Skip to main content

Thẻ: digital marketing

LinkedIn xuất bản tạp chí số mới với nhiều lời khuyên để tăng trưởng doanh nghiệp

Khi có nhiều dấu hiệu mới cho thấy về hy vọng sớm sẽ trở lại cuộc sống bình thường, nhiều doanh nghiệp hiện đang chuẩn bị mọi thứ để sẵn sàng tăng trưởng ngay khi có cơ hội mới.

LinkedIn xuất bản tạp chí số mới với nhiều lời khuyên để tăng trưởng doanh nghiệp

Để hỗ trợ quá trình này, LinkedIn đã xuất bản một tạp chí số với tên gọi “Ready for Business 2021″, nhằm cung cấp một loạt các thông tin chi tiết, mẹo và các cuộc phỏng vấn với các chuyên gia để giúp truyền cảm hứng cho các thương hiệu trong việc tối ưu và cải thiện các chiến lược của họ hậu Covid-19.

Theo giải thích của LinkedIn:

“‘Ready for Business 2021’ khám phá mọi thứ liên quan đến việc sử dụng Digital Marketing để thúc đẩy sự tăng trưởng và đưa chiến lược của bạn trở nên hiệu quả hơn.

Có rất thông tin chi tiết về việc xác định các nhóm đối tượng có giá trị cao nhất và cách thu hút họ ngay khi họ dễ tiếp nhận nhất.

Chúng tôi cũng tìm hiểu sâu về sự phát triển và tầm quan trọng của yếu tố lòng tin và lãnh đạo tư tưởng trong thế giới hậu đại dịch, làm nổi bật bản chất của sự thay đổi trong hành trình mua hàng B2B.

Đồng thời chúng tôi cũng chia sẻ những câu chuyện và chiến lược về cách các hoạt động marketing của bạn có thể truyền cảm hứng, giải trí – và sự sẵn sàng cho tư duy kinh doanh trên quy mô lớn.”

Tạp chí số dài 50 trang mà bạn có thể tải xuống, bao gồm một loạt các bài viết và ghi chú hữu ích, bao gồm cả kết quả của một nghiên cứu người dùng mới của LinkedIn nhằm tìm cách khám phá thêm về lý do tại sao mọi người lại sử dụng nền tảng này.

Một hình ảnh được cắt ra từ Ready for Business 2021.

Ngoài ra tạp chí còn có các Case Study trong việc sử dụng quảng cáo LinkedIn và các công cụ quảng bá khác để đạt hiệu quả tốt nhất trên nền tảng.

Tạp chí cũng chứa các cuộc phỏng vấn với các chuyên gia và thông tin chi tiết về các xu hướng chính, như sự kiện ảo (virtual events), mở rộng vai trò của các Giám đốc Marketing (CMO) và xây dựng thương hiệu.

Nếu bạn là chủ doanh nghiệp, người làm kinh doanh hay người làm marketing, những người đang rất muốn tìm kiếm các xu hướng phát triển mới cũng như các công cụ hữu ích trong quảng cáo và marketing, tạp chí số này sẽ rất hữu ích đối với bạn.

Bạn có thể tải xuống tạp chí số ‘Ready for Business 2021’ của LinkedIn tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Mercedes-Benz: Học được gì từ sai lầm của thương hiệu này tại thị trường Trung Quốc

Từ sai lầm gây tổn tại không nhỏ đến danh tiếng thương hiệu của Mercedes-Benz tại thị trường Trung Quốc, tên doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn có thể quan trọng hơn bạn nghĩ. Dưới đây là cách bạn có thể hạn chế những rủi ro đó.

Mercedes-Benz: Học được gì từ sai lầm của thương hiệu này tại thị trường Trung Quốc

Đặt tên cho một doanh nghiệp không giống như đặt tên cho một đứa trẻ. Nhưng nó gợi lên một cảm giác tương tự.

Đây là di sản còn lại của bạn và nếu mọi thứ suôn sẻ: một doanh nghiệp có thể tồn tại lâu hơn bạn rất nhiều, nó sẽ có sự đổi mới, có những dịch vụ hỗ trợ và nhân viên mới trong nhiều thập kỷ tới.

Vậy nên bạn sẽ muốn đảm bảo chọn một cái tên xứng đáng với sự trường tồn lâu dài của doanh nghiệp của bạn chứ?

Trên hết, tên doanh nghiệp hay thương hiệu có thể ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp của bạn có tăng trưởng đến những đỉnh cao ấn tượng hay không, có thể thống trị thị trường hay không hay liệu nó sẽ trở nên mờ nhạt dần theo thời gian kể từ khi nó ra mắt.

Đó là một quá trình khó khăn – và không có nhiều chỗ để bạn có thể sai lầm.

Tại sao tên doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn lại quan trọng.

Tên doanh nghiệp của bạn sẽ có tác động đáng kể đến sự thành công của doanh nghiệp bạn theo một số cách khác nhau:

  • Những ấn tượng đầu tiên. Mọi người sẽ nghĩ gì khi họ nghe cái tên này hoặc nhìn thấy nó được viết lần đầu tiên? Điều này sẽ bắt đầu mối quan hệ giữa thương hiệu và người tiêu dùng, vì vậy bạn không nên xem nhẹ nó.
  • Ký ức và mối quan hệ. Lý tưởng nhất là tên doanh nghiệp của bạn sẽ khó quên. Nếu nó đủ độc đáo, hấp dẫn và thú vị, khách hàng của bạn sẽ có nhiều khả năng nhớ đến nó, nói về nó và tương tác với thương hiệu nhiều hơn.
  • Tính sẵn có và hợp pháp. Bạn có thể có ý tưởng cho một tên doanh nghiệp phù hợp, thú vị và cực kỳ dễ nhớ. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu một số doanh nghiệp khác cũng đã có tên tương tự? Chọn sai hay trùng tên doanh nghiệp có thể khiến bạn gặp rắc rối lớn đến pháp lý sau này. Nên hãy cẩn thận.
  • Marketing và quảng cáo. Một số tên doanh nghiệp thuận lợi hơn cho các mục đích tiếp thị và quảng cáo hơn những cái tên khác. Chọn một tên doanh nghiệp mạnh có thể làm cho tất cả các chiến lược marketing của bạn trở nên hiệu quả hơn – đặc biệt là trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và digital marketing.

Vậy, đâu là những trở ngại chính trong việc đăt tên doanh nghiệp của bạn?

Tìm cảm hứng.

Mọi thứ bắt đầu với việc tìm kiếm nguồn cảm hứng. Bạn có thể biết doanh nghiệp của mình kinh doanh gì, nhưng làm thế nào bạn có thể chọn một cái tên hoàn toàn bao hàm ý đồ kinh doanh của bạn?

Có rất nhiều cách để bạn có thể bắt đầu. Bạn có thể bắt đầu bằng cách xem xét các doanh nghiệp khác và nghiên cứu những cái tên đã tỏ ra hiệu quả nhất, dễ nhớ nhất.

Từ đó, bạn có thể lấy cảm hứng cho riêng mình. Việc xem xét các tên gọi trong các ngôn ngữ khác nhau, lịch sử, khoa học… và thông tin từ các chủ đề khác nhau có thể giúp bạn nắm bắt các ý tưởng phức tạp một cách ngắn gọn hơn.

Đối phó với sự cạnh tranh.

Bạn cũng sẽ phải tìm cách đối phó với những đối thủ cạnh tranh. Khi bạn lóe lên cảm hứng cho một cái tên nào đó có thể hoàn toàn phù hợp với doanh nghiệp của bạn, thì có khả năng một số doanh nghiệp khác trong ngành của bạn đã làm tốt hơn bạn.

Tuy nhiên, có rất nhiều công cụ giúp bạn xác định các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và các hạn chế về mặt bản quyền.

Một tìm kiếm đơn giản trên Google là tất cả những gì bạn cần để kiểm tra xem ‘cái tên lý tưởng’ của bạn đã tồn tại hay chưa; bạn cũng có thể tìm kiếm các công ty đăng ký tên miền để xem liệu tên miền hiện có đang được sử dụng hay không.

Tính toán đến yếu tố mở rộng trong tương lai của doanh nghiệp.

Bạn có thể nghĩ ra một cái tên phù hợp với doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn ở thời điểm hiện tại.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu công ty của bạn mở rộng và bắt đầu phục vụ ở một thị trường hoàn toàn khác?

Thật khó để biết trước được những gì mà doanh nghiệp của bạn trong tương lai sẽ có, vì vậy bạn sẽ cần chọn một cái tên đủ linh hoạt để nó có thể trở nên phù hợp hơn khi doanh nghiệp của bạn mở rộng.

Khắc phục các sự cố dịch thuật.

Một cái tên nghe có vẻ rất hay bằng ‘tiếng mẹ đẻ’ của bạn không có nghĩa là nó cũng sẽ hiệu quả trên quy mô toàn cầu. Nếu doanh nghiệp của bạn có liên quan đến các yếu tố quốc tế, bạn sẽ cần cẩn thận trong việc dịch thuật tên gọi ở các ngôn ngữ khác nhau.

Nếu không, bạn có thể lặp lại sai lầm nghiêm trọng của thương hiệu xe hơi hàng đầu thế giới từng phạm phải, Mercedes-Benz.

Khi Mercedes-Benz thâm nhập thị trường Trung Quốc, họ đã cố gắng marketing thương hiệu của mình là “Bensi” để phù hợp hơn với ngôn ngữ của Trung Quốc – nhưng họ lại không nhận ra rằng “Bensi” trong tiếng Trung Quốc được dịch ra là “vội vã chết”.

Trước đó hãng xe Ford cũng đã gặp phải một bê bối tương tự trong việc dịch thuật tên gọi.

Quyết định các yếu tố về phong cách.

Khi bạn đã có một tên gọi doanh nghiệp hay thương hiệu ban đầu, thú vị và phù hợp, bạn vẫn cần đưa ra một số quyết định nhỏ hơn liên quan đến nó. Dưới đây là một số ví dụ:

  • Viết hoa. Có phải thương hiệu của bạn sẽ luôn được viết hoa không? Hay luôn viết thường? Những thay đổi này sẽ có tác dụng gì đối với đối tượng mục tiêu của bạn?
  • Từ viết tắt và biệt hiệu. Bạn có thể biến tên công ty của bạn thành một từ viết tắt hoặc rút ngắn nó theo bất kỳ cách nào không? Điều này có lợi cho bạn không?
  • Chấm câu. Bạn có bao gồm việc sử dụng bất kỳ dấu câu nào không?

Để có thể chọn được những cái tên hay thông tin phù hợp nhất, bạn có thể dành vài tuần hoặc thậm chí vài tháng để rút gọn hay sửa đổi danh sách những cái tên tiềm năng, thực hiện những nghiên cứu cần thiết và đi đến quyết định cuối cùng.

Hãy mang lại cho doanh nghiệp của bạn một khởi đầu tốt nhất có thể – với một cái tên đủ tốt và sẽ tồn tại mãi mãi về sau này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

5 cách để đơn giản hoá chiến lược digital marketing của bạn

Do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 và trong những nỗ lực nhằm kiểm soát chi phí, nhiều doanh nghiệp đang cơ cấu lại đội ngũ và chiến lược digital marketing của họ, đồng thời giảm chi tiêu tổng thể với các nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài.

chiến lược digital marketing

Khi nhiều người làm việc từ xa và dành nhiều thời gian để trực tuyến hơn, digital marketing hay tiếp thị kỹ thuật số đã trở thành điểm ưu tiên số một của nhiều doanh nghiệp.

Và khi những người làm marketing phải đối mặt với một thực tế mới là lượng ngân sách đang bị thắt chặt, việc phân bổ các nguồn lực phù hợp cho digital marketing là điều rất cần thiết tại thời điểm này.

Hơn bao giờ hết, các doanh nghiệp cần phải đánh giá lại vai trò của tiếp thị kỹ thuật số trong chiến lược tiếp thị tổng thể của họ.

Tiếp thị kỹ thuật số không phải là một phương pháp tiếp cận toàn diện cho tất cả mọi doanh nghiệp; mọi thứ từ việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm đến các phương tiện truyền thông mạng xã hội, tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, một số chiến thuật có thể được chứng minh là tốn kém, không thực tế hoặc không cần thiết.

Dưới đây là 05 cách để đơn giản hóa cách tiếp cận chiến lược Digital Marketing mà các Digital Marketer có thể tham khảo.

1. Ưu tiên những gì quan trọng nhất và tạm quên đi những thứ còn lại.

Hãy bắt đầu với các công cụ marketing bạn đã có sẵn; xác định xem các chiến thuật của bạn có đang hoạt động tốt hay không. Nếu không, đừng ưu tiên chúng.

Bằng cách xem xét và đối chiếu lại với các số liệu hiệu suất từ năm trước và tùy thuộc vào mức tăng trưởng của bạn, bạn cần quyết định xem công cụ đó có đáng để tiếp tục sử dụng hay không.

Ví dụ: nếu một blog của doanh nghiệp có lượng khách truy cập tăng đều hàng tháng, hãy tiếp tục tạo nội dung cho blog đó.

Nếu một kênh truyền thông mạng xã hội vẫn trì trệ về mức độ tương tác, hãy cân nhắc xem có nên dành nhiều tài nguyên hơn để phát triển kênh đó nữa hay không hay dành thời gian của bạn để phân bổ vào một nơi mới hiệu quả hơn.

2. Tạo một lịch trình digital marketing.

Có rất nhiều tài nguyên có sẵn để giúp các nhóm lập kế hoạch cho các nỗ lực tiếp thị kỹ thuật số của họ.

Cho dù bạn đang khởi chạy một chiến dịch quảng cáo kỹ thuật số mới hay chạy một chiến dịch email marketing, thì việc giữ cho tất cả được ‘ngăn nắp’ là điều rất quan trọng.

Việc tạo một lịch trình cụ thể với các ngày quan trọng có thể giúp giữ cho các đội nhóm kết nối và hiểu hơn về những gì sẽ xảy ra mỗi tuần, đặc biệt là khi các nhóm làm việc từ xa.

Những công cụ làm việc nhóm như Trello hay Slack hoặc công cụ lên lịch làm việc như Google Calendar có thể sẽ rất hữu ích với bạn.

3. Tận dụng tối đa marketing automation.

Các công cụ tự động hóa tiếp thị có thể giúp đội nhóm của bạn lập kế hoạch và sắp xếp một cách hợp lý các chiến lược tiếp thị kỹ thuật số của mình.

Thay vì sử dụng nhiều công cụ, nhiều ứng dụng hiện đã cho phép người dùng quản lý mọi thứ ở một nơi duy nhất. Chẳng hạn như bạn có thể quản lý nhiều thứ trên Facebook và Instagram thông qua Facebook Creator Studio.

Điều này làm giảm khả năng xảy ra lỗi và loại bỏ các phần dư thừa có thể xảy ra khi bạn đang sử dụng quá nhiều công cụ.

4. Xây dựng một thư viện nội dung.

Một trong những cách hiệu quả và rất tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp đó là đầu tư vào việc phát triển nội dung.

Bạn có thể tổng hợp và phân tích các nội dung chuyên sâu về ngành nghề mà bạn đang kinh doanh và cố gắng để trở thành một chuyên gia trong mắt các nhóm đối tượng mục tiêu của bạn.

Bạn có thể xác định những người trong hoặc ngoài doanh nghiệp của bạn đang là chuyên gia về các chủ đề liên quan để phát triển nội dung.

Hãy dành thời gian phỏng vấn họ và đặt những câu hỏi. Sau đó sử dụng các tài liệu này để xây dựng nhiều loại nội dung khác nhau như blog, ebook, email…để tiếp cận khách hàng mục tiêu.

Trong một khoảng thời gian nhất định, hãy điều chỉnh và kết hợp nội dung này với chiến lược marketing rộng lớn của doanh nghiệp và sau đó quảng bá nó qua các kênh tiếp thị kỹ thuật số mà bạn đã xác định là quan trọng đối với mình.

Khi bạn đã xây dựng một kho nội dung ban đầu đủ mạnh, các nhóm marketing có thể sử dụng nó cho các chiến dịch khác mà không cần phải tạo mới nội dung.

5. Trao quyền.

Khi các đội nhóm marketing phải đối mặt với việc cắt giảm nhân viên và cắt giảm ngân sách trong bối cảnh đại dịch. Một cách khác để các nhà lãnh đạo đảm bảo việc trách nhiệm được phân bổ đồng đều đó là trao quyền.

Nếu ai đó trong nhóm marketing thành thạo hơn trong việc viết nội dung và một người khác là chuyên gia truyền thông mạng xã hội, hãy tận dụng thế mạnh của họ.

Đặt ra những kỳ vọng và mục tiêu thực tế; cho phép các thành viên trong nhóm có cơ hội kiểm tra lẫn nhau để đảm bảo rằng họ có thể hiểu và quản lý được những trách nhiệm mà họ đã được giao.

Bằng cách trao quyền, các nhà quản lý marketing có thể trao đổi một cách minh bạch và rõ ràng về những hoạt động đang hiệu quả và những hoạt động cần được cải thiện.

Mặc dù trên đây chỉ là một vài cách mà bạn có thể thực hiện để đơn giản hóa cách tiếp cận của mình với các chiến lược Digital Marketing, nhưng điều quan trọng bạn cần nhớ là mỗi đội nhóm và mỗi doanh nghiệp là khác nhau.

Một chiến lược có thể hiệu quả với doanh nghiệp này nhưng chưa chắc là cũng hiệu quả với các doanh nghiệp khác.

Hãy đặt ra các mục tiêu thực tế, hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của đội nhóm và khuyến khích sự phản hồi của các cá nhân sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình đơn giản hóa bất kỳ chiến lược Digital Marketing nào.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

5 chiến thuật Digital Marketing giúp tăng Sales bạn nên biết

Sử dụng 5 chiến thuật digial marketing mạnh mẽ này để không chỉ mang lại khách hàng tiềm năng chất lượng mà còn chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành doanh số bán hàng một cách hiệu quả.

chiến thuật Digital Marketing

Digital Marketing hay tiếp thị kỹ thuật số là cách hiệu quả nhất để tiếp cận đối tượng mục tiêu, thúc đẩy lưu lượng truy cập mục tiêu đến website của bạn, tạo ra các khách hàng tiềm năng chất lượng và cuối cùng là chốt doanh số (Sales).

Để tạo ra một chiến lược digital marketing sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh, điều quan trọng là phải hiểu những điều sau:

  • Nên chi bao nhiêu tiền cho digital marketing?
  • Chiến thuật nào sẽ mang lại lợi tức đầu tư (ROI) tốt nhất?
  • Những kênh nào sẽ giúp thu hút khách hàng tiềm năng chất lượng cao?
  • Có thể làm gì để thúc đẩy toàn bộ trải nghiệm của người mua?
  • Làm thế nào để thành công thực sự được đo lường?

Bất kể doanh nghiệp của bạn lớn hay nhỏ, hiểu biết sâu sắc về những gì sẽ xảy ra khi bạn thực hiện chiến lược digital marketing của mình là rất quan trọng để đưa ra các quyết định tốt hơn và mang lại kết quả tích cực hơn.

Do đó, việc có các công cụ, quy trình và con người phù hợp sẽ chỉ giúp nâng cao nỗ lực của bạn để đáp ứng các mục tiêu kinh doanh khác của bạn.

Dưới đây là 5 chiến thuật digial marketing mạnh mẽ sẽ giúp bạn tăng doanh số bán hàng ngay bây giờ:

1. Xây dựng nền tảng nội dung tốt cho digital marketing.

Chìa khóa để làm cho nội dung của bạn phù hợp về mặt xây dựng độ nhận biết, khách hàng tiềm năng và doanh số mà bạn muốn là đảm bảo rằng bạn đang tăng thêm những giá trị to lớn.

Điều này có nghĩa là các chủ đề bạn viết và các mẹo bạn đưa ra đều có thể hành động và được khách hàng mục tiêu của bạn sử dụng.

Một trong những sai lầm lớn nhất mà các công ty thường mắc phải là họ phát triển nội dung và hy vọng rằng nó sẽ thu hút sự chú ý ngay lập tức.

Có vô số loại nội dung bạn có thể xem xét, vì vậy hãy xem xét một số loại và cũng hiểu lợi ích của từng loại:

  • Viết blog – nghiên cứu các chủ đề thực sự đang được tìm kiếm, bao gồm cả các thẻ hashtag đang được đối tượng mục tiêu của bạn sử dụng. Tìm cách trở thành một phần của những cuộc trò chuyện đó bằng cách viết các bài đăng trên blog của mình.
  • Infographics – nội dung trực quan dễ sử dụng, vì vậy hãy phát triển Infographics như một cách để thúc đẩy sự tương tác trên website của bạn, kéo dài thời gian trên trang và sử dụng CTA (lời kêu gọi hành động) để mọi người có thể hỏi thêm về những gì bạn phải cung cấp.
  • Sách hướng dẫn và sách điện tử – cho dù bạn chọn cách sử dụng nội dung của mình là gì thì mục tiêu quan trọng nhất vẫn là giúp bạn có được khách hàng tiềm năng. Bạn có thể đặt các CTA trong suốt các đoạn nội dung để đạt được mục tiêu đó.

2. Sử dụng quảng cáo trên mạng xã hội.

Quảng cáo trên mạng xã hội là điều không cần phải bàn cãi. Giả sử bạn chịu trách nhiệm tạo khách hàng tiềm năng cho sản phẩm B2B là SaaS chẳng hạn và cần tìm ra cách bạn có thể thúc đẩy khách hàng tiềm năng đủ tiêu chuẩn bán hàng – bạn sẽ muốn xem xét mạng xã hội nào?

Để bắt đầu, hãy xem ba nền tảng sau: LinkedIn, Facebook và Twitter.

Bạn sẽ có thể thu hẹp các tính cách cụ thể, thử nghiệm nhiều quảng cáo và thông điệp cũng như thu thập dữ liệu để xem những gì hoạt động tốt nhất.

Giống như bất kỳ chiến lược quảng cáo nào, hãy đảm bảo rằng bạn gắn các quảng cáo xã hội của mình với các trang đích của chính chúng và nội dung từ quảng cáo đến trang đích phải trùng khớp với nhau. Ngoài ra, hãy xem xét những điều sau:

  • Tận dụng nội dung của bạn để thu hút khách hàng tiềm năng và đặt câu hỏi.
  • Đảm bảo thông điệp của bạn đưa ra một vấn đề và giải pháp rõ ràng.
  • Tạo ra nhiều nội dung quảng cáo để tránh quảng cáo bị nhàm chán.
  • Tinh chỉnh và chỉnh sửa trong suốt quá trình. Nói cách khác, hãy tập trung vào sự tiến bộ hơn là sự hoàn hảo.

3. Phát triển email marketing tự động.

Khi bạn đã thu thập được thông tin về khách hàng tiềm năng từ website của mình, bước tiếp theo là phát triển quy trình làm việc tự động sẽ nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng của bạn. Chìa khóa để tạo ra quy trình làm việc hiệu quả là vạch ra hành trình của người mua và điều chỉnh chiến lược email của bạn phù hợp với điều đó.

Dưới đây là một số mẹo chính cần ghi nhớ khi bạn phát triển công cụ của mình:

  • Định vị nội dung xung quanh các giai đoạn vòng đời của khách hàng tiềm năng.
  • Bật tính năng chấm điểm Lead để bạn có thể theo dõi những yếu tố thúc đẩy sự tương tác và chuyển động từ giai đoạn vòng đời này sang giai đoạn tiếp theo.
  • Phân đoạn và cá nhân hóa email.
  • Thử nghiệm nhiều dòng tiêu đề và nội dung.

4. Tổ chức hội thảo trực tuyến.

Hãy sáng tạo với các hội thảo trực tuyến của bạn bằng cách mời các diễn giả khách mời để giúp đồng tổ chức và thậm chí thực hiện các cuộc phỏng vấn với những khách hàng đang hài lòng khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

Theo Xant, 73% các nhà lãnh đạo bán hàng và marketing nói rằng hội thảo trực tuyến là một trong những cách tốt nhất để tạo ra các khách hàng tiềm năng chất lượng. Trên thực tế, một hội thảo trên web có thể giúp bạn có hơn 1.000 khách hàng tiềm năng.

Để đảm bảo rằng hội thảo của bạn được thành công, hãy làm như sau:

  • Nghiên cứu và chọn chủ đề phù hợp. Cũng giống như bạn làm với các chủ đề blog của mình, hãy làm tương tự với các chủ đề hội thảo trực tuyến – đó là về mục đích của người tìm kiếm và nhu cầu của đối tượng mục tiêu, tức là vấn đề bạn cần giải quyết.
  • Quyết định chiến lược quảng cáo cho hội thảo của bạn. Không giống như các quảng cáo khác của bạn, hội thảo trực tuyến cần ít nhất 1-2 tuần trong thời gian khuyến mãi.
  • Tạo một loạt các email quảng cáo cũng như nhắc nhở.
  • Chạy quảng cáo trên mạng xã hội và thậm chí cả quảng cáo trên công cụ tìm kiếm.
  • Đảm bảo hội thảo sẵn sàng tương tác theo yêu cầu và sau đó có một loạt email và quảng cáo tiếp theo để vẫn thúc đẩy sự tương tác và sau đó biến thành cơ hội.

5. Đẩy mạnh phương pháp tiếp cận tăng trưởng .

Tăng trưởng đột phá hay Growth hacking tức là thực hiện các phương pháp thử nghiệm gần như mọi thứ bạn có thể trong toàn bộ hành trình của người mua để bạn hiểu rõ điều gì khiến khách hàng tiềm năng quan tâm và sau đó tiến tới bán hàng.

Điều tuyệt vời nhất với Growth Hacking là bạn có thể áp dụng nó cho mọi chiến thuật tiếp thị kỹ thuật số hay digital marketing.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Google: Cách ứng dụng mô hình Marketing Mix vào thế kỷ mới

Mô hình Marketing Mix (MMM) hay tiếp thị hỗn hợp là một phương pháp đã được chứng minh về mức độ hiệu quả theo thời gian để đo lường sức ảnh hưởng của hoạt động marketing của bạn.

Google CEO Sundar Pichai

Đó là cách nhiều thương hiệu hàng đầu đã tìm ra những gì đang hoạt động trên các kênh khác nhau và đó cũng là công cụ quan trọng để người làm marketing có thể đưa ra các quyết định về ngân sách đúng đắn.

Tuy nhiên, với hầu hết các thương hiệu, MMM không được thiết lập để cung cấp thông tin chi tiết có thể hành động khi nói đến việc ứng dụng vào kỹ thuật số (Digital).

Ví dụ: nhiều thương hiệu vẫn đang gặp khó khăn trong việc xem xét quảng cáo kỹ thuật số (digital ads) như cách họ làm trên TV, với một tỉ lệ ROI cho ‘Tìm kiếm’ (Search) và một ROI khác cho video trực tuyến.

Thoáng qua thì điều này có vẻ hợp lý – nhưng nó không nắm bắt được nhiều định dạng quảng cáo (ad formats) và chiến thuật có sẵn trong tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing).

Đó là lý do tại sao đã đến lúc các nhà marketer nên nắm bắt các sắc thái khác nhau của kỹ thuật số trong việc đo lường mức độ hiệu quả.

Bạn có thể thực hiện theo các bước sau để có được những thông tin chính xác hơn và có thể tận dụng tốt hơn các nỗ lực kỹ thuật số của bạn.

1. Đánh giá phương tiện truyền thông của bạn theo thị trường và địa lý.

Với quảng cáo trên TV, nó có thể tiếp cận phạm vi rộng lớn trên toàn quốc, nhưng quảng cáo kỹ thuật số có thể phân phối theo yêu cầu tại từng khu vực cụ thể kèm với việc cung những bản báo cáo đầy đủ và chi tiết.

Thu thập và thiết lập mô hình dữ liệu của bạn theo thị trường để giúp bạn có thêm các điểm dữ liệu giúp mô hình của bạn trở nên hiệu quả hơn khi nó mang tính đại diện hơn.

Ông Jeff Shatz, Phó Chủ tịch phụ trách hiệu quả tiếp thị tại Nielsen giải thích lý do tại sao điều này lại quan trọng:

“Dữ liệu càng chi tiết, mô hình thống kê càng có thể thu thập được nhiều biến thể hơn và khả năng tìm ra các động cơ của sự tăng trưởng càng nhiều hơn.

Nếu chỉ sử dụng dữ liệu tiếp thị ở cấp độ vĩ mô (cấp quốc gia), mô hình sẽ không thể tính đến được những ảnh hưởng quan trọng ở cấp độ thị trường (market level) làm ảnh hưởng đến việc mua hàng”.

2. Phân biệt rõ ràng với các nền tảng video.

Các đội nhóm marketing không nên ‘đối xử giống nhau’ với tất cả các lần hiển thị video trực tuyến. Thay vào đó, hãy chia nhỏ video theo nền tảng để mô hình của bạn có thể cung cấp một chỉ số riêng lẻ trên mỗi nền tảng.

Các chất lượng như thời gian xem, khả năng nghe và khả năng xem rất khác nhau trên các nền tảng video và tùy thuộc vào những gì bạn đang cố gắng đạt được, nó sẽ có tác động khác nhau đến hiệu quả của các phương tiện truyền thông của bạn.

Theo một nghiên cứu mới đây của Google thực hiện với Nielsen, họ phát hiện ra rằng khi mô hình ‘marketing mix’ của các công ty hàng tiêu dùng đóng gói (CPGs) đánh giá các nền tảng video một cách độc lập thay vì tổng hợp chung, tỉ suất lợi nhuận đầu tư mang lại trên quảng cáo (ROAS – return on ad spend) dao động tới 48%.

3. Xem xét các thành tố khác nhau của kế hoạch truyền thông của bạn.

Đánh giá các thành tố khác nhau của kế hoạch truyền thông marketing theo kênh, bao gồm định dạng quảng cáo, phân khúc đối tượng, phạm vi tiếp cận và tần suất chiến dịch của bạn.

Từ đó, bạn có thể tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ hơn giữa những nỗ lực trực tuyến và bán hàng ngoại tuyến (offline) của mình.

