Skip to main content

Thẻ: LinkedIn

LinkedIn thử nghiệm nguồn cấp dữ liệu video ngắn giống TikTok

Vốn được biết đến là mạng xã hội việc làm hoặc mạng xã hội chuyên nghiệp, LinkedIn gây bất ngờ khi được cho là đang thử nghiệm nguồn cấp dữ liệu video giống TikTok trong ứng dụng.

Theo xác nhận mới đây từ chính LinkedIn, mạng xã hội này đang thử nghiệm nguồn cấp dữ liệu video dạng ngắn mới giống như TikTok của ByteDance.

Với thử nghiệm mới này, LinkedIn cùng với hàng loạt nền tảng khác, chính thức gia nhập xu hướng nguồn cấp dữ liệu video dạng ngắn trong ứng dụng trong bối cảnh TikTok, Shorts, hay Reels đang rất phổ biến.

Mặc dù hiện LinkedIn chưa chia sẻ cụ thể hơn về thử nghiệm mới, về cơ bản nguồn cấp dữ liệu video ngắn của LinkedIn cũng tương tự như TikTok hay Reels, người dùng có thể vuốt để chuyển video, có thể thích một video, để lại nhận xét hoặc chia sẻ nó với người khác.

Mặc dù hiện người dùng có thể đăng video trên LinkedIn nhưng nguồn cấp dữ liệu mới được thiết kế để tăng cường mức độ tương tác và khám phá trên nền tảng bằng cách hiển thị các video có kích thước vừa phải mà mọi người có thể nhanh chóng lướt qua.

Tính năng này đang trong giai đoạn thử nghiệm sớm nên hầu hết mọi người vẫn chưa có quyền truy cập vào tính năng này.

Cũng theo chia sẻ, nguồn cấp dữ liệu mới của LinkedIn sẽ cung cấp cho các nhà sáng tạo nội dung một nơi mới để chia sẻ nội dung video của họ và có khả năng tiếp cận nhiều người xem hơn.

LinkedIn chưa chia sẻ về cách nhà sáng tạo có thể kiếm tiền từ nguồn cấp dữ liệu video ngắn mới này.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

LinkedIn đang xoá bỏ tuỳ chọn nhà sáng tạo Creator Mode

Mạng xã hội LinkedIn đang loại bỏ tùy chọn “Chế độ người sáng tạo” (Creator Mode). Trong khi chế độ sẽ tạm thời được giữ với những người dùng đã bật sang chế độ này, người dùng mới sẽ không thể bật tuỳ chọn này trong phần cài đặt.

LinkedIn đang xoá bỏ tuỳ chọn nhà sáng tạo Creator Mode
LinkedIn đang xoá bỏ tuỳ chọn nhà sáng tạo Creator Mode

Được ra mắt lần đầu vào năm 2021, Chế độ người sáng tạo của LinkedIn (LinkedIn Creator Mode) cung cấp tuỳ chọn để giúp người dùng thiết lập các thẻ hashtag theo chủ đề tương ứng với tài khoản, thêm phần “Nổi bật” để người dùng có thể giới thiệu các nội dung đang chú ý và nút “Theo dõi” thay vì là “Kết nối” với các tài khoản người dùng bình thường.

Theo chia sẻ, kể từ tháng này, LinkedIn sẽ bắt đầu xóa các thẻ hashtag, đồng thời từ tháng tới, người dùng sẽ không thể bật chế độ nhà sáng tạo từ phần cài đặt trong tài khoản.

Tuy nhiên, nút “Theo dõi” (Follow) sẽ vẫn hiển thị cho tất cả người dùng.

LinkedIn cho biết:

“Đối với những thành viên trước đây đã bật chế độ người sáng tạo, họ sẽ tiếp tục có quyền truy cập vào bộ công cụ sáng tạo và số liệu phân tích chuyên sâu hơn của chúng tôi.

Với việc loại bỏ nút chuyển đổi chế độ người sáng tạo, chúng tôi cũng sẽ hợp lý hóa giao diện của tài khoản bằng cách xóa thẻ hashtag và chuyển phần “Giới thiệu” (About) trở lại nằm ở phần đầu tài khoản.”

Theo phân tích, hành động mới của LinkedIn được xem là cách để hạn chế việc làm nổi bật tài khoản của người dùng hay người sáng tạo trên nền tảng.

Giống như tất cả các ứng dụng xã hội khác, LinkedIn đã công nhận giá trị của những người có ảnh hưởng tích cực trên nền tảng, và chế độ người sáng tạo là một cách để giúp họ được chú ý nhiều hơn, nhằm khuyến khích họ sáng tạo nhiều hơn.

Tuy nhiên, có thể LinkedIn chưa nhận thấy đây là một động lực có giá trị và khả thi với mạng xã hội ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Doanh thu quảng cáo của LinkedIn và Microsoft đều tăng trưởng tốt trong quý 4 năm 2023

Theo báo cáo kinh doanh mới được Microsoft công bố, doanh thu quảng cáo của mạng xã hội LinkedIn và Microsoft Advertising đều tăng trưởng mạnh vào quý 4 năm 2023.

Doanh thu quảng cáo của LinkedIn và Microsoft đều tăng trưởng tốt trong quý 4 năm 2023
Doanh thu quảng cáo của LinkedIn và Microsoft đều tăng trưởng tốt trong quý 4 năm 2023

Microsoft mới đây đã công bố báo cáo quý tài chính rất khả quan khi trở thành công ty trị giá 3 nghìn tỷ USD.

Doanh thu quảng cáo tìm kiếm và tin tức của Microsoft tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái 2022, không bao gồm chi phí có được từ lưu lượng truy cập mà Microsoft trả cho các nhà xuất bản.

Doanh thu của LinkedIn cũng tăng 9%, với tổng doanh thu của mảng Năng suất và Quy trình kinh doanh (Productivity and Business Processes) tăng 13% lên 19,2 tỷ USD.

Trong khi đó, tổng doanh thu chỉ trong khoảng thời gian 3 tháng kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2023 đã tạo ra 62 tỷ USD cho Microsoft, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước.

Thành công của Microsoft được thúc đẩy bởi doanh thu của Office và mảng đám mây, chiếm gần 60% tổng doanh thu của công ty. Ngoài ra, doanh thu của gã khổng lồ công nghệ từ trò chơi và dịch vụ Xbox đã tăng 61% so với năm ngoái, chủ yếu là do Xbox mua lại Activision Blizzard, nâng tổng doanh thu từ mảng trò chơi (game) lên 49%.

Satya Nadella, chủ tịch và giám đốc điều hành của Microsoft, cho biết trong một tuyên bố:

“Chúng tôi đã chuyển từ nói về AI sang áp dụng AI trên quy mô lớn.”

“Bằng cách đưa AI vào mọi lớp công nghệ của mình, chúng tôi sẽ giành được nhiều khách hàng mới hơn và tăng năng suất mạnh hơn trên mọi lĩnh vực.”

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

LinkedIn loại bỏ tuỳ chọn nhắm mục tiêu quảng cáo tới những đối tượng tương tự

LinkedIn vừa thông báo rằng mạng xã hội sẽ loại bỏ tuỳ chọn nhắm mục tiêu quảng cáo (Targeting) tới những đối tượng tương tự (Lookalike Audience), cập nhật mới sẽ có hiệu lực từ tháng 2 tới đây.

LinkedIn loại bỏ tuỳ chọn nhắm mục tiêu quảng cáo tới những đối tượng tương tự
LinkedIn loại bỏ tuỳ chọn nhắm mục tiêu quảng cáo tới những đối tượng tương tự

Cũng tương tự các nền tảng quảng cáo khác như Facebook, tuỳ chọn đối tượng tương tự Lookalike Audience của LinkedIn cho phép nhà quảng cáo tìm kiếm những đối tượng khách hàng tiềm năng tương tự với tập khách hàng có sẵn của doanh nghiệp. Nhà quảng cáo có thể tải lên danh sách các khách hàng và sau đó hệ thống sẽ chủ động tìm kiếm những người dùng khác có các đặc điểm và hành vi tương tự trên nền tảng.

Theo LinkedIn:

“Vào ngày 29 tháng 2 năm 2024, tuỳ chọn đối tượng tương tự của LinkedIn sẽ ngừng hoạt động. Điều này có nghĩa là nhà quảng cáo không thể tạo đối tượng tương tự mới và không thể chỉnh sửa các tệp đối tượng tương tự hiện có.

Bất kỳ chiến dịch quảng cáo nào đang hoạt động có sử dụng đối tượng tương tự sẽ tiếp tục phân phối bằng cách sử dụng đối tượng tĩnh.”

Mặc dù chưa có các số liệu cụ thể từ LinkedIn, tuỳ chọn tìm kiếm các nhóm đối tượng mục tiêu tương tự vốn là giải pháp rất hiệu quả trên các nền tảng như Facebook khi thương hiệu có thể tìm kiếm các khách hàng có khả năng mua hàng cao.

Theo gợi ý của LinkedIn, nhà quảng cáo có thể sử dụng lựa chọn thay thế là “Đối tượng dự đoán“, cho phép thương hiệu xây dựng các tệp đối tượng tương tự theo cách tương tự nhưng từ ít nguồn dữ liệu hơn.

LinkedIn cũng gợi ý rằng các thương hiệu nên cân nhắc sử dụng tuỳ chọn “Mở rộng đối tượng” để thay thế, giải pháp cho phép nhà quảng cáo tiếp cận những người dùng có mối quan tâm liên quan.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Thuật toán LinkedIn năm 2024: Cách thúc đẩy tương tác và tiếp cận cho bài đăng

LinkedIn vừa thông báo cập nhật một số thay đổi về cách thuật toán của nền tảng hoạt động trong năm 2024 và xa hơn thế nữa. Hiểu được cách thuật toán hoạt động có thể giúp thương hiệu có nhiều cách hơn để thúc đẩy lượng tương tác và tiếp cận cho bài đăng của mình. Hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu chi tiết về Thuật toán LinkedIn năm 2024 trong bài viết này.

Thuật toán LinkedIn 2024
Thuật toán LinkedIn 2024: Cách thúc đẩy tương tác và tiếp cận cho bài đăng

Về tổng thể, nếu bạn muốn các nội dung của mình trở nên lan truyền trên mạng xã hội (ví dụ như trên TikTok), LinkedIn chia sẻ thẳng thắn quan điểm của nền tảng rằng “bạn nên tìm kiếm điều đó ở một nơi khác”.

Dan Roth, tổng biên tập của LinkedIn cho biết: “Khi mọi thứ lan truyền trên LinkedIn, đó thường là dấu hiệu cho chúng tôi biết rằng chúng tôi cần xem xét lại nền tảng, bởi vì điều đó vốn không được tán dương”.

Khác với các nền tảng mạng xã hội khác khi coi “viral” là tiêu chuẩn đánh giá nội dung hay thậm chí sử dụng nó để thu hút sự chú ý của các nhà sáng tạo nội dung vốn coi trọng sự “nổi tiếng”, LinkedIn nhìn nhận mức độ phổ biến của nội dung hay các bài đăng theo một cách khác.

Mặc dù vậy, điều này cũng không có nghĩa là LinkedIn sẽ giảm phạm vi tiếp cận của tất cả các bài đăng có nhiều lượt tương tác, chỉ là có một số nội dung nhất định sẽ được ưu tiên, một số khác sẽ ít được ưu tiên hơn.

Để có thể có được một góc nhìn đầy đủ hơn về cách thuật toán của LinkedIn hoạt động trong năm 2024, dưới đây là những điểm chính bạn cần lưu ý.

Thuật toán của LinkedIn năm 2024 sẽ tiếp tục cố gắng giải quyết một số vấn đề.

Theo số liệu báo cáo mức độ hoạt động của LinkedIn, lượng người dùng của mạng xã hội này đã không ngừng tăng trưởng trong những năm qua. Công ty cho biết nền tảng đã chứng kiến lượng ​​nội dung được chia sẻ tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái từ năm 2021 đến năm 2023, nội dung được xem tăng 27% và hiện cứ mỗi 1 giây sẽ có 3 người dùng đăng ký.

Trong thời kỳ đại dịch, các bài đăng trên LinkedIn của mọi người trở nên mang tính cá nhân hơn nhiều hơn. Từ các chủ đề về nhà cửa tới cuộc sống và công việc đều trở nên phổ biến trên nền tảng. Nhiều người dùng cũng bắt đầu chia sẻ những loại ảnh tự chụp hoặc ảnh gia đình mà trước đây họ thường đăng tải lên các nền tảng như Facebook hay Instagram.

Cũng theo cách tiếp cận tương tự ở trên các mạng xã hội khác hay thậm chí là trên các công cụ tìm kiếm như Google, nhiều người cố gắng lạm dụng thuật toán để đạt được nhiều lượt thích, lượng truy cập và người theo dõi nhất có thể.

Như một kết quả tất yếu, cũng như cách người ta phàn nàn về việc các kết quả trên trang tìm kiếm của Google bị các thủ thuật SEO lạm dụng, ngày càng có nhiều người dùng hơn phàn nàn về các nội dung mà họ nhìn thấy hay được các thuật toán của nền tảng đề xuất.

Thậm chí vào năm 2023, không ít người còn đánh giá “LinkedIn giờ đây không khác gì ứng dụng hẹn hò Tinder”, nơi người dùng thích đăng tải những bức hình cá nhân khá nhạy cảm với những nội dung không phù hợp trên một nền tảng chuyên nghiệp (LinkedIn được xem là mạng xã hội chuyên nghiệp hoặc mạng xã hội việc làm).

Cũng từ đây, LinkedIn bắt đầu cố gắng thay đổi các thuật toán của mình với mục tiêu khiến cho nguồn cấp dữ liệu của nền tảng trở nên hữu ích hơn hay nói cách khác là quay lại như cách mà nó vốn có.

Theo phát ngôn của LinkedIn, những thay đổi mới trong thuật toán sẽ giảm tới 80% lượng người dùng phàn nàn.

Hai thay đổi lớn trên nguồn cấp dữ liệu của LinkedIn.

Về bản chất, vào năm 2024 và xa hơn thế nữa, các thuật toán của mạng xã hội Linkedin sẽ ưu tiên 2 khía cạnh sau đây khi nói đến việc phân phối nội dung trên nguồn cấp dữ liệu (News Feed).

1. Nếu người dùng đăng bài trên LinkedIn, nhiều khả năng những người theo dõi họ sẽ nhìn thấy bài đăng của họ.

Theo LinkedIn, người dùng cho biết rằng họ thấy những nội dung có giá trị nhất khi nội dung đó dựa trên kiến thức và lời khuyên, và họ thấy nội dung này có giá trị nhất khi nó đến từ những người mà họ biết và quan tâm.

Cho đến nay, LinkedIn đã chứng kiến lượng người xem bài đăng từ những người họ theo dõi tăng 10%.

2. Các bài đăng chia sẻ “kiến thức và lời khuyên” hiện được ưu tiên nhiều hơn trên toàn nền tảng.

Hệ thống thuật toán của LinkedIn hiện đang đánh giá xem một bài đăng nào đó có chứa kiến thức và lời khuyên hay không, sau đó hiển thị bài đăng đó cho những người dùng khác có khả năng tìm thấy những thông tin liên quan và hữu ích.

Theo LinkedIn, mục tiêu của các thuật toán là giúp các thành viên của nền tảng làm việc hiệu quả hơn và đạt được nhiều thành công hơn.

Kể từ khi những thay đổi mới này có hiệu lực, LinkedIn đã chứng kiến mức tăng gần 40% về “số người xem và xem nội dung dựa trên kiến thức từ những người ngoài mạng lưới kết nối của họ.

Cách thuật toán của LinkedIn xác định ‘Kiến thức và Lời khuyên’.

Tới đây, có không ít người dùng hay người làm marketing thắc mắc rằng làm thế nào thuật toán của LinkedIn có thể nhận ra khi một bài đăng nào đó có chứa kiến thức và lời khuyên?

Theo chia sẻ từ LinkedIn, nền tảng mong muốn thấy rằng người dùng đang xây dựng một cộng đồng xoay quanh nội dung (content) và xung quanh việc chia sẻ kiến thức mà họ có đủ khả năng để nói đến.

Mặc dù nền tảng không chia sẻ toàn bộ các số liệu được sử dụng để đánh giá, dưới đây là một số chỉ số chính.

1. Bài viết hướng đến một nhóm đối tượng khán giả (người xem) riêng biệt.

Với từng bài đăng hay nội dung nhất định, rõ ràng là nó chỉ phù hợp với một số người dùng nhất định, trước khi đăng bài, LinkedIn cho biết người đăng nên tìm hiểu về rõ về ai sẽ có thể và mong muốn xem nó.

Hệ thống thuật toán của LinkedIn sẽ xem xét mọi bài đăng và xác định liệu từng bài đăng cụ thể sẽ phù hợp với ai.

Để có thể làm rõ vấn đề, LinkedIn đưa ra ví dụ rằng, “nếu bạn là một nhà sáng tạo nội dung, hãy nghĩ xem bạn có thể cung cấp loại kiến thức nào để giúp đỡ mọi người.”

2. Ai là người viết các nội dung.

Khi bạn đăng bất cứ nội dung nào đó trên LinkedIn, nền tảng này không chỉ đánh giá giá trị của nội dung bài đăng của bạn.

Các thuật toán mới cũng sẽ đánh giá chính bạn, xem liệu bạn có đủ kinh nghiệm và kiến thức liên quan đến có thể đưa ra các lời khuyên có giá trị hay không.

Mặc dù LinkedIn không nó rõ là nền tảng dựa trên điều gì để xác định một người dùng nào đó là “có kiến thức và kinh nghiệm liên quan”, vì bản chất LinkedIn là nền tảng việc làm và kết nối chuyên nghiệp, các dữ liệu giúp nền tảng xác định điều này không phải là điều quá khó.

3. Bài đăng có những “bình luận có ý nghĩa”.

Trước đây, thuật toán của LinkedIn sẽ tìm cách ưu tiên cho các bài đăng có nhiều bình luận. Kết quả là, một số người dùng đã lạm dụng điều này để thúc đẩy lượng tiếp cận (Reach) của bài đăng (ví dụ sử dụng tài khoản ảo để bình luận).

Hiển hiên, LinkedIn sau đó không ngừng tìm cách để ngăn chặn điều này (hãy nghĩ về cách Google ngăn chặn việc lạm dụng từ khoá để gian lận thứ hạng tìm kiếm).

LinkedIn sẽ xem xét những người bình luận này là ai, họ có lịch sử như thế nào. Ví dụ: hãy tưởng tượng rằng bạn đăng một nội dung nào đó về Marketing và sau đó có nhiều chuyên gia Marketing bình luận về bài đăng của bạn, LinkedIn coi đó là một dấu hiệu tích cực.

4. Thuật toán của LinkedIn năm 2024 cũng sẽ ưu tiên cho các bài đăng có góc nhìn riêng.

Thuật toán của LinkedIn năm 2024 cũng sẽ ưu tiên cho các bài đăng có góc nhìn riêng.
Thuật toán của LinkedIn năm 2024 cũng sẽ ưu tiên cho các bài đăng có góc nhìn riêng.

Nhờ vào sự phát triển của các công nghệ như AI (trí tuệ nhân tạo), LinkedIn ngày càng có nhiều cách hơn để phân loại các bài đăng thành các danh mục khác nhau – ví dụ: bao gồm liệu bài đăng nào đó có chứa ý kiến và/hoặc lời khuyên hay không.

Một phần, nền tảng xem xét liệu một bài đăng có cung cấp thông tin chung chung (được ưu tiên ít hơn) hay được rút ra từ chính quan điểm và hiểu biết sâu sắc của người viết (được ưu tiên nhiều hơn).

Theo LinkedIn “Chúng tôi thực sự đánh giá cao những nhà sáng tạo có quyền tự do sáng tạo và sử dụng cá tính của họ để xây dựng nội dung.”

Cách LinkedIn đánh giá về mức độ thành công của các bài đăng.

Trong khi có không ít người muốn có nhiều lượt thích và theo dõi (follower) trên LinkedIn. Nó có thể là một công cụ xây dựng thương hiệu hữu ích và có thể mang lại nhiều lợi ích kinh doanh hơn.

Tuy nhiên, thuật toán của LinkedIn lại không coi trọng việc tiếp cận nhiều người, thay vào đó, nền tảng muốn các bài đăng hay nội dung có thể tiếp cận đúng người.

Đây cũng là lý do tại sao hệ thống của LinkedIn không khuyến khích cái gọi là lan truyền (Viral).

LinkedIn cho biết rằng sẽ là rất hữu ích nếu coi LinkedIn như một phiên bản kỹ thuật số của nơi làm việc (digital workplace), nơi có rất nhiều nhóm có nhiều cuộc trò chuyện riêng lẻ. Không có cuộc thảo luận nào phù hợp với mọi người trong mỗi nhóm – cũng như không có một nội dung nào phù hợp với tất cả mọi người trên LinkedIn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

LinkedIn Ads 2024: Một số xu hướng chính Marketers nên biết

Với gần 1 tỷ người dùng toàn cầu chủ yếu tập trung vào mạng lưới các kết nối chuyên nghiệp, mạng xã hội LinkedIn từ lâu đã là nền tảng dành cho các doanh nghiệp B2B, tuy nhiên với các cải tiến mới đây nhờ vào AI, các doanh nghiệp B2C giờ đây cũng có nhiều cơ hội hơn bao giờ hết.

LinkedIn Ads 2024: Một số xu hướng chính Marketers nên biết
LinkedIn Ads 2024: Một số xu hướng chính Marketers nên biết

Trong khi LinkedIn là nền tảng yêu thích của nhiều nhà quảng cáo B2B, bài viết này sẽ phân tích nhiều cơ hội hơn nữa về xu hướng quảng cáo cho các thương hiệu B2C trong năm 2024 và xa hơn thế nữa.

Nhìn lại bức tranh quảng cáo B2B năm 2023: Google hay LinkedIn?

Nhìn lại 2023 thì rõ ràng đó là một năm đầy gian nan của Google. Từ việc doanh thu quảng cáo của YouTube liên tục sụt giảm, tìm cách buộc người dùng mua gói YouTube Premium, chặn các trình chặn quảng cáo đến những màn ra mắt đầy thất vọng của các sản phẩm AI như Google Bard hay Gemini AI.

Trong khi doanh thu quảng cáo của Google vẫn đứng đầu danh sách và Google cũng được sử dụng cho cả các thương hiệu B2B lẫn B2C, dấu ấn của Google về B2B trong những năm gần đây dường như khá nhạt nhoà.

Xét về xu hướng, LinkedIn hiện là nền tảng được chấp nhận rộng rãi hơn trong danh mục quảng cáo B2B và nhiều doanh nghiệp ngày càng chỉnh chu hơn trong cách sử dụng nó.

Bởi những lợi thế về tệp đối tượng chất lượng cao, LinkedIn đang là lựa chọn của không chỉ các doanh nghiệp B2B mà còn cả với B2C.

Những xu hướng quảng cáo có nhiều cơ hội thành công trên LinkedIn trong năm 2024.

Quảng cáo lãnh đạo tư tưởng (Thought-leadership ads).

Quảng cáo lãnh đạo tư tưởng mới của LinkedIn cho phép các doanh nghiệp quảng bá bài đăng từ các nhân viên (bao gồm cả các nhà lãnh đạo) của doanh nghiệp, điều này có khả năng mang lại hiệu quả cao cho các tổ chức và doanh nghiệp có chiến lược đưa tiếng nói và sức ảnh hưởng của nhân viên vào chiến lược chung của doanh nghiệp.

Quảng cáo lãnh đạo tư tưởng cung cấp một cách khác để doanh nghiệp mở rộng phạm vi tiếp cận thương hiệu. Vì cái gọi là lãnh đạo tư tưởng này đến từ tài khoản của một con người cụ thể (nhân viên) chứ không phải một tổ chức nên nó có thể hấp dẫn hơn với cộng đồng người dùng mục tiêu. Và khi tính xác thực là từ khoá trong bối cảnh AI ngày càng phát triển, cách tiếp cận này sẽ càng trở nên hợp lý hơn.

Đối tượng dự đoán.

Trong tất cả các bản cập nhật của LinkedIn vào năm 2023, tệp khách hàng gọi là đối tượng dự đoán (Predictive Audiences) là một trong những thứ hấp dẫn nhất.

Predictive Audiences sử dụng AI thông qua dữ liệu đầu vào của doanh nghiệp để giúp thương hiệu tìm kiếm các khách hàng tiềm năng có giá trị cao nhất, nhiều doanh nghiệp thừa nhận rằng tệp khách hàng này rất có giá trị.

Nếu so sánh với Performance Max của Google, tệp đối tượng này của LinkedIn có các lợi thế vì LinkedIn có nhiều dữ liệu doanh nghiệp trực tiếp hơn, và nếu doanh nghiệp có sử dụng CRM hoặc CDP, giá trị càng rõ nét hơn.

Báo cáo phân bổ doanh thu.

Các doanh nghiệp B2B giờ đây có thể xem xét các cơ hội có thể đạt được nhằm mang lại doanh thu và nghiên cứu cách những khách hàng tiềm năng xem và tương tác với các quảng cáo của thương hiệu.

Đây chính là lúc doanh nghiệp theo dõi và đánh giá tác động của các quảng cáo LinkedIn đến hành vi mua hàng của khách hàng và hơn thế nữa.

Thư viện quảng cáo LinkedIn.

Được phát hành cách đây không lâu, thư viện quảng cáo của LinkedIn (LinkedIn Ad Library) cho phép nhà quảng cáo tra cứu quảng cáo của đối thủ cạnh tranh dựa trên các từ khóa hoặc tên doanh nghiệp cụ thể.

Cũng tượng như các thư viện quảng cáo (Ad Library) của các nền tảng như Facebook, TikTok hay Google, thư viện quảng cáo của LinkedIn cũng có thể được sử dụng để xây dựng ý tưởng, lên kế hoạch cạnh tranh hay tối ưu hoá quảng cáo.

Phân khúc doanh nghiệp.

Về cơ bản, nhà quảng cáo có thể ưu tiên và phân khúc danh sách khách hàng mục tiêu theo các mức độ tương tác (engagement) dựa trên thông tin từ các tín hiệu như trả phí, tự nhiên hay từ website.

Nhắm mục tiêu theo sở thích dịch vụ.

Là một trong các giải pháp nhắm mục tiêu (Targeting) – nhắm mục tiêu theo sở thích dịch vụ cho phép nhà quảng cáo nhắm mục tiêu đến những người dùng (khách hàng tiềm năng) tích cực tham gia vào các chủ đề nội dung phù hợp với giải pháp kinh doanh của doanh nghiệp.

Mặc dù số lượng các chủ đề hiện còn khá hạn chế, LinkedIn cho biết sẽ tiếp tục mở rộng trong năm 2024.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Thương hiệu và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

LinkedIn giới thiệu mô hình kiểm duyệt nội dung mới với sự hỗ trợ của AI

Mạng xã hội LinkedIn vừa thông báo giới thiệu mô hình hay hệ thống đánh giá và kiểm duyệt nội dung (content review framework) mới với sự hỗ trợ của AI (trí tuệ nhân tạo), mô hình được cho là có thể xoá đến 60% lượng nội dung độc hại.

LinkedIn giới thiệu mô hình kiểm duyệt nội dung mới với sự hỗ trợ của AI
LinkedIn giới thiệu mô hình kiểm duyệt nội dung mới với sự hỗ trợ của AI

Nhờ vào sức mạnh của AI, mô hình đánh giá nội dung mới của LinkedIn có thể được xem là tương lai của hoạt động đánh giá và kiểm soát nội dung (content moderation) trên các nền tảng, đặc biệt là với mạng xã hội.

Cách hệ thống của LinkedIn kiểm soát các nội dung vi phạm.

Bên cạnh việc sử dụng các yếu tố công nghệ tự động, LinkedIn cũng có các nhóm kiểm duyệt nội dung thủ công chuyên đánh giá các nội dung có thể vi phạm chính sách của nền tảng.

Kết hợp các mô hình AI, cùng với những báo cáo từ các thành viên LinkedIn, LinkedIn có thể phát hiện những nội dung có hại và xóa nội dung đó.

Nếu như các mô hình trước đây (FIFO) có khá nhiều hạn chế khi LinkedIn phải mất rất nhiều thời gian để xem xét và đánh giá, quy trình mới được cho là sẽ tăng tốc hơn nhiều.

Mô hình kiểm duyệt nội dung mới của LinkedIn sử dụng XGBoost.

Theo báo cáo của LinkedIn, mô hình kiểm duyệt nội dung mới sử dụng mô hình học máy XGBoost để dự đoán mẫu nội dung nào có khả năng vi phạm chính sách.

XGBoost là từ viết tắt của Extreme gradient Boosting, một thư viện máy học mã nguồn mở (open source machine learning) giúp phân loại và xếp hạng các mẫu (items) trong tập dữ liệu.

XGBoost sử dụng các thuật toán để đào tạo mô hình, nó hoạt động bằng cách tìm kiếm các mẫu (nội dung, dữ liệu) cụ thể trên tập dữ liệu được gắn nhãn (tập dữ liệu được gắn nhãn cho biết mục nội dung nào đang vi phạm).

Theo LinkedIn:

“Với mô hình (framework) này, các nội dung đưa vào hàng đợi đánh giá sẽ được một bộ mô hình AI chấm điểm để tính toán xác suất nội dung đó có khả năng vi phạm chính sách của chúng tôi.

Nội dung có khả năng không vi phạm cao sẽ không được ưu tiên, ngược lại, các nội dung có khả năng vi phạm chính sách cao hơn sẽ được ưu tiên hơn để từ đó có thể phát hiện và xóa nhanh hơn.”

Những tác động có thể có của mô hình kiểm duyệt nội dung mới của LinkedIn.

LinkedIn báo cáo rằng mô hình mới có thể đưa ra quyết định tự động đối với khoảng 10% nội dung được xếp hàng để đánh giá, với mức mà LinkedIn gọi là mức độ chính xác “cực kỳ cao”.

Đáng chú ý, mô hình mới giúp giảm thời gian trung bình để phát hiện nội dung vi phạm chính sách đến 60%.

Mô hình mới sẽ được sử dụng để đánh giá các bài đăng và nhận xét trên nguồn cấp dữ liệu của LinkedIn. Công nghệ này đã được chứng minh là thành công và theo thời gian nó có thể trở nên phổ biến hơn khi nó được ứng dụng rộng rãi hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

LinkedIn tiếp tục sa thải nhân viên trong bối cảnh doanh thu quảng cáo sụt giảm

LinkedIn (thuộc Microsoft) vừa thông báo rằng nền tảng sẽ sa thải 668 nhân viên trong các nhóm kỹ thuật, nhân tài và tài chính trong bối cảnh doanh thu (chủ yếu từ quảng cáo) đang chậm lai.

LinkedIn tiếp tục sa thải nhân viên trong bối cảnh doanh thu quảng cáo sụt giảm
LinkedIn tiếp tục sa thải nhân viên trong bối cảnh doanh thu quảng cáo sụt giảm

Theo đó, đợt cắt giảm nhân sự này của mạng xã hội LinkedIn tương đương với khoảng 3% trong tổng số 20.000 nhân viên hiện đang làm việc tại mạng xã hội.

LinkedIn cho biết trong một thông báo: “Trong khi chúng tôi đang điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức và hợp lý hóa việc ra quyết định, chúng tôi vẫn tiếp tục đầu tư vào các ưu tiên chiến lược cho tương lai của mình và để đảm bảo rằng chúng tôi sẽ tiếp tục mang lại giá trị cho các thành viên và khách hàng của mình.”

Theo công ty việc làm Challenger, Gray & Christmas, riêng lĩnh vực công nghệ đã sa thải khoảng 141.516 nhân viên trong nửa đầu năm 2023 so với mức khoảng 6.000 người trong năm trước.

LinkedIn hiện chủ yếu kiếm tiền thông qua việc bán quảng cáo, bằng cách tính phí đăng ký đối với các chuyên gia tuyển dụng và doanh nghiệp sử dụng mạng lưới dữ liệu để tìm kiếm ứng viên phù hợp.

Trong quý 4 của năm tài chính 2023, doanh thu của LinkedIn đã tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái, và so với 10% của quý trước.

Microsoft cũng cho rằng nhu cầu tuyển dụng chậm lại cùng với đó là sự sụt giảm trong chi tiêu quảng cáo là những trở ngại cho LinkedIn (mặc dù lượng người dùng của nền tảng vẫn tiếp tục tăng lên mức gần 1 tỷ người).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Dữ liệu từ LinkedIn: 65% các kỹ năng công việc sẽ thay đổi vì AI

Dữ liệu phân tích từ mạng xã hội việc làm LinkedIn dự báo rằng khoảng 65% các kỹ năng công việc sẽ thay đổi vì AI (trí tuệ nhân tạo) đến năm 2030.

Dữ liệu từ LinkedIn: 65% các kỹ năng công việc sẽ thay đổi vì AI
Dữ liệu từ LinkedIn: 65% các kỹ năng công việc sẽ thay đổi vì AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) trong thời gian khoảng hơn 1 năm trở lại đây có lẽ là một trong những từ khoá được nhắc đến nhiều nhất, không chỉ riêng với những người làm công nghệ mả còn cả với bất kỳ ai đã, đang và sẽ tham gia vào thế giới việc làm.

Từ việc làm thay đổi sâu sắc bản chất của việc làm trên toàn thế giới khi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hiểu được những năng suất và cơ hội tăng trưởng mà nó có thể mang lại, đến cách người dùng có thể tương tác với thế giới internet.

Dữ liệu phân tích từ LinkedIn mới đây chỉ ra rằng đến năm 2030, sẽ có những sự thay đổi lớn về yêu cầu của các kỹ năng làm việc khi AI ngày càng trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi hơn, 65% là con số dự báo cho sự thay đổi.

Chỉ trong hai năm qua, dữ liệu của LinkedIn cho thấy số lượng danh sách việc làm đề cập cụ thể đến công nghệ AI hoặc các thuật ngữ liên quan khác như AI tổng hợp, đã tăng lên hơn gấp đôi.

Nhu cầu tuyển dụng các vị trí về AI tăng nhanh hơn đến 17% so với các công việc không liên quan đến AI.

Hơn nữa, 57% người lao động đã bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến việc mở rộng kiến thức của họ về công nghệ mang tính đột phá này.

Bất chấp những quan niệm sai lầm nếu có, mục tiêu chính của việc đưa AI vào nơi làm việc là nâng cao chứ không phải làm lu mờ sức mạnh nội tại của con người.

Bằng cách tận dụng AI, doanh nghiệp có thể giảm tải các công việc lặp đi lặp lại ít mang tính sáng tạo, mở đường cho việc hướng tới những công việc cần nhiều yếu tố con người — những nỗ lực đòi hỏi sự đồng cảm, sự hiểu biết sâu sắc và hơn thế nữa.

Trong bối cảnh mới này, trách nhiệm và ảnh hưởng của bộ phận nhân sự và tuyển dụng (HR) ngày càng trở nên rõ ràng hơn.

Vai trò của họ không còn chỉ giới hạn ở việc tuyển dụng hay học tập và phát triển. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tầm nhìn chiến lược của các tổ chức đồng thời đảm bảo họ có đủ kỹ năng để thực hiện tầm nhìn đó.

COO của LinkedIn, Dan Shapero, đã nhấn mạnh vai trò ngày càng mang tính chiến lược của các chuyên gia nhân sự trong tổ chức của họ ngày nay: “Họ sẽ phải dẫn dắt công ty của mình thông qua một cuộc chuyển đổi kỹ năng lớn được thúc đẩy bởi AI.”

Dữ liệu của LinkedIn cũng cho thấy 90% các chuyên gia về nhân sự nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố chiến lược trong vai trò của họ. Hơn nữa, 61% trong số họ đã bắt đầu đưa các công cụ AI vào quy trình làm việc hàng ngày của họ, trong khi một tỷ lệ tương tự tích cực khuyến khích các hoạt động đào tạo lấy AI làm trọng tâm.

Dữ liệu chứng rằng đối với phần lớn các chuyên gia nhân sự, AI không phải là một xu hướng nhất thời. Nó được coi là nền tảng sẽ định hình các chức năng của họ, đặc biệt là trong việc tăng cường các mối quan hệ và tương tác giữa con người với con người.

Đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, việc theo dõi sự tiến bộ của AI không còn là thứ gì đó xa vời mà đó là một điều bắt buộc.

Khi AI đóng vai trò trung tâm trong quá trình ra quyết định của tổ chức, hình ảnh mô tả chân dung của một nhà lãnh đạo cũng sẽ biến đổi. Những nhà lãnh đạo của ngày mai sẽ là những người khéo léo kết hợp sự hiểu biết về công nghệ với trí tuệ cảm xúc (EQ) sâu sắc.

Tóm lại, sự phát triển của AI mang theo rất nhiều thách thức và cả những triển vọng. Khi ranh giới giữa năng lực con người và khả năng công nghệ ngày càng trở nên mơ hồ, cá nhân lẫn doanh nghiệp cần phải chuyển từ tập trung hạn hẹp vào việc thực hiện nhiệm vụ sang một cái nhìn bao quát hơn về sự phát triển toàn diện của con người.

Các nhà lãnh đạo và tổ chức có tư duy tiến bộ trong việc kết hợp hài hòa giữa AI với tiềm năng con người chắc chắn sẽ có nhiều lợi thế trong thế giới việc làm đang không ngừng thay đổi này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

LinkedIn giới thiệu công cụ tối ưu quảng cáo bằng AI mới

Mạng xã hội LinkedIn vừa giới thiệu công cụ tối ưu hoá quảng cáo mới được hỗ trợ bởi công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo). 

LinkedIn giới thiệu công cụ tối ưu quảng cáo bằng AI mới
LinkedIn giới thiệu công cụ tối ưu quảng cáo bằng AI mới

Với tên gọi là Accelerate (Tăng tốc), tính năng quảng cáo mới được thiết kế nhằm mục tiêu giúp nhà quảng cáo thực hiện các hoạt động tối ưu hóa quảng cáo một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn từ trình quản lý chiến dịch Campaign Manager.

Dựa trên các hiểu biết về dữ liệu, công cụ mới vừa giúp tiết kiệm thời gian tối ưu và tài nguyên đồng thời vừa nâng cao hiệu suất quảng cáo tổng thể.

Để sử dụng tính năng Accelerate, nhà quảng cáo hãy đăng nhập vào Campaign Manager rồi làm theo các bước đơn giản dưới đây:

  • Chọn mục tiêu chiến dịch và sau đó cân nhắc nên sử dụng phương pháp xây dựng chiến dịch theo kiểu cũ hay là “Accelerate” mới.
  • Cung cấp URL trang đích cho sản phẩm muốn quảng cáo.
  • LinkedIn sau đó sẽ sử dụng AI để phân tích website (landing page) mà nhà quảng cáo đã chia sẻ, LinkedIn Company Page cũng như các dữ liệu quảng cáo lịch sử của tài khoản để đề xuất các giải pháp quảng cáo tối ưu.
  • LinkedIn cũng sẽ sử dụng các dữ liệu có được để xây dựng các nội dung quảng cáo và nhóm đối tượng mục tiêu, nhà quảng cáo có thể sửa nội dung và hình ảnh nếu muốn.

Accelerate hay tính năng tối ưu quảng cáo được hỗ trợ bởi AI của LinkedIn hoạt động như thế nào?

Bằng cách tận dụng AI, công cụ tối ưu quảng cáo mới có thể tự động lựa chọn các nội dung và vị trí hiển thị quảng cáo hiệu quả nhất, sau đó điều chỉnh chiến lược giá thầu quảng cáo dựa trên những gì có được.

Công cụ mới được tích hợp nhiều tính năng tự động hóa, bao gồm cả tính năng dự báo đối tượng để tối ưu hoá hoạt động nhắm mục tiêu (Targeting) tới những khách hàng có tiềm năng cao nhất.

Theo LinkedIn:

“Đối với các B2B Marketer, việc xây dựng các chiến dịch tiếp cận và gây ảnh hưởng đến các nhóm đối tượng mục tiêu không phải là nhiệm vụ dễ dàng, đặc biệt là khi nguồn lực của doanh nghiệp eo hẹp. Nhà quảng cáo cũng mất rất nhiều thời gian cho việc cài đặt và tối ưu quảng cáo dựa trên các mục tiêu đề ra.

“Tính năng Accelerate được ra đời để giải quyết vấn đề này. Nhờ vào công nghệ AI, LinkedIn có thể giúp cải thiện 47% chi phí trên mỗi chuyển đổi (CPA, CPC), giảm đến 21% chi phí để tìm kiếm mỗi khách hàng tiềm năng (Lead) và hơn thế nữa.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Elon Musk muốn xây mạng xã hội cạnh tranh với LinkedIn của Microsoft

Trong một chia sẻ mới đây, chủ sở hữu Twitter (X) Elon Musk bày tỏ quan điểm ngụ ý muốn xây dựng một mạng xã hội (phát triển từ X) chuyên dành cho mạng lưới nghề nghiệp và cổng thông tin việc làm tương tự như LinkedIn của Microsoft.

Elon Musk muốn xây mạng xã hội cạnh tranh với LinkedIn của Microsoft
Elon Musk muốn xây mạng xã hội cạnh tranh với LinkedIn của Microsoft

Theo đó, Elon Musk có định hướng phát triển X (trước đây là Twitter) thành ứng dụng có mạng lưới nghề nghiệp (career networking) và nền tảng cổng thông tin việc làm (Jobs Platforms) nhằm cạnh tranh với LinkedIn của Microsoft.

Công bố của Elon Musk được đưa ra trong bối cảnh vị CEO này tỏ ra không hài lòng với mạng xã hội LinkedIn, cho rằng “mạng xã hội này rất tệ”.

Theo ghi nhận của MarketingTrips, theo thông tin được khảo sát và công bố trên Forbes, nhiều chuyên gia cho rằng LinkedIn đang ngày càng trở nên cá nhân (tương tự như Facebook hay TikTok) hay thậm chí là không ít các phái nữ “bị tấn công cá nhân” trên ứng dụng và không còn mang tính “chuyên nghiệp” như trước.

Elon Musk nói: “Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng đối thủ cạnh tranh X của LinkedIn là tuyệt vời.”

CEO Tesla này mua lại Twitter trong thương vụ trị giá 44 tỷ USD vào năm 2022, cũng với nhận xét rằng Twitter sẽ phải “trở nên tốt hơn”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Thuật toán LinkedIn: LinkedIn cập nhật thuật toán đề xuất nội dung mới 2023

Nhằm mục tiêu tối đa hoá mức độ tương tác trên nền tảng, mạng xã hội LinkedIn vừa cập nhật thuật toán đề xuất nội dung mới (cập nhật 2023). Dưới đây là toàn bộ các thông tin mà MarketingTrips có được về cách thuật toán của LinkedIn hoạt động.

LinkedIn cập nhật thuật toán đề xuất nội dung mới 2023
LinkedIn cập nhật thuật toán đề xuất nội dung mới 2023

LinkedIn là một trong những nền tảng truyền thông mạng xã hội mới nhất bổ sung thuật toán đề xuất nội dung mới trong đó ưu tiên hiển thị nội dung từ những người dùng không nằm trong mạng lưới kết nối (Connection).

Theo giải thích của LinkedIn:

“Trong năm 2022, nền tảng của chúng tôi đã chứng kiến mức tăng gấp 2 lần số người dùng tham gia tương tác với các bài đăng chia sẻ kiến thức, ý tưởng hay hỗ trợ.

Có rất nhiều cuộc trò chuyện ý nghĩa và nhiều giá trị diễn ra trên LinkedIn, nhưng thật khó để có thể biết được bạn đang bỏ lỡ điều gì trừ khi bạn chọn theo dõi các cuộc trò chuyện đó.

Để giúp bạn khám phá các nội dung trên LinkedIn một cách phù hợp hơn, chúng tôi đang thử nghiệm thuật toán đề xuất nội dung trên LinkedIn mới 2023, trong đó sẽ đề xuất các bài đăng (Suggested Posts) từ những người dùng hay tài khoản mới trong Nguồn cấp dữ liệu (Feed) của bạn.

Với các bài đăng được đề xuất, chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để tìm hiểu các xu hướng nội dung liên quan đến lĩnh vực của từng người dùng để từ đó đưa ra các cuộc trò chuyện phù hợp và mang lại nhiều giá trị.”

Ví dụ về cách thuật toán đề xuất nội dung của linkedIn hoạt động.
Ví dụ về cách thuật toán đề xuất nội dung của linkedIn hoạt động.

Như bạn có thể thấy trong ví dụ trên, các bài đăng được đề xuất sẽ xuất hiện với nhãn ‘Được đề xuất’ (Suggested) trong nguồn cấp dữ liệu của bạn, thuật toán đề xuất của LinkedIn sẽ dựa trên những nội dung mà bạn có thể quan tâm nhất.

Nói đến các thuật toán đề xuất nội dung, TikTok là cái tên không thể bỏ qua. Trên TikTok, trọng tâm chính là nội dung (Content) chứ không phải những người bạn chọn theo dõi, điều này cho phép thuật toán của TikTok làm nổi bật và lan truyền nhanh những nội dung đang hoạt động hiệu quả nhất trên khắp nền tảng, trái ngược với việc hạn chế nội dung dựa trên các cài đặt thủ công của người dùng.

Trước linkedIn, mạng xã hội Facebook hay Twitter cũng đã áp dụng thuật toán này. Theo dữ liệu mới nhất từ Twitter, có đến 50% nội dung xuất hiện trên Nguồn cấp dữ liệu là nội dung từ các tài khoản mới mà người dùng chưa chọn theo dõi.

Trong khi thuật toán đề xuất nội dung mới của LinkedIn có thể “làm phiền” không ít người dùng, các bài đăng của các tài khoản cá nhân lẫn doanh nghiệp (Company Page) có thể có thêm cơ hội để được xem nhiều hơn, tương tác nhiều hơn.

Một số thông tin khác mà các nhà sáng tạo nội dung số và thương hiệu cần biết về thuật toán của LinkedIn.

Thuật toán mới của LinkedIn đang tìm cách giải quyết vấn đề gì?

Về tổng thể, lượng người dùng của mạng xã hội LinkedIn vẫn không ngừng tăng trưởng trong những năm gần đây. Lượng nội dung được chia sẻ tăng 42% mỗi năm, nội dung được xem tăng 27% và hiện cứ mỗi 1 giây có 3 người dùng đăng ký mới ứng dụng.

Trong suốt thời kỳ đại dịch, các bài đăng trên LinkedIn của mọi người trở nên cá nhân hơn nhiều. Thay vì các bài đăng chỉ nói về công việc hay chuyện công sở như trước kia, các nội dung giờ đây bao gồm cả về nhà cửa, quan điểm sống, hình ảnh gia đình, cuộc sống cá nhân và hơn thế nữa.

Bên cạnh đó, không ít người dùng hiện đang tìm cách để đánh lừa thuật toán với mục tiêu có nhiều lượt thích (Like) hơn, nhiều người theo dõi (Follower) hơn hay có nhiều tương tác hơn với các bài đăng hơn.

Như là điều tất yếu, người người dùng chuyên nghiệp trên LinkedIn đang phàn nàn về cách họ trải nghiệm nền tảng, họ muốn LinkedIn là LinkeIn trước kia, là nền tảng thiên về yếu tố chuyên môn, công việc, mạng lưới chia sẻ của các chuyên gia, học tập kỹ năng và hơn thế nữa.

Đứng trước bối cảnh này, LinkedIn đang tìm cách thay đổi thuật toán của mình nhiều hơn, thay vì ưu tiên các nội dung “có vẻ được lan truyền”, LinkeIn tập trung vào tính hữu ích và chuyên nghiệp vốn có.

Thuật toán của LinkedIn sẽ hướng đến những thay đổi trên nguồn cấp dữ liệu (News Feed).

1. Nếu bạn đăng bài trên LinkedIn, những người theo dõi bạn sẽ có nhiều khả năng hơn để thấy bài đăng của bạn.

Theo LinkedIn, người dùng LinkedIn cho biết rằng họ thấy có giá trị nhất khi nội dung được đăng dựa trên kiến thức và lời khuyên, và họ cũng thấy nó có giá trị nhất khi nội dung đó đến từ những người họ biết và quan tâm.

2. Các bài đăng chia sẻ “kiến thức và lời khuyên” sẽ được ưu tiên nhiều hơn trên toàn nền tảng.

Thuật toán mới của LinkedIn hiện đang đánh giá liệu một bài đăng nào đó có chứa kiến thức và lời khuyên hay không, sau đó nền tảng sẽ ưu tiên hiển thị bài đăng đó cho những người dùng khác muốn tìm kiếm những thông tin phù hợp và hữu ích.

Mục tiêu chính của LinkedIn không phải là “đẩy” các bài đăng có nhiều tương tác, thay vào đó sẽ hướng tới việc giúp các thành viên trên nền tảng làm việc hiệu quả hơn và thành công hơn từ những kiến thức và thông tin có giá trị.

‘Kiến thức và lời khuyên’ là kim chỉ nam trong thuật toán mới của LinkedIn.

Được xem là điểm mới trong thuật toán, đây là điều khiến LinkedIn khác biệt với các nền tảng mạng xã hội khác, nếu thuật toán của TikTok về bản chất là ưu tiên các nội dung có nhiều tương tác (nhiều view), LinkedIn là hướng đến yếu tố giá trị và kiến thức.

Một câu hỏi được đặt ra là, làm thế nào LinkedIn có thể xác định được một bài đăng nào đó là có chứa kiến thức và lời khuyên hay làm thế nào để kiểm chứng các kiến thức và lời khuyên đó là có tính xác thực.

Trong khi LinkedIn không đưa ra chính xác cách hệ thống đánh giá và phân phối nội dung (cũng tương tự như cách Google nói về thuật toán xếp hạng trên trang kết quả tìm kiếm, mọi thứ chưa bao giờ là rõ ràng), dưới đây là một số điểm chính mà LinkedIn sử dụng:

1. Bài đăng hướng đến một nhóm đối tượng độc giả riêng biệt.

Theo giải thích của LinkedIn, sẽ khó có một loại nội dung nào là phù hợp với tất cả mọi người, với từng bài đăng nhất định, hệ thống của LinkedIn sẽ đánh giá xem nội dung có trong bài đăng thực sự liên quan đến ai?

Nếu bạn đăng về hình ảnh gia đình, có thể nó chỉ hợp với những người thân quen của bạn, họ hàng hay người thân của bạn. Hoặc nếu bạn đăng về Marketing, tất cả những ai quan tâm đến marketing đều có thể được tiếp cận.

Lời khuyên dành cho những nhà sáng tạo nội dung hay thương hiệu là, hãy nghĩ xem bạn có thể cung cấp loại kiến thức nào để giúp đỡ mọi người. Đó là cách bạn có thể tự giúp nội dung của mình được đẩy đi và tiếp cận đúng đối tượng.

2. Ai là tác giả của các bài đăng.

Khi bạn đăng nội dung nào đó lên LinkedIn, thuật toán của LinkedIn hiện không chỉ đánh giá giá trị hay nội dung của các bài đăng của bạn.

Nó cũng sẽ đánh giá cả những người viết ra nó, liệu bạn có phải là người có chuyên môn hay sự uy tín về các chủ đề bạn viết hay không?

Nếu bạn không phải là một chuyên gia về tuyển dụng, vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đăng trên LinkedIn về cách trở thành một nhà tuyển dụng thành công? Rõ ràng người dùng của LinkedIn không có bất cứ cơ sở nào để có thể tin tưởng về những nội dung từ người này.

3. Bài đăng có “những bình luận có ý nghĩa.”

Trước đây, thuật toán của LinkedIn sẽ ưu tiên cho các bài đăng có nhiều bình luận (số lượng tương tác). Kết quả là, một số người dùng đã lợi dụng điều này để bài đăng của họ được đẩy đi xa hơn, được “Viral” hơn.

Cũng chính bởi vậy, LinkedIn hiện sẽ tìm cách để ngăn chặn điều này trên nền tảng.

Giờ đây, LinkedIn sẽ ưu tiên cho những bài đăng nhận được cái mà nền tảng gọi là “những bình luận có ý nghĩa”. Điều này có nghĩa là mọi bình luận kiểu “tuyệt vời!” hoặc “rất đúng!” sẽ trở nên vô giá trị — thay vào đó nội dung được viết trong bình luận mới là yếu tố đóng vai trò chính.

LinkedIn cũng đang đánh giá xem những người bình luận này là ai, họ là những tài khoản mới, có ít kết nối (connections) hay là những chuyên gia trong các lĩnh vực cụ thể nào đó.

Bạn cứ hình dung thế này, nếu dưới một bài đăng về chủ đề quảng cáo, việc nhiều bình luận đến từ các chuyên gia trong ngành quảng cáo sẽ là một dấu hiệu tích cực để thuật toán đánh giá.

Việc người đăng bài thường xuyên trả lời các nhận xét về bài đăng của họ cũng là một dấu hiệu tích cực và có thể khiến bài đăng được chú ý nhiều hơn.

4. Thuật toán của LinkedIn cũng sẽ ưu tiên các bài đăng có chứa một góc nhìn hay nhận thức mới mẻ.

LinkedIn hiện đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phân loại các bài đăng thành các danh mục khác nhau — chẳng hạn như bao gồm việc liệu bài đăng đó có chứa ý kiến và/hoặc lời khuyên hữu ích hay không.

Liệu nó đang cung cấp những thông tin chung chung vốn đã xuất hiện nhiều nơi hay là đưa ra những góc nhìn mới mẻ về một chủ đề nào đó, kèm với đó là những bài học hay lời khuyên có giá trị.

Nếu bạn đăng một tấm hình quảng cáo cũ, LinkedIn sẽ hiển thị nó cho ít người hơn. Nhưng nếu bạn đính kèm với nó là những chia sẻ mới đầy thú vị, mọi thứ có thể sẽ khác.

Về bản chất, LinkedIn thực sự đang đánh giá cao khả năng tự do sáng tạo và yếu tố cá tính (nhân cách) của người dùng.

LinkedIn có quan điểm như thế nào về cái gọi là bài đăng chất lượng?

Với hầu hết những người dùng mạng xã hội (bao gồm cả cá nhân và tổ chức), họ đa phần muốn có nhiều lượt thích và theo dõi hơn, nhiều tương tác hơn. Họ coi đó là một công cụ để xây dựng thương hiệu và thúc đẩy hiệu suất kinh doanh.

Tuy nhiên, LinkedIn lại muốn người dùng nghĩ khác đi. Thay vì phải tiếp cận nhiều người, bạn nên tập trung vào đúng người và đúng giá trị.

Đó cũng là lý do chính tại sao, hệ thống hay thuật toán của LinkedIn sẽ không ưu tiên cho cái gọi là “lan truyền” hay cả việc ưu tiên cho các bài đăng có nhiều lượt tương tác.

LinkedIn muốn người dùng xem đây là nơi họ có thể được học thêm nhiều thứ mới, thiết lập những mối quan hệ chuyên nghiệp hơn là các cuộc trò chuyện cá nhân hay “đánh bóng tên tuổi” từ các lượt tương tác vốn không mang lại nhiều ý nghĩa đích thực.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

LinkedIn thử nghiệm cơ hội kiếm tiền cho nhà sáng tạo

Theo thông báo mới đây, mạng xã hội chuyên nghiệp LinkedIn hiện đang thử nghiệm các tính năng mới cho phép nhà sáng tạo kiếm tiền trên nền tảng.

LinkedIn thử nghiệm cơ hội kiếm tiền cho nhà sáng tạo
LinkedIn thử nghiệm cơ hội kiếm tiền cho nhà sáng tạo

Không chỉ được biết đến với tư cách là nền tảng mạng xã hội việc làm hoặc mạng xã hội chuyên nghiệp, LinkedIn hiện cũng đang tập trung nhiều hơn vào việc hỗ trợ các nhà sáng tạo nội dung số trên nền tảng.

Theo đó, theo thông báo mới đây, LinkedIn sẽ cung cấp cơ hội kiếm tiền cho những người dùng sử dụng chế độ nhà sáng tạo (Creator Mode), tuỳ chọn cho phép nhà sáng tạo hợp tác với thương hiệu trong các chiến dịch quảng cáo.

Để giúp thương hiệu theo dõi được hiệu suất của các chiến dịch, LinkedIn cũng sẽ cung cấp tuỳ chọn để nhà sáng tạo chia sẻ dữ liệu phân tích với doanh nghiệp.

Về bản chất, tính năng mới của LinkedIn vừa một mặt giúp các nhà sáng tạo hay người có ảnh hưởng (Influencer) kiếm thêm thu thập tương tự như các nền tảng khác, mặt khác có thể giúp thương hiệu thúc đẩy chiến dịch theo cách “thân thiện” hơn với những nội dung do người dùng tạo ra (User-generated Content).

Creator Mode hay chế độ nhà sáng tạo của LinkedIn hiện đã có sẵn cho tất cả người dùng LinkedIn có từ 150 kết nối (connections) trở lên và thường xuyên chia sẻ nội dung gốc.

Ở một khía cạnh khác, trong tương lai gần, LinkedIn cũng có thể xây dựng chương trình chia sẻ doanh thu quảng cáo như cách mà YouTube hay TikTok đang làm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Thuật toán LinkedIn: Đây là cách LinkedIn đánh giá bài đăng

Cũng tương tự như bất kỳ nền tảng mạng xã hội nào khác, LinkedIn cũng thường xuyên cập nhật mới thuật toán để phù hợp với bối cảnh mới, cùng MarketingTrips khám phá những thay đổi trong thuật toán của LinkedIn trong bài viết này.

Thuật toán LinkedIn
LinkedIn thay đổi thuật toán: Đây là cách LinkedIn đánh giá bài đăng

Để mở đầu cho những cập nhật thuật toán mới của LinkedIn, Dan Roth, người đứng đầu bộ phận biên tập của LinkedIn cho biết: “Khi mọi thứ trở nên lan truyền (Viral) trên LinkedIn, đó thường là dấu hiệu cho chúng tôi biết rằng chúng tôi cần xem xét lại cách chúng tôi phân phối nội dung trên nền tảng.”

Với các thuật toán được cập nhật mới, trong khi có một số nội dung sẽ được ưu tiên hơn, một số nội dung khác sẽ có ít cơ hội được hiển thị hơn, thậm chí là được liệt kê vào nhóm nội dung vi phạm.

Một số nội dung về thuật toán mới của LinkedIn sẽ được MarketingTrips đề cập trong bài bai gồm:

  • Những thay đổi lớn trong nguồn cấp dữ liệu (News Feed) của LinkedIn.
  • Làm thế nào bài đăng của doanh nghiệp hay nhà sáng tạo có thể được chú ý nhiều hơn.
  • Tại sao thuật toán của LinkedIn lại tìm cách hạn chế các kiểu nội dung lan truyền.
  • Những ưu tiên mới trong thuật toán đề xuất và phân phối nội dung của LinkedIn.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Thuật toán mới của LinkedIn đang tìm cách giải quyết vấn đề gì?

Về tổng thể, lượng người dùng của mạng xã hội LinkedIn vẫn không ngừng tăng trưởng trong những năm gần đây. Lượng nội dung được chia sẻ tăng 42% mỗi năm, nội dung được xem tăng 27% và hiện cứ mỗi 1 giây có 3 người dùng đăng ký mới ứng dụng.

Trong suốt thời kỳ đại dịch, các bài đăng trên LinkedIn của mọi người trở nên cá nhân hơn nhiều. Thay vì các bài đăng chỉ nói về công việc hay chuyện công sở như trước kia, các nội dung giờ đây bao gồm cả về nhà cửa, quan điểm sống, hình ảnh gia đình, cuộc sống cá nhân và hơn thế nữa.

Bên cạnh đó, không ít người dùng hiện đang tìm cách để đánh lừa thuật toán với mục tiêu có nhiều lượt thích (Like) hơn, nhiều người theo dõi (Follower) hơn hay có nhiều tương tác hơn với các bài đăng hơn.

Như là điều tất yếu, người người dùng chuyên nghiệp trên LinkedIn đang phàn nàn về cách họ trải nghiệm nền tảng, họ muốn LinkedIn là LinkeIn trước kia, là nền tảng thiên về yếu tố chuyên môn, công việc, mạng lưới chia sẻ của các chuyên gia, học tập kỹ năng và hơn thế nữa.

Đứng trước bối cảnh này, LinkedIn đang tìm cách thay đổi thuật toán của mình nhiều hơn, thay vì ưu tiên các nội dung “có vẻ được lan truyền”, LinkeIn tập trung vào tính hữu ích và chuyên nghiệp vốn có.

Thuật toán của LinkedIn sẽ hướng đến những thay đổi trên nguồn cấp dữ liệu (News Feed).

1. Nếu bạn đăng bài trên LinkedIn, những người theo dõi bạn sẽ có nhiều khả năng hơn để thấy bài đăng của bạn.

Theo LinkedIn, người dùng LinkedIn cho biết rằng họ thấy có giá trị nhất khi nội dung được đăng dựa trên kiến thức và lời khuyên, và họ cũng thấy nó có giá trị nhất khi nội dung đó đến từ những người họ biết và quan tâm.

2. Các bài đăng chia sẻ “kiến thức và lời khuyên” sẽ được ưu tiên nhiều hơn trên toàn nền tảng.

Thuật toán mới của LinkedIn hiện đang đánh giá liệu một bài đăng nào đó có chứa kiến thức và lời khuyên hay không, sau đó nền tảng sẽ ưu tiên hiển thị bài đăng đó cho những người dùng khác muốn tìm kiếm những thông tin phù hợp và hữu ích.

Mục tiêu chính của LinkedIn không phải là “đẩy” các bài đăng có nhiều tương tác, thay vào đó sẽ hướng tới việc giúp các thành viên trên nền tảng làm việc hiệu quả hơn và thành công hơn từ những kiến thức và thông tin có giá trị.

‘Kiến thức và lời khuyên’ là kim chỉ nam trong thuật toán mới của LinkedIn.

Được xem là điểm mới trong thuật toán, đây là điều khiến LinkedIn khác biệt với các nền tảng mạng xã hội khác, nếu thuật toán của TikTok về bản chất là ưu tiên các nội dung có nhiều tương tác (nhiều view), LinkedIn là hướng đến yếu tố giá trị và kiến thức.

Một câu hỏi được đặt ra là, làm thế nào LinkedIn có thể xác định được một bài đăng nào đó là có chứa kiến thức và lời khuyên hay làm thế nào để kiểm chứng các kiến thức và lời khuyên đó là có tính xác thực.

Trong khi LinkedIn không đưa ra chính xác cách hệ thống đánh giá và phân phối nội dung (cũng tương tự như cách Google nói về thuật toán xếp hạng trên trang kết quả tìm kiếm, mọi thứ chưa bao giờ là rõ ràng), dưới đây là một số điểm chính mà LinkedIn sử dụng:

1. Bài đăng hướng đến một nhóm đối tượng độc giả riêng biệt.

Theo giải thích của LinkedIn, sẽ khó có một loại nội dung nào là phù hợp với tất cả mọi người, với từng bài đăng nhất định, hệ thống của LinkedIn sẽ đánh giá xem nội dung có trong bài đăng thực sự liên quan đến ai?

Nếu bạn đăng về hình ảnh gia đình, có thể nó chỉ hợp với những người thân quen của bạn, họ hàng hay người thân của bạn. Hoặc nếu bạn đăng về Marketing, tất cả những ai quan tâm đến marketing đều có thể được tiếp cận.

Lời khuyên dành cho những nhà sáng tạo nội dung hay thương hiệu là, hãy nghĩ xem bạn có thể cung cấp loại kiến thức nào để giúp đỡ mọi người. Đó là cách bạn có thể tự giúp nội dung của mình được đẩy đi và tiếp cận đúng đối tượng.

2. Ai là tác giả của các bài đăng.

Khi bạn đăng nội dung nào đó lên LinkedIn, thuật toán của LinkedIn hiện không chỉ đánh giá giá trị hay nội dung của các bài đăng của bạn.

Nó cũng sẽ đánh giá cả những người viết ra nó, liệu bạn có phải là người có chuyên môn hay sự uy tín về các chủ đề bạn viết hay không?

Nếu bạn không phải là một chuyên gia về tuyển dụng, vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đăng trên LinkedIn về cách trở thành một nhà tuyển dụng thành công? Rõ ràng người dùng của LinkedIn không có bất cứ cơ sở nào để có thể tin tưởng về những nội dung từ người này.

3. Bài đăng có “những bình luận có ý nghĩa.”

Trước đây, thuật toán của LinkedIn sẽ ưu tiên cho các bài đăng có nhiều bình luận (số lượng tương tác). Kết quả là, một số người dùng đã lợi dụng điều này để bài đăng của họ được đẩy đi xa hơn, được “Viral” hơn.

Cũng chính bởi vậy, LinkedIn hiện sẽ tìm cách để ngăn chặn điều này trên nền tảng.

Giờ đây, LinkedIn sẽ ưu tiên cho những bài đăng nhận được cái mà nền tảng gọi là “những bình luận có ý nghĩa”. Điều này có nghĩa là mọi bình luận kiểu “tuyệt vời!” hoặc “rất đúng!” sẽ trở nên vô giá trị — thay vào đó nội dung được viết trong bình luận mới là yếu tố đóng vai trò chính.

LinkedIn cũng đang đánh giá xem những người bình luận này là ai, họ là những tài khoản mới, có ít kết nối (connections) hay là những chuyên gia trong các lĩnh vực cụ thể nào đó.

Bạn cứ hình dung thế này, nếu dưới một bài đăng về chủ đề quảng cáo, việc nhiều bình luận đến từ các chuyên gia trong ngành quảng cáo sẽ là một dấu hiệu tích cực để thuật toán đánh giá.

Việc người đăng bài thường xuyên trả lời các nhận xét về bài đăng của họ cũng là một dấu hiệu tích cực và có thể khiến bài đăng được chú ý nhiều hơn.

4. Thuật toán của LinkedIn cũng sẽ ưu tiên các bài đăng có chứa một góc nhìn hay nhận thức mới mẻ.

LinkedIn hiện đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phân loại các bài đăng thành các danh mục khác nhau — chẳng hạn như bao gồm việc liệu bài đăng đó có chứa ý kiến và/hoặc lời khuyên hữu ích hay không.

Liệu nó đang cung cấp những thông tin chung chung vốn đã xuất hiện nhiều nơi hay là đưa ra những góc nhìn mới mẻ về một chủ đề nào đó, kèm với đó là những bài học hay lời khuyên có giá trị.

Nếu bạn đăng một tấm hình quảng cáo cũ, LinkedIn sẽ hiển thị nó cho ít người hơn. Nhưng nếu bạn đính kèm với nó là những chia sẻ mới đầy thú vị, mọi thứ có thể sẽ khác.

Về bản chất, LinkedIn thực sự đang đánh giá cao khả năng tự do sáng tạo và yếu tố cá tính (nhân cách) của người dùng.

LinkedIn có quan điểm như thế nào về cái gọi là bài đăng chất lượng?

Với hầu hết những người dùng mạng xã hội (bao gồm cả cá nhân và tổ chức), họ đa phần muốn có nhiều lượt thích và theo dõi hơn, nhiều tương tác hơn. Họ coi đó là một công cụ để xây dựng thương hiệu và thúc đẩy hiệu suất kinh doanh.

Tuy nhiên, LinkedIn lại muốn người dùng nghĩ khác đi. Thay vì phải tiếp cận nhiều người, bạn nên tập trung vào đúng người và đúng giá trị.

Đó cũng là lý do chính tại sao, hệ thống hay thuật toán của LinkedIn sẽ không ưu tiên cho cái gọi là “lan truyền” hay cả việc ưu tiên cho các bài đăng có nhiều lượt tương tác.

LinkedIn muốn người dùng xem đây là nơi họ có thể được học thêm nhiều thứ mới, thiết lập những mối quan hệ chuyên nghiệp hơn là các cuộc trò chuyện cá nhân hay “đánh bóng tên tuổi” từ các lượt tương tác vốn không mang lại nhiều ý nghĩa đích thực.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Một số mẹo để xây dựng nội dung và quảng cáo trên LinkedIn

Nếu bạn đang tìm cách để tối ưu hoá nội dung quảng cáo hay cải thiện chất lượng của các bài đăng trên LinkedIn, hãy cùng MarketingTrips khám phá một số mẹo hay trong bài viết này.

Một số mẹo để xây dựng nội dung và quảng cáo trên LinkedIn
Một số mẹo để xây dựng nội dung và quảng cáo trên LinkedIn

Vừa có thể áp dụng cho cả các nội dung quảng cáo (có trả phí) lẫn các nội dung tự nhiên, những chiến thuật nhỏ dưới đây rất đáng để bạn thử nghiệm cho thương hiệu của mình.

Người dùng rất muốn được tương tác.

Với LinkedIn và hầu hết các nền tảng mạng xã hội khác, người dùng thực sự rất muốn được tương tác, vấn đề là liệu thương hiệu có cho họ đủ lý do để tương tác hay không, quá trình tương tác có đơn giản không, hay liệu người dùng có nhận được thứ gì đó để đáp lại sự tương tác của họ.

Cũng tương tự như các bài đăng thăm dò ý kiến (poll), người dùng được nói lên quan điểm của họ một cách hết sức đơn giản (chỉ cần tick chọn), nếu thương hiệu đang tìm kiếm sự tương tác, thương hiệu cũng nên suy nghĩ đến việc ghi nhận bằng hành động các phản hồi của khách hàng (dù đó là những lời cảm ơn, phiếu giảm giá hay các ưu đãi khác).

Những nội dung và quảng cáo mang tính đột phá có nhiều khả năng được chú ý hơn.

Khi người dùng không ngừng lướt bảng tin (news feed) của họ hàng ngày với hàng tá các loại nội dung khác nhau được chia sẻ. Bên cạnh đó, với người dùng LinkedIn, khi họ là những cá nhân chuyên nghiệp vốn có nhiều sự đòi hỏi hơn về mặt sáng tạo và chỉnh chu từ thương hiệu, sự khác biệt của nội dung càng trở nên quan trọng hơn.

Các nội dung phá cách (Disruptive Marketing) có thể bao gồm các tuyên bố mang tính táo bạo, đột phá, mới lạ, thứ có thể kích thích trí tưởng tượng và sự tò mò của người đọc, đó cũng có thể là các hình ảnh bắt mắt, sáng tạo trong bố cục thể hiện và hơn thế nữa.

Các nội dung có thể gây tranh luận cũng có thể được liệt kê vào nhóm loại nội dung này, các thuật toán của các nền tảng mạng xã hội về cơ bản là không thể xác định sự khác biệt giữa mức độ tương tác tích cực và tiêu cực với các kiểu nội dung này.

Hãy tạo ra nguồn cảm hứng.

Một chìa khóa khác để bạn có thể tối đa hóa mức độ tương tác với các bài đăng trên mạng xã hội của bạn là kích hoạt phản ứng cảm xúc của người dùng, và trong khi sự tức giận là một cách để thúc đẩy điều đó thì niềm vui, hạnh phúc và nguồn cảm hứng cũng có nhiều khả năng khiến người dùng tương tác tích cực hơn.

Thay vì chỉ đơn giản là đưa ra các trích dẫn hay câu nói truyền cảm hứng, hãy nhắm đến việc tạo ra những câu chuyện truyền cảm hứng tới niềm tin vào thương hiệu và kết nối với các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

Những câu chuyện truyền cảm hứng cũng giúp củng cố giá trị của thương hiệu, thứ cuối cùng có thể mang lại nhiều hiệu ứng tích cực về thương hiệu theo thời gian.

Hãy sử dụng đúng hình ảnh.

Việc sử dụng các hình ảnh (visual) phù hợp và với định dạng phù hợp, là chìa khóa để tăng cường tương tác trên LinkedIn (và nhiều nền tảng khác).

Các nội dung có hình ảnh lớn hơn có xu hướng nhận được CTR (tỷ lệ nhấp chuột) cao hơn 38% (Theo LinkedIn), kích thước hình ảnh được khuyến nghị là 1200 x 627 pixel.

Tối ưu hoá kích thước hiển thị trên thiết bị di động cũng là cách bạn không nên bỏ qua khi nói đến các chiến thuật chạy quảng cáo trên LinkedIn.

Tiêu đề ngắn gọn hơn có hiệu suất tốt hơn.

Theo số liệu từ LinkedIn, các bài đăng có tiêu đề ngắn gọn và chính xác thường có mức độ tương tác cao hơn.

Khi viết tiêu đề quảng cáo, hãy sử dụng từ 150 ký tự trở xuống. Đối với các nội dung mô tả, nên sử dụng từ 70 ký tự trở xuống (nhiều ký tự hơn sẽ bị cắt bớt trên máy tính để bàn).

Bạn cũng có thể sử dụng các công cụ AI tổng quát như ChatGPT để xây dựng các biến thể nội dung cho LinkedIn, cũng như các công cụ AI tổng quát do chính LinkedIn cung cấp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

LinkedIn cho phép người dùng tìm kiếm việc làm dựa trên giá trị

Thông qua tính năng mới đây, mạng xã hội LinkedIn cho phép người dùng trên nền tảng có thể tìm kiếm các việc làm dựa trên giá trị của cá nhân và doanh nghiệp thay vì chỉ là một công việc đơn thuần.

LinkedIn cho phép người dùng tìm kiếm việc làm dựa trên giá trị
LinkedIn cho phép người dùng tìm kiếm việc làm dựa trên giá trị

Có thể nói chưa từng có thời điểm nào trước đây, bối cảnh việc làm đã thay đổi nhiều đến vậy, từ việc thay đổi cách thức làm việc chủ yếu tại chỗ sang kết hợp từ xa (remote), thay đổi số ngày làm mỗi tuần đến cả cách ứng viên tìm kiếm các doanh nghiệp để cống hiến.

Với sự ảnh hưởng của Covid-19, cộng với đó là những văn hoá làm việc mới từ thế hệ Z (Gen Z), người tìm việc (ứng viên) ngày càng ưu tiên sự cân bằng (work-life balance), môi trường làm việc ít độc hại, cùng với đó là mong muốn có được những công việc phù hợp với giá trị cá nhân của họ.

Một nghiên cứu gần đây tại Mỹ chỉ ra rằng có đến 90% người tìm việc nghĩ rằng điều quan trọng là làm việc cho một doanh nghiệp biết chia sẻ giá trị, và 71% trong số đó vẫn giữ quan điểm này ngay cả khi nền kinh tế bất ổn.

Theo cách tiếp cận này, các doanh nghiệp có khả năng làm nổi bật các giá trị của họ sẽ có nhiều cơ hội hơn để thu hút các ứng viên tiềm năng, truyền cảm hứng cho các nhân viên hiện có (đặc biệt là thế hệ người lao động trẻ) và hơn thế nữa.

Dữ liệu của LinkedIn cho thấy tính từ năm 2020 đến 2022, các thuật ngữ hay điều khoản liên quan đến giá trị trong công việc xuất hiện trong các bài đăng tuyển dụng cho cấp độ mới (entry-level) tăng đến hơn 150%.

Để đáp ứng những thay đổi này, LinkedIn vừa thông báo tính năng mới cho phép người tìm việc tìm kiếm các cơ hội mới dựa trên giá trị của họ và giá trị của doanh nghiệp.

Người dùng LinkedIn có thể tìm kiếm các công việc dựa trên giá trị.

Giờ đây, các doanh nghiệp có thể tự động thông báo các cam kết của doanh nghiệp mình, chẳng hạn như đảm bảo sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, sự đa dạng, công bằng và hòa nhập (DEI), cơ hội thăng tiến nghề nghiệp, tác động xã hội (CSR) và tính bền vững của khi quảng cáo việc làm trên LinkedIn.

Mặc dù được ra mắt không lâu, hiện có hơn 40.000 doanh nghiệp đã đưa các cam kết này vào hồ sơ tuyển dụng của họ.

Tiếp đó, LinkedIn đang thêm các bộ lọc (filter) dựa trên giá trị mới cho phép người tìm việc tìm kiếm các vị trí tuyển dụng tại các doanh nghiệp phù hợp với giá trị cá nhân của họ.

Ngoài ra, nút “Tôi quan tâm” (I’m Interested) hiện đã có trên các trang doanh nghiệp (Company Page) cho phép người tìm việc chia sẻ hồ sơ (LinkedIn Profiles) của họ với các nhà tuyển dụng tiềm năng, điều này sẽ làm cho quá trình tuyển dụng trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Tầm quan trọng của sự tương thích về văn hóa giữa doanh nghiệp với cá nhân các ứng viên.

Theo một cuộc khảo sát của LinkedIn, 85% người Mỹ tin rằng sự tương thích về văn hóa giữa cá nhân với nơi làm việc của họ thực sự rất quan trọng, với 70% trong số này cho biết sẵn sàng từ bỏ các công việc hiện có để tìm kiếm các cơ hội mới phù hợp hơn.

Có đến 71% Gen Y và 64% Gen Z đặc biệt coi trọng việc làm việc cho các tổ chức có văn hóa và giá trị phù hợp với cá nhân của họ.

Một số điểm đang chú ý khác từ nghiên cứu.

  • 66% người Mỹ coi sự không phù hợp về văn hoá là tác nhân chính để họ từ bỏ các công việc hiện tại.
  • Khi đánh giá văn hóa và giá trị của doanh nghiệp, 59% số người được hỏi ưu tiên sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
  • 53% ưu tiên sự phát triển nghề nghiệp, thăng tiến và cơ hội học tập.
  • 39% ưu tiên DEI (sự đa dạng, công bằng và hòa nhập).
  • 32% ưu tiên đến tính bền vững.
  • 29% cân nhắc tính trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility).

Tóm lại, thị trường việc làm đang thay đổi nhanh và sâu sắc hơn bao giờ hết. Ngày càng có nhiều ứng viên tìm kiếm các doanh nghiệp phù hợp với giá trị cá nhân của họ, chia sẻ giá trị và hơn thế nữa.

Trong bối cảnh mới, các doanh nghiệp cần phải tập trung nhiều hơn vào việc đảm bảo sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, sự đa dạng và tính bền vững, thứ có thể giúp thu hút nhiều hơn các ứng viên tiềm năng, đặc biệt là các nhân tài.

Các tính năng mới của LinkedIn sẽ là những công cụ hỗ trợ tích cực cho quá trình này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

LinkedIn sẽ sớm xoá bỏ tính năng carousels, profile videos và đính kèm liên kết

Theo thông báo mới đây của LinkedIn, mạng xã hội này sẽ xoá bỏ các tính năng như carousels (bài đăng dạng băng chuyền), profile videos (sử dụng video làm hình ảnh đại diện), đính kèm liên kết vào hình ảnh và video (link stickers) từ ngày 26 tháng 6 tới đây.

LinkedIn sẽ sớm xoá bỏ tính năng carousels, profile videos và đính kèm liên kết
LinkedIn sẽ sớm xoá bỏ tính năng carousels, profile videos và đính kèm liên kết

Theo đó, LinkedIn sẽ xoá bỏ các tính năng như carousels (bài đăng dạng băng chuyền), profile videos (sử dụng video làm hình ảnh đại diện), đính kèm liên kết vào hình ảnh và video (link stickers) từ ngày 26 tháng 6 tới đây.

Theo LinkedIn, các tính năng như profile videosbăng chuyền hiện có sẽ vẫn có thể xem được, tuy nhiên, người dùng sẽ không thể tạo mới.

Với tính năng đính kèm nhãn dán kèm liên kết (link stickers), liên kết hiện tại sẽ vẫn hiển thị nhưng không thể nhấp vào được nữa.

LinkedIn cho biết các cập nhật mới được đưa ra là dựa trên những đánh giá và phân tích cách các nhà sáng tạo nội dung hay người dùng sử dụng tính năng trên nền tảng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

B2B Marketing: “Hứa với khách hàng” giúp tăng sức khoẻ thương hiệu và thị phần

Việc xây dựng các lời hứa và truyền tải trực tiếp tới khách hàng thông qua các chiến dịch marketing có thể giúp tăng sức khoẻ của thương hiệu, thị phần và cả doanh số bán hàng trong dài hạn.

B2B Marketing: "Hứa với khách hàng" giúp tăng sức khoẻ thương hiệu và thị phần
B2B Marketing: “Hứa với khách hàng” giúp tăng sức khoẻ thương hiệu và thị phần

Theo đó, một nghiên cứu mới đây từ LinkedIn B2B Institute và Warc chứng minh rằng việc xây dựng các lời hứa và truyền tải trực tiếp tới khách hàng thông qua các chiến dịch có thể giúp tăng sức khoẻ của thương hiệu, thị phần và cả doanh số bán hàng trong dài hạn.

Nghiên cứu được thực hiện bằng cách phân tích hơn 2.000 thương hiệu giành được giải thưởng và các chiến dịch marketing thành công trong 5 năm qua.

Số liệu cho thấy rằng các chiến dịch có đưa ra những lời hứa trực tiếp với người tiêu dùng có khả năng giúp thương hiệu gia tăng thị phần đến hơn 60% so với các chiến dịch không có lời hứa. Mức độ thâm nhập thị trường của các thương hiệu sử dụng kiểu chiến dịch này cũng tăng lên 17%.

Ngoài ra, một chỉ số khác cũng thú vị không kém đó là một chiến dịch marketing có đưa ra lời hứa rõ ràng tới khách hàng có thể làm tăng chỉ số sức khỏe thương hiệu (brand health) nhiều hơn tới 48% so với chiến dịch không sử dụng.

Người đứng đầu Viện nghiên cứu B2B Institute tại LinkedIn cho biết đây là khía cạnh quan trọng của nghiên cứu, thứ có thể giúp những người làm B2B Marketing xây dựng các kết nối có ý nghĩa với khách hàng (Client) của họ, đặc biệt là khi khách hàng của họ là những người lãnh đạo có chuyên môn (các chuyên gia).

“Các doanh nghiệp B2B chi rất nhiều tiền cho tiếp thịquảng cáo và họ thường tỏ ra rất tự tin khi tập trung ngân sách vào các giai đoạn cuối cùng của hành trình mua hàng của khách hàng (BoFu). Tuy nhiên, đây là một nhận thức sai lầm. Để chiến thắng ở cuối kênh, thương hiệu cần đầu tư mạnh vào đầu kênh (ToFu).”

Về bản chất, có 3 kiểu đưa ra lời hứa riêng biệt mà các thương hiệu có thể sử dụng trong các chiến dịch đó là: lời hứa về giá trị và chất lượng tốt hơn, lời hứa về việc dễ sử dụng hơn hoặc lời hứa về việc mang lại những trải nghiệm khác biệt nào đó cho khách hàng.

Theo số liệu ghi nhận từ nghiên cứu, trong khi việc đưa ra lời hứa là vô cùng quan trọng, chỉ 40% thương hiệu làm điều này, có nghĩa là có đến 60% các chiến dịch không đưa ra bất cứ lời hứa hay cam kết nào rõ ràng. Nói cách khác, khách hàng không có bất cứ lý do gì để tin tưởng và tương tác lại với thương hiệu.

“Đối với B2B Marketing, vì giá trị các đơn hàng thường khá lớn và ảnh hưởng rộng đến tổ chức, việc đưa ra quyết định mua hàng một cách thận trọng là khá dễ hiểu. Một lời hứa với khách hàng hiển nhiên là thứ mà khách hàng cần.”

Trong bối cảnh hiện tại, những từ khoá như “Thương hiệu” hay “Mục đích” đã dần trở nên mơ hồ và không rõ ràng, và do đó, những từ đơn giản và dễ hiểu như “Lời hứa” lại là cách hiệu quả để chinh phục các tầng lớp C-suite, những người thường là đưa ra quyết định cuối cùng với các đơn hàng B2B.

Ở một khía cạnh khác, khi lạm phátsuy thoái đang đè nặng lên vai các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và người làm marketing, không ít marketer đang có xu hướng chọn performance marketing hơn là brand marketing, cách tiếp cận này có thể làm tổn hại lớn đến sự phát triển bền vững của thương hiệu.

Marketer cần có tư duy mới để thay đổi cuộc chơi.

Nghiên cứu gợi ý rằng việc đưa ra các hứa hẹn với khách hàng trong các chiến dịch truyền thông là một cơ hội đặc biệt thú vị cho các thương hiệu nhỏ hơn thường là với mức chi tiêu marketing ít hơn. Thực tế là, ngân sách chi tiêu không ảnh hưởng quá nhiều đến mức độ hiệu quả từ các lời hứa được đưa ra.

“Ngay cả khi thương hiệu sử dụng ngân sách ít hơn trong các chiến dịch có đưa ra lời hứa tới khách hàng, thương hiệu vẫn có nhiều khả năng gia tăng thị phần (market share) đến hơn 84%, chiến dịch được chạy trên ít kênh hơn và thời gian ngắn hơn cũng không phải là ngoại lệ, nó cũng giúp mang lại những kết quả tương ứng”.

“Cùng một khối lượng công việc như nhau và với cùng một số tiền được chi tiêu; những thương hiệu đưa ra lời hứa có thể giúp thúc đẩy sức khỏe thương hiệu một cách tích cực.

Có thể nói rằng, việc không ngừng đưa ra các lời hứa và từng bước thực hiện nó là một khám phá thú vị khi nói đến các chiến lược marketing và xây dựng thương hiệu.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

LinkedIn thử nghiệm hình thức quảng cáo video mới

Theo thông báo mới đây, mạng xã hội LinkedIn đang thử nghiệm hình thức quảng cáo mới cho phép nhà quảng cáo hiển thị quảng cáo trên các sản phẩm phát trực tuyến (Streaming).

LinkedIn thử nghiệm hình thức quảng cáo video mới
LinkedIn thử nghiệm hình thức quảng cáo video mới

Theo đó, thông qua định dạng quảng cáo mới, LinkedIn sẽ sớm cho phép các nhà quảng cáo tiếp cận người xem thông qua các video được phát trực tuyến trên nền tảng.

Là một phần mở rộng của mạng đối tượng của LinkedIn (LinkedIn Audience Network), hình thức quảng cáo mới về cơ bản là giải pháp cho phép nhà quảng cáo mở rộng phạm vi tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng, đặc biệt khi video là xu hướng trải nghiệm nội dung đầy hứa hẹn trong 2023 và xa hơn nữa, thì đây được coi là chiến lược đúng đắn của LinkedIn.

Ở một khía cạnh khác, LinkedIn gần đây đã liên tục mở rộng các sản phẩm quảng cáo video của mình, bao gồm quảng cáo đầu (pre) và giữa (mid-roll) video trong Audience Network, tùy chọn cho phép các nhà quảng cáo hiển thị quảng cáo trên các website đối tác của LinkedIn (tương tự như trên Facebook).

LinkedIn mới đây cũng thông báo việc tích hợp tính năng AI tổng quát vào quá trình xây dựng quảng cáo, cho phép nhà quảng cáo sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) để xây dựng nội dung quảng cáo và hơn thế nữa.

Khi các nền tảng phát video trực tuyến như Netflix và Disney+ gần đây đã tung ra các gói đăng ký rẻ hơn có hỗ trợ quảng cáo (ad-supported), đây cũng có thể là một cơ hội mới cho các nhà quảng cáo và nền tảng khai thác việc hiển thị quảng cáo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

LinkedIn thử nghiệm tạo quảng cáo bằng AI trong Campaign Manager

Mạng xã hội LinkedIn đang thử nghiệm việc cho phép nhà quảng cáo tạo quảng cáo bằng AI (generative AI) trong trình quản lý quảng cáo Campaign Manager.

LinkedIn thử nghiệm tạo quảng cáo bằng AI trong Campaign Manager
LinkedIn thử nghiệm tạo quảng cáo bằng AI trong Campaign Manager

Theo đó, với thử nghiệm mới, tùy chọn AI tổng quát (Generative AI) của LinkedIn sẽ sử dụng trang doanh nghiệp (Company Page), các thông tin chi tiết từ các chiến dịch quảng cáo và AI để đề xuất ra nhiều biến thể quảng cáo mới (tiêu đề và nội dung quảng cáo).

Nhà quảng cáo cũng sẽ nhận được nhiều đề xuất quảng cáo từ hệ thống AI của LinkedIn vốn sử dụng công nghệ từ ChatGPT của OpenAI (hiện là đối tác của Microsoft, công ty mẹ của LinkedIn).

LinkedIn cho biết AI sẽ tính đến một loạt các yếu tố như mục tiêu quảng cáo, tiêu chí nhắm mục tiêu quảng cáo (Targeting) hay đối tượng mục tiêu mà nhà quảng cáo đang muốn tiếp cận, để tinh chỉnh các đề xuất quảng cáo, lý tưởng nhất là sẽ giúp nhà quảng cáo đạt được tốt hơn các mục tiêu quảng cáo như lượng người dùng truy cập website hay khách hàng tiềm năng (Lead).

Ở khía cạnh khác, liên quan đến việc cho phép người dùng LinkedIn sử dụng AI tổng quát (Generative AI) để tạo CV, theo dữ liệu của LinkedIn, có 56% người dùng muốn sử dụng AI tổng quát để có thể tạo ra nhiều nội dung hơn trong thời gian ngắn hơn.

LinkedIn cho biết thử nghiệm tạo quảng cáo bằng AI từ Campaign Manager (trình quản lý quảng cáo) đang khả dụng tại Bắc Mỹ, trước khi mở rộng sang nhiều khu vực khác trên toàn cầu trong những tháng tới.

Bạn cũng có thể xem chi tiết về cập nhật mới của LinkedIn tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

LinkedIn ra mắt chiến dịch quảng cáo mới hướng đến mảng tuyển dụng

LinkedIn vừa ra mắt chiến dịch quảng cáo mới với tên gọi ‘Find Your In’, hướng mục tiêu trực tiếp đến mảng tìm kiếm việc làm trên nền tảng.

LinkedIn ra mắt chiến dịch quảng cáo mới hướng đến mảng tuyển dụng
LinkedIn ra mắt chiến dịch quảng cáo mới hướng đến mảng tuyển dụng

Với chiến dịch quảng cáo mới, LinkedIn không xuất hiện với tư cách là một mạng xã hội mà là nền tảng tìm kiếm việc làm, nơi các ứng viên có thể tìm thấy nhiều cơ hội để phát triển bản thân và con đường sự nghiệp mơ ước của họ.

Thông qua chiến dịch quảng cáo Find Your In, thông điệp chính của LinkedIn là nền tảng này có thể mở khóa nhiều khả năng mới, do đó, bạn có thể trở thành bất cứ điều gì bạn tưởng tượng hay mơ ước với sự trợ giúp của LinkedIn.

Chiến dịch được bắt đầu với hình ảnh một cô bé đang ở trong một tiệm giặt là. Tuy nhiên, đằng sau bối cảnh hết sức bình thường này lại ẩn chứa nhiều điều hết sức bất ngờ.

Từ một thông báo trên LinkedIn, cô bé bắt đầu tìm thấy cảm hứng của chính mình, nhận ra mình có thể là thứ gì đó rất khác so với nơi mà cô đang ở, cô hoàn toàn có nhiều cơ hội để khai thác tiềm năng tiềm ẩn của chính mình.

Tương lai của cô bé bỗng chốc trở nên sống động hơn, tràn ngập cơ hội hơn và nhiều cách để khám phá hơn.

Không chỉ là mạng xã hội chuyên nghiệp, nơi người dùng có thể tìm thấy những kết nối phù hợp, LinkedIn đang tìm cách để hỗ trợ những người có ảnh hưởng và nhà sáng tạo trên nền tảng, đồng thời giúp người dùng khám phá thêm các cơ hội nghề nghiệp mới.

Chiến dịch sẽ được chạy trên nhiều nền tảng khác nhau trong những tuần tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

LinkedIn sa thải 716 nhân viên và đóng cửa tại Trung Quốc

LinkedIn Corp cho biết rằng họ đã sa thải 716 nhân viên và cũng sẽ đóng cửa ứng dụng tìm kiếm việc làm tại thị trường Trung Quốc.

LinkedIn sa thải 716 nhân viên và đóng cửa tại Trung Quốc
LinkedIn sa thải 716 nhân viên và đóng cửa tại Trung Quốc

CEO của LinkedIn, ông Ryan Roslansky chia sẻ trong một bức thư rằng việc cơ cấu lại tổ chức là một phần trong nỗ lực nhằm hợp lý hóa hoạt động của LinkedIn, doanh nghiệp hiện có trụ sở tại Mỹ.

“Mặc dù chúng tôi đang tạo ra nhiều cơ hội kinh tế cho các thành viên và khách hàng của mình, đồng thời cũng chứng kiến sự tăng trưởng trên nền tảng, chúng tôi cũng nhận thấy những thay đổi trong hành vi của khách hàng và tăng trưởng doanh thu chậm hơn.”

Trong một thị trường đang phát triển, chúng tôi phải liên tục điều chỉnh chiến lược của mình nhằm biến tầm nhìn của chúng tôi thành hiện thực.”

Trong tháng đầu tiên của năm tài chính 2023 của Microsoft (công ty mẹ của LinkedIn), doanh thu của LinkedIn đã tăng 17% so với cùng kỳ năm 2022, tuy nhiên mức tăng trưởng đó đã giảm xuống 10% trong tháng 2 và sau đó chỉ còn 8% trong tháng 3.

Tính đến năm 2022, theo số liệu từ Business Journal, LinkedIn có khoảng 20.000 nhân viên toàn cầu và khoảng 25% trong số này làm việc ở Thung lũng Silicon.

CEO LinkedIn cũng cho biết mặc dù sa thải nhiều nhân viên tuy nhiên doanh nghiệp hiện cũng đã có kế hoạch tuyển dụng nhiều vị trí khác vào tháng 5 tới, dự kiến là khoảng 250 việc làm.

Bên cạnh việc sa thải nhân viên, LinkedIn cũng sẽ xoá bỏ ứng dụng tìm kiếm việc làm InCareer tại Trung Quốc, CEO LinkedIn miêu tả lý do chính của hành động này là vì “sự cạnh tranh khốc liệt và môi trường kinh tế vĩ mô đầy thách thức”.

Về mạng xã hội LinkedIn, LinkedIn chính thức rời khỏi thị trường Trung Quốc vào tháng 10 năm 2021 khi chính phủ Trung Quốc thắt chặt các công ty truyền thông kỹ thuật số đến từ Phương Tây (Mỹ).

CEO LinkedIn chia sẻ thêm: “Chúng tôi cần tổ chức lại doanh nghiệp để trở nên linh hoạt và tăng trưởng cao hơn trong năm 2024, chúng tôi sẽ tập trung vào 3 nhiệm vụ chính gồm tổ chức lại cách thức làm việc, trở nên nhanh nhẹn hơn và sắp xếp lại các đội nhóm theo cách sẵn sàng để tăng trưởng.”

LinkedIn hiện có hơn 900 triệu người dùng toàn cầu với doanh thu năm 2022 là 13.8 tỷ USD, tăng hơn 30% so với năm 2021.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Cách tạo CV bằng AI với mạng xã hội việc làm LinkedIn

LinkedIn đang thử nghiệm một tính năng mới cho phép người dùng xây dựng CV xin việc (đơn xin việc) bằng AI (trí tuệ nhân tạo). Dưới đây là tất cả những gì bạn cần biết về tính năng mới này của LinkedIn.

Cách tạo CV bằng AI với mạng xã hội việc làm LinkedIn
Cách tạo CV bằng AI với mạng xã hội việc làm LinkedIn

Nếu bạn từng khó khăn không biết làm thế nào để có thể xây dựng hay viết những CV có khả năng gây sự chú ý của các nhà tuyển dụng (HR) thì tính năng tạo CV bằng AI mới của LinkedIn là lý tưởng dành cho bạn.

LinkedIn đang thử nghiệm tính năng AI mới giúp người dùng tạo CV.

Theo báo cáo, LinkedIn đang thử nghiệm một số tính năng mới, trong đó sẽ cho phép người dùng sử dụng AI để viết các hồ sơ xin việc (CV).

Các CV (Curriculum Vitae) sẽ được cá nhân hóa theo từng người dùng với mục tiêu là giúp làm hài lòng các nhà quản lý tuyển dụng và tăng cơ hội tìm được việc làm.

Người dùng sẽ có thể tạo ra các thư giới thiệu (Cover Letter) ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề, đồng thời có thể gửi thẳng nó cho nhà tuyển dụng.

Tính năng này hiện đã có sẵn cho những người đăng ký gói Premium của mạng xã hội LinkedIn (gói có trả phí).

Theo bà Ora Levit, Giám đốc cấp cao và là Trưởng bộ phận Tăng trưởng cốt lõi (Head of Core Growth) của LinkedIn:

“Bằng cách sử dụng AI tổng quát (Generative AI) từ các dữ liệu đầu vào như thông tin từ hồ sơ của bạn, yêu cầu của nhà tuyển dụng hay các bản mô tả công việc từ các doanh nghiệp mà bạn quan tâm, chúng tôi có thể tạo ra một CV được cá nhân hóa rất cao.”

Sự phát triển của AI.

Trong những khoảng thời gian gần đây, AI có thể nói là một trong những từ khoá “nóng” nhất trong cả thế giới công nghệ lẫn kinh doanh.

Từ sử dụng AI để tạo ra văn bản, xây dựng video và những hình ảnh đầy màu sắc, đến việc tận dụng AI để xây dựng các mẫu quảng cáo và gia tăng trải nghiệm của khách hàng (ví dụ như Amazon dùng AI để đề xuất các sản phẩm mà người dùng có thể thích).

Mối quan tâm đến AI lên đến đỉnh điểm với sự ra đời của ChatGPT hay Google Bard, những chatbot AI dường như có thể trả lời bất cứ thứ gì mà nó được hỏi.

Dù là viết tiểu luận, sáng tác thơ và nhạc hay đề xuất ý tưởng cho nội dung, các chatbot AI này sẽ sớm trở thành các giải pháp chính trong nhiều lĩnh vực.

Các công ty công nghệ lớn như Microsoft, Meta và Google hiển nhiên đang chạy đua với công nghệ mới này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Doanh thu quảng cáo của Microsoft tăng 3.4% trong Quý 1 năm 2023

Microsoft vừa công bố báo cáo doanh thu quý 1 năm 2023, trong đó doanh thu quảng cáo của Microsoft tăng 3.4%, doanh thu của LinkedIn tăng 7.6%.

Doanh thu quảng cáo của Microsoft tăng 3.4% trong Quý 1 năm 2023
Doanh thu quảng cáo của Microsoft tăng 3.4% trong Quý 1 năm 2023

Theo đó, mặc dù mảng kinh doanh quảng cáo của Microsoft cũng tăng trưởng, tuy nhiên ở một con số khá khiêm tốn trong quý đầu tiên của năm 2023.

Doanh thu từ quảng cáo và tìm kiếm tăng 3,4% lên hơn 3 tỷ USD, bao gồm cả chi phí mua lại lưu lượng truy cập (web traffic) mà Microsoft phải trả cho các nhà xuất bản.

Theo báo cáo, phần doanh thu tăng lên của Microsoft là do khối lượng tìm kiếm từ các sản phẩm của Microsoft (ví dụ như Bing AI) tăng lên, đồng thời, thương vụ mua lại Xandr, một nền tảng mua bán quảng cáo (ads buying platform), cũng góp một phần doanh thu cho Microsoft.

Doanh thu của mạng xã hội LinkedIn tăng 7,6%. Microsoft cho biết sự gia tăng này là nhờ các sản phẩm Giải pháp Nhân tài (Talent Solutions) của mình. Lượng phiên truy cập vào mạng xã hội việc làm lớn nhất thế giới cũng tăng 15%.

Tốc độ tăng trưởng chậm của Microsoft cũng cho thấy nhu cầu quảng cáo (Advertising) đang có phần chững lại, đó cũng là lý do tại sao Microsoft lại liên tục thúc đẩy công cụ tìm kiếm Bing (Bing AI) cũng như các sản phẩm AI khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Ad Targeting: LinkedIn thêm tính năng nhắm mục tiêu quảng cáo mới

Nếu LinkedIn là một phần trong chiến lược quảng cáo của doanh nghiệp của bạn hoặc đơn giản bạn muốn học hỏi và ứng dụng kỹ thuật nhắm mục tiêu quảng cáo (Ad Targeting), những cập nhật mới đây là những gì bạn nên tham khảo.

Ad Targeting: LinkedIn thêm tính năng nhắm mục tiêu quảng cáo mới
Ad Targeting: LinkedIn thêm tính năng nhắm mục tiêu quảng cáo mới

Theo LinkedIn:

“Với hơn 90 nghìn Trang sản phẩm (Product Pages), 6,1 triệu Trang dịch vụ (Service Pages) và lượng tương tác trên Trang Linkedin (Linkedin Pages) tăng đến 48% qua từng năm, chúng tôi biết các thương hiệu và người dùng đang sử dụng LinkedIn để giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của họ.”

Với những gì đang diễn ra trên nền tảng, LinkedIn vừa cung cấp thêm các cách thức mới để nhà quảng cáo có thể nhắm mục tiêu quảng cáo theo đối tượng mà cụ thể là nhắm đến từng nhóm đối tượng riêng biệt.

LinkedIn cho biết hiện nền tảng có hơn 400+ danh mục sở thích khác nhau như công nghệ, kinh doanh, tài chính, v.v. nhà quảng cáo theo đó có thể sử dụng các tiêu chí này để tập trung vào từng nhóm đối tượng mục tiêu cụ thể và tối đa hóa kết quả từ chi tiêu quảng cáo của mình trên LinkedIn.

  • Các danh mục sản phẩm (con) mới trong đó tập trung vào phần mềm.

“LinkedIn hiện đã cung cấp thêm các danh mục con tập trung vào các chi tiết cụ thể như phần mềm trực quan hóa dữ liệu, phần mềm quản lý doanh thu và phần mềm phân tích bán hàng.”

  • Một loạt các sở thích mới theo Dịch vụ (như hình ảnh bên dưới).

“Bạn có thể tận dụng các tiêu chí nhắm mục tiêu mới này cộng với đó là Sơ đồ kinh tế của LinkedIn (LinkedIn Economic Graph) để xây dựng các chiến dịch quảng cáo phù hợp hơn, tiếp cận đúng hơn đến những ai quan tâm các dịch vụ mà bạn cung cấp.

LinkedIn hiện cung cấp 20 danh mục nhắm mục tiêu bao gồm các dịch vụ như bất động sản, tư vấn môi trường và phát triển phần mềm ứng dụng.”

Ngoài ra, thông qua một hợp tác mới đây với công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, LinkedIn chia sẻ những cách thức tiếp cận quảng cáo mới cho các thương hiệu B2C.

Nghiên cứu đã xem xét 144 chiến dịch quảng cáo khác nhau và cho thấy rằng các chiến dịch B2C trên LinkedIn hoạt động hiệu quả hơn khi tập trung vào yếu tố Khát vọng (Cảm hứng, Cảm xúc), Sự đổi mới và Lòng trung thành.

  • Người tiêu dùng mong muốn kết nối với các thương hiệu giúp họ cảm thấy lạc quan và nhiều ý nghĩa hơn trong cuộc sống. Ví dụ, nếu bạn bán xe hơi, bạn hãy chỉ ra lý do tại sao việc sử dụng (lái) xe của bạn sẽ giúp khách hàng có một cuộc sống trải nghiệm hơn.
  • Các thông điệp thương hiệu tập trung vào những ý tưởng mới và độc đáo cũng thể hiện sự hiệu quả không kém. Hãy cung cấp những nội dung riêng biệt (được sử dụng riêng cho thương hiệu) đồng thời giúp người tiêu dùng cảm nhận được sự độc đáo (và duy nhất) khi trải nghiệm sản phẩm.
  • Những thông điệp dựa trên yếu tố Lòng trung thành cũng là một cách thức tiếp cận thông minh khác. Thương hiệu của bạn có phản ánh giá trị của khách hàng không? Liệu người tiêu dùng có nói rằng họ yêu thích thương hiệu của bạn không?

LinkedIn cho biết rằng việc tập trung vào những khía cạnh nói trên sẽ giúp thương hiệu tạo ra những kết nối tốt hơn với khách hàng, xây dựng những nội dung (content) phù hợp với mong muốn của họ và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

LinkedIn giới thiệu công cụ SEO mới

Khám phá cách thương hiệu có thể tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) với công cụ hỗ trợ xây dựng nội dung mới.

LinkedIn giới thiệu công cụ SEO mới
LinkedIn giới thiệu công cụ SEO mới
Mạng xã hội việc làm LinkedIn đang ra mắt công cụ mới với mục tiêu giúp các nội dung của thương hiệu được nổi bật và tiếp cận nhiều người hơn.
Cụ thể, thông qua công cụ mới, người làm marketing nói chung có thể thay đổi tiêu đề SEO và đoạn mô tả của các bài viết trên LinkedIn (LinkedIn articles) để người dùng từ đó dễ dàng tìm kiếm hơn.
Dưới đây là chi tiết về các cập nhật mới nhất của LinkedIn.

Cải thiện SEO cho các bài viết trên LinkedIn.

Giờ đây, bạn có thể thay đổi tiêu đề và mô tả SEO cho các bài viết trên LinkedIn của mình.
Để làm điều này, bạn hãy chuyển đến bất kỳ bài viết nào trên trang và nhấp vào menu “Xuất bản” (Publishing).
Sau đó, nhấp vào “Cài đặt” (Settings).
Cũng tương tự cách làm SEO trên các công cụ tìm kiếm như Google hay Bing, tính năng này sẽ giúp bạn tối ưu hóa nội dung theo từng từ khoá cụ thể.

Show Off những nội dung hay nhất của thương hiệu.

Giờ đây trên LinkedIn, bạn có thể hiển thị nổi bật các loại nội dung khác nhau trong phần Hoạt động (Activity) trên tài khoản của mình.
Như hình ảnh ở trên, bạn có thể chọn những nội dung nào sẽ được hiển thị đầu tiên, đây có thể là những bài viết hay sự kiện nổi bật nhất mà bạn muốn hiển thị.
Bản cập nhật này sẽ có sẵn trong vài tuần tới.

Công cụ phân tích và sáng tạo mới.

LinkedIn đang thêm công cụ tạo và phân tích mới cho phép bạn tạo nội dung và đo lường hiệu suất ở một nơi duy nhất.
Để truy cập tính năng mới này, bạn cần bật chế độ nhà sáng tạo (Creator) và chọn phần “Phân tích & công cụ” (Analytics & tools) ở đầu tài khoản.

Tăng phạm vi tiếp cận.

Tính năng lên lịch bài viết hiện đã có sẵn trên LinkedIn, giúp bạn dễ dàng lên kế hoạch cho nội dung của mình và chia sẻ nội dung đó vào những thời điểm tốt nhất, lúc người dùng đang hoạt động nhiều nhất.

Theo thuật toán phân phối nội dung của LinkedIn, những giờ đầu tiên lúc người dùng tương tác với bài đăng mới là yếu tố quan trọng nhất để quyết định xem liệu có nên ưu tiên phân phối cho nội dung đó hay không, hay nói cách khác điều này quyết định đến cách LinkedIn hiểu về “chất lượng nội dung” của bài đăng.

Cuối cùng, LinkedIn đang tăng cường thúc đẩy hiệu suất của bản tin (newsletter) trên kết quả tìm kiếm. Khi người dùng tìm kiếm tác giả của bản tin, họ sẽ thấy các bản tin dưới tên tác giả trong trang kết quả tìm kiếm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

LinkedIn: Top 10 kỹ năng có nhu cầu cao nhất 2023

Theo báo cáo nghề nghiệp và kỹ năng việc làm mới nhất của mạng xã hội việc làm LinkedIn, nền tảng vừa liệt kê 10 kỹ năng có nhu cầu cao nhất năm 2023.

LinkedIn: Top 10 kỹ năng có nhu cầu cao nhất 2023
LinkedIn: Top 10 kỹ năng có nhu cầu cao nhất 2023

Số liệu từ báo cáo dựa trên dữ liệu được thu thập từ các bài đăng liên quan đến việc làm trên LinkedIn cũng như các hoạt động của thành viên trên nền tảng, báo cáo cung cấp một góc nhìn có giá trị về nhu cầu hiện tại và tương lai của thị trường việc làm.

Theo LinkedIn, trong khi suy thoái kinh tế hay lạm phát là những từ khoá nóng trong thời gian gần đây kéo dài từ năm 2022 đến 2023, điều này về cơ bản sẽ không làm cho thị trường việc làm trở nên kém cạnh tranh hơn.

Ở thị trường Mỹ, cứ mỗi người thất nghiệp thì có hai cơ hội việc làm mới được mở ra.

Tuy nhiên, trên phạm vi toàn cầu, tình trạng thiếu hụt nhân tài đã đạt mức cao nhất trong 16 năm qua, với 75% nhà tuyển dụng đang gặp khó khăn trong việc tìm ứng viên có kỹ năng chuyên môn (kỹ năng cứng) và kỹ năng mềm phù hợp.

Trong bối cảnh này, một trong những cách để duy trì tính cạnh tranh của bản thân đó là tập trung vào các kỹ năng được yêu cầu nhiều nhất trên thị trường.

Các kỹ năng được yêu cầu nhiều nhất vào năm 2023.

Báo cáo của LinkedIn cho thấy quản trị (management) là kỹ năng được yêu cầu nhiều nhất vào năm 2023.

Vào năm 2023, khi các doanh nghiệp bắt đầu quay lại vòng phát triển và mở rộng, nhu cầu về các nhà quản lý cứng (Skilled Manager), người có thể giám sát đội nhóm, dự án và hoạt động vận hành ngày càng trở nên quan trọng hơn.

Kỹ năng giao tiếp (Communication) xếp ở vị trí thứ 2 trong danh sách và kỹ năng dịch vụ khách hàng (Customer Service) đứng ở vị trí thứ 3.

Liên quan đến kỹ năng dịch vụ khách hàng, sau một khoảng thời gian dài chìm trong khủng hoảng, các doanh nghiệp nhận ra rằng việc mang lại những trải nghiệm vượt trội để xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu là động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn.

Lãnh đạo (Leadership) và bán hàng (Sales) là những kỹ năng quan trọng tiếp theo.

Với sự phát triển của thương mại điện tử (eCommerce) và tầm quan trọng ngày càng tăng của các kênh bán hàng kỹ thuật số, kỹ năng bán hàng đang có giá trị hơn bao giờ hết.

Đây là danh sách 10 kỹ năng được yêu cầu nhiều nhất 2023:

  • Quản trị
  • Giao tiếp
  • Dịch vụ khách hàng
  • Khả năng lãnh đạo
  • Bán hàng
  • Quản lý dự án
  • Nghiên cứu
  • Kỹ năng phân tích
  • Marketing
  • Làm việc nhóm

Báo cáo của LinkedIn bên cạnh đó cũng cung cấp thêm danh sách 10 kỹ năng cứng (kỹ năng chuyên môn) được yêu cầu nhiều nhất trong 2023.

Những kỹ năng cứng được yêu cầu nhiều nhất vào năm 2023.

Kỹ năng cứng là những kỹ năng liên quan đến kiến thức kỹ thuật và khả năng chuyên môn cụ thể cần thiết để hoàn thành công việc.

Chẳng hạn, các kỹ sư phần mềm có thể cần hiểu biết sâu về điện toán đám mây, SQL và Java để thực hiện thành công nhiệm vụ của họ hay với những người làm Digital Marketing, họ cần có kỹ năng về chạy quảng cáo, tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) và hơn thế nữa.

Đây là 10 kỹ năng cứng được yêu cầu nhiều nhất vào năm 2023:

  • Phát triển phần mềm
  • SQL
  • Tài chính
  • Python (ngôn ngữ lập trình)
  • Java
  • Phân tích dữ liệu
  • JavaScript
  • Điện toán đám mây
  • Vận hành
  • Quản trị quan hệ khách hàng (CRM)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Nghiên cứu của LinkedIn: Nhân viên rời đi vì không thấy cơ hội phát triển

Dữ liệu nghiên cứu mới đây của LinkedIn cho thấy, người lao động tại các doanh nghiệp đã chọn cách rời đi vì họ không tìm thấy cơ hội phát triển bản thân tại nơi làm việc.

Nghiên cứu của LinkedIn: Nhân viên rời đi vì không thấy cơ hội phát triển
Nghiên cứu của LinkedIn: Nhân viên rời đi vì không thấy cơ hội phát triển

Nếu bạn theo dõi các xu hướng nghỉ việc trong thời gian gần đây diễn ra trên phạm vi toàn cầu, bên cạnh nguyên nhân chính là do suy thoái hay lạm phát, Quiet Quitting cũng là vấn đề lớn đang nổi lên ở nhiều doanh nghiệp.

Mọi người đang từ bỏ doanh nghiệp vì họ cảm thấy những giá trị của doanh nghiệp không phù hợp với giá trị cá nhân của bản thân và vì họ không thấy tìm các cơ hội thăng tiến tại chính nơi họ đang làm việc.

Đối với các nhà tuyển dụng, điều này có nghĩa là – ít nhất là trong thời điểm hiện tại – họ không thể dựa vào nỗi sợ hãi về sự không chắc chắn hay bất ổn về kinh tế để giữ chân nhân viên của mình.

Cũng giống như làn sóng Great Resignation cách đây không lâu, doanh nghiệp cần một cách tiếp cận khác hiệu quả hơn và đúng với bản chất của vấn đề hơn.

Nghiên cứu mới đây của mạng xã hội việc làm LinkedIn cho thấy rằng để giữ chân nhân viên, các doanh nghiệp cần cung cấp cho họ một lộ trình thăng tiến hay cơ hội phát triển bản thân rõ ràng.

Nếu không thể tìm thấy cơ hội phát triển, nhân viên sẽ rời đi.

Với làn sóng từ chức nghỉ việc cách đây không lâu, mọi người đến từ các bộ phận khác nhau có những lý do khác nhau để rời đi.

Đối với một số người, họ nghỉ việc vì đơn giản là họ muốn tăng lương hay họ muốn chuyển sang một môi trường khác tốt hơn.

Đối với những người khác, nghỉ việc hay từ chức là một cách để thoát khỏi môi trường độc hại khi cả Sếp của họ cũng không ngừng “tấn công” họ.

Tuy nhiên hãy thử hình dung là nếu bạn là một người sếp tốt, trả lương tốt và không lạm dụng nhân viên của mình, thì liệu nhân viên sẽ tiếp tục ở lại?

Nghiên cứu cho thấy rằng, ngoài những lý do căn bản như mức lương hay môi trường làm việc, nhân viên chọn cách rời đi vì thiếu cơ hội để phát triển sự nghiệp của họ.

Cụ thể, có đến 47% những người được khảo sát được thực hiện bởi nền tảng quản trị con người Lattice nói rằng họ đang tìm kiếm một công việc mới có thể cho họ các cơ hội để thăng tiến và phát triển bản thân.

CEO của Lattice cho biết:

“Cách tốt nhất để đảm bảo nhân viên có thể nhìn thấy cơ hội là thông qua việc giao tiếp một cách hiệu quả và liên tục. Các nhà quản lý cần thường xuyên ngồi lại với đội nhóm của họ để thảo luận về kế hoạch phát triển cá nhân”.

Báo cáo xu hướng nhân tài của LinkedIn cũng cho thấy điều này, cụ thể, những nhân viên có các bước tiến rõ ràng tại nơi làm việc của họ có khả năng gắn bó với doanh nghiệp lâu hơn đến 20%.

Đừng để nỗi sợ hãi về suy thoái đánh lạc hướng.

Giám đốc phát triển tài năng của mạng xã hội LinkedIn, Bà Linda Jingfang Cai, tỏ ra khá thẳng thắn khi tổng kết nghiên cứu: “Chúng tôi biết mọi người muốn học hỏi và phát triển trong công việc, bất kể điều kiện kinh tế và thị trường hiện tại là gì.

Làm cách nào tôi có thể hoàn thành công việc tốt hơn để có thể được trả nhiều hơn, được thăng chức hoặc được là chính mình tại nơi làm việc … nếu các doanh nghiệp không thể trả lời những câu hỏi này, trong hầu hết các trường hợp, mọi người sẽ rời đi ngay khi họ tìm thấy các cơ hội tốt hơn ở những nơi khác.”

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hay người làm nhân sự giờ đây cần tập trung nhiều hơn vào nhân viên của họ, vào những nguyên nhân đích thực thay vì là bị các xu hướng suy thoái đánh lạc hướng (hoặc cố tình nhìn khác).

Hãy ngồi lại với nhân viên và thảo luận về cách sự nghiệp của họ có thể được phát triển tại chính nơi họ đang làm việc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips  

LinkedIn là gì? Tìm hiểu toàn diện về mạng xã hội LinkedIn

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng tìm hiểu tất cả các thông tin cơ bản về mạng xã hội chuyên nghiệp lớn nhất thế giới với hơn 800 triệu người dùng đó là mạng xã hội LinkedIn: LinkedIn là gì, lịch sử hình thành của mạng xã hội việc làm LinkedIn, những tính năng chính của LinkedIn là gì, vai trò quan trọng của LinkedIn trong việc phát triển bản thân, tìm kiếm cơ hội việc làm và phát triển sự nghiệp, cùng nhiều nội dung khác.

linkedin là gì
LinkedIn là gì? Tìm hiểu toàn diện về mạng xã hội chuyên nghiệp LinkedIn

Cùng với các nền tảng mạng xã hội lớn khác như Facebook, Instagram, TikTok hay Twitter, LinkedIn là mạng xã hội chuyên nghiệp và việc làm lớn nhất thế giới với khoảng 800 triệu người dùng tính đến năm 2022. 

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • LinkedIn là gì?
  • Mạng xã hội chuyên nghiệp là gì?
  • Lịch sử hình thành của mạng xã hội LinkedIn.
  • Những tính năng chính hiện có trên LinkedIn là gì?
  • LinkedIn hoạt động như thế nào hay cách sử dụng LinkedIn ra sao.
  • Cách đăng ký tài khoản và bắt đầu sử dụng mạng xã hội chuyên nghiệp LinkedIn.
  • LinkedIn phân phối và xếp hạng nội dung dựa trên những thành phần chính là gì?
  • Lượng người dùng và doanh số của một số mạng xã hội lớn toàn cầu như Instagram, Facebook, YouTube, LinkedIn, TikTok và Twitter.
  • LinkedIn for Business là gì?
  • LinkedIn Ads là gì?
  • Những chiến lược chính để tối ưu tài khoản LinkedIn.
  • FAQs – Một số câu hỏi thường gặp với mạng xã hội hay ứng dụng LinkedIn là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

LinkedIn là gì?

LinkedIn là mạng xã hội chuyên nghiệp tập trung vào các kết nối chuyên nghiệp và việc làm lớn nhất toàn cầu tính đến năm 2022 với hơn 800 triệu người dùng.

Mạng xã hội LinkedIn ban đầu là một công ty khởi nghiệp và sau đó được gã khổng lồ công nghệ Microsoft mua lại vào năm 2016 với giá hơn 26 tỷ USD.

Theo số liệu từ Statista, tính đến quý 2 năm 2022, Instagram có khoảng gần 1.5 tỷ người dùng (MAU) toàn cầu và ước tính đạt khoảng 1.6 tỷ người dùng trong năm 2022.

Cuối cùng, LinkedIn là một phần của không gian mạng xã hội (Social Network) bao gồm nhiều nền tảng khác nhau. Để có thể tìm hiểu toàn diện về khái niệm mạng xã hội cũng như các nội dung liên quan, bạn có thể xem tại: mạng xã hội là gì

Mạng xã hội chuyên nghiệp là gì?

Như đã phân tích ở trên, LinkedIn là mạng xã hội chuyên nghiệp đầu tiên và cũng lớn nhất thế giới với khoảng 800 triệu người dùng toàn cầu tính đến 2022, vậy mạng xã hội chuyên nghiệp là gì?

Mạng xã hội chuyên nghiệp trong tiếng Anh có nghĩa là Professional Social Network (Professional Social Media Platforms), khái niệm đề cập đến các nền tảng tập trung vào các kết nối chuyên nghiệp, là các chuyên gia, những người làm nghề chuyên nghiệp từ các lĩnh vực khác hau hay các nhà lãnh đạo tại các doanh nghiệp.

Khác với các mạng xã hội như Instagram vốn dĩ dành cho việc chia sẻ hình ảnh, mạng xã hội video ngắn TikTok tập trung vào giải trí cho giới trẻ (Gen Z), hay Facebook là mạng xã hội kết nối rộng (mass connections) nói chung, người dùng LinkedIn hầu hết là các chuyên gia, họ là những nhân viên, nhà quản lý, nhà lãnh đạo từ các doanh nghiệp muốn kết nối với nhau vì mục đích công việc, mở rộng cơ hội việc làm, cơ hội thăng tiến và hơn thế nữa.

Trong vô số các nền tảng mạng xã hội, LinkedIn là nền tảng hiếm hoi tập trung vào các kết nối chuyên nghiệp khi phần lớn các nền tảng khác coi trọng yếu tố giải trí.

Lịch sử hình thành của mạng xã hội LinkedIn.

Lịch sử hình thành của mạng xã hội LinkedIn có thể được chia làm thành 2 giai đoạn chính: Giai đoạn 1 là kể từ khi thành lập, gọi vốn (Funding) và phát triển nền tảng. Và giai đoạn 2 là khi nền tảng bắt đầu hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ.

  • Giai đoạn 1: Thành lập, gọi vốn và vượt qua khó khăn.

LinkedIn ban đầu là một công ty khởi nghiệp được thành lập vào tháng 12 năm 2002 tại Mỹ bởi nhà sáng lập Reid Hoffman và một số thành viên sáng lập khác đến từ PayPal và Socialnet.com (bao gồm Allen Blue, Eric Ly, Jean-Luc Vaillant, Lee Hower, Konstantin Guericke, Stephen Beitzel, David Eves, Ian McNish, Yan Pujante, Chris Saccheri).

Kể từ lúc được thành lập, tốc độ đăng ký thành viên của LinkedIn tương đối chậm chạp do mọi người không thể hiểu nổi giá trị của LinkedIn nằm ở đâu. Đến cuối năm 2004, startup chỉ có 150.000 người dùng, tăng trưởng dưới chuẩn của một công ty Internet.

Không nản lòng, các nhà sáng lập tiếp tục nỗ lực cải thiện và bổ sung tính năng vào nền tảng để xây dựng cộng đồng, gia tăng sức hấp dẫn.

Vào tháng 4 năm 2007, LinkedIn đạt 10 triệu người dùng. Vào tháng 2 năm 2008, LinkedIn đã ra mắt phiên bản web cho thiết bị di động.

Vào tháng 6 năm 2008, Sequoia Capital, Greylock Partners và một số quỹ đầu tư mạo hiểm khác đã mua 5% cổ phần của LinkedIn với giá 53 triệu USD, định giá (post-money valuation) mạng xã hội này khoảng 1 tỷ USD.

Vào tháng 11 năm 2009, LinkedIn đã mở văn phòng của mình tại Mumbai (Ấn Độ) và ngay sau đó là ở Sydney, trước khi bắt đầu mở rộng tại Châu Á – Thái Bình Dương (APAC).

Năm 2010, LinkedIn mở Trụ sở Quốc tế tại Dublin, Ireland và nhận được khoản đầu tư trị giá 20 triệu USD từ Tiger Global Management LLC với mức định giá khi này là khoảng 2 tỷ USD.

Vào tháng 10 năm đó, Silicon Valley Insider đã xếp LinkedIn ở vị trí thứ 10 trong danh sách 100 công ty khởi nghiệp có giá trị nhất. Đến tháng 12, công ty được định giá 1,575 tỷ USD tại các thị trường tư nhân (private market).

LinkedIn bắt đầu hoạt động tại Ấn Độ vào năm 2009 và như bản chất vốn có của nền tảng, phần lớn khoảng thời gian đầu mới thâm nhập, LinkedIn tập trung tìm hiểu các chuyên gia ở Ấn Độ, hướng dẫn các thành viên cách tận dụng mạng xã hội chuyên nghiệp LinkedIn để phát triển sự nghiệp của họ và hơn thế nữa.

  • Giai đoạn 2: IPO, được Microsoft mua lại và hơn thế nữa.

LinkedIn đã nộp đơn đăng ký để có thể chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào tháng 1 năm 2011. Công ty đã giao dịch cổ phiếu đầu tiên vào ngày 19 tháng 5 năm 2011, dưới mã cổ phiếu là LNKD tại sàn giao dịch New York (NYSE), với giá 45 USD/cổ phiếu.

Cổ phiếu của LinkedIn đã tăng tới 171% trong ngày giao dịch đầu tiên trên Sàn giao dịch chứng khoán New York và đóng cửa ở mức 94,25 USD, cao hơn 109% so với giá IPO.

Trong năm 2011, LinkedIn đã kiếm được 154,6 triệu USD doanh thu chỉ tính riêng quảng cáo, vượt qua cả mạng xã hội Twitter lúc này chỉ kiếm được 139,5 triệu USD.

Đến hết năm 2011, LinkedIn có khoảng 2.100 nhân viên toàn thời gian so với con số 500 trước đó 1 năm, vào năm 2010.

Vào tháng 4 năm 2014, LinkedIn thuê một tòa nhà 26 tầng ở San Francisco để tập hợp hơn 2.500 nhân viên của mình, tất cả các nhân viên bán hàng và Marketing cùng với nhóm nghiên cứu và phát triển đều ngồi ở đây.

Vào tháng 6 năm 2016, Microsoft thông báo rằng họ sẽ mua lại LinkedIn với giá 196 USD/cổ phiếu, tổng giá trị thương vụ là 26,2 tỷ USD và là thương vụ mua lại (M&A) lớn thứ hai trong lịch sử của Microsoft.

Sau khi được mua lại, Microsoft sẽ cho phép LinkedIn giữ nguyên tên thương hiệu, văn hóa làm việc và nhiều thứ khác, CEO LinkedIn sẽ báo cáo cho CEO của Microsoft là Satya Nadella.

Vào cuối năm 2016, LinkedIn đã công bố kế hoạch tuyển thêm 200 vị trí mới tại văn phòng Dublin, nâng tổng số nhân viên lên 1.200 người.

Kể từ năm 2017, 94% B2B Marketer sử dụng LinkedIn để phân phối nội dung (Content Distribution).

Vào tháng 9 năm 2021, LinkedIn thông báo ra mắt Sales Navigator nhằm mục tiêu giúp các nhân viên bán hàng tối đa hoá khả năng hiện diện của họ tới các khách hàng tiềm năng. Microsoft đã dừng tất cả các hoạt động của LinkedIn tại Trung Quốc vào tháng 10 năm 2021.

Vào tháng 1 năm 2022, LinkedIn thông báo vượt mốc 800 triệu người dùng và hơn 1 tỷ USD doanh số với mảng giải pháp bán hàng.

Gần đây nhất, vào tháng 6 năm 2022, LinkedIn thông báo ra mắt LinkedIn for Business nhằm mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc quản lý quảng cáo và tối ưu nội dung trên nền tảng.

Những tính năng chính hiện có trên LinkedIn là gì?

Những tính năng chính hiện có trên LinkedIn là gì?
Những tính năng chính hiện có trên LinkedIn là gì?

Cũng là mạng xã hội, tuy nhiên vì là mạng xã hội chuyên nghiệp (Professional Networks), cách thức tương tác và xây dựng kết nối trên LinkedIn về cơ bản là rất khác so với các nền tảng mạng xã hội khác như Facebook, Instagram hay Twitter. Vậy sự khác biệt của LinkedIn là gì? Dưới đây là một số tính năng chính hiện có trên LinkedIn.

  • Connect.

Với hầu hết các nền tảng mạng xã hội, ngay cả với LinkedIn cũng không là ngoại lệ, “kết nối” là một trong những tính năng quan trọng nhất và cũng là bản chất của mạng xã hội.

Khác với “Add” trên Facebook hay “Follow” trên Twitter để bắt đầu kết nối với một ai đó, người dùng sẽ chọn “Connect” trên LinkedIn.

Ngoài Connect, bạn cũng có thể chọn Follow để theo dõi các Trang doanh nghiệp, thương hiêu (Page) hay những tài khoản mà bạn không thể Connect.

Thay vì là số lượng Friends trên Facebook, bạn có số lượng Connections trên LinkedIn.

  • Post.

Post là tính năng đăng bài trên LinkedIn, người dùng có thể đăng văn bản (text), hình ảnh (photo), video hoặc các liên kết (link) tuỳ ý.

Ngoài ra người dùng cũng có thể thêm các thẻ hashtag vào nội dung bài đăng để có thể giúp bài đăng được dễ dàng khám phá và tìm kiếm hơn.

  • Hashtag.

Cũng giống các mạng xã hội khác, LinkedIn cũng cung cấp tính năng gắn thẻ hashtag, một cách đơn giản để tối ưu hoá bài đăng. Người dùng có thể thêm ví dụ #marketingtrips để tìm kiếm tất cả các nội dung có gắn hashtag đó trên nền tảng LinkedIn.

  • Write Article (Viết bài).

Là tính năng cho phép người dùng đăng bài viết như cách mà họ đăng bài trên Website của họ bao gồm hình ảnh đại diện, tiêu đề và nội dung bài viết.

Bên dưới là giao diện mà người dùng có thể thấy.

Tính năng viết bài trên mạng xã hội LinkedIn.
Tính năng viết bài trên mạng xã hội LinkedIn.
  • Jobs.

Một tính năng nổi bật khác và cũng là tính năng giúp phân biệt LinkedIn với các nền tảng mạng xã hội khác đó là tính năng tìm kiếm việc làm.

Tính năng tìm kiếm việc làm trên LinkedIn.
Tính năng tìm kiếm việc làm trên LinkedIn.

Bằng cách xây dựng cho mình một “profile đủ ngầu”, bạn có thể tìm kiếm vô số cơ hội việc làm và thăng tiến trên LinkedIn.

  • LinkedIn Learning.

Là nơi cho phép người dùng tìm kiếm và học trực tuyến nhiều khoá học với các chủ đề khác nhau, từ công nghệ, marketing, thương hiệu đến tuyển dụng, tất cả đều xuất hiện ở đây.

Mạng xã hội chuyên nghiệp LinkedIn hoạt động như thế nào hay cách sử dụng LinkedIn ra sao.

Cách hoạt động của LinkedIn khá đơn giản.

Sau khi đăng ký tài khoản (sẽ được đề cập trong các phần tiếp theo bên dưới) và thêm các thông tin cho tài khoản của mình, người dùng có thể bắt đầu đăng bài, kết nối, tương tác với các thương hiệu hay người dùng khác trên nền tảng và hơn thế nữa.

Về bản chất, vì là mạng xã hội, LinkedIn hoạt động tương tự các nền tảng khác như Facebook hay Twitter, tuỳ vào từng sở thích hay hành vi của người dùng mà thuật toán của LinkedIn sẽ đề xuất những nội dung khác nhau, từ những người phù hợp để kết nối hay theo dõi đến các thương hiệu mà người dùng có thể thích.

Tuỳ vào từng mục đích khác nhau, người dùng có thể sử dụng mạng xã hội LinkedIn để kết nối với bạn bè, đồng nghiệp, để tìm kiếm thông tin, để tìm kiếm việc làm, để theo dõi các thương hiệu mình yêu thích, để kinh doanh và hơn thế nữa.

Cách đăng ký tài khoản và bắt đầu sử dụng mạng xã hội chuyên nghiệp LinkedIn.

Một khi bạn đã có thể thấu hiểu LinkedIn là gì và nhận thấy nó phù hợp với bạn, bạn có thể bắt đầu đăng ký và sử dụng mạng xã hội với hơn 800 triệu người dùng toàn cầu này để mở rộng các cơ hội và phát triển sự nghiệp của mình.

Bên dưới là các bước bạn có thể sử dụng để bắt đầu.

  • Bước 1: Truy cập https://www.linkedin.com/signup/ để bắt đầu điền thông tin đăng ký hoặc tải xuống ứng dụng trên iOS và Android.
  • Bước 2: Điền email và mật khẩu.
  • Bước 3: Bấm chọn Đồng ý và tham gia.
  • Bước 4: Xác nhận hoàn tất đăng ký qua email.
  • Bước 5: Hoàn thành việc đăng ký.

Ngoài việc đăng ký tài khoản mới, LinkedIn cũng cho phép người dùng có tuỳ chọn khác là truy cập bằng tài khoản Google.

LinkedIn phân phối và xếp hạng nội dung dựa trên những thành phần chính là gì?

LinkedIn phân phối và xếp hạng nội dung dựa trên những thành phần chính là gì?
LinkedIn phân phối và xếp hạng nội dung dựa trên những thành phần chính là gì?

Với bất cứ nền tảng mạng xã hội nào khác, thuật toán phân phối và xếp hạng nội dung là điểm nhấn mang tính cốt lõi giúp nền tảng tồn tại và phát triển. LinkedIn cũng vậy.

Dưới đây là một số tín hiệu chính mà LinkedIn sử dụng để phân phối nội dung trên nền tảng.

LinkedIn quyết định xem liệu bài đăng của người dùng là spam hay nội dung xác thực chính thống.

Thuật toán của LinkedIn sử dụng một loạt các yếu tố để dự đoán mức độ liên quan của bất kỳ bài đăng cụ thể nào đối với các nhóm đối tượng mục tiêu.

Sau đó, nền tảng sẽ sắp xếp nội dung thành 1 trong 3 loại: spam, chất lượng thấp và chất lượng cao.

  • Spam: Người dùng có thể bị gắn cờ là spam nếu họ sử dụng các từ ngữ “không phù hợp” (tương tự như các mạng xã hội khác), bao gồm việc lạm dụng liên kết (link) trong bài đăng. Việc sử dụng quá nhiều thẻ hashtag (thường là quá 10), đặc biệt là các thẻ như #comment, #like, #share hoặc #follow cũng rất dễ bị gắn cờ là vi phạm.
  • Chất lượng thấp: Những bài đăng này không phải là spam tuy nhiên nó không tuân theo các phương pháp hay nhất về xây dựng nội dung của LinkedIn. Nếu bạn không thể làm cho bài đăng của mình hấp dẫn trở nên hấp dẫn hơn với đối tượng mục tiêu, thuật toán LinkedIn sẽ coi đó là chất lượng thấp.
  • Chất lượng cao: Đây là những bài đăng tuân theo tất cả các đề xuất xây dựng nội dung của LinkedIn như: Bài đăng rất dễ đọc, khuyến khích người dùng phản hồi, sử dụng tối đa 3 thẻ hashtag, sử dụng các từ khóa mạnh nhằm tập trung vào chủ đề chính đang đề cập, và một số nguyên tắc khác.
LinkedIn đưa bài đăng vào thử nghiệm.

Sau khi thuật toán LinkedIn xác định rằng các nội dung là phù hợp, nó sẽ đẩy bài đăng của người dùng đến với một số ít người theo dõi (kết nối).

Nếu bài đăng chất lượng cao, tức có những tín hiệu tốt, bài đăng sẽ được đẩy đi nhanh và nhiều hơn, và ngược lại với các bài đăng chất lượng thấp.

Cũng tương tự như các nền tảng mạng xã hội khác, LinkedIn ưu tiên “đẩy” với các bài đăng mới (thường là trong vòng 1h đầu tiên từ khi đăng), do đó, để có thể thúc đẩy lượng tiếp cận, người dùng có thể cân nhắc các chiến thuật sau:

  • Đăng bài vào thời điểm những người có trong vòng kết nối “Active” nhiều nhất.
  • Trả lời bất kỳ bình luận (comment) hoặc câu hỏi nào từ phía người đặt câu hỏi.
  • Thúc đẩy khả năng tương tác bằng một câu hỏi hoặc lời nhắc.
  • Đăng bài thường xuyên và đều đặn theo ngày, tuần, tháng, năm.
  • Chủ động tương tác nhiều hơn với những người dùng khác.
LinkedIn muốn đưa những nội dung hấp dẫn tới nhiều người hơn.

Nếu bài đăng của người dùng nhận được nhiều tương tác, thì thuật toán của LinkedIn sẽ bắt đầu “chuyển” nội dung đó đến nhiều đối tượng hơn.

Những đối tượng có khả năng xem được bài đăng này sẽ dựa trên 3 tín hiệu chính:

  • Mức độ kết nối với người đăng.

Bạn càng có mối quan hệ chặt chẽ với người theo dõi, thì khả năng họ xem nội dung của bạn càng cao.

Điều này có nghĩa là những người bạn làm việc cùng hoặc đã từng làm việc cùng hoặc những người mà bạn đã từng tương tác trong quá khứ trên LinkedIn.

  • Các chủ đề quan tâm.

Thuật toán LinkedIn xác định sở thích của người dùng dựa trên các nhóm (groups), trang (page), thẻ hashtag và những người mà bạn theo dõi.

Nếu bài đăng của bạn đề cập đến các chủ đề hoặc doanh nghiệp phù hợp với sở thích của người dùng, thì… đó là tin rất tốt!

  • Khả năng tương tác.

Cũng giống Facebook, LinkedIn sử dụng thuật toán dự báo để xác định xem cách mà người dùng sẽ tương tác với bài đăng cụ thể.

Đầu tiên là khả năng mà người dùng sẽ tương tác với bài đăng, tức bao nhiêu phần trăm, thứ hai là tổng mức độ tương tác mà bài đăng có thể có được, nếu đó là một bài đăng hấp dẫn, nóng hổi, có nhiều cuộc trò chuyện, thì nhiều người khác cũng có khả năng muốn tham gia tương tác.

Lượng người dùng và doanh số của một số mạng xã hội lớn toàn cầu như Instagram, Facebook, YouTube, LinkedIn, TikTok và Twitter.

  • LinkedIn – khoảng 800 triệu người dùng với doanh thu năm 2021 rơi vào khoảng 10 tỷ USD.
  • Instagram – khoảng 1.5 tỷ người dùng với doanh thu năm 2021 là khoảng gần 50 tỷ USD.
  • Facebook – khoảng gần 3 tỷ người dùng với doanh thu năm 2021 là khoảng 120 tỷ USD.
  • YouTube – khoảng hơn 2.5 tỷ người dùng với doanh thu năm 2021 là khoảng gần 30 tỷ USD.
  • TikTok – hơn 1 tỷ người dùng với doanh thu năm 2021 là hơn 5 tỷ USD.
  • Twitter – hơn 350 triệu người dùng với doanh thu năm 2021 là gần 5 tỷ USD.

LinkedIn for Business hay LinkedIn Business Manager là gì?

LinkedIn Business Manager là một nền tảng tập trung được thiết kế để giúp các doanh nghiệp và agency lớn quản lý con người, tài khoản quảng cáo và các trang doanh nghiệp (Business Page) một cách dễ dàng hơn.

LinkedIn Business Manager được xây dựng với mục tiêu là đơn giản hóa cách các marketer theo dõi tài khoản của họ bằng cách cung cấp các tùy chọn Trình quản lý chiến dịch quảng cáo (Campaign Manager) và Trang (Pages) từ một nơi duy nhất.

LinkedIn Ads là gì?

LinkedIn Ads hay LinkedIn Advertising là giải pháp quảng cáo trên nền tảng LinkedIn.

Các thương hiệu hay doanh nghiệp có thể sử dụng LinkedIn Ads hay trình quản lý quảng cáo của LinkedIn để tạo, tối ưu quảng cáo và tiếp cận hơn 800 triệu người dùng LinkedIn với nhiều mục tiêu khác nhau như lượng tương tác với bài viết, lượt xem video, thúc đẩy khách hàng tiềm năng (Lead Generation) và hơn thế nữa.

FAQs – Một số câu hỏi thường gặp với mạng xã hội hay ứng dụng LinkedIn là gì?

  • LinkedIn là mạng xã hội của nước nào?

LinkedIn được thành lập và xây dựng ở Mỹ.

  • Điểm khác biệt lớn nhất của LinkedIn là gì?

Chính là “tính chuyên nghiệp” của nền tảng, thứ giúp cho người dùng có thể có thêm được các kết nối chất lượng, có thêm cơ hội phát triển sự nghiệp và thăng tiến.

  • Profile LinkedIn là gì?

Là tài khoản cá nhân trên mạng xã hội LinkedIn, ngược lại với Profile là các Page, tức là Trang doanh nghiệp hay tài khoản doanh nghiệp.

  • LinkedIn Learning là gì?

Là nền tảng học trực tuyến của LinkedIn. Tại đây, người dùng có thể học vô số các chủ đề khác nhau từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Đa số các khoá học ở đây là có trả phí.

  • LinkedIn Premium là gì?

Là tài khoản cá nhân có trả phí của LinkedIn. Bằng cách trả phí, người dùng sử dụng kiểu tài khoản này có thể truy cập vào một số tính năng nâng cao trên LinkedIn. LinkedIn Premium hoạt động tương tự YouTube Premium và Twitter Blue.

  • LinkedIn URL là gì?

LinkedIn URL chính là đường dẫn (link) tới một tài khoản cá nhân (Profile) hay trang doanh nghiệp (Page) nào đó, ví dụ, bên dưới (phần khoanh đỏ) là LinkedIn URL của MarketingTrips.

LinkedIn URL là gì?
LinkedIn URL là gì?
  • Ứng dụng LinkedIn là gì?

Ngoài phiên bản web, mạng xã hội chuyên nghiệp và việc làm LinkedIn còn có bản ứng dụng (app) trên cả iOS và Android. Người dùng có thể tải xuống và sử dụng nó miễn phí.

  • LinkedIn đọc là gì?

Mặc dù là mạng xã hội rất phổ biến trên cả toàn cầu và tại Việt Nam, đa số người dùng Việt Nam đọc là “link kịt in” hoặc “Lin kin”.

Theo phát âm chuẩn, LinkedIn sẽ được đọc là “lin tin” (phiên âm chuẩn là /ˌliŋkt.ˈɪn/).

Kết luận.

Như đã phân tích ở trên, với mạng xã hội chuyên nghiệp LinkedIn, cơ hội cho bạn là rất lớn, dù bạn là người làm marketing, sinh viên, nhân viên kinh doanh hay nhà lãnh đạo, bạn đều hưởng lợi từ các tính năng mà LinkedIn cung cấp.

Bằng cách thấu hiểu cách thức hoạt động của LinkedIn, những tính năng chính hiện có trên LinkedIn là gì, bạn có thể bắt đầu sử dụng nền tảng một cách tối ưu nhất.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

NguồnMarketingTrips

LinkedIn: Top những kỹ năng Marketing được yêu cầu nhiều nhất

LinkedIn vừa công bố báo cáo mới nêu bật những kỹ năng Marketing hiện có nhu cầu tuyển dụng cao nhất trên nền tảng.

LinkedIn kỹ năng Marketing
LinkedIn: Top những kỹ năng Marketing được yêu cầu nhiều nhất

Dữ liệu trong báo cáo của mạng xã hội việc làm LinkedIn được tổng hợp trong những tháng gần đây và so sánh với các kỹ năng hàng đầu đã có từ năm 2015.

LinkedIn nhận thấy rằng các bộ kỹ năng công việc (skill sets) đã thay đổi khoảng 25% kể từ năm 2015 và dự kiến sẽ thay đổi 41% vào năm 2025.

Digital Marketing hay Tiếp thị kỹ thuật số tiếp tục chiếm vị trí cao trong danh sách các kỹ năng được yêu cầu cao nhất. Tiếp thị truyền thông mạng xã hội (Social Media Marketing) cũng nằm trong danh sách này.

Top 20 Kỹ năng được yêu cầu nhiều nhất.

Đây là 20 kỹ năng được yêu cầu hàng đầu hiện nay, được xếp hạng theo thứ tự dựa trên những gì mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm trong các bài đăng tuyển dụng trên LinkedIn:

  1. Customer Service
  2. Sales
  3. Accounting
  4. Businesses Development
  5. Marketing
  6. Leadership
  7. Communication
  8. Digital Marketing
  9. Sales Management
  10. Problem Solving
  11. Management
  12. Finance
  13. Social Media
  14. Sales & Marketing
  15. Time Management
  16. Financial Analysis
  17. Engineering
  18. Strategy (Chiến lược)
  19. Social Media Marketing
  20. SQL

Top 10 kỹ năng Marketing được yêu cầu nhiều nhất trên LinkedIn.

10 kỹ năng hàng đầu dành cho các chuyên gia Marketing đã thay đổi 50% kể từ năm 2015.

  1. Digital Marketing
  2. Social Media Marketing
  3. Search Engine Optimization (SEO)
  4. Marketing Strategy
  5. Adobe Photoshop
  6. Email Marketing
  7. Content Marketing
  8. Advertising
  9. Google Analytics
  10. Corporate Communications

LinkedIn cũng so sánh 10 kỹ năng Marketing hàng đầu mà các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm hiện nay với các kỹ năng tương ứng từ năm 2015.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

LinkedIn thông báo chương trình hỗ trợ nhà sáng tạo mới

Nhằm mục tiêu hỗ trợ nhiều hợn nữa cho các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) trên nền tảng, LinkedIn vừa thông báo ra mắt chương trình mới.

Thông qua chương trình hỗ trợ mới, mạng xã hội chuyên nghiệp LinkedIn sẽ cho phép những nhà sáng tạo nội dung LinkedIn được chọn tham gia vào một loạt các hoạt động nhằm mục tiêu giúp họ cải thiện kỹ năng trên LinkedIn đồng thời tối đa hóa sự hiện diện của họ trên nền tảng.

Chương trình theo đó sẽ kéo dài 6 tuần, nơi các nhà sáng tạo có thể tìm thấy nhiều công cụ và cách thức hơn để xây dựng cộng đồng và kết nối với các cơ hội mới trên LinkedIn.

Những người được chọn tham gia cũng sẽ nhận được một khoản tiền trị giá 12.000 USD.

Nói về những chương trình tương tự như này, LinkedIn đã lần đầu ra mắt vào tháng 9 năm ngoái, các nhà sáng tạo được chọn đã tham gia nhiều hoạt động kéo dài trong 10 tuần và nhận được một khoản tiền trị giá 15.000 USD.

Về bản chất, cũng tương tự các nền tảng như Facebook hay TikTok, LinkedIn coi trọng các nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng, những người đã không ngừng xây dựng và phát triển cộng đồng người dùng thông qua các kiến thức hay kỹ năng riêng của họ.

Trong khi LinkedIn chưa cung cấp các chương trình chia sẻ doanh thu trực tiếp với các nhà sáng tạo như các nền tảng mạng xã hôi khác, việc hỗ trợ bằng tiền trực tiếp được cho là cách thức thay thế phù hợp.

Hiện chương trình chỉ dành cho các nhà sáng tạo tại Mỹ và trên 18 tuổi, bạn có thể đăng ký chương trình tại đây:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

LinkedIn ra mắt tuỳ chọn đăng bài Carousel mới

LinkedIn đang thử nghiệm tuỳ chọn đăng bài mới cho phép người dùng đăng bài theo định dạng băng chuyền Carousel.

LinkedIn ra mắt tuỳ chọn đăng bài Carousel mới
LinkedIn ra mắt tuỳ chọn đăng bài Carousel mới 

Như bạn có thể thấy trong hình ảnh ở trên, một số người dùng LinkedIn hiện đã có tùy chọn tạo bài đăng theo định dạng băng chuyền.

Khi nhấp vào tạo bài đăng, người dùng sẽ được chuyển tiếp đến quá trình tạo băng chuyền (Carousel), nơi cho phép bạn chọn nhiều hình ảnh tĩnh và / hoặc video để thêm vào bài đăng của mình.

Theo định dạng của LinkedIn, ngoài hình ảnh và video, người dùng cũng có thể thêm văn bản thay thế trong quá trình thiết lập, trong khi bạn cũng có thể sắp xếp lại thứ tự tải lên theo cách mong muốn.

LinkedIn cho biết nền tảng này hiện đang thử nghiệm các chức năng mới, thứ mà họ hy vọng sẽ giúp nhà sáng tạo có thể chia sẻ kiến thức của họ theo những cách trực quan hơn.

LinkedIn cũng chia sẻ thêm, hiện thử nghiệm chỉ áp dụng cho một số người dùng được chọn trước khi tung ra bản chính thức toàn cầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

LinkedIn chia sẻ nhiều Marketing Insights thông qua tạp chí kỹ thuật số mới

Thông qua tạp chí kỹ thuật số mới với tên gọi Big Thinking, LinkedIn chia sẻ đến marketer nhiều insight mới về ngành marketing nói chung và tư duy tăng trưởng nói riêng.

linkedin big thinking
LinkedIn chia sẻ nhiều Marketing Insights thông qua tạp chí kỹ thuật số mới

Khi đại dịch đã mang đến vô vàn những khó khăn cho từ các doanh nghiệp lớn đã có chỗ đứng trên thị trường đến các công ty khởi nghiệp, áp lực về tăng trưởng doanh nghiệp chưa bao giờ trở nên quan trọng đến thế.

Để có thể tìm kiếm được các cơ hội mới sau khủng hoảng, các kỹ năng và tư duy sáng tạo của người làm marketing và kinh doanh lại trở nên cấp thiết hơn.

Với mục tiêu cung cấp cho các marketer nhiều thông tin hơn về xu hướng ngành, nhiều kỹ thuật làm marketing hiệu quả cũng như các cách thức để phát triển tư duy tăng trưởng, LinkedIn vừa cho ra mắt tạp chí kỹ thuật số mới mang tên “Big Thinking”.

Theo LinkedIn:

“Sau đại dịch, đó là thời gian để bạn có thể hình dung lại, xác định và mở rộng thị trường, bạn cần xây dựng thương hiệu, xây dựng niềm tin của khách hàng với doanh nghiệp và kết nối với họ nhiều hơn nữa.

Thế giới đang cần những tư duy lớn (Big Thinking) từ những người làm marketing, và để làm được điều này, bạn cần những tư duy tăng trưởng (Growth Mindset) mới, tất cả những thông tin đó bạn sẽ có thể tìm thấy trong LinkedIn Big Thinking.”

Có gì mới trong tạp chí kỹ thuật số LinkedIn Big Thinking.

Theo LinkedIn, Big Thinking đã tập hợp nhiều tư duy của nhiều nhà tư tưởng tiên phong trong lĩnh vực marketing và truyền thông, họ cùng nhau đưa ra những kỳ vọng và thách thức mới mà các nhà marketer cần phải đối diện và vượt qua.

Dưới đây là một số nội dung sẽ được thảo luận trong tạp chí.

  • Sứ mệnh của các marketer trong việc phát triển các chiến lược marketing bền vững.
  • Bí mật của những tổ chức sáng tạo nhất thế giới.
  • Tại sao kỳ vọng của các nhà lãnh đạo cần thay đổi.
  • Những chiến thuật marketing mới trong thế giới không có cookies.
  • Tại sao đã đến lúc các B2B Marketer cần đào sâu nhiều hơn về các vấn đề sáng tạo.

Bạn có thể đọc ngay LinkedIn Big Thinking tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

LinkedIn liệt kê Top 25 công ty Marketing và Quảng cáo hàng đầu 2022

LinkedIn vừa ra mắt báo cáo mới liệt kê danh sách 25 công ty hàng đầu trong lĩnh vực Marketing và Quảng cáo (Ads).

LinkedIn liệt kê Top 25 công ty Marketing và Advertising tốt nhất 2022
LinkedIn liệt kê Top 25 công ty Marketing và Advertising tốt nhất 2022

Thông qua báo cáo mới, LinkedIn muốn làm nổi bật “những nơi làm việc tốt nhất để phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực MarketingQuảng cáo” vào năm 2022.

Dữ liệu đánh giá và xếp hạng của LinkedIn được dựa trên 7 nhóm yếu tố bao gồm:

  • Khả năng thăng tiến.
  • Mức độ phát triển của các kỹ năng.
  • Mức độ ổn định của công ty.
  • Các cơ hội bên ngoài.
  • Mức độ quen thuộc của doanh nghiệp.
  • Mức độ đa dạng về giới tính.
  • Các nền tảng giáo dục của nhân viên.

Các công ty hàng đầu dành cho những người có kỹ năng SEO hay muốn theo đuổi sự nghiệp làm SEO.

Trong danh sách 25 công ty hàng đầu về Marketing và Quảng cáo của LinkedIn, có 3 cái tên nổi bật nhất chuyên về các dịch vụ liên quan đến SEO bao gồm:

  • Merkle.
  • Power Digital.
  • Publicis Health.

Lưu ý: Vì danh sách của LinkedIn chỉ bao gồm các công ty có từ ít nhất 500 nhân viên, các công ty nhỏ hơn sẽ không được liệt kê.

25 công ty hàng đầu trong lĩnh vực Tiếp thị & Quảng cáo (Marketing & Advertising).

Dưới đây là danh sách đầy đủ 25 công ty được LinkedIn công nhận là những công ty hàng đầu và có nơi làm việc tốt nhất trong ngành marketing và quảng cáo.

Bên cạnh bảng xếp hạng, LinkedIn cũng liệt kê các vị trí được tuyển dụng hàng đầu tại các công ty tương ứng.

  1. Havas Media Group: Media Planner, Media Supervisor, Investment Associate
  2. Merkle: Search Engine Marketing Analyst, Account Manager, Senior Analyst
  3. VMLY&R: Creative Director, Engagement Director, Account Manager
  4. Criteo: Account Strategist, Account Executive, Software Engineer
  5. Spark Foundry: Media Associate, Strategy Associate, Senior Analyst
  6. Power Digital: Marketing Strategist, Account Manager, Search Engine Optimization Specialist
  7. Quotient Technology: Customer Success Manager, Campaign Manager, Sales Director
  8. PHD: Strategy Supervisor, Media Strategist, Associate Media Director
  9. Digitas Art: Account Executive, Art Director, Producer
  10. Publicis Health: Search Engine Marketing Analyst, Account Manager, Pharmaceutical Sales Representative
  11. Area 23: Account Supervisor, Producer, Associate Creative Director
  12. RPA: Account Coordinator, Account Executive, Media Planner
  13. Intouch Solutions: Account Manager, Project Manager, Marketing Coordinator
  14. Digitas North America: Data Analyst, Account Manager, Art Director
  15. Horizon Media: Brand Strategist, Digital Media Planner, Strategy Supervisor
  16. Spectrum Reach: Account Executive, Account Planner, Local Sales Manager
  17. Ogilvy: Account Executive, Art Director, Copywriter
  18. Octagon: Account Executive, Event Specialist, Group Director
  19. McCann Workgroup: Account Executive, Art Director, Copywriter
  20. Starcom: Media Associate, Senior Analyst, Strategy Supervisor
  21. Saatchi & Saatchi: Account Executive, Art Director, Copywriter
  22. Walmart Connect: Partnerships Manager, Campaign Manager, Account Manager
  23. WPP: Researcher, Executive Assistant, Information Technology Operation Manager
  24. 360i: Media Manager, Account Manager, Art Director
  25. DDB: Account Executive, Art Director, Copywriter

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Khoá học Content Marketing và Creative Design miễn phí của LinkedIn

Nếu bạn đang làm việc trong ngành marketing nói chung và digital marketing nói riêng thì khoá học miễn phí mới của LinkedIn về chủ đề Content Marketing và Creative Design sẽ rất hữu ích với bạn.

học content marketing trên linkedin
LinkedIn ra mắt khoá học miễn phí Content Marketing và Creative Design

Theo đó, nền tảng mạng xã hội chuyên nghiệp LinkedIn với hơn 700 triệu người dùng vừa thông báo ra mắt khoá học miễn phí được cấp chứng chỉ mới “Content Marketing & Creative Design”.

Khoá học hướng đến mục tiêu cung cấp những kiến thức nền tảng cơ bản về ContentContent Marketing, các kỹ năng về thiết kế sáng tạo (Creative Design) và hơn thế nữa.

Theo giải thích của LinkedIn.

“Khoá học có cấp chứng chỉ mới này rất quan trọng vì nó đến vào thời điểm chúng tôi nhận thấy sự quan tâm ngày càng cao của toàn ngành marketing nói chung đối với chủ đề xây dựng chiến lược nội dung (content strategy) và thiết kế sáng tạo.

Trên thực tế, theo báo cáo về hiện trạng marketing 2022 của HubSpot cho thấy, nội dung (Content) đang tiếp tục thể hiện sức mạnh to lớn của mình, với 66% marketer dự kiến sẽ phân bổ nhiều ngân sách hơn cho hoạt động này vào năm 2022 và 47% người mua B2B xem từ 3 đến 5 mẫu nội dung trước khi tính đến việc mua hàng.”

“Với LinkedIn, những nội dung hấp dẫn và lôi cuốn là chìa khóa để tối đa hóa cơ hội của thương hiệu trong lĩnh vực tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing).”

Khi bạn hoàn thành toàn bộ khóa học và bài kiểm tra, bạn sẽ nhận được chứng chỉ kỹ thuật số (digital certificate) và bạn có thể thêm nó vào hồ sơ LinkedIn của mình hoặc in ra nếu bạn muốn.

Các khoá học hiện có sẵn cho tất cả người dùng LinkedIn với các thứ tiếng như: tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp và tiếng Bồ Đào Nha.

Bạn có thể tìm hiểu và bắt đầu khoá học tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

LinkedIn giới thiệu LinkedIn Business Manager mới

Cũng tương tự như Facebook Business Manager, LinkedIn Business Manager là trình quản lý doanh nghiệp nâng cao được sử dụng để quản lý tất cả các tài sản quảng cáo và kinh doanh của doanh nghiệp.

linkedin business manager
LinkedIn giới thiệu LinkedIn Business Manager mới

Nền tảng mạng xã hội chuyên nghiệp LinkedIn vừa thông báo ra mắt Trình quản lý doanh nghiệp LinkedIn – LinkedIn Business Manager mới.

Trình quản lý doanh nghiệp của LinkedIn là một nền tảng tập trung được thiết kế để giúp các doanh nghiệp và agency lớn quản lý con người, tài khoản quảng cáo và các trang doanh nghiệp (Business Page) một cách dễ dàng hơn.

LinkedIn Business Manager là một nền tảng tập trung.

LinkedIn Business Manager được xây dựng với mục tiêu là đơn giản hóa cách các marketer theo dõi tài khoản của họ bằng cách cung cấp các tùy chọn Trình quản lý chiến dịch quảng cáo (Campaign Manager) và Trang (Pages) từ một nơi duy nhất.

Dưới đây là những gì khác mà LinkedIn Business Manager cung cấp:

  • Xem và quản lý các thành viên trong nhóm, tài khoản quảng cáo, các trang và các đối tác kinh doanh khác từ bảng điều khiển trung tâm.
  • Quản lý và kiểm soát dễ dàng hơn với các tác vụ quản trị như phân quyền và thanh toán trên trình quản lý quảng cáo.
  • Khả năng chia sẻ và cập nhật Đối tượng phù hợp (Matched Audiences) trên các tài khoản quảng cáo.
  • Với Business Manager, bạn có thể quản lý quyền truy cập của người dùng trên các tài khoản và Trang cũng như tải xuống trực tiếp hóa đơn hàng tháng.
linkedin business manager
Giao diện LinkedIn Business Manager (Trình quản lý kinh doanh của LinkedIn).

Theo Bà Gyanda Sachdeva, Giám đốc quản lý sản phẩm của LinkedIn.

“Chúng tôi đã xây dựng Trình quản lý doanh nghiệp (Business Manager) cho bạn và cho khách hàng B2B của chúng tôi với mục đích giúp bạn tối đa hóa hiệu quả quảng cáo, vì vậy bạn có thể tạo và thực hiện các chiến dịch một cách nhanh chóng mà không phải bỏ ra thêm bất cứ khoản phí nào.

Những khách hàng thử nghiệm ban đầu như GroupM Canada, Merkle B2B, VMware và Xero, cho biết đã thấy được những giá trị tức thì của nền tảng và chúng tôi rất vui mừng khi thông báo đến các marketer toàn cầu rằng LinkedIn Business Manager sẽ được ra mắt trong những tuần tới.”

Business Manager giúp các nhà quảng cáo tập trung vào việc tối ưu chiến dịch.

Khi công việc của các digital marketer nói chung ngày càng phức tạp hơn, điều quan trọng là họ phải dựa vào các công cụ hỗ trợ trong suốt quá trình sử dụng.

“Cho dù đó là việc tăng khả năng hiện diện của thương hiệu trên LinkedIn hay giúp thương hiệu tiếp cận người mua tiềm năng một cách nhanh chóng hơn, chúng tôi luôn xem xét những cách mới để giúp bạn làm việc thông minh hơn và mang lại nhiều giá trị hơn cho doanh nghiệp và khách hàng của mình.”

Hiện các nhà quảng cáo toàn cầu có thể tạo LinkedIn Business Manager tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

LinkedIn: Từ cổng tuyển dụng tới mạng xã hội chuyên nghiệp lớn nhất thế giới

‘Không quan trọng bạn biết gì, quan trọng là bạn biết ai’. Đó là câu nói nổi tiếng mà bất kỳ ai xin việc làm cũng từng nghe qua. LinkedIn là bằng chứng sống cho điều này.

LinkedIn: Từ cổng tuyển dụng tới mạng xã hội chuyên nghiệp lớn nhất thế giới

Có lẽ, ứng viên nào cũng ít nhất một lần xem hay dùng qua LinkedIn để kích hoạt mạng lưới quan hệ rộng lớn trong ngành mình đang tìm hiểu.

LinkedIn chính là mạng xã hội dành cho người chuyên nghiệp lớn nhất hành tinh. Nếu Facebook mở ra kỷ nguyên “mạng xã hội”, LinkedIn đã cách mạng hóa với những sáng tạo không ngừng nghỉ.

Mùa hè năm 2003, nhà sáng lập Reid Hoffman lên ý tưởng về LinkedIn nhưng hành trình đến đỉnh cao của nó không hề dễ dàng.

Có những ngày, mạng tuyển dụng chỉ có 20 người đăng ký tài khoản. Song, đến nay, LinkedIn đã có 740 triệu thành viên tại 200 quốc gia.

Khởi đầu khiêm tốn và chậm chạp.

Reid Hoffman 41 tuổi khi thành lập LinkedIn năm 2003. Ngay từ đầu, cựu sinh viên Stanford đã hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng và dựa vào mạng lưới.

Ông từng có trải nghiệm cay đắng khi tiếp cận nhiều nhà đầu tư mạo hiểm để trình bày ý tưởng thành lập công ty phần mềm nhưng đều bị từ chối.

Sau đó, ông vào làm tại Apple và Fujitsu trước khi nghỉ việc để tự kinh doanh. Ông cùng hai người bạn Peter Thiel và Max Levchin gia nhập ban quản trị PayPal, rồi bán PayPal cho eBay năm 2002.

Năm 2003, LinkedIn ra đời với tầm nhìn thay đổi cách mọi người quản lý cuộc sống công việc thông qua kết nối đúng người, đúng thông tin. Ban đầu, công ty muốn bỏ tiền tiếp thị đến những khách hàng doanh nhân, nhà đầu tư mạo hiểm, người tìm việc làm tại khu vực Vùng Vịnh San Francisco.

Tốc độ đăng ký thành viên tương đối chậm chạp do mọi người không thể hiểu nổi giá trị của LinkedIn nằm ở đâu. Đến cuối năm 2004, startup chỉ có 150.000 người dùng, tăng trưởng dưới chuẩn một sản phẩm Internet.

Không nản lòng, các nhà sáng lập tiếp tục nỗ lực cải thiện và bổ sung tính năng vào nền tảng để xây dựng cộng đồng, gia tăng sức hấp dẫn.

Dù vậy, sự tự tin của cả nhóm không đồng nghĩa với hứng thú từ các nhà đầu tư. Chỉ có 2/26 nhà đầu tư mạo hiểm là Sequoia và Nokia Ventures phản hồi lại hồ sơ của LinkedIn.

Nhận thấy nhu cầu phải chứng minh lợi nhuận nhanh chóng và ổn định, LinkedIn “bật” chế độ nghiêm túc vào năm 2005 với màn ra mắt của các tính năng việc làm và mô hình trả phí, mở rộng quy mô với hơn 5 triệu người đăng ký.

Một năm sau, LinkedIn bắt đầu kiếm ra tiền, ngay cả khi Internet chưa phổ biến như bây giờ. Khi toàn cầu hóa và kết nối thế giới trở thành xu hướng, LinkedIn mở rộng tầm với sang các thị trường châu Âu và mở văn phòng quốc tế đầu tiên tại Vương quốc Anh.

Có lẽ, bạn sẽ nghĩ, cuối cùng cả nhóm đã được đền đáp, tuy nhiên, thực tế LinkedIn vấp phải hai rào cản lớn: quan điểm của người tiêu dùng và sự nhạy bén của tổ chức. Duy trì sự phát triển đồng nghĩa với việc họ cần phải thuê một CEO càng sớm càng tốt.

Cho đến lúc đó, các nhà sáng lập đầu tư nỗ lực để trả lời các câu hỏi về sản phẩm hơn là nhu cầu của tổ chức. Ông Reid – một chiến lược gia xuất sắc – đã phát triển một văn hóa với tầm nhìn sản phẩm, chiến lược kinh doanh mạnh mẽ, song những gì LinkedIn cần lại là một người giàu kinh nghiệm về sản phẩm Internet.

Một người có thể thúc đẩy công ty mở rộng quy mô và đọi ngũ, hiểu sâu sắc về người dùng và đặt mọi người vào đúng vị trí của họ.

Vì vậy, giữa năm 2009, LinkedIn đã mời Jeff Weiner – một cựu tướng Warner Bros và Yahoo – vào ghế CEO, thay thế nhà sáng lập Reid Hoffman.

Từ startup đến công ty đại chúng.

Sự xuất hiện của ông Weiner đã thổi làn gió mới vào LinkedIn. LinkedIn đang ở giai đoạn cần tạo cảm hứng cho nhân viên của mình.

Điều đó đòi hỏi một tầm nhìn rõ ràng hơn, đó là tạo sinh kế cho 3,3 tỷ lao động trên toàn cầu bằng cách khớp kỹ năng của họ với cơ hội việc làm.

Thông thường, văn hóa tổ chức thường không được ưu tiên bằng lợi nhuận hay gia tăng giá trị cho cổ đông.

Tuy nhiên, sức mạnh của ông Jeff lại là đặt nền móng cho nền văn hóa kết hợp cả hiệu suất lẫn nhân ái. Ông ấy đưa các chỉ số hiệu suất cá nhân vào chỉ số hiệu suất của nhóm, trong khi thiết lập văn hóa thúc đẩy sự hòa nhập và đồng cảm.

Ông khuyến khích nhân viên suy nghĩ như ông chủ và đưa ra quyết định kinh doanh xét đến tác động đến kết quả hoạt động.

Ông Weiner liên tục duy trì sự sáng tạo trong LinkedIn. Cuối cùng, LinkedIn đã chuyển từ một cổng thông tin tuyển dụng sang một mạng lưới dành cho dân chuyên nghiệp với các nội dung liên quan đến các ngành nghề và giải pháp văn phòng.

Không chỉ có vậy, LinkedIn còn chuyển hướng sang các ấn phẩm, hướng tới đối tượng doanh nhân.

Các nhà báo từ Financial Times tới Huffington Post thường xuyên đăng tải nội dung cho dân chuyên. Sáng kiến rõ ràng làm thay đổi nhận thức của mọi người về LinkedIn, từ “cổng tuyển dụng” đến “nền tảng chuyên nghiệp đa ngành”.

CEO LinkedIn đặt ra tham vọng tác động đến thế giới một cách sâu sắc, xóa bỏ định nghĩa hoang đường về thành công của doanh nghiệp. Ông đánh giá cao khả năng mở rộng dịch vụ của LinkedIn mà các mạng xã hội khác không theo kịp.

Quan trọng nhất, bản chất của LinkedIn nằm ở sự tin tưởng mà họ tạo ra ở người tiêu dùng. Không như các nền tảng khác, việc thiết lập kết nối trên LinkedIn đem lại giá trị rõ ràng, hữu hình cho khách hàng.

4 năm sau khi được bổ nhiệm vào tháng 12/2008, mạng xã hội việc làm LinkedIn ghi nhận doanh thu tăng gấp 10 lần. Ông vượt kỳ vọng của các nhà phân tích hết quý này sang quý khác, tăng 50% nhân viên và đẩy nhanh việc tuyển dụng trên toàn cầu.

Ngày 19/5/2011, LinkedIn trở thành công ty đại chúng, đặt nền móng cho các công ty mạng xã hội tư nhân khác.

Năm 2016 tiếp tục là một năm trọng đại khi Microsoft thâu tóm LinkedIn với giá 26,2 tỷ USD. Ông Weiner chính là chất xúc tác quan trọng để kết nối LinkedIn với một trong các hãng phần mềm lớn nhất thế giới.

Quyết định táo bạo mang lại lợi ích không nhỏ cho LinkedIn. Nền tảng người dùng của họ tăng gần 50% kể từ khi thông báo giao dịch, mang về 6,8 tỷ USD doanh thu. Microsoft đánh bại những người mua tiềm năng khác như Salesforce, Facebook, Google.

Với các thương vụ quy mô lớn như vậy, rất khó để giữ văn hóa độc lập với nhau, song ông Weiner yêu cầu vận hành LinkedIn như một doanh nghiệp độc lập. Đó là lý do chính khiến thương vụ thành công.

Bất chấp các thành tích mà LinkedIn đạt được, họ không có thời gian để tự mãn. LinkedIn không có đối thủ trong thị trường tuyển dụng, nhưng trong bối cảnh Covid-19 hoành hành và vòng xoáy không bao giờ dứt về nỗi lo thất nghiệp, thay đổi trong mô hình làm việc, nhiều thách thức mới xuất hiện.

Hơn bao giờ hết, công ty cần nỗ lực gấp đôi để hỗ trợ cả nhà tuyển dụng và ứng viên thay đổi kỹ năng, chuyển đổi trước nhu cầu tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh (Theo ICT News)

Những vụ thâu tóm đình đám trong giới công nghệ

Số tiền 44 tỷ USD được Elon Musk đưa ra để mua Twitter hiện đứng thứ ba trong số những thương vụ công nghệ đắt đỏ nhất.

thâu tóm trong giới công nghệ

Microsoft mua Activision Blizzard: 68,7 tỷ USD.

Ngày 18/1, Microsoft công bố đã bỏ ra 68,7 tỷ USD tiền mặt để mua hãng game nổi tiếng Activision Blizzard. Thương vụ dự kiến hoàn tất trong năm tài chính 2023 và là vụ thâu tóm công nghệ lớn nhất hiện nay.

Giới công nghệ nhận định, động thái mới được cho là sẽ giúp Microsoft có thêm lợi thế trong cuộc đua metaverse. Satya Nadella, Chủ tịch kiêm CEO Microsoft, nhận định “game đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các nền tảng metaverse”.

Activision Blizzard hiện là một trong những hãng game lớn nhất với hơn 10.000 nhân viên khắp thế giới, thu hút 400 triệu người dùng hàng tháng tại 190 quốc gia. Công ty sở hữu nhiều trò chơi đình đám như Warcraft, Diablo, Overwatch, Call of Duty và Candy Crush.

Dell mua EMC: 67 tỷ USD.

Năm 2015, hãng máy tính Dell chi 67 tỷ USD để thâu tóm công ty lưu trữ dữ liệu EMC Corporation.

Dell khi đó cho biết, việc mua EMC là nhằm tăng cạnh tranh ở mảng điện toán đám mây, cũng như thúc đẩy tăng trưởng trong các lĩnh vực chuyển đổi kỹ thuật số, trung tâm dữ liệu phần mềm, hạ tầng liên kết, điện toán đám mây hỗn hợp, di động và bảo mật. Giới phân tích đánh giá thương vụ đến nay đã mang lại một số thành công nhất định cho Dell.

Elon Musk mua Twitter: 44 tỷ USD.

Việc tiếp quản Twitter của tỷ phú Elon Musk trở thành thương vụ thâu tóm lớn thứ ba trong lĩnh vực công nghệ. Thỏa thuận mua bán đã được hội đồng quản trị Twitter thông qua và dự kiến hoàn tất trong năm nay.

Thương vụ sẽ đưa Twitter thành công ty tư nhân, chấm dứt những tuần đầy biến động trong mối quan hệ giữa Elon Musk và Twitter.

Tỷ phú Mỹ sẽ trả 54,2 USD cho mỗi cổ phiếu Twitter, đúng theo đề nghị ban đầu của ông. Tuy nhiên, thỏa thuận vẫn đang chờ sự chấp thuận của các cổ đông và cơ quan quản lý.

Với việc nắm quyền kiểm soát Twitter, Musk có tham vọng biến nơi đây thành nền tảng tự do ngôn luận.

Tuy nhiên, ý định này của ông được cho là có thể làm cản trở nỗ lực của Twitter trong việc kiểm soát các nội dung thù ghét, thông tin sai lệch, quấy rối và có hại trên mạng xã hội.

Avago Technologies mua Broadcom: 37 tỷ USD.

Năm 2015, Avago thâu tóm đối thủ của mình là Broadcom, lấy tên là Broadcom Limited. Thương vụ hoàn tất năm 2016.

Hiện các công nghệ lõi mà hãng sở hữu gồm modem băng thông rộng, CPU SDP và ARM tùy chỉnh, Wi-Fi, Bluetooth, GPS, cảm biến quang… Broadcom là một trong những nhà cung cấp sản phẩm phần mềm bán dẫn và cơ sở hạ tầng lớn nhất ở Mỹ.

AMD mua Xlinix: 35 tỷ USD.

Tháng 10/2020, AMD mua lại công ty bán dẫn Xlinix của Mỹ, chi trả bằng cổ phiếu trị giá 35 tỷ USD. Động thái này giúp AMD tăng sức mạnh trong các sản phẩm trung tâm dữ liệu, cũng như cạnh tranh mạnh mẽ hơn với Intel.

Tuy nhiên, thương vụ vấp phải một số phản đối từ các cơ quan quản lý ở một số quốc gia và đến đầu năm nay mới hoàn tất.

IBM mua Redhat: 34 tỷ USD.

Công ty máy tính IBM công bố mua lại hãng phần mềm mã nguồn mở Red Hat năm 2018.

Sự kết hợp giữa đôi bên giúp IBM tăng cường các giải pháp điện toán đám mây dành cho các doanh nghiệp. Red Hat Enterprise Linux và Red Hat Virtualization – hai dịch vụ chủ đạo của Red Hat hiện là một phần của nền tảng đám mây IBM Cloud.

SoftBank mua ARM: 31 tỷ USD.

Tập đoàn viễn thông đa quốc gia SoftBank mua lại hãng chip ARM năm 2016 với tham vọng phát triển mảng chip xử lý dựa trên kiến trúc độc quyền của hãng này.

Tuy vậy, ARM dưới thời SoftBank không phát triển mạnh mẽ với doanh thu chỉ tăng từ 1,2 tỷ USD lên 1,9 tỷ USD.

Do khó khăn tài chính, SoftBank bắt đầu rao bán ARM. Nvidia, nhà sản xuất GPU lớn nhất thế giới, đã đưa ra lời đề nghị trị giá 40 tỷ USD, con số lớn nhất lịch sử ngành công nghiệp bán dẫn.

Tuy nhiên, vụ sáp nhập thất bại vào tháng 2 và lý do được đưa ra là “những rào cản về quy định ngăn cản sự hoàn thành của giao dịch, bất chấp những nỗ lực và thiện chí của các bên”.

Microsoft mua LinkedIn: 26,2 tỷ USD.

Microsoft thâu tóm LinkedIn từ năm 2016 nhưng đến nay, mạng xã hội nghề nghiệp này vẫn hoạt động tương đối độc lập. Đây là vụ mua lại đắt đỏ thứ hai của “gã khổng lồ phần mềm”, chỉ sau thương vụ Activision Blizzard.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

LinkedIn: Những vị trí và kỹ năng Marketing hiện có nhu cầu cao nhất

Trong báo cáo mới nhất của LinkedIn, nền tảng này chia sẻ những kỹ năng và vị trí Marketing hiện có nhu cầu cao nhất tại các khu vực khác nhau.

Những vị trí và kỹ năng Marketing hiện có nhu cầu cao nhất
LinkedIn: Những vị trí và kỹ năng Marketing hiện có nhu cầu cao nhất

Trong khi phần lớn những người làm marketing đang tìm cách thay đổi con đường sự nghiệp của họ sau đại dịch, Digital Marketing và Social Media Marketing là TOP những kỹ năng được yêu cầu nhiều nhất ở hầu hết các khu vực trên toàn cầu.

Dưới đây là môt số thông tin chi tiết trong báo cáo.

Marketers tại APAC (Châu Á – Thái Bình Dương) có tỷ lệ rời bỏ công việc hiện tại cao nhất.

Như bạn có thể thấy ở trên, so với các khu vực như NAMER (Bắc Mỹ) hay EMEA (Trung Đông, Châu Âu và Châu Phi), những người làm marketing khu vực APAC có tỷ lệ thay đổi công việc cao nhất đến 59%.

Làm việc từ xa trở thành xu hướng chính ở hầu hết các khu vực.

Như bạn có thể thấy ở trên, tỷ lệ làm việc từ xa trong ngành marketing đã liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây.

Tỷ lệ làm việc từ xa cao nhất ở khu vực Bắc Mỹ, đến APAC và sau đó là các khu vực còn lại như Châu Phi, Châu Âu hay Trung Đông.

Các vị trí liên quan đến Digital Marketing và Social Media hiện có nhu cầu cao nhất.

Tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, dưới đây là Top 5 vị trí có nhu cầu cao nhất.

  • Content Marketing.
  • Digital Marketing Specialist.
  • Marketing Manager.
  • Digital Marketing Manager.
  • Digital Marketing Executive.

Tại một số khu vực khác ngoài Châu Á, dưới đây là một số vị trí có nhu cầu cao nhất:

  • Social Media Manager.
  • Digital Marketing Manager.
  • Social Media Marketing Specialist.
  • Marketing Manager.

Social Media và Digital Marketing cũng là các kỹ năng marketing được yêu cầu cao nhất.

Tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, dưới đây là TOP 5 kỹ năng marketing được yêu cầu nhiều nhất.

Bạn có thể xem chi tiết báo cáo của LinkedIn tại: LinkedIn Marketing Insights.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

LinkedIn: Nghề Marketing đã dịch chuyển như thế nào vì đại dịch

Dưới sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, khi phần lớn hành vi của người tiêu dùng đã thay đổi, nghề Marketing theo đó cũng thay đổi.

LinkedIn: Nghề Marketing đã dịch chuyển như thế nào vì đại dịch
LinkedIn: Nghề Marketing đã dịch chuyển như thế nào vì đại dịch

So với các điều kiện trước Covid-19, bối cảnh hậu Covid có nhiều sự khác biệt lớn – sự thay đổi không chỉ dừng lại ở góc độ các hành vi hay thói quen hàng ngày, nó đang diễn ra ở một quy mô rộng lớn hơn.

Sau đại dịch, có nhiều người hơn đề cao sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống khi tiếp cận bất cứ công việc hay doanh nghiệp nào, theo một báo cáo mới đây của LinkedIn, mọi người đang dịch chuyển trong cách họ lựa chọn các công việc để theo đuổi.

Nếu bạn muốn làm việc ở nhà nhiều hơn? Hay bạn muốn thay đổi một công việc mới? Bây giờ là lúc bạn cần đánh giá lại các lựa chọn của bản thân và xem xét những gì doanh nghiệp hiện đang tìm kiếm trong bối cảnh mới.

Gần đây nhất, LinkedIn đã công bố Báo cáo triển vọng nghề Marketing 2022 (LinkedIn 2022 Marketing Jobs Outlook) nêu rõ cách đại dịch đã làm thay đổi nghề Marketing nói chung và những người làm Marketing nói riêng.

Dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.

Marketer trong bối cảnh của của “cuộc di cư vĩ đại“.

Khi đại dịch diễn ra, nhiều người đã phải thay đổi cách họ làm việc, có ít việc làm hơn và thậm chí là mất việc.

Theo dữ liệu từ LinkedIn, vào năm 2021, có hàng triệu người đã rời bỏ công việc hiện tại của họ để tìm kiếm các công việc mới với nhiều sự hỗ trợ hơn, linh hoạt hơn và mang nhiều ý nghĩa hơn.

Những người làm marketing cũng không nằm ngoài làn sóng này, họ phải liên tục thay đổi công việc, thay đổi địa điểm làm việc và trong nhiều trường hợp, họ đã phải dịch chuyển sang những cấp độ “ít senior” hơn.

Cũng theo dữ liệu từ LinkedIn, nhiều Marketer đang rời bỏ công việc của họ để tìm kiếm các cơ hội mới:

  • 31% người làm marketing thay đổi công việc của họ hàng năm.
  • 618.000 vị trí marketing bị bỏ trống năm 2021.

Nhiều Marketer chuyển sang các công việc liên quan sau khi rời bỏ vị trí của họ.

Dưới đây là Top 10 công việc mà các marketer đã chọn mới.

  • Bán hàng.
  • Truyền thông.
  • Phát triển kinh doanh.
  • Vận hành.
  • Quản trị dự án.
  • Thiết kế và nghệ thuật.
  • Hỗ trợ.
  • Công nghệ thông tin.
  • Quản trị sản phẩm.
  • Admin (quản trị văn phòng).

Nhiều Marketer tìm kiếm các thách thức trong vai trò mới.

Trong có không ít các marketer vẫn giữ nguyên vị trí hay vai trò của họ, nhiều marketer tìm cách dịch chuyển sang những vị trí cao hơn với nhiều thách thức hơn. Dưới đây là dữ liệu trong 2 năm vừa qua.

  • 29% marketer di chuyển sang vị trí cao hơn.
  • 47% vẫn giữ nguyên vị trí.
  • 23% chuyển sang các vai trò ít quan trọng hơn.

Gen Y là thế hệ được thăng tiến nhiều nhất.

  • 72% người làm marketing được thăng tiến trong 2 năm vừa qua thuộc Gen Y (Millennials).
  • Con số này với Gen Z là 12%.
  • Gen X là 15%.
  • Baby Boomers là 1%.

Top những kỹ năng Marketing trong năm 2021.

Top những kỹ năng được yêu cầu nhiều nhất.

  • Digital Marketing.
  • Quảng cáo.
  • Product Marketing.
  • Khoa học dữ liệu.
  • Social Media.
  • Thúc đẩy doanh số bán lẻ.
  • Thiết kế đồ hoạ.
  • Truyền thông doanh nghiệp.

Nhiều công việc Marketing làm từ xa.

Trong khi đại dịch ngày càng giảm bớt đi, nhiều công việc marketing vẫn được yêu cầu làm từ xa, theo LinkedIn, nhu cầu về làm việc tư xa vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh sau đại dịch.

Xem thêm:

Tham khảo các khoá học về Digital Marketing của MarketingTrips tại: Course

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh