.
Khi suy thoái là một sự kiện tất yếu mang tính chu kỳ của bất kì quốc gia nào, việc hiểu suy thoái kinh tế là gì cũng như những ảnh hưởng đi kèm của các đợt suy thoái có thể giúp bạn sẵn sàng hơn để đối phó với bất cứ khó khăn nào trong tương lai.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link