Nhóm marketing của Hershey đã thực hiện điều này bằng cách yêu cầu các đối tác truyền thông và agency của họ cung cấp dữ liệu trực tiếp cho đối tác đo lường mô hình ‘marketing mix’ của họ, giúp đảm bảo việc dữ liệu được chia nhỏ chính xác theo từng thương hiệu và định dạng quảng cáo.

Trên YouTube, dữ liệu được bóc tách chi tiết giúp nhóm của họ hiểu được YouTube TrueView, Google Preferred và quảng cáo đệm sáu giây (bumper ads) là các định dạng hiệu quả nhất trong việc thúc đẩy doanh số bán hàng cho Reese’s Peanut Butter Cups (một nhãn hàng về kẹo của họ).

4. Xác thực những gì bạn học được thông qua các bản thử nghiệm.

Mô hình Marketing Mix vốn dĩ là mô hình phức tạp – và chúng không hoàn toàn hoàn hảo.

Trước khi thực hiện các thay đổi lớn đối với chiến lược truyền thông của bạn, hãy chạy các bản thử nghiệm nâng cao để kiểm tra mức độ tác động của chúng đến doanh số bán hàng.

Ví dụ: Frito-Lay Bắc Mỹ, một bộ phận của PepsiCo, đã sử dụng MMM cùng với các nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng (sales lift) và thương hiệu (brand lift) để đánh giá mức độ hiểu quả trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong chiến lược truyền thông hiện tại của mình.

Frito-Lay Bắc Mỹ đã sử dụng những bài học này để trau dồi chiến lược YouTube hiện tại của mình trong 3 năm.

Giờ đây, thương hiệu đang chạy một tổ hợp các định dạng quảng cáo cụ thể và tối đa hóa theo các phân khúc đối tượng hoạt động tốt nhất để tối ưu hiệu quả đầu tư trên YouTube của mình.

5. Kiểm tra các chiến thuật sáng tạo của bạn.

Có vô số cách để kể câu chuyện thương hiệu của bạn trên kỹ thuật số.

Frito-Lay Bắc Mỹ sử dụng MMM – được bổ sung với các thử nghiệm riêng biệt – để kiểm tra tác động của quảng cáo được cá nhân hóa mà nó đã phát triển cho YouTube.

Ví dụ: khi nhóm tiếp thị của họ tập trung vào các giải pháp như YouTube Director Mix (một công cụ cho phép bạn tạo video tùy chỉnh trên quy mô lớn), họ nhận thấy rằng quảng cáo được cá nhân hóa nhiều hơn đang thúc đẩy doanh số bán hàng gia tăng cao hơn.

“Chúng tôi muốn cung cấp cho người tiêu dùng những nội dung phù hợp nhất dựa trên những gì khiến họ đang quan tâm. Chúng tôi đã thấy một số tín hiệu ban đầu cho thấy các công cụ như YouTube Director Mix cho phép chúng tôi tiến gần hơn đến mục tiêu đó mà không ảnh hưởng lớn đến chi phí truyền thông.”

Hãy khám phá những gì thực sự hiệu quả trong chiến lược truyền thông kỹ thuật số (digital marketing) của bạn.

Với sự linh hoạt và khả năng tùy biến mà tiếp thị kỹ thuật số có thể mang lại, việc thiết lập đầu vào dữ liệu phù hợp ngay từ đầu các chiến dịch của bạn có nghĩa là bạn đang đo lường một cách hiệu quả hơn, và có thể hành động được ở dữ liệu đầu ra.

Đảm bảo bạn đang đánh giá các chiến dịch của mình ở mức độ chi tiết phù hợp để tận dụng tối đa việc đầu tư vào những phương tiện truyền thông thực sự hiệu quả.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Long Trần | MarketingTrips 

Chìa khóa mới về ‘tiếp thị số’ cho doanh nghiệp trong mùa dịch

70% dân số dành thời một phần ba thời gian mỗi ngày để truy cập Internet trong mùa dịch – “mỏ vàng” cho tiếp thị số doanh nghiệp.

Việt Nam luôn được đánh giá là quốc gia có tỷ lệ thâm nhập Internet lớn trên thế giới.

Với dân số khoảng 98 triệu người, độ tuổi trẻ, lượng người truy cập Internet tại nước ta lên tới 70% dân số với 155 triệu thuê bao di động, đứng thứ 5 toàn cầu về tỷ lệ thuê bao trên dân số cả nước.

Nhờ chi phí Internet thấp nhưng tốc độ kết nối cao, thời gian người dân dành thời gian lên mạng rất nhiều và diễn ra thường xuyên.

Năm 2019, trung bình mỗi người Việt dành khoảng 6,5 tiếng một ngày truy cập Internet. Covid-19 diễn ra, các hình thức giải trí ngoài trời bị hạn chế càng khiến cho lượng thời gian này tăng lên tới gần 7 tiếng mỗi ngày.

Toàn cảnh thị trường tiếp thị số tại Việt Nam

Cùng với đó, thị trường thiết bị di động tại nước ta đã phát triển vô cùng ấn tượng với 97% lượng người sử dụng Internet tại Việt Nam truy cập bằng các thiết bị di động theo báo cáo từ We are Social.

Đại dịch Covid-19 kéo dài đi kèm những đợt giãn cách xã hội bất ngờ đã khiến nhu cầu sở hữu và sử dụng thiết bị truy cập Internet để làm việc, học tập, giải trí tại nhà tăng cao.

Nhờ những điều kiện trên, Internet dễ dàng trở thành một thứ “quốc dân” tại Việt Nam. Người dân có khả năng truy cập các nền tảng kỹ thuật số mọi lúc mọi nơi.

Trong bối cảnh đó, lời giải cho bài toán tiếp cận khách hàng phù hợp và hiệu quả hơn để đón đầu và bứt phá trong kinh doanh của doanh nghiệp Việt phải là tiếp thị số.

Các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam bước vào thời kỳ vàng.

Covid-19 tuy gây ra không ít khó khăn nhưng cũng là cú hích lớn cho các sàn thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam trong năm vừa qua.

Thời điểm đại dịch bùng phát, TMĐT Việt Nam đạt được mức tăng trưởng ấn tượng 18%, quy mô thị trường lên đến 11,8 tỷ USD, chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Nguyên nhân cho sự tăng trưởng đột phá này là do quy định giãn cách xã hội nghiêm ngặt từ chính phủ đã khiến người tiêu dùng phải tìm cách thích nghi với việc mua sắm từ xa mà không phải bước chân ra khỏi nhà.

Tỷ lệ khách hàng Digital mới so với tổng khách hàng dịch vụ tại SEA

Theo báo cáo từ Adsota ghi nhận, 41% là con số ghi nhận tăng trưởng người dùng mới từ các nền tảng TMĐT tại Việt Nam.

Ngạc nhiên hơn, có tới 91% trong số đó quyết định sẽ tiếp tục sử dụng các nền tảng TMĐT này kể cả khi thế giới đã vượt qua đại dịch.

Với mức tăng trưởng ấn tượng đó, Việt Nam nhanh chóng trở thành “miếng bánh hấp dẫn” hàng đầu cho TMĐT tại khu vực Đông Nam Á.

Trong bối cảnh đó, thói quen và hành vi người tiêu dùng cũng đã thay đổi để kịp thời thích nghi với việc mua bán trao đổi hàng hóa theo kiểu mới.

Vì vậy, để làm quen, tiếp cận và đưa sản phẩm tới cho họ đòi hỏi doanh nghiệp phải nhanh chóng thấu hiểu và tìm cách cá nhân hóa trải nghiệm người tiêu dùng trong sự “bình thường mới” này.

Trong báo cáo “Thị trường quảng cáo số Việt Nam 2021:

Chiến lược đón đầu và đột phá” được Adsota phát hành mới đây, rất nhiều doanh nghiệp lớn đã thành công trong việc thấu hiểu và tiếp cận người dân trong mùa dịch, một trong số đó phải kể tới những tên tuổi lớn như Lazada, Bộ Y Tế, Daikin hay PizzaHome.

Từ việc Lazada áp dụng nhuần nhuyễn Influencer Marketing, tới việc triển khai các Video âm nhạc đạt số người xem kỷ lục, hay việc chuyển đổi số nhanh chóng từ Daikin, hoặc việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại PizzaHome được liên tục đổi mới sáng tạo.

Những kinh nghiệm thực chiến của các nhãn hàng trên đã đưa đến nhiều giải pháp thông minh, sáng tạo, hiệu quả cho các doanh nghiệp Việt để đương đầu với Covid-19.

Hành vi mua sắm thay đổi, giá cả không còn là mối quan tâm hàng đầu.

Trước ảnh hưởng của đại dịch, hành vi mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam đã có những sự thay đổi nhất định.

Các hoạt động mua sắm bên ngoài như siêu thị, cửa hàng hay chợ truyền thống được người tiêu dùng giảm thiểu tối đa, thay vào đó, họ có xu hướng tăng cường và tập trung hơn cho những chi tiêu có thể thực hiện tại nhà.

Những mặt hàng có mức chi tiêu tăng trưởng mạnh trong mùa dịch là các mặt hàng thiết yếu (đặc biệt là thực phẩm), dịch vụ Internet, nhà ở & tiện ích và chăm sóc sức khỏe.

Trái ngược với xu hướng gia tăng này, việc chi tiêu cho các sản phẩm/dịch vụ làm đẹp và giải trí giảm mạnh do những biện pháp ngăn cách xã hội nghiêm ngặt từ chính phủ để hạn chế khả năng lan rộng của dịch bệnh.

Sự thay đổi của các kế hoạch chi tiêu hàng tháng trong gia đình dưới tác động của đại dịch

Bên cạnh đó, ảnh hưởng của dịch bệnh khiến độ nhạy cảm về giá của người tiêu dùng không còn là yếu tố hàng đầu trong việc ra quyết định mua sắm.

Thời điểm này, người tiêu dùng có xu hướng tiết kiệm hơn, nhưng thay vì lựa chọn những mặt hàng giá rẻ họ lại quan tâm tới những sản phẩm có chất lượng tốt và có lợi cho sức khỏe.

Ví dụ, đối với mặt hàng thực phẩm, số liệu khảo sát cho thấy hơn 60% hộ gia đình Việt Nam sử dụng đồ uống không đường hoặc ít đường.

Các sản phẩm thay thế sữa hoặc không có sữa cũng đang dần phổ biến ví dụ như “sữa hạt” – đồ uống làm từ các loại hạt được cho là bổ dưỡng hơn đối với sức khỏe tim mạch so với sữa thông thường.

Cùng với đó, giá cả vẫn là yếu tố quan trọng đối với các mặt hàng điện tử. Tuy nhiên 2 tiêu chí khiến khách hàng “xuống tiền” cho mặt hàng này lại là chất lượng cao và thương hiệu uy tín lâu đời.

Influencer Marketing “lên ngôi”, video ngắn “cưa đổ” người dùng.

Tình trạng giãn cách cách xã hội đã khiến người dân phải giảm thiểu tối đa những hoạt động ngoài trời và tìm kiếm nguồn giải trí và tương tác trực tuyến thay thế.

Xem livestream nổi lên như một phương thức giải trí được ưa chuộng bởi khả năng biến hóa nội dung và tính tương tác cao mà ít công cụ giải trí tại nhà nào có thể đáp ứng được.

69% người tham gia khảo sát cho biết họ xem các nội dung streaming tại nhà nhiều hơn so với thời kỳ trước đại dịch.

Ngoài ra, chỉ trong gần nửa tháng kể từ khi có lệnh cách ly xã hội, mọi chỉ số livestream trên Facebook Gaming đều gia tăng đáng kể.

Cụ thể: tổng lượt xem tăng tới 81,37% và cán mốc 119,7 triệu lượt; lượt tiếp cận và tương tác tăng lần lượt 79.6% và 50%.

Số liệu từ 7Saturday’s Report cho thấy tới 90% người mua hàng Việt Nam tin tưởng vào các đánh giá của Influencer, trong khi đó chỉ có 33% tin tưởng vào quảng cáo từ các nhãn hàng.

Trên thực tế, Covid-19 đã tạo ra ảnh hưởng lớn tới cộng đồng Influencer, bởi phần đông người dùng đến với họ do yêu thích những trải nghiệm phong phú và mới lạ.

Nhờ sự đa dạng về lĩnh vực và khả năng truyền tải nội dung tài tình, Influencer Marketing đã trở thành “con cưng” của rất nhiều ngành hàng, điển hình là FMCG, Công nghệ, Làm đẹp, Thương mại điện tử,…

Bên cạnh đó, sự đa dạng về mức chi phí cũng khiến Influencer trở thành lựa chọn phù hợp với rất nhiều mục đích và quy mô doanh nghiệp.

Qua số liệu từ báo cáo, Adsota cũng ghi nhận các nội dung video ngắn (short-video) đang trở nên rất phổ biến.

Bằng chứng là nền tảng TikTok – siêu ứng dụng đăng tải và xem các video ngắn trong năm vừa qua ghi nhận tới 1,65 tỷ lượt tải về chiếm gần một phần năm dân số thế giới mặc dù chỉ mới ra đời được 4 năm.

Cùng với đó, Instagram – ứng dụng nổi tiếng cho phép chia sẻ hình ảnh và video miễn phí đã nghiên cứu, phát triển và cho ra mắt tính năng Reels – thứ cho phép người dùng đăng tải các video ngắn với độ dài dưới 30 giây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Facebook chia sẻ nghiên cứu mới về cách SMBs điều chỉnh chiến lược Digital Marketing vì đại dịch Covid-19

Facebook đã kết hợp với Deloitte để xuất bản một báo cáo mới về những thách thức mà các SMBs đã phải đối mặt trong năm qua và cách họ điều chỉnh chiến lược Digital Marketing của mình để duy trì kết nối với khách hàng thông qua nhiều phương tiện khác nhau.

Facebook chia sẻ nghiên cứu mới về cách SMBs điều chỉnh chiến lược Digital Marketing vì đại dịch Covid-19

Trước hết, khi xem xét cụ thể những lợi ích của những quảng cáo được cá nhân hóa và mô hình nhắm mục tiêu nâng cao có sẵn trên các nền tảng kỹ thuật số.

Nghiên cứu cho thấy 74% SMBs (doanh nghiệp vừa và nhỏ) đang sử dụng quảng cáo được cá nhân hóa đã báo cáo rằng những quảng cáo này rất quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp của họ.

Theo báo cáo:

“Một xu hướng tương tự cũng được nhận thấy ở những người được hỏi sử dụng quảng cáo được cá nhân hóa trên ứng dụng Facebook, với 73% báo cáo rằng chúng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và thành công của doanh nghiệp mình.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng quảng cáo được cá nhân hóa ở các nước đang phát triển, bao gồm Indonesia (88%), Ấn Độ (84%) và Mexico (81%), đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của chúng đối với sự thành công của doanh nghiệp.”

Liên quan đến vấn đề này, Facebook từng tuyên bố rằng bản cập nhật của Apple cuối cùng sẽ làm tổn hại nhiều nhất đến các doanh nghiệp nhỏ, bởi vì nếu nhiều người tắt theo dõi dữ liệu do những lời nhắc này từ Apple, thì điều đó sẽ làm giảm khả năng cung cấp các công cụ nhắm mục tiêu đối tượng chính xác trong các tùy chọn quảng cáo, điều này sẽ làm giảm hiệu quả của quảng cáo và tăng chi phí.

Những tác động đó sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến các SMBs, những doanh nghiệp vốn có ngân sách quảng cáo thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp lớn hơn.

Báo cáo cũng cho thấy rằng các SMBs sử dụng mạng xã hội có hơn một nửa doanh số bán hàng của họ đến từ các khách hàng ở nước ngoài đồng thời việc sử dụng quảng cáo được cá nhân hóa cũng giúp họ mang lại doanh số bán hàng cao hơn trong năm qua.

“16% DOANH NGHIỆP SỬ DỤNG QUẢNG CÁO ĐƯỢC CÁ NHÂN HOÁ ĐỀU BÁO CÁO RẰNG DOANH SỐ CỦA HỌ TĂNG TRƯỞNG RẤT KHẢ QUAN”

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng nhiều thương hiệu hiện đang xem việc ‘lắng nghe mạng xã hội’ và các nguồn dữ liệu từ cộng đồng trực tuyến như là một phương tiện để cải thiện sản phẩm và phương pháp marketing của họ.

  • 58% doanh nghiệp được hỏi cho biết họ sử dụng các công cụ lắng nghe mạng xã hội để phát triển sản phẩm và dịch vụ mới.
  • 64% doanh nghiệp cho rằng Facebook là ứng dụng rất tốt trong việc thu thập những phản hồi từ người tiêu dùng, điều cuối cùng sẽ giúp họ cải thiện sản phẩm và dịch vụ của mình.

“Các ứng dụng Facebook (bao gồm Facebook, Instagram, WhatsApp và Messenger) được công nhận là đặc biệt quan trọng đối với các SMBs trong giai đoạn đầu của họ, với 64% SMBs sử dụng ứng dụng Facebook báo cáo rằng chúng đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập những phản hồi.”

Đây cũng là lợi ích chính của marketing qua các ứng dụng mạng xã hội – khả năng nắm bắt những gì mọi người đang ‘bàn tán’ xung quanh thị trường ngách của bạn và học hỏi từ những cuộc trò chuyện này để điều chỉnh cách tiếp cận của bạn.

Nội dung do người dùng tạo ra UGC cũng có thể cực kỳ hiệu quả trong việc tối đa hóa thông điệp thương hiệu của bạn và thiết lập kết nối với những người hâm mộ.

Ở một khía cạnh khác, dữ liệu cũng cho thấy rằng nhiều doanh nghiệp đang dựa vào các nền tảng kỹ thuật số để tuyển dụng và học trực tuyến.

Ngày nay, các nhà quản lý tuyển dụng sẽ tìm kiếm bạn trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội trong quá trình tuyển dụng của mình.

Tất nhiên, các doanh nghiệp cũng đang sử dụng các nền tảng này để kết nối với các ứng viên có liên quan thông qua các đề xuất của đồng nghiệp và quảng cáo việc làm.

Báo cáo cũng xem xét các phương pháp tiếp cận chiến lược truyền thông mạng xã hội rộng hơn và cách chúng có thể mang lại lợi ích cho việc kinh doanh.

Bạn có thể tải đầy đủ bản báo cáo tại: Facebook SMBs Report

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Nestlé: Tiếp cận chiến lược dữ liệu trong Digital Marketing

Bằng cách sử dụng Supermetrics để báo cáo dữ liệu digital marketing, Nestle đã cải thiện việc ra chiến lược và tiết kiệm 80% thời gian dành cho việc báo cáo.

nestle chiến lược digital marketing
Nestlé: Tiếp cận chiến lược dữ liệu trong Digital Marketing

Thời điểm trước khi ra quyết định chiến lược Digital Marketing mới của Nestle.

  • Trước khi sử dụng Supermetrics, các nhà quản lý thương hiệu (brand manager) của Nestlé chủ yếu dựa vào Agency để xem và phân tích dữ liệu.
  • Họ muốn tạo báo cáo Google Data Studio để trích xuất tất cả dữ liệu họ cần và tự động hóa việc báo cáo digital marketing của họ.
  • Supermetrics đã cho phép nhóm dữ liệu & phân tích toàn cầu của Nestlé ‘act local and think global’: Sau khi tất cả dữ liệu ở thời gian thực (real-time) cần thiết được đưa vào trang tổng quan, nhóm có thể tập trung vào việc đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu.
  • Tập trung vào phân tích dữ liệu thay vì làm thủ công cho phép Nestlé tiếp cận dữ liệu nhanh hơn và đưa ra các quyết định kinh doanh có liên quan nhanh hơn.

Khi nhắc đến Nestlé, có lẽ mọi người đều biết đến thương hiệu toàn cầu hay công ty FMCG lớn nhất trên thế giới với nhiều danh mục sản phẩm này.

Từ bánh kẹo và đồ uống đến thức ăn trẻ em và chăm sóc thú cưng, Nestlé có các thương hiệu nổi tiếng như Maggi, Gerber, KitKat, Nescafe, Purina và nhiều thương hiệu khác.

Lyndsay Weir, Global Data and Analytics Manager, Nestlé

Bà Lyndsay Weir, Giám đốc Phân tích và Dữ liệu Toàn cầu của Nestlé, trước khi đảm nhận vị trí này ở Thụy Sĩ, Bà từng là Trưởng bộ phận Phân tích dữ liệu cho thị trường Vương quốc Anh của Nestlé.

Nền tảng chính của Bà Lyndsay là sự kết hợp của dữ liệu, tiếp thị thương hiệu (brand marketing), B2B và Marketing.

Thách thức về báo cáo dữ liệu của Nestlé.

Một phần lớn công việc của Lyndsay là giải quyết cách tổ chức thu thập dữ liệu và cách dữ liệu này được sử dụng để cá nhân hóa nội dung và làm cho nội dung đó phù hợp hơn với người tiêu dùng của Nestlé.

Và một phạm vi quan trọng là phân tích dữ liệu. Điều này bao gồm phân tích dữ liệu để có được thông tin có ý nghĩa có thể giúp đưa ra các quyết định và định hướng các hành động trong tương lai.

Nó bao gồm việc trả lời các câu hỏi như: “Dữ liệu đó thực sự đang làm gì?”, “Người tiêu dùng của chúng ta đang nói gì?”, “Hoạt động tiếp thị của chúng ta đang như thế nào?”

Để thành công trong cả ba bước đó, dữ liệu phải được thu thập và tích hợp vào một nơi duy nhất ở định dạng có thể sử dụng được.

Supermetrics hoàn toàn phù hợp với yêu cầu này: nó thu thập dữ liệu phong phú từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau (có thể là nền tảng quảng cáo như Facebook Ads hoặc Google Ads) và chuyển dữ liệu này một cách liền mạch đến bất kỳ nơi nào mà các nhà tiếp thị muốn sử dụng ở một định dạng rất thân thiện với người sử dụng.

Lyndsay phát hiện ra Supermetrics khi bà vẫn đang làm việc tại Vương quốc Anh.

Thách thức lớn nhất vào thời điểm đó là các nhà quản lý thương hiệu của Nestlé thường nhận được những báo cáo không chính xác về hiệu quả hoạt động của các chiến dịch thương hiệu của họ.

Họ chủ yếu dựa vào các Agency để cung cấp cho họ những dữ liệu chính, điều này là chưa đủ tốt và hiệu quả.

Đây là thời điểm Lyndsay và nhóm của mình bắt đầu tìm kiếm giải pháp cho vấn đề đó.

Bước một trong dự án của nhóm là làm cho dữ liệu được tự động hóa trong thời gian thực.

Ngoài ra, trọng tâm công việc của nhóm là phải trích xuất và kết hợp dữ liệu từ các nguồn khác nhau sang một nền tảng hợp nhất, dễ xem và dễ hiểu.

Nhóm đã quyết định tạo báo cáo thông qua Google Data Studio. Họ có thể lấy dữ liệu từ các nền tảng của Google, nhưng dữ liệu của các bên thứ ba khác thì vẫn bị thiếu.

Bà và nhóm của mình bắt đầu tìm kiếm các công cụ hoàn hảo khác có thể phá bỏ các rào cản mà họ đang gặp phải.

Giải pháp: Sử dụng Supermetrics thay cho Google Data Studio.

Lyndsay nói rằng: “Nhóm của tôi tại Nestlé cần đảm bảo rằng nhà cung cấp giải pháp phải nhận thức được tất cả các sự phức tạp và có thể cung cấp chính xác những gì mà chúng tôi đang tìm kiếm.

Supermetrics hóa ra là một giải pháp hoàn hảo cho nhiệm vụ này.

Supermetrics không chỉ có thể phản ứng nhanh chóng và tìm ra giải pháp phù hợp cho chúng tôi mà còn liên tục hỗ trợ nhóm của chúng tôi trong suốt dự án. Tôi nghĩ chúng tôi đã chọn đúng đối tác ”.

Supermetrics cho phép nhóm của Lyndsay ‘act local and think global’: Sau khi tất cả những dữ liệu ở thời gian thực đã được đưa vào trang tổng quan, nhóm có thể tập trung vào việc đưa ra quyết định cho các chiến dịch của họ.

Vương quốc Anh là thị trường thí điểm cho dự án tự động hóa dữ liệu này.

Lúc đầu, nhóm bắt đầu với các trình kết nối của Supermetrics và xây dựng trang dữ liệu tổng quan cho từng thương hiệu của họ tại thị trường Vương quốc Anh.

Đo lường kết quả: Supermetrics cho phép nhóm của Nestle tiết kiệm 80% thời gian cho việc thiết lập báo cáo và chiến lược digital marketing.

Các tích hợp của Supermetrics cho phép Nestlé trực tiếp tìm nạp những dữ liệu cần thiết từ các bên thứ ba vào Google Data Studio một cách trực tiếp.

Nhóm có thể chỉ định các chỉ số chính xác mà họ muốn xem trong trang tổng quan của mình và có được cái nhìn tổng quan đầy đủ nhất về hiệu suất Marketing của họ chứ không chỉ là dữ liệu từ các nguồn của Google.

Sau khi trang tổng quan được xây dựng, nhóm có thể tập trung vào việc phân tích dữ liệu thay vì thực hiện nhiều công việc thủ công khác.

Điều này cho phép Nestlé tiếp cận việc kích hoạt dữ liệu nhanh hơn và đưa ra các quyết định kinh doanh có liên quan kịp thời hơn.

Lyndsay chia sẻ rằng bà chắc chắn sẽ tiếp tục sử dụng Supermetrics khi công ty thực hiện nhiều dự án marketing hơn trong tương lai.

“Các nhóm của chúng tôi trên toàn cầu đang tiến tới việc phân tích dữ liệu ở thời gian thực (real-time) và hữu hình hơn về hiệu suất của các chiến dịch truyền thông.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Cách tối ưu hóa hồ sơ LinkedIn của bạn cho việc tuyển dụng Digital Marketing

Cùng tìm hiểu các mẹo và thủ thuật để giúp bạn có được công việc Digital Marketing thông qua tài khoản cá nhân LinkedIn của mình, nơi mà gần như mọi nhà quản lý tuyển dụng đều sẽ muốn kiểm tra bạn. Đặc biệt với các vị trí Senior.

Các chuyên gia digital marketing là một trong những vị trí ‘nóng’ nhất trên thị trường tuyển dụng hiện tại. Trên thực tế, một nghiên cứu gần đây của LinkedIn cho thấy digital marketing là một trong 10 công việc được yêu cầu nhiều nhất trên toàn thế giới.

Mặc dù có rất nhiều nơi ngoài LinkedIn mà bạn có thể nộp đơn xin việc hoặc tương tác với nhà tuyển dụng, gần như mọi nhà tuyển dụng hoặc người quản lý tuyển dụng đều sẽ muốn kiểm tra hồ sơ LinkedIn của bạn tại một số thời điểm nhất định trong quá trình tuyển dụng.

LinkedIn là nơi tốt nhất để bạn làm nổi bật thành tích, kinh nghiệm và thương hiệu cá nhân của mình.

Tuy nhiên, việc tối ưu hóa hồ sơ LinkedIn của bạn không chỉ đơn thuần là tải lên sơ yếu lý lịch (CV) và thêm một vài thành tích.

Nó đòi hỏi sự suy nghĩ đúng đắn về cách bạn cấu trúc hồ sơ của mình, sử dụng các công cụ cũng như áp dụng từ khóa phù hợp để tối ưu hóa hồ sơ.

Bạn cần chứng minh với nhà tuyển dụng tiềm năng rằng bạn là ứng viên phù hợp và nổi bật hơn ai hết so với hàng ngàn ứng viên khác.

Sau đây là các mẹo và phương pháp hay nhất để tối ưu hóa hồ sơ LinkedIn của bạn nhằm giúp bạn hoàn thành cuộc phỏng vấn digital marketing và tìm được vị trí mới mà bạn đang theo đuổi.

Ảnh hồ sơ và ảnh nền.

Hãy nhớ rằng hồ sơ LinkedIn của bạn phải thể hiện bạn là một người chuyên nghiệp (không giống các mạng xã hội khác như Facebook hay TikTok). Bạn nên sử dụng ảnh hồ sơ trung tính với nền đơn giản. Hình ảnh chỉ nên bao gồm bạn; đừng chụp chung với bất cứ ai khác.

Hình nền (background photo) phải là thứ liên quan đến ngành hoặc sở thích của bạn. Hãy sử dụng không gian này để làm nổi bật những gì bạn đam mê nhất.

Nếu bạn đã phát biểu tại một hội sự kiện ngành nào đó, bạn có thể sử dụng hình ảnh của bạn đang đứng phát biểu. Hoặc, thử chụp với một cái gì đó liên quan đến vị trí của bạn.

Tiêu đề LinkedIn (LinkedIn Headline) của bạn là một ‘bất động sản cao cấp’.

Sau tên và hình ảnh của bạn, dòng tiêu đề chính là điều đáng chú ý tiếp theo trên hồ sơ LinkedIn của bạn.

Hãy sử dụng nó để thu hút sự chú ý và làm nổi bật kỹ năng của bạn bằng một câu hoặc một vài cụm từ được trau chuốt kỹ lưỡng.

Ví dụ: tiêu đề của một senior digital marketer có thể là: “Digital Marketer với hơn 5 năm kinh nghiệm xây dựng chiến lược marketing có trả phí và không trả phí thông qua SEO, SEM và email marketing”.

Bạn cũng có thể làm nổi bật các chi tiết cụ thể dựa trên kết quả, nếu có thể, chẳng hạn như việc bạn từng dẫn dắt một nhóm 8 nhân sự digital marketer cải thiện tỷ lệ giữ chân khách hàng lên đến 25% hàng năm chẳng hạn.

Hoàn thành đầy đủ hồ sơ của bạn.

Mạng xã hội LinkedIn cung cấp cho các hồ sơ đầy đủ và hoàn chỉnh thông tin khả năng hiển thị nhiều hơn so với các hồ sơ chưa hoàn chỉnh, vì vậy đây là bước bạn không thể bỏ lỡ.

