Alibaba đặt mục tiêu biến 100.000 KOL thành đại sứ bán hàng trong năm nay và con số đó sẽ tăng lên 1 triệu người vào năm 2023.
Valentina Avalon đã dành một giờ cho cuộc gọi video nói về trang phục của mình tại nhà của cô ở Kharkiv, Ukraine.
Đây không phải cuộc trò chuyện bình thường giữa những người bạn. Trên thực tế, cô đang làm việc để bán hàng cho một thương hiệu quần áo trên AliExpress, chi nhánh bán lẻ của gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba.
Trong phiên phát trực tuyến dài 90 phút, hàng ngàn người mua sắm nói tiếng Nga đã đổ xô vào kênh của Avalon để trò chuyện và xem một loạt sản phẩm mà cô giới thiệu.
Người phụ nữ 37 tuổi này nằm trong kế hoạch chiêu mộ “đội quân KOL” đa quốc gia khổng lồ gồm 1 triệu người vào năm 2023 để chinh phục tham vọng toàn cầu của Alibaba.
Alibaba đã làm say lòng người tiêu dùng Trung Quốc bằng sự kết hợp giữa bán lẻ trực tuyến và mạng xã hội. Thế nhưng giờ đây, tập đoàn này phải học cách chuyển đổi công thức thành công đó ở thị trường nước ngoài vốn tồn tại nhiều thách thức khác nhau.
Đến nay, doanh thu từ thương mại quốc tế của Alibaba chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu của tập đoàn. Điều này khiến mục tiêu mà nhà sáng lập Jack Ma đặt ra là một nửa thu nhập tập đoàn đến từ ngoài Trung Quốc vào năm 2025 khó lòng đạt được.
Theo các nhà phân tích, nguyên nhân là nhận diện thương hiệu Alibaba chưa tốt và người tiêu dùng nước ngoài thường quan tâm hơn đến chất lượng sản phẩm.
Dù vậy, Avalon tin rằng những KOL như Avalon có thể giúp họ vượt qua những rào cản đó bằng máy quay và micro. Uy tín của các KOL sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
Yuan Yuan, người đứng đầu hoạt động kinh doanh của AliExpress cho biết: “Thương mại điện tử dựa trên livestream sẽ giúp tạo dựng niềm tin.
Khi xem một buổi livestream, bạn có thể tương tác trực tiếp với người bán và hiểu rõ hơn về sản phẩm”. Hơn nữa, hình thức này cũng thu hút đông đảo người mua sắm thuộc thế hệ Z trẻ trung.
Bán hàng qua livestream mới đang ở giai đoạn đầu tại phương Tây dù nó đã rất phổ biến ở Trung Quốc trong những năm qua. Năm ngoái, 433,8 tỷ nhân dân tệ (61,3 tỷ USD) giá trị hàng hóa đã được bán thông qua livestream tại đất nước tỷ dân.
Các công ty Trung Quốc khác như JD.com và Pinduoduo cũng đang thúc đẩy livestream để tăng doanh số. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có Alibaba thử nghiệm hình thức trên tại thị trường quốc tế.
Alibaba đặt mục tiêu biến 100.000 KOL thành đại sứ bán hàng trong năm nay và con số đó sẽ tăng lên 1 triệu người vào năm 2023.
Để thực hiện, gần đây, họ đã ra mắt một nền tảng kết nối người bán với KOL từ YouTube và Instagram. AliExpress cũng hợp tác với các công ty marketing địa phương và cam kết sẽ chia sẻ bí quyết bán hàng qua livestream.
Gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc đã đào tạo miễn phí để giúp các KOL dễ nhập cuộc hơn. Ít nhất mỗi tháng một lần, các giám đốc của AliExpress sẽ điều hành các hội thảo trực tuyến với nhóm đối tác để xem các video phát trực tuyến và đưa ra phản hồi về cách cải thiện.
Điều đó giúp mang lại cho AliExpress nhiều khách hàng hơn. Trong lễ hội bán hàng kéo dài hai ngày vào tháng 11 năm ngoái, các KOL đã giúp có thêm hơn 2.000 người mua sắm mới.
Mặc dù vậy, một số nhà quan sát thị trường nói rằng, không giống như Trung Quốc, nơi 1,4 tỷ người nói cùng một ngôn ngữ và có chung hành vi tiêu dùng, châu Âu (ưu tiên của AliExpress) là một thị trường phân mảnh hơn với nhiều ngôn ngữ và văn hóa khác nhau. Điều đó khiến việc chinh phục trở nên khó khăn hơn.
Fabian Ouwehand, đồng sáng lập của một công ty quản lý KOL Hà Lan nói: “Thị trường châu Âu chưa phổ biến hình thức livestream bán hàng.
Mọi người chỉ xem livestream để giải trí. Nếu bạn muốn gắn nó với bán hàng trực tuyến thì mọi việc sẽ rất khó khăn”.
Theo ông, trong khi khách hàng Trung Quốc có thể ngồi xem livestream trong 30 phút hoặc nhiều hơn để săn các món hời thì rất ít người châu Âu sẽ làm như vậy. Ngoài ra, người châu Âu không dành nhiều thời gian để dùng smartphone như người tiêu dùng Trung Quốc nói riêng và người châu Á nói chung.
Yuan Yuan thừa nhận rằng sẽ mất ít nhất 2 năm để người mua ở nước ngoài quen với livestream. Cô tin rằng cuối cùng hình thức này sẽ khởi sắc.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo báo cáo của AdWeek, Instagram hiện sẽ cho phép các nhà quảng cáo mới ở một số khu vực tạo các chiến dịch quảng cáo trên Instagram mà không cần phải liên kết với trang Facebook – Facebook Fanpage.
Theo Instagram:
“Bây giờ bạn có thể tạo quảng cáo Instagram mà không cần có sự hiện diện trên Facebook. Nếu bạn lần đầu tiên quảng cáo một bài đăng từ tài khoản doanh nghiệp Instagram của mình, bạn sẽ không cần phải kết nối với tài khoản quảng cáo Facebook hoặc Trang Facebook.”
Điều kiện quan trọng ở đây là ‘lần đầu tiên’ – hầu hết các nhà quảng cáo trên Instagram đã kết nối hồ sơ của họ với trình quản lý quảng cáo Facebook, như đã được yêu cầu thì những doanh nghiệp đó giờ đây sẽ không có tùy chọn để tắt liên kết hồ sơ Instagram của họ khỏi trang Facebook của mình, tuy nhiên là vẫn có khả năng chạy quảng cáo như bình thường.
Đối với các doanh nghiệp chỉ chọn chạy quảng cáo của họ trên Instagram rõ ràng sẽ không có khả năng quản lý liên kết như vậy thông qua tài khoản quảng cáo Facebook của họ. Thay vào đó, họ sẽ phải chạy chiến dịch quảng cáo của mình và theo dõi hiệu suất quảng cáo trực tiếp trên Instagram.
Để quảng cáo Instagram Post của bạn độc lập với Facebook, bạn sẽ cần phải:
Tới hồ sơ của bạn
Nhấn vào bài đăng bạn muốn quảng cáo
Bên dưới hình ảnh của bài đăng, chọn ‘Quảng cáo’ (promote)
Điền thông tin chi tiết về quảng cáo của bạn bằng cách đặt những thứ như ‘Điểm đến’ (Gửi đến khách hàng ở đâu), ‘Đối tượng’ (người bạn muốn tiếp cận), ‘Ngân sách’ (số tiền bạn muốn chi tiêu hàng ngày) và ‘Thời lượng’ (Bạn muốn quảng cáo của bạn chạy bao lâu). Nhấn ‘Tiếp theo’ khi bạn đã hoàn thành các chi tiết này.
Để hoàn thành quảng cáo của bạn, hãy nhấn ‘Tạo quảng cáo’ bên dưới phần ‘Đánh giá’
Instagram lưu ý rằng tùy chọn này sẽ chỉ khả dụng cho các nhà quảng cáo Instagram mới ở Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ ở giai đoạn này.
Tại sao Facebook lại liên kết với tài khoản quảng cáo Instagram
Như AdWeek lưu ý, một số người đã suy đoán rằng những phản ứng dữ dội gần đây chống lại mạng xã hội về việc không giải quyết được những lo ngại xung quanh những ‘phát ngôn gây thù hận’ và đây cũng là lý do cho bản cập nhật mới này.
Tuần trước, một liên minh của các nhóm dân quyền ở Mỹ đã kêu gọi các nhà quảng cáo lớn tạm dừng chi tiêu quảng cáo Facebook của họ, để ‘nhắn gửi’ một thông điệp tới Facebook và những mạng xã hội khác rằng rằng việc thiếu hành động của họ trước các diễn biến xấu này là không thể chấp nhận được.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Với sự phát triển bùng nổ của các nền tảng mạng xã hội và “nền kinh tế người có ảnh hưởng”, các thương hiệu thời trang xa xỉ đang xem KOL là chiến lược ưu tiên hàng đầu.
Bây giờ, họ phát hiện rằng ‘thứ idol mặc thường bán rất chạy’.
Loạt trang bìa tạp chí thời trang lớn số tháng 7 chứng kiến sự chiếm lĩnh của các idol như Chan Yeol (EXO) trên tạp chí dành cho phái mạnh Arena Homme, Rosé (Black Pink) trên Elle, Twice cho Harper’s Bazaar và ITZY làm mẫu trên Nylon.
Các KOL dần được sử dụng phổ biến từ các thương hiệu lớn.
KOL là từ viết tắt của Key Opinion Leader, là khái niệm đề cập đến những người có khả năng gây ảnh hưởng đến một nhóm người nhất định trong xã hội.
Các KOL có thể là những nhà lãnh đạo doanh nghiệp, những nhà lãnh đạo tư tưởng ngành, những chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể nào đó hay thậm chí là các nhà chính trị gia.
Một trong những điểm nhận dạng rõ ràng nhất về các KOL là khả năng được nhìn nhận bởi công chúng, mức độ tín nhiệm, khả năng ảnh hưởng của họ trên các phương tiện truyền thông đại chúng (mass media) hay mức độ liên quan của họ đến đối tượng mục tiêu.
KOL phát triển mạnh trong ngành thời trang.
Mặc dù không phải là trang bìa, tạp chí W vẫn ưu ái chọn Kang Daniel cho phần họa báo và tờ Dazed thì mời Hwang Min Hyun (Nu’est) làm người mẫu cho phần back cover.
Không chỉ vậy, soi thời trang sân bay hay trang phục biểu diễn của các idol cũng không khó để nhận thấy sự xuất hiện ngày càng nhiều của các thương hiệu nổi tiếng.
Twice vừa gây sốt khi xúng xính những bộ váy ấn tượng của nhà mốt Italy Etro để biểu diễn trên sân khấu comeback gần đây.
Ca sĩ thần tượng đầu tiên nhận được thư mời đến tham dự bộ sưu tập của hãng Chanel, tổ chức tại Paris, Pháp chính là G-Dragon (Big Bang) vào 2015.
Trước đây, khi các idol chưng diện hàng hiệu, người ta chỉ nghĩ đó là đồ sưu tập cá nhân của ca sĩ nhưng giờ đây, khán giả đã công nhận rằng đó có thể là đồ tài trợ, rằng idol là người mẫu đại diện cho thương hiệu đó. Trước “sức mua” mãnh liệt của fandom, các nhãn hàng cao cấp càng chú ý đến idol nhiều hơn nữa.
Đại diện quảng bá của một thương hiệu cho biết: “Chúng tôi ghi nhận được sức mua của các fan thông qua số liệu có thật.
Qua đó, khi lên danh sách mời sự kiện hoặc chụp ảnh họa báo, xu hướng ưa chuộng idol cũng tăng lên. Dù là thương hiệu cao cấp thì chúng tôi vẫn là doanh nghiệp nên doanh số vẫn là ưu tiên hàng đầu”.
Năm 2011, SNSD được chọn làm người mẫu cho thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng Christian Dior. Lúc đó, hãng tiết lộ rằng phải chờ xem quyết định này là được hay mất.
Giờ đây, tình thế đã đổi khác. Khó mà “hất” idol ra khỏi thị trường quảng cáo mỹ phẩm cao cấp. Dior nhanh tay bổ nhiệm Ji Soo (Black Pink) làm đại sứ cho thương hiệu.
Một thành viên khác của Black Pink là Jennie đang cùng nữ diễn viên kỳ cựu Jun Ji Hyun làm đại diện cho hãng mỹ phẩm Hera. Cùng một nhóm nhưng họ vẫn hoạt động riêng cho các thương hiệu khác nhau.
Những idol nam có nhiều fan nữ cũng không thoát khỏi “tầm ngắm” của các hãng mỹ phẩm danh giá. Kang Daniel được “chọn mặt gửi vàng” cho Givenchy hay Cha Eun Woo chụp ảnh họa báo quảng bá mỹ phẩm của Estee Lauder.
Việc độ tuổi tiêu thụ các mặt hàng xa xỉ ngày càng trẻ hóa cũng là một trong những mối dây kết nối giữa thần tượng và các thương hiệu nổi tiếng.
Gần đây, thế hệ Millennials – những người được sinh ra từ những năm 1980 đến đầu những năm 2000 – và Gen Z – được sinh ra từ giữa những năm 1990 – đang nhận được sự chú ý của thị trường tiêu dùng.
Họ là những người đã quen với môi trường kỹ thuật số và quen với việc đầu tư cho bản thân, họ chính là thế hệ không ngại chi tiền cho idol và đồng thời cho các sản phẩm nổi tiếng.
Nhà quảng cáo cho một thương hiệu cao cấp cho biết: “Tiêu chuẩn tiêu thụ ngày nay đã biến đổi từ ‘giá cả phải chăng’ lên mức độ ‘cao cấp”.
Thêm vào đó, người trẻ ngày nay lại luôn có mong muốn thể hiện bản thân mãnh liệt và coi trọng sự hài lòng của bản thân.
Đó chính là lý do mà các chiến lược marketing phải thay đổi dần để phù hợp với thị hiếu của tầng lớp mới nổi này. Các thương hiệu xa xỉ cũng không thể tránh khỏi xu hướng đó”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Thi thoảng khách hàng đọc nội dung do thương hiệu cung cấp – nội dung của bạn có nhiệm vụ trả lời các câu hỏi của họ, giải quyết các ‘nỗi đau’ của họ, giúp họ cập nhật về ngành của họ, thu hút họ bằng những câu chuyện và ‘giai thoại thú vị”.
Tuy nhiên có một điểm mà rất rất nhiều content marketer của chúng ta thường bỏ qua đó là khách hàng chỉ quan tâm đến những nội dung có giá trị và đáng tin cậy. Vậy làm thế nào để bạn làm được điều đó? Hãy cùng khám phá nội dung sau nhé.
Nội dung hay Content là gì?
Theo định nghĩa của Vocabulary.com, Content hiện có 2 nghĩa chính khác nhau. Nghĩa thứ nhất là cảm giác “hài lòng hay hạnh phúc về một thứ gì đó”, và nghĩa thứ hai là “nội dung”, ví dụ nội dung của một tiết học Toán có thể Toán cao cấp.
Mặc dù, Content có tận hai nghĩa khác nhau, trong thực tế Content chủ yếu được sử dụng theo nghĩa thứ hai tức là nội dung.
Nội dung hay Content ở đây là khái niệm đề cập đến tất cả những gì có thể được nhìn thấy hay nghe bằng các giác quan thông thường của con người.
Như đã phân tích ở trên, trong khi Content có thể được xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có không ít các quan điểm nhìn nhận sai lầm về thuật ngữ này.
Họ cho rằng, Content chỉ liên quan đến phạm vi ngành Marketing nói chung hay Content chỉ đơn giản là những gì họ vẫn thường thấy khi các thương hiệu đang tìm cách truyền tải nội dung tới khách hàng với ý định làm marketing và bán hàng.
Dưới đây là một số cách bạn có thể sử dụng để tạo những nội dung có giá trị nhất cho khách hàng của bạn.
1. Có thẩm quyền
Có thẩm quyền trong nội dung của bạn có nghĩa là biết những gì bạn đang viết và thể hiện nó. Thẩm quyền về các tiêu chuẩn EAT của Google: Expertise – chuyên môn, Authoritativeness – sự ủy quyền và Trustworthiness – độ tin cậy.
Google sử dụng các đánh giá của con người để kiểm tra chất lượng và độ chính xác của kết quả tìm kiếm. Một yếu tố chính để phân biệt kết quả tìm kiếm chất lượng cao và kết quả tìm kiếm chất lượng thấp là mức độ chuyên môn, sự ủy quyền và độ tin cậy hiện diện trong nội dung của bạn.
2. Tính thông tin và toàn diện
Khách hàng của bạn đang đến với nội dung của bạn vì họ muốn họ nhận được câu trả lời từ bạn. (đặc biệt nếu họ tìm thấy bạn trên Google). Hãy chắc chắn rằng bạn có thể cung cấp câu trả lời đó.
Nghiên cứu các câu hỏi mà khách hàng của bạn đang hỏi – Nghiên cứu chủ đề, đối tượng và từ khóa giúp bạn có thể đi xa hơn với khách hàng. Chúng giúp bạn hiểu những gì khách hàng của bạn đang tìm kiếm và các truy vấn lớn nhất của họ. Sau đó, bạn có thể tập trung vào việc tạo ra các mẩu nội dung trả lời những câu hỏi đó.
Hãy bám sát chủ đề đang viết – Thu hẹp trọng tâm nội dung của bạn. Khám phá một vài lĩnh vực chính của một chủ đề hoặc chủ đề bao quát. Bằng cách đó bạn có thể đi sâu và cung cấp thông tin hữu ích thay vì bạn cố gắng nói những gì khách hàng của bạn đã biết.
Phác thảo một mục đích cho mỗi phần nội dung bạn tạo – Trước khi bạn bắt đầu soạn thảo, hãy quyết định phần nội dung đó sẽ làm gì cho khách hàng của mình. Bằng cách nào nó sẽ giúp họ? Một khi bạn tìm ra điều đó, hãy thực hiện mục đích đó trong nội dung. Hãy làm cho người đọc chỉ ‘bỏ đi’ khi họ đã học được điều gì đó hoặc giải quyết một vấn đề nào đó của họ.
3. Có thể đọc được
Cách thứ ba để tạo nội dung có giá trị rất đơn giản, nhưng nhiều người đã hiểu sai. Khi nói về khả năng đọc. Điều đó không có nghĩa là chỉ sử dụng đúng chính tả và ngữ pháp. Có thể đọc được cần bao hàm:
Viết cho khách hàng của bạn ở mức độ hiểu biết.
Viết cho phương tiện mà nội dung của bạn sẽ xuất hiện (Chẳng hạn màn hình đang đọc nội dung của bạn có thể lớn hoặc nhỏ).
Viết cho rõ ràng và có ý nghĩa.
Định dạng văn bản rõ ràng và hợp lý bằng cách sử dụng các nguyên tắc dễ đọc như phân cấp, khoảng trắng, độ tương phản và tính nhất quán.
4. Nội dung cần có quan điểm rõ ràng
Nếu nội dung của bạn không cung cấp gì mới thì hãy nên cân nhắc việc bạn nên dừng lại và đừng ‘làm phiền’ khách hàng của mình.
Hãy cung cấp cho khách hàng của bạn một cái nhìn mới về một chủ đề có thể vốn ‘nhàm chán’ chẳng hạn như:
Hãy làm cho nội dung của bạn được ‘khác biệt hoá’ trong mắt khách hàng.
Cung cấp những phân tích, góc nhìn cá nhân…mà chỉ có bạn mới có.
Truyền nội dung của bạn với những phương thức đặc biệt. Có những người thích đọc nhưng cũng có những người khác thích xem video hoặc radio/audio. Còn một số khác thì đam mê với kiểu bài phỏng vấn chuyên gia chẳng hạn.
5. Hãy trao sự hài lòng
Cuối cùng, nội dung có giá trị là làm khách hàng thỏa mãn hay hài lòng với nội dung của bạn. Những kiến thức mới mẽ thay thế cho sự ‘thiếu thốn’. Người đọc cảm thấy mãn nguyện. Chính xác là như vậy rồi, bạn thắng.
Sự hài lòng được pha trộn tất cả lời khuyên ở trên. Ví dụ: nếu mục đích là để giới thiệu cho khách hàng mới của bạn về một chủ đề, bạn sử dụng từ vựng dễ hiểu, giải thích các thuật ngữ mà họ đã nghe và tránh giới thiệu các chủ đề nâng cao.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Tỷ phú Colin Huang – ông chủ hãng thương mại điện tử Pinduoduo – vừa vượt qua nhà sáng lập Alibaba, Jack Ma để trở thành người giàu thứ 2 Trung Quốc, theo Forbes.
Trong phiên giao dịch hôm thứ sáu tuần trước, cổ phiếu của Pinduoduo tăng 6% lên mức cao nhất lịch sử là 87,58 USD. Điều này giúp tài sản của nhà sáng lập Colin Huang cán mốc 45,4 tỷ USD – là người giàu thứ 2 Trung Quốc, chỉ sau Ma Huateng – CEO Tencent (51,5 tỷ USD).
Tỷ phú Jack Ma – người từ chức chủ tịch Alibaba vào năm ngoái để tập trung cho các hoạt động từ thiện hiện sở hữu khối tài sản trị giá 43,9 tỷ USD.
Cổ phiếu của hãng thương mại điện tử giá rẻ Pinduoduo tăng hơn 300% trong năm qua giúp Huang – cựu kỹ sư của Google – thu hẹp khoảng cách với 2 ông chủ cũ là Larry Page (64,3 tỷ USD) và Serge Brin (62,6 tỷ USD). Trong khi đó, tài sản của Huang hiện gấp 3 lần cựu CEO Google Eric Schmidt – người đang sở hữu 15,1 tỷ USD.
Ra đời năm 2015, chỉ trong một thời gian ngắn Pinduoduo đã trở thành một trong những doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến lớn nhất Trung Quốc với mức vốn hóa 104 tỷ USD. Các nhà đầu tư vào công ty này bao gồm Tencent, Sequoia China và Gaorong Capital (hay còn gọi là Banyan Capital).
Huang tốt nghiệp thạc sĩ ngành khoa học máy tính Đại học Wisconsin. Ông từng thực tập tại Microsoft thời sinh viên, nhưng sau đó quyết định đầu quân cho Google khi tốt nghiệp vào năm 2004.
Tỷ phú 40 tuổi này bắt đầu với vị trí kỹ sư phần mềm Google và trở thành một trong những người đầu tiên trong đội ngũ Google Trung Quốc. Huang sau đó rời công ty để khởi nghiệp, thành lập công ty game trực tuyến Xinyoudi và sàn thương mại điện tử Ouku.com, trước khi thành công lớn với Pinduoduo.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Hãng quần áo dã ngoại nổi tiếng The North Face là công ty mới nhất cam kết tẩy chay quảng cáo trên Facebook để phản đối cách xử lý thông tin sai lệch và phát ngôn thù địch.
Quyết định của The North Face nhằm đáp lại chiến dịch với hashtag #StopHateForProfit của các tổ chức công dân như NAACP, Anti-Defamation League, kêu gọi các nhà quảng cáo dừng chi tiền tiếp thị trên Facebook và Instagram trong tháng 7.
Trên Twitter, The North Face cập nhật sẽ tham gia. Nhà bán lẻ thiết bị dã ngoại REI và công ty tuyển dụng Upwork cũng thông báo tương tự.
Những quyết định này cho thấy nhiều doanh nghiệp tham gia tẩy chay Facebook, dù chỉ là tạm thời, để bày tỏ tinh thần đoàn kết trước những người ủng hộ công bằng chủng tộc và sự bất mãn với mạng xã hội này.
Động thái cũng đi theo lời kêu gọi các nhà quảng cáo sử dụng đòn bẩy của mình để buộc các mạng xã hội thay đổi hành vi từ các chính trị gia nổi tiếng, trong đó có Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi. Phần lớn doanh thu Facebook đến từ quảng cáo.
Cam kết của The North Face áp dụng cho quảng cáo trên Facebook và Instagram song vẫn tiếp tục sản xuất nội dung trên Instagram.
Craig Hodges, người phát ngôn của VF Corp – tập đoàn mẹ của The North Face – cho biết một số công ty con đang cân nhắc làm theo. VF Corp đang sở hữu Dickies, Vans, Timberland… Trong vòng 1 năm tính đến ngày 31/3, VF Corp đã chi 756 triệu USD cho quảng cáo.
Tuyên bố của The North Face nêu rõ sẽ tạm dừng tất cả hoạt động quảng cáo có trả phí trên Facebook tại Mỹ cho tới khi những chính sách nghiêm khắc hơn được đưa ra nhằm chống lại nội dung thù địch, bạo lực, phân biệt chủng tộc, thông tin sai sự thật trên nền tảng.
Vài tuần gần đây, Facebook hứng chịu làn sóng chỉ trích lớn vì cách xử lý bài viết gây tranh cãi của Tổng thống Mỹ Donald Trump . Nhân viên cũ và mới, thậm chí cả các nhà khoa học được CEO Mark Zuckerberg tài trợ cũng lên tiếng phản đối.
Khi các cuộc biểu tình vì George Floyd, người da màu bị cảnh sát ghì chết, diễn ra trên toàn nước Mỹ, những lời kêu gọi các nhà quảng cáo dừng chi tiền cho Facebook cũng dâng cao và nhắm vào các doanh nghiệp đủ mọi quy mô, trong đó có nhiều nhãn hàng lớn như Coca-Cola, McDonald’s và Starbucks.
Website chiến dịch #StopHateForProfit ghi rõ: “Hãy gửi thông điệp mạnh mẽ tới Facebook: Không bao giờ đăng quảng bá thù địch, bạo lực, phân biệt chủng tộc vì mục tiêu lợi nhuận”.
Trên thị trường quảng cáo kỹ thuật số Mỹ, Facebook là ông lớn thứ hai chỉ sau Google và kiếm được 69,7 tỷ USD từ quảng cáo trên toàn cầu năm 2019.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Facebook vừa thông báo việc cập nhậy một bộ nhãn dán (stickers), khung (frames), hiệu ứng mới và nhiều thứ khác cho cả Facebook và Messenger, để giúp người dùng kỷ niệm ‘Tháng tự hào – Pride Month’.
Tháng tự hào LGBT (Pride Month) là sự kiện được cộng đồng LGBT (đồng tính, song tính và chuyển giới) ở nhiều nơi tổ chức vào tháng 6 hàng năm, để kỷ niệm sự kiện Stonewall – một số người trong cộng đồng LGBT đã chống lại một cuộc vây bắt của cảnh sát Mỹ vào cuối tháng 6 năm 1969 tại quán rượu Stonewall ở Manhattan, New York.
Sau khi Instagram đang bổ sung các tính năng mới cho Pride, Facebook đã chia sẻ các tùy chọn theo chủ đề mới nhất của mình, bao gồm một bộ nhãn dán mới cho năm 2020, khung và hình nền mới cho mục ‘Stories’.
Facebook cũng thêm bảng thông báo màu gradient, nhãn dán và hiệu ứng trong Messenger. Facebook hy vọng rằng các công cụ này sẽ cung cấp cho người dùng nhiều tùy chọn hơn để tham gia vào sự kiện và thể hiện sự hỗ trợ của họ đối với cộng đồng LGBTQ.
Một điều khá thú vị là, trong các bình luận của bài đăng thông báo, Facebook cho biết sẽ “không còn thực hiện các phản ứng (reactions) tùy chỉnh cho các ngày lễ lớn hoặc các khoảnh khắc khác trong văn hóa”.
Điều này được đưa ra để trả lời cho một số câu hỏi về việc Facebook có tung ra ‘phản ứng tự hào’ (Pride Reactions) như đã từng thực hiện vào năm 2017 hay không.
Facebook rõ ràng đã quyết định một cách làm khác đi – nhưng ngay cả khi không có ‘Phản ứng tự hào’ thì vẫn có nhiều cách khác để mọi người tham gia vào sự kiện trong các ứng dụng của Facebook.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo nhà nhân chủng học nổi tiếng Jane Goodall, người trẻ nên nỗ lực theo đuổi những tiêu chuẩn về thành công khác, bên cạnh tiền bạc và danh tiếng.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn CNBC, nhà nhân chủng học hàng đầu thế giới Jane Goodall – sứ giả hòa bình Liên Hiệp Quốc – khẳng định: “Người trẻ không nên cố gắng để trở thành Bill Gates tiếp theo”.
“Chẳng ai cần nhiều tiền đến mức đó. Ý tôi là nhiều tiền như Jeff Bezos, CEO của Amazon ấy. Ông ấy cũng không cần nhiều như vậy”, bà Goodall nhấn mạnh.
Jeff Bezos và Bill Gates, đồng sáng lập Microsoft, hiện lần lượt người giàu nhất và thứ hai thế giới, theo Forbes. Ông Bezos sở hữu 160 tỷ USD, còn ông Gates có trong tay 108,7 tỷ USD.
Chuyên gia Goodall – nổi tiếng với nghiên cứu đột phá về tinh tinh – cho rằng người trẻ nên làm những điều mà họ thực sự đam mê và đặt ra tiêu chuẩn về thành công khác biệt, không chỉ là vật chất hay sự nổi tiếng.
“Thành công là có được sự nghiệp, công việc hay cuộc sống bạn mong muốn”, bà Goodall nói. “Có thể mong muốn của bạn chỉ là xây dựng một gia đình, được làm mẹ hay làm nội trợ. Không ai có quyền cười nhạo điều đó”, bà Goodall nhấn mạnh.
Nhà nghiên cứu lừng danh kể từng có nhiều người trẻ gặp bà và xin lời khuyên để được “thành công và nổi tiếng” như bà. “Tôi nói với họ rằng đầu tiên, đó không nên là mục tiêu cuộc sống của họ”, bà cho biết.
“Tôi nói: ‘Các bạn nghĩ tôi muốn thành công và nổi tiếng ư?’. Thực ra tôi chỉ muốn tìm hiểu về tinh tinh. Tôi làm việc thật chăm chỉ để lấy bằng tiến sĩ theo lời khuyên của Louis Leakey (nhà cổ sinh vật học người Anh). Nếu tôi từng nghĩ đến thành công và sự nổi tiếng mà tôi đang có, có lẽ tôi đã sớm ngừng cố gắng và từ bỏ rồi”, bà nhấn mạnh.
Khi học tập và nghiên cứu, bà Goodall bị các đồng nghiệp phản đối vì sử dụng những phương pháp không chính thống như đặt tên cho tinh tinh và miêu tả cảm xúc của chúng. Tuy nhiên, bà vượt qua mọi khó khăn nhờ làm theo lời khuyên của mẹ. Đó là theo đuổi đam mê và làm việc chăm chỉ vì đam mê đó.
“Nếu mọi người chỉ trích bạn, cố gắng đừng để tâm đến điều đó. Tôi biết rằng trong thế giới ngày nay, không dễ để nữ giới khẳng định bản thân trong những lĩnh vực nam giới chiếm ưu thế. Cách duy nhất là tạo ra những kết quả tốt”, bà Goodall khuyên.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Chắc chắn những ứng dụng này sẽ mang phong cách cổ điển 1 chút, retro 1 chút chứ không còn tối giản, tinh tế như hiện nay nữa.
Ngày nay, các ứng dụng di động đã trở thành 1 phần không thể thiếu trong đời sống của con người, giúp họ có được những trải nghiệm giải trí hoàn toàn mới và đôi khi còn lại trợ thủ đắc lực trong quá trình học tập và làm việc của họ.
Mặc dù mới chỉ xuất hiện trong khoảng 20 năm trở lại đây theo sự phát triển bùng nổ của smartphone, nhưng những ứng dụng như Facebook, YouTube hay Spotify giờ đã phổ biến tới nỗi ai cũng có thể nhận ra dù chỉ cần nhìn thoáng qua logo hay giao diện của chúng.
Tuy nhiên, loạt ứng dụng này sẽ có diện mạo thế nào nếu chúng tồn tại trong những năm 80, thời điểm mà công nghệ chưa thực sự tiến bộ như bây giờ?
Nhà thiết kế đồ hoạ Luli Kibudi, 28 tuổi đến từ Argentina, đã vận dụng sự sáng tạo của mình để đưa ra lời giải đáp cho vấn đề này, trong 1 dự án có tên “Once Upon A Time” (Ngày xửa ngày xưa).
Không chỉ thay áo mới cho những app nổi tiếng nhất hiện nay, cô còn tạo ra 1 phong cách restro cổ xưa, khá phù hợp với những năm 80 khiến ai xem xong cũng phải trầm trồ.
Chia sẻ với Bored Panda, Luli cho biết: “Ý tưởng này đến với tôi khá tình cờ, khi tôi có dịp nhìn thấy hình ảnh của Diskette trên Internet và thấy nó khá giống với iCloud, nhưng là của những ngày xa xưa. Vì phải dành phần lớn thời gian ở nhà bởi đại dịch Covid-19 nên tôi đã quyết định triển luôn dự án này cho nó vui.
Sau khi thống nhất concept chung, tôi bắt đầu nghiên cứu đến những hình ảnh, những đặc điểm mỹ thuật mà tôi thường sử dụng ngày còn bé và tìm cách liên kết chúng với logo của những ứng dụng phổ biến ngày nay. Ngoài ra, tôi còn mất khoảng 3 ngày để nghĩ tên cho dự án, và cuối cùng chốt lại với “Once Upon A Time“.
Chia sẻ về thời gian cô dành cho mỗi bức minh hoạ trong dự án của mình, Luli cho biết: “Nó còn phục thuộc vào mức độ đơn giản của từng ứng dụng.
Với những ứng dụng đơn giản như Spotify hay Netflix thì tôi làm khá nhanh, chỉ tốn khoảng 30 phút. Những cái phức tạp hơn như LinkedIn, Pinterest hay Gmail thì phải mất đến vài giờ đồng hồ, ít cũng phải 3 tiếng”.
Cô chia sẻ rằng dự án này rất thú vị và cô muốn dành nhiều thời gian để thực hiện nó chỉn chu nhất có thể. Luli chia sẻ: “Tôi thực sự yêu thích mọi công đoạn, từ việc nghiên cứu các ứng dụng này, kết hợp với những yếu tố retro cho đến khâu chỉnh sửa chi tiết hình ảnh để cho ra sản phẩm cuối cùng“.
Luli là 1 nhà thiết kế đồ hoạ với 10 năm kinh nghiệm, với thế mạnh trong lĩnh vực quảng cáo và marketing. Cô chia sẻ: “Chuyên ngành tôi học là graphic design và cũng từng kinh qua 1 số khoá học ngắn về marketing cũng như lập trình.
Tôi có thể thiết kế trong lĩnh vực báo chí (dàn trang), các công ty quảng cáo, truyền thông. Đây đều là những kinh nghiệm quý báu giúp tôi có cơ hội tiếp cận với nhiều vấn đề cũng như đưa ra nhiều phương án giải quyết hơn”. Bạn có thể theo dõi thêm các tác phẩm của Luli tại Instagram hoặc Behance cá nhân của cô.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Từng mong muốn trở thành DJ chuyên nghiệp, việc tự học học ngôn ngữ lập trình trên mạng đã tạo nên bước ngoặt lớn cho cuộc đời của “cha đẻ” ứng dụng Instagram phổ biến toàn cầu, Kevin Systrom.
Kevin Systrom (34 tuổi, đến từ Mỹ) là người đồng sáng lập Instagram – ứng dụng chia sẻ hình ảnh đạt hơn một tỷ người dùng trên toàn thế giới. Anh là một trong những CEO trẻ tuổi trở thành tỷ phú do Forbes xếp hạng.
Để có được thành công như hiện tại, ít ai biết rằng vị lãnh đạo nổi tiếng này là lập trình viên tay ngang, đi lên bằng con đường tự học trên Internet. Anh chàng từng tranh thủ học lập trình vào ban đêm nhằm theo đuổi mục tiêu của mình.
Trở thành tỷ phú sau 18 tháng
Kevin Systrom chia sẻ: “Ở mỗi thời điểm, tôi luôn đam mê và theo đuổi duy nhất thứ gì đó”.
Những sở thích cá nhân và ý chí tìm tòi đến cùng đã tạo nên người trẻ đa tài, nhiều màu sắc trong anh, góp phần tạo nên một mạng xã hội Instagram độc đáo.
Ở tuổi thiếu niên, Systrom mong muốn trở thành DJ, thậm chí từng viết thư gửi cho cửa hàng băng đĩa và làm nhân viên ở đó. Chàng trai chưa đủ 18 tuổi đã tham gia các câu lạc bộ đêm để thỏa mãn niềm yêu thích, cũng như thu thập nhiều bản thu âm.
Khi còn học cấp ba, bắt nguồn từ sở thích chơi game (không phải do đam mê công nghệ), vị CEO này từng học một số ngôn ngữ lập trình. Lúc đó, công việc lập trình chẳng có chút ấn tượng nào trong đầu anh.
Bước vào đại học ở Stanford, Kevin lại tìm thấy niềm hứng thú trong việc kinh doanh, đầu tư. Được tiếp cận với nhiều kiến thức về tài chính, quản lý, nam sinh bắt đầu dấn thân vào những dự án khởi nghiệp khác nhau.
Sau khi lấy bằng đại học, Systrom đầu quân cho Google với vai trò quản lý sản phẩm sáng tạo liên kết.
Đam mê nhiếp ảnh và du lịch, Instagram chính là đứa con tinh thần bắt nguồn từ niềm yêu thích các bức ảnh mang màu sắc hoài cổ của anh. Từng có thời gian anh tham gia vào lớp nghệ thuật số, sử dụng photoshop chỉnh sửa những tấm hình trở nên thú vị.
Systrom nói rằng “Instagram là giao điểm của nghệ thuật và khoa học” – hai niềm yêu thích lớn nhất của anh.
“Instagram được tạo ra vì chúng tôi nhận thấy không có chỗ dành riêng cho hình ảnh di động và mong muốn có thể giúp đưa những bức ảnh chụp bằng điện thoại đến với cuộc sống, cho mọi người cùng chiêm ngưỡng”, đó là mục đích Instagram được hình thành.
Systrom chia sẻ về bức ảnh đầu tiên khi hình thành nên trang chia sẻ hình ảnh lớn nhất toàn cầu hiện nay: “Hồi đó, không có cách nào để thể hiện những gì đang diễn ra trong cuộc sống của bạn, như nó đã xảy ra. Facebook vẫn chủ yếu là máy tính để bàn và Twitter hầu như không có bất kỳ hỗ trợ ảnh nào”.
Instagram đã giúp mọi người có cơ hội chia sẻ những gì đang xảy ra trong cuộc sống theo cách trực quan.
Chỉ 18 tháng sau khi thành lập công ty, với 13 nhân viên phục vụ 30 triệu người dùng, Systrom và người đồng sáng lập Mike Krieger trở thành mục tiêu trong cuộc chiến đấu thầu giữa Twitter và Facebook.
Năm 2012, Instagram được mua lại bởi Facebook với giá một tỷ USD, biến hai nhà sáng lập trở thành những tỷ phú ở độ tuổi còn rất trẻ. Đây thực sự là thành công đầy bất ngờ và cũng là mơ ước của biết bao người làm start up (khởi nghiệp).
Đi đến thành công nhờ tự học trên mạng
Systrom quan niệm: “Chú tâm vào một thứ và cố gắng làm nó thật tốt sẽ giúp bạn tiến rất xa”.
Sinh ra tại vùng ngoại ô giàu có của bang Massachusetts (Mỹ), cha làm quản lý nhân sự và mẹ làm quản lý bán hàng, Systrom có được những tiền đề nhất định để phát triển bản thân. Dù vậy, thành công có được của anh là từ quá trình học hỏi hết mình.
Tỷ phú 34 tuổi là tấm gương sáng cho việc đi lên từ con đường tự học. Vốn dĩ không phải người được đào tạo về lập trình chính thống, từ khi còn ít tuổi, anh đã tự học hỏi mọi kiến thức liên quan trên Internet. Mọi thứ có được đều do tự mày mò tìm hiểu trên mạng, rồi hiện thực hóa bằng các dự án của mình.
Anh từng tuyên bố sẵn sàng làm việc ở bất kỳ vị trí và mức lương nào cũng được, chỉ với mong muốn được học hỏi ở những người tài giỏi hơn mình.
Năm 2008, khi cảm thấy công việc quản lý không có sự phát triển, chàng trai đã rời Google, đến với dự án start up của các cựu nhân viên Google – nơi anh có thể học tất cả kỹ năng như lập trình, dựng trang web. Đó cũng là những kinh nghiệm ban đầu để anh sáng lập nên thương hiệu của riêng mình.
Năm 2010, từ khi còn làm tại dự án Nextstop của Facebook, Systrom đã bỏ thêm thời gian để học lập trình vào ban đêm. Anh cũng được biết đến như thành viên hoạt động sôi nổi tại Quora – ứng dụng chia sẻ tri thức trực tuyến.
Quan điểm của vị lãnh đạo luôn cho rằng một người khó có thể thành công nếu không dành hết thời gian và tâm trí cho điều mình theo đuổi.
Công nghệ ngày nay phát triển nhanh đến chóng mặt, đó là cuộc đua không hồi kết mà sự thay đổi diễn ra là yếu tố tạo nên thành công, là cơ hội vàng cho những công ty nhỏ có thể tận dụng để tạo nên bước tiến cho mình.
Luôn trân trọng những người đồng hành với mình
Khi “ứng dụng tỷ đô” Instagram mới phát triển, Kevin Systrom cùng đội ngũ nhân sự của mình làm việc đến mức không có khái niệm về ngày nghỉ: “Trong giai đoạn khởi đầu, tôi dành hầu hết thời gian cho công việc. Tôi đã bỏ lỡ ngày sinh nhật, các bữa ăn tối, buổi tụ họp gia đình vào dịp cuối tuần”.
“Thật sự, lúc đó, tôi không có nhiều lựa chọn giữa làm việc trên Instagram với việc nó sẽ sụp đổ hoặc không hoạt động. Trong một giai đoạn, chúng tôi phải làm việc liên tục, chạy đua với thời gian để phát triển ứng dụng theo cách phù hợp”, anh nói.
Áp lực công việc tại thung lũng Silicon là điều ai cũng đoán được. Đó là nơi những khối óc tinh anh nhất cùng chạy đua để tạo nên giá trị vượt bậc. Đó cũng chính là gánh nặng nhiều người trẻ khi đối mặt không thể vượt qua.
Một trong những yếu tố tạo nên thành công của Instagram hiện tại chính là sự thấu hiểu của CEO đối với nhân sự. Tạo nên môi trường làm việc cởi mở, giảm bớt gánh nặng trong tâm trí là ưu tiên lớn của Systrom.
Công ty thường xuyên làm các phiếu điều tra ẩn danh để kiểm tra sức khỏe nhân viên và tôn trọng ngày nghỉ cuối tuần của họ. Những chuyến du lịch, nghỉ dưỡng giúp nhân viên được thư giãn sau thời gian làm việc hết mình.
Không thể thành công nếu chỉ có một mình, người điều hành Instagram trân trọng những người đồng hành.
Từ đội ngũ nhân sự 13 người trước khi gia nhập chung một nhà với ông lớn mạng xã hội Facebook, cho đến khi quản lý lượng nhân viên hơn 500 người như hiện nay, Systrom vẫn luôn coi họ là chiến hữu, những người cùng chí hướng và đam mê với mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
YouTube vừa công bố ra mắt một định dạng quảng cáo phản hồi trực tiếp mới, cập nhật này sẽ khiến quảng cáo video trên YouTube có thể giúp mua sắm và hướng lưu lượng truy cập trực tiếp đến các trang sản phẩm của thương hiệu tốt hơn.
YouTube giới thiệu định dạng quảng cáo có thể mua sắm trực tiếp mới cho phép nhà quảng cáo thêm hình ảnh sản phẩm bên dưới quảng cáo video để hướng lưu lượng truy cập (traffic) trực tiếp đến các trang sản phẩm của thương hiệu.
Việc giới thiệu định dạng mới này sẽ đưa YouTube trở lại cuộc chơi được gọi là cuộc chơi thương mại hoá trên nền tảng mạng xã hội.
Các nhà quảng cáo luôn cố gắng tìm ra những cách mới và tốt hơn để tiếp cận khách hàng tiềm năng ở đúng nơi và đúng thời điểm.
Mặc dù quảng cáo trên mạng xã hội đã tăng đáng kể khả năng nhắm mục tiêu (target) đến khách hàng, tuy nhiên việc thúc đẩy doanh số trực tiếp từ nền tảng quảng cáo này vẫn khó đạt được như kì vọng.
Định dạng quảng cáo mới này có thể giúp YouTube bắt kịp được các nền tảng mạng xã hôi khác như Instagram và Pinterest vốn đã trở thành những nền tảng quá đình đám đối với thương mại điện tử.
Với một số liệu cho thấy khoảng 70% mọi người tuyên bố rằng họ đã mua hàng sau khi họ nhìn thấy một sản phẩm trong video của YouTube, định dạng quảng cáo mới này có thể thay đổi cuộc chơi mãi mãi.
Để bắt đầu sử dụng định dạng quảng cáo mới này, nhà quảng cáo sẽ cần đồng bộ hóa nguồn cấp dữ liệu Google Merchant Center của họ với quảng cáo video của họ trên YouTube.
Aerie, một nhà bán lẻ, là một trong những người thử nghiệm sớm nhất đối với định dạng quảng cáo mới này. Thương hiệu này muốn thúc đẩy người tiêu dùng yêu thích thương hiệu của mình và tăng doanh số cho bộ sưu tập Xuân 2020.
Aerie đã chạy quảng cáo được nhắm mục tiêu trên YouTube bằng định dạng quảng cáo có thể mua sắm mới này và thấy ROAS (return on ad spend – tỉ suất lợi nhuận trên quảng cáo) cao hơn 25% so với năm trước cũng như tỉ lệ chuyển đổi (conversion rate) nhiều hơn 9 lần so với quảng cáo truyền thống trước đây của họ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Những người thành công đều là những người biết ăn nói,có thể diễn thuyết một cách đầy tự tin trước mặt mọi người. Trong mắt nhiều người, người hướng ngoại dễ dàng thành công hơn người hướng nội, nhưng thực tế cho thấy, trong số những người thành công, tỉ lệ người hướng nội lại nhiều hơn người hướng ngoại.
Einstein, Bill Gates, Warren Buffett, Steven A. Spielberg, Murakami Haruki… có tới 70% số người thành công trên thế giới là người hướng nội (introvert).
Vì sao vậy? Bài viết này sẽ cho bạn biết, trên con đường thành công, dù những người hướng ngoại có nhiều cơ hội hơn nhưng những người hướng nội cũng hoàn toàn có thể thành công theo cách riêng của họ. “Như vậy không được, bạn phải bước ra khỏi thế giới của bản thân”
“Sao chẳng nói gì thế, làm gì mà lạnh lùng thế!”
“Hướng nội như thế, sau này làm sao đi kết bạn? Đi làm thì phải làm sao, người như vậy không làm lãnh đạo được đâu.”
Đã bao giờ bạn phải nghe những câu nói như vậy chưa? Ai ai cũng khuyên bạn nên bỏ tính cách hướng nội của mình đi. Người hướng nội như bạn dường như luôn bị người khác dán cho cái mác sợ người, tự ti, không vui vẻ, không hài hước…
Nhưng, bạn có thực sự hiểu thế nào là hướng nội không? Bạn thực sự hiểu những người hướng nội ư?
Trong một môi trường xã hội như hiện nay, mọi người hầu hết đều yêu thích những người hướng ngoại, là một người hướng nội, họ luôn cảm thấy áp lực, cảm thấy mình không được yêu mến.
Tuy nhiên, trong bài diễn giảng tại TED của Susan Cain, chúng ta có thể thấy được người hướng nội hoàn toàn có thể tạo ra giá trị cho thế giới bằng những khả năng vô hạn của mình.
Hướng nội không phải khuyết điểm, nó cũng xứng đáng được đánh giá cao và khen ngợi.
Năng lượng tinh thần của người hướng ngoại luôn hướng ra bên ngoài, vì vậy họ năng động và thân thiện với xã hội, còn năng lượng tinh thần của người hướng nội lại hướng vào bên trong, vì vậy họ quan tâm đến thế giới nội tâm hơn, yên tĩnh hơn, thích ở một mình và suy nghĩ hơn.
12 điều sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về người hướng nội và lý do vì sao họ thành công.
1. Thích ở một mình là lựa chọn của tôi.
Phần lớn mọi người đều sợ cảm giác không có ai ở bên, bởi ở một mình rất dễ suy nghĩ lung tung, còn người hướng nội, họ lại luôn tận hưởng khoảng thời gian ở một mình đó. Người hướng nội không sợ giao tiếp xã hội, không tham gia vào các hoạt động xã giao chỉ đơn giản là lựa chọn của họ thôi.
2. Biết cách lắng nghe, biết đồng cảm với người khác.
Người hướng nội rất yên tĩnh, không thích nói nhiều, nhưng lại rất biết cách lắng nghe và đồng cảm với người khác. Lúc bạn buồn, người hướng ngoại sẽ nghe bạn kể rồi đưa bạn ra ngoài vui chơi, còn người hướng nội lại lắng nghe và cùng bạn buồn.
Lúc khó khăn, cần nhất một người hiểu được mình, có được một người bạn tâm giao như vậy là điều hạnh phúc nhất trên thế giới này.
3. Rất chuyên tâm và có chiều sâu.
Người hướng nội, phần lớn đều có sở thích mà có thể làm một mình như đọc sách hay viết bài, nhiều năm tôi luyện khiến họ trở nên rất chuyên tâm, và suy nghĩ cũng rất có chiều sâu.
4. Vui vẻ thực ra rất đơn giản, sự đơn giản chính là vui vẻ.
Người hướng nội không phải không vui vẻ, họ chỉ là đang tận hưởng một kiểu vui vẻ khác thôi, ví dụ như đọc một cuốn sách, xem một bộ phim, nghe một bản nhạc… mà không ai quấy rầy, họ không cần gì quá nhiều.
5. Nghĩ kĩ trước khi nói, nói gì cũng đều có minh chứng.
Đây là một phẩm chất rất hiếm có, nhưng nó lại thường bị hiểu lầm là ngại ngùng, không thích biểu đạt. Người hướng nội chỉ là cẩn trọng hơn một chút, những chuyện mà mình không biết rõ sẽ không nói ra để tránh làm người khác hoang mang.
6. Im lặng là bản năng, đáng tin cậy.
Người hướng nội vô cùng đáng tin cậy, rất biết giữ bí mật. Mọi người đều biết bạn không phải là người ăn nói tùy tiện, cũng không phải là người gặp đâu buôn đó.
7. Tiết kiệm nhưng không bạc đãi bản thân.
Người hướng nội có thể vui vẻ ở lì trong nhà, không ra ngoài không có nghĩa là khả năng xã giao của họ kém, mà là đôi khi họ thấy việc đó không cần thiết.
Ở nhà cũng có thể sống một cách rất thú vị, họ không vì buồn chán mà tiêu tiền linh tinh, lúc muốn chơi thì nhất định sẽ không ngược đãi bản thân.
8. Không thường mở mồm, nhưng mở mồm ra câu nào là đáng giá câu ấy.
Nói cho cùng thì bạn nói gì không quan trọng, quan trọng là nói như nào. Người hướng nội chỉ không thích nói những chuyện vô bổ, không phải vì họ “không thể”, mà là họ “không muốn”. Nói chuyện phải có trọng điểm, không thích hùa theo người khác.
9. Những nhà lãnh đạo tài ba, phong cách không giống ai.
Ngược hoàn toàn so với những gì bạn nghĩ, người hướng nội có thể trở thành một nhà lãnh đạo rất tài ba.
Họ có thể không thích nói chuyện, nhưng họ biết cách tôn trọng nhu cầu của người khác, biết làm sao để có những suy nghĩ mang tính chiến lược, làm sao để đưa ra những ý tưởng có giá trị. Người hướng nội khi quản lý những người hướng ngoại trong đoàn đội của mình cũng rất có phong cách riêng.
10. Hiểu rất rõ bản thân muốn gì.
Rất nhiều người không hiểu bản thân mình, nghĩ mãi không ra vì sao mình lại trở thành như vậy. Nhưng người hướng nội thì không, họ luôn hiểu rõ bản thân mình, biết mình muốn gì, luôn nghe theo tiếng nói nội tâm của mình.
11. Khả năng sáng tạo đáng kinh ngạc
Người hướng nội có một phẩm chất mà không phải người hướng ngoại nào cũng có được. Thế giới của họ phong phú ra sao chỉ có mình họ biết, rất nhiều nghệ thuật gia, triết học gia vĩ đại đều là những người “không giỏi giao tiếp cho lắm”.
12. Ít bạn bè nhưng đều là những người bạn chất lượng.
Có thể bạn bè họ không nhiều nhưng một khi đã là bạn thì sẽ là bạn cả đời. Họ không kết bạn để cho nhiều, mà kết bạn vì họ đáng tin cậy, và hiểu mình.
Hướng nội không phải là khuyết điểm. Tính tình hướng nội cũng có thể có một cuộc sống phong phú và tuyệt vời bởi bạn chính là phiên bản tốt nhất của chính mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Quản trị con người luôn là 1 trong những bài toán khó khăn, phức tạp nhất trong quản trị doanh nghiệp. Quy mô công ty càng lớn, số lượng nhân viên càng lớn thì bài toán quản trị nhân lực sẽ càng phức tạp. Tuy nhiên, chung quy lại, có 3 điều mà nhân sự nào cũng muốn, và chỉ muốn 3 điều này thôi:
1. THU NHẬP
Chắc không phải nói nhiều về yếu tố này nữa. Chủ tịch Thế giới di động Nguyễn Đức Tài từng nói: ” Có 2 khoản chi không bao giờ tiếc, 1 là chi cho nhân viên, 2 là chi cho khách hàng! ”
2. SỰ HÒA HỢP VỚI MỌI NGƯỜI TRONG CÔNG TY
Mỗi nhân viên làm việc tại công ty sẽ tương tác với 3 đối tượng chính là sếp, quản lý trực tiếp và những nhân viên trong cùng bộ phận, phòng ban.Trước đây tôi nghỉ việc tai công ty cũ cũng chính vì lý do này.
Tôi không cảm thấy sự thân thiện, chân thành khi giao tiếp cùng quản lý trực tiếp và các nhân viên trong bộ phận của mình. Tốt nhất, hãy tuyển dụng vào công ty của bạn những người chân thành và thân thiện, như vậy thì môi trường công ty bạn cũng dễ dàng trở nên thân thiện, chân thành. Đó là 1 môi trường lý tưởng với bất cứ nhân sự nào.
3. SỰ HỌC HỎI HẰNG NGÀY
Jack Ma từng nói: ” May mắn lớn nhất của cuộc đời không phải là nhặt được tiền, cùng không phải trúng số, mà là có người có thể đưa bạn đến nền tảng cao hơn ”. Nhân sự sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc, biết ơn nơi mà giúp họ học hỏi được nhiều thứ mới mẻ hữu ích, giúp họ nâng tầm chính bản thân họ. Càng là những nhân sự giỏi, họ lại càng đề cao sự học hỏi, phát triển bản thân.
4. Số 4 TRONG QUẢN TRỊ
Theo nghiên cứu, mỗi người chỉ làm việc trực tiếp được với tối đa 4 người để hiệu quả làm việc tốt nhất. Hãy chọn ra 4 người suất sắc nhất, 4 người mà bạn muốn giữ chân họ nhất, rồi làm mọi cách để chăm chút 3 yếu tố trên cho họ (tất nhiên là dung hoà với lợi ích của công ty) thì công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc giữ được đội ngũ nhân sự key, công ty sẽ luôn bền vững.
Nếu bạn truyền được tư tưởng này cho các Trưởng bộ phận phòng ban, để họ cũng giữ được 4 người tốt nhất trong bộ phận của họ, thì bộ khung nhân sự của công ty bạn thực sự quá vững rồi.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nhiều người trong chúng ta có lẽ đã được nghe rằng chuyên môn sâu sẽ dễ thành công hơn hay kiểu như ‘một nghề cho chín còn hơn chín nghề’. Nhưng thực tế ngày hôm nay, điều này có thực sự đúng? Để thành công hãy là một ‘Người đa năng’ thay vì là một ‘Chuyên gia’. Hãy cùng MarketingTrips khám phá chi tiết trong bài viết này.
Sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ, kết hợp với vô số ‘những điều bất ổn’ ngày càng gia tăng đang làm cho logic nghề nghiệp của quá khứ đã trở nên phản tác dụng trong tương lai.
Thế giới, nói một cách thẳng thắn, nó đã thay đổi, chỉ có điều triết lý của chúng ta về phát triển kỹ năng thì không.
Sự phức tạp của thế giới hôm nay đòi hỏi một khả năng phát triển mạnh mẽ hơn trong những tình huống mơ hồ và khó xác định nhất, một bối cảnh tạo ra sự lo lắng cho hầu hết mọi người.
Hãy nghĩ về một số từ thông dụng đặc trưng ở những lời khuyên kinh doanh trong 40 đến 50 năm qua: Năng lực cốt lõi, kỹ năng khác biệt, chuyên môn sâu…
Đối với ký ức của nhiều người trong chúng ta, chìa khóa cho sự thành công là phát triển một chuyên ngành cụ thể nào đó và nó cho phép chúng ta dễ dàng leo lên các nấc thang cao hơn trong sự nghiệp.
Bằng cách tập trung vào việc phát triển một chuyên môn cụ thể nào đó và bạn sẽ có thể thăng tiến nhanh hơn.
Tuy nhiên, sự thật là mọi thứ đang diễn ra theo cách không như chúng ta nghĩ?
Tương lai thuộc về những ‘người đa năng’ (Generalists) thay vì người chỉ có một khả năng chuyên môn cụ thể nào đó (Specialist).
Hiệu suất trong quá khứ không thể đảm bảo cho kết quả của bạn trong tương lai.
Có một ví dụ nổi tiếng nói rằng: “Với một người đàn ông cầm một cây búa trên tay, mọi người sẽ nghĩ là anh ta sắp đóng đinh và anh ta cũng chỉ có thể đóng được đinh”.
Nhưng nếu người đàn ông đó có cả búa, ‘tuốc nơ vít’ và ‘cờ lê’ thì sao? Rõ ràng là khi này là tuỳ vào vật tiếp xúc đối diện là gì mà anh ta có thể sử dụng những công cụ phù hợp.
Điều này không có nghĩa là chuyên môn sâu là vô ích. Mang búa không phải là vấn đề.
Nó chỉ nói rằng thế giới của chúng ta đang thay đổi nhanh đến mức khi bạn càng có nhiều công cụ trên tay, bạn có thể điều hướng tốt hơn trước những thứ bất ổn hoặc trước các tình huống bất ngờ xảy ra.
Nhanh và linh hoạt là 2 từ khoá quan trọng trong thế giới ngày hôm nay.
Người đa năng nên được hiểu như thế nào?
Để bắt đầu, điều quan trọng là phải thu nhỏ phạm vi và chú ý nhiều hơn đến bối cảnh mà bạn đang đưa ra quyết định.
Bạn đang đọc và xem tất cả các tin tức mà bạn có thể. không chỉ là những phần thông tin liên quan đến ngành nghề mà bạn đang làm việc.
Bạn có phải là một chuyên gia tài chính không? Tại sao bạn không đọc một cuốn sách hay ho nào đó về Marketing?
Hãy suy nghĩ lớn hơn và rộng hơn về những cách truyền thống mà bạn vẫn nghe và làm.
Một chiến lược khác là suy nghĩ về cách các vấn đề dường như không liên quan có thể tác động lẫn nhau, điều mà các nhà có tư duy hệ thống vẫn thường làm.
Nghiên cứu các kết nối giữa các ngành và tưởng tượng ra một cách nào đó có thể thay đổi hay phá vỡ (disruption) hoạt động trong một lĩnh vực khác.
Bởi vì những người đa năng có một bộ công cụ để sử dụng, họ có thể tự động điều chỉnh quá trình hành động của mình khi tình hình mới xuất hiện.
Hãy nghĩ về việc thế giới thay đổi nhanh chóng như thế nào với sự phát triển của Internet và công nghệ dữ liệu không dây.
Jeff Bezos không phải là một chuyên gia bán lẻ, người đã cạnh tranh với đối thủ của mình là Walmart và cuối cùng đã giành chiến thắng.
Ông là một người mới tiếp cận với bán lẻ nhưng có thể thích nghi nhanh chóng để nắm bắt một cơ hội khổng lồ với nó.
Thành công trong sự nghiệp của những người đa năng.
Nhiều công ty hướng tới việc tìm kiếm những ứng viên có kinh nghiệm đa năng khi tuyển dụng. Điều này rất cần thiết cho các tổ chức lớn.
Ví dụ như ở Google, việc nhân viên nhảy từ nhóm này sang nhóm khác và từ vai trò này sang vai trò khác là chuyện ‘như cơm bữa”.
Trên thực tế, Lisa Stern Hayes, một trong những nhà tuyển dụng hàng đầu của Google, đã nói trong một podcast rằng công ty đánh giá cao những người có khả năng giải quyết những vấn đề vượt qua cả những chuyên môn liên quan của họ.
Vị này cho biết thêm:
“Hãy nhìn vào tốc độ phát triển của Google. Nếu chúng tôi chỉ thuê một người làm một công việc cụ thể, nhưng sau đó công ty cần thay đổi, chúng tôi cần yên tâm rằng người đó sẽ tự tìm kiếm những việc khác để làm tại Google. Điều đó quay trở lại việc chúng tôi sẽ chỉ tuyển dụng những người đa năng thông minh”.
Nếu bạn là người mới gia nhập vào lực lượng lao động, lời khuyên của tôi là quản lý sự nghiệp của bạn xung quanh sự đa dạng về kinh nghiệm và khả năng.
Các khả năng phân tích mà bạn phát triển (ví dụ: các kỹ năng thống kê cơ bản và lý luận phê bình) trong suốt sự nghiệp sẽ có giá trị tốt khi cạnh tranh với những người tập trung hơn vào những kỹ năng cụ thể.
Một điều chắc chắn về tương lai là nó sẽ không bao giờ chắc chắn. Sự tiến bộ nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo (AI) và đổi mới công nghệ đã làm thông dụng hoá thông tin.
Kỹ năng chính của tương lai là… không hẳn là một kỹ năng; Đó phải là một cách tiếp cận, một triết lý và cách tư duy – và thực sự rất quan trọng để bạn phải thích nghi nó một cách nhanh nhất có thể.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo Hà Anh | MarketingTrips
Tham khảo Tiến sỹ Vikram Mansharamani, Giảng viên tại Harvard University
Logo Volkswagen mới được thiết kế theo hướng đơn giản hóa, linh hoạt cho phép sử dụng trên nhiều nền tảng.
Năm 2019, khoảng 6,2 triệu xe ô tô đã được thành hình trên toàn thế giới với một chiếc logo VW trên lưới tản nhiệt. Hai chữ cái này được kết hợp với nhau trong nhiều thập kỷ và đã trở thành một trong những thương hiệu dễ nhận biết nhất trên toàn thế giới.
Vậy một biểu tượng được đổi mới như thế nào? Thông qua một trong những chiến dịch thay đổi bộ nhận diện thương hiệu lớn nhất trên thế giới, Volkswagen đã ra mắt một logo được làm mới và rất thân thiện với thời đại kỹ thuật số trên toàn cầu vào tháng 9.2019 tại Triển lãm Ô tô Quốc tế Frankfurt, Đức cũng như các thị trường châu Âu, Mỹ,… và theo tiến trình đã định, diện mạo Volkswagen mới chính thức được chào đón tại Việt Nam nói riêng và các nước trong khu vực Đông Nam Á nói chung vào tháng 6 năm 2020.
Thiết kế mới sử dụng nền logo cổ điển nhưng được làm mới theo hướng tối giản, cho phép được sử dụng linh hoạt hơn trên nhiều nền tảng kỹ thuật số hiện đại và giảm các yếu tố 3D, trở thành phẳng 2D. Bộ nhận diện thương hiệu mới được phát triển bởi Klaus Bischoff – Giám đốc thiết kế của Volkswagen.
“Ý tưởng của tôi trong thiết kế này là làm nổi bật chữ W, mang lại sự nhẹ nhàng mới cho thương hiệu Volkswagen. Tất nhiên, việc đổi bộ nhận diện thương hiệu này cũng đưa Volkswagen vào kỷ nguyên kỹ thuật số, biến logo cổ điển của chúng tôi thành hình ảnh dễ dàng hiển thị trên các thiết bị và ứng dụng kỹ thuật số.” Ông Bischoff chia sẻ.
Logo mới của Volkswagen cũng được thiết kế để hiển thị tối ưu trên các diện tích nhỏ như đồng hồ hoặc điện thoại thông minh, cũng như trên các loại vải phù hợp cả cho các nhà máy của công ty.
Jochen Sengpiehl, Giám đốc Marketing của Volkswagen cho biết: “Chúng tôi đã tạo ra một sự trải nghiệm mới mang tính toàn cầu và toàn diện cho thương hiệu được biểu thị trên tất cả các kênh và tất cả các nơi mà nó có thể xuất hiện. Theo nguyên tắc chung, mục tiêu của chúng tôi sẽ không thể hiện một thế giới quảng cáo hoàn hảo.
Chúng tôi muốn trở nên nhân văn hơn và sống động hơn, đánh giá cao quan điểm của khách hàng hơn và kể những câu chuyện mang tính xác thực. Chúng tôi muốn đồng hành với cuộc sống hàng ngày của mọi người bằng các sản phẩm của chúng tôi.
Nhiều khách hàng đã tạo dựng mối quan hệ mật thiết với Volkswagen và thậm chí còn đặt tên riêng cho chiếc xe của họ. Chúng tôi muốn truyền tải sự tự nhiên, cái chất bên trong để kết nối cảm xúc.”
Có 6 nguyên tắc sau đây đóng vai trò nổi bật trong diện mạo mới Volkwagen:
Yếu tố cốt lõi là Con người. Tất cả các hoạt động sẽ được tập trung mạnh mẽ hơn nữa vào khách hàng của Volkswagen.
Yếu tố đầu tiên là Kỹ thuật số. Phương tiện kỹ thuật số sẽ trở thành nơi tiếp xúc chính và đầu tiên với khách hàng.
Tính cách mới. Thiết kế thương hiệu mới thể hiện tính cách mới của Volkswagen nhắm đến: nhân văn, cởi mở, mời gọi, minh bạch, có trách nhiệm và xác thực.
Thương hiệu khác biệt. Thiết kế thương hiệu mới làm cho sự khác biệt giữa Volkswagen và các đối thủ cạnh tranh rõ ràng và dễ nhận biết.
Trải nghiệm Thương hiệu. Nhờ thiết kế nhắm đến sự linh hoạt, bất kể khách hàng sử dụng nền tảng nào, Volkswagen sẽ cung cấp sự trải nghiệm tương tự trên tất cả mọi nơi.
Quản trị Thương hiệu toàn cầu. Dù ở đất nước nào, Volkswagen sẽ có thời gian ra mắt bộ nhận diện mới được thống nhất trên toàn thế giới. Thiết kế thương hiệu mới sẽ hoạt động cho cả hai nền tảng Xe sử dụng động cơ đốt trong (MQB) và Xe điện (MEB).
Thiết kế mới cũng mang ý nghĩa quan trọng khác cho thương hiệu Volkswagen và sự thay đổi chiến lược phát triển. Màu xanh và trắng của logo cũng đã được làm mới với tông màu xanh mới, cho phép có thêm các biến thể màu.
Việc giới thiệu quốc tế sẽ bao gồm việc chuyển đổi hơn 70.000 logo trên toàn cầu. Đến giữa năm 2020, Thương hiệu có kế hoạch hoàn thành việc triển khai sự thay đổi trên 10.000 đại lý tại 171 thị trường trải rộng trên 154 quốc gia.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu về các nội dung như thuật toán của TikTok hoạt động như thế nào, TikTok xếp hạng nội dung dựa trên những yếu tố gì, các mẹo để làm việc với thuật toán TikTok 2023 và hơn thế nữa.
Thuật toán của TikTok là khái niệm mô tả cách TikTok phân phối, đề xuất và tối ưu nội dung trên nền tảng. Bất chấp những lo ngại xoay quanh việc kiểm duyệt nội dung hay tính an toàn trên nền tảng, TikTok đang cố gắng chứng minh rằng họ không có gì phải che giấu, thuật toán của TikTok là minh bạch và người dùng có thể tin tưởng.
Một số nội dung sẽ được MarketingTrips đề cập trong bài.
TikTok giải thích thêm về thuật toán của nền tảng.
Một vài mẹo để làm việc với thuật toán của TikTok trong 2022, 2023 và hơn thế nữa.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Thuật toán của TikTok là gì?
Thuật toán của TikTok trong tiếng Anh có nghĩa là TikTok Algorithm, khái niệm đề cập đến cách TikTok thu thập dữ liệu và phân phối nội dung tới người dùng trên nền tảng.
Với hầu hết các nền tảng mạng xã hội như TikTok hay Facebook, sẽ có nhiều thuật toán khác nhau được sử dụng đồng thời tại cùng một thời điểm.
Thuật toán của TikTok hoạt động như thế nào.
“Khi bạn mở TikTok và dừng lại trong nguồn cấp dữ liệu ‘For You’ của bạn, bạn sẽ được cung cấp một luồng video được quản lý theo sở thích của mình, giúp bạn dễ dàng tìm thấy nội dung và người tạo mà bạn yêu thích.
Nguồn cấp dữ liệu này được cung cấp bởi hệ thống đề xuất cung cấp nội dung cho mỗi người dùng có khả năng quan tâm đến người dùng cụ thể đó”.
TikTok phác thảo các chi tiết cụ thể của hệ thống khuyến nghị/đề xuất (recommendation system) đó. Các trình điều khiển chính xác định video nào xuất hiện trong nguồn cấp dữ liệu (feed) của mỗi người dùng là:
Tương tác của người dùng – Các yếu tố TikTok dựa vào là các video bạn thích và / hoặc chia sẻ, tài khoản bạn theo dõi, nhận xét bạn đăng và nội dung bạn tạo. Ví dụ: nếu bạn đăng clip bằng một hashtag nhất định, sẽ có nhiều khả năng bạn sẽ thấy nội dung có cùng thẻ hashtag đó trong luồng (stream) của mình.
Thông tin video – Điều này có thể bao gồm các chi tiết như chú thích, âm thanh và bài hát cụ thể và một lần nữa, nó có thể là hashtag.
Cài đặt thiết bị và tài khoản – Các yếu tố ảnh hưởng ít hơn là những thứ như sở thích ngôn ngữ, cài đặt quốc gia và loại thiết bị di động của bạn. TikTok nói rằng những yếu tố này được xem xét để mang đến sự tối ưu những nội dung được thể hiện cho người dùng, nhưng chúng không được cân nhắc quan trọng như 2 yếu tố ở trên.
Qua đây chúng ta có thể thấy, thuật toán của TikTok tương tự như thuật toán đang hoạt động trên hầu hết các nền tảng mạng xã hội khác như Facebook hay Instagram – nó là tổng hợp của các yếu tố mà bạn đã tham gia tương tác, sau đó chúng cố gắng hiển thị cho bạn nhiều hơn những nội dung tương tự.
Hiểu và tìm cách ứng dụng thuật toán của TikTok vào các hoạt động digital marketing theo đó là yêu cầu mang tính bắt buộc của các marketer.
TikTok giải thích thêm về thuật toán trên nền tảng.
“Một chỉ số quan trọng nữa là, chẳng hạn như nếu người dùng xem video lâu hơn, sẽ có thể nhận được video tương tự nhiều hơn so với những ai xem video đó ít hơn, rồi tiếp nữa thuật toán sẽ cân nhắc liệu người xem và người tạo video đó có ở cùng một quốc gia hay không để xem xét việc đề xuất video sau này”.
Vì vậy, những người xem video của bạn lâu hơn sẽ có cơ hôi được tiếp cận nhiều hơn (reach). Cũng giống như các nền tảng khác, TikTok sẽ cố gắng kết hợp người dùng mới với những nội dung có liên quan, dựa trên sở thích.
“Nguồn cấp dữ liệu (For You Feed) của bạn không chỉ được định hình bởi sự tham gia tương tác của bạn thông qua chính nguồn cấp dữ liệu.
Ví dụ: khi bạn quyết định theo dõi các tài khoản mới, hành động đó sẽ giúp tinh chỉnh các đề xuất của bạn, cũng như khám phá các hashtag, âm thanh, hiệu ứng và chủ đề xu hướng trên tab ‘Khám phá’.”
“Tính đa dạng là điều cần thiết để duy trì một cộng đồng toàn cầu thịnh vượng và nó mang nhiều cộng đồng của TikTok lại gần nhau hơn.
Cuối cùng, đôi khi bạn có thể bắt gặp một video trong nguồn cấp dữ liệu của bạn có vẻ không phù hợp với sở thích được thể hiện của bạn thì đây có thể là cách tiếp cận đề xuất của chúng tôi:
Việc đa dạng video vào nguồn cấp dữ liệu ‘For You’ của bạn mang đến cho bạn cơ hội bổ sung để tìm hiểu các danh mục nội dung mới, khám phá những người sáng tạo mới và trải nghiệm những quan điểm mới”. TikTok cho biết thêm.
TikTok về cơ bản sẽ giới thiệu các video được chọn, bất chấp mức độ tham gia hoặc trạng thái của người tạo, để đa dạng hóa nguồn cấp dữ liệu. Điều này quan trọng đến mức nào thì điều này rất khó nói, nhưng nó có thể không phải là một sự cân nhắc chính.
Nhưng đây có thể là ‘miếng ngon’ quan trọng nhất trong tổng quanthuật toán của TikTok:
“Trong khi một video có thể nhận được nhiều lượt xem hơn nếu được đăng bởi một tài khoản có nhiều người theo dõi hơn nhờ tài khoản đó đã xây dựng lượng người theo dõi lớn hơn (follower), không phải số lượng người theo dõi cũng không phải các tài khoản có video hiệu suất cao trước đó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp trong hệ thống đề xuất của TikTok”.
Điều này khác hoàn toàn với các nền tảng khác. Về cơ bản, TikTok nói rằng hiệu suất trong quá khứ và trạng thái hồ sơ (profile), hoàn toàn không được xem xét trong thuật toán của nó. Người dùng với lượng theo dõi chắc chắn sẽ có được nhiều lượt tiếp cận hơn, bởi vì nhiều người đang theo dõi họ, nhưng TikTok sử dụng số liệu thống kê video và mức độ tương tác riêng lẻ để hiển thị nội dung.
Về cơ bản, TikTok sẽ nhằm mục đích hiển thị cho bạn nhiều nội dung bạn thích hơn, dựa trên hoạt động của bạn, với mỗi bài đăng được đánh giá độc lập, phù hợp với sở thích đã lưu ý của bạn.
Đối với các nhà làm Marketing, điều đó có thể giúp cung cấp thêm sự hiểu biết về cách tối đa hóa video TikTok của bạn:
Mỗi video được tính độc lập.
Căn chỉnh theo sở thích xu hướng sẽ giúp bạn kết nối với nhiều người dùng hơn.
Có được người xem hết video của bạn (hoặc xem càng lâu càng tốt) có thể giúp video của bạn được hiển thị nhiều hơn.
Không có gì là chắc chắn ở đây cả, nhưng đây là những cân nhắc chính, dựa trên những hiểu biết này, sẽ giúp bạn tối đa hóa hiệu suất của các video trên nền tảng TikTok của bạn.
Thuật toán của TikTok khác biệt ra sao?
Hầu hết các nền tảng truyền thông mạng xã hội, chẳng hạn như Facebook và Instagram, dựa vào thứ được gọi là “social graph” (biểu đồ xã hội), những nền tảng này sẽ kết nối bạn trong một mạng lưới bao gồm mọi người hay những thứ mà bạn có thể có bất kỳ mối quan hệ nào và sử dụng các thông tin chi tiết (Insight) này để phục vụ cho quảng cáo.
Tuy nhiên, trong khi những gợi ý này được đưa ra với giả định rằng người dùng có cùng sở thích và hành vi mua hàng tương tự như những người mà họ kết nối, sự thật là điều này không đúng như vậy.
Điểm khác biệt chính của TikTok là các thuật toán được xây dựng trên “interest graph” (biểu đồ sở thích). Thuật toán này hoạt động bằng cách sử dụng sở thích và nội dung mà người dùng tương tác, nắm bắt những lượt thích và không thích và sau đó liên kết họ tới những người dùng hay thương hiệu có cùng sở thích đó.
TikTok cũng có khía cạnh biểu đồ xã hội với nguồn cấp dữ liệu theo dõi (Following Feed), nhưng nguồn cấp dữ liệu “Dành cho bạn” (For You) mới là thứ đã thúc đẩy sự phát triển của người dùng và nhà sáng tạo.
Tất cả những gì người dùng phải làm là xem một vài video mà không cần thêm bất cứ một người theo dõi nào, còn lại thuật toán TikTok sẽ nhanh chóng sắp xếp và đề xuất những thứ phù hợp.
Bằng cách nào mà thuật toán của TikTok có thể làm được những thứ nói trên.
Để làm được những thứ nói trên cho người dùng, TikTok sử dụng cái gọi là trí tuệ nhân tạo (AI). AI đóng vai trò là “người chỉ đường”, chúng phát triển theo sở thích đang ngày càng thay đổi của người dùng trong thời gian thực.
Thuật toán này giúp người dùng phát hiện ra những điều gì thú vị cần khám phá mà họ không cần phải tìm kiếm một cách thụ động.
Người dùng có thể loại bỏ hoàn toàn khía cạnh “xã hội” và đó cũng là lý do nhiều người chỉ sử dụng TikTok như một nền tảng khám phá và giải trí đơn thuần.
Nói về AI hay Trí tuệ nhân tạo, rõ ràng là công nghệ này không phải là mới. Nếu bạn đã từng là người dùng của gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon, AI được sử dụng để đề xuất bạn mua sắm dựa trên những gì những người khác có cùng sở thích đã mua.
Amazon không được xây dựng trên biểu đồ xã hội, vì vậy họ sử dụng hành vi trong quá khứ của người dùng và đối sánh họ với những người có hành vi mua hàng tương tự.
Sự khác biệt với thuật toán của TikTok là nó được siêu cá nhân hóa (hyper-personalized) và nó chính xác một cách kỳ lạ, nó cụ thể cho từng sở thích cá nhân và hiển nhiên sẽ không có chuyện có 2 nguồn cấp dữ liệu giống nhau của 2 người dùng khác nhau.
Một vài mẹo để làm việc với thuật toán của TikTok trong 2023 và hơn thế nữa.
Chuyển sang sử dụng tài khoản TikTok Pro.
TikTok hiện cung cấp hai loại tài khoản chuyên nghiệp (Pro) tùy thuộc vào việc bạn là nhà sáng tạo (content creator) hay doanh nghiệp.
Với tài khoản chuyên nghiệp, bạn được quyền truy cập vào các chỉ số và thông tin chi tiết (insights) có thể giúp định hướng chiến lược TikTok của mình và cũng từ đây, bạn có nhiều cơ hội hơn để hiểu khách hàng của mình và những kiểu nội dung họ muốn tương tác nhất.
Tối ưu hoá những khoảnh khắc đầu tiên (first moments)
Các thuật toán của TikTok và bản thân nền tảng của nó cũng liên tục thay đổi. Điểm mấu chốt của các video nhận được nhiều tương tác trên TikTok là chúng có khả năng truyền cảm hứng (giải trí) cho người xem.
Vì là định dạng video ngắn, các thương hiệu hay người làm marketing cần thu hút sự chú ý và thể hiện giá trị của nội dung trong những giây đầu tiên.
Theo nghiên cứu của TikTok, các video bắt đầu với một cảm xúc mạnh mẽ chẳng hạn như sự ngạc nhiên có thể giúp tăng đến 1,7 lần mức độ tương tác sau đó so với những nội dung bắt đầu bằng những biểu cảm trầm hơn.
Viết đoạn chú thích (caption) cuốn hút hơn.
Chỉ với một số lượng ký tự bị giới hạn, bao gồm cả thẻ hashtag, nội dung của phần chú thích cần được trau chuốt hơn bao giờ hết.
Phần chú thích giúp cho người đọc và người xem biết lý do họ nên xem video của bạn, điều này giúp tăng mức độ tương tác và tín hiệu xếp hạng theo thuật toán của TikTok.
Theo gợi ý của TikTok, những video gây được sự tò mò luôn nhận được nhiều sự quan tâm hơn so với các video còn lại.
Chọn thời điểm đăng bài thích hợp.
Cũng tương tự như các nền tảng mạng xã hội khác, tương tác tích cực với nội dung là một tín hiệu chính của thuật toán TikTok.
Vào thời điểm có nhiều đối tượng mục tiêu đang trực tuyến và sẵn sàng tương tác nhất, video của thương hiệu có nhiều khả năng tương tác cao nhất.
Để tìm ra những thời điểm mà đối tượng mục tiêu của bạn hoạt động tích cực nhất trên ứng dụng, hãy kiểm tra số liệu phân tích từ tài khoản Doanh nghiệp hoặc tài khoản Nhà sáng tạo của bạn: Bạn nhấn vào Business Suite, sau đó chọn Analytics.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến thuật toán của TikTok.
Thuật toán của TikTok Shop là gì?
TikTok Shop (TikTok Shopping) là nền tảng hay công cụ mua sắm trực tuyến có thể truy cập trực tiếp từ mạng xã hội TikTok. Nó cho phép những người bán, thương hiệu hay các nhà sáng tạo nội dung đăng tải sản phẩm và bán hàng trên TikTok.
Về bản chất, thuật toán của TikTok Shop cũng tuân theo thuật toán của chính nền tảng TikTok, cách ưu tiên hiển thị nội dung của sản phẩm sẽ dựa trên những gì mà người dùng tương tác nhiều nhất.
Thuật toán tăng view TikTok là gì?
Về bản chất, không có cái gọi là “thuật toán tăng view”, nếu bạn có thể hiểu sâu về thuật toán của TikTok thông qua các phân tích ở trên thì đây chính là việc marketer hay nhà sáng tạo nội dung tận dụng sự am hiểu về thuật toán của TikTok để thúc đẩy lượng tương tác trong đó có việc hỗ trợ tăng lượt xem video (view). Đây không phải là một thuật toán riêng biệt.
Kết luận.
Cũng như bất cứ nền tảng nào khác như Facebook, YouTube hay Instagram, hiểu các thuật toán của TikTok trong năm mới 2023 là tư duy căn bản nhất mà các Digital Marketer cần trang bị trước khi quyết định sử dụng nền tảng này để thúc đẩy tăng trưởng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Ngành công nghiệp về Insights đang cần đổi mới để chính bản thân nó phải trở thành một yếu tố cốt lõi trong doanh nghiệp giúp phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng lấy người tiêu dùng làm trung tâm (Customer Centric).
Lắng nghe chia sẻ sau đây từ một nhà lãnh đạo về Insights tại Diageo.
Tôi nghi ngờ bất kỳ nhà lãnh đạo marketing nào đọc điều này sẽ không đồng ý rằng, để thành công, các doanh nghiệp của chúng ta cần phải lấy người tiêu dùng làm trung tâm một cách sâu sắc nhất.
Tôi nghi ngờ các CEO và đội ngũ lãnh đạo của chúng ta cũng sẽ như vậy, họ có thể không tin khách hàng là trọng tâm để thành công cho doanh nghiệp.
Có bao nhiêu người trong chúng ta sẽ đồng ý rằng việc tập trung vào người tiêu dùng tăng lên sẽ dẫn đến tăng trưởng tốt hơn?
Hiểu người tiêu dùng là yếu tố cốt lõi để định hình tương lai – điều này có ý nghĩa vô cùng kinh điển trong việc phải giải mã các động lực, thái độ và hành vi của người tiêu dùng.
Và bây giờ đây là yếu tố công nghệ cùng các yếu tố khác đang tác động đến các điều này cũng như các văn hoá mới xung quanh họ.
Là một phần trong vai trò của tôi tại Diageo, tôi chịu trách nhiệm về việc chúng tôi cần phải tập trung vào người tiêu dùng như thế nào nhưng cũng từ đây tôi nhận ra rằng, văn hoá tập trung vào người tiêu dùng (customer-centric) phải ăn sâu vào tất cả các bộ phận của doanh nghiệp chứ không phải mỗi Team Insights chúng tôi.
Chúng tôi liên tục thử thách bản thân về việc liệu chúng tôi có thực sự đang lấy người tiêu dùng làm trung tâm trong mọi quyết định hay không.
Để trở thành một thành viên trong tổ chức lấy người tiêu dùng làm trung tâm, bạn cần phải giải quyết các cơ hội từ hai góc độ.
Điều đầu tiên là thúc đẩy sự thay đổi văn hóa này diễn ra trong toàn bộ doanh nghiệp.
Thứ hai, bạn cần một lượng kiến thức tốt hơn về Insights hoặc thành lập một bộ phận hoạch định chuyên trách để nuôi dưỡng văn hoá tập trung vào người tiêu dùng.
Ngay cả các tổ chức lấy người tiêu dùng làm trung tâm nhất cũng không nên có sự tự mãn.
Đó là lý do tại sao tất cả chúng ta cần nhận ra vai trò và vị trí của Insights trong các doanh nghiệp, cần phải liên tục nghiên cứu thị trường, liên tục cống hiến trong các hoạt động kinh doanh nhằm tìm kiếm các lợi thế cạnh tranh thực sự cho doanh nghiệp. Đây là những gì tôi đã học được:
Thay đổi văn hoá đòi hỏi sự nỗ lực.
Để đạt được sự thay đổi văn hóa trên phạm vi rộng lớn, cần có môt sự thay đổi trên tất cả các bộ phận chức năng chứ không chỉ là bộ phận Marketing.
Phải có một sự thay đổi, theo đó, ý nghĩa của việc nghiên cứu người tiêu dùng phải được xem xét trong các quyết định quan trọng, và các cuộc hội thoại phải chuyển từ tập trung chủ yếu vào nội bộ sang quan điểm của người tiêu dùng.
Mỗi cá nhân trong tổ chức cần đảm bảo họ nhận thức được những thay đổi của môi trường bên ngoài như: đối thủ cạnh tranh, môi trường của thị trường, đổi mới và công nghệ, xu hướng và động cơ của người tiêu dùng.
Nếu doanh nghiệp không yêu cầu dữ liệu đầu vào là người tiêu dùng ở các quyết định quan trọng, thay đổi sẽ không xảy ra.
Ngoài ra, bạn cần một đội ngũ chuyên gia táo bạo hơn để truyền cảm hứng và duy trì sự thay đổi này trong doanh nghiệp.
Một nhiệm vụ và mục đích khác biệt.
Theo truyền thống, các nhóm lập kế hoạch (Planning Team) và insights (Insights Team) thường quan tâm đến việc nghiên cứu và dữ liệu của người tiêu dùng. Thông thường, họ mô tả mình là tiếng nói của người tiêu dùng, điều này là hoàn toàn sai lầm.
Một nhóm lập kế hoạch tuyệt vời phải liên kết với tham vọng dài hạn của doanh nghiệp. Tại Diageo, chúng tôi đưa ra kế hoạch cho mục đích là “Dẫn dắt toàn bộ doanh nghiệp với những ý tưởng và insights để bán được nhiều hơn nữa”.
Không phải quy mô ngân sách mà là sự tập trung.
Tôi thường nghe các đồng nghiệp trong ngành cho rằng, thiếu ngân sách là vấn đề chính của Marketing.
Trong thực tế, tôi không nghĩ rằng đó là vấn đề về tiền mà là vấn đề về mức độ tập trung trong việc bạn chi tiêu cũng như tỉ suất lợi nhuận mà sự chi tiêu đó mang lại.
Một tỷ lệ cao được chi tiêu cho việc theo dõi tiêu chuẩn, thử nghiệm sản phẩm.
Điều này rất hữu ích trong việc ngăn ngừa sai lầm, nhưng không hiệu quả bằng việc tập trung vào những gì quan trọng với CEO của bạn như: lập kế hoạch chiến lược dài hạn, phát triển danh mục đầu tư, chẩn đoán hiệu suất, hiểu giá trị của các cơ hội sáp nhập và đầu tư vốn.
Không thiếu nguồn nhân lực mà là thiếu tài năng.
Tương tự, tôi nghe thấy mối quan tâm về mức độ nguồn nhân lực, nhưng tôi tin rằng đó không phải là vấn đề về số lượng mà nhiều hơn về việc có một nhóm đa dạng, tài năng được thúc đẩy bởi tác động kinh doanh.
Chúng ta nên tuyển dụng nhân lực có các tiêu chí tư duy như: tò mò, kết nối văn hóa, táo bạo, sáng tạo, khách quan và hợp tác.
Độc lập nhưng tích hợp.
Có được sự cân bằng này là rất quan trọng – bạn muốn các nhà hoạch định của bạn hành động với tính khách quan nhưng được tích hợp vào việc ra quyết định.
Bạn cần họ hành động như chủ sở hữu và chịu trách nhiệm. ’Độc lập không có nghĩa là ở trong một cấu trúc bình chứa (silo), hành động như một nhà tư vấn hoặc được tổ chức xoay quanh các chuyên môn về insights, thay vì chỉ là nhu cầu kinh doanh.
Đổi mới để có câu trả lời tốt hơn.
Vấn đề là các Team Insights của bạn tập trung vào việc phát triển các công cụ và phương pháp tiếp cận thế hệ tiếp theo để thu thập thêm insights.
Trong khi trước đây họ cần phải là chuyên gia nghiên cứu, thì bây giờ họ cần nắm lấy khoa học hành vi, dữ liệu, công nghệ và các kỹ thuật mới nổi khác.
Tầm quan trọng của đối tác.
Cần có suy nghĩ mới về đối tác – họ là ai và hãy làm việc theo cách tập trung vào kinh doanh, thay vì trong mối quan hệ khách hàng – đại lý thông thường.
Toàn bộ ngành công nghiệp về Insights rất cần được đổi mới và phải khẳng định giá trị tiềm năng mà nó có thể mang lại cho doanh nghiệp.
Nếu các nhà lãnh đạo về Insights và các agency của họ nhìn thấy chính họ trước hết phải là các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng lấy người tiêu dùng làm trung tâm, tốc độ thay đổi sẽ tăng tốc theo cấp số nhân.
Nhà sáng lập 33 tuổi kiêm CEO của Instacart vừa lọt vào danh sách tỷ phú thế giới của Forbes. Apoorva Mehta, người thành lập nên công ty vận chuyển hàng tạp hóa này vào năm 2012, đã chứng kiến nhu cầu sử dụng dịch vụ của công ty mình tăng “phi mã” trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hoành hành.
Startup kỳ lân có trụ sở tại San Francisco (Mỹ) phát đi thông báo hôm 11/6 rằng họ đã huy động được 225 triệu USD trong vòng gọi vốn mới nhất, qua đó nâng giá trị của công ty từ 7,9 tỷ USD lên 13,7 tỷ USD.
Forbes ước tính với việc nắm trong tay 10% cổ phần của công ty, Mehta sở hữu tài sản khoảng 1,2 tỷ USD. Người phát ngôn của Instacart không đưa ra bất cứ bình luận nào về con số Forbes đưa ra.
Instacart, hoạt động trong lĩnh vực giao nhận hàng tạp hóa cho phép khách hàng lựa chọn trực tuyến những món đồ cần thiết. Bộ phận quản lý đơn hàng của công ty sẽ cho đóng gói và vận chuyển đến tận nhà khách hàng.
Nhu cầu cho dịch vụ này, ước tính có thể phục vụ tới 85% tổng số hộ gia đình tại Mỹ và 70% tại Canada, đã tăng vọt khi bắt đầu có hàng triệu người dân phải ở nhà nhằm thực hiện các biện pháp cách ly xã hội. Số lượng đơn hàng đã tăng tới 500% trong vòng 12 tháng qua và trung bình mỗi khách hàng sử dụng nhiều hơn 35% tiền chi tiêu cho các đơn hàng này so với trước đó, theo dữ liệu của Instacart.
Công ty phải tuyển dụng thêm 300.000 nhân viên mới kể từ tháng 3 và sẽ tiếp tục tuyển thêm 250.000 lao động nữa để có thể triển khai rộng rãi hơn dịch vụ giao hàng trong một giờ và trong cùng một ngày.
Chúng tôi tin rằng thương mại điện tử vẫn sẽ phát triển mạnh sau dịch Covid-19
“Chúng tôi có những kế hoạch tham vọng cho tương lai và khoản đầu tư mới này sẽ giúp công ty có nhiều chế độ đãi ngộ tốt hơn đối với các nhân viên cũng như đối tác của mình, đẩy mạnh hoạt động quảng bá thương hiệu và nâng cao trải nghiệm của khách hàng”, Mehta chia sẻ trong thông cáo báo chí về kết quả vòng gọi vốn.
“Dịch bệnh lần này đã cơ bản thay đổi quan điểm của nhiều người về thương mại điện tử và ngành hàng tạp hóa và chúng tôi tự hào rằng Instacart đang đóng góp một phần quan trọng trong cuộc sống của nhiều người dân ở thời điểm hiện tại. Tôi hy vọng điều đó sẽ còn tiếp diễn lâu dài sau khi dịch bệnh qua đi”.
Sinh ra tại Ấn Độ nhưng lớn lên tại Canada, Mehta theo học ngành kỹ sư tại Đại học Waterloo và từng đảm nhận vị trí kỹ sư thiết kế tại Blackberry và Qualcomm. Anh sau đó đã chuyển tới làm việc tại Amazon với vai trò kỹ sư chuỗi cung ứng, trợ giúp công ty này phát triển hệ thống tiếp nhận và xử lý đơn hàng.
Nhưng sau một vài năm, Mehta bắt đầu tìm kiếm cho mình một thử thách mới. Năm 2010, anh xin thôi việc, chuyển từ Seattle tới San Franciso và bắt đầu con đường kinh doanh của riêng mình.
12 tháng tiếp theo, Mehta lên ý tưởng cho khoảng 20 sản phẩm, trong đó bao gồm cả một mạng xã hội dành cho các luật sư, nhưng không có ai để ý tới. “Lý do thành lập một không ty không chỉ đơn thuần là bạn muốn thế. Mục đích mà bạn thành lập một công ty là để giải quyết những vấn đề mà bạn thực sự quan tâm”, Mehta chia sẻ tại diễn đàn Y Cobinator vào năm 2014.
Nhược điểm của quá trình mua sắm hàng tạp phẩm là vấn đề mà Mehta thực sự chú ý. Tính tới năm 2012, dù phần lớn các sản phẩm hàng hóa đều có thể đặt mua ở trên mạng, nhưng phân khúc hàng tạp hóa lại không đi theo trào lưu đó mà vẫn “dậm chân tại chỗ” trong hàng thập kỷ vừa qua. Mehta bắt đầu lập trình một ứng dụng (tiền thân của Instacart).
“Tôi đã hứa với bản thân mình rằng tôi sẽ không đi đến bất cứ một cửa hàng tạp phẩm nào nếu như sản phẩm của tôi chưa sẵn sàng”, Mehta chia sẻ tại diễn đàn Y Combinator.
Mehta cũng có mặt trong danh sách Top 30 under 30 do Forbes bình chọn
Anh trở thành khách hàng cũng như nhân viên đầu tiên của Instacart. Mehta chọn hàng hóa trên ứng dụng, rồi sau đó đi mua hàng và vận chuyển đến địa chỉ nhà của mình. Anh đã nhận được khoản đầu tư đầu tiên từ diễn đàn Y Combinator vào năm 2012, sau khi sử dụng ứng dụng để gửi 6 kiện bia đến một đối tác của mình.
Mehta cũng có mặt trong danh sách Top 30 under 30 (30 nhân vật tiêu biểu dưới 30 tuổi) do Forbes bình chọn chỉ một năm sau đó. Trong những ngày đầu, các đơn hàng đến với công ty nhưng Instacart lại không có đủ nguồn nhân lực để đáp ứng, do đó, chính Mehta, lúc đó chưa có ôtô riêng, đã phải tự mình đi giao hàng thông qua các chuyến xe công nghệ Uber.
Instacart đã phát triển ra ngoài phạm vi thành phố San Franciso tới hơn 5.500 thành phố và 30.000 cửa hàng trên khắp Bắc Mỹ, với các đối tác lớn như Albertsons, Publix, Kroger và Sam’s Club. Công ty đã bổ sung thêm dịch vụ tư nhận hàng hóa, qua đó cho phép người mua đến các cửa hàng và mang những hàng hóa đã đặt trước của mình về.
Công ty cũng cho ra mắt dịch vụ vận chuyển đơn thuốc trong tháng 4, qua đó giúp vận chuyển các đơn hàng từ hơn 200 nhà thuốc của Costco, với tham vọng mở rộng ra tất cả 500 hiệu thuốc của tập đoàn này. Tính cả vòng gọi vốn mới nhất, Instacart đã kêu gọi được tổng cộng 2,2 tỷ USD tiền đầu tư từ một loạt quỹ tên tuổi trong đó có các công ty đầu tư mạo hiểm như Andreessen Horowitz, Sequoia Capital và Kleiner Perkins.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Dù ngày một mở rộng trên mọi lĩnh vực, nhưng Google chưa bao giờ sở hữu một mạng xã hội thực thụ có thể khiến người dùng cảm thấy hứng thú (ngoại trừ YouTube được phát triển thành một mạng xã hội).
Không phải mọi công ty công nghệ đều tạo ra được một mạng xã hội trụ vững theo năm tháng, nhưng Google chắc chắn là kiểu công ty sẽ hưởng lợi rất lớn từ những mạng xã hội như vậy. Tất cả đều xoay quanh cách Google sinh lời.
Mảng quảng cáo của hãng góp phần mang về phần lớn lợi nhuận mỗi quý, và Google càng hiển thị được những quảng cáo liên quan hơn đến người xem, lợi nhuận càng tăng cao. Đó là lý do tại sao Google liên tục thu thập mọi loại dữ liệu về bạn thông qua các ứng dụng miễn phí của hãng – nhiều trong số đó được xếp vào loại những ứng dụng phải có trên di động lẫn desktop.
Mọi người dùng của Google hẳn đều biết họ phải đánh đổi quyền riêng tư của mình: bạn được sử dụng một loạt những ứng dụng tuyệt vời một cách miễn phí, miễn là bạn chấp nhận việc Google thu thập dữ liệu về những sở thích của bản thân để từ đó hiển thị cho bạn xem những quảng cáo phù hợp hơn.
Tất nhiên, cách kinh doanh này không có gì sai, và nhiều người cũng không phàn nàn gì – chưa kể Google liên tục cải thiện các chính sách riêng tư của mình trong nhiều năm gần đây. Nhưng một một mạng xã hội thành công có thể giúp Google thu thập nhiều hơn nữa những dữ liệu liên quan đến sở thích và thói quen của bạn, và biến chúng thành những quảng cáo tương ứng.
Và đó chính xác là điều Google kỳ vọng Keen có thể làm được, với điều kiện mạng xã hội giống Pinterest này thực sự thu hút được người dùng.
Nếu bạn thường xuyên sử dụng Pinterest, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra mục tiêu của Keen. Đây là nơi thu thập những ý tưởng về bất kỳ chủ đề nào bạn quan tâm, và gắn chúng lên những bảng (board) để bạn có thể nhanh chóng truy cập đến mọi thứ bạn đã thu thập được, những như những bảng ý tưởng (pinboard) của những người dùng khác.
Ngay cả thiết kế của Keen cũng gợi nhắc đến Pinterest. Nếu bạn không hào hứng lắm với pinboard, thì có lẽ bạn cũng chẳng cần quan tâm đến mạng xã hội mới của Google làm gì!
Keen là sản phẩm của nhóm chuyên về sản phẩm thử nghiệm mang tên “Area 120” của Google, và hiện đã có phiên bản dành cho Android cũng như web. Ứng dụng này sở hữu một ưu thế quan trọng so với Pinterest: những công cụ trí tuệ nhân tạo tiên tiến do chính Google phát triển. Một nhóm các chuyên gia Google từ bộ phận nghiên cứu con người và AI (gọi tắt là PAIR) đã tham gia vào dự án Keen.
Và nếu bạn đang thắc mắc PAIR có chức năng gì, thì Google giải thích rằng đây là bộ phận “chuyên về các hệ thống học máy tập trung vào con người“.
Theo đồng sáng lập của Keen, CJ Adams, đây là cách Keen hoạt động:
“Bạn có thể lựa chọn (nội dung) cho chính mình hoặc cho người khác. Giống như vợ tôi tìm thấy những tài nguyên có thể giúp tôi học cách nuôi chim, bạn có thể sử dụng Keen để tạo ra một bộ sưu tập những tài nguyên phù hợp nhất với mình liên quan đến một chủ đề mà bạn hiểu rõ và chia sẻ nó với những người thích những nội dung bạn lựa chọn.
Các ‘keen’ (tương tự các ‘pin’ của Pinterest) có thể riêng tư hoặc công cộng, tức bạn kiểm soát được những gì muốn chia sẻ và những người có thể cùng tham gia“.
Nói cách khác, Keen là một mạng xã hội mà Google có thể sử dụng để thu thập thêm nhiều dữ liệu hơn về bản thân bạn. Google không nêu rõ dữ liệu trên Keen sẽ được thêm vào profile của bạn ra sao, nhưng một điều rõ ràng là Google sẽ thu thập dữ liệu để giúp các “keen” của bạn trở nên phù hợp hơn.
“Đối với mọi ‘keen’ mà bạn tạo ra, chúng tôi sử dụng Google Search và những công nghệ mới nhất trong học máy để liên tục đề xuất những nội dung hữu ích liên quan đến sở thích của bạn. Bạn càng lưu nhiều thứ vào ‘keen’ và sắp xếp nó, nội dung đề xuất càng trở nên tốt hơn.
Kể cả nếu bạn không phải là một người sành sỏi về một chủ đề nào đó, bạn vẫn có thể bắt đầu chọn lọc một ‘keen’ và lưu lại một vài nội dung hoặc đường link thú vị mà bạn cảm thấy hữu ích.
Những mẩu nội dung đó giống như những hạt giống và giúp Keen phát hiện ra nhiều nội dung liên quan đến bạn hơn nữa qua thời gian. Bạn cũng có thể theo dõi các ‘keen’ mà người khác tạo ra, khám phá hàng ngàn các danh sách được chọn lựa từ các cộng đồng và nhận thông báo khi có những nội dung mới được thêm vào“.
Ngoài ra, cũng chưa rõ liệu phiên bản Pinterest của Google này có bị chèn quảng cáo vào để giúp hãng thu lợi nhuận hay không. Ở thời điểm hiện tại, có vẻ như Google chẳng cần điều đó. Nhưng nếu Keen trở nên phổ biến như Pinterets, thì có lẽ người dùng sẽ chẳng thoát được cảnh thỉnh thoảng lại thấy quảng cáo xuất hiện đâu!
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu toàn diện các nội dung như: disruption là gì, disruptor là ai, các giai đoạn phát triển của disruption trong bối cảnh kinh doanh (business) là gì và hơn thế nữa.
Các chuyên gia, nhà tư vấn, nhà báo hay người có tầm ảnh hưởng… sử dụng thuật ngữ Disruption để khiến những người nghe cảm thấy sợ hãi và buộc họ phải hành động để từ đó có thể thích nghi. Disruption là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với hầu hết mọi tổ chức truyền thống và kế thừa. Vậy Disruption là gì và nên hiểu về nó như thế nào?
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
6 giai đoạn phát triển chính của Disruption trong kinh doanh là gì?
FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuât ngữ Disruption.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Disruption là gì?
Disruption hay sự gián đoạn, thay thế là những hành vi, xu hướng và niềm tin mới khiến cho những hành vi, xu hướng và niềm tin cũ trở nên lỗi thời.
Đồng thời, có quá nhiều CEO và hội đồng quản trị phải chịu sự “đứng ngoài cuộc”, một “dịch bệnh” cản trở mạnh mẽ nhận thức và chiến lược, kìm hãm sự đổi mới và chuyển đổi.
Điều này trớ trêu thay tạo ra disruption khi các doanh nhân, nhà khởi nghiệp, nhà đầu tư và thương hiệu thách thức tham vọng nhắm đến mục tiêu đó là: Làm gián đoạn thị trường dưới danh nghĩa phát minh và cơ hội.
Theo định nghĩa, một doanh nghiệp nhắm đến vị trí thứ 2 trên thị trường sẽ là một kẻ gây rối (kẻ phá bĩnh) – Disruptor.
Trong một loạt các cuộc phỏng vấn gần đây nhằm mục tiêu khám phá lý do tại sao các tổ chức lớn lại không đổi mới hoặc theo kịp thời đại và xu hướng, một CEO phát biểu rằng:
“Chúng tôi không thay thế hoặc đào tạo lại các CEO và nhân viên lớn tuổi, cách suy nghĩ và làm việc của họ là cố hữu.”
Business Disruption là gì?
Business Disruption có nghĩa là gián đoạn trong kinh doanh, khái niệm đề cập đến việc một doanh nghiệp nào đó tạo ra sự gián đoạn hoặc bị làm gián đoạn (hay phá vỡ) bởi những doanh nghiệp (hoặc ngành nghề) khác.
6 giai đoạn phát triển chính của Disruption trong kinh doanh là gì?
Đây là một câu hỏi cho bạn, và hãy trung thực với câu trả lời của mình! Bạn hoặc tổ chức của bạn có thấy có lỗi khi thực hành những lời sáo rỗng này không:
“sao lại làm con thuyền chao đảo”
“mọi thứ đang ổn mà.”
“cố gắng hơn nữa.”
“Nỗ lực 110%, hãy tập trung vào một giải pháp cả 2 bên đều có lợi.”
“hãy hái những quả ở cành thấp.”
“hãy thu thập những thực tiễn và điển hình tốt nhất”
“hãy nghĩ ngoài hộp để tìm kiếm sự hợp lực dẫn tới thay đổi mô hình”
Nếu có, tôi có thể đảm bảo với bạn rằng disruption không phải là một biệt ngữ mà đó là một lời mời cởi mở để cạnh tranh tiến bộ.
Danh sách những cái tên rất nổi tiếng đã bị đào thải như: Kodak, Blockbuster, Sears, Toys a Us, B Border, Lehman Brothers, Tower Records.
Bằng cách này hay cách khác, mỗi cách sẽ kích hoạt một công thức kinh doanh có khả năng gây suy yếu hoặc phá sản: Thiếu hiểu biết + Kiêu ngạo + Sơ suất = Disruption.
Và danh sách này đang nóng lên. Tại sao ư? Sự pha trộn mạnh mẽ của sự thiếu hiểu biết, kiêu ngạo và sơ suất làm mất đi những người ra quyết định có tầm nhìn, óc phán đoán và giác ngộ.
Không có cảm giác về tính cấp bách cần phải thực hiện các thay đổi. Quyết định và chuyển động quá cứng nhắc để thực hiện các bước tiến.
Lãnh đạo đang thiếu tính dẫn dắt. Chuyên môn và kinh nghiệm cần thiết để đối phó với disruption đang thiếu ở các lớp lãnh đạo.
Các cổ đông, các bên liên quan và hội đồng quản trị đang bảo vệ các khoản đầu tư của họ và đánh giá lợi nhuận ngắn hạn cao hơn các thành quả dài hạn.
Chìa khóa cho những người phụ trách điều hành các tổ chức ngày nay là xác định một từ đồng nghĩa cho cụm từ “nằm ngoài cuộc” và phát triển công thức phù hợp với tình hình của mình để cân bằng quy mô và tăng trưởng với sự đổi mới, thử nghiệm.
Disruption không phải là một hiện tượng nhất thời, và đó là điều đáng sợ nhất. Lớp ngụy trang của disruption được che đậy thông qua những gì quen thuộc.
Khả năng tàng hình của nó mạnh nhất khi những thành kiến nhận thức ngăn cản mọi người nhận ra sự vây hãm dần dần và cuối cùng của nó, cho đến khi những gì quen thuộc với họ bị ảnh hưởng. Đến lúc đó, thiệt hại đã được hình thành.
Đối với những người không bị ảnh hưởng, có những giai đoạn rõ ràng và được xác định mà ở đó, sự thiếu hiểu biết, kiêu ngạo và sơ suất đóng vai trò trong việc tạo ra sự lạc hậu một cách vô ý. Tôi gọi đây là “6 Giai đoạn của Disruption”, và nó ảnh hưởng đến các tổ chức, ngành công nghiệp, cá nhân.
Giai đoạn Disruption 1: Quá lớn để thất bại.
Tôi không đùa bạn khi nói rằng tôi nghe thấy các câu như “nếu nó không bị vỡ” hay “cớ sao làm con thuyền chao đảo” rất thường xuyên.
Quá nhiều giám đốc điều hành đặt niềm tin lớn vào đà duy trì hiện trạng. Họ bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa ngắn hạn – một tình trạng nhấn mạnh lợi nhuận của cổ đông/các bên liên quan, quy mô và tăng trưởng hàng quý. Không có gì sai khi đặt trọng tâm vào nó.
Nó quan trọng. Ngoại trừ việc nó đi kèm với một chi phí cơ hội. Đổi mới được xem như là một trung tâm chi phí chứ không phải là một khoản đầu tư, và nó dường như lấy đi lợi nhuận ngay lập tức mà không có phân tích về lợi ích dài hạn tiềm năng.
Ví dụ:
Borders và Amazon
Retail và thương mại điện tử
Blockbuster và Netflix (và nhấn mạnh công nghệ phát trực tuyến)
Kodak và Digital (đặt cược lớn hơn vào việc phát triển kinh doanh hiện tại trước những cơ hội mới)
Ngành công nghiệp taxi và Uber hay Lyft
Giai đoạn Disruption 2: Mất cảm giác hay còn gọi là Sự phân chia trải nghiệm.
Khi thị trường và hành vi phát triển, các sở thích và mong đợi cá nhân cũng vậy. Với mỗi cải tiến mới, khách hàng được giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mới, điều này tạo ra các tiêu chuẩn cho trải nghiệm mới.
Thử thách trở thành việc bạn có thể nhìn thấy nó khi nó xảy ra hay không, để sau đấy làm gì đó với nó trong thời gian thực hoặc ngay lập tức.
Đây là một điểm uốn đáng kinh ngạc trong disruption. Những trải nghiệm mà mọi người bắt đầu yêu thích phân kỳ từ những trải nghiệm mà nhiều tổ chức có khả năng cung cấp.
Điều này tạo ra một sự phân chia kinh nghiệm. Khuynh hướng bình thường, xu hướng nhìn thế giới và đưa ra quyết định dựa trên quy ước, cùng với những khuynh hướng nhận thức khác, làm sao lãng việc nhìn nhận thế giới (và những trải nghiệm đáng kinh ngạc của họ) qua con mắt của người khác. Nếu không hiểu phạm vi hoặc động lực của nó, khoảng cách tăng theo thời gian và tạo ra một cánh cửa mở cho disruption.
Ví dụ:
Chiến dịch Amazon 20 năm để thúc đẩy người tiêu dùng hướng tới những hành vi và mong đợi mua sắm mới (không chỉ là bán sách trực tuyến).
Chiến dịch kéo dài 10 năm của Airbnb đã trao quyền cho thị trường của những người chủ nhà và thuê nhà chưa được khai thác để cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa cho khách du lịch một cách trực tiếp và chiêu mộ một thế hệ khách được kết nối, những người tìm kiếm thứ gì đó thuận tiện và dễ tiếp cận hơn trải nghiệm khách sạn tiêu chuẩn (không chỉ là kỳ nghỉ ngắn hạn).
Chiến dịch 10 năm của Postmate, Uber và Lyft đã bình thường hóa việc đặt hàng và thanh toán cho các sản phẩm, dịch vụ ngay lập tức thông qua thiết bị di động, đặt ra tiêu chuẩn mới về trải nghiệm của người tiêu dùng dựa trên tính trực tiếp, sự tiện lợi, cá nhân hóa và tích hợp (không chỉ dịch vụ taxi mới hay mua hàng tạp hóa trực tuyến).
Giai đoạn Disruption 3: Disruption đang đến và thời điểm của “người chối bỏ nhìn ra sự thật”.
Khi sự phân chia trải nghiệm đạt được động lực, các lực lượng bên ngoài sẽ hợp nhất để mở đường cho các hiệu ứng đổi mới. Những người chấp nhận sớm và thị trường phụ trở thành xu hướng, những hành vi và kỳ vọng mới trở thành chuẩn mực.
Điều này không chỉ thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ mà còn phơi bày các sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm không đạt tiêu chuẩn cũng như lỗi thời khi chúng trái ngược hoàn toàn với tiêu chuẩn mới.
Nếu bạn đã từng thấy hiện tượng này, “denial isn’t just a river in Egypt” thì đây là lúc disruption trở nên cực kỳ nguy hiểm. Biểu hiện “điếc không sợ súng” sẽ kéo dài cho đến khi nó không còn được như vậy.
Trong giai đoạn này, những người đã từng không tán thành, gièm pha hoặc hoàn toàn không chấp nhận, bắt đầu thức tỉnh với thực tế.
Mặc dù vậy, họ không thấy sự hiện diện của disruption. Tất cả những gì họ thấy là mối đe dọa của nó. Điều này rất nguy hiểm vì disruption đã xảy ra bởi một lý do nào đó và những nguyên nhân này vẫn chưa được hiểu rõ. Tôi gọi đây là việc “người chối bỏ nhìn ra sự thật”.
Ví dụ:
Khi Blockbuster được giới thiệu về mối đe dọa từ các đối thủ trực tuyến vào năm 1999, một nhà phân tích nổi tiếng cho biết, “việc nhà đầu tư lo ngại về mối đe dọa của các công nghệ mới đã bị thổi phồng”.
Vào năm 2008, Giám đốc điều hành của Blockbuster – Jim Keyes đã nói với Motley Fool, “Cả RedBox và Netflix đều không xuất hiện trên màn hình radar của chúng tôi về mặt cạnh tranh”.
Sau đó, CEO Steve Ballmer của Microsoft đã cười nhạo khi Apple ra mắt iPhone để thay đổi cuộc chơi: “Không có cơ hội nào để iPhone có được thị phần lớn. Không có cơ hội.”
Vào năm 2006, Giám đốc điều hành của Motorola, Ed Zander đã từ chối Nano iPod của Apple. “Mặc kệ Nano. Nano là cái quái gì vậy? Ai nghe tới 1.000 bài hát chứ?”
Ngay cả những người từng gây gián đoạn cũng bị gián đoạn. Steve Jobs nổi tiếng đã phản ứng với điện thoại thông minh có màn hình lớn hơn của Samsung và Google bằng cách nói rằng, “sẽ không có ai mua nó”.
Giai đoạn Disruption 4: Sự nổi loạn trong ngành công nghiệp.
Năm giai đoạn thất bại là những bước quan trọng trong việc giúp các cá nhân đối phó với mất mát và hơn thế nữa, giúp những người thất bại cuối cùng học cách trưởng thành từ kinh nghiệm. Giai đoạn đầu tiên là từ chối. Giai đoạn thứ hai là giận dữ.
Cụm từ nổi tiếng của Alvin và Heidi Toffler cùng cuốn sách “Future Shock” có từ năm 1970: mức độ và tốc độ của hiện tượng disruption này không phải mới, nó vẫn biểu hiện một tình trạng căng thẳng hoặc mất phương hướng do thay đổi xã hội hoặc công nghệ nhanh chóng.
Một khi các tác động của disruption trở nên rõ ràng, sự tức giận, thay vì chiến lược và hành động có ích, sẽ lan tràn.
Từ chối, khuynh hướng nhận thức, sự thiếu hiểu biết, kiêu ngạo, sơ suất, tất cả những lý do trên đại diện cho việc tại sao các dấu hiệu của disruption bị bỏ qua hoặc giảm bớt. Nhưng không có lý do nào biện minh cho tình hình.
Vì vậy, nhiều người trong giai đoạn này trở nên tức giận, chơi trò chơi đổ lỗi cho người khác và mọi thứ ngoại trừ chính họ.
Thường không có hoặc rất ít trách nhiệm. Vào thời điểm muộn hơn trong quá trình thất bại, có một bước ngoặt đi lên, nơi sự chấp nhận có thể dẫn đến hy vọng và hy vọng có thể dẫn đến sự phục hồi và tăng trưởng (nếu bạn tồn tại lâu như vậy).
Ví dụ:
Để phản đối Uber, các tài xế taxi ở Pháp đã có một cuộc biểu tình bạo lực vào năm 2016.
Khi Apple tăng trưởng, Microsoft đã mất đi thị phần đáng kể. Tại cuộc họp toàn công ty năm 2009 ở Safeco Field của Seattle, Steve Ballmer đã phát hiện ra một nhân viên chụp ảnh bằng iPhone. Ballmer nắm lấy nó, đặt nó xuống đất và giả vờ dẫm lên nó trước khi rời đi.
Khi Tesla giới thiệu mô hình đột phá đại lý trực tiếp đến người tiêu dùng, ngành công nghiệp ô tô đã phản ứng bằng các vụ kiện nhằm ngăn chặn Tesla khỏi vượt mặt các mô hình nhượng quyền đại lý truyền thống. Năm 2019, Đại lý California đã đệ đơn kiện “Care By Volvo”, một dịch vụ đăng ký xe trọn gói.
Giai đoạn Disruption 5: Khoảnh khắc Kodak mới.
Nhà kinh tế học người Áo Joseph Schumpeter đã tạo ra thuật ngữ “sự phá hủy sáng tạo” vào những năm 1950 để mô tả quá trình thay đổi công nghiệp không ngừng đã cách mạng hóa cấu trúc kinh tế từ bên trong, liên tục phá hủy cái cũ và tạo ra cái mới. Đây là một nền tảng cho disruption.
Ngày nay, chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên của cái tôi gọi là “Thuyết Darwin kỹ thuật số”. Nó được dẫn dắt bởi công nghệ, liên tục giới thiệu các khả năng mới, từ đó thiết lập các hành vi mới và thay đổi tiêu chuẩn cho những trải nghiệm đặc biệt.
Kết quả là một “chuẩn mới”, hướng tới tham vọng và khát vọng, sau đó ảnh hưởng đến kỳ vọng và nhu cầu về giá trị, hình thành cách các công ty và ngành công nghiệp khác phản ứng, cạnh tranh và đổi mới.
“Khoảnh khắc Kodak mới” là lúc nhận ra rằng bạn hoàn toàn bỏ lỡ thế giới đã thay đổi như thế nào và bạn đột nhiên thức tỉnh khi nhận ra mình không chỉ mất liên lạc mà còn đang trên con đường hướng tới sự không phù hợp.
Ví dụ:
Kodak cuối cùng cũng phải chuyển sang mô hình kỹ thuật số khi nhận ra rằng việc sử dụng máy ảnh không film diễn ra như vụ nổ Big Bang và quá nhanh chóng để bỏ qua.
Tuy nhiên, đến lúc đó, công ty đã mất liên lạc với những ảnh hưởng của nhiếp ảnh kỹ thuật số đến trải nghiệm của người dùng và mất đi mối liên hệ của họ với lĩnh vực chụp ảnh.
Chẳng hạn, với phim, hình ảnh là những vật kỷ niệm bằng giấy hay những biểu hiện vật lý của ký ức. Hệ sinh thái giá trị và kết quả hành vi của người dùng tập trung vào nỗi nhớ, là: “Khoảnh khắc Kodak”.
Với kỹ thuật số, sự gia tăng của việc chia sẻ hình ảnh trực tuyến và điện thoại thông minh với tư cách là “máy ảnh luôn bên cạnh bạn”, hình ảnh đã trở thành trải nghiệm được ghi lại.
Bạn đã chụp nhiều hơn những gì bạn xem lại. Hãy nghĩ về hàng trăm (hàng ngàn) hình ảnh trên điện thoại hoặc trong cửa hàng đám mây của bạn ngay bây giờ mà rất có thể bạn sẽ không bao giờ xem lại nữa.
Ví dụ:
Như băng cassette và vinyl đã được thay thế bằng đĩa CD. Sau đó, mọi thứ đã được thay thế bởi MP3. Sau đó, MP3 đã bị Apple iTunes cạnh tranh rồi YouTube đột nhiên trở thành đài phát thanh mới và MTV và Pandora – và sau đó là Spotify thách thức tất cả những gì ở trên và thay đổi hoàn toàn mối quan hệ giữa người tiêu dùng, quyền sở hữu âm nhạc và trải nghiệm âm nhạc.
Các thương hiệu thu âm, các công ty quản lý, các nhà phân phối, đài phát thanh, nhà bán lẻ và thậm chí các nghệ sĩ đã chậm chân hoặc vắng mặt ở từng bước. Và disruption trên mặt trận này đang không ngừng phát triển.
Giai đoạn Disruption 6: Cuộc săn đuổi đổi mới.
ROI của sự đổi mới là gì? Hãy hỏi bất kỳ nhà sáng lập doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư nào và họ sẽ nói với bạn rằng đó là công thức họ sử dụng để biểu thị lợi nhuận tiềm năng cho các vòng đầu tư sớm có thể mang lại 100x, 1000x trở lên.
Vậy ROI là gì khi mà chứ I viết tắt cho sự thiếu hiểu biết?
Đâu là cái giá phải trả cho việc không đầu tư vào ý tưởng và cơ hội mới?
Một khi bạn thấy rằng động lực mà bạn từng theo một cách tự hào và siêng năng đã chậm lại, dừng lại hoặc tệ hơn, đảo ngược thì nhu cầu phải hành động trở nên rõ ràng như ban ngày.
Những hạt muối bốc mùi cuối cùng đánh thức bạn hoặc cái tát vào mặt khiến bạn rơi vào thực tế thường có bản chất tài chính, điểm hoảng loạn và sau đó chế độ sinh tồn sẽ chống lại sự chuyển hướng.
Cho dù điều đó làm giảm kỳ vọng, bỏ lỡ những con số, sụt giảm đáng kể về giá cổ phiếu hay mất tương đối thị phần, ý thức và sự cấp bách để khắc phục những gì đã quá hạn và theo đuổi những cơ hội sinh lời mới, đang tăng vọt như hóc môn giao cảm trong một sự kiện đáng sợ, căng thẳng hoặc khác thường.
Cuộc rượt đuổi sự đổi mới hay đổi mới đột phá (Disruptive Innovation) trở nên tối quan trọng. Các công ty phải bù đắp cho thời gian đã mất trước khi họ mất đi sự hỗ trợ.
Bởi vì đây là một phản ứng chứ không phải là một khoản đầu tư dài hạn, được suy tính kỹ càng và có tính toán, con đường đổi mới trở nên mờ nhạt và rời rạc.
Ban đầu, các nhà lãnh đạo có khả năng hoặc kinh nghiệm vắng mặt trong việc ra quyết định sớm. Đổi mới trở thành một trò chơi đuổi bắt và may rủi.
Ví dụ:
Walmart đang thực hiện các khoản đầu tư lớn và có những bước tiến trong đổi mới. Nhưng theo cựu Phó chủ tịch mục tiêu Gerald Storch trong một cuộc phỏng vấn của CNBC, công ty vẫn đang cố gắng để bắt kịp một cách tuyệt vọng. Nếu Walmart từng thực hiện các loại đầu tư mà họ đang làm ngày hôm nay thì đã không có Amazon”.
Khi IPO vào năm 2014, GoPro phải đối mặt với một cuộc sa thải lớn và xem xét tới một cuộc mua bán trong khi vẫn đang phải xử lý nhiều vết thương để ngăn chặn hoặc làm chậm chảy máu doanh nghiệp.
Điều tương tự cũng đúng với Fitbit khi nó công khai vào năm 2015. Cả hai đều cưỡi trên các con sóng xu hướng đã khởi động thành công của mình mà không lập kế hoạch đầy đủ cho địa điểm, thời gian và nhu cần phải nắm bắt ở các chặng tiếp theo.
Doanh nghiệp có thể chủ động tạo ra Disruption hoặc bị Disruption.
Con đường trực tiếp nhất để đi đến disruption là tiếp tục lộ trình kinh doanh như bình thường.
Đây là thời gian cho mối đe dọa lớn và cũng là một cơ hội tuyệt vời. Nó là sự lựa chọn trong cách bạn nhìn nhận và những gì bạn làm.
Cách duy nhất để chống lại cú sốc trong tương lai là chứng minh tương lai của mô hình kinh doanh, các khoản đầu tư và khả năng của bạn.
Cách duy nhất để phát triển mạnh trong kỷ nguyên của Thuyết Darwin kỹ thuật số là liên tục thích nghi và cạnh tranh bằng cách nhắm đến sự phát triển phù hợp (và sự vĩ đại).
Cách duy nhất để ngăn chặn 6 giai đoạn của disruption là đầu tư vào đổi mới toàn doanh nghiệp, bên cạnh sản phẩm để bao gồm các dịch vụ, quy trình, tư duy, kỹ năng và kinh nghiệm.
Một lần nữa, nó không chỉ là những doanh nghiệp truyền thống cần đầu tư vào sự đổi mới. Những kẻ gây rối trước đây cuối cùng sẽ trở thành mục tiêu của disruption.
Di sản của bạn được xác định bởi hành động và sự không tương tác của bạn. Thành công không bao giờ là một trạng thái hữu hạn.
Nó được chinh phục và được chinh phục lại bởi những người bị ám ảnh bởi việc giải quyết vấn đề, cải thiện những gì chưa bị phá vỡ và tạo ra khả năng mới hoặc thay đổi hành vi cho đến khi cuối cùng họ thay đổi thế giới.
Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Disruption.
Disruption trong tiếng Việt có nghĩa là gì?
Disruption trong tiếng Việt có nghĩa là gián đoạn (làm gián đoạn hoặc bị gián đoạn), cắt ngang, phá vỡ hoặc thay thế (tạo ra sự thay thế hoặc bị thay thế).
Digital Disruption là gì?
Như đã phân tích ở khái niệm Disruption hay Phá vỡ, khi được gắn liền với các phạm vi hay lĩnh vực khác nhau, nó mang những ý nghĩa đi kèm khác nhau.
Trong trường hợp này, khi đi kèm với thuật ngữ Digital, Digital Disruption mang ý nghĩa là làm gián đoạn hay phá vỡ một khía cạnh nào đó thuộc phạm vi kỹ thuật số (Digital).
Digital Disruption tạo ra những tác động làm thay đổi các kỳ vọng và hành vi cơ bản (của người tiêu dùng hoặc tổ chức) trong văn hóa, thị trường mục tiêu, ngành hoặc quy trình gắn liền với (thông qua) các năng lực hay tài sản kỹ thuật số.
Supply Disruption là gì?
Supply Disruption có nghĩa là làm gián đoạn chuỗi cung ứng, khái niệm mô tả các chuỗi cung ứng bị gián đoạn (chẳng hạn như do Covid-19) hoặc một chuỗi cung ứng truyền thống nào đó bị “phá vỡ” bởi một chuỗi cung ứng mới hiện đại hơn.
Business Disruption là gì?
Cũng tương tự cách định nghĩa như Supply Disruption tuy nhiên Business Disruption mang ý nghĩa rộng và bao quát hơn, mô tả một doanh nghiệp (thường là hoạt động theo mô hình truyền thống/cũ) nào đó bị “qua mặt” bởi một doanh nghiệp khác.
Business Disruption cũng có thể mang ý nghĩa là các hoạt động kinh doanh bị gián đoạn.
Disruptive là gì?
Disruptive là tính từ, có ý nghĩa tương tự Disruption (danh từ), có nghĩa là đột phá, phá cách, phá vỡ hay làm gián đoạn một thứ gì đó.
Kết luận.
Trong bối cảnh thế giới VUCA, khi mọi thứ ngày càng trở nên mơ hồ hơn và dễ bị thay thế hơn, việc hiểu được bản chất của “sự gián đoạn” hay disruption là gì được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu của các nhà lãnh đạo.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Thương hiệu và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Khôi Nguyễn – Founder WeFit – mới đây cho biết đang tìm kiếm “đồng đội” cho một dự án mới về EdTech (Công nghệ giáo dục). Đây là lần lộ diện hiếm hoi của anh trên mạng xã hội sau khi WeFit tuyên bố phá sản hồi tháng 5/2020.
“Tôi đang tìm kiếm một vài doanh nhân/nhà quản lý Internet startup cho một dự án mới trong lĩnh vực Công nghệ Giáo dục (EdTech) (làm việc tại Hà Nội)“, Khôi Nguyễn – Founder WeFit – chia sẻ trên mạng xã hội nghề nghiệp LinkedIn.
Đối tượng khách hàng của startup EdTech này là học sinh các cấp K-12, tức từ hệ mẫu giáo (Kindergarten) đến lớp 12.
“Startup được dẫn dắt bởi nhóm sáng lập có kinh nghiệm và được hỗ trợ bởi một quỹ đầu tư mạo hiểm (VC) (uy tín cao)“, Khôi cho biết.
Tên tuổi của Khôi gắn liền với WeFit – một startup nền tảng hoạt động trong lĩnh vực Fitness và Beauty. Khôi từng lọt vào top 10 gương mặt trẻ tiêu biểu của Việt Nam năm 2017; top 3 CEO tiềm năng năm 2016 tại chương trình Startup Festival do VTV tổ chức; top 16 gương mặt trẻ Thủ đô khởi nghiệp xuất sắc năm 2017 và từng vào danh sách “30 under 30 Việt Nam” do Forbes bình chọn.
Sau nhiều thông tin liên quan đến nợ đọng đối tác phòng tập, spa cũng như phản ứng tiêu cực của khách hàng về việc thay đổi cấu trúc gói sản phẩm đã bán, Khôi Nguyễn rời ghế CEO WeFit vào tháng 2/2020. Sáng 11/5/2020, WeFit thông báo đã nộp đơn yên cầu mở thủ tục phá sản do cạn kiệt dòng vốn.
Với các đối tác, WeFit gửi thêm thông tin xác nhận công nợ, kèm thông báo liên hệ với Tòa án Nhân dân TP Hà Nội để được giải quyết mọi vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của mình.
Với khách hàng, WeFit nhận được sự hỗ trợ của nền tảng thể dục kỹ thuật số LEEP.APP và CMG.ASIA. Theo thỏa thuận với CMG.ASIA, 6 hệ thống phòng tập (1 hệ thống tại TPHCM và 5 hệ thống tại Hà Nội) nhận chuyển đổi gói tập từ WeFit sang gói tập trên hệ thống phòng tập của họ.
Liên hệ với Khôi Nguyễn, anh cho biết thông tin đăng tuyển trên là tuyển hộ cho một người bạn trong lĩnh vực giáo dục.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Khi thấy tôi làm biên tập viên truyền hình, một số người lập tức cho rằng trước đây tôi học ngành truyền thông, báo chí. Thực chất, tôi tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh. Sau nhiều năm ra trường, tôi chưa làm gì trực tiếp về ngành này. Tôi cũng không có “máu” kinh doanh trong người. Nghĩa là tôi đã học “sai” ngành và đang làm “trái” nghề ?
Tôi từng trách cứ bố mẹ hay bản thân chưa? Đã từng. Có bao giờ tôi thấy mất phương hướng không? Có chứ. Tôi đã có lúc thất vọng về chính mình? Chắc chắn rồi.
Nhưng tôi có hoàn toàn mất niềm tin? Không hề. Tôi nghiệm ra một số điều mà nếu không vì những lần loay hoay xác định hướng đi của mình, chưa chắc tôi hiểu được.
Dưới đây là một vài trong số những điều mà việc học “sai” ngành, làm “trái” nghề đã dạy tôi.
1. Những gì bạn học không bao giờ hoàn toàn uổng phí
Bạn không dùng những kiến thức, kỹ năng bạn có bây giờ không có nghĩa tương lai bạn sẽ không dùng tới.
Bạn chọn “sai” ngành học, và không tìm được việc như ý vì trăm ngàn lý do – ngành đó không “hot”, bạn không thích, không hợp hoặc không có khả năng. Cảm giác chán nản, bế tắc, rối bời là khó tránh khỏi.
Nhưng hãy nghĩ xem, trong số những gì bạn được dạy và trải nghiệm, từ kiến thức chuyên môn đến những kỹ năng như nói trước đám đông, tổ chức hoạt động, kể cả đàn hát, vẽ vời: Việc gì bạn làm tốt? Việc gì có giá trị cho công việc bạn đang hướng tới? Kiến thức, kỹ năng nào có giá trị trọn đời?
Như bạn của tôi, cô ấy đang làm marketing cho công ty e-commerce nhưng ngành học thì chả liên quan. Tuy nhiên, theo cô ấy nói, những năm đi học quản trị nhà hàng khách sạn không hề là uổng phí.
Đi học đại học là đã mở cho mình một môi trường mới, những cách ứng xử khi làm việc nhóm hay cách quản lí các đồ án để tốt nghiệp có thể tập cho mình các xử lí tình huống và học cách điều chỉnh những công việc sau này. Còn việc sau này là do mình thích công việc đó và mình chọn thôi.
Nhưng đừng làm điều đó mang tính đối phó, chỉ để giải thích với nhà tuyển dụng rằng bạn học X mà nộp hồ sơ làm Y vì bạn tích lũy được Z, cho nên bạn phù hợp. Hãy làm điều đó cho chính bạn.
Bạn không dùng những kiến thức, kỹ năng bạn có bây giờ không có nghĩa tương lai bạn sẽ không dùng tới. Bằng Tâm lý học tại Đại học Harvard không phải là tiền đề đưa Natalie Portman đến với nghề diễn, nhưng chắc hẳn đã góp phần giúp cô nhập vai xuất sắc trong bộ phim tâm lý kinh dị nổi tiếng “Black Swan”.
Cá nhân tôi, nhờ học quản trị kinh doanh, tôi có thể viết tin bài hay thực hiện phỏng vấn chuyên sâu liên quan đến kinh doanh, kinh tế. Nếu không làm trái nghề, tôi cũng không có ‘nguyên liệu’ để viết những dòng này.
Đôi khi chúng ta nhầm lẫn giữa đam mê và bức tranh lý tưởng về đam mê. Và chúng ta không nhận ra năng lực thực sự của mình.
Bạn đang làm công việc đúng với đam mê. Quá tuyệt. Nếu không, cũng chẳng sao. Nếu như ai cũng làm việc mà mình đam mê, nếu ai cũng chọn việc mà mình yêu thích, ai sẽ làm những việc mà không ai muốn? Bởi vậy mà có phân công lao động xã hội. Đó là cách mà xã hội vận hành. Chính vì vậy, mọi nghề nghiệp đều đáng trân trọng.
Đôi khi chúng ta nhầm lẫn giữa đam mê và bức tranh lý tưởng về đam mê. Và chúng ta không nhận ra năng lực thực sự của mình. Sở thích viết lách không biến bạn thành nhà văn. Đam mê tiếng Anh không đủ để bạn trở thành một giáo viên tiếng Anh giỏi.
Chỉ khi bắt tay vào làm, bạn mới biết liệu có phải bạn đã tô vẽ nên một bức tranh không thực tế, mới thấy được khả năng của mình nằm ở đâu.
Bạn không viết nổi tiểu thuyết, nhưng hoá ra lại vô cùng xuất sắc trong vai trò biên tập viên thời sự. Bạn lúng túng khi giải thích một cấu trúc tiếng Anh, nhưng lại thực sự tỏa sáng với nghề phiên dịch. Hãy hành động, và bạn sẽ tìm ra câu trả lời.
Ngay cả khi bạn kiên trì theo đuổi đam mê, sẽ có lúc cuộc sống đưa bạn đến những ngã rẽ không ngờ tới. Vera Wang từng là vận động viên trượt băng nghệ thuật, sau đó là biên tập viên tại Vogue trước khi trở thành nhà thiết kế thời trang nổi tiếng thế giới.
Trước đây, bà không lọt vào đội tuyển trượt băng Olympics của Mỹ như mơ ước, nhưng sau này, bên cạnh những thiết kế váy cưới đỉnh cao, bà được tin cậy khi thiết kế trang phục cho các vận động viên trượt băng Olympics.
3. Xác định điều bạn không bao giờ thỏa hiệp
Thay vì dằn vặt bởi những lựa chọn “sai” không thể thay đổi trong quá khứ, hãy tập trung vào những thứ bạn làm chủ được ở hiện tại và tương lai.
Trong tiếng Anh có từ dealbreaker, là điều quan trọng tới mức khiến bạn không chấp nhận làm hay mua gì đó. Bạn thích kiểu dáng một chiếc túi. Bạn say mê thương hiệu đó. Nhưng chiếc túi chỉ còn màu nâu. Bạn ghét màu nâu. Bạn quyết định không mua nó. Màu nâu là dealbreaker.
Dealbreaker có thể là điều đi ngược lại giá trị mà bạn tôn thờ, trái với nguyên tắc bạn không bao giờ phá vỡ, hay những thứ dễ hình dung hơn như mức lương, điều kiện làm việc. Phải làm vào cuối tuần là dealbreaker của bạn.
Công ty A mời bạn làm với hầu hết những điều kiện, điều khoản bạn mong muốn, nhưng yêu cầu nhân viên làm việc thứ Bảy. Vậy là bạn từ chối. Biết được dealbreaker giúp bạn nhận diện và lựa chọn công việc phù hợp một cách dễ dàng hơn.
Công việc của bạn chắc chắn không phải lúc nào cũng màu hồng. Bạn ngán ngẩm với tình trạng kẹt xe mỗi sáng đi làm. Bạn không hài lòng với đồ ăn trưa tại căn tin công ty. Nhưng những thứ đó chỉ khiến bạn bận lòng đôi chút. Dealbreaker phải là thứ có sức nặng tới mức bạn từ chối thỏa hiệp.
Trong cuộc sống, vì lý do này hay lý do khác, chúng ta vẫn thường thỏa hiệp. Đó là lúc chiếc túi nâu giảm tới 80%. Đó là khi mức lương bạn được đề nghị cao gấp đôi mức bạn mong muốn. Vậy thì bạn nên xem lại, liệu đó có đúng là dealbreaker thực sự, hay bạn cần phải bản lĩnh hơn.
Trong tiếng Anh có câu hindsight is 20/20, nghĩa là thật dễ để đánh giá một việc là tốt hay xấu, đúng hay sai sau khi việc đó đã xảy ra, nhưng trước đó thì rất khó. Thay vì dằn vặt bởi những lựa chọn “sai” không thể thay đổi trong quá khứ, hãy tập trung vào những thứ bạn làm chủ được ở hiện tại và tương lai.
Hãy xây dựng nguyên tắc tìm và chọn việc từ giá trị và kinh nghiệm của chính bạn. Hãy thu lượm các mảnh ghép từ những gì bạn học và trải nghiệm. Giống như lego, những mảnh ghép rời rạc khi ráp với nhau sẽ tạo nên một mô hình toàn diện. Và từ những mảnh ghép ấy, Một bộ lego có thể tạo ra được nhiều mô hình khác nhau. Bạn có nhiều lựa chọn phù hợp hơn bạn tưởng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Chúng ta đã nghe khá nhiều về Marketing du kích hay Guerrilla Marketing, trong phạm vi bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thực chất thì Marketing du kích là gì, các thành phần của marketing du kích cũng như xem lại các ví dụ điển hình nhất về chiến thuật marketing này.
Từ “du kích”, nghe có vẻ rất mãnh liệt. Nó gợi lên hình ảnh của sự nổi loạn và xung đột. Đặt nó bên cạnh từ “marketing”, và nó khiến cho nhiều người không khỏi thắc mắc và hơi ” ngơ ngác”.
Nhưng marketing du kích không phải là một hình thức ‘chiến đấu’ hay xung đột trong truyền thông. Trên thực tế, đây thực sự là một hình thức inbound marketing rất độc đáo, qua đó giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu đến số lượng lớn khách hàng mục tiêu mà không làm gián đoạn họ.
Tuy nhiên, vì nó quá độc đáo, nên đây không phải là khái niệm dễ giải thích nhất. Marketing du kích thường được hiểu rõ nhất khi nó được quan sát, vì vậy đó là cách chúng ta sẽ tiếp cận tốt nhất về các thực tiễn và hoạt động của hình thức marketing này.
Marketing du kích (Guerrilla Marketing) là gì?
Khi chúng ta nghe thấy thuật ngữ marketing du kích trên mạng, thì nó thực sự rất khó để không nghĩ đến các thứ đại loại như: chiến tranh du kích, cái này cũng dễ hiểu thôi, chính cái tên nó là ‘du kích’ rồi mà.
Trong bối cảnh chiến tranh, chiến thuật du kích phụ thuộc phần lớn vào yếu tố bất ngờ. Hãy suy nghĩ về: Phục kích, phá hoại, đột kích, nghi binh.
Nhưng làm thế nào mà nó chuyển thành công việc chúng ta làm hàng ngày? Trong marketing, kỹ thuật du kích chủ yếu thực hiện dựa trên yếu tố bất ngờ. Nó được đưa ra để tạo ra các chiến dịch mang tính độc đáo cao khiến mọi người bất ngờ so với những thói quen hằng ngày của họ.
Thuật ngữ này được tạo ra vào đầu những năm 1980 bởi nhà văn quá cố thường viết về kinh doanh có tên Jay Conrad Levinson, người đã viết một số cuốn sách về chiến thuật du kích trong một số lĩnh vực chuyên nghiệp.
Tất nhiên, vào thời điểm đó, marketing nói chung trông rất khác biệt, và trong khi marketing du kích vẫn được sử dụng cho đến ngày nay, bối cảnh digital ngày càng phát triển đang thay đổi những gì mà nó vốn được hiểu và ứng dụng.
Những gì các nhà làm marketing thực sự thích về marketing du kích là chi phí khá thấp của nó. Đầu tư thực sự ở đây là một sự sáng tạo và đầy trí tuệ – tuy nhiên, việc thực hiện nó không phải là tốn kém.
Ông Michael Brenner (CEO của Marketing Insider Group) đã tóm tắt nó một cách độc đáo trong bài viết của mình về nội dung của du kích, trong đó ông chỉ rõ phong cách marketing này trong cùng bối cảnh như làm mới lại nội dung hiện có của bạn, như lấy một số phân đoạn báo cáo và mở rộng từng phân đoạn vào một bài đăng trên blog. Đó là một khoản đầu tư về thời gian chứ không phải là tiền.
Theo một cách nào đó, marketing du kích hoạt động bằng cách tái sử dụng môi trường hiện tại của khách hàng của bạn. Đánh giá nó và tìm ra phân khúc nào có thể được tái sử dụng để có thể bao hàm được thương hiệu của mình.
Các loại hình của Marketing du kích.
Marketing du kích ngoài trời – Outdoor Guerrilla Marketing là gì?
Thêm một cái gì đó vào môi trường đô thị hiện có, chẳng hạn như đặt một cái gì đó có thể gỡ được lên một bức tượng, hoặc đặt tác phẩm nghệ thuật tạm thời trên vỉa hè và đường phố.
Marketing du kích trong nhà – Indoor Guerilla Marketing là gì?
Tương tự như marketing du kích ngoài trời, nó diễn ra ở các địa điểm trong nhà như ga tàu, cửa hàng và các tòa nhà trong khuôn viên trường đại học hay siêu thị.
Marketing du kích bằng việc phục kích các sự kiện – Event Ambush Guerilla Marketing là gì?
Thông qua một sự kiện đang diễn ra – như một buổi hòa nhạc hoặc một trò chơi thể thao – để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ theo cách đáng chú ý, thường là không có sự cho phép của các nhà tài trợ sự kiện.
Marketing du kích trải nghiệm – Experiential Guerilla Marketing là gì?
Là tổng hợp tất cả những hình thức marketing ở trên, nhưng được thực hiện theo cách đòi hỏi khách hàng hay công chúng phải tương tác với thương hiệu của bạn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhiều khả năng Uniqlo sắp vượt Zara trở thành thương hiệu bán lẻ thời trang lớn nhất thế giới.
Fast Retailing – công ty Nhật Bản là chủ thương hiệu quần áo Uniqlo đang dần thu hẹp khoảng cách với Zara – nhà bán lẻ (Retailer) thời trang lớn nhất thế giới xét về vốn hóa thị trường. Hiện tại, các nhà đầu tư đều đang rất hài lòng với sự hiện diện dẫn đầu của họ ở thị trường Trung Quốc.
Trong bối cảnh doanh số bán quần áo giảm mạnh tại Mỹ và châu Âu – vốn là những thị trường chủ chốt của Zara thì sự sụt giảm doanh thu lại tương đối ít tại châu Á – nơi Fast Retailing có sự hiện diện cực kỳ nhiều. Giá cổ phiếu của họ đã ngay lập tức phản ứng với thực tế này.
Vốn hóa thị trường của Fast Retailing đã đạt 6,53 nghìn tỷ yên (60,9 tỷ USD) trong phiên giao dịch ngày thứ 6 tuần trước. Trong khi đó, vốn hóa thị trường của Inditex – công ty mẹ của Zara đạt 9,17 nghìn tỷ yên.
Điều đáng nói là vốn hóa thị trường của Inditex từng lớn hơn gấp 300% so với Fast Retailing vào giai đoạn mùa hè năm 2017. Hiện tại, khoảng cách này được thu hẹp lại chỉ còn 40%.
Cổ phiếu Inditex hiện đã giảm 23% kể từ cuối năm ngoái trong khi Fast Retailing chứng kiến cổ phiếu chỉ giảm 2% do những biến động gần đây.
Thị trường quần áo toàn cầu được dự đoán sẽ giảm 10,8% trong năm nay do ảnh hưởng của Covid-19. Sự sụt giảm sẽ xảy ra mạnh nhất ở Mỹ và Ý – cả 2 nơi chứng kiến mức giảm tới 20%. Mức sụt giảm 2 chữ số cũng được dự đoán ở nhiều nơi như Pháp giảm 18% và Tây Ban Nha là 11%.
Tuy nhiên, Trung Quốc chỉ chứng kiến sự sụt giảm nhu cầu quần áo 7%. Trong khi đó, Fast Retailing lại có sự hiện diện mạnh mẽ tại đây, chỉ sau Bestseller của Đan mạch và Adidas của Đức. Uniqlo có 745 cửa hàng tại Trung Quốc tính tới cuối tháng 5, trong khi đó con số tương tự của Inditex là 560.
Ngày thứ 6 vừa qua, Uniqlo cũng đã khai trương cửa hàng dẫn đầu toàn cầu của họ mang tên Uniqlo Tokyo ở quận Ginza, trung tâm Tokyo.
Chiếm 4 sàn trong trong tâm thương mại hiện đại Marronnier Gate Ginza, Uniqlo Tokyo được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng Kashiwa Sato. Đây trở thành cửa hàng lớn nhất của hãng, cạnh tranh với cửa hàng Uniqlo Ginza gần đó.
Cửa hàng mới được trang bị thêm khu vui chơi trẻ em và những hình nghệ thuật cũng như một quảng trường LifeWear. Việc này nhắm tới phổ biến hóa thương hiệu LifeWear.
“Tôi đang muốn thay đổi ngành công nghiệp quần áo toàn cầu đã tồn tại trong hàng thập kỷ”, Tadashi Yanai – Chủ tịch Fast Retailing nói.
Uniqlo Tokyo cũng sẽ trang bị các công nghệ kỹ thuật số để nâng cao trải nghiệm mua sắm. “Suy nghĩ của chúng tôi sẽ trở thành trọng tâm của thế giới”.
Cửa hàng tại Ginza sẽ là cửa hàng vật lý đầu tiên bán đồ chăn, gối đệm khi mà trước đây chỉ có trên nền tảng mua sắm trực tuyến của Uniqlo.
“Một cửa hàng quần áo có thể tạo nên thành công với thương mại điện tử” Takahiro Kinoshita – Phó chủ tịch công ty nói.
Đại dịch đang làm thay đổi cách người tiêu dùng nghĩ về quần áo với các mảng kinh doanh như bộ đồ suits sẽ sụt giảm. “Do sự tăng lên của hình thức làm việc từ xa, nhu cầu với quần áo cao cấp sẽ giảm”. Điều này tạo ra lợi thế cho Uniqlo bởi các dòng sản phẩm có thể mặc lâu dài của họ.
“Nhiều khả năng Fast Retailing sẽ vượt qua Inditex”, Dairo Murata – chuyên gia phân tích đến từ JPMorgan Nhật Bản nói.
Các đối thủ cạnh tranh của Fast Retaling dĩ nhiên cũng đang nỗ lực giữ thị phần. Inditex nói vào tuần trước rằng họ sẽ đóng 1.200 cửa hàng trên toàn thế giới trong năm tới. Tuy nhiên, kế hoạch này nhắm tới hầu hết những cửa hàng nhỏ và công ty đang tính mở 450 cửa hàng cỡ lớn để trang bị những tính năng công nghệ cải thiện trải nghiệm mua sắm.
Dù Covid-19 làm thay đổi xu hướng tiêu dùng, Fast Retailing dự kiến đạt doanh thu 2,09 nghìn tỷ yên trong năm tài chính kết thúc vào tháng 8. Con số này vẫn rất nhỏ so với doanh thu mà Inditex báo cáo trong năm tài chính kết thúc vào tháng 2/2020, lên tới 3,4 nghìn tỷ yên.
“Tôi rất mong muốn vượt qua được hình thức bán lẻ đã tồn tại trong kỷ nguyên này và tạo ra một mô hình kinh doanh mới”, Yanai nói.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Để đạt được một chiến dịch quảng cáo tìm kiếm có trả phí thành công thì có khá nhiều thành phần để tối ưu. Dưới đây là 8 cách để tối ưu hóa các chiến dịch PPC của bạn để đạt được doanh thu cao nhất.
1. Xây dựng landing page có tính liên quan cao.
Đây là một trong những khía cạnh dễ bị bỏ qua nhất của các chiến dịch quảng cáo tìm kiếm có trả phí (PPC).
Một quảng cáo PPC thành công là thúc đẩy các khách hàng tiềm năng đến một trang đích, nhưng đó chỉ là nửa đầu của câu chuyện.
Sau đó, công việc của trang đích đó là phải chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng đó thành khách hàng trả tiền, tức khách hàng phải mua sản phẩm của bạn.
Bạn nên tối ưu hóa trang đích của mình bằng cách làm cho thông điệp quảng cáo của bạn phù hợp với thông điệp trang đích.
Việc bạn thể hiện được tính thống nhất giữa các từ khóa, nội dung quảng cáo và trang đích của bạn sẽ không những giúp cải thiện tỷ lệ nhấp (CTR) mà còn cải thiện cả tỷ lệ chuyển đổi trong khi vẫn giảm được CPC (cost per click).
Nếu bạn biết khách hàng quan tâm đến ưu đãi và thông điệp trong một mẫu quảng cáo nào đó, bạn có thể tăng chuyển đổi bằng cách trình bày cùng một thông điệp và CTA (call to action) trên trang đích của bạn.
Bằng cách tuân theo quy tắc cơ bản này, bạn sẽ có thể tạo các quảng cáo hấp dẫn hơn để giúp khách hàng hiểu giá trị của bạn và thúc đẩy nhiều chuyển đổi hơn.
2. Tối ưu hóa từ khóa phủ định.
Hãy chỉ định những từ khóa nào không phù hợp với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Bằng cách cho Google biết những từ khoá nào đó không liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn, bạn sẽ giúp ngăn chặn quảng cáo của mình không hiển thị trên công cụ tìm kiếm với những từ khoá không phù hợp với tệp khách hàng bạn muốn.
Từ khóa phủ định có thể được thêm vào cấp chiến dịch, nhưng bạn cũng có thể thêm từng từ khóa phủ định riêng biệt vào các nhóm quảng cáo cụ thể.
3. Sử dụng đúng loại đối sánh từ khoá.
Quảng cáo PPC là kênh marketing được phân bổ trực tiếp và Google Ads sẽ phụ thuộc vào ý định của người dùng thông qua các từ khóa.
Bất cứ khi nào ai đó nhập truy vấn tìm kiếm vào Google, quảng cáo sẽ được hiển thị dựa trên mức độ phù hợp của hệ thống đấu giá cùng với cụm từ tìm kiếm và hiển thị quảng cáo phù hợp.
Có 4 loại đối sánh từ khóa:
Đối sánh từ khoá rộng (Broad) : Đây là loại từ khoá rộng nhất kiếm khi quảng cáo của bạn sẽ hiển thị với bất kì từ khoá nào có chứa từ khoá có trong cum từ khoá của bạn (bao gồm cả từ đồng nghĩa) bao gồm từ khóa mục tiêu.
Đối sánh từ khoá rộng chỉnh sửa (Broad Match Modified) : Không rộng như đối sánh từ khoá rộng, có thể cho phép quảng cáo của bạn hiển thị cho bất kỳ từ khóa nào trong cụm từ bạn đấu thầu, đối sánh rộng chỉnh sửa chỉ cho phép quảng cáo xuất hiện khi truy vấn tìm kiếm có chứa đủ các từ khoá bạn đặt theo bất kỳ thứ tự hoặc vị trí nào.
Đối sánh cụm từ (Phrase Match): Sẽ chỉ hiển thị quảng cáo của bạn khi người tìm kiếm sử dụng cụm từ chính xác mà bạn chỉ định. Truy vấn phải chứa tất cả các từ khóa bạn đã đăt, theo thứ tự chính xác mà bạn nhập chúng trong công cụ nhập từ khoá.
Đối sánh chính xác (Exact Match): Quảng cáo của bạn sẽ chỉ hiển thị với truy vấn tìm kiếm chính xác với từ khoá mà bạn nhập.
Nếu bạn muốn có nhiều lượt hiển thị nhất (impression), thì đối sánh rộng sẽ hiệu quả nhất, thường là cho CPC thấp nhất. Nhưng, điều này cũng có nghĩa là quảng cáo của bạn có thể hiển thị trước hàng loạt các tìm kiếm không liên quan và khiến bạn ‘tốn kém’.
Mặt khác, đối sánh chính xác sẽ có lượng hiển thị thấp nhất, nhưng sẽ có mức độ liên quan và tỷ lệ nhấp cao hơn. Khi này chuyển đổi thường cao hơn.
4. Thay đổi loại đối sánh từ khóa theo thời gian.
Khi khởi chạy một chiến dịch Google Adshoàn toàn mới, bạn nên bắt đầu với một số nhóm quảng cáo có traffic lớn hoặc các từ khoá liên quan đang được tìm kiếm nhiều nhất.
Bạn nên bắt đầu sử dụng các loại đối sánh chỉnh sửa rộng vì chúng cung cấp mức độ kiểm soát đủ tốt để quảng cáo có thể hiển thị, nhưng cũng đồng thời có đủ cơ hội để quảng cáo có thể thu về được nhiều lượng khách hàng tiềm năng nhất.
Theo thời gian, thường sẽ có một sự kết hợp giữa các loại đối sánh từ khoá khi bạn hoàn toàn có thể thấy được lượng chuyển đổi thông qua dữ liệu.
5. Điền vào tất cả nội dung quảng cáo có sẵn.
Kể từ khi phát hành vào tháng 7 năm 2016, Quảng cáo văn bản mở rộng (ETA – Expanded Text Ads) đã tạo ra một tác động đáng kể đến thế giới quảng cáo của Google.
Bằng cách cung cấp thêm không gian cho các nội dung có liên quan, ETA cung cấp cho người quản lý PPC một cách tuyệt vời để ‘kể một câu chuyện hay’ về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình đến với khách hàng.
Nếu bạn muốn quảng cáo của mình hoạt động tốt hơn, hãy đảm bảo bạn điền vào tất cả các trường thông tin có sẵn mà Google Ads đã cung cấp.
6. Sử dụng mọi tiện ích mở rộng quảng cáo có liên quan.
Rất nhiều tài khoản PPC tập trung chủ yếu vào Tiêu đề, Đường dẫn và Mô tả của quảng cáo chính.
Tuy nhiên, tiện ích mở rộng quảng cáo là một phần thiết yếu trong trải nghiệm của khách hàng và có thể giúp quảng cáo của bạn tăng hiệu suất đáng kể.
7. Điều chỉnh giá thầu cho nhắm mục tiêu theo địa lý.
Bất kể thị trường hoặc ngành của bạn là gì, bạn có thể tối đa hoá lợi nhuận bằng cách tập trung ngân sách marketing của bạn vào các vị trí địa lý cụ thể.
Hãy xem khu vực nào hiện đang có chuyển đổi hay tương tác tốt nhất để bạn có thể tập trung ngân sách vào.
Ngay cả khi sản phẩm và dịch vụ của bạn không phụ thuộc vào vị trí địa lý thực tế của khách hàng, bạn vẫn có thể tối ưu hóa các chiến dịch PPC của mình với giá thầu được nhắm mục tiêu theo địa lý dựa trên thời vụ, thời tiết và nhu cầu của khách hàng.
8. Tìm kiếm cơ hội để thúc đẩy ngân sách cho thiết bị di động.
Nhiều khách hàng của bạn đang sử dụng thiết bị di động và ngày càng nhiều người dùng thực hiện các chuyển đổi qua thiết bị di động.
Các chiến dịch tập trung vào thiết bị di động có khả năng mang đến cho bạn cơ hội tốt nhất để thu hút khách hàng sử dụng di động theo đúng định dạng trên thiết bị ưa thích của họ.
Tách các chiến dịch theo thiết bị (desktop và mobile) là một cách dễ dàng để cải thiện vấn đề này.
Như hình trên, bạn có thể thấy Moblie đang có hiệu suất tốt hơn so với desktop và tablet, khi này bạn có thể bid giá tốt hơn cho mobile.
Tuy nhiên nếu bạn đang muốn đẩy mạnh trên mobile với nhiều ngân sách hơn thì bạn nên copy chiến dịch (duplicate) riêng cho mobile và sau đó giảm giá thầu mobile trên chiến dịch gốc.
Bạn có thể xem Google Ads là gì để hiểu sâu hơn về nền tảng quảng cáo này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong khi có không ít các doanh nghiệp chọn cách khai phá thị trường với chiến lược đại dương xanh, một số khác lại chọn cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ khác trong đại dương đỏ. Vậy chiến lược đại dương xanh là gì và chiến lược đại dương đỏ là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.
Với tình trạng cung vượt cầu trong nhiều ngành nghề kinh doanh, việc cạnh tranh để chiếm lĩnh một phần của thị trường đang thu hẹp dù là rất cần thiết nhưng chưa đủ để duy trì kết quả kinh doanh cao.
Các doanh nghiệp cần tiến xa hơn chứ không chỉ cạnh tranh với đối thủ. Để nắm bắt những cơ hội mang lại lợi nhuận và tăng trưởng, họ cần tạo ra những đại dương xanh.
Tuy nhiên, ngày nay đa phần các Đại dương xanh chưa được hiểu và sử dụng một cách rộng rãi. Việc hoạch định các kế hoạch chiến lược trong mấy chục năm qua tập trung nhiều hơn vào các chiến lược Đại đương đỏ với nền tảng chính là cạnh tranh.
Kết quả là, người ta hiểu khá rõ về cách thức cạnh tranh khôn ngoan trong một thị trường khốc liệt: từ phân tích cấu trúc kinh tế cơ bản của ngành kinh doanh hiện tại tới lựa chọn một vị thế chiến lược nhờ chi phí thấp hay khác biệt khóa hoặc tập trung hóa để xác lập phương thức cạnh tranh.
Do đó, vấn đề nhận được được nhiều sự quan tâm của các nhà hoạch định chiến lược ngày nay là hiểu thấu đáo và áp dụng linh hoạt chiến lược Đại dương xanh được coi là khá “mới mẻ” này.
Để nhận biết sâu sắc và vận dụng hiệu quả chiến lược vào quá trình hoạt động kinh doanh, nhà hoạch định chiến lược cần tìm hiểu và làm rõ các điểm sau: chiến lược Đại dương đỏ là gì? chiến lược Đại dương xanh là gì? Đặc điểm của các chiến lược Đại dương xanh và Đại dương đỏ?
Tính tất yếu của việc hình thành những Đại dương xanh, Đổi mới giá trị: nền tảng của chiến lược Đại dương xanh; và cuối cùng là Thời điểm nào để tái đổi mới giá trị – điều chỉnh chiến lược Đại dương xanh?
Tuy nhiên trước tiên, hãy cùng tìm hiểu về khái niệm chiến lược.
Chiến lược là gì?
Chiến lược trong tiếng Anh (và được sử dụng rộng rãi) có nghĩa là Strategy, thuật ngữ dùng để chỉ các bản kế hoạch (Plan) tổng thể hay các định hướng chung được xây dựng để đạt được một hoặc nhiều các mục tiêu khác nhau trong dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.
Theo Wikipedia, chiến lược chính là các bản kế hoạch dài hạn mang tính định hướng tổng thể được thiết kế để giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu khác nhau trong những điều kiện bất ổn và mơ hồ (VUCA) khác nhau.
Chiến lược mô tả các nguồn lực sẵn có (thường bị hạn chế) được sử dụng để đạt được các mục tiêu (thường không bị hạn chế) trong tương lai.
Khái niệm chiến lược nói chung thường liên quan đến việc xây dựng và thiết lập các mục tiêu (Goals) và ưu tiên, xác định các hành động cần thực hiện để đạt được mục tiêu và các nguồn lực cần thiết để thực hiện các hành động đó.
Một chiến lược tốt sẽ cần mô tả được cách thức đạt được các mục tiêu cuối cùng bằng các phương tiện hay nguồn lực sẵn có.
Cuối cùng, thuật ngữ chiến lược thường liên quan đến các thuật ngữ khác như kế hoạch chiến lược (Strategic Planning), tư duy chiến lược (Strategic Mindset, Strategic Thinking) và quản trị chiến lược (Strategic Management).
Chiến lược đại dương xanh và chiến lược đại dương đỏ.
Đại dương xanh là gì?
Đại dương xanh hay chiến lược đại dương xanh (Blue Ocean Strategy) là những khoảng trống thị trường chưa được khai phá, đầy giá trị tiềm năng, còn vô số cơ hội phát triển hứa hẹn lợi nhuận cao. Trong mô hình đại dương này, sự cạnh tranh là chưa cần thiết, bởi luật chơi chưa được thiết lập.
Đại dương đỏ là gì?
Đại dương đỏ (Red Ocean) là thị trường thông thường, truyền thống, đã bị lấp đầy bởi các đối thủ cạnh tranh và đã được khai thác rất sâu. Trong đại dương đỏ, các ranh giới đã được thiết lập và chấp nhận, quy luật cạnh tranh đều được xác định rõ ràng.
Các công ty phải tìm cách vượt trội hơn để chiếm được thị phần lớn hơn trong thị trường.
Khi đã có nhiều người nhảy vào thị trường, thị trường (rộng lớn) này sẽ bị phân mãnh ra thành các phân khúc thị trường nhỏ hơn. Do đó, khả năng có được lợi nhuận và tăng trưởng sẽ có phần giảm đi.
Khái niệm và đặc điểm của chiến lược đại dương xanh.
Việc nhận biết sâu sắc về chiến lược Đại dương xanh sẽ giúp nhà hoạch định chiến lược đề ra những bước đi thích hợp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Do đó, nhà hoạch định cần hiểu khái niệm, đặc điểm của chiến lược kinh doanh này – Chiến lược Đại dương xanh.
Khái niệm chiến lược đại dương xanh.
Chiến lược Đại dương xanh là một chiến lược phát triển và mở rộng một thị trường trong đó không có cạnh tranh hoặc sự cạnh tranh là không cần thiết mà các công ty có thể khám phá và khai thác – các học giả Kim và Mauborgne (theo tổng kết nghiên cứu về chiến lược của hai giáo sư tại Viện INSEAD của Pháp).
Những đặc điểm chính của chiến lược đại dương xanh là gì?
Không cạnh tranh trong khoảng thị trường đang tồn tại, Chiến lược đại dương xanh tạo ra một thị trường không có cạnh tranh.
Không đánh bại đối thủ cạnh tranh mà làm cho cạnh tranh không còn hoặc trở nên không cần thiết.
Không chú trọng khai thác các nhu cầu hiện có, tập trung vào việc tạo ra và giành lấy các nhu cầu mới.
Không cố gắng để cân bằng giá trị/ chi phí mà chuyển hướng sang phá vỡ cân bằng giá trị và chi phí.
Không đặt toàn bộ hoạt động của công ty trong việc theo đuổi sự khác biệt hoặc theo đuổi chi phí thấp. Chiến lược đại dương xanh đặt toàn bộ hoạt động của công ty trong chiến lược: vừa theo đuổi sự khác biệt, đồng thời vừa theo đuổi chi phí thấp.
Đổi mới giá trị: Nền tảng của chiến lược đại dương xanh.
Chiến lược Đại dương xanh tạo ra một bước đột phá về giá trị cho cả người mua và cho doanh nghiệp, từ đó mở ra những thị trường mới không có cạnh tranh – chính là những Đại dương xanh.
Sự đổi mới giá trị đươc coi là nền tảng của chiến lược “Đại dương xanh” vì nhờ nó mà doanh nghiệp chuyển từ tâp trung nguồn lực vào đánh bại đối thủ cạnh tranh sang việc làm cho cạnh tranh trở nên không quan trọng nữa.
Đổi mới giá trị là một cách tư duy và triển khai chiến lược mới để hình thành chiến lược Đại dương xanh, tránh được cạnh tranh.
Điều quan trọng là việc đổi mới giá trị không tuân theo một trong những quy luật đánh đổi giữa giá trị và chi phí.
Người ta vẫn thường quan niệm rằng các doanh nghiệp hoặc là tạo ra giá trị lớn hơn cho khách hàng với chi phí cao hơn, hoặc là tạo ra giá trị thấp với chi phí thấp hơn.
Với quan niệm này, sự lựa chọn chiến lược đồng nghĩa với sự lựa chọn giữa khác biệt hóa và chi phí thấp. Ngược lại, những công ty tìm cách hình thành Đại dương xanh cần theo đuổi đồng thời chiến lược khác biệt hóa và chiến lược chi phí thấp.
Nghiên cứu của W.Chan Kim và Mauborgne cho thấy: những doanh nghiệp thành công khác với những doanh nghiệp thất bại trong việc hình thành chiến lược Đại dương xanh không phải là công nghệ rất tân tiến hay thâm nhập thị trường đúng thời điểm.
Đôi lúc thành công có được là nhờ sự đóng góp của những yếu tố đó, nhưng thường thì không. Đổi mới giá trị chỉ có được khi các công ty biết cân đối sự đổi mới với tính hữu dụng, giá cả, và chi phí.
Nếu không gắn chặt sự đổi mới với giá trị theo cách này, các nhà đầu tư phát triển công nghệ cũng như những người tiên phong trên thị trường sẽ không thu được kết quả mong đợi, giống như một con gà đẻ trứng cho con gà khác ấp.
Điều chỉnh chiến lược đại dương xanh – thời điểm tái đổi mới giá trị.
Một thực tế rõ ràng trong kinh doanh là: phần lớn các chiến lược Đại dương xanh cuối cùng rồi cũng bị bắt chước.
Lúc đó Đại dương xanh dần bị nhốm đỏ bởi sự cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh đi sau. Lúc này công ty cần phải tiến hành điều chỉnh, cải tiến Đại dương xanh bằng cách tái đổi mới giá trị.
Khi đối thủ cạnh tranh bằng mọi cách giành giật thị trường với doanh nghiệp bạn, bạn thường ngay lập tức phản ứng lại và cố gắng bảo vệ thị phần của mình. Tất nhiên, theo lẽ thông thường thì sự cạnh tranh bắt đầu xảy ra và ngày một gay gắt.
Để tránh cái cạm bẫy này, bạn cần giám sát được đường giá trị của công ty trên bản đồ chiến lược. Việc giám sát đường giá trị như vậy có thể chỉ ra cho bạn biết khi nào thì nên tiến hành tái đổi mới, khi nào thì không.
Nó cảnh báo bạn khi nào cần tiến tới xây dựng một chiến lược Đại dương xanh mới khi đường cong giá trị của bạn dần hội tụ với đường giá trị của đối thủ cạnh tranh.
Việc giám sát đường giá trị cũng giúp công ty bạn tránh được việc tìm kiếm một “Đại dương xanh” mới trong khi nó vẫn còn những nhánh lợi nhuận lớn đổ vào đại dương hiện tại.
Khi đường giá trị vẫn còn phân kỳ, bạn cần chống lại cám dỗ của việc đổi mới giá trị một lần nữa.
Thay vì thế, nên tập trung khai thác, mở rộng, đào sâu những hướng kinh doanh hiện tại bằng cách cải tiến các hoạt động vận hành và sự mở rộng về địa lý để đạt được lợi thế kinh tế theo quy mô và chiếm được thị phần (market share) nhiều hơn nữa.
Doanh nghiệp nên “bơi” càng xa càng tốt trong Đại dương xanh hiện tại, biến mình thành mục tiêu liên tục di chuyển, bứt phá hẳn khỏi những kẻ bắt chước đầu tiên và khiến họ nản lòng trong suốt quá trình theo đuổi công ty.
Mục đích chính của doanh nghiệp là phải thống trị Đại dương xanh đó trước các đối thủ cạnh tranh càng lâu càng tốt (trước khi họ gia nhập ngành).
Kết luận.
Trên đây là những kiến thức căn bản về khái niệm đại dương xanh và đại dương đỏ trong bối cảnh kinh doanh và marketing, cũng như các chiến lược gắn liền với 2 loại đại dương này là chiến lược đại dương đỏ và chiến lược đại dương xanh.
Trong khi việc chọn đại dương đỏ hay đại dương xanh còn tuỳ thuộc vào từng mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp, bằng cách hiểu rõ chúng, bạn có nhiều cơ hội hơn để phát triển doanh nghiệp của mình, xây dựng các lợi thế cạnh tranh trên thị trường so với đối thủ và hơn thế nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Biết tận dụng những điểm mạnh của mình để gây ấn tượng với sếp, chắc chắn chuyện tăng lương hay thăng tiến sẽ không gặp trở ngại nhiều.
Sẵn sàng nhận nhiệm vụ “khó nhằn”
Một tập thể có đạt được những thành tựu hay không là nhờ vào tài lãnh đạo của người sếp và sự hợp tác của các nhân viên. Thành tựu của một tập thể dựa vào nhân viien ở tất cả các bộ phận, một mình người sếp không thể nào tự mình làm được.
Tuy nhiên, đứng trước một nhiệm vụ khó, không phải nhân viên nào cũng muốn làm vì sợ phải gánh trách nhiệm nếu kết quả không được như ý muốn. Đây là một cơ hội tốt cho những người sẵn sàng đứng lên nhận công việc này vì dám làm, dám chịu – chắc chắn là những đặc điểm tốt của một nhân viên giỏi. Các sếp cũng coi trọng những người này hơn những nhân viên chỉ biết thoái thác, đùn đẩy nhiệm vụ, sợ khó khăn.
Hoàn thành tốt công việc được giao
Biết làm tốt công việc được giao sẽ được cấp trên ghi nhận và đánh giá tốt. Tiêu chí này chính là một ưu điểm lớn để cấp trên đánh giá cấp dưới. Thông thường, trong các doanh nghiệp, công việc của mỗi vị trí thường liên quan trực tiếp đến lợi ích chung của toàn tập thể; vì thế, một nhiệm vụ thực hiện không tốt sẽ gây ảnh hưởng tới toàn lợi ích chung.
Và các sếp thì không thích điều này! Nếu không hoàn thành được xuất sắc nhiệm vụ, bạn cũng nên hoàn thành một cách trọn vẹn để không gây ảnh hưởng tới bất kì ai.
Biết chia sẻ là một điểm cộng
Bạn đâu có thể sống và tồn tại một mình, phải không? Hơn hết, trong mắt một lãnh đạo, một nhân viên biết chia sẻ lợi ích với những người xung quanh, biết khiêm tốn, thận trọng thực sự là một nhân viên có giá trị. Bởi lẽ, phần lớn mọi người sống trên đời cũng đặt ích lợi bản thân lên đầu tiên. Hơn nữa, biết sống khiêm nhường cũng sẽ giảm thiểu sự ghen ghét, đố kỵ, rắc rối của người khác.
Biết cách nói chuyện với cấp trên
Nói chuyện với cấp trên, bạn không thể dùng cách nói chuyện như với đồng nghiệp được dù các sếp có tỏ ra thoải mái đến thế nào. Đừng khoe khoang năng lực nếu không muốn bị đánh giá là một kẻ ngạo mạn, cũng đừng khúm núm quá nếu không muốn bị tước mất cơ hội tốt.
Hãy lưu ý, lãnh đạo muốn thấy những nhân viên “biết mình biết ta”, tức là nhìn thấy điểm mạnh của sếp, lắng nghe họ nói, sẵn sàng đặt câu hỏi, góp ý để cải thiện tình hình. Những nhân viên thể hiện được kiến thức, sự hiểu biết sẽ gây ấn tượng được với các sếp.
Một lưu ý nữa, đừng nói những chuyện liên quan đến chuyên môn họ không hiểu bởi họ đang thấy bạn không tôn trọng họ và có thể có ý đe dọa vị trí của họ. Đừng thể hiện thái quá kiến thức và hiểu biết của mình, kẻo tự mình gây hại tới tương lai.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Với việc nhu cầu marketing thông qua người ảnh hưởng hay influencer ngày càng tăng, đặc biệt là trên các nền tảng video, YouTube vừa thông báo rằng họ sẽ đổi tên influencer marketplace của mình từ FameBit thành ‘BrandConnect’.
Phía Youtube cho biết:
“Thông qua YouTube BrandConnect, chúng tôi giúp người sáng tạo và thương hiệu dễ dàng tạo nội dung có thương hiệu vừa mang tính xác thực vừa hiệu quả.
Trọng tâm của chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ và thúc đẩy doanh thu cho các nhà sáng tạo nội dung, cung cấp các chiến dịch có thể đo lường cho các thương hiệu và tiếp cận người xem với những nội dung có liên quan và được xác thực.
Chúng tôi đã xây dựng các tính năng độc đáo và đầu tiên trong ngành trên nền tảng nội dung có thương hiệu của chúng tôi để hỗ trợ từng mục tiêu này”.
FameBit cho đến nay là nền tảng đã tạo điều kiện kết nối giữa các thương hiệu và những người có ảnh hưởng (influencer) được chọn trên Youtube thông qua một quy trình đơn giản để đăng chiến dịch, sau đó cho phép YouTube nhận dạng và đề xuất những người sáng tạo phù hợp.
Youtube cho biết thêm:
“Về phía người sáng tạo, chúng tôi đã phát triển các công cụ giới thiệu dựa trên Insights cho phép truy cập nhiều hơn vào các giao dịch nội dung có thương hiệu đối với những người sáng tạo đủ điều kiện trên YouTube.
Đối với các thương hiệu, chúng tôi đã thêm các giải pháp đo lường mới như Brand Interest Lift, Influencer Lift, và cả những lượt xem tự nhiên (organic views) nhắm cung cấp cho thương hiệu kết quả chiến dịch theo thời gian thực (real-time) đồng thời mang lại tính ‘có trách nhiệm cao’ cho quảng cáo số (digital advertising) đối với các chiến dịch nội dung có thương hiệu. ”
Mục đích là để tạo điều kiện tốt hơn cho người sáng tạo, giữ cho họ phù hợp hơn với YouTube, đồng thời giúp các thương hiệu dễ dàng tối đa hóa phạm vi tiếp cận của họ thông qua những người có ảnh hưởng được phê duyệt trên nền tảng.
Nền tảng BrandConnect mới sẽ tiếp nhận từ FameBit vào ngày 1 tháng 8, người dùng sẽ được thông báo trên FameBit với nội dung “FameBit sẽ mất kết nối từ ngày 31 tháng 7′.
Người sáng tạo muốn đăng ký để nhận đề xuất thương hiệu (brand proposals) cần phải có ít nhất 25k người đăng ký (subscribers). Những người đủ điều kiện sẽ có thể đăng ký BrandConnect trực tiếp trong YouTube Studio.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong cao điểm giãn cách xã hội, Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) đã phải đóng cửa đến 85% số cửa hàng trong chuỗi. Qua cao điểm dịch, doanh nghiệp phải sắp xếp lại hoạt động của hơn 20 cửa hàng.
Chỉ tiêu doanh thu năm bị điều chỉnh giảm 15%, lợi nhuận giảm 30% so với năm ngoái, doanh nghiệp buộc phải thực thi các kế hoạch tái cấu trúc nhanh hơn vì “chất xúc tác” COVID-19.
Bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch Hội đồng Quản trị PNJ, cho biết: “Đến thời điểm này chúng tôi cũng chưa thể dự đoán một tình hình sáng sủa cho tương lai của ngành bán lẻ, đặc biệt là ngành trang sức. Do đó, về hệ thống bán lẻ (Retail System), chúng tôi sẽ tái cấu trúc lại. Hiện nay các bạn có thể thấy chúng tôi đang phân ra – tùy theo thị trường khu vực sẽ có từng mô hình cửa hàng ở cấp độ, hình thái khác nhau”.
Theo đơn vị nghiên cứu thị trường Asia Plus, tính đến hết tháng 3 năm nay, số lượng từng loại hình bán lẻ tại Việt Nam đã có sự thay đổi rõ rệt so với năm trước đó.
Số lượng siêu thị giảm 12%, trong khi các mô hình bán lẻ (Retail Model) nhỏ hơn như cửa hàng tiện lợi hay siêu thị mini lại tăng mạnh 60%. Cho thấy lợi thế phát triển của các mô hình mặt bằng nhỏ, tiết kiệm chi phí, dễ phủ rộng nhanh chóng.
Ngay khi cao điểm dịch kết thúc, một số nhà bán lẻ cũng đang bắt tay mở rộng độ phủ chuỗi cửa hàng tiện lợi của mình.
Có doanh nghiệp xác định mục tiêu lên gấp 30 lần quy mô hiện tại nhưng không phải bằng cách bỏ tiền túi đầu tư mà thông qua nhượng quyền cho bên ngoài để chia sẻ chi phí và rủi ro.
Theo ông Trần Lâm Hồng, Phó Tổng Giám đốc, Saigon Co.op: “Với hình thức nhượng quyền này, tôi nghĩ đối với thị trường tỉnh, những người nhận nhượng quyền là những người địa phương thì họ sẽ hiểu văn hóa địa phương tốt nhất. Giúp chúng tôi đỡ chi phí và việc phải đi tìm kiếm các mặt bằng phù hợp”.
Một khảo sát của Google cho thấy lượng người dùng Việt Nam tìm kiếm mua hàng trực tuyến tăng hơn 40% vì ảnh hưởng của dịch.
Xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai và có thể là “kim chỉ nam” cho các chiến lược tái cấu trúc của nhà bán lẻ. Việc mới đây doanh nghiệp bán lẻ lập kỷ lục mỗi giờ bán được 1 tấn vải trên nền tảng ví điện tử là một minh chứng.
Theo ông Kengo Kurokawa, Tổng Giám đốc Công ty Nghiên cứu thị trường Asia Plus: “Điều tích cực đó là hiện nay tại Việt Nam chúng ta đã thấy sự phát triển của các doanh nghiệp giao hàng dựa trên công nghệ và hệ thống thanh toán điện tử. Sự tập trung cho các kênh trực tuyến, tiếp thị trực tuyến là điều chắc chắn.
Tuy nhiên tôi vẫn muốn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hệ thống cửa hàng trực tiếp, khi tỉ trọng cửa hàng bán lẻ hiện đại ở Việt Nam chỉ là 20%, thấp đến phân nửa so với mức trung bình ở châu Á. Do đó giải pháp tối ưu vẫn là bán hàng đa kênh (Omni Channel)”.
Trong giai đoạn tái cấu trúc, doanh thu của nhà bán lẻ có thể bị sụt giảm nhưng tiêu chí thành công là phải cải thiện được biên lợi nhuận.
Ngoài vấn đề cắt giảm các chi phí thông thường, từ bây giờ một số doanh nghiệp đã quyết định mạnh tay đầu tư cho các hệ thống chuyển đổi số để tối ưu hóa quy trình để gặt hái quả ngọt trong những năm sau.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo chia sẻ của ông Trịnh Hồng Quang, Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines, Chủ tịch Hội đồng quản trị Pacific Airlines trong hội thảo cuối tuần trước, tái cấu trúc Jetstar Pacific sẽ gồm 3 bước là chuyển đổi thương hiệu, tái cơ cấu cổ đông, thay đổi phương thức bán.
Hôm nay, Vietnam Airlines (HoSE: HVN) công bố 2 bước đầu tiên nhằm cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng lợi nhuận, đồng thời thúc đẩy quy mô và thương hiệu của Vietnam Airlines tại thị trường nội địa.
Jetstar Pacific sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết để đổi tên thương hiệu thành Pacific Airlines, với logo và bộ nhận diện thương hiệu mới được truyền cảm hứng từ màu sắc chủ đạo của Vietnam Airlines. Thời điểm Jetstar Pacific chính thức hoạt động dưới tên mới Pacific Airlines sẽ dựa theo quyết định của nhà chức trách.
Pacific Airlines cũng sẽ chuyển đổi hệ thống đặt chỗ từ Navitaire sang Sabre – hệ thống Vietnam Airlines đang vận hành – để đồng bộ hoá mạng bay, các thủ tục đặt chỗ và tính năng dành cho khách hàng với Vietnam Airlines.
Ông Gareth Evans, lãnh đạo cấp cao Tập đoàn Qantas, Tổng Giám đốc Tập đoàn Jetstar cho biết: “Đồng bộ hoá hệ thống đặt chỗ sẽ giúp Pacific Airlines giảm chi phí và tạo nền tảng vững chắc để hãng vươn lên sau khi các quy định về hạn chế di chuyển quốc tế được gỡ bỏ”.
Về tái cơ cấu cổ đông, 2 cổ đông lớn của hãng hàng không giá rẻ Pacific Airlines là Tập đoàn Qantas và Vietnam Airlines sẽ tiếp tục xem xét, cân nhắc kế hoạch và lộ trình tái cấu trúc hãng hàng không chi phí thấp này, đồng thời thực hiện các thay đổi cần thiết liên quan đến cơ cấu cổ phần.
Jetstar Pacific là hãng hàng không phân khúc giá rẻ với 2 cổ đông lớn nhất là Vietnam Airlines (chiếm 68,85% vốn) và Qantas Asia Investment Company của Singapore (chiếm 30% vốn).
Hoạt động tái cấu trúc Jestar Pacific diễn ra trong bối cảnh ngành hàng không chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề từ lệnh cấm bay quốc tế và hạn chế bay nội địa do dịch Covid-19. Tính riêng Vietnam Airlines, 4 tháng đầu năm, công ty mẹ ước tính lỗ 3.281 tỷ đồng.
Ngoài ra, tại hội thảo hàng không diễn ra gần đây, ông Trần Thanh Hiền, Trưởng ban Tài chính Kế toán kiêm Kế toán trưởng công ty cho biết, với tình trạng này, có thể đến tháng 8, Vietnam Airlines sẽ hết tiền.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Các phiên bản trong tương lai của trình duyệt Google Chrome sẽ chỉ hiển thị một tên miền (domain) của trang web trong thanh địa chỉ thay vì hiển thị đầy đủ URL như trước đây.
Google đang nghiên cứu các cách để ẩn các phần của đường dẫn URL (Uniform Resource Locator) của website trong thanh địa chỉ, chỉ hiển thị tên miền. Bản cập nhật này có thể đến sớm nhất ở phiên bản tiếp theo của Chrome (phiên bản 85).
Cụ thể phía Google Chrome sẽ thay đổi giao diện và hành vi của thanh địa chỉ của trình duyệt tìm kiếm. Người dùng sẽ không thấy đầy đủ đường dẫn URL trên thanh tìm kiếm mà chỉ thấy mỗi tên miền.
Người dùng sẽ có thể di chuột đến thanh địa chỉ để được hiển thị đường dẫn URL đầy đủ, đây là một bản cập nhật nhỏ từ việc phải nhấp vào thanh địa chỉ để xem URL đầy đủ.
Một tính năng khác nữa cũng được cập nhật đó là Google Chrome sẽ ẩn toàn bộ thanh địa chỉ khi người dùng bắt đầu tương tác với trang.
Tại sao phải ẩn đường dẫn URL đầy đủ?
Thay đổi này là một sự thay đổi khá đáng kể so với những gì người dùng đã quen nhìn thấy khi duyệt web với Google Chrome trên máy tính để bàn (desktop).
Hiện tại, Chrome hiển thị hầu hết đường dẫn URL của trang web. Mặc dù nó ẩn các tiền tố như: HTTP / HTTPS, và www.
Dưới đây là một số lý do khiến Google Chrome đưa ra bản cập nhật này:
Tính bảo mật:
Trước đây, một kỹ sư phần mềm của Google đã tuyên bố rằng việc hiển thị URL đầy đủ trong thanh địa khiến Google rất khó để xác định xem một trang web liệu có hợp pháp hay không.
Thêm vào đó, việc hiển thị một URL đầy đủ có thể làm mất đi phần quan trọng nhất của một URL đó là tên miền (domain name) – điều rất quan trọng để nhận biết mức độ an toàn của một trang web.
Tính nhất quán:
Cũng không phải là điều gì đó hiếm hoi đối với các phiên bản hiện tại của trình duyệt web khi ẩn đường dẫn URL đầy đủ. Google có thể đang nỗ lực trên bản cập nhật này để đưa trình duyệt của mình phù hợp hơn với giao diện và cảm nhận so với các trình duyệt khác.
Với Safari chẳng hạn, trình duyệt này cũng ẩn các đường dẫn URL đầy đủ mặc dù hiện chưa ẩn toàn bộ thanh địa chỉ khi người dùng bắt đầu tương tác với một trang.
Hiện tại, URL đầy đủ không thể truy cập được trên Safari, vì người dùng phải nhấp vào thanh địa chỉ để hiển thị đầy đủ. Trong phiên bản Google Chrome 85, người dùng sẽ có thể di chuột qua thanh địa chỉ để xem phiên bản đầy đủ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong vòng chưa đầy một tháng, ứng dụng nhái TikTok có tên là Zynn đã nhanh chóng leo lên top 1 của cả hai kho ứng dụng App Store và Play Store. Nhưng ngay sau đó cũng đã biến mất một cách kỳ lạ.
Hôm thứ hai vừa qua, Zynn đã bị gỡ bỏ khỏi App Store của Apple. Trước đó 6 ngày, ứng dụng này cũng bị xóa khỏi Google Play Store. Zynn có giao diện rất giống với TikTok, với nội dung chính là những đoạn video ngắn, và có một tính năng đặc biệt là trả tiền cho người dùng khi họ xem các video. Bên cạnh đó, việc giới thiệu bạn bè sử dụng Zynn cũng sẽ được thưởng tiền.
Nghe có vẻ rất hấp dẫn, nhưng trên thực tế ứng dụng này lại có rất nhiều vấn đề. Các nhà sáng tạo nội dung cáo buộc Zynn đánh cắp các video của họ. Hệ thống giới thiệu bạn bè tham gia sử dụng ứng dụng bị coi là mô hình đa cấp. Ngoài ra, người dùng còn cáo buộc ứng dụng không cho rút tiền mặt.
Sau khi ra mắt vào đầu tháng 5, Zynn đã trở thành ứng dụng iOS được tải xuống nhiều nhất ở Mỹ. Trước khi bị gỡ bỏ, ứng dụng này đã có được hơn 5 triệu lượt tải trên iOS và khoảng 700.000 lượt tải trên Android.
Đại diện của Zynn cho biết ứng dụng bị xóa khỏi App Store và Play Store do liên quan đến vấn đề bản quyền nội dung. Các video ngắn trên Zynn dường như được lấy từ những nền tảng bên ngoài, như YouTube, TikTok hay Instagram. Nhiều tải khoản giả mạo được lập ra và đăng tải những video của các nhà sáng tạo nội dung khác, trong khi họ không hề hay biết.
Đại diện của Zynn cho biết việc gỡ bỏ trên các kho ứng dụng chỉ là tạm thời, để điều tra thêm. Tuy nhiên cho đến hiện tại, ứng dụng này vẫn chưa quay trở lại trên App Store và Play Store.
Một số người dùng còn cáo buộc Zynn là một ứng dụng lừa đảo, khi họ cố gắng rút tiền ra khỏi tài khoản nhưng gặp liên tiếp nhiều sự cố. Có vẻ như ứng dụng này cố tính khiến cho việc rút tiền mặt trở nên khó khăn. Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ đã được yêu cầu tiến hành điều tra ứng dụng có nguồn gốc từ Trung Quốc này.
Chủ sở hữu của ứng dụng Zynn là một startup có trụ sở tại Trung Quốc, được định giá lên tới 30 tỷ USD. Startup Kuaishou ra mắt Zynn tại thị trường Bắc Mỹ để cạnh tranh với TikTok của ByteDance.
Trong khi đó, phiên bản Zynn tại Trung Quốc là Kwai là ứng dụng video ngắn lớn thứ 2 tại Trung Quốc, cũng chỉ đứng sau Douyin (phiên bản Trung Quốc của TikTok).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong mỗi tình huống, chỉ cần một hành động cũng sẽ tạo được những kết quả đáng kể. Làm nhiều hay quá ‘tham vọng’ không phải là chiến lược tốt.
Nhiều nhà marketer nhìn thấy sự thành công như là sự tổng hợp của nhiều nỗ lực. Họ nghĩ là dù với bất cứ chiến lược nào vẫn có thể thành công nếu có nỗ lực đúng mức trong thực hiện.
Nếu họ làm việc với các nhãn hàng dẫn đầu về một loại sản phẩm, họ thường phung phí sức lực vào nhiều chương trình khác nhau và hình như họ nghĩ rằng cách tốt nhất để phát triển là làm vào mọi thứ.
Nếu họ không cộng tác được với nhãn hàng dẫn đầu, họ thường cố gắng làm như mình đang dẫn đầu, nhưng tốt hơn một chút nữa.
Cũng giống như trường hợp tổng thống Saddam Husein nói rằng “điều chúng ta cần làm là chiến đấu hăng hơn một chút và rồi vất vả trót lọt”. Cố gắng nhiều hơn không phải là bí quyết thành công trong marketing.
Dù bạn gặp phải cực nhọc hơn hay gặp thuận lợi hơn thì sự khác biệt cũng không nhiều. Công ty lớn hơn thì luật bình quân cũng loại đi nhiều hơn những lợi thế khi nó cố gắng làm nhiều hơn.
Lịch sử đã chứng minh rằng, để đạt được hiệu quả, chỉ có một điều duy nhất có thể làm được trong marketing là hành động táo bạo. Nói cách khác, trong một tình huống nào đó, chỉ cần một hành động cũng đạt được những kết quả đáng kể.
Các vị tướng giỏi thường nghiên cứu trận địa và tìm chỗ cho một cuộc tập kích táo bạo mà kẻ thù ít để ý nhất. Tìm kiếm một cái đã là khó. Tìm kiếm nhiều hơn một thường là điều không thể được.
Nhà chiến lược quân sự B.H. Lidell Hart gọi cuộc tập kích kia là “tuyển ít được chú tâm nhất”. Quân Đồng Minh đổ bộ lên Normandy, một chỗ mà sóng và đá ngầm khiến người Đức cho rằng không ai chọn làm nơi để đổ bộ hết.
Trong marketing cũng vậy. Thường thường thì có một chỗ mà đối thủ có thể bị tổn thương. Và chỗ đó chính là điểm mà ta phải tập trung toàn lực lượng để xâm chiếm. Công nghiệp sản xuất xe ô tô là một trường hợp thú vị về điểm này.
Trong nhiều năm, sức mạnh chính của hãng dẫn đầu GM là loại xe trung bình. Với những nhãn hiệu như Chevrolet, Pontiac, Oldmobile, Buick và Cadilac. GM chiến thắng dễ dàng Ford, Chryler và American Motors. Sự thống trị của GM trở thành huyền thoại.
Việc thành công trong marketing cũng giống như thành công trong lĩnh vực quân sự: yếu tố bất ngờ.
Tướng Hannibal vượt qua núi Alps, một con đường tưởng như không thể qua được.
Hitler đi qua tuyến phòng thủ của Maginot và chuyển đoàn bộ binh qua đường Ardennes, hành lang của tuyến Maginol nơi mà người Pháp nghĩ rằng xe tăng cũng không thể đi được.
Trong những năm vừa qua chỉ có hai cuộc tấn công mạnh chống lại GM. Cả hai đều là những hành động bọc sườn qua “chiến lũy Maginol” của GM.
Người Nhật đến một cách thầm lặng với các thương hiệu xe Toyota, Datsun, và Honda. Người Đức đến rầm rộ với loại xe cao cấp là Mercedes và BMW.
Với sự thành công của các cuộc tấn công bọc sườn của người Nhật và người Đức, GM bị đẩy đến việc phải giữ cho nguồn dự trữ an toàn bằng cách cố gắng chống đỡ cho các xe đứng hàng đầu và cuối của dây chuyền sản phẩm. Cadillac giá quá rẻ để ngăn chặn loại xe đắt tiền nhập khẩu từ Đức.
Trong một cố gắng tiết kiệm tiền và duy trì lợi nhuận, GM đã thực hiện một quyết định quan trọng là chỉ chế tạo nhiều loại xe cỡ trung bình dùng cùng một loại sườn xe.
Và thế là không một ai có thể phân biệt nổi sự khác nhau giữa một xe Chevrolet với một xe Pontiac, hay một xe Oldsmobile với một xe Buick nữa, tất cả đều giống nhau như đúc.
Sự giống nhau của các xe đã làm yếu đi loại xe cỡ trung bình của GM và mở đường cho Ford với loại xe kiểu dáng châu Âu là Taurus và Sable. Và rồi người Nhật nhảy vào thị trường với xe Acura, Lenux và Infiniti. Giờ đây GM suy yếu mọi chỗ.
Về nước uống Coke. Hiện nay, Coca-cola đang chiến đấu một cuộc chiến hai mặt với Coke nguyên thủy và Coke mới.
Trong khi Coca-cola khôi phục lại thị trường thì Coke mới (New Coke) đang lơ lửng.
Chúng ta đã thấy vô số khẩu hiệu của Coca-cola: “chúng tôi có mùi vị cho bạn”. “Sự lựa chọn thực sự”. “ Bắt lấy làn sóng”. “Đỏ, trắng, xanh và bạn”. “ Bạn không thể đánh bại cảm giác”. Và mới đây là “bạn không thể đánh bại thứ thiệt”. Không có hành động nào hết, dù chỉ là một ngón tay.
Các vị lãnh đạo của Coca-cola tiếp tục cố gắng. Hãng còn mướn cả một hãng có tài sản của Hollywood để đóng góp ý kiến sáng tạo.
Hiện nay, mỗi ngày đều có hàng đoàn người tiến vào phòng họp của Coca-Cola ở bang Atlanta để làm nỗi lên những khẩu hiệu mới. Ban lãnh đạo cao cấp của Coca-cola sẽ ngồi quanh bàn họp để bàn cãi với chủ đề là sáng tạo ra sự năng động.
Trong khi lý thuyết cho rằng ngẫu nhiên có thể sẽ đem được ý tưởng đúng. Nếu bạn bày ra tất cả ý tưởng bạn có thể nghĩ tới, đây chẳng phải là đường lối hữu hiệu để làm việc.
Coke cần có được sự tiến bộ ngoài việc mua bán. Như chúng ta thấy, Cole chỉ có hai con đường để lựa chọn: một là bước lùi, hai là tiến tới.
Trước hêt Coke phải ngậm đắng nuốt cay và gạt bỏ New Cole. Không phải vì nó làm thua lỗ hay mất mặt nhưng vì sự kiện hi hữu của New Coke đã cản trở công ty trong việc sử dụng một vũ khí hữu hiệu mà nó có.
Với việc đưa New Coke vào kho lưu trữ, Coke có thể sử dụng Luật trọng tâm và đưa lại khái niệm “thứ thiệt” để dùng chống lại Pepsi.
Để nổ súng, Coke có thể lên đài truyền hình và nói với thế hệ Pepsi, “ Được thôi các em nhỏ, chúng tôi không tìm cách ép các em. Khi nao các em sẵn sàng cho thứ thiệt, chúng tôi có cho các em”. Đó có thể bắt đầu cho sự chấm dứt của thế hệ Pepsi. ( Nếu Pepsi-cola không tự hại mình trước).
Đây không phải chỉ là một ý tưởng đơn giản và mạnh mẽ, nhưng nó có thực sự là một chuyển động có thể làm được của Coke. Nó sẽ khai thác chỉ một từ mà Coke làm chủ đã có sẵn trong đầu của khách hàng: “the real thing” (thứ thiệt).
Để tìm kiếm một ý tưởng hay ý niệm đơn thuần, các giám đốc marketing (CMO) phải biết cái gì đang xảy ra trên thị trường. Họ cần phải lội bùn ngay tuyến đầu của mặt trân, Họ cần phải biết việc gì làm được, việc gì không. Họ phải thực sự vào cuộc.
Bởi vì cái giá phải trả cho nhầm lẫn quá cao, ban giám đốc không thể giao cho ai thực hiện những quyết định quan trọng được. Điều đó đã xảy đã xảy ra cho hãng GM. Khi các nhà tài chính nắm quyền, các chương trình marketing sụp đổ.
Mối quan tâm của các nhà tài chính là các con số không, không phải thương hiệu. Điều chắc chắn là các con số đi cùng hướng với thương hiệu.
Thật khó để tìm ra một hướng di chuyển duy nhất nếu bạn quanh quẩn ở cơ quan đầu não và không tham gia chương trình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trước thách thức của nền kinh tế hậu Covid-19, CEO Grab Anthony Tan cho biết đã cắt giảm 360 nhân sự, tương đương dưới 5% đội ngũ Grab. Đồng thời, tạm dừng một số dự án không cốt lõi, chỉ tập trung vào các lĩnh vực di chuyển, giao nhận, thanh toán và tài chính.
“Từ thời điểm Grab bắt đầu điều chỉnh hoạt động kinh doanh để đối phó với đại dịch COVID-19, tôi đã hy vọng rằng mình sẽ không phải gửi đi một email như thế này”, ông Anthony Tan – CEO và Đồng sáng lập Grab – mở đầu thông điệp gửi đến các nhân viên sáng nay, 16/6.
“Hôm nay, với trái tim nặng trĩu, tôi phải chia sẻ với các bạn rằng Grab sẽ cắt giảm khoảng 360 Grabbers, tương đương dưới 5% đội ngũ nhân sự của Grab”.
Chúng ta đã rà soát tất cả chi phí, cắt giảm các nguồn chi không thiết yếu và thực hiện giảm lương của lãnh đạo cấp cao. Dù vậy, Grab cần có một bộ máy tinh gọn hơn
“Chúng tôi biết thông tin này sẽ làm các bạn hoang mang và lo lắng. Mong các bạn hiểu rằng chúng tôi không đi đến quyết định này một cách dễ dàng chút nào.
Chúng tôi đã nỗ lực làm mọi điều có thể để không phải đi đến giải pháp này, nhưng cuối cùng phải chấp nhận rằng quyết định cắt giảm nhân sự đầy khó khăn hôm nay là điều buộc phải làm vì hàng triệu người đang dựa vào nền tảng Grab để kiếm thêm cơ hội thu nhập mỗi ngày trong trạng thái bình thường mới”, ông Anthony cho biết.
Ông cũng gửi lời cảm ơn tới những nhân viên Grab bị cắt giảm nhân sự trong giai đoạn này, đồng thời cho biết sẽ có động thái để giúp họ nhanh chóng ổn định trong thời gian sớm nhất.
“Chúng tôi luôn tuyển dụng nhân sự với mục tiêu đưa Grabbers phát triển cùng Grab. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì những gì xảy ra hôm nay. Với những Grabbers bị ảnh hưởng, chúng tôi nợ bạn một lời giải thích”, ông Anthony nói.
“Kể từ tháng 02/2020, chúng ta đã thấy những tác động mạnh mẽ do dịch COVID-19 gây ra cho hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp khắp thế giới, trong đó bao gồm Grab. Cùng lúc đó, điều ngày càng rõ ràng hơn là dịch COVID-19 có thể sẽ dẫn đến suy thoái kéo dài, và chúng ta phải áp dụng chiến lược bảo toàn nguồn vốn phù hợp hơn để dự phòng cho giai đoạn phục hồi có thể kéo rất dài.
Vài tháng vừa qua, chúng ta đã rà soát tất cả chi phí, cắt giảm các nguồn chi không thiết yếu và thực hiện giảm lương của lãnh đạo cấp cao. Dù vậy, chúng ta nhận ra rằng Grab cần có một bộ máy tinh gọn hơn để đáp ứng được những thách thức của nền kinh tế hậu COVID-19”.
CEO Grab cho biết siêu ứng dụng này sẽ tạm dừng một số dự án không cốt lõi, củng cố các phòng ban nhằm hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời điều chỉnh quy mô của các team nhằm đáp ứng tốt hơn với nhu cầu kinh doanh và thích ứng tốt hơn với môi trường bên ngoài.
“Chúng ta cũng tăng gấp đôi trọng tâm vào mảng dịch vụ giao nhận và điều chuyển Grabbers để kịp thời đáp ứng nhu cầu giao nhận đang tăng lên nhanh chóng của người tiêu dùng. Chúng ta đã giữ được nhiều vị trí nhân sự nhờ giải pháp điều chuyển nguồn lực này, và việc điều chuyển này cũng đã giúp giới hạn số lượng nhân sự bị cắt giảm xuống còn dưới 5%”.
“Tôi bảo đảm với các bạn rằng sẽ không có thêm việc cắt giảm nhân sự nào nữa trong tập đoàn trong năm nay. Tôi cũng tự tin rằng một khi chúng ta thực thi theo các kế hoạch kinh doanh đã điều chỉnh để đạt được mục tiêu đề ra, chúng ta sẽ không phải trải qua sự việc đau đớn như thế này một lần nữa trong những năm tới”, ông Anthony cho biết.
Cũng theo CEO Grab, siêu ứng dụng này sẽ tập trung vào những mảng dịch vụ cốt lõi là di chuyển, giao nhận, thanh toán và tài chính để giải quyết thách thức và nắm bắt cơ hội trong trạng thái bình thường mới. Đồng thời, mở rộng hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ bằng cách đa dạng hóa những dịch vụ tiện ích cho đối tác cửa hàng.
“Nếu bạn bị ảnh hưởng bởi việc cắt giảm nhân sự , bạn sẽ nhận được email trước 13h hôm nay, ngày 16/06/2020 theo giờ Singapore với hướng dẫn cụ thể cho những bước tiếp theo. Chúng tôi muốn chắc chắn rằng bạn có thể trao đổi trực tiếp và riêng tư với cấp trên của bạn và đại diện Nhân sự, và sẽ sắp xếp những buổi trao đổi này càng sớm càng tốt, trong vòng 2 ngày tới.
Mong bạn thông cảm với chúng tôi trong thời gian chúng tôi thực hiện quy trình nhạy cảm này với sự tôn trọng cao nhất cho quyền riêng tư của bạn”.
“Nếu bạn không nhận được thông báo trước 13h hôm nay theo giờ Singapore, bạn không bị ảnh hưởng, và tôi rất mong bạn sẽ động viên tinh thần cho những Grabbers bị ảnh hưởng”, thư gửi nhân viên của ông Anthony nêu rõ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Bạn đang cố gắng tìm hiểu về cách mà quảng cáo của Facebook hoạt động và làm thế nào để có được kết quả quảng cáo tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn? Bài viết này dành cho bạn.
Với nhiều tổ chức đang tìm kiếm các tùy chọn trực tuyến để kết nối nhiều hơn với người tiêu dùng của mình, rất nhiều người đang cố gắng để hiểu rõ hơn về các chi tiết của hệ thống quảng cáo của Facebook.
Để giải quyết vấn đề này, Facebook đã xuất bản một cái nhìn tổng quan mới về cách hệ thống quảng cáo của mình hoạt động như một phần của loạt bài “Câu hỏi hay, câu trả lời thực” từ phía Facebook.
Dưới đây là tổng quan về các điểm chính đáng chú ý:
Trước hết, Facebook lưu ý rằng họ sử dụng hai yếu tố chính để xác định quảng cáo nào sẽ hiển thị cho người dùng:
Nhắm mục tiêu theo đối tượng, được chọn bởi các nhà quảng cáo và xác định những người nào đủ điều kiện để xem từng quảng cáo.
Tiếp theo đó là là quy trình đấu thầu quảng cáo, dựa trên một loạt các yếu tố liên quan đến giá thầu, mức độ tương tác của người dùng riêng biệt đến quảng cáo và chất lượng quảng cáo.
Về yếu tố đầu tiên, Facebook giải thích cụ thể như sau:
“Đầu tiên, nhà quảng cáo chọn đối tượng mục tiêu của họ thông qua các công cụ sẵn có của chúng tôi. Đối tượng được tạo dựa trên các danh mục như tuổi tác và giới tính, cũng như các hành động mọi người thực hiện trên các ứng dụng của chúng tôi như thích Trang Facebook (like page) hoặc nhấp vào quảng cáo (click).
Nhà quảng cáo có thể sử dụng thông tin họ có về đối tượng của mình, như danh sách email hoặc những người đã truy cập website, để xây dựng đối tượng tùy chỉnh (custom audience) hoặc đối tượng tương tự (lookalike audience)”.
Vì vậy, bạn có thể sử dụng các công cụ nhắm mục tiêu theo đối tượng chuyên sâu của Facebook, dựa trên hồ sơ (profile) và thông tin hành vi của họ liên quan đến dữ liệu và tính khả dụng của Facebook hoặc bạn có thể tải lên thông tin những đối tượng của riêng mình và tìm cách nhắm mục tiêu họ hoặc những người có đặc điểm tương tự, thông qua hệ thống của Facebook.
Tệp khách hàng tương tự (lookalike audience) có thể là một sự lựa chọn tuyệt vời tronh vấn đề này. Với Lookalike, các hệ thống của Facebook có thể khớp dữ liệu người dùng (profile) của email hoặc danh sách khách hàng hiện tại của bạn với các người dùng khác trên Facebook, để tìm những người có cùng sở thích và hành vi.
Độ chính xác của tệp lookalike phụ thuộc vào lượng dữ liệu mà bạn cung cấp cho hệ thống của Facebook và sẽ khác nhau tùy theo đối tượng, nhưng chúng có thể là một cách tốt để tiếp cận những người tương tự như những người đã thể hiện sự quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn trước đó.
Nói thế thôi chứ Facebook phức tạp hơn mình nghĩ
Sau khi bạn chọn đối tượng mục tiêu và hoàn thành quảng cáo của mình, Facebook sẽ quyết định ai thực sự thấy quảng cáo của bạn bằng cách xác định kết quả phù hợp nhất cho từng người dùng dựa trên công thức sau:
Mỗi người dùng Facebook có một loạt quảng cáo mà họ có thể được hiển thị mỗi lần họ đăng nhập, dựa trên quy trình nhắm mục tiêu nói trên. Dựa trên các quảng cáo đủ điều kiện, Facebook sau đó sẽ xác định ‘người chiến thắng’ cho mỗi người dùng dựa trên:
Giá thầu của nhà quảng cáo (Advertiser Bid)– Số tiền bạn chi cho quảng cáo Facebook của mình – bạn chi càng nhiều bạn được phân bổ hiển thị càng nhiều, bạn được tiếp cận càng nhiều (reach).
Tỷ lệ hành động ước tính (Estimated Action Rate)– Facebook ước tính khả năng mỗi người dùng sẽ thực hiện hành động trên mẫu quảng cáo của bạn, dựa trên một loạt các yếu tố liên quan đến hành vi cá nhân của họ.
Chất lượng quảng cáo (Ad Quality) – Facebook đo lường điều này dựa trên phản hồi từ người dùng (ví dụ: có bao nhiêu người báo cáo hoặc ẩn quảng cáo của bạn) và “đánh giá các thuộc tính chất lượng thấp” (chẳng hạn có quá nhiều văn bản trong hình ảnh quảng cáo, ngôn ngữ giật gân, câu like câu view…).
Trong ba yếu tố này, bạn có thể kiểm soát yếu tố đầu tiên và yếu tố cuối cùng – tức là có thể chủ động việc bạn sẵn sàng chi tiêu bao nhiêu tiền và chất lượng quảng cáo dựa trên một loạt các yếu tố kỹ thuật và khách quan.
Còn yếu tố thứ 2, tỷ lệ hành động ước tính là một yếu tố thay đổi nhiều hơn, phần lớn nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn – mặc dù không phải là hoàn toàn.
Theo ý kiến từ Facebook
“Để tìm tỷ lệ hành động ước tính, các mô hình học máy dự đoán khả năng thực hiện hành động mong muốn của một nhà quảng cáo, dựa trên mục tiêu kinh doanh mà nhà quảng cáo chọn cho quảng cáo của họ, như tăng lượt truy cập vào trang web của họ hoặc thúc đẩy mua hàng.
Để làm được điều này, các mô hình của chúng tôi sẽ xem xét hành vi của người đó trên và ngoài Facebook, cũng như các yếu tố khác, chẳng hạn như nội dung của quảng cáo, thời gian trong ngày và tương tác giữa mọi người với quảng cáo”.
Vì vậy, rõ ràng bạn không thể kiểm soát những gì mọi người làm trên hoặc ngoài Facebook. Nhưng bạn có thể cung cấp cho Facebook nhiều bối cảnh hơn như vậy, vì nó liên quan đến doanh nghiệp của bạn.
Khi xác định hành vi người dùng, các yếu tố mà Facebook cân nhắc sẽ là:
Những điều một người làm trong khi sử dụng các ứng dụng Facebook, như nhấp vào quảng cáo hoặc thích một bài đăng.
Những điều một người làm bên ngoài Facebook mà các doanh nghiệp của bạn chia sẻ với chúng tôi thông qua công cụ kinh doanh của chúng tôi (Business Manager), như truy cập trang web, mua sản phẩm hoặc cài đặt ứng dụng.
Các công cụ kinh doanh mà Facebook đề cập ở đây bao gồm Facebook Pixel, giúp cung cấp nhiều dữ liệu theo ngữ cảnh hơn cho Facebook dựa trên các hành động mà mọi người thực hiện trên trang web của bạn:
“Khi ai đó truy cập trang web của bạn và thực hiện một hành động (ví dụ: mua một thứ gì đó), pixel của Facebook được kích hoạt và báo cáo hành động này.
Khi ngày càng có nhiều chuyển đổi xảy ra trên trang web của bạn, Facebook sẽ ghi nhớ tốt hơn trong việc cung cấp quảng cáo của bạn cho những người có khả năng thực hiện một số hành động nhất định tương tự như vậy”.
Vì vậy, việc thêm Pixel Facebook vào trang web của bạn có thể giúp cải thiện hiệu suất quảng cáo của bạn bằng cách đảm bảo rằng Facebook có thể nhắm mục tiêu đến những người đã truy cập trang web của bạn và / hoặc những người đã mua hàng của bạn trong quá khứ – hoặc những người có chung đặc điểm với những người có.
Ngoài những lưu ý này, Facebook còn cung cấp thêm một số gợi ý như sau:
Quảng cáo có giá thầu cao nhất không phải luôn giành chiến thắng trong cuộc đấu giá.
Quảng cáo có giá thầu thấp hơn thường giành chiến thắng nếu hệ thống của chúng tôi dự đoán một người có nhiều khả năng phản hồi với chúng hoặc thấy rằng chúng có chất lượng cao hơn.
Facebook không bán dữ liệu người dùng cho các nhà quảng cáo hoặc bất kỳ ai khác.
Facebook không sử dụng nội dung của mọi người trong phần tin nhắn hoặc gọi điện để hiển thị quảng cáo hoặc thay đổi những gì họ thấy trong News Feed.
Tóm lại, hoạt động quảng cáo của Facebook sử dụng một loạt các yếu tố được xác định bởi các hệ thống của Facebook và nhiều yếu tố trong số đó rất khó ảnh hưởng. Nhưng có một số cách nhất định để bạn có thể cải thiện hiệu suất của quảng cáo Facebook của mình.
‘Sáng tạo tốt‘ thực sự là chìa khóa để đảm bảo bạn đang tạo ra thông điệp cộng hưởng với đối tượng mục tiêu của mình đồng thời sáng tạo cũng sẽ giúp cải thiện khả năng tiếp cận và phản hồi của khách hàng mục tiêu đến quảng cáo của bạn.
Giá trị thị trường của ‘gã khổng lồ’ internet Sea đã tăng gấp đôi trong hơn hai tháng, đạt hơn 40 tỷ USD vào đầu tháng Sáu.
Bước nhảy vọt lớn nhất diễ ra vào tháng 5, khi công ty bắt đầu tháng với giá trị khoảng 25,3 tỷ USD. Cổ phiếu Sea đã tăng 12,2% vào ngày 18 tháng 5, ngày mà Sea báo cáo kết quả quý đầu tiên và đóng cửa ở mức 69,49 USD. Đến ngày 19.6, cổ phiếu của Sea đóng cửa ở mức 90,88 USD.
Có trụ sở tại Singapore, Sea vận hành nền tảng giải trí kỹ thuật số Garena và sàn thương mại điện tử Shopee. Ngoài ra, Sea còn sở hữu một doanh nghiệp thanh toán kỹ thuật số được có tên là SeaMoney.
Trong quý đầu tiên của năm 2020, Sea đã công bố tổng doanh thu điều chỉnh là 914 triệu USD, tăng 57,9% so với mức 579 triệu USD đã ghi nhận trong cùng kỳ năm 2019.
Sự tăng trưởng chủ yếu được thúc đẩy bởi Garena, với tỉ lệ tăng trưởng hàng năm (YoY) là 30,3% lên mức 512 triệu USD. Trong khi đó, Shopee đã thu về doanh thu 314 triệu USD, tăng 111% so với mức 149 triệu USD trong năm trước đó.
Sea tiếp tục tăng trưởng mạnh, cùng với sự quan tâm mạnh mẽ của các nhà đầu tư được thể hiện qua mức vốn hóa thị trường đang tăng, có nghĩa là hoạt động kinh doanh của công ty đã tương đối an toàn trước các tác động của đại dịch toàn cầu Covid-19.
“Covid-19 đã thực sự thúc đẩy mạnh mẽ trong việc chuyển đổi từ lối sống thông thường sang lối sống trực tuyến và theo quan điểm của chúng tôi, lối sống đó vẫn sẽ được duy trì sau dịch”. CEO Forrest Li cho biết.
Vị CEO này nói thêm: Sea sẽ có thể thu lợi từ các cơ hội tăng trưởng mở rộng khi tiếp tục đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng gia tăng và phản ứng tốt tới những cơ hội kinh doanh tiềm ẩn được tạo ra từ đại khủng hoảng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Hãy thử tưởng tượng nếu bạn đang làm Marketing cho một doanh nghiệp và bạn sẽ làm gì khi đối thủ cạnh tranh thay đổi giá bán (tăng giá hoặc giảm giá) những mặt hàng mà bạn cũng đang kinh doanh?
Liệu bạn nên tắng giá hay giảm giá so với đối thủ cạnh tranh của mình? Trước khi ra quyết định, bạn nên tham khảo ba yếu tố sau.
Có cần phân khúc lại nhóm khách hàng?
Phân khúc giá cả đơn giản chỉ là việc đưa ra những mức giá bán khác nhau cho những nhóm khách hàng khác nhau, chẳng hạn giá bán có chiết khấu dành cho sinh viên hoặc người cao tuổi hay gói phục vụ khách hàng VIP.
Nên xem lại chính sách phân khúc khách hàng của bạn.
Nếu các đối thủ cạnh tranh cũng nhắm đến một nhóm khách hàng giống bạn thì hãy phân khúc lại thị trường theo cách chỉ giảm giá bán cho những khách hàng nào cùng nằm trong nhóm đối tượng phục vụ của đối thủ.
Ví dụ, khi hãng hàng không giá rẻ thâm nhập thị trường bằng một chương trình khuyến mãi với giá thấp hơn, hầu hết những hãng hàng không khác sẽ phản ứng bằng cách đưa ra giá vé thấp chỉ cho hạng phổ thông với chính sách mua vé khắt khe, chứ không giảm giá trên toàn bộ các hạng bay khác, bao gồm cả hạng thương gia và khách hàng trung thành.
Ngoài ra, nếu không thể áp dụng những chính sách chiết khấu như một giải pháp thoát khỏi áp lực giá cả cạnh tranh của đối thủ, hãy tập trung vào việc tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm bằng cách bổ sung giá trị cho sản phẩm hoặc hướng đến nhóm khách hàng mục tiêu với gói sản phẩm đặc biệt dành riêng cho họ.
Có nên khảo sát thái độ của khách hàng?
Thông thường, không phải tất cả khách hàng đều biết về sự thay đổi giá cả trên thị trường.
Do đó, bạn chỉ cần phản ứng một cách tinh tế và riêng lẻ với từng nhóm khách hàng nào nhận biết về thực tế ấy. Sự khéo léo trong cung cách phục vụ từng đối tượng khách hàng sẽ tạo cảm giác “được đặc cách” cho người nhận.
Có cần phân tích nguyên nhân vì sao đối thủ thay đổi giá bán?
Đọc những tin tức chuyên ngành hoặc thông cáo báo chí của đối thủ để tìm hiểu vì sao họ quyết định thay đổi chiến lược giá.
Lý do giảm giá có thể là muốn thanh lý những mặt hàng cũ hoặc giá thành sản xuất hay khoản chi phí nào đó được cắt giảm. Nếu việc thay đổi giá cả chỉ mang tính tạm thời thì… cứ bất động và xem họ làm!
Một trong những lý do phổ biến nhất để một doanh nghiệp quyết định phát động cuộc chiến giá cả là họ muốn gia tăng thị phần, thâu tóm khách hàng từ các đối thủ cạnh tranh. Khi đó, bạn cần phải nhận biết rõ những điều kiện khiến đối thủ chọn lựa bước đi ấy và khả năng thắng lợi của họ ra sao.
Từ những phân tích kỹ càng, bạn sẽ nhận biết được khi nào mình phải phản ứng để không phải tụt hậu trên thị trường.
Hẳn nhiên, bạn không nhất thiết cứ phải giành phần thắng trong một cuộc chiến giá cả, nhưng bạn phải tồn tại được sau những thử thách của cuộc chiến. Tốt nhất là tìm cách thoát khỏi cuộc chiến ấy.
Điều đó không có nghĩa rằng bạn phải rời bỏ thị trường hay ngừng việc kinh doanh, mà tập trung mọi nguồn lực để tạo nên sự khác biệt trong sản phẩm hoặc dịch vụ. Sau đó, hãy chủ động định giá lại sản phẩm và phân khúc lại nhóm khách hàng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
HĐQT Vietjet Air vừa phê duyệt việc thành lập công ty con vốn điều lệ 50 tỷ để làm ví điện tử.
Doanh nghiệp này có vốn điều lệ 50 tỷ đồng. Vietjet sẽ đóng góp 51% vốn điều lệ trong công ty con này, theo nghị quyết HĐQT vừa công bố.
HĐQT Vietjet cũng phân công bà Hồ Ngọc Yến Phương, phó tổng giám đốc, kiêm CFO thực hiện các công việc, thủ tục liên quan đến góp vốn thành lập công ty theo đúng pháp luật và điều lệ.
Hồi đầu tháng 3, tại buổi gặp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các doanh nghiệp tư nhân, chính bà Yến Phương cũng kiến nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện để Vietjet phát hành ví điện tử.
CFO Vietjet lý giải nhu cầu trên bởi doanh số thanh toán hàng năm của Vietjet khoảng 2 tỷ USD. Giao dịch online nhưng tỉ lệ thu hộ bằng tiền mặt lại rất cao.
Tại một sự kiện mới đây về thanh toán điện tử, Phó tổng giám đốc Vietjet, Nguyễn Thị Thúy Bình cho biết những năm gần đây, hãng này liên tục phát triển các tiện ích thanh toán cho khách hàng qua thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ nội địa, E-banking, hợp tác với các ví trong nước…
“Nếu thị trường thanh toán không tiền mặt là bánh thì Vietjet là bột nở để làm cái bánh này lớn hơn”, bà Bình ví von.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Vietjet cũng tiết lộ đang phát triển một “siêu ứng dụng” không chỉ bán vé máy bay mà khách hàng còn có thể mua sắm nhiều sản phẩm, dịch vụ như khách sạn, thuê xe, cho vay tài chính…
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
CEO Susan Wojcicki tuyên bố YouTube đang tạo ra một quỹ trị giá 100 triệu USD để mở rộng và phát huy ‘tiếng nói’ của những người sáng tạo (creator) da màu trên nền tảng này.
Vị CEO Wojcicki đã đưa ra thông báo trong bản cập nhật mới nhất của cô về các chính sách ưu tiên của công ty dành cho người sáng tạo và người dùng.
Quỹ mới này sẽ nhằm nâng cao và phát huy ‘tiếng nói’ giúp hỗ trợ cộng đồng người da màu.
Kênh Spotlight của Youtube sẽ thường xuyên đăng tải các nội dung về các vấn đề công bằng chủng tộc, lên tiếng cho cộng đồng người da màu về các vấn đề như nội dung mang tính lịch sử, video mang tính giáo dục và đưa tin về các cuộc biểu tình đang diễn ra.
YouTube cũng thường xuyên kiểm tra các chính sách của mình hoạt động như thế nào đối với mọi người dùng, đặc biệt là với cộng đồng người da màu, với mục tiêu đảm bảo những người sáng tạo da màu trên nền tảng này có thể chia sẻ những câu chuyện của họ mà không phải bị ngăn chặn bởi bất cứ điều gì.
Cũng liên quan đến chủ đề này, CEO này cũng tuyên bố rằng YouTube đã xóa hơn 100.000 video và 100 triệu bình luận vì những lý do liên quan đến nạn phân biệt chủng tộc chỉ trong quý đầu tiên của năm 2020. Ngay cả trước khi cuộc biểu tình về nạn phân biệt chủng tộc được bắt đầu diễn ra ở Mỹ.
Vị CEO này viết: “Tôi đã cam kết rằng tôi sẽ luôn lắng nghe những cộng sự da màu tại YouTube, tới những người sáng tạo da màu, cho các nghệ sĩ da màu, cho các nhà lãnh đạo trong cộng đồng người da màu và cho những người dùng da màu là chúng tôi sẽ điều chỉnh YouTube mỗi ngày để hỗ trợ và bảo vệ họ”.
“Có nhiều việc phải làm để thúc đẩy sự công bằng chủng tộc trong dài hạn và những nỗ lực này chúng tôi sẽ tiếp tục trong những tháng và năm tới”.
CEO Youtube nói thêm: “Chúng tôi đã vô cùng đau buồn vì cộng đồng người da màu đã phải chịu đựng nhiều hành động vô nghĩa của nhóm khủng bố chủng tộc và bạo lực. Chúng ta biết rằng đối với nhiều người, những bi kịch như thế này là một lời nhắc nhở dai dẳng về tác hại do nạn phân biệt chủng tộc gây ra”. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để bảo vệ các bạn.
Tại YouTube, chúng tôi tin rằng người da màu đáng được sống và tất cả chúng ta cần phải làm nhiều hơn để loại bỏ nạn phân biệt chủng tộc này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Doanh thu quý 2 của H&M – thương hiệu thời trang lớn thứ 2 thế giới giảm 50% so với năm 2019.
H&M – thương hiệubán lẻ thời trang lớn thứ 2 thế giới vào ngày hôm nay đã báo cáo kết quả kinh doanh quý 2 giảm mạnh, nhưng thấp hơn một chút so với dự đoán. Điều đó cho thấy sự tàn phá của dịch Covid-19 đến ngành thời trang dường như đang chậm lại.
Cụ thể, doanh thu ròng của hãng thời trang này trong 3 tháng kết thúc vào ngày 31/5 đã giảm 50% so với năm ngoái xuống còn 28,7 tỷ crown Thụy Điển (tương đương 3,1 tỷ USD). Trước đó, các chuyên gia phân tích thì dự đoán con số này là 27,5 tỷ crown Thụy Điển.
H&M bắt đầu dần dần mở lại các cửa hàng vào cuối tháng 4 sau khi phải đóng cửa 80% vì đại dịch. Phía công ty cũng cho biết, doanh số bán hàng tính theo tiền tệ Thụy Điển trong 13 ngày đầu tháng 6 cũng giảm 30% so với năm ngoái.
“Tốc độ phục hồi doanh số sẽ khác nhau tại các thị trường khác nhau”.
Trong khi đó, tập đoàn thời trang lớn nhất thế giới Inditex – đơn vị sở hữu thương hiệu Zara – đối thủ lớn nhất của H&M tuần trước cũng báo cáo khoản lỗ trong quý đầu tiên kết thúc vào tháng 4/2020.
Theo đó, doanh nghiệp này lỗ ròng 409 triệu euro (465 triệu USD) trong giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 4 so với mức lãi ròng 734 triệu Euro vào cùng kỳ năm 2019. Ảnh hưởng nghiêm trọng về mọi mặt của đại dịch Covid-19 là nguyên nhân.
Lỗ xảy ra mặc dù doanh số bán hàng trực tuyến của công ty tăng 50% trong quý đầu tiên và 95% trong tháng 4. Inditex dự kiến doanh số bán hàng trực tuyến sẽ chiếm 25% tổng doanh số vào năm 2020. Cuối năm 2019, giao dịch trực tuyến chỉ chiếm 14% doanh thu của công ty.
Cổ phiếu của H&M – vốn đã bị lao dốc mạnh vào ngày 3/4 sau khi báo cáo quý đầu tiên thua lỗ trong nhiều thập kỷ. Tính trong cả năm nay, cổ phiếu của họ đã giảm 24%.
H&M sẽ công bố doanh thu cả quý vào ngày 26/6. Họ cũng cho biết 18% trong số 5.058 cửa hàng vẫn tạm đóng cửa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link