Skip to main content

Việt Nam yêu cầu Google xử lý video nhảm nhí và giật gân trên YouTube

Ngừng chia tiền quảng cáo những kênh và video có nội dung không phù hợp trên YouTube, đây là yêu cầu của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử gửi tới Google.

Trong công văn gửi tới Google , Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, hiện nay, trên YouTube đang tồn tại nhiều kênh và video hướng tới đối tượng người xem là giới trẻ có nội dung không lành mạnh, vi phạm pháp luật, trái với thuần phong mỹ tục của Việt Nam.

Ví dụ như các kênh, video dành cho trẻ em nhưng có hình ảnh dung tục, phản cảm, nội dung nhảm nhí, cổ xúy việc chơi cờ bạc, thử ma túy, kích động bạo lực…

Vì vậy, cục đề nghị Google ngừng việc chia sẻ tiền quảng cáo đối với các kênh YouTube có nội dung nhảm nhí, giật gân khi có yêu cầu của Cục nhằm bảo vệ người sử dụng, đặc biệt là giới trẻ, và cộng đồng các nhà sáng tạo nội dung có uy tín tại Việt Nam. Nếu kênh tiếp tục vi phạm, cục sẽ đề nghị YouTube ngăn chặn, gỡ bỏ.

Cục cũng yêu cầu Google tăng cường bộ lọc và công cụ kỹ thuật để chủ động rà soát, phát hiện, đồng thời đề nghị các kênh YouTube được bật kiếm tiền tại Việt Nam đăng ký vào các công ty quản lý mạng đa kênh của YouTube tại Việt Nam nhằm quản lý hiệu quả hoạt động của các kênh này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo VTV

26 Số liệu thống kê giúp cải thiện tỷ lệ chuyển đổi trên blog của bạn [Infographic]

Bạn đang tìm cách cải thiện tỷ lệ chuyển đổi trên blog hay website của mình? Bạn muốn tạo ROI tốt hơn từ các nỗ lực viết blog của doanh nghiệp?

Dưới đây là một số số liệu bạn không thể bỏ qua:

  • CTA văn bản mỏ neo (Anchor Text) có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi lên đến 121%.
  • CTA với các từ khóa tìm kiếm đã tăng tỷ lệ chuyển đổi lên 87%.
  • Các hộp slide-in có thể mang về tỷ lệ nhấp cao hơn 192%.
  • Tính năng opt-in có thể tăng số lượt đăng ký (sign-up) lên đến 51%.

Xem infographic dưới đây để biết thêm chi tiết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

 

CEO Facebook Zuckerberg nói Biden là Tổng thống Mỹ tiếp theo

CEO Facebook Mark Zuckerberg nói trong cuộc họp nội bộ rằng Joe Biden là Tổng thống tiếp theo của Mỹ, đồng thời nhấn mạnh cuộc bầu cử diễn ra công bằng.

“Tôi tin kết quả bầu cử thể hiện mọi thứ rõ ràng và Joe Biden sẽ là Tổng thống Mỹ tiếp theo”, Zuckerberg nói trong một cuộc họp toàn công ty, theo BuzzFeed. “Quan trọng là, mọi người phải tin tưởng cuộc bầu cử về cơ bản là công bằng và điều đó đúng cả với hàng chục triệu người đã bỏ phiếu cho Donald Trump”.

Trước đó, chính Zuckerberg kêu gọi nhân viên không vội kết luận người thắng cuộc trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ cho đến khi kết quả chính thức được công bố. Điều này nhằm tuân thủ quy định của Facebook về việc chống lại tin giả hoặc thông tin sai lệch.

Đại diện Facebook sau đó cũng xác nhận phát ngôn của Zuckerberg. Đây là lần đầu tiên, người đứng đầu mạng xã hội lớn nhất thế giới nhắc đến chiến thắng của Biden. Trong khi đó, Trump nhiều lần nói cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua là “gian lận” và chưa thừa nhận mình thua cuộc.

Bình luận của Zuckerberg được đưa ra trong bối cảnh Facebook đang trở thành chủ đề bị chỉ trích từ các thành viên trong chiến dịch tranh cử của Biden. Những người này phàn nàn mạng xã hội đã không xử lý tốt các quảng cáo về bầu cử và tác động của thông tin sai lệch với nền dân chủ.

Trong khi đó, các nhân viên của Facebook chia sẻ cảm giác “nhẹ nhõm” sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vì đã kiểm soát tốt nền tảng, không bị các tổ chức nước ngoài can thiệp hoặc để thông tin sai lệch tràn lan như năm 2016.

Cách đây bốn năm, mạng xã hội được cho là một trong những nguyên nhân giúp Trump chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Sau đó, chính phủ Mỹ phải đánh giá lại tác động của các nền tảng công nghệ đối với dư luận, thúc đẩy cơ quan quản lý và doanh nghiệp trên toàn thế giới định hình lại chính sách và nỗ lực kiểm duyệt nội dung.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo CNBC/VnExpress

6 điều bạn tuyệt đối không nên chia sẻ với đồng nghiệp, dù thân thiết đến mấy

Môi trường công sở trẻ trung, cởi mở, thân thiện và thoải mái khiến bạn cảm thấy đồng nghiệp giống như người thân, là nơi bạn có thể trút mọi tâm tư muộn phiền. Thực tế, để sóng yên biển lặng thì không phải chuyện gì cũng có thể cởi lòng cởi dạ, bạn cần học cách giữ im lặng một số vấn đề.

Bí quyết giao tiếp công sở chỉ nằm gói gọn trong 4 chữ “biết giữ bí mật”. Có thể, bạn và đồng nghiệp – những người cùng nhau làm việc, trò chuyện hơn 8 tiếng một ngày, thân thiết như thể ruột thịt. Nhưng đừng vì thế mà chuyện gì cũng kể ra hết.

Có những điều tưởng chừng không quan trọng, người nói vô tư nhưng chưa chắc người nghe vô tâm đâu. Vì thế, hãy hạn chế chia sẻ những vấn đề sau nếu không muốn mất đi những người bạn đồng nghiệp thân thiết của mình nhé!

1. Mức lương thưởng

Bất kể bạn thân thiết với bạn bè, đồng nghiệp đến mức nào thì cũng không nên chia sẻ thông tin về tiền lương của bạn. Điều này có thể dẫn đến những so sánh, đố kị và rắc rối không cần thiết. Ngoài ra, việc tiết lộ thông tin về tiền lương, thu nhập cũng cho thấy bạn không có khả năng giữ bí mật những chuyện lớn hơn.

2. Các vấn đề về sức khỏe

Hãy giữ vấn đề sức khỏe là của riêng bạn bởi việc chia sẻ những thông tin này có thể sẽ khiến bạn gặp phải những điều tế nhị không thể lường hết được. Ngoài ra, nếu thông tin này tới tai lãnh đạo, bạn có thể sẽ trở thành một người làm thuê đắt mà chứa đựng sự rủi ro cao.

3. Phàn nàn về công việc

Việc bạn phàn nàn về khối lượng công việc, mức độ căng thẳng mà mình phải đối mặt… sẽ không thể giúp bạn giải quyết được vấn đề. Điều này sẽ khiến bạn trở thành người bi quan, hay than vãn… trong mắt đồng nghiệp. Tồi tệ hơn, nếu sếp bạn biết được sẽ cho rằng bạn không thích làm công việc này, từ đó có thể bạn sẽ bị thay thế.

4. Chuyện riêng tư

Hãy kín đáo chuyện riêng tư nhé, nhất là những thông tin có liên quan đến điểm yếu bởi bạn sẽ không thể chắc chắn người khác không sử dụng thông tin này để chống lại bạn hay không. Một số người có tâm địa không tốt có thể đem những chuyện đó đi kể với mọi người, thậm chí còn xuyên tạc không đúng sự thật. Khi ấy bất lợi thuộc về bạn.

5. Nói xấu đồng nghiệp

Nếu bạn không đồng ý với lối sống, khả năng chuyên môn của đồng nghiệp thì hãy trao đổi trực tiếp với người đó, không nên nói xấu với người khác. Việc nói xấu người khác cũng chính là bạn đang hạ thấp chính mình.

Ngoài ra, khi bạn nói xấu đồng nghiệp, rất có thể lời nói đó sẽ đến được tai người đó và làm cho mối quan hệ của hai người thêm căng thẳng. Không ai muốn xảy ra tranh cãi tại nơi làm việc cả, và sếp của bạn cũng vậy.

6. Lấy gốc gác của người khác để làm trò tiêu khiển

Thật không hay chút nào khi lấy gốc gác, màu da, hình dạng… của người khác làm trò vui, ngay cả khi người đó không giận bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

Theo HR Insider

Thổ Nhĩ Kỳ phạt Google 25,6 triệu USD tiền chống độc quyền

Không chỉ Google dính án phạt vì độc quyền, các nền tảng mạng xã hội lớn như Facebook, Instagram, Twitter, YouTube và TikTok cũng gặp nhiều khó khăn với quy định mới tại Thổ Nhĩ Kỳ.  

Theo báo cáo từ cơ quan chống độc quyền Thổ Nhĩ Kỳ, Cơ quan Cạnh tranh (RK) hôm nay đã thông báo khoản phạt chống độc quyền lên tới 196,7 triệu Lira (tương đương 25,6 triệu USD) dành cho Google đã được áp dụng.

Vào tháng 1 năm ngoái, Cơ quan Cạnh tranh Thổ Nhĩ Kỳ đã mở một cuộc điều tra chống độc quyền để đánh giá liệu thuật toán tìm kiếm và thuật toán của dịch vụ quảng cáo chính xác của Goolge có vi phạm luật cạnh tranh công bằng tại Thổ Nhĩ Kỳ hay không.

Trước khi tiến hành điều tra, RK đã nhận được khiếu nại từ các đối thủ cạnh tranh của Google, với cáo buộc lạm dụng vị trí thống lĩnh và gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh.

RK cũng cho biết, các đối tượng của cuộc điều tra bao gồm Google Thổ Nhĩ Kỳ, Google International, Google Ireland và cả công ty mẹ Alphabet.

Trước đó, vào đầu tháng 9/2019, Cơ quan Cạnh tranh Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định phạt Google 93 triệu Lira (tương đương 17,38 triệu USD) do việc bán phần mềm di động của Google vi phạm luật cạnh tranh tại quốc gia này.

Trong một diễn biến khác, Arab News đưa tin vào ngày 4/11 rằng cơ quan quản lý viễn thông Thổ Nhĩ Kỳ đã phạt 10 triệu Lira (tương đương 1,26 triệu USD) đối với Facebook, Instagram, Twitter, YouTube và TikTok vì vi phạm quy định về mạng xã hội mới có hiệu lực.

Theo các báo cáo, luật gây tranh cãi có hiệu lực từ ngày 1/10 yêu cầu các nền tảng mạng xã hội có hơn 1 triệu người dùng phải chỉ định một đại diện địa phương ở Thổ Nhĩ Kỳ, nếu không, họ sẽ phải đối mặt với các hình phạt như tiền phạt khổng lồ, cấm quảng cáo và hạn chế dữ liệu. Cho đến nay, chỉ có nền tảng xã hội VK của Nga tuân thủ quy định này.

Luật mới quy định rằng những gã khổng lồ truyền thông mạng xã hội “tiếp tục lách luật của Thổ Nhĩ Kỳ” sẽ phải đối mặt với khoản phạt bổ sung lên đến 3,6 triệu USD trong 30 ngày tới và sau đó sẽ bị cấm quảng cáo vào tháng 1 năm sau. Băng thông sẽ bị giảm dần cho đến tháng 5, với mức giảm tối đa có thể lên đến 90%.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo ICTNews

Coca-Cola ra mắt video quảng cáo Giáng sinh 2020

Coca-Cola đang kỷ niệm 100 năm thương hiệu gắn liền với quảng cáo Giáng sinh bằng một chiến dịch với thông điệp ‘Ngày lễ đang đến’.

Coca-Cola đang khởi động chiến dịch marketing Giáng sinh, tuy nhiên các hoạt động của năm nay sẽ không liên quan đến chuyến du lịch vòng quanh bằng xe tải như mọi năm vì Covid-19.

Chiến dịch mang tính toàn cầu, với tên gọi là ‘The Letter’, kêu gọi người tiêu dùng “Hãy cho đi những thứ mà chỉ có bạn mới có thể cho – chính bạn”. Chiến dịch được tung ra vào dịp Giáng sinh với mục tiêu khuyến khích mọi người thực sự nên quây quần với nhau.

Cùng với những quảng cáo khác của Coca-Cola vào dịp lễ này, chiến dịch mới đánh dấu 100 năm kể từ khi Coca-Cola tạo ra hoạt động lễ hội đầu tiên và được xây dựng dựa trên sự liên kết với thời kỳ lễ hội.

Quảng cáo do Wieden + Kennedy London xây dựng, bắt đầu với cảnh một người cha chuẩn bị rời nhà để đi làm. Khi ông chuẩn bị rời đi, con gái của ông đưa cho ông một bức thư để gửi đến ông già Noel, yêu cầu ông gửi nó trên đường đi.

Bận rộn trong công việc, chúng ta thấy ông nhận ra mình đã quên gửi bức thư. Đúng lúc đó, ông lập tức thực hiện một nhiệm vụ để đảm bảo nó được chuyển đến tay ông già Noel một cách an toàn trước Giáng sinh, bao gồm việc đi khắp các vùng biển và qua những khu rừng rậm trước khi đến Bắc Cực.

Giám đốc Marketing Coca-Cola Anh Quốc, Ông Kris Robbens cho biết: “Năm nay, mùa Giáng sinh trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết.

Là một doanh nghiệp, Coca-Cola đã tổ chức mùa lễ hội thông qua quảng cáo từ những năm 1920 với những thông điệp nhằm mục tiêu nâng cao về sự đoàn kết và niềm vui”.

“Quảng cáo mới của chúng tôi phản ánh sự kỳ diệu thực sự của Giáng sinh – sự đánh giá cao hơn của chúng tôi đối với những người thân yêu, ý thức cộng đồng và trên hết là nhu cầu của chúng ta trong việc quây quần bên nhau trong mùa Giáng sinh này.”

Quảng cáo sẽ được chạy từ tháng 12 tại Vương quốc Anh đồng thời cũng đang được trình chiếu trên toàn cầu tại 91 thị trường của Coca-Cola.

Là một phần của chiến dịch lễ hội, Coca-Cola cũng đang tung ra hương vị quế vào đúng dịp Giáng sinh.

“Do những hạn chế hiện tại trên toàn quốc, chuyến du hành bằng xe tải Giáng sinh Coca-Cola của chúng tôi sẽ không diễn ra trong năm nay. Chúng tôi biết điều đó thật đáng thất vọng, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ những khoảnh khắc Giáng sinh đặc biệt trong suốt mùa lễ hội”. Coca-Cola cho biết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

CDP là gì? Tại sao Digital Marketer cần có CDP?

Trong phạm vi bài viết này của MarketingTrips, hãy cùng tìm hiểu tất cả các thông tin xoay quanh thuật ngữ CDP (từ viết tắt của Customer Data Platform) như: CDP là gì, mục đích khi sử dụng CDP là gì, hiệu quả dữ liệu của CDP như thế nào, tại sao các Digital Marketer cần có CDP và hơn thế nữa.

CDP là gì
CDP là gì? Tại sao Digital Marketer cần có CDP

Theo nhiều nghiên cứu, việc triển khai CDP (Customer Data Platform) có thể mang lại nhiều lợi ích cho những người làm Marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng, bao gồm cả việc cải thiện các chiến dịch D2C (Direct-to-consumer). Vậy thực chất CDP là gì và cách triển khai CDP như thế nào trong doanh nghiệp.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài:

  • CDP là gì?
  • Hành trình với CDP.
  • Mục đích khi sử dụng CDP là gì?
  • CDP hoạt động như thế nào.
  • Vai trò của CDP trong doanh nghiệp là gì?
  • Phân biệt CDP với CRM và DMP.
  • Một số quan điểm sai lầm thường thấy về CDP là gì?
  • FAQs – Một số câu hỏi thường gặp với CDP.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

CDP là gì?

CDP là từ viết tắt của Customer Data Platform trong tiếng Việt có nghĩa là Nền tảng dữ liệu khách hàng.

Theo định nghĩa của CDP Institute, “CDP là một hệ thống công nghệ khép kín tạo ra một cơ sở dữ liệu khách hàng thống nhất, bền vững mà các hệ thống khác có thể truy cập được.”

Các hệ thống hay nền tảng CDP người ta gọi tắt là CDP Platform.

Hành trình với CDP (Customer Data Platform).

Bà Gabrielle Schneider, nhà tư vấn giải pháp tại BlueVenn, một nhà cung cấp CDP, cho biết:

“CDP giúp loại bỏ các quy trình thủ công cho nhiều các hoạt động khác nhau. Các nhà marketers, ngay cả trong các tổ chức giàu dữ liệu, đang phải đối mặt với một số thách thức liên quan đến dữ liệu và do đó họ cần có CDP.”

Những thứ như dữ liệu thường nằm trong các kho chứa dữ liệu khác nhau trong toàn tổ chức, nếu bạn đang từ một phòng ban này và bạn muốn truy cập nhiều dữ liệu hơn, bạn sẽ cần phải làm việc với nhiều phòng ban hơn và chính điều này khiến cho việc có một nguồn dữ liệu đầy đủ nhất trong một tổ chức gần như là không thể.

Để chuẩn bị cho một hành trình với CDP, những người làm marketing hay digital nên có một chiến lược được hoạch định tốt với cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.

Sử dụng cơ hội triển khai CDP mới cũng để sắp xếp và xem xét hiệu suất các hoạt động marketing của bạn, đảm bảo không có công cụ hoặc nền tảng bị lặp lại.

Sự sắp xếp nên được ưu tiên bởi các tính năng, hoạt động và hành động xảy ra thường xuyên nhất trong hành trình của người tiêu dùng.

Việc triển khai CDP cho phép các nhà marketer đặc biệt là digital marketer phân tích sâu hơn về hành trình của khách hàng thông qua các nguồn dữ liệu đáng tin cậy.

Bà Schneider cho biết thêm rằng CDP cũng sẽ giúp bạn bắt đầu khám phá những thông tin chi tiết hơn về sản phẩm vốn đã bị che giấu trước đó.

Mục đích khi sử dụng CDP là gì?

Khi nhắc đến CDP, có thể bạn sẽ tự hỏi tại sao bạn cần có CDP hay mục đích của bạn khi sử dụng CDP là gì? Dưới đây là 3 mục đích chính khi sử dụng CDP.

1. CDP giúp thu thập và đồng nhất tất cả các dữ liệu của bên thứ nhất (first-party data).

Nhiều hệ thống — chẳng hạn như email, phân tích, CRM, eCommerce website hay các nền tảng mạng xã hội — mà những người làm marketing sử dụng thường hoạt động riêng lẻ và không có mối quan hệ qua lại.

Từ góc nhìn này, thật khó để họ có thể có được một bức tranh hoàn chỉnh về khách hàng cũng như các dữ liệu mà họ đang phân tích.

Mục đích của CDP hay nền tảng quản lý dữ liệu khách hàng là loại bỏ những vấn đề đó bằng cách kết nối tất cả các công cụ mà các nhà tiếp thị sử dụng đồng thời các nguồn dữ liệu này được hoạt động một cách đồng nhất với nhau.

2. CDP giúp quản lý dữ liệu khách hàng.

CDP quản lý dữ liệu của bên thứ nhất (First Party Data) và quyền riêng tư của người tiêu dùng. Khi thế giới đang hướng về GDPR và quyền riêng tư của dữ liệu; các doanh nghiệp cần chủ động quản lý và thiết lập mối quan hệ tốt hơn với khách hàng của họ.

3. CDP có thể kích hoạt dữ liệu khách hàng.

Khi bạn đã nhận được quyền thu thập dữ liệu người dùng của bên thứ nhất, CDP có thể tạo ra các phân khúc đối tượng có thể được sử dụng trên các kênh và nền tảng khác nhau.

CDP hoạt động như thế nào.

Công việc chính của các CDP là thu thập càng nhiều dữ liệu về khách hàng càng tốt, tạo ra hồ sơ cá nhân, đồng nhất các khách hàng để từ đó thương hiệu có thể cung cấp các nội dung được cá nhân hóa trên tất cả các kênh.

Để tạo các hồ sơ đó, CDP phải thu thập nhiều thông tin về người dùng, xây dựng nên chân dung của một ‘khách hàng lý tưởng’ và sau đó sử dụng dữ liệu này để tìm kiếm những người dùng tương tự.

Những người làm digital marketing từ đây cũng có thể mở rộng phạm vi tiếp cận của các chiến dịch quảng cáo của họ.

Vai trò của CDP trong doanh nghiệp và với hoạt động Digital Marketing là gì?

Với việc loại bỏ các ngăn chứa dữ liệu, các nhóm hoạt động marketing trải nghiệm quy trình dữ liệu hiệu quả hơn, cho phép phân tích sâu hơn dữ liệu của họ, từ cả dữ liệu mới và xem xét các nguồn hiện tại.

Bà Schneider nói tiếp: “Điểm mấu chốt là trong suốt hành trình khách hàng, khách hàng đang cung cấp cho chúng ta rất nhiều dữ liệu và đây cũng là nơi chúng ta có thể nắm bắt được càng nhiều dữ liệu càng tốt”.

Việc sắp xếp hợp lý dữ liệu cũng giúp các hoạt động ít tắc nghẽn hơn đối với các vấn đề quy định và cập nhật dữ liệu. Nó giúp giải phóng bộ phận CNTT để giải quyết các nhu cầu dữ liệu khác của bộ phận marketing.

Bằng cách có thể nhập dữ liệu từ bất kỳ nguồn nào, việc triển khai CDP cho phép những người làm marketing xem xét toàn bộ chi tiết của dữ liệu và trong ngữ cảnh thích hợp.

Với dữ liệu được cập nhật và thu thập chính xác và trong bối cảnh phù hợp, các nhóm marketing hiện có thể phát triển hồ sơ khách hàng thống nhất, giảm thiểu nhu cầu về các chiến dịch khác nhau, cho phép marketers tập trung vào chất lượng của chiến dịch chứ không phải số lượng.

Bà Schneider chia sẻ thêm: “Là những nhà marketers theo hướng dữ liệu (data driven marketing), chúng ta mong muốn thu thập dữ liệu từ nhiều hành trình nhất có thể, cho dù đó là thông qua tương tác online hay offline”.

“Tuy nhiên, thông thường, dữ liệu này kết thúc theo kênh hoặc bộ phận, hoặc thậm chí được viết ra trên một mảnh giấy nhỏ.

Kết quả là, chúng ta có một cái nhìn rời rạc về khách hàng mà không tính đến tất cả các tương tác của họ với thương hiệu. Triển khai một CDP phù hợp sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề này”.

Phân biệt CDP với CRM và DMP.

Mặc dù thường được gọi với cái tên gọi chung là nền tảng quản lý dữ liệu khách hàng, CDP, CRM và DMP là những thuật ngữ khác nhau.

CDP (Customer Data Platform).

Các CDP được thiết kế chủ yếu cho Marketing với mục tiêu là thu thập dữ liệu và đồng nhất dữ liệu khách hàng của bên thứ nhất. Sau đó, Marketer sử dụng dữ liệu này để nhắm mục tiêu với các chiến dịch được cá nhân hoá (personalized marketing campaigns).

DMP hay Data Management Platform.

DMP được thiết kế dành cho quảng cáo (Ads), đặc biệt với các quảng cáo hiển thị trên nền tảng web (Display Banner), không giống với dữ liệu của CDP, DMP thu thập dữ liệu ẩn danh thông qua cookies và thường được lưu trữ trong phạm vi khoảng 90 ngày.

CRM hay Customer Relationship Management.

CRM là nền tảng đơn giản hơn so với CDP và DMP, nó là nền tảng công nghệ quản lý thông tin và các mối quan hệ với khách hàng.

Một số quan điểm sai lầm thường thấy về CDP là gì?

CDP là MarTech (Marketing Technology).

Theo các định nghĩa phổ biến nhất, CDP có 2 sứ mệnh chính:

Một là CDP là một nền tảng software phục vụ cho Marketing và các hoạt động khác về trải nghiệm khách hàng (customer experience use cases)” nhờ vào năng lực unify dữ liệu khách hàng từ đa kênh (marketing, sales, service…).

CDP tối ưu hoá hành trình trải nghiệm & tương tác của khách hàng (04 yếu tố cốt lõi: offer, price, channel, timing) dựa trên phân tích ở cấp độ cá nhân (individual-level analytics).

Ngoài ra, CDP còn là nguồn data source tốt về customers, transactions, product consumption…theo thời gian thực cho các phân tích chuyên sâu cho nhiều bộ phận toàn tổ chức chứ không chỉ là marketing (product, retail, sales, service, planning & forecasting, business intelligence/Power BI). Đây là các giá trị Business Insight.

Do vậy, những gì mà CDP mang lại là cho toàn bộ doanh nghiệp (cross-functional benefits) chứ không chỉ là Marketing. CDP là DataTech, là ExperienceTech, và là Martech.

Cứ có unified data & engagement thì được xem là CDP.

CDP được sinh ra với sứ mệnh làm nền tảng cốt lõi của doanh nghiệp nắm giữ insight từng khách hàng (customer insight), kiến tạo phân khúc có ý nghĩa & theo mục tiêu, hỗ trợ các hoạt động trải nghiệm cao nhất, phức tạp nhất…

Do đó, một nền tảng được gọi là CDP cần phải có khả năng “đi lâu dài” với lộ trình trưởng thành & tăng trưởng của doanh nghiệp (nhu cầu mới).

Dù không nêu trong định nghĩa CDP, nhưng các C-level giỏi chọn CDP đều lưu ý một năng lực quan trọng: FUTUREPROOF.

Nghĩa là, với vai trò là “nền tảng”, CDP phải có khả năng mở rộng về cả cấu trúc, hình thái dữ liệu và năng lực hỗ trợ engagement (tương tác – trải nghiệm) bằng cách setup/config trực quan mà không phải dùng đến engineering (coding thêm).

Nhờ năng lực này, CDP sẽ tránh trở thành obsolete (không còn tương thích nhu cầu doanh nghiệp, bị loại bỏ, làm mới).

FAQs – Một số câu hỏi thường gặp với CDP.

  • Real-time CDP là gì?

Real-time CDP là các nền tảng dữ liệu khách hàng theo thời gian thực. Thay vì với các nền tảng CDP thông thường, dữ liệu được thu thập, xử lý, phân tích và sau đó mới trả kết quả cho doanh nghiệp, với Real-time CDP, doanh nghiệp có thể tương tác với khách hàng trong thời gian thực.

  • CDP Platform là gì?

CDP Platform là các nền tảng CDP, bao gồm phần cứng (hạ tầng) và các phần mềm (công nghệ) được sử dụng để lưu trữ, quản lý, phân loại và phân tích các dữ liệu về khách hàng. Ví dụ Salesforce CDP là một nền tảng CDP.

Kết luận.

Trong bối cảnh khi các yếu tố công nghệ và digital marketing đang tiếp tục phát triển và ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh doanh, việc thấu hiểu được khái niệm CDP là gì và những tác dụng mà CDP mang lại được xem là những gì cần thiết nhất mà các Digital Marketer nên có.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Tra Nguyen | MarketingTrips

McDonald’s và chiến dịch quảng cáo ‘hướng về gia đình’ đầy ý nghĩa vào Giáng sinh

McDonald’s hy vọng với chiến dịch quảng cáo mới vào mùa lễ giáng sinh năm nay của mình sẽ giúp các gia đình kết nối lại với nhau nhiều hơn.

McDonald’s đang khuyến khích các tầng lớp thanh thiếu niên (teenagers) kết nối với “những đứa trẻ bên trong” của họ vào Giáng sinh này.

Video quảng cáo được xây dựng theo hình thức hoạt hình do Leo Burnett thực hiện, kể về câu chuyện của một cậu bé tên là Tom, người phải đối mặt với cuộc đấu tranh nội tâm giữa một đứa trẻ mà cậu đã từng là và một thiếu niên mà cậu muốn trở thành.

Mẹ của Tom cố gắng hết sức để lôi kéo cậu vào tinh thần lễ hội bằng cách treo đồ trang trí và dạo quanh qua một khu chợ Giáng sinh, tuy nhiên vẻ bên ngoài của cậu vẫn tỏ ra thờ ơ, không chút cảm xúc mặc dù “hình ảnh một đứa trẻ bên trong” cậu thì hoàn hoàn ngược lại, rất thích được hoà hình vào không khí đang diễn ra.

Việc dừng chân nhanh chóng ở McDonald giúp nâng cao tinh thần của cậu hơn và cậu bắt đầu từ từ lắng nghe một tâm hồn trẻ trung hơn đang chảy trong con người mình.

Mỗi ngày trôi qua, Tom xuất hiện với tâm hồn của môt đứa trẻ thực sự của mình, đón nhận và giúp mẹ trang trí cây, âu yếm mẹ trên ghế sofa. Cậu ấy thậm chí còn gợi ý để lại một số món tuần lộc của McDonald’s (cà rốt) cho ông già Noel.

Chiến dịch ‘Inner Child’ sẽ phát sóng vào Chủ nhật (15 tháng 11) trong chương trình ra mắt ITV’s I’m A Celebrity, sau khi công chiếu trên các kênh mạng xã hội của McDonald’s từ ngày 12 tháng 11.

Phó chủ tịch phụ trách thực đơn và marketing của McDonald’s, Bà Michelle Graham-Clare hy vọng chiến dịch sẽ “khơi lại sự kỳ diệu của Giáng sinh” vào mùa đông năm nay.

Cách Leo Burnett và McDonald’s khai thác insight:

“Những đứa trẻ dù muốn trưởng thành nhưng vẫn bị cuốn theo bởi tinh thần lễ hội. Tôi chắc chắn đó là cảm giác sẽ rất quen thuộc với rất nhiều gia đình”.

Là một phần của chiến dịch, McDonald’s cũng sẽ ra mắt #ReindeerReady Hub, một website với nhiều hoạt động dành cho trẻ em, chẳng hạn như các cuộc thi nhảy vào dịp lễ Giáng sinh và một cuốn sách nói chi tiết hơn về câu chuyện của cậu bé Tom.

Chiến dịch cũng sẽ bao gồm một trò chơi sử dụng công nghệ thực tế tăng cường (AR) trên mạng xã hội có thể được truy cập thông qua mã QR trên bao bì của thực đơn Giáng sinh tại McDonald’s.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

YouTube muốn quên đi năm 2020

YouTube sẽ không phát hành Rewind 2020, video tổng kết những sự kiện, xu hướng nổi bật trong năm.

Trong thông báo ngày 13/11, YouTube cho biết 2020 là “một năm khác biệt”, không phù hợp để thực hiện Rewind như truyền thống. Cuối thông điệp, YouTube gửi lời cảm ơn đến các YouTuber vì đã tạo những nội dung truyền cảm hứng tích cực cho mọi người trong bối cảnh khó khăn giữa đại dịch Covid-19.

Xuất hiện lần đầu từ năm 2010, Rewind là video tổng hợp những xu hướng, khoảnh khắc nổi bật của năm trên YouTube và Internet. Dù vậy, YouTube Rewind những năm gần đây luôn tạo ra tranh cãi.

YouTube Rewind 2019 hiện có hơn 9,2 triệu lượt dislike, gần gấp 3 lần so với lượt like là 3,4 triệu. Ý kiến nhận xét nội dung video chỉ đơn thuần điểm lại những điều nổi bật của các YouTuber nổi tiếng như video được like nhiều nhất, video sáng tạo nhất, video có lượt xem nhiều nhất.

Bên dưới video Rewind 2019, nhiều bình luận cho rằng YouTube nhạt nhẽo và không có tính sáng tạo.

“Có vẻ YouTube đang chọn và cắt ngẫu nhiên một số video sau đó gọi nó là Rewind”, “Tôi thực sự rất buồn. Tôi mong chờ video này nhưng nó không như mong đợi. Tôi nhớ video Rewind của các năm trước khi các YouTuber xuất hiện trong một video được đầu tư. Năm nay video chỉ toàn cắt lại của các YouTuber”, người dùng nhận xét về YouTube Rewind 2019.

Trước đó, YouTube Rewind 2018 đã trở thành video có nhiều dislike nhất trên YouTube với nội dung bị cho là nhạt nhẽo, thiếu vắng các nhân vật nổi tiếng.

Bên dưới video, nhiều bình luận cho rằng YouTube chỉ tập trung những thứ tích cực mà che giấu đi mặt tối khi 2018 là năm chứng kiến nhiều bê bối của YouTube. Hiện YouTube Rewind 2018 có đến 18 triệu lượt dislike, gấp 6 lần so với con số 2,9 triệu lượt like.

2020 là năm đầy biến động với nhiều sự kiện, trong đó gồm đại dịch bùng phát gây ảnh hường đến toàn thế giới, khiến cuộc sống nhiều người đảo lộn. Điều đó giúp YouTube có sự gia tăng về mức độ sử dụng khi dịch bệnh khiến mọi người phải ở nhà.

Hồi cuối tháng 3, YouTube cho biết những video tập trung vào hoạt động cá nhân có lượt xem tăng mạnh bên cạnh các video phát trực tiếp.

Hiện YouTube chưa cho biết Rewind có trở lại vào năm 2021 hay không.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Zing

Mỹ cho phép ByteDance thêm 2 tuần để tìm kiếm đối tác mua lại TikTok

Nhà chức trách Mỹ đã cho phép ByteDance thêm 2 tuần để tìm kiếm một đối tác mua lại mảng kinh doanh tại Mỹ.

Nhà chức trách Mỹ đã cho phép ByteDance – công ty của Trung Quốc chủ sở hữu ứng dụng chia sẻ video TikTok, có thêm 2 tuần để tìm kiếm một đối tác mua lại mảng kinh doanh của họ tại Mỹ.

Một thông báo do ByteDance gửi lên tòa án liên bang Mỹ cho biết Chính phủ Mỹ đã đưa ra thời hạn mới là 27/11 thay vì ngày 12/11 vừa qua phải chuyển nhượng lợi ích trong các hoạt động của TikTok tại Mỹ.

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần cảnh báo sẽ cấm ứng dụng chia sẻ video nổi tiếng của Trung Quốc này vì nó có thể được sử dụng cho hoạt động do thám.

Theo sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump hồi giữa tháng 8, ByteDance sẽ phải bán ứng dụng này cho các nhà đầu tư Mỹ. Tuy nhiên, lệnh cấm này đang bị ByteDance kiện lên Tòa án phúc thẩm Mỹ.

Thông báo của Bộ Tài chính Mỹ cho biết việc gia hạn này sẽ cho phép các biên liên quan và Uỷ ban Đầu tư nước ngoài của Mỹ (CFIUS) có thêm thời gian để giải quyết vụ việc này theo đúng tinh thần sắc lệnh của Tổng thống Trump.

Trước đó, trong một công báo liên bang ngày 12/11, Bộ Thương mại Mỹ cũng cho biết cơ quan này sẽ hoãn thi hành lệnh cấm TikTok do phán quyết hôm 30/10 của một thẩm phán liên bang.

Bộ Thương mại sẽ tuân thủ các nội dung của phán quyết này, đồng thời nêu rõ lệnh cấm sẽ không có hiệu lực cho tới khi xuất hiện diễn biến pháp lý tiếp theo.

Thẩm phán Wendy Beetlestone tại tòa án bang Pennsylvania hôm 30/10 đã ra phán quyết ngăn chặn Bộ Thương mại Mỹ cấm TikTok có các hoạt động tại Mỹ như lưu trữ dữ liệu, dịch vụ nội dung và các giao dịch kỹ thuật khác.

Thẩm phán Beetlestone nêu rõ lệnh cấm của Bộ Thương mại Mỹ sẽ dẫn đến việc đóng một ứng dụng hiện có khoảng 800 triệu người sử dụng trên toàn thế giới, trong đó hơn 100 triệu người ở Mỹ và ít nhất 50 triệu người trong số này sử dụng hằng ngày.

 

Thuý Minh | MarketingTrips 

Theo Vietnamplus

Google Photos sẽ ngừng lưu trữ ảnh miễn phí từ giữa năm 2021

Kể từ ngày 1/6/2021, người dùng sẽ không thể lưu trữ ảnh trên dịch vụ Google Photos không giới hạn nữa.

Rạng sáng ngày 7/11, nhiều người dùng Google cho biết họ nhận được một email từ Google Photos với nội dung sẽ ngừng cung cấp dịch vụ này miễn phí.

Theo đó, kể từ ngày 1/6/2021, người dùng sẽ không thể lưu trữ ảnh trên dịch vụ Google Photos không giới hạn nữa. Thay vào đó, tất cả ảnh của người dùng đăng tải lên dù lưu trữ ở chất lượng cao hay ảnh gốc đều sẽ tính vào 15GB miễn phí có sẵn của Google. Tất cả ảnh lưu trữ trước ngày 1/6/2021 sẽ không áp dụng thay đổi này, mà chỉ áp dụng với ảnh sẽ lưu sau ngày này.

Đây có thể sẽ là một tin buồn với cộng đồng yêu nhiếp ảnh trên toàn thế giới khi họ không thể đăng tải ảnh miễn phí lên dịch vụ này.

Như vậy, sau 5 năm cho “dùng thử”, dịch vụ lưu trữ ảnh Google Photos đã chính thức thu phí tất cả người dùng. Người dùng muốn có thêm dung lượng sẽ phải mua thêm với giá từ 45 ngàn đồng/tháng.

Ra mắt vào năm 2015, Google Photos là nơi chia sẻ hình ảnh, video và phục vụ lưu trữ của Google.

Google Photos được đánh giá là một trong những dịch vụ lưu trữ ảnh tốt nhất thế giới khi cho phép người dùng đăng tải hình ảnh và video không giới hạn dung lượng lưu trữ (ảnh bị giảm chất lượng so với ảnh gốc).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

YouTube gặp lỗi trên toàn cầu

Sáng 12/11, nhiều người dùng báo cáo việc họ không thể xem video trên YouTube.

Khoảng 7h30 ngày 12/11, nhiều người dùng phản ảnh việc họ không thể xem được các video trên YouTube. Tình trạng chung được ghi nhận là việc người dùng vẫn có thể truy cập YouTube. Tuy vậy, khi bấm chọn các video, YouTube chỉ hiển thị quảng cáo, không thể xem được nội dung.

Lỗi không hiển thị video xảy ra trên cả web lẫn mobile. Đồng thời, những nền tảng khác của Google như YouTube TV, YouTube Music cũng xảy ra sự cố.

“Ban đầu tôi tưởng mạng nhà mình bị lỗi nhưng hỏi một vài người bạn mới biết đây là tình trạng chung. Trường hợp của tôi sau khi bấm chọn video khoảng 10 phút mới xem được nội dung”, Tuấn Vũ, người dùng YouTube ngụ quận 8, TP.HCM cho biết.

Chuyên trang theo dõi lỗi các nền tảng Downdetector ghi nhận số báo lỗi của người dùng tăng bất thường với gần 300.000 lượt. Lỗi này diễn ra ở phạm vi toàn cầu. Khu vực ghi nhận báo lỗi nhiều nhất là châu Mỹ, châu Âu, Australia, Nhật Bản, Indonesia, Philippines và Việt Nam.

Trong đó, 96% người báo lỗi trên Downdetector cho biết họ không thể xem video YouTube dù vẫn có thể truy cập trang web.

“Quảng cáo thì vẫn hiện nhưng video thì không”, người dùng Devin từ Italy bình luận trên Downdetector.

“Khi chọn video trên YouTube, thứ tôi thấy chỉ là một màn hình màu đen”, tài khoản Christian báo cáo.

Trên mạng xã hội, thông tin YouTube lỗi cũng được người dùng chia sẻ rộng rãi. Theo Getdaytrends, hashtag #YouTubeDOWN (YouTube bị sập) đang là chủ đề được thảo luận phổ biến nhất trên Twitter toàn cầu, với 105 nghìn lượt tweet chỉ trong vài giờ.

“Lỗi này ảnh hưởng lớn đến cộng đồng người sáng tạo nội dung YouTube. Trong 60 phút xảy ra lỗi, kênh YouTube của tôi mất gần hết lượt xem”, Quang Vinh, nhà sáng tạo nội dung YouTube tại Đà Nẵng cho biết.

Bên cạnh YouTube, các nền tảng khác như Spectrum, Facebook, Netflix cũng ghi nhận biểu đồ báo lỗi tăng vọt từ 7h sáng ngày 12/11 (giờ Việt Nam).

Trên Twitter, tài khoản của đội ngũ YouTube xác nhận sự cố và cho biết đang tìm hướng khắc phục. “Nếu bạn gặp sự cố khi xem video trên YouTube ngay bây giờ, thì bạn không đơn độc. Nhóm của chúng tôi đã nắm vấn đề và đang tìm cách khắc phục. Chúng tôi sẽ cập nhật quá trình sửa lỗi sớm nhất”, tài khoản @teamYouTube thông báo.

Đến 8h40, YouTube đã hoạt động trở lại bình thường. Tuy vậy, YouTube vẫn chưa có thông báo chính thức về nguyên nhân của lỗi khiến người dùng không thể xem video.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo Zing

Netflix ủng hộ việc nộp thuế tại Việt Nam

Khẳng định sẵn sàng hoàn thành nghĩa vụ thuế nhưng Netflix cho biết Việt Nam hiện vẫn chưa có cơ chế để các doanh nghiệp như họ có thể đóng thuế.

Ngày 11/11, đại diện Netflix phát đi thông cáo cho biết, Chính phủ Việt Nam có toàn quyền quyết định về chính sách thuế và nền tảng truyền hình trả tiền này luôn tuân thủ các luật pháp hiện hành có thể áp dụng.

“Chúng tôi ủng hộ việc triển khai những cơ chế cần thiết để các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nước ngoài, như Netflix, có thể hoàn thành nghĩa vụ thuế tại Việt Nam nhưng cơ chế như thế vẫn chưa có. Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan thẩm quyền thuế để xây dựng cơ chế như vậy”, đại diện hãng cho biết.

Trước đó, trong phiên chất vấn trước Quốc hội ngày 10/11, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đề cập chuyện “bảo hộ ngược” trong việc quản lý các nền tảng cung cấp dịch vụ thuê bao truyền hình trả tiền.

Tổng số thuê bao truyền hình trả tiền qua Internet của các nền tảng xuyên biên giới như Netflix, Apple TV… là khoảng 1 triệu, với doanh thu ước tính gần 1.000 tỷ đồng, nhưng theo ông, chưa đóng thuế.

“Trong khi doanh nghiệp Việt Nam phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, từ thuế đến luật pháp, một số nền tảng không biên giới không nộp thuế, không luật pháp, dẫn tới cạnh tranh không công bằng”, Bộ trưởng Hùng nói.

Các nền tảng này còn vi phạm nhiều quy định về nội dung, báo chí, điện ảnh và trẻ em. Có những nội dung phản ánh sai trái lịch sử, xuyên tạc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam hoặc có nội dung bạo lực, ma túy, khiêu dâm.

Người đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết các giải pháp xử lý vấn đề này sẽ “làm sớm và nhanh”. Theo đó, Nghị định sửa đổi về quản lý, cung cấp dịch vụ phát thanh truyền hình trên Internet đã được soạn thảo xong và đang trình Chính phủ xem xét.

Ngoài ra, Bộ cũng đề xuất sửa đổi bổ sung các quy định pháp luật trong lĩnh vực thuế, tài chính gắn với trách nhiệm của các đơn vị cung cấp nền tảng.

Tại cuộc họp cuối tháng 10, ông Vũ Mạnh Cường, Vụ trưởng Thanh tra, kiểm tra (Tổng cục Thuế) cũng cho biết, Netflix đã làm việc với Bộ Tài chính, Tổng cục thuế để đặt văn phòng đại diện, máy chủ ở Việt Nam để phục vụ công tác kê khai thuế.

Cơ quan thuế cũng đang sử dụng biện pháp nghiệp vụ, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước để thống kê doanh thu Netflix phát sinh từ khi cung cấp dịch vụ tại Việt Nam năm 2016 nhằm truy thu thuế.

Theo ông Cường, Luật An ninh mạng đã có hiệu lực nên các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh có thu nhập tại Việt Nam từ hoạt động trên mạng phải lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam. Đồng thời, họ phải có nghĩa vụ chuyển cho cơ quan thuế những dữ liệu này để quản lý thuế.

Liên quan thông tin vi phạm về nội dung, Netflix cho biết “trong một số trường hợp rất ít” trên toàn cầu, hãng sẽ gỡ nội dung, hoặc các tập phim được chiếu tại một số quốc gia cụ thể khi nhận được văn bản chính thức từ chính phủ, bao gồm cả Việt Nam.

“Chúng tôi không thay đổi chính sách này kể từ khi ra mắt tại Việt Nam và sẽ tiếp tục thực hiện như vậy trong tương lai”, đại diện Netflix phản hồi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo VnExpress

WhatsApp công bố tính năng mới cạnh tranh với đối thủ Snapchat

Tính năng Disappearing Messages cho phép người dùng Whatsapp lựa chọn lưu giữ hoặc tin nhắn tự xóa trong lịch sử trò chuyện của cả hai bên sau 7 ngày.

Ngày 5/11, ứng dụng WhatsApp thuộc sở hữu của Facebook cho biết sẽ “kết nạp” tính năng mới Disappearing Messages (tạm dịch: tin nhắn biến mất) vào ứng dụng này nhằm cạnh tranh với đối thủ Snapchat.

Theo đó, tính năng Disappearing Messages cho phép người dùng lựa chọn lưu giữ hoặc tin nhắn tự xóa trong lịch sử trò chuyện của cả hai bên sau 7 ngày.

WhatsApp cho biết tính năng mới sẽ hoạt động trong cả cuộc trò chuyện cá nhân và nhóm, song chỉ những quản trị viên nhóm mới có thể điều chỉnh tắt hoặc bật tính năng. Theo WhatsApp, tính năng nay sẽ khiến các cuộc trò chuyện giống với các cuộc trò chuyện trực tiếp nhất có thể.

WhatsApp cho rằng thời hạn 7 ngày là đủ để người dùng yên tâm rằng các cuộc trò chuyện của họ không tồn tại vĩnh viễn nhưng không quên nội dung trò chuyện gần đây.

Tính năng Disappearing Messages cho phép tin nhắn tự động xóa sau 7 ngày ngay cả khi người dùng không mở ứng dụng WhatsApp trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên, thông báo về tin nhắn sẽ hiển thị trong mục thông báo mới cho tới khi ứng dụng được mở.

Tính năng Disappearing Messages sẽ có sẵn cho người dùng hệ điều hành Android, iOS, KaiOS và máy tính để bàn.

Động thái này được đưa ra trong bối cảnh Facebook đang “lép vế” so với các đối thủ như  Snapchat and TikTok trong việc thu hút người dùng trẻ tuổi, dù ứng dụng Instagram tiếp tục tăng trưởng trong nhóm khách hàng này.

Một khảo sát của hãng Piper Jaffay tiến hành hồi tháng 10 cho thấy Snapchat là nền tảng xã hội được nhiều thanh thiếu niên Mỹ yêu thích nhất, tiếp đó là TikTok và Instagram.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

Theo Vietnamplus

Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2020

Thế giới Di động lần đầu tiên lọt danh sách Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, theo bảng xếp hạng thường niên của Vietnam Report.

Vietnam Report phối hợp cùng Báo điện tử VietNamNet vừa công bố Bảng xếp hạng VNR500 – Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2020.

Theo đó, Top 6 vẫn giữ nguyên như danh sách năm 2019, với những cái tên quen thuộc xếp hạng lần lượt là Samsung Electronics Thái Nguyên, EVN, PVN, Viettel, Petrolimex, Vingroup.

3 doanh nghiệp vẫn tại vị Top 10, dù thay đổi vị trí xếp hạng, là Agribank, BIDV và Vinacomin.

Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm nay lần đầu gọi tên Thế giới Di động, thay cho CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn bị loại khỏi danh sách.

Bảng xếp hạng VNR500 năm nay tiếp tục ghi nhận sự lớn mạnh của các doanh nghiệp trong nhóm ngành Dịch vụ và Công nghiệp, chiếm hơn 97,3% tỷ trọng doanh thu năm 2019, nhóm ngành Nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng doanh thu khiêm tốn với 2,7%.

Một số ngành hàng chính vẫn tiếp tục giữ vững được vị thế trong Bảng xếp hạng VNR500 năm 2020. Các ngành có tiềm năng tăng trưởng và tỷ trọng doanh thu lớn trong Bảng xếp hạng VNR500 năm 2020 có thể kể đến bao gồm: ngành Tài chính, ngành Thực phẩm – Đồ uống, ngành Xây dựng – Vật liệu xây dựng – Bất động sản, ngành Viễn thông – Tin học – Công nghệ thông tin…

Đây là năm thứ 14 liên tiếp Bảng xếp hạng VNR500 được nghiên cứu và công bố nhằm tôn vinh những doanh nghiệp có quy mô lớn nhất Việt Nam, đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh việc công bố Bảng xếp hạng Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2020, Vietnam Report cũng công bố Bảng xếp hạng Top 500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2020.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Vietnam Report

Đường lập nghiệp của 5 tỷ phú sở hữu tài sản trên 100 tỷ USD

Trong 5 tỷ phú sở hữu khối tài sản trên 100 tỷ USD, có 4 người làm giàu từ lĩnh vực công nghệ.

Jeff Bezos

Tài sản: 185 tỷ USD

Tăng so với đầu năm: 70,1 tỷ USD

Jeff Bezos theo học ngành khoa học máy tính của Đại học Princeton. Sau khi tốt nghiệp, ông từ chối lời mời làm việc từ Intel và Bell Labs để tham gia vào một công ty khởi nghiệp có tên Fitel. Sau khi rời Fitel, Bezos về làm việc cho quỹ đầu tư D.E.Shaw và trở thành phó chủ tịch cấp cao chỉ sau 4 năm.

Năm 1994, Bezos đọc được thông tin các trang web đã tăng trưởng 2.300% trong một năm. Con số này khiến ông bất ngờ và quyết tâm tìm cách tận dụng sự tăng trưởng nhanh chóng của nó. Ông lập danh sách 20 sản phẩm có thể bán trực tuyến và quyết định sách là lựa chọn tốt nhất.

Bezos quyết định rời D.E.Shaw để thành lập Amazon dù đang có một công việc tuyệt vời. Trong tháng đầu tiên ra mắt, Amazon đã bán sách cho mọi người ở 50 bang của Mỹ và ở 45 quốc gia khác nhau. Sau đó, công ty này không ngừng phát triển. Năm 1997, Amazon niêm yết trên sàn chứng khoán.

Tháng 7/2017, Bezos lần đầu tiên vượt qua đồng sáng lập Microsoft Bill Gates để trở thành người giàu nhất thế giới với tài sản hơn 90 tỷ USD. Năm 2018, Bezos chính thức được Forbes công nhận là tỷ phú giàu nhất thế giới và tiếp tục giữ vững danh hiệu này trên bảng xếp hạng năm 2019 và 2020.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát, nhu cầu mua sắm trực tuyến trên nền tảng của Amazon tăng mạnh do nhiều người phải ở nhà. Tài sản của Jeff Bezos liên tục lập kỷ lục mới và từng có thời điểm vượt 200 tỷ USD.

Bill Gates

Tài sản: 128 tỷ USD

Tăng so với đầu năm: 14,9 tỷ USD

Là con trai của một luật sư và một nhà giáo nên từ nhỏ Bill Gates rất thông minh và thích tranh luận. Ở tuổi niên thiếu, ông đã đọc hết toàn bộ tuyển tập “Bách khoa toàn thư thế giới”.

Sau khi tốt nghiệp trường Lakeside vào năm 1973, Gates theo học Harvard. Dù đăng ký vào lớp dự bị ngành luật nhưng sau đó, Gates nhanh chóng chuyển sang học các lớp nâng cao về toán học và khoa học máy tính. Hai năm sau, ông bỏ học và cùng Paul Allen sáng lập ra Microsoft. Dù chưa bao giờ tốt nghiệp, Bill Gates vẫn được Đại học Harvard cấp bằng danh dự vào năm 2007.

Microsoft cho ra mắt phần mềm Windows vào năm 1985 và niêm yết trên sàn chứng khoán năm 1986. Đến năm 1987, Gates đã trở thành tỷ phú ở tuổi 31. Năm 1995, ông trở thành người giàu nhất thế giới với tài sản trị giá 12,9 tỷ USD. Từ đó đến nay, ông liên tục đứng trong Top 3 người giàu nhất trên các bảng xếp hạng.

Năm 2000, Gates rời vị trí CEO Microsoft ở tuổi 45. Ông trở thành người đứng đầu mảng thiết kế phần mềm trong khi Steve Ballmer trở thành CEO của Microsoft. Đây cũng là năm Gates thành lập quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates Foundation.

Hồi tháng 3 năm nay, Bill Gates tuyên bố rời khỏi Hội đồng quản trị Microsoft –  chức vụ cuối cùng tại tập đoàn phần mềm do ông sáng lập cách đây 45 năm.

Mark Zuckerberg

Tài sản: 106 tỷ USD

Tăng so với đầu năm: 27,1 tỷ USD

Năm 2003, Mark Zuckerberg lập ra trang web Facemash khi đang là sinh viên Đại học Harvard. Zuckerberg đăng tải lên đây ảnh của các bạn cùng lớp mà anh “hack” được từ hồ sơ của ký túc xá. Chỉ trong một giờ ra mắt, Facemash đã có hơn 22.000 lượt xem từ 450 người. Tuy nhiên chỉ vài ngày sau trang web bị Havard yêu cầu dừng hoạt động vì lý do bản quyền và lo ngại vấn đề an ninh.

Sau khi đóng cửa Facemash, Zuckerberg tiếp tục lập ra Thefacebook vào tháng 2/2004. Một thời gian sau, anh bỏ học để tập trung cho startup của mình. Khi Thefacebook có 1 triệu người dùng, Zuckerberg đổi tên mạng xã hội này thành Facebook.

Năm 2007, Zuckerberg gặp giám đốc Sheryl Sandberg của Google trong một buổi tiệc giáng sinh. Sau đó, anh đã mời Sandberg về làm COO (giám đốc vận hành) của Facebook. Năm 2008, Zuckerberg trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới khi sở hữu tài sản tỷ USD ở tuổi 23.

Cuối năm 2010, Facebook đạt cột mốc 1.000 tỷ lượt view trong một tháng. Thời điểm này, Facebook đã cho cả thế giới thấy được vai trò quan trọng của mạng xã hội đối với chính trị toàn cầu. Bản thân Zuckerberg cũng được giới chính trị gia để ý tới nhiều hơn. Cũng trong năm 2010, CEO sinh năm 1984 được tạp chí Times bình chọn là “Nhân vật của năm”.

Ngày 18/5/2012, Facebook chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, huy động thành công 5 tỷ USD và trở thành công ty Internet có thương vụ IPO lớn nhất thế giới tính đến thời điểm đó. Cũng trong năm 2012, Facebook chi 1 tỷ USD thâu tóm Instagram. Năm 2014, công ty tiếp tục chi 2 tỷ USD mua hãng công nghệ thực tế ảo Oculus và 19 tỷ USD để sở hữu ứng dụng nhắn tin miễn phí WhatsApp.

Elon Musk

Tài sản: 105 tỷ USD

Tăng so với đầu năm: 77,5 tỷ USD

Lớn lên tại Nam Phi, Elon Musk tự học lập trình và bán mã nguồn cho video game đầu tiên của mình với giá 500 USD khi mới 12 tuổi. Trước sinh nhật lần thứ 18, Musk chuyển tới Canada và làm nhiều công việc nặng nhọc như cắt gỗ, xúc hạt và vệ sinh lò hơi trong xưởng gỗ với thu nhập 18 USD/giờ – mức lương ấn tượng vào năm 1989.

Musk có 2 bằng tốt nghiệp chuyên ngành vật lý và kinh tế của trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania và chuyển tới Stanford để học tiến sĩ. Tuy nhiên, ông bỏ dở chương trình tiến sĩ để cùng em trai thành lập startup phần mềm Zip2 với số tiền 28.000 USD vay từ cha của mình.

Năm 1999, họ bán lại Zip với giá 307 triệu USD, giúp Musk bỏ túi 22 triệu USD. Ông đầu tư một nửa số này để đồng sáng lập X.com – dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Công ty này nhanh chóng sáp nhập với đối thủ trở thành PayPal và Musk là cổ đông lớn nhất. Năm 2002, eBay mua lại PayPal và Musk ra đi với 180 triệu USD.

Sau khi rời PayPal, ông tập trung vào công ty thám hiểm không gian SpaceX. Vài năm sau đó, ông đồng sáng lập hãng xe điện Tesla và sau này là SolarCity – nhà cung cấp hệ thống năng lượng mặt trời. Năm 2012, Musk gia nhập câu lạc bộ tỷ phú của Forbes với tài sản 2 tỷ USD.

Cổ phiếu hãng xe điện Tesla tăng mạnh giúp Elon Musk trở thành người kiếm được nhiều tiền nhất trong năm nay với 77,5 tỷ USD.

Bernard Arnault

Tài sản: 104 tỷ USD

Giảm so với đầu năm: 1,65 tỷ USD

Bernard Arnault, Chủ tịch và CEO của LVMH (Louis Vuitton Moet Hennessy) sinh năm 1949 tại thành phố Roubaix, Pháp. Cha của ông là một doanh nhân và ngay từ nhỏ Arnault đã tỏ ra rất hứng thú với công việc kinh doanh.

Sau khi tốt nghiệp bằng kỹ sư tại ngôi trường danh tiếng Ecole Polytechnique nước Pháp năm 1971, ông theo cha quản lý công ty xây dựng dân dụng của gia đình ở tuổi 25. Chỉ trong một thời gian ngắn, Arnault đã giúp cha tạo ra những thay đổi tích cực cho doanh nghiệp này. Tuy nhiên, sau đó ông thuyết phục cha bán công ty và tập trung hoàn toàn vào bất động sản.

Năm 1990, Arnault thâu tóm LVMH và “lột xác” doanh nghiệp với lối thiết kế sáng tạo, phá cách, trái với hình ảnh già cỗi và vô vị của 20 năm về trước.

Để bành trướng LVMH, ông cũng tìm mọi cách thâu tóm những thương hiệu nổi tiếng khác. Trong suốt thập niên 1990, Arnault bỏ ra hàng tỷ USD để mua lại các nhãn hàng thời trang cao cấp như Fendi, Kenzo và Thomas Pink; các nhà sản xuất đồng hồ và trang sức Chaumet, Zenith và TAG Heuer; các chuỗi bán lẻ như DFS và Sephora.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo NDH

LinkedIn phát hành hướng dẫn để giúp marketers tối đa hóa nỗ lực trên nền tảng

Theo đó, LinkedIn đã xuất bản ba hướng dẫn mới được thiết kế để cung cấp các hướng dẫn cụ thể về cách các thương hiệu có thể tối đa hóa nỗ lực marketing của họ trên nền tảng này.

Theo giải thích của LinkedIn:

“Loạt bài viết với chủ đề ‘Read Me’ của LinkedIn là bộ ba hướng dẫn cần thiết để trang bị cho bạn những hiểu biết sâu sắc về nền tảng của chúng tôi, các tính năng và chức năng của nó cũng như cách bạn có thể tận dụng những điều này một cách tốt nhất để đạt được các mục tiêu marketing của mình, bất kể chúng là gì”.

Như đã lưu ý, các hướng dẫn bao gồm ba yếu tố:

  • Xây dựng thương hiệu của bạn
  • Quảng cáo trên LinkedIn
  • Thúc đẩy nhiều khách hàng tiềm năng hơn

Mỗi hướng dẫn đều chứa một loạt các mẹo và thông tin chi tiết chuyên sâu, bao gồm tổng quan về chức năng, biểu đồ về các công cụ và những tùy chọn cần sử dụng cho các mục tiêu cụ thể.

Ngoài ra còn có các bảng phân tích chi tiết của từng yếu tố, với các ghi chú về lý do và cách tối ưu hóa các phần và công cụ cụ thể:

Ngoài ra còn có danh sách kiểm tra cho các phương pháp tối ưu:

Và tóm tắt các tùy chọn tốt nhất cho mục tiêu của bạn:

Có rất nhiều thứ được đóng gói trong mỗi hướng dẫn và đây chỉ là tổng quan ngắn gọn về những gì bạn có thể mong đợi. Nếu bạn đang muốn đặt LinkedIn trở thành một nền tảng ưu tiên thì có lẽ bạn đang đúng vì nền tảng đang chứng kiến mức độ tương tác kỷ lục.

Nếu LinkedIn là trọng tâm lớn hơn đối với bạn và bạn muốn nhận được nhiều hơn từ những nỗ lực của mình, thì bạn nên xem qua tất cả các hướng dẫn mới nhất này.

Bạn có thể xem chi tiết bản “Read Me” tại: Link

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Bầu cử Mỹ 2020: Twitter và Facebook đình chỉ nhiều tài khoản

Twitter và Facebook đã đình chỉ hoạt động của nhiều tài khoản do vi phạm quy định khi đăng tải những thông tin sai lệch liên quan cuộc tổng tuyển cử đang diễn ra tại Mỹ. 

Ngày 3/11, Ngày Bầu cử tại Mỹ, hai mạng xã hội Twitter và Facebook đã đình chỉ hoạt động của nhiều tài khoản do vi phạm quy định khi đăng tải những thông tin sai lệch liên quan cuộc tổng tuyển cử đang diễn ra tại Mỹ.

Theo Twitter, các tài khoản trên đã vi phạm chính sách chống “sự dàn xếp,” đăng tải những nội dung thể hiện rõ mục đích giống hệt nhau trong khi vẫn tỏ ra trung dung, hoặc ngầm cài đặt những hành vi tự động hóa.

Trong khi đó, Facebook cho biết những tài khoản bị đình chỉ đã đăng tải nhiều thông tin sai sự thật.

Trong số các tài khoản trên có SVNewsAlerts – một tài khoản có hơn 78.000 người theo dõi trên Twitter, tăng thêm 10.000 người chỉ trong tuần qua.

Tài khoản này thường xuyên cảnh báo về tình trạng bất ổn liên quan tổng tuyển cử, đồng thời nhấn mạnh những rủi ro về mức độ an toàn và độ tin cậy của việc bỏ phiếu.

Những thông điệp trên tài khoản này chỉ ra sự gian lận của đảng Dân chủ và hướng sự chú ý của mọi người đến chiến dịch tranh cử và những phát biểu của Tổng thống đương nhiệm Facebook – ứng cử viên của đảng Cộng hòa tranh cử Tổng thống Mỹ.

Những tài khoản khác bị Twitter đình chỉ bao gồm FJNewsReporter, Crisis_Intel và Faytuks.

Trong số các tài khoản bị Facebook đình chỉ hoạt động cũng có một trang tên là SVNewsAlerts, với hơn 20.000 người theo dõi.

Việc đình chỉ các tài khoản trên được thực hiện trong bối cảnh những thông tin sai sự thật về cuộc bầu cử Mỹ 2020, hoặc phóng đại về tình trạng gian lận và chậm trễ trong công tác bỏ phiếu đã lan truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông xã hội trong ngày 3/11.

Quyết định trên được Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và Văn phòng Tổng Công tố bang New York cũng đang tiến hành điều tra một loạt cuộc gọi tự động “truyền bá thông tin sai lệch và thuyết phục mọi người ở nhà trong Ngày Bầu cử.”

Theo RoboKiller – một công ty chuyên nghiên cứu các biện pháp chống tiếp thị qua điện thoại và cuộc gọi tự động, những cuộc gọi này đã được thực hiện hàng triệu lần suốt 11 tháng qua.

Tuy nhiên, trong Ngày Bầu cử 3/11, những cuộc gọi như vậy được thực hiện với tần suất lớn, đứng thứ 5 hoặc thứ 6 trong danh sách các cuộc gọi rác nghiêm trọng nhất

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

5 cấp độ lãnh đạo và cách để trở thành nhà lãnh đạo vĩ đại

5 cấp độ nâng cao năng lực lãnh đạo sau mở ra góc nhìn rõ nét, cụ thể về điểm khác biệt giữa một lãnh đạo giỏi và một quản lý thông thường.

Jim Clifton – Chủ tịch và CEO của Gallup, đã từng chia sẻ rằng: “Những nhân viên giỏi, đặc biệt là những ngôi sao, sẽ bước vào công ty và thay thế quản lý của mình”. Đây chính là tư duy nền tảng để một nhân viên nuôi dưỡng năng lực lãnh đạo của bản thân.

Vậy thì trong quá trình chuyển đổi từ nhân viên lên làm lãnh đạo, đâu là những cấp độ giúp đo lường năng lực lãnh đạo của mỗi cá nhân?

Trong bài viết chia sẻ trên Harvard Business Review, Michael C. Bush – CEO của Great Place to Work cho biết ông và các cộng sự đã xác định ra 5 cấp độ khác nhau trong năng lực lãnh đạo từ một nghiên cứu riêng.

Cụ thể, Bush đã tìm hiểu 75.000 nhân viên và 10.000 nhà quản lý làm việc chủ yếu tại Mỹ, ở khắp các lĩnh vực, từ bán lẻ, khách sạn, sản xuất, công nghệ, tài chính và chăm sóc sức khỏe. Người tham gia khảo sát đã chấm điểm về môi trường làm việc cũng như bày tỏ nhận định của họ về người quản lý hiện tại.

Dựa trên đánh giá và nhận định của các nhân viên tham gia khảo sát, Bush đã xác định ra 5 cấp độ khác nhau nổi bật giữa một lãnh đạo giỏi và một quản lý thông thường như sau:

Cấp độ 1: Không có ý định lãnh đạo

Mọi người thường rơi vào kiểu lãnh đạo này vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có cả lý do họ không thực sự muốn trở thành lãnh đạo. Họ có thể đã làm việc rất tốt nên được thăng chức giám sát những người cùng làm. Song, sau khi được thăng chức, họ không được tập huấn thêm về kỹ năng dẫn dắt đội ngũ.

Họ cũng có thể là người có kỹ năng, chuyên môn xuất sắc nhưng lại thiếu kỹ năng lãnh đạo con người, như truyền cảm hứng, động lực… Họ cũng có thể là người đang gặp vấn đề về sức khỏe, gặp khó khăn trong gia đình… nên không thể đi làm với trạng thái tốt nhất.

Ở cấp độ này, người vừa bước lên vị trí lãnh đạo có thể ngộ nhận rằng lãnh đạo là vai trò cứng nhắc, cần cất đi sự cảm thông, tình người trong vị trí ấy.

Đây là cấp độ thấp nhất trong năng lực lãnh đạo. “Nhà lãnh đạo thờ ơ” thường không nhận thức đầy đủ tác động của họ lên người khác nên thường thất bại trong việc truyền cảm hứng và sự tự tin cho đội ngũ.

Các nhân viên báo cáo trực tiếp với nhóm lãnh đạo này thường có cảm giác như mình là một hành khách trên chuyến xe buýt mà người tài xế… không biết lái đi đâu. Và người tài xế này cũng không nói cho hành khách biết về những điều đang diễn ra.

Biểu hiện của một nhà lãnh đạo cấp độ 1:

– Cho rằng “nhân viên” và “con người” là hai khái niệm tách biệt nhau

– Tranh công trong những việc mình không làm

– Quá quan tâm đến bản thân khi đảm nhiệm công việc chung

– Không thay đổi sau khi nhận những phản hồi tiêu cực về công việc từ đồng nghiệp

– Thể hiện sự bực tức của bản thân bằng cách lên giọng hoặc chỉ trích cá nhân người khác

Cách cải thiện:

Thay đổi đầu tiên cấp độ lãnh đạo này cần làm là tham gia chương trình tập huấn nâng cao năng lực lãnh đạo. Ngoài ra, họ cần học cách ứng xử với phong thái chững chạc hơn, nỗ lực để hợp tác nhiều hơn với nhân viên. Từ đó, đội ngũ của họ sẽ giải tỏa được cảm giác sợ hãi hoặc nghi ngại, dần tin tưởng hơn vào năng lực của người lãnh đạo.

Khi bầu không khí tiêu cực của văn phòng dần được phá vỡ, mọi người sẽ tập trung hơn vào công việc, thay vì ngán ngẩm mong sớm hết giờ làm. Sự thay đổi trong bầu không khí làm việc cũng giảm thiểu nhu cầu chuyển việc trong công ty.

Cấp độ 2: Liên tục thay đổi

Nhóm lãnh đạo ở cấp độ 2 là những người thường xuyên thay đổi, lúc nóng lúc lạnh, khi là sếp tốt khi lại hà khắc. Không giống như nhóm “Lãnh đạo thờ ơ”, lãnh đạo cấp độ 2 thường tích cực hỗ trợ cho đồng đội hoặc làm hết trách nhiệm của mình để đáp ứng nhu cầu chung.

Tuy nhiên, tương tự như “Lãnh đạo thờ ơ”, lãnh đạo cấp độ 2 thường không hợp tác hiệu quả với các thành viên khác, dẫn đến nhiều sự đứt gãy trong truyền thông nội bộ. Vì họ thường xuyên thay đổi, nên dù vô tình hay cố ý, tuýp lãnh đạo này thường không được mọi người tin tưởng vào những kế hoạch họ muốn thực hiện.

Biểu hiện của một nhà lãnh đạo cấp độ 2:

– Thường cảm thấy bản thân đang suy nghĩ quá nhiều

– Không thể tập trung vào công việc vì những vấn đề nào đó trong cuộc sống riêng

– Gặp vấn đề xích mích liên quan đến vài thành viên trong đội ngũ đang lãnh đạo

– Có những lời phàn nàn từ nhân viên ở phòng bạn lan đến các bộ phận khác, với quản lý cấp trên, hoặc có nhân viên nghỉ việc

– Nhận được những cảnh báo về việc không đạt được mục tiêu hoặc cần cải thiện năng lực lãnh đạo của bản thân.

Cách cải thiện:

Đối với nhóm lãnh đạo này, để tiến thêm một bước mới trong năng lực lãnh đạo, họ cần hạn chế hành động theo cảm hứng, thường xuyên trao đổi với các thành viên trong và ngoài đội ngũ quản lý, tạo cảm giác tham gia cho các thành viên trong đội, và định kỳ cho thấy bản thân đang ghi nhận những đóng góp của đồng đội như thế nào.

Nếu một người lãnh đạo cấp độ 2 có thể thay đổi theo hướng này thì các thành viên làm việc cùng họ sẽ cải thiện sự gắn kết với công ty, nâng cao năng suất làm việc hơn.

Cấp độ 3: Lãnh đạo kiểm soát

Lãnh đạo thuộc nhóm này thường xem trọng chuyện kiểm soát công việc, đặc biệt là những đầu việc liên quan đến mục tiêu họ đã đặt ra.

Họ thường chỉ tập trung vào danh sách công việc cần làm hoặc các chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của công việc. Tuy luôn dẫn dắt đội ngũ đi đúng hướng, lãnh đạo kiểm soát lại không có tầm nhìn lẫn phong thái của những lãnh đạo cấp cao hơn.

Lãnh đạo thuộc nhóm này thường là người làm việc theo thói quen, ưu tiên những nguyên tắc làm việc cũ hơn là những lợi ích áp dụng công nghệ vào cải tiến công việc. Họ có thể là “tấm gương” phản ánh cách mà cấp trên đã quản lý họ như thế nào. Nhóm lãnh đạo này phù hợp với môi trường làm việc không trao nhiều quyền lực cho quản lý cấp trung.

Trong môi trường làm việc do nhóm lãnh đạo này dẫn dắt, nhân viên có thể tự tin làm những việc được giao. Tinh thần này thường hữu ích trong những công việc vận hành cụ thể, những đầu việc đã biết trước. Ngược lại, nhân viên dưới quyền của nhóm lãnh đạo này sẽ không có tiếng nói, cũng như không đủ linh hoạt ứng phó với những biến động bất ngờ.

Biểu hiện của một nhà lãnh đạo cấp độ 3:

– Xem trọng chuyện hoàn thành công việc hơn là trò chuyện, kết nối với mọi người

– Giao việc nhiều hơn là lắng nghe những băn khoăn hoặc thử thách nhân viên đang gặp phải

– Không biết nhiều về những gì đang diễn ra trong cuộc sống cá nhân của các đồng nghiệp

– Cảm giác bản thân như một mắc xích trong một cỗ máy vận hành đồng bộ

– Được đồng nghiệp đánh giá cao sự tuân thủ kỷ luật nhiều hơn là các kỹ năng mềm

– Được nhân viên mô tả là người hiệu quả nhưng lạnh lùng

Cách cải thiện:

Đối với nhóm lãnh đạo này, họ cần ngưng vận hành công việc như một cỗ máy tự động và bắt đầu xây dựng những kỹ năng liên quan đến kết nối con người. Điều này đồng nghĩa với trao đổi nhiều hơn với nhân viên cấp dưới, lắng nghe và chào đón những ý tưởng giải pháp công việc từ họ.

Bạn cần cho thấy mỗi người đang góp sức vào bức tranh chung của toàn công ty ra sao. Điều này sẽ giúp nhân viên cảm thấy đang được quản lý bởi một con người công tâm hơn là một cỗ máy cứng nhắc.

Cấp độ 4: Lãnh đạo tốt

So với những nhà lãnh đạo thuộc 3 cấp độ trước, lãnh đạo cấp độ 4 là những người nhất quán, cởi mở và chân thành. Họ xác định rõ mong đợi ở từng vị trí nhân sự, nhận biết được những sai lầm có thể xảy ra, và hiểu mọi người đều có cuộc sống riêng bên ngoài công sở. Các nhân viên thường mô tả “Lãnh đạo tốt” là người dễ trò chuyện, thấu hiểu và công tâm. Lãnh đạo tốt là lý do để nhân viên ở lại với công việc hiện tại.

Tuy nhiên, vẫn còn một yếu tố ngăn lãnh đạo tốt bước đến cấp độ cao nhất trong năng lực lãnh đạo. Đó là suy nghĩ bản thân có trách nhiệm lớn nhất với kết quả đầu ra của tổ chức, thay vì chia sẻ trách nhiệm với toàn đội ngũ. Suy nghĩ này có thể làm họ cảm thấy dễ bị tổn thương hoặc không thoải mái, cởi mở khi đề cập đến những sai lầm trong công việc.

Biểu hiện của một nhà lãnh đạo cấp độ 4:

– Giúp nhân viên phát triển sự nghiệp

– Trở thành mentor (người cố vấn) cho nhân viên

– Có thể trò chuyện với bất cứ ai trong đội ngũ về hầu hết các vấn đề, bất kể công việc hay cuộc sống riêng

– Không thể thiết lập mối quan hệ tốt với số ít người cảm thấy không thể đến gần được

– Có nhận thức nghiêm túc về vai trò lãnh đạo của bản thân

– Tiếp nhận những đánh giá tốt về năng lực làm việc, bao gồm các phản hồi từ đồng nghiệp lẫn nhân viên trực tiếp

– Được đồng nghiệp đề bạt vì khả năng quản lý tốt.

Cách cải thiện:

Với nhóm “Lãnh đạo tốt”, để bước lên cấp độ cao nhất, người lãnh đạo tốt không chỉ tập trung vào công việc thường ngày. Họ cần có một tầm nhìn dài hơn vào tương lai cũng như gắn kết thành viên cùng đạt đến mục tiêu chung.

Ngoài ra, họ cũng cần có khả năng tính toán các mục tiêu chung sao cho mọi người đều cảm thấy được truyền cảm hứng và kết nối với nhau. Cuối cùng, người lãnh đạo cấp độ 4 cần ngăn chặn cái tôi có thể biến họ trở thành vị sếp độc đoán, cũng như tước đi niềm vui khi tạo dựng môi trường cho đồng đội tỏa sáng nơi họ.

Cấp độ 5: Lãnh đạo của mọi người

Ở cấp độ này, người lãnh đạo nhận được sự yêu quý của các nhân viên. Đội ngũ được lãnh đạo cấp độ 5 dẫn dắt sẽ thành công hơn các đội ngũ khác. Và bước lui khỏi sự tán dương của công chúng là một đặc điểm chung của những nhà lãnh đạo thuộc cấp độ này. Nếu bạn từng biết về phong cách lãnh đạo khiêm nhường, thì đó chính là họ.

Lãnh đạo cấp độ 5 sẽ có xu hướng lãnh đạo từ phía sau, tạo khoảng không để đồng đội có thể làm việc tốt nhất. Họ đối xử với mọi người công bằng như nhau. Những ai làm việc với lãnh đạo cấp 5 sẽ có xu hướng chăm chỉ và được dẫn dắt bởi một hình mẫu lý tưởng. Các nhân viên sẽ thấy lãnh đạo của mình là người chân thành, đạo đức và liêm khiết.

Lãnh đạo ở cấp độ 5 cũng thường là người không quá quan trọng tiểu tiết. Họ hài lòng khi có các nhân viên tự chủ trong công việc, chào đón các phản hồi và góp ý từ người khác vào quyết định của họ.

Biểu hiện của một nhà lãnh đạo cấp độ 5:

– Ở cạnh những người thông minh, kết nối, truyền được cảm hứng để mọi người phát triển hết khả năng

– Dẫn dắt một đội ngũ sáng tạo và thu được kết quả vượt mục tiêu đề ra

– Có một đội ngũ hợp tác tốt với nhau, tình nguyện hỗ trợ nhau vì mục tiêu chung

– Có những nhân viên nói rằng họ yêu công việc hiện tại

– Thường được nhân viên mời làm mentor (người cố vấn) cho họ

– Giúp đỡ được nhiều người phát triển trong sự nghiệp của họ

– Được mời làm diễn giả trong các chương trình về lãnh đạo, hoặc tập huấn nâng cao năng lực lãnh đạo cho người khác.

Cách duy trì:

Trở thành một lãnh đạo vĩ đại không phải là điều đơn giản. Trong môi trường kinh doanh liên tục thay đổi về nhu cầu thị trường lẫn nguồn lực nội bộ, để duy trì tư duy lãnh đạo vĩ đại, bạn cần liên tục đánh giá lại kết quả công việc, rà soát những yếu tố thành công mà nhân viên của bạn cần được bổ sung thêm.

Ngoài ra, bạn vẫn cần nuôi dưỡng tư duy cởi mở, linh hoạt. Với nhiều nhà lãnh đạo vĩ đại, điểm tựa của họ là tiếp tục học hỏi để hoàn thiện bản thân thông qua các tập huấn riêng hoặc thực hành thiền.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Doanh Nhân Sài Gòn

Nhận biết “văn hóa độc hại” của doanh nghiệp ngay từ vòng phỏng vấn

Đừng vội nhận lời mời làm việc ngay mà hãy cân nhắc và quan sát 4 dấu hiệu sau đây trong buổi phỏng vấn để nhận biết “văn hóa độc hại”.

Làm sao để biết được văn hóa công ty mới có phù hợp với bản thân hay không? Thông thường, chúng ta sẽ dựa trên mức lương, phúc lợi trong buổi phỏng vấn để cân nhắc nhận việc và dùng khoảng thời gian 2 tháng thử việc để đánh giá lại lần nữa. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ “mất trắng” thời gian 2 tháng nếu công ty không phù hợp? Vì thế, bạn hãy chú ý và cảnh giác hơn nếu công ty có 4 dấu hiệu sau đây trong buổi phỏng vấn nhé.

1. Không có phòng ban, phân chia công việc cụ thể

Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp càng được xây dựng rõ ràng thì công việc của từng vị trí sẽ được phân định cụ thể. Và bạn sẽ có thể tập trung phát triển đúng chuyên môn khi làm việc tại vị trí đó. Hơn nữa, sơ đồ tổ chức rõ ràng còn vạch ra lộ trình thăng tiến cho bạn để có thể phấn đấu về lâu về dài

Do đó, ngay từ vòng phỏng vấn, bạn cần đặt ra câu hỏi cho nhà tuyển dụng để tìm hiểu về sơ đồ tổ chức của công ty/ phòng ban bạn ứng tuyển và qui trình làm việc của vị trí bạn ứng tuyển. Mức độ chia sẻ càng cụ thể càng đáng tin tưởng và thể hiện sự công bằng, minh bạch trong công việc tại nơi đó.

Ví dụ, bạn ứng tuyển vào vị trí Chuyên viên Truyền thông của doanh nghiệp. Những điều bạn cần biết trước khi quyết định nhận công việc này hay không đó là: Cơ cấu tổ chức của phòng ban này như thế nào? và Chức năng cũng như nhiệm vụ chính của vị trí đó ra sao.

2. Cấp trên có vẻ thích càm ràm về nhân viên cũ + mới

Ngoài môi trường làm việc thì người sếp (cấp trên trực tiếp) là nhân tố quyết định quan trọng đối với công việc mới của bạn. Họ chính là người chi phối năng lực, kỹ năng, mục tiêu nghề nghiệp và khả năng phát triển của bạn tại công việc đó. Người sếp có tâm và có tài sẽ giúp bạn học hỏi nhiều kinh nghiệm quý báu hơn cả mức lương nhận được.

Thông thường, khi phỏng vấn, bạn sẽ gặp nhân sự tuyển dụng cùng cấp trên trực tiếp của mình. Lúc này, người sếp sẽ có những chia sẻ với bạn về công việc sắp tới cũng như tình hình của bộ phận hiện tại.

Và bạn có thể đặt ra những câu hỏi để tìm hiểu xem người sếp đó có hay càm ràm về nhân viên hay không. Ví dụ như: “Anh đánh giá năng lực của bộ phận mình hiện tại như thế nào?”, “Điều gì anh muốn thay đổi ở nhân viên của mình hiện tại”…

Nếu thay vì bảo vệ nhân viên, người sếp đó chỉ dùng những lời lẽ chê trách với nhân viên của mình thì bạn cần xem xét lại có nên lựa chọn công việc đó hay không. Bởi điều này chứng tỏ bạn đang đối diện với người sếp chưa thật sự tâm lý và tận tâm trong việc bảo vệ và huấn luyện nhân viên.

3. Công ty rất chuyên nghiệp nhưng lại không tách bạch giữa cống hiến và tăng ca

Sau khi tìm hiểu kỹ các vấn đề công việc chuyên môn, bạn cần đặt ra những câu hỏi để khai thác đầy đủ các thông tin về chế độ cũng như qui định làm việc tại doanh nghiệp đó. Đặc biệt là vấn đề tăng ca. Bởi nhiều công việc đặc thù thường xuyên phải tăng ca đến tận 8-9h tối nhưng doanh nghiệp lại không có chế độ lương làm ngoài giờ.

Nếu doanh nghiệp có chế độ này thì tất nhiên bạn hoàn toàn có thể yên tâm để lựa chọn gắn bó. Nhưng nếu doanh nghiệp không có chế độ lương làm ngoài giờ thì bạn cần xem xét lại liệu bạn có thể chấp nhận công việc đó hay không.

Bởi thực tế hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đều không áp dụng chế độ này, đặc biệt là đối với dân văn phòng. Doanh nghiệp cho rằng tăng ca là thể hiện cho sự cống hiến và hoàn thành tốt công việc.

Tuy nhiên, thời gian làm việc tỷ lệ thuận với công sức bạn bỏ ra và mức lương cũng như chế độ lương thưởng tỷ lệ thuận với sự gắn bó dài lâu của bạn. Quyết định phù hợp hay không có thể dựa trên nhiều yếu tố khác mà bạn đánh giá cao hơn.

4. Chế độ tăng lương 1 năm 2 lần nhưng lại không rõ ràng câu chuyện tiền bạc

Bên cạnh lương ngoài giờ thì chế độ tăng lương hàng năm cũng là yếu tố bạn cần quan tâm vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập cuộc sống của bạn. Thông thường, các doanh nghiệp hiện nay khi tuyển dụng, nhà tuyển dụng đều đặt ra chế độ tăng lương định kỳ hàng năm 1-2 lần. Tuy nhiên, việc tăng bao nhiêu thì hầu như nhà tuyển dụng đều không đề cập.

Tất nhiên, việc này còn phụ thuộc vào năng lực của bạn để quyết định mức tăng. Nhưng bạn cần đặt ra câu hỏi với nhà tuyển dụng về mức tối thiểu bạn được tăng. Vì đó chính là động lực để mỗi nhân sự đồng hành cùng doanh nghiệp lâu dài.

Môi trường và công việc ngày mai có phù hợp để gắn bó lâu dài hay không sẽ phụ thuộc vào sự đánh giá và quyết định của bạn hôm nay. Do đó, bạn cần tìm hiểu thật kỹ để có những quyết định đúng đắn nhất. Hy vọng 4 dấu hiệu trên đã giúp bạn có những chuẩn bị khi phỏng vấn ứng tuyển cho công việc mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Theo HR Insider

R&D là ‘vũ khí chiến đấu’ của Huawei để tăng trưởng

Với môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, Huawei vẫn đầu tư mạnh vào R&D. Yếu tố đã giúp hãng công nghệ Trung Quốc tăng trưởng liên tục những năm qua.

Xuất phát điểm là công ty công nghệ nhỏ bé tại Thẩm Quyến, Trung Quốc, với số vốn khởi nghiệp 3.300 USD, nhà sáng lập Nhậm Chính Phi hiểu rõ “đường sống” duy nhất của “đứa con” Huawei là tập trung vào phát triển sức mạnh bản thân. Cụ thể, nghiên cứu và phát triển (R&D) phải luôn là nguồn sức mạnh của toàn bộ chuỗi giá trị Huawei.

Huawei không phải là một công ty niêm yết nên không bị quá áp lực về việc có một báo cáo tài chính đẹp, hay làm thể nào để làm hài lòng các cổ đông trong công ty.

Ông Nhậm Chính Phi chia sẻ: “Chúng tôi chỉ chú ý đến sức mạnh nội tại của mình, cứ thế mà tiến lên mỗi ngày.

Chúng tôi phải tăng cường đầu tư vào những thứ tiên tiến hơn, nếu không, Huawei sẽ bị bỏ lại phía sau và không thể cạnh tranh. Nhiều công ty lớn trên thế giới đột nhiên sụp đổ khi họ rất có lợi thế. Điều này cho thấy họ không theo kịp sự biến đổi của thời đại”.

Hàng năm, Huawei chi hơn 10% doanh thu, tương đương 15 đến 20 tỷ USD để tái đầu tư cho R&D. Hãng có hơn 96.000 nhân viên tham gia vào lĩnh vực này, chiếm gần một nửa tổng số nhân viên. Ngân sách dành cho R&D của tập đoàn tăng 149%, từ năm 2014, vượt mức tăng của Apple, Microsoft, Samsung trong cùng giai đoạn và chỉ đứng sau Amazon.

“Ông lớn” công nghệ Trung Quốc hiện có 36 trung tâm đổi mới sáng tạo, 14 viện nghiên cứu và phát triển trên toàn cầu. Trong năm 2020, Huawei tiếp tục xây dựng thêm các trung tâm nghiên cứu, như dự án tại miền đông nước Anh trị giá 1.2 tỷ USD.

Lấy R&D làm “vũ khí” cạnh tranh mũi nhọn với các công ty công nghệ lớn toàn cầu, Huawei luôn đi trước các đối thủ với đơn vị đo tính bằng năm.

Tháng 6 vừa qua, Huawei xếp thứ 6 trong danh sách Top 50 công ty sáng tạo nhất theo bảng xếp hạng của Boston Consulting Group, tăng 42 bậc so với bảng xếp hạng năm trước. Đây là thứ hạng cao nhất mà Huawei đạt được kể từ lần đầu tiên lọt vào danh sách này năm 2012.

Ở Huawei có một câu chuyện đã trở thành huyền thoại. Tại sa mạc và các vùng nông thôn Trung Quốc, chuột đã làm ảnh hưởng đến kết nối của người dùng, do loài gặm nhấm này thường cắn dây cáp.

Những hãng viễn thông đa quốc gia lúc đó không xem đây là vấn đề của họ, nhưng Huawei lại quyết tâm tìm phương án xử lý. Đội ngũ nghiên cứu đã phát triển các thiết bị và vật liệu bền bỉ, cứng cáp hơn chống lại được loài gặm nhấm. Nhờ đó, hãng cũng đã ký được một số hợp đồng lớn tại Trung Đông, nơi cũng gặp tình trạng tương tự làm khó các công ty đối thủ.

Khi mở rộng thị trường 3G tại châu Âu, Huawei nhận thấy các nhà mạng ở đây kỳ vọng trạm gốc gọn nhẹ, dễ lắp đặt, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng nhưng độ phủ phải rộng hơn.

Hãng công nghệ Trung Quốc đã nghiên cứu và trở thành đơn vị đầu tiên ra mắt trạm gốc phân tán, cho phép phân phối sóng vô tuyến từ mạng lớn đến các mạng riêng nhỏ.

Không chỉ vậy, Huawei còn đầu tư một số dự án trong điều kiện thời tiết khó khăn và địa hình hiểm trở, như công trình xây dựng trạm gốc viễn thông không dây cao nhất thế giới – trên đỉnh Everest cao 6.500 m – và xây mạng GSM đầu tiên tại Bắc Cực.

Còn tại vùng Nuji (Colombia) xa xôi, nơi không có đường giao thông và các điều kiện vận chuyển, nhân viên của Huawei đã ngày đêm vận chuyển thành công trạm gốc thông tin lên núi cao, nối nhịp cầu liên lạc cho 2.759 người dân địa phương.

Sau động đất ở Algerie, sóng thần ở Nhật Bản hay khủng bố ở Ấn Độ, nhân viên Huawei đều có mặt tại hiện trường từ sớm để khắc phục sự cố viễn thông, giúp kết nối thông tin được nhanh chóng nhất.

Trong 30 năm phát triển, Huawei đã cung cấp dịch vụ viễn thông đến 3 tỷ người tại hơn 170 quốc gia.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo VnExpress

Facebook cung cấp các ‘Tips’ để tăng hiệu suất quảng cáo thông qua ‘Ad Copy’

Sắp tới là mùa của giáng sinh và lễ Tết. Nếu bạn đang là một Marketer và đang tìm kiếm các ý tưởng hay bí kíp để gia tăng hiệu suất Marketing của mình thì giờ đây Facebook đã cung cấp cho bạn những mẹo nhỏ giúp bạn đạt được mục tiêu đó.

Và đối với nhiều người, điều đó sẽ liên quan đến quảng cáo trên Facebook và Instagram, nơi bạn có thể tối đa hóa phạm vi tiếp cận của mình và nâng cao nhận thức về thương hiệu.

Để giải quyết vấn đề này, Facebook đã chia sẻ một số mẹo viết nội dung quảng cáo (Ad Copy) và thậm chí là một số công thức bạn có thể sử dụng để tạo quảng cáo của mình.

1. Hãy xây dựng ‘tiếng nói’ cho thương hiệu của bạn

Facebook gợi ý rằng các nhà làm marketing nên tìm cách nhân cách hóa thương hiệu của họ và điều chỉnh tiếng nói thương hiệu hay tông giọng thương hiệu (Brand Voice) của họ để phù hợp với cả mục đích kinh doanh lẫn đối tượng khách hàng mục tiêu của họ.

Nhiều thương hiệu đã thành công trên mạng xã hội bằng cách áp dụng một cá tính cụ thể (specific persona) và Facebook gợi ý rằng điều này có thể là chìa khóa, cũng như đảm bảo tính nhất quán trong giọng điệu của thương hiệu.

2. Định vị sản phẩm của bạn

Facebook lưu ý rằng các yếu tố hình ảnh cũng rất quan trọng trên cả Facebook và Instagram và việc giới thiệu sản phẩm của bạn trước mặt khách hàng là một phần quan trọng của quá trình đó.

“Hãy đặt sản phẩm của bạn ở vị trí chính giữa để khách hàng mục tiêu biết bạn đang quảng cáo gì và tại sao. Bạn cũng có thể nêu thông điệp thương hiệu của mình để khách hàng bắt đầu kết hợp nó với sản phẩm của bạn”.

Facebook trước đây đã khuyên rằng việc đưa thông điệp thương hiệu của bạn vào trong những giây đầu tiên của quảng cáo video là chìa khóa để xây dựng mối liên kết hiệu quả.

3. Hãy nói bằng lời

Điều gì khiến sản phẩm của bạn trở nên độc đáo so với những sản phẩm khác và khách hàng của bạn sẽ nhận được những lợi ích gì?

Đây là những câu hỏi chính mà Facebook đề xuất các nhà quảng cáo nên trả lời trong nội dung quảng cáo của họ để nhấn mạnh thông điệp sản phẩm và thương hiệu chính của bạn, đồng thời tập trung vào các yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến quyết định này.

4. Xây dựng bao bì có thương hiệu

Facebook cũng lưu ý rằng bao bì thương hiệu của bạn, bao gồm cả nhãn hiệu, rất quan trọng.

“Điều này có thể giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng và làm cho gói hàng của bạn trông giống như một món quà, đặc biệt là trong mùa lễ.

Những nét chấm phá được cá nhân hóa có thể khá đơn giản như việc thêm một ghi chú viết tay hoặc bất cứ thứ gì thể hiện cách bạn quan tâm đến khách hàng của mình.”

Những bổ sung nhỏ này, cùng với logo chuyên nghiệp và bảng màu đồng nhất, có thể tăng thêm mức độ chuyên nghiệp cho doanh nghiệp của bạn và các chương trình khuyến mãi liên quan.

5. Chi tiêu có chiến lược

Facebook khuyên rằng các thương hiệu nên tìm cách xây dựng các nỗ lực để nâng cao nhận thức của khách hàng bằng cách sử dụng nhắm mục tiêu lại trong quảng cáo của mình, điều này sẽ giúp thúc đẩy những người đã từng thể hiện sự quan tâm đến thương hiệu của bạn ra quyết định một cách tích cực hơn.

“Quảng cáo cho những người đã truy cập trang web, ứng dụng, cửa hàng hoặc Trang Facebook của bạn hoặc những người đã mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Nhắm mục tiêu lại những người đã quen thuộc với thương hiệu của bạn mang lại cho họ một cơ hội khác để xem xét sản phẩm của bạn”. Theo Facebook chia sẻ.

Thật vậy, nhắm mục tiêu lại có thể mang lại hiệu quả cao – một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khách hàng có khả năng chuyển đổi cao hơn tới 70% khi được nhắm mục tiêu lại bằng quảng cáo hiển thị hình ảnh.

Ngoài những lưu ý này, Facebook cũng đã cung cấp một số ví dụ thực tế, với hình ảnh này cho thấy cách tạo một quảng cáo Facebook hiệu quả:

Và bảng mẹo quảng cáo chính này:

Có một số gợi ý và cân nhắc tốt thông qua bảng công thức này mặc dù hiệu suất quảng cáo cuối cùng sẽ phụ thuộc vào các yếu tố cụ thể của / các chiến dịch của bạn, nhưng những mẹo này cung cấp một số lưu ý tốt để xem xét khi xây dựng phương pháp tiếp cận khách hàng của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

60% đơn hàng online tại Việt Nam được thực hiện trên mạng xã hội

Người Việt có thói quen mua hàng trên mạng xã hội nhiều hơn các trang thương mại điện tử. Tuy vậy, việc thanh toán khi mua bán, trao đổi hàng hóa trên mạng xã hội hiện vẫn còn rất sơ khai. 

Tiki, Lazada, Shopee… chỉ chiếm 40% tổng giao dịch TMĐT tại Việt Nam

Thông tin này vừa được chia sẻ tại lễ ký kết hợp tác giữa tập đoàn công nghệ NextTech của Việt Nam và công ty cung cấp dịch vụ thanh toán VISA. Đây là một thỏa thuận về việc thúc đẩy các hình thức thanh toán số trên mạng xã hội.

Theo chuyên gia công nghệ Nguyễn Hòa Bình, người tiêu dùng Việt có xu hướng mua hàng dựa trên cảm xúc nhất thời. Do vậy, Việt Nam đã trở thành mảnh đất màu mỡ để phát triển thương mại điện tử.

Tuy vậy, có một đặc điểm khác biệt ở thị trường Việt Nam, đó là số lượng người bán hàng không được thống kê chính thức trên các nền tảng mạng xã hội là rất lớn.

Bốn mặt hàng chủ yếu được bày bán trên các trang mạng xã hội là thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thời trang và đồ gia dụng.

Người Việt Nam sử dụng Internet trung bình 7 tiếng đồng hồ mỗi ngày, chủ yếu thông qua smartphone. Mục đích sử dụng Internet chính của người Việt là để vào các mạng xã hội.

Điều này dẫn tới việc mạng xã hội đang trở thành một trong những kênh bán hàng hiệu quả nhất hiện nay.

Dựa trên những số liệu thống kê của mình, vị chuyên gia này cho rằng, các nền tảng (sàn) thương mại điện tử hiện chỉ chiếm 40% tổng số giao dịch trực tuyến tại Việt Nam.

60% tổng giao dịch còn lại thuộc về các tài khoản cá nhân, các trang fanpage và group trên mạng xã hội.

Điều này dẫn tới một thực tế là việc thanh toán khi mua bán, trao đổi hàng hóa trên mạng xã hội tại Việt Nam hiện vẫn còn rất sơ khai, chủ yếu qua hình thức COD (nhận hàng – trả tiền), ông Bình nói.

Phát triển thanh toán số trên mạng xã hội sẽ thúc đẩy TMĐT

Tại các thị trường như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, hình thức thanh toán qua COD chiếm tỷ trọng rất thấp, dưới 40% số giao dịch thương mại điện tử.

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Hòa Bình, khoảng 90% số giao dịch qua mạng xã hội hiện nay tại Việt Nam được thực hiện qua hình thức COD, chỉ 10% còn lại được thực hiện thông qua chuyển khoản.

Ở Việt Nam, các hãng vận chuyển gần như miễn phí dịch vụ COD. Nhiều doanh nghiệp logistic coi hình thức thanh toán COD như một dịch vụ giá trị gia tăng khi vận chuyển, trong khi ở các thị trường khác, phí COD chiếm khoảng 3% giá trị đơn hàng.

Hình thức thanh toán qua dịch vụ COD có một điểm yếu là số lượng khách hàng bỏ đơn nhiều, thời gian quay vòng vốn chậm. Tỷ lệ hoàn đơn của loại hình này rơi vào khoảng từ 8-10%, cá biệt, một số sản phẩm, dịch vụ có tỷ lệ hoàn đơn lên tới 25-30%.

Nguyên nhân của tình trạng này là bởi, người dùng Việt thường thay đổi quyết định mua hàng do việc chốt đơn theo cảm xúc.

Bên cạnh đó, các nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ hoàn đơn khi mua hàng online cao còn do người mua hết tiền lúc nhận hàng, shipper không gọi điện được cho người mua hoặc người mua “bom đơn” không nhận.

Từ đây, có thể thấy, tính trách nhiệm trong việc đặt đơn hàng theo hình thức giao hàng – nhận tiền (COD) rất thấp. Thực tế này gây thiệt hại lớn cho các cá nhân, doanh nghiệp bởi những thiệt hại về chi phí marketing và cơ hội doanh thu.

Theo ông Nguyễn Hòa Bình, việc phát triển công cụ thanh toán số trên môi trường mạng xã hội sẽ giúp các doanh nghiệp nhanh chốt đơn hàng, giảm tỷ lệ hoàn đơn, từ đó thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

Theo ICTNews

Sẽ định danh người dùng mạng xã hội

Bộ Thông tin & Truyền thông sẽ ban hành bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng và định danh người sử dụng mạng xã hội, tránh tình trạng lợi dụng mạng xã hội để thông tin xuyên tặc, bịa đặt.

Trả lời câu hỏi tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều 6/11 của đại biểu Vũ Thị Thủy (Hải Dương) về tình trạng lợi dụng mạng xã hội để thông tin xuyên tạc, bịa đặt về tình hình đất nước, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, đây là vấn nạn toàn cầu.

Bộ xác định làm sạch không gian mạng là nhiệm vụ trọng tâm, làm rất quyết liệt cả về thể chế, về công cụ quản lý (trung tâm giám sát xử lý an toàn thông tin mạng quốc gia, đường dây nóng tiếp nhận phản ánh tin giả).

Bộ đã làm việc cứng rắn với các nền tảng xuyên biên giới, nhất là Facebook và Youtube, các nền tảng này đã tăng mạnh số lượng tin giả được gỡ bỏ. Từ đầu năm tới nay, Bộ phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý hàng trăm trường hợp tin sai, tin giả.

Thời gian tới, Bộ sẽ ban hành bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng và định danh người sử dụng mạng xã hội để người sử dụng không nghĩ rằng vô danh nên vô trách nhiệm; yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới tuân thủ pháp luật Việt Nam và đóng thuế. Bộ cũng đề nghị Quốc hội sửa hình thức xử phạt vi phạm từ mức tuyệt đối thành mức xử phạt theo doanh thu…

Còn với câu hỏi của Đại biểu Ngàn Phương Loan (Lạng Sơn) về xử lý những nội dung nhảm nhí, trái văn hóa, thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ em, Bộ trưởng cho biết, Bộ Thông tin Truyền thông đã xây dựng và nâng cấp Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia có cái năng lực xử lý mỗi ngày là 300 triệu tin, có thể phân tích, đánh giá, phân loại và phát hiện sớm.

Hình thành các đường dây nóng của Cục phát thành – truyền hình và thông tin điện tử và các Sở Thông tin & Truyền thông để tiếp nhận phản ánh về các tin giả, tin xấu độc.

Bộ cũng đã làm việc cứng rắn với các nền tảng xuyên giới, nhất là Facebook và Youtube. Tỷ lệ đáp ứng gỡ bỏ thông tin xấu độc của Facebook đã tăng từ 10% lên 95% và của Youtube là tăng từ 50% lên 90%.

Số lượng gỡ bỏ thông tin xấu độc của Facebook năm 2020 tăng 3 lần so với năm 2017 và số lượng video xấu độc được gỡ bỏ trên Youtube năm 2020 là tăng 8 lần so với năm 2017. Số trang giả mạo được gỡ bỏ cũng tăng được 8 lần so với năm 2017.

Về xử lý vi phạm hành chính thì từ đầu năm 2020 đến nay, Bộ Thông tin Truyền thông cùng các Sở Thông tin & Truyền thông các tỉnh phối hợp với cơ quan chức năng địa phương đã xử lý hàng trăm trường hợp vi phạm về tin sai tin giả, xử lý hàng ngàn đơn thư khiếu nại và phản ánh, tố cáo về tin giả.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo NDH

Chủ tịch Toyota: “Tesla chưa tạo ra một doanh nghiệp thực sự trong thế giới thực”

Vào hôm qua ngày 6.11, Toyota cho biết họ dự kiến sẽ bán được khoảng 7,5 triệu xe và tạo ra lợi nhuận hoạt động là 1,3 nghìn tỷ yên, tương đương khoảng 12,6 tỷ USD cho năm tài chính kết thúc vào tháng 3 năm 2021.

Trong cuộc họp báo cáo doanh thu của Toyota Motors vào thứ Sáu vừa rồi, các giám đốc điều hành của công ty này đã trả lời các câu hỏi về cách họ dự định sẽ cạnh tranh trong lĩnh vực xe điện đang phát triển mạnh và đồng thời cũng đưa ra những nhận xét của họ đối với đối thủ Tesla.

Chủ tịch Toyota, Ông Akio Toyoda thừa nhận rằng mức định giá khoảng 400 tỷ USD của Tesla là ‘một định giá cao ngất trời’, vượt quá so với cả 7 nhà sản xuất ô tô Nhật Bản cộng lại.

Ông cũng cho biết Toyota có thể học hỏi từ thành công của Tesla với các nhà đầu tư và mô hình kinh doanh của nó, bao gồm doanh thu từ xe điện, phần mềm và các sản phẩm năng lượng tái tạo khác.

Tuy nhiên, Ông tiếp tục so sánh hoạt động kinh doanh của Tesla như một nhà hàng vẫn đang trong giai đoạn quảng bá công thức nấu ăn của mình, trong khi Toyota giống một nhà hàng đã phục vụ cho một lượng lớn khách hàng.

Ông Toyoda nói: “Tôi rất do dự khi nói điều này – doanh nghiệp của Tesla, nếu bạn muốn sử dụng phép loại suy, nó giống như một nhà bếp và một đầu bếp”.

“Họ vẫn chưa tạo ra được một doanh nghiệp thực sự trong thế giới thực. Họ đang cố gắng để giao dịch các công thức nấu ăn. Người đầu bếp đang nói rằng ‘Công thức của chúng tôi sẽ trở thành tiêu chuẩn của thế giới trong tương lai.

Tại Toyota, chúng tôi có một nhà bếp thực thụ và một đầu bếp thực thụ, và đang tạo ra các món ăn. Có những khách hàng, họ rất kén chọn món mình thích ăn, nhưng khi họ ngồi trước chúng tôi, họ đã ăn một cách ngon lành các món đó”.

Toyoda lưu ý rằng công ty của ông sản xuất và bán số lượng xe đa dạng cao hơn nhiều so với Tesla, tương đương với 100 triệu xe Toyota thuộc sở hữu của cá nhân, đội xe và các khách hàng khác hiện nay. Toyota dự kiến ​​sẽ bán được khoảng 7,5 triệu xe trong năm tài chính 2021 bắt đầu từ ngày 1 tháng 4 năm 2020.

Tesla dự kiến ​​sẽ bán được 500.000 xe điện vào năm 2020.

Ông Toyoda gọi Toyota là nhà bếp chuyên cung cấp các “dòng sản phẩm với thực đơn đầy đủ”, đề cập đến sự kết hợp của công ty giữa động cơ đốt trong, hybrid, xe chạy bằng pin truyền thống và xe chạy bằng pin nhiên liệu.

Toyota đã phổ biến xe điện hybrid với dòng Prius, bắt đầu được bán vào năm 1997. Hãng cũng sản xuất một số lượng rất hạn chế những chiếc RAV-4 chạy bằng pin, bao gồm cả chiếc RAV-4 chạy điện thế hệ thứ hai mà hãng này hợp tác sản xuất với Tesla.

Nhưng Toyota đã không cam kết sản xuất một lượng lớn xe điện chạy bằng pin cho đến cuối năm ngoái. Đó là khi công ty công bố liên doanh với một trong những đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Tesla trên thị trường toàn cầu, Công ty BYD ở Trung Quốc.

Mặc dù lợi nhuận của Toyota giảm trong quý gần đây nhất, nhưng công ty này cũng đã chứng kiến ​​sự phục hồi doanh số bán hàng cao hơn 3% so với mức trung bình của ngành ô tô vốn đang phục hồi sau khi đại dịch làm giảm doanh số bán hàng ở Trung Quốc trong nửa đầu năm nay.

Với những dấu hiệu phục hồi sắp tới, Toyota cũng tăng hơn gấp đôi so với dự báo cả năm. Công ty hiện dự kiến ​​sẽ tạo ra lợi nhuận hoạt động là 1,3 nghìn tỷ yên, tương đương khoảng 12,6 tỷ USD cho năm đến tháng 3 năm 2021.

(Trước đây, công ty dự kiến ​​sẽ đạt lợi nhuận 500 tỷ yên).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

Facebook đang tìm cách ngăn chặn thông tin sai lệch về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ

Tin giả tràn ngập, Facebook phải xóa nhóm ủng hộ ông Trump.

Trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp ngã ngũ, Facebook mới tìm cách bổ sung tính năng giúp người dùng cẩn trọng hơn khi chia sẻ nội dung về sự kiện này. Nền tảng đồng thời cho biết sẽ hạn chế những thông tin sai lệch trên bảng tin News Feed.

Trước đó, một video quay cảnh đám đông hô vang khẩu hiệu “stop the count” (dừng kiểm phiếu) tại Detroit đã biến Stop the Steal, một nhóm trên Facebook, trở thành hội nhóm phát triển nhanh nhất lịch sử mạng xã hội. Chỉ chưa đầy 22 giờ, Stop the Steal đã thu hút hơn 320.000 người tham gia.

Mặc dù đã bị Facebook gỡ xuống hôm 5/11, hội nhóm này đã nhanh chóng trở thành trung tâm của thông tin sai lệch. Phần lớn người dùng trong Stop the Steal đưa ra các tuyên bố không dẫn chứng về quá trình bỏ phiếu.

Thậm chí, nhiều người còn cho rằng cuộc bầu cử đang bị thao túng để chống lại các nỗ lực của ông Trump. Các bức ảnh, video sai sự thật được đăng lên nhóm này vài phút một lần.

Ngay cả khi CEO Mark Zuckerberg từng tuyên bố không muốn trở thành người phân xử vấn đề này, Facebook đã chủ động kiểm soát thông tin sai lệch trong vài tháng trở lại đây.

Theo New York Times, Facebook chuẩn bị và sẵn sàng cho mọi trường hợp có thể xảy ra vào ngày 3/11. Các biện pháp mới nhất sẽ giúp người dân Mỹ hạn chế sự giận giữ hay xung đột trên nền tảng.

“Khi việc kiểm phiếu tiếp tục diễn ra, chúng tôi nhận được nhiều báo cáo về các tuyên bố không chính xác liên quan đến cuộc bầu cử. Facebook sẽ có biện pháp tạm thời để ngăn chặn vấn đề này”, Facebook cho biết.

Ngoài Facebook, các mạng xã hội khác cũng đang cố gắng làm chậm lại dòng thông tin sai lệch trên nền tảng.Từ hôm 3/11, ông Trump đã đăng 29 bài tweet và retweet có nội dung sai lệch về quá trình bầu cử. Twitter sau đó đã gắn nhãn cảnh báo 38% số bài đăng này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Zing

Facebook Ads bị ‘disable’ – Bạn không hề cô đơn

Khi Facebook phải ‘gồng mình’ để quản lý những căng thẳng và nhầm lẫn đang diễn ra xung quanh cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ, có vẻ như có điều gì đó đã xảy ra trong hệ thống xử lý quảng cáo của họ, điều này đã gây ra không ít ‘nhức nhối’ đối với người làm Marketing trong thời gian gần đây.

Theo đó, vào chiều ngày hôm qua (giờ Mỹ), Facebook thừa nhận rằng một số lượng lớn các nhà quảng cáo đang gặp vấn đề với tài khoản của họ, chẳng hạn như bị từ chối quảng cáo, tài khoản quảng cáo bị hạn chế…

Điều này xảy ra sau một loạt các lời phàn nàn trên Twitter, khi các nhà quản lý mạng xã hội đang phải ‘đau đầu’ để giải quyết vấn đề.

Trên thực tế, theo một phân tích, các truy vấn tìm kiếm của Google cho ‘tài khoản quảng cáo Facebook bị vô hiệu hóa’ đã tăng 1050% chỉ trong vài giờ ngày hôm qua, điều này nhấn mạnh rằng phạm vi của vấn đề đang là rất lớn.

Vậy vấn đề thực sự là gì? Thực chất, trừ Facebook ra thì sẽ chẳng có ai khác có thể hiểu được nguyên nhân đằng sau các sự cố này, nhưng ngay sau khi vấn đề xảy ra, Facebook đã nói rằng họ sẽ giải quyết được vấn đề và các tồn đọng sẽ sớm được xóa bỏ.

Một nhà quản lý sản phẩm của Facebook cho biết.

Các ghi chú được liệt kê trên trang trạng thái hiện tại của Facebook đề cập đến ‘sự cố kỹ thuật’ đã được khôi phục, do đó, không có thông tin cụ thể về lỗi, nhưng hãy đảm bảo rằng mọi thứ sẽ ổn hơn trong thời gian tới khi cuộc bầu cử qua đi.

Phía Facebook không cung cấp thêm bất cứ thông tin chi tiết nào về nguyên nhân gây ra những sự bất ổn này với tài khoản quảng cáo, tuy nhiên như phân tích thì những người làm Marketing cũng sẽ hiểu được ít nhiều vấn đề đang xảy ra để có biện pháp phù hợp.

Vài bí kíp nhỏ cho Marketer qua sự cố này.

  • Tiếp cận đa kênh hơn ngay cả khi Facebook không gặp sự cố.
  • Làm tốt các kênh inbound marketing để giảm bớt sự phụ thuộc vào quảng cáo.
  • Content Marketing vẫn là yếu tố cốt lõi để tăng tương tác với khách hàng mục tiêu.
  • Digital hay Marketing KHÔNG CHỈ LÀ Facebook Ads.
  • Branding cần được quan tâm đúng mức.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Tại sao nhà đầu tư vẫn đổ tiền cho thương mại điện tử?

Là một trong những ngành hiếm hoi trụ vững sau Covid-19, thương mại điện tử (TMĐT) được ví như “cỗ máy đốt tiền” khi đang ngốn rất nhiều vốn đầu tư.

Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) ước tính quy mô ngành này sẽ đạt mức 15 tỷ USD. Khảo sát mới nhất của Nielsen Việt Nam cũng chỉ ra 63% người tiêu dùng sẽ tiếp tục mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn.

Với một thị trường có tốc độ tăng trưởng cao, nhiều dư địa phát triển, việc các doanh nghiệp đứng đầu “rót vốn” để giành miếng bánh thị phần là điều khá dễ hiểu. Song để được đại gia chi tiền đầu tư, các sàn TMĐT cần vận động chứ không đơn thuần “há miệng chờ sung” nhờ tiềm năng sẵn có.

Sức nóng cạnh tranh từ thị trường TMĐT Việt

Sau nhiều năm cạnh tranh khốc liệt, “cuộc chơi” giờ gói gọn trong 4 cái tên: Lazada, Shopee, Tiki và Sendo. Khi thị trường có bước chuyển, cuộc đua cũng thay đổi từ cạnh tranh về khuyến mại và sự kiện mua sắm giống nhau sang những hướng đi riêng.

Điển hình, Sendo tập trung chủ yếu vào chiến lược thu hút người dùng mới ở khu vực nông thôn, ngoại thành… và rót tiền cho các chiến lược marketing lấy cảm hứng từ những bản sắc, dấu ấn và văn hóa của người Việt.

Trong khi đó, Tiki hướng đến tăng độ phủ thương hiệu bằng cách xuất hiện trong MV của hàng loạt ca sĩ trẻ. Chưa biết kết quả ra sao, nhưng năm 2019, con số lỗ của sàn này đã tăng đột biến với gần 1.800 tỷ đồng.

Dù chịu lỗ cao nhất thị trường với con số lên đến 1.901 tỷ đồng, Shopee với nguồn vốn lớn từ công ty mẹ đã đầu tư cho công nghệ để ra mắt tính năng Shopee Live, đồng thời kết hợp cùng nhiều tên tuổi lớn trong và ngoài nước để thực hiện các chiến dịch truyền thông, hợp tác với các đơn vị giao hàng nhanh để cải tiến dịch vụ.

Tạo khác biệt nhờ đầu tư dài hạn

Để tồn tại trong thị trường cạnh tranh khốc liệt này, các sàn TMĐT cần nhiều hơn ngoài dòng vốn mạnh – điều đó đã được chứng minh với sự ra đi của không ít tên tuổi trước đó. Là cái tên lớn trong lĩnh vực TMĐT trên toàn Đông Nam Á, Lazada đã và đang cho thấy sự khác biệt khi dồn lực xây dựng một hệ sinh thái TMĐT bền vững, tạo nên từ 3 trọng tâm cốt lõi: Công nghệ – Cơ sở hạ tầng logistics và Nâng cao trải nghiệm khách hàng.

“Là nền tảng TMĐT hàng đầu tại Việt Nam và Đông Nam Á, công nghệ tiên tiến luôn nằm trong DNA của chúng tôi” – ông James Dong – Tổng giám đốc Lazada Việt Nam – khẳng định.

Cụ thể, công nghệ được ứng dụng trong mọi hoạt động, ý tưởng của Lazada nhằm nâng tầm trải nghiệm mua sắm khách hàng: Ứng dụng thuật toán thông minh để đề xuất mặt hàng với mức giá phù hợp đúng nhu cầu mua sắm người tiêu dùng; cho phép các thương hiệu và nhà bán hàng livestream giới thiệu sản phẩm, truy cập dữ liệu ở thời gian thực để nhanh chóng đưa ra quyết định giúp tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh trên nền tảng số…

Nhờ đó, lượng tìm kiếm và đề xuất sản phẩm trên sàn này đã tăng hơn 100%, tỷ lệ chuyển đổi người mua tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước.

Theo số liệu công bố mới nhất, trong quý III/2020 (từ 1/7 đến 30/9), nền tảng này đã thực hiện gần 20.000 tập livestream, so với cùng kỳ năm trước, số lượng nhà bán hàng và thương hiệu tham gia tăng hơn 6,5 lần, số đơn hàng thành công cũng tăng trên 50 lần.

Lazada cũng là sàn TMĐT tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại vào mô hình Shoppertainment – mua sắm kết hợp giải trí. Trong lễ hội mua sắm 11.11 tới đây, sàn TMĐT này sẽ lần đầu tiên kết hợp sân khấu Led 3D, hiệu ứng thực tế ảo AR, cùng format sân khấu 360 độ trong đại nhạc hội Supershow.

Sự kiện này cũng sẽ được phát sóng trực tuyến thông qua hình thức livestream trên ứng dụng mua sắm Lazada để nâng tầm trải nghiệm mua sắm của khách hàng.

Nếu công nghệ là nền móng vững chắc thì hệ thống cơ sở hạ tầng logistics chính là “xương sống” của nền tảng TMĐT này.

Tính đến nay, Lazada Việt Nam đang sở hữu mạng lưới và hệ thống logistics quy mô với 6 trung tâm xử lý hàng hóa tại 3 tỉnh thành lớn; 2 trung tâm chia chọn với dây chuyền công nghệ hiện đại có thể xử lý 500.000 bưu kiện/ngày; 66 bưu cục với hơn 1.400 nhân viên giao vận.

Bên cạnh đó, sàn còn có nhiều hình thức sáng tạo khác như Điểm nhận hàng – Collection Points, cho phép người tiêu dùng chủ động sắp xếp thời gian và địa điểm nhận hàng tại các cửa hàng tiện lợi như CircleK, FPTshop, B’smart, True Money…;

Tủ khóa thông minh iLogic Smartbox giúp người mua theo dõi đơn hàng và chủ động lấy hàng theo thời gian thực mà không cần tiếp xúc với nhân viên giao hàng. Những sáng kiến về mặt logistiscs này chính là các điểm sáng giúp Lazada được lòng người tiêu dùng trong giai đoạn giãn cách xã hội do dịch Covid-19 vừa qua.

“Lazada đã đạt được đà tăng trưởng mạnh mẽ trong năm vừa qua. Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư để hướng đến mục tiêu dài hạn về xây dựng hệ sinh thái TMĐT lành mạnh, bền vững trong thời gian dài, mang lại lợi ích thiết thực cho khách hàng, các thương hiệu và nhà bán hàng”, ông James Dong nhấn mạnh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Zing

Khi vị thế thống trị của Google bị thách thức

Đây là động thái pháp lý lớn nhất của Mỹ đối với một công ty công nghệ kể từ năm 1998, khi Bộ Tư pháp nước này khởi kiện Microsoft với cáo buộc tương tự.

Cách đây hơn 20 năm, khi Google lần đầu tiên ra mắt thế giới Internet, trang tìm kiếm này đã tạo được ấn tượng khá tốt với người dùng nhờ giao diện tối giản: chỉ gồm một thanh tìm kiếm và một vài nút tính năng. Thời điểm đó, các công cụ tìm kiếm khác như AltaVista, Yahoo! và Lycos đều phủ đầy màn hình với một loạt quảng cáo và liên kết.

Từ một công cụ tìm kiếm trên mạng Internet thời kỳ sơ khai, sau hơn 20 năm, Google đã phát triển thành một trong những doanh nghiệp thành công nhất thế giới bằng cách tận dụng công cụ tìm kiếm của mình cho một mạng lưới các dịch vụ như bản đồ, email, mua sắm và du lịch.

Nhưng, giống như từng xảy ra với những “người khổng lồ” khác, vị thế thống trị thị trường của Google đã làm dấy lên những câu hỏi và cáo buộc về hoạt động cạnh tranh không lành mạnh. Để rồi vào ngày 20/10, Bộ Tư pháp Mỹ đã chính thức kiện Google dựa trên các cáo buộc về hành vi giảm khả năng phát triển và cạnh tranh của các công ty sáng tạo mới.

Đây là động thái pháp lý lớn nhất của Mỹ đối với một công ty công nghệ kể từ năm 1998, khi Bộ Tư pháp nước này khởi kiện Microsoft với cáo buộc tương tự.

Sự “bành trướng” lặng lẽ của Google

Nếu trong thời gian đầu, người dùng yêu thích giao diện nhanh, gọn, nhẹ của Google. Thì hai thập kỷ sau, trải nghiệm của họ với Google đã khác đi đáng kể. Giao diện của Google vào năm 2020 về cơ bản vẫn đơn giản như ngày trước, nhưng người dùng đang dành nhiều thời gian hơn trong “vũ trụ” của tập đoàn này.

Khi sử dụng Internet, người dùng có thể đang tương tác với Google mà không hề nhận ra. Đó là bởi vì hầu hết các trang web đều chứa các công nghệ quảng cáo của Google và âm thầm theo dõi quá trình lướt web của người dùng.

Khi họ tải một bài báo trên web có chứa quảng cáo do Google đính kèm, tập đoàn sẽ lưu giữ hồ sơ về trang web đó – ngay cả khi người dùng không nhấp vào quảng cáo.

Theo công ty nghiên cứu thị trường eMarketer, trong năm 2019, Google và Facebook nhận 59% khoản tiền mà các doanh nghiệp chi tiêu cho quảng cáo kỹ thuật số. Trong “miếng bánh” đó, Google chiếm 63%.

Công nghệ quảng cáo của Google cũng bao gồm các mã phân tích vô hình chạy trong nền của nhiều trang web có tên Google Analytics. Theo một phân tích của một công ty chuyên về công cụ tìm kiếm trực tuyến khác là DuckDuckGo, khoảng 74% các trang web đều chạy công cụ này.

Với những người dùng các thiết bị di động, sự thống trị của Google là không thể bàn cãi, đặc biệt là Android – hệ điều hành di động phổ biến nhất trên thế giới.

Các thiết bị Android chắc chắn phải tải xuống ứng dụng từ cửa hàng Google Play, bao gồm các ứng dụng quan trọng như bản đồ, email và thanh tìm kiếm. Trợ lý ảo điều khiển bằng giọng nói Google Assistant cũng là một phần trong các thiết bị Android.

Ngay cả khi người dùng sở hữu một chiếc iPhone của Apple, sự hiện diện của Google vẫn rất lớn. Google là thanh tìm kiếm mặc định trên trình duyệt Safari của iPhone từ năm 2007.

Gmail là dịch vụ email phổ biến nhất trên thế giới với hơn 1,5 tỷ người dùng, vì vậy nhiều người vẫn sử dụng nó trên iPhone của mình. Và người dùng rất khó tìm được một ứng dụng khác ngoài YouTube để xem video.

Ngoài smartphone, Google cũng là một thế lực thống trị trên máy tính cá nhân. Theo một số ước tính, hơn 65% người dùng Internet sử dụng trình duyệt web Chrome của Google, chưa kể đến ứng dụng trực tuyến khác của “đại gia” này.

Google cũng có sự hiện diện không hề nhỏ trên thị trường thiết bị kết nối Internet cho nhà ở thông mình. Công ty này có Google Home, một trong những sản phẩm loa thông minh phổ biến nhất và được tích hợp trợ lý ảo Google Assistant.

Đồng thời, Google cũng sở hữu Nest, công ty chuyên sản xuất camera an ninh, báo động cháy và bộ điều nhiệt được kết nối Internet cho các ngôi nhà thông minh.

Người dùng cũng tương tác với Google ngay cả khi họ dùng một ứng dụng không có kết nối rõ ràng với công ty. Đó là bởi Google cung cấp cơ sở hạ tầng điện toán đám mây hoặc công nghệ máy chủ cho phép truyền phát video trực tuyến và tải dữ liệu.

Như với ứng dụng TikTok ở Mỹ, những video của họ được lưu trữ trên đám mây của Google (dù TikTok có thể sớm chuyển sang dịch vụ khác theo thỏa thuận với Oracle.)

Vị thế thống trị bị thách thức

Sức mạnh thống trị của Google đã đưa công ty đến một thời điểm quan trọng: Vụ kiện của Bộ Tư pháp Mỹ. Lập luận của phía Chính phủ Mỹ tập trung vào công cụ tìm kiếm của Google và cách công ty này xây dựng vị thế độc quyền thông qua các hợp đồng và thỏa thuận kinh doanh nhằm chặn bước các đối thủ.

Trong một bài đăng trên Twitter ngay sau đó, Google cho rằng vụ kiện là một “sai lầm sâu sắc.” Công ty nói thêm: “Mọi người sử dụng Google vì lựa chọn của họ, không phải do bị ép buộc hay họ không thể tìm ra các lựa chọn thay thế.”

Không thể phủ nhận rằng Google cung cấp các dịch vụ được đánh giá cao trên toàn thế giới mà không yêu cầu trả phí trực tiếp từ người dùng. Nhưng theo giới chức, các dịch vụ “miễn phí” này vẫn có thể gây hại.

Theo Bộ Tư pháp Mỹ, bằng cách hạn chế sự cạnh tranh, Google đã gây hại cho người dùng một phần bằng cách giảm chất lượng dịch vụ tìm kiếm, bao gồm cả các khía cạnh như quyền riêng tư, bảo vệ dữ liệu và sử dụng dữ liệu của họ. Đây là một phần quan trọng, cho thấy rằng giá cả không phải là vấn đề duy nhất cần được chú ý.

Logic đằng sau tuyên bố của Bộ Tư pháp Mỹ là các công cụ tìm kiếm khác có lịch sử bảo vệ quyền riêng tư người dùng tốt hơn Google, ví dụ DuckDuckGo đáng lẽ đã thành công hơn.

Hoặc nói theo cách khác, Google vốn phải cạnh tranh mạnh mẽ hơn về mặt bảo vệ quyền riêng tư cho khách hàng, thay vì áp đặt các điều khoản làm suy giảm quyền lợi nêu trên theo cáo buộc của Bộ Tư pháp Mỹ.

Nếu Google bị phát hiện vi phạm lệnh cấm độc quyền theo Đạo luật Sherman, “đại gia” này có thể phải đối mặt với các khoản tiền phạt và yêu cầu bồi thường thiệt hại đáng kể tại Mỹ. Nhưng có lẽ mối quan tâm lớn hơn đối với Google sẽ là viễn cảnh Bộ Tư pháp tìm cách phân tách các hoạt động kinh doanh của tập đoàn.

Google sở hữu một loạt các dịch vụ rất thành công, bao gồm công cụ tìm kiếm Google Search, trình duyệt web Google Chrome, hệ điều hành Android và nhiều dịch vụ công nghệ quảng cáo khác. Vị thế của Google và quyền truy cập vào dữ liệu của một doanh nghiệp được cho là mang lại lợi thế lớn cho Google trong các hoạt động kinh doanh này.

Các luật sư của Chính phủ Mỹ đã nhắc lại vụ kiện Microsoft từ hai thập kỷ trước đó. Mặc dù khi đó Washington đã thất bại trong việc buộc hãng này phân tách hoạt động kinh doanh, song vụ kiện đó đã mang đến một môi trường công nghệ cởi mở hơn đáng kể vì các đối thủ cạnh tranh không còn phải hoạt động dưới cái bóng của Microsoft nữa.

Giới quan sát cho rằng vụ kiện có thể kéo dài nhiều năm và hiện chưa rõ Chính phủ Mỹ sẽ tìm kiếm giải pháp nào cho vụ kiện này. Nhưng dù kết quả ra sao, giới phân tích hy vọng vụ kiện sẽ giúp mở ra một giai đoạn mới cho thị trường công nghệ, nơi những “người khổng lồ” phải học cách cạnh tranh lành mạnh hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo TTXVN

Sắp có smartphone Yahoo! giá chỉ 50 USD

ZTE Blade A3Y là smartphone mang thương hiệu Yahoo!, hợp tác sản xuất cùng hãng viễn thông Trung Quốc.

Nhà mạng Verizon giới thiệu mẫu điện thoại Yahoo Mobile ZTE Blade A3Y, smartphone đầu tiên của Yahoo!, hợp tác sản xuất cùng hãng ZTE của Trung Quốc.

Yahoo Mobile ZTE Blade A3Y được trang bị màn hình 5,45 inch với độ phân giải HD, camera sau 8MP cùng đèn flash LED kép, camera trước 5MP đèn flash LED, cảm biến mở khóa vân tay và tính năng nhận diện khuôn mặt.

Bên trong của điện thoại chạy Android 10 là bộ vi xử lý lõi tứ, RAM 2 GB, pin dung lượng 2.660 mAh và bộ nhớ 32 GB có thể mở rộng lên tới 2 TB bằng thẻ nhớ microSD.

Về thiết kế, điện thoại mang phong cách hoài cổ khi có viền trên và viền dưới của màn hình khá dày, giống với các smartphone những năm trước đây. Hiện tại, Verizon chỉ giới thiệu phiên bản màu xanh tím cho mẫu điện thoại mới này.

Guru Gowrappan, Giám đốc điều hành Verizon, cho biết khách hàng mua điện thoại không chỉ được cài sẵn một số ứng dụng của Yahoo! như mail, tin tức, thể thao, tài chính và thời tiết, mà còn có thể được cung cấp dịch vụ email không quảng cáo và Wi-Fi Hotspot không giới hạn.

Yahoo Mobile ZTE Blade A3Y hiện được bán với mức giá 50 USD tại thị trường Mỹ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Zing

Nokia 6300 và Nokia 8000 sắp ‘hồi sinh’

Tin đồn gợi ý HMD Global chuẩn bị hồi sinh hai mẫu điện thoại Nokia cổ điển là 6300 và 8000 nhưng trang bị tính năng hiện đại hơn bản gốc. 

HMD Global hy vọng khơi lại hoài niệm của những người yêu thích các sản phẩm di động đời cũ của Nokia. Nokia 6300 là một trong hai mẫu máy có khả năng “hồi sinh”.

Với kiểu dáng cổ điển và thân máy làm từ thép không rỉ chắc chắn, Nokia 6300 khá phổ biến với giới doanh nhân tại thời điểm ra mắt và thuộc phân khúc tầm trung.

Mẫu còn lại dường như chỉ lấy cảm hứng từ Nokia 8000 series. Máy nổi tiếng với bàn phím trượt và vỏ bảo vệ bàn phím cũng như chất lượng hoàn thiện.

Chẳng hạn, Nokia 8910i dùng thân máy titan, 8000 Gold Arte lại được dát vàng 18 karat, còn Sapphire Arte được khảm đá quý… Đây đều là những máy xa xỉ trước khi Vertu ra đời.

Không rõ Nokia 6300 và Nokia 8000 khi xuất hiện trở lại sẽ dùng hệ điều hành KaiOS như các dòng máy hiện nay của HMD Global hay không. Dù vậy, một điều chắc chắn là chúng thông minh hơn bản gốc. Cả 2 đều trang bị kết nối 4G LTE và có thể chính thức xuất hiện trong vài tuần tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo ICTNews

Chưa cần bầu cử – Donald Trump đã thắng trên mạng xã hội

Kết quả bầu cử tổng thống Mỹ sẽ chỉ được công bố sớm nhất vào ngày 4/11. Tuy nhiên, nếu xét về sự yêu thích trên mạng, chiến thắng rõ ràng đã thuộc về một người.

Trong nhiều cuộc thăm dò trước bầu cử tổng thống Mỹ, ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden đều vượt trội so với tổng thống đương nhiệm Donald Trump. Tuy nhiên, sự yêu thích đối với 2 nhân vật này trên mạng xã hội lại hoàn toàn khác biệt.

Những con số vượt trội của ông Trump

Twitter là mạng xã hội mà Tổng thống Mỹ Donald Trump sử dụng nhiều nhất. Ông Trump đã hoạt động trên Twitter từ năm 2009. Hiện tại, tài khoản Twitter chính thức của ông có 87,3 triệu lượt theo dõi.

Con số này cao hơn rất nhiều so với 11,8 triệu người theo dõi ứng viên tổng thống Joe Biden trên Twitter. Khi còn là phó tổng thống dưới thời ông Barack Obama, ông Biden còn sử dụng một tài khoản khác có tên “Phó tổng thống Biden”, do chính quyền quản lý với 2,5 triệu người theo dõi. Tổng cả hai tài khoản này thì lượt theo dõi vẫn chỉ bằng 1/5 ông Trump.

Ông Trump có thể xếp vào nhóm “nghiện” Twitter, khi mỗi ngày đều đặn đăng hàng chục bài viết lên mạng xã hội này. Theo thống kê của trang web Trump Twitter Archive, giai đoạn trước khi tranh cử tổng thống Mỹ ông đăng khoảng 22 bài viết mỗi ngày.

Số lượng này giảm đi một chút khi ông bắt đầu tranh cử (15 bài), giảm rõ rệt trong quá trình chờ nhậm chức và năm đầu tiên làm tổng thống (5-9 bài/ngày). Tuy nhiên, từ giữa năm 2018 thì lượng tweet mỗi ngày của ông Trump tăng dần, và đạt tới 33 bài viết/ngày trong khoảng tháng 1-6/2020.

Thống kê của Tweet Binder cho thấy tài khoản của ông Trump đã đăng tổng cộng 45.000 bài viết. Trong khi đó, tài khoản của ông Biden dù tạo sớm hơn (từ năm 2007) chỉ đăng khoảng 5.400 bài, và chủ yếu là đăng lại (retweet).

Trên Facebook, lượng theo dõi tài khoản ông Trump cũng đạt 30 triệu, vượt trội so với 3,7 triệu của ông Joe Biden.

Ai là người thắng trên mạng?

Lượng theo dõi cao hơn hẳn cũng giúp cho ông Trump có được tương tác tốt hơn. Theo dựa trên dữ liệu của CrowdTangle, công ty phân tích dữ liệu thuộc Facebook, trong 30 ngày qua tài khoản Facebook của ông Trump có tới 130 triệu lượt tương tác.

Con số của ông Biden trong cùng khoảng thời gian chỉ là 18 triệu. Sự chênh lệch này cao hơn nhiều so với 1 tháng trước đó, khi ông Trump đạt 86 triệu lượt tương tác so với 10 triệu của đối thủ.

Trên Instagram, tổng thống Mỹ đương nhiệm cũng có tới 60 triệu lượt tương tác những bài viết trong 30 ngày gần nhất, so với 34 triệu của ông Joe Biden.

Một trong những thông số quan trọng nhất, nhưng không được Facebook công khai, là lượng tiếp cận (reach). Con số này có thể cho thấy sự hiệu quả khi các ứng viên truyền đi thông điệp của mình, nhất là khi lượng chia sẻ trực tiếp trên Facebook ngày càng giảm.

Trong bài viết trên The Conversation, nghiên cứu sinh tiến sĩ Tristan Hotham cho rằng lượt xem video có thể là chỉ dấu hiệu quả thay thế cho lượt tiếp cận, bởi video trên Facebook được chạy tự động.

Số liệu của CrowdTangle cho thấy lượng xem video đăng trên trang ông Biden là hơn 130.000, ít hơn nhiều con số hơn 440.000 của ông Trump.

Xét kỹ hơn về các lượt tương tác, tỷ lệ “thả tim” cho các nội dung của ông Trump đã tăng trong khoảng thời gian 2016-2020. Trong khi đó, bài viết của ông Biden giảm cả về tỷ lệ thả tim và tức giận, nhưng lại có nhiều cảm xúc “buồn” hơn.

“Lượt tương tác trên Facebook vẫn rất quan trọng, và ở cuộc đua này ông Trump lại một lần nữa chiến thắng”, ông Hotham kết luận.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Zing

Facebook ‘tiết lộ’ về hiệu suất quảng cáo dựa trên tần suất (Frequency)

Khi bạn phác thảo các chiến dịch quảng cáo của mình, phạm vi tiếp cận (reach) rõ ràng là một trong các yếu tố chính, nhưng tần suất (frequency) hay số lần mỗi người dùng được hiển thị quảng cáo của bạn cũng là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc và có thể có tác động đáng kể đến phản hồi và hiệu suất quảng cáo.

Khi nói đến quảng cáo Facebook hay Facebook Ads – nhà quảng cáo nên hiển thị quảng cáo của họ cho khách hàng tiềm năng bao nhiêu lần để tối đa hóa mức độ tương tác?

Đó là một câu hỏi khó trả lời, bởi vì nó rõ ràng điều này còn phụ thuộc vào sản phẩm, sự sáng tạo – và còn nhiều yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến kết quả của bạn.

Nhưng để hiểu rõ hơn về cách hoạt động của điều này, Facebook gần đây đã tiến hành phân tích 2.439 chiến dịch để đo lường phản ứng của người dùng và mức độ tương tác với quảng cáo bắt đầu giảm dựa trên số lần hiển thị lặp lại.

Facebook đã sử dụng phương pháp Brand Lift (mức độ ảnh hưởng của chiến dịch truyền thông lên sức khỏe thương hiệu) để đo lường kết quả – Brand Lift sử dụng phương pháp thăm dò ý kiến ​​và các công cụ đo lường nhận thức về thương hiệu khác để hiểu rõ hơn giá trị thực của một quảng cáo.

Dựa trên điều này, Facebook nhận thấy rằng nhiều lần hiển thị hơn có tương quan với “ý định hành động và tỷ lệ ghi nhớ quảng cáo” tốt hơn, mặc dù điều này cũng có giới hạn.

“Điều này có xu hướng khá ổn định, với kết quả tích cực không còn tăng đáng kể sau một số lần hiển thị nhất định. Mặc dù số lần hiển thị chính xác có thể biến đổi, nhưng thông tin chi tiết quan trọng là thực sự kết quả sẽ giảm dần khi hiển thị ngày càng nhiều.”

Vậy bao nhiêu là quá nhiều? Như bạn có thể thấy trong biểu đồ này, sau 5 hoặc 6 lần hiển thị, kết quả bắt đầu giảm dần, ngay cả đối với những quảng cáo có hiệu suất tốt.

Nhưng như đã lưu ý, điều đó cũng liên quan đến chính quảng cáo đó – một quảng cáo tốt, hấp dẫn sẽ có hiệu suất tốt hơn quảng cáo trung bình.

Dữ liệu Brand Lift của Facebook cũng có thể tiết lộ một số thông tin chi tiết ở đây – dựa trên phản hồi của người dùng trong tập dữ liệu của mình, Facebook cũng có thể phân chia các phân đoạn quảng cáo dựa trên tỷ lệ phản hồi.

Vì vậy, về cơ bản, Facebook có thể đo lường phản hồi dựa trên nội dung quảng cáo tốt hay xấu bằng cách đo lường phản hồi của mọi người.

Như bạn có thể thấy, tỷ lệ phản hồi cho các chiến dịch tương tác cao nhìn chung cao hơn đáng kể, nhưng ngay cả với các chiến dịch hoạt động trung bình, chúng ta vẫn thấy tỉ lệ phản hồi tăng lên đáng kể sau bốn hoặc năm lần quảng cáo được hiển thị.

Kết quả cho thấy chất lượng quảng cáo của bạn vẫn là yếu tố then chốt, nhưng tần suất vẫn nên được xem xét trong bất kỳ chiến dịch quảng cáo nào.

Theo tổng kết của Facebook:

“Một người xem quảng cáo nhiều lần hơn sẽ có kết quả tốt hơn, nhưng sau một thời điểm, thương hiệu ngày càng nhận được ít lợi ích hơn.”

Chính xác là để xác định “điểm” đó sẽ nằm ở đâu trong chiến dịch của bạn thì bạn sẽ cần phải tiến hành nghiên cứu riêng, tuy nhiên, dữ liệu thực sự chỉ ra rằng tần suất là quan trọng và có thể thúc đẩy tỉ lệ phản hồi được tốt hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Nokia trên đường trở lại top 3 hãng smartphone hàng đầu thế giới

Google chính là mắt xích quan trọng để Nokia có thể trở lại top 3 nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới.

Một tài liệu từ HMD Global – công ty được cấp phép độc quyền sản xuất và bán điện thoại Nokia – đã tiết lộ kế hoạch tương lai của công ty đối với thương hiệu này.

Theo GSMArena, thông tin cho thấy kế hoạch của HMD là đưa Nokia lọt vào top 3 nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới trong 3-5 năm tới. Tuy nhiên, để làm được điều đó thì Nokia cần có mối quan hệ chặt chẽ với Google.

Google và Qualcomm đã đầu tư một khoản tiền vào thương hiệu Nokia cách đây 2 tháng, vì vậy sẽ không ngạc nhiên nếu những smartphone sắp ra mắt của Nokia được tích hợp nhiều công nghệ, tính năng mới của Google.

Điểm mấu chốt trong chiến lược bán hàng của HMD chính là mang các thiết bị Nokia trở thành “dòng Pixel cho mọi phân khúc” với hệ điều hành Android gốc mượt mà, ít ứng dụng cài sẵn.

Tài liệu còn đề cập đến nguyên tắc cần tuân thủ trong các sự kiện tiếp theo của Nokia, chính là không được so sánh điện thoại của hãng này với các thương hiệu khác.

Cuối cùng, tài liệu đã tiết lộ các thị trường trọng điểm mà Nokia cần tập trung là Ấn Độ, Trung Quốc, Nga, Indonesia, Anh, Đức, Nam Phi, Mexico và Mỹ.

Theo Counterpoint, có tổng cộng 12,2 triệu điện thoại Nokia được bán ra trong quý II. Doanh số smartphone của hãng giảm 38% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng tăng 50% so với quý trước. Nokia tiếp tục nắm giữ 0,5% thị phần, xếp thứ 15 trên thị trường smartphone toàn cầu. 5 hãng smartphone lớn nhất thế giới hiện nay lần lượt là Samsung, Huawei, Xiaomi, Apple và Oppo.

Các mẫu điện thoại phổ thông của Nokia có doanh số tăng 41% so với quý trước, chiếm 16% thị phần và xếp thứ 2 sau iTel (23%).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Zing

[Download] Báo cáo Audience Insights for B2B Marketing 2020

Báo cáo 2020 Audience Insights for B2B Marketing là những số liệu chi tiết về xu hướng sử dụng các phương tiện truyền thông (Media) từ hơn 11 triệu người ra quyết định dựa trên 20 ngành công nghiệp khác nhau.

Báo cáo xem xét các chủ đề, xu hướng và các điểm đáng chú ý gây được tiếng vang với các chuyên gia B2B vào năm 2020: ‘năm của sự gián đoạn’.

Báo cáo miễn phí chuyên sâu này có dữ liệu của các nhóm đối tượng chưa từng được công bố trước đây của hơn 11 triệu người ra quyết định, trên 22 ấn phẩm và 20 ngành hàng.

Được xây dựng nhằm mục đích dành cho các người làm marketing, những thông tin chi tiết độc quyền của bản báo cáo có thể cung cấp những thông tin về các chiến lược marketing và các hướng dẫn đầu tư nhiều hơn vào mảng nội dung.

Điểm nổi bật:

  • Tìm hiểu những gì các nhà lãnh đạo ngành đang ưu tiên và cách họ ứng phó với những thách thức của năm 2020.
  • Đạt được POV (point of view) tổng thể với việc phân tích các xu hướng chung giữa các ngành.
  • Có thêm ý tưởng mới cho thị trường ngách của bạn với bảng phân tích ngành về định dạng nội dung, từ khóa và phương pháp tiếp cận thông điệp hiệu quả.

Bạn có thể download bản full về Audience Insights for B2B Marketing tại: Link

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

[Infographic] Cách tạo nên sức mạnh của thương hiệu

Nếu bạn đang trong quá trình thành lập doanh nghiệp mới? Hay đơn giản là bạn đang muốn tạo ra một bộ nhận diện thương hiệu thành công? Bài viết này dành cho bạn !

Có 04 nền tảng để xây dựng nên một thương hiệu dưới đây:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Apple, Google và cú bắt tay chi phối thế giới Internet

Câu chuyện phía sau thỏa thuận tỷ USD giúp Google và Apple thống trị thế giới Internet được bắt đầu từ một bữa tối ở California, Mỹ.

Năm 2017, bức ảnh Tim Cook và Sundar Pichai ăn tối tại một nhà hàng Việt Nam ở California (Mỹ) khiến giới công nghệ quan tâm về mối liên kết giữa Apple và Google – 2 công ty quyền lực nhất Thung lũng Silicon.

Bữa tối ấy diễn ra khi 2 công ty chuẩn bị bắt tay nhau đưa Google Search trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên iPhone và những sản phẩm của Apple. Với giá trị hàng tỷ USD, thỏa thuận này giúp Apple và Google củng cố vị thế là những hãng công nghệ hàng đầu thế giới.

Thuật ngữ kỳ lạ tại Thung lũng Silicon

Tuy nhiên, mối quan hệ thân thiết ấy có nguy cơ bị phá vỡ. Ngày 20/10, Bộ Tư pháp Mỹ đã đệ đơn kiện Google lên Tòa án Liên bang Washington, cho rằng công ty này đã có những hành vi chống cạnh tranh, chèn ép đối thủ và duy trì thế độc quyền trong thị trường truy vấn thông tin.

Để kiện Google, chính phủ phải lật lại bản hợp đồng được ký lần đầu cách đây 15 năm, giúp Apple và Google trở thành liên minh mà không đối thủ nào có thể lật đổ.

“Có một thuật ngữ kỳ lạ tại Thung lũng Silicon là hợp tác. Ngoài sự cạnh tranh khốc liệt, bạn cũng cần hợp tác”, Bruce Sewell, cố vấn cho Apple giai đoạn 2009-2017, chia sẻ.

Apple và Google là minh chứng cho sự hợp tác ấy, dù Tim Cook từng nói mô hình quảng cáo của Google là giám sát người dùng, còn Steve Jobs tuyên bố sẽ có “chiến tranh” khi biết tin Google phát triển hệ điều hành cạnh tranh với iPhone.

Apple và Alphabet – công ty mẹ của Google – có tổng giá trị vốn hóa hơn 3.000 tỷ USD, cả 2 cạnh tranh trên nhiều lĩnh vực từ smartphone, bản đồ đến laptop. Họ cũng biết cách làm hài lòng nhau, đơn cử như thỏa thuận giúp Google Search xuất hiện mặc định trên iPhone.

Theo Bộ Tư pháp Mỹ, gần 50% lưu lượng tìm kiếm của Google đến từ thiết bị Apple. Khi người dùng iPhone tìm kiếm bằng Google, họ cũng tiếp cận với quảng cáo và những dịch vụ như YouTube. Việc mất đi thỏa thuận với Táo khuyết sẽ gây thiệt hại không nhỏ cho Google.

Một cựu giám đốc Google thừa nhận mất đi hợp đồng với Apple là “viễn cảnh đáng sợ” đối với công ty này.

Các công tố viên cho rằng thỏa thuận này là chiến thuật bất hợp pháp mà công ty có trụ sở tại Mountain View sử dụng để “bành trướng” mô hình kinh doanh. Mặc dù là 2 đối thủ cạnh tranh ở Thung lũng Silicon, Apple đang hứng chịu chỉ trích vì tạo điều kiện cho hành vi chống cạnh tranh, góp phần đưa Google trở thành trung tâm của Internet.

Những đối thủ nhỏ như Yelp, Expedia thường phàn nàn sự thống trị của Google khiến họ bị chèn ép. Microsoft cũng từng nói nếu bộ máy tìm kiếm Bing được cài mặc định trên iPhone và iPad, doanh thu quảng cáo của họ sẽ cao hơn.

‘Làm việc như thể chúng ta là một’

Tim Cook và Sundar Pichai từng gặp lại vào năm 2018 để bàn về cách tăng doanh thu tìm kiếm. “Tầm nhìn của chúng ta là làm việc như thể cùng trong một công ty”, trích lời nhân viên cấp cao của Apple vào năm 2018 sau cuộc gặp giữa 2 CEO.

Google được cho đã trả cho Apple 8-12 tỷ USD mỗi năm để Google Search trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên iPhone và iPad, tăng mạnh so với 1 tỷ USD của năm 2014. Đây là khoản chi lớn nhất mà Google từng thanh toán cho đối tác, chiếm 14-21% lợi nhuận hàng năm của Apple. Vậy nên với Táo khuyết, họ cũng không muốn để mất khoản tiền này.

Nếu phải chấm dứt thỏa thuận, Apple sẽ mất khoản tiền lớn mà Google trả hàng năm. Nhưng với Google, đó là điều nghiêm trọng hơn bởi dường như không có phương án thay thế lưu lượng truy cập bị mất.

Điều này cũng có thể khiến Apple phát triển công cụ tìm kiếm riêng. Đối với nhân viên Google, họ tin rằng Apple đủ khả năng tạo ra công cụ tìm kiếm cạnh tranh trực tiếp với Google.

Tuy khoản tiền trả cho Apple liên tục tăng, Google luôn nói lưu lượng truy cập cao vì họ được người dùng yêu thích chứ không phải “mua chuộc”. Công ty lập luận rằng Bộ Tư pháp đang vẽ bức tranh không hoàn chỉnh, việc hợp tác với Apple chẳng khác gì Coca-Cola trả tiền cho siêu thị để có kệ hàng nổi bật cả.

Những công cụ tìm kiếm như Bing của Microsoft cũng chia sẻ doanh thu với Google để xuất hiện dưới dạng tùy chọn tìm kiếm phụ trên iPhone. Google nói Apple cho phép người dùng đổi công cụ tìm kiếm mặc định, dù ít người sẽ làm vậy bởi họ vẫn thích Google hơn.

Về phía Apple, công ty này khá kín tiếng về thỏa thuận với Google. Bernstein Research phát hiện rằng trong báo cáo tài chính đầu năm của Apple, nó được gọi là “doanh thu cấp phép”.

Ngay cả lãnh đạo Apple cũng đề cao Google Search. Năm 2018, CEO Tim Cook tuyên bố Google Search là tốt nhất. Ông nói rằng Apple đã làm nhiều cách hạn chế việc thu thập dữ liệu của Google, bao gồm chế độ duyệt web ẩn danh trên trình duyệt Safari.

Tuy nhiên thỏa thuận không chỉ áp dụng cho Safari, Google Search còn là công cụ tìm kiếm mặc định của trợ lý ảo Siri, ứng dụng Google và trình duyệt Chrome trên iOS.

Tham vọng khó thực hiện nếu thiếu Google

Mối quan hệ giữa Apple và Google đã chuyển từ thân thiện, đối đầu trong quá khứ sang hợp tác. Khi Google mới thành lập, 2 nhà sáng lập Larry Page và Sergey Brin xem Steve Jobs là cố vấn thân cận, luôn có nhau để bàn về tương lai công nghệ.

Năm 2005, Apple và Google đã ký thỏa thuận đưa Google trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên trình duyệt Safari của Mac OS X. Một cựu giám đốc Apple (giấu tên) nói rằng Tim Cook, lúc ấy là cấp dưới của Jobs, đã nhận thấy tiềm năng của thỏa thuận.

Google đã gửi tiền, việc của Táo khuyết là đưa công cụ tìm kiếm mà người dùng ưa thích vào nền tảng của họ.

Thỏa thuận được mở rộng vào năm 2007 khi chiếc iPhone đầu tiên ra mắt. Lúc ấy, Steve Jobs đã mời CEO Google, Eric Schmidt lên sân khấu để nói về sự hợp tác.

Mối quan hệ giữa 2 bên từng gặp sóng gió khi Google âm thầm phát triển Android, hệ điều hành di động cạnh tranh với iOS khiến Steve Jobs nổi giận. Năm 2010, Apple đã kiện một nhà sản xuất smartphone vì sử dụng Android.

“Tôi sẽ phá nát Android đến hơi thở cuối cùng nếu cần”, Jobs nói với người viết cuốn tiểu sử cho ông, Walter Isaacson. Một năm sau, Apple giới thiệu trợ lý ảo Siri, sử dụng Microsoft Bing thay vì Google Search.

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Apple và Google chưa từng chấm dứt. Một cựu giám đốc Apple tiết lộ 2 bên sẽ đàm phán định kỳ về thỏa thuận và mỗi lần như vậy, Apple lại nhận từ Google nhiều tiền hơn.

Đúng như vậy, thỏa thuận được gia hạn vào năm 2017. Lúc ấy, Google đang chật vật vì lượt nhấp vào quảng cáo trên di động tăng trưởng thấp, trong khi Apple cũng không hài lòng với Bing trên Siri.

Tim Cook đặt ra mục tiêu 50 tỷ USD doanh thu dịch vụ đến năm 2020, một tham vọng được cho sẽ rất khó đạt được nếu Apple thiếu khoản tiền đóng góp của Google.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

Theo Zing

‘Bật mí’ 21 nguồn tìm kiếm thông tin Marketing Insights Report

Tổng hợp nhiều nguồn khác nhau nơi những người làm digital marketing có thể tìm kiếm các báo cáo về thị trường, insight khách hàng, các bản phân tích hay dữ liệu về thị trường. Cùng MarketingTrips khám phá các thông tin hữu ích cho Marketer ở bài viết bên dưới nhé.

'Bật mí' 21 nguồn tìm kiếm thông tin Insights Report
‘Bật mí’ 21 nguồn tìm kiếm thông tin Insights Report

1. GLOBAL WEB INDEX

(Highly recommend)
Là một platform “cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về người tiêu dùng của bạn hơn bất kỳ công ty nghiên cứu nào khác.” Trang thông tin Resources của Global Web Index là một trong những nguồn mà DAM rất thường xuyên sử dụng để tham khảo những thông tin về Insight hay Media.

2. MERKLE

(Highly recommend)
Là một trang web bạn không thể bỏ qua nếu muốn tìm hiểu tổng thể về Data Driven Marketing từ data, technology, đến analytics với ecosystem các sản phẩm, dịch vụ của Markle. Bên cạnh đó trang web của Markle thường xuyên public các tài liệu và những Case study thực tế ứng dụng các báo cáo nghiên cứu, solution vào triển khai các hoạt động của doanh nghiệp mà marketing là một trong những trọng tâm.

3. COMSCORE

(Highly recommend)
https://www.comscore.com/Insi…/Presentations-and-Whitepapers
Khá quen thuộc với những người trong ngành. Trang insights của Comscore cũng thường xuyên release các report về khu vực và riêng Việt Nam với nhiều chủ đề khác nhau sẽ là nơi bạn muốn cập nhật đến. Khuyên bạn nên subscribe newsletter để không bỏ lỡ những thông tin nhé.

4. HOOTSUITE

(Highly recommend)
Nói đến Social Media thì không thể bỏ qua Hootsuite, thông tin cô động và có tính ứng dụng cao dành cho các bạn triển khai trên các kênh mạng xã hội. Từ các Research và Trends mới nhất đến các Case study rất hữu ích cho bạn.

5. WE ARE SOCIAL

(Highly recommend)
Một global agency chuyên triển khai các ý tưởng, chiến dịch trên các social platform. Với thông điệp “tin tưởng vào Social Insights sẽ mang đến Business Value”.
Đây là một trang bạn có thể tham khảo thêm các idea triển khai các chiến dịch trên social và những insights trên các nền tảng mạng xã hội. Khuyên bạn nên subscribe newsletter của We Are Social để có thêm nhiều thông tin gửi về mail nhé.

6. STATISTA

(Highly recommend)
Dành cho các bạn làm research, nghiên cứu và tìm kiếm số liệu để lên kế hoạch, chiến lược hay làm presentation pitching cho khách hàng. Nền tảng trả phí phải gọi là đáng đồng tiền cho các bạn. Bên cạnh đó thì cũng có những research được public free nhé các bạn. Khuyên bạn nên subscribe newsletter để không bỏ lỡ những thông tin nhé.

7. JUNIPER RESEARCH

(Highly recommend)
Chỉ riêng trang Whitepapers (miễn phí) sẽ khiến bạn mất thời gian để nghiền ngẫm và đọc hết đấy. Bên cạnh đó cũng check qua phần Blog nữa nhé.

8. GARTNER

(Highly recommend)
Trang tổng hợp báo cáo, phân tích về rất nhiều ngành lĩnh vực, bao gồm các báo cáo chi tiết và các bài phân tích về những nội dung cụ thể. Thông tin khá sâu và phân tích chi tiết ở cấp độ chiến lược và thực thi cho từng ngành. Link ad để đây là cho Marketing nhé.

9. MARKETINGCHARTS

(Highly recommend)
Cái tên nói lên tất cả, trang này cung cấp các bạn các số liệu phân tích tổng hợp từ các nguồn khác nhưng dưới dạng chart. Nếu bạn không muốn tìm đâu xa từ nhiều nguồn thì đây là nơi bạn có thể tham khảo. Cũng tương tự Data Analysis for Marketing nhé.

10. NRF

(Highly recommend)
Tất tần tật những gì liên quan đến Retail. Để bạn tự khám phá nhé. Cho ngay cái Highly recommend ngay và luôn.

11. THE CMO SURVEY

(Highly recommend)
Đây là nơi bạn có thể tìm kiếm những thông tin từ chính các CMO trên toàn thế giới về các chủ đề. Knowhow bạn get được từ đây là rất nhiều nhé. Về tất cả những khía cạch trong ngành được khảo sát ý kiến của các CMO. Vẫn là khuyên bạn nên subscribe newsletter để không bỏ lỡ những thông tin nhé.

12. DATA REPORTAL

(Highly recommend)
Nơi tổng hợp tất cả report được phối hợp giữa Hootsuite và We Are Social. Rất dễ tìm kiếm theo khu vực và lĩnh vực, cực chất cho các bạn đang tìm các research và report nhé. Trang này cung cấp Digital Report hằng năm nổi tiếng mà các bạn luôn ngóng mỗi năm đây.

13. Q&Me

(Highly recommend)
Là một research agency tại Việt Nam, thường xuyên có public những báo cáo nghiên cứu thị trường, hành vi khách hàng, trends, platform,… bạn có thể tham khảo đấy. Khuyên bạn nên subscribe newsletter để không bỏ lỡ những thông tin nhé.
Trang web dạng blog cung cấp cho bạn nhiều thông tin về Social Media từ tương tác với khách hàng, hành vi trên social media đến social commerce và những thông tin khác. Bạn sẽ tìm thấy các bài viết phân tích sâu và cung cấp nhiều knowhow cho bạn trong quá trình triển khai trên các kênh mạng xã hội.

15. IDC – International Data Corporation

Là nhà cung cấp hàng đầu toàn cầu về thông tin thị trường, dịch vụ tư vấn với những thông tin bổ ích từ kinh nghiệm triển khai cho các khách hàng trên toàn thế giới, trang blog của IDC sẽ là nơi bạn tìm thấy rất nhiều bài học có thể ứng dụng vào những hoạt động Data-Driven Marketing của mình đấy.
Cung cấp các report (có phí) các ngành và bao gồm nhiều quốc gia có cả Việt Nam. Report và Webinar là điều mà bạn cần follow ở trang web này. Thường xuyên cung cấp những webinar về nhiều nội dung hay và kiến thức bổ ích dành riêng cho các Marketer.

17. OUR WORLD in DATA

Trang này khá to và nhiều thông tin ở tất cả các ngành, xã hội, chính trị,… Như quyển từ điển toàn thư số liệu toàn thế giới. Thích hợp cho bạn tìm kiến những thông tin chung nhất. Nhưng nếu có kỹ năng research và sử dụng web này bạn có thể tìm được những thông tin mình cần đấy.

18. REPORT LINKER

“Công nghệ và dữ liệu ngày nay sẽ giúp các chuyên gia hiểu rõ hơn những gì đang diễn ra trong ngành của họ” Trang này có phí bạn nhé. 89$/ tháng. Cung cấp những số liệu report data cho bạn về từng ngành chi tiết. Nếu bạn thật sự cần thì đây là nơi bạn tìm và mua những data online nhé.
Tổ chức các khóa học chuyên về Data Science, bạn có thể tìm những thông tin chuyên sâu về Data-Driven tại đây. Chuyên sâu về Code và ứng dụng Data.

20. CBRE – Trang thông tin thị trường Bất động sản.

Digital Marketing & PR Agency tại Đông Nam Á. Vero thường xuyên cung cấp những tin tức, insights, whitepapers cập nhật mới nhất về lĩnh vực MarCom. Khuyên bạn nên subscribe newsletter để không bỏ lỡ những thông tin nhé.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Đến tận hôm nay tôi mới hiểu, tại sao bạn mình làm sếp còn tôi thì cứ mãi ở vị trí nhân viên

Chắc chắn rằng khi đi làm, bất kỳ ai cũng phấn đấu hết mình vì mục tiêu thăng tiến trong sự nghiệp. Tuy nhiên, có rất ít người được đạt mục tiêu này và số đông còn lại, trong đó có tôi, cứ mãi vụt mất cơ hội dù đã nỗ lực không ngừng.

Không ít lần tôi thầm ghen tị và tự thất vọng với bản thân, vì sao cùng một xuất phát điểm nhưng bạn tôi đã có sự thăng tiến trong sự nghiệp là được làm sếp còn tôi cứ mãi giậm chân tại chỗ với vị trí nhân viên quèn. Và khi ngồi lại trò chuyện với người bạn ấy, tôi đã tìm ra nguyên nhân là gì.

Chỉ hoàn thành công việc của mình là chưa đủ.

Chúng ta thường cho rằng, hoàn thành tốt phần công việc của mình là xong và thay vì chủ động tìm kiếm hạng mục mới, ta lại nghỉ ngơi và chờ đợi người khác giao việc.

Chúng ta cũng thường do dự và né tránh những nhiệm vụ phát sinh vì cho rằng đó là những công việc không lương và bản thân cũng không muốn hoàn thành nó bởi vì không phải là nghĩa vụ của mình.

Đây cũng là một phần lý do khiến chúng ta mãi không vươn lên được một chức vụ cao hơn mà chỉ là một nhân viên quèn.

Để trở thành sếp, đòi hỏi rất nhiều ở vốn hiểu biết, kinh nghiệm không chỉ giới hạn trong lĩnh vực chuyên môn. Chúng ta thường né tránh những công việc phát sinh bới chúng không mang lại phần lương “bonus” vào thời điểm đó.

Chúng ta chẳng thể nào nhìn thấy những giá trị vô hình mà những công việc phát sinh mang lại vì nó là những vốn kiến thức và kỹ năng mới (có lẽ bản thân còn thiếu).

Để tạo nên sự khác biệt với những người khác và có cơ hội thăng tiến hơn trong công việc thì những giá trị vô hình đó thực sự là cần thiết vì nó tăng khả năng uy tính và tinh thần trách nghiệm cao trong công việc.

Thiếu trách nhiệm và sáng tạo trong công việc.

Việc tuân thủ giờ giấc làm việc của công ty, có mặt đúng giờ, ra về đúng giờ dường như luôn được lý tưởng hóa trong suy nghĩ của mỗi nhân viên. Nhưng đôi khi thực tế lại khác so với suy nghĩ.

Có những công việc phát sinh vào lúc cuối giờ, nhưng chúng ta vẫn bỏ về vì nghĩ đã hết giờ làm việc và dự định hoàn thành chúng vào ngày mai.

Việc này khiến chúng ta mất điểm rất nhiều trong mắt sếp lẫn đồng nghiệp và cũng là lý do mà sự thăng tiến trong sự nghiệp của bạn gặp khó khăn.

Bên cạnh đó, sự thăng tiến cũng bị ảnh hưởng khi ta chỉ biết ghi nhận, lắng nghe mà không bao giờ đưa ra ý tưởng mới hoặc có ý tưởng nhưng không chia sẻ với mọi người.

Những điều này sẽ khiến cấp trên nghĩ rằng chúng ta thiếu tinh thần làm việc nhóm, không sáng tạo, không bứt phá.

Đừng giới hạn sự phát triển của bản thân vì những rụt rè và tinh thần thiếu trách nhiệm; hãy đóng góp ý kiến khi bạn có ý tưởng biết đâu rằng những đóng góp đó lại mang lại kết quả đáng kinh ngạc.

Bạn đã thực sự nỗ lực và có mục tiêu rõ ràng?

Từ trước đến này, chúng ta thường nghĩ rằng thăng tiến sẽ dựa vào thâm niên làm việc, dựa vào những gì cống hiến cho công ty. Thậm chí, dù biết ta đang thiếu chuyên môn, cần được trau dồi nhưng vẫn không cố gắng mà cứ làm việc nhằm mục đích để lấy số thâm niên ra oai.

Với cách nghĩ này, thì dù có làm 5 năm hay 10 năm, chúng ta cũng mãi là nhân viên và bị người khác lấy mất cơ hội.

Vì vậy, thay vì mãi làm việc với thái độ làm lâu sẽ được thăng chức, chúng ta hãy làm việc vì đam mê và hăng say cống hiến. Trước hết, hãy đặt ra cho mình những mục tiêu phấn đấu rõ ràng và phân tích xem đâu là thứ chúng ta chưa có và cần học hỏi thêm.

Đừng tự biến mình thành những cỗ máy lạc hậu và làm việc rập khuôn, nhàm chán. Sếp sẽ chỉ trao cơ hội khi thấy rằng chúng ta có tư duy hoạch định tốt, làm việc hiệu quả và quan trọng là không phải làm cho có.

Thái độ quyết định tất cả.

Có mấy ai giữ được sự khiêm tốn và chịu hạ cái tôi của mình khi quá tự tin vào năng lực của bản thân?

Chúng ta thường đánh giá mình có năng lực hơn người khác nên không muốn lắng nghe ý kiến và khó chịu nếu như làm việc dưới quyền của người khác. Ngay cả đồng nghiệp nhìn vào điều này cũng khó lòng ủng hộ chúng ta, chứ chưa nói đến sếp.

Vì thế, bên cạnh việc chứng tỏ mình là người có mục tiêu, có năng lực, trách nhiệm thì việc thể hiện thái độ tôn trọng, khiêm nhường cũng như kỹ năng giao tiếp khéo léo cũng là yếu tố giúp cho cơ hội thăng tiến sự nghiệp mở rộng với chúng ta.

Và nếu bạn giống tôi ở một hoặc tất cả điều trên, thì đã hiểu vì sao chúng ta cứ ngồi đấy làm nhân viên và nhìn bạn bè ngày một thăng tiến rồi đấy! Hãy “reset” lại bản thân và nỗ lực gấp đôi từ bây giờ để bù lại khoản thời gian mà chúng ta đã phung phí.

Mặc dù, nhận ra trễ nhưng còn hơn là mãi mãi không hiểu mình đã sai ở đâu. Chúng ta hãy nắm bắt cơ hội này mà cùng thay đổi sự nghiệp của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Google chi 12 tỷ USD mỗi năm để trở thành công cụ tìm kiếm độc quyền trên iPhone

Để hưởng vị thế độc quyền với tư cách là công cụ tìm thông tin trên các sản phẩm của Apple, mỗi năm Google trả cho Apple 12 tỷ USD để duy trì vị thế công cụ tìm thông tin mặc định.

Bộ Tư pháp Mỹ vừa đệ đơn kiện chống độc quyền chống lại Google, tuyên bố rằng công ty có trụ sở tại Mountain View đã sử dụng các hoạt động chống cạnh tranh và loại trừ trong thị trường tìm kiếm và quảng cáo để duy trì độc quyền bất hợp pháp.

Trước đó, vào năm 2017, Apple đã cập nhật một thỏa thuận để tích hợp công cụ tìm kiếm của Google làm tùy chọn tìm kiếm mặc định trên các thiết bị của công ty này. Tờ New York Times báo cáo rằng, để đổi lại điều này thì Google phải trả cho Apple số tiền là 8-12 tỷ USD mỗi năm.

Đây là khoản thanh toán lớn nhất mà Google thực hiện cho bất kỳ đối tác nào và nó cũng đã chiếm từ 14 đến 21 phần trăm lợi nhuận hàng năm của Apple. Đó không phải là số tiền mà Apple sẵn sàng để từ bỏ.

Các công tố viên cho rằng, thỏa thuận này là đại diện cho các chiến thuật bất hợp pháp được sử dụng để bảo vệ độc quyền của Google và kìm hãm sự cạnh tranh. Theo Bộ Tư pháp Mỹ, gần một nửa lưu lượng tìm kiếm của Google hiện nay đến từ các thiết bị của Apple.

Apple cũng đang bị chỉ trích vì tạo điều kiện cho hành vi chống cạnh tranh bằng cách chấp nhận thỏa thuận này. Mặc dù là 2 đối thủ cạnh tranh ở Thung lũng Silicon, nhưng thỏa thuận được cho là một phần của “một liên minh khó có thể xảy ra giữa các đối thủ”.

Nếu chính quyền Mỹ can thiệp, điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu của Apple và Google cũng sẽ bị ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng. “Gã khổng lồ” tìm kiếm dường như không có phương án nào để thay thế lưu lượng truy cập sẽ đánh mất. New York Times dự đoán sau khi mối quan hệ tan rã, Apple sẽ xây dựng công cụ tìm kiếm cho riêng mình và cạnh tranh trực tiếp với Google.

Là một phần của thỏa thuận, Google cũng là công cụ tìm kiếm mặc định cho Siri và tìm kiếm hệ thống, thay thế thỏa thuận mà Apple đã ký với Microsoft vào năm 2017.

Apple không cung cấp cách để người dùng chuyển đổi công cụ tìm kiếm trong quá trình thiết lập ban đầu cho thiết bị của mình. Apple cũng không gợi ý cho người dùng rằng có thể chuyển đổi công cụ tìm kiếm khi lần đầu tiên sử dụng trình duyệt Safari trên thiết bị Apple.

Dù vậy, Apple cho biết, ngoài việc có thể thay đổi công cụ tìm kiếm mặc định sau khi thiết lập, người dùng có thể truy cập ứng dụng tìm kiếm của bên thứ ba, ứng dụng trợ lý giọng nói của bên thứ ba hoặc truy cập trang web của công cụ tìm kiếm khác.

Vào năm 2019, Phó chủ tịch phụ trách mảng luật doanh nghiệp của Apple, Kyle Andeer đã phát biểu trước một phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ rằng công ty “đã tiến hành một cuộc cạnh tranh mở để xem chúng tôi nghĩ điều gì sẽ tốt nhất cho người tiêu dùng của mình và người tiêu dùng luôn sử dụng Google”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo NDH