Skip to main content

Thẻ: Kỹ năng

Storytelling là gì? Công thức viết Storytelling trong Marketing

Trong phạm vi bài viết này, cùng tìm hiểu tất cả các lý thuyết xoanh quanh thuật ngữ Storytelling (Kể chuyện) như: storytelling là gì? Các loại Storytelling? Công thức xây dựng Storytelling? Nghệ thuật viết Storytelling trong hoạt động Marketing và thương hiệu? Một số ví dụ về Storytelling? và hơn thế nữa.

Storytelling trong tiếng Việt có nghĩa là Kể chuyện hoặc Tự sự. Storytelling được định nghĩa là một cách thức truyền thông hay marketing trong đó người làm Storytelling sử dụng nghệ thuật kể chuyện để kể và truyền tải các thông điệp đến các nhóm đối tượng mục tiêu mong muốn.

storytelling là gì
Storytelling là gì? Công thức viết Storytelling trong Marketing

Ở thế giới đầy bận rộn với sự phát triển đầy mạnh mẽ của công nghệ ngày nay, hầu hết các quảng cáo đều được thiết kế theo kiểu thu gọn và linh hoạt nhằm mục tiêu thu hút khách hàng ngay tức thời. Mặc dù điều này có thể hiệu quả, nhưng nó thường không mang lại lòng trung thành lâu dài của khách hàng, điều mà hầu hết marketer và thương hiệu kỳ vọng có được từ những nỗ lực làm marketing của họ.

Storytelling chính là giải pháp tối ưu mà các thương hiệu có thể tham khảo. Tất cả các nội dung như storytelling là gì hay cách viết storytelling ra sao sẽ được MarketingTrips phân tích cụ thể.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Storytelling là gì?
  • Storytelling trong Marketing là gì?
  • Storytelling Frameworks là gì?
  • Một Storytelling hay câu chuyện hấp dẫn cần có kết cấu như thế nào.
  • Lợi ích của Storytelling trong hoạt động kinh doanh và Marketing là gì?
  • 5 thành tố của Storytelling mà mỗi doanh nhân hay người làm marketing đều nên biết.
  • Sự khác nhau cơ bản giữa Storytelling và Brand Story là gì?
  • Một số chiến thuật Storytelling các thương hiệu có thể tham khảo.

Bên dưới là tất cả những gì bạn cần tìm hiểu về Storytelling.

Storytelling là gì?

Storytelling trong tiếng Việt có nghĩa là Kể chuyện.

Được sử dụng rộng rãi trong phạm vi kinh doanh và marketing, Storytelling là khái niệm đề cập đến cách mà một cá nhân, một tổ chức hay đơn vị nào đó sử dụng các câu chuyện để minh hoạ cho những nội dung mà họ muốn truyền tải đến một bên thứ ba nào đó.

Dù cho bạn đang làm Storytelling hay Kể chuyện trên phương tiện hay nền tảng nào, với định dạng nội dung (Content Format) là gì thì mục tiêu cuối cùng của việc sử dụng Storytelling vẫn là làm cho các nội dung đang được truyền tải trở nên rõ ràng, lôi cuốn và được ghi nhớ tốt hơn.

Storytelling cũng có thể được hiểu theo nghĩa là Nghệ thuật kể chuyện.

Khái niệm Storytelling trong Marketing.

Cũng là sử dụng chiến thuật Storytelling và mang ý nghĩa là kể chuyện như ở trên, Storytelling trong Marketing đề cập đến việc các thương hiệu sử dụng các câu chuyện để thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu với nhiều mục đích khác nhau như xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty), hoặc bán hàng.

Storytelling Frameworks là gì?

Storytelling Frameworks là các mô hình hay phương pháp mà thương hiệu sử dụng để kể các câu chuyện thương hiệu của mình.

Một số Storytelling Frameworks bạn có thể tham khảo tại đây:

Công thức xây dựng và thực thi Storytelling.

Mặc dù hầu hết các hoạt động marketing hay kinh doanh đều cố gắng giúp người dùng hợp lý hóa việc mua hàng bằng cách thể hiện các lợi ích về kinh tế, xã hội hoặc sức khỏe, v.v.

Cách kể chuyện hay sẽ giúp bạn khơi gợi phản ứng cảm xúc ở đối tượng mục tiêu – giúp họ có bước nhảy vọt từ một khách hàng tiềm năng đơn thuần thành khách hàng thực sự, tức là khách hàng đã mua hàng.

Bạn nên tập trung vào việc xây dựng những kết nối với đối tượng mục tiêu – thông qua những câu chuyện có liên quan, những giai thoại hấp dẫn và thông điệp truyền cảm hứng.

Số liệu và dữ liệu dẫu có quan trọng đến đâu thì chúng cũng chỉ là một phần nhỏ của bất kỳ chiến dịch marketing hiệu quả nào.

Những câu chuyện mạnh mẽ và có sức thuyết phục thường là những câu chuyện gợi ra phản ứng cảm xúc ở người đọc và khiến họ cảm thấy họ cần phải tương tác với các câu chuyện được kể.

Hãy nhớ rằng, người đọc hay đối tượng mục tiêu của bạn có thể phát hiện ra những thứ gì đó không chân thực từ cách kể chuyên của bạn. Điều quan trọng là câu chuyện về thương hiệu của bạn không chỉ thu hút và mang tính nhân văn mà còn phải chân thực.

Một cách đơn giản để đạt được điều này là hãy xem xét các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp của bạn và truyền tải chúng ra ngoài bằng một câu chuyện thu hút người đọc, một chuyện đơn giản, cá nhân và ý nghĩa sẽ không bao giờ bị lãng quên.

Khách hàng của bạn đánh giá sản phẩm thì lý tính nhưng mua hàng thì lại đầy cảm tính.

Điều này có nghĩa là nội dung của bạn phải chứ đầy đam mê, sự đồng cảm và thu hút khách hàng ở bất cứ điểm chạm nào có thể.

Lợi ích của chiến thuật Storytelling trong kinh doanh và Marketing là gì?

Lợi ích của chiến thuật Storytelling trong kinh doanh và Marketing là gì?
Lợi ích của chiến thuật Storytelling trong kinh doanh và Marketing là gì?

Bạn không cần phải đi đâu xa để tìm thấy một thương hiệu có cách kể chuyện đỉnh cao trong chiến lược truyền thông của mình.

Nike, một trong những thương hiệu giày dép lớn nhất thế giới, đã sử dụng cách kể chuyện trong nhiều thập kỷ qua, chiến lược này đã giúp định vị Nike như là một thương hiệu đích thực và cũng là động lực mà mọi người đều có thể liên tưởng đến.

Nike đạt được điều này bằng cách đưa câu chuyện “Just Do It” vào danh sách các câu chuyện đầy cảm hứng của mình, câu chuyện đầu tiên có thể kể đến chính là câu chuyện đầy cảm hứng về một người đàn ông 80 tuổi đang làm tất cả những gì có thể để giữ cho vóc dáng được khoẻ mạnh – điều tạo nên sức hấp dẫn của mọi người với thương hiệu.

Bên dưới là ví dụ thực tế về cách Nike tận dụng Storytelling.

Apple, Walmart, Nestlé, Johnson & Johnson và nhiều công ty lớn nhất thế giới khác cũng đã đạt được thành công tương tự khi sử dụng cách kể chuyện để tạo tiếng vang và dấu ấn với khách hàng mục tiêu của họ.

Lợi ích của việc kể chuyện trong kinh doanh thì quá rõ ràng. Nó có thể giúp bạn không chỉ đạt được lợi thế trong cạnh tranh mà còn có thể nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng, phát triển thương hiệu và quan trọng nhất là xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

Theo thời gian, điều này có thể giúp tăng lợi nhuận, cải thiện khả năng giữ chân khách hàng và thậm chí là chuyển đổi khách hàng tiềm năng hiệu quả hơn trước.

Theo Harvard Business Review năm 2016, Top 10 công ty hàng đầu trên thế giới là những công ty hay thương hiệu có khả năng đồng cảm cao nhất – bao gồm Facebook, Alphabet (Google), Netflix, Whole Foods Market và Unilever.

Đây không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Rõ ràng là mọi người thích sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của các thương hiệu mà họ cảm thấy hoạt động có đạo đức và có mục tiêu lớn hơn ngoài việc chỉ đơn giản là bán sản phẩm và tạo ra lợi nhuận.

Cách kể chuyện tuyệt vời biến một thương hiệu trở thành một doanh nghiệp thân thiện và quen thuộc.

Tuy nhiên, có một thực tế là ngày nay rất ít thương hiệu dành nhiều thời gian để đưa những cách kể chuyện chân thực vào chiến lược quảng cáo hay thông điệp thương hiệu của chính họ.

5 thành tố của Storytelling mà mỗi doanh nhân hay người làm marketing đều nên biết.

Sau khi hiểu được storytelling là gì cũng như tầm quan trọng của nó, người xây dựng Storytelling cũng cần hiểu các thành tố quan trọng vốn có của chiến thuật này.

1. Chúng ta là ai.

Nhiều doanh nhân có xu hướng chia sẻ những gì họ làm hơn là chính con người của họ.

Mọi người mua hàng từ những người khác và khả năng kết nối của một doanh nhân với một người khác thông qua câu chuyện đầy tính xác thực của cá nhân họ sẽ có sức ảnh hưởng sâu sắc đến một người nào đó hơn bất cứ điều gì khác về sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

2. Chúng ta làm gì.

Khi chia sẻ những gì bạn làm, bạn phải ngắn gọn, rõ ràng và kích thích khả năng suy nghĩ của người khác, nhưng quan trọng nhất, bản tóm tắt của bạn cần nêu ra những lợi ích cho người mà bạn đang nói chuyện cùng.

Sau khi ai đó biết được những gì bạn làm, họ nên hiểu rõ ràng việc đó sẽ mang lại lợi ích như thế nào cho họ và muốn biết thêm từ bạn.

3. Tại sao chúng ta làm điều đó.

Hầu hết các doanh nhân đều nhận ra rằng chúng ta đang sống trong một thế giới có mục đích rõ ràng hơn bao giờ hết.

Mọi người không chỉ mua những gì bạn làm – họ mua bởi vì họ hiểu lý do tại sao bạn làm điều đó.

Chữ “tại sao” trong câu chuyện của bạn có thể là một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa doanh nghiệp của bạn và đối thủ cạnh tranh.

4. Chúng ta làm điều đó như thế nào.

Mọi người không chỉ quan tâm đến những gì bạn làm và tại sao bạn làm điều đó – họ còn muốn biết cách bạn làm điều đó như thế nào.

Khả năng trình bày rõ ràng về phương pháp hay những gì bạn làm sẽ khiến bạn trở nên vừa tự tin vừa có kinh nghiệm trong mắt người khác – ngay cả khi bạn không tận tay làm điều đó.

Mặc dù các doanh nhân thường hào hứng với việc chia sẻ những gì họ làm, nhưng việc chia sẻ cách họ làm lại có thể tạo niềm tin và uy tín giữa họ với khách hàng tiềm năng.

5. Bằng chứng của chúng ta là gì.

Khách hàng tiềm năng muốn có bằng chứng về những kết quả thành công bạn đã đạt được và họ muốn biết bạn đã làm gì, tại sao bạn làm điều đó và bạn đã làm như thế nào.

Không điều gì khiến ai đó tin bạn nhiều hơn là một câu chuyện thành công của khách hàng.

Khi kể một câu chuyện như vậy, bạn hãy bắt đầu bằng cách chia sẻ những nỗi đau và khó khăn mà khách hàng gặp phải khi họ đến với bạn; sau đó giải thích những gì bạn đã làm cho họ và tại sao bạn làm điều đó.

Cuối cùng, tiết lộ những lợi ích mà khách hàng có được khi làm việc với bạn.

Phương pháp này cho phép người nghe liên tưởng đến khách hàng trong câu chuyện của bạn và nó sẽ mang lại cho họ sự tin tưởng cần thiết để tìm đến bạn và mua một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó.

Bạn có đang xem kể chuyện là một phần của chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân và kinh doanh của doanh nghiệp mình chưa?

Đối với bạn, khía cạnh khó nhất của việc kể chuyện là gì? Gần như tất cả mọi người đều có thể cải thiện câu trả lời của họ bằng câu hỏi, “Bạn làm nghề gì?”

Hãy kể nên những câu chuyện tuyệt vời của bạn và doanh nghiệp ngay từ bây giờ !

Sự khác nhau cơ bản giữa Storytelling và Brand Story là gì?

Sự khác nhau cơ bản giữa Storytelling và Brand Story là gì?
Sự khác nhau cơ bản giữa Storytelling và Brand Story là gì?

Như vốn bản chất từ ngữ của nó, trong khi Storytelling đề cập đến việc (hoạt động) Kể chuyện, Brand StoryCâu chuyện thương hiệu, chính là “vật liệu” hay nguồn gốc được sử dụng để kể chuyện.

Bạn không thể kể chuyện hay nếu bạn không có một câu chuyện thương hiệu đủ hấp dẫn đối tượng mục tiêu.

Nghệ thuật sử dụng Storytelling.

Mặc dù việc xây dựng Storytelling hay một câu chuyện thương hiệu mà khách hàng của bạn phải có liên quan là cực kỳ quan trọng, nhưng bạn cũng cần đảm bảo rằng câu chuyện đó được tối ưu.

Hãy tập trung vào cách sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể loại bỏ sự tiêu cực, củng cố mặt tích cực và giúp người dùng tiến lên phía trước theo một cách nào đó.

Bằng cách thu hút đối tượng mục tiêu của bạn vào một câu chuyện hấp dẫn với những dòng cảm xúc chân thành, bạn có thể nuôi dưỡng sự tin tưởng từ họ vào công ty cũng như các sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty bạn tạo ra.

Trên thực tế, điều này có nghĩa là bạn cần sử dụng một loạt các chiến thuật để giúp khách hàng của mình nắm bắt và quan tâm đến cuối cùng.

Nó thể bao gồm việc tiếp cận trực tiếp với khách hàng và giới thiệu đến họ các câu chuyện của bạn.

Nhưng dù cho bạn làm gì, hãy giữ nó thật nhất quán.

Bạn cũng cần đảm bảo tinh chỉnh giọng điệu của bạn, giữ cho thông điệp thương hiệu của bạn đơn giản với nội dung có thể thu hút rộng rãi.

Đừng thay đổi quá nhiều trong mỗi lần bạn tiếp cận, hãy nhớ sử dụng các hình ảnh và bối cảnh tương tự trong nội dung của bạn nếu có thể – điều này giúp xây dựng sự quen thuộc và thoải mái ở khách hàng với thương hiệu.

Hãy nhớ bạn luôn phải truyền cảm hứng, đừng bao giờ chỉ trích hay cố gắng chỉ để hoàn thành những mục tiêu đơn giản.

Bạn cũng cần đảm bảo rằng bạn cung cấp cho đối tượng mục tiêu của bạn nhiều điều để suy ngẫm. Một câu chuyện tuyệt vời là một câu chuyện đáng được chia sẻ và để lại ấn tượng lâu dài cho người đọc.

Các loại Storytelling phổ biến mà mọi Marketers đều nên tham khảo.

Trong khi tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp khác nhau, với các dòng sản phẩm và đối tượng mục tiêu marketing khác nhau, doanh nghiệp có thể sử dụng các loại Storytelling khác nhau, dưới đây là một số loại phổ biến nhất.

  • Data driven Storytelling: Là phương thức xây dựng Storytelling dựa trên dữ liệu.
  • Mini Ads Storytelling: Kể chuyện thương hiệu thông qua việc kết hợp nhiều mẫu quảng cáo nhỏ và có liên kết với nhau.
  • Customer led Storytelling: Kể các câu chuyện chuyện được dẫn dắt bởi khách hàng.
  • Philanthropic Storytelling: Kể chuyện bằng đạo đức.
  • Immersive Storytelling: Kể chuyện nhập vai.
  • Visual Storytelling: Kể chuyện thông qua các nội dung trực quan như Video, Hình ảnh hay Infographics.

Bạn có thể xem chi tiết các loại Storytelling tại đây.

Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Storytelling.

  • Visual Storytelling là gì?

Như đã phân tích ở phần khái niệm, để tiến hành kể chuyện (Storytelling), thương hiệu có thể kể theo nhiều cách thức hay định dạng nội dung khác nhau.

Visual Storytelling là hình thức kể chuyện trực quan (Visual), tức là sử dụng các hình ảnh bắt mắt và hấp dẫn để truyền tải các thông điệp hay câu chuyện đến với khách hàng (thay vì sử dụng các định dạng nội dung không trực quan khác như văn bản hay âm thanh).

  • Storytelling là gì?

Storytelling đơn giản là kể chuyện, khái niệm đề cập đến cách mà một cá nhân, một tổ chức hay đơn vị nào đó sử dụng các câu chuyện để minh hoạ cho những nội dung mà họ muốn truyền tải đến một bên thứ ba nào đó.

  • Storyteller là gì?

Storyteller có nghĩa là Người kể chuyện hay người thực hiện công việc Storytelling, Storyteller ở đây có thể là một cá nhân và cũng có thể là một tổ chức, họ chính là người mang các câu chuyện (Story) đến với công chúng.

  • Storytelling trong Rap là gì?

Trong âm nhạc nói chung và nhạc Rap nói riêng, thuật kể chuyện – Storytelling là lối kể chuyện qua lyrics, đóng vai trò rất quan trọng, giúp truyền đạt cảm xúc của tác giả đến với đại đa số công chúng.

Về bản chất, Storytelling rất đơn giản, gồm 3 phần như một bài văn gồm mở bài, thân bài và kết bài. Một bản nhạc Rap được viết theo lối Storytelling có thể thúc đẩy cảm xúc trong nội tâm khán giả do đó từ lâu đây được xem là một phương thức làm nhạc thành công.

  • Digital Storytelling là gì?

Digital Storytelling có nghĩa là Kể chuyện kỹ thuật số, là một hình thức sản xuất truyền thông kỹ thuật số ngắn cho phép mọi người chia sẻ các khía cạnh trong câu chuyện của họ.

Liên quan đến thuật ngữ Digital Storytelling, Digital Story tức Câu chuyện kỹ thuật số cũng là một khái niệm được nhiều người quan tâm.

Câu chuyện kỹ thuật số là một bản trình bày đa phương tiện kết hợp nhiều yếu tố kỹ thuật số trong một cấu trúc tường thuật (một câu chuyện).

  • Brand Storytelling là gì?

Brand Storytelling là kể chuyện thương hiệu. Từ một câu chuyện thương hiệu (Brand Story) nào đó, doanh nghiệp tiến hành kể những câu chuyện này tới khách hàng thông qua nhiều cách kể chuyện khác nhau.

  • Content Storytelling là gì?

Content Storytelling là kể chuyện bằng nội dung (Content), thương hiệu sử dụng những nội dung có thể là video, audio, văn bản (textual), infographic, hình ảnh (photo) để kể các câu chuyện thương hiệu.

  • Longer-form Storytelling là gì?

Longer-form storytelling là phương pháp kể các câu chuyện theo cách dài hơn, dù cho đó là nội dung video hay văn bản (text) hay bất cứ định dạng nội dung nào khác, điểm quan trọng chính ở đây là bạn phải cung cấp nhiều thứ hơn để xem cho người dùng.

  • Data Storytelling là gì?

Data Storytelling là kể chuyện bằng dữ liệu, thay vì kể chuyện bằng các văn bản thông thường hay quan điểm một chiều từ phía thương hiệu, người làm marketing sử dụng các dữ liệu hay con số thu thập được để khiến cho câu chuyện trở nên thú vị và đáng tin hơn.

  • Video Storytelling là gì?

Là khái niệm đề cập đến cách kể chuyện (storytelling) bằng nội dung là video. Thay vì sử dụng văn bản (text) hay hình ảnh (photo), thương hiệu sử dụng video làm định dạng nội dung chính để truyền tải các câu chuyện (Story).

  • Personalized Storytelling là gì?

Là hoạt động cá nhân hoá cách kể chuyện hay truyền tải thông điệp của thương hiệu đến với khách hàng. Với từng nhóm, phân khúc, hay thậm chí là từng đối tượng cá nhân khác nhau, thương hiệu kể những thứ khác nhau.

  • Authentic Storytelling là gì?

Authentic Storytelling là chiến thuật kể chuyện một cách chân thực, khi thương hiệu ít sử dụng các yếu tố mang tính quảng cáo, thay vào đó thể hiện những gì mà thương hiệu có thể làm được, những gì gần gũi với người tiêu dùng của họ và hơn thế nữa.

  • Case Study Storytelling là gì?

Cũng có phần tương như cách tiếp cận của Data Storytelling, Case Study Storytelling là thuật kể chuyện thương hiệu dựa trên các dữ liệu về khách hàng, các tình huống thực tế liên quan đến cách khách hàng sử dụng và trải nghiệm sản phẩm (trải nghiệm thương hiệu).

Kết luận.

Thông qua những phân tích ở trên của MarketingTrips, hẳn là bạn đã có thể hình dung được vai trò của các câu chuyện trong thế giới kinh doanh hiện đại vốn có quá nhiều sự canh tranh và ồn ào.

Bằng cách hiểu storytelling là gì, các công thức để xây dựng một chiến thuật Storytelling thành công, cũng như chuẩn bị các kỹ năng cần có để xây dựng và phát triển Storytelling, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để kết nối, làm hài lòng và giữ chân khách hàng của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Facebook chia sẻ mẹo để phát triển ‘kỹ năng xã hội’ mới

Nếu bạn đang tìm kiếm các kỹ năng truyền thông trên mạng xã hội thì sau đây là một số quan điểm từ các nhà quản lý truyền thông mạng xã hội khác bạn có thể tham khảo.

Theo đó, Facebook gần đây đã tung ra một loạt video mới nhằm mục đích cung cấp cho các nhà quản lý mạng xã hội các mẹo và thông tin chi tiết để giúp tối đa hóa hiệu suất của họ.

Một trong những video đó là sự chia sẻ từ Bà Laurise McMillan, Trưởng bộ phận mạng xã hội (Head of Social) của Unbothered, McMillan thảo luận về việc xây dựng cộng đồng như một thương hiệu và cách để có nhiều tương tác trực tuyến hơn.

Sau đây là 3 mẹo chính của McMillan để thành công trên mạng xã hội:

1. Sử dụng sự đóng góp từ cộng đồng – nội dung do người dùng tạo ra (UGC – user-generated content).

McMillan nhấn mạnh tầm quan trọng của UGC như là một công cụ xây dựng cộng đồng trực tuyến hiệu quả.

