Skip to main content

Thẻ: Kỹ năng

Top các kỹ năng cần thiết cho Content Marketer 2024

Cùng MarketingTrips khám phá các kỹ năng cần thiết để trở thành một Content Marketer (người làm Content Marketing) thành công trong năm 2024 và xa hơn thế nữa trong bài viết này.

kỹ năng Content Marketer 2024
Top các kỹ năng cần thiết cho Content Marketer 2024

Với tư cách là một marketer, dù là Content Marketer, Brand Marketer hay Digtal Marketer, khi hành vi của người tiêu dùng thay đổi hay thậm chí là khi các yếu tố công nghệ hỗ trợ (Martech) thay đổi, các cách thức tiếp cận cũng cần phải thay đổi.

Điều này có nghĩa là, trong các bối cảnh mới, người làm marketing nói chung cần không ngừng phát triển và rèn luyện các kỹ năng và kiến thức chuyên môn mới nhằm đáp ứng các mục tiêu mới của doanh nghiệp.

Trong khi các kỹ năng cơ bản của một Content Marketer có thể bao gồm: SEO, Phân tích dữ liệu, Tích hợp công nghệ mới, Viết và chỉnh sửa hay kỹ năng xây dựng video (hình ảnh), dưới sự phát triển nhanh của AI và nhiều yếu tố khác, dưới đây là các kỹ năng mới mà bạn có thể tham khảo (và trau dồi) trong năm 2024 và xa hơn thế nữa.

Việc trang bị sớm các kỹ năng này không chỉ giúp Content Marketer có nhiều cơ hội việc làm hơn mà còn có thể có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong việc gia tăng thu nhập và thăng tiến.

Quyền riêng tư, chiến lược và đổi mới là những kỹ năng quan trọng đầu tiên của người làm Content Marketing (Content Marketer) trong năm 2024.

2024 sẽ tiếp tục là năm của dữ liệu, đặc biệt là vấn đề an toàn và quyền riêng tư cá nhân của dữ liệu. Với tư cách là một Content Marketer đại diện cho thương hiệu, bạn cần tiếp tục tập trung vào việc tuân thủ quyền riêng tư dữ liệu để đảm bảo rằng bạn không thu thập, lưu trữ hoặc sử dụng dữ liệu theo cách khách hàng không mong muốn.

Các sức mạnh có được từ blockchain và Web3 trong việc quản lý việc thu thập và lưu trữ dữ liệu sẽ là chìa khóa để tạo ra các nội dung siêu cá nhân hóa trong 5 năm tới.

Trong bối cảnh mới này, chiến lược, sự sáng tạo và đổi mới sẽ là những kỹ năng cần thiết khi ngày càng có nhiều công việc thường ngày được thay thế bởi trí tuệ nhân tạo (AI).

Cũng bởi vì nhiều công việc đơn giản sẽ được thực hiện bởi AI, điều quan trọng là thay vì tỏ ra sợ hãi về việc con người bị AI thay thế, bạn cần chủ động tận dụng nó, coi nó là công cụ để sáng tạo và thúc đẩy hiệu suất cho thương hiệu hơn thế nữa.

Hiểu AI là gì hay các công cụ hữu ích có thể giúp bạn đơn giản hoá các công việc hàng ngày theo đó cũng là yêu cầu hàng đầu.

Lấy khách hàng làm trung tâm và khả năng thích nghi.

Khi bối cảnh làm marketing trở nên cạnh tranh hơn và các hoạt động marketing cũng trở nên phức tạp hơn, các marketer nói chung và content marketer nói riêng phải không ngừng suy nghĩ sáng tạo và phát triển các giải pháp sáng tạo cho những thách thức của mình.

Điều này bao gồm việc nuôi dưỡng tư duy sáng tạo của bạn và các thành viên trong đội nhóm, chấp nhận thử nghiệm và thử nghiệm, đồng thời cởi mở hơn với những ý tưởng và cách tiếp cận mới bằng cách liên tục học hỏi, đặc biệt là về các công nghệ và xu hướng mới.

Tuy nhiên, dù cho bạn đang sáng tạo theo cách nào hay tiếp cận ra sao, “lấy khách hàng làm trọng tâm” vẫn nên được đặt là mục tiêu hàng đầu, coi đó là kim chỉ nam cho mọi chiến lược và hành động. Suy cho cùng, điều quan trọng không phải là bạn đang làm gì mà là khách hàng cảm nhận về những thứ bạn làm ra sao.

Thúc đẩy tư duy thử nghiệm – học hỏi – và thích ứng.

Tính linh hoạt, khả năng thích ứng và tính minh bạch sẽ trở nên quan trọng hơn khi nói đến việc chứng minh mức độ hiệu quả của công việc. Hiệu quả nhờ ứng dụng công nghệ sẽ giúp các marketer mở rộng cách thức làm việc, từ việc chọn kênh phân phối nội dung đến kết quả mục tiêu dựa trên các phân tích dữ liệu về đối tượng mục tiêu (Target Audience).

Các kỹ năng chính để nâng cao kết quả của các content marketer theo đó bao gồm khả năng giao tiếp và tương tác xung quanh sự thay đổi, nghiên cứu người dùng (ví dụ như Search Intent), các thành viên trong đội nhóm, cũng như cách giải quyết các vấn đề dựa trên sự hợp tác và thử nghiệm.

Chấp nhận rủi ro cũng là một kỹ năng cần thiết khác của Content Marketer trong năm 2024.

Trong khi rủi ro dường như là thứ mà mọi marketer và doanh nghiệp đều không muốn đối mặt, trong bối cảnh mới này, khi mọi thứ bao gồm cả hành vi và sở thích của khách hàng đang thay đổi nhanh chóng (hãy nghĩ về cách ngày càng có nhiều Gen Z tìm kiếm và mua sắm trên TikTok thay vì các sàn thương mại điện tử truyền thống), chấp nhận rủi ro từ các thử nghiệm để nhanh chóng học hỏi và phát triển là hết sức cần thiết.

Cũng trong bối cảnh mới này, khi nhiều doanh nghiệp hơn đang mong muốn các marketer chứng minh được mức độ ảnh hưởng của các hoạt động của họ tới doanh thu nói chung, việc chấp nhận các thử nghiệm, từ việc tiếp cận các nền tảng mới đến phương pháp đo lường mới sẽ càng trở nên cấp bách hơn.

Kỹ năng viết khác biệt.

Là một Content Marketer, công việc chủ đạo của bạn hiển nhiên là viết lách do đó hãy liên tục nâng cao kỹ năng viết của bạn, đặc biệt là kỹ năng viết khác biệt. Viết khác biệt là viết theo một phong cách khác với cách mà các thương hiệu (đối thủ) đang làm, với các câu từ và cách thể hiện mới lạ và có khả năng tương tác (Engagement) cao với khách hàng mục tiêu.

Bất kể cho nhiều quan điểm cho rằng các công cụ AI tổng quát (ví dụ như ChatGPT) sẽ thay thế con người, vì khách hàng của bạn là con người với nhiều cảm xúc liên tục thay đổi, AI khó có thể thay thế theo đúng nghĩa.

Viết khác biệt cũng có nghĩa là bạn sẽ ưu tiên nhiều hơn các nội dung gốc nhưng được viết lại theo một cách khác. Để làm được điều này, việc nghiên cứu và phân tích mọi loại nội dung hiện có (trên từng nền tảng) là hết sức cần thiết.

Xây dựng nội dung theo các phân khúc khách hàng khác nhau.

Phân khúc khách hàng hay phân khúc thị trường là quá trình một doanh nghiệp phân chia thị trường thành các phân khúc khác nhau, mỗi phân khúc bao gồm nhiều đối tượng mục tiêu (khách hàng tiềm năng) có một số nhu cầu, sở thích hay hành vi giống hoặc tương tự nhau.

Nằm trong bức tranh quản trị Marketing tổng thể, phân khúc thị trường là một quá trình trong mô hình R-STP-MM-I-C: R – Research (Nghiên cứu thị trường), STP – Segmentation (Phân khúc thị trường), Targeting (Lựa chọn thị trường mục tiêu), Positioning (Định vị thương hiệu),  MM – Marketing Mix (Tiếp thị hỗn hợp),  I – Implementation (Thực thi) và C – Checking (Kiểm tra và tối ưu).

Với tư cách là một Content Marketer, bạn hiểu rằng đã qua rồi cái thời một loại nội dung có thể được sử dụng cho nhiều nhóm khách hàng khác nhau, thay vào đó tuỳ thuộc vào từng chân dung người mua, yếu tố ngành hàng và – quan trọng nhất – các giai đoạn khác nhau trong hành trình của người mua (Customer Journey) mà thương hiệu cần cung cấp các nội dung khác nhau.

Xây dựng chiến lược, hoạch định và điều phối là các kỹ năng quan trọng tiếp theo của người làm Content Marketing trong năm 2024.

Về tổng thể, cũng tương tự như bối cảnh làm Marketing, Content Marketing cũng sẽ thay đổi nhiều hơn trong năm 2024 và xa hơn thế nữa khi các yếu tố công nghệ tiếp tục được ứng dụng rộng rãi hơn trong mọi hoạt động kinh doanh nói chung.

Khi các công cụ AI có thể giúp Marketer tự động hoá nhiều hơn, cung cấp thêm nhiều thông tin hơn về hành vi, sở thích và nhu cầu của khách hàng tiềm năng, content marketer (marketer) nào có thể tùy chỉnh và áp dụng nội dung cũng như dữ liệu do AI tạo ra cho các thị trường cụ thể nhiều nhất sẽ được hưởng lợi lớn nhất.

Những người làm marketing thành công phải là những người hiểu rõ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nghiên cứu kỹ các chân dung khách hàng mục tiêu khác nhau, quan tâm sâu sắc đến thông điệp, có kỹ năng lập kế hoạch chiến lược cũng như điều phối các chiến dịch trên toàn bộ hành trình của khách hàng.

Hiển nhiên, tất cả các hoạt động này không thể tách rời chiến lược chung của doanh nghiệp.

Nghiên cứu kỹ đối tượng khách hàng mục tiêu.

Một trong những sai lầm lớn với nhiều marketer nói chung và content marketer nói riêng khi xây dựng chiến lược tiếp cận khách hàng, dù là thông qua các mẫu quảng cáo hay content marketing hay bất kỳ chiến thuật nào khác đó là “tự suy diễn về mong cầu của khách hàng hay phản hồi của khách hàng”. Thay vì cố gắng đi sâu vào tâm trí của khách hàng, nhiều người làm marketing chọn cách tự đưa ra các giả định.

Để có thể hạn chế được các sai lầm này, marketer cần nói chuyện nhiều hơn với khách hàng của mình, đặc biệt là những khách hàng đã mua và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Các dữ liệu về khách hàng không chỉ nên dừng lại ở bộ phận marketing, nó cũng cần đến từ các phòng ban có liên quan khác như bán hàng hay chăm sóc khách hàng. Có được càng nhiều dữ liệu khác nhau về khách hàng, marketer càng có nhiều cơ hội để thành công hơn khi có thể thấu hiểu khách hàng nhiều hơn.

Sự thấu hiểu này còn được gọi là insights khách hàng.

Content Marketer cũng cần có kỹ năng xây dựng các thông điệp được hỗ trợ bởi khoa học hành vi.

Với các content marketer có kinh nghiệm, họ hiểu rằng những gì họ viết hay mô tả không phải dựa trên sở thích viết lách của họ mà là dựa trên các dữ liệu có được về khách hàng của họ, đặc biệt là các dữ liệu khoa học hành vi vốn đã được chứng minh qua các nghiên cứu.

Về phía khách hàng, vì nhiều khách hàng thậm chí còn không giải thích được lý do họ đã mua hàng, là một marketer, bạn cũng cần xây dựng các thông điệp có thể mô tả (làm sáng tỏ) cách mọi người thực sự đưa ra quyết định mua hàng của họ.

Khoa học cũng chứng minh rằng, bên cạnh các yếu tố mà khách hàng có thể hiểu và cảm nhận được, vẫn có những yếu tố mà mọi người thường không nhận thức được, điều này có thể bao gồm các nhu cầu tâm lý cố định, chẳng hạn như cảm giác tự chủ hoặc giảm thiểu sự mất mát.

Khi khách hàng có quá nhiều sự lựa chọn và khi các yếu tố công nghệ như AI có thể giúp marketer hiểu về con người nhiều hơn, sự hiểu biết vững chắc về khoa học hành vi là nền tảng để thành công của marketer.

Kỹ năng xây dựng và tối ưu dựa trên dữ liệu (Data-driven Marketing).

Data Driven Marketing hiểu đơn giản là việc ứng dụng các dữ liệu vào hoạt động marketing để từ đó có thể ra quyết định một cách chính xác và nhanh chóng hơn.

Data Driven Marketing lấy khách hàng làm trung tâm và được đo bằng khả năng kết nối của thương hiệu với đối tượng mục tiêu, nhiều nhà marketer đang chuyển sang chiến lược dựa trên dữ liệu để giúp hiểu khách hàng của họ một cách đầy đủ và chi tiết hơn.

Với tư cách là một content marketer, bạn cần hiểu cách các hoạt động riêng lẻ đóng góp vào thành công chung của toàn bộ chiến lược. Để làm được điều này, bạn cần có kỹ năng phân tích và đánh giá kết quả dựa trên dữ liệu.

Trong các thời kỳ kinh tế bất ổn, hiểu được cách hoạt động khác nhau giúp mang lại doanh thu cho doanh nghiệp dĩ nhiên là chìa khoá vô cùng quan trọng.

Nắm vững D-E-I-B.

DEIB là từ viết tắt của các chữ cái tiếng Anh có nghĩa là Đa dạng – Công bằng – Hòa nhập và Thuộc về, đây được coi là cơ sở để xây dựng các kết nối có ý nghĩa với khách hàng (và bao gồm cả với nhân viên trong tổ chức), tìm kiếm khách hàng mới và thúc đẩy lòng trung thành lâu dài.

Trên thực tế, theo một nghiên cứu của Kantar Global Monitor, DEIB không còn là một lựa chọn mà là một điều bắt buộc khi có đến 59% người tiêu dùng muốn mua hàng từ những thương hiệu tích cực thúc đẩy sự đa dạng và công bằng trong hoạt động kinh doanh, thị trường, cộng đồng và xã hội.

Liên tục đầu tư vào các xu hướng Marketing phù hợp với tương lai.

Cuối cùng, dù là với content marketing hay marketing, khó có thể có một chiến thuật nào là hiệu quả mãi mãi khi khách hàng và công nghệ liên tục thay đổi.

Dù là trong bối cảnh nào, các marketer vẫn phải tích cực sáng tạo và thử nghiệm các ý tưởng mới, những thứ mà khách hàng cho rằng là một phần trong cuộc sống của họ. Bất kể bạn là một content marketer hay là ai, bạn càng học nhiều thì càng có thể đạt được nhiều thành công hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Tìm hiểu về kỹ năng bán hàng cho người không chuyên

Trừ khi bạn không đi làm tại môi trường doanh nghiệp. Còn nếu đã đi làm, dù là công ty tổ chức thương mại hay phi thương mại gì thì bạn cũng phải, vào một lúc nào đó, nói về, chia sẻ, trình bày cho ai đó về tổ chức, về sản phẩm dịch vụ, nhiệm vụ, hay thương hiệu, chương trình của tổ chức đó. Vậy, có nghĩa là bạn đang phải bán một ý tưởng, một khái niệm, hoặc một sản phẩm dịch vụ cụ thể.

Học hỏi kỹ năng bán hàng cho người không chuyên
Học hỏi kỹ năng bán hàng cho người không chuyên

Và cho dù bạn đang ở phòng ban nào đi chăng nữa, dù không hề được gắn mác phòng bán hàng hay marketing đi chăng nữa, bạn cũng phải có kỹ năng bán hàng. Người càng giữ vị trí cao, quan trọng, cốt lõi trong công ty càng phải giỏi kỹ năng bán hàng.

Nếu ngay cả sản phẩm dịch vụ của công ty, tổ chức mình mà bạn còn không bán hàng được thì bạn ở đó để làm gì, khi điều cơ bản nhất đòi hỏi khi tham gia vào một công ty, tổ chức là trở thành đại sứ thương hiệu của công ty, tổ chức đó?

Vì vậy, tất cả mọi người phải hiểu một cách rất rõ ràng rằng, tất cả nhân sự trong công ty, dù đang nắm giữ vị trí gì, ở phòng ban nào, đều phải có trong bản mô tả công việc của mình khả năng bán hàng và xúc tiến thương hiệu. Giờ, thử hỏi nếu phải giải thích và bán sản phẩm dịch vụ công ty mình trong vòng 3 câu thì bạn sẽ nói gì?

Hầu hết mọi người sẽ rất lúng túng khi bị hỏi câu này, đơn giản vì chưa bao giờ bản thân bị ép phải bán hàng một cách áp lực như vậy. Và hầu hết sẽ nói dài dòng văn tự, diễn giải đủ thứ mà có khi nghe xong cũng chưa hiểu bạn muốn bán gì hay thứ bạn bán có liên quan gì đến cuộc đời người đối diện. Vậy thì coi như thất bại rồi.

Càng ngày, con người càng thiếu kiên nhẫn, và họ chỉ có 7-10 giây đầu tiên là còn quan tâm và tập trung. Nếu bạn nói không vào trọng tâm và không tạo sự chú ý thì, bạn sẽ mất họ ngay tại đó. Và rồi dù bạn có nói gì hay ho sau đó đi chăng nữa, họ cũng sẽ không hứng thú với việc lắng nghe bạn.

Cho nên, bán hàng là một kỹ năng, và đã là kỹ năng thì nó cần được rèn luyện liên tục trong suốt hành trình sự nghiệp. Kỹ năng này càng giỏi, bạn càng trở thành tài sản quý giá của công ty, tổ chức. Làm gì làm, cũng phải bán được hàng đã, rồi thì mới nói được những câu chuyện hay ho như xây dựng kiến tạo tổ chức này nọ.

Cho người bán hàng mới, bạn nên tự mình tìm ra cách bản thân cảm thấy thoải mái nhất khi bán hàng, để rèn cấp độ bán như không bán.

Chứ nếu bán hàng mà dí người ta vào tường, ép người ta đến khó chịu thì nói làm gì, sau này gặp bạn người ta sẽ tránh như tránh tà, ai dám lại gần nữa? Bạn có thể bắt đầu bán hàng bằng cách hỏi các câu hỏi dưới đây.

Họ cần gì? Nỗi đau của họ là gì?

Có bao giờ bạn đi bán thứ người khác không cần không? Nếu có thì hẳn là bạn đang đi vào ngõ cụt chứ không phải đi bán hàng.

Thứ người ta không cần ai để ý làm gì. Nhưng nếu đó chính là thứ họ cần thì lướt qua một cái là họ nắm bắt được ngay, vì cây ăng ten của họ đang thu sóng cực mạnh đối với những vấn đề họ quan tâm. Ví dụ, nếu đang có vấn đề về rụng tóc thì bất cứ thứ gì liên quan đến cách giải quyết vấn đề này sẽ được đặc biệt lưu ý.

Nếu vấn đề là muốn đầu tư tạo ra thêm nguồn thu nhập nhưng chỉ có số vốn ít ỏi thì bất cứ mô hình nào đòi hỏi vốn đầu tư thấp sẽ trở nên thu hút sự chú ý. Bao giờ cũng vậy, vấn đề – giải pháp là cặp bài trùng trong bất kỳ việc gì bạn cần làm. Nếu tìm ra nỗi đau, tìm ra vấn đề của người đối diện thì bạn sẽ tìm ra giải pháp tương ứng cho họ.

Như vậy, mỗi người có thể có nỗi đau rất khác nhau nhưng vẫn có thể mua cùng một sản phẩm, vì sản phẩm của bạn có thể cung cấp những chức năng khác nhau chứ không chỉ là một chức năng.

Như vậy, việc lựa chọn sử dụng chức năng nào, lý tính hay cảm tính để trình bày là tuỳ vào đối tượng, không phải ai cũng nói đúng một bài, không phải ai cũng nói tràng giang đại hải tất cả các chức năng.

Đôi khi, chỉ cần tập trung vào một thứ mà người ta quan tâm nhất là được, vì đó chính là thứ đang giải quyết nỗi đau hay vấn đề của họ. Vậy, có bao nhiêu cách bán hàng cho cùng một sản phẩm? Với tôi, câu trả lời là vô số, vì kịch bản bán hàng phải linh hoạt theo vấn đề, nỗi đau của người đối diện.

Bạn cần học cách đặt câu hỏi, cách quan sát, cách quan tâm, thấu cảm để hiểu, để tìm ra vấn đề của họ trước đã. Đừng xông vào bán hàng mà không biết người ta có cần không, tại sao cần giải pháp của mình.

Đâu là tính năng, giải pháp của sản phẩm, dịch vụ có khả năng giải quyết nỗi đau cho họ?

Khi đã hiểu người đối diện cần gì rồi, đang đau chỗ nào rồi thì mình mới đi tìm giải pháp cho họ từ chính sản phẩm, dịch vụ của mình.

Nhớ là, mới sản phẩm, dịch vụ đều tạo ra nhiều lợi ích khác nhau, có khi là 3, là 5, là 7, vv. Nhưng đừng bao giờ đứng đó kể lể dài dòng.

Chỉ cần bạn kết nối đúng một tính năng sản phẩm nào đó có thể trở thành giải pháp, giải quyết được vấn đề, nỗi đau của họ là được, Mọi thứ còn lại nghe cho vui, thêm lợi ích, là hoa lá cành phụ hoạ vào chứ không cần đặt để ngang hàng với tính năng chính mà bạn vừa lựa chọn để giải quyết vấn đề cho họ.

Như vậy, với mỗi đối tượng mục tiêu khác nhau, có nỗi đau khác nhau, bạn sẽ cần phải linh hoạt lựa chọn tính năng khác nhau làm thông điệp chính để chia sẻ, trình bày. Nghệ thuật là ở đó, không phải cứ bấm nút là phát cùng một bài như đã ghi âm trước.  

Người biết bán hàng là nhà thiết kế. Cũng là một sản phẩm thôi, nhưng họ biết cách đóng gói nó lại theo những cách khác nhau, tuỳ theo nhu cầu của người đối diện. Nguyên tắc thể hiện rõ tư duy thiết kế (Design Thinking), thấu hiểu – xác định vấn đề – tìm giải pháp.

Chỉ cần vận dụng một nguyên tắc này thôi thì đưa cho bạn bất kỳ sản phẩm gì bạn cũng có thể bán hàng. Nguyên tắc là như nhau, chỉ có kiến thức về ngành nghề, sản phẩm, dịch vụ là thứ bạn cần phải học.

Vậy, thì dù đi làm cho công ty nào, sản phẩm dịch vụ là gì bạn cũng có thể trở thành người bán hàng giỏi. Chỉ cần chịu khó rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi và thiết kế giải pháp như trên.

Họ còn lăn tăn gì không?

Đôi khi, vấn đề giải quyết rồi, nhưng đâu đó vẫn có thể còn vài thứ lăn tăn, dù rất phụ nhưng cũng ảnh hưởng đến quá trình đưa ra quyết định.

Đây là lúc bạn cần quan tâm, theo dõi, phát hiện ra những lăn tăn có thể có đúng lúc để giải quyết dứt điểm, rồi dẹp bỏ hết mọi lăn tăn cho họ để “close the deal” – hoàn thành việc trao đổi, mua bán.

Cho dù trước đó mọi thứ rất thuận lợi, nếu thiếu sự theo dõi và kết thúc quá trình bán hàng này, mọi thứ vẫn hoàn toàn có thể lệch ra khỏi quỹ đạo, nhất là khi người đối diện là người dễ bị ảnh hưởng bởi ý kiến từ người khác, thông tin từ nguồn khác….

Bạn không nên ép quá đà, nhưng vẫn cứ phải theo dõi và can thiệp đúng lúc để giúp cho người đối diện cảm thấy thoải mái nhất, tin tưởng nhất vào giải pháp mà cả hai đã thiết kế củng nhau. Và rồi, làm gì làm, cũng cứ phải ký kết đã, tiền trao cháo múc đã mới tính là chuyện mua bán hợp tác đã xong.

Lời hứa hẹn không được tính là giao dịch, vì hứa hẹn là thứ có thể tan theo mây gió bất cứ lúc nào. Đừng vội vui mừng khi hợp đồng chưa ký và tiền chưa vào tài khoản.

Tôi có đang bán hàng bất chấp?

Một trong những điều khiến tôi thường thất vọng ở các bạn bán hàng là, chỉ biết bán cho xong cái hợp đồng đó, không hề biết cân nhắc liệu đó có phải là giải pháp tốt nhất cho khách hàng chưa.

Tìm được một khách hàng đã khó, xây dựng được niềm tin của họ càng khó hơn. Cho nên, điều quan trọng nhất lúc này là, làm sao giữ được khách hàng đã tin tưởng mình, xây dựng quan hệ lâu dài với họ, để có thể bán hàng bền vững.

Ở góc nhìn thiển cận, một khách hàng có thể chỉ là một cái hợp đồng. Ở góc nhìn bền vững, bạn cần hiểu khái niệm giá trị trọn đời (Customer Lifetime Value) của một người khách hàng.

Họ không chỉ là một cái hợp đồng. Họ có thể là một quan hệ tạo ra vô số deal, với giá trị ngày càng lớn hơn, nếu bạn biết vun đắp và tạo ra giá trị ngày càng tốt hơn cho mối quan hệ đó. Cho nên, bán hàng rồi biến mất, bỏ chạy là hành vi gian lận.

Bán hàng thực thụ là khi bạn xây dựng được một mối quan hệ vững bền, tạo ra nhiều giá trị theo thời gian, cùng với cấp độ tin tưởng ngày càng nâng cao theo thời gian.

Ở đây, bạn biết điều gì cần, điều gì tốt cho người đối diện, và bạn không bao giờ đánh đổi, bán hàng bất chấp nếu đó không phải là thứ tốt nhất dành cho họ. Niềm tin không được xây dựng từ vài kỹ xảo qua mặt.

Niềm tin chỉ có thể được xây dựng từ sự chân thành, từ sự chính trực trong quan hệ. Nếu một thứ gì đó không tốt cho họ, bạn có khi phải quyết định bỏ hợp đồng, không bán. Thà là như thế để giữ gìn quan hệ, còn hơn là bán bất chấp để rồi mất đi một cơ hội vững bền.

Dù chúng ta không phải là những người bán hàng chuyên nghiệp. Nhưng kỹ năng bán hàng lại là kỹ năng cơ bản nhất của tất cả mọi nhân sự, trong mọi phòng ban.

Do đó, nếu nhận thức được điều này, thì dù bạn đang làm gì, ở đâu, cũng nên học và rèn luyện kỹ năng bán hàng. Chắc chắn là với kỹ năng này, bạn sẽ giúp bản thân phát triển lên một cấp độ mới và sẽ được trọng dụng hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Nguồn: Nguyễn Phi Vân

MIT: Top 10 Smart Skills cho các nhà lãnh đạo

Các kỹ năng lãnh đạo mới là những kỹ năng giúp các nhà lãnh đạo tập trung nhiều hơn vào yếu tố con người chẳng hạn như sự khiêm tốn, khả năng thích ứng, tính nhạy cảm và hơn thế nữa.

MIT: Top 10 Smart Skills cho các nhà lãnh đạo
MIT: Top 10 Smart Skills cho các nhà lãnh đạo

Trong bối cảnh mới, con người trở nên phức tạp và khó hiểu hơn, tính tự cao nhiều hơn, họ nghĩ rằng họ luôn đúng, họ có cái tôi rất cao, họ luôn đấu tranh để kiểm soát cảm xúc của chính mình, họ muốn được chú ý, được công nhận, và nhiều hơn nữa.

Để có thể “ứng phó” với tình hình này, các nhà lãnh đạo cần tập trung nhiều hơn vào yếu tố con người, các kỹ năng mà họ cần giờ đây không chỉ là kỹ năng cứng hay mềm mà là kỹ năng thông minh (Smart Skills).

Dưới đây là Top 10 kỹ năng thông minh mà các nhà lãnh nên có theo công bố từ MIT.

  • Khả năng thích ứng.

Nhà lãnh đạo cần phải xây dựng khả năng tự nhận thức của bản thân ngoài cả vùng an toàn vốn có. Bắt đầu nói “có” nhiều hơn nói “không” có thể là một điểm khởi đầu tuyệt vời.

  • Sự sẵn sàng về nhận thức.

Khả năng nhận thức hay động lực để làm việc có tổ chức có thể không đạt được trong một sớm một chiều, tuy nhiên, nếu nhà lãnh đạo luôn ở trong tâm thế sẵn sàng, “họ sẽ đá ngay khi có bóng được chuyền đến chân”.

  • Sự trưởng thành về mặt cảm xúc.

Nếu nhà lãnh đạo không thể hòa nhập được với môi trường mà họ đang làm việc, họ có thể rơi vào cái bẫy mà không ít các CEO mắc vào, đó là họ luôn được coi là “đầu mối trả lời” cho mọi câu hỏi, thay vì họ nên để nhân viên tự khám phá câu trả lời từ nhiều nơi khác trong toàn bộ doanh nghiệp.

  • Hãy là người theo dõi.

Một người theo dõi (follower) hay đứng sau ủng hộ không phải là điều gì đó “sai trái” với các nhà lãnh đạo, đây là động lực để họ có thể theo đuổi sứ mệnh và giá trị chung của một tổ chức, một đội nhóm hoặc một dự án nào đó.

  • Tính khiêm tốn.

Nhà lãnh đạo cần hiểu rằng, dù họ có tài năng đến mấy thì họ cũng không thể làm mọi thứ một mình. Họ cần sự hợp tác của người khác.

“Tôi có một chút kiến ​​thức và kỹ năng, bạn cũng có một chút kiến ​​thức và kỹ năng. Chúng ta cần phải làm việc cùng nhau và cần khiêm tốn để thừa nhận điều đó.”

  • Lắng nghe.

Thông thường, mọi người nghĩ rằng lắng nghe là một kỹ năng thụ động. Nhưng trên thực tế, lắng nghe là một kỹ năng chủ động vì nó đòi hỏi sự chú ý hoàn toàn. Một nhà lãnh đạo không thể không biết lắng nghe.

  • Quản lý và phát triển.

Nhà lãnh đạo cần tạo ra một môi trường nơi mọi người đều có thể nói lên quan điểm của riêng họ và đưa ra phản hồi tới các quan điểm đó.

Họ cần phải tập trung vào mục tiêu chung và nhân viên cũng là một phần trong đó.

  • Sự đa dạng trong nhận thức.

Nhà lãnh đạo cần sự hiểu biết và thực hành thường xuyên, đồng thời, không ngừng “tự phản ánh” bản thân. Dù cho họ đang gặp điều gì đó thuận lợi, họ cũng cần tự hỏi, lần tới sẽ như thế nào.

  • Hãy hoà nhập.

Nhà lãnh đạo cần là người hòa nhập và đa dạng, họ cần chào đón tất cả các loại tài năng khác nhau từ những người khác nhau. Để có thể phát triển được trong bối cảnh kinh doanh mới, họ cần nhiều hơn 1 loại tài năng.

  • Công nhận.

Công nhận (hay ghi nhận) không chỉ là việc nhà lãnh đạo sẽ phải phản hồi tới công việc của một ai đó. Họ cần nhận ra sự đóng góp và tầm quan trọng của các cá nhân trong tổ chức, đối với một dự án, hay với bất kỳ khía cạnh kinh doanh nào.

Sự ghi nhận vừa là một động lực vừa là một công cụ để nhà lãnh đạo có thể giúp nhân viên của mình nỗ lực và cống hiến nhiều hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Ha Anh | MarketingTrips

Dữ liệu từ LinkedIn: 65% các kỹ năng công việc sẽ thay đổi vì AI

Dữ liệu phân tích từ mạng xã hội việc làm LinkedIn dự báo rằng khoảng 65% các kỹ năng công việc sẽ thay đổi vì AI (trí tuệ nhân tạo) đến năm 2030.

Dữ liệu từ LinkedIn: 65% các kỹ năng công việc sẽ thay đổi vì AI
Dữ liệu từ LinkedIn: 65% các kỹ năng công việc sẽ thay đổi vì AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) trong thời gian khoảng hơn 1 năm trở lại đây có lẽ là một trong những từ khoá được nhắc đến nhiều nhất, không chỉ riêng với những người làm công nghệ mả còn cả với bất kỳ ai đã, đang và sẽ tham gia vào thế giới việc làm.

Từ việc làm thay đổi sâu sắc bản chất của việc làm trên toàn thế giới khi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hiểu được những năng suất và cơ hội tăng trưởng mà nó có thể mang lại, đến cách người dùng có thể tương tác với thế giới internet.

Dữ liệu phân tích từ LinkedIn mới đây chỉ ra rằng đến năm 2030, sẽ có những sự thay đổi lớn về yêu cầu của các kỹ năng làm việc khi AI ngày càng trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi hơn, 65% là con số dự báo cho sự thay đổi.

Chỉ trong hai năm qua, dữ liệu của LinkedIn cho thấy số lượng danh sách việc làm đề cập cụ thể đến công nghệ AI hoặc các thuật ngữ liên quan khác như AI tổng hợp, đã tăng lên hơn gấp đôi.

Nhu cầu tuyển dụng các vị trí về AI tăng nhanh hơn đến 17% so với các công việc không liên quan đến AI.

Hơn nữa, 57% người lao động đã bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến việc mở rộng kiến thức của họ về công nghệ mang tính đột phá này.

Bất chấp những quan niệm sai lầm nếu có, mục tiêu chính của việc đưa AI vào nơi làm việc là nâng cao chứ không phải làm lu mờ sức mạnh nội tại của con người.

Bằng cách tận dụng AI, doanh nghiệp có thể giảm tải các công việc lặp đi lặp lại ít mang tính sáng tạo, mở đường cho việc hướng tới những công việc cần nhiều yếu tố con người — những nỗ lực đòi hỏi sự đồng cảm, sự hiểu biết sâu sắc và hơn thế nữa.

Trong bối cảnh mới này, trách nhiệm và ảnh hưởng của bộ phận nhân sự và tuyển dụng (HR) ngày càng trở nên rõ ràng hơn.

Vai trò của họ không còn chỉ giới hạn ở việc tuyển dụng hay học tập và phát triển. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tầm nhìn chiến lược của các tổ chức đồng thời đảm bảo họ có đủ kỹ năng để thực hiện tầm nhìn đó.

COO của LinkedIn, Dan Shapero, đã nhấn mạnh vai trò ngày càng mang tính chiến lược của các chuyên gia nhân sự trong tổ chức của họ ngày nay: “Họ sẽ phải dẫn dắt công ty của mình thông qua một cuộc chuyển đổi kỹ năng lớn được thúc đẩy bởi AI.”

Dữ liệu của LinkedIn cũng cho thấy 90% các chuyên gia về nhân sự nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố chiến lược trong vai trò của họ. Hơn nữa, 61% trong số họ đã bắt đầu đưa các công cụ AI vào quy trình làm việc hàng ngày của họ, trong khi một tỷ lệ tương tự tích cực khuyến khích các hoạt động đào tạo lấy AI làm trọng tâm.

Dữ liệu chứng rằng đối với phần lớn các chuyên gia nhân sự, AI không phải là một xu hướng nhất thời. Nó được coi là nền tảng sẽ định hình các chức năng của họ, đặc biệt là trong việc tăng cường các mối quan hệ và tương tác giữa con người với con người.

Đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, việc theo dõi sự tiến bộ của AI không còn là thứ gì đó xa vời mà đó là một điều bắt buộc.

Khi AI đóng vai trò trung tâm trong quá trình ra quyết định của tổ chức, hình ảnh mô tả chân dung của một nhà lãnh đạo cũng sẽ biến đổi. Những nhà lãnh đạo của ngày mai sẽ là những người khéo léo kết hợp sự hiểu biết về công nghệ với trí tuệ cảm xúc (EQ) sâu sắc.

Tóm lại, sự phát triển của AI mang theo rất nhiều thách thức và cả những triển vọng. Khi ranh giới giữa năng lực con người và khả năng công nghệ ngày càng trở nên mơ hồ, cá nhân lẫn doanh nghiệp cần phải chuyển từ tập trung hạn hẹp vào việc thực hiện nhiệm vụ sang một cái nhìn bao quát hơn về sự phát triển toàn diện của con người.

Các nhà lãnh đạo và tổ chức có tư duy tiến bộ trong việc kết hợp hài hòa giữa AI với tiềm năng con người chắc chắn sẽ có nhiều lợi thế trong thế giới việc làm đang không ngừng thay đổi này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nhà tâm lý học: Đừng bán tầm nhìn hay đam mê mà hãy bán thứ này

Dù bạn là cá nhân hay doanh nghiệp, nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể bán những gì bạn muốn bằng tầm nhìn, đam mê hay những thứ bạn sẽ xây dựng trong tương lai thì có lẽ bạn đã nhầm.

Nhà tâm lý học: Đừng bán tầm nhìn hay đam mê mà hãy bán thứ này
Nhà tâm lý học: Đừng bán tầm nhìn hay đam mê mà hãy bán thứ này. Adam Grant. Photo: Getty Images

Tầm nhìn, Niềm đam mê hay Sự tự tin là thứ mà hầu hết mọi người – thậm chí là các công ty khởi nghiệp cho rằng chúng là điều kiện căn bản cần thiết để thành công.

Cho dù bạn là nhà sáng lập đang tìm cách để thuyết phục một nhà đầu tư tiềm năng, là người làm marketing đang nỗ lực bán một sản phẩm nào đó cho khách hàng hay đơn giản là bạn đang ứng tuyển cho một công việc mơ ước, bạn càng có nhiều thứ trong 3 thứ nói trên thì bạn càng dễ thành công, tuy nhiên mọi thứ lại không phải như vậy.

Theo Adam Grant, một nhà tâm lý học và cũng là diễn giả của TED (Một chương trình Talk Show nổi tiếng toàn cầu), những tư duy nói trên là sai lầm.

Thông qua các trải nghiệm thực tế, dưới đây là 3 lý do tại sao bạn không thể sử dụng đam mê, tầm nhìn hay chỉ đơn giản là sự tự tin để bán hàng hay để thành công.

1. Đừng bắt đầu bằng việc nói về tầm nhìn (của cá nhân hay doanh nghiệp).

Bạn đang có những ý tưởng vĩ đại về việc thay đổi thế giới, cái thế giới mà bạn miêu tả sẽ trở thành một nơi tốt đẹp hơn nhiều nếu mọi người sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng của bạn. Hãy nghĩ về ví dụ rằng, một ai đó nói với bạn “mục tiêu của chúng tôi là tạo nên một cách mạng về sức khoẻ”.

Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là “Tại sao vấn đề về sức khoẻ cần phải có một cách mạng?, Đâu là những bằng chứng cho thấy các vấn đề liên quan đến sức khoẻ con người đang ở mức báo động? Rằng mọi người đang đau đớn? Rằng họ đang vật lộn với mọi thứ? Rằng họ cần một giải pháp mới? thứ mà “cuộc cách mạng sức khoẻ” của doanh nghiệp sẽ trở nên có ý nghĩa.

Sự thật là dù cho ý tưởng hay niềm đam mê của bạn là gì, không ai quan tâm đến những gì bạn sẽ tạo ra trong tương lai hay những gì bạn sẽ làm cho đến khi bạn thuyết phục được họ rằng “có một điều gì đó không ổn ở hiện tại”, “có một nỗi đau thường trực nào đó” đang tồn tại và cần được giải quyết.

Nhiều người vì quá đề cao những gì họ đang làm mà quên mất nó thực sự có ý nghĩa như thế nào với người khác.

2. Sự chuẩn bị quan trọng hơn nhiều so với cái gọi là niềm đam mê.

Theo nhà tâm lý học, một lầm tưởng thứ hai mà nhiều người thường mắc phải đó là họ cần có một niềm đam mê lớn để có thể bán mọi thứ, hay để thuyết phục người khác.

Thông qua các cuộc nghiên cứu về kinh doanh và đầu tư, mức độ đam mê mà những người sáng lập doanh nghiệp thể hiện không ảnh hưởng đến việc các nhà đầu tư có quyết định đầu tư cho dự án của họ hay không. Những người sáng lập được chọn là những người được đánh giá là chu đáo, logic, kiên trì và sát với thực tế.

Niềm đam mê là một điều tuyệt vời – không ai khuyên bạn là không nên đam mê với những gì bạn làm, tuy nhiên nó không quan trọng đến mức là yếu tố quyết định.

3. Đừng hành động giống như thể bạn đã có tất cả mọi câu trả lời.

Trong một phần giới thiệu về dự án khởi nghiệp, một nhà sáng lập viết: “Chúng tôi có một đội ngũ tốt nhất trên thế giới để xây dựng nên một thương hiệu…”.

Câu nói này khiến cho những người nghe hay cụ thể là các nhà đầu tư nghi ngờ về sự quá đề cao bản thân, thứ thường sẽ dẫn đến thất bại trong một thế giới bất ổn và không ngừng thay đổi (thế giới VUCA).

Điều này đưa chúng ta đến một sai lầm thứ 3 đó là quá tự tin.

Bằng chứng cho thấy rằng khi mọi người cân nhắc làm việc hay hợp tác với bạn, ít nhất họ cần quan tâm đến việc bạn có sẵn sàng hợp tác hay không.

Và một trong những cách để báo hiệu rằng bạn đang hợp tác đó là nói về một số thiếu sót của bạn hay doanh nghiệp của bạn.

Trong hầu hết các trường hợp, bạn nên nhớ rằng khi bạn bán hay giới thiệu một thứ gì đó, một phần của những gì bạn đang bán là mối quan hệ (của bạn với người đối diện).

Khi một nhà đầu tư đồng ý đầu tư hay một khách hàng đồng ý mua hàng, tiếp theo sau đó là một chuỗi các liên kết hay mối quan hệ, những lần tiếp xúc.

Nếu bạn thể hiện dấu hiệu là bạn sẵn sàng học hỏi và ghi nhận ý kiến từ họ (thay vì tự coi mình là hoàn hảo và không cần thứ gì khác), bạn khiến cho người khác hiểu rằng làm việc hay hợp tác với bạn sẽ là một trải nghiệm thú vị.

Nhà tâm lý học cũng nói thêm, yêu cầu sự giúp đỡ hoặc lời khuyên khi bạn cần là dấu hiệu của sức mạnh chứ không phải sự yếu đuối. Quá tự tin mới là điều đáng sợ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

LinkedIn: Top những kỹ năng Marketing được yêu cầu nhiều nhất

LinkedIn vừa công bố báo cáo mới nêu bật những kỹ năng Marketing hiện có nhu cầu tuyển dụng cao nhất trên nền tảng.

LinkedIn kỹ năng Marketing
LinkedIn: Top những kỹ năng Marketing được yêu cầu nhiều nhất

Dữ liệu trong báo cáo của mạng xã hội việc làm LinkedIn được tổng hợp trong những tháng gần đây và so sánh với các kỹ năng hàng đầu đã có từ năm 2015.

LinkedIn nhận thấy rằng các bộ kỹ năng công việc (skill sets) đã thay đổi khoảng 25% kể từ năm 2015 và dự kiến sẽ thay đổi 41% vào năm 2025.

Digital Marketing hay Tiếp thị kỹ thuật số tiếp tục chiếm vị trí cao trong danh sách các kỹ năng được yêu cầu cao nhất. Tiếp thị truyền thông mạng xã hội (Social Media Marketing) cũng nằm trong danh sách này.

Top 20 Kỹ năng được yêu cầu nhiều nhất.

Đây là 20 kỹ năng được yêu cầu hàng đầu hiện nay, được xếp hạng theo thứ tự dựa trên những gì mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm trong các bài đăng tuyển dụng trên LinkedIn:

  1. Customer Service
  2. Sales
  3. Accounting
  4. Businesses Development
  5. Marketing
  6. Leadership
  7. Communication
  8. Digital Marketing
  9. Sales Management
  10. Problem Solving
  11. Management
  12. Finance
  13. Social Media
  14. Sales & Marketing
  15. Time Management
  16. Financial Analysis
  17. Engineering
  18. Strategy (Chiến lược)
  19. Social Media Marketing
  20. SQL

Top 10 kỹ năng Marketing được yêu cầu nhiều nhất trên LinkedIn.

10 kỹ năng hàng đầu dành cho các chuyên gia Marketing đã thay đổi 50% kể từ năm 2015.

  1. Digital Marketing
  2. Social Media Marketing
  3. Search Engine Optimization (SEO)
  4. Marketing Strategy
  5. Adobe Photoshop
  6. Email Marketing
  7. Content Marketing
  8. Advertising
  9. Google Analytics
  10. Corporate Communications

LinkedIn cũng so sánh 10 kỹ năng Marketing hàng đầu mà các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm hiện nay với các kỹ năng tương ứng từ năm 2015.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nhận dạng đúng kỹ năng của bản thân để chọn đúng nghề

Chọn nghề gì thích hợp nhất cho bản thân là chuyện phức tạp, vì thật ra mình phải hiểu bản thân nhất mới có thể biết mình phù hợp với nghề gì.

Ai cũng bảo theo đuổi đam mê, nhưng 80% những bạn trẻ mình gặp đều không biết đam mê của bản thân là gì.

Nếu biết thì đỡ quá rồi, nhưng không biết thì tới đó tắt luôn, không biết làm sao nghĩ tiếp. Có bạn thì chọn nghề vì thích, nhưng thích liệu có là điều kiện đủ để chọn nghề?

Không phải chỉ có các bạn trẻ sắp vào đời là loay hoay với câu hỏi chọn nghề gì, rất nhiều bạn giữa đường sự nghiệp vẫn nhắn tin cho tôi, trong trạng thái chán nản, mệt mỏi, kiệt sức vì không muốn làm thứ mình đang làm nữa vì nó chẳng mang lại cho bạn chút niềm vui hay năng lượng nào.

Họ làm, chỉ vì đã quen làm, vì cơm áo gạo tiền, vì trách nhiệm, vì đủ thứ khác nhưng chưa bao giờ là vì lựa chọn.

Khi ở trong tình trạng cạn kiệt về năng lượng, bạn biết rất rõ việc bạn đang làm nó sai, vì nó bào mòn năng lượng, vì nó lấy đi tất cả niềm vui, sự hứng khởi, tinh thần và sự nhiệt thành của bạn.

Và bạn lê lết qua từng ngày một cách cam chịu, thôi thì hy sinh đời mình vì cái gì gì đó khác. Khi một người đang ở trong trạng thái này, năng lượng và sự sống không còn để cống hiến, và làm gì cũng chỉ để đáp ứng vừa đúng, nếu không phải là kém hơn yêu cầu của tổ chức. Như vậy thật ra là không công bằng chút nào đối với tổ chức và cả với bản thân.

Trong cuốn “U-turn: What if you woke up one morning and realized you were living the wrong life”, tạm dịch “Quay đầu – Nếu bạn thức dậy một buổi sáng và nhận ra mình đang chọn sai cuộc đời thì sao?” của tác giả Bruce Grierson, tác giả đưa ra khái niệm 10 bộ kỹ năng cốt lõi mà chắc chắc bạn có ít nhất 1 và có người sở hữu đến 2, 3.

Khi sở hữu nhiều hơn một thì sẽ có thứ tự ưu tiên là kỹ năng nào trội nhất và kỹ năng nào phụ. Khi bạn chọn nghề sai với kỹ năn cốt lõi của bản thân, bạn sẽ lâm vào tình trạng chán nản, mệt mỏi như trên.

Tương tự, khi bạn chọn nghề thuộc kỹ năng cốt lõi không phải hàng đầu vì bạn có nhiều hơn 1 kỹ năng, bạn sẽ cảm giác không tới, không đã, không phát huy tối đa khả năng của bản thân mình.

Giờ bạn thử xem qua 10 kỹ năng cốt lõi và suy nghĩ xem mình thuộc tuýp nào trong 10 hay nếu có nhiều hơn một thì có bao nhiêu và đâu là kỹ năng hàng đầu của bản thân nhé.

Cứ thứ gì mang lại cho bạn năng lượng thay vì lấy đi năng lượng khi thực hiện thì đó là kỹ năng cốt lõi.

1. Innovation – Sáng tạo.

Đây là người luôn tự khởi đầu mọi thứ, là doanh nhân, là người chuyên đi giải quyết vấn đề, một người biến không thành có, và không ngừng suy nghĩ, không ngừng tạo ra những ý tưởng mới, giải pháp mới, cách làm mới, sản phẩm và dịch vụ mới, tổ chức mới, vv.

Đối với họ, sống là sáng tạo, là tạo dựng cái mới, là không bao giờ chịu dừng lại hay thoả mãn với những gì đang có.

Những nghề nghiệp hợp nhất với người có kỹ năng này có thể là doanh nhân, nhà sáng lập, phát triển sản phẩm, nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) hay một Marketer

Cứ nghề gì cần sáng tạo và tự khởi đầu từ zero là họ sẽ làm tốt nhất.

2. Building – xây dựng.

Đây là kỹ năng cốt lõi của những người thích lắp ráp, xây lên, tạo ra từ những thứ hiện hữu như kỹ sư máy, kỹ sư xây dựng, hoặc ngay cả xây kênh, xây website.

Người có kỹ năng xây dựng sẽ rất thích cứ đưa cho họ nguyên liệu, công cụ và họ sẽ xây lên một cái gì đó mới.

3. Words – Ngôn ngữ.

Đây là kỹ năng biến lời nói thành giá trị. Họ chỉ cần nói hay viết thôi là đã tạo ra giá trị cho bản thân và tổ chức.

Những nghề liên quan có thể là diễn thuyết, tác giả, người viết nội dung, bán hàng, phát triển thị trường, vv.

Tất cả những nghề cần kỹ năng giao tiếp, nói, thuyết phục, trình bày là nghề của họ, vì điểm mạnh của họ là biết cách nói, viết và giao tiếp.

4. Motion – Vận động.

đây là kỹ năng cốt lõi của những người thích động tay động chân, chuyển động trong công việc, ví dụ như làm vận động viên, PT – huấn luyện viên, hướng dẫn viên du lịch, vv.

Đối với họ, chuyển động tạo ra năng lượng. Không thể ép họ vào những công việc chỉ ngồi một chỗ nhìn màn hình máy tính, vì họ cần chuyển động cơ thể.

5. Service – Dịch vụ.

Đây là những nghề làm dịch vụ dành cho người thích làm việc và giao tiếp với người, thích giúp đỡ người khác, thích cộng đồng, xã hội. Đối với họ, làm nghề gì mà nhốt ru rú trong phòng không gặp ai thì họ sẽ rất bức bối, chán nản, mất hết năng lượng.

Còn nghề gì mà cho họ ra ngoài gặp và giao tiếp với người khác, giúp đỡ hỗ trợ người khác thì họ như cá gặp nước.

Những nghề liên quan có thể là chăm sóc khách hàng, tiếp tân, quản trị quan hệ khách hàng, điều dưỡng, y tá, chuyên viên công tác xã hội, vv. Cứ được tham gia giúp đỡ ai đó là họ có năng lượng.

6. Coordination – Tổ chức, sắp xếp.

Người có kỹ năng này đặc biệt thích tổ chức các kiểu từ chương trình, hội họp tới sự kiện, hội thảo hội nghị, vv.

Họ là những người cực kỳ chi tiết, logic, sắp xếp mọi thứ đâu ra đó nên rất hợp làm các nghề liên quan đến vận hành, tổ chức sự kiện, quản lý dự án, vv.

7. Analysis – phân tích.

Người có kỹ năng này thích phân tích tất tần tật. Họ có tài nghiên cứu, họ là học giả, nghiên cứu từ kinh tế học đến khoa học, vật lý, giáo dục, và cả khoa học dữ liệu, vv.

Cứ cái gì cần nghiên cứu sâu, rộng, đắm mình trong sách vở, tài liệu, số liệu để tìm ra một lý thuyết, học thuyết hay khái niệm nào đó mới là họ cực kỳ hứng thú và hạnh phúc.

8. Numbers – Con số.

Có người thích chơi với chữ thì cũng có nhiều người thích sống với số. Đối với họ, cứ chạm vào con số là họ đã đời, thích thú, nhiều năng lượng.

Người có kỹ năng này sẽ thích hợp với tất cả những nghề nhảy múa với số như kế toán, tài chính, ngân hàng, đầu tư, vv.

9. Technology – Công nghệ.

Đây là kỹ năng của những bạn làm nghề liên quan tới IT, kỹ thuật số, và các kiểu công nghệ. họ là kỹ sư phần cứng, phần mềm, nhà phát minh, ứng dụng công nghệ để tạo ra những giải pháp mới, vv. Cứ thứ gì mà chạm tới công nghệ thì họ có mặt ngay.

10. Beauty – Làm đẹp.

Đây là kỹ năng cốt lõi của người thích tạo ra tác phẩm mang tính mỹ thuật. Họ là nhà thiết kế thời trang, trang sức, phụ kiện, hoạ sỹ, thiết kế công nghiệp, vv. Cứ được làm gì mà tạo ra tác phẩm đẹp, có giá trị mỹ thuật là họ cảm thấy thoả mãn nhất.

Rồi giờ bạn suy nghĩ đi, và hỏi cả những người xung quanh cho nó khách quan, là bạn có nhiều năng lượng nhất khi làm gì.

Và đâu trong số 10 kỹ năng cốt lõi trên đây là thứ bạn sở hữu. Có khi bằng cách đơn giản nhận dạng được kỹ năng cốt lõi này, bạn sẽ định hướng nghề nghiệp tốt hơn cho bản thân.

Còn nếu bạn lỡ nửa đường ở đâu đó không phải là cuộc sống của mình thì có khi bạn nên U-turn, quay lại và tìm về kỹ năng cốt lõi của mình để bắt đầu một hành trình mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh 

Personal Positioning – Kỹ năng định vị bản thân để thành công hơn

Định vị bản thân là kỹ năng cực kỳ quan trọng đối với người làm quản trị và phát triển thị trường. A war is won in the mind – cuộc chiến là thắng trong tư tưởng, không phải trên chiến trường.

Hồi xưa, mỗi lần họp đối tác khu vực hay quốc tế, với sự hiện diện phức tạp của mấy chục tới cả trăm quốc gia cùng một lúc, anh CEO tập đoàn luôn giao cho tôi một việc nhàn hạ nhưng cực kỳ quan trọng, là positioning – định vị team.

Đây là kỹ năng cực kỳ quan trọng đối với người làm quản trị và phát triển thị trường. A war is won in the mind – cuộc chiến là thắng trong tư tưởng, không phải trên chiến trường.

Định vị là khi ta làm bài tập chuẩn bị rất kỹ lưỡng trước mỗi cuộc họp, trước mỗi sự kiện hay cuộc đàm phán nào. Biết rõ người ta đối diện là ai, họ muốn gì, cần gì, giá trị ra sao.

Và để cho buổi họp đạt được mục tiêu, mỗi người tham gia trong team cần xuất hiện với vai trò gì, xuất hiện ra sao, lúc nào, nói gì.

Tạo ra môi trường hợp lý, tích cực, thuận lợi, hay thay đổi năng lượng tiêu cực có khi còn quan trọng hơn những gì sắp nói.

Cho nên, khi thì sếp được sắp xếp có mặt chỉ để ngồi im và cổ vũ. Khi thì sếp đến để cao trào phát biểu mở màn. Khi thì nhiệm vụ đến chỉ để bắt tay, hỏi thăm, thân mật mỉm cười. Khi thì dõng dạc, hùng hồn. Khi thì chân thật cám ơn & bế mạc.

Có lần họp khu vực Trung đông & châu Phi với đối tác từ hơn 20 quốc gia ở khách sạn Intercontinental Dubai, khu vực khó nuốt nhất vì đối tác xứ này nói thẳng như quăng bom chẳng biết kiêng nể gì ai.

Cuộc họp lại là để giải quyết dư chấn của một kế hoạch phát triển chuỗi cung ứng gãy gánh giữa đàng. Mới vào cuộc được 1 tiếng, bạn giám đốc vùng thanh minh giải thích nọ kia lý do lý trấu. Giữa chừng, không gian tưởng chừng như sắp nổ.

Tôi đẩy nhẹ tờ giấy cho sếp, “nghỉ giải lao”. Ông xuống lệnh tức thì, giải lao 1/2 tiếng, team chia đối tác ra thành nhóm nhỏ lắng nghe lời phàn nàn, chia sẻ, và đề xuất.

Cà phê, bánh ngọt, những câu chuyện lao xao, không gian chuyện trò, catch-up giữa những người bạn lâu rồi mới gặp lại nhau bỗng làm cho mọi thứ trở nên nhẹ nhàng, thân thiện.

Cuộc họp sau đó tiếp diễn, xuôi gió thuận buồm. Hôm đó, team đóng vai người lắng nghe, chia sẻ, và cùng kiến tạo giải pháp.

Cho nên sau này, tôi hay nhắc team mình, dù đi đâu và làm gì cũng phải biết định vị.

Không phải mâm nào cũng ngồi, cuộc nào cũng ca. Vai trò, giá trị của bản thân, sự hiện diện của đội nhà phải khác nhau trong từng ngữ cảnh.

Khi cần dịu dàng nên rất đỗi dịu dàng. Khi cần chiến binh nên hết sức chiến binh. Khi cần im phải học cách ngậm tăm. Khi cần nói thì bung cho vỡ toang sân khấu.

Trong mỗi hoàn cảnh khác nhau, trong mỗi cuộc xuất hiện khác nhau, vai trò nên là gì để phù hợp với mục tiêu thì phải biết thiên biến vạn hoá. Không có một cách tiếp cận cho tất cả mọi khán giả, tất cả mọi hoàn cảnh, môi trường.

Kỹ năng định vị vì vậy là kỹ năng cực kỳ quan trọng đối với những ai muốn quản trị và phát triển thành công. A war is won in the mind – cuộc chiến là thắng trong tư tưởng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh 

5 thói quen đơn giản giúp bạn thành công hơn trong công việc

Yếu tố quan trọng nhất dẫn đến thành công trong nghề nghiệp không phải là may mắn, tài năng thiên bẩm hay thậm chí là khả năng ra quyết định. Đó là do những thói quen (hàng ngày).

5 thói quen đơn giản giúp bạn thành công hơn trong công việc
5 thói quen đơn giản giúp bạn thành công hơn trong công việc

Công ty đào tạo kỹ năng VitalSmarts (Hoa Kỳ) đã thực hiện một nghiên cứu trên 1.800 nhân viên, 46% trong số đó cho rằng thành công của họ trong công việc là do có những thói quen phù hợp. Đáng ngạc nhiên hơn nữa là nhiều thói quen đưa họ đến thành công lại vô cùng đơn giản.

Thay vì cho rằng bản thân không tài năng bằng đồng nghiệp, bạn có thể bắt đầu hành động. Nếu bạn cam kết thành công hơn trong công việc, 5 thói quen tốt và đơn giản sau đây sẽ giúp bạn đi đúng hướng, theo chuyên gia huấn luyện sự nghiệp và tinh thần kinh doanh Caroline Castrillon – tác giả trên Fobes.

1. Loại bỏ phiền nhiễu.

Dù làm việc tại nhà hay tại văn phòng, bạn rất dễ bị phân tâm. Bằng cách loại bỏ sự gián đoạn, bạn có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả hơn và trong thời gian ngắn hơn.

Có một “mẹo” làm việc hiệu quả được gọi là “ăn ếch”. Con ếch được ví như một công việc khó khăn hoặc quan trọng nhất cần làm, và đó là việc mà bạn nên thực hiện đầu tiên trong ngày.

Email là một thứ gây mất tập trung khét tiếng khác. Việc liên tục kiểm tra hộp thư đến cũng giống như có ai đó gọi điện cho bạn hai phút một lần.

Thay vào đó, hãy kiểm tra email của bạn vào những thời điểm được chỉ định trong ngày, như một đầu việc trên lịch làm việc của mình.

2. Đặt ranh giới lành mạnh.

Một trong những thói quen có tác động nhất để tối ưu hiệu quả công việc là đặt thời gian trong lịch, hay nói cách khác là đặt deadline cho mỗi đầu việc. Cách làm này sẽ giúp bạn tập trung toàn bộ cho công việc cần hoàn thành.

Một cách khác để thiết lập ranh giới lành mạnh tại nơi làm việc là học cách nói “không”. Bắt đầu bằng cách chọn một số tình huống dễ dàng, ít rủi ro để thực hành nói không.

Ví dụ, nói không khi đồng nghiệp rủ cà phê. Kiên quyết bước nhanh qua một nhóm đồng nghiệp đang túm năm tụm ba. Đi vào phòng một mình và nói “không” thành tiếng nhiều lần.

Nghe có vẻ điên rồ, nhưng nó thực sự giúp bạn đủ “dũng khí” để nói không với những việc khiến bạn mất thời gian cho những việc không mang lại giá trị hoặc không có lợi cho công việc.

3. Thiết lập đồng minh.

Xây dựng các mối quan hệ cũng có thể giúp bạn thành công hơn trong công việc. Làm quen với đội ngũ lãnh đạo và gặp gỡ những người ở các bộ phận khác, tìm kiếm những người cố vấn có thể đưa ra những quan điểm mới, xây dựng mối quan hệ thân thiết và chân thành với người nào có thể củng cố khả năng phục hồi và tăng cường sự tự tin cho bạn…

Các đồng minh trong tổ chức ngoài việc có thể đưa ra lời khuyên thiết thực cho bạn, còn đóng vai trò như những “tấm bảng” có giá trị khi đến thời điểm biểu quyết cho việc thăng chức của bạn.

4. Trau dồi kỹ năng lắng nghe.

Lắng nghe là một kỹ năng giao tiếp cơ bản thường bị bỏ qua ở nơi làm việc. Trong một nghiên cứu năm 2020 của Emtrain, 1/10 nhân viên nói rằng họ không tin rằng lãnh đạo của họ sẽ lắng nghe nếu họ khiếu nại.

Kết quả là, nhân viên không cảm thấy được hỗ trợ, ảnh hưởng đến năng suất và hiệu suất của họ. Ngoài ra, 31% những người được khảo sát cho biết lãnh đạo của họ thiếu sự đồng cảm và không thể hiện sự quan tâm đến các báo cáo trực tiếp của họ.

Để thành công hơn trong công việc, hãy tập lắng nghe tích cực. Một cách để làm điều này là chú ý đến ngôn ngữ cơ thể và các tín hiệu phi ngôn ngữ khác khi giao tiếp.

Cách tiếp cận này không chỉ thiết lập lòng tin mà còn nêu gương tốt và giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn.

5. Ghi lại và truyền đạt thành tích.

Hãy thử một lần đọc lại hồ sơ ứng tuyển của bạn, nó có vẻ giống như một danh sách các công việc theo nhiệm vụ.

Hãy thay đổi điều này, bằng cách ghi lại và liên tục cập nhật những thành tích mà bạn đã đạt được, đặc biệt tập trung vào những kết quả có thể định lượng, để khiến bản thân trở nên nổi bật.

Chẳng hạn, số lượng căn hộ mà bạn đã bán được, thị phần tăng trưởng mà bạn đã góp phần tạo ra, số tiền bạn đã tiết kiệm được, giải thưởng mà bạn đã được nhận…

Cho dù làm việc tại một tập đoàn lớn hay công ty khởi nghiệp, những thói quen làm việc tuyệt vời sẽ giúp bạn nổi bật giữa đám đông. Hãy thử phát triển một hoặc hai trong số các thói quen trên, và kiểm nghiệm tính hiệu quả của nó.

Với những thói quen tốt và thái độ làm việc bằng cái tâm, bạn sẽ có thể thăng tiến một cách chuyên nghiệp nhanh hơn nhiều.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Strategic Thinking: Cách thể hiện kỹ năng tư duy chiến lược của bản thân

Phát triển kỹ năng tư duy chiến lược (Strategic Thinking) là không đủ để giúp bạn thăng tiến. Học cách thể hiện chúng với người khác cũng là những gì bạn cần trang bị.

Cách thể hiện kỹ năng tư duy chiến lược của bản thân
Cách thể hiện kỹ năng tư duy chiến lược của bản thân

Tất cả chúng ta đều biết rằng việc phát triển các kỹ năng tư duy chiến lược là rất quan trọng, nhưng nhiều người không nhận ra rằng việc thể hiện những kỹ năng này với sếp và các nhà lãnh đạo cấp cao khác cũng có ý nghĩa quan trọng không kém đối với sự thăng tiến nghề nghiệp của một cá nhân.

Việc thể hiện các kỹ năng tư duy chiến lược tới sếp của bạn giúp họ biết rằng bạn có thể tự suy nghĩ và đưa ra quyết định mang tính định vị tổ chức trong tương lai.

Nó đảm bảo với họ rằng bạn không đưa ra quyết định một cách vu vơ và cảm tính, thay vào đó bạn luôn xem xét các tác động của các quyết định đến các bộ phận khác nhau trong và ngoài doanh nghiệp.

Strategic Thinking hay tư duy chiến lược là gì?

Hiểu một cách đơn giản, Strategic Thinking hay tư duy chiến lược là một kiểu tư duy trong đó hướng đến yếu tố dài hạn và có tính toán kỹ lưỡng.

Thay vì suy nghĩ theo kiểu các yếu tố có thể tác động hay ảnh hưởng trong ngắn hạn hoặc đơn lẻ, người có tư duy chiến lược thường tính toán một cách toàn diện và đa chiều hơn.

Hãy trở thành “người đa năng” (Generalist).

Quá trình phát triển các kỹ năng tư duy chiến lược đòi hỏi bạn phải tiếp xúc với các vai trò chiến lược khác, tổng hợp thông tin rộng rãi từ nhiều phía, tự trang bị cho mình tính cách tò mò và liên tục trau dồi các kinh nghiệm mới.

Điều này giải thích lý do tại sao các chương trình phát triển khả năng lãnh đạo hay nhà lãnh đạo tiềm năng thường bao gồm các hoạt động như luân chuyển công việc, thực hiện chéo các dự án và thường xuyên làm việc với các nhà lãnh đạo cao cấp khác – tất cả đều hướng tới mục tiêu là thúc đẩy khả năng tư duy chiến lược.

Bạn cần đóng nhiều vai.

