Skip to main content

Thẻ: facebook

Facebook Metaverse Inside: Có gì bên trong Horizon Workrooms của Metaverse

Facebook vừa công bố Horizon Workrooms, một cách mới để nhân viên văn phòng có thể làm việc và kết nối với nhau thông qua công nghệ thực tế ảo – VR.

Ý tưởng này của Facebook rất đơn giản: Thay vì mọi người nói chuyện với nhau vốn rất hạn chế thông qua cuộc gọi video, Facebook đã dành hơn hai năm để tạo ra một cách mới cho phép tối đa 16 người được thể hiện bằng hình đại diện có thể ngồi xung quanh một bàn hội nghị ảo cùng với nhau.

Nó hỗ trợ tối đa 50 người nếu một số người chỉ gọi vào hội nghị bằng webcams.

Facebook cho biết đây là một bước nhỏ nhưng quan trọng để xây dựng Metaverse – một thế giới kỹ thuật số, nơi một ngày nào đó trong tương lai mọi người có thể gặp nhau để làm việc và giải trí trong môi trường số hoàn toàn.

Vào tháng 7, Facebook đã thành lập một nhóm điều hành mới để làm việc với dự án Metaverse và CEO Mark Zuckerberg cũng từng cho biết họ sẽ kiếm tiền từ nó bằng cách bán hàng hóa kỹ thuật số.

Mặc dù Horizon Workrooms hiện miễn phí nhưng nó hoàn toàn có thể trở thành một dịch vụ phải trả phí cho các doanh nghiệp hoặc trường học trong tương lai.

Facebook Workrooms được thể hiện như thế nào thông qua công nghệ thực tế ảo VR.

Facebook Workrooms giống như một trung gian duy nhất giữa các cuộc gọi điện video và ngồi họp trong một phòng họp thực tế và mặc dù Facebook hiện chưa có chiến lược để đưa bản beta này ra thị trường nhưng nó rõ ràng đã rất hiệu quả.

Để bắt đầu, bạn có thể cài đặt ứng dụng Workrooms trên PC (bạn cũng có thể sử dụng máy Mac) và cài đặt một phiên bản khác của ứng dụng này trên tai nghe Oculus Quest 2 trị giá 299 USD của Facebook.

Sau khi truy cập, bạn có thể tạo một hình đại diện hoàn chỉnh cho mình, và có thể tham gia vào cuộc trò chuyện đã được tạo ra cho các cuộc họp của mình.

Theo lời của một chuyên gia đã trải nghiệm thực tế ứng dụng này:

“Nó giống như việc tôi vừa đi vào một thành phố và bước vào một tòa nhà văn phòng, tôi đã thấy những phiên bản hoạt hình thực sự của những người khác.”

Không giống như nhiều trải nghiệm VR khác, trong đó các nhân vật đại diện (avatars) không có bất kỳ chuyển động nào, Workrooms của Facebook tận dụng tối đa sự chuyển động của phần tay và đầu.

Vì vậy, bạn có thể thấy cánh tay của ai đó chuyển động trong khi họ nói chuyện, điều này khiến cảm giác giống như bạn đang ở trong một phòng họp thự tế hơn là trong một biển người vô hồn.

Workrooms cũng có thể kết nối với máy tính của bạn, vì vậy bạn có thể nhìn thấy bàn phím và chuột máy tính của mình (thực tế) trên bàn làm việc trong phòng hội nghị ảo.

Để có thể biến Workrooms thành một cái gì đó lớn hơn trong Metaverse, rõ ràng đó là một cuộc đấu tranh mà Facebook có thể phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong việc tiếp thị nó đến các doanh nghiệp.

Facebook sẽ cần phải thuyết phục các doanh nghiệp rằng họ nên bỏ ra 299 USD cho mỗi nhân viên để họ có thể đeo tai nghe và làm việc.

Tuy nhiên về phía Facebook, hiện họ tỏ ra rất tự tin về sản phẩm của mình và những gì mà họ đang hướng tới. Sản phẩm hiện tại vẫn ở dạng beta và hiện họ chỉ muốn chứng minh cho mọi người thấy rằng những trải nghiệm như thế này hoàn toàn có thể được thực hiện thông qua công nghệ thực tế ảo VR.

Nhiều người đang kỳ vọng rằng, khi Metaverse thực sự ra mắt, họ có thể chu du cùng với bạn bè của họ từ khắp năm châu mà không có bất cứ rào cản nào. Nhưng cũng như giống như thế giới thực, ở thế giới Metaverse bạn vẫn sẽ phải đi làm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Tra Nguyen

Facebook cập nhật những thay đổi mới trong xu hướng quảng cáo do ảnh hưởng từ sự thay đổi của xã hội

Facebook đã công bố một báo cáo mới xem xét về mối quan hệ của người tiêu dùng với các thương hiệu đã thay đổi như thế nào trong năm qua và điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động quảng cáo và marketing trong tương lai.

Bản báo cáo dài 25 trang kết hợp việc phân tích hơn 100 chiến dịch quảng cáo có hiệu suất trên mức trung bình vào năm 2020 trên Facebook và xem xét các khía cạnh chính có thể giúp thúc đẩy sự phản hồi nhằm xác định những thay đổi chính trong phương pháp tiếp cận và tối ưu thông điệp.

Theo giải thích của Facebook:

“Mặc dù năm ngoái là năm có rất nhiều ‘sự kiện đặc biệt’ xảy ra, nhưng nó đã đánh dấu một bước ngoặt sáng tạo với nhiều tác động lâu dài đối với tất cả chúng ta.

Bằng cách xem xét những thứ đã tạo ra sự đột phá trên nền tảng của chúng tôi, chúng tôi có thể xác định một số hành vi chính đã thay đổi và điều đó sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến sự sáng tạo trong nhiều năm tới.”

Về cơ bản, trọng tâm chính của bản báo cáo là 05 yếu tố trọng tâm chính được nêu bật trong các chiến dịch:

  • Xây dựng sự toàn diện – Các thương hiệu có được những hiệu suất mạnh mẽ hơn khi tập trung vào các quảng cáo toàn diện hơn, mô tả đối tượng mục tiêu của họ theo những cách mang tính đại diện và sâu sắc hơn.
  • Cung cấp nhiều yếu tố giáo dục hơn – Các thương hiệu đã tìm cách cung cấp nhiều yếu tố mang tính giáo dục hơn, theo những cách sáng tạo hơn và đã tạo ra những phản ứng tích cực hơn.
  • Bán hàng bằng ý tưởng – Với các hạn chế về mặt tương tác xã hội, các thương hiệu có thể truyền đạt ý tưởng phù hợp với khao khát của người tiêu dùng để tìm kiếm những thông tin mới, điều có thể thay thế các quy trình khám phá truyền thống trước đây.
  • Nói bằng ngôn ngữ của nền tảng – Nói cách khác, thương hiệu xây dựng nội dung phù hợp với những bài đăng hoặc nội dung do người dùng tạo ra (user-generated content) – quảng cáo sẽ trông ít giống quảng cáo hơn.
  • Tận dụng yếu tố cá nhân hoá – Những quảng cáo kết nối với mong muốn được cá nhân hoá của người dùng sẽ cải thiện được những phản hồi tốt hơn.

Facebook cũng đã cung cấp các mẹo cụ thể hơn để giúp bạn suy nghĩ về cách bạn có thể thực hiện từng ý tưởng trong kế hoạch của mình.

Khi bạn xây dựng những nội dung giáo dục mang tính giải trí (edutainment), bạn có thể cân nhắc những câu hỏi sau:

  • Liệu chúng ta có đang chuyển những vấn đề cần giải quyết thành một hành vi mà chúng ta muốn xây dựng hoặc khuyến khích mọi người tiến lên phía trước hay không?
  • Bằng cách nào chúng ta có thể câu chuyện của chúng ta thành những thứ giải trí hấp dẫn, điều có thể thu hút được sự chú ý của khách hàng?
  • Nếu chúng ta trao thưởng cho khách hàng vì họ đã dành thời gian và sự chú ý với chúng ta, chúng ta nên cho họ điều gì?
  • Bằng cách nào chúng ta có thể chuyển những ý tưởng của chúng ta thành những điều gì đó thực sự hữu ích cho khách hàng.

Trên đây là một vài cách tiếp cận mới có thể giúp cho các chiến dịch quảng cáo và marketing của các thương hiệu trở nên đúng xu hướng và hiệu quả hơn. Còn rất nhiều thứ khác bạn có thể khám phá trong bản báo cáo chi tiết.

Bạn có thể tải xuống đầy đủ báo cáo của Facebook tại đây: Facebook 2021 Creative Forecast.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Hàng loạt tài khoản Facebook tại Việt Nam bị khóa sau một đêm

Với lý do vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook, hàng nghìn tài khoản đã bị mạng xã hội này khóa nhưng vẫn có cơ hội khiếu nại.

Khoảng 23 giờ ngày 17.8, nhiều người dùng Facebook cho biết một trong số các tài khoản của họ bị khóa kèm thông báo lý do vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng.

Nền tảng này cho chủ tài khoản thời gian 30 ngày để khiếu nại quyết định trên. Trong thời gian này, account vi phạm sẽ bị ẩn, đồng thời không thể sử dụng. Sau thời hạn trên nếu không tiến hành khiếu nại, Facebook sẽ xóa vĩnh viễn tài khoản.

“Đội ngũ xét duyệt của chúng tôi hiện có ít nhân lực hơn do ảnh hưởng của đại dịch virus Corona (Covid-19). Vì vậy chúng tôi có thể không xét duyệt được mọi yêu cầu và cách chúng tôi xử lý quá trình xem xét lại đã thay đổi”, hãng đính kèm lưu ý.

Nguyên nhân của đợt quét bất thường này được xác định có thể là liên quan tới hành vi phát tán, chia sẻ clip đồi trụy có trẻ vị thành niên trên nền tảng Facebook cũng như qua dịch vụ Messenger. Những người bị khóa tài khoản đã tương tác và chia sẻ đường link của các clip nói trên.

Quy định của Facebook cấm các hành vi lan truyền hình ảnh khỏa thân, đồi trụy, hoạt động tình dục và đặc biệt nhấn mạnh vào việc bảo vệ trẻ vị thành niên.

Chính vì vậy, dù trước đây đã không ít lần mạng xã hội lớn nhất thế giới quét nội dung vi phạm, lần truy quét này trở nên nghiêm trọng, mạnh tay hơn vì liên quan tới trẻ em.

Anh Nguyễn Đức Khôi, chuyên gia xử lý khủng hoảng và các vấn đề liên quan đến Facebook, cho biết chỉ trong thời gian ngắn đêm 17.8 tới sáng 18.8, anh nhận được không ít yêu cầu hỗ trợ mở khóa tài khoản.

“Các trường hợp này nên làm theo hướng dẫn từng bước do hãng yêu cầu, chủ tài khoản cần tải giấy tờ xác thực cá nhân và chờ trung bình 2 – 3 ngày tài khoản có thể được ‘thả”, anh tư vấn.

Vị chuyên gia cũng lý giải thêm, việc này nên tự làm bởi nếu giao thông tin cho người khác làm hộ có thể khó có cơ hội khiếu nại thành công bởi hệ thống sẽ nhận dạng được thiết bị lạ cũng như địa chỉ IP không trùng khớp với lưu trữ từ lịch sử phiên đăng nhập trước đây.

Dù vậy, việc vi phạm những tiêu chuẩn đã thành văn, đặc biệt liên quan tới nội dung đồi trụy trẻ em thì cơ hội lấy lại tài khoản không cao.

Việc truy quét vi phạm hiện nay do trí tuệ nhân tạo (AI) của Facebook đảm trách và tự đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu nạp sẵn, nhân sự chỉ thực hiện xem xét lại đối với các trường hợp AI còn nghi vấn hoặc xử lý khiếu nại từ người dùng.

Cũng vì thế, không ít trường hợp nội dung AI quét và xác định vi phạm vẫn chưa chính xác. Vấn đề này từng được các chuyên gia cũng như người dùng báo cáo nhiều lần và Facebook vẫn trong quá trình tiếp nhận phản hồi, hiệu chỉnh để trí tuệ nhân tạo của họ có thể làm việc tốt hơn.

Trong vụ quét nội dung đồi trụy trẻ vị thành niên, một số chuyên gia cho rằng Facebook đã “gắn nhãn” riêng cho đường link gốc chứa video, do vậy mọi hành vi chia sẻ đều bị hãng nắm được.

“Facebook không đọc nội dung chat hay chia sẻ của người dùng trong trường hợp này mà chỉ đơn giản là theo vết phần thông tin đã bị đánh dấu trước đó để xác định vi phạm và đưa ra phương án xử lý”, một chuyên gia đánh giá.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Facebook chia sẻ cách tiếp cận quảng cáo tập trung vào quyền riêng tư mới

Đây là một sự thay đổi đáng kể đối với các nhà quảng cáo trên Facebook nói riêng và các nhà quảng cáo nói chung trong một tương lai quảng cáo ít bị theo dõi.

Sau nhiều động thái phản đối mạnh mẽ các phương pháp tiếp cận mới nhằm giảm mức độ theo dõi dữ liệu người dùng, đặt ra những hạn chế đáng kể đối với những thông tin mà nó có thể sử dụng trong các quy trình nhắm mục tiêu quảng cáo của mình.

Facebook dường như đã chấp nhận rằng đây là tiêu chuẩn mới và nền tảng này sẽ cần phải nổ lực để cập nhật hệ thống của mình nhằm trở nên phù hợp hơn với các giới hạn mới về thông tin mà nó có thể truy cập liên quan đến các phản ứng của người dùng với quảng cáo.

Theo giải thích của Facebook:

“Với việc Apple và Google tiếp tục thực hiện các thay đổi thông qua trình duyệt và hệ điều hành của họ và với bối cảnh quy định mới về quyền riêng tư đang thay đổi trên toàn thế giới, điều quan trọng là phải thừa nhận rằng quảng cáo kỹ thuật số phải phát triển để ít phụ thuộc hơn vào dữ liệu của bên thứ ba (third-party) hơn.

Đó là lý do tại sao chúng tôi đã đầu tư và nỗ lực trong nhiều năm để xây dựng danh mục các công nghệ có thể nâng cao quyền riêng tư và hợp tác với ngành dựa trên các tiêu chuẩn này để hỗ trợ kỷ nguyên tiếp theo của ngành quảng cáo nói chung.”

Bản cập nhật binh bạch theo dõi ứng dụng (ATT) của Apple, được tung ra vào tháng 4 như một phần cập nhật của iOS 14.5, đã có tác động rất lớn đến lĩnh vực quảng cáo kỹ thuật số (digital advertising).

Cụ thể là các nhà quảng cáo Facebook vẫn đang điều chỉnh các phương pháp tiếp cận của họ và tìm ra những cách tốt hơn để giảm thiểu sự ảnh hưởng do việc thiếu đi nhiều thông tin chi tiết về đối tượng tương tác với quảng cáo.

Các tác động thực sự của thay đổi ATT vẫn đang tiếp tục phát triển, với nhiều báo cáo cho thấy hơn một nửa tổng số người dùng iOS đang chọn không theo dõi ứng dụng, khi được hiển thị lời nhắc mới.

Trước những rào cản đầy khó khăn này, Facebook nói rằng sắp tới họ sẽ có một loạt các tùy chọn mới để xem xét về điều này.

Để giúp cung cấp nhiều thông tin chi tiết hơn về những giới hạn dữ liệu này, Facebook đang phát triển một bộ công nghệ tăng cường quyền riêng tư (PET) cho quảng cáo, công cụ sẽ làm giảm thiểu lượng dữ liệu được thu thập và xử lý, nhằm vừa bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng, vừa vẫn tạo điều kiện cho các chiến dịch hiệu suất.

“Chúng tôi tin rằng PETs sẽ hỗ trợ thế hệ quảng cáo kỹ thuật số tiếp theo tốt hơn, đó là lý do tại sao chúng tôi đang đầu tư vào nỗ lực trong nhiều năm với các học giả, tổ chức toàn cầu và nhà phát triển để xây dựng các giải pháp mới.”

Facebook cho biết PET sẽ liên quan đến ‘các kỹ thuật tiên tiến được rút ra từ các lĩnh vực mật mã và thống kê’, giúp giảm thiểu tối đa lượng dữ liệu được xử lý, trong khi vẫn duy trì các chức năng marketing quan trọng như đo lường và cá nhân hóa quảng cáo.

Facebook cũng đang khám phá một số cách để áp dụng những cách tiếp cận này cho các giải pháp đo lường mới.

“Năm ngoái, chúng tôi đã bắt đầu thử nghiệm giải pháp đo lường mức độ ảnh hưởng của quyền riêng tư (PLM) của mình với một số đối tác sử dụng công nghệ nâng cao quyền riêng tư được gọi là tính toán mức độ an toàn cho nhiều bên (MPC – secure multi-party computation).

Điều này giúp các nhà quảng cáo có thể hiểu chiến dịch của họ đang hoạt động như thế nào, đồng thời bổ sung thêm các lớp bảo mật nhằm hạn chế việc thông tin hay dữ liệu có thể được học bởi nhà quảng cáo hoặc Facebook.”

Facebook cho biết tính năng PLM này sẽ có sẵn cho các nhà quảng cáo vào năm tới, đồng thời nó cũng đang thử nghiệm trên các công cụ theo dõi bổ sung, chẳng hạn như MPC, cho phép hai hoặc nhiều tổ chức làm việc cùng nhau trên việc chia sẻ dữ liệu, đồng thời hạn chế thông tin mà một trong hai bên có thể học hỏi.

“Dữ liệu được mã hóa end-to-end (mã hoá đầu cuối): trong quá trình truyền tải, lưu trữ và sử dụng, đảm bảo không có bên nào có thể xem dữ liệu của bên kia.

MPC hữu ích để tăng cường quyền riêng tư trong khi vẫn có thể tính toán kết quả từ nhiều bên, chẳng hạn như báo cáo kết quả của chiến dịch quảng cáo hoặc đào tạo mô hình máy học trong đó dữ liệu được giữ bởi hai hoặc nhiều bên thay vì một bên.”

Facebook cho biết họ cũng đang nghiên cứu tính năng học tập trên thiết bị (on-device learning), điều này sẽ tạo điều kiện cho việc cung cấp thông tin chi tiết về hiệu suất quảng cáo mà không cần chia sẻ dữ liệu cá nhân.

Tương tự như dự án Privacy Sandbox của Google, nhằm hạn chế việc thu thập dữ liệu, trong khi vẫn tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi hiệu suất quảng cáo, các công cụ mới này của Facebook nhằm mục đích tìm ra điểm trung gian để vừa đảm bảo rằng các nhà marketers vẫn có thể tối đa hóa chi tiêu quảng cáo của họ, vừa đảm bảo sự an toàn về dữ liệu cho người tiêu dùng.

Nhưng để thực hiện những cách tiếp cận mới này, Facebook sẽ cần sự hợp tác với nhiều bên trong ngành:

Facebook cho biết:

“Những công nghệ này sẽ chỉ thành công đối với mọi người và doanh nghiệp ở mọi quy mô nếu có sự hợp tác trong ngành và một bộ tiêu chuẩn mới được chia sẻ.

Đó là lý do tại sao chúng tôi kêu gọi các nền tảng, nhà xuất bản, nhà phát triển và những người tham gia khác trong ngành phối hợp cùng nhau – trên các công nghệ này và các các tiêu chuẩn trung vào quyền riêng tư khác.”

Facebook hy vọng rằng, giờ đây những tác động ban đầu của bản cập nhật ATT của Apple đã quá rõ ràng, nhiều nhóm trong ngành hơn sẽ bị buộc phải cùng nhau thực hiện các giải pháp mới và cần hợp tác với nhau nhiều hơn.

Trong khi một số nền tảng như Twitter đã tuyên bố rằng họ không thấy những tác động quá lớn do bản cập nhật ATT, thì Facebook đang là nền tảng quảng cáo sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự thay đổi này.

Với sự thống trị của mình trong không gian quảng cáo kỹ thuật số, có thể một số nhà quảng cáo sẽ không quan tâm đến việc giúp Facebook lấy lại vị thế, trong khi các nhà quảng cáo cá nhân cũng đang chuyển sang theo dõi dữ liệu của bên thứ nhất, cuối cùng họ cũng sẽ dần ít phụ thuộc hơn vào Facebook hay thông tin về hiệu suất của các chiến dịch.

Tuy nhiên, cuối cùng, sự ảnh hưởng nhiều nhất có thể sẽ thuộc về các nhà quảng cáo nhỏ với ít ngân sách và nguồn lực tối ưu hơn.

Do đó, bằng cách hợp tác với các nhóm doanh nghiệp nhỏ hơn, Facebook có thể thúc đẩy những thay đổi này một cách nhanh chóng hơn.

Nhưng dù sao đi nữa, khi xét về toàn ngành quảng cáo nói chung, mọi thứ đang thay đổi, kỷ nguyên quảng cáo tập trung vào quyền riêng tư đang đến gấn, với tư cách là các nhà quảng cáo, chúng ta cần phải chuẩn bị ngay từ bây giờ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Facebook cấm các nhà nghiên cứu Đức nghiên cứu thuật toán của Instagram

Sau lệnh cấm với đơn vị quan sát quảng cáo NYU trên nền tảng Facebook, mới đây, công ty này tiếp tục cấm các nhà nghiên cứu của Đức nghiên cứu thuật toán của Instagram.

Facebook cấm các nhà nghiên cứu Đức nghiên cứu thuật toán của Instagram

Các nhà nghiên cứu tại AlgorithmWatch cho biết họ vừa bị buộc phải từ bỏ dự án nghiên cứu theo dõi thuật toán của Instagram sau những lời đe dọa pháp lý từ Facebook.

Dự án có trụ sở tại Berlin, Đức đã được công khai phản đối Facebook, với trích dẫn lệnh cấm gần đây của nền tảng này đối với đài quan sát quảng cáo NYU.

Bài đăng cho biết:

“Có thể còn nhiều trường hợp bắt nạt khác mà chúng tôi không biết về nó, chúng tôi hy vọng rằng trong tương lai, nhiều tổ chức sẽ lên tiếng về điều này.”

Được ra mắt vào tháng 3 năm 2020, AlgorithmWatch cung cấp trình cắm (plug-in) cho trình duyệt cho phép người dùng thu thập dữ liệu từ nguồn cấp dữ liệu Instagram của họ, từ đó có thể hiểu về cách nền tảng này ưu tiên hình ảnh và video.

Dự án đã cho thấy rằng thuật toán của Instagram đang khuyến khích các bức ảnh chụp từ khuôn mặt thật và nó được xếp hạng cao hơn ảnh chụp của văn bản.

Facebook phản đối nghiên cứu này nhưng đã không có hành động chống lại AlgorithmWatch trong năm đầu tiên của dự án.

Vào tháng 5, các nhà nghiên cứu cho biết Facebook đã yêu cầu gặp các nhà lãnh đạo của dự án và cáo buộc họ vi phạm các điều khoản dịch vụ của nền tảng.

Facebook cho rằng AlgorithmWatch đã vi pham quy định chung về bảo mật dữ liệu (GDPR), vì đơn vị này đã thu thập dữ liệu từ những người dùng khi không được cho phép.

Các nhà nghiên cứu cho biết:

“Chúng tôi chỉ thu thập dữ liệu liên quan đến nội dung mà Facebook hiển thị cho những người đã tình nguyện cài đặt tiện ích bổ sung này. Nói cách khác, người dùng plugin chỉ truy cập vào nguồn cấp dữ liệu của riêng họ và chia sẻ nó với chúng tôi cho mục đích nghiên cứu chứ không phải lấy dữ liệu của người khác.”

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cuối cùng cũng đã chọn cách đóng cửa dự án vi họ tin rằng họ sẽ phải đối mặt với nhiều hành động pháp lý từ Facebook.

Một người đại diện của Facebook cho biết:

“Chúng tôi có mối quan tâm đặc biệt với các hoạt động của họ, đó là lý do tại sao chúng tôi đã liên hệ với họ nhiều lần để nhắc nhở họ có thể tuân thủ các điều khoản của chúng tôi và tiếp tục nghiên cứu khi có thể…”

Bản chất xã hội của các nền tảng như Facebook khiến việc tách biệt bất kỳ người dùng nào trở nên rất khó khăn: ngay cả khi người dùng chọn tham gia, nguồn cấp dữ liệu của họ nhất thiết phải được tạo ra từ nội dung của người khác, những người có khả năng không đồng ý tham gia nghiên cứu.

Facebook đặc biệt nhạy cảm về các dự án nghiên cứu thuật toán hay dữ liệu trên nền tảng kể từ vụ bê bối Cambridge Analytica, trong đó dữ liệu nghiên cứu học thuật cuối cùng được sử dụng để thao túng cho hành vi thương mại và chính trị.

Tuy nhiên, ở một phạm vi rộng lớn hơn. Các thuật toán quản lý nguồn cấp tin tức trên Facebook và Instagram vô cùng mạnh mẽ nhưng lại thiếu tính minh bạch và các chính sách của Facebook đang gây khó khăn cho việc nghiên cứu chúng một cách khách quan nhất.

Đài quan sát quảng cáo NYU, theo dõi quảng cáo chính trị trên nền tảng này, đã chứng kiến ​​việc các nhà nghiên cứu của họ bị cấm từ đầu tháng do bị cáo buộc thu thập dữ liệu.

Vào tháng 11, Facebook cũng đã đưa ra các mối đe dọa pháp lý tương tự đối với một trình duyệt có tên là Friendly, trình duyệt cho phép người dùng sắp xếp lại nguồn cấp dữ liệu của họ theo thứ tự thời gian.

Các nhà nghiên cứu cho biết: “Các nhà nghiên cứu không thể dựa vào dữ liệu do Facebook cung cấp vì công ty này không đáng được tin cậy.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Facebook cấm các học giả nghiên cứu tính minh bạch quảng cáo và thiếu thông tin trên Facebook

Các nhà nghiên cứu cho biết công việc của họ đang bị ‘đóng băng’.

Theo đó, Facebook đã cấm các tài khoản cá nhân của các học giả nghiên cứu về tính minh bạch của quảng cáo và sự lan truyền thông tin sai lệch trên các mạng xã hội.

Facebook cho biết nhóm này đã vi phạm điều khoản dịch vụ của mình bằng cách thu thập dữ liệu người dùng mà khi không được phép. Tuy nhiên, về phía các nhà nghiên cứu, họ nói rằng họ đang bị ‘đóng băng’ vì để lộ các vấn đề trên nền tảng của Facebook.

Các nhà nghiên cứu trong chuyên đề là một phần của trung tâm quan sát quảng cáo NYU (NYU Ad Observatory), một dự án được tạo ra nhằm mục tiêu kiểm tra nguồn gốc và sự lan truyền của các quảng cáo chính trị trên Facebook.

Như nhóm đã giải thích trong một bài đăng trên blog vào tháng 5, mục đích của họ là tìm ra ai đã trả tiền cho các quảng cáo chính trị và cách họ đang nhắm mục tiêu.

Công việc như vậy của các nhà nghiên cứu được cho là có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hiểu được sự lan truyền của các thông tin sai lệch trên Facebook, vì bản thân Facebook không cho phép kiểm tra thực tế các quảng cáo chính trị.

Để giải quyết vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một trình cắm (plug-in) thêm của trình duyệt có tên là Ad Observer, công cụ sẽ tự động thu thập dữ liệu về những quảng cáo chính trị mà người dùng đang được hiển thị và lý do tại sao những quảng cáo đó lại được nhắm mục tiêu đến họ.

Theo website của các nhà nghiên cứu, plugin này không thu thập bất kỳ thông tin nhận dạng cá nhân nào, bao gồm tên người dùng, số ID Facebook hoặc danh sách bạn bè.

Dữ liệu do Ad Observer thu thập sau đó được cung cấp công khai cho các nhà nghiên cứu và nhà báo, những người sử dụng thông tin để tiết lộ các xu hướng và vấn đề trên nền tảng của Facebook thay vì sử dụng cho các mục tiêu cá nhân.

Theo các nhà nghiên cứu, Facebook không tiết lộ ai đã trả tiền cho một số quảng cáo chính trị và các thông tin sai lệch được cung cấp từ những nguồn nào.

Bà Laura Edelson, một nhà nghiên cứu của NYU tham gia vào dự án và có tài khoản cá nhân bị Facebook cấm, cho biết:

“Facebook đang thể hiện sự độc quyền của chính mình, họ đang khiến chúng tôi phải im lặng vì công việc của chúng tôi thường gây ra chú ý đến các vấn đề trên nền tảng của họ.”

“Tệ nhất là Facebook đang sử dụng quyền riêng tư của người dùng, một niềm tin cốt lõi mà chúng tôi luôn đặt lên hàng đầu trong công việc của mình, như một cái cớ để làm điều này.

Nếu tình tiết này chứng tỏ bất cứ điều gì thì Facebook không nên có quyền phủ quyết đối với những người được phép nghiên cứu chúng.”

Phía Facebook cho biết họ đã cấm các nhà nghiên cứu vì họ vi phạm điều khoản dịch vụ của mạng xã hội và trình cắm Ad Observer “đã thu thập dữ liệu về những người dùng Facebook khi họ không đồng ý với việc thu thập”.

Cách diễn đạt của Facebook cho thấy rằng các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu về các cá nhân riêng tư mà không có sự đồng ý của họ nhưng, theo báo cáo của Protocol vào tháng 3, Facebook thực sự đã đề cập đến các “tài khoản của các nhà quảng cáo, bao gồm tên và ảnh hồ sơ của các Trang công khai đã chạy quảng cáo chính trị và nội dung của những quảng cáo đó.”

Phía The Verge đã yêu cầu Facebook xác nhận điều này nhưng công ty từ chối bình luận.

Lý do nào đã khiến Facebook đề cao cảnh giác với các bên thứ ba trong việc thu thập dữ liệu từ nền tảng của mình?

Vụ bê bối Cambridge Analytica với khoản tiền phạt 5 tỷ USD cho công ty này và các cuộc kiểm tra quyền riêng tư mới của FTC chắc chắn là một phần của vấn đề này.

Facebook cho biết hiện họ bắt buộc phải cấm các nhà nghiên cứu ở NYC theo các nguyên tắc này của FTC, cũng như vô hiệu hóa các Trang liên quan và quyền truy cập nền tảng của họ. Tuy nhiên, một số chuyên gia về quyền riêng tư không đồng ý với điều này.

Jonathan Mayer, một giáo sư tại Đại học Princeton, người nghiên cứu về công nghệ và luật, đã nói trên Twitter của mình rằng “Lập luận pháp lý của Facebook là không có thật.”

Facebook cho biết họ đã nhiều lần đề nghị làm việc với các nhà nghiên cứu của NYU bằng cách cung cấp trực tiếp dữ liệu họ cần và cũng từng cảnh báo rằng nhóm của họ có thể bị cấm khỏi nền tảng của Facebook.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Facebook chia sẻ những insights mới nhất về các thành phần chính của một video hiệu quả

Video là yếu tố quan trọng hàng đầu trong các phương pháp tiếp cận chiến lược digital marketing hiện đại, khi nhiều người hơn đang tương tác với nội dung video và tìm kiếm nó như một hình thức vừa giải trí vừa nghiên cứu về sản phẩm.

Nhưng việc chỉ tạo và tải lên nội dung video thôi là chưa đủ – video của bạn cũng cần phải hấp dẫn và sáng tạo, chúng cần thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu, giữ chân mọi người để tối đa hóa hiệu suất phản hồi.

Vậy làm cách nào để bạn có thể tạo ra các video hấp dẫn hơn và các yếu tố chính mà bạn cần đưa vào trong cách tiếp cận video của mình là gì?

Để cung cấp thêm những thông tin chi tiết về vấn đề này, Facebook gần đây đã hợp tác với công ty đo lường marketing Analytic Partners và công ty chuyên về insights The Lab nhằm mục tiêu đưa ra các phương pháp tiếp cận video hiệu quả và cách những marketer có thể tạo ra những nội dung video có nhiều lượt xem hơn và nhận được nhiều phản hồi hơn.

Trước hết, báo cáo ghi nhận rằng tiềm năng ROI (tỷ suất lợi nhuận đầu tư) của nội dung video ngày càng tăng, hiện chúng đang thúc đẩy phản hồi tốt hơn đáng kể so với các bài đăng bằng hình ảnh tĩnh.

Theo báo cáo:

“Từ lâu, những nghiên cứu của Analytic Partners đã chứng minh răng hầu hết các hoạt động kỹ thuật số (digital) đều có ROI rất cao. Tương tự, chúng tôi đã quan sát thấy rằng ROI dài hạn của video là rất cao – bất kể họ đang tương tác trên thiết bị nào.

Về mặt lịch sử, các kênh truyền thông mạng xã hội có tác dụng thúc đẩy ROI ngắn hạn, tuy nhiên mọi thứ cũng đang thay đổi nhanh chóng.

Trong một thời gian dài, nguồn cấp dữ liệu trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội chủ yếu chứa hình ảnh tĩnh. Tuy nhiên, rất may là, hoạt động video trên Facebook đang tăng dần lên.”

Việc sử dụng video ngày càng nhiều sẽ dẫn đến những giá trị lâu dài cao hơn – nhưng ngay cả khi như vậy, không phải tất cả video đều hiệu quả, với một số video mang lại phản hồi rất tốt, còn những video khác thì không.

Vậy các yếu tố chính làm thúc đẩy hiệu suất marketing của các video là gì?

Báo cáo lưu ý rằng sáng tạo là động lực chính (chiếm đến 70%), trong khi các yếu tố thuộc về thực thi như nhắm mục tiêu, lên lịch xuất bản…tỏ ra ít quan trọng hơn (30%).

Tuy nhiên để làm rõ hơn về yếu tố sáng tạo (vốn rất trừu tượng) này, đội ngũ từ The Lab đã xây dựng một thẻ điểm đo lường mới để xếp hạng các phần tử khác nhau trong video, dựa trên hiệu suất tương đối của chúng.

“Thẻ điểm hiệu quả có thể giúp các nhà quảng cáo tối ưu hóa các thành phần cơ bản nhất của các video trực tuyến để thu được kết quả cao hơn. Có tất cả 11 phần tử khác nhau.”

7 phần tử đầu tiên liên quan đến yếu tố sáng tạo.

  • Tối ưu hoá giao diện trên điện thoại di động.
  • Bật nút tắt âm thanh cho đến khi khách hàng chọn tự bật nó.
  • Thể hiện các tình huống cụ thể liên quan đến sản phẩm và dịch vụ.
  • Tập trung vào một thông điệp cụ thể.
  • Thể hiện sự khác biệt của thương hiệu (Brand USP).
  • Đưa những thông điệp chính lên đầu video (3-10s đầu tiên).
  • Sử dụng nhiều chuyển cảnh và hiệu ứng khác nhau từ những giây đầu tiên.

4 phần tử tiếp theo bao gồm…

  • Hãy giữ cho video được ngắn gọn và xúc tích.
  • Áp dụng thuật kể chuyện trong video (video storytelling).
  • Làm ngạc nhiên hay tạo ra những yếu tố bất ngờ đến người xem.
  • Sử dụng màu sắc tươi sáng và những cảnh quay cận cảnh.

Bản báo cáo chi tiết sẽ bao gồm các ghi chú và giải thích cụ thể hơn về từng khía cạnh, cũng như các nghiên cứu điển hình liên quan đến các yếu tố này.

Bạn có thể tải xuống toàn bộ hướng dẫn của Facebook: Tại đây

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen

Những sai lầm phổ biến về thiết kế trên Social Media mà mọi Marketers đều nên tránh

Bạn đang tìm cách cải thiện sự hiện diện trên mạng xã hội của mình? Bạn muốn tìm hiểu cách làm cho hình ảnh thiết kế của bạn luôn được hoàn hảo?

Dưới đây là tổng hợp những lỗi thiết kế phổ biến trên mạng xã hội mà bạn nên tránh với tư cách là người làm marketing.

  • Hình ảnh của bạn bị mờ.
  • Phông chữ của bạn khó đọc.
  • Bạn đang chọn sai màu sắc.
  • Bạn đang giới hạn các tùy chọn xem của mình.
  • Bạn đang sử dụng quá nhiều text và đồ hoạ.
  • Bạn không dàn bố cục nội dung.

1. Hình ảnh của bạn quá mờ.

Nếu hình ảnh của bạn quá nhỏ và phải kéo ra, điều này sẽ là nguyên nhân làm hình ảnh của bạn kém chất lượng và độ phân giải thấp.

Và thông thường, những hình ảnh như thế này sẽ làm cho thương hiệu của bạn thiếu đi sự chuyên nghiệp, đồng thời hạn chế những người theo dõi chia sẻ nó cho bạn.

Thay vào đó bạn nên đăng tải những hình ảnh chất lượng cao và có kích thước lớn hơn. Trong thiết kế, co lại luôn luôn tốt hơn kéo ra.

2. Phông chữ của bạn khó đọc.

Những người làm thiết kế thường bị cám dỗ bởi những hình ảnh ‘đẹp’ và kiểu cách, tuy nhiên, trong marketing, đẹp và kiểu cách hay ‘màu mè’ không phải khi nào cũng là một phương án hiệu quả.

Người hâm mộ của bạn ‘lướt’ mọi thứ rất nhanh trên mạng xã hội và do đó họ muốn những thiết kế của bạn phải rõ ràng dễ tiếp cận. Bạn không có nhiều thời gian để truyền tải thông điệp của mình thế nên đừng làm cho nó trở nên phức tạp.

3. Bạn đang chọn sai màu sắc.

Liên quan đến màu sắc, một sai lầm phổ biến thường thấy trên các kênh truyền thông mạng xã hôi đó là các bạn chọn màu sắc cho các thiết kế theo cảm hứng.

Mỗi thiết của bạn nên là đại diện cho phong cách của thương hiệu hay doanh nghiệp của mình do đó nó cần tính nhất quán và đồng bộ ở tất cả thiết kế và kênh.

Trong khi màu sắc cơ bản nên gợi lên yếu tố cảm xúc với bản thiết kế của bạn, bạn cũng nên gắn liền nó với sự quen thuộc của thương hiệu.

Một số câu hỏi bạn có thể tự hỏi như:

  • Màu sắc của bạn có dễ nhìn không?
  • Các màu có được phối với nhau một cách ăn ý không?
  • Màu sắc đó có nhất quán với thương hiệu của bạn không?

4. Bạn đang giới hạn các tùy chọn xem của mình.

Khi đang bài lên các phương tiện truyền thông mạng xã hội, bạn cần hiểu rõ đối tượng mục tiêu của mình. Họ đang xem nội dung của bạn như thế nào? Thiết kế của bạn nhìn ổn trên máy tính để bàn, nhưng trên điện thoại hay máy tính bảng thì nó ra sao?

Bạn nên nhớ, với một bản thiết kế, nó sẽ được thể hiện khác nhau trên các nền tảng và phương tiện khác nhau, do dó, hãy cố gắng hiểu cách người dùng của mình đang tương tác với thương hiệu để có thể truyền tải những hình ảnh phù hợp nhất đến với họ.

5. Bạn đang sử dụng quá nhiều text và đồ hoạ.

Những nhà thiết chuyên nghiệp hiểu rằng, ít hơn là tốt hơn. Background của bạn trong thiết kế quan trọng không kém gì so với nội dung (text) và đồ hoạ của bạn.

Một sai lầm thường thấy đó là các bạn cố gắng tận dụng mọi khoảng trống trên thiết kế để thêm và thêm mọi thứ, tuy nhiên cách thiết kế này thường làm cho người xem cảm thấy rối và không tập trung được vào thông điệp chính. Hãy sử dụng quy tắc KISS (keep it short and simple) vào các bản thiết kế của bạn.

6. Bạn không dàn bố cục nội dung.

Một sai làm khác mà cũng không ít bạn gặp phải đó là dàn văn bản (text) một cách tuỳ tiện trên hình ảnh. Văn bản nên được căn chỉnh lại với nhau và đưa vào một cụm thiết nhất định, tránh để nó rời rạc trên thiết kế khiến người xem bị xao nhãng và phân tâm

Thêm vào đó, nếu các hình ảnh của bạn đang phục vụ cho các quảng cáo có hiệu suất (performance-based ads) thì việc hạn chế văn bản bằng cách gom chúng lại với nhau và nhấn mạnh các CTA cần thiết cũng là chiến lược bạn nên áp dụng.

Theo thuật toán của Facebook, thường thì các hình ảnh có nhiều văn bản hơn sẽ có khả năng phân phối kém hơn và do đó phi chí nói chung của quảng cáo sẽ cao hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Facebook ra mắt ‘Campaign Ideas Generator’ nhằm hỗ trợ các nỗ lực marketing của doanh nghiệp

Nếu bạn đang bí ý tưởng hay không biết nên tập trung vào đâu cho các chiến dịch của mình trên Facebook và Instagram thì đây là nơi dành cho bạn.

Facebook ra mắt 'Campaign Ideas Generator' nhằm hỗ trợ các nỗ lực marketing của doanh nghiệp

Facebook đã khởi chạy một cổng thông tin nhỏ dùng để xây dựng ý tưởng cho các chiến dịch quảng cáo và marketing trên nền tảng.

Chương trình nhằm mục đích giúp khơi dậy niềm cảm hứng cho các phương pháp tiếp cận quảng cáo của bạn thông qua các thông tin chi tiết và đề xuất khác nhau.

Theo giải thích của Facebook:

“Trình tạo ý tưởng cho chiến dịch (Campaign Ideas Generator) cung cấp ý tưởng cho các chiến dịch và các tài nguyên cụ thể cho nhu cầu kinh doanh của các doanh nghiệp.”

Để bắt đầu sử dụng, bạn có thể truy cập cổng thông tin chính thức của chương trình và sau đó chọn các ngành của doanh nghiệp và trọng tâm quảng cáo của bạn.

Như bạn có thể nhìn thấy ở hình bên dưới, bạn có thể chọn các loại hình kinh doanh của mình và thời gian trong năm bạn muốn chạy các chiến dịch đó. Không phải tất cả các ngành hàng đều được liệt kê, nhưng hiện tại, dưới đây là các tùy chọn mà bạn có thể:

Bạn chọn các chi tiết phù hợp, sau đó nhấp vào ‘Get campaign ideas’ và Facebook sẽ cung cấp cho bạn một loạt các gợi ý để hướng dẫn bạn đi đúng hướng.

Như bạn có thể thấy ở đây, có ba phần nội dung chính trong danh sách đề xuất – ‘Ý tưởng Chiến dịch’, ‘Dữ liệu và insights’ và ‘Tài nguyên’.

‘Ý tưởng Chiến dịch’ phác thảo một loạt các đề xuất để khơi dậy suy nghĩ của bạn.

Trong khi đó, tab ‘Dữ liệu và insights’ cung cấp một loạt các điểm dữ liệu cần thiết dựa trên các thông số mà bạn đã chọn:

Và cuối cùng, tab ‘Tài nguyên’ làm nổi bật các nghiên cứu điển hình (case study) và các báo cáo khác để có thể cung cấp thêm nhiều thông tin cho chiến lược của bạn.

Thương hiệu là yếu tố sống còn, và việc duy trì một cách tiếp cận và phong cách nhất quán có thể đóng một vai trò to lớn trong quá trình này.

Ngoài việc cung cấp cho bạn các ý tưởng và hướng dẫn để bạn có thể đi đúng hướng, các thông tin chi tiết về dữ liệu cũng có thể có giá trị khi bạn cảm thấy bế tắc trong các cách tiếp cận của mình.

Bạn có thể xem toàn bộ nội dung của chương trình tại đây: Campaign Ideas Generator

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Hybrid Workplace – Mô hình làm việc hiện đại của tương lai

Mô hình kết hợp làm việc từ xa và tại văn phòng (hybrid workplace) được doanh nghiệp áp dụng một cách linh hoạt để tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng và hiệu suất công việc.

Hàng loạt doanh nghiệp áp dụng hybrid working.

Từ khi đợt dịch Covid-19 lần thứ tư bùng phát vào tháng 5/2021, FPT áp dụng chế độ làm việc từ xa 100% đối với 6 tỉnh, thành phố có dịch; những nơi còn lại áp dụng hybrid working.

Trước đó, FPT duy trì làm việc từ xa toàn Tập đoàn ở mức 62%, nhiều công ty con áp dụng hybrid working như FPT Education (67%) FPT Telecom (64%), FPT Software (62%)…

Fiin Credit – một start-up trong lĩnh vực tài chính số – cũng áp dụng chế độ làm việc luân phiên: 20% ở văn phòng, 80% làm việc từ xa. Ngoài ra, rất nhiều nhiều ngân hàng, công ty bất động sản, start-up đã bắt đầu áp dụng chế độ làm việc hybrid working.

Theo số liệu từ ASUS Việt Nam, 75% doanh nghiệp Việt Nam sẵn sàng làm việc từ xa trong đại dịch Covid-19; khoảng 82% doanh nghiệp đã ban hành chính sách làm việc linh động cho nhân viên và 66% nhân viên cho biết, chính sách làm việc linh hoạt đã được áp dụng tại nơi làm việc của họ.

Báo cáo mới nhất của Microsoft về xu hướng “Làm việc kết hợp – Hybrid Workplace” cho thấy, tại Việt Nam, 81% người lao động muốn tiếp tục làm việc từ xa, trong khi 77% mong gặp lại đồng nghiệp nơi văn phòng.

Để đáp ứng nhu cầu của cả 2 nhóm, chỉ có môi trường làm việc linh hoạt mới giúp họ an tâm, dù làm việc ở nhà hay đến công sở trong mùa dịch.

Tại Microsoft, nhân viên linh hoạt lựa chọn làm việc từ xa với thời lượng dưới 50% tổng số giờ làm việc.

Google cho biết, 10% nhân viên của họ hoàn toàn không muốn đến văn phòng trong tương lai; 15% cho biết, họ chỉ thấy cần đến văn phòng khi có việc cần hoặc sự kiện đặc biệt; 62% muốn thỉnh thoảng đến văn phòng chứ không muốn đến mỗi ngày.

Trong khi đó, Facebook khẳng định, khoảng 50% nhân viên có thể làm việc từ xa trong 5 – 10 năm tới, còn Twitter cho phép một số nhân viên tiếp tục làm việc tại nhà “vĩnh viễn”, nếu họ lựa chọn.

Có thể thấy, hybrid working không chỉ thể hiện tính hiệu quả và cần thiết ở Việt Nam, mà đang là xu thế toàn cầu.

Bà Phan Tú Quyên, Giám đốc Marketing và Vận hành của Microsoft Việt Nam chia sẻ:

“Chúng ta đang đứng trước một sự thay đổi lớn trên toàn cầu. Năm ngoái, cả thế giới đột ngột phải chuyển sang hình thức làm việc từ xa, thì bây giờ, là mô hình làm việc kết hợp – cho phép một số nhân viên trở lại văn phòng và số khác tiếp tục làm việc tại nhà.

Chúng tôi tin rằng, hybrid workplace sẽ là một sự tham khảo cho mô hình làm việc linh hoạt và hiệu quả, giúp các doanh nghiệp bước vào kỷ nguyên cộng tác và sáng tạo mới.”

Xu hướng tất yếu trong tương lai.

Thực tế cho thấy, mô hình kết hợp làm việc tại nhà với đến văn phòng không chỉ giúp tiết kiệm chi phí, mặt bằng, mà còn giúp người lao động có thêm thời gian cho gia đình khi không phải mất thời gian di chuyển tới nơi làm việc.

Không chỉ hiệu quả trong mùa dịch, thậm chí khi dịch bệnh được khống chế, nhiều doanh nghiệp có thể áp dụng duy trì 25% chỗ ngồi cứng tại văn phòng, 75% làm từ xa theo hình thức luân phiên.