Hãy điền vào tất cả các phần trong hồ sơ của bạn, bao gồm:

  • Tên.
  • Vị trí.
  • Ngành hàng.
  • Thông tin liên lạc.
  • Kỹ năng và Sự công nhận.
  • Việc làm hiện tại.
  • Kinh nghiệm.
  • Thành tựu.
  • Sở thích.

Hãy viết một cái gì đó cho công việc hiện tại của bạn – Không để trống trường này.

Một trong những thông số quan trọng trong thuật toán tìm kiếm của LinkedIn là vị trí công việc hiện tại của bạn. Do đó, bạn đừng nên để trống trường này.

Ngay cả khi bạn đang thất nghiệp, hãy thêm việc gì đó mà bạn hiện đang làm, chẳng hạn như vai trò hỗ trợ ai đó trong lĩnh vực digital marketing chẳng hạn.

Nếu bạn thực sự bế tắc và không biết phải viết gì ở vị trí hiện tại của mình, hãy thêm một mong muốn cho những gì bạn đang tìm kiếm, ví dụ: “Tìm kiếm cơ hội mới trong lĩnh vực digital marketing”.

Chọn các từ khóa phù hợp.

Hồ sơ LinkedIn của bạn có thể tìm kiếm được, vì vậy hãy đảm bảo rằng các thuật ngữ mà nhà tuyển dụng thường sử dụng để tìm kiếm các chuyên gia như bạn có trong trang tóm tắt LinkedIn của bạn.

Ví dụ: Đối với các công việc digital marketing, hãy bao gồm các từ khóa như: Digital, SEO, SEM, Social Media, Content Marketing

Hãy sử dụng khéo léo các từ khóa cụ thể bạn muốn đưa vào để tối ưu hóa cho tìm kiếm.

Đừng lạm dụng nó, vì những người quản lý tuyển dụng hay nhà tuyển dụng sẽ thấy đó như là những hồ sơ Spam.

Hãy thể hiện tài năng, thành tích và kỹ năng làm việc của bạn.

Một trong những tính năng tuyệt vời nhất của LinkedIn là bạn có thể giới thiệu các liên kết (link), media (hình ảnh, video), bài viết… về công việc của mình trực tiếp trong phần ‘Giới thiệu’ (About).

Nếu bạn đã được giới thiệu trên các tạp chí hoặc video nào đó, bạn có thể làm nổi bật điều này. Bạn cũng có thể chia sẻ liên kết đến các công việc và dự án đã hoàn thành của mình.

Một danh mục tốt về các dự án đã hoàn thành giúp nhà tuyển dụng hiểu được các kỹ năng và kinh nghiệm độc đáo của bạn hơn rất nhiều.

Đảm bảo bạn cũng liệt kê những thành tích trong quá khứ của mình trong khi thể hiện các kỹ năng.

Ví dụ: nếu bạn đã giúp một công ty cải thiện doanh số bán hàng thông qua SEO, bạn có thể chia sẻ rằng bằng việc thực hiện SEO cho marketingtrips.com, mình đã cải thiện khả năng hiển thị các sản phẩm của họ trên Google, dẫn đến doanh số bán hàng tăng 15%.

Thêm chứng chỉ, giấy chứng nhận hoặc kinh nghiệm.

LinkedIn là một nền tảng duy nhất, nơi bạn không chỉ có thể liệt kê các bằng cấp, chứng chỉ của mình mà còn có thể kể một câu chuyện về quá trình học tập và kinh nghiệm của bản thân.

Thêm tất cả các kỹ năng digital marketing của bạn trong phần mô tả kinh nghiệm của bạn.

Có rất nhiều chứng chỉ trong ngành mà bạn có thể muốn thêm vào để thể hiện kinh nghiệm của mình với các công cụ cụ thể.

Một số điều bạn không nên làm trên LinkedIn.

Từ thông dụng trong ngành: Đảm bảo rằng bạn đăng những thứ liên quan đến hồ sơ, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và sở thích của mình. Không sử dụng các từ thông dụng hoặc thuật ngữ khó hiểu trong ngành một cách không cần thiết.

Bỏ qua các yêu cầu kết nối. LinkedIn là một mạng xã hội và là một mạng lưới lớn giúp bạn tăng khả năng tiếp cận. Bạn luôn có thể xóa các kết nối nếu họ gửi thư rác cho bạn, nhưng theo ý kiến ​​của đại đa số các chuyên gia, bạn không nên hạn chế các kết nối (connections).

Sao chép và dán hồ sơ của bạn: Việc sao chép và sử dụng lại tương tự sơ yếu lý lịch của bạn với các vai trò trước đây sẽ không thu hút các nhà tuyển dụng hoặc giành được sự quan tâm của các nhà quản lý nhân sự.

Xác nhận hồ sơ của bạn: Uy tín nghề nghiệp của bạn phải được coi trọng và chỉ nên đề cập đến các sự kiện có thể xác minh được và các chi tiết chính xác.

Điểm mấu chốt.

Mọi hồ sơ trên LinkedIn đều có thể được tối ưu hóa!

Hãy chú ý đến các chi tiết và suy nghĩ về những gì nhà tuyển dụng và công ty bạn muốn làm việc đang tìm kiếm trong việc tuyển dụng các vị trí digital marketing của họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

8 chỉ số tăng trưởng mà người làm marketing nên đo lường với ứng dụng (P2)

Giữa vô số các nền tảng phân tích và vô số chỉ số để theo dõi, bạn nên xem xét những chỉ số nào? Điều gì quan trọng? Điều gì có ý nghĩa?

Bạn rất dễ gặp tình trạng dành thời gian để theo dõi các chỉ số thực sự không giúp bạn đưa ra các quyết định quan trọng để phát triển doanh nghiệp hay ứng dụng của mình.

Nếu không có ngữ cảnh hoặc sự so sánh, các chỉ số ứng dụng thường vô nghĩa và nó có thể được gọi là các chỉ số ‘hư ảo’. Và tất nhiên, các chỉ số không thực sự giúp bạn phát triển doanh nghiệp của mình.

Các chỉ số như phiên truy cập (sessions) trên website, người theo dõi trên Twitter hay người đăng ký email… có thể khiến bạn có vẻ như đang tiến bộ hoặc làm đúng, nhưng trên thực tế các chỉ số đó có thể không tương quan với việc tăng trưởng doanh thu, trong khi đây mới là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp bạn.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng xem xét cách các chỉ số tăng trưởng giúp bạn đưa ra những quyết định marketing tốt hơn cho hoạt động kinh doanh ứng dụng của mình.

Các chỉ số tăng trưởng dùng để làm gì?

Bởi vì chúng ta không muốn theo dõi các chỉ số vô nghĩa, mọi chỉ số tăng trưởng phải giúp bạn trả lời một hoặc nhiều câu hỏi sau:

  • Doanh nghiệp của tôi có khả thi về mặt tài chính không?
  • Điều gì đang hoạt động tốt?
  • Những gì cần cải thiện?
  • Chúng ta nên tập trung vào điều gì để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển?

Các chỉ số tăng trưởng cho các doanh nghiệp dựa trên phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS) và doanh nghiệp dựa trên lượt đăng ký (subscription-based) khác biệt rất lớn so với các doanh nghiệp dựa trên giao dịch (transaction-based) và bán hàng một lần (one-time sales).

Bởi vì doanh thu sẽ được tính theo thời gian thay vì chỉ là trả trước nên bạn cần phải chú trọng nhiều đến việc giữ chân khách hàng. Và đó cũng là lý do, nhiều chỉ số trong bài này tập trung vào tỷ lệ giữ chân cũng như thu hút khách hàng.

Dưới đây là 08 số liệu tăng trưởng mà bạn có thể sử dụng để giúp bạn lập chiến lược tăng trưởng doanh thu được tốt hơn.

3. Monthly Recurring Revenue (MRR).

MRR hay doanh thu định kỳ hàng tháng là tất cả doanh thu định kỳ của bạn được chuẩn hóa thành số tiền hàng tháng.

Đây là số liệu thường được sử dụng trong các công ty chuyên về bán dịch vụ có khách hàng đăng ký như Netflix và các công ty về bán dịch vụ phần mềm SaaS.

Sự khác biệt chính giữa MRR và NR (Net Revenue – doanh thu thuần) là MRR được chuẩn hóa, có nghĩa là nó đại diện cho doanh thu chứ không phải bất kỳ khoản thu nhập nào. Doanh thu thuần là doanh thu thực tế thu được.

Doanh thu thuần NR có thể cao hơn hoặc thấp hơn MRR tùy thuộc vào điều khoản thanh toán và lịch trình các gói của bạn.

Ví dụ: Một tháng công ty có số lượng đăng ký gói hàng năm cao sẽ khiến doanh thu thuần cao hơn MRR, điều này đang chuẩn hóa gói hàng năm thành số tiền hàng tháng.

Doanh thu định kỳ MRR là mạch máu của bất kỳ SaaS nào. Đó là điều khiến việc xây dựng một SaaS trở nên hấp dẫn.

Nếu bạn phải lo lắng khi bán hàng một lần vì khác hàng đó có thể mãi mãi không quay lại với bạn. Thì với sản phẩm có doanh thu đình kỳ, khách hàng tự động quay lại trả phí, mỗi tuần, mỗi tháng…theo cách tính phí của doanh nghiệp. Hãy coi Netflix là một ví dụ.

Nói chung, mặc dù đây là một chỉ số đơn giản, nhưng nó lại rất có ý nghĩa với doanh nghiệp, về mô hình kinh doanh và doanh thu của doanh nghiệp.

MRR sẽ được tính như thế nào?

MRR = Số lượng khách hàng x Số tiền trung bình trên mỗi hoá đơn.

Chẳng hạn, 10 khách hàng trả cho bạn trung bình 100 USD mỗi tháng có nghĩa là MRR= 10×100 = 1.000 USD.

Và nếu bạn muốn tính doanh thu định kỳ hàng năm (ARR) của mình là bao nhiêu, bạn chỉ cần nhân MRR hiện tại của bạn với 12 (tháng).

Cách tính MRR mới hàng tháng.

Khi doanh nghiệp của bạn phát triển, điều quan trọng là bạn phải theo dõi không chỉ MRR cao nhất mà còn cả những yếu tố tạo nên sự thay đổi trong MRR của bạn so với những tháng trước đó.

Nếu bạn đã có thêm 1.000 USD trong MRR mới, bạn sẽ muốn biết số tiền đó đến từ đâu, phải thế không?

Tính toán chỉ số này cũng tương đối dễ dàng khi sử dụng 3 yếu tố sau:

  • MRR mới: MRR được bổ sung thêm từ khách hàng mới.
  • MRR mở rộng: MRR được cộng thêm từ khách hàng hiện tại.
  • MRR rời bỏ (Churned MRR): MRR bị mất do khách hàng hủy dịch vụ hoặc hạ cấp dịch vụ từ đó làm giảm gói chi tiêu.

Khi này MRR thực mới (Net New MRR) = MRR mới + MRR mở rộng – MRR rời bỏ.

4. Churn Rate.

Churn Rate đề cập đến số lượng khách hàng hoặc người đăng ký ngừng sử dụng dịch vụ của bạn trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.

Tỷ lệ rời bỏ hàng năm (annual churn rate – ACR) của bạn là tỷ lệ phần trăm mà bạn đang mất người dùng của mình, tức những khách hàng đã ngừng sử dụng dịch vụ của bạn.

Bạn cần lưu ý, ngay cả một tỷ lệ churn này nhỏ cũng có thể có tác động lớn đến doanh thu của bạn theo thời gian.

Mặc dù bạn không thể tránh khỏi sự rời bỏ này – bạn sẽ mất người dùng, và bạn sẽ phải kiếm thêm khách hàng mới khác – đây là yếu tố quan trọng cần lưu ý khi bạn lập kế hoạch cho việc mở rộng công ty của mình.

Khách hàng rời bỏ thường bị bỏ qua vì cho rằng việc mang lại nhiều khách hàng mới hơn sẽ làm mất sự ảnh hưởng hay tác động của nó, nhưng trên thực tế thì tỷ lệ rời bỏ cao sẽ khiến công ty bạn không bền vững và sẽ có tác động kép theo thời gian.

Nó cũng cho thấy các vấn đề có thể  là gốc rễ sâu hơn của vấn đề như sản phẩm, dịch vụ, thị trường, giá cả hoặc sự kỳ vọng của khách hàng đã thay đổi.

Churn Rate sẽ được tính như thế nào?

Churn Rate thường được trình bày dưới dạng phần trăm doanh thu hoặc khách hàng bị mất trong một khung thời gian nhất định.

Người dùng rời bỏ (User churn) đại diện cho số lượng khách hàng bị mất trong một khoảng thời gian nhất định, trong khi đó, doanh thu bị mất (revenue churn) biểu thị phần doanh thu bị mất do người dùng rời bỏ trong một khoảng thời gian nhất định.

Vì doanh thu là mục tiêu cuối cùng, nên có thể lập luận rằng thay đổi doanh thu quan trọng hơn và phải là trọng tâm thực sự của doanh nghiệp.

User Churn (Khách hàng rời bỏ) = (Khách hàng đã hủy trong 30 ngày qua ÷ Khách hàng đang hoạt động 30 ngày trước) x 100.

Revenue Churn (Doanh thu bị mất) = (MRR bị mất hoặc giảm gói dịch vụ trong 30 ngày qua ÷ MRR 30 ngày trước) x 100.

Ví dụ:

User Churn Rate bằng 5% có nghĩa là 5% tổng số khách hàng mà bạn có 30 ngày trước đã hủy trong vòng 30 ngày qua.

Revenue Churn Rate bằng 5% có nghĩa là bạn đã mất năm phần trăm MRR của mình trong 30 ngày qua.

Lý tưởng nhất là một doanh nghiệp sẽ có tỷ lệ rời bỏ dưới 5%, nhưng tỷ lệ rời bỏ cao hơn có thể được ‘điều hoà’ với lượng khách hàng mới và doanh thu mở rộng cao.

Hết phần 2 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Huy Lâm | MarketingTrips 

LinkedIn: Top 15 nghề nghiệp HOT nhất năm 2021

Dữ liệu của LinkedIn tiết lộ 15 công việc được yêu cầu hàng đầu vào năm 2021 và các kỹ năng quan trọng nhất cần thiết cho mỗi vị trí.

Một báo cáo mới nêu bật các lĩnh vực việc làm phát triển nhanh nhất trong năm qua, được xếp hạng dựa trên sự kết hợp giữa nhu cầu và số lượng công việc hiện có.

Trước đại dịch COVID-19, mạng xã hội LinkedIn đang chuyển trọng tâm của báo cáo việc làm mới nổi hàng năm sang nhấn mạnh cơ hội đang ở đâu ngay bây giờ.

Các phiên bản trước của báo cáo này tập trung vào xu hướng việc làm trong 5 năm qua, nhưng thế giới việc làm đã thay đổi nhanh chóng trong 12 tháng qua.

Trước khi bạn cuộn xuống để xem danh sách đầy đủ – bạn sẽ thấy, digital marketing hay tiếp thị kỹ thuật số là một trong những công việc phát triển nhanh nhất. Tạo nội dung số và thiết kế UX cũng vậy.

Thông tin này có thể hữu ích cho những người muốn trau dồi kỹ năng và nâng cao trình độ của họ để luôn chuẩn bị cho năm tới.

LinkedIn mở đầu danh sách của mình bằng cách giải thích cách họ xác định 15 công việc theo yêu cầu sau:

“Để xác định “những việc làm đang phát triển” này, chúng tôi đã xem xét các vai trò có mức tăng trưởng hàng năm cao nhất trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2020. Sau đó, chúng tôi nhóm dữ liệu đó thành 15 lĩnh vực công việc, mỗi lĩnh vực nắm bắt một phạm vi chức danh công việc cụ thể.”

Dưới đây là 15 công việc có nhu cầu hàng đầu vào năm 2021 cùng với trình độ học vấn và kỹ năng cần thiết để đạt được chúng.

1. Nhân viên thương mại điện tử

Việc tuyển dụng những vai trò này đã tăng 73% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện có hơn 400.000 việc làm.

  • Các chức danh hàng đầu: Lái xe, nhân viên chuỗi cung ứng, xử lý gói hàng, người mua hàng cá nhân.
  • Kỹ năng: Quản lý thời gian, dịch vụ khách hàng, lãnh đạo.
  • Trình độ học vấn: 75% người được tuyển dụng có bằng cử nhân trở lên

2. Chuyên viên cho vay và thế chấp

Tỷ lệ tuyển dụng cho những công việc này vào năm 2020 tăng gần 59% so với năm 2019.

  • Các chức danh hàng đầu: Người bảo lãnh phát hành, Nhân viên cho vay thế chấp, Nhân viên ký quỹ, Người đóng khoản vay
  • Kỹ năng: Quản lý rủi ro, Dịch vụ khách hàng, Phân tích tín dụng
  • Trình độ học vấn: 86% người được tuyển có bằng cử nhân trở lên

3. Nhân viên hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ

Kể từ năm 2019, việc tuyển dụng cho các vị trí này đã tăng hơn 34%.

  • Chức danh công việc hàng đầu: Trợ lý chăm sóc sức khỏe, Kỹ thuật viên dược, Trợ lý nha khoa, Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tại nhà
  • Kỹ năng: Giáo dục bệnh nhân, Nhập dữ liệu
  • Trình độ học vấn: 83% người được tuyển dụng có bằng cử nhân trở lên

4. Phát triển kinh doanh và bán hàng

Việc tuyển dụng những vai trò này đã tăng hơn 45% từ năm 2019 đến 2020.

  • Chức danh công việc hàng đầu: Tư vấn bán hàng, Trợ lý hoạt động bán hàng, Chuyên gia bán hàng inbound, Cố vấn chiến lược
  • Kỹ năng: Giữ chân khách hàng, Quy trình bán hàng, Xây dựng đội nhóm
  • Trình độ học vấn: 92% người được tuyển dụng có bằng cử nhân trở lên

5. Chuyên gia về đa dạng hoá nơi làm việc

Việc tuyển dụng những vai trò này đã tăng hơn 90% kể từ năm 2019.

  • Các chức danh hàng đầu: Giám đốc Đa dạng hoá, nhân viên Đa dạng hoá, Trưởng phòng Đa dạng hoá, Điều phối viên Đa dạng hoá
  • Kỹ năng: Tiếp cận cộng đồng, Giảng dạy, Phát triển Tổ chức
  • Trình độ học vấn: 99% người được tuyển có bằng cử nhân trở lên

6. Chuyên gia Digital Marketing

Việc tuyển dụng các vai trò digital marketing đã tăng gần 33% so với cùng kỳ năm ngoái.

  • Các chức danh hàng đầu: Chuyên gia digital marketing, Giám đốc truyền thông mạng xã hội, Đại diện marketing, Chuyên gia tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
  • Kỹ năng: Tiếp thị sản phẩm, Chiến lược kỹ thuật số, Quản lý thương hiệu
  • Trình độ học vấn: 94% người được tuyển có bằng cử nhân trở lên

7. Y tá

Nhu cầu về y tá tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước.

  • Các chức danh công việc hàng đầu: Y tá viên, Trợ lý điều dưỡng được chứng nhận, Y tá hành nghề, Y tá chăm sóc chuyên sâu
  • Kỹ năng: Vận động cho bệnh nhân, Nghiên cứu lâm sàng, Quản lý thời gian
  • Trình độ học vấn: 89% người được tuyển dụng có bằng cử nhân trở lên

8. Chuyên gia giáo dục

Việc tuyển dụng các chuyên gia giáo dục đã tăng hơn 20% từ năm 2019 đến năm 2020.

  • Các chức danh công việc hàng đầu: Trợ giảng, Giáo viên tiểu học, Gia sư Toán, Nhà phát triển chương trình giảng dạy
  • Kỹ năng: Lập kế hoạch bài học, Quản lý thời gian, hướng dẫn
  • Trình độ học vấn: 97% người được tuyển dụng có bằng cử nhân trở lên

9. Phát triển nội dung số (Digital Content)

Nhu cầu đối với người xây dựng nội dung số đã tăng 49% so với cùng kỳ năm ngoái.

  • Các chức danh công việc hàng đầu: Điều phối viên nội dung, Nhà tư vấn viết lách, Podcaster, Blogger
  • Kỹ năng: Chỉnh sửa video, Viết sáng tạo, Nói trước đám đông
  • Trình độ học vấn: 92% người được tuyển dụng có bằng cử nhân trở lên

10. Chuyên gia phát triển cá nhân 

Việc tuyển dụng các vai trò phát triển hay huấn luyện cá nhân này đã tăng hơn 51% kể từ năm 2019.

  • Các chức danh công việc hàng đầu: Điều phối viên nghề nghiệp, Huấn luyện viên cuộc sống, Huấn luyện viên thể hình, Huấn luyện viên kinh doanh
  • Kỹ năng: Cố vấn, Truyền thông xã hội, Khởi nghiệp
  • Trình độ học vấn: 92% người được tuyển dụng có bằng cử nhân trở lên

11. Kỹ sư chuyên ngành

Việc tuyển dụng cho các vai trò kỹ thuật này đã tăng gần 25% từ năm 2019 đến năm 2020.

  • Chức danh công việc hàng đầu: Web Developer, Full Stack Engineer, Frontend Developer, Game Developer
  • Kỹ năng: Quản lý chương trình, Phát triển web, Hệ thống phân tán
  • Trình độ học vấn: 93% người được tuyển có bằng cử nhân trở lên

12. Chuyên gia sức khoẻ tinh thần

Việc tuyển những vai trò này tăng gần 24% so với cùng kỳ năm ngoái.

  • Các chức danh công việc hàng đầu: Chuyên gia trị liệu hành vi, Chuyên gia sức khỏe tinh thần, Nhà trị liệu tâm lý, Kỹ thuật viên sức khỏe tinh thần
  • Kỹ năng: Trị liệu, Chánh niệm, Liệu pháp Hành vi Nhận thức (CBT)
  • Trình độ học vấn: 97% người được tuyển dụng có bằng cử nhân trở lên

13. Chuyên gia trải nghiệm người dùng (UX)

Việc tuyển các chuyên gia này đã tăng 20% từ năm 2019 đến năm 2020.

  • Các chức danh hàng đầu: Nhà thiết kế trải nghiệm người dùng, Nhà tư vấn thiết kế sản phẩm, Nhà thiết kế giao diện người dùng, Nhà nghiên cứu trải nghiệm người dùng
  • Kỹ năng: Thiết kế web, Tư duy thiết kế, Kiểm tra trải nghiệm người dùng
  • Trình độ học vấn: 97% người được tuyển dụng có bằng cử nhân trở lên

14. Chuyên gia khoa học dữ liệu

Việc tuyển dụng những vai trò này đã tăng gần 46% kể từ năm 2019.

  • Các chức danh hàng đầu: Nhà khoa học dữ liệu, Chuyên gia khoa học dữ liệu, Nhà phân tích quản lý dữ liệu
  • Kỹ năng: TensorFlow, Mô hình thống kê, Trực quan hóa dữ liệu
  • Trình độ học vấn: 98% người được tuyển có bằng cử nhân trở lên

15. Chuyên gia trí tuệ nhân tạo (AI)

Việc làm trong lĩnh vực này đã tăng 32% từ năm 2019 đến năm 2020.

  • Chức danh cao nhất: Kỹ sư máy học, Chuyên gia trí tuệ nhân tạo, Nhà nghiên cứu máy học
  • Kỹ năng: C ++, Amazon Web Services (AWS), Python (Ngôn ngữ lập trình)
  • Trình độ học vấn: 99% người được tuyển có bằng cử nhân trở lên

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

5 chiến thuật Digital Marketing giúp tăng Sales bạn nên biết (P1)

Sử dụng 5 chiến thuật digial marketing mạnh mẽ này để không chỉ mang lại khách hàng tiềm năng chất lượng mà còn chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành doanh số bán hàng một cách hiệu quả.

Digital marketing hay tiếp thị kỹ thuật số là cách hiệu quả nhất để tiếp cận đối tượng mục tiêu, thúc đẩy lưu lượng truy cập mục tiêu đến website của bạn, tạo ra các khách hàng tiềm năng chất lượng và cuối cùng là chốt doanh số.

Để tạo ra một chiến lược digital marketing sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh, điều quan trọng là phải hiểu những điều sau:

  • Nên chi bao nhiêu tiền cho digital marketing?
  • Chiến thuật nào sẽ mang lại lợi tức đầu tư (ROI) tốt nhất?
  • Những kênh nào sẽ giúp thu hút khách hàng tiềm năng chất lượng cao?
  • Có thể làm gì để thúc đẩy toàn bộ trải nghiệm của người mua?
  • Làm thế nào để thành công thực sự được đo lường?

Bất kể doanh nghiệp của bạn lớn hay nhỏ, hiểu biết sâu sắc về những gì sẽ xảy ra khi bạn thực hiện chiến lược digital marketing của mình là rất quan trọng để đưa ra các quyết định tốt hơn và mang lại kết quả tích cực hơn.

Do đó, việc có các công cụ, quy trình và con người phù hợp sẽ chỉ giúp nâng cao nỗ lực của bạn để đáp ứng các mục tiêu kinh doanh khác của bạn.

Dưới đây là 5 chiến thuật digial marketing mạnh mẽ sẽ giúp bạn tăng doanh số bán hàng ngay bây giờ:

1. Xây dựng nền tảng nội dung tốt cho digital marketing

Chìa khóa để làm cho nội dung của bạn phù hợp về mặt xây dựng độ nhận biết, khách hàng tiềm năng và doanh số mà bạn muốn là đảm bảo rằng bạn đang tăng thêm những giá trị to lớn.

Điều này có nghĩa là các chủ đề bạn viết và các mẹo bạn đưa ra đều có thể hành động và được khách hàng mục tiêu của bạn sử dụng.

Một trong những sai lầm lớn nhất mà các công ty thường mắc phải là họ phát triển nội dung và hy vọng rằng nó sẽ thu hút sự chú ý ngay lập tức.

Có vô số loại nội dung bạn có thể xem xét, vì vậy hãy xem xét một số loại và cũng hiểu lợi ích của từng loại:

  • Viết blog – nghiên cứu các chủ đề thực sự đang được tìm kiếm, bao gồm cả các thẻ hashtag đang được đối tượng mục tiêu của bạn sử dụng. Tìm cách trở thành một phần của những cuộc trò chuyện đó bằng cách viết các bài đăng trên blog của mình.
  • Infographics – nội dung trực quan dễ sử dụng, vì vậy hãy phát triển Infographics như một cách để thúc đẩy sự tương tác trên website của bạn, kéo dài thời gian trên trang và sử dụng CTA (lời kêu gọi hành động) để mọi người có thể hỏi thêm về những gì bạn phải cung cấp.
  • Sách hướng dẫn và sách điện tử – cho dù bạn chọn cách sử dụng nội dung của mình là gì thì mục tiêu quan trọng nhất vẫn là giúp bạn có được khách hàng tiềm năng. Bạn có thể đặt các CTA trong suốt các đoạn nội dung để đạt được mục tiêu đó.

2. Sử dụng quảng cáo trên mạng xã hội

Quảng cáo trên mạng xã hội là điều không cần phải bàn cãi. Giả sử bạn chịu trách nhiệm tạo khách hàng tiềm năng cho sản phẩm B2B là SaaS chẳng hạn và cần tìm ra cách bạn có thể thúc đẩy khách hàng tiềm năng đủ tiêu chuẩn bán hàng – bạn sẽ muốn xem xét mạng xã hội nào?

Để bắt đầu, hãy xem ba nền tảng sau: LinkedIn, Facebook và Twitter.

Bạn sẽ có thể thu hẹp các tính cách cụ thể, thử nghiệm nhiều quảng cáo và thông điệp cũng như thu thập dữ liệu để xem những gì hoạt động tốt nhất.

Giống như bất kỳ chiến lược quảng cáo nào, hãy đảm bảo rằng bạn gắn các quảng cáo xã hội của mình với các trang đích của chính chúng và nội dung từ quảng cáo đến trang đích phải trùng khớp với nhau. Ngoài ra, hãy xem xét những điều sau:

  • Tận dụng nội dung của bạn để thu hút khách hàng tiềm năng và đặt câu hỏi.
  • Đảm bảo thông điệp của bạn đưa ra một vấn đề và giải pháp rõ ràng.
  • Tạo ra nhiều nội dung quảng cáo để tránh quảng cáo bị nhàm chán.
  • Tinh chỉnh và chỉnh sửa trong suốt quá trình. Nói cách khác, hãy tập trung vào sự tiến bộ hơn là sự hoàn hảo.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Top các dự báo và xu hướng digital marketing năm 2021 (P1)

Bình đẳng, đạo đức dữ liệu và tiếp cận người tiêu dùng tại nhà là một số chủ đề trong xu hướng hàng đầu cho năm 2021. Nhưng những xu hướng digital marketing nào khác sẽ tạo nên làn sóng trong năm tới? Các nhà lãnh đạo của Google đã chia sẻ dự báo của họ cho năm 2021.

Mối quan tâm tìm kiếm trên toàn cầu đối với cụm từ “Doanh nghiệp do người da đen làm chủ” đã tăng lên vào giữa năm 2020 khi phong trào ‘Black Lives Matter’ (Người da màu đáng được sống) ngày càng được quốc tế chú ý và công nhận.

Đó là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy mọi người đang tìm cách thúc đẩy sự thay đổi, không chỉ thông qua các chiến dịch vận động mà còn trong các quyết định mà họ đưa ra với tư cách là người tiêu dùng.

Những cuộc đàm thoại về bình đẳng chủng tộc chắc chắn đã tiến triển mạnh vào năm 2020, nhưng vào năm 2021, mọi người sẽ mong đợi nhiều thương hiệu hơn cùng tham gia vào quá trình đó.

Các doanh nghiệp sẽ cần phải có cách tiếp cận ngày càng chủ động – và trao quyền cho người tiêu dùng làm điều tương tự.

Người tiêu dùng đang mua sắm có tâm hơn, và họ nắm quyền trong việc tiêu tiền của mình ở đâu và như thế nào. Nếu thương hiệu không đáp ứng được kỳ vọng của họ, thì họ có thể gặp rủi ro lớn.

Vai trò của các nhà làm marketing là đảm bảo sự bình đẳng. Điều này bao gồm việc thúc đẩy một môi trường đa dạng trong nội bộ và chú ý đến cách bạn tiếp cận các chiến dịch của mình.

Một kỹ nguyên mới của đạo đức dữ liệu

Nếu có một điều chúng ta học được trong năm nay, thì đó là các công cụ trực tuyến đã là một phao cứu cánh thực sự.

Khi nhiều người truy cập trực tuyến hơn, việc bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu của họ càng trở nên quan trọng hơn. Mọi người mong đợi các thương hiệu bảo vệ dữ liệu của họ và rõ ràng về cách họ đang sử dụng dữ liệu đó và những gì họ cung cấp để đổi lại.

Digital đang thích ứng để đáp ứng nhu cầu của mọi người và vào năm 2021, những cuộc đàm thoại xung quanh đạo đức dữ liệu sẽ trở thành hành động đối với nhiều thương hiệu.

Toàn bộ hệ sinh thái kỹ thuật số chỉ hoạt động nếu mọi người có thể tin tưởng nó. Đạo đức dữ liệu là một quá trình lựa chọn làm những gì phù hợp với mọi người, thay vì chỉ là mức tuân thủ cơ bản.

Đây là một chủ đề phức tạp nhưng các công ty quan tâm đến nó và muốn làm đúng. Tại Google, họ đã nghĩ về đạo đức dữ liệu như một loạt các nguyên tắc thông báo cho mọi việc mà họ sẽ làm.

Một cuộc khảo sát gần đây đối với khách hàng của Google tại EMEA cho thấy phần lớn hiện đang tổ chức các cuộc thảo luận về đạo đức dữ liệu ở cấp lãnh đạo.

1/5 nói rằng họ đã thành lập một trung tâm bảo mật xuất sắc – một nhóm cấp cao tập trung vào bảo mật dữ liệu – đã chuẩn bị cho họ trước những thay đổi về quy định.

Chuẩn bị cho việc marketing trong một thế giới không sử dụng dữ liệu cá nhân

Việc đo lường quan trọng hơn bao giờ hết để marketing có hiệu suất mạnh mẽ. Việc đo lường trực tuyến thành công chủ yếu dựa vào cookie (thông tin khách hàng chưa định danh) ghi lại thông tin hữu ích về những gì xảy ra sau khi một người nhấp vào quảng cáo.

Các yêu cầu và quy định về quyền riêng tư của người dùng như GDPR, có nghĩa là các phương pháp đo lường truyền thống cần phải phát triển phù hợp với một hệ sinh thái đang thay đổi.

Vào năm 2021, sẽ tiếp tục nhấn mạnh vào đo lường sáng tạo, ưu tiên quyền riêng tư, với việc các nhà marketer sẽ dựa vào các kỹ thuật phức tạp như mô hình chuyển đổi để định lượng mức độ thành công của các chiến dịch kỹ thuật số của họ.

Để chứng minh cho việc đo lường hiệu suất của bạn trong tương lai trong một thế giới không có cookie của bên thứ ba, bạn nên có sẵn tính năng gắn thẻ và phân tích lâu dài, tôn trọng lựa chọn của người dùng bằng cách chỉ thu thập khi nhận được sự đồng ý phù hợp và lưu trữ chúng một cách an toàn cũng như đầu tư vào dữ liệu của bên thứ nhất.

Bằng cách xây dựng một cơ sở hạ tầng mạnh mẽ và vững chắc, bạn sẽ có thể đo lường nhiều hơn với ít dữ liệu hơn.

Tiếp cận khách hàng tại nhà

Do COVID-19, người tiêu dùng dành nhiều thời gian ở nhà hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, nhu cầu cơ bản của con người về những trải nghiệm được kết hợp vẫn còn.

Mọi người ngày càng chuyển sang sử dụng video trực tuyến để được cập nhật thông tin, giải trí và kết nối. Người ta dự đoán rằng vào năm 2022, hơn 80% lưu lượng truy cập internet của người tiêu dùng sẽ được thúc đẩy bởi video trực tuyến.

Và xu hướng này dự kiến ​​sẽ tăng tốc do sự gia tăng trong việc áp dụng kỹ thuật số trong thời kỳ đại dịch.

Thời gian xem tổng thể của video trực tuyến đã tăng lên, với YouTube trên TV tăng 80% so với cùng kỳ năm trước (YoY) vào tháng 3 năm 2020. Sự thay đổi này mở ra cơ hội cho các thương hiệu kết nối với người tiêu dùng theo những cách mới.

Một số thương hiệu đã làm điều này. Thương hiệu giày Thụy Sĩ ‘On’ đã tạo một sự kiện trực tiếp trên YouTube để ra mắt giày thể thao mới khi chiến dịch Wimbledon của họ bị thất bại do ảnh hưởng từ đại dịch.

Thành công vào năm 2021 có nghĩa là khai thác xu hướng video trực tuyến để tiếp cận và thu hút người tiêu dùng ở nơi họ đang ở.

Hết phần 1!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cẩm Tú | MarketingTrips 

Unilever đầu tư sâu hơn vào Digital Marketing

Unilever, một trong những cái tên lớn nhất thị trường trong lĩnh lực FMCG vừa công bố kế hoạch sẽ chi tiêu nhiều hơn nhằm cải thiện những nỗ lực kinh doanh với Digital Marketing. Thông báo được CEO Alan Jope công bố trong một cuộc họp kinh doanh Quý 3 vừa rồi.

unilever digital marketing
Unilever đầu tư sâu hơn vào Digital Marketing

Một số chi tiêu sẽ dành cho đầu tư vào thương hiệu và marketing truyền thống, trong khi công ty cũng sẽ tìm cách đầu tư mạnh hơn vào các chương trình tiếp thị kỹ thuật số hay Digital Marketing. CEO Jope cho biết.

Ông nhấn mạnh tính hiệu quả của các chiến dịch digital của Unilever, cho biết công ty đã thực hiện các bước để đảm bảo quảng cáo của họ được nhìn thấy trong một môi trường an toàn thương hiệu bởi người thực, chứ không phải bot.

Doanh số bán hàng cơ bản của Unilever tăng 4,4% trong quý 3 so với một năm trước đó, trong khi tổng doanh số được báo cáo giảm 2,4% xuống còn 15,3 tỷ USD và eCommerce tăng 76%, theo báo cáo hàng quý.

Theo danh mục sản phẩm, Unilever báo cáo tăng trưởng 19% trong các sản phẩm vệ sinh, 12% trong các sản phẩm gia đình và 4% trong sản phẩm giặt là, trong khi doanh số bán hàng tại nhà hàng và cửa hàng tạp hóa giảm 16% và chăm sóc cá nhân giảm 2%.

Unilever có kế hoạch chi tiêu nhiều hơn cho hoạt động digital marketing của mình là một phần của cam kết lớn hơn nhằm giúp nhân viên phát triển các bộ kỹ năng cho cái mà CEO Jope mô tả là “thế giới tiếp thị sử dụng nhân lực chuyên sâu”.

Sự thay đổi đó phản ánh sự hiện diện của công ty ở các thị trường mới nổi hơn là ở các nước phát triển, không giống như một số đối thủ.

Với việc ngày càng nhiều người tiêu dùng ở các thị trường mới nổi áp dụng công nghệ kỹ thuật số, đặc biệt là điện thoại thông minh có gói dữ liệu, Unilever đang đáp ứng bằng việc đầu tư có kế hoạch vào con người và các nguồn lực tiếp thị khác để kết nối với khách hàng.

Cắt giảm chi tiêu cho mạng xã hội là chiến lược đầu tiên của Unilever với Digital Marketing.

Khi thảo luận về các nỗ lực digital marketing của mình, ban lãnh đạo công ty cũng mô tả cách họ tập trung vào an toàn thương hiệu (brand safety) và tránh mất tiền vào các mạng bot lừa đảo.

Trong quý này, Unilever nằm trong số hàng trăm công ty tham gia vào việc tạm dừng chi tiêu với một số công ty truyền thông mạng xã hội, bao gồm cả Facebook.

Trong số những điểm nổi bật khác từ Quý 3, Unilever báo cáo sự tăng trưởng mạnh mẽ ở Bắc Mỹ khi người tiêu dùng tiếp tục chi tiêu mạnh tay hơn cho các thương hiệu thực phẩm đóng gói như mayonnaise Hellmann, gia vị Sir Kensington và kem Talenti.

Sự tồn tại của đại dịch ở nhiều vùng của Mỹ đã khiến mọi người mua nhiều sản phẩm vệ sinh cá nhân hơn như xà phòng Dove và nước rửa tay Suave.

Bộ phận chăm sóc cá nhân của công ty cũng phát triển trên toàn thế giới khi mọi người mua dầu gội và đồ tắm, mặc dù doanh số bán sản phẩm khử mùi, tạo kiểu tóc và chăm sóc da sụt giảm do nhiều người tiêu dùng vẫn ở nhà.

Unilever sẽ tập trung vào Marketing theo hướng dữ liệu và cá nhân hoá.

Trong khi đại dịch tiếp tục làm gián đoạn các hoạt động của Unilever, đặc biệt là ở các thị trường chủ chốt như Brazil và Ấn Độ, kế hoạch đặt cược lớn hơn vào kỹ thuật số của công ty là một phần của chiến lược kinh doanh dài hạn.

Gần hai năm trước, CEO Jope đã thảo luận về cách Unilever sẽ tái cấu trúc hoạt động để nâng cao hiệu quả và đầu tư vào các chương trình digital marketing.

Unilever cũng đã bắt đầu tích cực tuyển người cho các trung tâm kỹ thuật số để quản lý các chương trình marketing theo hướng dữ liệu (Data Driven Marketing) và cá nhân hóa nhiều hơn, báo hiệu một sự gia tăng trong các nỗ lực marketing có thể tiết kiệm chi phí hơn trong dài hạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

Khoá học Digital Marketing miễn phí của LinkedIn

LinkedIn vừa thông báo ra mắt khoá học trực tuyến miễn phí về Digital Marketing khi đây là một trong những công việc được tuyển dụng nhiều nhất.

học digital marketing linkedin
LinkedIn ra mắt bộ khoá học online miễn phí dành cho dân Digital Marketing

Danh sách 10 công việc được yêu cầu hàng đầu của LinkedIn bao gồm các nhà tiếp thị kỹ thuật số hay Digital Marketer có kỹ năng SEO, truyền thông mạng xã hội và tiếp thị nội dung (Content Marketing).

LinkedIn liệt kê ‘chuyên gia tiếp thị kỹ thuật số’ hay Digital Marketer nằm trong Top 10 công việc được yêu cầu nhiều nhất, với SEO là một trong những kỹ năng mong muốn nhất.

10 công việc có nhu cầu cao nhất dựa trên dữ liệu từ Biểu đồ kinh tế của LinkedIn, bản đồ của hơn 706 triệu chuyên gia, 55 triệu công ty, 11 triệu danh sách việc làm, 36 nghìn kỹ năng và 90 nghìn trường học.

LinkedIn đã xác định những công việc có nhu cầu nhất bằng cách xem những vị trí nào có nhiều việc làm nhất.

Để đảm bảo danh sách này mang lại lợi ích cho mọi người hiện tại và trong tương lai, LinkedIn cũng xem xét 3 tiêu chí sau:

  • Tốc độ tăng trưởng của công việc trong 4 năm qua
  • Liệu các công việc có trả được mức sống tối thiểu không
  • Liệu các kỹ năng cần thiết có thể được học trực tuyến hay không

“Chúng tôi đã sử dụng Biểu đồ kinh tế của mình để xác định 10 công việc đang có nhu cầu trong nền kinh tế ngày nay và có vị trí tốt để tiếp tục phát triển trong tương lai.

Chúng tôi đã có thể lọc những công việc có thể kiếm được mà không cần bằng cấp 4 năm, những công việc trả mức lương đủ sống và những công việc có thể được đào tạo lại thành công qua môi trường trực tuyến. ”

Top 10 công việc theo yêu cầu hàng đầu của LinkedIn

  1. Nhà phát triển phần mềmSoftware Developer:  15 triệu việc làm
  2. Đại diện bán hàngSales Representative:  8,5 triệu việc làm
  3. Quản lý dự ánProject Manager: 2,7 triệu việc làm
  4. Quản trị viên CNTTIT Administrator: 2 triệu cơ hội việc làm
  5. Chuyên viên dịch vụ khách hàngCustomer Service Specialist: 1,8 triệu việc làm
  6. Nhà tiếp thị số – Digital Marketer: 860 nghìn cơ hội việc làm
  7. Hỗ trợ CNTTIT Support/Help Desk: 590 nghìn cơ hội việc làm
  8. Nhà phân tích dữ liệuData Analyst: 360 nghìn cơ hội việc làm
  9. Chuyên viên phân tích tài chínhFinancial Analyst: 360 nghìn cơ hội việc làm
  10. Thiết kế đồ họaGraphic Designer: 355 nghìn cơ hội việc làm

LinkedIn cũng liệt kê các kỹ năng được yêu cầu nhiều nhất cho mỗi công việc được liệt kê ở trên.

Đây là những kỹ năng cần thiết nhất cho các nhà tiếp thị kỹ thuật số – Digital Marketer

Mạng xã hội LinkedIn cung cấp cái mà họ gọi là lộ trình học tập cho từng công việc được liệt kê ở trên.

Lộ trình học tập bao gồm các khóa học toàn diện để giúp mọi người học các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc.

Từ nay đến cuối tháng 3 năm 2021, các khóa học trong lộ trình học tập trên LinkedIn đang được cung cấp hoàn toàn miễn phí.

Dưới đây là những gì được bao gồm trong lộ trình học tập về tiếp thị kỹ thuật số – Digital Marketing

Đây là những nguồn trong lộ trình học tiếp thị kỹ thuật số:

  • Nền tảng tiếp thị trực tuyến – Digital Marketing
  • Đào tạo căn bản về Google Analytics
  • Nền tảng SEO
  •  Google Ads
  • Nền tảng tiếp thị nội dung
  • Nền tảng tiếp thị truyền thông mạng xã hội (Social Media Marketing).
  • Tiếp thị trên Facebook
  • Tiếp thị trên Instagram
  • ROI trên mạng xã hội
  • Chiến lược và tối ưu hóa
  • Nền tảng về email marketing
  • Giới thiệu về thiết kế đồ họa

Hoàn thành tất cả các khóa học trên, bạn sẽ nhận được chứng chỉ hoàn thành.

Đến nay, hơn 10 triệu người trên khắp thế giới đã tham gia các khóa học của LinkedIn. Công ty có mục tiêu đầy tham vọng là đưa con số đó lên 25 triệu người vào cuối năm nay.

Bạn có thể xem tất cả các khóa học về Digital Marketing có sẵn tại: opportunity.linkedin.com

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

20 câu hỏi phỏng vấn thường gặp khi ứng tuyển vị trí Digital Marketing

Để trở thành một ứng viên sáng giá cho vị trí Digital Marketing, bạn hãy chuẩn bị thật tốt câu trả lời cho các câu hỏi về chuyên môn, kinh nghiệm làm việc trong buổi phỏng vấn.

Digital Marketing là một trong những ngành nghề đang hot hiện nay do những dịch chuyển quan trọng về công nghệ số. Để trở thành một ứng viên nổi bật trong số vô vàn các ứng viên khác, bạn cần phải có sự chuẩn bị và đầu tư kĩ lưỡng trước mỗi buổi phỏng vấn.

Nhóm 1: Những câu hỏi chung này giúp nhà tuyển dụng biết về bạn cũng như mối quan tâm của bạn đối với vị trí:

  • Bạn có thể cho chúng tôi biết về bản thân?
  • Thành tựu lớn nhất của bạn là gì?
  • Điểm mạnh/điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?
  • Điều gì khiến bạn quan tâm nhất về vị trí này?
  • Tại sao bạn muốn làm việc cho tổ chức của chúng tôi?
  • Tại sao công ty chúng tôi nên tuyển bạn?
  • Mục tiêu của bạn trong năm năm nữa là gì?

Nhóm 2: Câu hỏi phỏng vấn về kinh nghiệm và kiến thức nền.

Nhóm câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng đánh giá năng lực và xác định bạn có phù hợp với vị trí đang tuyển dụng hay không:

  • Bạn thành thạo nền tảng tiếp thị kỹ thuật số nào?
  • Bạn thích điều gì nhất về tiếp thị kỹ thuật số?
  • Bạn nghĩ tiếp thị hướng nội hay hướng ngoại hiệu quả hơn?
  • Bạn đã từng sai lầm, thất bại trong lĩnh vực Digital Marketing chưa? Bạn đã giải quyết nó như thế nào và bạn học được gì từ điều đó?
  • Bạn nghĩ thách thức lớn nhất trong tiếp thị kỹ thuật số là gì và bạn đang có gì, chuẩn bị gì để giải quyết nó?
  • Bạn nghĩ xu hướng chính tiếp theo trong tiếp thị kỹ thuật số là gì?
  • Những phẩm chất quan trọng nhất đối với một nhà tiếp thị kỹ thuật số là gì?

Nhóm 3: Câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu.

Những câu hỏi chuyên sâu giúp nhà tuyển dụng hiểu được toàn bộ kỹ năng của bạn và đánh giá cách bạn giải quyết các vấn đề thường gặp tại nơi làm việc:

  • Bạn sử dụng phần mềm và nền tảng tiếp thị kỹ thuật số nào?
  • Bạn có thể ví dụ một kênh bán hàng hiệu quả mà bạn đã xây dựng?
  • Bạn có kinh nghiệm về tự động hóa tiếp thị không?
  • Bạn có thể thảo luận về cách bạn tiếp cận tối ưu hóa công cụ tìm kiếm?
  • Làm thế nào để bạn giải quyết các phản hồi tiêu cực về công ty hoặc khách hàng của bạn?

2. Gợi ý cách trả lời một số câu hỏi phỏng vấn Digital Marketing thường gặp

Bạn thành thạo nền tảng tiếp thị kỹ thuật số nào?

Khi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi này cho bạn, điều mà họ muốn biết là kỹ năng kỹ thuật của bạn ra sao và họ cần đào tạo thêm bạn như thế nào. Chính vì vậy, với câu này, bạn nên cố gắng trình bày cụ thể nhất, liệt kê các chương trình bạn sử dụng và mức độ hiểu biết của bạn về nó.

Ví dụ: Tôi thông thạo các chương trình Digital Marketing có trả tiền. Đối với mạng xã hội, tôi sử dụng phần mềm như Agorapulse và Hootsuite để lên lịch đăng bài, thu hút người theo dõi và làm báo cáo hàng tháng.

Đối với tiếp thị nội dung, tôi sử dụng Ahrefs để nghiên cứu từ khoá và WordPress để quản lý và xuất bản nội dung. Tôi cũng nhận được chứng nhận trong các nền tảng có trả tiền như Facebook và Google Ads

Bạn nghĩ tiếp thị hướng nội hay hướng ngoại hiệu quả hơn?

Nhà tuyển dụng đặt câu hỏi để xác định bạn biết bao nhiêu về Digital Marketing và các thành phần khác nhau của nó. Bạn có thể truyền đạt hiểu biết của mình về ngành bằng cách thảo luận ngắn gọn các khía cạnh chính của cả hai loại hình tiếp thị trên và tầm quan trọng của việc áp dụng cả hai.

Ví dụ: Theo kinh nghiệm của tôi, tiếp thị trong và ngoài nước là những yếu tố bổ sung cần thiết cho nhau. Các công ty cần các chiến lược hướng nội như mạng xã hội và blog để thu hút khách hàng theo các điều khoản của họ, đồng thời cũng cần các chiến lược hướng ngoại như quảng cáo có trả tiền để thu hút khách hàng một cách trực tiếp.

Kết hợp cả hai khía cạnh này có thể tạo thành một chiến lược Digital Marketing toàn diện.

Thách thức lớn nhất đối với người làm trong lĩnh vực Digital Marketing hiện nay là gì?

Qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu cách bạn nhìn nhận và chuẩn bị cho những thử thách. Để trả lời, hãy đề cập đến một vấn đề lớn ảnh hưởng đến ngành và giải thích những gì bạn cho là chiến lược hợp lý để giải quyết.

Ví dụ: Theo tôi, thách thức lớn nhất đối với các nhà tiếp thị kỹ thuật số là tạo ra một chiến dịch có kết quả tuyệt vời trong một thị trường ngày càng cạnh tranh, liên tục đổi mới.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong một thị trường như vậy, tôi nghĩ các nhà tiếp thị kỹ thuật số nên dành ra khoảng 15% thời gian làm việc của họ để theo dõi, nắm bắt và thử nghiệm các kỹ thuật mới để không bị bỏ lại phía sau trong một thị trường luôn luôn chuyển động.

Vì sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?

Với câu hỏi này, bạn nên tự ‘tiếp thị” chính mình bằng cách nhắc lại các kinh nghiệm, bằng cấp, nêu bật các khía cạnh về mục tiêu, giá trị… mà bạn mong muốn đạt được.

Ví dụ: Tôi có bằng cử nhân về Digital Marketing, nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này và cũng từng có kinh nghiệm quản lý các tài khoản mạng xã hội, chạy nhiều chiến dịch quảng cáo tìm kiếm có trả tiền, góp phần tăng 20% doanh thu cho công ty.

Tôi tin rằng, những kỹ năng, kinh nghiệm và mục tiêu của tôi sẽ mang lại lợi ích cho công ty, đặc biệt là với mục tiêu tăng trưởng doanh thu 25% trong năm tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips

Social Media Marketing hậu Covid-19: Các nhà marketers cần ‘dự báo tương lai’

Một thế giới hậu COVID sẽ như thế nào đối với các nhà làm social media marketing hay tiếp thị truyền thông mạng xã hội?

Social Media Marketing hậu Covid-19: Các nhà marketers cần 'dự báo tương lai'

Theo nghiên cứu của SocialMediaToday. Những dự báo sau đây sẽ là tương lai đối với những công việc social media hoặc digital marketing:

  1. Công việc truyền thông mạng xã hội và kỹ năng sáng tạo sẽ được coi trọng hơn bao giờ hết.
  2. Nội dung video sẽ tiếp tục là xu hướng và tăng cao về nhu cầu.
  3. Nội dung càng chân thực thì càng tốt.
  4. Sự trung thực, đồng cảm và ý thức xã hội sẽ chiến thắng trên mạng xã hội.
  5. Lắng nghe mạng xã hội và tương tác cộng đồng sẽ đi đầu trong các chiến lược marketing.
  6. Chúng ta sẽ liên tục thích ứng với công nghệ mới và thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng.

Có lẽ không ai trong chúng ta có thể biết trước được điều gì . Những gì chúng ta có thể làm là dự đoán xu hướng, chiến lược và kế hoạch đồng thời chúng ta phải sẵn sàng để thay đổi chiến lược marketing và kinh doanh bất cứ lúc nào.

1. Công việc truyền thông mạng xã hội và kỹ năng sáng tạo sẽ được coi trọng hơn bao giờ hết.

Bà Anna Rudicel, Marketing Director của Cyclone Social chia sẻ:

“Mọi người đã phải phụ thuộc nhiều hơn vào công nghệ trong vài tuần qua. Từ các cuộc họp video đến giao hàng lề đường – mọi doanh nghiệp phải xoay vòng theo một cách nào đó để duy trì hoạt động kinh doanh của họ”.

“Mọi người phải học hỏi về truyền thông mạng xã hội và digital nhiều hơn trong COVID và họ cũng đã học được cách sử dụng nó khác biệt và tốt hơn bao giờ hết. Dự đoán của tôi là nội dung truyền thông mạng xã hội từ góc độ các doanh nghiệp sẽ trở nên sáng tạo hơn và chiến lược digital sẽ tốt hơn bao giờ hết”.

“Các doanh nghiệp đã bắt tay vào làm và nỗ lực không ngừng đối với social media marketing trong một cuộc khủng hoảng lớn sẽ gặt hái được nhiều thành quả hơn khi khủng hoảng qua đi”

“Một số doanh nghiệp thậm chí có thể tìm thấy một hướng đi mới trong kinh doanh trực tuyến và sẽ tiếp tục phát triển sau COVID”.

2. Nội dung video sẽ tiếp tục là xu hướng.

“Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ thấy video trực tuyến tiếp tục bùng nổ. Ý tôi là, hãy nhìn vào sự gia tăng lớn về mức độ phổ biến của TikTok kể từ khi nó bắt đầu.

Sự tăng trưởng của ứng dụng này là không thể tưởng tượng được. Chỉ riêng trong tháng 3 năm nay, nó đã được tải xuống 115 triệu lần trên cả iOS và Android.”

3. Nội dung càng chân thực thì càng tốt.

Ông Neil Sheth, Digital Content Strategist chia sẻ:

“Kể từ khi lệnh đóng cửa diễn ra, thật tuyệt khi thấy những nội dung không quá ‘trau chuốt’ hay ‘đánh bóng’ đằng sau các thương hiệu.

Cho dù đó là video trong nhà bếp, với trẻ em, không quá ‘ăn diện’… thì vẫn thật tuyệt vời khi thấy nội dung đầy chân thực này. điều này tiếp tục sau COVID.

Các thương hiệu nhận ra rằng nhân viên của họ thực sự có thể làm việc từ xa. Tôi hy vọng các thương hiệu sẽ thoải mái hơn với việc tạo và xuất bản những nội dung trực quan chưa được chỉnh sửa nhiều hơn – nó thật chân thực.”

4. Trung thực, đồng cảm và ý thức xã hội sẽ chiến thắng trên mạng xã hội.

“Tôi nghĩ rằng, ít nhất là trong tương lai gần, chúng ta sẽ thấy xu hướng các thông điệp của thương hiệu sẽ có sức đồng cảm và nhân ái hơn nhiều”.

“Có rất nhiều điều đã thay đổi trong vài tháng qua. Nhiều thương hiệu đã điều chỉnh thông điệp của mình để phù hợp hơn với những gì đang diễn ra trên thế giới và trong tổ chức của họ.

Tôi dự đoán rằng thông điệp sẽ sớm tập trung vào việc mang lại hy vọng và sự tích cực để đối phó với những nỗi buồn và sự không chắc chắn trong tương lai” – Chia sẻ từ Bà Rachel Strella, Người sáng lập của Strella Social Media.

5. Lắng nghe mạng xã hội (Social Listening) và tương tác cộng đồng sẽ dẫn dắt định hướng các chiến lược marketing.

Bà Deborah Sweeney, Giám đốc điều hành của MyCorpination.com, dự đoán một kỷ nguyên mới của mối quan hệ giữa người tiêu dùng của thương hiệu và hành vi gắn kết của thương hiệu trên mạng xã hội.

“Trong một thế giới hậu COVID, tôi nghĩ sẽ tiếp tục nhấn mạnh vào nhu cầu của người tiêu dùng. Phương tiện truyền thông mạng xã hội sẽ trở thành thứ luôn có ý nghĩa bởi bản thân nó đã là ‘xã hội’.

Các thương hiệu sẽ nên hỏi người tiêu dùng về phản hồi của họ đối với cách mà thương hiệu đang làm và những gì thương hiệu cung cấp có khả năng làm cho cuộc sống của người tiêu dùng trở nên dễ dàng hơn không?

Các thương hiệu sẽ phải lắng nghe những phản hồi này và thực hiện phát triển các dịch vụ mới trong doanh nghiệp của họ”.

6. Chúng ta sẽ liên tục thích ứng với công nghệ mới và thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng.

Như mọi khi, các công nghệ mới sẽ xuất hiện và các nền tảng truyền thông mạng xã hội vẫn tiếp tục cập nhật nền tảng của họ để phù hợp hơn với nhu cầu trực tuyến mới.

Như chúng ta đã nói trước đây, bất cứ lúc nào mọi thứ đều có thể thay đổi; Điều quan trọng là chúng ta đừng bao giờ dựa hoàn toàn vào bất kỳ nền tảng mạng xã hội nào để đáp ứng tất cả các nhu cầu marketing của mình.

Đa dạng hoá quảng cáo cũng là một chủ để tương tự mà chúng ta đã từng để cập.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Tra Nguyen | MarketingTrips 

Google Tag Manager là gì? Thiết lập Google Tag Manager

Cùng tìm hiểu các nội dung như Google Tag Manager là gì, ưu điểm nổi trội của Google Tag Manager, cách thiết lập Google Tag Manager và hơn thế nữa.

google tag manager là gì
Google Tag Manager là gì – Hướng dẫn các bước với Google Tag Manager

Google Tag Manager là gì? Google Tag Manager (GTM) là Trình quản lý thẻ (tag) của Google, đây là công cụ bắt buộc dành cho những người làm digital marketing chuyên nghiệp, đó là những gì họ cần để đơn giản hoá quá trình đo lường.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài:

  • Google Tag Manager là gì?
  • Vai trò của Google Tag Manager đối với Marketing là gì?
  • Ưu điểm nổi trội nhất của Google Tag Manager là gì?
  • Hướng dẫn cài đặt trình quản lý thẻ Google Tag Manager.
  • Cách thêm thẻ bằng Google Tag Manager.
  • Website của bạn nên có những loại thẻ (Tag) nào.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Google Tag Manager là gì?

Google Tag Manager là một trong những trường hợp hiếm hoi của bộ công cụ marketing có thể thực hiện chính xác những gì mà nó đang phân tích và đưa ra số liệu.

Nó là một hệ thống quản lý thẻ (tag) cho phép người dùng tải lên, cập nhật và sửa đổi mã theo dõi (tracking code) được triển khai trên các website của bạn mà không cần chỉnh sửa mã HTML trực tiếp trên website.

Đối với rất nhiều marketer hoặc chủ sở hữu website và thậm chí là đối với các nhà phát triển web, mã (code) và thẻ (tags) có thể là một quá trình khá phức tạp. Nhưng rất may là Google đã sớm nhận ra ‘nỗi đau’ này.