Mặt khác, thể hiện tư duy chiến lược đòi hỏi bạn phải đồng thời là một marketer, một nhân viên bán hàng và là một hạt nhân của mọi sự đổi mới.

Khả năng chủ động truyền đạt các nỗ lực chiến lược và cả những ý tưởng chiến lược mới là những động thái khiến sếp và những đồng nghiệp khác chú ý đến bạn.

Người có Strategic Thinking đưa ra một quan điểm rõ ràng và mạch lạc.

Các nhà lãnh đạo của bạn muốn biết khi đứng trước một vấn đề gì đó, bạn nghĩ gì và họ sẽ xem xét mức độ xứng đáng để thăng tiến của bạn thông qua lăng kính về mức độ bạn sẵn sàng đưa ra những quyết định lớn hơn và khác biệt hơn.

Bằng cách tự hỏi bản thân, “Liệu mọi người có biết tôi đang đại diện cho điều gì và đảm nhận sứ mệnh gì không?” bạn có thể rèn luyện khả năng thể hiện kỹ năng này.

Nam, một lãnh đạo cấp cao điều hành một chuỗi chức ăn nhanh có tiếng đang muốn được đề bạt lên ví trí cao hơn, tuy nhiên, trong những năm gần đây anh bị các giám đốc điều hành cùng nhiều nhân viên khác cho rằng anh không đủ khả năng tư duy chiến lược, họ cho rằng anh có thể điều hành và giữ cho công việc của mình trở nên ổn định nhưng lại không thể có đủ tầm nhìn để đưa doanh nghiệp phát triển đến một nấc thang mới.

Nhận thức được vấn đề của mình, Nam đã bắt đầu thay đổi bằng cách, trước các cuộc họp khoảng 30 phút, anh dành toàn bộ thời gian đó để liệt kê ra những quan điểm, định hướng, đường lối, những thứ mà anh sẽ thảo luận cùng các đồng nghiệp khác.

Giờ đây, thay vì chỉ đóng vai trò đưa ra ý kiến và thảo luận trong các cuộc họp, Nam có thể tham gia vào các cuộc thảo luận mang tính định hướng tới tương lai, về các cơ hội tận dụng chiến lược và phát triển kỹ năng lãnh đạo cho đội nhóm của mình.

Chứng tỏ rằng bạn có tư duy chiến lược là một cách chắc chắn để khiến các nhà lãnh đạo và cộng sự khác chú ý đến bạn.

Chứng tỏ rằng bạn có thể khởi xướng cho sự đổi mới và những thay đổi mang tính chiến lược.

Để được xem như một nhà tư tưởng chiến lược, bạn cũng phải chứng minh rằng bạn có thể sử dụng kiến ​​thức của mình để đưa những ý tưởng mới và biến nó thành hiện thực.

Bất kể trình độ của bạn là gì, bạn có thể thể hiện tư duy chiến lược bằng cách thực hiện một dự án sáng tạo cho thấy hiểu biết của bạn vượt ra ngoài vị trí hiện tại của bạn.

Quay lại câu chuyện của Nam, để tiếp tục thể hiện năng lực tư duy chiến lược của bản thân, anh đã chủ động đề xuất những chương trình mới cho các chuỗi cung ứng của công ty.

Anh đã thông báo rõ ràng về dự án và các mốc quan trọng khác của dự án trong toàn bộ tổ chức, điều này giúp các nhà lãnh đạo khác trong tổ chức thấy rằng anh có thể khởi xướng, dẫn dắt và điều hành những sự thay đổi mới.

Việc mạnh dạn đề xuất những thay đổi có thể tăng thêm giá trị cho doanh nghiệp là một sự thay đổi đáng hoan nghênh đối với cả Nam và các đồng nghiệp của anh.

Nam giờ đây cảm thấy mình có khả năng kiểm soát vấn đề tốt hơn, nhiều tự tin hơn vì anh ấy không còn chỉ đơn giản là phản ứng lại với các đề xuất và vấn đề của người khác nữa, thay vào đó anh chủ động đổi mới, dẫn dắt và định hướng mọi người.

Nam được thăng chức lên vai trò mới một năm sau đó!

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

6 dấu hiệu cho thấy một người nào đó có khả năng lãnh đạo

Trong khi có rất nhiều dấu hiệu khác nhau giúp xác định một ai đó có khả năng lãnh đạo, dưới đây là một số dấu hiệu chính.

dấu hiệu cho thấy một người nào đó có khả năng lãnh đạo

Những thuộc tính nào có thể giúp xác định ai đó là một nhà lãnh đạo vĩ đại? Đây là câu hỏi mà các nhà lãnh đạo và nhiều học giả đã cố gắng trả lời trong nhiều năm.

Trong khi ở một mức độ nào đó, khả năng lãnh đạo tuyệt vời có thể mang tính cá nhân và chủ quan, có những dấu hiệu phổ biến mà bạn không thể tranh cãi.

Dưới đây là 6 đặc điểm nổi trội nhất chứng minh ai đó có khả năng lãnh đạo hơn người.

1. Họ thách thức lại những giả định của chính họ.

Những nhà lãnh đạo vĩ đại có thể thông minh và biết rất nhiều điều, nhưng họ cũng đủ khiêm tốn để nhận ra rằng có những người thông minh hơn mà họ có thể học hỏi. Họ dường như không hạn chế bản thân trong việc tiếp nhận các ý kiến mới.

Họ luôn cố gắng để bao quanh mình những người với những quan điểm đa dạng, thứ có thể giúp họ trả lời những câu hỏi như, “Làm thế nào để tôi biết quyết định của mình là đúng đắn?” hoặc “Có bất cứ con đường nào khác tốt hơn hay không?”.

2. Họ minh bạch và làm gương cho những người khác.

Sự minh bạch là chìa khoá để thúc đẩy một nền văn hóa mở về sự tôn trọng, cởi mở và hạn chế tất cả những dấu hiệu của sự độc hại.

Trong khi để có được những kết quả kinh doanh như mong đợi, các doanh nghiệp cần phải đề cao sự hợp tác, tinh thần đội nhóm và làm việc vì mục tiêu chung, tính minh bạch giúp tất cả các thành viên luôn nỗ lực hết mình vì chính họ và vì doanh nghiệp.

Bằng cách áp dụng sự minh bạch trong toàn bộ tổ chức, các nhà lãnh đạo cho phép người khác nói lên ý kiến ​​của mình và khuyến khích sự trung thực về cảm xúc cũng như những cuộc trò chuyện không phù hợp trong các cuộc họp.

3. Họ là ‘một cỗ máy’ không ngừng học hỏi.

Các nhà lãnh đạo vĩ đại nhận ra rằng họ và mọi người đang ở trong một thời đại công nghệ tiến bộ chưa từng có. Họ phát triển năng lực của bản thân bằng cách liên tục học hỏi và thu thập nhiều kiến ​​thức chuyên môn trên nhiều lĩnh vực khác nhau, thay vì chỉ là những thứ họ mạnh nhất.

Họ cũng ủng hộ “tinh thần học hỏi” trong tổ chức, luôn truyền tải những thông điệp rõ ràng rằng “phát triển con người là một trong những ưu tiên hàng đầu của chúng tôi.”

4. Họ cũng có những người cố vấn (Mentor).

Các nhà lãnh đạo vĩ đại thường có xu hướng bao quanh họ với những nhà hiền triết, những người mà họ có thể tiếp cận để tìm kiếm những lời khuyên và nhận lại các phản hồi trung thực.

Họ cũng lựa chọn những người cố vấn của mình một cách cẩn thận vì họ biết rằng khi họ nhận được những lời khuyên sai lệch, con đường của họ cũng chông gai theo.

Người mà họ chọn thường là những người đề cao tính chính trực, người họ luôn ngưỡng mộ cả trong công việc lẫn cuộc sống.

5. Họ xây dựng các mối quan hệ bền chặt.

Đối với những người coi trọng các mối quan hệ đích thực, họ sẽ thấy sự khác biệt to lớn trong cách phản ứng của nhân viên và khách hàng.

Bà Margaret J. Wheatley, một nhà tư vấn quản lý nổi tiếng và cũng là tác giả của nhiều cuốn sách về lãnh đạo đã đưa ra lời khuyên dưới đây để các nhà lãnh đạo mới có thể đi đúng hướng hơn.

“Chúng ta sẽ cần thấu hiểu về cách xây dựng các mối quan hệ, cách nuôi dưỡng mọi thứ đang phát triển và sẽ phát triển.

Tất cả chúng ta sẽ cần các kỹ năng như lắng nghe, giao tiếp và tạo điều kiện cho các đội nhóm, bởi vì đây là những tài năng giúp xây dựng nên các mối quan hệ bền chặt. ”

6. Họ hỗ trợ người khác.

Có nhiều nhà lãnh đạo vẫn nhầm lẫn khái niệm lãnh đạo và ra lệnh, chỉ huy hoặc áp đặt.

Trong bối cảnh khi mà mọi thứ đang thay đổi với tốc độ chóng mặt như hiện tại, lãnh đạo không phải là người ngồi đó và chỉ nhân viên nên làm gì, họ cũng cần hỏi nhân viên xem họ nên làm như thế nào.

Họ cần trao quyền cho người khác để đạt được mục tiêu chung của tổ chức, phát huy những điểm mạnh nhất ở từng người, đặt nhu cầu của nhân viên lên ưu tiên hàng đầu và giúp mọi người cách đạt được các mục tiêu riêng.

Nhiều nhà lãnh đạo trên toàn cầu gọi đây là kỹ năng lãnh đạo phụng sự – một trong những nền tảng cao nhất trong các vai trò lãnh đạo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

LinkedIn ra mắt ‘Future of Skills’ cho phép khám phá các kỹ năng quan trọng hàng đầu

Với ‘Future of Skills’ mới, LinkedIn cho phép người dùng kiểm tra và theo dõi các kỹ năng quan trọng hàng đầu của hầu hết các công việc hiện có.

LinkedIn ra mắt 'Future of Skills'

‘Future of Skills’ được ra mắt nhằm mục tiêu giúp người dùng hay các ứng viên thu thập thêm thông tin chi tiết về những kỹ năng chủ yếu mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm và những gì mọi người đang liệt kê trên hồ sơ LinkedIn của họ cho từng vị trí.

LinkedIn ra mắt 'Future of Skills' -1

Như bạn có thể thấy ở trên, công cụ này cho phép bạn chọn quốc gia, ngành nghề và chức danh công việc, ngoài ra bạn cũng có thể chọn bằng cách nhập vào các từ khoá trong từng trường tương ứng.

Dựa trên những gì bạn nhập vào, LinkedIn sẽ hiển thị cho bạn những thông tin tương ứng là những kỹ năng được yêu cầu nhiều nhất trên nền tảng.

LinkedIn ra mắt 'Future of Skills' - 2

LinkedIn ra mắt 'Future of Skills' - 3

Như đã phân tích ở trên, tất cả các kỹ năng được LinkedIn tổng hợp dựa trên những gì mà người dùng đang liệt kê trên hồ sơ cá nhân của họ và những gì nhà tuyển dụng yêu cầu, bạn cũng có thể căn cứ vào đây để tự phát triển các kỹ răng cho riêng mình.

Đối với những người làm marketing nói chung, ‘Future of Skills’ cho phép bạn hiểu thêm các kỹ năng mà các nhóm đối tượng mục tiêu quan tâm và mong muốn phát triển, từ đó có thể đưa ra các cách tiếp cận mới phù hợp hơn.

Ví dụ: nếu bạn đang làm marketing cho các nhân viên thiết kế đồ hoạ (Designer), khi bạn biết được các kỹ năng mà những người trong ngành (tương tự như họ) quan tâm, bạn có nhiều cách hơn để phát triển thông điệp cũng như những nội dung có liên quan.

LinkedIn ra mắt 'Future of Skills'

Bạn có thể xem ngay công cụ tại: Future of Skills

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Leader không bỏ lơ

Có lẽ cái thế học bị động từ thời ngồi trong trường lớp tại Việt Nam đã tạo ra những thế hệ bị động trong công việc.

Leader

Giao việc tới thì làm chứ không tự tư duy, suy nghĩ về việc cần làm gì để hoàn thành xuất sắc nhất trách nhiệm và vị trí công việc mà mình đang đảm nhiệm.

Việc thì loanh quanh giải quyết tới trách nhiệm trong khuôn khổ của mình thôi, đụng chạm tới người khác hay phòng ban khác là chuyện của họ không liên quan gì tới tôi. Lỡ họ không làm gì hay làm không đúng là lỗi của họ, cứ thế mà đổ.

Còn chuyện họ làm không xong, không đúng mà có ảnh hưởng gì đến sự thất bại trong công việc của tôi thì đương nhiên không phải lỗi của tôi, là lỗi của họ.

Tiếp nhận công việc bị động, giải quyết một cách bị động, hợp tác bị động, chỉ có đá banh và đổ thừa là cực kỳ chủ động.

Ủa, cuối cùng công việc, cuộc đời, sự nghiệp của bạn là ngồi đó bị động chờ cho tới khi may mắn vô tình trượt chân ngã vào nhà hay do bản thân tự chủ, tự dấn thân, tự hành động mà ra?

Thành công hay thất bại, phát triển hay dậm chân tại chỗ, làm tướng hay làm lính chỉ cách nhau có bấy nhiêu thôi. Kẻ bị động thì cả đời cứ loanh quanh ở đó chờ chờ, đá banh và đổ thừa. Còn người thành công họ không cho phép bất kỳ thứ gì cản đường họ tiến tới.

Họ đã tiếp nhận, đã nhúng tay vào, đã xem chuyện gì là chuyện mình cần làm rồi thì không đưa kiếm họ cũng chém, cũng phát quang đường tiến về phía trước, và không bao giờ cho phép bản thân dừng lại nửa chừng trong bất kỳ việc gì, dù nhỏ hay lớn, dù liên quan hay không liên quan tới người khác, dù có liên quan đến cả cấp trên.

Trong người họ sục sôi ý chí làm cho hoàn thành, hoàn thành tốt nhất, xuất sắc nhất, đóng góp giá trị hiệu quả nhất, thể hiện thương hiệu & uy tín cá nhân cao nhất, no matter what – bất kể ngoài kia thời thế ra sao. Leader không bỏ lơ.

Đã mang máu leader trong người, thì dù có đang làm lính họ cũng thể hiện tinh thần, tâm thế, bản lĩnh của một leader. Ngược lại, người có chức có quyền mà vận hành như con gà bị cột đằng chái bếp thì muôn đời cũng chỉ là cốt lính, kêu đâu đánh đó.

Trong cuộc đời đi làm thuê của mình, tôi sống và làm việc đã đời như thế, chưa một ngày khuất phục, chưa một lần chịu thua, chưa bao giờ bỏ lơ việc đã mang vào, và đặc biệt không bao giờ để cho bất kỳ ai khác, bất kỳ phòng ban nào khác, hay cả sếp của mình ngăn cản mình hoàn thành việc cần làm, nên làm, phải làm, vì nó tốt cho tổ chức, vì nó đóng góp tích cực cho sự phát triển của tổ chức, vì nó quan trọng đối với tương lai. Đương nhiên, muốn làm được như thế thì phải có khả năng và bản lĩnh.

Khả năng là thứ giúp mình có tầm nhìn, hiểu về hiện tại và tương lai, hoạch định được chiến lược, triển khai được kế hoạch, quản trị được chi tiết và đạt được kết quả.

Trong phim cuộc đời của bọ – A bug’s life có một câu rất hay – The first rule of management, everything is your fault – Nguyên tắc quản trị đầu tiên cần học, mọi thứ đều qui về lỗi của bạn.

Đã là người đứng mũi chịu sào, điều binh khiển tướng, chịu trách nhiệm một mặt trận, thì thua là tại mình thôi.

Không cần biết lý do thất bại là gì, tại ai do ai, vì nông nỗi thế nào. Tướng thua trận là tướng thua trận, không phân chia thua vì lý do gì và có cần được thông cảm hay không.

Ai chơi vậy rất hèn. Một là mình bước tới, nhận lãnh trách nhiệm, chiến đấu hết mình để cả đội chạm vào vinh quang. Hai là thua tơi tả, trách nhiệm tự nhận lãnh, không đổ thừa cho ai, nhất là nhân viên, đội ngũ của mình.

Anh là tướng. Anh không có khả năng chỉ huy thì anh thua chứ liên quan gì mấ đứa lính. Còn nếu anh đổ thừa lính, thì anh đang thông báo với thế giới rằng anh không biết xài người, thể hiện khả năng quản trị nhân sự kém. Vậy thôi! Cho nên, đánh thì đánh cho thắng. Thua thì lui về kiểm điểm lại bản thân.

Có chơi có chịu. Đừng hèn hạ đưa tay lên chỉ trỏ vào ai khác. Biết cách quản trị sự thua cuộc cũng là bản lĩnh. Thua để rồi học được bài học và chỉnh lại binh pháp, để lại ra trận và chiến thắng thì người đó có bản lĩnh, đáng được làm tướng, đáng được trân trọng.

Leader muốn chạm level này thì đương nhiên đụng chạm không ít, từ nhân sự, đồng nghiệp tới các kiểu sếp. Nhưng được cái họ không bao giờ sợ.

Không có khả năng mới sợ chứ người đã có khả năng thì cơ hội của họ đầy rẫy, chỗ này không dung họ thì họ tìm đất khác dụng binh. Tâm thế như vậy nên không bao giờ biết sợ.

Thứ họ sợ duy nhất là sợ mất uy tín, sợ làm hư thương hiệu cá nhân xuất sắc của chính mình. Do đó họ cực kỳ tận tâm, cực kỳ cam kết, và fearless – không hề biết sợ.

Cho nên, nói gì nói, leader thực thụ trước hết phải là người có khả năng giỏi nhờ biết không ngừng học hỏi và phát triển bản thân, sau đó là sở hữu tinh thần làm chủ và cam kết xuất sắc trong mọi tình huống.

Dù là sếp nhỏ hay sếp lớn, nếu đã có mộng làm lãnh đạo, nếu đã có ý định làm lãnh đạo thành công, thì tư duy leader không bỏ lơ là thứ đầu tiên bạn cần sở hữu. Khi đã biết điểm đến, mọi thứ còn lại chỉ là giải quyết vấn đề. Có gì đâu mà khó?

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh (Theo Blog Nguyễn Phi Vân)

5 kỹ năng đáng học nhất năm 2022

Nhà chiến lược, nhà tương lai học người Mỹ Scott Steinberg đã đưa ra 5 kỹ năng đáng học nhất cho năm 2022 đối với cả người lớn lẫn trẻ em.

5 kỹ năng đáng học nhất năm 2022

1. Giải quyết vấn đề.

Trong tương lai, kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp con người phát triển tư duy phản biện, sáng tạo trong công việc, đồng thời có thêm các kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết khác.

Kỹ năng này không chỉ giúp con người đưa ra giải pháp mà còn phân tích đa chiều cho cùng một vấn đề. Scott Steinberg nhận định trong thị trường thay đổi nhanh chóng, các nhà tuyển dụng cũng tìm kiếm những ứng viên có kỹ năng giải quyết vấn đề.

2. Lập kế hoạch chiến lược.

Các nhà tương lai học không dự đoán tương lai. Họ xác định xu hướng trong xã hội, thị trường và xem xét tác động của xu hướng đó.

Họ sử dụng tình huống “điều gì sẽ xảy ra nếu…” để giả định các chiến lược khác nhau, kết quả của chúng, từ đó, đưa ra lời khuyên nên theo chiến lược nào, đồng thời có kế hoạch dự phòng cho biến cố.

Scott Steinberg cho rằng, năm 2022, mọi người cũng nên học kỹ năng này để vạch ra hướng đi cho mình, có kế hoạch B để bảo vệ bản thân trong tương lai nhiều bấp bênh.

3. Đưa ra quyết định.

Scott Steinberg nhận định năm 2022 đòi hỏi con người phải đưa ra quyết định nhanh chóng, kể cả khi không có đủ thông tin và thời gian để lập kế hoạch như trước đại dịch Covid-19.

Theo ông, 99% khả năng lãnh đạo nằm ở việc sẵn sàng tiếp tục đưa ra quyết định. Do đó, mọi người cần học kỹ năng phán đoán tình huống, tin tưởng vào bản năng của mình để quyết định.

4. Lắng nghe.

Nghiên cứu gần đây của công ty tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey & Company chỉ ra các công ty có đội ngũ lãnh đạo đa dạng văn hóa, sắc tộc có lợi nhuận cao hơn 33% so với mặt bằng chung.

Những người thành công biết cách thu hút, tiếp nhận nguồn tài năng, kỹ năng, quan điểm đa dạng. Điều này đòi hỏi khả năng lắng nghe người khác.

5. Làm tốt công tác hậu cần.

Cuộc sống ngày càng bận rộn. Trong tương lai, mọi người đều phải gánh vác nhiều hơn, từ việc học online, làm việc từ xa với lịch trình bận rộn đến sắp xếp hoạt động sau giờ học cho con cái.

Vì thế, Scott Steinberg khuyên mọi người học cách làm tốt công tác hậu cần, biết ưu tiên thời gian vào việc gì, sử dụng tài nguyên vào đâu để mang lại hiệu quả.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh (Theo DNSG)

LinkedIn: Top những kỹ năng Digital Marketing hiện có nhu cầu cao nhất

Theo dữ liệu được công bố bởi nền tảng LinkedIn, dưới đây là những kỹ năng digital marketing hiện có nhu cầu tuyển dụng cao nhất.

Digital Marketing

Dựa trên dữ liệu từ các doanh nghiệp đã tuyển dụng trên nền tảng, LinkedIn công bố những thông tin mới về các kỹ năng digital marketing đang được mong đợi nhất.

Theo giải thích của LinkedIn:

“Khi đại dịch đã thúc đẩy nhanh hơn sự chuyển dịch của chúng tôi vào thế giới kỹ thuật số, nhu cầu về những người làm tiếp thị kỹ thuật số cũng tăng lên đáng kể.

Các chuyên gia tiếp thị kỹ thuật số (digital marketer) đang được các doanh nghiệp săn đón nhiều nhất, trong khi các vai trò về truyền thông cũng có tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng.

Theo LinkedIn, một nửa trong số 10 công việc hàng đầu được đăng tải trên LinkedIn thuôc về không gian truyền thông (Media) và kỹ thuật số (Digital).

Top những kỹ năng Digital Marketing hiện có nhu cầu cao nhất.

kỹ năng digital marketing
Top 10 vị trí Digital Marketing có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (Trái) và Top 10 vị trí có mức độ đăng tải nhiều nhất (Phải).

Vậy làm cách nào để bạn có thể cải thiện và đảm bảo rằng các kỹ năng của mình là phù hợp với những kỹ năng mà các doanh nghiệp đang tìm kiếm?

Theo LinkedIn:

“Trong khi nhiều marketer tự coi mình là chuyên gia tiếp thị kỹ thuật số, các nhà tuyển dụng hiện đang gặp khá nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các nhà tiếp thị có đủ kỹ năng và năng lực thực sự về chiến lược kỹ thuật số, Omniture (công cụ phân tích web của Adobe), xây dựng liên kết (backlink), quảng cáo tìm kiếm (SEM) và SEO off-page.”

kỹ năng
Top các kỹ năng Digital Marketing mà các Marketer nên có.

Tương ứng với từng vị trí cụ thể, LinkedIn cũng liệt kê kỹ năng hiện được nhà tuyển dụng ưu tiên nhiều nhất.

Để có thể cải thiện các kỹ năng và năng lực của những người làm marketing, LinkedIn sau đó cũng đề xuất các khoá học liên quan hiện đang nhận được nhiều sự quan tâm nhất.

Digital Marketing

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Kỹ năng lãnh đạo quan trọng nhất năm 2022

Nếu bạn muốn lãnh đạo một đội nhóm có hiệu suất cao, một môi trường an toàn và cầu tiến là điều kiện bắt buộc.

Kỹ năng lãnh đạo quan trọng nhất năm 2022
Forbes

Nếu bạn muốn các thành viên trong đội nhóm cởi mở với bạn, bạn cần phải trau dồi khả năng đồng cảm, kỹ năng có thể giúp bạn thấu hiểu họ và đáp ứng nhu cầu của họ với tư cách là một nhà lãnh đạo thực thụ.

Và nếu bạn nghĩ rằng với vai trò quản lý, công việc của bạn đơn giản là giao việc và giám sát nhân viên, có lẽ đã đến lúc bạn cần suy nghĩ lại về chính mình.

Trở thành một nhà lãnh đạo trong bối cảnh mới vốn đòi hỏi nhiều thứ hơn bạn nghĩ – đó không chỉ là bạn cần phải rèn luyện năng lực chuyên môn cứng hay dẫn dắt nhân viên – những kỹ năng mềm khác như sự đồng cảm hay lòng trắc ẩn cũng đóng vai trò quan trọng không kém.

Một nhà lãnh đạo đồng cảm là người như thế nào.

Mới đây, CEO Satya Nadella của Microsoft đã chỉ ra sức mạnh của sự đồng cảm trong một cuộc phỏng vấn với Harvard Business Review.

Theo ông, sự đồng cảm không chỉ là về việc quan tâm đến mọi người mà còn phải gắn kết nó với tư duy thiết kế, sự đổi mới và cả sự quan tâm đối với khách hàng.

Nếu bạn đã từng nghiên cứu về sự đồng cảm, bạn thấy rằng thể hiện sự đồng cảm tức là đăt mình vào vị trí của người khác và nhìn thế giới từ góc nhìn của chính họ, tuy nhiên, khả năng đồng cảm thực sự không chỉ dừng lại ở các cung bậc hay hình thức đó.

Sự đồng cảm len lỏi vào mọi lĩnh vực trong cuộc sống và công việc của con người. Chúng giúp chúng ta cảm thấy được thấu hiểu và an toàn, được kết nối với những người khác và được trao quyền để quản lý các xung đột một cách tử tế và toàn diện.

Nhà lãnh đạo đồng cảm là người chủ động.

Các nhà lãnh đạo giỏi không chỉ đứng ra giải quyết các vấn đề khi chúng nảy sinh, họ còn tích cực tìm kiếm các giải pháp khác để hỗ trợ đội nhóm của mình.

Để có thể mở đường và loại bỏ mọi rào cản trong quá trình tương tác với nhân viên, nhà lãnh đạo cần có sự đồng cảm. Nó đòi hỏi khả năng thấu hiểu người đối diện, hoà nhập với họ và đáp ứng các nhu cầu của họ một cách phù hợp.

Trong khi mọi người thường tỏ ra e dè khi thể hiện các nhu cầu hay tâm tư cá nhân, các nhà lãnh đạo cần chủ động kết nối để nắm bắt được các điểm mạnh, điểm yếu hay thách thức đi kèm của mỗi người.

Nhà lãnh đạo đồng cảm thể hiện sự nhận thức cao.

Nhận thức cao về sự đồng cảm là khả năng đồng cảm dựa trên những nhận thức về quan điểm cá nhân của một ai đó.

Nó không đòi hỏi cảm xúc từ chính nhà lãnh đạo, nó đòi hỏi sự hiểu biết và sẵn sàng tương tác với tình cảm hay cảm xúc của người khác.

Sự đồng cảm về mặt tình cảm là sự đồng cảm dựa trên cảm xúc. Khi ai đó khóc với bạn hoặc cảm thấy được sự tức giận của bạn từ sâu bên trong họ, họ đang đồng cảm với bạn.

Những nhà lãnh đạo giỏi nhất là những người có nhận thức cao và ít bị chi phối bởi yếu tố cảm xúc vì điều này cho phép họ tương tác một cách đồng cảm với nhân viên mà không bị kéo vào các xung đột tình cảm khác.

Nhà lãnh đạo đồng cảm là người dễ hoà nhập.

Không chỉ là nhìn thấy và thấu hiểu các quan điểm của người khác, sự đồng cảm có nghĩa là sống chậm lại và cảm nhận nhiều hơn, sau đó giúp người đối diện tìm ra những giải pháp phù hợp nhất có thể.

Một nhà lãnh đạo đồng cảm là một người luôn hiểu rằng không phải tất cả bộ não của mọi người đều giống nhau.

Họ dành nhiều thời gian để tìm hiểu nhu cầu và động cơ riêng biệt của từng cá nhân, sau đó tạo ra một môi trường thực sự an toàn, cầu tiến và hòa nhập, điều kiện quan trọng đối với một đội nhóm hiệu suất cao.

Nhà lãnh đạo đồng cảm khiến bạn cảm thấy an toàn.

Các nhà lãnh đạo giỏi nhất luôn tìm cách để tạo ra sự an toàn, nuôi dưỡng sự đồng cảm và tôn vinh sự đa dạng trong đội nhóm của họ. Họ đảm bảo rằng mọi người đều cần được cảm thấy an toàn, được thấu hiểu và được đánh giá cao vì những gì họ mang lại.

Nếu không có sự an toàn về mặt tâm lý, các thành viên trong đội nhóm cuối cùng sẽ chùn bước, sợ thất bại vì họ cảm thấy không đủ tự tin để bước tiếp.

Sau tất cả những điều này, xây dựng và phát triển sự đồng cảm chính là kỹ năng lãnh đạo đáng giá nhất mà bạn có thể làm cho bản thân, con người và tổ chức của mình, hơn bao giờ hết, tất cả các nhân viên đều đang mong đợi sự đồng cảm từ Sếp của họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

5 cạm bẫy bạn cần tránh nếu muốn thăng tiến nhanh hơn trong 2022

Để có thể leo lên được những nấc thang sự nghiệp cao hơn trong năm mới 2022, dưới đây là những gì các chuyên gia khuyên bạn.

5 cạm bẫy bạn cần tránh nếu muốn thăng tiến nhanh hơn trong 2022

Khi nói đến quá trình thăng tiến trong sự nghiệp, năng lực thôi là chưa đủ. Bạn cần có kế hoạch, làm việc chăm chỉ và cũng cần cả một chút may mắn.

Tuy nhiên, để có thể leo lên được những nấc thang sự nghiệp mới cao hơn, bạn còn cần nhiều hơn thế. Dưới đây là những thứ mà các chuyên gia khuyên bạn NÊN TRÁNH.

Giữ im lặng.

Theo Bà Octavia Goredema, là tác giả và cũng là nhà huấn luyện viên phát triển cá nhân, nếu bạn muốn nhận được sự chú ý và thăng tiến, đừng chờ Sếp của bạn mở lời trước.

“Nếu bạn đang nhắm mục tiêu cho việc thăng tiến, hãy bắt đầu trò chuyện từ sớm với những người quản lý trực tiếp của mình, hãy tìm hiểu xem ai là người ra quyết định và có quyền đề bạt bạn trong tổ chức”.

Việc chia sẻ thường xuyên những chiến thắng (dù là nhỏ) có thể đảm bảo rằng những thành tích của bạn luôn được ghi nhận đúng mức.

Hành động như thể bạn là ‘người biết tuốt’.

Trong khi bạn nên cởi mở về việc thăng tiến cũng như chia sẻ những thành công của bản thân với những người có liên quan, bạn không nên quá kiêu ngạo.

Ông Ralf Specht, tác giả của những cuốn sách viết về các chủ đề xây dựng doanh nghiệp và đồng thời cũng là một chuyên gia về văn hóa doanh nghiệp, chia sẻ: “Thể hiện thái độ biết tuốt thường không giúp mang lại cho bạn những cơ hội thăng tiến tốt”.

“Sếp của bạn sẽ không muốn giới thiệu bạn cho những vị trí cao hơn nếu bạn là người tự cao tự đại, luôn cho mình tài năng hơn những người khác”.

Đưa ra các giả định.

Đôi khi, bạn có thể nghĩ rằng mình xứng đáng được thăng chức nhưng thực tế người quản lý của bạn lại nghĩ khác.

“Nếu ý kiến của người quản lý không phù hợp với mục tiêu thăng tiến của bạn, bạn cần hiểu lý do tại sao. Sau đó, bạn cần xác định xem liệu đó có phải là điều bạn có thể (hoặc đáng được) sửa chữa hay không”.

Trong khi bạn có thể hiểu được rằng bạn xứng đáng để nhận được các thăng tiến mới, việc bạn có đang sẵn sàng hay không là một chuyện hoàn toàn khác.

Nếu người quản lý của bạn chủ động nói chuyện với bạn hoặc có dấu hiệu gợi mở các vấn đề liên quan đến việc thăng tiến, đó có thể là thời điểm phù hợp cho bạn.

Trở nên phòng thủ.

Trong công việc và đặc biệt khi bạn cần thăng tiến, phòng thủ chưa bao giờ là con đường có lợi cho bạn.

Việc được đề bạt hay thăng tiến vốn dĩ thường đi kèm với các trách nhiệm mới, do đó khi bạn tỏ ra phòng thủ, người quản lý của bạn hiểu rằng bạn đang từ chối các nhiệm vụ được giao và chỉ quan tâm đến “vị trí” mà thôi.

Thay vì tỏ ra e dè trước các phân công mới, bạn nên chủ động tìm kiếm và hoàn thành nhiều công việc nhất (có liên quan) có thể.

Không muốn đối diện với “vùng khó chịu”.

Sẽ thật dễ dàng khi thực hiện những công việc mà bạn vốn giỏi nhất, tuy nhiên việc lặp đi lặp lại những công việc quen thuộc thường không có lợi trong việc thăng tiến.

Bạn cần hiểu rằng, khi bạn được đề bạt lên những vị trí cao hơn, bạn có xu hướng gặp nhiều hơn những công việc mới vốn không phải là thế mạnh hay chuyên môn cũ của bạn.

Theo Ông James Reed, chủ tịch của The Reed Group, một trong những công ty tuyển dụng lớn nhất Vương quốc Anh cho biết: “Thà bạn trở thành một nhân viên bình thường trong một ngành nghề đang phát triển nhanh còn hơn là một người giỏi trong một lĩnh vực đang ngày càng suy giảm.

Bạn không cần phải là người quản lý giỏi nhất. Nhưng nếu bạn rơi vào những tình thế buộc bạn phải thay đổi, bạn sẽ có thể tiến xa hơn so với những gì bạn tưởng tượng”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Kỹ năng thiết yếu số 1 mà nhiều nhà tuyển dụng thường bỏ qua khi phỏng vấn

Trong khi các nhà tuyển dụng thường quá tập trung vào các kỹ năng như giao tiếp, sự thông minh hay tâm lý của ứng viên thì yếu tố năng lực (capacity) lại chưa được khai thác đúng mức.

Kỹ năng thiết yếu số 1 mà nhiều nhà tuyển dụng thường bỏ qua khi phỏng vấn
Getty Images

Khi thế giới đang ngày càng thay đổi nhanh chóng, các doanh nghiệp phải đấu tranh để giành lấy các nhân tài, việc tìm kiếm các ứng viên có đủ năng lực đang trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Nhiều doanh nghiệp hay nhà tuyển dụng sử dụng đa dạng các loại phương pháp phân tích như kiểm tra tâm lý, trí thông minh hay kỹ năng làm việc nhóm để xem liệu một ứng viên nào đó có phải là người có hiệu suất cao hay không, có phù hợp với đội nhóm hay không.

Tuy nhiên có một kỹ năng mà các doanh nghiệp thường bỏ qua hoặc không quan tâm đúng mức đó là yếu tố khả năng hay năng lực thực sự.

Theo nhiều định nghĩa khác nhau, năng lực (capacity) là khả năng một người nào đó có thể đảm nhận khối lượng công việc và thực hiện chúng một cách hiệu quả mà không bị stress.

Họ vốn là những người sẽ hoàn thành nhiều việc hơn trong một ngày so với ba người khác cộng lại. Nếu doanh nghiệp đang ở trong những tình trạng “căng thẳng” (hoặc là các công ty khởi nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ), cần sự thay đổi và tăng trưởng thì họ chính là những người được sinh ra để làm việc đó.

Trong khi năng lực rõ ràng là thứ mà hầu như mọi doanh nghiệp đều cần, quá trình tuyển dụng hay phỏng vấn thường rất khó để xác định được chính xác điều này.

Một khó khăn khác cho phía các doanh nghiệp là những người không có năng lực thường nghĩ rằng họ đang làm việc rất chăm chỉ, nhưng thực chất kết quả đầu ra của họ hầu như không có bất cứ tác động tích cực nào đến doanh nghiệp cả.

Dưới đây là một số đặc điểm thể hiện năng lực của ứng viên mà các doanh nghiệp có thể tham khảo.

Thông minh nhanh.

Khi nói đến trí thông minh (intelligence), có một sự khác biệt rõ rệt giữa cái gọi là người thông minh mang tính sách vở và một người nào đó được gọi thông minh nhanh hay người có khả năng thích ứng nhanh nhạy với các vấn đề thực tế.

Mặc dù theo truyền thống, người thông minh hay người giỏi thường được gắn liền với khả năng có được điểm số cao trên các bảng điểm (giỏi sách vở), trong thực tế kinh doanh thì câu chuyện này lại hoàn toàn khác.

Người giỏi sách vở không có nghĩa họ là người có năng lực thực tế tại các doanh nghiệp (mặc dù họ có nhiều lợi thế hơn), và ngược lại, người có điểm số thấp không đồng nghĩa với việc họ không có năng lực.

Những người có trí thông minh nhanh có thể giải quyết mọi việc một cách nhanh chóng và hiệu quả. Điểm số không đo được khả năng này.

Sức chịu đựng với áp lực.

Không quá khó để bắt gặp những người mặc dù thông minh nhưng họ lại dễ dàng bỏ cuộc hay đầu hàng trước những áp lực thường nhật.

Ngược lại với một số người khác, họ thậm chí còn trở nên có năng lượng hơn và phát triển tốt hơn trước những áp lực. Trên thực tế, những người này có thể làm việc tốt hơn khi đối mặt với những deadline cụ thể.

Để có thể hiểu việc một ai đó có khả năng chịu đựng được áp lực hay không, nhà tuyển dụng có thể yêu cầu ứng viên mô tả một vài tình huống áp lực của họ trong công việc và cách họ xử lý chúng.

Một người có năng lực thường nói rằng họ ít khi cảm thấy quá căng thẳng, chỉ là họ đang tìm cách giải quyết vấn đề.

Những người làm việc bền bỉ.

Có những người có xu hướng làm việc nhiều hơn những người khác và phát triển bản thân mạnh hơn nhờ điều đó. Đây thường là những người chăm chú hơn, cặm cụi hơn hay thậm chí là về trễ hơn những người khác (về trễ không có nghĩa là năng suất).

Bên cạnh đó nếu quan sát bạn sẽ thấy rằng những người này ít khi theo đuổi mục tiêu cân bằng giữa công việc và cuộc sống (họ có phần ưu tiên công việc hơn mặc dù vẫn quan tâm đến bản thân và cuộc sống cá nhân).

Yêu những gì họ làm.

Một bí mật khác của những người có năng lực hay năng suất cao đó là họ yêu thích những gì họ đang làm. Mặc dù các số liệu thống kê cho thấy có đến khoảng 80% người lao động không thực sự gắn bó với công việc hay doanh nghiệp nơi họ công tác, 20% nhân sự còn lại thường yêu những gì họ đang làm.

Nhà tuyển dụng nên nhìn xa và rộng hơn ra ngoài bản CV của ứng viên.

Một trong những thách thức lớn của các nhà điều hành doanh nghiệp (CEO) hay các nhà tuyển dụng là tuyển được càng nhiều người có năng lực hay năng suất cao thì càng tốt.

Điều này đòi hỏi họ cần phải nhìn ra xa hơn những gì được thể hiện trong bản sơ yếu lý lịch (CV) của ứng viên.

Việc ai đó có điểm số cao hay thành tích trong quá khứ không thể cho bạn biết bất cứ điều gì về năng lực thực sự của họ.

Thay vào đó, điều bạn cần làm là soạn thảo kỹ các câu hỏi phỏng vấn giúp bạn tìm thấy được những người có nhiều khả năng mang lại hiệu quả nhất tại doanh nghiệp của bạn hay trong tương lai gần.

Thông thường, năng lực thực sự không nằm ở cách một ai đó thể hiện bản thân họ trong CV hay thậm chí là qua những gì họ nói. Do đó, mục tiêu quan trọng của các doanh nghiệp là cần kết hợp nhiều kỹ thuật khai thác thực tế để tự trả lời câu hỏi liệu ứng viên đó có năng lực hay mang lại nhiều giá trị thực cho doanh nghiệp của mình hay không.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

5 kỹ năng đáng học nhất năm 2022

Nhà chiến lược, nhà tương lai học người Mỹ Scott Steinberg đã đưa ra 5 kỹ năng đáng học nhất cho năm 2022 đối với cả người lớn lẫn trẻ em.

Giải quyết vấn đề.

Trong tương lai, kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp con người phát triển tư duy phản biện, sáng tạo trong công việc, đồng thời có thêm các kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết khác.

Kỹ năng này không chỉ giúp con người đưa ra giải pháp mà còn phân tích đa chiều cho cùng một vấn đề. Scott Steinberg nhận định trong thị trường thay đổi nhanh chóng, các nhà tuyển dụng cũng tìm kiếm những ứng viên có kỹ năng giải quyết vấn đề.

Lập kế hoạch chiến lược.

Các nhà tương lai học không dự đoán tương lai. Họ xác định xu hướng trong xã hội, thị trường và xem xét tác động của xu hướng đó.

Họ sử dụng tình huống “điều gì sẽ xảy ra nếu…” để giả định các chiến lược khác nhau, kết quả của chúng, từ đó, đưa ra lời khuyên nên theo chiến lược nào, đồng thời có kế hoạch dự phòng cho biến cố.

Scott Steinberg cho rằng, năm 2022, mọi người cũng nên học kỹ năng này để vạch ra hướng đi cho mình, có kế hoạch B để bảo vệ bản thân trong tương lai nhiều bấp bênh.

Đưa ra quyết định.

Scott Steinberg nhận định năm 2022 đòi hỏi con người phải đưa ra quyết định nhanh chóng, kể cả khi không có đủ thông tin và thời gian để lập kế hoạch như trước đại dịch Covid-19.

Theo ông, 99% khả năng lãnh đạo nằm ở việc sẵn sàng tiếp tục đưa ra quyết định. Do đó, mọi người cần học kỹ năng phán đoán tình huống, tin tưởng vào bản năng của mình để quyết định.

Lắng nghe.

Nghiên cứu gần đây của công ty tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey & Company chỉ ra các công ty có đội ngũ lãnh đạo đa dạng văn hóa, sắc tộc có lợi nhuận cao hơn 33% so với mặt bằng chung. Những người thành công biết cách thu hút, tiếp nhận nguồn tài năng, kỹ năng, quan điểm đa dạng. Điều này đòi hỏi khả năng lắng nghe người khác.

Làm tốt công tác hậu cần.

Cuộc sống ngày càng bận rộn. Trong tương lai, mọi người đều phải gánh vác nhiều hơn, từ việc học online, làm việc từ xa với lịch trình bận rộn đến sắp xếp hoạt động sau giờ học cho con cái. Vì thế, Scott Steinberg khuyên mọi người học cách làm tốt công tác hậu cần, biết ưu tiên thời gian vào việc gì, sử dụng tài nguyên vào đâu để mang lại hiệu quả.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Top 20 kỹ năng chiến lược Marketing quan trọng nhất

Nếu bạn đang làm Marketing hay thương hiệu và giữ các vai trò quản lý trong tổ chức, các kỹ năng mang tính chiến lược này sẽ còn trở nên quan trọng hơn.

kỹ năng chiến lược marketing
Top 20 kỹ năng chiến lược marketing quan trọng nhất

20 kỹ năng chiến lược marketing này được chia thành 5 nhóm chiến lược theo thứ tự như bên dưới:

1. Nhóm kỹ năng tư duy chiến lược marketing.

  • Trước khi có bất cứ hành động hay quyết định nào, marketer cần xem xét và đánh giá một cách toàn diện nhất về các điểm mạnh cốt lõi của thương hiệu, về người tiêu dùng, về đối thủ, về thị trường và cả về các bối cảnh kinh doanh hiện tại.
  • Suy nghĩ một cách cẩn thận về những thách thức của thương hiệu trên thị trường, đặt những câu hỏi ngược, những câu hỏi mang tính gián đoạn (những câu hỏi có thể phá vỡ mọi kết cấu kinh doanh hay chiến lược hiện có), trước khi tìm kiếm bất cứ giải pháp gì.
  • Đưa ra những quyết định thông minh dựa trên việc thấu hiểu về tầm nhìn, mục tiêu, cơ hội, sự ảnh hưởng từ phía thị trường và những kết quả về hiệu suất.
  • Đảm bảo truyền tải chiến lược một cách rõ ràng và nhất quán trên toàn bộ tổ chức để tất cả các thành viên đều có thể hiểu và thực thi hướng tới chiến lược.

2. Nhóm kỹ năng định vị thương hiệu.

  • Xác định tệp khách hàng mục tiêu, khách hàng lý tưởng, các nhu cầu của họ, đảm bảo thấu hiểu những sự thật chưa được hé lộ từ họ (customer insight) và cả những “kẻ thù” lớn nhất của họ.
  • Coi khách hàng là trọng tâm (customer centric), để từ đó tất cả những tính năng của thương hiệu đều có thể gắn kết với lợi ích (cả cảm xúc lẫn chức năng) của khách hàng.
  • Tìm kiếm những khoảng không định vị thương hiệu có thể chiến thắng trên thị trường, những định vị có thể sở hữu được, riêng biệt, phù hợp với khách hàng và sau đó truyền tải nó với một tuyên ngôn định vị cụ thể.
  • Xây dựng các ý tưởng thương hiệu, tức thương hiệu sẽ xuất hiện như thế nào tới các điểm tiếp xúc (touchpoints) với khách hàng.

3. Nhóm kỹ năng lập kế hoạch thương hiệu hay xây dựng kế hoạch truyền thông Marketing.

  • Chuyển đổi tất cả những tư duy chiến lược thành các tuyên ngôn chiến lược và vấn đề chính (key issues), đây chính là nền tảng của một bản kế hoạch thương hiệu.
  • Xây dựng chi tiết tất cả các thành phần của kế hoạch thương hiệu bao gồm: tầm nhìn, mục đích, giá trị, mục tiêu, vấn đề, chiến lược, chiến thuật.
  • Truyền tải một cách rõ ràng bản kế hoạch tới các bộ phận liên quan, như ban lãnh đạo, bộ phận bán hàng, agency, và các đối tác khác nếu có.
  • Phát triển kế hoạch thực thi (online, offline..) để hoàn thành chiến lược thương hiệu.

4. Nhóm kỹ năng thực thi marketing.

  • Kỹ năng lãnh đạo và điều hành tất cả các dự án hay hoạt động marketing như truyền thông thương hiệu, phát triển sự đổi mới, các chiến dịch quảng cáo hiệu suất, các trải nghiệm mua sắm của khách hàng, và nhiều thứ khác.
  • Xây dựng những bản tóm tắt sáng tạo và tập trung vào chiến lược (briefs), những thứ có thể khơi dậy niềm cảm hứng từ các thành viên hay đối tác có liên quan.
  • Lựa chọn và hợp tác với agency hay chuyên gia nếu có.
  • Trong quá trình thực thi, cần liên kết tất cả những yếu tố chiến lược của thương hiệu với người tiêu dùng. Hãy lưu ý đến tính nhất quán khi xây dựng thương hiệu.

5. Nhóm kỹ năng phân tích hiệu suất.

  • Người làm marketing cần thấu hiểu tất cả các nguồn kiến thức và dữ liệu của thương hiệu như: thị phần, phễu bán hàng (phễu thương hiệu), quá trình tiêu thụ sản phẩm hay dịch vụ, tình hình tài chính (lãi lỗ), những kỳ vọng, sở thích (VOC) của khách hàng.
  • Đào sâu vào phân tích dữ liệu, đưa ra những sự so sánh về mức độ hiệu quả, phát triển customer insight, từ đó xây dựng nên những câu chuyện có thể giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp.
  • Đánh giá toàn bộ tình hình kinh doanh của thương hiệu, rút ra những vấn đề cần xử lý.
  • Viết báo cáo phân tích hiệu suất để hiểu ý nghĩa của chiến lược từ các thông tin về hiệu suất bán hàng và hiệu suất trong thị trường.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Đối với các doanh nghiệp thông minh – Nâng cao kỹ năng cho nhân viên là chiến lược ưu tiên hàng đầu

Trong bối cảnh toàn cầu đang chứng kiến “cuộc di cư vĩ đại” hay “làn sóng từ chức vĩ đại”, thì việc nhân viên được trang bị thêm kỹ năng còn trở nên cấp thiết hơn.

Nâng cao kỹ năng cho nhân viên
Source: litmos

Một trong những cách tốt nhất để giữ chân nhân viên qua mọi thời kỳ: Cung cấp cho họ những kỹ năng cần thiết để thành công ở bất cứ nơi đâu.

Trong giai đoạn khi nền kinh tế suy thoái và những làn sóng nhân viên bỏ việc ở khắp mọi tổ chức trên toàn thế giới, những doanh nghiệp thông minh đang ngày càng đầu tư nhiều hơn vào việc nâng cao kỹ năng (upskilling), xem đó như là một công cụ để giữ chân và tăng cường mức độ gắn bó của lực lượng lao động nói chung.

Theo một cuộc khảo sát gần đây nhất của Amdocs, 90% số người được hỏi (1000 người lao động tại Mỹ) coi các chương trình đào tạo và nâng cao kỹ năng là một đặc điểm quan trọng của các nhà tuyển dụng tiềm năng. Đối với các nhân sự làm việc trong lĩnh vực công nghệ, con số này tăng vọt lên mức 98%.

Ông Jonathan Naymark, Tổng giám đốc của Codecademy for Business, một nền tảng đào tạo kỹ thuật B2B, cho biết: “Bằng cách đầu tư vào các hoạt động đào tạo nhân viên, các doanh nghiệp vừa có thể giúp nhân viên tiến bộ hơn trong sự nghiệp của họ vừa khó để mất họ vào tay của đối thủ hơn.”

Dưới đây là một số cách doanh nghiệp có thể tham khảo để thúc đẩy quá trình học hỏi và sự phát triển không ngừng của nhân viên.

Thích nghi với việc những nhân viên hiện tại cũng cần phải “học việc” hay có thể được đào tạo tại chỗ.

Nếu doanh nghiệp khó hoặc không thể tìm thấy những người lao động có các kỹ năng mà họ đang tìm kiếm, đã đến lúc họ nên đào tạo tại chỗ: Tích hợp những cơ hội học tập (có thể nhân viên phải trả phí) trong doanh nghiệp.

Trong khi việc họp tập tại chỗ hay học việc trước đây chủ yếu được sử dụng cho những nhân viên mới vào doanh nghiệp (tương tự như thực tập sinh hay internships), ngày càng có nhiều doanh nghiệp áp dụng cách tiếp cận này cho cả những viên vốn đã làm việc chính thức tại doanh nghiệp.

Bà Jennifer Carlson, CEO của công ty đào tạo B2B Apprenti có trụ sở tại Mỹ, nói rằng trong khoảng thời gian vừa qua, số lượng doanh nghiệp sử dụng hình thức học việc để đào tạo lại kỹ năng cho nhân viên đã tăng trưởng với mức rất đáng kể.

Khoảng 20% các công ty hợp tác với Apprenti để triển khai các khóa học việc của riêng họ sử dụng các chương trình để đào tạo lại kỹ năng cho nhân viên, tăng từ mức chỉ khoảng 5% trước đại dịch.

Mặc dù những nhân viên được đào tạo cuối cùng có thể rời doanh nghiệp để gia nhập vào một doanh nghiệp khác, nhiều chuyên gia cho rằng đây là một rủi ro “có thể chấp nhận được” và mặt khác, những nhân viên này vẫn có xu hướng ở lại doanh nghiệp lâu hơn so với các nhân viên khác (không được đào tạo).

Tạo ra những con đường mới để tăng trưởng thông qua sự thúc đẩy của giáo dục.

Một cách khác để đảm bảo nhân viên ở lại doanh nghiệp lâu hơn và gắn bó hơn đó là: Đầu tư vào việc học tập liên tục. Đây cũng là mục đích chính của nền tảng Teams+ được ra mắt gần đây của Codecademy, nền tảng cho phép các doanh nghiệp tùy chỉnh các khóa đào tạo sao cho phù hợp với nhân viên của họ.

Mặc dù những chương trình đào tạo này có thể tạo ra những bước chuyển mình quan trọng cho cả nhân viên lẫn doanh nghiệp, người sử dụng lao động không nhất thiết phải coi đào tạo và giáo dục như là một phương tiện để đạt được một mục đích cụ thể nào đó.

Thay vào đó, doanh nghiệp nên bắt đầu nghĩ về giáo dục như là một phần của hành trình phát triển và giữ chân nhân viên, nó là chất xúc tác để làm cho mối quan hệ giữa nhân viên với doanh nghiệp trở nên bền chặt hơn.

Một lợi ích khác của việc học tập liên tục đó là nó có thể ngăn chặn sự nhàm chán trong nhân viên, vì người lao động có thể triển khai và áp dụng các kỹ năng mới thay vì cứ mãi lòng vòng với các công việc hay kỹ năng cũ.

Đừng khiến cho việc học tập trở thành các bài tập về nhà tẻ nhạt.

Nhân viên của bạn về cơ bản luôn muốn nâng cao kỹ năng của họ để họ có thể tiến bộ hơn trong sự nghiệp của mình, tuy nhiên, điều quan trọng là việc nâng cao các kỹ năng không giống như các công việc làm thêm hay tăng ca ngoài giờ.

Bà Celia Dorr, giám đốc nhân sự của Contentsquare, một công ty chuyên về phân tích trải nghiệm số cho biết việc thúc đẩy các lựa chọn giáo dục là rất quan trọng. Trong năm qua, Contentsquare đã hợp tác với LinkedIn Learning, một nền tảng giáo dục mà nhân viên có thể truy cập và học trực tiếp qua video.

Dù cho bạn chọn nền tảng nào, các nhà lãnh đạo nên yêu cầu nhân viên nhắm đến các mục tiêu nghề nghiệp cụ thể của họ và giúp họ hiểu các loại kỹ năng nào có thể giúp họ đạt được các mục tiêu đó.

Suy cho cùng, tất cả các hoạt động này của doanh nghiệp đều nhằm nỗ lực tạo ra một nền văn hóa doanh nghiệp “bền vững” thông qua giáo dục, nhân viên nên được coi là tài sản của doanh nghiệp và hiển nhiên khi bạn đầu tư vào tài sản, chúng trở nên có giá trị hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Đây là những kỹ năm mềm mà tất cả các nhà lãnh đạo hiện đại cần có

Các nghiên cứu cho thấy, các nhà lãnh đạo thế hệ mới cần có những kỹ năng như lắng nghe chủ động, sự đồng cảm và sự chăm chú đến mức cao độ.

Đây là những kỹ năm mềm mà tất cả các nhà lãnh đạo hiện đại cần có
Source: Pexels

Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WeForum), để có được vị thế tốt hơn với các cơ hội tốt hơn trong thế giới ngày nay, các CEO nên dành ít thời gian hơn cho các bài thuyết trình với hàng tá slide của họ và thay vào đó tập trung nhiều hơn vào kỹ năng lắng nghe (listening skills) của họ.

Theo một nghiên cứu gần đây của một nhóm gồm các nhà nghiên cứu, bao gồm Giáo sư Raffaella Sadun và Joseph Fuller của Trường Kinh doanh Harvard: Các doanh nghiệp đang ngày càng tìm kiếm những nhà lãnh đạo có kỹ năng tốt về mặt xã hội chứ không phải những người có khả năng nói chuyện một cách trôi chảy.

Những nhà lãnh đạo ngày nay cần biết lắng nghe một cách thấu cảm, hoan nghênh các ý kiến đóng góp và tận dụng sức mạnh tổng thể của toàn bộ tổ chức.

Giáo sư Sadun cho biết thêm: “Nhu cầu về các kỹ năng xã hội (social skills) đang tăng lên trong mọi ngành kinh tế.”

Trước bối cảnh này, các công ty săn đầu người và các nhà tuyển dụng của doanh ngiệp muốn những ứng viên có các kỹ năng mềm như:

  • Chủ động lắng nghe người khác.
  • Đồng cảm với những trải nghiệm của người khác.
  • Thuyết phục mọi người cùng hướng tới mục tiêu chung của tổ chức.
  • Và giao tiếp một cách rõ ràng (hay như Giáo sư Sadun nói, “là cách giao tiếp có thể chạm vào trái tim của người nghe”).

Nghiên cứu cho thấy những nhân viên hay nhà lãnh đạo chứng minh được năng lực giao tiếp giữa các cá nhân tốt hơn có xu hướng được ưu tiên hơn, đặc biệt là tại các tổ chức lớn, đa quốc gia và đa văn hoá.

Khi các nhà lãnh đạo đang phải đối mặt với một thế giới làm việc phức tạp hơn, mơ hồ hơn và được thúc đẩy bởi yếu tố công nghệ, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng nhu cầu về kỹ năng điều hành (Executive Skills) cũng sẽ trở nên quan trọng hơn.

Các nhà quản lý ở mọi cấp độ đều cần có kỹ năng xã hội.

Các giáo sư Sadun, Fuller, cùng với các đồng tác giả là Stephen Hansen của Trường Kinh doanh Imperial College tại London, và Tejas Ramdas của Đại học Cornell, đã phân tích 4.622 lượt tìm kiếm cho các vị trí điều hành được thực hiện từ 3.794 doanh nghiệp từ năm 2000 đến năm 2017.

Nghiên cứu cho thấy có khoảng 43% các tìm kiếm dành cho vị trí CEO, 36% dành cho CFO và phần còn lại dành cho các vị trí quản lý hàng đầu khác.

Qua nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã định nghĩa kỹ năng xã hội là quá trình tương tác với mọi người, lắng nghe, thuyết phục và đồng cảm với người khác, đồng thời, họ cũng cần nhận thức được các phản ứng (nếu có) của người khác và thấu hiểu lý do tại sao họ lại phản ứng như vậy.

Trong khi các tập đoàn lớn trên toàn cầu vẫn yêu cầu các ứng viên ở các vị trí điều hành hàng đầu phải có các kỹ năng cứng cụ thể, chẳng hạn như chuyên môn tài chính, kinh nghiệm hành chính và vận hành, kiến ​​thức về kỹ thuật, nhu cầu về những kỹ năng xã hội vẫn không thay đổi hoặc có xu hướng giảm trong những năm gần đây.

Ngược lại, loại kỹ năng này ngày càng được quan tâm nhiều hơn.

Cả môi trường lẫn các công việc phức tạp đòi hỏi những kỹ năng mới.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng nhu cầu về kỹ năng xã hội phụ thuộc vào quy mô của các doanh nghiệp, sự đa dạng hóa về địa lý và văn hoá của lực lượng lao động.

Các doanh nghiệp lớn hơn có nhiều khả năng đưa các kỹ năng xã hội vào các yêu cầu tuyển dụng hàng đầu của họ.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng khi các doanh nghiệp yêu cầu nhân viên có kỹ năng công nghệ thông tin (IT), khoảng 5,2 đến 6,3% trong số họ cũng được yêu cầu về các kỹ năng xã hội khác.

Giáo sư Sadun nói: “Khi môi trường làm việc hay công việc trở nên phức tạp hơn, các tổ chức lớn hơn đang yêu cầu nhiều hơn về kỹ năng và kiến thức.”

Các thế hệ CEO cũ trước đây có thể chỉ cần một vài người cố vấn hay đơn giản là đơn phương đưa ra quyết định, nhưng các nhà lãnh đạo mới ngày nay đòi hỏi phải thu thập nhiều ý kiến ​​đóng góp hơn và đa dạng hơn để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.

Những thay đổi rộng rãi về bản chất công việc đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu đòi hỏi các năng lực quản lý khác nhau, đặc biệt là ở các cấp lãnh đạo cao nhất của tổ chức.

Các kỹ năng xã hội có thể được dạy không?

Nhu cầu ngày càng tăng của các kỹ năng xã hội cho thấy rằng các năng lực xã hội căn bản hiện đang đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của các tổ chức lớn và phức tạp.

Tuy nhiên, vẫn chưa có số liệu rõ ràng về việc các kỹ năng xã hội hiện có trên thị trường lao động có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng này hay không.

Hay nếu không thì liệu họ có được đào tạo hay các kỹ năng này có thể được dạy lại hay không. Các nhà nghiên cứu cho biết cần phải nghiên cứu thêm về việc liệu các kỹ năng xã hội quan trọng có thể học được hay không, liệu chúng vốn là duy nhất đối với một số cá nhân nào đó, hay đó là sự kết hợp của cả hai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Chinh phục Jeff Bezos chỉ với hai câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng

Hồi đầu tháng 11, trên trang cá nhân của mình, Ann đã chia sẻ câu chuyện lần đầu đi xin việc và được Jeff Bezos tuyển dụng năm 2002.

Chinh phục Jeff Bezos chỉ với hai câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng
Ann Hiatt từng là đối tác điều hành kinh doanh (executive business partner) cho ông chủ Amazon Jeff Bezos. Ảnh: CNBC.

Ann Hiatt từng làm việc tại Thung lũng Silicon 15 năm, là đối tác điều hành kinh doanh (executive business partner) cho ông chủ Amazon Jeff Bezos, Marissa Mayer (Yahoo) và Eric Schmidt (Google).

Hiện cô đã thành lập một công ty tư vấn, chia sẻ kiến thức đã học được tại Amazon, Google cho khách hàng là CEO của các doanh nghiệp khắp thế giới.

Hồi đầu tháng 11, trên trang cá nhân của mình, Ann đã chia sẻ câu chuyện lần đầu đi xin việc và được Jeff Bezos tuyển dụng năm 2002.

Ann Hiatt lớn lên ở Redmond, Washington. Cha mẹ của bạn bè cô hầu hêt là lãnh đạo trong những tập đoàn công nghệ.

Trong mắt cô, dù kiếm được nhiều tiền, họ có cuộc sống không vui vẻ, hạnh phúc nên quyết định nộp đơn vào ngành kinh doanh chứ không phải khoa học máy tính như các bạn.

Tốt nghiệp đại học, Ann Hiatt gửi CV ứng tuyển vị trí trợ lý cấp thấp ở Amazon. Lúc đó cô không có mối quen biết nào trong công ty, không có bằng khoa học máy tính và hoàn toàn không có kinh nghiệm làm việc cho một CEO nên đã sẵn sàng cho việc bị loại.

Ann Hiatt lần lượt vượt qua hàng loạt vòng phỏng vấn, bao gồm cả phỏng vấn trực tiếp với các quản lý cấp cao.

Vài tháng sau, Ann Hiatt không nhận được bất cứ hồi âm nào và bắt đầu mất hy vọng. Một ngày đầu tháng 10/2002, một nhân viên tuyển dụng của Âmzon gọi điện đề nghị cô tham gia vòng phỏng vấn tiếp theo. Người gọi điện hứa đây là cuộc phỏng vấn cuối cùng. Tuy nhiên, người này không tiết lộ người phỏng vấn lần này là Jeff Bezos.

Ann Hiatt cảm thấy thoải mái khi bước vào buổi phỏng vấn. Khi cô đang ngồi trong phòng, Jeff Bezos bước vào.

Ông bắt đầu cuộc phỏng vấn bằng cách hứa sẽ chỉ hỏi hai câu và đầu tiên sẽ là một câu hỏi vui. Bezos mở một cây bút và viết lên bảng: “Ta sẽ làm toán. Tôi muốn cô tính số ô cửa kính ở thành phố Seattle”.

Ann Hiatt cảm thấy choáng váng. Cô cố gắng trấn tĩnh lại và nhắc bản thân nghĩ về lý do Bezos hỏi cô câu hỏi đó. Cô đoán, ông ấy muốn xem cách tư duy của mình và có lẽ muốn cô chia nhỏ một vấn đề phức tạp thành những bước dễ xử lý hơn.

Ann bắt đầu trả lời câu hỏi của Bezos bằng cách ước lượng số cư dân của Seattle là một triệu người (con số gần với thực tế), với mục đích làm con số tròn hơn.

Sau đó, cô nói rằng trung bình mỗi cư dân sẽ có một ngôi nhà, một chiếc xe hơi và một văn phòng hoặc trường học – tất cả đều có cửa kính. Vì vậy, cô đề nghị tính toán dựa trên mức trung bình đó.

Trong quá trình trao đổi với Benzos và nhìn ông điền các con số vào bảng trắng, Ann có cảm giác thời gian trôi qua dài như cả thế kỷ. Cô hồi hộp khi ông viết những dòng cuối cùng và nói: “Con số này dường như đúng”.

Sau đó, Benzos hỏi Ann câu hỏi thứ hai: “Mục tiêu nghề nghiệp của cô là gì?”. Ann nói, Amazon là một công ty đầy tham vọng nó đã được chứng thực.

Điểm mạnh của Amazon ở các lĩnh vực mà cá nhân cô muốn bản thân mình phát triển. Cô giải thích không biết một trợ lý sẽ phải làm những gì nhưng hiểu sự quan trọng của việc luôn dám dấn thân và mạo hiểm.

Ann cho biết đến giờ, cô hiểu tại sao đó là hai câu hỏi duy nhất của Bezos. “Ông ấy tìm cách đo lường tiềm năng của tôi thông qua việc đặt ra những câu hỏi thăm dò xem tôi có đủ can đảm để chạy theo tốc độ của ông ấy hay không”, Ann nói. Vào cuối cuộc phỏng vấn, cả hai đều nhất trí rằng Ann còn non kinh nghiệm và cần nỗ lực rất nhiều.

Sau cuộc phỏng vấn, Bezos chỉ cho cô một chiếc bàn cách chỗ ông ngồi ba bước chân. Đó là bàn làm việc gần Bezos nhất ở Amazon.

Sau nhiều năm Ann mới hiểu lý do vì sao Bezos lại dành cho cô một cơ hội lớn như vậy. “Ông ấy muốn những người cận kề mình làm việc không cần hối thúc.

Ông ấy đã tạo ra những con người đầy tham vọng, sáng tạo và quyết tâm, bù đắp cho những sự thiếu hụt về chuyên môn”, cô nói.

Ann Hiatt cho biết kể từ kinh nghiệm tuyển dụng này, cô luôn hướng đến việc trở thành người cần được kìm hãm chứ không phải bị thúc giục.

Cô cũng tìm kiếm những người có khả năng truyền cảm hứng, thách thức cô làm những điều vượt xa khả năng hiện tại của bản thân. Điều đó giúp Ann tìm thấy sự hài lòng trong đời sống công việc, hơn bất cứ điều gì khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Nếu muốn tăng lương – Tôi nên làm gì?

Được trả lương tương xứng với kinh nghiệm, năng lực của bạn là một phần vô cùng quan trọng trong công việc.

Nếu muốn tăng lương - Tôi nên làm gì?
Source: ShutterStock

Điều này vừa thể hiện sự công bằng, vừa là động lực phát triển trong tương lai. Đàm phán đề nghị tăng lương sao cho phù hợp, đúng chừng mực và được chấp thuận là không dễ dàng. Dưới đây là những gì bạn cần suy ngẫm và lập luận hợp lý để thuyết phục cấp trên.

Cân nhắc thời điểm.

Bạn cần xem xét thời điểm phù hợp với tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của công ty cũng như với cuộc trò chuyện diễn ra. Hãy cân nhắc về những gì đang diễn ra tại giai đoạn này.

Nếu đó là khoảng thời gian mọi người đang gặp khó khăn trong kinh doanh, không thu được nhiều lợi nhuận và chịu đựng nhiều tác động tiêu cực từ khủng hoảng kinh tế hay giảm tốc độ tăng trưởng do covid-19, bạn có thể không nên đề nghị tăng lương vào lúc này.

Thêm vào đó, nếu cấp trên công ty bạn đang giải quyết các vấn đề như sa thải, điều chỉnh lại bộ máy công ty hoặc đang giải quyết các bê bối liên quan, bạn cần kiên nhẫn đợi thêm một thời gian khi mọi chuyện ổn thỏa hơn.

Người sáng lập của Salary Coaching.com, ông Olivia Jaras,  cho biết: “Có lẽ đây là lúc bạn cần đồng cảm với anh ấy hoặc cô ấy, xây dựng sự tin cậy. Điều đó có thể tạo tiền đề cho một cuộc đàm phán trong một vài tháng nữa, như vậy sẽ tốt hơn cho bạn”.

Xem xét lại công việc của mình.

Thỏa thuận tăng lương yêu cầu bạn phải đưa ra được những lý do hợp lý, khách quan và thuyết phục thì mới nhận được sự chấp thuận.

Xem xét lại công việc của bạn đồng nghĩa với việc tìm hiểu vị thế, mức lương của nó trên thị trường lao động, về khối lượng công việc bạn nhận được mỗi ngày, biểu hiện hay giá trị đóng góp của bạn cho công ty, và cả những đánh giá, nhận xét của đồng nghiệp, cấp trên về bạn trong thời gian qua.

Có sự tìm hiểu kỹ một lần nữa về sơ yếu lý lịch bản thân cũng như mô tả yêu cầu công việc của vị trí bạn sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện về những gì bạn đang làm.

Khi đó, bạn sẽ biết được trong quá trình làm việc, kinh nghiệm và kiến thức, kỹ năng của bạn được nâng cao hơn trước như thế nào, được đào tạo thêm những khía cạnh khác ra sao.

Thấu hiểu quan điểm của cấp trên.

Khi tất cả thông tin tìm hiểu về tình hình công ty cũng như bản thân bạn một cách cụ thể, tường tận, đồng nghĩa với việc bạn đã bước đầu hoàn thành những hành trang đầu tiên. Ở bước tiếp theo, bạn phải thấu hiểu quan điểm của cấp trên, tức là những nhận định và ánh nhìn của cấp trên về bạn, đứng ở vị trí của họ.

Đứng ở khía cạnh này, bạn có thể liệt kê ra được những nguyên do mà họ có thể từ chối tăng lương cho bạn từ đó bạn chuẩn bị được sự phản hồi, phản biện của mình để thuyết phục họ. Dự đoán những gì sẽ xảy ra trong cuộc đối thoại sẽ giúp bạn tìm được hướng giải quyết trước khi nó xảy ra và đối phó với nó hiệu quả.

Giữ thái độ chuyên nghiệp.

Tránh những ý kiến, quan điểm mang tính cá nhân đồng thời luôn giữ thái độ tích cực, biết bày tỏ nhưng cũng biết lắng nghe và tôn trọng phản hồi của đối phương.

Một lý do có thể không được cảm thông như bạn phải nuôi 5 đứa trẻ và bạn cần một khoản thu nhập lớn hơn để chăm lo cho chúng tốt hơn, hay sự bấp bênh trong mức lương giữa bạn và đồng nghiệp.

Mặc dù những lý do này có thể thực sự tồn tại trong cuộc sống thực của bạn, nhưng đây không phải là nguyên nhân đề nghị tăng lương hợp lý và chuyên nghiệp.

Bạn nên khai thác lý do đến từ năng lực bản thân hay khối lượng công việc, những giá trị bạn đã đóng góp vào công ty.

Suy nghĩ hướng đi lâu dài.

Đàm phán đề nghị tăng lương không phải lúc nào cũng như mong đợi và bạn nên chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Nhận được câu trả lời “Không” là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Điều quan trọng là bạn biết cách chấp nhận một cách tích cực và suy nghĩ về những gì mình cần cải thiện để hướng đến kết quả tốt hơn trong tương lai.

Hãy kết thúc cuộc đối thoại với cấp trên bằng thái độ tích cực như lời cảm ơn và nụ cười. Và cũng thể hiện với họ rằng bạn vẫn giữ năng suất làm việc bình thường và thậm chí tốt hơn, đóng góp nhiều hơn chứ không vì điều này mà chán nản.

“Bạn phải có chiến lược về cách bạn tiến hành cuộc thảo luận đó”, Alex Twersky, người đồng sáng lập Resume Deli, một công ty dịch vụ sơ yếu lý lịch và sự nghiệp cho biết.

“Bạn không nên quá khắt khe. Bạn cần trở nên chuyên nghiệp, kiên nhẫn, hợp tác và xây dựng. Đây cũng có thể là một cơ hội để bạn yêu cầu phản hồi và suy nghĩ về những kỹ năng bạn có thể cải thiện để có thể nhận được một cơ hội tăng lương khác tốt hơn”, Alex Twersky nói.

Tóm lại, bạn cần phải có sự chuẩn bị chu đáo từ những gì bản thân sở hữu, cho đến những lập luận và lời cần nói lúc đề nghị tăng lương. Điều quan trọng nhất bạn cần cân nhắc vẫn chính là những giá trị đóng góp của bạn vào sự phát triển và đi lên của công ty.

Tăng lương đồng nghĩa với tăng trách nhiệm, tăng nỗ lực và tăng hiệu suất công việc sao cho tương xứng với giá trị, phù hợp với vai trò trong công ty.

Vì vậy, dù kết quả của việc tăng lương là lời từ chối, bạn cũng hãy cố gắng hoàn thiện bản thân, trau dồi thêm nhiều kiến thức, kỹ năng để thành công hơn trên con đường sự nghiệp của mình

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Tại sao sự đồng cảm là kỹ năng quan trọng hàng đầu của các doanh nhân

Bằng cách thể hiện và rèn luyện sự đồng cảm, bạn sẽ thấu hiểu được cảm xúc của nhân viên và có thể thực hiện những thay đổi cần thiết để tạo ra lực lượng lao động hạnh phúc và năng suất hơn.

Tại sao sự đồng cảm là kỹ năng quan trọng hàng đầu của các doanh nhân

Từ “làn sóng bỏ việc” đang gia tăng trên phạm vi toàn cầu đến các cuộc xung đột giữa các cá nhân tại nơi làm việc, cũng như sự chia rẽ chính trị ngày một dâng cao, rõ ràng sự đồng cảm đang trở nên “khan hiếm” hơn bao giờ hết.

Sự đồng cảm là một đặc điểm, một dấu hiệu quan trọng trong không gian kinh doanh, do tính gần gũi và hợp tác của nó. Khi bạn làm việc lâu dài với một người, khả năng đồng cảm của bạn với họ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất của cả bạn lẫn họ.

Bằng cách thể hiện và thực hành sự đồng cảm, bạn thực sự cảm nhận được những gì người khác đang cảm nhận đồng thời hiểu được những cảm xúc đó ở mức độ trí tuệ cao nhất.

Sự đồng cảm là gì và… không phải là gì.

Đồng cảm (Empathy) là khả năng xác định, thấu hiểu và chia sẻ những cảm xúc hay suy nghĩ của người khác một cách gần gũi nhất. Nó không giống như sự cảm thông (sympathy), khi bạn cảm thấy lo lắng hoặc thương hại người khác.

Sự đồng cảm đòi hỏi việc chia sẻ một quan điểm chung và thực sự thấu hiểu về các phản ứng cảm xúc cụ thể của một người nào đó.

Các nhà tâm lý học đã xác định 3 kiểu đồng cảm khác nhau gồm:

  • Đồng cảm về nhận thức là khả năng phân biệt các trạng thái cảm xúc khác nhau ở người khác.
  • Đồng cảm về cảm xúc là cảm nhận một số điều mà người khác đang cảm thấy; và
  • Đồng cảm động lòng trắc ẩn là khi bạn biết người kia đang cảm thấy gì, tự mình trải qua cảm xúc đó và mong muốn được thực hiện một số hành động cụ thể để giúp người đó cảm thấy tốt hơn.

Mặc dù mỗi hình thức đồng cảm đều có thể giúp bạn trở thành chủ doanh nghiệp, doanh nhân hay những người nhân viên tốt hơn, sự đồng cảm động lòng trắc ẩn nói riêng là sự đồng cảm ở mức độ kết nối sâu sắc nhất.

Tại sao sự đồng cảm là kỹ năng quan trọng hàng đầu cho các doanh nhân.

Nhân viên đang ngày càng cảm thấy áp lực và căng thẳng hơn với mọi thứ, họ bị đánh giá thấp và thậm chí là bị coi thường. Đây cũng là một phần lý do dẫn đến làn sóng từ chức vĩ đại trên toàn cầu trong thời gian gần đây.

Sự đồng cảm xuất phát từ các cấp lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp giúp giảm bớt những vấn đề này, từ đó nhân viên sẽ ít có khả năng bỏ việc hơn, gắn bó hơn và có thể thực hiện công việc tốt hơn.

Đồng cảm giúp quá trình tương tác giữa cá cá nhân trong đội nhóm trở nên gẫn gũi và hiệu quả hơn, cải thiện sự gắn bó của nhân viên đồng thời phát triển lòng trung thành của nhân viên đối với doanh nghiệp.

Cuối cùng, sự đồng cảm cũng có thể giúp bạn đánh giá các phản ứng cảm xúc của người khác đối với một vấn đề liên quan đến công việc một cách khách quan hơn, để từ đó bạn xử lý tình huống nhạy bén hơn.

Phát triển sự đồng cảm tại nơi làm việc.

Nếu sự đồng cảm hiện không có sẵn trong tổ chức hay doanh nghiệp của bạn, hãy bắt đầu thử xây dụng và thực hành nó. Cũng giống như việc phát triển bất cứ kỹ năng nào khác, sự đồng cảm cũng cần được phát triển thông qua một loạt các bước thực hành thường xuyên.

Để thực hành sự đồng cảm, hãy thử các bước sau từ tạp chí Psychology Today:

  • Hãy xem xét một người mà bạn biết khá rõ và đã trò chuyện với họ trong thời gian gần đây. Đây có thể là một nhân viên, một thành viên trong gia đình của bạn, một giám đốc điều hành hoặc chỉ đơn thuần là một người bạn.
  • Bạn mô tả tính khí hay tâm trạng của họ đã thể hiện như thế nào trong vài ngày qua?
  • Tiếp theo, bạn nên suy nghĩ về những nguyên nhân (tiềm ẩn) dẫn đến các trạng thái tâm trạng đó. Điều gì đã xảy ra trong cuộc sống của họ, điều có thể khiến họ rơi vào những trạng thái cảm xúc (tích cực hoặc tiêu cực) đó?
  • Bạn có thể đang đóng vai trò gì trong những diễn biến cảm xúc của họ?
  • Bạn có thể đặt mình vào vị trí của họ và thử cảm nhận hiện tại họ đang cảm thấy như thế nào không?
  • Cuối cùng, hãy cân nhắc xem bạn có thể làm gì để giúp họ cải thiện?

Bằng cách dành một chút nhỏ thời gian cho những câu hỏi hay bài tập đơn giản này hàng ngày, bạn cảm thấy sự đồng cảm trong mình sẽ bắt đầu phát triển một cách tự nhiên.

Bày tỏ sự đồng cảm.

Tại sao sự đồng cảm là kỹ năng quan trọng hàng đầu của các doanh nhân

Về cơ bản, chúng ta có thể thể hiện và thực hành sự đồng cảm trong bất kỳ bối cảnh nào, dù cho trong bối cảnh kinh doanh hay cuộc sống, tuy nhiên tại nơi làm việc, việc bạn thể hiện phải thực sự tinh tế.

Đặt một câu hỏi mở là một trong những cách hay để khiến người khác cảm thấy được lắng nghe và có giá trị, đặc biệt khi người đang hỏi là các nhà lãnh đạo.

Những câu hỏi đầy sự quan tâm của bạn cho biết bạn đang tham gia vào cuộc thảo luận, rằng bạn đang lắng nghe và rằng bạn quan tâm đến việc giải quyết các vấn đề một cách công bằng.

Bày tỏ sự đồng cảm giúp bạn thể hiện ý định và nỗ lực của mình, để từ đó bạn có thể hiểu người khác một cách đầy đủ hơn. Một số câu bạn có thể sử dụng để thực hành điều này:

  • “Bạn cảm thấy thế nào…về những gì vừa xảy ra?”
  • “Tôi rất tiếc khi phải nghe điều đó….”
  • “Tôi nghĩ rằng tôi cũng sẽ cảm thấy như vậy trong tình huống đó…”
  • “Tôi có thể làm gì để giúp giúp bạn không…”
  • “Bạn có muốn chia sẻ rõ hơn về điều này không? Tôi rất muốn nghe…”

Một vài cách đơn giản khác để bạn có thể thực hành sự đồng cảm.

Ngoài việc sử dụng những câu hỏi mở, bày tỏ lòng biết ơn và sự quan tâm, bạn cũng có thể thử các cách sau:

  • Lắng nghe tích cực: Đặt câu hỏi mở chỉ là bước đầu tiên. Bạn cũng cần phải hoà nhập với người đối diện bằng cách tích cực lắng nghe họ khi họ trả lời. Hạn chế ngắt lời khi họ đang nói. Thay vào đó, hãy để họ thoải mái thể hiện quan điểm của mình.
  • Ưu tiên sức khỏe của nhân viên: Không có gì tốt hơn việc thể hiện sự đồng cảm của bạn với các thành viên bằng cách coi sức khoẻ của họ là sự ưu tiên hàng đầu của bạn. Hãy thường xuyên tổ chức các chương trình giúp nhân viên của bạn duy trì sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần.
  • Hạn chế sự vội vàng khi phát xét: Là một doanh nhân, bạn thường bị áp lực khi phải đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, trong những tình huống cá nhân hơn, sự đồng cảm yêu cầu bạn tiếp cận vấn đề một cách chậm rãi và sâu sắc hơn.
  • Nhận phản hồi từ người khác: Các nhà lãnh đạo thường e ngại việc nhận phản hồi từ các nhân viên của họ, nhưng trên thực tế, việc lắng nghe phản hồi là một trong những cách hiệu quả nhất để hiểu những gì đang diễn ra. Hãy tiếp nhận ý kiến ​​phản hồi từ đồng nghiệp hoặc các thành viên đáng tin cậy khác về mức độ bạn đang thể hiện sự đồng cảm.

Đặt bản thân bạn vào tình cảnh của người khác.

Trong nhiều trường hợp, chỉ cần một chút đồng cảm cũng có thể giúp bạn tạo ra một nơi làm việc tích cực, hiệu quả và gắn kết hơn. Hãy thực hành lắng nghe tích cực, đặt câu hỏi mở và thực hành sự thấu cảm với mọi người.

Bạn sẽ sớm nhận thấy rằng, lực lượng lao động của mình sẽ ngày một hạnh phúc hơn, hoà nhập hơn và đóng góp nhiều hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Để thay đổi tư duy – Chúng ta cần thay đổi góc nhìn

Một phần của suy nghĩ khác biệt đó là học cách để nhìn nhận khác biệt.

Để thay đổi tư duy - Bạn cần thay đổi góc nhìn
Michael Blann/Getty Images

“Think Different”, câu slogan của Apple từ năm 1997 là một trong những câu nói truyền cảm hứng mạnh nhất về tính sáng tạo và đổi mới trong doanh nghiệp. Rõ ràng, đó là lời khuyên cho tất cả những ai đang tìm cách làm mới thương hiệu hay thậm chí là cho cả những nhà sáng tạo nội dung nói chung.

Tuy nhiên, liên quan đến việc suy nghĩ khác đi trong các cuộc cách mạng của những ý tưởng và sản phẩm mới, người ta cũng có các cách nhìn khác.

Những nhà sáng tạo, nhà đổi mới và doanh nhân vĩ đại nhất nhìn thế giới theo những cách khác với cách nhìn của nhiều người trong chúng ta. Và đây là lý do tại sao họ nhìn thấy những cơ hội trong khi người khác thì không.

Có một câu chuyện về vị kỹ sư người Thụy Sĩ, George de Mestral, ông đã quyết định nghiên cứu về môt loại hạt từ một gốc cây khi nó vô tình bám vào quần áo của ông trong quá trình ông đi dạo trong rừng.

Ông lấy kính hiển vi ra và thấy rằng thiên nhiên đã thiết kế ra những các móc trên loại hạt đó, điều đã khiến nó dễ dàng bám chặt vào quần áo của ông.

Một giải pháp thay thế mới cho việc móc những đồ vật đã được ra đời từ đây và thậm chí là ngày nay, nhiều quốc gia còn có cả những đơn vị mô phỏng sinh học, chuyên nghiên cứu về bắt chước tự nhiên để giải quyết các vấn đề của con người.

Rõ ràng là, sẽ không có ý tưởng nào nảy sinh nếu vị kỹ sư này vội rũ bỏ những gì vướng víu trên quần áo của ông, xem đó là một sự phiền phức thay vì sự tò mò hay hiếu kỳ.

Nhà toán học vĩ đại người Pháp Blaise Pascal từng nói: “Những bộ óc nhỏ bé quan tâm đến những bộ óc phi thường hay những bộ óc vĩ đại với những điều bình thường nhất”.

Hãy quan tâm hay nhìn những gì gần gũi nhất với chung ta, nhưng hãy nhìn nó theo những cách khác biệt nhất, để học được nhiều nhất.

Nếu bạn là doanh nhân hay người làm kinh doanh nói chung – bạn cần ngừng việc nhìn thế giới theo những cách quen thuộc và bắt đầu nhìn nó theo những cách không quen thuộc và thậm chí là lạ lẫm nhất.

Khi chúng ta nhìn thế giới, chúng ta không nên chỉ đơn giản là nhìn nhận mà hãy xem xét với một ý đồ có chủ ý khác. Không chỉ đặt hay gọi tên cho những gì vốn có xung quanh chúng ta, mà hãy nghĩ ra những cái tên mới.

Không chỉ xem xét tổng thể, mà hãy chia nhỏ mọi thứ thành nhiều mảnh. Những kỹ thuật tưởng chừng như đơn giản này có thể giúp chúng ta nhìn ra con đường hay đích đến của chúng ta theo những cách rất mới và trở nên nhẹ nhõm hơn.

Sherlock Holmes đã từng nói một câu nói rất nổi tiếng: “Đúng, bạn thấy nó, nhưng bạn không quan sát nó. Nó quá khác biệt phải không”.

Nhà tâm lý học kiêm nhà văn Maria Konnikova cũng có quan điểm liên quan đến vấn đề này: “Để việc quan sát có hiệu quả, bạn phải học cách tách biệt các tình huống ra khỏi các diễn giải, tách biệt bản thân bạn ra khỏi những gì bạn đang thấy.”

Bộ não của chúng ta vốn được thiết kế để ngăn cản chúng ta khỏi việc phải chú ý quá nhiều thứ. Các tế bào thần kinh sẽ ngừng hoạt động khi chúng có đủ thông tin về một thứ gì đó.

Và thói quen không phải khi nào cũng là “bạn” của chúng ta. Chúng ta cần nỗ lực không chỉ để nghĩ khác, mà còn để nhìn khác, xem đây như là một cách để chống lại những xu hướng có sẵn trong não bộ, vốn đang chìm đắm với những trải nghiệm quen thuộc.

Cho dù bạn đang là kỹ sư, bác sỹ, doanh nhân hay nhà sáng tạo thì việc tìm ra những hiểu biết sâu sắc mới nhằm thay đổi thế giới là công việc ưu tiên hàng đầu cần nên làm.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Làm sao để biết bản thân thực sự thích hay đam mê điều gì?

Làm sao để biết bản thân thực sự thích gì? Bài viết dưới đây đề cập đến một vài câu hỏi mà bạn có thể tự hỏi chính mình, góp phần giúp bạn nhận ra bản chất của vấn đề, thấu hiểu đam mê, niềm yêu thích của bản thân.

Làm sao để biết bản thân thực sự thích hay đam mê điều gì?
Source: HBR

Hiện nay, ở một bộ phận giới trẻ Việt Nam đang rơi vào tình trạng không biết và không xác định được đam mê của bản thân.

Bởi càng đứng trước nhiều lựa chọn, chúng ta càng bối rối và mất định hướng không biết đâu mới là hướng đi phù hợp với đam mê cũng như năng lực của chính mình.

Chính điều đó đã đặt ra rất nhiều thách thức đối với những bạn trẻ sắp bước vào giảng đường đại học, những sinh viên sắp bước vào thị trường lao động và cả những người lao động đang hằng ngày xoay sở trong vòng quay tấp nập của cuộc sống.

Xác định sở thích, đam mê của bạn?

Đây là một câu hỏi rất quen thuộc mà có thể bạn đã nghe rất nhiều trong cuộc sống hay trong những buổi phỏng vấn của nhà tuyển dụng, nhưng chúng ta ở đây sẽ không nói về vai trò, tầm quan trọng cũng như ý nghĩa khi trả lời câu hỏi này.

Thay vào đó, bài viết này sẽ gợi ý cho bạn cách trả lời thành thật nhất với bản thân về đam mê và niềm yêu thích thực sự.

Có thể thấy không phải ai trong chúng ta cũng có thể xác định ngay từ đầu bản thân mình thích gì, có những người phát hiện ra đam mê từ rất sớm và sống cuộc đời huy hoàng với nó, có thể kể đến những ngôi sao thể thao như Lionel Messi hay Cristiano Ronaldo.

Thế nhưng cũng có những người phải mất rất nhiều năm để tìm ra đam mê của bản thân như nhà sáng lập của thương hiệu gà rán nổi tiếng KFC, Harland Sanders, phải khi đến tuổi goá bụa về già ông mới tìm ra được con đường của đời mình.

Vì vậy, nếu chúng ta sinh ra đã không sở hữu những năng khiếu, tài năng bẩm sinh, không thể định hướng trước được đam mê của bản thân trong tương lai, thì việc của chúng ta cần làm là không ngừng cố gắng trau dồi kiến thức, kỹ năng và trải nghiệm nhiều hơn để khám phá bản thân.

Vậy trong trường hợp ngược lại thì sao? Nếu bạn có quá nhiều đam mê để theo đuổi và gặp khó khăn trong việc lựa chọn.

Khi ấy hãy đi chậm lại, đừng cố gắng theo đuổi tất cả vì thời gian của chúng ta có giới hạn, hãy xem xét đến những lời khuyên, tư vấn từ những người đi trước đã có kinh nghiệm cũng như đánh giá lại sự phù hợp của khả năng bản thân với những đam mê đó và chọn ra một đam mê thực sự để có thể dành thời gian và sức lực để theo đuổi.

Xác định khoảng cách giữa đam mê và năng lực.

Không phải lúc nào đam mê cũng đi kèm với năng lực, hiểu rõ bản thân là điều kiện cần và nắm bắt được khả năng bản thân là điều kiện đủ để biến niềm yêu thích, đam mê đó trở nên có ích và có ý nghĩa. Chúng ta cần lường trước được tiềm lực, lượng kiến thức kỹ năng vốn có sao cho phù hợp với đam mê mà mình theo đuổi.

Vậy làm sao để thu hẹp khoảng cách giữa đam mê và năng lực vốn có của bản thân? Câu trả lời đó chính là không ngừng phấn đấu, nỗ lực mở rộng năng lực, tiềm năng vốn có.

Bạn hãy cởi mở hơn trong những lựa chọn và cho phép bản thân thật nhiều cơ hội để trải nghiệm. Khả năng không phải là điều tự nhiên sinh ra đã có, thậm chí những thiên tài hiếm có cũng phải dành rất nhiều thời gian để trau dồi mới có thể đạt được thành công.

Bạn nên tập trung vào những việc mình đang làm, cố gắng thật tốt, hãy cân nhắc và lựa chọn thêm những chứng chỉ, khóa học cần thiết để bồi đắp thêm kiến thức.

Có những mục tiêu hiện tại là quá xa vời với bạn, nhưng sự nỗ lực và tinh thần cầu tiến sẽ kéo bạn đến gần với mục tiêu ấy qua từng ngày. Hơn thế nữa, nếu bạn gặp được những cơ hội khả thi và thú vị hãy đừng ngại ngần mà cho bản thân cơ hội trải nghiệm và cũng đừng sợ thất bại bởi chúng ta đôi lúc học được nhiều từ thất bại hơn là thành công.

Những giá trị đích thực mà niềm đam mê mang lại cho bạn.

Khám phá ra đam mê của bản thân và có lộ trình đúng đắn để phát triển là một điều mọi người đều hướng đến.

Thế nhưng,  chúng ta không chỉ cần phải trả lời cho câu hỏi về đam mê và sự phù hợp của nó đối với chúng ta mà còn phải hiểu được những giá trị mà đam mê đó mang lại.

Đích đến của mỗi chúng ta đều không giống nhau. Có  những người mục tiêu của họ trong cuộc sống là giàu có, thành công vang dội, trở thành một người lỗi lạc được xã hội công nhận.

Có những người lại chỉ muốn một  cuộc sống ấm áp, bình yên bên những người thân yêu. Khi ấy, chúng ta cần  xem xét liệu đam mê ấy có thực sự mang lại những giá trị như chúng ta kỳ vọng, có phù hợp với đích đến trong cuộc sống của chính mình?

Lựa chọn sự nghiệp đúng đắn để theo đuổi sẽ mang lại cho chúng ta những niềm vui về thắng bại, vinh quang rực rỡ. Thế nhưng nếu điều đó không thể cân bằng với những giá trị khác của cuộc sống thì sẽ khó để chúng ta có được một cuộc sống ý nghĩa, trọn vẹn.

Vai trò của người thầy trong quá trình khai phá bản thân.

Bất kì ai cũng có thể trở thành thầy của chúng ta, từ thầy cô trên giảng đường, giám đốc, quản lý cấp trên cho đến những người bạn đồng nghiệp, khách hàng,… Họ là những người thầy sẽ dạy chúng ta về kiến thức, chuyên môn, kỹ năng sống và cả đam mê. Học hỏi và lắng nghe là bí quyết quan trọng nhất để phát triển bản thân.

Đừng lo ngại vì sự thiếu sót của bản thân, hãy cởi mở và năng động hơn để tiếp nhận và cải thiện những điều mình làm sai và tiếp thu được thêm nhiều điều bổ ích.

Câu hỏi: Làm sao để biết bản thân thực sự thích gì? quả thực rất khó trả lời và vô cùng nan giải. Vậy nên bạn hãy từ những câu hỏi nhỏ đã đề cập ở trên kết hợp cùng với sự nỗ lực và tinh thần cầu tiến để hiểu rõ bản thân, khai phá mọi khả năng tiềm ẩn để có thể sống với đam mê, làm việc với những niềm vui, đồng thời cân bằng được cuộc sống, chăm sóc cho những điều mà bạn trân quý.

Thành công đến với mỗi người có thể sớm hoặc muộn nhưng có một điều chắc chắn đó là nó sẽ chỉ đến với người biết cố gắng và thực sự nghiêm túc theo đuổi đam mê.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

McKinsey “3x3x3”: Chiến lược mới để học hỏi, tăng trưởng và đạt được mục tiêu

Học tập có thể được mài dũa thông qua thực hành. “3x3x3” là một chiến lược hiệu quả để liên tục học hỏi, tăng trưởng và đạt được các mục tiêu phát triển.

"3x3x3": Chiến lược mới để học hỏi, tăng trưởng và đạt được mục tiêu

Điều có thể thúc đẩy hầu hết chúng ta tìm hiểu những điều gì đó mới chính là sự tò mò và khao khát tiếp tục phát triển.

Tuy nhiên, việc biến những mong muốn hay khao khát đó thành những năng lực mới đòi hỏi một kế hoạch bền vững và rõ ràng.

Trong các nghiên cứu về phương pháp học tập có chủ đích (intentional learning), điều cần thiết là bạn phải trau dồi cả những tư duy đúng đắn và kỹ năng phù hợp để tiếp tục học tập trong suốt cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp chuyên nghiệp.

Đặt ra những mục tiêu phát triển nhỏ và rõ ràng là một trong năm phương pháp cốt lõi của một người học hiệu quả và đóng vai trò như một giao điểm để tìm kiếm và hưởng lợi từ các cơ hội học tập mới.

Một chiến lược học tập hiệu quả nhất bao gồm 3 yếu tố chính:

  • Một số mục tiêu được xác định rõ ràng. Bạn có thể có nhiều nguyện vọng để tiếp tục phát triển. Hầu hết những người học hiệu quả đều làm như vậy. Tuy nhiên, cách tốt nhất để đạt được chúng là tập trung vào một vài mục tiêu cụ thể trong cùng một thời điểm.
  • Một khoảng thời gian được xác định để đạt được những mục tiêu đó. Thời hạn có thể là yếu tố giúp bạn trở nên tập trung hơn. Mặc dù thời gian để đạt được mục tiêu phụ thuộc vào bản chất của mục tiêu, nhưng theo các nghiên cứu của McKinsey, họ phát hiện ra rằng khoảng thời gian tối ưu phải đủ dài để thiết lập hành vi mới và đủ ngắn để tạo ra cảm giác cấp bách và có động lực.
  • Một nhóm người được xác định để hỗ trợ việc thực hiện các mục tiêu. Mọi người có nhiều khả năng đạt được mục tiêu hơn khi họ có được sự hỗ trợ hay góp sức từ những người khác.

Để đạt được các mục tiêu đó, McKinsey đã giới thiệu một chiến lược mới với tên gọi “3x3x3” – là một phương pháp cơ bản để thiết kế các mục tiêu phát triển nghề nghiệp.

Nói một cách dễ hiểu, mô hình “3x3x3” khuyến khích bạn xác định 3 mục tiêu phát triển, trong khoảng thời gian 3 tháng, thu hút tối thiểu 3 người khác hỗ trợ bạn và bạn phải chịu trách nhiệm với họ.

3 mục tiêu.

Khi đề cập đến việc thiết lập mục tiêu phát triển, bạn nên tập trung vào không quá ba mục tiêu tại cùng một thời điểm.

Bất cứ điều gì nhiều hơn thế đều có khả năng phản tác dụng, buộc bạn phải phân chia sự tập trung, sức lực và luyện tập cho quá nhiều thứ.

Việc xây dựng một năng lực mới rất khó và đòi hỏi sự có chủ ý và tập trung cao. Khi mọi người đặt ra quá nhiều mục tiêu, họ thường không đạt được bất cứ sự tiến bộ thực sự nào cho các mục tiêu trong số đó.

Trên thực tế, họ thường khó nhớ tới những gì họ đang cố gắng để đạt được. Việc có ít mục tiêu cụ thể hơn cho phép bạn phát triển các thói quen mới và mang lại mức độ có chủ ý phù hợp để cải thiện hiệu suất của mình.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể có nguy cơ đặt ra quá ít mục tiêu. Khi mọi người tập trung vào việc đạt được một mục tiêu phát triển duy nhất trong bất kỳ giai đoạn cụ thể nào, họ có thể bỏ lỡ các cơ hội khác để mở rộng sức ảnh hưởng và thúc đẩy hiệu suất của bản thân.

Hầu hết chúng ta có nhiều hơn một chuyên môn mà chúng ta muốn – hoặc cần – để cải thiện hiệu suất của mình.

Khi tốc độ phát triển của các kỹ năng và vai trò đang ngày càng bùng nổ, việc chỉ theo đuổi một mục tiêu cụ thể là không đủ để đáp ứng các kỳ vọng ngày càng tăng mà nhiều tổ chức đang thực sự cần.

Hơn nữa, có một số mục tiêu để phát triển cho phép chúng ta tận dụng tốt hơn toàn bộ những kinh nghiệm mà chúng ta muốn học hỏi.

3 tháng.

Bạn hãy nghĩ đến khoảng thời gian ba tháng như một chiến lược nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch và quy trình để đạt được các mục tiêu bạn đã đặt ra.

Khoảng thời gian tối ưu có thể được thay đổi (một ít) tùy thuộc vào bản chất của các mục tiêu. Tuy nhiên khoảng thời gian ba tháng thường là khoảng thời gian trung bình để các mục tiêu bắt đầu có được sự hiệu quả.

Ba tháng cung cấp đủ thời gian để bạn đạt được những sự tiến bộ rõ ràng trong các mục tiêu thông qua các chu kỳ thực hành, phản hồi và (nếu cần) các chương trình đào tạo chính thức.

Đồng thời, khoảng thời gian ba tháng cũng buộc chúng ta phải cụ thể hóa các mục tiêu của mình, điều mà nhiều nghiên cứu về việc thiết lập mục tiêu cho thấy là rất quan trọng để đạt được mục tiêu.

Đặt ra thời hạn ba tháng buộc chúng ta phải chia nhỏ các mục tiêu dài hạn thành các phần nhỏ có thể đạt được trong ngắn hạn, điều này cho phép chúng ta chủ động hiệu chỉnh lại hoặc chuyển hướng năng lượng của mình một cách linh hoạt trên suốt chặng đường.

3 người.

Số 3 cuối cùng đề cập đến những người sẽ giúp hoặc hỗ trợ bạn thực hiện các mục tiêu phát triển của mình.

Thông thường, bạn có thể cảm thấy không thoải mái khi liên hệ với ai đó để yêu cầu hoặc nhận được giúp đỡ từ họ.

Tuy nhiên, việc kêu gọi những người khác tham gia vào việc học của chúng ta lại là một trong những cách hiệu quả nhất để cải thiện việc đạt được mục tiêu. Đơn giản là vì nó tạo ra các áp lực xã hội lành mạnh.

Xã hội hóa một mục tiêu cũng cho phép tạo ra những cơ hội để củng cố sự phát triển với những người khác.

Đó là lý do tại sao mọi người thường sẽ thấy dễ dàng giảm cân hơn hoặc tập thể dục thường xuyên hơn khi họ là một phần của một mạng lưới hỗ trợ nào đó thay vì chỉ là việc tự cố gắng để thay đổi các thói quen. Họ chia sẻ thách thức và trách nhiệm cùng nhau để tiếp tục hoàn thành các nhiệm vụ.

Khi mỗi người ý thức được việc chia sẻ các mục tiêu để phát triển cá nhân, kết quả thường là họ có thể tạo ra một hệ sinh thái phong phú để học hỏi và phát triển, nơi mà tất cả các thành viên đều giúp đỡ lẫn nhau.

Khi nói đến số người bạn cần. Không có một giới hạn thực sự nào về số lượng người bạn có thể cần để hoàn thành các mục tiêu phát triển; trên thực tế, bạn có thể có nhiều hơn ba người nếu bạn đang ở trong một đội nhóm lớn hơn.

Tuy nhiên, việc buộc bản thân phải luyện tập với tối thiểu ba người sẽ tạo ra một kỷ luật lành mạnh trong việc hiểu rõ các kiểu hỗ trợ mà bạn thực sự cần.

Học tập có chủ đích là để tận dụng nhiều hơn những khoảnh khắc trong ngày của chúng ta.

Mọi dự án, mọi cuộc họp, mọi cuộc trò chuyện đều có thể trở thành các cơ hội để học hỏi và phát triển. Mặc dù việc học có chủ đích có thể là tự phát, nhưng nó cũng có chủ ý.

Những người học hiệu quả nhất biết họ muốn học gì và tại sao. Họ luôn tìm kiếm các cơ hội để nắm bắt và có khuynh hướng hành động. Mặc dù có thể tò mò về nhiều thứ, nhưng họ cũng biết cách tập trung để hoàn thành những công việc cụ thể.

Học tập có thể được mài dũa thông qua việc thực hành. Khía cạnh quan trọng nhất của chiến lược 3x3x3 không phải là các con số mục tiêu, số tháng hoặc số người chính xác, mà là ý tưởng về một quy trình đơn giản và nhất quán để thiết lập và đạt được các mục tiêu, điều mà chúng ta có thể lặp lại trong suốt sự nghiệp của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Bạn có đang sai lầm khi nghĩ về khái niệm “nấc thang nghề nghiệp”

Kinh nghiệm của tôi cho thấy rằng không có bất cứ một nấc thang chung nào dẫn đến thành công.

Bạn có đang sai lầm khi nghĩ về khái niệm "nấc thang nghề nghiệp"

Để dẫn đến thành công, không có một nấc thang nào là giống nhau. Bạn cần phải tìm hết chỗ đứng này đến chỗ đứng khác và tiến lên từ nơi mà ở đó bạn tìm thấy mình.

Đây chính xác là cách tôi đã làm điều đó. Nó không phải là một con đường bình thường.

Trên suốt đường đi, những nơi và khoảnh khắc không mong đợi nhất đã thúc đẩy tôi phải tiến lên phía trước.

Đó là một quá trình học hỏi không ngừng và tìm ra một nấc thang phù hợp.

Mỗi bước trên con đường này đã dạy cho tôi rất nhiều bài học, dưới đây là 4 bài học được coi là những bước ngoặt lớn nhất giúp tôi phát triển sự nghiệp của mình.

Đừng lo sợ khi phải thay đổi định hướng.

Công việc chuyên môn đầu tiên của tôi sau khi học xong đại học là tại một công ty luật ở Sydney. Luật không dành cho tôi, nhưng nó đã kết nối tôi với chủ một trang trại ở Bendemeer, New South Wales, Úc, người đang tìm kiếm một người quản lý ngắn hạn.

Một ngày nọ, sau khi chở một chiếc xe tải đầy gia súc đến chợ, tôi kinh ngạc khi phát hiện ra rằng giá gia súc đã giảm đi đáng kể.

May mắn thay, chủ trang trại đã phòng ngừa rủi ro trên thị trường kỳ hạn (cũng có thể gọi là thị trường giao chậm: futures market), điều mà tôi chưa bao giờ nghe nói đến trước đây.

Và đây cũng là sự khởi đầu của một niềm đam mê lâu dài của tôi với thị trường.

Tôi đổi bốt và quần jean thành áo khoác và giày cao gót, và đi đến Sydney Futures Exchange (môt sàn giao dịch ở Sydney, Úc).

Với tư cách là một trong ba nữ giao dịch viên trên sàn vào thời điểm đó, chúng tôi đã chứng tỏ mình cũng nhanh chân không kém các đồng nghiệp nam khác.

Nếu không nhận công việc tại công ty luật đầu tiên đó, không trở thành một người làm trang trại tay ngang, có lẽ tôi đã không bao giờ khám phá ra niềm đam mê của mình với thị trường. Đó là một dấu ấn lớn của tôi.

Đừng bao giờ giả sử là…bạn không thể.

Tôi đã dành phần lớn sự nghiệp của mình để xây dựng và vận hành các doanh nghiệp toàn cầu tại J.P. Morgan, nơi ban đầu tôi cho rằng có một mức độ hạn chế nhất định về nấc thang nghề nghiệp của các phụ nữ.

Điều đó đã thay đổi khi sếp của sếp tôi – một người phụ nữ – được thăng chức lên làm giám đốc điều hành, một vai trò mà tôi nghĩ là sẽ dành cho những người đàn ông tóc bạc.

Tôi đã nỗ lực nhiều hơn và cuối cùng tôi được thăng chức lên làm giám đốc điều hành – may mắn thay, điều này xảy ra trước khi tóc tôi bạc đi.

Theo tôi, sẽ luôn có một rào cản vô hình nào đó trong nhiều tổ chức và ngành công nghiệp, bạn hãy thừa nhận điều đó và phải làm việc nhiều hơn để đạt được mục tiêu của mình.

Đừng bao giờ cho rằng bạn không thể đạt đến một trình độ hay vị trí nhất định nào đó chỉ vì giới tính hay những rào cản vô hình khác.

Bạn cần mang trong mình suy nghĩ rằng bạn có thể thành công. Nếu bạn chạm phải những rào cản vô hình, hãy giải quyết và vượt qua nó tốt nhất có thể – thông qua bộ phận nhân sự, thảo luận với các nhà quản lý hoặc làm bất cứ điều gì cần thiết.

Đừng thoả hiệp với các ưu tiên của bản thân.

Thói quen làm việc của tôi không giống với J.P. Morgan hay những năm 1990. Trước khi mặt trời mọc trên Phố Wall, tôi đã ở văn phòng, cầm trên tay cốc cà phê để 12 giờ sau có thể về nhà ăn tối với gia đình.

Về nhà sớm cho các bữa tối gia đình là điều mà tôi sẽ không bao giờ muốn từ bỏ. Cuối cùng, qua nhiều lần trao đổi, thấu hiểu và tin tưởng, tôi và sếp đã đi đến một thỏa thuận phù hợp với cả hai.

Ví dụ, thay vì yêu cầu tôi “chuyển cái này cho tôi trước khi kết thúc giờ làm việc” ở những thời điểm không phù hợp (trừ những trường hợp đặc biệt), anh ấy bắt đầu tin tưởng tôi và cho tôi một khoảng thời gian phù hợp hơn.

Tôi đã có thể vừa thành công và vừa duy trì những khoảng thời gian quan trọng dành cho gia đình bằng cách sáng tạo, trình bày rõ ràng hơn về sở thích của mình và chứng minh rằng tôi là người đáng tin cậy.

Đừng bao giờ đánh mất tầm nhìn dài hạn.

Trong những khoảng thời gian có nhiều thay đổi đáng kể trong cuộc đời, tôi đã dành nhiều thời gian hơn cho bản thân.

Việc dành thời gian và không gian riêng cho bản thân, thoát ra khỏi những công việc hàng ngày để lấp đầy những suy nghĩ cho phép tôi tập trung vào các mục tiêu dài hạn của mình.

Sau đó, thay vì chỉ đưa ra quyết định về các bước đi tiếp theo, tôi đã có thể nhìn thấy môt bức tranh dài hạn hơn và cũng biết tôi nên làm gì để đến được đó.

Tôi quay lại J.P. Morgan với tâm thế tỉnh táo hơn. Một trong những nghĩa vụ của tôi là tham gia vào một ban chỉ đạo về sự đa dạng trong tổ chức.

Nhiệm vụ mang tính tầm nhìn của tôi đã mở đường cho một lộ trình mới, giúp phụ nữ vươn lên trong kinh doanh: Tôi hỗ trợ cho các doanh nhân nữ.

Nếu có một bài học tổng quát nào đó từ những kinh nghiệm này của tôi, thì đó sẽ là một nấc thang riêng biệt. Đó là sự lựa chọn của bạn để dịch chuyển và nắm bắt bất kỳ cơ hội nào đến với bản thân.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Nghiên cứu: Sự đồng cảm là kỹ năng lãnh đạo quan trọng nhất

Sự đồng cảm luôn là một kỹ năng quan trọng đối với các nhà lãnh đạo. Bên cạnh việc kỹ năng này mang nhiều ý nghĩa trong cách giao tiếp, nó cũng có thể thúc đẩy kết quả kinh doanh tốt hơn đáng kể.

Bạn luôn biết rằng việc chứng minh sự đồng cảm là điều tích cực đối với hầu hết mọi người, nhưng nghiên cứu mới cho thấy nó có tầm quan trọng trên rất nhiều khía cạnh, từ sự đổi mới đến duy trì lòng trung thành của nhân viên.

Khả năng lãnh đạo tuyệt vời đòi hỏi sự kết hợp nhuần nhuyễn của tất cả các loại kỹ năng để tạo điều kiện cho sự gắn bó, hạnh phúc và hiệu suất, sự đồng cảm đứng đầu trong danh sách những điều mà các nhà lãnh đạo cần phải làm đúng.

Sức ảnh hưởng của sự căng thẳng.

Lý do khiến sự đồng cảm đang trở nên cần thiết hơn là vì mọi người đang trải qua nhiều sự căng thẳng và dữ liệu cho thấy điều này bị ảnh hưởng bởi đại dịch và cách cuộc sống cũng như công việc của chúng ta đã bị đảo lộn.

  • Sức khỏe tinh thần. Một nghiên cứu toàn cầu của Qualtrics cho thấy 42% số người đã bị suy giảm sức khỏe tinh thần. Cụ thể, 67% số người đang trải qua sự gia tăng căng thẳng, 57% cho sự lo lắng và 54% bị kiệt sức về mặt cảm xúc. 53% số người đang rất buồn, 50% khó chịu, 28% khó tập trung, 20% mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành công việc, 15% gặp khó khăn trong suy nghĩ và 12% gặp thử thách khi phải gánh vác các trách nhiệm mới của họ.
  • Cuộc sống cá nhân. Một nghiên cứu trên tạp chí khoa học sức khỏe nghề nghiệp cho thấy giấc ngủ của chúng ta bị ảnh hưởng khi chúng ta cảm thấy căng thẳng trong công việc. Nghiên cứu tại Đại học Illinois cho thấy khi nhân viên nhận được những email khiếm nhã tại nơi làm việc, họ có xu hướng cảm thấy tiêu cực và ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của họ. Ngoài ra, một nghiên cứu tại Đại học Carleton cho thấy khi mọi người trải qua sự bất lực trong công việc, họ có xu hướng cảm thấy mình có ít khả năng hơn và kém cỏi hơn (kể cả trong các khía cạnh khác ngoài công việc).
  • Hiệu suất, Doanh thu và Trải nghiệm Khách hàng. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Học viện Quản lý cho thấy khi mọi người đang dần nhận ra sự thô lỗ hay khiếm nhã trong công việc, hiệu suất của họ bị giảm sút và họ ít có khả năng giúp đỡ người khác hơn. Và một nghiên cứu mới tại Đại học Georgetown cho thấy tình trạng bất lực tại nơi làm việc đang gia tăng và có sức ảnh hưởng rất lớn, bao gồm cả việc giảm hiệu suất và sự cộng tác, từ đó làm giảm trải nghiệm của khách hàng và doanh thu.

Sự đồng cảm mang đến những kết quả tích cực.

Nhưng khi chúng ta trải qua những giai đoạn khó khăn, phải đấu tranh hoặc cảm thấy khó khăn trong việc tìm thấy sự hạnh phúc trong công việc, sự đồng cảm có thể là liều thuốc mạnh mẽ nhất, nó đóng góp vào những trải nghiệm tích cực cho cả các cá nhân và tập thể.

Một nghiên cứu mới trên 889 nhân viên của Catalyst cho thấy sự đồng cảm có một số sức ảnh hưởng mang tính xây dựng đáng kể:

  • Sự đổi mới. Khi mọi người biết lãnh đạo của họ là người đồng cảm, họ có nhiều khả năng hơn cho sự đổi mới. 61% nhân viên làm việc với các nhà lãnh đạo có sự đồng cảm có khả năng đổi mới so với chỉ 13% nhân viên làm việc với các nhà lãnh đạo ít có sự đồng cảm hơn.
  • Sự gắn bó. 76% những người nhận được sự đồng cảm từ lãnh đạo của họ cho biết họ sẽ gắn bó với doanh nghiệp so với mức chỉ 32% từ những người có ít sự đồng cảm hơn.
  • Khả năng giữ chân nhân viên. 57% phụ nữ da trắng và 62% phụ nữ da màu cho biết họ khó có thể nghĩ đến việc rời bỏ doanh nghiệp nếu họ cảm thấy mình được tôn trọng và có giá trị. Tuy nhiên, trong một điều kiện ngược lại, chỉ có 14% phụ nữ da trắng và 30% phụ nữ da màu cho biết họ không nghĩ đến việc nghỉ việc.
  • Tính toàn diện. 50% những người làm việc với các nhà lãnh đạo có sự đồng cảm cho biết nơi làm việc của họ có tính toàn diện và đa dạng, so với mức chỉ 17% ở các doanh nghiệp mà lãnh đạo của họ thiếu đi sự đồng cảm.
  • Công việc và Cuộc sống. Khi mọi người cảm thấy các nhà lãnh đạo của họ có nhiều sự đồng cảm hơn, 86% cho biết họ có thể điều hướng các yêu cầu của công việc và cuộc sống một cách hiệu quả hơn so với mức 60% ở những nhà lãnh đạo có ít đồng cảm.

Hợp tác cũng là một yếu tố quan trọng khác. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Evolution Biology, khi sự đồng cảm được đưa vào quá trình ra quyết định, nó sẽ làm tăng sự hợp tác và thậm chí sẽ khiến mọi người trở nên đồng cảm hơn.

Kết nối cho sự đồng cảm.

Ngoài ra, sự đồng cảm dường như là bẩm sinh. Trong một nghiên cứu của Đại học Lund, trẻ em dưới hai tuổi đã thể hiện một sự đánh giá cao rằng những người khác có quan điểm khác với quan điểm của chúng.

Và nghiên cứu tại Đại học Virginia cho thấy khi mọi người nhìn thấy bạn bè của họ bị đe dọa, họ cũng có những trải nghiệm tương tự trong não bộ như khi họ bị đe dọa. Mọi người dành tình cảm cho bạn bè và đồng đội của họ sâu sắc như họ cảm thấy cho chính mình.

Tất cả những điều này làm cho sự đồng cảm trở thành một phần quan trọng tại nơi làm việc và cả trong cuộc sống cá nhân của chúng ta.

Dẫn dắt bằng sự đồng cảm.

Các nhà lãnh đạo có thể thể hiện sự đồng cảm theo hai cách. Đầu tiên, họ có thể xem xét suy nghĩ của người khác thông qua sự đồng cảm trong nhận thức của chính mình (Nếu tôi ở vị trí của anh ấy/cô ấy… tôi sẽ nghĩ gì?).

Các nhà lãnh đạo cũng có thể tập trung vào cảm xúc của một người bằng cách sử dụng sự đồng cảm về cảm xúc (Ở vị trí của anh ấy/cô ấy, tôi có cảm thấy tương tự không).

Nhưng các nhà lãnh đạo sẽ thành công nhất không chỉ khi họ xem xét hay cân nhắc quan điểm của người khác, mà khi họ bày tỏ mối quan tâm và thắc mắc về những thách thức một cách trực tiếp, sau đó lắng nghe phản hồi của nhân viên.

Các nhà lãnh đạo không cần phải là chuyên gia về sức khỏe tinh thần để chứng tỏ họ đang quan tâm và chú ý đến mọi người. Họ chỉ cần kiểm tra, đặt câu hỏi và nhận các gợi ý từ nhân viên về mức độ mà họ muốn chia sẻ là đủ.

Các nhà lãnh đạo tuyệt vời cũng đòi hỏi sự hành động. Mọi người sẽ tin tưởng những nhà lãnh đạo, cảm thấy gắn bó và cam kết hơn khi có sự phù hợp giữa những gì mà nhà lãnh đạo nói và làm.

Tất cả những hiểu biết về hoàn cảnh của người khác sẽ biến thành lòng trắc ẩn và hành động. Đồng cảm trong hành động là khi bạn hiểu được những khó khăn của nhân viên và đề nghị giúp đỡ. Đó là khi bạn đánh giá cao quan điểm của một người và tranh luận một cánh lành mạnh nhằm tạo ra những giải pháp tốt hơn.

Sự đồng cảm góp phần vào các mối quan hệ tích cực, văn hóa tổ chức và nó cũng có khả năng thúc đẩy các kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Đồng cảm có thể không phải là một kỹ năng hoàn toàn mới, nhưng nó có những tầm quan trọng mới và những nghiên cứu mới này đặc biệt làm rõ ràng rằng sự đồng cảm là năng lực lãnh đạo cần phát triển nhiều nhất ở hiện tại và cả trong tương lai của công việc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Nghiên cứu: Phụ nữ có điểm số về kỹ năng lãnh đạo cao hơn Nam giới

Một số nghiên cứu được cập nhật gần đây cho thấy rằng phụ nữ ở các vị trí lãnh đạo đang tỏ ra có hiệu quả không thua kém gì so với nam giới.

Phụ nữ có điểm số về kỹ năng lãnh đạo cao hơn Nam giới

Qua quá trình phân tích ở nhiều khía cạnh khác nhau, hai nhà nghiên cứu và tư vấn (Jack Zenger và Joseph Folkman) chỉ ra rằng phụ nữ ở các vị trí lãnh đạo đang tỏ ra là hiệu quả như nam giới.

Trên thực tế, mặc dù sự khác biệt không quá lớn, nhưng phụ nữ đạt điểm cao hơn đáng kể về mặt thống kê so với nam giới trong phần lớn các kỹ năng và năng lực lãnh đạo.

Tuy nhiên, một thực tế đáng lo ngại là tỷ lệ phụ nữ giữ các vai trò lãnh đạo cấp cao trong các doanh nghiệp vẫn tương đối ít và hầu như không tăng lên theo thời gian.

Chỉ có 4,9% trong số các CEO của Fortune 500 và 2% trong số các CEO của S&P 500 là phụ nữ. Và những con số đó đang giảm dần trên toàn cầu.

Tất nhiên, có rất nhiều yếu tố góp phần tạo nên sự khan hiếm của phụ nữ ở các cấp cao hơn. Trong nhiều thế kỷ, đã có những thành kiến ​​văn hóa rộng rãi đối với phụ nữ và những định kiến đó vẫn chưa hề phai mờ theo năm tháng.

Từ lâu, mọi người đã tin rằng nhiều phụ nữ không mong muốn có được các cấp bậc cao nhất của tổ chức và tự đưa mình ra khỏi các cuộc tranh cử (mặc dù các nghiên cứu gần đây đã tranh cãi về điều này).

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các thành kiến ​​vô thức (unconscious bias) đóng một vai trò quan trọng trong các quyết định tuyển dụng và thăng chức, điều này cũng góp phần làm giảm số lượng phụ nữ ở các vị trí chủ chốt.

Dữ liệu hiện tại của các nhà nghiên cứu cung cấp bằng chứng thuyết phục hơn rằng sự thiên vị này là không chính xác và không có cơ sở.

Phụ nữ được các nhà quản lý của họ – đặc biệt là các nhà quản lý nam – cho là có hiệu quả hơn (một chút) so với nam giới ở mọi cấp bậc và hầu như trong mọi lĩnh vực chức năng của tổ chức.

Như bạn có thể thấy trong biểu đồ dưới đây, phụ nữ được đánh giá là xuất sắc trong việc chủ động đưa ra sáng kiến, hành động kiên cường, rèn luyện phát triển bản thân, thúc đẩy kết quả, thể hiện tính chính trực và trung thực nhiều hơn.

Theo nghiên cứu, nam giới được đánh giá là tốt hơn về hai khả năng – “phát triển nhận thức chiến lược” và “chuyên môn kỹ thuật hoặc chuyên môn”.

Phụ nữ đang được xếp hạng tốt hơn nam giới trên các năng lực lãnh đạo chính.

Theo phân tích từ hàng nghìn lượt đánh giá toàn cảnh, phụ nữ vượt trội nam giới trên 17 trong số 19 khả năng giúp phân biệt các nhà lãnh đạo xuất sắc với những người trung bình hoặc yếu kém.

Source: HBR

Có một sự thật thú vị khác là, dữ liệu cho thấy rằng khi phụ nữ được yêu cầu đánh giá bản thân, họ không tỏ ra “hào phóng” trong các xếp hạng của mình.

Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ năm 2016 (từ 3.876 nam giới và 4.779 phụ nữ cho đến nay) về mức độ tự tin của các nhà lãnh đạo đối với bản thân họ trong sự nghiệp và đã phát hiện ra một số xu hướng rất thú vị.

Khi các nhà nghiên cứu so sánh bảng xếp hạng độ tin cậy của nam giới và phụ nữ, có một sự khác biệt lớn ở những người dưới 25 tuổi.

Những phụ nữ thường có năng lực hơn mức họ nghĩ, trong khi các nhà lãnh đạo nam thì tự tin thái quá và thường đánh giá mình cao hơn.

Khi mọi người càng lớn tuổi hơn, sự tự tin của họ thường tăng lên; Đáng ngạc nhiên là ở độ tuổi trên 60, nghiên cứu cho thấy sự tự tin của nam giới đã suy giảm, trong khi sự tự tin của nữ giới lại tăng lên.

Theo dữ liệu, nam giới chỉ đạt được 8,5 điểm phần trăm về sự tự tin từ 25 tuổi đến trên 60 tuổi. Mặt khác, phụ nữ đạt 29 điểm phần trăm.

Những phát hiện này kết hợp với các nghiên cứu khác cũng cho thấy phụ nữ sẽ ít có khả năng nộp đơn ứng tuyển hơn trừ khi họ tự tin rằng mình đáp ứng đủ hầu hết các bằng cấp hay kỹ năng được liệt kê trong bảng mô tả công việc.

Ngược lại, nam giới có xu hướng cho rằng họ có thể học được những gì họ còn thiếu khi đảm nhận một công việc mới, do đó họ vẫn có thể nộp đơn ứng tuyển vào một vị trí nào đó ngay cả khi họ biết họ chưa phù hợp.

Có thể mức độ tự tin thấp hơn ở những độ tuổi trẻ hơn này đã làm thúc đẩy phụ nữ trở nên chủ động hơn, kiên cường hơn và dễ tiếp thu phản hồi hơn từ những người khác, từ đó khiến họ trở thành những nhà lãnh đạo hiệu quả hơn về lâu dài.

Dữ liệu cũng cho thấy rằng điều kìm hãm những phụ nữ trong việc đạt được các vị trí cao hơn không phải là thiếu năng lực mà là thiếu cơ hội. Khi được trao những cơ hội, phụ nữ có khả năng thành công ở các vị trí cấp cao hơn so với nam giới.

Các nhà lãnh đạo cần xem xét kỹ lưỡng hơn những gì đang cản trở việc thúc đẩy những phụ nữ trong tổ chức của họ.

Những thành kiến ​​vô thức rằng phụ nữ không thuộc các vị trí cấp cao nên được sớm bãi bỏ để doanh nghiệp có thể xây dựng một văn hoá công bằng hơn.

Các tổ chức bắt buộc phải thay đổi cách họ đưa ra các quyết định tuyển dụng và thăng tiến, đồng thời đảm bảo rằng những người phụ nữ đủ điều kiện nên được xem xét một cách nghiêm túc như nam giới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

6 cách để phát triển nghề nghiệp của bạn nếu doanh nghiệp không quan tâm đến điều đó

Để thành công một cách chuyên nghiệp, nhân viên ở tất cả các cấp độ phải học cách xác định điểm yếu của họ, phát hiện ra các điểm mù, củng cố từng phần chuyên môn và kỹ năng của họ.

6 cách để phát triển nghề nghiệp của bạn nếu doanh nghiệp không quan tâm đến điều đó
Cre: Lattice

Chúng ta hiện đang sống trong một thời đại phát triển sự nghiệp “do-it-yourself”. Nơi mà các doanh nghiệp ít khi cung cấp các khóa đào tạo chính thức cho nhân viên của họ.

Điều này một phần có thể là do nhân viên đang thay đổi công việc thường xuyên hơn khiến các doanh nghiệp không còn thấy được giá trị của việc đầu tư vào yếu tố con người.

Tại PepsiCo, chủ yếu là trong những năm 1990, “phát triển cá nhân” từng được coi như là một sáng kiến ​​quan trọng hàng đầu của công ty.

Tuy nhiên, các tổ chức ngày nay, vì đang ngày càng xem nhẹ hơn vấn đề này mà họ đã để lại cho nhân viên những lỗ hổng kỹ năng và những điểm mù có thể làm ảnh hưởng xấu đến cả cá nhân lẫn tổ chức của họ.

Korn Ferry, một đơn vị chuyên về tư vấn quản trị phát hiện ra rằng các nhà quản lý hiện chỉ tự đánh giá họ dựa trên các kỹ năng quản lý, còn kỹ năng phát triển những người khác, cụ thể là nhân viên của họ thì hầu như không còn được coi trọng.

Trong bối cảnh này, những người lao động ở tất cả các cấp độ cần phải tự học cách xác định điểm yếu của họ, phát hiện ra các điểm mù, tự cũng cố chuyên môn và kỹ năng để luôn sẵn sàng phát triển sự nghiệp của mình.

Dưới đây là những cách mà bạn có thể làm.

Hiểu những gì bạn được đánh giá.

Thành công ở vị trí của bạn sẽ được trông như thế nào? Mục tiêu công việc và thước đo thành công của bạn là gì? Tốt nhất là bạn nên xác định những điều này với người quản lý của mình, nhưng nếu điều đó không xảy ra, thì hãy tự viết ra những gì bạn hiểu về các mục tiêu và chỉ số hiệu suất chính.

Sau đó, chủ động đưa chúng cho sếp của bạn để nhận được sự đồng ý hay ý kiến của họ.

Mọi thứ sau đó bạn cần chỉ là đối thoại liên tục để đảm bảo rằng bạn luôn đi đúng hướng.

Giải quyết các điểm mù của riêng bạn.

Những nhân viên xuất sắc nhất luôn tự học hỏi và điều chỉnh, đồng thời họ thường xuyên tìm kiếm những phản hồi từ sếp, đồng nghiệp và cấp dưới của họ. Nếu sếp của bạn không chủ động đưa ra các phản hồi cho bạn, hãy tự mình bắt đầu các cuộc trò chuyện đó.

Cuối cùng, bạn chỉ cần lắng nghe và cảm ơn sếp của bạn vì những phản hồi.

Mã hóa những kiến ​​thức của bạn.

Bạn có thể ghi nhận các phản hồi và học hỏi bằng cách ghi chép lại chúng. Hãy liệt kê 5 đến 10 kỹ năng hoặc năng lực chuyên môn bạn cần để phát triển ở vị trí của mình và tự đánh giá cho từng kỹ năng hoặc năng lực đó.

Ví dụ: nếu bạn là một content marketer, bạn có thể ưu tiên những kỹ năng hàng đầu như: nghiên cứu thị trường (khách hàng, đối thủ, sản phẩm…), copywriting, hay SEO.

Tăng cường sự hiện diện của bạn với C-suite.

Không phải lúc nào bạn cũng có thể được các nhà lãnh đạo cấp cao chú ý thông qua công việc trực tiếp của mình, tuy nhiên, bằng cách chủ động đóng góp các sáng kiến, hoặc tham gia vào các sự kiện của công ty bạn cũng có thể gây ấn tượng với họ.

Với những nhà quản lý cấp cao, những gì họ cần thấy từ bạn là bạn đang chủ động hành động bất chấp sự yêu cầu từ họ. Dần dần, họ bắt đầu quan tâm đến các ý kiến của bạn.

Trở thành chuyên gia trong lĩnh vực mà doanh nghiệp của bạn rất quan tâm.

Doanh nghiệp của bạn có thể đang phải vật lộn với những sự gián đoạn từ các công nghệ mới như internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây hay cả việc ứng dụng chuyển đổi số. Nếu bạn là một chuyên gia thực sự trong các phạm vi đó, rất có thể bạn sẽ trở thành một điểm sáng của doanh nghiệp.

Việc phát triển chuyên môn trong một lĩnh vực mới có thể giúp bạn đến gần hơn với những sự thăng tiến và các cơ hội nghề nghiệp khác.

Không ngừng tìm kiếm những lời khuyên.

Bạn nên cố gắng tiếp cận và gặp gỡ các chuyên gia hay nhà cố vấn trong ngành một cách thân thiện nhất: trong quán cà phê, trong các buổi dã ngoại hoặc cùng tham gia một trò chơi nào đó chẳng hạn.

Khi mọi thứ trở nên gần gũi hơn, bạn có thể chủ động hỏi những thứ liên quan và hy vọng nhận được câu trả lời từ họ.

Ở hầu hết các vị trí, cho dù đó là bán hàng doanh nghiệp, tiếp thị thương hiệu hay tài chính doanh nghiệp, người có năng lực thực sự thường có các kiến ​​thức chuyên môn sâu trong bốn hoặc năm phạm vi công việc khác nhau.

Nếu bạn không sẵn sàng nhận thêm nhiều nhiệm vụ, đặc biệt là các nhiệm vụ khó, một bộ kỹ năng toàn diện sẽ rất khó để có được. Nó cần sự kiên nhẫn và nỗ lực từ bạn.

Bộ kỹ năng này của bạn cuối cùng là vốn nghề nghiệp của bạn, vì vậy hãy dành thời gian để phát triển nó.

Ngoài ra, việc chuyển từ công việc này sang công việc khác quá nhanh (chẳng hạn như trong vòng 1-2 năm) thường sẽ không cho phép bạn phát triển chuyên môn mà bạn cần để thăng tiến sự nghiệp của mình. Do đó bạn cũng nên lưu ý là nên làm việc ít nhất 2 năm nếu một doanh nghiệp nào đó bạn cảm thấy là phù hợp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen

Đây là cách Elon Musk thúc đẩy đội nhóm của mình để đạt được mục tiêu

Với 3 bước đơn giản để thuyết phục bản thân và đội nhóm của mình. Elon Musk luôn đạt được những mục tiêu tưởng chừng như bất khả thi nhất.

Đây là cách Elon Musk thúc đẩy đội nhóm của mình để đạt được mục tiêu
Getty Images

Các doanh nhân thường gặp thất bại nhiều hơn là thành công, đặc biệt là trong những năm đầu khi xây dựng doanh nghiệp.

Elon Musk cũng không là ngoại lệ, ông đã trải qua khộng ít những thất bại, nhưng cách ông thuyết phục đội nhóm của mình vượt qua những trở ngại đó là một bài học lớn về động lực.