“Chúng tôi luôn kêu gọi những nội dung do người dùng tạo ra. Nếu khách hàng bình luận bằng một bức ảnh nào đó trên Instagram, chúng tôi sẽ thông báo đến người dùng và sau đó đưa nó lên Trang nội dung của mình.”

Đây có thể là một cách tuyệt vời để thiết lập sự kết nối và xây dựng sự hiện diện thương hiệu trực tuyến của bạn.

2. Duy trì sự nhất quán và cảm xúc cho thương hiệu của bạn.

McMillan gọi các nguyên tắc xây dựng thương hiệu của mình là “Kinh thánh”, thiết lập các thông số rõ ràng cho sự hiện diện cũng như cảm xúc của các bài đăng có mang hình ảnh thương hiệu của mình.

Điều này có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập nhận diện thương hiệu, đặc biệt là trên các nền tảng trực quan như Instagram.

3. Quản lý nội dung của bạn với Facebook Creator Studio.

McMillan hết lời ca ngợi khả năng phân tích và lập kế hoạch của công cụ Creator Studio, cũng như khả năng phản hồi tin nhắn trực tiếp từ cả Facebook và IG từ một nền tảng tích hợp duy nhất.

Trên đây là một số ghi chú và gợi ý hữu ích mà bạn có thể xem xét trong quá trình lập kế hoạch và chiến lược truyền thông mạng xã hội của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Làm thế nào bạn có thể chắc chắn một người nào đó có kỹ năng lãnh đạo thực sự? Đây là 5 thói quen của họ

Các nhà lãnh đạo vĩ đại bắt đầu với những gì vốn thuộc về con người bên trong họ.

Tìm kiếm và phát triển các nhà lãnh đạo lấy con người làm trung tâm với mục tiêu đặt con người lên hàng đầu vốn là một quá trình khó khăn.

Mối liên hệ giữa các nhà lãnh đạo vĩ đại và văn hóa là rất quan trọng bởi vì các nhà lãnh đạo là người xác định văn hóa và thể hiện các yếu tố của nó.

Đặt những nhà lãnh đạo tồi vào vị trí lãnh đạo là bạn đang ‘tiếp tay’ để xây dựng một nền văn hóa tồi trong doanh nghiệp.

Dưới đây là những gì bạn cần tham khảo về một nhà lãnh đạo thực thụ:

1. Họ mang toàn bộ bản thân họ vào công việc.

Trong cuốn Chief Joy Officer, tác giả Rich Sheridan, Giám đốc điều hành và người kể chuyện chính (storyteller) của Menlo Innovations, đã thách thức chúng ta ngừng ‘đeo mặt nạ’ vào công việc, thay vào đó hãy làm việc công ty như việc nhà.

Ông viết, “Văn hóa nói dối’ ở nơi làm việc thường bắt nguồn từ ý tưởng rằng những gì đang xảy ra bên ngoài công việc phải được ngăn chặn và loại bỏ để họ được coi là nhân viên hoặc ông chủ hoàn hảo tại nơi làm việc.”

Ông nói thêm, “Để phát triển bản thân với tư cách là những nhà lãnh đạo, chúng ta cần phải nỗ lực hết mình. Toàn bộ bản thân của chúng ta, cả những rắc rối và tất cả.”

2. Họ chiến đấu vì đồng đội.

Những nhà lãnh đạo luôn đi trước trong mọi việc vì lợi ích của đội nhóm và cả doanh nghiệp của họ.

Những người vốn ‘chăm sóc’ nền văn hóa của các công ty mà không phải là tìm kiếm vinh quang, quyền lợi hoặc nhận được sự tín nhiệm cá nhân.

Họ trao quyền cho nhân viên của mình để thực hiện tất cả công việc, đưa ra các giải pháp gia tăng giá trị và mang lại lợi ích cho toàn đội nhóm, đồng thời mang lại cho đội nhóm tất cả sự vinh quang sau những nỗ lực tuyệt vời.

3. Động cơ chính của họ là phục vụ.

Trong cuốn Servant Leadership in Action: How You Can Achieve Great Relationships and Results (tạm dịch: Làm thế nào bạn có thể đạt được những mối quan hệ và kết quả tuyệt vời), Ông Raj Sisodia viết: “Một nhà lãnh đạo làm việc với trọng tâm cơ bản là coi người khác như là một phương tiện để đạt được mục đích.”

Bạn không thể là một nhà lãnh đạo thực sự nếu bạn không lĩnh hội được tư duy này. Vô ngã không có nghĩa là xóa bỏ bản ngã – đó là việc khai thác bản ngã theo những cách lành mạnh.

4. Họ tin tưởng vào đội ngũ của họ.

Trong một cuộc trò chuyện với tạp chí Rolling Stone ở một trong những thời điểm thấp nhất trong sự nghiệp của mình, Steve Jobs từng nói: “Điều quan trọng là bạn có niềm tin vào mọi người, rằng họ về cơ bản là tốt và thông minh, và nếu bạn cho họ công cụ, họ sẽ nói ‘Tôi sẽ làm những điều tuyệt vời với chúng’.”

Khi Steve Jobs phát triển thành một nhà lãnh đạo thực sự, ông đã chứng tỏ niềm tin ngày càng tăng vào nhân viên của mình.

Là những người bảo vệ nền văn hóa của doanh nghiệp, bạn áp dụng tư duy “tin tưởng là trên hết” trước khi đạt được niềm tin vì bạn chấp nhận và tin tưởng vào khả năng của nhân viên trong việc sử dụng trí não và tài năng của họ để sáng tạo và đổi mới.

5. Họ tạo điều kiện cho một mục đích chung.

Các nhà lãnh đạo trong một nền văn hóa doanh nghiệp có hiệu suất cao thường truyền đạt một hình ảnh về tương lai có thể thu hút được mọi người – điều đó là những gì các thành viên trong đội nhóm của họ đang nhìn thấy và cảm nhận.

Họ cung cấp cho các thành viên trong nhóm của mình một điểm đến rõ ràng để mọi người luôn biết họ đang hướng đến đâu. Họ cũng cung cấp cho người của họ một mục đích của câu hỏi, “Tại sao chúng tôi lại làm công việc chúng tôi đang làm?”

Khi câu hỏi đó được trả lời nhất quán, mọi người biết họ đang phục vụ vì những lợi ích lớn hơn và điều đó cuối cùng sẽ khiến họ tập trung vào mục tiêu cuối cùng hơn.

Họ đảm bảo rằng các thành viên trong đội nhóm được gắn kết thông qua các giá trị được chia sẻ với ba thành phần được xác định rõ ràng: một nguồn năng lượng, một niềm đam mê và một năng suất to lớn được giải phóng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

4 dấu hiệu cho thấy bạn có kỹ năng lãnh đạo tốt

Cách xây dựng một đội nhóm làm việc hiệu quả bắt đầu từ một nhà lãnh đạo hội tụ đủ kỹ năng.

Hơn bao giờ hết, các doanh nghiệp giờ đây cần tạo ra văn hóa lấy nhân viên làm trung tâm.

Nền văn hóa mạnh mẽ này có thể tạo ra các đội nhóm làm việc hiệu quả, thu hút được những tài năng mới.

Bà Latane Conant, CMO của 6sense (một nền tảng tăng tương tác), nhận thấy mối liên hệ giữa một doanh nghiệp mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng và trải nghiệm tuyệt vời cho nhân viên của mình.

Bà nhận thấy sứ mệnh của mình là phát triển một cộng đồng lấy nhân viên làm trung tâm, tất cả nhân sự đều hướng tới một mục tiêu chung.

Sau đây là 04 quan điểm chính về cách các nhà lãnh đạo có thể xây dựng văn hóa doanh nghiệp có ý nghĩa hơn:

1. Xây dựng lòng tin thông qua sự minh bạch.

Các doanh nghiệp cần sự tin tưởng để tạo ra một cộng đồng và văn hóa làm việc hiệu quả, điều bắt nguồn từ sự trung thực và cởi mở.

Trong khi các nhà lãnh đạo thường chỉ tự minh bạch với nhau, Bà Conant nói rằng sự minh bạch nên được mở rộng ra hơn trong toàn bộ tổ chức.

Bà Conant khuyên các giám đốc điều hành nên tạo ra một tầm nhìn rõ ràng và minh bạch cùng các kế hoạch hành động chi tiết, sau đó thường xuyên xem xét và chỉnh sửa lại chiến lược của công ty mình.

Bà Conant cũng cho biết thêm là các nhóm marketing và các nhà lãnh đạo cấp cao của họ phải cùng nắm bắt và ủng hộ việc chuyển đổi chiến lược.

“Marketing phải truyền bá các chiến lược mới và tạo ra tiếng nói tới những người khác.”

“Họ phải tạo ấn tượng cho đồng nghiệp của họ và là những người cổ vũ mà doanh nghiệp của bạn cần để làm cho quá trình chuyển đổi được thành công hơn.”

2. Ưu tiên sự kết nối.

Trong các doanh nghiệp, sự kết nối diễn ra liên tục và Bà Conant nói rằng các nền văn hóa tốt thường ưu tiên cho sự giao tiếp và kết nối.

Để thúc đẩy các kết nối lành mạnh, Bà đề xuất là phía doanh nghiệp nên gửi những lời cảm ơn và phản hồi một cách công khai đến những nhân viên đang thực hiện kế hoạch chiến lược đó.

Bà nói thêm: “Đừng bỏ qua những cuộc họp ‘chung tay’ của bạn! Nó nên được coi như là một không gian thiêng liêng, nơi các nhân viên của bạn tụ họp để nói về những gì quan trọng nhất của doanh nghiệp”.

3. Dẫn dắt bằng ví dụ.

Trong khi các nhà lãnh đạo nỗ lực làm việc để thống nhất về phương hướng của doanh nghiệp, Bà Conant nói rằng họ cũng nên thu thập phản hồi về cách các đội nhóm nhận thức về khả năng lãnh đạo của họ.

Giống như những cuộc họp ‘chung tay’, bà khuyến khích các nhà lãnh đạo nên tiến hành ít nhất hai tuần một lần các cuộc họp riêng với nhân viên để trò chuyện hai chiều và giúp nhân viên đạt được những mục tiêu nghề nghiệp của riêng họ.

Bà Conant cũng tin rằng các nhà lãnh đạo thể hiện sự tin tưởng bằng cách cung cấp các ví dụ về kinh nghiệm của chính họ – cả thành công lẫn thất bại khi họ nói chuyện với nhân viên thường có thể mang lại kết quả tốt hơn.

4. Có nhiều niềm vui.

Bà Conant khuyến khích các nhà lãnh đạo nên hỏi nhân viên của họ xem họ thích làm gì, sau đó kết hợp niềm vui vào công việc của họ hàng ngày.

“Hãy biến công việc trở thành nơi mà mọi người muốn trở thành”, Bà nói thêm.

Bà Conant cũng đang sử dụng nhiều dữ liệu để đánh giá “những nhân tố thú vị” tại nơi làm việc của doanh nghiệp mình. Đội nhóm của bà triển khai một cuộc khảo sát hai tuần một lần để hỏi xem nhân viên của họ có mức độ vui vẻ như thế nào.

Bà cũng đang tìm kiếm và xem xét nhiều cách hơn để mang lại nhiều niềm vui hơn trong công việc.

Bà nói, quan trọng nhất, các nhà lãnh đạo phải là người làm gương. “Nếu các nhà lãnh đạo muốn nhân viên của họ tham gia và hưởng ứng thì họ cũng phải là người ủng hộ và nhiệt tình nhất.”

Tạo không gian làm việc mở với nhiều niềm vui, có chủ đích và cam kết với cộng đồng sẽ giúp các doanh nghiệp tạo ra một nơi mà nhân viên của họ mong muốn làm việc hơn bao giờ hết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

7 thói quen ‘CHẤT’ của những người có trí thông minh cảm xúc cao (P2)

Bạn sẽ không bao giờ đến được nơi bạn muốn nếu không thực hành. Đây là cách và những gì bạn cần để làm điều đó.

Hãy nghĩ về những người bạn biết, những người dường như luôn đạt được những gì họ mong muốn.

Họ tự cho mình là trung tâm? Họ có phải là những người ủng hộ tốt nhất của chính họ không? Khi nghĩ đến thành công của họ, bạn có cảm thấy hạnh phúc cho họ không?

Bạn có ngưỡng mộ họ không? Nếu bạn không, hãy cho rằng vì mục đích của chúng ta mà người khác cũng không ngưỡng mộ họ.

Và nếu bạn ngưỡng mộ họ, hãy nghĩ về điều đó. Có phải hoàn toàn là vì thành công của họ mà bạn đã tôn trọng không? Hay là điều gì đó khác?

Những người thực sự thông minh về mặt cảm xúc hiểu điều này. Đó là lý do tại sao họ cố gắng áp dụng một số thói quen rất hiệu quả để giúp họ dễ dàng hơn và có nhiều khả năng đạt được những gì họ muốn hơn.

4. Họ im lặng.

Bạn muốn biết loại vấn đề yêu thích của tôi là gì? Loại vấn đề mà bản thân nó sẽ tự giải quyết.

Vài năm trước, khi tôi đang đàm phán. Có hai điều tôi thực sự muốn thêm vào để làm dịu cuộc thỏa thuận.

Nhưng tôi lại lo lắng rằng yêu cầu một trong hai có thể có nguy cơ giết chết toàn bộ. Và tôi cũng tin rằng yêu cầu cả hai chắc chắn sẽ tự kết thúc chính nó.

Tôi rơi vào trạng thái tê liệt phân tích. Tôi không thể quyết định mình nên yêu cầu điều nào trong số hai điều – hoặc liệu tôi nên lấy những gì tôi đã nhận và đồng ý với thỏa thuận như hiện tại. Tôi đã đợi một ngày để trả lời. Sau đó là hai. Sau đó, ba ngày.

Bây giờ tôi lo lắng rằng tôi sẽ làm nổ tung nó. Nhưng đột nhiên bên kia trong cuộc đàm phán trả lời – đề nghị cho tôi cả hai thứ nếu tôi muốn ký thỏa thuận ngay lập tức.

Nó thật tuyệt. Vấn đề đã được giải quyết, mà tôi không thực sự làm gì cả.

Điều này có thể hiệu quả trong đàm phán cấp cao, mang tính chiến lược và nó cũng có thể hoạt động như một chiến thuật trong một cuộc trò chuyện đơn giản.

Người ở phía bên kia có một số khuynh hướng con người giống như tất cả chúng ta. Khi bạn chấp nhận im lặng, đôi khi người ấy sẽ đưa ra giả định và có thể lấp đầy những khoảng trống có lợi cho bạn.

Tất cả chỉ vì bạn biết đủ để nắm lấy sự im lặng, và không nói gì.

5. Họ tập trung đúng lúc cần.

Bạn có thể nghĩ: Mối quan hệ? Nó là về cái gì vậy? Các võ sĩ hầu như không nói chuyện với nhau. Thêm vào đó, các bạn đang cố gắng đánh nhau theo đúng nghĩa đen.

Tuy nhiên, trong một cuộc chiến, bạn hoàn toàn, 100% tập trung vào người kia. Nếu bạn không tập trung, bạn sẽ bị đánh bại. Và đó là điều tạo nên cơ sở cho mối quan hệ căng thẳng này.

Nghĩ về cảm giác của bạn khi người khác tập trung cao độ vào bạn. Giả sử bạn hoan nghênh sự chú ý, nó cho bạn biết: Tôi quan trọng đối với người này. Những điều tôi làm hoặc tôi nói với anh ấy hoặc cô ấy, sẽ tìm được khán giả dễ tiếp nhận.

Đôi khi, đó là điều tích cực: Bạn đang có một buổi hẹn hò lãng mạn, và nó diễn ra rất tốt đẹp, và hai giờ trôi qua vì cuộc trò chuyện quá tốt. Bạn hoàn toàn tập trung vào nhau. Bạn hy vọng bạn có thể tiếp tục và gặp lại nhau.

Đôi khi, điều đó thật tiêu cực: Cảnh sát gọi và nói rằng họ muốn hỏi một vài câu hỏi. Bây giờ bạn đang ngồi trong một căn phòng nhỏ với một thám tử ở phía bên kia bàn, 100% tập trung vào bạn và những gì bạn phải nói.

Dù bằng cách nào, những người thông minh về cảm xúc hiểu rằng nếu họ có thể thể hiện sự tập trung, họ có thể giúp người kia lấp đầy khoảng trống bằng một thông điệp tích cực như “Tôi quan trọng đối với người này.” Thậm chí có thể “Tôi đánh giá cao sự thật đó.”

Và điều đó thường chỉ có thể tích cực đối với bạn.

6. Họ thừa nhận những thiếu sót của bản thân.

Họ thừa nhận thiếu sót với người khác. Họ có thể, nhưng họ cũng thừa nhận chúng với chính bản thân họ.

Đây là một ví dụ cá nhân. Tôi đã từng mắc một lỗi toán học trong khi thực hiện một bản thảo sơ bộ về các loại thuế của mình, và nó khiến tôi gặp một chút khó khăn.

Đó là một năm rất phức tạp và tôi đã điều hành một số công việc kinh doanh cùng một lúc.

Tôi không biết khung thuế của bạn, nhưng đó là một số tiền lớn mà tôi đột nhiên phải nợ. Nó dường như thay đổi cuộc sống. Tôi đã sớm nghĩ đến việc đóng cửa các doanh nghiệp, bán nhà, từ bỏ việc tự kinh doanh và phải đi xin việc.

Nhưng sau đó vài tuần, tôi nhận được phản hồi từ kế toán của tôi, người cũng là một người bạn tuyệt vời. Anh ấy trấn an tôi rằng tôi đã mắc lỗi toán học. Một phần của nó liên quan đến việc tôi quên mất những thứ mà tôi được hưởng, một phần là đặt dấu phẩy thập phân sai vị trí trong quá trình tính toán của tôi.

Đây là lý do tại sao tôi có một kế toán. Đó cũng là lý do tại sao tôi trả tiền cho một người siêng năng làm hầu hết các công việc trong nhà. Đó là lý do tại sao tôi hỏi vợ xem tôi trông có ổn không trước khi ra khỏi cửa mỗi ngày.

Có những thứ tôi thực sự giỏi, và có những thứ tôi không giỏi.

Những người thông minh về mặt cảm xúc nắm lấy ưu điểm của họ, và họ cũng thừa nhận những thiếu sót của mình. Sau đó, họ yêu cầu giúp đỡ. Điều đó khiến họ có một vị trí tốt hơn để thành công.

7. Họ không giả sử điều tồi tệ nhất.

Bạn muốn công việc; họ đã đánh lừa bạn. Họ đã nghĩ rằng bạn không đủ tiêu chuẩn.

Bạn đã hy vọng có một cuộc hẹn hò thứ hai hoặc thứ ba; anh ấy hoặc cô ấy tiếp tục nói những lần bạn đề nghị là không tốt. Tôi đoán tình cảm không phải là của nhau. Nó chắc là vô vọng.

Bạn bắt đầu nhận thấy một số cơn đau lạ và một số triệu chứng kỳ lạ khác. Nó có lẽ là một căn bệnh nghiêm trọng. Tốt hơn hết hãy sắp xếp công việc của bạn.

Hãy nhìn xem, trong cả ba ví dụ này, điều tồi tệ nhất đã hoặc sắp xảy ra có thể xảy ra: bạn sẽ không bao giờ được tuyển; anh ấy hoặc cô ấy không muốn hẹn hò với bạn; bạn sẽ sớm đối mặt với cái chết của mình.

Nhưng, để sử dụng một thuật ngữ khoa học, kỹ thuật, thì ai mà biết được?

Bạn chắc chắn không. Nhưng nếu bạn cho rằng điều tồi tệ nhất, bạn tự lừa mình tin rằng bạn biết – và tất cả đều có hại cho bạn.

Ngược lại với việc giả sử điều tồi tệ nhất không nhất thiết phải giả định điều tốt nhất – mặc dù đó là một chiến lược thú vị.

Thay vào đó, nó chỉ đơn giản là tạm dừng.

Đó là thừa nhận những gì bạn không biết.

Đó là việc tránh những giả định sẽ khiến bạn lùi bước không cần thiết – và học cách thoải mái với thực tế là có một khoảng trống tạm thời trong nền tảng kiến ​​thức của bạn.

Điều tôi thích khi viết về xây dựng trí tuệ cảm xúc là khi nhìn lại, hầu hết các phương pháp hay nhất đều có vẻ hơi rõ ràng.

Hãy học những thói quen này của những người thông minh về mặt cảm xúc, và bạn sẽ ở vị trí tốt hơn để đạt được những điều bạn thực sự muốn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

7 thói quen ‘CHẤT’ của những người có trí thông minh cảm xúc cao (P1)

Bạn sẽ không bao giờ đến được nơi bạn muốn nếu không thực hành. Đây là cách và những gì bạn cần để làm điều đó.

Hãy nghĩ về những người bạn biết, những người dường như luôn đạt được những gì họ mong muốn.

Họ tự cho mình là trung tâm? Họ có phải là những người ủng hộ tốt nhất của chính họ không? Khi nghĩ đến thành công của họ, bạn có cảm thấy hạnh phúc cho họ không?

Bạn có ngưỡng mộ họ không? Nếu bạn không, hãy cho rằng vì mục đích của chúng ta mà người khác cũng không ngưỡng mộ họ.

Và nếu bạn ngưỡng mộ họ, hãy nghĩ về điều đó. Có phải hoàn toàn là vì thành công của họ mà bạn đã tôn trọng không? Hay là điều gì đó khác?

Những người thực sự thông minh về mặt cảm xúc hiểu điều này. Đó là lý do tại sao họ cố gắng áp dụng một số thói quen rất hiệu quả để giúp họ dễ dàng hơn và có nhiều khả năng đạt được những gì họ muốn hơn.

1. Họ luôn tìm cách để hỗ trợ.

Những người thông minh về cảm xúc luôn tìm cách để hỗ trợ người khác.

Nghe thì có vẻ vị tha, phải thế không? Vâng, bạn cũn có thể hiểu như vậy. Nhưng nó cũng có thể mang tính chiến lược – thậm chí là khôn ngoan.

Bởi vì mọi người quan tâm đến những gì ảnh hưởng đến họ. Họ có thể tốt bụng, tử tế, cao quý – thậm chí là vị tha. Họ vẫn là con người, và họ sẽ phản ứng với cách mọi thứ ảnh hưởng đến họ, cả về mặt cá nhân.

Vì vậy, nếu bạn muốn tương tác với mọi người một cách hiệu quả, hãy nghĩ xem liệu lời nói và hành động của bạn được đưa ra theo cách ‘có vẻ’ hỗ trợ họ hay hỗ trợ bản thân mình không.

Ví dụ: Giả sử bạn đang muốn bán căn nhà của mình. Một cặp vợ chồng trẻ đến xem nó, những đứa trẻ xinh đẹp cũng đi theo.

“Bạn có một gia đình tuyệt đẹp,” bạn nói với họ. “Bạn chính xác là kiểu người mà tôi cảm thấy tự hào khi giúp có được ngôi nhà này. Tôi rất muốn tìm cách biến điều đó thành hiện thực.”

2. Họ cẩn trọng với ngôn ngữ của chính họ.

Những người thông minh về cảm xúc học cách rất có chủ ý trong các lựa chọn từ ngữ và phản ứng của họ đối với người khác.

Những lựa chọn từ ngữ mà những người có trí thông minh cảm xúc thấp luôn thực hiện thường ‘phản bội’ họ – những dấu hiệu trong cuộc trò chuyện thường thể hiện rằng bạn nghĩ nhu cầu của bạn quan trọng hơn nhu cầu của họ.

Hãy lấy một ví dụ nhanh? Những người thông minh về cảm xúc không bao giờ nói “Tôi biết bạn cảm thấy thế nào.”

Bởi vì bạn hầu như không bao giờ, thực sự, 100% biết cảm giác của người khác. Bạn có thể cố gắng và có thể lặp lại lời nói của mọi người với họ, phản ánh cảm xúc của họ.

Nhưng đó là một trường hợp rất hiếm khi bạn có thể thực sự hiểu được trải nghiệm của người khác.

Những người thông minh về cảm xúc học được rằng đôi khi không quan trọng là họ muốn nói gì. Thay vào đó, điều quan trọng hơn là những gì người mà họ đang nói chuyện nghe và hiểu.

Đó là lý do tại sao họ luôn theo đuổi các mẫu ngôn ngữ của họ. Họ cải thiện tỷ lệ thông điệp mà họ hy vọng sẽ nhận được sẽ được nhận như ý định của họ.

3. Họ không bao giờ ‘giả sử’.

Có hai vấn đề thường thấy của con người chúng ta: Chúng ta thiếu kiên nhẫn và chúng ta thấy bất an.

Tất nhiên, một số người trong chúng ta có thể không vượt qua được. Và một số người trong chúng ta học hỏi theo thời gian để khắc phục những đặc điểm này.

Tuy nhiên, thường tất cả chúng ta đều bị chúng chôn vùi – và đó là lý do tại sao chúng ta có thể dễ bị vội vàng trong việc lấp đầy những lỗ hổng về sự hiểu biết của mình.

Chúng ta cho rằng có những điều không nhất thiết phải đúng, bởi vì chúng phù hợp với những điều chúng ta tin tưởng hoặc hy vọng là đúng – hoặc thậm chí chúng ta sợ sẽ chúng là sự thật.

Đó là một phản ứng tự nhiên của cảm xúc – nhưng nó cũng ngăn cản bạn đạt được những gì bạn muốn trong cuộc sống, bởi vì bạn tự trang bị cho mình những sự thật bị bóp méo.

Một ví dụ: Bạn muốn thực hiện một giao dịch mua bán quan trọng. Bạn tin rằng khách hàng thực sự đánh giá cao sản phẩm của bạn. Bạn tin rằng anh ấy hoặc cô ấy muốn thực hiện một thỏa thuận.

Nếu bạn đúng, bạn đang thành công. Nếu bạn sai, bạn đã cho phép cảm xúc của mình làm bạn mù quáng trước thực tế.

Và kết quả là bạn ít có khả năng đạt được những gì bạn muốn.

Những người thông minh về cảm xúc thường dừng lại và suy nghĩ: Tôi đang giả định một điều gì đó chưa thực sự được chứng minh ư? Tôi sẽ phản ứng khác đi như thế nào nếu tôi thừa nhận rằng tôi không biết về điều đó?

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

7 cách để gây ảnh hưởng đến người khác

Khi nói đến các nguyên tắc, kỹ năng thuyết phục hay gây ảnh hưởng đến người khác, có một lý do tại sao những công thức đã được thử và đúng này đã hoạt động tốt trong nhiều thế kỷ qua.

gây ảnh hưởng đến người khác
7 cách để gây ảnh hưởng đến người khác

Khả năng tạo ảnh hưởng của một người là một trong những kỹ năng cần thiết nhất đối với các nhà lãnh đạo ở bất kỳ cấp độ nào.

Nhiều người trong chúng ta cho rằng khả năng ảnh hưởng của một cá nhân nào đó là do sự tự tin, trí tuệ và sức thu hút của họ.

Tuy nhiên, thực tế là tất cả chúng ta đều có khả năng này. Hầu hết chúng ta không khai thác được thuộc tính này, vì tin rằng thuyết phục là một tài năng bẩm sinh.

Nếu bạn đang muốn trau dồi khả năng tạo ảnh hưởng của mình, thì đây là 07 bước quan trọng để trở thành bậc thầy về thuyết phục.

“Cách duy nhất trên trái đất để gây ảnh hưởng đến người khác là nói về điều họ muốn và chỉ cho họ cách đạt được điều đó”. – Dale Carnegie

1. Xây dựng lòng tin và nhất quán.

Một sai lầm quan trọng mà mọi người thường mắc phải là nghĩ rằng sức ảnh hưởng có thể theo từng giai đoạn.

Trong cuốn sách Psychology of Persuasion (Tâm lý học thuyết phục) của tác giả Robert Cialdini nhấn mạnh rằng bạn không thể thể hiện sự chính trực với một ai đó khi bạn đang ở trong giai đoạn thuyết phục.

Bạn phải thu hút được sự tin tưởng của họ và luôn dành lợi ích tốt nhất cho họ.

Để làm được điều này, điều cần thiết là phải xây dựng một mối quan hệ vững chắc và sự quan tâm thực sự đối với một cá nhân trước khi nỗ lực hướng họ đến một kết quả nhất định.

Bạn phải chứng tỏ rằng bạn đáng tin cậy và mục tiêu chính của bạn là giúp đỡ họ.

2. Hãy kết nối.

Bằng cách là một người lắng nghe tích cực, bạn có được cái nhìn sâu sắc về điều gì đang thúc đẩy người đối diện về mặt cảm xúc. Một khi bạn hiểu các yếu tố cảm xúc thúc đẩy suy nghĩ của họ, bạn có thể chứng minh rằng bạn hiểu họ và cuộc trò chuyện của bạn sẽ tiến triển tốt hơn.

Nếu bạn tỏ ra mất tập trung, thiếu chân thành hoặc tự lo lắng, bạn sẽ đánh mất họ ngay từ đầu và họ có thể sẽ phản kháng lại những nỗ lực của bạn.

Như Napoléon Hill đã nói rõ trong cuốn sách nổi tiếng Think and Grow Rich của ông: “Bán hàng và thuyết phục chính là sự chuyển giao của cảm xúc”.

3. Hỏi để hiểu.

Các câu hỏi có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn bất kỳ hình thức hành vi lời nói nào khác. Bạn càng hỏi nhiều thì tương tác càng thành công.

Trước khi có thể thúc đẩy ai đó, bạn cần hiểu giá trị cốt lõi và động lực của họ là gì. Họ có hy vọng tạo ra sự khác biệt trên thế giới, nhận được sự ngưỡng mộ từ đồng nghiệp của họ hoặc thăng tiến sự nghiệp của họ hay không?

Điều gì là thiết yếu cơ bản đối với họ? Họ đang trải qua những gì trong cuộc đời của họ?

Một cách tuyệt vời để làm điều này là hỏi họ một loạt các câu hỏi mở, sau đó theo dõi phần “tại sao?” thật nhiều lần. Câu trả lời gốc không bao giờ đến từ thắc mắc ban đầu, vì vậy hãy đào sâu để hiểu bản chất của nó là gì.

Hãy nhớ rằng mọi người không làm mọi việc vì lý do của bạn; họ làm điều đó vì lý do của họ. Bạn phải dành thời gian để hiểu đầy đủ về động lực của họ ở mức độ sâu sắc nhất.

Biết được bản chất của một người sẽ mang lại cho bạn nhiều ảnh hưởng hơn và nếu bạn không truyền được cảm hứng, bạn có thể không biết điều gì đã thực sự thúc đẩy họ ngay từ đầu.

4. Giáo dục và khuyến khích.

Hầu hết những người có ảnh hưởng chủ yếu thúc đẩy người khác thông qua việc hướng dẫn và dẫn dắt họ.

Mọi người lắng nghe hiệu quả hơn khi bạn dạy họ cách đưa ra lựa chọn tốt hơn, cách xử lý vấn đề và cách suy nghĩ về cuộc sống hay hoàn cảnh của họ theo hướng xây dựng và tự hỗ trợ.

Cách hấp dẫn nhất để dạy một bài học nào đó là truyền cảm hứng thông qua kể chuyện, ẩn dụ và loại suy. Hướng dẫn họ trải qua những trải nghiệm cảm xúc liên quan nhưng khuyến khích họ đi đầu trong việc định hình kết quả và tự khám phá các câu trả lời.

Cách dễ nhất để thuyết phục ai đó là giúp họ tự thuyết phục bản thân.

5. Thừa nhận sự nghi ngờ và phản đối.

Trước hết, để có thể gây ảnh hưởng đến người khác, đừng bao giờ làm cho họ nghĩ là họ đã sai. Ngay khi bạn làm tổn thương ý định của họ, họ sẽ bị ‘kích động’ và bạn sẽ thua cuộc.

Nếu có yếu tố sự thật nào khiến họ nghi ngờ, hãy đối phó trực tiếp với nó. Không ai có thể phơi bày điểm yếu của bạn dưới ánh sáng tốt hơn bạn.

Bạn làm như vậy cũng sẽ mang lại cho bạn sự tín nhiệm và cho phép bạn giải quyết mối quan tâm của họ trước khi cho họ cơ hội được phản đối.

6. Khen ngợi nhưng chân thành.

Trong cuốn How to Win Friends and Influence People, tác giả Dale Carnegie nhấn mạnh rằng khen người mà bạn đang cố gắng thuyết phục quan trọng đến như thế nào.

Hãy làm cho họ cảm thấy mình quan trọng và thể hiện sự ngưỡng mộ, nhưng hãy luôn làm điều đó một cách nghiêm túc và chân thành.

Mỗi người đều tìm kiếm những lời khen ngợi chân thành. Nhưng hãy lưu ý đến ranh giới nhỏ giữa sự tung hô và xu nịnh, vì xu nịnh có thể khiến một người nào đó tắt lịm.

7. Thách thức và khuyến khích.

Những người có khả năng gây ảnh hưởng nhất đến người khác thường là những người luôn khuyến khích chúng ta trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.

Bằng cách thách thức, chúng ta tự nâng cao tiêu chuẩn của mình, học hỏi từ những thất bại và sai lầm. Thể hiện năng lực trước những rào cản.

Không có gì huy động sự chú ý hoặc tiếp thêm sinh lực cho chúng ta tốt hơn một thử thách đòi hỏi chúng ta mở rộng kiến ​​thức, nâng cao kỹ năng và nâng cao khả năng đạt đến một cấp độ thành công khác.

Dù mục tiêu của bạn là gì, cho dù bạn muốn người khác làm điều gì đó, thay đổi điều gì đó, trở thành thứ gì đó, mua thứ gì đó hay tin tưởng vào bạn, bạn cần phải tiếp cận cuộc trò chuyện với những bước quan trọng trên đây.

Chúng ta không phải là những nhà lãnh đạo bẩm sinh đã có khả năng thuyết phục người khác. Chúng ta phải tích cực trau dồi các kỹ năng, và bằng cách đó, chúng ta có thể phát triển chính bản thân mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Cách ‘thúc đẩy’ bản thân thăng tiến đến các vị trí lãnh đạo

Bằng cách nào và hành trình ra sao để đưa một nhân viên từ bình thường đến các vị trí lãnh đạo cấp cao. Hãy lắng nghe các nhà lãnh đạo họ nói gì.

Bất kể ngành công nghiệp nào, một cách để giữ cho các nhà quản lý có động lực là cho họ cơ hội để phát triển trong công ty.

Có rất nhiều mẹo và thủ thuật từ các nhà lãnh đạo đã từng leo lên nấc thang cao trong sự nghiệp để giúp các nhà lãnh đạo khác tiếp tục phát triển, nhưng có những cách cụ thể nào để đảm bảo sự phát triển này diễn ra không?

Khi nói đến việc nhận được sự thăng tiến lớn đó, có những bước hành động cụ thể nào hiệu quả không?

Trong một nghiên cứu mới, nhà phát triển phần mềm cải tiến đội nhóm Nulab đã khảo sát 1.003 người làm việc được xác định là quản lý, giám sát, giám đốc hoặc quản lý điều hành để khám phá con đường dẫn đến sự lãnh đạo và nhận thức của họ về sự phát triển tại nơi làm việc.

Dữ liệu khám phá xem khả năng lãnh đạo là một kỹ năng hay đặc điểm, hành trình thăng tiến có thể trông như thế nào?

Lãnh đạo là một kỹ năng – Không phải một đặc điểm.

Có thể dạy khả năng lãnh đạo không? Theo dữ liệu từ cuộc khảo sát của các nhà lãnh đạo ngày nay, câu trả lời là có. Khoảng 71% các nhà quản lý tin rằng lãnh đạo là một kỹ năng, không phải là một đặc điểm.

73% nam giới có nhiều khả năng tin vào điều này hơn phụ nữ với 69%. Nhưng cứ 03 phụ nữ thì có một người cảm thấy khả năng lãnh đạo là một đặc điểm, so với mức chỉ 27% ở nam giới.

Với thế hệ X, 33% có xu hướng nghĩ rằng khả năng lãnh đạo là thứ mà bạn sinh ra đã có sẵn, so với Baby Boomers là 32% và Millennials hay Gen Y là 26%. Millennials là thế hệ có nhiều khả năng cảm thấy rằng khả năng lãnh đạo là điều có thể học được.

Sự thăng tiến thành lãnh đạo chủ yếu đến từ nội bộ.

Trung bình, những người được hỏi giành được vai trò lãnh đạo đầu tiên ở tuổi 25. Gần ba trong năm giám sát viên được thăng chức lên vị trí mới, nhưng 41% vẫn theo đuổi vai trò lãnh đạo của họ.

63% những người được khảo sát đã được thăng chức trong nội bộ và đã làm việc với công ty của họ trong ba năm trước khi nhận được vị trí mới. Chỉ 37% cho biết họ bắt đầu làm việc mới tại một công ty mới với vai trò lãnh đạo của mình.

Với Millennials, 66% số người cho rằng có nhiều khả năng giành được vị trí lãnh đạo thông qua việc thăng chức nội bộ. 59% thế hệ Baby Boomers và Gen X-ers có cũng nghĩ theo cách tương tự.

Nghiên cứu cũng tiết lộ rằng trong khi nam giới (60%) có nhiều khả năng được thăng chức hơn phụ nữ (58%).

Lãnh đạo Nữ kiếm được ít tiền hơn.

Trung bình, các nhà lãnh đạo nữ nhận được sự thăng tiến trong công ty của họ nhận được ít hơn gần 1.200 USD so với các đồng nghiệp nam.

Mức tăng lương hàng năm nhận được khi nam giới được thăng chức là 9.070 USD, so với chỉ 7.899 USD đối với phụ nữ.

Bốn trong số năm người quản lý được đề nghị tăng lương khi tình hình kết quả công việc được nâng cao.

Hơn nữa, 3% số người được thăng chức nhưng không nhận được nhiều tiền hơn trong quá trình này.

So với 14% của Thế hệ X, 20% Millennials phải yêu cầu tăng lương khi được thăng chức.

Thái độ là quan trọng.

Có nhiều lý do tại sao các nhà quản lý được thăng chức trong công ty của họ, nhưng theo cuộc khảo sát, thái độ của họ chiếm 65% quá trình này. Các kỹ năng lãnh đạo (61%), khả năng làm việc tốt với người khác (58%) và kinh nghiệm có liên quan (55%) là những chỉ số theo sát phía sau.

Các khả năng khác giúp các nhà lãnh đạo được thăng chức là đảm nhận thêm công việc, kỹ năng đổi mới của họ và đào tạo bổ sung mà họ nhận được.

Thông thường, khi các giới tính được so sánh, chỉ có một vài điểm % tồn tại giữa nam và nữ cho tất cả các hạng mục về lý do cụ thể mà họ được thăng chức.

Sự khác biệt đáng kể nhất giữa hai giới là phụ nữ có khả năng yêu cầu tăng lương cao hơn 10 điểm % vì họ làm việc tốt với những người khác.

Nam giới có xu hướng nói rằng sự đổi mới của họ đã giúp họ có được vai trò lãnh đạo cao hơn 7 điểm %.

Khả năng quản trị sẽ được yêu cầu.

86% các nhà lãnh đạo đã được thăng chức và được đào tạo về quản trị cho biết điều đó là bắt buộc.

Trong quá trình thăng tiến, 65% các nhà quản lý được hỏi được yêu cầu tham gia khóa đào tạo về quản trị. Chỉ 14% những người được đào tạo về quản trị cảm thấy rằng chương trình hay khả năng này là không cần thiết.

Đối với những người quản lý không được đào tạo. Một nửa số họ muốn được đào tạo, và một nửa không cảm thấy cần phải đào tạo.

Việc vươn lên cao hơn nữa trong một công ty có thể khó, nhưng không phải là không thể. Từ những người đã từng ở vị trí đó, có vẻ như thái độ tích cực, làm việc chăm chỉ và hợp tác tốt với người khác là bước đệm để thành công dành cho bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

‘Quy tắc 6 và 1’ – Chuẩn mực của các nhà lãnh đạo

Một cách đơn giản để xây dựng một đội nhóm mạnh hơn, hòa nhập hơn. Và là một nhà lãnh đạo thông minh hơn về mặt cảm xúc.

Ảnh: Getty Images

Hãy nghĩ về Steve Jobs và bạn nghĩ về người biết điều gì là tốt nhất cho Apple. Hãy nghĩ về Elon Musk và bạn nghĩ về người biết điều gì tốt nhất cho Tesla và SpaceX. Hãy nghĩ về Jeff Bezos, và bạn nghĩ về người biết điều gì tốt nhất cho Amazon.

Điều này cũng đúng với bạn: Là một nhà lãnh đạo, bạn là người quản lý một công ty, một nhóm hoặc một dự án.

Trong hầu hết các trường hợp, bạn biết rõ nhất bạn là ai và bạn cần làm gì.

Mặc dù vậy, đôi khi quyết định tốt nhất bạn có thể đưa ra là sử dụng cái mà đạo diễn từng đoạt giải Oscar Ron Howard gọi là ‘quy tắc 6 và 1’ – Hãy sử dụng ý tưởng của người khác thay vì của mình.

Như Howard nói trong loạt video MasterClass của mình:

“Bất kể có bao nhiêu người khác tham gia vào, khẩu vị, tầm nhìn và quyết định của đạo diễn sẽ hướng dẫn mọi khía cạnh của quá trình sản xuất và kết quả cuối cùng. Bộ phim là đứa con của chính người đạo diễn.”

Tuy nhiên, như Howard nói, “nếu bạn cố gắng thực thi điều đó quá cứng nhắc, bạn sẽ đánh mất tất cả tính tự phát và sự sáng tạo tự nhiên mà những người xung quanh bạn phải cung cấp đến bạn.

Đến với sự hiểu biết đó là bước khởi đầu của một quy tắc mà tôi chỉ cần gọi đơn giản là quy tắc sáu trong một.”

Làm thế nào để quy tắc đó hoạt động? Các giám đốc dẫn dắt một nhóm cộng tác viên chủ chốt. Diễn viên. Các nhà văn. Các nhà soạn nhạc. Các nhà thiết kế. Các nhà quay phim.

Dù vậy, Howard nói:

Công việc của bạn với tư cách là người kể chuyện, với tư cách là đạo diễn, giống như bạn là người lưu giữ câu chuyện.

Nhưng nếu ai đó đưa ra một đề xuất, một người tài năng nào đó mà bạn phải kính trọng, người bạn đủ tôn trọng để tuyển và họ đến với bạn với một gợi ý mà họ hiểu ở cấp độ trực quan, cấp độ cơ bản .. .

Nếu lựa chọn đó vẫn đạt được mục tiêu của bối cảnh hoặc thời điểm trong câu chuyện, thì tốt hơn nhiều là hãy để người đó sử dụng lựa chọn của họ.

Đó là quy tắc sáu và một.

Tại sao?

Khi phán đoán của chúng ta được coi trọng. Khi cách của chúng ta, ít nhất là vào thời điểm này, được thừa nhận là cách tốt nhất.

Nhân viên gắn bó có ý tưởng; bạn tước đi cơ hội để họ đưa ra đề xuất, hoặc ngay lập tức bỏ qua ý tưởng của họ mà không cần cân nhắc, và họ ngay lập tức rút lui.

Bạn phát triển mức độ tin tưởng sâu sắc hơn với người đó. Như Howard nói, khi bạn sẵn sàng nói có, mọi người sẽ dễ dàng chấp nhận hơn khi bạn nói không.

Trí tuệ cảm xúc và ‘quy tắc 6 và 1’.

Trí tuệ cảm xúc là khả năng xác định, hiểu và quản lý cảm xúc.

Và quy tắc 6 và 1 là một ví dụ hoàn hảo.

Khi nhân viên đưa ra ý tưởng hoặc đưa ra đề xuất, họ dễ bị tổn thương. Họ đã đặt trí thông minh của họ – và nói rộng ra, chính họ đang đăt mình vào vị trí cần được đánh giá.

Nói không quá nhanh hoặc quá thường xuyên, mà không cần dành thời gian để giải thích tại sao sẽ khiến mọi người nhanh chóng nản chí và từ đó hạn chế đề xuất.

Bạn hãy dành một chút thời gian để quyết định xem ý tưởng của người đó sẽ đạt được mục tiêu thiết yếu hay yếu tố gì.

Nếu ý tưởng tốt thì hãy sử dụng sự lựa chọn của họ.

Bởi vì đôi khi quyết định quan trọng nhất bạn có thể đưa ra là ai sẽ quyết định. Vì vậy, thường xuyên nhất có thể, đặc biệt là khi tạo ra môi trường cộng tác và làm việc theo nhóm, hãy đảm bảo rằng người đó không phải là bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Đừng nói 06 điều này trong buổi phỏng vấn xin việc

Mỗi điều bạn nói trong cuộc phỏng vấn xin việc sẽ định hình liệu người quản lý tuyển dụng có nghĩ rằng bạn phù hợp với công việc hay không.

Và đôi khi, bạn có thể dễ dàng đưa ra câu trả lời phù hợp vào thời điểm đó, nhưng nhận thức sâu sắc lại cực kỳ kém và khiến bạn có vẻ yếu hoặc trung bình. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải nhắc nhở bản thân trước những điều nên từ chối nói.

Dưới đây là 06 câu trả lời cần tránh nếu bạn muốn tăng cơ hội nhận được ‘offer’:

1. ‘Tôi là người có khả năng tự động viên cao.’

Rất nhiều ứng viên nói điều này khi trả lời các câu hỏi về điểm mạnh chuyên môn hoặc đặc điểm đáng chú ý của họ.

Đó là một câu trả lời được sử dụng quá nhiều và nếu bạn thấy mình đang nói câu đó, thì trường hợp tốt nhất là người phỏng vấn sẽ yêu cầu bạn giải thích. Tình huống xấu nhất (và có thể xảy ra) là họ sẽ không ấn tượng vì họ đã nghe nó rất nhiều lần.

Một câu trả lời phù hợp hơn có thể là: “Tôi không ngại đi đầu trong các dự án mới và tôi có thể làm như vậy với một chút hướng dẫn”, tiếp theo là ví dụ về thời điểm bạn đã làm thành công điều này.

2. ‘Trong 5 năm, tôi muốn ở vị trí của bạn’.

Đừng nghĩ rằng “Sếp tương lai’ của bạn sẽ hài lòng với câu trả lời này; họ sẽ chỉ thấy điều này là sự lười biếng và thiếu suy nghĩ.

Và ngay cả khi họ đang ở một cấp độ ấn tượng trong sự nghiệp của mình, họ có thể cho rằng bạn hình dung ra vị trí của họ – chỉ là ở một công ty khác. Điều này cho thấy sự thiếu cam kết.

Thay vào đó, hãy vạch ra những cách tiềm năng mà bạn thấy mình đang phát triển tại tổ chức. Bắt đầu với vị trí bạn đang phỏng vấn và nêu bật một số kỹ năng chính cần thiết cho công việc và cách bạn có thể xây dựng dựa trên những kỹ năng đó.

Điều này cho thấy bạn không chỉ quan tâm đến sự thăng tiến trong sự nghiệp mà còn tận tâm giúp công ty phát triển trong dài hạn.

3. ‘Tôi không thích Sếp cũ.’

Đừng bao giờ nói xấu sếp cũ, bất kể bạn đã có trải nghiệm tồi tệ như thế nào.

Khi được hỏi về lý do bạn rời bỏ công việc, bạn có thể thừa nhận rằng công việc đó không phù hợp. Trung thực là một đặc điểm có giá trị, nhưng hãy cẩn thận với cách bạn diễn đạt mọi thứ.

Thay vào đó, bạn có thể nói rằng bạn đã nhận ra niềm đam mê của mình và muốn chuyển đổi con đường sự nghiệp. Hoặc có thể bạn đang tìm kiếm thứ gì đó thách thức hơn.

Bạn cũng nên đề cập đến ít nhất một điều bạn đã học được từ công việc trước đây có thể giúp bạn thành công trong vai trò mà bạn đang ứng tuyển.

Nếu bạn bị sa thải, hãy giải thích tình hình mà không quy trách nhiệm hoặc đỗ lỗi. Nói về những gì bạn có thể đã làm khác đi để thay đổi kết quả. Điều này thể hiện sự tự nhận thức và khả năng phát triển từ những trải nghiệm tiêu cực.

4. ‘Điểm yếu lớn nhất của tôi là người cầu toàn.’

Không ai là hoàn hảo cả, vì vậy câu trả lời này về cơ bản là một cách khác để nói, “Tôi quá yếu để thừa nhận bất kỳ điểm yếu nào.”

Đây là một câu hỏi hành vi mà các nhà quản lý rất coi trọng, vì vậy hãy chuẩn bị một câu trả lời sâu sắc hơn.

5. ‘Bạn có thể cho tôi biết thêm về công ty của bạn không?’

Nhà tuyển dụng đã dành thời gian để đọc sơ yếu lý lịch của bạn và cũng đã tìm hiểu thêm về lý lịch của bạn, vì vậy bạn cũng nên làm như vậy và dành thời gian để nghiên cứu chúng.

Bạn có thể yêu cầu họ trình bày chi tiết về một câu hỏi rất cụ thể (ví dụ: “Mục tiêu hàng tháng của nhóm bạn là gì?”), nhưng việc tham gia phỏng vấn với ít thông tin về công ty là điều xúc phạm và sẽ dẫn đến ấn tượng kém.

6. ‘Các đặc quyền và lợi ích của vị trí này là như thế nào?’

Đúng vậy, thật không khôn ngoan nếu bạn nhận bất kỳ công việc nào mà không biết lợi ích của vị trí đó sẽ như thế nào. Nhưng bạn đừng bao giờ đưa ra điều này sớm trong quá trình phỏng vấn, vì nó sẽ chỉ khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ ý định thực sự của bạn.

Hãy nhớ rằng, một số cuộc phỏng vấn đầu tiên là nhằm xác định xem bạn có phù hợp để tiếp tục vào các vòng sau hay không. Vì vậy, các chủ đề liên quan đến đặc quyền và lợi ích sẽ không liên quan nếu bạn thậm chí không vượt qua được những vòng đầu tiên đó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

10 kỹ năng trí thông minh cảm xúc hàng đầu dành cho nhà lãnh đạo (P1)

Các nhà lãnh đạo vĩ đại có đủ mọi hình dạng và hình thức. Trong khi có nhiều lý do khác nhau khiến một nhà lãnh đạo nổi bật, một trong những lý do phổ biến nhất là khả năng tuyệt vời về các kỹ năng trí tuệ cảm xúc quan trọng – EQ.

Có vô số lợi ích của khả năng trí tuệ cảm xúc (EQ) ở nơi làm việc, từ khả năng giao tiếp hiệu quả hơn, đối phó với căng thẳng tốt hơn đến giải quyết xung đột hiệu quả.

Khi thị trường ngày càng thay đổi nhanh chóng, chỉ số thông minh và chuyên môn kỹ thuật không còn đủ để thành công với tư cách là một nhà lãnh đạo hoặc để thăng tiến trong một tổ chức.

Tất nhiên, các nhà lãnh đạo thường không bắt đầu với tất cả những kỹ năng này ngay từ đầu. Họ tiếp thu chúng theo thời gian và liên tục làm chủ từ kinh nghiệm.

Sau đây là những kỹ năng cần thiết nhất để có EQ cao:

1. Nâng cao nhận thức về bản thân

Bằng cách tự nhận thức – kiểm tra cảm xúc và gạt cảm xúc cá nhân sang một bên – các nhà lãnh đạo và đội nhóm của họ có thể cảm thấy hài lòng hơn và ít lo lắng hơn.

Tự nhận thức nghĩa là các nhà lãnh đạo tập trung vào việc lắng nghe, thể hiện sự đồng cảm và xem xét các quan điểm thay thế.

Khi các nhà lãnh đạo hiểu cách nhân viên nhìn nhận họ, họ có xu hướng có mối quan hệ và làm hài lòng đội ngũ tốt hơn.

2. Tư duy trách nhiệm giải trình

Các nhà lãnh đạo thông minh tiếp cận các vấn đề với câu hỏi “Ảnh hưởng của tôi đối với tình huống này là gì?”, trong khi các nhà lãnh đạo kém có tâm lý chỉ tay và gán lỗi.

Chúng ta có thể sử dụng một bài tập huấn luyện quản lý để thách thức các nhà quản lý của chúng ta từ việc biến một tuyên bố đỗ lỗi thành một tuyên bố có tính trách nhiệm.

Các nhà lãnh đạo giỏi sẽ chỉ cho nhân viên của họ cách chịu trách nhiệm.

3. Vượt qua nỗi thất vọng

Sẽ có những khoảnh khắc bạn gặp thất bại khiến bạn cảm thấy rất kinh khủng. Để đối mặt với sự thất vọng đó, bạn cần phải dành thời gian để nhìn nhận và chấp nhận rằng những gì đã xảy ra đã xảy ra và không có gì có thể thay đổi được.

Ngán ngẫm về những gì không thành hiện thực khiến bạn bị mắc kẹt và không thể vượt qua nỗi thất vọng. Sau khi suy ngẫm, bạn phải tiến về phía trước và suy nghĩ về những gì có thể làm được.

Cân nhắc những cách làm mới với suy nghĩ bắt đầu bằng “Có thể hữu ích khi…” hoặc “Tôi có thể…” hoặc “Bây giờ, tôi sẽ…” thay vì “Tôi nên có…” hoặc “Tôi không nên làm … ”

4. Khả năng thấu hiểu

Các nhà lãnh đạo cần truyền cảm hứng và khuyến khích người khác làm theo họ. Có thể ảnh hưởng đến những người khác đi cùng hướng là một kỹ năng quan trọng mà một giám đốc điều hành cần có.

Để làm được điều này, người ta cần có khả năng thấu hiểu các động lực hiện tại và lập kế hoạch cho các động lực trong tương lai.

Các nhà quản lý cần phải tạm dừng việc thực hiện và học cách làm việc với công việc kinh doanh. Cách nhanh nhất để phát triển những kỹ năng đó là làm việc với một người cố vấn.

5. Đưa ra những phản hồi mang tính xây dựng

Trí tuệ cảm xúc mạnh mẽ cho phép người quản lý can đảm tương tác trong thời gian xung đột hoặc thương lượng.

Một nhà lãnh đạo giỏi phải có khả năng thúc đẩy người khác theo nhiều cách khác nhau và việc đưa ra những đánh giá mang tính xây dựng là một ví dụ điển hình.

Kỹ năng này không chỉ giúp các nhà lãnh đạo cải tiến cách giao tiếp và ảnh hưởng của họ đối với các thành viên trong nhóm mà còn hỗ trợ các nhà lãnh đạo trong việc thúc đẩy động lực của các cá nhân, từ đó xây dựng một văn hóa nhóm tích cực và hấp dẫn hơn.

Việc cung cấp những phản hồi mang tính xây dựng có thể được trau dồi bằng cách tương tác hàng ngày với nhân viên hoặc có các phiên họp cá nhân.

Tương tác này mở đường cho một mối quan hệ bền chặt hơn, đáng tin cậy hơn, một mối quan hệ mà phản hồi có thể đi theo cả hai cách.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Theo primus

Warren Buffett: Những đặc điểm này tách biệt nhà lãnh đạo xuất chúng với số còn lại

Warren Buffett từng yêu cầu một nhóm sinh viên nghĩ về một người bạn cùng lớp mà họ cảm thấy có khả năng thành công lâu dài nhất.

Ảnh: Forbes

Buffett nói: “Bạn có thể chọn người mà bạn nhận xét tốt nhất, người có tố chất lãnh đạo, người có khả năng khiến người khác thực hiện sở thích của họ”.

“Đó sẽ là người hào phóng, trung thực và người đã tín nhiệm người khác vì những ý tưởng của riêng họ”.

Thay đổi chiến lược có nghĩa là thay đổi hệ thống niềm tin xung quanh những gì một nhà lãnh đạo đã và đang làm. Tính cách cứng rắn, lôi cuốn vốn được coi là nhà lãnh đạo lý tưởng thực chất chỉ là một sự xuyên tạc bi thảm về vị trí lãnh đạo vĩ đại.

Trong khi một tâm trí mạnh mẽ, thông minh và quyết đoán là điều cần thiết, thì sự đồng cảm, lòng trắc ẩn và sự quan tâm đến người khác cũng vậy.

Chúng ta có thể bắt đầu với những lời khuyên của Warren Buffett về lòng vị tha, hào phóng và sự trung thực.

Dưới đây là 05 điều nữa để nâng cao năng lực lãnh đạo của bạn và mang lại một tương lai tươi sáng hơn cho cả nhân viên và doanh nghiệp của bạn.

1. Quan tâm đến mọi người.

Jim Loehr, tác giả của cuốn sách ‘Leading with Character’ khuyên các nhà lãnh đạo: “Hãy quan tâm đến mọi người hơn là kết quả và họ sẽ làm mọi thứ mà con người có thể làm để công việc kinh doanh của bạn thành công hơn”.

“Quan tâm đến người khác là một quá trình tích cực. … Một nhà lãnh đạo hiểu rõ cốt lõi của lãnh đạo sẽ yêu thương mọi người vì những gì họ làm … họ cống hiến sức sống cho doanh nghiệp của bạn. Nếu không có họ, bạn không có gì cả”.

2. Coi trọng nhân viên của bạn.

Tôi nhận thấy rằng các nhà lãnh đạo của các tổ chức tốt nhất rất coi trọng toàn bộ nhân viên của họ – từ tình cảm, tinh thần đến cả thể chất – để đạt được kết quả kinh doanh xuất sắc. Các bằng chứng cũng khẳng định rõ ràng rằng cách tiếp cận lãnh đạo nhân đạo hơn và lấy con người làm trung tâm hơn sẽ tạo ra kết quả tuyệt vời hơn rất nhiều.

3. Lãnh đạo bằng sự đồng cảm.

Một nhà lãnh đạo đồng cảm rất quan trọng trong việc giữ chân nhân viên. Lãnh đạo đồng cảm liên quan đến việc đầu tư vào các cá nhân đóng góp trong đội nhóm, biết lắng nghe và hành động theo nhu cầu của nhân viên.

Tuy nhiên, nếu các nhà quản lý không được đào tạo để hiểu cách nhận biết và đáp ứng những nhu cầu này, nó có thể tác động tiêu cực đến sự gắn bó của nhân viên.

4. Quan điểm rõ ràng.

Là một nhà lãnh đạo C-suite, có lẽ khó mà biết được những chi tiết sâu sắc về tình hình ‘hỗn loạn’ trong các đội nhóm nhỏ của doanh nghiệp.

Thay vì giảm bớt nỗi sợ hãi và kiểm soát mọi người, hãy có quan điểm rõ ràng. Lùi lại một chút so với các hoạt động bình thường của bạn, lắng nghe nhiều tiếng nói hơn và tìm kiếm sự thấu hiểu của cả hai bên.

Sử dụng thời gian suy ngẫm của bạn để mô tả những gì đang diễn ra tại nơi làm việc của bạn và nó đang ảnh hưởng đến công việc kinh doanh như thế nào.

Sau đó, suy nghĩ về cách bạn có thể sử dụng sự cởi mở, minh bạch, cộng tác và tập trung vào những điều quan trọng để gắn kết mọi người lại với nhau từ đó vượt lên trên sự phân chia độc hại.

5. Luôn biết giúp đỡ.

Các nhà lãnh đạo phải giúp loại bỏ các rào cản trên đường đi của nhân viên, những điều vốn khiến họ bị cản trở và không thể bứt phá.

Trước khi đổ lỗi cho những người có thành tích thấp, hãy tính đến những căng thẳng và lo lắng không thể vượt qua mà nhân viên có thể cảm thấy. Đặc biệt là sau thời kì đại dịch.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy 53% người Mỹ trưởng thành báo cáo rằng sức khỏe tinh thần của họ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi những lo lắng và căng thẳng liên quan đến Covid-19.

Nếu bạn chưa làm đủ với tư cách là một nhà lãnh đạo để giải quyết vấn đề sức khỏe tinh thần cho công ty của mình, thì đã đến lúc bạn phải thúc đẩy và làm điều gì đó về nó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Sáng tạo là kỹ năng tách biệt bạn khỏi robots trong tương lai

Các chuyên gia công nghệ cho rằng sáng tạo là rất quan trọng đối với những người lao động muốn bảo vệ mình khỏi bị thay thế bởi các công nghệ mới và sự tự động hóa từ robots.

Ông John Abel, phó chủ tịch mảng đám mây và đổi mới sáng tạo của Oracle cho biết là công ty này thường xuyên đào tạo lại nhân viên để thích ứng với các hệ thống mới khi hệ thống cũ đang trở nên kém hiệu quả hơn.

Oracle là một trong những tập đoàn lớn của Mỹ chuyên về các công nghệ và phần mềm kinh doanh mới nổi. Ông Abel nói:

“Tái trang bị kỹ năng là giải pháp để tồn tại và chúng ta phải hoàn thành nó”.

“Bạn cần phát huy các kỹ năng sáng tạo trong tất cả lực lượng lao động của mình, bởi vì như chúng ta đã biết với sự hiện đại hóa của công nghệ và đặc biệt là với A.I (trí tuệ nhân tạo) hay máy học (machine learning) thì bất cứ thứ gì miễn là công việc đó được xử lý bằng logic thì sẽ đều bị thay thế bằng công nghệ hoặc robots nào đó”.

“Vì vậy những gì chúng tôi yêu cầu nhân viên của mình làm là sử dụng các kỹ năng sáng tạo của họ dù cho họ đang ở độ tuổi nào tại nơi làm việc vì đó là lợi thế duy nhất.

Năm ngoái, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã gọi sự sáng tạo là kỹ năng quan trọng thứ ba mà nhân viên cần có để phát triển mạnh vào năm 2020 khi tự động hóa tiếp tục xâm nhập vào các hoạt động sản xuất và kinh doanh.

Tiếp đó thì giải quyết các vấn đề phức tạp và tư duy phản biện là kỹ năng quan trọng đầu tiên và thứ hai. Abel lưu ý rằng đối với các thế hệ trước, bộ kỹ năng mà họ đạt được trong giáo dục có thể tồn tại trong toàn bộ sự nghiệp của họ – nhưng ông kêu gọi các công ty và người lao động nhận ra rằng điều này không còn đúng nữa.

“Giờ đây, kỹ năng trung bình sẽ tồn tại không quá sáu năm, vì vậy những gì bạn cần có là sự nhanh nhẹn, linh hoạt và đa dạng”, Ông nói.

“Một chút sáng tạo đó rất quan trọng đối với thế hệ tiếp theo và thực sự đối với thế hệ hiện tại. Tuổi tác là thứ mà chúng ta cần xem xét, nhưng tôi nghĩ điều chúng ta nên làm là bắt đầu xem xét các cá nhân nào đó và suy nghĩ.

Họ có thể mang lại khả năng gì cho doanh nghiệp và làm thế nào để chúng ta khiến họ trở nên sáng tạo chứ không phải là ‘máy móc’?

Ông nói thêm: “Chúng tôi không muốn họ phải trải qua một quá trình. “Những gì chúng tôi muốn họ làm là phá vỡ khuôn mẫu đó để trở nên sáng tạo và đó là những gì khách hàng của chúng tôi muốn.

Ông John Fallon, Giám đốc điều hành của Pearson – nhà xuất bản giáo dục lớn nhất thế giới cho biết: Những khả năng cách biệt nhất với tự động hóa là “những kỹ năng độc đáo của con người” như sáng tạo, thuyết phục và sự đồng cảm.

Hội nghị của LHQ về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) định nghĩa các ngành công nghiệp sáng tạo là những ngành nghệ thuật, văn hóa, kinh doanh và công nghệ”.

Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc, các công việc trong nền kinh tế sáng tạo có thể bao gồm các vai trò trong xuất bản, phát triển trò chơi điện tử, quảng cáo và cả thiết kế đồ họa.

Vào tháng 1 đầu năm, một báo cáo do UNCTAD công bố cho thấy nền kinh tế sáng tạo (creative economy) toàn cầu đã tăng gấp đôi giá trị từ năm 2002 đến năm 2015 với giá trị 509 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

5 kỹ năng mà nhân viên luôn mong muốn ở sếp của mình

Nếu bạn muốn sở hữu một “đội quân” làm việc tinh nhuệ và hiệu quả, thì những kỹ năng nhân sự sau đây sẽ giúp bạn làm được điều đó đấy!

Mọi người thường nói rằng, nhân viên nghỉ không phải vì họ muốn từ bỏ công việc, mà là vì họ muốn từ bỏ sếp của mình. Và thường thì, nguyên nhân cốt lõi lại bắt nguồn từ khả năng quản lý con người kém cỏi của một nhà lãnh đạo.

Mặc dù có rất nhiều công ty hiện nay đang tuyển dụng dựa trên tiêu chí kỹ năng mềm là chính, nhưng điều đó cũng không đem lại kết quả gì khả quan nếu trong công ty đang tồn tại những vị sếp thiếu sót với những kỹ năng đó.

Một trong những khó khăn trước mắt chính là sự thiếu hụt nhân tài, theo Tony Lee – Phó Chủ tịch chủ bút của Society for Human Resource Management (SHRM – Hiệp hội Quản lý Nguồn nhân lực).

Theo ông: “Các công ty đang đẩy nhanh tiến độ hơn vì họ cần tuyển dụng đủ nhân lực cho các vị trí còn trống; và do đó, có nhiều ứng viên lần đầu tiên đã đảm nhiệm vai trò là quản lý viên.

Chỉ vì một ai đó giỏi trong công việc của họ, không có nghĩa là họ cũng giỏi trong vai trò quản lý nhân sự. Nó đòi hỏi rất nhiều kỹ năng khác nhau. Và có rất ít trong số các nhà quản lý được đào tạo và hướng dẫn bài bản”.

Không may thay, nhân viên lại là người phải lãnh đủ hậu quả. Trong một cuộc khảo sát gần đây bởi SHRM đã tìm ra rằng, 84% nhân viên đỗ lỗi cho quản lý viên vì họ không đủ tài giỏi và gây ra nhiều áp lực không cần thiết.

Cuộc khảo sát này cũng thu thập nhiều ý kiến phản hồi về những kỹ năng mà một nhà quản lý cần có để quản trị nhân sự là gì. Và đây chính là 5 kỹ năng top đầu mà nhân viên mong muốn quản lý của mình sẽ cải thiện:

Giao tiếp hiệu quả

Kỹ năng được “săn đón” nhiều nhất trong cuộc khảo sát với 41%, chính là khả năng giao tiếp hiệu quả.

“Giao tiếp luôn là một yếu tố then chốt”, Lee cho hay. “Các nhà quản lý tìm hiểu mọi thứ đang diễn ra trong tổ chức từ chính sếp của họ, hoặc từ các vị CEO của công ty.

Và nhiệm vụ của họ là truyền tải thông tin đến với nhân sự mà họ quản lý. Tuy nhiên, điều này lại không hề được diễn ra như mong muốn”.

Để là một nhà đối thoại giỏi, các quản lý viên cần phải xây dựng kỹ năng lắng nghe và thấu cảm, theo Tim Ringo – tác giả của cuốn sách Solving the Productivity Puzzle. “Điều này lại càng đặc biệt nghiêm trọng hơn trong tình thế hiện tại, khi mà mọi người đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi những sự kiện không may trong năm”, ông tiếp lời.

“Các nhà quản lý sở hữu kỹ năng giao tiếp giỏi sẽ nghiễm nhên trở thành những ngôi sao sáng cho các năm tiếp theo.

Và ngược lại, nếu không có những khả năng năng này, thì đã đến lúc họ cần phải nhanh chóng phát triển và trau giồi kỹ năng cho chính bản thân mình rồi đấy!”.

Khả năng phát triển và đào tạo nhóm

Nhân viên luôn muốn vươn mình phát triển trong tiến trình sự nghiệp của mình, và 38% trong số họ mong muốn rằng quản lý của mình có thể hỗ trợ họ nhằm tiến tới mục tiêu đó.

“Chức danh quản lý có thể chưa có sẵn ngay, nhưng nhân viên nên được đào tạo để có những bước đi tiếp theo cho con đường sự nghiệp của mình”, Lee bổ sung. “Nhân viên đang hô hào rằng: “Hãy phát triển và đào tạo tôi, không thì tôi sẽ rời đi đấy!”.

Đào tạo và trang bị cho nhân viên những công cụ cần thiết để thành công thì quan trọng hơn bao giờ hết, theo Nicholas Whittall – Giám đốc Điều hành tại nhóm Talent & Organization/Human Potential (Nhân tài & Quản trị / Tiềm năng Con người) của Accenture. Ông cho hay: “Những kỹ năng mới gắn liền với sự sáng tạo, tư duy phản biện, trí thông minh xã hội và tinh thần”.

“Những nhà lãnh đạo có khả năng cân bằng giữa sự thấu hiểu nhu cầu lực lượng nhân sự đang tăng lên – và các thử thách mà doanh nghiệp hiện nay đang gặp phải, là những người cần được đề cao trong những vị trí chiến lược mà công ty đang hướng đến”.

Kỹ năng giao tiếp có thể bồi dưỡng khả năng phát triển của cả một đội nhóm, theo Vanessa Matsis-McCready – Trưởng ban Pháp chế Hiệp hội và Giám đốc Nhân sự từ Engage PEO, một công ty chuyên cung cấp dịch vụ nhân sự.

“Thông qua phản hồi liên tục, các nhà quản lý có thể biết được thành viên của nhóm mình đang cần hỗ trợ điều gì, và họ có thể tìm kiếm các cơ hội phát triển nghề nghiệp từ nơi đâu.

Từ đó, nhà quản lý có thể thiết kế các dự án và nhiệm vụ sao cho giúp cải thiện khả năng của nhân viên mình trong các lĩnh vực mà họ đang gặp khó khăn, đồng thời nhà quản lý cũng có thể trò chuyện với nhân viên về mong muốn của họ trên con đường phát triển sự nghiệp của mình.

Quy trình đào tạo và phát triển chú trọng đến nhu cầu của từng cá nhân như thế này, sẽ giúp nhân viên cảm thấy rằng họ đang được ủng hộ và được lắng nghe từ chính cấp trên của mình”.

Thông thạo việc quản lý thời gian và ủy thác công việc

Khi quản lý không biết cách quản lý thời gian của mình, họ thường sẽ làm những việc mà đáng ra nên được ủy thác. Theo Lee, 37% nhân viên cho rằng đây chính là vấn đề, và họ muốn quản lý nên giao cho họ nhiều việc hơn.

“Nghe thì có vẻ lạ khi bạn nghe nhân viên nói rằng: “Hãy giao cho tôi thêm nhiều việc đi!”, nhưng thực chất họ lại đang hàm ý rằng: “Quản lý đang bỏ mặc tôi ngoài luồng công việc, và không giao cho tôi những việc mang tính quan trọng để làm”.

Theo Matsis-McCready, khả năng ủy thác là một trong những kỹ năng quan trọng mà các nhà quản lý thế hệ mới nên học hỏi. “Mọi người thường sa đà vào thói quen cũ – cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao trong thời gian nhanh nhất.

Tuy nhiên nếu như vậy, thì người với vai trò quản lý đang tự hại chính mình, và cho cả chính đồng đội trong nhóm của mình nữa”. Bà bổ sung: “Nhà quản lý đang tiêu tốn nhiều thời gian làm những việc mà đáng lý ra nên được san sẻ bớt cho người khác.

Và nhân viên do đó cũng đang bị tước đi các quyền được trải nghiệm làm những công việc mang giá trị cao cho bản thân và cho cả tổ chức của mình”.

Có khả năng lan tỏa văn hóa đội nhóm một cách tổng quát

Văn hóa doanh nghiệp chính là một trong những mong muốn hàng đầu, và người quản lý có trách nhiệm tìm hiểu về văn hóa, vận dụng vào thực tế và đồng hành xuyên suốt với nhân viên của mình.

Tuy nhiên, 35% nhân viên cho rằng quản lý cần phải nỗ lực hơn cho việc này. Theo Lee, “Các nhà quản lý cần phải chắc chắn rằng nhân viên của mình có một tinh thần tích cực, và được tham gia vào tất cả các lĩnh vực”.

Sự thấu cảm và lòng trắc ẩn đang là những đức tính được mong đợi nhiều nhất từ các nhà lãnh đạo ngày nay, Whittall bổ sung. “Trong một thế giới nơi mà con người đang dần nhận thức hơn về việc sẻ chia, thì sự thấu cảm không còn là một lựa chọn nữa; mà đó chính là một tính cách mà mỗi nhà quản lý cần phải có cho bản thân mình”.

Để có thể xây dựng một nền văn hóa bao quát cần phải vững nền móng từ lòng trắc ẩn. Theo Whittall, “Nền văn hóa thay đổi bao quanh tính bao hàm và tính đa dạng giờ đây căn bản đến nỗi mà ta không cần phải làm nữa; mà điều đó đang tự trở nên như vậy rồi”.

“Những thẻ ghi điểm và các con số đo lường biểu hiện làm việc giờ đây không còn giá trị nữa. Mà thay vào đó, nhà lãnh đạo nên tái định hình lại cách mà họ dẫn dắt con người, và thể hiện trách nhiệm của mình ra sao đối với năng suất và tinh thần của toàn đội nhóm”.

Thành thạo kỹ năng quản trị hiệu quả nhóm

Cuối cùng, 35% nhân viên nghĩ rằng các vị sếp cần phải cải thiện khả năng quản lý nhóm của họ. Lee cho hay: “Điều này có nghĩa là nhà lãnh đạo cần phải chắc rằng mỗi một cá nhân trong nhóm nên được phát huy hết khả năng của mình”.

“Điều khiến cho nhuệ khí của một đội bị chùn bước, chính là khi có một người không thật sự hứng thú với công việc – không hoàn thành khối lượng công việc được giao – và người khác phải “thế chân” để gánh vác.

Nếu nhà quản lý không quan tâm mà phó mặc nó đi, thì điều đó sẽ tạo nên một cảm giác vô cùng khó chịu cho các thành viên toàn nhóm.

Nhóm nào cũng có những thành viên sáng giá và những thành viên trung bình – nhưng khi những thành viên yếu không có sự can thiệp, thì tinh thần của toàn nhóm sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu”.

Quan sát biểu hiện làm việc của nhóm lại càng khó khăn hơn gấp bội khi mà mọi người đang làm việc từ xa, Trodella thêm vào.

“Bạn cần phải đặt niềm tin của mình vào các thành viên, để họ được truyền năng lượng tối đa cũng như đồng nhất hơn khi thực hiện các mục tiêu và công việc quan trọng mà nhóm hướng đến”.

“Đồng thời, lòng thấu cảm lúc này cần được phát huy hơn bao giờ hết, khi mà mọi người đang phải đấu tranh với rất nhiều cơn khủng hoảng khủng khiếp hiện nay như đại dịch COVID-19, hỏa hoạn Bờ Tây Hoa Kỳ, và các trận bão lớn ở phía Nam. Có rất nhiều người còn không thể đưa con của họ quay lại trường học được nữa”.

Phát triển năm kỹ năng nhân sự như trên không phải của riêng nhà quản lý, mà là trách nhiệm của từng người, Lee nói.

“Nhân viên nhân sự chính là những người nhận thấy vấn đề nhanh nhất, vì họ lắng nghe được sự phàn nàn hay thấy được vấn đề phát sinh khi một ai đó không làm tốt các kỹ năng này”.

“Là lãnh đạo của một tổ chức, bạn cần nhanh chóng nhận ra vấn đề gì còn tồn đọng, và có những biện pháp cần thiết như tổ chức những buổi training chẳng hạn.

Nhà quản lý nếu muốn thành công trong sự nghiệp; ngược lại, cũng nên tự phát triển và cải thiện những kỹ năng cho chính bản thân mình!”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo HR Insider

Tại sao Mindset là yếu tố quyết định thành công

Trong khi có nhiều ý kiến cho rằng “cần cù” là yếu tố quyết định, một mindset tốt mới là điều kiện giúp bạn vượt qua những ngày tháng khó khăn.

Tại sao Mindset là yếu tố quyết định thành công
Tại sao Mindset là yếu tố quyết định thành công

Không ai sinh ra đã là doanh nhân.

Nhưng điều đó cũng không xảy ra một cách tình cờ, thay vào đó là họ bị thúc đẩy. Đó là tất cả về việc bạn có được sự bắt buộc trở thành một phần của điều gì đó lớn hơn và sẵn sàng làm bất cứ điều gì cần thiết để đạt được mục tiêu.

Cách bạn trở thành một doanh nhân “vượt trội” phụ thuộc vào quan điểm hay tư duy của bạn hơn bất cứ điều gì khác.

Những quan điểm sau đây sẽ giúp bạn có được một khuôn khổ tâm trí hay tư duy mà cuối cùng chúng sẽ giải phóng bạn, giúp bạn tìm kiếm những thành công cho riêng mình.

Họ biết điểm “why” của chính họ.

Điều quan trọng là phải nắm chắc điều gì đang thúc đẩy nỗ lực của bạn. Mục đích của bạn, theo nhiều cách, là nền tảng để bạn thành công.

Vì vậy, hãy dành thời gian để xác định lý do đằng sau những gì bạn đang làm: Động lực nào khiến bạn bắt đầu kinh doanh của riêng mình?

Điều gì đang thúc đẩy bạn? Lý do bạn thức dậy vào buổi sáng là gì? Bạn có muốn thay đổi thế giới? Tạo thu nhập? Cả hai? Đối với hầu hết, điều này không hoàn toàn là về tiền bạc, mà thường đi xa hơn.

Bạn muốn tiền để làm gì? Đó có phải là sự tự do và những cơ hội mà nó có thể mua bạn? Nó có đảm bảo tài chính cho gia đình bạn không? Tại sao bạn lại có niềm đam mê giúp đỡ người khác thành công?

Đó có phải là sử dụng kỹ năng của bạn để tạo ra thứ gì đó độc đáo mà mọi người sẽ yêu thích không? Đó có phải là tìm cách để tạo ra 80 nghìn mỗi năm để bạn có thể có một lối sống không căng thẳng?

Dù nó là gì, hãy nắm lấy nó. Niềm đam mê là thứ sẽ thổi bùng lên ước mơ của bạn. Nó cũng sẽ cung cấp cho bạn động lực để tiếp tục khi mọi thứ trở nên khó khăn.

Họ nhận ra rằng ‘sự sẵn sàng’ là một lời nói dối.

Bạn sẽ không bao giờ sẵn sàng để trở thành một doanh nhân. Bạn thấy điều đó mọi lúc: Các chủ doanh nghiệp mới chớm nở đã tối tàn. Họ đã sẵn sàng để cất cánh, nhưng rồi lại không hoàn toàn có thể.

Điều này là do họ đang chờ đợi một số cơ hội lý tưởng hoặc mức độ hoàn hảo không thể đạt được trước khi ra mắt. Nhưng với suy nghĩ này, họ sẽ chờ đợi rất lâu.

Angie Lee, một chuyên gia marketing, diễn giả và người sáng lập của The Angie Lee Show giải thích “Sẵn sàng là sự dối trá”.

“Bạn có thể có tất cả các kỹ năng, tất cả các khóa đào tạo, bạn có thể có một bằng kép về kinh doanh, nhưng nếu bạn ngại bắt đầu và sợ lộn xộn và sợ nhảy việc, thì chẳng có gì là tốt cả xảy ra.

”Cuộc hành trình đầy rẫy cạm bẫy, trở ngại và thất bại. Đừng để bị lừa: Bạn không cần phải cân nhắc mọi khía cạnh của cuộc sống trước khi có thể bắt đầu. Sự hoàn hảo, cả trong cuộc sống cá nhân của bạn và trong kinh doanh, là một huyền thoại.

Để tìm kiếm thành công, bạn phải chuyển ra khỏi tư duy cầu toàn. Hoàn thành tốt hơn là hoàn hảo. Tương tự như vậy, khi nói đến xác thực ý tưởng, các khái niệm tương tự cũng được áp dụng.

Tất cả chúng ta đều biết việc xác thực một ý tưởng trước khi chạy với nó quan trọng như thế nào, nhưng chỉ cần bao nhiêu xác thực là đủ? Jake Clarke, người sáng lập For The Love of Craft Beer giải thích:

“Nếu bạn đợi cho đến khi bạn chắc chắn 100%, thì bạn đã đợi quá lâu. “Thoải mái với việc chấp nhận những rủi ro được tính toán và thông tin đầy đủ là yếu tố quan trọng để thành công.

Họ hướng tới kết quả.

Bạn được định hướng như thế nào để thành công? Các CEO khác đã không ngừng theo đuổi thành công. Bất kể trở ngại nào xuất hiện, họ vẫn tiếp tục.

Chắc chắn, đôi khi họ sẽ phải thay đổi hoặc xoay chuyển từ ý tưởng ban đầu của họ và đôi khi họ sẽ bị loại khỏi thị trường. Nhưng đây là điều phân biệt những người thành công với những người khác: Họ liên tục làm lại và nỗ lực.

Điều này là do họ hướng tới kết quả. Những người thành công rất rõ ràng về mục tiêu của họ. Họ đã xác định những gì họ muốn làm, biết những gì họ đang tìm kiếm và có thể theo đuổi những cơ hội đó với tính kỷ luật cao.

Bởi vì điều này, họ có động lực để xem các nhiệm vụ của họ là tất cả.

Họ coi những điều bất khả thi là cơ hội.

“Tư duy kinh doanh có nghĩa là bây giờ tôi nhìn thấy những cơ hội mà tôi thấy bất khả thi và tôi tin rằng theo đuổi những cơ hội đó sẽ mang lại chiến thắng cho dù thế nào đi nữa – ngay cả khi chiến thắng đó là bài học thất bại” , Theo Natalie Davison, nhà marketer, diễn giả và đồng sáng lập Marrow Marketing.

“Khi đến đó, bạn sẽ thấy rằng nỗi sợ hãi có thể biến thành khả năng xảy ra và đó là nơi thực sự mạnh mẽ để tâm trí bạn tồn tại”.

Thay vì xem những rào cản như một dấu hiệu cho thấy bạn không đủ khả năng để trở thành một doanh nhân hoặc một dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn, chỉ cần xem chúng là gì: Những thất bại tạm thời trong suốt chặng đường.

Tất cả chúng ta đều sẽ gặp phải chúng, nhưng đó là cách chúng ta phản ứng với chúng.

Khả năng nhìn xa hơn những rào cản này và định hướng vượt qua chúng như một người giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn thành công.

Họ nhận ra thói quen là tất cả.

Một phần lớn thành công của chủ doanh nghiệp có thể nhờ trực tiếp vào thói quen hàng ngày của họ.

Tính nhất quán là đơn vị tiền tệ của bạn. Bạn càng nỗ lực nhiều, càng vượt qua những ngày tháng khó khăn, những quyết định khó khăn, và sự mài dũa hàng ngày, bạn sẽ càng trở nên kiên cường hơn.

Bạn cần hành động để đặt ra các mục tiêu có tầm ảnh hưởng lớn, sau đó chia nhỏ các mục tiêu đó thành các bước nhỏ hơn, có thể thực hiện được – và nhất quán sẽ giúp bạn đạt được chúng.

Điều này có nghĩa là chuyển sang chế độ hành động để xây dựng thói quen mới của bạn và tìm ra một thói quen phù hợp với bạn.

Những hành động nhất quán hàng ngày là những gì sẽ giúp bạn tiến lên mỗi ngày. Không nhất thiết phải có những thay đổi lớn cùng một lúc, nhưng theo thời gian, những thói quen tốt sẽ bắt đầu hình thành nên con người bạn muốn trở thành.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

CEO Google: “Đây là cách tốt nhất để đáp trả những câu hỏi khó khi phỏng vấn”

Bạn có thể chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn xin việc bằng cách nghiên cứu trước nhiều tuần, nhưng vẫn không có gì đảm bảo rằng bạn sẽ không bị hỏi một câu hỏi mà bạn không biết phải trả lời như thế nào.

Ảnh: Getty Images

Các câu hỏi khó nhất – và quan trọng nhất – được thiết kế để giúp nhà tuyển dụng hiểu sâu hơn về các chi tiết ngoài những gì được liệt kê trong sơ yếu lý lịch của bạn.

Ví dụ: một ứng viên bán hàng tiềm năng có thể được yêu cầu nói về cách họ tiếp cận một chu kỳ bán hàng ngắn khác với một chu kỳ bán hàng dài.

Một ứng viên phỏng vấn cho vai trò quản lý có thể được hỏi cách họ xử lý các phản đối của khách hàng hoặc xung đột trong đội nhóm.

Những câu hỏi này không phải lúc nào cũng dễ dàng và chúng thường khiến hầu hết mọi người căng thẳng và đơ người.

Não của bạn căng thẳng

Trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu mức độ tác động của căng thẳng lên não và có rất nhiều điều chúng ta có thể học được từ những phát hiện của họ.

Khi bạn gặp phải điều gì đó gây ra căng thẳng tức thì, lượng thông tin mà não của bạn có thể xử lý (còn gọi là khả năng ghi nhớ làm việc của bạn) sẽ giảm xuống.

Khả năng ghi nhớ làm việc của bạn rất quan trọng để giải quyết các vấn đề phức tạp, chẳng hạn như các câu hỏi phỏng vấn khó. Hãy tưởng tượng bạn mát mẻ như một quả dưa chuột trong 10 phút đầu tiên của cuộc phỏng vấn.

Sau đó, bạn gặp phải một câu hỏi khiến bạn bị căng thẳng đột ngột, do đó, việc xử lý đầy đủ câu hỏi và đưa ra một câu trả lời tốt trở nên khó khăn hơn.

Hãy thở sâu

Căng thẳng khiến bạn dễ rơi vào trạng thái hoảng sợ, đây chính là điều bạn muốn tránh. Khi bạn bắt đầu hoảng sợ, khả năng ghi nhớ làm việc của bạn càng giảm sút.

Sau đó có thể là một khoảnh khắc im lặng khó xử, cuối cùng khiến cuộc phỏng vấn tạm dừng. Để ngăn điều này xảy ra, bước đầu tiên là hít thở sâu vài lần.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hít thở sâu có thể giúp bạn không rơi vào trạng thái hoảng sợ – và thay vào đó là làm dịu thần kinh của bạn.

Hỏi – Hỏi – Hỏi

‘Cách tuyệt vời nhất để trả lời một câu hỏi khó là đặt câu hỏi’ – và tiếp tục hỏi cho đến khi bạn hiểu rõ về các khía cạnh chính của câu hỏi. Ý tưởng này tương tự như quá trình giảm căng thẳng của tác giả Byron Katie.

Katie, người sáng lập ra The Work, một phương pháp hỏi đáp để xác định và làm việc với những suy nghĩ căng thẳng, phương pháp cho rằng đặt câu hỏi giúp chúng ta tìm hiểu cốt lõi của điều đang làm phiền chúng ta để chúng ta có thể giải tỏa lo lắng và suy nghĩ được rõ ràng hơn.

Biến buổi phỏng vấn thành cuộc cộng tác

Có bằng chứng cho thấy điều này có hiệu quả: Năm 2004, trong cuộc phỏng vấn đầu tiên của mình tại gã khổng lồ công nghệ, CEO Google Sundar Pichai đã gặp phải một câu hỏi hóc búa về một sản phẩm mà ông không quen.

Câu trả lời của ông với người phỏng vấn rất đơn giản: “Tôi không biết.” Pichai, người đã kể lại trải nghiệm này tại một cuộc nói chuyện vào năm 2017 tại Học viện Công nghệ Ấn Độ, cho biết ông tiếp tục giải thích rằng ông không thể sử dụng sản phẩm và sau đó yêu cầu thêm thông tin về sản phẩm đó.

Kết quả là, người phỏng vấn quyết định đưa ra một bản giới thiệu về sản phẩm. Như câu nói, “Hãy hỏi và bạn sẽ nhận được.” Hãy nhớ rằng, nói với người phỏng vấn rằng bạn không biết câu trả lời luôn tốt hơn là nói ra một đống những điều vô nghĩa.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có “trí tuệ khiêm tốn” (hay còn gọi là sẵn sàng thừa nhận những gì bạn không biết) là những người học tốt hơn – và đó là điều mà các nhà quản lý tuyển dụng luôn lưu ý.

Dưới đây là một số loại câu hỏi mà hầu hết các ứng cử viên băn khoăn – và cách bạn có thể đưa ra câu trả lời thông minh:

  • Các thuật ngữ không quen thuộc:

Hoàn toàn có thể chấp nhận được khi yêu cầu người phỏng vấn của bạn xác định một từ hoặc thuật ngữ mà bạn không biết.

Giả sử bạn đang phỏng vấn cho một vị trí tại P&G và người phỏng vấn hỏi bạn: “Bạn có thể trình bày chi tiết về một số ý tưởng chiến lược để cải thiện hiệu suất của [sản phẩm X] ngay thời điểm đầu tiên của sự thật không?”