Bà Hà Lâm Tú Quỳnh, Giám đốc truyền thông Google châu Á – Thái Bình Dương, phụ trách Việt Nam cho biết, hình thức làm việc từ xa, làm việc tại nhà xuyên quốc gia tại Google đã được áp dụng từ lâu.

Google có hệ thống đánh giá chất lượng, tiến độ công việc của nhân viên, nên điều lo lắng nhất khi làm việc từ xa không phải hiệu suất, mà là làm sao để nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

“Công ty cũng đặc biệt quan tâm đến tâm lý của nhân viên khi phải làm việc từ xa. Họ sắp xếp đội ngũ bác sĩ tâm lý, tăng ngày nghỉ phép để đảm bảo nhân viên không bị khủng hoảng tâm lý khi phải rời xa văn phòng.

Chúng tôi làm ít mà thành nhiều, ưu tiên và tập trung 3 – 5 dự án lớn, quan trọng. Nhờ đó, chất lượng công việc tăng hơn 50% trước đại dịch”, bà Quỳnh chia sẻ.

Khẳng định hybrid working hay làm việc từ xa là xu hướng chung của toàn thế giới và chúng ta phải thích nghi, nhưng ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch HĐQT Công ty FPT Telecom cũng lưu ý, để áp dụng 2 hình thức này, doanh nghiệp phải đầu tư và chuẩn bị kỹ càng, sẵn sàng cả về công nghệ, nhân lực, bảo mật…

Theo đó, doanh nghiệp nên lựa chọn hình thức phù hợp với nguồn lực, tình hình thực tế của mình để áp dụng, chứ không nên quá nóng vội.

Bởi thống kê cho thấy, có tới 70% kiến thức, kỹ năng học được từ làm việc trực tiếp với nhau, nên làm việc từ xa không thể đào tạo được nhân viên.

Ông Lữ Thành Long, Chủ tịch Misa cũng nhấn mạnh, làm việc ở nhà không thể đạt hiệu quả như làm việc tại công ty.

“Ngay sau khi dịch bệnh diễn ra, Ban lãnh đạo phải ngồi lại để tìm hiểu văn hóa làm việc của người Á Đông, của nhóm nhân viên trẻ, đảm bảo mọi người làm việc ở nhà có cảm giác là mình đang làm việc, chứ không phải đang ở nhà.

Nhiều biện pháp được đưa ra, như điểm danh trực tuyến, yêu cầu nhân viên ăn mặc chỉnh chu, ngồi trước bàn làm việc, bật camera, chào hỏi nhau… như đang làm việc tại cơ quan.” ông Long chia sẻ.

Với kinh nghiệm thực tế áp dụng hybrid working tại doanh nghiệp, bà Trần Thị Hồng Vân, Giám đốc điều hành AvePoint Global – Việt Nam cho biết:

“Có nhiều yếu tố để cân nhắc lựa chọn mô hình làm việc, nhưng chắc chắn, hybrid working sẽ trở thành xu hướng tất yếu trong tương lai, nên dù doanh nghiệp chưa sử dụng, thì cũng hãy chuẩn bị sẵn sàng. Đối với nhân viên, giá trị của họ thể hiện bằng chất lượng công việc, chứ không phải sự hiện diện của họ.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen

Đây là cách Mark Zuckerberg nghĩ rằng Facebook sẽ thắng lợi với ‘Metaverse’

Nếu thành công, Facebook sẽ kiếm tiền từ việc bán hàng hóa ảo trong Metaverse, cùng với quảng cáo và các trải nghiệm ảo khác.

Metaverse, đó là sự đột phá tiếp theo của Internet hoặc từ thông dụng mới nhất của Facebook để khiến các nhà đầu tư phấn khích trước một số sự đổi mới đáng kinh ngạc mà thậm chí nó có thể không xảy ra trong thập kỷ tới.

Dù bằng cách nào, các công ty công nghệ – mà chủ yếu là Facebook – đang ngày càng thúc đẩy khái niệm “Metaverse”, thuật ngữ khoa học viễn tưởng cổ điển cho một thế giới ảo, nơi mà bạn có thể sống, làm việc và giải trí bên trong nó.

Nếu bạn đã xem bộ phim “Ready Player One”, bạn sẽ có thể hiểu rõ hơn về Metaverse, bạn hãy hình dung, bạn đeo một bộ kính vi tính và bạn được đưa vào một vũ trụ kỹ thuật số, nơi mọi thứ đều có thể diễn ra.

CEO Facebook, Mark Zuckerberg là người lạc quan nhất về khái niệm này, công ty vừa công bố kế hoạch của mình trong việc chuyển Facebook từ một công ty truyền thông mạng xã hội thành một công ty Metaverse trong những năm tới.

Liên quan đến khái niệm này, Zuckerberg, nhóm điều hành của ông và cả các nhà phân tích Phố Wall đã dành nhiều thời gian để thảo luận về Metaverse, Facebook sẽ tốn bao nhiêu tiền để xây dựng và cách Facebook sẽ thu lợi từ nó.

Dưới đây là những gì mà Facebook đã toan tính khi đầu tư vào Metaverse:

Facebook sẽ bán phần cứng, nhưng đó không phải là tiền thật.

Zuckerberg cho biết rằng mục tiêu của Facebook là bán tai nghe của mình với giá rẻ nhất có thể và tập trung vào việc kiếm tiền thông qua các hoạt động thương mại và quảng cáo trong chính thế giới Metaverse.

“Mô hình kinh doanh của chúng tôi sẽ không chủ yếu xoay quanh việc cố gắng để bán các thiết bị hay bất cứ thứ gì tương tự vì sứ mệnh của chúng tôi là phục vụ càng nhiều người càng tốt.

Vì vậy, chúng tôi muốn khiến cho mọi thứ mà chúng tôi làm có một mức giá phải chăng nhất có thể, để càng nhiều người càng tốt có thể tham gia vào nó và sau đó kết hợp quy mô của nền kinh tế số bên trong nó.”

Facebook đã vận hành Oculus, mảng thực tế ảo của công ty. Ngày nay, tai nghe VR của Oculus tương đối hạn chế về những gì chúng có thể làm được.

Nhưng hy vọng của Facebook là cải tiến các công nghệ để tai nghe của mình trông giống như một cặp kính Warby Parker thay vì như một chiếc mũ bảo hiểm cồng kềnh.

Theo Zuckerberg, Metaverse sẽ chỉ hiệu quả nếu phần cứng có thể cung cấp cho người dùng cảm giác hiện diện thực sự trong thế giới kỹ thuật số.

Quảng cáo vẫn sẽ đóng một vai trò nào đó, nhưng Facebook sẽ tập trung vào việc bán hàng hóa ảo.

Zuckerberg cho biết quảng cáo trong Metaverse sẽ là “một phần quan trọng” trong chiến lược của Facebook nhằm thu lợi từ Metaverse, nhưng mục tiêu chính của công ty vẫn là kiếm lợi từ các hoạt động thương mại trong thế giới số.

Ngày nay, nhiều người coi một số trò chơi video như Minecraft của Microsoft, Roblox và Fortnite là những phiên bản đầu tiên của Metaverse.

Những trò chơi miễn phí đó kiếm tiền bằng cách bán hàng hóa ảo cho người chơi.

Mark Zuckerberg ám chỉ rằng Facebook sẽ sao chép chiến lược đó để kiếm tiền trong Metaverse của riêng mình, và Facebook sẽ lấy một phần của mỗi giao dịch.

“Tôi nghĩ rằng hàng hóa ảo và những nhà sáng tạo sẽ trở nên khổng lồ … khi mọi người muốn thể hiện bản thân thông qua hình đại diện của họ, thông qua quần áo ảo, thông qua hàng hóa ảo và các ứng dụng mà họ có.

Rất nhiều trải nghiệm Metaverse sẽ xoay quanh việc có thể dịch chuyển từ trải nghiệm này sang trải nghiệm khác. Vì vậy, về cơ bản có thể có hàng hóa kỹ thuật số và cả kho hàng của bạn. Bạn có thể mang chúng từ nơi này đến nơi khác, đó sẽ là một khoản đầu tư lớn mà mọi người đã tạo ra.”

Facebook đang chi hàng tỷ USD mỗi năm cho Metaverse.

Mặc dù Facebook không cung cấp một con số cụ thể, nhưng một số nhà phân tích ước tính rằng công ty này đang chi khoảng 5 tỷ USD mỗi năm cho sự phát triển liên quan đến Metaverse.

Sẽ mất khá nhiều năm để kế hoạch của Zuckerberg được thực hiện, nếu chúng có thể xảy ra.

Các công ty công nghệ vốn rất yêu thích các khái niệm của tương lai, những thứ chưa được hoàn thiện, chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo (AI).

Định nghĩa của những thuật ngữ này có xu hướng trở nên mờ nhạt và xa rời với những khái niệm ban đầu. (Chẳng hạn như trí thông minh nhân tạo thực sự vẫn chưa tồn tại, cho dù đã có không ít các giám đốc điều hành của các Big Tech giả vờ là chúng đã có).

Trong khi ngày càng có nhiều công ty, đặc biệt là những công ty như Facebook và Microsoft, đang thảo luận về các chiến lược Metaverse của họ trong thời gian tới, hãy nhớ rằng chúng ta vẫn còn rất nhiều năm nữa để chứng kiến điều đó trở thành hiện thực.

Mọi thứ vẫn đang ở phía trước !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Facebook thiết lập nhóm dự án Metaverse mới – Chiến lược mà Mark Zuckerberg xem là tương lai của Facebook

Metaverse của Facebook sẽ hướng tới sự thay đổi lớn tiếp theo trong kết nối kỹ thuật số, tập trung vào việc xây dựng các hướng đi rộng lớn hơn của nền tảng bao gồm các công cụ nhà sáng tạo, mô hình ảo và các tính năng xã hội nâng cao.

metaverse của facebook
Metaverse

Theo giải thích của Giám đốc Phòng thí nghiệm Thực tế Facebook (Facebook Reality Labs – FRL), Ông Andrew Bosworth.

“FRL đã tập trung vào việc xây dựng các sản phẩm mang đến sự hiện diện trên khắp các không gian kỹ thuật số trong nhiều năm qua.

Ngày nay ứng dụng Portal và Oculus có thể dịch chuyển bạn vào một căn phòng với người khác, bất kể khoảng cách vật lý đang là gì, bạn đến với thế giới ảo và trải nghiệm nó.

Nhưng để đạt được tầm nhìn đầy đủ của Metaverse, chúng tôi cũng cần xây dựng mô liên kết giữa các không gian này – vì vậy bạn có thể loại bỏ các giới hạn vật lý và di chuyển giữa chúng dễ dàng như cách bạn di chuyển từ căn phòng này sang căn phòng khác.”

Nhóm dự án mới của Facebook sẽ tập trung để thiết lập các thông số chính, những thứ sẽ trở thành trọng tâm chính của Mạng xã hội.

Như đã lưu ý ở trên, với việc Facebook đang hướng tới giai đoạn tiếp theo của không gian kết nối kỹ thuật số, khái niệm Metaverse được thiết lập để đóng một phần quan trọng trong đó, với việc nền tảng này đang tìm cách tạo điều kiện cho các hình thức tương tác trực tuyến hoàn toàn mới dựa trên bản thân công nghệ kỹ thuật số.

Metaverse, theo nghĩa cơ bản, là một lĩnh vực ảo nơi chân dung hay nhân vật kỹ thuật số của bạn có thể tồn tại và tương tác theo nhiều cách, trong một không gian hoàn toàn mới.

Metaverse là một phiên bản toàn diện hơn của các phiên bản hiện có, bạn sẽ có thể cảm thấy như mình đang thực sự hiện diện với những người khác trong một không gian kỹ thuật số rộng lớn hơn rất nhiều.

CEO Facebook Mark Zuckerberg đã nêu ra tầm quan trọng của Metaverse trong kế hoạch của công ty vào tuần trước trong một cuộc phỏng vấn với The Verge.

Theo CEO Zuckerberg:

Vũ trụ ảo Metaverse là một tầm nhìn bao trùm nhiều công ty – toàn bộ ngành. Bạn có thể nghĩ về nó như là sự kế thừa của Internet di động.

Và chắc chắn nó không phải là thứ mà bất kỳ công ty nào cũng sẽ xây dựng, nhưng tôi nghĩ rằng một phần lớn các nỗ lực tiếp theo của chúng tôi sẽ đóng góp vào việc xây dựng điều đó, với sự hợp tác của nhiều công ty, nhà sáng tạo và nhà phát triển khác.”

Zuckerberg thậm chí còn lưu ý rằng, trong 5 năm tới, ông dự báo Facebook sẽ phát triển thành ‘một công ty Metaverse’, với lĩnh vực kỹ thuật số được thiết lập để kết hợp tất cả các công cụ và nền tảng khác nhau của Facebook vào một trải nghiệm rộng lớn và toàn diện hơn rất nhiều.”

Điều này vừa là sự phát triển của Facebook nhưng đồng thời cũng có thể gây ra một mức độ lo ngại đáng kể cho nhiều người, với sức mạnh mà Facebook đang có đối với cuộc sống hàng ngày của đa số chúng ta.

Đó hẳn là một dự án đầy tham vọng, và mang tính khái niệm vì chúng ta hiện cũng không biết chắc chắn, khái niệm Metaverse sẽ được phát triển như thế nào trong tương lai.

Nhưng sự thật là nó đang phát triển theo nhiều cách – từ sự mở rộng của thương mại điện tử đến sự phát triển của AR (thực tế tăng cường) đến sự bùng nổ của quần áo và trang phục ảo, và cả VR (thực tế ảo).

Đây là một khái niệm và tầm nhìn lớn, đó là lý do tại sao Facebook lại chú trọng nhiều đến nó như vậy. Và mặc dù bạn có thể chưa hình dung được nó, nhưng sẽ sớm thôi, nó sẽ trở nên rất rõ ràng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen | MarketingTrips 

Mark Zuckerberg thừa nhận việc chống lại những nội dung sai lệch trên Facebook rất khó

Trong một cuộc phỏng vấn, Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành của Facebook nói rằng mọi người không nên mong đợi việc gã khổng lồ truyền thông mạng xã hội này có thể nắm bắt hết mọi điều tồi tệ.

Getty Images

Những khoảng thời gian gần đây đặc biệt khó khăn với Facebook. Ngoài sức ép thông thường từ các cơ quan quản lý, các nhà làm luật và các vụ kiện của Uỷ ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC).

Tổng thống Biden gần đây cũng đã bắt đầu chỉ trích Facebook vì nền tảng này đã cho phép xuất hiện những thông tin sai lệch về vắc xin Covid-19 trên nền tảng của mình.

Không chỉ từ ông Biden, mà trên thực tế là hầu như tất cả mọi người đều đồng ý rằng Facebook thực sự có vấn đề với các thông tin sai lệch, đặc biệt là liên quan đến đại dịch.

Câu hỏi duy nhất bây giờ là Facebook có thể và nên làm gì để ứng phó với tình trạng này.

Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với The Vergecast, CEO Mark Zuckerberg cũng đã chia sẻ về điều này:

“Khi bạn nghĩ về tính toàn vẹn của một hệ thống như chúng tôi, nó giống như việc chống lại tội phạm trong một thành phố.

Không ai mong rằng bạn sẽ giải quyết triệt để tội phạm trong một thành phố. Mục tiêu của sở cảnh sát không phải là để nếu có bất kỳ hành vi phạm tội nào xảy ra, bạn có thể nói rằng sở cảnh sát đang thất bại. Điều đó rõ ràng là không hợp lý.

Tôi nghĩ, thay vào đó, những gì chúng ta mong đợi nên là việc các sở cảnh sát sẽ làm tốt công việc của họ nhằm giúp ngăn chặn và nắm bắt kịp thời những điều tồi tệ khi nó xảy ra và cố gắng giữ nó ở mức tối thiểu nhất có thể. Vì vậy, chúng tôi cũng sẽ làm điều tương tự trên nền tảng của mình.”

Có khá nhiều mâu thuẫn và bất hợp lý trong quan điểm của Facebook.

Một điểm đáng nói ở đây là nếu thành phố nào để xảy ra vấn đề phạm tội ở quy mô lớn như vấn đề kiểm duyệt nội dung của Facebook, thì không chỉ cảnh sát trưởng bị sa thải, Thị trưởng và Hội đồng thành phố cũng phải từ chức trong sự e thẹn.

Vậy khi để những thông tin sai lệch tràn lan trên nền tảng, Facebook sẽ nên bị xử lý như thế nào? Đây vẫn là một câu hỏi bị bỏ ngõ.

Ở một khía cạnh khác, rõ ràng là với các lợi thế về công nghệ, Facebook có nguồn tài nguyên dường như vô tận để xử lý các vấn đề hơn là so sánh với nguồn lực con người vốn hạn chế của các sở cảnh sát.

Một trong những cách hiệu quả nhất để ngăn chặn những thông tin sai lệch là ngừng phân phối quá nhiều những thông tin đó.

Không còn nghi ngờ gì nữa, đó là một vấn đề lớn. Có gần 3 tỷ người sử dụng Facebook thường xuyên. Tôi không biết họ tạo ra bao nhiêu nội dung hàng ngày, nhưng quy luật số lượng lớn nói rằng có lẽ không thể ngăn chặn mọi nội dung xấu.

Nếu sự thật đúng như vậy và bạn thấy rằng bạn đã ra mắt thế giới thứ gì đó gây hại, bạn phải chịu trách nhiệm về những gì xảy ra tiếp theo.

Ngay cả khi bạn không chịu trách nhiệm trực tiếp về việc đăng và chia sẻ nội dung, bạn vẫn phải chịu trách nhiệm, vì đó là nền tảng của mình.

Tuy nhiên, thành thật mà nói, nếu quá khó để kiểm duyệt nội dung một cách hiệu quả trên nền tảng bạn đã xây dựng, thì có thể bạn đã xây dựng những thứ mà bạn không nên có.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Bộ TT&TT sẽ siết chặt các hoạt động quảng cáo trên YouTube, Google và Facebook tại Việt Nam từ 15/9

Nghị định 70 được xây dựng và ban hành theo đề xuất của Bộ TT&TT nhằm siết lại hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam như Google, Facebook, YouTube.

Nghị định 70 do Chính phủ vừa ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 181 năm 2013, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo.

Nghị định mới được xây dựng và ban hành theo đề xuất của Bộ TT&TT nhằm siết lại hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam như Google, Facebook, YouTube.

Trong nghị định này, hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam được xác định là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài dùng trang thông tin điện tử kinh doanh dịch vụ quảng cáo từ hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ đặt ở nước ngoài, cho người dùng tại Việt Nam, có phát sinh doanh thu tại Việt Nam.

Do đó, người kinh doanh dịch vụ, phát hành quảng cáo và người quảng cáo tham gia hoạt động cung cấp các dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định của pháp luật.

Nghị định 70 quy định các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới còn phải thông báo đến Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT&TT) 15 ngày trước khi bắt đầu kinh doanh.

Trong các nội dung yêu cầu có thông tin tên tổ chức, tên giao dịch, địa chỉ trụ sở, địa chỉ đặt máy chủ hoặc đầu mối liên hệ tại Việt Nam.

Cũng theo nghị định, các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam phải ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật theo yêu cầu của Bộ TT&TT, các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Đồng thời, họ cũng phải cung cấp thông tin về tổ chức, cá nhân liên quan tới hoạt động quảng cáo xuyên biên giới có dấu hiệu vi phạm pháp luật cho các cơ quan chức năng.

Người phát hành quảng cáo, người quảng cáo khi tham gia giao kết hợp đồng với bên cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới có quyền yêu cầu không đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung vi phạm theo Luật An ninh mạng và Luật Sở hữu trí tuệ.

Quy định mới cũng yêu cầu người kinh doanh dịch vụ quảng cáo có biện pháp kỹ thuật để kiểm soát và loại bỏ các sản phẩm quảng cáo vi phạm pháp luật trên hệ thống cung cấp dịch vụ. Không hợp tác phát hành sản phẩm quảng cáo với trang thông tin điện tử đã được thông báo vi phạm pháp luật.

Bộ TT&TT sẽ là cơ quan tiếp nhận các thông báo về quảng cáo xuyên biên giới vi phạm pháp luật và là đầu mối liên hệ, gửi yêu cầu xử lý quảng cáo vi phạm. Đồng thời có trách nhiệm rà soát, kiểm tra nội dung vi phạm, gửi yêu cầu xử lý đến các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới.

Sau khi nhận được yêu cầu từ Bộ TT&TT, các đơn vị phải thực hiện xử lý vi phạm trong vòng 24 giờ. Sau thời hạn trên, nếu không xử lý và không có lý do chính đáng, Bộ sẽ thực thi các biện pháp ngăn chặn các quảng cáo này.

Trong trường hợp phát hiện các quảng cáo xuyên biên giới vi phạm pháp luật ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ thực hiện ngăn chặn ngay các quảng cáo vi phạm.

Nghị định 70 sẽ chính thức có hiệu lực từ 15/9.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Facebook cập nhật cách thuật toán của nó làm việc

Facebook đang cập nhật những cái nhìn tổng quan tốt hơn về quy trình xếp hạng nội dung trong thuật toán của mình.

Facebook cung cấp những cập nhật mới về cách thuật toán của nó làm việc

Dưới đây là một số cập nhật trong thuật toán của Facebook.

“Mục tiêu của chúng tôi là đảm bảo bạn nhìn thấy các bài đăng có giá trị nhất đối với bạn ở đầu ‘Nguồn cấp dữ liệu’ mỗi khi bạn mở ứng dụng Facebook.

Và bởi vì có quá nhiều nội dung có thể xuất hiện trong khi số lượng nội dung trong một phiên thì có giới hạn, chúng tôi sử dụng một số thuật toán để xác định thứ tự của tất cả các bài đăng mà bạn có thể xem.”

Dưới đây là 04 yếu tố chính mà Facebook sử dụng khi lựa chọn nội dung phù hợp để hiển thị cho từng người dùng.

  • Inventory – Không gian hay dung lượng nội dung.

Đây là điểm bắt đầu, là tất cả các bài đăng mà bạn có thể được hiển thị mỗi ngày.

Các bài đăng này dựa trên các Trang (Page) và những người bạn chọn theo dõi, những nội dung họ đã chia sẻ và tương tác, các nhóm mà bạn là thành viên cũng như những nội dung quảng cáo mà bạn đủ điều kiện để được phân phối đến.

  • Signals – Tín hiệu.

Sau đó, thuật toán sử dụng các tín hiệu khác nhau để xác định mức độ liên quan của mỗi bài đăng đối với bạn. Điều này dựa trên các kết nối của bạn với người hay Trang đã chia sẻ, bao gồm cả cách mà bạn đã tương tác với chúng trong quá khứ.

Thuật toán cũng xem xét liệu đây là ảnh, video hay bài đăng có đính kèm liên kết, điều này cũng ảnh hưởng đến những gì bạn thấy, dựa trên lịch sử tương tác của bạn, tức là nếu bạn xem nhiều video hơn, bạn sẽ được hiển thị nhiều cập nhật video hơn.

  • Predictions – Dự báo.

Dựa trên những cân nhắc này, thuật toán sau đó sẽ đưa ra cáo dự báo về khả năng tương tác của bạn với mỗi bài đăng mới trong nỗ lực làm nổi bật những nội dung có liên quan nhất đến cá nhân bạn.

  • Score – Điểm.

Và cuối cùng, thuật toán sau đó sẽ cho điểm từng bài đăng trong nhóm nội dung của bạn để xếp hạng chúng, có tính đến tất cả các yếu tố này.

Điểm liên quan càng cao, bài đăng đó càng có nhiều khả năng xuất hiện ở đầu nguồn cấp dữ liệu Facebook của bạn.

Càng nhiều người nhận thấy nội dung của bạn có liên quan và tương tác với nội dung cập nhật của bạn – có thể là bằng cách xem, phản ứng, bình luận, chia sẻ – thì nội dung của bạn sẽ xuất hiện cao hơn trong nguồn cấp dữ liệu của mỗi cá nhân.

Facebook lưu ý thêm rằng người dùng có thể tùy chỉnh ‘Nguồn cấp dữ liệu’ của họ một cách cá nhân bằng cách sử dụng các công cụ như ‘Favorites’ để chọn ra 30 người và Trang hàng đầu mà họ muốn xem nhất.

Facebook cũng nói rằng người dùng cũng có thể chỉ ra rằng các bài đăng nào đó không liên quan đến họ bằng cách chọn các tùy chọn có liên quan trong menu có dấu ba chấm bên trên góc phải của mỗi bài đăng.

Ngoài ra, Facebook cho biết các nội dung vi phạm chính sách của họ – như ngôn từ gây kích động thù địch và hình ảnh bạo lực – thường sẽ bị xóa trước khi bất kỳ người dùng nào nhìn thấy nội dung đó.

Trên đây là những giải thích cơ bản có thể giúp bạn hiểu thêm về ngữ cảnh và lý do tại sao bạn nhìn thấy những gì bạn đang có trong nguồn cấp dữ liệu của mình.

Đồng thời, cập nhật này cũng có ý nghĩa đối với những người đang tìm cách tối ưu hóa chiến lược hiển thị trên Facebook của họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips 

TikTok lần đầu chạm mốc 3 tỷ lượt cài đặt toàn cầu

Với 3 tỷ lượt cài đặt, TikTok là nền tảng đầu tiên ngoài sở hữu của Facebook đạt được con số kỷ lục này.

Former CEO TikTok | Zhang Yiming

Bất chấp sự ra mắt của nhiều ứng dụng cạnh tranh khác nhau, TikTok vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ, với các số liệu thống kê mới từ Sensor Tower nhấn mạnh mức độ phổ biến lâu dài của nền tảng khi nó thu hút những người chơi lớn hơn.

Theo Sensor Tower, TikTok, bao gồm phiên bản tiếng Trung của ứng dụng có tên ‘Douyin’, hiện đã vượt qua tổng số 3 tỷ lượt cài đặt trên toàn cầu – trở thành ứng dụng không thuộc sở hữu của Facebook đầu tiên đạt được mốc đó – trong khi đà tăng của nó vẫn chưa hề có dấu hiệu bị chững lại.

Theo Sensor Tower:

“TikTok là ứng dụng phi trò chơi được tải xuống nhiều nhất và có doanh thu cao nhất trên toàn cầu trong nửa đầu năm 2021, đạt gần 383 triệu lượt cài đặt lần đầu tiên và ước tính chi tiêu của người tiêu dùng là 919,2 triệu USD.

Mặc dù lượt tải xuống mới của ứng dụng đã giảm 38% so với năm ngoái từ mốc gần 619 triệu trong nửa đầu năm 2020 – mức độ chi tiêu của người tiêu dùng ở TikTok đã tăng 73% so với mức 530,2 triệu USD trong cùng kỳ năm ngoái.”

Chi tiêu nhiều hơn cũng sẽ giúp TikTok duy trì sự phát triển và lợi thế cạnh tranh của mình, khi cả Facebook và YouTube (Shorts) đều đã nhận ra mối đe dọa đáng kể từ TikTok.

Facebook và YouTube hiện đang nỗ lực không ngừng để cải thiện các công cụ kiếm tiền cho nhà sáng tạo nhằm thu hút các ngôi sao nổi tiếng sử dụng nền tảng của họ.

Có thể nói trong bối cảnh này, một trong những bài toàn lớn nhất đặt ra cho TikTok đó là hoàn thiện cơ chế và hệ thống kiếm tiền cho nhà sáng tạo, điều mà hiện tại TikTok vẫn còn rất nhiều lỗ hổng. Nếu không thì mọi thứ cũng sẽ dần tan biến nếu các nhà sáng tạo chuyển đổi sang các nền tảng khác.

Đó là những gì đã xảy ra với Vine, một nền tảng video dạng ngắn của Mỹ khi ứng dụng không có quy trình kiếm tiền hiệu quả cho các nhà sáng tạo.

Đối với các nền tảng mạng xã hội, nhà sáng tạo (content creators) luôn được xem là điểm mấu chốt để xây dụng và mở rộng đối tượng người dùng. Snapchat đã chỉ trả 1 triệu USD mỗi ngày cho các video hay nhất trên ứng dụng Spotlight của mình.

Và gần đây, Facebook đã công bố một quỹ nhà sáng tạo trị giá 1 tỷ USD mới nhằm tăng thêm động lực cho các nhà sáng tạo trên Facebook và Instagram.

Quay trở lại với TikTok, theo Sensor Tower:

“Trong quý 2 năm 2021, TikTok đã chứng kiến ​​mức tăng trưởng chi tiêu người dùng hàng quý (QoQ) là 39%, tăng từ mức 384,7 triệu USD trong quý trước lên 534,6 triệu.

Lượt tải xuống TikTok cũng đã tăng tốc vào năm 2021, khi lượt tải xuống lần đầu tiên tăng 2% trên Quý lên 177,5 triệu vào Quý 1, 2021.”

Sự tăng trưởng của TikTok đúng là ‘không thể kiểm soát được’ – đặc biệt là khi nó cũng mất đi thị trường người dùng lớn thứ hai vào giữa năm ngoái, Ấn Độ.

Cũng chính điều này đã khiến cả Facebook và YouTube đều phải đang dè chừng. Tuy nhiên, khi cả YouTube và Facebook đều hiểu rằng có được chỗ đứng với những người trẻ tuổi là cách để chiếm lĩnh thị trường thì mọi thứ phía trước vẫn là một dấu chấm hỏi lớn.

Mọi thứ đều có thể thay đổi !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Facebook và Instagram sẽ đầu tư hơn 1 tỷ USD cho nhà sáng tạo nội dung

Để cạnh tranh lại với TikTok, CEO Mark Zuckerberg dự định trả hơn 1 tỷ USD để thu hút những nhà sáng tạo nội dung đến với nền tảng.

MarK Zuckerberg, CEO của Facebook, vừa thông báo trên trang cá nhân rằng ông sẽ đầu tư hơn 1 tỷ USD để trả cho những nhà sáng tạo nội dung trên Facebook và Instagram.

Khoản đầu tư này nằm trong nỗ lực nhằm cạnh tranh với TikTok, ứng dụng video dạng ngắn của Trung Quốc đang khiến các mạng xã hội khác ‘lo sợ’.

Zuckerberg đã viết trên tường Facebook cá nhân của mình:

“Chúng tôi muốn xây dựng những nền tảng tốt nhất để hàng triệu nhà sáng tạo có thể kiếm thêm thu nhập, vì vậy, chúng tôi đang xây dựng các chương trình mới để đầu tư hơn 1 tỷ USD nhằm trao thưởng cho những nhà sáng tạo có nội dung tuyệt vời mà họ đã tạo ra trên Facebook và Instagram đến năm 2022.

Đầu tư vào nhà sáng tạo không phải là điều mới mẻ đối với chúng tôi, nhưng tôi rất vui khi được mở rộng công việc này theo thời gian. Tôi sẽ sớm có thêm thông tin chi tiết.”

Chiến lược sẽ là trả phí cho người dùng khi sử dụng “các tính năng cụ thể của Facebook và Instagram hoặc bằng cách đạt được các mốc nội dung quan trọng nhất định”, theo The New York Times trích dẫn.

Khi mới bắt đầu, sáng kiến này sẽ hoạt động thông qua lời mời từ Facebook đến các nhà sáng tạo. Vào cuối năm nay, họ sẽ tạo ra một cổng thông tin mới, nơi người tham gia có thể theo dõi thu nhập của họ trên cả hai mạng xã hội.

Chương trình mới này được xem là một phần của chiến lược duy trì tính cập nhật trước sự phát triển ‘thần tốc’ của TikTok. Nền tảng có nguồn gốc từ Trung Quốc và được coi là một trong những ứng dụng được tải xuống nhiều nhất mọi thời đại.

Đến nay, TikTok đã được cài đặt hơn ba tỷ lần.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Facebook Groups hiện có thể chỉ định các “Chuyên gia nhóm”

Bạn sẽ là người quyết định ai là chuyên gia trong nhóm Facebook (Facebook Group) trên mạng xã hội Facebook của bạn.

Facebook Groups hiện có thể chỉ định các 'Chuyên gia nhóm'
Facebook Groups hiện có thể chỉ định các “Chuyên gia nhóm”

Facebook vừa giới thiệu một tính năng mới có tên “Group Experts” (Chuyên gia nhóm) đối với các nhóm Facebook (Facebook Group), tính năng này sẽ cho phép quản trị viên của nhóm chỉ định các thành viên có kiến thức chuyên môn cao về các chủ đề của nhóm làm chuyên gia.

Ngoài ‘danh tiếng’ là chuyên gia, các “Chuyên gia nhóm” sẽ có huy hiệu bên cạnh tên của họ. Huy hiệu này sẽ hiển thị trên các bài đăng, bình luận và trong tính năng ‘Hỏi và Đáp’.

Các “Chuyên gia nhóm” sẽ được lựa chọn bởi các quản trị viên của nhóm, và các chuyên gia này sẽ chỉ được trao quyền khi họ đã chấp nhận lời mời. Quản trị viên cũng có thể thu hồi trạng thái chuyên gia của những người này.

Facebook cũng đang thử nghiệm các cách mới nhằm giúp quản trị viên tìm thấy những chuyên gia này dễ dàng hơn.

Bằng cách đưa ra những lời nhắc tới các người dùng cụ thể, hiện đang được thử nghiệm trong lĩnh vực trò chơi và thể dục, người dùng có thể thêm những trò chơi hoặc các hoạt động thể dục mà họ am hiểu.

Quản trị viên nhóm (Group Admin) có thể căn cứ vào các chủ đề này để tìm “Chuyên gia nhóm” mới cho nhóm của họ.

Cập nhật mới này của Facebook cũng có thể là một động lực để phát triển cho các nhóm, vì các chuyên gia mới này sẽ có thể mời những người theo dõi gần đây đã tương tác với trang chính của họ tham gia vào nhóm.

Tuy nhiên, nếu một nhóm đề cử một chuyên gia không đáng tin cậy hoặc nếu nhóm đó cố tình đăng thông tin sai lệch, thì quản trị viên có thể xóa họ khỏi trạng thái chuyên gia.

Mặc dù thẻ “chuyên gia” chỉ định sự tin cậy của quản trị viên, nhưng nó cũng không đủ điều kiện khách quan để chứng minh ai đó là chuyên gia thực sự.

Khi được hỏi về các công cụ kiểm duyệt bổ sung để đảm bảo các “Chuyên gia nhóm” có thể cung cấp thông tin chính xác, người phát ngôn của Facebook đã liệt kê các cách mà công ty đã xử lý những thông tin sai lệch trên nền tảng này, chẳng hạn như công cụ kiểm tra thông tin của bên thứ ba và giảm phân phối những nội dung bị gắn cờ là gây hiểu lầm.

Họ cũng nói thêm rằng các thành viên của nhóm luôn có thể báo cáo nội dung cho quản trị viên nhóm nếu họ phát hiện ra các dấu hiệu không đáng tin cậy.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần | MarketingTrips 

Facebook công bố mô hình chuyển đổi và sự kiện mới sau ATT của Apple

Khi Facebook ngày càng hiểu rõ hơn về tác động của bản cập nhật ATT (App Tracking Transparency) về tính minh bạch của việc theo dõi người dùng trong ứng dụng của Apple. Facebook đang có những động thái mới.

Bản cập nhật của Apple đang chứng kiến ngày càng nhiều người dùng ngừng cho phép Facebook theo dõi dữ liệu trong ứng dụng, điều này làm hạn chế các nhà quảng cáo trong việc thu thập thông tin người dùng nhằm phục cho việc nhắm mục tiêu quảng cáo.

Mạng xã hội lớn nhất thế giới này đang tìm cách thực hiện các thay đổi đối với các quy trình lập mô hình phân bổ để giúp giải quyết các thông tin chi tiết đã bị mất đồng thời giúp các nhà quảng cáo có thể ra quyết định tốt hơn trong tương lai.

Cụ thể, Facebook vừa thông báo bản cập nhật mới cho một số nhà quảng cáo được chọn liên quan đến những thay đổi mới nhất của nền tảng về cách theo dõi các sự kiện và chuyển đổi, do lượng dữ liệu của người dùng giảm đã ảnh hưởng đến báo cáo hiệu suất.

Đây là những gì đã thay đổi:

Trước hết, Facebook hiện sẽ cho phép các nhà quảng cáo cập nhật sự kiện trọng tâm của họ cho một chiến dịch mà nhà quảng cáo không cần phải tạm dừng và khởi động lại với mọi thay đổi một cách thủ công.

Điều đó sẽ giúp chiến dịch của bạn được hoạt động liền mạch và xuyên suốt hơn, linh hoạt hơn trong việc thay đổi trọng tâm dựa trên xu hướng hiệu suất.

Facebook cũng bổ sung lượng chuyển đổi được dự báo vào thời lượng phân bổ nhấp chuột 7 ngày (7-day click attribution), điều này sẽ giúp các nhà quảng cáo tính toán được dữ liệu có thể bị mất do bản cập nhật ATT.

Với những thay đổi về ATT, nhiều nhà quảng cáo trên Facebook đã thấy lượng chuyển đổi giảm đáng kể vì Facebook không còn có có khả năng theo dõi chúng nữa. Nhưng cập nhật mới này sẽ cho phép nhà quảng có được một cái nhìn chính xác hơn về hiệu suất dựa trên mô hình dự báo.

Nhiều nhà quảng cáo cũng đang báo cáo rằng có một sự không chính xác giữa các công cụ báo cáo dữ liệu của họ, bởi vì họ không thể kết nối giữa báo cáo của Facebook và hiệu suất thực tế của họ. Và cập nhật này cũng có thể giải quyết vấn đề đó.

Và cuối cùng, Facebook cung cấp sự linh hoạt hơn cho các nhà quảng cáo muốn tối đa hóa hiệu suất cho người dùng Android, bằng cách mở rộng các tùy chọn sự kiện trong quá trình thiết lập chiến dịch của họ.

Điều đó có nghĩa là các nhà quảng cáo muốn nhắm mục tiêu người dùng Android sẽ có nhiều khả năng hơn để tối ưu hóa các chiến dịch của họ dựa trên hiệu suất – mặc dù điều này sẽ không giúp ích gì nếu họ muốn tiếp cận người dùng iOS.

Mặc dù những thay đổi này mang tính kỹ thuật, nhưng chúng sẽ có tác động rất lớn đối với các nhà quảng cáo, đặc biệt là các nhà quảng cáo dựa trên hiệu suất, những người đang tìm cách tối đa hóa chi tiêu quảng cáo trên Facebook của họ.

Và trong khi mô hình chuyển đổi mới của Facebook sẽ không bao giờ tốt bằng hiệu suất thực tế, với những thông tin chi tiết phù hợp với hiệu suất tổng thể, Facebook hy vọng sẽ giúp các nhà quảng cáo theo dõi kết quả chính xác hơn cho chi tiêu của họ, điều có thể giúp họ phân bổ tốt hơn trong các yếu tố khác.

Cập nhật hiện có thể chưa được áp dụng cho tất cả các nhà quảng cáo, nhưng nó sẽ sớm xuất hiện trong tất cả các tài khoản.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Amazon muốn tham gia nền kinh tế nhà sáng tạo – Creator Economy

Số lượng danh sách việc làm marketing liên quan đến nhà sáng tạo đã tăng 4.645 lần kể từ năm 2018, đạt mức cao nhất là 92.900 vị trí vào đầu năm nay.

Amazon muốn tham gia nền kinh tế nhà sáng tạo - Creator Economy
Amazon muốn tham gia nền kinh tế nhà sáng tạo – Creator Economy

Amazon hiện là nhà đăng tin tuyển dụng lớn nhất với 40 vai trò công việc khác nhau đang khả dụng tại thời điểm tháng 5 năm 2021, theo dữ liệu của Thinknum.

Con số này chính thức đánh bại các công ty truyền thông mạng xã hội khác như Facebook, ByteDance và Google, tất cả đều lọt vào top 10.

Bánh xe tuyển dụng của Amazon đã thay đổi kể từ trước khi Jeff Bezos rời cương vị Giám đốc điều hành, tuy nhiên mọi thứ ở phía trước đều là một ẩn số với tân CEO Andy Jassy.

Mặc dù chiến lược ​​tập trung vào nhà sáng tạo không nằm trong danh sách các ưu tiên của Jassy lúc này, nhưng rõ ràng là chúng đóng một vai trò quan trọng trong ba mảng kinh doanh đang phát triển nhanh chóng của Amazon:

Amazon Live.

Thương mại điện tử phát trực tiếp (livestreaming ecommerce) có lẽ là sản phẩm phù hợp nhất với các mảng kinh doanh cốt lõi của công ty.

Khả năng tổ chức các buổi phát trực tiếp đã có từ đầu năm 2019 nhưng chỉ có sẵn cho một số người bán được chọn cho đến tháng 7 năm 2020.

Đó là khi chương trình cho phép các thành viên của ‘Chương trình người ảnh hưởng trên Amazon’ (Amazon Influencer Program) tổ chức các buổi phát trực tiếp.

Mô hình này đã thành công ở Trung Quốc nhưng vẫn còn khá sơ khai ở Mỹ, hiện Amazon vẫn đang nỗ lực để nhân rộng thành công đó.

Twitch.

Amazon đang tìm cách tuyển một phó chủ tịch phụ trách nhà sáng tạo tại Twitch, nền tảng phát trực tuyến bằng video của Amazon (tập trung vào Game).

Twitch nhận thức rất rõ tầm quan trọng của nhà sáng tạo khi số giờ xem trong Quý 4 năm 2019 đã giảm so với Quý 4 năm 2018 sau sự ra đi của một số người phát trực tiếp hàng đầu, họ hiện đã chuyển sang các nền tảng khác.

Twitch đã bùng nổ vì đại dịch với tổng lượng thời gian xem tăng 67,36% so với cùng kỳ năm trước (YoY), từ 11 tỷ giờ vào năm 2019 lên 18,41 tỷ giờ vào năm 2020, theo Streamlabs và Stream Hatchet.

Prime Video.

Amazon cũng được cho là đang tìm kiếm người quản lý tiếp thị người có ảnh hưởng (influencer marketing manager) cho dịch vụ phát trực tuyến của mình.

Amazon thường hợp tác với những nhà sáng tạo để quảng cáo cho các chương trình gốc.

Và với hành động mua lại hãng phim MGM gần đây với giá 8,45 tỷ USD. (Ủy ban Thương mại Liên bang đang xem xét việc mua lại, theo The Verge.) Rất có thể Amazon sẽ gia nhập nền kinh tế nhà sáng tạo nhằm phát triển dễ dàng hơn các sản phẩm của mình.

Sự quan tâm của Amazon đối với nền kinh tế nhà sáng tạo (Creator Economy) không chỉ nói lên mục tiêu của riêng công ty này mà còn cho cách các công ty truyền thông mạng xã hội và thương mại điện tử khác đang tự đổi mới mình để đáp ứng với thói quen mới của người tiêu dùng.

Việc Amazon kết hợp phát trực tiếp trên những website chính của mình cũng phần nào chứng minh cho việc nó đang lấn sân sang mảng truyền thông mạng xã hội trong khi các nền tảng mạng xã hội khác như Facebook và TikTok cũng đang nhanh chóng xây dựng các tính năng thương mại điện tử vào ứng dụng của họ.

Khi các bức tường ngăn cách giữa các nền tảng mạng xã hội và thương mại điện tử bị xói mòn, vai trò của nhà sáng tạo nội dung cũng bắt đầu được mở rộng ra ngoài ranh giới của truyền thông mạng xã hội đơn thuần.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Mua lại Instagram là thương vụ sáng suốt nhất của Facebook

Bỏ ra 1 tỷ USD mua một ứng dụng chia sẻ ảnh chưa có doanh thu từ năm 2012, nhiều người tưởng rằng Facebook đã quá bốc đồng. Tuy nhiên, mua lại Instagram là thương vụ sáng suốt nhất của Facebook.

Mua lại Instagram là thương vụ sáng suốt nhất của Facebook
Mua lại Instagram là thương vụ sáng suốt nhất của Facebook

Tháng 4/2012, CEO Facebook Mark Zuckerberg làm một việc không ai nghĩ đến.

Ngay trước thời điểm công ty của anh tiến hành IPO, Zuckerberg đã thực hiện một vụ thâu tóm đầy bất ngờ: Mua lại một ứng dụng mạng xã hội chia sẻ ảnh mới ra đời được 2 năm là Instagram với giá 1 tỷ USD.

Instagram lúc đó chỉ có 13 nhân viên, không doanh thu. Nó khiến cho các nhà đầu tư vào Facebook cũng không ngờ tới.

Chính vì vậy, ngay sau khi thương vụ được công bố, đã không có ít nghi ngờ được đặt ra. Có người cho rằng, Zuckerberg là người bốc đồng, và đặt câu hỏi liệu anh chàng mới 27 tuổi này đã sẵn sàng để lãnh đạo một công ty đại chúng.

Thế nhưng, thời gian đang chứng minh rằng, đây là một trong những thương vụ thông minh nhất mà Zuckerberg từng làm.

Instagram trở thành “ngôi sao”, chủ đề được nhắc đến rất nhiều trong báo cáo tài chính quý IV của Facebook mới đây, và các nhà đầu tư cũng lần đầu tiên được tiết lộ về kế hoạch kiếm tiền mà Facebook sẽ làm với dịch vụ chia sẻ ảnh này.

Facebook, tất nhiên, không tiết lộ chi tiết số doanh thu mà Instagram đã tạo ra, và đóng góp của Instagram vào doanh thu tổng của công ty vẫn chỉ mới bắt đầu. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó là đã có.

COO Sheryl Sandberg của Facebook cho biết trong cuộc gọi trả lời câu hỏi của nhà đầu tư rằng 98 trong top 100 nhà quảng cáo Facebook nay cũng quảng cáo trên cả Instagram.

Cỗ máy doanh thu mới của Facebook.

Nhà phân tích Evan Wilson của Pacific Crest Securities nói rằng, Instagram có thể là một trong những yếu tố lớn giúp Facebook có mức tăng trưởng số lượt hiển thị quảng cáo trong quý IV; với mức tăng 29% so với cùng kỳ năm 2014.

Nhà phân tích Paul Vogel của Barclay ước tính doanh thu quý IV của Instagram đạt 276 triệu USD, đồng thời dự đoán doanh thu tổng trong 2016 của dịch vụ này là 1,3 tỷ USD.

Nói cách khác, các nhà đầu tư sẽ tiếp tục ngạc nhiên với những gì Instagram thể hiện trong năm nay.

Nhân tố “độc đáo” trong thương vụ Facebook mua lại Instagram.

Thế nhưng, còn một lý do nữa được đưa ra để chứng minh vì sao mua lại Instagram lại là chiến lược thông minh của Facebook.

Thực tế đã chứng minh, các công ty Internet thường nhanh chóng đánh mất yếu tố “độc đáo” của nó trong mắt người dùng trẻ. Thế hệ trẻ thường có xu hướng tìm đến những dịch vụ mới hơn, trẻ trung và tân thời hơn.

Với 400 triệu người dùng, Instagram đang giúp Facebook có được chất trẻ, thu hút những thế hệ người dùng còn nhỏ tuổi. “Tôi sử dụng Facebook nhưng cảm thấy không thoải mái bởi bố mẹ tôi cũng như bố mẹ của bạn bè cũng kết bạn với tôi trên đó” – một người dùng 16 tuổi thổ lộ.

Một người dùng tuổi teen khác cho biết: “Snapchat và Instagram là 2 dịch vụ tôi chọn. Tôi thích chia sẻ các bức ảnh những việc tôi làm và những nơi tôi đến. Tôi cũng muốn xem ảnh mà những người khác up lên”.

Facebook thừa nhận thực trạng giới trẻ không còn quá ưu tiên dịch vụ chính của mình.

Trong báo cáo tài chính hàng năm gần đây nhất, hãng nói rằng, một số người dùng trẻ đang “tích cực tham gia các sản phẩm và dịch vụ tương tự, hoặc tìm kiếm một dịch vụ khác thay thế các sản phẩm và dịch vụ của Facebook.

Chúng tôi tin rằng, những người dùng này đã giảm mức độ quan tâm tới Facebook để giành thời gian cho các sản phẩm và dịch vụ khác”.

Zuckerberg cũng biết rất rõ điều này khi mua lại Instagram năm 2012, chính vì vậy, những gì mà phần còn lại của thế giới xem là điên rồ, thì lại rất hợp lý và cho thấy tầm nhìn tuyệt vời ở vị CEO trẻ tuổi này.

Ngày nay, Instagram được định giá hơn 100 tỷ USD với hơn 1 tỷ người dùng !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Facebook Advertising & Marketing: Xây dựng kỷ nguyên mới của những trải nghiệm được cá nhân hóa

Cùng lắng nghe chia sẻ từ Ông Dan Levy, hiện là Phó chủ tịch phụ trách sản phẩm kinh doanh và quảng cáo tại Facebook.

Facebook Advertising & Marketing: Xây dựng kỷ nguyên mới của những trải nghiệm được cá nhân hóa

Tại Facebook, tôi đã tập trung vào sứ mệnh duy nhất của chúng tôi: Xây dựng các kết nối có ý nghĩa giữa con người và doanh nghiệp.

Để đạt được điều đó, chúng tôi đã phải thực hiện đúng một số điều quan trọng: Đầu tiên, dẫn đầu sự dịch chuyển từ máy tính để bàn sang thiết bị di động.

Sau đó, chúng tôi thiết lập tiêu chuẩn cho các quảng cáo được cá nhân hóa để doanh nghiệp có thể tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu.

Rất nhiều nhà sáng tạo và doanh nghiệp đã đổi mới cách làm của họ để vượt qua rất nhiều thử thách và tôi có động lực mỗi khi biết được rằng chúng tôi đóng một vai trò quan trọng như thế nào đối với thành công của họ.

Giờ đây, khi một số khu vực trên thế giới đã mở cửa trở lại sau đại dịch, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với một sự thay đổi vĩnh viễn trong hành vi của mọi người:

Sự dịch chuyển và bùng nổ của thương mại điện tử mà đáng lẽ ra nó phải mất một thập kỷ thì giờ đây nó chỉ xảy ra trong vòng một năm.

Điều này, kết hợp với các yếu tố công nghệ đang ngày càng phát triển để đáp ứng kỳ vọng về quyền riêng tư của mọi người, là cơ hội để chúng tôi đổi mới một lần nữa.

Chúng tôi phải phát triển các cách thức mới để các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng và cho phép mọi người kiểm soát nhiều hơn cách các thông tin cá nhân của họ được sử dụng trong quảng cáo và marketing.

Để biến cơ hội này thành hiện thực, chúng tôi sẽ tập trung vào các cải tiến sản phẩm và giải pháp trong 04 lĩnh vực:

1. Các công nghệ giúp tăng cường quyền riêng tư.

“Một nửa số tiền tôi chi cho quảng cáo là lãng phí; vấn đề là tôi không biết đó là nửa nào.”

Sự thật nổi tiếng về quảng cáo đó từ thế kỷ 19 vẫn được duy trì cho đến thế kỷ 21, điều này sẽ không quá ảnh hưởng nếu bạn là một doanh nghiệp lớn với ngân sách lớn, nhưng nếu bạn là một doanh nghiệp nhỏ hay khởi nghiệp. Bạn cần một cách thức tốt hơn.

Đó là những gì mà internet và marketing theo hướng dữ liệu (data driven marketing) đã mang lại, nó cho phép một doanh nghiệp nhỏ có thể tiếp cận đối tượng cụ thể của mình bằng các thông điệp được cá nhân hóa với số tiền ít hơn rất nhiều.

Giờ đây, chỉ với một chiếc điện thoại thông minh và một tài khoản Facebook hoặc Instagram – mọi người có thể theo đuổi một giấc mơ và hơn bao giờ hết: Tốc độ thành lập doanh nghiệp mới ở Mỹ đạt mức cao kỷ lục vào năm 2020.

Facebook đã dẫn đầu sự chuyển dịch sang quảng cáo được cá nhân hóa và bây giờ chúng tôi muốn chứng minh rằng việc cá nhân hóa và quyền riêng tư không hề mâu thuẫn với nhau trong quảng cáo.

Đó là lý do tại sao chúng tôi đang phát triển các công nghệ giúp nâng cao quyền riêng tư để giúp giảm thiểu lượng thông tin cá nhân mà chúng tôi xử lý, trong khi vẫn cho phép chúng tôi hiển thị các quảng cáo có liên quan và đo lường hiệu quả của quảng cáo.

Những công nghệ này sẽ là nền tảng thiết yếu cho digital marketing trong tương lai, cũng giống như những vi mạch dành cho việc xử lý trong máy tính.

Nhưng để những công nghệ này hoạt động và mang lại lợi ích cho tất cả các doanh nghiệp, nó sẽ đòi hỏi sự hợp tác trong toàn bộ ngành, cũng như các tiêu chuẩn và quy định về quyền riêng tư khác.

Đó là lý do tại sao Facebook là một phần của World Wide Web Consortium (W3C) và Liên đoàn các nhà quảng cáo thế giới (WFA).

2. Khám phá sản phẩm và kinh doanh.

Hơn 2 trăm triệu doanh nghiệp hiện đang sử dụng các công cụ miễn phí của chúng tôi, như Facebook Page hoặc tài khoản Instagram để chia sẻ thông tin của doanh nghiệp.

10 triệu tài khoản chi tiêu cho quảng cáo. Bất kể họ đang sử dụng Facebook như thế nào, chúng tôi đang hình dung lại khả năng khám phá và mức độ liên quan cho mọi người, nhà sáng tạo và cho cả doanh nghiệp trong hệ sinh thái.

Ví dụ, chúng tôi đang:

  • Thử nghiệm những trải nghiệm mới trong ‘Bảng tin’ (News Feed) để mọi người có thể duyệt và trải nghiệm nhiều nội dung có liên quan hơn.
  • Sử dụng ngữ cảnh (context) để đưa ra các đề xuất thông minh hơn về loại quảng cáo nào sẽ hiển thị, vì vậy nếu bạn đang xem một video về du lịch, chúng tôi có thể hiển thị quảng cáo cho các khách sạn và chuyến bay.
  • Giúp mọi người dễ dàng hơn trong việc xây dựng các cộng đồng xung quanh các doanh nghiệp, những thứ vốn phù hợp với giá trị của họ.

3. Thương mại.

Cứ 03 người mua sắm trên toàn cầu thì có một người nói rằng họ dự định sẽ dành ít thời gian hơn để đến các cửa hàng ngay cả sau khi đại dịch kết thúc và gần 3/4 nói rằng họ thường lấy ý tưởng mua sắm từ Facebook, Instagram, Messenger hoặc WhatsApp.

Chúng tôi cũng nhận thấy hơn một tỷ người truy cập Facebook Marketplace mỗi tháng và Facebook Shops cũng có hơn 300 triệu khách truy cập hàng tháng mặc dù chúng tôi chỉ mới ra mắt vào năm ngoái.

Và chỉ vài tuần trước, chúng tôi đã thông báo rằng Facebook Shops đang mở rộng tới Marketplace ở thị trường Mỹ và WhatsApp ở một số quốc gia nhất định cùng với đó là phát triển quảng cáo ‘tương tác thực tế ảo’ (AR) nhằm khuyến khích mọi người ‘dùng thử’ các sản phẩm mà họ quan tâm trước khi ra quyết định mua sắm.

Tất cả những cập nhật và phát triển này đều nhằm mục đích tạo ra một hành trình khách hàng được cá nhân hóa, liền mạch, trong đó việc khám phá sản phẩm, tìm hiểu về sản phẩm, quyết định mua, thanh toán và tìm thấy sản phẩm đó sẽ được diễn ra một cách dễ dàng và thuận tiện nhất.

4. Các công cụ kinh doanh ngoài marketing.

Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là trong những thời kỳ bất ổn, thời gian cũng quan trọng không kém ngân sách.

Chúng tôi muốn số phút và số tiền mà họ dành ra mỗi ngày để ở trên Facebook là tốt nhất. Và điều đó đòi hỏi nhiều hơn những công cụ tốt hơn, ngoài việc chỉ để làm quảng cáo và đăng thông tin cập nhật.

Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể giúp giải quyết tất cả các loại nhu cầu của kinh doanh, cho dù đó là quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM), công cụ nhắn tin kinh doanh hay tuyển dụng thông qua Facebook Jobs.

Chúng tôi cũng tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm và công cụ cung cấp cho các doanh nghiệp những gì họ cần theo một cách nhanh nhất:

  • Giúp các doanh nghiệp điều hành công việc kinh doanh của họ trên các ứng dụng của chúng tôi một cách dễ dàng với Facebook Business Suite.
  • Cung cấp cho các doanh nghiệp các công cụ để tiết kiệm thời gian trong việc lấy cảm hứng, lập kế hoạch và quản lý các bài đăng, Stories và quảng cáo.
  • Giúp nhắn tin cho khách hàng trên toàn bộ nhóm ứng dụng của Facebook chỉ từ một giao diện duy nhất.
  • Mở rộng API Messenger cho Instagram khi khách hàng ngày càng tin tưởng vào việc nhắn tin thay vì gọi điện thoại.

Mặc dù các sản phẩm và giải pháp của chúng tôi đang thay đổi để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh chóng, nhưng sứ mệnh thì vẫn không hề thay đổi: Xây dựng những kết nối có ý nghĩa giữa con người và doanh nghiệp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần | MarketingTrips 

Cách sử dụng hashtag để phát triển thương hiệu trong năm 2021 (P2)

Bạn có biết cách sử dụng thẻ hashtag sao cho hiệu quả để có thể giúp phát triển thương hiệu? Dưới đây là những gì về hashtag mà bạn nên biết trong 2021.

Cách sử dụng hashtags để phát triển thương hiệu trong năm 2021

Cho dù thương hiệu của bạn đang sử dụng các nền tảng mạng xã hội như thế nào trong chiến lược truyền thông mạng xã hội, thì việc biết cách sử dụng thẻ hashtag (#) cũng sẽ giúp tăng khả năng tiếp cận và tương tác trên mạng xã hội của thương hiệu.

Hashtag là gì?

Khi nói đến khái niệm hashtag hay muốn hiểu hashtag là gì, có hai thứ mà bạn cần hiểu, thứ nhất là về mặt hiển thị và thứ hai là về mặt bản chất (tính kỹ thuật).

Về mặt hiển thị, hashtag là thuật ngữ dùng để chỉ những từ hay cụm từ nằm đằng sau dấu thăng “#”, ví dụ những từ như #marketingtrips, #marketing, #facebook, #hashtag hay #hashtaglagi chính là những hashtag.

Về mặt kỹ thuật, theo định nghĩa của Wikipedia, hashtag là những thẻ siêu dữ liệu (metadata) được ký hiệu bằng dấu thăng “#”. Hashtag được sử dụng phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội như Twitter, Facebook, Instagram, YouTube hay TikTok.

Một trong những tính năng phổ biến nhất của các thẻ hashtag trên các nền tảng là chúng cho phép người dùng tìm kiếm những nội dung tương tự hoặc cùng nói về một chủ để.

Top những hashtag phổ biến nhất 2021.

Các thẻ hashtag phổ biến nhất không nhất thiết phải là các thẻ tốt nhất.

Ví dụ, hashtag #followme có hơn 575 triệu bài đăng trên Instagram.

Hashtag này có thể không thu hút được sự chú ý hay tương tác với người theo dõi (followers) của bạn cũng như không thêm bất kỳ ý nghĩa nào cho bài đăng của bạn.

Tuy nhiên, bạn cũng đừng bỏ qua các thẻ hashtag phổ biến này.

Ví dụ: các hashtag #throwbackthursday hoặc #flashbackfriday có thể là những cách thú vị để thương hiệu của bạn tham gia vào các cuộc trò chuyện chung đang diễn ra trên mạng xã hội rộng lớn.

Tính đến tháng 6 năm 2021, một số hashtag phổ biến nhất mọi thời đại trên nền tảng Instagram bao gồm:

  1. #love (2,1 tỷ bài đăng).
  2. #instagood (1,3 tỷ bài đăng).
  3. #fashion (972 triệu bài đăng).
  4. #photooftheday (931M bài đăng).
  5. #photography (769 triệu bài đăng).
  6. #beautiful (749 triệu bài đăng).
  7. #instagram (691 triệu bài đăng).
  8. #picoftheday (655 triệu bài đăng).
  9. #nature (639 triệu bài đăng).
  10. #happy (639 triệu bài đăng)

Tất nhiên, các thẻ hashtag phổ biến là khác nhau tùy thuộc vào nền tảng mạng xã hội bạn đang sử dụng. Trên LinkedIn, các hashtag phổ biến nhất mọi thời đại là #leadership và #productivity.

Mặc dù có hàng triệu – thậm chí là hàng tỷ bài đăng sử dụng các hashtag phổ biến. Chúng không cụ thể cho một ngành hoặc một chủ đề nhất định.

Và khi nói đến các hashtag phổ biến, đừng nói nhiều về tên thương hiệu của bạn.

Tốt nhất, bạn hãy cố gắng xác định các thẻ hashtag thích hợp có liên quan đến thương hiệu và những gì thương hiệu của bạn đang đại diện.

Chẳng hạn như khi bạn đang tìm cách xây dựng một hashtag phổ biến cho thương hiệu xe hơi Mercedes, hashtag đó nên là #Luxury, #power hay #dulcet (êm ái) chẳng hạn.

6 cách để tìm các thẻ hashtag tốt nhất.

Để tìm các thẻ hashtag cụ thể cho thương hiệu, ngành hàng và đối tượng mục tiêu của bạn, bạn sẽ cần phải thực hiện một số nghiên cứu nhỏ.

1. Theo dõi đối thủ và người có ảnh hưởng trên các nền tảng mạng xã hội.

Bạn nên bắt đầu bằng cách thực hiện một phân tích cạnh tranh nhỏ trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội.

Thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh của bạn và bất kỳ người có ảnh hưởng (influencer) nào có liên quan đến thị trường ngách (niche) của thương hiệu của bạn.

Ghi lại những thẻ hashtag mà họ đã sử dụng thường xuyên nhất và họ sử dụng bao nhiêu thẻ khác nhau trong mỗi bài đăng của mình.

Điều này sẽ giúp bạn tìm hiểu cách đối thủ cạnh tranh của bạn đang tương tác với đối tượng mục tiêu và những từ khóa họ đang có xu hướng sử dụng nhiều.

2. Sử dụng Hashtagify.me.

Hashtagify.me giúp bạn tìm các thẻ hashtag trên Twitter hoặc trên Instagram tốt nhất cho thương hiệu của bạn.

Với công cụ này, bạn có thể tìm kiếm bất kỳ hashtags nào và xem mức độ phổ biến của nó.

Ví dụ: nếu bạn tìm kiếm mức độ phổ biến của thẻ #springtime, bạn sẽ nhận được kết quả hiển thị cho mức độ phổ biến tổng thể của thẻ này, mức độ phổ biến gần đây cũng như xu hướng trong tháng và tuần.

3. Biết những thẻ hashtag nào đang thịnh hành (trending).

RiteTag tạo các đề xuất hashtag đang thịnh hành dựa trên nội dung của bạn.

Bạn sẽ thấy các thẻ hashtag tốt nhất để sử dụng trong các bài đăng của bạn, cũng như thẻ để bài đăng của bạn được hiển thị tốt nhất theo thời gian.

Nhấp vào “Nhận Báo cáo” (Get Report) để phân tích chi tiết về các thẻ mà nó hiển thị.

4. Sử dụng một công cụ lắng nghe trên mạng xã hội (social listening).

Một số công cụ như Hootsuite cho phép thương hiệu của bạn sử dụng các luồng tìm kiếm để khám phá những thẻ hashtag nào là tốt nhất cho tất cả các nền tảng mạng xã hội mà thương hiệu đang sử dụng.

5. Tìm các thẻ hashtag có liên quan.

Nếu bạn đã nắm rõ những thẻ hashtag nào đang hoạt động tốt cho thương hiệu của mình, bạn cũng nên cân nhắc sử dụng các thẻ hashtag có liên quan.

Những thẻ này có thể cụ thể hơn một chút so với các thẻ phổ biến mà bạn đang sử dụng, điều này cũng có thể giúp bạn kết nối với nhiều đối tượng được nhắm mục tiêu hơn.

Trên Instagram, các thẻ hashtag có liên quan hiển thị ngay phía trên tab “Top” và “Recent” khi bạn đang ở trong phần “Explore”.

Trên LinkedIn, bạn có thể tìm thêm các hashtags đề xuất (recommendations) sau khi bạn nhấp vào một hashtag. Sau đó chọn “Khám phá thêm hashtags”.

6. Phân tích những thẻ hashtag nào đã thành công nhất trên các bài đăng trước đây.

Theo dõi những thẻ hashtag bạn đã sử dụng trên các bài đăng trước đây. Phân tích bài đăng nào là phổ biến nhất, sau đó xem có xu hướng gì với các thẻ này hay không.

Nếu bạn nhận thấy một số bài đăng phổ biến nhất của mình luôn chứa một vài thẻ hashtag giống nhau, hãy cân nhắc về việc đưa những thẻ đó vào các bài đăng của bạn trong tương lai.

Hết phần 2 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Facebook cáo buộc nhóm người Việt lừa đảo quảng cáo

Facebook vừa thực hiện hai vụ kiện riêng biệt nhằm vào các nhóm quảng cáo lừa đảo trực tuyến, một trong đó liên quan đến nhóm người từ Việt Nam.

Trên blog đăng ngày 29/6, Facebook cáo buộc bốn cá nhân cư trú tại Việt Nam, gồm Nguyễn Hữu Thêm, Lê Khang, Nguyễn Quốc Bảo và Phạm Hữu Dung.

Theo mạng xã hội này, những người trên đã sử dụng kỹ thuật “đánh cắp cookie” để xâm nhập tài khoản nhân viên các đại lý quảng cáo và tiếp thị, sau đó chạy quảng cáo trái phép.

Cụ thể, nạn nhân bị xâm phạm tài khoản sau khi bị lừa cài một ứng dụng lừa đảo có tên “Trình quản lý Quảng cáo cho Facebook” trên Google Play.

Ứng dụng này thu thập thông tin đăng nhập của nạn nhân, truy cập tài khoản Facebook của họ và chạy quảng cáo.

Trong một số trường hợp, quảng cáo có nội dung lừa đảo trực tuyến. Theo thống kê của Facebook, số tiền chạy quảng cáo trái phép lên tới 36 triệu USD. Mạng xã hội đã hoàn tiền cho các nạn nhân và giúp họ tăng bảo mật tài khoản.

Một vụ kiện khác nhằm vào công ty tiếp thị N&J USA Incorporated có trụ sở tại Californina (Mỹ) và hai đại diện là Mohit Melwani và Vishaal Melwani.

Theo Facebook, doanh nghiệp này đã chạy các quảng cáo gây hiểu lầm nhằm quảng bá việc bán hàng hóa bao gồm quần áo, đồng hồ và đồ chơi.

Khi nhấp vào quảng cáo, người dùng được dẫn đến trang web của bên thứ ba để thanh toán cho giao dịch mua. Nhưng sau khi thanh toán, người mua không hề nhận được hàng hoặc hàng chất lượng kém, thậm chí là bị đánh tráo thành sản phẩm khác.

Ngoài ra, để che giấu hành vi, công ty trên cũng chặn những lời phàn nàn và đánh giá tiêu cực của người dùng trên fanpage.

Facebook cho biết đã vô hiệu hóa tài khoản và fanpage của công ty này. Đây cũng là vụ kiện đầu tiên về lạm dụng thương mại điện tử của Facebook.

Thời gian qua, Facebook đang mạnh tay hơn với các nội dung sai lệch và lừa đảo. Công ty sử dụng AI và hàng nghìn nhân viên để kiểm duyệt những nội dung này.

Thuật toán của Facebook bị đánh giá là còn tồn tại nhiều vấn đề, hoạt động chưa hoàn hảo và nhận diện sai, gây nhầm lẫn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Giá trị thị trường của Facebook chạm mốc 1000 tỷ USD đầu tiên trong lịch sử

Công ty truyền thông mạng xã hội này là công ty thứ năm của Mỹ đạt được cột mốc 1000 tỷ USD, cùng với những cái tên khác như Apple, Microsoft, Amazon và công ty mẹ của Google là Alphabet.

Giá trị thị trường của Facebook chạm mốc 1000 tỷ USD đầu tiên trong lịch sử
CEO Facebook Mark Zuckerberg

Vào ngày 28 tháng 6 vừa qua, lần đầu tiên trong lịch sử, Facebook chính thức chạm mốc trên 1.000 tỷ USD vốn hóa thị trường.

Công ty truyền thông mạng xã hội này là công ty thứ năm của Mỹ đạt được cột mốc quan trọng này, cùng với Apple, Microsoft, Amazon và công ty mẹ của Google là Alphabet.

Cổ phiếu của Facebook vào thời điểm đóng cửa tăng 4,2% ở mức 355,64 USD sau một phán quyết pháp lý thuận lợi nhằm bác bỏ đơn khiếu nại chống độc quyền do Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) và liên minh các tiểu bang đưa ra.

Doanh thu của Facebook chủ yếu đến từ nguồn quảng cáo vốn được cá nhân hóa cho hiển thị đối với người dùng ở cả mạng xã hội Facebook và Instagram.

Ngoài ra, công ty cũng có một mảng kinh doanh phần cứng đang phát triển khác, nơi họ đang xây dựng các sản phẩm khác như thiết bị gọi điện bằng video Portal, tai nghe thực tế ảo (VR) Oculus và kính thông minh, dự kiến ​​sẽ được phát hành vào năm 2021.

Facebook tổ chức đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào tháng 5 năm 2012, với giá trị vốn hóa thị trường (market cap) là 104 tỷ USD.

Giá trị của Facebook đã bị sụt giảm khoảng 19% trong năm 2018 sau khi công bố số liệu về doanh thu và người dùng trong quý 2 năm đó.

Sự sụt giảm này diễn ra trong bối cảnh Facebook đang phải đối mặt với một loạt các bê bối như: rò rỉ dữ liệu, tin tức giả mạo và đáng chú ý nhất là vụ bê bối Cambridge Analytica.

Theo đó, Cambridge Analytica, một đơn vị tư vấn chính trị của Anh đã truy cập bất hợp pháp vào kho dữ liệu của 87 triệu người dùng Facebook và sử dụng nó để nhắm mục tiêu quảng cáo cho Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.

Bất chấp những vụ bê bối phải đối mặt, Facebook đã phục hồi và tiếp tục phát triển không ngừng về doanh thu trung bình trên mỗi người dùng (ARPU).

Giá cổ phiếu hiện tại của Facebook đã tăng hơn 90% kể từ ngày 27/7/2018.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Kantar: Top 100 thương hiệu có giá trị nhất thế giới trong năm 2021

Theo bảng xếp hạng Top 100 thương hiệu giá trị BrandZ 2021 của Kantar, Amazon đứng số vị trí số 1 năm thứ 3 liên tiếp.

Kantar: Top 100 thương hiệu có giá trị nhất thế giới trong năm 2021

Công ty nghiên cứu thị trường Kantar (có trụ sở tại Anh) vừa công bố bảng xếp hạng 100 thương hiệu giá trị hàng đầu thế giới trong năm 2021.

Vị thế vững vàng của các tập đoàn công nghệ và sự bứt phá mạnh mẽ của doanh nghiệp Trung Quốc là 2 điểm nhấn từ bảng xếp hạng 100 thương hiệu giá trị hàng đầu thế giới năm 2021.

Theo Kantar, tổng giá trị của 100 thương hiệu hàng đầu thế giới ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc 42% trong năm 2020, đạt mức 7.100 tỷ USD.

Các thương hiệu của Mỹ vẫn chiếm ưu thế lớn trong danh sách này, khi đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong năm qua và thâu tóm hầu hết vị trí trong top 10.

10 thương hiệu giá trị nhất năm 2021

Danh sách Kantar công bố xét về giá trị thương hiệu (Brand Value), không tính vốn hóa thị trường hay tổng tài sản các công ty đang nắm giữ.

Giá trị thương hiệu được Kantar tính toán bằng cách phân tích hoạt động tài chính của mỗi công ty, vai trò của thương hiệu trong việc ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của người dùng và tầm quan trọng của thương hiệu trong việc mang lại lợi nhuận cho công ty.

Các tập đoàn công nghệ thống trị Top 10.

Trong top 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới, các hãng công nghệ chiếm hết 7 vị trí đầu tiên. Amazon có giá trị thương hiệu là 683,9 tỷ USD, tăng 64% so với năm 2020.

Apple theo sau ở vị trí thứ 2 (611 tỷ USD, tăng 74%), trong khi Google giành vị trí thứ 3 (458 tỷ USD, tăng 42%). Xếp thứ 4 là Microsoft (410,3 tỷ USD, tăng 26%).

Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Tencent đứng ở vị trí thứ 5 (240,9 tỷ USD, tăng 60%), tiếp theo là Facebook (226,7 tỷ USD, tăng 54%), Alibaba (197 tỷ USD, tăng 29%), Visa (191,3 tỷ USD, tăng 2%), McDonald’s (154,9 tỷ USD, tăng 20%) và Mastercard (112,9 tỷ USD, tăng 4%).

Trưởng bộ phận nghiên cứu toàn cầu của top 10 BrandZ Martin Guerrieria mô tả số liệu tăng trưởng của cả Amazon và Apple là “thực sự đáng kinh ngạc”. “Đây là lần đầu tiên chúng tôi có 2 thương hiệu trị giá hơn nửa nghìn tỷ USD”, Martin Guerrieria cho biết thêm.

Trong danh sách 100 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2021, có sự xuất hiện của 13 thương hiệu mới, bao gồm sự xuất hiện lần đầu tiên của các hãng công nghệ như Nvidia (vị trí 12), Texas Instruments (35), Qualcomm (37), Zoom (52) và Spotify (99).

Hãng xe điện Tesla cũng lần đầu tiên góp mặt trong top 100, với thương hiệu được định giá 4,6 tỷ USD (vị trí 47).

Amazon là hãng hưởng lợi nhiều nhất do sự ảnh hưởng của dịch bệnh trên toàn cầu. Khi nhu cầu mua sắm trực tuyến của người dùng tăng mạnh, Amazon luôn là cái tên được người dùng lựa chọn đầu tiên.

Chính điều này giúp giá trị thương hiệu của Amazon tăng mạnh trong thời gian qua và trở thành công ty sở hữu thương hiệu giá trị nhất thế giới.

Bên cạnh công nghệ và thương mại điện tử, nhiều nhóm ngành khác cũng chứng kiến mức tăng trưởng giá trị thương hiệu ấn tượng trong năm qua gồm truyền thông, giải trí, kinh tế thuê bao. Đây là những ngành kinh tế có doanh thu tăng mạnh trong đại dịch.

Sự bứt phá từ các doanh nghiệp Trung Quốc.

Lần đầu tiên trong năm nay, các thương hiệu Trung Quốc xuất hiện nhiều hơn các công ty châu Âu.

Kantar cho biết các thương hiệu đến từ Trung Quốc có giá trị tăng trưởng nhanh nhất trong năm 2021 và nếu cứ tiếp tục giữ đà tăng trưởng này, có thể các thương hiệu Trung Quốc sẽ chiếm đa số trong top 100 thương hiệu giá trị nhất thế giới vào năm 2022.

Quốc gia tỷ dân chiếm tới 14% danh sách 100 thương hiệu hàng đầu, trong khi châu Âu chỉ chiếm 8%. 4 trong tổng số 5 thương hiệu có giá trị thương hiệu tăng hơn gấp đôi trong năm ngoái, cũng là những cái tên đến từ Trung Quốc.

Trong top 10, Trung Quốc sở hữu 2 cái tên là Alibaba và Tencent, còn ở vị trí thứ 11 là Mao Đài – thương hiệu đồ uống phát triển nhanh nhất hiện nay.

Trong số 10 thương hiệu có giá trị tăng trưởng mạnh nhất năm 2021, có đến 5 thương hiệu thuộc về Trung Quốc.

Với các thương hiệu Anh, tình trạng khó khăn vẫn tiếp tục. Vodafone, ở tuổi 60, là đại diện duy nhất của xứ sở sương mù trong 100.

Ngược lại, Thụy Điển hiện có 2 thương hiệu trong bảng xếp hạng, với gương mặt mới Spotify bên cạnh gã khổng lồ Ikea.

2 cái tên tiêu biểu mới với sự tăng trưởng thần tốc.

Kantar cũng công bố danh sách những thương hiệu có giá trị tăng trưởng nhanh nhất trong năm 2021.

Hãng xe điện Tesla đứng đầu danh sách này, khi cổ phiếu của công ty tăng mạnh trong thời gian qua giúp giá trị vốn hóa thị trường tăng trưởng mạnh. Giá trị thương hiệu của Tesla tăng lên đến 275% trong năm 2021, đạt mức 42,6 tỷ USD.

Xếp thứ 2 trong danh sách các thương hiệu tăng trưởng mạnh nhất là TikTok, với mức tăng 158%, đạt giá trị 43,5 tỷ USD.

Sự thay đổi vị trí trong bảng xếp hạng thương hiệu được cho là rất “chóng mặt” và việc lọt vào top 10 vào năm sau sẽ là một thách thức lớn đối với bất kỳ thương hiệu nào.

Nhưng “những công ty như Tesla và TikTok, tôi nghĩ rằng có thể làm được”, Martin Guerrieria nhận định. “Tesla và TikTok đều là thương hiệu mới nhưng khẳng định giá trị nhanh chóng”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

‘Smart Crop’: Tính năng sửa video tự động mới của Facebook hiện đã có sẵn trong Creator Studio

Điều này có thể hữu ích cho những nhà quảng cáo muốn tái sử dụng nội dung video của họ hoặc chạy thử nghiệm video mà không cần phải đầu tư vào việc quay lại video đó hoặc chỉnh sửa đáng kể.

'Smart Crop': Tính năng sửa video tự động mới của Facebook hiện đã có sẵn trong Creator Studio
Cre: APPerlas

Trở lại vào tháng 3 vừa rồi, Facebook đã bắt đầu thử nghiệm tùy chọn ‘Smart Cropping’ (cắt chỉnh video thông minh) mới để chỉnh sửa video trong Creator Studio.

Tính năng này sử dụng công nghệ máy học (machine learning) để xác định các khu vực đáng quan tâm nhất trong nội dung video của bạn và sau đó cung cấp các chỉnh sửa tự động dựa trên những tính toán này.

Và giờ đây, Facebook đang cung cấp tính năng ‘Smart Cropping’ mới của mình rộng rãi hơn, hiện bạn có thể truy cập nó trong quy trình tải lên video trong Creator Studio.

'Smart Crop': Tính năng sửa video tự động mới của Facebook hiện đã có sẵn trong Creator Studio

Như bạn có thể thấy ở đây, với Smart Cropping, bạn có thể tự động tạo định dạng 1: 1 hoặc 4: 5 của bất kỳ video nào, và hệ thống của Facebook sẽ xác định các yếu tố quan trọng nhất và tối ưu hóa dựa trên những điểm này.

Theo giải thích của Facebook:

“Smart Crop sẽ tối ưu hóa chủ đề chính của nội dung, giữ các chủ đề chính ở trung tâm và trong khung hình. Bạn có thể xuất bản video này trực tiếp trong Creator Studio và có thể xem lại video đã được chỉnh sửa lại trước khi xuất bản.

Bạn cũng có thể so sánh phiên bản được điều chỉnh lại với phiên bản gốc trước khi xuất bản để quyết định phiên bản nào bạn muốn được xuất bản.”

Facebook sử dụng công nghệ này tương tự với công nghệ được sử dụng trong thiết bị gọi điện bằng video Portal của mình, thiết bị này sẽ tự động chuyển và thu phóng khi bạn trò chuyện, đảm bảo loa thu âm luôn ở trong khung hình.

Portal này cũng sẽ tự động mở rộng khi có người khác bước vào phòng và đây cũng là kiểu nhận dạng đối tượng mà Facebook hiện đang áp dụng cho Smart Cropping.

Nếu bạn đang tập trung nhiều vào các chiến lược video marketing, tính năng thông minh mới này có thể rất đáng để bạn thử nghiệm. Tính năng hiện đã có sẵn trong Creator Studio, bạn sẽ thấy nó trong luồng chọn tải lên và tạo bài đăng video.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần | MarketingTrips 

Thuật toán của Instagram cho Digital Marketers

Cùng tìm hiểu rõ hơn về thuật toán của Instagram, cách Instagram quyết định nội dung nào sẽ hiển thị và phân phối cho từng người dùng cá nhân và làm thế nào nhà sáng tạo nội dung và người làm marketing có thể sử dụng thuật toán đó để xây dựng lợi thế cho riêng mình?

thuật toán của instagram
Thuật toán của Instagram hoạt động như thế nào

Theo giải thích mới đây của Instagram:

“Chúng tôi muốn làm tốt hơn trong việc giải thích cách hoạt động của Instagram. Có rất nhiều quan niệm sai lầm đã được hiểu và chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi có thể làm nhiều hơn nữa để giúp mọi người hiểu về những gì chúng tôi đã làm.

Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ để làm sáng tỏ hơn về cách hoạt động của công nghệ và thuật toán của Instagram, đồng thời, cũng chia sẻ cách nó tác động đến những trải nghiệm mà mọi người có trên ứng dụng.”

Các nội dung sẽ được đề cập trong bài bao gồm:

  • Thuật toán của Instagram là gì?
  • Thuật toán là gì?
  • Các tính hiệu chính của thuật toán của Instagram.
  • Instagram xếp hạng nội dung dựa trên những thuật toán chính là gì?
  • Thuật toán của Instagram Reels.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Thuật toán của Instagram là gì?

Thuật toán của Instagram trong tiếng Anh có nghĩa là Instagram Algorithm, khái niệm đề cập đến cách Instagram thu thập dữ liệu và phân phối nội dung tới người dùng trên nền tảng.

Với hầu hết các nền tảng mạng xã hội như TikTok hay Facebook, sẽ có nhiều thuật toán khác nhau được Instagram sử dụng đồng thời tại cùng một thời điểm.

Thuật toán là gì?

Như đã phân tích ở trên, Thuật toán trong tiếng Anh có nghĩa là Algorithm.

Được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ và máy tính, khái niệm thuật toán đề cập đến nhiều tác vụ hay quy trình xử lý khác nhau để giải quyết một vấn đề hoặc thực hiện một phép tính nào đó.

Các thuật toán hoạt động như một danh sách chính xác bao gồm các hướng dẫn thực hiện các hành động cụ thể dựa trên phần cứng hoặc phần mềm. Các thuật toán được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực công nghệ thông tin, máy tính, phần mềm.

Bạn có thể xem thuật toán là gì để hiểu toàn diện về khái niệm thuật toán.

Sẽ không có duy nhất một thuật toán toàn diện.

Trước tiên, Instagram lưu ý rằng các quy trình hoạt động của nó không được xác định bởi một thuật toán duy nhất, vì vậy ý ​​tưởng về ‘một thuật toán’ là hơi thiếu sót.

“Instagram không có một thuật toán giám sát những gì mọi người làm và không thấy trên ứng dụng. Chúng tôi sử dụng nhiều thuật toán, sử dụng bộ phân loại và quy trình, mỗi thuật toán có một mục đích riêng.

Chúng tôi muốn tận dụng tối đa thời gian của bạn trên nền tảng, và chúng tôi tin rằng sử dụng công nghệ để cá nhân hóa trải nghiệm của bạn là cách tốt nhất để làm được điều đó.”

Instagram giải thích rằng, cũng giống như Facebook, nó đã triển khai một thuật toán mới vì luồng nội dung đã trở nên quá nhiều để mỗi người dùng có thể ‘tiêu thụ’.

“Đến năm 2016, mọi người đã bỏ lỡ khoảng 70% tổng số bài đăng của họ trong ‘Nguồn cấp dữ liệu’ (Feed), bao gồm gần một nửa số bài đăng từ các mối quan hệ thân thiết của họ.

Vì vậy, chúng tôi đã phát triển và giới thiệu một ‘Nguồn cấp dữ liệu xếp hạng các bài đăng dựa trên những gì bạn quan tâm nhiều nhất.'”

Đó là lý do tại sao trọng tâm của nguồn cấp dữ liệu và thuật toán của ‘Câu chuyện’ (stories) của Instagram nói chung là liên quan nhiều đến ‘bạn bè’, trong khi mục ‘Khám phá’ (Explore) và Reels lại tìm kiếm các chủ đề phù hợp hơn dựa trên xu hướng, sở thích…

Thuật toán của Instagram: Những tín hiệu chính.

Instagram nói rằng các thuật toán của họ đều sử dụng các tín hiệu chính, với các tín hiệu đó là khác nhau tùy thuộc vào từng yếu tố.

Instagram lưu ý rằng có “hàng nghìn” tín hiệu mà hệ thống của nó có thể rút ra, nhưng phần lớn, các chỉ số chính trên ‘Nguồn cấp dữ liệu’ và ‘Câu chuyện’ theo thứ tự là:

  • Thông tin về bài đăng – Đây là những tín hiệu về mức độ phổ biến của một bài đăng, có bao nhiêu người đã thích bài đăng đó, thông tin cụ thể về chính nội dung đó như thời điểm nó được đăng, thời lượng (nếu nó là một video) và những thứ liên quan đến vị trí.
  • Thông tin về người đã đăng bài – Điều này giúp chúng tôi biết người đó có thể thú vị như thế nào đối với bạn và bao gồm các tín hiệu như số lần mà bạn đã tương tác với người đó trong vài tuần qua.
  • Hoạt động của bạn – Điều này giúp chúng tôi hiểu những gì bạn có thể quan tâm và bao gồm các tín hiệu như số lượng bài đăng bạn đã thích.
  • Lịch sử tương tác của bạn với ai đó – Điều này cho chúng tôi biết mức độ quan tâm của bạn khi xem các bài đăng từ một người cụ thể nào đó. Đơn cử một ví dụ là bạn có từng nhận xét về bài đăng của nhau hay không.

Đây là các mã nhận dạng thuật toán chung, tương tự như ‘Bảng tin’ (News Feed) của Facebook, với các yếu tố chính là loại bài đăng mà bạn đã tương tác và mối quan hệ của bạn với người tạo ra chúng.

Nếu bạn tương tác với video thường xuyên hơn, bạn sẽ thấy nhiều video hơn, nếu bài đăng nhận được nhiều tương tác, bạn có nhiều khả năng sẽ xem nó hơn, nếu bạn nhấn ‘Thích’ trên một bài đăng nhất định, đó là một dấu hiệu thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ của bạn.

Nói thêm về điều này, Instagram cũng lưu ý rằng xếp hạng cho nguồn cấp dữ liệu cũng sẽ dựa trên lịch sử tương tác của mỗi người dùng:

“Trong nguồn cấp dữ liệu, 05 tương tác mà chúng tôi xem xét kỹ nhất là: khả năng bạn dành vài giây cho một bài đăng, nhận xét về bài đăng đó, thích bài đăng đó, lưu nó và nhấn vào ảnh hồ sơ.

Bạn càng có nhiều khả năng thực hiện một hành động thì chúng tôi càng coi trọng hành động đó, tức là bạn sẽ thấy các bài đăng tương tự càng cao.”

Thuật toán của Instagram: Xếp hạng mục ‘Khám phá’.

Tab khám phá của Instagram thì có một chút khác biệt, với thuật toán của mục khám phá tập trung vào việc hiển thị cho bạn những nội dung khác mà bạn có thể thích, dựa trên những người bạn đã theo dõi và lịch sử tương tác của bạn.

“Để tìm ảnh và video bạn có thể quan tâm, chúng tôi xem xét các tín hiệu như những bài đăng bạn đã thích, đã lưu và nhận xét trong quá khứ. Giả sử gần đây bạn đã thích một số ảnh của đầu bếp Cathay Bi của San Francisco.

Sau đó, chúng tôi xem xét những người khác cũng thích ảnh của Cathay Bi, sau đó xem những tài khoản khác mà những người đó đã quan tâm. Có thể những người thích Cathay Bi cũng sẽ thích Dragon Beaux (một nhà hàng).

Trong trường hợp đó, lần sau khi bạn mở tab khám phá, chúng tôi có thể cho bạn xem ảnh hoặc video từ Dragon Beaux.

Trên thực tế, điều này có nghĩa là nếu bạn quan tâm đến bánh bao, bạn có thể xem các bài đăng về các chủ đề liên quan, điều mà chúng tôi không nhất thiết phải hiểu nội dung cụ thể của mỗi bài đăng.”

Vì vậy, ý tưởng ở đây là thuật toán của Instagram sẽ tìm cách hiển thị nội dung cho các nhóm người có liên quan dựa trên các cụm từ.

Nếu bạn thường xuyên tương tác với một tài khoản thường chia sẻ nội dung câu cá, thì có khả năng những người khác đang tương tác với cùng một tài khoản đó cũng đang tìm kiếm các tài khoản câu cá khác, điều mà bạn cũng có thể quan tâm.

Đây là lúc mà thẻ hashtag (#) có thể giúp cải thiện khả năng khám phá nội dung của bạn, bằng cách hiển thị tài khoản của bạn cho những người đang tìm kiếm các chủ đề nhất định.

Nếu sau đó họ tương tác với các bài đăng của bạn, điều đó sẽ giúp tăng cơ hội cho các bài đăng của bạn được hiển thị với các mối quan hệ của họ, v.v.

“Khi chúng tôi đã tìm thấy một nhóm ảnh và video mà bạn có thể quan tâm, sau đó chúng tôi sắp xếp chúng theo mức độ quan tâm mà chúng tôi nghĩ rằng bạn cũng thế, cũng giống như cách chúng tôi xếp hạng ‘Nguồn cấp dữ liệu’ và ‘Câu chuyện’.

Cách tốt nhất để dự đoán mức độ quan tâm của bạn là dự đoán vào khả năng bạn thực hiện một điều gì đó với bài đăng. Các hành động quan trọng nhất mà chúng tôi dự đoán gồm lượt thích, lượt lưu và lượt chia sẻ.”

Thuật toán của Instagram: Xếp hạng Reels.

Yếu tố giúp xác định thuật toán mới nhất của Instagram là “đặc biệt tập trung vào những gì có thể giúp bạn giải trí.”

“Chúng tôi khảo sát mọi người và hỏi xem liệu họ có thấy một câu chuyện cụ thể nào đó thú vị hay hài hước, đồng thời học hỏi từ các phản hồi để tìm ra cách giải trí tốt hơn cho mọi người, hướng đến những nhà sáng tạo nhỏ hơn trên nền tảng.

Những dự đoán quan trọng nhất mà chúng tôi đưa ra là khả năng bạn có thể xem tất cả các video và nói rằng nó thực sự thú vị hoặc hài hước.”

Đối với Reels, Instagram nói rằng dưới đây là bốn yếu tố chính cần tập trung trong thuật toán của nó:

  • Hoạt động của bạn – Chúng tôi xem xét những thứ như video mà bạn đã thích, đã nhận xét và đã tương tác gần đây. Những tín hiệu này giúp chúng tôi hiểu nội dung nào có thể liên quan đến bạn.
  • Lịch sử tương tác của bạn với những người đã đăng – Giống như trong mục ‘Khám phá’, có thể video được tạo bởi một người mà bạn chưa bao giờ nghe nói đến, nhưng nếu bạn đã tương tác với họ, điều đó nói cho chúng tôi biết bạn có thể quan tâm đến những gì họ đã chia sẻ.
  • Thông tin về video – Đây là những tín hiệu về nội dung bên trong video, chẳng hạn như đoạn âm thanh, hiểu video dựa trên pixel (độ phân giải) cũng như mức độ phổ biến của video đó.
  • Thông tin về người đã đăng – Chúng tôi coi mức độ phổ biến sẽ là yếu tố giúp bạn tìm thấy những nội dung hấp dẫn từ nhiều người đồng thời cho mọi người cơ hội tìm thấy đối tượng mục tiêu của họ.

Trên đây là một số gợi ý hữu ích về cách các thuật toán của Instagram hoạt động, cách thuật toán hiển thị và phân phối những nội dung nhất định cho người dùng Instagram.

Bằng cách hiểu được các thuật toán này, bạn có thể dễ dàng hơn trong việc nhắm mục tiêu cũng như có chiến lược phù hợp hơn với các nội dung trên nền tảng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Nguồn: MarketingTrips

Nếu chọn ‘bán mình’, Facebook có thể đã ‘nối gót’ cùng Yahoo

Cựu quản lý ở Facebook cho rằng nếu không nhờ sự kiên quyết của CEO Facebook, công ty này đã có thể thuộc về Yahoo từ hơn 10 năm trước và khó có khả năng phát triển như ngày nay.

Dan Rose, cựu giám đốc kinh doanh thời kỳ đầu của Facebook gần đây đã có những chia sẻ về Mark Zuckerberg trên Twitter. Ông Rose cho rằng chính sự lì lợm, tâm lý vững chắc của Mark Zuckerberg giúp công ty này không bị Yahoo mua lại, và phát triển đến ngày nay.

Vào năm 2006, Yahoo đã ngỏ ý mua lại Facebook, khi đó chỉ sở hữu 5 triệu người dùng, với giá 1 tỷ USD. Tuy nhiên, Mark Zuckerberg nhất quyết từ chối bất chấp áp lực từ hội đồng quản trị.

Trong bài viết trên Twitter, Dan Rose cho rằng người sáng lập chỉ có thể thành công khi sở hữu nền tảng tâm lý vững chắc.

“Theo kinh nghiệm của tôi, những người sáng lập giỏi nhất đều phải phát triển tâm lý chiến đấu. Mark Zuckerberg là một chiến binh, và nếu không có tâm lý đó Facebook sẽ không bao giờ phát huy được hết tiềm năng. Đây là những gì tôi thấy trong hơn 13 năm làm việc với Zuckerberg”, Dan Rose chia sẻ.

Một năm sau lời đề nghị của Yahoo, Facebook đã gọi được vốn ở vòng Series C từ Microsoft, nâng định giá công ty lên 15 tỷ USD.

Trái ngược với sự tăng trưởng của Facebook, Yahoo lại rơi vào tình cảnh khó khăn với các thương vụ mua đi bán lại trong những năm trở lại đây.

Tại thời kỳ hoàng kim của mình, Yahoo từng được mệnh danh là “trang chủ” của Internet và có lúc được định giá lên tới 125 tỷ USD. Nhiều sai lầm về đường lối đã khiến ông hoàng Internet một thời ngày càng sa sút.

Nếu ngày đó, Yahoo mua được Facebook, nhiều kịch bản có thể xảy ra. Hoặc Facebook “đắm tàu” cùng Yahoo. Hoặc chính Facebook sẽ cứu vớt sự bết bát của công ty mẹ – với điều kiện Yahoo “để yên” cho Mark Zuckerberg phát triển Facebook.

Trong kịch bản Yahoo sa thải CEO Facebook và áp đặt các quyết định sai lầm lên chiến lược của công ty này, số phận của cả hai cũng rất khó để đoán định.

Đầu tháng 5, Verizon Communications, công ty sở hữu Yahoo cho biết họ đã đồng ý bán Yahoo và AOL cho Apollo Global Management trong thỏa thuận trị giá 5 tỷ USD.

Dan Rose cũng cho biết CEO Facebook là người rất quyết đoán trong các chọn lựa nhân sự cấp cao. Mặc dù nhận được rất nhiều sự tin tưởng, Dan Rose hiểu rõ ông sẽ bị sa thải ngay lập tức nếu có ý định tổ chức một cuộc họp sau lưng Mark mà chưa có sự cho phép.

Tuy vậy, Mark Zuckerberg không phải là người hoàn hảo khi có những lúc anh cũng gặp tình trạng căng thẳng. Dù là một tỷ phú, Mark Zuckerberg cũng tỏ ra bối rối khi một cô gái cố quyến rũ anh tại sự kiện năm 2010.

“Năm 2010, Mark đã thực sự toát mồ hôi trên sân khấu tại một hội nghị công nghệ lớn với hàng trăm khán giả đều là những giám đốc điều hành. Anh ấy thật sự lo lắng và không tự tin về bản thân trong 30 phút đầu tiên của cuộc phỏng vấn trước khi thực sự bình tĩnh trở lại và ổn định tâm lý”, Dan Rose kể lại.

“Không giống như Steve Jobs, Mark không bao giờ ném đồ đạc, quát mắng mọi người hay mất bình tĩnh. Anh ấy là người quyết đoán một cách ‘tàn nhẫn’, luôn sẵn sàng thực hiện những yêu cầu khó khăn”, Dan Rose chia sẻ về sếp cũ của mình.

Rose gia nhập Facebook vào năm 2006, sau 7 năm làm việc tại Amazon và tạo dấu ấn với dòng sách điện tử Kindle.

Tại Facebook, Dan Rose từng giữ chức vụ phó chủ tịch quan hệ đối tác, giám đốc phát triển kinh doanh cũng như tham gia giám sát các hoạt động sáp nhập trên toàn cầu trước khi chính thức nghỉ việc vào năm 2018.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Đan Linh | MarketingTrips

CEO Instagram chia sẻ thông tin mới về cách tăng độ tiếp cận và thuật toán trên nền tảng

Mới đây, Ông Adam Mosseri, CEO của Instagram đã chia sẻ những thông tin chi tiết mới về cách tăng trưởng độ tiếp cận (reach), cách thuật toán của Instagram hoạt động và nhiều thông tin khác.

CEO Instagram chia sẻ thông tin mới về cách tăng độ tiếp cận và thuật toán trên nền tảng
Adam Mosseri | CEO Instagram

Theo đó, ông Mosseri cung cấp một loạt thông tin chi tiết, bao gồm:

  • Chúng tôi không thể đảm bảo phạm vi tiếp cận ổn định do các thay đổi liên tục trong thuật toán của Instagram. Mosseri lưu ý rằng khi ngày càng có nhiều người sử dụng Instagram, sự cạnh tranh về phạm vi tiếp cận luôn thay đổi, có nghĩa là người dùng sẽ thấy những biến động liên tục trong thống kê phạm vi tiếp cận của họ.
  • Về các phương pháp tiếp cận hay nhất trên nền tảng, Mosseri nói rằng bạn nên tập trung vào video, với hai giây đầu tiên là rất quan trọng để thu hút người xem. Mosseri cũng lưu ý rằng thẻ hashtag vẫn có nhiều giá trị trong việc nội dung được khám phá và góp phần xây dựng thương hiệu về lâu dài.
  • Mosseri nói rằng việc phát hành Reels trên toàn cầu đã bị trì hoãn do việc cấp phép âm nhạc ở một số khu vực chưa hoàn thành.
  • Mosseri giải thích rằng việc xác minh (Verify) trên Instagram là để cung cấp thông tin nhận dạng cho những người có nhiều khả năng bị mạo danh hơn và việc xác minh thường được đánh giá dựa trên các đề cập trên các phương tiện truyền thông báo chí (PR) của người nộp đơn.
  • Instagram đang làm nhiều thứ hơn đối với việc thanh toán trực tiếp cho nhà sáng tạo vì nó mang lại cho nhà sáng tạo nhiều mối quan hệ trực tiếp hơn với người hâm mộ (Fans).
  • Nền tảng này cũng đang xem xét các mô hình chia sẻ doanh thu mới cho video, bao gồm cả việc kiếm tiền từ Reels.
  • Đừng mua những người theo dõi giả mạo (fake followers). Mosseri nói rằng hệ thống của Instagram đang được cải thiện dựa trên nhiều yếu tố và việc mua người theo dõi giả mạo có thể khiến tài khoản của bạn gặp nhiều rủi ro đáng kể.

Ở một khía cạnh khác, khi nói về đối thủ ‘nặng ký’ TikTok. Mosseri nói rằng TikTok hiện làm tốt hơn trong việc tìm kiếm các tài năng trẻ và xu hướng mới, điều mà Instagram đang tìm cách cải thiện.

Theo Mosseri:

“Bạn biết rằng khi bạn nhấn vào TikTok và bạn sẽ ngay lập tức mỉm cười và cảm thấy được giải trí trên nền tảng. Đó là một điểm rất thú vị .”

Mosseri nói rằng Instagram đang nỗ lực để cải thiện thuật toán Instagram Reels của mình để cung cấp những trải nghiệm tương tự hoặc lý tưởng hơn, tuy nhiên, ông cũng thừa nhận rằng, TikTok đã làm video dạng ngắn lâu hơn và vẫn đang dẫn đầu về việc giải trí trên nền tảng.

Thuật toán của TikTok rất thông minh, đó là lý do tại sao khi bạn xem một video thì bạn rất dễ cuộn liên tục hàng giờ trên nền tảng để xem tiếp mà ‘không thoát ra được’.

Điểm mà TikTok thực sự thắng với các đối thủ cạnh tranh khác đó là nó đã đào tạo các thuật toán của mình dựa trên các yếu tố phù hợp để thu hút sự quan tâm của người dùng.

Việc hiển thị toàn màn hình (full-screen) các clip của TikTok cũng cung cấp cho nó nhiều lợi thế hơn để thu hút bạn.

Mosseri nói rằng, Instagram hiện tập trung vào việc cung cấp giá trị cho nhà sáng tạo về lâu dài – điều có thể giúp hàng triệu nhà sáng tạo kiếm tiền trong vòng 5 đến 10 năm tới.

Đây cũng có thể coi là cách Instagram đang ‘kìm hãm’ sự tăng trưởng của TikTok – trong khi TikTok vẫn đang phát triển nhanh chóng, nó vẫn chưa thiết lập được ưu thế cho việc kiếm tiền của nhà sáng tạo nội dung (Content Creator).

Kiếm tiền từ nội dung dạng ngắn vốn rất khó, vì bạn không thể bỏ qua quảng cáo ở giữa (mid-roll) hoặc đầu video (pre-roll) trên các video chỉ dài vài giây.

Nhưng trên Instagram, nhà sáng tạo có thể kiếm tiền từ nội dung và sự hiện diện của họ rộng rãi hơn, theo nhiều cách hơn, đồng thời áp dụng các xu hướng mới như nội dung dạng ngắn cho nhiều đối tượng hơn.

Nếu Instagram có thể cung cấp nhiều tiềm năng kiếm tiền hơn, đó có lẽ là điều sẽ mang lại cho nền tảng này nhiều sức hút để cạnh tranh nhiều hơn với TikTok.

Như Mosseri lưu ý, không có bất cứ ‘trò ảo thuật’ nào có thể giúp bạn quảng bá mọi bài đăng đến hàng triệu người, nhưng bằng cách ghi lại các mẹo mà nhóm của Instagram nêu bật với những giải thích cụ thể được cung cấp, bạn có thể hiểu rõ hơn về các yếu tố chính cho một chiến lược tiếp cận hiệu quả trên nền tảng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Facebook sẽ sớm ra mắt đồng hồ thông minh

Facebook được cho đang phát triển mẫu smartwatch trang bị 2 camera, dự kiến ra mắt vào năm 2022.

Theo The Verge, mẫu smartwatch đầu tiên của Facebook sẽ trang bị màn hình và 2 camera có thể tháo rời, phục vụ người dùng chụp ảnh, quay video để đăng lên các ứng dụng của công ty.

Một camera phía trước dành cho tính năng gọi video, trong khi camera sau sẽ được dùng để chụp ảnh khi tháo khỏi khung đồng hồ.

Smartwatch là một phần trong kế hoạch của Facebook nhằm cạnh tranh với Apple, Google trên thị trường phần cứng. Thiết bị còn tạo cơ hội để Facebook đối đầu Táo khuyết trong bối cảnh quan hệ giữa 2 công ty không mấy tốt đẹp.

Mâu thuẫn giữa Facebook và Apple khởi nguồn từ tính năng giám sát quyền riêng tư trên iOS 14.5.

Trong khi Apple đề cao quan điểm bảo vệ quyền riêng tư, yêu cầu các công ty như Facebook xin ý kiến trước khi theo dõi người dùng, mạng xã hội này cho rằng điều đó ảnh hưởng đến doanh thu quảng cáo, vốn là “gà đẻ trứng vàng” cho công ty.

Thông tin phát triển smartwatch xuất hiện sau khi Facebook đối mặt nhiều vụ bê bối liên quan đến quyền riêng tư.

Theo The Verge, chúng có thể khiến Facebook gặp khó trong việc thuyết phục người dùng mua mẫu smartwatch này, đặc biệt khi sản phẩm còn tập trung vào tính năng theo dõi sức khỏe và đo nhịp tim.

Nhiều lo ngại rằng thông tin về sức khỏe, nhịp tim có thể giúp Facebook biết rõ hơn về từng người dùng, sau khi các dịch vụ của công ty này đã thu thập quá nhiều dữ liệu.

Nguồn tin giấu tên cho biết Facebook còn đang tiếp cận các công ty sản xuất phụ kiện, giúp gắn camera lên nhiều vật dụng như balo.

Facebook cũng có thể hợp tác với một số nhà mạng tại Mỹ để tích hợp kết nối LTE, cho phép smartwatch hoạt động độc lập mà không cần kết nối với smartphone.

Facebook được cho sẽ ra mắt mẫu smartwatch đầu tiên vào mùa hè năm 2022 với giá bán 400 USD, tương đương Apple Watch Series 6. 

Doanh số mong muốn cho thiết bị là vài trăm nghìn, thấp hơn so với 34 triệu chiếc Apple Watch được bán ra vào năm ngoái, theo Counterpoint Research.

Đây không phải lần đầu Facebook ra mắt sản phẩm phần cứng. Năm 2013, smartphone Facebook chạy Android hợp tác với HTC thất bại thê thảm, trong khi doanh số kính thực tế ảo Oculus và màn hình thông minh Portal chưa được tiết lộ.

Dù vậy, một quan chức Facebook cho biết doanh số Oculus Quest 2 cao hơn toàn bộ kính VR Oculus trước đây cộng lại.

Năm 2019, Facebook từng cân nhắc mua lại hãng thiết bị đeo Fitbit trước khi Google đàm phán thành công. Facebook đã chi khoảng 1 tỷ USD, dành hàng trăm nhân viên để phát triển chiếc smartwatch đầu tiên.

Tuy nhiên ngay cả khi trang bị camera và những tính năng độc đáo, chưa chắc thiết bị của công ty này được đón nhận như Apple Watch.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Facebook đang bị điều tra kép tại châu Âu

Facebook đang đối mặt với hai cuộc điều tra riêng biệt của các cơ quan quản lý châu Âu liên quan đến độc quyền quảng cáo trực tuyến.

Trong một tuyên bố hôm 4/6, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết đang điều tra việc Facebook vi phạm các quy tắc cạnh tranh của Liên minh châu Âu (EU), trong đó chủ yếu đánh giá cách mạng xã hội sử dụng dữ liệu thu thập từ các nhà quảng cáo trên nền tảng để áp đảo các công ty khác.

Nếu phát hiện các dấu hiệu vi phạm, Facebook có thể đối mặt với khoản tiền phạt khổng lồ, cũng như phải thay đổi mô hình kinh doanh dựa trên dữ liệu người dùng hiện tại.

Margrethe Vestager, Ủy viên thuộc Ủy ban Cạnh tranh châu Âu, nhấn mạnh rằng cuộc điều tra sẽ tập trung vào việc Facebook có dùng dữ liệu thu thập được để làm “sai lệch cạnh tranh” hay không.

Vestager ví dụ, Facebook có thể sử dụng thông tin về sở thích người dùng, sau đó đề xuất kết quả riêng trên nền tảng mua bán “cây nhà lá vườn” Marketplace. Điều này đã vi phạm tính cạnh tranh và có yếu tố độc quyền.

Trong khi đó, Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường Anh (CMA) cũng đang kiểm tra xem việc sử dụng dữ liệu của Facebook có gây ra “sự không công bằng cho các đối thủ cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ cho các quảng cáo và hẹn hò trực tuyến” hay không.

Các dịch vụ CMA nhắm tới là Marketplace và Dating – dịch vụ hẹn hò trực tuyến của Facebook.

“Việc sử dụng lợi thế của mình trên nền tảng mà Facebook đang làm có thể khiến các công ty khác khó thành công hơn, nhất là các doanh nghiệp mới và quy mô nhỏ.

Điều này có thể làm giảm sự lựa chọn của khách hàng”, Andrea Coscelli, Giám đốc CMA, cho biết. “Chúng tôi sẽ làm việc chặt chẽ với EC để điều tra những vấn đề này”.

CMA đã mở hàng loạt cuộc điều tra nhằm vào các “ông lớn” công nghệ Mỹ thời gian qua, gồm Facebook, Google và Apple.

Nội dung điều tra chủ yếu nghi ngờ các công ty vi phạm luật chống cạnh tranh của EU và hành vi độc quyền. Riêng Facebook cho biết sẽ hợp tác toàn diện với các cơ quan điều tra tại châu Âu nhằm chứng minh họ vô tội.

Tại Mỹ, Facebook hiện cũng đối mặt với hàng chục vụ kiện về hành vi chống độc quyền và phản cạnh tranh từ các bang và tổ chức chính phủ kể từ tháng 12 năm ngoái.

Trong đó, đơn kiện từ Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ có thể khiến Facebook phải thoái vốn tại Instagram và WhatsApp và tách các công ty này hoạt động độc lập.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Hà Anh | MarketingTrips

Instagram thay đổi thuật toán sau các cáo cuộc về kiểm duyệt nội dung mới

Nền tảng mạng xã hội đứng thứ 5 trên thế giới này cho biết sẽ bắt đầu xếp hạng một cách công bằng giữa nội dung gốc và nội dung được chia sẻ lại.

Instagram thay đổi thuật toán sau các cáo cuộc về kiểm duyệt nội dung
Instagram co-founder Kevin Systrom

Instagram, nền tảng mạng xã hội được sở hữu bởi Facebook đã thực hiện các thay đổi đối với thuật toán của mình sau khi một nhóm nhân viên của họ phàn nàn rằng người dùng không thể xem được nội dung ủng hộ người Palestine trong cuộc xung đột ở Gaza.

Theo thông thường, thuật toán của Instagram sẽ hiển thị nội dung gốc trong các ‘câu chuyện’ (Stories) của mình trước khi đăng lại nội dung lên nguồn cấp dữ liệu (Feeds), nhưng bây giờ nền tảng sẽ bắt đầu cân bằng trọng số cho cả hai, công ty đã xác nhận với The Verge vào ngày 30.5 vừa rồi.

Theo báo cáo của BuzzFeed NewsFinancial Times, nhóm nhân viên của Instagram đã đưa ra nhiều khiếu nại về nội dung được kiểm duyệt bởi hệ thống kiểm duyệt tự động của Instagram, chẳng hạn như các bài đăng về nhà thờ hồi giáo al-Asqa đã bị ‘xoá nhầm’.

Theo Financial Times, các nhân viên của Instagram không tin rằng việc xoá nhầm là có chủ ý, nhưng một người nói rằng “việc kiểm duyệt đang có yếu tố thiên vị”.

Người phát ngôn của Facebook cho biết trong email gửi The Verge, sự thay đổi này không chỉ để đáp lại những lo ngại về nội dung ủng hộ người Palestine, mà công ty đã nhận ra có những ‘lỗi thời’ trong cách thức hoạt động của ứng dụng – đăng tải các bài đăng mà họ tin rằng người dùng của họ quan tâm nhất.

Twitter, Facebook và Instagram đều đã bị chỉ trích trong vài tuần qua về cách các ứng dụng này đăng tải và xếp hạng nội dung xung quanh cuộc xung đột giữa Israel và Palestine.

Đầu tháng này, Twitter đã hạn chế tài khoản của một nhà văn người Palestine, điều mà sau đó ứng dụng nói là đã được thực hiện “do nhầm lẫn”.

Và Instagram đã xin lỗi sau khi nhiều tài khoản không thể đăng nội dung liên quan đến Palestine trong vài giờ vào ngày 6 tháng 5, một động thái mà người đứng đầu Instagram Adam Mosseri đã tweet là do “lỗi kỹ thuật”.

Instagram cho biết họ đã nhiều lần nhận được phản hồi từ những người dùng nói rằng họ quan tâm đến những câu chuyện gốc từ những người bạn thân hơn là nhìn những người chia sẻ lại ảnh và bài đăng của người khác.

Người phát ngôn của Instagram cho biết:

“Không chỉ bây giờ mà còn trong quá khứ, số lượng người chia sẻ lại các bài đăng đang tăng dần lên, tuy nhiên những nội dung được chia sẻ lại này không nhận được phạm vi tiếp cận mà mọi người mong đợi và đó không phải là một trải nghiệm tốt”.

Người phát ngôn nói thêm rằng Instagram vẫn tin rằng người dùng muốn xem nhiều câu chuyện gốc hơn, vì vậy nền tảng đang xem xét cách để tập trung nhiều hơn vào nội dung gốc thông qua các công cụ mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

[Updated] Thời gian tốt nhất để đăng bài trên các nền tảng mạng xã hội

Sprout Social đã công bố những thông tin mới nhất về thời điểm lý tưởng để đăng bài lên từng nền tảng truyền thông mạng xã hội (Social Media Platforms), dữ liệu được dựa trên hơn 20.000 doanh nghiệp khác nhau hiện có của công ty này.

Thời gian tốt nhất để đăng bài trên các nền tảng mạng xã hội

Bằng cách phân tích dữ liệu này, Sprout đã xác định thời điểm tốt nhất để đăng bài dựa trên những thời điểm nội dung có tỷ lệ tương tác cao nhất.

Thời điểm tốt nhất để bạn đăng bài sẽ liên quan nhiều đến đối tượng mục tiêu của bạn và thói quen của họ, tuy nhiên, ngay cả khinhư vậy, những dữ liệu sau đây có thể giúp bạn định hướng chiến lược đăng bài của mình đồng thời giúp bạn thử nghiệm nhanh hơn để cải thiện kết quả trên nền tảng.

Facebook.

Như bạn có thể thấy trong biểu đồ này, Sprout Social nói rằng thời gian tốt nhất để đăng bài lên mạng xã hội Facebook là vào Thứ Ba, Thứ Tư và Thứ Sáu, từ 9 giờ sáng đến 1 giờ chiều.

Thứ Hai từ 9 giờ sáng đến 12 giờ đêm cũng có vẻ khá ổn nên bạn cũng có thể thử nghiệm.

Sprout nói rằng những ngày cuối tuần là thời gian tồi tệ nhất để đăng bài, xét về một khía cạnh nào đó, có lẽ người dùng muốn dành thời gian của họ để làm những việc khác hoặc chỉ đơn giản là nghỉ ngơi.

Instagram.

Sprout nói rằng các ngày Thứ Ba từ 11 giờ sáng đến 2 giờ chiều và từ thứ Hai đến thứ Sáu từ 11 giờ sáng đến 12 giờ trưa là thời gian tốt nhất để đăng lên Instagram.

Cũng giống như Facebook, mức độ tương tác vào cuối tuần có vẻ kém hơn nhiều. Tuy nhiên vì dữ liệu từ Sprout không nói rõ liệu những doanh nghiệp được phân tích có đăng bài nhiều vào cuối tuần hay không nên cũng không hẳn là dữ liệu này hoàn toàn chính xác.

Twitter.

Sprout nói rằng Thứ Tư từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều là những ngày tốt nhất để đăng tweet của bạn, trong khi Thứ Ba đến Thứ Năm từ 9 giờ sáng đến 11 giờ sáng cũng là thời gian có mức độ tương tác tương đối cao.

Và một lần nữa, những ngày cuối tuần có vẻ không ổn khi đăng bài trên Twitter.

LinkedIn.

Sprout nói rằng từ thứ Ba đến thứ Năm trong khoảng thời gian từ 9 giờ sáng đến 12 giờ đêm là thời điểm tốt nhất để đăng bài trên mạng xã hội LinkedIn, trong khi một lần nữa, những ngày cuối tuần không phải là thời điểm tốt để đăng bài.

Một lần nữa, điều này có thể có liên quan cao hoặc cũng có thể không vì nó còn phụ thuộc vào đối tượng mục tiêu của thương hiệu của bạn và hành vi sử dụng cụ thể của họ.

Nhưng nếu bạn đang tìm cách để có một chiến lược hiệu quả hơn, những dữ liệu này có thể cung cấp một điểm khởi đầu thuận lợi để bạn có thể thử nghiệm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Thêm một hãng truyền thông Úc ký thỏa thuận nội dung với Facebook và Google

Nhà xuất bản và đài truyền hình Nine Entertainment của Australia cho biết, đã ký hợp đồng cung ứng nội dung nhiều năm với Google và Facebook.  

Với sự tham gia của Nine, như vậy, tất cả các công ty truyền thông lớn của Australia đều đã ký thỏa thuận với các gã khổng lồ công nghệ Mỹ.

Chỉ mới cách đây không lâu, Google và Facebook còn kịch liệt phản đối dự luật buộc họ phải đàm phán về mức phí bản quyền với các nhà xuất bản nội dung.

Nine, chủ sở hữu tờ Australian Financial Review và Sydney Morning Herald, kênh truyền hình Nine, cho biết sẽ cung cấp các bài báo, clip cho nền tảng News Showcase của Google và một nền tảng khác của Facebook trong vòng 5 năm.

CEO Nine Mike Sneesby chia sẻ, các thỏa thuận này sẽ ủng hộ báo chí chất lượng và giúp công ty theo đuổi tăng trưởng.

Tập đoàn Seven West Media và News Corp, hai đối thủ của Nine, đã ký hợp tác tương tự với Facebook và Google trong các tháng gần đây.

Nine không tiết lộ chi tiết tài chính của giao dịch. Dù vậy, công ty cho biết, nó sẽ giúp tăng lợi nhuận trước thuế của bộ phận xuất bản thêm tối đa 40 triệu AUD trong một năm (từ tháng 6/2021 tới tháng 6/2022).

Lợi nhuận trước thuế của bộ phận này trong 6 tháng cuối năm 2020 là 68,1 triệu AUD.

Kể từ cuộc tranh chấp căng thẳng với chính quyền Australia dẫn tới việc Facebook “phong tỏa” tất cả tin tức trên nền tảng tại nước này, Facebook và Google đã đồng ý trả tiền nội dung cho hàng chục tờ báo lớn nhỏ trong nước.

Tháng trước, Giám đốc Đài truyền hình Australia cho biết, họ nằm trong số các công ty truyền thông ký ý định thư với Google và Facebook, song chưa chốt các điều khoản cuối cùng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Mô hình D2C tại thị trường Trung Quốc đang định hình tương lai của thương hiệu toàn cầu

Hãy xem các thương hiệu có thể học hỏi được gì từ mô hình D2C tại thị trường Trung Quốc trong việc mở rộng phạm vi tiếp cận của mình.

Mô hình D2C tại thị trường Trung Quốc đang định hình tương lai của thương hiệu toàn cầu

Bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng (Direct-to-consumer – D2C) đang rất được ưa chuộng tại thị trường Châu Á – Thái Bình Dương (APAC).

Đại dịch đã thúc đẩy nhanh chóng mô hình này tại các doanh nghiệp: từ việc sở hữu các kênh của riêng họ, đến việc xây dựng các cộng đồng riêng biệt được siêu cá nhân hoá.

Vẫn là một điều dễ hiểu, Trung Quốc là thị trường trọng tâm của những sự thay đổi này.

Điều này được thể hiện rõ trong sự tiên phong của các doanh nghiệp tại thị trường này đối với các đối tác bán lẻ điện tử, vốn là tiền thân của thị trường D2C toàn cầu ngày nay.

Quan hệ đối tác nhà bán lẻ điện tử (E-retailerer Partnerships) ở thị trường Trung Quốc.

Năm 2014, Nike là một trong những thương hiệu toàn cầu đầu tiên tạo ra ‘khu vực thương hiệu’ (brand zone) với TMall của Alibaba – điều mà Nike muốn chứng minh rằng họ có thể kiểm soát mọi hình ảnh của mình trong một thị trường thương mại điện tử quá đông đúc và phức tạp, khi mà hàng giả vẫn chưa được kiểm soát trên nền tảng.

Ngày nay, thành công của Nike tại Trung Quốc phần lớn là nhờ vào mối quan hệ đối tác liên tục của họ với Tmall, với danh mục sản phẩm ngày càng phát triển được hỗ trợ bởi hơn 5000 video nhỏ mỗi năm.

TMall Global và JD.com đang trong một “cuộc chiến giữa các thương hiệu” khốc liệt nhằm tạo ra các không gian độc quyền, tối đa hóa dữ liệu hành vi và chiến lược định giá.

Từ các thương hiệu Huggies và Head & Shoulders đến Louis Vuitton, JD.com cung cấp các trang tùy chỉnh để chuyển hướng đến, các chương trình nhỏ của WeChat và các trang chính thức khác để hoàn tất giao dịch.

Trong khi đó, chương trình Luxury Pavillion của Tmall (được xây dựng từ năm 2017) cung cấp một thị trường xa xỉ phẩm (luxury marketplace) nơi họ chỉ chia sẻ dữ liệu về hành vi và lối sống của người tiêu dùng với các thương hiệu của họ, chẳng hạn như Bang & Olufsen, Burberry và Maserati.

Sự thích nghi ở thị trường Đông Nam Á.

Các nền tảng thương mại điện tử ở Đông Nam Á đã trở thành một phương tiện giúp các thương hiệu thu hút khách hàng trực tiếp hơn chỉ là gián tiếp.

Trước khi đóng cửa do đại dịch, BMW đã xây dựng một mối quan hệ đối tác độc quyền để tung ra dòng xe 1 Series của mình trên Lazada thuộc sở hữu của Alibaba ở Đông Nam Á.

Ngày nay, bạn có thể lái thử và thuê trọn dòng BMW trong một môi trường nhập vai hoàn toàn — tất cả đều có trên nền tảng Lazada.sg, nền tảng thường được biết đến với hàng tạp hóa và điện tử.

Thay vì hoàn toàn nâng cấp và chuyển đổi “những gì đang hoạt động hiệu quả” ở Trung Quốc, các nền tảng ở thị trường Đông Nam Á (SEA) đang làm theo cách riêng của họ.

Shopee có trụ sở tại Singapore (được ra mắt năm 2015) với đội ngũ siêu bản địa hóa, ưu tiên hàng đầu trên thiết bị di động, tập trung vào cấu trúc và nội dung, hiện đang dẫn đầu thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á.

Shopee đã đưa ra hai chương trình để tối đa hóa sự phát triển trực tuyến của họ.

Đầu tiên, là chương trình ‘Regional Champion Brands’ (tạm dịch: những thương hiệu quán quân theo khu vực) đã được khởi động vào đầu năm nay cho 16 thương hiệu đang nhận được sự hỗ trợ ưu tiên (marketing, đổi mới và insights), bao gồm cả Adidas, Amorepacific và P&G.

Thứ hai, là chương trình ‘100 Million Dollar Club’ (tạm dịch: câu lạc bộ 100 triệu đô la).

Shopee sẽ thưởng cho 10 thương hiệu đầu tiên đạt được 100 triệu USD tổng giá trị hàng hóa (Gross merchandise value- GMV) trong vòng một năm với nhiều đặc quyền kinh doanh.

Với AliExpress, thị trường trực tuyến dành cho người mua sắm bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc của Alibaba, thì có kế hoạch tuyển dụng một ‘đội quân khổng lồ’ gồm 1 triệu người có ảnh hưởng toàn cầu (global influencers) vào năm 2023 để mở rộng tham vọng toàn cầu của mình.

Những người có ảnh hưởng (influencer) sẽ giúp các thương hiệu trên AliExpress quảng bá thông qua YouTube, Facebook, Instagram, TikTok và các nền tảng phổ biến khác.

Sở hữu kênh riêng của bạn.

Điểm hay của việc sử dụng mô hình bán hàng D2C là bất kể quy mô thương hiệu của bạn là bao nhiêu, bạn vẫn có được phần lớn quyền kiểm soát.

Nike và Louis Vuitton (LV) đã áp dụng chiến lược D2C ở Trung Quốc trong cả phân phối lẫn truyền thông trên các kênh do thương hiệu của họ sở hữu. Michael Kors đã chọn con đường này thông qua WeChat và Weibo.

Các chương trình nhỏ của WeChat (WeChat Mini Programs) rất dễ tiếp cận, có thể chia sẻ liên tục và được nhắm mục tiêu cao. Thực tế là chúng có tính chất ‘xuyên lục địa’, với ít hạn chế hơn, có nghĩa là chúng có thể được sử dụng cả bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

Thương hiệu Selfridges của Vương quốc Anh và cửa hàng thuốc Tsuruha của Nhật Bản là những ví dụ tuyệt vời về điều này.

Mua sắm qua video cũng đang đạt được sức hút rất lớn. Các ứng dụng video dạng ngắn như TikTok hay Instagram Reels đã bắt đầu tích hợp các tính năng thương mại điện tử để kết nối tốt hơn giữa thương hiệu với những nhà sáng tạo nội dung trên tền tảng.

Người tiêu dùng có thể sử dụng video trực tiếp để xem và mua sản phẩm cũng như việc đặt câu hỏi trực tiếp cho chủ sở hữu của thương hiệu.

Sự gia tăng của các nền tảng và thương hiệu riêng của người có ảnh hưởng.

Những thương hiệu riêng của những người có ảnh hưởng hiện đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu.

Ava Foo và Nikki Min, những người mẫu thời trang đã ra mắt dòng quần áo ‘Ava & Nikki’ và bán độc quyền trên Taobao.

Dòng quần áo và sản phẩm của họ đã bán hết nhanh chóng, vượt quá mong đợi.

Và những người có ảnh hưởng ở Trung Quốc đã phát triển từ việc tạo ra các thương hiệu của riêng họ đến việc tạo ra các studio sáng tạo hoàn chỉnh của riêng mình.

Hãy lấy ví dụ về người có ảnh hưởng trong lĩnh vực thời trang Peter Xu, người đã khai trương studio sáng tạo của riêng mình vào năm 2016.

Ông cung cấp tất cả các dịch vụ mà một thương hiệu cần để kết nối với khách hàng của mình, bao gồm sản xuất ảnh và video cho các thương hiệu, các chương trình thương mại và nhãn thời trang riêng cho những người nổi tiếng và những người có ảnh hưởng khác.

Những người có ảnh hưởng này đang ‘phá vỡ’ thị trường nói chung thông qua việc tung ra thị trường các sản phẩm của riêng họ.

Melissa Koh, một blogger về phong cách sống và người mẫu thương hiệu thời trang ở Đông Nam Á, đã ra mắt hai cửa hàng trực tuyến của riêng mình.

Run After, một dòng quần áo và Some Days At Home, một thị trường thương mại điện tử cho các thương hiệu có quy mô nhỏ trong khu vực.

Một số thương hiệu đã làm được tất cả những điều trên.

Perfect Diary là một ví dụ hoàn hảo về sự hoàn thiện của mô hình D2C ở Trung Quốc để vươn ra toàn cầu: Trong 5 năm, thương hiệu này đã chuyển từ việc bắt đầu kinh doanh trực tuyến trên Taobao & Tmall sang WeChat, Pop-up, và với kế hoạch hiện tại là có 600 cửa hàng ngoại tuyến (offline) trong vòng ba năm tới.

Sau khi ra mắt trên Sở giao dịch chứng khoán New York (thương hiệu mỹ phẩm đầu tiên của Trung Quốc), doanh thu đã tăng 72% và lợi nhuận gộp tăng lên 199 + triệu USD.

Thành công này được hình thành thông qua việc áp dụng mô hình D2C theo hướng dữ liệu của họ (data-driven D2C).

Vào tháng 10 năm 2020, Perfect Diary đã bổ nhiệm Troye Sivan (một YouTuber) làm đại sứ thương hiệu mới nhất của mình.

Mặc dù chiến dịch này chính thức được quảng bá ở Trung Quốc, tuy nhiên các video của chiến dịch đã được tải lên khắp các nền tảng trực tuyến khác như Twitter, YouTube và Instagram.

Những ví dụ ở trên phản ánh một thế giới kinh doanh màu mỡ đáng kể ở Trung Quốc tiếp tục truyền cảm hứng cho các chủ sở hữu thương hiệu khác trên toàn thế giới. D2C vẫn đang là mô hình tăng trưởng đầy ấn tượng, cả Trung Quốc lẫn thị trường toàn cầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Facebook chia sẻ thông tin mới về cách tiếp cận mô hình Marketing Mix của nền tảng

Facebook đã cung cấp một số thông tin chi tiết mới về cách tiếp cận mới của mình đối với mô hình Marketing Mix (tiếp thị hỗn hợp).

facebook marketing mix
Facebook chia sẻ thông tin mới về cách tiếp cận mô hình Marketing Mix của nền tảng

Cách tiếp cận mới này của Facebook có thể mang lại nhiều cơ hội hơn cho các nhà marketer để nhắm mục tiêu tốt hơn đến các nhóm đối tượng cụ thể kết hợp với những nội dung phù hợp, đồng thời tự động điều chỉnh dựa trên các xu hướng của người tiêu dùng để tối đa hóa hiệu suất quảng cáo trên nền tảng.

Theo giải thích của Facebook:

“Mô hình Marketing Mix (MMM) là một kỹ thuật thống kê theo hướng dữ liệu (data-driven) có thể giúp những người làm marketing định lượng mức tác động của các hoạt động marketing và phi marketing đối với doanh số bán hàng.

Marketing Mix Model thân thiện với quyền riêng tư và sử dụng các phương pháp luận mang tính khoa học để phân tích nhiều yếu tố và đánh giá tác động của chúng đến hoạt động bán hàng.

Tuy nhiên, nó cũng có một số hạn chế, chẳng hạn như tốn thời gian cho việc thu thập dữ liệu, tốn nhiều tài nguyên, thời gian phân tích dài và những điều này khiến MMM trở nên khó khăn trong việc mở rộng quy mô và thực thi.”

Yếu tố thân thiện với quyền riêng tư là chìa khóa quan trọng ở đây của Facebook trong bối cảnh Apple gần đây đã triển khai lời nhắc theo dõi dữ liệu ATT mới của mình trên iOS đồng thời các nền tảng khác cũng đang tìm cách cung cấp nhiều tính minh bạch hơn trong việc thu thập dữ liệu của họ trên nền tảng.

Facebook có thể sẽ sớm có ít dữ liệu người dùng hơn để tối ưu hoá quảng cáo và điều này sẽ buộc các nhà marketer phải nhìn chiến lược tiếp cận theo những hướng mới.

Facebook cho biết, nền tảng đã làm việc với nhà cung cấp giải pháp phân tích Analytic Edge để thiết lập một mô hình MMM mới, ở một góc độ lý tưởng, cuối cùng điều này sẽ giúp cho các nhà quảng cáo nói chung và người làm marketing nói riêng có thể đẩy nhanh quá trình tiếp cận mà không yêu cầu toàn bộ khối lượng công việc và mức tài nguyên của một cách tiếp cận MMM thông thường.

Facebook đã phác thảo quy trình mới này trong một tài liệu hướng dẫn, trong đó giải thích cách họ có thể áp dụng hệ thống này vào một chiến dịch gần đây của ASUS.

Trước tiên, các nhà nghiên cứu phác thảo quy trình MMM và những lợi ích mà họ đang tìm kiếm thông qua mô hình nâng cao này.

Facebook chia sẻ thông tin mới về cách tiếp cận mô hình Marketing-Mix của nền tảng

Do nhiều yếu tố khác nhau, Marketing Mix Models có thể khó triển khai hiệu quả, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ với ít nguồn lực.

Facebook chia sẻ thông tin mới về cách tiếp cận mô hình Marketing-Mix của nền tảng

Nhìn vào sơ đồ ở trên, chúng ta có thể nhận thấy mô hình tương đối phức tạp, nhưng điểm mấu chốt là Facebook đang nỗ lực để hướng tới việc tạo ra các quy trình mới trong đó sẽ kết hợp tất cả các yếu tố mới này vào một hệ thống dễ áp dụng hơn nhiều.

“Hiện có nhiều cải tiến và cập nhật đang được tiến hành để làm cho các mô hình Marketing Mix trên các nền tảng SaaS trở nên đơn giản hơn, tự động hóa và dựa trên AI (trí tuệ nhân tạo).

Điều này sẽ cho phép bạn áp dụng rộng rãi Marketing Mix cho cả các công ty lớn và nhỏ, những doanh nghiệp vốn không thể tiếp cận MMM trước đây hoặc không thể mở rộng MMM trên toàn bộ quy trình kinh doanh của họ.”

Và như đã lưu ý, bản cập nhật mới này có thể trở nên quan trọng hơn theo thời gian, khi càng nhiều người hơn đang chọn không cho phép các nền tảng quảng cáo theo dõi dữ liệu do lời nhắc mới của Apple và có khả năng là những hạn chế tương tự cũng có thể sẽ sớm được đưa ra và áp dụng trên cả Android.

Bạn có thể tải xuống toàn bộ nội dung chia sẻ của Facebook với Facebook Marketing Mix: Tại đây

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Người dùng hiện đã có thể ẩn lượt like trên Facebook và Instagram

Facebook vừa triển khai tính năng cho phép người dùng hiển thị hoặc ẩn số lượt thích bài đăng trên hai nền tảng Facebook và Instagram.

Ở cả hai nền tảng, người dùng có thể chọn không hiển thị số lượt thích trên bài đăng của người khác và của chính mình. Tính năng kiểm soát này áp dụng cho tất cả các post trên Newsfeed.

Trong Instagram, người dùng truy cập tùy chọn Posts trong phần Setting, sau đó nhấn vào Hide Like Count để ẩn lượt thích. Hiện tính năng này đã được triển khai cho hầu hết người dùng trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Trong khi đó, trên Facebook, người dùng vào Settings & Privacy > Settings > Reaction Counts > Reaction Preferences để chọn ẩn hoặc hiện số lượt thích.

Tuy nhiên, tính năng hiện chỉ triển khai tại một số thị trường nhất định. Tại Việt Nam, công cụ này sẽ có mặt trong vài tuần tới.

Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể lựa chọn ẩn số lượt thích trước khi chia sẻ một nội dung nào đó, cũng như có thể mở/tắt tùy chọn, kể cả khi nội dung đã được đăng tải.

“Mọi người có thể lựa chọn ẩn trên các bài đăng của chính mình để người khác không thấy được bài đăng đó có bao nhiêu người thích.

Nhờ đó, mọi người có thể tập trung vào trải nghiệm các nội dung như hình ảnh hay video được chia sẻ thay vì quan tâm tới số lượt thích”, đại diện Facebook cho biết.

Một số chuyên gia đánh giá, việc tắt tính năng đếm like là điều nên làm.

Một chuyên gia cho biết:

“Loại bỏ bộ đếm giúp giảm căng thẳng, lo lắng và nhiều cảm xúc tiêu cực khi sử dụng mạng xã hội, bởi không ít người thường đố kỵ nhau thông qua lượt thích bài viết. Tắt bộ đếm cũng giúp người dùng tập trung vào nội dung bài viết nhiều hơn”.

Trên mạng xã hội, đa số ý kiến đồng tình với động thái của Facebook. “Ủng hộ việc bỏ lượt thích vì sẽ hạn chế tình trạng ‘sống ảo’ hiện nay, nhất là với các nội dung câu like phản cảm”, thành viên Minh Thành bình luận.

“Các dịch vụ tăng like, mua bán like cũng sẽ giảm bớt”. Tuy nhiên, một số ý kiến khác lại cho rằng tùy chọn ẩn lượt thích có thể khiến họ không thể đánh giá được mức độ hấp dẫn của các bài viết.

Tính năng ẩn lượt thích từng được Facebook thử nghiệm từ năm ngoái trên Instagram và nhận được phản hồi tích cực.

Vào năm 2019, mạng xã hội cũng thử nghiệm việc ẩn lượt thích cho Facebook nhưng chỉ riêng tại Australia.

Khi đó, người dùng vẫn thấy số lượt thích trên các bài viết của chính mình, nhưng những người khác chỉ có thể xem nội dung đó được phản hồi như thế nào thông qua các biểu tượng Reaction. Nếu muốn biết cụ thể số lượt, cách duy nhất là đếm thủ công.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

TikTok và ứng dụng video ngắn khuấy động thị trường Việt

Bước qua giai đoạn giãn cách xã hội cho đến thời điểm hiện tại với những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, thị trường ứng dụng di động Việt đã và đang hình thành nên nhiều xu hướng mới trong đó có sự trỗi dậy của TikTok và ứng dụng video ngắn.

Chính thức ra mắt tại Việt Nam vào cuối tháng 4/2019, TikTok nhanh chóng trở thành một trong những mạng xã hội được người dùng đặc biệt ưa chuộng.

Theo báo cáo Ứng dụng di động 2021 do Appota vừa phát hành, TikTok Việt đã chứng tỏ sức hút khi ghi nhận 16 triệu lượt tải và đạt mức tăng trưởng 160% lượt tải trên iOS trong năm 2020.

Xét trên bảng xếp hạng ứng dụng phổ biến tại thị trường Việt Nam vừa qua, TikTok đã nhanh chóng chiếm ngôi thứ tư ngay sau Facebook, Zalo và Instagram.

15 giây video ngắn của TikTok đã thực sự làm nên cuộc cách mạng sáng tạo nội dung trên toàn cầu. Tại đây, người dùng có thể thỏa thích thể hiện và tìm kiếm mọi nội dung từ giải trí, học tập cho đến các chiến dịch, xu hướng “viral”.

Năm 2020, TikTok Việt bùng nổ kéo theo sự lên ngôi của video ngắn và tạo ra một sân chơi sáng tạo không giới hạn cho người dùng.

Theo thống kê từ We Are Social, các ứng dụng mạng xã hội và xem video là những ứng dụng phổ biến nhất trong tập người dùng từ 16-64 tuổi tại Việt Nam.

Nhận thấy tiềm năng siêu khủng từ TikTok, cuộc đua gắt gao của các gã khổng lồ công nghệ trên thế giới trong mảng video giải trí ngắn chính thức khởi xướng.

Theo đó, Instagram và YouTube cũng lần lượt ra mắt các tính năng tương tự như TikTok. Hiện nay, Instagram Reels đã chính thức update tính năng video ngắn tại Việt Nam, còn YouTube Shorts đang trong quá trình thử nghiệm.

Với lợi thế tích hợp sẵn trên nền tảng vốn đã nổi tiếng và sở hữu tập người dùng đông đảo cùng số lượng nhà sáng tạo nội dung lớn, tính năng video ngắn của YouTube và Instagram dù gia nhập thị trường muộn nhưng chắc chắn sẽ tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt với TikTok.

Với tốc độ phát triển vũ bão, TikTok trở thành một miếng bánh quảng cáo hấp dẫn đối với các thương hiệu, nhãn hàng.

Thay vì những cách tiếp cận truyền thống, các chiến dịch quảng cáo dưới hình thức video ngắn ngay trên TikTok kết hợp tính năng hashtag challenge và kho hiệu ứng phong phú để tương tác trực tiếp với khách hàng.

Nhờ đó lôi cuốn người dùng trở thành một phần trong câu chuyện của thương hiệu, góp phần tạo nên hiệu ứng truyền thông lâu dài với tỉ lệ chuyển đổi thực tốt hơn.

Theo khảo sát của Statista năm 2020 về độ hiệu quả của quảng cáo trên mạng xã hội, TikTok lọt top 3 mạng xã hội có hiệu quả quảng cáo cao nhất Việt Nam, sau Facebook và YouTube.

Bên cạnh đó, TikTok Ads cũng là mạng quảng cáo nước ngoài có mức tăng trưởng mạnh nhất trong nửa đầu năm 2020.

Số tỷ lệ lượt tải chuyển đổi qua nền tảng TikTok Ads đã gia tăng 175% trong năm vừa qua và đặc biệt dẫn đầu về tỷ lệ chuyển đổi cho nhóm ứng dụng game và non-game.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Pops Worldwide sắp kết thúc vòng gọi vốn series D trị giá 50 triệu USD

Công ty giải trí kỹ thuật số Pops Worldwide sẽ kết thúc vòng gọi vốn series D trị giá 50 triệu USD vào quý 3 năm nay, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Esther Nguyen trao đổi với Tech in Asia.

pops worldwide

Đến thời điểm hiện tại, Pops Worldwide đã huy động được tổng cộng 37 triệu USD, bao gồm 30 triệu USD ở series C năm 2019 do Eastbridge Partners và Mirae Asset-Naver Asia Growth Fund dẫn dắt.

CEO Esther Nguyen nói rằng công ty đang muốn đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của mình, đặc biệt là ở thị trường Indonesia, đã được ra mắt vào tháng 9 năm 2020.

Quỹ đầu tư mới từ các vòng gọi vốn dự kiến sẽ cho phép Pops mở văn phòng tại Nhật Bản và có khả năng mở rộng sang Philippines vào năm 2022.

Được thành lập vào năm 2007, hiện Pops Worldwide đã có mặt tại Việt Nam, Thái Lan và Indonesia.

Theo một thông cáo báo chí, hiện Pops đạt 52 tỷ lượt xem mỗi năm với hơn 407 triệu người hâm mộ (Fans) cho đến nay.

Esther Nguyen | CEO Pops Worldwide

Theo CEO Esther Nguyen, Pops có ba nguồn doanh thu: quản lý nội dung cho các nền tảng của bên thứ ba như YouTube, Facebook và Apple Music; làm việc trực tiếp với các nhãn hàng và agency và cung cấp nội dung trực tiếp đến người dùng (D2C) trên các nền tảng phát trực tuyến của mình.

Vào năm 2019, Pops đã ra mắt ứng dụng Pops App, ứng dụng cho phép người dùng có thể phát trực tuyến nội dung miễn phí như các shows truyền hình, âm nhạc video, giải trí.

Vị CEO này cũng trao đổi thêm rằng Pops không đi theo mô hình đăng ký có trả phí (subscription model) mà thay vào đó là tập trung vào việc cung cấp nội dung miễn phí cho người dùng và kiếm tiền từ nội dung bằng quảng cáo.

“Nếu bạn nhìn vào đa số người dùng ở Đông Nam Á, họ không quen trả tiền cho nội dung, đặc biệt là nhóm đối tượng mục tiêu chính của chúng tôi: Thế hệ Z-ers và những người trẻ thuộc thế hệ millennials (Gen Y)”.

Tuy nhiên, Pops có kế hoạch sẽ ra mắt chương trình thành viên POPS Kids Club trong những tháng tới, cho phép các thành viên tiếp cận với nội dung và chương trình giáo dục độc quyền dành cho cha mẹ và trẻ em.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips