Theo các nguồn tin, TikTok đang phát triển một phiên bản riêng của thuật toán đề xuất nội dung cho 170 triệu người dùng Mỹ, điều có thể tạo ra một phiên bản độc lập với công ty mẹ ByteDance của Trung Quốc và dễ dàng được các nghị sỹ Mỹ chấp nhận hơn.
Theo các nguồn tin, việc chia tách mã nguồn sẽ tạo tiền đề cho việc thoái vốn khỏi các tài sản của Mỹ, dù hiện vẫn chưa có kế hoạch về điều này.
Trước đó, TikTok cho biết không có kế hoạch bán các tài sản tại Mỹ và một động thái như vậy là không thể.
Việc thoái vốn theo yêu cầu của Đạo luật của Mỹ sẽ cho phép TikTok tiếp tục hoạt động tại nước này đơn giản sẽ là không thể về mặt công nghệ cũng như về luật pháp, trong thời hạn 270 ngày như được đề ra.
TikTok và ByteDance đã kiện lên tòa án liên bang Mỹ hồi tháng 5/2024, nhằm ngăn chặn luật buộc phải bán hoặc cấm ứng dụng này.
Trong vài tháng qua, hàng trăm kỹ sư của ByteDance và TikTok ở cả Mỹ và Trung Quốc theo yêu cầu đã bắt đầu tách hàng triệu dòng mã, thông qua thuật toán gắn người dùng với các sở thích của họ.
Nhiệm vụ của họ là tạo ra một mã riêng, độc lập với các hệ thống được phiên bản TikTok tại Trung Quốc của ByteDance là Douyin, trong khi loại bỏ mọi thông tin liên quan đến người dùng Trung Quốc.
Kế hoạch chưa được công bố trước đó đã cho thấy việc tách bạch về kỹ thuật trong hoạt động của TikTok tại Mỹ sẽ diễn ra ra sao cũng như nỗ lực của TikTok trong việc ứng phó với rủi ro chính trị.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và những người khác ủng hộ luật cho rằng TikTok đã giúp Trung Quốc có quá nhiều sự tiếp cận đối với các thông tin, dữ liệu có thể gây lo ngại về an ninh quốc gia và ảnh hưởng đến người dùng tại Mỹ.
Hãng tin Reuters trước đó đưa tin việc bán một ứng dụng kèm các thuật toán nhiều khả năng là không thể.
Chính phủ Trung Quốc vào năm 2020 đã bổ sung thêm những thuật toán đề xuất nội dung vào danh sách kiểm soát xuất khẩu, yêu cầu việc thoái vốn hoặc bán thuật toán của TikTok phải thực hiện các thủ tục cấp phép.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
CEO Instagram mới đây đã chia sẻ thêm chỉ số mới sẽ đóng vai trò quan trọng chính ảnh hưởng đến độ tiếp cận (Reach) của các bài đăng.
Cụ thể, để trả lời các câu hỏi xoay quanh cách mở rộng phạm vi tiếp cận (Reach) của các bài đăng (Post) trong ứng dụng và những cân nhắc hàng đầu hiện có trong thuật toán của Instagram, CEO Instagram Adam Mosseri chia sẻ:
“Còn quan trọng hơn thời gian xem (Watch Time) hay số lượt thích (Like) và bình luận (Comment) là tỷ lệ gửi hay tỷ lệ chia sẻ (Send rates), [và] nói chung, tỷ lệ này quan trọng hơn cả số lượng. Số lượt gửi trên mỗi lượt tiếp cận, số lượt thích trên mỗi lượt tiếp cận, số lượng bình luận trên mỗi lượt tiếp cận chính là chìa khoá.
Tuy nhiên, số lượt gửi trên mỗi lượt tiếp cận có mối tương quan nhiều hơn với phạm vi tiếp cận tổng thể hơn bất kỳ điều gì khác, bởi vì chúng tôi đang tìm cách giúp mọi người khám phá nội dung mà họ muốn kết nối với bạn bè và do đó, số lượt gửi và tỷ lệ gửi là một đại diện tuyệt vời (hơn cả sự sáng tạo).
Thuật toán của Instagram hiện tại cũng cân nhắc dựa trên chỉ số này chứ không phải thời gian xem hay các hình thức tương tác khác.”
Trước đây, các nền tảng mạng xã hộiưu tiên lượt thích và bình luận hơn mọi thứ nhưng khi các nền tảng này dần chuyển trọng tâm sang video và đề cao yếu tố giải trí, chủ yếu thông qua các video ngắn, thời gian xem đã trở thành vấn đề được cân nhắc nhiều hơn. Bởi vì mặc dù người dùng có thể không bình luận về từng video nhưng họ có thể sẽ xem nó.
Bối cảnh mới của các nền tảng mạng xã hội hiện nay là chuyển từ các tương tác trong luồng (đang suy giảm trên diện rộng) sang các dấu hiệu cho thấy việc người dùng sẽ xem và lan toả nội dung nhiều hơn, tỷ lệ chia sẻ theo đó là yếu tố chính chứ không phải thời gian xem.
Thuật toán của Instagram về cơ bản sẽ dựa trên các yếu tố bên dưới theo thứ tự ưu tiên:
Tỷ lệ chia sẻ
Thời gian xem
Tỷ lệ bình luận
Tỷ lệ lượt thích
Theo các dấu hiệu xếp hạng này, tập trung vào tính giải trí, khơi dậy cảm xúc và điều gì khiến mọi người muốn gửi hay chia sẻ cho người khác xem là chìa khoá chính khi nói đến việc gia tăng phạm vi tiếp cận trên Instagram.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong một chia sẻ mới đây, CEO Instagram Adam Mosseri đã chia sẻ các lý do hay nguyên nhân chính có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của các video ngắn trên Reels.
Cụ thể, trong chia sẻ tại một sự kiện dành cho người sáng tạo ở New York được tổ chức mới đây, CEO Instagram Adam Mosseri đã trả lời nhiều câu hỏi khác nhau về nền tảng, thuật toán, và cả những gì nền tảng đang làm, v.v.
Theo chia sẻ, có 05 lý do chính có thể khiến cho hiệu suất của các video Reels sụt giảm đó là:
Tương tác ảo: Sử dụng các công cụ để gian lận về lượng tương tác.
Video dài hơn 90s.
Video có gắn logo (watermark) của các nền tảng thứ ba.
Video chất lượng thấp.
Đăng các nội dung không phải nội dung gốc.
Ngoài ra, đăng video sai thời điểm cũng là lý do khiến hiệu suất video sụt giảm. Video càng được đăng vào những thời điểm khi người dùng hoạt động (Active User) càng nhiều thì hiệu suất có được càng cao.
Trong khi Instagram hiện cho phép người dùng đăng các video dài hơn 90 giây (dài tới 3 và 10 phút), điều này được cho là phục vụ cho mục tiêu thử nghiệm của nền tảng, hiệu suất của video không liên quan đến điều này.
CEO Mosseri cũng thảo luận về khả năng kiếm tiền cho các nhà sáng tạo nội dung và những thách thức trong việc đưa ra một chương trình công bằng, bền vững cho người sáng tạo.
CEO này cũng nói về mô hình đăng ký có trả phí (subscriptions model), ông tin rằng đây là con đường tạo ra doanh thu vững chắc trong tương lai nhưng chỉ phù hợp với một số ít người sáng tạo.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Thuật toán TikTok có nhiều ưu thế so với sản phẩm của Meta và Google, khiến nó thường xuyên rơi vào tầm ngắm của giới công nghệ và quan chức Mỹ.
Thuật toán đề xuất nội dung của TikTok tiếp tục trở thành tâm điểm sau khi chính quyền Mỹ thông qua đạo luật buộc ByteDance bán ứng dụng trong vòng 9 tháng hoặc bị cấm hoạt động ở Mỹ.
Reuters dẫn lời 4 nguồn tin cho biết ByteDance sẽ không thoái vốn TikTok cho bất kỳ công ty nào khác và sẵn sàng đóng cửa ứng dụng trong trường hợp xấu nhất. Họ nhấn mạnh hãng Trung Quốc chấp nhận làm điều này vì không muốn từ bỏ thuật toán cốt lõi – “công thức bí mật” tạo nên thành công của TikTok mà không mạng xã hội nào có được.
Thuật toán và thiết kế ứng dụng
Giới chuyên gia và cựu nhân viên TikTok cho biết thành công toàn cầu của ứng dụng không chỉ bắt nguồn từ thuật toán, mà còn liên quan tới cách nó phối hợp với định dạng video ngắn trên nền tảng.
Trước khi TikTok xuất hiện, nhiều người tin việc kết nối các mối quan hệ của người dùng là bí quyết tạo nên thành công cho mạng xã hội, như Facebook và Instagram đã làm.
Tuy nhiên, TikTok cho thấy việc vận hành dựa trên hiểu biết về sở thích và mối quan tâm của người dùng mang đến ưu thế lớn hơn nhiều. Thay vì tạo thuật toán dựa trên mối quan hệ xã hội như Facebook, lãnh đạo TikTok, trong đó có CEO Shou Zi Chew, xây dựng thuật toán dựa trên “những tín hiệu quan tâm”.
“Nhiều mạng xã hội đã phát triển thuật toán dựa trên sở thích của người dùng, nhưng TikTok tối đa hóa hiệu quả của nó nhờ định dạng video ngắn. Hệ thống đề xuất của họ làm nên sự khác biệt ở thiết kế và nội dung“, Catalina Goanta, giảng viên tại Đại học Utrecht ở Hà Lan, nhận xét.
Trong đó, thuật toán TikTok có khả năng theo dõi những thay đổi nhỏ trong sở thích người dùng một thời gian dài, thậm chí có khả năng xác định họ muốn xem gì vào thời điểm nhất định trong ngày.
Thu thập dữ liệu nhanh chóng
Jason Fung, cựu lãnh đạo bộ phận game của TikTok, cho biết định dạng video ngắn giúp ứng dụng này tìm hiểu sở thích người dùng nhanh hơn nhiều so với các đối thủ.
“Chúng tôi có thể tập hợp dữ liệu về sở thích nhanh hơn YouTube – nền tảng có độ dài video trung bình gần 10 phút. Hãy tưởng tượng khả năng thu thập dữ liệu vài giây một lần, so với gần 10 phút mỗi lần”, ông nói.
TikTok khởi đầu là ứng dụng cho thiết bị di động, giúp giành được ưu thế trước các nền tảng phải tìm cách chuyển đổi giao diện từ máy tính sang smartphone.
Việc tham gia thị trường video ngắn từ sớm cũng mang đến cho TikTok nhiều lợi thế của người tiên phong. Instagram tung ra Reels năm 2020, còn Shorts của YouTube là năm 2021. Cả hai đều đi sau TikTok vài năm về kinh nghiệm phát triển sản phẩm và cơ sở dữ liệu người dùng.
Cho phép khám phá
TikTok cũng thường xuyên đề xuất nội dung nằm ngoài sở thích người dùng, điều mà ban lãnh đạo công ty tin sẽ đóng vai trò thiết yếu với trải nghiệm của mỗi người.
Theo báo cáo được các nhà nghiên cứu Mỹ và Đức công bố tháng trước, dựa trên dữ liệu của 347 người dùng và 5 bot tự động trên TikTok, thuật toán của nền tảng khai thác sở thích người dùng chỉ trong 30-50% video đề xuất.
“Phát hiện này cho thấy thuật toán TikTok đề xuất lượng lớn video mang tính khám phá, nhằm tìm hiểu rõ hơn nhu cầu người dùng hoặc tối đa hóa khả năng giữ chân họ thông qua những video thú vị không liên quan”, các nhà nghiên cứu cho hay.
Gộp người dùng vào nhóm
Ari Lightman, giáo sự tại Đại học Carnegie Mellon ở Mỹ, chỉ ra một trong những chiến thuật hiệu quả của TikTok là khuyến khích người dùng tập trung vào các nhóm công khai thông qua hashtag. Phương thức này giúp họ tìm hiểu rõ hơn về hành vi, sở thích và tư tưởng của người sử dụng.
Lightman nhận định các tập đoàn công nghệ hàng đầu của Mỹ có khả năng sao chép và thay thế vị trí TikTok nếu ứng dụng này bị cấm hoàn toàn, nhưng sẽ gặp nhiều thách thức nếu muốn tái hiện văn hóa người dùng TikTok từng xây dựng.
Lợi thế của Trung Quốc
Thuật toán đề xuất của TikTok được phát triển dựa trên ứng dụng Douyin ra mắt tại Trung Quốc năm 2016. ByteDance nhiều lần nói TikTok và Douyin là ứng dụng độc lập, nhưng một nguồn tin am hiểu vấn đề cho biết thuật toán của cả hai có nhiều nét tương đồng.
AI của Douyin được đẩy mạnh nhờ nguồn lao động giá rẻ tại Trung Quốc, cho phép công ty tuyển lượng lớn nhân lực để dán nhãn nội dung và người dùng trên nền tảng.
“Trong giai đoạn 2018-2019, Douyin tìm cách dán nhãn từng người. Họ đánh dấu từng video một cách thủ công, sau đó đánh dấu người dùng dựa trên video đã xem. Phương thức này cũng được áp dụng cho TikTok”, Yikai Li, cựu giám đốc tại ByteDance, tiết lộ.
Tuyển người dán nhãn dữ liệu hiện là phương thức phổ biến ở các doanh nghiệp AI, nhưng ByteDance là một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực này.
“Thống kê và sắp xếp dữ liệu dán nhãn như vậy tốn nhiều công sức. Các công ty Trung Quốc có lợi thế do nguồn nhân lực giá rẻ và đông đảo. Chi phí cho hoạt động này ở Trung Quốc thấp hơn nhiều so với những doanh nghiệp Bắc Mỹ”, Li cho hay.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google mới đây chính thức xác nhận rằng Google đang ít coi trọng các liên kết (link) hơn, ngụ ý cho thấy các nhà xuất bản nội dung hay chủ các website cần tập trung vào các yếu tố khác thay vì liên kết (link, backlink).
Bối cảnh của các liên kết (Link) trong việc xếp hạng tìm kiếm.
Vào những ngày đầu, các liên kết (link) được Google xem là một tín hiệu tốt để công cụ tìm kiếm sử dụng để xác thực mức độ tin cậy của một trang web, các đoạn văn bản mô tả liên kết (Anchor Text) theo đó có thể được sử dụng để cung cấp các tín hiệu ngữ nghĩa về nội dung của một website cụ thể.
Các nghiên cứu đã được hiện với mục tiêu lọc kết quả tìm kiếm theo chất lượng nhằm xếp hạng các trang web theo ý tưởng là về mức độ liên quan. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các liên kết (Link) có thể được sử dụng như một bộ lọc khách quan để xác định tính xác thực (DA, PA).
Google sau đó thấy rằng có thể khai thác sức mạnh của văn bản mô tả liên kết (anchor text) để xác định ý kiến chủ quan có liên quan từ con người (thực). Về cơ bản, Google coi trọng yếu tố cộng đồng hay mối liên hệ giữa một website với hàng triệu website khác trên môi trường internet.
Google đã nói gì về liên kết vào năm 2024?
Trong một tuyên bố mới đây, đại diện của Google cho biết: “Chúng tôi cần rất ít sức mạnh của các liên kết khi xếp hạng website. Trong những năm gần đây, chúng tôi đang cố gắng để làm cho các liên kết trở nên ít quan trọng hơn.”
Tại sao liên kết ít quan trọng hơn.
Theo giải thích của Google, ý tưởng về việc sử dụng các liên kết đúng trong những ngày đầu, khi các yếu tố spam dường như rất ít xảy ra, đó là lý do tại sao nó rất hữu ích. Khi này, các liên kết (backlink) chủ yếu được sử dụng như một cách để gửi lưu lượng truy cập từ trang web này sang trang web khác.
Nhưng đến năm 2004 hoặc 2005, Google đã phát hiện ra rằng các liên kết đã bị thao túng, một khoảng thời gian ngắn sau đó Google đã triển khai một thuật toán liên kết có tên là Penguin nhằm phá hủy thứ hạng của hàng triệu trang web, nhiều trang trong số đó đang sử dụng tính năng đăng bài của khách hay để bên thứ ba đăng bài (guest posting).
Đến năm 2019, Google đã quyết định sử dụng có chọn lọc các liên kết dạng nofollow (không chuyển danh tiếng hay độ mạnh của website cho website được liên kết tới) cho mục đích xếp hạng.
Google chính thức xác nhận rằng các liên kết ít quan trọng hơn.
Vào năm ngoái 2023, Google nói rằng các liên kết thậm chí không còn nằm trong top 3 yếu tố xếp hạng tìm kiếm. Sau đó, mới đây vào tháng 3 năm 2024, vào thời điểm Google cập nhật thuật toán lõi tháng 3 năm 2024, Google cũng đã thông báo hạ thấp tầm quan trọng của các liên kết đối với mục đích xếp hạng.
Theo Google:
“Google sử dụng các liên kết như một yếu tố quan trọng trong việc xác định mức độ liên quan của các trang web.”
“Google chỉ sử dụng các liên kết như một yếu tố để xác định mức độ liên quan của các trang web.”
“Ngày nay có nhiều thứ quan trọng hơn đối với các trang web và việc tập trung quá mức vào các liên kết thường sẽ khiến bạn lãng phí thời gian làm những việc không làm cho trang web của bạn trở nên tốt hơn.”
Tại sao Google không còn cần các liên kết khi xếp hạng tìm kiếm.
Lý do chính tại sao Google không cần các liên kết khi xếp hạng tìm kiếm đến từ sự phát triển của AI và ngôn ngữ tự nhiên, thứ mà Google sử dụng trong thuật toán đánh giá nội dung và xếp hạng. Google về cơ bản là tự tin rằng thuật toán của nền tảng đã có thể đủ sức đánh giá chất lượng của website và nội dung mà không còn cần các liên kết.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Khám phá cách thức hoạt động của thuật toán Instagram và Reels trong năm 2024 và cập nhật mới năm 2025 từ CEO Instagram Adam Mosseri, cách thuật toán của Instagram xếp hạng cho Stories (Câu chuyện), News Feed (Bảng tin), Reels, và Explore (Khám phá) và hơn thế nữa.
Cách thuật toán của Instagram và Reels hoạt động (update 2024)
Trước khi đi sâu hơn vào các cập nhật mới nhất về thuật toán của Instagram và Reels trong năm mới 2024, bạn cần tìm hiểu về khái niệm thuật toán (Algorithm), cách thức hoạt động của các thuật toán và hơn thế nữa.
Chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực khoa học máy tính và công nghệ, thuật toán là khái niệm đề cập đến một quá trình được sử dụng để xử lý, tính toán hay giải quyết một vấn đề nào đó.
Các thuật toán hoạt động như một danh sách bao gồm nhiều các hướng dẫn khác nhau dùng để thực thi các hành động cụ thể dựa trên phần cứng hoặc phần mềm.
Khái niệm thuật toán vốn được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực công nghệ, trong toán học, trong ngành khoa học máy tính hay thậm chí là trong kinh doanh và marketing, tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể, các thuật toán được ứng dụng theo những cách khác nhau.
Ví dụ như trong ngành khoa học dữ liệu, các thuật toán cũng được sử dụng như các thông số đặc tả để thực hiện việc xử lý dữ liệu.
Hay ngày nay với các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay TikTok, thuật toán là thứ sẽ quyết định cách người dùng được đề xuất nội dung, cách nền tảng quản lý các hành động trên ứng dụng và hơn thế nữa.
Các cập nhật mới nhất về cách thức hoạt động của thuật toán Instagram và Reels trong 2024.
Adam Mosseri, CEO của Instagram, thông qua những chia sẻ mới đây đã giải thích cách thức hoạt động của thuật toán Instagram cho mục Stories (Câu chuyện), Nguồn cấp dữ liệu (News Feed), định dạng video ngắn Reels và cả mục Khám phá (Explore).
Bên cạnh việc giải thích các vị trí khác nhau trên Instagram xếp hạng nội dung, CEO này cũng chia sẻ các phương pháp hay nhất để tăng lượng người xem trên mạng xã hội Instagram và hơn thế nữa.
Dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.
Thuật toán của Instagram và Reels 2024: Luôn là nhiều hơn một thuật toán.
Điểm đáng chú đầu tiên mà CEO Instagram đưa ra đó là thuật toán của Instagram không phải chỉ là một thuật toán duy nhất mà là sự kết hợp giữa nhiều loại thuật toán và quy trình xếp hạng khác nhau cùng hoạt động với nhau để cá nhân hóa từng nội dung mà mỗi người dùng Instagram nhìn thấy.
Để giải thích lý do tại sao Instagram lại sử dụng nhiều thuật toán khác nhau, CEO này cho biết rằng mỗi cá nhân là khác nhau, mỗi người dùng Instagram theo đó sẽ thấy những nội dung phù hợp hơn với sở thích của họ.
Thông qua việc xếp hạng nội dung – các trải nghiệm được cá nhân hóa sẽ giúp người dùng tương tác lâu hơn và dài hơn trên Instagram.
Xếp hạng mục Stories (Câu chuyện): Cách thuật toán của Instagram hoạt động.
Khi người dùng mở ứng dụng Instagram, điều đầu tiên họ nhìn thấy ở trên cùng là một loạt các Câu chuyện mới nhất từ các tài khoản mà họ đang theo dõi.
Để xác định Câu chuyện nào xuất hiện đầu tiên, Instagram phân tích tất cả các Câu chuyện từ những người mà người dùng theo dõi trong 24 giờ qua. Mục tiêu là để quyết định xem Câu chuyện nào mà họ có khả năng sẽ quan tâm nhiều nhất.
Thuật toán của Instagram sẽ dự đoán những Câu chuyện mà người dùng có khả năng sẽ mở, trả lời, bày tỏ cảm xúc hoặc bấm thích.
Để đưa ra những dự đoán này, Instagram sử dụng cái mà nền tảng gọi là Tín hiệu (signals) – đó chính là những tương tác trước đây mà người dùng đã thực hiện với các Câu chuyện.
Các tín hiệu chính sẽ ảnh hưởng đến thứ tự xếp hạng Câu chuyện trong ứng dụng Instagram bao gồm:
Tần suất người dùng xem Câu chuyện từ một tài khoản, thương hiệu hay nhà sáng tạo nội dung nào đó.
Tần suất người dùng tương tác với Câu chuyện từ một tài khoản cụ thể.
Mức độ thân thiết của người dùng với tài khoản khác dựa trên số lần họ đã nhắn tin cho nhau.
Với cách xếp hạng này, thuật toán của Instagram về cơ bản là sẽ ưu tiên cho các tài khoản hay những người mà người dùng quan tâm nhất (muốn được xem nội dung từ họ nhất).
Xếp hạng nguồn cấp dữ liệu (News Feed): Cách thuật toán của Instagram hoạt động trên Nguồn cấp dữ liệu trong năm 2024.
Nguồn cấp dữ liệu (Bảng tin) hay còn được gọi là News Feed hoặc Feed được xây dựng với mục tiêu cập nhật cho người dùng những nội dung hay nhất (mới nhất) được đăng kể từ lần cuối cùng họ sử dụng ứng dụng.
Nội dung sẽ được cập nhật từ những người mà người dùng theo dõi và các tài khoản Instagram mà họ có thể quan tâm dựa trên một loạt dự đoán từ Instagram như:
Khả năng người dùng sẽ bình luận, thích hoặc chia sẻ bài đăng.
Khả năng người dùng sẽ nhấn vào phần tài khoản (Hồ sơ).
Lượng thời gian mà người dùng có thể sử dụng để xem bài đăng.
Instagram sử dụng lịch sử tương tác của người dùng, mức độ phổ biến của bài đăng (lượng tương tác), thông tin về người đăng và cả tần suất người dùng tương tác với tài khoản để xác định thứ tự xuất hiện của nội dung trên Bảng tin.
Người dùng Instagram cũng có thể tự xác định các nội dung trên Bảng tin của mình bằng cách chỉ định các tài khoản họ yêu thích, hệ thống của Instagram sau đó sẽ ưu tiên nhiều hơn những nội dung từ các tài khoản này.
Người dùng cũng có thể chuyển sang Nguồn cấp dữ đang theo dõi (Following Feed) để chỉ xem các bài đăng từ các tài khoản mà họ theo dõi theo trình tự thời gian.
Xếp hạng nguồn cấp dữ liệu (News Feed): Cách thuật toán của Instagram hoạt động trên Nguồn cấp dữ liệu.
Xếp hạng nội dung trên Reels: Cách hoạt động của thuật toán Instagram trên Reels.
Cũng tương tự như TikTok hay từ chính đánh giá của CEO Instagram, mục tiêu của Instagram Reels là giúp người dùng giải trí và hơn thế nữa. Hệ thống của Instagram theo đó sẽ phân phối Reels chủ yếu từ các tài khoản mà người dùng không theo dõi.
Đầu tiên, Instagram xem xét các Reels mà người dùng đã tương tác trong quá khứ cũng như các Reels được những người dùng khác tương tự như họ trên nền tảng yêu thích.
Tiếp theo, Instagram dự đoán Reels nào người dùng sẽ có nhiều khả năng xem nhất trong thời gian dài nhất (thời lượng xem video), khả năng chia sẻ với bạn bè hoặc khả năng xây dựng lại các video tương tự.
Để đưa ra những dự đoán này, Instagram sử dụng các tín hiệu như lịch sử xem Reels của người dùng, các nội dung có trong Reels, thông tin về người đăng và tần suất người dùng tương tác với người đăng.
Xếp hạng nội dung trên Khám phá (Explore): Cách thuật toán của Instagram hoạt động trên mục Khám phá.
Xếp hạng nội dung trên Khám phá (Explore): Cách thuật toán của Instagram hoạt động trên mục Khám phá.
Cũng có phần tương tự như với Reels, mục Khám phá trên Instagram được xây dựng với mục tiêu phân phối những nội dung tốt nhất và hữu ích nhất từ các tài khoản mà người dùng chưa theo dõi để giúp họ khám phá thêm những thứ mới thú vị trên Instagram.
Instagram dự đoán những bài đăng mà người dùng có thể sẽ thích, lưu hoặc chia sẻ thông qua các tín hiệu như mức độ phổ biến của bài đăng, chủ đề người dùng có xu hướng quan tâm, thông tin về người đăng và tần suất người dùng tương tác với người đăng.
Cách tăng lượng người xem bài đăng trên Instagram và Reels năm 2024.
Ngoài việc giải thích các thuật toán của Instagram và Reels, CEO Mosseri cũng chia sẻ các phương pháp hay nhất giúp người dùng, nhà sáng tạo hay thương hiệu tăng lượng người xem và tiếp cận trên Instagram.
Vì mỗi người sáng tạo (Content Creator) và đối tượng người xem đều khác nhau, điều quan trọng là phải liên tục thử nghiệm để xem loại nội dung nào sẽ thu hút nhiều tương tác nhất từ công chúng.
Sử dụng phần Thông tin chi tiết (Insights) để khám phá những thứ cho phép bạn cải thiện chất lượng tổng thể của tài khoản cũng như mức độ tương tác của người dùng với nội dung của bạn.
Cộng tác với những nhà sáng tạo nổi tiếng khác trong lĩnh vực của bạn để tiếp cận nhiều hơn các nhóm đối tượng mới bằng nội dung gốc (original content).
Chủ động xây dựng các nội dung gốc thay vì là tổng hợp nội dung từ những người khác. Instagram luôn ưu tiên cho các nội dung gốc.
Những câu hỏi thường gặp về thuật toán của Instagram và Reels năm 2024.
Cuối cùng CEO Instagram cũng đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi phổ biến nhất liên quan đến thuật toán của Instagram và Reels.
Tại sao Instagram lại có các thuật toán khác nhau cho phần Nguồn cấp dữ liệu, Khám phá và Reels?
Vì mỗi phần hay vị trí trên Instagram có các mục tiêu khác nhau nên thuật toán cho mỗi nơi cũng sẽ khác nhau.
Thuật toán trên Nguồn cấp dữ liệu (News Feed) của Instagram sẽ giúp người dùng cập nhật những nội dung phổ biến nhất.
Thuật toán trên Instagram Reels sẽ hướng tới việc giúp người dùng giải trí.
Và với Khám phá (Explore), Instagram giúp người dùng khám phá những điều mới.
Điều quan trọng nhất mà người dùng hay thương hiệu nên hiểu về cách xếp hạng video của Instagram là gì?
Instagram muốn kết nối người dùng với những nội dung mà họ muốn để từ đó có thể giữ họ ở lại lâu hơn trên nền tảng và tăng doanh thu quảng cáo. Điều này trái ngược hoàn toàn với quan điểm cho rằng Instagram cố tình hạn chế phân phối nội dung để buộc nhà sáng tạo hay thương hiệu phải chạy quảng cáo nhiều hơn.
Thuật ngữ Shadowbanning nên được hiểu như thế nào?
Shadowbanning là thuật ngữ được dùng để chỉ việc những người dùng Instagram cảm thấy nội dung của họ không nhận được các phạm vi tiếp cận (Reach) xứng đáng.
Một số yếu tố có thể làm giảm phạm vi tiếp cận trên Instagram như:
Tài khoản của người dùng có liên quan đến các vấn đề an toàn.
Instagram đã từng xóa các nội dung của tài khoản trước đó.
Những người theo dõi không quan tâm đến nội dung của tài khoản.
Những người theo dõi tài khoản không còn “Active” trên Instagram.
Nhiều người theo dõi tôi cho biết họ không nhìn thấy các bài đăng của tôi, tôi nên làm gì?
Trước tiên, hãy kiểm tra trạng thái tài khoản của bạn để xem liệu bạn có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến trạng thái an toàn của tài khoản hay không (Account Safety Issues).
Tiếp theo, hãy yêu cầu những người theo dõi của bạn thêm tài khoản của bạn vào mục yêu thích (Favorites) của họ, hệ thống của Instagram sau đó sẽ ưu tiên hiển thị nội dung của bạn ở đầu Nguồn cấp dữ liệu (News Feed) của họ.
Trên đây là toàn bộ những cập nhật mới nhất của MarketingTrips về thuật toán Instagram 2024, nếu mạng xã hội này có bất cứ thay đổi hay cập nhật nào khác, MarketingTrips sẽ thông báo đến độc giả sau.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo thông tin từ CNBC, Shark Kevin O’Leary (một vị “cá mập” trong Shark Tank Mỹ) đang thành lập một tổ chức để mua lại TikTok tại Mỹ, với giá thầu khởi điểm từ 20 tỷ USD đến 30 tỷ USD.
Theo dữ liệu của PitchBook, bất kỳ thỏa thuận nào dành cho nền tảng chia sẻ video ngắn TikTok – trị giá 220 tỷ USD vào năm 2023 – có thể sẽ không bao gồm các thuật toán vốn có, thứ đã làm nên thành công của mạng xã hội TikTok.
Mặc dù TikTok được xem là mạng lưới kinh doanh và giải trí lớn nhất ở Mỹ, nếu được bán, không có khả năng chính phủ Trung Quốc sẽ bán các thuật toán gắn liền với TikTok, do đó những gì người mua nhận được là thương hiệu nội địa mang tên TikTok và hơn 170 triệu người dùng (mà không có thêm bất cứ dữ liệu nào khác).
Người mua tiềm năng sẽ phải “mô phỏng lại” các thuật toán của TikTok bằng mã code riêng của Mỹ và đóng vai trò là người chuyển đổi, chuyển đổi nền tảng từ TikTok China sang TikTok Mỹ.
Đầu tháng 3, Hạ viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật buộc ByteDance, chủ sở hữu TikTok, phải thoái vốn ứng dụng toàn cầu hàng đầu của mình hoặc đối mặt với lệnh cấm tại Mỹ. Tuy nhiên, có thể mất vài tháng trước khi bất kỳ đạo luật nào liên quan đến TikTok được thông qua tại Thượng viện.
Hiện vẫn chưa rõ liệu chính phủ Trung Quốc có cho phép ByteDance bán TikTok cho người mua ở Mỹ hay không. Phía ByteDace đã và đang vận động hành lang dữ dội để chống lại dự luật.
Tuy nhiên, Shark O’Leary cho biết có ít nhất 50% khả năng xảy ra lệnh cấm và buộc phải bán gã khổng lồ truyền thông xã hội này vào đầu năm sau sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và ông đang chuẩn bị cho khả năng đó.
Bất kỳ thỏa thuận tiềm năng nào cũng cần có sự chấp thuận của Nhà Trắng vì nó có ý nghĩa an ninh quốc gia. Shark O’Leary cho biết ông đã thảo luận vấn đề này với ứng cử viên tổng thống được cho là của Đảng Cộng hòa Donald Trump và dự định gặp Joe Biden.
Chủ tịch O’Leary Ventures cũng cho biết ông đang đàm phán với các bên khác quan tâm đến việc tham gia tổ chức mua lại mạng xã hội TikTok tại Mỹ.
Ngoài ra, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin cũng tỏ ra quan tâm đến việc mua lại TikTok.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Từ điển Cambridge định nghĩa “viral” là từ gắn liền với Internet để chỉ một thứ gì đó nhanh chóng trở lên phổ biến hoặc nhiều người biết đến sau khi xuất hiện trên mạng.
Tuy nhiên theo Medium, thuật toán của TikTok đang khiến nội dung bất kỳ có thể “viral” chỉ sau một đêm. Tuy nhiên, sự lan tỏa này khác 10 năm trước. Một video trên TikTok có thể đạt 100 triệu lượt xem nhưng tài khoản của chủ sở hữu chỉ có hơn 10 nghìn lượt theo dõi.
Về cơ bản, bản chất của khái niệm “viral” đã thay đổi hoàn toàn trong thập kỷ qua, khi Internet bị phân chia bởi vô số thuật toán, nền tảng và cộng đồng khác nhau. Số lượng video tăng vọt, vòng đời của mỗi sự kiện ngày càng ngắn. Chỉ sau 1-2 ngày, hàng loạt trend mới đã xuất hiện lấn át trend cũ.
Bên cạnh đó, để thể hiện sự lan tỏa, nhiều nền tảng liên tục thổi phồng các con số hiển thị công khai, dẫn đến “lạm phát lượt xem”. Từ đó, các thống kê trực tuyến như lượt xem mất dần giá trị so với trước. Thuật ngữ “viral” trên mạng xã hội cũng dần trở nên vô nghĩa.
Marcus Stringer, Giám đốc đối tác tại nền tảng phân tích mạng xã hội SocialBlade, chia sẻ: “Trước đây, một triệu lượt xem rất quan trọng. Điều đó có nghĩa nội dung của bạn lan truyền rộng rãi. Bạn thậm chí sẽ được cơ quan thông tấn trên khắp thế giới săn đón. Giờ đây, hàng chục triệu lượt xem nhan nhản trên YouTube. Chẳng bao lâu nữa, 20 triệu lượt mới được gọi là đặc biệt”.
Các chuyên gia cho rằng thuật toán của mạng xã hội là nguyên nhân lớn dẫn đến lạm phát lượt xem trên Internet. Facebook là nền tảng đầu tiên và có tác động lớn đến quá trình này khi được cho là đã cố gắng tăng lượt xem trên các video để khiến chúng trông có vẻ “viral”.
Theo đơn kiện chống lại Facebook tại tòa án liên bang ở California năm 2016, mạng xã hội này đã làm giả lượt xem lên đến 900%. Năm 2019, Facebook đã phải hòa giải và bồi thường 40 triệu USD vì làm giả con số.
Đến 2020, TikTok trở thành hiện tượng toàn cầu, các thuật toán (Algorithm) đặc biệt càng khiến khái niệm lượt xem bị hạ tiêu chuẩn. Theo Medium, các video trên nền tảng có thể thu hút hàng triệu view trong thời gian ngắn. Trong khi một view trên Facebook được tính sau 3 giây, TikTok chỉ đơn giản là một lượt hiển thị khi người dùng vuốt màn hình.
Sau khi Elon Musk tiếp quản Twitter, ông đã cải tiến hệ thống đếm lượt xem, khiến tình hình càng trở nên phức tạp. Một số tweet từ các tài khoản không có người theo dõi đã thu hút hàng trăm lượt xem công khai, khiến nhiều chuyên gia công nghệ đặt dấu hỏi về hệ thống đo đếm của Musk.
Theo phân tích, có một cuộc chạy đua giữa các nền tảng trên Internet để xem bên nào có thể tăng lượt xem nhiều nhất. Điều này cũng giúp những báo cáo của họ đẹp hơn trong mắt các nhà quảng cáo.
Coco Mocoe, nhà dự báo xu hướng ở Los Angeles, cho biết người trẻ đang xem video trên Internet nhiều hơn trên TV. Phần lớn nội dung là video ngắn dưới 60 giây.
“Ngay cả khi một video có 10 triệu view, thời lượng trung bình của video rất ngắn. Một người trẻ tuổi đang xem hàng trăm video một ngày, trong khi đó vào năm 2015, tôi có thể xem không quá 10 video mỗi ngày vì mỗi video dài từ 5 đến 10 phút”, Mocoe nói.
Bà cho rằng lạm phát lượt xem còn do mọi người đang theo dõi nhiều nội dung hơn cùng lúc. Điều này càng khiến khái niệm viral trở nên phù phiếm. Mocoe nói: “Nếu bạn đang xem 50 video có một triệu lượt xem mỗi ngày, bạn sẽ nhớ ít hơn khi xem 5 video có lượt xem tương đương”.
Lạm phát không đơn thuần là những con số. Nó tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế nhà sáng tạo. Nhiều người cho biết họ thấy áp lực khi phải nâng cao tiêu chuẩn về lượt xem. Các thương hiệu cũng ngày càng bị cuốn vào những con số ảo.
Trong khi đó, người dùng phổ thông không còn phân biệt được đâu là nội dung đang thực sự “viral” khi video nào họ lướt qua cũng có hàng trăm nghìn, hàng triệu view. Điều này khiến việc lan truyền thông tin giả mạo ngày càng phức tạp.
Sami Sage, nhà đồng sáng lập Betches – công ty truyền thông kỹ thuật số dành cho phụ nữ, nói: “Khái niệm lan truyền trên mạng xã hội đã mất ý nghĩa. Khả năng hiểu biết về các xu hướng truyền thông của người dùng đã bị phá hủy hoàn toàn”.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Thông qua một chia sẻ mới đây, YouTube muốn làm rõ hiểu nhầm phổ biến về thuật toán đề xuất (recommendation algorithm) video của YouTube năm 2024 và xa hơn thế nữa.
Thuật toán đề xuất của YouTube 2024: Một vài hiểu nhầm Marketer cần biết
Theo đó, thông qua chia sẻ mới, YouTube muốn xoá bỏ những lầm tưởng và quan niệm sai lầm phổ biến của nhà sáng tạo nội dung hay người dùng về cách hoạt động của thuật toán đề xuất của YouTube.
Hiểu rõ trọng tâm của thuật toán đề xuất nội dung video của YouTube năm 2024.
Khi nói đến mức độ ảnh hưởng của các loại video khác nhau đến hiệu suất của kênh, thuật toán đề xuất của YouTube tập trung vào việc đánh giá từng video riêng lẻ thay vì tính trung bình hiệu suất trên các video của kênh.
Cách tiếp cận này cho phép thuật toán cung cấp cho người dùng nhiều trải nghiệm xem được cá nhân hóa hơn.
Điều này cũng mang lại cho nhà sáng tạo sự linh hoạt cần thiết để thử nghiệm các định dạng video khác nhau mà không cần lo lắng rằng điều đó sẽ tác động tiêu cực đến thứ hạng kênh của họ trong các đề xuất của thuật toán.
Điều này có nghĩa là, hiệu suất kém của một video nào đó sẽ không ảnh hưởng vĩnh viễn đến thành công chung của kênh.
Thuật toán của YouTube phục vụ người xem chứ không phải video.
Nói về một hiểu nhầm phổ biến khác của những người sáng tạo nội dung về thuật toán đề xuất của YouTube.
Rất nhiều người sáng tạo nghĩ rằng YouTube đang cung cấp video cho nhiều người, nhưng thực tế thì ngược lại.
Thuật toán của YouTube tạo ra các đề xuất video khi người dùng truy cập YouTube, nhằm mục đích hiển thị các video phù hợp với lịch sử và sở thích xem của người dùng cụ thể đó. Nói cách khác, YouTube không hướng tới video mà là hướng người xem video nhiều hơn.
Không có một ‘Hộp hình phạt’ cụ thể dành cho người sáng tạo.
Trong khi nhiều người dùng hay nhà sáng tạo lo ngại rằng các kênh có thể bị thuật toán phạt vì đăng ít video hơn hoặc các video bị sụt giảm lượt xem.
Sự thật là, thuật toán của YouTube được thiết kế để khớp từng video với người xem tiềm năng quan tâm nhất mà không dựa quá nhiều vào các biện pháp trừng phạt hoặc đặt quá nhiều trọng số vào dữ liệu lượt xem trước đây của kênh.
Tuổi thọ và khả năng thích ứng của nội dung.
YouTube khuyên người sáng tạo không nên chỉ tập trung vào phân tích các video mới tải lên vì các đề xuất không chỉ giới hạn ở nội dung gần đây.
Các video có thể thu hút được sự quan tâm nếu mối quan tâm đã thay đổi hoặc có các xu hướng mới đang diễn ra, vì vậy người sáng tạo nên tiếp tục tìm kiếm các cơ hội mới ngoài các chỉ số trước mắt.
Thuật toán của YouTube năm 2024 hướng đến nhu cầu của người dùng.
Khi thảo luận về sự cân bằng giữa nội dung do người sáng tạo đăng tải và sở thích của người xem, YouTube đã đề cập đến sự nổi lên của YouTube Shorts như một ví dụ về phản ứng của nền tảng này đối với hành vi của người dùng.
Nhu cầu của người dùng chính là định hướng của YouTube và các thuật toán liên quan.
Nhà sáng tạo hay chủ kênh cần phân tích hiệu suất của kênh để hiểu rõ về sở thích xem của người dùng.
YouTube đề xuất các nhà sáng tạo hay chủ kênh nên xem xét cách người xem đã đăng ký phản ứng với video trong nguồn cấp dữ liệu đăng ký của họ để hiểu rõ hơn về hiệu suất của video.
Dữ liệu này có thể cung cấp thông tin chi tiết về việc liệu các vấn đề về nội dung hoặc hiệu ứng có ảnh hưởng đến hiệu suất của kênh hay không.
Vì sở thích của người xem không ngừng thay đổi và khó đoán, việc phân tích liên tục là vô cùng cần thiết.
Về bản chất, thuật toán của YouTube 2024 điều chỉnh theo nội dung người xem muốn xem chứ không phải theo kênh hay video. Vì vậy, hãy nghiên cứu rõ đối tượng mục tiêu của kênh, xem xu hướng nào trong lĩnh vực liên quan đang được quan tâm và cung cấp cho mọi người nhiều hơn những gì họ muốn (và tốt hơn đối thủ).
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Chiến dịch quảng cáo “mua sắm như tỷ phú” của công ty thương mại điện tử Temu diễn ra khắp nơi. Tất cả các sản phẩm đều được chuyển đến từ Trung Quốc, dưới danh nghĩa công ty mẹ PDD Holdings – tập đoàn tham vọng đang mở rộng hoạt động bán lẻ nhanh nhất lịch sử.
Với Temu, PDD muốn thay đổi cách mua sắm trên toàn thế giới: một phiên bản ‘Amazon thứ hai’ nhanh hơn, gọn hơn, rẻ hơn lan rộng từ Trung Quốc tới 49 quốc gia sau chưa đầy 2 năm hoạt động.
Động lực của Temu phần lớn đến từ chính sách quảng cáo, nơi thuật toán và AI dự đoán được ý tưởng và mong muốn của người mua hàng. Sản phẩm được vận chuyển miễn phí trực tiếp từ cổng nhà máy Trung Quốc, giúp loại bỏ khâu trung gian và đảm bảo giá cực cạnh tranh.
PDD đã ghi nhận hơn 870 triệu người dùng đang hoạt động trong nước. Hơn 13 triệu thương nhân tạo ra 1/3 tổng lưu lượng bưu kiện trên toàn đại lục. Hàng chục tỷ gói hàng được gửi đi mỗi năm.
Chỉ sau 9 năm hoạt động, PDD hiện đang cạnh tranh với tập đoàn thương mại điện tử (eCommerce) lớn nhất thế giới Alibaba cả về quy mô bán lẻ lẫn vốn hóa thị trường chứng khoán. Vị thế khiến người ta đặt ra nhiều câu hỏi thay vì câu trả lời.
Chẳng hạn, tại sao PDD trông giống các công ty nhỏ cùng ngành nếu so sánh trình độ nhân viên và chi tiêu nghiên cứu? Tại sao các đối thủ cạnh tranh chưa mô tả tác động từ sự trỗi dậy của PDD? Bằng cách nào một công ty trị giá 200 tỷ USD lại sở hữu tài sản cứng trị giá dưới 150 triệu USD? Do đâu các nhà đầu tư Mỹ lại tin tưởng PDD nhiều đến vậy?
Đáp lại, người phát ngôn của PDD khuyến khích Financial Times “xem xét các báo cáo tài chính và các cuộc họp thu nhập để có được cái nhìn toàn diện”.
Ít công ty nào hứa hẹn nhiều với các nhà đầu tư như PDD. Tập đoàn hoạt động giống như thị trường bên thứ ba của eBay và Amazon, kết nối người mua với người bán để thu lợi nhuận từ mỗi giao dịch và tính phí quảng cáo (ads) trên nền tảng.
Trong quý gần đây nhất, doanh thu tăng gần gấp đôi so với một năm trước đó lên 9,4 tỷ USD. Dòng tiền trị giá 2,5 tỷ USD được ghi nhận, ngay cả sau khi PDD ‘ném’ một khoản tiền rất lớn vào việc mở rộng Temu.
Được biết, dịch vụ logistics, máy chủ và trung tâm cuộc gọi dịch vụ khách hàng của PDD hầu hết đều thuê ngoài, phù du và không được thống kê. Sự mờ ám kéo dài bên trong doanh nghiệp.
Nhân viên sử dụng bút danh và biết rất ít về các đội khác. Điều này là đặc trưng của Colin Huang, một cựu kỹ sư Google, người đã thành lập Pinduoduo vào năm 2015 và giấu quyền sở hữu của mình trong suốt một khoảng thời gian dài.
Ban đầu, PDD thu hút người dùng bằng các trò chơi thương mại, bắt chước những tựa game gây nghiện như Farmville và Candy Crush. Kết hợp với các phần thưởng, phiếu giảm giá, hướng đi này được cho là sẽ thu hút người tiêu dùng quay lại ứng dụng và mua sắm.
Đến năm 2018, ứng dụng thu hút được 300 triệu khách hàng và chỉ sau 3 năm hoạt động đã niêm yết thành công trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq, huy động được 1,7 tỷ USD.
Trong năm 2020 và 2021, PDD bán được lượng hàng hóa trị giá 2 tỷ USD, song không tiết lộ nhiều thông tin liên quan. Người sáng lập Huang, một trong những người giàu nhất Trung Quốc, bất ngờ từ chức vào năm 2021 với tuyên bố mong muốn nghiên cứu khoa học thực phẩm và khoa học đời sống. Vị trí bỏ ngỏ sớm được thay thế bởi đồng giám đốc điều hành, Chen và Jiazhen Zhao.
Có lẽ bí ẩn lớn nhất về PDD là tập đoàn này thực sự lớn đến mức nào. Các nhà phân tích ước tính tổng GMV năm ngoái rơi vào khoảng 500 tỷ USD đến 700 tỷ USD. Trả lời trong một báo cáo thu nhập hồi năm 2022, Chen cho biết mức độ tương tác của người dùng đã góp phần vào tăng trưởng thu nhập.
Temu hiện đứng đầu bảng xếp hạng ứng dụng miễn phí được tải xuống nhiều nhất ở Mỹ và một số nước châu Âu, trong đó có Vương quốc Anh. Đây cũng là ứng dụng mua sắm miễn phí được tải xuống nhiều nhất tại Nhật Bản và Hàn Quốc trong vòng vài tháng kể từ khi ra mắt hồi tháng 7.
“Chúng tôi đã đổi mới trải nghiệm mua sắm trực tuyến. Cách tiếp cận được người tiêu dùng trên toàn cầu đón nhận nồng nhiệt, đồng thời củng cố vị thế, danh tiếng của chúng tôi”, đại diện PDD nói.
Sự trỗi dậy của PDD trong một thị trường thương mại điện tử vốn vô cùng đông đúc gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều các nhà đầu tư cũng như đối thủ nội địa lâu đời, trong đó có Alibaba và JD.com. Jack Ma thừa nhận tập đoàn phải chuyển đổi, trong khi người sáng lập JD Richard Liu khẳng định “nếu JD không tiến lên, chúng ta sẽ không còn đường”.
Với Pinduoduo, người tiêu dùng là trên hết. Khách hàng có thể được hoàn tiền ngay lập tức mà không cần trả lại sản phẩm nếu không hài lòng với chất lượng – chiến lược giúp hãng ‘thu phục’ một lượng lớn fan trung thành. Nó cũng giúp phân biệt mô hình của PDD với Alibaba – tập đoàn vốn đặt nhiều gánh nặng lên người mua trong các tranh chấp với người bán.
Tuy nhiên, theo Jacob Cooke, đồng sáng lập kiêm CEO của WPIC Marketing and Technologies, một số người tiêu dùng vẫn ngần ngại mua các sản phẩm đắt tiền trên Pinduoduo do “hàng giả vẫn tràn lan trên nền tảng”.
“Một số thương hiệu đã sử dụng Pinduoduo như một phương tiện để tiếp cận khách hàng mới và loại bỏ hàng tồn kho, giống như một trung tâm mua sắm kỹ thuật số. Tuy nhiên, số lượng vẫn ở mức thấp”, Cooke nói.
Đáp lại, PDD khẳng định công ty đã đầu tư rất nhiều vào công nghệ cũng như quy trình chống hàng giả để bảo vệ người tiêu dùng. “Chúng tôi nhanh chóng loại bỏ và điều tra mọi mặt hàng vi phạm ngay khi tiếp nhận thông tin”, đại diện Pinduoduo nói.
Theo: FT, Bloomberg
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google vừa cập nhật thuật toán lõi tháng 3 năm 2024 (Google 2024 Core Update) mới, theo thuật toán mới, hệ thống xếp hạng nội dung của Google sẽ giảm tới 40% những nội dung không hữu ích.
Cập nhật thuật toán Google tháng 3: Giảm tới 40% những nội dung không hữu ích
Về tổng thể, bản cập nhật thuật toán lõi mới tháng 3 năm 2024 này tiếp tục định hướng của bản cập nhật thuật toán nội dung hữu ích trước đó, nhắm trực tiếp vào những website có nội dung chất lượng thấp và cố tình thao túng kết quả tìm kiếm.
Theo đó, Google vừa công bố một bản cập nhật lõi quan trọng cho các thuật toán và chính sách tìm kiếm của mình để giải quyết những vấn đề xoay quanh nội dung spam và chất lượng thấp trên công cụ tìm kiếm.
Bản cập nhật thuật toán lõi tháng 3 năm 2024 của Google theo đó sẽ tập trung cải thiện chất lượng kết quả tìm kiếm và giảm các nội dung rác khác.
Bên dưới là chi tiết những gì Marketer cần biết do MarketingTrips cập nhật.
Bản cập nhật thuật toán lõi tháng 3 năm 2024 của Google sẽ cải thiện chất lượng xếp hạng tìm kiếm.
Một trong những trọng tâm chính của Bản cập nhật lõi tháng 3 năm 2024 của Google là nâng cao hệ thống xếp hạng tìm kiếm của công cụ tìm kiếm Google.
Elizabeth Tucker, Giám đốc Sản phẩm Tìm kiếm của Google cho biết: “Chúng tôi đang thực hiện các cải tiến về mặt thuật toán cho hệ thống xếp hạng cốt lõi của mình để đảm bảo rằng chúng tôi sẽ hiển thị những thông tin hữu ích nhất trên web và giảm các nội dung không phải là nội dung gốc (nội dung copy) trong kết quả tìm kiếm”.
Hệ thống xếp hạng tìm kiếm của Google được tinh chỉnh sẽ hiểu rõ hơn liệu các trang web có chứa những nội dung hữu ích không, trải nghiệm của người dùng có tốt không hay dường như được tạo ra chủ yếu cho các công cụ tìm kiếm chứ không phải cho con người.
Theo chia sẻ từ Google, bản cập nhật mới cùng với những nỗ lực trước đó sẽ có thể làm giảm tới 40% nội dung chất lượng thấp và không phải nội dung gốc trong kết quả tìm kiếm.
Google tuyên bố:
“Chúng tôi tin rằng những cập nhật này sẽ làm giảm lượng nội dung chất lượng thấp trên công cụ tìm kiếm và gửi thêm lưu lượng truy cập tới các trang web hữu ích và chất lượng cao. Dựa trên đánh giá của chúng tôi, chúng tôi hy vọng rằng sự kết hợp giữa bản cập nhật này và những nỗ lực trước đây của chúng tôi sẽ cùng nhau giảm tới 40% nội dung không nguyên bản, chất lượng thấp trong kết quả tìm kiếm.”
Thuật toán của Google cũng cập nhật chính sách nội dung rác mới.
Ngoài các điều chỉnh về thứ hạng và chất lượng tìm kiếm, Google cũng đang cập nhật chính sách spam của nền tảng để có thể xóa những nội dung “có chất lượng thấp nhất” khỏi trang kết quả tìm kiếm.
Google tuyên bố:
“Chúng tôi sẽ có hành động gay gắt đối với các hành vi gian lận. Mặc dù hệ thống xếp hạng của chúng tôi có thể ngăn nhiều loại nội dung chất lượng thấp khỏi trang kết quả tìm kiếm, nhưng những cập nhật mới này cho phép chúng tôi thực hiện nhiều hành động có mục tiêu hơn theo chính sách spam của mình.”
Google sẽ xử lý việc lạm dụng nội dung theo quy mô.
Google đang tăng cường chính sách chống lại việc sử dụng các yếu tố hay công cụ tự động hóa để tạo ra những nội dung chất lượng thấp hoặc không nguyên bản trên quy mô lớn nhằm thao túng thứ hạng tìm kiếm.
Chính sách cập nhật mới của Google sẽ tập trung vào hành vi lạm dụng trong việc sản xuất nội dung trên quy mô lớn để tăng thứ hạng tìm kiếm, bất kể chúng có liên quan đến tự động hóa, con người hay sự kết hợp của cả hai.
Google tuyên bố:
“Điều này sẽ cho phép chúng tôi thực hiện những hành động cụ thể đối với nhiều loại nội dung có ít hoặc không có giá trị được tạo ra trên quy mô lớn, chẳng hạn như các trang web có vẻ như là có các câu trả lời cho các từ khoá tìm kiếm liên quan nhưng sự thật là nó không cung cấp các nội dung hữu ích.”
Lạm dụng danh tiếng trang web.
Google cũng đang giải quyết các vấn đề lạm dụng danh tiếng của website, trong đó các trang web đáng tin cậy nhưng lại lưu trữ nội dung của bên thứ ba, chất lượng thấp để lợi dụng danh tiếng đã có trước đó.
Google cung cấp ví dụ sau về cái gọi là lạm dụng danh tiếng của trang web:
“Ví dụ: bên thứ ba có thể xuất bản các đánh giá về khoản vay ngắn hạn trên một trang web giáo dục đáng tin cậy để đạt được lợi ích xếp hạng từ trang web. Việc xếp hạng nội dung cao như vậy trên công cụ tìm kiếm có thể gây nhầm lẫn hoặc đánh lừa người dùng truy cập, những người có thể có những kỳ vọng rất khác nhau đối với nội dung trên một trang web nhất định.”
Giờ đây, Google sẽ coi nội dung đó là spam nếu nội dung đó được tạo ra chủ yếu cho mục đích xếp hạng và không có sự giám sát chặt chẽ của chủ sở hữu trang web (website được sử dụng để lưu trữ nội dung của bên thứ 3).
Lạm dụng tên miền đã hết hạn.
Chính sách spam được cập nhật của Google sẽ nhắm mục tiêu đến việc lạm dụng tên miền đã hết hạn, trong đó các tên miền hết hạn được mua và sử dụng lại để tăng thứ hạng tìm kiếm cho nội dung chất lượng thấp. Cách làm này có thể khiến người dùng hiểu lầm rằng nội dung mới là một phần của trang web cũ và chúng đáng tin cậy, trong khi sự thật có thể khác.
Bản cập nhật lõi tháng 3 năm 2024 của Google hiện đang bắt đầu được triển khai và như thường lệ sẽ mất ít nhất là vài tuần để hoàn tất.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trước việc nhiều website tin tức và cả những người làm nội dung thắc mắc liệu có phải thuật toán của Google đang ưu tiên xếp hạng cho các nội dung do AI tạo ra hơn các nội dung gốc hay không, Google xác định là KHÔNG, và dưới đây là lý do.
Tại sao Google có thể xếp hạng nội dung do AI tạo ra trước các nội dung gốc
Một báo cáo gần đây từ 404media.co đã cáo buộc rằng Google Tin tức (Google News) của Google đang ưu tiên thúc đẩy các nội dung do AI tạo ra hơn là nội dung gốc.
Bài viết này sẽ giải thích một số lý do cho điều này, giải thích tại sao nội dung do AI tạo ra được ưu tiên hơn so với các nội dung gốc, cùng với đó là các mẹo cụ thể dành cho các nhà xuất bản, nhà báo và phóng viên muốn xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm và hơn thế nữa.
Google có đang ưu tiên cho các nội dung do AI tạo ra không?
Theo giải thích của Google thì câu trả lời là không, Google không làm bất cứ điều gì để ưu tiên hay thúc đẩy một số nội dung nhất định lên đầu trang kết quả tìm kiếm theo cách thủ công.
Nói đúng hơn, thuật toán của Google sử dụng các yếu tố xếp hạng cụ thể để xác định nội dung nào sẽ xuất hiện đầu tiên trong trang kết quả tìm kiếm (SERPs) và ngược lại thay vì chỉ định thủ công các yếu tố ví dụ như ưu tiên cho nội dung AI.
5 lý do tại sao một bài báo được xếp hạng tốt trong trang kết quả tìm kiếm (Google Search) và khám phá của Google (Google Discover).
Dưới đây là một số giải thích tại sao những nội dung do AI tạo ra, nội dung trùng lặp, nội dung được cung cấp từ bên thứ ba, trình tổng hợp nội dung hay nội dung bị đánh cắp (nội dung copy lại) lại xếp hạng cao hơn các nội dung gốc.
1. Tính mới mẻ.
Một trong những lời giải thích đầu tiên được Google đưa ra để giải thích cho việc nội dung do AI tạo ra xếp hạng cao hơn các nhà xuất bản nội dung gốc khác là độ mới của nội dung được xuất bản.
Điều này có nghĩa là cùng một nội dung tương tự, các nội dung mới hơn có thể được xếp hạng cao hơn dù nội dung đó được viết bởi AI hay được hỗ trợ bởi AI.
2. Độ tuổi của tên miền và backlink.
Yếu tố tiếp theo có thể khiến một nội dung do AI tạo ra được xếp hạng cao hơn nội dung gốc đó là độ tuổi của tên miền (khoảng thời gian tính từ thời điểm tên miền được đăng ký và sử dụng đến hiện tại) và backlink (số lượng các liên kết trỏ về một website).
Theo Semrush, Watcher.guru có tính thẩm quyền (DA) và khả năng hiển thị cao hơn trong Google Search, nhưng tên miền chỉ mới 9 năm tuổi.
Để so sánh, Examiner.com có nhiều tên miền giới thiệu và backlink hơn cùng với 19 năm lịch sử tên miền.
Tất nhiên, sức mạnh của tên miền đã không giúp Examiner.com có được lượng truy cập và thứ hạng từ khóa tự nhiên tốt hơn, nó chỉ thỉnh thoảng giúp website có được thứ hạng cao hơn trong Google News.
3. Tính liên quan.
Khi kết quả tìm kiếm không được sắp xếp theo ngày, mức độ liên quan sẽ trở thành yếu tố chính để xếp hạng trên trang kết quả tìm kiếm.
Mặc dù nó không liên quan đến những nội dung do AI tạo ra, phía Google đã từng lưu ý rằng các nội dung được tái sử dụng (nội dung được cung cấp) có thể xếp hạng cao hơn các nguồn tin gốc vì nội dung trên trang có chứa bài viết đó có nhiều nội dung liên quan hơn so với website còn lại.
Thực tế, các website xuất bản lại các bài viết tin tức có thể được xếp hạng cao hơn vì chúng có ngữ cảnh trong tiêu đề, thanh bên (Menu), các bài viết xung quanh hoặc chân trang phù hợp hơn với từ khoá tìm kiếm của người dùng so với website gốc.
4. Khả năng truy cập nội dung của trình thu thập.
Google sử dụng trình thu thập (Crawler) để truy cập vào các nội dung có trên một website cụ thể.
Mức độ nhanh chậm hay khả năng hệ thống truy cập và xử lý nội dung trên một website cũng ảnh hưởng đến việc tin tức hay nội dung nào được hiển thị trước, nội dung nào được hiển thị sau.
5. Sở thích duyệt web của người dùng.
Cuối cùng, Google cũng có thể dựa vào sở thích hay hành vi duyệt web của người dùng để đề xuất các nội dung phù hợp. Cũng tương tự như cách Google sử dụng cookies để theo dõi và phân phối quảng cáo, các nội dung tự nhiên cũng có thể được đề xuất theo cách tương tự.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nghiên cứu mới đây cho thấy kết quả tìm kiếm trên Google và Bing ngày càng đi xuống do chứa nội dung rác mà các website tạo ra để tối ưu SEO.
Nghiên cứu: Chất lượng kết quả tìm kiếm của Google ngày càng kém (và bị SEO Spam)
Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm nhà khoa học máy tính từ Đại học Leipzig, Đại học Bauhaus Weimar và Trung tâm Phân tích dữ liệu mở rộng và AI tại Đức trên ba công cụ tìm kiếm phổ biến là Google Search, Bing Search và DuckDuckGo.
“Phần lớn bài đánh giá sản phẩm được xếp hạng cao trên các trang kết quả tìm kiếm đều sử dụng tiếp thị liên kết và một lượng đáng kể nội dung rác từ SEO”, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết trên 404 Media.
Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) là thuật ngữ không còn xa lạ hiện nay. Một trong những con đường kiếm tiền của hầu hết website là đánh giá và tổng hợp sản phẩm. Các bài viết thuộc chủ đề này sẽ đính kèm liên kết và nếu người dùng click hoặc mua hàng từ liên kết này, website sẽ nhận được khoản tiền nhất định.
Website uy tín thường kiểm soát chặt chẽ, nhưng nhiều trang khác lại cố tìm cách khiến người dùng bấm vào liên kết càng nhiều càng tốt, thậm chí dùng chiêu dụ click để tối ưu hóa lợi nhuận. Để thu hút sự chú ý hơn, các website này cũng sử dụng thủ thuật để kết quả tìm kiếm hiển thị cao hơn trên Google, hay còn gọi là Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO).
Nhóm nghiên cứu đã phân tích 7.392 từ khoá tìm kiếm đánh giá sản phẩm trong suốt một năm trên Google, Bing và DuckDuckGo. Kết quả là các website được xếp hạng cao nhất là những trang được tối ưu hóa SEO nhiều nhất. Chúng có nhiều liên kết liên kết đính kèm hơn, trong khi nội dung văn bản có chất lượng thấp.
“SEO là cuộc chiến không ngừng và chúng tôi nhận thấy những website chuyên spam nội dung lại đứng đầu trong mỗi lần tìm kiếm”, báo cáo của nhóm nghiên cứu nêu.
Trên thực tế, Google và các công ty vận hành công cụ tìm kiếm không muốn điều này xảy ra. Họ liên tiếp đưa ra thuật toán điều chỉnh để đẩy lùi, nhưng không hiệu quả. “Thay đổi chỉ mang lại hiệu ứng tích cực tạm thời. Các công cụ tìm kiếm dường như đã thua trong trò chơi mèo vờn chuột với SEO spam”, theo nhóm nghiên cứu.
Lily Ray, Giám đốc phụ trách SEO tại công ty quảng cáo Amsive Digital, đồng ý với kết luận nghiên cứu. Bà cho rằng cộng đồng SEO nói chung đang nhận thấy Google cố gắng giải quyết vấn đề nhưng không quyết liệt như trước.
Trong khi đó, Google cho rằng nghiên cứu không thể hiện được bức tranh toàn cảnh về hiệu suất của Google Search. “Nghiên cứu này đã xem xét một cách hạn chế nội dung đánh giá sản phẩm. Nó không phản ánh chất lượng tổng thể cũng như sự hữu ích của công cụ đối với hàng tỷ truy vấn chúng tôi xử lý mỗi ngày”, đại diện Google nói “Chúng tôi đã đưa ra những cải tiến cụ thể để giải quyết vấn đề”.
Bing và DuckDuckGo chưa đưa ra bình luận.
Năm 2021, Google Search cũng bị phản ánh kết quả tìm kiếm ngày càng tệ do bị chi phối bởi quảng cáo thay vì hiển thị trung lập như trước đây. Theo Telegraph, công cụ cho quảng cáo xuất hiện nhiều, thậm chí hiện lên đầu và giống một kết quả trả về thông thường.
“Tiền đang chi phối kết quả tìm kiếm trên Google. Không phải lúc nào bạn cũng tìm thấy nội dung như mong muốn ở trên cùng của trang. Đó không còn là sân chơi bình đẳng”, Charlotte Sheridan, Giám đốc Viện Small Biz, công ty chuyên quảng bá thương hiệu trên Google và mạng xã hội, nói khi đó.
Special Offer từ MarketingTrips:
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google mới đây đã cập nhật một số hướng dẫn mới về cái được gọi là Search Featured Snippets (đoạn trích tìm kiếm hoặc đoạn trích nổi bật) đồng thời tiết lộ cách thuật toán tìm kiếm lựa chọn Search Snippet để hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm. Vậy Search Featured Snippet là gì và nó hoạt động ra sao.
Search Snippets là gì? Google tiết lộ cách thuật toán chọn Search Snippets
Theo đó, Google mới đây đã cập nhật một số thông tin mới về cái được gọi là đoạn trích tìm kiếm (Search Featured Snippets), làm rõ cách thuật toán của Google hiển thị đoạn trích tìm kiếm này trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs), cách nó ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm của website, SEO và hơn thế nữa.
Đoạn trích nổi bật trên kết quả tìm kiếm của Google (Google Search Featured Result Snippet) là gì?
Theo cách định nghĩa của Google, đoạn trích tìm kiếm hay đoạn trích nổi bật (Search Snippets, Featured Snippet) là đoạn nội dung ngắn đóng vai trò mô tả về nội dung của một trang web (website, webpage) nào đó.
Như bạn có thể thấy trong hình ảnh ở trên khi bạn tìm kiếm trên Google với từ khoá “thuật toán Google 2024”, website của MarketingTrips sẽ được hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm của Google (SERP) bao gồm tiêu đề (Title), đường dẫn URL và cuối cùng là một đoạn nội dung mô tả ngắn (phần được khoanh đỏ), nó chính là Search Snippets.
Google làm rõ về cách thuật toán lựa chọn Search Snippet (Featured Snippet).
Theo chia sẻ từ Google, nội dung của trang chính là nguồn gốc của các đoạn trích hay Search Snippets. Những thay đổi cũng làm rõ hơn rằng dữ liệu có cấu trúc và đoạn mô tả meta (Meta Description) không phải là nơi thuật toán của Google lấy nội dung làm đoạn trích. Điều này cũng có nghĩa là bản thân người quản trị các trang web hay người viết nội dung không thể chỉ nội dung mặc định cho các đoạn trích này.
Google đã thay đổi điều gì từ các đoạn trích nổi bật trên trang kết quả tìm kiếm.
Theo chia sẻ của Google, Google sử dụng một số nguồn khác nhau để tự động xác định các đoạn trích tìm kiếm thích hợp, bao gồm cả thông tin mô tả trong thẻ mô tả meta cho mỗi trang. Google cũng có thể sử dụng những thông tin được tìm thấy trên chính trang đó.
Thay vì như trước đây, Google lấy nội dung đoạn trích từ phần mô tả (meta description) hay người làm nội dung có thể chỉ định cách nó được hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm thì giờ đây các thuật toán của Google sẽ tự động lựa chọn nó.
Những thay đổi trong cách thuật toán lựa chọn đoạn trích tìm kiếm (Search Featured Snippets) có ý nghĩa gì đối với hoạt động SEO.
Nếu bạn thử tìm kiếm về cách viết nội dung cho đoạn trích hay cách tối ưu phần mô tả (Meta Description) trên Google, bạn có thể thấy có không ít những người làm SEO khuyên rằng bạn nên sử dụng từ khoá mục tiêu làm trọng tâm cho phần này.
Ý tưởng là các từ khóa được hiển thị trong đoạn trích tìm kiếm sẽ được in đậm trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs), và nó có thể giúp website có được thứ hạng cao hơn và tỷ lệ nhấp chuột cao hơn.
Tuy nhiên, Google xác nhận rằng đây là lời khuyên sai lầm và lỗi thời. Việc thêm từ khóa vào thẻ mô tả meta không quan trọng và mục đích của thẻ mô tả meta không phải là để lôi kéo những lần nhấp chuột từ SERPs.
Thay vào đó, đây là cách Google khuyên nên viết nội dung cho thẻ meta (Meta Description):
“Đôi khi, Google sẽ sử dụng thẻ <meta name=”description”> từ một trang để tạo ra đoạn trích tìm kiếm (Search Snippets) trong trang kết quả tìm kiếm nếu chúng tôi cho rằng thẻ đó cung cấp cho người dùng những mô tả chính xác về nội dung của trang (phần nội dung chính). Thẻ mô tả meta thường thông báo và thu hút người dùng bằng một bản tóm tắt ngắn gọn, có liên quan về nội dung của một trang cụ thể.”
Kết luận.
Điểm đáng chú ý nhất trong cập nhật mới này của Google là loại bỏ ý tưởng cho rằng người làm nội dung hay làm SEO có thể chỉ định cho công cụ tìm kiếm về nội dung của đoạn trích (Search Featured Snippet).
Google cũng làm rõ ràng các nội dung có cấu trúc hay phần mô tả (Meta Description) cũng không phải là nơi duy nhất mà Google sử dụng để tạo ra đoạn trích.
Trong bối cảnh mới, việc chèn từ khoá (Keyword) vào các thẻ mô tả hay dữ liệu có cấu trúc dường như không làm cho nội dung của trang có giá trị hơn hay được xếp hạng cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm. Chất lượng nội dung toàn trang và trải nghiệm của người dùng mới là chìa khoá chính.
Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
LinkedIn vừa thông báo cập nhật một số thay đổi về cách thuật toán của nền tảng hoạt động trong năm 2024 và xa hơn thế nữa. Hiểu được cách thuật toán hoạt động có thể giúp thương hiệu có nhiều cách hơn để thúc đẩy lượng tương tác và tiếp cận cho bài đăng của mình. Hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu chi tiết về Thuật toán LinkedIn năm 2024 trong bài viết này.
Thuật toán LinkedIn 2024: Cách thúc đẩy tương tác và tiếp cận cho bài đăng
Về tổng thể, nếu bạn muốn các nội dung của mình trở nên lan truyền trên mạng xã hội (ví dụ như trên TikTok), LinkedIn chia sẻ thẳng thắn quan điểm của nền tảng rằng “bạn nên tìm kiếm điều đó ở một nơi khác”.
Dan Roth, tổng biên tập của LinkedIn cho biết: “Khi mọi thứ lan truyền trên LinkedIn, đó thường là dấu hiệu cho chúng tôi biết rằng chúng tôi cần xem xét lại nền tảng, bởi vì điều đó vốn không được tán dương”.
Khác với các nền tảng mạng xã hội khác khi coi “viral” là tiêu chuẩn đánh giá nội dung hay thậm chí sử dụng nó để thu hút sự chú ý của các nhà sáng tạo nội dung vốn coi trọng sự “nổi tiếng”, LinkedIn nhìn nhận mức độ phổ biến của nội dung hay các bài đăng theo một cách khác.
Mặc dù vậy, điều này cũng không có nghĩa là LinkedIn sẽ giảm phạm vi tiếp cận của tất cả các bài đăng có nhiều lượt tương tác, chỉ là có một số nội dung nhất định sẽ được ưu tiên, một số khác sẽ ít được ưu tiên hơn.
Để có thể có được một góc nhìn đầy đủ hơn về cách thuật toán của LinkedIn hoạt động trong năm 2024, dưới đây là những điểm chính bạn cần lưu ý.
Thuật toán của LinkedIn năm 2024 sẽ tiếp tục cố gắng giải quyết một số vấn đề.
Theo số liệu báo cáo mức độ hoạt động của LinkedIn, lượng người dùng của mạng xã hội này đã không ngừng tăng trưởng trong những năm qua. Công ty cho biết nền tảng đã chứng kiến lượng nội dung được chia sẻ tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái từ năm 2021 đến năm 2023, nội dung được xem tăng 27% và hiện cứ mỗi 1 giây sẽ có 3 người dùng đăng ký.
Trong thời kỳ đại dịch, các bài đăng trên LinkedIn của mọi người trở nên mang tính cá nhân hơn nhiều hơn. Từ các chủ đề về nhà cửa tới cuộc sống và công việc đều trở nên phổ biến trên nền tảng. Nhiều người dùng cũng bắt đầu chia sẻ những loại ảnh tự chụp hoặc ảnh gia đình mà trước đây họ thường đăng tải lên các nền tảng như Facebook hay Instagram.
Cũng theo cách tiếp cận tương tự ở trên các mạng xã hội khác hay thậm chí là trên các công cụ tìm kiếm như Google, nhiều người cố gắng lạm dụng thuật toán để đạt được nhiều lượt thích, lượng truy cập và người theo dõi nhất có thể.
Như một kết quả tất yếu, cũng như cách người ta phàn nàn về việc các kết quả trên trang tìm kiếm của Google bị các thủ thuật SEO lạm dụng, ngày càng có nhiều người dùng hơn phàn nàn về các nội dung mà họ nhìn thấy hay được các thuật toán của nền tảng đề xuất.
Thậm chí vào năm 2023, không ít người còn đánh giá “LinkedIn giờ đây không khác gì ứng dụng hẹn hò Tinder”, nơi người dùng thích đăng tải những bức hình cá nhân khá nhạy cảm với những nội dung không phù hợp trên một nền tảng chuyên nghiệp (LinkedIn được xem là mạng xã hội chuyên nghiệp hoặc mạng xã hội việc làm).
Cũng từ đây, LinkedIn bắt đầu cố gắng thay đổi các thuật toán của mình với mục tiêu khiến cho nguồn cấp dữ liệu của nền tảng trở nên hữu ích hơn hay nói cách khác là quay lại như cách mà nó vốn có.
Theo phát ngôn của LinkedIn, những thay đổi mới trong thuật toán sẽ giảm tới 80% lượng người dùng phàn nàn.
Hai thay đổi lớn trên nguồn cấp dữ liệu của LinkedIn.
Về bản chất, vào năm 2024 và xa hơn thế nữa, các thuật toán của mạng xã hội Linkedin sẽ ưu tiên 2 khía cạnh sau đây khi nói đến việc phân phối nội dung trên nguồn cấp dữ liệu (News Feed).
1. Nếu người dùng đăng bài trên LinkedIn, nhiều khả năng những người theo dõi họ sẽ nhìn thấy bài đăng của họ.
Theo LinkedIn, người dùng cho biết rằng họ thấy những nội dung có giá trị nhất khi nội dung đó dựa trên kiến thức và lời khuyên, và họ thấy nội dung này có giá trị nhất khi nó đến từ những người mà họ biết và quan tâm.
Cho đến nay, LinkedIn đã chứng kiến lượng người xem bài đăng từ những người họ theo dõi tăng 10%.
2. Các bài đăng chia sẻ “kiến thức và lời khuyên” hiện được ưu tiên nhiều hơn trên toàn nền tảng.
Hệ thống thuật toán của LinkedIn hiện đang đánh giá xem một bài đăng nào đó có chứa kiến thức và lời khuyên hay không, sau đó hiển thị bài đăng đó cho những người dùng khác có khả năng tìm thấy những thông tin liên quan và hữu ích.
Theo LinkedIn, mục tiêu của các thuật toán là giúp các thành viên của nền tảng làm việc hiệu quả hơn và đạt được nhiều thành công hơn.
Kể từ khi những thay đổi mới này có hiệu lực, LinkedIn đã chứng kiến mức tăng gần 40% về “số người xem và xem nội dung dựa trên kiến thức từ những người ngoài mạng lưới kết nối của họ.
Cách thuật toán của LinkedIn xác định ‘Kiến thức và Lời khuyên’.
Tới đây, có không ít người dùng hay người làm marketing thắc mắc rằng làm thế nào thuật toán của LinkedIn có thể nhận ra khi một bài đăng nào đó có chứa kiến thức và lời khuyên?
Theo chia sẻ từ LinkedIn, nền tảng mong muốn thấy rằng người dùng đang xây dựng một cộng đồng xoay quanh nội dung (content) và xung quanh việc chia sẻ kiến thức mà họ có đủ khả năng để nói đến.
Mặc dù nền tảng không chia sẻ toàn bộ các số liệu được sử dụng để đánh giá, dưới đây là một số chỉ số chính.
1. Bài viết hướng đến một nhóm đối tượng khán giả (người xem) riêng biệt.
Với từng bài đăng hay nội dung nhất định, rõ ràng là nó chỉ phù hợp với một số người dùng nhất định, trước khi đăng bài, LinkedIn cho biết người đăng nên tìm hiểu về rõ về ai sẽ có thể và mong muốn xem nó.
Hệ thống thuật toán của LinkedIn sẽ xem xét mọi bài đăng và xác định liệu từng bài đăng cụ thể sẽ phù hợp với ai.
Để có thể làm rõ vấn đề, LinkedIn đưa ra ví dụ rằng, “nếu bạn là một nhà sáng tạo nội dung, hãy nghĩ xem bạn có thể cung cấp loại kiến thức nào để giúp đỡ mọi người.”
2. Ai là người viết các nội dung.
Khi bạn đăng bất cứ nội dung nào đó trên LinkedIn, nền tảng này không chỉ đánh giá giá trị của nội dung bài đăng của bạn.
Các thuật toán mới cũng sẽ đánh giá chính bạn, xem liệu bạn có đủ kinh nghiệm và kiến thức liên quan đến có thể đưa ra các lời khuyên có giá trị hay không.
Mặc dù LinkedIn không nó rõ là nền tảng dựa trên điều gì để xác định một người dùng nào đó là “có kiến thức và kinh nghiệm liên quan”, vì bản chất LinkedIn là nền tảng việc làm và kết nối chuyên nghiệp, các dữ liệu giúp nền tảng xác định điều này không phải là điều quá khó.
3. Bài đăng có những “bình luận có ý nghĩa”.
Trước đây, thuật toán của LinkedIn sẽ tìm cách ưu tiên cho các bài đăng có nhiều bình luận. Kết quả là, một số người dùng đã lạm dụng điều này để thúc đẩy lượng tiếp cận (Reach) của bài đăng (ví dụ sử dụng tài khoản ảo để bình luận).
Hiển hiên, LinkedIn sau đó không ngừng tìm cách để ngăn chặn điều này (hãy nghĩ về cách Google ngăn chặn việc lạm dụng từ khoá để gian lận thứ hạng tìm kiếm).
LinkedIn sẽ xem xét những người bình luận này là ai, họ có lịch sử như thế nào. Ví dụ: hãy tưởng tượng rằng bạn đăng một nội dung nào đó về Marketing và sau đó có nhiều chuyên gia Marketing bình luận về bài đăng của bạn, LinkedIn coi đó là một dấu hiệu tích cực.
4. Thuật toán của LinkedIn năm 2024 cũng sẽ ưu tiên cho các bài đăng có góc nhìn riêng.
Thuật toán của LinkedIn năm 2024 cũng sẽ ưu tiên cho các bài đăng có góc nhìn riêng.
Nhờ vào sự phát triển của các công nghệ như AI (trí tuệ nhân tạo), LinkedIn ngày càng có nhiều cách hơn để phân loại các bài đăng thành các danh mục khác nhau – ví dụ: bao gồm liệu bài đăng nào đó có chứa ý kiến và/hoặc lời khuyên hay không.
Một phần, nền tảng xem xét liệu một bài đăng có cung cấp thông tin chung chung (được ưu tiên ít hơn) hay được rút ra từ chính quan điểm và hiểu biết sâu sắc của người viết (được ưu tiên nhiều hơn).
Theo LinkedIn “Chúng tôi thực sự đánh giá cao những nhà sáng tạo có quyền tự do sáng tạo và sử dụng cá tính của họ để xây dựng nội dung.”
Cách LinkedIn đánh giá về mức độ thành công của các bài đăng.
Trong khi có không ít người muốn có nhiều lượt thích và theo dõi (follower) trên LinkedIn. Nó có thể là một công cụ xây dựng thương hiệu hữu ích và có thể mang lại nhiều lợi ích kinh doanh hơn.
Tuy nhiên, thuật toán của LinkedIn lại không coi trọng việc tiếp cận nhiều người, thay vào đó, nền tảng muốn các bài đăng hay nội dung có thể tiếp cận đúng người.
Đây cũng là lý do tại sao hệ thống của LinkedIn không khuyến khích cái gọi là lan truyền (Viral).
LinkedIn cho biết rằng sẽ là rất hữu ích nếu coi LinkedIn như một phiên bản kỹ thuật số của nơi làm việc (digital workplace), nơi có rất nhiều nhóm có nhiều cuộc trò chuyện riêng lẻ. Không có cuộc thảo luận nào phù hợp với mọi người trong mỗi nhóm – cũng như không có một nội dung nào phù hợp với tất cả mọi người trên LinkedIn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Vào năm 2024, thuật toán của mạng xã hội TikTok (TikTok Algorithm) có thể sẽ tập trung ưu tiên các video dài thay vì video ngắn như trước đây. Thấu hiểu cách thuật toán của TikTok hoạt động và ưu tiên có thể giúp thương hiệu xây dựng nội dung video hiệu quả hơn, có nhiều cơ hội lên xu hướng (Trending / Go Viral) hơn. Cùng MarketingTrips tìm hiểu chi tiết về thuật toán TikTok 2024 trong bài viết này.
Thuật toán TikTok 2024: Ưu tiên video dài thay vì video ngắn
Về tổng thể, với các cập nhật mới đây thì rất có thể vào năm 2024, các thuật toán của TikTok sẽ tập trung nhiều hơn vào việc ưu tiên phân phối cho các video dài thay vì video ngắn như trước đây.
Trước khi đi vào tìm hiểu các thuật toán TikTok 2024, bạn cần tìm hiểu về cách thức hoạt động chung của thuật toán TikTok.
Thuật toán TikTok (TikTok Algorithm) là gì?
Thuật toán của TikTok trong tiếng Anh có nghĩa là TikTok Algorithm, khái niệm đề cập đến cách TikTok thu thập dữ liệu và phân phối nội dung tới người dùng trên nền tảng.
Với hầu hết các nền tảng mạng xã hội như TikTok hay Facebook, sẽ có nhiều thuật toán khác nhau được sử dụng đồng thời tại cùng một thời điểm.
“Khi bạn mở TikTok và dừng lại trong nguồn cấp dữ liệu ‘For You’ của bạn, bạn sẽ được cung cấp một luồng video được quản lý theo sở thích của mình, giúp bạn dễ dàng tìm thấy nội dung và người tạo mà bạn yêu thích.
Nguồn cấp dữ liệu này được cung cấp bởi hệ thống đề xuất cung cấp nội dung cho mỗi người dùng có khả năng quan tâm đến người dùng cụ thể đó”.
TikTok phác thảo các chi tiết cụ thể của hệ thống khuyến nghị/đề xuất (recommendation system) đó. Các trình điều khiển chính xác định video nào xuất hiện trong nguồn cấp dữ liệu (feed) của mỗi người dùng là:
Tương tác của người dùng (Engagement) – Các yếu tố TikTok dựa vào là các video bạn thích và / hoặc chia sẻ, tài khoản bạn theo dõi, nhận xét bạn đăng và nội dung bạn tạo. Ví dụ: nếu bạn đăng clip bằng một hashtag nhất định, sẽ có nhiều khả năng bạn sẽ thấy nội dung có cùng thẻ hashtag đó trong luồng (stream) của mình.
Thông tin video – Điều này có thể bao gồm các chi tiết như chú thích, âm thanh và bài hát cụ thể và một lần nữa, nó có thể là hashtag.
Cài đặt thiết bị và tài khoản – Các yếu tố ảnh hưởng ít hơn là những thứ như sở thích ngôn ngữ, cài đặt quốc gia và loại thiết bị di động của bạn. TikTok nói rằng những yếu tố này được xem xét để mang đến sự tối ưu những nội dung được thể hiện cho người dùng, nhưng chúng không được cân nhắc quan trọng như 2 yếu tố ở trên.
Thuật toán TikTok trong năm 2024: Ưu tiên video dài thay vì video ngắn.
Năm 2020, khi TikTok bùng nổ với những clip ngắn nhảy nhót hài hước, là nguồn giải trí cho nhiều người dùng trong thời điểm đại dịch COVID-19, đã khơi mào cuộc đua mạng xã hội video ngắn.
Facebook, Instagram, YouTube và các nền tảng khác ngay lập tức tung ra các sản phẩm tương tự, khuyến khích người dùng tạo video dài tối đa 1 phút, hiển thị theo chiều dọc.
Những năm sau đó, các nền tảng này đã cố gắng bắt kịp TikTok về độ phổ biến, đặc biệt với đối tượng người dùng trẻ.
Nhưng giờ đây, TikTok lại thay đổi chiến lược khi thuật toán của nền tảng sẽ ưu tiên nhiều hơn cho các nội dung từ nhà sáng tạo có video dài hơn. TikTok mới đây cũng thông báo tạm dừng quỹ hỗ trợ nhà sáng tạo nội dung.
Theo chính sách mới, các nhà sáng tạo muốn kiếm tiền trên TikTok phải tham gia chương trình sáng tạo mới, trong đó yêu cầu họ đăng tải những video có độ dài hơn 1 phút.
Nguyên nhân của sự dịch chuyển này đến từ việc TikTok muốn đi theo những nền tảng lâu đời trước đó, hướng người dùng tới những định dạng nội dung dài mang lại lợi nhuận cao hơn (quảng cáo rất khó hiển thị và mang lại doanh thu từ video ngắn). Chiến lược này cũng khuyến khích người dùng dành thời gian lâu hơn ở trên ứng dụng.
Một số nhà sáng tạo trên TikTok cảm thấy thất vọng với động thái mới. Họ lo ngại rằng nó sẽ làm mất đi bản sắc ban đầu làm nên tên tuổi cho TikTok: Khả năng lướt nhanh qua nhiều nội dung, ai cũng có thể sáng tạo video mà không cần tốn quá nhiều công sức.
Nikki Apostolou, một nhà sáng tạo trên TikTok với gần 150.000 người theo dõi, chuyên làm nội dung về lịch sử và văn hóa bản địa Mỹ, không hài lòng với sự thay đổi này.
“Không phải lúc nào tôi cũng có đủ nội dung cho video dài 1 phút”, cô nói. “Tôi cảm thấy có rất nhiều nhà sáng tạo đến với TikTok vì đây là ứng dụng video ngắn, nhưng bây giờ nền tảng lại muốn biến nó thành YouTube mini và điều đó khiến chúng tôi cảm thấy bị bỏ rơi”.
Phía TikTok lên tiếng cho biết chương trình hỗ trợ mới được phát triển “dựa trên những kinh nghiệm và phản hồi nhận được từ quỹ sáng tạo TikTok Beta trước đây”.
Krysten Stein, một học giả chuyên nghiên cứu truyền thông và là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại đại học Illinois Chicago, nhận định: “Mô hình video ngắn thực sự hiệu quả khi TikTok mới ra mắt, họ có thể thu hút người dùng nhanh chóng, lướt liên tục và tốc độ nhanh.
Tôi nghĩ bây giờ TikTok đang muốn chứng minh cho các nhà quảng cáo rằng họ có thể khiến người dùng xem một video lâu hơn. Nhưng tôi rất muốn xem người dùng sẽ phản ứng ra sao, bởi vì chính những video ngắn mới là thứ khiến họ gắn bó với ứng dụng”.
Trong ba năm qua, TikTok đã dần triển khai khả năng đăng video dài hơn trên ứng dụng, tăng giới hạn thời gian từ một phút lên ba, 5 và cuối cùng là 10 phút. Nền tảng này hiện đang thử nghiệm video có độ dài 15 phút, mặc dù chúng không được phổ biến.
Tháng trước, TikTok thông báo cho những nhà sáng tạo nội dung rằng họ sẽ dừng quỹ hỗ trợ tại Mỹ, Vương quốc Anh, Pháp và Đức. Nhà sáng tạo buộc phải tham gia chương trình mới nếu muốn được trả tiền cho các nội dung của mình.
Theo chương trình mới, người sáng tạo nội dung có 10.000 lượt theo dõi có thể kiếm tiền từ TikTok cho những video dài hơn 1 phút và đáp ứng các tiêu chí khác.
Mạng xã hội TikTok nhấn mạnh các video dài hơn 1 phút khiến người dùng dành nhiều thời gian hơn trên ứng dụng, “tạo dựng niềm tin thông qua kết nối, có thông tin và có tính giáo dục nhiều hơn”.
TikTok cũng nói rằng người sáng tạo sẽ được trả nhiều tiền hơn cho mỗi video theo chương trình mới. Một số TikToker khoe rằng họ đã kiếm được hàng nghìn đô la trong những tháng đầu chương trình này triển khai.
Nhà phân tích Scott Kessler tại Third Bridge nhận xét: “Việc kiếm tiền từ video sẽ dễ dàng hơn nhiều khi nó ở định dạng dài, tăng khả năng quảng cáo, bao gồm cả những quảng cáo chạy bên trong video”.
Từ lâu, TikTok cũng được các nhà sáng tạo sử dụng để tìm kiếm người dùng tiềm năng và hướng họ tới nội dung dài hơn trên YouTube.
“Tôi nghĩ họ muốn nhắn nhủ tới các nhà sáng tạo rằng: Này, bạn có thể đưa toàn bộ video của mình lên đây chứ không chỉ là 30 giây đầu tiên”, Kessler nói.
Một số TikToker cho biết họ tham gia nền tảng thay vì YouTube vì muốn tạo những video ngắn. Do đó, nếu thuật toán của TikTok chuyển sang ưu tiên cho video dài thì họ có thể gặp nhiều khó khăn hơn.
Aly Tabizon cho biết việc kiếm tiền từ video TikTok đã “thay đổi cuộc sống” kể từ khi cô bắt đầu sử dụng ứng dụng này 4 năm trước. Nó cho phép cô giảm giờ làm việc và dành thời gian nhiều hơn cho con trai.
Với chương trình sáng tạo mới, cô và một số người khác tỏ ra băn khoăn trước những thay đổi.
“Theo tôi tìm hiểu thì khoảng chú ý của giới trẻ ngày nay chỉ khoảng 8-10 giây. Khi xem video quá 1 phút, nếu đó không phải là người tôi theo dõi từ lâu, có lẽ tôi sẽ lướt qua nó ngay lập tức”, một nhà sáng tạo chia sẻ.
Một số mẹo hữu ích mà thương hiệu có thể tận dụng thuật toán của TikTok để thúc đẩy tương tác trong năm 2024.
Về tổng thể, dù cho thuật toán của TikTok có thay đổi ra sao hay cơ chế hoạt động của nó như thế nào, dưới đây là các dấu hiệu chính mà nền tảng thường sẽ ưu tiên:
Ưu tiên nội dung sáng tạo và hấp dẫn: TikTok đang ngày càng tập trung vào việc khuyến khích nội dung sáng tạo và hấp dẫn. Thuật toán mới sẽ ưu tiên hiển thị các video có chất lượng cao, nội dung thú vị và thu hút người xem.
Tăng cường cá nhân hóa: TikTok đang tiếp tục cải thiện khả năng cá nhân hóa nội dung cho người dùng. Thuật toán mới sẽ sử dụng các yếu tố như sở thích, hành vi xem và lịch sử tương tác để đề xuất các video phù hợp với từng người dùng.
Đề cao tính cộng đồng: TikTok đang thúc đẩy tính cộng đồng trên nền tảng. Thuật toán mới sẽ ưu tiên hiển thị các video từ các nhà sáng tạo mà người dùng đã theo dõi và tương tác.
Nội dung gốc và không có gắn watermark của các nền tảng khác: Cũng tương tự như Shorts hay Reels, TikTok có xu hướng ưu tiên cho các video gốc được sản xuất lần đầu, đồng thời không dính watermark (hình logo mờ).
Dưới đây là một số mẹo thương hiệu có thể sử dụng để tạo ra những nội dung video phù hợp với thuật toán TikTok 2024:
Tập trung vào chất lượng nội dung: Hãy đầu tư thời gian và công sức để tạo ra những video chất lượng cao, nội dung thú vị và thu hút người xem.
Tìm hiểu về đối tượng mục tiêu của bạn: Hãy hiểu rõ sở thích, nhu cầu và hành vi của đối tượng mục tiêu (Target Audience) của bạn để tạo ra nội dung phù hợp với họ.
Sử dụng các hashtag và xu hướng: Hãy sử dụng các thẻ hashtag và xu hướng phổ biến để tăng khả năng video của bạn được nhiều người xem.
Khuyến khích người dùng tương tác: Hãy khuyến khích người dùng tương tác lại với video của bạn bằng cách để lại bình luận, thích hoặc chia sẻ.
Trên đây là một số cập nhật của MarketingTrips về cách thuật toán của TikTok sẽ ưu tiên phân phối nội dung trong năm 2024, đội ngũ sẽ liên tục bổ sung các thông tin mới nhất có liên quan. Việc hiểu rõ thuật toán TikTok 2024 sẽ giúp bạn tạo ra nhiều nội dung hiệu quả hơn và tiếp cận được nhiều người xem hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google vừa thông báo cập nhật một số thuật toán xếp hạng tìm kiếm mới (Google Search Ranking Algorithm 2024) mới năm 2024. Thuật toán Google 2024 đề xuất: Hãy tập trung vào một bức tranh lớn hơn thay vì là các dấu hiệu riêng lẻ.
Thuật toán Google 2024: Hãy tập trung vào một bức tranh lớn hơn
Về tổng thể, trong cập nhật thuật toán xếp hạng tìm kiếm Google 2024 và xa hơn thế nữa, Google cho biết chìa khóa thành công trong tương lai của SEO là xuất bản những nội dung xác thực (Authentic Content) và suy nghĩ về những bức tranh lớn hơn, thay vì là từ các tín hiệu riêng lẻ.
Thông tin được công bố trong một sự kiện bàn về các cập nhật, hệ thống xếp hạng tìm kiếm, nội dung, tầm quan trọng của việc lấy người dùng hay khách hàng làm trọng tâm (Customer Centric) và hơn thế nữa.
Digital Marketer nên hiểu như thế nào về các bản cập nhật thuật toán xếp hạng tìm kiếm của Google 2024?
Nói đến thuật toán xếp hạng tìm kiếm của Google hay cách Google ưu tiên cho các website khác nhau dựa trên từng từ khoá tương ứng, bạn có thể hiểu rằng Google vốn chưa bao giờ tiết lộ chi tiết về cách bộ máy tìm kiếm của nền tảng phân tích, đánh giá và xếp hạng nội dung.
Tất cả những gì Google công bố chỉ mang tính định hướng và tổng thể, từ đó, công việc của các marketer nói chung là tiếp cận một cách tổng quan, dần tối ưu và tìm ra giải pháp hơn là áp dụng trực tiếp các chiến thuật.
Tuy nhiên, có một thứ dường như rất ít thay đổi đó là, Google luôn muốn cung cấp những nội dung chất lượng cho người dùng (người dùng, khách hàng hoặc độc giả của thương hiệu) và đảm bảo rằng các nội dung từ thương hiệu phù hợp với những gì mà họ tìm kiếm (mức độ hữu ích của website).
Hiểu sâu và rộng về Search Intent cũng là chìa khoá cho thương hiệu.
Tín hiệu mới trong thuật toán xếp hạng của Google trong năm 2024 và trong tương lai: Hãy tập trung vào một bức tranh lớn hơn.
Để giải thích rõ hơn về những cập nhật mới, đại diện Google cho biết:
“Nhiều người làm SEO thường bị ám ảnh bởi việc phải tìm thấy các tín hiệu xếp hạng riêng lẻ (ví dụ như xây backlink). Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, họ cần phải tiếp cận ở một góc nhìn rộng hơn, những thứ có thể làm cho người dùng hay khách hàng của họ phải thốt lên rằng ‘Woahh, đây thực sự là một website hữu ích.'”.
Dưới đây là một số tín hiệu mới mà Google cho là quan trọng.
Nội dung xác thực.
“Nội dung xác thực là những nội dung mà bạn tạo ra với ý tưởng rằng nó đến từ việc bạn hiểu về khách hàng hay đối tượng mục tiêu thực sự của mình, đó chính là con đường phía trước bạn nên đi trong thế giới của hệ thống xếp hạng luôn không ngừng thay đổi của Google.”
“Khi AI (trí tuệ nhân tạo) ngày càng trở nên phổ biến hơn, các nội dung xác thực này ngày càng trở nên quan trọng hơn.”
Thuật toán của Google sẽ lấy người dùng hay khách hàng làm trọng tâm.
Bạn nên đặt mình vào vị trí của một người dùng hay khách hàng nào đó (người xem nội dung) và nghĩ xem họ sẽ thích điều gì.
Khi bạn viết về một nội dung nào đó, hãy nghĩ về các ngữ cảnh mà khách hàng hay người dùng có thể trải nghiệm, hình dung xem với các tình huống đó thì những nội dung mà bạn cung cấp có thực sự hữu ích không, người đọc có hài lòng không hay cần thêm điều gì.
Chỉ cần người dùng hay khách hàng đánh giá cao những gì bạn làm, hãy tiếp tục làm nó.
Mục đích của việc làm SEO không phải là cố gắng làm mọi thứ để có được những vị trí xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm, mà là tạo ra những thứ gì đó có giá trị cho người dùng, khiến họ trở nên tốt hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Mới đây, CEO và COI (Chief Offers Insight) của Instagram đã chia sẻ một số thông tin về cách thuật toán Threads hoạt động, cách Threads xếp hạng nội dung (Content Ranking), cách lên xu hướng trên Threads, và hơn thế nữa. Bài viết này của MarketingTrips sẽ phân tích chi tiết về cách thức hoạt động, phân phối nội dung tới người dùng của thuật toán của mạng xã hội Threads.
Instagram chia sẻ về thuật toán xếp hạng nội dung của Threads
Kể từ khi được ra mắt và nhanh chóng sau đó đạt mức 100 triệu người dùng và cũng là một trong những mạng xã hội có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất mọi thời đại (hiện chỉ sau chatbot AI ChatGPT), Threads được xem là đối thủ mới nổi của Twitter đến từ Meta.
Trong khi có nhiều ý kiến trái chiều cho rằng Threads hiện chưa hoàn thiện như là một mạng xã hội thực sự, chưa có các tính năng như theo dõi các chù đề thịnh hành (như cách mà Twitter vẫn làm), CEO Instagram mới đây đã chia sẻ một số thông tin về điều này. Tuy nhiên trước hết bạn cần tìm hiểu về cái gọi là thuật toán.
Thuật toán của Theads là gì và cách Threads phân phối nội dung có gì đặc biệt?
Thuật toán của Threads là khái niệm đề cập đến cách mạng xã hội Threads đề xuất và xếp hạng các bài đăng hay nội dung được đăng trên nền tảng.
Được cho là có nhiều điểm khác biệt với các nền tảng khác như TikTok, Instagram hay Facebook, thuật toán của Threads hiện ưu tiên các nội dung được dự báo là sẽ có nhiều lượt tương tác trên nền tảng. Tất cả mọi chủ đề có tính hấp dẫn và mới lạ đều được Threads ưu tiên đề xuất.
Chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực khoa học máy tính và công nghệ, thuật toán là khái niệm đề cập đến một quá trình được sử dụng để xử lý, tính toán hay giải quyết một vấn đề nào đó.
Các thuật toán hoạt động như một danh sách bao gồm nhiều các hướng dẫn khác nhau dùng để thực thi các hành động cụ thể dựa trên phần cứng hoặc phần mềm.
Khái niệm thuật toán vốn được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như công nghệ, lập trình, trong toán học, trong ngành khoa học máy tính hay thậm chí là trong kinh doanh và marketing, tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể, các thuật toán được ứng dụng theo những cách khác nhau.
Một số thông tin cơ bản về thuật toán xếp hạng và đề xuất nội dung của mạng xã hội Threads.
“Bạn có thể hiểu rằng, việc có một danh sách đầy đủ về *mọi* bài đăng với một từ (từ khoá) cụ thể theo thứ tự thời gian nào đó chắc chắn có nghĩa là những kẻ gửi thư rác và những kẻ xấu khác có thể lợi dụng nó để chèn các cụm từ liên quan vào bài đăng của họ ngay cả khi nội dung của họ không liên quan gì đến cụm từ đó.”
Một vấn đề lớn phổ biến trên X (Twitter) là những kẻ gửi thư rác chỉ cần thêm các thẻ hashtag thịnh hành vào các bài đăng spam của họ là họ có cơ hội để đưa nội dung của họ đến với nhiều người hơn.
Đó cũng là lý do tại sao Threads đang giới hạn việc sử dụng các thẻ chủ đề nội dung ở mức một thẻ cho mỗi bài đăng ở giai đoạn này.
CEO Mosseri lưu ý thêm rằng thuật toán của Threads có thể tìm cách hạn chế việc sử dụng sai mục đích bằng cách xóa nhiều nội dung spam hơn khỏi các kết quả thịnh hành.
Nhận xét của CEO Mosseri nhấn mạnh một cách tiếp cận mới của Threads đối với thuật toán xếp hạng nội dung, đây là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn của Meta nhằm mang lại những trải nghiệm tích cực hơn trên nền tảng (hoặc ít nhất là tốt hơn so với Twitter).
Liên quan đến điều này, CEO Meta từng nói:
“Tôi đã nghĩ từ lâu rằng nên có một ứng dụng trò chuyện công khai với những trải nghiệm tích cực hơn.” Khác với Twitter, TikTok hay cả Facebook, Threads đang tìm cách đi theo một cách tiếp cận mới được xem là tầm nhìn của Meta.
CEO Mosseri đã lưu ý thêm rằng Threads vẫn đang nghiên cứu về những cách thức tốt nhất để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tương tác trong thời gian thực, việc xếp hạng các bài đăng có thể dựa trên các thông số khác nhau.
Threads cũng có thể chuyển sang mô hình xếp hạng từng tài khoản (Profile) trong ứng dụng dựa trên mức độ tin cậy và giá trị liên quan đến các chủ đề cụ thể, dựa trên những nội dung mà mỗi chủ đề đang nói về.
Mặ dù cũng chưa có quá nhiều tuyên bố rõ ràng tuy nhiên có thể thấy rằng, Meta coi Threads khác với hầu hết các mạng xã hội khác, ít nhất là về thuật toán xếp hạng nội dung, thứ mà Threads hướng tới không chỉ là lượng người dùng mà còn là trải nghiệm của họ trên ứng dụng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Như từng hứa hẹn cách đây không lâu về việc sẽ có nhiều thay đổi lớn về cách xếp hạng và đề xuất nội dung tới người dùng, Google vừa ra mắt những cập nhật đầu tiên.
Google thêm hàng loạt cập nhật và thuật toán xếp hạng mới
Theo đó, Google đang cập nhật hàng loạt các trải nghiệm tìm kiếm và thuật toán xếp hạng mới, bao gồm việc cá nhân hoá trải nghiệm tìm kiếm, thêm nút “Follow” để theo dõi nội dung từ các chủ đề yêu thích, ưu tiên xếp hạng và hiển thị cho các website mà người dùng yêu thích và hơn thế nữa.
Hiển thị nút theo dõi trong Google Tìm kiếm và cá nhân hoá trải nghiệm tìm kiếm.
Nếu bạn từng ấn vào nút theo dõi (Follow) trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay Instagram, giờ đây bạn cũng có thể làm tương tự trên Google Search.
Với nút theo dõi mới, người dùng có thể bấm chọn để theo dõi các chủ đề mà họ muốn tiếp tục cập nhật và khám phá khi quay lại trải nghiệm tìm kiếm. Theo ông Brad Kelle, Giám đốc kỹ thuật cấp cao tại Google Search, nút theo dõi về cơ bản cho phép người tìm kiếm đăng ký xem nhiều hơn các chủ đề nội dung mà Google có thể hiển thị.
Nếu người dùng đang sử dụng ứng dụng của Google (Google App), Google sẽ gửi thông náo cho họ mỗi khi có nội dung mới về chủ đề đó.
Hiển nhiên, cũng giống như trên mạng xã hội, bạn luôn có thể hủy theo dõi.
Ưu tiên hiển thị kết quả tìm kiếm từ các website mà người dùng yêu thích.
Google cũng sẽ triển khai thuật toán xếp hạng và đề xuất nội dung mới để người dùng có thể xem nhiều hơn nội dung từ những website mà người dùng truy cập thường xuyên và hiển thị những website đó thường xuyên hơn trong trang kết quả tìm kiếm (SERPs) so với các website khác.
Với những website chủ yếu có được traffic từ SEO hay sử dụng các thủ thuật gian lận để có được thứ hạng trong khi không có được sự yêu thích hay quen thuộc với người dùng, cập nhật này như một đòn giáng trực tiếp đến lưu lượng truy cập của website.
Nếu cùng một chủ đề nội dung, Google sẽ ưu tiên hiển thị nội dung từ các website mà người dùng truy cập (nhiều lần) trước đó, trong khi vẫn có thể hiển thị bài viết tương tự của các website khác ở các vị trí sau.
Người dùng không cần phải “theo dõi” một chủ đề hoặc từ khoá để tính năng này hoạt động, đây là một tính năng độc lập với tính năng được đề cập ở trên.
Hiển thị quan điểm của người khác trên Google Tìm kiếm.
Google cũng đang cập nhật tính năng được gọi là Perspectives để giúp người dùng học hỏi từ những người khác trong kết quả tìm kiếm. Khi nhấn vào bộ lọc Perspectives trong Google Tìm kiếm, người dùng có thể xem thêm nội dung liên quan từ các nền tảng mạng xã hội, diễn đàn thảo luận, bài đăng trên blog và các cộng đồng khác.
Cuối cùng, Google sẽ hiển thị thông tin về nguồn của các nội dung. Google cũng sẽ nêu bật thêm thông tin về những người đã tạo ra nội dung đó, những nhà sáng tạo nội dung, ngay trong kết quả tìm kiếm. Các thông tin khác như tài khoản mạng xã hội, số lượng người theo dõi và hơn thế nữa cũng sẽ được hiển thị.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
CEO Meta Mark Zuckerberg được cho là “liên tục cản trở” những đề xuất đảm bảo an toàn cho thanh thiếu niên trên Facebook và Instagram, phớt lờ các đề xuất nhằm cải thiện những bộ lọc nội dung và thuật toán gây hại trên Facebook và Instagram từ cấp dưới.
CEO Meta phớt lờ các thuật toán gây hại trên Facebook và Instagram
Theo tài liệu nội bộ vừa được công bố trong vụ kiện của bang Massachusetts nhắm vào Meta, Mark Zuckerberg đã phớt lờ hoặc dập tắt đề xuất từ cấp dưới về vấn đề an toàn cho người dùng thanh thiếu niên trên hai nền tảng Facebook và Instagram.
TheoCNN, các tiết lộ mới cho thấy sức ảnh hưởng tuyệt đối của Zuckerberg tại Meta với những quyết định có thể gây tổn hại tới hàng tỷ người dùng. Các lãnh đạo Meta cũng gặp khó khi muốn nâng cao trải nghiệm cho người dùng nhưng lại trái ý ông chủ.
Từ chối các đề xuất an toàn.
Theo tài liệu, người đứng đầu Instagram Adam Mosseri và Chủ tịch phụ trách vấn đề toàn cầu của Meta Nick Clegg từng đề nghị Zuckerberg “phải làm nhiều việc hơn nữa” để bảo vệ hơn 30 triệu thanh thiếu niên sử dụng Instagram ở Mỹ. Dù vậy, ông chủ Meta không nghe theo.
Ví dụ, năm 2019, Zuckerberg phủ quyết đề xuất vô hiệu hóa “bộ lọc sắc đẹp” của Instagram. Đây là tính năng cho phép thay đổi diện mạo hình ảnh, nhưng lại khiến người dùng trẻ gặp áp lực cũng như “thúc đẩy những kỳ vọng phi thực tế về hình ảnh cơ thể”, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.
Zuckerberg được cho là đã xem xét trong nhiều tháng và đến tháng 4/2020, ông email cho cấp dưới, khẳng định người dùng có nhu cầu sử dụng bộ lọc, trong khi “không có dữ liệu nào” cho thấy những bộ lọc này gây hại.
Bất chấp quyết định của Mark Zuckerberg, các cấp phó như Adam Mosseri, Giám đốc chính sách Instagram Karina Newton, người đứng đầu Facebook Fidji Simo và Phó chủ tịch thiết kế sản phẩm Meta Margaret Gould Stewart đều cho rằng các bộ lọc hay thuật toán thực sự gây hại.
Stewart đề nghị vô hiệu hóa bộ lọc làm đẹp trên nền tảng và trích dẫn các ý kiến từ giới học giả và cố vấn Meta. Còn Newton cũng viết email nói việc loại bỏ sẽ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ nhiều bộ phận. Nhưng khi Giám đốc Công nghệ Andrew Bosworth đại diện đặt vấn đề, Zuckerberg từ chối.
“Tôi tôn trọng quyết định của ông”, Stewart gửi email cho Zuckerberg sau đó. “Nhưng tôi không nghĩ đó là quyết định đúng đắn khi xét đến những rủi ro. Tôi hy vọng nhiều năm sau nữa, ông sẽ vẫn cảm thấy hài lòng về quyết định đó”.
Nhiều sự lo lắng
Tháng 8/2021, Clegg tiếp tục gửi lên Zuckerberg về kế hoạch giảm thiểu những vấn đề liên quan đến nội dung sử dụng chất gây nghiện, tự làm hại bản thân và hành vi bắt nạt. Kế hoạch này được đưa ra từ vài tuần trước khi Frances Haugen phơi bày bí mật nội bộ của Meta với truyền thông.
Đến tháng 10, Adam Mosseri viết thư cho Nick Clegg về việc nên có thêm nhân sự kiểm soát nền tảng. Clegg trình bày với Zuckerberg nhưng ông im lặng một tháng, sau đó Meta thông báo “nhân sự quá hạn chế để đáp ứng yêu cầu”.
Một giám đốc sản phẩm khác là David Ginsberg cũng nói với Zuckerberg rằng các dịch vụ của Meta đang có tác động tiêu cực đến người dùng và nêu các biện pháp thay đổi. Ông không nhận được phản hồi từ CEO, trừ thư của giám đốc tài chính nói rằng “đội ngũ lãnh đạo Meta từ chối tài trợ sáng kiến này”.
Arturo Bejar, cựu giám đốc kỹ thuật của Facebook và vừa điều trần trước Quốc hội Mỹ tuần này, cũng khẳng định Instagram nhiều lần không quan tâm đến các cảnh báo nội bộ.
Sau khi tài liệu được công bố trong vụ kiện, phát ngôn viên Meta Andy Stone cho biết bộ lọc làm đẹp vẫn được sử dụng trên các mạng xã hội khác nhau cũng như smartphone.
Ông nhấn mạnh các bộ lọc “thúc đẩy phẫu thuật thẩm mỹ, thay đổi màu da hoặc giảm cân quá mức” bị cấm trên Instagram, đồng thời cho biết nền tảng đang cung cấp 30 công cụ để hỗ trợ thanh thiếu niên và gia đình kiểm soát nội dung độc hại trên đó.
Trong khi đó, giới công nghệ chỉ trích gay gắt nhằm vào Zuckerberg. “Tài liệu đang chứng minh Zuckerberg không quan tâm đến bảo vệ quyền riêng tư hoặc sự an toàn của bất kỳ ai”, Sacha Haworth, Giám đốc tổ chức Tech Oversight Project, nói. “Sự thối rữa đã lan đến tận cùng”.
Zamaan Qureshi, đồng chủ tịch của liên minh thúc đẩy thay đổi về sản phẩm và quy định truyền thông xã hội Design It For Us, cho rằng các giám đốc cấp cao của Meta cũng có những khó khăn riêng khi làm việc dưới quyền Zuckerberg.
“Giờ đây, chúng ta biết ngay cả lãnh đạo cấp cao cũng không thể thuyết phục được Zuckerberg”, Qureshi nói.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google vừa cho ra mắt bản cập nhật thuật toán lõi tháng 11 năm 2023 mới, đây là lần thứ 4 Google cập nhật thuật toán lõi (Google Core Algorithm Update) của hệ thống trong năm 2023.
Google cập nhật thuật toán lõi tháng 11 năm 2023 mới
Theo đó, Google vừa công bố triển khai bản cập nhật thuật toán cốt lõi mới nhất tháng 11 năm 2023, với tên gọi “Bản cập nhật thuật toán lõi tháng 11 năm 2023“.
Đây là lần thứ 4 trong năm nay Google đã cập nhật thuật toán lõi đối với hệ thống xếp hạng tìm kiếm, lần đầu vào tháng 3 và lần thứ 2 vào tháng 8 mới đây.
Cũng giống như các bản cập nhật khác, những thay đổi (nếu có) dự kiến sẽ mất nhiều tuần để hoàn thành, điều này có nghĩa là các ảnh hưởng của thuật toán đến website dù tốt hay xấu cũng sẽ không dừng lại trong vài ngày tới.
Chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực khoa học máy tính và công nghệ, thuật toán là khái niệm đề cập đến một quá trình được sử dụng để xử lý, tính toán hay giải quyết một vấn đề nào đó.
Các thuật toán hoạt động như một danh sách bao gồm nhiều các hướng dẫn khác nhau dùng để thực thi các hành động cụ thể dựa trên phần cứng hoặc phần mềm.
Khái niệm thuật toán vốn được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như công nghệ, lập trình, trong toán học, trong ngành khoa học máy tính hay thậm chí là trong kinh doanh và marketing, tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể, các thuật toán được ứng dụng theo những cách khác nhau.
Có gì trong các bản cập nhật thuật toán lõi của Google (Google Core Algorithm Updates).
Về tổng thể, để cải thiện chất lượng tìm kiếm và ngăn chặn việc hệ thống xếp hạng tìm kiếm bị đánh lừa (gian lận), Google sẽ định kỳ tung ra các thuật toán mới gọi là cập nhật thuật toán lõi.
Trong khi các ảnh hưởng của nó đến website có thể tốt hoặc xấu, tác động ít hoặc nhiều, điều quan trọng với các marketer hay SEOer là theo dõi và đo lường kết quả để từ đó có thể đưa ra các hành động xử lý kịp thời.
Những điểm chính quan trọng đáng chú ý có trong thuật toán lõi tháng 11 năm 2023 này của Google.
Một số thứ mới trong bản cập nhật thuật toán lõi tháng 11.
Google cho biết rằng bản cập nhật lõi mới này liên quan nhiều hơn đến việc cải tiến hệ thống so với các bản cập nhật trước. Google cũng cập nhật phần hỏi đáp về thuật toán tìm kiếm của hệ thống bạn có thể xem tại đây.
Nhiều thay đổi sẽ diễn ra trong vài tuần tới.
Bên cạnh việc bản cập nhật mới sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng của các website (tốt hoặc xấu) trong vài tuần tới, Google cho biết đây cũng sẽ là lần cuối cùng nền tảng thông báo về việc cải tiến hệ thống đánh giá và xếp hạng “vì chúng sẽ được diễn ra với tốc độ thường xuyên hơn và nhanh hơn”.
Một số điểm lưu ý chính có trong bản cập nhật.
Nói về tốc độ ra mắt các thuật toán lõi, Google cho biết, bản cập nhật mới chứa nhiều yếu tố khác so với các bản cập nhật trước đó nên nó được ưu tiên.
Sự khác biệt giữa cập nhật xếp hạng và hệ thống xếp hạng: Google cho biết “Hệ thống xếp hạng là những gì chúng tôi sử dụng để tạo ra kết quả tìm kiếm. Chúng tôi sử dụng nhiều hệ thống xếp hạng khác nhau để thực hiện những việc khác nhau. Cập nhật xếp hạng là khi chúng tôi thực hiện các hành động nhằm cải tiến hệ thống xếp hạng.”
Nói về lý do cập nhật của các thuật toán lõi, Google cho biết: “Chúng tôi sử dụng hệ thống tự động để xếp hạng kết quả tìm kiếm và giống như bất kỳ điều gì khác, những hệ thống này vốn không hoàn hảo. Chúng tôi luôn tìm cách để cải thiện chúng với mục tiêu mang lại những kết quả tốt hơn.”
Nâng cao trải nghiệm tìm kiếm là mục tiêu cốt lõi của các bản cập nhật hay thuật toán xếp hạng của Google.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong khi Google sử dụng nhiều yếu tố khác nhau để xếp hạng các website trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs), đây là 3 yếu tố quan trọng nhất mà Google sử dụng để xếp hạng tìm kiếm. Hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu.
Top 3 yếu tố Google sử dụng để xếp hạng tìm kiếm
Đối với những người làm Marketing nói chung và SEO nói riêng, dường như ai cũng có thể hiểu rằng vốn dĩ không tồn tại một danh sách cụ thể (ít nhất là được Google chia sẻ) bao gồm các yếu tố mà Google áp dụng vào thuật toán của mình để xếp hạng nội dung của các website trên công cụ tìm kiếm.
Cũng tương tự như vậy, sẽ không có bất cứ một công thức chung nào có thể được áp dụng và có được thứ hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs). Trong từng bối cảnh và tính huống khác nhau, Google xếp hạng theo những cách khác nhau.
Nếu như trước đây, người làm SEO có thể “thao túng” một cách đơn giản các công cụ tìm kiếm ví dụ như thông qua việc nhồi nhét từ khoá hay mua bán các liên kết (backlink), mọi chiến thuật này giờ đây dường như vô tác dụng, thậm chí là còn có tác dụng ngược khi website bị liệt kê vào “danh sách đen” (Blacklist) của công cụ tìm kiếm.
Đối với những ai hiểu về công cụ tìm kiếm, họ biết càng nhiều thì càng nhận ra rằng họ biết rất ít. Tuy nhiên, dù cho việc hiểu hết về công cụ tìm kiếm là không thể, vẫn tồn tại thứ được gọi là các tín hiệu chính mà các công cụ tìm kiếm như Google coi là quan trọng đối với việc xếp hạng.
Giai thoại về “200 yếu tố xếp hạng tìm kiếm của Google”.
Trước khi liệt kê các yếu tố và tín hiệu quan trọng mà Google sử dụng để xếp hạng các website trên trang kết quả tìm kiếm, có thể bạn cần biết đến danh sách gồm 200 yếu tố xếp hạng tìm kiếm của Google.
Nếu bạn tìm kiếm các từ khoá (Keyword) liên quan đến chủ đề này, hẳn là sẽ có vô số thứ mà bạn có thể tham khảo. Ý tưởng là Google sử dụng một danh sách dài gồm nhiều yếu tố phức tạp để tính toán đến khả năng xếp hạng, thuật toán xếp hạng tìm kiếm của Google theo đó dường như là “cỗ máy bất khả xâm phạm”.
Trên thực tế, không tồn tại thực sự một danh sách chi tiết bao gồm các yếu tố này được công bố. Dù vậy, số lượng các yếu tố được sử dụng để xếp hạng sẽ là rất nhiều.
Yandex tiết lộ một số thông tin thú vị về các yếu tố xếp hạng tìm kiếm.
Vào đầu năm 2023, một tài liệu rò rỉ cho thấy công cụ tìm kiếm Yandex sử dụng khoảng 690 yếu tố xếp hạng khác nhau.
Trong một cuộc trò chuyện trực tiếp, Dan Taylor, một chuyên gia về công cụ tìm kiếm của Nga, cho biết cả Yandex và Google đều có một số điểm tương đồng trong cách lập chỉ mục (Index) và xếp hạng các trang web:
“Cả hai đều dựa trên các điểm dữ liệu cụ thể; nội dung trên trang, liên kết, thẻ siêu dữ liệu (metadata), tính thân thiện với thiết bị di động (mobile-friendliness), chất lượng tương tác của người dùng hay hành vi của người dùng với website.”
Điều này có nghĩa là, cơ chế xếp hạng tìm kiếm của Google cũng có thể hoạt động tương tự như của Yandex.
3 yếu tố xếp hạng chính mà mọi Marketer hay SEOer nên tập trung vào.
Bỏ qua các yếu tố gian lận hay thủ thuật (Black Hat SEO và Grey Hat SEO), dưới đây là các yếu tố chính mà Google sử dụng để xếp hạng các website trên trang kết quả tìm kiếm.
1. Nội dung chất lượng cao.
Giai đoạn đầu tiên của việc xếp hạng là hiểu các truy vấn hay từ khoá tìm kiếm của người dùng. Giai đoạn thứ hai là khớp các truy vấn này với nội dung trên trang.
Xét từ cách thức hoạt động của công cụ tìm kiếm là: “Hệ thống của chúng tôi phân tích nội dung để đánh giá xem nội dung đó có chứa những thông tin có thể liên quan đến nội dung người dùng đang tìm kiếm hay không.”
Miễn là website đủ tốt về mặt kỹ thuật để được thu thập thông tin và hiển thị, nội dung chất lượng cao sẽ tiếp tục là yếu tố xếp hạng hàng đầu.
Nội dung (Content) không chỉ là chìa khóa để xếp hạng mà còn là yếu tố quyết định đến trải nghiệm người dùng và chuyển đổi bán hàng.
“Không có nội dung thì hiển nhiên website không thể xếp hạng được. Mỗi website sẽ có các yếu tố khác biệt được coi là yếu tố xếp hạng quan trọng.”
Tới đây, có lẽ nhiều bạn sẽ thắc mắc, vậy rốt cuộc thì nội dung chất lượng cao là gì?
Giải thích một cách ngắn gọi, nội dung chất lượng cao được định nghĩa là nội dung tuân theo các tín hiệu E-E-A-T của công cụ tìm kiếm:
E (Experience): Kinh nghiệm.
E (Expertise): Chuyên môn.
A (Authoritativeness): Tính có thẩm quyền.
T (Trustworthiness): Đáng tin cậy.
Các từ khoá và câu từ được sử dụng trên trang theo đó là một phần của nội dung.
Như Google nói: “Tín hiệu cơ bản nhất cho thấy thông tin trên website có liên quan đó là khi nội dung chứa các từ khóa giống với truy vấn tìm kiếm của người dùng.”
Với các công cụ tìm kiếm như Google, hệ thống máy học đã được phát triển như là một phần của động thái hướng tới việc phân tích cú pháp của các truy vấn bằng ngôn ngữ tự nhiên.
Google có thể hiểu được sự khác biệt giữa hành vi “gian lận” liên quan đến một người không trung thực và cũng là “gian lận” nhưng là trong cách một ai đó đang tìm cách đánh lừa hệ thống. Rõ ràng cùng là “gian lận”, nhưng ngữ nghĩa của nó thì lại hoàn toàn khác nhau.
Nếu bạn tìm kiếm một từ khoá sai chính tả, Google cũng sẽ hiển thị kết quả cho những từ khoá viết đúng chính tả.
Liên quan đến vấn đề về nội dung, dưới đây các hệ thống có tác động nhiều nhất đến cách nội dung được xếp hạng.
Hệ thống nội dung hữu ích.
Được ra mắt lần đầu vào năm 2022, hệ thống nội dung hữu ích hay còn được gọi là thuật toán nội dung hữu ích (Google Helpful Content) của Google tập trung vào việc cung cấp những nội dung tốt nhất cho người dùng.
Mục tiêu của Google là đề xuất những nội dung chất lượng cao, mang lại trải nghiệm tốt cho người đọc, và cũng là mang lại các đánh giá tốt cho công cụ tìm kiếm từ góc độ người dùng.
Hệ thống nội dung hữu ích cũng được Google liên tục cập nhật bạn có thể xem thêm tại: Google Helpful Content Update.
RankBrain.
Được ra mắt vào năm 2015, RankBrain là một trong những hệ thống máy học của Google có thể kết nối các từ (Word) với các khái niệm (concept) và giúp Google hiểu được mục đích thực sự của các truy vấn tìm kiếm (Search Intent).
Trước RankBrain, Google không thể hiểu các từ đồng nghĩa và do đó sẽ trả về theo cách hiểu nghĩa đen của một từ.
Ví dụ: nếu bạn tìm kiếm “pziza” – trừ khi có một trang có lỗi chính tả cụ thể đó, bạn có thể phải thực hiện lại tìm kiếm của mình với cách viết đúng. Tuy nhiên giờ đây, với công nghệ học máy nâng cao, hệ thống của Google có thể nhận ra nếu một từ nào đó có vẻ không đúng (và Google cũng sẽ đề xuất chỉnh sửa).
BERT.
Vào năm 2018, BERT được xem là hệ thống đã tạo ra làn sóng mới trong ngành SEO như là một bản cập nhật quan trọng cho Google.
Hệ thống BERT hiểu được cách kết hợp giữa các từ có thể có ý nghĩa khác nhau, đặc biệt là các từ dừng (stop word). Điều này làm cho ngay cả cái gọi là từ dừng cũng có liên quan đến hành vi tìm kiếm khi chúng đóng góp trực tiếp vào ý nghĩa của các từ khoá.
BERT là một bước thay đổi lớn trong việc hiểu được ngôn ngữ tự nhiên, giúp Google hiểu cách kết hợp các từ thể hiện ý nghĩa và ý định tìm kiếm khác nhau.
Mô hình đồng nhất đa nhiệm (MUM).
Vào năm 2021, tại sự kiện Google IO, MUM đã được công bố là một hệ thống có thể đưa mọi thứ tiến thêm một bước mới bằng cách sử dụng đa phương thức (multimodal), cho phép Google lấy thông tin từ văn bản, hình ảnh và có thể cả video.
Google tuyên bố: “Với MUM, chúng tôi sẽ bắt đầu chuyển từ việc hiểu ngôn ngữ nâng cao sang sự hiểu biết dựa trên nguồn thông tin đa sắc tháo của thế giới… MUM vừa có khả năng hiểu ngôn ngữ, vừa tạo ra ngôn ngữ.”
Mức độ mới mẻ của nội dung.
Caffeine (Google Caffeine) được giới thiệu vào năm 2010 và cũng là một bước tiến quan trọng trong việc làm mới lại việc lập chỉ mục (Index) vài tuần một lần. Mục đích của Google đối với Caffein là “phân tích website theo từng phần nhỏ và cập nhật chỉ mục tìm kiếm một cách liên tục.”
Theo Google, nội dung mới không được áp dụng trên tất cả các trang của website. Nó phụ thuộc vào từ khoá và quan trọng hơn là đối với một số từ khoá cụ thể mang tính cập nhật ví dụ như tình hình thời tiết hay giá cổ phiếu của một mã cổ phiếu nào đó.
Cá nhân hóa & tính địa phương.
Ngoài các yếu tố xếp hạng tìm kiếm nói trên, Google cũng có tính đến lịch sử tìm kiếm của người dùng và vị trí của người dùng để từ đó đề xuất các website hay trang phù hợp.
Ví dụ: các từ khoá như “quán cà phê ngon nhất” được coi là sẽ phụ thuộc vào vị trí và do đó kết quả xếp hạng sẽ phụ thuộc vào vị trí bản đồ của người dùng. Một số từ khoá về sản phẩm được cung cấp theo vị trí cũng sẽ nhận được các nội dung dựa trên yếu tố địa phương.
Điều này có nghĩa là, kết quả cho cùng một từ khoá có thể khác nhau trên mỗi thiết bị và việc hiểu được động lực mà người dùng có thể có ở từng giai đoạn nhất định trong hành trình khám phá (Customer Journey) của họ sẽ tạo ra nhiều sự khác biệt về kết quả nào sẽ được cung cấp trong trang kết quả tìm kiếm.
E-E-A-T không phải là yếu tố xếp hạng nhưng lại quan trọng.
E-E-A-T, như đã phân tích ở trên, là một phần của Nguyên tắc xếp hạng tìm kiếm chất lượng của Google và không hẳn là một yếu tố xếp hạng nhưng nó là một nguyên tắc quan trọng.
E-E-A-T được tạo thành từ một loạt các tín hiệu tinh chỉnh nhằm nhấn mạnh rằng Google đang cố gắng để mang lại những trải nghiệm người dùng tốt nhất và chống lại mọi thông tin được cho là sai lệch (vô giá trị).
Như đã đề cập ở trên, nội dung chất lượng là một yếu tố xếp hạng quan trọng và E-E-A-T hiển nhiên là thứ khó có thể tách rời. Nói cách khác, bạn không thể tạo ra một nội dung chất lượng nếu bạn không có kiến thức và kinh nghiệm về những thứ bạn đang viết.
2. Trải nghiệm trang.
Như cách Google tuyên bố: “Hệ thống xếp hạng cốt lõi của Google luôn xem xét để khen thưởng cho các nội dung mang lại trải nghiệm trang tốt nhất.”
Trải nghiệm trang được triển khai lần đầu vào năm 2021. Trước đó, Core Web Vitals (CWV) được xem như là một yếu tố xếp hạng quan trọng.
Nói đến trải nghiệm trang, rõ ràng là thương hiệu không thể cung cấp được những sản phẩm và dịch vụ tốt nếu website tải quá lâu, không thân thiện, hoặc nội dung bị che khuất bởi quảng cáo hoặc các rào cản khác.
Trải nghiệm trên Trang sẽ tập trung vào 4 tín hiệu chính bao gồm:
HTTPS. (Trình bảo mật có biểu tượng ổ khoá nằm đầu đường dẫn vào website ví dụ https://marketingtrips.com/).
Tốc độ tải trang.
Thân thiện với thiết bị di động.
Các chỉ số quan trọng khác về trang web cốt lõi (CWV).
Trải nghiệm trang mặc dù là yếu tố rất quan trọng nhưng không phải là yếu tố xếp hạng tìm kiếm quan trọng nhất. Trong một số trường hợp, nó không được áp dụng để xếp hạng trừ khi có một website khác tương tự muốn cạnh tranh về thứ hạng.
3. Liên kết (Link).
Yếu tố xếp hạng tìm kiếm quan trọng cuối cùng chính là các liên kết.
Kể từ khi Google ra mắt lần đầu tiên, người làm SEO (Black Hat SEO) đã sử dụng chính các liên kết (backlink) để thao túng thứ hạng tìm kiếm. Và cũng kể từ đó, Google không ngừng tìm cách để chống lại điều này.
Cũng trong những ngày đầu của Google, các liên kết này nhanh chóng trở thành kỹ thuật spam được sử dụng nhiều nhất để thao túng thứ hạng. Phải đến năm 2012, Google mới có bản cập nhật huyền thoại có tên là Penguin với mục tiêu xóa sạch các liên kết chất lượng thấp đồng thời hạ thấp tầm quan trọng của các liên kết kể từ thời điểm này.
Chuyển tiếp đến năm 2023; trong một buổi AMA tại PubCon, đại diện Google cũng nói rằng các liên kết không phải là tín hiệu xếp hạng quan trọng và một website hoàn toàn có thể được xếp hạng mà không cần các liên kết.
Cần lưu ý rằng có nhiều lý do khiến Google hạ thấp tầm quan trọng của liên kết, chẳng hạn như để giảm spam liên kết hoặc cố tình lạm dụng (mua bán) liên kết. Ngược lại, với các liên kết tự nhiên, rõ ràng là nó vẫn chiếm một vị trí quan trọng.
Bên cạnh đó, một trong những lý do khiến các liên kết quan trọng là Google thường tìm thấy các trang bằng cách thu thập dữ liệu và duyệt qua các trang thông qua liên kết.
Đây là lý do tại sao một trang không có liên kết từ bên ngoài (inbound link) hoặc liên kết nội bộ (internal link) lại có thể khó xếp hạng hơn vì Google không tìm thấy nó thông qua các liên kết được sử dụng để thu thập dữ liệu và lập chỉ mục.
Các liên kết nội bộ không chỉ giúp Google thu thập dữ liệu và lập chỉ mục tất cả các trang được liên kết trên website – mà nó còn giúp liên kết các cụm chủ đề (Content Pillar) với nhau, đây là một chiến lược nội dung SEO có giá trị.
Bài học lớn về các yếu tố xếp hạng của Google.
Điều chính cần rút ra từ bài viết này là cách xếp hạng và khả năng hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm không phải là một chiến thuật đơn giản với các yếu tố xếp hạng có sẵn.
Trong tất cả các yếu tố nói trên, mặc dù không có một bộ yếu tố xếp hạng rõ ràng nào mà chắc chắn Google sẽ sử dụng, một số yếu tố và tín hiệu quan trọng ngược lại dường như lại dễ xác định hơn.
Chiến lược thông minh đó là hãy bắt đầu bằng việc thực sự hiểu động lực ẩn sau của Google và cách thức hoạt động của nó. Sau đó, bạn có thể tiếp tục với cách tiếp cận nội dung và chiến lược phát triển cho website của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Thuật toán phân phối nội dung của TikTok được coi là bí mật giúp nền tảng này “gây nghiện” cho người dùng. Cũng chính sự bí ẩn khiến cho những nhà quản lý gặp khó khi muốn hạn chế những nội dung độc hại dưới dạng video ngắn.
Thuật toán phân phối nội dung của TikTok là chiếc hộp đen bí ẩn
Số liệu của Statista cho thấy mỗi phút có hơn 500 giờ video được tải lên YouTube, 167 triệu giờ video được xem trên TikTok và 44 triệu giờ xem livestream trên Facebook. Trước lượng nội dung khổng lồ, các mạng xã hội lớn đối diện bài toán khó trong việc kiểm duyệt và loại bỏ nội dung độc hại.
Thuật toán phân phối của TikTok được coi là bí mật giúp nền tảng này “gây nghiện” cho người dùng. Cũng chính sự bí ẩn khiến cho những nhà quản lý gặp khó khi muốn hạn chế những nội dung độc hại dưới dạng video ngắn.
“TikTok được tải xuống và cài đặt dưới dạng ứng dụng trên smartphone. Như vậy nội dung được truy cập trực tiếp từ máy chủ TikTok bằng thiết bị của người dùng.
Điều này đồng nghĩa cơ quan quản lý khó có thể theo dõi, lọc và kiểm duyệt nội dung do giao thức HTTPS và thuật toán bảo mật SHA-256 (thuật toán băm bảo mật 256-bit) được áp dụng”, Tiến sĩ Sam Gounder, giảng viên cấp cao ngành Công nghệ thông tin, khoa Khoa học, Kỹ thuật & Công nghệ, Đại học RMIT Việt Nam, nhận định.
Khó kiểm duyệt video hiệu quả.
Dù tăng cường hệ thống quản lý, những vấn đề mà TikTok đang gặp cho thấy biện pháp kiểm duyệt nội dung trên nền tảng chưa thể đáp ứng số lượng video quá lớn. Ngoài ra, thuật toán phân phối nội dung gây nghiện trên TikTok cũng là câu hỏi lớn của chính phủ các nước.
Theo báo cáo thực thi tiêu chuẩn cộng đồng quý IV/2022 được TikTok công bố ngày 31/3, hơn 1,7 triệu video đã bị xóa, với tỷ lệ xóa chủ động chiếm 94,9%. Các biện pháp của TikTok gồm thuật toán tự động, nhân viên kiểm duyệt và đánh giá báo cáo từ cộng đồng.
Theo Cục PTTH&TTĐT, các biện pháp kỹ thuật để kiểm soát, rà quét nội dung xấu độc khó áp dụng trên nền tảng video như TikTok. Thuật toán được coi như cách “lách” công cụ rà quét, khiến việc xử lý lâu hơn.
TS Sam Goundar cho biết nhiều mạng xã hội đang áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI), máy học và khoa học dữ liệu để tự động hóa khâu kiểm duyệt nội dung.
Tuy nhiên, hiệu quả khi áp dụng thuật toán cho nội dung đa phương tiện (như video) là vấn đề chung của nhiều nền tảng. Đó là lý do những công ty tuyển dụng rất nhiều người thanh lọc video. Dù vậy, tốc độ kiểm duyệt của con người không thể bắt kịp sự xuất hiện nhanh chóng của các nội dung mới.
“Chi phí sẽ rất cao nếu phải tuyển hàng nghìn, thậm chí hàng triệu người để kiểm duyệt nội dung. Do đó, chúng ta cần trông cậy và tin tưởng vào công nghệ”, ông Goundar cho biết.
Theo nhận định của chuyên gia, AI, máy học, mạng neuron sâu và khoa học dữ liệu có thể được đào tạo để phát hiện nội dung gây hại trong video. Những chi tiết liên quan đến nội dung độc hại được trích xuất để đào tạo mô hình máy học, giúp chúng nhận biết khi phân tích các video tiếp theo.
“Mô hình xử lý ngôn ngữ tự nhiên có thể được sử dụng để phân loại video dựa trên sự hiện diện của phát ngôn thù hận hay âm thanh có hại.
Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng mô hình thị giác máy tính để phát hiện hình ảnh thể hiện hành vi bạo lực, tự ngược đãi bản thân hay các video có hại khác”, ông Goundar nói thêm.
Tuy công nghệ có thể giúp ích, tiến sĩ cho rằng vẫn cần kết hợp đánh giá thủ công từ nhân viên kiểm duyệt, tham vấn chuyên gia tâm lý, đọc báo cáo từ người dùng và tham khảo hệ thống xếp hạng nội dung.
Yếu tố tác động thuật toán của TikTok.
Bên cạnh hiệu quả kiểm duyệt video, chuyên gia và chính phủ các nước còn đặt câu hỏi về thuật toán phân phối nội dung của TikTok. Ngay tại Việt Nam, việc sử dụng thuật toán tạo xu hướng bất chấp nội dung độc hại, phản cảm là một trong những sai phạm của nền tảng.
Theo TS Sam Goundar, thuật toán phân phối nội dung trên TikTok độc quyền và không được công khai. Dựa trên thông tin được chia sẻ bởi TikTok và các chuyên gia trong ngành, có một số yếu tố chung ảnh hưởng đến thuật toán phân phối nội dung của TikTok.
Các yếu tố gồm mức độ tương tác của người dùng (lượt thích, chia sẻ, nhận xét và theo dõi), thông tin video (phụ đề, âm thanh, hashtag), cài đặt của người dùng (vị trí, ngôn ngữ), tỷ lệ xem hết video và thời gian đăng tải. Song, thuật toán phân phối nội dung của TikTok liên tục phát triển và thay đổi dựa trên hành vi, phản hồi của người dùng.
“Hầu hết mạng xã hội khác cũng sử dụng thuật toán tương tự nhằm tiếp cận lượng người xem tối đa và gia tăng quảng cáo, bởi quảng cáo là cách kiếm tiền của các nền tảng này”, ông Goundar nói thêm.
Các chỉ trích liên quan đến thuật toán của TikTok chủ yếu liên quan đến tính minh bạch và công bằng. Ví dụ, việc thiếu minh bạch đến từ thuật toán độc quyền và không công khai, chưa công bằng do một số nội dung được đề xuất có nội dung thiên kiến.
Ngoài ra, thuật toán trên TikTok còn có “bong bóng lọc” (filter bubble), khiến nội dung được đề xuất phù hợp với sở thích và quan điểm tín ngưỡng của người dùng, dẫn đến sự thiếu đa dạng về quan điểm.
“Có trường hợp thuật toán TikTok thậm chí đẩy cao nội dung độc hại hoặc không phù hợp, chẳng hạn như video quảng bá chứng rối loạn ăn uống hoặc tự ngược đãi bản thân. Điều này làm dấy lên lo ngại về tính hiệu quả của thuật toán trong việc xác định và xóa nội dung độc hại.
TikTok đã có động thái giải quyết những vấn đề này, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm để đảm bảo thuật toán công bằng và hiệu quả trong việc thúc đẩy môi trường an toàn, thân thiện”, ông Goundar nhận định.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sau 4 tháng kiểm tra toàn diện TikTok tại Việt Nam, cơ quan của Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố kết luận nêu rõ hàng loạt vi phạm của nền tảng này như kích động bạo lực, kích động tệ nạn xã hội, thông tin gây hại cho trẻ em…
Bộ TT& TT: Công bố hàng loạt vi phạm của TikTok tại Việt Nam
Chiều 5-10, tại cuộc họp thường kỳ tháng 10-2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT), Cục trưởng Cục Phát thanh – Truyền hình và Thông tin điện tử (PT-TH-TTĐT), Bộ TT-TT Lê Quang Tự Do cho biết từ ngày 22-5-2023, Bộ TT-TT đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, thực hiện kiểm tra toàn diện hoạt động của TikTok tại Việt Nam.
Đối tượng kiểm tra là 2 pháp nhân của TikTok tại Việt Nam gồm Văn phòng đại diện TikTok Pte. Ltd tại TP HCM (Văn phòng TikTok) và Công ty TNHH Công nghệ TikTok Việt Nam (Công ty TikTok Việt Nam).
Nền tảng TikTok là dịch vụ xuyên biên giới được TikTok Pte. Ltd (còn gọi là Công ty TikTok Singapore) quản lý, vận hành, cung cấp vào Việt Nam thông qua trang web TikTok.com và ứng dụng TikTok từ cuối năm 2017, trở nên phổ biến từ năm 2021.
Thời gian qua, hoạt động của nền tảng TikTok có tác động không nhỏ tới đời sống xã hội trong nước, trong đó có những hành vi vi phạm pháp luật, gây bức xúc dư luận.
Theo ông Lê Quang Tự Do, nội dung kiểm tra trọng tâm bao gồm việc chấp hành các quy định về hoạt động cung cấp dịch vụ mạng xã hội cho người sử dụng tại Việt Nam, việc chấp hành các quy định về quảng cáo, việc bảo vệ bản quyền tác giả và quyền liên quan.
Việc tuân thủ các quy định liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và việc thực hiện nghĩa vụ về thuế.
Sau khi kết thúc kiểm tra, xác minh trực tiếp tại trụ sở của Văn phòng TikTok và Công ty TikTok Việt Nam, đoàn kiểm tra tiếp tục thu thập, nghiên cứu các tài liệu liên quan, xác minh, tổ chức làm việc và yêu cầu các đối tượng kiểm tra bổ sung hồ sơ, tài liệu cần thiết để phục vụ cho công tác kiểm tra.
Đến ngày 29-9-2023, Bộ TT-TT đã ban hành kết luận về việc kiểm tra toàn diện hoạt động của TikTok tại Việt Nam.
Kết quả kiểm tra cho thấy Văn phòng TikTok và Công ty TikTok Việt Nam không trực tiếp tham gia hoạt động quản lý, cung cấp các dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam thông qua trang web TikTok.com và ứng dụng TikTok. Việc cung cấp các dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam do TikTok Pte.Ltd (TikTok Singapore) trực tiếp quản lý, vận hành.
Còn đối với dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử, do Văn phòng TikTok thực hiện thủ tục đăng ký thiết lập “Sàn giao dịch thương mại” thông qua ứng dụng TikTok theo ủy quyền của TikTok Singapore, nên theo quy định về thương mại điện tử, Văn phòng TikTok phải liên đới chịu trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm trong việc cung cấp dịch vụ này theo quy định của pháp luật Việt Nam.
TikTok Pte. Ltd (TikTok Singapore) tuy không phải là đối tượng kiểm tra nhưng lại là đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành, cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam thông qua trang web TikTok.com và ứng dụng TikTok.
Do vậy, TikTok Singapore là đơn vị chịu trách nhiệm về việc chấp hành các quy định của pháp luật Việt Nam trong việc cung cấp các dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam. Đoàn kiểm tra sau đó đã xác lập được một số hành vi vi phạm của TikTok Singapore trong việc cung cấp các dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam.
“Các sai phạm nổi bật tại Việt Nam của TikTok bao gồm các hoạt động cung cấp dịch vụ mạng xã hội, về bảo vệ trẻ em và về hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử” – Cục trưởng Lê Quang Tự Do nói.
Đáng chú ý, về cung cấp dịch vụ mạng xã hội, về bảo vệ trẻ em, TikTok Singapore lưu trữ thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam tại các máy chủ CDN tại Việt Nam.
Cụ thể, đó là thông tin giả mạo, xuyên tạc, kích động bạo lực, kích động tệ nạn xã hội; thông tin gây hại cho trẻ em…
Quy trình kiểm duyệt nội dung của TikTok chưa hiệu quả, để lọt nhiều nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam. Cách thức phân phối, thuật toán đề xuất nội dung của TikTok dựa trên sự tương tác, sở thích, sự quan tâm của người dùng dễ dẫn đến việc nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam được lan truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu được nhiều người dùng tương tác, quan tâm.
Điều đáng nói, TikTok không có biện pháp, công cụ bảo đảm an toàn về thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em; không gửi các thông điệp cảnh báo nguy cơ khi trẻ em cung cấp, thay đổi thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em; không thực hiện việc phát hiện, loại bỏ các hình ảnh, tài liệu, thông tin không phù hợp với trẻ em, ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em; không tổ chức tiếp nhận thông tin, đánh giá phân loại theo mức độ an toàn cho trẻ em.
Hoạt động của TikTok vi phạm quy định tại Nghị định số 72/2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, và quy định tại Nghị định 130/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em.
Nền tảng vẫn cho phép trẻ em dưới 13 tuổi mở tài khoản dù là nền tảng mạng xã hội chỉ dành cho người từ 13 tuổi trở lên.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google vừa cho ra mắt bản cập nhật thuật toán lõi tháng 10 năm 2023 mới, đây là lần thứ 3 Google cập nhật thuật toán lõi (Google Core Algorithm Update) của hệ thống trong năm 2023. Dưới đây là toàn bộ những gì mà MarketingTrips có được.
Google Core Algorithm: Google cập nhật thuật toán lõi tháng 10/2023
Theo đó, Google vừa công bố triển khai bản cập nhật thuật toán cốt lõi mới nhất tháng 10 năm 2023, với tên gọi “Bản cập nhật thuật toán lõi tháng 10 năm 2023“.
Đây là lần thứ 3 trong năm nay Google đã cập nhật thuật toán lõi đối với hệ thống xếp hạng tìm kiếm, lần đầu vào tháng 3 và lần thứ 2 vào tháng 8 mới đây.
Cũng giống như các bản cập nhật khác, những thay đổi (nếu có) dự kiến sẽ mất nhiều tuần để hoàn thành, điều này có nghĩa là các ảnh hưởng của thuật toán đến website sẽ không dừng lại trong vài tuần tới.
Chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực khoa học máy tính và công nghệ, thuật toán là khái niệm đề cập đến một quá trình được sử dụng để xử lý, tính toán hay giải quyết một vấn đề nào đó.
Các thuật toán hoạt động như một danh sách bao gồm nhiều các hướng dẫn khác nhau dùng để thực thi các hành động cụ thể dựa trên phần cứng hoặc phần mềm.
Khái niệm thuật toán vốn được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như công nghệ, lập trình, trong toán học, trong ngành khoa học máy tính hay thậm chí là trong kinh doanh và marketing, tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể, các thuật toán được ứng dụng theo những cách khác nhau.
Có gì trong các bản cập nhật thuật toán lõi của Google (Google Core Algorithm Updates).
Về tổng thể, để cải thiện chất lượng tìm kiếm và ngăn chặn việc hệ thống xếp hạng tìm kiếm bị đánh lừa (gian lận), Google sẽ định kỳ tung ra các thuật toán mới gọi là cập nhật thuật toán lõi.
Trong khi các ảnh hưởng của nó đến website có thể tốt hoặc xấu, tác động ít hoặc nhiều, điều quan trọng với các marketer hay SEOer là theo dõi và đo lường kết quả để từ đó có thể đưa ra các hành động xử lý kịp thời.
Những điểm chính quan trọng đáng chú ý có trong thuật toán lõi tháng 10 này của Google.
Theo như thông tin được công bố, dưới đây là một số điểm chính cần nhớ với bản cập nhật thuật toán lõi tháng 10 năm 2023 của Google.
Tần suất: Google có thể phát hành một số bản cập nhật lõi khác nhau trong mỗi năm. Mỗi bản cập nhật có thể nhắm mục tiêu đến các khía cạnh khác nhau của thuật toán tìm kiếm và có thể có những tác động khác nhau đến thứ hạng của website.
Sức ảnh hưởng: Các bản cập nhật lõi có thể dẫn đến sự biến động trong thứ hạng của website. Trong khi một số website bị ảnh hưởng nặng nề, các website khác lại dường như không chịu bất cứ ảnh hưởng nào (dù tốt hay xấu).
Cách xử lý: Nếu một website bị giảm thứ hạng (mạnh) sau các bản cập nhật, điều quan trọng là phải phân tích sự khác biệt và xác định các hành động tiềm năng có thể có.
Nội dung hữu ích (helpful content): Google ngày càng nhấn mạnh tầm quan trọng của các nội dung chất lượng cao kể từ khi ra mắt cái gọi là thuật toán nội dung hữu ích. Các website liên tục cung cấp những thông tin hữu ích cho người dùng có nhiều khả năng duy trì hoặc được cải thiện thứ hạng nhiều hơn.
Trải nghiệm người dùng: Trải nghiệm người dùng cũng rất quan trọng trong việc xếp hạng một website. Các yếu tố như tốc độ tải trang, tính thân thiện với thiết bị di động hay tính dễ điều hướng đều có thể ảnh hưởng đến cách Google đánh giá chất lượng tổng thể của website.
Chuyên môn, Kinh nghiệm, Tính có thẩm quyền và Độ tin cậy (E-E-A-T): Google xem xét đến tính chuyên môn, kinh nghiệm, thẩm quyền và độ tin cậy của các nhà xuất bản nội dung. Việc thiết lập sự uy tín và thể hiện kiến thức chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể có thể tạo ra sự ảnh hưởng tích cực đến thứ hạng của website.
Cập nhật liên tục: Cuối cùng, Google rất chú trọng tính mới của nội dung và website. Nhà xuất bản nên thường xuyên theo dõi tin tức trong ngành, luôn cập nhật các nguyên tắc của Google và điều chỉnh chiến lược tiếp cận của mình để trở nên phù hợp hơn với các thuật toán tìm kiếm đang không ngừng phát triển.
Trên đây là tất cả những gì mà MarketingTrips cập nhật được về “Bản cập nhật thuật toán lõi tháng 10 năm 2023 của Google“, hy vọng dựa trên những gì có được, bạn có nhiều cách hơn để tối ưu cho website của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nếu bạn từng tìm hiểu về cách thức vận hành của các thuật toán trên các nền tảng như TikTok, Facebook hay YouTube, có thể bạn sẽ thấy rằng, chúng đang cố gắng cuốn bạn vào “cuộc chơi không có hồi kết” của nó.
Đừng để các thuật toán “cuốn” bạn theo cách nó muốn
Nếu bạn có quen đăng nhập (Log-in) vào tài khoản Google khi xem YouTube và không xoá lịch sử xem video, bạn có thể sẽ được YouTube đề xuất một loạt các video tương tự như những video mà bạn từng xem (và tương tác) trước đó.
Đối với không ít người, đây có thể là một thứ gì đó hay ho khi họ có thể liên tục xem các video mà họ thích trong khi không phải chủ động tìm kiếm các video tương tự để xem.
Tuy nhiên, chính điều này cũng đang tạo ra nhiều vấn đề khác mà bạn có thể không ngờ tới, bạn bị cuốn theo các video định sẵn theo thuật toán đề xuất riêng của nền tảng, cả những thứ mà bạn vô tình xem khi bạn lướt qua màn hình.
Theo thời gian, bạn dần ít chủ động tìm kiếm những thứ mới hơn, thay vào đó, bạn dễ dàng chấp nhận và thậm chí là “chìm đắm” với những gì mình được nền tảng gợi ý.
Đối với các nền tảng như YouTube, nếu bạn thường chủ động tìm kiếm và khám phá các video mới, xoá lịch sử tìm kiếm và xem video cũng là một giải pháp hữu ích.
Tắt lịch sử xem có thể cải thiện trải nghiệm xem YouTube của bạn.
Theo báo cáo, YouTube đang xóa các đề xuất trên trang chủ đối với bất kỳ người dùng nào có lịch sử xem bị tạm dừng cũng như những người “không có lịch sử xem đáng kể trước đó”. Nếu bạn là những người dùng này, trang chủ YouTube của bạn sẽ đơn giản hơn nhiều so với các trang chủ được đề xuất vô số các video khác nhau.
Đối với nhiều người, đây chính là một điều tốt khi họ nên biết mình muốn xem gì thay vì là để YouTube “định hướng” giùm.
Rõ ràng là, bạn không cần một thuật toán khác trong cuộc sống để theo dõi mọi việc bạn làm và cố gắng thu hút bạn bằng cách cung cấp cho bạn các nội dung được nhắm mục tiêu, đặc biệt khi nội dung đó thậm chí không liên quan đến bạn ngay từ đầu.
Trên thực tế, bạn có thể thấy trải nghiệm của mình trên các nền tảng mạng xã hội sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn tránh cung cấp dữ liệu này cho các thuật toán. Bạn không chỉ không bị cuốn vào những video ít giá trị, đề xuất quá nhiều các video tương tự mà còn chủ động tìm kiếm và xem các video khác có giá trị hơn.
Trong khi việc đề xuất các video tương tự có vẻ như là điều gì đó phù hợp và “am hiểu người dùng”, sự thật là bạn đang bị cuốn vào một trò chơi không lối thoát mang tên thuật toán (Algorithm).
Cách tắt lịch sử xem video trên YouTube.
Cách nhanh chóng để quản lý cài đặt lịch sử xem video của bạn trên YouTube là chọn biểu tượng hồ sơ của bạn ở trên cùng bên phải của ứng dụng hoặc trên website, sau đó chọn “Dữ liệu của bạn trong YouTube”. Trong phần “Lịch sử xem trên YouTube”, hãy chọn “Bật”, sau đó nhấn “Tắt” bên dưới phần “Lịch sử YouTube”.
Google cho biết nền tảng sẽ triển khai tính năng thay đổi giao diện đề xuất trang chủ trong những tháng tới dựa trên lịch sử xem video trong ứng dụng của người dùng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google vừa thông báo cập nhật các thuật toán mới cho Google Helpful Content (thuật toán nội dung hữu ích của Google) tháng 9 năm 2023.
Google Helpful Content: Cập nhật thuật toán mới tháng 9/2023
Theo đó, có 2 thông tin quan trọng mới mà người làm marketing hay SEO (Search Engine Optimization) cần lưu ý khi tiếp cận với thuật toán xếp hạng của Google nhằm thúc đẩy lưu lượng truy cập cho website hay ứng dụng (App) của mình.
Trước hết, bạn cần tìm hiểu khái quát về khái niệm thuật toán và thuật toán nội dung hữu ích của Google (Google Helpful Content).
Thuật toán Google Helpful Content là gì?
Được giới thiệu lần đầu năm 2022, Google HelpfulContent hay Hệ thống nội dung hữu ích của Google được thiết kế để “thưởng” cho các website có chất lượng nội dung tốt, những nội dung được tạo cho người dùng thay vì cho các công cụ tìm kiếm.
Mục đích của thuật toán Google Helpful Content là thúc đẩy những giá trị nội dung riêng biệt (Unique Content), thay vì là những nội dung tương tự như trên các website khác.
Cũng tương tự như các bản cập nhật thuật toán khác, Google không cung cấp chi tiết về cách thức hoạt động của thuật toán để tránh việc bị lạm dụng bởi những người làm SEO hay những nhà quản trị web.
Chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực khoa học máy tính và công nghệ, thuật toán là khái niệm đề cập đến một quá trình được sử dụng để xử lý, tính toán hay giải quyết một vấn đề nào đó.
Các thuật toán hoạt động như một danh sách bao gồm nhiều các hướng dẫn khác nhau dùng để thực thi các hành động cụ thể dựa trên phần cứng hoặc phần mềm.
Khái niệm thuật toán vốn được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như công nghệ, lập trình, trong toán học, trong ngành khoa học máy tính hay thậm chí là trong kinh doanh và marketing, tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể, các thuật toán được ứng dụng theo những cách khác nhau.
Google Helpful Content: Cập nhật thuật toán mới tháng 9/2023.
Về tổng thể, Google có một hệ thống được gọi là Hệ thống nội dung hữu ích (Google Helpful Content System) nhằm mục tiêu hướng dẫn các website cần xây dụng những nội dung (Content) chất lượng đồng thời giảm khả năng hiển thị với các nội dung được xem là không hữu ích.
Trong báo cáo cập nhật thuật toán mới tháng 9/2023, Google tập trung vào 3 thứ:
Nới lỏng các hướng dẫn đối với các nội dung do máy (AI) tạo ra.
Lưu trữ nội dung của bên thứ ba (third-party content) trên tên miền phụ.
Cung cấp các hướng dẫn bổ sung về những việc cần làm nếu website mất lưu lượng truy cập (Traffic) do các bản cập nhật thuật toán Google Helpful Content tạo ra.
Google nới lỏng các hướng dẫn đối với những nội dung do máy (AI) tạo ra.
Nếu như trong các thông báo trước đây, Google cho biết thuật toán của Google Helpful Content sẽ ưu tiên nhiều hơn cho những nội dung do con người tạo ra và giảm sự hiện diện đối với các nội dung do máy hay công cụ tạo ta.
Giờ đây, thái độ của Google dường như đã thay đổi khi cho biết rằng sẽ nói lỏng các hạn chế với những nội dung do máy móc, công cụ hay AI tạo ra.
Thông báo cũ của Google:
“Hệ thống nội dung hữu ích của Google (Google Helpful Content System) được xây dựng nhằm mục tiêu đảm bảo rằng mọi người có thể tìm thấy được các nội dung gốc và hữu ích được viết bởi con người, cho con người đọc, trong kết quả tìm kiếm.”
Cập nhật mới của Google trong tháng 9/2023 này:
“Hệ thống nội dung hữu ích của Google (Google Helpful Content System) được xây dựng nhằm mục tiêu đảm bảo rằng mọi người có thể tìm thấy được các nội dung gốc và hữu ích được viết cho con người đọc, trong kết quả tìm kiếm.”
Những thay đổi về cách đánh giá của Google với các nội dung của bên thứ ba (do bên thứ ba sản xuất).
Nội dung của bên thứ ba (third-party content) được hiểu là những nội dung không phải do chính website tạo ra, nó thường được tạo ra từ các đối tác nội dung, các đơn vị liên kết (Affiliate Content) và hơn thế nữa.
Thông thường, các website sẽ lưu trữ những nội dung này trên tên miền phụ với mục tiêu là khiến các nội dung đó không ảnh hưởng đến sức mạnh xếp hạng của website chính.
Tuy nhiên, bản cập nhật Nội dung hữu ích tháng 9 năm 2023 của Google có thể ảnh hưởng tiêu cực đến những website có lưu trữ nội dung của bên thứ ba, dù nó hiện đang ở bất kỳ đâu trên website.
Để giải quyết vấn đề này, Google đưa ra lời khuyên:
“Nếu bạn lưu trữ nội dung của bên thứ ba trên website chính hoặc trong tên miền phụ của mình, hãy hiểu rằng nội dung đó có thể được đưa vào các tín hiệu chung trên toàn trang web, chẳng hạn như tín hiệu về tính hữu ích của nội dung.
Vì lý do này, nếu nội dung đó phần lớn độc lập với mục đích của website chính hoặc được sản xuất mà không có sự giám sát chặt chẽ (của bên quản trị website chính), thì chúng tôi khuyên bạn nên chặn việc Google lập chỉ mục (Index) với nội dung đó.”
Các nhà xuất bản (publisher), các website tin tức, hay các website vốn cho thành viên tự đăng bài nên cân nhắc kỹ cập nhật này.
Những hướng dẫn mới về cách tự đánh giá nội dung nhằm đáp ứng thuật toán Google Helpful Content.
Về tổng thể, Google khuyên các website cần tạo ra những nội dung hữu ích, đáng tin cậy và lấy con người làm trọng tâm.
Một số hướng dẫn khác của Google bao gồm:
1. Nội dung có được viết hoặc đánh giá bởi một chuyên gia hoặc một người vốn hiểu rõ chủ đề đang viết không?
2. Bạn có đang cập nhật mới các nội dung để làm cho chúng trở nên mới mẻ hơn hay không?
3. Bạn có đang cố tình đánh lừa bộ máy tìm kiếm bằng cách xoá các nội dung cũ và cập nhật nội dung khác trong khi nội dung được thêm mới không giúp nội dung của trang “mới” và hữu ích hơn hay không?
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhằm mục tiêu nâng cao tính minh bạch trên nền tảng, YouTube vừa cập nhật một số thông tin về thuật toán của Shorts, định dạng video ngắn của YouTube.
YouTube làm sáng tỏ một số thông tin về thuật toán của Shorts
Theo đó, nhằm mục tiêu nâng cao tính minh bạch trên nền tảng, đồng thời giải đáp nhiều thắc mắc của các nhà sáng tạo nội dung trên Shorts, YouTube mới đây đã chia sẻ một số thông tin quan trọng về cách thuật toán của Shorts hoạt động.
Nhưng trước hết, bạn cần tìm hiểu cơ bản về khái niệm thuật toán.
Chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực khoa học máy tính và công nghệ, thuật toán là khái niệm đề cập đến một quá trình được sử dụng để xử lý, tính toán hay giải quyết một vấn đề nào đó.
Các thuật toán hoạt động như một danh sách bao gồm nhiều các hướng dẫn khác nhau dùng để thực thi các hành động cụ thể dựa trên phần cứng hoặc phần mềm.
Khái niệm thuật toán vốn được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như công nghệ, lập trình, trong toán học, trong ngành khoa học máy tính hay thậm chí là trong kinh doanh và marketing, tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể, các thuật toán được ứng dụng theo những cách khác nhau.
Ví dụ như trong ngành khoa học dữ liệu, các thuật toán cũng được sử dụng như các thông số đặc tả để thực hiện việc xử lý dữ liệu.
Hay ngày nay với các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay TikTok, thuật toán là thứ sẽ quyết định cách người dùng được đề xuất nội dung, cách nền tảng quản lý các hành động trên ứng dụng và hơn thế nữa.
YouTube làm sáng tỏ một số thông tin về thuật toán của định dạng video ngắn Shorts.
Trong chia sẻ mới, YouTube nêu bật rõ từ những sự khác biệt trong thuật toán của Shorts với thuật toán của YouTube, đến cách tính lượt xem trên Shorts hay cả những mẹo mà các nhà sáng tạo nội dung có thể tận dụng để tối đa hoá hiệu suất.
Trong khi cũng tự như bất kỳ nền tảng nào khác như TikTok, Instagram hay thậm chí là Google, YouTube cũng không chia sẻ chi tiết về cách thức hoạt động của thuật toán, tuy nhiên, những thông tin mới này cũng đóng vai trò định hướng rất quan trọng.
Theo người đứng đầu sản phẩm Shorts, Todd Sherman, thuật toán của video dạng ngắn Shorts khác với thuật toán của các video dài trên YouTube. Trong khi nếu một người dùng nhấp vào video YouTube, điều này đóng vai trò như một chỉ báo rằng những video tương tự sẽ được đề xuất đến họ. Ngược lại với Shorts, mọi người lướt qua nội dung mà không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Mặc dù cả 2 hệ thống đề xuất nội dung (content recommendation systems) trên Shorts và YouTube đều được thiết kế để hiển thị những video mà mọi người sẽ đánh giá cao và yêu thích, nhưng nguồn cấp dữ liệu của Shorts (Feed) đa dạng hơn YouTube vì mọi người xem qua hàng trăm video ngắn so với chỉ vài video dài.
Nói đến cách thuật toán của Shorts tính toán lượt xem (video view), Đại diện của Shorts cũng lưu ý rằng không phải mọi lượt xem trong Shorts đều được tính là một lượt xem.
Trong khi TikTok tính số lượt xem ngay khi video bắt đầu được phát, với Shorts, lượt xem nhằm phản ánh rằng người dùng có ý định xem video, do đó, một số lượt xem không phù hợp sẽ không được tính là một lượt xem (mặc dù YouTube không giải thích rõ hơn về điều này).
Liên quan đến việc độ dài của video ảnh hưởng như thế nào đến hiệu suất kênh hay các thuật toán của Shorts sẽ ưu tiên các video dài ngắn ra sao, Đại diện Shorts cho biết không có một độ dài nhất định có lợi cho người sáng tạo trong việc thúc đẩy lượt xem – thay vào đó, người sáng tạo nên suy nghĩ về thời lượng họ cần để kể các câu chuyện của mình.
Tuy nhiên, Shorts sẽ vẫn tập trung vào các video có thời lượng từ 60 giây trở xuống để không làm mờ đi ranh giới với chính YouTube. Điều này khác với đối thủ TikTok, vốn đang thực hiện các thử nghiệm cho phép nhà sáng tạo quay video dài hơn.
Một thông tin chi tiết thú vị khác được trưởng nhóm sản phẩm của YouTube đưa ra là YouTube không muốn các nhà sáng tạo video ngắn quá bận tâm đến việc tạo ra những hình thu nhỏ (thumbnail) tùy chỉnh như cách họ làm trên YouTube vì hầu hết các hình thu nhỏ của Shorts đều không bao giờ được nhìn thấy.
Tiếp đó, đại diện của Shorts cũng nói thêm rằng thời gian xuất bản video trong ngày cũng không phải là yếu tố cần tối ưu hóa, ngoại trừ trường hợp người dùng hay nhà sáng tạo đang tập trung vào những tin tức mà tính mới mẻ của các thông tin được chia sẻ sẽ rất quan trọng. Số lượng video ngắn được xuất bản cũng không phải là yếu tố tạo nên sức hút của kênh — chất lượng luôn quan trọng hơn số lượng.
Shorts cũng khuyến nghị nhà sáng tạo không nên xóa và đăng lại các video ngắn nhằm có được nhiều lượt xem hơn vì hành động này có nguy cơ bị coi là spam.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Khám phá cách các thương hiệu hay người làm marketing có thể thúc đẩy lượt tiếp cận và tương tác nhờ việc chọn và tối ưu thời điểm đăng bài. Khung giờ vàng để đăng bài trên Instagram 2024.
Thời gian tốt nhất để đăng bài trên Instagram 2024
Dựa trên hàng triệu dữ liệu về hiệu suất của các bài đăng trên Instagram, dưới đây là những gì mà marketer có thể tham khảo về thời gian đăng bài tốt nhất trên mạng xã hội Instagram và nhiều hơn thế nữa. Tuy nhiên một lần nữa, mọi dữ liệu đều mang tính tham khảo, người làm marketing cần liên tục thử nghiệm để tìm ra giải pháp tốt nhất.
Với 500 triệu người dùng hoạt động hàng ngày và hơn 1.5 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng, Instagram là một trong những nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại (cao hơn nhiều so với khoảng 1 tỷ người dùng của TikTok).
Trong khi tuỳ thuộc vào từng thương hiệu với các nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu (Target Audience) khác nhau, nhu cầu khai thác mạng xã hội có thể khác nhau, bằng cách có được nhiều hiểu biết hơn về cách người dùng đang tương tác với nền tảng, người làm marketing có nhiều cách hơn để tối ưu hoá chiến lược của mình.
Ngoài ra, khi nắm bắt được cách thuật toán của Instagram phân phối nội dung, marketer cũng có thể có được những định hướng tốt hơn cho chiến lược nội dung trên nền tảng.
Thời gian tốt nhất hay khung giờ vàng để đăng bài lên Instagram 2024.
Trước khi xem xét chi tiết về thời gian đăng bài gắn liền với các nhóm đối tượng mục tiêu cụ thể, việc có được các ý tưởng về xu hướng chung về thời điểm người dùng Instagram đăng bài là điểm khởi đầu hữu ích.
Thông qua dữ liệu từ các công cụ truyền thông mạng xã hội như Hootsuite, Sprout Social, HubSpot và Later, các nền tảng này đã phân tích hàng triệu bài đăng để tìm ra thời điểm nào người dùng Instagram hoạt động tích cực nhất, trong cả các ngày lẫn qua các múi giờ khác nhau.
Như đã đề cập ở trên, mọi dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo, do đó các marketer thay vì áp dụng theo, hãy sử dụng nó để lên ý tưởng thử nghiệm và tối ưu cho riêng thương hiệu của mình.
Khung giờ vàng để đăng bài trên Instagram – Dữ liệu so sánh giữa các công cụ phân tích.
Nguồn dữ liệu cập nhật mới 2024 từ:
110 triệu bài đăng trên 1 triệu người dùng Instagram của HubSpot.
11 triệu bài đăng Instagram của Later.
Hơn 30.000 bài đăng trên Instagram của Hootsuite.
Dữ liệu từ hơn 2 tỷ lượt tương tác từ trên 400.000 tài khoản của Sprout Social .
Khung giờ tốt nhất để đăng bài lên Instagram theo địa điểm 2024.
Thời điểm tốt nhất để đăng bài lên Instagram theo địa điểm 2024.
Nếu thương hiệu của bạn là thương hiệu toàn cầu, khi khách hàng của bạn có mặt ở nhiều khu vực hay quốc gia khác nhau, dữ liệu về sự khác biệt giữa các khu vực cũng rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất của chiến dịch.
Dưới đây là chi tiết về thời điểm đăng bài tốt nhất trên Instagram theo các múi giờ khác nhau.
Chi tiết về thời điểm đăng bài tốt nhất trên Instagram theo các múi giờ khác nhau.
Ngày tốt nhất để đăng bài trên Instagram 2024.
Theo dữ liệu từ Hootsuite, ngày tồi tệ nhất để đăng bài lên Instagram là ngày Chủ nhật.
Later và Sprout cho thấy Thứ Tư là một trong những ngày tốt nhất để đăng bài lên Instagram.
Later cũng cho rằng sáng sớm thứ Hai cũng là thời điểm “vàng” để các thương hiệu đăng bài lên Instagram, lượng xem và tương tác có được là rất đáng để thử.
Thời điểm hay khung giờ vàng để đăng video ngắn Reels trên Instagram 2024.
Thời điểm hay khung giờ vàng để đăng video ngắn Reels trên Instagram 2024.
Về tổng thể, video ngắn đang là đinh dạng nội dung tạo ra nhiều tương tác nhất và mang tính xu hướng ở thời điểm hiện tại trên phạm vi toàn cầu. Từ Reels, TikTok đến Shorts của YouTube đều chứng kiến bối cảnh này.
Hootsuite: thời gian tốt nhất để đăng bài trên Instagram Reels là 9 giờ sáng và 12 giờ trưa, từ Thứ Hai đến Thứ Năm.
SocialPilot, thời gian tốt nhất để đăng bài là từ 9 giờ sáng đến 12 giờ trưa, từ thứ Hai đến thứ năm.
Thời gian nào người dùng Instagram hoạt động tích cực nhất?
Trong khi tuỳ thuộc vào từng độ tuổi với các hành vi và sở thích khác nhau, thời điểm người dùng “Active” nhiều nhất cũng khác nhau, từ 7 – 8 giờ sáng (giờ địa phương) thường là thời điểm tốt cho một bài đăng trên Instagram vào buổi sáng.
Như một thói quen thông thường, người dùng thường kiểm tra mạng xã hội, dành vài phút hoặc hơn để cuộn qua các nguồn cấp tin tức hoặc xem Instagram Reels.
Một thời điểm khác mà mọi người thường xuyên sử dụng điện thoại để “lướt” Instagram (và các nền tảng khác) là khi họ nghỉ trưa. Đăng vào khoảng từ 11 – 1 giờ chiều, khi mọi người có thể đang nghỉ trưa, có thể giúp đảm bảo rằng bài đăng của thương hiệu sẽ có cơ hội được tiếp cận (Reach) với nhiều người hơn.
Mọi người cũng có xu hướng lướt mạng xã hội ngay sau giờ làm việc hoặc trước khi đi ngủ.
Một lần nữa, đừng quên thử nghiệm và tìm ra thời gian tốt nhất cho thương hiệu của mình.
Thời điểm tốt nhất KHÔNG nên đăng bài trên Instagram 2024.
Ngược lại với các thời điểm đăng bài tốt nhất, thời điểm xấu nhất không nên đăng cũng quan trọng không kém.
Cuối tuần thường là thời điểm có xu hướng thấy mức độ tương tác thấp hơn. Thứ bảy có thể là thời điểm thích hợp để đăng nếu bạn đăng vào đúng thời điểm.
Các thương hiệu cung cấp hàng tiêu dùng (FMCG) có xu hướng có được mức độ tương tác cao hơn vào tối Chủ nhật.
Dữ liệu từ các nền tảng đều chứng minh rằng Chủ nhật nói chung là ngày tồi tệ nhất để đăng trên Instagram, vì thời điểm này mọi người đang giải tỏa căng thẳng hoặc chuẩn bị cho tuần tới.
Vì vậy, thông thường, họ sẽ dành ít thời gian hơn để lướt mạng xã hội.
Cách tìm thời điểm tốt nhất để đăng bài lên Instagram.
Về bản chất, tất cả các dữ liệu nghiên cứu hay các lời khuyên khác đều chỉ mang tính tham khảo, marketer nên xem đó là benchmark và điểm khởi đầu để thử nghiệm với các bài đăng của mình hơn là công thức cuối cùng.
Để tìm thấy thời điểm phù hợp nhất để đăng lên Instagram (hay các mạng xã hội khác), hãy thử nghiệm và kiểm tra các thời điểm khác nhau để biết thời điểm nào thương hiệu nhận được phản hồi tốt nhất.
Rất có thể bạn sẽ thấy rằng các loại bài đăng (nội dung và định dạng) khác nhau sẽ nhận được phản ứng khác nhau vào những thời điểm khác nhau và bạn cũng sẽ muốn thử nghiệm trên nhiều loại bài đăng có liên quan đến khách hàng và thương hiệu của mình.
Dưới đây là một số thông tin bạn có thể tham khảo khi phân tích.
Đánh giá các bài đăng hoạt động hiệu quả nhất, đo lường thời điểm chúng được đăng và nội dung của bài đăng.
Kiểm tra thời điểm đối tượng mục tiêu của thương hiệu trực tuyến nhiều nhất để xem họ trực tuyến nhiều nhất khi nào và ở đâu.
Để có thể đo lường những thông tin này, bạn có thể sử dụng phần Instagram Insights hoặc các công cụ của bên thứ 3 khác.
Kiểm tra nội dung của đối thủ cạnh tranh.
Ngoài việc phân tích các dữ liệu trên chính các kênh của thương hiệu của mình, người làm marketing cũng có thể tìm thấy thời điểm đăng bài tốt nhất trên Instagram bằng cách quan sát dữ liệu của đối thủ.
Công việc hết sức đơn giản, bạn chỉ cần xem thời điểm nào đối thủ đăng bài và nhận được nhiều tương tác nhất, sau đó thử nghiệm cho thương hiệu của mình. Cách làm này tương tự như cách bạn sử dụng Ads Library để phân tích quảng cáo của đối thủ.
Liên tục thử nghiệm để tìm thấy thời điểm tốt nhất nên đăng bài trên Instagram.
Bạn cứ hình dung thế này, một nội dung được đăng vào thời điểm này có thể hiệu quả, tuy nhiên, vào một thời điểm tương tự trong tương lai mọi thứ lại hoàn toàn khác.
Về bản chất, sẽ không có bất cứ một công thức thành công nào cố định theo thời gian, thay vào đó, chúng liên tục biến đổi cả về nội dung lẫn thời gian.
Mục tiêu của bạn nên là thường xuyên theo dõi phản ứng của khách hàng với các loại nội dung (content) khác nhau vào từng thời điểm khác nhau.
Ngoài ra, bằng cách sử dụng các tính năng hỗ trợ khác như các thẻ hashtag cũng có thể giúp thuật toán của các nền tảng nhận diện và phân phối nội dung tốt hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Mạng xã hội Twitter vừa đăng tải công khai một số thuật toán đề xuất nội dung trên nền tảng với mục tiêu minh bạch hoá cho mạng xã hội. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về thuật toán của Twitter trong bài viết này.
Twitter công khai một số thuật toán đề xuất nội dung trên nền tảng
Hôm 31/3, Twitter công bố một số mã nguồn liên quan đến thuật toán đề xuất nội dung, cho phép người dùng và các lập trình viên kiểm tra và đưa ra ý kiến điều chỉnh.
Trong một bài viết trên blog, Twitter thông báo tải mã nguồn lên 2 kho lưu trữ trên nền tảng chia sẻ Github. Chúng chứa nhiều phần của Twitter, bao gồm thuật toán đề xuất các tweet hiển thị trên dòng thời gian (Tường) của người dùng.
Động thái này được thực hiện theo lệnh của Elon Musk. Tỷ phú cho rằng mã nguồn minh bạch sẽ gia tăng niềm tin của người dùng và thúc đẩy cải tiến sản phẩm.
Đồng thời, việc công bố mã nguồn cũng góp phần giải quyết mối quan tâm của công chúng và các nhà lập pháp về cách các thuật toán chọn nội dung xuất hiện trên nền tảng.
Cùng ngày, Elon Musk cho biết các bên thứ 3 hiện có thể phân tích mã nguồn mở và “xác định, với độ chính xác hợp lý, những gì sẽ hiển thị cho người dùng”.
Elon Musk nói về thuật toán đề xuất nội dung của Twitter trong một bài đăng:
“Việc lần đầu công khai thuật toán chắc chắn sẽ gây ra nhiều vấn đề, mọi người có thể phát hiện thấy lỗi, thậm chí là nhiều lỗi, tuy nhiên chúng tôi có thể sửa nó rất nhanh.
Ngay cả khi bạn không đồng ý với điều gì đó từ cách thuật toán hoạt động, ít nhất bạn cũng sẽ biết lý do tại sao bạn được đề xuất các nội dung mà bạn đã thấy trên nền tảng, và hiển nhiên, không ai thao túng được bạn nữa cả.”
Ông cũng cho biết thuật toán đề xuất sẽ được điều chỉnh dựa trên góp ý của người dùng sau khoảng 24-48h.
Tuy nhiên, mã nguồn công khai không bao gồm phần liên quan đến tính năng đề xuất quảng cáo của Twitter hay Twitter sử dụng dữ liệu từ đâu để huấn luyện cho nền tảng. Mạng xã hội cũng giữ kín các dòng code có thể ảnh hưởng đến sự an toàn, quyền riêng tư của người dùng hoặc tính năng chống lạm dụng trẻ em.
Theo thông báo trực tiếp từ Twitter:
“Chúng tôi đã loại trừ bất kỳ mã nào có thể ảnh hưởng đến sự an toàn và quyền riêng tư của người dùng hoặc khả năng bảo vệ nền tảng của chúng tôi khỏi những kẻ xấu.”
Bên dưới là sơ đồ thể hiện cách thuật toán (Algorithm) của Twitter hoạt động hay cách nền tảng đề xuất nội dung cho người dùng.
“Twitter sẽ liên tục tìm kiếm các đề xuất từ cộng đồng, không chỉ là về các lỗi mà còn về cách thuật toán của Twitter hoạt động.”
Trong một bài đăng trên blog kỹ thuật, Twitter cũng tiết lộ thêm về thuật toán đề xuất (Twitter recommendation system) mà nền tảng đang sử dụng:
“Chúng tôi cố gắng trích xuất 1.500 tweet hay nhất từ nhóm hàng trăm triệu bài đăng khác nhau… Hiện tại, Tường (For You) của người dùng sẽ bao gồm trung bình khoảng 50% tweet từ những người họ không theo dõi và khoảng 50% tweet từ những người đã chọn theo dõi, mặc dù điều này có thể khác nhau tùy theo từng người dùng.”
Tất nhiên, người dùng Twitter sẽ không nhìn thấy toàn bộ 1.500 tweet. Chúng sẽ được lọc theo các tiêu chí khác về nội dung, chẳng hạn như liệu các tweet đó có dấu hiệu “phản hồi tiêu cực” hay không hay chúng có chủ yếu đến từ cùng một người dùng Twitter hay không, các nội dung đến từ những người dùng đã từng bị khoá (Blocked) cũng sẽ bị hạn chế.
Bạn có thể xem chi tiết về cách thuật toán của Twitter đề xuất nội dungtại đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhằm mục tiêu tối đa hoá mức độ tương tác trên nền tảng, mạng xã hội LinkedIn vừa cập nhật thuật toán đề xuất nội dung mới (cập nhật 2023). Dưới đây là toàn bộ các thông tin mà MarketingTrips có được về cách thuật toán của LinkedIn hoạt động.
LinkedIn cập nhật thuật toán đề xuất nội dung mới 2023
LinkedIn là một trong những nền tảng truyền thông mạng xã hội mới nhất bổ sung thuật toán đề xuất nội dung mới trong đó ưu tiên hiển thị nội dung từ những người dùng không nằm trong mạng lưới kết nối (Connection).
“Trong năm 2022, nền tảng của chúng tôi đã chứng kiến mức tăng gấp 2 lần số người dùng tham gia tương tác với các bài đăng chia sẻ kiến thức, ý tưởng hay hỗ trợ.
Có rất nhiều cuộc trò chuyện ý nghĩa và nhiều giá trị diễn ra trên LinkedIn, nhưng thật khó để có thể biết được bạn đang bỏ lỡ điều gì trừ khi bạn chọn theo dõi các cuộc trò chuyện đó.
Để giúp bạn khám phá các nội dung trên LinkedIn một cách phù hợp hơn, chúng tôi đang thử nghiệm thuật toán đề xuất nội dung trên LinkedIn mới 2023, trong đó sẽ đề xuất các bài đăng (Suggested Posts) từ những người dùng hay tài khoản mới trong Nguồn cấp dữ liệu (Feed) của bạn.
Với các bài đăng được đề xuất, chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để tìm hiểu các xu hướng nội dung liên quan đến lĩnh vực của từng người dùng để từ đó đưa ra các cuộc trò chuyện phù hợp và mang lại nhiều giá trị.”
Ví dụ về cách thuật toán đề xuất nội dung của linkedIn hoạt động.
Như bạn có thể thấy trong ví dụ trên, các bài đăng được đề xuất sẽ xuất hiện với nhãn ‘Được đề xuất’ (Suggested) trong nguồn cấp dữ liệu của bạn, thuật toán đề xuất của LinkedIn sẽ dựa trên những nội dung mà bạn có thể quan tâm nhất.
Nói đến các thuật toán đề xuất nội dung, TikTok là cái tên không thể bỏ qua. Trên TikTok, trọng tâm chính là nội dung (Content) chứ không phải những người bạn chọn theo dõi, điều này cho phép thuật toán của TikTok làm nổi bật và lan truyền nhanh những nội dung đang hoạt động hiệu quả nhất trên khắp nền tảng, trái ngược với việc hạn chế nội dung dựa trên các cài đặt thủ công của người dùng.
Trước linkedIn, mạng xã hội Facebook hay Twitter cũng đã áp dụng thuật toán này. Theo dữ liệu mới nhất từ Twitter, có đến 50% nội dung xuất hiện trên Nguồn cấp dữ liệu là nội dung từ các tài khoản mới mà người dùng chưa chọn theo dõi.
Trong khi thuật toán đề xuất nội dung mới của LinkedIn có thể “làm phiền” không ít người dùng, các bài đăng của các tài khoản cá nhân lẫn doanh nghiệp (Company Page) có thể có thêm cơ hội để được xem nhiều hơn, tương tác nhiều hơn.
Một số thông tin khác mà các nhà sáng tạo nội dung số và thương hiệu cần biết về thuật toán của LinkedIn.
Thuật toán mới của LinkedIn đang tìm cách giải quyết vấn đề gì?
Về tổng thể, lượng người dùng của mạng xã hội LinkedIn vẫn không ngừng tăng trưởng trong những năm gần đây. Lượng nội dung được chia sẻ tăng 42% mỗi năm, nội dung được xem tăng 27% và hiện cứ mỗi 1 giây có 3 người dùng đăng ký mới ứng dụng.
Trong suốt thời kỳ đại dịch, các bài đăng trên LinkedIn của mọi người trở nên cá nhân hơn nhiều. Thay vì các bài đăng chỉ nói về công việc hay chuyện công sở như trước kia, các nội dung giờ đây bao gồm cả về nhà cửa, quan điểm sống, hình ảnh gia đình, cuộc sống cá nhân và hơn thế nữa.
Bên cạnh đó, không ít người dùng hiện đang tìm cách để đánh lừa thuật toán với mục tiêu có nhiều lượt thích (Like) hơn, nhiều người theo dõi (Follower) hơn hay có nhiều tương tác hơn với các bài đăng hơn.
Như là điều tất yếu, người người dùng chuyên nghiệp trên LinkedIn đang phàn nàn về cách họ trải nghiệm nền tảng, họ muốn LinkedIn là LinkeIn trước kia, là nền tảng thiên về yếu tố chuyên môn, công việc, mạng lưới chia sẻ của các chuyên gia, học tập kỹ năng và hơn thế nữa.
Đứng trước bối cảnh này, LinkedIn đang tìm cách thay đổi thuật toán của mình nhiều hơn, thay vì ưu tiên các nội dung “có vẻ được lan truyền”, LinkeIn tập trung vào tính hữu ích và chuyên nghiệp vốn có.
Thuật toán của LinkedIn sẽ hướng đến những thay đổi trên nguồn cấp dữ liệu (News Feed).
1. Nếu bạn đăng bài trên LinkedIn, những người theo dõi bạn sẽ có nhiều khả năng hơn để thấy bài đăng của bạn.
Theo LinkedIn, người dùng LinkedIn cho biết rằng họ thấy có giá trị nhất khi nội dung được đăng dựa trên kiến thức và lời khuyên, và họ cũng thấy nó có giá trị nhất khi nội dung đó đến từ những người họ biết và quan tâm.
2. Các bài đăng chia sẻ “kiến thức và lời khuyên” sẽ được ưu tiên nhiều hơn trên toàn nền tảng.
Thuật toán mới của LinkedIn hiện đang đánh giá liệu một bài đăng nào đó có chứa kiến thức và lời khuyên hay không, sau đó nền tảng sẽ ưu tiên hiển thị bài đăng đó cho những người dùng khác muốn tìm kiếm những thông tin phù hợp và hữu ích.
Mục tiêu chính của LinkedIn không phải là “đẩy” các bài đăng có nhiều tương tác, thay vào đó sẽ hướng tới việc giúp các thành viên trên nền tảng làm việc hiệu quả hơn và thành công hơn từ những kiến thức và thông tin có giá trị.
‘Kiến thức và lời khuyên’ là kim chỉ nam trong thuật toán mới của LinkedIn.
Được xem là điểm mới trong thuật toán, đây là điều khiến LinkedIn khác biệt với các nền tảng mạng xã hội khác, nếu thuật toán của TikTok về bản chất là ưu tiên các nội dung có nhiều tương tác (nhiều view), LinkedIn là hướng đến yếu tố giá trị và kiến thức.
Một câu hỏi được đặt ra là, làm thế nào LinkedIn có thể xác định được một bài đăng nào đó là có chứa kiến thức và lời khuyên hay làm thế nào để kiểm chứng các kiến thức và lời khuyên đó là có tính xác thực.
Trong khi LinkedIn không đưa ra chính xác cách hệ thống đánh giá và phân phối nội dung (cũng tương tự như cách Google nói về thuật toán xếp hạng trên trang kết quả tìm kiếm, mọi thứ chưa bao giờ là rõ ràng), dưới đây là một số điểm chính mà LinkedIn sử dụng:
1. Bài đăng hướng đến một nhóm đối tượng độc giả riêng biệt.
Theo giải thích của LinkedIn, sẽ khó có một loại nội dung nào là phù hợp với tất cả mọi người, với từng bài đăng nhất định, hệ thống của LinkedIn sẽ đánh giá xem nội dung có trong bài đăng thực sự liên quan đến ai?
Nếu bạn đăng về hình ảnh gia đình, có thể nó chỉ hợp với những người thân quen của bạn, họ hàng hay người thân của bạn. Hoặc nếu bạn đăng về Marketing, tất cả những ai quan tâm đến marketing đều có thể được tiếp cận.
Lời khuyên dành cho những nhà sáng tạo nội dung hay thương hiệu là, hãy nghĩ xem bạn có thể cung cấp loại kiến thức nào để giúp đỡ mọi người. Đó là cách bạn có thể tự giúp nội dung của mình được đẩy đi và tiếp cận đúng đối tượng.
2. Ai là tác giả của các bài đăng.
Khi bạn đăng nội dung nào đó lên LinkedIn, thuật toán của LinkedIn hiện không chỉ đánh giá giá trị hay nội dung của các bài đăng của bạn.
Nó cũng sẽ đánh giá cả những người viết ra nó, liệu bạn có phải là người có chuyên môn hay sự uy tín về các chủ đề bạn viết hay không?
Nếu bạn không phải là một chuyên gia về tuyển dụng, vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đăng trên LinkedIn về cách trở thành một nhà tuyển dụng thành công? Rõ ràng người dùng của LinkedIn không có bất cứ cơ sở nào để có thể tin tưởng về những nội dung từ người này.
3. Bài đăng có “những bình luận có ý nghĩa.”
Trước đây, thuật toán của LinkedIn sẽ ưu tiên cho các bài đăng có nhiều bình luận (số lượng tương tác). Kết quả là, một số người dùng đã lợi dụng điều này để bài đăng của họ được đẩy đi xa hơn, được “Viral” hơn.
Cũng chính bởi vậy, LinkedIn hiện sẽ tìm cách để ngăn chặn điều này trên nền tảng.
Giờ đây, LinkedIn sẽ ưu tiên cho những bài đăng nhận được cái mà nền tảng gọi là “những bình luận có ý nghĩa”. Điều này có nghĩa là mọi bình luận kiểu “tuyệt vời!” hoặc “rất đúng!” sẽ trở nên vô giá trị — thay vào đó nội dung được viết trong bình luận mới là yếu tố đóng vai trò chính.
LinkedIn cũng đang đánh giá xem những người bình luận này là ai, họ là những tài khoản mới, có ít kết nối (connections) hay là những chuyên gia trong các lĩnh vực cụ thể nào đó.
Bạn cứ hình dung thế này, nếu dưới một bài đăng về chủ đề quảng cáo, việc nhiều bình luận đến từ các chuyên gia trong ngành quảng cáo sẽ là một dấu hiệu tích cực để thuật toán đánh giá.
Việc người đăng bài thường xuyên trả lời các nhận xét về bài đăng của họ cũng là một dấu hiệu tích cực và có thể khiến bài đăng được chú ý nhiều hơn.
4. Thuật toán của LinkedIn cũng sẽ ưu tiên các bài đăng có chứa một góc nhìn hay nhận thức mới mẻ.
LinkedIn hiện đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phân loại các bài đăng thành các danh mục khác nhau — chẳng hạn như bao gồm việc liệu bài đăng đó có chứa ý kiến và/hoặc lời khuyên hữu ích hay không.
Liệu nó đang cung cấp những thông tin chung chung vốn đã xuất hiện nhiều nơi hay là đưa ra những góc nhìn mới mẻ về một chủ đề nào đó, kèm với đó là những bài học hay lời khuyên có giá trị.
Nếu bạn đăng một tấm hình quảng cáo cũ, LinkedIn sẽ hiển thị nó cho ít người hơn. Nhưng nếu bạn đính kèm với nó là những chia sẻ mới đầy thú vị, mọi thứ có thể sẽ khác.
Về bản chất, LinkedIn thực sự đang đánh giá cao khả năng tự do sáng tạo và yếu tố cá tính (nhân cách) của người dùng.
LinkedIn có quan điểm như thế nào về cái gọi là bài đăng chất lượng?
Với hầu hết những người dùng mạng xã hội (bao gồm cả cá nhân và tổ chức), họ đa phần muốn có nhiều lượt thích và theo dõi hơn, nhiều tương tác hơn. Họ coi đó là một công cụ để xây dựng thương hiệu và thúc đẩy hiệu suất kinh doanh.
Tuy nhiên, LinkedIn lại muốn người dùng nghĩ khác đi. Thay vì phải tiếp cận nhiều người, bạn nên tập trung vào đúng người và đúng giá trị.
Đó cũng là lý do chính tại sao, hệ thống hay thuật toán của LinkedIn sẽ không ưu tiên cho cái gọi là “lan truyền” hay cả việc ưu tiên cho các bài đăng có nhiều lượt tương tác.
LinkedIn muốn người dùng xem đây là nơi họ có thể được học thêm nhiều thứ mới, thiết lập những mối quan hệ chuyên nghiệp hơn là các cuộc trò chuyện cá nhân hay “đánh bóng tên tuổi” từ các lượt tương tác vốn không mang lại nhiều ý nghĩa đích thực.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong một bài phỏng vấn mới đây, người đứng đầu các vấn đề toàn cầu của Meta đã chia sẻ một số thông tin mới về cách thuật toán của Facebook và Instagram hoạt động.
Thuật toán của Facebook và Instagram: Meta cập nhật một số thông tin mới
Theo đó, Ông Nick Clegg, Chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu của Meta chia sẻ:
“Hàng tỷ người dùng lên Facebook và Instagram mỗi ngày để chia sẻ những câu chuyện, kết nối với người cùng sở thích và khám phá nội dung.
Để trải nghiệm mỗi người được cá nhân hóa hơn, chúng tôi dùng AI để quyết định nội dung nào sẽ xuất hiện trên bảng tin”.
Clegg cho rằng với tiến bộ vượt bậc của AI, mọi người vừa hào hứng vừa lo sợ, nên cách tốt nhất để giải quyết những lo ngại này là thẳng thắn và cởi mở.
Cách AI của Meta phân bổ nội dung và ảnh hưởng của nó tới thuật toán của Facebook và Instagram.
Meta cho biết, hầu hết nội dung trên Facebook, Instagram được chia làm 22 “thẻ hệ thống”. Mỗi thẻ chứa thông tin chi tiết về cách AI xếp hạng và đề xuất nội dung. Thuật toán (Algorithm) sẽ dự đoán giá trị của tin tức với từng người dùng, từ đó quyết định cái gì sẽ được ưu tiên xuất hiện ở vị trí tốt.
Đầu tiên, AI phân tích hành vi, thói quen, sở thích của mỗi người từ những bài họ đăng hoặc chia sẻ lại. Hệ thống sẽ xếp bài đăng vào một trong 22 thẻ tương ứng. Từ đó, AI lựa chọn nội dung cùng loại để phân phối ngược lại trên bảng tin của người dùng.
Tuy nhiên, Meta cũng lưu ý họ dùng một số thuật toán, thước đo khác để phân phối thông tin chứ không chỉ dựa vào 1-2 phép tính đơn giản. Ví dụ, AI còn đánh giá bài viết đó có giá trị với người dùng không để tiếp tục đề xuất những bài khác trong tương lai.
“Chúng tôi kết hợp các yếu tố để dự đoán nội dung gần nhất với sở thích người dùng. Nhiều thuật toán dựa vào hành vi, số khác lại dựa trên các khảo sát và phản hồi của người dùng”, Clegg nói.
Mạng xã hội cũng dùng AI để lọc và loại bỏ nội dung có hại nhằm giúp hạn chế việc phân phối những bài viết chấp lượng thấp. Nền tảng cũng đang cố gắng xóa nội dung xấu khỏi bảng tin người dùng nhưng không tiết lộ tiêu chí cụ thể do lo ngại người dùng có thể “lách luật”.
Thời gian tới, Facebook sẽ cho phép người dùng nhấp vào một nội dung, xem lại lịch sử hoạt động để hiểu vì sao AI lại đề xuất nội dung đó đến mình. Meta cho biết sau khi thử nghiệm trên Facebook, tính năng này sẽ được mở rộng sang cả mạng xã hội Instagram.
Cách lựa chọn của người dùng cũng ảnh hưởng đến thuật toán của Facebook và Instagram.
Clegg nói Facebook cũng cung cấp cho người dùng một số công cụ để tự chọn trải nghiệm của mình với AI. Nếu không muốn trí tuệ nhân tạo phân phối nội dung, người dùng có thể bật chế độ “Không cá nhân hóa” trong phần cài đặt.
Trong mỗi video, bài viết được đề xuất, họ cũng có thể thông báo cho nền tảng biết họ quan tâm hoặc không quan tâm. Ngoài ra, Facebook cũng sẽ có những tùy chọn khác như hiển thị thêm hoặc hiển thị ít hơn nội dung tương tự. Người dùng có thể tìm thấy tùy chọn này trong phần cài đặt mở rộng.
Mạng xã hội này cho biết đã phát hành hơn 1.000 mô hình AI, thư viện, dữ liệu cho toàn bộ người dùng, nhà nghiên cứu nhằm minh bạch tối đa thuật toán.
Người phát ngôn của Meta tiết lộ trong vài tuần tới, họ sẽ bắt đầu triển khai bộ công cụ mới dành cho các nhà nghiên cứu, trong đó có Thư viện nội dung Meta và API.
Thư viện gồm dữ liệu từ các bài đăng, trang, nhóm và sự kiện công khai trên mạng xã hội Facebook. Dữ liệu từ Thư viện có thể được tìm kiếm, khám phá và lọc trên giao diện đồ họa người dùng hoặc thông qua API lập trình.
Về cơ bản, sự bùng nổ của AI trong thời gian qua đã thu hút sự chú ý lớn của cơ quan quản lý khắp thế giới. Nhiều người lo ngại các nền tảng lớn như Meta dùng AI để thu thập, quản lý, sử dụng dữ liệu cá nhân của người dùng.
Sau bài học quản lý sai dữ liệu người dùng trong vụ bê bối Cambridge Analytica, CEO Meta Mark Zuckerberg có thể đang muốn chủ động hơn trong việc minh bạch hoạt động với người dùng và cơ quan quản lý.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cũng tương tự như bất kỳ nền tảng mạng xã hội nào khác, LinkedIn cũng thường xuyên cập nhật mới thuật toán để phù hợp với bối cảnh mới, cùng MarketingTrips khám phá những thay đổi trong thuật toán của LinkedIn trong bài viết này.
LinkedIn thay đổi thuật toán: Đây là cách LinkedIn đánh giá bài đăng
Để mở đầu cho những cập nhật thuật toán mới của LinkedIn, Dan Roth, người đứng đầu bộ phận biên tập của LinkedIn cho biết: “Khi mọi thứ trở nên lan truyền (Viral) trên LinkedIn, đó thường là dấu hiệu cho chúng tôi biết rằng chúng tôi cần xem xét lại cách chúng tôi phân phối nội dung trên nền tảng.”
Với các thuật toán được cập nhật mới, trong khi có một số nội dung sẽ được ưu tiên hơn, một số nội dung khác sẽ có ít cơ hội được hiển thị hơn, thậm chí là được liệt kê vào nhóm nội dung vi phạm.
Một số nội dung về thuật toán mới của LinkedIn sẽ được MarketingTrips đề cập trong bài bai gồm:
Những thay đổi lớn trong nguồn cấp dữ liệu (News Feed) của LinkedIn.
Làm thế nào bài đăng của doanh nghiệp hay nhà sáng tạo có thể được chú ý nhiều hơn.
Tại sao thuật toán của LinkedIn lại tìm cách hạn chế các kiểu nội dung lan truyền.
Những ưu tiên mới trong thuật toán đề xuất và phân phối nội dung của LinkedIn.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Thuật toán mới của LinkedIn đang tìm cách giải quyết vấn đề gì?
Về tổng thể, lượng người dùng của mạng xã hội LinkedIn vẫn không ngừng tăng trưởng trong những năm gần đây. Lượng nội dung được chia sẻ tăng 42% mỗi năm, nội dung được xem tăng 27% và hiện cứ mỗi 1 giây có 3 người dùng đăng ký mới ứng dụng.
Trong suốt thời kỳ đại dịch, các bài đăng trên LinkedIn của mọi người trở nên cá nhân hơn nhiều. Thay vì các bài đăng chỉ nói về công việc hay chuyện công sở như trước kia, các nội dung giờ đây bao gồm cả về nhà cửa, quan điểm sống, hình ảnh gia đình, cuộc sống cá nhân và hơn thế nữa.
Bên cạnh đó, không ít người dùng hiện đang tìm cách để đánh lừa thuật toán với mục tiêu có nhiều lượt thích (Like) hơn, nhiều người theo dõi (Follower) hơn hay có nhiều tương tác hơn với các bài đăng hơn.
Như là điều tất yếu, người người dùng chuyên nghiệp trên LinkedIn đang phàn nàn về cách họ trải nghiệm nền tảng, họ muốn LinkedIn là LinkeIn trước kia, là nền tảng thiên về yếu tố chuyên môn, công việc, mạng lưới chia sẻ của các chuyên gia, học tập kỹ năng và hơn thế nữa.
Đứng trước bối cảnh này, LinkedIn đang tìm cách thay đổi thuật toán của mình nhiều hơn, thay vì ưu tiên các nội dung “có vẻ được lan truyền”, LinkeIn tập trung vào tính hữu ích và chuyên nghiệp vốn có.
Thuật toán của LinkedIn sẽ hướng đến những thay đổi trên nguồn cấp dữ liệu (News Feed).
1. Nếu bạn đăng bài trên LinkedIn, những người theo dõi bạn sẽ có nhiều khả năng hơn để thấy bài đăng của bạn.
Theo LinkedIn, người dùng LinkedIn cho biết rằng họ thấy có giá trị nhất khi nội dung được đăng dựa trên kiến thức và lời khuyên, và họ cũng thấy nó có giá trị nhất khi nội dung đó đến từ những người họ biết và quan tâm.
2. Các bài đăng chia sẻ “kiến thức và lời khuyên” sẽ được ưu tiên nhiều hơn trên toàn nền tảng.
Thuật toán mới của LinkedIn hiện đang đánh giá liệu một bài đăng nào đó có chứa kiến thức và lời khuyên hay không, sau đó nền tảng sẽ ưu tiên hiển thị bài đăng đó cho những người dùng khác muốn tìm kiếm những thông tin phù hợp và hữu ích.
Mục tiêu chính của LinkedIn không phải là “đẩy” các bài đăng có nhiều tương tác, thay vào đó sẽ hướng tới việc giúp các thành viên trên nền tảng làm việc hiệu quả hơn và thành công hơn từ những kiến thức và thông tin có giá trị.
‘Kiến thức và lời khuyên’ là kim chỉ nam trong thuật toán mới của LinkedIn.
Được xem là điểm mới trong thuật toán, đây là điều khiến LinkedIn khác biệt với các nền tảng mạng xã hội khác, nếu thuật toán của TikTok về bản chất là ưu tiên các nội dung có nhiều tương tác (nhiều view), LinkedIn là hướng đến yếu tố giá trị và kiến thức.
Một câu hỏi được đặt ra là, làm thế nào LinkedIn có thể xác định được một bài đăng nào đó là có chứa kiến thức và lời khuyên hay làm thế nào để kiểm chứng các kiến thức và lời khuyên đó là có tính xác thực.
Trong khi LinkedIn không đưa ra chính xác cách hệ thống đánh giá và phân phối nội dung (cũng tương tự như cách Google nói về thuật toán xếp hạng trên trang kết quả tìm kiếm, mọi thứ chưa bao giờ là rõ ràng), dưới đây là một số điểm chính mà LinkedIn sử dụng:
1. Bài đăng hướng đến một nhóm đối tượng độc giả riêng biệt.
Theo giải thích của LinkedIn, sẽ khó có một loại nội dung nào là phù hợp với tất cả mọi người, với từng bài đăng nhất định, hệ thống của LinkedIn sẽ đánh giá xem nội dung có trong bài đăng thực sự liên quan đến ai?
Nếu bạn đăng về hình ảnh gia đình, có thể nó chỉ hợp với những người thân quen của bạn, họ hàng hay người thân của bạn. Hoặc nếu bạn đăng về Marketing, tất cả những ai quan tâm đến marketing đều có thể được tiếp cận.
Lời khuyên dành cho những nhà sáng tạo nội dung hay thương hiệu là, hãy nghĩ xem bạn có thể cung cấp loại kiến thức nào để giúp đỡ mọi người. Đó là cách bạn có thể tự giúp nội dung của mình được đẩy đi và tiếp cận đúng đối tượng.
2. Ai là tác giả của các bài đăng.
Khi bạn đăng nội dung nào đó lên LinkedIn, thuật toán của LinkedIn hiện không chỉ đánh giá giá trị hay nội dung của các bài đăng của bạn.
Nó cũng sẽ đánh giá cả những người viết ra nó, liệu bạn có phải là người có chuyên môn hay sự uy tín về các chủ đề bạn viết hay không?
Nếu bạn không phải là một chuyên gia về tuyển dụng, vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đăng trên LinkedIn về cách trở thành một nhà tuyển dụng thành công? Rõ ràng người dùng của LinkedIn không có bất cứ cơ sở nào để có thể tin tưởng về những nội dung từ người này.
3. Bài đăng có “những bình luận có ý nghĩa.”
Trước đây, thuật toán của LinkedIn sẽ ưu tiên cho các bài đăng có nhiều bình luận (số lượng tương tác). Kết quả là, một số người dùng đã lợi dụng điều này để bài đăng của họ được đẩy đi xa hơn, được “Viral” hơn.
Cũng chính bởi vậy, LinkedIn hiện sẽ tìm cách để ngăn chặn điều này trên nền tảng.
Giờ đây, LinkedIn sẽ ưu tiên cho những bài đăng nhận được cái mà nền tảng gọi là “những bình luận có ý nghĩa”. Điều này có nghĩa là mọi bình luận kiểu “tuyệt vời!” hoặc “rất đúng!” sẽ trở nên vô giá trị — thay vào đó nội dung được viết trong bình luận mới là yếu tố đóng vai trò chính.
LinkedIn cũng đang đánh giá xem những người bình luận này là ai, họ là những tài khoản mới, có ít kết nối (connections) hay là những chuyên gia trong các lĩnh vực cụ thể nào đó.
Bạn cứ hình dung thế này, nếu dưới một bài đăng về chủ đề quảng cáo, việc nhiều bình luận đến từ các chuyên gia trong ngành quảng cáo sẽ là một dấu hiệu tích cực để thuật toán đánh giá.
Việc người đăng bài thường xuyên trả lời các nhận xét về bài đăng của họ cũng là một dấu hiệu tích cực và có thể khiến bài đăng được chú ý nhiều hơn.
4. Thuật toán của LinkedIn cũng sẽ ưu tiên các bài đăng có chứa một góc nhìn hay nhận thức mới mẻ.
LinkedIn hiện đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phân loại các bài đăng thành các danh mục khác nhau — chẳng hạn như bao gồm việc liệu bài đăng đó có chứa ý kiến và/hoặc lời khuyên hữu ích hay không.
Liệu nó đang cung cấp những thông tin chung chung vốn đã xuất hiện nhiều nơi hay là đưa ra những góc nhìn mới mẻ về một chủ đề nào đó, kèm với đó là những bài học hay lời khuyên có giá trị.
Nếu bạn đăng một tấm hình quảng cáo cũ, LinkedIn sẽ hiển thị nó cho ít người hơn. Nhưng nếu bạn đính kèm với nó là những chia sẻ mới đầy thú vị, mọi thứ có thể sẽ khác.
Về bản chất, LinkedIn thực sự đang đánh giá cao khả năng tự do sáng tạo và yếu tố cá tính (nhân cách) của người dùng.
LinkedIn có quan điểm như thế nào về cái gọi là bài đăng chất lượng?
Với hầu hết những người dùng mạng xã hội (bao gồm cả cá nhân và tổ chức), họ đa phần muốn có nhiều lượt thích và theo dõi hơn, nhiều tương tác hơn. Họ coi đó là một công cụ để xây dựng thương hiệu và thúc đẩy hiệu suất kinh doanh.
Tuy nhiên, LinkedIn lại muốn người dùng nghĩ khác đi. Thay vì phải tiếp cận nhiều người, bạn nên tập trung vào đúng người và đúng giá trị.
Đó cũng là lý do chính tại sao, hệ thống hay thuật toán của LinkedIn sẽ không ưu tiên cho cái gọi là “lan truyền” hay cả việc ưu tiên cho các bài đăng có nhiều lượt tương tác.
LinkedIn muốn người dùng xem đây là nơi họ có thể được học thêm nhiều thứ mới, thiết lập những mối quan hệ chuyên nghiệp hơn là các cuộc trò chuyện cá nhân hay “đánh bóng tên tuổi” từ các lượt tương tác vốn không mang lại nhiều ý nghĩa đích thực.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cổ đông của Alphabet yêu cầu Google minh bạch về AI (trí tuệ nhân tạo) và các thuật toán đề xuất nội dung, nhưng công ty này từ chối.
Google từ chối việc minh bạch hoá thuật toán đề xuất nội dung
Cổ đông của Alphabet yêu cầu Google minh bạch về AI (trí tuệ nhân tạo) và các thuật toán đề xuất nội dung, nhưng công ty này từ chối.
Yêu cầu được quỹ Trillium Asset Management, cổ đông của Alphabet, đưa ra tại cuộc họp thường niên năm 2023 do công ty mẹ của Google tổ chức tuần này.
Trillium nêu ra những lo ngại về cách thuật toáncó thể dẫn đến những kết quả nguy hiểm trong những lĩnh vực như tư pháp, y học.
Ví dụ năm 2019, một điều tra từng cho thấy thuật toán đề xuất nội dung trên YouTube của Google đã làm thúc đẩy tính cực đoan liên quan đến một cuộc bạo động tại New Zealand.
“Trách nhiệm giải trình và tính minh bạch trong trí tuệ nhân tạo là điều cần thiết để biết liệu công nghệ này có an toàn cho xã hội”, Trillium lập luận.
Cổ đông này đang sở hữu 135 triệu USD cổ phiếu của công ty. Năm ngoái, quỹ cũng đưa ra yêu cầu tương tự với Alphabet, trước khi cơn sốt ChatGPT nổi lên.
Tuy nhiên, Google phản đối yêu cầu trên. Hãng khẳng định đã tiết lộ thông tin về thuật toán của mình một cách công khai trên website, như thông tin về cách thuật toán YouTube sắp xếp nội dung.
Tuy nhiên, với các thuật toán độc quyền, đây là nền tảng cho các hoạt động kinh doanh của công ty và ngoài ra, chúng có thể bị lạm dụng nếu rơi vào tay kẻ xấu.
“Bất kỳ việc xem xét nào về tính minh bạch của thuật toán cũng cần tính đến các rủi ro nghiêm trọng mà thông tin có thể bị khai thác bởi kẻ xấu, quyền riêng tư của người dùng có thể bị ảnh hưởng và thông tin nhạy cảm về mặt thương mại có thể bị lộ”, Google giải thích lý do phản đối.
CEO Google Sundar Pichai đánh giá AI sẽ có khả năng tác động đến mọi lĩnh vực, bao gồm y tế và công ty đang tiếp cận AI một cách có trách nhiệm.
“Chúng tôi đã trải qua 7 năm trong hành trình của một công ty AI-first (ưu tiên AI) và đã làm việc trong thời gian dài để đưa AI vào các sản phẩm của mình, để làm cho chúng trở nên hữu ích hơn”, Pichai nói.
Yêu cầu minh bạch được Trillium được nêu ra trong bối cảnh các công nghệ AI gây nhiều lo ngại với giới công nghệ.
Hồi tháng 5, một trong những người tiên phong về AI Geoffrey Hinton đã rời Google và đưa ra cảnh báo công khai về sự nguy hiểm của các chatbot dựa trên AI thế hệ mới.
Trước đó, năm 2020, Timnit Gebru, lãnh đạo nhóm AI của Google, cũng bị sa thải sau khi phát hiện các thuật toán của Google tồn tại sự phân biệt giới tính và phân biệt chủng tộc.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Mạng xã hội TikTok sẽ sớm cấp cho Oracle quyền truy cập đầy đủ vào mã nguồn, thuật toán và tài liệu kiểm duyệt nội dung nhằm giảm bớt những lo ngại về an ninh quốc gia tại Mỹ.
TikTok sẽ cung cấp thuật toán và các tài liệu kiểm duyệt nội dung cho Oracle
Gã khổng lồ công nghệ Oracle cũng sẽ bắt đầu giám sát các máy chủ lưu trữ dữ liệu từ người dùng TikTok tại Mỹ, theo một tuyên bố từ công ty này.
Những động thái này thuộc Dự án Texas của TikTok, kế hoạch hướng tới mục tiêu “cách ly” dữ liệu của người dùng Mỹ trong một môi trường an toàn và cho phép các đối tác như Oracle đánh giá các rủi ro bảo mật.
Kế hoạch này của TikTok nhằm giảm bớt sự chỉ trích từ các nhà hoạch định chính sách. Có lo ngại rằng vì TikTok thuộc quyền sở hữu của một công ty công nghệ Trung Quốc là ByteDance Ltd., mạng xã hội video ngắn sẽ là “cửa sổ” cho chính phủ Trung Quốc gây ảnh hưởng hoặc thu thập dữ liệu.
Ở Mỹ, TikTok đang có nguy cơ gặp phải các lện cấm hoặc hạn chế sử dụng ở cấp liên bang và cấp tiểu bang vì lo ngại an ninh quốc gia.
“Nhiều cấu phần chính của Dự án Texas đã đi vào hoạt động và chúng tôi sẽ tiếp tục đưa nhiều phần hơn vào hoạt động trong những tuần và tháng tới”, TikTok cho biết. Oracle bắt đầu kiểm tra các phần mã nguồn của TikTok trong khu vực gọi là Trung tâm minh bạch chuyên dụng, được thiết lập vào đầu năm nay.
“Cả TikTok và Oracle đều đang tiếp tục làm việc để hướng tới một giải pháp với chính phủ Mỹ”, TikTok cho biết. “Oracle sẽ liên tục giám sát, đồng thời đảm bảo người dùng Hoa Kỳ có trải nghiệm không bị gián đoạn”.
TikTok đã cung cấp thông tin chi tiết về thỏa thuận với Oracle sau khi Bloomberg đưa tin rằng Oracle vẫn chưa bắt tay vào các cấu phần quan trọng nhất của Dự án Texas, đánh giá chuyên sâu mã nguồn và cập nhật cửa hàng ứng dụng.
Theo The Information, các nhân viên của Oracle chỉ có quyền truy cập hạn chế vào mã nguồn của TikTok, không được xem xét toàn diện, thuật toán của TikTok hoặc phương pháp kiểm duyệt nội dung của nền tảng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Việc yêu cầu TikTok cung cấp cách hoạt động của thuật toán nhằm kiểm tra việc thu thập dữ liệu người dùng Việt Nam và phát tán nội dung độc hại của nền tảng.
Việt Nam yêu cầu TikTok cung cấp cách hoạt động của thuật toán
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TTTT) Nguyễn Mạnh Hùng vừa báo cáo trước Quốc hội về kết quả thực hiện các vấn đề Quốc hội chất vấn liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông vào tháng 11/2022.
Trong vấn đề quản lý các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới, báo cáo của Bộ cho biết Bộ đã nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về các giải pháp quản lý thuật toán của các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới, đặc biệt là thuật toán của TikTok, để đề xuất các giải pháp tại Việt Nam, bao gồm yêu cầu nền tảng cung cấp các thuật toán gợi ý nội dung cho Chính phủ để giám sát việc thu thập dữ liệu, chống gây nghiện, điều hướng thông tin đến người dùng.
Ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT) cho biết trong đợt thanh tra TikTok sắp tới từ ngày 15/5, mạng xã hội này sẽ phải giải thích tại sao những nội dung nhất định được phân phối đến người dùng mà không phải nội dung khác. “Tại sao những nội dung độc hại lại được tạo thành xu hướng, đó là yêu cầu về quản lý thuật toán”, ông Tự Do cho biết.
Báo cáo của Bộ TTTT trước Quốc hội cho biết Bộ đã yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội xuyên biên giới như Facebook, Google, TikTok chặn gỡ hàng chục nghìn nội dung vi phạm pháp luật. Trong đó, TikTok gỡ 323 đường link vi phạm, khóa 47 tài khoản, kênh thường xuyên đăng tải nội dung xấu độc.
Tuy nhiên khó khăn của cơ quan quản lý là có nhiều phương thức cung cấp nội dung mới, chẳng hạn như livestream, nội dung phát tán nhanh, mức độ ảnh hưởng lớn trong khi quy trình yêu cầu chặn gỡ mất nhiều thời gian, đại diện Bộ TTTT cho biết.
Ngoài ra cơ quan quản lý chưa có công cụ để chủ động rà quét phát hiện các vi phạm, đặc biệt là dạng video ngắn, phân phối cá nhân hóa đến từng tài khoản, theo ông Tự Do.
“Với lượng thông tin khổng lồ sản sinh mỗi ngày trên các nền tảng như TikTok, nếu các mạng xã hội đối phó, không hợp tác chủ động chặn lọc triệt để bằng các thuật toán thì những việc chặn gỡ nội dung vi phạm sẽ kém hiệu quả”, theo đại diện Cục PTTH&TTĐT.
TikTok sẽ bị kiểm tra từ ngày 15/5 với đoàn kiểm tra gồm Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng cục Thuế, Bộ Công thương.
Theo ghi nhận của Cục PTTH&TTĐT, các vi phạm đến nay của nền tảng này bao gồm sử dụng thuật toán phân phối nội dung tự động phát tán những nội dung độc hại, phản cảm, không có biện pháp ngăn chặn hoạt động kinh doanh hàng giả, hàng nhái.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google vừa thông báo sẽ cập nhật thuật toán Google Helpful Content (thuật toán nội dung hữu ích của Google) mới trong năm 2023 trong những tuần tới. Bên dưới là những ghi nhận của MarketingTrips theo các cập nhật được thay đổi mới đây từ Google về thuật toán Google 2023.
Google cập nhật thuật toán Helpful Content 2023
Google theo đó sẽ ra mắt bản cập nhật mới cho thuật toán nội dung hữu ích 2023 mới (Google Helpful Content 2023) trong những tuần tới.
Bản cập nhật này sẽ cho phép Google Tìm kiếm (Google Search) “hiểu sâu hơn về những nội dung được tạo ra từ những cá nhân hoặc chuyên gia”.
Thuật toán Google Helpful Content là gì?
Được giới thiệu lần đầu năm 2022, Google HelpfulContent hay Hệ thống nội dung hữu ích của Google được thiết kế để “thưởng” cho các website có chất lượng nội dung tốt, những nội dung được tạo cho người dùng thay vì cho các công cụ tìm kiếm.
Mục đích của thuật toán Google Helpful Content là thúc đẩy những giá trị nội dung riêng biệt (Unique Content), thay vì là những nội dung tương tự như trên các website khác.
Cũng tương tự như các bản cập nhật thuật toán khác, Google không cung cấp chi tiết về cách thức hoạt động của thuật toán để tránh việc bị lạm dụng bởi những người làm SEO hay những nhà quản trị web.
Thuật toán Google Helpful Content 2023 có gì mới?
Theo Google:
“Chúng tôi đang tìm cách cải thiện cách chúng tôi xếp hạng kết quả trên các trang tìm kiếm (SERPs), trong đó tập trung nhiều hơn vào những nội dung có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm riêng biệt.
Chúng tôi sẽ tung ra một bản cập nhật thuật toán mới cho hệ thống này với mục tiêu là hiểu sâu hơn những nội dung được tạo ra từ những quan điểm cá nhân và chuyên gia, cho phép chúng tôi xếp hạng nhiều hơn các thông tin hữu ích trên công cụ tìm kiếm.”
Google Helpful Content 2023 là thuật toán nhắm mục tiêu cụ thể đến việc trừng phạt những “nội dung được tạo ra dường như chỉ để có được thứ hạng tốt trên các công cụ tìm kiếm hơn là để cung cấp những thông tin có giá trị cho người dùng.”
Thuật toán nội dung hữu ích của Google là kết quả của việc khi có ngày càng nhiều người tìm kiếm cảm thấy thất vọng khi họ truy cập vào các website không hữu ích nhưng lại được xếp hạng tốt trên trang tìm kiếm.
Những nội dung này được viết chủ yếu cho mục đích xếp hạng (Ranking), đó là loại nội dung mà bạn có thể gọi là “nội dung ưu tiên công cụ tìm kiếm” hoặc “nội dung SEO”.
Google Helpful Content 2023 sẽ tiếp tục xử phạt các website này đồng thời ưu ái nhiều hơn cho các website có nội dung chất lượng và riêng biệt (Nội dung gốc – Original Content).
Theo Google, nhiều website sẽ chứng kiến sự thay đổi về lưu lượng truy cập tự nhiên (organic traffic) trong những tuần và tháng tới.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong một báo cáo mới được công bố, Google đã chia sẻ về thuật toán chống Spam của mình trong 2023, đồng thời nêu bật cách hệ thống máy học của SpamBrain đã phát triển theo thời gian.
Google SpamBrain 2023: Google cập nhật thuật toán chống Spam
Báo cáo chống spam hàng năm của Google là báo cáo nêu bật tất cả các cách mà hệ thống chống nội dung rác của Google là SpamBrain hoạt động.
SpamBrain của Google là gì?
SpamBrain là tên mà Google đặt cho hệ thống máy học (machine learning) của Google chuyên được sử dụng để phát hiện các nội dung không mong muốn (nội dung rác) thông qua nhiều thuật toán xử lý khác nhau.
Công nghệ máy học hay học máy là một dạng trí tuệ nhân tạo (AI) sử dụng dữ liệu (Data) để liên tục học hỏi, thứ có thể giúp nó ngày càng thành trở nên thành thạo hơn với các nhiệm vụ mà nó được thiết kế (được đào tạo).
SpamBrain còn được xem là trung tâm của các sáng kiến mới với mục tiêu ngăn chặn nội dung rác trên công cụ tìm kiếm.
Google cập nhật các cải tiến mới đối với SpamBrain.
Theo thông tin từ Google, hệ thống phát hiện tin rác của SpamBrain đã phát hiện ra các website có chứa nội dung rác cao hơn 500% so với năm trước.
Nhiều thuật toán đào tạo bổ sung đã giúp tăng đến 10 lần khả năng của SpamBrain trong việc xác định các website gian lận.
Phát hiện các liên kết Spam (Link Spam).
Báo cáo cũng lưu ý rằng, nhờ vào khả năng học hỏi của SpamBrain, hệ thống đã phát hiện ra các website có chứa các liên kết rác nhiều hơn gấp 50 lần so với năm trước.
“Nhờ khả năng học hỏi liên tục của SpamBrain, chúng tôi đã phát hiện các trang web có liên kết rác nhiều hơn 50 lần so với bản cập nhật liên kết rác trước đó.”
SpamBrain có khả năng phát hiện tin rác tại thời điểm thu thập dữ liệu (Indexing).
Một sự thật thú vị về thuật toán chống Spam của Google, SpamBrain, là cách hệ thống xác định nội dung rác tại thời điểm thu thập dữ liệu.
Nếu một Trang (webpage) được thu thập dữ liệu bị phát hiện là spam, trang đó sẽ bị chặn ngay lập tức khỏi công cụ tìm kiếm, ngăn không cho trang đó được xếp hạng trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs).
Theo Google:
“…chúng tôi có các hệ thống có thể phát hiện nội dung rác khi chúng tôi thu thập dữ liệu các trang hoặc nội dung (Content) khác.
Hệ thống sẽ tự động truy cập nội dung và đánh giá xem liệu nội dung đó có đủ điều kiện để xuất hiện trên trang tìm kiếm hay không. Một số nội dung bị phát hiện là spam sẽ không được thêm vào chỉ mục.
Các hệ thống này cũng hoạt động đối với các nội dung mà chúng tôi khám phá được thông qua sơ đồ trang web (sitemap) và Google Search Console.
Bằng cách sử dụng AI, chúng tôi có thể xác định chính xác các dấu hiệu đáng ngờ và ngăn các URL spam xâm nhập vào hệ thống tìm kiếm.”
Hệ thống bảo vệ đa ngôn ngữ.
Một điều mới mẻ đối với SpamBrain của Google là hệ thống nhận diện lừa đảo (Scam) đa ngôn ngữ, điều này có thể giúp giảm đến 50% số lần nhấp vào các website lừa đảo so với năm trước.
Ở khía cạnh nội dung Spam (Spam Content), Google cho biết hệ thống hiện đang tập trung vào việc phát hiện các liên kết spam, xác định các website rác và khả năng phát hiện nội dung spam ngay khi thu thập dữ liệu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cơ quan quản lý vừa công bố những vi phạm của mạng xã hội TikTok tại Việt Nam, theo đó TikTok vi phạm cả về hoạt động kiểm soát nội dung, thuật toán phân phối, cũng như các biện pháp quản lý hoạt động kinh doanh trên nền tảng.
Công bố những vi phạm của TikTok tại Việt Nam
Trong buổi họp báo chiều 6/4, đại diện Cục Phát thanh Truyền hình & Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT), thuộc Bộ Thông tin & Truyền thông đã chia sẻ chi tiết những vi phạm của TikTok tại Việt Nam và kế hoạch kiểm tra, xử lý nền tảng này trong thời gian tới.
Nhiều vi phạm xuất phát từ thuật toán.
Theo đại diện Cục PTTH&TTĐT, 6 sai phạm của TikTok tại Việt Nam bao gồm:
1. Không có biện pháp kiểm soát hiệu quả những nội dung vi phạm liên quan đến chính trị, chống phá Đảng, Nhà nước; tin giả; nội dung nhảm nhí, độc hại, thậm chí là gây nguy hiểm với trẻ em.
2. Sử dụng thuật toán phân phối nội dung tự động để tạo xu hướng (trend) nhằm phát tán những nội dung giật tít, câu view, bất chấp đó là nội dung độc hại, phản cảm, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng và giới trẻ.
3. Không có biện pháp kiểm soát hiệu quả để ngăn chặn hoạt động kinh doanh, buôn bán, quảng cáo hàng giả, hàng nhái….
4. Không quản lý hoạt động của các idol TikTok, nhiều idol TikTok có xu hướng sản xuất những nội dung nhảm nhí, thiếu văn hóa để nhắm vào sự hiếu kỳ của người xem, thậm chí còn tạo trend để thu lời từ những nội dung này.
5. Không có biện pháp kiểm soát hiệu quả các nội dung vi phạm bản quyền, đặc biệt là các nội dung trích từ phim.
6. Không có biện pháp quản lý để người dùng tự ý sử dụng hình ảnh riêng tư, cá nhân của người khác để tung tin giả, hoặc bôi nhọ, xúc phạm người khác.
“Việc TikTok sử dụng thuật toán phân phối nội dung rất rộng ảnh hưởng tới người xem, mạng xã hội”, đại diện Cục PTTH&TTĐT nhận định.
Thuật toán của TikTok được nhiều nhà nghiên cứu, chính phủ nhiều nước chỉ ra là có tính gây nghiện. Ngoài ra, thuật toán này còn tạo ra những trào lưu nguy hiểm, đánh vào thị hiếu, tác động và ảnh hưởng tới người dùng nói chung.
Theo đại diện Cục, hệ lụy lớn nhất từ sự quản lý lỏng lẻo của TikTok là khiến nền tảng tràn lan tin giả, tin sai sự thật. Các trào lưu được nền tảng này khuyến khích đánh vào thị hiếu, tác động và ảnh hưởng tới người dùng nói chung.
Đối với các trào lưu, Cục đã tổng hợp rất nhiều nội dung vi phạm, như thử thách đưa đầu vào ống sau trường hợp của bé Hạo Nam, hay trend nhảy vào trước đầu xe tải, ôtô.
“TikTok dường như bỏ qua, không coi đó là một trào lưu nguy hiểm”, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT nhận định.
Ngoài ra, gần đây những nội dung lệch lạc, xuyên tạc về lịch sử, văn hóa Việt Nam cũng xuất hiện rất nhiều trên TikTok, gần như tự cho mình quyền viết lại lịch sử trên nền tảng này.
Sẽ kiểm tra cả thuật toán của TikTok.
Đại diện Cục khẳng định trong quá trình kiểm tra sắp tới, sẽ có cả quy trình kiểm tra thuật toán của TikTok như cách thức, quy trình, thuật toán phân phối ra sao, tại sao nội dung gây hại thành trào lưu như vậy.
Về các biện pháp đã thực thi, Cục cho biết đang phối hợp với các bộ, ngành để kiểm soát về vấn đề kinh tế, kỹ thuật. Cụ thể, có thể kiểm soát các hoạt động kinh doanh trên TikTok, hay chặn truy cập về mặt kỹ thuật.
Đại diện Cục PTTH&TTĐT cũng cho biết một khó khăn là các biện pháp kỹ thuật để rà quét nội dung xấu, độc khó áp dụng trên nền tảng video như TikTok. Thuật toán được coi như một cách “lách” công cụ rà quét, khiến công tác xử lý lâu hơn.
“Với lượng thông tin khổng lồ sản sinh mỗi ngày trên các nền tảng như TikTok, nếu các mạng xã hội đối phó, không hợp tác chủ động chặn lọc triệt để bằng các thuật toán thì những việc chặn gỡ nội dung vi phạm sẽ kém hiệu quả”, đại diện Cục cho biết.
Về kế hoạch trong thời gian tới, cơ quan này cho biết sẽ có nhiều biện pháp xử lý theo các quy định tại Nghị định 72/2013 và Nghị định 70/2021.
Bên cạnh đó, Cục PTTH&TTĐT nhận định không chỉ TikTok, các nền tảng khác như Reels của Facebook hay Shorts của YouTube cũng có rất nhiều nội dung vi phạm. Việc thanh tra TikTok tại Việt Nam sẽ được thực hiện trong tháng 5.
Sau đợt kiểm tra, đoàn kiểm tra sẽ đánh giá toàn diện việc chấp hành của TikTok để có hướng xử lý căn cơ, triệt để hơn chứ không chỉ dừng ở gỡ bỏ nội dung vi phạm. Cục cũng sẽ đầu tư phát triển công cụ mới nhằm rà quét hình ảnh, video hiệu quả hơn.
Trả lời vấn đề có cân nhắc cấm TikTok tại Việt Nam không, Đại diện Cục PTTH&TTĐT cho biết các nền tảng xuyên biên giới nếu không tuân thủ pháp luật Việt Nam sẽ không được hoạt động.
“Chúng ta đang tìm cách đưa tin giả về mức kiểm soát được. Không thể tạo ra môi trường hoàn toàn không có tin giả, nhưng làm sao để làm giảm được ở mức chấp nhận được để giữ trật tự, an toàn xã hội”, đại diện Cục PTTH&TTĐT cho biết.
Đại diện TikTok cho biết đã nhận được thông báo từ Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử về việc sẽ có Đoàn kiểm tra liên ngành theo kế hoạch, gồm Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng cục Thuế, Bộ Công thương, trong quý II.
Đại diện TikTok tại Việt Nam cho rằng công ty đã có những đóng góp đối với sự phát triển của đất nước trong hơn 4 năm hoạt động tại Việt Nam, và sẽ lắng nghe các góp ý từ Chính phủ để có thể hoạt động tốt hơn trong tương lai.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google vừa chia sẻ một số cách để nhận diện nguyên nhân khi traffic hay lưu lượng truy cập của website sụt giảm, kèm với đó là các phương pháp phân tích.
Tại sao traffic của website sụt giảm? Nguyên nhân và Phân tích
Với những người làm digital marketing, SEO, Content Marketing, hay với các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến, việc website đột ngột giảm traffic có thể là một vấn đề lớn, để giải quyết vấn đề này, Google vừa cập nhật một số lý do chính mà người dùng có thể sử dụng để kiểm tra website của mình.
Những lý do chính khiến lưu lượng truy cập tự nhiên (organic traffic) của website sụt giảm.
Trong khi trong thực tế có rất nhiều lý do khác nhau cả chủ quan lẫn khách quan có thể khiến traffic của website sụt giảm, dưới đây là những lý do thường gặp nhất:
Sự cố kỹ thuật: Với những ai từng làm các công việc liên quan đến quản trị website, các lỗi như ngăn Google thu thập dữ liệu, lập chỉ mục (Index) hoặc server của website bị treo khiến người dùng không thể truy cập là điều không có gì mới. Đây có thể là các vấn đề kỹ thuật ở cấp độ website hoặc cấp độ trang (webpage).
Website vi phạm chính sách (bị phạt): Nếu một website hay webpage nào đó không tuân theo nguyên tắc của Google, vi phạm chính sách về nội dung (content), thì một số trang hoặc toàn bộ website có thể ít được hiển thị hơn hoặc hiển thị với vị trí thấp hơn trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs). Website ít được hiển thị hơn với vị trí thấp hơn hiển nhiên sẽ kéo traffic của website giảm xuống.
Cập nhật thuật toán: Với các công cụ tìm kiếm như Google, các thuật toán xếp hạng sẽ liên tục được cập nhật, thường là theo tháng. Sau mỗi lần cập nhật, lượng traffic của các website sẽ thay đổi đáng kể, có thể tăng hoặc cũng có thể là giảm. Cái khó nhất là Google không bao giờ chia sẻ cụ thể về cách công cụ tìm kiếm đánh giá hay ưu tiên xếp hạng nội dung.
Gián đoạn sở thích tìm kiếm: Vào những bối cảnh khác nhau, người dùng quan tâm và tìm kiếm những từ khoá khác nhau, và sở thích hay hành vi này thường xuyên thay đổi. Nếu các từ khoá dù là website của bạn có thứ hạng cao tuy nhiên điều đó cũng không có ý nghĩa gì nếu không có ai tìm kiếm nó.
Hiệu ứng theo mùa: Các biến động tìm kiếm cũng thay đổi theo các sự kiện đặc biệt, kỳ nghỉ hoặc ngày lễ. Traffic của website có thể tăng hoặc giảm theo điều này.
Lỗi báo cáo: Trong không ít các trường hợp, báo cáo từ các công cụ phân tích web như Google Analytics hay Google Search Console hiển thị sai kết quả.
Phân tích sự sụt giảm traffic bằng cách sử dụng Báo cáo hiệu suất của Google Search Console.
Báo cáo Hiệu suất của Google Search Console (Search Console Performance report) là một công cụ hiệu quả để hiểu về các biến động liên quan đến traffic hay lưu lượng truy cập của website.
Để truy cập Báo cáo hiệu suất trong Google Search Console, hãy làm theo các bước đơn giản như bên dưới:
Đăng nhập vào trang web Google Search Console tại search.google.com/search-console.
Sổ chọn website mà bạn muốn phân tích.
Trong thanh menu bên trái, nhấp vào tab “Hiệu suất” (Performance).
Tại mục báo cáo này, các số liệu như số lần hiển thị, tổng số lần nhấp (click), tỷ lệ nhấp (CTR) trung bình hay vị trí trung bình cho từ khoá và website cũng được thể hiện rõ.
Dưới đây là một số cách mà Google gợi ý bạn nên thử:
Mở rộng phạm vi ngày phân tích để có thể dễ nhận diện được bối cảnh và xu hướng.
So sánh khoảng thời gian giảm với khoảng thời gian tương tự (ví dụ: cùng tháng năm trước hoặc cùng ngày tuần trước) để xác định chính xác các thay đổi.
Khám phá tất cả các thông số phân tích như quốc gia, vị trí hay thiết bị để có thể hiểu sâu hơn về vấn đề, traffic tăng hoặc giảm.
Phân tích các loại tìm kiếm khác nhau một cách riêng biệt để biết liệu mức giảm có bị giới hạn ở phần Tìm kiếm, Google Hình ảnh, Video hay Tin tức hay không.
Sử dụng Google Trends để phân tích xu hướng ngành.
Google Trends hay Google Xu hướng là công cụ cung cấp những thông tin chuyên sâu về web, hình ảnh, tin tức, mua sắm và xu hướng tìm kiếm trên YouTube.
Dưới đây là những gì Google khuyên bạn:
Phân tích các xu hướng chung trong ngành hoặc quốc gia để xác định những thay đổi trong hành vi của người dùng hoặc các sản phẩm cạnh tranh trên thị trường.
Phân khúc dữ liệu theo quốc gia và danh mục để có thêm insight phù hợp hơn về đối tượng mục tiêu của website.
Kiểm tra yếu tố mùa vụ hay xu hướng của các từ khoá tìm kiếm của website.
Tóm tắt.
Hiểu được lý do đằng sau việc sụt giảm lưu lượng truy cập (traffic) của website là rất quan trọng. Bằng cách sử dụng báo cáo Hiệu suất của Google Search Console và Google Trends, bạn có thể xác định và phân tích nguyên nhân của những sự sụt giảm này để từ đó có thể đón đầu các xu hướng mới của ngành và duy trì sự hiện diện trực tuyến mạnh mẽ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer