Skip to main content

Thẻ: Thuật toán

Backlink trong SEO: Cập nhật hướng dẫn mới nhất từ Google

Google vừa chia sẻ một số hướng dẫn mới về cách những người làm SEO và Digital Marketing có thể tối ưu hoá các liên kết trên website, tối ưu hoá backlink trong SEO và hơn thế nữa.

Backlink trong SEO: Cập nhật hướng dẫn mới nhất từ Google
Backlink trong SEO: Cập nhật hướng dẫn mới nhất từ Google

Cũng tương tự như việc hiểu cách thuật toán của Google hoạt động, các hướng dẫn sử dụng liên kết là kim chỉ nam cho những ai làm SEO và Marketing, những người muốn tối ưu hoá sự hiện diện của họ trên công cụ tìm kiếm.

Dưới đây là 4 chia sẻ mới nhất của Google.

1. Thuộc tính Title có thể hoạt động giống như Anchor Text.

Google có thể sử dụng thuộc tính thẻ Tiêu đề (Title) nếu các văn bản neo tức Anchor Text bị thiếu.

Ví dụ: Google sẽ sử dụng thuộc tính tiêu đề trong liên kết dưới đây làm Anchor Text:

Đây là một liên kết bình thường với một anchor text:

<a href=”https://www.example.com/”> anchor text ví dụ</a>

Đây là một liên kết thiếu anchor text nhưng lại có thuộc tính title:

<a href=”https://www.example.com/” title=”anchor text ví dụ”></a>

Trong ví dụ trên, phần tử tiêu đề sẽ được Google sử dụng như là một anchor text. Để có thể tìm hiểu toàn diện về anchor text, bạn có thể xem chi tiết tại: anchor text là gì

2. Tại sao Anchor Text quá dài lại không tốt.

Hướng dẫn mới của Google về cách sử dụng các liên kết cho biết rằng các anchor text hay văn bản neo dài thường không mang lại hiệu quả và khuyến nghị nên rút gọn (hoặc sử dụng chính xác với từ khoá).

Theo W3C (tổ chức quốc tế chính thức của World Wide Web), mục đích chính của anchor text là để mô tả nội dung của trang (website, webpage) mà liên kết đang trỏ tới.

Nội dung mô tả của anchor text cho phép người dùng phân biệt liên kết này với các liên kết khác và giúp họ xác định rằng liệu họ có nên nhấp vào liên kết hay không.

URL hay các đường dẫn của trang đích đến cũng là một phần của quá trình cung cấp thông tin này tuy nhiên nó không đủ ngữ cảnh như anchor text.

3. Ngữ cảnh và ngôn ngữ tự nhiên rất quan trọng đối với các anchor text.

Ngoài nội dung được thể hiện trong anchor text, các công cụ tìm kiếm còn căn cứ vào yếu tố ngữ cảnh (nội dung của trang và các văn bản xung quanh) để đảm bảo rằng người dùng sẽ được liên kết tới các trang phù hợp với mục đích tìm kiếm.

Ngày nay, mọi thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ máy học (machine learning) của Google đều tập trung vào việc hiểu ngôn ngữ tự nhiên (natural language).

Nói một cách dễ hiểu hơn là thay vì như trước đây, Google dựa vào các từ khoá (keyword) có trong nội dung (bài viết) để đánh giá nội dung (những người làm SEO đã từng tận dụng điều này để spam từ khoá), thì giờ đây Google sử dụng các thuật toán để hiểu ngôn ngữ tự nhiên, tức những giá trị và mức độ liên quan thực sự của nội dung với mục đích tìm kiếm của người dùng.

Trình bày nội dung một cách mạch lạc và có logic theo đó là chìa khoá để tối ưu hoá công cụ tìm kiếm trong bối cảnh mới.

Theo hướng dẫn mới nhất của Google về các liên kết. Ngữ cảnh và sử dụng ngôn ngữ tự nhiên là phương thức tiếp cận tốt nhất đối với các liên kết anchor text.

Theo Google:

“Hãy viết một cách tự nhiên nhất có thể và đừng bao giờ cố gắng nhồi nhét mọi từ khóa có liên quan đến trang mà bạn đang liên kết đến (hãy nhớ rằng nhồi nhét từ khóa là vi phạm chính sách spam của chúng tôi).”

Bởi vì Google đang sử dụng các thuật toán như BERT (Bidirectional Encoder Representations from Transformers) để hiểu ý nghĩa thực sự của các câu và cụm từ, việc lạm dụng từ khoá gần như không có mấy ý nghĩa, thậm chí là còn phản tác dụng khi website bị phạt.

4. Đừng xâu chuỗi liên kết.

Xâu chuỗi liên kết (chuyền link) hay Liên kết chuỗi (Chaining links) có nghĩa là khi bạn thêm các liên kết gần nhau để mỗi từ được liên kết không truyền đạt đầy đủ nội dung của trang mà liên kết sẽ dẫn đến.

Ngoài ra, các văn bản bao quanh anchor text và yếu tố ngữ cảnh cho liên kết cũng sẽ bị mất tác dụng khi bạn xâu chuỗi liên kết.

Hướng dẫn mới của Google giải thích:

“Đừng để các liên kết (link) cạnh nhau vì người đọc của bạn sẽ rất khó để phân biệt giữa các liên kết và các văn bản xung quanh sẽ bị vô hiệu hoá cho mỗi liên kết.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen  | MarketingTrips   

Những quy tắc ngầm của các thuật toán trên mạng xã hội

Kể từ khi ra đời và phát triển mạnh mẽ, khái niệm nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) gắn liền với các nền tảng mạng xã hội, và để trở nên phù hợp hơn, họ buộc phải chạy theo các thuật toán.

Những quy tắc ngầm của các thuật toán trên các nền tảng mạng xã hội
Những quy tắc ngầm của các thuật toán trên các nền tảng mạng xã hội

Việc tìm ra các quy tắc hay thuật toán ẩn của các nền tảng truyền thông mạng xã hội vốn là một công việc vô cùng khó khăn — và đối với các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator), điều này còn trở nên cấp thiết hơn.

Ziggi Tyler, một nhà sáng tạo trên TikTok đã đăng một video nêu ra một vấn đề đáng lo ngại mà anh nhận thấy với TikTok Creator Marketplace, một công cụ được sử dụng để kết nối nhà sáng tạo với các thương hiệu trên TikTok.

Tyler cho biết anh không thể nhập các từ khoá như “Black Lives Matter” hay “support Black Excellence” vào hồ sơ của mình trên Marketplace. Tuy nhiên, với các cụm từ như “ưu ​​thế của người da trắng” và “hỗ trợ người da trắng” thì lại hợp lệ.

Nhiều nhà sáng tạo khác trên TikTok cũng đã báo cáo các vấn đề tương tự.

Về cơ bản, có hai cách để có thể hiểu tác động của việc kiểm duyệt nội dung và các thuật toán thực thi các quy tắc đó: là dựa vào những gì nền tảng nói và bằng cách hỏi chính các nhà sáng tạo đang hoạt động trên nền tảng.

Trong trường hợp của Tyler, TikTok đã xin lỗi và đổ lỗi cho một bộ lọc nội dung tự động đã được thiết lập sẵn trên nền tảng.

Bà Brooke Erin Duffy, phó giáo sư tại Đại học Cornell, đã hợp tác với nghiên cứu sinh Colten Meisner để phỏng vấn 30 nhà sáng tạo trên TikTok, Instagram, Twitch, YouTube và Twitter trong khoảng thời gian video của Tyler được lan truyền mạnh mẽ.

Các nhà nghiên cứu muốn biết cách những nhà sáng tạo, đặc biệt là những người thuộc các nhóm yếu thế, điều hướng các thuật toán và phương pháp kiểm duyệt nội dung (Content Moderation) của các nền tảng mà họ đang sử dụng.

Những gì được tìm thấy là: Nhà sáng tạo đầu tư rất nhiều công sức vào việc tìm hiểu các thuật toán, thứ sẽ quyết định hay định hình trải nghiệm và các mối quan hệ của họ trên các nền tảng này.

Vì nhiều nhà sáng tạo sử dụng nhiều nền tảng nên họ buộc phải tìm hiểu các quy tắc hay thuật toán ẩn của từng nền tảng.

Nhà sáng tạo phải điều chỉnh toàn bộ phương pháp tiếp cận của họ trong việc sản xuất và quảng cáo nội dung nhằm đáp ứng các thành kiến ​​của thuật toán và hệ thống kiểm duyệt nội dung trên nền tảng.

Dưới đây là chi tiết cuộc phỏng vấn được chia sẻ từ các nhà nghiên cứu.

Từ lâu, các nhà sáng tạo đã thảo luận về cách các thuật toán và hệ thống kiểm duyệt ảnh hưởng đến khả năng hiển thị của họ trên các nền tảng đã khiến họ trở nên nổi tiếng. Vậy điều gì khiến bạn ngạc nhiên nhất khi thực hiện những cuộc phỏng vấn này?

Là người nghiên cứu, tôi hiểu rằng cuộc sống của các nhà sáng tạo gắn liền với các thuật toán, tuy nhiên cho đến khi thực hiện các cuộc phỏng vấn chuyên sau, tôi mới có thể thực sự hiểu là thuật toán đã ảnh hưởng nhiều đến vậy.

Nhà sáng tạo dành rất nhiều nguồn lực để hiểu thuật toán và họ cũng hiểu rằng “thuật toán đó là khác nhau cho những người hay nhóm người khác nhau”.

Trong khi họ vẫn phải nỗ lực để phát triển trong không gian của nền kinh tế nhà sáng tạo, họ cảm thấy có nhiều vấn đề trong nền kinh tế này.

Nhà sáng tạo có thường nghĩ đến khả năng bị kiểm duyệt hoặc nội dung của họ không tiếp cận được khán giả do các thuật toán chặn không?

Tôi nghĩ về cơ bản, các thuật toán ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình các nhà sáng tạo xây dựng cấu trúc và quảng bá nội dung của họ. Các thuật toán này thay đổi theo ý thích; và gần như không có những cái nhìn sâu sắc (Insight) đến nội dung hay nhà sáng tạo.

Trong nhiều trường hợp, vì các nhà sáng tạo không thể liên hệ trực tiếp với các nền tảng, thứ mà họ có thể làm là “chấp nhận” và thay đổi.

Vì theo định nghĩa, đây là những thuật toán ẩn hay quy tắc ngầm, bạn đã xem xét khái niệm này như thế nào trong nghiên cứu của mình?

Một số người nói rằng họ đã bị cấm một cách vô cớ, và những người khác nói, “nội dung của tôi quá tệ khi không thể tiếp cận được.”

Bởi vì không có cách nào khác có thể thực sự chứng minh rằng một ai đó trên nền tảng bị cấm một cách vô cớ và cấm một cách chính đáng, suy đoán là thứ mà nhiều vẫn làm.

Tuy nhiên, cho dù các thuật toán ẩn có tồn tại hay không, thì việc mọi người hành động như thể họ bị trừng phạt thông qua những giới hạn về khả năng hiển thị của họ trên nền tảng là điều đang diễn ra.

Có bất kỳ cách nào có thể được thực hiện để giúp giải quyết vấn đề này không?

Các nền tảng liên tục quảng cáo các lợi ích của nền tảng của họ tới các nhà sáng tạo và cũng đề xuất rằng, nếu bạn đủ tài năng và có nội dung phù hợp, bạn có thể kết nối với khán giả và kiếm nhiều tiền.

Có thể nhà sáng tạo vẫn có thể kiếm được tiền hay thậm chí là nhiều tiền, họ không có nhiều tiếng nói trong chính sách kiểm duyệt nội dung của nền tảng và cách chúng đang được sử dụng một cách không công bằng.

Tính minh bạch vẫn còn là thứ nan giải với các nền tảng mạng xã hội, nhưng tôi nghĩ rằng người sáng tạo nên có nhiều đại diện hơn về các quyết định tác động cơ bản đến doanh nghiệp của họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Thuật toán là gì? Tìm hiểu về Thuật toán trong lập trình

Tìm hiểm chuyên sâu các khái niệm xoay quanh thuật ngữ Thuật toán (Algorithms) như: Thuật toán là gì, vai trò của thuật toán trong phạm vi kinh doanh, marketing và lập trình, cập nhật thuật toán của một số nền tảng phổ biến trên thế giới, các loại thuật toán chính thường gặp và hơn thế nữa.

thuật toán là gì
Thuật toán là gì? Kiến thức nền tảng cần biết về Thuật toán (Algorithms).

Nằm trong bức tranh lớn hơn là công nghệ (Technology) hay mạng xã hội (Social Network), khái niệm Thuật toán (Algorithms) đề cập đến một quá trình được sử dụng để xử lý, tính toán hay giải quyết một vấn đề nào đó liên quan đến công nghệ và máy tính. Trong bối cảnh kinh doanh mới, thế giới của các nền tảng (platforms) và mạng xã hội, thuật toán hay giải thuật còn gắn liền với cách phân phối và tối ưu nội dung cho người dùng và được coi là một trong những yếu tố mang tính sống còn quyết định sự tồn tại và phát triển của các nền tảng. Vì là thuật ngữ được sử dụng khá rộng và mang nhiều nghĩa, thuật toán là gì vẫn là một câu hỏi lớn. Bài viết dưới đây từ MarketingTrips sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các thắc mắc xoay quanh Thuật toán.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài viết này bao gồm:

  • Thuật toán là gì?
  • Thuật toán hoạt động như thế nào?
  • Các loại thuật toán được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là gì?
  • Vai trò của thuật toán đối với sự tồn tại và phát triển các doanh nghiệp (chủ sở hữu các nền tảng)?
  • Phân tích cơ bản một số thuật toán của các nền tảng mạng xã hội.
  • FAQs – Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh khái niệm thuật toán.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Thuật toán là gì?

Thuật toán trong tiếng Anh có nghĩa là Algorithms.

Chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực khoa học máy tính và công nghệ, thuật toán là khái niệm đề cập đến một quá trình được sử dụng để xử lý, tính toán hay giải quyết một vấn đề nào đó.

Các thuật toán hoạt động như một danh sách bao gồm nhiều các hướng dẫn khác nhau dùng để thực thi các hành động cụ thể dựa trên phần cứng hoặc phần mềm.

Khái niệm thuật toán vốn được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như công nghệ, lập trình, trong toán học, trong ngành khoa học máy tính hay thậm chí là trong kinh doanh và marketing, tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể, các thuật toán được ứng dụng theo những cách khác nhau.

Ví dụ như trong ngành khoa học dữ liệu, các thuật toán cũng được sử dụng như các thông số đặc tả để thực hiện việc xử lý dữ liệu.

Hay ngày nay với các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay TikTok, thuật toán là thứ sẽ quyết định cách người dùng được đề xuất nội dung, cách nền tảng quản lý các hành động trên ứng dụng và hơn thế nữa.

Thuật toán hoạt động như thế nào?

Về mặt tổng thể, các thuật toán có thể được thể hiện dưới dạng ngôn ngữ tự nhiên (ngôn ngữ giao tiếp thông thường của con người), ngôn ngữ lập trình (programming languages), mã giả (Pseudocode) hay sơ đồ.

Vì các ngôn ngữ tự nhiên rất khó hiểu đối với các chương trình máy tính, các ngôn ngữ lập trình thường được sử dụng để diễn đạt các thuật toán được thực thi bởi các hệ thống máy tính (computer systems).

Như đã đề cập trong phần khái niệm về thuật toán, bạn có thể hình dung về thuật toán bởi 2 đầu đó là đầu vào (input) và đầu ra (output).

Đầu vào chính là các dữ liệu ban đầu, những thứ được sử dụng để ra quyết định, dữ liệu đầu vào được đưa vào một tập hợp các hướng dẫn hoặc tính toán (thường ở dạng số học hoặc quy trình ra quyết định), đầu ra là bước cuối cùng trong một thuật toán và thường được biểu thị dưới dạng dữ liệu.

Ví dụ: một thuật toán tìm kiếm chẳng hạn như của Google sẽ lấy một từ khoá tìm kiếm của người dùng làm dữ liệu đầu vào (input) và chạy nó thông qua một tập hợp các hướng dẫn cụ thể để tìm kiếm từ cơ sở dữ liệu (trên hệ thống lưu trữ của Google) những nội dung liên quan đến truy vấn đó.

Đầu ra (output) khi này như bạn vẫn thường thấy, chính là các trang kết quả tìm kiếm có chứa các nội dung mà thuật toán cho là người dùng đang cần.

Một ví dụ khác về ứng dụng của thuật toán đó là các phần mềm tự động, vì khả năng tự động hóa cần tuân theo một tập hợp các quy tắc hay hướng dẫn cụ thể, các thuật toán đóng vai trò là trung gian trong suốt quá trình từ lúc nhận được “mệnh lệnh” đến lúc xử lý và hoàn thành nhiệm vụ (trả về kết quả).

Các loại thuật toán được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là gì?

Các loại thuật toán được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là gì?
Các loại thuật toán được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là gì?

Hiện nay có rất nhiều các loại thuật toán khác nhau được sử dụng vào từng bối cảnh kỹ thuật và kinh doanh cụ thể khác nhau.

Dưới đây là các loại thuật toán phổ biến bạn có thể tham khảo.

Thuật toán tìm kiếm (Search Engine algorithm).

Thuật toán tìm kiếm hay thuật toán của các công cụ tìm kiếm lấy các từ khóa hay còn được gọi là truy vấn tìm kiếm làm dữ liệu đầu vào, thuật toán này sau đó sẽ giúp hệ thống tìm kiếm các nội dung có liên quan trên cơ sở dữ liệu (data base) và trả về các nội dung tương ứng.

Thuật toán đề xuất (Suggested algorithm).

Nếu bạn là người thường xuyên sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay Instagram, bạn thấy rằng nền tảng sẽ chủ động đề xuất (suggest, recommand) các nội dung mà bạn có thể thích.

Thuật toán này hoạt động chủ yếu dựa trên nguyên tắc là căn cứ vào các dữ liệu lịch sử tương tác trên nền tảng của người dùng để gợi ý các nội dung liên quan.

Thuật toán mã hóa (Encryption algorithm).

Thuật toán này sử dụng các mật mã để mã hóa, giải mã và bảo về dữ liệu. Về bản chất không ai có thể mã hoá được dữ liệu nếu thiếu đi các mật mã. Những nền tảng nhắn tin như WhatsApp sử dụng thuật toán này để bảo vệ các nội dung có trong tin nhắn.

Thuật toán tham lam (Greedy algorithm).

Thuật toán này giải quyết các vấn đề tối ưu hóa bằng cách tìm ra các giải pháp tối ưu cục bộ nhưng lại hy vọng nó là giải pháp tối ưu ở diện rộng. Vì điều này, đây không phải là thuật toán hay giải pháp tối ưu.

Thuật toán đệ quy (Recursive algorithm).

Thuật toán này tự lặp đi lặp lại chính nó cho đến khi giải quyết được một vấn đề. Các thuật toán đệ quy sẽ gán chúng với một giá trị nhỏ hơn mỗi khi được lặp lại.

Thuật toán ngược hay Thuật toán quay lui (Backtracking algorithm).

Thuật toán này sẽ cố gắng tìm ra giải pháp cho một vấn đề nhất định theo cách tiếp cận là giải quyết từng phần một.

Thuật toán chia để trị (Divide-and-conquer algorithm).

Thuật toán này được chia thành hai phần. Một phần là chia một vấn đề lớn thành các bài toán con nhỏ hơn. Phần thứ hai là giải quyết những vấn đề con và sau đó kết hợp chúng lại với nhau để tạo ra một giải pháp lớn (hoàn chỉnh).

Thuật toán lập trình động (Dynamic programming algorithm).

Thuật toán này sẽ giải quyết các vấn đề bằng cách chia chúng thành các bài toán con. Kết quả có được sau đó được lưu trữ để áp dụng cho các bài toán tương ứng trong tương lai.

Thuật toán thô (Brute-force algorithm).

Thuật toán này lặp lại tất cả các giải pháp có thể có cho một vấn đề một cách thiếu cơ sở khoa học, chúng tìm kiếm một hoặc nhiều giải pháp cho một hàm hay chức năng nhất định.

Thuật toán sắp xếp (Sorting algorithm.).

Các thuật toán sắp xếp được sử dụng để sắp xếp lại cấu trúc dữ liệu dựa trên một toán tử so sánh (comparison operator), được sử dụng để quyết định các thứ tự mới cho dữ liệu.

Thuật toán băm (Hashing algorithm).

Thuật toán này lấy dữ liệu và chuyển đổi nó thành một thông báo thống nhất với một hàm băm (hashing).

Thuật toán ngẫu nhiên hóa (Randomized algorithm).

Thuật toán này làm giảm thời gian xử lý và sự phức tạp dựa trên thời gian. Nó sử dụng các yếu tố ngẫu nhiên thay vì là logic.

Vai trò của thuật toán đối với sự tồn tại và phát triển các doanh nghiệp (chủ sở hữu các nền tảng) là gì?

Vai trò của thuật toán đối với sự tồn tại và phát triển các doanh nghiệp (chủ sở hữu các nền tảng) là gì?
Vai trò của thuật toán đối với sự tồn tại và phát triển các doanh nghiệp (chủ sở hữu các nền tảng) là gì?

Với hầu hết các nền tảng (Platforms), cho dù đó là nền tảng tìm kiếm như Google, nền tảng mua sắm thương mại điện tử (eCommerce) như Shopee hay nền tảng mạng xã hội như TikTok, thuật toán là một trong nhóm những yếu tố quan trọng nhất.

Dưới đây là những gì mà các thuật toán có thể mang lại cho các nền tảng này:

Thuật toán giúp níu chân khách hàng hay người dùng ở lại nền tảng.

Ví dụ đối với các nền tảng mạng xã hội chẳng hạn như TikTok, một khi bạn đã gia nhập nền tảng, điều gì sẽ khiến bạn ở lại và tiếp tục sử dụng nó?

Khi tất cả mọi người dùng đã gia nhập, hiển nhiên, họ sẽ bắt đầu trải nghiệm, “lướt” và tương tác với những người khác (giả sử bạn bè của họ cũng đang có mặt trên nền tảng), với các thương hiệu mà họ yêu thích (giả sử các thương hiệu cũng đã nhanh chóng gia nhập), cũng như bắt đầu trải nghiệm những thứ nâng cao khác (chẳng hạn như tìm kiếm).

Như là điều tất yếu, sau một quá trình trải nghiệm, nếu các tính năng, giao diện, hay những thứ nâng cao như thuật toán không thể làm hài lòng được họ, họ sẽ chọn cách rời đi và tìm kiếm sang một nền tảng khác. Mạng xã hội có thể rơi vào thất bại.

Để có thể tiếp tục hình dung điều này một cách rõ hơn, bạn lại hình dung thế này, bạn gia nhập một mạng xã hội nào đó nhưng nền tảng lại “không thể hiểu” bạn thích hay muốn gì, thậm chí bạn chủ động tìm kiếm cũng không thể thấy, liệu bạn có tiếp tục “lướt” nó.

Hay chuyện gì sẽ xảy ra nếu cứ mỗi lần mở ứng dụng, hàng loạt tin rác ập đến bạn, quảng cáo ngổn ngang không thể kiểm soát…bạn lại chọn cách rời đi.

Thuật toán là thứ có thể giải quyết tất cả những vấn đề này.

Thuật toán giúp doanh nghiệp chiều lòng khách hàng bằng cách hiểu họ để từ đó bán được nhiều hàng hơn, doanh số cao hơn.

Như đã đề cập ở các phần ở đầu bài, trong phạm vi kinh doanh nói chung, khái niệm thuật toán hay ứng dụng của thuật toán gắn liền với môi trường internet và nền tảng.

Hãy lấy ví dụ với sàn thương mại điện tử Shopee, giả sử bạn là người yêu thích mua sắm trực tuyến và do đó bạn tải xuống và trải nghiệm ứng dụng Shopee (hoặc sử dụng bản web), cũng như nhiều người dùng khác, bạn tương tác với nhiều thứ trên nền tảng và bạn cũng có những sở thích riêng (chẳng hạn như bạn yêu màu Tím).

Trong quá trình sử dụng, không biết có một “ma lực” nào đó, nền tảng liên tục gợi ý những thứ mà bạn có thể thích (dựa trên các dữ liệu đầu vào mà Shopee có được), may mắn là nó chính xác là những thứ bạn rất muốn mua, và như một nhu cầu bình thường, đến thời điểm bạn cần nó, bạn đã bắt đầu đặt mua nó.

Vậy điều gì mà giúp Shopee hiểu bạn và tối ưu hoá trải nghiệm cá nhân của bạn trền tảng, thuật toán chính là câu trả lời cho điều này.

Phân tích cơ bản một số thuật toán của các nền tảng mạng xã hội.

Để có thể hiểu sâu hơn về thuật toán cũng như cách thức hoạt động của thuật toán, hãy nhìn vào một số thuật toán của các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay TikTok.

Những dấu hiệu chính có trong thuật toán đề xuất video của Facebook.

Với bất cứ nền tảng nào, họ cũng đều có nhiều thuật toán khác nhau sử dụng trong các trường hợp khác nhau, thuật toán đề xuất video của Facebook sẽ dựa vào các yếu tố sau khi đề xuất nội dung tới người dùng.

  • Tính nguyên bản (nội dung gốc).
  • Khả năng thu hút sự chú ý và giữ chân người dùng.
  • Lòng trung thành và ý niệm (ý định).
  • Khả năng tương tác.

Ngoài ra, Facebook cũng chia sẻ thêm các yếu tố sẽ làm giảm mức độ phân phối của video:

  • Video trông giống như các bản trình chiếu (slideshows) – Facebook nói rằng video phụ thuộc quá nhiều vào hình ảnh tĩnh có thể bị giảm phân phối.
  • Cố tình tự chia sẻ nội dung – Nếu bạn đang tìm cách tự chia sẻ các nội dung do mình tạo ra, dù là thông qua các tài khoản ảo hay Trang được tạo ra với mục đích chia sẻ thì điều này cũng đang đi ngược lại với thuật toán xếp hạng video của Facebook.
  • Sử dụng các chiến thuật “kêu gọi” – Đừng thúc giục mọi người thích, chia sẻ hoặc bình luận về nội dung chỉ để tăng phạm vi tiếp cận.
  • Video đánh lừa người xem – Đừng đăng các video với nội dung giật gân hoặc đánh lừa người xem để họ phải xem.

Những dấu hiệu chính có trong thuật toán của TikTok.

Cũng tương tự như Facebook, TikTok cũng dựa vào những dấu hiệu khác nhau làm dữ liệu đầu vào cho thuật toán của mình.

TikTok phác thảo các chi tiết cụ thể mà hệ thống sẽ sử dụng:

  • Tương tác của người dùng – Các yếu tố TikTok dựa vào là các video bạn thích và / hoặc chia sẻ, tài khoản bạn theo dõi, nhận xét bạn đăng và nội dung bạn tạo. Ví dụ: nếu bạn đăng clip bằng một hashtag nhất định, sẽ có nhiều khả năng bạn sẽ thấy nội dung có cùng thẻ hashtag đó trong luồng (stream) của mình.
  • Thông tin video – Điều này có thể bao gồm các chi tiết như chú thích, âm thanh và bài hát cụ thể và một lần nữa, nó có thể là hashtag.
  • Cài đặt thiết bị và tài khoản – Các yếu tố ảnh hưởng ít hơn là những thứ như sở thích ngôn ngữ, cài đặt quốc gia và loại thiết bị di động của bạn. TikTok nói rằng những yếu tố này được xem xét để mang đến sự tối ưu những nội dung được thể hiện cho người dùng, nhưng chúng không được cân nhắc quan trọng như 2 yếu tố ở trên.

Qua đây chúng ta có thể thấy, thuật toán của TikTok tương tự như thuật toán đang hoạt động trên hầu hết các nền tảng mạng xã hội khác như Facebook hay Instagram – nó là tổng hợp của các yếu tố mà bạn đã tham gia tương tác, sau đó chúng cố gắng hiển thị cho bạn nhiều hơn những nội dung tương tự.

FAQs – Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh khái niệm thuật toán.

  • Đầu vào của thuật toán là gì?

Đầu vào của thuật toán hay Input Algorithms chính là những thứ mà thuật toán sử dụng để sau đó gán nó vào các hướng dẫn (có sẵn) của hệ thống để ra các quyết định có liên quan.

Ví dụ, đầu vào của thuật toán tìm kiếm Google là từ khoá (thứ mà người dùng nhập lên thanh tìm kiếm), Google sau đó sử dụng từ khoá này đối sánh vào cơ sở dữ liệu hiện có để trả lại các kết quả tương ứng (Đầu ra của thuật toán).

  • Mô tả thuật toán là gì?

Chính là các hướng dẫn về cách một thuật toán nào đó sẽ hiểu đầu vào, xử lý dữ liệu và trả kết quả đầu ra. Mô tả thuật toán là những chính sách, quy định, bản hướng dẫn, định hướng và hơn thế nữa.

  • Giải thuật là gì?

Giải thuật là một cách gọi khác của khái niệm thuật toán. Những gì nó mô tả là một quá trình được sử dụng để xử lý, tính toán hay giải quyết một vấn đề nào đó.

  • Thuật toán máy học là gì?

Là một trong những thuật toán phổ biến nhất hiện nay, và được sử dụng rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội, thuật toán máy học (machine learning algorithms) là khái niệm đề cập đến thuật toán trong đó hệ thống chủ yếu sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) để xử lý dữ liệu hay kết quả đầu ra thông qua khả năng nhận diện các kết quả đầu vào (lặp lại).

  • Thuật toán là gì trong lập trình (programming)?

Trong lĩnh vực lập trình, các thuật toán hoạt động như một hệ thống chứa nhiều hướng dẫn và mệnh lệnh khác nhau dựa trên phần cứng hoặc phần mềm. Căn cứ trên các mệnh lệnh được định sẵn (nạp vào), các thuật toán có nhiệm vụ xử lý các vấn đề liên quan và trả về một kết quả (đầu ra) tương ứng nào đó.

  • Thuật toán tìm kiếm là gì?

Thuật toán tìm kiếm hay thuật toán của các công cụ tìm kiếm lấy các từ khóa hay còn được gọi là truy vấn tìm kiếm làm dữ liệu đầu vào, thuật toán này sau đó sẽ giúp hệ thống tìm kiếm các nội dung có liên quan trên cơ sở dữ liệu (data base) và trả về các nội dung tương ứng.

  • Thuật toán đề xuất là gì?

Nếu bạn là người thường xuyên sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay Instagram, bạn thấy rằng nền tảng sẽ chủ động đề xuất (suggest, recommand) các nội dung mà bạn có thể thích.

  • Thuật toán mã hóa là gì?

Thuật toán này sử dụng các mật mã để mã hóa, giải mã và bảo về dữ liệu. Về bản chất không ai có thể mã hoá được dữ liệu nếu thiếu đi các mật mã.

  • Thuật toán tham lam là gì?

Thuật toán này giải quyết các vấn đề tối ưu hóa bằng cách tìm ra các giải pháp tối ưu cục bộ nhưng lại hy vọng nó là giải pháp tối ưu ở diện rộng. Vì điều này, đây không phải là thuật toán hay giải pháp tối ưu.

  • Thuật toán đệ quy là gì?

Thuật toán này tự lặp đi lặp lại chính nó cho đến khi giải quyết được một vấn đề. Các thuật toán đệ quy sẽ gán chúng với một giá trị nhỏ hơn mỗi khi được lặp lại.

  • Thuật toán ngược hay Thuật toán quay lui là gì?

Thuật toán này sẽ cố gắng tìm ra giải pháp cho một vấn đề nhất định theo cách tiếp cận là giải quyết từng phần một.

  • Thuật toán chia để trị là gì?

Thuật toán này được chia thành hai phần. Một phần là chia một vấn đề lớn thành các bài toán con nhỏ hơn. Phần thứ hai là giải quyết những vấn đề con và sau đó kết hợp chúng lại với nhau để tạo ra một giải pháp lớn (hoàn chỉnh).

  • Thuật toán lập trình động là gì?

Thuật toán này sẽ giải quyết các vấn đề bằng cách chia chúng thành các bài toán con. Kết quả có được sau đó được lưu trữ để áp dụng cho các bài toán tương ứng trong tương lai.

  • Thuật toán thô là gì?

Thuật toán này lặp lại tất cả các giải pháp có thể có cho một vấn đề một cách thiếu cơ sở khoa học, chúng tìm kiếm một hoặc nhiều giải pháp cho một hàm hay chức năng nhất định.

  • Thuật toán sắp xếp là gì?

Các thuật toán sắp xếp được sử dụng để sắp xếp lại cấu trúc dữ liệu dựa trên một toán tử so sánh (comparison operator), được sử dụng để quyết định các thứ tự mới cho dữ liệu.

  • Thuật toán băm là gì?

Thuật toán này lấy dữ liệu và chuyển đổi nó thành một thông báo thống nhất với một hàm băm (hashing).

  • Thuật toán ngẫu nhiên hóa là gì?

Thuật toán này làm giảm thời gian xử lý và sự phức tạp dựa trên thời gian. Nó sử dụng các yếu tố ngẫu nhiên thay vì là logic.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ các kiến thức nền tảng về thuật ngữ thuật toán (Algorithms) cũng như các lý thuyết xoay quanh nó. Với tư cách là những người làm marketing và kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh trên môi trường trực tuyến và gắn liền với yếu tố công nghệ, việc hiểu thuật toán là gì, các loại thuật toán phổ biến, và nó được ứng dụng như thế nào trong thực tế là điều hết sức quan trọng.

Dù là với phương diện người làm sản phẩm có sử dụng thuật toán hay người cần hiểu thuật toán để tối ưu hoá trải nghiệm cho người dùng để từ đó gia tăng trải nghiệm của họ với thương hiệu, bạn thấy rằng, bạn không thể không hiểu về thuật toán.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Google Spam Algorithm: Google cập nhật thuật toán chống Spam mới

Google vừa thông báo đã chính thức ra mắt thuật toán chống spam (Google Spam Algorithm) mới vào 19/10/2022, hướng tới mục tiêu hạn chế các nội dung spam trên trang kết quả tìm kiếm. Bài viết dưới đây của MarketingTrips sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Google thuật toán chống Spam
Google Spam Algorithm.

Theo đó, thuật toán chống spam đã được Google ra mắt trên phạm vi toàn cầu và từ tất cả các loại ngôn ngữ.

Google cho biết bản cập nhật sẽ hoàn thiện trong tháng 10 này.

Về thuật toán chống Spam của Google.

Cũng tương tự như các thuật toán khác, thuật toán chống spam của Google được cập nhật thường xuyên dựa vào các điều kiện cụ thể ở các giai đoạn khác nhau, những nội dung chi tiết về thuật toán cũng sẽ không được chia sẻ với mục tiêu hạn chế các đối tượng tìm cách lạm dụng thuật toán.

Thuật toán chống spam được thiết kế để cải thiện hệ thống kiểm duyệt nội dung tự động của Google từ đó phát hiện và hạn chế các nội dung spam trong kết quả tìm kiếm.

Nếu bạn đang tuân theo Google Search Essentials (tên gọi cũ là Google Webmaster Guidelines) của Google, thì có thể bạn không cần phải lo lắng nhiều về các bản cập nhật của thuật toán chống spam này.

Theo định nghĩa của Google (thường là Google sẽ không định nghĩa hay chia sẻ một cách chính xác để hạn chế việc thuật toán bị lạm dụng), một nội dung sẽ được coi là spam khi nó xuất hiện trên các website kém chất lượng, có dấu hiệu đánh lừa người dùng, có cài đặt các phần mềm độc hại và hơn thế nữa.

Thuật toán chống spam cũng nhắm mục tiêu đến các trò gian lận lừa đảo trên nền tảng, các website cố tình hay sử dụng các thủ thuật SEO để có được thứ hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm (SERPs).

Mặc dù các website có nội dung ít có giá trị cho người dùng (người truy cập) có thể không bị coi là spam, những nội dung này sẽ bị ảnh hưởng bởi thuật toán nội dung hữu ích (Google Helpful Content) mới đây của Google.

Nếu website của bạn đột ngột giảm thứ hạng sau bản cập nhật thuật toán chống spam vào tháng 10 năm 2022, bạn nên kiểm tra lại tính bảo mật của website và kiểm tra xem liệu website có đang bị tấn công (bởi các đối thủ chơi xấu) hay không.

Khi một website được Google cho là spam, nội dung của nó sẽ bị giảm thứ hạng trong trang kết quả tìm kiếm hoặc bị xóa khỏi danh sách lập chỉ mục của Google (Google Index).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Điều gì khiến thuật toán của TikTok trở thành nỗi ám ảnh của các đối thủ

Là nền tảng “đến sau” trong không gian mạng xã hội và nhanh chóng có được hơn 1 tỷ người dùng, điều gì khiến TikTok phát triển thần tốc đến vậy, thuật toán của TikTok là yếu tố phải kể đến đầu tiên.

Điều gì khiến thuật toán của TikTok trở thành nỗi ám ảnh của các đối thủ
Điều gì khiến thuật toán của TikTok trở thành nỗi ám ảnh của các đối thủ

Khi nói đến TikTok, người ta nói đến một ứng dụng video dạng ngắn dành riêng cho Gen Z,  nơi những người dùng trẻ có thể khám phá không giới hạn các nội dung giải trí mang tính trực quan cao (Visual Content).

Điểm đặc biệt nhất trên nền tảng TikTok nằm ở trang “For You”, nguồn cấp dữ liệu chính của TikTok, đây cũng chính nơi khiến TikTok trở thành nổi ám ảnh của các nền tảng khác trên không gian mạng xã hội (Social Network).

Dưới đây là những gì làm cho thuật toán của TikTok khác biệt và cách thuật toán này đã tạo ra sự phát triển bùng nổ cho ứng dụng với hơn 1 tỷ người dùng.

Sự trỗi dậy và sụp đổ của các phương tiện truyền thông mạng xã hội.

Khi các nền tảng truyền thông mạng xã hội (Social Media) và các nền tảng truyền thông khác phát triển, thói quen và hành vi của người dùng cũng vậy.

Trước sự phát triển bùng nổ của các ứng dụng như TikTok hay Instagram, trải nghiệm mạng xã hội và nội dung phần lớn phụ thuộc vào những nền tảng chủ yếu là để “Kết bạn” hay kết nối như Facebook.

Trong khi những kết nối này là 2 chiều, nghĩa là bạn sẽ trở thành bạn bè với một ai đó nếu họ “Accept” (hoặc ngược lại), từ những người bạn cùng lớp, những người thân quen, sau đó đến cả những người trong gia đình (và cả họ hàng).

Dần dần khi người dùng bắt đầu kết nối với những “người mới” (do thuật toán đề xuất), những người họ chưa từng kết nối hay quen biết trước đây, sự khác biệt về độ tuổi và nhiều thứ khác khiến các nội dung mà họ chia sẻ trở nên không còn liên quan và hấp dẫn lẫn nhau.

Để tìm kiếm những trải nghiệm mới mẻ hơn, họ tìm đến các nền tảng mới. Đối với nhiều người, đây có thể là Instagram, Twitter, LinkedIn hay TikTok.

Điểm khác biệt ở đây là khả năng theo dõi một chiều (one-way follow). Điều này vừa cho phép người dùng thắt chặt vòng kết nối gia đình và bạn bè để chỉ hướng tới những người có bài đăng mà họ thích hay muốn xem.

Đồng thời, nó cũng cho phép họ mở rộng nguồn cấp dữ liệu (News Feed) ngoài những nguồn hiện tại, đó chính là từ những người và thương hiệu mà họ quan tâm theo dõi.

Những người có ảnh hưởng (Influencer), nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) và các thương hiệu đang cố gắng xây dựng sự hiện diện của họ trên mạng xã hội từ đây cũng có nhiều động lực hơn để xây dựng.

Tuy nhiên, cho đến khi nhiều người dùng nhận thấy rằng họ phải “cuộn” một cách vô thức để tìm kiếm những nội dung có thể theo kịp với sở thích đang thay đổi của họ, mọi thứ đã thay đổi.

Điều gì đã khiến TikTok có thể phát triển bùng nổ một cách nhanh chóng đến vậy?

Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, các nền tảng mạng xã hội suy cho cùng cũng được xây dựng để thúc đẩy kết nối (Connections) chứ không phải là để khám phá và khơi dậy sở thích của người dùng.

Với tư cách là người dùng, bạn không ngừng nỗ lực cố gắng để cá nhân hóa nguồn cấp dữ liệu của mình với mục tiêu là để cảm thấy phù hợp và thú vị hơn trên nền tảng, bạn cá nhân hoá bằng cách hủy theo dõi, kết nối mới, tìm kiếm nội dung thông qua các thẻ hashtag, và nhiều hành động khác.

Và đây chính là lúc TikTok gia nhập và nổi dậy, nền tảng tìm đủ mọi cách để cá nhân hoá nguồn cấp dữ liệu và trải nghiệm của người dùng.

Trang “For You” (Dành cho bạn) được thiết kế để chia sẻ nội dung với người dùng dựa trên những gì thuật toán của TikTok đã học được, thuật toán này tin rằng đó là những thứ có liên quan nhất và sẽ được người dùng quan tâm nhiều nhất.

Dần dần, nguồn cấp dữ liệu được TikTok cá nhân hóa theo sở thích, niềm tin, sự tò mò và niềm đam mê, và “nhiệm vụ” của người dùng là xem liên tục các video dạng ngắn này một cách thụ động.

Đến đây, có nhiều người sẽ thắc mắc tại sao thuật toán của TikTok khiến người dùng ghiền (nghiện) đến vậy?

Câu trả lời hết sức đơn giản. Bởi vì nó được cá nhân hóa DÀNH RIÊNG CHO BẠN.

Về bản chất, thuật toán của TikTok hoạt động giống như một “người mai mối thần tốc”, nó thay người dùng khám phá những điều mới, những thứ mà họ thậm chí còn không nhận ra là họ muốn xem.

Vào năm 2021, TikTok đã vượt qua Google trên các tên miền (domains) phổ biến nhất của Cloudflare (nền tảng lưu trữ bằng công nghệ điện toán đám mây).

Thuật toán của TikTok khác biệt như thế nào?

Hầu hết các nền tảng truyền thông mạng xã hội, chẳng hạn như Facebook và Instagram, dựa vào thứ được gọi là “social graph” (biểu đồ xã hội), những nền tảng này sẽ kết nối bạn trong một mạng lưới bao gồm mọi người hay những thứ mà bạn có thể có bất kỳ mối quan hệ nào và sử dụng các thông tin chi tiết (Insights) này để phục vụ cho quảng cáo.

Tuy nhiên, trong khi những gợi ý này được đưa ra với giả định rằng người dùng có cùng sở thích và hành vi mua hàng tương tự như những người mà họ kết nối, sự thật là điều này không đúng như vậy.

Điểm khác biệt chính của TikTok là các thuật toán được xây dựng trên “interest graph” (biểu đồ sở thích). Thuật toán này hoạt động bằng cách sử dụng sở thích và nội dung mà người dùng tương tác, nắm bắt những lượt thích và không thích và sau đó liên kết họ tới những người dùng hay thương hiệu có cùng sở thích đó.

TikTok cũng có khía cạnh biểu đồ xã hội với nguồn cấp dữ liệu theo dõi (Following Feed), nhưng nguồn cấp dữ liệu “Dành cho bạn” (For You) mới là thứ đã thúc đẩy sự phát triển của người dùng và nhà sáng tạo.

Tất cả những gì người dùng phải làm là xem một vài video mà không cần thêm bất cứ một người theo dõi nào, còn lại thuật toán TikTok sẽ nhanh chóng sắp xếp và đề xuất những thứ phù hợp.

Bằng cách nào mà thuật toán của TikTok có thể làm được những thứ nói trên.

Để làm được những thứ nói trên cho người dùng, TikTok sử dụng cái gọi là trí tuệ nhân tạo (AI). AI đóng vai trò là “người chỉ đường”, chúng phát triển theo sở thích đang ngày càng thay đổi của người dùng trong thời gian thực.

Thuật toán này giúp người dùng phát hiện ra những điều gì thú vị cần khám phá mà họ không cần phải tìm kiếm một cách thụ động.

Người dùng có thể loại bỏ hoàn toàn khía cạnh “xã hội” và đó cũng là lý do nhiều người chỉ sử dụng TikTok như một nền tảng khám phá và giải trí đơn thuần.

Nói về AI hay Trí tuệ nhân tạo, rõ ràng là công nghệ này không phải là mới. Nếu bạn đã từng là người dùng của gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon, AI được sử dụng để đề xuất bạn mua sắm dựa trên những gì những người khác có cùng sở thích đã mua.

Amazon không được xây dựng trên biểu đồ xã hội, vì vậy họ sử dụng hành vi trong quá khứ của người dùng và đối sánh họ với những người có hành vi mua hàng tương tự.

Sự khác biệt với thuật toán của TikTok là nó được siêu cá nhân hóa (hyper-personalized) và nó chính xác một cách kỳ lạ, nó cụ thể cho từng sở thích cá nhân và hiển nhiên sẽ không có chuyện có 2 nguồn cấp dữ liệu giống nhau của 2 người dùng khác nhau.

Thành công của TikTok ảnh hưởng như thế nào đến các nền tảng khác trên không gian mạng xã hội?

Một phần quan trọng của thuật toán TikTok là tập trung vào nội dung video dạng ngắn được cá nhân hóa (personalized short-form video). Đây là một sự thay đổi cơ bản trong cách mọi người tương tác và khám phá thế giới trực tuyến.

Với video dạng ngắn, hệ thống nhận thông tin về hành vi của người dùng nhanh hơn nhiều với lượng lớn dữ liệu trong một khoảng thời gian ngắn.

Việc sử dụng video dạng ngắn mang lại lợi ích cho tất cả các bên – người dùng, người sáng tạo và chính nền tảng. Đối với người dùng, họ có thể sử dụng một lượng lớn nội dung được cá nhân hóa trong một khoảng thời gian tương đối ngắn.

Đối với người sáng tạo (Creator), họ có thể được khám phá nhanh hơn, và đối với bản thân ứng dụng, video dạng ngắn nhận được dữ liệu họ cần nhanh hơn, vì vậy họ có thể cá nhân hóa trải nghiệm trong ứng dụng và thuật toán hiệu quả hơn.

Sự nổi dậy của TikTok và sự thành công của thuật toán đi kèm đã thực sự thúc đẩy tất cả các nền tảng mạng xã hội lớn khác xây dựng các sản phẩm video dạng ngắn của riêng họ như Shorts của YouTube, Reels của Instagram hay Spotlight của Snapchat đồng thời chuyển trọng tâm ưu tiên từ biểu đồ xã hội thành biểu đồ sở thích.

Video dạng ngắn thực sự rất cần thiết cho bất kỳ chiến lược nội dung nào của nhà sáng tạo lẫn các thương hiệu trong năm 2022 và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Instagram thử nghiệm một số tính năng và thuật toán mới

Instagram đang thử nghiệm một số tính năng mới, sẽ cho phép người dùng kiểm soát nhiều hơn cách các nội dung được đề xuất đến họ.

Instagram thử nghiệm một số tính năng mới
Instagram thử nghiệm một số tính năng mới

Đầu tiên, nền tảng đang thử nghiệm tính năng cho phép người dùng đánh dấu nhiều bài đăng trên trang Khám phá (Explore) với tùy chọn “Không quan tâm” (Not Interested).

Khi lựa chọn tính năng này, Instagram cho biết họ sẽ ngay lập tức ẩn các bài đăng này và không hiển thị những nội dung tương tự trong tương lai.

Trước đây, “Không quan tâm” chỉ khả dụng với người dùng trên một số bài đăng tại một số thời điểm nhất định.

Nền tảng cũng đang bắt đầu thử nghiệm tuỳ chọn để người dùng có thể chọn không xem các bài đăng được đề xuất với một số từ khoá, cụm từ hoặc biểu tượng cảm xúc (emojis) nhất định có trong phần chú thích (Caption) hoặc thẻ hashtag.

Instagram lưu ý rằng cho dù bạn đang nhìn thấy một thứ gì đó không liên quan thì tính năng mới này có thể được sử dụng để ngừng xem những nội dung mà bạn không còn cảm thấy thú vị nữa.

Instagram cho biết thêm:

“Điều quan trọng đối với chúng tôi là mọi người cảm thấy hài lòng với khoảng thời gian mà họ dành cho Instagram, vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục tìm cách giúp mọi người kiểm soát nhiều hơn những gì họ thấy trên nền tảng.”

Instagram cho biết những thay đổi này không phải là vĩnh viễn, có nghĩa là thuật toán của Instagram vẫn sẽ tập trung vào các bài đăng được đề xuất; chỉ là nền tảng đang tìm kiếm những giải pháp mới tối ưu hơn.

Bên cạnh các cập nhật mới, Instagram cũng bật mí một số mẹo mà người dùng có thể sử dụng để cải thiện trải nghiệm của họ.

Ví dụ: bạn có thể sử dụng tùy chọn nguồn cấp dữ liệu Yêu thích (Favorites feed) của ứng dụng để cuộn qua các bài đăng từ các tài khoản yêu thích của mình. Khi thêm một tài khoản nào đó vào nguồn cấp dữ liệu, bạn sẽ thấy các bài đăng từ tài khoản đó thường xuyên hơn.

Bạn có thể truy cập nguồn cấp dữ liệu Yêu thích bằng cách nhấn vào biểu tượng Instagram trong nguồn cấp dữ liệu của mình (như hình bên dưới).

 

Cuối cùng, người dùng Instagram có khả năng điều chỉnh các nội dung nhạy cảm để chọn xem nhiều hơn hoặc ít hơn một số loại nội dung nhạy cảm.

Bạn có thể xem cài đặt Kiểm soát nội dung nhạy cảm (Sensitive Content Control settings) của mình bằng cách đi tới phần Hồ sơ của bạn, nhấn vào menu Cài đặt (Settings) và chọn kiểm soát nội dung nhạy cảm (Sensitive Content control).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Thuật toán của YouTube Shorts cho Digital Marketers

YouTube vừa cập nhật một số thông tin cơ bản về thuật toán YouTube Shorts, nền tảng video dạng ngắn cạnh tranh trực tiếp với TikTok và Reels của Google. Hãy cùng MarketingTrips khám phá chi tiết trong bài viết này.

thuật toán của youtube shorts
Thuật toán của YouTube Shorts cho Digital Marketers (Cập nhật 2023)

Theo đó, thông qua các giải thích mới, YouTube muốn giúp các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) cũng như các nhà quảng cáo hiểu thêm về cách thuật toán của YouTube Shorts hoạt động, những thứ có thể giúp họ tối đa hoá hiệu suất trên nền tảng.

Để có thể tối đa hoá thuật toán đề xuất của YouTube Shorts, tôi có nên kết hợp nội dung dạng dài và ngắn trên cùng một kênh không?

Câu hỏi đầu tiên cũng là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc nhất liên quan đến thuật toán của YouTube Shorts, họ băn khoăn rằng liệu việc vừa sử dụng cả video dạng dài truyền thống, vừa video ngắn (Shorts) có ảnh hưởng đến chất lượng kênh của họ hay không.

YouTube cho biết việc đăng Shorts lên một kênh đã có sẵn không làm ảnh hưởng đến chất lượng của kênh, thậm chí là có tác dụng ngược lại.

YouTube nói thêm:

“Gần đây, chúng tôi đã thực hiện các nghiên cứu phân tích trong đó chúng tôi xem xét sự tăng trưởng về lượng khán giả trên các kênh chỉ tải lên video dài với các kênh vừa sử dụng cả video dạng dài và ngắn, các kênh có sử dụng Shorts tức video dạng ngắn thể hiện mức tăng trưởng tốt hơn nhiều.

Chúng tôi dự báo rằng, khi nhu cầu tiêu thụ video dạng ngắn tiếp tục tăng lên, các kênh sử dụng định dạng nội dung này sẽ tiếp tục chứng kiến sự bứt phá mạnh hơn.”

Liệu thuật toán của YouTube có tiếp tục đề xuất nhiều video dài hơn nếu mọi người đang xem Shorts nhiều hơn?

Nhiều người dùng thắc mắc rằng, liệu lượt xem và mức độ tương tác với Shorts có ảnh hưởng đến thuật toán đề xuất nội dung với các video dài hơn hay không.

YouTube giải thích:

“Mỗi loại video đều có các thuật toán đề xuất riêng và do đó, việc tương tác với một loại nội dung này sẽ không ảnh hưởng đến loại nội dung kia.

Đó là bởi vì mọi người đều có những sở thích xem khác nhau. Có những người thích Shorts, nhưng cũng có người chỉ hứng thú với các video dài hơn.”

“Người xem xem Shorts không phải lúc nào cũng giống người xem nội dung YouTube bình thường, vì lý do này, chúng tôi tách nội dung ngắn và nội dung dài ra khỏi lịch sử đánh giá của người xem.

Vì vậy, khi ai đó phát hiện ra một kênh mới thông qua Shorts, chúng tôi hiện không sử dụng thông tin này để thông báo hay đề xuất những video dài hơn trên nền tảng YouTube, cho dù đó là những video có nội dung tương tự nhau.”

Có nên tách biệt Shorts và YouTube thành các kênh riêng biệt nhau hay không?

Mặc dù như đã phân tích ở trên, sẽ không có bất cứ tổn hại nào với một kênh vừa sử dụng video dạng ngắn vừa sử dụng video dạng dài, tuy nhiên, hiện vẫn có không ít nhà sáng tạo bắt đầu tách biệt 2 định dạng này thành các kênh khác nhau.

Một câu hỏi đặt ra là, để có thể tối ưu hoá hiệu suất trên nền tảng, người dùng nên tách biệt các kênh hay không hay thuật toán đề xuất của YouTube Shorts sẽ có lợi hơn với phương thức tiếp cận nào?

YouTube cho biết:

“Thay vì chỉ để ý đến định dạng nội dung là ngắn hay dài, chúng tôi khuyên bạn nên tập trung vào đối tượng mục tiêu của kênh.

Hãy cố gắng nhóm các kênh của bạn theo các đối tượng tương tự nhau về sở thích, những người thưởng thức nội dung giống nhau hoặc tương tự.

Hãy tách chúng ra khi người xem của bạn có những sở thích hoàn toàn khác nhau… Nếu bạn bắt đầu xây dựng những nhóm đối tượng khác nhau với những sở thích khác nhau thì hãy cân nhắc tạo một kênh riêng biệt.”

Tôi cần tải lên bao nhiêu Shorts trước khi thuật toán của YouTube có thể hiểu và đề xuất nội dung của tôi?

Tôi cần tải lên bao nhiêu Shorts trước khi thuật toán của YouTube có thể hiểu và đề xuất nội dung của tôi?
Tôi cần tải lên bao nhiêu Shorts trước khi thuật toán của YouTube có thể hiểu và đề xuất nội dung của tôi?

Câu hỏi cuối cùng hỏi liệu thuật toán của YouTube Shorts có yêu cầu kênh tải lên một số lượng video nhất định trước khi chúng được nền tảng hiểu và tối ưu phân phối hay không.

YouTube cho biết:

“Mỗi Shorts đều có các cơ hội thành công riêng bất kể kênh của bạn có số lượng video tải lên nhiều hay ít. Hiệu suất của Shorts được quyết định bởi việc mọi người có chọn xem và không bỏ qua chúng trong nguồn cấp dữ liệu hay không.

Tuy nhiên, có được sự tương tác của khán giả thường được xây dựng theo thời gian thay vì là xảy ra ngay lập tức.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

TikTok khuyến khích người dùng nghỉ ngơi khi xem video quá lâu

TikTok sẽ ra mắt các tùy chọn mới nhằm khuyến khích người dùng tạm nghỉ ngơi trong quá trình xem video trên nền tảng.  

TikTok đang 'giành' người dùng của Facebook

Vốn được biết đến là nền tảng có thuật toán gây nghiện, TikTok cho biết sẽ giới thiệu tùy chọn mới trong vài tuần tới, cho phép người dùng cài đặt giới hạn thời gian để xem video liên tục trước khi được nhắc nhở.

Trước đây, TikTok sẽ thông báo cho người dùng nếu họ xem hơn 40, 60, 90 hay 120 phút trên ứng dụng mỗi ngày.

Ông Jordan Furlong, một giám đốc sản phẩm tại TikTok, cho biết các nhắc nhở này sẽ giúp người dùng cảm thấy cân bằng hơn khi trải nghiệm TikTok.

Ngoài ra, bảng điều khiển mới sẽ cung cấp dữ liệu về thời gian mà người dùng đã dành cho TikTok, bao gồm tổng thời gian hàng ngày, tổng số lần mở ứng dụng, phân chia giữa ban ngày và ban đêm. Người dùng có thể đăng ký nhận thông báo hàng tuần để xem lại thời gian sử dụng TikTok của mình.

Với những người dùng trong độ tuổi 13 đến 17, TikTok sẽ nhắc nhở về sức khỏe tinh thần khi họ dùng quá 100 phút mỗi ngày. Dù vậy, không rõ vì sao công ty lại chọn mốc 100 phút dành cho người dùng vị thành niên.

TikTok đưa ra cập nhật sau vài tháng chịu áp lực từ công chúng và các nhà lập pháp. Tương tự các mạng xã hội khác, TikTok được kêu gọi giúp người dùng thoát khỏi “cơn nghiện” trong kỷ nguyên số.

Nhà chức trách khắp thế giới cũng tăng cường giám sát tác động lên sức khỏe tinh thần của người dùng trẻ. Cuối năm 2021, các Thượng nghị sỹ Mỹ đã chất vấn lãnh đạo TikTok, YouTube và Snap về các biện pháp bảo vệ trẻ vị thành niên.

Các nền tảng khác đều đã giới thiệu những sáng kiến tương tự. Chẳng hạn, tháng 12/2021, Instagram ra mắt công cụ “Take a Break”.

Thuật toán của TikTok từ lâu vốn đã gây ra nhiều tranh cãi cả từ phía người dùng và giới làm Luật, cập nhật mới này như là một cách để làm dịu đi mọi thứ của TikTok.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Những tác động tiêu cực của TikTok

Việc các nền tảng video ngắn như TikTok hay Reels trở nên phổ biến trong những năm gần đây khiến nhiều người dùng khó có thể đặt điện thoại xuống.  

TikTok gây mất tập trung

“Tôi chưa sử dụng nền tảng mạng xã hội nào với tần suất nhiều như dùng TikTok mặc dù tôi mới chỉ biết đến ứng dụng này vào năm ngoái”, Priscilla Villa ở Central Falls (Mỹ) chia sẻ.

Aidan Lablanc, một người dùng khác thừa nhận mình kiểm tra các ứng dụng ít nhất 10 lần một ngày.

Thuật toán đề xuất “kỳ diệu” của TikTok khiến người xem không thể ngừng xem các nội dung, thậm chí nó còn có khả năng “huấn luyện” bộ não người dùng và gây mất tập trung.

Một nghiên cứu dựa trên Douyin (phiên bản TikTok của Trung Quốc), đã xem xét các video ngắn ảnh hưởng như thế nào đến bộ não của sinh viên đại học ở Trung Quốc.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét cách bộ não phản ứng với những video chung và những video được cá nhân hóa. Kết quả cho thấy những video phù hợp với sở thích của người xem có thể kích hoạt trung tâm hệ thống thưởng của não.

Hệ thống thưởng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong định hình cảm xúc và điều hướng hành động của con người, có chức năng tạo ra những cảm giác sung sướng và ham muốn.

Tiến sĩ Justin Shleifer là bác sĩ tâm thần trẻ em và vị thành niên tại Bệnh viện Bradley cho biết: “Chúng ta gần như bị các ứng dụng này điều chỉnh hành vi để có được sự hài lòng ngay lập tức”.

Mặc dù sự hài lòng ngay lập tức nghe có vẻ tuyệt vời, nó có thể gây ảnh hưởng đến não bộ vài giờ sau khi đóng ứng dụng.

Ông Shleifer nói: “Tôi lo rằng trẻ em sẽ gặp khó khăn hơn khi đọc sách nếu chúng đã quá quen với việc nhận được sự thỏa mãn tức thời như khi thực hiện thao tác cuộn TikTok”.

Vấn đề có thể vượt xa hơn việc đọc sách. Trong những trường hợp khác đòi hỏi sự kiên nhẫn, trẻ em có thể khó tập trung vào bất cứ thứ gì không mang lại hiệu quả tức thì.

Thuật toán của TikTok có thể gây nghiện.

Theo một nghiên cứu của Wall Street Journal, TikTok sử dụng thuật toán để cung cấp nguồn cấp dữ liệu cho người dùng. Các video được cá nhân hóa dựa trên nội dung người dùng thả tim và thời lượng xem các video tương tự.

Người dùng xem một nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) hoặc một thể loại video cụ thể càng lâu thì thuật toán càng đề xuất chính xác các video tương tự lên trang chủ.

Nhiều người dùng cũng thừa nhận, thuật toán khiến họ bị mắc kẹt, nó đã đề xuất nội dung gần như trùng 100% với sở thích của họ.

Một số nhà nghiên cứu lo lắng về tác động tiềm ẩn của thuật toán này đối với sức khỏe tinh thần của trẻ vị thành niên.

Ví dụ: nếu một trẻ em đang xem video về cách giảm cân hoặc một chủ đề khác có thể gây hại cho sức khỏe tâm thần của chúng, thì điều đáng lo ngại là ứng dụng sẽ tiếp tục đề xuất những video tương tự.

Vào tháng 3, tổng chưởng lý nhiều bang ở Mỹ đã mở một cuộc điều tra nhằm vào TikTok, liên quan đến tác động của nề tảng tới sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ em. Cuộc điều tra tập trung vào làm rõ các phương pháp mà ứng dụng đang sử dụng để giữ người dùng cuộn trong thời gian dài và tăng mức độ tương tác.

Trước khi cuộc điều tra đó bắt đầu, TikTok thông báo họ đang tìm một phương thức mới để đa dạng hóa video bằng cách sử dụng hệ thống đề xuất bao gồm nội dung có thể nằm ngoài sở thích người dùng.

Một câu hỏi khác được đặt ra rằng liệu ai đó có thể nghiện mạng xã hội hay không. Máy quét MRI từ Trung Quốc đã phát hiện ra phần nghiện ngập của não bộ được kích hoạt khi xem các video phù hợp với sở thích của họ.

Ông Schleifer không tin rằng có nguy cơ trực tiếp dẫn đến việc nghiện các ứng dụng như TikTok hoặc Instagram, nhưng cho biết càng nhiều trẻ em quen với phần thưởng tức thì, chúng càng khó rời mắt khỏi màn hình điện thoại và đưa ra những lựa chọn lành mạnh.

“Thay vì chống lại mạng xã hội, các bậc phụ huynh nên hạn chế thời gian sử dụng thiết bị của con trẻ và giáo dục chúng về cách tương tác với nền tảng”, ông Schleifer nói.

Người phát ngôn TikTok cho biết công ty đã có những kế hoạch để bảo vệ trẻ em. Ngoài việc cho phép cha mẹ kiểm soát thời gian sử dụng thiết bị qua tính năng Family Pairing (Ghép nối gia đình), TikTok giảm thiểu thông báo đẩy (push notification) vào buổi tối và chủ động hiển thị lời nhắc trên trang chủ để tạm dừng ứng dụng.

Hương Dung (Theo Turnto10)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Các thuật toán xếp hạng nội dung mới của Instagram năm 2022

Để có thể giúp người làm marketing hiểu rõ hơn về cách các thuật toán xếp hạng nội dung của mình hoạt động, Instagram vừa cập nhật các nội dung mới nhất trong 2022.

thuật toán instagram 2022
Các thuật toán xếp hạng nội dung mới của Instagram năm 2022

Từ thời điểm tháng 6 năm 2021, Instagram đã cung cấp những thông tin chi tiết nhất về cách các thuật toán hoạt động trên nền tảng và giờ đây với những cập nhật mới trong 2022, Instagram chia sẻ những yếu tố chính ảnh hưởng đến việc xếp hạng nội dung trên Bảng tin, Câu chuyện và cả trên Reels.

Dưới đây là những nội dung chính trong thuật toán của Instagram 2022.

Các thuật toán xếp hạng chính trên Bảng tin (News Feed) và Câu chuyện (Stories).

  • Những thông tin về bài đăng – Đây là những tín hiệu thể hiện mức độ phổ biến của một bài đăng nhất định – Có bao nhiêu người đã thích, bình luận hay chia sẻ bài đăng đó, nó được đăng khi nào, nếu nó là video thì thời lượng của nó là bao lâu, người dùng xem hết bao nhiêu phần trăm nội dung. Theo thuật toán mới của Instagram thì lượng tương tác có được càng cao, bài đăng càng được ưu tiên hiển thị và đề xuất.
  • Thông tin về người đăng bài – Để giúp người dùng có được những thông tin có giá trị và hữu ích nhất, Instagram xem xết mức độ thú vị của người đăng bài với người dùng tiềm năng của họ, các tín hiệu như số lần mọi người đã tương tác với người đó trong vài tuần qua, hay mức độ phổ biến của người đó với cộng đồng của họ là những yếu tố xếp hạng chính.
  • Các hoạt động gần đây của người dùngInstagram căn cứ vào những gì mà người dùng đã quan tâm trước đó (số lượng bài đã thích, các nội dung đã thích…) để đề xuất những nội dung phù hợp nhất.
  • Lịch sử tương tác của người dùng với một tài khoản cụ thể – Ngoài việc thể hiện mức độ quan tâm đến một số tài khoản hay nội dung cụ thể, thuật toán của Instagram còn căn cứ vào các mức độ tương tác cụ thể như bình luận hay chia sẻ, khi người dùng càng tương tác nhiều với một tài khoản nào đó, những nội dung mới nhất từ tài khoản đó sẽ xuất hiện sớm nhất trên Bảng tin của họ.

Với Reels, để có thể cạnh tranh với đối thủ TikTok, Meta đã thiết kế cho nó một thuật toán riêng bạn có thể xem thêm tại đây.

Một số cập nhật mới về thuật toán của Instagram trong 2022.

  • Hoạt động của người dùng – Khi Instagram Reels là một trong những ưu tiên hàng đầu của Instagram và Facebook trong 2022, Instagram sử dụng các tín hiệu như các reel (thước phim) người dùng đã thích hay reel người dùng đã nhận xét và đã tương tác gần đây để xếp hạng và cung cấp những nội dung có liên quan.
  • Lịch sử tương tác của người dùng với người đã đăng bài – Cũng giống như trong phần ‘Khám phá’, người dùng có thể nhìn thấy những nội dung hay tài khoản mà họ chưa từng biết trước đó, nếu người dùng đã tương tác với những nội dung tương tự, Instagram sẽ chủ động đề xuất những nội dung mới mà người dùng có thể thích.
  • Những thông tin liên quan đến Reels – Đây là các tín hiệu liên quan trực tiếp đến nội dung bên trong video, chẳng hạn như những đoạn âm thanh, hiểu video dựa trên pixels (độ phân giải) và toàn bộ khung hình, cũng như mức độ phổ biến của video đó.
  • Thông tin về người đã đăng – Ngoài các yếu tố nói trên, Instagram cũng coi mức độ phổ biến là dấu hiệu chính để phân phối nội dung, giúp nhà sáng tạo kết nối nhiều hơn với người dùng tiềm năng của họ.

Bạn có thể xem thêm các bài viết về thuật toán của Instagram tại: Link

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen

Instagram sẽ hiển thị nhiều nội dung từ những người bạn không theo dõi

Instagram cho biết sẽ thêm nhiều kiểu hiển thị nội dung (feeds) trong ứng dụng mobile, bao gồm cả nguồn cấp dữ liệu theo thứ tự thời gian.

Instagram sẽ hiển thị nhiều nội dung từ những người bạn không theo dõi
Source: Shutterstock

Instagram hiện đang thêm 2 nguồn cấp dữ liệu (new feeds) mới vào ứng dụng đồng thời cập nhật nguồn cấp dữ liệu trang chủ (home feed) hiện có với nhiều nội dung hơn từ các tài khoản hay người dùng mà người dùng chưa chọn theo dõi.

Để cân bằng với những nội dung hiển thị mới mà người dùng không chọn xem, Instagram sẽ đưa trở lại nguồn cấp dữ liệu theo thứ tự thời gian (chronological feed) chỉ chứa nội dung từ các tài khoản mà họ đã chọn theo dõi.

Một nguồn cấp dữ liệu khác mà Instagram cũng đang ra mắt đó là cho phép bạn quản lý các tài khoản mà bạn muốn xem nội dung, cách này tương tự như trên Twitter.

Theo Instagram, các cập nhật mới sẽ cung cấp cho người dùng nhiều quyền kiểm soát hơn đối với trải nghiệm của họ trên nền tảng.

Nguồn cấp dữ liệu trang chủ của Instagram.

Trong giai đoạn thử nghiệm (một số tài khoản sẽ được sử dụng sớm), ứng dụng Instagram sẽ chứa 3 kiểu nguồn cấp dữ liệu chính:

  • Trang chủ (Home): Đây chính là trải nghiệm Instagram cơ bản mà bạn đang được sử dụng, nội dung chủ yếu được xếp hạng theo thuật toán dựa trên mức độ quan tâm của bạn đối với các bài đăng hay tài khoản cụ thể. Theo cập nhật mới thì trang chủ sẽ hiển thị hiều hơn các nội dung từ những tài khoản mà bạn không chọn theo dõi.
  • Mục yêu thích (Favorites): Nguồn cấp dữ liệu này chứa những nội dung từ các tài khoản mà bạn muốn đảm bảo rằng bạn không bỏ lỡ bất cứ thứ gì từ họ. Bạn có thể chọn tài khoản nào được hiển thị trong nguồn cấp dữ liệu này, giống như Twitter.
  • Đang theo dõi (Following): Đây là danh sách nội dung được hiển thị theo thứ tự thời gian của các bài đăng chỉ từ các tài khoản bạn theo dõi.

Theo CEO của Instagram, ông tin rằng việc cung cấp cho mọi người cách tùy chỉnh nguồn cấp dữ liệu Instagram của họ có thể giúp tạo ra những trải nghiệm tích cực hơn.

“… ở phần ‘Đang theo dõi’ – chỉ hiển thị danh sách các bài đăng theo thứ tự thời gian từ các tài khoản mà người dùng theo dõi, vì ‘Trang chủ’ sẽ ngày càng có nhiều đề xuất nội dung mới hơn từ những người mới.”

Tuỳ từng nhu cầu trải nghiệm, người dùng có thể chọn các nguồn cấp dữ liệu phù hợp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Thuật toán gây nghiện của TikTok nguy hiểm thế nào

AI của TikTok được đánh giá hiểu người dùng còn hơn chính họ và được ví như nhà tiên tri kỹ thuật số có thể dẫn dắt bất kỳ ai.

Source: Vox

Giới chuyên gia nhận định, hiện gần như không thuật toán AI nào toàn diện hơn mạng xã hội video ngắn TikTok. Nó có thể giúp người dùng giải toả tổn thương thời thơ ấu, thậm chí khám phá giới tính thật.

Trong khi Facebook yêu cầu người dùng xây dựng cả một trang hồ sơ và cung cấp thông tin cá nhân để làm được điều đó, TikTok chỉ cần thuật toán.

“TikTok như thể đọc tâm hồn bạn. Nó giống kiểu tiên tri kỹ thuật số thần thánh khó có thể gọi tên chính xác. Thuật toán này có thể khám phá từng lớp tâm trí của bạn, có những thứ bạn thậm chí chưa từng biết đến”, Mashable viết.

Thành công của TikTok nằm ở thuật toán đề xuất nội dung For You, giúp luôn đổi mới trang chủ để người dùng không thấy nhàm chán.

Hầu hết người dùng bị cuốn vào các video hướng dẫn làm vườn, nấu ăn nhưng cũng có không ít người đắm chìm trong những video liên quan đến hội chứng tự kỷ hoặc các vấn đề về thần kinh.

Chẳng hạn, từ khóa #mentalhealth (sức khoẻ tâm thần) thu hút được gần 21 tỷ lượt xem trên nền tảng này. Thông tin nghe có vẻ không mấy nghiêm trọng cho đến khi các nhà khoa học phát hiện ra rất nhiều nội dung giả tâm thần đang được lưu hành trên nền tảng.

Tạp chí Wired dẫn lời giáo sư tâm lý học Inna Kanevsky: “Người dùng có vẻ được thuật toán TikTok chẩn đoán về hội chứng tâm lý.

Đó là điều đáng lo ngại về cách AI có thể thay đổi cuộc sống con người. Thuật toán không chỉ dừng lại ở việc dự đoán mà còn tiến xa hơn đến việc tạo các ma trận thông tin bao quanh người dùng”.

AI của Amazon hay Netflix cũng được thiết kế để đoán người dùng muốn xem gì tiếp theo, từ đó gợi ý nội dung phù hợp. Tuy nhiên, TikTok lại hoạt động như thể nó sẽ định nghĩa cho người dùng biết họ là ai.

Các dự đoán về người dùng của TikTok là kết quả của một loạt các bước lặp đi lặp lại. Theo tìm hiểu của Wall Street Journal, khi ai đó lập tài khoản mới, thuật toán sẽ nhắm mục tiêu và hiển thị cho họ hàng loạt video phổ biến được thiết kế để kiểm tra phản ứng với các loại nội dung khác nhau, từ điệu nhảy đang được lan truyền đến video sửa chữa nhà cửa.

Chỉ trong khoảng hai giờ đồng hồ, thuật toán có thể phác hoạ được chân dung của người dùng trên nền tảng cùng những mối quan tâm của họ.

John Bargh, giáo sư tâm lý học và khoa học nhận thức tại Đại học Yale, cho biết phép toán này là một sự bắt chước kỳ lạ của việc học thống kê.

Nó khiến tâm trí con người tiếp thu kiến thức mới một cách vô thức chỉ đơn giản bằng cách tiếp nhận các mô hình của thế giới xung quanh.

Đáng lo ngại hơn, TikTok thậm chí còn biết cả những bí mật thầm kín nhất mà người dùng còn chưa khám phá ra.

“Các thuật toán biết tôi là người song tính trước khi tôi hoàn toàn sống thật với giới tính của mình”, một người có tên Joho nói với Mashable. Người này cho rằng quyết định sống thật với giới tính của mình bị tác động bởi thuật toán trên TikTok.

Nhưng động cơ cuối cùng của AI không phải là phân tích tâm lý người dùng. TikTok muốn thông qua các dữ kiện đó để kiếm tiền. Johannes Eichstaedt, nhà khoa học tại Viện Stanford, cho biết thuật toán “đang cố gắng làm cho bạn thấy mình đặc biệt so với người dùng khác và nó sẽ kiếm tiền từ đó”.

Theo ông, AI của TikTok nguy hiểm đến mức người dùng nền tảng này chỉ như đang tham gia vào một canh bạc. Nếu may mắn, nó sẽ gợi ý cho họ những nội dung thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực. Nếu không, nó có thể dẫn dắt ai đó vào một thế giới mới dưới danh nghĩa “khám phá bản thân”.

Đó có thể là những định kiến, mong muốn thầm kín và xu hướng tâm lý. Tuy nhiên, để thực sự biết bản thân là ai, con người cần lắng nghe chính mình và trải qua nhiều lớp lang cảm xúc, quy ước xã hội chứ không phải dựa vào những những dẫn dắt trên mạng xã hội.

Thuật toán TikTok hoạt động cụ thể ra sao vẫn còn là điều bí ẩn. Tuy nhiên, năm 2020, mạng xã hội này tiết lộ công cụ gợi ý nội dung của họ được phát triển dựa trên ba yếu tố:

tương tác của người dùng trên ứng dụng, các yếu tố trong video mà người dùng xem (như âm thanh, hashtag) và bối cảnh liên quan tới người dùng (như họ có xu hướng chọn ngôn ngữ gì, ở nước nào, loại thiết bị đang sử dụng).

“Trên những ứng dụng khác, nhiều người có thể xem một số video nổi bật giống nhau, nhưng dữ liệu do For You đề xuất với mỗi người là duy nhất và phù hợp với riêng cá nhân đó”, TikTok giải thích trên blog.

Nhờ cơ chế hiển thị video cá nhân hóa “gây nghiện”, TikTok trở thành ứng dụng được tải nhiều nhất năm 2021 trên cả hai kho ứng dụng App Store và Google Play theo thống kê của Sensor Tower. Tính đến tháng 7/2021, TikTok cũng đã được tải xuống hơn ba tỷ lần – cột mốc mà chỉ Facebook đạt được trước đó.

Dữ liệu của Cloudflare cũng cho thấy mạng xã hội video ngắn này đã vượt qua Google và Facebook trở thành tên miền có lượng truy cập cao nhất năm qua, dù năm 2020 chỉ đứng vị trí thứ 7.

Mỹ Quyên (theo Wired)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Google thông báo cập nhật thuật toán tìm kiếm địa phương

Google vừa xác nhận các thay đổi mới đối với thuật toán tìm kiếm địa phương đã được ra mắt gần đây và được gọi là “Bản cập nhật tìm kiếm địa phương tháng 11 năm 2021.”

Google thông báo cập nhật thuật toán tìm kiếm địa phương
TonelsonProductions/Shutterstock

Google xác nhận rằng một bản cập nhật thuật toán mới đã bắt đầu được áp dụng cho các kết quả tìm kiếm địa phương từ cuối tháng 11 và kết thúc vào tháng 12.

Bản cập nhật này liên quan đến việc “tái cân bằng” các yếu tố xếp hạng mà Google sử dụng để hiển thị các kết quả tìm kiếm mang tính địa phương.

Dưới đây là thông báo chính thức từ trang Twitter của Google.

Theo thông tin từ Google, có 03 yếu tố xếp hạng chính cho các kết quả tìm kiếm địa phương bao gồm:

  • Mức độ liên quan (Relevance): mức độ phù hợp của những nội dung từ Hồ sơ doanh nghiệp (Business Profile) địa phương với những gì mà người dùng đang tìm kiếm.
  • Khoảng cách (Distance): Mức độ gần xa từ nơi phát sinh từ khoá tìm kiếm đến nơi các kết quả tìm kiếm tiềm năng có thể hỗ trợ. Về cơ bản, khi người tìm kiếm càng ở gần với đơn vị cung cấp dịch vụ (liên quan như yếu tố xếp hạng ở trên) thì càng được ưu tiên.
  • Sự nổi bật hay yếu tố đại chúng (Prominence): là mức độ nổi tiếng của một doanh nghiệp cụ thể. Doanh nghiệp càng được nhiều người biết đến và tìm kiếm thì càng được ưu tiên hiển thị.

Cũng như nhiều bản cập nhật thuật toán khác, Google hiếm khi cung cấp chi tiết chính xác về điểm trọng số của từng yếu tố xếp hạng. Do đó, có lẽ cách tốt nhất để trở nên phù hợp hơn với bản cập nhật mới đó là xem xét lại yếu tố cân bằng.

Ví dụ: nếu bạn đang tập trung quá nhiều vào việc tối ưu hóa mức độ liên quan với Hồ sơ doanh nghiệp trên Google của mình, thì bây giờ là lúc để bạn cần tập trung nhiều hơn vào các yếu tố khác như “Sự nổi bật” hay “Sự nổi tiếng” của doanh nghiệp.

Bản cập nhật tìm kiếm địa phương sẽ chỉ ảnh hưởng đến bảng xếp hạng của Hồ sơ doanh nghiệp trên Google (Google Business Profile) trong phạm vi địa phương, do đó, nếu thứ hạng của hồ sơ doanh nghiệp của bạn không thay đổi, thì rất có thể bạn đã không bị những tác động tiêu cực hay ảnh hưởng bởi bản cập nhật này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Instagram sẽ cập nhật một số tuỳ chọn quan trọng vào đầu năm tới

Trên trang Twitter của mình, Instagram thông báo sẽ cập nhật nhiều tính năng mới cho nguồn cấp dữ liệu (feeds) vào đầu năm tới.

instagram cập nhật
Source: Getty Images

Trong những khoảng thời gian vừa qua, nhiều người đã tranh cãi về những thuật toán được thay đổi liên tục của Instagram, thuật toán đã khiến cả những người có ảnh hưởng lẫn thương hiệu thường rơi vào trạng thái không hiểu điều gì đang diễn ra, họ không hiểu được tại sao một số bài đăng nhất định lại được ưu tiên hiển thị còn một số khác thì không.

Theo Instagram, ứng dụng này xác định các bài đăng mà người dùng sẽ được xem dựa trên 3 yếu tố: “khả năng bạn quan tâm đến nội dung đó, ngày bài đăng được chia sẻ và các tương tác trước đó với người đăng bài.”

Tuy nhiên sẽ có một số thay đổi mới trong năm tới. Theo thông báo của Instagram trên Twitter, họ cho biết sẽ thêm một số tùy chọn vào đầu năm tới để người dùng có thể chọn hiển thị nguồn cấp dữ liệu theo thứ tự thời gian trên tài khoản của họ.

“Chúng tôi muốn mọi người có thêm quyền kiểm soát tới những gì có ý nghĩa đối với các trải nghiệm của họ.

Chúng tôi đã và đang thử nghiệm tính năng Favorites (Ưa thích), một cách mới để người dùng có thể quyết định xem bài đăng của ai nhiều hơn và chúng tôi cũng đang nghiên cứu một tùy chọn khác để cho phép người dùng xem các bài đăng từ những người họ theo dõi theo thứ tự thời gian.”

instagram cập nhật

Instagram cho biết tùy chọn xem nội dung trên nguồn cấp dữ liệu theo thứ tự thời gian sẽ không được cài đặt sẵn (hiển thị tự động) và sẽ cung cấp thêm thông tin trước khi tính năng mới được ra mắt.

Gần đây nhất, Instagram cũng đã cập nhật một thay đổi đối với nguồn cấp dữ liệu, người dùng giờ đây sẽ có thể thấy các bài đăng từ các tài khoản mà họ không theo dõi, nhưng các bài đăng đó là những gì mà họ có nhiều khả năng sẽ quan tâm nhất.

Khi các tuỳ chọn mới được áp dụng, điều này có nghĩa là người dùng sẽ được phân phối nhiều nội dung mà họ quan tâm nhiều hơn, do đó chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp (tốt hơn hoặc xấu hơn) đến các thương hiệu hiện đang tận dụng Instagram cho các chương trình quảng cáo có trả phí.

Instagram thuộc sở hữu của Meta Platforms (trước đây là Facebook), giá cổ phiếu của nền tảng này đã tăng 18,94% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Thuật toán YouTube 2023 cho Digital Marketer và Nhà sáng tạo

YouTube đang tìm cách cung cấp một số thông tin chi tiết hơn về cách các thuật toán của họ quyết định video nào sẽ được ưu tiên hiển thị cho người dùng, đây là cách mà các nhà sáng tạo nội dung và Digital Marketer tối ưu nội dung và mức độ tương tác trên nền tảng. Cập nhật mới nhất năm 2023.

thuật toán youtube
Thuật toán YouTube năm 2023 cho các Digital Marketer

Dưới đây là những câu hỏi mà những nhà sáng tạo trên YouTube đã đặt ra liên quan đến cách sử dụng thẻ (hashtag), đề xuất (recommendations), thuật toán mới cập nhật 2023… và các câu trả lời tương ứng.

Bạn có nên chia sẻ video của mình ra bên ngoài nền tảng YouTube hay không vì YouTube hiện không thể phân bổ tất cả các chỉ số tương tác ngoài nền tảng?

YouTube cho biết nhà sáng tạo nên chia sẻ video của họ ra bên ngoài YouTube vì điều đó có thể tăng cơ hội khám phá của các video dựa trên hoạt động của người xem, bất kể YouTube có phân bổ trực tiếp hay không.

“Nếu video của bạn nhận được nhiều lưu lượng truy cập (traffic) hơn từ các nguồn bên ngoài, chẳng hạn như các nền tảng mạng xã hội, thì điều đó có thể làm tăng khả năng video sẽ được nhiều người xem khám phá hơn.

Một lợi ích khác nữa là khi những người xem đó đã từng xem video của bạn, vì vậy, khả năng cao hơn là họ có thể được đề xuất một trong các video khác của bạn trong tương lai.”

Tại sao rất nhiều người nhận được đề xuất cho các video đã được tải lên cách đây 10-12 năm?

Hệ thống của YouTube được thiết kế để kết nối người xem với những video mà họ có khả năng sẽ thích, bất kể video đó được xuất bản vào thời điểm nào.

Điều đó có nghĩa là ngay cả những video cũ hơn từ rất lâu, vẫn có mức độ tương tác tương đối cao và nó vẫn sẽ tiếp tục được đề xuất cho những người xem mới dựa trên sở thích.

YouTube cần một cách mới để làm nổi bật những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) mới.

YouTube nói rằng rất nhiều người xem đã yêu cầu điều này và giải pháp mới nhất của YouTube đó là tab “New to You” nhằm mục tiêu làm nổi bật nhiều kênh mới hơn ngoài những trải nghiệm xem thông thường của mỗi người xem.

Khi áp dụng thẻ trong video, bạn nên tập trung vào các thẻ cụ thể hay các chủ đề phù hợp rộng hơn để tối đa hóa khả năng khám phá?

Thẻ video của YouTube cung cấp một cách khác để những nhà sáng tạo kết nối nội dung của họ với các truy vấn cụ thể, mặc dù YouTube đặc biệt lưu ý rằng thẻ (tags) không phải là một thuật toán chính được xem xét trên nền tảng.

“Thẻ là những từ khóa kiểu mô tả mà bạn có thể thêm vào các video của mình để giúp người xem tìm thấy nội dung của bạn.

Tiêu đề, hình thu nhỏ (thumbnail) và phần mô tả của video là những thẻ metadata quan trọng hơn để bạn khám phá video. Những phần thông tin chính này giúp người xem quyết định xem hay không xem video nào.”

YouTube khuyên nhà sáng tạo nên tập trung vào các yếu tố mà người xem thường dùng để đưa ra quyết định khi họ chọn nội dung để xem – như tiêu đề, hình ảnh thu nhỏ và mô tả.

YouTube có thay đổi hay cập nhật thuật toán gần đây trong năm 2023 không?

YouTube cho biết họ luôn thực hiện các thay đổi đối với các thuật toán của mình, và đặc biệt là trong những năm trở lại đây.

YouTube nói rằng điều này là do sự thay đổi quy mô lớn trong hành vi của người xem do những sự thay đổi từ các bối cảnh xã hội khác.

Mặc dù YouTube chưa nói rõ bối cảnh hay cập nhật ở đây cụ thể là gì, tuy nhiên chúng ta có thể hiểu rằng nền tảng này có thể dựa vào các bối cảnh hay ngữ cảnh cụ thể để thay đổi cách hệ thống của họ hoạt động và cách nội dung được hiển thị tương ứng cho mỗi người dùng trong ứng dụng.

Kết luận.

Với tư cách là các Digital Marketer, thông qua việc hiểu cách thuật toán của YouTube hoạt động, bạn có nhiều cơ hội hơn để tối ưu hoá nội dung của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen

Thuật toán xếp nội dung khiến Facebook phải lao đao

Cựu quản lý Facebook tố thuật toán của công ty xếp nội dung dựa trên sự tương tác, khiến bài đăng gây sốc có thể được ưu tiên lên đầu News Feed.

thuật toán facebook
Facebook CEO Mark Zuckerberg | Photo: Yahoo Finance

Trong nhiều năm, bảng tin News Feed với nội dung được tối ưu hóa và đề xuất hợp lý là yếu tố giúp Facebook thành công và thu hút hàng tỷ người dùng trên thế giới.

Thế nhưng, cựu nhân viên Frances Haugen công khai hàng loạt tài liệu nội bộ cho thấy những tác động của nền tảng với thanh thiếu niên, chia rẽ quốc gia và cho phép chủ nghĩa cực đoan phát triển. Tệ hơn, họ biết điều đó nhưng chọn cách phớt lờ vấn đề để bảo vệ lợi nhuận của mình.

Haugen có nhiều năm làm việc liên quan đến thuật toán và tự nhận có kiến thức nền tảng về “quản lý sản phẩm theo thuật toán”.

Trong cuộc phỏng vấn với WSJ ngày 3/10 và phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ ngày 5/10, bà liên tục nhấn mạnh thuật toán của Facebook được thiết kế để hiển thị cho người dùng những nội dung mà họ có nhiều khả năng tương tác nhất.

“Điều này gây ra nhiều vấn đề với Facebook, gồm thúc đẩy sự chia rẽ, thông tin sai lệch và nhiều nội dung độc hại khác”, Haugen nói. “Nếu làm cho thuật toán an toàn hơn, mọi người sẽ dành ít thời gian hơn trên nền tảng, cũng ít bấm vào quảng cáo hơn, Facebook sẽ kiếm được ít tiền hơn”.

Theo giới quan sát, những tiết lộ mới về cơ chế hoạt động của thuật toán khiến Facebook sẽ ngày càng đánh mất niềm tin đối với người dùng và các nhà đầu tư thời gian tới. “Các thuật toán Facebook sẽ không biến mất, nhưng có nhiều cách để cải thiện chúng”, một chuyên gia về thuật toán và AI nói với CNN.

“Tuy nhiên, nó sẽ yêu cầu một thứ mà Facebook từ trước đến nay miễn cưỡng không muốn làm: Minh bạch hơn và cho người dùng quyền kiểm soát nhiều hơn”.

Thuật toán Facebook có gì?

Facebook mà người dùng đang trải nghiệm ngày nay – với luồng thông tin và quảng cáo được thuật toán chọn lọc liên tục – là mạng xã hội hoàn toàn khác so với những ngày đầu.

Năm 2004, khi Facebook lần đầu xuất hiện dành cho các sinh viên đại học, việc điều hướng đơn giản và tẻ nhạt hơn: Nếu muốn xem nội dung bạn bè chia sẻ, người dùng phải lần lượt truy cập từng hồ sơ của họ.

Điều này đã thay đổi từ năm 2006 khi Facebook giới thiệu News Feed – cung cấp thông tin của nhiều người cùng lúc. Từ đó, Facebook được cho là đã dùng các thuật toán để lọc nội dung mà người dùng đã xem trên News Feed.

Chris Cox, Giám đốc sản phẩm Facebook, hồi 2015 tiết lộ trên Time rằng việc kiểm duyệt và ưu tiên hiển thị rất cần thiết.

Vì nếu không, người dùng sẽ bị quá tải khi vào News Feed với sự tràn ngập các đường link, status, ảnh, video… từ nhiều nguồn khác nhau. Các thông tin này cũng bị trôi rất nhanh, khiến họ có thể bỏ lỡ cập nhật mới của bạn bè, người thân..

Theo thời gian, thuật toán liên tục phát triển và người dùng cũng quen với cách trình bày nội dung của mạng xã hội.

Có thể tưởng tượng thuật toán gần giống với công thức nấu ăn, trong đó nguyên liệu là đầu vào và món ăn cuối cùng là đầu ra.

Trên Facebook và các trang mạng xã hội khác, người dùng và hành động của họ – những gì họ chia sẻ, tương tác – là đầu vào. Còn những gì mạng xã hội hiển thị, dù là bài đăng từ bạn bè hay nội dung quảng cáo về sản phẩm nào đó, là kết quả đầu ra.

Ở mức tốt nhất, các thuật toán giúp cá nhân hóa nguồn cấp dữ liệu, giúp người dùng khám phá những người mới và nội dung phù hợp với sở thích của họ dựa trên hoạt động trước đó.

Nhưng điều tồi tệ nhất, như Haugen và các chuyên gia khác chỉ ra, là nguy cơ khiến họ tiếp xúc với nội dung độc hại hoặc chứa thông tin sai lệch.

Những nội dung này có thể giữ mọi người ở lại lâu hơn, từ đó giúp Facebook kiếm nhiều tiền hơn bằng cách hiển thị nhiều quảng cáo hơn.

Nhiều thuật toán hoạt động phối hợp để tạo ra trải nghiệm mà người dùng đang thấy trên Facebook, Instagram và các nền tảng khác. “Sửa thuật toán là điều thực sự khó vì chúng đã trở thành một phần của những hệ thống phức tạp với nhiều đầu vào”, Hilary Ross, một chuyên gia của Đại học Harvard, nhận định.

Facebook cần minh bạch như thế nào?

Tuy nhiên, có nhiều cách để làm cho các quy trình mà Facebook đang thực hiện trở nên rõ ràng và cung cấp cho người dùng nhiều quyền hơn, cũng như được biết về cách thức chúng hoạt động.

Theo Margaret Mitchell, chuyên gia về AI và là cựu nhân viên Google, người dùng cần biết chi tiết lý do tại sao họ nhìn thấy những gì đang hiển thị, như phản hồi các bài đăng, quảng cáo…

Theo Mitchell, Facebook có thể cho phép người dùng tùy chọn xem những thứ được tối ưu hóa cho mình, như tần suất muốn xem nội dung từ gia đình, bạn bè, hoặc hình ảnh em bé. “Tại sao không để người dùng kiểm soát chúng?”, bà đặt câu hỏi. “Minh bạch là chìa khóa, vì nó khuyến khích hành vi tốt từ các mạng xã hội”.

Sasha Costanza-Chock, Giám đốc nghiên cứu của Algorithmic Justice League, cho rằng cần tăng cường kiểm toán độc lập đối với các hoạt động của thuật toán.

Các nhà nghiên cứu, nhà báo điều tra hoặc chuyên gia thuộc các cơ quan quản lý sẽ tham gia vào quy trình này, bởi họ có kiến thức và thẩm quyền để yêu cầu quyền truy cập vào các hệ thống thuật toán.

Tuy vậy, một số chuyên gia đánh giá, rào cản khiến Facebook không thay đổi thuật toán là mạng xã hội này quá tập trung vào tầm quan trọng của sự tương tác hoặc thời gian người dùng dành cho việc cuộn, nhấp chuột vào các bài đăng và quảng cáo trên nền tảng.

“Sẽ rất khó thay đổi, nó liên quan đến cảm giác người dùng khi sử dụng Facebook, chứ không hẳn chỉ là thời gian họ gắn bó trên đó”, James Mickens, Giáo sư khoa học máy tính tại Harvard, nhận xét.

Dù hy vọng Facebook điều chỉnh thuật toán nhiều hơn để hướng tới lợi ích công cộng, ông băn khoăn: “Điều gì sẽ thuyết phục Facebook và các công ty tương tư bắt đầu thay đổi theo hướng này?”.

Trong khi đó, theo Haugen, về cơ bản, Facebook quyết định về những nội dung họ muốn người dùng xem, nhưng giữ bí mật về quyết định đó với công chúng vì thay đổi thuật toán có thể ảnh hưởng đến thu nhập của công ty.

Kara Alaimo, Phó giáo sư tại Trường Truyền thông Lawrence Herbert tại Đại học Hofstra, nhận định: “Nếu không thể từ bỏ nền tảng này ngay lập tức – điều mà thực tế khó xảy ra, đã đến lúc phải nghĩ cách bảo vệ bản thân và người thân, cũng như bắt đầu dựa vào nguồn khác cho niềm vui và sự sáng tạo – như công viên, sở thích, bạn bè…

Đây có lẽ là cách duy nhất để khiến công ty nghiêm túc xem xét các mối đe dọa mà họ đang gây ra cho người dùng và nỗ lực khắc phục chúng”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

YouTube chia sẻ những thành phần chính quyết định mức độ tiếp cận trên nền tảng

Mới đây nhất, YouTube chia sẻ những thông tin tổng quan về cách hệ thống đề xuất nội dung của mình làm việc và những yếu tố chính xác định mức độ tiếp cận của các video trên nền tảng.

YouTube chia sẻ những thành phần chính quyết định mức độ tiếp cận trên nền tảng
Photo: Shutterstock

Những chia sẻ của YouTube nhằm mục tiêu chủ yếu là giúp các nhà marketer trên YouTube hiểu rõ hơn về những gì đang hoạt động và đâu là yếu tố cần tối ưu.

Theo giải thích của YouTube:

“Hệ thống đề xuất nội dung (content recommendation system) của chúng tôi được xây dựng dựa trên nguyên tắc đơn giản là giúp mọi người tìm thấy những video mà họ muốn xem và điều đó sẽ mang lại nhiều giá trị hơn cho họ.”

Tất nhiên, ‘giá trị’ là một thuật ngữ khá mơ hồ trong các chỉ số trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội và đặc biệt là trong phạm vi đo lường, nhưng theo YouTube, ‘giá trị’ là để cho mọi người thấy nhiều hơn những gì họ thích, không chỉ dựa trên hành vi của chính họ mà còn là từ những người dùng tương tự.

“Bạn có thể tìm thấy cách làm việc của hệ thống đề xuất tại 2 nơi chính: Trang chủ (homepage) của bạn và bảng điều khiển ‘Up Next’.

Trang chủ của bạn là những gì bạn nhìn thấy khi lần đầu tiên mở YouTube – nó hiển thị một hỗn hợp các đề xuất được cá nhân hóa cũng như những tin tức và thông tin mới nhất.

Bảng Up Next xuất hiện khi bạn đang xem video và đề xuất những nội dung bổ sung dựa trên những gì bạn hiện đang xem, cùng với các video khác mà chúng tôi nghĩ rằng bạn có thể quan tâm.”

Dưới đây là một số lưu ý chính về cách hoạt động của quy trình đề xuất của YouTube.

Về cơ bản, các đề xuất (recommendations) của YouTube dựa trên 4 yếu tố chính:

  • Click – Số lần nhấp – Các video mà bạn nhấp vào cung cấp cho YouTube một chỉ báo trực tiếp về sự quan tâm của bạn đối với nội dung đó. Nhưng nó không phải lúc nào nó cũng là thứ xác định trải nghiệm của bạn. Ví dụ: bạn có thể nhấp qua một video để tìm kiếm thứ gì đó, sau đó bạn không tìm thấy những thứ bạn cần trong video, do đó, bản thân lần nhấp đó không phải là một chỉ báo chính xác về những gì bạn muốn. Đó là lý do tại sao YouTube cũng đo lường “Thời gian xem” như một tiêu chí bổ sung tiếp theo.
  • Watchtime – Thời gian xem – Thời gian xem đo lường thời gian bạn thực sự đã xem từng video mà bạn nhấp vào, điều này giúp YouTube đề xuất những nội dung cụ thể hơn phù hợp với sở thích của bạn. Nếu một người hâm mộ quần vợt đã xem 20 phút các video nổi bật của Wimbledon nhưng chỉ xem một vài vài giây của các video phân tích trận đấu, YouTube có thể cho rằng những video nổi bật đang có nhiều giá trị hơn.
  • Chia sẻ, Thích, Không thích – YouTube cũng đo lường các hoạt động chia sẻ và lượt thích của bạn, một phép đo phản hồi trực tiếp khác trong ứng dụng. Hệ thống của YouTube sử dụng thông tin này để cố gắng dự đoán khả năng mà bạn sẽ chia sẻ hoặc thích các video khác trong tương lai. Nếu bạn không thích một video nào đó, đó là tín hiệu cho thấy bạn không muốn xem các video đó.
  • Phản hồi các khảo sát – Cuối cùng, và ngoài các chỉ số phản hồi rõ ràng này, YouTube cũng tiến hành khảo sát người xem thường xuyên để tìm hiểu xem người dùng đang có những trải nghiệm tốt trong ứng dụng hay không. Ví dụ: nếu bạn xem một video trong 20 phút, YouTube có thể hỏi bạn xem bạn có thích video đó không và tiếp hành xếp hạng để hướng dẫn hệ thống của YouTube có các đề xuất tốt hơn.

YouTube cũng lưu ý rằng hệ thống của nó luôn tìm cách giúp bạn tìm thấy những nội dung mà bạn thậm chí có thể không biết là nó có tồn tại, dựa trên những nội dung mà những người có hồ sơ xem tương tự với bạn đã xem.

“Vì vậy, nếu bạn thích các video về quần vợt và hệ thống của chúng tôi nhận thấy rằng những người khác thích các video về quần vợt giống như bạn cũng thích các video về nhạc jazz, thì bạn có thể được đề xuất các video về nhạc jazz, ngay cả khi bạn chưa từng xem một video nào về chủ đề đó trước đây.”

Nếu bạn bị gắn với các hồ sơ người xem không chính xác, điều này có thể dẫn bạn đến các nội dung chất lượng thấp trên nền tảng – mặc dù YouTube cũng lưu ý rằng họ đang nỗ lực để giải quyết vấn đề này và hạn chế hiển thị những gì mà hệ thống của nó xác định là “nội dung chất lượng thấp”.

Vậy điều gì được coi là “chất lượng thấp” trong bối cảnh này?

“Chúng tôi đã sử dụng các đề xuất để hạn chế những nội dung chất lượng thấp được xem nhiều hơn kể từ năm 2011, chúng tôi xây dựng bộ lọc phân loại để xác định các video có nội dung thô bạo hoặc bạo lực và ngăn chúng rơi vào các nhóm được đề xuất.

Sau đó, vào năm 2015, chúng tôi nhận thấy rằng những ‘nội dung lá cải giật gân’ xuất hiện trên các trang chủ và đã thực hiện các bước để giảm thứ hạng những nội dung đó.

Một năm sau, chúng tôi bắt đầu dự đoán khả năng mà một video có thể đưa những đứa trẻ vị thành niên vào các tình huống rủi ro và xóa những video đó khỏi các đề xuất.

Và vào năm 2017, để đảm bảo rằng hệ thống đề xuất của chúng tôi công bằng cho các cộng đồng bị thiệt thòi, chúng tôi đã bắt đầu sử dụng công nghệ máy học (ML) để hỗ trợ hệ thống của chúng tôi trong việc đảm bảo sự công bằng giữa các nhóm người khác nhau.”

Ngoài những điều này, YouTube cũng cấm những nội dung bao gồm các tuyên bố sai lệch về sức khỏe, đồng thời thực hiện nhiều bước hơn để giải quyết những thông tin sai lệch về vấn đề chính trị.

Để tìm cách hạn chế phạm vi tiếp cận của các video có nội dung không phù hợp – những video không nhất thiết phải vi phạm các quy tắc của nền tảng, chỉ cần các video đó có chứa những tài liệu có thể gây hại – YouTube sẽ tìm cách hạn chế nó bằng những người đánh giá thực thay vì chỉ là ứng dụng công nghệ.

“Những người đánh giá này đến từ khắp nơi trên thế giới và được đào tạo thông qua một bộ quy tắc hướng dẫn đánh giá chi tiết và công khai.

Chúng tôi cũng dựa vào các chuyên gia được chứng nhận, chẳng hạn như bác sĩ y tế khi đánh giá các nội dung liên quan đến yếu tố sức khỏe.”

Để xác định “tính có thẩm quyền” của những người này, YouTube nói rằng những người đánh giá của họ cần trả lời một số câu hỏi chính:

  • Nội dung có thực hiện đúng lời hứa của nó không?
  • Loại chuyên môn nào là cần thiết để đánh giá các video?
  • Danh tiếng của người nói trong video và kênh đó như thế nào?
  • Chủ đề chính của video đó là gì (ví dụ: Tin tức, Thể thao, Lịch sử, Khoa học, v.v.)?
  • Nội dung có chủ yếu nhằm mục đích châm biếm hay không?

Người đánh giá của YouTube đánh giá danh tiếng của một kênh hay nhà sáng tạo dựa trên một loạt các tiêu chuẩn, bao gồm các bài đánh giá trực tuyến, đề xuất của các chuyên gia và các bài báo chuyên môn khác.

Nhìn chung, hệ thống của nó được thiết kế để sử dụng các tín hiệu rõ ràng và ngầm hiểu để làm nổi bật hơn những gì mỗi người dùng muốn xem, đồng thời lọc ra những loại nội dung không phù hợp nhằm hạn chế những tiềm ẩn có thể xảy ra.

YouTube cũng đã chia sẻ tổng quan này về cách các thuật toán đề xuất của nó đã phát triển theo thời gian.

  • 2008: Ra mắt hệ thống đề xuất và xếp hạng video dựa trên sự phổ biến.
  • 2011: Xây dựng hệ thống phân loại để xác định các video vi phạm và hạn chế nó từ các hệ thống đề xuất.
  • 2012: Kết hợp thời gian xem vào hệ thống đề xuất để tăng cường tính cá nhân hoá và cải thiện chất lượng của hệ thống đề xuất.
  • 2015: Giảm thứ hạng các nội dung giật gân, “lá cải” trên trang chủ.
  • 2016: Dự báo khả năng rủi ro tiềm ẩn của các video và hạn chế nó từ hệ thống đề xuất.
  • 2017: Sử dụng công nghệ máy học để bảo vệ sự công bằng cho các nhóm người ít được đại diện và cần được bảo vệ.
  • 2019 đến nay: Sử dụng hơn 80 tỷ dấu hiệu để giúp mọi người kết nối với những video mà họ yêu thích.

Khi đánh giá các thước đo khác nhau từ góc độ marketing và hiệu suất, điều quan trọng bạn cần cân nhắc là phản ứng của các nhóm đối tượng mục tiêu và xây dựng những nội dung có thể thu hút người xem mục tiêu của bạn.

Bạn có thể đo lường điều này trong bảng phân tích YouTube của mình, và khi người dùng đăng ký trực tiếp kênh của bạn, bạn có thêm một số chỉ số chính yếu khác mà bạn có thể sử dụng để đánh giá hiệu suất và đảm bảo bạn đang cung cấp những video phù hợp sở thích của người xem.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen

Thuật toán Facebook EdgeRank 2022 cho Digital Marketer

Vào năm 2022, thuật toán xếp hạng trên Facebook (EdgeRank) được tạo thành từ 4 tín hiệu xếp hạng chính: recency (nội dung mới cập nhật), popularity (mức độ phổ biến), content type (loại nội dung) và relationship (mức độ thân thiết giữa người dùng với thương hiệu).

Facebook EdgeRank 2021 và những thuật toán của Facebook dành cho Digital Marketer

Tính đến cuối năm 2021, phạm vi tiếp cận tự nhiên (organic reach) vẫn tiếp tục giảm.

Phạm vi tiếp cận trung bình cho một bài đăng tự nhiên trên Facebook giảm xuống còn 5,2%. (Vào cuối năm 2019 là 5,5% và năm trước đó là 7,7%).

Trong khi đó, tỷ lệ tương tác trung bình (AER) vào năm 2020 cho một bài đăng tự nhiên trên Facebook là 0,25%. Con số đó giảm xuống còn 0,08% đối với những Trang hoặc tài khoản cá nhân có hơn 100.000 người theo dõi.

Thuật toán của Facebook ngày càng trở nên khó khăn đối với những nội dung có thương hiệu không phải trả phí (branded organic content).

Tuy nhiên, mọi chiến lược marketing trên Facebook đều cần cả nội dung có trả phí lẫn nội dung tự nhiên, có nghĩa là đã đến lúc bạn cần khám ra những gì thực sự đang điều hướng mức độ hiệu quả trên nền tảng.

Việc tìm hiểu rõ các thuật toán và những yếu tố xếp hạng chính trên Facebook là những gì các Digital Marketer nên làm.

Thuật toán Facebook là gì?

Thuật toán Facebook là những yếu tố quyết định những bài đăng mà mọi người sẽ nhìn thấy mỗi khi họ kiểm tra nguồn cấp dữ liệu Facebook (News Feed) của họ và những bài đăng đó hiển thị theo thứ tự nào.

Về cơ bản, Facebook từng nhắc nhở nhiều lần rằng không có một thuật toán duy nhất nào cả, mà là “bao gồm nhiều yếu tố xếp hạng và mô hình máy học khác nhau” được xây dựng để dự đoán bài đăng nào sẽ “có giá trị và ý nghĩa nhất đối với một cá nhân về lâu dài.”

Nói cách khác, thay vì thể hiện mọi bài đăng có sẵn trên Facebook theo thứ tự thời gian, thuật toán Facebook sẽ đánh giá mọi bài đăng, cho điểm và sau đó sắp xếp nó theo thứ tự quan tâm giảm dần đối với từng người dùng. Quá trình này xảy ra mỗi khi người dùng làm mới (refresh) nguồn cấp tin tức của họ.

Tóm tắt lịch sử của thuật toán của Facebook.

Thuật toán của Facebook vào 2003-2009.

Điều đầu tiên: tất cả chúng ta đều biết rằng Facebook ra đời vào năm 2004 bởi nhà sáng lập Mark Zuckerberg.

  • Nguồn cấp tin tức Facebook ra mắt vào năm 2006.
  • Nút Thích xuất hiện vào năm 2007.
  • Năm 2009, Facebook đưa ra thứ tự sắp xếp trong đó các bài đăng có nhiều lượt thích nhất sẽ được đưa lên đầu nguồn cấp dữ liệu.

Thuật toán của Facebook vào 2015.

Facebook bắt đầu quan tâm đến trải nghiệm người dùng nên đã bắt đầu hạ thứ hạng các Trang đăng tải các nội dung quảng cáo quá mức. (tức là các bài đăng tự nhiên nhưng có nội dung giống với quảng cáo.)

Cũng trong năm 2015, Facebook đã cung cấp cho người dùng khả năng thúc đẩy thuật toán trực tiếp: tính năng “Xem trước” (See First) cho phép người dùng ưu tiên các bài đăng của các Trang mà họ yêu thích trong nguồn cấp dữ liệu của họ.

Thuật toán của Facebook vào 2016.

Vào năm 2016, Facebook đã thêm một tín hiệu xếp hạng đó là “thời gian sử dụng”. Nói cách khác, Facebook bắt đầu đo lường giá trị của một bài đăng dựa trên lượng thời gian người dùng dành cho bài đăng đó, ngay cả khi họ không thích hay chia sẻ nó.

Các video trực tiếp cũng được ưu tiên vì nó mang lại thời gian xem nhiều hơn gấp 3 lần so với các video thông thường.

Thuật toán của Facebook vào 2017.

Đây là năm mà Facebook bắt đầu ưu tiên các phản ứng cảm xúc (emotional reactions), bằng cách coi trọng các phản ứng (tức là các phản ứng hình trái tim hoặc khuôn mặt giận dữ, mặt cười ‘haha’…) hơn là lượt Thích như trước kia.

Một tín hiệu xếp hạng khác cũng được thêm vào video đó là tỷ lệ xem hoàn thành. Nói cách khác, những video được mọi người xem càng lâu thì càng được ưu tiên hiển thị.

Thuật toán của Facebook vào 2018.

Vào tháng 1 năm 2018, Mark Zuckerberg đã thông báo rằng thuật toán Facebook giờ đây sẽ ưu tiên “các bài đăng có thể thúc đẩy các cuộc trò chuyện và những tương tác mang nhiều ý nghĩa.”

Cập nhật này được cho là Facebook đang đáp lại những lời chỉ trích rộng rãi về những tác động tiêu cực của các nền tảng mạng xã hội nói chung và với Facebook nói riêng. Facebook từ đó quan tâm nhiều hơn đến yếu tố sức khỏe tinh thần của người dùng.

Để có được sức hút, các thương hiệu giờ đây sẽ cần phải tìm kiếm được nhiều lượt tương tác có giá trị cao hơn, ví dụ như: bình luận, phản ứng, trả lời bình luận…

Thuật toán của Facebook vào 2019.

Các cập nhật trong năm 2019 bao gồm: ưu tiên các “video gốc và có chất lượng cao” có thể giúp người xem xem lâu hơn 1 phút và đặc biệt là video thu hút sự chú ý dài hơn 3 phút.

Facebook cũng bắt đầu ưu tiên hiển thị các bài đăng và nội dung từ “bạn bè thân thiết”: tức là những người mà mọi người tương tác với nhau nhiều nhất, cho dù đó là bằng cách gắn thẻ nhau trong ảnh, gửi tin nhắn trực tiếp trong Messenger hay bình luận.

Thuật toán của Facebook trong 2020.

Facebook thông báo rằng họ đang giúp người dùng hiểu thuật toán hơn và kiểm soát dữ liệu của chính họ để đưa ra cho thuật toán những phản hồi tốt hơn.

Tuy nhiên, mọi người ngày càng quan tâm đến quyền riêng tư của họ và đối với nhiều người, “các quảng cáo liên quan hơn” dường như không phải là một sự đánh đổi xứng đáng.

Trong khi đó, vào năm 2020, Facebook đã thông báo rằng thuật toán của họ giờ đây sẽ đánh giá độ tin cậy và chất lượng của các bài báo để quảng bá tin tức có căn cứ thay vì thúc đẩy những thông tin sai lệch.

Cập nhật thuật toán Facebook 2022.

Theo Margaret Mitchell, chuyên gia về AI và là cựu nhân viên Google, người dùng cần biết chi tiết lý do tại sao họ nhìn thấy những gì đang hiển thị, như phản hồi các bài đăng, quảng cáo…

Theo Mitchell, Facebook có thể cho phép người dùng tùy chọn xem những thứ được tối ưu hóa cho mình, như tần suất muốn xem nội dung từ gia đình, bạn bè, hoặc hình ảnh em bé. “Tại sao không để người dùng kiểm soát chúng?”, bà đặt câu hỏi. “Minh bạch là chìa khóa, vì nó khuyến khích hành vi tốt từ các mạng xã hội”.

Sasha Costanza-Chock, Giám đốc nghiên cứu của Algorithmic Justice League, cho rằng cần tăng cường kiểm toán độc lập đối với các hoạt động của thuật toán.

Các nhà nghiên cứu, nhà báo điều tra hoặc chuyên gia thuộc các cơ quan quản lý sẽ tham gia vào quy trình này, bởi họ có kiến thức và thẩm quyền để yêu cầu quyền truy cập vào các hệ thống thuật toán.

Tuy vậy, một số chuyên gia đánh giá, rào cản khiến Facebook không thay đổi thuật toán là mạng xã hội này quá tập trung vào tầm quan trọng của sự tương tác hoặc thời gian người dùng dành cho việc cuộn, nhấp chuột vào các bài đăng và quảng cáo trên nền tảng.

“Sẽ rất khó thay đổi, nó liên quan đến cảm giác người dùng khi sử dụng Facebook, chứ không hẳn chỉ là thời gian họ gắn bó trên đó”, James Mickens, Giáo sư khoa học máy tính tại Harvard, nhận xét.

Dù hy vọng Facebook điều chỉnh thuật toán nhiều hơn để hướng tới lợi ích công cộng, ông băn khoăn: “Điều gì sẽ thuyết phục Facebook và các công ty tương tư bắt đầu thay đổi theo hướng này?”.

Trong khi đó, theo Haugen, về cơ bản, Facebook quyết định về những nội dung họ muốn người dùng xem, nhưng giữ bí mật về quyết định đó với công chúng vì thay đổi thuật toán có thể ảnh hưởng đến thu nhập của công ty.

Thuật toán Facebook hoạt động như thế nào trong năm 2022 và hơn thế nữa.

Về bản chất, thuật toán lõi của Facebook vẫn không thay đổi ngay cả trong 2022 và có thể là tiếp sau này, dưới đây là một số điểm chính trong thuật toán của nền tảng.

  • Đầu tiên, Facebook lấy tất cả các bài đăng có sẵn trong mạng lưới kết nối của người dùng (inventory) và cho điểm các bài đăng đó theo các tín hiệu xếp hạng định trước, như loại bài đăng, lần truy cập gần đây, v.v.
  • Tiếp theo, Facebook loại bỏ các bài đăng mà người dùng không có khả năng tương tác dựa trên những hành vi trước đây của người dùng đó. Facebook cũng giáng cấp những nội dung mà người dùng không muốn xem (những nội dung dụ dỗ click chuột, thông tin sai lệch hoặc nội dung mà họ từng chỉ định là họ không thích).
  • Sau đó, Facebook chạy một mô hình máy học trên các bài đăng còn lại để chấm điểm chúng theo cách được cá nhân hóa và xếp hạng chúng theo thứ tự giá trị.
  • Cuối cùng, Thuật toán của Facebook sẽ tự động sắp xếp một loạt các loại nguồn và kiểu phương tiện truyền thông thú vị mà người dùng có thể muốn cuộn qua.

Facebook EdgeRank 2022 và 4 dấu hiệu xếp hạng chính của Facebook:

  • Relationship – Mối quan hệ: Bài đăng đó có phải từ một người, doanh nghiệp, nguồn tin tức hoặc nhân vật công chúng mà người dùng thường tương tác hay không? Bạn càng tương tác nhiều từ một thương hiệu thì nội dung từ họ càng được ưu tiên hiển thị.
  • Content Type – Loại nội dung: Loại nội dung nào trong bài đăng và loại phương tiện truyền thông nào mà người dùng tương tác nhiều nhất? (là video, ảnh hay liên kết, v.v.). Facebook hiện ưu tiên hiển thị các kiểu nội dung theo thứ tự: video, hình ảnh, liên kết, và các bài đăng thuần về văn bản (text).
  • Popularity – Mức độ phổ biến: Những người đã xem bài đăng đó phản ứng với nó như thế nào? (Đặc biệt là bạn bè của bạn). Có phải họ đang chia sẻ nó, bình luận về nó, bỏ qua nó, hay tỏ ra không đồng tình với nó hay không? Những nội dung càng được nhiều người tương tác (đặc biệt là bạn bè của bạn) thì càng có cơ hội được hiển thị nhiều hơn.
  • Recency – Mức độ mới mẻ của nội dung: Bài đăng đó được đăng khi nào? Bài đăng càng mới thì càng được ưu tiên hiển thị.

Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý rằng, nếu các dấu hiệu là như nhau thì Facebook sẽ tính đến các dấu hiệu tiếp theo.

Ví dụ nếu bạn đăng nội dung video (đang được ưu tiên hàng đầu) nhưng lượng tương tác quá ít so với những bài đăng bằng hình ảnh (mặc dù ít được ưu tiên hơn video) thì bài đăng bằng hình ảnh này vẫn sẽ được ưu tiên hiển thị nhiều hơn.

Cũng tương tự, nếu các bài đăng là cùng loại nội dung và cùng có nhiều lượt tương tác thì các bài đăng có nhiều lượt bình luận hơn sẽ được ưu tiên hiển thị nhiều hơn. Lượt bình luận sẽ được ưu tiên nhiều hơn so với lượt thích hay chia sẻ.

Kết luận.

Bởi bản chất là thuật toán của các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay Instagram vẫn không ngừng thay đổi, bằng cách nhập nhật và hiểu thuật toán của Facebook trong 2022 và hơn thế nữa, bạn có nhiều cách hơn để tối ưu hoá nội dung của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Thuật toán Instagram 2021 và những cập nhật mới

Instagram vừa công bố cập nhật thuật toán của mình năm 2021 nhằm cung cấp chính xác cách các thuật toán tìm kiếm của nó đang hoạt động và cách bạn có thể tối đa hóa cơ hội hiển thị trong các kết quả tìm kiếm có liên quan.

Thuật toán Instagram năm 2021
Thuật toán Instagram và những cập nhật mới nhất năm 2021

Trong bài đăng đầu tiên về thuật toán của Instagram, nền tảng này đã cung cấp cách thức hoạt động và xếp hạng của nguồn cấp dữ liệu của Instagram, cung cấp nhiều thông tin về cách nền tảng này hiển thị những nội dung có liên quan đến người dùng.

Và với cập nhật thứ hai lần này trong năm 2021, thuật toán tìm kiếm trên nền tảng là yếu tố quan trọng nhất mà Instagram muốn cung cấp.

Nếu bạn đang tìm cách tối đa hóa sự hiện diện trên Instagram của mình, bạn cần hiểu rõ về tất cả các hệ thống hiện có của nó và cách bạn có thể gắn kết những điều đó với chiến lược của mình.

Các cập nhật chính của thuật toán Instagram trong năm 2021.

Khái niệm cơ bản của tìm kiếm trên Instagram khá đơn giản – Instagram sử dụng các từ khóa mà bạn nhập vào trường tìm kiếm để hiển thị các nội dung có liên quan nhất với văn bản cụ thể mà bạn nhập.

Nhưng đó không phải là yếu tố duy nhất – khi cung cấp các kết quả tìm kiếm phù hợp cho một truy vấn cụ thể, thuật toán Instagram 2021 đánh giá 03 yếu tố chính dưới đây:

  • Văn bản bạn nhập – Instagram cho biết, cho đến nay đây là tín hiệu quan trọng nhất cho tìm kiếm. “Chúng tôi luôn cố gắng để kết nối những gì bạn nhập với tên người dùng, phần tiểu sử, các chú thích, thẻ hashtag và các địa điểm có liên quan”.
  • Hoạt động của bạn trong ứng dụng – Ngoài các đối sánh từ khoá bằng văn bản, Instagram cũng sẽ xếp hạng kết quả tìm kiếm của bạn dựa trên hoạt động trong ứng của bạn trước đó, bao gồm các tài khoản bạn theo dõi, bài đăng bạn đã xem và cách bạn đã tương tác với một số tài khoản trong quá khứ. “Chúng tôi thường hiển thị các tài khoản và thẻ hashtag bạn đã chọn theo dõi hoặc truy cập nhiều. Điều này là để giúp bạn tìm thấy những thứ mà bạn có nhiều khả năng quan tâm nhất.”
  • Mức độ phổ biến của từng truy vấn – Cuối cùng, Instagram cũng tính đến mức độ phổ biến của các truy vấn để hiển thị những kết quả trong trang kết quả của bạn. Các yếu tố chính có thể ảnh hưởng đến điều này bao gồm số lần nhấp chuột, lượt thích, lượt chia sẻ, các thẻ hashtag hoặc các địa điểm cụ thể được sử dụng.

Do đó, các hoạt động trước đây của bạn cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng tới những gì Instagram sẽ hiển thị tới bạn, đây là một yếu tố bạn cần xem xét để tối đa hóa khả năng khám phá của mình.

Xây dựng sự hiện diện của bạn theo thời gian và duy trì hoạt động thường xuyên có thể giúp cải thiện tiềm năng khám phá của bạn trong ứng dụng và đảm bảo rằng tài khoản của bạn được hiển thị trong nhiều loại truy vấn hơn.

Mạng xã hội Instagram cũng lưu ý rằng bất kỳ tài khoản, bài đăng và/hoặc thẻ hashtag nào đi ngược lại với những nguyên tắc của nó đều sẽ bị xếp hạng thấp hơn trong kết quả tìm kiếm.

“Các tài khoản đăng spam hoặc vi phạm nguyên tắc của chúng tôi có thể xuất hiện thấp hơn trong kết quả tìm kiếm và bạn có thể phải tìm kiếm tên người dùng đầy đủ của họ mới có thể tìm thấy họ.

Chúng tôi cũng cân bằng các tìm kiếm cho các chủ đề nhạy cảm với các yếu tố an toàn bổ sung để đảm bảo rằng chúng tôi không hiển thị cho bạn những nội dung có thể gây hại.”

Nói về các nguyên tắc của Instagram, dưới đây là các yếu tố có thể làm cho thương hiệu của bạn ít được xếp hạng hơn:

  • Nội dung quảng bá hoặc mô tả các quy trình thẩm mỹ.
  • Nội dung chứa các tuyên bố thiếu chính xác về sức khỏe, chẳng hạn như “phương pháp chữa bệnh bằng phép lạ”.
  • Nội dung cố gắng bán các sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên các tuyên bố liên quan đến sức khỏe, chẳng hạn như sử dụng quảng cáo thực phẩm chức năng để giúp một người giảm cân.
  • Nội dung quảng bá các mô hình kinh doanh gây hiểu lầm hoặc lừa đảo, chẳng hạn như các khoản cho vay ngắn hạn hoặc các khoản đầu tư “không có rủi ro”.
  • Nội dung khiêu dâm hoặc khêu gợi, chẳng hạn như hình ảnh của những người mặc quần áo xuyên thấu.
  • Nội dung quảng bá các sản phẩm vốn bị cấm quảng cáo chẳng hạn như sản phẩm thuốc lá hoặc thuốc lá, sản phẩm và dịch vụ ‘dành cho người lớn’.
  • Nội dung không nguyên bản hoặc phần lớn nội dung được sử dụng lại từ một nguồn khác mà không có thêm bất cứ giá trị nào quan trọng.
  • Nội dung quảng bá các cuộc thi (contest) hoặc quà tặng (give away).

Hầu hết những điều này đều khá đơn giản và logic, nhưng bạn cũng cần lưu ý thêm 02 điểm quan trọng dưới đây.

Thứ nhất, việc chia sẻ lại meme có thể khiến bạn nhận được nhiều lượt thích, nhưng nó lại ảnh hưởng xấu đến khả năng bạn được khám phá trong kết quả tìm kiếm, thứ hai, Instagram cũng sẽ tìm cách hạn chế phạm vi tiếp cận (ít nhất là theo nghĩa khám phá) của các bài đăng về các cuộc thi hoặc tặng quà.

Ngoài những thông tin chi tiết này, Instagram cũng lưu ý rằng họ đang tìm cách mở rộng hơn nữa các công cụ tìm kiếm của mình, điều này cũng có thể ảnh hưởng đến cách bạn đang tiếp cận quy trình tối ưu hóa.

Với các kết quả tìm kiếm, thay vì chúng bị giới hạn ở các tài khoản, thẻ hashtag và vị trí, Instagram cũng đang tìm các cách mới để hiển thị một phạm vi kết quả rộng lớn hơn dựa trên truy vấn của bạn.

“Chúng tôi đang làm cho các kết quả tìm kiếm trở nên tốt hơn. Ví dụ: khi bạn tìm kiếm “space” chúng tôi cũng sẽ hiển thị cho bạn hình ảnh và video liên quan đến “space”.

Điều này đặc biệt hữu ích khi bạn không biết tên người dùng hoặc thẻ hashtag chính xác khi tìm kiếm một chủ đề nhất định.”

Thuật toán Instagram và những cập nhật mới nhất năm 2021

Cuối cùng, dựa trên những thông tin chi tiết này, Instagram cũng đã cung cấp 03 đề xuất cho những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) và thương hiệu đang tìm cách tối đa hóa tiềm năng khám phá của họ trong ứng dụng:

  • Sử dụng tên tài khoản một cách khôn ngoan – kết quả tìm kiếm của Instagram chủ yếu được đối sánh bằng văn bản, vì vậy việc sử dụng các tên tài khoản có liên quan đến nội dung bài đăng của bạn là cách tốt nhất để được hiển thị trong các tìm kiếm có liên quan. Instagram cũng khuyên rằng nếu bạn bè hoặc người hâm mộ của bạn biết bạn bằng một cái tên nhất định, hãy đưa cái tên đó vào tên người dùng hoặc tài khoản của bạn để bạn có thể được hiển thị khi họ tìm kiếm bạn.
  • Bao gồm các từ khóa và vị trí có liên quan trong phần tiểu sử (bio) của bạn – Đảm bảo rằng tiểu sử của bạn bao gồm các từ khóa về việc bạn là ai và bạn nói về điều gì, điều này cũng sẽ giúp cải thiện tiềm năng được khám phá của bạn.
  • Sử dụng các từ khóa và thẻ hashtags có liên quan trong phần chú thích (captions) – Để một bài đăng được tìm thấy trong phần tìm kiếm, hãy đặt các từ khoá và thẻ hashtags trong phần chú thích chứ không phải trong phần bình luận.

Thẻ hashtag từ lâu đã là một công cụ hiệu quả trên các nền tảng mạng xã hội nói chung và Instagram nói riêng. Và cũng theo các giải thích này từ Instagram, bạn đã có thể hiểu rõ hơn về những gì mà một thẻ hashtag có thể có ý nghĩa với bạn.

Tất nhiên, điều này không nhất thiết xác nhận rằng việc đặt các thẻ hashtag vào các phần nội dung sẽ có thể tối đa hóa phạm vi tiếp cận của bài đăng, nhưng nó chắc chắn sẽ giúp bạn tối đa hóa cơ hội được khám phá trong các trang tìm kiếm.

Hy vọng những cập nhật và mẹo này sẽ có thể giúp bạn đi đúng hướng hơn để tối đa hóa nhiều hơn tiềm năng được khám phá của bạn trong ứng dụng.

Kết luận.

Trong khi các nền tảng mạng xã hội (Social Media) nói chung và Instagram nói riêng vẫn liên tục cập nhật các thuật toán qua các năm, bằng cách cập nhật thuật toán mới của Instagram trong 2021, bạn có nhiều cách hơn để tối ưu hoá nội dung của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen

Facebook cấm các nhà nghiên cứu Đức nghiên cứu thuật toán của Instagram

Sau lệnh cấm với đơn vị quan sát quảng cáo NYU trên nền tảng Facebook, mới đây, công ty này tiếp tục cấm các nhà nghiên cứu của Đức nghiên cứu thuật toán của Instagram.

Facebook cấm các nhà nghiên cứu Đức nghiên cứu thuật toán của Instagram

Các nhà nghiên cứu tại AlgorithmWatch cho biết họ vừa bị buộc phải từ bỏ dự án nghiên cứu theo dõi thuật toán của Instagram sau những lời đe dọa pháp lý từ Facebook.

Dự án có trụ sở tại Berlin, Đức đã được công khai phản đối Facebook, với trích dẫn lệnh cấm gần đây của nền tảng này đối với đài quan sát quảng cáo NYU.

Bài đăng cho biết:

“Có thể còn nhiều trường hợp bắt nạt khác mà chúng tôi không biết về nó, chúng tôi hy vọng rằng trong tương lai, nhiều tổ chức sẽ lên tiếng về điều này.”

Được ra mắt vào tháng 3 năm 2020, AlgorithmWatch cung cấp trình cắm (plug-in) cho trình duyệt cho phép người dùng thu thập dữ liệu từ nguồn cấp dữ liệu Instagram của họ, từ đó có thể hiểu về cách nền tảng này ưu tiên hình ảnh và video.

Dự án đã cho thấy rằng thuật toán của Instagram đang khuyến khích các bức ảnh chụp từ khuôn mặt thật và nó được xếp hạng cao hơn ảnh chụp của văn bản.

Facebook phản đối nghiên cứu này nhưng đã không có hành động chống lại AlgorithmWatch trong năm đầu tiên của dự án.

Vào tháng 5, các nhà nghiên cứu cho biết Facebook đã yêu cầu gặp các nhà lãnh đạo của dự án và cáo buộc họ vi phạm các điều khoản dịch vụ của nền tảng.

Facebook cho rằng AlgorithmWatch đã vi pham quy định chung về bảo mật dữ liệu (GDPR), vì đơn vị này đã thu thập dữ liệu từ những người dùng khi không được cho phép.

Các nhà nghiên cứu cho biết:

“Chúng tôi chỉ thu thập dữ liệu liên quan đến nội dung mà Facebook hiển thị cho những người đã tình nguyện cài đặt tiện ích bổ sung này. Nói cách khác, người dùng plugin chỉ truy cập vào nguồn cấp dữ liệu của riêng họ và chia sẻ nó với chúng tôi cho mục đích nghiên cứu chứ không phải lấy dữ liệu của người khác.”

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cuối cùng cũng đã chọn cách đóng cửa dự án vi họ tin rằng họ sẽ phải đối mặt với nhiều hành động pháp lý từ Facebook.

Một người đại diện của Facebook cho biết:

“Chúng tôi có mối quan tâm đặc biệt với các hoạt động của họ, đó là lý do tại sao chúng tôi đã liên hệ với họ nhiều lần để nhắc nhở họ có thể tuân thủ các điều khoản của chúng tôi và tiếp tục nghiên cứu khi có thể…”

Bản chất xã hội của các nền tảng như Facebook khiến việc tách biệt bất kỳ người dùng nào trở nên rất khó khăn: ngay cả khi người dùng chọn tham gia, nguồn cấp dữ liệu của họ nhất thiết phải được tạo ra từ nội dung của người khác, những người có khả năng không đồng ý tham gia nghiên cứu.

Facebook đặc biệt nhạy cảm về các dự án nghiên cứu thuật toán hay dữ liệu trên nền tảng kể từ vụ bê bối Cambridge Analytica, trong đó dữ liệu nghiên cứu học thuật cuối cùng được sử dụng để thao túng cho hành vi thương mại và chính trị.

Tuy nhiên, ở một phạm vi rộng lớn hơn. Các thuật toán quản lý nguồn cấp tin tức trên Facebook và Instagram vô cùng mạnh mẽ nhưng lại thiếu tính minh bạch và các chính sách của Facebook đang gây khó khăn cho việc nghiên cứu chúng một cách khách quan nhất.

Đài quan sát quảng cáo NYU, theo dõi quảng cáo chính trị trên nền tảng này, đã chứng kiến ​​việc các nhà nghiên cứu của họ bị cấm từ đầu tháng do bị cáo buộc thu thập dữ liệu.

Vào tháng 11, Facebook cũng đã đưa ra các mối đe dọa pháp lý tương tự đối với một trình duyệt có tên là Friendly, trình duyệt cho phép người dùng sắp xếp lại nguồn cấp dữ liệu của họ theo thứ tự thời gian.

Các nhà nghiên cứu cho biết: “Các nhà nghiên cứu không thể dựa vào dữ liệu do Facebook cung cấp vì công ty này không đáng được tin cậy.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Thuật toán của Instagram Reels cho Digital Marketers

Bằng cách hiểu rõ thuật toán của Instagram và Facebook Reels, thương hiệu có nhiều cách hơn để tối ưu hoá lượng tương tác với người dùng trên nền tảng, tăng khả năng tiếp cận và lượt xem bài đăng và hơn thế nữa. Cùng MarketingTrips tìm hiểu chi tiết về thuật toán của Reels qua bài viết này.

thuật toán của reels
Thuật toán của Instagram Reels và những thông tin Digital Marketers nên biết

Mới đây nhất, Instagram đã chia sẻ những thông tin tổng quan về các yếu tố chính mà thuật toán của nó sử dụng để xếp hạng trên Reels, điều sẽ chỉ ra cách các Digital Marketer có thể tối đa hóa phạm vi tiếp cận của Reels.

Thuật toán của Instagram Reels sẽ làm việc dựa trên 4 yếu tố chính.

  • Lượt xem các video trên Reels.
  • Lượt thích (Like).
  • Mức độ vui vẻ và giải trí của các video.
  • Mức độ dự báo bạn sẽ tạo ra một Reels mới.

Do đó, về cơ bản, khi bạn càng xem nhiều Reels – lý tưởng là xem từ đầu đến cuối – thì Instagram càng có nhiều tín hiệu về mức độ quan tâm để xác định những nội dung bạn muốn xem.

Các yếu tố bổ sung như ‘Lượt thích’ và ‘Bình luận’ cũng đóng một vai trò quan trọng.

Nhưng Instagram cũng muốn khuyến khích sự tương tác (engagement), vì vậy nếu sau đó bạn có nhiều khả năng tạo các Reels mới cho riêng mình dựa trên bản gốc, bạn cũng sẽ thấy nhiều nội dung đó nhiều hơn.

Đối với các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator), đó có thể là một lý do để việc cố gắng tiếp cận những âm thanh thịnh hành sẽ có thể giúp tối đa hóa khả năng hiển thị cho video của họ.

4 tín hiệu quan trọng nhất để Instagram có thể thúc đẩy phạm vi tiếp cận của Reels thông qua thuật toán của mình.

  • Hoạt động của bạn.
  • Lịch sử tương tác.
  • Thông tin về Reels.
  • Thông tin về người đăng.

Mỗi người dùng sẽ thấy nhiều nội dung hơn dựa trên lịch sử tương tác trước đây của họ và thông tin cụ thể của từng video (bao gồm cả âm thanh).

Bạn cũng cần lưu ý là thuật toán của Instagram có thể ‘hiểu video dựa trên pixel và toàn bộ khung hình’.

Nói cách khác, Instagram đang cố gắng nhiều cách để hiển thị những gì bạn muốn xem dựa trên những gì bạn tương tác bằng cách sử dụng hệ thống AI riêng biệt.

Các thuật toán nhận dạng video của Facebook cũng luôn được cải thiện và điều này sẽ ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng – vì vậy, nếu bạn tương tác với các Reels về chó mèo chẳng hạn, bạn sẽ thấy nhiều chó mèo hơn trong nguồn cấp dữ liệu của mình.

Những thứ khiến thuật toán của Instagram Reels sẽ hạn chế phân phối trên nền tảng.

  • Video có độ phân giải thấp hoặc dính waterwark.
  • Nội dung liên quan đến các vấn đề chính trị.
  • Nội dung được tạo bởi các đảng phái, số liệu chính trị.

Trước đó, mạng xã hội Instagram đã từng lưu ý rằng họ sẽ giới hạn phạm vi tiếp cận của các video đã được chia sẻ lại từ TikTok, điều mà họ có thể hạn chế thông qua việc xác định watermark.

Instagram cũng đặc biệt không khuyến khích những nội dung xoay quanh các vấn đề chính trị trong Reels, cũng như Reels được xây dựng bởi các nhân vật chính trị.

Rõ ràng là, Instagram đang muốn tránh bất kỳ sự phức tạp nào liên đến Reels, nền tảng vốn được thiết kế chủ yếu cho những nội dung vui vẻ và mang tính giải trí.

Vì vậy, nếu bạn đang chạy quảng cáo trên mạng xã hội cho bất cứ ứng cử viên hoặc nhóm chính trị nào, Reels có thể không dành cho bạn.

Việc liên tục tạo ra những nội dung chất lượng và hấp dẫn là điều khó và do đó sẽ không có bất cứ thủ thuật hay insights nào có thể làm cho điều này trở nên dễ dàng hơn. Vấn đề này nằm hoàn toàn ở chiến lược xây dựng và tối ưu của các thương hiệu.

Cũng không có bất cứ công thức thành công đơn giản nào mà Instagram Reels muốn chia sẻ tới các thương hiệu hay doanh nghiệp.

Học hỏi là tất cả mọi vấn đề và tất nhiên, nếu không, bạn có thể hợp tác với những người có ảnh hưởng (influencer) để thu hút ngay lập tức sự chú ý của các nhóm đối tượng mục tiêu và cộng đồng, bằng cách khai thác chuyên môn và uy tín đã có của họ.

Cuối cùng, nếu bạn muốn tạo ra những câu chuyện hấp dẫn hay bất cứ thứ gì mới mẻ khác, thì điều quan trọng thực sự là ngoài việc bạn hiểu rõ về thuật toán làm việc của nó, bạn cũng nên dành nhiều thời gian để sử dụng từng tính năng trong ứng dụng và tìm hiểu những gì có thể hiệu quả cho riêng bạn.

Kết luận.

Cũng như các nền tảng khác như Facebook hay YouTube, trước khi thương hiệu tiến hành xây dựng và phân phối bất cứ nội dung nào, họ nên đảm bảo rằng họ đã hiểu cách thức hoạt động của các thuật toán trên các nền tảng.

Bằng cách hiểu thuật toán của Reels trên Instagram và Facebook, các nhà quảng cáo nói chung và thương hiệu nói riêng có nhiều cơ hội hơn để gia tăng mức độ tương tác với người dùng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Google: Website bị downtime không ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm

Thứ hạng tìm kiếm trên Google có thể sẽ không bị giảm nếu một website xảy ra sự cố (downtime) trong một thời gian ngắn.

Google: Website bị downtime không ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm

Chuyên gia của Google cho biết một website tạm thời ngừng hoạt động có thể sẽ không có bất cứ tác động tiêu cực nào đến thứ hạng tìm kiếm trên Google.

Google sẽ phục hồi thứ hạng sau khi một website bị Downtime.

Trả lời cho câu hỏi liệu website có thể được khôi phục thứ hạng sau một thời gian ngừng hoạt động (downtime) hay không, chuyên gia từ Google trả lời là “có” và nó sẽ mất một vài tuần để phục hồi:

“Chắc chắn rồi, website sẽ được phục hồi trở lại sau một hoặc hai tuần. Nếu nó mất nhiều thời gian hơn thì sự sụt giảm cũng sẽ không phải là do thời gian ngừng hoạt động.”

Downtime không phải là một vấn đề về chất lượng.

Google không coi một website bị downtime hay ngừng hoat động trong ngắn hặn là vấn đề về chất lượng:

“Bạn có thể hiểu như thế này, đây về cơ bản chỉ là một vấn đề kỹ thuật – nó không phải là thứ mà các thuật toán của chúng tôi sẽ coi là vấn đề về chất lượng, thứ mà chúng tôi thường dùng để xếp hạng một website.

Việc một website tạm thời bị hỏng không phải là dấu hiệu cho thấy website đó xấu và không xứng đáng được hiển thị một cách rõ ràng trên Google”.

Thứ hạng sẽ không giảm trong một vài ngày đầu tiên.

Một website sẽ không bị giảm bất cứ thứ hạng nào cho đến khi nó bị downtime trong một vài ngày:

“Nếu URL trả về HTTP 5xx hoặc website không thể truy cập được, chúng tôi sẽ thử lại trong ngày hôm sau hoặc lâu hơn. Sẽ không có gì xảy ra (không có sự sụt giảm về việc lập chỉ mục hoặc xếp hạng) cho đến khi một vài ngày được trôi qua.”

HTTP 4xx = Deindexing (không lập chỉ mục).

“Nếu URL trả về HTTP 4xx (như 404, 410, v.v.), chúng tôi sẽ bắt đầu loại bỏ các URL này ra khỏi chỉ mục (index) của mình. Sẽ không có sự sụt giảm về xếp hạng, nhưng khi các trang của bạn không được lập chỉ mục, tổng lưu lượng truy cập sẽ giảm.”

Google ước tính rằng sẽ mất khoảng một tuần cho đến khi có sự sụt giảm đáng kể về các trang không được lập chỉ mục.

“Vì điều này được thực hiện trên cơ sở từng URL (từng trang hoặc bài viết) và vì chúng tôi có xu hướng thu thập lại thông tin các URL quan trọng thường xuyên hơn, nên bạn gần như chắc chắn sẽ thấy lưu lượng tìm kiếm giảm rõ ràng khi chúng tôi bắt đầu giảm URL.”

Các trang sẽ được lập chỉ mục lại cùng với thứ hạng của nó.

Sau khi một website hết downtime và trực tuyến trở lại, miễn là điều đó xảy ra trong vòng vài ngày kể từ ngày website ngừng hoạt động, các trang (webpages) quan trọng của website đó sẽ được phục hồi nhanh nhất.

“Khi mọi thứ được quay trở lại (giả sử điều này nằm trong phạm vi vài ngày đến vài tuần chứ không phải vài tháng), thông thường vì chúng tôi sẽ thử lại các trang quan trọng thường xuyên hơn, nên những trang đó sẽ quay lại nhanh hơn so với những trang khác.

Khi chúng quay trở lại chỉ mục, chúng thường trở lại chính xác như trước đây, nhưng có thể mất một chút thời gian để tất cả các tín hiệu được liên kết lại với nó…”

Google vẫn sẽ bảo vệ các website bị downtime.

Google có thể có các biện pháp bảo vệ để bảo vệ các website khỏi các thời gian ngừng hoạt động của nó. Theo chuyên gia của Google:

“Trong các trường hợp tôi đã xem xét, việc website được quay lại sau thời gian ngừng hoạt động có xu hướng diễn ra nhanh hơn so với thời gian nó bị ngừng hoạt động.”

Nếu thứ hạng của website không được phục hồi, có thể là có những vấn đề khác.

Nếu thứ hạng của website không phục hồi sau 05 ngày kể từ khi website trực tuyến trở lại, chuyên gia của Google nói rằng đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề khác.

Chẳng hạn như một bản cập nhật thuật toán mới vừa được áp dụng với website đó.

“Chúng tôi thực hiện các bản cập nhật thuật toán một cách thường xuyên và hệ thống của chúng tôi sẽ đánh giá lại các website theo thời gian và mặc dù thời gian website ngừng hoạt động sẽ không kích hoạt việc đánh giá lại nhưng dù sao thì điều đó cũng có thể xảy ra vào khoảng thời gian đó.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Facebook cập nhật cách thuật toán của nó làm việc

Facebook đang cập nhật những cái nhìn tổng quan tốt hơn về quy trình xếp hạng nội dung trong thuật toán của mình.

Facebook cung cấp những cập nhật mới về cách thuật toán của nó làm việc

Dưới đây là một số cập nhật trong thuật toán của Facebook.

“Mục tiêu của chúng tôi là đảm bảo bạn nhìn thấy các bài đăng có giá trị nhất đối với bạn ở đầu ‘Nguồn cấp dữ liệu’ mỗi khi bạn mở ứng dụng Facebook.

Và bởi vì có quá nhiều nội dung có thể xuất hiện trong khi số lượng nội dung trong một phiên thì có giới hạn, chúng tôi sử dụng một số thuật toán để xác định thứ tự của tất cả các bài đăng mà bạn có thể xem.”

Dưới đây là 04 yếu tố chính mà Facebook sử dụng khi lựa chọn nội dung phù hợp để hiển thị cho từng người dùng.

  • Inventory – Không gian hay dung lượng nội dung.

Đây là điểm bắt đầu, là tất cả các bài đăng mà bạn có thể được hiển thị mỗi ngày.

Các bài đăng này dựa trên các Trang (Page) và những người bạn chọn theo dõi, những nội dung họ đã chia sẻ và tương tác, các nhóm mà bạn là thành viên cũng như những nội dung quảng cáo mà bạn đủ điều kiện để được phân phối đến.

  • Signals – Tín hiệu.

Sau đó, thuật toán sử dụng các tín hiệu khác nhau để xác định mức độ liên quan của mỗi bài đăng đối với bạn. Điều này dựa trên các kết nối của bạn với người hay Trang đã chia sẻ, bao gồm cả cách mà bạn đã tương tác với chúng trong quá khứ.

Thuật toán cũng xem xét liệu đây là ảnh, video hay bài đăng có đính kèm liên kết, điều này cũng ảnh hưởng đến những gì bạn thấy, dựa trên lịch sử tương tác của bạn, tức là nếu bạn xem nhiều video hơn, bạn sẽ được hiển thị nhiều cập nhật video hơn.

  • Predictions – Dự báo.

Dựa trên những cân nhắc này, thuật toán sau đó sẽ đưa ra cáo dự báo về khả năng tương tác của bạn với mỗi bài đăng mới trong nỗ lực làm nổi bật những nội dung có liên quan nhất đến cá nhân bạn.

  • Score – Điểm.

Và cuối cùng, thuật toán sau đó sẽ cho điểm từng bài đăng trong nhóm nội dung của bạn để xếp hạng chúng, có tính đến tất cả các yếu tố này.

Điểm liên quan càng cao, bài đăng đó càng có nhiều khả năng xuất hiện ở đầu nguồn cấp dữ liệu Facebook của bạn.

Càng nhiều người nhận thấy nội dung của bạn có liên quan và tương tác với nội dung cập nhật của bạn – có thể là bằng cách xem, phản ứng, bình luận, chia sẻ – thì nội dung của bạn sẽ xuất hiện cao hơn trong nguồn cấp dữ liệu của mỗi cá nhân.

Facebook lưu ý thêm rằng người dùng có thể tùy chỉnh ‘Nguồn cấp dữ liệu’ của họ một cách cá nhân bằng cách sử dụng các công cụ như ‘Favorites’ để chọn ra 30 người và Trang hàng đầu mà họ muốn xem nhất.

Facebook cũng nói rằng người dùng cũng có thể chỉ ra rằng các bài đăng nào đó không liên quan đến họ bằng cách chọn các tùy chọn có liên quan trong menu có dấu ba chấm bên trên góc phải của mỗi bài đăng.

Ngoài ra, Facebook cho biết các nội dung vi phạm chính sách của họ – như ngôn từ gây kích động thù địch và hình ảnh bạo lực – thường sẽ bị xóa trước khi bất kỳ người dùng nào nhìn thấy nội dung đó.

Trên đây là những giải thích cơ bản có thể giúp bạn hiểu thêm về ngữ cảnh và lý do tại sao bạn nhìn thấy những gì bạn đang có trong nguồn cấp dữ liệu của mình.

Đồng thời, cập nhật này cũng có ý nghĩa đối với những người đang tìm cách tối ưu hóa chiến lược hiển thị trên Facebook của họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Thuật toán của Instagram cho Digital Marketers trong 2023

Cùng tìm hiểu rõ hơn về thuật toán của Instagram, cách Instagram quyết định nội dung nào sẽ hiển thị cho từng người dùng cá nhân và làm thế nào nhà sáng tạo nội dung và người làm marketing có thể sử dụng thuật toán đó để xây dựng lợi thế cho riêng mình trong 2023?

thuật toán của instagram
Thuật toán của Instagram hoạt động như thế nào

Theo giải thích mới đây của Instagram:

“Chúng tôi muốn làm tốt hơn trong việc giải thích cách hoạt động của Instagram. Có rất nhiều quan niệm sai lầm đã được hiểu và chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi có thể làm nhiều hơn nữa để giúp mọi người hiểu về những gì chúng tôi đã làm.

Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ để làm sáng tỏ hơn về cách hoạt động của công nghệ và thuật toán của Instagram, đồng thời, cũng chia sẻ cách nó tác động đến những trải nghiệm mà mọi người có trên ứng dụng.”

Các nội dung sẽ được đề cập trong bài bao gồm:

  • Thuật toán của Instagram là gì?
  • Thuật toán là gì?
  • Các tính hiệu chính của thuật toán của Instagram.
  • Instagram xếp hạng nội dung dựa trên những thuật toán chính là gì?
  • Thuật toán của Instagram Reels.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Thuật toán của Instagram là gì?

Thuật toán của Instagram trong tiếng Anh có nghĩa là Instagram Algorithm, khái niệm đề cập đến cách Instagram thu thập dữ liệu và phân phối nội dung tới người dùng trên nền tảng.

Với hầu hết các nền tảng mạng xã hội như TikTok hay Facebook, sẽ có nhiều thuật toán khác nhau được Instagram sử dụng đồng thời tại cùng một thời điểm.

Thuật toán là gì?

Như đã phân tích ở trên, Thuật toán trong tiếng Anh có nghĩa là Algorithm.

Được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ và máy tính, khái niệm thuật toán đề cập đến nhiều tác vụ hay quy trình xử lý khác nhau để giải quyết một vấn đề hoặc thực hiện một phép tính nào đó.

Các thuật toán hoạt động như một danh sách chính xác bao gồm các hướng dẫn thực hiện các hành động cụ thể dựa trên phần cứng hoặc phần mềm. Các thuật toán được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực công nghệ thông tin, máy tính, phần mềm.

Bạn có thể xem thuật toán là gì để hiểu toàn diện về khái niệm thuật toán.

Sẽ không có duy nhất một thuật toán toàn diện.

Trước tiên, Instagram lưu ý rằng các quy trình hoạt động của nó không được xác định bởi một thuật toán duy nhất, vì vậy ý ​​tưởng về ‘một thuật toán’ là hơi thiếu sót.

“Instagram không có một thuật toán giám sát những gì mọi người làm và không thấy trên ứng dụng. Chúng tôi sử dụng nhiều thuật toán, sử dụng bộ phân loại và quy trình, mỗi thuật toán có một mục đích riêng.

Chúng tôi muốn tận dụng tối đa thời gian của bạn trên nền tảng, và chúng tôi tin rằng sử dụng công nghệ để cá nhân hóa trải nghiệm của bạn là cách tốt nhất để làm được điều đó.”

Instagram giải thích rằng, cũng giống như Facebook, nó đã triển khai một thuật toán mới vì luồng nội dung đã trở nên quá nhiều để mỗi người dùng có thể ‘tiêu thụ’.

“Đến năm 2016, mọi người đã bỏ lỡ khoảng 70% tổng số bài đăng của họ trong ‘Nguồn cấp dữ liệu’ (Feed), bao gồm gần một nửa số bài đăng từ các mối quan hệ thân thiết của họ.

Vì vậy, chúng tôi đã phát triển và giới thiệu một ‘Nguồn cấp dữ liệu xếp hạng các bài đăng dựa trên những gì bạn quan tâm nhiều nhất.'”

Đó là lý do tại sao trọng tâm của nguồn cấp dữ liệu và thuật toán của ‘Câu chuyện’ (stories) của Instagram nói chung là liên quan nhiều đến ‘bạn bè’, trong khi mục ‘Khám phá’ (Explore) và Reels lại tìm kiếm các chủ đề phù hợp hơn dựa trên xu hướng, sở thích…

Thuật toán của Instagram 2023: Những tín hiệu chính.

Instagram nói rằng các thuật toán của họ đều sử dụng các tín hiệu chính, với các tín hiệu đó là khác nhau tùy thuộc vào từng yếu tố.

Instagram lưu ý rằng có “hàng nghìn” tín hiệu mà hệ thống của nó có thể rút ra, nhưng phần lớn, các chỉ số chính trên ‘Nguồn cấp dữ liệu’ và ‘Câu chuyện’ theo thứ tự là:

  • Thông tin về bài đăng – Đây là những tín hiệu về mức độ phổ biến của một bài đăng, có bao nhiêu người đã thích bài đăng đó, thông tin cụ thể về chính nội dung đó như thời điểm nó được đăng, thời lượng (nếu nó là một video) và những thứ liên quan đến vị trí.
  • Thông tin về người đã đăng bài – Điều này giúp chúng tôi biết người đó có thể thú vị như thế nào đối với bạn và bao gồm các tín hiệu như số lần mà bạn đã tương tác với người đó trong vài tuần qua.
  • Hoạt động của bạn – Điều này giúp chúng tôi hiểu những gì bạn có thể quan tâm và bao gồm các tín hiệu như số lượng bài đăng bạn đã thích.
  • Lịch sử tương tác của bạn với ai đó – Điều này cho chúng tôi biết mức độ quan tâm của bạn khi xem các bài đăng từ một người cụ thể nào đó. Đơn cử một ví dụ là bạn có từng nhận xét về bài đăng của nhau hay không.

Đây là các mã nhận dạng thuật toán chung, tương tự như ‘Bảng tin’ (News Feed) của Facebook, với các yếu tố chính là loại bài đăng mà bạn đã tương tác và mối quan hệ của bạn với người tạo ra chúng.

Nếu bạn tương tác với video thường xuyên hơn, bạn sẽ thấy nhiều video hơn, nếu bài đăng nhận được nhiều tương tác, bạn có nhiều khả năng sẽ xem nó hơn, nếu bạn nhấn ‘Thích’ trên một bài đăng nhất định, đó là một dấu hiệu thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ của bạn.

Nói thêm về điều này, Instagram cũng lưu ý rằng xếp hạng cho nguồn cấp dữ liệu cũng sẽ dựa trên lịch sử tương tác của mỗi người dùng:

“Trong nguồn cấp dữ liệu, 05 tương tác mà chúng tôi xem xét kỹ nhất là: khả năng bạn dành vài giây cho một bài đăng, nhận xét về bài đăng đó, thích bài đăng đó, lưu nó và nhấn vào ảnh hồ sơ.

Bạn càng có nhiều khả năng thực hiện một hành động thì chúng tôi càng coi trọng hành động đó, tức là bạn sẽ thấy các bài đăng tương tự càng cao.”

Thuật toán của Instagram: Xếp hạng mục ‘Khám phá’.

Tab khám phá của Instagram thì có một chút khác biệt, với thuật toán của mục khám phá tập trung vào việc hiển thị cho bạn những nội dung khác mà bạn có thể thích, dựa trên những người bạn đã theo dõi và lịch sử tương tác của bạn.

“Để tìm ảnh và video bạn có thể quan tâm, chúng tôi xem xét các tín hiệu như những bài đăng bạn đã thích, đã lưu và nhận xét trong quá khứ. Giả sử gần đây bạn đã thích một số ảnh của đầu bếp Cathay Bi của San Francisco.

Sau đó, chúng tôi xem xét những người khác cũng thích ảnh của Cathay Bi, sau đó xem những tài khoản khác mà những người đó đã quan tâm. Có thể những người thích Cathay Bi cũng sẽ thích Dragon Beaux (một nhà hàng).

Trong trường hợp đó, lần sau khi bạn mở tab khám phá, chúng tôi có thể cho bạn xem ảnh hoặc video từ Dragon Beaux.

Trên thực tế, điều này có nghĩa là nếu bạn quan tâm đến bánh bao, bạn có thể xem các bài đăng về các chủ đề liên quan, điều mà chúng tôi không nhất thiết phải hiểu nội dung cụ thể của mỗi bài đăng.”

Vì vậy, ý tưởng ở đây là thuật toán của Instagram sẽ tìm cách hiển thị nội dung cho các nhóm người có liên quan dựa trên các cụm từ.

Nếu bạn thường xuyên tương tác với một tài khoản thường chia sẻ nội dung câu cá, thì có khả năng những người khác đang tương tác với cùng một tài khoản đó cũng đang tìm kiếm các tài khoản câu cá khác, điều mà bạn cũng có thể quan tâm.

Đây là lúc mà thẻ hashtag (#) có thể giúp cải thiện khả năng khám phá nội dung của bạn, bằng cách hiển thị tài khoản của bạn cho những người đang tìm kiếm các chủ đề nhất định.

Nếu sau đó họ tương tác với các bài đăng của bạn, điều đó sẽ giúp tăng cơ hội cho các bài đăng của bạn được hiển thị với các mối quan hệ của họ, v.v.

“Khi chúng tôi đã tìm thấy một nhóm ảnh và video mà bạn có thể quan tâm, sau đó chúng tôi sắp xếp chúng theo mức độ quan tâm mà chúng tôi nghĩ rằng bạn cũng thế, cũng giống như cách chúng tôi xếp hạng ‘Nguồn cấp dữ liệu’ và ‘Câu chuyện’.

Cách tốt nhất để dự đoán mức độ quan tâm của bạn là dự đoán vào khả năng bạn thực hiện một điều gì đó với bài đăng. Các hành động quan trọng nhất mà chúng tôi dự đoán gồm lượt thích, lượt lưu và lượt chia sẻ.”

Thuật toán của Instagram: Xếp hạng Reels.

Yếu tố giúp xác định thuật toán mới nhất của Instagram là “đặc biệt tập trung vào những gì có thể giúp bạn giải trí.”

“Chúng tôi khảo sát mọi người và hỏi xem liệu họ có thấy một câu chuyện cụ thể nào đó thú vị hay hài hước, đồng thời học hỏi từ các phản hồi để tìm ra cách giải trí tốt hơn cho mọi người, hướng đến những nhà sáng tạo nhỏ hơn trên nền tảng.

Những dự đoán quan trọng nhất mà chúng tôi đưa ra là khả năng bạn có thể xem tất cả các video và nói rằng nó thực sự thú vị hoặc hài hước.”

Đối với Reels, Instagram nói rằng dưới đây là bốn yếu tố chính cần tập trung trong thuật toán của nó:

  • Hoạt động của bạn – Chúng tôi xem xét những thứ như video mà bạn đã thích, đã nhận xét và đã tương tác gần đây. Những tín hiệu này giúp chúng tôi hiểu nội dung nào có thể liên quan đến bạn.
  • Lịch sử tương tác của bạn với những người đã đăng – Giống như trong mục ‘Khám phá’, có thể video được tạo bởi một người mà bạn chưa bao giờ nghe nói đến, nhưng nếu bạn đã tương tác với họ, điều đó nói cho chúng tôi biết bạn có thể quan tâm đến những gì họ đã chia sẻ.
  • Thông tin về video – Đây là những tín hiệu về nội dung bên trong video, chẳng hạn như đoạn âm thanh, hiểu video dựa trên pixel (độ phân giải) cũng như mức độ phổ biến của video đó.
  • Thông tin về người đã đăng – Chúng tôi coi mức độ phổ biến sẽ là yếu tố giúp bạn tìm thấy những nội dung hấp dẫn từ nhiều người đồng thời cho mọi người cơ hội tìm thấy đối tượng mục tiêu của họ.

Trên đây là một số gợi ý hữu ích về cách các thuật toán của Instagram hoạt động và cách nó hiển thị những nội dung nhất định cho người dùng vào năm 2023.

Bằng cách hiểu được các thuật toán này, bạn có thể dễ dàng hơn trong việc nhắm mục tiêu cũng như có chiến lược phù hợp hơn với các nội dung trên nền tảng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Nguồn: MarketingTrips

Google cập nhật thuật toán lõi mới được áp dụng từ tháng 6 năm 2021

Google đã phát hành bản cập nhật thuật toán lõi vào tháng 6 năm 2021. Bản cập nhật này sẽ được bổ sung thêm bởi một bản cập nhật lõi khác vào tháng 7 tới.

Google cập nhật thuật toán lõi mới được áp dụng từ tháng 6 năm 2021

Theo thông tin từ Google:

“Một số cải tiến theo kế hoạch của chúng tôi cho bản cập nhật vào tháng 6 năm 2021 vẫn chưa hoàn toàn đầy đủ, vì vậy chúng tôi hiện đang tiếp tục thực hiện nó, sau đó chúng tôi sẽ bổ sung thêm với bản cập nhật vào tháng 7 năm sắp tới.”

Như đã từng chia sẻ, bạn đừng quá lo lắng nếu website của bạn bị ảnh hưởng tiêu cực bởi bản cập nhật tháng 6 này.

Cũng đừng quá vội mừng nếu bạn thấy những thay đổi tích cực, vì tất cả tác động của bản cập nhật tháng này có thể sẽ bị đảo ngược bởi bản cập nhật tháng sau.

Google chia sẻ thêm:

“Tất nhiên, bất kỳ bản cập nhật lõi nào cũng có thể tạo ra mức giảm hoặc tăng đối với một số nội dung nhất định. Do bản cập nhật lần này gồm hai phần, một phần vào tháng 6 và một phần vào tháng 7 nên sự tác động cũng có thể được thay đổi.

Xin nhắc lại, không có bất cứ bản cập nhật lõi nào là dành riêng cho từng website. Mọi thứ đều được áp dụng theo quy tắc chung của Google.”

Theo Google, các chủ sở hữu website nên biết rằng các bản cập nhật nhằm cải thiện chất lượng kết quả tìm kiếm và được thực hiện hàng nghìn lần mỗi năm.

Sự khác biệt giữa bản cập nhật thuật toán lõi và các bản cập nhật khác là gì?

Nhiều bản cập nhật cho Google Search tập trung vào việc cải thiện các danh mục kết quả tìm kiếm cụ thể. Một ví dụ là bản cập nhật cho kết quả tìm kiếm gần đây với các bài đánh giá sản phẩm.

Điều làm cho các bản cập nhật lõi khác với hàng nghìn bản cập nhật khác là chúng liên quan đến các cải tiến rộng rãi đối với Google Search (Google Tìm kiếm).

Khi một bản cập nhật lõi được triển khai (chỉ diễn ra một vài lần trong năm), các thay đổi đáng kể sẽ được áp dụng đối với quy trình xếp hạng của Google.

Thay vì nhắm mục tiêu đến các danh mục cụ thể của website, các cập nhật lõi nhắm mục tiêu đến hoạt động tìm kiếm tổng thể.

Đối với chủ sở hữu website bị ảnh hưởng bởi một bản cập nhật lõi, Google nói rằng đó là do những thay đổi trong cách Google đánh giá lại nội dung để đáp ứng kỳ vọng ngày càng tăng của người dùng.

“Các bản cập nhật lõi được thiết kế để tăng mức độ liên quan tổng thể của các kết quả tìm kiếm của chúng tôi. Về phần lưu lượng truy cập, một số nội dung có thể hoạt động kém hơn, nhưng một số khác lại tăng.

Về lâu dài, việc cải thiện hệ thống của chúng tôi là cách chúng tôi tiếp tục cải thiện việc tìm kiếm và gửi nhiều lưu lượng truy cập hơn đến các website mỗi năm.”

Thông thường, việc làm mới nội dung hiện có để cải thiện mức độ liên quan có thể thay đổi thứ hạng của một website.

Tôi nên làm gì nếu bị ảnh hưởng bởi các bản cập nhật lõi này?

Bản cập nhật lõi của Google vào tháng 6 năm 2021 đặt chủ sở hữu website vào tình huống mà họ chưa từng gặp phải trước đây.

Bản cập nhật thuật toán lõi hiện đã được tung ra và một bản cập nhật khác đã được xác nhận sẽ tiếp tục vào tháng tới.

Vì chưa có tiền lệ nào cho việc này, nên Google cũng chưa đề xuất thực hiện bất kỳ hành động cụ thể nào cho đến khi bản cập nhật tới được ra mắt.

Thay vì phản ứng với bất kỳ thay đổi nào từ bản cập nhật của tháng này, hãy chờ đến tháng sau và tập trung vào việc làm cho website của bạn trở nên tốt nhất có thể.

Trong khi bạn đang chờ đợi bản cập nhật thuật toán tiếp theo, đừng quên về bản cập nhật trải nghiệm trang (page experience) sẽ được ra mắt vào giữa tháng 6 này.

Hãy chờ đọc từ đội ngũ biên tập chuyên môn của Marketing Trips !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Instagram thay đổi thuật toán sau các cáo cuộc về kiểm duyệt nội dung mới

Nền tảng mạng xã hội đứng thứ 5 trên thế giới này cho biết sẽ bắt đầu xếp hạng một cách công bằng giữa nội dung gốc và nội dung được chia sẻ lại.

Instagram thay đổi thuật toán sau các cáo cuộc về kiểm duyệt nội dung
Instagram co-founder Kevin Systrom

Instagram, nền tảng mạng xã hội được sở hữu bởi Facebook đã thực hiện các thay đổi đối với thuật toán của mình sau khi một nhóm nhân viên của họ phàn nàn rằng người dùng không thể xem được nội dung ủng hộ người Palestine trong cuộc xung đột ở Gaza.

Theo thông thường, thuật toán của Instagram sẽ hiển thị nội dung gốc trong các ‘câu chuyện’ (Stories) của mình trước khi đăng lại nội dung lên nguồn cấp dữ liệu (Feeds), nhưng bây giờ nền tảng sẽ bắt đầu cân bằng trọng số cho cả hai, công ty đã xác nhận với The Verge vào ngày 30.5 vừa rồi.

Theo báo cáo của BuzzFeed NewsFinancial Times, nhóm nhân viên của Instagram đã đưa ra nhiều khiếu nại về nội dung được kiểm duyệt bởi hệ thống kiểm duyệt tự động của Instagram, chẳng hạn như các bài đăng về nhà thờ hồi giáo al-Asqa đã bị ‘xoá nhầm’.

Theo Financial Times, các nhân viên của Instagram không tin rằng việc xoá nhầm là có chủ ý, nhưng một người nói rằng “việc kiểm duyệt đang có yếu tố thiên vị”.

Người phát ngôn của Facebook cho biết trong email gửi The Verge, sự thay đổi này không chỉ để đáp lại những lo ngại về nội dung ủng hộ người Palestine, mà công ty đã nhận ra có những ‘lỗi thời’ trong cách thức hoạt động của ứng dụng – đăng tải các bài đăng mà họ tin rằng người dùng của họ quan tâm nhất.

Twitter, Facebook và Instagram đều đã bị chỉ trích trong vài tuần qua về cách các ứng dụng này đăng tải và xếp hạng nội dung xung quanh cuộc xung đột giữa Israel và Palestine.

Đầu tháng này, Twitter đã hạn chế tài khoản của một nhà văn người Palestine, điều mà sau đó ứng dụng nói là đã được thực hiện “do nhầm lẫn”.

Và Instagram đã xin lỗi sau khi nhiều tài khoản không thể đăng nội dung liên quan đến Palestine trong vài giờ vào ngày 6 tháng 5, một động thái mà người đứng đầu Instagram Adam Mosseri đã tweet là do “lỗi kỹ thuật”.

Instagram cho biết họ đã nhiều lần nhận được phản hồi từ những người dùng nói rằng họ quan tâm đến những câu chuyện gốc từ những người bạn thân hơn là nhìn những người chia sẻ lại ảnh và bài đăng của người khác.

Người phát ngôn của Instagram cho biết:

“Không chỉ bây giờ mà còn trong quá khứ, số lượng người chia sẻ lại các bài đăng đang tăng dần lên, tuy nhiên những nội dung được chia sẻ lại này không nhận được phạm vi tiếp cận mà mọi người mong đợi và đó không phải là một trải nghiệm tốt”.

Người phát ngôn nói thêm rằng Instagram vẫn tin rằng người dùng muốn xem nhiều câu chuyện gốc hơn, vì vậy nền tảng đang xem xét cách để tập trung nhiều hơn vào nội dung gốc thông qua các công cụ mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Instagram tiếp tục tăng cường công cụ bảo vệ trẻ em

Instagram vừa ra mắt công nghệ ngăn chặn trẻ nhỏ mở tài khoản bằng việc sử dụng trí tuệ nhân tạo. 

Ứng dụng Instagram đã ra mắt công nghệ nhằm ngăn chặn trẻ nhỏ mở tài khoản, đồng thời chặn người lớn tiếp xúc với những người dùng trẻ tuổi khi không quen biết nhau.

Đây là biện pháp mới nhất của Instagram nhằm đáp lại những lo ngại về các tiếp xúc không phù hợp giữa người trưởng thành với trẻ em trên nền tảng này, nơi ấn định tuổi tối thiểu để truy cập hầu hết các dịch vụ là 13 tuổi.

Trong thông báo hôm qua, Facebook cho biết sẽ không để xảy ra tình trạng người trẻ khai man ngày sinh bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo.

Bên cạnh đó, Facebook sẽ đưa vào sử dụng một giao diện mới ngăn chặn người lớn gửi tin nhắn tới trẻ dưới 18 tuổi không phải là người đang theo dõi tài khoản của họ nhằm ngăn chặn các tiếp xúc không mong muốn.

Instagram cũng sẽ cảnh báo người dùng trẻ về hành vi khả nghi của người lớn, bao gồm cả hành động gửi một lượng lớn tin nhắn riêng tư.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo VTV

Thuật toán Instagram dắt lối người dùng đến tin giả?

Theo các nhà nghiên cứu, mạng xã hội Instagram có xu hướng dẫn dắt người dùng đến thông tin sai lệch về Covid-19.

CCDH, tổ chức phi lợi nhuận chống lại hành vi gây thù địch trên Internet cho rằng mạng xã hội Instagram dưới quyền Mark Zuckerberg đưa ra những khuyến nghị sai lệch về Covid-19, chống lại việc tiêm vaccine và ủng hộ thuyết âm mưu QAnon.

Bằng cách sử dụng một số tài khoản thử nghiệm, CCDH phát hiện thuật toán gợi ý trong tính năng Suggested Post (Bài viết được đề xuất) và Explore page (Khám phá trang tin) khuyến khích người dùng xem các thông tin sai lệch, từ đó đưa họ đến với nhiều nội dung cực đoan.

“Nếu một người dùng theo phe chống vaccine, họ sẽ nhận được bài viết về QAnon, các thuyết âm mưu và kích động thù địch”, CCDH cho biết.

Nhóm nghiên cứu đã tạo 15 hồ sơ Instagram và theo dõi nhiều tài khoản khác nhau, từ các cơ quan y tế cho đến những người chống vaccine. Họ đăng nhập vào tài khoản Instagram mỗi ngày, ghi lại các đề xuất nhận được.

Vì tính năng Suggested Post không kích hoạt đối với tài khoản mới, chưa tương tác, nên các nhà nghiên cứu lướt qua News Feed và Explore page, đồng thời thích những bài viết ngẫu nhiên để tạo nội dung đề xuất.

Sau đó, họ chụp ảnh màn hình các đề xuất nhận được trong khoảng thời gian từ 14/9-16/11/2020.

Tổng cộng, Instagram đã đề xuất 104 bài viết chứa thông tin sai lệch. Hơn một nửa trong số đó là về Covid-19, 1/5 về vaccine và 1/10 nội dung liên quan bầu cử Tổng thống Mỹ.

Người dùng cũng nhận được đề xuất các bài viết lan truyền thuyết âm mưu QAnon và nội dung thù địch. Chỉ có duy nhất một tài khoản không xuất hiện các gợi ý tương tác với thông tin sai lệch.

“Nghiên cứu cho thấy thông tin sai lệch được chia sẻ và nhận nhiều quan tâm hơn sự thật trên mạng xã hội”, Imran Ahmed, Giám đốc điều hành của CCDH đánh giá.

“Tệ hơn nữa, số lượng tương tác cao làm tăng khả năng lôi kéo những trung lập. Đối với Instagram và thuật toán của họ, mọi cú nhấp chuột đều là chiến thắng, bất kể nội dung gì”.

CCDH đã gửi một thư ngỏ cho Mark Zuckerberg, Giám đốc Điều hành của Facebook, công ty sở hữu Instagram, kêu gọi ông vô hiệu hóa và sửa chữa “thuật toán bị hỏng”.

Đáp lại, người phát ngôn của Facebook cho biết nghiên cứu đã lỗi thời 5 tháng và dựa trên “kích thước mẫu cực kỳ nhỏ” gồm 104 bài viết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Hà Anh

Theo Zing

Instagram: 30 ‘sự thật’ bạn cần biết về nền tảng này (P1)

Bạn tò mò về Instagram? Hãy xem ngay những số liệu thống kê cập nhật về mọi thứ từ quảng cáo Instagram, ‘Câu chuyện’, mức sử dụng, giá trị và hơn thế nữa!

Cùng khám phá thông tin chi tiết về một trong những nền tảng truyền thông mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới hiện nay, bao gồm dữ liệu nhân khẩu học, sự phát triển chính, giá trị ròng, thống kê sử dụng, vị trí lãnh đạo hiện tại, thị phần và nhiều hơn thế nữa.

1. Có 1 tỷ người dùng Instagram hoạt động hàng tháng tính đến năm 2019.

2. Instagram chính thức ra mắt vào năm 2010 dưới dạng một ứng dụng dành cho iPhone.

Trong vòng một tháng, nó đã đạt được 1 triệu người dùng (nếu so sánh, Foursquare và Twitter phải mất đến 02 năm để đạt được mốc 1 triệu người dùng).

3. 33% câu chuyện được xem nhiều nhất trên nền tảng là từ các doanh nghiệp.

4. 200 triệu người dùng Instagram truy cập ít nhất một hồ sơ doanh nghiệp mỗi ngày và 80% tài khoản theo dõi ít nhất một doanh nghiệp trên Instagram.

5. Có 25 triệu doanh nghiệp trên Instagram.

6. Instagram hiện được Alexa xếp hạng là website phổ biến thứ 13 trên thế giới.

7. Instagram có giá trị ước tính khoảng 100 tỷ USD.

8. Các thương hiệu tương tác nhiều nhất trên Instagram bao gồm:

  • National Geographic: 112 triệu người theo dõi
  • Nike: 83,9 triệu người theo dõi
  • NBA: 38,3 triệu người theo dõi
  • Chanel: 35,4 triệu người theo dõi
  • Louis Vuitton: 32,6 triệu người theo dõi
  • Adidas: 23,9 triệu người theo dõi
  • Starbucks: 17,9 triệu người theo dõi
  • GoPro: 15,8 triệu người theo dõi

9. Năm 2017, lượng người dùng Instagram Stories hoạt động hàng ngày là 200 triệu, đã vượt qua người dùng hàng ngày của Snapchat là 161 triệu.

10. Một trong những phát triển thú vị nhất gần đây của Instagram là khả năng gắn thẻ sản phẩm trong các bài đăng.

Khi thông báo về việc phát hành tính năng gắn thẻ sản phẩm, Instagram đã nêu bật những cơ hội mà điều này mang lại cho các doanh nghiệp:

“Đối với các thương hiệu, điều này có nghĩa là có một cách mới để tiếp cận những khán giả đã tương tác, những người đang tích cực tìm kiếm những người sáng tạo yêu thích của họ để lấy cảm hứng và giúp việc mua sắm các sản phẩm của thương hiệu trở nên dễ dàng hơn”.

11. Facebook mua lại Instagram với giá 1 tỷ USD vào năm 2012.

12. Dưới đây là 05 tài khoản Instagram được theo dõi nhiều nhất, tính đến năm 2019:

Instagram: 305 triệu người theo dõi

  • Cristiano Ronaldo: 173 triệu người theo dõi
  • Ariana Grande: 158 triệu người theo dõi
  • Selena Gomez: 152 triệu người theo dõi
  • Kim Kardashian West: 142 triệu người theo dõi
  • Kylie Jenner: 139 triệu người theo dõi

13. Bức ảnh Instagram có nhiều lượt thích nhất là quả trứng này trên nền trắng. Toàn bộ tài khoản (@world_record_egg) được tạo với mục đích duy nhất là giành được kỷ lục thế giới về lượt thích nhiều nhất, kỷ lục này trước đây do Kylie Jenner nắm giữ.

14. 89,5% ảnh trên Instagram được đăng bình thường mà không có bộ lọc (filter) nào (ít nhất là từ Instagram) được thêm vào. (Đây là một trong những sự thật Instagram đáng ngạc nhiên nhất trong danh sách này!)

15. Đối với ảnh có bộ lọc Instagram, Clarendon là bộ lọc phổ biến nhất, tiếp theo là Juno, Ludwig, Lark và sau đó là Gingham.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Thuật toán quảng cáo lõi của Facebook ảnh hưởng như thế nào khi Apple thay đổi bảo mật (P2)

Tính năng mới trên iPhone sẽ hạn chế khả năng Facebook thu thập dữ liệu từ các ứng dụng và cũng như cách mà các quảng cáo sẽ hoạt động.

Ảnh: NBC News

Facebook Inc sẽ chịu thiệt hại cho hoạt động kinh doanh quảng cáo cốt lõi của mình khi Apple Inc thực hiện các thay đổi mới về quyền riêng tư.

Các chuyên gia trong ngành quảng cáo cho biết, vì các công ty truyền thông mạng xã hội ngày càng khó thu thập dữ liệu người dùng và chứng minh rằng quảng cáo trên nền tảng của họ hoạt động nên những thay đổi này dường như là ‘hình phạt’ đối với họ.

Facebook đã cảnh báo rằng tính năng mới của Apple, dự kiến ​​sẽ ra mắt trong quý này, sẽ gây ra rủi ro cho hoạt động kinh doanh quảng cáo của họ, nhưng công ty này cũng chưa nêu chi tiết cách thức hoạt động của nó.

Các động lực của thị trường sẽ thay đổi.

Một phần sức mạnh của hoạt động kinh doanh quảng cáo của Facebook là cách ứng dụng này thu thập dữ liệu từ các ứng dụng dành cho thiết bị di động — những gì mọi người làm trên ứng dụng, những gì họ tìm kiếm, những gì họ mua và hơn thế nữa.

Theo công ty phân tích MightySignal, hơn 85.000 ứng dụng iOS đã cài đặt mã Facebook để chuyển dữ liệu trở lại công ty này tính đến tháng 12.

Dữ liệu thường được kết hợp với một mã định danh Apple duy nhất cho người dùng ứng dụng — một chuỗi số và chữ cái giúp Facebook xác định các cá nhân, cho phép Facebook thêm dữ liệu đó vào hồ sơ thông tin của họ hoặc “biểu đồ nhận dạng”.

Theo ước tính của ông Poulton, dữ liệu từ ứng dụng chiếm khoảng 15% hồ sơ thông tin người dùng Facebook.

Thay đổi về quyền riêng tư theo kế hoạch của Apple sẽ có nghĩa là các ứng dụng không thể chuyển mã nhận dạng đó mà không có sự cho phép của người dùng, do đó hạn chế những gì Facebook có thể thu thập được.

Các nhà quảng cáo cho biết thông tin chi tiết của Facebook về việc sử dụng ứng dụng là một phần trong đề xuất giá trị của Facebook.

Dữ liệu đó cho phép Facebook tối ưu hóa quảng cáo tốt hơn cho những người có nhiều khả năng trở thành khách hàng sinh lợi nhất, giúp nhà quảng cáo tiết kiệm tiền về lâu dài.

Ví dụ: một trò chơi di động phụ thuộc vào việc mua hàng trong ứng dụng có thể nhắm mục tiêu quảng cáo đến những người dùng có ‘tiền sử’ chi tiêu nhiều cho trò chơi.

Nhiều ứng dụng phụ thuộc vào các quảng cáo được nhắm mục tiêu nâng cao để tăng lượt tải xuống.

Các hạn chế của Apple cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng của Facebook trong việc hiển thị quảng cáo của họ hoạt động tốt như thế nào.

Facebook cung cấp cho các nhà quảng cáo các số liệu chẳng hạn như số người đã xem quảng cáo trong tuần qua tiếp tục mua sản phẩm được quảng cáo.

Công ty dựa vào mã định danh của Apple để lấy thông tin này trên thiết bị di động iOS — chiếm một phần đáng kể trong hoạt động của Facebook: Trong số người dùng điện thoại thông minh ở Mỹ, có 45,3% đã sử dụng iPhone vào năm 2020, theo Statista.

Ông Madan Bharadwaj, giám đốc công nghệ và đồng sáng lập của Measured, công ty chuyên về đo lường trong marketing, ước tính rằng Facebook sẽ có thể bị giảm 50% doanh số bán hàng hiện tại do sự thay đổi này.

Ông nói: “Nó sẽ có tác động rất lớn đến tổng doanh thu hoặc chuyển đổi mà Facebook có thể có ở hiện tại, về cơ bản đây là tín hiệu mà tất cả các nhà quảng cáo sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư”. “Các chỉ số hiệu suất của họ sẽ giảm đáng kể.”

Động thái của Apple là một phần trong việc thắt chặt hơn các quy tắc bảo mật trong hệ sinh thái quảng cáo kỹ thuật số, từ các quy định của chính phủ ở Châu Âu và California đến các kế hoạch đã công bố của Google nhằm loại bỏ “cookie” của bên thứ ba, các đoạn mã được sử dụng để theo dõi người dùng trên trình duyệt máy tính để bàn.

Facebook đã cảnh báo các đối tác của mình rằng “các sáng kiến ​​bảo mật kỹ thuật số sắp tới ảnh hưởng đến nhiều trình duyệt từ đó hạn chế khả năng của các doanh nghiệp trong việc đo lường các tương tác của người dùng trên các tên miền và thiết bị”, theo The Wall Street Journal.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Facebook giải thích cách ‘News Feed’ dự đoán những gì chúng ta muốn xem

Làm thế nào để AI nguồn cấp dữ liệu tin tức của Facebook quyết định bài đăng nào sẽ hiển thị cho bạn và khi nào chúng hiển thị? Facebook đã đưa ra một lời giải thích đầy đủ cho bạn.

Nếu bạn muốn nghe quan điểm của nhóm kỹ sư công nghệ Facebook, bạn sẽ tìm hiểu thêm về cách mã thuật toán nhiều lớp của Facebook được xây dựng.

“Việc thiết kế một hệ thống xếp hạng được cá nhân hóa cho hơn 2 tỷ người (tất cả đều có sở thích khác nhau) và rất nhiều nội dung để lựa chọn đưa ra những thách thức phức tạp và đáng kể. Đây là điều chúng tôi phải giải quyết hàng ngày với xếp hạng News Feed.”

Nhóm công nghệ và nội dung của Facebook đã làm rất tốt việc giải thích phương pháp thuật toán và hệ thống xếp hạng nguồn cấp tin tức từ cấp độ cao hơn.

Bạn sẽ thấy trong video, cách thuật toán phân tích hành vi và hoạt động của chúng ta, liên tục thu nhận thông tin mới và tính toán lại, để xác định xem chúng ta muốn xem gì tiếp theo.

Mọi thứ đều được cá nhân hóa và nhóm xây dựng thuật toán này đang tiến hành phỏng vấn và thực hiện nhiều nghiên cứu để hiểu rõ hơn hành động của chúng ta thực sự có ý nghĩa gì với các bộ máy của Facebook.

Tất cả những điều này thật thú vị để suy nghĩ và nghiên cứu, nhưng nó có ý nghĩa gì từ góc độ người làm marketing? Tìm hiểu cách hoạt động của thuật toán sẽ giúp bạn lập chiến lược tốt hơn, chắc chắn rồi.

Không có bất kỳ thủ thuật nào bạn có thể học để gian lận hệ thống ở đây, nhưng thuật toán được thiết kế để mang lại giá trị.

Facebook xác định giá trị này và cung cấp ngược lại thông qua News Feed bằng cách tìm hiểu những gì mọi người thích và không thích thông qua các tương tác của họ với nội dung.

Điều đó có nghĩa là chỉ có một cách thực sự để đưa nội dung của bạn đến với đối tượng trên Facebook (và Instagram).

  • Biết đối tượng của bạn và những gì họ cho là có giá trị: Điều này cần thời gian, lắng nghe, nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng về đối tượng mục tiêu của bạn.
  • Cung cấp giá trị đó: Khi bạn thực sự hiểu khán giả của mình muốn gì, đã đến lúc cung cấp cho họ nội dung hấp dẫn, chất lượng cao.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

YouTube thêm báo cáo hiệu suất mới với các video đăng sau 24h đầu tiên

YouTube đã thêm một tùy chọn chỉ số mới trong phân tích YouTube Studio, cho bạn biết video của bạn đã hoạt động tốt như thế nào trong 24 giờ đầu tiên sau khi tải lên.

Điều đó có thể cung cấp một số thông tin chi tiết chính về khả năng tiếp cận và cộng hưởng với đối tượng mục tiêu của bạn, với thuật toán của YouTube tìm cách khuếch đại nội dung hoạt động tốt với người xem.

Ngoài ra, bạn cũng có thể so sánh hiệu suất 24 giờ đầu tiên của hai video khác nhau, song song với nhau.

Điều đó có thể giúp tinh chỉnh cách tiếp cận chiến lược của bạn để đăng và hiểu rõ hơn về những gì phù hợp với khách hàng của bạn.

Tùy chọn này chỉ khả dụng cho các video được xuất bản sau năm 2019 và không có sẵn cho các sự kiện trực tiếp (live-streams).

Nếu nhìn lại, chúng ta sẽ thấy YouTube đã tìm cách cung cấp nhiều tùy chọn phân tích hơn trong năm qua, cũng như cung cấp thông tin chi tiết mới về cách thức hoạt động của các thuật toán nhằm giúp người sáng tạo tối đa hóa hiệu suất video của họ.

Về mặt đó, YouTube gần đây cũng đã xuất bản một video mới giải quyết một số câu hỏi phổ biến về thuật toán và phân phối, đây là phần bổ sung cho video mà nó đã xuất bản trước đó vào tháng 12 cùng ngày.

Nếu bạn đang muốn tối đa hóa hiệu suất YouTube của mình, bạn cần hiểu cách hệ thống của nó hoạt động và những thông tin chi tiết về dữ liệu và thuật toán mới này sẽ cung cấp cho bạn nhiều cách hơn để tìm hiểu điều đó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Huy Lâm | MarketingTrips 

Chiến thuật tối ưu bài đăng cho Facebook, LinkedIn và Twitter trong năm 2021 (P2)

Mặc dù phương tiện truyền thông mạng xã hội đã đóng một vai trò quan trọng trong bối cảnh truyền thông của chúng ta trong thập kỷ qua, nhưng nhiều doanh nghiệp thậm chí là cả người làm marketing vẫn phải vật lộn để hiểu các phương pháp và cách tiếp cận hiệu quả nhất trên các kênh khác nhau.

LinkedIn là mạng xã hội nghề nghiệp lớn nhất thế giới, nơi các doanh nhân tìm hiểu về những diễn biến mới nhất trong ngành của họ cũng như sự phát triển nghề nghiệp giữa các đồng nghiệp hiện tại và trước đây.

Và mặc dù bạn có thể đã thấy ngày càng nhiều các bài đăng giống như Facebook trên LinkedIn, nhưng một số trong số đó lại không nhận được sự tương tác lớn, đó có lẽ không phải là cách bạn muốn áp dụng cho các tài khoản doanh nghiệp hoặc tổ chức.

Các bài đăng trên LinkedIn có thể dài hơn một chút so với Facebook và Twitter, nhưng một lần nữa cần lưu ý rằng bài đăng trên LinkedIn của bạn sẽ bị cắt ở 140 ký tự trong ứng dụng di động.

Như vậy, ngắn hơn có thể tốt hơn, nhưng độc giả của LinkedIn đã sẵn sàng hơn để đọc các bản cập nhật dài hơn, nếu chúng có liên quan.

Hashtags (#) bây giờ cũng là một vấn đề lớn hơn trên LinkedIn. Trong vài năm qua, LinkedIn đã nỗ lực tăng cường việc sử dụng thẻ bắt đầu bằng # trên các bài đăng như một phương tiện để phân loại nội dung tốt hơn và đánh dấu các bài đăng có liên quan đến nhóm từng người dùng.

Không có số lượng thẻ tối ưu nhất định cho mỗi bài đăng, nhưng một vài thẻ có liên quan nhất có thể giúp phân phối mà không ảnh hưởng đến khả năng đọc.

Tập trung vào phát triển chuyên môn và ngành có thể sẽ nhận được nhiều phản ứng tốt hơn – mặc dù như đã lưu ý, có một số bài đăng kiểu hài hước, nhẹ nhàng cũng đã hoạt động tốt.

Cách bạn tiếp cận điều này sẽ phụ thuộc vào cách tiếp cận thương hiệu của riêng bạn và cách bạn muốn tổ chức của mình được nhìn thấy – và cả những kiểu người bạn muốn phản hồi đến các cập nhật của bạn.

Nhưng tiếp cận nhiều người hơn thì tốt hơn, phải không?’ Đúng vậy, truyền tải tới một mạng lưới rộng hơn sẽ có nghĩa là đưa thông điệp của bạn đến với nhiều người dùng tiềm năng quan tâm hơn.

Bạn có thể nhận được phản hồi tốt từ một câu chuyện hoặc bản cập nhật đầy cảm hứng, nhưng điều đó có thể không liên quan chặt chẽ đến cách tiếp cận và xây dựng thương hiệu tổng thể của bạn.

Người dùng LinkedIn có khả năng chia sẻ video trên nền tảng này cao hơn 20 lần so với bất kỳ loại bài đăng nào khác, với một lần nữa, bài đăng hình ảnh đứng thứ hai trước văn bản thuần túy, vì vậy bạn nên xem xét các phương pháp đăng bài của mình.

Giống như Facebook, LinkedIn cũng sẽ tạo ra các bản xem trước liên kết có thể nhấp khi bạn thêm một liên kết vào văn bản bài đăng của mình trong trình soạn nội dung, bản xem trước sẽ vẫn còn ngay cả khi bạn xóa văn bản liên kết, điều này có thể làm cho nội dung cập nhật của bạn trông gọn gàng hơn.

Thuật toán của LinkedIn khó đoán hơn một chút so với các thuật toán khác, với một số bản cập nhật cũ hơn sẽ hiển thị lại sau thời gian hàng tuần, điều này có thể liên quan đến tần suất đăng.

Đăng nhiều hơn 02 lần một ngày có thể là quá nhiều, nhưng nội dung có liên quan sẽ vẫn hoạt động, nếu bạn có một lượng cập nhật ổn định.

Những bổ sung gần đây hơn như tab “Stories’ trên LinkedIn và các cuộc thăm dò (Polls) cũng có thể giúp thúc đẩy sự tương tác tốt, mặc dù ‘Stories’ có vẻ ít được chú trọng hơn trong giai đoạn đầu.

Ngoài ra, giờ đây bạn có thể đính kèm tài liệu vào các bài đăng trên LinkedIn của mình và chúng sẽ tạo ra dưới dạng hình ảnh xem trước, có nghĩa là bạn cũng có thể tạo bài kiểu băng chuyền tự nhiên, có thể vuốt trong các bài đăng trên LinkedIn bằng cách thêm tài liệu PDF tập trung trực quan. Đây là một lựa chọn khác để xem xét.

Tương tác với các nhận xét cũng là chìa khóa quan trọng – nếu mọi người phản hồi bài đăng của bạn, hãy trả lời họ để giúp thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng.

Đây thường là những nền tảng chính mà các tổ chức bắt đầu trên mạng xã hội, trước khi xem xét Instagram, Snapchat, TikTok, v.v.

Instagram cũng rất phổ biến, nhưng ở mức cơ bản, đây là những nền tảng chính mà bạn có thể đang xem xét và tìm cách làm chủ để xây dựng sự hiện diện cốt lõi của bạn.

Hết phần 2 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Chiến thuật tối ưu bài đăng cho Facebook, LinkedIn và Twitter trong năm 2021 (P1)

Mặc dù phương tiện truyền thông mạng xã hội đã đóng một vai trò quan trọng trong bối cảnh truyền thông của chúng ta trong thập kỷ qua, nhưng nhiều doanh nghiệp thậm chí là cả người làm marketing vẫn phải vật lộn để hiểu các phương pháp và cách tiếp cận hiệu quả nhất trên các kênh khác nhau.

Điều này có nghĩa là, nó có thể phức tạp. Các nền tảng và thuật toán của chúng luôn thay đổi và có thể khó để theo kịp các phương pháp và sự thay đổi tốt nhất khác nhau.

Nhưng các nguyên lý cơ bản của mỗi nền tảng thường không thay đổi và có thể đó là điểm khởi đầu vững chắc cho chiến lược tương ứng của bạn trong tương lai.

Vì vậy, để có một cái nhìn tổng quan hơn, đây là một số lưu ý thực tiễn tốt nhất hiện tại cho 03 trong số các nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới, điều này có thể giúp cung cấp cho bạn những thông tin và chiến thuật tốt hơn về các phương pháp tiếp cận nhằm tối đa hóa hiệu suất vào năm 2021.

Facebook

Đầu tiên là Facebook, nền tảng truyền thông mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, cung cấp cho bạn khả năng tiếp cận và phân phối tiềm năng rộng nhất cho thông điệp của bạn. Nếu bạn có thể làm đúng.

Cơ sở của thuật toán ‘Nguồn cấp tin tức’ (News Feed) của Facebook xác định mức độ tiếp cận bài đăng của bạn, mức độ này ảnh hưởng bởi các yếu tố chính sau:

  • Ai đã đăng nó? – Tần suất tương tác của một người dùng đóng vai trò xác định phạm vi tiếp cận. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên ‘Thích’ hoặc ‘nhận xét’ về các bài đăng từ một Trang nào đó, bạn sẽ thấy nhiều bài đăng hơn của Trang đó, trong khi nếu ai đó mà bạn thường xuyên tương tác và chia sẻ liên kết, bạn cũng sẽ có nhiều khả năng nhìn thấy nó hơn.
  • Nó được đăng khi nào? – Tính kịp thời vẫn là một yếu tố trong ‘Bảng tin’ của Facebook, vì vậy mức độ phản hồi bài đăng ban đầu cũng sẽ đóng một vai trò trong việc xác định phạm vi tiếp cận. Điều đó có nghĩa là bạn cần thu hút sự chú ý của những người ban đầu nhìn thấy nó, đó là lý do tại sao bạn cần hiểu khi nào đối tượng mục tiêu của bạn trực tuyến (thông qua số liệu phân tích của bạn) và những gì họ có khả năng tương tác.
  • Khả năng mỗi người dùng sẽ tương tác với nó như thế nào – Facebook cũng hoạt động để xác định thói quen tương tác của từng người dùng và sẽ tối ưu hóa thuật toán của mình để tối đa hóa các hành vi cụ thể của họ. Theo Facebook: “Đối với bất kỳ câu chuyện nhất định nào, chúng tôi dự đoán khả năng bạn có thể nhận xét về câu chuyện đó hoặc chia sẻ câu chuyện đó”. Facebook cũng sẽ ước tính khoảng thời gian mà họ nghĩ rằng người dùng có thể xem video hoặc đọc một bài báo, cũng như các chỉ số báo cáo khác về khả năng tương tác.

Về cơ bản, Facebook muốn giữ cho bạn hoạt động trên Facebook càng lâu càng tốt, vì vậy bạn càng bình luận và tương tác – hoặc thực hiện các hoạt động giữ chân bạn, cụ thể là trong ứng dụng – thì Facebook càng có thể sử dụng những tín hiệu đó để cung cấp cho bạn nhiều hơn thông tin.

Đó là những cân nhắc mang tính kỹ thuật, nhưng điều gì thực sự khiến mọi người trên Facebook tương tác?

‘Tin tức mang tính xu hướng’ hiện là loại nội dung được chia sẻ nhiều nhất trên Facebook, nhưng bên ngoài đó, nhiều nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng các bài đăng hoạt động tốt nhất trên mạng xã hội là những bài viết kích hoạt phản ứng cảm xúc, khiến người dùng thích, bình luận hoặc chia sẻ với bạn bè của họ.

Quay trở lại năm 2019, nền tảng Buffer đã phân tích hơn 777 triệu bài đăng trên Facebook từ các Trang và nhận thấy rằng các bài đăng có mức độ tương tác cao nhất và khả năng tiếp cận tốt nhất là các bài đăng truyền cảm hứng, hài hước hoặc thiết thực.

Tất nhiên, nhắm đến những yếu tố này là một chuyện, thực sự thì việc tạo ra một bài đăng về thương hiệu, hài hước phổ biến là một chuyện hoàn toàn khác, nhưng điểm chính là bạn cần kích hoạt phản ứng cảm xúc của khách hàng của bạn. Tức, điều gì sẽ khiến người dùng tương tác với nội dung này?

Đó cũng là cách Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thống trị Facebook – cách tiếp cận của Trump hoàn toàn gây chia rẽ, tập trung vào phản ứng cảm xúc và được thiết kế để kích hoạt những người xem các cập nhật của ông.

BuzzSumo đã xác định những loại bài đăng sau đây là động lực tương tác chính trong nghiên cứu năm 2017 của họ về 02 tỷ bài đăng trên Facebook:

  • Nội dung truyền cảm hứng
  • Thực phẩm và công thức nấu ăn
  • Các con vật dễ thương
  • Video âm nhạc
  • Câu đố
  • Du lịch và Phiêu lưu

Không phải tất cả các loại bài đăng đó sẽ áp dụng cho cách tiếp cận của bạn, nhưng nó cung cấp thêm một số ngữ cảnh về những gì hoạt động tốt nhất.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Google chính thức cập nhật thuật toán mới vào tháng 12 năm 2020

Hãy đảm bảo xem xét phân tích dữ liệu của bạn và thực hiện các bước cần thiết nếu trang web của bạn bị ảnh hưởng tiêu cực.

Google đã xác nhận rằng bản cập nhật lõi tháng 12 năm 2020 bắt đầu ra mắt vào ngày 3 tháng 12 năm 2020 và hiện đã được triển khai hoàn toàn.

Google cho biết “quá trình triển khai bản cập nhật lõi tháng 12 năm 2020 đã hoàn tất”.

Vấn đề là gì

Giống như tất cả các bản cập nhật cốt lõi trước đây, đây là bản cập nhật toàn cầu và không dành riêng cho bất kỳ khu vực, ngôn ngữ hoặc danh mục của các trang web nào.

Đây là một “bản cập nhật cốt lõi trải rộng” cổ điển mà Google phát hành vài tháng một lần hoặc lâu hơn. Trong trường hợp này, đó là khoảng thời gian dài nhất kể từ khi bản cập nhật lõi rộng được xác nhận, một bản cập nhật sau bảy tháng, trái ngược với khung thời gian ba tháng thông thường của Google.

Đó là một bản cập nhật lớn và toàn diện

Bản cập nhật này, theo nhiều nhà cung cấp công cụ và cộng đồng SEO thì là một bản cập nhật rất lớn. Nhiều người bị tác động tiêu cực hoặc tích cực đã thấy mức tăng hoặc giảm từ 10% đến hơn 100% so với mức lưu lượng truy cập tìm kiếm không phải trả phí trước đó của họ.

Các bản cập nhật trước đó

Bản cập nhật cốt lõi gần đây nhất trước đó là bản cập nhật vào tháng 5 năm 2020, bản cập nhật đó rất lớn và rộng và mất vài tuần để triển khai đầy đủ. Trước đó là bản cập nhật cốt lõi tháng 1 năm 2020.

Trước đó là bản cập nhật cốt lõi tháng 9 năm 2019. Bản cập nhật đó có vẻ yếu hơn đối với nhiều SEO và quản trị viên web, vì nhiều người nói rằng nó không có tác động lớn như các bản cập nhật cốt lõi trước đó.

Google cũng đã phát hành bản cập nhật vào tháng 11, nhưng bản cập nhật đó dành riêng cho bảng xếp hạng địa phương.

Thời gian cập nhật

Đã có lo ngại về thời gian của bản cập nhật này, rằng nó được phát hành một vài tuần trước kỳ nghỉ lễ. Google cho biết nó được thực hiện sau mùa ‘Lễ Tạ ơn’, sau ‘Thứ Sáu Đen Tối’ và ‘Thứ Hai Điện Tử’ nhưng trước ngày lễ.

Nhưng đối với một số người, đặc biệt là những người kiếm được nhiều doanh thu ngay trước kỳ nghỉ lễ, bản cập nhật này có thể tàn phá doanh nghiệp của họ. Việc phát hành chỉ kết thúc vài ngày trước Giáng sinh.

Bạn nên làm gì nếu bị ảnh hưởng

Google đã đưa ra lời khuyên về những điều cần xem xét nếu bạn bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một bản cập nhật cốt lõi trong quá khứ. Không có hành động cụ thể nào cần thực hiện để khôi phục và trên thực tế, tác động tiêu cực đến thứ hạng có thể không báo hiệu bất kỳ điều gì không ổn với các trang của bạn.

Tuy nhiên, Google đã đưa ra một danh sách các câu hỏi để xem xét nếu trang web của bạn bị ảnh hưởng bởi một bản cập nhật cốt lõi.

Google đã nói rằng bạn có thể thấy một chút phục hồi giữa các bản cập nhật cốt lõi nhưng thay đổi lớn nhất mà bạn sẽ thấy là sau một bản cập nhật cốt lõi khác.

Hiện tại, bản cập nhật đã được triển khai xong, bạn nên biết liệu trang web của mình có bị ảnh hưởng hay không và quyết định hành động cần thiết bằng việc xem và phân tích dữ liệu hiện có của bạn.

Tại sao chúng ta phải quan tâm các bản cập nhật

Thông thường rất khó để định rõ những gì bạn cần làm để đảo ngược bất kỳ lần truy cập thuật toán nào mà trang web của bạn đã gặp phải.

Khi nói đến các bản cập nhật cốt lõi của Google, nó thậm chí còn khó hơn. Những gì dữ liệu này cùng với kinh nghiệm và lời khuyên trước đây đã cho chúng ta thấy là những cập nhật cốt lõi này rất rộng, rộng và bao gồm nhiều vấn đề về chất lượng tổng thể.

Giờ đây, bản cập nhật này đã được triển khai đầy đủ, đã đến lúc đi sâu vào phân tích và dữ liệu của bạn và quyết định các bước tiếp theo bạn cần thực hiện cho các trang web mà bạn quản lý.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Quốc Huy – Technical Editor | MarketingTrips 

YouTube ‘bật mí’ thuật toán phân phối và tiếp cận trên nền tảng (P2)

YouTube đã chia sẻ một số thông tin chi tiết mới về cách thức hoạt động của thuật toán nguồn cấp dữ liệu, giải quyết một số câu hỏi thường gặp của người sáng tạo xung quanh việc phân phối video và cách họ có thể chỉnh sửa để tối đa hóa phạm vi tiếp cận của mình.

4. Nếu YouTube không hiển thị video của bạn cho tất cả người đăng ký, thì tại sao đây lại là một số liệu có liên quan?

YouTube nói rằng đăng ký là một yếu tố được sử dụng trong xếp hạng thuật toán của nó đối với nguồn cấp dữ liệu video của người dùng, nhưng điều đó không có nghĩa là người đăng ký của bạn sẽ thấy tất cả video của bạn.

“Hệ thống đề xuất của chúng tôi không thực sự đẩy người xem đến với bất kỳ ai, nhưng thực sự tìm hoặc kéo video và xếp hạng chúng cho người xem khi họ truy cập YouTube dựa trên những gì chúng tôi nghĩ rằng họ có nhiều khả năng xem nhất.”

Vì vậy, hệ thống của YouTube sẽ hiển thị cho mỗi người dùng nội dung mà họ có nhiều khả năng tương tác nhất và mặc dù đăng ký là một yếu tố trong điều này, nhưng họ không nhất thiết phải đảm bảo tất cả người đăng ký của bạn đều xem được tất cả các bản cập nhật mới nhất của bạn.

Tại sao lại như vậy?

“Chúng tôi ưu tiên các video từ đăng ký hơn tất cả các đề xuất từ ​​tất cả các kênh khác, nhưng trong tất cả các thử nghiệm đó, nó đã làm giảm đáng kể lượng người xem đã xem và tần suất họ quay lại YouTube.

Vì vậy, vì lý do đó, chúng tôi thực sự để các đề xuất tập trung vào video mà người xem có nhiều khả năng sẽ xem và thưởng thức nhất, mặc dù đăng ký được sử dụng để thông báo điều đó, nhưng dữ liệu cho thấy không phải lúc nào nó cũng là yếu tố dự đoán cao nhất về video mà mọi người muốn xem.”

Đây là một lưu ý quan trọng – nếu người đăng ký của bạn không thường xuyên tương tác với nội dung của bạn, YouTube sẽ không tiếp tục đánh dấu video của bạn với họ.

Vì vậy, một mặt, bạn không thể cho rằng bạn đang tiếp cận tất cả những người đăng ký của mình và mặt khác, số lượng người đăng ký trên các kênh có thể không nhất thiết là dấu hiệu của phạm vi tiếp cận. Số lượt xem trên mỗi video là một chỉ số chính xác hơn.

YouTube lưu ý rằng nó có tab ‘Đăng ký’ để cung cấp cho mọi người tùy chọn xem các cập nhật mới nhất từ ​​các kênh mà họ đăng ký.

5. Nếu bạn tải lên nhiều video cùng một lúc nhưng vẫn giữ một số video là ‘chưa xuất bản’ cho đến khi bạn chọn kích hoạt chúng, điều đó có làm giảm phạm vi tiếp cận video của bạn không?

Điều này liên quan đến ghi chú trong một trong những video thông tin chi tiết về thuật toán trước đây của YouTube, nơi họ nói rằng người xem sẽ chỉ nhận được ba thông báo video mới, mỗi kênh, mỗi ngày.

Vì vậy, nếu bạn tải lên nhiều hơn 03 video mỗi ngày, bạn có thể không nhận được cùng lượng tiếp cận với nội dung của mình.

Nhưng điều đó có liên quan không nếu bạn tải lên một số video, nhưng sau đó làm cho chúng hoạt động trong suốt một tuần, chẳng hạn thế?

YouTube nói rằng điều này sẽ không ảnh hưởng đến phạm vi tiếp cận.

“Điều quan trọng là cách người xem phản hồi video của bạn sau khi video được xuất bản. Đó là điều mà hệ thống đề xuất đang học hỏi. Vì vậy, nếu bạn đặt video là đã lên lịch hoặc không công khai và sau này bạn chuyển video thành ‘Công khai’ thì cũng sẽ không ảnh hưởng gì. Đừng quá lo lắng về nó.”

6. Tải video lên bằng hai ngôn ngữ khác nhau có ảnh hưởng đến nội dung hay hiệu suất kênh không?

YouTube cho biết điều này có thể có tác động vì người xem của bạn sẽ phản hồi dựa trên ngôn ngữ họ hiểu.

“Việc tải lên bằng hai ngôn ngữ khác nhau đôi khi có thể khiến người xem nhầm lẫn, trừ khi khán giả của bạn chủ yếu là đa ngôn ngữ và họ có thể thưởng thức video bằng cả hai ngôn ngữ.

Chúng tôi thường khuyên bạn nên quay thành nhiều kênh cho mỗi ngôn ngữ nếu bạn đang phục vụ khán giả của mình.

Bạn có thể hình dung nếu bạn đã đăng ký một kênh và bạn đang xem các video, chẳng hạn như tiếng Đức và tiếng Anh, nhưng bạn chỉ nói một trong hai thứ đó, bạn sẽ bỏ qua video không phải bằng ngôn ngữ ‘mẹ đẻ’ của bạn.”

“Nếu bạn có khán giả đa ngôn ngữ, thì hãy duy trì kênh của bạn theo cách đó. Nếu kênh của bạn được thiết kế xung quanh loại người xem cụ thể, có lẽ chúng tôi khuyên bạn nên tách họ ra hoặc tách họ ra.”

7. Có phải mất một khoảng thời gian xem nhất định trước khi video được đề xuất nhiều hơn không?

Một số nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) lưu ý rằng một số video cũ của họ đã đạt được sức hút ở một số giai đoạn, mặc dù chúng đã hoạt động trong một thời gian dài. Điều đó có nghĩa là họ đã đạt đến một con số quan trọng và sau đó họ sẽ nhận được nhiều phân phối hơn.

YouTube nói rằng không phải như vậy và không có ngưỡng cụ thể nào mà video cần đáp ứng để bắt đầu được đề xuất.

“Rất nhiều người xem không xem video theo thứ tự thời gian hoặc quyết định xem họ muốn xem gì dựa trên thời điểm video được xuất bản.

Nếu truy cập trang chủ của bạn ngay hôm nay, bạn có thể nhận thấy rằng rất nhiều video đó đã được xuất bản hàng tuần, hàng tháng , đôi khi thậm chí nhiều năm trước.

Nếu bạn tỏ ra quan tâm nhiều hơn đến một video cũ hơn, có thể chủ đề mà video của bạn nói đến đang ngày càng phổ biến, một loạt người mới đã phát hiện ra kênh của bạn và họ sẽ quay lại và xem nhiều hơn, hoặc một vài lý do khác.”

YouTube nói rằng việc các video cũ thu hút hơi nước sau này là khá phổ biến, nhưng không có gì trong thuật toán của nó có thể kích hoạt chia sẻ rộng rãi hơn dựa trên số lượt xem.

Đây là một số thông tin chi tiết tốt và như đã lưu ý, chúng bổ sung vào các thông tin chi tiết về thuật toán khác mà YouTube đã cung cấp trong suốt cả năm.

Nếu bạn đang muốn đặt YouTube trở thành một ưu tiên lớn hơn vào năm 2021, thì chắc chắn những nội dung này rất đáng để bạn nghiền ngẫm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Thuật toán của TikTok 2023 cho Digital Marketers

Cùng tìm hiểu về các nội dung như thuật toán của TikTok hoạt động như thế nào, TikTok xếp hạng nội dung dựa trên những yếu tố gì, các mẹo để làm việc với thuật toán TikTok 2023 và hơn thế nữa.

Thuật toán của TikTok 2023
Thuật toán của TikTok 2023 cho Digital Marketers

Thuật toán của TikTok là khái niệm mô tả cách TikTok phân phối, đề xuất và tối ưu nội dung trên nền tảng. Bất chấp những lo ngại xoay quanh việc kiểm duyệt nội dung hay tính an toàn trên nền tảng, TikTok đang cố gắng chứng minh rằng họ không có gì phải che giấu, thuật toán của TikTok là minh bạch và người dùng có thể tin tưởng.

Một số nội dung sẽ được MarketingTrips đề cập trong bài.

  • Thuật toán của TikTok là gì?
  • Thuật toán là gì?
  • Thuật toán của TikTok hoạt động như thế nào.
  • TikTok giải thích thêm về thuật toán của nền tảng.
  • Một vài mẹo để làm việc với thuật toán của TikTok trong 2022, 2023 và hơn thế nữa.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Thuật toán của TikTok là gì?

Thuật toán của TikTok trong tiếng Anh có nghĩa là TikTok Algorithm, khái niệm đề cập đến cách TikTok thu thập dữ liệu và phân phối nội dung tới người dùng trên nền tảng.

Với hầu hết các nền tảng mạng xã hội như TikTok hay Facebook, sẽ có nhiều thuật toán khác nhau được sử dụng đồng thời tại cùng một thời điểm.

Thuật toán của TikTok hoạt động như thế nào.

“Khi bạn mở TikTok và dừng lại trong nguồn cấp dữ liệu ‘For You’ của bạn, bạn sẽ được cung cấp một luồng video được quản lý theo sở thích của mình, giúp bạn dễ dàng tìm thấy nội dung và người tạo mà bạn yêu thích.

Nguồn cấp dữ liệu này được cung cấp bởi hệ thống đề xuất cung cấp nội dung cho mỗi người dùng có khả năng quan tâm đến người dùng cụ thể đó”.

TikTok phác thảo các chi tiết cụ thể của hệ thống khuyến nghị/đề xuất (recommendation system) đó. Các trình điều khiển chính xác định video nào xuất hiện trong nguồn cấp dữ liệu (feed) của mỗi người dùng là:

  • Tương tác của người dùng – Các yếu tố TikTok dựa vào là các video bạn thích và / hoặc chia sẻ, tài khoản bạn theo dõi, nhận xét bạn đăng và nội dung bạn tạo. Ví dụ: nếu bạn đăng clip bằng một hashtag nhất định, sẽ có nhiều khả năng bạn sẽ thấy nội dung có cùng thẻ hashtag đó trong luồng (stream) của mình.
  • Thông tin video – Điều này có thể bao gồm các chi tiết như chú thích, âm thanh và bài hát cụ thể và một lần nữa, nó có thể là hashtag.
  • Cài đặt thiết bị và tài khoản – Các yếu tố ảnh hưởng ít hơn là những thứ như sở thích ngôn ngữ, cài đặt quốc gia và loại thiết bị di động của bạn. TikTok nói rằng những yếu tố này được xem xét để mang đến sự tối ưu những nội dung được thể hiện cho người dùng, nhưng chúng không được cân nhắc quan trọng như 2 yếu tố ở trên.

Qua đây chúng ta có thể thấy, thuật toán của TikTok tương tự như thuật toán đang hoạt động trên hầu hết các nền tảng mạng xã hội khác như Facebook hay Instagram – nó là tổng hợp của các yếu tố mà bạn đã tham gia tương tác, sau đó chúng cố gắng hiển thị cho bạn nhiều hơn những nội dung tương tự.

Hiểu và tìm cách ứng dụng thuật toán của TikTok vào các hoạt động digital marketing theo đó là yêu cầu mang tính bắt buộc của các marketer.

TikTok giải thích thêm về thuật toán trên nền tảng.

“Một chỉ số quan trọng nữa là, chẳng hạn như nếu người dùng xem video lâu hơn, sẽ có thể nhận được video tương tự nhiều hơn so với những ai xem video đó ít hơn, rồi tiếp nữa thuật toán sẽ cân nhắc liệu người xem và người tạo video đó có ở cùng một quốc gia hay không để xem xét việc đề xuất video sau này”.

Vì vậy, những người xem video của bạn lâu hơn sẽ có cơ hôi được tiếp cận nhiều hơn (reach). Cũng giống như các nền tảng khác, TikTok sẽ cố gắng kết hợp người dùng mới với những nội dung có liên quan, dựa trên sở thích.

“Nguồn cấp dữ liệu (For You Feed) của bạn không chỉ được định hình bởi sự tham gia tương tác của bạn thông qua chính nguồn cấp dữ liệu.

Ví dụ: khi bạn quyết định theo dõi các tài khoản mới, hành động đó sẽ giúp tinh chỉnh các đề xuất của bạn, cũng như khám phá các hashtag, âm thanh, hiệu ứng và chủ đề xu hướng trên tab ‘Khám phá’.”

“Tính đa dạng là điều cần thiết để duy trì một cộng đồng toàn cầu thịnh vượng và nó mang nhiều cộng đồng của TikTok lại gần nhau hơn.

Cuối cùng, đôi khi bạn có thể bắt gặp một video trong nguồn cấp dữ liệu của bạn có vẻ không phù hợp với sở thích được thể hiện của bạn thì đây có thể là cách tiếp cận đề xuất của chúng tôi:

Việc đa dạng video vào nguồn cấp dữ liệu ‘For You’ của bạn mang đến cho bạn cơ hội bổ sung để tìm hiểu các danh mục nội dung mới, khám phá những người sáng tạo mới và trải nghiệm những quan điểm mới”. TikTok cho biết thêm.

TikTok về cơ bản sẽ giới thiệu các video được chọn, bất chấp mức độ tham gia hoặc trạng thái của người tạo, để đa dạng hóa nguồn cấp dữ liệu. Điều này quan trọng đến mức nào thì điều này rất khó nói, nhưng nó có thể không phải là một sự cân nhắc chính.

Nhưng đây có thể là ‘miếng ngon’ quan trọng nhất trong tổng quan thuật toán của TikTok:

“Trong khi một video có thể nhận được nhiều lượt xem hơn nếu được đăng bởi một tài khoản có nhiều người theo dõi hơn nhờ tài khoản đó đã xây dựng lượng người theo dõi lớn hơn (follower), không phải số lượng người theo dõi cũng không phải các tài khoản có video hiệu suất cao trước đó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp trong hệ thống đề xuất của TikTok”.

Điều này khác hoàn toàn với các nền tảng khác. Về cơ bản, TikTok nói rằng hiệu suất trong quá khứ và trạng thái hồ sơ (profile), hoàn toàn không được xem xét trong thuật toán của nó. Người dùng với lượng theo dõi chắc chắn sẽ có được nhiều lượt tiếp cận hơn, bởi vì nhiều người đang theo dõi họ, nhưng TikTok sử dụng số liệu thống kê video và mức độ tương tác riêng lẻ để hiển thị nội dung.

Về cơ bản, TikTok sẽ nhằm mục đích hiển thị cho bạn nhiều nội dung bạn thích hơn, dựa trên hoạt động của bạn, với mỗi bài đăng được đánh giá độc lập, phù hợp với sở thích đã lưu ý của bạn.

Đối với các nhà làm Marketing, điều đó có thể giúp cung cấp thêm sự hiểu biết về cách tối đa hóa video TikTok của bạn:

  • Mỗi video được tính độc lập.
  • Căn chỉnh theo sở thích xu hướng sẽ giúp bạn kết nối với nhiều người dùng hơn.
  • Có được người xem hết video của bạn (hoặc xem càng lâu càng tốt) có thể giúp video của bạn được hiển thị nhiều hơn.

Không có gì là chắc chắn ở đây cả, nhưng đây là những cân nhắc chính, dựa trên những hiểu biết này, sẽ giúp bạn tối đa hóa hiệu suất của các video trên nền tảng TikTok của bạn.

Thuật toán của TikTok khác biệt ra sao?

Thuật toán của TikTok khác biệt ra sao?
Thuật toán của TikTok khác biệt ra sao?

Hầu hết các nền tảng truyền thông mạng xã hội, chẳng hạn như Facebook và Instagram, dựa vào thứ được gọi là “social graph” (biểu đồ xã hội), những nền tảng này sẽ kết nối bạn trong một mạng lưới bao gồm mọi người hay những thứ mà bạn có thể có bất kỳ mối quan hệ nào và sử dụng các thông tin chi tiết (Insight) này để phục vụ cho quảng cáo.

Tuy nhiên, trong khi những gợi ý này được đưa ra với giả định rằng người dùng có cùng sở thích và hành vi mua hàng tương tự như những người mà họ kết nối, sự thật là điều này không đúng như vậy.

Điểm khác biệt chính của TikTok là các thuật toán được xây dựng trên “interest graph” (biểu đồ sở thích). Thuật toán này hoạt động bằng cách sử dụng sở thích và nội dung mà người dùng tương tác, nắm bắt những lượt thích và không thích và sau đó liên kết họ tới những người dùng hay thương hiệu có cùng sở thích đó.

TikTok cũng có khía cạnh biểu đồ xã hội với nguồn cấp dữ liệu theo dõi (Following Feed), nhưng nguồn cấp dữ liệu “Dành cho bạn” (For You) mới là thứ đã thúc đẩy sự phát triển của người dùng và nhà sáng tạo.

Tất cả những gì người dùng phải làm là xem một vài video mà không cần thêm bất cứ một người theo dõi nào, còn lại thuật toán TikTok sẽ nhanh chóng sắp xếp và đề xuất những thứ phù hợp.

Bằng cách nào mà thuật toán của TikTok có thể làm được những thứ nói trên.

Để làm được những thứ nói trên cho người dùng, TikTok sử dụng cái gọi là trí tuệ nhân tạo (AI). AI đóng vai trò là “người chỉ đường”, chúng phát triển theo sở thích đang ngày càng thay đổi của người dùng trong thời gian thực.

Thuật toán này giúp người dùng phát hiện ra những điều gì thú vị cần khám phá mà họ không cần phải tìm kiếm một cách thụ động.

Người dùng có thể loại bỏ hoàn toàn khía cạnh “xã hội” và đó cũng là lý do nhiều người chỉ sử dụng TikTok như một nền tảng khám phá và giải trí đơn thuần.

Nói về AI hay Trí tuệ nhân tạo, rõ ràng là công nghệ này không phải là mới. Nếu bạn đã từng là người dùng của gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon, AI được sử dụng để đề xuất bạn mua sắm dựa trên những gì những người khác có cùng sở thích đã mua.

Amazon không được xây dựng trên biểu đồ xã hội, vì vậy họ sử dụng hành vi trong quá khứ của người dùng và đối sánh họ với những người có hành vi mua hàng tương tự.

Sự khác biệt với thuật toán của TikTok là nó được siêu cá nhân hóa (hyper-personalized) và nó chính xác một cách kỳ lạ, nó cụ thể cho từng sở thích cá nhân và hiển nhiên sẽ không có chuyện có 2 nguồn cấp dữ liệu giống nhau của 2 người dùng khác nhau.

Một vài mẹo để làm việc với thuật toán của TikTok trong 2023 và hơn thế nữa.

  • Chuyển sang sử dụng tài khoản TikTok Pro.

TikTok hiện cung cấp hai loại tài khoản chuyên nghiệp (Pro) tùy thuộc vào việc bạn là nhà sáng tạo (content creator) hay doanh nghiệp.

Với tài khoản chuyên nghiệp, bạn được quyền truy cập vào các chỉ số và thông tin chi tiết (insights) có thể giúp định hướng chiến lược TikTok của mình và cũng từ đây, bạn có nhiều cơ hội hơn để hiểu khách hàng của mình và những kiểu nội dung họ muốn tương tác nhất.

  • Tối ưu hoá những khoảnh khắc đầu tiên (first moments)

Các thuật toán của TikTok và bản thân nền tảng của nó cũng liên tục thay đổi. Điểm mấu chốt của các video nhận được nhiều tương tác trên TikTok là chúng có khả năng truyền cảm hứng (giải trí) cho người xem.

Vì là định dạng video ngắn, các thương hiệu hay người làm marketing cần thu hút sự chú ý và thể hiện giá trị của nội dung trong những giây đầu tiên.

Theo nghiên cứu của TikTok, các video bắt đầu với một cảm xúc mạnh mẽ chẳng hạn như sự ngạc nhiên có thể giúp tăng đến 1,7 lần mức độ tương tác sau đó so với những nội dung bắt đầu bằng những biểu cảm trầm hơn.

  • Viết đoạn chú thích (caption) cuốn hút hơn.

Chỉ với một số lượng ký tự bị giới hạn, bao gồm cả thẻ hashtag, nội dung của phần chú thích cần được trau chuốt hơn bao giờ hết.

Xem thêm: Hashtag là gì?

Phần chú thích giúp cho người đọc và người xem biết lý do họ nên xem video của bạn, điều này giúp tăng mức độ tương tác và tín hiệu xếp hạng theo thuật toán của TikTok.

Theo gợi ý của TikTok, những video gây được sự tò mò luôn nhận được nhiều sự quan tâm hơn so với các video còn lại.

  • Chọn thời điểm đăng bài thích hợp.

Cũng tương tự như các nền tảng mạng xã hội khác, tương tác tích cực với nội dung là một tín hiệu chính của thuật toán TikTok.

Vào thời điểm có nhiều đối tượng mục tiêu đang trực tuyến và sẵn sàng tương tác nhất, video của thương hiệu có nhiều khả năng tương tác cao nhất.

Để tìm ra những thời điểm mà đối tượng mục tiêu của bạn hoạt động tích cực nhất trên ứng dụng, hãy kiểm tra số liệu phân tích từ tài khoản Doanh nghiệp hoặc tài khoản Nhà sáng tạo của bạn: Bạn nhấn vào Business Suite, sau đó chọn Analytics.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến thuật toán của TikTok.

  • Thuật toán của TikTok Shop là gì?

TikTok Shop (TikTok Shopping) là nền tảng hay công cụ mua sắm trực tuyến có thể truy cập trực tiếp từ mạng xã hội TikTok. Nó cho phép những người bán, thương hiệu hay các nhà sáng tạo nội dung đăng tải sản phẩm và bán hàng trên TikTok.

Về bản chất, thuật toán của TikTok Shop cũng tuân theo thuật toán của chính nền tảng TikTok, cách ưu tiên hiển thị nội dung của sản phẩm sẽ dựa trên những gì mà người dùng tương tác nhiều nhất.

  • Thuật toán tăng view TikTok là gì?

Về bản chất, không có cái gọi là “thuật toán tăng view”, nếu bạn có thể hiểu sâu về thuật toán của TikTok thông qua các phân tích ở trên thì đây chính là việc marketer hay nhà sáng tạo nội dung tận dụng sự am hiểu về thuật toán của TikTok để thúc đẩy lượng tương tác trong đó có việc hỗ trợ tăng lượt xem video (view). Đây không phải là một thuật toán riêng biệt.

Kết luận.

Cũng như bất cứ nền tảng nào khác như Facebook, YouTube hay Instagram, hiểu các thuật toán của TikTok trong năm mới 2023 là tư duy căn bản nhất mà các Digital Marketer cần trang bị trước khi quyết định sử dụng nền tảng này để thúc đẩy tăng trưởng.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

  • 1
  • 2