Trừ khi bạn đã từng giữ các vị trí trước đây tại công ty, bạn có thể sẽ không biết trả lời câu hỏi này như thế nào bởi vì “khoảnh khắc đầu tiên của sự thật” – thuật ngữ nội bộ của Procter & Gamble cho những giây đầu tiên tương tác giữa khách hàng và một sản phẩm trên kệ hàng – là một cụm từ không được sử dụng phổ biến bên ngoài công ty.

  • Giải quyết vấn đề:

Những câu hỏi này đặc biệt phổ biến trong các lĩnh vực kỹ thuật. Người phỏng vấn của bạn có thể hỏi: “Bạn có thể hướng dẫn tôi cách bạn dẫn dắt một nhóm hoàn thành [dự án X] trong thời hạn ngắn và với [X số nhân viên] bị ốm trong một tuần không?”

Với các câu hỏi giải quyết vấn đề, người phỏng vấn của bạn không chỉ muốn hiểu cách bạn xử lý các nhiệm vụ khó khăn dưới áp lực.

Họ cũng muốn biết bạn sẽ đưa ra những đề xuất nào dựa trên kiến ​​thức của mình, chẳng hạn như dự đoán thời gian của một dự án cụ thể hoặc những kỹ năng bạn sẽ cần trong nhóm của mình.

“Nếu điều này xuất hiện, hãy hỏi những câu hỏi như công cụ nào mà công ty thường sử dụng để lập lịch dự án và số lượng nhân viên sẽ làm việc dưới quyền của bạn.

Những câu hỏi như vậy cho thấy rằng bạn đã quen thuộc với những rào cản chính của một nhiệm vụ cụ thể. Nó cũng thể hiện sự tò mò và quan tâm của bạn đến cách thức hoạt động của công ty.

Nhà tuyển dụng là bạn – Không phải ‘thù’

Nhà tuyển dụng thường bắt đầu với tư cách là người trong nhóm của bạn. Họ muốn bạn thành công. Xét cho cùng, họ lấp đầy một vị trí càng nhanh thì càng có nhiều thời gian để lấp đầy những vị trí khác.

Vào cuối ngày, họ chỉ muốn biết liệu bạn có phải là kiểu nhân viên mà họ muốn làm việc hay không. Một điều khác cần lưu ý: Bạn có thể mắc lỗi. Bạn sẽ trả lời một câu hỏi kém hơn bạn có thể có. Bạn sẽ đánh trống lảng về điều mà lẽ ra bạn phải biết.

Nhưng không có công ty nào tìm kiếm sự hoàn hảo. Điều nó muốn biết là bạn sẽ đối mặt với nghịch cảnh như thế nào. Đừng để phần còn lại của cuộc phỏng vấn mắc phải sai lầm sớm hơn.

Nhưng bạn không thể có chuyển đổi tự nhiên khi tập trung quá kỹ vào mọi khía cạnh của công việc bạn đang làm. Trước khi đến một cuộc phỏng vấn, bạn phải tin tưởng vào sự chuẩn bị của mình.

Nếu bạn rối tung lên, hãy để nó qua đi và tiếp tục tương tác bình thường với người phỏng vấn của bạn. Bạn sẽ có nhiều thời gian để suy nghĩ về cách cải thiện cách trả lời sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Top 20 Kỹ năng chuyên nghiệp phổ biến nhất năm 2020 (P2)

Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi môi trường làm việc toàn cầu. Những người khôn ngoan đã tận dụng những cơ hội đó để học các kỹ năng mới và đi trước trong việc phát triển nghề nghiệp của họ.

11. YouTube

Có thể bạn thích phương tiện video hơn âm thanh. YouTube tiếp tục là một nền tảng tuyệt vời giúp bạn lắng nghe thông điệp của mình, cho dù bạn là cá nhân hay công ty. Học cách tạo nội dung video để bán hàng là một kỹ năng quan trọng cho năm 2021 và hơn thế nữa.

12. Financial Analysis

Đại dịch đã tàn phá tài chính của nhiều người. Hơn bao giờ hết, mọi người cần các chuyên gia tư vấn tài chính có năng lực để giúp họ quản lý và phát triển tài sản của mình.

13. Business Development

Đối với nhiều người, đại dịch trở thành cơ hội để đi học trở lại. Bạn có thể không có đủ tiền để lấy bằng MBA, nhưng bạn có thể tham gia khóa học ở các trường kinh doanh nào đó. Đó là điều tốt nhất có thể giúp bạn.

14. Real Estate Investment

Trong khi thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng nặng nề khi bắt đầu đại dịch, thị trường bất động sản vẫn tương đối mạnh. Bất động sản luôn là một khoản đầu tư đáng giá, nhưng ngày nay thậm chí còn hơn thế nữa khi giá nhà đất tăng chóng mặt trên khắp cả nước.

15. Branding

Trong một thị trường quá bão hòa, điều quan trọng là phải đảm bảo thông điệp thương hiệu của bạn vượt qua khỏi mọi sự ồn ào ở ngoài kia. Điều đó có nghĩa là có một thương hiệu hiệu quả, gắn kết trên các nền tảng.

Bạn sẽ phải khám phá các bí quyết viết blog, copywriting, mạng xã hội và thiết kế sẽ giúp thương hiệu của bạn nổi bật hơn.

16. Public Speaking

Chứng sợ nói trước đám đông – chứng sợ bóng gió – ảnh hưởng đến gần 73% người dân trên toàn thế giới. Đó là một con số đáng kinh ngạc, vì vậy nếu bạn đếm mình trong số họ, bây giờ là thời điểm tuyệt vời để rèn luyện kỹ năng nói trước đám đông của bạn.

17. Blockchain

Bitcoin đã tăng mạnh trong năm nay khi mọi người tìm kiếm các hình thức đầu tư thay thế sau khi thị trường chứng khoán sụp đổ. Thời đại hiện đại tràn ngập công nghệ tài chính, bao gồm cả blockchain và tiền điện tử, có thể thay đổi cách bạn đầu tư.

18. Google Analytics

Google Analytics là một trong những công cụ tốt nhất hiện có để phân tích lưu lượng truy cập trang web của bạn. Nếu bạn không thể hiểu những gì đang xảy ra trên trang web của mình, bạn không thể cải thiện nó, đó là lý do tại sao việc học GA lại có giá trị như vậy.

19. Foreign Languages

Học một ngôn ngữ mới chắc chắn có thể giúp bạn điều hướng đến một đất nước xa lạ, nhưng nó cũng được chứng minh là giúp tăng kỹ năng ghi nhớ và nhận thức của bạn.

20. Amazon FBA

Năm 2020 là thời điểm tuyệt vời để bắt đầu một cuộc chạy đua với chính mình. Nếu bạn đang nghĩ đến việc bắt đầu một công việc vào năm 2021, hãy cân nhắc kiếm thu nhập thụ động thông qua dropshipping.

Các công cụ như Fulfillment By Amazon (Amazon FBA) giúp bạn dễ dàng tạo nhãn hiệu riêng và bán sản phẩm trực tuyến mà không cần giữ bất kỳ hàng tồn kho nào.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Top 20 Kỹ năng chuyên nghiệp phổ biến nhất năm 2020 (P1)

Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi môi trường làm việc toàn cầu. Những người khôn ngoan đã tận dụng những cơ hội đó để học các kỹ năng mới và đi trước trong việc phát triển nghề nghiệp của họ.

Sẽ không bao giờ là quá muộn để nỗ lực và học những kỹ năng tương tự vào năm 2021.

1. SQL

SQL là một trong những bộ kỹ năng được yêu cầu nhiều nhất cho cả chuyên gia kỹ thuật và phi kỹ thuật. Với SQL, bạn có thể tổ chức và quản lý dữ liệu cực kỳ hiệu quả và sử dụng nó để giúp việc vẽ ra những hiểu biết sâu sắc về doanh nghiệp dễ dàng hơn đáng kể.

2. Microsoft Excel

Microsoft Excel là một trong những chương trình văn phòng phổ biến nhất trên thế giới. Nhưng trong khi hầu hết mọi người biết cách thực hiện một số tính toán và tổ chức cơ bản, thì ít người hiểu đầy đủ những gì Excel có thể làm.

Hãy tìm hiểu cách sử dụng Excel để thực hiện các thông tin chi tiết đáng kinh ngạc về doanh nghiệp, tự động hóa quy trình làm việc của bạn và hơn thế nữa.

3. SEO

SEO hay tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là một trong những cách tốt nhất để có được lưu lượng truy cập vào website của bạn mà không phải trả một xu nào. Bạn sẽ học cách ‘đại tu’ trang web của mình để xếp hạng ở đầu kết quả tìm kiếm của Google. Đó là một sự thúc đẩy rất lớn cho các trang web của bạn.

4. JavaScript

JavaScript là xương sống của internet. Nó được sử dụng trong đại đa số các trang web và rất cần thiết cho bất kỳ nhà phát triển web nào (web developer). Bạn có thể học nó trong một khóa học cơ bản.

5. Data Analysis

Dữ liệu quy định mọi thứ trong kinh doanh, nhưng nó chỉ hiệu quả khi mọi người hiểu nó. Đó là nơi các nhà phân tích dữ liệu tham gia vào. Tại đây, bạn sẽ phải học cách phân tích và trực quan hóa dữ liệu một cách thành thạo để xác định cơ hội và truyền đạt kết quả của mình cho doanh nghiệp.

6. QuickBooks (phần mềm kế toán)

Kế toán có thể khá khó khăn và tốn thời gian, đó là lý do tại sao hầu hết các doanh nhân phải trả hàng nghìn đô la cho người khác làm việc đó.

Nhưng với QuickBooks, phần mềm kế toán hàng đầu thế giới, sẽ giúp bạn làm công việc kế toán của mình rất nhiều.

7. Adobe Creative Cloud

Adobe Creative Cloud là bộ phần mềm hàng đầu dành cho các chuyên gia thiết kế. Với phần mềm này, bạn sẽ bắt kịp với Photoshop, Lightroom, After Effects, Premiere Pro và nhiều công cụ sáng tạo hàng đầu khác. Cho dù bạn đang xây dựng một trang web hay chỉnh sửa video, bạn cũng nên cần nó.

8. Python

Python là ngôn ngữ đầu tiên mà nhiều lập trình viên lựa chọn để học. Đó là bởi vì nó tương đối đơn giản và cực kỳ linh hoạt, được sử dụng trong mọi thứ từ trang web đến trò chơi điện tử.

9. Project Management

Trong một nền kinh tế khó khăn, hiệu quả là tất cả. Đó là nơi các nhà quản lý dự án tham gia vào. Trong kỹ năng này, bạn sẽ phải tìm hiểu một số phương pháp luận quản lý dự án trên thế giới, bao gồm Scrum, Agile và PMP.

10. Podcast

Mọi người đều có điều gì đó để nói. Đảm bảo bạn có đối tượng mục tiêu vào năm 2021 bằng cách tìm hiểu cách bắt đầu một podcast. Từ thiết bị bạn sẽ cần để lưu trữ đến làm marketing cho podcast của mình.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Những tư duy thông minh như Elon Musk và Jeff Bezos đều tìm cách thành thạo kỹ năng quan trọng này

Bạn có thể đã nghe thuật ngữ critical thinking hay tư duy phản biện, nhưng nó có nghĩa là gì? Hãy phá vỡ nó.

Mặc dù nhiều người coi họ là đối thủ của nhau, nhưng cả CEO Tesla Elon Musk và người sáng lập Amazon Jeff Bezos đều xây dựng tài năng bằng cách học cách suy nghĩ khác với người bình thường.

Trong nhiều năm, khi khám phá lịch sử và kiểm tra thói quen của cả Elon Musk và Jeff Bezos, đã có một kết luận khá thú vị. Rõ ràng là cả hai người đều thông minh – nhưng họ cũng có một động lực nhất định, một nỗi ám ảnh muốn làm cho sản phẩm của họ tốt hơn.

Và để làm được điều đó, cả hai người đàn ông đều tìm cách thành thạo một kỹ năng duy nhất:

Khả năng suy nghĩ phản biện.

Bạn có thể đã nghe thuật ngữ tư duy phản biện, nhưng chính xác thì nó có nghĩa là gì?

Tư duy phản biện hay critical thinking là quá trình suy nghĩ cẩn thận và sâu sắc về một chủ đề hoặc ý tưởng nào đó. Nó bao gồm khả năng phân tích và cân nhắc các sự kiện, suy luận cẩn thận và tạo ra các kết nối sâu sắc.

Tất nhiên, từ “critical” có thể có nghĩa là quan trọng hoặc sống còn, nhưng nó cũng có thể được liên kết với chỉ trích hay phê bình. Nói cách khác, chúng ta có thể coi tư duy phản biện giống như tìm kiếm điều gì đó sai, một điều gì đó có thể được cải thiện.

Điều này phù hợp với những gì cả Elon Musk và Jeff Bezos đã thể hiện trong quá khứ.

“Tôi luôn tìm kiếm những gì không ổn”, Elon Musk tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn. “Để làm cho [Tesla] tốt hơn … tôi phải suy nghĩ rất chín chắn. Vì vậy, khi tôi nhìn thấy chiếc xe, tôi thấy tất cả những thứ mà tôi nghĩ cần phải sửa để nó tốt hơn.”

Jeff Bezos cũng đã bày tỏ suy nghĩ tương tự cách đây nhiều năm khi nói chuyện với Jason Fried, Giám đốc điều hành của Basecamp.

Fried nói: “[Bezos] nhận thấy rằng những người thông minh nhất thường xuyên xem xét lại sự hiểu biết của họ, xem xét lại một vấn đề mà họ nghĩ rằng họ đã giải quyết được. “Họ cởi mở với những quan điểm mới, thông tin mới, ý tưởng mới, mâu thuẫn và thách thức đối với cách suy nghĩ của họ.”

Đó là tư duy phản biện tốt nhất: khả năng học hỏi từ những ý tưởng và suy nghĩ, ngay cả khi chúng đối lập với suy nghĩ của bạn.

Vậy, làm thế nào để bạn có thể rèn luyện khả năng tư duy phản biện?

Dưới đây là 05 mẹo mà bạn có thể học hỏi:

Đừng vội vàng.

Trong lĩnh vực công nghệ, nhiều công ty áp dụng triết lý “di chuyển nhanh và phá vỡ mọi thứ”. Nhưng đó là điều ngược lại với tư duy phản biện.

Tư duy phản biện đòi hỏi sự kiên nhẫn, cùng với một mức độ thông minh cảm xúc – khả năng hiểu cảm xúc của bạn và giữ chúng ở trạng thái cân bằng.

Mục tiêu: Đừng để những cảm xúc nhất thời dụ dỗ bạn đưa ra những quyết định vĩnh viễn – những quyết định mà sau này bạn phải hối hận.

Chú ý đến những phản hồi tiêu cực

Phản hồi tiêu cực giống như một viên kim cương mới khai thác. Nó có thể không hấp dẫn bằng mắt thường, nhưng giá trị của nó trở nên rõ ràng sau khi cắt và đánh bóng.

Tương tự, khi ai đó phê bình công việc của bạn, bạn sẽ cảm thấy không ổn. Bạn sẽ bị ‘mắc bẫy’ để tự vệ hoặc đóng cửa tâm trí.

Đừng. Thay vào đó, hãy cho phép cảm xúc của bạn lắng xuống và sau đó tự hỏi bản thân:

  • Tôi có thể học được gì từ lời chỉ trích này?
  • Có sự thật nào tôi có thể rút ra từ nó không?
  • Nếu không, tôi có thể học được gì từ quan điểm của họ?

Nhìn theo cách này, bạn biến những lời chỉ trích từ một cuộc tấn công được nhận thức thành một món quà vô giá.

Lập trình để suy nghĩ.

Tư duy phản biện là công việc rất khó khăn. Vì vậy, khi đến lúc phân tích sự kiện, hãy dành thời gian trong lịch trình của bạn để lao vào những suy nghĩ sâu sắc.

Sử dụng một số câu hỏi sau để giúp bạn phân tích:

  • Các giả định là gì?
  • Sự thật là gì?
  • Ưu điểm là gì? Khuyết điểm là gì?
  • Những vấn đề cơ bản là gì?
  • Vấn đề chính là gì?
  • Các giải pháp tiềm năng cho vấn đề đó là gì?
  • Giải pháp tốt nhất là gì?

Có những thời điểm thích hợp để cộng tác, nhưng tốt nhất bạn nên dành thời gian ở một mình, trong môi trường yên tĩnh, không bị phân tâm. Ở đó, bạn có thể tập trung vào suy nghĩ thuần túy, không bị gián đoạn và tập trung.

Nhanh tiến về phía trước.

Một cạm bẫy ngăn cản tư duy phản biện là chỉ tập trung vào ngắn hạn.

Thay vào đó, hãy lùi lại và nghĩ về tương lai. Hậu quả của các quyết định của bạn là gì? Hiệu quả sẽ như thế nào trong một tháng? Một năm? Năm năm?

Kiểu suy nghĩ “tua nhanh” này có thể giúp bạn nhìn ra bức tranh lớn và đưa ra quyết định phù hợp.

Hãy để mọi thứ thật sôi sục.

Khi phân tích một tình huống phức tạp hoặc cố gắng đưa ra một quyết định khó khăn, bạn thường có lợi bằng cách bỏ đi và để tất cả sự thật lắng đọng trong tâm trí bạn.

Tất nhiên, bạn không muốn tránh tình huống này. Đặt ra giới hạn thời gian để suy nghĩ thấu đáo. Lượng thời gian sẽ thay đổi tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình huống; bạn có thể cần một tuần, hoặc thậm chí chỉ một hoặc hai ngày.

Nhưng bất kể bạn cần bao nhiêu thời gian, cũng nên nhớ: Đừng bao giờ đưa ra quyết định vào đêm muộn.

Nói chung, càng về sau, bạn càng trở nên giàu cảm xúc và ít lý trí hơn. Vì vậy, nếu đã muộn, hãy đi ngủ và quay lại suy nghĩ của bạn vào buổi sáng mai.

Bạn sẽ ngạc nhiên về mức độ minh mẫn mà bạn có thể đạt được sau một đêm ngon giấc.

Cho dù bạn điều hành một công ty nhỏ hay một công ty lớn, cho dù bạn là một doanh nhân hay một nhà kinh doanh độc lập – hay chỉ đơn giản là chấp nhận tinh thần kinh doanh – bạn sẽ được hưởng lợi từ việc học cách suy nghĩ chín chắn đó.

Nó bắt đầu với việc ghi nhớ 05 bước sau:

1. Đừng vội vàng.

2. Chú ý đến phản hồi tiêu cực.

3. Lên lịch thời gian để suy nghĩ.

4. Nhanh tiến về phía trước.

5. Hãy để mọi thứ thật sôi sục.

Học cách làm điều này một cách hiệu quả và bạn sẽ tham gia vào kiểu suy nghĩ sâu sắc có thể đưa bạn và công việc của bạn lên một tầm cao mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Bill Gates: “mọi người đều hưởng lợi từ việc học kỹ năng này”

Bill Gates bắt đầu học lập trình từ năm 13 tuổi, khi trường của ông có thiết bị đầu cuối máy tính đầu tiên. Ông viết trên blog của mình, Gates Notes: “Chiếc máy này rất lớn và chậm chạp, thậm chí nó còn không có màn hình.”

Ảnh: Getty Images

Bill Gates dành nhiều thời gian nhất có thể để học về máy tính, hacking và viết mã (Coding). Người đồng sáng lập Microsoft cho biết: “Khoa học máy tính đã thực sự làm thay đổi cuộc đời tôi”.

Ngày nay hay nửa thế kỷ sau, Bill Gates vẫn tin rằng “mọi người đều có thể hưởng lợi từ việc học những kiến thức cơ bản của khoa học máy tính”.

“Các câu hỏi mà nó dạy bạn phải hỏi – Làm thế nào để bạn hoàn thành một nhiệm vụ? Bạn có thể tìm thấy một mô hình? Bạn cần dữ liệu gì? – rất hữu ích cho dù bạn đi đâu trong cuộc sống.”

Những người thành công khác cũng đồng ý với Bill Gates, bao gồm cả vợ ông Melinda. Như cô đã nói vào năm 2017 trong ‘Tuần lễ Giáo dục Khoa học Máy tính’ như sau:

“Trình độ tin học là một ‘kỹ năng thiết yếu’ và khoa học máy tính có sức mạnh thay đổi thế giới, khi chúng ta càng khuyến khích nhiều loại người khác nhau quan tâm đến công nghệ thì tương lai đó càng tốt.”

Nếu người đồng sáng lập Reddit, Alexis Ohanian có thể cho ‘bản thân 20 tuổi của mình’ một lời khuyên, thì đó là hãy gắn bó với khoa học máy tính.

Ông đã theo học một lớp CS được cung cấp tại trường trung học của mình ở Columbia, Maryland và nghĩ rằng ông có thể trở thành một lập trình viên. Nhưng khi đến Đại học Virginia và gặp một vài chuyên ngành khoa học máy tính, khi ấy ông đã thay đổi.

Nhìn lại, “Tôi ước mình có đủ tự tin và niềm tin để thực sự gắn bó với nó và tiếp tục với nó,” Vị CEO này cho biết.

Ông nói: “Tôi rất vui vì tôi đã trúng tuyển chuyên ngành lịch sử, nhưng tôi nghĩ nếu tôi học chuyên ngành khoa học máy tính thay vì chuyên ngành kinh doanh thì nó sẽ thực sự giúp ích cho tôi rất nhiều”.

Chuyên ngành này đã đem lại hiệu quả cho Ohanian, người đã bán Reddit trong vòng hai năm sau khi tung ra nó và trở thành triệu phú ở tuổi 23, nhưng lời khuyên của ông dành cho sinh viên ngày nay là hãy tham gia ít nhất một lớp khoa học máy tính và học thử.

Ohanian nói: “Tôi đã bắt xe buýt để đến thăm 82 trường đại học khác nhau – chỉ để truyền giáo cho nhiều sinh viên đại học nhất có thể, học cách viết mã code, đó là điều giá trị nhất bạn có thể làm cho sự nghiệp của mình.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

8 giai đoạn để chinh phục mục tiêu sự nghiệp của bạn

Lập kế hoạch chuyển công việc tiếp theo của bạn có thể rất căng thẳng và phức tạp. Tuy nhiên, nếu bạn biết được bạn đang ở giai đoạn nào của sự nghiệp sẽ giúp bạn dễ dàng hơn.

Cố gắng vạch ra con đường sự nghiệp của bạn có thể khiến bạn bối rối và bực bội. Với tư cách là một huấn luyện viên lãnh đạo, tôi đã làm rất nhiều việc với các chuyên gia ở nhiều cấp độ, những người cần giúp đỡ để tiến tới sự nghiệp tiếp theo của họ.

Tôi đã làm việc với các doanh nhân đã thành công trong việc kinh doanh của họ cho đến những sinh viên tốt nghiệp đại học đang tìm kiếm công việc đầu tiên sau giờ học. Với mỗi cấp độ khác nhau, bước tiếp theo sẽ khác.

Điều hữu ích trong tất cả các loại tình huống này là hiểu bạn đang ở đâu trong hành trình chuyên nghiệp của mình. Mặc dù các chi tiết của mỗi cuộc hành trình là khác nhau, sự nghiệp thành công phát triển qua một số giai đoạn chính.

Trong mỗi giai đoạn, các mục tiêu và tiêu chí sẽ thay đổi. Đây là 08 cách mà tôi sử dụng để đánh giá tình hình hiện tại của ai đó và giúp họ vạch ra các bước tiếp theo của mình.

1. Trở nên tự túc

Giai đoạn đầu tiên của sự nghiệp của bất kỳ ai là học cách tự lập. Đối với nhiều người, đây là bài học đầu tiên rút ra sau khi vào đại học.

Đó là học cách điều hành cuộc sống của bạn, tự đến lớp, giữ cho bản thân ăn uống và cân bằng giữa công việc và niềm vui một cách hợp lý. Quản lý tốt bản thân là bước quan trọng đầu tiên cho sự nghiệp của bạn.

2. Có được các kỹ năng cốt lõi

Bất kể con đường sự nghiệp cuối cùng của bạn là gì, bạn cần có một bộ kỹ năng cơ bản theo lĩnh vực chung của bạn. Nếu bạn đang theo học ngành khoa học máy tính, bạn sẽ cần những kiến ​​thức cơ bản về hệ thống thông tin, lập trình, phần cứng và phần mềm cũng như thiết bị điện tử vi mô.

Nếu bạn đang theo học marketing bạn cần có kỹ năng như nghiên cứu thị trường, phân tích khách hàng, phát triển nội dung…

Mặc dù bạn cần phải đưa ra một số lựa chọn trong giai đoạn này, nhưng nó nên rộng rãi và dựa trên niềm đam mê của bạn và nơi bạn nhìn thấy cơ hội nghề nghiệp nói chung.

3. Khám phá sở thích

Khi bạn đã có được các kỹ năng cốt lõi thông qua trường cao đẳng, đại học hoặc một hình thức đào tạo khác, bạn đã sẵn sàng tham gia vào lực lượng lao động.

Mục tiêu trong giai đoạn này là khám phá. Và mặc dù tôi không khuyên bạn nên nhảy việc, nhưng bạn có thể cần phải làm từ ba đến bốn công việc khác nhau trước khi sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo.

4. Chọn tiêu điểm

Giai đoạn này là về việc tập trung vào một thị trường ngách nào đó. Tìm lĩnh vực mà bạn muốn trở thành chuyên gia là quyết định quan trọng nhất mà bạn có thể thực hiện trong sự nghiệp của mình.

Với nhận thức tốt về sở thích và kỹ năng của bạn cũng như một loạt kinh nghiệm trong các lĩnh vực khác nhau mà bạn đã chọn, bạn đã sẵn sàng để tập trung vào một trọng tâm hẹp.

5. Làm chủ một thị trường ngách

Khi bạn đã có thị trường ngách của mình, bạn cần phải làm chủ nó. Các chuyên gia cho biết phải mất 10.000 giờ luyện tập có chủ đích để đạt được thành thạo.

Đối với hầu hết mọi người, sẽ mất 8-12 năm tập trung chuyên dụng. Tuy nhiên, nếu bạn đã chọn một con đường mà bạn có cả đam mê và kỹ năng, bạn sẽ có thể vượt qua và thậm chí có thể hoàn thành sớm hơn.

6. Kiếm tiền từ giá trị của bạn

Nếu bạn đã chọn và phát triển thành công thị trường ngách của mình, bạn sẽ có thể đã gặt hái được phần thưởng nhất định.

Giai đoạn này trong sự nghiệp của bạn là kiếm tiền từ giá trị bạn đã tạo ra. Đối với một số người, đây sẽ là một mức lương rất cao và một công việc toàn thời gian, đối với những người khác, đó có thể là một tỷ lệ thanh toán cao với tư cách là một nhà tư vấn, và đối với những người khác, đó có thể là một công ty khởi nghiệp tạo ra tiền mặt hoặc vốn chủ sở hữu.

7. Đền đáp lại ngành công nghiệp bạn đang làm

Khi bạn đã có thể đảm bảo về mặt tài chính cho tương lai của mình, mục tiêu tiếp theo là đền đáp cho các cộng đồng và tổ chức đã giúp đỡ bạn trong suốt chặng đường.

Và đây không chỉ là về tiền. Hãy dành thời gian cá nhân của bạn để chia sẻ thông tin chi tiết và kiến ​​thức của bạn với các thế hệ tiếp theo.

8. Để lại dấu ấn

Giai đoạn cuối cùng để thành công trong sự nghiệp là để lại một ‘di sản’ hay một dấu ấn nào đó. Đây là những gì bạn có thể làm và tác động đến thế giới rất lâu sau khi bạn ra đi.

Di sản được thúc đẩy bởi các giá trị cốt lõi và ý thức về mục đích của một người. Nó có thể là tạo ra một học bổng, nó có thể là bắt đầu một hội nghị, hoặc nó có thể là xây dựng một trường học. Mục đích là tạo ra thứ gì đó sẽ phát triển động lực của chính nó.

Một số ít người may mắn sẽ trải qua các giai đoạn này một cách tuần tự và suôn sẻ. Những người còn lại trong chúng ta sẽ thấy rằng hành trình chuyên nghiệp của chúng ta có thể có một vài khúc mắc và thậm chí có thể phải lùi lại để sắp xếp lại.

Vấn đề không phải là hoàn hảo, mà là lưu ý đến bức tranh toàn cảnh hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

5 cách để trở nên chiến lược và thành công hơn vào năm 2021 (P2)

Tác động của năm 2020 sẽ ở lại với chúng ta trong suốt khoảng thời gian còn lại. Nó đánh dấu một ‘điểm uốn’ quan trọng. Đó là một năm khiến nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ phải bối rối.

4. Lợi nhuận là một ý niệm, không phải phần thưởng

Một trong những câu nói truyền cảm hứng và kinh doanh sai lầm nhất là “Hãy theo đuổi đam mê của bạn và tiền sẽ theo đuổi bạn”. Giá như mọi thứ đơn giản như vậy.

Niềm đam mê với những gì bạn làm mang lại cho bạn ngọn lửa và có thể mang lại cảm giác đóng góp. Tuy nhiên, vào cuối ngày, niềm đam mê không trả được các hóa đơn hay lợi nhuận, bạn có sung mãn không.

Bằng cách thay đổi tư duy xoay quanh lợi nhuận và các chỉ số khác trong doanh nghiệp của bạn, một sự thay đổi kỳ diệu trong cách bạn sử dụng trong ngày sẽ xảy ra. Bạn bắt đầu tập trung vào các sáng kiến ​​tạo ra kết quả và tác động đến lợi nhuận của bạn.

Một nghiên cứu của Cone / Porter Novelli Purpose năm 2018 cho thấy “78% người Mỹ tin rằng các công ty phải làm nhiều hơn là chỉ kiếm tiền; chúng cũng phải tác động tích cực đến xã hội ”.

5. Hãy là một nhà lãnh đạo đầy tự tin, người có thể truyền cảm hứng cho nhân viên của mình

Những thử thách kinh doanh trong cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm lung lay niềm tin của ngay cả những doanh nhân giàu kinh nghiệm nhất.

Chúng ta đang đặt câu hỏi về mọi thứ trong cuộc sống nghề nghiệp và cả cá nhân của chúng ta. Những cuộc trò chuyện thì thầm với các doanh nhân khác trong suốt năm qua cho chúng ta biết rằng chúng ta không đơn độc trong cuộc hành trình đó.

Với giai đoạn này, tương lai cảm thấy ít chắc chắn hơn. Sự không chắc chắn đó làm xói mòn sự tự tin của chúng ta trong việc chấp nhận rủi ro và thực hiện các bước đi táo bạo. Thành công trong quá khứ, “biết” và đúng là những trụ cột trong định nghĩa cũ về sự tự tin.

Có một tin tốt có thể thổi một luồng sinh khí mới vào sự tự tin của bạn. Bạn không cần tất cả các câu trả lời. Bạn thậm chí không cần biết “làm thế nào” ngoài “bước tiếp theo tốt nhất là gì?” Bạn thậm chí không cần phải đúng.

Trong cuốn sách What Got You Here Won’t Get You There, Marshall Goldsmith đã dạy chúng ta rằng trao quyền cho người khác là điều xác định thành công của các nhà lãnh đạo hàng đầu.

Chỉ dựa vào nỗ lực của bạn là một hạn chế khi mở rộng quy mô kinh doanh – ngay cả trong thời kỳ kinh tế mạnh mẽ. Định nghĩa cũ về sự tự tin là về những gì bạn có thể làm.

Sự tự tin trong tương lai của bạn cần là những gì thuộc về đội nhóm của bạn và niềm tin vào những gì đội nhóm của bạn có thể làm.

Để năm 2021 là khởi đầu cho ‘câu chuyện trở lại’ của bạn, bạn cần phải có những hành động đủ khác biệt để tiến tới kim chỉ nam trong công việc kinh doanh của mình.

Thực hiện các bước đi táo bạo để thúc đẩy và bảo vệ doanh nghiệp của bạn. Kết hợp tầm nhìn của bạn với những lời khuyên này, và bạn có thể đón một năm mới thành công hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Elon Musk nhắn nhủ người trẻ và đầy tham vọng: “Kỹ năng quan trọng hơn bằng cấp”

Nếu bạn xuất thân từ một nền tảng thành tích cao nhất định, thì việc nhận được bằng cấp phù hợp từ trường phù hợp có thể là điều quan trọng nhất trên thế giới.

Nhưng ‘siêu doanh nhân’ Elon Musk có một thông điệp khác cho cả những người trẻ bị ám ảnh bởi bằng cấp và các doanh nghiệp muốn tuyển họ: hãy bình tĩnh đi.

Khi được hỏi trong một cuộc phỏng vấn năm 2014 về việc tìm kiếm bằng đại học nào trong hồ sơ xin việc, Elon Musk giải thích rằng mặc dù thông tin xác thực có thể là một tín hiệu tốt về khả năng của một ai đó, nhưng chúng hoàn toàn không phải là điều kiện tiên quyết để đạt được những điều đáng kinh ngạc (hoặc được Elon Musk tuyển dụng).

Đừng quá bị ám ảnh bởi bằng cấp.

Như Elon Musk đã chỉ ra rằng một số tên tuổi nổi tiếng nhất trong ngành công nghệ – từ Bill Gates đến Larry Ellison đến Steve Jobs – đều không tốt nghiệp, thực tế là sự vĩ đại và ‘bằng cấp dát vàng’ dường như không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau.

Mặc dù điều này nhiều khi rất khó để tranh luận hay phân minh thực sự rõ ràng.

Và điều đó không chỉ đúng khi bạn đang nói về những thiên tài cách mạng. Một phân tích gần đây về các tin tuyển dụng cho thấy rằng, để tránh rắc rối khi phải sàng lọc nhiều hồ sơ xin việc hơn, các công ty đang ngày càng đòi hỏi bằng cấp chỉ đối với các vị trí mà những người hiện tại làm việc hoàn toàn tốt mà không cần có chúng.

Sự ‘lạm phát bằng cấp’ này có nghĩa là các công ty sẽ phải trả thêm 30% cho nhân tài so với mức họ cần.

Làm thế nào để phát triển mạnh mẽ mà không cần bằng cấp.

Bài học kinh nghiệm để tuyển dụng của các nhà quản lý khá đơn giản: vâng, sử dụng bằng cấp là một cách để tiết kiệm thời gian, nhưng nó cũng tốn kém.

Cuối cùng, bạn sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho nhân sự của mình so với mức bạn cần đồng thời sử dụng bằng cấp cũng bỏ lỡ một số tài năng đặc biệt cho doanh nghiệp.

Theo AngelList, một website dành cho người khởi nghiệp tại Mỹ đã lưu ý rằng: thái độ bác bỏ của Elon Musk đối với các giải thưởng học tập cũng sẽ là một lời nhắc nhở cho những người trẻ tuổi rằng, nếu bạn dồn hết tâm sức vào điểm số và bằng cấp, bạn gần như chắc chắn không tập trung đủ vào những gì thực sự quan trọng – kỹ năng và cả khả năng tiếp tục cập nhật chúng trong suốt sự nghiệp của bạn.

Naval Ravikant, người đồng sáng lập AngelList, đã đưa ra ba lời khuyên cho những người mới bắt đầu:

  • Học gì và học như thế nào quan trọng hơn là học ở đâu và trong bao lâu.
  • Những giáo viên tốt nhất là trên internet. Những cuốn sách hay nhất trên internet. Các đồng nghiệp tốt nhất là trên internet.
  • Công cụ học tập rất phong phú. Mong muốn được học mới là điều hiếm hoi.

Vì vậy, “hãy thôi nhớ rừng vì cây. Vâng, bằng cấp là thứ rất tốt để có, nhưng mảnh giấy đắt tiền đó không phải là tất cả và kết thúc tất cả.”

Giải thưởng thực sự trong cuộc sống không phải là những chữ cái đằng sau tên bạn, mà là khả năng hoàn thành những điều tuyệt vời. Trường học không cần thiết cho điều đó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

5 chiến thuật lãnh đạo giúp xây dựng lòng tin

“Kỹ năng lãnh đạo không phải là để xem ai là người chịu trách nhiệm. Mà đó là học cách giao tiếp sao cho tạo dựng được niềm tin đối với mọi người xung quanh”.

Bạn sẽ không bao giờ lĩnh hội được hết nghệ thuật lãnh đạo đâu.

Đây dường như là điều ít được ai đề cập đến trong các cuộc đối thoại xã hội về cách để trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả. Ở nơi làm việc, ở thế giới bên ngoài rộng lớn hơn, hay thậm chí là ở nhà với gia đình và bè bạn.

Kỹ năng lãnh đạo không phải là một điểm đến, nó là cả một quá trình: một quá trình luyện tập không bao giờ có điểm dừng, từ năm này sang năm khác, và cũng có đôi khi bạn tưởng chừng như mọi thứ đã sụp đổ đến nơi rồi.

Tất cả chúng ta, tại thời điểm này hay thời điểm khác, cũng có lúc quên đi như thế nào là một nhà lãnh đạo giỏi.

Nếu chỉ có một thứ tôi học được về kỹ năng lãnh đạo trong suốt khóa học cả cuộc đời sự nghiệp của mình, thì kỹ năng mềm chính là chìa khóa vàng quan trọng nhất.

Đó không phải là để xem ai là người chịu trách nhiệm, hay ăn mặc như thế nào là đúng, hay “ra uy” với mọi người rằng mình mới là người đưa ra quyết định cuối cùng.

Mà đó là học cách giao tiếp, đối nhân xử thế ra sao để xây dựng được một niềm tin vững chắc nơi người khác. Dưới đây là năm cách đơn giản mà bạn có thể bắt đầu thực hiện ngay từ giờ.

Thay đổi cách đưa ra phản hồi, để mọi người hiểu điều mà bạn muốn truyền đạt là gì

Nếu bạn nói “Làm tốt lắm” với mỗi người mà bạn làm việc chung, với mỗi thứ mà họ làm – thì những lời tán dương này sẽ chỉ vô nghĩa mà thôi.

Kỹ năng lãnh đạo hiệu quả không phải là cứ liên tục ca thán và khen ngợi mọi người. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những phản hồi “tiêu cực” (khi được truyền đạt một cách hợp lý) lại chính là những lời khuyên hữu ích nhất.

Mọi người muốn học hỏi, muốn phát triển, muốn cảm thấy được thử thách mỗi ngày để giúp bản thân ngày hôm nay tiến bộ hơn so với ngày hôm qua.

Và vì thế, việc đưa ra những phản hồi mang tính xây dựng nhằm giúp nhân viên phát triển hơn – chính là một kỹ năng mềm cần thiết đối với các nhà lãnh đạo.

Phương pháp “bánh kẹp” hiện nay đang rất phổ biến (tích cực, xây dựng, tích cực). Tuy nhiên, những cuộc trò chuyện thường xuyên, chân thật với nhân viên để đưa ra các phương án khả thi cũng không kém phần quan trọng đâu đấy.

Hãy nhớ rằng: Nếu có chỉ trích, thì cũng phải có lời khuyên mang tính xây dựng nhé!

Học hỏi hình mẫu kỹ năng lãnh đạo từ người khác bên ngoài công việc

Tôi điều hành một công ty PR có tên là Stanson & Company.

Và tôi cũng đang theo học một lớp dạy nhảy đã được vài năm nay rồi.

Dạy nhảy và dạy ai đó cách để PR, nhìn từ bề ngoài, là hai thứ hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, bằng cách quan sát hai kiểu dạy, và cách bạn phối hợp phương pháp mới với kỹ năng tạo động lực học – thì mọi thứ có vẻ như cũng giống nhau đấy.

Như đã nói, cá nhân tôi nghĩ rằng bạn sẽ trở thành phiên bản hoàn hảo nhất của chính mình với tư cách là một nhà lãnh đạo – là khi bạn thật sự trung thực với người mà bạn đang giao tiếp, là khi bạn không cố tỏ ra mình là một người (hay một thứ) nào khác.

Khi bạn đang giả vờ, cũng chính là lúc bạn đang gặm nhấm chính nỗi đau của chính mình đấy.

Khi có bất kì vấn đề nào xảy ra, hãy nhận trách nhiệm về chính mình trước

Một điều mà tôi luôn luôn nói với đồng đội của mình đó là: Khi mọi việc đi sai hướng, tôi sẽ là người chịu trách nhiệm.

Tôi là chủ của công ty, do đó bất cứ điều gì xảy ra cũng đều là trách nhiệm của mình.

Ở cương vị lãnh đạo, bạn sẽ rất dễ rơi vào tư duy “mình là nạn nhân”. Khi một loạt những vấn đề ập đến, bạn sẽ bắt đầu cảm tưởng như mình đang bị cản đường bởi những chướng ngại vật, và rằng bạn đang bị mất kiểm soát.

Tuy nhiên, nếu đặt hoàn toàn tâm trí của bạn vào những chuyện này thì chỉ khiến cho mọi việc tồi tệ hơn mà thôi.

Thay vào đó, bạn hãy là người đứng ra chịu trách nhiệm trước. Không cần biết chuyện gì đã xảy ra, thậm chí đó rõ ràng chẳng phải lỗi từ bạn, nhưng bạn vẫn cần đặt dấu hỏi cho chính vai trò mà mình đã đảm nhiệm là gì.

Có thể là bạn đã lơ đãng hơn thường ngày. Có thể là bạn đang dành tâm huyết nhiều hơn cho một việc nào khác, và khiến cho bản thân bị phân tâm. Có thể bạn quá bận rộn và khiến cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn chẳng hạn.

Dù là gì đi chăng nữa, nhà lãnh đạo tuyệt vời là người biết dẫn dắt bằng cách minh hoạ – từ những gì mà họ có thể đem đến cho tập thể, hơn là chỉ trích và phán xét người khác.

Hãy cho nhân viên được phạm sai lầm

Quản lý vi mô thường thiếu hiệu quả.

Ai ai cũng đều cần phạm lỗi sai để học hỏi từ chính những lỗi sai ấy, bởi vì “thất bại là mẹ của thành công” mà.

Đúng là bạn muốn đặt ra những hàng chắn để giúp mọi thứ đi đúng hướng, nhưng mục tiêu ở đây chính là khiến nhân viên cảm thấy thoải mái và tự tin để làm việc theo cách của chính họ.

Đó là cách bạn biến ai đó từ một người “làm công ăn lương” bình thường, đến một thành viên hữu ích và thật sự gắn bó trong một đội.

Và điều này chắc chắn yêu cầu rất nhiều khả năng kiên trì và bền bỉ từ chính bạn.

Bạn cần dành thời gian để dạy, đào tạo, và hướng dẫn nhân viên của mình. Bạn cần là người đồng hành đáng tin cậy, sẵn sàng ra tay tương trợ mỗi khi có vấn đề xảy đến.

Và hơn hết, bạn cần biết đón nhận những lỗi sai mà nhân viên có thể gặp phải – và đồng thời luôn luôn ghi nhớ rằng: Những lỗi sai sẽ gây ra phí tổn ngắn hạn, nhưng nó sẽ mang lại giá trị to lớn hơn về mặt kiến thức và tinh thần độc lập về lâu về dài đấy.

Tự nhìn nhận lại bản thân và đón nhận góp ý từ người khác

Kỹ năng lãnh đạo cần biến chuyển và phát triển với môi trường. Điều đó có nghĩa là bạn cần lưu tâm đến mọi thứ để đưa ra những sự thay đổi tương thích với tình huống được quan sát.

Nơi làm việc lý tưởng nhất là nơi nhân viên cảm thấy thoải mái đưa ra nhận xét trực tiếp đến với quản lý cũng như nhà lãnh đạo của mình.

Điều này nên được thực hiện một cách đan xen và hai chiều: nhận biết cách mà mọi người lắng nghe những phản hồi từ nhau, và cân nhắc xem liệu kiểu giao tiếp hay phương pháp đó có đem lại hiệu quả.

Và cách duy nhất để tạo được vòng lặp này, chính là nuôi dưỡng một môi trường làm việc sao cho nhân viên có thể phát biểu suy nghĩ, cảm nhận, những gì họ đang cảm thấy phiền lòng, những gì họ đang chú ý đến – với sếp và cả với lãnh đạo cấp cao của họ.

Đó không chỉ là cách bạn đang đón nhận góp ý từ nhân viên, mà đó còn là cách mà bạn đang bày tỏ sự trân trọng và biết ơn đối với những lời góp ý ấy.

Là một nhà lãnh đạo, bạn không nên chỉ biết khăng khăng làm theo những gì mình nghĩ. Để giúp tổ chức thật sự lớn mạnh một cách vững vàng, hãy đón nhận, lắng nghe, và tiếp thu cả góc nhìn của người khác nữa.

Mặc dù con đường để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi có rất nhiều khó khăn trắc trở – nhưng một khi bạn nắm chắc mọi thứ trong tay, thì cơ hội học hỏi và phát triển sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

HR Insider – Theo Fast Company

Warren Buffett: Những kỹ năng này có thể giúp bạn khác biệt trong năng lực kiếm tiền

Nhà đầu tư tỷ phú Warren Buffett khuyên nếu bạn muốn vượt lên dẫn đầu, hãy tập trung vào kỹ năng giao tiếp của mình.

Warren Buffett | Bloomberg | Getty Images

“Một sự cải thiện tương đối có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong khả năng kiếm tiền trong tương lai của bạn, cũng như trong nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống của bạn,” Ông nói với Gillian Zoe Segal trong một cuộc phỏng vấn cho cuốn sách năm 2015.

Theo Buffett, việc rèn giũa kỹ năng này thậm chí có thể làm tăng giá trị của bạn lên 50% (trong một video đăng trên LinkedIn vào năm ngoái).

Đó là bởi vì, “điều thực sự cần thiết là có thể khiến người khác làm theo ý tưởng của bạn”, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Berkshire Hathaway nói với Segal.

“Nếu bạn là một nhân viên bán hàng, bạn muốn mọi người làm theo lời khuyên của bạn. Nếu bạn là một nhà lãnh đạo quản lý, bạn muốn họ theo bạn trong công việc kinh doanh ”.

Điều thực sự cần thiết là có thể khiến người khác làm theo ý tưởng của bạn.

Giao tiếp không phải là thứ tự nhiên đến với Buffett. “Cho đến năm 20 tuổi, tôi hoàn toàn không thể nói chuyện trước đám đông,” Ông nói với Segal.

“Chỉ ý nghĩ về nó đã khiến tôi ốm yếu.” Khi còn học tại Trường Kinh doanh Columbia, Ông quyết định sẽ làm một điều gì đó và đã trả 100 USD để tham gia khóa học nói trước đám đông của Dale Carnegie.

Lớp học họp mỗi tuần một lần trong vài tháng, nhưng Buffett vẫn tiếp tục luyện nói trước đám đông ngay cả khi nó đã kết thúc. “Ngay sau khi khóa học kết thúc, tôi đến Đại học Omaha và nói:“ Tôi muốn bắt đầu giảng dạy ”, Ông nhớ lại.

“Tôi biết rằng nếu tôi không nói trước mọi người một cách nhanh chóng, tôi sẽ quay trở lại nơi tôi đã bắt đầu. Tôi chỉ muốn tiếp tục làm điều đó, và bây giờ bạn không thể ngăn tôi nói chuyện! ”

Cho đến ngày nay, tỷ phú 89 tuổi này vẫn coi rằng 100 đô la đó là một trong những khoản đầu tư tốt nhất mà ông từng thực hiện.

Buffett nói: “Tác động của lớp học đó đối với cuộc sống của tôi là rất lớn.

Ông không có bằng tốt nghiệp của Đại học Nebraska hoặc Columbia được trưng bày trong văn phòng của mình, nhưng Ông có chứng chỉ tốt nghiệp Dale Carnegie.

Nó “đã cho tôi bằng cấp quan trọng nhất mà tôi có”, Ông nói: “Nó chắc chắn có tác động lớn nhất đến thành công sau này của tôi”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

 

Trắc nghiệm nhanh: Thế mạnh thực sự của bạn là gì?

Mỗi người trong chúng ta đều sở hữu một thế mạnh riêng mà đôi khi chính bản thân cũng chưa thể khai phá và phát triển chúng thành kỹ năng. Bài trắc nghiệm sau đây sẽ giúp bạn tìm ra thế mạnh thực sự của mình.

Mỗi người trong chúng ta đều sở hữu một thế mạnh riêng mà đôi khi chính bản thân cũng chưa thể khai phá và phát triển chúng thành kỹ năng. Bài trắc nghiệm sau đây sẽ giúp bạn tìm ra thế mạnh thực sự của mình.

Hãy trả lời các câu hỏi sau đây theo thứ tự và tuân theo chỉ dẫn để tìm ra kết quả:

Câu 1. Sau một tuần làm việc căng thẳng, bạn sẽ làm gì?

a) Tụ tập cùng đám bạn hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời, shopping, ăn uống, dã ngoại…

b) Chỉ nằm lì ở nhà ngủ nướng hoặc dành thời gian yên tĩnh xem phim, đọc sách.

Câu 2. Lựa chọn một trong hai câu nói đúng hơn về tính cách của bạn?

c) Với tôi, điều quan trọng nhất là những sự kiện đang diễn ra ngay tại thời điểm nói. Tôi xem xét tình hình dựa trên thực tế.

d) Tôi thường tự vẽ ra những viễn cảnh tương lai trong đầu mình sẵn. Tôi xem xét tình hình dựa theo trực giác và bản năng của mình.

Câu 3. Công ty đối thủ mời bạn về làm việc với họ với mức lương cao hơn. Tuy nhiên, bạn thực sự yêu quý đồng nghiệp và cấp trên ở nơi làm việc hiện tại. Sếp hiện tại cũng hứa hẹn sẽ đề bạt bạn lên vị trí quản lý. Bạn sẽ quyết định như thế nào?

e) Tìm hiểu mọi thông tin có sẵn về công ty đối thủ, xin lời khuyên từ giám đốc nhân sự hiện tại. Sau đó so sánh lợi ích và thiệt hại của các lựa chọn và sử dụng lý trí để cân nhắc thật cẩn thận trước khi đi đến kết luận cuối cùng.

f) Quyết định theo trực giác của mình, đi theo tiếng gọi của con tim (công ty cũ) thay vì mất thời gian ngồi cân đo đong đếm.

Sau khi lựa chọn câu trả lời cho 3 câu hỏi trên, bạn hãy ghép các chữ cái lại và đây là kết quả về thế mạnh của bạn:

Ace: Bạn thực tế và kiên định. Bạn luôn giữ thái độ điềm tĩnh, tỉnh táo và tin tưởng vào các sự kiện thực tế thay vì những điều mơ hồ không thể nhìn thấy.

Ade: Bạn liều lĩnh, dũng cảm và thích những trải nghiệm mới mẻ. Tuy thích mạo hiểm nhưng bạn không hề bốc đồng, nông nổi mà biết rõ vị trí và năng lực của bản thân.

Acf: Bạn biết cách sống hòa đồng với tập thể và những người xung quanh và luôn là tâm điểm của mọi cuộc vui bởi sự thân thiện và dễ gần.

Adf: Bạn kiên trì với kế hoạch của mình, luôn vẽ ra một bản chiến lược chi tiết những việc cần phải làm trong cuộc đời, bạn ghét sự dựa dẫm và thỏa hiệp.

Bce: Bạn có trực giác khá nhạy bén, khả năng dự đoán tương lai, suy đoán và đọc vị suy nghĩ của người khác qua hành vi.

Bcf: Bạn rất cẩn trọng khi phải đưa ra quyết định. Bạn biết cách phân tích hậu quả cho mỗi lựa chọn của mình.

Bde: Bạn thích giúp đỡ mọi người nhưng luôn biết giới hạn của mình. Đây là điểm khiến mọi người tin tưởng và tôn trọng bạn hơn bao giờ hết.

Bdf: Bạn dễ dàng đoán biết tâm trạng của ai đó ngay từ lần gặp đầu tiên, đồng thời nhìn thấy tài năng tiềm ẩn nơi họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Theo HR Insider

LinkedIn: 5 đặc điểm này tạo ra ‘khoảng trống kỹ năng’ lớn nhất trên toàn cầu

Tác động của công nghệ đối với cuộc sống hàng ngày của chúng ta là không thể phủ nhận – và nó được ứng dụng nhiều trong cách chúng ta làm việc cũng như cách chúng ta giao tiếp, mua sắm và thậm chí là đi du lịch.

Ảnh: Talking Influence

Theo nghiên cứu mới từ LinkedIn, đến năm 2022, công nghệ dự kiến ​​sẽ thay thế 75 triệu việc làm trên toàn cầu. Tuy nhiên, trong cùng khoảng thời gian đó, chính những lực lượng đó sẽ tạo ra 133 triệu lực lượng mới.

Do đó, hầu như không có gì ngạc nhiên khi 10 kỹ năng tại nơi làm việc đang gia tăng ở Châu Á Thái Bình Dương đều liên quan đến công nghệ, theo báo cáo mới LinkedIn.

Từ khả năng phát triển web front-end cho đến bí quyết marketing trên mạng xã hội, LinkedIn cho biết những kỹ năng đó “có thể mới xuất hiện ngay bây giờ nhưng có khả năng sẽ được áp dụng trên quy mô rộng trong tương lai.”

Nhưng trong khi kiến ​​thức chuyên môn về công nghệ có thể hữu ích để theo đuổi những con đường sự nghiệp mới, thì những đặc điểm chuyên môn chính có khả năng tồn tại theo thời gian và trong các ngành thực sự là kỹ năng mềm, LinkedIn cho biết.

Và đây là những kỹ năng mà các nhà tuyển dụng trên toàn cầu khó tìm nhất, Theo Bà Feon Ang, phó chủ tịch LinkedIn về các giải pháp học tập và tài năng ở Châu Á Thái Bình Dương cho biết.

Bà Ang nói: “Các kỹ năng gia tăng không gây ngạc nhiên. “Nhưng các kỹ năng mềm cũng là những kỹ năng sẽ rất quan trọng trên toàn cầu trong tương lai.”

Cụ thể, các kỹ năng mềm còn thiếu bao gồm:

  • Tư duy phản biện hoặc giải quyết vấn đề
  • Khả năng thích ứng và tính linh hoạt
  • Giao tiếp
  • Khả năng lãnh đạo
  • Đổi mới và sáng tạo

Phát biểu tại sự kiện LinkedIn’s Talent Intelligence Experience ở Singapore, Bà Ang cho biết những kỹ năng đó dễ “học được” và không phải là đặc điểm bẩm sinh.

Tuy nhiên, chúng yêu cầu sự cam kết của cả người sử dụng lao động và người lao động.

Bà Ang nói: “Đó là trách nhiệm của tất cả mọi người. “Trách nhiệm của người sử dụng lao động là đầu tư vào nhân viên. Nhưng điều quan trọng không kém là nhân viên cũng phải nỗ lực không ngừng”.

Hơn hai trong năm nhân viên nói rằng họ đã rời công ty vì thiếu cơ hội học tập và phát triển, Theo báo cáo “Tương lai của các kỹ năng” của LinkedIn cho thấy.

Để vượt qua những rào cản nhận thức được về các khoảng trống của kỹ năng, Bà Ang khuyến khích nhân viên chủ động tìm kiếm cơ hội để học thêm các kỹ năng. Điều đó có thể bao gồm thực hiện các dự án mới tại nơi làm việc, tìm kiếm sự cố vấn và tham gia các khóa học giáo dục.

Bà nói tiếp. “Bạn càng làm một điều gì đó, bạn sẽ càng trở nên tốt hơn.”

“Khoảng trống kỹ năng” là một trong ba xu hướng lớn được báo cáo “Tương lai của kỹ năng” của LinkedIn xác định là ảnh hưởng đến lực lượng lao động của cả ngày hôm nay và ngày mai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Co-Founder Netflix: Muốn xây dựng kỹ năng kinh doanh thì đừng đọc sách mà hãy làm điều này

Ông Marc Randolph, đồng sáng lập Netflix, đưa ra lời khuyên cho người muốn xây dựng kỹ năng kinh doanh: Đừng tốn thời gian vào những cuốn sách và các khóa học. 

“Đừng đọc sách”, Randolph, 62 tuổi, nói với CNBC Make It. “Đừng tham gia bất kỳ khóa học trực tuyến nào”.

Thay vào đó, “nếu bạn thực sự muốn học kỹ năng [kinh doanh], hãy tìm cách chủ động thực hành thông qua việc thực hiện chúng”, Randolph, CEO đầu tiên của Netflix nói.

Ví dụ, hãy thử thuyết phục bạn bè hoặc gia đình làm gì đó cho bạn. Để làm được điều này, bạn sẽ cần những kỹ năng tương tự để đưa công ty trở thành doanh nghiệp thu hút vốn hàng đầu, Randolph nói.

“Bạn sẽ phải suy nghĩ thấu đáo. Đâu là lợi thế bán hàng thực sự của mình? Khách hàng đã thấy những gì? Họ sẽ phản ứng như thế nào?”

Bản thân Randolph và nhà đồng sáng lập, Reed Hastings, đều không hề biết gì về kinh doanh băng đĩa hay ngành công nghiệp điện ảnh khi hai người sáng lập ra Netflix vào năm 1997.

Mặc dù đã từng kinh doanh trước đó, nhưng Netflix chỉ đơn giản là một ý tưởng mà họ theo đuổi. (Một vài ý tưởng kinh doanh khác mà họ đã không thực hiện bao gồm bán dầu gội và gậy bóng chày tùy chỉnh)

“Tôi muốn mọi người biết rằng tôi không làm điều gì đặc biệt cả, rằng bất kỳ ai cũng có thể làm những điều tương tự”, Randolph chia sẻ với CNBC Make It.

Randolph cũng nói những người mong muốn khởi nghiệp sẽ không thể tìm thấy câu trả lời trong cuốn sách “Sẽ không bao giờ thành công đâu” (“That will never work”) của ông.

“Cũng như việc bạn muốn trở thành cầu thủ trong Liên đoàn bóng chày Mỹ bằng việc đọc một cuốn sách hay vậy”, ông nói. “Không, điều bạn cần làm là ra ngoài và bắt đầu tập đánh bóng. Hành động. Tìm ai đó ném bóng cho bạn tại sân sau”.

“Đó là cách bạn trở nên tốt hơn”.

Randolph chia sẻ rằng ông đã thấy quá nhiều doanh nhân mắc kẹt, khi cố gắn kết mọi thứ lại với nhau bằng một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo, hay bằng một cú ăn điểm hoàn hảo.

“Không phân biệt đó là một ý tưởng hay hay một ý tưởng tồi – điều quan trọng là bắt đầu. Lúc bạn bắt đầu cũng là lúc bạn nhận ra đó là ý tưởng hay ý tưởng tồi”, Randolph nói. “Nó báo hiệu cho bạn”.

Sau khi từ chức CEO tại Netflix năm 1999, Randolph trở thành nhà điều hành sản xuất của hãng cho đến năm 2003 và nằm trong hội đồng quản trị cho đến năm 2004.

Netflix hiện có mức vốn hóa thị trường khoảng 217 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips via NDH

Hợp tác với đối thủ cạnh tranh – 7 điều mà một tỷ phú đã dạy tôi cách “sinh tồn”

Thị trường là động chứ không phải tĩnh, “đối thủ” là tương đối chứ không phải tuyệt đối, và đối thủ thương mại trong nhiều trường hợp cũng có thể là đối tác. Trong trường hợp khó khăn, bạn có thể chủ động tìm kiếm sự hợp tác từ họ.

doi-thu-canh-tranh

Nước Mỹ dạo gần đây có một chương trình truyền hình thực tế mang tên “Undercover Billionaire” (Tạm dịch: Tỷ phú ẩn thân)

Trong chương trình, tỷ phú 55 tuổi, Glenn Stearns tiếp nhận thử thách, cầm 100 đô la, tới một thành phố xa lạ, dùng khoảng thời gian 3 tháng viết nên câu chuyện thành lập ra một doanh nghiệp trị giá hàng triệu đô la, trong suốt quá trình không được phép dùng tới những quan hệ xã hội trước đó của bản thân, phải làm nên mọi thứ từ hai bàn tay trắng.

Chương trình dài 6 tiếng, nhưng câu chuyện “tỷ phú một lần nữa khởi nghiệp” lại mang tới rất nhiều cảm hứng làm giàu cho nhiều người, chẳng hạn như 7 điều dưới đây:

1. Con người là vốn quan trọng nhất.

Glenn tới một thành phố xa lạ, toàn bộ gia tài của ông là một chiếc xe và 100 đô la, ông dựa vào cái gì để khởi nghiệp?

Dựa vào đầu óc và sức lực của chính bản thân mình, con người chính là nguồn vốn quan trọng nhất. Sau khi tìm được công việc đầu tiên, Glenn quen biết được với ông chủ cửa hàng, đây đồng thời cũng là mối quan hệ xã giao đầu tiên của ông ở một thành phố xa lạ.

Kế đó, dù không lương, không thưởng, nhưng với tầm nhìn và sự hứa hẹn của bản thân, ông tập hợp được cho mình một nhóm người bản địa, hoàn thành bước đầu của giai đoạn khởi nghiệp.

Thành công này được quyết định bởi khả năng khai thác và sử dụng vốn nhân lực của ông.

2. Tìm người mua trước rồi hãy quyết định sẽ bán gì.

Khi mới tới một thành phố xa lạ, Glenn rất cần tiền, ông không ngừng đi tìm những lốp xe cũ để bán. Vì sao? Vì ông hiểu ngành này ư? Không hề, bởi lẽ có người cần tới chúng. Có người cần, bạn có thể cung cấp cho người ta, đây chính là một cuộc làm ăn có lợi.

Ngược lại, có rất nhiều người luôn chấp niệm với thứ mình thích và mình giỏi, cả ngày dày vò tìm cách làm sao để bán được hàng, không bao giờ quan sát hay tìm hiểu xem khách hàng cần gì. Kết quả, mệt mỏi vì bận rộn, nhưng năm này qua năm khác vẫn không có sự tiến bộ.

3. Nắm bắt thời điểm, thuận thời tiến lên.

Glenn là một tấm gương điển hình trong làng “bắt trend”, ông rất giỏi trong việc nắm bắt thời điểm, đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng đem tới sự thành công của ông.

Vào dịp giáng sinh, ông bán buôn một loạt các món đồ, kiếm được món tiền đầu tiên; ngoài ra Ribfest, lễ hội sườn nướng, cũng là thời điểm buôn bán vô cùng thuận lợi, ông đem theo đoàn đội của mình gia nhập vào thời điểm kiếm tiền có một không hai này, kiếm đủ được số tiền có thể mở được một nhà hàng đồ nướng.

Glenn rất biết thuận thời tiến lên, biết rằng nếu biết nắm bắt, bỏ sức và đầu tư vào thời điểm mấu chốt, 1 năm có thể kiếm được bằng 10 năm.

4. Hoàn cảnh không phải là thứ không thể thay đổi.

Có nhiều người thường lấy hoàn cảnh, đặc biệt là hoàn cảnh gia đình ra để làm cái cớ cho sự thất bại của mình, để an ủi mình rằng mình không thành công không phải vì mình không đủ nỗ lực, mà là bởi mình không có một người cha tốt hay một gia đình giàu có.

Nhưng chính bản thân Glenn đã chứng mình cho mọi người thấy rằng, thứ nhất, ông có thể xuất thân nghèo khó, nhưng luôn không ngừng nỗ lực phấn đấu và đã thành công.

Thứ hai, Glenn có thể một lần nữa bắt đầu lại mọi thứ ở tuổi 55 và có được thành công, điều này cho thấy hoàn cảnh không phải là thứ không thể thay đổi, người bình thường vẫn có thể có cơ hội dựa vào sự nỗ lực và phấn đấu của mình để trở nên nổi bật, để thành công.

Bạn tin vào điều gì, đó chính là vận mệnh của bạn.

5. Đừng lãng phí cơ hội sau khi thất bại.

Các tỷ phú không phải lúc nào cũng mang trên mình ánh hào quang. Glenn cảm thấy mình rất giỏi trong lĩnh vực bán hàng, ông tìm được công việc bán bóng nhựa (loại bóng dành cho chó chơi), kết quả hoàn toàn không bán được chút nào, Glenn không kiên trì công việc này nữa, ông ngay lập tức từ bỏ.

Tới nhà máy rượu vang bàn hợp đồng, nói một thôi một hồi nhưng không cách nào lấy được sự tin tưởng của khách hàng, Glenn bị từ chối.

Sau khi quay trở về, ông ngay lập tức bắt tay vào xem xét lại sai lầm, sắp xếp lại tư duy, rồi một lần nữa quay trở lại tìm khách hàng. Và lần này, Glenn đã thành công.

Thứ mà Glenn dạy chúng ta ở đây là: đừng lãng phí thời gian với sai lầm, đừng lãng phí cơ hội sau khi thất bại.

Trên thực tế, có quá nhiều người “thích” đắm chìm trong thất bại và thiếu đi dũng khí tìm gặp đối tác một lần nữa sau khi bị từ chối, đây chính là một trong những nguyên nhân gốc rễ khiến bạn không bao giờ làm nên được nghiệp lớn.

6. Hợp tác với đối thủ cạnh tranh.

Trong quá trình đưa nhóm của mình đi tham gia bán thịt nướng tại Lễ hội sườn nướng, vì có quá nhiều khách hàng, nhưng lại thiếu kha khá thịt, trong lúc mọi người không biết phải làm sao, Glenn đã nghĩ ra cách đi mua và trao đổi với chính các đối thủ của mình để giải quyết vấn đề này.

Thị trường là động chứ không phải tĩnh, “đối thủ” là tương đối chứ không phải tuyệt đối, và đối thủ thương mại trong nhiều trường hợp cũng có thể là đối tác. Trong trường hợp khó khăn, bạn có thể chủ động tìm kiếm sự hợp tác từ họ.

Điều quan trọng là phải có suy nghĩ “động và mở”, đừng nhìn thế giới theo kiểu bất biến, một màu.

7. Dùng tiền thể hiện sự khen ngợi.

Sau khi dự án khởi nghiệp kết thúc, Glenn đã nghĩ tới việc chia tiền cho các thành viên trong nhóm kinh doanh của mình.

Trên thực tế thì cửa hàng thịt nướng này mới khai trương và nó vẫn chưa tạo ra lợi nhuận, hơn nữa cũng chưa tới thời hạn phát lương, vì vậy thay vì thưởng ngay tiền mặt cho các thành viên, Glenn đã sử dụng hình thức cổ phiếu để khích lệ những người đã đi theo mình.

Bất kể bạn có muốn thừa nhận hay không thì tiền bạc chắc chắn là cách tốt nhất để khích lệ và khẳng định cống hiến của một người, đó là sự đánh giá và khen ngợi hiệu quả nhất. Có thể thấy được điều này từ biểu hiện cảm động và hạnh phúc của mọi người khi nhận được tiền trên tay.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips