Skip to main content

Chàng trai bị trầm cảm khi bất ngờ thừa kế công ty ở tuổi 20

Điều hành công ty gia đình là một trách nhiệm lớn. Lên nắm quyền kinh doanh là một thử thách mà thường những người thừa kế, ngay từ khi còn là một đứa trẻ, đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Điều này cho phép họ có được kinh nghiệm cần thiết và tự tin giải quyết mọi thách thức khi tiếp quản công việc kinh doanh của gia đình.

Tuy nhiên, trường hợp của Devin Wills, Chủ tịch công ty chuyên cung cấp các dịch vụ lắp đặt, sửa chữa hệ thống mái nhà A&W Contracting lại khác. Trách nghiệm, sự ràng buộc và thách thức tiếp quản công ty được đặt lên vai anh một cách bất ngờ, sau khi cha anh, ông Andy Wills qua đời trong một cơn đau tim năm 2017.

Từ lợp mái nhà đến điều hành công ty

Sự qua đời đột ngột của ông Andy, người thân duy nhất của anh, đã đẩy Devin vào một tình cảnh vô cùng bối rối. Một thanh niên ở độ tuổi 20, mới chỉ biết tập trung học lắp đặt hệ thống mái nhà với cha mình, đã bị bỏ lại với trách nhiệm trở thành người thừa kế của công ty gia đình thành lập bởi cha anh 28 năm trước.

Hàng loạt sự kiện ập đến cuộc đời của Devin, khiến anh rơi vào trầm cảm nặng nề, nghiện rượu và chất kích thích. Bước ngoặt bất ngờ và đáng tiếc đã đẩy chàng thanh niên khỏe mạnh và chịu khó đến tình trạng sức khỏe suy giảm.

“Thứ đẩy tôi vào con đường ấy là khi còn trẻ, điều duy nhất khiến tôi hạnh phúc là chìm trong cơn say và được vây quanh bởi chính những kẻ say khác”, Devin chia sẻ trải nghiệm của mình.

Cuộc chiến nội tâm khiến anh duy trì lối sống tiêu cực này trong một thời gian, như cách để vùng vẫy khỏi nỗi buồn ngày càng khắc sâu. Mọi chuyện tệ đến mức Devin đã có lúc nghĩ rằng mình sẽ sốc thuốc trong vòng 5 năm tới.

“Tôi ghét sự tỉnh táo bởi nó khiến tôi nhớ ra khủng hoảng và nỗi buồn của bản thân. Tôi trốn tránh nó như dịch bệnh vậy”.

“Đó luôn là mối quan ngại của tôi. Tôi dành bốn hoặc năm ngày tiệc tùng không ngừng. Tôi không hề dừng lại. Tôi cố khắc phục các vấn đề của mình nhưng đã trở nên hoàn toàn phụ thuộc vào lối sống này.

Tôi coi nó như nguồn hạnh phúc của mình. Nếu có bị sốc thuốc thì đó cũng chẳng phải là vấn đề lớn với tôi. Tôi từng tự nói với bản thân rằng, nếu tôi chết, ít nhất tôi đã bước ra ngoài và vui chơi … Đó là những ngày đen tối”.

Đạt được thành công lớn nhất: Sự tỉnh táo

Những trải nghiệm, cũng như các quãng thời gian tồi tệ trong cuộc đời Devin không kéo dài mãi mãi. Điều Devin cần là sức mạnh tinh thần và nhận thức rằng không có gì mạnh mẽ hơn khả năng vượt qua khó khăn và đối mặt với hai thử thách lớn nhất trong cuộc đời anh.

Đạt được sự tỉnh táo chắc chắn là thành tựu lớn nhất của Devin, ít nhất là theo định nghĩa của anh. Dù vậy, điều này không đến từ một phép màu nào đó. Chính con đường kiên trì, nỗ lực và tập trung cai nghiện đã là bước đầu để anh đạt được mốc 500 ngày cai nghiện ma túy và rượu.

Denvin lần đầu đưa ra quyết định thay đổi tại hội nghị do Grant Cardone tổ chức ở Miami. Tại đây, anh nghe người khác chia sẻ kinh nghiệm vượt qua các giai đoạn quan trọng trong cuộc sống và dần thay đổi quan điểm của mình.

Kể từ đó, Devin được truyền cảm hứng để tiến lên trên con đường hồi phục của mình. Kết quả là, anh đã thay đổi thói quen của mình, trở thành người yêu thích đạp xe leo núi, võ Brazil, lướt ván, trượt tuyết và đọc sách.

Bí quyết ư? Tinh thần là tất cả

Đối với những người không biết tường tận câu chuyện của Devin, sự thay đổi của anh có vẻ như đơn giản. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể đi lên sau thất bại, đối mặt với thử thách và vượt qua những trở ngại, làm bản thân mạnh mẽ hơn và quyết định bước tiếp trên con đường đang đi.

Chìa khóa thành công của Devin? Tập trung vào tâm lý đúng đắn, vào nhận thức rằng bản thân là sự quan tâm số một. Đây là một vài chia sẻ của Devin từ chính trải nghiệm của anh:

Trả lời câu hỏi tại sao: Luôn nhớ rằng lý do đằng sau mọi động lực là điều giúp chúng ta đạt được những mục tiêu đề ra mỗi ngày. Hãy hỏi bản thân mỗi ngày: tại sao tôi làm điều này, tại sao tôi kinh doanh? Và tại sao nó quan trọng với tôi? Điều này sẽ mang lại giá trị lớn để bạn đạt được những gì mình muốn.

Hình thành thói quen hàng ngày: Dưới góc độ cá nhân, việc hình thành những thói quen hàng ngày sẽ cho phép bạn bắt kịp bản thân. Đó có thể là thiền, cầu nguyện, đọc sách, những khía cạnh để làm phong phú sự phát triển cá nhân, cung cấp sức mạnh cho bạn.

Luôn ở chế độ học tập: Liên tục học hỏi sẽ đưa bạn đi xa và xa hơn nữa. Điều quan trọng là luôn khao khát kiến thức. Nó đóng vai trò như một dạng rèn luyện trí óc, giúp chúng ta luôn giữ được động lực và chủ động học được những điều mới trong mọi trải nghiệm.

Ba bước trên, dù có vẻ sáo rỗng hoặc quá đơn giản, nhưng lại đại diện cho công thức mà Devin đã dựa vào để làm nền tảng phát triển cá nhân và công ty. Cho đến nay, thành công lớn nhất của anh là duy trì được sự tỉnh táo của mình.

Tuy nhiên, sẽ là không công bằng nều chúng ta bỏ qua thành tích của Devin như một doanh nhân. Anh là một chàng trai trẻ với khả năng học tập tăng theo cấp số nhân. Anh đã đầu tư vào các khu dân cư, nhà ở một gia đình và có tầm nhìn cùng đam mê để gia nhập mạnh mẽ hơn vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản rộng lớn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Entrepreneur/NDH

Starbucks, Dunkin’ và cả McDonald’s đóng cửa hàng trăm cửa hàng tại Mỹ

Cụ thể, Starbucks, Dunkin’ và cả McDonald’s sẽ đóng cửa 1.400 địa điểm trên khắp nước Mỹ khi các công ty này đều báo cáo doanh số sụt giảm mạnh trong bối cảnh khủng hoảng của Covid-19.

Dunkin’ (née Donuts), báo cáo giảm 20% doanh thu trong quý hai, sẽ đóng cửa 800 cửa hàng hoặc tương đương 8% tổng các địa điểm bán lẻ vào cuối năm 2020.

Giám đốc tài chính (CFO) của Dunkin’, Bà Kate Jaspon chia sẻ: “Bằng việc thoát khỏi tình cảnh này, chúng tôi tự tin rằng chúng tôi sẽ có vị trí tốt hơn để phục vụ các khu vực thương mại với thiết kế nhà hàng thế hệ tiếp theo mới nhất của Dunkin’, nơi sẽ cung cấp thực đơn rộng hơn và nhiều trải nghiệm hiện đại hơn”.

Với McDonalds, thương hiệu này có doanh thu giảm 30% trong quý II, sẽ đóng cửa 200 cửa hàng vào năm 2020, bao gồm tất cả các nhà hàng trong các cửa hàng của Walmart (Theo CNBC).

Còn với Starbucks, hiện doanh thu ròng giảm 38% trong quý hai, sẽ đóng cửa 400 địa điểm đến năm 2021 và sẽ đầu tư nhiều hơn vào các giải pháp bán hàng nhằm đối phó với đại dịch chẳng hạn như: dịch vụ đặt và nhận hàng thông qua thiết bị di động, dịch vụ Drive-Thru (Nhận hàng mang về).

* Driving Through (hay Drive-Through, Drive-Thru) là phương thức kinh doanh mà các xe ô tô hoặc xe máy sẽ nối tiếp nhau đi theo hàng qua một cửa sổ, các nhân viên cửa hàng sẽ giao tiếp với khách hàng tại đây.

Theo một báo cáo của Harvard Business School (HBS), nhiều nhà hàng đã chuyển sang các mô hình mang đi và giao hàng để sống sót sau đại dịch. Theo Yelp, có đến khoảng 26.160 nhà hàng ở Mỹ trên nền tảng này đã phải đóng cửa trong cuộc khủng hoảng Covid-19.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Google Ads: Google đang thử nghiệm làm to phong chữ trong tiêu đề quảng cáo

Theo đó, Google đang thử nghiệm kích thước phông chữ lớn hơn trong tiêu đề quảng cáo của Google Ads.

Dòng tiêu đề đầu tiên được hiển thị trong một phông chữ lớn hơn đáng kể trên dòng một tiêu đề thứ hai xuất hiện bên dưới nó. Các thử nghiệm đã được phát hiện bởi PPC hubbub.

Hiện tại bản thử nghiệm này chỉ hiển thị trên ứng dụng Google dành cho thiết bị di động. Trong ví dụ bên dưới, chỉ quảng cáo ở vị trí đầu tiên (Top 1) mới hiển thị với định dạng thử nghiệm mới.

Trong ảnh chụp màn hình bên dưới, mẫu quảng cáo ở trên cùng hiển thị định dạng thử nghiệm với kích thước phông chữ lớn hơn nhiều cho tiêu đề đầu tiên trong khi quảng cáo ở vị trí hai được hiển thị với phông chữ tiêu đề thông thường.

Tại sao các nhà quảng cáo nên quan tâm.

Thật dễ dàng để có thể nhận thấy là bản cập nhật này sẽ mang lại tỷ lệ nhấp chuột cao hơn (CTR). Google luôn chạy các bản thử nghiệm và thường thì Google sẽ không có những thông báo chính thức vào thời gian này.

Cũng không ai có thể chắc chắn là bản cập nhật này chỉ dành cho các nhà quảng cáo ở vị trí đầu tiên hay sẽ được áp dụng cho tất cả các vị trí còn lại.

Google thường cập nhật nhiều tính năng ưu tiên cho vị trí đầu tiên trên kết quả tìm kiếm, điều này khiến nó trở nên hấp dẫn và cạnh tranh hơn trong việc đấu giá quảng cáo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips 

Google Maps: ‘Mạng xã hội kiểu mới’ bạn có biết chưa

Được coi là ứng dụng chỉ đường tốt nhất hiện nay, Google Maps trên thực tế còn tích hợp thêm rất nhiều tính năng rất thú vị theo kiểu ‘mạng xã hội’ mà không nhiều người biết đến.

Vào năm ngoái, Google đã thử nghiệm tính năng cho phép người dùng theo dõi (follow) các tài khoản Local Guide – hay còn gọi những hướng dẫn viên địa phương, chuyên chia sẻ các địa điểm ưa thích của họ trên ứng dụng Google Maps.

Khi bấm nút theo dõi những tài khoản này, người dùng có thể biết được những địa điểm hấp dẫn, thú vị chưa được khám phá, kèm theo những review, nhận xét chi tiết của các Local Guide về các địa điểm này.

Mới đây nhất, Google tiếp tục mở rộng chương trình Local Guide tới tất cả người dùng Google Maps, cho phép bất kỳ ai cũng có thể trở thành một hướng dẫn viên địa phương và thu hút người khác follow mình.

Nói cách khác, Google đang thực sự biến Google Maps trở thành một ‘mạng xã hội kiểu mới’, tập trung vào khía cạnh khám phá, du lịch và trải nghiệm.

Theo đó, kể từ ngày hôm nay, người dùng có thể tự đăng tải hình ảnh, review hay chia sẻ những địa điểm mình từng đi đến lên trên ứng dụng Google Maps trên smartphone.

Ngoài ra, thông qua tính năng Khám phá, mỗi người dùng cũng có thể follow người khác trên Googole Maps để xem những bài viết và thông tin họ chia sẻ.

Có thể thấy, mục profile trên Google Maps sau khi được cập nhật có phần giao diện khá tương đồng như Twitter hay Facebook, khi hiển thị nút Follow kèm theo số lượng Người theo dõi.

Nếu muốn đảm bảo quyền riêng tư, người dùng có thể tùy chỉnh profile sang chế độ giới hạn. Ở chế độ này, người dùng khác nếu muốn follow tài khoản của bạn phải được bạn chấp thuận.

Ngoài ra, Google Maps cũng cập nhật thêm tính năng lọc theo chủ đề trên profole, cho phép bạn theo dõi những chủ đề được đăng tải nhiều nhất bởi Local Guide.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips 

Tham khảo Android Police/Tổ Quốc

Chiến lược ‘mua để trị’ của tứ đại gia công nghệ Mỹ

Nhiều người cáo buộc Apple, Facebook, Google và Amazon mua các công ty nhỏ để đoạt các tính năng hấp dẫn, hoặc khiến các ứng dụng không thể xuất hiện trên nền tảng của đối thủ.

Quốc hội Mỹ từng yêu cầu các nhà lãnh đạo ngân hàng điều trần sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, đối chất với các nhà sản xuất thuốc lá về những vấn đề đối với sức khỏe cộng đồng. Họ cũng buộc các nhà lãnh đạo ngành hàng không phải giải thích về thói quen đối xử tệ với hành khách trong nhiều năm.

Giờ đây, đến lượt ngành công nghệ phải giải trình trước Quốc hội. 4 nhà lãnh đạo quyền lực nhất trong giới công nghệ Mỹ – gồm Jeff Bezos, Mark Zuckerberg, Tim Cook, Sundar Pichai – sẽ điều trần trước Quốc hội Mỹ hôm 29/7 (theo giờ địa phương) để giải thích hàng loạt vấn đề liên quan tới hành vi độc quyền.

Một trong những hành vi độc quyền mà “tứ đại gia” phải giải thích là sao chép những ý tưởng, sản phẩm mà doanh nghiệp khác thực hiện.

Nhiều người cáo buộc Apple, Facebook, Google và Amazon mua các công ty nhỏ để sở hữu các tính năng hấp dẫn, hoặc khiến các ứng dụng không thể xuất hiện trên nền tảng của các đối thủ cạnh tranh.

Tiểu ban Tư pháp Thượng viện Mỹ về Chống độc quyền sẽ công bố những bằng chứng cụ thể cho luận điểm “mua để trị” trong phiên điều trần.

Pramila Jayapal, một trong những thành viên hội đồng sẽ đưa ra tài liệu chứng minh chiến lược cạnh tranh “mua để trị” của 4 tập đoàn công nghệ.

Với việc chất vấn các “thuyền trưởng” của Amazon, Apple, Facebook và Google, các nghị sĩ của cả đảng Dân chủ và đảng Công hòa đều hi vọng họ sẽ tạo ra thay đổi toàn diện ở Thung lũng Silicon.

Để chuẩn bị cho buổi điều trần, Quốc hội đã chuẩn bị hơn một năm. Các nghị sĩ đã thu thập 1,3 triệu tài liệu, thực hiện hàng trăm giờ thẩm vấn và tổ chức các phiên thảo luận với các đồng minh và đối thủ của “tứ đại gia”.

Kì vọng của các nghị sĩ là tạo ra một báo cáo rằng ngành công nghệ đã lách luật cạnh tranh liên bang vì các luật đã không còn theo kịp tốc độ phát triển của kỉ nguyên số.

4 tứ đại gia công nghệ có thể áp dụng chiến lược “mua để trị” với cả phần cứng lẫn phần mềm. Chẳng hạn, Apple sẽ sẽ ra mắt Air Tags, vốn là phiên bản sao chép và cải thiện chức năng của Tile, một công ty khởi nghiệp. Sau khi Tile đã phàn nàn, Apple tuyên bố họ sẽ tạo ra thay đổi trong iOS 14 để tạo ra một chức năng riêng.

Người tiêu dùng sẽ thiệt thòi nếu các ứng dụng và dịch vụ trên nền tảng ưa thích của họ biến mất sau khi chủ sở hữu bán chúng. Ví dụ, Apple đã đóng ứng dụng Dark Sky trên nền tảng Android sau khi mua nhà phát triển ứng dụng.

“Đã đến lúc các tập đoàn chứng minh họ đang ủng hộ sự đổi mới và người tiêu dùng”, ông Robert Atkinson, chủ tịch Quỹ Sáng tạo và Công nghệ Thông tin, phát biểu.

Việc mua lại các công ty nhỏ của những đế chế công nghệ như Apple đã tăng lên trong năm nay.

Số công ty nhỏ mà Amazon, Apple, Google, Facebook, và Microsoft mua lại trong 6 tháng đầu năm đã đạt 27, tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt mức cao nhất từ năm 2015.

Phong trào mua lại tràn lan càng làm tăng khả năng các tập đoàn sẽ chịu sự giám sát về độc quyền. Việc đẩy nhanh các thương vụ thôn tính là bằng chứng cho các nhà kinh tế, luật sư và nhà lập pháp thấy rằng những tập đoàn công nghệ, với tiền mặt rủng rỉnh, có thể lấn lướt các đối thủ để giành thị phần.

Một mối lo ngại lớn hơn nữa là những đế chế công nghệ có khả năng triệt tiêu cạnh tranh bằng cách mua lại các đối thủ tiềm năng.

Cùng với chiến lược mua lại các công ty nhỏ, tứ đại gia sẽ phải giải trình nhiều vấn đề nổi cộm khác. Apple sẽ phải giải đáp tình trạng độc quyền quản lý App Store và thu phí tới 30% đối với các nhà sản xuất ứng dụng.

Ông Jeff Bezos sẽ phải trả lời chất vấn về việc Amazon tung ra những sản phẩm riêng và bán trên trang thương mại điện tử của họ.

Ngoài ra, Bezos cũng sẽ phải lí giải về cáo buộc lạm dụng dữ liệu người dùng và cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp nhỏ ở châu Âu.

Facebook và Google sẽ phải trình bày về cách họ phân phối nội dung thù địch, sai sự thật và các chính sách về dữ liệu người dùng.

Hai tập đoàn cũng phải đưa ra câu trả lời thỏa đáng về chiến lược độc quyền phân phối quảng cáo, bóp nghẹt hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất nội dung khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via enternews

adidas ra mắt phiên bản giày thân thiện với môi trường

adidas vừa cho ra mắt một phiên bản thân thiện với môi trường của kiểu giày thể thao Stan Smith và Superstar cổ điển. Đây là một phần của bộ sưu tập ‘‘.

Nếu bạn là một fan của kiểu dày sneakers nhưng cũng có ý thức về bảo vệ môi trường thì đây là một cơ hội khiến bạn sẽ hài lòng.

Là một phần trong bộ sưu tập của mình ‘The Clean Classics’, adidas đã ra mắt phiên bản thân thiện với môi trường của hai kiểu giày thể thao cổ điển mang tính biểu tượng nhất của nó – Stan Smith và Superstar – được tạo ra bằng vật liệu bền vững.

Cả hai kiểu giày thể thao đế cao này được tạo ra với 70% vật liệu tái chế và đi kèm với lót tất (vớ) Ortholite thân thiện với môi trường.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo: wersm

Thúc đẩy tăng trưởng doanh số ngành FMCG với 3 yếu tố sau đây

Kênh phân phối, giá và khuyến mãi cùng tối ưu hóa danh mục sản phẩm là ba yếu tố thúc đẩy tăng trưởng doanh số cho ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) trong tình hình hiện nay. 

Theo một nghiên cứu của Nielsen Việt Nam, có ba yếu tố ảnh hưởng đến một danh mục sản phẩm lý tưởng để giúp tối ưu hóa tiềm năng bán hàng của doanh nghiệp (DN). Đầu tiên là sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng (NTD) với những nhu cầu mới nổi lên như y tế, sức khỏe, chuộng hàng nội địa. Kế đến là khả năng chi tiêu.

Khi nguồn thu giữ nguyên hoặc bị thu hẹp, NTD sẽ thay đổi sự ưu tiên, tìm kiếm những sản phẩm có giá trị thiết yếu, điều này tạo cơ hội cho việc thay đổi kích cỡ sản phẩm, bao bì.

NTD có xu hướng mua sản phẩm to hơn cho hàng thiết yếu và gói nhỏ cho nhóm ít cần thiết. Sau cùng là do hạn chế về chuỗi cung ứng. Trong đại dịch, số lượng hàng lưu kho bán ra trên thị trường giảm 13% so với trước đại dịch, buộc nhà sản xuất phải tái cơ cấu và tối ưu danh mục sản phẩm cho hiệu quả hơn.

Có ba yếu tố chính giúp thúc đẩy tăng trưởng và tối đa hóa doanh số cho DN trong thời điểm hiện tại là kênh phân phối, giá và khuyến mãi cùng việc tối ưu hoá danh mục sản phẩm.

Về kênh phân phối, dịch Covid-19 đã tạo nên sự chuyển biến trong kênh bán hàng hiện đại và kênh thương mại điện tử (E-Commerce).

Tuy nhiên, tại Việt Nam, kênh bán hàng truyền thống vẫn chiếm ưu thế trên thị trường, với 85% thị phần ngành tiêu dùng đến từ kênh này.

Theo dữ liệu của Nielsen Việt Nam năm 2019, Việt Nam có khoảng 1,3 triệu cửa hàng truyền thống bán hàng FMCG.

Do đó, yếu tố phân phối và đảm bảo sự hiện diện của sản phẩm tại cửa hàng rất quan trọng, đóng góp 58% so với các yếu tố như sản phẩm sáng tạo (19%), sức mua (12%) và các yếu tố khác (11%).

Đối với ngành hàng FMCG, có 13% các cửa hàng lớn đóng góp 50% doanh thu toàn ngành trong khi 49% các cửa hàng nhỏ chỉ đóng góp 20%.

“Đây là thời điểm cần thiết để xem xét đâu mới là vấn đề quan trọng nhất vì việc tập trung vào tất cả mọi thứ là điều không khả thi.

Kênh bán hàng truyền thống vẫn là kênh quan trọng và không thể lơ là. Vì vậy, việc xác định những cửa hàng trọng yếu để tái cấu trúc sự đầu tư là cách để có thể tối đa hóa doanh thu cho doanh nghiệp”, ông Richard Thomas – Giám đốc bộ phận Giải pháp Kinh doanh Hiệu quả của Nielsen Việt Nam chia sẻ.

Về giá và khuyến mãi, Việt Nam là thị trường rất nhạy cảm về giá. Có 80% NTD được hỏi cho biết họ có nhận thức rõ ràng khi giá thay đổi.

Vì vậy, trước khi áp dụng chiến lược thay đổi về giá, các DN cần có bức tranh tổng quát, chi tiết về độ co giãn về giá đối với các ngành hàng đang được bán ở các kênh khác nhau.

Thị trường Việt Nam cũng ảnh hưởng rất nhiều bởi khuyến mãi. Có đến 56% doanh thu được tạo ra từ chương trình khuyến mãi. Với tình trạng nhiều người bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh hiện nay, có chiến lược đúng đắn về giá và khuyến mãi là vô cùng cấp thiết.

Về tối ưu hóa danh mục sản phẩm. NTD Việt Nam rất cởi mở với các sản phẩm mới, với 49% NTD cho biết họ sẵn sàng thử chúng.

Trong năm 2019, có đến 6.455 sản phẩm mới được ra mắt tại Việt Nam nhưng có rất nhiều sản phẩm không đủ tiêu chuẩn có mặt trên quầy kệ. Đối với một số ngành hàng thì 3% mã sản phẩm đóng góp 80% doanh số, trong khi đó 80% mã sản phẩm chỉ đóng góp 2% doanh số tổng của ngành hàng.

Lý do các DN vẫn tạo ra nhiều mã sản phẩm vì muốn trưng bày sản phẩm lên kệ, giúp thương hiệu, sản phẩm xuất hiện nhiều hơn trong mắt người tiêu dùng.

Trên thực tế, một mã sản phẩm phù hợp có thể mang lại 15% tăng trưởng doanh số ở kênh truyền thống nhưng nếu danh mục càng phân mảnh, khả năng trống kệ càng cao và từ đó làm lỡ đi cơ hội bán hàng của DN. Vì vậy, việc tung ra quá nhiều mã sản phẩm là không nhất thiết.

Theo các chuyên gia, bên cạnh việc tối ưu hóa danh mục sản phẩm, trong thời điểm này, DN có rất nhiều cơ hội để đổi mới các sản phẩm với lợi ích đặc trưng, khám phá các kích cỡ bao bì mới với những mức giá khác nhau phù hợp với đa dạng các nhu cầu cũng như chuyển đổi phân bổ nguồn hàng trong các kênh và tối ưu hóa danh mục sản phẩm đang có trong thị trường ngách (Niche Market).

Nhưng “cho dù là cách thức nào đi chăng nữa, hãy luôn nghĩ về tiềm năng tăng trưởng trong thời điểm hiện tại.

Tất cả những điều đó không những có tác động rất lớn đến cách mà DN đổi mới các dịch vụ, sản phẩm mà còn cả cách giao tiếp với NTD bao gồm việc marketing , đóng gói sản phẩm và trưng bày trên quầy kệ”, ông Nguyễn Anh Dzũng – Giám đốc cấp cao, bộ phận Đo lường Bán lẻ Nielsen Việt Nam cho biết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Tham khảo: DNSG

Những người giàu nhất thế giới làm gì để giàu hơn

Nhà đầu tư tỷ phú Warren Buffett sống trong căn nhà cũ mua với giá 31.500 USD năm 1958, tận dụng phiếu giảm giá và không bao giờ chi hơn 3,17 USD cho bữa sáng.

Trở thành người siêu giàu dường như là cách nhanh nhất để sở hữu siêu xe đắt đỏ, phi cơ, du thuyền hay biệt thự xa hoa bậc nhất… Tuy nhiên, những người thành công nhất luôn biết rằng, sống đúng với nhu cầu là con đường dẫn đến sự giàu có bền vững.

“Đây là câu hỏi quan trọng mà bạn nên tự hỏi: Đâu là thời điểm nên mua những thứ mà mình có khả năng mua được? Phải làm gì khi mình không đủ khả năng mua những thứ mình cần?”, CNBC dẫn lời tác giả, diễn giả, chuyên gia tư vấn tài chính Suze Orman tại hội nghị eMerge Americas ở thành phố Miami, bang Florida, Mỹ hồi tháng 6.

Nói cách khác, việc bạn có khả năng chi trả cho những thứ đắt tiền hơn không có nghĩa chúng luôn là lựa chọn tốt nhất. Và việc tiết kiệm được một đồng có nghĩa chúng ta đã kiếm được một đồng.

Orman nhớ lại vào năm 1988, khi bà chuẩn bị chuyển đến sống tại New York trong một khoảng thời gian khá dài. “Thật hợp lý khi mua một ngôi nhà ở New York vào lúc đó. Tôi có đủ tiền để mua một căn penthouse trị giá 1 triệu USD. Nhưng rốt cuộc, tôi mua một căn hộ giá 240.000 USD vì đó là những gì tôi cần”, bà chia sẻ.

Nếu chi tiêu cho thứ gì đó đơn giản vì bạn có khả năng, cuối cùng bạn sẽ có một… tài khoản trống rỗng. “Hãy mua những gì bạn cần bất kể giàu có thế nào. Khi đã có phi cơ, du thuyền, biệt thự… đột nhiên bạn sẽ nhận ra thứ mà bạn không có là tiền”, Orman nói.

Theo Orman, dù đang có thu nhập 6 con số, thậm chí hơn, đây chỉ là nền tảng để bạn xây dựng sự giàu có. Hãy sống với những gì chúng ta cần và để dành phần còn lại cho công việc.

Nhà đầu tư tỷ phú Warren Buffett là một ví dụ điển hình cho cách sống này. Ông vẫn sống trong căn nhà cũ mua với giá 31.500 USD vào năm 1958 (giá trị của căn nhà hiện tại là 260.000 USD), tận dụng phiếu giảm giá và không bao giờ chi hơn 3,17 USD cho bữa sáng.

Tỷ phú 89 tuổi không “cô đơn” với cách sống giản dị này. Cầu thủ bóng bầu dục Alfred Morris của câu lạc bộ Dallas Cowboys kiếm được hàng triệu USD nhưng vẫn chạy chiếc Mazda 626 mua từ năm 1991 với giá 2 USD.

Một “đồng nghiệp” của Alfred Morris là Kirk Cousins của câu lạc bộ Washington Redskins kiếm được hàng chục triệu USD mỗi năm nhưng vẫn chọn sống cùng vợ ở tầng hầm trong căn nhà của cha mẹ mình trong suốt mùa hè và lái chiếc xe chở khách GMC Savana bị móp méo mua lại của ông bà với giá 5.000 USD.

CEO Facebook Mark Zuckerberg cũng thường xuyên bị bắt gặp lái chiếc Acura TSX màu đen trị giá khoảng 30.000 USD.

Không dễ dàng chống lại sự thôi thúc phải chi tiêu, nhưng khi luyện tập để tạo thành thói quen, nó sẽ ăn sâu vào não chúng ta. “Và rồi bạn sẽ không mong muốn có bất kỳ cái gì khác hơn những gì bạn cần”, Orman kết luận.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Zing

Doanh thu lao dốc – McDonald’s đóng cửa hàng loạt nhà hàng tại Mỹ

Doanh số toàn cầu sụt giảm nghiêm trọng vì dịch Covid-19, đại gia thức ăn nhanh Mỹ McDonald’s tìm cách cắt giảm chi tiêu và tiết kiệm tiền mặt.

Theo Bloomberg, McDonald’s cho biết sẽ tăng tốc đóng cửa các nhà hàng thị trường Mỹ. Theo kế hoạch ban đầu, chuỗi fast food nổi tiếng sẽ đóng cửa khoảng 200 cửa hàng tại Mỹ trong năm nay. Khoảng một nửa trong số đó nằm trong khuôn viên các siêu thị Walmart.

Trước đó, McDonald’s cắt giảm 70% chi tiêu cho tiếp thị ở Mỹ trong quý hiện tại. Dù vậy, chuỗi fast food sẽ đầu tư thêm 200 triệu USD cho tiếp thị ở Mỹ và thị trường quốc tế để ổn định doanh thu trong nửa sau năm nay. Ngoài ra, McDonald’s sẽ giảm sở hữu tại McDonald’s Nhật Bản từ 49% xuống 35%.

Theo Bloomberg, kết quả kinh doanh quý II của McDonald’s trên toàn cầu đánh dấu sự sụt giảm tồi tệ nhất kể từ năm 2005 do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tỷ lệ đơn hàng trực tuyến gia tăng không thể bù đắp cho những thiệt hại do việc tạm đóng cửa nhiều nhà hàng gây ra.

Tổng doanh số lao dốc 30% trong quý II so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 3,77 tỷ USD. Thu nhập ròng sụt 68% xuống còn 483,8 triệu USD. Cổ phiếu của McDonald’s giảm 2,1% xuống còn 196,94 USD lúc 2h31 chiều ngày 28/7 (giờ New York).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via Zing

3 cách đơn giản để ‘nhanh lẹ’ hơn trong một trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng

Ngay cả trước khi đại dịch khiến các nhà làm marketing phải tập trung nỗ lực vào digital thì việc chuyển đổi số (digital transformation) cũng đang là một xu hướng tất yếu. Trên thực tế, người tiêu dùng trung bình hiện nhìn thấy nhiều quảng cáo hơn ở mức đáng kể so với 40 năm trước đây.

Trong những thời điểm khá bất ổn, các doanh nghiệp thực hiện việc điều chỉnh và thích nghi sẽ có lợi thế hơn so với những doanh nghiệp ‘thừa nhận’ nó. Trong môi trường ngày nay, điều này có nghĩa là các chiến lược – hoặc thậm chí các chiến dịch đã được lên kế hoạch trước đây – có thể phải được thay đổi hoặc gác lại.

Sau đây là 3 điều quan trọng nhất bạn có thể làm để giải quyết những thách thức cốt lõi mà doanh nghiệp của bạn đang phải đối mặt ngay bây giờ.

1. Hãy giúp đỡ: Đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng mới

Khi đối măt với sự bất ổn, người tiêu dùng thường tìm đến các thương hiệu để mang lại cho họ ‘cảm giác bình thường’; họ muốn được hỗ trợ để tiến về phía trước bằng sự đảm bảo. Trên thực tế, 77% người tiêu dùng cho rằng các thương hiệu nên nói về việc họ hữu ích như thế nào trong cuộc sống hàng ngày của khách hàng.

Mặc dù không phải thương hiệu nào cũng có thể cung cấp các giải pháp tại nhà, nhưng điều này vẫn rất quan trọng để họ đáp ứng nhanh chóng nhu cầu mới của người tiêu dùng.

Để thực hiện điều này một cách hiệu quả, bước đầu tiên là có được sự hiểu biết toàn diện về khách hàng của bạn. Điều này có thể đạt được bằng cách sử dụng khảo sát hoặc tạo dữ liệu từ phân tích khách hàng của bạn.

Tuy nhiên, bạn sẽ chỉ phát hiện ra động cơ của khách hàng của bạn nếu bạn có thể chỉ ra những gì ảnh hưởng đến hành vi của họ, một bản kế hoạch hành động sẽ tuân theo điều này một cách tự nhiên nhất.

Nắm bắt được những gì khách hàng của bạn cần sẽ cải thiện đáng kể chất lượng của các chiến dịch quảng cáo và cuối cùng là việc bán hàng. Các tổ chức sử dụng hiểu biết hành vi của khách hàng vượt trội hơn so với các đối thủ của họ có thể tăng 85% tốc độ tăng trưởng doanh số và 25% lợi nhuận gộp.

2. Hãy cá nhân hoá: Cung cấp các thông điệp có ý nghĩa hơn

Bốn trong năm người tiêu dùng có nhiều khả năng mua hàng hơn khi các thương hiệu cung cấp được trải nghiệm cá nhân hóa. Với hàng tỷ tìm kiếm xảy ra trên Google mỗi ngày, mỗi người trong số họ có một động lực và bối cảnh khác nhau, điều này thực sự quan trọng đối với các thương hiệu trong việc cung cấp những giải pháp cá nhân hoá theo quy mô.

Theo nghiên cứu từ Boston Consulting Group (BCG) cho thấy các nhà marketer tin rằng dữ liệu của bên thứ nhất (first-party) rất quan trọng trong việc tìm hiểu hành vi, phân khúc và xu hướng của người tiêu dùng.

Nó cho phép bạn gửi các thông điệp phù hợp hơn, có ý nghĩa hơn và để đo lường hiệu quả tại nhiều điểm tiếp xúc (touchpoint) hơn trong suốt hành trình mua hàng của khách hàng (customer journey).

Với sự thay đổi nhanh chóng từ thị trường, bất kỳ sự cá nhân hóa nào bạn cung cấp cũng phải được phản ánh được những bối cảnh hiện tại.

Máy học và tự động hóa (Machine learning and automation) sẽ giúp bạn tự động tiếp cận thêm đối tượng và tinh chỉnh thông điệp, điều này có thể mang lại nhiều hơn 30% chuyển đổi so với cùng một mức đầu tư ban đầu (ROI).

3. Hãy sáng tạo: Thực hiện một cách tiếp cận đầy mới mẻ đến hoạt động marketing của bạn.

Với các chiến dịch hiện có, các nhà làm marketing phải khám phá những cách sáng tạo mới. Nó không còn chỉ là về nội dung mà bối cảnh cũng không kém phần quan trọng.

Nơi mà một hình ảnh của một khách hàng và chủ doanh nghiệp là một tiêu chuẩn (norm) để thể hiện sự tin tưởng.

Nếu các yếu tố sáng tạo hiện tại của bạn không còn phù hợp, bạn có một cơ hội duy nhất để thử điều gì đó mới mẻ và trở nên linh hoạt hơn trong cách tiếp cận của mình.

Chẳng hạn, thời gian xem YouTube đã tăng lên ở khắp châu Âu, và giờ đây có thể là thời điểm tốt nhất để bạn sáng tạo nội dung video của riêng mình.

75% sức ảnh hưởng của quảng cáo được xác định bởi chất lượng của sự sáng tạo. Do đó, việc khám phá những nỗ lực mới cũng nên được chú trọng ở các cửa hàng trực tuyến, chiến dịch kỹ thuật số (digital marketing campaigns) và cả trải nghiệm người dùng của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo: Google

Giải thưởng PR & Communications toàn quốc tại Việt Nam công bố danh sách đơn vị chiến thắng

TP. HỒ CHÍ MINH, Việt Nam, ngày 24/07/2020 /PRNewswire/

PR Newswire, nhà cung cấp phân phối tin tức và truyền thông lan truyền hàng đầu toàn cầu đã công bố những đơn vị chiến thắng Giải thưởng Quan hệ công chúng & Truyền thông toàn quốc tại Việt Nam.

Hơn 100 quan khách, bao gồm các giám đốc điều hành cấp cao, các chuyên gia và doanh nhân truyền thông đã tham dự buổi dạ tiệc và ăn tối tại khách sạn Sofitel Saigon Plaza tại thành phố Hồ Chí Minh.

Buổi lễ đã ca ngợi một loạt các doanh nghiệp Việt Nam, từ các tổ chức danh tiếng đến các doanh nghiệp độc lập, vì những chiến dịch truyền thông nổi bật và có tác động mạnh mẽ mà họ đã thực hiện trong năm qua.

Ban tổ chức đã nhận được tổng cộng 50 bài dự thi thuộc 9 hạng mục từ các tổ chức và cơ quan thông qua lời kêu gọi đề cử trên toàn quốc tổ chức từ tháng Hai đến tháng Tư.

Các đơn vị chiến thắng bao gồm các thương hiệu trong nước nổi tiếng như hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air, công ty công nghệ VNG Corporation và công ty bảo hiểm FWD Việt Nam, cũng như các công ty độc lập như nhà khởi nghiệp công nghệ Yellow Blocks và thương hiệu giày Biti’s.

Các đơn vị chiến thắng bao gồm:

  1. Giải thưởng Truyền thông đa phương tiện:

    FWD Việt Nam:

    Chiến dịch: #sốngđầy2019

  2. Giải thưởng nội dung:

    Le & Brothers

    Chiến dịch: Sabeco – Về nhà ăn Tết

  3. Giải thưởng Truyền thông cho các hoạt động xã hội:

    Tập đoàn T&T

    Chiến dịch: Strong Vietnam

  4. Giải thưởng Chiến dịch PR toàn cầu

    PNJ

    Chiến dịch: PNJ Tình yêu đích thực

  5. Giải thưởng Chiến dịch Quan hệ báo chí:

    Yellow Blocks

    Chiến dịch: Việt Nam ơi! Đánh bay COVID!

  6. Giải thưởng Truyền thông đột phá:

    Admicro

    Chiến dịch: Beck’stage – Unexpected Rap Fest

  7. Giải thưởng Lan tỏa thương hiệu:

    Biti’s

    Chiến dịch: Chuyển đổi trong 3 năm

  8. Giải thưởng Thương hiệu nội – Tác động ngoại:

    Vietjet Air

    Chiến dịch: Bảo hiểm Sky Covid Care

  9. Giải thưởng Truyền thông nội bộ:

    VNG Corporation

    Chiến dịch: Nơi làm việc tốt nhất ở Việt Nam

Những đơn vị chiến thắng được lựa chọn bởi một hội đồng gồm các nhà lãnh đạo có uy tín trong ngành và các chuyên gia truyền thông cấp cao.

Hội đồng bao gồm Bobby McGill, Nhà sáng lập và Nhà xuất bản Tạp chí Branding in Asia; Bảo Nguyễn, Chủ tịch Hiệp hội những nhà thực hành PR Việt Nam; Dương Thu Hương, cựu CEO của Tạp chí Forbes Việt Nam; Hoàng Thị Mai Hương, Chủ tịch Publicis Groupe Việt Nam; Tara Munis, Tổng Giám đốc Hiệp hội Truyền thông và Quan hệ Công chúng (Đông Nam Á); và Royce Shih, Phó Chủ tịch Châu Á-Thái Bình Dương, phụ trách Bán hàng và Tiếp thị của PR Newswire.

Bà Lê Mai Anh, Giám đốc quốc gia của PR Newswire tại Việt Nam, đã gửi lời cảm ơn đến những người chiến thắng. Bà phát biểu: “Nắm vững nghệ thuật truyền thông có thể là một thách thức, vì vậy điều quan trọng là làm nổi bật sự chú ý vào sự cống hiến và làm việc chăm chỉ của những người chiến thắng đầy xứng đáng của chúng tôi.

Tôi muốn chúc mừng họ và hy vọng chiến thắng của họ sẽ mở đường cho thành công lớn hơn và truyền cảm hứng cho các đồng nghiệp”.

Giải thưởng Quan hệ công chúng & Truyền thông toàn quốc 2020 tại Việt Nam đánh dấu chương trình trao giải đầu tiên của PR Newswire ở bên ngoài Trung Quốc đại lục.

Trong vòng 7 năm qua, công ty đã tổ chức Giải thưởng Truyền thông doanh nghiệp PR Newswire hàng năm, giải thưởng này đã phát triển trở thành một trong những giải thưởng uy tín nhất trong ngành quan hệ công chúng và truyền thông ở Trung Quốc đại lục.

PR Newswire sẽ tiếp tục mở rộng chương trình giải thưởng của mình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương để ghi nhận và tôn vinh những người tiên phong trong lĩnh vực truyền thông năng động của khu vực.

Đơn vị tài trợ Giải thưởng Quan hệ công chúng & Truyền thông toàn quốc PR Newswire 2020 là Gumac, Golden Pen Agency, Sofitel Saigon Plaza, Công ty nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam và Tập đoàn Yeah1.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Kodak: Cổ phiếu tăng 300% sau khi Tổng thống Trump kí thoả thuận sản xuất thuốc

Cổ phiếu của Công ty Eastman Kodak (thường được gọi ngắn là Kodak) đã tăng vọt mức 300% vào ngày 29/7 ngay sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố ký thỏa thuận hợp tác để sản xuất các thành phần trong thuốc generic nhằm đối phó với đại dịch Covid-19.

Kodak: Cổ phiếu tăng 300% sau khi Tổng thống Trump kí thoả thuận sản xuất thuốc

Cụ thể, cổ phiếu của Kodak đã tăng 318% lên khoảng 25.26 USD trên một cổ phiếu, đây cũng là mức cao nhất từ trước đến nay của ‘gã khổng lồ’ chuyên sản xuất máy ảnh này.

Giao dịch cổ phiếu của Kodak đã bị dừng 20 lần trong phiên giao dịch ngày 29/7 do biến động quá lớn.

Vào ngày 28/7, cổ phiếu của thương hiệu này đã tăng 203% sau khi chính phủ Hoa Kỳ trao cho công ty này khoản vay 765 triệu USD để bắt đầu sản xuất các thành phần thuốc dưới sự kiểm soát của Defense Production Act (Môt đạo luật về quốc phòng liên bang Mỹ được ban hành từ năm 1950).

Tổng thống Donald Trump cho biết: “Việc sử dụng đạo luật Defense Production Act lần thứ 33 của chúng tôi sẽ huy động Kodak sản xuất các thành phần dược phẩm. Chúng tôi sẽ lấy lại sứ mệnh của mình và chúng tôi sẽ biến nước Mỹ thành nhà sản xuất và cung cấp y tế hàng đầu thế giới”.

Kodak: Cổ phiếu tăng 300% sau khi Tổng thống Trump kí thoả thuận sản xuất thuốc

Kodak cho biết họ sẽ sản xuất các thành phần dược phẩm đã được xác định là thiết yếu nhưng hiện đã rơi vào tình trạng thiếu thốn, theo xác nhận của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (Food and Drug Administration).

Vào ngày 29/7, cổ phiếu của Kodak đã tăng hơn 1.300%, đạt mức vốn hóa hơn 1,5 tỷ USD. trong khi ở ngày 28/7 nó có giá trị thị trường chỉ 115 triệu USD.

Công ty này cũng cho biết họ sẽ mở rộng các cơ sở hiện có ở Rochester, New York và St. Paul, Minnesota dưới tư cách là một nhánh dược phẩm mới thuộc Kodak.

Ông Jim Kodenza, Chủ tịch Kodak chia sẻ: “Kodak tự hào là một phần trong việc tăng cường khả năng tự cung cấp của Mỹ trong việc sản xuất các thành phần dược phẩm chính mà chúng ta cần để giữ an toàn cho công dân của mình.

Kodak sẽ tận dụng những cơ sở hạ tầng rộng lớn, chuyên môn sâu về sản xuất hoá học, về đổi mới và chất lượng, Kodak sẽ đóng một vai trò quan trọng trong sự trở lại của chuỗi cung ứng dược phẩm đáng tin cậy của Mỹ”.

Công ty mang tính biểu tượng 131 tuổi này đã nộp đơn xin phá sản vào năm 2012 khi việc chuyển sang máy ảnh kỹ thuật số đã tàn phá doanh nghiệp này. Việc chuyển sang sản xuất thuốc có thể đánh dấu một cơ hội ‘chiến đấu’ mới cho cho doanh nghiệp này.

Đây không phải là lần đầu tiên Kodak bước chân vào ngành công nghiệp dược phẩm. Vào những năm 1990, Kodak đã từng tham gia sản xuất các loại thuốc không cần kê toa như aspirin. Cuối cùng nó đã bán lại cho gã khổng lồ chăm sóc sức khỏe SmithKline Beecham với giá 2.925 tỷ USD vào năm 1994.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips 

TikTok được định giá 50 tỷ USD sau vụ ‘nhập quốc tịch’ Mỹ

Theo những nguồn tin thân cận cho biết, các nhà đầu tư của công ty mẹ TikTok, ByteDance đang định giá ứng dụng TikTok khoảng 50 tỷ USD.

Hiện một số nhà đầu tư tìm cách tiếp quản TikTok, tách ứng dụng này ra khỏi ByteDance và cho “nhập quốc tịch” Mỹ để gạt bỏ những ‘bê bối’ xung quanh mối liên hệ với chính trị Trung Quốc.

Mức giá trị ước tính trên của TikTok gấp 50 lần doanh thu dự kiến ​​năm 2020 của nền tảng video ngắn này, tức hiện khoảng 1 tỷ USD. Để so sánh, hiện Snapchat chỉ được định giá gấp 15 lần doanh thu dự kiến của ​​nó năm 2020, giá trị vào khoảng 33 tỷ USD, theo Refinitiv chia sẻ.

Mặc dù vậy chưa rõ liệu người sáng lập và CEO của ByteDance, Trương Nhất Minh có hài lòng với mức định giá này hay không. Một số nguồn tin cho biết các lãnh đạo của ByteDance gần đây từng thảo luận định giá cho TikTok hơn 50 tỷ USD.

Tất nhiên TikTok cũng đang phát triển nhanh chóng, kiếm được ngày càng nhiều tiền hơn từ quảng cáo. Đội ngũ quản lý của TikTok dự kiến có được doanh thu 6 tỷ USD vào năm 2021.

ByteDance là công ty mẹ sở hữu các ứng dụng khác bao gồm phiên bản tương tự TikTok của Trung Quốc là Douyin, đặt mục tiêu doanh thu cho năm 2020 vào khoảng 28 tỷ USD. Định giá của ByteDance đạt mức 140 tỷ USD vào đầu năm nay.

Nếu không thể đạt được thỏa thuận chuyển nhượng TikTok, ByteDance sẵn sàng cân nhắc việc dừng hoạt động ở Mỹ. Tuy nhiên, cũng không có gì đảm bảo ByteDance sẽ đồng ý với mức định giá trên.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

(Theo Reuters)

Grab, Gojek và các startup tỷ đô chật vật ‘sống sót’ sau cuộc đua ‘đốt tiền’

Với Gojek, Grab và hàng loạt startup kỳ lân ở Đông Nam Á, việc tìm kiếm lợi nhuận giờ trở thành cuộc chiến sinh tồn trong thời điểm nền kinh tế toàn cầu lao đao vì dịch Covid-19.

Theo Nikkei Asian Review, startup cho thuê xe Smove rất phổ biến ngay cả ở một đất nước đắt đỏ và nhiều luật lệ như Singapore. Chỉ cần quẹt thẻ, bất cứ ai cũng có thể lên một chiếc xe ngoài đường, khởi động và sử dụng với giá chỉ 4 USD/tiếng.

Khi những gã khổng lồ gọi xe như Uber Technologies và Grab mở rộng thần tốc ở Đông Nam Á, nhà sáng lập Tom Lokenvitz cố tìm cách ăn theo. Năm 2015, ông đạt được thỏa thuận cung cấp ôtô cho tài xế Uber. Thời điểm đó, Grab và Uber liên tục tung ra các chương trình giảm giá sâu và trợ cấp để giành thị phần trong khu vực.

Canh bạc của Lokenvitz đã thành công. Smove phát triển mạnh trong 6 tháng sau khi đạt được thỏa thuận với Uber. Số lượng xe tăng gấp 10 lần, nhân sự mở rộng 300%. Có lúc công ty trở thành doanh nghiệp lớn nhất ở loại hình kinh doanh này tại châu Á.

Nhưng sau đó, hoạt động kinh doanh của startup Singapore trật bánh. Uber tháo chạy khỏi thị trường Đông Nam Á, mối quan hệ đối tác sụp đổ. Smove buộc phải tái cấu trúc, đàm phán lại với các nhà cung cấp, đóng cửa văn phòng tại Australia và sa thải nhân viên ở Singapore.

Trọng thương vì dịch bệnh

Đến đầu năm 2020, Lokenvitz cho rằng đây là thời điểm có thể xoay chuyển tình thế. Họ bắt đầu tập trung mở rộng và chuyển sang các thị trường mới. “Vào 2 tháng đầu năm nay, chúng tôi đã trở lại đúng hướng”, ông nói với Nikkei.

Nhưng khi số ca nhiễm Covid-19 tăng đột biến ở Singapore hồi tháng 5, việc di chuyển bị giới hạn, doanh thu của công ty lao dốc 85%. Smove buộc phải thanh lý tài sản, trong đó có tài sản trí tuệ của công ty mẹ.

“Chúng tôi bị thương từ trước dịch Covid-19, nhưng chúng tôi đã hồi phục. Nhưng với túi tiền ít ỏi, chúng tôi có thể làm gì? Chúng tôi không có thanh khoản dù được chính phủ hỗ trợ. Nhưng số tiền đó không đủ để vượt qua quãng thời gian phong tỏa”, Lokenvitz tuyệt vọng.

Smove chỉ là một trong số các công ty khởi nghiệp non trẻ bị “chảy máu tiền mặt” vì dịch bệnh ở Đông Nam Á. Nhiều năm qua, những startup này đã được hỗ trợ hàng tỷ USD vốn đầu tư mạo hiểm từ các nhà đầu tư, trong đó có quỹ Vision Fund của Tập đoàn SoftBank.

Giờ, các khe nứt trong mô hình kinh doanh bị phơi bày. Định giá lao dốc, vốn huy động giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 7 năm qua, các startup kỳ lân (giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD) buộc phải mạnh tay cắt giảm chi tiêu và đưa ra những quyết định khó khăn.

“Đây là một thời khắc rung chuyển. Nhiều nhà đầu tư đã không để tâm đến các chỉ số. Họ nhận định một ngành công nghiệp ‘nóng, có thể phát triển’ chỉ vì dễ kiếm tiền từ đó”, Nikkei Asia Review dẫn lời chuyên gia Chandra Firmanto tại Indogen Capital (Jakarta, Indonesia) nhận định.

Trong khi đó, các startup kỳ lân ở Indonesia bắt đầu đổ máu sau những thành công vang dội. Năm 2010, công ty nhỏ có tên Gojek bắt đầu hoạt động với tư cách một trung tâm cuộc gọi với số nhân viên ít ỏi. Đến năm 2015, Gojek đã phát triển thành ứng dụng kiểu Uber và trở thành startup kỳ lân đầu tiên của Indonesia.

Năm 2019, công ty vượt mức định giá 10 tỷ USD và đang trên đường trở thành siêu ứng dụng, cung cấp mọi thứ từ dịch vụ gọi xe, thanh toán kỹ thuật số đến dọn dẹp nhà cửa.

Vung tiền thâu tóm các công ty nhỏ

Gojek và các nhà sáng lập đã đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ngành thương mại năng động của Indonesia đến với ngành kỹ thuật số đang phát triển mạnh mẽ. Những tên tuổi lớn như Google, Tencent Holdings và Facebook đồng loạt rót tiền vào startup này.

Năm 2019, nền kinh tế kỹ thuật số của Indonesia ước tính đạt 40 tỷ USD, tăng 500% so với hồi năm 2015. “Bất cứ thứ gì mà tầng lớp trung lưu của Indonesia muốn mua, chúng tôi đều đưa vào ứng dụng này”, nhà sáng lập Nadiem Makarim nhấn mạnh về tham vọng siêu ứng dụng hồi năm 2018.

Công ty đã xem xét chi hàng triệu USD tiền đầu tư để mở rộng mạnh mẽ sang các lĩnh vực từ giao thực phẩm đến massage. Một phần của chiến lược mở rộng là thâu tóm những công ty khởi nghiệp nhỏ và yếu hơn.

Không chỉ Gojek, đối thủ Grab cũng thâu tóm ít nhất 10 startup nhỏ hơn trong vòng 3 năm qua. Năm 2019, cả hai công ty đều không có lãi. Họ bị mắc kẹt vào trận chiến giảm giá và trợ cấp nhằm thu hút cả khách hàng và tài xế.

Nikkei Asian Review nhận định Gojek vẫn còn đất để phát triển. Các dịch vụ cốt lõi của Gojek đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của người Indonesia. Và họ vẫn muốn nhiều hơn nữa. Nhưng hồi cuối tháng 6, nhu cầu lao dốc vì dịch Covid-19, công ty tuyên bố sa thải 9% lực lượng lao động và đóng cửa GoLife, dịch vụ làm sạch và massage tại nhà, và GoFood Fesstival.

Công ty cũng dừng GoGlam, dịch vụ đặt phòng làm đẹp và GoFix, dịch vụ sửa chữa đồ gia dụng hồi tháng 1. Điều này đe dọa sinh kế của hàng nghìn người Indonesia. “Tôi bị sốc. Tôi nghĩ Gojek là một công ty lớn, chắc chắn họ sẽ tiếp tục mở rộng các loại dịch vụ”, bà Asri Sulastri, một người dọn dẹp từng làm việc cho GoClean, chia sẻ.

Đây cũng là tình hình chung của hàng loạt startup Đông Nam Á trong thời kỳ dịch bệnh. Các quốc gia vẫn đang đắn đo giữa việc mở cửa lại nền kinh tế hay tiếp tục giãn cách xã hội. Trong khi đó, người tiêu dùng Đông Nam Á đã cắt giảm chi tiêu.

Traveloka buộc phải sa thải khoảng 100 người, 10% nhân viên, hồi đầu tháng 4 khi ngành du lịch toàn cầu trọng thương vì dịch Covid-19. Grab của Singapore cũng đề nghị nhân viên tự giác nghỉ không lương hoặc giảm giờ làm việc hồi tháng 4. Trong tháng 6, công ty sa thải khoảng 360 nhân viên, tương đương 5% lực lượng lao động.

Không còn sự lựa chọn

“Tôi hiểu họ. Họ rất khổ sở vì điều đó. Nếu không cần thiết, họ sẽ không làm vậy. Tôi cho rằng họ không còn lựa chọn nào khác”, Chua Kee Lock, CEO Vertex Holdings, một trong những nhà đầu tư đầu tiên của Grab, chia sẻ.

Thiếu tiền, nhiều startup nhỏ hơn buộc phải đóng cửa vĩnh viễn. Stoqo Teknologi Indonesia, một nền tảng trực tuyến chuyên cung cấp nguyên liệu tươi cho các cửa hàng thực phẩm, đã ngừng hoạt động từ cuối tháng 4.

Một startup khách sạn giá rẻ khác cũng dừng hoạt động hồi cuối tháng 5 “sau sự sụt giảm đáng kể về doanh thu và số lượng lớn yêu cầu hoàn tiền từ phía người dùng”. Startup giao hoa BloomThis chứng kiến doanh thu sụt giảm 90%. Công ty buộc phải cắt giảm chi phí tiếp thị, xem xét giảm lương và tìm kiếm hỗ trợ từ các ngân hàng.

Sự bùng nổ của làn sóng khởi nghiệp ở Đông Nam Á giờ mất đi nhiệt lượng. Giới đầu tư trở nên cảnh giác hơn sau khi kế hoạch phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) của WeWork sụp đổ, trong khi giá cổ phiếu Uber và Slack Technologies lao dốc sau IPO.

Theo dữ liệu của Deal Street Asia, vốn huy động tại khu vực này chứng kiến mức sụt giảm 30% trong năm ngoái, đặc biệt là nửa cuối năm. Nhiều startup lớn, bao gồm Gojek, đã sẵn sàng chuyển đổi trước khi đại dịch diễn ra. Họ tập trung hướng tới lợi nhuận thay vì triết lý “tăng trưởng bằng mọi giá” như vài năm trước đây.

“Cuộc khủng hoảng vì Covid-19 cho thấy sự tăng trưởng là rất mong manh. Định giá công ty cần phải song hành với giá trị được tạo ra. Không sai nếu các công ty và nhà đầu tư muốn tìm kiếm tăng trưởng và định giá cao hơn, nhưng họ cũng cần phải tạo ra giá trị tương xứng”, ông Amit Anand, nhà sáng lập Jungle Ventures (Singapore), bình luận.

“Dịch Covid-19 đến vào một thời điểm cực kỳ tồi tệ đối với chúng tôi”, nhà sáng lập của một startup thương mại điện tử ở Indonesia than thở. Giờ, thay vì chạy đua tăng định giá, các công ty đang được điều chỉnh để duy trì tiền mặt càng lâu càng tốt. Họ cũng tranh giành để được đảm bảo cam kết từ nhà đầu tư đối với vốn mới.

Dịch Covid-19 khiến ngay cả những người chơi lớn nhất cũng phải thích nghi với “thực tại mới”. “Giống hầu hết công ty khác, các startup, đặc biệt ở Đông Nam Á, cần tập trung vào việc đề phòng trong ngắn hạn, nhất là khi họ không có nhiều tiền”, giáo sư Amit Joshi tại IMD Business School (Lausanne, Switzerland) nhận xét.

“Mục tiêu là vượt qua cơn bão này. Tuy nhiên, đối với những công ty có tiềm lực tài chính mạnh, đây là một cơ hội tuyệt vời để thâu tóm các công ty nhỏ hơn và củng cố vị thế”, ông nói thêm. Theo ông, các quỹ đầu tư cũng nên xem giai đoạn này là một giai đoạn để đầu tư vào những startup triển vọng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via Zing

Social Media: Những khoa học đằng sau việc lập kế hoạch nội dung

Tiếp cận khách hàng chưa bao giờ dễ dàng hơn… hoặc là thách thức hơn.

Ngày nay, khách hàng đã quá quen thuộc với các phương tiện digital và sử dụng các nền tảng truyền thông mạng xã hội như Facebook, Instagram hay Twitter để kết nối với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, những người có ảnh hưởng và với cả các thương hiệu.

Trong năm 2017, người dùng đã tiêu thụ khoảng 5,53 tỷ giờ mỗi ngày cho nội dung truyền thông mạng xã hội, tăng 264% trong năm năm qua.

Không có gì ngạc nhiên khi các nền tảng nội dung hỗ trợ quảng cáo trực tuyến (online ad-supported content platforms ) duy trì sự hiện diện đáng kể trên phương tiện truyền thông mạng xã hội. Kênh CNN, là một ví dụ, họ viết khoảng 47 Tweets mỗi ngày.

Tại Mỹ, các công ty dự kiến ​​sẽ chi hơn 37 tỷ USD cho quảng cáo truyền thông mạng xã hội vào năm 2020.

Phát triển một lịch trình truyền thông mạng xã hội có chiến lược cho phép các nền tảng nội dung gia tăng lưu lượng truy cập (traffic) đến website của riêng họ, tăng lượng khách hàng mục tiêu và tăng doanh thu quảng cáo trực tuyến của họ từ các lượt hiển thị sau đó thông qua các lần nhấp chuột đến liên kết của các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội.

Tuy nhiên, đó là một thách thức khá khó khăn: mức độ tương tác trung bình với một bài đăng trên Facebook là 0,16%; với Instagram, 1,73 %; và Twitter là 0,046 %. Một nghiên cứu mới trên Journal of Marketing tìm kiếm cách tăng lợi nhuận truyền thông mạng xã hội bằng cách cung cấp cho các nhà quản lý các công cụ họ cần để điều chỉnh lịch trình (schedules) theo mục tiêu của họ.

Các nền tảng nội dung cần xem xét các vấn đề như khi nào nên đăng nội dung, bao nhiêu nội dung cần để đăng và chi bao nhiêu tiền cho việc quảng cáo nội dung được nhắm mục tiêu (TCA – targeted content advertising).

Trong khi các phương tiện truyền thông mạng xã hội là không thể thiếu đối với sự phát triển hoạt động digital của thương hiệu, thì có rất ít tài liệu nghiên cứu để hướng dẫn các nhà quản lý chiến lược có thể lập kế hoạch hay lịch trình xuất bản nội dung hiệu quả.

Một nhà quản lý phương tiện truyền thông mạng xã hội (social media manager) có thể chịu trách nhiệm đăng tối thiểu 10 bài đăng mỗi ngày trên các kênh truyền thông mạng xã hội mà họ đang sở hữu.

Trong khi các phần mềm hiện có có thể giúp tự động hóa việc xuất bản nội dung hay thông điệp trên nhiều nền tảng truyền thông mạng xã hội, thì bản thân các phần mềm đó lại không giải quyết việc lên lịch tối ưu cho các bài đăng trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội cũng như việc lập ngân sách cho các quảng cáo nội dung được nhắm mục tiêu (TCA).

Nhóm nghiên cứu của Journal of Marketing (thuộc AMA – American Marketing Association) đã nghiên cứu để xây dựng một khung lý thuyết mới về việc lập lịch truyền thông mạng xã hội và giải thích cách các thuộc tính lập lịch (schedules) ảnh hưởng đến số liệu nhấp chuột từ các liên kết.

Họ đã đưa ra giả thuyết rằng hầu hết người dùng có nhiều năng lượng nhất vào buổi sáng, thấp nhất vào giữa buổi chiều và vừa phải vào buổi tối và mong muốn tương tác với nội dung của họ sẽ theo cùng một khuôn mẫu cụ thể.

Họ cũng đưa ra giả thuyết rằng việc sử dụng TCA (targeted content advertising) và loại nội dung sẽ ảnh hưởng khác nhau đến các lần nhấp chuột vào liên kết theo các khoảng thời gian trong ngày.

Chúng tôi đã thử nghiệm giả thuyết của mình bằng cách sử dụng một mô hình dựa trên dữ liệu bài đăng trên Facebook của 365 ngày từ khoảng 50 tờ báo hàng đầu tại Mỹ, với tổng số 5,706 bài đăng.

Họ cũng đã xây dựng một thuật toán cho phép các nhà quản lý phương tiện truyền thông mạng xã hội lên kế hoạch tối ưu lịch trình đăng tải nội dung truyền thông mạng xã hội và tối đa hóa lợi nhuận.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng các nền tảng nội dung được hỗ trợ quảng cáo trực tuyến (OASCP – online ad-supported content platforms) như CNN, ESPN và Wall Street Journal có thể tăng đáng kể lợi nhuận của họ bằng cách đăng nội dung theo phản ứng sinh học của chu kỳ thức-ngủ của khán giả và giúp họ nhắm mục tiêu các loại nội dung khi nào khán giả dễ tiếp thu nó nhất.

Những phát hiện chính từ nghiên cứu bao gồm:

  • Chúng tôi tái khẳng định thời gian trong ngày là yếu tố rất quan trọng để quyết định sự tương tác. Ví dụ: đăng nội dung vào buổi sáng dẫn đến sự gia tăng 8,8 % số lần nhấp vào liên kết so với các bài đăng được lên lịch vào buổi chiều và tăng 11,1% so với các bài được lên lịch vào buổi tối.
  • Thuật toán cho thấy tác động của thời gian trong ngày, TCA và loại nội dung đối với các nhấp chuột liên kết và cách các biến này tương tác. Ví dụ: chúng tôi chứng minh rằng việc sử dụng TCA vào buổi chiều tạo ra số lần nhấp liên kết nhiều hơn 21 % so với buổi sáng. TCA vào ban đêm làm giảm 9,7 % nhấp chuột liên kết, dẫn đến tổn thất quảng cáo rất đáng kể.
  • Đăng nội dung chứa cảm xúc tiêu cực vào buổi sáng sẽ hiệu quả hơn 1,6% trong việc tạo ra các nhấp chuột vào liên kết so với đăng nội dung vào buổi chiều hoặc tối.
  • Nhóm nghiên cứu bày một trình tối ưu hóa mới hoạt động như một công cụ hỗ trợ quyết định cho các nhà quản lý phương tiện truyền mạng thông xã hội để giúp họ lên lịch cho nội dung với mục tiêu nhiều lợi nhuận hơn. Ví dụ: chỉ cần sắp xếp các bài đăng mà không cần phân bổ thêm ngân sách bổ sung cho TCA cũng có thể giúp công ty tăng lợi nhuận gộp thêm 8%.

Khoảng 73 % các Social Media Manager đã phỏng vấn quan tâm đến việc sử dụng công cụ này để cải thiện hiệu quả lập kế hoạch nội dung.

Ngoài ra, nghiên cứu này có thể giúp các nhà quản lý tối ưu cho các khoản đầu tư quảng cáo được nhắm mục tiêu (TCA) và sau đó phân bổ ngân sách hiệu quả qua nhiều sáng kiến, sử dụng dữ liệu để thúc đẩy lợi nhuận.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Tham khảo: Journal of Marketing/AMA

Jeff Bezos, Mark Zuckerberg và Elon Musk kiếm bao nhiêu tiền trong năm 2020

Mới đây, người đàn ông giàu nhất hành tinh vừa gửi đi thông điệp “các gã khổng lồ công nghệ không quá quyền lực”, nhưng tài sản của ông lại thể hiện điều ngược lại.

Nhà sáng lập Amazon chứng kiến tài sản tăng thêm 63.6 tỷ USD trong năm nay. Thậm chí, vào ngày 20/07, ông Jeff Bezos có thêm 13 tỷ USD, một kỷ lục vô tiền khoáng hậu.

Người giàu nhất hành tinh giờ có thể lập thêm một kỷ lục mới: Tài sản vượt 200 tỷ USD, theo Bloomberg Billionaires Index. Hiện tài sản của ông Bezos đang ở mức 178 tỷ USD (tính tới ngày 29/07).

Một vị giám đốc điều hành khác cũng sắp điều trần là ông Mark Zuckerberg – sáng lập viên của Facebook – có tài sản tăng thêm 9.1 tỷ USD trong năm nay, sắp chạm ngưỡng 100 tỷ USD như ông Jeff Bezos và ông Bill Gates.

Tốc độ và quy mô tích lũy về tài sản của các ông trùm công nghệ không ai có thể sánh kịp. Không một nhóm nhà điều hành nào thịnh vượng tới mức này. Thật vậy, người giàu nhất hành tinh đang ngày càng giàu có hơn và nhanh chóng hơn khi đại dịch Covid-19 đảo lộn nền kinh tế toàn cầu và thúc đẩy hoạt động trực tuyến.

Nền kinh tế trực tuyến

“Chúng ta đã chuyển từ nền kinh tế ‘gạch vữa’ (cửa hàng vật chất) sang nền kinh tế trực tuyến một cách nhanh chóng”, Luigi Zingales, Giảng viên tài chính tại Đại học Chicago, cho hay. “Điều này lẽ ra sẽ xảy ra trong thời gian dài hơn trong khoảng vài năm. Tuy nhiên, hiện nó đang xảy ra trong vài tuần thay vì vài năm”.

Tổng tài sản của các tỷ phú công nghệ thuộc chỉ số Bloomberg – bảng xếp hạng 500 tỷ phú giàu nhất thế giới – đã gần gấp đôi so với năm 2016, từ mức 751 tỷ USD lên 1.4 ngàn tỷ USD tại thời điểm này.

7/10 tỷ phú giàu nhất thế giới có tài sản đến từ khoản nắm giữ trong lĩnh vực công nghệ, với tổng tài sản 666 tỷ USD, tăng 147 tỷ USD trong năm nay.

Những người thắng lớn trong năm 2020 bao gồm Elon Musk. Vị “Iron man đời thực” bay cao lên 69.7 tỷ USD trên “đôi cánh” của cổ phiếu Tesla.

Tài sản của ông Bill Gates – đồng sáng lập Microsoft – và Steve Ballmer – cựu CEO Microsoft – cũng tăng. Tỷ phú Ấn Độ Mukesh Ambani cũng hưởng lợi từ làn sóng dịch chuyển sang trực tuyến.

Cổ phiếu Reliance Industries (RL) – dưới sự kiểm soát của ông Mukesh Ambani – tăng 45% trong năm nay khi công ty mở rộng sang mảng kỹ thuật số và bán lẻ và nhờ đó, ông trở thành người giàu thứ 5 trên thế giới.

Nằm trong top 10, chỉ có hai tỷ phú có tài sản giảm trong năm 2020: Ông trùm hàng hiệu Bernard Arnault và huyền thoại đầu tư Warren Buffett. Trong khi nhóm công nghệ tăng vọt thì hơn 200 tỷ phú lại mất tiền trong năm nay.

Tài sản của 10 người giàu nhất theo ngành trong năm 2016

Và hiện nay

Hiện tại, 5 công ty công nghệ lớn nhất là Apple, Amazon, Alphabet, Facebook và Microsoft có vốn hóa thị trường tương đương 30% GDP Mỹ. Con số này gần gấp đôi so với thời điểm cuối năm 2018.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

Vũ Hạo: Theo Bloomberg/vietstock

Top 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2020

Trong Top 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2020 thì có hơn một nửa thương hiệu là các công ty công nghệ.

1. Apple

Giá trị thương hiệu: 241,2 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 17%

Lĩnh vực: Công nghệ (Ảnh: Apple)

2. Google 

Giá trị thương hiệu: 207,5 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 24%

Lĩnh vực: Công nghệ (Ảnh: Bloomberg)

3. Microsoft

Giá trị thương hiệu: 162,9 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 30%

Lĩnh vực: Công nghệ (Ảnh: Getty Images)

4. Amazon

Giá trị thương hiệu: 135,4 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 40%

Lĩnh vực: Công nghệ (Ảnh: Bloomberg)

5. Facebook

Giá trị thương hiệu: 70,3 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: -21%

Lĩnh vực: Công nghệ (Ảnh: Bloomberg)

6. Coca-Cola

Giá trị thương hiệu: 64,4 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 9%

Lĩnh vực: Đồ uống (Ảnh: Bloomberg)

7. Disney

Giá trị thương hiệu: 61,3 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 18%

Lĩnh vực: Giải trí (Ảnh: Getty Images)

8. Samsung

Giá trị thương hiệu: 50,4 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: -5%

Lĩnh vực: Công nghệ (Ảnh: Bloomberg)

9. Louis Vuitton

Giá trị thương hiệu: 47,2 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 20%

Lĩnh vực: Hàng hóa xa xỉ (Ảnh: Bloomberg)

10. McDonald’s

Giá trị thương hiệu: 46,1 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 5%

Lĩnh vực: Chuỗi nhà hàng (Ảnh: Bloomberg)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via NDH

8 câu hỏi giúp ứng viên ‘đánh giá ngược’ nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn

Trong buổi phỏng vấn, Nhà tuyển dụng thường dùng những câu hỏi, tình huống để đánh giá xem đây có phải là ứng viên tiềm năng của công ty hay không. Một số bạn vì chưa chuẩn bị kỹ nên dễ rơi vào thế bị động, chỉ biết lắng nghe và trả lời khiến cho cuộc phỏng vấn có xu hướng diễn ra “một chiều”.

Là một người tìm việc đã bao giờ bạn nghĩ đến chuyện nên đặt câu hỏi ngược để đánh giá công việc và Nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn hay không?

1. Một ngày làm việc của nhân viên trong vị trí này diễn ra như thế nào?

Là một ứng viên và là nhân viên tương lai của công ty, bạn cần tìm hiểu kỹ cụ thể những công việc hằng ngày sẽ diễn ra như thế nào.

Tất cả những công việc trên bản mô tả (Job Description) chỉ đại diện một phần nào đó những nhiệm vụ bạn phải hoàn thành thôi.

Do đó bạn cần thêm những thông tin chi tiết hơn từ người phỏng vấn, điều này sẽ giúp bạn dễ dàng hình dung công việc sắp đến, đồng thời đánh giá xem vị trí này có thật sự phù hợp với kỹ năng và kinh nghiệm của mình hay không.

2. Nhân viên sở hữu những tính cách gì thì phù hợp với văn hóa hiện tại của công ty?

Đây là dạng câu hỏi giúp ứng viên đào sâu và có cái nhìn cận cảnh hơn về văn hóa công ty. Bạn sẽ hiểu thêm những giá trị ẩn sâu bên trong được cho là quan trọng nhất với toàn công ty và cho mỗi cá nhân làm việc tại đó.

Môi trường văn hoá của doanh nghiệp còn tác động đến tinh thần, thái độ, động cơ lao động, sự gắn bó lâu dài của nhân viên. Nếu cơ sở vật chất và trang thiết bị là “phần xác” của doanh nghiệp, thì văn hóa doanh nghiệp là “phần hồn” của doanh nghiệp, do đó bạn cần hiểu rõ văn hóa để tránh bị “shock” khi làm việc tại đây.

3. Anh/chị nghĩ gì về nơi làm việc hiện tại?

Bạn nên khéo léo hỏi về những nhận xét hay ý kiến của người phỏng vấn về nơi làm việc hiện tại.

Sau đó, cẩn thận quan sát thái độ của họ khi trả lời câu hỏi này, nếu họ trả lời với một sự thoải mái và nhiệt tình, đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang ở môi trường làm việc lý tưởng khiến nhân viên vui vẻ. Nếu ngược lại, bạn nên cân nhắc về sự lựa chọn của mình.

4. Đâu là thang đo đánh giá sự thành công tại vị trí này?

Câu hỏi này giúp bạn hiểu rõ hơn về cách công ty đo lường, đánh giá công việc, cũng như lộ trình thăng tiến trong tương lai.

Qua đó, bạn sẽ hiểu thêm những thông tin hữu ích như KPI và người đánh giá công việc của bạn. Đồng thời bạn cũng nên hỏi thêm về tần suất, thời gian đánh giá, chỉ tiêu đo lường…

5. Cơ hội phát triển nghề nghiệp ở đây diễn ra như thế nào?

Ở câu hỏi này, người phỏng vấn sẽ chia sẻ cho bạn biết rõ hơn về các chính sách đào tạo và phát triển mà công ty dành cho nhân viên.

Là một sinh viên mới tốt nghiệp, có lẽ bạn không biết rằng, nếu không có cơ hội phát triển thì tinh thần và động lực của nhân viên sẽ bị suy giảm. Và kết quả là, họ có thể không tập trung vào công việc và không cố gắng làm tốt công việc hơn, thậm chí hơn 60% nhân viên sẽ chán nản muốn nghỉ việc nếu không có cơ hội thăng tiến.

Do đó, bạn nên suy nghĩ lại nếu công ty không có lộ trình thăng tiến và đào tạo nhân viên rõ ràng.

6. Ai sẽ là người làm việc trực tiếp với bạn?

Bạn không nên chỉ quan tâm đến sếp của mình mà còn nên biết thông tin về những đồng nghiệp bạn sẽ làm việc cùng, bởi họ đóng góp vai trò vô cùng quan trọng tới hiệu suất công việc của bạn và cả quá trình đánh giá chéo.

Sẽ rất tuyệt vời nếu bạn được cộng tác với những người năng động, vui vẻ và có tinh thần làm việc nhóm tốt.

7. Điều gì gây khó khăn và thách thức nhất ở vị trí công việc này?

Là một nhân viên trong vị trí mới bạn nên hiểu rõ những thách thức và khó khăn mà công việc này mang lại. Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về những vấn đề mà mình có thể sẽ gặp, hiểu được mức độ, quy mô để có sự chuẩn bị tốt nhất cho bản thân trong thời gian sắp đến.

8. Hỏi xem Nhà tuyển dụng đánh giá bạn như thế nào và họ có nghĩ bạn phù hợp với vị trí này hay không?

Câu hỏi này giúp Nhà tuyển dụng thấy được bạn có sự đầu tư rất cao đối với vị trí này. Bạn sẽ khiến bản thân ở vị thế chủ động hơn trong cuộc hội thoại, để Nhà tuyển dụng đưa ra những nhìn nhận khách quan về mình và từ đó có cơ sở phấn đấu, đáp ứng những kỳ vọng của công ty.

Bên cạnh đó, qua nhận xét chuyên môn của Nhà tuyển dụng bạn cũng sẽ biết được mình có bao nhiêu phần trăm cơ hội được chấp nhận để có sự chuẩn bị cho bản thân.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Tham khảo: timviecnhanh

McDonald’s đang đẩy mạnh marketing nhằm phục hồi nhanh sau dịch

Chuỗi thức ăn nhanh này cho biết họ sẽ chi tiêu quảng cáo tăng thêm 200 triệu USD trong nửa cuối năm còn lại nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi sau dịch Covid-19.

McDonald’s đang đẩy mạnh marketing nhằm phục hồi nhanh sau dịch

Theo đó, McDonald’s đang chuẩn bị chi tiêu cho một ‘cuộc chiến marketing’ có quy mô lớn vào nửa cuối năm 2020 với mục đích thúc đẩy tăng trưởng và tăng tốc độ phục hồi sau đại dịch Covid-19.

Doanh số của chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh này đã giảm 23,9% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý hai kết thúc vào tháng 6.

Doanh số bị kéo xuống bởi ảnh hưởng từ các thị trường quốc tế bao gồm Vương Quốc Anh, nơi các nhà hàng đã phải đóng cửa trong gần ba tháng vì Covid-19.

Tại thị trường trọng điểm là Mỹ, nơi McDonald’s vận hành hơn một phần ba tổng số nhà hàng của mình doanh số chỉ giảm 8,7% vì hầu hết các cửa hàng này đều duy trì việc giao hàng hoặc mua mang về.

McDonald’s cho biết phần lớn các nhà hàng của mình – khoảng 96% – hiện đã mở cửa trở lại và họ tin rằng sự hiện diện mạnh mẽ của mình qua ‘Drive-Thru’, giao hàng và digital sẽ khiến thương hiệu sớm phục hồi sau Covid-19.

* Driving Through (hay DriveThroughDriveThru phương thức kinh doanh mà các xe ô tô/xe máy sẽ nối tiếp nhau đi theo hàng qua một cửa sổ, tại đây các nhân viên cửa hàng sẽ giao hàng cho khách hàng.

Để thúc đẩy sự phục hồi đó, McDonald’s có kế hoạch tăng chi tiêu marketing. Giám đốc điều hành, Ông Chris Kempczinski cho biết: “Chi tiêu marketing và các hoạt động có giá trị chẳng hạn, đã giảm 70% tại Mỹ khi công ty ‘đã chọn bảo tồn nguồn lực cho đến khi tình hình ổn định trở lại'”.

Hiện tại họ đã có kế hoạch để tái đầu tư vào thị trường trong quý ba và quý bốn, bao gồm 200 triệu USD tăng thêm ở thị trường Mỹ và quốc tế để tăng tốc độ phục hồi. Khoảng tăng thêm này tương đương một tháng truyền thông bổ sung trên mỗi thị trường mà thương hiệu này đang sở hữu.

Phần lớn ngân sách sẽ được chi cho các mục menu chính và các cơ hội dịch vụ như đặt hàng và giao hàng online. McDonald’s cũng đang lên kế hoạch ra mắt một số sản phẩm mới trên thực đơn, đặc biệt là ở Mỹ.

“Chúng tôi đang ở một tư thế phòng thủ. Khi chúng tôi bước vào môi trường hoạt động bình thường mới, đây là lúc để chúng tôi tăng tốc”.

“Cuộc chiến mới này hiển nhiên được triển khai không đi ngược lại với sự đổi mới, nó sẽ được triển khai để bổ sung cho các hoạt động kinh doanh căn bản. Người tiêu dùng đang tìm kiếm các sản phẩm yêu thích đáng tin cậy, đó là lý do tại sao menu chính có ý nghĩa rất lớn đối với chúng tôi”. CEO McDonald’s cho biết.

Chi tiêu marketing của thương hiệu cũng sẽ hướng đến vị trí của McDonald’s trong bất kỳ cuộc suy thoái kinh tế nào, điều mà CEO Kempczinski cho rằng nó là mối quan tâm lớn nhất của người tiêu dùng lúc bấy giờ, tức còn lớn hơn cả vấn đề về sức khoẻ.

Mặc dù trước đó McDonald’s đã chứng minh được họ là những ‘đơn vị kiên cường’ trong suốt thời kỳ suy thoái, thì việc tập trung vào khả năng chi trả và giá trị trong các hoạt đông tiếp thị hỗn hợp (marketing-mix) cũng sẽ là điều rất quan trọng.

Chiến lược của McDonald’s sẽ tập trung vào 3 ‘Ds’ – Delivery – giao hàng, drive-thru và digital – nơi mà thương hiệu này đang mong đợi những cơ hội lớn nhất để phát triển.

Đồng thời McDonald’s cũng sẽ cân nhắc đến yếu tố sử dụng điện thoại di động và kiosks (ki-ốt) để phục vụ cho quá trình đặt hàng. Hành vi vốn rất được khách hàng quan tâm trong dịch.

CEO Kempczinski cho biết thêm: “Chúng tôi đã nắm bắt được những cơ hội tuyệt vời xung quanh việc cải thiện cách các nhà hàng của chúng tôi hoạt động.

Chúng tôi thấy điểm hài lòng (satisfaction scores) của khách hàng ở tám trong tổng số 11 thị trường hàng đầu của chúng tôi đã tăng và tăng với số lượng khá đáng kể”.

“Tâm lý đối với chúng tôi bây giờ là chúng tôi đã đưa doanh nghiệp mình đến một vị trí tốt hơn, vì vậy cho dù chúng tôi có suy thoái hay không bị suy thoái thì chúng tôi vẫn sẽ có sự hồi sinh.

Chúng tôi cần phải thử nghiệm và xoay chuyển một cách mạnh mẽ để gia tăng thị phần, bởi vì đó là cơ hội mà chúng tôi có”. CEO McDonald’s chia sẻ thêm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Tham khảo: MarketingWeek

5 công cụ quan trọng nhất để cải thiện SEO từ nội dung của bạn

Bạn phải tạo ra thứ gì đó ‘đáng để đọc’, nhìn cuốn hút và bán tốt – nhưng bạn cũng nên biết, “đó không phải là tất cả”. Về lâu dài, thành công của một website là về việc truy vấn tìm kiếm nào nội dung của bạn được xếp hạng và xếp trong bao lâu, đảm bảo bạn có được lưu lượng truy cập tối ưu đến website của mình.

Bốn điều thiết yếu bạn cần lưu ý để viết nội dung SEO hoàn hảo nhất:

  • Chọn các chủ đề thu hút nhiều nhấp chuột
  • Khám phá các từ khóa cần thiết cho công cụ tìm kiếm để xếp hạng
  • Viết nội dung tuân thủ chính sách của các công cụ tìm kiếm.
  • Thu hút các liên kết tự nhiên bằng cách thu hút khán giả và tinh chỉnh quy trình xuất bản của bạn.

Có rất nhiều yếu tố cần để xem xét – nhưng may mắn thay, cũng có những công cụ hỗ trợ tương ứng cho từng khía cạnh.

Trong bài viết này, chúng ta cùng xem những đề xuất bổ sung để hỗ trợ, điều này sẽ giúp bạn cải thiện quy trình SEO nội dung của mình.

1. Google Trends

Tất cả việc tạo nội dung bắt đầu bằng một câu hỏi – ‘Tôi nên viết về điều gì?’

Những gì chúng ta cần biết là những loại chủ đề và bài đăng cụ thể nào đang phổ biến trong lĩnh vực của chúng ta và điều này sẽ giúp chúng ta kết nối với đối tượng mục tiêu của mình.

Đối với dữ liệu tìm kiếm đáng tin cậy, bạn không thể ‘làm trái’ với Google. Google là công cụ tìm kiếm thống trị thế giới và thiết yếu cho bất kỳ hoạt động kinh doanh nào của bạn, việc bạn có được thứ hạng cao trong trang tìm kiếm của Google vẫn là một cách chính yếu để đạt được lưu lượng truy cập (traffic).

Với Google Trends, bạn có thể thấy được mức độ quan tâm của các chủ đề trọng tâm của mình đã thay đổi như thế nào theo thời gian, các truy vấn có liên quan xuất phát từ chúng và thậm chí là vị trí địa lý nào là ‘trung tâm tìm kiếm’ đối với các chủ đề mà bạn quan tâm.

2. Google Keyword Planner

Nghiên cứu từ khóa là một trong những cách tốt nhất để tăng lưu lượng truy cập của bạn – sử dụng đúng từ khóa sẽ đảm bảo các công cụ tìm kiếm có thể hiểu bạn đang viết về điều gì và mức độ chuyên sâu của bạn về chủ đề bạn chọn.

Ví dụ: giả sử có một trang kết quả của công cụ tìm kiếm với 10 trang xếp hạng hàng đầu cho từ khoá tìm kiếm “giày da”. Phần lớn các trang được hiển thị có chứa nội dung “Giày da cho phụ nữ” được phân bổ thông qua văn bản, tiêu đề và / hoặc ở header.

Bây giờ, các công cụ tìm kiếm sẽ cân nhắc yếu tố “phụ nữ” như là một phần quan trọng của chủ đề này khi tạo một trang kết quả về “giày da”.

Ngay cả khi bạn muốn xếp hạng cho “giày da”, nhưng, “phụ nữ” cũng sẽ cần được phủ để có được sự phù hợp từ các công cụ tìm kiếm.

Và cũng từ đây, vai trò của công cụ nghiên cứu từ khoá sẽ phát huy tác dụng.

Với Google Keyword Planner, bạn có thể nhập một loạt các từ khóa và công cụ sẽ trả lại cho bạn với một loạt các đề xuất, từ đồng nghĩa để bao quát và có thể là các tiện ích mở rộng cho chủ đề mà bạn đang quan tâm.

Tất nhiên, Keyword Planner cũng sẽ hiển thị cho bạn cả số lượng tìm kiếm trung bình cho các từ khóa mà bạn quan tâm, nhưng đó không phải là tiêu chí duy nhất bạn cần xem xét.

Sử dụng tab dữ liệu lịch sử để xem số liệu thống kê cho các từ khóa đã thay đổi theo thời gian – và tất nhiên sử dụng Google Trends để xem mọi người đang tìm kiếm gì, tìm ở đâu.

3. WebSite Auditor

Trình kiểm tra WebSite Auditor’s Content Editor , như tên gọi của nó, là một công cụ để tạo và chỉnh sửa nội dung trực tuyến của bạn.

Nó là một ứng dụng xử lý văn bản với các tính năng của SEO, vì vậy bạn có thể tạo và chỉnh sửa các trang web trong khi có sẵn rất nhiều mẹo và thủ thuật SEO tùy chỉnh.

Khi bạn đang viết nội dung, công cụ sẽ cung cấp cho bạn một loạt các cảnh báo SEO để điều hướng – ví dụ: nếu bạn đang sử dụng quá nhiều hoặc gần như không đủ từ khóa mục tiêu (hoặc từ nói chung) hoặc nếu bạn cần điền vào một thẻ hoặc văn bản thay thế hình ảnh nhất định – bạn sẽ biết ngay lập tức.

4. Yoast

Rất có thể là hầu hết mọi người đọc điều này đều quen thuộc với Yoast, vì nó chỉ là một Plugin phổ biến nhất cho WordPress trên thế giới và giúp hàng triệu người làm SEO một cách nhanh chóng.

Với Yoast, bạn có thể phân tích nội dung theo thời gian thực, cung cấp chức năng tương tự như trình kiểm tra website (WebSite Auditor).

Tất cả những thông tin cần thiết như từ khoá, mức độ tối ưu SEO, tối ưu các thẻ, số lượng từ khoá…đều được cảnh báo trên Yoast SEO này. Bạn có thể tải nó từ WordPress của bạn, chọn plugin Yoast và cài đặt.

5. Buffer

Cả SEO và content marketing đều cần một thứ ‘xúc tác’ để thành công. Và trong khi với tiếp thị nội dung, chúng ta nói về lượt thích, lượt chia sẻ và nhấp chuột thì điều mà các công cụ tìm kiếm ‘khao khát’ là các liên kết tự nhiên hay backlink.

Backlinks là bằng chứng vững chắc cho bất kỳ thuật toán xếp hạng nào để chứng minh rằng mọi người thích nội dung của bạn và thấy chúng hữu ích. Đây là cơ hội giúp bạn xếp hạng cao hơn đáng kể.

Để có được những backlinks quý giá đó, bạn cần những website liên kết đến bạn – bạn cần truyền cảm hứng cho sự tương tác và chia sẻ. Đây cũng là nơi mà content marketing cộng hưởng sức mạnh với SEO.

Trong bảng điều khiển của Buffer, bạn có thể thấy chính xác loại tiếp cận (reach) bạn nhận được khi bạn xuất bản nội dung mới và loại đối tượng nào đang phản hồi đến bạn.

Với những hiểu biết này, bạn sẽ có thể dễ dàng cải thiện sự lan truyền nội dung của mình nhiều hơn – và cuối cùng, vị trí của nó sẽ là một trang có liên quan và hữu ích mà các công cụ tìm kiếm sẽ muốn xếp hạng chúng cao hơn trên trang tìm kiếm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips 

Tỷ phú Mark Cuban: Đây là quan niệm sai lầm nhất về việc trở nên giàu có

Doanh nhân, tỷ phú Mark Cuban cho rằng, việc sở hữu nhiều tiền có thể khiến chúng ta thay đổi ở nhiều khía cạnh, nhưng không phải lúc nào cũng như thế.

Chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, ông chủ đội bóng rổ nhà nghề Dallas Mavericks kể: “Thậm chí, lúc tôi còn nghèo ‘kiết xác’, phải ngủ trên sàn nhà, tôi vẫn vui vẻ, vẫn đi chơi cùng bạn bè; và những người ấy đến giờ vẫn là bạn của tôi”.

Theo CNBC, Mark Cuban trở thành tỷ phú vào năm 1999, khi cùng người đồng sự Todd Wagner bán công ty kinh doanh đài phát thanh qua mạng Internet tên Broadcast.com cho Yahoo với giá 5,7 tỷ USD.

Hiện, tài sản của doanh nhân 61 tuổi người Mỹ này ước khoảng 4,2 tỷ USD. Bên cạnh sở hữu phần lớn cổ phần tại đội bóng rổ Dallas Mavericks, Cuban còn nắm giữ nhiều cổ phần tại hãng phim Magnolia Pictures, AXS TV và hàng loạt startup khác.

Dù vậy, Cuban cho rằng, quan niệm sai lầm nhất về việc trở nên giàu có, là tiền bạc sẽ tự động khiến chúng ta có sự thay đổi chóng mặt. “Mọi người thường nghĩ, tiền bạc sẽ làm chúng ta thay đổi. Và nó có thể, trong nhiều khía cạnh, nhưng không phải lúc nào cũng như vậy”, vị tỷ phú nói.

Theo Cuban, sự thay đổi lớn nhất và cũng là công việc mất nhiều thời gian nhất sau khi trở nên giàu có chính là định hướng cho các mối quan hệ.

“Phần khó nhất, thực sự, chính là việc giao thiệp với bạn bè khi bạn mới trở nên giàu có; bởi họ mới chính là người không chắc liệu bạn có còn giống như trước đây hay từ giờ bạn sẽ cư xử như thế nào. Liệu từ giờ, bạn sẽ luôn là người trả tiền cho các cuộc vui, hay chỉ thỉnh thoảng mà thôi”, vị tỷ phú nói.

“Sẽ mất chút thời gian để điều chỉnh, nhưng những người bạn thực sự vẫn sẽ đối xử với bạn như lúc trước”, Cuban cho biết. Tuy nhiên, việc kiếm được nhiều tiền, nhất là khi bạn có khởi đầu ‘hết sức khiêm tốn’, không thể không làm thay đổi một số thứ. Đơn cử, tiền khiến bản thân Cuban cảm thấy an tâm và linh động hơn.

“Tôi may mắn vì không phải đau đầu với các loại hóa đơn, không phải lo lắng việc người ta sẽ lại cắt điện hay những thứ tương tự như vậy – những điều mà tôi vốn phải lo lắng trong quá khứ. Tôi cũng không cần quá bận tâm về tiền bạc và có thể lên kế hoạch cho riêng mình”, Cuban nói.

“Bất kể bạn giàu lên bao nhiêu, việc có nhiều tiền hơn lúc bạn ‘nghèo kiết xác’ hiển nhiên sẽ làm bạn thay đổi một số thứ. Nhưng, tôi không cho rằng, điều ấy sẽ làm bạn thay đổi một cách chóng mặt; và cách nghĩ như vậy là quan niệm sai lầm nhất”, vị tỷ phú khẳng định.

Đồng thời, doanh nhân người Mỹ cũng cho biết, dù đã là tỷ phú được hơn hai mươi năm, song ông vẫn khó có thể tin rằng bản thân lại may mắn như thế.

“Đến nay, thậm chí là mỗi ngày, khi nghĩ đến điều ấy, tôi vẫn khó có thể tin được làm thế nào mà bản thân lại được như thế? Làm sao điều này lại có thể xảy ra được? Thế nên, tôi luôn cố gắng cảm tạ điều này, và không coi đó là điều hiển nhiên, cũng như không để việc bản thân là tỷ phú làm hư con cái mình”, Cuban nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips

Theo: DNSG

10 Ý tưởng thiết kế quảng cáo xoay vòng sáng tạo với Facebook Ads

Vào năm 2014, Facebook đã giới thiệu một tính năng mới cho các doanh nghiệp muốn quảng cáo sản phẩm của họ theo các cách sáng tạo và muốn người dùng tăng cường sự tương tác với quảng cáo. Đó chính là kiểu quảng cáo xoay vòng Carousel Ads.


Các định dạng của Facebook Carousel Ads cho phép người làm quảng cáo, trên cả Facebook và Instagram, hiển thị 3-5 hình ảnh, tiêu đề, và các liên kết hoặc kêu gọi hành động trong một quảng cáo.

Ở giao diện trên điện thoại di động, người dùng có thể vuốt qua các thẻ trong khi người sử dụng máy tính để bàn có thể cơ động giữa các hình ảnh bằng cách nhấn vào mũi tên trái hoặc phải. Đây là thao tác mà rất nhiều người sử dụng smartphone sử dụng.

Từ thời điểm đó, nhờ không gian quảng cáo được mở rộng, các nhà quảng cáo có thêm chỗ để kể câu chuyện thương hiệu của họ và hiển thị các sản phẩm thông qua nội dung phong phú, được tích hợp vào một quảng cáo bắt mắt.

Dưới đây là tổng hợp 10 Ý tưởng thiết kế quảng cáo xoay vòng sáng tạo với Facebook Ads mà bạn có thể tham khảo.

1. Hiển thị nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ

Quảng cáo quay vòng trên Facebook là một cơ hội tuyệt vời để cho khách hàng của bạn thấy sự đa dạng của các sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp.

Bằng cách này, về cơ bản, bạn sẽ cung cấp cho khách hàng của mình một danh mục sản phải ngắn gọn để duyệt qua.

Bạn có mười thẻ có sẵn cho hình ảnh hoặc video. Điều đó có nghĩa là bạn có thể gợi ý đến khách hàng mười sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau.

Đây là một ví dụ tuyệt vời hiển thị các sản phẩm khác nhau:

2. Nhấn mạnh một sản phẩm, dịch vụ hoặc tính năng

Tận dụng tối đa những gì quảng cáo xoay vòng trên Facebook cung cấp cho bạn và thay thế các tính năng với các lợi ích mà sản phẩm hoặc dịch vụ, giới thiệu các chương trình khuyến mãi, chất lượng tốt hơn so với các đối thủ, v.v. và cung cấp liên kết trực tiếp đến Landing page.

3. Kể một câu chuyện

Bạn có thể kể một câu chuyện nối tiếp nhau từ thẻ này sang thẻ khác. Định dạng quảng cáo tương tác này khuyến khích mọi người vuốt để xem tất cả hình ảnh hoặc video, có thể tăng mức độ tương tác trên trang của bạn.

Trong ví dụ sau, định dạng quảng cáo băng chuyền kể một câu chuyện cũng xây dựng bí ẩn xung quanh nhân vật chính của nó:

4. Giải thích một quy trình

Quảng cáo xoay vòng có thể dễ dàng giúp bạn đưa ra hướng dẫn từng bước về sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua hình ảnh hoặc video ngắn, khiến người xem bị thu hút vì họ phải vuốt hoặc nhấp để xem toàn bộ các bước.

5. Tạo một ảnh toàn cảnh nhưng bị chia tách

Có lẽ một trong những ý tưởng quảng cáo xoay vòng tốt nhất mà bạn có thể sử dụng để tăng mức độ tương tác là chia hình ảnh toàn cảnh trong các thẻ khác nhau, như vậy vậy người dùng phải vuốt chúng cho đến lần cuối cùng để xem toàn bộ hình ảnh.

Bạn có thể sử dụng phương pháp hiệu quả này cho một sản phẩm hoặc dịch vụ, nhưng hãy nhớ rằng đối với sản phẩm này, bạn không thể để Facebook tối ưu hóa hiệu suất của thẻ.

Dưới đây là cách BarkBox sử dụng ý tưởng này một cách vui nhộn:

6. Chia sẻ nội dung của bạn

Bạn có thể chọn quảng cáo xoay vòng để thông báo cho khán giả của mình bằng cách cung cấp cho họ nội dung chất lượng.

Mỗi thẻ có thể hiển thị các phần từ các nội dung khác nhau hoặc bạn có thể chọn phân tách các ý chính từ một phần nội dung trong toàn bộ thẻ.

Trong ví dụ dưới đây, Jamf School đã chọn sử dụng mỗi thẻ để trình bày ý tưởng chính của loạt blog gồm năm phần của họ:

7. Quảng bá sự kiện của bạn

Một cách khác để sử dụng định dạng xoay vòng của Facebook là nói với mọi người về sự kiện, khóa học hoặc hội nghị. Chia sẻ chi tiết với đối tượng mục tiêu của bạn, chẳng hạn như ngày, thời gian, địa điểm, diễn giả và thông tin liên quan khác.

Dưới đây là ví dụ về quảng cáo xoay vòng từ Hội nghị thượng đỉnh bóng đá thế giới cho thấy cách bạn có thể tận dụng tối đa định dạng quảng cáo xoay vòng:

8. Retarget khách hàng

Thông qua việc sử dụng quảng cáo động của Facebook để nhắm mục tiêu lại khách hàng, bạn có thể nhắc nhở mọi người về các sản phẩm họ đã duyệt trên trang web của bạn hoặc bất kỳ nơi nào khác mà bạn đã hiển thị chúng.

Ví dụ: trước đây tôi đã mua hoặc duyệt một vài sản phẩm từ Tiki và bây giờ tôi sẽ thấy một vài sản phẩm của Tiki hiện trên trang cá nhân của mình.

Đây là một phương pháp tuyệt vời để hối thúc người xem mua sắm các sản phẩm đó.

9. Hiển thị lợi ích

Như chúng ta đã biết, quảng cáo xoay vòng của Facebook cho phép bạn hiển thị tối đa mười thẻ. Mỗi trong số đó có thể có một mô tả lợi ích khác nhau để thuyết phục khán giả của bạn rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đáng để thử.

Phương pháp tương tác này để thể hiện các lợi ích có hiệu quả hơn là chỉ liệt kê chúng trong một bài đăng, cho phép khách hàng của bạn thấy lý do tại sao họ nên kiểm tra và mua các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Giống như trong ví dụ quảng cáo sau đây :

10. Tạo một hướng dẫn

Với sự giúp đỡ của một định dạng quảng cáo xoay vòng, bạn có thể giới thiệu sản phẩm của bạn hoặc các tính năng dịch vụ và, đồng thời, cung cấp một cách để hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Theo cách này, bạn không chỉ hiển thị một cái gì đó, mà bạn còn cung cấp các bước để khách hàng có thể tận dụng sản phẩm của bạn tốt nhất.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Lùm xùm ‘bê bối’ thâu tóm tại Saigon Co.op thực hư ra sao

Trong kết luận vừa công bố hôm 27/7, Thanh tra TP HCM cho rằng có dấu hiệu huy động góp vốn trái pháp luật và thâu tóm tại Saigon Co.op nên đề nghị UBND thành phố chuyển hồ sơ sang công an để điều tra.

Trả lời VnExpress sáng 28/7, ông Nguyễn Anh Đức – Tổng giám đốc Saigon Co.op cho biết kết luận thanh tra hiện không ảnh hưởng tới việc kinh doanh hiện tại. “Phần vốn góp của các hợp tác xã được thanh tra cho là bất thường vẫn chưa sử dụng nên các hoạt động kinh doanh liên quan không hề bị ảnh hưởng”, ông Đức nói.

Saigon Co.op tiền thân là Ban quản lý Hợp tác xã mua bán thành phố, sau đó được UBND TP HCM tái cơ cấu thành Liên hiệp Hợp tác xã Mua bán thành phố vào năm 1989. Đơn vị này hiện đổi tên thành Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP HCM với 26 hợp tác xã thành viên từ các quận, huyện.

Các lĩnh vực hoạt động chính của Saigon Co.op là bán lẻ, đầu tư, xuất nhập khẩu và sản xuất với 18 thương hiệu, công ty con. Bán lẻ là mang về nguồn thu lớn nhất nhờ hệ thống “chân rết” hàng trăm siêu thị, đại siêu thị, chuỗi cửa hàng thực phẩm, cửa hàng tiện lợi 24h thương hiệu Co.opmart, Co.opXtra, Co.opFood, Cheers… phủ khắp cả nước.

Theo quy định của Saigon Co.op, đại hội thành viên có quyền quyết định cao nhất. Hội đồng quản trị do đại hội thành viên bầu ra trong nhiệm kỳ 5 năm, gồm 1 chủ tịch đồng thời là người đại diện theo pháp luật và 6 ủy viên. Các hợp tác xã thành viên đều có bộ máy điều hành và quản lý riêng, trong đó 25 hợp tác xã được tổ chức theo mô hình chủ tịch hội đồng quản trị kiêm nhiệm tổng giám đốc.

Số liệu từ Công ty cổ phần Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam (VIRAC) cho thấy, doanh thu thuần năm 2017 và 2018 của công ty mẹ Saigon Co.op lần lượt trên 17.600 tỷ đồng và 20.590 tỷ đồng. Năm ngoái, doanh thu nhảy lên 23.920 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối xấp xỉ 980 tỷ đồng.

Còn theo số liệu đơn vị này tự công bố, doanh thu năm ngoái đạt hơn 35.000 tỷ đồng. Mục tiêu cho năm nay là tăng trưởng 10% lên 38.900 tỷ đồng nhờ phát triển thêm 200 điểm bán mới, vượt mốc 1.000 điểm bán vào cuối năm để trở thành đơn vị bán lẻ thuần Việt có nhiều mô hình nhất.

Saigon Co.op đang dẫn đầu thị phần kênh siêu thị với tỷ lệ 43%, gấp khoảng 4 lần so với doanh nghiệp đứng thứ hai. Ở phân khúc đại siêu thị, đơn vị này cũng là nhà bán lẻ nội địa duy nhất nằm trong danh sách cạnh tranh với các thương hiệu quốc tế như BigC, Lotte Mart, Aeon Mall.

Sự phát triển ổn định trong những năm gần đây, theo hãng kiểm toán Deloitte, đến từ việc đơn vị này am hiểu thị trường nội địa và đẩy mạnh cung cấp các sản phẩm mang nhãn hiệu riêng.

Hai doanh nghiệp phụ trách hoạt động sản xuất Saigon Co.op là Công ty Thương mại dịch vụ Xuân Hồng chuyên gia công, phân phối nông sản và Công ty Thực phẩm quốc tế Nam Dương nổi tiếng với thương hiệu nước chấm “con mèo đen”.

Trong lĩnh vực đầu tư, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Saigon Co.op là doanh nghiệp chịu trách nhiệm chính. Công ty đang đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, Saigon Co.op còn một công ty chuyên về xuất nhập khẩu, là đơn vị phân phối và đại lý độc quyền của nhiều thương hiệu nước ngoài như viết Parker & Waterman, dầu gội Pantene, Head & Shoulders…

Bất thường trong tăng vốn

Trong kết luận công bố ngày 27/7, Thanh tra TP HCM đánh giá lợi nhuận sau thuế của Saigon Co.op được duy trì ổn định qua các năm, dao động 800-1.500 tỷ đồng. Có 6 hợp tác xã thành viên kinh doanh không hiệu quả trong niên độ tài chính gần nhất, tuy nhiên mức lỗ chỉ khoảng 100 triệu đồng.

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính, theo quy định, thu nhập của Saigon Co.op được phân phối theo thứ tự trích lập các quỹ và chia lại cho các hợp tác xã thành viên. Tỷ lệ phân phối do đại hội thành viên quyết định. Tính đến cuối năm ngoái, nguồn vốn hình thành từ lợi nhuận giữ lại hơn 3.180 tỷ đồng.

Nguồn tiền trong quỹ này từng được Saigon Co.op sử dụng để tăng vốn điều lệ, bên cạnh huy động từ các hợp tác xã thành viên trên tinh thần tự nguyện và tuân thủ quy định không được đi vay hoặc huy động từ nguồn vốn của đối thủ cạnh tranh.

Từ khi thành lập đến nay, đơn vị này 34 lần thay đổi giấy chứng nhận đăng ký và 8 lần bổ sung vốn. Trong lần thay đổi gần nhất vào tháng 2, vốn điều lệ nhảy vọt từ 3.200 lên 6.797 tỷ đồng.

Thanh tra TP HCM nhận định việc tăng vốn này có nhiều điểm bất thường. Cụ thể, 20 trong số 26 hợp tác xã đã tham gia góp vốn tổng cộng gần 3.600 tỷ đồng. Các hợp tác xã có lợi nhuận cao, 5-6 tỷ đồng một năm không tham gia góp vốn trong khi các hợp tác xã lợi nhuận dưới 500 triệu lại góp đến vài trăm tỷ đồng.

Nguồn tin của VnExpress cho biết, có 11 hợp tác góp vốn trên 200 tỷ đồng trong đợt này. Như hợp tác xã thương mại dịch vụ Linh Tây cuối năm ngoái có vốn điều lệ chưa đến 600 triệu đồng nhưng số vốn góp vào hơn 952 tỷ đồng.

Theo Thanh tra TP HCM, nguồn vốn được một số hợp tác xã huy động từ các tổ chức, cá nhân bên ngoài thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh. Do tỷ suất lợi nhuận sau thuế đạt được 26-39% trên vốn góp nên nhu cầu của các cá nhân, tổ chức muốn đầu tư vào Saigon Co.op là có cơ sở.

“Nếu không làm rõ được nguồn vốn tăng lên, Saigon Co.op sẽ bị chi phối bởi các tổ chức, cá nhân bên ngoài và không giữ được nguyên tắc tổ chức, hoạt động ban đầu”, kết luận thanh tra viết.

Thanh tra cho rằng đây là dấu hiệu thâu tóm, chiếm đoạt vốn, tài sản của Saigon Co.op được hình thành từ khi thành lập đến nay, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản chung (tài sản không chia) và tài sản của nhà nước. Điều này ảnh hưởng đến an ninh kinh tế của thành phố nói riêng và cả nước nói chung, có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.

Tuy nhiên, phía Saigon Co.op khẳng định sau gần nửa năm tăng vốn điều lệ, số vốn mới vẫn chưa được sử dụng nên hoạt động kinh doanh và đầu tư không bị ảnh hưởng bởi kết luận thanh tra.

Ông Nguyễn Anh Đức – Tổng giám đốc Saigon Co.op cho biết, các kết luận của Thanh tra TP HCM vẫn đang được xác minh nên doanh nghiệp không có bất kỳ bình luận nào.

Nhưng ông khẳng định, nội bộ doanh nghiệp đang hoạt động theo quy định pháp luật, không có bất cứ “đấu đá” nào và ban lãnh đạo cùng nhân viên sẽ đồng lòng bảo vệ thành quả của hệ thống Saigon Co.op.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo VnExpress

‘Kỳ lân’ du lịch Indonesia Traveloka vừa gọi thêm được 250 triệu USD

Kỳ lân du lịch Indonesia Traveloka vừa tuyên bố đã huy động thêm được 250 triệu USD trong vòng gọi vốn được tổ chức bởi một tổ chức tài chính toàn cầu cùng với các nhà đầu tư hiện tại.

Việc bơm vốn mới này dự kiến ​​sẽ tăng cường hơn nữa bảng cân đối tài chính của Traveloka đồng thời tăng cường nỗ lực vào các dịch vụ của mình trong các lĩnh vực ưu tiên, bao gồm xây dựng danh mục đầu tư du lịch và phong cách sống tại các thị trường trọng điểm cũng như mở rộng các giải pháp dịch vụ tài chính của Traveloka.

Công ty này cho biết họ đã chứng kiến ​​một sự sụt giảm lịch sử trong hoạt động kinh doanh khi Covid-19 tấn công mạnh vào lĩnh vực du lịch và lữ hành, làm gián đoạn đáng kể các hoạt động kinh doanh cho các đối tác của mình.

“Không còn nghi ngờ gì nữa, Traveloka đã bị ảnh hưởng sâu sắc bởi đại dịch Covid-19. Chúng tôi đã trải qua tình hình kinh doanh thấp nhất mà chúng tôi từng thấy kể từ khi thành lập” Ông Ferry Unardi, đồng sáng lập và CEO của Traveloka cho biết.

Công ty đã phải chứng kiến hàng ngày các yêu cầu về việc hoàn tiền và đặt lại lịch tăng lên gấp 10 lần kể từ tháng Hai. Công ty này cũng đã cắt giảm 100 nhân viên, tương đương 10% lực lượng lao động của mình vào tháng Tư trong bối cảnh đại dịch bùng phát.

Vào tháng 5, đối tác chiến lược của Traveloka, Công ty Airy, một công ty kinh doanh khách sạn bình dân ở Indonesia đã ngừng hoạt động do sự suy giảm đáng kể các hoạt động kỹ thuật cũng như việc cắt giảm nhân sự do nhu cầu.

“Các ngành công nghiệp du lịch đang phải đối mặt với một thời gian khó khăn chưa từng có, bao gồm cả Traveloka. Đội ngũ lãnh đạo công ty này đã thực hiện các biện pháp đáng khen ngợi, bao gồm tái cấu trúc và tối ưu hóa, để giảm thiểu rủi ro sức khỏe tài chính”. Ông Willson Cuaca, đối tác quản lý của EV Growth cho biết.

Tuy nhiên, Traveloka cho biết, họ đã nhìn thấy sự phục hồi trên khắp các thị trường chính của mình trong các dịch vụ đặt chỗ trong nước, du lịch ngắn ngày và các hoạt động đặt vé. Chẳng hạn, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đang tiến gần đến cấp độ trước Covid-19, trong khi đơn vị Thái Lan đang trên đường vượt qua mức 50%.

Mặc dù Indonesia và Malaysia vẫn đang trong giai đoạn đầu của phục hồi, Traveloka cho biết họ đang cải thiện từng tuần, đặc biệt là trong phân khúc chổ ở, khi nhu cầu ở lại với những dịch vụ du lịch khoản cách ngắn (short-distance travel) gia tăng.

“Chúng tôi thừa nhận rằng lĩnh vực này có thể trải qua nhiều sóng gió hơn khi phải hứng chịu các làn sóng mới, nhưng chúng tôi cảm thấy chúng tôi đã sẵn sàng để đón nhận mọi thử thách và tiến về phía trước” Ông Unardi chia sẻ thêm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Thất nghiệp ở tuổi 35 ‘đáng sợ’ đến như thế nào

Khủng hoảng tuổi 30 thực ra được báo trước bởi những cơn buồn ngủ tuổi 25?

Thời gian gần đây tôi làm việc với khá nhiều hồ sơ CV đợi phỏng vấn. Và bất ngờ phát hiện ra, có rất nhiều CV của những người trong tầm tuổi 35 bắt đầu đi xin việc với những vị trí không liên quan gì tới công việc cũ, hoặc sẵn sàng đi làm với mức lương thấp hơn mức lương trước đây.

Sau khi phỏng vấn 4 trường hợp, tôi nhận ra một câu chuyện tương đối phổ biến, thể hiện rõ nếp suy nghĩ của rất nhiều những người bạn trong thế hệ tôi thời điểm này.

Vậy vì sao chúng ta có thể trở nên thất nghiệp ở tuổi 35?

1. Đề cao quá mức “kinh nghiệm”

“Khi tôi 35, tôi có rất nhiều kinh nghiệm”. Nhưng nếu kinh nghiệm đó chỉ nằm ở 1-2 vị trí, với những đầu việc được lặp lại đều đặn, thì đó chỉ là 1-3 năm kinh nghiệm được lặp lại vài lần.

Nếu áp dụng nguyên tắc 10,000 giờ (*đọc cuốn Outliner để biết thêm: theo đó, một người muốn trở nên xuất sắc trong 1 công việc bất kỳ sẽ cần khoảng 10,000 giờ luyện tập), mỗi ngày làm việc 8 tiếng, mỗi năm làm việc 250 ngày, thì cơ bản với một công việc chuyên môn nhất định, người ta sẽ thành thạo sau 3-4 năm.

Từ năm thứ 5 trở đi, người ta sẽ trở thành một anh công nhân quen tay ngồi trong văn phòng chứ ko phát triển thêm đáng kể nữa. Hay nói cách khác, cùng công việc bàn giấy đó, kinh nghiệm từ năm thứ 5 trở đi của anh ta trở nên vô giá trị.

“Làm quản lý sẽ không lo thất nghiệp”. Vâng, chỉ đúng khi anh là quản lý cấp cao, còn cỡ team leader, manager thì quả Đất này nhiều như quân Nguyên.

Mà với vị trí quản lý cấp cao, nhân sự dao động rất ít, ghế thì không nhiều, lý do gì để bạn ngồi được thay chỗ người ta, chưa kể những yếu tố khắt khe khi tuyển dụng cấp cao về tầm nhìn, văn hoá và sự phù hợp. Từ manager công ty A về làm nhân viên cho công ty B, tôi thấy rất nhiều.

2. Giữa một CV người trẻ tuổi và một CV người già có kinh nghiệm, chọn ai?

Tôi chọn người mang cho mình nhiều giá trị hơn, trả lương thấp hơn và bớt đòi hỏi hơn. Lúc này chính kinh nghiệm lại đang bộc lộ mặt trái của nó.

Những người già hơn, có “nhiều-kinh-nghiệm” làm quen tay một công việc bắt đầu bộc lộ nhược điểm về sự kém thích nghi, có xu hướng mong muốn áp dụng kiến thức và mô hình từ công ty cũ sang công ty mới mà thiếu điều chỉnh, tự mãn với thành công cũ mà quên đi rằng thị trường và khách hàng đã thay đổi.

Chưa kể các nhân sự lão đa lão đề thường đòi hỏi mức lương cao cùng nhiều chế độ khắt khe, đi kèm xu hướng mong muốn “thay-máu” bộ máy đang làm việc và văn hoá công ty hiện tại, đôi khi làm người quản lý đứng trước việc tuyển dụng nhân sự dạng này đồng nghĩa với rủi ro thay thế hầu hết đội ngũ nhân sự đang làm việc hiệu quả.

Với tôi lúc này, một nhân sự trẻ, có khoảng 2 năm kinh nghiệm, cởi mở cầu tiến, tôi tin tưởng sau 6 tháng làm việc hoàn toàn có thể bù đắp và ngang hàng một lão làng 6 năm kinh nghiệm. Khả năng thích nghi cao hơn, kiến thức cập nhật hơn, lương trả thấp hơn và chắc chắn là ít đòi hỏi hơn.

Dĩ nhiên với nhà tuyển dụng, anh ta là ứng viên sáng giá hơn một ông già đòi hỏi và cứng nhắc chứ? Nghe có vẻ khó tin, nhưng tại công ty tôi đang làm việc, một trong những công ty top đầu về internet tại Vietnam, điều này đã xảy ra, không phải một, mà là nhiều lần.

3. Nhiều người ngủ quên từ khi 25 tuổi.

Tôi nhìn thấy nhiều người bạn của mình thế này: ra trường ở tuổi 22, đi làm tại một công ty nào đó tầm 2 năm, ở tuổi 24 buồn buồn chán chán ko biết làm gì t iếp, họ lấy vợ lấy chồng, 1 năm sau đẻ con, thành bố thành mẹ; công việc vẫn ổn, lương đủ sống, con cái bận rộn.

Trong một giấc mơ nhàn hạ mà họ vừa ao ước, vừa thấy buồn chán là cuộc đời họ cứ đơn giản như thế mà lướt, tới ngày tuổi 60, nghỉ hưu cái xoạch là xong. Hạ cánh an toàn!

Họ không nhớ lần cuối đọc một cuốn sách (không phải tiểu thuyết) là khi nào, hay học một khoá học vì mong muốn bản thân giỏi hơn (không vì chỉ tiêu lên lương) là bao giờ.

Cơ bản, sau khi tốt nghiệp đại học, họ dừng luôn việc học hành và phát triển kiến thức bản thân, họ nghĩ việc học đã dừng lại sau khi cầm tấm bằng tốt nghiệp và có 1 công việc lương đủ sống. Cá nhân họ tính từ ngày ra trường tới giờ, tôi nhìn họ không có chút khởi sắc nào đáng kể về kiến thức và công việc, trừ được cộng dôi dư ra vài năm làm việc văn phòng quen tay.

Sự nghiệp của họ ngay từ khi bắt đầu đã chỉ để chuẩn bị cho viễn cảnh về cuộc hạ cánh an toàn. Vì thế cái khá niệm “việc nhàn, ổn định” ra đời từ thời bố mẹ vẫn còn găm trong tiềm thức.

Và cuộc đời của họ có lẽ cũng sẽ cứ mãi ổn nếu không có một ngày bỗng dưng công ty phá sản hay đẩy họ ra đường!

4. Thị trường lao động không còn như cái thời ông bà bố mẹ bao cấp những năm 90s.

Năm 2010, Vietnam chính thức ra khỏi danh sách các nước nghèo. Tiếp đó 5 năm, lần lượt các tổ chức phi chính phủ NGO và quỹ quốc tế đóng cửa rồi rút khỏi Vietnam, rất nhiều nhân sự làm cho các tổ chức NGO từng nhận lương ngàn đô bỗng một ngày thất nghiệp, loay hoay xin vào các tổ chức NGO ít ỏi còn lại.

Số ghế không đủ cho tất cả mọi người, có người xin vào các doanh nghiệp nhưng tư duy làm cho tổ chức non-profit trước đây không thể nào fit với mô hình doanh nghiệp lấy profit ra làm mục tiêu kinh doanh. Không ít người sau đó, miễn cưỡng trở thành những thầy cô giáo trong các trung tâm dạy tiếng Anh, hoặc có người mở shop quần áo, bán hàng xách tay… với mức lương non nửa thời trẻ.

9% người Mỹ thất nghiệp ở độ tuổi từ 30-45 năm 2010. Thậm chí trong bộ phim Up in the air, George Clooney còn đóng vai 1 người tư vấn chuyên xử lý việc sa thải những nhân sự già nua chi phí cao mà bộ máy kinh doanh cho rằng đã hết đát sao cho êm thấm.

Nhìn sang Trung Quốc cũng sẽ thấy, thị trường lao động Vietnam đang dịch chuyển dần tới thị trường lao động quốc tế, nơi chỉ tồn tại trên thị trường những lao động có giá trị cạnh tranh, và việc xuất hiện những cá nhân thất nghiệp, hoặc buộc phải chuyển đổi nghề nghiệp ở tuổi sau 35 là điều không hiếm.

Qua rồi cái thời làm một công việc ổn định từ đầu tới cuối đời, qua rồi cái thời vào biên chế nhà nước hay công ty là kê cao gối ngủ. Không gì đảm bảo mức lương của bạn sẽ tăng đều đặn từ giờ tới cuối đời, một khả năng vô cùng lớn là bỗng một ngày cty phá sản hoặc đơn giản là thay sếp.

Bạn phải tìm việc mới, và nếu năng lực không đủ apply trong thị trường lao động cạnh tranh, ngồi nhà 1 năm thì bạn chỉ còn 1 con đường duy nhất khác: buộc phải chuyển đổi nghề nghiệp, và bắt đầu với mức lương như một sinh viên mới ra trường. Khi đó, thu nhập của bạn ở tuổi 35 thấp hơn ở tuổi 30 là rất hiện hữu.

Mà rủi ro đó là hoàn toàn có thật, 370 công ty phá sản ở Vietnam mỗi ngày, là ngần đấy lao động sẽ ùa ra đường, hoà cùng hàng chục nghìn sinh viên tốt nghiệp mỗi năm, tham gia vào đội ngũ những người săn tìm việc làm. Những người già về tuổi nhưng nghèo về kiến thức và khả năng thích nghi, lấy gì ra làm thế mạnh cạnh tranh trong đội ngũ lao động đó?

Bản thân tôi, chưa khi nào hết thấy sức ép của một thế hệ những người trẻ năng động hơn, có kiến thức quốc tế tốt hơn, được đào tạo bài bản hơn tôi đang hò reo phía sau lưng, nhắc mình không được dừng bước và tự hài lòng.

Thất nghiệp có thể là thứ tôi sẽ không gặp phải, nhưng tụt hậu và trở nên dốt nát tới ngoan cố là thứ tôi biết chắc mình sẽ dẫm phải nếu chỉ dừng việc học hỏi và cố gắng trong 1-2 năm.

Chẳng có cách thức nào đảm bảo bạn sẽ không bị sa thải hay thất nghiệp ở tuổi trung niên, nhưng có một sốkey notes tôi đọc được trong các bài báo và nghiên cứu về vấn đề này cho ta một bức tranh toàn cảnh:

  • Thời gian thất nghiệp trung bình của 1 người trên 35 tuổi cho tới khi tìm được việc mới tại Mỹ là 53 tuần, so với 19 tuần ở người trẻ. Lúc này bạn thấy rõ, lợi thế kinh nghiệm không được thể hiện ở đây.
  • Khủng hoảng tâm lý ở người thất nghiệp trung niên trầm trọng hơn nhiều người trẻ do các gánh nặng về trang trải chi phí gia đình, con cái, học hành, y tế, nhà cửa, các khoản vay và trả góp. Sự bế tắc về nghề nghiệp ở tuổi này dễ dẫn đến các nguy cơ trầm cảm.
  • Dù không bị thất nghiệp, nhưng xu hướng thu nhập bắt đầu giảm dần ở hơn 21% lượng lao động trên 45 tuổi.
  • Tỷ lệ thất nghiệp và bị sa thải ở bậc quản lý chỉ thấp hơn 8% cấp bậc nhân viên. Hãy thôi đừng tự phụ!
  • Học tập, đọc sách và cập nhật kiến thức mới là cách tốt nhất đảm bảo giá trị của bản thân trên thị trường lao động. Học tập, học tập, và tiếp tục học tập. Lifelong learning! Hãy học nhiều hơn và giỏi hơn những gì công việc hiện tại của bạn yêu cầu, đừng chỉ học đủ.
  • Xây dựng giá trị không thể thay thế của bản thân trong công ty và thị trường lao động, chủ động thay đổi và tạo nên thử thách trong công việc hàng ngày, đừng để các công việc xử lý hàng ngày của mình lặp lại đều đặn trong quá 6 tháng.
  • Làm công việc mình thích ngay từ thời còn trẻ, hoặc sớm nhận ra và chuyển đổi nghề nghiệp khi còn trẻ. Bởi cơ bản, khó ai có thể làm công việc mình căm ghét cả cuộc đời, và đạt kết quả tốt.
  • Dù theo ngạch chuyên gia hay quản lý, bạn vẫn phải học kỹ năng quản lý, trước tiên là quản lý công việc của chính mình. Sau đó là các kỹ năng giao tiếp và phối hợp làm việc, những cá nhân bị lựa chọn sa thải thường là các cá nhân khó hòa nhập với tập thể chung nhất. Tôi không đồng tình với cách lựa chọn này nhưng nó là sự thật.

Tham khảo thêm: Giảng viên Harvard: Để thành công hãy là một ‘Generalists’ thay vì ‘Specialist’

Có lẽ đây sẽ là cái bóng nhắc chúng ta rằng: “Mình không thể ngủ quên an nhàn ở tuổi dưới 30!”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Hieu Ha Trung

Google sẽ để nhân viên ‘Work from Home’ đến cuối tháng 6 năm 2021

(Reuters) – Google của Tập đoàn mẹ Alphabet Inc vừa cho biết vào ngày 27.7 rằng họ sẽ cho phép nhân viên, những người không cần phải ở trong văn phòng, làm việc tại nhà cho đến cuối tháng 6 năm 2021.

Google đã tuyên bố vào tháng 5 rằng họ sẽ bắt đầu mở lại nhiều văn phòng trên toàn cầu vào đầu tháng 6 năm nay, nhưng hầu hết nhân viên của Google có thể sẽ làm việc tại nhà cho đến hết cuối năm nay.

Theo The Wall Street Journal, với chi tiết báo cáo tại: https://www.wsj.com/articles/google-to-keep-empologists-home-until-summer-2021-amid-coronavirus-pandemia-11595854201?mod=hp_lead_pose2. Giám đốc điều hành của Google, Ông Sundar Pichai cho biết chính ông đã đưa ra quyết định này sau khi tranh luận giữa một nhóm các nhà điều hành hàng đầu tại Google do ông chủ trì.

Một số công ty khác cũng đã cho phép hầu hết nhân viên của họ làm việc tại nhà cho đến cuối năm 2020 nhằm bảo vệ họ trước đại dịch COVID-19, trong khi đó, với Twitter Inc thì họ đã đề xuất làm việc từ xa cho một số nhân viên của họ vô thời hạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo: Yahoo

Instagram đã cho phép người dùng ghim bình luận trên bài viết

Kể từ lần đầu tiên thông báo đang thử nghiệm tùy chọn này từ tháng 5, Instagram đã chính thức xác nhận rằng tất cả những người dùng hiện có thể ghim tới ba bình luận trong các luồng tương tác bài đăng của họ.

Instagram đã cho phép người dùng ghim bình luận trên bài viết
Ảnh: Chụp từ Twitter của Ông Vishal Shah, VP of Product của Instagram

Theo ghi nhận từ Phó chủ tịch sản phẩm của Instagram, Ông Vishal Shah, tùy chọn này được thiết kế để khuyến khích các cuộc thảo luận bằng cách “nêu bật những bình luận tích cực”, mặc dù vẫn còn nhiều sự khác biệt trong thực tế.

Instagram đã cho phép người dùng ghim bình luận trên bài viết

Ở thời điểm ban đầu, lần đầu tiên được thử nghiệm hồi tháng 4, ứng dụng này đã công bố một loạt các tính năng được thiết kế để giúp người dùng kiểm soát nhiều hơn các tương tác trên Instagram của họ.

Bao gồm khả năng xóa bình luận hàng loạt và các tùy chọn để giới hạn ai có thể gắn thẻ (tag) hoặc đề cập (@ mention) đến bạn trong bài viết của họ. Trong bối cảnh này, việc ghim bình luận chắc chắn tập trung vào việc điều khiển các cuộc trò chuyện.

Tùy chọn này rõ ràng sẽ có lợi khác nhau dựa trên quy mô tài khoản và mức độ tương tác – nhưng đối với các thương hiệu, đó có thể là một cách khác để làm nổi bật các phản hồi hàng đầu, từ đây cũng có thể nhận ra các thành viên nhiệt tình đóng góp của thương hiệu đồng thời làm nổi bật những sự tương tác tích cực.

Ngoài ra, đây cũng có thể là một cách tuyệt vời để khuếch đại các câu hỏi và câu trả lời phổ biến nhất của thương hiệu. Nếu ai đó hỏi một câu hỏi hay về sản phẩm của bạn, bạn có thể ghim nó, sau đó trả lời để giúp khách truy cập sau này có thêm được nhiều thông tin hơn về thương hiệu.

Tất nhiên, cũng có một rủi ro là bằng cách ghim những bình luận tích cực nhất, bạn có thể được coi là cố gắng ‘chôn vùi’ những nhận xét khác quan trọng hơn. Hãy sử dụng một cách cẩn thận và có cân nhắc kỹ lưỡng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips 

Khi không thể từ bỏ công việc tệ hại ngay lập tức – Hãy khiến nó trở nên tốt đẹp hơn

Lấy cảm hứng từ cuốn sách “Designing Your Life”, Dave Evans và Bill Burnett – hai nhà sáng lập của dự án “Stanford Life Design Lab” đã cho ra đời cuốn sách “Designing Your Work Life”.

Quyển sách giúp nhân viên văn phòng – những người đang mắc kẹt trong công việc của mình tìm ra giải pháp thiết lập và biến cuộc sống chốn công sở trở nên tốt đẹp hơn. Và câu chuyện của Angel – nữ nhân viên công sở đã ngoài 30 nhận được sự đồng cảm của rất nhiều người.

Câu chuyện của Angel và của rất nhiều người khác

Angel là nhân viên kế toán, đang tìm kiếm cơ hội việc làm ở nơi khác vì công ty khi đó khá tệ hại. Những cuộc đấu đá nội bộ vô nghĩa, cấp trên gần như bất lực trước mọi vấn đề. Nhưng sự chào đời của đứa con gái thứ hai tại thời điểm đó khiến áp lực tài chính của Angel nặng thêm, cô không thể tùy tiện nghỉ việc trong thời điểm đó.

Các khoản nợ tín dụng, chi phí chăm lo cho hai đứa bé,… Bên cạnh đó, thời gian chăm lo cho gia đình đã lấy hết toàn bộ năng lượng của Angel, cô không thể tìm kiếm hay tập trung toàn bộ sức lực của mình vào công việc. Chính vì thế, Angel dù chán ngán vẫn không thể nghỉ việc được.

Thời điểm ấy, Angel như bị mắc kẹt trong một mớ hỗn độn. 

Trong một báo cáo về thị trường lao động tại Mỹ, cứ 3 người thì có đến 2 người đang chán công việc hiện tại. Vì thế, Angel không phải là trường hợp duy nhất. Nhưng trường hợp của Angel lại đại diện cho rất nhiều người đi làm khác.

Tất cả đều muốn nghỉ việc và tìm một công ty khác tốt hơn nhưng lại không thể vì nhiều lý do bất khả kháng khác nhau.

Dave Evans và Bill Burnett đã lắng nghe vấn đề của Angel và đề xuất 4 chiến lược giúp thiết lập lại cuộc sống tốt đẹp chốn công sở như sau:

  • Nhìn nhận lại công việc hiện tại, nhưng với một tư duy mới sẽ hướng sự chú ý của bạn ra khỏi những gì mà không thể giải quyết được và đối với những rắc rối nói chung.
  • Thiết lập lại công việc của bạn bằng cách thêm mới các nhiệm vụ bổ sung và sử dụng điểm mạnh của mình để mang lợi ích chung cho cá nhân lẫn công ty.
  • Chuyển đến một bộ phận mới trong công ty mà có thể sử dụng kỹ năng mà bạn có vì khi đó bạn có thể thay đổi một môi trường mới với những con người mới.
  • Tái tạo sự nghiệp bằng cách tham gia đào chuyên sâu một mảng trong công việc sau đó tận dụng các liên hệ nội bộ và danh tiếng của bạn để tạo ra một bước tiến lớn trong công ty.

Sau 20 năm phát triển công cụ giúp mọi mọi thiết kế lại cuộc sống và sự nghiệp bằng phương pháp “Design Thinking” – phương pháp đổi mới tập trung vào việc lặp lại nguyên mẫu mà đã thúc đẩy nhiều bước đột phá của Thung lũng Silicon – chúng tôi đã có thể chắt lọc quá trình thành bốn bước có thể thực hiện được.

Các bước này có vẻ đơn giản, nhưng chúng có hiệu quả rõ rệt trong việc xây dựng con đường phía trước của bạn để thiết kế một sự nghiệp và cuộc sống tốt hơn.

  • Tò mò
  • Trò chuyện với mọi người
  • Thử nghiệm
  • Kể câu chuyện của bạn

Đầu tiên, Dave Evans và Bill Burnett đề xuất cho Angel bắt đầu tò mò về những gì đang xảy ra ở chỗ làm và vì sao mọi thứ trở nên khó khăn.

Sau khi Angel tóm lược về mọi chuyện xảy tại văn phòng đặc biệt là những cuộc đấu đá nội bộ, Dave Evans và Bill Burnett  nói với cô những điều mà mọi người thường không muốn nghe: “Có vẻ như bạn đang chuẩn bị tham gia vào chính trị của công ty”

“Không đời nào” – Angel đáp lại. Cô ấy tự hào vì chưa bao giờ dính líu những vấn đề chính trị trong công ty và cô ấy cũng không muốn nói về chuyện đó. Sau đó Dave Evans và Bill Burnett đề cập đến vấn đề sức mạnh. Họ giải thích cho cô ấy về sức ảnh hưởng của chính trị có thể mang lại cho công việc có thể tại điều kiện cho sự thay đổi.

Hai mẫu cơ bản của sức mạnh trong công ty là Thẩm quyền – sức mạnh trực tiếp đến quyết định có thể thay đổi được tình hình, và Sự ảnh hưởng – sức mạnh gián tiếp được áp dụng để hình thành tư duy cho những người ra quyết định có thẩm quyền.

“Chính trị” đơn giản nắm giữ sức mạnh ảnh hưởng. Nó xuất hiện bí ẩn bởi vì nó không được ghi lại rõ ràng như quyền lực trong biểu đồ tổ chức điển hình, nhưng nó dễ dàng phát hiện ra một khi bạn hiểu nguyên tắc sức mạnh

Giá trị + Sự Công nhận = Sức ảnh hưởng

Có sức ảnh hưởng có nghĩa là bạn có thẩm quyền khi mọi người lắng nghe bạn. Vậy, họ nghe ai? Những người mà họ công nhận đã góp phần làm tăng thêm giá trị cho công ty. Có hai hệ thống sức mạnh hoạt động trong công ty; một giá trị trung thành để giữ cho công ty ổn định và một giá trị đóng góp để giữ cho công ty cạnh tranh.

Sự trung thành và đóng góp thường tương thích, nhưng khi những giá trị đó bị xung đột, kết quả là “một sự xô xát”. Tại nơi làm việc của Angel, giờ đây, việc tìm kiếm ứng viên tiềm năng sẽ mang lại những sản phẩm đột phá. Tuy nhiên việc liên tục tuyển nhân viên mới sẽ khiến cho những người làm lâu năm tin tưởng và sợ rằng những người mới sẽ làm suy yếu văn hóa công ty.

Angel có bằng Thạc sĩ quản trị kinh doanh, cô đã làm việc trong lĩnh vực công nghệ cao và có hai năm làm tại công ty. Cô rõ ràng đánh giá cao sự đóng góp hơn lòng trung thành, nhưng vị sếp của cô, Kayla đã làm việc được 14 năm và là một người trung thành tận tụy làm việc để chống lại việc ứng tuyển nhân viên mới.

Đó là thời gian cho một quá trình tái điều chinh. Dave Evans và Bill Burnett đã giúp Angel nhận ra rằng cô ấy không có ảnh hưởng gì đến Kayla vì Angel không phải là người trung thành. Mặc dù có nhiều lý lẽ cho khả năng cạnh tranh tăng lên do việc thu phục nhân tài có thể mang lại, Kayla sẽ không bao giờ nghĩ rằng đó là rủi ro của tất cả những nhân viên.

Một khi Angel nhìn thấy và chấp nhận thực tế chính trị, mọi thứ ngay lập tức trở nên tốt hơn. Cô ngừng tham gia vào những cuộc cãi vã vô ích với sếp và tập trung vào công việc mà cô có thể làm để thực sự đóng góp.

Cô vẫn có cùng một ông chủ và công việc, nhưng kinh nghiệm của cô về nó đã được cải thiện đáng kể bằng cách chỉnh sửa lại cách cô nghĩ về nó và những gì cô tập trung vào.

Nhưng Angel đã không dừng lại ở đó. Chúng tôi quyết định thử và sửa sang lại con đường sự nghiệp của cô ấy để làm cho nó thậm chí còn tốt hơn.

Tôi đề nghị cô ấy nên tò mò và bắt đầu nói chuyện với những người trong các phòng ban khác, những người thực sự thích công việc của họ để xem những gì cô ấy có thể khám phá từ câu chuyện của họ. Angel đã nhận thấy có một vài người mang lại hiệu suất cao trong bộ phận Tài chính và Nhân sự của cô đang thực hiện các dự án thử nghiệm thú vị.

Cô mời họ ăn trưa để nghe thêm về những gì họ đang làm. Điều thú vị ở đây là những dự án đó cũng liên quan đến những gì cô đang làm.

Một ngày nọ sau khi rời khỏi cuộc họp về dự án cô đang làm, Ellery đã giữ cửa ch Angel. Cô nhanh chóng nắm bắt khoảnh khắc và nói cảm ơn Ellery. “ Gần đây đã nói chuyện với một số người được giao dự án đặc biệt của bạn. Họ làm rất tốt. Tôi rất thích nghe thêm về ý tưởng của bạn. Ellery đồng ý gặp nhau để uống cà phê.”

Trong cuộc họp, Angel đã học được điều quan trọng nhất từ Ellery là hiệu suất. Ông là người cải tiến hiệu suất cao trong văn hóa, quy trình làm việc, hệ thống. Angel đang làm Kế toán nhân sự làm báo cáo bồi thường, nhưng cô cũng là một át chủ bài trong phân tích định lượng.

Trong một buổi cà phê với Ellery, cô đã cho anh xem bản phác thảo bảng điều khiển hiệu suất của nhân viên mà cô nghĩ rằng mình có thể sản xuất từ ​​cơ sở dữ liệu nhân sự hiện có. Ellery cầm lấy một cây bút, đánh dấu nó lên, sau đó đưa nó lại bản nguyên mẫu”

“Không vấn đề gì, hãy gặp nhau trong tuần tới và tôi sẽ mang bản thảo đến cho ông” Angel nói. Tất cả những nỗ lực của Angel đã được đền đáp khi tò mò mọi việc và giao tiếp với mọi người xung quanh.

Cô đã có buổi gặp gỡ với Ellery về dự án đã bàn lần trước và ông rất thích các cách cô phát triển dự án. Hơn thế nữa trong lúc này Kayla cũng giao cho Angel rất nhiều việc như là một bài kiểm tra về mức độ trung thành với công việc.

Tuy vậy, cô vẫn hoàn thành công việc một cách xuất sắc. Sau dự án lần 1 cùng Ellery, Angel đã được đề xuất tham gia một dự án đặc biệt hơn với một vị trí mới bên nhóm của Ellery.

Phải mất sáu tháng nữa để công việc mới được phê duyệt. Ellery đề nghị Kayla chấp nhận việc rời nhóm của Angel, tuy mất nhiều thời gian. Ông là một trong số rất ít người trong công ty được đánh giá cao trong cả hệ thống quyền lực trung thành và đóng góp và ông tôn trọng cả hai.

Anh ấy muốn Angel cảm chuyển sang một bộ phận mới để thành công trong hoạt động và được hỗ trợ về mặt chính trị. Khi Angel bắt đầu công việc mới, ngay sau sinh nhật thứ hai của cô bé, cô đã hoàn toàn chuyển vào mảng khác của công ty.

Cô ấy yêu công việc mới của mình, và mọi thứ ở nơi làm việc của Angel tốt hơn nhiều so với một năm trước, nhưng chúng không hoàn hảo, và trong khi mọi thứ đã đủ tốt cho đến bây giờ, cô ấy biết rằng cuối cùng cô ấy sẽ phải thiết kế lại công việc của mình.

Sau khi những đứa trẻ bắt đầu đi học mầm non, cô ấy đang cân nhắc việc lấy chứng chỉ huấn luyện và chuyển sang quản lý tài năng để tái tạo sự nghiệp thứ hai tại công ty.

Nếu không có bắt đầu cho một sự thay đổi khác, Angel sẽ bỏ cuộc. Trong 12 tháng, Angel đã thiết kế lại thành công công việc của mình ba lần bằng cách chỉnh sửa và cuối cùng chuyển sang các công việc tốt hơn.

Trên quá trình chuyển giao, cô trở nên hiểu biết hơn về chính trị, xây dựng mạng lưới nội bộ của mình và đóng góp vững chắc, tất cả mà không ảnh hưởng đến giá trị của cô hoặc không ảnh hưởng đến tiền lương. Đó là 12 tháng khó khăn vào buổi sáng sớm và làm thêm bài tập về nhà, nhưng nó đáng giá, dẫn đến chiến thắng cho cô ấy, công ty và gia đình cô ấy.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

HR Insider/Theo fastcompany

Chính phủ sắp ra lệnh cấm quảng cáo đồ ăn vặt

Chính phủ đang cấm quảng cáo đồ ăn vặt trên TV và các kênh trực tuyến trước 9 giờ tối như một phần của chiến dịch trị giá 10 triệu bảng nhằm khắc phục tình trạng béo phì để đối phó với đại dịch Covid-19.

Chính phủ đã ‘tiết lộ’ kế hoạch giới thiệu lệnh cấm quảng cáo đồ ăn vặt trên TV và các kênh trực tuyến trước 9 giờ tối ở Anh.

Từ giờ trở đi, ‘Buy one get one free‘ đối với thực phẩm không lành mạnh sẽ bị cấm và sẽ có những hạn chế với các sản phẩm HFSS (high fat, salt and sugar) được quảng cáo trong cửa hàng, bao gồm lệnh cấm sôcôla, khoai tây chiên và kẹo được bán tại quầy thanh toán.

Nhà hàng, quán cà phê hoặc chuỗi takeaway với hơn 250 nhân viên sẽ được yêu cầu ghi nhãn lượng calo của bữa ăn trong thực đơn, đồng thời chính phủ cũng đã đưa ra một kế hoạch tương tự với đồ uống có cồn.

Các biện pháp này là một phần của chiến dịch trị giá 10 triệu bảng của Bộ Y tế Anh với tên gọi ‘Sức khỏe Tốt hơn’, nhằm mục đích khiến mọi người trở nên ‘vừa vặn’ hơn sau bốn tháng bị ‘đóng cửa’ do dịch.

Chạy trên TV, đài phát thanh, quảng cáo ngoài trời, trực tuyến và báo in, người ta cho rằng chiến dịch sẽ tập trung đặc biệt vào những người dân tộc da đen, châu Á và dân tộc thiểu số, những người phải chịu tỷ lệ tử vong cao không tương xứng trong đại dịch.

Gọi béo phì là một ‘quả bom hẹn giờ’, chính phủ nói rằng họ muốn khẩn trương giải quyết vấn đề này vì số liệu thống kê chính thức cho thấy gần 8% bệnh nhân bị bệnh nghiêm trọng với Covid-19 trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt đã bị béo phì, so với mức 2,9% dân số nói chung.

Phản ứng với chiến lược béo phì, Cancer Research UK (một tổ chức nghiên cứu của Anh) cho biết những hạn chế đối với quảng cáo đồ ăn vặt là rất quan trọng trong việc giúp các gia đình kiểm soát chế độ ăn uống tốt hơn và giúp giảm béo phì ở trẻ em.

Tuy nhiên, lo ngại là lệnh cấm quảng cáo sẽ có tác động lớn đến các đài truyền hình, vốn đã phải chịu hậu quả do các thương hiệu rút chi tiêu quảng cáo do đại dịch.

Ước tính các đề xuất này từ phía chính phủ có thể khiến các đài truyền hình Anh mất hơn 200 triệu bảng doanh thu. Người ta cho rằng riêng một mình công ty ITV có thể mất 100 triệu bảng thu nhập, trong khi khoản lỗ cho công ty Channel 4 sẽ ở khoảng 40 triệu bảng.

Nghiên cứu riêng của chính phủ cho thấy lệnh cấm quảng cáo trên TV sẽ làm giảm mức tiêu thụ của trẻ em chỉ còn 1,7 calo mỗi ngày.

Tổng giám đốc của Viện thực hành quảng cáo Anh IPA, Ông Paul Bainsfair nói rằng: “Các đề xuất này từ chính phủ sẽ trừng phạt các doanh nghiệp vốn đã giúp đất nước này vượt qua cuộc khủng hoảng Covid-19, bao gồm các nhà sản xuất thực phẩm, nhà bán lẻ và đài truyền hình thương mại.

Ông lập luận rằng các biện pháp mới không thừa nhận hệ thống tự điều chỉnh đang rất được tôn trọng của Vương quốc Anh, khi áp dụng một cách cứng rắn về quảng cáo các sản phẩm HFSS trên tất cả các phương tiện truyền thông”.

“Các đề xuất đến vào thời điểm tồi tệ nhất có thể cho ngành quảng cáo và cho các ngành công nghiệp khác. Chính phủ nên hỗ trợ các doanh nghiệp đang quay cuồng với cuộc khủng hoảng Covid-19 thay vì cấm họ quảng cáo các sản phẩm của họ”. Ông Bainsfair cho biết thêm.

Chính phủ đang khuyến khích nước này ‘Ăn Ít Để Giúp Đỡ’, nhưng đồng thời có ý định đưa ra lệnh cấm quảng cáo các sản phẩm HFSS. Quảng cáo có thể thúc đẩy nền kinh tế nhưng cũng nên được sử dụng như một yếu tố quyết định trong việc đưa nền kinh tế của nước này trở lại mức bình thường. Cấm quảng cáo sẽ làm được điều đó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips 

Tư duy phản biện là gì? Cách rèn luyện tư duy phản biện

Cùng tìm hiểu tư duy phản biện là gì, mục đích của tư duy phản biện, các giai đoạn phát triển chính của tư duy phản biện, những biểu hiện của tư duy phản biện, một số cách để phát triển tư duy phản biện và hơn thế nữa.

tư duy phản biện là gì
Tư duy phản biện là gì? Cách rèn luyện tư duy phản biện

Những lý thuyết về tư duy phản biện và các giai đoạn phát triển của tư duy phản biện được các nhà tâm lý học Linda Elder và Richard Paul đưa ra có thể giúp bạn đánh giá về sự tinh tế trong cách tiếp cận hiện tại và nhìn nhận lộ trình suy nghĩ của người khác trong tương lai. Để có thể hiểu sâu hơn về khái niệm cũng như hiểu được bản chất tư duy phản biện là gì, chúng ta có thể bắt đầu với các thuật ngữ nhỏ là tư duy và phản biện.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài:

  • Tư duy phản biện là gì?
  • Tư duy là gì?
  • Phản biện là gì?
  • 6 giai đoạn phát triển chính của tư duy phản biện là gì?
  • Một số cách để phát triển tư duy phản biện.
  • FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề tư duy phản biện là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Tư duy phản biện là gì?

Tư duy phản biện hay Tư duy phân tích là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề.

Lập luận phản biện phải rõ ràng, logic, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm.

Dựa vào những nghiên cứu gần đây, các nhà giáo dục đã hoàn toàn tin tưởng rằng trường học nên tập trung hơn vào việc dạy học sinh tư duy phản biện. Tư duy phản biện không chỉ đơn thuần là sự tiếp nhận và duy trì thông tin thụ động.

Nói một cách dễ hiểu hơn, tư duy phản biện là quá trình tìm kiếm thông tin hay dữ liệu để lập luận từ đó phản bác lại các kết quả của một quá trình tư duy khác để xác định lại tính chính xác của thông tin được đưa ra.

Những gì một người cần làm khi áp dụng tư duy phản biện là chứng minh được các thông tin mình đưa ra là có căn cứ hoặc có liên quan mật thiết đến vấn đề đang thảo luận.

Tư duy phản biện trong tiếng Anh có nghĩa là Critical Thinking.

Tư duy là gì?

Trong tiếng Anh, người ta dùng ThinkingMindset để đề cập đến khái niệm Tư duy.

Theo định nghĩa của Wikipedia, trong lý thuyết ra quyết định và lý thuyết hệ thống nói chung, tư duy (Mindset) là một tập hợp các giả định, phương pháp hoặc quan niệm được nắm giữ bởi một hoặc nhiều người hoặc nhóm người.

Tư duy có thể được hình thành từ thế giới quan hoặc triết lý sống của một người.

Một số định nghĩa khác lại cho rằng, tư duy (Mindset) là một tập hợp bao gồm các niềm tin giúp hình thành cách con người hiểu về thế giới và bản thân. Nó ảnh hưởng đến cách bạn suy nghĩ, cảm nhận và cư xử trong bất kỳ tình huống nào.

Liên quan đến khái niệm tư duy theo góc độ Thinking, tư duy là thuật ngữ dùng để chỉ các quá trình nhận thức có ý thức (trái ngược với vô thức) của con người, quá trình này có thể xảy ra độc lập với các giác quan.

Các hình thức mô phỏng phổ biến nhất của tư duy (Thinking) là phán đoán, lập luận, hình thành khái niệm, giải quyết vấn đề và suy xét.

Tư duy là hoạt động có nhận thực trong đó con người sử dụng bộ não để hiểu về thế giới xung quanh và quyết định cách nên phản ứng với nó.

Mặc dù trong vô thức (trái ngược với có nhận thức), bộ não của chúng ta vẫn đang ‘tư duy’ hay ‘suy nghĩ’ và đây là một phần của quá trình nhận thức, nhưng đó không phải là những gì mà khái niệm ‘tư duy’ đề cập.

Một số kiểu tư duy phổ biến.

  • Tư duy phản biện.
  • Tư duy phân tích.
  • Tư duy sáng tạo.
  • Tư duy trừu tượng.
  • Tư duy cụ thể.
  • Tư duy hội tụ.
  • Tư duy phân kỳ.

Phản biện là gì?

Phản biện hay Critical là quá trình con người sử dụng các thông tin, dẫn chứng, dữ liệu, lập luận, một cách logic và có căn cứ để bảo vệ hay chứng minh cho một nhận định, ý kiến hay quan điểm nào đó.

Sự khác biệt lớn nhất giữa phản biện và tranh cãi là, trong khi với phản biện, con người sử dụng các thông tin hay dữ liệu được kiểm chứng hoặc có mối liên quan cụ thể đến vấn đề, khi tranh cãi, con người sử dụng những thông tin hoàn toàn dựa vào quan điểm cá nhân không có dẫn chứng.

6 giai đoạn phát triển chính của tư duy phản biện là gì?

Các nhà nghiên cứu đã xác định 6 cấp độ của những nhà tư duy phản biện, từ những người có chiều sâu và nỗ lực thấp hơn đến những bậc thầy về tư duy tiên tiến, những người luôn đi trước những người khác.

tư duy phản biện là gì
Tư duy phản biện là gì? 6 giai đoạn phát triển của tư duy phản biện

Giai đoạn 01: Nhà tư duy không có tính phản ánh – Unreflective Thinker.

Nhà tư duy phản biện không có tính phản ánh là gì?

Cấp độ đầu tiên của tư duy phản biện là những nhà tư duy không có tính phản ánh. Đây là những người không phản ánh về tư duy và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống của họ.

Như vậy, họ hình thành ý kiến ​​và đưa ra quyết định dựa trên định kiến ​​và quan niệm sai lầm trong khi suy nghĩ hay tư duy của họ không được cải thiện theo thời gian.

Những người tư duy thiếu tính phản ánh thiếu những kỹ năng quan trọng điều sẽ cho phép họ phân tích quá trình suy nghĩ của họ. Họ cũng không áp dụng các tiêu chuẩn như tính chính xác, phù hợp và logic theo một cách nhất quán.

Giai đoạn 02: Nhà tư duy đầy thách thức – The Challenged Thinker.

Nhà tư duy phản biện đầy thách thức là gì?

Nhà tư duy ở cấp độ kế tiếp này có nhận thức về tầm quan trọng của tư duy đối với sự tồn tại của họ và biết rằng sự thiếu sót trong tư duy có thể mang lại những vấn đề lớn.

Như các nhà tâm lý học giải thích, để giải quyết một vấn đề, trước tiên bạn phải thừa nhận bạn có một vấn đề.

Những người ở giai đoạn trí tuệ này bắt đầu hiểu rằng “tư duy chất lượng cao đòi hỏi phải tư duy phản xạ có chủ ý về tư duy” và có thể thừa nhận rằng các quá trình về tinh thần của chính họ có thể có nhiều sai sót. Họ có thể không thể xác định tất cả các sai sót.

Các nhà nghiên cứu giải thích, khó khăn thực sự đối với các nhà tư duy thuộc loại này là họ “không tin rằng suy nghĩ của họ tốt hơn thực tế, điều này khiến họ rất khó để nhận ra các vấn đề vốn có với các tư duy nghèo nàn”.

Giai đoạn 03: Nhà tư duy mới – The Beginning Thinker.

Nhà tư duy phản biện mới là gì?

Những nhà tư duy phản biện mới có thể vượt xa sự khiêm tốn của trí tuệ non trẻ và chủ động tìm cách kiểm soát suy nghĩ của họ trên các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.

Họ biết rằng suy nghĩ của chính họ có thể có những điểm mù và các vấn đề khác và thực hiện các bước để giải quyết những vấn đề đó, nhưng trong một khả năng hạn chế.

Những nhà tư duy mới bắt đầu đặt nhiều giá trị hơn trong lý trí, trở nên tự nhận thức trong suy nghĩ của họ. Họ cũng có thể bắt đầu xem xét các khái niệm và thành kiến ​​trong ý tưởng của họ.

Ngoài ra, những nhà tư duy này cũng phát triển các tiêu chuẩn nội tại cao hơn về sự rõ ràng, chính xác và logic, họ nhận ra rằng bản ngã của họ đóng vai trò chính trong các quyết định của họ.

Giai đoạn 04: Nhà tư duy thực hành – The Practicing Thinker.

Nhà tư duy phản biện thực hành là gì?

Những nhà tư duy phản biện thực hành có nhiều kinh nghiệm hơn này không chỉ đánh giá cao sự thiếu sót của chính họ, mà còn có kỹ năng để đối phó với chúng.

Một người có tư duy ở cấp độ này sẽ thực hành thói quen suy nghĩ tốt hơn và sẽ phân tích các quá trình tinh thần của họ một cách thường xuyên.

Mặc dù họ có thể thể hiện điểm mạnh và điểm yếu (SWOT bản thân) của tâm trí mình, nhưng theo cách tiêu cực, những nhà tư duy thực hành có thể vẫn chưa có một cách có hệ thống để hiểu sâu hơn về suy nghĩ của họ và có thể trở thành ‘con mồi’ cho lý luận tự nhiên và tự lừa dối.

Làm thế nào để bạn có thể đến được giai đoạn này? Một đặc điểm quan trọng để đạt được, theo các nhà tâm lý học, là “sự kiên trì đầy trí tuệ“.

Giai đoạn 05: Nhà tư duy cấp tiến – The Advanced Thinker.

Nhà tư duy phản biện cấp tiến là gì?

‘Người ta thường không đến được giai đoạn này cho đến khi học đại học và hơn thế nữa’, theo ước tính của các nhà khoa học.

Những nhà tư tưởng cấp cao hơn này sẽ có những thói quen mạnh mẽ cho phép họ phân tích suy nghĩ của họ với cái nhìn sâu sắc về các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.

Họ sẽ có đầu óc công bằng và có thể phát hiện ra các khía cạnh định kiến ​​theo quan điểm của người khác và sự hiểu biết của chính họ.

Mặc dù họ có khả năng xử lý tốt vai trò của cái tôi trong luồng ý tưởng, nhưng những người suy nghĩ như vậy vẫn có thể không nắm bắt được tất cả những ảnh hưởng ảnh hưởng đến tâm lý của họ.

Nhà tư tưởng tiên tiến thoải mái với việc tự phê bình và làm như vậy một cách có hệ thống, tìm cách cải thiện. Trong số những đặc điểm chính cần có ở cấp độ này là “hiểu biết trí tuệ” để phát triển thói quen suy nghĩ mới.

Chính trực trí tuệ” để “nhận ra những lĩnh vực không nhất quán và mâu thuẫn trong cuộc sống của một người, “đồng cảm trí tuệ “để đặt mình vào vị trí của người khác để thực sự hiểu họ và “lòng can đảm trí tuệ” để đối đầu với những ý tưởng và niềm tin mà họ không nhất thiết phải tin tưởng và có những cảm xúc tiêu cực đối chúng.

Giai đoạn 06: Nhà tư duy bậc thầy – The Master Thinker.

Nhà tư duy phản biện bậc thầy là gì?

Đây là những người siêu tư duy, người hoàn toàn kiểm soát cách họ xử lý thông tin và đưa ra quyết định.

Những người như vậy liên tục tìm cách cải thiện kỹ năng tư duy của họ, và thông qua kinh nghiệm “thường xuyên nâng cao suy nghĩ của họ lên mức độ nhận thức có ý thức”.

Một nhà tư duy bậc thầy đạt được những hiểu biết sâu sắc về các cấp độ tinh thần sâu sắc, cam kết mạnh mẽ để công bằng và giành quyền kiểm soát đối với chủ nghĩa tự chủ của chính họ.

Một nhà tư tưởng cấp cao như vậy cũng thể hiện kiến thức và hiểu biết thực tế vượt trội, luôn kiểm tra lại các giả định của họ về các điểm yếu, logic và sự sai lệch.

Và, tất nhiên, một nhà tư tưởng bậc thầy sẽ không buồn khi phải đối mặt với những rắc rối và dành một lượng thời gian đáng kể để phân tích các phản ứng của chính họ.

Vậy làm thế nào để bạn trở thành một nhà tư duy bậc thầy? Các nhà tâm lý học nghĩ rằng hầu hết các sinh viên sẽ không bao giờ đạt được điều đó.

Nhưng nếu bạn thực hành những đặc điểm trí tuệ tốt nhất có thể đưa bạn đến vị trí đó khi “những người có ý thức tốt luôn tìm kiếm những nhà tư duy bậc thầy, vì họ nhận ra và coi trọng khả năng của những nhà tư duy bậc thầy trong việc tư duy thông qua những vấn đề phức tạp bằng sự phán xét và thấu hiểu.”

Một số cách để rèn luyện tư duy phản biện.

  • Đặt câu hỏi giả định.
  • Đưa ra lý do có logic.
  • Tìm kiếm sự đa dạng trong suy nghĩ.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ để tư duy phản biện là gì?

FAQs - Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ để tư duy phản biện là gì?
FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ để tư duy phản biện là gì?
  • Tư duy phản biện trong tiếng Anh có nghĩa là gì?

Là Critical Thinking hoặc Analytics Thinking, khái niệm đề cập đến quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề.

  • Lợi thế của tư duy phản biện là gì?

Một trong những lợi thế lớn nhất của những người có tư duy phản biện là khả năng phân tích và nhìn nhận vấn đề một cách sâu sắc, logic. Họ cũng là người có khả năng tự nhận biết cao về bản thân nên từ đó dễ thăng tiến hơn.

Kết luận.

Như đã phân tích, tư duy phản biện vốn không phải là kỹ năng hay tố chất sẵn có trong một con người cụ thể, chúng được hình thành và phát triển cùng với khả năng nhận thức có chủ đích của con người.

Khi hiểu được bản chất thưc sự của tư duy phản biện là gì cũng như các giai đoạn phát triển của nó, bạn sẽ dần xây dựng và phát triển lên các cấp độ tư duy cấp tiến hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Chuỗi thức ăn nhanh Jollibee của Philippines đánh bại McDonald’s như thế nào

McDonald’s, biểu tượng ngành công nghiệp fast food toàn cầu, mất gần 40 năm vẫn không thể giành vị trí số một tại Philippines từ công ty của tỷ phú Tony Tan Caktiong – Jollibee.

Tỷ phú Tony Tan Caktiong – người sáng lập Jollibee, thương hiệu thức ăn nhanh hàng đầu Philippines – hiện nắm giữ khối tài sản 1,8 tỷ USD. Theo South China Morning Post, có hai thứ đã dẫn lối cho chủ tịch Jollibee trên con đường thành công. Đó là kinh nghiệm và vị giác của ông. Ảnh: Jollibee.

Caktiong xuất thân trong một gia đình nghèo ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Ông là con thứ 3 trong gia đình 7 anh em.

Cha của ông là người phục vụ bếp trong một nhà hàng, đồng thời cũng là đầu bếp tại một tu viện Phật giáo ở Manila. Nhờ những kiến thức về nấu nướng, gia đình ông mở một nhà hàng ở Davao, một thành phố ở miền nam Philippines

Tỷ phú Caktiong sở hữu một khả năng trời phú trong việc đánh giá các món ăn từ khi còn bé. Năm 2013, ông kể với phóng viên của Forbes: “Mẹ của tôi nói rằng tôi là đứa khó nuôi nhất trong nhà vì tôi là đứa trẻ khó tính trong việc ăn uống trong khi các anh em của tôi lại sẵn sàng ăn bất cứ thứ gì”. Ảnh: CNBC.

Tỷ phú 67 tuổi muốn nối nghiệp cha sau khi tốt nghiệp khoa kỹ thuật dân dụng tại Đại học Santo Tomas. Nhưng một bước ngoặt đã làm thay đổi sự nghiệp của ông. Năm 1975, khi 22 tuổi, ông ghé thăm một nhà máy kem và quyết định bỏ ra 7.000 USD để mua nhượng quyền kinh doanh thương hiệu kem Magnolia Ice Cream. Ông mở 2 cửa hàng kem ở thủ đô Manila, một ở Cubao và một tại Quiapo

Đến cuối thập niên 1970, nhà sáng lập Jollibee và vợ Grace quyết định chuyển hướng kinh doanh từ kem sang hamburger. Họ đi tìm và dùng thử tất cả các loại burger được bày bán tại Manila để nắm bắt được khẩu vị chung của thị trường ở thời điểm ấy. Theo Nikkei Asia Review, chủ tịch Jollibee vẫn tiếp tục thử nghiệm này ở thời điểm hiện tại, nhưng trên phạm vi toàn cầu.

Cửa hàng đầu tiên của Jollibee được mở vào năm 1978, và đến nay vẫn đang ở vị trí số 1 thị trường thức ăn nhanh tại Philippines.

Jollibee khi đó phục vụ loại hamburger mới có tên Yumburger. Món ăn này sau đó cực kỳ đắt hàng. Và điều này đã thúc đẩy vợ chồng Caktiong tiếp tục đưa vào tthực đơn của Jollibee những món mới như gà rán, spaghetti và các món ăn bản địa của người Phillipines.

Tỷ phú 67 tuổi từng nói với những cộng sự của mình rằng ông khát khao tạo ra một công ty thực phẩm lớn nhất thế giới. “Đó là khi chúng tôi mới chỉ có 5 cửa hàng và vài người đã cười khi nghe thấy nó, nhưng tôi chưa bao giờ đùa cả”.

Nhà sáng lập Jollibee đối mặt với thử thách khó khăn khi McDonald’s xâm nhập thị trường Philippines vào năm 1981. Nhưng sau gần 40 năm ngụp lặn tại Philippines, gã khổng lồ fast food thế giới vẫn không thể nắm được vị thế số một. “Tôi hiểu rõ vị giác của người bản địa, spaghetti cần ngọt hơn bình thường, gà phải giòn tan trong từng miếng cắn”, Caktiong nói.

Chú ong đỏ – biểu tượng của Jollibee – ngày nay được Caktiong giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1980Nhiều năm về trước, khi được hỏi tại sao lại chọn chú ong làm biểu tượng của Jollibee, doanh nhân Caktiong nói rằng con vật này đại diện cho những tính cách đặc trưng của người Philippines: chăm chỉ, lạc quan và vui vẻ.

Giá trị tài sản ròng của Caktiong hiện nay ước tính khoảng 1,8 tỷ USD. Và Jollibee chỉ là một trong những chuỗi thực phẩm mà ông sở hữu. Red Ribbon, Chowking, Greenwich Pizza, Manong Pepe’s và Mang Inasal là hàng loạt thương hiệu nổi tiếng khác hoạt động dưới sự quản lý của ông.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via Zing

Khi Bill Gates thành lập Microsoft – Ông đã thức trắng đêm và nghĩ rằng ngủ là ‘lười biếng’

Khi Bill Gates thành lập Microsoft – Ông đã thức trắng đêm và nghĩ rằng ngủ là ‘lười biếng’. Tuy nhiên, có một cuốn sách đã làm thay đổi hoàn toàn suy nghĩ đó của ông.

Bill Gates đã làm được rất nhiều việc ở độ tuổi 20: Sau khi nghỉ học tại Harvard, ông đã thành lập một công ty phần mềm máy tính với một người bạn thời trung học là Ông Paul Allen. Và sau này, công ty đó đã trở thành Microsoft, một trong những công ty công nghệ có giá trị nhất thế giới.

Ông từng ‘hy sinh’ rất nhiều giấc ngủ trong những ngày đầu thành lập Microsoft. “Tôi thường xuyên làm xuyên đêm khi phải thực hiện một phần mềm nào đó. Cũng khá nhiều lần, tôi thức tận hai đêm liên tiếp”.

Bill Gates cảm thấy rằng ông không được sắc xảo và nhạy bén khi ông có ít giấc ngủ hơn, “nhưng tôi bị ám ảnh bởi công việc của mình và tôi cảm thấy rằng ngủ nhiều là lười biếng”, Ông nói.

Hôm nay, ở tuổi 64, nhà tỷ phú này lại có một quan điểm khác, một phần nhờ vào cuốn sách của Matthew Walker có tên là ‘Why We Sleep’.

Ông Walker đã đi sâu vào nghiên cứu những lợi ích to lớn của giấc ngủ, từ việc cải thiện chức năng não đến tăng cường hệ thống miễn dịch của chúng ta. Thiếu ngủ có thể làm suy yếu những thứ như sáng tạo, trí nhớ, sức khỏe tinh thần và thậm chí là tuổi thọ của bạn.

Walker cũng cung cấp các mẹo về cách để có được một đêm nghỉ ngơi tốt hơn: Không sử dụng bóng đèn LED, hạn chế đồ uống có cồn và nếu có thể, hãy đặt nhiệt độ phòng của bạn ở mức 65 độ F (khoảng hơn 18 độ C).

Sau khi đọc cuốn sách ‘Why We Sleep’, tôi nhận ra rằng tất cả những lần thức trắng đêm của tôi, kết hợp với việc hầu như không bao giờ ngủ được tám tiếng, đã gây ra một tổn thất khá lớn”.

Ông không phải là tỷ phú duy nhất hiện đang ưu tiên giấc ngủ: Tỉ phú của Amazon, Ông Jeff Bezos cũng từng đưa ra quan điểm nên ngủ được tám giờ một đêm.

“Nó tạo ra sự khác biệt lớn đối với tôi và tôi cố gắng hết sức để ưu tiên nó, đối với tôi, đó là khoảng thời gian cần thiết để mình cảm thấy tràn đầy năng lượng và hưng phấn’.

Jeff Bezos cho biết thêm: “Ngủ đủ giấc cũng giúp ngăn ngừa mệt mỏi. Việc thực hiện một số lượng nhỏ các quyết định quan trọng, quan trọng hơn nhiều so với việc đưa ra một số lượng lớn các quyết định”.

Nếu bạn thay đổi giấc ngủ, bạn có thể có thêm vài giờ làm việc, nhưng năng suất đó có thể chỉ là ảo ảnh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Tham khảo: CNBC

Bị tẩy chay ở Mỹ – Facebook đang âm thầm vươn ra châu Phi

5 năm qua, mạng xã hội của Mark Zuckerberg đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ồ ạt nhằm kết nối lục địa đen với phần còn lại của thế giới.

Làn sóng tẩy chay Facebook của các nhãn hàng nổi tiếng trên thế giới không có dấu hiệu dừng lại. Nhưng không phải đợi đến lúc bị tẩy chay và có thể bị hất cẳng khỏi Mỹ, Mark Zuckerberg đã toan tính từ lâu việc xây dựng đế chế mới ở phía bên kia bán cầu, châu Phi.

Miền đất hứa đối với Facebook có 1,3 tỷ dân với khoảng 24% dân số có kết nối Internet di động. Mạng xã hội lớn nhất hành tinh đã đầu tư hàng trăm triệu USD trong vòng hơn 5 năm qua để tạo ra các mạng lưới kết nối Internet.

Theo báo cáo mới nhất của Analysys Mason, một công ty tư vấn chuyên về viễn thông và công nghệ, Facebook đang sở hữu nhiều tài sản rất đáng kể ở châu Phi.

Tài sản lớn nhất và được biết đến rộng rãi nhất thời gian qua chính là tuyến cáp quang biển bao quanh cả lục địa châu Phi, dự án có tên gọi 2Africa, hợp tác với các nhà mạng Anh, Pháp, Trung Quốc và Nam Phi.

Với độ dài lên tới 37.000 km, tuyến cáp được dự kiến hoàn thành trong vòng 3-4 năm tới và giúp kết nối ít nhất 16 quốc gia châu Phi với phần còn lại của thế giới.

Trên đất liền, Facebook đã xây dựng mạng lưới kết nối từ năm 2016 thông qua hợp tác với các nhà mạng địa phương.

Với ước tính rằng 45% dân số vùng Hạ Sahara sống cách một nút mạng gần nhất 25km, Facebook đã lắp đặt hơn 100km cáp quang ở những điểm đen như Diepsloot và Katlehong thuộc Nam Phi kể từ năm 2017.

Một năm sau đó ở Uganda, 770km cáp quang đã được lắp đặt thông qua hợp tác với nhà mạng địa phương. Gần nhất, vào tháng 02/2019 ở Nigeria, Facebook tiếp tục lắp thêm 750km cáp quang ở khu vực nông thôn quanh các bang Edo và Ogun.

Facebook cũng góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng để giảm tải cho nhà mạng địa phương. Mạng xã hội này đã lắp đặt những điểm trung chuyển Internet ở Burundi, Cộng hòa Congo, Gabon, Gambia, Kenya, Mozambique, Nigeria, Nam Phi và Uganda.

Những điểm trung chuyển này giúp các nhà cung cấp dịch vụ Internet kết nối lẫn nhau, giảm tải chi phí và tăng tốc băng thông chéo.

Facebook cũng đặt các điểm trung chuyển ở Johannesburg (thành phố lớn nhất Nam Phi), Mombasa (thành phố lớn thứ hai ở Kenya) và Lagos (thành phố lớn nhất Nigeria).

Nói cách khác, mạng xã hội này đang đặt máy chủ ở các trung tâm dữ liệu của nhiều quốc gia để giúp tối ưu hóa tốc độ truyền tải giữa các nhà mạng địa phương. Ở những khu vực khác (tổng cộng 44 nước), Facebook có đặt một vài máy chủ để lưu trữ nội dung được yêu thích, giúp người dùng truy cập nhanh hơn.

Mặc dù tổng tài sản của Facebook ở lục địa đen là khó ước tính hết, Analysys Mason tin rằng vẫn có những đóng góp tích cực của mạng xã hội này cho GDP của châu Phi. Khoảng 57 tỷ USD thặng dư dự kiến sẽ được tạo ra trong vòng 5 năm tới. Miếng bánh này rõ ràng có phần của Facebook.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo theafricareport/ICTNews

Google ‘tấn công’ thương mại điện tử với tuỳ chọn ‘Buy on Google’

Google sẽ miễn lệ phí hoa hồng vĩnh viễn trên các sản phẩm được bán thông qua tùy chọn thanh toán ‘Buy on Google’ hay ‘Mua trên Google’.

‘Buy on Google’ là một tùy chọn thanh toán cho phép khách hàng mua sản phẩm mà không cần rời khỏi trang kết quả tìm kiếm của Google.

Tùy chọn mua sản phẩm trực tiếp trên Google được cung cấp cho khách hàng khi họ nhấp vào danh sách mua sắm trong kết quả tìm kiếm.

Cũng giống như các nhà cung cấp thanh toán trực tuyến khác, Google luôn tính phí hoa hồng cho doanh số bán hàng được thực hiện thông qua nền tảng của mình.

Giờ đây, với phiên bản thử nghiệm, Google đang tính phí hoa hồng bằng 0 khi khách hàng thực hiện mua hàng thông qua tùy chọn ‘Buy on Google’.

“Hôm nay, chúng tôi đã thực hiện một bước quan trọng khác để giúp các nhà bán lẻ dễ dàng bán hàng hơn trên Google.

Sẽ sớm thôi, những người bán tham gia trải nghiệm thanh toán ‘Buy on Google’ của chúng tôi sẽ không còn phải trả cho chúng tôi một khoản phí hoa hồng nữa”. Google cho biết.

Miễn phí hoa hồng với ‘Buy on Google’.

‘Buy on Google’ chỉ là một trong một số các tùy chọn thanh toán có sẵn trong danh sách mua sắm, mặc dù các tùy chọn khác đều liên quan đến việc truy cập vào một trang bán hàng riêng biệt.

Ưu điểm lớn nhất ‘Buy on Google’ Ưu đãi so với các tùy chọn thanh toán khác là quy trình mua hàng hết sức hợp lý.

Khách hàng chỉ thực sự mua trên Google mà không cần phải truy cập một trang bán hàng (sales page) khác.

Với thông báo này, ‘Buy on Google’ là một lựa chọn thuận tiện cho khách hàng, nó trở thành một trong những cách hợp lý nhất để các doanh nghiệp bán sản phẩm trực tuyến.

1. Sân chơi bình đẳng

Google đang giảm bớt rào cản gia nhập đối với các doanh nghiệp không thể đủ khả năng bán sản phẩm thông qua các nền tảng thanh toán của đối thủ cạnh tranh như Shopify và PayPal.

Điều này san bằng sân chơi ở một mức độ nhất định và sẽ cho phép nhiều doanh nghiệp hơn đưa doanh nghiệp của họ ‘go online’.

Google tuyên bố trong một thông báo:

“Bằng cách loại bỏ phí hoa hồng của chúng tôi, chúng tôi đã giảm chi phí kinh doanh và giúp các nhà bán lẻ ở mọi quy mô bán hàng trực tiếp trên Google trở nên dễ dàng hơn”.

2. Cạnh tranh với PayPal và Shopify

Nhiều nhà cung cấp dịch vụ thanh toán hàng đầu trên nền tảng web tính phí khá cao cho các nhà bán lẻ khi sử dụng nền tảng của họ.

Tất cả các nhà bán lẻ sẽ rất bất ngờ khi có một tùy chọn có thể chấp nhận thanh toán trực tuyến và không phải trả phí hoa hồng.

Điều này mang lại cho Google một lợi thế cạnh tranh so với các nhà cung cấp thanh toán khác.

Nếu cùng một sản phẩm được bán thông qua cả ‘Buy on Google’ và một đối thủ cạnh tranh, nhà bán lẻ sẽ giữ lại nhiều tiền hơn từ việc sử dụng ‘Buy on Google’.

Với ý nghĩ đó, các nhà bán lẻ có thể chuyển trọng tâm sang hướng bán hàng thông qua ‘Buy on Google’ để tăng thêm lợi nhuận.

Điều đó sẽ lần lượt tạo ra sự cạnh tranh cho các nền tảng khác như Shopify hay PayPal.

Google nhận được gì từ điều này?

Với chi phí hoa hồng bằng không, Google gặt hái những lợi ích đi kèm với việc giữ người dùng trong kết quả tìm kiếm của Google.

Người dùng ở trong hệ sinh thái của Google càng lâu, Google càng có thể kiếm được nhiều tiền hơn từ việc phục vụ quảng cáo và thu thập dữ liệu.

Mỗi lần bán hàng được thực hiện thông qua Google mà lại có thêm một khách hàng không truy cập website của nhà bán lẻ.

Một mặt, nhà bán lẻ sẽ kiếm được nhiều doanh thu hơn từ việc bán hàng của Google do phí hoa hồng bằng không.

Mặt khác, nhà bán lẻ bỏ lỡ các cơ hội tạo thêm khách hàng tiềm năng duy nhất trên các trang bán hàng tại chỗ.

Khi khách hàng truy cập vào website của nhà bán lẻ, họ có thể chọn tham gia vào những thứ như làm thành viên hoặc danh sách gửi mail, đó là chìa khóa để xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải xem xét trước khi dễ dàng bị ảnh hưởng bởi tuỳ chọn miễn phí này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips 

Theo: Google

TikTok và YouTube gặp ‘ác mộng’ tại Malaysia

Luật mới của quốc gia này sẽ yêu cầu người dân phải trả số tiền lớn để mua “giấy phép” xuất bản video lên các nền tảng trực tuyến.

Sáng 23/7, Malaysia đã đưa ra một quy định mới gây bất ngờ khi yêu cầu mọi loại phim ảnh, dù được phát hành ở định dạng nào hay đưa lên mạng xã hội, đều phải có giấy phép mới được xuất bản.

“Không ai được tham gia sản xuất phim, phân phối, phát hành hay gộp cả ba chức năng trên mà không có giấy phép”, Bộ trưởng Bộ Truyền thông và Đa phương tiện Malaysia Saifuddin Abdullah trả lời một thành viên nghị viện nước này trong phiên họp quốc hội vào sáng nay.

“Những nhà làm phim phải có giấy phép sản xuất phim và giấy phép quay phim, dù để phát lên truyền thông chính thống hay mục đích cá nhân đưa lên mạng xã hội hoặc các kênh truyền thống”, ông Saifuddin giải thích thêm.

Quy định này sẽ được áp dụng với tất cả các mạng xã hội, bao gồm những nền tảng phổ biến tại Malaysia như YouTube, TikTok hay Facebook.

“Chính phủ khuyến khích mọi người, già hay trẻ, tổ chức hay cá nhân, được sản xuất mọi loại phim, miễn là tuân theo luật”, ông Saifuddin cho biết.

Tuyên bố của ông Saifuddin đã ngay lập tức nhận nhiều sự phản đối. Bà Wong Shu Qi, người đặt ra câu hỏi ban đầu cho ông Saifuddin cho rằng quy định này đồng nghĩa mọi người dùng YouTube, TikTok đều sẽ phải đăng ký để có giấy phép sản xuất, phát hành phim.

Theo South China Morning Post, giấy phép làm phim tại Malaysia yêu cầu người được cấp phép phải đăng ký theo công ty, với mức phí lên tới 50.000 ringgit, tương đương 11.700 USD. Ông Maszlee Malik, cựu bộ trưởng giáo dục Malaysia cho rằng con số này là quá cao đối với những sinh viên, học sinh phải làm phim như một bài tập và tải lên các nền tảng học trực tuyến.

Bộ trưởng Bộ thanh niên Malaysia Syed Saddiq thì cho rằng quyết định này sẽ giết chết ngành sáng tạo nội dung tại Malaysia.

Thủ lĩnh đối lập tại Quốc hội Malaysia, ông Anwar Ibrahim cho rằng tuyên bố “vô lý” của ông Saifuddin là một bước lùi.

“Có thể thấy chính phủ muốn áp dụng luật với mọi trường hợp, bất kể đó là một chính trị gia hay người dùng mạng xã hội, nếu như nội dung không nhất quán với quan điểm của họ”, ông Ibrahim cho biết.

Nhiều người dùng mạng xã hội cũng phản đối phát ngôn của ông Saifuddin. Cây viết KC Nazari thì đùa rằng mình cũng phải xin giấy phép để lắp đặt camera giám sát trong nhà.

“Quy định này đồng nghĩa mọi video cá nhân, dù là về một buổi sinh nhật hay đám cưới, cũng phải được cấp phép trước khi chia sẻ lên mạng xã hội”, luật sư Purshotaman Puvanendran nói với South China Morning Post.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via Zing

Coca-Cola và những ‘Zombie Brands’

CEO Coca-Cola, Ông James Quincey đã vạch ra kế hoạch của công ty nhằm tăng hiệu quả của hoạt động marketing sau kết quả kinh doanh khá ‘mờ nhạt’ từ Quý 2.

Cụ thể, theo kế hoạch của CEO này, thương hiệu F&B Coca-Cola sẽ loại bỏ những thương hiệu mà Ông đang  gọi nó là những “thương hiệu zombie” (zombie brands).

Trong cuộc hợp báo cáo doanh số gần đây nhất của Coca-Cola, Ông Quincey lưu ý rằng ngay từ đầu đại dịch, mục tiêu của Coca-Cola là “ưu tiên một cách tàn nhẫn” các thương hiệu cốt lõi và các đơn vị SKU (stock keeping units) để “tăng cường khả năng phục hồi” của chuỗi cung ứng.

“Chúng tôi đang chuyển sang ưu tiên ít thương hiệu hơn nhưng là thương hiệu lớn hơn và mạnh hơn dựa trên các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng”, Ông Quincey nói.

“Đồng thời, chúng tôi cần thực hiện một công việc tốt hơn để nuôi dưỡng và phát triển những thương hiệu nhỏ hơn, định vị lâu dài hơn và loại bỏ một số ‘thương hiệu zombie’ chứ không chỉ là trên các đơn vị SKU”.

“Ví dụ, hơn một nửa các thương hiệu Coca-Cola là các thương hiệu chỉ bán tại một quốc gia với rất ít hoặc không có quy mô.

Tổng doanh thu kết hợp của các thương hiệu đó xấp xỉ 2% tổng doanh thu của công ty và chúng đang tăng trưởng chậm hơn mức trung bình của công ty. Mặc dù, mỗi thương hiệu đó vẫn đòi hỏi các nguồn lực và đầu tư nhất định”. Ông Quincey giải thích.

“Vì vậy, trong trường hợp một thương hiệu như Odwalla và dịch vụ giao hàng trực tiếp của nó khi đã gặp khó khăn trong vài năm qua, chúng tôi đã bắt đầu ngừng hoạt động thương hiệu này từ ngày 31 tháng 7” vị CEO này cho biết.

“Điều này mang lại cho chúng tôi sự linh hoạt để hỗ trợ các khoản đầu tư của chúng tôi vào các thương hiệu như Minute Maid và Simply và tiếp tục mở rộng quy mô giống như ‘thương hiệu ngôi sao’ đang lên Topo Chico”.

Doanh thu tự thân (organic revenue) của Coca-Cola đã giảm 26% trong quý 2. Thu nhập ròng đã giảm xuống còn 1,78 tỷ USD từ 2,61 tỷ USD một năm trước đó.

Nước giải khát có bọt giảm 12% trong quý; Coke giảm 7%; khối lượng trà và cà phê giảm 31%; và nước và đồ uống thể thao giảm 24%. Trong khi đó, khối lượng nước trái cây, sữa và đồ uống từ thực vật giảm 20%.

Ông Quincey cho biết thêm: “Coca-Cola đang ưu tiên một danh mục đầu tư kết hợp các thương hiệu toàn cầu mạnh mẽ cộng với các thương hiệu địa phương có quy mô để thúc đẩy bán hàng ở các nhóm tuổi quan trọng, các dịp cần thiết dựa trên nhu cầu đồ uống.

Đồng thời, Công ty cũng đang thiết lập “một con đường mới” để tăng hiệu quả marketing nhằm đảm bảo tất cả các khoản đầu tư có vai trò quan trọng trong tương lai.

Ông Quincey giải thích: “Chúng tôi đang tăng cường tập trung vào việc cắt giảm các thông điệp thiếu chất lượng và chúng phải được liên kết với các kế hoạch thực hiện trên thị trường  (in-market execution plans) thông qua các sáng kiến ​​dựa trên các cơ hội để điều hướng mục đích”.

Giai đoạn tiếp theo của Coca-Cola toàn cầu là chiến dịch ‘Together Tastes Better’, chiến dịch sẽ được khởi động tại Mỹ trong tháng 7 này.

Chiến dịch này được “tạo ra cho các đội nhóm của Coca-Cola trên toàn thế giới để điều chỉnh và bản địa hóa thị trường và nền tảng của họ”.

Về mặt hiệu quả, công ty đang đẩy mạnh marketing và đánh giá lại tỉ suất lợi nhuận đầu tư (ROI) marketing tổng thể của mình trên tất cả mọi thứ, từ lượng người xem quảng cáo trên phương tiện truyền thông truyền thống đến việc cải thiện hiệu quả của digital.

Trong khi đó, Coca-Cola đã tạm dừng tất cả quảng cáo digital trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội trên toàn cầu trong ít nhất 30 ngày kể từ ngày 1 tháng 7 như một phần của chiến dịch ‘Stop Hate For Profit’, một cuộc tẩy chay rộng rãi trên Facebook và Instagram do Liên đoàn chống phỉ báng NAACP và các tổ chức khác phát động.

“Chúng tôi đã tạm dừng các phương tiện truyền thông mạng xã hội trong thời gian này trong khi chúng tôi xem xét các chính sách của mình để đảm bảo mức độ trách nhiệm và minh bạch cao hơn”, Ông Quincey lưu ý.

Coca-Cola EVP và CFO John Murphy cho biết trong cuộc gọi rằng công ty đã có một lượng đòn bẩy đáng kể trong quý từ quản lý chi phí. Nhưng một phần trong số đó, theo ông, là do thời gian do sửa đổi dự báo chi tiêu tiếp thị cả năm của công ty, bao gồm một sự điều chỉnh từ Q1.

Ông John Murphy, Giám đốc tài chính (CFO) của Coca-Cola cho biết: “Mặc dù chúng tôi dự kiến ​​sẽ tiếp tục tiết kiệm chi phí ở nửa năm còn lại, nhưng mức đòn bẩy vẫn sẽ được đảm bảo khi chúng tôi nhận thấy các cách để đẩy nhanh các khoản đầu tư marketing của mình nhờ cải thiện ROI ở một số thị trường”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Tham khảo: campaignlive

TikTok và Spotify đã làm gì để đối thủ không thể ‘copy’ mô hình

Trong thời đại công nghệ số, những tập đoàn công nghệ lớn luôn phải đối mặt với tốc độ đạo nhái chóng mặt từ các công ty nhỏ hơn.

Trong nền kinh tế kĩ thuật số, những kẻ bắt chước, những công ty startup nhanh nhẹn và sáng tạo hơn thường giành chiến thắng cuối cùng thay vì những tập đoàn phát minh và đổi mới tiên phong.

Một ví dụ điển hình là Snapchat. Ra mắt vào năm 2011, ứng dụng nhanh chóng thu hút hàng triệu thanh thiếu niên và người dùng trẻ tuổi bằng các bức ảnh tự động biến mất sau 24 giờ chia sẻ. Facebook cố gắng mua lại Snapchat nhưng thất bại. Vì vậy, không ngạc nhiên khi họ đã thực hiện chiến thuật tiếp theo: Sao chép.

Instagram của Facebook chỉ đơn giản sao chép hoàn toàn các tính năng chính của Snapchat Stories để tung ra Instagram Stories vào năm 2016. Trong vòng một năm, Instagram đã sở hữu lượng người dùng hoạt động hàng ngày (DAU) vượt xa Snapchat và sau đó, tốc độ tăng trưởng dần chững lại do rắc rối từ nội bộ ban lãnh đạo.

Nhờ vậy, Snapchat nỗ lực lấy lại được một phần ảnh hưởng ban đầu nhưng ví dụ của họ cho thấy rào cản gia nhập vào lĩnh vực kĩ thuật số rất thấp, ngay cả với các nền tảng đã có cơ sở người dùng đáng kể.

Những tập đoàn phát minh hoặc cải cách tiên phong thường bảo vệ vị trí dẫn đầu của họ thông qua các khoản đầu tư lớn vào triển khai phát minh bằng chuyển giao và hợp tác nội bộ, thúc đẩy nhân viên và khuyến khích làm việc theo nhóm.

Vấn đề nảy sinh là các công ty đầu tư tận dụng kiến thức nội bộ thực sự có thể mang lại lợi ích cho đối thủ cũng như chính họ, đặc biệt trong bối cảnh các phát minh quá dễ sao chép và chia sẻ cho hàng trăm đối thủ. Vậy một doanh nghiệp cải cách có hi vọng nào để thành công và giải quyết vấn đề đạo nhái hay không?

Một bài viết trên HBR nhận định doanh nghiệp phải liên tục đổi mới theo một cách phức tạp, không ngừng tái cấu hình các yếu tố hiện có, kết hợp nhiều nguồn lực để đưa ra giải pháp sản phẩm mới.

Dù vậy, chiến lược này chỉ có thể tạm thời khắc phục tình trạng tiến thoái lưỡng nan của các tập đoàn lớn trong khi những sản phẩm phức tạp bao gồm nhiều tính năng phụ thuộc lẫn nhau thường khó có thể áp dụng.

Chúng ta xem xét hai ví dụ điển hình của TikTok và Spotify trong cách giải quyết các ‘copycats’ luôn sẵn sàng sao chép mọi thứ.

TikTok đã vượt qua Facebook như thế nào?

Cú nhảy vọt của của TikTok, ứng dụng chia sẻ video ngắn thuộc sở hữu của ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh, đã trở thành trường hợp được nghiên cứu nhiều nhất trong năm 2019.

Ra mắt từ năm 2017, TikTok nhanh chóng cán mốc 1 tỉ người dùng nhanh hơn bất kì nền tảng nào khác và luôn nằm trong top ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trên các chợ ứng dụng.

Theo Mark Zuckerberg, đây là sản phẩm internet tiêu dùng đầu tiên được xây dựng bởi một trong những tập đoàn công nghệ Trung Quốc hoạt động hiệu quả ở quy mô toàn thế giới.

Tốc độ tăng trưởng thần tốc của TikTok và lợi thế cạnh tranh bền vững (trung hạn) đến từ khả năng tái kết hợp các sản phẩm và dịch vụ từ nhiều sản phẩm khác.

Về phía người dùng, thuật toán TikTok nhanh chóng tìm hiểu sở thích cá nhân bằng cách thu hút người dùng, kiểm soát lượt thích, bình luận và thời gian dành cho mỗi video của họ.

Về phía nhà sản xuất, trí tuệ nhân tạo đơn giản hóa việc chỉnh sửa video và đề xuất nhạc nền, hashtag, bộ lọc và nhiều cải tiến khác đang là xu hướng hoặc đã được chứng minh là phổ biến.

Về cơ bản, TikTok kết hợp khá thành công các yếu tố của một số công nghệ và ứng dụng trước đó để tạo ra sản phẩm giải trí nghiệp dư hoàn toàn mới, khác với dòng thời gian cho cuộc sống thực do Facebook cung cấp.

Những nỗ lực của Facebook để lặp lại thành công đối với Snapchat thông qua đạo nhái cho đến nay vẫn chưa thực sự đạt kết quả nổi bật. Một sản phẩm tương tự khác sao chép TikTok của Facebook là Lasso vấp phải nhiều khó khăn trong việc mô phỏng ứng dụng Trung Quốc.

Số phận của những ứng dụng bắt chước Spotify

Một ví dụ điển hình khác về áp dụng cải cách phức tạp và không ngừng để ngăn chặn đạo nhái là Spotify.

Dịch vụ phát nhạc có vẻ đơn giản trên thực tế là sự kết hợp hoàn hảo giữa giao diện người dùng thay đổi linh hoạt, thuật toán dự đoán hành vi và kho nhạc ngày càng phong phú. Spotify tìm hiểu sở thích của khách hàng và đề xuất nội dung đảm bảo tương thích với người dùng.

Ngoài thành công ấn tượng về doanh thu, điều tuyệt vời nhất Spotify đã đạt trong vai trò công ty tiên phong là giữ chân được một tập đoàn hùng mạnh như Apple.

Dù đã nỗ lực quảng bá rộng rãi dịch vụ kèm theo hậu thuẫn mạnh mẽ từ dòng smartphone đình đám, Apple Music vẫn chưa thể chiếm thị phần lớn trong thị trường phát nhạc trực tuyến.

Trong khi đó, Spotify không ngừng đổi mới thông qua tái kết hợp, bổ sung các tính năng và danh mục mới kết hợp công nghệ với nội dung. Ví dụ gần đây nhất là màn hợp tác đột phá trong lĩnh vực podcast với thỏa thuận độc quyền trị giá 100 triệu USD với podcaster nổi tiếng Joe Rogan.

Bài học cho các tập đoàn tiên phong: thất bại của Uber

Một trong những khó khăn khác của các doanh nghiệp tiên phong là tốc độ và mức độ sao chép của các đối thủ đi sau ngày càng đáng nể. Những ‘copycats’ sẵn sàng học hỏi lẫn nhau, có lẽ còn hơn cả doanh nghiệp đầu tiên và điều này giúp họ dễ dàng bắt kịp hay thậm chí vượt qua.

Những gì xảy ra với Uber là bài học nhãn tiền. Dù nền tảng chia sẻ phương tiện đi lại do công ty này tiên phong ra mắt trong năm 2010 là duy nhất, việc nhân rộng và sao chép lại tương đối đơn giản.

Trước đó, các đối thủ như Lyft ở Mỹ và Didi, Gojek hay Grab ở Châu Á đã cung cấp các dịch vụ tương tự và hút hết thị phần của Uber.

Các công ty này thành công không chỉ bằng cách sao chép Uber mà còn đạo nhái lẫn nhau, làm tốt hơn hẳn nhà sáng lập ban đầu vốn đang thống trị thị trường và tự mãn với thành công ngắn ngủi.

Grab, Gojek và Didi đã nhanh chóng bổ sung chức năng bản đồ Uber trên sản phẩm của riêng họ, sau đó điều chỉnh dựa trên một số nhu cầu mới. Các chương trình khuyến mãi và thu hút tài xế của Uber thậm chí còn bị Gojek sao chép hoàn toàn.

Thị trường tiếp tục nóng lên khi cả ba đối thủ châu Á sau đó theo đuổi chiến lược siêu ứng dụng, siêu đa dạng.

Grab sao chép các dịch vụ phổ biến của Gojek tại Indonesia như bảo hiểm, dịch vụ riêng… Một số chuyên gia khác lại tin rằng Gojek đã thâm nhập vào Singapore với dữ liệu lấy từ các bản đồ của Grab. Kết quả là Uber phải rời khỏi thị trường Đông Nam Á béo bở.

Với hiệu ứng chia sẻ phát minh ngày càng lan tỏa mạnh mẽ, các công ty lớn đang phải vật lộn với tình huống khó khăn trong cách họ huy động các nguồn tri thức nội bộ.

Cố gắng linh hoạt hơn ‘copycats’, chỉ tập trung vào chuyển giao kiến thức và cộng tác nội bộ để giành chiến thắng là một chiến lược bền vững song đã lỗi thời.

Thay vào đó, họ nên tập trung vào việc ngăn chặn những kẻ sao chép tiềm năng bằng cách kết hợp lại các yếu tố sẵn có theo những cách mới lạ để giải quyết nhu cầu phức tạp của xã hội.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips via enternews

Instagram bị tố tự kích hoạt camera điện thoại

Ngay cả khi ứng dụng đang tắt, người dùng vẫn thấy iPhone chạy iOS 14 báo phần mềm sử dụng camera.

Ngoài thông báo việc sử dụng clipboard, một tính năng mới khác trên iOS 14 cũng cảnh báo người dùng về các phần mềm đang sử dụng đến camera hoặc microphone của điện thoại. Nhiều người dùng chia sẻ trên Twitter rằng sau khi nâng cấp lên hệ điều hành mới, họ thấy hệ thống thông báo Instagram đang mở camera dù phần mềm đang tắt.

Theo Verge, một phát ngôn viên của Instagram cho biết phần mềm của hãng không tự ý truy cập vào camera của người dùng. Chế độ Create Mode truy cập vào hình ảnh chụp bởi camera khiến hệ thống nhầm tưởng camera đang được sử dụng ở chế độ nền. Tương tự, vuốt qua thư mục camera từ mục chọn ảnh đăng cũng khiến iPhone đưa ra thông báo như vậy.

Mạng xã hội hình ảnh lớn nhất thế giới nói đây đơn giản chỉ là lỗi phần mềm và nó khiến iOS 14 bản Beta “hiểm nhầm” ứng dụng. Người đại diện cho biết các kỹ sư đang tìm lỗi và sửa chữa các thông báo nói trên.

Trang Verge nói trong thời gian Instagram đưa ra bản cập nhật sửa lỗi, người dùng có thể thu hồi quyền truy cập camera của ứng dụng này để đảm bảo an toàn.

Năm ngoái, Facebook cũng từng phải xử lý một lỗi tương tự trong ứng dụng iOS cho phép kích hoạt camera ở chế độ nền mà không có sự cho phép của người dùng. Tuy nhiên, công ty khi đó cũng khẳng định không có hình ảnh hay camera nào được chụp.

Trước đó, tính năng thông báo bộ nhớ tạm clipboard bị sử dụng trên iOS 14 Beta đã “vạch mặt” nhiều ứng dụng. TikTok, Reddit, LinkedIn phải đưa ra các hứa hẹn thay đổi ngay lập tức về quyền truy cập bộ nhớ tạm đáng ngờ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

6 nguyên tắc vàng trước khi quyết định nhảy việc

Đối với những nhân sự trẻ, nhảy việc dường như là “chuyện thường ngày ở huyện”, bởi hiếm có ai lại tìm được công việc như ý ngay từ lần đầu tiên.

Ở lứa tuổi mà bạn còn nhiều tiềm năng để khai phá, nhiều cơ hội để học hỏi, nhiều đỉnh cao muốn chinh phục, bạn thường rất dễ đi đến quyết định “nhảy việc” để tìm kiếm những thử thách mới cho bản thân.

Tuy nhiên, “nhảy việc” như thế nào cho khôn ngoan? Hãy lưu ý 5 điều dưới đây để đảm bảo bạn sẽ không hối hận về quyết định của mình nhé.

1. Giữ vững chuyên môn

Trên thực tế, nhiều người khi nhảy việc không chỉ thay đổi về chức vụ mà còn thay đổi về chuyên môn nghề nghiệp. Chẳng hạn: bạn chán làm sale ở công ty A, bạn apply vào công ty B để thử sức với vị trí marketing, sau một thời gian, bạn lại muốn thử “lấn sân” sang mảng nhân sự với công ty C,…

Bạn cho rằng bạn còn trẻ, bạn muốn thử sức ở nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau, và làm như vậy thì bạn có thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm hay trở thành một người “đa di năng” trong mắt Nhà tuyển dụng.

Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng, một ứng viên với lịch sử làm việc “loạn xì ngầu” như vậy chưa chắc đã được đánh giá cao.

Người ta nói, “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”, cách tốt nhất để phát triển sự nghiệp là bạn hãy trung thành với những kỹ năng chuyên môn, định rõ phương hướng nghề nghiệp, kiên trì “nhất nghệ tinh” để trở thành chính chuyên gia giỏi trong chuyên ngành của bạn. Có như vậy bạn mới có cơ hội thăng tiến trong công việc.

2. Đừng nhảy việc chỉ vì lương thấp

Dù cho bạn đang phải đối mặt với sức ép về kinh tế, khi muốn thay đổi công việc; bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng về những cái được và mất cho công việc mới, ngoài việc đơn thuần chỉ xem xét mức lương.

Nếu chỉ coi trọng đến tiền lương, đảm bảo bạn sẽ không bao giờ cảm thấy hài lòng với những gì mình đang có và thường xuyên phải nhảy việc.

Ngoài tiền lương, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng về thực lực của công ty, cơ hội học hỏi, thăng tiến, môi trường làm việc,… Bởi chính những nhân tố này sẽ quyết định mức lương của bạn trong tương lai.

3. Không nên nhảy việc vì bất mãn, đố kỵ cá nhân

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều có những ưu nhược điểm nhất định; do vậy; dù có đi đến đâu, bạn cũng sẽ vấp phải những vấn đề chung đó.

Nhiều người chỉ vì lý do không hài lòng với công việc đang làm hoặc đồng nghiệp trong công ty mà nhanh chóng nhảy việc. Họ không biết rằng, đến nơi làm mới, tình cảnh tương tự rất có thể xảy ra. Lẽ nào lúc ấy họ lại nhảy việc?

Trong tình huống này, hãy bình tĩnh đối mặt và tìm cách giải quyết triệt để những bất mãn còn tồn đọng. Đó cũng là cách chứng tỏ năng lực xử lý vấn đề thông minh và nhanh nhạy của bạn.

4. Thời gian chuyển việc tốt nhất là 2 – 3 năm trở lên

Ít nhất cần thử sức với công việc khoảng 2 – 3 năm, có như vậy bạn mới có thời gian và khả năng tích lũy những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm, kỹ năng và cả năng lực cạnh tranh.

Hơn thế nữa, CV của bạn cũng sẽ đáng tin cậy hơn rất nhiều, so với 1 CV mà kinh nghiệm làm việc thì dài, trải nghiệm ở rất nhiều công ty, nhưng không có nơi nào ở lại được quá 1 năm.

5. Trường hợp nên nhảy việc: không có cơ hội phát triển, nâng cao kỹ năng, công ty đang trên bờ vực phá sản.

Khi thực sự nhận thấy những “nguy cơ” không lành có thể xảy ra; bạn cũng có thể chủ động đề nghị thôi việc. Đặc biệt khi công ty đó không có đủ không gian phát triển; không thể giúp bạn nâng cao kỹ năng làm việc hay cơ cấu quản lý quá lạc hậu; đứng trên bờ vực phá sản.

6. Nên biết điểm dừng khi nhảy việc

Mục đích của bạn là tìm được một công việc tốt tại một công ty có môi trường phát triển tốt, có mức lương cao, giờ giấc linh động và phù hợp với năng lực.

Một khi bạn đã tìm được công việc mới có những điều kiện giống và tương tự điều kiện đã đề ra thì nên chấp nhận và gắn bó lâu dài với công việc đó.

Bạn biết đấy, cơ hội không phải lúc nào cũng đến và chúng ta không thể nào biết đâu là cơ hội lớn nhất, hãy tận dụng mọi cơ hội và hạn chế suy nghĩ đến hai từ “nhảy việc”.

Cho dù quyết tâm thay đổi nhưng bạn cũng không nên cố chấp kiên định thời gian nhảy việc. Trước khi đưa đơn xin thôi việc hãy đảm bảo rằng bạn đã phân tích kỹ càng tình hình tài chính, khả năng tìm việc mới để không bị động trong khoảng thời gian chưa có việc làm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Pinterest: Cập nhật xu hướng tìm kiếm và insights 2020

Pinterest vừa cập nhật bản báo cáo về xu hướng tìm kiếm, điều đang phản ánh những gì hiện đang được người dùng quan tâm nhất trên nền tảng này trong năm 2020.

Việc biết những gì người dùng đang ưu tiên có thể hữu ích trong việc định hướng những nỗ lực của các social media marketers trong suốt khoảng thời gian còn lại của năm 2020.

Pinterest cho biết:

“Nhiều người biết đến Pinterest như một nơi để học hỏi các công thức nấu ăn, ý tưởng trang trí nhà cửa.

Tuy nhiên, với việc COVID-19 tạo ra các tác nhân làm cuộc sống mới trở nên áp lực, có nhiều người hơn bao giờ hết đang chuyển sang Pinterest để phục vụ cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe và tự chăm sóc bản thân”.

Pinterest lưu ý rằng gần đây nền tảng này phá vỡ một kỷ lục mọi thời đại cho các từ khoá tìm kiếm xung quanh các ý tưởng chăm sóc sức khỏe tinh thần.

Cụ thể hơn, các chủ đề sau đây đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về sự quan tâm của người dùng:

  • Thiền (Meditation) – (+ 44%)
  • Lòng biết ơn (Gratitude) – (+ 60%)
  • Tích cực (Positivity) – (+ 42%)

Những sự thay đổi này xảy ra từ tháng 2 đến tháng 5 khi người dùng đang cố gắng tìm mọi cách để tự chăm sóc bản thân trong quá trình điều chỉnh lại với mức ‘bình thường mới’.

Pinterest dự báo những xu hướng này không chỉ tăng vọt ngay bây giờ mà còn có khả năng duy trì trong suốt phần còn lại của năm.

Lượng tìm kiếm liên quan đến sức khoẻ tăng cao

  • Hoạt động giảm căng thẳng (tăng 4,7 lần)
  • Thói quen khiến buổi sáng năng suất hơn (tăng 6 lần)
  • Tập thể dục tại nhà (tăng 12 lần)
  • Thói quen tự chăm sóc ban đêm (tăng 7 lần)
  • Lời nhắc nhở của sự biết ơn (tăng 8 lần)
  • Hoạt động chánh niệm cho trẻ em (tăng gấp 3 lần)
  • Thói quen tập thể dục cho trẻ (+ 73%)

Pinterest cho biết sự gia tăng trong các tìm kiếm này cho thấy thế giới đang tìm cách đối phó với sự bất ổn được tạo ra bởi một tương lai không thể đoán trước.

Lượng tìm kiếm những kế hoạch cho tương lai tăng cao

“Ngoài việc luyện tập chánh niệm và duy trì hoạt động thể chất, giờ đây cũng là lúc để lên kế hoạch cho một tương lai tích cực hơn”, Pinterest cho biết:

“Những thách thức và sự bất ổn cũng khơi dậy những ý tưởng mới, sự sáng tạo và một thái độ ‘bây giờ hoặc không bao giờ’ – và bây giờ cũng là thời gian để lên kế hoạch cho việc xây dựng nhà cửa, gia đình, những chuyến đi hoặc những công việc kinh doanh mà bạn luôn mong muốn”.

Kể từ khi bắt đầu đại dịch, tỉ lệ tăng hơn 35% đối với các tìm kiếm cho ‘bắt đầu một doanh nghiệp mới’.

Các tìm kiếm gia tăng khác xung quanh kế hoạch cho tương lai bao gồm:

  • Mục tiêu cuộc sống trong tương lai (tăng gấp đôi)
  • Mục tiêu trong tương lai của gia đình (tăng 30%)
  • Mục tiêu nhà ở trong tương lai (tăng 78%)

Tìm kiếm trang trí trong nhà / ngoài trời cũng tăng cao

Khi đại dịch khiến mọi người ở trong nhà nhiều, mọi người đang chuyển sang Pinterest để lấy cảm hứng trang trí nhà cửa.

  • Phòng bếp gia đình (tăng 14 lần)
  • Phòng chơi trẻ em hiện đại (tăng gấp 4 lần)
  • Phòng chơi game cho con gái (tăng 9 lần)
  • Phòng trò chơi cho con trai (tăng 13 lần)
  • Ý tưởng phòng tầng hầm (tăng 5 lần)

Các tìm kiếm liên quan đến không gian ngoài trời:

  • Không gian ngoài trời với một mức ngân sách nhất định (tăng gấp 3 lần)
  • Xây sân sau vườn với một mức ngân sách nhất định (tăng gấp 5 lần)

* Xu hướng được tính bằng cách so sánh các tìm kiếm được chuẩn hóa trong khoảng thời gian 04 tuần: 18/05/2020 đến 14/06/2020 với cùng kì của năm trước.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips