Người đứng đầu Facebook, TikTok có thể bị truy tố, thậm chí ngồi tù khi Dự luật An toàn Trực tuyến được thông qua tại Anh.
Lãnh đạo tại các công ty như Meta, Google, Twitter và TikTok có thể phải đối mặt với án tù nếu họ không hợp tác với cơ quan quản lý Internet (Ofcom) của Vương quốc Anh.
Hôm 16/3, Chính phủ Anh thông báo lãnh đạo của các nền tảng có thể phải đối mặt với việc bị truy tố hoặc ngồi tù trong vòng 2 tháng khi Dự luật An toàn Trực tuyến mới được thông qua. Trước đó, thời hạn mà các hãng công nghệ phải tuân thủ theo luật là 2 năm.
Dự luật này được trình bày trước Quốc hội Anh vào ngày 17/3, và có thể được thông qua, trở thành luật vào cuối năm nay.
“Các công ty công nghệ không bị quy trách nhiệm khi hành vi gây hại, lạm dụng và tội phạm gây ra bạo loạn trên nền tảng của họ”, bà Nadine Dorries, Bộ trưởng Kỹ thuật số Vương quốc Anh cho biết.
Dự luật trên bắt buộc các dịch vụ mạng xã hội, công cụ tìm kiếm và nền tảng cho phép người dùng chia sẻ nội dung cá nhân phải đưa ra các biện pháp để bảo vệ trẻ em, giải quyết hoạt động bất hợp pháp, và duy trì các điều khoản sử dụng của họ.
Chính phủ Anh cho biết một loạt tội danh mới đã được bổ sung vào dự luật, trong đó yêu cầu quản lý cấp cao của các công ty công nghệ phải chịu trách nhiệm hình sự vì phá hủy bằng chứng hoặc cung cấp thông tin sai lệch trong các cuộc phỏng vấn với Ofcom.
Facebook, Instagram, YouTube, Twitter và TikTok đều bị chỉ trích vì cho phép chia sẻ nội dung độc hại trên nền tảng của họ. Những nền tảng này khẳng định họ đang cố gắng loại bỏ những nội dung trên, nhưng nhiều nhà lập pháp vẫn chưa hài lòng.
Bà Dorries cho rằng các công ty cần thắt chặt thêm các biện pháp bảo vệ trên Internet.
“Với tất cả rủi ro trên Internet, chúng ta cần đảm bảo các biện pháp bảo vệ cơ bản cho thời đại kỹ thuật số. Nếu không hành động, chúng ta có thể vô tình làm tổn hại đến lợi ích và sự ngây thơ của vô số thế hệ trẻ em”, bà Dorries nhận định.
Hồi tháng 2, Bộ trưởng Kỹ thuật số Vương quốc Anh cũng đã cảnh báo những gã khổng lồ truyền thông xã hội như Facebook về Dự luật An toàn Trực tuyến, buộc các nền tảng Internet phải quản lý các nội dung bất hợp pháp.
Bà cũng khẳng định những lãnh đạo cao nhất như Mark Zuckerberg có thể phải ngồi tù nếu Facebook không tuân theo luật an toàn trực tuyến mới.
Ngoài quyền truy tố lãnh đạo các công ty công nghệ, Ofcom còn có quyền phạt các công ty này đến 10% doanh thu toàn cầu hàng năm nếu họ không tuân thủ các quy tắc. Cụ thể, Meta có thể bị phạt tới 10 tỷ USD dựa trên số liệu doanh thu năm 2021.
Cục Kỹ thuật số, Văn hóa, Truyền thông và Thể thao Anh đã đồng ý thông qua 66 khuyến nghị đối với Dự luật An toàn Trực tuyến được đưa ra vào năm ngoái.
Khuyến nghị mới yêu cầu các nền tảng trực tuyến phải chịu trách nhiệm về các hoạt động bao gồm việc quảng bá hành vi tự làm hại bản thân, nội dung khiêu dâm hay tấn công mạng.
Ông Damian Collins, Chủ tịch ủy ban chung về dự thảo Luật An toàn Trực tuyến cho rằng việc áp dụng các khuyến nghị là một “quyết định quan trọng” đối với sự an toàn của người dùng Internet trên toàn thế giới.
“Tôi rất mừng khi thấy Chính phủ đã áp dụng các khuyến nghị của chúng tôi, điều này sẽ đưa Vương quốc Anh trở thành nơi sử dụng Internet an toàn nhất trên thế giới. Kỷ nguyên tự do của các ‘trùm công nghệ’ cuối cùng cũng đã kết thúc”, ông Collins cho biết.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Một chuỗi thức ăn nhanh của Nga có tên là Uncle Vanya muốn đăng ký nhãn hiệu với logo tương tự như McDonald’s khi thương hiệu này vừa rời khỏi Nga.
Như bạn có thể thấy ở trên, logo mới của Uncle Vanya (bên trái) có hình mái vòm màu vàng nhìn rất giống với McDonald’s (bên phải).
Theo thông tin từ Business Insider, Uncle Vanya đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu lên chính phủ Nga, trong đó có một logo (được kết hợp hình mái vòm với chữ cái B) và bên dưới là dòng chữ “Uncle Vanya” bằng tiếng Nga.
Mặc dù cách phát âm của chữ cái “V” trong Vanya cũng có thể được hiểu theo logo trên tuy nhiên nhìn nó rất giống với chữ cái “M’ của McDonald’s. Hình ảnh thương hiệu của Uncle Vanya cũng sử dụng tông màu đỏ và vàng gắn liền với thương hiệu McDonald’s.
Cũng sau khi nhận được thông báo, nhiều người dân Matxcơva tỏ ra tiếc nuối và đổ xô đi mua McDonald’s để dự trữ, nhiều người còn có các hành động không muốn McDonald’s đóng cửa tại nơi này.
Theo tờ The Washington Post, sau khi McDonald’s rời đi, trên nhiều trang web thương mại điện tử của Nga xuất hiện hình ảnh các sản phẩm của McDonald’s như dao, nĩa, ống hút được rao bán.
Các luật sư sở hữu trí tuệ của Uncle Vanya và đại diện của McDonald’s đang xử lý vấn đề và chưa trả lời các bình luận liên quan.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Căn cứ vào việc chia sẻ mật khẩu (password) hay tài khoản với những người dùng khác, Netflix sẽ tính phí thụ thu với người dùng.
Netflix tuyên bố đang tiến hành thử nghiệm một loạt tính năng mới, trong đó bao gồm tính năng tính phí với những người dùng chia sẻ tài khoản của họ với người khác.
Đăng tải trên blog, Chengyi Long, Giám đốc đổi mới sản phẩm Netflix, cho biết:
“Chúng tôi luôn giúp những người sống cùng nhau dễ dàng chia sẻ tài khoản Netflix của họ, với các tính năng như hồ sơ riêng biệt và nhiều luồng trong gói tiêu chuẩn và cao cấp của chúng tôi.
Điều này (chia sẻ mật khẩu tài khoản) đã trở nên rất phổ biến, nhưng vô tình tạo ra một vài nhầm lẫn về thời điểm và cách thức Netflix có thể được chia sẻ.
Hệ quả là những tài khoản bị chia sẻ sai cách đó ảnh hưởng đến khả năng đầu tư vào các chương trình truyền hình và phim mới tuyệt vời cho các thành viên của chúng tôi.”
Theo Reuters mô tả, cách thức chia sẻ tài khoản mới, hiện đang được Netflix tiến hành thử nghiệm ở Chile, Costa Rica và Peru, sẽ cho phép các thành viên trong gói tiêu chuẩn hoặc cao cấp có thể thêm tối đa 2 người dùng nhưng phải trả thêm khoản phụ phí nho nhỏ.
Cụ thể, chi phí để thêm thành viên phụ ở Chile là 2.380 CLP, Costa Rica là 2,99 USD và ở Peru là 7,9 PEN. Như vậy, khoản phí này sẽ dao động trong khoảng 2-3 USD (khoảng 46.000 – 70.000 VND).
Tại 3 thị trường đang thí điểm, Netflix gửi thông báo đến người dùng về tùy chọn mới này, trong đó một thành viên “chỉ phải xác minh tài khoản nếu một thiết bị bên ngoài hộ gia đình đăng nhập vào tài khoản” và từ đó người dùng phụ có thể được yêu cầu xác minh thông tin đăng nhập “bằng cách gửi xác minh”.
Song hành với đó, một tính năng cho phép người dùng đăng ký chuyển hồ sơ (lịch sử xem, đề xuất và danh sách của tôi) sang tài khoản mới cũng được Netflix thử nghiệm.
Nhờ đó, mỗi khi chuyển sang một tài khoản khác thì người dùng chỉ cần xuất dữ liệu hồ sơ từ tài khoản cũ sang đó.
Tuy nhiên, chính sách được cho là “đàn áp” thói quen chia sẻ mật khẩu tài khoản của người dùng Netflix vẫn đang còn một số điểm lấn cấn trong khâu xác minh và quản lý tài khoản.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
CEO hiện tại của Starbucks Kevin Johnson sẽ nghỉ hưu sau 5 năm đảm nhiệm chức vụ này trước khi bàn giao cho Howard Schultz.
Howard Schultz sẽ trở lại làm Giám đốc điều hành tạm thời, một lần nữa nắm quyền điều hành chuỗi cà phê mà ông đã nâng tầm thành thương hiệu toàn cầu trong khi công ty tìm kiếm người kế nhiệm lâu dài.
Đây sẽ là nhiệm kỳ thứ ba của ông với tư cách là giám đốc điều hành của Starbucks.
Cổ phiếu của công ty đã tăng 7% trong phiên giao dịch buổi sáng với tin tức này. Starbucks đã thông báo về sự chuyển đổi lãnh đạo trước cuộc họp cổ đông thường niên vào cuối ngày 16/3 vừa qua.
“Một năm trước, tôi đã ra hiệu với Hội đồng quản trị rằng khi đại dịch toàn cầu sắp kết thúc, tôi sẽ cân nhắc việc nghỉ hưu khỏi Starbucks. Tôi cảm thấy đây là một thành quả tự nhiên sau 13 năm của tôi với công ty, ”Johnson nói trong một tuyên bố.
Johnson tham gia hội đồng quản trị vào năm 2009 khi đang làm Giám đốc điều hành của Juniper Networks và trở thành thành viên của đội ngũ lãnh đạo vào năm 2015 với tư cách là chủ tịch và COO.
Năm 2017, ông được bổ nhiệm làm Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành, kế nhiệm Schultz.
Ngoài việc chèo lái công ty vượt qua đại dịch Covid, Johnson đã sử dụng kiến thức chuyên môn của mình với tư cách là một cựu giám đốc điều hành công nghệ trong suốt nhiệm kỳ của mình để thúc đẩy Starbucks bước vào thời đại kỹ thuật số, cải tiến chương trình khách hàng thân thiết và thay đổi định vị cửa hàng để phục vụ khách hàng tốt hơn.
Ông cũng đẩy nhanh việc mở rộng chuỗi ở Trung Quốc, hiện là thị trường lớn thứ hai của hãng. Trong thời gian ông là người đứng đầu công ty, cổ phiếu của Starbucks đã tăng hơn 50%, bao gồm cả mức tăng hôm thứ Tư.
Về phần Schultz, ông từng là Giám đốc điều hành từ năm 1986 đến năm 2000, và một lần nữa từ năm 2008 đến năm 2017.
Ông đã từng nói mình sẽ không trở lại ghế điều hành Starbucks. “Mặc dù tôi không có kế hoạch trở lại Starbucks, nhưng tôi biết công ty phải chuyển đổi một lần nữa để đáp ứng các yêu cầu trong tương lai”, Schultz nói trong một tuyên bố.
“Với bối cảnh phục hồi hậu COVID và tình trạng bất ổn toàn cầu, chúng tôi sẽ cần chuẩn bị tinh thần cho một sự thay đổi mạnh mẽ để phục vụ tốt nhất đối tác và khách hàng của mình.”
Thông báo nghỉ hưu của Johnson đánh dấu sự chuyển đổi CEO đáng chú ý thứ tư từ một công ty nhà hàng đã niêm yết trong những tháng gần đây.
Giám đốc điều hành của Domino’s Pizza, Ritch Allison sẽ nghỉ hưu vào cuối tháng 4 và Gene Lee của Darden Restaurants cũng sẽ làm như vậy vào tháng sau.
Wingstop thông báo hôm thứ Hai rằng Giám đốc điều hành Charlie Morrison từ chức để trở thành giám đốc điều hành của Salad and Go, một chuỗi cửa hàng salad nhỏ hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Khi thương mại điện tử (eCommerce) tiếp tục phát triển bùng nổ trong những năm gần đây và không ngừng thay đổi, social commerce (thương mại xã hội) là một trong những từ khoá hay mô hình được quan tâm nhiều nhất. Vậy social commerce là gì, lợi ích và cơ hội của Social Commerce ra sao, và nó có những đặc điểm gì. Tất cả sẽ được MarketingTrips giải đáp trong bài viết này.
Social Commerce (thương mại xã hội) là khái niệm mô tả tất cả các hoạt động thương mại liên quan đến việc mua sắm hàng hoá thông qua các nền tảng mạng xã hội (Social Media) như Facebook, TikTok hay Instagram.
Những nội dung được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Social Commerce là gì?
eCommerce là gì?
Những thông tin ngắn bạn cần hiểu về thuật ngữ Social Commerce.
Một số chiến thuật Marketing thường được sử dụng trên Social Commerce là gì?
Nguồn gốc hình thành của khái niệm Social Commerce.
Những vai trò chính của Social Commerce là gì?
Bối cảnh mới của thương mại xã hội.
Social Commerce có mối quan hệ gì với Digital Marketing.
Các mô hình Social Commerce hay thương mại xã hội chính là gì?
Một số nền tảng phổ biến hoạt động theo mô hình Social Commerce.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Social Commerce là gì?
Social Commerce hay thương mại xã hội là một tập hợp con của thương mại điện tử (eCommerce) bao gồm các phương tiện truyền thông mạng xã hội và nền tảng truyền thông trực tuyến nhằm mục tiêu hỗ trợ người dùng trong việc tương tác và mua bán các sản phẩm trực tuyến.
Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu hơn, Social Commerce là tất cả những gì liên quan đến các nền tảng mạng xã hội (social networks) đặt trong bối cảnh mua sắm trực tuyến.
Theo một khái niệm khác từ Investopedia, Social Commerce là việc sử dụng các nền tảng trực tuyến như Facebook, Instagram và Twitter để làm phương tiện quảng bá và bán các sản phẩm và dịch vụ.
Thành công của các chiến dịch thương mại xã hội được đo lường bằng mức độ mà người tiêu dùng tương tác với các hoạt động marketing của thương hiệu.
eCommerce hay thương mại điện tử là tất cả những gì liên quan đến việc mua bán các sản phẩm và dịch vụ trên môi trường trực tuyến hoặc thông qua internet.
Các nền tảng thương mại điện tử nổi tiếng trên thế giới có thể kể đến như Amazon, Alibaba hay cả Tiki và Shopee ở thị trường Việt Nam.
Trái ngược với thương mại điện tử là thương mại truyền thống (traditional commerce), khái niệm đề cập đến các hoạt động mua bán hay kinh doanh mà không cần đến internet.
Chợ, siêu thị, các cửa hàng tạp hoá (nhỏ lẻ) là những hình thức tiêu biểu của mô hình thương mại truyền thống.
Những thông tin ngắn bạn cần hiểu về thuật ngữ Social Commerce.
Social Commerce hay thương mại xã hội quảng bá các sản phẩm và dịch vụ thông qua mạng lưới các website hoặc ứng dụng (app) trực tuyến.
Số lượt retweet, lượt thích và lượt chia sẻ, nhấp chuột, hay bình luận là những thước đo thành công của các chiến dịch thương mại xã hội (bên cạnh doanh số bán hàng).
Thương mại xã hội cũng tìm cách thu hút người dùng mua sắm trực tuyến bằng cách đưa ra những sự hỗ trợ và các lời khuyên từ chuyên gia (expert, influencer, KOLs…).
Một số chiến thuật Marketing thường được sử dụng trên Social Commerce là gì?
Mời người dùng bình chọn (vote) về kiểu dáng hoặc lựa chọn sản phẩm.
Cung cấp các tùy chọn cá nhân hoá cho người mua (màu, cỡ, thiết kế…).
Áp dụng các đồ hoạ sáng tạo để thu hút lượt nhấp chuột của người xem.
Sử dụng video để hiển thị cách sản phẩm đang được sử dụng và thể hiện sản phẩm từ nhiều góc nhìn khác nhau.
Sử dụng các nội dung và lời kêu gọi hành động (CTA) nhằm khuyến khích người dùng tương tác (like, bình luận, chia sẻ hoặc thậm chí là sáng tạo lại nội dung).
Sử dụng hình ảnh của KOL, những người có ảnh hưởng (Influencer) để gia tăng mức độ tin cậy của người mua.
Sử dụng các nội dung được liên kết trực tiếp đến các giỏ hàng hoặc phần thanh toán.
Liên tục chạy các chương trình khuyến mãi (hoặc minigame) để thúc đẩy doanh số.
Một trong những điểm tiêu biểu và góp phần thúc đẩy khả năng phát triển của Social Commerce hay thương mại xã hội đó là trên các nền tảng này, người dùng có thể “thoải mái” thảo luận về các trải nghiệm mua sắm của bản thân.
Nguồn gốc hình thành của khái niệm Social Commerce.
Social Commerce hay thương mại xã hội là thuật ngữ được giới thiệu lần đầu bởi Yahoo! vào tháng 11 năm 2005 trong đó mô tả nó là một tập hợp các công cụ mua sắm cộng tác trực tuyến như các danh sách lựa chọn được chia sẻ, xếp hạng của người dùng và các nội dung do người dùng tạo ra (UGC).
Khái niệm thương mại xã hội được phát triển bởi David Beisel và Steve Rubel để biểu thị các nội dung quảng cáo do người dùng tạo ra trên các trang web thương mại điện tử.
Trước khi ra các quyết định mua hàng trực tuyến, những gì người dùng (mới) cần làm là tham khảo các nội dung từ những người đã mua sắm và trải nghiệm trước đó, chính vì lý do này, Social Commerce rất được người tiêu dùng tin tưởng.
Những vai trò chính của Social Commerce là gì?
Bằng cách áp dụng các chiến lược thương mại xã hội, doanh nghiệp có thể có được những lợi ích sau đây:
Thứ nhất, thương mại xã hội giúp các doanh nghiệp hay thương hiệu gắn kết khách hàng của họ với thương hiệu theo các hành vi xã hội tương ứng của khách hàng.
Thứ hai, nó cung cấp một động lực để khách hàng tiếp tục quay trở lại các nền tảng của thương hiệu sau đó.
Thứ ba, nó cung cấp cho khách hàng một nền tảng để họ có thể nói về thương hiệu.
Thứ tư, nó cung cấp tất cả những thông tin mà khách hàng cần để nghiên cứu, so sánh và cuối cùng chọn thương hiệu của bạn thay vì là từ đối thủ cạnh tranh.
Bối cảnh mới của thương mại xã hội.
Ngày nay, phạm vi của khái niệm thương mại xã hội đã được mở rộng để bao gồm các công cụ và nội dung truyền thông xã hội được sử dụng trong bối cảnh của thương mại điện tử.
Các công cụ này có thể là các xếp hạng và đánh giá của khách hàng, những đề xuất và giới thiệu của người dùng, các công cụ mua sắm xã hội (chia sẻ hành động mua sắm trực tuyến), các diễn đàn và cộng đồng trực tuyến, tối ưu hóa các phương tiện truyền thông mạng xã hội, ứng dụng xã hội và quảng cáo xã hội (social advertising).
Các ứng dụng công nghệ như VR (thực tế ảo) hay AR (thực tế tăng cưởng) cũng đang được tích hợp nhanh với thương mại xã hội, cho phép người mua sắm trực quan hóa các trải nghiệm mua sắm của họ.
Liên quan đến thuật ngữ Social Commerce, nhiều chuyên gia cũng đang tìm cách tách biệt nó với Social Shopping, vì thương mại xã hội không chỉ là mua sắm mà còn là trải nghiệm, chia sẻ hay thảo luận, nó lớn hơn nhiều so với những gì Social Commerce bao hàm.
Social Commerce có mối quan hệ gì với Digital Marketing.
Có thể coi Social Commerce hay thương mại xã hội là một phạm vi hay kênh của digital marketing (tiếp thị kỹ thuật số) kết hợp với sự tăng trưởng của các phương tiện truyền thông mạng xã hội và mua sắm trực tuyến.
Khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các trải nghiệm trực tuyến, những chia sẻ mua sắm từ những người dùng tương tự hay khi mạng xã hội trở thành kênh giao tiếp chính của họ, khái niệm thương mại xã hội sẽ ngày càng bùng nổ và trở thành kênh mua sắm chính.
Những mô hình chính của Social Commerce hay thương mại xã hội là gì?
Chủ yếu dựa trên các yếu tố về công nghệ, thuật ngữ thương mại xã hội được phân thành 2 nhóm chính là thương mại xã hội trên trang hoặc cũng có thể gọi là thương mại xã hội tại chỗ (onsite social commerce) và thương mại xã hội ngoài trang (offsite social commerce).
Onsite Social Commerce.
Thương mại xã hội trên trang đề cập đến việc các nhà bán lẻ sử dụng các hoạt động như chia sẻ xã hội (người dùng có thể chia sẻ nội dung, đánh giá…trực tiếp từ website hay ứng dụng của doanh nghiệp) và các chức năng xã hội mua sắm khác trên nền tảng.
Offsite Social Commerce.
Thương mại xã hội ngoài trang bao gồm các hoạt động diễn ra bên ngoài website hay ứng dụng của nhà bán lẻ.
Chúng có thể bao gồm phần cửa hàng trên Facebook, đăng các sản phẩm hoặc dịch vụ lên các nền tảng mạng xã hội như Instagram hay TikTok, v.v.
Tuy nhiên, nhiều thương hiệu lớn dường như đang dần từ bỏ cách tiếp cận này. Một nghiên cứu mới đây của W3B cho thấy chỉ dưới 5% trong số gần 3 tỷ người dùng Facebook đã từng mua hàng qua mạng xã hội.
Một số nền tảng phổ biến hoạt động theo mô hình Social Commerce.
Etsy: Nền tảng thương mại điện tử tập trung vào các mặt hàng thủ công hoặc cổ điển, cũng như các mặt hàng độc đáo khác.
Fancy.com: Một nền tảng cho phép người dùng tương tác mua sắm thông qua việc chia sẻ và nguồn cấp dữ liệu bằng hình ảnh.
Groupon: Nền tảng cung cấp các chương trình khuyến mãi hay quà tặng trong ngày.
Pinterest: Ứng dụng cung cấp các công cụ khám phá, thu thập, chia sẻ và lưu trữ các hình ảnh trực quan.
Nếu doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn quan tâm đến thương mại điện tử nói chung và thương mại xã hội nói riêng nhưng chưa hiểu thuật ngữ Social Commerce là gì, bài viết trên đã giúp bạn có được những thông tin tương đối toàn diện về chủ đề này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu cách thương mại xã hội (social commerce) có thể thúc đẩy doanh số bán hàng của các nền tảng hay doanh nghiệp thương mại điện tử.
Sáng tạo nội dung chất lượng, phân tích số liệu SEO, tận dụng từ khóa liên quan thu hút truy cập… giúp doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến tăng trưởng doanh thu hiệu quả.
Hình thức mua sắm trực tuyến lên ngôi và dần thay thế kênh bán lẻ truyền thống nhờ những lợi thế về mặt công nghệ.
Theo DP World, dự kiến đến năm 2023 ngành thương mại điện tử (eCommerce) nói chung chiếm hơn 22% tổng doanh thu bán lẻ toàn cầu. Đây là tín hiệu tích cực các doanh nghiệp chủ động chuyển đổi số sớm.
Song để duy trì lợi thế cạnh tranh, mỗi đơn vị cần tận dụng các công cụ hiện hữu đúng thời điểm, phù hợp mô hình vận hành.
Một trong số đó là tối ưu công cụ tìm kiếm (SEO) nhằm tăng mật độ hiển thị trên các trang mạng xã hội. SEO sẽ góp phần tăng lượt truy cập và tỷ lệ mua hàng thành công, thu hút thêm khách hàng tiềm năng.
Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách, doanh nghiệp bán lẻ có thể mất đi doanh số bán hàng tiềm năng, theo Tom Welbourne, nhà sáng lập kiêm Giám đốc Good Marketer.
Theo đó, Tom đã đưa ra một số gợi ý giúp doanh nghiệp thương mại điện tử lẫn các thương hiệu sở hữu website bán hàng trực tuyến thúc đẩy doanh số hiệu quả bằng thương mại điện tử xã hội (social commerce).
Chú trọng chất lượng nội dung sản phẩm.
Theo Tom Welbourne, nội dung là một trong những yếu tố quyết định chiến dịch thương mại xã hội thành công hay không.
Mạng internet hiện nay tràn ngập thông tin và quảng cáo của các doanh nghiệp bán lẻ cả truyền thống lẫn trực tuyến.
Để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, doanh nghiệp cần đảm bảo website hoặc ứng dụng của họ phủ sóng bởi loạt nội dung chất lượng cao.
Nội dung ngoài mới mẻ, sớm cập nhật xu hướng còn cần được phân bố hợp lý mới giúp tăng hiệu quả quảng bá.
Theo đó, ngoài trang web chính thức, thương hiệu, các nền tảng thương mại điện tử có thể tận dụng thêm những kênh đăng tải thông tin khác trên mạng xã hội, tích cực chia sẻ nội dung để tăng độ phủ sóng, chạm đến nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Chăm chút giao diện website, ứng dụng.
Ngày càng nhiều người dùng thiết bị di động lướt internet.
Theo số liệu từ Hootsuite, tính đến tháng 1/2022, có đến 5,31 tỷ người, tương đương 67,1% dân số thế giới sử dụng điện thoại di độn. Trong đó, 192 triệu người lần đầu sử dụng mạng internet, nâng tổng số người dùng trên toàn cầu lên 4,95 tỷ.
Một báo cáo khác là State of Mobile 2022 của App Annie cũng cho thấy người dùng di động thông thường hiện dành trung bình 4 giờ 48 phút mỗi ngày để giải trí, làm việc, liên lạc và những mục đích khác.
Đại dịch đã góp phần thúc đẩy ngày càng nhiều người lên mạng internet. Và thiết bị di động nhỏ gọn được họ ưa chuộng hơn các loại laptop hay máy tính bàn.
Theo đó, ngoài việc đảm bảo website thương mại điện tử có giao diện thân thiện, dễ dùng, hút mắt, doanh nghiệp cũng cần chú trọng xây dựng ứng dụng, tối ưu hóa các công cụ trên thiết bị di động.
Việc cải tiến các tính năng, tăng trải nghiệm mua sắm giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm mong muốn, tăng tỷ lệ đơn hàng thành công.
Tập trung SEO trong khu vực lân cận.
Tuy mua sắm trực tuyến hiện thịnh hành bất kể người mua, người bán ở đâu, song nhiều người dùng vẫn nói rằng họ sẽ ưu tiên mua hàng những shop nội thành, lân cận để nhận hàng sớm, việc đổi trả cũng dễ dàng hơn nhiều.
Ngoài ra, các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng thực phẩm tươi sống, nông sản, hoặc sản phẩm có hạn sử dụng ngắn ngày càng cần chú trọng SEO lân cận.
Vị Giám đốc Good Marketer cho rằng tối ưu SEO địa phương có thể giúp chạm đến nhiều khách hàng tiềm năng hơn, đánh trúng tâm lý mua hàng nhanh, gần, dễ đổi trả.
“SEO địa phương thường bao gồm các bước như: thêm thương hiệu, gian hàng của bạn vào mục Google My Business – Doanh nghiệp của tôi; tạo các bài đăng trên blog hoặc mạng xã hội địa phương; tối ưu website bán hàng và ứng dụng bằng các từ khóa có liên quan đến tỉnh, thành, khu vực của bạn hoặc lân cận”, Tom Welbourne liệt kê.
Theo dõi kết quả.
SEO là khoản đầu tư dài hạn, các doanh nghiệp bán lẻ, thương mại điện tử cần theo dõi sát sao kết quả và các số liệu để đánh giá mức độ hiệu quả triển khai.
Điều đó giúp thiết lập mục tiêu chuẩn xác, đưa ra giải pháp kịp thời và nắm bắt đúng thời điểm cần thay đổi chiến lược.
Mặt khác, theo dõi SEO của đối thủ cạnh tranh cũng quan trọng không kém khi có thể giúp doanh nghiệp sớm có chiến lược “đánh phủ đầu” kịp thời, giữ vững lợi thế cạnh tranh.
Đội ngũ SEO tận tâm.
SEO là lĩnh vực phức tạp và không ngừng biến động. Một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp triển khai SEO thành công, hiệu quả là có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, dày dạn kinh nghiệm và tận tâm.
Tom Welbourne khuyên nếu không đủ điều kiện xây dựng đội ngũ SEO riêng, doanh nghiệp có thể cân nhắc việc kết nối với các agency chuyên về lĩnh vực này để tối ưu tính năng và hoạt động hiệu quả hơn.
Sử dụng mạng xã hội để quảng bá.
Mạng xã hội ngày nay không còn dành cho cá nhân mà cả các tập thể, tổ chức và doanh nghiệp cũng có thể tận dụng, biến nó thành công cụ thúc đẩy doanh số hiệu quả.
Ngoài giúp tiếp cận thêm nhiều đối tượng ở đa dạng độ tuổi, nhóm ngành, giới tính, các nền tảng mạng xã hội còn thu hút hàng triệu lượt truy cập mỗi phút.
Nếu sử dụng đúng cách, công ty bán lẻ lẫn thương mại điện tử có thể thúc đẩy lượt truy cập vào ứng dụng, website của họ.
Mỗi nền tảng có điểm mạnh và yếu riêng. Tùy nhu cầu, đối tượng và ngành hàng, mỗi doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược social commerce và lựa chọn nền tảng sao cho phù hợp.
Tại Việt Nam, hiện các sàn thương mại điện tử liên tục sử dụng Facebook, Instagram, YouTube, đặc biệt là TikTok, để quảng bá cho các chiến dịch ưu đãi, lễ hội mua sắm của mình.
Sáng tạo nội dung chất lượng.
Một trong những khía cạnh quan trọng của SEO là nội dung chất lượng sẽ giúp cải thiện xếp hạng trên công cụ tìm kiếm. Nội dung gốc phải có liên quan và hữu ích với đối tượng mục tiêu doanh nghiệp hướng đến.
Hơn bao giờ hết doanh nghiệp rất cần các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) trong đội ngũ Marketing của mình.
Theo Tom, nội dung chất lượng là một trong những cách cải thiện khả năng hiển thị website, ứng dụng hiệu quả, giúp tăng traffic nhanh chóng.
Ngoài ra để cải thiện SEO hiệu quả, việc lựa chọn các từ khóa phù hợp, nêu bật điểm mạnh và lợi thế cạnh tranh của nền tảng cũng giúp thu hút khách hàng tiềm năng.
Với những gợi ý từ Giám đốc Good Marketer, doanh nghiệp bán lẻ và các nền tảng thương mại điện tử có thể bắt đầu thực hiện SEO song song với social commerce để gia tăng hiệu suất, doanh số hiệu quả hơn trong tương lai.
Theo Bộ Tài chính, từ năm 2018 đến tháng 12/2021, việc thu thuế với hàng hóa, dịch vụ xuyên biên giới là hơn 4.400 tỷ đồng, trong đó Facebook 1.694,77 tỷ đồng; Google 1.618,42 tỷ đồng.
Trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng ngày 16/3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết thời gian qua việc quản lý thu thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuyên biên giới, theo quy định hiện hành được thực hiện thu thuế thông qua các tổ chức tại Việt Nam (thuế nộp thay nhà thầu nước ngoài) với số thu trung bình trên 1.000 tỷ đồng/năm.
Theo Bộ trưởng từ năm 2018 đến hết tháng 12/2021 thì các đơn vị này đã khai, nộp thuế với tổng số tiền là hơn 4.400 tỷ đồng.
Một số nền tảng quảng cáo lớn như Facebook là 1.694,77 tỷ đồng; Google là 1.618,42 tỷ đồng; Microsoft là 576,62 tỷ đồng. Năm 2020 số thu thuế từ dịch vụ số xuyên biên giới đạt 1.143,76 tỷ đồng, năm 2021 đạt 1.317,78 tỷ đồng, bằng 115,2% năm 2020.
Bộ trưởng cũng cho biết Bộ đã chỉ đạo Tổng cục Thuế chủ động xây dựng cổng thông tin điện tử về kê khai thuế xuyên biên giới và môi trường mạng xã hội.
Doanh nghiệp ở nước ngoài khi bán hàng qua biên giới sẽ trực tiếp kê khai thuế tại cổng này, đồng thời thực hiện nộp thuế từ ngày 21/3.
“Trong nước, chúng tôi đã kết nối cơ sở dữ liệu của thuế với cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia của Bộ Công an để lấy mã định danh dân cư làm mã định danh thuế.
Từ đó, việc mua bán online được kiểm tra hết sức nhanh gọn, chính xác và loại bỏ được các mã số thuế ảo” – Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói.
Thời gian tới, người nộp thuế cũng có thể nộp thuế trên các ứng dụng của điện thoại di động, thay vì phải đến cơ quan thuế.
Về mặt hàng xăng dầu, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết do còn phải nhập khẩu nên vẫn có sự phụ thuộc vào giá dầu thô thế giới.
Theo Bộ trưởng, nếu giá dầu thô thế giới ở mức 130 USD/ thùng thì giá cơ sở tính là 18.855 đồng, áp dụng mức thuế nhập khẩu 8% với khoảng 1.508 đồng, thuế tiêu thụ đặc biệt 10% tương đương trên 2.000 đồng, chi phí định mức 6% tương đương trên 1.000 đồng, phí môi trường 4.000 đồng mỗi lít xăng, thuế giá trị gia tăng trên 2.800 đồng… Tỷ lệ thuế trên giá xăng dầu chiếm 33,5%.
Vì thế, theo Bộ trưởng, phương án giảm thuế cũng chỉ là một giải pháp trong nhiều giải pháp đồng bộ.
Bộ trưởng cũng cho biết, giá dầu thô thế giới 130 USD/thùng thì với mức giảm phí bảo vệ môi trường 2.000 đồng/lít và 1.000 đồng/lít dầu xăng như dự kiến sẽ giảm thu ngân sách khoảng 31,9 nghìn tỷ đồng.
“Giá dầu thô tăng lên nền kinh tế của chúng ta rất thiệt hại, càng tăng lên sản xuất càng đình trệ. Sắp tới, cùng với phương án giảm thuế.
Bộ Tài chính, Công Thương sẽ tham mưu cho Chính phủ một số giải pháp như góp phần đảm bảo nguồn cung, chống buôn lậu xăng dầu…” – Bộ trưởng Hồ Đức Phớc khẳng định.
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cũng cho biết xăng dầu là hàng thiết yếu nhưng vẫn bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt bởi thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu và nhà sản xuất/nhà nhập khẩu xăng dầu sẽ phải nộp loại thuế này.
Theo quy định, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm để sử dụng tiết kiệm. Xăng dầu, bia rượu, thuốc lá đều bị áp thuế tiêu thụ đặc biệt. Đó là lý do mà thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định trong cơ cấu giá cơ sở xăng dầu hiện nay./.
Thùy Dương (TTXVN)
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Sau khi Nga chặn Instagram trên toàn quốc, các nhà phát triển nước này đang gấp rút viết ứng dụng chia sẻ ảnh tương tự mới mang tên Rossgram để lấp chỗ trống cho người dùng trong nước.
Tuần này, nhà chức trách Nga chặn truy cập Instagram trên toàn lãnh thổ sau khi công ty mẹ Meta cho phép người dùng mạng xã hội của họ tại Ukraine đăng các nội dung thù địch chống lại người Nga.
Tuy nhiên, người dùng Nga sẽ sớm khuây khỏa với ứng dụng “cây nhà lá vườn” mang tên Rossgram. Rossgram dự kiến ra mắt ngày 28/3, có thêm một số chức năng như gọi vốn cộng đồng (crowdfunding), trả tiền để xem nội dung.
Alexander Zobov, Giám đốc quan hệ công chúng của Rossgram, viết trên mạng xã hội Vkontakte rằng nhóm của ông và đối tác Kirill Filimonov đã sẵn sàng cho các sự kiện này và sẽ không bỏ lỡ cơ hội để tạo ra một mạng xã hội phổ biến, được người Nga yêu thích.
Meta cho biết thay đổi chính sách phát ngôn thù địch chỉ tạm thời áp dụng cho Ukraine, sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt.
Dù vậy, sau đó, công ty đã thu hẹp quy định và cấm người dùng đăng các bài viết kêu gọi sát hại người đứng đầu một quốc gia.
Nga vốn đã cấm Facebook từ những ngày đầu diễn ra chiến sự tại Ukraine. Nước này vừa mở cuộc điều tra hình sự chống lại Meta và các công tố viên yêu cầu tòa án chỉ định Meta là “tổ chức cực đoan”.
Vài tháng gần đây, Nga bắt đầu phát triển công nghệ trong nước, bao gồm smartphone AYYA T1 do tập đoàn quốc doanh Rostec sản xuất. Vào tháng 11/2021, công ty Gazprom Media ra mắt Yappy, ứng dụng cạnh tranh với TikTok.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Những số liệu thống kê về người dùng TikTok trong năm 2023 dưới đây sẽ rất hữu ích cho những nhà Marketer.
Vốn được coi là nền tảng của Gen Z, nếu thương hiệu của bạn tập trung vào nhóm đối tượng này trong các chiến lược marketing vào năm 2023, đừng bỏ qua các số liệu được nhắc đến trong bài viết này.
1. TikTok là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất năm 2021, với 656 triệu lượt tải xuống.
Xếp thứ hai là Instagram với hơn 100 triệu lượt tải xuống (năm trước đó tức 2020, con số này là 545 triệu).
2021 cũng là năm thứ ba liên tiếp TikTok giữ vị trí số một về lượt tải. Ứng dụng này đã được tải xuống 693 triệu lần vào năm 2019 và 850 triệu lần vào năm 2020.
Theo Apptopia, TikTok được tải xuống nhiều nhất ở Mỹ với 94 triệu lượt tải xuống vào năm 2021 – tăng 6% so với năm 2020.
Doanh số của TikTok đã vượt qua mức 2,5 tỷ USD vào năm 2021.
2. TikTok đã được tải xuống hơn 3 tỷ lần.
TikTok đạt 3 tỷ lượt tải xuống vào tháng 7 năm 2021. Đây cũng là ứng dụng ngoài sở hữu của Facebook (Meta) đầu tiên đạt 3 tỷ lượt tải xuống.
Kể từ tháng 1 năm 2014, các ứng dụng duy nhất khác đã đạt được con số này là Facebook, Facebook Messenger, Instagram và WhatsApp.
3. TikTok là nền tảng mạng xã hội được sử dụng nhiều thứ 6 trên thế giới.
Đứng sau các nền tảng khác như Facebook, YouTube, WhatsApp, Instagram và WeChat, kể từ năm 2021, TikTok đã vượt qua Facebook Messenger để tiến lên vị trí thứ 6, cao hơn cả mạng xã hội chuyên nghiệp LinkedIn.
Ở một khía cạnh khác, ‘phiên bản anh em’ của TikTok là Douyin hiện có khoảng 600 triệu người dùng hoạt động hàng ngày (DAU).
4. Người lớn ở Mỹ có nhiều ý kiến trái chiều với TikTok.
So với Facebook và TikTok, Instagram hiện là ứng dụng được là “tốt đẹp” nhất.
Số liệu thống kê về người dùng TikTok.
5. TikTok hiện có hơn 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (MAU).
Theo số liệu từ Hootsuite, cứ mỗi giây trôi qua TikTok lại có thêm 8 người dùng mới với trung bình 650.000 người dùng mới tham gia hàng ngày.
So với Facebook và YouTube, cả hai ứng dụng này đều mất khoảng 8 năm để đạt được 1 tỷ người dùng, TikTok đã đạt được con số đó chỉ trong 5 năm.
6. Người dùng TikTok cũng đang hoạt động trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội khác.
Theo số liệu thống kê, những người dùng trong độ tuổi từ 18 đến 34 đang sử dụng khoảng 8 nền tảng mỗi tháng. Người dùng TikTok cũng không là ngoại lệ với 99,9% báo cáo rằng họ đang sử dụng các nền tảng khác.
Cụ thể, những người dùng TikTok cũng ở trên Facebook (84,6% trùng lặp), Instagram (83,9% trùng lặp) và YouTube (80,5% trùng lặp).
7. TikTok hiện phổ biến hơn Instagram đối với những người dùng Gen Z ở thị trường Mỹ.
TikTok hiện đã vượt qua Instagram về mức độ phổ biến của người dùng Thế hệ Z (sinh từ 1997 đến 2012) ở Mỹ, với 37,3 triệu người dùng so với 33,3 triệu của Instagram.
Mặc dù Snapchat vẫn phổ biến hơn Instagram và TikTok với Gen Z, nhưng đến năm 2025, cả ba ứng dụng này dự kiến sẽ có số lượng người dùng xấp xỉ bằng nhau.
8. So với nam giới, lượng người dùng là nữ giới trên TikTok cao hơn.
Trên toàn thế giới, lượng người dùng nữ của TikTok là 57%. Con số này tăng lên 61% đối với người dùng TikTok tại Mỹ.
9. Có rất ít người coi TikTok là ứng dụng yêu thích.
Chỉ có 4,3% người dùng internet coi TikTok là nền tảng mạng xã hội yêu thích của họ. Con số này của Instagram là 14,8% hoặc Facebook là 14,5%.
Người dùng trong độ tuổi từ 16 đến 24 xếp Instagram là lựa chọn hàng đầu của họ: 22,8% nam và 25,6% nữ. Chỉ 8,9% người dùng nữ trong độ tuổi này chọn TikTok là lựa chọn hàng đầu của họ (và chỉ 5,4% trong số này là nam giới).
Số liệu thống kê mức độ sử dụng TikTok.
10. Người dùng Android dành 19,6 giờ mỗi tháng trên TikTok.
Về thời gian sử dụng trên ứng dụng, TikTok đứng ở vị trí thứ hai với Facebook. YouTube vẫn ở vị trí hàng đầu với trung bình 23,7 giờ mỗi tháng.
11. Đa số mọi người sử dụng TikTok để tìm các nội dung hài hước và mang tính giải trí.
Khi được hỏi trong cuộc khảo sát của GlobalWebIndex năm 2023 về cách người dùng chủ yếu sử dụng TikTok, đa số người được hỏi trả lời: “để tìm nội dung hài hước và giải trí.”
12. Người dùng đang xem các video dài hơn (và thích nó).
Trước đây người dùng TikTok bị giới hạn 60 giây cho video của họ. Nhưng vào tháng 7 năm 2021, TikTok bắt đầu cung cấp cho người dùng tùy chọn tải lên video có độ dài tối đa 3 phút – và gần đây là 10 phút vào năm 2023.
13. Các chủ đề về tài chính trên TikTok tăng 255% vào năm 2021.
Theo Báo cáo của TikTok’s What’s Next 2023, các chủ đề liên quan đến đầu tư, tiền điện tử và tất cả mọi thứ liên quan đến tài chính đã có một năm thành công rực rỡ.
So với năm 2020, lượt xem các video được gắn thẻhashtag #NFT đã tăng 93.000%. Hashtag #crypto cũng bùng nổ, thu về 1,9 tỷ video.
14. TikTok là ứng dụng hàng đầu về chi tiêu của người tiêu dùng.
Theo AppAnnie, TikTok là ứng dụng số một trong việc thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng, vượt qua Tinder để giành vị trí đầu bảng.
Chi tiêu của người tiêu dùng trên TikTok đã tăng lên tới 77% vào năm 2021. Nhìn chung, người dùng đã chi 2,3 tỷ USD cho ứng dụng, so với 1,3 tỷ USD của năm trước.
15. Quảng cáo trên TikTok tiếp cận 17,9% tổng số người dùng Internet trên 18 tuổi.
Phạm vi tiếp cận của quảng cáo TikTok cao nhất đối với nhóm người dùng Gen Z, tiếp cận 25% người dùng nữ trong độ tuổi 18-24 và 17,9% nam giới.
Phạm vi tiếp cận cũng khác nhau tùy theo quốc gia: Các quốc gia có nhóm người dùng mục tiêu của quảng cáo có tiềm năng lớn nhất bao gồm Mỹ, Indonesia, Brazil, Nga và Mexico.
16. Các Marketer ngày càng đánh giá TikTok cao hơn.
Khảo sát về xu hướng xã hội năm 2023 của Hootsuite cho thấy 24% người làm marketing cho rằng TikTok có thể giúp họ đạt được mục tiêu kinh doanh, so với con số chỉ 3% trong năm trước— tăng 700%.
17. Hợp tác với nhà sáng tạo giúp tăng tỷ lệ xem qua lên 193%.
35% người dùng có xu hướng khám phá sản phẩm và thương hiệu từ nhà sáng tạo và 65% cảm thấy thích thú khi nhà sáng tạo đăng về sản phẩm và thương hiệu.
18. 67% người dùng nói rằng TikTok truyền cảm hứng cho họ mua sắm.
Người dùng TikTok thích kết nối với các thương hiệu, với 73% báo cáo rằng họ cảm thấy có mối liên hệ sâu sắc hơn với các thương hiệu mà họ tương tác trên nền tảng.
Nghiên cứu riêng của mạng xã hội TikTok về hành vi của người dùng cũng cho thấy sức ảnh hưởng của họ đối với thói quen mua sắm của người dùng.
37% người dùng có xu hướng khám phá một sản phẩm trên ứng dụng và ngay lập tức muốn mua sản phẩm đó sau đó.
19. Các video có hiệu suất cao nhất dài từ 21 đến 34 giây.
20. Thêm chú thích (captions) có thể làm tăng số lần hiển thị tới 55,7%.
21. TikTok Shop là ứng dụng mua sắm thương mại điện tử phổ biến hàng đầu trên thế giới.
Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê từ DataReportal, TikTok Shop là ứng dụng mua sắm trực tuyến phổ biến thứ 3 chỉ sau Shopee và Lazada. Cùng với đó, cổng thông tin hỗ trợ người bán TikTok Seller cũng là nền tảng có lượng người dùng truy cập lớn.
Theo thông báo từ Google, nền tảng này sẽ loại bỏ sử dụng phiên bản tiêu chuẩn của Google Analytics tức Universal Analytics (UA) từ ngày 1 tháng 7 năm 2023.
Qua đó, theo thông báo trực tiếp từ Google, các thuộc tính trong Universal Analytics (bản tiêu chuẩn hiện có của Google Analytics) sẽ ngừng xử lý các số liệu mới từ ngày 1 tháng 7 năm 2023 và các thuộc tính khác của Universal Analytics 360 (bản có trả phí của Google) sẽ ngừng xử lý các lần truy cập vào ngày 1 tháng 10 năm 2023.
Tại sao Google lại dừng sử dụng Google Analytics và thay thế bằng Google Analytics 4.
Ông Russell Ketchum, Giám đốc quản lý các sản phẩm tại Google cho biết:
“Universal Analytics được xây dựng cho một thế hệ đo lường trực tuyến gắn liền với các website từ máy tính để bàn, các phiên hoạt động độc lập (sessions) và tập trung theo dõi dữ liệu từ Cookies. Phương pháp đo lường này hiện đã lỗi thời.”
“Thay vào đó Google Analytics 4 (GA4) lại có thể hoạt động trên đa nền tảng (không chỉ là web), không dựa vào cookies và sử dụng các mô hình dữ liệu dựa trên sự kiện (event-based data model) để đo lường.
GA4 cũng không lưu trữ địa chỉ IP, điều này có thể giúp các thương hiệu luôn tuân thủ các quy định mới về quyền riêng tư dữ liệu của người dùng.”
Sơ lược về lịch sử Google Analytics 4.
GA4 được phát hành lần đầu vào tháng 10 năm 2020 với hứa hẹn cung cấp những dữ liệu mang tính dự báo cao hơn, tích hợp sâu hơn với Google Ads và khả năng đo lường trên nhiều thiết bị (web, app, mobile, desktop, tablet…).
Các Digital Marketer cần lưu ý điều gì khi Google Analytics bị xoá bỏ.
Nếu bạn đang phụ trách các công việc liên quan đến digital marketing và đang sử dụng Google Analytics (UA) như một cách để đo lường và đánh giá hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo trực tuyến thì đây là thời điểm để bạn bắt đầu làm quen với Google Analytics 4.
Vì dữ liệu chỉ sẽ được ghi nhận từ lúc được cài đặt (chèn code lên site) nên việc sớm cài đặt thì cơ bản sẽ càng có lợi cho bạn trong việc tổng hợp và phân tích dữ liệu.
Bạn có thể đọc tất cả bài viết liên quan đến GA4 tại đây:
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
CEO Meta Mark Zuckerberg cho biết NFT sẽ được tích hợp vào nền tảng Instagram trong vài tháng tới.
“Chúng tôi đang nỗ lực để sớm đưa NFT lên Instagram”, Zuckerberg nói tại sự kiện âm nhạc và công nghệ SXSW 2022, diễn ra ngày 11-20/3 tại Texas.
“Lúc này, tôi chưa sẵn sàng thông báo chính xác những gì sẽ diễn ra. Nhưng trong vài tháng tới, một số NFT của bạn sẽ được đưa lên nền tảng”.
Zuckerberg không đề cập chi tiết về NFT sẽ hoạt động thế nào trên Instagram. Theo The Verge, công ty bước đầu có thể chỉ cho phép dùng chúng làm ảnh đại diện giống Twitter, nhưng không loại trừ khả năng hỗ trợ tính năng giao dịch NFT bên trong.
Trước đó, giới chuyên gia lo ngại NFT có thể cuốn các mạng xã hội truyền thống như Facebook, Twitter vào những rắc rối mới liên quan đến bản quyền và quyền kiểm soát dữ liệu. Theo Alan Woodward, giáo sư về an ninh mạng tại Đại học Surrey (Anh), thị trường NFT đang thiếu yếu tố dẫn dắt.
Do đó, khi đặt chân vào mảnh đất này, mạng xã hội sẽ trở thành bên chịu trách nhiệm chính. Đây là vấn đề đáng lo ngại khi có vô số vụ tranh chấp bản quyền diễn ra gần đây.
Tuy nhiên, những người khác cho rằng việc Twitter và Meta chấp nhận rủi ro để gia nhập NFT cũng dễ hiểu, khi cả hai không muốn bỏ lỡ cơ hội kiếm tiền từ công nghệ mới.
Bên cạnh đó, người đứng đầu Meta khẳng định NFT sẽ đóng vai trò quan trọng trong tham vọng metaverse của công ty. Ông hình dung trang phục hay avatar của người dùng trong metaverse sẽ được gắn mã NFT.
Tuy nhiên, Zuckerberg thừa nhận vẫn còn nhiều thứ phải làm để đưa NFT lên metaverse. “Hàng loạt vấn đề kỹ thuật và những thứ khác cần được giải quyết trước khi mọi thứ thực sự diễn ra liền mạch”, ông nhấn mạnh.
Zuckerberg và các giám đốc cấp cao của Meta từng bày tỏ mối quan tâm đến NFT. Hồi tháng 1, Adam Mosseri, người đứng đầu Instagram, cho biết đang “tích cực khám phá” công nghệ này. Cũng trong tháng đó, báo cáo của FT cho thấy Meta đang nghiên cứu tính năng ảnh đại diện NFT dành cho Facebook và Instagram.
NFT (non-fungible token) là chứng nhận tài sản số dựa trên blockchain, được đánh giá minh bạch về tính chính danh và quyền sở hữu.
Theo NonFungible, tổng giá trị NFT giao dịch trong năm 2021 đạt 17,6 tỷ USD, tăng 21.350% so với mức 82,5 triệu USD của năm 2020.
Theo từ điển Collins, trong năm 2021, tần suất sử dụng từ khóa NFT đã tăng 11.000% so với năm trước đó và trở thành từ nổi bật của năm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Báo cáo năm nay tập trung phân tích các chủ đề mà những người làm marketing luôn muốn tìm hiểu thêm bao gồm: các hành vi mới nổi trong ngành, các nền tảng đã tạo ra được sự đột phá và bình thường mới.
Sau những khoảng thời gian khó khăn do Covid-19 tạo ra, khi nhiều thương hiệu và các doanh nghiệp buộc phải hoạt động theo những chiến thuật “phải tồn tại”, đã đến lúc các nhà marketer nên bắt đầu suy nghĩ dài hơn về chiến lược – cách tạo ra những cộng đồng trực tuyến gắn kết và bền vững; khai thác tiềm năng vô hạn của thương mại xã hội (social commerce) và nhiều hơn thế nữa.
Thông qua những dữ liệu phân tích từ báo cáo, những người làm marketing nói chung và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nói riêng sẽ có thêm nhiều công cụ mới để phát triển doanh nghiệp của họ.
5 chủ đề chính sẽ được phân tích trong báo cáo.
The Brand Strategy Trend: Phân tích những xu hướng phát triển chính của thương hiệu. Các cộng đồng kỹ thuật số đang ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của người tiêu dùng và nhà sáng tạo sẽ là chất xúc tác giúp kết nối giữa các thương hiệu với các cộng đồng này.
The Social Advertising Trend: Khi người tiêu dùng ở lại lâu hơn trên các nền tảng mạng xã hội, những người làm marketing cần trở nên sáng tạo và năng động hơn trong cách làm quảng cáo của họ.
The ROI Trend: Một trong những áp lực cho tất cả các nhà marketer nói chung trong năm mới là chứng minh được giá trị có được từ các nền tảng mạng xã hội nói riêng và các kênh marketing nói chung.
The Social Commerce Trend: Sự phát triển bùng nổ của xu hướng thương mại xã hội, người dùng ngày càng chấp nhận mua sắm trực tiếp trong ứng dụng (in-app purchase).
The Customer Care Trend: Khi nhu cầu về dịch vụ khách hàng (CS) của người tiêu dùng trên các nền tảng mạng xã hội tiếp tục dâng cao, các Social Media Manager ngày càng phải nghiên cứu và đáp ứng nhiều hơn sự hài lòng của khách hàng.
Cùng lắng nghe chia sẻ của Ông amie Byrne, Giám đốc cấp cao phụ trách mảng nhà sáng tạo (Senior Director of Creator Partnerships) của YouTube về cuộc cách mạng của những nhà sáng tạo.
Cũng giống như hầu hết những doanh nghiệp khác đang hoạt động trong lĩnh vực truyền thông xã hội, chúng tôi luôn theo dõi sát sao nền kinh tế nhà sáng tạo (creator economy).
Với khoảng thời gian hơn 15 năm làm việc tại YouTube trong vai trò quản lý về đối tác và nhà sáng tạo, dưới đây là những góc nhìn của Byrne về nền kinh tế nhà sáng tạo và các xu hướng phát triển chính của nó trong tương lai.
Sự biến mất của những nhà sáng tạo trên một nền tảng duy nhất.
Đây là thời điểm tuyệt vời để trở thành một nhà sáng tạo nội dung (content creator).
Byrne giải thích: “Những nhà sáng tạo đã được nâng lên một tầm ảnh hưởng và quyền lực mới. Nhưng sự gia tăng này cũng kéo theo không ít các thách thức đi kèm”.
Thách thức lớn nhất của họ là, thời kỳ của những nhà sáng tạo chỉ xuất hiện trên một nền tảng duy nhất (single-platform creator) đang dần mất đi và thay vào đó là những nhà sáng tạo có thể sản xuất nội dung và gây sự ảnh hưởng trên nhiều nền tảng (multi-platform creator) khác nhau.
“Nếu bạn quay lại khoảng vài năm về trước… bạn có thể rất nổi tiếng nếu bạn là một YouTuber hoặc một Instagrammer. Tuy nhiên, ngày nay, với tư cách là một nhà sáng tạo, bạn phải là người có được sức ảnh hưởng trên nhiều nền tảng.”
Ông nói tiếp, “Đây thực sự là một thách thức lớn đối với những nhà sáng tạo vì họ phải tìm ra cách mở rộng quy mô của họ, cả sản xuất nội dung và mức độ tương tác.”
Cuộc cách mạng của những nhà sáng tạo trên nền tảng YouTube.
Với hơn 15 năm làm việc tại YouTube trong vai trò quản lý các nhà sáng tạo, Byrne hiểu rõ những gì đang diễn ra với nền kinh tế này và nó sẽ đi về đâu trong tương lai.
Ông nói: “Sự gia tăng của những người dùng Gen Z trên thiết bị di động và những ảnh hưởng của nhóm người dùng này đến nền kinh tế nhà sáng tạo là một trong những điểm đáng chú ý nhất.”
Ông cũng cho biết hệ sinh thái nhà sáng tạo (creator ecosystem) của YouTube sẽ phát triển dựa trên 4 kiểu nhà sáng tạo chính:
Nhà sáng tạo thông thường trên các thiết bị di động.
Nhà sáng tạo chuyên về nội dung dạng ngắn (short-form creators).
Nhà sáng tạo kết hợp (Hybrid creators).
Nhà sáng tạo nội dung dạng dài (long-form creators).
Byrne cho rằng YouTube Shorts hiện đang đóng vai trò tương tự như Vine (môt ứng dụng video dạng ngắn ra mắt trước cả TikTok) trong việc phát triển các nội dung dạng ngắn và YouTube cũng đặc biệt quan tâm đến định dạng nội dung này trong những năm tới.
Ông nói: “Bạn sẽ thấy những nhà sáng tạo kết hợp trong những năm tới, những người vừa có thể tạo ra những nội dung dạng ngắn hấp dẫn và lôi cuốn, vừa có thể xây dựng những nội dung dài hơn và nhiều ý nghĩa hơn”.
YouTube đang làm gì với nền kinh tế nhà sáng tạo?
Byrne cho biết nhóm của ông hiện đang tập trung cao độ vào việc trở thành tiếng nói của những nhà sáng tạo trên nền tảng và trong toàn tổ chức.
Nền tảng này liên tục khám phá nhu cầu của nhà sáng tạo và chia sẻ lại nhu cầu để đảm bảo những nhu cầu đó luôn được đáp ứng.
Với hơn 2 triệu nhà sáng tạo trong ‘Chương trình Đối tác của YouTube’ (YPP), YouTube đang định hướng trở thành nền tảng đi đầu trong nền kinh tế nhà sáng tạo.
Ông nói: “Chúng tôi thực sự đang rất tập trung vào việc đảm bảo rằng chúng tôi có một bộ công cụ kiếm tiền mạnh mẽ để giúp nhà sáng tạo thành công. Chúng tôi đang cố gắng trao quyền cho họ và cung cấp cho họ nhiều thứ hơn.”
Hiện YouTube có hơn 10 cách kiếm tiền trên YouTube (bao gồm cả các quảng cáo), nền tảng đã chi trả hơn 30 tỷ USD cho các nhà sáng tạo, nghệ sĩ và các công ty truyền thông trong vòng ba năm qua.
Nền kinh tế nhà sáng tạo sẽ không tồn tại nếu thiếu đi các nhà tiếp thị (marketers).
Byrne cho rằng những người làm marketing thực sự là một phần quan trọng của hệ sinh thái YouTube và nền kinh tế nhà sáng tạo nói chung.
Ông nói: “Sẽ có 3 nhóm đối tượng chính trong nền kinh tế nhà sáng tạo đó là nhà sáng tạo, người hâm mộ (fans) và cả các nhà tiếp thị nói chung.”
Ông giải thích: “Đây là một hệ sinh thái các bên cùng có lợi. Các nhà quảng cáo trả tiền cho những nhà sáng tạo và họ sẽ có lợi từ những người hâm mộ thông qua sức ảnh hưởng của các nhà sáng tạo.”
Chìa khóa ở đây là các thương hiệu cần hợp tác với nhà sáng tạo theo đúng cách để đảm bảo ngay từ đầu rằng, những nội dung của nhà sáng tạo với thương hiệu có thể tạo ra những sự cộng hưởng giá trị.
Việc cho phép nhà sáng tạo tự do kết hợp sản phẩm hoặc dịch vụ vào nội dung của họ theo cách vừa chân thực vừa tự nhiên không chỉ mang lại trải nghiệm tốt hơn cho những người theo dõi họ mà còn tạo ra những kết quả kinh doanh tốt hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Huawei thua Nokia và Ericsson về thị phần thiết bị viễn thông bên ngoài Trung Quốc nhưng vẫn dẫn đầu thị trường về tổng doanh thu năm 2021.
SCMP dẫn báo cáo của công ty nghiên cứu Dell’Oro cho biết trong năm 2021, Ericsson và Nokia đều có 20% thị phần doanh thu trên thị trường thiết bị viễn thông ngoài Trung Quốc, trong khi Huawei là 18%.
Nhà phân tích Stefan Pongratz của Dell’Oro cho biết: “Những áp lực chính phủ Mỹ nhắm vào việc hạn chế triển khai thiết bị mạng viễn thông của Huawei bên ngoài Trung Quốc đã tác động tiêu cực đến công ty”.
Theo báo cáo của hãng nghiên cứu, doanh số bán thiết bị viễn thông toàn cầu năm ngoái đạt gần 100 tỷ USD, tăng 7% so với năm 2020. Trung Quốc chiếm khoảng một phần tư tổng thị trường.
Mặc dù đánh mất một số vị trí trên thị trường viễn thông, tổng doanh thu trong lĩnh vực này của Huawei vẫn đứng đầu với khoảng 28% thị phần do bám sát thị trường Trung Quốc. Năm ngoái Huawei chiếm 31%, Nokia và Ericsson cùng chiếm 15%.
Theo SCMP, Huawei và ZTE Corp là những nhà cung cấp chính thiết bị 5G, bao gồm cả các trạm gốc cho ba nhà khai thác mạng không dây lớn nhất thế giới là China Mobile, China Unicom và China Telecom.
Ba nhà khai thác này cùng dẫn đầu sự phát triển của mạng di động 5G lớn nhất thế giới ở Trung Quốc. Dự kiến có hai triệu trạm gốc 5G được lắp đặt trong năm nay.
Các nhà phân tích tại Dell’Oro cho biết Huawei vẫn đang phải đấu tranh để tồn tại và duy trì vị thế của mình trên thị trường toàn cầu.
Báo cáo hồi cuối tháng 12 năm ngoái, Huawei cho biết doanh thu trong năm 2021 của họ dự kiến giảm 28,9%, xuống còn 634 tỷ nhân dân tệ (99,68 tỷ USD). Hai năm cấm vận của Mỹ trong mảng smartphone từng sinh lời một thời của họ đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Kể từ cuối 2020, Huawei đã phải điều chỉnh lại danh mục kinh doanh bao gồm phát triển xe điện thể thao hạng sang, bán smartphone tân trang, mở rộng dịch vụ đám mây ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cung cấp thêm cơ sở 5G trạm và gốc cho các nhà mạng lớn của Trung Quốc và thoái vốn trong mảng kinh doanh thương hiệu smartphone Honor.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Vanced, một trong những ứng dụng nổi tiếng nhất trong việc chặn quảng cáo YouTube, sắp ngừng hoạt động vì vấn đề pháp lý.
Trên kênh truyền thông chính thức, đội ngũ của Vanced thông báo rằng nền tảng này chuẩn bị ngừng hoạt động. Nhóm cho biết đường link tải ứng dụng trên website “sẽ bị gỡ trong ít ngày tới”.
Với những người đã cài đặt, ứng dụng vẫn sẽ hoạt động tốt cho đến khi lỗi thời trong khoảng hai năm tiếp theo. Trên Telegram, Vanced tiết lộ việc này xảy ra “vì vấn đề pháp lý”.
Đội ngũ này không nêu chi tiết vấn đề gặp phải. Tuy nhiên, nhiều nghi vấn đổ dồn vào Google. Hoạt động của Vanced từ lâu được cho là xung đột với lợi ích của gã khổng lồ phần mềm này.
Ứng dụng ra đời từ năm 2018, gây tranh cãi khi giúp người dùng xem YouTube mà không bị làm phiền bởi các quảng cáo.
Tính năng giống bản trả phí YouTube Premium, nhưng được cung cấp một cách miễn phí. Vanced không được đưa lên các kho ứng dụng, mà chỉ thông qua website của dự án.
Website của Vanced cung cấp phiên bản cho nhiều nền tảng như iOS, Android, PC và TV, nhưng được dùng nhiều nhất là trên Android. Theo thống kê của Similarweb, mỗi tháng website này thu hút hàng chục triệu lượt truy cập để tải ứng dụng.
Tại Việt Nam, Vanced cũng được dùng nhiều trong bối cảnh gói thuê bao YouTube Premium chưa được cung cấp chính thức.
Gần đây, Vanced phát triển thêm nhiều tính năng như phát trong nền, hiển thị PiP, xem lặp lại, thậm chí chặn cả quảng cáo xuất hiện giữa video YouTube.
Ứng dụng này mới đây cũng được trang Android Police xếp hạng là một trong mười ứng dụng độc lập tốt nhất cho người dùng Android.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, con người ngày nay đang dành rất nhiều thời gian trên không gian mạng xã hội như Facebook, YouTube hay các hình thức giải trí như gaming, eSports… Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 như một đòn bẩy khiến “làn sóng” livestream ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Game streaming – “món ăn tinh thần” của giới trẻ.
Nếu như livestream nói chung là 1 đế chế triệu USD thì Game streaming lại là món ăn tinh thần của đa số giới trẻ toàn cầu và Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Theo báo cáo “Tổng quan Creator Việt Nam” do Appota phát hành: Trải qua đại dịch, eSports đã trở thành một hình thức giải trí phổ biến. Có đến 80% cộng đồng nhận thấy rằng họ đã dành nhiều gian hơn để xem các Gaming Creators trong khi dịch bùng phát.
Trung bình khán giả dành 3 giờ/ngày chơi và xem các trò chơi eSports, đứng thứ hai chỉ sau thể thao truyền thống (3,4 giờ). 45% khán giả eSports là những fan hâm mộ cuồng nhiệt, tương đương khoảng 9,1 triệu người.
Họ tiếp xúc và coi eSports là một hình thức giải trí hàng ngày. Nhóm tuổi chiếm phần lớn là nhóm 18-22 tuổi (40,8%), theo sau đó là nhóm 13-17 tuổi (35%).
Cũng theo khảo sát của Appota, có tới 43% Content Creator đồng ý rằng kênh của họ có lượt tương tác cao trong thời điểm dịch bệnh. Tuy nhiên mức tăng này có thể chỉ là do tình trạng chung của dịch bệnh khi khán giả có thêm nhiều thời gian rảnh rỗi.
Bằng chứng cho thấy trong số họ, chỉ có 6,3% Creators chứng kiến sự tăng trưởng vượt trội và ngược lại, cũng có 18,8% trả lời kênh của họ giảm mạnh về mặt tương tác.
Với việc cộng đồng dành nhiều thời gian hơn để xem các phiên stream, nhưng ngược lại vẫn có nhiều Creators sụt giảm tương tác cho thấy rằng đây đang là một ngành có mức độ cạnh tranh rất cao. Khán giả có thể xem một Creators lần đầu nhưng để trở thành “fan trung thành” thì không đơn giản.
Thị trường Game Streaming tại Việt Nam có thể được xét trên 3 yếu tố cốt lõi chủ đạo bao gồm: Gaming Creators đóng vai trò là những người sáng tạo nội dung gaming, các KOL dẫn dắt thị trường. Nền tảng livestream đóng vai trò là đơn vị phân phối, truyền tải nội dung từ các Creators đến với khán giả.
Cộng đồng Gamers bao gồm cả những khán giả và người chơi các trò chơi game nói chung và eSports, đóng vai trò người xem stream, đối tượng mục tiêu của Creators và nền tảng livestream.
Nền tảng livestream và sự xuất hiện của những ông lớn.
Nền tảng livestream là những nền tảng cho người dùng khả năng phát sóng trực tiếp luồng stream và cho phép khán giả có khả năng tương tác (bình luận, thích, chia sẻ).
Những người phát sóng còn được gọi là Creators sẽ phát các nội dung phù hợp với chiến lược của từng nền tảng nhằm mục tiêu thu hút nhiều người xem và lượng tương tác nhất có thể.
Nếu năm 2014 tại thị trường Việt Nam chỉ có sự xuất hiện của TalkTV thì từ năm 2017 đến nay, cuộc cạnh tranh giữa các nền tảng livestream, mạng xã hội ngày một sôi động.
Những cái tên quốc tế như Facebook, YouTube, Garena (SEA Group) hay những thương hiệu khu vực NimoTV, Booyah đều đã có cho mình một hệ sinh thái livestream game và cạnh tranh khốc liệt trong cả số lượng Creators lẫn người dùng, minh chứng rõ ràng cho sự phát triển của ngành công nghiệm Game Streaming tại Việt Nam.
Các nền tảng được ưa chuộng nhất hiện nay được chia làm 2 mảng, stream gaming với các ứng dụng nổi bật như: Facebook Gaming; YouTube Gaming; Nimo TV; Booyah…, non-gaming với các ứng dụng như: Facebook; Instagram; TikTok…
Tại Việt Nam, hầu hết các nền tảng đều không thu phí người dùng mà thay vào đó nguồn doanh thu chủ yếu đến từ việc chèn quảng cáo.
Tỉ lệ chứa quảng cáo của các ứng dụng tại Việt Nam cũng cao hơn rất nhiều so với mức trung bình trên toàn cầu là 59% so với 38%.
Do thói quen của người dùng Việt thích sử dụng miễn phí và chấp nhận quảng cáo khiến đây tiếp tục trở thành phương thức thương mại hóa phổ biến tại Việt Nam.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo thông báo từ CEO Instagram và các hãng thông tấn khác nhau, Nga sẽ chính thức chặn nền tảng mạng xã hội Instagram từ hôm nay 14.3.
Người dùng Instagram ở Nga đã được thông báo rằng dịch vụ này sẽ ngừng hoạt động từ nửa đêm 13.3 sau khi chủ sở hữu nền tảng, công ty Meta cho biết sẽ cho phép người dùng mạng xã hội ở Ukraina đăng những thông điệp tiêu cực nhắm vào Nga hồi tuần trước, Reuters đưa tin.
Một email từ cơ quan quản lý truyền thông Nga đã được gửi đến người dùng Instagram nước này, yêu cầu họ chuyển ảnh và video khỏi Instagram trước khi nền tảng này đóng cửa, đồng thời khuyến khích họ chuyển sang “các nền tảng mạng xã hội cạnh tranh” của riêng Nga.
Meta, công ty cũng sở hữu Facebook và Instagram, cho biết hôm 11.3 rằng sự thay đổi tạm thời trong chính sách bài đăng của họ chỉ áp dụng cho Ukraina sau những hành động quân sự bắt đầu từ ngày 24.2 của Nga nhắm vào nước này.
Quyết định về bài đăng của Facebook dấy lên sự phẫn nộ ở Nga, nơi các nhà chức trách đã mở một cuộc điều tra hình sự chống lại Meta. Các công tố viên Nga đã yêu cầu một tòa án chỉ định gã khổng lồ công nghệ Mỹ là một “tổ chức cực đoan” vào ngày 11.3.
Người đứng đầu Instagram cho biết lệnh ngừng hoạt động này sẽ ảnh hưởng đến 80 triệu người dùng của nền tảng. Nga cũng đã cấm Facebook tiếp tục hoạt động tại nước này để đáp lại những hạn chế quyền truy cập nhắm tới các phương tiện truyền thông Nga trên nền tảng này.
Thông điệp gửi tới người dùng Instagram từ cơ quan quản lý Roskomnadzor mô tả quyết định cho phép các phát ngôn bạo lực đối với người Nga của Facebook là vi phạm luật pháp quốc tế.
“Chúng tôi cần đảm bảo sức khỏe tâm lý của công dân, đặc biệt là trẻ em và thanh thiếu niên, để bảo vệ họ khỏi bị quấy rối và xúc phạm trực tuyến”, cơ quan quản lý Nga nói và giải thích về quyết định đóng cửa Instagram.
Những ngôi sao mạng Nga chia tay Instagram trong nước mắt.
Nhiều chủ tài khoản Instagram nổi tiếng ở Nga bật khóc khi chia tay người theo dõi trước thời điểm mạng xã hội này bị Moskva chặn.
Chính phủ Nga thông báo sẽ chặn Instagram từ 14/3, sau khi cáo buộc công ty mẹ của mạng xã hội này là Meta “làm ngơ trước những lời kêu gọi bạo lực nhằm vào người Nga”.
Vào những khoảnh khắc cuối cùng được dùng Instagram, nhiều ngôi sao mạng xã hội này đã gửi lời chia tay trong nước mắt tới người theo dõi.
Trong bài đăng chia tay, ngôi sao truyền hình thực tế Olga Buzova, sở hữu lượng người theo dõi Instagram lớn thứ hai ở Nga với 23 triệu lượt, tỏ ra thất vọng và không tin nổi điều này.
“Tôi đang bật khóc ngay khi viết bài đăng này. Tôi hy vọng điều này không phải sự thật”, Buzova viết đêm qua, đăng kèm biểu tượng mặt khóc.
Blogger thời trang Karina Nigay, sở hữu gần ba triệu người theo dõi trên Instagram, trong khi đó vẫn chưa chấp nhận thực tế rằng Nga sẽ chặn mạng xã hội này. “Tôi đang trong trạng thái phẫn nộ và gần như không chấp nhận nổi chuyện này”, Nigay chia sẻ.
Cơ quan quản lý truyền thông Nga Roskomnadzor trước đó thông báo chặn Instagram vì mạng xã hội này phê duyệt các bài đăng kích động bạo lực chống lại người Nga.
Cổng Dịch vụ công Liên bang Nga Gosuslugi thông báo Instagram sẽ bị chặn ở Nga từ hôm nay vì lý do “ảnh hưởng sức khỏe tâm lý” và nhằm bảo vệ trẻ em khỏi “bắt nạt và bị xúc phạm”.
Gosuslugi cũng khuyến nghị người Nga nên quay trở lại các nền tảng mạng xã hội trong nước, vốn ít phổ biến hơn so với Instagram và Facebook.
Nhiều blogger cho biết trên Instagram rằng họ sẽ chuyển sang sử dụng VK, mạng xã hội của Nga có giao diện gần giống Facebook. Telegram, mạng xã hội vốn phổ biến ở Nga, cũng được xem là lựa chọn mới khi Instagram bị “cấm cửa”.
Trong những bài viết chia tay, các tài khoản mạng xã hội Nga cũng chia sẻ khó khăn khi phải xây dựng lại lượng người theo dõi vào thời điểm nền kinh tế đang gặp khó khăn dưới các lệnh trừng phạt của phương Tây.
“Nhiều người nói rằng lệnh cấm sẽ giúp các blogger thoát khỏi sự phụ thuộc vào những đồng tiền kiếm được dễ dàng.
Nhưng đừng quên một nửa doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nga có hoạt động kinh doanh liên quan đến Instagram và Whatsapp”, Alexandra Mitroshina, một tài khoản nổi tiếng trên Instagram, chia sẻ.
Đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ của Nga, Instagram là nền tảng chính để quảng cáo, bán hàng và giao tiếp với khách hàng.
Tuy nhiên, nhiều ngôi sao mạng vẫn lạc quan rằng có thể tiếp tục công việc trên các nền tảng mạng xã hội khác và kêu gọi người theo dõi cùng sử dụng VK. “Tất nhiên sẽ có nhiều khó khăn và lạ lẫm, nhưng chúng ta hãy cùng nhau mạnh mẽ”, Buzova viết.
Giám đốc điều hành Instagram Adam Mosseri cho biết nền tảng này có 80 triệu người dùng ở Nga.
Trên các đường phố ở Sankt-Peterburg, một số người Nga nói rằng lệnh cấm Instagram là điều đáng tiếc, nhưng không phải ngày tận thế. “Tôi không cho rằng điều gì quá khủng khiếp sẽ xảy ra”, Yelena Teleginskaya, 31 tuổi, nói.
“Quyết định chặn Instagram cũng chỉ vì điều tốt nhất. Chúng ta sẽ sống mà không cần nó”, kỹ sư Nikolay Yeremenko, 45 tuổi, nhận định.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
LinkedIn vừa ra mắt bộ công cụ mới nhằm mục tiêu giúp các marketer trong lĩnh vực công nghệ tìm kiếm khách hàng tiềm năng (Lead).
Nếu bạn là một người làm marketing trong lĩnh vực công nghệ và đang tìm cách để tìm kiếm khách hàng tiềm năng, bộ công cụ mới của LinkedIn có thể rất hữu ích.
Theo thông tin từ LinkedIn, bộ công cụ mới được xây dựng đặc biệt nhằm mục tiêu hướng dẫn các marketer cách thúc đẩy khách hàng tiềm năng chất lượng cao trên nền tảng.
Tài nguyên được cung cấp sẽ bao gồm:
Những hướng dẫn nhanh và cơ bản về cách sử dụng LinkedIn làm nền tảng tạo khách hàng tiềm năng. Nội dung sẽ trải rộng từ quá trình tạo chiến dịch đến những hướng dẫn giúp digital marketer đo lường mức độ thành công dựa trên các tiêu chuẩn hiệu suất của ngành (performance benchmarks).
Bộ hướng dẫn bao gồm các mẹo xây dựng quảng cáo tạo khách hàng tiềm năng hấp dẫn và có khả năng tương tác cao.
Và nếu bạn chưa quen với việc tạo khách hàng tiềm năng trên LinkedIn…
Theo LinkedIn, các thương hiệu đã ghi nhận mức tăng 10-15% hiệu suất bán hàng trong ngắn hạn sau khi quảng cáo của họ được nhìn thấy trên LinkedIn.
Tiếp đó, LinkedIn cũng được chứng minh là nền tảng quảng cáo có hiệu quả tốt hơn gấp 2 lần trong việc thúc đẩy ROAS (lợi nhuận có được dựa trên chi tiêu quảng cáo) cho các nhà tiếp thị trong lĩnh vực công nghệ.
Để giúp các nhà quảng cáo tận dụng các cơ hội tiềm năng này, LinkedIn khuyên bạn nên sử dụng bộ công cụ mới để:
1. Tìm hiểu cách các thương hiệu công nghệ khác đang thúc đẩy khách hàng tiềm năng trên LinkedIn.
2. Sử dụng các điểm tiêu chuẩn của hiệu suất trong ngành (performance benchmarks) của LinkedIn để đánh giá mức độ thành công.
3. Tìm hiểu cách thiết lập một chiến dịch tạo khách hàng tiềm năng trong Campaign Manager (trình quản lý quảng cáo của LinkedIn) với 5 bước.
Hoặc nếu bạn đang chạy các chiến dịch tạo khách hàng tiềm năng trên LinkedIn…
LinkedIn cũng khuyên bạn nên sử dụng bộ công cụ mới để:
1. Tìm hiểu các thành phần chính của một quảng cáo thành công trên LinkedIn, bao gồm cả những cách tốt nhất để tận dụng các biểu mẫu khách hàng tiềm năng (Lead Forms).
2. Hiểu sâu hơn về chiến thuật đấu giá quảng cáo trên LinkedIn và tối ưu chiến lược đặt giá thầu của bạn.
3. Có được những hiểu biết sâu sắc hơn về giá trị lâu dài của các khách hàng tiềm năng mà bạn đang tạo ra trên LinkedIn.
Bạn có thể xem và tải xuống bộ công cụ tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho các marketer công nghệ từ LinkedIn tại: LinkedIn Leads Toolkit.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Creator Lab được Instagram ra mắt với mục tiêu giúp các nhà sáng tạo nội dung (content creator) kiếm thêm thu nhập trên nền tảng.
Nằm trong chiến lược phát triển mới của Instagram trong 2022, Creator Lab là cộng cụ giúp hướng dẫn nhà sáng tạo gia tăng thu nhập của mình trên nền tảng.
Theo CEO Adam Mosseri, Creator Lab “được xây dựng cho nhà sáng tạo và bởi nhà sáng tạo”, nó là một trung tâm tài nguyên với nhiều các video hướng dẫn khác nhau.”
Với những video hiện có, những nhà sáng tạo thành công sẽ chia sẻ những bài học mà họ đã có được trong suốt sự nghiệp làm nội dung của họ, điều mà các nhà sáng tạo khác (mới) có thể tham khảo và học hỏi.
Liênq quan đến khái niệm nhà sáng tạo (Creator), theo số liệu từ SignalFire, hiện có khoảng 50 triệu nhà sáng tạo ở các lĩnh vực khác nhau trên khắp thế giới và ngành công nghiệp sáng tạo (creativity industry) có giá trị ước tính hơn 100 tỷ USD.
Cũng theo Instagram, nhằm mục tiêu hướng tới nền kinh tế sáng tạo đầy tiềm năng trong tương lai, Instagram sẽ không ngừng cập nhật các công cụ và tính năng mới cho Instagram, và việc ra mắt Creator Lab chỉ là một trong số các hoạt động đó.
CEO Mosseri cho biết: Chúng tôi luôn tin vào tầm quan trọng của cộng đồng nhà sáng tạo. Chúng tôi tin rằng họ đang thúc đẩy các nền văn hóa tiến lên, thiết lập các xu hướng mới và đặt ra các chuẩn mực mới.”
Bạn có thể theo dõi Creator Lab ngay tại đây: Creator Lab
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Không chỉ các công ty công nghệ, lĩnh vực thời trang hay đồ uống cũng đang chạy đua nhằm chiếm chỗ trong vũ trụ ảo Metaverse.
Suốt nhiều năm qua, lĩnh vực sắc đẹp và thời trang thường hay đi sau so với các ngành nghề khác. Tuy nhiên, khi kỉ nguyên vũ trụ ảo (metaverse) đang hiện hữu, không ai muốn đứng chờ.
“Tôi cho rằng công ty nào cũng đang có những bước tiến mạnh mẽ vào metaverse”, Dina Fierro, Phó tổng giám đốc hãng mỹ phẩm tại Pháp NARS chia sẻ.
Danh sách công ty đang đầu tư nghiên cứu về metaverse ngày càng dài. Sotheby, công ty chuyên đấu giá tác phẩm nghệ thuật vừa mở một gian hàng trưng bày trong vũ trụ ảo Decentraland. CocaCola cũng tung ra bộ sưu tập NFT nhằm “định hình cho xu hướng vũ trụ ảo”.
Thời trang là lĩnh vực đầu tư mạnh nhất vào metaverse. Adidas, ông trùm trang phục thể thao đã hợp tác với tổ chức đứng sau bộ sưu tập token không thể thay thế (NFT) Bored Ape Yacht Club để phát hành bộ sưu tập NFT “Đi vào thế giới metaverse”.
Ngoài ra còn có những cái tên nổi bật khác. Gucci kết hợp với công ty làm game Roblox nhằm phát hành không gian ảo “Khu vườn Gucci”. Balenciaga cũng đã đặt một chân vào thế giới metaverse khi liên kết với trò chơi Fortnite để bán một số trang phục ảo.
Thay đổi chiến lược.
Tuy vậy, các công ty đã có sự thay đổi về cách họ tiếp cận với metaverse. “Hiện tại cơn sốt đã qua đi. Nhiều công ty đang tập trung vào các dự án có tầm nhìn dài hạn.
Họ không còn đơn thuần muốn tận dụng sức nóng truyền thông để lôi kéo khách hàng nữa”, Cathy Hackl, chuyên gia tư vấn về metaverse nhận định.
Bằng chứng cho những kế hoạch dài hạn bắt đầu bằng việc Nike sáp nhập hãng thời trang ảo RTFKT và thành lập bộ phận phát triển sản phẩm số.
Tiếp đó, Microsoft làm nức lòng giới blockchain khi CEO Satya Nadella cho biết thương vụ gần 70 tỷ USD thâu tóm Activision Blizzard nhằm phục vụ cho kế hoạch metaverse. Apple cũng tham gia cuộc đua khi CEO Tim Cook nhận định “Ban lãnh đạo thấy metaverse có nhiều tiềm năng và chúng tôi đang đầu tư vào đây”.
“Tiềm năng” mà Tim Cook đề cập chính là lợi nhuận mà lĩnh vực này có thể đem lại. Grayscale, công ty con của quỹ đầu tư Digital Currency Group dự đoán metaverse là thị trường có vốn hoá 1.000 tỷ USD.
Vũ trụ ảo mở ra một thị trường kinh doanh mới. Trang phục số hay một căn nhà ảo trong Decentraland trở nên giá trị hơn. Việc chi 2,9 triệu USD cho một bức hình con vượn bỗng nhiên trở thành chuyện thường ngày.
“Chúng ta đang bước vào giai đoạn mà tài sản số như Bitcoin có giá trị ngang hoặc cao hơn nhiều loại tài sản thực”, Michael Toner, Giám đốc quảng cáo tại Threedium, công ty tư vấn về metaverse chia sẻ.
Quyền sở hữu tài sản số không khác mấy so với sở hữu trí tuệ hiện nay. “Không bao lâu nữa, đồng hồ, bàn ghế, nội thất ảo sẽ trở thành xu hướng và được giao dịch đại trà. Giống như cách sách điện tử được mua bán”, Michael Toner chia sẻ.
Các khách hàng của ông Toner đều tạo ra 2 phiên bản thực và ảo cho sản phẩm của họ. Thay vì sở hữu một bộ đồ Hugo Boss thật, người dùng có thể lên cửa hàng trong Decentraland và mua phiên bản số của chúng. “Chúng ta đang bước vào kỉ nguyên kinh doanh trên vũ trụ ảo (meta-commerce)”, Toner nhận định.
Những vấn đề vũ trụ ảo có thể giải quyết.
Lindsey McInerney, trưởng bộ phận xu hướng toàn cầu tại AB InBev, công ty mẹ của 3 hãng bia Budweiser, Corona và Beck’s tin rằng lĩnh vực đồ uống có thể thu được lợi nhuận khủng khi metaverse hoàn thiện. Từng là một chuyên gia về mạng xã hội, McInerney luôn dõi theo mọi xu hướng, trong đó có thực tế ảo và blockchain.
McInerney làm ngỡ ngàng đồng nghiệp khi cô tung ra một bài luận về Web3 và vũ trụ ảo. Cô tin rằng đang có một sự kiện “rung chuyển thế giới” và ban lãnh đạo cần hiểu rõ chúng.
“Thật ngoạn mục. Metaverse và Web3 có tác động giống như thương mại điện tử hiện nay vậy. Có thể hơn thế nữa. Mọi thứ đang thay đổi với tốc độ chóng mặt”, McInerney chia sẻ.
Trong giai đoạn thử nghiệm, McInerney yêu cầu ban lãnh đạo hãy hợp tác với Zed Run, một trò chơi đua ngựa vận hành bằng blockchain. McInerney tự tin rằng dòng bia Stella Artois của công ty cô có thể được dùng để quảng cáo trong Zed Run.
AB inBev đã tung ra bộ trang phục cho các con ngựa ảo theo phong cách của bia Stella Artois và bán đấu giá chúng dưới dạng NFT. Lần đầu tiên, một thương hiệu bia có tiếng xuất hiện trong vũ trụ ảo.
Chương trình đã thành công vang dội. McInerney cho biết dòng bia Stella đã thu hút 100 triệu lượt tương tác chỉ trong tuần đầu tiên, xuất hiện trên trang bìa Forbes và AdWeek. McInerney cho rằng đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. “Metaverse không chỉ nâng tầm lĩnh vực thương mại điện tử. Mọi thứ đều sẽ bị ảnh hưởng”.
“Một mảnh ghép khác trong lĩnh vực quảng cáo đang gặp phải vấn đề chính là chương trình khách hàng thành viên. Các chương trình tích điểm thành viên thường là một trải nghiệm tồi tệ.
Kevin Wright, quản lý bộ phận thương hiệu tại Adidas cho rằng ít người nhận ra vấn đề này. Chương trình thành viên bằng token có thể giải quyết những khuất mắc tồn đọng. Mọi thứ đều được lập trình sẵn và không có sai sót con người.
Các chuyên gia Web3 như Jeremiah Owyang tại thung lũng Silicon cũng đồng tình với ý kiến của ông Wright. “Điểm số của khách hàng nên được chuyển đổi thành 1 loại token”, chuyên gia Jeremiah bình luận.
Theo ông Wright, những điểm thưởng này là “một khoản nợ khổng lồ đối với công ty”. Giống như cách ngân hàng vận hành, nếu họ nhận lượng lớn yêu cầu rút tiền từ những cá nhân gửi tiền để nhận lãi suất trong khoảng thời gian ngắn, chủ ngân hàng sẽ không thể thanh toán hết và dẫn đến vỡ nợ.
“Dù chuyện này chưa từng xảy ra với các chương trình quà tặng, nhưng nếu chuyện đó xảy ra thì công ty lớn như Starbucks cũng phải gặp rắc rối”, Wright chia sẻ.
Một chương trình thẻ thành viên vận hành bằng token sẽ giảm thiểu các rắc rối tài chính và kế toán như trên. Tuy nhiên ông Wright không chia sẻ cơ chế để quản lý chương trình này.
“Đã đến lúc ứng dụng metaverse vào quá trình quản lý các chương trình này”, Wright đề cập với CoinDesk. “Chúng ta đang dành quá nhiều thời gian cho việc phát triển sản phẩm mà chưa chú tâm giải quyết những yếu tố liên quan đến tài chính, kế toán”, ông Wright bình luận.
Các cuộc họp, sự kiện được tổ chức trên vũ trụ ảo là một xu hướng tất yếu. Janet Balis, cố vấn tại công ty kiểm toán Ernst & Young (EY) cho rằng dù đại dịch Covid-19 có qua đi, nhiều sự kiện vẫn sẽ được tổ chức hoàn toàn trực tuyến.
“Metaverse là cách giúp các công ty có thể tổ chức sự kiện khi nhiều nhân viên phải làm việc tại nhà”, bà Balis chia sẻ.
Trong bài nghiên cứu đăng trên tạp chí Harvard Business Review, bà Balis cho rằng các bác sĩ có thể được huấn luyện chuyên môn thông qua nhân vật trong vũ trụ ảo của Microsoft.
Gã khổng lồ Nvidia cho biết họ có thể cắt giảm chi phí trong quá trình sản xuất và đem lại kết quả nghiên cứu tốt hơn nhờ vào môi trường giả lập trên metaverse. Hãng máy bay Boeing đang sử dụng vũ trụ ảo để thiết kế máy bay được sắc sảo hơn.
Không chỉ các công ty tăng trưởng và có đội ngũ nghiên cứu hùng hậu, nhiều công ty truyền thống cũng thích nghi với thời đại. Ban lãnh đạo của Want Branding, một công ty tư vấn cho biết họ liên tục bị đối tác chất vấn về blockchain.
“Khách hàng của chúng tôi đều quan tâm đến blockchain. Họ liên tục hỏi rằng công nghệ này có tác động như thế nào đến độ nhận diện thương hiệu”, John Downey, Giám đốc quảng cáo tại Want Branding bình luận.
Công ty kiểm toán EY cũng đưa ra kết luận tương tự. “Hầu hết công ty đều muốn triển khai một chiến dịch quảng cáo trên metaverse hoặc cho phép người dùng trải nghiệm vũ trụ ảo”, bà Balis chia sẻ.
EY thậm chí đã thành lập bộ phận metaverse nhằm phục vụ cho các yêu cầu của khách hàng. Deloitte, đối thủ của EY đã mở một cửa hàng trong vũ trụ ảo nhằm “hỗ trợ, hướng dẫn và truyền cảm hứng cho khách hàng về mục tiêu của họ trong metaverse”.
Hao tốn tiền của.
Rủi ro mà metaverse có thể đem lại cũng không ít. Dù ủng hộ ý tưởng về vũ trụ ảo, bà McInerney luôn đảm bảo những kế hoạch đề ra phải hiệu quả.
Không thể trông chờ vào việc phát hành 10.000 bức hình NFT rồi đợi giá chúng tăng phi mã. Chi phí quảng cáo, thiết kế, xây dựng cộng đồng khá tốn kém.
Một cách tiếp cận ít tốn kém được nhãn hàng làm đẹp Clinique triển khai thành công. Thay vì bán NFT, Clinique yêu cầu khách hàng chia sẻ những câu chuyện tích cực trên Instagram.
Sau đó Clinique sẽ tặng NFT và 10 năm sử dụng sản phẩm cho các cá nhân có những câu chuyện truyền cảm hứng.
“Lòng trung thành và sự tương tác giữa công ty và khách hàng được đẩy lên tầm cao mới”, Roxanne Iyer, Phó tổng giám đốc bộ phận chăm sóc khách hàng chia sẻ.
Hầu hết chiến dịch quảng cáo đều thất bại. Công ty nào cũng mơ ước thành công được như sự kiện phát hành NFT của Pepsi. Chuỗi bài đăng về sự kiện “Mic drop” của Pepsi luôn đạt mức tương tác cao, thậm chí được Meta phản hồi trên ứng dụng Twitter.
Các công ty cần nhiều bằng chứng hơn về khả năng thành công của metaverse. “Tôi muốn làm rõ những rủi ro khi triển khai một chiến dịch trên vũ trụ ảo”, bà Balis chất vấn.
Yếu tố pháp lý như thế nào? Liệu có bị thu thuế? Đây là những câu hỏi mà một nhãn hàng lớn như Adidas luôn muốn làm rõ.
“Chúng tôi có hơn 60.000 nhân viên với nhiều thương hiệu đang được vận hành với phong cách khác nhau”, ông Wright chia sẻ. Hoặc đơn cử như loại tiền tệ được sử dụng trong thanh toán.
Châu Âu sẽ dùng Euro, Mỹ thì dùng USD và phí giao dịch NFT là một loại token nào đó. “Đối với một công ty đa quốc gia, đem NFT vào hoạt động kinh doanh là vấn đề phức tạp”, Wright nói thêm.
Theo ông Fierro, công ty mỹ phẩm NARS của ông đã phải chi nhiều tiền và thời gian để hoàn thiện các sản phẩm NFT. “Thành thật mà nói thì một chiến dịch NFT tiêu tốn nguồn lực ở mức độ mà nhiều công ty khó có thể chấp nhận”, ông Fierro chia sẻ.
Một sự thật khiến metaverse vẫn còn nhiều bất cập nếu muốn ứng dụng rộng rãi chính là cơ sở hạ tầng chưa đủ sức đáp ứng nhu cầu.
“Một số vũ trụ ảo chỉ có thể truy cập thông qua kính thực tế ảo. Một số khác thì qua màn hình máy tính”, Balis chia sẻ. Có vũ trụ ảo thì dành cho bản di động. Phần lớn metaverse thực ra được lưu trữ tập trung. Chỉ có số ít được lưu trữ phi tập trung ở nhiều máy chủ.
Theo ông Wright tại Adidas, vấn đề nổi cộm mà giới làm metaverse cần giải quyết chính là những vụ lừa đảo, đầu cơ token hoặc rút thảm (rug pull). “Với mỗi vụ lừa đảo trên sàn giao dịch NFT OpenSea, chúng ta mất đi 10-15 người dùng”, Wright chia sẻ.
Nhìn chung, những vấn đề trên cũng là điều mà các chuyên gia về thương hiệu cần giải quyết khi tiến vào vũ trụ ảo. “Metaverse có phải là nơi mà tôi đem lại cho khách hàng của mình trải nghiệm tốt nhất?
Cách nào để quảng bá thương hiệu của mình một cách chân thật nhất? Liệu tôi có thể kể câu chuyện của mình một cách nhịp nhàng”, Balis đưa ra những câu hỏi quan trọng mà các thương hiệu cần tự chất vấn.
Chiến lược của AB InBev.
Chiến lược tiếp thị của McInerney, trưởng bộ phận xu hướng toàn cầu đặt ra câu hỏi hệ trọng: Uống và đặt mua bia trong metaverse có cảm giác như thế nào?
Theo McInerney, uống bia ảo chắc chắn không có cảm giác sảng khoái như những lon bia ướp lạnh ngoài đời thực. Nhưng nếu nhìn ở góc độ quảng cáo, so với những tấm biển nhàm chán trên các tòa nhà, bia ảo hơn hẳn về độ ấn tượng.
Trong tương lai, ngành bia hoàn toàn có thể kiếm tiền trong thế giới metaverse. McInerney cho rằng sự kết hợp giữa thế giới thực và ảo là xu hướng trong nhiều năm tới.
“Khi tôi ở London, Anh còn bạn ở bang Denver, Mỹ cùng nhau vào xem một cuộc đua ngựa ảo trên Zed Run. Sau đó chúng ta đi vào một quán bia trên vũ trụ ảo Decentraland và đặt vài cốc bia. 20 phút sau, bia thật sẽ được giao đến tận nhà bạn bởi các tài xế Uber”, McInerney chia sẻ về trải nghiệm kết hợp thực-ảo.
Có người cho rằng đó là sự ảo tưởng. Vài cá nhân tin rằng chúng là thật. Các doanh nghiệp thì luôn hướng về cùng một chí hướng, đó là kiếm lời nhờ vào metaverse.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Với ‘Future of Skills’ mới, LinkedIn cho phép người dùng kiểm tra và theo dõi các kỹ năng quan trọng hàng đầu của hầu hết các công việc hiện có.
‘Future of Skills’ được ra mắt nhằm mục tiêu giúp người dùng hay các ứng viên thu thập thêm thông tin chi tiết về những kỹ năng chủ yếu mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm và những gì mọi người đang liệt kê trên hồ sơ LinkedIn của họ cho từng vị trí.
Như bạn có thể thấy ở trên, công cụ này cho phép bạn chọn quốc gia, ngành nghề và chức danh công việc, ngoài ra bạn cũng có thể chọn bằng cách nhập vào các từ khoá trong từng trường tương ứng.
Dựa trên những gì bạn nhập vào, LinkedIn sẽ hiển thị cho bạn những thông tin tương ứng là những kỹ năng được yêu cầu nhiều nhất trên nền tảng.
Như đã phân tích ở trên, tất cả các kỹ năng được LinkedIn tổng hợp dựa trên những gì mà người dùng đang liệt kê trên hồ sơ cá nhân của họ và những gì nhà tuyển dụng yêu cầu, bạn cũng có thể căn cứ vào đây để tự phát triển các kỹ răng cho riêng mình.
Đối với những người làm marketing nói chung, ‘Future of Skills’ cho phép bạn hiểu thêm các kỹ năng mà các nhóm đối tượng mục tiêu quan tâm và mong muốn phát triển, từ đó có thể đưa ra các cách tiếp cận mới phù hợp hơn.
Ví dụ: nếu bạn đang làm marketing cho các nhân viên thiết kế đồ hoạ (Designer), khi bạn biết được các kỹ năng mà những người trong ngành (tương tự như họ) quan tâm, bạn có nhiều cách hơn để phát triển thông điệp cũng như những nội dung có liên quan.
Bà Nguyễn Thái Hải Vân sẽ rời vị trí giám đốc điều hành của Grab tại Việt Nam vào cuối tháng 4.
Grab hiện chưa thông tin về người sẽ thay thế bà Vân ở vị trí Giám đốc điều hành Grab Việt Nam. Bà Nguyễn Thái Hải Vân gia nhập Grab Việt Nam từ ngày 1/11/2019, sau 17 năm làm việc tại Unilever Việt Nam.
Bà chính thức đảm nhận vị trí giám đốc điều hành Grab Việt Nam từ 1/2/2020 thay người tiền nhiệm Jerry Lim.
Bà Vân có kinh nghiệm dày dạn trong việc hoạch định chiến lược thương mại và điều phối hoạt động kinh doanh tiếp thị của hàng loạt ngành hàng của Unilever Việt Nam và Unilever khu vực Đông Nam Á. Bà Hải Vân cũng đang là Đồng chủ tịch Hiệp hội Tiếp thị Di động Việt Nam (Vietnam Mobile Marketing Association).
Bà nắm vị trí cao nhất tại Grab Việt Nam trong suốt giai đoạn đại dịch Covid-19 xuất hiện và tác động tiêu cực tới toàn nền kinh tế cũng như những mảng dịch vụ cốt lõi mà Grab đang kinh doanh tại Việt Nam.
Gần nhất, Grab ghi nhận kết quả kinh doanh quý IV/2021 với khoản lỗ ròng lên tới 1,055 tỷ USD. Đây là kết quả kinh doanh quý đầu tiên kể từ thời điểm doanh nghiệp này niêm yết trên sàn Nasdaq vào tháng 12/2021 thông qua một thương vụ sáp nhập SPAC.
Sau khi công bố báo cáo, cổ phiếu của Grab giảm 37%. Tổng cộng đã có 115 triệu cổ phiếu được giao dịch trong phiên, gấp hơn 4 lần mức trung bình trong tháng.
Bloomberg cho biết giá trị của Grab đã bốc hơi 22 tỷ USD kể từ vụ sáp nhập SPAC. Giá cổ phiếu của công ty kể từ khi ra mắt đã giảm 63%, nằm trong danh sách hoạt động kém nhất của chỉ số Nasdaq.
Grab hiện là công ty có hoạt động kém nhất trong Chỉ số De-SPAC hôm 3/3 khi rổ các công ty mua lại với mục đích đặc biệt giảm 5,4% xuống mức thấp kỷ lục.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Chuyên gia dự đoán một số xu hướng mới cùng các yếu tố cũ 2021 sẽ giúp doanh nghiệp thương mại điện tử tăng tính cạnh tranh và bứt tốc mạnh mẽ trong 2022.
Theo ông Brad Houldsworth, Giám đốc Sản phẩm Remarkable Commerce, các xu hướng mới xuất hiện hoặc phát triển từ xu hướng cũ mỗi năm là yếu tố doanh nghiệp ngành này có thể nắm bắt để phát triển, tạo ưu thế cạnh tranh.
Với kinh nghiệm chuyên xây dựng chiến lược phát triển cho các doanh nghiệp bán lẻ và thương mại điện tử, vị Giám đốc cho rằng làn sóng e-commerce sẽ giảm tốc khi đại dịch dần được kiểm soát.
Song đây lại là thời điểm “vàng” để đẩy mạnh đầu tư nền tảng công nghệ và tập trung vào các xu hướng mới, tận dụng cơ hội bứt tốc, mở rộng tầm ảnh hưởng.
Dưới đây là các xu hướng chính ông Brad Houldsworth dự đoán sẽ định hình ngành thương mại điện tử trong nửa đầu năm 2022. Các doanh nghiệp ngành này có thể tham khảo để xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển trong năm mới.
Đầu tư giải pháp công nghệ có chọn lọc.
Sở hữu nền tảng công nghệ vững chắc là yếu tố quan trọng giúp các sàn thương mại điện tử phát triển nhanh chóng và bền vững.
Tuy nhiên Giám đốc Remarkable Commerce lại nhận định rằng không phải tất cả giải pháp công nghệ và công cụ hỗ trợ đều phù hợp, hiệu quả với mọi doanh nghiệp.
“Nhiều doanh nghiệp đã quen với việc thu mua một số công nghệ cung cấp tính năng, giải pháp thương mại trực tuyến mà không xem xét chức năng cụ thể của chúng.
Với sự biến chuyển nhanh chóng của thị trường hiện nay, song song với thu mua các công nghệ mới, doanh nghiệp cũng cần xem xét loại bỏ những giải pháp lỗi thời để tiết kiệm chi phí, tối giản hệ thống mà vẫn cải thiện hiệu quả cho toàn quy trình kinh doanh trực tuyến”, ông Brad Houldsworth chia sẻ.
Theo ông, một trong những yếu tố khiến nền tảng thương mại điện tử kém ổn định, thiếu khả năng tùy chỉnh là phụ thuộc quá nhiều vào bên thứ ba.
Cách giải quyết vấn đề này là tìm các giải pháp công nghệ mới hoàn thiện, đa nhiệm hơn. “Càng phụ thuộc nhiều vào những đối tác cung cấp giải pháp công nghệ, nền tảng sẽ càng khó kiểm soát quy trình, hệ thống và không có sự linh hoạt, quyền quyết định”, ông cho hay.
Các nền tảng mạng xã hội lớn như TikTok, Facebook, Instagram… hiện nay có đến hàng tỷ người dùng trên toàn cầu. Trong đó, TikTok hiện là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trên Apple’s App Store, khiến người dùng chi hơn 50 triệu USD mỗi năm.
Với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ, các nền tảng mạng xã hội này cũng buộc phải không ngừng cải tiến.
Việc tích hợp các tính năng thương mại trực tuyến góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tận dụng nền tảng này bán hàng. Đồng thời người dùng của họ cũng có thể mua sắm sản phẩm từ các nhà bán lẻ đối tác của họ mà không cần rời khỏi ứng dụng.
Năm 2020, Instagram ra mắt tính năng thẻ (tab) Mua sắm, cho phép người dùng khám phá các sản phẩm mới được gợi ý cá nhân hóa.
Trong khi Facebook khuyến khích các nhà bán lẻ sử dụng tính năng Facebook Shop được tích hợp sẵn.
Nền tảng này cũng đơn giản hóa quy trình tải sản phẩm lên. Pinterest không kém cạnh khi sử dụng tính năng ghim (Pin) dành riêng cho những thương hiệu muốn quảng cáo sản phẩm, dịch vụ.
Từ khi đại dịch xuất hiện, mọi người dành thời gian ở nhà nhiều hơn, khiến phương tiện truyền thông xã hội trở thành trung tâm của hầu hết hoạt động trong cuộc sống.
Bằng chứng là hơn 90% người dùng mạng xã hội truy cập các nền tảng yêu thích của họ bằng thiết bị di động. Trong đó có đến 54% sử dụng mạng xã hội để nghiên cứu sản phẩm và mua sắm.
Theo Giám đốc Remarkable Commerce, mua sắm trực tiếp trên mạng xã hội sẽ là một trong những xu hướng thương mại dự kiến tăng trưởng mạnh vào năm 2022.
Nhất là khi các nền tảng như Instagram và Facebook hoàn thiện các tính năng phát sóng trực tiếp (livestream) của riêng họ.
Ủng hộ thương hiệu nội địa và nhà bán nhỏ lẻ.
Trải qua các đợt ảnh hưởng kinh tế nặng nề từ dịch bệnh, một nhóm người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang ủng hộ các SMEs nội địa, giúp họ tăng doanh số, duy trì kinh doanh.
Một khảo sát khác cho thấy 65% người dùng muốn mua sản phẩm từ các thương hiệu bền vững, bảo vệ môi trường.
Việc tập trung vào chủ nghĩa “tiêu dùng xanh”, phát triển bền vững cho thấy các thương hiệu đó ưu tiên yếu tố thân thiện môi trường.
Song song với các thói quen tiêu dùng mới, ông Brad Houldsworth dự đoán đây sẽ là xu hướng chiếm lĩnh thị trường trong những năm tới.
“Những thương hiệu nhỏ, nội địa, nhà bán lẻ tuy có lương đơn hàng thấp và quy trình xử lý, vận chuyển đơn giản.
Song đây lại là lợi thế cạnh tranh khi họ có thể linh hoạt thay đổi, đưa yếu tố bền vững, vì môi trường vào sản phẩm dễ dàng hơn những doanh nghiệp lớn với quy trình phức tạp hơn”, ông Brad chia sẻ.
Mua sắm trực quan trên đà phát triển.
Hình thức mua sắm thông qua các hình ảnh, video sản phẩm trực quan hiện được người dùng ưa chuộng hơn dạng tĩnh trước đây.
Người dùng có thể tương tác, xem xét các chi tiết, chất lượng sản phẩm tương tự như khi đến trực tiếp cửa hàng. Đây được xem là bước tiến vượt trội của các thương hiệu thời trang, tiêu dùng, gia dụng, điện tử… trong năm vừa qua.
Theo đó, nhiều thương hiệu, doanh nghiệp thương mại đã nắm bắt xu hướng này và phát triển nó lên tầm cao mới.
Họ kết hợp miêu tả, giới thiệu sản phẩm với các hình thức sáng tạo nội dung khác như tương tác qua livestream, video, trải nghiệm sản phẩm bằng thực tế ảo tăng cường (AR)…
Giám đốc Remarkable Commerce gợi ý các doanh nghiệp thương mại điện tử và thương hiệu, nhà bán lẻ có thể tận dụng hình thức mua sắm trực quan bằng nhiều cách.
Đơn cử như thay đổi định dạng hình ảnh sản phẩm từ ảnh tĩnh JPG, PNG sang định dạng WebP để cải thiện chất lượng và tốc độ tải; tạo hình ảnh hoặc video 360 độ về các sản phẩm bán chạy nhất; đầu tư công cụ tìm kiếm trực quan cho phép khách hàng tìm sản phẩm bằng hình ảnh, giọng nói hoặc chụp trực tiếp những đồ vật, sản phẩm ngoài đời thực…
Cải tiến trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa.
Cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm trực tuyến của khách hàng là chìa khóa giúp tăng sự hài lòng mà các sàn thương mại điện tử hiện nay tích cực áp dụng.
Người tiêu dùng ngày càng muốn được trợ giúp tìm sản phẩm họ cần nhanh chóng hơn. Họ đánh giá cao trải nghiệm cá nhân hóa thông qua các đề xuất sản phẩm liên quan hoặc tương tự.
Theo ghi nhận của Remarkable Commerce, 80% người dùng có xu hướng mua sắm sản phẩm từ những thương hiệu, sàn thương mại điện tử có yếu tố cá nhân hóa và ưu đãi hấp dẫn. Tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng trên các nền tảng chứa tính năng này cũng tăng đến 20%.
“Các doanh nghiệp thương mại điện tử muốn thống trị thị trường phải chuẩn bị sẵn nền tảng công nghệ, nguồn lực kinh tế và các yếu tố khác để nắm bắt và triển khai các xu hướng mới nhất càng sớm càng tốt.
Trong năm 2022, cá nhân hóa cùng với các xu hướng kể trên sẽ trở nên phổ biến hơn hiện tại rất nhiều. Quan trọng là phải biết nắm bắt đúng thời điểm và xây dựng chiến lược triển khai sao cho hiệu quả, phù hợp nhu cầu thị trường nhất”, ông Brad nói.
Nhìn chung, tất cả xu hướng thương mại điện tử (eCommerce) trong nửa đầu năm 2022 kể trên đều nhằm mục đích nâng cao trải nghiệm người dùng.
Qua đó, ông Brad Houldsworth khuyên rằng trước khi chọn áp dụng bất cứ xu hướng nào các doanh nghiệp nên tiến hành phân tích chi tiết xem liệu mình có đủ sức theo đuổi hay không.
“Cách tốt nhất để xác định xem liệu xu hướng hoặc giải pháp đó có hiệu quả với doanh nghiệp mình hay không là hỏi thẳng khách hàng.
Bởi mục tiêu cuối cùng của mỗi doanh nghiệp bán lẻ và thương mại điện tử đều là tối ưu hóa sự hài lòng của họ”, ông Brad kết luận.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Một tác nhân nhân tiềm ẩn khiến nhiều người thoái chí nghỉ việc là do không thể hòa hợp với sếp. Vấn đề này tồn tại lâu ngày gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc và tổn hại đến sức khỏe của bạn. Nhiều người vẫn đang âm thầm chịu đựng hoặc loay hoay mãi chưa tìm được lối thoát cho mình. Bạn phải làm gì trong trường hợp này?
Không hợp với sếp có ảnh hưởng đến công việc?
Trong công việc, khả năng xử lý việc tốt là then chốt cho sự thành công. Tuy nhiên, chúng ta cần có mối quan hệ tốt với cấp trên để con đường sự nghiệp thuận buồm xuôi gió hơn.
Quả thật, trong môi trường làm việc đầy cạnh tranh như hiện nay, năng lực và mối quan hệ tốt với sếp luôn là hai yếu tố phải đồng hành song song với nhau.
Nhưng không phải ai cũng may mắn gặp được cấp trên tốt tính hay thấu hiểu nhân viên của mình. Chính vì thế, không ít những nhân viên âm thầm chịu đựng sự trái ngược trong tính cách của sếp với mình.
Nhưng “tức nước vỡ bờ”, đây cũng là nguyên nhân chính khiến nhiều người dứt áo ra đi nhiều nhất. Bởi không thể hòa hợp trong công việc còn ảnh hưởng trực tiếp lên tâm lý và sức khỏe của chính bạn.
Một nghiên cứu từ Trường kinh doanh Harvard và Đại học Stanford đã chỉ ra rằng, căng thẳng trong công việc ảnh hưởng đến sức khỏe con người tương tự việc nạp một lượng lớn khói thuốc lá thụ động.
Thế mới thấy, việc tưởng chừng bình thường này tác động tiêu cực đến sức khỏe con người vô cùng lớn. Nó như chất axit gặm nhấm sức khỏe và bào mòn nhiệt huyết làm việc của nhân viên.
Sếp của Ngân đã 50 tuổi, khá tốt bụng nhưng hay nổi cáu với nhân viên. Tuần đầu tiên vào làm, Ngân đã được nghe một tràng lớn tiếng từ sếp đến ngơ ngác.
Những ngày tiếp theo sau đó cũng không khá hơn, bởi khi áp lực công việc sếp cô hay dễ cáu gắt và lớn tiếng với cấp dưới.
Việc này tác động trực tiếp đến tinh thần, khiến Ngân bị áp lực và luôn tìm cách né tránh cấp trên mình. Không thể chịu đựng lâu dài, cô quyết định nghỉ việc.
Những trường hợp quyết định như Ngân không hề hiếm xảy ra. Bởi áp lực công việc đã đủ khiến người ta mệt mỏi, không thể hòa hợp công việc cùng sếp khiến tinh thần căng thẳng hơn. Về lâu dài, những tác động xấu này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng. Thế nên, nhiều người chọn cách rời đi tìm ngôi nhà mới là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, con người với đa dạng tính cách khác nhau, nghỉ việc chỉ là cách trốn tránh tạm thời không phải là biện pháp hiệu quả. Bởi bạn chỉ có một khoảng thời gian tuổi trẻ để thử sức mình, không thể thấy khó bỏ cuộc và lãng phí thời khắc nhiệt huyết nhất của cuộc đời mình.
Đến với môi trường mới, đồng nghĩa với việc bạn phải xây dựng lại từ đầu. Vì thế, hãy suy nghĩ kỹ trước khi quyết định nhé.
Nỗ lực đến cùng trước khi từ bỏ.
Trên thực tế, không có con đường nào trải đầy hoa hồng. Muốn thành công, chúng ta cần phải tự rèn luyện bản thân mình vượt qua những thử thách.
Trong đó, hòa hợp với sếp cũng là một ải cần phải bước qua. Nếu bạn nghĩ cứ làm tốt việc của mình không quan tâm đến cấp trên, bạn đã lầm to.
Bởi sếp mới là người sau cùng đánh giá kết quả làm việc từ bạn. Bên cạnh đó, hiểu được tính sếp sẽ giúp công việc thuận lợi và nhận được sự đề bạt nhanh hơn.
Biết được điều đó, nhiều người luôn tìm cách xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với cấp trên. Đây không phải là hành động cổ súy cho thói nịnh bợ lấy lòng sếp.
Để được cấp trên yêu quý và trọng dụng là cả một nghệ thuật. Chúng ta ngoài biết cách giao tiếp khéo, khả năng làm việc tốt mới có thể chiếm được sự tín nhiệm từ cấp trên. Nhiều người bỏ qua bước này nên sự nghiệp cứ mãi dậm chân tại chỗ.
Để đạt được tín nhiệm từ sếp, bạn cần biết cấp trên đang muốn gì. Đây là bước rất quan trọng. Bởi bạn phải hiểu được nó để xử lý vấn đề cho đúng.
Ví như : Cuối năm, những sản phẩm cũ của công ty còn ứ đọng nhiều. Nếu để càng lâu khả năng thu hồi vốn từ sản phẩm đó sẽ càng thấp. Nếu sếp đã đưa ra những chính sách nhằm đẩy hàng cũ tồn kho đi, bạn đừng ngại khó hỗ trợ sếp chào mời khách mua chúng.
Hành động này vừa giúp công ty tránh được rủi ro, vừa giúp sếp giải quyết được lo lắng trong lòng. Nếu vừa hoàn thành tốt doanh số, vừa giúp bán số lượng hàng cũ đi; bạn sẽ trở thành “người hùng” trong mắt cấp trên.
Những nỗ lực và cố gắng của bạn sẽ được sếp ghi nhận và đánh giá cao việc hỗ trợ tốt cho công ty giải quyết hàng tồn kho.
Chẳng sếp nào không thích nhân viên như thế cả. Vì thế, quan tâm đến suy nghĩ của sếp là cách tốt nhất để bạn lấy được lòng tin từ cấp trên. Có được sự trọng dụng đấy, con đường sự nghiệp của bạn sẽ sớm phất lên nhanh thôi.
Trên thực tế, chúng ta có rất nhiều cách để xử lý vấn đề gặp phải. Thay vì từ bỏ, người thành công luôn đương đầu và chấp nhận thử thách đến với mình.
Bởi đứng trước mọi vấn đề, bình tĩnh xử lý chúng sẽ giúp ta rèn luyện và trau dồi khả năng xử lý tình huống. Chúng ta không còn quá nhỏ để phụ thuộc vào gia đình.
Mỗi lần vấp ngã là một bài học mới. Ứng biến với từng tính cách khác nhau của sếp cũng là công việc cần xử lý. Chúng ta không thể mãi nghỉ việc chỉ để loay hoay lựa chọn sếp có tính cách phù hợp với mình. Lý do nghỉ việc đó thật ấu trĩ. Dù kết quả sau cùng thế nào, tôi vẫn khuyên bạn nên hết sức vùng vẫy và đón nhận vấn đề để giải quyết.
Chạy trốn trước khó khăn chỉ là cách giải quyết của kẻ thất bại. Nếu không muốn “tôi của năm 30 tuổi vẫn phải bấp bênh trong công việc”, hãy cố gắng hết mình hòa nhập với sếp trước khi từ bỏ bạn nhé.
Trong công việc, thử thách tựa như những đợt sóng ngoài khơi. Người càng mang chí lớn phải chấp nhận khó khăn nhiều hơn.
Nếu bạn chèo lái con thuyền tốt, thành quả chắc chắn sẽ đến với bạn. Vì thế, tôi hy vọng bạn sẽ đủ bản lĩnh để vượt qua trước khi chấp nhận buông xuôi.
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ góp thêm động lực cho những ai đang gặp khó khăn tương tự giải quyết được khúc mắc trong lòng mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
So với các chiến lược marketing truyền thống thì digital marketing giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng nhanh hơn và nhắm mục tiêu tốt hơn.
(Bài viết được dẫn nguồn và viết theo ngôn ngữ riêng của Trang Doanh nhân Sài Gòn)
Trong khi các loại hình doanh nghiệp khác nhau cần những chiến lược hay cách tiếp cận Digital Marketing khác nhau, dưới đây là chi tiết các chiến lược tiếp thị kỹ thuật số dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).
I. Bối cảnh hoạt động của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
1. Các hiệp định thương mại tự do (FTA) khu vực và song phương Việt Nam đã tham gia.
Thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng, Việt Nam đã từng bước chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Những kết quả đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế.
Với sự kiện gia nhập ASEAN vào tháng 7/1995, Việt Nam đã mở đầu cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Với việc chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã hoàn toàn hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Tiếp tục chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, ngày 10/4/2013, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 22/NQ-TW về hội nhập quốc tế (Nghị quyết 22), trong đó xác định rõ hội nhập quốc tế sẽ được triển khai sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt, hội nhập kinh tế phải gắn với yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu lại nền kinh tế.
Đồng thời, để thực hiện Nghị quyết 22, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13/5/2014 về chương trình hành động của Chính phủ với các mục tiêu cụ thể trên các lĩnh vực thông tin tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết 22; ban hành Chỉ thị số 15/CT–TTg ngày 7/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục triển khai Nghị quyết 22.
Điều này cho thấy hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương nhất quán và là nội dung trọng tâm trong chính sách đối ngoại và hợp tác kinh tế quốc tế của Đảng ta trong quá trình đổi mới đất nước.
Trên thực tế, giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã tích cực, chủ động trong đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại tự do mới với các đối tác. Tính đến tháng 5/2021, Việt Nam đã tham gia thiết lập 14 FTA với 56 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới.
Trong số 13 FTA đã có hiệu lực và đang triển khai, Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là FTA thế hệ mới đầu tiên mà Việt Nam tham gia, Hiệp định UKVFTA với Vương quốc Anh là Hiệp định mới nhất, có hiệu lực từ ngày 1/5/2021. Đây là các FTA thế hệ mới với diện cam kết rộng và mức cam kết sâu.
Ngoài cam kết về tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ, các nước tham gia còn cam kết trên nhiều lĩnh vực khác như mua sắm công, lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp nhà nước, đầu tư…
Đặc biệt, ngày 22/11/2015, các nhà lãnh đạo ASEAN đã ký Tuyên bố Kuala Lumpur chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN, trong đó có Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào ngày 31/12/2015.
Việc tham gia ASEAN và thực hiện các cam kết nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN sẽ góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định cải thiện môi trường luật pháp trong nước, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, cũng như làm cơ sở, tiền đề giúp Việt Nam tham gia các khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương khác.
Ngoài ra, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực giữa ASEAN với 6 nước đối tác (RCEP) đã có hiệu lực. Hiện nay Việt Nam vẫn đang đàm phán một số hiệp định bao gồm Hiệp định giữa Việt Nam và các nước EFTA (Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein); FTA Việt Nam – Israel. Ngoài lợi ích kinh tế, các FTA với các đối tác này cũng góp phần làm phong phú thêm quan hệ thương mại và chính trị của Việt Nam với các nước.
Giai đoạn 2016-2020, theo lộ trình cam kết, phần lớn các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia đều bước sang giai đoạn cắt giảm sâu, xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với phần lớn các dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu.
Trong đó, xét về mức độ cam kết, hầu hết FTA mà Việt Nam đã ký kết thì mức độ tự do hóa về thuế nhập khẩu trung bình khoảng 90% số dòng thuế, trừ Hiệp định ASEAN (ATIGA) là Hiệp định nội khối với mức cam kết tự do hóa xấp xỉ 97%.
Xét về lộ trình, FTA hoàn thành lộ trình sớm nhất là ATIGA (2018), tiếp đó là ACFTA (2020) và AKFTA (2021). Hiện nay, mức độ tự do hóa thuế quan của Việt Nam với các đối tác FTA đã ở mức khá cao.
Trong ATIGA đạt khoảng 93%, ASEAN – Trung Quốc 84% số dòng thuế về 0%, ASEAN – Hàn Quốc 78% và ASEAN – Nhật Bản 62%. Cam kết về thuế nhập khẩu trong hai khuôn khổ FTA thế hệ mới là TPP và Việt Nam – EU có tỷ lệ tự do hóa cao hơn với lộ trình ngắn hơn, hướng tới cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 100% số dòng thuế.
Cụ thể, với EU, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế, tương đương 64,5% kim ngạch nhập khẩu từ EU và sau 10 năm là khoảng 99% số dòng thuế, tương đương 99,8% kim ngạch nhập khẩu từ EU. Đối với số dòng thuế còn lại, Việt Nam sẽ có lộ trình trên 10 năm hoặc dành ưu đãi cho EU trên cơ sở hạn ngạnh thuế quan của WTO.
Trong TPP, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế đối với khoảng 66% số dòng thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực và xóa bỏ đối với 86,5% số dòng thuế sau ba năm hiệp định có hiệu lực. Các mặt hàng còn lại sẽ có lộ trình giảm thuế cơ bản từ 4-10 năm.
Một số mặt hàng đặc biệt nhạy cảm, Việt Nam cam kết lộ trình trên 10 năm hoặc hạn ngạch thuế quan.
2. Tác động của các FTA khu vực và song phương Việt Nam tham gia đối với doanh nghiệp.
Hiện nay, phạm vi đối tác FTA của Việt Nam đã khá rộng và toàn diện, trong 3-5 năm tới sẽ chạm đến các dấu mốc quan trọng của nhiều hiệp định và dần tiến đến tự do hóa thuế quan hầu hết các mặt hàng nhập khẩu với các đối tác thương mại chính.
Khi các cam kết FTA bước vào giai đoạn cắt giảm sâu, đặc biệt các FTA với Mỹ, EU có hiệu lực sẽ thúc đẩy xuất khẩu mạnh hơn, đem đến nhiều cơ hội thu hút nhà đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường cho hàng hóa của TP.HCM, đồng thời giúp đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, tránh phụ thuộc vào các thị trường nguyên liệu truyền thống.
Nhưng với năng lực thực tại như hiện nay, cụ thể quy mô nhỏ, trình độ khoa học công nghệ chưa cao, chất lượng lao động thấp, hiệu quả quản trị doanh nghiệp, kinh nghiệm quốc tế, kiến thức kinh doanh, khả năng tiếp cận thông tin từ thị trường còn hạn chế… cũng chính là bước cản lớn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của TP.HCM khi tiếp cận FTA.
3. Tác động của dịch Covid-19 đối với hoạt động doanh nghiệp.
Theo “Báo cáo tác động của dịch bệnh Covid-19 đối với doanh nghiệp Việt Nam: Một số phát hiện chính từ điều tra doanh nghiệp 2020” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) thực hiện, đại dịch Covid-19 tác động rất tiêu cực đến doanh nghiệp tại Việt Nam.
Cả khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệp FDI) đều bị ảnh hưởng nặng nề.
Trong số các nhóm doanh nghiệp, đối tượng chịu ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn cả là các doanh nghiệp mới hoạt động dưới ba năm và các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, nhỏ.
Tỷ lệ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng ở mức phần lớn hoặc hoàn toàn tiêu cực có xu hướng giảm khi số năm hoạt động của doanh nghiệp gia tăng.
Song vẫn có tới 84% doanh nghiệp tư nhân và 85% doanh nghiệp FDI có trên 20 năm hoạt động chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 ở mức phần lớn hoặc hoàn toàn tiêu cực.
Mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với các doanh nghiệp FDI lớn nhất ở nhóm doanh nghiệp quy mô nhỏ, với 89,3% cho biết chịu ảnh hưởng ở mức phần lớn hoặc hoàn toàn tiêu cực.
Doanh nghiệp FDI ở quy mô lớn là nhóm chịu ảnh hưởng tiêu cực lớn thứ hai, với con số 88%. Tỷ lệ chịu ảnh hưởng tiêu cực của nhóm quy mô vừa và quy mô siêu nhỏ thấp hơn một chút, lần lượt ở mức 87,3% và 87,2%.
Bên cạnh đó, kết quả điều tra cũng cho thấy dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tới việc tiếp cận khách hàng, tiếp đến là bị ảnh hưởng về dòng tiền và nhân công của doanh nghiệp. Chuỗi cung ứng của nhiều doanh nghiệp đã bị gián đoạn.
Một số doanh nghiệp còn bị ảnh hưởng tới các vấn đề khác, từ giảm đơn hàng, giảm sản lượng, phải trì hoãn, giãn tiến độ đầu tư thậm chí hủy dự án đang hoặc sẽ thực hiện. Các doanh nghiệp cũng bị phát sinh thêm chi phí phòng ngừa dịch Covid-19.
Nhiều doanh nghiệp cho hay, họ bị gián đoạn, ngưng trệ hoạt động, thậm chí dừng hoạt động do tình hình dịch và đứng trước bờ vực phá sản bởi thị trường giảm cầu đột ngột, dẫn tới giảm doanh thu cũng như vấp phải những rủi ro về thu hồi nợ, mất khả năng thanh toán.
Theo kết quả điều tra trên (chưa tính đến hậu quả nặng nề của đợt dịch thứ ba năm 2021). Có đến 87,2% doanh nghiệp cho biết, chịu ảnh hưởng ở mức “phần lớn” hoặc “hoàn toàn tiêu cực”, chỉ có 11% doanh nghiệp cho rằng họ “không bị ảnh hưởng gì” và gần 2% ghi nhận tác động “hoàn toàn tích cực” hoặc “phần lớn tích cực”.
Theo nghiên cứu và kinh nghiệm tư vấn của chúng tôi, những doanh nghiệp có hệ thống quản trị chất lượng tốt sẽ dễ dàng vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19 mang lại do hệ thống quản lý của doanh nghiệp tối ưu, dễ dàng thích nghi với mọi rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
Đặc biệt, những doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh trên nền digital marketing thì gần như không bị tác động tiêu cực bởi các chính sách lockdown và dễ dàng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập toàn cầu hiện nay.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu phương pháp xây dựng chiến lược digital marketing nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng trung thành trên nền tảng kỹ thuật số trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
II. Chiến lược digital marketing là yếu tố quyết định sự thành công doanh nghiệp.
1. Chiến lược digital marketing là gì?
Digital marketing hay còn gọi là tiếp thị kỹ thuật số. Đây có thể hiểu là các hoạt động quảng bá cho sản phẩm, thương hiệu nhằm tác động đến nhận thức khách hàng dựa trên nền tảng Internet. Trong nhiều năm qua, digital marketing đã trở thành một phần không thể thiếu trong các chiến lược marketing của các doanh nghiệp.
So với các phương pháp marketing truyền thống thì digital marketing giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng nhanh hơn và nhắm mục tiêu trúng đích hơn.
Bên cạnh đó việc phân bổ chi phí cho digital marketing cũng rất linh hoạt, doanh nghiệp có thể điều chỉnh theo từng giai đoạn của chiến dịch marketing.
Khả năng nhắm mục tiêu chính xác mang lại tỷ lệ mua hàng cao hơn: Việc áp dụng công nghệ máy học và khai thác Big Data (các tập dữ liệu có khối lượng lớn và phức tạp) giúp các nền tảng quảng cáo trên môi trường digital có khả năng tiếp cận chính xác những khách hàng có nhu cầu.
Chi phí quảng cáo được tối ưu hơn: Doanh nghiệp có thể chủ động tăng ngân sách nếu thấy quảng cáo đang hiệu quả, hoặc cũng có thể giảm ngân sách chi tiêu nếu thấy kênh quảng cáo có tỷ lệ sinh lợi (ROI) thấp.
Tốc độ tiếp cận nhanh, độ phủ lớn: Nền tảng digital sở hữu số lượng dữ liệu người dùng khổng lồ thông qua việc thu thập dữ liệu người dùng khai báo hoặc lịch sử hoạt động. Do đó khi thực hiện chiến dịch digital marketing doanh nghiệp có thể tiếp cận đến bất cứ nơi đâu trên toàn thế giới.
Khả năng đo lường hiệu quả: Thông qua các công cụ đo lường, doanh nghiệp có thể xác định chính xác mức độ quan tâm của khách hàng thông qua chỉ số lượt xem video, lượt nhấp, lượt chia sẻ, số lưu lượng truy cập trang web, số lượng tiếp cận bài viết…
Đa dạng loại hình tiếp thị: Có rất nhiều loại hình trên digital marketing để hỗ trợ tiếp thị: SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm); PPC (trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột); content marketing (tiếp thị nội dung – hoạt động marketing của một doanh nghiệp hoặc thương hiệu tập trung vào việc tạo ra và phân phối nội dung có giá trị, liên quan đến sản phẩm/dịch vụ); social media marketing (quá trình tiếp thị nhằm đạt được lưu lượng truy cập lớn hoặc sự chú ý thông qua các trang mạng xã hội); affiliate marketing (tiếp thị liên kết); native advertising (các bài viết quảng cáo của doanh nghiệp được hòa trộn tự nhiên vào nội dung khiến cho khách hàng không nhận ra); marketing automation (tự động hóa tiếp thị là công cụ hoặc phần mềm để truyền tải thông điệp cá nhân đến khách hàng tiềm năng); email marketing (hình thức sử dụng email mang nội dung thông tin về bán hàng, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm đến nhóm khách hàng); online PR (hoạt động PR trên Internet sử dụng các kênh trực tuyến, bao gồm các báo điện tử, blog, công cụ tìm kiếm, chủ đề thảo luận, diễn đàn); sponsored content (quảng cáo có tài trợ); inbound marketing (là việc tạo ra trải nghiệm có giá trị cho người dùng/khách hàng, từ đó tác động tích cực trở lại với công việc kinh doanh của bạn).
2. Quy trình xây dựng chiến lược digital marketing phù hợp cho doanh nghiệp.
a. Tìm hiểu vòng đời khách hàng:
Vòng đời khách hàng (customer life cycle) là một trong những khái niệm marketing quan trọng nhất. Mọi phương pháp marketing hiện đại ngày nay đều được xây dựng dựa trên khái niệm nền tảng này.
Khi quản trị tốt vòng đời khách hàng, doanh nghiệp sẽ có thể tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng tiềm năng. Khiến họ tiếp tục quay lại mua hàng và giới thiệu doanh nghiệp với những người họ quen biết, từ đó giúp doanh nghiệp tăng doanh số đáng kể.
Marketing vòng đời khách hàng là thuật ngữ của việc xác định tất cả các chiến lược mà doanh nghiệp sử dụng để thu hút khách hàng, khiến khách hàng yêu thích, tin tưởng, chuyển đổi, giữ chân và tận dụng với mục đích tăng doanh thu và phát triển thương hiệu.
Tất cả chiến lược như vậy thu hút khách hàng trong suốt hành trình mua hàng của họ. Nói một cách đơn giản, đó là hành trình từ điểm A đến điểm B mà khách hàng thực hiện cho đến khi họ thực hiện giao dịch mua cuối cùng.
b. Các giai đoạn then chốt của hành trình khách hàng.
Bản đồ hành trình khách hàng có thể thiết kế theo các mô hình khác nhau như AIDA, 5A… tùy thuộc vào tính chất ngành và mục tiêu, ưu tiên của doanh nghiệp. Tuy nhiên, một bản đồ hành trình khách hàng thường bao gồm 3 giai đoạn:
Trước khi mua:
– Nhận thức (Brand Awareness): Khách hàng tiếp xúc với sản phẩm, thương hiệu, nhận ra nỗi đau mà họ đang cố gắng khắc phục hoặc một mong muốn mà họ muốn thỏa mãn.
– Xem xét (Brand Consideration): Xem xét, tham khảo các sản phẩm của các thương hiệu khác nhau để đi đến giai đoạn quyết định.
– Quyết định (Brand Decision): Khách hàng chọn một giải pháp tối ưu nhất so với số tiền mà họ bỏ ra.
Với giai đoạn này, khách hàng có thể tương tác chủ yếu với các quảng cáo, trang mạng xã hội, Google Search, website, các trang review hoặc thông qua email marketing của doanh nghiệp.
Trong khi mua:
– Mua hàng (Purchase): Tiến hành mua sản phẩm và thanh toán. Trong thời đại thương mại điện tử lên ngôi, việc mua hàng có thể là bao gồm quá trình đưa sản phẩm vào giỏ hàng và thanh toán online.
– Sử dụng (Use): Khách hàng sẽ tiến hành sử dụng sản phẩm và trải nghiệm nó.
Các điểm chạm ở giai đoạn này thường bao gồm cửa hàng, website, chương trình khuyến mãi, điểm bán hàng… để thúc đẩy, giữ chân khách hàng.
Sau khi mua:
– Chia sẻ trải nghiệm (Advocacy): Khách hàng chia sẻ những nhận xét của mình với người thân, bạn bè hay trên các trang web review dành cho khách hàng.
– Affiliate: Khách hàng có thể trở thành đại lý bán hàng, nhà phân phối sản phẩm của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể tương tác với khách hàng thông qua email marketing, automation marketing hoặc các hoạt động chăm sóc khách hàng để tăng cường mức độ hài lòng.
c. Xây dựng hành trình khách hàng là chìa khóa giúp chinh phục khách hàng khó tính nhất.
Một nghiên cứu từ Aberdeen Group cho thấy, các công ty thực hiện xây dựng bản đồ hành trình khách hàng sẽ đạt mức tăng trưởng vượt trội so với các công ty khác.
Bao gồm tăng 56% doanh thu upsell và cross-sale; giảm 10 lần chi phí dịch vụ khách hàng; tăng 54% lợi nhuận từ các hoạt động marketing (ROMI). Vậy làm cách nào mà bản đồ trải nghiệm khách hàng có thể giúp doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng như thế?
Chìa khóa ở đây chính là thấu hiểu khách hàng. Việc tập trung vào khách hàng đã trở thành một yêu cầu bắt buộc để phát triển doanh nghiệp ngày nay.
Nghiên cứu cũng cho thấy, 86% khách hàng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho một trải nghiệm tốt hơn. Và để tối ưu trải nghiệm đó, doanh nghiệp cần hiểu rõ khách hàng của mình.
Bản đồ trải nghiệm khách hàng chính là chìa khóa mở cánh cửa ấy. Một bản đồ tốt sẽ giúp doanh nghiệp thấu hiểu trải nghiệm khách hàng dưới góc nhìn của chính họ, từ đó đưa ra những cải tiến phù hợp để xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng.
Để có thể định vị được nhu cầu, vấn đề của khách hàng và xây dựng một bản đồ hành trình khách hành chính xác, doanh nghiệp cần thu thập đầy đủ và chi tiết toàn bộ dữ liệu khách hàng của mình bằng bộ câu hỏi 5W1H chân dung khách hàng mục tiêu.
Bản đồ hành trình khách hàng giúp chúng ta xác định được các hoạt động nào mang lại hiệu quả và ngược lại. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể đầu tư nguồn lực vào các kênh có giá trị thay vì lãng phí công sức vào các kênh không mang lại hiệu quả cao.
Thấu hiểu khách hàng là nền tảng để thực hiện cá nhân hóa – mục tiêu mà mọi doanh nghiệp đều hướng đến.
Thông qua các insights đạt được từ bản đồ hành trình khách hàng, các marketer có thể bắt đầu định hướng và phát triển các chiến dịch marketing cá nhân hóa của mình, tối ưu trải nghiệm, đưa doanh nghiệp đến tầm cao mới.
d. Lựa chọn mô hình phù hợp để xây dựng hành trình khách hàng trong chiến lược Digital Marketing tổng thể.
Với mỗi doanh nghiệp, mỗi loại sản phẩm/dịch vụ sẽ có những hành trình khách hàng khác nhau, tuy nhiên nếu gộp chung lại thì sẽ có vài hành trình cơ bản nhất.
Mô hình 01: AIDA
– A (Awareness – nhận thức): Khách hàng mới biết về sản phẩm/dịch vụ, thương hiệu, cửa hàng
– I (Interest – thích thú): Khách hàng tìm hiểu và có thích thú về sản phẩm/dịch vụ, thương hiệu
– D (Desire – khao khát): Khách hàng khao khát và mong muốn sở hữu/trải nghiệm
– A (Action – hành động): Khách hàng ra quyết định sẽ mua, dùng thử, trải nghiệm
Có thể nói AIDA là mô hình hành trình khách hàng đầu tiên và cơ bản nhất, nếu làm marketing, chúng ta phải luôn nắm vững AIDA.
AIDA không chỉ áp dụng trong việc hoạch định chiến lược marketing, nó còn áp dụng trong từng nội dung, video, bài viết, bài thuyết trình, trong cả bán hàng, thuyết phục.
Mô hình 02: ACC
Mô hình hành trình khách hàng ACC của Facebook, khi doanh nghiệp tạo chiến dịch quảng cáo, Facebook sẽ yêu cầu chọn các kết quả mong muốn dựa theo mô hình này.
– A (Awareness – nhận thức): Khách hàng mới biết về sản phẩm/dịch vụ, thương hiệu, của hàng
– C (Consideration – cân nhắc): Khách hàng tìm hiểu, so sánh và cân nhắc giữa các loại sản phẩm/dịch vụ
– C (Conversion – chuyển đổi): Khách hàng ra quyết sẽ mua, dùng thử, trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ
Đây là mô hình đơn giản nhất, cũng là mô hình quảng cáo được gợi ý của Facebook.
Mô hình 03: ACCSR
Đây chính là mô hình hành trình khách hàng ACCSR. Tuy nhiên họ dùng từ Acquisition thay cho Conversion, về nghĩa thì tương tự nhau. Đây là mô hình ACC bổ sung thêm S và R
– S (Service – dịch vụ): Sau khi mua hàng, khách hàng sẽ được chăm sóc bởi một dịch vụ khách hàng (có thể là sản phẩm khó sử dụng, cần hỗ trợ trong quá trình sử dụng, hoặc là dịch vụ chăm sóc để khách hàng không quên thương hiệu.)
– R (Retention – mua lại): Sau khi mua hàng, sử dụng dịch vụ, khách hàng sẽ tiếp tục mua nhiều lần nữa trong tương lai.
Mô hình 04: ACCRA hoặc ACPRA
Đây là phiên bản khác của mô hình ACC, (có nơi thay chữ C cuối là Conversion thành P là Purchase, về ý nghĩa thì như nhau), bổ sung thêm R và A:
– R (Retention – mua lại): Sau khi mua hàng, sử dụng dịch vụ, khách hàng sẽ tiếp tục mua nhiều lần nữa trong tương lai.
– A (Advocacy – giới thiệu): Khách hàng sau khi mua hàng và trải nghiệm dịch vụ, họ thấy thỏa mãn và sẽ giới thiệu chúng ta với bạn bè, người thân của họ.
Mô hình này nếu tách ra theo AIDA sẽ là AIDARA tức là Awareness – Interest – Desire – Action – Retention – Advocacy. Nếu kết hợp AIDARA với ACCSR sẽ ra AIDASRA: Awareness – Interest – Desire – Action – Service – Retention – Advocacy.
Mô hình AIDA mở rộng
Đây chính là mô hình AIDASRA (với Service được thay bằng Support, Retention được thay bằng Loyalty, tuy thuật ngữ khác nhau nhưng ý nghĩa như nhau). AIDASRA có lẽ là mô hình chi tiết nhất, giúp chinh phục khách hàng khó tính nhất
e. Xây dựng hệ thống marketing đa kênh theo hành trình khách hàng để biến người lạ thành khách hàng trung thành.
Hệ thống chiến lược digital marketing đa kênh.
Sơ đồ bên dưới là hệ thống marketing đa kênh, điểm đặt biệt là bây giờ hệ thống này đóng vài trò là trung tâm, còn các kênh truyền thông như mạng xã hội Facebook, Instagram, TikTok, YouTube… cũng như các kênh PR truyền thông trên báo chí, truyền hình, website, content marketing… là những thành tố vệ tinh xung quanh, những vệ tinh này đóng vai trò thu hút khách hàng vào hệ thống trung tâm là “hệ thống marketing đa kênh”.
Khi một trong các kênh vệ tinh bị “chết” thì các kênh khác vẫn có traffic khách hàng tiềm năng đổ vào hệ thống, như vậy công việc kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn diễn ra bình thường và đặc biệt là bạn không bị phụ thuộc hoàn toàn vào bất cứ kênh truyền thông nào cả.
Tính năng nổi bật hệ thống chiến lược digital marketing đa kênh.
Trước đây, để sở hữu hệ thống marketing đa kênh này thì doanh nghiệp phải chi rất nhiều tiền, có khi lên đến vài trăm triệu đồng.
Tuy nhiên gần đây, sự phát triển của công nghệ marketing, sự trỗi dậy của các nhà phát triển phần mềm marketing làm cho giá thành hệ thống này rẻ hơn khá nhiều, với con số chỉ dưới 10 triệu là doanh nghiệp có thể sở hữu hệ thống digital marketing đa kênh chuyên nghiệp với tính năng cao cấp như sau:
– Tự động hoá hoạt động tiếp thị: Gửi thông điệp đến đối tượng mong muốn qua nhiều kênh khác nhau hoàn toàn miễn phí.
– Quản lý dữ liệu tập trung: Sắp xếp, phân loại, thống kê và quản lý tập trung tệp khách hàng từ tất cả kênh online của doanh nghiệp.
– Quản lý giao tiếp khách hàng: Xây dựng luồng tương tác tự động, lịch chăm sóc và bán hàng tự động qua nhiều kênh khác nhau như Facebook Messenger, Email… trên một công cụ.
– Báo cáo và phân tích tập trung: Quản lý, báo cáo và phân tích tập trung dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, phân loại dễ dàng, đồng nhất.
– Tăng hiệu quả marketing 3X: Nhận biết khách hàng, phân loại khách hàng, thấu hiểu khách hàng ngay từ những tương tác đầu tiên. Tăng tỷ lệ chuyển đổi trên mỗi khách hàng tiếp cận.
– LiveChat: Quản lý comment, inbox trên một cửa sổ, phân sale tự động, đánh giá hiệu quả từng sale. Tin nhắn mẫu giúp sale trả lời nhanh
– Tương tác: Tổ chức sự kiện tương tác, mini game thu hút khách hàng tiềm năng
III. KẾT LUẬN.
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, chiến lược digital marketing là giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường quốc tế với chi phí rẻ nhất và dễ dàng vượt qua khó khăn do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược digital marketing đa kênh không nên phụ thuộc vào một kênh digital marketing, một kênh bán hàng duy nhất.
Chúng tôi từng tư vấn cho một doanh nghiệp kinh doanh ngành thiết bị y tế. Doanh nghiệp này những năm trước đây kinh doanh rất thuận lợi và kênh bán hàng chính là dựa vào Facebook, có những tháng tiền quảng cáo Facebook lên đến hàng tỷ đồng, doanh thu từ quảng cáo Facebook lên đến hàng chục tỷ đồng.
Tuy nhiên, đến đầu năm 2020, Facebook bắt đầu “trảm” hàng loạt tài khoản quảng cáo ở Việt Nam. Tài khoản cũ hay mới đều bị trảm hết, sau một đêm bay sạch dàn Fanpage, tài khoản… khiến công việc kinh doanh điêu đứng, công ty lâm vào cảnh bên bờ vực phá sản.
Nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam cũng rơi vào trường hợp tương tự, phụ thuộc hơn 90% vào quảng cáo Facebook liền bị điêu đứng vì không chạy quảng cáo được, không bán hàng được mà vẫn phải nuôi bộ máy vận hành và lượng hàng tồn kho ngày càng lớn.
Nhiều doanh nghiệp từng kinh doanh rất tốt nhờ quảng cáo Facebook đã biến mất trong khoảng thời gian gần hai năm này.
Do đó, xây dựng hệ thống marketing đa kênh, hệ thống có vai trò là trung tâm kết nối các kênh digital marketing để kéo lưu lượng truy cập (traffic) về, sau đó dùng chiến lược hành trình khách hàng để nuôi dưỡng, từ đó biến người lạ thành khách hàng trung thành.
Đây là chiến lược kinh doanh, theo chúng tôi, phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay.
(Bài viết được dẫn nguồn và viết theo ngôn ngữ riêng của Trang Doanh nhân Sài Gòn).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nhóm 3 công ty từ Singapore sẽ nhận chuyển nhượng gần 36% vốn của công ty F&B Golden Gate từ một nhóm cổ đông hiện hữu.
Công ty cổ phần Thương mại Dịch vụ Cổng Vàng (Golden Gate) vừa thông báo về các giao dịch chuyển nhượng cổ phần của người có liên quan dẫn đến thay đổi lớn về tỷ lệ sở hữu.
Theo đó, tổ chức Prosperity Food Concepts Pte. Ltd đăng ký bán hơn 2,5 triệu cổ phần nhằm thoái toàn bộ 32,9% vốn tại Golden Gate. Cổ đông này đang có 2 người nội bộ là thành viên HĐQT Thomas Lanyi và Rodrigues Carl Peter.
Ngoài ra, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trần Việt Trung dự kiến bán 161.871 cổ phần (tương đương thoái 2,12% vốn Golden Gate) trong tổng số 337.891 cổ phần đang sở hữu.
Phó tổng giám đốc Nguyễn Xuân Tường sẽ bán 69.373 cổ phần (tương đương thoái 0,9% vốn Golden Gate) trong tổng số 304.115 cổ phần đang sở hữu.
Như vậy tổng khối lượng thoái vốn của 3 cổ đông trên vào khoảng 2,74 triệu cổ phần, tương ứng với với chuyển nhượng 35,95% vốn Golden Gate. Tất cả giao dịch sẽ được thực hiện bằng phương thức thỏa thuận từ 15/3 đến 13/4.
Ở chiều ngược lại, trước đó công ty thông báo miễn chào mua công khai số lượng lớn cho một nhóm nhà đầu tư Singapore bằng hình thức mua lại từ nhóm 3 cổ đông bên trên.
Cụ thể, Seletar Investments Pte Ltd (trực thuộc quỹ đầu tư Temasek Holdings của Chính phủ Singapore) dự kiến mua gần 1,54 triệu cổ phần phổ thông. Tiếp đến là Seatown Private Capital Master Fund muốn mua 768.431 cổ phần và Periwinkle Pte Ltd. sẽ mua 436.358 cổ phần Golden Gate.
Trước khi có giao dịch thỏa thuận lớn giữa nhóm 6 cổ đông bên trên thì công ty cũng ghi nhận một giao dịch khác.
Cuối năm 2021, Tổng giám đốc Đào Thế Vinh cũng đã chuyển nhượng 371.139 cổ phần (tương đương 4,86% vốn) để giảm sở hữu còn 390.458 cổ phần (tương ứng 5,115% vốn).
Golden Gate là doanh nghiệp được sáng lập vào năm 2005 bởi ba doanh nhân là ông Thế Vinh, Xuân Tường và Việt Hồng.
Khởi đầu chỉ với thương hiệu Ashima, đến nay Golden Gate đã trở thành chuỗi nhà hàng ẩm thực lớn nhất nước với hệ thống gồm hàng chục thương hiệu khác nhau như Ashima, Kichi Kichi, Gogi, Sumo BBQ, Hutong hay Vuvuzela…
Hệ thống nhà hàng này phát triển nhanh trước khi chịu áp lực suy giảm do đại dịch Covid-19. Giai đoạn trước năm 2018, công ty ghi nhận tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân đạt hơn 58%/năm và lợi nhuận tăng bình quân trên 42%/năm.
Năm 2019, quy mô công ty tiếp tục được mở rộng lên 350 cửa hàng trên toàn quốc với gần 30 thương hiệu. Doanh thu thuần hợp nhất 4.776 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế kỷ lục 321 tỷ đồng, tăng 19%.
Đại dịch Covid-19 đã bắt đầu ảnh hưởng đến toàn hệ thống này trong năm 2020 khi doanh thu sụt gần 5% về mức 4.559 tỷ đồng, lần đầu tăng trưởng âm trong hơn một thập kỷ qua. Chi phí hoạt động tăng mạnh khiến lợi nhuận sau thuế giảm mạnh 79% chỉ còn 65 tỷ đồng.
Đáng chú ý vào cuối năm 2021, Golden Gate thực hiện thương vụ phát hành 493,7 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm với lãi suất cố định 11,5%/năm. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và có tài sản đảm bảo.
Tài sản đảm bảo là 573.372 cổ phần của Golden Gate. Theo chứng thư thẩm định giá do Công ty CP Định giá và Tư vấn Đầu tư Quốc tế ban hành ngày 30/8, giá trị một cổ phần Golden Gate là 1.953.359 đồng.
Tạm tính theo mức định giá trên, với tổng cộng hơn 7,6 triệu cổ phần đang lưu hành, Golden Gate được định giá ở mức 14.845 tỷ đồng (tương đương hơn 650 triệu USD).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Độ tuổi người tiêu dùng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử đã được mở rộng, họ dành nhiều thời gian trên các nền tảng thương mại điện tử hơn, sẵn sàng đặt hàng với số lượng và giá trị lớn hơn.
Lazada Việt Nam phối hợp cùng các chuyên gia thực hiện nghiên cứu và vừa công bố phát hành Báo cáo Toàn cảnh ngành Thương mại điện tử (TMĐT) chủ đề “Thương mại điện tử năm 2021: Thích ứng và nhanh chóng vượt trở ngại từ Covid-19”.
Báo cáo cũng chỉ ra các xu hướng đã diễn ra trong năm 2021 từ số liệu thu thập trên các nền tảng thương mại điện tử, bao gồm: xu hướng hưởng ứng các hoạt động Shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí), mua sắm hàng bách hóa trên sàn thương mại điện tử, sự gia tăng về số lượng nhà bán hàng mới, sự đầu tư mạnh mẽ vào các hệ thống logistics (hậu cần) nội bộ, cũng như các hoạt động trách nhiệm xã hội.
Phân tích sâu vào những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng năm 2021, báo cáo ghi nhận độ tuổi người tiêu dùng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử đã được mở rộng, họ dành nhiều thời gian trên các nền tảng thương mại điện tử hơn, sẵn sàng đặt hàng với số lượng và giá trị lớn hơn.
Cụ thể, 58% người tiêu dùng Việt cho rằng họ sẽ tiếp tục mua sắm hàng bách hóa trên nền tảng thương mại điện tử bởi sự tiện lợi và thói quen này sẽ vẫn duy trì với 53% thừa nhận rằng mua hàng bách hóa trực tuyến đã trở thành một phần trong cuộc sống của họ.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt Nam cũng sẵn sàng chi tiêu trực tuyến nhiều hơn. Dữ liệu cho thấy tỷ lệ người tiêu dùng trực tuyến mua sắm trên 5 triệu đồng trong năm 2020 tăng lên đáng kể so với năm 2019.
Nhờ phân tích những thay đổi trong đối tượng nhà bán hàng, các nền tảng thương mại điện tử đã thu hút nhiều nhà bán từ ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG (tương quan với nhu cầu gia tăng) và nhà bán phi thành thị hơn trước.
Báo cáo cũng đưa ra nhiều sáng kiến từ các nền tảng thương mại điện tử nhằm hỗ trợ, giữ chân nhà bán hàng, đồng thời giúp họ nắm bắt những khác biệt cốt lõi giữa kinh doanh trực tuyến (online) và ngoại tuyến (offline).
Trong đó, sự khác biệt cơ bản giữa kinh doanh trực tuyến và ngoại tuyến chính là trải nghiệm và kết nối.
Không giống với mua sắm ngoại tuyến, người mua có thể “sờ tận tay, nhìn tận mắt” sản phẩm, môi trường trực tuyến cần nhiều nỗ lực hơn từ các nhà bán hàng để xây dựng “kết nối ảo” với khách hàng.
Và chiến lược Shoppertainment – mua sắm kết hợp giải trí – với nhiều hoạt động đa dạng như livestream, trò chơi trực tuyến, đánh giá sản phẩm thực tế…, chính là “chìa khóa” giúp thương hiệu và nhà bán hàng tháo gỡ được nút thắt này.
Các yếu tố tạo dựng sự khác biệt cho các nền tảng bao gồm: sức mạnh từ việc đầu tư bài bản vào hệ thống cơ sở hạ tầng logistics nội bộ, hay các sáng kiến vì xã hội và cộng đồng.
Điển hình như việc duy trì giao hàng trong khoảng thời gian giãn cách nghiêm ngặt từ tháng 7 đến tháng 9/2021 đã hỗ trợ cải thiện sự hài lòng của người tiêu dùng; và những nhận định như “có trách nhiệm”, “nhân ái” hoặc “đạo đức” sẽ giúp các nền tảng thương mại điện tử để lại thiện cảm lâu hơn trong tâm trí người tiêu dùng.
Theo Lazada, để duy trì cơ hội tăng trưởng doanh số bán hàng trực tuyến, người bán hàng mới hoặc đã tham gia kinh doanh trên sàn thương mại điện tử nên xem xét các xu hướng được dự báo.
Các phương thức bán hàng sử dụng nội dung tương tác cao, giao tiếp kết nối trực tiếp với người tiêu dùng như livestream (phát trực tiếp), trải nghiệm gian hàng ảo, hoạt động Shoppertainment sẽ giúp thúc đẩy doanh số bán hàng. Doanh thu từ bán hàng qua livestream được dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022.
Nội dung do người dùng sáng tạo sẽ trở nên quyền lực hơn bao giờ hết: Với sự gia tăng của nhiều nền tảng mạng xã hội có tương tác cao và xu hướng để lại bài đánh giá (review), việc thu hút người dùng chia sẻ thêm các nội dung/nhận xét liên quan đến thương hiệu hoặc sản phẩm sẽ giúp tối ưu hoá kết nối và hỗ trợ quá trình quyết định mua hàng.
Tận dụng cả kênh trực tuyến và truyền thống, sử dụng các công cụ tiếp thị trực tuyến có sẵn cũng như gói hỗ trợ từ nền tảng thương mại điện tử là cách giúp nhà bán tiết kiệm chi phí khi mở rộng hoạt động kinh doanh trực tuyến.
Sự đa dạng hoá phương thức thanh toán mang lại trải nghiệm mua sắm tiện lợi và an toàn: Để tăng cường sự tiện lợi cho người tiêu dùng, thanh toán bằng ví điện tử đang trở nên phổ biến hơn và có khả năng chiếm ưu thế hơn phương thức thanh toán khi nhận hàng (COD) trong thời gian tới.
Cá nhân hoá nội dung và điểm chạm trong hành trình mua sắm sẽ là chìa khoá để thu hút sự chú ý và giữ chân người tiêu dùng.
Các nền tảng thương mại điện tử như Lazada đã đầu tư vào AI và công nghệ để tổng hợp và xử lý thông tin, từ đó thấu hiểu khách hàng hơn và thiết kế những trải nghiệm riêng dành cho họ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu các nội dung như Big Idea là gì, một vài cách đơn giản để phát triển Big Idea, Big Idea của Dove qua chiến dịch Dove “Vẻ đẹp thực sự”.
Đối với hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là trong một thời đại mà mọi yếu tố về thị trường đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, đổi mới hay các Big Idea được xem là huyết mạch thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp.
Trong khi có không ít các ý kiến cho rằng việc tìm kiếm các Big Idea hay ý tưởng lớn là công việc hết sức khó khăn và tốn kém, sự thật lại diễn ra theo những cách khác, vậy thực sự thì Big Idea là gì và áp dụng nó như thế nào?
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài.
Big Idea của thương hiệu Dove qua chiến dịch Dove “Vẻ đẹp thực sự” là gì?
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Big Idea là gì?
Big Idea trong tiếng Việt có nghĩa là Ý tưởng lớn.
Thường được sử dụng trong phạm vi kinh doanh và marketing, khái niệm Big Idea được sử dụng để đề cập đến việc thương hiệu hay doanh nghiệp đang tìm kiếm và xây dựng một ý tưởng kinh doanh đầy tính mới mẻ, sáng tạo và mang tính bao quát.
Trong Marketing và quảng cáo, Big Idea đại diện cho những nỗ lực truyền thông của thương hiệu, sản phẩm hoặc một ý niệm nào đó đến công chúng, mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là gây ảnh hưởng và để lại những ghi nhớ trong tâm trí của người tiêu dùng.
Đối với một kênh (channel) hoặc chiến dịch truyền thông cụ thể, các ý tưởng lớn (mang tính chiến lược) thường mang tính bao quát và làm định hướng chung cho toàn bộ các chiến thuật có liên quan khác.
Dù cho được thực hiện ở đâu và bằng cách nào, mục tiêu cuối cùng của các Big Idea là kết nối tất cả các hoạt động truyền thông ở bên dưới lại theo những cách dễ hiểu và có ý nghĩa thực sự với các nhóm đối tượng mục tiêu.
Một vài cách đơn giản để tìm kiếm và phát triển Big Idea.
Một khi bạn đã có thể hiểu Big Idea là gì, bước tiếp theo bạn cần làm là tìm kiếm và phát triển chúng, dưới đây là một số cách đơn giản để bạn có thể bắt đầu.
1. Chạy các bản thử nghiệm nhỏ.
Tương tự như những gì mà thuật ngữ ‘thử nghiệm’ có trong phạm vi khoa học, các thử nghiệm dủ là nhỏ cũng có thể là chìa khóa để mở ra những ý tưởng mới.
Khi được thành lập vào năm 1999, ý tưởng ban đầu của Zappos (một thương hiệu bán giày trực tuyến) là muốn chay một cuộc thử nghiệm để xem liệu mọi người có sẵn sàng mua giày qua internet hay không.
Dựa trên những thành công trước đây của mình với digital marketing, cùng nhiều các nghiên cứu khác nhau, các nhà sáng lập của thương hiệu đã có thể xác thực rằng Zappos hoàn toàn có thể thành công với việc bán giày trực tuyến.
Bằng cách nhanh chóng mở rộng quy mô sau thử nghiệm, thương hiệu này đã bán lại cho Amazo với giá hơn 1 tỷ USD vào năm 2009.
Trong trường hợp của Zappos, vì ban đầu họ không chắc chắn việc những gì họ nghĩ thực sự đủ tiêu chuẩn của một ý tưởng lớn, thông qua các thử nghiệm với mô hình nhỏ, họ đã có thể biến một giả thuyết thành một doanh nghiệp rất thành công.
Thử nghiệm một ý tưởng kinh doanh ở quy mô nhỏ cho phép bạn thăm dò nhu cầu của thị trường, điều có thể giúp bạn hạn chế rất nhiều rủi ro trước khi quyết định mở rộng quy mô.
2. Hãy luôn “tò mò”.
Với hầu hết các doanh nhân thành công trên thế giới, sự thành công của họ thường là kết quả của một quá trình nỗ lực lâu dài với những tò mò ban đầu.
Họ luôn cố gắng tìm kiếm thêm thông tin và tìm đủ mọi cách để trả lời cho tất cả các băn khoăn của họ với những gì đang diễn ra trên thị trường.
Thông thường, vì những tò mò của họ cùng với hàng loạt câu hỏi luôn ngự trị trong đầu, những ý tưởng mới và lớn sẽ bắt đầu nảy sinh.
Vì tò mò và mong muốn có một phương thức thanh toán tiện và nhanh hơn, Elon Musk đã tạo ra Paypal, hay vì mong muốn mọi người có thể tìm kiếm mọi thứ nhanh hơn, Sergey Brin và Larry Page sau đó đã tạo ra đế chế Google Search.
Những doanh nhân có tính cách tò mò là những người luôn sẵn lòng và muốn học hỏi những điều mới ngay cả về những chủ đề nằm ngoài lĩnh vực chuyên môn bình thường của họ. Họ yêu thích và niềm nở với học tập, họ luôn sẵn sàng để có những ý tưởng mới.
3. Sự đa dạng trong quan điểm cũng là chìa khoá cho các Big Idea.
Là một phần mở rộng của khái niệm tò mò và khiêm tốn, những nhà lãnh đạo thành công thường “lấy” những ý tưởng lớn của họ từ những người mà họ hay tương tác.
Nó có thể đến từ các khách hàng hiện tại, từ đối tác, từ những khách hàng khó tính hay thậm chí là đến từ cả những đối thủ cạnh tranh.
Ý tưởng cho một trong những bộ phim đình đám mang tên Fantasia của Disney xuất hiện khi ông tình cờ gặp nhạc trưởng người Anh Leopold Stokowski và mời ông cùng dùng bữa.
Một cuộc trò chuyện cởi mở về âm nhạc cuối cùng đã cho ra đời Fantasia với phần âm nhạc do Stokowski chỉ đạo.
Với tư cách là một nhà lãnh đạo, bạn nên sẵn lòng đón nhận nhiều ý kiến từ nhiều góc nhìn khác nhau, từ những nhận xét tích cực để cả những điều tiêu cực, từ cả những người bạn thích giao tiếp đến cả những người không.
Bởi vì ý tưởng lớn hay Big Idea tiếp theo của bạn có thể đến từ bất cứ nơi đâu và bất cứ hoàn cảnh nào, việc luôn chào đón những ý tưởng dù chỉ là tiềm năng sẽ giúp bạn khám phá ra những con đường mới tốt đẹp và bền vững hơn.
Big Idea của thương hiệu Dove qua chiến dịch Dove “Vẻ đẹp thực sự” là gì?
CFRB – Campaign for real beauty (Chiến dịch tôn vinh vẻ đẹp thật sự) của nhãn hàng Dove do Ogilvy tư vấn là một chiến dịch toàn cầu nhằm thay đổi suy nghĩ của người phụ nữ về vẻ riêng của mình.
Nhưng khi đưa về VN, Ogilvy & Mather và Ogilvy PR đã “nhúng” vào một trường xúc cảm đầy nhân văn. Hãy nghĩ về vẻ đẹp của những người mẹ, người chị, hay người yêu, người mẹ anh hùng trong những tháng ngày đổ máu của Việt Nam (VN), hay cô bạn “Xách ba lô mà đi” rong ruổi hết 25 vùng lãnh thổ ở độ tuổi 20?
Một vài phút nghĩ về những người phụ nữ ta biết, ai cũng khó tránh khỏi mong muốn ca ngợi và tôn vinh những vẻ đẹp ấy.
Ảnh hưởng bởi phong kiến, người phụ nữ trước đây gắn chặt niềm tin vào thước đo vẻ đẹp của xã hội, ngại thừa nhận rằng mình đẹp trước mọi người.
Nhưng người VN cũng dần phát hiện và không ngừng ca ngợi vẻ đẹp tự nhiên của người phụ nữ trong văn học, âm nhạc và cả nhiếp ảnh.
Tinh thần “Tôn vinh vẻ đẹp thật sự” và mong muốn làm cho những người phụ nữ yêu thương “tin rằng mình đẹp” vốn đã âm ỉ trong chúng ta, chỉ cần thêm một cú kích để tự nó len lỏi và lay động lòng người.
Cánh chim bồ câu khổng lồ chính là Ý tưởng lớn (Big Idea) của chiến dịch, là công cụ quyền lực giúp người làm truyền thông chuyên chở thông điệp “Người phụ nữ nào cũng đẹp, đó là vẻ đẹp tự nhiên của họ”.
Tháng 3 năm 2006, nhãn hàng Dove đã công bố trong những họp báo ở Hà Nội và Hồ Chí Minh một con số ấn tượng: “Chỉ có 1% phụ nữ VN tin rằng mình đẹp”.
Câu trả lời từ nghiên cứu tại 10 quốc gia Châu Á của chính những người trong cuộc làm cho không khí cuộc họp báo trở nên sôi nổi.
Xin được đề cập đến hai trong số khách mời mà người viết tâm đắc nhất: ca sĩ Siu Black và nhà báo/nhà thơ Lê Minh Quốc. Với Siu Black, hẳn là bạn có thể hình dung cách mà thông điệp muốn truyền tải qua “tính cách của Siu”.
Cô nói rằng nếu bị ép buộc xuất hiện trên sân khấu với bề ngoài mà mọi người quen cho là đẹp, cô sẽ không thể hát được vì đã đánh mất sự tự nhiên, thoải mái và niềm tin vào chính mình.
Còn nhà thơ Lê Minh Quốc, đồng thời là nhà báo của báo Phụ nữ TPHCM, anh đã từng xuất bản tác phẩm “Gái đẹp trong tôi” gồm những bài ký khắc họa lại những suy nghĩ, cảm nhận của anh trong hành trình tiếp xúc, cảm nhận về những người phụ nữ.
Các anh chị phóng viên không chỉ nghe và viết lại thông tin như các họp báo thông thường mà còn thảo luận nhiệt tình với khách mời, tạo ra hiệu quả truyền thông bất ngờ sau đó.
“Già” và “đẹp lão” là 1 phần trong Big Idea của Dove
Một tháng sau khi công bố con số 1% và khởi động diễn đàn, đã có 88.000 phiếu tham dự gửi về từ Hà Nội và TPHCM tham gia diễn đàn Vẻ đẹp thật sự (VĐTS) và hơn 70% đã đồng ý rằng cần phải có định nghĩa mới về vẻ đẹp vì vẻ đẹp thực sự không chỉ phụ thuộc vào dáng dấp, tuổi tác hay vẻ bề ngoài.
Người ta bắt đầu thấy những tấm panô ngoài đường và mấy miếng thẻ tròn trong các quán café có hình một người phụ nữ lớn tuổi với làn da sạm màu đầy nếp nhăn, bên cạnh là hai lựa chọn để người xem bỏ phiếu: “Đẹp lão” hay “Già”.
Tương tự như vậy với chuỗi hình ảnh về một cô nàng có mái tóc ngắn cũn như con trai, một phụ nữ khá đẫy đà, và một cô gái được chụp ngang, “trước sau như một”.
Hoạt động này cùng với lời tuyên bố con số 1% trước đó đã làm dấy lên câu hỏi về định nghĩa của “Cái đẹp” dưới góc nhìn của nhiều nhóm người trong xã hội.
Sức mạnh của “tiếng nói thứ ba”
Khi dư luận trở nên quan tâm đến những lựa chọn tích cực và tiêu cực trong việc nhìn nhận Cái đẹp, cuộc thi chụp ảnh nghệ thuật “Tôn vinh vẻ đẹp người phụ nữ VN” được phát động từ Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh VN (NSNAVN) – tổ chức hoạt động dưới sự bảo trợ của chính phủ từ những năm chống Mỹ 1965 đến nay.
Cuộc thi với sứ mạng tìm lại sự tự tin cho người phụ nữ được đón nhận nồng nhiệt bởi những người yêu nghệ thuật.
Riêng lượng ảnh dự thi thu về từ các nghệ sĩ trong Hội đã đạt con số 17.500 bức, gấp 3 lần các cuộc thi của Hội trước đây.
Trong đó, có cả những bức ảnh rất nghệ thuật từ thời chiến tranh – một trong những điều khiến người tổ chức ngạc nhiên và không khỏi tự hào khi nhớ lại.
Song song đó một nguồn ảnh khác cũng được huy động từ hoạt động activation tại các booth đặt ở siêu thị, trường đại học, cao ốc cùng lời ngỏ: Khi bạn đồng ý được chụp hình chính là bạn đang ủng hộ thông điệp “Tôn vinh vẻ đẹp thật sự của người phụ nữ”.
Cùng lúc đó, thông tin về “Album khổng lồ” xuất hiện trên báo chí với lời kêu gọi hình ảnh từ chính chị em phụ nữ qua kênh bưu điện và qua email dưới dạng một blog trên mạng.
Thu hút được sự hưởng ứng không chỉ đông đảo mà còn chân thành của đa dạng các “tiếng nói thứ ba” như Hội nhiếp ảnh, người nổi tiếng, chuyên gia tâm lý, công chúng nhiều lứa tuổi và tầng lớp, câu chuyện về con số 1% ấy vẫn chưa dừng lại.
Kết luận.
Bằng cách liên tục chạy các thử nghiệm nhỏ, liên tục nghiên cứu các hành vi mới của khách hàng và bối cảnh của thị trường, hiểu bản chất của Big Idea là gì, thương hiệu có nhiều cách hơn để phát triển chiến lược của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Tính năng mang tên Blind Date (Hẹn hò giấu mặt) được chờ đợi sẽ đem lại nhiều trải nghiệm mới cho những người dùng ứng dụng hẹn hò Tinder.
Theo đó Blind Date giúp kết nối các thành viên trước khi cho phép họ xem hồ sơ của nhau, tạo ấn tượng đầu tiên bằng cuộc trò chuyện nhanh chứ không phải những bức ảnh được đăng tải.
Sau khi trò chuyện, nếu cả hai quyết định “quẹt phải” thì mới có thể xem được hồ sơ và hình ảnh của đối phương.
Cách thức hoạt động của tính năng này khá đơn giản. Các thành viên sẽ trả lời một loạt câu hỏi ngắn trước khi chính thức được ghép nối với nhau dựa trên những điểm chung.
Sau đó, thành viên sẽ tham gia một cuộc trò chuyện có giới hạn thời gian và không biết bất kỳ thông tin chi tiết nào về đối phương ở bên kia màn hình và trả lời các câu hỏi ngắn như, “Mặc áo sơ mi ____ lần mà không giặt” và “Tôi ăn sốt cà chua cùng _____. ”
Ông Kyle Miller, Phó chủ tịch mảng Đổi mới Sản phẩm tại Tinder chia sẻ: “Một cuộc trò chuyện sẽ trở nên thực sự đặc biệt khi không có bất kỳ thành kiến nào trước đó qua những bức ảnh hồ sơ, và điều đó sẽ giúp khai sáng những nét cá tính riêng biệt của mỗi người.
Chúng tôi tin rằng tính năng này sẽ mang đến một cách thức tương tác vui nhộn và tạo kết nối hoàn toàn mới trên Tinder. ”
Tinder lần đầu tiên được ra mắt tại một trường đại học vào năm 2012 và hiện nay đã trở thành ứng dụng làm quen và gặp gỡ bạn mới phổ biến nhất trên toàn thế giới. Ứng dụng hiện có mặt tại 190 quốc gia với hơn 40 ngôn ngữ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Chuyên gia marketing chia sẻ 3 câu hỏi giúp marketer dùng Big data tạo ra giá trị cho người tiêu dùng, từ đó có được lợi thế cạnh tranh bền vững trên thị trường.
Chứa đựng tiềm năng khổng lồ cho marketing, Big Data (Dữ liệu lớn) thu hút sự chú ý của marketer khi có thể giải đáp hai câu hỏi “đau đầu” trong xây dựng chiến lược bán hàng. Đó là:
(1) Ai sẽ mua hàng lúc nào với mức giá ra sao?
(2) Chúng ta có thể kết nối những gì khách hàng nghe, đọc, và nhìn thấy với những gì họ sẽ mua và tiêu thụ không?
Theo Giáo sư chuyên ngành Marketing tại Ivey Business School (Canada) – Niraj Dawar thì dự đoán lần mua sắm tiếp theo của người tiêu dùng sẽ là yếu tố quan trọng khi tìm lời giải cho hai câu hỏi trên.
Trên thực tế, marketer dựa vào big data để tìm hiểu sâu và phác thảo chi tiết chân dung của từng người tiêu dùng (personas).
Họ sẽ ghi nhớ mọi nguồn tin tức khách hàng ưa đọc, phân tích kỹ thói quen mua sắm, cũng như phân loại các nhóm sở thích, cảm hứng lẫn khát khao của khách hàng tiềm năng. Khi có được những chân dung chi tiết về từng người tiêu dùng, marketer sẽ dự đoán được ý định mua sắm tiếp theo của họ.
Tuy nhiên, Niraj Dawar cho rằng việc giành được quyết định mua hàng tiếp theo của khách hàng chỉ mang đến lợi thế chiến thuật ngắn hạn.
Và khi các doanh nghiệp cạnh tranh đều có đủ năng lực dự đoán chính xác lần “rút ví” tiếp theo của khách hàng, thì các marketer sẽ cạnh tranh lợi nhuận với nhau ở vùng biên thanh toán. Cuộc chạy đua ngắn hạn này không đảm bảo được lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp về dài hạn.
Vì vậy, tác giả của quyển TILT: Shifting your Strategy from Products to Customers (tạm dịch: TILT: Chuyển chiến lược của bạn từ Sản phẩm sang Người tiêu dùng) – Niraj Dawar gợi ý doanh nghiệp chỉ nên kỳ vọng đạt lợi nhuận trên mức trung bình trong cuộc đua doanh số. Hãy chọn đứng giữa những đối thủ bị rơi lại phía sau và những doanh nghiệp lớn đã vượt lên dẫn đầu cuộc chơi.
Thay vào đó, doanh nghiệp sẽ có được lợi thế cạnh tranh bền vững khi chuyển hướng tư duy khai thác Big data theo hướng giải đáp các câu hỏi chiến lược, liên quan đến sự gắn kết, trung thành và mối quan hệ lâu dài với người tiêu dùng.
Big data của bạn sẽ không đơn thuần cung cấp thông tin về yếu tố thúc đẩy khách hàng mua sắm tiếp, mà cần phân tích sâu yếu tố giúp nuôi dưỡng sự trung thành của khách hàng.
Bạn không nên chỉ dừng lại ở mục tiêu xác định mức giá khách hàng sẽ sẵn lòng chi trả trong lần mua sắm kế tiếp, mà hãy hướng đến giá trị sẽ theo khách hàng suốt cuộc đời.
Và đừng chỉ quan tâm đến yếu tố thu hút khách hàng của công ty đối thủ, mà hãy nghĩ đến giải pháp ngăn khách hàng của mình chuyển sang sản phẩm của đối thủ cạnh tranh khi đối phương áp dụng mức giảm giá tốt hơn.
Nói cách khác, doanh nghiệp cần chuyển từ tư duy “dữ liệu lớn có thể làm gì cho công ty” sang “dữ liệu lớn có thể làm gì cho người tiêu dùng”.
Thông tin từ Big data sẽ giúp doanh nghiệp cải tiến gia tăng giá trị do sản phẩm, dịch vụ hiện tại hoặc tạo ra một dòng sản phẩm, dịch vụ hoàn toàn mới.
Về cải tiến chất lượng dịch vụ, ví dụ phổ biến hiện nay là công cụ gợi ý, so sánh sản phẩm trên các trang thương mại điện tử như Amazon, Netflix. Công cụ này trước hết giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian lựa chọn sản phẩm.
Ngoài ra, công cụ này còn chạm vào nhu cầu sâu xa hơn của người mua. Đó là nhu cầu muốn biết “tôi có thể rút kinh nghiệm gì từ các khách hàng khác không?”, “làm sao tôi có thể so sánh quyết định mua sắm của mình với người khác?”.
Mặt khác, Big data còn giúp tạo ra những startup có tư duy khai thác dữ liệu mới như:
Startup Opower cho phép khách hàng chia sẻ các hóa đơn sinh hoạt hàng tháng với bạn bè trên Facebook. Điều này giúp người tiêu dùng so sánh mức sử dụng nhiên liệu của mình với bạn bè, người thân.
Startup INRIX thu thập dữ liệu di chuyển từ điện thoại di động của người tiêu dùng và các nguồn thông tin khác để cung cấp báo cáo giao thông theo thời gian thực tế.
Startup Zillow kết hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để tổng hợp thành tin tức cập nhật liên quan đến lĩnh vực bất động sản như: thuộc tính nhà đất, các mức giá, các vị trí cạnh tranh… đến người mua, người bán và người môi giới bất động sản.
Cả Opower, INRIX và Zillow đều là ba công ty thuần phát triển dựa trên dữ liệu lớn. Thành công của họ là dấu hiệu đánh thức dành cho các doanh nghiệp khác, rằng: ngày nay, không thể kinh doanh mà thiếu dữ liệu.
Ba câu hỏi thay đổi tư duy khai thác Big data.
Để xác định xem lượng dữ liệu lớn của công ty hiện tại có thể tạo ra giá trị cho khách hàng không, giáo sư Niraj Dawar gợi ý bạn trả lời 3 câu hỏi sau:
1/ Loại thông tin nào sẽ giúp khách hàng của tôi giảm thiểu được chi phí và rủi ro?
Những doanh nghiệp hàng tỷ USD như Yelp, Zagat, TripAdvisor, Uber, eBay, Netflix, và Amazon xử lý một lượng khổng lồ các dữ liệu bao gồm đánh giá xếp hạng dịch vụ của các nhà cung cấp và nhà bán lẻ với mục tiêu giảm thiểu rủi ro cho người tiêu dùng.
Hiện tại, tuy tính năng xếp hạng các nhà bán lẻ theo các mức tốt – khá – tệ đang phổ biến trên website thương mại điện tử, song khách hàng đang có thêm nhu cầu muốn biết: những khách hàng có nhu cầu tương tự như tôi thì nghĩ gì về sản phẩm hoặc dịch vụ này.
Đây là lĩnh vực Big data có thể tham gia vào giúp marketer cải thiện trải nghiệm khách hàng.
2/ Hiện tại, nếu tổng hợp những loại thông tin rải rác nào sẽ giúp tạo ra insight mới về khách hàng?
Ví dụ điển hình cho câu hỏi này là InVenture, một startup mới nổi tại Châu Phi. Tại một quốc gia mà phần đông dân số không có lịch sử tín dụng thì xác minh mức độ tin cậy cho các khoản vay cá nhân là một thử thách lớn.
Để thu hẹp khoảng cách thông tin này, InVenture tổng hợp các dữ liệu sử dụng trên điện thoại di động của người dân. Từ đó, phân tích và kết nối người dùng đến các khoản vay tín dụng phù hợp.
3/ Những điểm khác biệt, đa dạng nào giữa các khách hàng, nếu được tổng hợp lại, sẽ mang đến lợi ích cho họ không?
Ví dụ, một công ty bán nông cụ (hạt giống, phân bón, thuốc trừ sâu…) có thể thu thập dữ liệu từ các nông dân có những phần đất trồng khác nhau.
Thông tin này sẽ giúp công ty xác định và gợi ý cho nông dân những gói sản phẩm có thể phát huy tối đa hiệu quả tùy theo từng điều kiện thời tiết.
Dữ liệu lớn có thể giúp marketer tiếp cận những câu hỏi nền tảng ngoài tầm hiểu biết hiện tại của họ. Song, chỉ khi dùng dữ liệu lớn để tạo ra giá trị mới cho người tiêu dùng thì marketer mới có được lợi thế cạnh tranh bền vững trên thị trường.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Khi phần lớn các thương hiệu lớn toàn cầu đều dừng các hoạt động kinh doanh tại Nga, Amazon, Microsoft và Google cũng vừa thông báo tạm ngừng kinh doanh các dịch vụ đám mây của họ tại đây.
Theo tờ TechCrunch, khi cuộc chiến ở Ukraine tiếp tục diễn biến căng thẳng, hầu hết các công ty lớn toàn cầu như Exxon, Visa, McDonald’s, Coca-Cola đều đã ngừng các hoạt động kinh doanh ở Nga.
Chỉ trong vòng vài tuần qua, các công ty công nghệ như Adobe, Apple và PayPal, Amazon, Microsoft cũng không nằm ngoài phong trào hàng loạt này.
Trong một bài đăng trên Blog của doanh nghiệp, dịch vụ đám mây của Amazon, AWS cho biết rằng họ không có bất cứ trung tâm dữ liệu (data center) nào ở Nga và về mặt chính sách, nền tảng này cũng không có bất cứ hoạt động kinh doanh nào với chính phủ Nga.
Microsoft cũng vừa thông báo rằng họ đã ngừng bán hàng cho Nga. Ông Brad Smith, phó chủ tịch phụ trách mảng công nghệ của Microsoft cho biết trên một bài đăng:
“Hôm nay, chúng tôi muốn thông báo rằng chúng tôi sẽ tạm ngừng tất cả các hoạt động bán sản phẩm và dịch vụ mới của Microsoft tại Nga.”
Google Cloud tiếp đó cũng cho biết: “Chúng tôi có thể xác nhận rằng chúng tôi sẽ không chấp nhận bất cứ khách hàng mới nào ở Nga vào thời điểm này.”
IBM cũng có quan điểm tương tự, trong một thông báo do Giám đốc điều hành Arvind Krishna viết, công ty này cũng cho biết họ đã dừng bán hàng tại Nga.
Trước đó Cloudflare cũng được kêu gọi chấp dứt cung cấp dịch vụ tại Nga và Ukraine, tuy nhiên phía nền tảng này cho biết họ không đơn thuần là kinh doanh dịch vụ đám mây, họ cung cấp các dịch vụ internet và ở những thời điểm bất ổn như hiện tại thì internet là thành phần không thể thiếu.
Cloudflare cho biết thêm rằng, họ cũng sẽ tiếp tục cân nhắc việc có nên cung cấp các dịch vụ tại Nga hay không.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu các nội dung về thuật ngữ Trình quản lý quảng cáo (Ads Manager) như: Trình quản lý quảng cáo là gì? Các trình quản lý quảng cáo của các nền tảng quảng cáo phổ biến nhất thế giới hiện nay như Facebook, Google, TikTok, LinkedIn, Twitter, Zalo, Cốc Cốc và hơn thế nữa.
Trình quản lý quảng cáo trong tiếng Anh có nghĩa là Ads Manager (hoặc Ad Manager), là nơi quản lý toàn bộ các tài khoản và nội dung quảng cáo (mẫu quảng cáo) của các nền tảng quảng cáo như Facebook, Google hay TikTok. Không chỉ là nơi nhà quảng cáo có thể xem và phân tích hiệu suất quảng cáo, trình quản lý quảng cáo còn là nơi cài đặt, phân tích, tích hợp và hơn thế nữa. Để có thể tối đa hoá hiệu suất quảng cáo, người làm quảng cáo cần thấu hiểu về cách thức sử dụng các tính năng hiện có trong các trình quản lý quảng cáo của các nền tảng quảng cáo. Bài viết dưới đây của MarketingTrips sẽ giúp bạn hiểu rõ toàn bộ các kiến thức về Trình quản lý quảng cáo.
Trình quản lý quảng cáo là gì?
Nằm trong bối cảnh của ngành Quảng cáo nói chung, Trình quản lý quảng cáo là nơi nhà quảng cáo có thể quản lý hầu hết các tài sản quảng cáo như chiến dịch quảng cáo (Campaigns), nhóm quảng cáo (Ad sets), mẫu quảng cáo (Ads) và hơn thế nữa.
Sau khi đăng ký tài khoản thành công, từ giao diện của trình quản lý quảng cáo, nhà quảng cáo thể tiến hành thiết lập và khởi chạy các chiến dịch quảng cáo, phân bổ các nhóm quảng cáo và mẫu quảng cáo cho từng nhóm quảng cáo.
Trong hầu hết cáctrình quản lý quảng cáo phổ biến trên thế giới như Google, Facebook hay TikTok, phần chiếm nhiều thời gian nhất của các nhà quảng cáo hay marketer đó là phần nhóm quảng cáo và quảng cáo.
Trong khi bạn có thể dễ dàng chọn mục tiêu chiến dịch hay mục tiêu kinh doanh của thương hiệu ở phần Chiến dịch, để đạt được các mục tiêu (KPIs) đề ra, bạn cần rất rất nhiều thời gian cho việc thiết lập và tối ưu hoá quảng cáo ở phần Nhóm quảng cáo và Quảng cáo.
Trình quản lý quảng cáo là nơi nhà quảng cáo cũng có thể xem chi tiết các chỉ số hiệu suất quảng cáo theo thời gian thực (real-time).
Dưới đây là một số trình quản lý quảng cáo phổ biến nhất trên thế giới.
Các trình quản lý quảng cáo của các nền tảng quảng cáo phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam.
1. Trình quản lý quảng cáo của Facebook – Facebook Ads Manager.
Theo Meta, trình quản lý quảng cáo Facebook là điểm khởi đầu để chạy quảng cáo trên các nền tảng của Meta như Facebook, Instagram, Facebook Messenger hoặc Mạng lưới đối tượng (Audience Network).
Đây là một công cụ ‘all-in-one’ để tạo quảng cáo, kiểm soát về thời gian và vị trí chúng sẽ chạy cũng như theo dõi kết quả của các chiến dịch.
Với ứng dụng quản lý quảng cáo (Ads Manager app) dành cho iOS và Android, bạn có thể theo dõi chiến dịch của mình ở bất cứ nơi đâu, dù bạn ở đâu, bạn cũng sẽ có quyền tạo và chỉnh sửa quảng cáo, theo dõi hiệu suất và nhiều tính năng khác.
Dưới đây là hình ảnh giao diện chính của trình quản lý quảng cáo Facebook (để các bạn có thể dễ dàng theo dõi các thuật ngữ gốc, bài viết sẽ sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ mặc định trong các giao diện cài đặt).
Như bạn có thể thấy ở trên, từ giao diện chính của trình quản lý, bạn có thể lựa chọn các mục tiêu khác nhau tuỳ theo doanh nghiệp ở phần chiến dịch.
Nếu bạn muốn xây dựng độ nhận biết thương hiệu bạn có thể chọn mục tiêu là Awareness hay nếu thương hiệu của bạn cần các chuyển đổi bán hàng, bạn có thể chọn là Conversions.
Tuỳ vào mỗi mục tiêu khác nhau ở phần chiến dịch, các thông số ở phần nhóm quảng cáo và quảng cáo sẽ thay đổi.
Ví dụ, nếu bạn chọn mục tiêu là Awarenss (Độ nhận biết thương hiệu), bạn không thể thiết lập biểu mẫu khách hàng tiềm năng (Lead Forms) ở phần quảng cáo và ngược lại.
Cũng bởi lý do này, chất lượng quảng cáo hay các mục tiêu kinh doanh của thương hiệu có đạt được hay không cũng phụ thuộc không nhỏ vào tư duy tổng thể của các nhà quảng cáo từ những giai đoạn đầu khi hình thành mục tiêu.
Ở phần mục tiêu của chiến dịch như bạn có thể thấy ở trên, hiện Facebook cung cấp 6 lựa chọn khác nhau bao gồm: Độ nhận biết thương hiệu (Awareness), lưu lượng truy cập (Traffic), tương tác với khách hàng mục tiêu (Engagement), tìm kiếm khách hàng tiềm năng (Leads), thúc đẩy ứng dụng (App promotion) và thúc đẩy doanh số bán hàng (Sales).
Theo cập nhật mới nhất từ Facebook, các mục tiêu của quảng cáo sẽ tiếp tục được cập nhật trong 2022 nhằm mục tiêu giúp thương hiệu dễ dàng quản lý các chiến dịch của họ nhiều hơn nữa.
Facebook cho biết:
“Để có thể hướng dẫn các nhà quảng cáo một cách hiệu quả về cách thiết lập chiến dịch, chúng tôi đang thiết kế lại trải nghiệm lựa chọn mục tiêu khi tạo một chiến dịch mới trong Trình quản lý quảng cáo.
Chúng tôi đang chuyển sang mô hình trải nghiệm quảng cáo dựa trên kết quả đầu ra (ODAX), nơi các nhà quảng cáo có thể lựa chọn kết quả kinh doanh đầu ra mong muốn của họ (ví dụ: Xây dựng nhận thức thương hiệu, Lưu lượng truy cập, Tương tác, Khách hàng tiềm năng…) và giao diện thiết lập chiến dịch mới sẽ có nhiệm vụ hướng dẫn họ cách để đạt được các mục tiêu đó.”
Như đã phân tích ở trên, các nhà quảng cáo thường không mất quá nhiều thời gian ở phần chiến dịch, thay vào đó, phần lớn các nỗ lực tối ưu hiệu suất quảng cáo nằm ở phần nhóm quảng cáo và quảng cáo.
Hầu hết các thông số cài đặt quảng cáo như ngân sách và thời gian chạy quảng cáo, lựa chọn đối tượng mục tiêu, vị trí phân phối quảng cáo (Ad Placements), chiến lược giá thầu hay kiểu phân phối quảng cáo đều được hiển thị ở đây.
Và cuối cùng là phần quảng cáo, nơi bạn có thể thiết lập tất cả những thứ liên quan đến nội dung quảng cáo. Cũng tuỳ vào từng mục tiêu khác nhau của chiến dịch mà phần thiết lập quảng cáo cũng có các tính năng khác nhau.
Liên quan đến khái niệm trình quản lý quảng cáo, Facebook cũng cấp trình quản lý kinh doanh (BM – Business Manager), nơi nhà quảng cáo có thể tạo và quản lý tất cả các tài khoảng quảng cáo, đối tượng mục tiêu hay các tài sản quảng cáo khác.
Như bạn có thể thấy ở trên, từ giao diện chính, bạn có thể truy cập ngay vào các phần khác như trình quản lý quảng cáo, Audience (đối tượng), trình quản lý sự kiện (Events Manager) và nhiều tính năng khác của doanh nghiệp.
Hiện tại, với mỗi trình quản lý kinh doanh bình thường, Facebook cấp tối đa (chủ yếu phân bổ theo ngưỡng chi tiêu) là 5 tài khoản quảng cáo con.
Nếu doanh nghiệp của bạn có nhiều thương hiệu hoặc sản phẩm, tốt nhất bạn nên bắt đầu với trình quản lý doanh nghiệp tức BM hơn là tài khoản quảng cáo cá nhân hay trình quản lý quảng cáo.
2. Trình quản lý quảng cáo của Google – Google Ad Manager.
Cũng tương tự như Facebook, trình quản lý quảng cáo của Google cũng khá phức tạp với nhiều tính năng khác nhau.
Google Ad Manager là một nền tảng trao đổi quảng cáo hoàn chỉnh của Google tạo điều kiện thuận lợi cho cả việc mua và bán quảng cáo trên nhiều mạng lưới quảng cáo và địa điểm khác nhau, bao gồm AdSense và (trước đây) AdExchange.
Nếu trước đây bạn đã từng sử dụng các công cụ quảng cáo của Google, bạn có thể nhận thấy rằng Google Ad Manager kết hợp các tính năng được cung cấp bởi DoubleClick for Publishers và DoubleClick AdExchange, (đã được Google mua lại vào năm 2007).
Google Ad Manager cho phép các nhà quảng cáo tạo ra một mạng lưới rộng hơn và tăng tính cạnh tranh cho các quảng cáo bằng cách quản lý quảng cáo và không gian quảng cáo trên nhiều mạng lưới quảng cáo (ad networks).
Tuy nhiên, vì Google Ad Manager được xem như là nền tảng tổng cho các doanh nghiệp lớn, các nhà xuất bản lớn hay các Media Agency, nền tảng này ít khi được các đơn vị nhỏ chú ý.
Liên quan đến thuật ngữ trình quản lý quảng cáo của Google, có không ít marketer hay nhà quảng cáo (mới) nhầm lẫn với khái niệm tài khoản quảng cáo hoặc chạy quảng cáo trên Google (Google Ads) vốn được triển khai trên một nền tảng hoàn toàn riêng.
Với những bạn mới, các bạn cần phân biệt tài khoản quảng cáo dành cho người quản lý (Manager Account) và tài khoản quảng cáo (Ad Account).
Tài khoản dành cho người quản lý (tên gọi trước đây là MCC – My Client Center), là tài khoản tổng dùng để quản lý các tài khoản quảng cáo con, hiện tại theo giới hạn của Google, bạn có thể tạo tối đa 20 tài khoản quảng cáo con này trong mỗi tài khoản tổng.
Để có thể dễ hình dung hơn, nếu như với Facebook bạn dùng tài khoản doanh nghiệp (BM – Business Manager) để quản lý các tài khoản quảng cáo thì với Google cũng tương tự, bạn dùng Google Ads (Manager Accounts) để quản lý các Ad Account.
Cũng giống với cấu trúc của Facebook, để có thể tiến hành khởi chạy các chiến dịch quảng cáo, bạn cần thao tác trên 3 phần chính là chiến dịch, nhóm quảng cáo và quảng cáo.
Như bạn có thể thấy ở trên, ở phần thiết lập chiến dịch, Google cho phép bạn lựa chọn các mục tiêu khác nhau như bán hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, xây dựng độ nhận biết thương hiệu và một số mục tiêu khác.
Sau khi lựa chọn được mục tiêu, Google cho phép bạn lựa chọn các kiểu chiến dịch, tức cách mà các quảng cáo sẽ được chạy và hiển thị.
Bạn có thể chọn cách hiển thị trên công cụ tìm kiếm, trên các website và ứng dụng, chạy các chiến dịch mua sắm hay video.
Sau khi đã chọn xong các thông số ở phần chiến dịch, lại một lần nữa tương tự như Facebook, nhóm quảng cáo (ad group) và quảng cáo (ads) là những phần tốn nhiều thời gian và công sức nhất.
Với mục tiêu là hiển thị quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm (Search), tại phần thiết lập nhóm quảng cáo, từ khoá (keywords) là một trong những phần quan trọng nhất.
Bên cạnh các yếu tố khác của công việc tối ưu quảng cáo, một chiến lược lựa chọn từ khoá đúng có tác động rất lớn đến thành cộng của một chiến dịch nhất định.
Tuỳ vào từng từng mục tiêu kinh doanh khác nhau, bạn có thể chọn các chiến lược từ khoá khác nhau, hiện Google cung cấp các kiểu đối sánh từ khoá như đối sánh chính xác, đối sánh rộng và đối sáng cụm từ.
Cuối cùng, phần thiết lập nội dung quảng cáo của Google cũng có gì đặc biệt.
Ngoài Google Ads, trình quản lý quảng cáo của Google, nếu bạn là người làm marketing cho các doanh nghiệp vừa và lớn, bạn cũng nên tìm hiểu và sử dụng nền tảng marketing tích hợp của Google (Google Marketing Platforms), nơi bạn có thể quản lý tất cả các sản phẩm khác của Google như Google Search Ads 360, Analytics 360, Google Tag Manager…
3. Trình quản lý quảng cáo của TikTok – TikTok Ads Manager.
So với các trình quản lý quảng cáo của Facebook và Google, TikTok Ads Manager có phần đơn giản và dễ sử dụng hơn.
Cấu trúc tài khoản của TikTok cũng có 3 phần chính là chiến dịch, nhóm quảng cáo và quảng cáo, nơi các nhà quảng cáo có thể thiết lập và khởi chạy các chiến dịch quảng cáo.
Trước hết, ở phần cài đặt mục tiêu của chiến dịch, TikTok cho phép bạn lựa chọn các mục tiêu khác nhau như kết nối với khách hàng, tăng lượng người dùng truy cập website, tìm kiếm khách hàng tiềm năng và thúc đẩy chuyển đổi bán hàng.
Tiếp theo, bạn có thể lựa chọn các nhóm đối tượng mục tiêu khác nhau và mức ngân sách bạn muốn cho chiến dịch. Và cuối cùng là kết nối tài khoản và thiết lập chi tiết nội dung quảng cáo.
Cũng tương tự như tài khoản doanh nghiệp (Business Manager) trong Facebook và tài khoản người quản lý (Manager Accounts) trong Google, TikTok cũng cung cấp trình quản lý doanh nghiệp riêng.
Tại đây, nhà quảng cáo có thể cài đặt và quản lý các tài sản quảng cáo của doanh nghiệp như đối tác, người dùng, và cả các tài khoản của các nhà quảng cáo.
Theo TikTok, dưới đây là một số tính năng nổi bật của trình quản lý doanh nghiệp TikTok Business Center:
Khi bạn thêm một tài khoản của nhà quảng cáo (Advertiser Account) vào trình quản lý doanh nghiệp, bạn có thể xem các dữ liệu, insights, quản lý các quyền truy cập tài sản quảng cáo, và có thể truy cập ngay trình quản lý quảng cáo (Ads Manager).
Bạn có thể mời và phân quyền tài sản cho các nhà quảng cáo khác nhau.
Bạn cũng có thể thêm các trình quản lý doanh nghiệp khác vào tài khoản của bạn như là đối tác quảng cáo.
Cuối cùng, vì bạn có thể quản lý tất cả các tài sản quảng cáo tại một nơi duy nhất, bạn có thể dễ dàng truy cập và phân tích hiệu suất của các tài khoản quảng cáo khác nhau.
4. Trình quản lý quảng cáo của LinkedIn – LinkedIn Ads Campaign Manager.
Ngoài các nền tảng phổ biến như Google, Facebook và TikTok, với gần 800 triệu người dùng tính đến năm 2022, LinkedIn là một trong những nền tảng quảng cáo lớn nhất toàn cầu đặc biệt là trong ngành B2B.
Sau khi tạo Trang (LinkedIn Company Page) và truy cập vào trình quản lý quảng cáo, bạn sẽ thấy giao diện như bên dưới.
Sau khi tạo chiến dịch, LinkedIn cũng cho phép nhà quảng cáo lựa chọn các mục tiêu khác nhau tương tự Facebook hay TikTok, như độ nhận biết thương hiệu, lượng truy cập website, lượng tương tác hay thúc đẩy khách hàng tiềm năng (Lead generation).
Tiếp đó, bạn có thể cài đặt hàng loạt các tính năng khác như định dạng quảng cáo, nơi hiển thị quảng cáo, ngân sách hoặc đo lường chuyển đổi.
Cuối cùng bạn có thể tiến hành thiết kế nội dung quảng cáo cho các mục tiêu và chiến dịch đã chọn. Nếu xét về giao diện tổng thể, LinkedIn Campaign Manager có phần tương tự Facebook Ads Manager nhất.
5. Trình quản lý quảng cáo của Twitter – Twitter Ads Manager.
So với các nền tảng quảng cáo khác như Google, Facebook, TikTok hay LinkedIn, quảng cáo trên Twitter có phần ít phổ biến hơn.
Tuy nhiên, với hơn 200 triệu người dùng trên toàn cầu tính đến năm 2022, nếu đối tượng mục tiêu của bạn ở ngoài phạm vi của thị trường Việt Nam thì Twitter cũng là một nền tảng đầy hứa hẹn.
Như giao diện bạn có thể thấy ở trên, về cơ bản quảng cáo trên Twitter cũng tương tự như các nền tảng quảng cáo khác, cấu trúc chiến dịch được tách thành chiến dịch, nhóm quảng cáo và cuối cùng là các mẫu quảng cáo.
Hiện Twitter cung cấp các hình thức (format) quảng cáo như quảng cáo bài đăng (Promoted Tweets), quảng cáo tài khoản nhằm mục tiêu gia tăng lượt người theo dõi (Promoted Accounts), quảng cáo xu hướng (Promoted Trend) và quảng cáo các khoảnh khắc (Promoted Moments).
6. Trình quản lý quảng cáo của Zalo – Zalo Ads Manager.
Mặc dù chỉ hoạt động chủ yếu tại thị trường Việt Nam và không mấy phổ biến, Zalo cũng được không ít các nhà quảng cáo để ý đến.
So với các nền tảng quảng cáo như Google, Facebook hay TikTok, Zalo có cấu trúc cài đặt và khởi chạy chiến dịch khá đơn giản và ít tính năng.
Như bạn có thể thấy ở trên, ở phần chọn mục tiêu chiến dịch, Zalo cũng cho phép nhà quảng cáo chọn các mục tiêu phổ biến như tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tăng lưu lượng truy cập website, tăng mức độ tương tác hoặc thúc đẩy khả năng tiếp cận với khách hàng mục tiêu.
Nằm trong hệ sinh thái của VNG, sau khi cài đặt và khởi chạy chiến dịch, quảng cáo chủ yếu hiển thị trên Zalo Feed (nguồn cấp dữ liệu của Zalo với khoảng hơn 10 triệu người dùng), Zing News, Báo mới và một số nền tảng liên kết khác của.
Cũng tương tự như các trình quản lý quảng cáo khác, tuỳ vào mỗi mục tiêu chiến dịch khác nhau, nhà quảng cáo có thể chọn các kiểu quảng cáo khác nhau như quảng cáo bài viết, quảng cáo điền biểu mẫu khách hàng hoặc quảng cáo video.
7. Trình quản lý quảng cáo của Cốc Cốc – Cốc Cốc Ads Manager.
Là nền tảng quảng cáo chạy trên hệ sinh thái của trình duyệt Cốc Cốc, Cốc Cốc Ads hiện cung cấp nhiều định dạng quảng cáo khác nhau như: quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo banner (hiển thị trên trang chủ của trình duyệt Cốc Cốc), quảng cáo icon (hiển thị icon của thương hiệu trên trang chủ của trình duyệt) và quảng cáo mua sắm.
Cũng tương tự như Zalo, trình quản lý quảng cáo của Cốc Cốc khá đơn giản và không có quá nhiều tuỳ chọn.
Một số lưu ý cho các nhà quảng cáo hoặc người làm marketing khi sử dụng trình quản lý quảng cáo (Ads Manager) là gì?
Như bạn có thể thấy qua các phân tích ở trên, để có thể tối ưu hoá được các tài sản quảng cáo theo thời gian, nhà quảng cáo nên tiến hành xây dựng từng bước cấu trúc của tài khoản, hãy bắt đầu từ việc xây dựng các tài khoản doanh nghiệp, sau đó mới đến các tài khoản quảng cáo con.
Nếu bạn là doanh nghiệp lớn và có nhiều sản phẩm hay thương hiệu, việc chuẩn bị cho mình nhiều tài khoản quảng cáo có thể giúp ích rất nhiều cho bạn sau này.
Bên cạnh đó, với những trình quản lý quảng cáo như Facebook, vì số lượng các tài khoản quảng cáo sẽ được mở rộng biến thiên dựa theo ngân sách chi tiêu và mức độ cung cấp các thông tin liên quan đến doanh nghiệp.
Việc xây dựng từ sớm các tài khoản doanh nghiệp thay vì chỉ là các tài khoản quảng cáo cá nhân có thể giúp cho bạn có nhiều tài khoản quảng cáo hơn, chủ động phân bổ sản phẩm và nguồn lực dễ dàng hơn.
Kết luận.
Trên đây là toàn bộ giải đáp của MarketingTrips cho câu hỏi Trình quản lý quảng cáo hay Ads Manager là gì?Cách sử dụng Trình quản lý quảng cáo.
Như đã phân tích, công việc đầu tiên và quan trọng nhất của các nhà quảng cáo hay Digital Marketer không phải là vận hành các chiến dịch quảng cáo mà là thấu hiểu tất cả các trình quản lý quảng cáo, các tính năng hiện có và hơn thế nữa.
Hy vọng với bài viết tương đối toàn diện nói trên từ MarketingTrips, bạn sẽ có những kiến thức căn bản nhất trước khi bắt tay vào công việc.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Thời gian gần đây, cả 4 nhãn hàng đều bị chỉ trích vì tiếp tục hoạt động ở Nga trong khi nhiều công ty Mỹ khác đã tuyên bố dừng hoạt động.
Theo CNBC, hôm 8/3, hàng loạt nhãn hàng F&B lớn như Pepsi, Coca-Cola, McDonald’s, Starbucks thông báo ngừng kinh doanh ở Nga. Đây là động thái đầu tiên của 4 nhãn hàng lớn mang biểu tượng của Mỹ nhằm phản đối cuộc chiến ở Ukraine.
Pepsi đã hiện diện ở Nga trong suốt 6 thập kỷ. Nga cũng đại diện cho số ít khu vực trên thế giới nơi thị phần Pepsi áp đảo Coca-Cola.
Trong báo cáo, Coca-Cola cho biết hoạt động kinh doanh ở Ukraine và Nga chỉ đóng góp từ 1-2% tổng doanh thu thuần và thu nhập hợp nhất trong năm 2021.
Mặt khác, khoảng 4% doanh thu của Pepsi đến từ Nga. Công ty cho biết sẽ tiếp tục bán một số sản phẩm thiết yếu như sữa bột, sữa tươi và thức ăn cho trẻ em.
Những mảng kinh doanh bị tạm dừng là Pepsi-Cola, 7UP, Mirinda, vốn đầu tư, quảng cáo và khuyến mại.
Theo Wall Street Journal, Pepsi đang cân nhắc việc rút hoàn toàn khỏi Nga. Song, việc xuất hiện các biện pháp trừng phạt khiến quá trình thoái thác ở Nga phức tạp hơn.
Kể từ thời điểm Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014, nhiều công ty Mỹ cũng tìm cách giảm sự hiện diện ở cả Nga và Ukraine.
Đối với McDonald’s, thương hiệu này mở cửa hàng đầu tiên bên ngoài “Bức màn sắt” ở Moscow, chỉ vài tháng trước khi Liên bang Xô Viết tan rã.
Hôm 8/3, công ty thông báo tất cả 850 nhà hàng của McDonald’s sẽ tạm thời đóng cửa. Khoảng 84% chi nhánh tại Nga thuộc sở hữu của McDonald’s, số còn lại kinh doanh theo hình thức nhượng quyền.
Starbucks tiến xa hơn McDonald’s khi tuyên bố sẽ đình chỉ mọi hoạt động kinh doanh của Nga, bao gồm cả việc vận chuyển sản phẩm. CEO công ty là Kevin Johnson cũng lên tiếng chỉ trích cuộc tấn công.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nhằm mục tiêu hỗ trợ những người làm marketing nhiều hơn nữa, TikTok vừa chia sẻ những mẹo tối ưu hoá nội dung có thương hiệu trên nền tảng.
Khi nền tảng đang tiếp tục phát triển và trở thành động lực làm quảng cáo cho nhiều thương hiệu, TikTok đang cung cấp thêm những lý do mới để thu hút các nhà quảng cáo thông qua việc chia sẻ những mẹo tối ưu hoá nội dung có thương hiệu.
Tuy nhiên, làm marketing trên TikTok vốn khác với các nền tảng khác, cụ thể nhất là ở chỗ, trong khi các nền tảng khác vẫn tương tác đều với các kiểu nội dung khác nhau, người dùng TikTok yêu thích tương tác với những nội dung gốc do thương hiệu hoặc nhà sáng tạo khởi sướng.
Thông qua việc hợp tác với IPSOS để thực hiện hàng trăm nghiên cứu khác nhau về sức ảnh hưởng của các yếu tố quảng cáo đến sức khoẻ thương hiệu (Brand Lift), TikTok đã khám phá ra cách các nội dung có thương hiệu có thể thúc đẩy lượng tương tác của người dùng.
Dưới đây là tổng quan về các mẹo tối ưu hoá nội dung mà TikTok khuyên các nhà quảng cáo nên ứng dụng nên nền tảng.
Các thương hiệu nên sử dụng cả những nội dung được khởi xướng bởi thương hiệu lẫn các nội dung do nhà sáng tạo xây dựng để tối ưu hiệu suất trên TikTok.
Trong khi những nội dung được xây dựng bởi thương hiệu và những nội dung do nhà sáng tạo tạo ra vẫn có thể chứng minh được mức độ hiệu quả khi triển khai độc lập, việc kết hợp cả hai kiểu nội dung có thể giúp thương hiệu tối ưu hoá mức độ ảnh hưởng của nội dung đến với người dùng.
Theo nghiên cứu, bằng cách kết hợp cả hai kiểu nội dung, thương hiệu có thể tạo ra được sức ảnh hưởng (mức độ ghi nhớ quảng cáo) cao hơn đến 2.8 lần so với mức trung bình.
Để nhà sáng tạo tương tác với sản phẩm cũng là cách thông minh để tối ưu hoá nội dung trên TikTok.
Trong khi những nội dung do nhà sáng tạo tạo ra có thể mang lại mức độ tương tác tốt cho thương hiệu, thương hiệu nên tối ưu hoá mức độ ảnh hưởng của nội dung bằng cách để nhà sáng tạo cung cấp những thông tin về sản phẩm cho khách hàng.
Những nội dung được cung cấp trực tiếp bởi nhà sáng tạo có khả năng thuyết phục cao hơn và được ghi nhớ tốt hơn.
Theo nghiên cứu, bằng cách để nhà sáng tạo truyền tải thông tin về sản phẩm, mức độ ghi nhớ quảng cáo (ad recall) tăng lên đến 4%, và mức độ liên kết tới thương hiệu tăng 10%.
Việc bao gồm hình ảnh một nhân vật nào đó trong quảng cáo có thể thúc đẩy cao hơn mức độ ghi nhớ quảng cáo.
Việc lồng ghép các nhân vật, dù cho đó là nhân vật hoạt hình hoặc người thực, nhà quảng cáo có thể làm tăng mức độ ảnh hưởng của thương hiệu đến các nhóm đối tượng mục tiêu.
Theo nghiên cứu, mức độ ghi nhớ quảng cáo có thể tăng lên đến 9% khi sử dụng các hình ảnh nhân vật trong quảng cáo.
Chiến thuật cuối cùng dùng để tối ưu nội dung trên TikTok là thương hiệu nên bao gồm từ 3-5 tín hiệu thương hiệu (brand cues) trong mỗi mẫu quảng cáo.
Theo nghiên cứu, việc thể hiện các tín hiệu thương hiệu ở cuối nội dung quảng cáo có thể làm giảm đến 17% so với thể hiện ở giữa hoặc đầu.
Ngược lại, bằng cách thể hiện từ 3-5 tín hiệu thương hiệu trong suốt nội dung có thể làm tăng đến 14% mức độ liên kết của người dùng đến thương hiệu.
Kết luận.
Bằng cách áp dụng những mẹo tối ưu hoá nội dung nói trên từ TikTok, các thương hiệu có thể tăng mức độ ghi nhớ quảng cáo, tăng mức độ liên kết đến thương hiệu và tăng mức độ ảnh hưởng của các nội dung quảng cáo lên sức khoẻ thương hiệu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Sau nhiều năm âm thầm phát triển màn hình thực tế ảo (VR) công suất cao, Sharp bắt đầu thu lợi nhuận nhờ metaverse.
Từ năm 2016, Sharp đã bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực phát triển VR, sau khi hãng điện tử Foxconn (Đài Loan) mua lại và dành nhiều nguồn lực hơn cho các thị trường ngách, lợi nhuận cao hơn như thực tế ảo và các giải pháp ô tô.
Theo các nguồn tin thân cận của công ty cung cấp cho Nikkei Asia, mảng VR đã bắt đầu tạo doanh thu có ý nghĩa cho Sharp kể từ năm ngoái, với lượng màn hình VR cao cấp hằng tháng vượt mốc 1 triệu chiếc kể từ giai đoạn tháng 10 – 12.2021.
Bên cạnh đó, công ty cũng trở thành nhà cung cấp màn hình chủ yếu cho tai nghe Oculus Quest 2 do Meta, công ty mẹ của Facebook, sản xuất.
Các lô hàng màn hình VR của Sharp đạt doanh thu hơn 200 triệu USD cho cả năm 2021, dựa trên chi phí ước tính khoảng 50 đô la cho mỗi màn hình, theo phân tích và phỏng vấn của Nikkei Asia. Trong mỗi thiết bị VR, màn hình và chip xử lý được cho là hai thành phần đắt tiền nhất.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, nhu cầu sử dụng các thiết bị thực tế ảo đã có sự tăng trưởng đột biến. Ngoài ra, sự xuất hiện của metaverse và xu hướng bùng nổ của nó cũng góp phần không nhỏ trong thúc đẩy nhu cầu thiết bị VR.
“Hình ảnh rất quan trọng đối với trải nghiệm trong metaverse. Những nỗ lực kéo dài nhiều năm của Sharp trong lĩnh vực VR sẽ mang lại cho công ty lợi thế để đảm bảo luôn nằm ở top đầu trong ngành công nghiệp metaverse đang bùng nổ”, một nguồn tin nói với Nikkei Asia.
Quay trở lại tháng 10.2021, Facebook chính thức đổi tên thành Meta để thể hiện cam kết của công ty trong việc thúc đẩy metaverse và tận dụng các cơ hội kinh doanh của mình.
Không lâu sau đó, Meta đã dẫn đầu thị trường thiết bị VR mà trong đó Sharp đóng vai trò là một trong những nguồn cung cấp màn hình tối quan trọng.
Mặc dù tiên phong trong metaverse, Meta chỉ là một trong số nhiều công ty công nghệ đặt cược vào metaverse làm xu hướng phát triển cho mình.
Cụ thể, Microsoft đã có kính thực tế hỗn hợp HoloLens, trong khi đó Apple được cho là đang phát triển thiết bị thực tế tăng cường đầu tiên của mình.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng “đu” theo làn sóng Metaverse. ByteDance, công ty mẹ của TikTok, cũng đã lấn sân sang lĩnh vực thực tế ảo vào năm ngoái khi mua lại công ty khởi nghiệp Pico VR.
Ngoài ra, DPVR, một công ty khởi nghiệp về thiết bị VR được thành lập vào năm 2015, hiện là một trong những công ty dẫn đầu toàn cầu về các lô hàng.
Không những thế, các ông lớn công nghệ ở Trung Quốc, có thể kể đến như Tencent, Alibaba hay Baidu, đã đăng ký nhiều nhãn hiệu liên quan đến metaverse.
Thống kê bởi IDC, dòng Oculus hàng đầu của Meta chiếm 75% thị trường VR độc lập. Theo sau đó là DPVR và Pico VR lần lượt giữ vị trí số 2 và số 3.
Bên cạnh đó, IDC dự kiến thị trường thiết bị thực tế ảo và thực tế tăng cường dự kiến sẽ tăng lên 32,8 triệu thiết bị vào năm 2025, tốc độ tăng trưởng kép hằng năm là 45,9%.
Đảm bảo chuỗi cung ứng đạt chất lượng và những thách thức.
Foxconn, công ty mẹ hiện tại của Sharp, sẽ “chắc chắn” đảm bảo một vị trí quan trọng trong chuỗi cung ứng liên quan đến metaverse, theo Chủ tịch Young Liu.
Vào tháng trước, nhà lắp ráp iPhone này cho biết họ đã ký một thỏa thuận hợp tác chiến lược với Xrspace, một nhà sản xuất các mô hình 3D của Đài Loan, với mục tiêu nghiên cứu cơ sở hạ tầng metaverse. Trong kế hoạch hợp tác này, Foxconn sẽ rót vốn đầu tư tới 100 triệu USD vào Xrspace trong những năm tới.
Chia sẻ với Nikkei Asia, Sharp cho biết họ đã “tập trung vào AR/VR như một lĩnh vực tăng trưởng mới và số lượng tấm nền LCD xuất xưởng cũng đang tăng nhanh chóng” trong những năm gần đây. Công ty cho biết họ có mọi công nghệ “không thể thiếu đối với lĩnh vực VR/AR” và sẽ ‘tăng cường hơn nữa ưu thế trong lĩnh vực”.
Do được đặt gần mắt người dùng, màn hình cho thiết bị VR yêu cầu mật độ điểm ảnh lên đến 800 pixel mỗi inch (PPI), cao hơn gần gấp đôi so với màn hình iPhone 13 Pro, một trong những điện thoại thông minh cao cấp nhất trên thị trường tính đến thời điểm hiện tại, chỉ đạt 460 PPI.
Không những vậy, một số chuyên gia trong ngành còn cho rằng yêu cầu độ phân giải màn hình VR có thể sẽ sớm tăng lên mức 1.200-1.300 PPI và đây sẽ là một thử thách lớn đối với Sharp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Vốn hóa của Sea Limited đã giảm gần 150 tỷ USD trong nửa năm. Nguyên nhân chủ yếu đến từ khó khăn của mảng game tại Ấn Độ.
Sea Limited từng là một trong những tập đoàn tăng trưởng mạnh nhất trên thế giới. Tuy nhiên, giá trị thị trường của công ty mất tới gần 150 tỷ USD so với mức đỉnh vào tháng 10/2021. Cổ phiếu Sea tiếp tục mất giá mạnh trong tuần qua, sau thông tin tiêu cực ở báo cáo kinh doanh được công bố đầu tháng 3.
Nhà đầu tư tỏ ra lo lắng khi công ty dự báo doanh thu mảng trò chơi điện tử chỉ đạt 2,9-3,1 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên Sea Limited công bố kỳ vọng doanh thu sụt giảm.
Trước đó, trong dự báo năm 2021, công ty cho rằng doanh thu từ mảng game có thể đạt 4,6 tỷ USD.
Tuy nhiên, Sea Limited cho biết họ hy vọng tăng trưởng doanh thu trong mảng thương mại điện tử sẽ tiếp tục tăng mạnh khi mở rộng sang khu vực Mỹ Latinh. Điều này có thể giúp công ty giảm tình trạng bán tháo sau khi đã mất tới 75% giá trị thị trường.
Mảng chủ chốt gặp nhiều khó khăn.
Trong cuộc họp công bố tình hình kinh doanh, Giám đốc Sea Limited Yanjun Wang cho biết công ty đang phải tìm cách đối phó với hành động bất ngờ của chính phủ ở Ấn Độ khi cấm tựa game Free Fire, trò chơi quan trọng của Sea.
Chính quyền Ấn Độ cho rằng các ứng dụng của Sea Limited đang thu thập dữ liệu của người dân và có dính líu tới Trung Quốc.
Trong 2 năm qua, Ấn Độ đã cấm hàng trăm ứng dụng của Trung Quốc vì lý do tương tự. Tuy nhiên, việc mở rộng chính sách này sang Sea Limited khiến ban lãnh đạo và các nhà đầu tư cảm thấy khá lo lắng.
Sea Limited được thành lập bởi Forrest Li, một người Trung Quốc nhưng hiện mang quốc tịch Singapore.
Cổ đông lớn nhất của công ty này là Tencent Holdings, gã khổng lồ truyền thông của Trung Quốc. Do đó, việc Ấn Độ tỏ ra dè chừng trước Sea Limited cũng được dự báo từ trước.
Theo công cụ theo dõi App Annie, Free Fire là trò chơi di động có doanh thu cao nhất ở Ấn Độ trong quý III/2021.
Không chỉ vậy, ông Oshadhi Kumarasiri, nhà phân tích tại Lightstream ReSearch cũng cho biết lệnh cấm Free Fire không chỉ hạn chế hoạt động kinh doanh mảng giải trí của Sea, mà còn có thể gây tác động lớn đến nền tảng thương mại điện tử Shopee.
“Ấn Độ được coi là một trong những thị trường tạo động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho cả mảng thương mại điện tử và trò chơi trực tuyến của Sea Limited bên ngoài Đông Nam Á.
Với lệnh cấm Free Fire, các nhà chức trách tại Ấn Độ có thể sớm đưa nền tảng Shopee vào danh sách đen và làm chậm sự phát triển của công ty này”, Angus Mackintosh, nhà sáng lập công ty phân tích CrossASeaN cho biết.
Công ty có trụ sở tại Singapore kỳ vọng doanh số mảng thương mại điện tử, nguồn doanh thu chính của họ, sẽ tăng từ 8,9 tỷ USD lên 9,1 tỷ USD trong năm nay.
Trước đó, Sea Limited đã thu về 5,1 tỷ USD trong năm 2021 nhờ thương mại điện tử, chủ yếu đến từ sự bùng nổ của Shopee và làn sóng mua sắm trực tuyến tăng cao.
Sea Limited đang cố gắng củng cố thành công ban đầu của mình tại Brazil. Tuy nhiên, công ty cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ gã khổng lồ thương mại điện tử MercadoLibre tại khu vực Mỹ Latinh.
Trong khi đó, mảng thương mại điện tử tại châu Âu lại không mấy khả quan khi Sea Limited thông báo sẽ rút lui khỏi Pháp.
Trước đó, công ty cho biết châu Âu là một thị trường rất lớn và mong muốn có thể chiếm lĩnh thị phần tại đây. Tuy nhiên, sau thất bại tại châu Âu, Sea Limited cho biết Shopee sẽ chỉ tập trung vào Đông Nam Á, Đài Loan và Brazil.
“Sau khi thử nghiệm sơ bộ và ngắn hạn, chúng tôi đã quyết định dừng cung cấp dịch vụ Shopee ở Pháp. Công ty tiếp tục áp dụng cách tiếp cận cởi mở và có kỷ luật để khám phá các thị trường mới”, đại diện của Sea Limited cho biết.
Nhà phân tích Sachin Mittal của Ngân hàng DBS cho biết việc rút tiền ra khỏi một thị trường mờ mịt thực chất là một dấu hiệu tốt. “Nó phản ánh một cách tiếp cận kỷ luật hơn khi tập trung vào lợi nhuận”, ông Mittal nhận định.
Trong khi đó, Phó giáo sư Lawrence Loh từ Trường Đại học Kinh doanh (thuộc Đại học Quốc gia Singapore) cho biết việc rời khỏi thị trường Pháp sẽ không tạo ra tác động đủ lớn đến Sea Limited.
“Trong khi vấn đề Free Fire ở Ấn Độ vẫn chưa thể giải quyết, Sea Limited về cơ bản vẫn là một công ty mạnh. Công ty có thế mạnh cốt lõi về sản phẩm, công nghệ, nguồn nhân lực, và đặc biệt là khả năng lãnh đạo”, Phó giáo sư Loh nói.
Doanh số bán hàng năm 2021 của Shopee tăng hơn 2 lần, khi người dân tăng cường mua sắm trực tuyến.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong khi có đến 95% các công ty khởi nghiệp là thất bại, điều quan trọng đối với các nhà sáng lập không phải là tránh khỏi thất bại mà là họ có thể rút ra được bài học gì cho bản thân sau mỗi lần vấp ngã.
Đã vài năm kể từ lần khởi nghiệp thất bại đầu đời của tôi, tuy nhiên đến tận hôm nay tôi vẫn không thể nào quên những ngày tháng đó, đó là những bài học, là hành trang khởi nghiệp quý giá cho tôi mãi những ngày sau này.
Công ty của tôi ngày đó hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử và thị trường mục tiêu của chúng tôi là “mãnh đất màu mỡ” Ấn Độ, tuy nhiên sau hơn bốn năm phát triển mạnh mẽ, chúng tôi đã phải đi đến một quyết định hết sức khó khăn, đóng cửa!
Mặc dù tôi và đội nhóm đã thất bại với doanh nghiệp của mình, những bài học quý giá về khởi nghiệp sẽ luôn mãi còn giá trị.
Đừng “là tất cả” những gì khách hàng cần.
Với tư cách là những người sáng lập, chúng tôi mong muốn trở thành người giỏi nhất trong mọi khía cạnh kinh doanh của mình. Suy nghĩ này vốn dĩ không có gì sai cả.
Tuy nhiên, trong cuộc sống (đặc biệt là cuộc sống khởi nghiệp) thì đó một là sự đánh đổi.
Nếu chúng ta cố gắng để trở nên tốt nhất trong mọi thứ, chúng ta sẽ có thể trở thành doanh nghiệp “đủ tốt” ở hầu hết các khía cạnh nhưng chắc chắn không phải là “lựa chọn tốt nhất” ở bất kỳ khía cạnh nào trong kinh doanh.
Bài học bạn cần rút là ở đây là hãy tập trung vào một hoặc chỉ một vài (thị trường ngách) giải pháp cụ thể, cho dù đó là về việc tạo ra những trải nghiệm khách hàng đáng nhớ nhất hay sản phẩm có giá bán cạnh tranh nhất.
Đừng tối ưu hóa lợi nhuận hay ‘cố gắng kiếm tiền’ từ quá sớm.
Nếu nghe thoáng qua, bài học khởi nghiệp này có thể đi ngược lại với suy nghĩ của không ít người. Tuy nhiên, nếu bạn cố gắng tối ưu hóa lợi nhuận từ quá sớm, bạn có thể sẽ kìm hãm sự phát triển trong lâu dài của doanh nghiệp.
Chẳng hạn ví dụ, bạn là một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử, nếu bạn đang tìm cách tăng doanh thu bằng cách tăng chi phí cho khách hàng của mình (ví dụ như phí vận chuyển), điều này có thể dẫn đến một vòng luẩn quẩn trong đó bạn không thể có đủ lượng khách hàng mới để xây dựng nên một mô hình kinh doanh theo đúng nghĩa.
Mặc dù dòng tiền là huyết mạch của các doanh nghiệp và công ty khởi nghiệp nói chung, việc cố gắng mang lại giá trị cho khách hàng nhiều hơn ít nhất là trong những giai đoạn đầu thay vì là một chút lợi nhuận thường giúp doanh nghiệp phát triển bền vững hơn.
Vì doanh nghiệp có cơ hội phát triển nhanh hơn, quy mô tăng trưởng tốt hơn, lợi nhuận có được sau đó cũng tốt hơn.
Marketing không thể thay thế cho việc tạo ra giá trị.
Có một câu cửa miệng trong giới khởi nghiệp là, đừng bao giờ “đốt tiền” marketing cho đến khi bạn đã tạo ra một thứ gì đó mang lại giá trị rõ ràng cho khách hàng của mình.
Trong khi mục tiêu quan trọng hàng đầu của bất kỳ công ty khởi nghiệp nào là tạo ra giá trị cho các cổ đông, điều này chỉ có thể xảy ra sau khi doanh nghiệp đã tạo ra những giá trị riêng biệt cho khách hàng của mình.
Nếu bạn đầu tư 1 triệu đô la vào marketing để đạt được thêm 2 triệu đô la, điều này có thể có ý nghĩa, tuy nhiên nếu bạn cũng đầu tư số tiền đó nhưng lại không có bất cứ cam kết nào về doanh số (do chưa tạo ra đủ giá trị), khoản đầu tư của bạn có đáng hay không?
Với các công ty khởi nghiệp, đặc biệt là các đơn vị có hạn chế về vốn, marketing trực tiếp theo mục đích là một chiến lược khôn ngoan, đó có thể là cách tiếp cận vào những nhóm khách hàng đang ở các giai đoạn cuối của hành trình mua hàng hay tập trung vào những từ khoá (với các công cụ tìm kiếm) với mục đích hành động rõ ràng.
Đừng đợi quá lâu để ra các quyết định xoay chuyển.
Một trong những thất bại phổ biến tiếp theo trong quá trình khởi nghiệp là mất quá nhiều thời gian cho việc xem xét và xoay chuyển tình thế, thất bại của tôi là một ví dụ.
Trong khi chúng tôi đã sớm nhận ra rằng chi phí thu hút khách hàng (CAC) của chúng tôi quá cao và chúng tôi cũng không thấy nhóm người mua lặp lại (retention) trừ khi chúng tôi đưa ra các chương trình khuyến mãi hết sức hấp dẫn, chúng tôi đã mất rất nhiều thời gian trước khi đưa ra các quyết định cuối cùng.
Trong một thế giới khởi nghiệp liên tục thay đổi, bạn không thể chắc chắn rằng sản phẩm hay dịch vụ của mình sẽ luôn mãi đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng, thay vào đó, hãy liên tục xoay chuyển một cách nhanh chóng và linh hoạt để thích ứng với các bối cảnh mới.
Instagram khởi đầu là một ứng dụng check-in giống như Foursquare trước khi chuyển sang mô hình kinh doanh như hiện tại của họ (ứng dụng chia sẻ hình ảnh); Twitter cũng khởi đầu là công ty chuyên về podcasting thay vì trở thành mạng xã hội như hiện tại.
Học cách đón nhận thất bại và ăn mừng ngay cả khi đó là thất bại.
Với tư cách là các nhà lãnh đạo trong các công ty khởi nghiệp, bạn nên trao quyền cho nhân viên của mình và để họ luôn có đủ không gian để sẵn sàng vượt ra khỏi những vùng an toàn của chính họ.
Mặc dù chấp nhận rủi ro hay thử những cái mới là cần thiết, điều quan trọng là bạn hãy thắng thắn loại bỏ đi tất cả những ý tưởng hay giải pháp kém hiệu quả.
Hãy dành thời gian để nhìn nhận một cách khách quan những thất bại, và khuyến khích tất cả các thành viên trong đội nhóm chấp nhận rủi ro một cách có chủ đích nhiều hơn nữa.
Những thất bại nhỏ luôn là cần thiết để dẫn đến những thành công lớn hơn miễn là bạn áp dụng những gì đã học được vào các sáng kiến phát triển trong tương lai.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong cuốn sách “Đội nhóm tuyệt đỉnh”, tác giả Robert Bruce Shaw đã chỉ ra các phương pháp để xây dựng được các đội nhóm xuất sắc từ kinh nghiệm của các công ty có mức tăng trưởng tốt như Whole Foods, Airbnb, Alibaba, Patagonia, Pixar, Netflix và Zappos.
Một cuốn sách cần thiết với ban lãnh đạo công ty, các trưởng nhóm và chuyên gia nhân sự muốn thúc đẩy hiệu quả hoạt động.
Những thành tích tuyệt vời hầu như luôn là kết quả của những đội nhóm tuyệt vời. Tuy nhiên hầu hết các nhà lãnh đạo hiện nay đều dựa vào những ý tưởng và kinh nghiệm đã có từ nhiều thập niên để xây dựng đội nhóm của mình.
Song thời thế đã thay đổi, những người bám vào quan điểm lỗi thời về xây dựng nhóm sẽ dần bị bỏ lại phía sau. Câu hỏi đặt ra là cần làm gì để tạo ra một nhóm có thể đối mặt hiệu quả trước những thách thức của thế giới ngày nay?
Để trả lời câu hỏi đó, Robert Bruce Shaw xem xét quá trình làm việc của 7 công ty tăng trưởng cao, gồm: Whole Foods, Pixar, Netflix, Airbnb, Alibaba, Patagonia và Zappos. Kết quả, một trong những nguyên nhân giúp các công ty này trở thành đơn vị dẫn đầu trong ngành của họ là mạnh dạn viết lại các quy tắc làm việc nhóm.
“Đội nhóm tuyệt đỉnh” cung cấp phân tích chi tiết về cách nhà lãnh đạo tại các công ty này suy nghĩ và hành động; đặc biệt, mô tả các phương pháp tiếp cận của họ để tạo ra các nhóm xuất sắc có thể mang lại kết quả phi thường.
Tuy có lịch sử, văn hóa và thách thức khác nhau, 7 công ty đều có chung 5 phương pháp xây dựng nhóm, gồm:
Các thành viên của nhóm đều nuôi dưỡng nỗi ám ảnh chung về hiệu suất, hiệu quả của công việc;
Đánh giá sự phù hợp văn hóa cao hơn kinh nghiệm làm việc khi tuyển dụng nhân viên mới;
Tập trung vào một vài ưu tiên quan trọng của công ty trong khi vẫn đón nhận ý tưởng mới;
Tạo ra nền văn hóa của nhóm vừa cứng rắn vừa mềm mỏng;
Cảm thấy thoải mái trong sự thiếu thoải mái khi xảy ra nguy cơ và xung đột.
Điều đáng lưu ý, mặc dù 7 công ty được phân tích trong cuốn sách đều có các đội nhóm tuyệt đỉnh, sở hữu 5 đặc điểm chung kể trên nhưng tác giả cũng nhấn mạnh: về bản chất các công ty này hoàn toàn khác nhau.
Bên cạnh việc chỉ ra điểm chung, tác giả cũng khám phá sự khác biệt của họ để giúp độc giả hiểu rõ hơn họ đã phải đánh đổi những gì để thiết kế và triển khai thành công các nhóm. Ông đồng thời chỉ ra các yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến thành công của các đội nhóm như: chiến lược kinh doanh, thử thách từ môi trường kinh doanh…
Và từ đó tác giả nhấn mạnh: “Các kỹ thuật nhóm cụ thể được mô tả trong cuốn sách này phải được xem xét trong bối cảnh một công ty cụ thể, tham chiếu với lịch sử, văn hóa cũng như kỳ vọng của công ty đó…
Người đọc cần hiểu mục đích đằng sau một phương pháp tân tiến cụ thể và môi trường rộng lớn hơn vốn là điều kiện cần để phương pháp đó phát huy hiệu quả và sau đó xác định có nên áp dụng kỹ thuật đó cho nhóm hay công ty của mình không, áp dụng như thế nào là tốt nhất”.
Với những hướng dẫn thực tế được rút ra từ câu chuyện thành công của 7 công ty thú vị nhất đang hoạt động hiện nay, “Đội ngũ tuyệt đỉnh” sẽ thúc đẩy ban lãnh đạo công ty, các trưởng nhóm và chuyên gia nhân sự suy nghĩ về việc xây dựng các đội nhóm xuất sắc theo những cách mới.
Nhận xét về cuốn sách, Linda P. Hudson – Chủ tịch kiêm CEO của Tập đoàn Cardea viết: “Đội nhóm tuyệt đỉnh miêu tả cách các công ty tân tiến thúc đẩy những giới hạn về đội nhóm.
Một nghiên cứu thú vị về sự đổi mới, minh họa sống động cho tương lai làm việc đội nhóm. Cuốn sách đáng đọc đối với nhà lãnh đạo mong muốn bồi dưỡng năng lực làm việc đôi nhóm vượt trội trong tổ chức của mình”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Vietnam Report phối hợp cùng Báo VietNamNet vừa công bố Bảng xếp hạng FAST500 – Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2022.
Bảng xếp hạng FAST500 đã bước sang năm thứ 12 trên chặng đường tìm kiếm, ghi nhận và tôn vinh những thành tích xứng đáng của các doanh nghiệp đạt hiệu quả tốt trong kinh doanh, dựa trên tiêu chí chính là tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) về doanh thu.
Bên cạnh đó, các tiêu chí như tổng tài sản, vốn chủ sỡ hữu, lợi nhuận trước thuế và uy tín doanh nghiệp trên truyền thông… cũng được sử dụng như yếu tố bổ trợ để xác định quy mô cũng như vị thế của doanh nghiệp trong ngành hoạt động.
Danh sách Top 10 của Bảng xếp hạng FAST500 năm 2022:
Cũng trong khuôn khổ công bố Bảng xếp hạng FAST500 năm 2022, Vietnam Report cũng tiến hành khảo sát các doanh nghiệp nhằm phác họa bức tranh tăng trưởng toàn cảnh của doanh nghiệp Việt Nam, những yếu tố quan trọng nhất đóng góp cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong năm qua và những định hướng hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian tới.
Giai đoạn 2017-2020: Tốc độ tăng trưởng doanh thu của các Doanh nghiệp FAST500 có phần chững lại do chịu tác động của đại dịch
Trong giai đoạn 2017-2020, tốc độ tăng trưởng doanh thu kép (CAGR) trung bình của Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500) đạt 22,5%.
Cụ thể, xét theo khu vực kinh tế, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có CAGR trung bình đạt 24,1%; khu vực tư nhân đạt 23,2% và khu vực Nhà nước đạt 16,6%.
Như vậy có thể thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp FAST500 thấp hơn đáng kể so với giai đoạn trước đó.
Một điều đáng chú ý trong Bảng xếp hạng năm nay là khu vực FDI vẫn giữ được sự tăng trưởng ổn định và vươn lên chiếm vị thế dẫn đầu về tỷ lệ tăng trưởng doanh thu trung bình, mặc dù số lượng doanh nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng 6% trong bảng.
Sơ bộ về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp FAST500 trong năm 2021
Số liệu thống kê từ Bảng xếp hạng FAST500 năm nay của 186 doanh nghiệp trả lời khảo sát và doanh nghiệp niêm yết cho thấy có 75,8% số doanh nghiệp vẫn giữ vững được đà tăng trưởng về doanh thu trong năm 2021 và chỉ có 23,7% số doanh nghiệp cho biết doanh thu của họ bị giảm đi so với năm 2020.
Cùng với đó, có 72,6% số doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận trước thuế năm 2021 tăng lên so với năm trước và gần 1/3 trong số đó đạt mức tăng trưởng lợi nhuận trên 75%. Từ đồ thị, dễ dàng quan sát thấy đa phần các doanh nghiệp có mật độ tập trung cao ở phần tăng trưởng cả về doanh thu và lợi nhuận trước thuế.
Khu vực có kích thước lớn nhất thể hiện các doanh nghiệp FAST500 đánh giá mức doanh thu và lợi nhuận năm 2021 tăng dưới 50% so với năm trước đó, chiếm 40,3% tổng số doanh nghiệp. Ngoài ra, 14% tổng số doanh nghiệp ghi nhận sự giảm sút về cả hai chỉ tiêu của năm 2021 so với năm 2020.
Triển khai tốt công tác điều hành là chìa khóa tăng trưởng của các doanh nghiệp FAST500
Triển khai tốt công tác điều hành, đặc biệt trong việc kịp thời đưa ra các biện pháp ứng phó với dịch là yếu tố dẫn đầu đóng góp cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp FAST500 theo đánh giá của 100% số doanh nghiệp.
Kế đến, với lợi thế sẵn có đội ngũ nhân sự giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và có tính kỷ luật cao đã góp phần làm nên thành công của doanh nghiệp trong năm vừa qua với lựa chọn của 86,5% số doanh nghiệp trả lời khảo sát.
Yếu tố thứ ba đóng góp cho sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FAST500 – chiếm 73,0% – đó là việc doanh nghiệp đã tập trung khai thác và phát triển thị trường hiện có.
Và song song với đó, 54,1% số doanh nghiệp ghi nhận sự tăng trưởng nhờ vào việc phát triển các dòng sản phẩm mới và ứng dụng thành công chuyển đổi số trong quản lý và vận hành.
Từ kết quả khảo sát trên có thể thấy, so với thời điểm năm 2020 khi mà dịch COVID-19 bắt đầu xuất hiện và các doanh nghiệp còn phải phụ thuộc nhiều vào các chính sách hỗ trợ từ phía Chính phủ để vượt qua giai đoạn khó khăn đó thì năm 2021, các doanh nghiệp đã chủ động hơn với các biện pháp ứng phó kịp thời, linh hoạt và phù hợp để dần thích nghi với bối cảnh mới.
Song song với đó, các doanh nghiệp FAST500 vẫn tiếp tục duy trì các chiến lược kinh doanh cốt lõi trong nhiều năm qua, đó là phát triển thị trường hiện có, phát triển các dòng sản phẩm mới và khai phá phân khúc thị trường tiềm năng.
Bước sang năm thứ ba kể từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, quá trình chuyển đổi số đã được xem như sự lựa chọn mang tính thời sự, quyết định sự sống còn của doanh nghiệp chứ không còn thời gian để “dè dặt” thử nghiệm.
Qua đó, các doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động, cung ứng hàng hóa và dịch vụ, tồn tại và thích nghi trong bối cảnh dịch bệnh chưa biết đến khi nào mới kết thúc.
Một trong những minh chứng rõ nét nhất là sự bùng nổ của các kênh thương mại điện tử trên các sàn lớn như Shopee, Lazada, Tiki… trong giai đoạn vừa qua.
Đồng thời, khi Việt Nam chuyển đổi quan điểm trong phòng chống dịch thì chuyển đổi số càng trở thành điều kiện bắt buộc đối với các doanh nghiệp để có thể quản lý và vận hành công việc một cách trôi chảy, giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí hoạt động.
Một điểm đáng lưu ý từ kết quả khảo sát, đó là tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá về các yếu tố liên quan tới môi trường đầu tư kinh doanh đóng góp cho tăng trưởng là rất thấp. Điều này cho thấy nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh dường như bị chững lại và ít được quan tâm hơn kể từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện.
Nguyên nhân khách quan là do các cơ quan quản lý Nhà nước chú trọng nhiều hơn tới phòng chống dịch và thực hiện các gói chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.
Vì thế những giải pháp tháo bỏ rào cản kinh doanh có xu hướng chậm lại, khiến điểm số cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, chỉ số phát triển bền vững và chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của nước ta bị giảm xuống trong hai năm trở lại đây.
Bước sang năm 2022, cộng đồng doanh nghiệp đang đặt kỳ vọng vào Nghị quyết 02/2022 của Chính phủ về thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, để các doanh nghiệp an tâm đầu tư, sản xuất kinh doanh, đồng thời thực hiện các biện pháp phòng chống dịch an toàn.
Tình hình dịch bệnh khó lường vẫn là nỗi lo lớn nhất của các doanh nghiệp FAST500 năm nay
Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và khó lường dẫn đến hoạt động SXKD bị gián đoạn do các quy định về giãn cách (94,6%); Chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng cao (75,7%); Nhu cầu thị trường biến động (70,3%); Gián đoạn chuỗi cung ứng (62,2%); Các vấn đề về nhân sự: Tuyển dụng và giữ chân nhân sự, tiền lương, bảo hiểm,… (38,7%); Bất ổn kinh tế – chính trị trên thế giới (37,8%) là sáu thách thức và rào cản lớn nhất của các doanh nghiệp FAST500 trong năm vừa qua.
Cũng theo kết quả khảo sát của Vietnam Report, những khó khăn mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong năm 2021 tiếp tục được coi là những thách thức tác động tới tăng trưởng của doanh nghiệp trong năm 2022, đó là: Giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng và sự biến đổi của thị trường năng lượng (78,4%); Thiên tai, tác động khó lường của Omicron và các dịch bệnh khác (78,4%); Chi phí nhân công tăng và khó tuyển dụng được nhân tài phù hợp với yêu cầu lao động của doanh nghiệp (59,5%) và Khả năng xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường do “ách tắc” của chuỗi cung ứng (54,1%).
Triển vọng và cơ hội tăng trưởng của doanh nghiệp trong năm 2022
Trong ba làn sóng dịch đầu tiên, Việt Nam được đánh giá là quốc gia tương đối thành công trong việc khống chế dịch với mục tiêu “Zero COVID”.
Những biện pháp “đe bờ, đắp đập” chặt chẽ đã góp phần giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng 2,9% năm 2020, dù con số này là thấp nhưng vẫn được coi là “ngôi sao” trong bối cảnh suy thoái nặng nề của kinh tế thế giới. Tuy nhiên, chúng ta đã chưa ứng xử “đúng và trúng” ngay từ giai đoạn đầu của làn sóng dịch thứ tư dẫn đến tình thế đảo chiều.
Thêm vào đó, chính sách giãn cách xã hội nghiêm ngặt diễn ra trong thời gian quá dài, cùng sự phối hợp thiếu nhất quán, đồng bộ giữa các địa phương càng gây hậu quả nặng nề cho nền kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt tại thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ.
Với sự chuyển hướng chiến lược sang “sống chung an toàn với dịch” mà kết thúc năm 2021, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng GDP là 2,58%.
Riêng trong quý IV/2021, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 31,4 nghìn doanh nghiệp với số vốn đăng ký 415,3 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký là 205,1 nghìn lao động, tăng 70,4% về số doanh nghiệp, tăng 64,1% về số vốn đăng ký và tăng 24,7% về số lao động so với quý III/2021.
Như vậy chỉ sau hơn hai tháng thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, tình hình đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp trong những tháng cuối năm 2021 đã khởi sắc rõ nét.
Dưới góc độ vĩ mô, tin tích cực là dự báo kinh tế thế giới năm 2022 vẫn tiếp tục đà phục hồi, tuy nhiên tốc độ sẽ giảm đi phần nào, do một số quốc gia sẽ thu hẹp dần các chính sách hỗ trợ và mức độ nới lỏng tiền tệ.
Tại Việt Nam, dưới tác động của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, dự báo tăng trưởng kinh tế có thể đạt 6 – 6,5% năm 2022.
Đây là mức tăng không quá cao nhưng cũng có thể coi là một điểm khởi đầu tốt, tạo đà cho bước tiến tiếp theo của kinh tế Việt Nam. Chương trình có thời gian đủ dài (2022 – 2023), quy mô đủ lớn và diện hỗ trợ đủ rộng (phòng chống dịch và nâng cao năng lực y tế; hỗ trợ người lao động và an sinh xã hội; hỗ trợ doanh nghiệp và phát triển hạ tầng).
Chương trình tính đến cả cải cách thể chế, những rủi ro có thể phát sinh (tăng thâm hụt ngân sách, nợ công, lạm phát, nguy cơ dòng tiền lệch hướng,…) nhằm thực thi được thật sự hiệu quả, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.
Với độ bao phủ vắc xin đứng trong top cao nhất thế giới, dưới góc nhìn của các doanh nghiệp FAST500, hầu hết đều cho rằng triển vọng tăng trưởng trong năm 2022 là khá tích cực. Cụ thể, có 83,3% doanh nghiệp đánh giá lạc quan về triển vọng tăng trưởng trong năm 2022 tại thị trường trong nước.
Do vậy, khi được hỏi về kế hoạch dự kiến trong năm nay, có đến 89,2% doanh nghiệp cho biết sẽ mở rộng kinh doanh và 10,8% doanh nghiệp sẽ giữ nguyên quy mô kinh doanh hiện tại.
Bên cạnh những khó khăn có thể phải đối mặt, các doanh nghiệp vẫn nhận thấy những cơ hội đóng góp cho sự tăng trưởng trong năm 2022.
Theo đánh giá của 86,5% số doanh nghiệp FAST500, Xu hướng sống chung với đại dịch đưa nền kinh tế trở lại trạng thái “bình thường mới”. Điều này đồng nghĩa với nền kinh tế được mở cửa trở lại, các hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ dần được khôi phục như thời điểm trước đại dịch.
Cùng với đó, 86,5% số doanh nghiệp khẳng định họ nắm giữ Đội ngũ nhân sự giỏi về chuyên môn, giàu kinh nghiệm và có tính kỷ luật cao. 67,6% số doanh nghiệp tự tin với lợi thế cạnh tranh của mình khi có mối quan hệ tốt với đối tác và khách hàng và có sản phẩm chất lượng cao với giá cả cạnh tranh.
Và cùng nhận được sự lựa chọn của 62,2% số doanh nghiệp, Xu hướng chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ và toàn diện và Tầm nhìn và chiến lược kinh doanh của công ty rõ ràng, nắm bắt được xu hướng thị trường cũng được coi là hai cơ hội đóng góp cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong năm nay.
Nhìn chung, các doanh nghiệp FAST500 nhận định rằng sẽ tập trung vào 6 ưu tiên chiến lược để vượt qua thách thức tăng trưởng trong thời gian này, đó là:
Tăng cường đào tạo và cải thiện chất lượng nhân sự (91,9%); Xúc tiến bán hàng (83,8%); Ứng dụng chuyển đổi số trong SXKD (67,6%); Đảm bảo việc làm, tiền lương và quyền lợi cho nhân viên (56,8%); Tăng cường hệ thống quản trị rủi ro (48,6%); Tăng cường hợp tác đầu tư (37,8%).
Tăng cường hệ thống quản trị rủi ro vẫn là chiến lược được các doanh nghiệp FAST500 thực hiện trong năm nay nhưng không còn là ưu tiên hàng đầu như thời điểm cách đây một năm.
Thay vào đó, tăng cường đào tạo và cải thiện chất lượng nhân sự là chiến lược đầu tiên mà các doanh nghiệp chú trọng thực hiện theo lựa chọn của 91,9% số doanh nghiệp.
Một điểm nổi bật trong Top chiến lược ưu tiên năm nay là việc ứng dụng chuyển đổi số đã vươn lên vị trí thứ ba trong top chiến lược năm nay của doanh nghiệp.
Công nghệ kỹ thuật số đang được tích hợp ngày càng nhiều vào trong tất cả các lĩnh vực và hoạt động của doanh nghiệp. Điều này đã làm thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình tổ chức hoạt động, phương thức tiếp cận thị trường, cung cấp giá trị mới cho khách hàng cũng như tăng tốc các hoạt động kinh doanh.
Đặc biệt, chuyển đổi số còn giúp doanh nghiệp gia tăng nhanh chóng sự hài lòng từ phía khách hàng thông qua việc phân tích dữ liệu lớn (big data) để hiểu rõ hơn thói quen tiêu dùng, khám phá các nhu cầu tiềm ẩn và từ đó cung ứng đa dạng các loại hình sản phẩm nhằm đáp ứng tốt hơn các nhu cầu mua sắm.
Ngoài việc tối đa hóa các nguồn lực trong quá trình vận hành doanh nghiệp, tự động hóa còn cho phép nhiều doanh nghiệp cắt giảm chi phí nguyên liệu đầu vào nhưng lại gia tăng sản lượng đầu ra, từ đó, giá thành sản phẩm ngày càng giảm và sức cạnh tranh ngày càng gia tăng.
Chuyển đổi số cũng tạo ảnh hưởng không nhỏ tới sự thay đổi về văn hóa của các tổ chức, đòi hỏi một bộ máy hoạt động nhanh nhẹn, chủ động tìm kiếm những cái mới, sẵn sàng thử nghiệm các sáng kiến có tiềm năng, thoải mái hơn trong việc chấp nhận sự thất bại và coi sự thất bại đó như một phần của quá trình làm hệ thống trở nên thông minh hơn.
Công cuộc chuyển đổi số đang diễn ra trên thế giới với tốc độ ngày càng cao, “mở toang” các cánh cửa để các quốc gia đẩy mạnh cuộc đua gia tăng năng suất, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Công nghệ thông tin/Viễn thông từ nhiều năm nay luôn là ngành có dư địa tăng trưởng rất lớn, nhất là khi việc ứng dụng chuyển đổi số ngày càng được triển khai sâu rộng trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội và được 67,6% số doanh nghiệp lựa chọn là ngành có tiềm năng tăng trưởng nhất trong khoảng ba năm tiếp theo.
Tiếp sau đó, với việc nền kinh tế được mở cửa trở lại, 59,5% số doanh nghiệp đánh giá ngành Vận tải/Logistics mang những tín hiệu tích cực về một bức tranh tươi sáng trong tương lai gần, khi đây vẫn là lĩnh vực đang thu hút đầu tư mạnh tại Việt Nam và dự báo sẽ tăng trưởng vượt trội nhờ các ngành công nghiệp phụ trợ, các chính sách đầu tư của Nhà nước vào các vùng kinh tế trọng điểm và các Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA).
Vị trí thứ ba nhận được 45,9% số doanh nghiệp lựa chọn là ngành Dược phẩm/Y tế. Có thể thấy rất rõ hiện nay nhu cầu của người dân về dược phẩm và các thiết bị y tế dùng cho gia đình đang tăng mạnh khi số ca nhiễm mới không ngừng lập đỉnh, đặc biệt là tại Hà Nội.
Mặt khác, nhìn trong dài hạn, cơ cấu dân số trẻ của Việt Nam đang có tốc độ già hóa nhanh, người dân ngày càng quan tâm đến chăm sóc sức khỏe và những biến cố về ô nhiễm môi trường, thiên tai và dịch bệnh, dẫn đến mức chi tiêu cho y tế cũng gia tăng.
Hưởng lợi từ đầu tư công, ngành Bất động sản/Xây dựng sau một khoảng thời gian rơi vào khoảng lặng tạm thời do khó khăn chung của nền kinh tế thì đã bắt đầu trở lại đầy hi vọng theo đánh giá của 45,7% số doanh nghiệp.
Doanh nghiệp FAST500 mong chờ điều gì từ Chính phủ?
Các doanh nghiệp FAST500 mong muốn trong năm nay Chính phủ vẫn sẽ tiếp tục Ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát (75,7%); Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại (70,3%); Tăng cường các gói hỗ trợ (67,6%); Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (51,4%) để tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định và hoạt động tốt hơn.
Ngoài ra, hai vấn đề tiếp tục được đề cập đến trong Top 6 khuyến nghị của các doanh nghiệp FAST500 và mong đợi sẽ có bước tiến triển tích cực trong năm 2022 là Cải thiện môi trường pháp lý (48,6%) và Cải thiện cơ sở hạ tầng (45,9%), từ đó xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, giúp khơi thông các nguồn lực để tạo đà phát triển trong tương lai, tiến tới thực hiện mục tiêu tăng trưởng theo định hướng bền vững.
Như vậy trong năm nay, cộng đồng doanh nghiệp FAST500 mong muốn Chính phủ ưu tiên thực hiện những công việc sau:
Thứ nhất, phối hợp nhịp nhàng hơn nữa giữa các chính sách, nhất là chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác để đảm bảo được hiệu quả của những chương trình nằm trong gói hỗ trợ mà không tạo ra những tác dụng phụ (như lạm phát, bong bóng tài sản…) ngoài mong muốn.
Thứ hai, tập trung chú trọng cải tiến hiệu quả, tính kịp thời trong khâu thực thi của các chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội; tránh xảy ra tình trạng kịch bản hay nhưng thực thi lại không hiệu quả. Cụ thể: Mở cửa nền kinh tế linh hoạt, an toàn; Phục hồi doanh nghiệp theo các gói hỗ trợ, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn về thanh khoản, dòng tiền, phục hồi thị trường lao động, tăng khả năng tiếp cận vốn, hỗ trợ thúc đẩy số, chuyển đổi số và đổi mới, sáng tạo; Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà ở; trong đó giải ngân đầu tư công phải nhanh và hiệu quả hơn; cuối cùng là Cải cách mạnh mẽ, thực chất hơn nữa về thủ tục hành chính, để qua đó là cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh.
Thứ ba, cần phải lồng ghép và gắn kết chặt chẽ giữa Chương trình phục hồi với Chương trình phòng chống dịch. Có thể nói, đây là 2 vế của một phương trình, là điều kiện cần và đủ để Việt Nam hoàn thành tốt kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội trong những năm tới.
Thứ tư, chú trọng triển khai đồng thời những nhiệm vụ, giải pháp đã được ban hành trong các chương trình, kế hoạch trước đây như chương trình chuyển đổi số, chiến lược tăng trưởng xanh, chương trình nông thôn mới, chống biến đổi khí hậu …bên cạnh những chương trình khác đã và đang được xúc tiến thời gian qua.
Đồng thời, đây cũng là thời điểm vàng để chúng ta đẩy mạnh hơn nữa quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và đặc biệt chú trọng phát triển những mô hình kinh tế, kinh doanh mới như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế trong thời gian tới, cần thúc đẩy mô hình kinh tế tương lai hướng đến phát triển kinh tế xanh, bền vững và kinh tế số. Các doanh nghiệp của Việt Nam muốn phát triển bền vững phải gắn với chủ trương phát triển xanh.
Chính phủ Việt Nam cũng đang nỗ lực thúc đẩy phục hồi kinh tế xanh và bao trùm, tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế cũng như các mục tiêu, chiến lược quốc gia có liên quan theo hướng tăng trưởng xanh, ít phát thải khí nhà kính và chống chịu tốt trước các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và những cú sốc từ bên ngoài.
Đây cũng là cơ hội để chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang các nguồn năng lượng xanh, sạch; giảm phát thải khí; đồng thời đẩy mạnh chuyển đổi số phục vụ ứng phó với biến đổi khí hậu.
Những keyword doanh nghiệp cần quan tâm nhất để tạo sự phát triển chính là: Cơ hội, Lợi thế, Kết nối, Sáng tạo, Quản trị rủi ro. Nền tảng quản trị chiến lược của doanh nghiệp là văn hóa và công nghệ.
Giá trị thương hiệu của doanh nghiệp không chỉ là chất lượng sản phẩm, lợi nhuận, thị phần, mà còn quyện chặt với tầm nhìn, trách nhiệm xã hội và trách nhiệm “xanh” trong bản thân mình, trong tương tác với thế giới bên ngoài.
Có như vậy, doanh nghiệp mới hoàn toàn có thể vượt nguy, tận dụng cơ hội và phát triển thực sự bền vững. Hành trình phát triển sẽ luôn đối mặt với không ít thách thức, trắc trở khó lường, vậy nên Việt Nam cần nỗ lực không ngừng, hành động tốc độ, đột phá, sáng tạo, quyết liệt cùng khả năng khéo léo xử lý tình thế khó khăn và quản trị các loại hình rủi ro khác nhau.
Tất yếu khi đó, chúng ta sẽ được đền đáp bằng những thành quả phát triển xứng đáng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo báo cáo mới nhất ‘TAG Bulletin’ của Google, nền tảng này đã xoá hơn 31.000 kênh YouTube của các nhà sáng tạo Trung Quốc trong 7 tháng qua.
Google vừa xuất bản báo cáo TAG Bulletin mới nhất của mình cho quý 1 năm 2022, cung cấp những thông tin tổng quan về tất cả các kênh mà nền tảng này đã phát hiện sai phạm và xoá bỏ hệ thống của Google.
“Chúng tôi đã loại bỏ 4361 kênh YouTube có liên quan đến Trung Quốc trong khuôn khổ của cuộc điều tra. Các kênh này chủ yếu tải lên những nội dung spam bằng tiếng Trung về chủ đề âm nhạc, giải trí và phong cách sống.
Một số kênh khác đã tải lên những nội dung bằng tiếng Trung và tiếng Anh về các vấn đề đối ngoại của Trung Quốc và Mỹ. Những nội dung này tương tự những nội dung mà chúng tôi đã phát hiện và xoá bỏ trước đây.”
Với con số này, tính từ tháng 7 năm trước, Google đã xóa:
5.460 kênh YouTube trong tháng 12.
15.368 kênh trong tháng 11.
3.311 kênh trong tháng 10.
1.217 kênh vào tháng 9.
1.196 kênh trong tháng 8.
850 kênh vào tháng 7.
Chỉ trong vòng 7 tháng tính đến quý mới nhất, Google đã xoá bỏ tổng cộng hơn 31.000 kênh YouTube của Trung Quốc và có liên quan đến Trung Quốc với những nội dung không phù hợp trên nền tảng.
Hiện Google khộng cung cấp chi tiết các nội dung của các kênh bị xoá.
Bạn có thể đọc báo cáo TAG mới nhất của Google tại đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link