Google cung cấp Google Tag Manager cho phép người quản lý công cụ có thể thực hiện tất cả các hoạt động chỉnh sửa, cập nhật…thẻ và mã code trên cùng một công cụ tập trung thay vì bạn phải thực hiện hành động này riêng lẻ trên từng website, ứng dụng hay một bất cứ một nền tảng nào khác.

Điều này không chỉ giúp đơn giản hoá quá trình đối với những bạn ‘non-tech’ mà còn giúp tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều đối với những người làm digital marketing nói chung.

Vai trò của Google Tag Manager đối với Marketing là gì?

Với Google Tag Manager bạn có thể theo dõi, đo lường, phân tích lưu lượng truy cập, đây là bộ công cụ hoàn hảo để ghi nhận những thành công về các hoạt động marketing của bạn trên nhiều nền tảng như website hoặc ứng dụng (app).

Google Tag Manager không chỉ đảm bảo việc các hoạt động marketing của bạn được tối ưu hóa để thành công nhất có thể mà còn giúp bạn tiết kiệm một lượng thời gian đáng kể.

Sử dụng Google Tag Manager khiến quá trình triển khai các thẻ như Facebook Pixels và Google Analytics lên website của bạn một cách dễ dàng và tập trung hơn.

Ưu điểm nổi trội nhất của Google Tag Manager là gì?

Nếu bạn là một Digital Marketer chuyên nghiệp, bạn nên tìm hiểu và sử dụng sớm Google Tag Manager, dưới đây là những gì nó có thể mang lại.

  • Đơn giản hoá quá trình cài đặt: Nếu bạn là một người mới hoặc không thành thạo với các yếu tố kỹ thuật (code), việc thiết lập các thẻ hay mã code từ website hoặc các ứng dụng khác có thể rất khó khăn. Với Google Tag Manager, bạn chỉ cần vài thao tác đơn giản là hoàn thành.
  • Công cụ thiết lập “All in One”: Google Tag Manager quản lý các mã code theo dõi ở hầu hết các nền tảng quảng cáo khác nhau như Google, Facebook hay TikTok.
  • Giúp website tải nhanh hơn: Nếu việc cài đặt quá nhiều mã code vào website hay ứng dụng có thể làm chậm tốc độ tải nội dung của bạn, với Google Tag Manager, bạn chỉ cần sử dụng một code duy nhất.

Hướng dẫn cài đặt và thiết lập trình quản lý thẻ Google Tag Manager.

Để sử dụng Google Tag Manager, điều đầu tiên bạn cần làm đó là phải thêm nó vào website. Hành động này khá đơn giản và chỉ mất ‘vài chục giây’:

1. Bạn tạo một tài khoản Google Tag Manager tại: tagmanager.google.com

2. Sau khi tạo tài khoản của bạn, một container mới sẽ tự động được tạo.

* Container hay mã vùng chứa là một đoạn mã JavaScript nhỏ và không phải là đoạn mã JavaScript mà bạn dán vào các trang của mình.

Container cho phép Google Tag Manager kích hoạt các thẻ bằng cách chèn gtm.js vào trang (hoặc thông qua việc sử dụng iframe khi JavaScript không có sẵn).

3. Thực hiện theo các bước sau để sao chép và dán Container Snippet của Google Tag Manager vào đúng vị trí trên website của bạn.

  • Copy và dán đoạn mã đó vào thẻ <Head> trên website của bạn (quá trình này khá đơn giản nếu website của bạn đang sử dụng WordPress, còn nếu phực tạp hơn bạn có thể nhớ sự can thiệp của các bạn Tech). Đoạn mã sẽ có dạng như này.
google tag manager là gì
Đoạn mã code của Google Tag Manager
  • Copy và dán đoạn mã như sau vào thẻ <body> trên website của bạn.

GTM

Khi bạn đã hoàn thành các bước trên, Google Tag Manager sẽ kích hoạt website của bạn. Lưu ý: Hãy thay mã GTM-XXXX thành mã của Google Tag Manager của bạn.

Cách thêm thẻ bằng Google Tag Manager.

Thẻ hay Tags là những đoạn mã giúp bạn tích hợp và triển khai các sản phẩm khác nhau – chủ yếu là đối với marketing – lên website của bạn.

Thẻ được sử dụng rộng rãi để đo lường và theo dõi hoạt động của người dùng, hiệu suất của các kênh digital, nội dung (Content) và chiến dịch kỹ thuật số của bạn.

Để cài đặt bất kỳ thẻ nào lên website của bạn, hãy làm theo các bước sau trên Google Tag Manager.

1. Đăng nhập vào tài khoản và chọn “New Tag”.

2. Chọn loại thẻ bạn muốn ở “Tag Type”.

google tag manager là gì
Google Tag Manager là gì – Các loại thẻ (tag) hiện có.

3. Chọn loại thẻ theo dõi “Track Type” mong muốn của bạn.

Loại thẻ thường được chọn đầu tiên là “Page View” hay “Xem trang”.

Các tùy chọn thẻ khác thường liên quan với các chiến dịch cụ thể của bạn trên các kênh digital, mục tiêu và chuyển đổi bạn đã thiết lập trong Google Analytics cũng như trên các nền tảng mạng xã hội khác của bạn.

4. Tiếp theo, bạn sẽ cần phải chọn “Trigger” hay “Bộ kích hoạt” của bạn.

Một lần nữa, điều này phụ thuộc vào các mục tiêu mà bạn đã thiết lập trong Google Analytics. Trigger được hiểu đơn giản là nó sẽ kích hoạt thẻ (tag) của bạn hoạt động mỗi khi có sự kiện xảy ra.

Những sự kiện là những gì bạn muốn theo dõi chẳng hạn như: nhấp chuột, điền vào biểu mẫu, mua hàng…v.v.

Website của bạn nên có những loại thẻ nào.

Google Tag Manager có rất nhiều loại thẻ được hỗ trợ và điều quan trọng là bạn phải biết những thẻ nào bạn nên ưu tiên cho doanh nghiệp của mình.

Marketing hãy nên là nói về kết quả. Tất cả mọi thứ từ nội dung đến chiến lược của bạn nên được đo lường cụ thể bằng số liệu. Bằng cách này, bạn có thể tìm hiểu các kênh và phương pháp nào đáng giá nhất để bạn ‘theo đuổi’.

Dưới đây là các thẻ mà bạn có thể bắt đầu cho doanh nghiệp của mình:

  • Facebook Pixel hay Facebook Conversion API – Đây là thẻ giúp bạn đo lường hiệu quả marketing trên Facebook của bạn. Nó theo dõi các hoạt động của những người dùng từ Facebook đến website của bạn. Bằng cách này, bạn có thể đo lường chuyển đổi và các mục tiêu kinh doanh khác dựa trên các mục tiêu marketing của bạn trên các mạng xã hội.
  • Quảng cáo Google – Theo dõi chuyển đổi và sử dụng tiếp thị lại (re-marketing) với sự trợ giúp của thẻ Quảng cáo Google (Google Ads Tag).
  • Google Analytics – Tích hợp với tài khoản Google Analytics của bạn để đảm bảo rằng tất cả dữ liệu marketing có liên quan với website của bạn được theo dõi đầy đủ.
  • Công cụ tối ưu của Google (Google Optimize) – Kiểm tra và chỉnh sửa website của bạn mà không cần có chuyên môn về Code.

Kết luận.

Với những người làm Marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng, đo lường hiệu suất của các chiến dịch là một trong những công việc quan trọng nhất, hy vọng sau khi hiểu Google Tag Manager là gì cũng như các nội dung có liên quan, bạn có thể dễ dàng thiết lập nó cho riêng mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Cách thực hiện Digital Marketing Audit cho Website

Thực hiện audit digital marketing cho website của bạn là cách tốt nhất để có một cái nhìn tổng quan rõ ràng nhất về hiệu suất hiện tại, giúp bạn ‘chẩn đoán’ bất kỳ vấn đề quan trọng nào mà website đang gặp phải.

audit digital marketing
Cách thực hiện Digital Marketing Audit cho Website

Tuy nhiên, mục đích của digital marketing audit không chỉ là để thực hiện các nhiệm vụ này. Mà nó cũng nên tạo ra các đề xuất có thể hành động để có thể biến thành các chiến lược dựa trên dữ liệu cho các kênh digital khác nhau của bạn.

Những đề xuất này phải luôn luôn gắn liền với các mục tiêu kinh doanh cốt lõi và mục tiêu tăng trưởng của bạn.

Sau đây là 7 nội dung chính cho phép bạn hoàn thành một bản Digital Marketing Audit toàn diện và có thể hành động:

  • Các công cụ cần thiết để thực thi hoạt động kiểm tra
  • SEO kỹ thuật – Technical SEO
  • Nội dung – Content
  • SEO ngoài trang – Off-Page SEO
  • PPC – Pay Per Click
  • Theo dõi và báo cáo – Tracking and Reporting
  • Thực hiện kiểm tra hoạt động tiếp thị kỹ thuật số- Digital Marketing Audit

1. Công cụ để thực hiện digital marketing audit

Các nhà marketing cần đi sâu vào dữ liệu hiệu suất của website và cần có sự hiểu biết ssu sắc về cách các hiệu suất này được đo lường so với KPI của bạn. Có một số công cụ miễn phí có sẵn để giúp bạn thực hiện việc này một cách hiệu quả:

  • Google Analytics: Để biết thông tin chi tiết về cách website của bạn nhận được lưu lượng truy cập (traffic), cách khách hàng tương tác với nội dung của bạn và đây cũng là nơi bạn có để đo lường ROI (return on invest).
  • Google Search Console: Để theo dõi và khắc phục sự các sự cố của website cũng như việc theo dõi sự hiện diện tự nhiên của website trong các kết quả tìm kiếm của Google.
  • Google Keyword Planner: Để tiến hành nghiên cứu từ khóa, tìm hiểu nhu cầu tìm kiếm và tính toán các dự báo.
  • Ahrefs (bản dùng thử miễn phí 7 ngày): Để hiểu Khả năng hiển thị của website của bạn, nghiên cứu từ khóa, phân tích đối thủ cạnh tranh, theo dõi thứ hạng từ khóa và phân tích backlink.
  • Screaming Frog (có phiên bản miễn phí): Giúp thu thập dữ liệu các trang (webpages) trên website của bạn để chẩn đoán các vấn đề trên trang (onsite) liên quan đến SEO kỹ thuật và nội dung.

2. SEO kỹ thuật – Technical SEO

Bằng cách cải thiện nền tảng kỹ thuật của website của bạn theo đúng cách, bạn có thêm cơ hội được tìm thấy, thu thập dữ liệu, lập chỉ mục và xếp hạng cao hơn bởi một công cụ tìm kiếm, chẳng hạn như Google.

Kiểm tra SEO kỹ thuật của website chủ yếu nên tập trung vào khả năng thu thập dữ liệu và khả năng lập chỉ mục của các trang (web pages) trên website.

Thu thập dữ liệu trên website là một quá trình ‘tốn kém’ đối với Google, do đó, điều quan trọng là làm cho website của bạn dễ dàng và hiệu quả để thu thập dữ liệu nhanh nhất có thể. Điều này sẽ giúp nội dung của bạn được thu thập thường xuyên và giúp nội dung mới được phát hiện nhanh chóng hơn.

Duy trì việc kiểm soát các trang trên website của bạn có thể được lập chỉ mục cũng là phương án nên được quan tâm. Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng tất cả các trang (pages) bạn muốn người dùng truy cập đều có thể được lập chỉ mục.

Tuy nhiên, bạn cũng cần đảm bảo rằng bạn chỉ lập chỉ mục nội dung có giá trị cho người dùng và sẽ không gây nhầm lẫn cho các công cụ tìm kiếm khi chọn trang nào để xếp hạng.

Những thứ như khả năng sử dụng trên thiết bị di động (mobile friendly) và thời gian tải trang đều được Google tính đến và cũng là các yếu tố xếp hạng trên kết quả tìm kiếm. Do đó, việc thực hiện các bước để cải thiện các khía cạnh của trải nghiệm người dùng sẽ được Google ưu tiên hơn trên các trang kết quả tìm kiếm.

3. Nội dung – Content

Khi kiểm tra nội dung trên website của bạn, bạn nên xem xét hiệu suất của website một cách thật tỉ mỉ và sử dụng những hiểu biết (insights) này để tạo ra một chiến lược hành động phù hợp với các hoạt động khác của bộ phận Marketing.

Để đánh giá xem nội dung của bạn đang hoạt động như thế nào, có một số số liệu bạn nên xem xét. Thứ nhất, Website của bạn hiện tại đang xếp hạng như thế nào đối với các từ khóa mà bạn đang tập trung.

Từ khóa tập trung có thể là từ khóa có dung lượng (volume search) tìm kiếm cao, giá trị thương mại cao. Bạn có các trang nào không được lập chỉ mục không, hoặc có nội dung nào bị trùng lặp không?

Thứ hai, sử dụng Google Analytics để kiểm tra số lượng phiên (sessions) tự nhiên trên website và xem xét các trang nào đang chiếm phần lớn các phiên này.

Dữ liệu nhấp chuột và hiển thị từ Google Search Console cũng hữu ích cho việc này, vì bạn không những có thể hiểu rõ hơn ở cấp độ trang mà còn hiểu thêm các truy vấn tìm kiếm riêng lẻ.

Và thứ ba, đào sâu vào các chuyển đổi tự nhiên của bạn. Tỷ lệ chuyển đổi của bạn khác nhau như thế nào giữa các chuyên mục con khác nhau trên website?

Về cơ bản, tất cả lưu lượng truy cập đều rất tốt cho website của bạn, nhưng điều quan trọng là phải đảm bảo rằng lượng truy cập đó có thể dẫn đến ROI thực sự.

4. SEO ngoài trang – Off-Page SEO

Backlink (danh sách các liên kết từ các website khác đến website của bạn) là một yếu tố thiết yếu cho sự thành công của website của bạn.

Trong một thế giới nơi mỗi liên kết mới được tính như là một ‘phiếu bầu’ cho website của bạn, tuy nhiên không phải tất cả các ‘phiếu bầu’ này đều bằng nhau. Backlink từ những website hay thương hiệu tốt (tương tác nhiều) và tự nhiên sẽ được đánh giá cao hơn.

Điều này được thấy rõ kể từ khi Google phát hành bản cập nhật thuật toán Penguin nhằm mục tiêu ‘phá vỡ’ các chiến thuật xây dựng liên kết spam cũng như thao túng backlink.

Ahrefs là một công cụ tuyệt vời để nghiên cứu và phân tích backlink của bạn, Ahrefs cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan rõ ràng về các backlink của bạn, các tên miền giới thiệu (referral domain) và bảng xếp hạng tên miền.

Xếp hạng tên miền này là số liệu của bên thứ ba nhằm mục đích báo hiệu sức mạnh của backlink trên website theo thang điểm từ 0 đến 100.

Cách "Audit" Digital Marketing cho bất kì website nào (P2)

5. PPC – Pay Per Click

Sau đây là một số khía cạnh chính mà bạn cần quan tâm:

  • Khả năng hiển thị (số lần hiển thị, chia sẻ hiển thị, tỉ lệ đầu trang…)
  • Khả năng sinh lời (CPC, CPA, ROAS, ROI)
  • Chất lượng quảng cáo (Click, CTR, điểm chất lượng)

Khi thực hiện kiểm tra tài khoản quảng cáo, tốt hơn hết là bạn nên xác định các khu vực chi tiêu không hiệu quả, cắt giảm ngân sách các khu vực này đồng thời tăng cường chi tiêu trong các khu vực có hiệu suất cao.

Lãng phí ở đây có thể được hiểu là CPC cao, chuyển đổi thấp, từ khoá không liên quan…

Bằng cách này, bạn sẽ thúc đẩy khách hàng tiềm năng và doanh thu mà bạn cần, trong khi tối đa hóa lợi nhuận của bạn cho chi tiêu quảng cáo (ROAS) và từ đó lợi nhuận đầu tư tổng thể (ROI) của bạn cũng sẽ tăng lên.

Khi bạn đang kiểm tra các cơ hội PPC của mình, bạn cũng nên xem xét các từ khóa không hiệu quả theo góc nhìn của một SEOer. Quảng cáo trả phí PPC có thể hiệu quả trong thời gian ngắn trong khi công việc SEO được thực hiện để cải thiện các thứ hạng tự nhiên trong dài hạn.

6. Theo dõi và báo cáo

Theo dõi chính xác là yếu tố rất quan trọng để có thể hiểu được hiệu suất của hoạt động marketing trên tất cả các kênh, đồng thời theo dõi và kiểm tra cũng có thể cung cấp những insights quan trọng cho các điểm thành công và điểm thất bại của một chiến dịch cũng như ngành hàng bạn đang làm.

Bạn nên nhận thức được các chiến dịch digital marketing của bạn trên các kênh khác nhau đang tác động lẫn nhau như thế nào (funnels).

Hãy xem dữ liệu chuyển đổi được hỗ trợ trong Google Analytics (Chuyển đổi> phễu đa kênh> Chuyển đổi được hỗ trợ). Hiểu đường dẫn chuyển đổi (conversion path) của khách hàng của bạn là chìa khoá chính để hiểu mức độ tiềm năng của từng kênh riêng lẻ trong một bức tranh digital marketing toàn diện.

Cách "Audit" Digital Marketing cho bất kì website nào (P2)

7. Thực hiện kiểm tra và sửa đổi Digital Marketing

Digital Marketing Audit chỉ tốt khi nó được đi kèm với một bản kế hoạch hành động hiệu quả. Giai đoạn này sẽ giúp bạn phác thảo các nhiệm vụ gắn liền với các kế hoạch chi tiết về những ảnh hưởng tiềm ẩn và nguồn lực cần thiết.

Bạn cũng có thể sử dụng đây như là nguồn tư liệu để làm việc với các bộ phận liên quan trong doanh nghiệp nhằm hỗ trợ và tăng cường vai trò của hoạt động digital marketing.

Khi bạn đã tập hợp được một lộ trình chiến lược của mình thông qua những dữ liệu hiệu suất và mục tiêu rõ ràng, bạn có thể bắt đầu thực hiện các thay đổi với mục tiêu mang lại những lợi ích từ các nguồn lực này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Facebook đào tạo Digital Marketing miễn phí cho doanh nghiệp thông qua chương trình ‘Summer of Support’

Khi ngày càng nhiều doanh nghiệp đang tìm cách chuyển hoạt động kinh doanh lên môi trường trực tuyến để giảm thiểu tác động của COVID-19, Facebook vừa thông báo chương trình đào tạo Digital Marketing kéo dài 6 tuần với tên gọi ‘Summer of Support’ cho chủ yếu là SMBs.

Facebook đào tạo Digital Marketing miễn phí cho doanh nghiệp thông qua chương trình 'Summer of Support'

Facebook cho biết:

“Chúng tôi mang đến những khoá học Digital Marketing miễn phí cho doanh nghiệp, với 6 tuần của lớp học doanh nghiệp sẽ có cơ hội được học hỏi từ các chuyên gia kinh tế, các bài giảng từ các doanh nhân nỗi tiếng. Tất cả những điều này sẽ góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp sớm trở lại các hoạt động kinh doanh sau Covid-19”.

Những nội dung học chính trong 6 tuần:

Tuần 1: “The Changing World” – Thế giới đang thay đổi

Thế giới đang trong tình trạng thay đổi nhanh chóng. Không chỉ là nói về các cuộc khủng hoảng về sức khỏe, mà đổi mới, chính bản thân nó đã đưa chúng ta vào một tình trạng luôn cần sẵn sàng để thay đổi theo. Để doanh nghiệp của bạn thành công, điều quan trọng là phải hiểu cách đáp ứng với thực tế mới này.

Tuần 2: “Resilience”  – Khả năng phục hồi

Đôi khi cơ hội có thể trông giống như một thất bại. Các doanh nghiệp thành công là những doanh nghiệp có thể biến thất bại thành một hướng đi mới. Doạnh nghiệp cần tìm hiểu làm thế nào để trở nên kiên cường hơn trong những khoảnh khắc thay đổi và làm thế nào để biến suy thoái thành cơ hội.

Tuần 3: “Reinvention” – Tái cấu trúc

Các cơ hội chuyển đổi có thể ngoài tầm với, bạn có thể phải tái cấu trúc doanh nghiệp để đối phó với những khó khăn. Chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách để tái cấu trúc doanh nghiệp từ đó bạn có thể ‘chớp’ lấy các cơ hội mới trong giai đoạn chuyển đổi này.

Tuần 4: “Re-Emergence” – Tái xuất hiện

Khi khủng khoảng kết thúc, bằng cách nào bạn bước vào một bức tranh mới? Tái xuất hiện thành công vào thị trường có nghĩa là doanh nghiệp cần hiểu được đâu là điểm mấu chốt mình cần giữ và đâu là điểm cần được cải tiến và phát triển.

Tuần 5: “Customers & Commerce”  – Khách hàng và thương mại

Nếu bạn là một tài sản cho khách hàng của bạn trong những thời kì khủng hoảng, bạn sẽ có được thành công khi nền kinh tế tăng trở lại. Chúng tôi sẽ chỉ cho doanh nghiệp cách làm cho doanh nghiệp của bạn trở nên thiết yếu hơn thông qua các quy trình tập trung vào khách hàng và thương mại thông minh hơn.

Tuần 6: “Community” – Cộng đồng

Các doanh nghiệp thiết yếu giúp cộng đồng của họ mạnh mẽ và phát triển. Chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách để giữ vững nguồn lực xã hội và kinh tế sôi động tới cộng đồng của mình. Tuy nhiên “cộng đồng” là bạn định nghĩa chứ không phải chúng tôi. Nó tuỳ thuộc vào bạn.

Tất cả các khoá học sẽ được diễn ra online tại Summer of Support, cùng những thông tin khác được cập nhật từ Facebook for Business Page.

Khoá học đang đồng hành cùng với một loạt các đối tác bao gồm Dell, PayPal, American Express và Small Business Roundtable.

‘Nó miễn phí, nó sẽ cung cấp những hiểu biết và lời khuyên mới từ chính các chuyên gia nội bộ của Facebook và nó có thể giúp bạn tối đa hóa các nỗ lực digital marketing của mình. Bạn nên tham gia cùng chúng tôi’. Facebook cho biết thêm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Theo Hà Anh | MarketingTrips

Làm Digital Marketing là làm gì, có phải chỉ là chạy quảng cáo không ?

Các nhà làm Digital Marketing hay tiếp thị kỹ thuật số chịu trách nhiệm thúc đẩy nhận thức về thương hiệu (brand awareness) và tạo ra khách hàng tiềm năng (lead generation) thông qua tất cả các kênh Digital hay kỹ thuật số – cả miễn phí (free traffic) và trả phí (paid traffic).

lam-digital-la-lam-gi-marketingtrips

Các kênh này bao gồm: social media, website, application, SEO, SEM, email, display advertising hoặc các blog của công ty.

Người làm Digital Marketing thường tập trung vào các chỉ số hiệu suất chính (KPIs) khác nhau cho mỗi kênh để họ có thể đo lường chính xác hiệu suất qua từng kênh. Ví dụ, một digital marketer chịu trách nhiệm về SEO, họ sẽ tập trung đo lường “lưu lượng truy cập không trả phí” của website của họ – dựa trên tổng số traffic hiện có của website.

Digital Marketing ngày nay đóng khá nhiều vai trò trong doanh nghiệp, thậm chí là vai trò chiến lược chính yếu của doanh nghiệp. Trong các công ty nhỏ, một digital marketer sẽ có thể là chuyên gia ‘đa chức năng’, khi họ cần phải có thể cần phải vận dụng nhiều chiến thuật khác nhau trong quá trình làm việc

Trong các công ty lớn hơn, khi cơ cấu nhân sự trở nên “thoải mái” hơn thì sự phân chia theo chuyên môn sẽ trở nên rõ ràng hơn, mỗi chuyên gia chỉ tập trung vào một hoặc hai kênh digital của thương hiệu thay vì “ôm show” như ở các công ty nhỏ khác.

Sau đây là một vài ví dụ về các vị trí chuyên môn phổ biến về Digital trong doanh nghiệp hiện nay:

SEO Executive/Specialist/Manager: KPIs chính là Organic Traffic (lưu lượng truy cập tự nhiên).

Nói đơn giản, các nhà quản lý SEO có vai trò giúp doanh nghiệp xếp hạng tốt hơn trên các công cụ tìm kiếm như Google. Sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, người làm SEO có thể làm việc trực tiếp với người tạo nội dung (content marketer) để đảm bảo nội dung họ tạo ra hoạt động tốt trên Google – ngay cả khi công ty cũng đăng các nội dung này lên phương tiện truyền thông xã hội (social media).

Digital Content Marketing Executive/Specialist/Manager: KPIs chính thường là time on page, tổng traffic, views, lượng người subscriber …

Những bạn làm tiếp thị nội dung hay content marketing là những người sáng tạo nội dung trên nền tảng digital. Họ thường xuyên theo dõi lịch viết blog hay website của công ty và đưa ra chiến lược nội dung bao gồm cả video. Những bạn này thường làm việc với những người trong các bộ phận khác thuộc Marketing như PR, SEO, SEM, Social Media…để đảm bảo các sản phẩm và chiến dịch được hỗ trợ với nội dung kịp thời.

Social Media Executive/Specialist/Manager: KPIs chính thường là follows, impressions, shares, comment, like, click, reach…

Vai trò của người làm Marketing trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội rất dễ suy ra từ tiêu đề, nhưng mạng xã hội nào họ quản lý và sử dụng cũng còn phụ thuộc vào ngành kinh doanh của doanh nghiệp. Trên hết, những người làm truyền thông xã hội thiết lập lịch đăng bài cho nội dung bằng văn bản và hình ảnh của công ty. Những bạn này cũng thường xuyên làm viêc với các bạn content để sản xuất nội dung phù hợp cho các kênh.

Google Ads Executive/Specialist/Manager: KPIs chính là CPC (cost per click), CTR (click through rate), CPL (cost per lead), tổng paid traffic…

Nếu các bạn làm SEO chủ yếu mang về traffic tự nhiên không phải trả tiền (organic traffic) thì các bạn làm Google Ads – là một kênh paid media, tức có trả phí. Cả 2 kênh này đều có điểm chung là cùng thuộc SEM – Search Engine Marketing, tức là tối ưu công cụ tìm kiếm (chủ yếu là Google hoặc ở Việt Nam thì có thêm Cốc Cốc).

Tuỳ vào chiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp mà doanh nghiệp sử dụng hoặc SEO hoặc Google Ads hoặc sử dụng đồng thời cả hai.

Facebook Ads Executive/Specialist/Manager: KPIs chính thường là CPC, CPL, CTR, lượng comment, conversion, gửi tin nhắn…

Cũng là một kênh thuộc Social Network tương tự như Twitter, Instagram…tuy nhiên tại Việt Nam vì sự phổ biến mà riêng kênh Facebook có rất nhiều doanh nghiệp tuyển dụng và sử dụng riêng vị trí Facebook Ads, đặc biệt với các doanh nghiệp lớn hoặc các doanh nghiệp sử dụng ngân sách lớn cho Facebook.

Performance Based Ads Executive/Specialist/Manager: KPIs chính thường là các chỉ số tập trung vào chuyển đổi như: cost per lead, cost per conversion, cost per booking, cost per sign up…

Những năm trở lại đây, rất nhiều doanh nghiệp tuyển dụng và “đãi ngộ cao” với các bạn làm Performance, bởi tính chất của Performance là tập trung vào các hiệu suất thực hay nói cách khác là chuyển đổi hoặc cận chuyển đổi nên thường doanh nghiệp sẽ nhìn thấy chi phí đầu tư cho Performance là xác thực và “có giá trị”. Tuy nhiên nếu nhìn nhận ở bức tranh lớn hơn hoặc liên quan đến “scale up” thì chỉ dựa vào Performance có vẻ vẫn chưa thuyết phục cho lắm.

Thường vị trí này sẽ sử dụng kênh Paid Media để đạt được các mục tiêu hiệu suất được để ra bởi bộ phận Marketing. Tuỳ vào ngành hàng (B2B, B2C, D2C…), sản phẩm, thị trường…mà doanh nghiệp có thể tuỳ chọn các kênh digital để làm Performance.

Marketing Automation Coordinator: KPIs chính thường là Email open rate, campaign click-through rate, lead-generation (conversion) rate…tỉ lệ Lead, Click qua Chatbot…

Tự động hoá các hoạt động Marketing giúp chọn và quản lý phần mềm cho phép toàn bộ nhóm Marketing hiểu hành vi của khách hàng và đo lường sự phát triển của doanh nghiệp. Bởi vì nhiều hoạt động Marketing được mô tả ở trên có thể được thực hiện tách biệt với nhau, điều quan trọng là phải có ai đó có thể nhóm các hoạt động digital này thành các chiến dịch riêng lẻ và theo dõi hiệu suất của từng chiến dịch.

Digital Marketing Executive/Specialist/Manager: KPIs chính thường là tổng KPIs của các kênh Digital cộng lại và liên quan mật thiết với mục tiêu của Business.

Bên cạnh nhiều doanh nghiệp vẫn tách rõ các vị trí làm Digital theo từng kênh thì vẫn có nhiều doanh nghiệp sử dụng vị trí này như là vị trí tổng hợp tức làm đa kênh. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, khi lượng ngân sách Marketing và công việc còn ít thì đây sẽ là vị trí thường được chọn. Đối với các doanh nghiệp có lượng ngân sách lớn hơn họ cũng có thể sẽ sử dụng vị trí này tuy nhiên ở level Manager trở lên để quản lý các vị trí chuyên môn cụ thể theo các kênh Digital nói trên.

Khi doanh nghiệp sử dụng vị trí Digital thường sẽ được hiểu là bạn này sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động digital của doanh nghiệp gồm paid media, own media, earned media, cả organic lẫn paid, quản lý toàn bộ các hoạt động Digital Ads, các digital platform (web, app, tools, CRM…).

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hùng Lâm | MarketingTrips 

Digital Marketing – Hiểu một cách bài bản và học thuật nhất (P3)

Cho đến khi bạn đọc bài viết này tại thời điểm hiện tại thì tôi vẫn tin rằng có rất rất nhiều bạn, kể cả những bạn đã đi làm tạm gọi là “Digital Marketing” được vài năm thì các bạn vẫn hiểu một cách “mơ hồ” và rời rạc về bản chất của Digital Marketing. Ở bài viết này bạn sẽ tìm được điều gì ?

Digital-Marketing-2-marketing-trips

  • Digital Marketing là gì
  • Vai trò của Digital Marketing trong doanh nghiệp
  • Phân biệt Digital Marketing và Marketing Online
  • Các thành phần hay loại hình (Channel, Tools…) của Digital Marketing
  • Làm Digital Marketing là làm gì
  • Và nhiều hơn thế nữa

Các bạn xem lại phần 1 và 2 ở link bên dưới:

5. Affiliate Marketing

Đây là một hình thức quảng cáo dựa trên hiệu suất khi bạn nhận được hoa hồng để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của người khác trên website hay kênh của mình. Các kênh tiếp thị liên kết thường bao gồm:

  • Lưu trữ quảng cáo video thông qua Chương trình Đối tác của YouTube.
  • Đăng link liên kết từ các tài khoản truyền thông mạng xã hội của bạn.
  • Đặt banner, bài viết hay link… của đối tác liên kết (Advertiser) lên website của người chạy chương trình liên kết (Publisher).

6. Native Advertising

Native Advertising hay còn gọi là “quảng cáo tự nhiên” đề cập đến các quảng cáo chủ yếu dựa trên nội dung và nổi bật trên nền tảng cùng với các nội dung không phải trả tiền khác.

Mặc dù cũng mới được phát triển rầm rộ trong vàì năm trở lại đây tuy nhiên quảng cáo tự nhiên hay native advertising lại nhận được sự chú ý rất lớn bởi tính hiệu quả của nó. Như hình bên dưới là một ví dụ về hình thức này. Đặc điểm nổi bật của hình thức này là tính “tự nhiên”, nội dung quảng cáo được lồng ghép một cách “ngẫu nhiên” vào các nội dung khác trên website (app). Những native ads thường có hình ảnh, tiêu đề và một phần mô tả nhỏ để tăng cường CTA (call to action).

digital marketing - marketingtrips

 

7. Marketing Automation

Marketing Automation tạm dịch là tự động hóa tiếp thị đề cập đến các phần mềm phục vụ cho việc tự động hóa các hoạt động marketing cơ bản của doanh nghiệp. Nhiều bộ phận marketing có thể tự động hóa các nhiệm vụ lặp đi lặp lại mà bạn thường làm bằng tay, chẳng hạn như:

Bản tin email: Tự động hóa email không chỉ cho phép bạn tự động gửi email đến người đăng ký của bạn. Nó cũng có thể giúp bạn thu nhỏ và mở rộng danh sách liên lạc của bạn khi cần để bản tin của bạn chỉ đến những người muốn xem chúng trong hộp thư đến của họ.
Lập lịch đăng bài trên mạng xã hội: Nếu bạn muốn tăng sự hiện diện của tổ chức của mình trên mạng xã hội, bạn cần đăng bài thường xuyên. Các công cụ lập lịch truyền thông xã hội giúp đẩy tự động nội dung của bạn lên các kênh truyền thông xã hội, vì vậy bạn có thể dành nhiều thời gian hơn để tập trung vào chiến lược nội dung.

Quy trình công việc nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng: Tạo khách hàng tiềm năng và chuyển đổi những khách hàng tiềm năng đó thành khách hàng, có thể là một quá trình lâu dài. Bạn có thể tự động hóa quy trình đó bằng cách gửi các email và nội dung cụ thể khi chúng phù hợp với các tiêu chí nhất định, chẳng hạn như khi có ai đó tải xuống và mở ebook của bạn thì bạn nên gửi gì ? Hãy làm chúng một cách tự động.

Theo dõi và báo cáo chiến dịch: Một chiến dịch marketing có thể bao gồm rất nhiều người khác nhau, nhiều email khác nhau, nhiều nội dung khác nhau, hoặc cũng có thể nhiều website khác nhau và hơn thế nữa. Tự động hóa marketing có thể giúp bạn sắp xếp mọi thứ bạn làm theo chiến dịch mà bạn muốn và sau đó theo dõi hiệu suất của chiến dịch đó dựa trên tiến trình mà tất cả các thành phần này tạo ra theo thời gian.

8. Email Marketing

Các công ty thường sử dụng email marketing như một cách để giao tiếp với khách hàng của họ. Email thường được sử dụng để quảng bá nội dung, giảm giá và sự kiện, cũng như để hướng mọi người tới website của doanh nghiệp cho một sự kiện nào đó. Các loại email bạn có thể gửi trong chiến dịch email marketing bao gồm:

  • Blog đăng ký bản tin.
  • Email tới khách truy cập website đã tải xuống một cái gì đó.
  • Email chào mừng khách hàng mới
  • Email Khuyến mãi ngày lễ cho các khách hàng trung thành

9. PR Online

PR Online là một loạt các hoạt động nhằm bảo vệ độ bao phủ của “earned online media – kênh thảo luận về thương hiệu” gắn liền với xuất bản số (digital puclications), xuất bản nội dung (blog) và các website dựa trên nội dung khác (content-based-website). PR online cơ bản giống như PR truyền thống, chỉ khác về môi trường trực tuyến (online) so với môi trường ngoại tuyến (offline). Các cách thức bạn có thể sử dụng để tối đa hóa các nỗ lực PR Online của mình bao gồm:

Tiếp cận cộng đồng thông qua phương tiện truyền thông xã hội: Chẳng hạn, nói chuyện với các nhà báo trên Twitter là một cách tuyệt vời để phát triển mối quan hệ với báo chí tạo ra cơ hội earned-media cho công ty của bạn.

Thu hút các đánh giá trực tuyến về công ty của bạn: Khi ai đó đánh giá công ty của bạn trực tuyến, cho dù đánh giá đó là tốt hay xấu, cơ bản thì bản năng của bạn có thể không “chạm” hay cảm nhận hết được. Ngược lại, đánh giá công ty hấp dẫn giúp bạn nhân cách hóa thương hiệu của bạn và cung cấp thông điệp mạnh mẽ nhằm bảo vệ danh tiếng của thương hiệu.

Thu hút ý kiến trên trang web hoặc blog cá nhân của bạn: Tương tự như cách bạn phản hồi đánh giá về công ty của bạn, trả lời những người đang đọc nội dung của bạn là cách tốt nhất để tạo ra cuộc trò chuyện hiệu quả trong ngành của bạn.

Ngoài ra thì thông báo báo chí, xuất bản các Editorial, Testimonial…online cũng một là trong những cách tiếp cận hiệu quả giúp bảo vệ và tạo danh tiếng cho thương hiệu của bạn.

10. Inbound Marketing

Inbound Marketing đề cập đến một phương pháp marketing trong đó bạn thu hút, tương tác và làm hài lòng khách hàng ở mọi giai đoạn của hành trình mua hàng. Bạn có thể sử dụng mọi chiến thuật digital marketing được liệt kê ở trên, trong suốt chiến lược inbound marketing, để tạo trải nghiệm khách hàng, làm việc với khách hàng chứ không phải chống lại họ.

11. Nội dung được tài trợ

Với nội dung được tài trợ, bạn với tư cách là một thương hiệu trả phí cho một công ty hoặc tổ chức khác để tạo và quảng bá nội dung thảo luận về thương hiệu hoặc dịch vụ của bạn theo một cách nào đó.

Một loại nội dung được tài trợ phổ biến là influencer marketing. Với loại nội dung được tài trợ này, một thương hiệu tài trợ cho một người có ảnh hưởng trong ngành của mình để xuất bản các bài đăng hoặc video liên quan đến công ty trên phương tiện truyền thông xã hội hoặc cái kênh truyền thông khác.

Một số loại nội dung được tài trợ khác có thể là một bài đăng trên blog hoặc bài viết được viết để làm nổi bật một chủ đề, dịch vụ hoặc thương hiệu trên các website hoặc các kênh khác.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Digital Marketing – Hiểu một cách bài bản và học thuật nhất (P2)

Cho đến khi bạn đọc bài viết này tại thời điểm hiện tại thì tôi vẫn tin rằng có rất rất nhiều bạn, kể cả những bạn đã đi làm tạm gọi là “Digital Marketing” được vài năm thì các bạn vẫn hiểu một cách “mơ hồ” và rời rạc về bản chất của Digital Marketing. Ở bài viết này bạn sẽ tìm được điều gì ?

Digital-Marketing-2-marketing-trips

  • Digital Marketing là gì
  • Vai trò của Digital Marketing trong doanh nghiệp
  • Phân biệt Digital Marketing và Marketing Online
  • Các thành phần hay loại hình (Channel, Tools…) của Digital Marketing
  • Làm Digital Marketing là làm gì
  • Và nhiều hơn thế nữa

Ở phần 1 chúng ta đã cơ bản hiểu: digital marketing là gì, vai trò của digital marketing trong doanh nghiệp cũng như đã phân biệt được digital marketing khác marketing online như thế nào rồi.

Tiếp ở phần 2 này, chúng ta sẽ đi tiếp những phần cơ bản còn lại của digital marketing như: các thành phần của digital marketing, làm digital marketing là làm gì, và một số thông tin khác về bản chất của digital marketing.

Các thành phần chính của Digital Marketing bao gồm:

  • SEO
  • Content Marketing
  • Social Media Marketing
  • PPC – Pay Per Click
  • Affiliate Marketing
  • Native Advertising
  • Marketing Automation
  • Email Marketing
  • PR Online
  • Inbound Marketing
  • Sponsored Content

1. SEO – Search Engine Optimization

Đây là quá trình tối ưu hóa website của bạn để tăng “xếp hạng” cao hơn trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs – Search Engine Results Page), do đó làm tăng lưu lượng truy cập không phải trả tiền (Organic Traffic) mà website của bạn nhận được. Các kênh được hưởng lợi từ SEO bao gồm các website, App, blog và infographics.

Có một số cách để tiếp cận SEO để tạo lưu lượng truy cập đủ điều kiện đến website của bạn. Bao gồm 3 phần chính:

  • Thứ nhất là SEO Onpage

Loại SEO này tập trung vào tất cả các nội dung tồn tại onpage hay “trên trang” khi bạn nhìn vào một website nào đó. Bằng cách nghiên cứu từ khóa cho khối lượng tìm kiếm và ý định (hoặc ý nghĩa) của chúng, bạn có thể trả lời câu hỏi cho người đọc và xếp hạng cao hơn trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs) mà những câu hỏi đó tạo ra.

  • Thứ hai là SEO Offpage

Loại SEO này tập trung vào tất cả các hoạt động diễn ra bên “ngoài trang” khi muốn tối ưu hóa website của bạn. Bạn có thể thắc mắc: “Hoạt động nào không có trên website của tôi sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng của website?”. Câu trả lời là các inbound links (liên kết đến website) hay còn được gọi là backlinks (liên kết ngược).

Số lượng các website hay nhà xuất bản (Publisher) liên kết với bạn và “thẩm quyền” tương đối của những nhà xuất bản đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ xếp hạng của bạn đối với các từ khóa bạn quan tâm. Bằng cách kết nối với các nhà xuất bản khác, viết bài đăng của khách trên các website (và liên kết trở lại trang web của bạn) và tạo sự chú ý từ bên ngoài, bạn có thể kiếm được các liên kết ngược (backlinks) mà bạn cần để đưa website của bạn lên trên tất cả các SERPs phù hợp.

  • Thứ ba là SEO Technical (SEO kỹ thuật)

Loại SEO này tập trung vào phần backend (nền tảng kỹ thuật của website) của website của bạn và cách các trang của bạn được code (mã hóa). Nén hình ảnh, dữ liệu có cấu trúc và tối ưu hóa tệp CSS là tất cả các hình thức SEO kỹ thuật có thể tăng tốc độ tải của website của bạn – một yếu tố xếp hạng quan trọng trong mắt của các công cụ tìm kiếm như Google hay Bing.

2. Content Marketing

digital marketing là gì

Thuật ngữ này biểu thị việc tạo (Creation) và quảng bá (Promotion hay Marketing) tài sản nội dung của bạn cho mục đích tạo ra nhận thức về thương hiệu, tăng trưởng lưu lượng truy cập (traffic), tạo khách hàng tiềm năng. Các kênh có thể đóng một phần trong chiến lược content marketing của bạn bao gồm:

  • Viết Blog

Viết và xuất bản bài viết trên blog (website) của công ty giúp bạn thể hiện chuyên môn trong ngành và tạo lưu lượng tìm kiếm không phải trả tiền cho doanh nghiệp của bạn. Điều này cuối cùng mang đến cho bạn nhiều cơ hội hơn để chuyển đổi khách truy cập website thành khách hàng tiềm năng, từ đó có thể hỗ trợ nhiều cho đội ngũ sales của bạn.

  • Ebooks

Ebooks và những nội dung dài tương tự giúp giáo dục thêm cho khách truy cập website của bạn. Nó cũng cho phép bạn trao đổi nội dung để lấy thông tin liên hệ của người đọc, tạo khách hàng tiềm năng cho công ty của bạn và đưa mọi người đi qua hành trình mua hàng – Customer Journey.

  • Infographics

Đôi khi, độc giả muốn bạn thể hiện chứ không chỉ là những lời nói. Infographics là một dạng nội dung trực quan giúp khách truy cập website hình dung ra một khái niệm mà bạn muốn giúp họ tìm hiểu một cách tốt nhất.

3. Social Media Marketing

Social Media Marketing giúp thúc đẩy thương hiệu và nội dung của bạn trên các kênh truyền thông xã hội để tăng nhận thức về thương hiệu, thúc đẩy lưu lượng truy cập và tạo khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp của bạn. Các kênh bạn có thể sử dụng trong Social Media Marketing hay tiếp thị truyền thông xã hội bao gồm:

  • Facebook.
  • Twitter.
  • LinkedIn.
  • Instagram.
  • Snapchat.
  • Pinterest.

4. Pay Per Click – PPC

PPC là một phương pháp hướng lưu lượng truy cập (traffic) đến website của bạn bằng cách trả tiền cho nhà xuất bản (Publisher) mỗi khi quảng cáo của bạn được nhấp (Click). Một trong những loại PPC phổ biến nhất là Quảng cáo Google, cho phép bạn trả tiền cho các vị trí hàng đầu trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm của Google với cách tính giá “mỗi lần nhấp” của các liên kết bạn đặt. Các kênh khác mà bạn có thể sử dụng PPC bao gồm:

  • Quảng cáo trả tiền trên Facebook: Tại đây, người dùng có thể trả tiền để tùy chỉnh video, bài đăng hình ảnh hoặc trình chiếu, mà Facebook sẽ xuất bản lên các bản tin của những người phù hợp với đối tượng doanh nghiệp của bạn.
  • Chiến dịch quảng cáo Twitter: Tại đây, người dùng có thể trả tiền để đặt một loạt bài đăng hoặc profile Badges (tài khoản cá nhân được chứng thực có dấu tick) cho nguồn cấp tin tức (Newfeeds) của một đối tượng cụ thể, tất cả tuỳ thuộc vào tiêu cụ thể cho doanh nghiệp của bạn. Mục tiêu này có thể là lưu lượng truy cập website, nhiều người theo dõi Twitter hơn, tương tác trên tweet hoặc thậm chí tải xuống ứng dụng.
  • Tin nhắn được tài trợ trên LinkedIn: Tại đây, người dùng có thể trả tiền để gửi tin nhắn trực tiếp đến người dùng LinkedIn cụ thể dựa trên ngành và nền tảng của họ.

 

Hết phần 2 ! Các bạn nhớ theo dõi phần 3 nhé, vì nội dung hơi dài (full bài khoảng 5000 từ) nên MarketingTrips tách thành nhiều phần cho các bạn dễ theo dõi.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Digital Marketing – Hiểu một cách bài bản và học thuật nhất (P1)

Cho đến khi bạn đọc bài viết này tại thời điểm hiện tại thì tôi vẫn tin rằng có rất rất nhiều bạn, kể cả những bạn đã đi làm tạm gọi là “Digital Marketing” được vài năm thì các bạn vẫn hiểu một cách “mơ hồ” và rời rạc về bản chất của Digital Marketing. Ở bài viết này bạn sẽ tìm được điều gì ?

  • Digital Marketing là gì.
  • Vai trò của Digital Marketing trong doanh nghiệp.
  • Phân biệt Digital Marketing và Marketing Online.
  • Các thành phần hay loại hình (Channel, Tools…) của Digital Marketing.
  • Làm Digital Marketing là làm gì.
  • Và nhiều hơn thế nữa.

1. Digital Marketing là gì?

Digital Marketing hay tiếp thị kỹ thuật số bao gồm tất cả các nỗ lực marketing hay tiếp thị sử dụng một thiết bị điện tử hay kỹ thuật số nào đó hoặc sử dụng internet.

Các doanh nghiệp tận dụng các kênh kỹ thuật số (digital channels) như công cụ tìm kiếm (SEM – Search Engine Marketing), phương tiện truyền thông xã hội (Social Media), email và các website khác để kết nối với khách hàng hiện tại và tương lai của mình.

Những nhà làm inbound marketing nói inbound marketing và digital marketing gần như giống nhau, nhưng có một số khác biệt nhỏ. Điều này có thể đúng. Thông qua nhiều cuộc trò chuyện và khảo sát từ các nhà tiếp thị và chủ doanh nghiệp ở Mỹ, Châu Á, Úc, New Zealand và trên toàn thế giới thì điều này giường như rõ ràng hơn.

2. Phân biệt Digital Marketing và Marketing Online

Nhìn vào cụm từ thì chúng ta có thể thấy Digital Marketing hay Marketing Online đều có cùng “Marketing”, ở Việt Nam chúng ta tạm dịch là “Tiếp thị”, mặc dù cách dịch này là chưa chính xác với bản chất vốn có của Marketing tuy nhiên chúng ta cứ tạm dịch là như thế (Mindset chúng ta khi hành động có thể khác).

Sự khác biệt duy nhất giữa 2 khái niệm này là Digital và online. Digital được dịch kỹ thuật số, điều này có nghĩa Digital Marketing là làm Marketing trên các phương tiện hay kênh kỹ thuật số như: Mobile, PC, Smart TV, Website, ứng dụng (App), các công cụ tìm kiếm (Google, yahoo…), các ứng dụng mạng xã hội (Facebook, LinkedIn, Instagram, TikTok….), các frame OOH thang máy, các Billboards có tích hợp yếu tố kỹ thuật số hay điện tử… cùng nhiều kênh và phương tiện kỹ thuật số khác mà không nhất thiết phải “Online”.

Ngược lại với Digital thì Marketing Online thì dễ hiểu hơn là làm Marketing trên các phương tiện hay kênh Online (không offline như Digital vẫn bao hàm). Điều này có nghĩa là Marketing Online nhấn mạnh đến yếu tố Online hay nói một cách nôm na là “Lên mạng” trong khi Digital Marketing thì không nhất thiết.

Qua 2 khái niệm thì chúng ta có thể thấy, Digital Marketing bao hàm và rộng lớn hơn nhiều so với Marketing Online khi nó bao gồm luôn cả khía cạnh “Offline”.

Hãy lấy một ví dụ đơn giản như này cho dễ hiểu nhé: Chúng ta sử dụng Mobile SMS để làm Marketing. Khi này chúng ta chỉ cần một chiếc điện thoại có gắn Sim là có thể gửi tin nhắn đi được mà không cần phải kết nối mạng (Online). Khi này Mobile SMS không thuộc Marketing Online nhưng lại thuộc Digital Marketing.

Wowwww ! Great…

3. Vai trò của Digital Marketing trong doanh nghiệp

Trong khi tiếp thị truyền thống hay Traditional Marketing có thể tồn tại trong quảng cáo in (Print Ads), giao tiếp qua điện thoại (Phone Communications), tiếp thị trực tiếp (Physical Marketing) thì tiếp thị kỹ thuật số hay digital marketing có thể xảy ra dưới dạng điện tử và cả trực tuyến.

Điều này có nghĩa là có một tiềm năng vô tận cho các thương hiệu bao gồm email, video, phương tiện truyền thông mạng xã hội hoặc các cơ hội marketing dựa trên các website.

Ở giai đoạn này, digital marketing rất quan trọng đối với doanh nghiệp và độ nhận biết về thương hiệu của bạn (Brand Awareness). Có vẻ như mọi thương hiệu khác đều có ít nhất một website. Và nếu bạn không làm như vậy, ít nhất bạn phải có sự hiện diện của thương hiệu bạn trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội hoặc chiến lược quảng cáo kỹ thuật số.

Nội dung số (digital content) và marketing phổ biến đến mức người tiêu dùng hiện mong đợi và dựa vào đó như một cách để tìm hiểu về các thương hiệu của bạn.

Tóm lại, để trở nên cạnh tranh hơn cho doanh nghiệp của bạn, bạn sẽ phải cần nắm lấy một số khía cạnh của digital marketing, ít nhất là như thế.

Bởi vì digital marketing có rất nhiều lựa chọn và chiến lược liên quan khác nhau nên bạn có thể sáng tạo và thử nghiệm nhiều chiến thuật marketing khác nhau dựa trên mức ngân sách của bạn.

Với digital marketing, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ như bảng điều khiển phân tích (Analytics Dashboards) để theo dõi thành công và ROI của các chiến dịch của bạn nhiều hơn so với nội dung quảng cáo truyền thống – chẳng hạn như bảng quảng cáo (Billboards) hoặc quảng cáo in (Print Ads).

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Những sai lầm thường gặp về KPIs trong Digital Marketing

Lịch sử các chỉ số đo lường digital marketing (KPI) bắt đầu 1994 cho đến nay luôn tập trung vào các chỉ số đánh giá mức độ tương tác (engagement) với nội dung của người dùng.

Các chỉ số CPM, CPC, CTR, CPA, CPL đã trở nên quá quen thuộc với người làm marketing trên toàn thế giới. Tuy nhiên những nghiên cứu mới của Facebook và Nielsen thực hiện vào cuối năm 2016 đã cho thấy những kết quả đáng ngạc nhiên và sẽ làm thay đổi mô hình đo lường hiệu quả digital marketing trên toàn thế giới.

Chỉ số click đã luôn được đánh giá là chỉ số quan trọng nhất của tương tác, được dùng để cho biết lượng người dùng quan tâm đến nội dung thương hiệu.

Hệ quả của việc đó là chỉ số tỉ lệ giữa số người dùng (số lần nhấp chuột) trên số người dùng nhìn thấy hay còn gọi là Click though rate (CTR) là KPI được quan tâm nhất trên Facebook Insights hay các công cụ digital marketing khác.

Có lẽ bạn đã tạo hầu hết báo cáo của mình xung quanh sự tương tác dựa trên nhấp chuột và đã phát triển và cập nhật chiến lược nội dung của bạn dựa trên hiệu suất tương tác dựa vào nhấp chuột.

Click và CTR có phải là KPI quan trọng nhất hay không?

Chúng ta không thể cải thiện kết quả kinh doanh nếu không có một mô hình đo lường đúng. Vậy có những chỉ số đo lường nào?

  1. Phương pháp đo lường theo performance marketing, dựa trên các chỉ số đánh giá hiệu quả từng lớp của hành trình khách hàng: Biết (CPM, CPD), Quan tâm (CPC, CPE, CPV), Đăng ký (CPL, CPA), Mua (CPS)
  2. Phương pháp đo bằng tài sản thương hiệu Brand Equity (Ad Recall, Brand Awareness, Purchase Intent) dựa trên bảng câu hỏi trước và sau chiến dịch
  3. Phương pháp đo bằng số liệu bán hàng (Doanh thu, ROI, ROAS, v.v …)

Theo ComScore, chỉ có 8% người dùng internet chiếm 85% số click lên quảng cáo hiển thị hình ảnh. Điều đó có nghĩa là khoảng 90% người xem và tiêu thụ nội dung nhưng không click vào.

Trên Facebook cũng vậy, chỉ có 10% khán giả trên Facebook là những gì họ xác định là “clicky”. Có nghĩa là chỉ có 10% trong toàn bộ số người sử dụng Facebook thực sự có khả năng nhấp vào hoặc tương tác vật lý với các bài đăng mà các thương hiệu đưa ra.

Vì vậy, 90% người dân sẽ không nhấp vào nội dung có thương hiệu (Branded Content) của các bạn. Nhưng nó không có nghĩa là 90% không quan tâm đến bài đăng của bạn hoặc mua / sử dụng sản phẩm của bạn. Họ chỉ tương tác vào nó theo một cách khác.

Khảo sát của TNS trên 1000 người dùng Facebook Việt Nam trên 18 tuổi, cho thấy 56% quyết định mua hàng tại cửa hàng là do ảnh hưởng từng các tương tác trên không gian số, trong đó 66% là trên mobile. 94% người dùng Facebook tại Việt Nam tìm thấy các sản phẩm hay thương hiệu thông qua Facebook.

Như vậy, đa số những người mua hoặc sử dụng sản phẩm của bạn dù bị ảnh hưởng bởi nội dung của bạn trên online nhưng không cần nhấp vào quảng cáo của bạn.

Một nghiên cứu khác cho thấy hơn 90% doanh số bán hàng offline do quảng cáo online mang lại là những người không tương tác vật lý với quảng cáo trong chiến dịch. Bạn có thể là một trong những người đó.

Nghiên cứu của Nielsen và Facebook trình bày tại hội thảo “Discover Growth” của Facebook cho thấy không có tính liên đới giữa các chỉ số tài sản thương hiệu với CTR quảng cáo.

Chúng ta thực sự tương tác như thế nào?

Hãy nhớ lại hành vi Facebook của bạn. Nếu bạn giống như 90% người trên Facebook, thay vì nhấp vào “thích” (hoặc Trái tim) trên một bài đăng của thương hiệu, có thể bạn đang dừng lại trên đó.

Bạn đang cuộn xuống Newsfeed của mình và bạn thấy một thứ gì đó bắt mắt và ngón tay cái của bạn dừng một thời gian để ghi nhớ thông tin … Đúng không?

Facebook gọi đây là “thumbstopping”. Điều này đề cập đến thực tế là ngón cái hoặc ngón tay của bạn tạm dừng cuộn để nhập vào bài đăng mà điện thoại của bạn đang hiển thị.

Từ 90% số người đang dừng trên nội dung thay vì nhấp vào nó, Facebook không còn coi việc click như là chỉ số KPI hàng đầu về hiệu năng nội dung.

Theo dự đoán của DigiPencil, các kênh digital khác cũng sẽ sớm thay đổi theo. Vì nếu chúng ta chỉ tối ưu hóa tương tác dựa trên click, chúng tả chỉ tối ưu hóa đối với 10% người dùng “clicky”.

Thay vào đó, để tối ưu hoá Nhận thức Thương hiệu (Brand Awareness), chúng ta sẽ phải mở rộng phạm vi tiếp cận để tối ưu hóa 100% (bao gồm 90% người dùng “không click”).

Báo cáo của Facebook cũng cho thấy, chi phí để tối ưu hoá người dùng “clicky” mua hàng cao gấp 5.5 lần so với người dùng “không click” mua hàng.

Một nghiên cứu khác của McKinsey chỉ ra rằng 80% khách hàng bỏ đi nếu bị yêu cầu nhập form thông tin, và chỉ 1% số khách hàng tiềm năng đã tiếp cận được trên online là được chuyển đổi thành khách hàng.

Số liệu này cho thấy nếu chúng ta tối ưu hiệu năng nội dung dựa trên chỉ số CVR và số lead thì đang bỏ lỡ 80% khách hàng không muốn điền form hoặc không đủ thời gian điền form.

Sự thay đổi căn bản này đưa việc đo lường digital marketing hoặc marketing lại gần hơn với các mô hình đo lường truyền thống của các kênh truyền thống.

Vì trên thực tế người dùng không thể click vào TV hay biển bảng. Và cách chúng ta hoạch định chiến lược nội dung cũng cần phải thay đổi.

Giải pháp nào cho chúng ta?

80% khách hàng bỏ đi nếu bị yêu cầu nhập form thông tin, và chỉ 1% số khách hàng tiềm năng đã tiếp cận được trên online là được chuyển đổi thành khách hàng.

Facebook tuyên bố đang dịch chuyển mô hình đo lường hiệu năng nội dung từ việc đo lường tương tác vật lý mở rộng sang đo lường tài sản thương hiệu (Brand Equity).

Facebook hiện đang trong quá trình đưa ra một tiêu chuẩn mới mang tên “Dwell” (thời gian dừng), một chỉ số đã được dùng để đo lường mức độ tương tác tại điểm bán của người mua.

Chỉ số này là tổng số thời gian ai đó dừng lại trên một bài đăng trong Newsfeed. Nó bao gồm cả người dùng có click và không click vào nội dung.

Số liệu này rất có thể sẽ là chỉ số cho thấy thành công của nội dung trong tương lai và sẽ được ứng dụng trên các kênh digital khác.

Bằng cách sử dụng chỉ số Dwell, Facebook có thể đo lường 3 số liệu Ad Recall mới với độ chính xác 99%, tương tự như những gì Nielsen đo lường cho quảng cáo truyền hình.

  1. Estimated Ad Recall Lift (Số người ghi nhớ quảng cáo): Ước tính số người sẽ nhớ quảng cáo của bạn nếu được hỏi trong vòng 2 ngày.
  2. Estimated Ad Recall Lift Rate (Tỉ lệ ghi nhớ quảng cáo): Tỷ lệ phần trăm bổ sung của những người mà chúng tôi ước tính sẽ nhớ xem quảng cáo của bạn nếu được hỏi trong vòng 2 ngày.
  3. Cost per Estimated Ad Recall Lift (Chi phí lượt ghi nhớ Quảng cáo): Chi phí trung bình cho lượt người có thể sẽ nhớ quảng cáo của bạn nếu được hỏi trong vòng 2 ngày.

Như vậy, chỉ số Estimated Ad Recall Lift giống như những lượt click của những người dùng không click, và chỉ số này gần với tài sản thương hiệu (Brand Equity) hơn là số click.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Hà Anh | MarketingTrips

Google sẽ thôi hỗ trợ riêng các Google Ads Agency vừa và nhỏ

Một số đối tác đại lý Google Ads đã được cho biết trong tuần này rằng họ sẽ không còn được đặc quyền hỗ trợ riêng (Dedicated Agency) từ Google. Google đã xác nhận với Search Engine Land rằng họ đã thực hiện các thay đổi.

google ads

Tại sao thay đổi?

Chương trình đại diện Agency trải qua đánh giá mỗi quý. Google cho biết thay đổi mới nhất này không liên quan đến các hạn chế hỗ trợ trong cuộc khủng hoảng coronavirus. Google Ads đã thông báo cho các nhà quảng cáo rằng một số tùy chọn hỗ trợ có thể bị trì hoãn hoặc không có sẵn do thay đổi lịch làm việc và các hoạt động thường nhật của các chuyên gia hỗ trợ kể từ đầu tháng này trên giao diện Google Ads.

Ảnh hưởng đến các Agency vừa và nhỏ.

“Gần đây, chúng tôi đã thực hiện các thay đổi đối với việc hỗ trợ đại diện của Google đối với các đối tác Agency vừa và nhỏ của chúng tôi” một phát ngôn viên của Google cho biết. Những thay đổi này không liên quan đến cuộc khủng hoảng COVID-19 đang diễn ra. Chúng là một phần của việc đánh giá thường xuyên về cấp độ hỗ trợ của chúng tôi cho các Agency. Những đối tác lớn Premier Partner sẽ không bị ảnh hưởng gì từ chính sách này.

Tại sao chúng ta phải quan tâm?

Google Ads đã có một vấn đề uy tín khi hỗ trợ. Các nhóm Agency riêng thường có những ngoại lệ nhất định. Bây giờ thì đa số các Agency vừa và nhỏ sẽ không còn lợi ích này của chương trình đối tác.

Ông Jeff Ferguson, Giám đốc điều hành của Fang Marketing, cho biết các Agency của ông – Premier Agency (đối tác cấp cao), đang mất dần các quyền đại diện riêng (dedicated representatives). “Tôi nghĩ nó hoàn toàn sai thời điểm để làm những điều như thế này ngay cả khi họ đã lên kế hoạch để thực hiện việc này, họ nên ban hành việc này khi mọi thứ đã quay trở lại bình thường sau đợt bùng phát dịch”.

Hiện tại, ông Ferguson đang lo lắng về các khách hàng của mình trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và cung cấp thực phẩm vốn đang không thể chạy các chiến dịch vì họ đang bị nhầm lẫn với các công ty khác đang trục lợi bối cảnh dịch coronavirus bùng phát. Không biết mọi thứ sẽ đi đâu và về đâu…

Hùng Lâm | MarketingTrips

Digital Marketing – Đừng ngộ nhận và ảo tưởng

Có 1 thực tế là đa phần những người làm Digital Marketing thời kì đầu đều không xuất thân từ Marketing. Họ xuất phát từ Web Design, Coder, SEO, Admin forum hoặc các công việc liên quan đến Tech (công nghệ)…. hoặc do yêu thích Internet, Blog, Social networks.

Tuy nhiên việc không được học bài bản về Marketing rồi phát triển quá nhanh theo thời thế khiến nhiều người tự phụ hoặc nhìn nhận Marketing hết sức hạn hẹp và lệch lạc.

digital marketing

Một sai lầm phổ biến là các bạn đánh đồng Digital Marketing với SEO, SEM, Web Design, Social, Email marketing hoặc với một vài công việc “chạy quảng cáo” nào đó….Hoặc các bạn không phân biệt được Chiến lược với Chiến thuật, giữa Sáng tạo với Câu khách – hoặc không biết sự khác biệt giữa Marketing với Advertising, Communications.

Các bạn cứ say sưa nói về những thứ cao siêu: Content Marketing, Social Media Marketing, Mobile marketing, Affiliate marketing, Viral Marketing…. mà không hiểu bản chất là gì.

Nghịch lí là trong khi các ngành khác rơi vào tình cảnh “thừa thầy thiếu thợ”, Digital lại ngược lại – quá nhiều thợ thủ công nhưng thiếu những người lãnh đạo giỏi (giỏi làm chứ không phải giỏi chém gió).

Có 1 số lời khuyên dành cho các bạn. Tôi tạm phân chia làm từng cấp độ để dễ gọi:

– Trainee (bạn là SV hoặc mới chập chững đi làm) : Chọn cho mình 1 khoá học kĩ năng, chọn 1 công ty tốt để học việc, chọn 1 đàn anh giỏi để dẫn dắt, chọn các Group chất để thảo luận. Giỏi 1 thứ và không cần quan tâm đến những thứ khác là quá đủ để bạn được trọng vọng trong bất kì môi trường nào.

– Junior ( bạn đã khá một kĩ năng trong Digital Marketing):

+ Rèn luyện thêm những thứ khác, chúng liên hệ mật thiết với nhau. Ví dụ SEO và SEM, SEM và Display Ads, SEO và Social, Social và PR, Display Ads và Affiliate …..Biết được nhiều thứ sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn và biết phối hợp nhiều công cụ để tạo ra được hiệu quả.

+ Rèn luyện kĩ năng mềm. English, Presentation, Communication, Networking – những kĩ năng này không thể thiếu nếu bạn muốn bước lên tầm cao hơn. Dù bạn giỏi đến đâu mà yếu những điều này thì vẫn là 1 trở ngại lớn.

+ Thoát ra khỏi những công việc tay chân, dành thời gian làm quen với việc quản lí, lập kế hoạch và huấn luyện nhân viên. Có nhiều bạn làm SEO hoặc phát triển Fanpage cực giỏi nhưng không hề biết phải làm kế hoạch như thế nào – một điều vô cùng đáng tiếc.

– Senior (bạn biết làm plan, biết quản lí project, biết cách tư vấn và thuyết trình).

Đừng giam mình trong những công cụ Digital Marketing chật hẹp. Hãy tìm hiểu bản chất của Marketing. 4P, 7P là gì ? ATL (Above The Line), BTL (Below The Line) ? Event, Trade Marketing, Activation ? Marketing khác với PR, Communications, Advertising thế nào ? Business Objective, Marketing Objective, Communications Objective là gì ? Thế nào là Strategy, Creative ? Thế nào là Message ? Làm sao để tìm ra được Consumer Insights? Functional hay Emotional touch ? Đâu là Key selling points ?…

Bạn nên đọc những cuốn sách kinh điển về Marketing & Branding của Philip Kotler, AlRies, Jack Trout…. Hãy tìm hiểu về David Ogilvy, LeoBurnett. Xem TVC về Cannes Lion, Young Lions….Cả một bầu trời mở ra vô tận và không bao giờ có điểm dừng. Khi đấy những thứ bạn đang làm sẽ cực kì nhỏ bé.

Hãy kết thân với những người làm Brand Manager, Marketing manager, Account Management, Creative… trong những công ty lớn để hiểu tầm nhìn, trình độ, cách họ làm marketing ở đẳng cấp cao ra sao. Khi đấy các bạn mới thấy những thứ mình làm thật sự chỉ là thủ thuật.

 Master (bạn đã quá giỏi)

Không có góp ý gì nhiều vì bạn giỏi hơn tôi mất rồi. Đôi điều chia sẻ rằng lúc này nên làm Business. Bạn sẽ thấy Marketing không hẳn đã là tất cả. Có những business thành công đến nỗi họ chẳng cần website, CIP hay Marketing gì cả. Và bạn sẽ thấy sau tất cả những thứ cao siêu, tiền vẫn là điều quan trọng nhất để đo lường hiệu quả.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Edit từ Firstcom Digital

Digital Marketing Career Path – từ Trainee đến Executive

Trong bài trước, chúng ta đã nói về vị trí Trainee dành cho các bạn sinh viên muốn khởi đầu sự nghiệp trong ngành Digital Marketing hay Marketing. Có một số ý kiến phản hồi rằng yêu cầu công việc sao mà dễ thế, vô hình trung hạ thấp giá trị nghề.

Nhưng thật sự, yêu cầu duy nhất dành cho các bạn là phải thực sự có quyết tâm, muốn học nghề và có khả năng tiếp thu những chỉ dẫn cơ bản. Có những bạn đã phát triển và nắm giữ vai trò quan trọng, nhưng có những người bị loại chỉ sau vài tuần thử việc. Giữa học để biết và hiểu để làm là 2 việc hoàn toàn khác nhau.

digital marketing career path

Sau 2 – 3 tháng làm Trainee, bạn đã hiểu những kiến thức cơ bản và làm được các công việc đơn giản. Bạn nào ham học thì có thể tự mình tìm hiểu và áp dụng các chiêu thức được chỉ dẫn đầy rẫy trên mạng.

Có thể bạn vẫn chưa hiểu Marketing, IMC là gì hay Digital thực chất là cái chi chi, nhưng bạn đã đủ nhận thức để hiểu đúng sai, nên và không nên. Đến lúc này bạn có đủ khả năng để bước lên vị trí Executive.

Những công việc dành cho Executive vẫn giống với Trainee như tôi đã liệt kê trong loạt bài trước, nhưng yêu cầu ở mức cao hơn. Có 3 sự khác biệt cơ bản:

// VAI TRÒ //

Executive không làm những task được giao sẵn nữa mà sẽ được giao trách nhiệm. Ngoài việc thành thục các task được học trong giai đoạn Trainee, bạn cần phải biết quản lí và phối hợp các kĩ năng để đạt hiệu quả.

Chẳng hạn Social Media Trainee thì biết soạn comment cho Fanpage hoặc tạo nick post bài trên forum – đó là các tác vụ, chỉ cần làm theo hướng dẫn là xong, miễn đừng có ngu ngơ theo kiểu viết comment “hay quá”, “tuyệt vời”, “mình rất yêu sản phẩm này”.

Còn Social Media Executive sẽ quản lí một Fanpage hoặc một Topic – đó là trách nhiệm, bạn có quyền đề xuất kế hoạch để hoàn thành công việc một cách tốt nhất, làm sao để Fanpage của bạn phải tăng trưởng fans, nội dung sáng tạo nhưng vẫn phải tuân thủ theo Content Strategy. Nên thay vì hỏi Manager là “Em phải làm thế nào?”, “Em làm thế này đúng hay sai?” thì câu hỏi phải là “Em muốn làm thế này anh thấy có được không?”.

// KỸ NĂNG //

Executive phải làm tốt chuyên môn chứ không còn chỉ biết nữa. Ví dụ SEO Executive phải có khả năng SEO được một Project cụ thể chứ không phải ngồi đọc vanh vách “20 kĩ thuật SEO bá đạo” hay “Chiến lược link building siêu tốc”. Executive cũng phải có khả năng đánh giá kết quả là tốt hay không tốt dựa trên ảnh hưởng thực tế chứ không phải dựa vào số liệu. Ví dụ đánh giá Fanpage ngoài Like, Reach, Engagement, thì còn phải xem đến 2 yếu tố “Người dùng có thực sự quan tâm/ yêu thích Brand hay không” và “Tỉ lệ chuyển đổi từ Fans sang Visit/ Lead thế nào”.

// SỰ ẢNH HƯỞNG //

Tôi đánh giá vai trò của Executive là cực kì quan trọng đối với một Digital Agency. Họ vừa là người chế biến ý tưởng thành nội dung thực tế và nuôi sống nó trên nền tảng Digital. Họ còn cung cấp Insight và Materials giúp các bộ phận khác tạo ra Idea.

Có một thực tế là nhiều Idea nghe chừng rất hấp dẫn hoành tráng nhưng khi triển khai trên Digital thì trớt quớt. Bởi lẽ người dùng trên Digital có quyền TỪ CHỐI những thứ họ không thích và PHẢN HỒI những điều họ thấy không phù hợp.

Muốn tạo ra một Idea hay thì phải thực sự sống với người dùng trên các cộng đồng họ đang sinh hoạt, để hiểu WTT quan tâm gì, Zing News nói chuyện ra sao, VnExpress phải làm thế nào….

Những cái đó không ai có thể trả lời tốt hơn các bạn Executive vì chính các bạn là người ăn, ngủ, sống với các cộng đồng. Và khi một Idea chưa đủ tốt thì một bạn Executive giỏi cũng có khả năng biến tấu để cho nó thú vị hơn khi triển khai thực tế.

Tôi cũng thường hay chia sẻ với các bạn Executive rằng: có thể công việc của em rất nhỏ bé, nhưng nó lại ảnh hưởng đến rất nhiều bộ phận, thậm chí nếu làm sai có thể ảnh hưởng tới cả một Thương hiệu.

Một comment thiếu suy nghĩ trên Fanpage đồng nghĩa với việc người dùng đánh giá thương hiệu thiếu trách nhiệm, hoặc một bài viết cẩu thả có thể khiến người dùng quay lưng với sản phẩm. Vì vậy đối với Executive, tôi luôn đề cao sự TRÁCH NHIỆM, tính CẨN THẬN bên cạnh chuyên môn nghề nghiệp.

Ở vị trí Executive, bạn phải đối mặt với những áp lực khủng khiếp từ hai phía. Một bên là Sếp, Account, Project Manager – đại diện cho những yêu cầu đôi-khi-vô-lý của Khách hàng. Kiểu như “tại sao status về sản phẩm chỉ có 50 likes” (trong khi content đưa ra chán ngắt và phải tận dụng mọi mối quan hệ để câu kéo cưỡng bức like), tại sao hôm nay chỉ có 3 người tham gia Contest (trong khi cái trò chụp hình với sản phẩm chả ma nào muốn thi).

Một bên là người dùng – đại diện cho người có quyền quyết định, luôn sẵn sàng phản ứng lại những thứ không thích. Kiểu như “quảng cáo ngầm, Mod ơi ban đi” hoặc “lại mấy trò PR rẻ tiền”.

Nên đôi khi dù bạn tâm huyết và chính trực đến mấy thì vẫn phải nhắm mắt dùng chiêu trò cho đủ KPIs, hoặc nín thở nhịn nhục cầu cho topic sống đến ngày kết thúc. Đừng thất vọng vì thực tế thường không bao giờ giống như những thứ bạn được học trong sách vở.

Ở vị trí Executive, bạn cũng phải tự rèn luyện cho mình rất nhiều kĩ năng để có thể vươn lên những nấc thang danh vọng mới. Sau 1, 2 năm làm Executive, bạn phải vươn lên hoặc sẽ bị đào thải. Có 2 hướng để phát triển:

1. THEO CHIỀU SÂU

Rèn luyện kĩ năng chuyên môn cho thật giỏi để trở thành Chuyên gia về một mảng. Ví dụ một bạn Social Media Executive nếu một lúc có thể quản trị được 10 Fangage với tổng cộng vài triệu fan thì vị thế chẳng kém Manager là mấy. Hoặc 1 bạn Designer giỏi về Web Layout thì lúc nào cũng sẽ được trọng vọng.

Digital phát triển rất nhanh và có tính đào thải cao, những gì bạn biết hôm nay sẽ lạc hậu trong nay mai, vì vậy cứ tiên phong đào sâu vào một mảng bạn sẽ không bao giờ phải bận tâm đến những điều khác. Thực tế tôi biết có nhiều bạn giỏi SEO hoặc Fanpage thôi mà có giá hơn rất nhiều bạn huyên thuyên chém gió hoặc gắn mác Leader, Manager hoành tráng.

Từ vị trí Junior Executive, bạn có thể trở thành Senior, Supervisor, Specialist hoặc Expert. Nghe cái tên thì không thể kêu bằng Leader, Manager, Head hay Director, nhưng nó thể hiện tầm quan trọng của bạn với công việc. Khi đủ giỏi rồi, bạn có quyền đòi hỏi mức lương cao tương ứng, hoặc đi ra lập nhóm làm riêng, hoặc viết blog, đi dạy, làm speaker – tiền và danh tiếng sẽ đến. Thực tế nhiều bạn giỏi về SEO, SEM, Social, Design, Code đang có được thu nhập không thua gì so với Brand Manager dù vị trí khiêm tốn hơn.

2. THEO CHIỀU CAO

Mở rộng tầm hiểu biết và tư duy để làm những công việc cao hơn. Ví dụ đang làm Social có thể học thêm PR, SEO; làm Paid media có thể học thêm về Affiliate Marketing; làm Designer có thể học thêm về Art, Creative.

Hay tham gia các buổi brainstorming để vận dụng sự am hiểu về người dùng và hiểu cách ra idea, plan. Hay tham gia các buổi gặp Khách hàng để hiểu mối quan tâm và đánh giá của họ về công việc đang làm. Hay tham gia các hội nhóm, gặp gỡ những đàn anh để có cái nhìn tổng quan, đa chiều và bổ sung những kiến thức còn thiếu.

Một bạn Executive năng động sẽ phát triển rất nhanh vì đã có sẵn nền tảng, môi trường để trải nghiệm và học hỏi mỗi ngày. Ngược lại, một bạn Executive thụ động có thể trở thành nhân viên mẫn cán nhưng không bao giờ thoát ra khỏi vị trí này vì thiếu tố chất sáng tạo & quản trị, những điều quan trọng đối với Digital Agency .

Executive là vị trí rất khiêm tốn trong Digital Agency, nhưng là nền tảng cực kì quan trọng để bạn bước lên những tầm cao mới.

Nếu phát triển tốt, bạn có thể trở thành Expert, Leader, Manager. Bạn cũng có thể chuyển qua Client làm Digital marketing, hoặc chuyển qua làm Marketing cho thoả chí vẫy vùng. Hoặc làm ecommerce, hoặc làm Online Product, hoặc tự mở Business.

Khi đó những kĩ năng và trải nghiệm thực tế của Executive sẽ là vô giá để bạn thực sự vững bước trên đôi chân chính mình.

Hà Anh | MarketingTrips

Theo BrandCamp

TOP 10 chiến dịch Digital Marketing đầy cảm hứng từ Coca-Cola

Cùng tìm hiểu các chiến dịch Digital Marketing thành công nhất của Coca Cola để thấy cách thương hiệu này đã làm Digital Marketing như thế nào.

chiến dịch digital marketing coca cola
TOP 10 chiến dịch Digital Marketing đầy cảm hứng từ Coca-Cola

Hãy nghiên cứu 10 trong số các sáng kiến ​​kỹ thuật số thú vị nhất của Coca Cola, một số trong đó liên quan đến các chiến dịch toàn cầu lớn trong khi những ví dụ khác hướng về địa phương nhiều hơn.

Dưới đây là TOP 10 chiến dịch Digital Marketing đầy cảm hứng từ Coca-Cola mà các Digital Marketer có thể học hỏi.

1. Love story

Nhựa là một chủ đề nóng ở thời điểm hiện tại đặc biệt đối với các thương hiệu FMCG như Coca Cola.

Năm 2017, Coca Cola Vương quốc Anh đã tạo ra một quảng cáo tập trung vào tái chế có tên là “Love Story”. Quảng cáo bao gồm một bộ được làm hoàn toàn bằng vật liệu có thể tái chế, mô tả hai chai nhựa yêu nhau hết lần này đến lần khác – tất cả là nhờ vào phép thuật tái chế.

Với việc Coca Cola gần đây tuyên bố rằng họ nhằm mục đích thu thập và tái chế tương đương với tất cả các bao bì của mình vào năm 2030 – chiến dịch là một ví dụ đáng chú ý về thương hiệu đẩy mạnh vấn đề này.

2. Taste the Feeling

Vào năm 2016, Coca Cola đã triển khai chiến dịch tích hợp “Taste the Feeling” – một bản cập nhật cho khẩu hiệu “Open Hapiness” trước đó.

Với một số cơ quan quốc tế làm việc trong chiến dịch này, nó liên quan đến 10 quảng cáo truyền hình, kỹ thuật số, in ấn, ngoài nhà và các sáng kiến ​​mua sắm.

digital marketing coca cola
Chiến dịch digital marketing của coca cola – Taste the Feeling

Nhìn chung, chủ đề là cung cấp một cái nhìn sâu sắc về những khoảnh khắc và cảm xúc hàng ngày xung quanh việc uống Coca Cola, cũng như cho thấy sự đa dạng của những người trên khắp thế giới thưởng thức nó.

“Taste the Feeling” cũng trùng khớp với chiến lược một thương hiệu tại Vương quốc Anh, nơi thị trường của Coke, Diet Coke và Coke Zero đang cùng chiếm ưu thế (về mặt thương hiệu và thiết kế).

3. London 2012

Theo hai nguyên tắc hướng dẫn tạo ra nội dung cho Thế vận hội năm 2012, Coke quyết định nhắm mục tiêu (Targeting) vào người tiêu dùng tuổi teen bằng cách tận dụng các giá trị xã hội vốn có của Thế vận hội, để cả thế giới tập trung vào một sự kiện.

Chiến dịch được gọi là ‘Move To The Beat” và ý tưởng là sử dụng âm nhạc làm yếu tố quan trọng của cách kể chuyện.

Coke đã tuyển dụng nhà sản xuất Mark Ronson và ca sĩ Katie B có trụ sở ở London, sau đó lấy năm hy vọng Olympic và sử dụng âm thanh thể thao của họ để tạo ra một bài hát.

Chiến dịch liên quan đến năm yếu tố chính mà chúng tôi đã thảo luận trong một bài đăng trên blog trước đó: một bộ phim tài liệu dài, bài hát, quảng cáo trên TV, Beat TV và một loạt các ứng dụng kỹ thuật số / di động có tên Global The Global Beat.

Nhìn chung, chiến dịch mang lại một số kết quả ấn tượng:

  • Tổng cộng có hơn 25 triệu lượt xem video trên máy tính để bàn và thiết bị di động.
  • 1.220 người đăng ký kênh.
  • Coke là thương hiệu được nhắc đến nhiều thứ hai trong suốt Thế vận hội.
  • Nó đạt được 242 triệu lượt hiển thị trên mạng xã hội, 39 triệu lượt hiển thị trên Facebook và 546.000 lượt hiển thị trên YouTube và Beat TV.
  • Move To The Beat đã được đề cập tới 246.000 lần trên Facebook.
  • Coca-Cola đã thu hút thêm 1,5 triệu người hâm mộ trên Facebook và 21.000 người theo dõi Twitter.
  • Chiến dịch đã đạt được 245 triệu lượt hiển thị tìm kiếm, 461.000 lần nhấp và TLB là 0,2%.

4. #ThatsGold

Để chào mừng Thế vận hội Olympic Rio 2016, Coca Cola Brazil đã phát động chiến dịch với hashtag #ThatsGold, được thiết kế để kỷ niệm cảm giác đi kèm với việc hoàn thành một điều gì đó tuyệt vời – bất kể lớn hay nhỏ.

Quảng cáo cho chiến dịch có các khoảnh khắc giành huy chương vàng nổi tiếng từ Thế vận hội Olympic trước đó, cũng như các vận động viên nổi tiếng như Nathan Adrian và Jodie Williams. Quảng cáo cũng được điều chỉnh cho các thị trường toàn cầu, với các quốc gia như Mỹ và Úc có nhiều vận động viên quốc gia của riêng họ.

Bên cạnh quảng cáo kỹ thuật số và ngoài nhà, #ThatsGold cũng bao gồm một yếu tố kinh nghiệm, với Công viên Olympic lưu trữ một không gian Coca Cola đặc biệt để người hâm mộ ghé thăm để chụp ảnh với đạo cụ và mua ghim và ghi nhớ thương hiệu.

5. Super Bowl 2012

Vào năm 2012, chiến dịch quảng cáo Super Bowl của Coca-Cola có sự tham gia của hai chú gấu Bắc cực phản ứng với các sự kiện trên sân trong thời gian thực.

Người xem có thể tương tác với những con gấu Bắc cực, những người đang hỗ trợ các đội khác nhau, bằng cách đặt câu hỏi và đăng ảnh lên Facebook hoặc Twitter. Khi những con gấu phản ứng, chúng rút điện thoại thông minh ra để tweet tin nhắn hoặc sử dụng máy tính bảng để hiển thị hình ảnh do người hâm mộ gửi.

Cũng như một kênh truyền thông xã hội và microsite chuyên dụng, Coke đã truyền các đoạn phim thời gian thực đến các biểu ngữ quảng cáo đa phương tiện trên ESPN.com và trên các ứng dụng di động.

Đến quý thứ ba của trò chơi, hơn 600.000 người đã xem truyền hình trực tiếp, dành trung bình 28 phút để xem các cảnh quay.

Nhìn chung, tổng cộng 9 triệu người tiêu dùng đã xem chiến dịch trên nhiều nền tảng khác nhau.

6. Share A Coke

Không cần phải nói rằng Share A Coke là một trong những chiến dịch kỹ thuật số đáng chú ý nhất của Coca-Cola.

digital marketing coca cola
Chiến dịch digital marketing của coca cola – Share A Coke

Chiến dịch ban đầu được thử nghiệm trở lại vào năm 2011, khiến doanh số tăng 7%. Nó cũng kiếm được tổng cộng hơn 18 triệu lượt hiển thị trên phương tiện truyền thông và lưu lượng truy cập trên trang Facebook Coke tăng 870%, với lượt thích trang tăng 39%.

Chiến dịch mang đến cho mọi người cơ hội đặt mua các chai Coke được cá nhân hóa thông qua ứng dụng Facebook, trong khi ở một số quốc gia, việc ghi nhãn đã được thay đổi hoàn toàn để tất cả các sản phẩm Coke đều có tên khác nhau.

Nó là một thành công lớn trên mạng xã hội khi mọi người thích chia sẻ hình ảnh của chai Coke với tên của họ ở bên cạnh.

7. Một giấc ngủ trong chiếc xe tải Giáng sinh

Tất cả chúng ta đều biết đó là Giáng Sinh khi chiếc xe tải Coca Cola được phát hiện trên màn hình TV. Năm 2017, thương hiệu đã quyết định tận dụng sự phấn khích liên quan đến lễ hội với một cuộc thi thú vị trong quan hệ đối tác với Laterooms.

Tiền đề khá đơn giản, với việc người dùng chỉ cần giải thích lý do tại sao họ lại là người hâm mộ Giáng sinh với hy vọng họ sẽ giành được một giấc ngủ trong chiếc xe tải Giáng sinh nổi tiếng.

Những người chiến thắng may mắn cũng được chiêu đãi những món quà từ ông già Noel, những bộ phim lễ hội và một lượng thức ăn của Christmassy để hoàn thành kỳ nghỉ của họ.

Coca Cola phần lớn được biết đến với hoạt động tiếp thị quy mô lớn, nỗ lực trải nghiệm đơn giản này là một ví dụ hay về cách tạo tiếng vang theo mùa trực tuyến và trên mạng xã hội.

8. We Do

Vào tháng 4 năm 2018, thuế đường có hiệu lực ở Anh, buộc giá của một số sản phẩm có đường nhất định. Coca Cola ban đầu là một trong số đó, với chai 500ml tăng từ 1,09 bảng lên 1,25 bảng.

Để quảng bá đồ uống nổi tiếng của mình bằng sự tích cực, Coca Cola đã phát động chiến dịch We Do, làm nổi bật di sản của mình và thực tế là công thức của nó đã thay đổi trong 132 năm.

Với Elvis Presley, chiến dịch chạy trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội cũng như ngoại tuyến – bao gồm khẩu hiệu: “Họ không làm chúng giống như họ đã từng. Chúng tôi mới là người làm ra chúng.”

Bên cạnh đó, Coca Cola cũng thiết kế lại bao bì các sản phẩm của mình ở Anh có màu đỏ đồng nhất, với mục đích khuyến khích người tiêu dùng thử tùy chọn không đường.

Một ví dụ điển hình về tiếp thị kỹ thuật số phản ứng, đó là một công ty có thể đưa thuế đó vào thuế đường.

9. Thí nghiệm về tình bằng hữu

Ở Trung Quốc, Coca-Cola đã thực hiện một chiến dịch mời mọi người tham gia vào một thí nghiệm “tình bạn với nhiếp ảnh gia Kurt Tang”.

Tang đi thăm thành phố Quảng Châu và yêu cầu những người lạ tham gia vào một khoảnh khắc kết nối trước ống kính của anh ta.

Những hình ảnh và video được chia sẻ trong một triển lãm nhiếp ảnh, thông qua các kênh kỹ thuật số của Coca-Cola, ‘Hạnh phúc trên mạng, trên Sina Weibo và Renren’.

10. Hiệu ứng Ahh

Năm 2013, Coca Cola đã ra mắt Hiệu ứng Ahh, liên quan đến một loạt các trò chơi trực tuyến nhắm vào thanh thiếu niên.

Ý tưởng là tạo ra những trò chơi kỹ thuật số thú vị, ăn được, phục vụ chủ yếu cho người dùng di động. Đáng chú ý, đó là chiến dịch toàn kỹ thuật số đầu tiên của Coca-Cola.

Các trò chơi đều khá cơ bản và một vài trong số chúng liên quan đến các sản phẩm của công ty, chẳng hạn như một trò chơi mà bạn phải ghim đuôi vào một lon Coke.

Coca-Cola đã quảng bá các trò chơi bằng cách marketing chúng thông qua các trang web như Buzzfeed, Vevo và Twitter và cũng thách thức mọi người tạo ra các trò chơi nhỏ của riêng mình để được đưa vào miền Hiệu ứng Ahh.

Có 61 trò chơi khác nhau trong chiến dịch, mỗi trò chơi được thiết kế để phục vụ cho khoảng thời gian chú ý ngắn liên quan đến thanh thiếu niên. Nhìn chung, đó là một cách hiệu quả để tiếp cận và thu hút khán giả trẻ thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hùng Lâm | MarketingTrips

10 dự báo về xu hướng Digital Marketing năm 2020

Điều gì đang làm thay đổi hành vi người tiêu dùng – những xu hướng công nghiệp và công nghệ mới nào sẽ làm phá vỡ nhiều chiều hướng của Digital Marketing trong năm 2020 ? Các chuyên gia quảng cáo và marketing của Google từ EMAE ( Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi) sẽ chia sẻ các dự báo của họ từ đó giúp bạn có được những lợi thế cạnh tranh trong kỹ nguyên Marketing đầy thách thức này.

1. Những nội dung video ngắn và đơn giản

Mục tiêu thời thượng nhất của những bạn Teenagers (Thanh thiếu niên) là trở nên nổi tiếng trên TikTok. Sự phát triển rộng rãi của các ứng dụng chia sẻ video đã “vô tình tiết lộ” phương thức mới mà người tiêu dùng tương tác với nội dung – những kiểu nội dung “độc quyền”, sáng tạo, chưa qua chỉnh sửa, thông minh, ngắn và dễ làm.

Nhưng hàm ý ở đây là gì cho các nhà làm tiếp thị (marketer) khi mà người dùng đang vô cùng quan tâm đến những video ngắn – ngắn hơn bao giờ hết.

Một phương án mà chúng ta có thể làm trong thời gian tới là tái hiện lại “thuật kể chuyện” (Storytelling) trong các quảng cáo – sử dụng những hình thức ngắn cũng như tận dụng công nghệ máy học (Machine Learning) để có thể phục một cách đa dạng nhất đến nhiều nhóm đối tượng người dùng khác nhau qua đó kêu gọi tương tác và đồng hành trên hành trình khám phá những điều mới.

Một vài thương hiệu như Nike, Lego đã thực hiện khá thành công trên youtube và 2020 dự kiến sẽ chứng kiến một làn sóng quảng cáo nhằm khám phá mô hình mới mẽ này.

2. Trợ lý giọng nói (Voice Assistant)

Trợ lý ảo sẽ trở thành một “điểm chạm” (Touchpoint) tương tác to lớn đối với khách hàng. Cuối năm 2021 sẽ có khoảng 1.6 tỉ người dùng tính năng trợ lý ảo trên những nền tảng thông thường và sở thích của họ sẽ không chỉ tập trung vào việc hỏi (asking) thời gian và gửi mail.

Sự thay đổi của khách hàng kéo theo việc chúng ta cũng cần sẵn sàng để dịch chuyển đến một nền kinh tế đàm thoại, nơi mà trợ lý ảo tại nhà sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng.

Bằng việc đáp ứng nhu cầu và cảm xúc của khách hàng ngay tại thời điểm tương tác, thương hiệu sẽ có thể xây dựng nhiều hơn những trải nghiệm tốt và tức thời đến khách hàng.

3. Chuyển đổi tiếp thị số (Digital Marketing Transformation)

Công nghệ đã làm thay đổi cuộc sống của chúng ta ngoài những gì mà chúng ra có thể nhận biết được. Những gì mà chúng ta đã từng chỉ dám kì vọng ở các dịch vụ cao cấp nhất thì bây giờ chúng ta có thể kì vọng nó từ bất kì sản phẩm hay dịch vụ nào.

Chuyển đổi tiếp thị số “Digital Marketing Transformation” là chìa khoá thành công hôm nay và chúng ta có thể kì vọng nó sẽ trở thành một xu hướng phát triển mạnh mẽ hơn trong 2020.

4. Tiếp thị đại chúng (Inclusive Marketing)

Tiếp thị đại chúng hay Inclusive Marketing là hình thức làm marketing dựa trên việc truyền tải một thông điệp, sản phẩm hay dịch vụ… đến cho nhiều nhóm người tiêu dùng khác nhau.

Với các chiến dịch marketing đại chúng thì người nhận thông điệp quảng cáo không chỉ gói gọn trong một tệp khách hàng nhỏ mà là hướng tới khách hàng đại chúng, nơi mà rất nhiều tệp khách hàng “bị lôi kéo” vào cùng một chiến dịch.

Ngày nay, người tiêu dùng mong muốn nhận được nhiều thông tin hơn từ phía thương hiệu. Người tiêu dùng thực sự muốn biết quan điểm của thương hiệu đối với các vấn đề quan trọng của thế giới và cách mà thương hiệu đóng góp một cách tích cực nhất.

Trong 2020, những cách nhìn nhận của thương hiệu trước các vấn đề như: đa dạng hoá và đại chúng, thay đổi khí hậu và sự bền vũng sẽ trở nên quan trọng hơn rất nhiều.

Ví dụ: Người tiêu dùng kì vọng để nghe nhiều tiếng nói khác nhau từ đó chúng ta nên cân nhắc các vấn đề về nhận diện bản sắc, văn hoá cũng như các yếu tố mang tính đại diện.

Những thương hiệu như Axe và Gillette trong những chiến dịch gần đây cũng đã tạo ra nhiều sự chuyển biến mang tính toàn cầu trong cách suy nghĩ của nhiều người tiêu dùng. 

5. Trải nghiệm của người dùng trên điện thoại di động

Trong 2020, người tiêu dùng sẽ kì vọng một sự trải nghiệm “mượt mà” nhất trên các kênh, bao gồm cả thiết bị điện thoại di động. Tuy nhiên, tỉ lệ chuyển đổi trên điện thoại di động hiện thời luôn thấp hơn trên các thiết bị máy tính.

Những nhà làm marketing đang tập trung nỗ lực trên thiết bị điện thoại di động nên lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Đầu tư công nghệ mới chẳng hạn như: AMP và PWA
  • Tăng cường trải nghiệm dựa trên hành vi tìm kiếm của người tiêu dùng
  • Sử dụng những kĩ thuật đo lường nâng cao để đo lường tốt hơn hành trình khách hàng (Customer Journey)
  • Sử dụng chiến lược giá thầu tự động để tăng cường giá trị của các chiến dịch

6. Sự minh bạch của thương hiệu

Khoảng 60% thế hệ Z (Gen Z) – những người sinh từ 1995 đến 2005 nói rằng họ muốn thay đổi thế giới. Và thế hệ mới này có đủ công cụ để nhận thức rõ về những thương hiệu mà họ tương tác.

Tại Pháp, cứ 6 người thì có 1 người sử dụng Yuka – ứng dụng quét mã vạch giúp đánh giá về lợi ích cho sức khoẻ của sản phẩm. Đối với phân khúc thời trang cao cấp, Good On You – thương hiệu phân loại thương hiệu dựa trên tín ngưỡng của họ.

Người tiêu dùng không quan tâm nếu 77% các thương hiệu biến mất. Từ đó đối với những thương hiệu nếu muốn xây dựng những sự khác biệt hoá mang tính cạnh tranh trong 2020 thì không thể không thể hiện rõ vai trò của thương hiệu đối với xã hội.

7. Cá nhân hoá theo quy mô

Chúng ta đang sống trong một kỹ nguyên mới nơi mà tiếp thị truyền thống (Traditional Marketing) được định hình lại bằng máy học (Machine Learning).

Các nhà làm marketing đang ngày càng nhận thức và nắm bắt rõ hơn về trải nghiệm khách hàng và cá nhân hoá theo quy mô khi mà máy học có thể giúp họ hiểu rõ hơn về hành trình khách hàng để từ đó có thể tăng lượng tương tác với thương hiệu cũng như tăng thêm giá trị ở những khoảnh khắc trọng yếu nhất của khách hàng.

Bằng cách sử dụng có trách nhiệm về những thông tin đó của khách hàng, các nhà làm marketing có thể thực hiện các chương trình marketing một cách cá nhân hơn, cụ thể hơn và đa kênh hơn. Khả năng máy học có thể hiểu và thích nghi cho phép tạo ra những sự tương tác với người tiêu dùng một cách cá nhân và liên quan nhất.

Nhà sản xuất ô tô Carkoda, chẳng hạn, đã sử dụng thành công công nghệ này để cá nhân hóa quảng cáo video của họ theo quy mô.

Môt ví dụ điển hình gần đây nhất của nhà sản xuất xe máy Skoda là họ đã sử dụng công nghệ để cho ra các quảng cáo video được cá nhân hoá theo quy mô lớn.

8. Tìm kiếm trực quan

Năm nay đánh dấu 20 năm kể từ khi phát minh ra Google Images (Tìm kiếm bằng hình ành). Người tiêu dùng đang ngày càng dựa vào hình ảnh khi tìm kiếm câu trả lời, quyết định mua dịch vụ hoặc sản phẩm nào, hoặc thậm chí ngay khi cả tìm kiếm cảm hứng.

Vì vậy, cũng rất nhiều từ đó, từ năm 2016 đến 2018, lượt tìm kiếm hình ảnh của Google đã tăng trưởng trên 60% trên thiết bị di động.

Đánh đúng sự kết hợp giữa văn bản và hình ảnh có thể đạt được kết quả to lớn. Vào năm 2020, Google sẽ tiếp tục thử nghiệm trực quan hóa Tìm kiếm để giúp các nhà tiếp thị và nhà quảng cáo thích nghi và phát triển các chiến dịch của họ trong kỷ nguyên trực quan này.

9. Digital Marketing theo định hướng dữ liệu (Data Driven Marketing)

Các nhà làm marketing sẽ ngày càng hướng tới việc sử dụng máy học và tự động hóa để mang lại kết quả kinh doanh tốt hơn.

Trong khi trước đây có thể đạt được kết quả tốt với marketing dựa trên các quy tắc cơ bản, thì giờ đây điều này ngày càng được sử dụng ít hơn. Người tiêu dùng đang mong đợi nhận được những thông điệp phục vụ cho nhu cầu cá nhân của họ.

Các nhà quảng cáo sử dụng máy học để kích hoạt dữ liệu của chính họ có thể kiểm soát chính xác hơn các chiến lược đặt giá thầu thông qua các mô hình dự đoán.

Điều này cho phép tập trung vào các chuyển đổi có giá trị nhất để mang lại lợi nhuận tốt hơn cho chi tiêu quảng cáo và từ đó tạo ra nhiều doanh thu hơn. Các nhà quảng cáo tiên tiến như Otto và Freenet đã áp dụng phương pháp này thành công.

10. Các chiến dịch dẫn đầu sáng tạo

Bạn đã thấy một trong những quảng cáo đầu tiên trên thế giới được phát triển cho TV chưa? Đó là một quảng cáo radio được tái sử dụng.

Lịch sử lặp lại khi chúng ta thấy quảng cáo truyền hình dài được chỉnh sửa cho video trực tuyến. Trong thực tế, các chiến dịch dẫn đầu về sáng tạo có cơ hội lớn hơn để tạo ra sức ảnh hưởng.

Trong năm 2020, sẽ có sự tập trung mạnh mẽ hơn vào các chiến lược sáng tạo tiên phong dựa trên sự hiểu biết về người tiêu dùng. Cách tiếp cận này cho phép linh hoạt hơn và đo lường tốt hơn – và có “đất” nhiều hơn cho sự sáng tạo.

Nó cũng có thể được điều chỉnh để hiển thị quảng cáo có liên quan đến đúng người vào đúng thời điểm, với cơ hội để thử nghiệm beta và đo lường tại chỗ. Để có cảm hứng sáng tạo, hãy xem chiến dịch video của Nescafé Dolce Gusto sau đây:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Phân biệt SEO và SEM trong Digital Marketing

Cùng tìm hiểu các khái niệm như SEO là gì, SEM là gì, phân biệt SEO và SEM, các chiến lược của SEO với SEM và hơn thế nữa.

seo và sem
Phân biệt SEO và SEM?

Marketing càng phát triển, ngôn ngữ của Marketer càng đa dạng và phức tạp. Những thuật ngữ và từ viết tắt mà chúng ta sử dụng thường khiến không ít người hay thậm chí là chính chúng ta cũng đang bối rối. SEO và SEM cũng tương tự.

Phân biệt SEO và SEM.

SEO là gì?

SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization có nghĩa là tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, khái niệm đề cập đến việc những người làm marketing nói chung hoặc cụ thể là các SEOer tìm cách để hiển thị nội dung nhiều hơn hay có thứ hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo hoặc Bing.

seo và sem
SEO và SEO là gì? Cách SEO hiển thị trên công cụ tìm kiếm.

Để có thể dễ dàng hiểu bản chất của SEO hay SEO là gì, bạn có thể xem hình ảnh ở trên.

Khi bạn lên các công cụ tìm kiếm như Google và bạn nhập một truy vấn hay từ khoá vào ô tìm kiếm, chẳng hạn như trong trường hợp này là marketing là gì, bạn có thể thấy một kết quả tìm kiếm trả về là một bài viết về chủ đề Marketing của MarketingTrips.

Các trang kết quả được trả về từ công cụ tìm kiếm này được gọi là SERPs (Search Engine Results Pages).

SEM là gì?

SEM là từ viết tắt của Search Engine Marketing, khái niệm đề cập đến tất cả các hình thức làm marketing trên công cụ tìm kiếm như Google Search, Yahoo Search hay Bing Search.

Trong khi cùng là thuật ngữ nói về cách làm marketing thông qua công cụ tìm kiếm, SEM là khái niệm mang tính tổng quát bao trùm cả SEO và SEO chỉ là một phương thức của SEM.

Mặc dù là vậy, hiện nay vẫn không có không ít các bên coi SEM là hình thức quảng cáo có trả phí trên công cụ tìm kiếm (Paid Search Ads), trái ngược với SEO là miễn phí.

Như đã phân tích, về mặt tổng thể chiến lược, SEM bao gồm SEO (tối ưu hoá công cụ tìm kiếm để có được lượng người dùng không phải trả phí), Search Ads (có được thứ hạng và người dùng thông qua các quảng cáo có trả phí trên công cụ tìm kiếm) mà Google Search Ads trong Google Ads là hình thức phổ biến nhất và cả các hình thức marketing khác trên công cụ tìm kiếm như Google Shopping, Google Maps hay Google Image.

Liên quan đến khái niệm SEM, nhiều người vẫn gọi là PPC (Pay Per Click) tức đề cập đến các hình thức quảng cáo có trả phí, cụ thể là trả phí trên mỗi lần khách hàng nhấp chuột.

Tuy nhiên cách gọi này không chính xác vì, SEM chỉ đề cập đến các cách thức quảng cáo hay marketing trên công cụ tìm kiếm, PPC thì rộng hơn và không nhất thiết là xảy ra trên công cụ tìm kiếm, GDN hay quảng cáo hiển thị của Google cũng là hình thức PPC tuy nhiên nó không thuộc phạm trù của SEM.

Về cơ bản, sự khác biệt lớn nhất giữa SEO và SEM đó là “miễn phí” và có trả phí.

Tìm hiểu về SEO và SEM.

Bức tranh tổng quan về SEO.

SEO là công cụ cần liên tục phát triển để theo kịp các thuật toán luôn thay đổi của Google. Nhưng có một điều không đổi, SEO được tạo thành từ các hoạt động trên trang (on-page) và ngoài trang (off-page) như hai trụ cột chính.

SEO Onpage.

▪️ Tối ưu hóa meta data, bao gồm thẻ tiêu đề (page title tag), thẻ mô tả (meta description tag), thẻ heading, thẻ ALT hình ảnh, mà trong đó kết hợp các từ khóa mục tiêu.

▪️ Tối ưu SEO bài viết và trang web thông qua chiến lược nghiên cứu từ khóa.

▪️ URL trang đơn giản và được định dạng tốt với các từ khóa chọn lọc.

▪️ Tốc độ tải trang nhanh.

▪️ Tích hợp chia sẻ xã hội trong nội dung.

SEO Offpage.

▪️ Xây dựng liên kết (Link building) để thu hút và có được inbound links chất lượng (các backlink này giúp chiếm phần lớn SEO off-page).

▪️ Tín hiệu từ mạng xã hội (ví dụ: tăng lượng truy cập đến một trang web từ chia sẻ social media).

▪️ Thu hút chú ý từ các trang web nổi bật như Reddit, Facebook, …

Mục đích cuối cùng của SEO.

Tạo ra nội dung có chất lượng và giá trị mà người đọc quan tâm sẽ thấy hữu ích, thường là trên blog và các trang web.

Sử dụng SEO sẽ giúp bạn thiết lập quyền lợi trong thuật toán của Google. Nhờ đó, lượng truy cập trang web sẽ tăng, nhiều cơ hội cho các inbound links và quan trọng nhất là có thêm conversion.

Hãy chú ý đến các chiến thuật trên on-page và off-page để đảm bảo landing page, trang web và bài viết blog của bạn được tối ưu hóa trên công cụ tìm kiếm nhé.

Nhất định không được bỏ qua bài viết các thuật ngữ trong SEO nếu bạn đang tìm hiểu về lĩnh vực này.

Tổng quan về SEM.

seo và sem
Cách thức hoạt động của SEM.

SEM hoàn toàn liên quan đến việc có được khả năng hiển thị tìm kiếm, thông qua các quảng cáo trả tiền trên các công cụ tìm kiếm như Google. Đây được gọi là quảng cáo trả tiền cho mỗi lần chuột (pay-per-click).

Có nhiều thuật ngữ khác được sử dụng cho các hoạt động SEM bao gồm: cost-per-click ads, quảng cáo tìm kiếm phải trả tiền – có trả tiền.

Quảng cáo pay-per-click cho phép bạn chủ động nhắm vào người mua tiềm năng, thông qua quảng cáo và từ khóa phù hợp với truy vấn tìm kiếm của họ.

Và loại quảng cáo này hiển thị trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm, bên cạnh danh sách không phải trả tiền. Chúng mang đến cho doanh nghiệp cơ hội để tăng khả năng hiển thị của các trang web, landing page, bài viết blog và hơn thế nữa.

Các chiến lược SEM đặc trưng.

Google Ads là nền tảng công cụ tìm kiếm phổ biến nhất để lưu trữ quảng cáo. Bạn có thể xem xét các nền tảng khác như Bing hay Yahoo. Bất cứ nơi nào bạn chọn để đổ tiền vào tiếp thị internet của mình, đều có những chiến lược SEM chính như sau:

▪️ Chiến dịch quảng cáo với đối tượng cụ thể (ví dụ: địa lý, ngành, nhân khẩu học,…).

▪️ Tạo các nhóm quảng cáo bao gồm các biến thể từ khóa mục tiêu.

▪️ Viết quảng cáo có liên quan bằng cách sử dụng các từ khóa chọn lọc.

▪️ Đặt ngân sách quảng cáo.

▪️ Theo dõi các số liệu như số lần click, số lần hiển thị, tỷ lệ chi phí mỗi lần trung bình.

Kết luận.

Mặc dù tuỳ vào từng mục tiêu của doanh nghiệp hay thương hiệu bạn có thể lựa chọn SEO hoặc SEM hoặc kết hợp cả hai. Bằng cách thấu hiểu từng thuật ngữ, sự khác biệt giữa SEO và SEM cũng như vai trò của nó trong doanh nghiệp, bạn sẽ có thể đưa ra những quyết định đúng đắn hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Tổng hợp các Website và Blog Về Digital Marketing hàng đầu

Nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực Marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng, dưới đây là một số blog và website hàng đầu trên thế giới bạn có thể tham khảo.

Website và Blog Về Digital Marketing
Tổng hợp các Website và Blog Về Digital Marketing hàng đầu

Web chủ đề Marketing và Digital.

Marketing Land đây là website cập nhật tin tức tổng hợp về digital marketing rất đa dạng và nhiều. Nội dung trên trang này bao gồm Search, Mobile, Analytics, Social, Display, Email, Retail và nhiều hơn nữa. Đa phần các tin tức mới nhất trong ngành đều sẽ được cập nhật ngay trên website này.

Think With Google website về marketing thực hiện bởi Google một phần hướng về micro moments, một phần về các chủ đề về các sản phẩm của Google như YouTube, Adwords, GDN, DoubleClick. Trang này cũng có các bài viết phân tích về các kênh marketing của nhiều ngành khác nhau như B2B, thời trang, tài chính, chăm sóc sức khỏe, bán lẻ, công nghệ v.v…

Marketo Blog Marketo xây dựng một blog nội dung rất phong phú và thú vị với nhiều chủ đề về marketing tự động, social media, content marketing, email marketing, v.v…

HubSpot Blog một trong những blog về marketing đáng theo dõi nhất. Thiên nhiều về content, design, tối ưu hóa, bán hàng và các thông tin dành riêng cho agency.

MarketingTrips, một trong những trang tin hàng đầu tại Việt Nam về lượng tương tác trong lĩnh vực Marketing, Digital, Content và hơn thế nữa.

Web chủ đề công nghệ

Nguồn: Pinterest

TechCrunch một trang tin tức tổng hợp với rất nhiều thông tin mới nhất về các nền tảng công nghệ và được cập nhật thường xuyên và nhanh chóng.

Mashable một trang tin tức công nghệ tổng hợp khác với các nội dung được cập nhật mới liên tục và phù hợp để giúp bạn theo dõi xu thế của thị trường.

Engadget tất cả tin tức về các công nghệ mới nhất có thể tìm được tại đây nhưng Engadget mạnh về các nội dung như giới thiệu sản phẩm công nghệ và review sản phẩm.

ZDNet được thành lập từ năm 1997 đến nay, ZDNet có lẽ là một trong những website công nghệ lâu đời nhất còn tồn tại cho đến giờ. Trang này tập trung các thông tin về nhiều mảng như phần cứng, di động, cloud, big data, lập trình v.v…

Web chủ đề Search Marketing

Nguồn: Pinterest

Search Engine Land là website anh em với Marketing Land, tập trung chủ yếu về mảng search, SEO – SEM và các tin tức liên quan đến các bộ máy tìm kiếm. Nếu bạn cần up-to-date với thông tin về SEO thì đây là website bạn nên theo dõi.

Moz Blog Moz (trước đây là SEOMoz) là website mà bất cứ dân SEO nào cũng phải biết, cung cấp rất nhiều kiến thức hay và hữu ích về các chủ đề SEO – SEM. Hiện nay Moz dù với nội dung chủ đạo vẫn là SEO nhưng đã mở rộng hơn, chứa cả các nội dung về Content, Email, CRO, Social Media và cũng khá là hữu ích. Bạn có thể download bộ video tài liệu SEO – Inbound Marketing từ Moz.

Search Engine Watch một trong những website hàng đầu về nội dung liên quan đến Search: SEO-SEM và cũng có bao gồm nhiều chủ đề hữu ích khác như Social, Analytics, Video, Content, v.v.. Là điểm đáng đến để cập nhật các thông tin và bài viết hữu ích về Search cũng như các nội dung liên quan.

Search Engine Journal một website khác chuyên về chủ đề Search với tên bắt đầu là Search Engine. Cũng như các website từng chuyên về SEO – SEM khác, SEJ dần dần cũng mở rộng ra nhiều chủ đề liên quan đến mảng này như Content, Social Media, Paid Search.

QuickSprout Blog được viết bởi Neil Patel, một trong những SEOs có tiếng trên thị trường thế giới và đồng thời là co-founders của KISSMetrics và CrazyEgg. QuickSprout tập trung những nội dung rất hữu ích về SEO cũng như các mảng có liên quan và tác động đến SEO.

Web chủ đề phân tích

Nguồn: Pinterest

Google Analytics Blog blog chính thức của Google Analytics là nơi bạn cần ghé thăm đầu tiên nếu muốn những thông tin, hướng dẫn và các phân tích chuyên sâu bằng công cụ Google Analytics. Blog cũng có một số case studies rất thú vị.

KissMetrics Blog KISSMetrics là một blog rất đang theo dõi về chủ đề phân tích, testing và online marketing. Mỗi bài viết đều có những con số để chứng minh và minh họa visually. Rất đáng để bookmark.

Occam’s Razor được viết bởi Avinash Kaushik, một trong những người có tiếng tăm nhất trong lĩnh vực phân tích và đọc qua những bài viết của ông, bạn sẽ hiểu lý do tại sao. Blog của ông có những bài viết cực kỳ hay và thú vị về việc phân tích và đưa ra quyết định dựa trên các data có được. Nếu bạn là một Digital Marketer nghiện phân tích những con số thì trang này là trang bạn cần bookmark đầu trên list.

Annielytics Annie cũng là một chuyên gia về phân tích và blog của bà tập trung nhiều về các hướng dẫn cách để khai thác và sử dụng hiệu quả các công cụ analytics như Google Analytics. Nếu bạn muốn hướng đi chuyên sâu về phân tích thì blog của Annie sẽ là một nguồn kiến thức rất giá trị.

Web chủ đề Social Marketing

Buffer Blog không chỉ sở hữu công cụ Social Media Marketing hữu ích, Buffer còn sở hữu một trong những blog nổi bật nhất về chủ đề Social Marketing với những bài viết chuyên sâu hữu ích.

Social Media Examiner đây là trang web mà bạn nên bookmark nếu muốn theo dõi tất cả những thông tin cập nhật mới nhất về Social. Với rất nhiều bài viết có ích và được cập nhật thường xuyên SME là một website bạn nên follow.

Web chủ đề Email Marketing

Nguồn: Pinterest

Vero Blog bạn có bao giờ tự hỏi rằng tại sao open rate, click rate của email mình lại không được cao hoặc conversion của email chưa được tốt lắm? Nếu bạn quan tâm đến Email Marketing (bạn nên), thì Vero là nơi chứa những thông tin cực kỳ giá trị để giúp bạn có thể tìm được câu trả lời cho các câu hỏi trên.

MailChimp Blog không chỉ là ứng dụng gửi email hàng đầu trên thị trường, MailChimp còn sở hữu một blog với Content rất hữu ích và giá trị. Những case studies và thử nghiệm được chứng thực bằng data là những gì bạn cần để tìm ra định hướng cho chiến dịch email của mình.

Emma Blog tổng hợp những lời khuyên và thông tin rất hữu dụng để giúp bạn tạo được một chiến dịch Email Marketing tuyệt vời.

Web chủ đề Copy & Content Marketing

Nguồn: Pinterest

CopyBlogger CopyBloggers có một trong những blog hàng đầu về mảng content marketing và copywriting. Đằng sau mỗi màn hình là một con người và con người thì chỉ tương tác với những nội dung hay và hữu ích mà họ cảm thấy thích và nếu bạn thật sự tin điều này thì nội dung của blog này sẽ rất có ích cho bạn.

Content Marketing Institute là nơi tập hợp bài viết của những chuyên gia về content marketing hàng đầu thế giới và là điểm đến đang tin cậy cho mọi thông tin cập nhật mới nhất và có ích về chủ đề content marketing.

KopyWriting nếu bạn muốn biết cách để cải thiện content của mình và khiến chúng hiệu quả hơn thì những bài viết của KopyWriting là những gì bạn cần. Cách viết vui và hấp dẫn cùng với nội dung hữu ích, đây là blog bạn nên bookmark cho chuyên mục thường đọc về content của mình.

B2B Marketing Insider Michael Brenner là chuyên gia hàng đầu về content và ông chia sẽ những kiến thức hữu ích đó trên blog này. Thường trực trên trang là các bài viết hướng dẫn làm cách nào để content của bạn có thể thực sự hiệu quả hơn trong việc lấy leads hoặc cải thiện sales cùng với content strategy.

Web chủ đề Mobile Marketing

Nguồn: Pinterest

Apptamin blog Apptamin tổng hợp tất cả các thông tin cho những ai liên quan đến mảng mobile dù là developers, marketers hay designers. Những bài viết rất tường tận và hữu ích với các chủ đề từ quảng cáo ứng dụng di động cho đến tracking, các công cụ hỗ trợ, v.v…

TUNE tập trung nhiều về ứng dụng mobile với các nội dung liên quan đến tối ưu hóa trên app store, quảng cáo cho ứng dụng di động, quảng cáo trên điện thoại. Với các nội dung chuyên sâu và không kém phần hữu ích, TUNE là trang đáng để bookmark nếu bạn đang tìm hiểu về mobile marketing.

Swrve hiểu được người dùng muốn gì, tương tác thế nào trên ứng dụng di động điều cần thiết để có định hướng về mobile một cách đúng đắn. Những bài viết trên Swrve hướng đến việc giúp bạn hiểu được những insight đó.

Web chủ đề design, UI / UX

Nguồn: Pinterest

UXMovement đây là điểm đến hàng đầu nếu bạn muốn tìm hiểu về UX, cách để làm thế nào có thể cải thiện trải nghiệm người dùng trên website. Các bài viết bao trùm nhiều chủ đề từ forms, navigation, CTA – button, nội dung, wireframes, v.v…

UXpin nơi bạn có thể tìm thấy gần như mọi thông tin bạn cần liên quan đến chủ đề UI / UX. Nội dung của blog bao trùm các chủ đề rộng từ thiết kế web, thiết kế di động cho đến, testing, quản lý phát triển sản phẩm. Đáng để bookmark nếu bạn quan tâm đến các chủ đề này.

Usability Tools blog tập trung về việc cải thiện thiết kế để tăng trải nghiệm người dùng và qua đó cải thiện được tỉ lệ chuyển đổi (conversion rate). Nếu bạn quan tâm đến CRO và quan tâm đến UX, blog này là dành cho bạn.

UXMag một website về UI UX cũng đáng theo dõi với các bài viết rất hữu ích và thú vị về nhiều chủ đề liên quan không chỉ gói gọn trong web hoặc mobile.

UXMyths trang này tập trung vào việc phá vỡ các suy nghĩ sai lệch về những vấn đề liên quan đến UI / UX dựa vào các luận cứ và dẫn chứng thuyết phục. Có rất nhiều kiến thức bạn có thể học được từ trang này.

Web chủ đề CRO, A/B testing

Nguồn: Pinterest

ConversionXL đây có lẽ là blog về chủ đề CRO (conversion rate optimization) hay nhất mà người viết được biết hiện nay. Các bài viết hướng đến việc tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi bằng cách tăng trải nghiệm người dùng thông qua A/B testing, phân tích và đánh giá.

UnBounce blog có nội dung cực kỳ hay và hữu ích tập trung mạnh vào A/B testing và tối ưu hóa conversion rate của các kênh khác nhau. Các case studies đều được dẫn chứng bằng dữ liệu và các suy luận đều có các luận cứ để hỗ trợ. Bookmark trang web này để học được rất nhiều kiến thức bổ ích.

Optimizely là một trong những công cụ A/B testing hàng đầu hiện nay và đương nhiên họ có 1 cái blog để thể hiện họ là người đi đầu trong mảng này. Các bài viết trên này cung cấp những case studies những thông tin và kiến thức bổ ích mà bất cứ người nào quan tâm đến CRO đều sẽ cảm thấy hữu ích.

Visual Web Optimizer blog của VWO cũng tương tự như Optimizely, bookmark để có thêm các kiến thức hữu ích liên quan đến A/B testing và CRO.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

  • 1
  • 2