Năm 2002, Musk và một nhóm nhỏ các nhà khoa học bắt đầu chế tạo tên lửa Falcon 1 từ những bước đầu tiên. Phải mất 6 năm và ba lần thử nghiệm thất bại trước khi nhóm nghiên cứu cuối cùng cũng đạt được thành công.

Nhiều nhân viên đã phải giảm lương và làm việc 80 giờ mỗi tuần để theo đuổi tầm nhìn lớn lao của Elon Musk, họ vất vả dưới cái nắng chói chang trên đảo Omelek, một đảo san hô nhỏ ở Nam Thái Bình Dương.

Trong suốt “những ngày đen tối” đó, Musk đã khuyến khích đội nhóm của mình bằng cách áp dụng một số chiến thuật tạo động lực dưới đây mà bạn có thể tham khảo.

1. Xây dựng một tầm nhìn lớn.

Elon Musk thành lập SpaceX với tầm nhìn tạo ra những con tàu vũ trụ mà cuối cùng nó sẽ đưa con người lên sao Hỏa. Để đạt được tầm nhìn đó, trước tiên ông phải giảm được chi phí đưa con người lên vũ trụ.

Mục tiêu dường như là không thể, vì lịch sử chưa có công ty tư nhân nào có thể làm được điều đó, dù chỉ là việc đạt được bước đầu tiên cần thiết: chế tạo một tên lửa có khả năng bay tới quỹ đạo.

Và đây cũng chính là chìa khóa của vấn đề. Tầm nhìn của Elon Musk về việc lên sao Hỏa là “cực kỳ khó” và gần như bất khả thi.

Nhưng nó không hoàn toàn là không thể. Thách thức này đã thôi thúc các nhà khoa học và kỹ sư phải tìm ra cách để thực hiện nó.

Cách tiếp cận của Musk có thể khiến chúng ta nhớ đến mục tiêu bay lên mặt trăng của John F. Kennedy. Vào đầu những năm 1960, hầu hết mọi người đều nghĩ rằng con người không có khả năng bay tới không gian.

Nhưng với một số người thông minh và kiên trì thì họ nghĩ rằng điều đó vẫn có thể làm được. Các nhà khoa học đã bắt đầu đặt ra câu hỏi mà Elon Musk cũng đã hỏi đội nhóm của mình: Điều gì sẽ xảy ra?

Mọi người thường đánh giá quá cao những gì họ có thể hoàn thành trong một năm, nhưng họ lại đánh giá thấp những gì họ đạt được trong một thập kỷ.

Bằng cách giữ cho đội nhóm của mình tập trung vào một bức tranh lớn hơn, Elon Musk đảm bảo rằng nhân viên của mình không bao giờ quên đi những gì họ đang phấn đấu.

2. Chia tầm nhìn lớn thành các bước nhỏ hơn.

Trong khi tầm nhìn lớn của Elon Musk là biến con người trở thành một loài đa hành tinh thực sự, thì bước đầu tiên đó là cần giảm chi phí phóng tên lửa – và tái sử dụng nó.

Musk nói rõ về tầm nhìn lớn với đội nhóm của ông từ rất sớm và thường xuyên, nhưng ông vẫn giữ cho họ tập trung vào việc đạt được kết quả tốt nhất từng bước nhỏ một.

Musk đã nghĩ ra nhiều cách khá thú vị để thách thức các kỹ sư. Ví dụ, ông đã hứa với một nhà khoa học rằng ông sẽ mua một máy làm sữa chua đông lạnh cho văn phòng nếu nhân viên đó đạt được mục tiêu đúng thời hạn. Cuối cùng, ông đã thua cược. Máy làm sữa chua hiện đang nằm trong căng tin tại trụ sở của SpaceX.

Các doanh nhân thành công biết rằng cách duy nhất để phát triển doanh nghiệp lớn mạnh là đi từng bước nhỏ. Vì vậy, bạn hãy thực hiện những bước nhỏ, ngay cả khi đích đến cuối cùng vẫn còn rất xa xôi.

Và hãy chắc chắn rằng bạn sẽ ăn mừng từ mỗi chiến thắng, dù chỉ là nhỏ nhất.

3. Tập trung vào những gì đã chứng minh là đúng.

Elon Musk được xem là một trong những người rất lạc quan về tương lai, ông hiếm khi và hầu như không chấp nhận thất bại.

Sau thất bại trong vụ phóng tên lửa đầu tiên, 300 nhân viên của SpaceX cảm thấy mất tinh thần, nhưng ông đã có thể tạo ra một sự thay đổi mạnh mẽ trong thái độ của họ.

Đầu tiên, Elon Musk đưa ra quan điểm. Ông với họ về những tên lửa từng mang tính biểu tượng khác cũng đã thất bại trong các cuộc thử nghiệm đầu tiên của họ.

Thứ hai, ông tập trung vào những gì đã đi đúng hướng, khen ngợi đội nhóm về hiệu suất của họ, những kỹ thuật tên lửa đã phát triển thành công và hơn thế nữa.

Musk kết luận, “SpaceX sẽ tồn tại trong một chặng đường dài và, dù đó là địa ngục hay thiên đường, chúng tôi cũng sẽ nổ lực hết mình vì mục tiêu lớn này.”

Một nhân viên của SpaceX nói rằng, mặc dù lần ra mắt đầu tiên không thành công lắm, nhưng họ vẫn sẽ cùng Elon Musk đi đến hết chặng đường.

Bạn sẽ đối mặt với áp lực không ngừng khi khởi nghiệp và những thất bại không thể tránh khỏi trong suốt chặng đường này như thế nào?

Nếu thành công để lại những manh mối nào đó, thì hãy làm theo những bài học mà Elon Musk đã để lại: Bắt đầu với một tầm nhìn lớn, chia nó thành những bước nhỏ (và ăn mừng từng chiến thắng đó) và tập trung vào những điều tích cực nhất ngay cả khi bạn vấp ngã.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn 

Content Marketer là ai? Làm Content Marketing là làm gì?

Cùng tìm hiểu các thông tin xoay quanh thuật ngữ Content Marketing (Tiếp thị nội dung) như: Content Marketing là gì? Content Marketer là gì, họ là ai? Làm Content Marketing là làm những công việc gì? Sự khác biệt giữa Content Marketer, Copywriter và Content Creator? Những kỹ năng cần có của một người làm Content Marketing và hơn thế nữa.

Content Marketing là gì
Content Marketing là gì? Làm Content Marketing là làm gì?

Content Marketing hiểu đơn giản là một hình thức marketing trong đó sử dụng Content (Nội dung) để thúc đẩy hiệu suất Marketing (Tiếp thị). Người làm Content Marketing được gọi là Content Marketer. Trong khi là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến, việc hiểu được bản chất của Content Marketing là gì hay doanh nghiệp nên ứng dụng nó vào các hoạt động marketing như thế nào vẫn là một câu hỏi lớn. Bài viết dưới đây từ MarketingTrips sẽ cung cấp toàn bộ các thông tin về chủ đề này.

Những nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài:

  • Content Marketing là gì?
  • Content Marketer là ai?
  • Sự khác biệt giữa Content Marketer, Copywriter và Content Creator.
  • Các loại hình chủ yếu trong Content Marketing là gì?
  • Vai trò hay mục tiêu của Content Marketing đối với thương hiệu và doanh nghiệp là gì?
  • Sự khác biệt giữa Content Marketing và Copywriting.
  • Top các kỹ năng cần thiết để trở thành một người làm Content Marketing (Content Marketer) chuyên nghiệp.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Content Marketer là ai và họ làm gì?

Content Marketer là một hình thức hay kiểu Marketer, khái niệm được hiểu đơn giản là những người sản xuất, phân phối và tối ưu nội dung (content) với mục đích cuối cùng là đạt được các mục tiêu marketing.

Content Marketer khác với Content Creator và Copywriter. Trong khi đều là những người làm về Content, các vai trò này cũng có những điểm khác nhau.

Content Creator hay nhà sáng tạo nội dung là những người tham vào công việc sản xuất những nội dung hay vật liệu sáng tạo mang tính giải trí và giáo dục cho các nhóm đối tượng mục tiêu (người mua, người ra quyết định, người ảnh hưởng…).

Copywriter trong khi đó là những nhà viết nội dung quảng cáo cũng là người sản xuất ra nội dung tuy nhiên nội dung của họ liên quan nhiều hơn đến việc sáng tạo nội dung và chủ yếu các nội dung đó được sử dụng cho hoạt động quảng cáo.

Rất nhiều người làm marketing hiện là các nhà biên tập nội dung, nhưng có những sự khác biệt lớn giữa một người viết nội dung quảng cáo (Copywriter) và một nhà làm Content Marketing và nhà sáng tạo nội dung (Content Creator).

Content Marketing là gì?

Content Marketing là khái niệm đề cập đến việc ứng dụng nội dung (Content) vào các hoạt động tiếp thị (Marketing) trong doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh cụ thể nào đó.

Từ góc nhìn này, để có thể hiểu được khái niệm Content Marketing có nghĩa là gì, chúng ta cần hiểu Content là gì và Marketing là gì.

  • Khái niệm Content.

Theo định nghĩa của Vocabulary.com, Content hiện có 2 nghĩa chính khác nhau. Nghĩa thứ nhất là cảm giác “hài lòng hay hạnh phúc về một thứ gì đó”, và nghĩa thứ hai là “nội dung”, ví dụ nội dung của một tiết học Toán có thể Toán cao cấp.

Mặc dù Content có tận hai nghĩa khác nhau, trong phạm vi kinh doanh và marketing, Content chủ yếu được sử dụng theo nghĩa thứ hai tức là nội dung.

Nội dung hay Content ở đây là khái niệm đề cập đến tất cả những gì có thể được nhìn thấy hay nghe bằng các giác quan thông thường của con người.

Một số định dạng nội dung phổ biến có thể kể đến như video, hình ảnh, audio (âm thanh), văn bản (text), hay các kiểu nội dung kết hợp như Infographics và Slide.

  • Khái niệm marketing.

Mặc dù có rất nhiều khái niệm khác nhau liên quan đến thuật ngữ Marketing, tuy nhiên định nghĩa từ “Cha đẻ của Marketing hiện đại” Philip Kotler là đáng tham khảo nhất.

Theo Giáo sư Philip Kotler, Marketing là khoa học và nghệ thuật khám phá, tạo ra và cung cấp giá trị nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu. Marketing xác định những nhu cầu và mong muốn chưa được đáp ứng để từ đó mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Marketing cũng liên quan đến việc xác định, đo lường và định lượng quy mô của thị trường, xác định phân khúc nào doanh nghiệp có khả năng phục vụ tốt nhất và từ đây thiết kế ra những sản phẩm và chương trình quảng bá phù hợp nhất.

Tổng hợp những phân tích ở trên, Content Marketing có thể được hiểu là chiến lược marketing trong đó tập trung vào việc xây dựng và phân phối những nội dung có giá trị cho khách hàng với mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy các hoạt động có lợi từ khách hàng tới thương hiệu hoặc doanh nghiệp.

Với Content Marketing, thay vì thương hiệu liên tục quảng cáo hay phân phối những nội dung liên quan đến sản phẩm hoặc bán hàng tới khách hàng, họ sử dụng nhiều loại nội dung khác nhau để tương tác với khách hàng, những nội dung hữu ích và giúp giải quyết các nỗi đau của khách hàng.

Ngoài ra như đã phân tích ở trên, Content Marketing sẽ bao gồm tất cả các hoạt động như nghiên cứu, phân tích, xây dựng, phân phối và tối ưu hoá nội dung để đạt được các mục tiêu marketing.

Mục tiêu của Content Marketing là gì theo đó phụ thuộc vào mục tiêu chung của marketing như xây dựng độ nhận biết thương hiệu, xây dựng lòng trung thành với khách hàng (Brand Loyalty), tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) hoặc bán hàng.

Vai trò hay mục tiêu của Content Marketing đối với thương hiệu và doanh nghiệp là gì?

Trong thời kỳ khi mà mọi thứ đang thay đổi quá nhanh và sự khác biệt về mặt tính năng của các sản phẩm không còn quá lớn, một thương hiệu thành công là thương hiệu luôn luôn cung cấp những nội dung hữu ích cho khách hàng, gắn kết với khách hàng ở cấp độ con người và cảm xúc, Content Marketing cũng thể hiện được vai trò to lớn của nó từ đây.

Khi được áp dụng một cách bài bản và dựa trên các nghiên cứu thị trường cụ thể, dưới đây là những gì mà Content Marketing có thể mang lại cho thương hiệu và doanh nghiệp.

Content Marketing giúp xây dựng độ nhận biết thương hiệu.

Giả sử nếu bạn là chủ của một doanh nghiệp mới hay công ty khởi nghiệp chẳng hạn, làm thế nào để các nhóm đối tượng mục tiêu có thể nhận biết (nhanh) về thương hiệu, về các sản phẩm và dịch vụ đằng sau các thương hiệu đó.

Có thể câu trả lời của bạn là bạn chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội hay tối ưu hoá các công cụ tìm kiếm để khách hàng có thể biết đến mình.

Tuy nhiên, bạn sẽ nói gì với khách hàng của mình và liệu khách hàng (mới) của bạn có dừng lại để nghe bạn nói về các sản phẩm của mình.

Nếu chỉ đơn giản là bạn cung cấp các thông tin về tính năng của sản phẩm hay giá bán của nó thì bạn nên biết rằng khách hàng có vô số các lựa chọn khác trên thị trường mà thậm chí là tốt hơn nhiều so với bạn, vậy bạn nên làm gì?

Bằng cách ứng dụng Content Marketing vào quá trình tương tác với khách hàng, cung cấp những nội dung hữu ích để giải quyết các vấn đề của họ hay kể những câu chuyện truyền cảm hứng đến họ trước khi bán hàng, khách hàng sẽ nhanh chóng biết và nhớ đến bạn.

Content Marketing giúp xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

Trong khi mọi thứ xung quanh khách hàng không ngừng thay đổi, sở thích và tâm lý của họ cũng thay đổi, một câu hỏi đặt ra là liệu họ sẽ tiếp tục ở lại với thương hiệu của bạn nếu bạn không thay đổi cùng với họ và gắn kết với họ thông qua những nội dung ý nghĩa.

Ngoài các yếu tố bán hàng hay chuyển đổi khách hàng, nhờ vào những nội dung mang tính cảm xúc và gắn kết ở cấp độ con người, những nội dung mang tính đồng cảm cao, khách hàng có nhiều lý do hơn để lại với thương hiệu.

Nói cách khác, nếu mối liên hệ giữa thương hiệu với khách hàng chỉ là vấn đề về bán hàng hay mua-bán, mức độ trung thành của khách hàng với thương hiệu là thấp nhất.

Ở góc độ ứng dụng Content Marketing, nhiệm vụ của bạn là nghiên cứu thật sâu nhiều khía cạnh tâm lý và hành vi của khách hàng, hiểu họ cần gì và muốn gì từ thương hiệu để từ đó tương tác với họ ở cấp độ bạn-bè hơn là thương mại hoặc mua-bán đơn thuần.

Content Marketing giúp tăng tỷ lệ tương tác trên các kênh.

Vì mục tiêu của Content Marketing không chỉ là bán hàng, cũng không chỉ là nói về sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, khi nhu cầu, sở thích hay nỗi đau của khách hàng mới là trọng tâm chính của nó, khách hàng sẵn sàng tương tác nhiều hơn với những thương hiệu hiểu họ nhiều hơn.

Content Marketing giúp gia tăng lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.

Như đã phân tích ở trên, vì khách hàng ưu tiên tương tác nhiều hơn với các thương hiệu hiểu họ và cung cấp những nội dung có ý nghĩa, đồng thời vì tỷ lệ tương tác cũng tốt hơn, ngày càng có nhiều khách hàng hơn tìm đến tương tác và mua hàng từ thương hiệu.

Ngoài ra, nếu thương hiệu đang đầu tư vào các hoạt động tối ưu hoá nội dung (SEO Content), khi thương hiệu có thể bắt gặp khách hàng ở điểm chạm tìm kiếm đồng thời cung cấp những nội dung dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về họ, một lần nữa thương hiệu lại có thêm cơ hội để chuyển đổi và bán hàng với họ.

Với các sản phẩm ít có rào cản về mặt thương hiệu hay tính năng sản phẩm, Content Marketing nên là những gì thương hiệu cần ưu tiên.

Sự khác biệt giữa Content Marketing và Copywriting.

Nhiều Content Marketer cũng là những Copywiter tuyệt vời và điều ngược lại cũng đúng.

Rất nhiều Copywriter chuyên nghiệp là những Content Marketer thực thụ. Tuy nhiên, họ có thể làm các vị trí của nhau không có nghĩa là chúng giống nhau.

Các Content Marketer tập trung vào các kỹ năng xây dựng chiến lược nội dung cho một thương hiệu, sau đó cùng nhau lập kế hoạch và giám sát việc thực hiện kế hoạch đó trong chiến lược tổng thể.

Kế hoạch có thể bao gồm việc nghiên cứu nội dung, những bản tóm tắt nội dung (briefs), viết nội dung, chỉnh sửa nội dung, tối ưu hóa SEO, thiết kế đồ họa và cuối cùng mới là phân phối nội dung.

Copywriter thường chỉ tham gia vào phần viết (mặc dù Copywriter trước đây thường chỉ viết nội dung dạng ngắn để sử dụng cho các bài đăng trên blog, các nội dung trên các poster, banner…) và phần phân phối nội dung của kế hoạch.

Suy cho cùng, mục tiêu của Copywriter là xây dựng các câu chuyện hấp dẫn và thu hút các nhóm đối tượng mục tiêu bằng ngôn từ.

Content Marketing bao gồm những gì hay các loại hình chủ yếu trong Content Marketing là gì?

Xuất phát từ thuật ngữ Content và Marketing, Content Marketing chứa đựng nhiều kiểu hay phương thức truyền tải khác nhau để đạt được các mục tiêu marketing khác nhau.

Dưới đây là một số hình thức phổ biến nhất về Content Marketing.

1. Social Media Content Marketing.

Với khoảng gần 5 tỷ người dùng mạng xã hội trên toàn cầu với trung bình mỗi người dùng dành khoảng 2-3 tiếng mỗi ngày, điều này giải thích tại sao Social Media Marketing hay việc phát triển nội dung trên các nền tảng này lại trở nên phổ biến.

Tuỳ vào từng đối tượng mục tiêu của các thương hiệu hay cách thức mà họ muốn tương tác với thương hiệu trên các nền tảng khác nhau, thương hiệu có thể cung cấp những kiểu nội dung khác nhau trên các nền tảng như TikTok, Facebook, Instagram hay YouTube.

2. Blog Content Marketing.

Blog Content Marketing chính là việc cung cấp những nội dung cho khách hàng thông qua các blog hay website của thương hiệu.

Tuỳ thuộc vào mục tiêu của thương hiệu trong từng bối cảnh cụ thể là gì, các nội dung trên Blog có thể được xây dựng và tối ưu theo những cách khác nhau.

Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là “giáo dục” khách hàng, nội dung sẽ hướng đến việc cung cấp nhiều thông tin liên quan đến xu hướng hay những lợi ích của sản phẩm.

Nếu mục tiêu của thương hiệu là khách hàng tiềm năng (Lead), nội dung sẽ cần tập trung nhiều hơn đến các nỗi đau của khách hàng hay các giải pháp tối ưu mà thương hiệu có thể đáp ứng cho khách hàng (tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh).

Hay nếu mục tiêu của doanh nghiệp là tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, các nội dung chuẩn SEO và website thân thiện với công cụ tìm kiếm là mục tiêu của Content Marketing.

3. Video Content Marketing.

Theo nghiên cứu, gần 70% người tiêu dùng nói rằng họ thích tìm hiểu về thương hiệu thông qua các nội dung video.

Thêm vào đó, đối với một số mục tiêu marketing như ghi nhớ về thương hiệu, cân nhắc tìm hiểu thêm về thương hiệu hay thậm chí là chuyển đổi bán hàng, các nội dung video (Video Content) thường tỏ ra hiệu quả hơn.

Theo “Báo cáo doanh thu quảng cáo trên Internet của IAB trong năm 2021”, Video và Audio Ads là hai định dạng ưu tiên hàng đầu của các thương hiệu, mức tăng trưởng chi tiêu đến 50% trong năm 2021.

4. Audio & Podcast Content Marketing.

content marketing là gì
Podcast Content Marketing trên website HBR.

Trong suốt đại dịch và những năm trở lại đây, lượng người dùng ưu tiên tiêu thụ các định dạng nội dung về âm thanh ngày càng tăng cao, gần một nửa dân số Mỹ nghe podcast thường xuyên và ở Anh, lượng người nghe podcast tăng 42% sau đại dịch Covid-19.

Vì lý do này, ngày càng có nhiều thương hiệu bắt đầu đầu tư xây dựng các kênh truyền thông Audio hay Podcast của riêng mình.

Nếu bạn đã nghiện cứu sơ bộ và nhận thấy rằng khách hàng của bạn cũng ưu tiên các phương thức truyền thông này từ thương hiệu, đã đến lúc Audio & Podcast Content Marketing nên xuất hiện trong chiến lược Content Marketing của mình.

5. Infographic Content Marketing.

Bởi bản chất của các Infographic Content là những nội dung mang tính trực quan cao, thông tin truyền tải đến khách hàng được thể hiện dưới dạng đồ hoạ hay các biểu đồ rõ ràng và logic, đây cũng là một hình thức Content Marketing hiệu quả.

Nếu nội dung của thương hiệu có chứa đựng nhiều số liệu hay những chủ đề phức tạp, Infographic Content Marketing là một giải pháp để giúp khách hàng ghi nhớ nhanh và tốt hơn những thông điệp mà thương hiệu cần truyền tải.

6. Paid Ad Content Marketing.

Ví dụ về một nội dung Paid Ad Content Marketing trên nền tảng Faceboook.

Nếu các kiểu nội dung nói trên chủ yếu đề cập đến các cách thức tiếp thị nội dung tự nhiên (Organic Content Marketing), Paid Ad Content Marketing là khái niệm đề cập đến tất cả các nội dung marketing được truyền tải tới khách hàng mục tiêu thông qua các hình thức quảng cáo có trả phí.

Với hình thức này, thương hiệu có thể hiện thị các nội dung quảng cáo ở bất cứ nơi đâu như trên các nền tảng mạng xã hội (Social Media), Banner hay các nội dung quảng cáo tự nhiên (Native Ads) trên các trang báo chí hay các nội dung được tài trợ thông qua những người có ảnh hưởng (KOL, Influencer…).

Top các kỹ năng cần thiết để trở thành một Content Marketer hay người làm Content Marketing chuyên nghiệp.

Nếu bạn đang tìm kiếm một chuyên gia thực sự về content marketing, bạn cũng sẽ muốn họ là một copywiter tuyệt vời.

1. Xây dựng chiến lược nội dung.

Khả năng xây dựng và trình bày một chiến lược nội dung rõ ràng là điều cần có đầu tiên đối với các nhà content marketer chuyên nghiệp.

Nhiều content marketer có thể thực hiện một chiến lược, nhưng không phải tất cả họ đều có thể thực hiện các nghiên cứu cần thiết để đưa ra một chiến lược dài hạn hơn và có khả năng trình bày chiến lược đó cho những người sáng lập hoặc giám đốc điều hành.

Đây là kỹ năng mà các nhà tiếp thị nội dung cần trau dồi theo thời gian và nếu bạn đang tìm kiếm một chuyên gia trong lĩnh vực này, có thể bạn sẽ muốn đặt các câu hỏi liên quan để giúp bạn hiểu rõ liệu họ có thể đảm nhận được vai trò này hay không.

2. Quản lý dự án.

Kỹ năng quan trọng thứ hai đối với một nhà tiếp thị nội dung chuyên nghiệp là khả năng quản lý dự án. Rất nhiều tổ chức lớn đang tỏ ra ưu tiên mảng phát triển nội dung.

Điều này cho phép nội dung không chỉ được đo lường dựa trên sự thành công của SEO mà còn ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp đang cần một chiến lược nội dung toàn diện trên toàn bộ kênh (truyền thông và bán hàng) và do đó họ cũng cần một người làm nội dung có kỹ năng quản lý dự án tốt, người có thể báo cáo rõ ràng về tiến độ và mức độ hiệu quả của nội dung trong từng giai đoạn khác nhau.

3. Content Marketer cũng cần có kiến thức cơ bản về SEO.

Việc có được chiến lược nội dung rõ ràng và kỹ năng quản lý dự án tốt cũng không giúp bạn thoát khỏi các yêu cầu hiểu biết cơ bản về ngành SEO.

Một chiến lược tiếp thị nội dung hiệu quả ngoài việc tăng cường mức độ nhận thức và lòng tin với thương hiệu, nó còn phải giúp thương hiệu có thêm nhiều lưu lượng truy cập tìm kiếm tự nhiên mới theo thời gian, từ đó giúp giảm chi phí để có được một khách hàng mới.

Các nhà tiếp thị nội dung chuyên nghiệp không nhất thiết phải biết các kỹ thuật chuyên sâu về SEO hoặc cách triển khai chúng, nhưng họ phải hiểu cơ bản về các thuật toán của các công cụ tìm kiếm, từ đó họ có thể xây dựng các nội dung nhằm mục tiêu giúp thương hiệu có được những thứ hạng cao hơn.

4. Quản lý sự sáng tạo.

Mỗi phần nội dung được tạo ra, cho dù là được sử dụng trên website hay cho các nhóm bán hàng, nó đều sẽ phải yêu cầu các thiết kế đồ họa tương ứng.

Nếu bạn muốn tối đa hoá mức độ hiệu quả của nội dung thì một bản thiết kế đầy sự sáng tạo sẽ giúp bạn tạo ra được nhiều sự gắn kết hơn với khách hàng của mình.

Tương tự như kinh nghiệm quản lý các dự án, các content marketer chuyên nghiệp phải có kinh nghiệm quản lý quy trình sản xuất sự sáng tạo để đảm bảo những hình ảnh có chất lượng và mức độ liên quan cao nhất.

5. Kỹ năng nguyên cứu.

Nghiên cứu đóng vai trò quan trọng ở các giai đoạn khác nhau của Content Marketing. Đầu tiên, một nhà Marketing phải thực hiện nghiên cứu khách hàng. Điều này sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về nhu cầu của họ và loại nội dung sẽ kích thích họ hành động.

Hơn nữa, các nhà làm Content Marketing cần nghiên cứu kỹ song song với quá trình tạo ra từng phần của nội dung. Nhờ đó, bạn có thể tìm thấy những mẩu thông tin quan trọng như nghiên cứu, khảo sát, nghiên cứu các trường hợp có sẵn về chủ đề đó.

6. Copywriting.

Top các kỹ năng cần thiết để trở thành một Content Marketer chuyên nghiệp.

Copywriting hay viết nội dung quảng cáo là một kỹ năng rất quan trọng đối với người làm content marketing. Một kỹ năng Copywriting tuyệt vời sẽ giúp:

  • Tăng lượt nhấp từ các kết quả tìm kiếm tự nhiên đến website.
  • Tăng lượng tương tác với các nội dung có thương hiệu trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội.
  • Tăng mức độ chú ý và ghi nhớ các nội dung quảng cáo.

Nhiều nhà tiếp thị nội dung đang dành nhiều thời gian hơn để tập trung vào các thử nghiệm (A/B Testing) nội dung trên các trang bán hàng để gia tăng lượt chuyển đổi hay tối ưu hoá các bài đăng với các tiêu đề khác nhau.

Đây là những dấu hiệu cho thấy họ đang thích nghi dần với kỹ năng copywriting và đưa nó vào công việc tiếp thị nội dung của mình.

7. Biên tập và chỉnh sửa.

Các nhà tiếp thị nội dung chuyên nghiệp cũng là những nhà chỉnh sửa nội dung tuyệt vời.

Điều này có nghĩa là họ cần phải biết cách chỉnh sửa các câu chuyện sao cho rõ ràng, dễ đọc và phù hợp hơn với phong cách và ngôn ngữ của thương hiệu.

Những nội dung sai chính tả, câu cú lủng củng, không được phân bổ ra các đoạn rõ ràng có thể làm cho nội dung kém phần thuyết phục hơn, thậm chí là mất dần đi các khách hàng tiềm năng nếu những sai lầm đó xảy ra thường xuyên hơn.

8. Viết blog.

Các nhà Content Marketer có thể dành được nhiều thành công hơn thông qua việc viết và xuất bản nội dung trên các blog hay các tài khoản mạng xã hội cá nhân của riêng họ.

Có được kỹ năng viết blog tốt không đồng nghĩa với việc bạn có thể trở thành một chuyên gia content marketing, nhưng tất cả các chuyên gia content marketing đều có khả năng tạo ra những blog với những nội dung đầy sức hấp dẫn.

9. Hiểu biết sâu sắc về “phễu” bán hàng – Sales Funnel.

Cũng giống như các kênh Marketing khác, mục đích cuối cùng của Content Marketing là biến khách truy cập trang web của bạn thành khách hàng tiềm năng và khách hàng tiềm năng của bạn thành khách hàng.

Để đạt được điều này, những gì các Content Marketer cần làm là sử dụng các phễu bán hàng bao gồm các giai đoạn khác nhau của hành trình khách hàng (Customer Journey).

Bao gồm các giai đoạn như:

  • Đầu kênh bán hàng – Top of the sales funnel (TOFU)
  • Giữa kênh bán hàng – Middle of the sales funnel (MOFU)
  • Cuối kênh bán hàng – Bottom of the sales funnel (BOFU)
content marketer
Content Marketer cần hiểu Sales Funnel.

Ở các giai đoạn khác nhau của kênh bán hàng, có những yêu cầu và nhu cầu về đối tượng khách hàng mục tiêu là khác nhau. Một nhà Content Marketing cần được đào tạo về cách kênh bán hàng hoạt động và cách nội dung phù hợp với từng giai đoạn đó.

Khi các Content Marketer học được các kỹ năng này, họ có thể tạo ra các mẩu nội dung sẽ biến khách truy cập (Visitor) thành khách hàng tiềm năng (Lead) và từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng (Buyer/Consumer…).

10. Phân tích và theo dõi dữ liệu cũng là một kỹ năng quan trọng khác của các Content Marketer.

Cuối cùng, các Content Marketer chuyên nghiệp không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu và viết lách. Họ còn phải có kỹ năng phân tích, đo lường và đánh giá mức độ hiệu quả của những nội dung mà họ đã tạo ra.

Các nhà tiếp thị nội dung chuyên nghiệp phải hiểu được hành vi của người dùng trên nền tảng trực tuyến, chạy các thử nghiệm tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi (CRO) dành riêng cho nội dung và đo lường sức ảnh hưởng của các lưu lượng truy cập đến doanh số bán hàng.

Nếu như trước đây, một content marketer chỉ cần viết và xuất bản đủ số lượng nội dung theo yêu cầu là hoàn thành nhiệm vụ thì giờ đây họ cần thay đổi.

Các chỉ số đơn giản như tỷ lệ nhấp vào nội dung (CTR), số lượng người xem bài viết, thời gian xem, tỷ lệ chuyển đổi phát sinh…cũng có thể giúp bạn đánh giá được mức độ hiệu quả của các content marketer rồi.

Một công cụ phổ biến mà hầu hết các doanh nghiệp sử dụng là Google Analytics để phân tích dữ liệu người dùng. Thông qua công cụ này, các nhà Marketing có thể tìm thấy những hiểu biết sâu sắc về cách khách hàng của họ hành động trên website của mình.

content marketer
Phân tích và theo dõi dữ liệu cũng là một kỹ năng quan trọng khác của các Content Marketer

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ các thông tin xoay quanh khái niệm Content Marketing. Với bản chất ngành Marketing nói chung và Content Marketing nói riêng, khi người dùng luôn luôn thay đổi hành vi và cách tiêu thụ nội dung của họ, các Content Marketer cũng cần cập nhật các kỹ năng của mình sao cho phù hợp với yêu cầu mới. Hiểu các bản chất vốn có của Content Marketing là gì hay ứng dụng nó vào doanh nghiệp ra sao chính là nền tảng.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Luyện tập ngay 3 thói quen lãnh đạo này ngay từ hôm nay

Bằng cách luyện tập 3 thói quen lãnh đạo rất đơn giản này, kỹ năng lãnh đạo của bạn có thể phát triển nhanh hơn mức bạn nghĩ.

thói quen lãnh đạo

Không có gì làm lạ khi chúng ta thấy rằng các doanh nghiệp đầu tư vào nguồn nhân lực hay con người của họ sẽ luôn có được những lợi thế về sự tăng trưởng và lợi nhuận nhất định.

Nhưng để nhìn thấy được những lợi tức đầu tư từ con người của họ, các nhà lãnh đạo phải phát huy tối đa những khả năng riêng biệt của từng nhân viên.

Trong một thế giới đầy sự bất ổn và liên tục thay đổi. Hiệu quả lãnh đạo bắt đầu từ việc các nhà lãnh đạo trao quyền cho các nhân viên của mình.

Vào năm 2021, bạn có thể bắt đầu với 3 cách tiếp cận đơn giản dưới đây với tư cách là một nhà lãnh đạo.

1. Hãy kết nối như những con người.

Theo Upwork, làm việc từ xa đã tăng 87% kể từ trước đại dịch. Vật lộn với cách điều hành doanh nghiệp từ xa trong một thế giới bình thường mới, nhiều nhà lãnh đạo đang bỏ qua một yếu tố thành công rất quan trọng: văn hóa doanh nghiệp.

Để làm cho các cộng đồng ảo trở nên nhân văn và gắn bó hơn, các nhà lãnh đạo cần phải tránh việc xem các nhân viên từ xa của họ như là những chiếc bánh răng trong một bộ máy ảo, họ chỉ đơn thuần là hoàn thành công việc theo mệnh lệnh của sếp.

Thay vào đó, các nhà lãnh đạo cần phải tìm cách kết hợp các đội nhóm xã hội và những khoảnh hạnh phúc hơn trong đó các nhóm phải kết nối với nhau với tư cách là những con người thay vì chỉ là vấn đề về nhiệm vụ và hiệu suất. Nhà lãnh đạo nên coi trọng cả yếu tố tinh thần lẫn trách nhiệm khi kết nối với các nhân viên của mình.

Mặc dù kết nối qua video hiện tại là vua, nhưng rõ ràng là chúng ta đang cảm thấy quá mệt mỏi. Những gì chúng ta đang thiếu lúc bấy giờ là đầu tư nhiều hơn vào việc xây dựng cộng đồng thông qua các cảm xúc cộng tác và kết nối tự nhiên trong môi trường làm việc ảo.

2. Tận dụng những cuộc họp bên ngoài nhà.

Nói về sự mệt mỏi với các ứng dụng video, các cuộc họp Zoom liên tục khiến chúng ta phải nhìn chằm chằm vào máy tính của mình hàng giờ đồng hồ. Vậy làm thế nào để bạn có thể thay đổi được khung cảnh làm việc của mình, theo đúng nghĩa đen?

Ông Charles Delingpole, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của công ty công nghệ và dữ liệu toàn cầu ComplyAdvantage khuyên: “Hãy mang theo mọi cuộc họp trên đường: Bạn có thể đi bộ và nói chuyện điện thoại, đồng thời để webcam ở nhà.”

Ông nói tiếp: “Tôi thực sự tin tưởng vào sức mạnh của các cuộc họp khi đi bộ. Ngay cả trước Covid-19, tôi đã đưa mọi người đi uống cà phê và họp ở một vài nơi nào đó bên ngoài văn phòng. Giờ đây, các thành viên trong nhóm của tôi còn thực hiện các cuộc họp tại các công viên địa phương hoặc khi đi dạo quanh khu nhà.”

3. Thảo luận cởi mở về sức khỏe tinh thần.

Các nhà lãnh đạo phải tính đến những căng thẳng và lo lắng mà nhân viên không thể hoặc rất khó để vượt qua kể từ khi đại dịch xảy ra.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy 53% người Mỹ trưởng thành báo cáo rằng sức khỏe tinh thần của họ bị ảnh hưởng một cách tiêu cực do những lo lắng và căng thẳng liên quan đến Covid-19.

Sức khỏe tinh thần sẽ là một khía cạnh rất đáng quan tâm ngay cả khi vắc xin được triển khai rộng rãi sau đại dịch.

Nếu bạn chưa làm đủ với tư cách là một nhà lãnh đạo để giải quyết vấn đề về sức khỏe tinh thần cho nhân viên của mình, hãy cân nhắc làm một vài điều gì đó để thay đổi vấn đề.

Một điểm khởi đầu tốt để chống lại những ảnh hưởng của đại dịch là tạo ra những không gian an toàn để mọi người được lên tiếng và bày tỏ những nhu cầu mà họ cảm thấy cần nhất, trong công việc và cả trong cuộc sống cá nhân của họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Top 3 kỹ năng nhà các nhà lãnh đạo rất cần để vượt qua những thời điểm bất ổn

Một điều duy nhất có thể chắc chắn về tương lai của chúng ta đó là nó sẽ luôn luôn thay đổi. Để có thể thích nghi và vượt qua những sự bất ổn, những kỹ năng này là thứ mà các nhà lãnh đạo cần trang bị.

Top 3 kỹ năng nhà các nhà lãnh đạo rất cần để vượt qua những thời điểm bất ổn
Getty Images

Nếu đại dịch Covid-19 không đủ thuyết phục bạn rằng tương lai có thể trở nên ‘rất lạ lẫm’, thì hãy xem hàng chục vụ cháy rừng hiện đang diễn ra trên khắp thế giới.

Nhờ cuộc khủng hoảng về khí hậu, toàn cầu hóa và công nghệ tiên tiến, thế giới đang phát triển theo hướng khó dự đoán hơn và phức tạp hơn.

Nếu bạn là một nhà lãnh đạo, bạn phải đương đầu với tương lai bất định này như thế nào? Bạn đang chuẩn bị gì để thích nghi với nó?

Không một chuyên gia nào, dù thông minh đến đâu, có thể cho bạn biết chính xác những điều bất ngờ sẽ xảy ra, nhưng một nhà lãnh đạo trong lĩnh vực huấn luyện nhân sự nói rằng bà biết các nhà lãnh đạo cần có năng lực gì để có thể đối phó với bất cứ điều gì điên rồ trong tương lai.

Nhà huấn luyện Renita Kalhorn lập luận rằng: “Để đối phó với một thế giới ngày càng mơ hồ, phức tạp và khó đoán, các nhà lãnh đạo ‘không thể chỉ dựa vào những điểm mạnh vốn đã có của họ. Họ cần để mở rộng chúng nhiều hơn nữa'”.

Nói một cách dễ hiểu, làm những gì đã đưa bạn đến vị trí hiện tại có thể không đủ để giữ cho bạn tiếp tục ở trên đỉnh cao trong tương lai. Dưới đây là những gì bạn có thể làm.

Dao động giữa các điểm thái cực khác nhau.

Có thể bạn đã luôn dựa vào EQ và danh tiếng của mình. Hoặc có lẽ bạn đã giành được vị trí lãnh đạo của mình nhờ khả năng phân tích theo hướng dữ liệu (data-driven).

Những kỹ năng đó vốn là vô giá, nhưng trong một tương lai đầy bất ổn của chúng ta, một trong số chúng là không đủ.

Các nhà lãnh đạo muốn thành công sẽ cần có khả năng xoay chuyển giữa các cách tiếp cận khác nhau, tùy thuộc vào từng bối cảnh cụ thể.

Bà Kalhorn đưa ra ví dụ về một chiến lược gia dẫn đầu trong một sáng kiến ​​bền vững tại một công ty hàng tiêu dùng (FMCG), người bắt đầu dự án từ một sự tò mò, cởi mở triệt để và sẵn sàng lắng nghe, nhưng sau đó lại chuyển sang việc ra quyết định dựa trên dữ liệu.

Sự thay đổi này cuối cùng đã mang lại môt sự tăng trưởng đáng kể cho doanh nghiệp.

Kalhorn giải thích tiếp: “Giống như cách mà một vận động viên quần vợt không thể chỉ dựa vào một cú giao bóng mạnh mẽ để chiến thắng.

Các nhà lãnh đạo cần mở rộng phạm vi khả năng để họ có thể chọn những cách tiếp cận tốt nhất, không chỉ đơn giản là cách họ cảm thấy thoải mái nhất. Một CEO quyết đoán sẽ phải học cách để nói ‘không biết’ hoặc một CTO cần liên hệ được tới yếu tố con người'”.

Chuyển đổi ngữ cảnh có ý thức.

Nghiên cứu cho thấy rằng việc chuyển đổi ngữ cảnh – hoặc thay đổi giữa các loại hoặc nhiệm vụ hoặc môi trường khác nhau tốn rất nhiều thời gian và công sức.

Trong một tương lai hỗn loạn và phức tạp, dù sao thì đó cũng là điều không thể tránh khỏi.

Điều đó có nghĩa là các nhà lãnh đạo phải học cách giảm thiểu sự gián đoạn khi thay đổi giữa các nhiệm vụ hay môi trường khác nhau.

Có những thủ thuật để bạn có thể giảm thiểu tác động của việc chuyển đổi ngữ cảnh, bao gồm việc xây dựng một sơ đồ tinh thần cấp độ cao về những gì bạn đang cố gắng hoàn thành và cách mỗi bối cảnh phù hợp với nó, chỉ định thời gian để suy nghĩ tập trung và thậm chí là thay đổi môi trường vật lý cho các kiểu nhiệm vụ khác nhau để báo hiệu đến não bộ của bạn rằng, đã đến lúc bạn cần chuyển đổi tư duy.

Giảm tốc để tăng tốc.

Tốc độ thay đổi ngày càng nhanh có thể khiến bạn có cảm giác như ai đó đang tăng tốc độ trên chính phương tiện của riêng bạn và không thể cưỡng lại được.

Phản ứng tự nhiên là nó sẽ tiếp tục chạy nhanh hơn, nhưng Bà Kalhorn nói rằng những nhà lãnh đạo sẽ giành chiến thắng trong tương lai sẽ tìm cách chống lại sự thôi thúc đó, thay vào đó, họ hiểu rằng đôi khi cách để đi nhanh hơn là chạy chậm hơn ở một vài thời điểm nhất định.

Tất nhiên, việc thực hiện những điều này mất rất nhiều thời gian hơn, nhưng cuối cùng nó thực sự có thể đưa doanh nghiệp của bạn đạt được mục tiêu một cách nhanh hơn.

Tương lai sẽ không bao giờ trở nên dễ dàng. Và nếu bạn muốn thành công hơn, việc nắm vững những kỹ năng này sẽ là điều hết sức cần thiết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Top 4 kỹ năng giúp bạn trở nên đáng giá hơn trong mắt nhà tuyển dụng

Những kỹ năng xã hội là ‘kỹ năng cứng’ mới cần có nhất trong công việc.

Top 4 kỹ năng giúp bạn trở nên đáng giá hơn trong mắt nhà tuyển dụng
Getty Images

Năm năm trước, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum) đã công bố báo cáo tương lai của việc làm (Future of Jobs Report), trong đó dự đoán các kỹ năng của nhân viên và chiến lược nguồn lao động dự kiến ​​vào năm 2020.

Với những công nghệ mới đã tạo ra những cách thức làm việc mới, nhân viên được dự đoán sẽ cần có những kỹ năng mới để bắt kịp những thay đổi này.

Bên cạnh các kỹ năng liên quan đến công việc như sáng tạo, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề phức tạp, báo cáo cho thấy nhu cầu của các nghề nghiệp và loại công việc cụ thể đòi hỏi những năng lực về các kỹ năng xã hội mới như trí thông minh cảm xúc.

Trí thông minh cảm xúc trong công việc.

Điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Trí thông minh cảm xúc đã trở thành một yếu tố được dự báo là quan trọng hàng đầu cho sự thành công trong sự nghiệp, nó vượt qua cả các khả năng về kỹ thuật khác.

Vào năm 2011, một cuộc khảo sát của CareerBuilder với hơn 2.600 nhà quản lý tuyển dụng và chuyên gia nhân sự của Mỹ đã tiết lộ rằng 71% trong số họ đánh giá trí thông minh cảm xúc (EQ) quan trọng hơn cả trí thông minh logic (IQ).

Để xây dựng một nền văn hoá mở cửa cho những trí thông minh cảm xúc, bạn cần biết phải làm gì khi đánh giá các kỹ năng xã hội của nhân viên hiện tại và tương lai của mình.

Dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.

1. Tìm kiếm sự minh bạch.

Sự minh bạch thực sự là một trong những yếu tố đáng giá nhất ở thế giới hiện đại. Đôi khi các nhân viên có xu hướng ẩn náu, rút ​​lui, hoặc tỏ ra không biết gì để tránh các tình huống khó khăn hoặc xung đột.

Và ‘chiếc mặt nạ’ đó đang che giấu sự thật về việc họ thực sự là ai trong những tình huống thách thức khi đối mặt với khách hàng. Trong các đội nhóm phát triển mạnh mẽ, bạn sẽ thấy rằng họ luôn luôn thể hiện những gì mà họ thuộc về, thẳng thắn và rõ ràng.

Điều này được thể hiện thông qua các cuộc trò chuyện và tương tác bằng tính chính trực, sự trung thực về mặt cảm xúc, cởi mở với những đóng góp và nhận thức rõ không chỉ về cá nhân của bạn mà còn về cảm xúc của những người khác trong nhóm.

2. Tìm kiếm khả năng phục hồi và tính linh hoạt.

Các sự ưu tiên hiện đang thay đổi ở hầu hết mọi doanh nghiệp và mọi công việc. Là nhà lãnh đạo, họ muốn bao quanh mình với những người luôn linh hoạt trong quá trình thay đổi và sẽ tận dụng mọi cơ hội để chuyển đổi.

Nhân viên cần có khả năng linh hoạt để đối phó với các tình huống bất ổn và không thể đoán trước – đó là một dấu hiệu của trí thông minh cảm xúc thực sự. Họ thực sự là những người có sự kiên cường ngay từ trong chính tâm hồn của mình.

Những người kiên cường nhất tự phục hồi sau những tình huống xấu bằng cách nói không với bất kỳ ai can thiệp vào mục tiêu, giá trị và niềm tin của họ.

Những người kiên cường cũng không cho phép mình cảm thấy tội lỗi về những điều không liên quan đến họ.

Họ biết họ không phải chịu trách nhiệm về các hành động hay yếu tố drama của người khác, họ không bao giờ tự làm tổn hại mình vì điều gì đó mà người khác đã làm.

3. Tìm kiếm những người có thể kiểm soát tốt cảm xúc của họ.

Tự quản lý (hoặc tự điều chỉnh) trong trí thông minh cảm xúc là một năng lực cá nhân được tìm thấy ở hầu hết các đội nhóm hay cá nhân có hiệu suất cao.

Câu hỏi đằng sau việc tự quản lý bản thân rất đơn giản: Tôi có thể quản lý cảm xúc và hành vi của mình để đạt được những kết quả tích cực không?

Nhà tâm lý học nổi tiếng thế giới Daniel Goleman chia sẻ:

“Những người có thể duy trì sự kiểm soát cảm xúc của họ – là những người có thể duy trì một môi trường an toàn và công bằng.

Trong tình huống này, yếu tố drama sẽ rất thấp và năng suất sẽ rất cao. Những con người tài năng nhất thường đổ xô đến các doanh nghiệp này và không hề muốn rời bỏ họ.”

4. Tìm kiếm sự đồng cảm.

Mọi người đang bị thu hút bởi sự đồng cảm. Đó là một phẩm chất hấp dẫn cần có trong việc xây dựng các mối quan hệ thành công tại nơi làm việc. Nó cũng được chứng minh là một động lực chính để thúc đẩy sự hiệu quả của tổ chức.

Một đội nhóm có hiệu suất cao thể hiện sự đồng cảm sẽ thúc đẩy các mối quan hệ cá nhân bền chặt, từ đó dẫn đến sự hợp tác hiệu quả giữa các thành viên với nhau.

Họ sẽ luôn nghĩ về hoàn cảnh của đồng nghiệp, hiểu những thách thức và nỗi thất vọng của họ, và biết rằng những cảm xúc đó cũng thật như chính họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Đừng từ bỏ công việc của mình trước khi tự hỏi bản thân những câu này

Nếu bạn đang nghĩ đến việc nghỉ việc, trước tiên hãy phân tích nhanh về vấn đề. Tổ chức bạn đang làm việc có phải là nguồn gốc của mọi việc không hay chỉ là bạn không còn phù hợp với công việc đó.

Có phải đây là lúc tôi nên từ bỏ công việc của mình không? Đây là câu hỏi mà có thể tất cả chúng ta đều đã tự hỏi mình một lần nào đó.

Hầu hết mọi người sẽ chờ đợi cho đến khi họ cảm thấy họ phải rời khỏi công việc hoặc tổ chức của mình ngay lập tức, và điều đó thường khiến họ gặp nhiều bất lợi.

Đừng để điều này xảy ra với bạn. Thay vào đó, hãy chủ động và nắm lấy cơ hội, ít nhất mỗi năm một lần, hãy đánh giá tổ chức và vị trí của bạn, dưới đây là những gì bạn cần.

Bạn có đang đầu tư công sức vào đúng tổ chức không?

Dưới đây là 07 dấu hiệu chính mà bạn nên quan tâm:

  • Việc sát nhập, mua lại hoặc rất nhiều hoạt động thay đổi kinh doanh đã diễn ra và bạn không phải là một phần của những sự thay đổi đó.
  • Ban lãnh đạo bị chỉ trích hết lần này đến lần khác trên các tờ báo chí kinh doanh.
  • Tổ chức không thường xuyên đầu tư vào sản phẩm hoặc dịch vụ mới và chọn tập trung vào những cách làm cũ.
  • Những người bạn tôn trọng đang rời khỏi công ty.
  • Lợi nhuận của tổ chức liên tục sụt giảm và bạn không phải là người có thể can thiệp.
  • Những người bên ngoài được tuyển vào các vị trí quản lý và bắt đầu mang theo những người bạn của riêng họ.
  • Các biện pháp cắt giảm chi phí được thực hiện mà không có bất cứ thông báo nào hoặc nếu có thì cũng không hợp lý.

Nếu 04 hoặc 05 dấu hiệu trong số này đúng với tổ chức của bạn, hãy xem xét vấn đề thật kỹ lưỡng. Nói chuyện với những người bạn biết đã rời công ty. Kiểm tra xem tổ chức của bạn đang có vấn đề gì không?

Đôi khi bạn có thể muốn chọn làm việc cho một tổ chức đang gặp khó khăn, nhưng chỉ khi nó đổi lại những thứ phù hợp với bạn – một khoản thu nhập mới hoặc được học thêm một kỹ năng mới quan trọng chẳng hạn.

Bạn có đang ở đúng vị trí của mình không?

Nó có thể là một công việc tuyệt vời cho bạn vào năm ngoái, nhưng đến hiện tại, nó còn có thể giúp bạn phát triển và học hỏi nữa hay không.

Dưới đây là 07 dấu hiệu sẽ giúp bạn nhận ra những rủi ro tiềm ẩn:

  • Tiền thưởng hoặc thu nhập của bạn không còn trên mức trung bình.
  • Sếp của bạn tránh xa bạn và trao đổi trực tiếp với cấp dưới hoặc đồng nghiệp của bạn.
  • Bạn không còn được mời đến các cuộc họp quan trọng hay đi ăn trưa với đồng nghiệp.
  • Bạn đang làm những điều bạn không đồng ý hoặc bạn tin rằng bạn phải che giấu những gì bạn thực sự nghĩ.
  • Bạn luôn mắc phải những sai lầm ngớ ngẩn và không thể tìm ra lý do tại sao chúng lại xảy ra.
  • Người cố vấn (hoặc sếp trực tiếp) của bạn đã rời khỏi tổ chức.
  • Các lộ trình thăng tiến gần như không đến với bạn hoặc giá trị bạn tạo ra rất ít.

Nếu tổ chức của bạn là một tổ chức tuyệt vời và công việc của bạn không phù hợp với bạn, hãy tìm kiếm một vị trí khác trong một bộ phận khác của công ty đó.

Nếu không, đã đến lúc bạn nên chỉnh sửa CV của mình. Đừng lo lắng quá nhiều về việc bạn đã phạm phải điều gì trong tổ chức khiến bạn không còn phù hợp. Nếu đã quyết định thì nên cương quyết và tìm cơ hội mới.

Bạn được định vị như thế nào cho sự nghiệp trong tương lai của mình?

Không giống như hai câu hỏi đầu tiên tập trung vào những rủi ro hoặc trách nhiệm có thể xảy ra đối với phía doanh nghiệp và công việc hiện tại của bạn, câu hỏi cuối cùng này giúp bạn có cơ hội nhìn nhận lại vị trí của bạn trong tổ chức.

Những câu nói này có đúng với bạn không?

  • Bạn có một danh tiếng tốt cả bên trong lẫn bên ngoài tổ chức trong nghề nghiệp của mình.
  • Mọi người đã gọi cho bạn để được giúp đỡ và tư vấn, và bạn cố gắng giúp họ.
  • Bạn biết mình muốn học hỏi những điều gì tiếp theo và đã không ngừng nâng cao sự nghiệp hoặc mở rộng kiến ​​thức của mình trong những năm vừa qua.
  • Bạn biết những ‘chủ đề nóng’ hiện tại trong lĩnh vực của bạn là gì.
  • Bạn biết những thách thức trong lĩnh vực của bạn trong tương lai.
  • Bạn có một nhóm các mối quan hệ chuyên nghiệp mà bạn có thể gọi để được giúp đỡ hoặc hỗ trợ từ họ.
  • Bạn yêu thích những gì mình đang làm.

Nếu bạn có thể nói “có” với 05 hoặc 06 trong số 07 câu ở trên, bạn không phải lo lắng vì bạn đang có một vị trí tốt cho sự nghiệp của mình.

Nếu bạn không có nhiều lợi thế trong danh sách này, bạn có thể tự học hỏi để xây dựng những vị trí cho riêng mình.

Chỉ cần bạn bắt đầu làm những thứ trong những lời khuyên này. Bắt đầu bằng cách đóng góp cho đồng nghiệp, tổ chức, cộng đồng và nghề nghiệp của bạn, mọi thứ sẽ thay đổi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Top 5 câu hỏi bạn nên tự hỏi trước khi bắt đầu một công việc mới

Những hành động bạn thực hiện trong vài tháng đầu tiên khi làm một công việc mới có ảnh hưởng lớn đến sự thành công hay thất bại của bạn.

Hãy xây dựng những động lực tích cực ngay từ sớm và nó sẽ thúc đẩy bạn vượt qua mọi khó khăn của mình. Gặp phải một số sai lầm ngay từ đầu và bạn có thể phải đối mặt với một trận chiến khó khăn trong suốt thời gian còn lại.

Thách thức lớn nhất mà các nhà lãnh đạo phải đối mặt trong giai đoạn này là tập trung vào những điều đúng đắn. Trong khi bạn thì đang cố gắng để có được những sự ổn định và tìm ra cách gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Bạn có thể dễ dàng ôm đồm quá nhiều thứ hoặc lãng phí thời gian quý báu của mình. Vì vậy, bạn sẽ cần những hướng dẫn cơ bản. Dưới đây là 05 điều quan trọng nhất để bạn có thể tự hỏi chính mình.

Bằng cách nào tôi có thể xây dựng giá trị?

Đây là câu hỏi quan trọng nhất. Tại sao bạn được đưa vào vai trò này? Các bên liên quan chính đang mong muốn bạn đạt được điều gì? Trong khoảng thời gian nào? Sự tiến bộ của bạn sẽ được đánh giá như thế nào?

Khi bạn tìm cách trả lời câu hỏi này, hãy nhớ rằng câu trả lời thực sự có thể không phải là những gì bạn đã được trao đổi khi tiếp nhận công việc hoặc; bởi vì nó cũng có thể phát triển khi mọi thứ tiến triển và bạn sẽ có những thách thức mới hơn.

Bạn cũng nên nhớ rằng bạn có thể sẽ sẽ phải phục vụ cho nhiều bên hay phòng ban khác nhau chứ không chỉ từ sếp của bạn và họ có thể có các quan điểm khác nhau về những gì được xem là “thành công”.

Điều cần thiết là bạn phải hiểu toàn bộ các kỳ vọng để từ đó bạn có thể dung hòa và đáp ứng chúng ở mức độ cao nhất có thể.

Tôi được kỳ vọng để phải ứng xử như thế nào?

Trừ khi bạn được tuyển vào để thay đổi văn hóa của tổ chức mới của mình, bạn nên cố gắng hiểu và tuân thủ các chuẩn mực hành vi quan trọng nhất của tổ chức đó.

Hãy coi văn hóa là hệ thống miễn dịch của tổ chức. Nói chung, nó tồn tại để ngăn chặn những “suy nghĩ sai lầm” và “hành vi sai trái” có thể đi ngược lại với tổ chức.

Do đó khi bạn phạm phải những văn hoá này, bạn sẽ trở nên bị coi là “nơi không thuộc về”, điều cuối cùng có thể dẫn đến sự cô lập và từ bỏ. Khi bạn tìm cách để hiểu các tiêu chuẩn chính, hãy nhớ rằng chúng có thể khác nhau trong các tổ chức.

Hỗ trợ từ ai là quan trọng nhất? 

Thành công của bạn có thể phụ thuộc vào những người mà bạn không làm việc trực tiếp; vì vậy, bạn cần phải xây dựng các mối liên kết cần thiết. Điểm bắt đầu để làm điều này là hiểu được bối cảnh của tổ chức mới của bạn và học cách điều hướng nó.

Ai có quyền lực và ảnh hưởng? Sự hỗ trợ của ai là quan trọng và tại sao? Khi hiểu được ai đó, bạn có thể tập trung vào cách bạn sẽ nhận được sự ủng hộ từ họ.

Thông thường, điều này liên quan đến nhiều thứ hơn là chỉ xây dựng các mối quan hệ. Bạn cần hiểu những gì người khác đang cố gắng hoàn thành và cách bạn có thể giúp họ.

Có đi có lại là nền tảng vững chắc nhất để xây dựng các mối liên hệ hợp tác.

Bằng cách nào tôi có thể có được những thành công (dù là nhỏ) đầu tiên?

Các nhà lãnh đạo thường mong đợi những sự thay đổi tích cực từ những người mới, dù đó chỉ là những thành công nhỏ – những cải tiến nhanh chóng hay hữu hình trong tổ chức.

Về phần bạn, hãy thúc đẩy nhanh quá trình học tập của bạn và giành cho bạn quyền được thực hiện những thay đổi sâu hơn trong tổ chức.

Để làm được điều này, bạn cần xác định những cách phù hợp và hứa hẹn nhất để tạo ra tác động tích cực một cách nhanh chóng và sau đó thực hiện nó hiệu quả nhất có thể.

Tôi cần phát triển những kỹ năng nào để trở nên xuất sắc hơn trong vai trò này?

Như Marshall Goldsmith, một nhà huấn luyện nổi tiếng đã nói: “Điều gì đưa bạn đến đây, sẽ không đưa bạn đến đó”.

Những kỹ năng và năng lực giúp bạn đạt được đến thời điểm này trong sự nghiệp của mình có thể không phải là (hoặc tất cả những thứ) bạn cần để thành công trong công việc mới hay trở nên thành công hơn trong tương lai.

Nói cách khác, để trở nên xuất sắc hơn trong vai trò mới, bạn có thể sẽ phải thực hiện một số hoạt động phát triển bản thân.

Điều này không có nghĩa là bạn không thể có một khởi đầu tốt ngay lập tức, nhưng nếu bạn sớm hiểu được những năng lực hay kỹ năng mới nào bạn cần để hoàn thành tốt vai trò này thì bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để đạt được chúng.

Bạn không chỉ nên tự hỏi bản thân 05 câu hỏi này khi bạn bắt đầu một vai trò mới mà còn phải hỏi chúng thường xuyên hơn, ngay cả những khi bạn đang hoàn thành tốt công việc.

Dành ra 30 phút vào cuối mỗi tuần để suy nghĩ xem câu trả lời có làm bạn hài lòng chưa.

Làm như vậy sẽ giúp bạn đi đúng hướng và hơn thế nữa trong sự nghiệp của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

6 thói quen xấu ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn (P2)

Có một số thói quen có thể giúp bạn vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời, nhưng nếu không được kiểm soát, cuối cùng nó sẽ khiến sự nghiệp của bạn đi chệch hướng. Chúng bao gồm tránh xung đột, bốc đồng, dễ đổ lỗi, đòi kiểm soát, chủ nghĩa hoàn hảo và khao khát quyền lực.

Đòi kiểm soát.

Bạn có thể đang cố gắng tránh thất bại, nhưng chắc chắn những người khác sẽ nhìn nhận bạn là người cứng nhắc, quản lý vi mô và buông thả.

Đây chính xác là những gì đã xảy ra với một người quản lý chuyên về nghiên cứu mà tôi biết: anh ấy và nhóm của mình đang làm việc chăm chỉ cho một dự án có lợi nhuận cao.

Anh ấy đã bắt đầu dự án với sự kiểm soát và dần đảm nhận luôn những trách nhiệm vốn thuộc về các thành viên trong đội nhóm của mình. Bởi vì họ cảm thấy họ vô cùng thừa thãi với dự án đó nên cuối cùng họ đã ngừng làm việc, dự án thất bại.

Trong các tình huống nghiêm trọng, những nhân viên làm việc cho một nhà lãnh đạo luôn đòi quyền kiểm soát sẽ ngừng chủ động, không còn đưa ra ý tưởng, tránh đưa ra các phản hồi có giá trị, do đó họ không thể phát triển kỹ năng của họ và kết cục là họ sẽ bỏ việc.

Nếu bạn là nhà quản lý và có xu hướng quản lý vi mô, hãy xem xét cách để chia sẻ mục tiêu và chỉ số với đội nhóm của mình, đồng thời đưa ra lời khuyên trong khi vẫn trao quyền cho các thành viên trên vai trò của chính họ.

Bạn cần giao tiếp nhiều hơn và nói lõng quyền quyền kiểm soát nhiều hơn, và kết quả luôn là thành công của cả nhóm chứ không phải riêng bạn.

Chủ nghĩa hoàn hảo.

Tất cả chúng ta đều nên cố gắng làm hết sức mình, nhưng những người luôn hướng đến sự hoàn hảo thường bỏ lỡ những thời cơ vô cùng lớn.

Tôi đã từng chứng kiến ​​một giám đốc điều hành sa sút vì họ có thói quen này đến nỗi họ không thể hoàn thành công việc bởi vì họ không bao giờ thấy nó đủ tốt.

Giải pháp cho bạn là tập trung vào việc xác nhận các tiêu chuẩn với những người khác. Tìm kiếm phản hồi của họ về kết quả dự kiến, chi phí và tiến trình thay vì áp dụng những thứ quá cao mà chủ nghĩa hoàn hảo của bạn có xu hướng tạo ra.

Bạn có thể xây dựng các mức hoàn thành mục tiêu ở 50% hoặc 80%, tại mỗi thời điểm đó, sếp của bạn nói gì với bạn, họ xem kết quả đó là đủ tốt hay chưa?

Nếu những kết quả đó thực sự vẫn chưa làm hài lòng sếp của bạn hay những người liên quan, hãy thử tiếp các thử nghiệm nhỏ trong đó bạn sẽ nới lỏng các tiêu chuẩn và mục tiêu của mình ra một chút.

Thông thường, với những người theo chủ nghĩa hoàn hảo, bởi vì họ chưa bao giờ hoàn toàn thoả mãn với bản thân, do đó, cảm giác bất an là thứ mà họ không thể tránh khỏi. Chính cảm giác bất an đó là rào cản để họ có thể tự tin với những điều mới.

Ngoài ra, hãy tự hỏi bản thân rằng chủ nghĩa hoàn hảo đang tác động như thế nào đến các mối quan hệ của bạn. Tích cực và tiêu cực như thế nào? Bạn có thể thay đổi không…?

Khao khát quyền lực.

Điều này bao gồm việc đòi quyền kiểm soát các nguồn lực trong một mối quan hệ, do thiếu sự đồng cảm, tập trung tối đa vào các mục tiêu cá nhân riêng, những người này thường không sẵn sàng thỏa hiệp hoặc coi người khác chỉ là phương tiện để hoàn thành mục tiêu.

Những nhà lãnh đạo ham mê quyền lực thường có xu hướng đưa ra những quyết định chớp nhoáng và xa lánh những người xung quanh.

Tôi đã từng làm việc với một giám đốc công nghệ, người thường nói “có” với tất cả các yêu cầu của hội đồng quản trị và sau đó quay lại đội nhóm của mình và giao cho họ những nhiệm vụ bất khả thi.

Vào thời điểm tôi đến, anh ta đã được các sếp của mình tôn thờ trong khi những thành viên trong đội nhóm của anh ta thì cảm thấy hết sức bất mãn. Đề xuất của tôi là đưa ra các biện pháp giải trình có trách nhiệm trong tổ chức.

Thiếu trách nhiệm giải trình đã tạo nên cơn đói quyền lực thực sự của anh ta.

Đối với mọi lời hứa của anh ta với hội đồng quản trị, bây giờ mọi người trong nhóm của anh ta phải ký tên. Đối với mọi quyết định, anh ta phải cung cấp đủ bằng chứng thực tế và một bản kế hoạch rõ ràng.

Kết quả cuối cùng là anh ta phải ngồi xuống hợp tác, hạn chế quyền lực với tất cả các thành viên trong nhóm mới có thể hoàn thành công việc.

Bạn cũng có thể chia sẻ quyền lực bằng cách thu hút các cá nhân xung quanh thế mạnh và chuyên môn của họ.

Những cấp dưới của bạn có thể đã từng có thói quen phục vụ bạn, nhưng khi nói đến khả năng lãnh đạo và các mối quan hệ, bạn có thể đá họ thì họ cũng có thể đá bạn.

Bằng cách hạn chế quyền lực và tập trung vào mục tiêu chung, theo thời gian, bạn sẽ trở nên tốt hơn trong việc nhận ra điều gì đang làm bạn chệch hướng và bạn cũng biết cách thay đổi hành vi của mình sao cho phù hợp hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh