Google mới đây chính thức xác nhận rằng Google đang ít coi trọng các liên kết (link) hơn, ngụ ý cho thấy các nhà xuất bản nội dung hay chủ các website cần tập trung vào các yếu tố khác thay vì liên kết (link, backlink).
Bối cảnh của các liên kết (Link) trong việc xếp hạng tìm kiếm.
Vào những ngày đầu, các liên kết (link) được Google xem là một tín hiệu tốt để công cụ tìm kiếm sử dụng để xác thực mức độ tin cậy của một trang web, các đoạn văn bản mô tả liên kết (Anchor Text) theo đó có thể được sử dụng để cung cấp các tín hiệu ngữ nghĩa về nội dung của một website cụ thể.
Các nghiên cứu đã được hiện với mục tiêu lọc kết quả tìm kiếm theo chất lượng nhằm xếp hạng các trang web theo ý tưởng là về mức độ liên quan. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các liên kết (Link) có thể được sử dụng như một bộ lọc khách quan để xác định tính xác thực (DA, PA).
Google sau đó thấy rằng có thể khai thác sức mạnh của văn bản mô tả liên kết (anchor text) để xác định ý kiến chủ quan có liên quan từ con người (thực). Về cơ bản, Google coi trọng yếu tố cộng đồng hay mối liên hệ giữa một website với hàng triệu website khác trên môi trường internet.
Google đã nói gì về liên kết vào năm 2024?
Trong một tuyên bố mới đây, đại diện của Google cho biết: “Chúng tôi cần rất ít sức mạnh của các liên kết khi xếp hạng website. Trong những năm gần đây, chúng tôi đang cố gắng để làm cho các liên kết trở nên ít quan trọng hơn.”
Tại sao liên kết ít quan trọng hơn.
Theo giải thích của Google, ý tưởng về việc sử dụng các liên kết đúng trong những ngày đầu, khi các yếu tố spam dường như rất ít xảy ra, đó là lý do tại sao nó rất hữu ích. Khi này, các liên kết (backlink) chủ yếu được sử dụng như một cách để gửi lưu lượng truy cập từ trang web này sang trang web khác.
Nhưng đến năm 2004 hoặc 2005, Google đã phát hiện ra rằng các liên kết đã bị thao túng, một khoảng thời gian ngắn sau đó Google đã triển khai một thuật toán liên kết có tên là Penguin nhằm phá hủy thứ hạng của hàng triệu trang web, nhiều trang trong số đó đang sử dụng tính năng đăng bài của khách hay để bên thứ ba đăng bài (guest posting).
Đến năm 2019, Google đã quyết định sử dụng có chọn lọc các liên kết dạng nofollow (không chuyển danh tiếng hay độ mạnh của website cho website được liên kết tới) cho mục đích xếp hạng.
Google chính thức xác nhận rằng các liên kết ít quan trọng hơn.
Vào năm ngoái 2023, Google nói rằng các liên kết thậm chí không còn nằm trong top 3 yếu tố xếp hạng tìm kiếm. Sau đó, mới đây vào tháng 3 năm 2024, vào thời điểm Google cập nhật thuật toán lõi tháng 3 năm 2024, Google cũng đã thông báo hạ thấp tầm quan trọng của các liên kết đối với mục đích xếp hạng.
Theo Google:
“Google sử dụng các liên kết như một yếu tố quan trọng trong việc xác định mức độ liên quan của các trang web.”
“Google chỉ sử dụng các liên kết như một yếu tố để xác định mức độ liên quan của các trang web.”
“Ngày nay có nhiều thứ quan trọng hơn đối với các trang web và việc tập trung quá mức vào các liên kết thường sẽ khiến bạn lãng phí thời gian làm những việc không làm cho trang web của bạn trở nên tốt hơn.”
Tại sao Google không còn cần các liên kết khi xếp hạng tìm kiếm.
Lý do chính tại sao Google không cần các liên kết khi xếp hạng tìm kiếm đến từ sự phát triển của AI và ngôn ngữ tự nhiên, thứ mà Google sử dụng trong thuật toán đánh giá nội dung và xếp hạng. Google về cơ bản là tự tin rằng thuật toán của nền tảng đã có thể đủ sức đánh giá chất lượng của website và nội dung mà không còn cần các liên kết.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nguồn tin này tiết lộ tính năng tìm kiếm nâng cao được hỗ trợ bởi AI có thể trở thành một phần của các dịch vụ đăng ký (có trả phí) hiện có từ Google như Gemini Advanced hoặc Google One. Trong khi đó, phiên bản tìm kiếm truyền thống vẫn sẽ được cung cấp miễn phí cùng với quảng cáo đi kèm.
Thay đổi trên của Google nhằm mục đích tích hợp AI vào trải nghiệm tìm kiếm, trong khi vẫn đảm bảo doanh thu từ hoạt động quảng cáo.
Năm 2023, doanh thu quảng cáo từ dịch vụ tìm kiếm của Google đạt mức 175 tỷ USD, chiếm hơn một nửa tổng doanh thu của công ty. Đồng thời, nó cũng đặt ra thách thức đối với Google trong việc tích hợp AI vào các sản phẩm của mình mà không làm ảnh hưởng đến doanh thu.
Từ tháng 5/2023, Google đã bắt đầu thử nghiệm dịch vụ tìm kiếm hỗ trợ bởi AI (Search Generative Experience). Theo đó, kết quả của từ khoá tìm kiếm sẽ được trả về với thông tin chi tiết hơn, song song với việc cung cấp liên kết đến thông tin và quảng cáo.
Search Generative Experience được đánh giá là mang lại nhiều lợi ích cho người dùng. Tuy nhiên, công cụ này lại đặt ra không ít thách thức với mô hình kinh doanh hiện tại của Google.
AI có khả năng cung cấp câu trả lời toàn diện hơn, dẫn đến sự sụt giảm về số lần nhấp vào các liên kết trang web khác. Điều này khiến cho số lượt hiển thị quảng cáo (ads) trở nên ít hơn và có nguy cơ gây nguy hiểm cho nguồn doanh thu chính của Google.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Kể từ khi AI (trí tuệ nhân tạo) hay chính xác là Generative AI trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi, nhiều người làm marketing nói chung và tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) nói riêng tự hỏi tương lai của hoạt động tìm kiếm sẽ như thế nào. Liệu SEO có còn quan trọng hay hành vi tìm kiếm của người dùng sẽ thay đổi ra sao. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết này.
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra một cuộc cách mạng hóa đối với bối cảnh kỹ thuật số, trong bối cảnh mới, nhờ vào sự phát triển của các yếu tố công nghệ, các thủ thuật SEO hay lạm dụng công cụ tìm kiếm để có được thứ hạng cao hơn dường như không còn khả dụng.
Các công cụ tìm kiếm ngày càng tận dụng AI để dự đoán ý định tìm kiếm của người dùng (Search Intent), và với tư cách là người làm marketing nói chung, để có thể tối đa hoá các chiến lược của mình, tìm thấy sự cân bằng giữa khả năng sáng tạo của con người và hiệu quả của AI là nền tảng để tồn tại và phát triển bền vững.
Dưới đây là toàn bộ các dự báo về cách AI ảnh hưởng đến đến tương lai của hoạt động tìm kiếm, và điều này được xem như là kim chỉ nam cho các doanh nghiệp có sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm khách hàng tiềm năng và hơn thế nữa.
Cuộc cách mạng tìm kiếm: Ý định tìm kiếm sẽ được ưu tiên nhiều hơn thay vì từ khoá.
Đối với những người làm các công việc liên quan đến hoạt động tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, dù là theo cách tiếp cận tự nhiên (SEO) và có trả phí (SEM/PPC), từ khoá (keyword) vốn được xem là nền tảng. Thông qua các từ khoá cụ thể, thậm chí là các thủ thuật gian lận bằng cách nhồi nhét từ khoá vào nội dung, SEOer hay Marketer mong muốn có được thứ hạng cao hơn trang kết quả tìm kiếm (SERPs).
Tuy nhiên, trong tương lai gần, nhờ vào sự phát triển của AI (trí tuệ nhân tạo), các công cụ tìm kiếm ngày càng có khả năng nhiều hơn trong việc hiểu được ngữ cảnh đằng sau các truy vấn tìm kiếm hay từ khoá. Nội dung và ý định tìm kiếm của người dùng theo đó sẽ quyết định nội dung nào được ưu tiên hiển thị tới người dùng thay vì là thông qua các từ khoá đã được chỉ định sẵn.
SEO ngày nay là việc điều chỉnh nội dung và trải nghiệm sao cho phù hợp với mục tiêu và nhu cầu của người dùng chứ không chỉ là số lượng (mật độ) từ khóa hay tối ưu theo từ khoá, dù là vô tình hay cố ý gian lận.
Người làm SEO và Marketing cần tập trung vào yếu tố ngữ nghĩa.
Khi nói đến yếu tố ngữ nghĩa hay ngữ cảnh tìm kiếm, người làm marketing nói chung cần phải kết hợp giữa phân tích dữ liệu và khả năng viết đồng cảm. Cách tiếp cận này tập trung vào việc cung cấp những hiểu biết sâu sắc có liên quan và có giá trị (insights), phù hợp với các nguyên tắc E-E-A-T về chuyên môn và độ tin cậy.
Trong tương lai mới này, nghiên cứu từ khóa (Keyword Research) vẫn có giá trị nhưng nó chỉ là một phần của chiến lược rộng lớn hơn. Đó là việc tạo ra những tương tác có ý nghĩa và nổi bật trong thế giới kỹ thuật số vốn tràn ngập các thông tin.
Nhờ vào AI, các công cụ tìm kiếm không chi có nhiều khả năng hơn để hiểu người dùng – nó còn dự đoán nhu cầu của người dùng, thường là trước khi họ bày tỏ các ý định cụ thể.
Ngoài việc hiểu người dùng, AI cũng sẽ mang lại sự cá nhân hóa cao hơn giữa các công cụ tìm kiếm với người dùng.
Bằng cách phân tích dữ liệu người dùng trong quá khứ như vị trí và lịch sử tìm kiếm, AI có thể dự đoán sở thích trong tương lai của người dùng công cụ tìm kiếm.
Nó liên quan đến việc hiểu các thuật toán học máy vốn được sử dụng để phân tích dữ liệu và từ đó dự đoán những nội dung có liên quan cho các truy vấn tìm kiếm.
Với việc các công cụ tìm kiếm như Google và Bing sử dụng AI để nâng cao độ chính xác của kết quả, người làm marketing sẽ phải hiểu tác động của AI đến doanh nghiệp để duy trì tính cạnh tranh trên thị trường.
Tận dụng AI cho các chiến lược nội dung nâng cao.
Từ các công cụ AI, người làm marketing có thể tối ưu hóa chiến lược thông qua việc nhận diện những xu hướng và phân tích nâng cao. Những công cụ này giúp cung cấp nhiều hiểu biết hơn về hiệu suất chiến lược, như tỷ lệ nhấp chuột và mức độ tương tác với trang.
AI cũng có thể đề xuất các cải tiến dựa trên hành vi của người dùng, cách mạng hóa việc tối ưu hóa nội dung bằng cách tiết lộ các cơ hội mới và đưa ra các đề xuất dựa trên dữ liệu để liên tục hoàn thiện.
Sự cân bằng giữa con người và máy móc có thể sẽ là xu hướng mới trong tương lai.
Bất chấp những tiến bộ của AI, bản chất tự nhiên của con người vẫn là thứ khó có thể thay đổi. Họ cần “yếu tố con người”, những câu chuyện cảm xúc có thể truyền cảm hứng và hơn thế nữa. Việc kết hợp yếu tố công nghệ hay máy móc với trực giác của con người để tạo ra những nội dung hấp dẫn và thân thiện với công cụ tìm kiếm sẽ là chìa khoá.
Storytelling theo đó cũng vô cùng hữu ích với Marketer.
Tối ưu hóa trí tuệ nhân tạo (AIEO) trong sáng tạo nội dung.
Vai trò của AI trong việc sáng tạo nội dung có thể đánh dấu một kỷ nguyên mới. Kỷ nguyên của việc xây dựng và tối ưu hoá nội dung xoay quanh công cụ tìm kiếm và AI (AI EO).
Khi người dùng bắt đầu sử dụng các công cụ tìm kiếm có hỗ trợ bởi AI hoặc các chatbot AI thuần tuý, vai trò của marketer giờ đây không chỉ là tối ưu hoá công cụ tìm kiếm mà còn phải tối ưu hoá cả yếu tố AI được tích hợp vào công cụ.
Dù thuật toán tìm kiếm mới hiện vẫn còn là một ẩn số, các nội dung từ thương hiệu vẫn phải đáp ứng đủ 2 yếu tố: mức độ phù hợp với công cụ và mức độ phù hợp với người dùng.
Sức mạnh cộng hưởng của AI và chuyên môn của con người trong SEO.
AI có thể giúp tăng cường hiệu quả, nhưng bản sắc con người giúp mang lại chiều sâu và sự hấp dẫn cho nội dung. Quá trình phối hợp này bao gồm việc sử dụng AI cho các bản phác thảo ban đầu và sau đó tận dụng kỹ năng con người (sự thấu hiểu, đồng cảm…) cho hoạt động chỉnh sửa và tối ưu trước khi xuất bản.
Ngày nay, việc tạo ra những nội dung thân thiện với SEO đòi hỏi một cách tiếp cận cẩn thận. AI được sử dụng như là nền tảng nhưng kỹ năng của con người mới là điều khiến nội dung của thương hiệu trở nên nổi bật.
Vai trò của AI tổng quát (Generative AI) trong kết quả tìm kiếm.
AI tổng quát, công nghệ được sử dụng trong các chatbot AI như ChatGPT hay Google Bard đang định hình lại cách xếp hạng nội dung dựa trên chất lượng. Sự tiến bộ này thách thức các chiến thuật SEO truyền thống vì các thuật toán giờ đây có thể đánh giá nội dung theo những cách hiệu quả chưa từng có.
Để trở nên phù hợp hơn với bối cảnh mới, dưới đây là một số chiến lược mà người làm SEO và Marketing có thể ứng dụng.
Nâng cao tiêu chuẩn chất lượng toàn diện.
Như đã đề cập ở trên, tiêu chuẩn chất lượng cao ngày càng trở nên tối quan trọng, dù là trong SEO hay Content Marketing.
Các bản cập nhật thuật toán đang phát triển của Google hiện ngày càng ưu tiên cho các nội dung có liên quan, nguyên bản (nội dung gốc) và hữu ích – thay vì là các tuân theo các ý định chủ quan thông qua các từ khoá của người làm nội dung.
AI tổng quát không chỉ tác động đến thứ hạng tìm kiếm. Nó cũng ảnh hưởng đến cách kể chuyện sáng tạo, sự khác biệt về giọng điệu và số liệu tương tác của người dùng.
Xây dựng nội dung hay kể chuyện thông qua các sự kiện sẽ có thể giúp nâng cao trải nghiệm của người dùng, các liên kết có thẩm quyền khác được thể hiện trong nội dung cũng sẽ làm tăng thêm độ tin cậy.
Sớm thích ứng với các hoạt động marketing trên công cụ tìm kiếm được hỗ trợ bởi AI.
Tương lai của hoạt động marketing trên công cụ tìm kiếm đang phát triển nhanh chóng với những tiến bộ của AI. Để sớm thích ứng với bối cảnh này, dưới đây là một số chiến thuật marketer có thể tham khảo nếu không muốn mình bị lỗi thời.
Luôn cập nhật các xu hướng mới về AI: Tìm kiếm, theo dõi và cập nhật các xu hướng ứng dụng AI mới trong ngành.
Hiểu những thách thức của AI: Trong khi các cơ hội mà AI mang lại đã quá rõ ràng, cuộc chiến với thông tin sai lệch vẫn là một thách thức lớn. Gartner dự đoán có tới 80% Marketers sẽ cần các đội nhóm chuyên chống lại những thông tin sai lệch do AI tạo ra vào năm 2027.
Xem xét các mối lo ngại về bản quyền: Vấn đề bản quyền vẫn là điều tối quan trọng với AI tổng quát khi cả OpenAI và Microsoft liên tục vướng vào các vụ kiện liên quan đến bản quyền.
Tích hợp năng lực chuyên môn của con người với AI trong công nghệ tìm kiếm.
Việc hợp nhất chuyên môn của con người với AI đang trở nên quan trọng trong việc tối ưu hóa tìm kiếm.
Sự kết hợp này không chỉ hữu ích – nó còn cần thiết để nắm vững các thuật toán tìm kiếm hiện đại.
Trong khi AI mang lại sức mạnh xử lý to lớn, nó lại thiếu sự hiểu biết mang nhiều sắc thái, giống như con người. Người làm Marketing theo đó cần sử dụng những hiểu biết sâu sắc của mình để tinh chỉnh và tối ưu các kết quả AI, tập trung vào yếu tố con người nhiều hơn.
Tính sáng tạo và phân tích dự đoán là độ đôi hoàn hảo.
Sáng tạo là yếu tố cốt lõi của con người và là chìa khóa để trở nên khác biệt và nổi bật trong một thị trường đông đúc.
Khi được kết hợp với khả năng phân tích dự đoán của AI, khả năng sáng tạo trở nên nguyên bản và dựa trên dữ liệu hơn, từ đó mang lại nhiều kết quả tích cực hơn.
Phân tích dự đoán hay Predictive Analytics là phương pháp sử dụng dữ liệu (trong quá khứ) để đưa ra các dự đoán về các hành vi hoặc sự kiện trong tương lai. Predictive Analytics được sử dụng rộng rãi trong tiếp thị, bán hàng hay dịch vụ khách hàng.
Predictive Analytics có thể được sử dụng để dự báo cách mọi người sẽ ứng xử hoặc tương tác lại trong tương lai dựa trên hành vi của họ trong quá khứ, đây chính là nền tảng có thể giúp doanh nghiệp lập các kế hoạch marketing (Marketing Plan), tối ưu hoá các chương trình khuyến mãi, cải tiến sản phẩm theo từng phân khúc thị trường cụ thể và hơn thế nữa.
Predictive Analytics cũng có thể được sử dụng để dự đoán cách khách hàng sẽ phản ứng với những thay đổi được thực hiện trên các nền tảng của doanh nghiệp. Ví dụ: bằng cách hiểu vị trí và cách thức khách hàng tương tác với website (nơi khách hàng nhấp vào hay cuộn qua), các marketer có thể biết cách trình bày nội dung sao cho hiệu quả.
Cuối cùng, Predictive Analytics còn được sử dụng để cải thiện dịch vụ khách hàng bằng cách dự đoán những khách hàng nào có khả năng cần được quan tâm nhiều hơn so với những khách hàng khác. Điều này cho phép các nhân viên chăm sóc khách hàng phân bổ thời gian phù hợp tới những tệp khách hàng khác nhau.
Đưa ra quyết định tốt hơn với AI và sự hiểu biết sâu sắc về con người.
AI rất giỏi trong việc nhanh chóng phát hiện các mẫu hay dấu hiệu giúp marketer đưa ra quyết định về SEO hay Marketing.
Nhưng nếu không có sự giám sát chiến lược của con người, AI có thể bỏ lỡ đi những cơ hội cần đến sự hiểu biết về yếu tố văn hóa hoặc xác định xu hướng của con người.
Người làm marketing sẽ phải sử dụng các công cụ AI để hỗ trợ và nâng cao chứ không phải thay thế việc ra quyết định.
Định hình tương lai của hoạt động tìm kiếm (SEO và SEM) với AI.
Như bạn có thể thấy, AI đang định hình lại thế giới tìm kiếm. Nó đang thay đổi cách con người tạo ra nội dung, đánh giá nội dung, thích ứng với các thuật toán và hơn thế nữa. Tương lai của thế giới tìm kiếm không chỉ phụ thuộc vào từ khóa – mà còn là việc sử dụng AI để thấu hiểu ý định của người dùng.
Bằng cách chuyển đổi tư duy từ thủ thuật sang cách tiếp cận mới rộng lớn hơn dựa trên AI và nghiên cứu người dùng, người làm marketing nói chung sẽ có nhiều cơ hội hơn để thích ứng và phát triển.
Trong khi mọi thứ vẫn đang ở phía trước, từng hành động nhỏ, tích cực học hỏi và thử nghiệm chính là chìa khoá cho các doanh nghiệp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Công cụ mới của Google có thể giúp các nền tảng mạng xã hội và diễn đàn (forum) xếp hạng cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs).
Theo đó, Google vừa giới thiệu các công cụ mới dành cho chủ sở hữu trang web, bao gồm cả những người đang điều hành các website hay nền tảng truyền thông xã hội và diễn đàn thảo luận, những người muốn nâng cao thứ hạng nội dung của họ trên trang kết quả tìm kiếm của Google.
Trong khi các thủ thuật gian lận SEO đang ngày càng làm xấu đi chất lượng của các nội dung trên trang kết quả tìm kiếm, Google đang tìm cách ưu tiên cho các nội dung thực sự có giá trị (thay vì các nội dung được xếp hạng cao do gian lận SEO).
Cách đây không lâu, Google đã cho ra mắt bộ lọc tìm kiếm được gọi là “Perspectives”, nhằm mục tiêu làm nổi bật các bài đăng từ các diễn đàn thảo luận như Reddit, các trang hỏi đáp như Quora và các nền tảng mạng xã hội trong kết quả tìm kiếm của mình. Tính năng này lần đầu tiên xuất hiện trên thiết bị di động và đã được ra mắt cho người dùng máy tính để bàn vào đầu tháng này cùng với các thay đổi tìm kiếm khác.
Với các công cụ mới, Google sẽ cung cấp cho các website thông báo đến công cụ tìm kiếm các dấu hiệu về cách cấu trúc dữ liệu của website của họ để nội dung của họ được hiển thị chính xác và “đầy đủ nhất có thể” trong Kết quả tìm kiếm của Google.
Ví dụ: với công cụ ProfilePage markup mới, bất kỳ website nào nơi các nhà sáng tạo nội dung có thể đăng bài đều có thể được hiển thị trực tiếp những thông tin về tài khoản của họ trong kết quả tìm kiếm, bao gồm các trường thông tin như tên, ảnh hồ sơ, số lượng người theo dõi hoặc mức độ phổ biến của nội dung của họ.
Trong khi đó, công cụ DiscussionForumPosting Markup sẽ giúp Google nhận dạng tốt hơn các cuộc hội thoại đến từ bất kỳ diễn đàn hoặc trang thảo luận trực tuyến nào trên môi trường web.
Mặc dù Google được cho là vượt trội hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh trong mảng tìm kiếm, số liệu mới nhất cũng cho thấy Google Search hiện chiếm hơn 95% thị phần, nhưng chất lượng của các kết quả tìm kiếm chưa bao giờ là chủ đề hết gây tranh cãi. Trong khi các gian lận về SEO vẫn sẽ tiếp diễn, Google dường như sẽ phải tiếp tục cải thiện thuật toán của mình, đặc biệt là khi AI đang phát triển hơn bao giờ hết.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Như từng hứa hẹn cách đây không lâu về việc sẽ có nhiều thay đổi lớn về cách xếp hạng và đề xuất nội dung tới người dùng, Google vừa ra mắt những cập nhật đầu tiên.
Theo đó, Google đang cập nhật hàng loạt các trải nghiệm tìm kiếm và thuật toán xếp hạng mới, bao gồm việc cá nhân hoá trải nghiệm tìm kiếm, thêm nút “Follow” để theo dõi nội dung từ các chủ đề yêu thích, ưu tiên xếp hạng và hiển thị cho các website mà người dùng yêu thích và hơn thế nữa.
Hiển thị nút theo dõi trong Google Tìm kiếm và cá nhân hoá trải nghiệm tìm kiếm.
Nếu bạn từng ấn vào nút theo dõi (Follow) trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay Instagram, giờ đây bạn cũng có thể làm tương tự trên Google Search.
Với nút theo dõi mới, người dùng có thể bấm chọn để theo dõi các chủ đề mà họ muốn tiếp tục cập nhật và khám phá khi quay lại trải nghiệm tìm kiếm. Theo ông Brad Kelle, Giám đốc kỹ thuật cấp cao tại Google Search, nút theo dõi về cơ bản cho phép người tìm kiếm đăng ký xem nhiều hơn các chủ đề nội dung mà Google có thể hiển thị.
Nếu người dùng đang sử dụng ứng dụng của Google (Google App), Google sẽ gửi thông náo cho họ mỗi khi có nội dung mới về chủ đề đó.
Hiển nhiên, cũng giống như trên mạng xã hội, bạn luôn có thể hủy theo dõi.
Ưu tiên hiển thị kết quả tìm kiếm từ các website mà người dùng yêu thích.
Google cũng sẽ triển khai thuật toán xếp hạng và đề xuất nội dung mới để người dùng có thể xem nhiều hơn nội dung từ những website mà người dùng truy cập thường xuyên và hiển thị những website đó thường xuyên hơn trong trang kết quả tìm kiếm (SERPs) so với các website khác.
Với những website chủ yếu có được traffic từ SEO hay sử dụng các thủ thuật gian lận để có được thứ hạng trong khi không có được sự yêu thích hay quen thuộc với người dùng, cập nhật này như một đòn giáng trực tiếp đến lưu lượng truy cập của website.
Nếu cùng một chủ đề nội dung, Google sẽ ưu tiên hiển thị nội dung từ các website mà người dùng truy cập (nhiều lần) trước đó, trong khi vẫn có thể hiển thị bài viết tương tự của các website khác ở các vị trí sau.
Người dùng không cần phải “theo dõi” một chủ đề hoặc từ khoá để tính năng này hoạt động, đây là một tính năng độc lập với tính năng được đề cập ở trên.
Hiển thị quan điểm của người khác trên Google Tìm kiếm.
Google cũng đang cập nhật tính năng được gọi là Perspectives để giúp người dùng học hỏi từ những người khác trong kết quả tìm kiếm. Khi nhấn vào bộ lọc Perspectives trong Google Tìm kiếm, người dùng có thể xem thêm nội dung liên quan từ các nền tảng mạng xã hội, diễn đàn thảo luận, bài đăng trên blog và các cộng đồng khác.
Cuối cùng, Google sẽ hiển thị thông tin về nguồn của các nội dung. Google cũng sẽ nêu bật thêm thông tin về những người đã tạo ra nội dung đó, những nhà sáng tạo nội dung, ngay trong kết quả tìm kiếm. Các thông tin khác như tài khoản mạng xã hội, số lượng người theo dõi và hơn thế nữa cũng sẽ được hiển thị.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo thông báo mới đây từ đại diện của Yahoo, công cụ tìm kiếm của Yahoo là Yahoo Search sẽ có giao diện và trải nghiệm tìm kiếm mới vào những tuần đầu của năm 2024.
Ông Brian Provost, hiện là phó chủ tịch kiêm tổng giám đốc của Yahoo Search cho biết Yahoo Search mới sẽ được ra mắt vào những ngày đầu của năm 2024, với giao diện và trải nghiệm tìm kiếm mới.
Là công cụ tìm kiếm ra đời trước cả Google, Yahoo Search từng là một đế chế trong mảng tìm kiếm lẫn trò chuyện trực tuyến với Yahoo! Messenger đình đám, tuy nhiên vào năm 2018, sau nhiều khoảng thời gian hoạt động không hiệu quả, công cụ này đã chính thức đóng cửa.
Với mảng tìm kiếm, hiện Google và Bing (của Microsoft) cũng đang ở vị trí thống trị, Yahoo Search hiện chiếm khoảng 1.2% thị phần, thấp hơn cả công cụ tìm kiếm Yandex (của Nga) với 1.8%.
Mặc dù phía Yahoo chưa tiết lộ nhiều thông tin về các tính năng mới của Yahoo Search, tuy nhiên, điểm nổi bật mà Yahoo hướng tới đó là tận dụng sức mạnh của AI (trí tuệ nhân tạo) để cải thiện trải nghiệm tìm kiếm của người dùng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong bối cảnh khi các công cụ AI như ChatGPT, Bard hay Bing AI đang ngày càng làm giảm lượng tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm như của Google, gã khổng lồ tìm kiếm cũng có nhiều thay đổi trong cách tiếp cận, giảm nhân sự mảng hướng dẫn tìm kiếm (Search guidelines) hay có cách tiếp cận mới trong thuật toán nội dung hữu ích của Google là hai trong số đó.
Trong bối cảnh khi các công cụ AI như ChatGPT, Bard hay Bing AI đang ngày càng làm giảm lượng tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm như của Google, gã khổng lồ tìm kiếm cũng có nhiều thay đổi trong cách tiếp cận, giảm nhân sự mảng hướng dẫn tìm kiếm (Search guidelines) hay có cách tiếp cận mới trong thuật toán nội dung hữu ích là hai trong số đó.
Thuật toán nội dung hữu ích (Google Helpful Content Algorithm) là gì?
Được ra mắt lần đầu năm 2022, thuật toán nội dung hữu ích của Google (Google HelpfulContent) hay Hệ thống nội dung hữu ích của Google được thiết kế để “thưởng” cho các website có chất lượng nội dung tốt, những nội dung được tạo cho người dùng thay vì cho các công cụ tìm kiếm.
Tuy nhiên, thuật toán này vẫn đối diện với nhiều chỉ trích từ phía chủ sở hữu website, cho rằng Google không thể tìm thấy cái gọi là “hữu ích” từ các nội dung trực tuyến.
“Đây là một trò đùa, các nội dung được nghiên cứu kỹ lưỡng, viết tốt, chứa đầy nội dung và hình ảnh gốc nhưng lại không hề được ưu tiên, Google rõ ràng đang buộc các nhà xuất bản phải tạo ra các nội dung rác từ AI (trí tuệ nhân tạo).”
Chủ các website phàn nàn rằng bản cập nhật thuật toán “nội dung hữu ích” mới đây của Google mặc dù được cho là nhằm cải thiện chất lượng kết quả tìm kiếm, tuy nhiên, sự thật là nó đã và đang diễn ra theo một cách khác.
Trong bản cập nhật thuật toán Google Helpful Content tháng 9 mới đây, Google cho biết hệ thống tìm kiếm của Google sẽ không chỉ tiếp tục ưu tiên cho các nội dung hữu ích, được tạo ra cho con người đọc mà còn nới lỏng các hạn chế với những nội dung do các công cụ AI tạo ra.
Mặc dù cái gọi là “hữu ích” vẫn chưa thực sự thể hiện rõ qua cách Google xếp hạng các nội dung trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs), quan điểm mới của Google với các nội dung do AI (trí tuệ nhân tạo) tạo ra cũng dấy lên nhiều lo ngại về quyền tác giả, tính xác thực hay cả chất lượng của nội dung.
Cũng theo chính Google, “nội dung hữu ích” thay vì như trước đây là những nội dung “do con người tạo ra và hữu ích cho mọi người” thì giờ đây nó sẽ là “nội dung hữu ích là những nội dung được viết cho mọi người”.
Cũng theo thông báo này, công cụ tìm kiếm sẽ vẫn thúc đẩy các nội dung (content) do AI tạo ra trong trang kết quả tìm kiếm miễn là nó được coi là “có chất lượng cao”.
Với những gì đang diễn ra, nhiều chủ sở hữu website cho biết các nội dung do AI tạo ra đang có kết quả xếp hạng cao hơn các nội dung do con người viết, trong khi những người khác cho biết các nội dung đang có xếp hạng cao lại không thực sự “hữu ích”.
Hàng hoạt các website và thông tin trên các diễn đàn SEO cũng cho biết nội dung do AI tạo ra cũng đã bắt đầu xuất hiện phía trên các nội dung của họ (vốn do người viết).
Trong khi Google thường xuyên cập nhật cho các thuật toán của mình, và các nhà sáng tạo nội dung hay chủ các website vẫn phải “đau đầu” với nó, một số chủ sở hữu trang web khẳng định họ chưa bao giờ thấy sự thay đổi như thế này trước đây.
Nội dung do AI tạo ra và nhiều mối nguy tiềm ẩn.
Theo chia sẻ từ Google: “Thuật toán nội dung hữu ích được thiết kế để hiển thị nhiều nội dung hữu ích hơn trong kết quả tìm kiếm, được tạo ra để trợ giúp hoặc thông báo cho mọi người, các nội dung được tạo ra chỉ để có được vị trí xếp hạng tốt hơn trên Google tìm kiếm sẽ ít được xuất hiện hơn.”
“Chúng tôi không nhắm mục tiêu nội dung được sản xuất bằng bất kỳ phương pháp cụ thể nào – dù là AI hay cách khác – chúng tôi chỉ quan tâm đến chất lượng của một website nhất định và sự hữu ích của nó đối với người đọc.”
Trong khi mục tiêu chính của Google dường như là hạ thấp thứ hạng các website sử dụng lại nội dung hay sắp xếp lại những thông tin đã có sẵn trên môi trường trực tuyến nhằm mục đích xếp hạng cao hơn trong trang kết quả tìm kiếm.
Vấn đề là các mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs) như PaLM 2 hay Llama 2, vốn được đào tạo dựa trên khối lượng lớn nội dung được lấy miễn phí từ Internet. Vì vậy, về bản chất, các mô hình AI này đang khéo léo dùng lại những gì đã được xuất bản trước đó. Đó phải là điều mà Google trừng phạt.
Mặc dù vậy, với những gì mà Google đang làm, nó đang được hiểu theo cách ngược lại, Google vẫn ưu tiên cho các nội dung do AI tạo ra miễn là nó “có chất lượng” theo cách hiểu của các thuật toán của Google.
Theo quan điểm của MarketingTrips, rõ ràng là Google vẫn đang sử dụng “chiến lược nước đôi”, một mặt, Google nói rằng nội dung AI vẫn ổn, nhưng mặt khác, lại ưu tiên các nội dung hữu ích và nội dung gốc đồng thời khuyến cáo các website sử dụng các công cụ AI để viết nội dung SEO.
Phát hiện ra các nội dung AI là không thể.
Với những gì đang diễn ra, một vấn đề đối với cả người dùng và Google là, công cụ tìm kiếm hiện tại không thể nhận ra sự khác biệt giữa nội dung do máy tạo ra và do con người tạo ra.
Trong khi Google như đã thông báo là sẽ giảm thứ hạng và trừng phạt các nội dung thiếu tính hữu ích hay kém chất lượng, công cụ tìm kiếm lại chưa thể đưa ra các giải pháp cụ thể về cách họ phát hiện và phân biệt các nội dung AI.
Mặc dù lợi ích do các công nghệ AI tạo ra là quá rõ ràng, việc ứng dụng nó ra sao vào các bối cảnh cụ thể vẫn còn là một bài toán khó chưa có lời giải đáp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google đã trả hơn 26 tỷ USD vào năm 2021 cho Apple để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên trình duyệt và điện thoại di động.
Cụ thể, Google đã trả 26,3 tỷ USD cho Apple để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên điện thoại di động và trình duyệt web vào năm 2021, theo một slide được công bố mới đây trong phiên tòa chống độc quyền liên bang tại Mỹ.
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ) đã lập luận rằng Google đã duy trì quyền lực độc quyền của mình một cách bất hợp pháp trong lĩnh vực tìm kiếm nói chung bằng cách tận dụng sự thống trị của mình để chèn ép các đối thủ, trong đó có cả trình duyệt Safari của Apple.
Theo DOJ: “Google trả hàng tỷ USD mỗi năm cho các nhà phân phối – bao gồm các nhà sản xuất thiết bị phổ biến như Apple, LG, Motorola và Samsung; các nhà mạng không dây lớn của Hoa Kỳ như AT&T, T-Mobile và Verizon; và các nhà phát triển trình duyệt như Mozilla, Opera và UCWeb — để đảm bảo trạng thái mặc định cho công cụ tìm kiếm Google và, trong nhiều trường hợp, Google cấm các đối tác giao dịch với các đối thủ cạnh tranh của Google.”
Kể từ năm 2014, khi Google đặt doanh thu khoảng 47 tỷ USD từ mảng tìm kiếm và phải trả khoảng 7,1 tỷ USD cho trạng thái mặc định. Điều này có nghĩa là doanh thu của Google Search đã tăng gần gấp 3 lần từ năm 2014 đến năm 2021, trong khi phần chi phí TAC (mua lại traffic) tăng gần gấp 4 lần.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định của Apple, Microsoft đã đề xuất chi 15 tỷ USD mỗi năm tuy nhiên Google đã đưa ra con số cao hơn để giành chiến thắng.
Theo đó, trong phiên tòa chống độc quyền giữa Mỹ và Google, CEO Microsoft Satya Nadella đã nói rằng một trong những lý do khiến Bing đứng sau Google là vì Apple đã đặt Google làm công cụ tìm kiếm mặc định của mình.
Mặc dù thỏa thuận của Google với Apple là một trong những trọng tâm chính của vụ kiện, một câu hỏi luôn được đặt ra là Google phải trả bao nhiêu cho Apple để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trong Safari trên các thiết bị như Mac, iPad và iPhone.
Đặc biệt là khi Apple thậm chí còn từ chối lời đề nghị khoảng 15 tỷ USD mỗi năm của Microsoft.
Nhiều ước tính trong quá trình phân tích cho thấy Google đã trả cho Apple từ 10 tỷ đến 20 tỷ USD mỗi năm để biến Google thành công cụ tìm kiếm mặc định trên Safari. Tuy nhiên, một báo cáo mới của New York Times hiện tiết lộ rằng Google đã trả cho Apple “khoảng 18 tỷ USD” vào năm 2021.
Báo cáo cho thấy Google đã trả tiền cho Apple để duy trì vị thế dẫn đầu trên thị trường tìm kiếm và tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh của mình.
Bằng cách làm những điều này, Google hy vọng sẽ duy trì được sự thống trị của mình trên thị trường công cụ tìm kiếm và ngăn Apple trở thành một đối thủ nặng ký.
CEO Nadella cũng đề cập đến việc Google sẽ sử dụng các dịch vụ phổ biến này để quảng cáo Chrome, điều này có thể khiến người dùng từ bỏ cả Safari.
Trong khi đó, ngoài thỏa thuận với Apple, Google còn ký các hợp đồng tương tự với Samsung và Mozilla.
Những thỏa thuận này cũng đã được Bộ Tư pháp Mỹ sử dụng để tuyên bố rằng Google đã củng cố trái phép sự độc quyền của mình trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến bằng cách trả tiền để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên các trình duyệt và thiết bị.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Việc lộ thông tin càng ngày càng trở thành mối lo ngại lớn với mọi người, vì vậy, bạn có thể tận dụng Google để biết mình có bị lộ thông tin hay không.
Hiện sự phát triển của Internet khiến cuộc sống của con người trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn. Internet chứa kho dữ liệu khổng lồ, giúp chúng ta giải đáp muôn vàn câu hỏi. Tuy nhiên, chúng ta rất dễ bị lộ thông tin cá nhân khi đăng nhập, tìm kiếm các trang web.
Để kiểm tra xem những thông tin cá nhân nào của mình đã xuất hiện trên Internet, lịch sử tìm kiếm, thói quen tìm kiếm của bản thân… bạn có thể làm theo các cách sau:
Sử dụng công cụ Google.
Google Alert là công cụ miễn phí của Google giúp kiểm tra thông tin của bạn trên Internet. Google Alert sẽ giúp bạn tìm kiếm, tổng hợp thông tin trên Internet hàng ngày/hàng tuần/hàng tháng.
Ngay khi xuất hiện các đoạn nội dung có từ khóa là tên, số điện thoại, email của bạn thì công cụ Google Alert sẽ ngay lập tức gửi cảnh báo cho bạn thông qua email đã đăng ký.
Kiểm tra xem Google biết gì về bạn.
Dưới đây là 4 bước đơn giản để bạn biết xem Google đang biết gì về bạn bao gồm những mối quan tâm, nơi bạn từng đến, thói quen tìm kiếm.
Bước 1: Bạn truy cập vào địa chỉ myactivity.google.com/myactivity.
Bước 2: Đăng nhập vào tài khoản Google của bạn.
Google lưu trữ những truy vấn tìm kiếm bạn đã thực hiện sau khi đăng nhập tài khoản Google, nên khả năng bạn sẽ không thấy toàn bộ các tìm kiếm bạn đã thực hiện. Tuy nhiên, danh sách tìm kiếm này cũng có thể giúp bạn có cái nhìn khái quát về thói quen tìm kiếm của mình.
Bước 3: Bấm nút “Lọc theo ngày và sản phẩm”, chọn “Tất cả thời gian” tại mục “Lọc theo ngày” và “Tất cả sản phẩm” tại mục “Lọc theo sản phẩm” của Google.
Google cho phép bạn xem lịch sử tìm kiếm gần đây phân theo ngày. Bạn có thể chọn xem Hôm nay, Hôm qua, 7 ngày qua, 30 ngày qua hay vào phần Tuỳ chỉnh và nhập khoảng thời gian bạn mong muốn.
Khi đã lựa chọn được khoảng thời gian phù hợp, bạn hãy nhấn nút Kính lúp ở phía trên, góc phải hoặc nút Áp dụng ở trình đơn mới mở ra.
Bước 4: Xem Google biết gì về bạn.
Nơi bạn từng đến
Bạn có thể xem thống kê của Google về những nơi mà bạn đến bằng cách chọn mục “Hoạt động Google”. Bạn sẽ thấy tùy chọn “Truy cập dòng thời gian” để chọn mốc thời gian cần thiết. Hoặc bạn cũng có thể truy cập trực tiếp vào địa chỉ https://www.google.com/locationhistory.
Nếu không tắt định vị trên thiết bị di động, bạn có thể vào mục này để xem bản đồ tất cả các địa điểm mà mình từng đến.
Nếu không muốn Google ghi lại các vị trí mà bạn đã đến, hãy nhấn nút “Tạm dừng lịch sử vị trí” ở dưới cùng của trang. Sau đó, một cửa sổ mới sẽ mở ra. Tại đây, bạn chỉ cần nhấn nút “Tạm dừng” là được.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nếu không có sự bù đắp tương xứng, cỗ máy tìm kiếm mới của Google có thể xóa sổ cả nguồn cung cấp thông tin cho nó, đánh sập hệ thống truyền thông trên nền web. AI (trí tuệ nhân tạo) sẽ làm thay đổi cách truy cập nội dung trên công cụ tìm kiếm bằng thuật toán.
Ngôi nhà điển hình của một người làm công việc đánh giá sản phẩm công nghệ chứa đầy dây nhợ, đèn LED nhấp nháy từ laptop, smartwatch và hàng loạt thiết bị khác.
Những reviewer dành hàng tuần để thử nghiệm thực tế, tạo ra các hướng dẫn, nhận xét chuyên sâu, giúp người đọc biết rõ sản phẩm trước khi mua hàng hoặc cách tận dụng tối đa thiết bị công nghệ.
Điều gì sẽ xảy ra khi các nội dung này bị biến thành dữ liệu đầu vào cho một cỗ máy khổng lồ? Ở đó, công cụ tìm kiếm AI tóm tắt nội dung qua một cuộc hội thoại tương tự chatbot ChatGPT. Bản thân cuộc trò chuyện là một bài báo nhỏ, có thể đến từ một trang báo nào đó, trong khi liên kết đến bài viết gốc bị đẩy xuống phía dưới.
Tầm nhìn về tìm kiếm bằng AI của Google.
Thay đổi cốt lõi ở công cụ tìm kiếm AI mà Google đang hướng đến là hiển thị trực tiếp kết quả lên trang web của họ. Tuy nhiên, chưa xác định được đâu là giới hạn của những nội dung này và liệu Google có cách nào bù đắp hoặc trích dẫn nguồn tin hay không. Công ty chỉ cam kết miệng rằng “tiếp tục gửi lượng truy cập có giá trị đến các trang web”.
Các tác giả giật mình khi xem trực tiếp bản demo được giới thiệu tại Goole I/O. “Google có từng nhận một chiếc xe đạp điện và chạy nó chưa?”, Angela Moscaritolo, chuyên gia về sức khỏe và thể chất của PCMag đặt ra vấn đề khi nhìn thấy công cụ tìm kiếm AI của Google khuyến cáo phương tiện này phù hợp cho việc leo đồi.
“Có phải họ đã mang chiếc xe đến bãi biển và đi khắp thị trấn để xác định xem phương tiện này có thực sự tốt cho việc leo đồi không? Nếu bạn không xác minh tuyên bố do AI đưa ra, thì bạn cần phải trích dẫn nguồn”, bà nói thêm.
Đến lúc này, những gì Google đưa ra cho thấy người dùng không thể thực sự biết thông tin đến từ một bài báo, đánh giá của khách hàng, tuyên bố tiếp thị của nhà sản xuất hay một số thứ hỗn tạp nào đó.
Điều nguy hiểm hơn đối với xã hội là nếu Google đi theo cách này, nội dung ít có khả năng đến từ các nguồn tin uy tín. Một khi đơn vị xuất bản không tìm được doanh thu thì họ có thể không tham gia.
Những thay đổi mang tính bước ngoặt của công cụ tìm kiếm và cách truy cập nội dung trực tuyến.
Đây không phải là lần đầu tiên Thung lũng Silicon buộc các đơn vị xuất bản phải tìm hướng thích ứng. Có lẽ các nhà báo còn nhớ sự thay đổi từ báo in sang phương tiện kỹ thuật số, khi người dùng dần quen với cách tiếp cận thông tin dễ dàng, miễn phí trên Internet.
“Các trang web như Craigslist đóng vai trò to lớn khi mọi người không còn trả tiền cho các danh sách, một phần quan trọng trong những tờ báo in trước đây”, Sascha Segan – người từng là reviewer điện thoại chủ chốt của PCMag, gia nhập một số website tin tức đầu tiên trong những năm 1990, bao gồm The Washington Post và The Guardian – nêu nhận xét.
PCMag có mặt trên web từ năm 1995, vì vậy họ đủ thời gian để chuẩn bị cho sự sụp đổ của ấn bản in vào năm 2009 và chuyển sang hoạt động hoàn toàn bằng kỹ thuật số.
Thương hiệu nổi tiếng giúp họ giữ được một lượng độc giả trung thành khi chuyển đổi phương thức hoạt động, nhưng phải thừa nhận nhiều người biết đến tạp chí thông qua công cụ tìm kiếm của Google.
Tương tự, các ấn phẩm công nghệ thường xuyên tranh giành vị trí trong kết quả tìm kiếm bằng cách sử dụng chiến lược tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), nhằm mục đích đưa người đọc đến trang web, thúc đẩy click chuột và mang lại doanh thu.
“Có phải mọi nhóm SEO của các tổ chức truyền thông đều đang hoảng loạn?”, một phóng viên của Wall Street Journal đặt ra câu hỏi trên Twitter sau Google khi giới thiệu tầm nhìn của họ về công cụ tìm kiếm AI mới tại sự kiện I/O.
Những năm gần đây, các công ty công nghệ đã tung ra nhiều sản phẩm liên quan đến tin tức, bao gồm Facebook Instant Articles và Google AMP. Chúng được giới thiệu là công cụ hỗ trợ cho kinh doanh truyền thông.
AMP giúp các trang web dành cho thiết bị di động tải nhanh hơn và sạch hơn. Vấn đề là AMP tạo ra ít tiền hơn cho các ấn phẩm so với một bài báo tiêu chuẩn, đôi khi chỉ là 60% và Google chắc chắn sẽ không chi tiền để bù vào.
AI sẽ thay tin tức bằng thuật toán.
Bảng tóm tắt nội dung xuất hiện đầu kết quả tìm kiếm sẽ cho người dùng 2 lựa chọn. Một là dành thời gian đọc trực tiếp thay vì truy xuất đến nguồn, giúp Google và các công cụ AI của họ trở thành người nắm toàn quyền thông tin. Hai là bỏ qua các kết quả AI, nhấp vào bài viết từ các trang web lớn nhất, được tối ưu hóa SEO nhất.
“Trong nhiều năm, Google đã cân nhắc giữa việc phụ thuộc vào báo chí hay chiếm đoạt nó. Có vẻ như họ muốn phát triển thành nguồn thông tin chính thống. Nhưng khi làm như vậy, Google có thể hủy hoại tất cả nguồn thông tin mà họ sử dụng”, Segan nhận định,
PCMag là một ví dụ. Họ thiết lập hoạt động thương mại để tạo nguồn lực cho việc đánh giá sản phẩm, đồng thời thúc đẩy doanh thu.
Nếu mọi người không truy cập vào địa chỉ pcmag.com, mua sản phẩm thông qua liên kết trên web, xem quảng cáo, tương tác với bài viết trả tiền thì khoản đầu tư sẽ không mang lại hiệu quả. Tìm kiếm vẫn là kênh thu hút lưu lượng truy cập (website traffic) quan trọng, bên cạnh dịch vụ phân phối tin của đối tác.
Một lựa chọn khác cho phía xuất bản là dựng lên tường trả phí, yêu cầu đăng ký thuê bao để truy cập. Tuy nhiên, tương tự những gì đang diễn ra với video, đó là quá trình khó khăn, phức tạp. Chuyển sang mô hình hoạt động mới sẽ tiếp tục bức tử nhiều đơn vị xuất bản.
Những người sáng tạo nội dung cũng bắt đầu phản ứng lại. AI và xu hướng đạo văn là một trong những vấn đề gây tranh cãi gay gắt trong cuộc đình công của các tác giả tại Hollywood. Nhiều nghệ sỹ đệ đơn kiện các nền tảng AI tạo ảnh như DALL-E và Midjourney vì sử dụng trái phép nội dung của họ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong cuộc đua về tích hợp AI (trí tuệ nhân tạo), Google thông báo hàng loạt các tính năng AI mới vào sản phẩm của mình, trong đó cập nhật với Google Search (tìm kiếm) là đáng phải quan tâm nhất.
Gã khổng lồ tìm kiếm Google theo đó sẽ sớm định hình lại tương lai của các hoạt động tìm kiếm trên nền tảng. Các tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) mới sẽ giúp người dùng trải nghiệm nội dung trực tuyến theo cách đơn giản và thuận tiện hơn nhiều.
Trong khi từ các nỗ lực mới đây thông qua việc tích hợp với ChatGPT, đối thủ Bing của Microsoft dường như đang muốn dành lấy vị trí thống thị bấy lâu của Google, các cập nhật của Google về AI lại có thể chứng minh điều ngược lại.
Google tìm kiếm sẽ có thêm nhiều tính năng được hỗ trợ bởi AI.
Cũng giống như Bing được hỗ trợ bởi AI (Bing AI) của Microsoft, Google tìm kiếm (Google Search) cũng sẽ kết hợp các thông tin có sẵn từ internet và trình bày những thông tin đó theo cách có khả năng tương tác cao với người dùng trong tương lai.
Hiện tại, khi bạn nhập một từ khoá nào đó trên Google, bạn sẽ thấy một danh sách các liên kết đến các website có chứa “các thông tin liên quan” đến truy vấn tìm kiếm hay còn được gọi là các kết quả tìm kiếm trên trang tìm kiếm (SERPs), các website này được sắp xếp theo thứ tự mà Google cho là có liên quan nhất.
Tuy nhiên trong một sự kiện AI mới đây, đại diện của Google cho biết tương lai của trải nghiệm tìm kiếm của Google sẽ khác.
Google sẽ cung cấp cho người dùng một bản nội dung tóm tắt được hỗ trợ bởi AI ngay ở đầu kết quả tìm kiếm. Ngoài ra, Google cũng sẽ tập trung vào việc khiến cho hoạt động tìm kiếm “trở nên trực quan hơn”, các video và hình ảnh sẽ được ưu tiên nhiều hơn thay vì chỉ là bằng văn bản (text-based).
Liên quan đến điều này, có không ít người làm marketing (SEO) thắc mắc rằng các liên kết hay website của họ sẽ được hiển thị như thế nào trên trang tìm kiếm?
Google cho biết là các liên kết vẫn sẽ nằm ở đó, tuy nhiên người dùng sẽ phải cuộn qua phần tóm tắt nội dung do AI tạo ra trước họ quyết định là có nên truy cập tiếp vào các website hay không.
Bên dưới là ví dụ mà Google đưa ra về cách Google sẽ hiển thị nội dung trên trang tìm kiếm trong tương lai.
Như bạn có thể thấy, bên trái là kết quả mà bạn hiện vẫn thấy trên Google, bên phải là giao diện trải nghiệm tìm kiếm mới.
Theo phân tích của MarketingTrips, cập nhật này của Google sẽ giúp giải quyết (và ảnh hưởng đến) một số vấn đề như sau.
Thứ nhất, Google có thể giúp người dùng có ngay các câu trả lời cho các hỏi đơn giản cần thông tin nhanh mà họ không cần phải mất thời gian để duyệt web.
Thứ hai, thông qua đoạn nội dung tóm tắt, người dùng có thể có được những cái nhìn toàn diện hơn về những gì có trong bài viết mà họ có thể xem khi nhấp chuột vào. Nếu những nội dung đó không chứa đựng những gì mà người dùng cần, họ sẽ có thể không cần nhấp chuột vào (và ngược lại).
Cuối cùng, điều này cũng sẽ giúp loại bỏ nhiều hơn các website được xây dựng chỉ để với mục đích kiếm tiền (MMO – Make Money Online, Affiliate Marketing, Click-bait…), chạy thủ thuật SEO hay gian lận.
Hiện tại, trải nghiệm Google Search mới chỉ đang ở giai đoạn thử nghiệm và chưa có sẵn cho người dùng.
Liên quan đến các nền tảng tìm kiếm, CEO của Microsoft Satya Nadella cũng đã đưa ra ý kiến sau hàng loạt các cập nhật của Google.
CEO này cho rằng việc có một sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường tìm kiếm không chỉ mang lại nhiều tiền hơn cho bản thân các công cụ tìm kiếm mà còn cho cả các nhà xuất bản (Publisher) và nhà quảng cáo.
“Trước hết, tôi vô cùng ngưỡng mộ Google và những gì họ đã làm được. Họ quá tuyệt vời. Tôi cũng rất tôn trọng CEO Sundar Pichai và đội nhóm của anh ấy. Tôi chỉ muốn chúng tôi đổi mới, và hôm nay là ngày mà chúng tôi đưa ra thêm một số tính năng mới để cạnh tranh về mảng tìm kiếm với Google.”
Ông cũng nói thêm là mặc dù Google hiện đang chiếm ưu thế trên thị trường với một “khoản lợi nhuận đáng kể, nhưng việc có thêm các đối thủ cạnh tranh khác tức khi thị phần tìm kiếm được trải đều, điều này sẽ giúp các nhà xuất bản có được nhiều lưu lượng truy cập (Website Traffic) từ nhiều nguồn hơn.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong một chia sẻ mới đây trên Yahoo News, nhà sáng lập Microsoft Bill Gates cho biết AI (trí tuệ nhân tạo) sẽ làm thay đổi mọi thứ, từ việc thay thế công cụ tìm kiếm đến các nền tảng thương mại điện tử.
Theo đó, Bill Gates, người đồng sáng lập của Microsoft Corp cho biết rằng cuộc đua giành chiến thắng trong lĩnh vực công nghệ sẽ thuộc về các doanh nghiệp hay tổ chức AI hàng đầu, sẵn sàng phá vỡ (disruption) công cụ tìm kiếm, nền tảng hay ứng dụng năng suất (ví dụ như Slack) và các nền tảng thương mại điện tử (mua sắm trực tuyến).
Ông nói: “Bạn sẽ không bao giờ truy cập vào các công cụ tìm kiếm nữa.” “Bạn cũng sẽ không bao giờ vào Amazon.”
Phát biểu tại AI Forward 2023, một sự kiện ở San Francisco do Goldman Sachs Group Inc và SV Angel tổ chức, nhà đồng sáng lập Microsoft cho biết ông sẽ rất thất vọng nếu Microsoft không gia nhập vào “đường đua”, mặc dù sẽ có đến khoảng 50% doanh nghiệp tham gia là các công ty khởi nghiệp.
Sàn thương mại điện tử (eCommerce) Amazon của Amazon.com Inc, hay Google của Alphabet Inc hiện chưa đưa ra phản hồi liên quan đến dự báo của Bill Gates.
Nhà sáng lập nói thêm: “Bất cứ ai giành được chiến thắng, đó đều là một vấn đề lớn.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong khi Google sử dụng nhiều yếu tố khác nhau để xếp hạng các website trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs), đây là 3 yếu tố quan trọng nhất mà Google sử dụng để xếp hạng tìm kiếm. Hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu.
Đối với những người làm Marketing nói chung và SEO nói riêng, dường như ai cũng có thể hiểu rằng vốn dĩ không tồn tại một danh sách cụ thể (ít nhất là được Google chia sẻ) bao gồm các yếu tố mà Google áp dụng vào thuật toán của mình để xếp hạng nội dung của các website trên công cụ tìm kiếm.
Cũng tương tự như vậy, sẽ không có bất cứ một công thức chung nào có thể được áp dụng và có được thứ hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs). Trong từng bối cảnh và tính huống khác nhau, Google xếp hạng theo những cách khác nhau.
Nếu như trước đây, người làm SEO có thể “thao túng” một cách đơn giản các công cụ tìm kiếm ví dụ như thông qua việc nhồi nhét từ khoá hay mua bán các liên kết (backlink), mọi chiến thuật này giờ đây dường như vô tác dụng, thậm chí là còn có tác dụng ngược khi website bị liệt kê vào “danh sách đen” (Blacklist) của công cụ tìm kiếm.
Đối với những ai hiểu về công cụ tìm kiếm, họ biết càng nhiều thì càng nhận ra rằng họ biết rất ít. Tuy nhiên, dù cho việc hiểu hết về công cụ tìm kiếm là không thể, vẫn tồn tại thứ được gọi là các tín hiệu chính mà các công cụ tìm kiếm như Google coi là quan trọng đối với việc xếp hạng.
Giai thoại về “200 yếu tố xếp hạng tìm kiếm của Google”.
Trước khi liệt kê các yếu tố và tín hiệu quan trọng mà Google sử dụng để xếp hạng các website trên trang kết quả tìm kiếm, có thể bạn cần biết đến danh sách gồm 200 yếu tố xếp hạng tìm kiếm của Google.
Nếu bạn tìm kiếm các từ khoá (Keyword) liên quan đến chủ đề này, hẳn là sẽ có vô số thứ mà bạn có thể tham khảo. Ý tưởng là Google sử dụng một danh sách dài gồm nhiều yếu tố phức tạp để tính toán đến khả năng xếp hạng, thuật toán xếp hạng tìm kiếm của Google theo đó dường như là “cỗ máy bất khả xâm phạm”.
Trên thực tế, không tồn tại thực sự một danh sách chi tiết bao gồm các yếu tố này được công bố. Dù vậy, số lượng các yếu tố được sử dụng để xếp hạng sẽ là rất nhiều.
Yandex tiết lộ một số thông tin thú vị về các yếu tố xếp hạng tìm kiếm.
Vào đầu năm 2023, một tài liệu rò rỉ cho thấy công cụ tìm kiếm Yandex sử dụng khoảng 690 yếu tố xếp hạng khác nhau.
Trong một cuộc trò chuyện trực tiếp, Dan Taylor, một chuyên gia về công cụ tìm kiếm của Nga, cho biết cả Yandex và Google đều có một số điểm tương đồng trong cách lập chỉ mục (Index) và xếp hạng các trang web:
“Cả hai đều dựa trên các điểm dữ liệu cụ thể; nội dung trên trang, liên kết, thẻ siêu dữ liệu (metadata), tính thân thiện với thiết bị di động (mobile-friendliness), chất lượng tương tác của người dùng hay hành vi của người dùng với website.”
Điều này có nghĩa là, cơ chế xếp hạng tìm kiếm của Google cũng có thể hoạt động tương tự như của Yandex.
3 yếu tố xếp hạng chính mà mọi Marketer hay SEOer nên tập trung vào.
Bỏ qua các yếu tố gian lận hay thủ thuật (Black Hat SEO và Grey Hat SEO), dưới đây là các yếu tố chính mà Google sử dụng để xếp hạng các website trên trang kết quả tìm kiếm.
1. Nội dung chất lượng cao.
Giai đoạn đầu tiên của việc xếp hạng là hiểu các truy vấn hay từ khoá tìm kiếm của người dùng. Giai đoạn thứ hai là khớp các truy vấn này với nội dung trên trang.
Xét từ cách thức hoạt động của công cụ tìm kiếm là: “Hệ thống của chúng tôi phân tích nội dung để đánh giá xem nội dung đó có chứa những thông tin có thể liên quan đến nội dung người dùng đang tìm kiếm hay không.”
Miễn là website đủ tốt về mặt kỹ thuật để được thu thập thông tin và hiển thị, nội dung chất lượng cao sẽ tiếp tục là yếu tố xếp hạng hàng đầu.
Nội dung (Content) không chỉ là chìa khóa để xếp hạng mà còn là yếu tố quyết định đến trải nghiệm người dùng và chuyển đổi bán hàng.
“Không có nội dung thì hiển nhiên website không thể xếp hạng được. Mỗi website sẽ có các yếu tố khác biệt được coi là yếu tố xếp hạng quan trọng.”
Tới đây, có lẽ nhiều bạn sẽ thắc mắc, vậy rốt cuộc thì nội dung chất lượng cao là gì?
Giải thích một cách ngắn gọi, nội dung chất lượng cao được định nghĩa là nội dung tuân theo các tín hiệu E-E-A-T của công cụ tìm kiếm:
E (Experience): Kinh nghiệm.
E (Expertise): Chuyên môn.
A (Authoritativeness): Tính có thẩm quyền.
T (Trustworthiness): Đáng tin cậy.
Các từ khoá và câu từ được sử dụng trên trang theo đó là một phần của nội dung.
Như Google nói: “Tín hiệu cơ bản nhất cho thấy thông tin trên website có liên quan đó là khi nội dung chứa các từ khóa giống với truy vấn tìm kiếm của người dùng.”
Với các công cụ tìm kiếm như Google, hệ thống máy học đã được phát triển như là một phần của động thái hướng tới việc phân tích cú pháp của các truy vấn bằng ngôn ngữ tự nhiên.
Google có thể hiểu được sự khác biệt giữa hành vi “gian lận” liên quan đến một người không trung thực và cũng là “gian lận” nhưng là trong cách một ai đó đang tìm cách đánh lừa hệ thống. Rõ ràng cùng là “gian lận”, nhưng ngữ nghĩa của nó thì lại hoàn toàn khác nhau.
Nếu bạn tìm kiếm một từ khoá sai chính tả, Google cũng sẽ hiển thị kết quả cho những từ khoá viết đúng chính tả.
Liên quan đến vấn đề về nội dung, dưới đây các hệ thống có tác động nhiều nhất đến cách nội dung được xếp hạng.
Hệ thống nội dung hữu ích.
Được ra mắt lần đầu vào năm 2022, hệ thống nội dung hữu ích hay còn được gọi là thuật toán nội dung hữu ích (Google Helpful Content) của Google tập trung vào việc cung cấp những nội dung tốt nhất cho người dùng.
Mục tiêu của Google là đề xuất những nội dung chất lượng cao, mang lại trải nghiệm tốt cho người đọc, và cũng là mang lại các đánh giá tốt cho công cụ tìm kiếm từ góc độ người dùng.
Hệ thống nội dung hữu ích cũng được Google liên tục cập nhật bạn có thể xem thêm tại: Google Helpful Content Update.
RankBrain.
Được ra mắt vào năm 2015, RankBrain là một trong những hệ thống máy học của Google có thể kết nối các từ (Word) với các khái niệm (concept) và giúp Google hiểu được mục đích thực sự của các truy vấn tìm kiếm (Search Intent).
Trước RankBrain, Google không thể hiểu các từ đồng nghĩa và do đó sẽ trả về theo cách hiểu nghĩa đen của một từ.
Ví dụ: nếu bạn tìm kiếm “pziza” – trừ khi có một trang có lỗi chính tả cụ thể đó, bạn có thể phải thực hiện lại tìm kiếm của mình với cách viết đúng. Tuy nhiên giờ đây, với công nghệ học máy nâng cao, hệ thống của Google có thể nhận ra nếu một từ nào đó có vẻ không đúng (và Google cũng sẽ đề xuất chỉnh sửa).
BERT.
Vào năm 2018, BERT được xem là hệ thống đã tạo ra làn sóng mới trong ngành SEO như là một bản cập nhật quan trọng cho Google.
Hệ thống BERT hiểu được cách kết hợp giữa các từ có thể có ý nghĩa khác nhau, đặc biệt là các từ dừng (stop word). Điều này làm cho ngay cả cái gọi là từ dừng cũng có liên quan đến hành vi tìm kiếm khi chúng đóng góp trực tiếp vào ý nghĩa của các từ khoá.
BERT là một bước thay đổi lớn trong việc hiểu được ngôn ngữ tự nhiên, giúp Google hiểu cách kết hợp các từ thể hiện ý nghĩa và ý định tìm kiếm khác nhau.
Mô hình đồng nhất đa nhiệm (MUM).
Vào năm 2021, tại sự kiện Google IO, MUM đã được công bố là một hệ thống có thể đưa mọi thứ tiến thêm một bước mới bằng cách sử dụng đa phương thức (multimodal), cho phép Google lấy thông tin từ văn bản, hình ảnh và có thể cả video.
Google tuyên bố: “Với MUM, chúng tôi sẽ bắt đầu chuyển từ việc hiểu ngôn ngữ nâng cao sang sự hiểu biết dựa trên nguồn thông tin đa sắc tháo của thế giới… MUM vừa có khả năng hiểu ngôn ngữ, vừa tạo ra ngôn ngữ.”
Mức độ mới mẻ của nội dung.
Caffeine (Google Caffeine) được giới thiệu vào năm 2010 và cũng là một bước tiến quan trọng trong việc làm mới lại việc lập chỉ mục (Index) vài tuần một lần. Mục đích của Google đối với Caffein là “phân tích website theo từng phần nhỏ và cập nhật chỉ mục tìm kiếm một cách liên tục.”
Theo Google, nội dung mới không được áp dụng trên tất cả các trang của website. Nó phụ thuộc vào từ khoá và quan trọng hơn là đối với một số từ khoá cụ thể mang tính cập nhật ví dụ như tình hình thời tiết hay giá cổ phiếu của một mã cổ phiếu nào đó.
Cá nhân hóa & tính địa phương.
Ngoài các yếu tố xếp hạng tìm kiếm nói trên, Google cũng có tính đến lịch sử tìm kiếm của người dùng và vị trí của người dùng để từ đó đề xuất các website hay trang phù hợp.
Ví dụ: các từ khoá như “quán cà phê ngon nhất” được coi là sẽ phụ thuộc vào vị trí và do đó kết quả xếp hạng sẽ phụ thuộc vào vị trí bản đồ của người dùng. Một số từ khoá về sản phẩm được cung cấp theo vị trí cũng sẽ nhận được các nội dung dựa trên yếu tố địa phương.
Điều này có nghĩa là, kết quả cho cùng một từ khoá có thể khác nhau trên mỗi thiết bị và việc hiểu được động lực mà người dùng có thể có ở từng giai đoạn nhất định trong hành trình khám phá (Customer Journey) của họ sẽ tạo ra nhiều sự khác biệt về kết quả nào sẽ được cung cấp trong trang kết quả tìm kiếm.
E-E-A-T không phải là yếu tố xếp hạng nhưng lại quan trọng.
E-E-A-T, như đã phân tích ở trên, là một phần của Nguyên tắc xếp hạng tìm kiếm chất lượng của Google và không hẳn là một yếu tố xếp hạng nhưng nó là một nguyên tắc quan trọng.
E-E-A-T được tạo thành từ một loạt các tín hiệu tinh chỉnh nhằm nhấn mạnh rằng Google đang cố gắng để mang lại những trải nghiệm người dùng tốt nhất và chống lại mọi thông tin được cho là sai lệch (vô giá trị).
Như đã đề cập ở trên, nội dung chất lượng là một yếu tố xếp hạng quan trọng và E-E-A-T hiển nhiên là thứ khó có thể tách rời. Nói cách khác, bạn không thể tạo ra một nội dung chất lượng nếu bạn không có kiến thức và kinh nghiệm về những thứ bạn đang viết.
2. Trải nghiệm trang.
Như cách Google tuyên bố: “Hệ thống xếp hạng cốt lõi của Google luôn xem xét để khen thưởng cho các nội dung mang lại trải nghiệm trang tốt nhất.”
Trải nghiệm trang được triển khai lần đầu vào năm 2021. Trước đó, Core Web Vitals (CWV) được xem như là một yếu tố xếp hạng quan trọng.
Nói đến trải nghiệm trang, rõ ràng là thương hiệu không thể cung cấp được những sản phẩm và dịch vụ tốt nếu website tải quá lâu, không thân thiện, hoặc nội dung bị che khuất bởi quảng cáo hoặc các rào cản khác.
Trải nghiệm trên Trang sẽ tập trung vào 4 tín hiệu chính bao gồm:
HTTPS. (Trình bảo mật có biểu tượng ổ khoá nằm đầu đường dẫn vào website ví dụ https://marketingtrips.com/).
Tốc độ tải trang.
Thân thiện với thiết bị di động.
Các chỉ số quan trọng khác về trang web cốt lõi (CWV).
Trải nghiệm trang mặc dù là yếu tố rất quan trọng nhưng không phải là yếu tố xếp hạng tìm kiếm quan trọng nhất. Trong một số trường hợp, nó không được áp dụng để xếp hạng trừ khi có một website khác tương tự muốn cạnh tranh về thứ hạng.
3. Liên kết (Link).
Yếu tố xếp hạng tìm kiếm quan trọng cuối cùng chính là các liên kết.
Kể từ khi Google ra mắt lần đầu tiên, người làm SEO (Black Hat SEO) đã sử dụng chính các liên kết (backlink) để thao túng thứ hạng tìm kiếm. Và cũng kể từ đó, Google không ngừng tìm cách để chống lại điều này.
Cũng trong những ngày đầu của Google, các liên kết này nhanh chóng trở thành kỹ thuật spam được sử dụng nhiều nhất để thao túng thứ hạng. Phải đến năm 2012, Google mới có bản cập nhật huyền thoại có tên là Penguin với mục tiêu xóa sạch các liên kết chất lượng thấp đồng thời hạ thấp tầm quan trọng của các liên kết kể từ thời điểm này.
Chuyển tiếp đến năm 2023; trong một buổi AMA tại PubCon, đại diện Google cũng nói rằng các liên kết không phải là tín hiệu xếp hạng quan trọng và một website hoàn toàn có thể được xếp hạng mà không cần các liên kết.
Cần lưu ý rằng có nhiều lý do khiến Google hạ thấp tầm quan trọng của liên kết, chẳng hạn như để giảm spam liên kết hoặc cố tình lạm dụng (mua bán) liên kết. Ngược lại, với các liên kết tự nhiên, rõ ràng là nó vẫn chiếm một vị trí quan trọng.
Bên cạnh đó, một trong những lý do khiến các liên kết quan trọng là Google thường tìm thấy các trang bằng cách thu thập dữ liệu và duyệt qua các trang thông qua liên kết.
Đây là lý do tại sao một trang không có liên kết từ bên ngoài (inbound link) hoặc liên kết nội bộ (internal link) lại có thể khó xếp hạng hơn vì Google không tìm thấy nó thông qua các liên kết được sử dụng để thu thập dữ liệu và lập chỉ mục.
Các liên kết nội bộ không chỉ giúp Google thu thập dữ liệu và lập chỉ mục tất cả các trang được liên kết trên website – mà nó còn giúp liên kết các cụm chủ đề (Content Pillar) với nhau, đây là một chiến lược nội dung SEO có giá trị.
Bài học lớn về các yếu tố xếp hạng của Google.
Điều chính cần rút ra từ bài viết này là cách xếp hạng và khả năng hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm không phải là một chiến thuật đơn giản với các yếu tố xếp hạng có sẵn.
Trong tất cả các yếu tố nói trên, mặc dù không có một bộ yếu tố xếp hạng rõ ràng nào mà chắc chắn Google sẽ sử dụng, một số yếu tố và tín hiệu quan trọng ngược lại dường như lại dễ xác định hơn.
Chiến lược thông minh đó là hãy bắt đầu bằng việc thực sự hiểu động lực ẩn sau của Google và cách thức hoạt động của nó. Sau đó, bạn có thể tiếp tục với cách tiếp cận nội dung và chiến lược phát triển cho website của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google vừa cho ra mắt bản cập nhật thuật toán lõi tháng 10 năm 2023 mới, đây là lần thứ 3 Google cập nhật thuật toán lõi (Google Core Algorithm Update) của hệ thống trong năm 2023. Dưới đây là toàn bộ những gì mà MarketingTrips có được.
Theo đó, Google vừa công bố triển khai bản cập nhật thuật toán cốt lõi mới nhất tháng 10 năm 2023, với tên gọi “Bản cập nhật thuật toán lõi tháng 10 năm 2023“.
Đây là lần thứ 3 trong năm nay Google đã cập nhật thuật toán lõi đối với hệ thống xếp hạng tìm kiếm, lần đầu vào tháng 3 và lần thứ 2 vào tháng 8 mới đây.
Cũng giống như các bản cập nhật khác, những thay đổi (nếu có) dự kiến sẽ mất nhiều tuần để hoàn thành, điều này có nghĩa là các ảnh hưởng của thuật toán đến website sẽ không dừng lại trong vài tuần tới.
Chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực khoa học máy tính và công nghệ, thuật toán là khái niệm đề cập đến một quá trình được sử dụng để xử lý, tính toán hay giải quyết một vấn đề nào đó.
Các thuật toán hoạt động như một danh sách bao gồm nhiều các hướng dẫn khác nhau dùng để thực thi các hành động cụ thể dựa trên phần cứng hoặc phần mềm.
Khái niệm thuật toán vốn được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như công nghệ, lập trình, trong toán học, trong ngành khoa học máy tính hay thậm chí là trong kinh doanh và marketing, tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể, các thuật toán được ứng dụng theo những cách khác nhau.
Có gì trong các bản cập nhật thuật toán lõi của Google (Google Core Algorithm Updates).
Về tổng thể, để cải thiện chất lượng tìm kiếm và ngăn chặn việc hệ thống xếp hạng tìm kiếm bị đánh lừa (gian lận), Google sẽ định kỳ tung ra các thuật toán mới gọi là cập nhật thuật toán lõi.
Trong khi các ảnh hưởng của nó đến website có thể tốt hoặc xấu, tác động ít hoặc nhiều, điều quan trọng với các marketer hay SEOer là theo dõi và đo lường kết quả để từ đó có thể đưa ra các hành động xử lý kịp thời.
Những điểm chính quan trọng đáng chú ý có trong thuật toán lõi tháng 10 này của Google.
Theo như thông tin được công bố, dưới đây là một số điểm chính cần nhớ với bản cập nhật thuật toán lõi tháng 10 năm 2023 của Google.
Tần suất: Google có thể phát hành một số bản cập nhật lõi khác nhau trong mỗi năm. Mỗi bản cập nhật có thể nhắm mục tiêu đến các khía cạnh khác nhau của thuật toán tìm kiếm và có thể có những tác động khác nhau đến thứ hạng của website.
Sức ảnh hưởng: Các bản cập nhật lõi có thể dẫn đến sự biến động trong thứ hạng của website. Trong khi một số website bị ảnh hưởng nặng nề, các website khác lại dường như không chịu bất cứ ảnh hưởng nào (dù tốt hay xấu).
Cách xử lý: Nếu một website bị giảm thứ hạng (mạnh) sau các bản cập nhật, điều quan trọng là phải phân tích sự khác biệt và xác định các hành động tiềm năng có thể có.
Nội dung hữu ích (helpful content): Google ngày càng nhấn mạnh tầm quan trọng của các nội dung chất lượng cao kể từ khi ra mắt cái gọi là thuật toán nội dung hữu ích. Các website liên tục cung cấp những thông tin hữu ích cho người dùng có nhiều khả năng duy trì hoặc được cải thiện thứ hạng nhiều hơn.
Trải nghiệm người dùng: Trải nghiệm người dùng cũng rất quan trọng trong việc xếp hạng một website. Các yếu tố như tốc độ tải trang, tính thân thiện với thiết bị di động hay tính dễ điều hướng đều có thể ảnh hưởng đến cách Google đánh giá chất lượng tổng thể của website.
Chuyên môn, Kinh nghiệm, Tính có thẩm quyền và Độ tin cậy (E-E-A-T): Google xem xét đến tính chuyên môn, kinh nghiệm, thẩm quyền và độ tin cậy của các nhà xuất bản nội dung. Việc thiết lập sự uy tín và thể hiện kiến thức chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể có thể tạo ra sự ảnh hưởng tích cực đến thứ hạng của website.
Cập nhật liên tục: Cuối cùng, Google rất chú trọng tính mới của nội dung và website. Nhà xuất bản nên thường xuyên theo dõi tin tức trong ngành, luôn cập nhật các nguyên tắc của Google và điều chỉnh chiến lược tiếp cận của mình để trở nên phù hợp hơn với các thuật toán tìm kiếm đang không ngừng phát triển.
Trên đây là tất cả những gì mà MarketingTrips cập nhật được về “Bản cập nhật thuật toán lõi tháng 10 năm 2023 của Google“, hy vọng dựa trên những gì có được, bạn có nhiều cách hơn để tối ưu cho website của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo các xác nhận mới đây từ Google, lịch sử của tên miền (domain) thực sự có ảnh hưởng lớn đến cách Google xếp hạng trên công cụ tìm kiếm.
Theo đó, tên miền hay lịch sử gắn liền với tên miền quan trọng hơn những gì mà người làm marketing hay thương hiệu có thể nghĩ. Thật không may, không có quá nhiều người nhận thức được vấn đề này.
Lịch sử tên miền thực sự là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng.
Kể từ lúc được đăng ký và tải lên những nội dung đầu tiên, một website bắt đầu hình thành nên cái gọi là lịch sử của tên miền (Domain History).
Lịch sử tên miền chính là nơi chứa tất cả những gì mà công cụ tìm kiếm (như Google) có thể hiểu về một website, từ các thông tin như sản phẩm hay dịch vụ mà website cung cấp, các vi phạm mà website mắc phải (vi phạm chính sách) đến các vi phạm bản quyền khác.
Trong khi nội dung xuất hiện trên website có thể mới hoặc thậm chí là chủ sở hữu website xoá hết mọi nội dung có trên website để đăng tải lại các thông mới khác, lịch sử của tên miền hay cách các công cụ tìm kiếm “hiểu” về website đó thì vẫn không thay đổi.
Các công cụ tìm kiếm sẽ sử dụng các thông tin lịch sử này để đưa vào các yếu tố xếp hạng liên quan đến thuật toán xếp hạng của công cụ.
Bằng chứng cho thấy lịch sử của tên miền là yếu tố xếp hạng.
Trong một video được cựu nhân viên Google chia sẻ, chuyên gia này xác nhận rằng lịch sử của một tên miền hay website có ảnh hưởng trực tiếp đến cách các công cụ tìm kiếm như Google xếp hạng nội dung trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs).
Tuỳ vào từng lịch sử vi phạm hay không vi phạm khác nhau, các công cụ tìm kiếm sẽ “đối xử” hay “phạt” theo các cách nặng nhẹ khác nhau.
Chủ sở hữu website có thể xác định xem tên miền của họ có bị áp dụng các biện pháp phạt thủ công hay không bằng cách kiểm tra báo cáo hành động thủ công (Manual Action Report) trong Google Search Console.
Trong các trường hợp khác, một tên miền có thể không bị các hình phạt cụ thể nhưng vẫn có thể có lịch sử tiêu cực với Google.
Lịch sử của bất kỳ tên miền nào cũng có thể được tra cứu tại Archive.org.
Dựa trên các tuyên bố rõ ràng từ Google, lịch sử của tên miền đóng một vai trò “hết sức quan trọng” trong bảng xếp hạng tìm kiếm, và các Marketer cần phải xem xét điều này một cách kỹ lưỡng trong trường hợp website của họ thuộc “danh sách đen” của Google.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon vừa công bố ra mắt tính năng tìm kiếm mới trên thiết bị di động nhằm đối đầu với Google.
Theo đó, Amazon vừa ra mắt các tính năng tìm kiếm mới nhằm mục tiêu cải thiện khả năng tìm kiếm trên thiết bị di động cho người dùng.
Hướng trực tiếp tới các nền tảng như như Google và Pinterest, tính năng tìm kiếm mới của Amazon sẽ bao gồm:
Khả năng tìm kiếm đa phương thức (Multimodal search): Người dùng có thể tìm kiếm bằng cả văn bản và hình ảnh.
Tính năng AR (Thực tế tăng cường) mở rộng.
Find-on-Amazon: Người dùng có thể tìm kiếm và xác định các sản phẩm tương tự trong ứng dụng.
Với tư cách là nền tảng có mức doanh số quảng cáo kỹ thuật số lớn thứ 3 thế giới (chỉ sau Google và Meta), những thay đổi mới này của Amazon được cho là sẽ ảnh hưởng lớn không chỉ với các sàn thương mại điện tử khác mà còn cả với các công cụ tìm kiếm và nền tảng quảng cáo kỹ thuật số.
Tìm kiếm đa phương thức.
Thay vì chỉ tìm kiếm bằng văn bản (text), người dùng Amazon giờ đây có thể tìm kiếm mọi thứ bằng hình ảnh trực quan.
Tính năng AR mở rộng.
Với tính năng thực tế tăng cường mới, người dùng có thể tương tác với nhiều sản phẩm hơn ngoài các danh mục sản phẩm hiện có. Người dùng cũng có thể tự sắp xếp lại các cách bày trí sản phẩm của mình.
Tìm trên Amazon.
Với công cụ này, bạn có thể tìm kiếm sản phẩm bằng ảnh từ bất cứ nơi nào. Nếu bạn thấy nội dung nào đó mình thích trên mạng xã hội, trong khi duyệt web, đọc email hoặc trò chuyện trực tuyến, bạn có thể nhấn vào nút “Chia sẻ” và gửi hình ảnh đó đến ứng dụng Amazon. Bạn có thể tìm thấy các sản phẩm tương tự ngay trên ứng dụng.
Trong một tuyên bố, đại diện Amazon cho biết:
“Chúng tôi luôn thử nghiệm các tính năng mới và cải thiện những tính năng hiện có để xem tính năng nào thực sự phù hợp nhằm mục tiêu hỗ trợ khách hàng trong mọi giai đoạn của hành trình mua sắm (Customer Journey) của họ.”
“Chúng tôi biết rằng niềm tin của khách hàng là thứ khó có được nhưng lại dễ mất đi, vì vậy chúng tôi rất chú ý đến những phản hồi của khách hàng về trải nghiệm mua sắm của họ trên nền tảng.”
“Chúng tôi cũng luôn thử nghiệm các cách mới nhằm giúp việc mua sắm tại cửa hàng của chúng tôi trở nên dễ dàng hơn nữa. Điều này có nghĩa là đôi khi mọi thứ có thể khác đi khi chúng tôi thử nghiệm các tính năng mới, tuy nhiên, sứ mệnh của chúng tôi thì vẫn vậy: giúp bạn tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo WSJ, Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) cáo buộc Google trả 10 tỉ USD hằng năm cho các trình duyệt web và nhà sản xuất smartphone để thống trị trong lĩnh vực tìm kiếm, loại bỏ các đối thủ cạnh tranh.
Tại phiên tòa chống độc quyền vào hôm 12.9, Google khẳng định công ty không vi phạm luật để giữ thị phần khổng lồ và cho rằng công cụ tìm kiếm của mình phổ biến vì tính ưu việt.
Luật sư Google John Schmidtlein cho biết các khoản thanh toán mà DOJ đề cập được dùng để đền bù cho đối tác, nhằm đảm bảo phần mềm được bảo trì và cập nhật bảo mật kịp thời.
Schmidtlein lập luận rằng những người tiêu dùng không hài lòng với Google chỉ cần một vài cú nhấp chuột để thay đổi công cụ tìm kiếm mặc định sang Bing, Yahoo hoặc DuckDuckGo.
Tuy nhiên, đa số người dùng phần mềm máy tính của Microsoft ưa thích Google hơn, mặc dù công cụ tìm kiếm Bing được cài đặt sẵn trên trình duyệt Edge.
Người phụ trách vụ kiện cho Bộ Tư pháp Mỹ – luật sư Kenneth Dintzer cho biết Google bắt đầu giữ độc quyền trong thị trường công cụ tìm kiếm kể từ năm 2010. Sau khi kìm hãm đối thủ cạnh tranh, “gã khổng lồ” công nghệ ngày càng ít cải tiến công cụ và không chú trọng đến các vấn đề về quyền riêng tư.
Bên cạnh đó, Google còn xử lý khoảng 90% truy vấn tìm kiếm trên toàn thế giới. Càng xử lý nhiều tìm kiếm thì Google càng thu thập được nhiều dữ liệu hơn, do đó Google trở nên vượt trội hơn hẳn các đối thủ. Trong một tài liệu nội bộ, Google từng gọi các thỏa thuận là “gót chân Achilles” đối với các công cụ tìm kiếm đối thủ.
Dintzer cáo buộc Google lợi dụng thế độc quyền để buộc các nhà quảng cáo trả chi phí dịch vụ cao hơn. Ngoài ra, ông cho biết đã tìm thấy bằng chứng Google che giấu thông tin liên quan đến khoản thanh toán được chuyển đến công ty khác, khẳng định những thỏa thuận này đã duy trì sự độc quyền bất hợp pháp của Google trên thị trường.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo thông báo từ chính Google, Google Search (Tìm kiếm) hiện đã ngừng hiển thị kết quả nhiều định dạng nội dung theo kiểu Hướng dẫn (How-to Content) trên máy tính để bàn (Desktop) từ ngày 13/9.
Theo thông báo trước đó của Google về việc sẽ giảm khả năng hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs) của các định dạng nội dung theo kiểu hướng dẫn (How-to) và nội dung hỏi đáp (FAQ), Google mới đây chính thức xác nhận rằng đã thực hiện các hành động nhất định từ ngày 13/9.
“Nhằm mục tiêu tiếp tục đơn giản hóa kết quả tìm kiếm của Google, chúng tôi đã thay đổi cách các nội dung hướng dẫn (How-to) hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm.
Kể từ ngày 13 tháng 9, Google Tìm kiếm sẽ không còn hiển thị kết quả nhiều định dạng về các nội dung theo kiểu Hướng dẫn (How-to content) trên máy tính để bàn nữa, điều này có nghĩa là loại kết quả này hiện không còn được dùng nữa.”
Vì kết quả tìm kiếm của các nội dung theo định dạng này sẽ không còn xuất hiện trong Google Tìm kiếm nên Google sẽ bỏ các báo cáo hay giao diện có liên quan sau 30 ngày.
Về tổng thể, từ lâu, các nội dung theo kiểu Hướng dẫn (How-to) ví dụ như “cách làm…” hay “hướng dẫn từng bước…” đã thúc đẩy đáng kể lượng truy cập cho website (Website Traffic), tuy nhiên giờ đây thì mọi thứ đã thay đổi. Cũng theo Google, báo cáo cho loại kết quả tìm kiếm này sẽ sớm không còn khả dụng trong Google Search Console (GSC).
Google chia sẻ thêm:
“Từ nay trở đi, kết quả nhiều định dạng Câu hỏi thường gặp (dùng dữ liệu có cấu trúc FAQ) sẽ chỉ xuất hiện cho những trang web nổi tiếng và đáng tin cậy về y tế hoặc của cơ quan chính phủ.
Đối với mọi trang web khác, kết quả nhiều định dạng này sẽ không còn xuất hiện thường xuyên nữa. Các trang web có thể tự động được xem là áp dụng cách xử lý này tuỳ thuộc vào khả năng đáp ứng điều kiện.
Tuy bạn có thể loại bỏ dữ liệu có cấu trúc này khỏi trang web của mình, nhưng bạn không nhất thiết phải chủ động xoá dữ liệu đó. Dữ liệu có cấu trúc không được sử dụng không gây ra vấn đề gì với Tìm kiếm và cũng không gây ảnh hưởng gì thấy được trên Google Tìm kiếm.”
Nhiều website sẽ bị ảnh hưởng đáng kể (giảm lượng hiển thị và lưu lượng truy cập) từ cập nhật mới này của Google.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google sẽ đối mặt với các quan chức chính phủ Mỹ tại toà án vào ngày thứ Ba tuần này, trong vụ án mà Washington cáo buộc “gã khổng lồ” công nghệ này vi phạm luật chống độc quyền ở mảng công cụ tìm kiếm trực tuyến.
Phiên toà này sẽ mở ra một cuộc chiến pháp lý được dự báo kéo dài và có thể định hình lại một trong những nền tảng quan trọng nhất của Internet – theo hãng tin CNN.
Cuộc xét xử sắp bắt đầu ở Washington dưới sự chủ toạ của một vị thẩm phán liên bang xuất phát từ hai vụ kiện nhằm vào Google được khởi động dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump và còn tồn cho tới nay.
Giới chuyên gia pháp luật miêu tả đây là vụ kiện độc quyền lớn nhất kể từ khi Chính phủ Mỹ nhằm vào hãng phần mềm lớn nhất thế giới Microsoft hồi những năm 1990.
Trong các đơn kiện riêng biệt, Bộ Tư pháp Mỹ và hãng chục tiểu bang của Mỹ cáo buộc Google vào năm 2020 có hành vi lạm dụng vị thế thống trị của mình trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến, gây cản trở cạnh tranh bằng cách thoả thuận với các nhà mạng viễn thông và các hãng sản xuất smartphone để đưa Google Search trở thành công cụ tìm kiếm mặc định hoặc duy nhất trên các sản phẩm được sử dụng bởi hàng triệu người tiêu dùng. Cuối cùng, các đơn kiện này đã tập hợp thành một vụ kiện duy nhất.
Google giữ quan điểm rằng công ty cạnh tranh phù hợp quy định và người tiêu dùng thích dùng công cụ Google hơn bởi vì đó là công cụ tốt nhất chứ không phải do Google có hành vi hạn chế cạnh tranh phi pháp.
Mảng tìm kiếm chiếm hơn một nửa trong doanh thu 283 tỷ USD và lợi nhuận ròng 76 tỷ USD mà Alphabet – công ty mẹ của Google – đạt được trong năm 2022. Tìm kiếm cũng là mảng chiếm vai trò chủ lực đưa giá trị vốn hoá thị trường của Alphabet lên mức hơn 1,7 nghìn tỷ USD.
Giờ đây, Google sẽ phải “tự vệ” trong một cuộc xét xử có thể kéo dài nhiều tuần và có khả năng gây đảo lộn phương thức mà Google phân phối công cụ tìm kiếm đến người dùng. Cuộc xét xử sẽ có sự xuất hiện của nhiều nhân chứng quan trọng, gồm các cựu nhân viên của Google và Samsung, cùng các nhà điều hành từ Apple bao gồm Phó chủ tịch cấp cao Eddy Cue.
Đây sẽ là vụ kiện đầu tiên được xét xử trong một loạt vụ kiện nhằm vào sức mạnh kinh tế to lớn của Google, là một “phép thử” đối với mức độ sẵn sàng của toà án Mỹ trong việc siết chặt giám sát đối với các nền tảng công nghệ quy mô lớn.
“Đây là một vụ xét xử lạc hậu diễn ra vào một thời điểm của sự sáng tạo chưa từng có tiền lệ, bao gồm những bước đột phá về trí tuệ nhân tạo (AI), các ứng dụng mới và các dịch vụ mới, tất cả đều tạo ra sự cạnh tranh lớn hơn và nhiều lựa chọn cho con người hơn bao giờ hết. Mọi người không dùng Google vì họ phải dùng, mà bởi họ muốn dùng.
Thật dễ để thay đổi công cụ tìm kiếm mặc định của bạn, vì chúng ta đã qua thời mạng dial-up và ổ đĩa CD-ROM từ lâu rồi”, Chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu của Google, ông Kent Walker nói.
Kết quả của vụ kiện này cũng có thể là một “hàn thử biểu” cho chương trình nghị sự chống độc quyền vốn mạnh mẽ hơn của chính quyền Tổng thống Joe Biden.
Trong đơn kiện ban đầu, Chính phủ Mỹ cáo buộc Google trả hàng tỷ USD mỗi năm cho các nhà sản xuất thiết bị gồm Apple, LG, Motorola và Samsung, cùng các nhà phát triển trình duyệt như Mozilla và Opera để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định và trong nhiều trường hợp, cản trở các đối tác này bắt tay với các đối thủ cạnh tranh của Google.
Đơn kiện cáo buộc vì vậy, “Google nắm quyền sở hữu hoặc kiểm soát các kênh phân phối tìm kiếm chiếm khoảng 80% tổng số lệnh tìm kiếm ở Mỹ”.
Đơn kiện cũng cáo buộc thoả thuận về hệ điều hành mã nguồn mở Android giữa Google với các nhà sản xuất thiết bị là chống cạnh tranh, vì các thoả thuận đó đòi hỏi các nhà sản xuất smartphone phải cài đặt sẵn các ứng dụng khác của Google như Gmail, Chrome hay Maps.
Vào thời điểm vụ kiện mới khởi phát, giới chức chống độc quyền của Mỹ không loại trừ khả năng Google phải chia tách công ty. Họ cảnh báo rằng hành vi của Google có thể đe doạ sự sáng tạo trong tương lai hoặc sự nổi lên của các đối thủ cạnh tranh.
Ngoài ra, một nhóm các tiểu bang dẫn đầu là Colorado có thêm các cáo buộc khác nhằm vào Google, cho rằng cách mà Google cấu trúc trang kết quả tìm kiếm gây cản trở cạnh tranh bằng cách ưu tiên các ứng dụng và dịch vụ của mình, thay vì các trang web, đường link, bài đánh giá và nội dung từ các bên thứ ba.
Tuy nhiên, vị quan toà chịu trách nhiệm về vụ kiện này, thẩm phát Amit Mehta, đã bác bỏ những cáo buộc đó trong một phán quyết vào tháng trước, thu hẹp phạm vi các cáo buộc nhằm vào Google trong vụ kiện và cho rằng các bang đưa ra cáo buộc chưa chứng minh được một cuộc xét xử là cần thiết để xác định thứ tự trong kết quả tìm kiếm của Google là phi cạnh tranh.
Mặc sự bác bỏ đó của thẩm phán, cuộc xét xử sắp diễn ra là bước tiến xa nhất của Chính phủ Mỹ trong nỗ lực chống độc quyền mà Washington nhằm vào Google tính đến thời điểm này. Thẩm phán Mehta đã nói vị trí dẫn trước của Google trong số các công cụ tìm kiếm trên trình duyệt web và trên smartphone “là một vấn đề gây nhiều tranh cãi” và cuộc xét xử sẽ “xác định liệu vị trí của Google với tư cách là công cụ tìm kiếm mặc định trên nhiều trình duyệt khác nhau có phải là một dạng của hành vi độc quyền hay không”.
Hồi tháng 1, chính quyền ông Biden khởi động một vụ kiện chống độc quyền khác nhằm vào Google ở mảng công nghệ quảng cáo, cho rằng Google đang giữ vị thế độc quyền bất hợp pháp trong lĩnh vực này. Hiện tại, vụ kiện này mới đang ở giai đoạn đầu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong bối cảnh tìm kiếm hay SEO (tối ưu hoá công cụ tìm kiếm), tuỳ vào từng từ khoá tìm kiếm khác nhau, người dùng có những ý định hay mục đích tìm kiếm khác nhau, đây chính là lúc khái niệm Search Intent ra đời. Vậy Search Intent là gì? Các loại Search Intent phổ biến trong SEO là gì? Cùng MarketingTrips tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ này trong bài viết dưới đây.
Với hầu hết những người làm marketing trên công cụ tìm kiếm, bao gồm cả những người làm SEO, việc cung cấp đúng những nội dung hay thông điệp mà khách hàng (người tìm kiếm) cần là mục tiêu cốt lõi.
Tuỳ vào từng từ khoá hay truy vấn tìm kiếm khác nhau, người dùng mong đợi nhận được các nội dung khác nhau, hay nói cách khác, mục đích tìm kiếm của họ (Search Intent) là khác nhau, điều này đặt ra một yêu cầu mang tính bắt buộc cho các marketer đó là cần tối ưu hoá nội dung dựa trên các từ khoá hay nhóm từ khoá tương ứng.
Hiểu rõ khái niệm Search Intent theo đó là nền tảng để người làm SEO và Marketing thấu hiểu về khách hàng của mình trên các công cụ tìm kiếm.
Search Intent là gì?
Search Intent trong tiếng Việt có nghĩa là ý định tìm kiếm hoặc mục đích tìm kiếm, khái niệm đề cập đến những mong muốn tìm kiếm của người dùng (người tìm kiếm) thông qua các từ khoá (keyword) hay truy vấn tìm kiếm (search query) khác nhau.
Mong muốn tìm kiếm ở đây chính là các thông tin hay nội dung (content) mà người dùng muốn biết hay tìm hiểu sâu hơn.
Ví dụ, với từ khoá “khái niệm marketing“, người tìm kiếm mong muốn tìm hiểu các lý thuyết về ngành marketing, bao gồm cả các định nghĩa, cơ hội nghề nghiệp lẫn các thông tin khác ví dụ như mức lương của một nhân viê marketing.
Search Intent hay Mục đích tìm kiếm mô tả mục đích của người dùng khi sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo hay Bing.
Về phía các công cụ tìm kiếm, dựa trên các search intent của người dùng cùng với đó là những trải nghiệm của họ với các nội dung mà họ tương tác (engagement) để:
Định hình trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP), tức thứ hạng của các Trang web.
Đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của khách hàng của nền tảng chính là những người tìm kiếm.
Search Intent cũng còn được gọi với các tên khác như User Intent hay Keyword Intent.
Với tư cách là những người làm marketing nói chung, việc hiểu những gì khách hàng cần và những gì họ đang tìm kiếm là chìa khoá để xây dựng các chiến dịch thành công.
Các loại Search Intent (Mục đích tìm kiếm) phổ biến nhất trong SEO.
Về tổng thể, Search Intent thường được phân loại thành 4 nhóm chính: thương mại, giao dịch, thông tin và điều hướng.
Tìm kiếm vì mục đích thương mại.
Theo Google, tìm kiếm vì mục đích thương mại là loại tìm kiếm trước khi giao dịch (thực hiện hành động mua hàng).
Người tìm kiếm khi này có ý định mua một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó nhưng họ chưa thực sự sẵn sàng. Điều này có thể bao gồm các tìm kiếm nhằm mục đích so sánh các tính năng của các sản phẩm tương tự.
Tìm kiếm vì mục đích giao dịch (mua hàng).
Khi thực hiện các truy vấn tìm kiếm theo kiểu giao dịch (ví dụ: mua iphone cũ ở hà nội), người dùng sẽ có xu hướng mua hàng và thường họ đã nghĩ đến một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể nào đó thay vì là nghiên cứu rộng như loại tìm kiếm thương mại.
Tìm kiếm vì mục đích thông tin.
Loại Search Intent hay Ý định tìm kiếm tiếp theo đó là tìm kiếm vì mục đích thông tin.
Mục đích tìm kiếm thông tin đi kèm với các từ khoá tìm kiếm cho thấy rằng người dùng muốn có thêm kiến thức hay thông tin về một điều (sản phẩm hoặc dịh vụ) gì đó, ví dụ: có nên dùng iphone không?
Tìm kiếm vì mục đích điều hướng.
Đúng như tên gọi của nó, mục đích điều hướng sẽ hướng người dùng đến các trang (website hoặc ứng dụng) cụ thể. Các trang mà người dùng tìm kiếm có thể nằm ở bất kỳ đâu hay về bất cứ thứ gì, từ một nền tảng mạng xã hội cụ thể ví dụ như Facebook đến các quán cafe gần nhà.
Mở rộng khái niệm Search Intent (Ý định tìm kiếm).
Mặc dù 4 loại search intent hay ý định tìm kiếm nói trên đã bao gồm một phần lớn các kiểu từ khoá tìm kiếm của người dùng, nhưng chúng lại không thể hiện đầy đủ cách người dùng tìm kiếm về một thứ gì đó.
Hành vi của một người tìm kiếm về thời gian bắt đầu của một bộ phim nào đó tại rạp không giống với hành vi của một người tìm kiếm các bài đánh giá (review) về bộ phim.
Trong khi cả hai đều đang tìm kiếm thông tin về một bộ phim, nhưng rõ ràng họ đang ở các giai đoạn khác nhau trong hành trình của khách hàng (Customer Journey).
Bằng cách mở rộng các kiến thức ra ngoài cái gọi là Search Intent thông thường, người làm marketing có nhiều cơ hội hơn để xây dựng các kết nối có ý nghĩa với khách hàng, dưới đây là một số mục đích tìm kiếm khác mà người dùng có thể muốn có:
So sánh sản phẩm.
Giải quyết một vấn đề nào đó.
Giải trí.
Tìm việc.
Xem video.
Tìm kiếm các địa chỉ cụ thể.
Mua sắm.
Nghiên cứu.
…
Search Intent liên quan trực tiếp đến câu hỏi “What” và “Why”.
Có được sự hiểu biết đầy đủ về Search Intent hay Mục đích tìm kiếm như đã phân tích, là chìa khóa của mọi hoạt động SEO lẫn quảng cáo trên công cụ tìm kiếm (SEM, PPC, Paid Ads). Một khi bạn có thể trả lời được điều gì (What) và tại sao (Why) một ai đó đang tìm kiếm và từ đó chủ động tối ưu các nội dung phản hồi của thương hiệu, bạn đang dần chạm đến ý định mua hàng của khách hàng.
Ngược lại, nếu bạn không thể hiểu được vì sao khách hàng tìm kiếm và họ thực sự đang tìm kiếm điều gì, mọi nỗ lực đáp ứng của bạn về cơ bản là không có nhiều ý nghĩa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Các công cụ mới của Google giúp tìm và yêu cầu xóa liên hệ, hình ảnh cá nhân khỏi bộ máy tìm kiếm.
Sự tồn tại của internet đang khiến nhiều người khổ sở vì những hình ảnh riêng tư xuất hiện công khai ở một nơi nào đó trong thế giới mạng.
Bên cạnh làm người dùng xấu hổ, nó còn dẫn đến khả năng bị trộm cắp danh tính để lừa đảo. Chính vì vậy Google vừa công bố những cải tiến mới trong kết quả tìm kiếm để giải quyết phần nào sự lo lắng này.
Trong một bài đăng trên blog mới đây, Google cho biết đang cố gắng giúp người dùng tìm và loại bỏ các thông tin cá nhân xuất hiện trong tìm kiếm dễ dàng hơn. Gã khổng lồ tìm kiếm đã giới thiệu các công cụ và tính năng bảo mật mới được thiết kế để giúp bảo vệ thông tin cá nhân tốt hơn.
Đầu tiên là trang tổng quan mới dành cho tính năng có tên là Kết quả về bạn (Results about you). Ra mắt năm 2022, tính năng này cho phép người dùng theo dõi mọi chi tiết cá nhân xuất hiện trong kết quả tìm kiếm để có thể yêu cầu Google xóa chúng.
Với cập nhật mới, bảng điều khiển sẽ không chỉ giúp tìm thấy những chi tiết đó mà còn cho phép người dùng yêu cầu xóa chúng thông qua cùng một công cụ. Tính năng này cũng sẽ cảnh báo nếu các chi tiết mới về họ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm công khai.
Người dùng có thể truy cập trang tổng quan từ web bằng cách truy cập trang web Kết quả về bạn (https://myactivity.google.com/results-about-you) hoặc từ ứng dụng Google dành cho thiết bị di động bằng cách nhấn vào ảnh tài khoản > chọn Kết quả về bạn.
Tại màn hình này, bấm tìm kiếm Google cho tên của bạn, có thể cần bao gồm thành phố và khu vực sinh sống để thu hẹp kết quả.
Nếu tìm kiếm tiết lộ địa chỉ email, số điện thoại hoặc địa chỉ nhà riêng, người dùng có thể yêu cầu Google xóa dữ liệu bằng cách nhấn vào biểu tượng ba chấm và chọn Xóa kết quả > chọn lý do tại sao bạn muốn xóa dữ liệu, cuối cùng hoàn thành các bước rồi gửi yêu cầu tới Google.
Google sẽ xem xét có đáp ứng các yêu cầu của chính sách để xóa hay không. Quá trình này có thể mất vài ngày. Nếu yêu cầu được chấp thuận, Google sẽ xóa kết quả cụ thể mà người dùng đã trích dẫn.
Người dùng cũng có thể kiểm tra các yêu cầu của mình tại bảng điều khiển, tại đây hiển thị tất cả các loại yêu cầu như đang thực hiện, đã được phê duyệt, bị từ chối và chưa hoàn thành.
Dù vậy việc xóa các mục khỏi tìm kiếm của Google sẽ không giúp nội dung biến mất hoàn toàn trên internet. Mọi người vẫn có thể tìm thấy nó bằng cách truy cập trực tiếp vào website nguồn hoặc bằng cách sử dụng một công cụ tìm kiếm khác.
Google từ lâu cho phép người dùng yêu cầu xóa các hình ảnh khiêu dâm, không có sự đồng thuận xuất hiện về họ trong các kết quả tìm kiếm công khai. Như một ví dụ được trích dẫn trong bài đăng trên blog, có thể người dùng đã tạo và tải nội dung không phù hợp lên một website rồi xóa nội dung đó.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google Ads đã bị báo cáo là lỗi hiển thị quảng cáo, hiển thị nhiều hơn số lượng các mẫu quảng cáo thông thường.
Theo báo cáo của các nhà quảng cáo Google Ads, Google Tìm kiếm (Search) đang hiển thị nhiều hơn các mẫu quảng cáo so với thông thường, cụ thể Google hiển thị đến 5 mẫu quảng cáo trong khi theo thông thường thì chỉ có tối đa 4 mẫu quảng cáo được hiển thị ở những vị trí đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs) cho một từ khoá.
Trong khi nhiều nhà quảng cáo cho rằng Google đang thêm các kết quả quảng cáo thì đại diện phụ tách sản phẩm quảng cáo của Google xác nhận rằng đây chỉ là “lỗi kỹ thuật” và đội ngũ của Google đã xử lý nó.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo cập nhật mới đây từ Google, gã khổng lồ tìm kiếm vừa cho ra mắt tính năng mới cho phép người dùng phản hồi các ý kiến, báo cáo nội dung từ những gì họ tương tác trên công cụ tìm kiếm.
Theo đó, cập nhật mới của Google hướng tới mục tiêu giải quyết các vấn đề liên quan đến chất lượng tìm kiếm trên Google Search.
Bằng cách cung cấp những trải nghiệm tốt hơn cho người dùng khi họ có thể chủ động để lại các phản hồi (feedback) hay báo cáo (report) các vấn đề (spam) mà họ gặp phải, Google muốn người dùng sẽ tiếp tục sử dụng Google làm công cụ tìm kiếm chính.
Giao diện người dùng (UI) được cải thiện.
Như bạn có thể thấy ở trên, biểu mẫu (form báo cáo) được thiết kế lại để giúp người dùng dễ dàng báo cáo nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến chất lượng tìm kiếm.
“Giờ đây, bạn có thể báo cáo nội dung rác (report spam), các hành vi độc hại hay chất lượng nội dung thấp và nhiều vấn đề khác, tất cả chỉ đều ở một biểu mẫu duy nhất.”
Với form báo cáo mới, người dùng có thể báo cáo tối đa 5 trang (webpage) vi phạm cùng một chính sách trong cùng một báo cáo.
Sau khi gửi báo cáo, người dùng sẽ nhận được email xác nhận từ Google và hướng người dùng đến một Trang khác để được hỗ trợ riêng.
Sau khi phản hồi của người dùng được gửi đến đến Google, hệ thống của Google sẽ bắt đầu phân tích và xử lý các vấn đề liên quan.
“Về bản chất, web là nền tảng khổng lồ và không ngừng thay đổi, mọi người cũng thắc mắc với chung tôi mỗi ngày về nhiều vấn đề khác nhau.
Do đó, mục tiêu của chúng tôi nói chung là cải thiện các thuật toán tổng hợp thay vì là điều chỉnh tách rời trên từng từ khoá riêng lẻ.”
Trong bối cảnh thế giới kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng, Google đang ưu tiên nhiều hơn các phản hồi của người dùng để nâng cao kết quả tìm kiếm.
Bạn có thể truy cập trực tiếp form báo cáo spam mới của Google tại đây: Google Feedback Form.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Là một gã khổng lồ trong giới công nghệ, Google chi phối thói quen sử dụng Internet của người dùng toàn cầu. Do đó, việc Google thay đổi dù là bằng cách nào cũng sẽ ảnh hưởng đến không ít người.
2023 đánh dấu 25 năm kỷ niệm Google ra đời. Với hàng tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày, Google dường như đã trở thành một phần không thể thiếu đối với người dùng Internet.
Người dùng sử dụng Google cho bất cứ những gì họ muốn biết. Google xuất hiện mọi lúc, mọi nơi, là câu trả lời cho mọi vấn đề, mọi cuộc tranh cãi hay chỉ đơn giản là những thắc mắc cá nhân.
Cũng chính bởi độ phủ sóng quá rộng nên sức ảnh hưởng của Google đến đời sống dường như không thể nhận thấy rõ ràng.
Tham vọng của Google là xây dựng một đế chế thông tin. Nhưng cả thế giới giờ đây lại xây dựng thông tin chỉ để phục vụ cho hệ thống tìm kiếm của Google và đấu tranh chỉ để xuất hiện với thứ hạng cao trên các trang kết quả tìm kiếm (SERPs).
Mọi thứ người dùng truy cập trên Internet từ website, bài báo, hộp thông tin… đều được thiết kế để công nghệ dễ dàng đọc hiểu những nội dung bên trong.
Google “giết chết” trải nghiệm tìm kiếm của người dùng từ thuật toán xếp hạng.
Con người đang sống giữa một hệ sinh thái xoay quanh cỗ máy tìm kiếm mang tên Google. Cỗ máy này là nguồn thông tin trung tâm, điều khiển lưu lượng truy cập (web traffic) trên Internet.
Điều này khiến các trang web hiện này giống như một kho dữ liệu được tùy biến riêng để dễ dàng tìm kiếm thay vì đáp ứng nhu cầu thật sự của người dùng.
Đến năm thứ 25, Google Tìm kiếm phải đối mặt với hàng loạt thách thức đến từ các đối thủ trí tuệ nhân tạo (AI – Artificial intelligence).
Vấn đề đầu tiên của hệ thống này nằm ở chính cách thức Google được xây dựng. Hoạt động tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) hiện như một con quái thú có thể giết chết trải nghiệm tìm kiếm của người dùng.
Tác vụ tìm kiếm thông tin trên website giờ đây khiến họ cảm thấy chán ngán khi chỉ toàn những nội dung được chỉnh sửa cho công cụ tìm kiếm đọc hay những đề xuất quảng cáo không liên quan.
Trong khi đó, các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) lại tập trung vào những từ khóa tìm kiếm quan trọng và luôn ở trạng thái sẵn sàng.
Sự xuất hiện của các chatbot đã khiến Google lo sợ và chạy theo. Điều này sẽ thay đổi không nhỏ đến cách thông tin được tìm kiếm và truy cập trên Internet.
Google đang ở thế yếu.
Khi những chatbot AI như Bing của Microsoft hay Google Bard của Google tiếp tục làm nhiệm vụ như công cụ tìm kiếm của tương lai, mô hình tìm kiếm truyền thống như Google sẽ đi về đâu? Nếu Google Tìm kiếm không được cải thiện, người dùng chắc hẳn sẽ chuyển sang những lựa chọn mới.
Khi đó, người được lợi lớn nhất là những startup AI mới nổi hay đối thủ nặng ký Microsoft trong khi doanh thu của Google lại bị ảnh hưởng nặng nề.
Tập đoàn công nghệ chi hàng chục tỷ USD mỗi năm cho những nhà sản xuất smartphone như Apple, Samsung để đặt Google làm công cụ tìm kiếm mặc định trên thiết bị.
Hiện những hợp đồng này đang trong giai đoạn tái ký và Google đang ở thế bị động nếu tiếp tục đàm phán.
Nhưng thách thức lớn nhất là làm thế nào để Google tìm ra một giải pháp mới, hiệu quả thay cho công cụ tìm kiếm hiện tại.
Google là nơi tập hợp của nhân tài cùng với sự lãnh đạo sắc bén của CEO Sundar Pichai. Nhưng họ đang phải đối mặt với thách thức lớn nhất trong suốt 25 năm qua.
Những thay đổi của Google để cạnh tranh với những đối thủ trước mắt là không hề nhỏ. Bất cứ động thái nào của hãng công nghệ cũng sẽ tác động mạnh mẽ đến cách người dùng sử dụng Internet ngày nay.
Với những sản phẩm công nghệ hàng ngày như smartphone, nền tảng xem video, app hẹn hò…, sự thay đổi là điều rất dễ thấy.
Nhưng Google Tìm kiếm lại như một lỗ đen bởi nó là một trong những công nghệ có quy mô sâu rộng nhất trong lịch sử nhưng người dùng lại chẳng thể nhìn thấy rõ sức ảnh hưởng của nó.
Là một gã khổng lồ trong giới công nghệ, Google chi phối thói quen sử dụng Internet của người dùng toàn cầu. Do đó, việc Google biến mất sẽ là một thảm họa với nhiều người.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Việc công cụ tìm kiếm Bing được tích hợp nền tảng trí tuệ nhân tạo ChatGPT khiến người dùng đổ xô tìm đến công cụ tìm kiếm này.
Trong bài viết trên blog và Twitter hôm 9/3, Phó chủ tịch tập đoàn Microsoft ông Yusuf Mehdi cho biết công cụ tìm kiếm Bing hiện có 100 triệu người dùng, con số từng được xem là “bất khả thi”.
“Chúng tôi vui mừng chia sẻ rằng sau vài năm phát triển ổn định và sự thúc đẩy từ hàng triệu người dùng trải nghiệm Bing mới, chúng tôi vượt mốc 100 triệu người dùng hoạt động hàng ngày (MAU)”, Yusuf Mehdi viết trên blog.
Ngoài ra, lãnh đạo Microsoft tiết lộ trong hàng triệu người dùng trải nghiệm Bing mới, có khoảng 1/3 lần đầu sử dụng công cụ tìm kiếm của họ. Thành công của Bing AI cũng giúp họ nhìn ra hướng đi mới trên thị trường. Đó là tích hợp tìm kiếm, trả lời câu hỏi, trò chuyện và sáng tạo trong một nền tảng.
Sau khi Bing AI ra mắt, người dùng tò mò thử nghiệm các tính năng kiểu ChatGPT trên Bing và trình duyệt Edge. “Khi ngày càng có nhiều người sử dụng Bing và Edge mới, chúng tôi chứng kiến quá trình dùng thử và áp dụng khả năng mới, chứng minh giá trị của trải nghiệm tìm kiếm và trò chuyện tích hợp”, Yusuf Mehdi cho biết thêm.
Vào tháng 2, Microsoft ra mắt phiên bản công cụ tìm kiếm Bing mới, tích hợp trí tuệ nhân tạo nền tảng của OpenAI. Đó là một bước đi táo bạo nhằm giành lấy lưu lượng truy cập (traffic) từ đối thủ Google, vốn đang thống trị thị trường.
Động thái này đồng thời cho thấy Bing không có quá nhiều thứ để mất nếu thử nghiệm thất bại. Giờ đây, có vẻ như nước đi mạo hiểm của Microsoft đã mang về thành quả.
So với hơn một tỷ người hàng ngày vẫn “Google” mỗi khi cần tìm kiếm gì đó trên Internet, con số 100 triệu của Bing vẫn còn nhỏ bé. Song đó là cột mốc quan trọng đối với công cụ từng bị xem là “trò hề” bên cạnh gã khổng lồ Google.
Hơn một triệu lượt đăng ký vào danh sách chờ trải nghiệm Bing AI, mạng xã hội và truyền thông tràn ngập tin tức, phản hồi từ người dùng được sử dụng sớm. Thậm chí tờ New York Times còn đăng toàn bộ cuộc trò chuyện kéo dài 2h giữa Bing và biên tập viên phụ trách mục công nghệ Kevin Roose.
Tất nhiên, cũng có những phàn nàn về sai lầm và quan điểm có phần đáng sợ của Bing AI. Microsoft sử dụng chính các phản hồi này để huấn luyện, hoàn thiện công cụ của họ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nguồn tin nội bộ từ TikTok tiết lộ mạng xã hội này đang tích cực thúc đẩy sản phẩm quảng cáo tìm kiếm (Search Ads) với các nhà quảng cáo, đối đầu trực tiếp với ông lớn Google.
Khi Google và Microsoft đang tranh giành quyết liệt cho vị trí dẫn đầu trong tương lai của lĩnh vực tìm kiếm bằng AI, TikTok lại âm thầm chuẩn bị cho kế hoạch đầy tham vọng nhắm đến dịch vụ quảng cáo trên công cụ tìm kiếm.
Cụ thể, kể từ tháng 3/2022, TikTok đã chạy thử nghiệm dịch vụ quảng cáo trên công cụ tìm kiếm trên bản ứng dụng dành cho những người dùng được mời.
Theo nguồn tin từ một công ty quảng cáo, trong những tuần gần đây, đại diện TikTok liên tục chào mời các sản phẩm quảng cáo tìm kiếm với tần suất ngày càng tăng.
Quảng cáo tìm kiếm là hướng kiếm tiền mới của TikTok.
Động thái quyết liệt này, cộng với các bài đăng tuyển dụng công việc gần đây trên TikTok nhắm đến vị trí kỹ sư quảng cáo tìm kiếm phát triển “hệ thống quảng cáo quy mô lớn”, cho thấy các sản phẩm quảng cáo tìm kiếm của mạng xã hội TikTok nhiều khả năng chuẩn bị xuất hiện rộng rãi trên nền tảng này.
Shamsul Chowdhury, phó chủ tịch công ty quảng cáo Jellyfish, tin rằng điều này là “không thể tránh khỏi” và thậm chí sẽ xảy ra ngay trong quý III/2023. Điều này sẽ giúp TikTok có thời gian để tìm hiểu xu hướng tìm kiếm trước khi mạnh tay chi tiền cho quý IV/2023.
“Gen Z ngày nay đang sử dụng TikTok để tìm kiếm với tốc độ tương tự như khi họ sử dụng Google. Nếu TikTok có thể tận dụng lượng truy cập (traffic) khổng lồ đó với các đối tác quảng cáo, điều đó đồng nghĩa với việc họ có thể tăng doanh thu lên rất nhiều lần”, Chowdhury nhận định.
Theo Insider, sự thúc đẩy doanh thu đột biến đó sẽ đến từ việc TikTok chính thức bước chân vào khai thác thị trường quảng cáo tìm kiếm được định giá lên đến 112 tỷ USD trong năm 2023.
“TikTok đang xem xét kế hoạch này một cách nghiêm túc. Họ thực sự có thể tạo ra một nguồn doanh thu từ quảng cáo theo cách hoàn toàn mới”, Brendan Gahan, đối tác và giám đốc xã hội của công ty quảng cáo Mekanism cho biết.
Ngay cả khi TikTok chỉ có thể chiếm lấy một tỷ lệ nhỏ của thị trường tìm kiếm, con số đó cũng có thể tạo ra nguồn lợi nhuận khổng lồ. Microsoft gần đây cho biết họ có thể tăng thêm 2 tỷ USD tiền doanh thu quảng cáo cho mỗi điểm phần trăm thị phần tìm kiếm mà Bing có thể giành được từ Google.
Đột phá với các nền tảng tìm kiếm lớn khác.
Trong một chiến dịch quảng cáo gần đây mà Insider có được, TikTok mô tả định dạng quảng cáo đi kèm kết quả tìm kiếm của mình là “lối vào mới dẫn đến trải nghiệm cộng đồng và nội dung quen thuộc do người dùng tạo ra”.
Theo đó, các đối tác quảng cáo được chọn tham gia phiên bản thử nghiệm hiện có thể chọn chuyển đổi linh hoạt giữa chiến dịch quảng cáo truyền thống trên TikTok sang xuất hiện dưới dạng hình thu nhỏ trên trang kết quả tìm kiếm.
Tuy nhiên, các nhà quảng cáo không được chọn chính xác nơi những quảng cáo tìm kiếm đó sẽ xuất hiện. Thay vào đó, những quảng cáo đó sẽ hiển thị dựa trên đối tượng mà chúng đang cố gắng tiếp cận và truy vấn tìm kiếm mà người dùng đã nhập.
Cụ thể, một tìm kiếm trên TikTok cho từ khóa “sneakers” trong cuộc thi Austin Marathon cuối tuần qua sẽ hiển thị quảng cáo của hãng giày chạy kane Kane, với một video quảng bá sản phẩm có sự tham gia của VĐV nổi tiếng Matt Choi.
Peter Chun, trưởng bộ phận quan hệ đối tác và phát triển toàn cầu tại công ty VaynerX, cho biết ví dụ từ quảng cáo của hãng giày Kane cho thấy cách tiếp cận của TikTok là khác biệt với các ông lớn tìm kiếm lớn khác.
“TikTok quan tâm đến các khía cạnh khác nhau của một phần nội dung mà không nền tảng nào khác làm được”, Chun nói.
Ông Chun cũng nói thêm rằng phương pháp của TikTok cho phép quảng cáo trên nền tảng này được cá nhân hóa hơn theo sở thích của từng người dùng.
Nhiều thứ cần làm trước khi có thể đánh bại sự thống trị Google.
Google từ lâu đã thống trị lĩnh vực tìm kiếm. Tuy nhiên, ông lớn này giờ đây đang phải cảnh giác “phòng thủ” nhiều hơn khi hàng loạt công ty lớn khác như TikTok, Microsoft và Amazon đều cố gắng cắt giảm thị phần của mình.
Phó chủ tịch Google Prabhakar Raghavan cho biết trong báo cáo năm 2022 rằng các nghiên cứu của hãng cho thấy gần 40% những người dùng trẻ tuổi khi tìm một địa điểm ăn trưa sẽ dùng đến TikTok hoặc Instagram, thay vì Google Maps hoặc công cụ tìm kiếm.
Tuy nhiên, TikTok cũng phải đối mặt với những khó khăn rất khác biệt so với Microsoft và Amazon trong việc thách thức Google ở mảng tìm kiếm.
Sản phẩm tìm kiếm trên nền tảng này chưa được phổ biến, đồng nghĩa nó phụ thuộc rất nhiều vào khả năng sản xuất video trên TikTok.
Bên cạnh đó, TikTok cũng đang bị hạn chế bởi khi bị xem là mối đe dọa an ninh với nhiều quốc gia, đặc biệt là tại Mỹ. YouTube và Meta đã tận dụng điều này rất tốt khi liên tục củng cố các sản phẩm video dạng ngắn tương ứng để thu hút một số người dùng và nhà quảng cáo quay lại từ TikTok .
Ngoài ra, một số đối tác quảng cáo cũng nghi ngờ rằng liệu TikTok có các biện pháp bảo vệ an toàn thương hiệu thích hợp cho sản phẩm quảng cáo tìm kiếm của mình hay không.
“Chúng tôi nghi ngờ TikTok vẫn chưa tích hợp tất cả yếu tố an toàn thương hiệu vào việc cung cấp sản phẩm dịch vụ quảng cáo trên công cụ tìm kiếm. Điều này vẫn khiến nhiều khách hàng của chúng tôi không thể sử dụng nền tảng này”, Courtney Berry, CEO của công ty quảng cáo kỹ thuật số Barbarian cho biết.
Theo bộ phận bán hàng của TikTok, các nhà quảng cáo có thể đặt một danh sách các từ khóa “từ chối” để đảm bảo quảng cáo không xuất hiện trên một số cụm từ tìm kiếm được cho là không phù hợp với thương hiệu của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google Ads vừa giới thiệu công cụ quảng cáo tìm kiếm (Search Ads) được hỗ trợ bởi AI (trí tuệ nhân tạo) nhắm giúp nhà quảng cáo tối ưu hoá hiệu suất của quảng cáo.
Google Ads vừa giới thiệu công cụ quảng cáo tìm kiếm (Search Ads) được hỗ trợ bởi AI (trí tuệ nhân tạo) nhắm giúp nhà quảng cáo tối ưu hoá hiệu suất của quảng cáo.
Để các doanh nghiệp có thể kết nối tốt hơn với đối tượng mục tiêu, việc theo dõi các thay đổi trong xu hướng tìm kiếm và hành vi của người tiêu dùng là rất quan trọng.
Nhằm mục tiêu các nhà quảng cáo hay những người làm Digital Marketing đạt được kết quả tốt hơn với các chiến dịch quảng cáo tìm kiếm, Google Ads đang thực hiện một số thay đổi như bên dưới:
Xây dựng nội dung quảng cáo mới với AI của Google.
Một trong những công cụ mới có trong Google Ads là tự động tạo nội dung quảng cáo (ad assets) bằng AI của Google.
Theo Google, nền tảng này đang cố gắng đảm bảo rằng những mẫu quảng cáo tốt nhất sẽ được phân phối đến đúng cá nhân vào đúng thời điểm nhất, điều này có thể đạt được bằng cách xây dựng và phân phối nhiều loại nội dung quảng cáo có liên quan.
Tính năng này cho phép các chiến dịch quảng cáo tìm kiếm thích ứng (Responsive Search Ads) hiển thị các mẫu quảng cáo được kết hợp từ những nội dung phù hợp nhất, bao gồm các nội dung mới được tạo ra dựa trên ngữ cảnh riêng của từng quảng cáo, chẳng hạn như trang đích (Landing page).
Công cụ hiện đang được thử nghiệm (Beta) bằng tiếng Anh.
Ngoài ra, bản cập nhật này bao gồm các thay đổi như:
Độ mạnh của quảng cáo sẽ vừa xem xét đến các nội dung quảng cáo hiện có, vừa tự động tạo ra các mẫu quảng cáo mới hướng đến việc tối ưu hoá điểm xếp hạng.
Nội dung được tạo tự động sẽ sử dụng các thông tin đầu vào do nhà quảng cáo cung cấp, chẳng hạn như từ khóa để tùy chỉnh các dòng tiêu đề và cải thiện mức độ liên quan của chúng với các truy vấn tìm kiếm.
Nhà quảng cáo có thể xóa bất kỳ nội dung nào được tạo tự động khi họ không muốn đưa các nội dung quảng cáo đó vào các nhóm quảng cáo.
Mục tiêu tìm kiếm khách hàng mới.
Google vừa ra mắt mục tiêu tìm kiếm khách hàng mới cho các chiến dịch tìm kiếm trên toàn cầu.
Tính năng mới này cho phép những người làm marketing dễ dàng tìm kiếm khách hàng mới thông qua việc sử dụng tính năng Đặt giá thầu thông minh và dữ liệu của bên thứ nhất (First party data).
Bằng cách kết hợp mục tiêu thu hút khách hàng mới này với các chiến lược đặt giá thầu, chẳng hạn như Tối đa hóa giá trị chuyển đổi (Maximize conversion value) với ROAS mục tiêu (target ROAS), các marketer có thể ưu tiên hiển thị quảng cáo và tìm kiếm những khách hàng mới có giá trị cao hơn với doanh nghiệp.
Mục tiêu thu hút khách hàng (customer acquisition) mới hiện có hai chế độ sau:
Giá trị khách hàng mới: Đặt giá thầu cao hơn cho khách hàng mới so với khách hàng hiện tại.
Chỉ dành cho khách hàng mới: Chỉ đặt giá thầu cho khách hàng mới.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
CEO Google Sundar Pichai vừa tuyên bố Google đang chuẩn bị mang đến “một số trải nghiệm hoàn toàn mới cho người dùng, nhà phát triển và doanh nghiệp”, dự kiến công bố vào tháng 5 tới.
Theo Techjuice, Google đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các công cụ AI (trí tuệ nhân tạo) khác và hiện đã quyết định xây dựng công cụ của riêng mình.
Cụ thể, công ty sẽ sớm tích hợp các tính năng chatbot AI tương tự như ChatGPT. Ngoài công cụ tìm kiếm chatbot AI, Google còn đầu tư vào 20 dự án AI khác để nâng cao sức cạnh tranh.
Trước sự đe dọa của ChatGPT, ban lãnh đạo cấp cao nhất của Google đã đưa ra tuyên bố “mã đỏ” để cạnh tranh với chatbot đến từ OpenAI.
20 dự án AI mà Google hiện thực hiện bao gồm các công cụ sáng tạo hình ảnh, ứng dụng thử nghiệm nguyên mẫu sản phẩm và thậm chí cả chế độ màn hình xanh dành cho người tạo YouTube.
Mức độ phổ biến ngày càng tăng của ChatGPT không phải là mối đe dọa duy nhất đối với Google, điều đáng lo ngại hơn là việc Microsoft vừa hợp tác với ChatGPT và có kế hoạch tích hợp nó với Bing – một đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Google Search.
Chatbot của Google dự kiến sẽ tập trung vào tính chính xác và an toàn, đồng thời hạn chế những nội dung sai lệch. Tính cấp thiết trong các dự án AI cho thấy Google muốn dẫn đầu xu hướng AI.
Ông Pichai cho biết trong một bản ghi nhớ gửi cho nhân viên rằng: “Tôi tự tin về cơ hội to lớn trước mắt nhờ sức mạnh của sứ mệnh, giá trị của các sản phẩm và dịch vụ cũng như các khoản đầu tư ban đầu của chúng tôi vào AI. Để nắm bắt hoàn toàn nó, chúng ta sẽ cần đưa ra những lựa chọn khó khăn”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Chính quyền liên bang cùng 8 tiểu bang tại Mỹ đệ đơn kiện chống độc quyền nhằm vào Google với cáo buộc công ty này đã sử dụng các phương tiện “phi pháp” để duy trì lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo và tìm kiếm.
Tuần qua, Bộ Tư pháp Mỹ đã kích hoạt đơn kiện Alphabet, công ty mẹ Google, với các cáo buộc công ty này đã lạm dụng sự thống trị trong lĩnh vực kinh doanh quảng cáo kỹ thuật số.
“Google đã sử dụng các biện pháp phi cạnh tranh, bất hợp pháp nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu đáng kể các mối đe doạ đối với sự thống trị của họ trên lĩnh vực công nghệ quảng cáo kỹ thuật số”, trích cáo buộc của cơ quan chức năng trong đơn kiện chống độc quyền.
Theo đó, Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu toà án buộc Google phải rút lui hoàn toàn khỏi đơn vị công nghệ quảng cáo, gồm cả sàn trao đổi AdX. Đây là đơn kiện chống độc quyền cấp độ liên bang thứ 2 do Bộ Tư pháp đưa ra.
Vụ kiện đầu tiên bắt đầu từ năm 2020, với nguyên đơn 17 bang, khiếu nại sự độc quyền của công ty trong lĩnh vực tìm kiếm và dự kiến sẽ được xét xử vào tháng 9 năm nay.
Ngoài cấp liên bang, đến nay đã có 8 bang riêng lẻ tham gia vụ kiện lần này, bao gồm cả California, nơi đặt trụ sở chính của gã khổng lồ công nghệ.
Do đó, toà án gần như chắc chắn sẽ ra phán quyết yêu cầu thay đổi cấu trúc của gã khổng lồ này trên phạm vi toàn nước Mỹ mà không chỉ giới hạn tại một số bang nhất định.
Công nghệ quảng cáo đang là một trong những mảng kinh doanh cốt lõi của Google, đóng góp gần 12% doanh thu công ty này trong năm 2021. Trong khi đó, gã khổng lồ này cũng là một nhân tố quan trọng trong nền kinh tế Mỹ.
Thông thường, các bang đệ trình riêng lẻ đơn kiện cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền, nhưng chính phủ liên bang đôi khi cũng can thiệp trực tiếp vào quá trình này, hoặc gửi đơn kiện nhằm phát đi thông điệp mang tính toàn quốc.
Giới chuyên gia pháp lý cho hay, mặc dù các thẩm phán không phải lúc nào cũng “xuôi” theo quan điểm chính phủ liên bang trong các vụ việc liên quan tới chống độc quyền, tuy nhiên ý kiến của Bộ Tư pháp hay Uỷ ban thương mại liên bang sẽ tác động nhiều đến phán quyết cuối cùng của họ.
Ví dụ, vào năm 2019, chính quyền New York cùng 12 tiểu bang khác đã khởi kiện ngăn chặn vụ sáp nhập giữa nhà mạng không dây T-Mobile và Sprint, tuy nhiên chính phủ Mỹ lúc bấy giờ cho rằng thoả thuận này nên được thông qua do có lợi ích cải thiện vùng phủ sóng không dây tại vùng nông thôn.
Trên quan điểm trên, Bộ Tư pháp kêu gọi toà án cân nhắc “quan điểm thống nhất, mang tính toàn quốc” và từ chối yêu cầu của tiểu bang liên quan lệnh cấm đối với vụ sáp nhập của 2 nhà mạng. Toà án sau đó ra phán quyết thông qua thoả thuận với một số điều kiện nhất định, được dàn xếp riêng do Bộ Tư pháp làm trung gian.
Tuy nhiên, đối với vụ kiện nhằm vào Google lần này, “nếu mục tiêu cuối cùng là thay đổi cấu trúc công ty” thì gã khổng lồ công nghệ đang ở thế yếu hơn nhiều so với lập luận của chính phủ, Shubha Ghosh, giáo sư luật Đại học Syracuse cho biết.
Ngoài những yếu tố liên quan đến mặt pháp lý và cạnh tranh, sự trỗi dậy của chatbot ChatGPT, công cụ có thể đưa ra những câu trả lời cụ thể cho bất cứ từ khoá nào được nhập vào hệ thống cũng đang đặt ra một câu hỏi lớn cho tương lai của Google hay bất cứ công cụ tìm kiếm nào khác
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhiều nhân viên cho rằng Google đã “bỏ lỡ cơ hội ngàn vàng” và chatbot mới nhất của OpenAI có thể chấm dứt vị thế thống trị của hãng trong lĩnh vực tìm kiếm.
Trong cuộc họp toàn công ty mới đây, nhân viên Google đã bày tỏ lo ngại về việc chatbot ChatGPT của OpenAI sẽ đe dọa đến vị thế độc quyền của hãng công nghệ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).
Theo CNBC, hoạt động kinh doanh chủ chốt của Google là công cụ tìm kiếm và hãng đã giữ vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực AI suốt nhiều năm qua, đặc biệt là với hệ thống chatbot LaMDA (Language Model for Dialogue Applications).
Do đó, một số người thắc mắc liệu Google có kế hoạch tham gia vào cuộc đua phát triển chatbot thông minh với khả năng trả lời mọi câu hỏi hay yêu cầu của người dùng hay không.
Google Tìm kiếm đang chết dần?
Trong buổi họp, một nhân viên cho rằng việc Google không tích hợp AI vào công cụ tìm kiếm đã khiến họ “bỏ lỡ cơ hội ngàn vàng” mặc dù đã dành nhiều năm để nghiên cứu chatbot LaMDA.
Là một chatbot thông minh, ChatGPT có thể trả lời mọi câu hỏi từ kiến thức thường thức đến những câu trả lời đòi hỏi tư duy sáng tạo như viết luận văn, lập trình. Khả năng của ChatGPT gần như trùng lặp với những gì Google có thể làm, nhân viên Google cho biết.
Đồng ý với quan điểm này, Brian Nowak, nhà phân tích của Morgan Stanley tại Alphabet, cũng bày tỏ lo ngại rằng mô hình ngôn ngữ của AI sẽ ăn bớt thị phần và “hạ bệ Google khỏi vị thế thống trị khi mọi người truy cập Internet”.
Theo CNBC, Google đang trải qua giai đoạn có tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.
Trong đó, doanh thu từ công cụ tìm kiếm chỉ tăng 4% so với năm ngoái. Con số này còn thấp hơn tốc độ phát triển doanh thu của mảng kinh doanh quảng cáo Google.
“Giám đốc Sundar Pichai thấy thế nào với những tiêu đề như ‘Google Tìm kiếm đang chết dần’. Tại sao lại có quan điểm này và chúng ta cần làm gì để giải quyết”, một nhân viên hỏi.
Phản hồi về vấn đề, CEO Sundar Pichai và Giám đốc mảng AI Jeff Dean của Alphabet lại tỏ ra lạc quan, cho rằng không tích hợp AI vào công cụ tìm kiếm không phải là một vấn đề lớn.
Theo họ, nếu Google học theo ChatGPT, họ sẽ phải trả giá đắt nếu có sai sót vì người dùng luôn có xu hướng tin tưởng vào các kết quả trên Google.
Do đó, việc bảo vệ danh tiếng và vị thế là nguồn tin đáng tin cậy quan trọng hơn và AI sẽ không thể nào cạnh tranh với họ về khả năng này.
Trên thực tế, hiện có hàng tỷ người dùng trên thế giới sử dụng Google Tìm kiếm hàng ngày nhưng chỉ có 1 triệu người sử dụng chatbot của OpenAI mới ra mắt tháng 12.
Google thận trọng với AI
“Quả thật ChatGPT đáp ứng đúng nhu cầu của người dùng nhưng chúng ta cần hiểu rõ những mô hình AI này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Dù không có dữ liệu về một vấn đề nào đó, AI vẫn sẽ trả lời người dùng. Nó hoàn toàn có thể nói voi là động vật đẻ trứng lớn nhất Trái Đất nếu không có kiến thức về lĩnh vực này”, Giám đốc Jeff Dean nói.
Bên cạnh đó, nhà phân tích Nowak của Morgan Stanley vẫn tin tưởng vào vị thế của Google trên thị trường vì công ty luôn cải tiến công cụ tìm kiếm, đồng thời cũng đang xây dựng “mô hình ngôn ngữ tự nhiên như LaMDA”.
Cũng trong buổi họp toàn công ty, CEO Sundar Pichai của Google khẳng định họ có rất nhiều kế hoạch trong năm 2023 và AI là “một lĩnh vực chúng tôi cần cân bằng sự liều lĩnh và trách nhiệm lớn đi kèm”.
Về phía OpenAI, trong một bài đăng trên Twitter, CEO Sam Altman cũng thừa nhận ChatGPT vẫn còn nhiều hạn chế và người dùng cần cẩn thận khi sử dụng, không nên quá phụ thuộc vào đáp án của chatbot.
“Mọi người không nên dùng ChatGPT cho những vấn đề quan trọng. Đây mới chỉ là bước đầu cho công nghệ, chúng tôi vẫn còn rất nhiều thứ phải cải tiến để nâng cao chất lượng và độ chính xác của thông tin”, ông chia sẻ.
Nhưng với ông lớn trong lĩnh vực tìm kiếm như Google, họ phải đối mặt với nhiều “rủi ro ảnh hưởng đến danh tiếng” và cần “cẩn trọng hơn những startup nhỏ lẻ”, Giám đốc mảng AI cho biết.
“Chúng tôi đang cố gắng biến những công nghệ mới như mô hình ngôn ngữ LaMDA thành những sản phẩm riêng, chứ không chỉ đơn giản là tích hợp vào những sản phẩm có sẵn như hiện tại. Nhưng quan trọng nhất chúng tôi phải biết chắc rằng mình đang đi đúng hướng”, Dean nói.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
“World Cup 2022” là chủ đề tìm kiếm tăng trưởng mạnh nhất tại Việt Nam trong năm, bên cạnh nội dung học trực tuyến, giải trí.
Theo danh sách xu hướng tìm kiếm nổi bật của người Việt năm 2022 vừa được Google công bố, “World Cup 2022” dẫn đầu trong các xu hướng tiềm kiếm nổi bật của năm.
Vị trí thứ hai thuộc về “Olm” – nền tảng học trực tuyến trong nước, và thứ ba là “Hẹn hò chốn công sở” – tên một bộ phim trên nền tảng online.
Các chủ đề nổi bật được Google tính dựa trên sự tăng trưởng số lượt tìm kiếm so với năm trước đó. Danh sách top 10 năm nay hầu hết thuộc về các chủ đề liên quan đến bóng đá, phim Hàn Quốc và học trực tuyến. Năm 2021, chủ đề kiếm nổi bật nhất tại Việt Nam cũng liên quan đến bóng đá, là “Lịch thi đấu Euro”.
Theo đánh giá của Google, 2022 là năm sôi động của các giải thể thao và nội dung giải trí. Ngoài World Cup, người Việt tìm kiếm các chủ đề khác như SEA Games 31, U23 châu Á và Ngoại hạng Anh. Từ khóa “đi bão”, vốn được dùng nhiều trong các trận thắng của đội tuyển bóng đá Việt Nam tăng trưởng 1.400% về tìm kiếm so với năm trước đó.
Trong khi đó, các từ khóa liên quan đến đại dịch dần biến mất khỏi danh sách. Theo thống kê, “Covid” từng được tìm kiếm mạnh vào cuối tháng 2, nhưng sau đó giảm hơn 1.250% kể từ tháng 5. Một số từ khóa liên quan đến các nền tảng học trực tuyến cũng tăng hồi đầu năm, nhưng hiện đã giảm đáng kể.
Năm nay, Google đưa trở lại hai hạng mục sau thời gian gián đoạn vì Covid-19, là phim chiếu rạp và du lịch với hai chủ đề dẫn đầu lần lượt là “Doctor Strange” và “Du lịch Hạ Long”.
Trên thế giới, chủ đề được tìm kiếm nhiều nhất là Wordle – tên một trò chơi giải ô chữ.
Người Việt thích xem YouTube trên TV.
Báo cáo của Google cũng cho thấy Việt Nam là một trong những nước có lượng người xem YouTube trên TV cao nhất, với 30 triệu người xem tính đến tháng 5.
Theo kết quả khảo sát “Why Video” được Ipsos thực hiện trong tháng 5, 77% người dùng Việt cho rằng YouTube là một kênh truyền hình trên TV.
Sau 8 năm có mặt tại Việt Nam, YouTube cho biết đã kết nối hơn 45 triệu người Việt trên 18 tuổi. Trước xu hướng mạng xã hội video như TikTok, nền tảng này đã cho ra mắt Shorts và đang thu hút 30 tỷ lượt xem mỗi ngày trên toàn cầu, tăng trưởng gấp bốn lần so với năm 2021.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google vừa thông báo đang ra mắt một bản cập nhật thuật toán Google Helpful Content mới cho Tháng 12, lần cập nhật đầu tiên vào tháng 8 mới đây.
Bên dưới là những ghi nhận của MarketingTrips theo cập nhật mới đây từ Google.
Thuật toán Google Helpful Content là gì?
Với tên gọi là bản cập nhật “nội dung hữu ích” (Google Helpful Content), đây được coi là một trong những cuộc tấn công mới của Google trong cuộc chiến kéo dài giữa gã khổng lồ tìm kiếm với hàng triệu website, nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) và những người làm SEO muốn xuất hiện đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs).
Google Helpful Content cập nhật Tháng 12.
Google theo đó đã xác nhận rằng một bản cập nhất mới cho Helpful Content đang bắt đầu được ra mắt trên công cụ tìm kiếm. Thuật toán sẽ được áp dụng bắt đầu từ ngày 5 tháng 12 và sẽ mất khoảng 2 tuần để hoàn tất.
Trong một thông báo trên Twitter, Google tuyên bố:
“Google Helpful Content tháng 12 năm 2022 chính thức được phát hành vào ngày 5 tháng 12 và sẽ mất khoảng 2 tuần để triển khai đầy đủ.
Google Helpful Content sẽ hướng tới mục tiêu cải thiện chất lượng tìm kiếm thông qua hệ thống phân loại nội dung đa ngôn ngữ trên phạm vi toàn cầu.”
Theo thuật ngữ mới của Google, hệ thống xếp hạng (ranking system) là khái niệm đề cập đến sự tăng cường trong thuật toán của Google, thứ sẽ liên tục được hoạt động để cải thiện chất lượng tìm kiếm và trải nghiệm nội dung của người dùng. Các thuật toán theo đó sẽ liên tục được cập nhật và áp dụng.
Thuật toán Helpful Content có gì mới?
Helpful Content hay Hệ thống nội dung hữu ích của Google được thiết kế để “thưởng” cho các website có chất lượng nội dung tốt, những nội dung được tạo cho người dùng thay vì cho các công cụ tìm kiếm.
Mục đích của Helpful Content là thúc đẩy những giá trị nội dung riêng biệt (Unique Content), thay vì là những nội dung tương tự như trên các website khác.
Cũng tương tự như các bản cập nhật thuật toán khác, Google không cung cấp chi tiết về cách thức hoạt động của thuật toán để tránh việc bị lạm dụng bởi những người làm SEO hay những nhà quản trị web.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo thông báo mới nhất của Google, công cụ tìm kiếm này sẽ sớm ra mắt 5 thay đổi mới với các tìm kiếm qua thiết bị di động, Mobile Search.
Nếu bạn là một Marketer hay một người chuyên làm về SEO, việc cập nhật các xu hướng thay đổi hay các ưu tiên của các công cụ tìm kiếm là yêu cầu bắt buộc.
Trước hết, để có thể hiểu chi tiết về ngành SEO, bạn có thể xem tại: seo là gì
Theo đó, nhằm mục tiêu cải thiện trải nghiệm của người dùng trên thiết bị di động, Google vừa công bố 5 thay đổi mới bao gồm:
1. Phím tắt tìm kiếm (Google Search Shortcuts).
Nếu bạn là người thường xuyên tìm kiếm trên Google, bạn thấy rằng, bạn có nhiều cách khác nhau để tìm kiếm thông tin về một thứ gì đó.
Ngoài cách làm truyền thống là bạn nhập một từ khoá lên thanh tìm kiếm, bạn cũng có thể tìm sản phẩm bằng cách tải lên ảnh chụp màn hình, dịch văn bản bằng Google Lens hoặc thậm chí tìm một bài hát nào đó bằng cách sử dụng âm thanh.
Giờ đây, trên ứng dụng Google dành cho iOS, tất cả các phương pháp tìm kiếm nâng cao của Google sẽ dễ điều hướng và sử dụng hơn.
Đây là một ví dụ về phím tắt mới của Google:
2. Kết quả trên thanh tìm kiếm.
Google đang khiến cho các kết quả tìm kiếm trên trang tìm kiếm (SERPs) trở nên linh hoạt và nhanh hơn bằng cách hiển thị các liên kết đến kết quả ngay trong thanh tìm kiếm.
Khi bạn bắt đầu nhập một truy vấn (từ khoá) tìm kiếm, Google sẽ bắt đầu đề xuất các kết quả trước khi bạn gửi đi truy vấn đó.
Bạn có thể xem qua ví dụ bên dưới.
3. Sàng lọc các truy vấn nâng cao.
Google đang cố gắng để khiến cho việc tìm kiếm các kết quả trở nên phù hợp nhất hay có liên quan nhất bằng cách hiển thị một loạt các sàng lọc từ khoá tìm kiếm.
Khi bạn nhập một truy vấn hay từ khoá vào thanh tìm kiếm trên điện thoại di động, Google sẽ đưa ra các ý tưởng đóng vai trò sàng lọc kết quả để làm cho câu hỏi của bạn trở nên cụ thể hơn.
Trong ví dụ bên dưới, khi bạn nhập “thành phố tốt nhất ở mexico”, Google làm cụ thể thắc mắc này bằng các từ khoá sàng lọc kiểu như: thành phố tốt nhất…nhưng là về cái gì, tốt để sống, du lịch hay gì nữa.
4. Câu chuyện trên web của Google (Google Web Stories).
Google đang làm cho các tìm kiếm trên thiết bị di động trở nên trực quan hơn với việc tích hợp sâu hơn các câu chuyện trên web của Google.
Google tuyên bố trong một thông báo:
“Chúng tôi cũng đang giúp bạn khám phá một chủ đề một cách dễ dàng hơn bằng cách nêu bật những thông tin hữu ích và có liên quan nhất, bao gồm cả nội dung từ những nhà sáng tạo nội dung trên web (Web Content Creator).
Đối với các chủ đề như thành phố (city), bạn có thể xem các câu chuyện trực quan và video ngắn từ những người đã ghé thăm thành phố đó, cách họ đã khám phá thành phố, và nhiều nội dung khác, những thứ mà bạn có thể rất muốn biết trước chuyến đi của mình.”
5. Kết quả tìm kiếm kết hợp cả văn bản (Text), hình ảnh (Photo) và Video.
Google đang biến các trang kết quả tìm kiếm (SERPs) trên thiết bị di động thành một nguồn cấp dữ liệu (News Feed) khám phá vô tận (cũng giống như nguồn cấp dữ liệu của các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay TikTok).
Người dùng sẽ không còn phải chuyển đổi giữa các tab như Web, Hình ảnh và Video nữa vì Google sẽ hiển thị tất cả các nội dung đó trên một trang duy nhất.
Google cho biết:
“Chúng tôi cũng đang hình dung lại cách chúng tôi hiển thị kết quả tìm kiếm để phản ánh tốt hơn cách mọi người muốn khám phá về các chủ đề hay kiểu nội dung mà họ cần.
Bạn sẽ thấy những nội dung có liên quan nhất, từ nhiều nguồn khác nhau, bất kể thông tin có ở định dạng nào (Content Type) – cho dù đó là văn bản, hình ảnh hay video.”
Ngoài ra, bạn cũng sẽ có tùy chọn tiếp tục cuộn để khám phá các từ khoá có liên quan khác.
Theo nhận định của MarketingTrips, Google đang muốn biến nền tảng tìm kiếm của mình hay cụ thể hơn là trang kết quả tìm kiếm thành “một nền tảng mạng xã hội kiểu mới”, nơi người dùng thoả sức ‘cuộn để xem’ liên tục các nội dung.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Sau nhiều chỉ trích vì kết quả tìm kiếm tràn ngập quảng cáo và câu view, từ các website kém chất lượng, Google quyết tâm thay đổi thuật toán để “dọn rác”.
Google sắp thay đổi thuật toán hiển thị kết quả tìm kiếm. Cụ thể, hãng sẽ ưu tiên những nội dung dành cho người dùng và do người dùng tạo ra, giải quyết triệt để tình trạng tiêu đề giật gân (clickbait).
Theo Danny Sullivan, chuyên gia SEO của Google, người dùng thường đánh giá một nội dung là vô bổ khi chúng chỉ chăm chăm vào việc câu lượt xem thay vì cung cấp thông tin cho độc giả.
Nhiều người dùng đã tỏ ra khó chịu khi liên tục vào phải những trang web trông có vẻ đáng tin và chứa thông tin họ cần tìm kiếm nhưng thực tế lại không phải vậy. Nội dung trong đó không liên quan đến từ khóa tìm kiếm hoặc thậm chí là còn chẳng phải do con người tạo ra.
Đây được gọi là “SEO Spam”. Nội dung của những bài viết này chỉ nhằm mục đích xuất hiện ở đầu kết quả tìm kiếm. Vấn nạn này đã làm đau đầu không ít công ty, trong đó có Google. Để giải quyết, gã khổng lồ sắp sửa ra mắt một “bản cập nhật ưu tiên nội dung” bổ ích trong tuần tới.
Bản cập nhật này bao gồm nhiều cài đặt mới giúp thuật toán xếp hạng và nhận diện những nội dung câu view, giật tít. Google cho biết trong quá trình thử nghiệm bản cập nhật đã mang lại những kết quả tìm kiếm về giáo dục, nghệ thuật, giải trí, mua sắm và công nghệ tốt hơn so với trước đó.
Đơn cử như khi người dùng tìm kiếm về một bộ phim gần đây. Trước đây, các kết quả sẽ chỉ hiện thị các bài viết tổng hợp đánh giá từ nhiều nguồn khác nhau.
Nhưng với bản cập nhất Google Search mới nhất, người dùng sẽ nhận được những thông tin chính xác, độc quyền mà chưa từng thấy ở bất cứ đâu, Danny Sullivan khẳng định.
Google còn cho biết hãng sẽ đánh giá và xếp hạng kết quả tìm kiếm dựa trên mục đích, mục tiêu của trang web cùng với đối tượng đích mà website muốn hướng đến.
Theo hãng, việc loại bỏ dần những trang web có nội dung giật tít sẽ giúp những bài viết có ích khác được thăng hạng và xuất hiện ở những vị trí đầu kết quả tìm kiếm của người dùng.
Theo The Guardian, động thái này của Google được thực hiện ngay khi những chỉ trích về công cụ tìm kiếm của hãng tăng cao. Công cụ tìm kiếm của hãng vốn dùng trí tuệ nhân tạo và hệ thống máy học để tìm ra nội dung liên quan và hữu ích nhất cho người dùng.
Song, gần đây nhiều người dùng đã phàn nàn Google Search ngày càng tệ. Nguyên nhân là các kết quả tìm kiếm nhàm chán liên tục xuất hiện. Google chỉ hiển thị quảng cáo và các ứng dụng liên kết với hãng thay vì những từ khóa liên quan.
Do đó, họ bắt đầu chuyển sang dùng các trang web khác như Reddit để truy vấn thông tin. Các công cụ tìm kiếm khác như Bing, DuckDuckGo cũng bắt đầu cạnh tranh với Google trong cuộc đua này.
Nhận định về vấn đề này, cây bút Navneet Alang của Toronto Star cho rằng đây là một “vòng lặp tai hại”. “Google liên tục thay đổi để thử đoán sở thích của người dùng.
Nhưng thị trường này lại ngày một làm xấu đi những kết quả tìm kiếm bằng cách cung cấp những bài viết sơ sài, thiếu chỉn chu và thông tin ít xác thực”, ông viết.
Google cho biết bản cập nhật sẽ được chính thức công bố vào tuần tới nhưng sẽ có hiệu lực trong vòng 2 tuần sau đó. Ban đầu, thay đổi sẽ chỉ áp dụng với các kết quả tìm kiếm bằng tiếng Anh.
Nhưng đại diện Google cho biết hãng sẽ bổ sung cập nhật cho các ngôn ngữ khác trong tương lai. Hãng cũng khẳng định sẽ tiếp tục ra mắt nhiều cải tiến mới để cải thiện chất lượng trang web của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Google sẽ cập nhật các thuật toán mới có tên là Google Helpful Content 2022 tập trung trừng phạt các website sử dụng thủ thuật SEO để tăng thứ hạng tìm kiếm.
Theo thông báo mới đây từ Google, nền tảng này đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới tập trung trừng phạt các website có nội dung không hữu ích, các website tổng hợp nội dung từ các website khác thành bài viết riêng và các website sử dụng các thủ thuật SEO để đánh lừa công cụ tìm kiếm với mục đích nâng cao thứ hạng.
Dự kiến được bắt đầu vào đầu tuần tới (ngày 22 tháng 8 năm 2022), Google sẽ phát hành một bản cập nhật mới có tên là Google Helpful Content cho công cụ tìm kiếm của mình với mục tiêu làm giảm giá trị của các website mà hệ thống của Google tin rằng chúng không mang lại giá trị cho người dùng.
Google đang cố gắng ưu tiên các trang có tính thẩm quyền cao, được viết bởi con người và hướng tới việc mang lại giá trị cho người dùng.
Google cho biết: “Đặc biệt, chúng tôi sẽ nhắm mục tiêu đến những website chứa các nội dung dường như được tạo ra chỉ để xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm, tức họ sử dụng thủ thuật SEO Web để xếp hạng hơn là tập trung vào giá trị của nội dung.”
Thuật toán Google 2022 Helpful Content là gì?
Với tên gọi là bản cập nhật “nội dung hữu ích” (GoogleHelpful Content), đây được coi là một trong những cuộc tấn công mới của Google trong cuộc chiến kéo dài giữa gã khổng lồ tìm kiếm với hàng triệu website, nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) và những người làm SEO muốn xuất hiện đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs).
Thuật toán là gì?
Thuật toán trong tiếng Anh có nghĩa là Algorithms, khái niệm đề cập đến một quá trình được sử dụng để xử lý, tính toán hay giải quyết một vấn đề nào đó.
Các thuật toán hoạt động như một danh sách bao gồm nhiều các hướng dẫn khác nhau dùng để thực thi các hành động cụ thể dựa trên phần cứng hoặc phần mềm.
Để có thể hiểu toàn diện về thuật toán, bạn có thể xem: thuật toán là gì
Các đoạn nội dung có vẻ như chứa đầy “kiến thức” – Nhưng nó không phải là những gì người dùng đang tìm kiếm.
Như đã đề cập ở trên, mục tiêu của Google với thuật toán Helpful Content 2022 là các website mà hệ thống của họ tin rằng những nội dung được tạo ra trên đó chủ yếu chỉ để đánh lừa thuật toán tìm kiếm hơn là cung cấp thông tin hay những nội dung giá trị cho người dùng.
Đại diện của Google cho biết: “Một đoạn nội dung có thể chứa các thông tin nhưng nó không phải là thứ mà người dùng thực sự đang tìm kiếm.”
Công cụ tìm kiếm của Google giờ đây sẽ cố gắng ưu tiên các website có tính thẩm quyền cao, những nơi mà hệ thống xếp hạng của nền tảng tin rằng họ cung cấp những nội dung giá trị cao cho người dùng.
(Chẳng hạn như nội dung được viết từ những người có chuyên môn trong một lĩnh vực nào đó hơn là từ những người biên tập nội dung hay nội dung từ các website không liên quan đến chủ đề đang được đề cập).
Helpful Content 2022: Thuật toán của Google sẽ giảm thứ hạng với các website tổng hợp nội dung từ các website khác.
Một điểm rất đáng chú ý khác trong bản cập nhật thuật toán mới của Google lần này đó là sẽ giảm thứ hạng với các nội dung được tổng hợp lại từ các bài viết đã có sẵn ở các website khác thành bài viết “mới”.
Google cho biết công cụ tìm kiếm sẽ ưu tiên cho các nội dung được xuất hiện lần đầu và đặc biệt là mang yếu tố “duy nhất” của website đó.
Nội dung được viết bởi các phần mềm máy tính có thể khả dụng trong một số trường hợp.
Khi có không ít các doanh nghiệp ngày ngay sử dụng các phần mềm được hỗ trợ bởi AI để biên tập nội dung, Google cho biết chỉ một phần nhỏ các nội dung được biên tập theo kiểu này là phù hợp với thuật toán xếp hạng của Google.
“Trong khi không phải việc sử dụng các phần mềm tự động hóa để sản xuất nội dung là xấu hoặc đi ngược lại với các quy tắc của chúng tôi. Chỉ một số nội dung được biên tập theo hình thức này là mang lại giá trị.”
“Điểm phân biệt chính ở đây là “bạn đã sử dụng AI để thu hút lưu lượng truy cập từ công cụ tìm kiếm hay bạn đã sử dụng nó để xây dựng nội dung cho người dùng.”
Google cũng lưu ý rằng, bởi vì đây là thuật toán được thay đổi trên toàn bộ hệ thống, các website bị giảm thứ hạng sẽ không có cơ hội để kháng nghị.
“Lời khuyên của chúng tôi cho chủ sở hữu, người biên tập nội dung và cả những người làm SEO trên website là: bạn sẽ đăng những nội dung cho người dùng chứ không phải là cho công cụ tìm kiếm.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu tất cả các nội dung xoay quanh thuật ngữ Google Ads (Quảng cáo Google) như Google Ads là gì, các thành phần chính có trong Google Ads, các lý thuyết xoay quanh thuật ngữ Google Ads hay cách khởi chạy một chiến dịch quảng cáo Google Ads hoàn chỉnh và hơn thế nữa.
Khi nói đến các nền tảng quảng cáo lớn nhất trên toàn cầu, Facebook Ads và Google Ads là hai cái tên phổ biến nhất, chúng phổ biến nhất vì đơn giản là chúng có số lượng người dùng lớn nhất. Vậy thực ra Google Ads là gì và cách chạy Google Ads như thế nào?
Các nội dung sẽ được MarketingTrips đề cập trong bài bao gồm:
Trình quản lý quảng cáo của Google hay Google Ads Manager là gì?
Các hình thức quảng cáo hiện có trong Google Ads.
Các bước cần có khi xây dựng một chiến dịch quảng cáo Google Ads là gì?
Cách thiết lập đo lường chuyển đổi trong Google Ads.
Một số xu hướng cập nhật mới của Google với Google Ads trong 2023 là gì?
Bên dưới là những nội dung chi tiết.
Google Ads là gì?
Google Ads hiểu đơn giản là nền tảng quảng cáo của Google, tất cả các sản phẩm quảng cáo có trong Google Ads đều chủ yếu hiển thị trên các hệ sinh thái của Google như Google Search, YouTube, Gmail và các nền tảng web (app) của nhà xuất bản (GDN).
Như đã đề cập ở trên, khi nói đến các nền tảng quảng cáo lớn nhất thế giới tính đến hiện tại là năm 2023, Google Ads song song với đó là Facebook Ads và TikTok Ads là những nền tảng lớn nhất.
Thông qua các hình thức hay mục tiêu quảng cáo khác nhau, Google Ads giúp nhà quảng cáo có thể tiếp cận đến các nhóm đối tượng mục tiêu trên các nền tảng khác nhau như công cụ tìm kiếm, nền tảng xem video YouTube, ứng email Gmail hay trên các website của các nhà xuất bản thuộc đối tác trong mạng lưới hiển thị của Google.
Như bạn có thể thấy ở trên, đó là một mẫu quảng cáo của thương hiệu Nike thuộc sản phẩm quảng cáo tìm kiếm (Google Search Ads) có trong Google Ads. Mỗi ngày, Google ghi nhận khoảng hơn 5 tỷ lượt tìm kiếm trên Google Search.
Cách phân biệt giữa nội dung quảng cáo (Paid Content) và nội dung tự nhiên (Organic Content) đó là nhãn dán “Ad” ở góc trên cùng bên trái của mẫu quảng cáo.
Dưới đây là một số liệu thú vị về Google Ads.
Trung bình, tỷ lệ nhấp chuột trên các quảng cáo (CTR) của Google Ads là 8%.
Đối với những người dùng có nhu cầu mua hàng, 65% lượt nhấp chuột được thực hiện thông qua các hình thức quảng cáo có trả phí của Google.
54% người dùng có thể mua một thứ gì đó sau khi xem quảng cáo của thương hiệu trên YouTube.
Giới thiệu toàn cảnh về Google Ads.
Như đã đề cập đến ở những phần đầu tiên, Google Ads cũng tương tự như Facebook Ads hay TikTok Ads, tức nền tảng quảng cáo của Google và chủ yếu hiển thị trên hệ sinh thái của Google.
Khi Google có các nền tảng như công cụ tìm kiếm, YouTube, Gmail hay mảng lưới website của bên thứ 3 (các nhà xuất bản được duyệt), Google giúp nhà quảng cáo hiển thị quảng cáo của họ trên các nền tảng này để tiếp cận người dùng mục tiêu.
Sau khi thiết lập các tài khoản quảng cáo và chiến dịch cần thiết, đồng thời quảng cáo được hệ thống của Google duyệt đủ điều kiện, các mẫu quảng cáo của nhà quảng cáo chính thức có thể được hiển thị.
Cơ chế tính chí chủ yếu của Google Ads là PPC (pay per click), có nghĩa là, mặc dù quảng cáo của bạn được hiển thị tuy nhiên nó sẽ là “miễn phí” nếu chưa có ai đó nhấp vào quảng cáo, điều này khác với Facebook Ads là chỉ cần quảng cáo được hiển thị, nhà quảng cáo chính thức bị tính phí ngay cả khi không có ai nhấp hay tương tác với quảng cáo.
Vai trò của Google Ads với doanh nghiệp là gì?
Từ góc nhìn chiến lược, hệ thống quảng cáo của Google hay Google Ads khác hẳn với hầu hết các nền tảng khác vì Google có Google Search, công cụ tìm kiếm chiếm hơn 95% thị phần công cụ tìm kiếm trên thế giới với hàng tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày.
Từ đây, Google Ads cung cấp những cơ hội rất lớn cho các thương hiệu để tiếp cận và tương tác với khách hàng mục tiêu của họ. Dưới đây những vai trò chính hay là những gì mà Google Ads có thể mang lại.
Xây dựng độ nhận biết thương hiệu: Như đã phân tích ở trên, với khối lượng người dùng khổng lồ đang sử dụng các sản phẩm của Google hàng ngày, thương hiệu có vô số cách để hiển thị thương hiệu của mình đến họ, giúp họ biết về thương hiệu.
Xây mức độ tin tưởng của khách hàng với thương hiệu: Giả sử khi bạn muốn mua một chiếc áo thun chẳng hạn và bạn lên Google để tìm kiếm, việc bạn thấy (hoặc thường xuyên thấy) một mẫu quảng cáo của một thương hiệu nào đó xuất hiện cũng góp phần giúp bạn tin tưởng về thương hiệu đó hơn so với các thương hiệu mặc dù bạn “cố ý” tìm kiếm nhưng vẫn không thấy.
Thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng: Mặc dù tuỳ thuộc vào mục tiêu của thương hiệu hay nhà quảng cáo là gì mà họ có thể khởi chạy Google Ads theo những cách khác nhau. Vì với Google, bạn có thể tiếp cận với khách hàng hầu như trên tất cả các phần của phễu bán hàng (Sales Funnel), bạn có thể tăng lượng khách hàng tiềm năng, đặc biệt với các từ khoá dài hoặc từ khoá có khả năng hành động cao.
Thúc đẩy doanh số bán hàng: Theo số liệu được công bố bởi Google, khoảng 65% người dùng có xu hướng mua một thứ gì đó sau khi xem video trên YouTube, điều này mang đến cho các nhà quảng cáo những cơ hội lớn để tăng doanh số bán hàng của họ.
Các thuật ngữ chính xoay quanh Google Ads.
Để có thể khởi chạy các chiến dịch quảng cáo trên Google Ads, các nhà quảng cáo mới nên hiểu các thuật ngữ có trong Google Ads, vậy những thuật ngữ đó là gì?
Google Manager Accounts: Cũng tương tự như Facebook Business Manager (BM), Manager accounts của Google là tài khoản tổng của doanh nghiệp, nơi có thể chứa các tài khoản quảng cáo (Ad Account) con khác nhau.
Ad Account: Như đã đề cập ở trên, Ad Account là tài khoản quảng cáo (thuộc Manager accounts) nơi nhà quảng cáo có thể khởi chạy và quản lý các chiến dịch quảng cáo.
Campaign: Là chiến dịch quảng cáo chứa nhóm quảng cáo và các mẫu quảng cáo.
Ad Groups: Nhóm quảng cáo thuộc chiến dịch quảng cáo và là nơi chứa các mẫu quảng cáo và từ khoá.
Ad: Là các mẫu quảng cáo thuộc các nhóm quảng cáo và chiến dịch quảng cáo.
Google Search Ads là gì: Search Ads là một kiểu chiến dịch quảng cáo tìm kiếm trên trình quản lý quảng cáo của Google Ads.
Keywords: Chính là các từ khoá có trong các nhóm quảng cáo và gắn liền với các mẫu quảng cáo cụ thể.
Chiến lược giá thầu: Tuỳ vào từng mục tiêu của doanh nghiệp khi sử dụng Google Ads là gì như chuyển đổi, giá trị chuyển đổi, click hay tỷ lệ hiển thị, nhà quảng cáo có thể chọn các chiến lược giá khác nhau. Bạn cũng có thể chọn mức giá mục tiêu (CPC/CPA) cho chiến dịch của mình.
Đối sánh từ khoá là gì: Là cách thức nhà quảng cáo Google Ads mong muốn quảng cáo của mình được xuất hiện khi người dùng thực hiện một truy vấn nhất định. Hiện Google cung cấp 3 loại đối sánh từ khoá đó là [đối sánh chính xác], “đối sánh cụm từ” và đối sánh rộng theo cách mà MarketingTrips đang thể hiện đến bạn.
Mục tiêu của chiến dich Google Ads: Là mong muốn của nhà quảng cáo với các chiến dịch quảng cáo của họ. Google hiện cung cấp các mục tiêu quảng cáo như tăng doanh số bán hàng, khách hàng tiềm năng, lượng truy cập vào website (traffic) hay nhận thức về thương hiệu (brand awareness).
Loại chiến dịch: Nơi nhà quảng cáo có thể lựa chọn vị trí hay nơi mà quảng cáo của họ muốn được xuất hiện. Google Ads có các tuỳ chọn như tìm kiếm, hiển thị, video hay chiến dịch thông minh (tiếp cận đa nền tảng).
Negative keywords – Từ khoá phủ định: Là các từ, cụm từ mà khi người dùng nhập các từ khoá có chứa các từ và cụm từ đó, quảng cáo sẽ không xuất hiện.
Extensions – Tiện ích mở rộng: Là những phần nội dung bổ sung cho các quảng cáo nhằm mục tiêu tăng mức độ hiệu quả tổng thể. Hiện Google cung cấp 3 kiểu tiện ích gồm: Liên kết mở rộng (sitelink), Chú thích (Callout) và cuộc gọi trực tiếp (Call).
Placement: Vị trí (web, kênh YouTube, ứng dụng…) mà bạn muốn quảng cáo xuất hiện.
Responsive – Thích ứng: Với quảng cáo tìm kiếm thích ứng, bạn chỉ cần nhập nội dung đầu vào, Google tự động lựa chọn và tối ưu quảng cáo (tiêu đề, hình ảnh, mô tả…).
Quality Score – Điểm chất lượng là gì: Là một trong những yếu tố quan trọng Google Ads sử dụng để xếp hạng quảng cáo. Hiện có 3 yếu tố đóng góp vào điểm chất lượng là CTR, tính liên quan (ad relevance) và trải nghiệm trang đích (landing page experience). Note: QS được tính cho từng từ khoá và không tính đến các kiểu đối sánh từ khoá.
Cách đăng ký và tạo tài khoản Google Ads.
Như đã đề cập đến ở trên, với những nhà quảng cáo mới bắt đầu với Google Ads, những gì họ cần làm là tạo các tài khoản tổng tức Manager accounts trước khi tạo các tài khoản quảng cáo trực thuộc nó.
Dưới đây là các bước để bạn làm điều này.
Bước 1: Truy cập vào https://ads.google.com/intl/vi_vn/home/tools/manager-accounts/ và chọn tạo một tài khoản người quản lý mới.
Bước 2: Đăng nhập tài khoản gmail của bạn và điền các thông tin cần thiết.
Bước 3: Truy cập vào gmail mà Google đã gửi xác thực và nhấp vào liên kết.
Bước 4: Hoàn thành bước tạo tài khoản Google Manager accounts.
Bước 5: Sau khi có tài khoản người quản lý, bạn chọn phần Tài khoản để tạo những tài khoản quảng cáo (Ad Account) trực thuộc (hoặc tạo tài khoản người quản lý khác).
Bước 6: Sau khi có tài khoản quảng cáo, bạn có thể bắt đầu tạo các chiến dịch từ đây.
Trình quản lý quảng cáo của Google hay Google Ads Manager là gì?
Cũng giống hầu hết các nền tảng quảng cáo khác, Google cũng có trình quản lý quảng cáo riêng dùng để quản lý tất cả các tài sản quảng cáo.
Hiểu một cách đơn giản nhất, trình quản lý quảng cáo của Google hay Google Ads Manager là nơi nhà quảng cáo có thể thiết lập, khởi chạy, quản lý và tối ưu các chiến dịch quảng cáo.
Liên quan đến khái niệm này, có một thuật ngữ khác mà các nhà quảng cáo nên hiểu đó là Google Ad Manager.
Google Ad Manager là một nền tảng trao đổi quảng cáo hoàn chỉnh của Google tạo điều kiện thuận lợi cho cả việc mua và bán quảng cáo trên nhiều mạng lưới quảng cáo và địa điểm khác nhau, bao gồm AdSense và (trước đây) AdExchange.
Nếu trước đây bạn đã từng sử dụng các công cụ quảng cáo của Google, bạn có thể nhận thấy rằng Google Ad Manager kết hợp các tính năng được cung cấp bởi DoubleClick for Publishers và DoubleClick AdExchange, (đã được Google mua lại vào năm 2007).
Google Ad Manager cho phép các nhà quảng cáo tạo ra một mạng lưới rộng hơn và tăng tính cạnh tranh cho các quảng cáo bằng cách quản lý quảng cáo và không gian quảng cáo trên nhiều mạng lưới quảng cáo (ad networks).
Các hình thức quảng cáo chính hiện có trong Google Ads là gì?
Như bạn có thể thấy ở trên cũng như các phân tích từ đầu bài, Google Ads cung cấp một số hình thức quảng cáo chủ yếu chạy trên hệ sinh thái của Google.
Theo đó Google cung cấp 6 hình thức quảng cáo chính bao gồm:
Quảng cáo tìm kiếm – Google Search Ads là gì: Bạn có thể tiếp cận hàng tỷ người dùng thông qua công cụ tìm kiếm của Google chủ yếu dưới dạng văn bản (Text Ads).
Quảng cáo tối đa hoá hiệu suất – GooglePerformance Max Campaigns: Là kiểu chiến dịch mới của Google theo hướng tự động, nơi nhà quảng cáo có thể tiếp cận người dùng trên tất cả các nền tảng của Google thông qua một chiến dịch duy nhất.
Quảng cáo hiển thị – Google Display Ads: Hiển quảng cáo của thương hiệu trên các nền tảng web của nhà xuất bản (publishers) thuộc chương trình Google Adsense của Google.
Quảng cáo mua sắm – Google Shopping Ads là gì: Quảng cáo mua sắm cho phép nhà quảng cáo sử dụng dữ liệu sản phẩm từ Merchant Center hiện có (không phải từ khóa) để xác định cách thức và vị trí hiển thị quảng cáo. Dữ liệu sản phẩm nhà quảng cáo gửi lên thông qua Merchant Center chứa các thông tin chi tiết về sản phẩm. Google Ads sẽ sử dụng những thông tin chi tiết này để đối sánh nội dung tìm kiếm của người dùng với quảng cáo để đảm bảo hiển thị sản phẩm một cách thích hợp nhất.
Quảng cáo video – Google Video Ads: Nhà quảng cáo có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu trên YouTube và trên các website đối tác khác của Google.
Quảng cáo khám phá – Google Discovery Ads: Cũng là một cách thức quảng cáo theo hướng tự động của Google, cho phép nhà quảng cáo hiển thị quảng cáo trên các nền tảng như YouTube, Gmail hay các sản phẩm khác của Google thông qua một chiến dịch duy nhất.
Tuỳ vào từng mục tiêu của doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn là gì, bạn có thể cần ưu tiện lựa chọn các kiểu chiến dịch Google Ads khác nhau.
Các bước cần có khi xây dựng một chiến dịch quảng cáo Google Ads là gì?
Với với các nền tảng quảng cáo khác như TikTok, LinkedIn hay thậm chí là Facebook, quảng cáo trên Google có phần thức tạp hơn.
Dưới đây là những bước chính bạn có thể trải qua khi xây dựng một chiến dịch quảng cáo trên Google Ads.
Bước 1: Xác định các mục tiêu và KPIs chính khi sử dụng Google Ads.
Tuỳ vào từng mục tiêu (sales và marketing) khác nhau, cách thiết lập các chiến dịch có thể khác nhau. Ví dụ, nếu mục tiêu của doanh nghiệp là xây dựng thương hiệu, có thể chọn kiểu chiến dịch là display hoặc video (Web + YouTube).
Hay liên quan đến chiến lược giá thầu, nếu KPIs là traffic (click) thì thương hiệu có thể chọn chiến lược giá thầu (bid strategy) là tối đa hoá lượt nhấp chuột (maximize clicks).
Những yếu tố chính có thể ảnh hưởng (thay đổi theo mục tiêu và KPIs) bao gồm: mục tiêu chiến dịch, kiểu chiến dịch, chiến lược giá thầu, đối tượng, khu vực, nội dung quảng cáo, từ khoá và landing page.
Bước 2: Nghiên cứu, lựa chọn từ khoá và thiết lập đối sánh từ khoá.
Sau khi đã thấu hiểu được các mục tiêu cần đạt được, cũng như lựa chọn xong cấu trúc cơ bản của chiến dịch, nghiên cứu từ khoá là công đoạn cần thực hiện cẩn thận tiếp theo.
Công cụ phổ biến nhất để nghiên cứu từ khoá trên Google Ads chính là công cụ trực tiếp của Google, Google Keyword Planner.
Tuỳ thuộc vào mức ngân sách và mục tiêu kinh doanh của bạn là gì, bạn có thể lựa chọn số lượng, kiểu từ khoá (ví dụ: ngắn, dài) và loại đối sánh khác nhau.
Mỗi từ khoá đã hiển thị dự báo dung lượng (volume search), giá thầu dự kiến.
Cần traffic và hiển thị nhiều có thể chọn đối sánh rộng.
Chọn các từ khoá dài và cụ thể nếu thương hiệu muốn tập trung vào bán hàng hay các hành động cụ thể.
Có 04 kiểu từ khoá chính liên quan đến ý niệm/ý định tìm kiếm (search intent) của người dùng:
Từ khoá thông tin (know, infor) nếu người dùng muốn tìm hiểu các thông tin cơ bản về sản phẩm.
Từ khoá điều hướng (go) nếu người dùng tìm kiếm liên quan đến các sản phẩm, dịch vụ, địa điểm hay thương hiệu cụ thể.
Từ khoá thương mại (near action) nếu người dùng đang muốn mua sản phẩm nhưng đang cân nhắc hay so sánh với các sản phẩm (đối thủ) khác.
Và cuối cùng là từ khoá chuyển đổi (do, action) khi người dùng về cơ bản đã sẵn sàng mua hàng.
Ví dụ: áo thun nam -> áo thun nam uniqlo -> áo thun nam giá rẻ/áo thun nam uniqlo có tốt không -> mua áo thun nam tại gò vấp. (theo thứ tự các kiểu từ khoá).
Tips: Nếu ngân sách nhỏ và số lượng hay dung lượng nhiều, tốt nhất nên chia ngân sách ra các khoản khác nhau cho các kiểu từ khoá khác nhau, mục tiêu cuối cùng là tìm ra từ khoá, loại từ khoá hay kiểu đối sánh nào đang mang lại các kết quả (KPIs ban đầu) tốt nhất.
Bước 3: Xác định chiến lược nhóm quảng cáo và quảng cáo.
Sau khi có được từ khoá, căn cứ vào số lượng, mức độ khác nhau giữa các từ khoá, hãy quyết định số lượng nhóm quảng cáo (tối thiểu là 2 và trung bình 5) và mẫu quảng cáo trong mỗi nhóm quảng cáo của Google Ads (ít nhất 2 và trung bình 5).
Bước 4: Viết nội dung quảng cáo và tối ưu mức độ liên quan giữa quảng cáo với từ khoá và trang đích.
Vì chất lượng quảng cáo có thể quyết định mức độ hiệu quả (CTR, CPC…) quảng cáo nên cần cân nhắc kỹ mối liên quan giữa nội dung quảng cáo, các từ khoá có trong mỗi nhóm quảng cáo và trang đích (landing page).
Những nội dung quảng cáo hiệu quả nhất là những nội dung được sản xuất sau khi đã thấu hiểu sản phẩm, khách hàng, đối thủ và bối cảnh kinh doanh hiện tại.
Điều này có nghĩa nội dung quảng cáo không bắt đầu từ việc có từ khoá và viết theo đó, nó cần được định hướng từ sản phẩm, khách hàng, đối thủ và bối cảnh kinh doanh.
Nếu các sản phẩm là tương tự nhau (hay thậm chí là nhiều đối thủ cùng chạy 1 sản phẩm như các dự án bán chung cư), mục tiêu của nhà quảng cáo khi này là phải tìm ra các điểm bán hàng khác biệt (USP), sử dụng nó là “keyword” chính để thúc đẩy người dùng nhấp chuột.
Bước 5: Xem kết quả quảng cáo và tối ưu chiến dịch.
Bước cuối cùng khi triển khai một chiến dịch quảng cáo Google Ads là bạn cần đánh giá lại các hiệu suất hiện có của quảng cáo và tối ưu hoá chiến dịch.
Giai đoạn tối ưu sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn nếu bạn đã chuẩn bị bài bản và toàn diện từ những bước đầu tiên (như các bước nói ở trên).
Tips: Nội dung và các phương án thay thế (nội dung, từ khoá, landing page…) nên thể hiện trên Excel (khuyến nghị) để tiện theo dõi và có được cái nhìn trực quan hơn.
Cách thiết lập đo lường chuyển đổi (conversions) trong Google Ads.
Sau khi bạn đã hoàn thành các bước nói trên và bắt đầu khởi chạy các chiến dịch quảng cáo, chuyển đổi có được có lẽ là điều quan trọng nhất.
Trong khi bạn có nhiều cách khác nhau để thiết lập theo dõi hiệu quả hay chuyển đổi quảng cáo của mình, sử dụng trình quản lý thẻ của Google tức Google Tag Manager (GTM) là một trong những cách thức đơn giản và được khuyến nghị nhất.
Bạn có thể xem thêm Google Tag Manager là gì để hiểu sâu hơn về trình quản lý thẻ của Google, GTM không chỉ giúp bạn quản lý và đo lường chuyển đổi của các chiến dịch của Google Ads mà còn cả Facebook Ads, TikTok Ads và nhiều nền tảng quảng cáo khác.
Dưới đây là những gì bạn cần làm để có thể đo lường chuyển đổi:
Bước 1: Đăng ký tài khoản và thiết lập Google Tag Manager.
Như đã phân tích, vì bạn sử dụng GTM để đo lường chuyển đổi nên bước đầu tiên bạn cần làm là đăng ký một tài khoản GTM, bạn có thể có được cách thiết lập từ bài viết về Google Tag Manager nói trên.
Bước 2: Thiết lập chuyển đổi từ Google Ads.
Như bạn có thể thấy ở trên trong trình quản lý quảng cáo của Google, bạn chọn Đo lường và nhấp vào Lượt chuyển đổi.
Từ đây, bạn nhấp vào Hành động chuyển đổi mới để tạo chuyển đổi mới cho tài khoản quảng cáo của mình.
Tính năng theo dõi lượt chuyển đổi có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của hoạt động tiếp thị trực tuyến (digital marketing). Khi sử dụng tính năng này, bạn có thể biết các hành động chuyển đổi mà khách hàng thực hiện sau khi xem quảng cáo.
Bạn thiết lập mỗi lần một hành động chuyển đổi, nhưng có thể theo dõi nhiều hành động chuyển đổi cùng một lúc.
Sau khi bạn chọn hình thức chuyển đổi mong muốn và điền URL của website cũng như trang chuyển đổi mong muốn bạn sẽ được Google cấp mã đo lường chuyển đổi.
Bước 3: Kết nối chuyển đổi với Google Tag Manager.
Từ trình quản lý của GTM bạn chọn thẻ (Tag) mới, chọn Google Ads Conversions Tracking và dán code vừa có được vào.
Ngoài ra theo yêu cầu của Google Ads thì bạn cũng cần tạo một thẻ Google Ads Conversion Linker như bên dưới để kết nối các chuyển đổi từ Google Ads tới website.
Một số xu hướng cập nhật mới của Google với Google Ads trong 2023 là gì?
Cũng tương tư như các thuật toán của công cụ tìm kiếm hay các nền tảng quảng cáo khác, Google Ads trong những năm gần đây có rất nhiều thay đổi trong đó ưu tiên các loại hình quảng cáo theo hướng tự động như Performance Max hay Responsive Search Ads.
Vậy những xu hướng chính của Google Ads trong 2023 là gì?
Xu hướng Google Ads 1: Google Ads sẽ tự động hoá nhiều hơn.
Như đã đề cập ở trên, vào năm 2023, Không chỉ Google Ads mà còn các nền tảng quảng cáo khác sẽ chuyển sang hướng tự động (Automation) nhiều hơn.
Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Google Ads, Ông Jerry Dischler cho biết sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng vừa thể hiện cả thách thức lẫn cơ hội cho nền tảng cũng như các nhà quảng cáo nói chung.
Ông cho rằng các thương hiệu nên sẵn sàng, tập trung và đẩy nhanh tốc độ để thúc đẩy sự tăng trưởng:
“Hơn 80% nhà quảng cáo của Google hiện đang sử dụng tính năng đặt giá thầu tự động để giải phóng thời gian và cải thiện hiệu suất quảng cáo.”
Liên quan đến các chiến lược tự động hoá, Google nhấn mạnh việc sử dụng 2 loại chiến dịch mới là Khám phá (Discovery) và Hiệu suất tối đa (Performance Max).
Cả hai loại chiến dịch này đều tập trung vào việc tiếp cận tối đa người dùng trên quy mô lớn từ một chiến dịch nhất định. Các lợi ích nổi bật của nó bao gồm:
Đơn giản hơn trong việc quản lý (ít chiến dịch hơn).
Phạm vi tiếp cận đa kênh.
Không gian (dung lượng) quảng cáo (ad inventory) lớn hơn.
Chuyển đổi (tích luỹ) tốt hơn.
Đối với các loại chiến dịch khác như tìm kiếm (Search), hiển thị (Display) và YouTube, Google khuyên nhà quảng cáo nên dựa vào các tính năng tự động hóa trong việc đặt giá thầu thông minh (Smart Bidding), quảng cáo tìm kiếm thích ứng (Google Responsive Search Ads) và đối sánh từ khoá rộng (Match Keywords).
Xu hướng Google Ads 2: Tận dụng dữ liệu của bên thứ nhất – First Party Data.
Khi quyền riêng tư của người dùng tiếp tục được ủng hộ, việc tích hợp dữ liệu của bên thứ nhất với các nền tảng quảng cáo như Google Ads là những gì doanh nghiệp nên làm vì nó sẽ trở nên quan trọng hơn đối với các nhà tiếp thị kỹ thuật số vào năm 2023.
Nếu như trong quá khứ, các nhà quảng cáo phụ thuộc vào thẻ (tag), cookies hay pixel để thu thập và theo dõi người dùng, khi Apple và Google đang bắt đầu hạn chế việc sử dụng các phương tiện theo dõi này, nhà quảng cáo cần chuẩn bị nhiều hơn.
Xu hướng Google Ads 3: Từ khoá sẽ ít quan trọng hơn và thay vào đó là ý niệm của người tiêu dùng.
Vào năm 2023, các thương hiệu không chỉ nên hiển thị quảng cáo khi đối tượng mục tiêu tìm kiếm một thứ gì đó, thay vào đó nên hiển thị khi họ trực tuyến.
Bằng cách phân loại đối tượng mục tiêu thành các phân khúc khác nhau, nhà quảng cáo nên nhắm mục tiêu đến họ bằng những nội dung (Content) khác nhau.
Một chuyên gia về Google Ads cho biết: “Các kiểu đối sánh hay phân loại từ khoá sẽ không còn là những gì mà nhà quảng cáo nên quá tập trung, những nội dung khác như thấu hiểu đối tượng mục tiêu hay ý định của họ đằng sau mỗi truy vấn tìm kiếm (Search Intent) còn quan trọng hơn.”
Xu hướng Google Ads 4: Sự dịch chuyển trong việc đo lường chuyển đổi của các chiến dịch quảng cáo.
Cũng tương tự như Facebook Conversion API, Google Ads cũng đang tìm cách theo dõi các chuyển đổi ngoại tuyến của Google trên nền tảng trong bối cảnh nhà quảng cáo có ít dữ liệu trực tuyến hơn từ người dùng.
Những người làm marketing hay nhà quảng cáo thông minh sẽ nhanh chóng bắt đầu theo dõi chuyển đổi ngoại tuyến và tích hợp chúng vào Google Ads để có thể chứng minh những nỗ lực của họ trong tương lai vào năm 2023.
Kết luận.
Bằng cách thấu hiểu google ads là gì, các hình thức quảng cáo Google hiện có, cũng như thích ứng nhanh với các xu hướng mới của Google Ads trong 2023, nhà quảng cáo có nhiều cơ hội hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
‘Gã khổng lồ’ công nghệ Google thuộc Tập đoàn Alphabet của Mỹ vừa thông báo sẽ xóa các kết quả tìm kiếm có chứa các thông tin cá nhân của người dùng như địa chỉ nhà, số điện thoại hay email.
Đây là sự thay đổi mới nhất của Google về quyền riêng tư cá nhân và truy cập thông tin.
Trong một tuyên bố, Google cho biết quyết định này có hiệu lực trên phạm vi toàn cầu do nhu cầu của người dùng ngày một tăng và ngày càng nhiều các quy định về mối đe dọa nảy sinh từ việc dễ dàng truy cập thông tin liên hệ.
Phát biểu với báo giới, bà Michelle Chang, quan chức phụ trách chính sách toàn cầu về tra cứu thông tin của Google, dẫn một nghiên cứu cho biết có một lượng lớn thông tin cá nhân mà người dùng cho là nhạy cảm. Ngày càng nhiều người dùng không muốn các thông tin cá nhân này xuất hiện trên Internet.
Cho đến nay, Google chỉ chấp nhận các yêu cầu xóa những trang web chia sẻ thông tin liên hệ cùng với một số mối đe dọa hoặc yêu cầu thanh toán. Bên cạnh đó, công ty này cũng xóa bỏ các liên kết đến tài khoản ngân hàng, số thẻ tín dụng và hồ sơ y tế.
Theo Google, trong những năm gần đây, mỗi năm công ty này nhận được hàng ngàn yêu cầu và đã chấp thuận 13% số yêu cầu trên.
Bà Chang hy vọng tỉ lệ chấp thuận sẽ tăng lên theo quy định mở rộng, theo đó cho phép dỡ bỏ các liên kết đến thông tin đăng nhập bí mật.
Trước đó, Google cũng đã ban hành chính sách cho phép gỡ bỏ kết quả chuyển hướng đến nội dung khiêu dâm cũng như những thông tin cá nhân không chính xác, đầy đủ, không liên quan tại châu Âu. Năm ngoái, Google cũng bắt đầu cho phép xóa ảnh của trẻ vị thành niên.
“Gã khổng lồ” công nghệ cho biết thường xử lý các yêu cầu trong một vài ngày. Các trang web mà Google dỡ bỏ vẫn có thể được truy cập thông qua các công cụ tìm kiếm khác hoặc trực tiếp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Một startup cung cấp trình duyệt web an toàn cho doanh nghiệp vừa được định giá hơn 1 tỷ USD, bất chấp việc mới ra mắt vài tuần trước.
Trình duyệt web Island mặc dù chỉ mới nổi vào đầu tháng 2 nhưng đã trở thành kỳ lân công nghệ (unicorn). Sau vòng gọi vốn Serie B, công ty khởi nghiệp này được định giá 1,3 tỷ USD. Island là một trong các startup đạt thành tích này nhanh nhất trên thế giới.
Vòng gọi vốn do đơn vị đầu tư mạo hiểm Insight Partners dẫn đầu. Trước đây, hãng từng đầu tư vào các tên tuổi như Shopify, Qualtrics, DocuSign, tất cả hiện có giá trị hàng tỷ USD.
Các nhà đầu tư khác bao gồm Sequoia Capital, Stripers và Cyberstarts.
Sự khác biệt cốt lõi giữa trình duyệt của Island và các trình duyệt khác như Google Chrome hay Microsoft Edge là tập trung vào bảo mật.
Theo Island, các trình duyệt thông thường hoàn toàn không phù hợp để dùng trong môi trường doanh nghiệp, bất chấp sự phổ biến trong giới chuyên gia.
Trả lời TechCrunch, CEO Island Mike Fey nhận xét: “Ứng dụng phổ biến nhất trong giới doanh nghiệp là trình duyệt, song nó được thiết kế dựa trên khách hàng cá nhân.”
Một người dùng muốn có sự tự do không giới hạn, cài đặt mọi thứ họ muốn, truy cập bất cứ đâu họ thích và làm tất cả những điều có thể.
Trong khi đó, doanh nghiệp muốn đảm bảo dữ liệu khách hàng của họ an toàn, thông tin quan trọng của họ được bảo vệ và nhận được trải nghiệm tốt.
Dù dịch vụ của Island được phát triển trên nhân Chromium như các trình duyệt khác và có giao diện tương tự, nó bổ sung một số hạn chế trong cách người dùng cuối tương tác với web.
Chẳng hạn, trình duyệt Island giúp nhóm bảo mật kiểm soát các chức năng đơn giản như sao chép, chụp ảnh màn hình, tải nội dung, giới hạn các tiện ích mở rộng được cài và tên miền được truy cập.
Bên cạnh đó, dịch vụ cho phép quản trị viên công nghệ thông tin truy cập những công cụ nâng cao để giúp bảo vệ các ứng dụng SaaS, ngăn chặn rò rỉ dữ liệu, cung cấp cái nhìn toàn diện vào mọi yếu tố để giúp xác định nguồn cơn sự cố nhanh nhất có thể.
Nói cách khác, Island tạo ra một cách tư duy hoàn toàn mới về môi trường làm việc trong doanh nghiệp.
Bằng cách thay đổi cơ bản môi trường làm việc theo hướng bảo mật, trình duyệt Island giúp các tổ chức đạt tới mức độ bảo mật, năng suất lao động và hiệu quả công nghệ thông tin mới.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Google vừa thông báo ra mắt một số tính năng mới cho tài khoản người quản lý (manager account) trong Google Ads.
Theo thông báo từ Google, hiện các nhà quảng cáo đã có thể sử dụng Bảng điều khiển (Trang tổng quan về tài khoản) để xem xét số liệu tổng quan trong trình quản lý quảng cáo dành cho nhà quản lý (Google Ads Manager account) trong Google Ads.
Trang tổng quan mới (Google Ads dashboards) sẽ bao gồm 6 nội dung chính sau đây:
Top Level summary: Cập nhật những nội dung tổng quan nhất về tài khoản.
Conversions over time: Các chuyển đổi có được theo thời gian.
Top search terms: Những cụm từ được tìm kiếm nhiều nhất.
Campaign Performance Report: Cập nhật số liệu báo cáo về hiệu suất của chiến dịch.
Search Auction Insights: Những thông tin chi tiết về các phiên đấu giá tìm kiếm.
Top Locations: Những khu vực tìm kiếm hàng đầu.
Nhà quảng cáo có thể truy cập tính năng mới trong Google Ads như thế nào?
Để có thể truy cập tính năng mới, nhà quảng cáo di chuyển đến phần Reports trong tài khoản quảng cáo dành cho người quản lý Google Ads và nhấp vào Dashboards.
Theo Google, hiện nền tảng này đã bổ sung một số cải tiến mới:
Thay đổi phạm vi ngày và bộ lọc cho toàn bộ bảng điều khiển.
Thêm thẻ bảng tương tác và tính năng định dạng có điều kiện.
Tải xuống báo cáo nhanh hơn.
Thay đổi kích thước thẻ và bố cục dựa trên kích thước cửa sổ máy tính.
Tạo thẻ trang tổng quan bằng cách sao chép các báo cáo đã lưu hiện có.
Theo Google, thay vì trước đây Trang tổng quan này chỉ có ở các tài khoản cá nhân, giờ đây với tính năng mới, nhà quảng cáo có thể dễ dàng tìm thấy các vấn đề hoặc cơ hội tiềm ẩn ở một cấp độ cao hơn trên nhiều tài khoản.