Skip to main content

Thẻ: LinkedIn

Nhắm đúng khách hàng mục tiêu với 5 cách đơn giản

Thay vì cố gắng thành công bằng cách marketing cho mọi người, hãy xác định đúng khách hàng mục tiêu của bạn trước khi hành động.

khách hàng mục tiêu

Một trong những sai lầm lớn nhất bạn có thể mắc phải khi bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình đó là cố gắng để thu hút và bán hàng cho tất cả mọi người.

Sự thật là, thay vì cố gắng thành công bằng cách marketing cho mọi người, bạn hãy xác định đối tượng khách hàng hay thị trường mục tiêu chính của riêng bạn.

Biết được động cơ của khách hàng mục tiêu là điều cần thiết để điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ, nỗ lực marketing của bạn từ đó đáp ứng nhu cầu của họ và đây cũng là một trong những cách nhanh nhất để thành công.

Mặc dù nghe có vẻ khó khăn khi cố gắng để làm marketing đến đối tượng mục tiêu, nhưng sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết khi bạn biết mình phải làm gì.

Dưới đây là 05 cách thực sự đơn giản sẽ cho phép bạn nhắm mục tiêu đúng đối tượng và thành công hơn những gì bạn tưởng tượng.

1. Các cuộc thăm dò trên mạng xã hội (Polls).

Các nền tảng truyền thông mạng xã hội như Facebook, Twitter và LinkedIn là những con đường hiệu quả để khảo sát khách hàng mục tiêu của bạn.

Các cuộc thăm dò trên mạng xã hội vốn là một trong những cách phổ biến và đơn giản nhất để tìm hiểu thêm về khách hàng của bạn. Bạn có thể đặt những câu hỏi đóng hoặc mở tuỳ ý về vấn đề mà bạn đăng cần biết phản ứng của khách hàng.

Các cuộc thăm dò này cung cấp cho bạn những thông tin về nhóm tuổi, vị trí, nghề nghiệp của đối tượng và còn nhiều hơn thế nữa.

2. Khảo sát trực tuyến và khảo sát qua email.

Các cuộc khảo sát đúng chắc chắn sẽ giúp bạn dẫn đầu những cuộc chơi. Các cuộc khảo sát là phương thức hoàn hảo cho một cách tiếp cận thực tế để luôn luôn cập nhật những gì người tiêu dùng đang suy nghĩ.

Phần quan trọng nhất của việc thực hiện các cuộc khảo sát trực tuyến là bạn phải biết rõ bạn muốn ‘học’ điều gì từ mỗi câu hỏi và giữ cho các câu hỏi được ngắn gọn và dễ trả lời.

Bạn cũng có thể tạo các chiến dịch email để khảo sát khách hàng hiện tại của mình và có được thông tin chi tiết có giá trị về họ.

Đối với các cuộc khảo sát khách hàng, ClickInsights hay Survey Monkey là những công cụ bạn không thể bỏ qua.

3. Phân tích khách hàng hiện tại.

Khách hàng hiện tại của bạn bao nhiêu tuổi? Họ sống ở đâu? Đối tượng của bạn chủ yếu là nam hay nữ? Thu nhập trung bình của họ là bao nhiêu?

Nghề nghiệp của họ là gì? Sở thích của họ như thế nào? Đây là một số câu hỏi bạn cần hỏi để hiểu ai hiện đang mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Và từ đó, hãy tự hỏi bản thân bạn đang tiếp cận họ như thế nào.

Bạn có đang kiếm được nhiều khách hàng hơn thông qua mạng xã hội không? Nếu vậy, nền tảng truyền thông mạng xã hội nào của bạn đang hiệu quả nhất?

Phân tích khách hàng hiện tại sẽ giúp bạn hướng những nỗ lực marketing và bán hàng của mình đến đúng đối tượng hơn, tăng tỷ lệ chuyển đổi và giảm lượng thời gian cần thiết để bán hàng hơn.

Ông Brian Lischer, Giám đốc điều hành và Nhà sáng lập của Ignyte Brands cho rằng đây là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của việc nhắm mục tiêu và thông điệp:

“Đừng bỏ qua khách hàng của bạn. Bạn phải hiểu đối tượng mục tiêu của mình để nói chuyện với họ một cách có ý nghĩa.

Trên thực tế, chúng ta sẽ không bao giờ thành công nếu chúng ta từ chối phần nghiên cứu đối tượng trong các chiến dịch xây dựng thương hiệu của mình”.

4. Phân tích cạnh tranh.

Rất có thể bạn đã biết rõ đối thủ cạnh tranh của mình là ai, nhưng việc tìm hiểu thêm về thói quen marketing của họ sẽ cho bạn thấy những ‘khoảng trống’ trên thị trường là ở đâu và bạn có thể lấp đầy nó như thế nào.

Hãy thực hiện nghiên cứu những từ khóa liên quan đến ngành của bạn và tìm ra thương hiệu hay doanh nghiệp nào đang xếp hạng cho những từ khóa đó.

Tìm hiểu mọi thứ bạn cần biết về các dịch vụ, sản phẩm và nỗ lực marketing của họ để tìm ra những gì hiệu quả và không hiệu quả, từ đó bạn có thể xây dựng và tối ưu một phiên bản ‘hoàn hảo’ hơn cho riêng mình.

5. Xây dựng ‘buyer personas’.

Trước khi bắt đầu chạy mọi chiến dịch, bạn cần thiết lập ‘buyer personas’ hay chân dung người mua hàng của bạn, tính cách người mua hàng của mình là gì? và điều gì là quan trọng hàng đầu đối với họ.

Hãy xây dựng những câu chuyện chi tiết và ý nghĩa xoay quanh các tính cách của người mua và động cơ của người này là gì.

Bạn càng bao gồm nhiều chi tiết, bạn càng có nhiều khả năng nhắm mục tiêu đến đúng đối tượng cụ thể này trong khi thực hiện chiến lược thương hiệu của mình.

Sau khi hoàn thành việc nghiên cứu và xây dựng ‘chân dung người mua’, bạn sẽ có thể xác định các cơ hội tiềm năng thông qua các kênh marketing và bán hàng của mình.

Hãy nhớ rằng, nhắm mục tiêu là một quá trình liên tục cần được tối ưu và đánh giá lại thường xuyên để đảm bảo bạn luôn cập nhật đúng đối tượng mà bạn muốn kết nối.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

CEO một công ty tuyển dụng lớn: “Một CV hoàn hảo nên có những điều này”

Đã đến lúc bạn xem xét lại CV ‘đã cũ’ của mình và cập nhật mới dựa vào 6 lời khuyên sau đây từ một trong những công ty tuyển dụng hàng đầu.

tuyển dụng
Getty Images

Cho dù hiện tại bạn có đang tìm kiếm một công việc hay không, thì việc chuẩn bị sẵn một bản sơ yếu lý lịch (CV) ấn tượng luôn là điều tốt.

Ông Gary Burnison, CEO của Korn Ferry, một công ty tuyển dụng và tư vấn ‘săn đầu người’ hàng đầu thế giới đã chia sẻ về những thứ mà ông cho rằng nên có trong một CV (Curriculum Vitae) ấn tượng.

1. Nó dễ đọc.

Ông Burnison cho biết: “Một bản sơ yếu lý lịch dài vài trang được tổ chức tốt nên có nhiều khoảng trắng để tương phản với tên công ty được in đậm, có tiêu đề vị trí công việc in nghiêng và chi tiết công việc trong gạch đầu dòng.

Nó cần đơn giản và dễ dàng khi tương tác.

Sau nhiều năm làm việc nhóm tuyển dụng của Procter & Gamble (P&G), tôi có thể nói rằng những bản sơ yếu lý lịch đơn giản với “ít điều cần nói” đáng nhớ hơn những bản sơ yếu lý lịch có rất nhiều điều để nói, đơn giản là chỉ vì chúng dễ đọc hơn.”

Bạn không thể nhớ những gì bạn không thể dễ dàng khi đọc đó.

2. Nó kể một câu chuyện rõ ràng về sự tiến bộ của bản thân bạn.

Những sơ yếu lý lịch xuất sắc nhất có một hành trình sự nghiệp rất rõ ràng để người khác có thể theo dõi.

Ông Burnison gọi nó là “mô hình bậc thang” của sự phát triển sự nghiệp: không có khoảng thời gian nào không giải thích được và rõ ràng từ trên xuống dưới.

“Những bản sơ yếu lý lịch tốt nhất mà tôi từng thấy, kể một câu chuyện về sự tiến bộ.”

3. Trách nhiệm công việc được phản chiếu bằng thành tích.

Bất cứ ai cũng có thể cho bạn biết trách nhiệm công việc của họ là gì. Tuy nhiên, chắc chắn rằng bạn sẽ không nhớ nó trong năm phút sau đó trừ khi họ làm cho những trách nhiệm đó trở nên đáng nhớ bằng cách nêu bật những gì họ đã đạt được trong mỗi trách nhiệm.

“Khi tôi điều hành một nhóm tuyển dụng, nếu thành tích (so với trách nhiệm) đủ ấn tượng, ứng viên sẽ nhận được lời mời tham dự phỏng vấn. Tôi luôn thăm dò để đảm bảo rằng thành tích của ứng viên sẽ không xảy ra nếu không có họ trong tổ chức.”

4. Nó không hề phóng đại hoặc nói sai sự thật.

Ông Burnison cho biết một bản sơ yếu lý lịch tốt nhất mà ông từng thấy cũng bao gồm những thứ mà chính ông thừa nhận là chưa từng nghĩ đến trước đây.

Các liên kết đến trang LinkedIn của ứng viên hay một blog cá nhân chuyên nghiệp để giúp họ dễ dàng được kiểm tra là các ‘điểm cộng’ nên có trong hồ sơ.

Kiểm tra sự thật và tham chiếu thường xảy ra mọi lúc trong quá trình tuyển dụng.

5. Nó sử dụng động từ mang tính hành động thay vì những lời nói sáo rỗng.

Ông Burnison nói:

“Không có gì khiến mắt tôi lướt nhanh hơn khi đọc một Hồ sơ xin việc khi tôi nhìn thấy những ngôn ngữ nhàm chán và quá sáo rỗng kiểu như ‘tham vọng’ hay ‘sáng tạo‘”.

“Tôi nhận thấy rằng các từ chỉ hành động giúp bạn hình dung ứng viên trong hành động tốt hơn chỉ là dừng lại ở việc ‘suy nghĩ’ hay ‘mong muốn’.”

6. Nó có một lời giới thiệu.

Hồ sơ của bạn đến với nhà tuyển dụng thông qua sự giới thiệu chắc chắn sẽ làm cho nó trở nên có sức mạnh và nổi bật hơn nhiều.

Burnison cho biết: “Hãy làm bất cứ điều gì cần thiết để gặp gỡ ai đó trong công ty mà bạn muốn ứng tuyển, tạo mối quan hệ và sau đó tận dụng mối quan hệ đó để đưa hồ sơ của bạn lên bàn của người quyết định.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Người dùng LinkedIn có thể thêm video giới thiệu vào tài khoản

Người dùng LinkedIn hiện có thể tối ưu tài khoản của họ bằng video giới thiệu và sử dụng chế độ ‘Nhà sáng tạo’ hoàn toàn mới.

LinkedIn đang cập nhật hồ sơ người dùng bằng khả năng thêm video giới thiệu và triển khai chế độ ‘Nhà sáng tạo’ (Creator) hoàn toàn mới.

Với những tính năng mới cập nhật này, LinkedIn đang đạo điều kiện cho người dùng thích nghi hơn với kỷ nguyên tìm kiếm việc làm ảo (virtual job).

Theo một nghiên cứu mới nhất của LinkedIn với 1.009 nhà quản lý tuyển dụng và 2.101 người tìm việc ở Mỹ, 79% nhà quản lý tuyển dụng tin rằng video trở nên quan trọng hơn khi tương tác với các ứng viên trong quá trình tuyển dụng.

Gần 80% người tìm việc mong muốn có một phương thức tốt hơn để thể hiện bản thân trước các doanh nghiệp và nhà quản lý tuyển dụng, và 60% tin rằng một đoạn video ngắn được quay có thể được xem là thư xin việc trong thời đại mới.

Như sứ mệnh ban đầu của nền tảng, các bản cập nhật mới nhất của LinkedIn được thiết kế nhằm mục tiêu cải thiện trải nghiệm tuyển dụng cho các nhà tuyển dụng cũng như các ứng viên được tốt hơn.

Dưới đây là những gì sẽ được LinkedIn ra mắt trong tuần này.

Thêm video vào phần ‘cover’ của tài khoản.

Người dùng LinkedIn có thể thêm một câu chuyện dưới dạng video vào phần đại diện (cover) tài khoản của họ, điều này cho phép họ có thể cá nhân hóa lần tương tác đầu tiên của mình với nhà quản lý tuyển dụng.

Khi người dùng tải lên một câu chuyện, một vòng tròn màu cam sẽ xuất hiện xung quanh ảnh đại diện tài khoản của họ. Khi nhấn vào ảnh đó, nó sẽ mở ra một video dọc toàn màn hình về phần tự giới thiệu của người dùng.

“Đối với những người tìm việc, câu chuyện video giới thiệu (Cover Story) là một cách tuyệt vời để giới thiệu bản thân với những nhà quản lý tuyển dụng bằng cách chia sẻ mục tiêu nghề nghiệp của bạn, cung cấp những cái nhìn về tính cách và thể hiện kỹ năng giao tiếp của bạn…

Nếu bạn là một người làm việc tự do, bạn có thể thu hút khách hàng mới bằng cách sử dụng Cover Story này để nói về các sản phẩm hay dịch vụ của mình.”

Chế độ nhà sáng tạo mới.

Với chế độ nhà sáng tạo mới, người dùng có thể thêm thẻ hashtag (#) để chỉ ra chủ đề mà họ đã đăng nhiều nhất. Kích hoạt chế độ nhà sáng tạo sẽ chuyển các phần ‘hoạt động’ và ‘nổi bật’ của người dùng lên đầu tài khoản của họ.

Bạn cũng sẽ thấy, khi chế độ nhà sáng tạo được bật, nút “Connect” cũng sẽ được chuyển thành nút “Follow”.

Một lợi thế khác của việc kích hoạt chế độ nhà sáng tạo là nền hồ sơ của người dùng sẽ hiển thị chương trình phát sóng trực tiếp (live broadcasts) khi họ đang phát trực tiếp, điều này sẽ giúp tăng khả năng hiển thị nội dung của họ hơn.

Trang dịch vụ dành cho người làm tự do (Freelancers).

Những người làm nghề tự do trên LinkedIn có thể tạo các trang dịch vụ chuyên dụng để liệt kê những gì họ cung cấp cho khách hàng của mình.

Các trang dịch vụ được liên kết đến từ tài khoản của người dùng, điều này giúp bạn dễ dàng thu hút khách hàng mới hơn trực tiếp từ nền tảng LinkedIn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Startup một năm tuổi được định giá 4 tỷ USD

Ra đời vào tháng 4/2020, Clubhouse trở thành hiện tượng đặc biệt trong giới công nghệ và được định giá hàng tỷ USD.

Clubhouse

Theo nguồn tin riêng của Bloomberg, trong những tháng vừa qua, Twitter đã đàm phán để mua lại ứng dụng mạng xã hội âm thanh Clubhouse đang được định giá 4 tỷ USD. Tuy nhiên, thương vụ đã ngưng lại mà không rõ nguyên nhân.

Người phát ngôn của Twitter và đại diện Clubhouse không bình luận gì về thông tin này.

Cũng theo Bloomberg, sau khi không đạt được thỏa thuận, Clubhouse tiếp tục mở cuộc đàm phán mới với các nhà đầu tư và dự định huy động khoảng 4 tỷ USD, bằng mức giá đã thảo luận với Twitter.

Dù mới xuất hiện trong vòng 1 năm qua, Clubhouse đã gây tiếng vang lớn, thu hút sự tham gia của nhiều nhân vật tầm cỡ thuộc giới kinh doanh, giải trí, bao gồm cả Elon Musk và Bill Gates.

Ứng dụng này cho phép tạo các cuộc trò chuyện trực tuyến bằng âm thanh, giống như kết hợp giữa podcast và mạng xã hội. Tương tự một số nền tảng khác, Clubhouse bắt đầu được chú ý đến khi Covid-19 bùng phát trên toàn cầu, buộc mọi người phải làm việc tại nhà nhiều hơn.

Điểm đặc biệt của Clubhouse là người dùng không thể tự do tạo tài khoản mà phải thực hiện thông qua lời mời từ thành viên cũ. Tính đến tháng 2, đã có 8 triệu lượt tải xuống ứng dụng Clubhouse trên iPhone. Hiện tại vẫn chưa có phiên bản dành cho Android.

Sự bùng nổ của Clubhouse khiến các ông lớn trong lĩnh vực mạng xã hội đứng ngồi không yên, nhanh chóng phát triển tính năng tương tự cho nền tảng của mình.

Cuối năm 2020, mạng xã hội Twitter ra mắt Spaces dưới dạng phiên bản thử nghiệm, giới hạn trong một nhóm nhỏ người dùng, mang nhiều nét tương đồng với Clubhouse. Facebook, LinkedIn và Slack Technologies cũng đang phát triển tính năng trò chuyện âm thanh trên nền tảng của họ.

CEO Twitter, Jack Dorsey rất lạc quan về tiềm năng của mạng xã hội âm thanh, xem đây là một cách mới để mọi người tương tác. Hôm 7/4, trưởng bộ phận doanh thu của Twitter, Bruce Falck cho biết công ty bắt đầu xây dựng kế hoạch kiếm tiền từ Spaces.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Sau Facebook, đến lượt 500 triệu tài khoản LinkedIn bị rao bán

Thông tin chi tiết của khoảng 500 triệu người dùng LinkedIn đang được bán trên một diễn đàn dành cho tội phạm mạng.

CyberNews phát hiện gói dữ liệu gồm thông tin của 500 triệu tài khoản được bán đấu giá từ hôm 6/3. Hai ngày sau, LinkedIn xác nhận đúng là người dùng của họ.

Theo CNN, tập tin chứa ID tài khoản, tên người dùng, địa chỉ email, số điện thoại, giới tính, chức danh nghề nghiệp và liên kết tới hồ sơ trên các mạng xã hội khác.

Tuy nhiên, LinkedIn cho rằng đây không phải là một vụ rò rỉ nghiêm trọng. “Dữ liệu rao bán được tập hợp từ một số trang web và công ty khác nhau, bao gồm những thông tin hiển thị công khai trong hồ sơ người dùng”, đại diện mạng xã hội nghề nghiệp thuộc sở hữu của Microsoft cho biết.

“Đây không phải là một vụ đánh cắp dữ liệu, không có tài khoản cá nhân nào của người dùng bị xâm nhập”, LinkedIn nhấn mạnh.

Thông tin này xuất hiện ít ngày sau một sự cố bảo mật rúng động khác. Hơn 500 triệu tài khoản người dùng Facebook với nhiều dữ liệu quan trọng như số điện thoại, email, ngày sinh… bị tin tặc công bố.

Những loại dữ liệu này không nhạy cảm bằng thẻ tín dụng hay số an sinh xã hội nhưng kẻ xấu vẫn có thể khai thác vào mục đích lừa đảo hoặc spam.

Theo CNN, LinkedIn có hơn 675 triệu thành viên. Như vậy, thông tin của khoảng 3/4 người dùng đang nằm trong tay hacker và bị rao bán công khai.

Dù khẳng định không bị tấn công đánh cắp dữ liệu, LinkedIn vẫn lên án việc thu thập và rao bán thông tin nhạy cảm này.

“Bất kỳ hành vi lạm dụng dữ liệu nào đều vi phạm điều khoản của chúng tôi, trong đó nghiêm cấm phần mềm, bot, tiện ích mở rộng hoặc plugin của bên thứ 3 lấy dữ liệu từ trang web”.

“Bất kỳ ai cố gắng lấy dữ liệu thành viên, sử dụng nó vào mục đích không được LinkedIn và người dùng đồng ý đều bị ngăn chặn”, LinkedIn tuyên bố.

Tuy nhiên, mạng xã hội này chưa trả lời về việc có thông báo đến những người nằm trong diện bị ảnh hưởng hay không.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Cách tối ưu hóa hồ sơ LinkedIn của bạn cho việc tuyển dụng Digital Marketing

Cùng tìm hiểu các mẹo và thủ thuật để giúp bạn có được công việc Digital Marketing thông qua tài khoản cá nhân LinkedIn của mình, nơi mà gần như mọi nhà quản lý tuyển dụng đều sẽ muốn kiểm tra bạn. Đặc biệt với các vị trí Senior.

Các chuyên gia digital marketing là một trong những vị trí ‘nóng’ nhất trên thị trường tuyển dụng hiện tại. Trên thực tế, một nghiên cứu gần đây của LinkedIn cho thấy digital marketing là một trong 10 công việc được yêu cầu nhiều nhất trên toàn thế giới.

Mặc dù có rất nhiều nơi ngoài LinkedIn mà bạn có thể nộp đơn xin việc hoặc tương tác với nhà tuyển dụng, gần như mọi nhà tuyển dụng hoặc người quản lý tuyển dụng đều sẽ muốn kiểm tra hồ sơ LinkedIn của bạn tại một số thời điểm nhất định trong quá trình tuyển dụng.

LinkedIn là nơi tốt nhất để bạn làm nổi bật thành tích, kinh nghiệm và thương hiệu cá nhân của mình.

Tuy nhiên, việc tối ưu hóa hồ sơ LinkedIn của bạn không chỉ đơn thuần là tải lên sơ yếu lý lịch (CV) và thêm một vài thành tích.

Nó đòi hỏi sự suy nghĩ đúng đắn về cách bạn cấu trúc hồ sơ của mình, sử dụng các công cụ cũng như áp dụng từ khóa phù hợp để tối ưu hóa hồ sơ.

Bạn cần chứng minh với nhà tuyển dụng tiềm năng rằng bạn là ứng viên phù hợp và nổi bật hơn ai hết so với hàng ngàn ứng viên khác.

Sau đây là các mẹo và phương pháp hay nhất để tối ưu hóa hồ sơ LinkedIn của bạn nhằm giúp bạn hoàn thành cuộc phỏng vấn digital marketing và tìm được vị trí mới mà bạn đang theo đuổi.

Ảnh hồ sơ và ảnh nền.

Hãy nhớ rằng hồ sơ LinkedIn của bạn phải thể hiện bạn là một người chuyên nghiệp (không giống các mạng xã hội khác như Facebook hay TikTok). Bạn nên sử dụng ảnh hồ sơ trung tính với nền đơn giản. Hình ảnh chỉ nên bao gồm bạn; đừng chụp chung với bất cứ ai khác.

Hình nền (background photo) phải là thứ liên quan đến ngành hoặc sở thích của bạn. Hãy sử dụng không gian này để làm nổi bật những gì bạn đam mê nhất.

Nếu bạn đã phát biểu tại một hội sự kiện ngành nào đó, bạn có thể sử dụng hình ảnh của bạn đang đứng phát biểu. Hoặc, thử chụp với một cái gì đó liên quan đến vị trí của bạn.

Tiêu đề LinkedIn (LinkedIn Headline) của bạn là một ‘bất động sản cao cấp’.

Sau tên và hình ảnh của bạn, dòng tiêu đề chính là điều đáng chú ý tiếp theo trên hồ sơ LinkedIn của bạn.

Hãy sử dụng nó để thu hút sự chú ý và làm nổi bật kỹ năng của bạn bằng một câu hoặc một vài cụm từ được trau chuốt kỹ lưỡng.

Ví dụ: tiêu đề của một senior digital marketer có thể là: “Digital Marketer với hơn 5 năm kinh nghiệm xây dựng chiến lược marketing có trả phí và không trả phí thông qua SEO, SEM và email marketing”.

Bạn cũng có thể làm nổi bật các chi tiết cụ thể dựa trên kết quả, nếu có thể, chẳng hạn như việc bạn từng dẫn dắt một nhóm 8 nhân sự digital marketer cải thiện tỷ lệ giữ chân khách hàng lên đến 25% hàng năm chẳng hạn.

Hoàn thành đầy đủ hồ sơ của bạn.

Mạng xã hội LinkedIn cung cấp cho các hồ sơ đầy đủ và hoàn chỉnh thông tin khả năng hiển thị nhiều hơn so với các hồ sơ chưa hoàn chỉnh, vì vậy đây là bước bạn không thể bỏ lỡ.

Hãy điền vào tất cả các phần trong hồ sơ của bạn, bao gồm:

  • Tên.
  • Vị trí.
  • Ngành hàng.
  • Thông tin liên lạc.
  • Kỹ năng và Sự công nhận.
  • Việc làm hiện tại.
  • Kinh nghiệm.
  • Thành tựu.
  • Sở thích.

Hãy viết một cái gì đó cho công việc hiện tại của bạn – Không để trống trường này.

Một trong những thông số quan trọng trong thuật toán tìm kiếm của LinkedIn là vị trí công việc hiện tại của bạn. Do đó, bạn đừng nên để trống trường này.

Ngay cả khi bạn đang thất nghiệp, hãy thêm việc gì đó mà bạn hiện đang làm, chẳng hạn như vai trò hỗ trợ ai đó trong lĩnh vực digital marketing chẳng hạn.

Nếu bạn thực sự bế tắc và không biết phải viết gì ở vị trí hiện tại của mình, hãy thêm một mong muốn cho những gì bạn đang tìm kiếm, ví dụ: “Tìm kiếm cơ hội mới trong lĩnh vực digital marketing”.

Chọn các từ khóa phù hợp.

Hồ sơ LinkedIn của bạn có thể tìm kiếm được, vì vậy hãy đảm bảo rằng các thuật ngữ mà nhà tuyển dụng thường sử dụng để tìm kiếm các chuyên gia như bạn có trong trang tóm tắt LinkedIn của bạn.

Ví dụ: Đối với các công việc digital marketing, hãy bao gồm các từ khóa như: Digital, SEO, SEM, Social Media, Content Marketing

Hãy sử dụng khéo léo các từ khóa cụ thể bạn muốn đưa vào để tối ưu hóa cho tìm kiếm.

Đừng lạm dụng nó, vì những người quản lý tuyển dụng hay nhà tuyển dụng sẽ thấy đó như là những hồ sơ Spam.

Hãy thể hiện tài năng, thành tích và kỹ năng làm việc của bạn.

Một trong những tính năng tuyệt vời nhất của LinkedIn là bạn có thể giới thiệu các liên kết (link), media (hình ảnh, video), bài viết… về công việc của mình trực tiếp trong phần ‘Giới thiệu’ (About).

Nếu bạn đã được giới thiệu trên các tạp chí hoặc video nào đó, bạn có thể làm nổi bật điều này. Bạn cũng có thể chia sẻ liên kết đến các công việc và dự án đã hoàn thành của mình.

Một danh mục tốt về các dự án đã hoàn thành giúp nhà tuyển dụng hiểu được các kỹ năng và kinh nghiệm độc đáo của bạn hơn rất nhiều.

Đảm bảo bạn cũng liệt kê những thành tích trong quá khứ của mình trong khi thể hiện các kỹ năng.

Ví dụ: nếu bạn đã giúp một công ty cải thiện doanh số bán hàng thông qua SEO, bạn có thể chia sẻ rằng bằng việc thực hiện SEO cho marketingtrips.com, mình đã cải thiện khả năng hiển thị các sản phẩm của họ trên Google, dẫn đến doanh số bán hàng tăng 15%.

Thêm chứng chỉ, giấy chứng nhận hoặc kinh nghiệm.

LinkedIn là một nền tảng duy nhất, nơi bạn không chỉ có thể liệt kê các bằng cấp, chứng chỉ của mình mà còn có thể kể một câu chuyện về quá trình học tập và kinh nghiệm của bản thân.

Thêm tất cả các kỹ năng digital marketing của bạn trong phần mô tả kinh nghiệm của bạn.

Có rất nhiều chứng chỉ trong ngành mà bạn có thể muốn thêm vào để thể hiện kinh nghiệm của mình với các công cụ cụ thể.

Một số điều bạn không nên làm trên LinkedIn.

Từ thông dụng trong ngành: Đảm bảo rằng bạn đăng những thứ liên quan đến hồ sơ, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và sở thích của mình. Không sử dụng các từ thông dụng hoặc thuật ngữ khó hiểu trong ngành một cách không cần thiết.

Bỏ qua các yêu cầu kết nối. LinkedIn là một mạng xã hội và là một mạng lưới lớn giúp bạn tăng khả năng tiếp cận. Bạn luôn có thể xóa các kết nối nếu họ gửi thư rác cho bạn, nhưng theo ý kiến ​​của đại đa số các chuyên gia, bạn không nên hạn chế các kết nối (connections).

Sao chép và dán hồ sơ của bạn: Việc sao chép và sử dụng lại tương tự sơ yếu lý lịch của bạn với các vai trò trước đây sẽ không thu hút các nhà tuyển dụng hoặc giành được sự quan tâm của các nhà quản lý nhân sự.

Xác nhận hồ sơ của bạn: Uy tín nghề nghiệp của bạn phải được coi trọng và chỉ nên đề cập đến các sự kiện có thể xác minh được và các chi tiết chính xác.

Điểm mấu chốt.

Mọi hồ sơ trên LinkedIn đều có thể được tối ưu hóa!

Hãy chú ý đến các chi tiết và suy nghĩ về những gì nhà tuyển dụng và công ty bạn muốn làm việc đang tìm kiếm trong việc tuyển dụng các vị trí digital marketing của họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

LinkedIn thêm ‘Con đường kỹ năng’ mới nhằm tạo cơ hội tốt hơn cho việc tuyển dụng

LinkedIn đang tìm cách tạo điều kiện nhiều hơn cho việc tuyển dụng bằng một quy trình mới có tên là ‘Con đường kỹ năng’. Về cơ bản, nó cho phép nhà tuyển dụng thêm các bài kiểm tra bổ sung để giúp ứng viên thể hiện sự phù hợp của họ cho một vị trí nhất định nào đó.

LinkedIn cho biết, ý tưởng này xuất hiện vào thời điểm đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng COVID-19 vào năm ngoái, khiến nhiều người bị sa thải hoặc tạm nghỉ việc ở một số ngành, trong khi các ngành khác lại tích cực tìm kiếm ứng viên mới để đáp ứng nhu cầu của họ.

Tuy nhiên, hai nhóm này thường không kết nối được với nhau.

Theo giải thích từ LinkedIn:

“Chúng tôi có thể nhìn thấy những cơ hội tuyển dụng sẵn có, nhưng những người lao động đầy động lực và tài năng đã mất việc mà không thể tìm thấy chúng.

Người lao động thường không nhận ra rằng những kỹ năng họ có cho một công việc này có thể dễ dàng chuyển sang một công việc khác.

Nhưng thực tế là, ngay cả khi họ nhận ra điều đó, họ cũng không thể được tuyển dụng cho đến khi nhà tuyển dụng nhận ra điều đó.

Nhiều quy trình tuyển dụng phụ thuộc vào kinh nghiệm hoặc bằng cấp liên quan để tìm ứng viên, nhưng đôi khi người phù hợp nhất cho vị trí đó lại là từ một cộng đồng mà nhà tuyển dụng chưa từng xem xét trước đây.”

Vì vậy, trong khi mọi người có thể hoàn toàn phù hợp cho một vai trò hay vị trí khác, rào cản của sự kết nối là quá cao, bởi vì họ không có kinh nghiệm cần thiết trong vị trí hoặc lĩnh vực cụ thể đó. Và đây chính là nơi mà ‘Con đường kỹ năng’ xuất hiện.

“Skills Path hay ‘Con đường kỹ năng’ tập hợp các khóa học từ LinkedIn Learning với những đánh giá kỹ năng nhất định để giúp nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên theo những cách công bằng hơn – dựa trên các kỹ năng đã được chứng minh của họ.

Các phương thức tuyển dụng truyền thống từ lâu đã phụ thuộc quá nhiều vào các chứng nhận của ứng viên như bằng cấp, chức danh và mạng lưới mối quan hệ xã hội của họ để khám phá ứng viên. Tuy nhiên, với ‘Con đường kỹ năng’, điều đó sẽ thay đổi.”

Quy trình này cho phép nhà tuyển dụng đưa các khóa học LinkedIn Learning có liên quan vào các quảng cáo việc làm hoặc đánh giá kỹ năng, điều này vừa có thể hỗ trợ xác định ứng viên tốt hơn dựa trên khả năng thực tế của họ, vừa giúp ứng viên ứng tuyển vào nhiều vị trí hơn.

Như LinkedIn lưu ý, điều đó có thể mở ra nhiều cơ hội hơn cho những người có hoàn cảnh khác nhau, những người có thể không có kỹ năng trên giấy tờ.

LinkedIn nói rằng:

“Chúng tôi đã chính thức đưa ‘Con đường kỹ năng’ vào các nhóm dịch vụ khách hàng của mình.

Chúng tôi đã loại bỏ các yêu cầu truyền thống như bằng cấp hoặc kinh nghiệm 1-2 năm trước đó trong bản mô tả công việc của mình đồng thời đánh giá mọi người dựa trên các kỹ năng đã được chứng minh của họ là cần thiết cho công việc bằng cách kết hợp đánh giá kỹ năng vào quy trình ứng tuyển.

Với cách làm này, chúng ta có thể mở rộng đội ngũ nhân tài của mình từ các công ty hay cộng đồng mà chúng ta thường không tuyển hoặc dễ dàng bị bỏ qua.”

Đó là một sự phát triển thú vị của quy trình tuyển dụng, sử dụng những lợi ích của kết nối hiện đại để thêm yếu tố tương tác, đáp ứng nhiều hơn, có thể mang lại những lợi ích đáng kể về quy trình.

LinkedIn nói rằng họ cũng đang thử nghiệm quy trình này với một loạt các doanh nghiệp đối tác bao gồm Citrix, Gap, Ralph Lauren và Wayfair, bên cạnh những doanh nghiệp khác.

Và khi LinkedIn tiếp tục cải tiến các công cụ tuyển dụng của mình, nền tảng này cũng tự định vị mình tốt hơn với tư cách là một nền tảng quan trọng cho các chuyên gia nhân sự.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Kích thước hình ảnh chuẩn trên Social Media trong 2021

Hình ảnh là yếu tố chính của bất kỳ chiến lược truyền thông mạng xã hội thành công nào, với hình ảnh hoặc video phù hợp, bạn có thể thu hút sự chú ý và ngăn cản việc người dùng bỏ qua quảng cáo của bạn.

Nhưng để đảm bảo bạn nhận được những phản hồi tốt nhất cho hình ảnh của mình, bạn phải đảm bảo rằng hình ảnh của bạn trông đẹp nhất trên mỗi nền tảng.

Điều đó có nghĩa là kiểm tra xem mỗi hình ảnh bạn tải lên có phù hợp với kích thước chuẩn và các yêu cầu khác của từng mạng xã hội riêng lẻ hay không.

Mỗi nền tảng đều có mỗi kích thước tối ưu riêng cho nội dung của họ và việc tuân thủ các thông số này sẽ giúp nội dung trực quan của bạn trông sắc nét, rõ ràng và hiệu quả hơn trong từng ứng dụng.

Dưới đây là những kích thước của từng nền tảng riêng lẻ được cập nhật trong năm 2021.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Theo Hootsuite

10 ‘bí mật’ về thương hiệu cá nhân (P1)

Nâng cao thương hiệu cá nhân của bạn là hoạt động kiểm soát hình ảnh và tinh chỉnh nó để phản ánh đúng con người mà bạn muốn hướng tới.

Cũng giống như mọi thứ khác về bạn, thương hiệu cá nhân của bạn là duy nhất. Nâng cao thương hiệu là việc kiểm soát hình ảnh của bạn và tinh chỉnh nó để phản ánh đúng bạn là ai, bạn đã ở đâu và bạn đang đi đâu.

Thương hiệu cá nhân sẽ tạo cho người khác một ấn tượng thực sự về giá trị, niềm tin, tài năng và ý tưởng của bạn.

Ông Dave Kerpen, Giám đốc điều hành và người sáng lập của Likable Local, đã xây dựng thương hiệu của mình từ những ngày còn học đại học, trong thời gian đó, ông đã được công nhận nhờ các chiến lược bán hàng độc đáo của mình.

Dưới đây là một số bí quyết xây dựng thương hiệu cá nhân hàng đầu của Dave Kerpen về cách tạo bản sắc cá nhân cũng như cách xây dựng tiếng vang cho chính bạn.

1. Thương hiệu giúp bạn có lợi thế cạnh tranh tốt hơn.

Theo Ông Kerpen, công việc sẽ đến và đi một cách tự nhiên, nhưng thương hiệu cá nhân của bạn là mãi mãi. Theo ông, thương hiệu cá nhân giúp bạn phát triển một cá tính mạnh mẽ và mang lại cho bạn lợi thế cạnh tranh cao hơn trên thị trường.

Ông giải thích:

“Trước hết hãy tập trung vào thương hiệu và mục đích cá nhân của bạn. Sau đó, tìm ra những gì bạn cần bán hoặc phát triển để đáp ứng mục đích và thương hiệu đó.”

2. Xác định bạn là ai thông qua một tuyên bố sứ mệnh.

Các thương hiệu cá nhân tốt nhất thường xây dựng những mô tả mà theo đó người khác sẽ kết nối với bạn.

Bắt đầu xây dựng thương hiệu của bạn bằng cách soạn ra một tuyên bố sứ mệnh để giúp mọi người nhanh chóng hiểu được giá trị cốt lõi và niềm tin của bạn.

Ông Kerpen chia sẻ trong một bài đăng trên LinkedIn.

“Nếu tuyên bố sứ mệnh của bạn dài hơn lời cầu nguyện của Chúa thì hãy nghĩ đến việc rút ngắn nó.” Tuyên bố sứ mệnh nên ngắn gọn và chính xác, điều sẽ giúp người khác nhanh chóng nắm bắt và nhớ về bạn hơn.

3. Giải thích cách quá khứ của bạn phù hợp với hiện tại của bạn.

Không ai trong chúng ta sẽ kết thúc chính nơi chúng ta đã bắt đầu. Theo thời gian, sự nghiệp và sở thích của bạn có thể thay đổi và phát triển theo nhiều hướng.

Một phần của việc xác định bản thân bạn chính là giải thích sự tiến bộ của bạn bằng cách phát triển những câu chuyện của riêng mình.

Câu chuyện về thương hiệu của bạn, theo như ông Kerpen mô tả, thì đó là một tuyên bố ngắn gọn giải thích sự tiến bộ tổng thể của bạn trong sự nghiệp, sở thích và cuộc sống.

Điều quan trọng là bạn phải tập trung vào việc những trải nghiệm trước đây của bạn mang lại giá trị như thế nào cho con người của bạn bây giờ.

Câu chuyện của bạn phải luôn nhất quán với quá khứ của mình.

4. Tạo một kiểu chữ ký độc đáo.

Theo ông Kerpen, một cách khác để bạn nổi bật hơn giữa đám đông theo đúng nghĩa đen là phát triển một phong cách chữ ký.

Đây có thể là một cái gì đó đơn giản kiểu như luôn mặc một màu nhất định hoặc đeo một phụ kiện nhất định.

Bất cứ thứ gì thu hút được sự chú ý sẽ có hiệu quả, chẳng hạn như khăn quàng cổ, đồng hồ, mũ hoặc vòng tay chẳng hạn.

Đối với ông Kerpen, sự nổi bật của ông được tạo ra bởi màu cam. Ông sở hữu hàng chục đôi giày màu cam và đi một cái gì đó màu cam mỗi ngày.

5. Để lại ấn tượng với một “lời chào hấp dẫn”.

Theo Jeff Bezos, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Amazon đã từng nói: “Thương hiệu của bạn là những gì mọi người nói về bạn khi bạn không có mặt ở trong phòng.”

Mục tiêu của bất kỳ thương hiệu cá nhân nào là để lại những ấn tượng ban đầu mạnh mẽ và một trong những cách tốt nhất để bạn có thể làm điều đó chính là thông qua các cuộc gặp mặt trực tiếp.

Khi kết nối trực tiếp, một cách đơn giản để tạo ra ấn tượng ban đầu tuyệt vời đó là phát triển một câu chào hấp dẫn, đó là một câu nói ngắn gọn thể hiện được con người của bạn.

Mặc dù tính xác thực là quan trọng, nhưng tuyên bố cũng nên đáng nhớ và mạnh mẽ.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

LinkedIn cung cấp khoá học miễn phí cho phụ nữ nhân ngày 8.3

Mặc dù đã có những tiến bộ trong việc giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính trong lực lượng lao động, nhưng nhiều vấn đề vẫn còn tồn tại.

Theo thông tin từ LinkedIn:

“Báo cáo của Hiệp hội các nhà quảng cáo quốc gia (ANA) năm 2020 cho thấy rằng mặc dù nhìn chung, phụ nữ vẫn tiếp tục đạt được những bước tiến dài trong việc đạt được các vị trí lãnh đạo cấp cao – 52% CMO (Giám đốc Marketing) hiện nay là phụ nữ.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều việc phải làm để đạt được sự bình đẳng về chủng tộc.

Lần đầu tiên vào năm ngoái, báo cáo của ANA đã cung cấp dữ liệu về giới tính và chủng tộc, dữ liệu cho thấy rằng các CMO nữ và những người tương đương là người da trắng đang giữ một tỉ lệ áp đảo.”

Với những nỗ lực để giải quyết ít nhất một phần của vấn đề này và cũng mang lại nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ nói chung, LinkedIn đã cung cấp 5 khóa học LinkedIn Learning phổ biến dành cho phụ nữ miễn phí trong thời gian có hạn.

Các khóa học cung cấp các bài học về lãnh đạo doanh nghiệp, lập kế hoạch nghỉ việc để lo việc gia đình và các chiến lược giúp phụ nữ thăng tiến nhanh hơn trong sự nghiệp chuyên môn của họ.

LinkedIn cũng cung cấp khóa học miễn phí để giúp nam giới hiểu rõ hơn về định kiến giới tính cũng như vai trò của họ trong việc hỗ trợ phụ nữ phát huy tối đa tiềm năng của họ.

Theo ghi nhận của LinkedIn:

“Những thành kiến và rào cản ngăn cản phụ nữ khỏi các vị trí lãnh đạo trong lĩnh vực marketing vẫn tồn tại như một ‘thành trì’, nhưng không phải là không thể phá vỡ.”

Bằng cách cung cấp thêm giáo dục về vấn đề này, LinkedIn hy vọng sẽ đóng một vai trò nhỏ trong việc thúc đẩy các cuộc thảo luận và kết quả là mở rộng cơ hội cho tất cả phụ nữ.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về các khóa học LinkedIn Learning miễn phí này tại: Here

 

Giang Nguyễn

KFC Malaysia bổ nhiệm một cựu Digital Lead làm CMO

KFC Malaysia đã bổ nhiệm Bà Chan May Ling làm CMO (Giám đốc Marketing) mới thay thế cựu Angelina Villanueva, người từng đảm nhận vai trò khu vực tại KFC Châu Á.

Chan May Ling

Với vai trò mới, Bà Chan sẽ báo cáo cho giám đốc thương hiệu của KFC Malaysia Chandrasagran Munusamy và sẽ dẫn dắt nhóm marketing trong việc liên tục thúc đẩy sự phát triển thương hiệu của KFC.

Bà Chan từng làm việc cho Digi (công ty chuyên cung cấp dịch vụ cho thiết bị di động) và cổ đông lớn nhất của nó là Telenor trong khoảng 13 năm, theo LinkedIn của bà chia sẻ.

Vài trò cuối cùng Bà Chan từng đảm nhận là digital customer experience transformation lead (Quản lý chuyển đổi trải nghiệm khách hàng số) tại Digi trong 08 tháng.

Trước đó, Bà sinh sống tại Myanmar khi làm việc cho Telenor với các vai trò như head of digital services (trưởng bộ phận dịch vụ kỹ thuật số), head of brand strategy and online marketing (trưởng bộ phận chiến lược thương hiệu và tiếp thị trực tuyến).

Trong những vai trò đó, bà Chan cho biết bà đã thúc đẩy hành trình số hóa các kênh hàng đầu của Telenor, dẫn đến lượng người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) trên ứng dụng MyTelenor của nó tăng 8,5 lần trong vòng 10 tháng kể từ khi ra mắt.

Bà cũng đã cấu trúc lại thương hiệu bằng cách sử dụng quy trình SMART của Telenor để xây dựng đề xuất thương hiệu “Be There For You” trong lễ kỷ niệm 03 năm của công ty.

Trước khi đến Myanmar, bà Chan là người đứng đầu bộ phận dịch vụ tiếp thị của Digi trong 4 năm, trong thời gian đó bà đã lãnh đạo một đội nhóm bao gồm các hoạt động về thương hiệu, customer insights, thiết kế, quan hệ đối tác, kích hoạt thương hiệu và tài trợ.

Bà cũng là người dẫn dắt hoạt động xây dựng thương hiệu của Digi vào năm 2015.

Ngoài ra, bà Chan cũng từng có kinh nghiệm làm việc tại Agency, bà từng làm việc tại dentsu Y&R và Saatchi & Saatchi với tư cách là giám đốc khách hàng.

Bà Chan cho biết kinh nghiệm của bà tại Telenor và Digi sẽ giúp ích rất nhiều trong vai trò mới của mình, vì cả hai thương hiệu đều tập trung vào các phân khúc thị trường đại chúng trong các danh mục sản phẩm siêu cạnh tranh.

Bà chia sẻ:

“Kinh nghiệm kết hợp trong cả truyền thông thương hiệu lẫn phát triển sản phẩm kỹ thuật số sẽ giúp ích rất nhiều trong vai trò mới này.”

Kể từ khi đại dịch xảy ra, bà Chan cho biết KFC đã giúp người Malaysia sống đúng với cuộc sống bình thường mới bằng cách đảm bảo rằng sức khỏe và sự an toàn là ưu tiên hàng đầu của họ, KFC cũng đã phục vụ khách hàng theo những cách thức sáng tạo mới.

Với những gián đoạn do đại dịch gây ra, KFC đã bắt đầu đầu tư mạnh vào thương mại điện tử cũng như các kênh không tiếp xúc.

Ở một khía cạnh khác, người phát ngôn của Digi cho biết bà Chan đã trở thành một nhà lãnh đạo gương mẫu trong suốt 13 năm khi gắn bó với Digi.

“Chúng tôi tự hào khi thấy một trong những cựu nhân sự của chúng tôi bước lên một vai trò to lớn hơn, tiếp tục dẫn dắt và định hình ngành marketing nói chung.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

LinkedIn đang phát triển một nền tảng mới dành cho dân Freelancer

Nền tảng Freelance Marketplace mới của LinkedIn cho phép các doanh nghiệp tìm kiếm, kết nối và trả tiền cho những người làm nghề tự do trên nền tảng này.

Theo báo cáo của tờ The Information:

“LinkedIn đang phát triển một dịch vụ mới có tên là Marketplaces để cho phép 740 triệu người dùng tìm và tuyển những người làm nghề tự do (freelancer), nền tảng sẽ cạnh tranh trực tiếp với các công ty giao dịch công khai như Upwork và Fiverr.”

Quá trình này cũng sẽ bao gồm việc phát triển ví kỹ thuật số (digital wallet), điều sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán trên nền tảng.

Bên cạnh đó cũng có thể đóng một vai trò khác trong các kế hoạch mở rộng của LinkedIn nhằm khuyến khích người sáng tạo nội dung tiếp tục đăng bài trên nền tảng này.

Đây không phải là nỗ lực đầu tiên của LinkedIn nhằm cung cấp thêm các công cụ kết nối mới cho những người làm việc tự do và cả làm việc theo hợp đồng lâu dài.

LinkedIn đã có công cụ kết nối với những người làm việc tự do ‘ProFinder‘, cho phép mọi người tìm kiếm những freelancer có liên quan theo chủ đề và kết nối với họ cho các dự án.

Người dùng có thể hiển thị hồ sơ của họ cho các đề xuất tuyển dụng có liên quan bằng cách kích hoạt tính năng Showcase trên hồ sơ LinkedIn của họ, sau đó đảm bảo rằng họ sẽ được hiển thị cho các truy vấn có liên quan.

Điều này có thể mở ra hàng loạt cơ hội mới. Một trong những yếu tố của sự thay đổi work-from-home đang gia tăng là các doanh nghiệp hiện có thể tuyển dụng nhân viên từ mọi nơi mà không còn bị giới hạn bởi địa phương.

Và nếu địa lý không phải là một giới hạn, thì bạn có thể chọn từ một nhóm nhân tài tự do rộng lớn hơn nhiều, chúng ta có thể thấy nhiều doanh nghiệp hơn sẽ tìm kiếm nhân viên hợp đồng cho nhiều mục đích hơn.

Nếu LinkedIn có thể khai thác điều này và cung cấp nhiều tùy chọn kết nối trực tiếp hơn, thì đó có thể là một chiến thắng lớn cho nền tảng, đồng thời mở rộng thêm cơ hội cho hàng trăm triệu người dùng của ứng dụng.

Điều này cũng có thể thúc đẩy sự tham gia và thêm nhiều cơ hội quảng cáo hơn, bằng cách cung cấp cho những người làm nghề tự do một phương tiện có trả phí để quảng cáo dịch vụ của họ trên thị trường.

Có một loạt lợi ích ở đây. Nếu LinkedIn có thể đảm bảo rằng nền tảng sẽ cung cấp những freelancer có chất lượng, đã được kiểm tra (có thể thông qua ‘Đánh giá kỹ năng’, mà ứng dụng này đã ra mắt trở lại vào năm 2019), nó có thể phát triển hơn nữa các quy trình nhân sự và làm cho LinkedIn trở thành một nền tảng kinh doanh thiết yếu hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

LinkedIn hỗ trợ các nhà sáng tạo nội dung bằng chương trình mới

LinkedIn đã khởi động các giai đoạn đầu tiên của kế hoạch mới nhằm phát triển chương trình hỗ trợ cho nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng, điều này sẽ dẫn đến các cơ hội quảng cáo và khuyến mãi mới thông qua những người dùng có ảnh hưởng nhất trên ứng dụng.

Theo đó, Tổng biên tập của LinkedIn, Ông Dan Roth đã đăng một bài đăng mới tập trung vào việc hỗ trợ những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) trên LinkedIn từ khắp thế giới.

Theo giải thích của Ông Roth:

“Người sáng tạo nội dung là mạch máu của LinkedIn. Những người chia sẻ tiếng nói của họ với mục tiêu xây dựng cộng đồng – cho dù đó là bằng cách tạo các bài đăng, câu chuyện, video hay các bài đăng, v.v. Thương hiệu có thể kết nối trực tiếp với người sáng tạo cho các chiến dịch của mình”.

LinkedIn cũng lưu ý rằng họ đã chứng kiến sự tăng trưởng lớn trong các cuộc trò chuyện diễn ra trên nền tảng của mình, với nội dung được chia sẻ tăng 50% so với cùng kỳ năm 2020.

Chương trình mới mới sẽ tập trung vào việc tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển hơn nữa cho người sáng tạo, điều này cuối cùng sẽ có nghĩa là tăng cơ hội cho người dùng đăng và cập nhật nội dung của họ.

Bên cạnh đó, điều này có thể sẽ dẫn đến các cơ hội quảng cáo mới trong các sản phẩm video và trong ‘Câu chuyện’ của LinkedIn, cho phép LinkedIn thiết lập hệ sinh thái chia sẻ doanh thu với người sáng tạo được tốt hơn.

Nó cũng có khả năng thiết lập thị trường người sáng tạo, cho phép các thương hiệu tìm thấy những người có ảnh hưởng trên nền tảng phù hợp để hợp tác cho các chiến dịch LinkedIn của họ.

Điều này cũng mở ra một loạt cơ hội quảng cáo mới, cho cả những người muốn tối đa hóa nỗ lực trên tài khoản LinkedIn cá nhân của họ đồng thời các thương hiệu có thể tối đa hóa phạm vi tiếp cận và sức cộng hưởng của họ.

Đối với các cá nhân.

Nếu bạn đang nỗ lực xây dựng thương hiệu cá nhân của mình trên nền tảng này, LinkedIn có thể sớm cung cấp cho bạn những cách thức mới để nhận nhiều lợi ích hơn từ các ưu đãi tương tự như vậy, thậm chí có thể giúp bạn xây dựng thêm sự chuyên nghiệp và vị thế trong ngành của bạn.

Đối với các thương hiệu.

Ngoài khả năng có thể quảng cáo video và ‘câu chuyện’, điều đó có thể có nghĩa là bạn sẽ không còn cần phải dựa vào các chuyên gia nội bộ của mình để xây dựng tài khoản của riêng họ trên nền tảng.

Thay vào đó bạn có thể sớm hợp tác dễ dàng hơn với những người có ảnh hưởng có liên quan trong thị trường ngách của bạn, sử dụng sự hiện diện và kiến ​​thức chuyên môn đã có của họ để mở rộng phạm vi quảng cáo của bạn.

Hiện tại, chương trình mới chỉ ở giai đoạn đầu và chúng ta không có thêm nhiều điều để tiếp tục tìm hiểu.

Nhưng đó chắc chắn là điều bạn cần phải theo dõi, đặc biệt nếu LinkedIn là nền tảng tập trung chính cho các nỗ lực xây dựng thương hiệu và marketing của bạn.

Chúng tôi sẽ cập nhật cho bạn về bất kỳ sự phát triển nào tiếp theo từ LinkedIn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

10 ‘bí kíp’ để tăng sự hiện diện của thương hiệu trên Linkedin trong 2021 (P2)

LinkedIn có thể là một kênh tuyệt vời để xây dựng thương hiệu cá nhân của bạn và thậm chí là thiết lập bản thân bạn như một nhà lãnh đạo tư tưởng có ảnh hưởng trong thị trường ngách của mình.

Nhưng để tối đa hóa lợi ích của nền tảng, bạn cần hiểu cách hoạt động của nó, điều gì tạo ra những phản hồi hay tương tác tốt nhất và cách bạn có thể sử dụng các công cụ khác nhau của nó để đạt hiệu quả tối ưu.

Để giải quyết vấn đề này, trong bài đăng này, bạn sẽ được chia sẻ 10 cách để trở nên có ảnh hưởng hơn trên LinkedIn, bao gồm mức độ bạn nên đăng, thời điểm đăng, đăng cái gì cũng như cách tận dụng một số tính năng thú vị của LinkedIn như LinkedIn Live, hashtags.

6. ‘Go Live’.

Hãy thử LinkedIn Live. Bạn có thể làm bất cứ điều gì, từ độc thoại trước camera, hội thảo trên web với khách hoặc phát trực tiếp từ một sự kiện.

Khoảng 79% nhà marketers nói rằng video trực tiếp dẫn đến tương tác của khách hàng tốt và chân thực hơn, trong khi 82% khách hàng thích xem video trực tiếp từ một thương hiệu hơn là đọc một bài đăng trên mạng xã hội.

Các video trực tiếp trên LinkedIn cũng nhận được sự tương tác nhiều hơn, với trung bình nhiều hơn 7 lần phản ứng và nhiều hơn 24 lần bình luận so với các video tải lên thông thường.

7. Gắn thẻ người có ảnh hưởng hoặc nhân viên của bạn.

Khi bạn gắn thẻ người dùng khác trong bài đăng trên LinkedIn của mình, họ sẽ nhận được thông báo về đề cập, từ đó khuyến khích sự tương tác.

Bạn không cần phải kết nối trực tiếp với những người bạn gắn thẻ, bạn cũng có thể gắn thẻ những người là kết nối cấp độ hai.

Tuy nhiên, điều quan trọng là chỉ gắn thẻ những người có liên quan đến bài đăng, nếu không bài đăng đó có thể bị coi là spam.

Hãy có chiến lược về người bạn đề cập và cố gắng không đề cập quá nhiều đến những người giống nhau. Cũng đừng gắn thẻ quá nhiều người trong bài đăng – một bài đăng chứa một danh sách dài những người được gắn thẻ có vẻ hơi spam.

8. Xây dựng nội dung đặc biệt chỉ cho LinkedIn.

Khi bạn tạo một bài đăng, thông thường bạn sẽ tải nó lên khắp mọi nơi – trên các Trang LinkedIn, Twitter, Facebook, v.v.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bạn sẽ có một số người theo dõi giống nhau trên mỗi kênh đó và họ sẽ không đến để xem cùng một bài đăng của bạn ở bất cứ đâu họ đến, điều này có thể nhanh chóng trở nên lặp lại và nhàm chán.

Tốt hơn nhiều là bạn nên tạo các bài đăng gốc cho mỗi nền tảng.

9. Sử dụng thẻ hashtags.

Thêm thẻ hashtags vào bài đăng của bạn sẽ giúp nội dung của bạn được khám phá, cũng như giúp LinkedIn phân loại bài đăng của bạn và phân biệt chúng với những nội dung khác.

Điều quan trọng là phải luôn thêm thẻ có liên quan. Khi các thẻ được sử dụng tốt, nó cho phép người khác dễ dàng tìm thấy nội dung của bạn hơn trong tìm kiếm của họ.

Sử dụng thẻ hashtags cũng sẽ đảm bảo rằng khi các thành viên đang tìm kiếm thông tin về một chủ đề nhất định, bài viết của bạn sẽ xuất hiện như một trong những lựa chọn.

Hãy thử nhấp vào ‘Khám phá thêm’ bên dưới thẻ được theo dõi ở cuối bên trái trang chủ LinkedIn của bạn để xem danh sách đề xuất các thẻ phổ biến có liên quan đến thẻ bạn theo dõi.

Bạn cũng có thể truy cập điều này bằng cách nhấp vào các thẻ bạn theo dõi, sau đó nhấp vào 3 dấu chấm và sau đó chọn ‘Khám phá các thẻ hashtags mới’.

10. Tối ưu nội dung dựa trên phân tích.

Để truy cập phân tích về các bài đăng bạn đã chia sẻ, hãy nhấp vào biểu tượng ‘Tôi’ ở đầu trang chủ LinkedIn của bạn.

Trong tab ‘Quản lý’, hãy nhấn vào ‘Bài đăng & Hoạt động’. Ở đó, bạn sẽ thấy tất cả các bài đăng gần đây của mình, với biểu tượng phân tích bên dưới mỗi bài.

Tại đây, bạn sẽ tìm thấy thông tin thời gian thực về các bài đăng bạn đã chia sẻ, có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về đối tượng khách hàng của mình cũng như những bài đăng nào hoạt động tốt hơn những bài đăng khác.

Với những thông tin chi tiết này, bạn có thể đã hiểu rõ hơn việc tối ưu hóa bài đăng của mình để có được khả năng hiển thị với đúng người. Ghi lại những bài đăng nào hoạt động tốt nhất và xem xét lý do tại sao chúng hoạt động và những gì bạn có thể tái tạo.

Đó là vì bạn đã sử dụng một thẻ hashtags nhất định hay vì bạn đã gắn thẻ một người có ảnh hưởng nhất định? Có phải vì chủ đề cụ thể đó đã tạo ra sức ảnh hưởng với mọi người?

Khi bạn có ý tưởng về lý do tại sao, bạn có thể thử nghiệm sao chép kiểu bài đăng đó và kiểm tra xem liệu bạn có nhận được mức độ tương tác tốt hơn hay không.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

10 ‘bí kíp’ để tăng sự hiện diện của thương hiệu trên Linkedin trong 2021 (P1)

LinkedIn có thể là một kênh tuyệt vời để xây dựng thương hiệu cá nhân của bạn và thậm chí là thiết lập bản thân bạn như một nhà lãnh đạo tư tưởng có ảnh hưởng trong thị trường ngách của mình.

Nhưng để tối đa hóa lợi ích của nền tảng, bạn cần hiểu cách hoạt động của nó, điều gì tạo ra những phản hồi hay tương tác tốt nhất và cách bạn có thể sử dụng các công cụ khác nhau của nó để đạt hiệu quả tối ưu.

Để giải quyết vấn đề này, trong bài đăng này, bạn sẽ được chia sẻ 10 cách để trở nên có ảnh hưởng hơn trên LinkedIn, bao gồm mức độ bạn nên đăng, thời điểm đăng, đăng cái gì cũng như cách tận dụng một số tính năng thú vị của LinkedIn như LinkedIn Live, hashtags.

1. Đăng thường xuyên nhưng không nên quá nhiều.

Duy trì một quy trình đăng nhất quán là điều quan trọng trên LinkedIn – nhưng đăng quá nhiều có thể làm ảnh hưởng đến sự hiện diện của bạn.

Thông qua nghiên cứu của Onalytica, cho thấy rằng những người có ảnh hưởng đăng hơn 50 lần một tháng trên LinkedIn thấy trung bình 26 lần tương tác trên mỗi bài đăng, trong khi những người đăng từ 30-50 lần một tháng thấy trung bình 56 lần tương tác và những người đăng dưới 30 lần thậm chí còn nhận thấy nhiều tương tác hơn.

Dựa trên điều này, bạn nên đăng ít nhất 2-3 lần một tuần – nhưng không quá 30 lần một tháng để có mức độ tương tác tối ưu.

Khi bạn đăng bài cũng rất quan trọng – hãy cố gắng đăng vào buổi sáng, có thể là trên đường đi làm.

Sau đó, bạn có thể truy cập lại những bài đăng đó sau đó trong ngày để trả lời bất kỳ nhận xét nào bạn đã có từ đó tăng mức độ tương tác của bạn.

2. Tránh lạm dụng ‘automation’.

Automation hay tự động hóa có thể là một cách tiết kiệm thời gian tuyệt vời – nhưng nó cũng có thể gây hại cho khả năng hiển thị của bạn.

Như đã lưu ý ở điểm trước, đăng quá nhiều trên LinkedIn thực sự có thể làm giảm mức độ tương tác của bạn, trong khi hệ thống của LinkedIn có thể phát hiện khi nào bạn hay thương hiệu đang sử dụng tự động hóa và có thể ẩn bài đăng của bạn để không ai nhìn thấy chúng.

Nếu bạn định sử dụng các công cụ tự động hóa trên LinkedIn, bạn vẫn nên xem xét giới hạn số lượng bài đăng không quá 30 lần một tháng.

3. Chia sẻ nội dung hình ảnh và video.

Nghiên cứu cho thấy rằng các bài đăng có hình ảnh nhận được nhiều hơn 94% tổng lượt xem. Tuy nhiên, nó không chỉ bao gồm hình ảnh, bạn còn có thể thêm video, trang trình bày hoặc podcast vào một bài đăng – hoặc thậm chí là file tài liệu, điều mà LinkedIn đã thêm vào từ năm 2019.

Tài liệu thực sự có thể được chuyển thành định dạng băng chuyền (carousel) trên LinkedIn – nếu bạn tải lên một loạt hình ảnh dưới dạng tài liệu, LinkedIn sẽ hiển thị nó dưới dạng băng chuyền mà người dùng có thể lướt qua.

Khi thêm nội dung, cần lưu ý rằng LinkedIn thích người dùng tải nội dung của họ trực tiếp lên nền tảng của họ, hơn là đăng liên kết đến một trang web khác lưu trữ nội dung đó.

Ví dụ: nếu bạn đang cần đăng một video, tốt hơn nên tải nó lên LinkedIn, thay vì upload lên YouTube sau đó chia sẻ liên kết qua LinkedIn.

4. Đừng chỉ chia sẻ nội dung của riêng bạn.

Quy tắc 4-1-1 do Tippingpoint Labs và Joe Pulizzi thuộc Viện Tiếp thị Nội dung đưa ra. Mặc dù ban đầu nó được tạo ra với Twitter, nhưng nó cũng có thể được áp dụng cho LinkedIn.

Quy tắc nói rằng:

“Đối với mỗi một bài đăng, bạn nên đăng lại một bài đăng có liên quan và quan trọng nhất là chia sẻ bốn phần nội dung có liên quan do những người khác viết.”

Bằng cách tuân theo quy tắc này, bạn không chỉ chia sẻ nội dung của riêng mình mà còn cung cấp thông tin chi tiết hữu ích có liên quan đến độc giả của bạn do người khác viết.

Đây có thể là nội dung, tin tức và xu hướng của ngành.

Đồng thời, việc thêm ý kiến của bạn cũng rất quan trọng. Nhiều người chỉ thích hoặc chia sẻ các bài đăng mà họ đã đọc hoặc đôi khi thậm chí không đọc chúng.

Bạn có thể tạo sự khác biệt bằng cách thêm ý kiến, câu hỏi của riêng bạn hoặc bình luận khác trong phần nhận xét.

Hãy cho mọi người biết suy nghĩ của bạn về những luận điểm được đưa ra trong bài viết và đừng ngại tôn trọng ý kiến không đồng ý với điều gì đó và đề xuất một quan điểm khác.

Điều này có thể bắt đầu một cuộc tranh luận và bạn sẽ thấy rằng bài đăng được tương tác nhiều hơn.

5. Đừng chỉ biết bán hàng.

Mặc dù rõ ràng bạn đang muốn marketing bản thân và doanh nghiệp của mình, nhưng tốt nhất bạn nên tránh quá đề cao điều này trong các bài đăng trên LinkedIn của mình.

Ví dụ: cố gắng không đăng trực tiếp về sản phẩm của bạn, vì nó có thể giống như một quảng cáo và khiến mọi người quay lưng đi.

Tốt nhất là tham gia vào các cuộc trò chuyện theo phong cách của những nhà lãnh đạo tư tưởng và nếu mọi người thích những gì bạn đang nói, họ sẽ truy cập, xem website và sản phẩm của bạn cung cấp.

Ở giai đoạn này, nó tập trung vào việc xây dựng các mối quan hệ và giao tiếp mới.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

LinkedIn: 6 Tips để đo lường hiệu suất chiến dịch quảng cáo

LinkedIn đã chia sẻ danh sách gồm 06 bước để giúp các nhà marketer thực hiện đo lường các chiến dịch quảng cáo trên LinkedIn của họ.

“Cho dù bạn là người mới sử dụng quảng cáo trên nền tảng Digital hay là chuyên gia marketing, danh sách kiểm tra này sẽ giúp bạn thành công thông qua việc tối ưu hóa.”

Đối với mỗi điểm được liệt kê, bạn sẽ tìm thấy các liên kết tương ứng đến các tài nguyên giáo dục. Bạn cũng có thể truy cập ‘Trung tâm Tài nguyên Quảng cáo của LinkedIn‘ để tìm mọi thứ bạn cần biết về cách tạo quảng cáo và tối ưu hoá chiến dịch.

LinkedIn cũng cảnh báo việc cố gắng đo lường ROI mà không để cho chiến dịch của bạn đủ thời gian để chạy.

“Có thể sẽ mất một khoảng thời gian để thấy được tác động đầy đủ từ những nỗ lực của bạn do sự phức tạp của hành trình người mua.”

Theo dõi chiến dịch của bạn là quan trọng, nhưng đừng sợ khởi đầu chậm. Một tuần là thời gian tối thiểu LinkedIn đề nghị bạn đợi trước khi phân tích kết quả.

Sử dụng danh sách kiểm tra này như một hướng dẫn để quản lý quảng cáo của bạn sau khi được khởi chạy.

Bạn có thể xem thêm tài nguyên hỗ trợ quảng cáo tại: Linkedin Advertising Tips

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

LinkedIn: Tương tác cao kỷ lục và doanh thu quảng cáo tăng mạnh

Theo bản cập nhật mới nhất từ công ty mẹ Microsoft: LinkedIn tiếp tục chứng kiến mức độ tương tác cao kỷ lục và vượt qua mức doanh thu kỳ vọng.

Theo bản cập nhật quý 2 năm tài chính 21 của Microsoft được đăng vào tuần trước, các phiên truy cập LinkedIn đã tăng 30% trong ba tháng cuối năm 2020, trong khi tổng doanh thu của nền tảng này cũng tăng 23% trong giai đoạn này.

Như đã được Microsoft phác thảo:

“Chúng tôi một lần nữa chứng kiến mức độ tương tác cao kỷ lục trên toàn bộ nền tảng, khi gần 740 triệu thành viên của LinkedIn sử dụng mạng để kết nối, học hỏi và tìm kiếm cơ hội mới. Số phiên tăng 30%. Số lượt trò chuyện tăng 48%. Và số giờ dành cho LinkedIn Learning là tăng gấp 2 lần so với một năm trước.”

Một trong những nhược điểm của việc Microsoft tiếp quản LinkedIn là chúng ta không còn nhận được các bản cập nhật hiệu suất cụ thể liên quan đến nền tảng, như tổng số biểu đồ thành viên hay thông tin chi tiết về việc sử dụng nền tảng.

LinkedIn chưa bao giờ hoàn toàn đề cập đến những người dùng đang hoạt động, vì vậy, thay vào đó, họ thích báo cáo tổng số ‘thành viên’, đây không phải là một số liệu có thể so sánh được, nhưng chúng ta cũng có thêm một chút dữ liệu về xu hướng sử dụng nền tảng thực tế theo thời gian.

Trên thực tế, theo Microsoft, hoạt động kinh doanh quảng cáo của LinkedIn đã tăng mạnh trong quý vừa qua:

“Hoạt động kinh doanh quảng cáo của LinkedIn đã có một quý kỷ lục, chiếm hơn một phần ba tổng doanh thu của LinkedIn. Giải pháp marketing của LinkedIn (LinkedIn Marketing Solutions) đã tăng hơn 50%, khi các nhà quảng cáo ngày càng sử dụng nền tảng này như một cách đáng tin cậy để tiếp cận các chuyên gia sẵn sàng kinh doanh.”

Microsoft cũng lưu ý rằng việc chuyển sang bán hàng từ xa cũng mang lại lợi ích cho hoạt động kinh doanh của LinkedIn, với bộ điều hướng bán hàng giúp cung cấp nhiều ngữ cảnh hơn – “trong khi các công cụ mới giúp các tổ chức bán hàng sử dụng dữ liệu LinkedIn để xác định cơ hội được tốt hơn”.

LinkedIn đã và đang bổ sung thêm những cách mới để khai thác các ngân hàng dữ liệu chuyên nghiệp chưa từng có của mình, bao gồm ‘Thông tin chi tiết về bán hàng’ (Sales Insights) mà ứng dụng đã ra mắt vào tháng 12.

‘Thông tin chi tiết về bán hàng’ cung cấp dữ liệu về các cơ hội kinh doanh chính dựa trên các thông số và thị trường ngách mà bạn đã chọn.

Như Microsoft lưu ý, với việc chuyển sang làm việc từ xa, sau đó là sự tái khởi động của nền kinh tế sau COVID-19, mạng xã hội LinkedIn đang ở một vị trí vững chắc để tận dụng các dịch chuyển thị trường quan trọng khác nhau, đó chắc chắn là một phần lý do tại sao nền tảng này lại thấy những kết quả đầy hứa hẹn như vậy.

Microsoft nói rằng họ vẫn mong đợi sự tương tác mạnh mẽ tiếp tục diễn ra trên nền tảng trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Microsoft tăng trưởng 17% doanh thu khi nhu cầu về dịch vụ đám mây leo thang

Tăng trưởng doanh thu từ dịch vụ đám mây Azure của Microsoft đã tăng tốc và vượt quá mức dự báo của các nhà phân tích trong quý.

Cổ phiếu của Microsoft đã tăng tới 6% trong phiên giao dịch kéo dài hôm 26/1 sau khi công ty báo cáo thu nhập tài chính quý II, tăng trưởng doanh thu từ đám mây Azure và doanh thu hàng quý vượt quá kỳ vọng của các nhà phân tích.

  • Thu nhập: 2,03 USD trên mỗi cổ phiếu, so với 1,64 USD trên mỗi cổ phiếu như dự kiến ​​của các nhà phân tích, theo Refinitiv.
  • Doanh thu: 43,08 tỷ USD, so với mức 40,18 tỷ USD như các nhà phân tích dự đoán, theo Refinitiv.

Doanh thu của Microsoft đã tăng 17% YOY, tăng từ mức tăng 12% trong quý trước, theo một thông báo cho biết.

Microsoft đạt doanh thu từ 40,35 tỷ đến 41,25 tỷ USD trong quý tài chính thứ ba. Đây cũng là mức trung bình hàng năm, ở mức 40,8 tỷ USD, tăng trưởng 16,5% và cao hơn mức dự báo là 38,70 tỷ USD từ các nhà phân tích được Refinitiv thăm dò.

Trong quý tài chính thứ hai, doanh thu từ mảng kinh doanh đám mây thông minh của Microsoft đạt tổng cộng 14,60 tỷ USD. Phân khúc này bao gồm đám mây công cộng Azure, các sản phẩm máy chủ như Windows Server, GitHub và các dịch vụ doanh nghiệp khác.

Doanh thu tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn mức 13,77 tỷ USD từ các nhà phân tích dự báo do FactSet thăm dò ý kiến.

Microsoft cho biết doanh thu Azure đã tăng 50%. Các nhà phân tích đã dự báo mức tăng trưởng khoảng 42%. Microsoft không tiết lộ doanh thu Azure bằng USD.

Mảng máy tính cá nhân, bao gồm Windows, trò chơi, thiết bị và quảng cáo tìm kiếm, đã tạo ra doanh thu 15,12 tỷ USD, tăng 14% và cao hơn mức ước tính 13,47 tỷ USD của FactSet.

Các nhà phân tích được thăm dò bởi FactSet đã dự kiến ​​tỷ suất lợi nhuận từ phân khúc này là 26%. Công ty hiện có 18 triệu người đăng ký dịch vụ Xbox Game Pass để truy cập hàng chục trò chơi, tăng từ 15 triệu vào tháng 9.

Mảng hiệu suất và quy trình kinh doanh, bao gồm Office, Dynamics và LinkedIn, đã tạo ra doanh thu 13,35 tỷ USD, tăng 13% và hơn mức 12,89 tỷ USD dự báo.

 

Ảnh: CNBC

Trong quý này, Microsoft đã phát hành bảng điều khiển Xbox Series X và Series S trị giá 500 USD, cùng với một phiên bản nhỏ của PC Surface Laptop được gọi là Surface Laptop Go.

Bà Amy Hood, giám đốc tài chính của Microsoft, cho biết trong một cuộc họp hội nghị với các nhà phân tích rằng Bà kỳ vọng mức tăng trưởng doanh thu hai con số và “mở rộng biên lợi nhuận hoạt động lành mạnh” cho cả năm tài chính, kết thúc vào ngày 30 tháng 6.

Bà cho biết doanh mảng thu trò chơi sẽ tăng khoảng 40% trong quý tài chính thứ ba.

Hôm 26/1 vừa qua, cổ phiếu Microsoft đóng cửa ở mức 232,33 USD/cổ phiếu, lần đầu tiên ở mức cao nhất mọi thời đại kể từ tháng 9.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Theo CNBC

LinkedIn thêm liên kết bài viết vào ‘LinkedIn Stories’

Sau quá trình thử nghiệm vào tháng 9, LinkedIn hiện đã chính thức ra mắt khả năng thêm liên kết (link) vào phần ‘Câu chuyện’ trên LinkedIn của bạn.

Mặc dù tính năng này không khả dụng cho tất cả người dùng ở giai đoạn hiện tại. Tuy nhiên bạn có thể xem và chờ đón nó trong tương lai gần.

Như bạn có thể thấy trong các ảnh chụp màn hình này, được đăng bởi chuyên gia truyền thông mạng xã hội Matt Navarra, tùy chọn mới cho phép bạn thêm lời nhắc ‘Xem thêm’ vào ‘Stories’ trên LinkedIn của bạn, phần này sẽ liên kết đến URL bạn chọn.

Bạn có thể thêm URL qua biểu tượng ‘liên kết’ mới trong tùy chọn ‘Câu chuyện’ của mình, ở trên cùng bên phải của màn hình trình soạn nội dung.

Sau đó, người xem có thể truy cập liên kết bằng cách vuốt lên trên màn hình, tương tự tùy chọn trong các công cụ ‘Câu chuyện’ khác như Facebook.

Bạn có tùy chọn xem trước và chỉnh sửa liên kết của mình trước khi xuất bản. Người dùng cũng sẽ có quyền truy cập vào phần thông tin nhấp chuột vào liên kết trong thông tin chi tiết về ‘Câu chuyện’ của họ.

Theo LinkedIn, tính năng ‘vuốt lên’ cho ‘Câu chuyện’ trên LinkedIn hiện chỉ khả dụng cho

  • Trang LinkedIn.
  • Các thành viên cá nhân có ít nhất 5.000 kết nối (connections) hoặc người theo dõi (followers) và nút ‘Theo dõi’ là hành động chính trên hồ sơ của họ (thay vì ‘Kết nối’).

LinkedIn hiện đã đưa ra yêu cầu đó – ít nhất là ở giai đoạn này – đối với các liên kết trong phần ‘Câu chuyện’, trong khi mốc 5.000 kết nối sẽ vượt quá tầm với của nhiều người dùng cá nhân. Như một lưu ý liên quan, giới hạn mạng cá nhân của LinkedIn là 30.000 kết nối cấp độ đầu tiên.

Nhưng dù sao thì câu chuyện thương hiệu của bạn cũng có nhiều lợi ích hơn, và theo LinkedIn, tất cả các Trang doanh nghiệp sẽ có thể thêm URL vào ‘Câu chuyện’ trên LinkedIn của họ.

Thực sự, LinkedIn đang tìm cách để trở nên phù hợp hơn với các hành vi nội dung mới nổi, vì vậy ngay cả khi ‘Câu chuyện’ cảm thấy hơi phù hợp ở thời điểm hiện tại, thì đó là nền tảng ưa thích của người dùng trẻ, vì vậy nó có thể phù hợp hơn theo thời gian, trái ngược với việc có thể sẽ bị hoài nghi ngay ban đầu.

Với tùy chọn thêm liên kết, đó có thể là một cách khác để thúc đẩy lưu lượng truy cập vào website hoặc các nền tảng khác của bạn, và tất nhiên, điều này luôn đáng để thử nghiệm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Người dùng LinkedIn hiện có thể kiểm soát ai xem bài đăng của họ

LinkedIn đang giới thiệu các kiểm soát cho từng bài đăng cho phép người dùng hạn chế ai có thể xem và nhận xét về chúng.

LinkedIn cung cấp cho người dùng khả năng kiểm soát những ai có thể xem và nhận xét trên các bài đăng riêng lẻ, cho phép chia sẻ nội dung với một số đối tượng được chọn.

Ngoài ra, những thay đổi sắp diễn ra sẽ cho phép người dùng điều chỉnh tùy chọn nội dung của họ trong nguồn cấp dữ liệu chính.

Dưới đây là thông tin chi tiết về mọi thứ được LinkedIn công bố ngày hôm nay.

Giới hạn đối tượng cho từng bài đăng riêng lẻ

Theo mặc định, các bài đăng trên LinkedIn được hiển thị bởi tất cả các kết nối và người theo dõi của người dùng, trừ khi họ đã thay đổi cài đặt hiển thị ở cấp tài khoản.

Giờ đây, người dùng có thể chỉ định đối tượng mà họ muốn tiếp cận khi tạo bài đăng.

Các giới hạn có thể được đặt ở cấp độ bài đăng, điều này cho phép người dùng linh hoạt chia sẻ bài đăng với mọi người và chia sẻ bài đăng khác đến các đối tượng cụ thể.

Khi tạo một bài đăng, người dùng có thể chọn người sẽ xem bài đăng đó bằng cách chọn từ các tùy chọn sau:

  • Bất kỳ ai: Bất kỳ người dùng web nào trên hoặc ngoài LinkedIn
  • Twitter: Chia sẻ với bất kỳ ai và cũng đăng lên Twitter
  • Kết nối: Những người bạn được kết nối trực tiếp trên LinkedIn
  • Thành viên nhóm: Thành viên của nhóm mà bạn tham gia
  • Sự kiện: Những người tham dự một sự kiện mà bạn trả lời

Dựa trên các ví dụ được cung cấp, dường như không có tùy chọn để tạo đối tượng tùy chỉnh cho bài đăng hoặc chế độ ‘only me’.

Giới hạn bình luận cho từng bài đăng riêng lẻ

Người dùng hiện có khả năng hạn chế nhận xét về các bài đăng công khai.

Khi tạo một bài đăng, người dùng có thể quyết định xem họ chỉ muốn các kết nối phản hồi hay mọi người có thể phản hồi. Ngoài ra còn có một tùy chọn để cho phép không ai phản hồi.

Điều này tương tự như cách hạn chế bình luận hoạt động trên Twitter, nơi tất cả người dùng có thể xem một tweet cụ thể nhưng không phải ai cũng có thể trả lời nó.

Việc hạn chế bình luận đôi khi có thể hữu ích khi có nội dung bạn muốn mọi người xem nhưng mong muốn nhận được phản hồi từ những người bạn biết và tin tưởng.

Những người không có quan hệ kết nối có thể phản ứng với bài đăng bằng cách thích hoặc chia sẻ bài đăng đó, tính năng bình luận sẽ bị hạn chế.

Cài đặt bình luận có thể được thay đổi bất kỳ lúc nào.

Quản lý nguồn cấp dữ liệu của riêng bạn

Người dùng LinkedIn hiện có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với những gì họ muốn xem trong nguồn cấp dữ liệu chính với sự ra đời của các công cụ quản lý.

Người dùng có thể báo hiệu cho LinkedIn những gì họ muốn xem nhiều hơn hoặc ít hơn bằng cách nhấp vào biểu tượng menu ba chấm trên từng bài đăng.

Thao tác này sẽ mở ra một danh sách các cài đặt như trong ví dụ bên dưới.

Các cài đặt này phổ biến trên các ứng dụng như Facebook, Instagram và Twitter. LinkedIn hiện đang bắt kịp và cung cấp cho người dùng các tùy chọn tương tự.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

LinkedIn: Digital Content lọt TOP công việc tăng trưởng nhanh nhất tại Anh

Công việc trong lĩnh vực e-commerce, chăm sóc sức khỏe và digital content đang có mức tăng trưởng nhanh nhất ở Vương quốc Anh, theo danh sách các vai trò đang tăng lên vào năm 2021 của LinkedIn.

Các lĩnh vực tăng trưởng này phản ánh các xu hướng đã thống trị kể từ khi bắt đầu xảy ra đại dịch Covid-19, bao gồm sự gia tăng về nhu cầu trong các vai trò hỗ trợ cho bác sĩ và y tá, khi hệ thống chăm sóc sức khỏe trở nên quá tải.

Trong khi đó, nhân viên ecommerce hay thương mại điện tử cũng tăng cao để đáp ứng nhu cầu mua sắm tại nhà của người tiêu dùng.

LinkedIn cho biết nhu cầu lớn hơn đối với người lao động có kỹ năng kỹ thuật số và sự không chắc chắn trong thị trường việc làm đã dẫn đến sự phát triển của digital content hay phát triển nội dung số.

Ông Janine Chamberlin, giám đốc cấp cao tại LinkedIn, cho biết trong khi đại dịch Covid-19 “rõ ràng đã tạo ra tình trạng hỗn loạn việc làm cho nhiều người, nhưng nó cũng đã thúc đẩy làn sóng vai trò ngày càng tăng và mang đến cho mọi người cơ hội ngay lập tức”.

Các nhà khoa học dữ liệu của LinkedIn đã xem xét hơn 15.000 chức danh công việc ở Vương quốc Anh để xác định những công việc có mức tăng trưởng mạnh nhất từ ​​tháng 4 đến tháng 10 năm 2020, so với năm 2019.

Dựa trên phân tích đó, đây là danh sách đầy đủ các lĩnh vực công việc được yêu cầu nhiều nhất ở Vương quốc Anh, các vai trò phổ biến nhất trong lĩnh vực đó, các kỹ năng được tìm kiếm nhiều nhất và các điểm nóng tuyển dụng hàng đầu cho các ngành nghề này:

1. E-commerce

Các công việc hàng đầu: Lái xe, cộng tác chuỗi cung ứng, trợ lý chuỗi cung ứng, trưởng nhóm kho hàng, chuyên viên trực tuyến.

Kỹ năng hàng đầu: Thực hiện đơn hàng, bán lẻ, chọn đơn hàng, vận hành kho hàng, lái xe chuyên nghiệp.

Điểm nóng tuyển dụng: Birmingham, Northampton, Manchester, Leicester.

2. Chăm sóc sức khoẻ

Các công việc hàng đầu: Trợ lý sức khỏe tại nhà, trợ lý chăm sóc sức khỏe, cố vấn sức khỏe, huấn luyện viên sức khỏe, phát triển nội dung y tế.

Kỹ năng hàng đầu: Chăm sóc tại nhà, chăm sóc sức khỏe, huấn luyện sức khỏe, viết y khoa.

Điểm nóng tuyển dụng: Manchester, Oxford.

3. Digital Content

Công việc hàng đầu: Điều phối viên nội dung, youtuber, blogger, podcaster.

Kỹ năng hàng đầu: Podcasting, YouTube, viết blog, chỉnh sửa video.

Điểm nóng tuyển dụng: London, Birmingham, Manchester.

4. Xây dựng

Công việc hàng đầu: Thợ nề, chuyên gia công trường, chuyên gia xây dựng, công nhân xây dựng, quản lý công trường.

Kỹ năng hàng đầu: Quản lý công trường, đóng gạch, xây dựng.

Điểm nóng tuyển dụng: London, Manchester, Birmingham.

5. Sáng tạo

Các công việc hàng đầu: Biên kịch, họa sĩ minh họa, nghệ sĩ lồng tiếng, viết kịch bản, biên tập viên.

Kỹ năng hàng đầu: Biên tập, minh họa, viết kịch bản, lồng tiếng, viết.

Điểm nóng tuyển dụng: London, Manchester, Birmingham.

6. Tài chính

Các công việc hàng đầu: Chuyên viên ngân hàng đầu tư, chuyên viên tài chính, thủ quỹ, nhà kinh doanh cổ phiếu, chuyên viên dịch vụ tài chính.

Kỹ năng hàng đầu: Kinh tế, thương mại, tài chính, dịch vụ tài chính, ngân hàng đầu tư.

Điểm nóng tuyển dụng: London, Manchester, Liverpool.

7. Y tế đặc biệt

Công việc hàng đầu: Y tá chăm sóc chuyên sâu, trợ lý điều dưỡng được chứng nhận, nhà khoa học phòng thí nghiệm, trợ lý phòng thí nghiệm y tế.

Kỹ năng hàng đầu: Chăm sóc sức khỏe, nghiên cứu lâm sàng, dược lâm sàng, y học.

Điểm nóng tuyển dụng: London, Manchester, Birmingham, Glasgow.

8. Huấn luyện viên chuyên nghiệp (Coaching)

Công việc hàng đầu: Huấn luyện viên cuộc sống, huấn luyện viên kinh doanh, huấn luyện viên lãnh đạo.

Kỹ năng hàng đầu: Huấn luyện kinh doanh, huấn luyện điều hành, huấn luyện cuộc sống.

Điểm nóng tuyển dụng: Sheffield, Cardiff, Nottingham, Birmingham.

9. Social Media và digital marketing

Các công việc hàng đầu: Growth hacker, chuyên gia tăng trưởng, tư vấn marketing, quản lý truyền thông xã hội, điều phối viên truyền thông xã hội.

Kỹ năng hàng đầu: digital marketing, growth hacking, chiến lược tăng trưởng, marketing truyền thông xã hội.

Các điểm nóng tuyển dụng: London, Manchester, Belfast.

10. Dịch vụ khách hàng

Các công việc hàng đầu: Tư vấn dịch vụ khách hàng, cố vấn dịch vụ khách hàng, chuyên viên hỗ trợ khách hàng, đại diện liên hệ khách hàng.

Kỹ năng hàng đầu: Quản lý thời gian, hỗ trợ khách hàng, bán lẻ, sự hài lòng của khách hàng, trải nghiệm khách hàng.

Điểm nóng tuyển dụng: Manchester, London, Newcastle.

11. Giáo dục

Các công việc hàng đầu: gia sư tiếng anh, gia sư toán, gia sư học thuật, chuyên gia thiết kế hướng dẫn.

Kỹ năng hàng đầu: Gia sư, giảng dạy, học trực tuyến, lịch sử, giảng dạy ngôn ngữ.

Điểm nóng tuyển dụng: London, Manchester, Birmingham.

12. Sức khoẻ tinh thần

Công việc hàng đầu: Nhà tâm lý học lâm sàng, nhà tư vấn sức khỏe tinh thần, bác sĩ sức khỏe tinh thần, chuyên gia sức khỏe tinh thần, nhà trị liệu nghề nghiệp, y tá tinh thần, nhà tâm lý học, nhà trị liệu tâm lý.

Kỹ năng hàng đầu: Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), tâm lý trị liệu, chăm sóc sức khỏe tinh thần, phục hồi chức năng, điều dưỡng.

Điểm nóng tuyển dụng: London, Manchester, Birmingham.

13. Bất động sản

Công việc hàng đầu: Đại lý bất động sản, chuyên viên bất động sản, nhà tư vấn bất động sản.

Kỹ năng hàng đầu: Quản lý tài sản, bất động sản, bất động sản đầu tư, bất động sản nhà ở, phát triển bất động sản.

Điểm nóng tuyển dụng: London, Oxford, Manchester, Chelmsford.

14. Kỹ sư chuyên ngành

Các công việc hàng đầu: Nhà phát triển back-end, nhà thiết kế trò chơi, nhà phát triển trò chơi, chuyên gia kỹ thuật phần mềm.

Kỹ năng hàng đầu: Go (ngôn ngữ lập trình), thiết kế trò chơi, phát triển trò chơi, kỹ thuật độ tin cậy, JavaScript.

Điểm nóng tuyển dụng: London, Manchester, Liverpool.

15. AI – Trí tuệ nhân tạo

Công việc hàng đầu: Kỹ sư máy học, nhà nghiên cứu máy học.

Kỹ năng hàng đầu: Deep learning, machine learning.

Điểm nóng tuyển dụng: London, Cambridge, Manchester.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

05 cách sử dụng LinkedIn để ‘nạp năng lượng’ cho doanh nghiệp

LinkedIn chắc chắn phải là một phần trong hỗn hợp marketing truyền thông xã hội của doanh nghiệp bạn. Khám phá ngay 05 cách sử dụng LinkedIn cho công việc kinh doanh của bạn ngay bây giờ.

LinkedIn mang đến cơ hội quý giá để kết nối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, những người ra quyết định và những người có thu nhập cao.

LinkedIn chắc chắn phải là một phần trong hỗn hợp marketing truyền thông xã hội của doanh nghiệp bạn. Khám phá 05 cách sử dụng LinkedIn cho công việc kinh doanh.

1. Sử dụng LinkedIn như một công cụ để kết nối

LinkedIn là một công cụ kết nối tuyệt vời. Để tận dụng hết khả năng kết nối của LinkedIn, bạn cần thực hiện ba điều:

  • Kết nối với mọi người
  • Xây dựng hồ sơ ‘All Star’
  • Tương tác với những người khác

Kết nối với mọi người

Kết nối với đồng nghiệp và bạn bè mà bạn biết, ngay cả với những người khác mà bạn không biết. Không có giới hạn cho những người bạn nên kết nối với.

Theo dõi blog của ai đó? Kết nối với họ trên LinkedIn. Bạn có một công ty mơ ước mà bạn muốn làm việc? Bắt đầu kết nối và tương tác với những người từ công ty đó.

Tìm kiếm cơ hội việc làm mới hoặc muốn tạo khách hàng tiềm năng? Chấp nhận bất kỳ và tất cả các yêu cầu kết nối mới.

Đặt hồ sơ của bạn ở chế độ công khai và luôn sẵn sàng kết nối – bạn không bao giờ biết được mạng LinkedIn của mình sẽ tạo ra những cơ hội nào đâu.

Xây dựng một hồ sơ ‘All-Star’ và Trang doanh nghiệp

Chỉ kết nối thôi là chưa đủ. Bạn cũng nên đầu tư thời gian vào việc xây dựng hồ sơ cá nhân và / hoặc trang doanh nghiệp của mình. Thực tế, điều đó có nghĩa là:

  • Viết phần giới thiệu ngắn gọn, không dùng biệt ngữ để phân biệt bạn hoặc doanh nghiệp của bạn.
  • Sử dụng ảnh chụp chính xác trông chuyên nghiệp cho ảnh hồ sơ cá nhân của bạn và biểu trưng dễ đọc cho trang doanh nghiệp của bạn.
  • Nếu bạn sử dụng ảnh tiêu đề, hãy giữ cho nó có kích thước phù hợp và hình ảnh ‘sạch sẽ’.
  • Điền vào mọi trường thích hợp.
  • Đính kèm phương tiện, bao gồm các bài đăng trên blog, video, đồ họa thông tin, v.v.

Xây dựng một hồ sơ đầy sức mạnh giúp người đọc hiểu rõ bạn là ai, đầy đủ thông tin liên hệ và các bước tiếp theo, chẳng hạn như dẫn người đọc đến trang web của bạn.

Tương tác với nội dung của người khác

Chỉ sử dụng LinkedIn làm nền tảng để xuất bản nội dung là chưa đủ – điều cần thiết là phải tương tác với những người khác và xây dựng các kết nối có ý nghĩa nếu bạn muốn tận dụng tối đa tiềm năng mạng của LinkedIn.

Ngoài việc chia sẻ nội dung của riêng bạn, hãy cẩn thận nhận xét về nội dung của người khác. Khi bạn đăng nội dung của riêng mình, hãy đảm bảo trả lời các nhận xét.

2. Sử dụng LinkedIn như một nền tảng để xuất bản

LinkedIn là một nguồn tài nguyên tuyệt vời cho những người sáng tạo nội dung.

Bạn không chỉ có thể đăng các cập nhật trạng thái và liên kết trở lại nội dung trên trang web của mình, bạn còn có thể sử dụng LinkedIn làm nền tảng xuất bản gốc và tạo nội dung độc quyền cho đối tượng LinkedIn của mình.

LinkedIn là mạng truyền thông xã hội duy nhất mà bạn có thể sử dụng làm nền tảng xuất bản cho các bài báo.

Bạn có thể tự hỏi: tại sao lại xuất bản trên LinkedIn thay vì xuất bản trực tiếp lên blog hoặc trang web của tôi?

Một câu hỏi khá hay. Xuất bản một bài báo trên LinkedIn là về việc thúc đẩy tương tác xã hội trên LinkedIn và tạo nhận thức về thương hiệu, thay vì hướng lưu lượng truy cập đến trang web của bạn một cách cụ thể.

Bất cứ khi nào bạn xuất bản một bài báo trên LinkedIn, tất cả các kết nối của bạn đều được thông báo – đó là một lợi thế lớn. Cũng cần xem xét điều này: 45% người đọc bài viết trên LinkedIn ở các vị trí cấp cao (quản lý, VP, giám đốc, C-suite).

3. Sử dụng LinkedIn để quản trị danh tiếng của doanh nghiệp hay thương hiệu

Quy tắc đầu tiên của quản lý danh tiếng trực tuyến là có quyền kiểm soát tất cả các kết quả xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm đầu tiên của Google khi ai đó tìm kiếm tên doanh nghiệp của bạn.

Rõ ràng là bạn muốn nội dung từ trang web của mình được xếp hạng, nhưng đây cũng là phương pháp hay nhất để xác nhận tất cả các hồ sơ xã hội mà bạn có thể mang tên doanh nghiệp của mình – ngay cả khi bạn không có kế hoạch hoạt động tích cực trên chúng.

Điều này là do các hồ sơ trên mạng xã hội, bao gồm cả hồ sơ LinkedIn, hầu như luôn hiển thị trên trang đầu tiên của kết quả công cụ tìm kiếm cho tên của một doanh nghiệp (hoặc cá nhân).

Để đạt được điều đó, hãy đảm bảo bạn tạo một trang kinh doanh cho công ty của bạn, nếu chỉ để xác nhận vị trí có giá trị đó trên SERP. Bạn càng thu thập được nhiều vị trí trên SERP thì càng tốt.

4. Sử dụng LinkedIn để tăng khách hàng tiềm năng

Cho dù doanh nghiệp của bạn là B2B hay B2C, bạn có thể tạo khách hàng tiềm năng và thúc đẩy chuyển đổi trên LinkedIn.

Hãy xem xét những điều sau:

  • Người dùng LinkedIn có sức mua: 44% kiếm được hơn 75.000 USD trong một năm. Nếu bạn có một sản phẩm để bán, bạn sẽ tìm thấy những người có thể mua trên LinkedIn.
  • Bạn có thể tìm khách hàng mới qua LinkedIn: 40 triệu người dùng LinkedIn đang ở các vị trí ra quyết định và do đó có quyền thuê Agency của bạn, cấp phép phần mềm của bạn hoặc đặt hàng sản phẩm của bạn trên toàn công ty.
  • Bạn có thể hình thành quan hệ đối tác chiến lược: 61 triệu người dùng LinkedIn được coi là những người có ảnh hưởng cấp cao. Tất nhiên, bạn có thể thực hiện điều này một cách tự nhiên.

5. Sử dụng LinkedIn để tìm kiếm nhân tài

LinkedIn cung cấp các gói đăng ký cao cấp giúp bạn dễ dàng tìm kiếm nhân tài.

Với gói Recruiter Lite, bạn có thể:

  • Đăng tin tuyển dụng.
  • Gửi 30 tin nhắn LinkedIn trực tiếp đến nhân tài mà bạn quan tâm.
  • Sử dụng các tùy chọn tìm kiếm nâng cao để tìm chính xác những gì bạn đang tìm kiếm.
  • Sắp xếp và quản lý nhóm ứng viên của bạn.
  • Dễ dàng theo dõi các ứng viên và các vai trò mở.

Recruiter Lite có thể là một giải pháp tuyệt vời nếu bạn mới bắt đầu mở rộng quy mô kinh doanh và chưa có người quản lý tuyển dụng hoặc bộ phận nhân sự.

Ngay cả khi bạn có một người quản lý tuyển dụng, Recruiter Lite có thể là một công cụ hữu ích để giúp họ kiểm tra ứng viên. Nó cũng có thể tiết kiệm hàng ngàn USD nếu bạn hiện đang sử dụng một Agency tuyển dụng để giúp đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Đan Linh | MarketingTrips

LinkedIn ra mắt ‘LinkedIn Marketing Labs’ cho dân Marketers

LinkedIn đã ra mắt một nền tảng giáo dục mới để giúp người làm marketing tìm hiểu thêm về cách sử dụng hiệu quả quảng cáo trên LinkedIn cũng như các chiến thuật mà họ có thể sử dụng để tạo ra kết quả tốt hơn.

Theo giải thích của LinkedIn:

“Với LinkedIn Marketing Labs, bạn có thể truy cập một loạt các khóa học được tuyển chọn để tìm hiểu về cách sử dụng tốt nhất các công cụ marketing trên LinkedIn có sẵn để tiếp cận và tương tác với các chuyên gia.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các chiến lược thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại nơi kinh doanh được thực hiện, LinkedIn Marketing Labs là nơi dành cho bạn.”

Trang web Marketing Labs bao gồm các lộ trình học tập tùy chọn, với các liên kết đến các khóa học và hướng dẫn có liên quan để giúp bạn theo yêu cầu.

LinkedIn nói rằng các khóa học được tuyển chọn đặc biệt bởi các chuyên gia nội bộ, những người đã nghiên cứu các phương pháp hay nhất về quảng cáo trên LinkedIn trên nhiều ngành và nhóm khách hàng.

Các khóa học, bao gồm các yếu tố văn bản và video, từ sơ cấp đến trung cấp và bao gồm tất cả các khía cạnh của quảng cáo LinkedIn, bao gồm:

  • Sử dụng nhắm mục tiêu quảng cáo của LinkedIn
  • Báo cáo và Phân tích cho quảng cáo LinkedIn
  • Xây dựng chiến lược content marketing toàn diện trên LinkedIn
  • Sử dụng LinkedIn để xây dựng nhận thức về thương hiệu
  • Sử dụng LinkedIn để tạo khách hàng tiềm năng

Mỗi khóa học kéo dài khoảng 45 phút, vì vậy sẽ mất một khoảng thời gian tương đối để bạn xem qua tất cả, nhưng mỗi lộ trình được thiết kế để giúp bạn hiểu rõ về cách các tùy chọn quảng cáo của LinkedIn hoạt động.

Nền tảng LinkedIn Marketing Labs mới hiện đã có và bạn có thể tham gia bất kỳ khóa học nào bằng cách đăng nhập với tài khoản LinkedIn của bạn.

Bạn có thể truy cập khoá học ngay tại đây: LinkedIn Marketing Labs

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Chiến thuật tối ưu bài đăng cho Facebook, LinkedIn và Twitter trong năm 2021 (P3)

Mặc dù phương tiện truyền thông mạng xã hội đã đóng một vai trò quan trọng trong bối cảnh truyền thông của chúng ta trong thập kỷ qua, nhưng nhiều doanh nghiệp thậm chí là cả người làm marketing vẫn phải vật lộn để hiểu các phương pháp và cách tiếp cận hiệu quả nhất trên các kênh khác nhau.

Twitter

Trên thực tế, gần đây, Twitter đã khuyên các thương hiệu không nên sử dụng thẻ bắt đầu bằng # (hashtag) vì nó có thể làm mất tập trung mục tiêu của bạn – tức là thu hút mọi người nhấp vào liên kết của bạn.

Nếu bạn thêm thẻ hashtag, nghĩa là khi đó bạn thực sự chỉ muốn họ tập trung vào một CTA là hashtag. Mặt khác, nếu mục tiêu của bạn không phải là CTA hashtag thì theo đó bạn cũng không nên lạm dụng khi sử dụng.

Nếu bạn đang tìm cách khai thác các cuộc thảo luận đang thịnh hành thông qua các thẻ, thì bạn cần nghiên cứu các thẻ hashtag có liên quan đến cuộc thảo luận (các ứng dụng như Hashtagify có thể giúp ích cho bạn) và đảm bảo bạn thêm các chữ cái in hoa vào thẻ của mình cho rõ ràng (ví dụ: #WednesdayWisdom).

Điều này cũng đảm bảo trình đọc màn hình có thể giao tiếp tốt hơn các thẻ có liên quan cho người dùng bị khiếm thị.

Thuật toán của Twitter ít phức tạp và có ảnh hưởng hơn Facebook, đó là lý do tại sao các tổ chức thường dựa vào thẻ hashtag để gia tăng phạm vi tiếp cận, đặc biệt là khi mới bắt đầu.

Có thể khó để đạt được yêu cầu theo dõi ban đầu đó để sau đó thúc đẩy phân phối tweet của bạn, nhưng việc tương tác với các tài khoản (profile) khác trong thị trường ngách của bạn bằng cách theo dõi hoặc trả lời sẽ giúp bạn sớm đạt được kết quả hơn.

Bạn cũng có thể tham gia vào các cuộc trò chuyện có liên quan trên Twitter và hợp tác với các nhà lãnh đạo trong ngành của bạn để nâng cao nhận thức ban đầu.

Về nội dung tweet, Twitter tuân thủ cách tiếp cận ‘ba chữ C’ để có được tweet tối ưu:

  • Concise – Ngắn gọn
  • Clear – Rõ ràng
  • Conversational – Hội thoại

Bạn chỉ có 280 ký tự, vì vậy bạn cần phải ngắn gọn, nhưng điều quan trọng là phải rõ ràng và quan sát để thảo luận nhanh chóng giữa các đối tượng mục tiêu của bạn.

Về định dạng nội dung, tweet có video sẽ thu hút nhiều người xem nhất, tiếp theo là tweet có ảnh GIF, sau đó là nội dung Ảnh và cuối cùng là văn bản thuần túy.

Ngoài ra, khi bạn thêm liên kết vào một tweet, nếu bạn đặt liên kết của mình ngay cuối văn bản và trang web của bạn đã bật thẻ Twitter, nó sẽ tự động tạo bản xem trước liên kết và xóa văn bản liên kết khỏi tweet của bạn, điều này giúp bạn có một khu vực nhấp vào liên kết rộng hơn trong thông báo của bạn.

Bạn có thể sử dụng các ứng dụng như Tweriod hoặc Followerwonk để biết thông tin chi tiết về thời điểm những người theo dõi của bạn đang hoạt động và sử dụng nó như một hướng dẫn về thời điểm đăng bài, liên quan đến số lượng cập nhật bạn muốn chia sẻ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Chiến thuật tối ưu bài đăng cho Facebook, LinkedIn và Twitter trong năm 2021 (P2)

Mặc dù phương tiện truyền thông mạng xã hội đã đóng một vai trò quan trọng trong bối cảnh truyền thông của chúng ta trong thập kỷ qua, nhưng nhiều doanh nghiệp thậm chí là cả người làm marketing vẫn phải vật lộn để hiểu các phương pháp và cách tiếp cận hiệu quả nhất trên các kênh khác nhau.

LinkedIn là mạng xã hội nghề nghiệp lớn nhất thế giới, nơi các doanh nhân tìm hiểu về những diễn biến mới nhất trong ngành của họ cũng như sự phát triển nghề nghiệp giữa các đồng nghiệp hiện tại và trước đây.

Và mặc dù bạn có thể đã thấy ngày càng nhiều các bài đăng giống như Facebook trên LinkedIn, nhưng một số trong số đó lại không nhận được sự tương tác lớn, đó có lẽ không phải là cách bạn muốn áp dụng cho các tài khoản doanh nghiệp hoặc tổ chức.

Các bài đăng trên LinkedIn có thể dài hơn một chút so với Facebook và Twitter, nhưng một lần nữa cần lưu ý rằng bài đăng trên LinkedIn của bạn sẽ bị cắt ở 140 ký tự trong ứng dụng di động.

Như vậy, ngắn hơn có thể tốt hơn, nhưng độc giả của LinkedIn đã sẵn sàng hơn để đọc các bản cập nhật dài hơn, nếu chúng có liên quan.

Hashtags (#) bây giờ cũng là một vấn đề lớn hơn trên LinkedIn. Trong vài năm qua, LinkedIn đã nỗ lực tăng cường việc sử dụng thẻ bắt đầu bằng # trên các bài đăng như một phương tiện để phân loại nội dung tốt hơn và đánh dấu các bài đăng có liên quan đến nhóm từng người dùng.

Không có số lượng thẻ tối ưu nhất định cho mỗi bài đăng, nhưng một vài thẻ có liên quan nhất có thể giúp phân phối mà không ảnh hưởng đến khả năng đọc.

Tập trung vào phát triển chuyên môn và ngành có thể sẽ nhận được nhiều phản ứng tốt hơn – mặc dù như đã lưu ý, có một số bài đăng kiểu hài hước, nhẹ nhàng cũng đã hoạt động tốt.

Cách bạn tiếp cận điều này sẽ phụ thuộc vào cách tiếp cận thương hiệu của riêng bạn và cách bạn muốn tổ chức của mình được nhìn thấy – và cả những kiểu người bạn muốn phản hồi đến các cập nhật của bạn.

Nhưng tiếp cận nhiều người hơn thì tốt hơn, phải không?’ Đúng vậy, truyền tải tới một mạng lưới rộng hơn sẽ có nghĩa là đưa thông điệp của bạn đến với nhiều người dùng tiềm năng quan tâm hơn.

Bạn có thể nhận được phản hồi tốt từ một câu chuyện hoặc bản cập nhật đầy cảm hứng, nhưng điều đó có thể không liên quan chặt chẽ đến cách tiếp cận và xây dựng thương hiệu tổng thể của bạn.

Người dùng LinkedIn có khả năng chia sẻ video trên nền tảng này cao hơn 20 lần so với bất kỳ loại bài đăng nào khác, với một lần nữa, bài đăng hình ảnh đứng thứ hai trước văn bản thuần túy, vì vậy bạn nên xem xét các phương pháp đăng bài của mình.

Giống như Facebook, LinkedIn cũng sẽ tạo ra các bản xem trước liên kết có thể nhấp khi bạn thêm một liên kết vào văn bản bài đăng của mình trong trình soạn nội dung, bản xem trước sẽ vẫn còn ngay cả khi bạn xóa văn bản liên kết, điều này có thể làm cho nội dung cập nhật của bạn trông gọn gàng hơn.

Thuật toán của LinkedIn khó đoán hơn một chút so với các thuật toán khác, với một số bản cập nhật cũ hơn sẽ hiển thị lại sau thời gian hàng tuần, điều này có thể liên quan đến tần suất đăng.

Đăng nhiều hơn 02 lần một ngày có thể là quá nhiều, nhưng nội dung có liên quan sẽ vẫn hoạt động, nếu bạn có một lượng cập nhật ổn định.

Những bổ sung gần đây hơn như tab “Stories’ trên LinkedIn và các cuộc thăm dò (Polls) cũng có thể giúp thúc đẩy sự tương tác tốt, mặc dù ‘Stories’ có vẻ ít được chú trọng hơn trong giai đoạn đầu.

Ngoài ra, giờ đây bạn có thể đính kèm tài liệu vào các bài đăng trên LinkedIn của mình và chúng sẽ tạo ra dưới dạng hình ảnh xem trước, có nghĩa là bạn cũng có thể tạo bài kiểu băng chuyền tự nhiên, có thể vuốt trong các bài đăng trên LinkedIn bằng cách thêm tài liệu PDF tập trung trực quan. Đây là một lựa chọn khác để xem xét.

Tương tác với các nhận xét cũng là chìa khóa quan trọng – nếu mọi người phản hồi bài đăng của bạn, hãy trả lời họ để giúp thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng.

Đây thường là những nền tảng chính mà các tổ chức bắt đầu trên mạng xã hội, trước khi xem xét Instagram, Snapchat, TikTok, v.v.

Instagram cũng rất phổ biến, nhưng ở mức cơ bản, đây là những nền tảng chính mà bạn có thể đang xem xét và tìm cách làm chủ để xây dựng sự hiện diện cốt lõi của bạn.

Hết phần 2 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Chiến thuật tối ưu bài đăng cho Facebook, LinkedIn và Twitter trong năm 2021 (P1)

Mặc dù phương tiện truyền thông mạng xã hội đã đóng một vai trò quan trọng trong bối cảnh truyền thông của chúng ta trong thập kỷ qua, nhưng nhiều doanh nghiệp thậm chí là cả người làm marketing vẫn phải vật lộn để hiểu các phương pháp và cách tiếp cận hiệu quả nhất trên các kênh khác nhau.

Điều này có nghĩa là, nó có thể phức tạp. Các nền tảng và thuật toán của chúng luôn thay đổi và có thể khó để theo kịp các phương pháp và sự thay đổi tốt nhất khác nhau.

Nhưng các nguyên lý cơ bản của mỗi nền tảng thường không thay đổi và có thể đó là điểm khởi đầu vững chắc cho chiến lược tương ứng của bạn trong tương lai.

Vì vậy, để có một cái nhìn tổng quan hơn, đây là một số lưu ý thực tiễn tốt nhất hiện tại cho 03 trong số các nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới, điều này có thể giúp cung cấp cho bạn những thông tin và chiến thuật tốt hơn về các phương pháp tiếp cận nhằm tối đa hóa hiệu suất vào năm 2021.

Facebook

Đầu tiên là Facebook, nền tảng truyền thông mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, cung cấp cho bạn khả năng tiếp cận và phân phối tiềm năng rộng nhất cho thông điệp của bạn. Nếu bạn có thể làm đúng.

Cơ sở của thuật toán ‘Nguồn cấp tin tức’ (News Feed) của Facebook xác định mức độ tiếp cận bài đăng của bạn, mức độ này ảnh hưởng bởi các yếu tố chính sau:

  • Ai đã đăng nó? – Tần suất tương tác của một người dùng đóng vai trò xác định phạm vi tiếp cận. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên ‘Thích’ hoặc ‘nhận xét’ về các bài đăng từ một Trang nào đó, bạn sẽ thấy nhiều bài đăng hơn của Trang đó, trong khi nếu ai đó mà bạn thường xuyên tương tác và chia sẻ liên kết, bạn cũng sẽ có nhiều khả năng nhìn thấy nó hơn.
  • Nó được đăng khi nào? – Tính kịp thời vẫn là một yếu tố trong ‘Bảng tin’ của Facebook, vì vậy mức độ phản hồi bài đăng ban đầu cũng sẽ đóng một vai trò trong việc xác định phạm vi tiếp cận. Điều đó có nghĩa là bạn cần thu hút sự chú ý của những người ban đầu nhìn thấy nó, đó là lý do tại sao bạn cần hiểu khi nào đối tượng mục tiêu của bạn trực tuyến (thông qua số liệu phân tích của bạn) và những gì họ có khả năng tương tác.
  • Khả năng mỗi người dùng sẽ tương tác với nó như thế nào – Facebook cũng hoạt động để xác định thói quen tương tác của từng người dùng và sẽ tối ưu hóa thuật toán của mình để tối đa hóa các hành vi cụ thể của họ. Theo Facebook: “Đối với bất kỳ câu chuyện nhất định nào, chúng tôi dự đoán khả năng bạn có thể nhận xét về câu chuyện đó hoặc chia sẻ câu chuyện đó”. Facebook cũng sẽ ước tính khoảng thời gian mà họ nghĩ rằng người dùng có thể xem video hoặc đọc một bài báo, cũng như các chỉ số báo cáo khác về khả năng tương tác.

Về cơ bản, Facebook muốn giữ cho bạn hoạt động trên Facebook càng lâu càng tốt, vì vậy bạn càng bình luận và tương tác – hoặc thực hiện các hoạt động giữ chân bạn, cụ thể là trong ứng dụng – thì Facebook càng có thể sử dụng những tín hiệu đó để cung cấp cho bạn nhiều hơn thông tin.

Đó là những cân nhắc mang tính kỹ thuật, nhưng điều gì thực sự khiến mọi người trên Facebook tương tác?

‘Tin tức mang tính xu hướng’ hiện là loại nội dung được chia sẻ nhiều nhất trên Facebook, nhưng bên ngoài đó, nhiều nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng các bài đăng hoạt động tốt nhất trên mạng xã hội là những bài viết kích hoạt phản ứng cảm xúc, khiến người dùng thích, bình luận hoặc chia sẻ với bạn bè của họ.

Quay trở lại năm 2019, nền tảng Buffer đã phân tích hơn 777 triệu bài đăng trên Facebook từ các Trang và nhận thấy rằng các bài đăng có mức độ tương tác cao nhất và khả năng tiếp cận tốt nhất là các bài đăng truyền cảm hứng, hài hước hoặc thiết thực.

Tất nhiên, nhắm đến những yếu tố này là một chuyện, thực sự thì việc tạo ra một bài đăng về thương hiệu, hài hước phổ biến là một chuyện hoàn toàn khác, nhưng điểm chính là bạn cần kích hoạt phản ứng cảm xúc của khách hàng của bạn. Tức, điều gì sẽ khiến người dùng tương tác với nội dung này?

Đó cũng là cách Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thống trị Facebook – cách tiếp cận của Trump hoàn toàn gây chia rẽ, tập trung vào phản ứng cảm xúc và được thiết kế để kích hoạt những người xem các cập nhật của ông.

BuzzSumo đã xác định những loại bài đăng sau đây là động lực tương tác chính trong nghiên cứu năm 2017 của họ về 02 tỷ bài đăng trên Facebook:

  • Nội dung truyền cảm hứng
  • Thực phẩm và công thức nấu ăn
  • Các con vật dễ thương
  • Video âm nhạc
  • Câu đố
  • Du lịch và Phiêu lưu

Không phải tất cả các loại bài đăng đó sẽ áp dụng cho cách tiếp cận của bạn, nhưng nó cung cấp thêm một số ngữ cảnh về những gì hoạt động tốt nhất.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Content Marketing: 100+ Dự báo về xu hướng năm 2021 (P3)

Một trong nhiều bài học của năm 2020 là chúng ta luôn nhìn về tương lai với tâm thế bất cứ điều gì cũng có thể xảy đến.

Content Marketing: 100+ Dự báo về xu hướng năm 2021 (P3)

Sự kiện ảo phát triển mạnh mẽ

Các hội nghị và sự kiện ảo đã chứng tỏ sức mạnh của mình. Nhưng những cải tiến về phạm vi tiếp cận, sự tiện lợi, tính kinh tế là quá hấp dẫn để theo đuổi sau đại dịch.

Các nhà marketer mong đợi những sự kiện ảo hoàn hảo. Ai đó sẽ bẻ khóa bí mật của vấn đề đó, tạo ra một sự kiện có lợi và thu hút người tham dự cũng như các nhà tài trợ.

Đại dịch sẽ tiếp tục thúc đẩy sự phát triển về nội dung video, hội thảo trên web (webinar) và các sự kiện ảo. Hầu hết các công ty sẽ chỉ định một “người đứng đầu biết nói” và / hoặc các thành viên trong nhóm cụ thể để phát triển tất cả những trải nghiệm như vậy.

Hãy suy nghĩ về làm việc từ xa – Remote Working

Năm 2021 sẽ là năm làm việc từ xa lớn nhất trong lịch sử. Các nhà làm content marketing sẽ điều chỉnh mọi thứ họ làm cho bối cảnh theo hình thức ‘từ xa’. Định dạng, thiết bị, chủ đề biên tập – tất cả đều có trên bàn làm việc.

Đại dịch sẽ không có kết thúc thực sự, chúng ta sẽ làm việc tại nhà nhiều hơn. Vì vậy, marketing và nhà lãnh đạo sẽ phải tập trung hoàn toàn trực tuyến để tiếp cận khách hàng, đặt các nhà content marketer lên hàng đầu.

Tập trung vào kỷ nguyên của video

Video và podcast sẽ đóng một vai trò to lớn trong chiến lược nội dung cho các nhà marketer vào năm 2021.

Thay vì các sự kiện và trải nghiệm trực tiếp, việc cung cấp nhiều cách sáng tạo hơn để người tiêu dùng kết nối với thương hiệu sẽ là chìa khóa quan trọng.

Hai loại nội dung này cho phép người làm marketing có cơ hội sáng tạo, kể một câu chuyện sản phẩm hấp dẫn và kết nối với khán giả mục tiêu của họ theo một cách trực quan và dễ cảm nhận hơn.

Hãy xem những người phát trực tiếp (streamer). Xem cách họ sử dụng công nghệ để kết nối với khách hàng. Xem cách họ kể một câu chuyện – trong nhiều giờ – trong nhiều ngày liên tục.

Xem video trên YouTube về cách họ thiết lập không gian của mình. Xem cách họ hiểu khách hàng của mình. Xem cách họ tương tác với khách hàng. Xem họ là một phần của khách hàng của họ như thế nào.

Vào năm 2021, kỳ vọng các nhà content marketer (những người thông minh) sẽ giống những người phát trực tiếp hơn.

LinkedIn sẽ tiếp tục cung cấp cho giao diện người dùng của mình các tính năng giúp video trở nên tốt hơn nữa, chẳng hạn như bộ lọc cho tin nhắn gốc và video, bổ sung cho mục ‘Câu chuyện’ (nhãn dán, mẫu, tạo tùy chỉnh), video- nền tảng hội nghị, live-stream cho tất cả mọi người mà không cần công cụ của bên thứ ba.

Những người sử dụng LinkedIn để bán hàng sẽ phải vượt qua nỗi sợ hãi và bắt đầu thích nghi với việc sử dụng video vì lợi ích của chính họ. Theo dự đoán của chúng tôi, LinkedIn sẽ giúp người dùng làm điều đó dễ dàng hơn.

Kết nối off-site video với văn bản on-site

Các nhà content marketer định hướng tương lai phải kết hợp nội dung viết trên trang web với nội dung video được nhúng ngoài trang web (chẳng hạn là YouTube), đặc biệt là đối sánh từ khóa 1-1 giữa hai kênh.

Video sẽ không thay thế văn bản để làm ‘nhiên liệu’ chính cho sự phát triển dựa trên nội dung mà nó chỉ có thể làm cộng hưởng mà thôi.

Hãy tận dụng podcasts

Năm 2021 sẽ là năm của sự lắng nghe. Podcast sẽ ngày càng phổ biến khi sự mệt mỏi với màn hình ngày càng tăng lên. Với rất nhiều lượt xem, mọi người đang tìm kiếm một cách mới để tiêu thụ phương tiện truyền thông phù hợp với cuộc sống hàng ngày của họ.

Văn hóa làm việc tại nhà sẽ không biến mất vào năm 2021. Kết quả tất yếu của tất cả các cuộc gọi Zoom mà chúng ta đã thấy sẽ là tình trạng ‘mỏi màn hình’ – một sự thay đổi cực kỳ phù hợp đối với các nhà làm content marketing.

Hãy cung cấp nội dung ở định dạng âm thanh hoặc với thành phần âm thanh mạnh mẽ sẽ giúp chúng ta thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu bên ngoài màn hình.

Hết phần 3 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Cathy Nhung | MarketingTrips  

LinkedIn chia sẻ những insights mới cho bạn trong năm 2021

LinkedIn có trở thành nền tảng trọng tâm cho doanh nghiệp của bạn vào năm 2021 không? Nếu có hoặc không thì bạn vẫn nên tham khảo nhé.

Giống như tất cả các nền tảng mạng xã hội khác, LinkedIn đã chứng kiến mức sử dụng tăng mạnh vào năm 2020, đặc biệt là nội dung video, tạo đà và thúc đẩy nhiều cuộc trò chuyện hơn trong ứng dụng.

Và trong khi trọng tâm của LinkedIn từ lâu là B2B, nền tảng này cũng đang phát triển ở các lĩnh vực khác, điều này có thể mang lại nhiều cơ hội hơn cho việc tiếp cận và kết nối của thương hiệu trong những thời gian tới.

Khi bạn vạch ra phương pháp tiếp cận của mình cho năm 2021, LinkedIn đã cung cấp một số insight mới trong tuần này:

Trong số các điểm lưu ý chính:

  • Các chuyên gia đang đăng ký tham gia LinkedIn với tốc độ gần 3 thành viên mới mỗi giây.
  • Có 2,9 triệu nhóm (groups) trên LinkedIn, bao gồm các cộng đồng trong ngành và cộng đồng theo sở thích, các nhóm công ty, nhóm cựu sinh viên đại học, và cả các hiệp hội nghề nghiệp khác.
  • Các luồng trực tiếp trên LinkedIn đã tăng 89% kể từ tháng 3.
  • Có nhiều điểm dữ liệu và ghi chú hơn trong infographics thông tin dưới đây, có thể cung cấp thêm bối cảnh về tiềm năng của LinkedIn trong chiến lược năm 2021 của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo LinkedIn

Warren Buffett: Những kỹ năng này có thể giúp bạn khác biệt trong năng lực kiếm tiền

Nhà đầu tư tỷ phú Warren Buffett khuyên nếu bạn muốn vượt lên dẫn đầu, hãy tập trung vào kỹ năng giao tiếp của mình.

Warren Buffett | Bloomberg | Getty Images

“Một sự cải thiện tương đối có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong khả năng kiếm tiền trong tương lai của bạn, cũng như trong nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống của bạn,” Ông nói với Gillian Zoe Segal trong một cuộc phỏng vấn cho cuốn sách năm 2015.

Theo Buffett, việc rèn giũa kỹ năng này thậm chí có thể làm tăng giá trị của bạn lên 50% (trong một video đăng trên LinkedIn vào năm ngoái).

Đó là bởi vì, “điều thực sự cần thiết là có thể khiến người khác làm theo ý tưởng của bạn”, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Berkshire Hathaway nói với Segal.

“Nếu bạn là một nhân viên bán hàng, bạn muốn mọi người làm theo lời khuyên của bạn. Nếu bạn là một nhà lãnh đạo quản lý, bạn muốn họ theo bạn trong công việc kinh doanh ”.

Điều thực sự cần thiết là có thể khiến người khác làm theo ý tưởng của bạn.

Giao tiếp không phải là thứ tự nhiên đến với Buffett. “Cho đến năm 20 tuổi, tôi hoàn toàn không thể nói chuyện trước đám đông,” Ông nói với Segal.

“Chỉ ý nghĩ về nó đã khiến tôi ốm yếu.” Khi còn học tại Trường Kinh doanh Columbia, Ông quyết định sẽ làm một điều gì đó và đã trả 100 USD để tham gia khóa học nói trước đám đông của Dale Carnegie.

Lớp học họp mỗi tuần một lần trong vài tháng, nhưng Buffett vẫn tiếp tục luyện nói trước đám đông ngay cả khi nó đã kết thúc. “Ngay sau khi khóa học kết thúc, tôi đến Đại học Omaha và nói:“ Tôi muốn bắt đầu giảng dạy ”, Ông nhớ lại.

“Tôi biết rằng nếu tôi không nói trước mọi người một cách nhanh chóng, tôi sẽ quay trở lại nơi tôi đã bắt đầu. Tôi chỉ muốn tiếp tục làm điều đó, và bây giờ bạn không thể ngăn tôi nói chuyện! ”

Cho đến ngày nay, tỷ phú 89 tuổi này vẫn coi rằng 100 đô la đó là một trong những khoản đầu tư tốt nhất mà ông từng thực hiện.

Buffett nói: “Tác động của lớp học đó đối với cuộc sống của tôi là rất lớn.

Ông không có bằng tốt nghiệp của Đại học Nebraska hoặc Columbia được trưng bày trong văn phòng của mình, nhưng Ông có chứng chỉ tốt nghiệp Dale Carnegie.

Nó “đã cho tôi bằng cấp quan trọng nhất mà tôi có”, Ông nói: “Nó chắc chắn có tác động lớn nhất đến thành công sau này của tôi”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

 

Google Mentor: Trở thành chuyên gia với 3 cách sau đây

Trong một buổi TEDx Talk, nhà tư vấn David Mitroff giải thích khi nào và tại sao bạn có thể tự gọi mình là chuyên gia.

Ảnh: Getty Images

Bạn có nghĩ mình là một chuyên gia trong ngành của bạn không? Bạn có thể là một trong những người mà bạn không nhận ra không?

Trong một buổi trò chuyện hấp dẫn trên TEDx Talk, nhà tư vấn marketing, cố vấn của Google và cũng là tiến sĩ tâm lý học, Ông David Mitroff đã chọn ra câu hỏi về những gì cần thiết để trở thành một chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó.

Mitroff bắt đầu suy nghĩ về điều này sau khi Ông nhận được một lời nhận xét: “Bạn thực sự hài hước. Bạn nên là một diễn viên hài độc thoại.”

Ông không chắc lắm, nhưng Ông đã tra cứu định nghĩa của ‘Diễn viên hài độc lập’ và thấy rằng đó là một người tương tác với khán giả của mình đầy năng động và hài hước.

“Tôi đã làm vậy,” Ông nghĩ. Vì vậy, Ông đã quyết định đưa “diễn viên hài độc thoại” vào hồ sơ cá nhân trên LinkedIn của mình.

Mitroff chỉ ra rằng nếu bạn lên Google tra tên của thị trấn (nhỏ) nơi Ông đã nói chuyện và thuật ngữ “diễn viên hài độc thoại”, thì kết quả từ 1 đến 10 là về Ông, dựa trên quảng cáo cho bài nói của Ông.

Tất cả chúng ta đều biết những lý do để không gọi mình là chuyên gia. Có một hội chứng tạm gọi là ‘hội chứng tự xưng’, cho rằng thành tích của bạn là kết quả của sự may mắn và bạn luôn có nguy cơ bị coi là ‘kẻ lừa đảo’.

Nếu bạn tin vào điều này, thì việc tự xưng là chuyên gia chỉ làm tăng nguy cơ bị gọi là ‘hàng giả’ mà thôi.

Hợp lý hơn, bạn cũng có thể lo lắng về hiệu ứng Dunning-Kruger, một hiện tượng nổi tiếng và phổ biến, trong đó mọi người tin rằng bản thân họ rất chuyên nghiệp.

Theo thực tế, Ông Mitroff nói: “Khi bạn bắt đầu học một thứ gì đó ngày càng nhiều, bạn nhận ra rằng bạn càng ngày càng biết ít hơn chứ không phải là nhiều lên. “Bạn phải học ngày càng nhiều kỹ năng về nó.”

Mitroff không gợi ý rằng bạn nên tuyên bố mình là một chuyên gia. Thay vào đó, Ông nói: “nếu bạn muốn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực nào đó, hãy làm ba điều sau”:

1. Dành 3 năm để tìm hiểu về chủ đề đó

Ông nói: “Sau rất nhiều nghiên cứu, trải qua nhiều thời gian và sự đau đớn, tôi tin rằng phải mất ba năm để trở thành một chuyên gia. (Bỏ qua những lĩnh vực mà bạn cần có một lộ trình chứng nhận đã định sẵn, chẳng hạn như bốn năm ở trường y chẳng hạn).

“Bây giờ điều đó có nghĩa là bạn chỉ cần đợi ba năm và sau đó nói, ‘Được rồi, bây giờ tôi là một chuyên gia’? Không, bạn thực sự phải làm nhiều thứ hơn thế”, Ông nói.

Bạn hãy bắt đầu bằng việc tiếp thu kiến ​​thức, và sau đó tiếp tục học hỏi.

“Nghiên cứu cho thấy rằng các chuyên gia tiếp tục học hỏi và giáo dục bản thân ngày càng nhiều hơn, và họ vây quanh mình với những người khác để trở nên chuyên nghiệp hơn”. “Bạn không chỉ trở thành một chuyên gia và từ đó ngừng việc học hỏi.”

Hãy nghĩ về những người thông minh nhất mà bạn biết. Tôi sẵn sàng cá rằng hầu hết trong số họ đã làm điều này, thậm chí còn lâu hơn thế.

Hoặc nghĩ về một số doanh nhân thông minh nhất và mang tính biểu tượng nhất, chẳng hạn như Bill Gates và Warren Buffett chẳng hạn. Bạn sẽ học thêm được nhiều từ họ.

Họ dành nhiều thời gian để đọc, nghiên cứu và nói chuyện với các chuyên gia khác để tiếp tục mở rộng chuyên môn của mình.

2. Hãy xây dựng mức độ tự tin của bạn

Trở thành một chuyên gia sẽ không giúp bạn tốt nếu bạn không bao giờ nói với ai về điều đó. “Bạn phải tin vào chính mình,” Mitroff nói.

“Bạn phải tin vào sản phẩm của mình hoặc tin vào dịch vụ của mình. Bạn phải tin vào cộng đồng của mình và bạn phải tin vào những gì bạn đang làm.”

Nếu bạn đã làm theo bước đầu tiên tức dành thời gian để tìm hiểu về các chủ đề và thực hành các kỹ năng của mình, thì ít nhất bạn đã đi được một số chặng đường để trở thành một chuyên gia.

Trở thành chuyên gia không có nghĩa là bạn không bao giờ sai, không có nghĩa là bạn biết hoàn toàn mọi thứ, và không có nghĩa là các chuyên gia khác sẽ luôn đồng ý với bạn.

Điều đó có nghĩa là bạn đã dành thời gian và công sức để tìm hiểu càng nhiều về chủ đề của mình càng tốt và bạn đang tiếp tục tìm hiểu thêm mỗi ngày.

Vì vậy, nếu bạn đã dành thời gian đó và bạn đã học được rất nhiều điều, hãy sở hữu nó! Tuyên bố mình là một chuyên gia.

3. Hãy hành động

Chuyên môn của bạn sẽ chẳng ích lợi gì cho bất kỳ ai nếu tất cả những gì bạn làm là ngồi xung quanh để nói bạn là một chuyên gia như thế nào. Vì vậy, hãy sử dụng chuyên môn của bạn vào thực tế.

Là một nhà tư vấn marketing, Mitroff đã đưa ra một nhận xét rất sắc sảo: “Hầu hết những người được đề cử để nhận giải thưởng lại không giành được chúng, nhưng việc được đề cử đã mang lại cho họ tầm nhìn và uy tín mới”.

Với kiến ​​thức đó, Ông bắt đầu đề cử khách hàng của mình và những người khác mà Ông biết cho các giải thưởng trong lĩnh vực của họ.

“Tại sao không?” Ông nói. “Đôi khi họ có thể vô tình giành chiến thắng, nhưng nếu họ không thắng thì điều đó cũng không thành vấn đề gì.”

Những người khác bắt đầu đề cử Mitroff để nhận giải thưởng, và Ông cũng bắt đầu tự đề cử chính mình.

Thế còn bạn? Bạn nghĩ điều tốt đẹp nào có thể xảy ra với mình nếu bạn nỗ lực để trở thành một chuyên gia, sở hữu kiến ​​thức chuyên môn của mình và sau đó hành động?

Tôi biết, vào lúc này đây, bạn đã có câu trả lời !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

LinkedIn: 5 đặc điểm này tạo ra ‘khoảng trống kỹ năng’ lớn nhất trên toàn cầu

Tác động của công nghệ đối với cuộc sống hàng ngày của chúng ta là không thể phủ nhận – và nó được ứng dụng nhiều trong cách chúng ta làm việc cũng như cách chúng ta giao tiếp, mua sắm và thậm chí là đi du lịch.

Ảnh: Talking Influence

Theo nghiên cứu mới từ LinkedIn, đến năm 2022, công nghệ dự kiến ​​sẽ thay thế 75 triệu việc làm trên toàn cầu. Tuy nhiên, trong cùng khoảng thời gian đó, chính những lực lượng đó sẽ tạo ra 133 triệu lực lượng mới.

Do đó, hầu như không có gì ngạc nhiên khi 10 kỹ năng tại nơi làm việc đang gia tăng ở Châu Á Thái Bình Dương đều liên quan đến công nghệ, theo báo cáo mới LinkedIn.

Từ khả năng phát triển web front-end cho đến bí quyết marketing trên mạng xã hội, LinkedIn cho biết những kỹ năng đó “có thể mới xuất hiện ngay bây giờ nhưng có khả năng sẽ được áp dụng trên quy mô rộng trong tương lai.”

Nhưng trong khi kiến ​​thức chuyên môn về công nghệ có thể hữu ích để theo đuổi những con đường sự nghiệp mới, thì những đặc điểm chuyên môn chính có khả năng tồn tại theo thời gian và trong các ngành thực sự là kỹ năng mềm, LinkedIn cho biết.

Và đây là những kỹ năng mà các nhà tuyển dụng trên toàn cầu khó tìm nhất, Theo Bà Feon Ang, phó chủ tịch LinkedIn về các giải pháp học tập và tài năng ở Châu Á Thái Bình Dương cho biết.

Bà Ang nói: “Các kỹ năng gia tăng không gây ngạc nhiên. “Nhưng các kỹ năng mềm cũng là những kỹ năng sẽ rất quan trọng trên toàn cầu trong tương lai.”

Cụ thể, các kỹ năng mềm còn thiếu bao gồm:

  • Tư duy phản biện hoặc giải quyết vấn đề
  • Khả năng thích ứng và tính linh hoạt
  • Giao tiếp
  • Khả năng lãnh đạo
  • Đổi mới và sáng tạo

Phát biểu tại sự kiện LinkedIn’s Talent Intelligence Experience ở Singapore, Bà Ang cho biết những kỹ năng đó dễ “học được” và không phải là đặc điểm bẩm sinh.

Tuy nhiên, chúng yêu cầu sự cam kết của cả người sử dụng lao động và người lao động.

Bà Ang nói: “Đó là trách nhiệm của tất cả mọi người. “Trách nhiệm của người sử dụng lao động là đầu tư vào nhân viên. Nhưng điều quan trọng không kém là nhân viên cũng phải nỗ lực không ngừng”.

Hơn hai trong năm nhân viên nói rằng họ đã rời công ty vì thiếu cơ hội học tập và phát triển, Theo báo cáo “Tương lai của các kỹ năng” của LinkedIn cho thấy.

Để vượt qua những rào cản nhận thức được về các khoảng trống của kỹ năng, Bà Ang khuyến khích nhân viên chủ động tìm kiếm cơ hội để học thêm các kỹ năng. Điều đó có thể bao gồm thực hiện các dự án mới tại nơi làm việc, tìm kiếm sự cố vấn và tham gia các khóa học giáo dục.

Bà nói tiếp. “Bạn càng làm một điều gì đó, bạn sẽ càng trở nên tốt hơn.”

“Khoảng trống kỹ năng” là một trong ba xu hướng lớn được báo cáo “Tương lai của kỹ năng” của LinkedIn xác định là ảnh hưởng đến lực lượng lao động của cả ngày hôm nay và ngày mai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Top 7 nền tảng truyền thông mạng xã hội lớn nhất thế giới năm 2020

Hãy cùng điểm qua 7 nền tảng truyền thông mạng xã hội lớn nhất hiện nay: Facebook, Twitter, LinkedIn, Instagram, Snapchat, Pinterest và Reddit.

Ảnh: Search Engine Journal

Tất cả các mạng xã hội đều được tạo ra theo một cách riêng.

Trong khi Instagram có thể là một sức mạnh cho một thương hiệu nào đó, thì đối với thương hiệu khác nó lại không mang lại được giá trị gì – và trong khi một doanh nghiệp có thể có rất nhiều lượt tương tác trên Facebook, thì một doanh nghiệp khác sẽ thu hút nhiều hơn trên LinkedIn.

Với ý nghĩ đó, làm cách nào để bạn có thể lựa chọn nơi đầu tư thời gian của mình cũng như khả năng chi tiêu cho quảng cáo?

Động thái tốt nhất cho bạn là nên có sự hiện diện của thương hiệu trên nhiều nền tảng, và trong đó chọn một hoặc vài nền tảng chính yếu để đầu tư và tăng trưởng.

Chúng ta sẽ xem xét từng nền tảng trong số 7 nền tảng truyền thông mạng xã hội chính bao gồm: Facebook, Twitter, LinkedIn, Instagram, Snapchat, Pinterest và Reddit.

Bạn sẽ có được những thông tin chi tiết về nội dung nào thành công trên mỗi nền tảng và nhận được các mẹo hữu ích để đưa hoạt động marketing truyền thông mạng xã hội của riêng bạn.

1. Facebook

  • Trụ sở: Menlo Park, CA
  • Thành lập: 2004
  • MAU: 2.45 Tỷ.

Một số ngành hàng phát triển mạnh trên Facebook bao gồm dịch vụ tài chính, thương mại điện tử, bán lẻ, trò chơi, giải trí, truyền thông, viễn thông, công nghệ, hàng tiêu dùng và doanh nghiệp ô tô.

Trong khi ‘News Feed’ ngày càng ngăn chặn các bài đăng của doanh nghiệp, vẫn có nhiều cách để tăng cường sự tương tác mà không cần đầu tư vào quảng cáo.

Bạn nên cân nhắc tham gia (hoặc tạo) các nhóm, sử dụng chatbot Facebook Messenger hoặc sử dụng video trực tiếp để tăng mức độ tương tác của bạn.

2. Twitter

  • Trụ sở: San Francisco, CA
  • Thành lập: 2006
  • MAU: 330 Triệu.

Nếu doanh nghiệp của bạn liên quan đến giải trí, thể thao, chính trị hoặc marketing, bạn có thể kiếm được mức độ tương tác lớn trên Twitter.

Trên Twitter, các thương hiệu có cơ hội để tạo dựng và xây dựng tiếng nói của họ.

Tham gia vào các chủ đề, cung cấp giá trị, chia sẻ nội dung của riêng bạn cũng như của những người khác và tham gia cuộc trò chuyện liên tục với đối tượng mục tiêu.

3. LinkedIn

  • Trụ sở: Mountain View, CA
  • Thành lập: 2003
  • MAU: 310 Triệu

Trong mạng lưới chuyên gia khổng lồ của mình, bạn sẽ tìm thấy hơn 61 triệu người dùng ở các vị trí cấp cao trên LinkedIn.

Nếu bạn đang tìm kiếm những người ra quyết định có khả năng thuê công ty của bạn, cung cấp sản phẩm hoặc hợp tác với bạn, thì LinkedIn là nơi dành cho bạn.

Bạn có biết rằng 44% người dùng LinkedIn có thu nhập trên mức trung bình của quốc gia? Hay hơn 50% người Mỹ có bằng đại học sử dụng LinkedIn?

Nó có thể không phải là mạng xã hội ‘hào nhoáng’ nhất, nhưng có tiềm năng vô hạn để kết nối với một nhóm chuyên gia ưu tú, những người có thể tạo ra sự khác biệt cho doanh nghiệp của bạn.

4. Instagram

  • Trụ sở: Menlo Park, CA
  • Thành lập: 2010
  • MAU: 1 Tỷ.

Instagram là một nền tảng chứa nhiều hình ảnh bắt mắt và cảm hứng sáng tạo.

Đây cũng là một mạng xã hội nơi các doanh nghiệp dựa trên sản phẩm và những người có ảnh hưởng.

Kể từ khi giới thiệu các bài đăng có trả phí vào năm 2018, ROI tiềm năng cho các doanh nghiệp dựa trên sản phẩm cao hơn bao giờ hết – Không chỉ ngành B2B có thể kết nối với một lượng lớn khán giả, bạn còn có thể liên kết thông tin sản phẩm và doanh số bán hàng trực tiếp từ nền tảng này.

Nếu nhân khẩu học của khách hàng mục tiêu của bạn dưới 35 tuổi, thì Instagram là ‘một mỏ vàng’: 63% người dùng ở độ tuổi từ 18 đến 34, hầu như có sự phân chia giữa người dùng nam và nữ.

5. Snapchat

  • Trụ sở: Los Angeles, CA
  • Thành lập: 2011
  • MAU: 360 Triệu.

Nếu đối tượng mục tiêu của bạn là trẻ, bạn chắc chắn muốn tham gia vào Snapchat.

Những người dùng tích cực nhất Snapchat là những người từ 13 tuổi và họ dành tới 30 phút mỗi ngày cho ứng dụng này.

Snapchat là ‘nơi ẩn náu’ của nội dung do người dùng tạo, video hậu trường, ưu đãi độc quyền và người có ảnh hưởng.

6. Pinterest

  • Thành lập: 2010
  • Trụ sở: San Francisco, CA
  • MAU: 322 Triệu.

Một số nội dung phổ biến nhất trên Pinterest bao gồm thời trang, thực phẩm, trang trí, đám cưới, tập luyện.

Ngoài ra, bất kỳ thứ gì có hình ảnh phong phú đều có thể phát triển mạnh trên Pinterest.

Đáng chú ý, 81% người dùng Pinterest là nữ – nếu bạn có đối tượng chủ yếu là nữ, đó là lý do thuyết phục để đầu tư thời gian vào hoạt động marketing trên nền tảng này.

Điều đó không có nghĩa là nam giới không có trên Pinterest.

Trên thực tế, 40% người đăng ký Pinterest mới là nam giới.

7. Reddit

  • Thành lập: 2005
  • Trụ sở: San Francisco, CA
  • MAU: 430 Triệu.

Reddit tự coi mình là “trang đầu của internet”.

Theo bảng xếp hạng của Alexa, Reddit là một trong 20 trang web được truy cập nhiều nhất.

Reddit có sự pha trộn độc đáo giữa nội dung và cộng đồng, với hơn 150.000 cộng đồng dành riêng cho mọi chủ đề.

Với rất nhiều ngóc ngách, luôn có một vị trí cho mọi thương hiệu và doanh nghiệp – vấn đề của bạn là tìm ra những ngóc ngách, nơi mà khách hàng tiềm năng của bạn đang hoạt động và tìm hiểu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

LinkedIn công bố Top 5 kỹ năng mềm cần thiết nhất năm 2020

Trí thông minh cảm xúc (EQ) và các kỹ năng mềm khác quan trọng hơn bao giờ hết. Nắm vững những yếu tố cần thiết này sẽ giúp bạn truyền cảm hứng cho đội nhóm của mình và từ đó đạt được mục tiêu đề ra.

Các doanh nghiệp có xu hướng coi nhẹ kỹ năng mềm và tập trung vào kỹ năng cứng. Khi LinkedIn công bố danh sách các kỹ năng mềm và cứng được yêu cầu nhiều nhất vào năm 2020 vào đầu năm nay, không có gì ngạc nhiên khi các kỹ năng cứng bị chi phối bởi kỹ năng máy tính.

Với việc đại dịch bùng phát trên thế giới vào tháng 3 và sự chuyển dịch bắt buộc từ công việc tại văn phòng sang làm việc tại nhà, xu hướng đó sẽ chỉ tăng nhanh thêm.

Top 5 kỹ năng hàng đầu sau đây của LinkedIn là sự sáng tạo, thuyết phục, cộng tác, khả năng thích ứng và trí tuệ cảm xúc. Tất cả những kỹ năng này rất đáng để bạn trau dồi.

1. Sáng tạo.

Một cách tốt để đưa những ý tưởng mới vào bất kỳ doanh nghiệp nào là tìm đến các ngành công nghiệp khác và ở các quốc gia khác. Những khái niệm nào họ đang sử dụng có thể phù hợp với ngành của bạn?

Động não theo nhóm nhỏ để tránh xung đột, lập danh sách và sau đó trình bày ý tưởng của bạn trước mặt mọi người.

Bao gồm những ý tưởng ngớ ngẩn, ý tưởng điên rồ hay bất cứ điều gì. Trong thực tế, đôi khi càng ‘hoang dã’ càng tốt.

Bạn có thể xem thêm Sáng tạo là gì để hiểu sâu hơn về sáng tạo.

2. Thuyết phục.

Để hiểu về thuyết phục, hầu hết mọi người đều đồng ý rằng Robert Cialdini, tác giả của cuốn ‘Tâm lý học thuyết phục’, là người đáng để chúng ta học hỏi.

Cuốn sách của ông đi sâu vào 06 nguyên tắc thuyết phục phổ biến: có đi có lại, khan hiếm, thẩm quyền, nhất quán, thích và đồng thuận.

Trên hết, chúng ta không được lạm dụng những kỹ năng này. Nhà tư vấn bán hàng Jeffery Gitomer nói theo cách này: “Mọi người không thích bị bán, nhưng họ thích mua, “đó là lý do tại sao khi áp dụng những nguyên tắc này, chúng ta cần xem xét chúng một cách khôn ngoan nhất.”

3. Hợp tác.

Hợp tác đưa tinh thần đồng đội lên một tầm cao mới. Nó tập hợp những người có bộ kỹ năng và quan điểm khác nhau để hoàn thành một dự án, thường không có người lãnh đạo.

Các tổ chức có thể khai thác kỹ năng mềm này hiểu rằng giao tiếp là điều tối thượng. Điều quan trọng là tất cả các con đường giao tiếp phải được mở.

4. Khả năng thích ứng.

Đây là kỹ năng của thế kỷ 21. Thay đổi đang diễn ra với tốc độ chóng mặt. Chúng ta không thể biết trước được những gì sẽ xảy ra chỉ vài năm nữa.

VR, thực tế ảo tăng cường và nhiều thứ khác sẽ thay đổi cách chúng ta kinh doanh – đó là lý do tại sao các công ty quan trọng luôn cập nhật các công nghệ mới thay vì đợi cho đến khi chúng trở nên phổ biến.

Bắt đầu sớm hơn có nghĩa là đường cong học tập sẽ ngắn lại.

5. Trí tuệ cảm xúc.

Trí tuệ cảm xúc (EQ) được định nghĩa là “khả năng nhận thức, kiểm soát và thể hiện cảm xúc của một người cũng như xử lý các mối quan hệ giữa các cá nhân một cách thận trọng và thấu cảm”.

Những người có EQ cao có khả năng xử lý các tình huống áp lực cao, giải quyết xung đột, phê bình mang tính xây dựng và hơn thế nữa. Khả năng này rất được săn đón đối với các đội, đặc biệt là những đội có xuất thân khác nhau.

Theo một cuộc khảo sát do CareerBuilder thực hiện, 75% người quản lý tuyển dụng đánh giá cao EQ hơn IQ. Kỹ năng cứng và trí thông minh dễ được dạy cho nhân viên hơn trong khi EQ cần nhiều thời gian và sự hiểu biết hơn để nắm bắt.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

25 dự báo về Social Media Marketing trong 2021 (P4)

Nhiều doanh nghiệp đã phải nhanh chóng xoay sở để trụ vững trong bối cảnh toàn cầu ngừng hoạt động để hạn chế sự lây lan của COVID-19, trong khi nhiều doanh nghiệp khác lại không may mắn được như vậy và kết quả là họ buộc phải đóng cửa vĩnh viễn.

Snapchat

Snapchat đã tiếp tục thiết lập thị trường ngách của riêng mình vào năm 2020, đặc biệt là đối với sức hút không ngừng của nó đối với nhóm đối tượng trẻ. Các mối quan hệ đối tác ứng dụng mới và các tùy chọn tương tác cũng đã cung cấp thêm nhiều cách để xem xét, nhưng AR vẫn là chìa khóa để thúc đẩy sự hấp dẫn của ứng dụng này.

Cách tiếp cận mới để giải trí

Một trong những lĩnh vực thế mạnh chính của Snapchat là sự phát triển ổn định của chương trình Snap Originals, các chương trình truyền hình ngắn, được căn chỉnh theo chiều dọc, thu hút người xem trẻ tuổi và thói quen tiêu dùng đang phát triển của họ.

Với điều này, chúng ta mong đợi rằng Snap sẽ tập trung nhiều hơn vào Snap Originals vào năm 2021 – và mong đợi sẽ thấy nhiều nhà xuất bản và hãng phim lớn chú ý hơn đồng thời tìm cách phù hợp hơn với định dạng, khi họ tìm kiếm những cách mới để duy trì kết nối với khán giả trẻ hơn.

Điều đó có thể thấy qua một số thông báo lớn cho Snap Originals, với những người nổi tiếng tên tuổi sẽ tham gia. Và điều đó sẽ mang lại nhiều người xem hơn nữa cho Snap, mở rộng cơ hội quảng cáo và tiếp xúc với Snap.

Tập trung vào thương mại điện tử

Khi Instagram và Facebook tìm cách kết hợp nhiều công cụ thương mại điện tử hơn, mong đợi Snap cũng sẽ phù hợp với sự thay đổi này và tìm cách cung cấp cho những người sáng tạo của mình nhiều cơ hội hơn để bán sản phẩm trực tiếp trong luồng.

Snapchat đã thử nghiệm trên nhiều tùy chọn thương mại điện tử khác nhau trong một khoảng thời gian, bao gồm cả việc tích hợp với Amazon, nhưng khi việc mua sắm trong nguồn cấp dữ liệu trở nên quen thuộc hơn, Snap cũng nên kết hợp các công cụ tương tự để tối đa hóa cơ hội của riêng mình.

 Nâng cao AR – Thực tế ảo tăng cường

25 dự báo về Social Media Marketing trong 2021 (P4)

Như đã lưu ý, AR vẫn là chìa khóa để tối đa hóa sự phát triển của Snapchat và như vậy, bạn có thể mong đợi thấy Snap bổ sung thêm nhiều chức năng và công cụ AR hơn.

Snapchat đã bắt đầu triển khai khả năng ‘quét’ mã vạch và nhãn để cung cấp thêm thông tin theo ngữ cảnh thông qua máy ảnh của mình và nó sẽ tiếp tục bổ sung vào cơ sở dữ liệu cho các mục có thể quét và kết nối các bản quét đó với các công cụ AR nâng cao, bao gồm khuyến mãi, ưu đãi và hơn thế nữa.

Và điều đó sẽ dẫn đến một sự phát triển quan trọng khác …

Hợp tác với Apple 

Snapchat đã làm việc với Apple trong nhiều năm để giúp phát triển chức năng AR của Apple. Quay trở lại năm 2017, khi ra mắt iPhone X, Apple đã giải thích cách họ làm việc với Snapchat để phát triển ‘Ống kính’ và các bổ sung hình ảnh dựa trên những tiến bộ mới nhất của thiết bị, trong khi với sự ra mắt của iPhone 12 vào đầu năm nay, Apple đã thông báo rằng Snap sẽ là một trong những đối tác đầu tiên cho tính năng LiDAR mới của mình.

Kính AR của Apple sẽ có mặt trên thị trường vào năm 2022, nhưng có thể được đẩy lên sớm hơn phụ thuộc vào nỗ lực của Facebook.

Tất cả các phát triển AR của Snap sẽ phù hợp với điều này và đó sẽ là một bước phát triển lớn cho ứng dụng này.

TikTok

TikTok để lại vô cùng nhiều ấn tượng vào năm 2020. Ứng dụng video dạng ngắn này đã tăng từ 500 triệu người dùng vào tháng 12 năm 2019 lên gần một tỷ ở hiện tại và mặc dù phải đối mặt với các lệnh cấm, hạn chế, cáo buộc kiểm duyệt, đang trải qua các cuộc đánh giá an ninh quốc gia.

Bất chấp tất cả những điều này, TikTok vẫn tiếp tục tiến về phía trước và hiện có vẻ sẽ tiến lên cấp độ tiếp theo vào năm 2021.

Và nó có thể là một cân nhắc chính cho cách bạn sẽ làm digital marketing của mình.

Tập trung vào thương mại điện tử

Giống như hầu hết các nền tảng mạng xã hội khác, TikTok cũng sẽ đưa thương mại điện tử trở thành trọng tâm vào năm 2021 – mặc dù trong trường hợp của TikTok, điều đó sẽ cấp bách hơn một chút.

TikTok cần tìm thêm cách để đảm bảo những người sáng tạo hàng đầu của mình được trả tiền, nếu không, họ sẽ chuyển sang các nền tảng khác, nơi họ có thể kiếm tiền thật.

Đó là điều cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của Vine – khi các ngôi sao lớn của nó nhận ra rằng họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn trên YouTube và Instagram, họ đã kêu gọi Vine thiết lập một thỏa thuận chia sẻ doanh thu tốt hơn.

Vine (thông qua công ty mẹ Twitter) đã từ chối, và những ngôi sao lớn đó đã rời đi, điều này sau đó dẫn đến sự sụt giảm của ứng dụng.

TikTok hiện lớn hơn Vine trước đây, nhưng ngay cả như vậy, nó vẫn có thể trở thành nạn nhân của điều tương tự nếu nó không thể đưa ra các giao dịch chia sẻ doanh thu hấp dẫn, sinh lợi hơn để giữ chân những người sáng tạo hàng đầu của mình.

Tại Trung Quốc, phiên bản địa phương của TikTok (được gọi là ‘Douyin’) đã đạt được thành công lớn trên mặt trận này bằng cách kết hợp thương mại điện tử và các tùy chọn mua hàng trong luồng (in-stream).

Phần lớn trong số hơn 122 triệu USD doanh thu do Douyin tạo ra vào năm ngoái đến từ các tích hợp thương mại điện tử này và với điều này, bạn có thể mong đợi thấy TikTok đang tìm cách triển khai tương tự và nhanh chóng, vì nó cũng đã tìm cách trở lại đúng hướng sau những bê bối về pháp lý và chính trị.

Nếu thỏa thuận tiếp quản Oracle / Walmart được thông qua, Walmart đã ‘gắn cờ’ ý định thương mại điện tử của mình cho ứng dụng này – mặc dù thỏa thuận đó dường như vẫn chỉ có khả năng xảy ra, do các cuộc đàm phán và trì hoãn đang diễn ra.

Nhưng ngay cả khi không, hãy hy vọng TikTok sẽ bổ sung thêm nhiều công cụ thương mại điện tử hơn nữa vì nó tìm kiếm nhiều cách hơn để tối đa hóa doanh thu và tiềm năng chia sẻ doanh thu.

Liên kết âm nhạc

TikTok cũng sẽ tìm cách thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn với ngành công nghiệp âm nhạc để tổ chức nhiều sự kiện và buổi ra mắt độc quyền hơn, đồng thời thu hút nhiều người hâm mộ hơn.

TikTok đã hợp tác với một số nhạc sĩ trong các buổi hòa nhạc kỹ thuật số độc quyền và hợp tác ký kết của nó với một số hãng lớn.

Khi các nhạc sĩ nhận ra sức mạnh quảng bá của nền tảng, bạn có thể mong đợi rằng những kết nối đó sẽ trở nên mạnh mẽ hơn nữa và điều đó có thể dẫn đến những cơ hội mới, không chỉ cho TikTok mà còn cho các thương hiệu đang tìm cách khai thác những xu hướng này thông qua tài trợ và quan hệ đối tác để mở rộng các chương trình khuyến mãi của họ.

LinkedIn

Và cuối cùng, chúng ta có LinkedIn, người đứng đầu lâu đời trong không gian mạng xã hội, có thể không thú vị bằng một số nền tảng khác, nhưng vẫn là một công cụ kết nối quan trọng cho nhiều thương hiệu.

LinkedIn đã vượt qua 700 triệu thành viên vào năm 2020 và tiếp tục chứng kiến ​​’mức độ tương tác kỷ lục’. LinkedIn đang ở một vị trí vững chắc, là nền tảng quan trọng cho các chuyên gia và nó sẽ tìm cách tận dụng điều này với các bản phát hành năm 2021.

Sự kiện trực tiếp

Sự kiện ảo trở thành trọng tâm chính vào năm 2020 và LinkedIn đã chuyển sang phục vụ cho điều này bằng cách tung ra các công cụ sự kiện của riêng mình và tích hợp chức năng phát trực tiếp với chức năng tương tự.

Các sự kiện có ý nghĩa trên LinkedIn và video trực tiếp là loại nội dung hấp dẫn nhất trên nền tảng. Việc mở rộng các công cụ của nó ở mặt này có vẻ hợp lý – và nếu nó có thể tăng khả năng quảng bá như cũ, bạn có thể mong đợi sẽ thấy nhiều doanh nghiệp hơn tìm cách kết hợp các sự kiện và chức năng của họ vào trải nghiệm LinkedIn.

Phần video chuyên dụng

Như với tất cả các nền tảng mạng xã hội, video là loại nội dung hấp dẫn nhất trên LinkedIn, với người dùng LinkedIn có khả năng chia sẻ video trên nền tảng này cao hơn khoảng 20 lần so với bất kỳ loại bài đăng nào khác.

Do đó, việc LinkedIn tận dụng điều đó bằng một phần video chuyên dụng trong ứng dụng của mình là điều hợp lý. Phần này sẽ tập trung nhiều hơn vào nội dung video chuyên nghiệp, theo lĩnh vực và mang lại nhiều cơ hội hơn cho người sáng tạo trên LinkedIn để xây dựng nhận thức và sự hiện diện của thương hiệu.

Và nó cũng có thể trở thành một cơ hội thu nhập. Nếu LinkedIn muốn cung cấp một không gian riêng để giới thiệu những người sáng tạo video tốt nhất của mình, thì nó cũng có thể cung cấp quảng cáo đầu hoặc giữa video, giúp họ có thêm động lực để tiếp tục đăng.

Điều đó có thể thấy nhiều nội dung video chuyên nghiệp hơn được thêm vào nền tảng, thúc đẩy sự tương tác hơn nữa.

LinkedIn vẫn chưa coi video thành trọng tâm chính, nhưng với việc phân loại chủ đề được cải thiện (thông qua thẻ hashtag) và các tùy chọn video đang phát triển, LinkedIn cũng có thể cung cấp một không gian video chuyên dụng ở một số giai đoạn tiếp theo.

Thông tin chi tiết mới về dữ liệu

LinkedIn có cơ sở dữ liệu nghề nghiệp lớn nhất trong lịch sử, cho phép nó truy cập vào một loạt thông tin chi tiết chuyên sâu về sự nghiệp của mọi người đã tiến triển như thế nào, mọi người đã chuyển sang vai trò nào theo thời gian, điều đó liên quan đến điểm chung và sở thích như thế nào, v.v.

Đây là một điểm mạnh chính của nền tảng này và vào năm 2021, bạn có thể mong đợi LinkedIn sẽ tinh chỉnh hơn nữa việc đối sánh dữ liệu của mình để cung cấp thêm thông tin chi tiết nhằm giúp hướng dẫn người dùng đến con đường sự nghiệp lý tưởng và sự phát triển của họ.

LinkedIn gần đây đã thực hiện một bước theo hướng này với công cụ Career Explorer, công cụ này làm nổi bật các con đường sự nghiệp tiềm năng dựa trên các kỹ năng bạn có.

Phát trực tiếp vào ‘Câu chuyện’ trên LinkedIn

Các Stories hay ‘Câu chuyện’ trên LinkedIn vẫn còn khá sơ khai. Trên thực tế, thật thú vị khi thấy điều gì đó khác biệt trong ứng dụng, mặc dù bản thân các ‘Câu chuyện’ có xu hướng hoặc khá nhẹ nhàng hoặc quá quảng cáo.

Nhưng cũng như với Instagram và với sự tập trung rộng rãi hơn vào nội dung video, chúng ta có thể hy vọng LinkedIn sẽ thêm tính năng phát trực tiếp vào công cụ ‘Câu chuyện’ của mình.

Điều đó sẽ tạo ra sự khác biệt lớn không? Có thể là không, nhưng khả năng chia sẻ video trực tiếp từ các sự kiện, ở đầu nguồn cấp dữ liệu người theo dõi, có thể là một cập nhật quan trọng đối với nhiều người.

Hết phần cuối !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

LinkedIn bắt đầu thử nghiệm quảng cáo trên ‘Stories’

LinkedIn đã thông báo rằng họ đã khởi chạy bản thử nghiệm về quảng cáo trong LinkedIn Stories sau khi triển khai Stories cho tất cả người dùng vào tháng 9.

LinkedIn bắt đầu thử nghiệm quảng cáo trên 'Stories'

Theo giải thích của LinkedIn:

“Hôm nay, chúng tôi vui mừng thông báo rằng chúng tôi đang thử nghiệm quảng cáo câu chuyện – Stories Ads với một số nhà quảng cáo giới hạn trong giai đoạn thử nghiệm kín với tất cả các thành viên trên toàn cầu.

Quảng cáo câu chuyện có thể giúp các thương hiệu phát triển phạm vi tiếp cận của họ với cộng đồng hơn 722 triệu thành viên của chúng tôi bằng video và hình ảnh quảng cáo. Hiện tại, chúng tôi đã có hơn 600 nhà quảng cáo kích hoạt các chiến dịch có hiệu suất tích cực về số lần nhấp, lượt xem và số liệu chi phí”.

Quảng cáo LinkedIn Stories sẽ cho phép các nhà làm Marketing sử dụng nhiều công cụ nhắm mục tiêu quảng cáo của LinkedIn để tiếp cận các đối tượng cụ thể và tiếp cận họ bằng quảng cáo video toàn màn hình và quảng cáo một hình ảnh.

Mặc dù cũng cần lưu ý rằng LinkedIn không cung cấp bất kỳ dữ liệu nào về việc sử dụng ‘Câu chuyện’, ngoài việc nói rằng phản hồi đối với ‘Câu chuyện’ là “cực kỳ tích cực” và ‘Câu chuyện’ đã “khơi dậy hàng trăm nghìn cuộc trò chuyện mới trên nền tảng này”.

Có một điều hơi lạ là trong một thông báo về sản phẩm quảng cáo mới, LinkedIn đã không đưa ra chỉ số nào về hiệu suất làm thước đo cho việc bổ sung có thể có ý nghĩa đối với các chiến dịch của bạn.

Có vẻ như LinkedIn đã cố gắng che giấu điều này bằng cách đưa số lượng thành viên tổng thể vào các bình luận của mình và LinkedIn từ lâu đã tránh cung cấp số liệu thống kê người dùng hoạt động nói chung.

Nhưng ngay bây giờ, đó sẽ là những gì các nhà quảng cáo muốn biết, phải không? Và nếu LinkedIn không báo cáo dữ liệu sử dụng của nó, tại sao không?

Điều đó có nghĩa là mọi người không sử dụng ‘Câu chuyện’ nhiều như LinkedIn mong đợi? Bạn sẽ cho rằng, nếu ‘Câu chuyện’ trên LinkedIn thành công tốt đẹp, thì LinkedIn đó sẽ rất muốn quảng cáo điều đó. Nhưng nó không phải.

LinkedIn lưu ý rằng nền tảng sẽ cung cấp các số liệu so sánh cho hiệu suất quảng cáo ‘Câu chuyện’ khi chúng có sẵn.

LinkedIn cho biết họ hiện đang thử nghiệm quảng cáo câu chuyện với một nhóm nhà quảng cáo bản beta và hiện đã có kế hoạch ra mắt chúng rộng rãi hơn vào năm 2021.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips 

LinkedIn thêm vai trò mới trên trang doanh nghiệp – Company Page Roles

Điều này sẽ hữu ích cho các nhà quản lý LinkedIn khi được cung cấp nhiều tùy chọn hơn để duy trì sự hiện diện trên nền tảng của doanh nghiệp bạn.

LinkedIn thêm vai trò mới trên trang doanh nghiệp - Company Page Roles

Theo giải thích của LinkedIn:

“Trang LinkedIn cung cấp vai trò ‘Quản trị viên trang – Page Admin’ và ‘Quản trị viên phương tiện quảng cáo có trả phí – Paid Media Admin’ để cho phép quản lý theo từng cấp đối với tất cả các hoạt động liên quan đến ‘Trang’ của bạn.

Vai trò Quản trị viên trang và Quản trị phương tiện trả phí có thể được cấp cho các thành viên, nhân viên được liên kết và nhà quảng cáo.”

Các vai trò truyền thông trả phí không phải là mới, nhưng LinkedIn đã thêm một số cấp độ truy cập nội bộ mới để cung cấp nhiều tùy chọn hơn cho việc quản lý. Bạn có thể thấy cách chúng xuất hiện trong hình chụp bên dưới:

Danh sách đầy đủ các vai trò mới trên trang LinkedIn của doanh nghiệp sẽ có như sau:

  • Super Admin – Tùy chọn mới này cung cấp quyền truy cập chính cho mọi quyền quản trị viên, bao gồm thêm và xóa tất cả quản trị viên trên Trang, chỉnh sửa thông tin trang và hủy kích hoạt trang doanh nghiệp của bạn.
  • Content Admin – Điều này cho phép người dùng tạo và quản lý nội dung của Trang, bao gồm cập nhật, sự kiện, câu chuyện.
  • Curator – Người quản lý có thể đề xuất nội dung để nhân viên đăng, có quyền truy cập vào thông tin chi tiết về hiệu suất.
  • Analyst  – Điều này cung cấp khả năng theo dõi hiệu suất của trang thông qua số liệu phân tích. LinkedIn lưu ý rằng các nhà phân tích sẽ có quyền truy cập hạn chế vào Trang trong các công cụ của bên thứ ba và sẽ chỉ có quyền truy cập vào tab Analytics của một Trang.

Ngoài những điều này, LinkedIn hiện cũng liệt kê ‘Quản trị viên phương tiện trả phí’ của mình trong một danh mục riêng biệt, với ba tùy chọn khác nhau:

  • Sponsored Content Poster – Điều này cung cấp quyền cho người dùng tạo quảng cáo ‘Nội dung được tài trợ’ thay mặt cho một tổ chức thông qua Tài khoản quảng cáo LinkedIn của công ty đó.
  • Lead Gen Forms Manager – Người dùng có cấp quyền này có thể tải xuống khách hàng tiềm năng nhận được từ Trang được kết nối với ‘Biểu mẫu khách hàng tiềm năng’ được tạo trong tài khoản quảng cáo thông qua ‘Campaign Manager’.
  • Pipeline Builder – Điều này cho phép người dùng tạo và chỉnh sửa các trang đích của Pipeline Builder được liên kết với Trang của bạn.

LinkedIn đã cung cấp sự kết hợp của những vai trò này trong một thời gian, nhưng các vai trò ‘Quản trị nội dung’, ‘Người quản lý’ và ‘Nhà phân tích’ là mới và hiện chỉ được triển khai cho các Trang được chọn.

Việc phân chia vai trò, giữa quản trị viên nói chung và phương tiện truyền thông trả phí, cũng mới, nhưng các tùy chọn vai trò phương tiện truyền thông trả phí đã tồn tại một thời gian cho các trang doanh nghiệp được chọn.

Như đã lưu ý, điều này sẽ cung cấp nhiều sức mạnh hơn để quản lý trang doanh nghiệp trên LinkedIn của bạn, với các kiểm soát cụ thể đối với người có thể làm những gì và sự tách biệt rõ ràng hơn giữa người quản lý trang cấp cao nhất và những người khác.

Nó có thể giúp giảm thiểu những sai lầm, đồng thời tạo điều kiện phát triển của những người đóng góp. Không phải tất cả các trang của doanh nghiệp đều sẽ thấy các tùy chọn mới, nhưng LinkedIn đang dần tung bản cập nhật này ra nhiều khu vực hơn trên toàn cầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

25 dự báo về Social Media Marketing trong 2021 (P3)

Nhiều doanh nghiệp đã phải nhanh chóng xoay sở để trụ vững trong bối cảnh toàn cầu ngừng hoạt động để hạn chế sự lây lan của COVID-19, trong khi nhiều doanh nghiệp khác lại không may mắn được như vậy và kết quả là họ buộc phải đóng cửa vĩnh viễn.

Nếu Social Media Marketing là một phần trong chiến lược Marketing tổng thể của thương hiệu của bạn, những xu hướng dưới đây sẽ vô cùng hữu ích.

Instagram

Instagram đã trở thành ‘con ngỗng vàng’ tiếp theo của Facebook và việc tích hợp các công cụ thương mại điện tử mới có vẻ được thiết lập để đưa tiềm năng thu nhập của chính nó vào một tầng bình lưu mới.

Nhưng đồng thời, một số ý kiến cho rằng việc bổ sung IGTV, Reels và “Shopping” đã bắt đầu lộn xộn với những gì đã từng là một ứng dụng đơn giản tập trung vào hình ảnh.

Tất nhiên, Instagram bây giờ đã vượt xa nguồn gốc ban đầu của nó, nhưng nó đã đi quá xa – hay thực sự là nó sẽ vượt quá giới hạn vào năm 2021?

Mua sắm trong luồng – In-stream shopping

Thương mại điện tử rõ ràng là một trọng tâm lớn đối với Instagram, với tab ‘Cửa hàng’ mới và các tính năng chuyên dụng được điều chỉnh để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hành vi mua hàng ngay lập tức theo các bài đăng.

Instagram sẽ tìm cách tiếp tục phát triển các công cụ mua sắm của mình để khuyến khích hơn nữa hành vi mua sắm theo thói quen.

Instagram mong đợi việc bổ sung tính năng mua hàng chỉ bằng một cú nhấp chuột nâng cao, các công cụ dùng thử AR mới, xây dựng dựa trên các tùy chọn mua sắm AR hiện có (và có khả năng được liên kết với Facebook Kính AR) và thẻ video cho sản phẩm đang cung cấp nhiều cách hơn cho các doanh nghiệp và người sáng tạo để tạo điều kiện mua hàng trực tiếp.

Instagram đã là nơi nhiều người dùng đến để khám phá các sản phẩm và thương hiệu mới, và các tùy chọn mua sắm nâng cao của nó có thể sẽ mở ra nhiều khả năng mới.

Chắc chắn, Reels cũng có tab riêng, nhưng mua sắm là nơi Instagram sẽ tạo ra tác động thực sự của ứng dụng.

Nguồn cấp dữ liệu ở trang chủ

Điều này đã được suy đoán trong một thời gian gần đây, nhưng với sự phổ biến liên tục của tab ‘Câu chuyện’, hy vọng Instagram sẽ thử một cách tiếp cận mới đối với nguồn cấp dữ liệu của người dùng vào năm 2021, với một số người dùng được thiết lập để mở nguồn cấp dữ liệu ‘Câu chuyện’, tương tự như luồng video trên trang chủ của TikTok.

Điều đó có nghĩa là nguồn cấp dữ liệu Instagram chính sẽ mất tập trung và trở thành yếu tố phụ. Nhưng chúng ta cũng có thể sẽ thấy Instagram không làm điều này cho tất cả mọi người dùng.

Thay vào đó, những gì Instagram có thể cố gắng làm là điều chỉnh nguồn cấp dữ liệu trang chủ phù hợp với sở thích của từng người dùng, với tùy chọn chuyển lại nếu bạn muốn.

Ví dụ: nếu bạn xem nhiều ‘Câu chuyện’, Instagram có thể chuyển bạn sang nguồn cấp dữ liệu trang chủ đầu tiên của ‘Câu chuyện’, với tùy chọn quay lại nguồn cấp dữ liệu bài đăng thông thường nếu bạn muốn.

Thay vào đó, một số người dùng có thể mở nguồn cấp dữ liệu ‘Câu chuyện’, một số người dùng đến tab ‘Cửa hàng’.

Thay vì ép buộc tất cả người dùng vào một nguồn cấp dữ liệu mới, Instagram có thể tìm cách cung cấp các tùy chọn, điều này có thể giúp tăng mức độ tương tác trong từng yếu tố.

Reels – Đủ tốt

Sau đó, có Reels, ‘bản sao’ TikTok của Instagram, mà sự đồng thuận chung dường như cho thấy là đủ thú vị, nhưng không tốt bằng chính TikTok.

Chúng ta có thể không mong đợi Reels trở thành một yếu tố chính – và chắc chắn không phải là ‘kẻ huỷ diệt’ TikTok dưới bất kỳ hình thức nào.

Nhưng nó có thể sẽ tìm thấy thị trường ngách của riêng mình – và nó sẽ vẫn phổ biến ở Ấn Độ chừng nào TikTok hết bị cấm ở khu vực đó.

Điều đó có thể đủ để coi Reels là một thành công, trong khi Instagram cũng sẽ tìm cách thúc đẩy Reels hơn nữa thông qua các giao dịch dành riêng cho ‘người ảnh hưởng’ và các tính năng mới có thể giúp nó thu hút nhiều hơn ở các giai đoạn khác nhau.

Những ‘người ảnh hưởng độc quyền’ chắc chắn có thể giúp Reels tăng cường tương tác và nếu TikTok không bắt kịp các tùy chọn chia sẻ doanh thu, Reels sẽ vẫn là mối quan tâm cạnh tranh, gây thêm áp lực cho ứng dụng này.

Có vẻ như không có khả năng Reels sẽ trở thành một sự cân nhắc lớn, nhưng ‘đủ tốt’ là tất cả những gì Instagram cần để ‘giải thích’ cho việc đầu tư của mình vào ứng dụng này.

Hết phần 3 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

LinkedIn ra mắt ‘Sales Insights’ – Công cụ cung cấp dữ liệu thị trường

LinkedIn đang tìm cách cung cấp nhiều cách hơn để sử dụng tập dữ liệu chuyên nghiệp rộng lớn của mình, lần này thông qua một công cụ mới có tên là ‘Sales Insights’, sẽ cung cấp dữ liệu tổng quan về các cơ hội kinh doanh chính dựa trên thị trường ngách và thông số bạn đã chọn.

Như đã giải thích trong video ở trên, Sales Insights sẽ cung cấp cho người dùng thông tin cụ thể về xu hướng của nhân sự, thông tin khách hàng và cơ hội kết nối tiềm năng, đối sánh chéo với danh sách nhân viên của bạn trên LinkedIn.

Theo LinkedIn:

“Sales Insights hay thông tin chi tiết về bán hàng sẽ cung cấp cho bạn khả năng hiển thị rõ ràng nhất về quy mô và bản chất phát triển nhanh chóng của các phòng ban, chức năng và khách hàng cụ thể, để bạn có thể lập kế hoạch chính xác chiến lược bán hàng của mình nhằm hướng các nhóm bán hàng của bạn đến đúng khách hàng và tăng doanh thu.”

Như bạn có thể thấy ở đây, bảng điều khiển của Sales Insights cho phép bạn trau dồi dữ liệu cụ thể, dựa trên vị trí, chức năng công việc, xu hướng tăng trưởng, v.v. Điều đó có thể giúp bạn xác định tốt hơn các cơ hội chính, để kết nối với các doanh nghiệp phù hợp tại đúng thời điểm.

Từ đó, Sales Insights cũng có thể cho bạn biết ai trong số các nhân viên của bạn, được kết nối với những người tại các công ty mục tiêu của bạn, cung cấp thông tin để cải thiện tỷ lệ phản hồi của bạn.

Đó là nỗ lực mới nhất của LinkedIn nhằm sử dụng tốt hơn bộ dữ liệu chuyên nghiệp chưa từng có của mình – thông qua bản đồ kết nối nghề nghiệp, chi tiết nghề nghiệp và các dữ liệu khác, LinkedIn có thể cung cấp một loạt thông tin chi tiết có giá trị về cách thức hoạt động kinh doanh hiện đại và cách bạn có thể tiếp cận đúng người, và xác định các cơ hội phù hợp, để thúc đẩy nỗ lực của bạn.

Nếu LinkedIn có thể khai thác những hiểu biết này theo những cách hiệu quả, nó có thể trở thành một yếu tố quan trọng hơn trong các quy trình kinh doanh khác nhau.

LinkedIn đã rất bảo vệ quyền truy cập dữ liệu của mình trong những năm qua, nhưng hiện tại, với 722 triệu thành viên, LinkedIn đang tìm kiếm nhiều cách hơn để giúp các đối tác kinh doanh thu thập thêm thông tin.

LinkedIn gần đây cũng đã thêm một công cụ mới có tên LinkedIn Career Explorer, cho người dùng nhìn thấy con đường sự nghiệp tiềm năng của mình dựa trên các kỹ năng mà họ đã có, bao gồm các liên kết đến các khóa học LinkedIn Learning có liên quan để phù hợp với các lĩnh vực chính của nhu cầu.

Không có nền tảng nào khác có thể cung cấp những hiểu biết sâu sắc như vậy trong phạm vi mà LinkedIn có thể. Đó là một lợi thế đáng kể và LinkedIn càng có thể khai thác được nhiều điều này thì nó sẽ càng có vị thế tốt hơn, đặc biệt là khi chúng ta vượt ra khỏi đại dịch và có khả năng bước vào một thời kỳ tăng trưởng kinh doanh mới.

Đây là một công cụ có giá trị, sẽ chỉ trở nên có giá trị hơn khi bạn kiểm tra dữ liệu sâu hơn.

Bạn có thể đăng ký sử dụng công cụ tại: Sales Insights

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

25 dự báo về Social Media Marketing trong 2021 (P1)

Nhiều doanh nghiệp đã phải nhanh chóng xoay sở để trụ vững trong bối cảnh toàn cầu ngừng hoạt động để hạn chế sự lây lan của COVID-19, trong khi nhiều doanh nghiệp khác lại không may mắn được như vậy và kết quả là họ buộc phải đóng cửa vĩnh viễn.

Năm 2020 là một năm mà nhiều người muốn quên đi, và trong tất cả những điều này, các nền tảng mạng xã hội lớn cũng đã nhanh chóng phát triển và chuyển trọng tâm để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong thời kỳ đại dịch.

Điều đó đã thúc đẩy nhiều kế hoạch của họ. Thật vậy, nhiều dự đoán của chúng tôi cho năm 2020 khá đúng và dựa trên xu hướng hiện tại và vị trí của các nền tảng mạng xã hội, chúng tôi đã tập hợp một số dự đoán mới cho năm 2021 và những gì các nhà làm marketing truyền thông mạng xã hội nên chuẩn bị để vạch ra kế hoạch của mình.

Dưới đây là những dự đoán theo từng nền tảng về những gì sắp tới sẽ diễn ra trong thế giới Social Media Marketing.

Facebook

Facebook đã một lần nữa chứng kiến một năm với nhiều thách thức và một lần nữa vượt qua chúng với vị thế vững chắc hơn so với lúc bắt đầu.

Bất chấp việc tẩy chay quảng cáo, một bộ phim tài liệu chỉ trích Netflix và việc buộc phải xóa một số nhóm liên quan nhất định, Facebook vẫn phát triển và năm 2021 có vẻ như sẽ tiếp tục chứng kiến một số phát triển lớn phù hợp với giai đoạn tiếp theo của mạng xã hội.

Thương mại điện tử sẽ là trọng tâm chính của Facebook trong năm tới.

Chúng ta đã thấy những giai đoạn đầu tiên trong đợt thúc đẩy doanh thu lớn tiếp theo của Facebook, với sự ra đời của ‘Cửa hàng’ trên Facebook và Instagram, giúp đơn giản hóa quá trình xây dựng cửa hàng thương mại điện tử trên nền tảng kỹ thuật số được sử dụng nhiều nhất trên thế giới.

Điều đó sẽ mang lại cho mọi doanh nghiệp cơ hội nhanh chóng xây dựng ‘mặt tiền’ cửa hàng kỹ thuật số của riêng họ, với các tùy chọn trình bày hữu ích, quen thuộc và các công cụ thanh toán được sắp xếp hợp lý, thúc đẩy làn sóng kinh doanh trực tuyến mới.

Đối với Facebook, điều này đã được thực hiện trong nhiều năm, với các ‘Cửa hàng’ về cơ bản là một phần mở rộng của Marketplace, mang lại cho nhiều doanh nghiệp hơn cơ hội để kết nối với người mua hàng. Nhưng ‘Cửa hàng’ còn nhiều hơn thế nữa.

Trọng tâm lớn ở đây sẽ là ở các thị trường như Ấn Độ và Indonesia, nơi Facebook đang chứng kiến ​​tốc độ tăng trưởng người dùng nhanh chóng và nơi mà sự chuyển dịch kỹ thuật số chỉ mới thực sự bắt đầu.

Nếu Facebook có thể tham gia vào và trở thành điểm đến cho tất cả các hình thức giao dịch trực tuyến, điều đó có thể thấy công ty này sẽ trở thành một nền tảng thiết yếu ở các khu vực đang phát triển, mở rộng cơ hội, cho cả Facebook và các doanh nghiệp trên toàn thế giới, để tối đa hóa tiềm năng kinh doanh của họ.

Hy vọng sẽ thấy sự phát triển hơn nữa của ‘Facebook Pay‘ khi mạng xã hội tìm cách đơn giản hóa các tùy chọn mua hàng bằng một cú nhấp chuột và các cơ hội quảng cáo mới làm nổi bật các sản phẩm để mua trong các bài đăng.

Facebook cũng sẽ tìm cách tích hợp nhiều bài đăng mua sắm hơn vào nguồn cấp dữ liệu (Feed) của người dùng, để thu hút nhiều hoạt động mua sắm hơn, trong khi việc sáp nhập các ứng dụng nhắn tin có khả năng cũng sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn để tạo điều kiện cho thương mại điện tử trên các công cụ của mình.

Nếu Facebook có thể làm đúng, đây có thể là một sự thay đổi lớn, thúc đẩy làn sóng hoạt động thương mại điện tử mới – đó là lý do tại sao việc nhìn xa hơn về các ‘Cửa hàng’ trên Facebook nên là ưu tiên hàng đầu đối với các nhà cung cấp bán lẻ.

Đồng thời, tìm kiếm sự phát triển hơn nữa của các tùy chọn mua hàng và khuyến mãi khi phát trực tiếp (Live Stream) cũng như tích hợp thương mại điện tử mới trong Facebook Watch.

Tích hợp nhắn tin

Facebook vẫn đang tiến hành hợp nhất các ứng dụng nhắn tin của mình và trong suốt năm qua, chúng ta đã thấy ngày càng nhiều sự tích hợp của các ứng dụng Messenger, Instagram Direct và WhatsApp.

Về cơ bản, điều đó có nghĩa là mọi chức năng mới được giới thiệu trong bất kỳ ứng dụng nào trong số này cuối cùng sẽ có sẵn trong hai ứng dụng còn lại – điều này cũng sẽ tạo điều kiện cho các cơ hội thương mại điện tử mới và nhiều cách hơn để chạy các chiến dịch quảng cáo đa nền tảng và đẩy mạnh để mở rộng những cơ hội.

Cuối cùng, điều đó sẽ giúp các thương hiệu rất dễ dàng mở rộng các chiến dịch và chức năng của họ trên WhatsApp, mở rộng tiềm năng đối tượng của họ theo những cách mà trước đây chưa từng xem xét.

Các nhà quản lý ở một số quốc gia đã lên tiếng phản đối kế hoạch tích hợp tin nhắn của Facebook và vẫn chưa có hành động quản lý nào được thực hiện.

Nhưng có vẻ như mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp và điều đó sẽ mở ra tiềm năng kết nối mới với khách hàng tiềm năng của bạn trên các công cụ nhắn tin trực tiếp của Facebook.

Kính AR

Hãy nhìn lại vào tháng 9, Facebook đã thông báo rằng kính AR sẽ có mặt trên thị trường vào năm 2021 và bạn có thể mong đợi thấy những chiếc kính này xuất hiện tại các cửa hàng bán lẻ trong nửa cuối năm.

AR được thiết lập để trở thành một chiến trường quan trọng trong lĩnh vực công nghệ, với việc Apple cũng đang nghiên cứu kính AR của riêng mình.

Facebook đã phát triển các công nghệ theo hướng này trong nhiều năm, với sự phát triển của môi trường AR nhập vai hoàn toàn và khả năng kết hợp các loại quảng cáo mới, chương trình khuyến mãi, tín hiệu thông tin và hơn thế nữa, tất cả đều liên kết trở lại ứng dụng chính của nó.

Có rất nhiều ý nghĩa và các ứng dụng tiềm năng, và Facebook cũng sẽ tìm cách sử dụng kính AR của mình như một bước đệm cho giai đoạn tiếp theo của thời kì kết nối kỹ thuật số.

Sự trỗi dậy của VR

Như đã lưu ý, tai nghe thực tế ảo Oculus của Facebook đã chứng kiến ​​mức tăng doanh số bán hàng lớn vào năm 2020.

Nhưng ‘bước nhảy vọt’ đó ngày càng nhỏ – như bạn có thể thấy, Facebook đã dần hạ giá các thiết bị VR độc lập của mình, biến nó thành một lựa chọn dễ tiếp cận hơn, điều này cũng giúp tăng doanh thu một phần.

VR cũng có các ứng dụng ngoài giải trí, với nhiều doanh nghiệp cũng tìm ra những cách mới để tiến hành các hoạt động chính trong một không gian mô phỏng.

Thay đổi thuật toán

Một trong những câu hỏi lớn đối với Facebook là làm thế nào nó giải quyết những lo ngại về thuật toán nguồn cấp dữ liệu của mình và liệu nó có làm bất cứ điều gì để giải quyết những lo ngại rằng nó đang thúc đẩy sự gia tăng của những ‘phát ngôn gây thù hận’ hay không.

Facebook đã thực hiện một số hành động về việc này khi cấm QAnon và các nhóm liên quan khác nhau, những thứ mà họ đã cho phép phổ biến trên nền tảng của mình trong nhiều năm, bất chấp cảnh báo của các chuyên gia.

Nhưng dưới sự lãnh đạo của Chính phủ Hoa Kỳ do Biden lãnh đạo, họ có thể phải hành động nhiều hơn nữa và hạn chế hơn nữa thông tin sai lệch và ‘lời nói gây thù hận’ để tránh gia tăng áp lực và hình phạt do Chính phủ và các nhóm quản lý áp đặt.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

LinkedIn phát hành hướng dẫn để giúp marketers tối đa hóa nỗ lực trên nền tảng

Theo đó, LinkedIn đã xuất bản ba hướng dẫn mới được thiết kế để cung cấp các hướng dẫn cụ thể về cách các thương hiệu có thể tối đa hóa nỗ lực marketing của họ trên nền tảng này.

Theo giải thích của LinkedIn:

“Loạt bài viết với chủ đề ‘Read Me’ của LinkedIn là bộ ba hướng dẫn cần thiết để trang bị cho bạn những hiểu biết sâu sắc về nền tảng của chúng tôi, các tính năng và chức năng của nó cũng như cách bạn có thể tận dụng những điều này một cách tốt nhất để đạt được các mục tiêu marketing của mình, bất kể chúng là gì”.

Như đã lưu ý, các hướng dẫn bao gồm ba yếu tố:

  • Xây dựng thương hiệu của bạn
  • Quảng cáo trên LinkedIn
  • Thúc đẩy nhiều khách hàng tiềm năng hơn

Mỗi hướng dẫn đều chứa một loạt các mẹo và thông tin chi tiết chuyên sâu, bao gồm tổng quan về chức năng, biểu đồ về các công cụ và những tùy chọn cần sử dụng cho các mục tiêu cụ thể.

Ngoài ra còn có các bảng phân tích chi tiết của từng yếu tố, với các ghi chú về lý do và cách tối ưu hóa các phần và công cụ cụ thể:

Ngoài ra còn có danh sách kiểm tra cho các phương pháp tối ưu:

Và tóm tắt các tùy chọn tốt nhất cho mục tiêu của bạn:

Có rất nhiều thứ được đóng gói trong mỗi hướng dẫn và đây chỉ là tổng quan ngắn gọn về những gì bạn có thể mong đợi. Nếu bạn đang muốn đặt LinkedIn trở thành một nền tảng ưu tiên thì có lẽ bạn đang đúng vì nền tảng đang chứng kiến mức độ tương tác kỷ lục.

Nếu LinkedIn là trọng tâm lớn hơn đối với bạn và bạn muốn nhận được nhiều hơn từ những nỗ lực của mình, thì bạn nên xem qua tất cả các hướng dẫn mới nhất này.

Bạn có thể xem chi tiết bản “Read Me” tại: Link

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips