Là một nhà tâm lý học với hơn 15 năm kinh nghiệm, tôi thấy “văn hóa hối hả” (hustle culture) có thể tạo ra những tác động độc hại đối với mọi người.
Tuy nhiên với một cách tiếp cận có tên là “wu wei” có nghĩa là “không hành động” hoặc “hành động mà không cần quá nhiều sự nỗ lực” có thể giúp bạn có được một cuộc sống cân bằng, viên mãn và thành công hơn, đặc biệt là khi bạn đang ở trong những thời kỳ bất ổn.
Wu wei hướng tới việc hành động mà không cần quá nhiều sự nỗ lực hoặc thậm chí là không cần làm gì cả.
Điều này không có nghĩa là bạn có thể lười biếng hay thờ ơ với mọi thứ.
Wu wei là để mọi thứ diễn ra một cách tự nhiên và buông bỏ nhu cầu kiểm soát. Nó nhấn mạnh việc bạn chỉ cần hành động khi cần thiết, nhưng không phải thúc ép bản thân bằng những sự cố gắng và căng thẳng quá mức.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng cách tiếp cận này có thể giúp giảm căng thẳng và lo lắng, đồng thời tăng cường sự hài lòng và sức khỏe tổng thể.
Dưới đây là một số cách để bạn có thể biến wu wei thành một phần thói quen hàng ngày của mình.
1. Chấp nhận mọi thứ như chúng vốn có.
Giả sử bạn đang tổ chức một sự kiện lớn. Thay vì bị ám ảnh bởi từng chi tiết nhỏ của sự kiện bao gồm cả những rủi ro có thể ập đến, thực hành wu wei có nghĩa là bạn hiểu rằng mọi thứ có thể không diễn ra chính xác như kế hoạch.
Tương tự như vậy, nếu bạn không được thăng chức như mong đợi, hãy nhận ra rằng đây là một phần bình thường trong hành trình sự nghiệp của bạn.
Bạn hoàn toàn có thể tự nhủ: “Tôi không thể kiểm soát mọi thứ, nhưng tôi có thể tận dụng tốt nhất bất cứ điều gì xảy ra với tôi.”
Khi bạn đối mặt với một thử thách, hãy tự hỏi liệu bạn có hoàn toàn kiểm soát được kết quả hay không. Nếu không, hãy buông bỏ và thả lỏng cơ thể.
2. Chấp nhận sự không hoàn hảo.
Có nghĩa là bạn cho phép mọi thứ diễn ra theo cách tự nhiên của chúng mà không ép buộc kết quả. Bạn thừa nhận rằng không có gì là hoàn hảo cả.
Nếu bạn đang học một ngôn ngữ mới hoặc chơi một nhạc cụ lần đầu tiên, bạn hãy thoải mái khi phạm phải sai lầm. Và bạn sẽ học hỏi được nhiều từ các sai lầm đó.
Nếu bạn thấy mình quá tập trung vào những điều sai trái, hãy dừng lại và nói: “Tại sao tôi lại muốn hành hạ bản thân mình chỉ để phải đạt được những điều mà tôi biết là không thể? Tôi chọn cách linh hoạt và tử tế với bản thân mình.”
3. Thực hành chánh niệm.
Chánh niệm (Mindfulness) có nghĩa là luôn nhận thức được những suy nghĩ và cảm xúc hiện tại của bạn, những suy nghĩ và cảm xúc này không bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài.
Khi thực hành chánh niệm, thay vì bạn suy nghĩ vu vơ về những thứ không có thật hay có thể không xảy ra, bạn tập trung hoàn toàn vào thực tại. Bạn cảm nhận về ánh nắng, mặt trời, làn gió, lắng nghe âm thanh của thiên nhiên, chẳng hạn như tiếng chim hay tiếng lá xào xạc, hoặc chỉ đơn giản là quan sát mọi thứ một cách tỉnh thức nhất.
Wu wei đến dễ dàng hơn nhiều khi bạn chú ý đến những gì đang xảy ra trong thời điểm hiện tại, một cách thân thiện và tò mò.
Lão Tử, một triết gia Trung Quốc cổ đại từng nói: “Nếu bạn đang chán nản, bạn đang sống trong quá khứ. Nếu bạn lo lắng, bạn đang sống trong tương lai. Nếu bạn bình an, bạn đang sống trong hiện tại.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhiều người muốn ngăn con cái xem TikTok và coi YouTube là giải pháp an toàn hơn, nhưng nhận ra YouTube Shorts cũng độc hại không kém.
Robert Verderese, nhà giao dịch chứng khoán ở New Jersey, ngán ngẩm khi cậu con trai 14 tuổi suốt ngày dán mắt vào smartphone xem video ngắn. Để thay thế, ông hướng con sang YouTube – nơi có những video dài hơn nhằm giảm bớt việc nghiện điện thoại.
Nhưng trên YouTube, con trai của Verderese lập tức say mê với Shorts – tính năng video ngắn tương tự TikTok. Thậm chí, cậu bé không nghe thấy bố yêu cầu cậu đặt điện thoại xuống dù không đeo tai nghe.
“Tôi nói sẽ cho con 1.000 USD nếu nhìn lên và trả lời bố bây giờ. Nhưng phải ít nhất vài giây sau, nó mới nhìn lên và hỏi: Gì thế ạ?”, Verderese kể lại.
Con trai của Verderese thường tìm đến YouTube để xem video hướng dẫn chơi game. Tuy nhiên, thay vì dành thời gian cho các nội dung dài và chi tiết, cậu chủ yếu xem Shorts để tham khảo. Ngoài ra, Shorts cũng là nơi cậu dùng để giải trí, đến mức quên ăn ngủ.
Verderese đã gửi email cho Google để phàn nàn và hỏi liệu có thể tắt tính năng Shorts trên nền tảng, hoặc ít nhất là giới hạn nó được không. YouTube chưa phản hồi thư của Verderese.
YouTube từng là nơi thanh thiếu niên yêu thích với các video có thời lượng dài và tỉ mỉ ở nhiều lĩnh vực, từ kiến thức đến giải trí. Nhiều phụ huynh cấm con xem TikTok, ủng hộ chuyển sang YouTube như giải pháp thay thế.
Tuy nhiên cách đây hai năm, YouTube công bố Shorts, hoạt động giống TikTok. Một nghiên cứu cho thấy việc xem các video ngắn có thể làm tổn thương đến sự chú ý của trẻ, khiến chúng khó tham gia vào các hoạt động không mang lại sự hài lòng tức thì – hiệu ứng gọi là “TikTok Brain”.
Video dài vẫn có mặt trên YouTube, nhưng video ngắn mới là yếu tố thu hút trên nền tảng này. Theo công bố của YouTube tháng trước, Shorts với thời lượng tối đa 60 giây thu hút hơn hai tỷ người dùng đăng nhập mỗi tháng, tăng từ 1,5 tỷ cách đây một năm.
Một số phụ huynh nói con cái họ trước đây có thể điều chỉnh thời gian xem YouTube, nhưng giờ lại không thể rời mắt khỏi video ngắn. Nghiên cứu từ Đại học Tài chính và Kinh tế Quý Châu (Trung Quốc) và Đại học Western Michigan (Mỹ) phát hiện video dạng ngắn YouTube Shorts, TikTok hay Facebook Reels khiến người xem khó dứt bởi “cảm giác hồi hộp ngắn ngủi” – yếu tố dễ dàng phát triển thành hành vi gây nghiện.
Người phát ngôn của YouTube Ivy Choi cho biết nghiên cứu về tác động của nội dung video ngắn đối với giới trẻ “vẫn ở giai đoạn đầu” và công ty “đang theo dõi chặt chẽ”.
Gloria Mark, giáo sư tin học tại Đại học California, cho rằng việc thường xuyên xem video có nhịp độ nhanh có thể khiến những thứ khác trở nên nhàm chán. Điều này gây hàng loạt vấn đề về tiếp thu, chẳng hạn không thể tập trung vào hoạt động có nhịp độ chậm như làm bài tập ở trường hay đọc sách.
Scott Migliori, nhà quản lý tài chính ở Mill Valley, California, nói ông không thể đưa ra lý do đủ thuyết phục để khẳng định YouTube Shorts là nguyên nhân khiến con trai 14 tuổi không còn hứng thú đọc sách sáu tháng qua. Nhưng khi chứng kiến con mình chìm đắm trong video ngắn, ông cảm thấy bất an hơn bao giờ hết.
“Tôi từng lo con trai có thể nghiện game. Nhưng bây giờ tôi không còn suy nghĩ đó, thậm chí khuyên con hãy chơi Fortnite“, Migliori nói. “Theo tôi, game gây ít tác động tiêu cực đến não bộ hơn vì ít nhất nó mang tính xã hội và liên quan đến tinh thần đồng đội, trái ngược với việc xem video ngắn một mình”.
Cũng theo ông, giới trẻ giờ không còn đủ kiên nhẫn và “đang được lập trình sẵn để đạt sự hài lòng tức thời”.
Theo giáo sư Mark, cách tốt nhất để phụ huynh có thể hạn chế con xem video ngắn là lập cho chúng các mục tiêu thực tế trong cuộc sống, hoặc ít nhất tạo cơ hội để chúng ra ngoài nhiều hơn. Điều này giúp trẻ không còn bị cuốn vào các video ngắn được cuộn vô tận.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Một nghiên cứu của Baghunter vào năm 2017 tiết lộ giá trị của túi Hermès Birkin tăng 500% trong 35 năm qua, tức là tăng trung bình 14% giá trị mỗi năm.
Sự ra đời “ngẫu nhiên” của biểu tượng thời trang
Những chiếc túi “giá trị nhất thời đại” được sinh ra… trên những tầng mây. Đúng vậy, mẫu Birkin đầu tiên được phát thảo trên một chuyến bay từ Paris đến London vào năm 1981 với hai hành khách đặc biệt, người đầu tiên là nữ diễn viên, ca sĩ Jane Birkin.
Jane nổi tiếng với việc luôn mang theo một chiếc giỏ cỡ lớn, chứa tất cả mọi thứ mà cô cần từ tã lót đến nhật ký, và khi cô ấy đặt nó ở ngăn hành lý, nắp giỏ đã bung ra khiến đồ dùng của cô vương vãi khắp máy bay, hành khách kế bên nhanh chóng nhận ra và giúp cô thu dọn.
Và vị hành khách đặc biệt thứ hai chính là Chủ tịch điều hành của Hermès, ông Jean-Louis Dumas. Như một câu chuyện bị thúc đẩy bởi định mệnh, hai con người với nhiều ý tưởng thời trang ngay lập tức “kết nối”.
Jane Birkin bắt đầu phàn nàn khi không thể tìm được một chiếc túi phù hợp cho nhu cầu hàng ngày, nhất là với cương vị một bà mẹ trẻ, còn CEO Dumas cũng bắt đầu vẽ một mẫu túi bằng kinh nghiệm và trí tưởng tượng của mình.
Cả hai đã thảo luận về mẫu túi cổ điển, rộng rãi, và bản phác thảo được cho là có một ngăn chứa hình chữ nhật rộng rãi với nắp được đánh bóng và đường khâu yên ngựa, chiếc túi Birkin đầu tiên đã ra đời như thế.
Nhưng Birkin không tự dưng nổi tiếng sau khi ra đời vào những năm 1980, đặc biệt là khi những chiếc túi Chanel gần như thống trị thị trường vào thời kỳ này. Chỉ đến đầu những năm 1990, người dùng bắt đầu đón nhận những mẫu túi to hơn và thiết thực hơn, và Birkin dần trở thành sự lựa chọn hàng đầu.
Đến năm 2001, Birkin chính thức trở thành một “biểu tượng thời trang” khi xuất hiện trong series “Sex and The City” khi nhân vật Samantha Jones phải dùng nhiều thủ đoạn khác nhau, đặc biệt là phải nhờ một người nổi tiếng để không phải chờ 5 năm để mua một chiếc túi Birkin. Câu nói “Đây không chỉ là một chiếc túi, đây là túi Birkin” trong phim đã trở thành huyền thoại trong làng thời trang.
Và khoản đầu tư “siêu lợi nhuận”
Để đạt được vị thế trên, mỗi một chiếc Birkin là “một tác phẩm nghệ thuật – không chiếc nào giống chiếc nào, thậm chí khác từng đường khâu” – theo chuyên gia túi xách của Sotheby’s, Mason Henry Howell.
Để chạm tay vào kho nguyên liệu của Hermès, nhân viên phải có nhiều năm kinh nghiệm và hầu hết phải tốt nghiệp École Grégoire-Ferrandi, ngôi trường hàng đầu nước Pháp. Những chiếc túi Birkin luôn hoàn toàn làm bằng thủ công và quá trình tạo ra một chiếc túi mất ít nhất 48 giờ làm việc tỉ mỉ.
Dù không bao giờ công bố tổng số túi Birkin có mặt trên thị trường, nhưng các chuyên gia khẳng định chỉ có khoảng 200.000 chiếc đang được lưu hành trên toàn cầu, và điều đó khiến chúng trở nên hiếm hoi hơn bao giờ hết.
Theo Baghunter, website chuyên bán và trao đổi túi xách xa xỉ, bạn không thể nào bước vào cửa hàng Hermès và mua một chiếc túi Birkin.
Với mức độ “quý hiếm” hiện tại, Birkin đã trở thành một sản phẩm “siêu giới hạn” không phải có tiền là mua được, danh sách chờ của các mẫu cổ điển đã kéo dài đến 6 năm sau, đó là chưa kể đến giới thượng lưu luôn được ưu tiên.
Từ điển Cambridge định nghĩa đầu tư là: “Hành động bỏ tiền vào một thứ gì đó để kiếm lợi nhuận”. Vào năm 2020, Công ty nghiên cứu AMR đã công bố giá trị của túi xách Hermès đã tăng 83% trong mười năm.
Knight Frank Investment Index, doanh nghiệp theo dõi hiệu suất của tài sản đầu tư cũng xác định túi xách là tài sản mang lại mức lợi nhuận cao nhất. Trong khi tác phẩm nghệ thuật và tem sưu tầm chỉ tăng 5-6% giá trị, chỉ tính riêng trong năm 2019, túi xách cao cấp đã tăng đến 13% số tiền đầu tư.
Theo trang Vestiaire Collective, Birkin là thương hiệu sản phẩm được tìm kiếm nhiều nhất trong suốt giai đoạn dịch Covid-19, trở thành một trong những tài sản đầu tư được quan tâm nhất trong vài năm trở lại đây.
Victoria Beckham là một trong những “đại diện” đầu tư nổi tiếng nhất của thương hiệu này khi đang sở hữu hơn 100 túi Birkin, với tổng giá trị vượt hơn 2 triệu USD.
Một nghiên cứu năm 2017 của Baghunter tiết lộ giá trị của những chiếc túi Hermès Birkin đã tăng 500% trong 35 năm qua, tức là tăng trung bình 14% giá trị mỗi năm. Giá bán của chiếc túi Birkin đầu tiên chỉ khoảng 2.000 USD.
Trong khi ngày nay, một chiếc Birkin bằng da tiêu chuẩn có giá ít nhất 10.000 USD, đó là chưa tính những mẫu Birkin độc đáo hơn, chẳng hạn như các mẫu nạm kim cương với bán lẻ với giá từ 75.000 – 300.000 USD tùy thuộc vào tình trạng, màu sắc và kích cỡ.
Xét về giá trị trung bình từ những năm 1980, túi Kirbin trở thành khoản đầu tư có lợi suất cao hơn cả danh mục cổ phiếu S&P 500 và Vàng, hai tài sản được nhiều chuyên gia ưa thích.
Chính vì thế, không ít người phải tìm đến giải pháp sở hữu Birkin tốn kém nhất: Đấu giá. Vào năm 2017, Rachel Koffsky đã bán được phiên bản Metallic Bronze Birkin với giá 100.000 USD.
Mẫu Diamond Himalaya với kim cương và vàng 18 cara cũng phá kỷ lục với giá 400.000 USD, và sau đó vào năm 2019, chiếc túi một lần nữa được bán lại cho David Oancea với giá 500.000 USD, mang về khoản lợi nhuận khổng lồ chỉ trong vài năm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Khi video dạng ngắn tiếp tục là trọng tâm của các nền tảng mạng xã hội, Instagram Reels vừa chia sẻ các mẹo tối ưu hoá nội dung mới trên nền tảng.
Theo thông báo mới nhất của Meta, Instagram Reels hiện chiếm hơn 20% thời gian mà mọi người dùng sử dụng trên Instagram, trong khi định dạng video nói chung chiếm 50% thời gian mà người dùng dành cho Facebook.
Nhằm mục tiêu hỗ trợ những người làm marketing nói chung có thể tối ưu hoá hiệu suất nội dung của họ trên nền tảng, Instagram vừa chia sẻ một bộ mẹo mới mà bạn có thể tham khảo cho chiến lược của mình.
Theo Instagram:
“Reels là nơi lý tưởng để các thương hiệu trên toàn cầu được khám phá, thể hiện bản thân họ bằng sự sáng tạo và thú vị, đồng thời Reels cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra những câu chuyện hấp dẫn giúp thúc đẩy lượng tương tác và nhận thức.”
Instagram sau đó cũng đã chia sẻ 6 mẹo chính để giúp các nhà marketer tối đa hóa cách tiếp cận video dạng ngắn:
Tiếp cận khách hàng từ những giây đầu tiên – Instagram nói rằng, cũng như tất cả các định dạng video khác, các thương hiệu nên lưu ý đến mục tiêu của họ và làm nổi bật thương hiệu của họ trong những giây đầu tiên. “Nếu mục đích của thương hiệu là chuyển đổi, hãy giới thiệu ngay sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.”
Sáng tạo với các hiệu ứng chuyển tiếp – Sáng tạo là yếu tố then chốt trong các video dạng ngắn và Instagram khuyên rằng các thương hiệu nên thử nghiệm các hiệu ứng chuyển tiếp video (video transitions) để vừa giúp người xem giải trí vừa thể hiện cá tính của thương hiệu.
Tận dụng âm nhạc – Âm nhạc cũng là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của hầu hết các nền tảng video dạng ngắn. Instagram lưu ý rằng hơn 80% Reels được xem khi bật âm thanh và từ góc nhìn này, việc đồng bộ hóa nội dung của bạn với âm nhạc có thể giúp tối ưu hoá nội dung trên Instagram Reels.
Luôn bắt kịp xu hướng – Một trong những điểm nổi bật của các nền tảng mạng xã hội đó là ‘Xu hướng’. Bằng cách bắt kịp các xu hướng (Trends) mới, xây dựng và khuyến khích đối tượng mục tiêu phối lại các video, thương hiệu có nhiều cách hơn để lan toả nội dung của mình. Bạn cũng nên thử thêm các thẻ hashtag có liên quan để tối ưu hóa khả năng hiển thị cho nội dung.
Khai thác sức mạnh của sự cộng tác – Các nhà sáng tạo nội dung hay Content Creator là một phần không thể thiếu trên Instagram Reels. Nếu bạn thực sự muốn khai thác sức mạnh sáng tạo trên nền tảng, làm việc với những nhà sáng tạo có kinh nghiệm có thể là một cách tuyệt vời để thúc hiệu suất thương hiệu. Theo Instagram, các chiến dịch quảng cáo với nội dung có thương hiệu đã giúp tăng 123% mức độ nhận thức về thương hiệu, tăng 67% mức độ cân nhắc về thương hiệu. Bạn có thể tìm những nhà sáng tạo có liên quan thông qua công cụ Trình quản lý cộng tác thương hiệu của Meta.
Hãy xác thực – lưu ý cuối cùng của Instagram là, những nội dung chân thực luôn tỏ ra hiệu quả trên Reels. Điều các thương hiệu cần làm là xây dựng nên những câu chuyện chân thực và phản ánh giá trị đích thực của thương hiệu. Những nội dung chân thực đơn giản là những nội dung không quá trau chuốt, những thứ mà thương hiệu đã, đang và sẽ trải qua.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
AI hay trí tuệ nhân tạo sẽ đảm nhận những công việc gì trong tương lai, trong khi mọi thứ vẫn còn nằm ở phía trước, sự phát triển của ngành tài chính đã tiết lộ một phần của điều này.
Trong những năm trở lại đây, với sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo (AI), nhiều người đã tự hỏi liệu AI sẽ phát triển đến đâu hay tương lai của AI sẽ trông như thế nào, liệu AI sẽ khiến cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn hay ngược lại.
Trong khi trong thế giới VUCA này, mọi thứ trong tương lai dường như là một ẩn số hay nói cách khác khó ai có thể biết chắc chắn về một điều gì đó trong lai, quan sát về sự phát triển của ngành tài chính lại tiết lộ nhiều thông tin và dự báo thú vị về điều này.
Trong hơn một thập kỷ qua, với sự thúc đẩy mạnh mẽ của AI, thế giới tài chính đã trải qua nhiều sự biến đối quan trọng, cùng với đó là từ sự phổ biến của công nghệ máy tính, đến sự phong phú của yếu tố dữ liệu.
Thế giới tài chính rõ ràng là một “phòng thí nghiệm” để khám phá những tác động tiềm năng của AI khi xử lý thông tin là chức năng trung tâm của thị trường tài chính (Financial Market).
Điều này cũng giải thích lý do tại sao, các tổ chức tài chính hay thậm chí là các sàn thương mại điện tử như Amazon cũng đang đầu tư rất mạnh vào công nghệ AI và dữ liệu để bảo vệ vị thế cạnh tranh trên thị trường.
Những động lực cạnh tranh đang thay đổi trong lĩnh vực tài chính trong thập kỷ qua từ đó cung cấp khá nhiều manh mối về điều gì sẽ xảy ra trong tương lai khi AI trở nên rẻ hơn và được ứng dụng rộng rãi hơn.
Dưới đây là một số quan sát chính.
Đầu tiên, rõ ràng là AI có thể phá vỡ (disrupt) động lực của ngành rất nhanh chóng. Hãy xem xét ngành quản lý tài sản. Trong 15 năm qua, có 2 sự gián đoạn đáng kể được bắt nguồn từ sự thống trị ngày càng tăng của yếu tố công nghệ và dữ liệu.
Trước hết, ngành công nghiệp quỹ tương hỗ (mutual fund) đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của các nhà quản lý quỹ thụ động (những người quản lý đầu tư dựa trên các chỉ số mà không cần phân tích) và sự suy giảm của các nhà quản lý quỹ chủ động (sử dụng nguồn lực là con người để phân tích đầu tư).
Sự thay đổi này diễn ra nhanh chóng đáng kể khi dữ liệu (data) và công nghệ (technology) làm cho hoạt động đầu tư thụ động trở nên cạnh tranh hơn và khiến các nhà quản lý quỹ chủ động khó đạt được lợi thế hơn về thông tin.
Chỉ trong 8 năm qua, tỷ lệ tài sản được quản lý bởi quỹ thụ động so với tài sản được quản lý bởi quỹ chủ động (Active Management) đã tăng từ 0,6 lên 1,2.
Công nghệ và dữ liệu đã giúp những nhà quản lý quỹ thụ động xây dựng các chiến lược dự báo một cách hiệu quả nhưng chỉ mất 1/10 chi phí so với các nhà quản lý quỹ chủ động.
Thứ hai, ngành công nghiệp quỹ phòng hộ (hedge fund) đã được chuyển đổi bởi sự thống trị ngày càng tăng của phương thức đầu tư định lượng so với các chiến lược mua-bán (Long-Short) truyền thống dựa trên những nguyên tắc cơ bản.
Khả năng phân tích một lượng lớn dữ liệu một cách nhanh chóng và tạo ra các chiến lược tương đối ngắn hạn dường như đang đánh bại khả năng phân tích sâu hơn và chậm hơn vốn thường được sử dụng cho các quyết định đầu tư mua hoặc bán (long-short).
Những xu hướng tài chính này cho thấy rằng một tương lai do AI thống trị có thể tạo ra những người chiến thắng và kẻ thua cuộc trong một khoảng thời gian rất ngắn.
Tiếp đó, việc quan sát kỹ thế giới tài chính cũng cho thấy rằng không phải mọi thứ đều thay đổi nhanh như mọi người dự đoán.
Trong khi thế giới giao dịch tài chính với tần suất cao đã thay đổi nhanh chóng, thế giới quản lý tài sản và cho vay với tần suất thấp hơn đã thay đổi ít hơn đáng kể.
Khả năng làm lu mờ các tổ hợp tư vấn tài chính khổng lồ (truyền thống) bởi các nhóm cố vấn tài chính chủ yếu dựa trên yếu tố công nghệ và thuật toán (robo-advisors) dường như đang bị đình trệ và có thể sẽ sớm đảo ngược. Có vẻ như phía khách hàng của các tổ chức tài chính vẫn ưu tiên con người hơn là giao phó cho máy móc.
Tương tự, hoạt động cho vay (Lending) đã không được AI biến đổi nhiều như dự đoán và những đơn vị cho vay được hỗ trợ bởi AI (AI-powered lenders) đã phải đối mặt với những vấn đề đáng kể. Lượng dữ liệu bổ sung ngày càng tăng có thể không hữu ích như chúng vẫn được kỳ vọng.
Sức mạnh của AI trong việc phá vỡ các động lực của ngành dường như có mối liên hệ chặt chẽ với bản chất của các vấn đề thông tin đang được giải quyết. Thị trường tài chính là một vấn đề thông tin đa chiều đòi hỏi lượng dữ liệu và sức mạnh tính toán khổng lồ.
Trong khi nhiều lĩnh vực hiện đã đến giai đoạn chín muồi cho sự đột phá của AI, một số ngành nghề khác ví dụ như dịch vụ và sản xuất lại chưa sẵn sàng hoặc không có mối quan hệ tương đối với AI.
Những gì đã diễn ra với ngành tài chính cho thấy rằng các dịch vụ hướng tới con người, nơi yếu tố dữ liệu không được phong phú và có thể thay đổi nhanh chóng vẫn còn nguyên vẹn trong thế giới của AI.
Rõ ràng, AI vẫn có thể có những tác động lớn đến việc cải thiện quá trình ra quyết định nhưng nó có nhiều khả năng chỉ mang tính hỗ trợ hơn là chuyển đổi (hoặc thay thế).
Thế giới tài chính cũng có thể giúp chúng ta hiểu liệu AI sẽ trở nên dân chủ hóa hay hợp nhất (được thống trị bởi một số ít các tổ chức hay doanh nghiệp lớn).
Ở đây, câu trả lời dường như khá rõ ràng.
Khi AI đóng vai trò then chốt (ví dụ trong thị trường tài chính), quy mô và tốc độ dường như là những yếu tố quyết định thành công.
Khi công nghệ và dữ liệu chiếm ưu thế, người chiến thắng sẽ tiếp tục chiến thắng, khi này, khả năng đầu tư vào yếu tố công nghệ và dữ liệu chính là điểm khác biệt chính, điều này có nghĩa là việc gia nhập ngành của các tên tuổi mới sẽ trở nên khó khăn và nhiều rào cản hơn.
Đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế mà AI đang chuyển đổi, các tay chơi mới hoàn toàn có thể thách thức những tên tuổi lâu đời.
Khi dữ liệu và máy tính chiếm ưu thế, các ngành có thể phụ thuộc quá mức vào những dữ liệu cứng luôn thay đổi nhanh chóng (ví dụ: biến động giá cổ phiếu hay dữ liệu về chi tiêu theo thời gian thực của thẻ tín dụng).
Trong khi đó, các dữ liệu mềm hơn (ví dụ: triển vọng tương lai của các doanh nghiệp, chất lượng quản lý, hậu quả lâu dài của các chiến lược định giá) sẽ bị giảm bớt – ngay cả khi đó là điều thực sự quan trọng đối với thị trường.
Khả năng phân tích dữ liệu cứng theo những cách phi cấu trúc vốn không tuân theo sự hướng dẫn trực tiếp của con người (đặc điểm nổi bật của AI) hứa hẹn sẽ biến đổi thế giới theo nhiều cách, giống như thị trường tài chính đã từng.
Nhưng sự chuyển đổi đó có thể bị giới hạn ở những nơi vốn có nguồn dữ liệu phong phú và thay đổi nhanh chóng. Hơn nữa, những người chiến thắng sẽ là những doanh nghiệp lớn nhất có khả năng đầu tư vào sức mạnh tính toán và dữ liệu để tạo ra các chiến lược khác biệt.
Liên quan đến vấn đề này, những câu hỏi hóc búa nhất mà các nhà quản lý và lãnh đạo phải đối mặt không hoàn toàn được quyết định bởi dữ liệu cứng.
Điều gì sẽ cho phép doanh nghiệp của tôi thành công trong 10 năm tới? Làm cách nào để đổi mới nhằm tạo ra những sản phẩm và dịch vụ phục vụ khách hàng tốt hơn?
Dữ liệu cứng sẽ có thể cung cấp thông tin cho những quyết định này thay vì là được sử dụng để ra quyết định. Ngược lại, những quyết định này đòi hỏi các hành động liên quan đến trí tưởng tượng và niềm tin.
Khi AI càng phát triển và khả năng sử dụng các dữ liệu cứng càng trở nên rẻ và dễ dàng hơn, các dữ liệu mềm lại càng trở nên quan trọng hơn.
AI chỉ đơn thuần là một công nghệ và phần thưởng lớn nhất dành cho các nhà quản lý và nhà đầu tư nằm ở những nỗ lực cơ bản này của con người.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Tờ CNBC đưa tin, Giám đốc điều hành X (công ty trước đây gọi là Twitter) là Linda Yaccarino cho biết công ty vẫn đang để mắt đến đối thủ cạnh tranh mới Threads, bất chấp việc đối thủ này đang chứng kiến sự tăng trưởng chậm lại.
Yaccarino vừa lần đầu tiên thực hiện một bài phỏng vấn với tờ CNBC vào hôm thứ năm với tư cách là Giám đốc điều hành của công ty hiện có tên là X.
“Threads đã xuất hiện với rất nhiều sự cường điệu và bệ phóng từ người dùng Instagram của công ty mẹ Meta… nhưng hiệu ứng ban đầu đó đã giảm xuống đáng kể.
Bạn không bao giờ có thể rời mắt khỏi bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào. Cho dù việc ra mắt của Instagram Threads hiện bị đình trệ, chúng tôi vẫn để mắt đến mọi thứ họ đang làm”.
Tuy nhiên, Yaccarino cho biết X vẫn chủ yếu tập trung vào tương lai của chính mình khi công ty theo đuổi lợi nhuận.
Bà nói: “Những gì chúng ta có thể thấy là Threads có thể đang xây dựng theo những gì Twitter đã có – bắt đầu xây dựng lại thương hiệu, thành X – và chúng tôi tập trung vào X sẽ là gì, và đó là một lộ trình và tầm nhìn hoàn toàn khác”.
Hiện tại, việc ngăn cản sự cạnh tranh từ Threads của Meta và các nền tảng đối thủ khác chỉ là một trong những điều mà Yaccarino được giao nhiệm vụ phải làm sau khi tiếp quản từ chủ sở hữu Elon Musk với tư cách là Giám đốc điều hành của X vào tháng 6.
Chỉ trong hai tháng đầu tiên, công ty đã trải qua một cuộc đổi thương hiệu lớn từ Twitter thành X với hy vọng chuyển đổi thành một “superapp – ứng dụng mọi thứ” tương tự như WeChat của Trung Quốc và tiếp tục cảnh báo về những thách thức đối với việc khôi phục hoạt động kinh doanh quảng cáo cốt lõi của mình.
Musk, hiện là giám đốc công nghệ của công ty, cũng đã chuẩn bị cho một cuộc chiến trong lồng sắt với CEO Mark Zuckerberg của Meta.
Yaccarino gia nhập công ty sau nhiều tháng hỗn loạn do việc tiếp quản của Musk, bao gồm sa thải hàng loạt, các quyết định chính sách gây tranh cãi và nhiều cuộc chiến pháp lý khác nhau.
Nhưng vào thứ năm, bà đã nêu rõ tầm nhìn của công ty và giải thích lý do tại sao công ty lại loại bỏ tên thương hiệu được nhiều người biết đến của mình.
“Việc đổi thương hiệu thực sự đại diện cho sự giải phóng khỏi Twitter, một sự giải phóng cho phép chúng tôi vượt qua tư duy cũ và hình dung lại cách mọi người trên khắp thế giới sẽ thay đổi cách chúng ta gặp gỡ, cách chúng ta giao dịch, tất cả ở một nơi”, Yaccarino nói.
Bà cũng chia sẻ thêm rằng người dùng sẽ sớm có thể thực hiện cuộc gọi điện video và thanh toán thông qua nền tảng này.
“X đang phát triển thành quảng trường thị trấn toàn cầu được thúc đẩy bởi quyền tự do ngôn luận, nơi công chúng tụ tập trong thời gian thực”, bà nói.
Yaccarino cũng nói rằng công ty đang quay trở lại trạng thái tăng trưởng sau nhiều tháng cắt giảm chi phí thông qua việc liên tục sa thải nhân viên, cắt giảm cơ sở hạ tầng và không gian văn phòng, đồng thời, trong một số trường hợp, bị cáo buộc trì hoãn thanh toán hóa đơn thanh toán và cho nhân viên thôi việc.
Yaccarino cho biết, nhân viên của Twitter đã giảm từ gần 8.000 xuống chỉ còn khoảng 1.500 người kể từ khi Musk tiếp quản.
“Có phải công ty đang tuyển dụng lại không? Đúng vậy”, Yaccarino nói. “Tôi phải chuyển từ trạng thái phải thắt chặt kỷ luật chi phí sang mục tiêu tăng trưởng, vì một tương lai tươi sáng hơn”.
Thách thức phía trước.
Đe dọa cản trở sự phát triển đó là những thách thức kinh doanh rất thực tế của công ty. Tháng trước, Musk đã tiết lộ trong một bài đăng rằng do doanh thu quảng cáo giảm 50% và “nợ nần chồng chất”, nền tảng này vẫn đang lỗ.
Sau khi Musk mua Twitter với giá 44 tỷ USD vào tháng 10 năm ngoái, giá trị của công ty hiện vào khoảng 15 tỷ USD, theo một tiết lộ hồi tháng 5 từ quỹ Fidelity.
Yaccarino, cựu giám đốc tiếp thị của NBCUniversal, đã được đưa vào Twitter một phần để giúp hồi sinh hoạt động kinh doanh quảng cáo của mình. Và vào thứ 5, bà đã nói rằng công ty “gần hòa vốn.”
Yaccarino cho biết: “Coca Cola, Visa, State Farm là một đối tác lớn, họ đang quay trở lại – trong vài tuần qua, doanh của chúng tôi thu tiếp tục tăng trưởng”.
Nhưng việc duy trì hoạt động kinh doanh quảng cáo là một cuộc chiến khó khăn đối với X kể từ khi Musk tiếp quản.
Nhiều nhà quảng cáo đã ngừng chi tiêu cho nền tảng này vì lo ngại về kiểm duyệt nội dung, sa thải hàng loạt và sự không chắc chắn chung về tương lai của công ty.
Musk cũng đã bảo vệ những dòng tweet gây tranh cãi của chính mình, nói với CNBC vào tháng 5 rằng: “Tôi sẽ nói những gì tôi muốn, và nếu hậu quả của việc đó là mất tiền, thì cũng chẳng sao cả”.
Yaccarino đã chỉ ra chính sách “tự do ngôn luận, không phải tự do tiếp cận” của công ty nhằm hạn chế phạm vi tiếp cận của cái gọi là nội dung hợp pháp nhưng tồi tệ trên nền tảng và để bảo vệ các thương hiệu không để quảng cáo của họ xuất hiện cùng với nội dung đó.
Mạng xã hội X vào thứ ba đã triển khai các biện pháp kiểm soát an toàn thương hiệu bổ sung cho các nhà quảng cáo, bao gồm khả năng tránh để quảng cáo của họ hiển thị bên cạnh các nội dung độc hại.
“Tôi đã bọc 1 tấm chăn bảo mật xung quanh bạn, quảng cáo của bạn sẽ chỉ phát sóng bên cạnh nội dung phù hợp với thương hiệu mà thôi”, Yaccarino cho biết hôm thứ năm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Năm 2023, giá trị khối tài sản ròng của tỷ phú Tony Tan Caktiong đã tăng lên mức 3,2 tỷ USD, chính thức vào danh sách 5 tỷ phú giàu nhất Philippines.
Vừa qua, tạp chí Forbes đã công bố danh sách 50 người giàu nhất Philippines. Trong đó, tỷ phú Tony Tan Caktiong, chủ sở hữu chuỗi Highlands Coffee đồng thời là người sáng lập chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh Jollibee Foods, đã ghi nhận khối tài sản ròng tăng mạnh.
Theo tạp chí Forbes, ba năm trước – thời điểm đại dịch COVID-19 bùng phát, khiến mọi người dành phần lớn thời gian ở nhà và các cửa hàng phải đóng cửa hàng loạt, giá trị tài sản ròng của ông chủ Jollibee Foods đã giảm xuống mức 1,9 tỷ USD.
Sau 3 năm, giá trị khối tài sản của tỷ phú Tony Tan Caktiong đã tăng lên mức 3,2 tỷ USD, qua đó đủ để lọt vào danh sách 5 tỷ phú giàu nhất Philippines năm 2023.
Điểm nhấn trong hoạt động kinh doanh của ôngTony Tan Caktiong là chuỗi Jollibee – đây là chuỗi cửa hàng FMCG lớn nhất tại Philippines. Sau khi mở số lượng kỷ lục 542 cửa hàng mới vào năm ngoái, Jollibee đang đầu tư tới 19 tỷ peso (342 triệu USD) để dự kiến mở tới 600 cửa hàng trong năm nay.
Năm ngoái, lãi ròng của Jollibee đã tăng 26% so với năm trước, đạt mức 7,6 tỷ USD, chủ yếu nhờ vào việc doanh thu tăng 40% khi các cửa hàng vật lý được phép hoạt động trở lại sau đại dịch COVID-19. Quý đầu năm nay, Jollibee ghi nhận lãi ròng giảm 3,2% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 2,2 tỷ peso do không ghi nhận lợi nhuận đặc biệt.
Ernesto Tanmantiong, Giám đốc điều hành của Jollibee, vẫn tỏ ra lạc quan trong một cuộc họp với các nhà đầu tư vào tháng 5: “Chúng tôi vẫn tập trung vào việc vượt qua những bất ổn ở thời điểm hiện tại và tự tin về một năm hoạt động hiệu quả”.
Trong một báo cáo nghiên cứu được công bố vào tháng 5, Brenda Gannaban, nhà phân tích tại RCBC Securities ở Manila, chia sẻ rằng: “Chúng tôi kỳ vọng Jollibee sẽ duy trì đà phát triển, tăng trưởng doanh thu nhờ điều kiện kinh tế tốt hơn và chiến lược tiếp tục mở rộng quy mô cửa hàng, đồng thời thu lại lợi nhuận nhờ giảm chi phí sản xuất và bán hàng”
Phía RCBC Securities cũng dự đoán khoản lợi nhuận ròng của Jollibee sẽ tăng khoảng 8% lên 8,2 tỷ peso trong năm nay và tăng lên mức kỷ lục 10,9 tỷ peso vào năm 2024.
Tại thị trường Việt Nam, tỷ phú Tony Tan Caktiong được biết tới là người sở hữu chuỗi Highlands Coffee – chuỗi đồ uống có thị phần lớn nhất.
Bắt đầu từ năm 2012, Tập đoàn Jollibee đã chi 25 triệu USD để mua lại 49% bộ phận kinh doanh Việt Nam và 60% bộ phận kinh doanh ở Hong Kong từ Tập đoàn Việt Thái quốc tế (VTI). VTI là công ty sáng lập CTCP Dịch vụ Cà phê Cao Nguyên (đơn vị vận hành thương hiệu Highlands Coffee) từ năm 1999.
Tháng 5/2017, Jollibee Group thông qua một công ty con của Việt Nam là SuperFoods nâng tỷ lệ sở hữu tại SF Vũng Tàu (đơn vị nắm 100% vốn CTCP Dịch vụ Cà phê Cao Nguyên) lên 60% qua đó chính thức sở hữu Highlands Coffee.
Cuối năm ngoái, Reuters đưa tin tập đoàn Phillipines dự định bán 10% – 15% chuỗi cà phê Highlands với mức định giá 800 triệu USD.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Việc nhân viên giỏi nghỉ việc không đơn thuần xuất phát từ cá nhân họ mà còn có thể do bên trong công ty có điều gì đó khiến họ cảm thấy không hài lòng.
Đặc biệt sự ra đi của những người giỏi càng khiến doanh nghiệp và nhà quản lý cần nhìn nhận lại. Hãy cùng bài viết dưới đây chỉ ra những nguyên nhân khiến nhân viên giỏi muốn dứt áo ra đi.
1. Không có lộ trình thăng tiến rõ ràng.
Trường hợp nhân viên giỏi nghỉ việc có thể do công ty không có lộ trình thăng tiến rõ ràng cho họ khá phổ biến.
Nhân viên càng giỏi thì họ càng có nhiều đam mê và tham vọng, con đường sự nghiệp của họ còn rất dài và họ mong muốn có nhiều cơ hội để thử sức với nhiều công việc, nhiều môi trường làm việc khác nhau nên khi cảm thấy công ty mình làm việc không còn thể giúp họ học hỏi hay không có cơ hội thăng tiến thì họ sẵn sàng nhảy việc.
Chính vì vậy nhà quản lý nên tạo ra cho họ những ràng buộc nhất định khi làm việc tại công ty ngay từ vòng tuyển dụng, đặc biệt là hãy chú trọng đến việc đào tạo, phát triển nhân tài liên tục. Càng những người giỏi họ lại càng có chí tiến thủ lớn, vì vậy một lộ trình thăng tiến rõ ràng sẽ khiến họ cố gắng từng ngày để đạt được.
2. Người quản lý yếu kém.
Dấu hiệu của một nhân viên giỏi đã chán làm việc với công ty và đang có ý định nhảy việc rất dễ để có thể nhận ra: họ thường xuyên đi làm muộn hơn, thường xuyên chậm trễ những deadline và dùng những lời lẽ khéo léo để cho nhà quản lý biết công việc này khiến họ chán nản và không muốn tiếp tục làm việc ở đây nữa.
Nếu đấy là sự ra đi của một nhân viên giỏi đã từng cống hiến những thành tích đáng kể cho công ty thì nhà quản lí nên xem xét lại bộ máy quản lý của mình. Đó là dấu hiệu của sự quản lý yếu kém, không thể đáp ứng được những đòi hỏi xứng đáng cho nhân viên.
Nếu là một nhà quản lý giỏi thì họ nên chú ý với mong muốn và những vấn đề khiến nhân viên chán nản để nhanh chóng tìm ra những giải pháp phù hợp, kịp thời.
3. Sếp không được nhân viên tôn trọng.
Không có ai là hoàn hảo cả và không ai có thể làm hài lòng tất cả mọi người, đặc biệt trong công việc người sếp khó có thể được lòng của tất cả các nhân viên.
Nhiệm vụ của nhà quản lý là dung hòa mối quan hệ giữa sếp và nhân viên giỏi, hãy lắng nghe nhân viên nhiều hơn để hiểu được họ đang cần gì, mong muốn gì và có những vấn đề gì khiến họ gặp khó khăn trong công việc.
Khi nhân viên giỏi cảm thấy họ được chia sẻ, được đồng cảm thì kéo theo họ sẽ có những nhìn nhận khác về sếp. Ai cũng có những sai lầm trong tính cách nhưng quan trọng là phải hiểu và biết cảm thông cho nhau để đạt được lợi ích và mục tiêu cho cả hai bên.
4. Chế độ đãi ngộ và lương không tương xứng.
Đây là nguyên nhân nhạy cảm nhất khiến nhiều nhân viên giỏi từ bỏ công ty để tìm một công ty trả lương cao hơn phù hợp với năng lực của họ hơn.
Mục tiêu cuối cùng khi nhân viên giỏi đi làm là để kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình, khi tất cả những cố gắng và công sức của họ bỏ ra làm việc không được đáp trả bằng số tiến xứng đáng thì đương nhiên họ sẽ chẳng còn động lực gì để làm việc nữa.
Một mức lương tương xứng cùng với chế độ đãi ngộ thưởng, phạt xứng đáng với những gì nhân viên giỏi làm việc và cống hiến cho công ty chính là phương pháp giữ chân nhân tài phổ biến nhất.
Hi vọng với những chia sẻ từ bài viết sẽ giúp nhà quản lý giữ được các nhân viên giỏi ở lại và cống hiến cho công ty, giúp doanh nghiệp phát triển ngày một lớn mạnh hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong cuộc sống hối hả ngày nay, bất cứ thứ gì mang tên “tiện lợi” đều thu hút sự chú ý. Sự tiện lợi trở thành một xu hướng và là mảnh đất màu mỡ của những thương hiệu khai thác.
Những năm gần đây, hệ thống các cửa hàng tiện lợi dưới mô hình kinh doanh vừa và nhỏ, nơi cung cấp các vật dụng thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày, kết hợp với một số dịch vụ chỗ ăn uống, điều hòa và wifi miễn phí đang mọc lên như nấm tại Việt Nam.
Không khó để nhận thấy các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài như Circle K, GS25, FamilyMart và Ministop cùng các công ty, tập đoàn Việt Nam như Co.op Smile của Saigon Co.op, Winmart+ của Masan đang chạy đua để giành thị phần lớn hơn trong lĩnh vực cửa hàng tiện lợi, một miếng bánh béo bở của thị trường bán lẻ Việt Nam thời điểm hiện tại.
Trăm nhà đua tiếng.
Theo con số của Tổng cục thống kê Việt Nam, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 đạt 5,68 nghìn tỷ đồng (242,2 triệu USD), tăng 19,8% so với năm trước. Trong khi đó, Bộ Công Thương cũng ước tính thị trường bán lẻ Việt Nam hiện ở mức 142 tỷ USD và sẽ đạt con số 350 tỷ USD vào năm 2025.
Còn theo một dữ liệu do Q&Me, công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu Việt Nam, Việt Nam có khoảng 6.740 cửa hàng tiện lợi vào cuối năm 2022, trong đó TP.HCM dẫn đầu với hơn 2.600 cửa hàng, tiếp theo là các thành phố lớn như Hà Nội và Đà Nẵng.
Có thể nói, hệ thống các cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam đang dần trở nên phổ biến hơn với những thương hiệu nổi tiếng nước ngoài như Circle K (Mỹ), Ministop (Nhật Bản), GS25 (Hàn Quốc), 7-Eleven (Thái Lan). Trong số này, Circle K đang được coi là “tay chơi” mạnh nhất khi giữ vị trí dẫn đầu với thị phần ở mức 48%, tiếp theo là Family Mart 18,8%, Ministop 14,3% và 7-Eleven 7,3%.
Nhưng, trong bối cảnh đó cũng đang có sự gia tăng mạnh mẽ của các siêu thị mini, và cửa hàng tiện lợi của các thương hiệu trong nước như là WinMart+, Bách hoá Xanh hay là Co.op Smile, đã cho thấy sự bắt nhịp của các doanh nghiệp trong nước trước xu thế mới của hội nhập.
Một báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường Statista vào tháng 7 năm 2023 cho thấy, tính đến hết tháng 3/2023, Winmart+ là chuỗi cửa hàng tiện lợi hàng đầu Việt Nam với hơn 3 nghìn cửa hàng, theo sau là Bách hóa Xanh với 1,7 nghìn cửa hàng. Mặc dù vậy, các cửa hàng của Winmart+ thường được coi là những siêu thị mini hơn là các cửa hàng tiện lợi.
“Cuộc chơi” của các thương hiệu ngoại?
Có một sự thật là hầu hết các thương hiệu trên thị trường cửa hàng tiện lợi đều đến từ nước ngoài. Những tên tuổi trong nước còn khá ít, do không đủ trình độ hoặc không muốn tham gia vào lĩnh vực này.
Đang dẫn đầu ở thị phần cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam là thương hiệu Circle K của Mỹ, chuỗi cửa hàng tiện lợi quốc tế đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2008. Cho đến nay, thương hiệu này đã phủ sóng hơn 400 cửa hàng khắp Việt Nam và chiếm phần lớn thị phần.
Bên cạnh đó, một trong những đối thủ lớn nhất của Circle K là Family Mart, thương hiệu cửa hàng tiện lợi đang dẫn đầu của Nhật Bản. Thương hiệu này chính thức gia nhập thị trường Việt Nam năm 2009 trong liên doanh với Tập đoàn Phú Thái.
Tuy nhiên, do thua lỗ liên tục và nỗ lực tái cơ cấu bất thành, năm 2013, liên doanh đổ vỡ và đã được nhà điều hành chuỗi cửa hàng tiện lợi Thái Lan B’s Mart mua lại toàn bộ cửa hàng tại Việt Nam.
Ministop cũng là một đối thủ “đáng gờm” cho sự thống trị thị phần của Circle K tại Việt Nam. Chuỗi cửa hàng tiện lợi của Nhật Bản, thuộc sở hữu của “gã khổng lồ” bán lẻ AEON, đã thâm nhập vào Việt Nam từ năm 2015, cho đến này chuỗi này đã nhanh chóng mở rộng quy mô với hàng trăm cửa hàng tại Việt Nam.
Ngoài ra, các “tay chơi” khác như là GS25, thương hiệu Hàn Quốc do Tập đoàn Sơn Kim điều hành với 133 cửa hàng hay là 7-Eleven, gia nhập thị trường Việt Nam năm 2017 với 66 cửa hàng trên khắp Việt Nam, cũng đang khiến cho thị trường bán lẻ kênh cửa hàng tiện lợi của Việt Nam trở nên sôi động hơn bao giờ hết.
Sự lép vế của các cửa hàng tạp hóa truyền thống?
Các nhà bán lẻ hiện đại đã trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh bán lẻ tổng thể của Việt Nam. Những năm gần đây, số lượng các kênh bán lẻ hiện đại (Modern Retail) như siêu thị, cửa hàng tiện lợi ngày càng nhiều. Ở khu vực thành thị, nhiều người tiêu dùng tỏ ra ưa chuộng các nhà bán lẻ này hơn các cửa hàng truyền thống.
Rõ ràng, khi hàng loạt nhà bán lẻ nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam, các cửa hàng tạp hóa truyền thống dường như bị bỏ lại phía sau do quy mô nhỏ hơn và ít sản phẩm hơn. Tuy nhiên, bất chấp một số thay đổi trong thói quen của người tiêu dùng, cửa hàng tạp hóa truyền thống vẫn là một trong những kênh mua sắm chính của người Việt.
Quy mô nhỏ, giá thành rẻ vì chi phí quản lý thấp có thể trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh của cửa hàng tạp hóa truyền thống.
Bên cạnh đó, Việt Nam có một nền văn hóa độc đáo và hành vi của người tiêu dùng cũng khác biệt đáng kể so với những gì các nhà đầu tư nước ngoài quen thuộc. Người tiêu dùng Việt Nam có thói quen và sở thích mua sắm khác biệt so với người tiêu dùng phương Tây.
Ví dụ, nhiều người thích mua sắm tại các chợ truyền thống – thường được thiết lập ở bất kỳ không gian có sẵn nào trong cộng đồng, với những người bán hàng bày hàng hóa của họ trong các quầy hàng tạm thời hoặc trên vỉa hè – điều này có thể sẽ đem lại thách thức không nhỏ cho các chuỗi cửa hàng tiện lợi.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Amazon sẽ tăng gấp đôi số lượng cơ sở giao hàng tại Mỹ trong “những năm tới” với mục tiêu duy trì vị trí số 1 trong ngành thương mại điện tử trị giá 1,4 nghìn tỷ USD hiện đang có dấu hiệu sụt giảm.
Hiện tại, thương mại điện tử (eCommerce) chiếm gần 1 nghìn tỷ USD doanh số bán lẻ hàng năm ở Mỹ, chiếm 13% tổng ngành bán lẻ. Trên toàn cầu, con số này là 5 nghìn tỷ USD, dẫn đầu là các công ty như Amazon của Mỹ và Tập đoàn Alibaba của Trung Quốc.
Giao hàng nhanh luôn là yêu cầu quan trọng đối với Amazon. Theo đó, tại các khu vực đô thị lớn của Mỹ, vào quý 2/2023, hơn một nửa số đơn của các tài khoản Prime (tính năng giao hàng trong ngày hoặc ngày hôm sau) trong quý gần nhất đến tay khách hàng ngay trong ngày hoặc chỉ trong ngày hôm sau.
Kể từ đầu năm đến nay, hơn 1,8 tỷ mặt hàng đã được Amazon giao trong cùng ngày hoặc ngày hôm sau cho khách hàng của mình.
Theo một số nguồn tin, dự kiến báo cáo kết quả tài chính quý 2 của Amazon sẽ thua lỗ. Chính vì lý do này, để lật ngược tình thế cũng như giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường năm 2022, các giám đốc điều hành của gã khổng lồ thương mại điện tử đang làm mọi cách để củng cố niềm tin của các nhà đầu tư.
Theo đó, không chỉ Amazon, tăng trưởng doanh số bán hàng trực tuyến của các công ty thương mại điện tử khác cũng đã chậm lại do các mô hình bán lẻ truyền thống đã quay trở lại. Ngoài ra, Amazon ngày càng phụ thuộc vào lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh điện toán đám mây, vốn cũng đang chậm lại.
BẢN ĐỊA HÓA TỐT HƠN NHU CẦU KHÁCH HÀNG
Gã khổng lồ có trụ sở tại Seattle hiện chưa tiết lộ chính xác có bao nhiêu nhà kho trên khắp nước Mỹ, nhưng việc nhân đôi số lượng có thể sẽ đòi hỏi phải xây dựng hàng chục cơ sở mới. Amazon hiện có sẵn hàng triệu sản phẩm để giao hàng trong ngày tại 90 khu vực đô thị ở Hoa Kỳ.
Các cơ sở thực hiện nhiệm vụ giao hàng trong ngày thường nhỏ và gần các trung tâm khu vực dân cư hơn so với các nhà kho lớn của Amazon thường nằm gần đường cao tốc ở ngoại ô các thành phố lớn.
Amazon thông tin sẽ tăng cường sử dụng các thuật toán dự đoán xu hướng tiêu thụ hàng hóa của khách hàng. Điều này cho phép gã khổng lồ thương mại điện tử của Mỹ lên kế hoạch trước cùng các nhà bán buôn đối tác để lưu trữ nhưng những sản phẩm cần thiết tại các kho tùy khu vực.
“Các cơ sở kết hợp này cho phép chúng tôi thực hiện, sắp xếp và phân phối tất cả từ một địa điểm, giúp toàn bộ quá trình phân phối đơn hàng cho khách hàng trở nên nhanh hơn”, Doug Herrington, Giám đốc Cửa hàng Toàn cầu của Amazon cho biết.
Khả năng giao hàng nhanh chóng đã giúp Amazon trở thành công ty dẫn đầu thị trường (Market Leader) ở Mỹ, chiếm hơn một phần ba tổng chi tiêu, gấp khoảng sáu lần so với đối thủ cạnh tranh gần nhất là Walmart, theo ước tính của Insider Intelligence.
NHỮNG Ý KIẾN TRÁI CHIỀU
Hiện nay, một số nhà đầu tư đang đánh giá lại lợi nhuận khi xem xét chi phí đóng gói và vận chuyển của các đơn đặt hàng. Trong khi đó, các nhà bán lẻ truyền thống như Walmart hiện được đánh giá có lợi thế hơn vì số lượng cửa hàng đông cùng với đó không tốn nhiều khoản chi phí trước khi đưa hàng hóa đến tay khách hàng.
Neil Saunders, nhà phân tích tại Globaldata Plc, cho biết khoản đầu tư của Amazon vào mục tiêu giao hàng trong ngày có thể sẽ nhận về nhiều phản ứng trái chiều từ các nhà đầu tư. Theo đó, một số người cho rằng cách làm này có thể khiến Amazon tăng doanh số bán hàng bằng cách làm cho việc mua sắm trực tuyến của người dùng trở nên thuận tiện hơn.
Trong khi đó, những người khác lại đắn đo về chi phí trả trước vì việc xây dựng các cơ sở rất tốn kém và đòi hỏi nhiều hệ thống tự động hóa, dẫn đến lo ngại bao lâu thì sẽ hoàn vốn.
Saunders nói: “Amazon có một số việc phải làm để thuyết phục mọi người rằng điều này sẽ có lợi cho lợi nhuận vì các nhà đầu tư sẽ hơi hoảng sợ trước chi phí đầu tư”.
Trong một cuộc phỏng vấn, Udit Madan, phó chủ tịch phụ trách vận tải của Amazon, cho biết: “Tốc độ nhanh hơn cho phép chúng tôi tiết kiệm hơn”.
Ông giải thích lái xe ít dặm hơn và ít phải chuyển giao hàng hóa hơn sẽ giảm “chi phí phục vụ” của Amazon. Madan nói thêm đã cắt giảm 15% khoảng cách từ kho hàng đến khách hàng và giảm 12% số lượng “điểm tiếp xúc” hoặc số lần một gói hàng được xử lý.
Công ty cũng ứng dụng những cải tiến trong công nghệ máy học nhằm lập kế hoạch tốt hơn về vị trí và số lượng hàng tồn kho, đồng thời đẩy nhanh thời gian giao hàng.
Madan cho biết: “Chúng tôi luôn nhận thấy rằng khi chúng tôi cung cấp tốc độ nhanh hơn, khách hàng sẽ ít cân nhắc hơn khi quyết định đặt hàng của chúng tôi. Những gì chúng tôi đang thấy là mức độ tương tác cao hơn và nhiều lượt mua hàng hơn từ khách hàng”.
Theo Fortune, một khó khăn khác mà Amazon đang phải đối mặt là những cáo buộc liên quan đến vấn đề người lao động.
Một số quan chức đã cáo buộc các cơ sở của Amazon đang khiến các công nhân kiệt quệ vì bắt buộc phải làm ca dài, làm thêm giờ và công việc có nhịp độ nhanh sẽ gây căng thẳng đồng thời gây những hệ lụy cho sức khỏe của họ. Được biết, Amazon sẽ tham gia phiên điều trần dự kiến diễn ra vào mùa thu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Đa số những người trong ngành truyền thông Marketing đều đã và đang sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) trong công việc. Công nghệ này tạo nên nhiều ý kiến trái chiều, cả về hiệu quả công việc và những ảnh hưởng khác.
Giống như mọi lĩnh vực khác trên thế giới, ngành marketing – truyền thông cũng đang hào hứng sử dụng AI (Artificial intelligence), đặc biệt là AI tổng quát (Generative AI), bất chấp lo ngại về các rủi ro tiềm ẩn của công nghệ này đối với nhiều khía cạnh của cuộc sống lẫn công việc.
Khảo sát từ The Conference Board và Ragan Communications cho thấy 87% người trong ngành marketing và 85% người trong ngành truyền thông đã và đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho công việc hàng ngày.
Ông Ivan Pollard, Trưởng nhóm Trung tâm Marketing và Truyền thông tại The Conference Board, nhận xét rằng việc ứng dụng AI sẽ thay đổi chu trình làm việc trong mọi khía cạnh của ngành. Do đó người trong ngành cũng nên nắm bắt, tìm ra những ưu điểm và tập trung khai thác những thứ mà AI có thể hỗ trợ.
Những cách ứng dụng phổ biến nhất của AI đối với các người làm marketing là tóm tắt nội dung (44%), thực hiện các công việc cần thu thập nhiều tin tức hoặc gợi ý tưởng (41%), tạo các nội dung cá nhân hóa cho người dùng (33%), nghiên cứu (30%), sản xuất nội dung nhanh hơn (30%), cải thiện dịch vụ khách hàng (17%).
Những người làm marketing ở mức độ trung cấp hoặc cấp thấp là những người tích cực áp dụng AI nhất, và họ cũng đang có sự ảnh hưởng định hình sự phát triển của AI trong tổ chức của mình. Trong khi đó, các nhà marketer cấp cao cũng có cái nhìn lạc quan về kết quả mà AI đem lại, cả về sự cải tiến, chất lượng công việc và tính sáng tạo.
Mặc dù được ứng dụng nhiều, thế nhưng AI vẫn tạo ra những luồng ý kiến trái chiều về hiệu quả của mình. Chỉ khoảng 40% cho rằng AI giúp họ cải thiện chất lượng công việc và tính sáng tạo. Trong khi đó, tỷ lệ người trải nghiệm kết quả trái ngược là 30%.
Bên cạnh đó, 40% người được khảo sát nhận định rằng AI sẽ khiến số lượng công việc giảm, và 22% cho rằng AI ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa đội nhóm. Đó là còn chưa kể những tác động tiềm ẩn khác như thông tin sai lệch hoặc rủi ro pháp lý.
Ông Denise Dalhoff, tác giả bài báo cáo, nhà nghiên cứu cấp cao tại The Conference Board, nhấn mạnh rằng những luồng ý kiến trái nhiều này thể hiện được một câu hỏi quan trọng trong ngành, đó là AI có tác động như thế nào đến tính sáng tạo và chất lượng công việc.
Với câu hỏi này, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng nếu AI được sử dụng để truyền cảm hứng và tăng cường – chứ không phải thay thế – các ý tưởng của con người, thì nó có thể đem đến những tác động tích cực, góp phần nâng cao khả năng sáng tạo tổng thể.
Tuy nhiên, các công nghệ AI, nhất là AI tổng quát, vẫn mới đang ở thời kỳ sơ khai nên hiệu quả của nó với marketing vẫn còn nhiều biến động. Có thể những con số kể trên sẽ còn thay đổi nhiều chỉ sau một vài năm nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Đến tháng 7/2022, chuỗi siêu thị bán sỉ lớn nhất và được yêu thích hàng đầu ở Mỹ – Costco có tổng 847 cửa hàng với gần 120 triệu thành viên. Đặc biệt, phần lớn lợi nhuận của Costco lại đến từ chiến lược kinh doanh thu phí thẻ thành viên.
Lợi nhuận chủ yếu đến từ nguồn thu không ngờ tới.
Theo báo cáo tài chính năm 2021, chuỗi siêu thị Costco đã bán được 192 tỷ USD tiền hàng hóa và thu về 3,9 tỷ USD tiền phí thẻ thành viên. Tỷ suất lợi nhuận gộp không bao gồm phí thẻ thành viên là khoảng 11%, thấp hơn nhiều so với mức lợi nhuận mà các nhà bán lẻ truyền thống khác được hưởng.
Tuy nhiên, phần lớn lợi nhuận của Costco không đến từ việc bán hàng mà đến từ việc thu phí thành viên. Tính đến ngày 28/8/2022, Costco thu về 222,7 tỷ USD từ hoạt động bán hàng. Trong đó, giá vốn là 199,4 tỷ USD và chi phí bán hàng (Sales), chi phí quản trị doanh nghiệp là 19,8 tỷ USD. Như vậy, lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng của Costco là 3,6 tỷ USD.
Trong khi đó, hoạt động bán thẻ thành viên đã mang lại cho Costco 4,2 tỷ USD, đóng góp tới 54% vào khoản lợi nhuận thuần từ hoạt động của Costco.
Được biết, để sở hữu thẻ thành viên của siêu thị này, mỗi thành viên hạng Gold Star phải chi trả 60 USD/năm trong khi muốn nâng cấp lên hạng Executive thì số tiền cần chi trả là gấp đôi.
Với thẻ Gold Star, khách hàng được phép mua sắm ở tất cả cửa hàng Costco với giá ưu đãi. Trong khi đó, khách hàng sở hữu mức thẻ 120 USD/năm mỗi năm sẽ được hoàn 2% trên tổng số tiền mua sắm ở Costco cùng với rất nhiều khoản hoàn tiền khác sau khi đổ xăng,ăn uống, du lịch, mua sắm….
Costco luôn có lượng khách hàng cực kì ổn định, tỷ lệ duy trì lên tới 91,3%. Tức là, nếu có 100 khách hàng thì có tới 91 người sẵn sàng gia hạn thẻ thành viên của mình trong năm sau. Dù phải mất 1 khoản tiền mới có thể sở hữu thẻ thành viên nhưng khách hàng luôn cảm thấy hài lòng vì mức giá ở Costco thấp hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Coi việc quảng cáo là không cần thiết.
Hầu hết các doanh nghiệp sẽ chi một khoản tiền lớn cho việc quảng bá, Marketing nhằm thu hút khách hàng vào cửa hàng của họ.
Tuy nhiên, Costco chưa từng chi tiêu bất kì khoản tiền nào cho quảng cáo, bởi: “Chúng tôi coi quảng cáo là xấu xa bởi vì nó tốn tiền; bất cứ điều gì làm tăng giá hàng hóa của chúng tôi đều xấu” – Jim Sinegal, người đồng sáng lập Costco nói.
Cũng chính nhờ động thái này mà Costco đã tiết kiệm được khoảng 2% chi phí một năm, cho phép công ty tái đầu tư số tiền đó vào việc giảm giá. Chiến lược này đã giúp Costco bán ra những sản phẩm có giá thấp hơn đối thủ.
Chiến lược giá bán cạnh tranh.
Chiến lược giá bán cạnh tranh là một lợi thế khác của Costco.
Với gần 120 triệu thành viên tính đến tháng 7/2022, Costco hoàn toàn có lợi thế đàm phán giá cả đối với các nhà cung ứng bởi số lượng hàng hóa tiêu thụ cực lớn.
Costco cũng xây dựng hệ thống siêu thị đơn giản để đảm bảo chi phí thấp, dễ vận hành.
Bên cạnh đó, Costco còn xây dựng nhãn hiệu riêng Kirkland chuyên cung cấp các mặt hàng có nguồn gốc từ thiên nhiên, thực phẩm chức năng, rượu với giá thành hợp lý. Ước tính các sản phẩm mang thương kiệu Kirkland đóng góp khoảng 30% doanh số bán hàng của Costco vào năm 2019.
Lương cao tỉ lệ thuận với năng suất lao động cao.
Mức lương mà Costco trả cho nhân viên của mình cao hơn rất nhiều so với các nhà bán lẻ khác. Vào đầu năm 2019, mức lương tối thiểu theo giờ tăng lên 15 USD; vào đầu năm 2021, nó tăng lên 16 USD và tiếp tục tăng lên 17 USD vào cuối năm.
Cuối năm 2022, mức lương trung bình mỗi giờ mà Costco trả cho nhân viên là khoảng 18,04 USD, trong khi các nhà bán lẻ khác chỉ trả khoảng 13,99 USD. Nhân viên Costco cũng được nhận các gói bảo hiểm sức khỏe do công ty tài trợ.
Với mức lương như vậy, một nhân viên Costco trung bình tạo ra doanh thu gần gấp ba lần so với một nhân viên trung bình của Walmart và Target (2 đối thủ cạnh tranh). Điều này đã chứng tỏ sự thành công của việc áp dụng hiệu quả mô hình kinh doanh của Costco.
Vì được trả lương cao, nhân viên của Costco rất vui vẻ, họ nhiệt tình chăm sóc và giúp đỡ để khách hàng có trải nghiệm mua sắm tốt nhất. Đó cũng là một trong những lí do khiến khách hàng quay lại cũng như gia hạn thẻ thành viên của mình.
Chiến lược kinh doanh của Costco là chiến lược kinh doanh có 1-0-2, được xem như độc đáo nhất cho đến thời điểm hiện tại.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Công cụ tìm kiếm của Google giờ đây có thể giúp người dùng kiểm tra cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh.
Tiếng Anh là một ngôn ngữ khó về mặt ngữ pháp, trên thị trường cũng đang có khá nhiều phần mềm giúp người dùng kiểm tra như Grammarly. Nhưng mới đây, Google đã bổ sung tính năng kiểm tra chính tả ngay trong công cụ tìm kiếm chỉ với việc thêm câu lệnh đằng sau truy vấn.
Một tính năng kiểm tra ngữ pháp mới trong Google Tìm kiếm có thể đưa ra các sửa chữa và đề xuất cho một câu sai ngữ pháp. Tính năng này cũng có thể cho bạn biết câu người dùng nhập vào đã đúng chưa.
Để thực hiện, người dùng chỉ cần nhập một từ khoá vào ô tìm kiếm (Search) và đính kèm đằng sau là lệnh “grammar check”, “check grammar” hoặc “grammar checker”. Khi đó kết quả trả về từ tìm kiếm mới nhất sẽ là mục kiểm tra ngữ pháp (Grammar check), nếu câu đúng thì Grammar check sẽ dùng tick xanh lá, còn không sẽ hiển thị nội dung đúng.
Trang hỗ trợ của Google cho biết tính năng kiểm tra ngữ pháp sử dụng AI để phân tích ngôn ngữ nhập vào thanh tìm kiếm. Google cũng cho biết AI (trí tuệ nhân tạo) có thể không chính xác 100%, đặc biệt là khi phân tích các câu chưa hoàn chỉnh.
Dù vậy, không rõ Google bắt đầu cung cấp tính năng này từ khi nào, nhưng tùy chọn kiểm tra ngữ pháp vẫn còn sơ khai. Nếu nhập vào những câu cơ bản thì Google sửa chữa tốt hơn với các câu phức tạp.
Vì vậy tính năng của Google chỉ phát hiện các lỗi ngữ pháp cơ bản. Hãng cho biết tính năng này hiện chỉ có với tiếng Anh.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu toàn diện các thông tin quan trọng cần biết về công nghệ trí tuệ nhân tạo được gọi tắt là AI (Artificial intelligence) như: AI là gì? Trí tuệ nhân tạo hoạt động như thế nào? Tại sao Trí tuệ nhân tạo lại quan trọng? Các loại công nghệ Trí tuệ nhân tạo phổ biến nhất hiện nay là gì? Machine Learning là gì? Deep Learning là gì? Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển của khái niệm Trí tuệ nhân tạo, Các ứng dụng phổ biến của công nghệ Trí tuệ nhân tạo? và hơn thế nữa.
Được xuất hiện lần đầu từ khoảng những năm 1950, thuật ngữ Trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence) hay công nghệ trí tuệ nhân tạo gắn liền với các robot (người máy) được tích hợp trí thông minh nhân tạo. Cũng trong thời kỳ này, hàng loạt các nhà khoa học, nhà toán học và cả những triết gia đã bắt đầu nghiên cứu về khả năng của cái gọi là Trí tuệ nhân tạo. Giả thuyết được đưa ra trong giai đoạn này là nếu như con người sử dụng các dữ liệu thông tin có sẵn để giải quyết các vấn đề và đưa quyết định thì tại sao máy móc (machines) lại không thể làm những điều tương tự. Khái niệm Trí tuệ nhân tạo theo đó được phát triển dựa trên 2 yếu tố chính đó là máy móc và trí thông minh. Trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, đến nay, chính xác là vào 2023 này, các công nghệ Trí tuệ nhân tạo mới thực sự phát triển bùng nổ.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Các loại công nghệ Trí tuệ nhân tạo phổ biến nhất hiện nay là gì?
Machine Learning là gì?
Deep Learning là gì?
Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển của khái niệm Trí tuệ nhân tạo.
Các ứng dụng phổ biến của công nghệ Trí tuệ nhân tạo.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp về Trí tuệ nhân tạo.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Trí tuệ nhân tạo (AI) là gì?
Trí tuệ nhân tạo (AI) là sự mô phỏng về trí tuệ của con người bằng máy móc, đặc biệt là hệ thống máy tính. Các ứng dụng phổ biến của Trí tuệ nhân tạo bao gồm việc xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Generative AI), nhận dạng giọng nói hay thị giác máy.
Trí tuệ nhân tạo là khái niệm đề cập đến khả năng của máy móc trong việc thực hiện các chức năng nhận thức (ví dụ như tiếp nhận và phân tích thông tin), thứ mà người ta thường liên kết trực tiếp đến tâm trí của con người.
Về tổng thể, công nghệ Trí tuệ nhân tạo dựa trên các trụ cột chính là dữ liệu (data), đóng vai trò đầu vào (input), thông qua các thuật toán để đưa ra các dữ liệu đầu ra tương ứng, dữ liệu đầu ra có thể xuất hiện dưới nhiều định dạng khác nhau như văn bản (text), video, hình ảnh hay thậm chí là các câu lệnh hoặc mã code.
Trí tuệ nhân tạo tổng hợp (Generative AI) là gì?
Được nổi lên trong đầu năm 2023, Generative AI hay còn được gọi với cái tên Trí tuệ nhân tạo tổng hợp gắn liền với các chatbot AI như ChatGPT và Google Bard.
Trí tuệ nhân tạo tổng hợp (tổng quát) là mô hình Trí tuệ nhân tạo có thể tạo ra nội dung (từ các nội dung văn bản đến video hay hình ảnh) thông qua các câu lệnh (lời nhắc) được nhập vào hệ thống. Bên cạnh khả năng sản xuất nội dung, các ứng dụng dựa trên Generative AI còn có thể đàm thoại với người dùng qua nhiều câu hỏi liền kề với nhau.
Trí tuệ nhân tạo (AI) hoạt động như thế nào?
Về tổng thể, có thể nói rằng, chưa có một thời kỳ nào trong lịch sử Trí tuệ nhân tạo (AI) lại phát triển rầm rộ và phổ biến như hiện tại.
Trong bối cảnh mới, các nền tảng, doanh nghiệp hay các đơn vị cung cấp Trí tuệ nhân tạo đã giới thiệu về công nghệ Trí tuệ nhân tạo của họ theo những cách khác nhau, các ứng dụng của Trí tuệ nhân tạo cũng được mô tả theo cách tương tự.
Tuy nhiên về bản chất, Trí tuệ nhân tạo chỉ đơn giản là một thành phần của thế giới công nghệ (Technology), chẳng hạn như công nghệ máy học (Machine Learning).
Công nghệ Trí tuệ nhân tạo yêu cầu các nền tảng phần cứng và phần mềm chuyên dụng để viết và huấn luyện các thuật toán (algorithms) máy học. Về bản chất, không có bất cứ một ngôn ngữ lập trình đơn lẻ nào đồng nghĩa với khái niệm Trí tuệ nhân tạo, tuy nhiên các ngôn ngữ lập trình như Python, R, Java, C++ hay Julia có các tính năng thường được sử dụng bởi các nhà phát triển Trí tuệ nhân tạo (AI developer).
Nói chung, các hệ thống hay công nghệ Trí tuệ nhân tạo hoạt động bằng cách nhập một lượng lớn dữ liệu đào tạo được gắn nhãn (labeled training data), tiến hành phân tích dữ liệu về các mối tương quan và hình mẫu (patterns), sau đó sử dụng các mẫu này để đưa ra các dự đoán về các trạng thái hay kết quả mới trong tương lai.
Quá trình hoạt động của Trí tuệ nhân tạo tập trung vào các kỹ năng nhận thức bao gồm:
Học hỏi. Các Trí tuệ nhân tạo tập trung vào việc thu thập dữ liệu và tạo ra các quy tắc về cách biến những dữ liệu đó thành các thông tin có thể hiểu và hành động được. Các quy tắc này được gọi là thuật toán, khái niệm mô tả cách nhà lập trình (Developer) cung cấp cho các thiết bị máy tính những hướng dẫn về cách chúng cần hoàn thành một tác vụ cụ thể.
Suy luận. Khía cạnh này của Trí tuệ nhân tạo tập trung vào việc lựa chọn các thuật toán phù hợp để đạt được kết quả mong muốn.
Tự điều chỉnh. Công nghệ Trí tuệ nhân tạo được thiết kế để liên tục tinh chỉnh các thuật toán (học lại) và đảm bảo rằng chúng có thể mang lại những kết quả chính xác nhất có thể.
Sáng tạo. Khía cạnh này của Trí tuệ nhân tạo sử dụng cái được gọi là mạng thần kinh (neural networks), một hệ thống dựa trên các quy tắc, phương pháp thống kê cũng như các kỹ thuật Trí tuệ nhân tạo khác để tạo ra hình ảnh mới, văn bản mới, âm nhạc mới hay ý tưởng sáng tạo mới.
Tại sao Trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence) lại quan trọng?
Sở dĩ Trí tuệ nhân tạo phát triển nhanh chóng như hiện tại là vì nó có thể mang lại nhiều lợi ích vượt bậc, những thứ mà con người không thể làm được hoặc làm không hiệu quả bằng.
Trí tuệ nhân tạo được sử dụng hiệu quả trong kinh doanh để tự động hóa các nhiệm vụ do con người thực hiện, bao gồm các công việc như dịch vụ khách hàng, phát hiện gian lận hay kiểm soát chất lượng của quá trình sản xuất.
Trong một số lĩnh vực, Trí tuệ nhân tạo có thể thực hiện các nhiệm vụ tốt hơn nhiều so với con người đặc biệt là khi nói đến các nhiệm vụ có tính lặp đi lặp lại, được định hướng và hướng dẫn chi tiết, chẳng hạn như việc phân tích một số lượng lớn tài liệu pháp lý để đảm bảo các trường dữ liệu liên quan được điền chính xác, các công cụ Trí tuệ nhân tạo thường hoàn thành công việc nhanh hơn và ít lỗi hơn con người.
Với khả năng có thể xử lý các tập dữ liệu khổng lồ, Trí tuệ nhân tạo cũng có thể cung cấp cho doanh nghiệp các dữ liệu hay sự hiểu biết (insights) về tình hình hoạt động của họ mà chính họ có thể cũng không biết.
Khi tốc độ phát triển ngày càng nhanh, các công nghệ Trí tuệ nhân tạo sẽ ngày càng được ứng dụng rộng rãi hơn tới nhiều lĩnh vực khác nhau.
Vì những giá trị đầy hứa hẹn mà nó có thể mang lại, các công ty công nghệ lớn như Google, Apple, Meta, Microsoft hay thậm chí là các công ty mới nổi như OpenAI cũng không ngừng công bố các tính năng mới cho sản phẩm Trí tuệ nhân tạo của họ.
Các ứng dụng phổ biến của công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) là gì và nó được sử dụng ra sao?
Với khả năng mang lại hiệu suất cao hơn, AI hay Trí tuệ nhân tạo hiện được tích hợp vào rất nhiều loại công nghệ khác nhau. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến nhất.
Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) vào tự động hóa.
Khi được kết hợp với các công nghệ Trí tuệ nhân tạo, các công cụ tự động hóa có thể mở rộng khối lượng và các loại tác vụ có thể thực hiện. Một ví dụ tiêu biểu là tự động hóa quy trình bằng rô-bốt (RPA – robotic process automation), một loại phần mềm tự động hóa các tác vụ xử lý dữ liệu dựa trên quy tắc, lặp đi lặp lại vốn do con người thực hiện.
Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) trong Digital Marketing cho Marketers.
Người làm Digital Marketing hay còn gọi là Digital Marketer, đang cố gắng tận dụng Trí tuệ nhân tạo để lập kế hoạch chiến lược và ra quyết định tối ưu cho các chiến dịch.
Các công cụ phân tích do Trí tuệ nhân tạo hỗ trợ có khả năng cung cấp nhiều insights cho chiến dịch, lập kế hoạch ngân sách và cả phân tích tỷ suất lợi nhuận đầu tư (ROI). Trí tuệ nhân tạo có thể thu thập nhiều thông tin chi tiết từ một lượng lớn các nguồn dữ liệu có cấu trúc và phi cấu trúc chỉ trong vài giây.
Trong thế giới cạnh tranh mới, khi tất cả các tương tác của con người (khách hàng mục tiêu) với một doanh nghiệp hay thương hiệu có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất đầu ra của các chiến lược Digital Marketing và doanh thu của doanh nghiệp, việc ứng dụng các công cụ Trí tuệ nhân tạo vào kế hoạch Digital Marketing tổng thể càng trở nên quan trọng hơn.
Một nghiên cứu từ McKinsey cho thấy, “các thương hiệu gần đây đã áp dụng Trí tuệ nhân tạo cho chiến lược Marketing, đã có thể giảm chi phí khoảng 37% cùng với mức tăng trung bình 39% về doanh thu chỉ tính riêng vào cuối năm 2020.”
Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) vào công nghệ máy học (học máy).
Học máy là khoa học làm cho các máy tính hoạt động mà không cần phải lập trình. Học sâu (Deep learning) là một tập hợp con của học máy, nói một cách đơn giản, nó chính là tự động hóa các phân tích dự đoán (predictive analytics).
Hiện có 3 loại thuật toán học máy chính:
Học có giám sát. Các tập dữ liệu được gắn nhãn để có thể phát hiện ra các mẫu (patterns) và các mẫu này sau đó sẽ được sử dụng để gắn nhãn cho các tập dữ liệu mới.
Học không giám sát. Tập dữ liệu không được gắn nhãn và được sắp xếp theo các điểm tương đồng hoặc sự khác biệt.
Học tăng cường. Các tập dữ liệu cũng không được gắn nhãn nhưng sau khi thực hiện một hoặc nhiều hành động, hệ thống Trí tuệ nhân tạo sẽ nhận được phản hồi.
Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) vào thị giác máy tính (Machine vision).
Thị giác máy hay thị giác máy tính là công nghệ mang lại cho máy tính khả năng nhìn thấy (thị giác). Thị giác máy tính ghi nhận và phân tích các thông tin trực quan bằng camera. Mặc dù thường được so sánh với thị giác của con người, thị giác máy tính lại không bị ràng buộc bởi yếu tố sinh học và có thể được lập trình để nhìn xuyên các vật thể.
Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) để xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP).
Đây là quá trình xử lý ngôn ngữ thông thường của con người bằng một chương trình máy tính (computer program). Một trong những ví dụ nổi tiếng nhất của NLP là phát hiện thư rác. Công nghệ này sẽ phân tích các tiêu đề hay văn bản của email và sau đó quyết định xem đó có phải là thư rác hay không.
Ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) vào người máy (Robot).
AI được sử dụng để hỗ trợ thiết kế và sản xuất robot. Robot thường được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ mà con người khó thực hiện hoặc không thể thực hiện một cách nhất quán.
Ví dụ, robot được sử dụng trong dây chuyền sản xuất ô tô hoặc NASA sử dụng Robot để di chuyển các vật thể lớn trong không gian. Các nhà nghiên cứu cũng sử dụng công nghệ máy học để chế tạo ra những con robot có thể tương tác trong môi trường xã hội.
Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) vào xe ô tô tự lái.
Các hãng xe tự lái ví dụ như Tesla (chưa tự động lái hoàn toàn) sử dụng kết hợp các công nghệ như thị giác máy tính, nhận dạng hình ảnh và học sâu để xây dựng các kỹ năng tự động điều khiển phương tiện khi di chuyển trong các làn đường nhất định và tránh được những chướng ngại vật bất ngờ, chẳng hạn như người đi bộ.
Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo văn bản, hình ảnh, âm thanh hay video.
Là một trong những ứng dụng phổ biến nhất ở giai đoạn hiện tại, các Trí tuệ nhân tạo tổng quát (Generative AI) được sử dụng trong các chatbot AI như ChatGPT hay Google Bard có thể tạo ra văn bản (text), hình ảnh, âm thanh và thậm chí là cả video (hiện chưa có trong ChatGPT).
Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển của công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI).
Khái niệm về những đồ vật vô tri vô giác nhưng cũng có trí thông minh đã có từ thời cổ đại.
Trong suốt nhiều thế kỷ, các nhà tư tưởng từ Aristotle đến nhà thần học người Tây Ban Nha ở thế kỷ 13 là Ramon Llull đến René Descartes và Thomas Bayes đã sử dụng các công cụ và logic của thời đại họ để mô tả các quá trình suy nghĩ của con người dưới dạng biểu tượng (symbols), chính điều này đã đặt nền móng đầu tiên cho khái niệm Trí tuệ nhân tạo.
Cuối thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20 là thời điểm mà nhiều công trình nghiên cứu đã giúp tạo ra cái gọi là máy tính hiện đại (Modern Computer). Năm 1836, nhà toán học Charles Babbage của Đại học Cambridge và Ada Lovelace, đã phát minh ra thiết kế đầu tiên cho một cỗ máy có thể lập trình được (programmable machine).
Những năm 1940. Nhà toán học Princeton John Von Neumann đã tạo nên những kiến trúc đầu tiên cho những chiếc máy tính lưu trữ chương trình (stored-program computer) – ý tưởng rằng các chương trình của máy tính và dữ liệu mà nó xử lý có thể được lưu giữ trong bộ nhớ của máy tính. Warren McCulloch và Walter Pitts sau đó là những người đã đặt nền móng cho khái niệm mạng lưới thần kinh (neural networks).
Những năm 1950. Với sự ra đời của những chiếc máy tính hiện đại, các nhà khoa học có thể kiểm tra ý tưởng của họ về trí thông minh của máy móc.
Các phương pháp khác nhau đã được sử dụng để xác định xem liệu một máy tính có trí thông minh hay không. Bài kiểm tra được sử dụng tập trung vào khả năng của máy tính trong việc đánh lừa những người thẩm vấn tin rằng câu trả lời của nó đối với các câu hỏi của họ là do con người thực hiện.
Năm 1956. Đây là thời điểm khi mà Trí tuệ nhân tạo được đánh dấu như một công nghệ thực sự. Một số nhà kinh tế học, nhà khoa học chính trị và nhà tâm lý học nhận thức đã chứng minh một chương trình máy tính có khả năng chứng minh một số định lý toán học nhất định, và đây được xem là chương trình Trí tuệ nhân tạo đầu tiên (AI program).
Những năm 1950 và 1960. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo còn non trẻ đã dự đoán rằng cái được gọi là AI hay trí thông minh nhân tạo sẽ phát triển đến giai đoạn tương đương với bộ não của con người, phát ngôn này sau đó đã thu hút nhiều sự chú ý của không chỉ những người trong ngành công nghệ mà còn cả từ phía chính phủ.
Vào giữa những năm 1960, Giáo sư Joseph Weizenbaum của trường MIT (Học viện công nghệ nổi tiếng và có sức ảnh hưởng nhất thế giới tính đến hiện nay) đã phát triển ELIZA, một chương trình NLP đặt nền móng cho các chatbot ngày nay.
Những năm 1970 và 1980. Giai đoạn này được gọi là “Mùa đông Trí tuệ nhân tạo” khi có nhiều vấn đề phát sinh chứng minh tính hạn chế của các bộ vi xử lý máy tính và cả tính phức tạp của vấn đề, thứ mà Trí tuệ nhân tạo không thể hiểu và giải quyết được.
Vào những năm 1980, những nghiên cứu về các kỹ thuật học sâu (deep learning) cùng với đó là những hệ thống mới được thích nghi đã khơi dậy một làn sóng mới về sự phát triển của Trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, làn sóng này đã bị dập tắt không lâu sau đó. “Mùa đông Trí tuệ nhân tạo” thứ hai kéo dài đến mãi giữa những năm 1990.
Những năm 1990. Sự gia tăng của năng lực tính toán và sự bùng nổ của yếu tố dữ liệu (Data) đã châm ngòi cho sự phục hưng của Trí tuệ nhân tạo vào cuối những năm 1990 giúp tạo tiền đề cho những tiến bộ vượt bậc trong Trí tuệ nhân tạo mà chúng ta thấy như ngày nay.
Sự kết hợp giữa dữ liệu lớn (big data) và sức mạnh tính toán gia tăng đã thúc đẩy những bước đột phá mới trong NLP (ngôn ngữ lập trình tự nhiên), thị giác máy tính, người máy (robot), học máy (machine learning) và học sâu (deep learning).
Năm 1997, Với những tiến bộ vượt bậc, khi Deep Blue của IBM đã đánh bại đại kiện tướng cờ vua người Nga Garry Kasparov, sự kiện này đã đánh dấu việc một chương trình máy tính đầu tiên có thể đánh bại một nhà vô địch cờ vua thế giới.
Những năm 2000. Sự phát triển của Trí tuệ nhân tạo là tiền đề để công cụ tìm kiếm Google được ra mắt, cùng với đó là công cụ đề xuất của Amazon cũng được giới thiệu vào năm 2001.
Những năm 2010. Thập kỷ từ 2010 đến 2020 là khoảng thời gian chứng kiến sự phát triển ổn định nhất của Trí tuệ nhân tạo.
Hàng loạt sự kiện đã diễn ra trong thời kỳ này như sự ra mắt của trợ lý giọng nói Siri của Apple và Alexa của Amazon; ô tô tự lái; mô hình học sâu mã nguồn mở của Google; thành lập phòng thí nghiệm nghiên cứu OpenAI, mô hình ngôn ngữ GPT-3 hay công cụ xây dựng hình ảnh Dall-E.
Những năm 2020. Thập kỷ hiện tại đã chứng kiến sự ra đời và phát triển bùng nổ của Trí tuệ nhân tạo thế hệ mới, một loại công nghệ trí tuệ nhân tạo có thể tạo ra nội dung mới được gọi là Generative AI.
Trí tuệ nhân tạo tổng quát là một mô hình Trí tuệ nhân tạo hiện được sử dụng trong các chatbot như ChatGPT của OpenAI hay Bard của Google. Người dùng có thể tương tác với các ứng dụng này bằng cách nhập vào các lời nhắc (câu hỏi), hệ thống sau đó sẽ đưa ra các câu trả lời tương ứng.
Kết luận.
Trên đây là toàn bộ các giải đáp quan trọng cần biết về công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI). Từ Trí tuệ nhân tạo (AI) là gì, cách Trí tuệ nhân tạo hoạt động đến các ứng dụng phổ biến của Trí tuệ nhân tạo trong cuộc sống và công việc. Hy vọng với những kiến thức có được, bạn có thể có nhiều cách hơn để khai thác các tiềm năng mà Trí tuệ nhân tạo có thể mang lại, dù là cho cá nhân hay doanh nghiệp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo thông báo mới đây từ Đại học Oxford, sau quá trình nghiên cứu trên dữ liệu rộng, không tìm thấy bất cứ bằng chứng nào chứng minh việc thâm nhập sâu rộng của mạng xã hội Facebook liên quan đến các tác hại tâm lý lan rộng.
Theo báo cáo nghiên cứu của các nhà nghiên cứu từ Đại học Oxford, quá trình điều tra về sự lan rộng của Facebook trên phạm vi toàn cầu không tìm thấy bất cứ bằng chứng nào cho thấy sự thâm nhập sâu rộng của mạng xã hội này có liên quan đến các tác hại tâm lý lan rộng.
Nghiên cứu độc lập của Oxford đã sử dụng dữ liệu về sức khỏe tinh thần của gần một triệu người trên 72 quốc gia trong hơn 12 năm, đồng thời sử dụng dữ liệu cá nhân thực tế từ hàng triệu người dùng Facebook trên toàn thế giới để điều tra tác động của Facebook đối với vấn đề sức khỏe.
Bất chấp những tuyên bố phổ biến (khá tiêu cực) về tác động của mạng xã hội đối với hạnh phúc của con người, nghiên cứu của Viện Internet Oxford, do Giáo sư Andrew Przybylski và Giáo sư Matti Vuorre dẫn đầu, đã tìm thấy “không có bất cứ bằng chứng nào” cho thấy sự lan truyền của Facebook có liên quan một cách tiêu cực đến sự hạnh phúc của con người.
Giáo sư Andrew Przybylski cho biết:
“Qua dữ liệu có được…chúng tôi nhận thấy rằng người dùng không ủng hộ ý kiến cho rằng việc trở thành một thành viên của Facebook có liên quan đến tác hại…Ngược lại, phân tích của chúng tôi cho thấy Facebook có thể liên quan đến hạnh phúc tích cực.”
Tuy nhiên, vị Giáo sư Przybylski nói tiếp: “Điều này không có nghĩa là đây là bằng chứng cho thấy Facebook tốt cho sức khỏe của người dùng. Thay vào đó, dữ liệu này cho thấy sự lan rộng của mạng xã hội Facebook không có mối liên hệ tiêu cực trên diện rộng với sự thịnh vượng giữa các quốc gia và các nhóm nhân khẩu học khác nhau.”
Các nhà nghiên cứu cũng đã kết hợp với dữ liệu sức khỏe hiện có từ Gallup, bao gồm gần một triệu người từ năm 2008 đến 2019, với những dữ liệu của Facebook liên quan đến mức độ tương tác với nền tảng trên phạm vi toàn cầu. Lần đầu tiên, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng mức độ lan rộng của mức độ tương tác trên mạng xã hội Facebook có liên quan đến dữ liệu sức khỏe chất lượng cao trên diện rộng.
Để có thể làm rõ hơn mối liên quan, các nhà nghiên cứu đã liên kết dữ liệu theo dõi việc sử dụng Facebook trên toàn cầu với ba chỉ số về hạnh phúc bao gồm sự hài lòng trong cuộc sống, trải nghiệm tâm lý tiêu cực và trải nghiệm tâm lý tích cực. Kết quả là không tìm thấy bằng chứng nào cho mối liên hệ tiêu cực giữa Facebook với người dùng và trong nhiều trường hợp, có nhiều mối tương quan tích cực giữa Facebook và các chỉ số hạnh phúc.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
WeWork từng thu hút sự chú ý khi lên kế hoạch IPO vào năm 2019 nhưng chưa thể thành công và từ đó đến nay, doanh nghiệp này gặp không ít chỉ trích bởi các khoản chi tiêu quá mức.
Cách đây 4 năm, startup WeWork đang chuẩn bị cho một vụ IPO bom tấn nhưng ở hiện tại, thời thế đã thay đổi khi công ty đang có nguy cơ phá sản.
“Các khoản lỗ và dòng tiền âm từ các hoạt động kinh doanh làm dấy lên nghi ngờ về khả năng tiếp tục hoạt động”, WeWork cho biết trong một hồ sơ gửi lên Uỷ ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC) mới đây. Trong những năm qua, người ta đã nhìn thấy mầm mống sụp đổ của công ty từng được SoftBank định giá 40 tỷ USD.
Đại dịch Covid 19 khiến nhiều công ty buộc phải chấm dứt hợp đồng thuê văn phòng, chuyển sang mô hình làm việc từ xa kết hợp với tình trạng kinh tế suy thoái được cho là nguyên nhân khiến cho WeWork rơi vào cảnh nợ nần chồng chất và gặp khó khăn để tạo ra doanh thu.
“Nếu không thể cải thiện được trạng thái thanh khoản và khả năng sinh lời, công ty có thể phải cân nhắc tất cả các phương án chiến lược, bao gồm tái cấu trúc, tìm nguồn vốn mới từ vay nợ hoặc vốn cổ phần, giảm thiểu hoặc trì hoãn hoạt động kinh doanh và các sáng kiến chiến lược, hoặc thậm chí bán tài sản, thực hiện các giao dịch chiến lược và/hoặc các biện pháp khác, bao gồm xin được giảm nợ theo Đạo luật Phá sản Mỹ”, WeWork cho hay.
Cổ phiếu của WeWork đã giao dịch dưới 1 USD kể từ giữa tháng 3/2023. Trong phiên giao dịch ngoài giờ hôm 8/8, giá cổ phiếu WeWork lao dốc 26% xuống chỉ còn 15 xu/cổ phiếu. Hiện vốn hoá thị trường của công ty chỉ còn ở mức dưới 500 triệu USD.
WeWork cũng đã lỗ ròng 2,3 tỷ USD trong năm 2022, và 700 triệu USD trong nửa đầu năm 2023. Tính đến ngày 30/6, công ty sở hữu 205 triệu USD tiền mặt và các khoản tương đương là 680 triệu USD. Đồng thời, nợ dài hạn của công ty đã lên tới 2,91 tỷ USD.
WeWork từng thu hút sự chú ý khi lên kế hoạch IPO vào năm 2019 nhưng chưa thể thành công và từ đó đến nay, doanh nghiệp này gặp không ít chỉ trích bởi các khoản chi tiêu quá mức cùng với những lùm xùm của nhà sáng lập Adam Neumann.
Tỷ phú Masayoshi Son thừa nhận khoản đầu tư của mình vào WeWork là “ngu ngốc”. Softbank cũng đã nắm quyền kiểm soát phần lớn hoạt động kinh doanh, đồng thời buộc CEO Adam Neumann phải từ chức.
Theo báo cáo tài chính, SoftBank chỉ đóng góp 6 triệu USD doanh thu cho WeWork so với 10 triệu USD cùng kỳ năm 2022.
Ba thành viên Hội đồng quản trị đã từ chức vào tuần trước vì bất đồng chiến lược doanh nghiệp, trong đó có Chủ tịch Daniel Hurwitz – người vừa nhậm chức vào tháng 5. Cũng trong hồi tháng 5, Giám đốc điều hành Sandeep Mathrani đã thông báo từ chức. David Tolley, người từng là Giám đốc tài chính trước đây tại Intelsat, sẽ trở thành CEO tạm quyền.
Năm 2021, WeWork sáp nhập với một công ty mua lại có mục đích đặc biệt, hay còn gọi là SPAC để tiến hành lên sàn. Song, mọi bất ổn chưa dừng lại. WeWork cho biết, doanh thu của họ chỉ tăng 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý II và giảm 4% ở Mỹ – nơi chiếm 41% doanh thu.
Tờ CNBC nhận định, việc WeWork có thể tiếp tục hoạt động hay không sẽ phụ thuộc vào ba yếu tố: hạn chế các khoản chi phí vốn, tăng doanh thu và tìm kiếm vốn thông qua việc phát hành nợ hoặc cổ phiếu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Với bất cứ người làm marketing nào trên các nền tảng mạng xã hội (Social Media), việc hiểu được các chỉ số tiêu chuẩn đánh giá của ngành (Benchmark) là một trong những yêu cầu mang tính bắt buộc.
Đối với những người làm marketing trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội (Social Media), một trong những câu hỏi lớn nhất được đặt ra là, làm thế nào để đánh giá mức độ hiệu quả của các bài đăng của họ hay bằng cách nào để xác định đúng KPI (OKR) cho đội nhóm của mình, khái niệm Social Media Benchmark được sinh ra để giải quyết vấn đề này.
Social Media Benchmark là gì?
Trước hết, để có thể hiểu khái niệm Social Media Benchmark, bạn cần tìm hiểu về 2 thuật ngữ là Social Media và Benchmark tại đây:
Social Media Benchmark là các điểm được sử dụng làm chuẩn trên các nền tảng mạng xã hội, đó là kết quả trung bình đóng vai trò là điểm tiêu chuẩn để đo lường hoặc đánh giá mức độ hiệu quả giữa các doanh nghiệp cùng ngành hoặc danh mục sản phẩm.
Về cơ bản, Social Media Benchmark là tiêu chuẩn cho sự thành công của doanh nghiệp hay thương hiệu từ các hoạt động Social Media Marketing.
Đó chính là các chỉ số hay mức độ hiệu suất truyền thông mà tất cả các doanh nghiệp trong một danh mục cần cố gắng đạt được hoặc vượt qua.
Trong khi doanh nghiệp có thể có nhiều cách để xác định benchmark riêng của mình, việc xác định benchmark dựa trên từng bối cảnh thị trường cụ thể hay với các doanh nghiệp tương tự trong ngành giúp các marketer đảm bảo rằng họ đang đánh giá hiệu suất một cách khách quan nhất.
Cách tìm kiếm Social Media Benchmark.
Như đã đề cập ở trên, doanh nghiệp có một số phương pháp khác nhau để xác định Social Media Benchmark chẳng hạn như dựa trên dữ liệu lịch sử của doanh nghiệp, so sánh với các đối thủ cùng ngành hoặc kết hợp cả hai.
Ngoài ra, một số công cụ phân tích mạng xã hội (Social Listening) khác cũng có tính năng thu thập dữ liệu và xác định benchmark theo từng mạng xã hội cụ thể như Facebook, TikTok, Instagram, Twitter hay LinkedIn.
Dưới đây là một số chỉ số chính được sử dụng để tính toán benchmark.
Số lần hiển thị (Impression)
Phạm vi tiếp cận (Reach)
Người theo dõi (Like, Follower)
Tốc độ tăng trưởng người dùng (Audience Growth Rate)
Khác với các hình thức nghiên cứu thị trường truyền thống, giờ đây, thông qua các nền tảng mạng xã hội (Social Media), thương hiệu có thể thu thập xu hướng ngành, các hoạt động của đối thủ cạnh tranh và hơn thế nữa.
Với sự phát triển bùng nổ trong những năm gần đây, các nền tảng mạng xã hội đã làm thay đổi không chỉ cách người tiêu dùng tìm kiếm thông tin và mua sắm, mà còn thay đổi cả cách các thương hiệu tiếp cận các hoạt động marketing.
Chỉ vài năm trước, các nền tảng như Facebook, Instagram, TikTok hay LinkedIn chỉ đóng một phần nhỏ trong các chiến lược marketing toàn cầu, ngày nay, không ít các thương hiệu sử dụng phần lớn ngân sách của mình trên các nền tảng này.
Mạng xã hội không chỉ nơi các thương hiệu có thể dùng để xây dựng thương hiệu hay quảng cáo, nó cũng là một kênh hiệu quả để nghiên cứu thị trường.
Giá trị của các hoạt động nghiên cứu thị trường đối với các thương hiệu.
Về bản chất, nghiên cứu thị trường là nền tảng của mọi hoạt động marketing nói chung và luôn là một phần không thể thiếu trong quá trình xây dựng thương hiệu.
Tiến hành nghiên cứu thị trường có nghĩa là doanh nghiệp bắt đầu thu thập thông tin và tìm hiểu thêm về thị trường mục tiêu, thiết lập chân dung khách hàng tiềm năng (customer personas) cũng như đánh giá mức độ thành công của sản phẩm.
Nghiên cứu thị trường cũng giúp doanh nghiệp định lượng sự phù hợp của sản phẩm với thị trường. Khi sản phẩm hoặc dịch vụ đã được tung ra, các hoạt động nghiên cứu cho phép các Brand Marketer hiểu được cách mà khách hàng mục tiêu phản hồi cũng như các thông điệp mà họ muốn nhận từ thương hiệu.
Ở phạm vi doanh nghiệp, nghiên cứu thị trường là nền tảng của các chiến lược marketing thương hiệu (Brand Marketing) thành công.
Tuy nhiên, khi nói đến các phương thức tiếp cận nghiên cứu thị trường, các kỹ thuật nghiên cứu thị trường truyền thống, chẳng hạn như phỏng vấn hay nhóm tập trung (Focus Groups) có thể tốn nhiều thời gian, ngân sách cũng như hạn chế về mắt dữ liệu.
Các cách thức tiếp cận thị trường mới hơn chẳng hạn như thông qua các nền tảng mạng xã hội lại có khả năng thu thập dữ liệu nhanh hơn.
Các nền tảng mạng xã hội có thể mở rộng các hạn chế vốn có của hoạt động nghiên cứu thị trường.
Các nền tảng truyền thông mạng xã hội về cơ bản là có tất cả các công cụ cần thiết để thương hiệu có thể có được câu trả lời cho các câu hỏi trong bảng nghiên cứu thị trường.
Mạng xã hội có thể cung cấp những insight về các hoạt động xây dựng nhận diện thương hiệu (Branding), các thông điệp nội dung, các thiết kế sáng tạo, cũng như giúp thương hiệu có nhiều thông tin hơn về hoạt động của đối thủ cạnh tranh và xu hướng ngành.
Với hơn 5 tỷ người dùng mạng xã hội trên toàn cầu và không ngừng tăng trưởng nhanh qua các năm, các nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagam hay TikTok có thể phá vỡ các hạn chế về số lượng (mẫu) hay dữ liệu vốn có của các phương thức nghiên cứu thị trường tuyền thống.
Cách sử dụng các nền tảng xã hội hay Social Media để nghiên cứu thị trường.
Như MarketingTrips đã đề cập ở trên, các nền tảng mạng xã hội cho phép các thương hiệu tiếp cận nhiều lớp thông tin về ngành mà họ đang kinh doanh, bản thân thương hiệu, đối thủ cạnh tranh, thông điệp cũng như các thiết kế sáng tạo.
Sử dụng các kênh truyền thông mạng xã hội là một cách hiệu quả để thu thập và đánh giá xu hướng ngành cũng như sự thay đổi trong hành vi của người dùng trong thời gian thực.
Các nền tảng như LinkedIn, Facebook hay Instagram giúp thương hiệu dễ dàng phát hiện và tách biệt các xu hướng hàng đầu cũng như những sự thay đổi trong các xu hướng đó.
Nếu như trong một vài năm trước, hình ảnh (Photo) là định dạng nội dung có khả năng thu hút sự chú ý lớn nhất của người dùng. Trong những năm gần đây, video hay video ngắn đang dần chiếm ưu thế và trở thành một công cụ hiệu quả (và có khả năng tiếp cận cao) để kết nối với khách hàng.
Trong bối cảnh mới, các các động lực thúc đẩy ngành không chỉ còn là các chủ đề nội dung mang tính chuyên môn cao hay từ các công cụ phân tích hỗ trợ, việc xác định và hợp tác với những người có ảnh hưởng (influencer) cũng là cách mà thương hiệu nên cân nhắc.
Trong trường hợp, thương hiệu cần thu thập nhiều dữ liệu hơn và nhanh hơn, các công cụ phân tích và lắng nghe mạng xã hội (Social Listening) chính là chìa khoá.
2. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.
Chưa có một nền tảng hay phương tiện nào trước đây có thể khiến cho việc tiến hành nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trở nên dễ dàng hơn như hiện tại thông qua mang xã hội.
Từ các nền tảng mạng xã hội, bạn có thể nhanh chóng xác định cách các đối thủ cạnh tranh đang quảng cáo, chiến lược xây dựng và phân phối nội dung, cách đối thủ tương tác với khách hàng của họ và hơn thế nữa.
Dù là theo dõi trực tiếp từ các kênh của đối thủ hay sử dụng các công cụ Social Listening trung gian, bạn có vô số cách để xác định cách đối thủ đang làm thương hiệu và marketing.
Từ góc nhìn này, các đội nhóm thương hiệu (Brand Teams) sẽ có được nhiều hiểu biết hơn về những gì mà khách hàng thích và không thích từ đối thủ, và hiển nhiên, đây là những dữ liệu quý giá cho bất kỳ chiến dịch marketing thành công nào.
Sau một quá trình liên tục quảng cáo và phân phối nội dung, liệu đối tượng mục tiêu (Target Audience) của bạn có cảm nhận được thương hiệu theo cách mà bạn muốn có hay không hay nó có đúng là những gì mà thương hiệu đang cố gắng định vị?
Dữ liệu có được từ các quan sát và phân tích trên mạng xã hội sẽ giúp thương hiệu dễ dàng có được các câu trả lời.
Những công cụ hỗ trợ như hashtag, chức năng tìm kiếm hay các công cụ thu thập và phân tích dữ liệu của bên thứ ba là những gì thương hiệu có thể sử dụng để xem cách khách hàng đang thảo luận về thương hiệu, cảm nhận của họ về thương hiệu hay những cảm xúc khác nếu có.
4. Kiểm tra và đánh giá nội dung.
Với tư cách là một Digital Marketer, bạn hiểu rằng, thông qua các nền tảng mạng xã hội, bạn có thể nhanh chóng chạy các thử nghiệm đa biến (A/B Testing) để kiểm tra xem đâu là những thông điệp hay các bản thiết kế mà đối tượng mục tiêu mong muốn được tương tác.
Nếu như với các phương pháp nghiên cứu thị trường truyền thống, bạn có thể tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc, từ các nền tảng mạng xã hội, bạn có thể nghiên cứu về sở thích hay hành vi của người dùng một cách nhanh chóng (và ít tốn kém).
Thông qua các lượt thích, bình luận hay thậm chí là nhắn tin trực tiếp, thương hiệu có được phản hồi của khách hàng ngay lập tức.
Nếu doanh nghiệp sử dụng mạng xã hội để thúc đẩy doanh số bán hàng (Sales), các số liệu chuyển đổi trực tiếp cũng là cách để có thêm thông tin về khách hàng.
Cuối cùng, tất cả những dữ liệu có được từ các quan sát và phân tích nói trên chính là kim chỉ nam để thương hiệu chỉnh sửa và tối ưu các chiến lược tổng thể, đánh giá nhận thức về thương hiệu, nội dung, với mục tiêu là cải thiện hiệu suất kinh doanh chung.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng tìm hiểu toàn diện các thông tin quan trọng về công nghệ AI (Artificial intelligence) như: Công nghệ AI là gì? Generative AI là gì? AI hoạt động như thế nào? Tại sao AI lại quan trọng? Các loại công nghệ AI phổ biến nhất hiện nay là gì? Machine Learning là gì? Deep Learning là gì? Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển của khái niệm AI (Trí tuệ nhân tạo), Các ứng dụng phổ biến của công nghệ AI? và hơn thế nữa.
Được xuất hiện lần đầu từ khoảng những năm 1950, thuật ngữ công nghệAI (Artificial intelligence) hay công nghệ trí tuệ nhân tạo gắn liền với các robot (người máy) được tích hợp trí thông minh nhân tạo. Cũng trong thời kỳ này, hàng loạt các nhà khoa học, nhà toán học và cả những triết gia đã bắt đầu nghiên cứu về khả năng của cái gọi là Trí tuệ nhân tạo. Giả thuyết được đưa ra trong giai đoạn này là nếu như con người sử dụng các dữ liệu thông tin có sẵn để giải quyết các vấn đề và đưa quyết định thì tại sao máy móc (machines) lại không thể làm những điều tương tự. Khái niệm AI theo đó được phát triển dựa trên 2 yếu tố chính đó là máy móc và trí thông minh. Trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, đến nay, chính xác là vào 2023 này, các công nghệ AI mới thực sự phát triển bùng nổ.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Công nghệ AI là gì?
Generative AI là gì?
AI hoạt động như thế nào?
Tại sao AI lại quan trọng?
Các loại công nghệ AI phổ biến nhất hiện nay là gì?
Machine Learning là gì?
Deep Learning là gì?
Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển của khái niệm AI (Trí tuệ nhân tạo).
Các ứng dụng phổ biến của công nghệ AI.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp về công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo).
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Công nghệ AI là gì?
AI là từ viết tắt của Artificial intelligence có nghĩa là Trí tuệ nhân tạo. Công nghệ AI là sự mô phỏng về trí tuệ của con người bằng máy móc, đặc biệt là hệ thống máy tính. Các ứng dụng phổ biến của AI bao gồm việc xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Generative AI), nhận dạng giọng nói hay thị giác máy.
AI là khái niệm đề cập đến khả năng của máy móc trong việc thực hiện các chức năng nhận thức (ví dụ như tiếp nhận và phân tích thông tin), thứ mà người ta thường liên kết trực tiếp đến tâm trí của con người.
Về tổng thể, công nghệ AI dựa trên các trụ cột chính là dữ liệu (data), đóng vai trò đầu vào (input), thông qua các thuật toán để đưa ra các dữ liệu đầu ra tương ứng, dữ liệu đầu ra có thể xuất hiện dưới nhiều định dạng khác nhau như văn bản (text), video, hình ảnh hay thậm chí là các câu lệnh hoặc mã code.
Generative AI là gì?
Được nổi lên trong đầu năm 2023, Generative AI hay còn được gọi với cái tên AI tổng quát (hoặc AI tạo sinh) gắn liền với các chatbot AI như ChatGPT và Google Bard.
Generative AI là mô hình AI có thể tạo ra nội dung (từ các nội dung văn bản đến video hay hình ảnh) thông qua các câu lệnh (lời nhắc) được nhập vào hệ thống. Bên cạnh khả năng sản xuất nội dung, các ứng dụng dựa trên Generative AI còn có thể đàm thoại với người dùng qua nhiều câu hỏi liền kề với nhau.
AI hoạt động như thế nào?
Về tổng thể, có thể nói rằng, chưa có một thời kỳ nào trong lịch sử AI lại phát triển rầm rộ và phổ biến như hiện tại.
Trong bối cảnh mới, các nền tảng, doanh nghiệp hay các đơn vị cung cấp AI đã giới thiệu về công nghệ AI của họ theo những cách khác nhau, các ứng dụng của AI cũng được mô tả theo cách tương tự.
Tuy nhiên về bản chất, AI chỉ đơn giản là một thành phần của thế giới công nghệ (Technology), chẳng hạn như công nghệ máy học (Machine Learning).
Công nghệ AI yêu cầu các nền tảng phần cứng và phần mềm chuyên dụng để viết và huấn luyện các thuật toán (algorithms) máy học. Về bản chất, không có bất cứ một ngôn ngữ lập trình đơn lẻ nào đồng nghĩa với khái niệm AI, tuy nhiên các ngôn ngữ lập trình như Python, R, Java, C++ hay Julia có các tính năng thường được sử dụng bởi các nhà phát triển AI (AI developer).
Nói chung, các hệ thống hay công nghệ AI hoạt động bằng cách nhập một lượng lớn dữ liệu đào tạo được gắn nhãn (labeled training data), tiến hành phân tích dữ liệu về các mối tương quan và hình mẫu (patterns), sau đó sử dụng các mẫu này để đưa ra các dự đoán về các trạng thái hay kết quả mới trong tương lai.
Quá trình hoạt động của AI tập trung vào các kỹ năng nhận thức bao gồm:
Học hỏi. Các AI tập trung vào việc thu thập dữ liệu và tạo ra các quy tắc về cách biến những dữ liệu đó thành các thông tin có thể hiểu và hành động được. Các quy tắc này được gọi là thuật toán, khái niệm mô tả cách nhà lập trình (Developer) cung cấp cho các thiết bị máy tính những hướng dẫn về cách chúng cần hoàn thành một tác vụ cụ thể.
Suy luận. Khía cạnh này của AI tập trung vào việc lựa chọn các thuật toán phù hợp để đạt được kết quả mong muốn.
Tự điều chỉnh. Công nghệ AI được thiết kế để liên tục tinh chỉnh các thuật toán (học lại) và đảm bảo rằng chúng có thể mang lại những kết quả chính xác nhất có thể.
Sáng tạo. Khía cạnh này của AI sử dụng cái được gọi là mạng thần kinh (neural networks), một hệ thống dựa trên các quy tắc, phương pháp thống kê cũng như các kỹ thuật AI khác để tạo ra hình ảnh mới, văn bản mới, âm nhạc mới hay ý tưởng sáng tạo mới.
Tại sao AI (Artificial intelligence) lại quan trọng?
Sở dĩ AI phát triển nhanh chóng như hiện tại là vì nó có thể mang lại nhiều lợi ích vượt bậc, những thứ mà con người không thể làm được hoặc làm không hiệu quả bằng.
AI được sử dụng hiệu quả trong kinh doanh để tự động hóa các nhiệm vụ do con người thực hiện, bao gồm các công việc như dịch vụ khách hàng, phát hiện gian lận hay kiểm soát chất lượng của quá trình sản xuất.
Trong một số lĩnh vực, AI có thể thực hiện các nhiệm vụ tốt hơn nhiều so với con người đặc biệt là khi nói đến các nhiệm vụ có tính lặp đi lặp lại, được định hướng và hướng dẫn chi tiết, chẳng hạn như việc phân tích một số lượng lớn tài liệu pháp lý để đảm bảo các trường dữ liệu liên quan được điền chính xác, các công cụ AI thường hoàn thành công việc nhanh hơn và ít lỗi hơn con người.
Với khả năng có thể xử lý các tập dữ liệu khổng lồ, AI cũng có thể cung cấp cho doanh nghiệp các dữ liệu hay sự hiểu biết (insights) về tình hình hoạt động của họ mà chính họ có thể cũng không biết.
Khi tốc độ phát triển ngày càng nhanh, các công nghệ AI sẽ ngày càng được ứng dụng rộng rãi hơn tới nhiều lĩnh vực khác nhau.
Vì những giá trị đầy hứa hẹn mà nó có thể mang lại, các công ty công nghệ lớn như Google, Apple, Meta, Microsoft hay thậm chí là các công ty mới nổi như OpenAI cũng không ngừng công bố các tính năng mới cho sản phẩm AI của họ.
Các ứng dụng phổ biến của công nghệ AI là gì và nó được sử dụng ra sao?
Với khả năng mang lại hiệu suất cao hơn, AI hay Trí tuệ nhân tạo hiện được tích hợp vào rất nhiều loại công nghệ khác nhau. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến nhất.
Ứng dụng AI vào tự động hóa.
Khi được kết hợp với các công nghệ AI, các công cụ tự động hóa có thể mở rộng khối lượng và các loại tác vụ có thể thực hiện. Một ví dụ tiêu biểu là tự động hóa quy trình bằng rô-bốt (RPA – robotic process automation), một loại phần mềm tự động hóa các tác vụ xử lý dữ liệu dựa trên quy tắc, lặp đi lặp lại vốn do con người thực hiện.
Ứng dụng AI trong Digital Marketing cho Marketers.
Người làm Digital Marketing hay còn gọi là Digital Marketer, đang cố gắng tận dụng AI để lập kế hoạch chiến lược và ra quyết định tối ưu cho các chiến dịch.
Các công cụ phân tích do AI hỗ trợ có khả năng cung cấp nhiều insights cho chiến dịch, lập kế hoạch ngân sách và cả phân tích tỷ suất lợi nhuận đầu tư (ROI). AI có thể thu thập nhiều thông tin chi tiết từ một lượng lớn các nguồn dữ liệu có cấu trúc và phi cấu trúc chỉ trong vài giây.
Trong thế giới cạnh tranh mới, khi tất cả các tương tác của con người (khách hàng mục tiêu) với một doanh nghiệp hay thương hiệu có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất đầu ra của các chiến lược Digital Marketing và doanh thu của doanh nghiệp, việc ứng dụng các công cụ AI vào kế hoạch Digital Marketing tổng thể càng trở nên quan trọng hơn.
Một nghiên cứu từ McKinsey cho thấy, “các thương hiệu gần đây đã áp dụng AI cho chiến lược Marketing, đã có thể giảm chi phí khoảng 37% cùng với mức tăng trung bình 39% về doanh thu chỉ tính riêng vào cuối năm 2020.”
Ứng dụng AI vào công nghệ máy học (học máy).
Học máy là khoa học làm cho các máy tính hoạt động mà không cần phải lập trình. Học sâu (Deep learning) là một tập hợp con của học máy, nói một cách đơn giản, nó chính là tự động hóa các phân tích dự đoán (predictive analytics).
Hiện có 3 loại thuật toán học máy chính:
Học có giám sát. Các tập dữ liệu được gắn nhãn để có thể phát hiện ra các mẫu (patterns) và các mẫu này sau đó sẽ được sử dụng để gắn nhãn cho các tập dữ liệu mới.
Học không giám sát. Tập dữ liệu không được gắn nhãn và được sắp xếp theo các điểm tương đồng hoặc sự khác biệt.
Học tăng cường. Các tập dữ liệu cũng không được gắn nhãn nhưng sau khi thực hiện một hoặc nhiều hành động, hệ thống AI sẽ nhận được phản hồi.
Ứng dụng AI vào thị giác máy tính (Machine vision).
Thị giác máy hay thị giác máy tính là công nghệ mang lại cho máy tính khả năng nhìn thấy (thị giác). Thị giác máy tính ghi nhận và phân tích các thông tin trực quan bằng camera. Mặc dù thường được so sánh với thị giác của con người, thị giác máy tính lại không bị ràng buộc bởi yếu tố sinh học và có thể được lập trình để nhìn xuyên các vật thể.
Ứng dụng AI để xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP).
Đây là quá trình xử lý ngôn ngữ thông thường của con người bằng một chương trình máy tính (computer program). Một trong những ví dụ nổi tiếng nhất của NLP là phát hiện thư rác. Công nghệ này sẽ phân tích các tiêu đề hay văn bản của email và sau đó quyết định xem đó có phải là thư rác hay không.
Ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) vào người máy (Robot).
AI được sử dụng để hỗ trợ thiết kế và sản xuất robot. Robot thường được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ mà con người khó thực hiện hoặc không thể thực hiện một cách nhất quán.
Ví dụ, robot được sử dụng trong dây chuyền sản xuất ô tô hoặc NASA sử dụng Robot để di chuyển các vật thể lớn trong không gian. Các nhà nghiên cứu cũng sử dụng công nghệ máy học để chế tạo ra những con robot có thể tương tác trong môi trường xã hội.
Ứng dụng AI vào xe ô tô tự lái.
Các hãng xe tự lái ví dụ như Tesla (chưa tự động lái hoàn toàn) sử dụng kết hợp các công nghệ như thị giác máy tính, nhận dạng hình ảnh và học sâu để xây dựng các kỹ năng tự động điều khiển phương tiện khi di chuyển trong các làn đường nhất định và tránh được những chướng ngại vật bất ngờ, chẳng hạn như người đi bộ.
Ứng dụng AI để tạo văn bản, hình ảnh, âm thanh hay video.
Là một trong những ứng dụng phổ biến nhất ở giai đoạn hiện tại, các AI tổng quát (Generative AI) được sử dụng trong các chatbot AI như ChatGPT hay Google Bard có thể tạo ra văn bản (text), hình ảnh, âm thanh và thậm chí là cả video (hiện chưa có trong ChatGPT).
Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển của công nghệ AI (Trí tuệ nhân tạo).
Khái niệm về những đồ vật vô tri vô giác nhưng cũng có trí thông minh đã có từ thời cổ đại.
Trong suốt nhiều thế kỷ, các nhà tư tưởng từ Aristotle đến nhà thần học người Tây Ban Nha ở thế kỷ 13 là Ramon Llull đến René Descartes và Thomas Bayes đã sử dụng các công cụ và logic của thời đại họ để mô tả các quá trình suy nghĩ của con người dưới dạng biểu tượng (symbols), chính điều này đã đặt nền móng đầu tiên cho khái niệm AI.
Cuối thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20 là thời điểm mà nhiều công trình nghiên cứu đã giúp tạo ra cái gọi là máy tính hiện đại (Modern Computer). Năm 1836, nhà toán học Charles Babbage của Đại học Cambridge và Ada Lovelace, đã phát minh ra thiết kế đầu tiên cho một cỗ máy có thể lập trình được (programmable machine).
Những năm 1940. Nhà toán học Princeton John Von Neumann đã tạo nên những kiến trúc đầu tiên cho những chiếc máy tính lưu trữ chương trình (stored-program computer) – ý tưởng rằng các chương trình của máy tính và dữ liệu mà nó xử lý có thể được lưu giữ trong bộ nhớ của máy tính. Warren McCulloch và Walter Pitts sau đó là những người đã đặt nền móng cho khái niệm mạng lưới thần kinh (neural networks).
Những năm 1950. Với sự ra đời của những chiếc máy tính hiện đại, các nhà khoa học có thể kiểm tra ý tưởng của họ về trí thông minh của máy móc.
Các phương pháp khác nhau đã được sử dụng để xác định xem liệu một máy tính có trí thông minh hay không. Bài kiểm tra được sử dụng tập trung vào khả năng của máy tính trong việc đánh lừa những người thẩm vấn tin rằng câu trả lời của nó đối với các câu hỏi của họ là do con người thực hiện.
Năm 1956. Đây là thời điểm khi mà AI được đánh dấu như một công nghệ thực sự. Một số nhà kinh tế học, nhà khoa học chính trị và nhà tâm lý học nhận thức đã chứng minh một chương trình máy tính có khả năng chứng minh một số định lý toán học nhất định, và đây được xem là chương trình AI đầu tiên (AI program).
Những năm 1950 và 1960. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực AI còn non trẻ đã dự đoán rằng cái được gọi là AI hay trí thông minh nhân tạo sẽ phát triển đến giai đoạn tương đương với bộ não của con người, phát ngôn này sau đó đã thu hút nhiều sự chú ý của không chỉ những người trong ngành công nghệ mà còn cả từ phía chính phủ.
Vào giữa những năm 1960, Giáo sư Joseph Weizenbaum của trường MIT (Học viện công nghệ nổi tiếng và có sức ảnh hưởng nhất thế giới tính đến hiện nay) đã phát triển ELIZA, một chương trình NLP đặt nền móng cho các chatbot ngày nay.
Những năm 1970 và 1980. Giai đoạn này được gọi là “Mùa đông AI” khi có nhiều vấn đề phát sinh chứng minh tính hạn chế của các bộ vi xử lý máy tính và cả tính phức tạp của vấn đề, thứ mà AI không thể hiểu và giải quyết được.
Vào những năm 1980, những nghiên cứu về các kỹ thuật học sâu (deep learning) cùng với đó là những hệ thống mới được thích nghi đã khơi dậy một làn sóng mới về sự phát triển của AI. Tuy nhiên, làn sóng này đã bị dập tắt không lâu sau đó. “Mùa đông AI” thứ hai kéo dài đến mãi giữa những năm 1990.
Những năm 1990. Sự gia tăng của năng lực tính toán và sự bùng nổ của yếu tố dữ liệu (Data) đã châm ngòi cho sự phục hưng của AI vào cuối những năm 1990 giúp tạo tiền đề cho những tiến bộ vượt bậc trong AI mà chúng ta thấy như ngày nay.
Sự kết hợp giữa dữ liệu lớn (big data) và sức mạnh tính toán gia tăng đã thúc đẩy những bước đột phá mới trong NLP (ngôn ngữ lập trình tự nhiên), thị giác máy tính, người máy (robot), học máy (machine learning) và học sâu (deep learning).
Năm 1997, Với những tiến bộ vượt bậc, khi Deep Blue của IBM đã đánh bại đại kiện tướng cờ vua người Nga Garry Kasparov, sự kiện này đã đánh dấu việc một chương trình máy tính đầu tiên có thể đánh bại một nhà vô địch cờ vua thế giới.
Những năm 2000. Sự phát triển của AI là tiền đề để công cụ tìm kiếm Google được ra mắt, cùng với đó là công cụ đề xuất của Amazon cũng được giới thiệu vào năm 2001.
Những năm 2010. Thập kỷ từ 2010 đến 2020 là khoảng thời gian chứng kiến sự phát triển ổn định nhất của AI.
Hàng loạt sự kiện đã diễn ra trong thời kỳ này như sự ra mắt của trợ lý giọng nói Siri của Apple và Alexa của Amazon; ô tô tự lái; mô hình học sâu mã nguồn mở của Google; thành lập phòng thí nghiệm nghiên cứu OpenAI, mô hình ngôn ngữ GPT-3 hay công cụ xây dựng hình ảnh Dall-E.
Những năm 2020. Thập kỷ hiện tại đã chứng kiến sự ra đời và phát triển bùng nổ của AI thế hệ mới, một loại công nghệ trí tuệ nhân tạo có thể tạo ra nội dung mới được gọi là Generative AI.
Generative AI là một mô hình AI hiện được sử dụng trong các chatbot như ChatGPT của OpenAI hay Bard của Google. Người dùng có thể tương tác với các ứng dụng này bằng cách nhập vào các lời nhắc (câu hỏi), hệ thống sau đó sẽ đưa ra các câu trả lời tương ứng.
Kết luận.
Trên đây là toàn bộ các giải đáp quan trọng cần biết về công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo). Từ AI là gì, cách AI hoạt động đến các ứng dụng phổ biến của AI trong cuộc sống và công việc. Hy vọng với những kiến thức có được, bạn có thể có nhiều cách hơn để khai thác các tiềm năng mà AI có thể mang lại, dù là cho cá nhân hay doanh nghiệp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo chia sẻ mới đây từ Business Insider, CEO OpenAI, chủ sở hữu chatbot AI ChatGPT đã thừa nhận việc sử dụng bot để thu thập dữ liệu web phục vụ cho việc đào tạo mô hình AI của mình.
Trong thế giới kỹ thuật số, việc các nền tảng hay phần mềm sử dụng bot (cơ chế hoạt động giống như các con nhện len lỏi khắp nơi để thu thập dữ liệu) không còn là chuyện mới mặc dù có không ít chủ sở hữu nền tảng cố tình che dấu nó.
Con bot đầu tiên (và cũng là mạnh nhất) phải kể đến có lẽ là Googlebot, nó tự động thu thập thông tin từ các trang web và sau đó, thông qua cái gọi là “thuật toán xếp hạng” Google có thể xếp hạng và hiển thị thông tin đó trên kết quả tìm kiếm (SERPs).
Điều này cũng liên quan trực tiếp đến cơ chế hoạt động hiện tại của nền kinh tế web hay nền kinh tế internet: Google thu thập nội dung của bạn và sau đó “trả” lại cho bạn lưu lượng truy cập (web traffic), thứ đóng vai trò là động lực để bạn tiếp tục sản xuất và đăng tải lên nhiều nội dung hơn.
Trong thế giới AI mới, quá trình này thậm chí còn diễn ra theo cách “khốc liệt” hơn.
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang phá vỡ “cuộc giao dịch mua bán” lớn nhất trên nền kinh tế web.
Những gì được mô tả ở trên về cơ bản là sẽ diễn ra một cách “êm đẹp” (và có thể còn kéo dài mãi mãi) nếu không có sự trỗi dậy mới đây của công nghệ AI mà cụ thể là AI tổng quát (Generative AI).
Các mô hình ngôn ngữ lớn có trong các chatbot AI như ChatGPT hay thậm chí là Google Bard của chính Google (ra đời để cạnh tranh và giảm bớt rủi ro từ các ứng dụng như ChatGPT) đang làm thay đổi cách thức vận hành của nền kinh tế web.
Trong một chia sẻ mới đây, CEO của OpenAI đã thừa nhận rằng chatbot này cũng có một con bot tương tự như của Google, liên tục truy cập các nền tảng web để thu thập dữ liệu, các dữ liệu có được chính là nguồn đầu vào để đào tạo các mô hình AI.
Một câu hỏi lớn được đặt ra cho các chủ sở hữu của các nền tảng web hay các nhà sáng tạo nội dung số đó là liệu họ có chấp nhận để một ứng dụng khác thu thập dữ liệu do chính họ tạo ra để rồi sau đó chính bên thu thập dữ liệu lại tạo ra một sản phẩm (ví dụ như ChatGPT) cạnh tranh trực tiếp với chính họ hoặc thậm chí là đào thải họ.
AI và “nỗi đau” bản quyền.
Một trong những vấn đề lớn khác của các nhà sáng tạo nội dung với các chatbot AI đó là ai mới thực sự là người sở hữu bản quyền của nội dung, nội dung gốc từ các nền tảng web do chính con người xây dựng hay của các chatbot AI vốn sản xuất nội dung dựa trên chính nội dung của các nhà sáng tạo.
Trong khi vấn đề tranh chấp bản quyền nội dung mới chỉ đang ở giai đoạn chớm nở (và chưa có hồi kết), rõ ràng là việc các nhà sáng tạo để các chatbot “tự do” thu thập dữ liệu của họ để đào tạo các mô hình AI chính là họ “đang tự làm hại chính mình”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Mạng xã hội Instagram hiện đang thử nghiệm tính năng mơi cho phép người dùng nhận diện những hình ảnh do AI (trí tuệ nhân tạo) tạo ra hoặc hình ảnh có sự can thiệp của AI.
Sự trỗi dậy của AI (trí tuệ nhân tạo) bên cạnh vô số những giá trị mà nó có thể mang lại thì cũng tạo ra không ít các hệ luỵ. Một trong những điều này là nạn tin giả, hình ảnh giả mạo hay cả những hình ảnh mạo danh do AI tạo ra với mục đích xấu.
Với các nền tảng mạng xã hội, khi đây hiện là “điểm đến hàng đầu” của những kẻ lừa đảo, nhờ vào sự hỗ trợ của các công nghệ AI, điều này càng trở nên thách thức hơn bao giờ hết.
Để giải quyết vấn đề này, Meta, công ty mẹ của mạng xã hội Instagram, đã thông báo rằng nền tảng sẽ gắn cờ các hình ảnh do AI tạo ra trên nền tảng.
Điều này có nghĩa là bất cứ khi nào người dùng nhìn thấy một hình ảnh do AI tạo ra, họ sẽ được thông báo rằng hình ảnh đó không phải do con người tạo ra. Mục đích chính của thông báo này là để ngăn chặn sự lừa đảo, cảnh báo các chiến dịch quảng cáo không sử dụng hình ảnh thật và vô số những chiêu trò gian lận khác trên mạng xã hội.
Quyết định gắn cờ những nội dung do AI tạo ra của Meta được xem là một bước tích cực hướng tới việc bảo vệ người dùng trên mạng xã hội.
Kể từ khi các ứng dụng như ChatGPT và Google Bard ra đời và trở nên phổ biến, trong khi các công nghệ mới này mang lại không ít lợi ích, nó cũng là nguyên nhân làm mờ đi ranh giới giữa sự sáng tạo của con người và máy móc (công nghệ), nó cũng đặt ra nhiều câu hỏi khác về bản quyền và quyền riêng tư.
Với những người dùng mạng xã hội vốn ít có hiểu biết về công nghệ, điều này càng trở nên nguy hại hơn khi họ có thể dễ bị lừa gạt hơn.
Tính năng hiện đang được thử nghiệm và sẽ chỉ hiển thị giới hạn ở một số người dùng được chọn nhất định.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Mạng xã hội X (Twitter cũ) vừa thông báo ra mắt giải pháp quảng cáo an toàn mới cho thương hiệu, chiến lược được cho là nhằm mục tiêu lôi kéo các nhà quảng cáo quay lại nền tảng.
Theo đó, mạng xã hội Twitter, hiện được gọi là X, vừa công bố về mối quan hệ đối tác mới hướng tới mục tiêu giúp mở rộng các biện pháp an toàn thương hiệu cho các nhà quảng cáo trên nền tảng.
Thông qua mối quan hệ đối tác mở rộng với một công ty công nghệ quảng cáo có tên là Integral Ad Science, X hay Twitter sẽ cung cấp nhiều công cụ quảng cáo mới cho phép các nhà quảng cáo tách những nội dung của thương hiệu ra khỏi các từ khóa không mong muốn với kết quả được cho là “hiệu quả đến 99%”.
Mối quan hệ đối tác và công cụ quảng cáo mới được ra mắt trong bối cảnh X đang đối mặt với hàng loạt các thách thức khác nhau, từ việc nhiều nhà quảng cáo rời bỏ nền tảng, lượng người dùng sụt giảm do sự cạnh tranh của các nền tảng đối thủ (ví dụ như Instagram Threads) hay nhiều nhân viên quản lý nội dung cũng bị sa thải. Doanh thu quảng cáo của X cũng báo cáo giảm đến hơn 50% từ thời điểm xảy ra các thay đổi.
Với các công cụ mới, nhà quảng cáo cũng sẽ có thể cài đặt các chế độ loại bỏ khác nhau, giúp loại bỏ hoàn toàn hoặc một phần từ các nội dung không phù hợp.
Cuối cùng, một danh sách chặn tự động (automated blocklist) cũng sẽ là một công cụ an toàn thương hiệu khác dành cho các nhà quảng cáo, cho phép người làm marketing cấm thương hiệu của mình xuất hiện kế bên các nội dung có chứa những từ khóa nhất định.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mới đây đã có tờ trình gửi Bộ Tư pháp thẩm định về đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, trong đó đề xuất bổ sung quy định hoạt động của người có ảnh hưởng như nghệ sĩ, KOL khi quảng cáo sản phẩm.
Đề xuất nghệ sĩ phải thẩm định sản phẩm trước khi quảng cáo là phù hợp và cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Bởi nếu điều này được thực hiện, sẽ hạn chế được tình trạng nhiều nghệ sĩ đang bất chấp để quảng cáo sai sự thật.
Theo đó, dự thảo đề cương nêu rõ: “Hoạt động của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo có tầm ảnh hưởng phải đảm bảo yêu cầu: phải có văn bản thỏa thuận với tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo và phải được tổ chức, cá nhân đó đồng ý, xác nhận vào nội dung quảng cáo trước khi thực hiện, khi đăng tải ý kiến, cảm nhận về việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ trên trang mạng xã hội khi có bằng chứng cụ thể về việc trực tiếp sử dụng sản phẩm”.
Rất nhiều người ủng hộ và cho rằng đề xuất là cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh quảng cáo tràn lan, bát nháo như hiện nay. Theo TS Xã hội học Đặng Vũ Cảnh Linh thì đề xuất này của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch rất là hay, thiết thực và hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh hiện nay.
Tuy nhiên, trong đề xuất cũng cần làm rõ hơn, thế nào là người có tầm ảnh hưởng, ở mức độ nào? Thứ hai là cần thêm có những cơ sở pháp lý đối với chứng nhận tiêu chuẩn của các sản phẩm này. Những người tham gia quảng cáo buộc phải hiểu, phải đọc mới nhận lời quảng cáo cho các sản phẩm đó.
Kiếm tiền từ hoạt động quảng cáo dựa trên hình ảnh và thương hiệu cá nhân là hợp pháp. Thế nhưng nếu bất chấp hoặc dễ dãi hay vì lợi ích trước mắt mà không kiểm chứng nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm thì chính các nghệ sĩ đó đã vô tình tiếp tay cho những hành vi vi phạm pháp luật, lừa dối người tiêu dùng.
Chính vì thế, nếu đề xuất này của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được thông qua thì có thể ngăn chặn, hạn chế được tình trạng nhiều nghệ sĩ đang bất chấp để quảng cáo sai sự thật. “Nếu đề xuất này được thông qua thì nó tốt được về tất cả các phía, thể hiện được trách nhiệm của tất cả các bên khi tham gia: nhà nước có trách nhiệm hơn, doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm hơn đối với sản phẩm của mình, các nghệ sĩ khi tham gia quảng cáo thì phải tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm”, TS Đặng Vũ Cảnh Linh khẳng định.
Việc thẩm định sản phẩm trước khi quảng cáo là một vấn đề phức tạp, cần có sự cân nhắc, thảo luận kỹ lưỡng giữa các cơ quan quản lý, các nghệ sĩ và các chuyên gia liên quan để tạo ra một hệ thống thẩm định hợp lý và đáng tin cậy.
Chính vì thế một vấn đề đặt ra là khi các nghệ sĩ, những người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội quảng cáo dùng và thẩm định sản phẩm thì ai sẽ là người kiểm tra, giám sát, đánh giá độ xác thực của những đánh giá đó đang là vấn đề cần quan tâm. TS Đặng Vũ Cảnh Linh cho rằng nên có một khung khi đưa ra một chế tài.
Tức là khi các nghệ sĩ tham gia quảng cáo, nếu họ thể hiện cảm xúc của họ thì chỉ về cái việc sử dụng sản phẩm đấy thôi. Còn về chất lượng của sản phẩm thì phải có những minh chứng. Nếu như chúng ta làm được câu chuyện này thì không cần quan tâm đến việc thẩm định những lời các nghệ sĩ nói bởi vì những lời đó nó chỉ mang tính chất cảm xúc thôi.
Đề xuất nghệ sĩ phải thẩm định sản phẩm trước khi quảng cáo: Khó nhưng cần thiết. Đặc biệt nếu đề xuất của được thông qua thì cũng gặp không ít khó khăn khi kiểm tra, giám sát thực thi việc này. Bởi vậy cần tạo ra các cơ chế đảm bảo tính độc lập và khách quan trong việc thẩm định sản phẩm để các cơ quan thẩm định không bị ảnh hưởng bởi áp lực từ các bên liên quan hoặc lợi ích cá nhân.
Theo TS Đặng Vũ Cảnh Linh, quan trọng nhất là phải có sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với các nhà chuyên môn, đặc biệt là các cơ quan khoa học.
Chẳng hạn như thuốc đông y thì phối hợp với hội đông y, các nhà đông y thẩm định về chất lượng các sản phẩm đó. Bên cạnh đó cũng cần những chế tài, quy trình hướng dẫn việc này thì mới làm được và làm dần dần chứ không thể làm ngay tất cả các sản phẩm.
Việc thực hiện chế tài thẩm định sản phẩm trước khi quảng cáo là một quá trình phức tạp và cần sự cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo tính công bằng, hiệu quả trong hoạt động quảng cáo nhưng cũng bảo vệ quyền lợi của nghệ sĩ và sự sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật. Chính vì thế, không thể nóng vội mà cần phải có một lộ trình.
TS Đặng Vũ Cảnh Linh cho rằng, trên thực tế, quyền lợi của người tiêu dùng đang gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo quyền lợi. Cho nên cần có những chế tài mạnh để xử lý các trường hợp quảng cáo sai sự thật.
Đặc biệt là từ phía doanh nghiệp, bởi vì đôi khi những người quảng cũng là căn cứ vào hợp đồng và những lời nói như vậy thôi, nên các doanh nghiệp phải có sự cam kết rõ ràng về sản phẩm của mình.
Sau rất nhiều những quảng cáo sai sự thật của một số nghệ sĩ, đã đến lúc cần chấn chỉnh để trả lại môi trường trong lành cho xã hội và cho chính nghệ thuật.
Việc thẩm định sản phẩm trước khi quảng cáo có thể coi là một biện pháp hữu ích trong việc đảm bảo tính trung thực và đạo đức trong lĩnh vực quảng cáo, giúp người tiêu dùng không bị lừa đảo hoặc nhận thông tin sai lệch về sản phẩm, cũng qua đây giúp tạo dựng niềm tin của người tiêu dùng đối với các nghệ sĩ và thương hiệu nhãn hàng.
Quan trọng là cần một lộ trình hợp lý để việc triển khai thực hiện được hiệu quả, đảm bảo tính minh bạch, khách quan.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
TikTok vừa thông báo chính thức ra mắt dịch vụ đóng gói và chuyển hàng hay còn được gọi là trung tâm thực hiện đơn hàng (TikTok Fulfillment) thương mại điện tử mới tại thị trường Anh.
Sau nhiều thành công với mô hình mua sắm trong luồng (in-stream shopping) từ cả phiên bản Douyin tại thị trường Trung Quốc lẫn TikTok ở các thị trường ngoài Trung Quốc, TikTok đang tiếp tục mở rộng phạm vi thương mại điện tử tại châu Âu.
Cụ thể, mạng xã hội video ngắn này vừa thông báo ra mắt Fulfilled by TikTok Shop (TikTok Fulfillment) mới tại Vương quốc Anh, trong đó chính TikTok sẽ đóng vai trò trung gian để đảm bảo rằng các sản phẩm sẽ được vận chuyển nhanh hơn đến người mua hàng ở Vương quốc Anh.
Theo giải thích của TikTok:
“Fulfilled by TikTok Shop là một dịch vụ hậu cần (logistics) hiện đã có sẵn ở Vương quốc Anh, thông qua hệ thống mới này, TikTok Shop sẽ lưu trữ, lấy hàng, đóng gói và sau đó vận chuyển sản phẩm của người bán (TikTok Seller) đến cộng đồng người dùng TikTok.
Thay vì phải tập trung vào những công việc không cần thiết, người bán hàng trên TikTok chỉ cần tập trung vào các khía cạnh quan trọng trong hoạt động kinh doanh của họ như Marketing, nội dung (Content) và phát triển sản phẩm.”
TikTok giờ đây đóng vai trò như một cửa hàng trung gian, những người bán hàng sẽ cung cấp sản phẩm của họ cho Fulfilled by TikTok Shop (Trung tâm thực hiện đơn hàng của TikTok), TikTok sau đó sẽ thực hiện giao hàng và thu tiền.
“Những người bán sau khi đăng ký Fulfilled by TikTok Shop (TikTok Fulfillment) sẽ bàn giao một lượng hàng trong kho của họ, sau đó số hàng này sẽ được lưu trữ tại một nhà kho khác. Người bán không phải lưu trữ tất cả SKU (các đơn vị sản phẩm) của họ tại kho hoặc sử dụng Fulfilled by TikTok Shop cho tất cả các sản phẩm của họ; họ có thể chọn các mặt hàng cụ thể mà họ muốn lưu trữ và vận chuyển qua Fulfilled by TikTok Shop.”
Sau đó, TikTok sẽ thực hiện các công việc còn lại như lưu kho, vận chuyển, và các dịch vụ khác (như gắn nhãn mác, đóng gói…) với một khoản phí bổ sung đi kèm.
Như đã đề cập, không chỉ là mạng xã hội, TikTok đang tỏ ra rất tích cực với thương mại điện tử. Douyin, phiên bản của TikTok tại Trung Quốc đã báo cáo doanh số bán sản phẩm tăng 320% vào năm 2022, khi nền tảng này tiếp tục chiếm thị phần của những gã khổng lồ thương mại điện tử châu Á như Alibaba, JD và Pinduoduo.
Ở một khía cạnh khác, khi các sàn thương mại điện tử (eCommerce) như Temu và Shein đang không ngừng mở rộng thị trường sang các khu vực khác ngoài Trung Quốc, TikTok dường như cũng đang đi theo chiến lược tương tự.
Hiện TikTok chưa thông báo cụ thể về thị trường nào tiếp theo sẽ được ra mắt dịch vụ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Việc định danh tài khoản mạng xã hội như Facebook, TikTok qua số điện thoại được cho là biện pháp phù hợp với người dùng và đơn vị quản lý Việt Nam.
Tại họp báo của Bộ Thông tin và Truyền thông chiều 8/8, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Cục trưởng Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, cho biết tội phạm lừa đảo trên không gian mạng đang có xu hướng gia tăng và xảy ra ở khắp các tỉnh thành.
Do đó, việc bổ sung quy định xác thực người dùng trên mạng xã hội bằng số điện thoại sẽ thuận lợi cho cá nhân tham gia, đồng thời hỗ trợ cơ quan chức năng giám sát, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm.
Theo bà Huyền, mạng xã hội phổ biến ba hình thức xác thực người dùng gồm email, số điện thoại và chứng minh nhân dân. Tại Việt Nam, mạng xã hội trong nước đã thực hiện xác thực bằng email (30%), số điện thoại (30%), chọn một trong hai hình thức email hoặc số điện thoại (40%).
Đối với mạng xã hội xuyên biên giới, Twitter định danh người dùng bằng email, Facebook chọn một trong hai hình thức email và số điện thoại. Trong khi đó, TikTok cho phép đăng ký bằng hình thức nào sẽ xác thực qua hình thức đó.
“Mạng xã hội hiện có sức ảnh hưởng lớn, lan tỏa nhanh và rộng nên cần xác thực người dùng để nâng cao ý thức, trách nhiệm khi cung cấp thông tin trên mạng”, bà Huyền nói. “Nếu nội dung đăng tải gắn với một cá nhân cụ thể, họ sẽ lưu ý về trách nhiệm, ý thức khi cung cấp thông tin hơn”.
Ngoài ra, Luật An ninh mạng của Việt Nam cũng có quy định yêu cầu xác thực thông tin người dùng, số tài khoản đăng ký, bảo mật thông tin người dùng, cung cấp thông tin cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng của Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản.
Bên cạnh đó, người dùng có xu hướng chuyển từ sử dụng máy tính sang điện thoại di động. Trước đây, việc xác thực chủ yếu thông qua email, còn hiện nay đã chuyển sang số điện thoại. Do đó, cách làm này phù hợp tình hình thực tế và thuận tiện cho người dùng.
Theo đại diện Cục, đề xuất định danh người dùng bằng số điện thoại là dựa trên thực tiễn và nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế.
Hiện Trung Quốc yêu cầu mạng xã hội xác thực bằng ID người dùng, Nga quản lý qua số điện thoại, trong khi Ấn Độ cũng quy định các nền tảng phải xây dựng cơ chế để xác minh danh tính người tham gia.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Biết điểm mạnh của bản thân, sẵn sàng nhận sự giúp đỡ và nói không khi cần thiết. Dưới đây là những quyết định có chủ đích đã giúp định hình nên sự nghiệp của CEO HubSpot Yamini Rangan.
HubSpot là hệ sinh thái hỗ trợ cho các hoạt động Marketing và Kinh doanh. Các công cụ phổ biến của HubSpot bao gồm: CRM, Social Listening, CMS hay Sales Hub và nhiều các nền tảng kỹ thuật số khác. Vào năm 2022, doanh thu của HubSpot là gần 2 tỷ USD.
Nói về CEO HubSpot Yamini Rangan, bà tốt nghiệp trường kinh doanh, và sau đó bà muốn có một công việc về mảng tư vấn, tuy nhiên, mọi thứ lại không diễn ra như bà mong đợi, sau đó bà đã phụ trách vai trò bán hàng (Sales) tại một công ty công nghệ.
Cũng vì điều này, cha mẹ của bà đã rất thất vọng khi bác sỹ mới là nghề nghiệp kỳ vọng mà cha mẹ đã dành cho bà.
Tuy nhiên, cuối cùng, điều tưởng chừng như “không kỳ vọng” đó lại là một quyết định sáng suốt, bà hiện là CEO của HubSpot, một trong những công ty phần mềm hỗ trợ kinh doanh và marketing lớn nhất thế giới. HubSpot được sáng lập bởi những cựu sinh viên trường MIT (hiện là trường công nghệ danh tiếng nhất thế giới).
Tại một sự kiện mới đây về Nền kinh tế Kỹ thuật số (Digital Economy), bà đã chia sẻ về những quyết định có chủ đích thứ đã làm thay đổi hoàn toàn hướng đi trong sự nghiệp của bà.
Vị CEO này cũng tin rằng, việc trở thành một nhà lãnh đạo cũng là kết quả của các quyết định có chủ đích hơn là thứ gì đó ngẫu nhiên.
Dưới đây là các lựa chọn nghề nghiệp đã giúp bà gia nhập đội ngũ C-suite (các vị trí lãnh đạo cấp cao).
Chọn đi xa hơn là đi nhanh.
Khi bà được thăng chức lên vị trí quản lý bán hàng từ vị trí nhân viên bán hàng cá nhân, bà đã mắc phải sai lầm khi thúc đẩy đội nhóm của mình là “phải nhanh hơn nữa”.
Bà mong đợi các nhân viên của mình làm việc vừa nhanh vừa chính xác — theo cách riêng của bà — tuy nhiên, cuối cùng bà đã nhận ra rằng, bà nên để họ đưa ra ý kiến và hướng xử lý (trước khi bà đưa ra nhận xét) hơn là bắt họ phải nên làm gì.
Bà nói “Vai trò lớn nhất của tôi không phải là trở thành người chạy nhanh nhất trong nhóm, thay vào đó, tôi nên trở thành một huấn luyện viên chạy việt dã – người sẽ giúp và động viên mọi cá nhân khác đạt được mục tiêu của mình.”
“Tôi có thể nói rằng đây có lẽ là một trong những bài học lớn nhất mà tôi có được trong hành trình của mình. Bất cứ khi nào tôi chuyển sang một doanh nghiệp khác hoặc đảm nhận một vai trò lớn hơn trong tổ chức, tôi đều nhắc nhở bản thân rằng mình cần phải chậm lại để tiến xa hơn cùng với đội nhóm của mình.”
Chọn nổi bật hơn là phù hợp.
Trong phạm vi bán hàng, mạng lưới (networking) hay các mối quan hệ là điều cần thiết.
Tuy nhiên, thay vì “tán gẫu” với khách hàng của mình, bà chọn cách nghiên cứu kỹ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp của họ, sau đó bà sẽ hỏi họ những câu hỏi sâu sắc liên quan đến tình hình kinh doanh cụ thể.
“Tôi thực sự tò mò về lý do khách hàng mua phần mềm của mình và các phần mềm đó mang lại giá trị thực sự cho doanh nghiệp của họ ra sao.”
Chọn một “con đường vô hình” ngay khi nó xuất hiện.
Bà cho biết, có hai con đường dẫn tới sự thăng tiến mà một nhân viên có thể thực hiện trong tổ chức. Đầu tiên là một con đường có thể nhìn thấy được; bạn đảm nhận một công việc hay vai trò cụ thể và sau đó thăng tiến theo thứ tự cấp bậc thông thường.
Con đường thứ hai được bà gọi là “con đường vô hình”; nơi bạn sẽ làm những thứ mới (có thể gọi là tự mở đường) và mọi sự thăng tiến phía trước thì chưa thực sự rõ ràng.
Trong trường hợp của bà, bà đã chọn con đường này.
Bà bắt đầu làm việc tại Dropbox với tư cách là một người quản lý chức năng (functional leader), tuy nhiên, bà nhận thấy rằng bà thích các công việc có tính kết nối giữa các điểm chức năng hơn là đảm nhận một chức năng cụ thể.
Điều này cuối cùng đã dẫn đến việc bà được bổ nhiệm làm giám đốc điều hành (CEO). Vai trò của bà theo đó là tập trung vào doanh nghiệp, kết nối các điểm chức năng trong doanh nghiệp hơn là tập trung vào một chức năng cụ thể, thứ mà bà đã rất quen thuộc (có sẵn chuyên môn).
Chọn “làm ngược từ tương lai”.
Trước khi được bổ nhiệm làm CEO chính thức của HubSpot, bà đã trải qua một khoảng thời gian gọi là CEO tạm thời trong lúc CEO đương thời đang gặp sự cố.
Bà cho biết, cũng chính thời điểm này, lúc mà bà nghi ngờ nhất về năng lực của bản thân, bà không biết liệu bà có vượt qua được thử thách đó hay không. Cuối cùng, bà đã vượt qua bằng cách nghĩ về tương lai (của HubSpot) mà bà muốn tạo ra.
“Thay vì làm việc từ những tôi có được từ quá khứ, tôi đã chọn cách làm ngược từ chính cái tương lai mà tôi muốn nó trở thành. Cũng vì điều này, có đến hơn một nửa chức năng công việc đối với tôi là những thứ mới, những thứ tôi chưa từng làm trong quá khứ.”
Chọn nói không.
Bà nói: “Nếu bạn đang cố gắng làm những việc mà người khác giỏi hoặc những người khác có khả năng trở nên giỏi hơn bạn, thì bạn đang ưu tiên sai thời gian của mình.”
“Tôi có một đội nhóm tuyệt vời. Công việc của tôi là huấn luyện họ để trở nên tốt hơn nữa trong công việc, chứ không phải cố gắng làm thay công việc của họ.”
Chọn cách thừa nhận thiếu sót.
Thay vì là người luôn luôn đúng và luôn luôn chiến thắng, nhà lãnh đạo khôn ngoan là người biết thừa nhận các sai lầm, chính vì điều này, các cấp dưới của họ phải không ngừng sáng tạo, hỗ trợ họ và đưa ra giải pháp.
Liên quan đến điều này, cố nhà sáng lập Apple, Steve Jobs cũng từng nói đại ý là nhà lãnh đạo hay doanh nghiệp tuyển nhân tài là để nghe họ nói doanh nghiệp nên làm gì thay vì là nói cho họ biết họ cần phải làm gì.
Bạn không thể có một tư duy phát triển nếu bạn luôn luôn đúng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Các yếu tố như sự tiện lợi, tương tác và trải nghiệm liền mạch đang nổi lên như một sự khác biệt giữa các không gian thương mại điện tử (eCommerce).
Có thể nói, thời điểm hiện tại là thời điểm tốt nhất để bạn trở thành một nhà bán lẻ trên các sàn thương mại điện tử tại Đông Nam Á.
Khu vực đã và đang dẫn đầu thế giới về doanh số bán lẻ và tăng trưởng thương mại điện tử trong ba năm liên tiếp, được thúc đẩy bởi tỷ lệ sử dụng internet ngày một tăng, thói quen tiêu dùng thay đổi và thu nhập bình quân đầu người tăng lên.
Chính vì vậy, khách hàng càng lúc càng có những lựa chọn sáng suốt và phù hợp hơn với sở thích của mình. Các yếu tố như sự tiện lợi, tương tác và trải nghiệm liền mạch đang nổi lên như những điểm khác biệt chính trong không gian thương mại điện tử.
Và khi sự cạnh tranh trong khu vực nóng lên, nhiều thương hiệu đang tận dụng dữ liệu và công nghệ để làm hài lòng khách hàng và giành được lòng trung thành của họ thông qua trải nghiệm được cá nhân hóa.
SỨC MẠNH CỦA CÁ NHÂN HÓA
Cá nhân hóa là động lực chính thúc đẩy một số thương hiệu thành công trên thế giới, bao gồm Netflix, Google và Spotify. Trong thương mại điện tử, quyết định của Amazon đưa ra các đề xuất sản phẩm được cá nhân hóa vào cuối những năm 1990 là một động thái thay đổi cuộc chơi giúp xác định lại trải nghiệm mua sắm trực tuyến.
Gần gũi hơn, cá nhân hóa là dấu ấn của những người chơi thành công như Lazada và Shopee, những người điều chỉnh mọi thứ từ trang chủ đến giảm giá dựa trên vị trí và hành vi của khách hàng. Ngày nay, các nhà bán lẻ (Retailer) thuộc mọi quy mô có thể sử dụng cá nhân hóa trang web để mở khóa tiềm năng phát triển của họ.
Cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng trên trang web có thể giúp nâng cao sự hài lòng, tăng mức độ tương tác và cuối cùng là thúc đẩy doanh số bán hàng. Dưới đây là một số kết quả đạt được khi sử dụng cá nhân hóa:
Nâng cao trải nghiệm của khách hàng: Cá nhân hóa trang web cho phép doanh nghiệp điều chỉnh nội dung, đề xuất và ưu đãi dựa trên sở thích và hành vi của từng cá nhân. Bằng cách cung cấp trải nghiệm có liên quan và được cá nhân hóa, doanh nghiệp có thể tạo ra trải nghiệm hấp dẫn và thú vị hơn, khiến khách hàng có nhiều khả năng ở lại trang web, khám phá thêm và mua hàng nhiều hơn.
Tăng tỷ lệ chuyển đổi: Bằng cách cung cấp cho khách hàng các đề xuất phù hợp với sở thích của họ, doanh nghiệp có thể tăng khả năng mua hàng và có khả năng tăng giá trị đơn hàng trung bình. Các kỹ thuật như định giá động hoặc khuyến mại kịp thời (sắp xếp hợp lý) có thể tạo ra sự cấp bách để hoàn tất giao dịch mua.
Nâng cao lòng trung thành của khách hàng và giá trị trọn đời: Khi khách hàng cảm thấy được thấu hiểu, họ sẽ trung thành với một trang web và tiếp tục mua hàng. Bằng cách tận dụng dữ liệu khách hàng và cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm, doanh nghiệp có thể xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn dẫn đến doanh số bán hàng lặp lại và khuyến nghị truyền miệng.
Dữ liệu của bên thứ nhất: Cá nhân hóa trang web cho phép doanh nghiệp thu thập dữ liệu của bên thứ nhất về sở thích của khách hàng. Trong thế giới ngày nay, với sự phát triển của các quy định về quyền riêng tư dữ liệu, những thông tin chi tiết như vậy là vô giá trong việc giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về đối tượng của họ, xác định xu hướng và đưa ra quyết định sáng suốt.
CƠ HỘI TẠI ĐÔNG NAM Á
Khi cá nhân hóa trang web được ứng dụng vào trong thị trường Đông Nam Á, nó có thể trở thành một lợi thế cạnh tranh đáng kể của các doanh nghiệp. Với trải nghiệm trang web được cá nhân hóa, các doanh nghiệp có thể trình bày nội dung và ưu đãi phù hợp với sắc thái và ngôn ngữ địa phương, mở rộng phạm vi thu hút khách hàng đồng thời thúc đẩy sự tương tác và tin tưởng.
Đông Nam Á cũng có dân số ưu tiên thiết bị di động đáng kể, với người dùng internet truy cập web chủ yếu thông qua điện thoại thông minh. Vì vậy, các doanh nghiệp thương mại điện tử cung cấp trải nghiệm đáp ứng, tải nhanh và phù hợp với màn hình nhỏ sẽ có nhiều khả năng thu hút khách hàng thúc đẩy chuyển đổi hơn.
Cá nhân hóa trang web cũng cho phép các doanh nghiệp phục vụ các tùy chọn đa dạng trong khu vực. Ví dụ, các thị trường Đông Nam Á như Indonesia đang thúc đẩy nhu cầu về các tùy chọn Mua ngay Trả tiền sau (BNPL) khi mua sắm trực tuyến.
Bằng cách cung cấp các tùy chọn thanh toán được cá nhân hóa, các doanh nghiệp có thể giảm bớt các rào cản gia nhập và gặp gỡ khách hàng ở bất cứ đâu.
ĐƯA CÁ NHÂN HÓA VÀO VẬN HÀNH WEB
Công nghệ ngày nay đã cho phép một số trường hợp sử dụng để cá nhân hóa trang web, từ các biểu ngữ được cá nhân hóa có thể giúp đưa khách truy cập trang web mới đến các thông báo đẩy thu hút lại những khách hàng tiềm năng chưa mua hàng.
Trải nghiệm được cá nhân hóa đơn giản như cung cấp phần thưởng và khuyến mãi độc quyền cho các thành viên của chương trình khách hàng thân thiết.
Ở Đông Nam Á, việc cá nhân hóa trang web dựa trên các thuộc tính trong phiên của khách hàng, chẳng hạn như vị trí, loại thiết bị hoặc hành vi duyệt web có thể giúp các doanh nghiệp điều chỉnh nội dung và chức năng của trang web theo sở thích và nhu cầu đa dạng của khu vực.
Nội dung có liên quan và được bản địa hóa có thể cải thiện trải nghiệm của khách hàng và tạo niềm tin trên khắp các khu vực địa lý, trong khi các ưu đãi và giảm giá sản phẩm được tùy chỉnh có thể cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.
Các ứng dụng gần như vô tận và cơ hội để cá nhân hóa trang web mở ra sự phát triển thương mại điện tử ở Đông Nam Á cũng vậy. Trong bối cảnh những người chơi trong nước và quốc tế đang tranh giành thị phần, việc áp dụng các kỹ thuật cá nhân hóa sẽ tạo ra sự khác biệt.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Các thành viên YouTube Premium giờ đây có thể thấy một tùy chọn mới trên menu thả xuống, nhằm mang đến độ phân giải 1.080p chất lượng cao.
Theo đó, tùy chọn phát lại video 1.080p của YouTube sẽ mang đến một lựa chọn “enhanced bitrate” cho các thành viên khi thưởng thức nội dung trên web và áp dụng cho toàn thế giới.
Nó nằm phía trên tùy chọn 1.080p thông thường trong menu và khi nhấp vào đó sẽ nhắc người dùng trả tiền cho Premium nếu họ hiện không phải là người đăng ký.
YouTube đã bắt đầu thử nghiệm 1.080p Premium vào đầu năm nay, mô tả đây là “phiên bản 1.080p cung cấp nhiều thông tin hơn trên mỗi pixel mang lại trải nghiệm xem chất lượng cao”. Tốc độ bit cao hơn có thể cung cấp cho người xem chất lượng tốt mà không cần phải xem ở độ phân giải cao hơn.
Mặc dù 4K cũng có sẵn cho một số video nhưng điều đó có nghĩa dữ liệu phát trực tiếp đối với các tệp sẽ lớn hơn, điều không phải kết nối nào của mọi người cũng có thể xử lý và có thể ngốn một phần đáng kể mức dữ liệu của một số người.
Trong thực tế, YouTube đã triển khai khả năng phát video nâng cao trên iOS cách nay vài tháng, tuy nhiên giờ đây nhiều người có thể truy cập tính năng này hơn.
YouTube gần đây tăng giá cho thuê bao Premium, điều này có nghĩa người dùng muốn có trải nghiệm video chất lượng cao hơn sẽ phải chấp nhận chi thêm tiền cho dịch vụ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
iPhone, Apple Watch tại Việt Nam hiện có thể sử dụng Apple Pay để thanh toán trực tiếp khi mua sắm hay sử dụng dịch vụ thay cho thẻ vật lý của các ngân hàng.
Việt Nam trở thành nước thứ ba tại khu vực Đông Nam Á hỗ trợ Apple Pay, sau Malaysia và Singapore. Dịch vụ thanh toán của Apple đã có mặt tại hơn 70 quốc gia, khu vực và hợp tác với hơn 10.000 đối tác ngân hàng trên toàn thế giới.
Công nghệ này giúp thực hiện thanh toán bảo mật tại các cửa hàng, phương tiện công cộng, trong ứng dụng và trên các trang web có liên kết.
Trong giai đoạn đầu, Apple Pay liên kết với một số ngân hàng như Vietcombank, MB Bank, Techcombank, ACB, VPBank, Sacombank. Các hệ thống đầu tiên chấp nhận dịch vụ của Apple là Starbucks, Phúc Long, Mc Donald’s, Highlands Coffee, CGV, Winmart.
“Thanh toán không tiếp xúc đang dần trở thành một phần quan trọng trong đời sống hàng ngày tại Việt Nam. Chúng tôi nghĩ rằng Apple Pay sẽ phù hợp với thói quen của người dùng Việt Nam một cách liền mạch”, Jennifer Bailey, Phó Chủ tịch Apple phụ trách Apple Pay và Apple Wallet chia sẻ.
Trước Apple Pay, một số dịch vụ thanh toán với công nghệ tương tự đã được triển khai ở Việt Nam như Samsung Pay từ tháng 9/2017, hay Google Wallet từ tháng 11/2022.
Tuy nhiên, lượng người dùng iPhone và Apple Watch đông đảo được đánh giá là điểm khác biệt giúp Apple Pay thu hút nhiều ngân hàng và bên cung cấp dịch vụ liên kết thanh toán. Nhiều người cũng tỏ ra hào hứng khi công nghệ giao dịch không chạm có mặt trên dòng smartphone phổ biến nhất thế giới.
Người dùng có thể thêm thông tin thẻ tín dụng của ngân hàng vào dịch vụ Apple Pay thông qua ứng dụng ví Apple Wallet hoặc ứng dụng riêng của ngân hàng. Đồng hồ Watch liên thông với iPhone cũng có thể được dùng để thanh toán độc lập.
Để kích hoạt Apple Pay, người dùng cần điện thoại từ iPhone 6 hoặc mới hơn, chạy hệ điều hành iOS 12.5.2 trở lên. Dịch vụ cũng hỗ trợ Watch Series 4 hoặc mới hơn nhưng cần cài đặt hệ điều hành tối thiểu là watchOS 9 và phải được ghép đôi với iPhone 8 trở lên.
Apple Pay là dịch vụ thanh toán di động đã được triển khai tại Mỹ từ 10/2014. Thay vì quẹt thẻ tín dụng, người dùng chỉ cần để iPhone và Apple Watch gần máy thanh toán tại siêu thị, cửa hàng, quán ăn… Các máy giao tiếp qua kết nối NFC và được xác thực trước mỗi giao dịch bằng vân tay – với iPhone hỗ trợ TouchID – hoặc nhận dạng khuôn mặt FaceID.
Theo Apple, thông tin thẻ tín dụng, thẻ ATM sẽ được lưu trên thiết bị của người dùng và không truyền về máy chủ của hãng để đảm bảo an toàn.
Dữ liệu được bảo mật trong chip Bionic và mỗi lệnh thanh toán được xác thực với ngân hàng bằng chuỗi mã riêng biệt không lặp lại. Khi giao dịch, nhân viên cửa hàng hay siêu thị cũng không thể nhìn được số thẻ hay mã số bảo mật của khách, giúp an toàn hơn so với sử dụng thẻ vật lý truyền thống.
Tại các thị trường đã triển khai Apple Pay, người dùng và các bên nhận thanh toán như cửa hàng hay siêu thị đều không phải trả thêm phí dịch vụ. Phí này sẽ do ngân hàng phát hành thẻ chi trả.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu tất cả các nội dung và lý thuyết căn bản quan trọng về thuật ngữ TVC (Television Commercial) trong bối cảnh ngành quảng cáo nói riêng và truyền thông Marketing nói chung như: TVC là gì, Khái niệm TVC trong ngành quảng cáo và marketing, vai trò của các TVC quảng cáo là gì, các yếu tố tạo nên một TVC thành công, công thức xây dựng hay quy trình sản xuất TVC, một số ví dụ về TVC quảng cáo sản phẩm và hơn thế nữa.
Được sử dụng rộng rãi trong ngành quảng cáo và truyền thông marketing, TVC (được viết tắt từ Television Commercial) là hình thức quảng cáo thông qua định dạng video nhằm mục tiêu truyền tải một thông điệp nào đó của thương hiệu tới người tiêu dùng. Mặc dù là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi, khái niệm TVC lại chưa được nhìn nhận một cách đúng đắn và đầy đủ nghĩa nhất.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài viết này bao gồm:
Vai trò của các TVC quảng cáo đối với thương hiệu và doanh nghiệp.
Các yếu tố chính giúp tạo nên một TVC thành công.
Một số ví dụ tiêu biểu về TVC quảng cáo sản phẩm.
Cấu trúc hoàn chỉnh của một TVC quảng cáo.
Công thức xây dựng hay quy trình sản xuất TVC.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp về thuật ngữ TVC trong ngành quảng cáo và truyền thông Marketing.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
TVC là gì?
TVC là từ viết tắt của Television Commercial hoặc Television Video Commercial trong tiếng Việt có nghĩa là Video quảng cáo thương mại. Trong nhiều trường hợp, TVC cũng được viết là TV Commercial.
Về lý thuyết, TVC là một hình thức quảng cáo vốn được biết đến là xuất hiện trên các kênh truyền hình (TV) đại chúng, tuy nhiên sau này trong thực tế, TVC lại được sử dụng theo nghĩa rộng hơn và không còn chỉ giới hạn ở kênh truyềTn thông là TV (Tivi) nữa.
Theo đó, các TVC được dùng để chỉ các video được sản xuất với mục tiêu là quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của doanh nghiệp. Dù là các video quảng cáo này được đăng tải trên TV, website hay các nền tảng mạng xã hội như YouTube và Facebook, nó vẫn được gọi chung là TVC.
TVC quảng cáo là gì?
TVC quảng cáo là từ đồng nghĩa với TVC khi hầu hết các video được chiếu đều mang tính thương mại, quảng cáo về một doanh nghiệp hay thương hiệu nào đó.
Độ dài hay thời lượng của các TVC quảng cáo.
Về tổng thể, tuỳ thuộc vào từng bối cảnh sử dụng, kênh truyền thông hay mục tiêu cụ thể mà độ dài của các TVC là khác nhau. Thời lượng phổ biến của các TVC được chiếu trên TV (kênh truyền hình) là 15s – 30s và 60s.
Tuy nhiên với các nền tảng kỹ thuật số hay mạng xã hội, TVC cũng có thể dài từ 10s – 20s – 30s hay các khoảng thời lượng phát sóng khác.
Theo số liệu nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Quảng cáo Thế giới, 30s là khoảng thời gian lý tưởng cho một TVC quảng cáo sản phẩm.
Tóm lại, trong khi độ dài của các TVC quảng cáo dường như khá đa dạng và không phụ thuộc vào một thời lượng cụ thể, điểm chung giữa chúng là NGẮN, thường dài tối đa không quá 5 phút cho một TVC hoàn chỉnh.
Các loại TVC phổ biến.
Về tổng thể, có thể phân TVC thành 2 loại đó là TVC quảng cáo trên các kênh truyền hình và TVC quảng cáo trên các nền tảng trực tuyến bao gồm cả mạng xã hội.
Ngoài ra, TVC cũng có thể được phân loại dựa trên mục tiêu sử dụng TVC như:
TVC giới thiệu sản phẩm mới.
TVC kể chuyện thương hiệu (xây dựng thương hiệu).
TVC khuyến mãi và thúc đẩy bán hàng.
TVC gắn liền với các chiến dịch truyền thông tích hợp (IMC).
Vai trò của các TVC quảng cáo đối với thương hiệu và doanh nghiệp.
Như đã đề cập ở trên, TVC hiếm khi là một sản phẩm tách rời, nó thường là một phần trong vô số các hoạt động quảng cáo nói riêng và truyền thông marketing nói chung của một thương hiệu cụ thể nào đó.
Cũng tương tự như các chiến thuật quảng cáo hay marketing khác, TVC đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh của thương hiệu, lòng trung thành của người tiêu dùng với thương hiệu, doanh số bán hàng và hơn thế nữa.
Dưới đây là một số lợi ích chính mà các TVC quảng cáo có thể mang lại cho doanh nghiệp:
TVC giúp xây dựng niềm tin của người tiêu dùng với thương hiệu một cách hiệu quả hơn.
Trong thế giới quảng cáo (Advertising) nói chung, hầu hết các marketer đều hiểu rằng không phải người tiêu dùng nào cũng tin vào quảng cáo, hay nói một cách đúng đắn thì họ thường ghét và bỏ qua quảng cáo, đặc biệt là với các quảng cáo trên mạng xã hội.
Theo một nghiên cứu, có đến hơn 74% người tiêu dùng hay mọi người cảm thấy mệt mỏi khi phải xem các mẫu quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như YouTube, TikTok, Facebook hay các nền tảng khác.
Ngược lại, các nghiên cứu về quảng cáo trên TV (TVC) lại cho thấy rằng, người tiêu dùng tin tưởng quảng cáo trên TV hơn bất cứ kênh truyền thông nào khác.
Trong khi có được niềm tin của người tiêu dùng là nền tảng cốt lõi của một thương hiệu để khiến họ quyết định mua hàng và xa hơn nữa, rõ ràng các TVC quảng cáo đang có được lợi thế vô cùng lớn và gây ảnh hưởng tích cực đến doanh nghiệp.
TVC là kênh quảng cáo đáng tin cậy và có thể xây dựng sự uy tín cho thương hiệu.
Một trong những lý do dẫn đến điều này là vì người tiêu dùng vốn tin tưởng vào các kênh truyền hình (thường là gắn liền với các tổ chức của nhà nước), vì tin tưởng các kênh này nên các quảng cáo được chia sẻ từ đây cũng dễ được chấp nhận và tin tưởng hơn.
Cũng vì lý do này, các TVC hay Quảng cáo trên TV cũng ảnh hưởng đến mọi người tốt hơn. TVC ảnh hưởng đến 60% số người mua sản phẩm, so với con số chỉ khoảng 40% của các quảng cáo trực tuyến và mạng xã hội.
TVC giúp tiếp cận một lượng lớn đối tượng mục tiêu bao gồm nhiều khách hàng tiềm năng.
So với các kênh quảng cáo kỹ thuật số khác, TVC quảng cáo hay Quảng cáo trên TV có mức độ tiếp cận lớn hơn đến nhiều đối tượng mục tiêu hơn.
Một mẫu quảng cáo được chiếu trên TV có thể tiếp cận hơn 50% dân số của một khu vực hay quốc gia nào đó tại cùng một thời điểm phát sóng, điều này dường như là khong thể đối với các kênh quảng cáo trực tuyến khác.
Ngoài ra, vì TVC ít khi được nhắm mục tiêu đến các nhóm đối tượng người xem cụ thể, thay vào đó nó tiếp cận rộng đến tất cả các người xem, tác động cộng hưởng mang lại là vô cùng lớn, đặc biệt là với các sản phẩm được sử dụng chung trong gia đình.
TVC quảng cáo giúp người tiêu dùng nhớ lâu hơn về thương hiệu.
Một trong những lợi ích khác mà các TVC quảng cáo có thể mang lại cho thương hiệu đó là nó tiếp cận và “xâm nhập” vào tâm trí của người tiêu dùng tốt hơn.
Người tiêu dùng có thể khó nhớ các mẫu quảng cáo mà họ từng xem “bất chợt” hay “thoáng qua” trên mạng xã hội tuy nhiên với TVC, khả năng tiếp nhận và ghi nhớ của họ lại cao hơn.
Một trong những lý do chính của điều này là bởi vì, một khi người tiêu dùng quyết định xem một chương trình nào đó trên TV, nghĩa là họ yêu thích và quan tâm nó, khi này sự xuất hiện của các TVC quảng cáo cũng dễ được chấp nhận hơn, thậm chí, đây còn là “phút nghỉ ngơi” trước khi tiếp tục xem chương trình chính.
Trong khi có được một vị trí tốt trong tâm trí của người tiêu dùng (Top of Mind) là nền tảng của mọi động cơ mua hàng, TVC quảng cáo là kênh truyền thông không thể bỏ qua của thương hiệu.
Các yếu tố chính giúp tạo nên một TVC quảng cáo thành công.
Một khi TVC quảng cáo là kênh truyền thông mà thương hiệu nhắm tới, điều quan trọng tiếp theo là làm thế nào để thương hiệu hay doanh nghiệp có thể có được một TVC quảng cáo thành công.
Trong khi sự thành công của một TVC quảng cáo thường ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố chủ quan (năng lực thực thi của doanh nghiệp) lẫn khách quan (tác động từ ngoại cảnh), dưới đây là một số yếu tố chính ảnh hưởng đến điều này.
Xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu của TVC.
Cũng tương tự như bất cứ chiến thuật quảng cáo nào khác như quảng cáo trên LinkedIn hay Quảng cáo trên Google, xác định đúng đối tượng hay khách hàng mục tiêu là điểm cốt lõi đầu tiên quyết định sự thành công của các TVC quảng cáo.
Dù là thương hiệu bán sản phẩm gì, giá bao nhiêu, hay liệu khách hàng có đồng ý mua nó hay không, mọi thứ về cơ bản là không có ý nghĩa gì nếu TVC quảng cáo được chiếu đến các nhóm đối tượng không liên quan.
Để có thể giúp đảm bảo rằng thương hiệu chỉ giới thiệu TVC quảng cáo đến những khách hàng tiềm năng, các marketer cần tiến hành thu thập dữ liệu về người dùng trên các kênh liên quan, dữ liệu này có thể được thu thập lần đầu hoặc có sẵn từ các công ty nghiên cứu thị trường.
Xác định đúng thời điểm phát sóng TVC.
Xác định đúng đối tượng mục tiêu trên các kênh là yếu tố nền tảng đầu tiên, tiếp đó chính là thời điểm mà TVC quảng cáo nên được phát sóng.
Dù là ở đầu chương trình, giữa chương trình, cuối chương trình hay thậm chí là vào các khoảng thời gian phù hợp trong ngày, các marketer có lẽ phải cần thử nghiệm và tối ưu để có được hiệu quả cao nhất theo thời gian.
Xác định đúng thông điệp (nội dung) cho TVC.
Một yếu tố tiếp theo ảnh hưởng đến sự thành công của các TVC quảng cáo đó chính là thông điệp hay nội dung có trong các TVC.
Tiếp cận đúng người vào đúng thời điểm sẽ trở nên vô giá trị nếu thương hiệu truyền tải đến họ những thông điệp mà họ không quan tâm hoặc không tạo ra bất cứ một sự tác động nào đến hành vi của họ.
Để đảm bảo rằng các thông điệp xuất hiện trong các TVC là phù hợp, người làm truyền thông marketing nói chung phải thực hiện quá trình nghiên cứu và thấu hiểu khách hàng, nắm các insights của họ và hơn thế nữa.
Ngoài các yếu tố chính nói trên có thể giúp một TVC quảng cáo trở nên thành công hơn, một vài nguyên tắc nhỏ khác cũng đóng góp vào điều này bao gồm:
Một TVC quảng cáo luôn phải đi kèm với một câu tagline cụ thể, câu này thường xuất hiện vào cuối TVC. Ví dụ với TVC của Coca-Cola, “Real Magic” chính là tagline.
Một TVC nên có lời kêu gọi hành động: Dù là TVC được phát với mục tiêu xây dựng độ nhận biết thương hiệu hay thúc đẩy doah số bán hàng, nó nên chứa 1 lời kêu gọi hành động (CTA) ví dụ như “xem ngay” hay “mua ngay”.
TVC cũng nên ngắn gọn và xúc tích: Vì bạn chỉ có vài chục giây cho mỗi TVC quảng cáo, ngắn gọn, chính xác và dễ nhớ là yếu tố bắt buộc để có một TVC thành công.
Các TVC giải trí tác động trực tiếp vào yếu tố cảm xúc thường mang lại hiệu quả cao hơn.
Một số ví dụ tiêu biểu về TVC quảng cáo sản phẩm.
Một khi bạn đã có thể hiểu được TVC là gì hay các yếu tố giúp tạo nên một TVC thành công, việc xem các TVC đã được chứng minh là hiệu quả của các thương hiệu lớn khác cũng giúp mang lại rất nhiều ý tưởng sáng tạo.
Dưới đây là một số ví dụ về các TVC quảng cáo tiêu biểu.
TVC quảng cáo của Coca-Cola.
TVC quảng cáo của Starbucks.
TVC quảng cáo của Apple.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp về thuật ngữ TVC trong ngành quảng cáo và truyền thông Marketing.
TVC viết tắt của từ gì?
TVC là từ viết tắt của Television Commercial hoặc Television Video Commercial, trong tiếng Việt có nghĩa là Video quảng cáo thương mại (Video quảng cáo cho mục đích thương mại).
TVC là gì trong kinh tế vi mô?
Trong bối cảnh kinh tế vi mô, TVC không phải là các video quảng cáo thương mại mà là ký tự viết tắt của khái niệm tổng chi phí biến đổi (TVC). Đây là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp chi ra để mua các yếu tố sản xuất biến đổi trong mỗi đơn vị thời gian, gồm chi phí mua nguyên vật liệu, tiền trả lương cho công nhân và hơn thế nữa.
Kết luận.
Trên đây là tất cả những kiến thức nền tảng quan trọng cần biết khi bạn tìm hiểu về thuật ngữ TVC quảng cáo. Từ khái niệm TVC là gì, các yếu tố giúp tạo nên một TVC quảng cáo thành công, các loại TVC phổ biến đến các ví dụ tiêu biểu về TVC quảng cáo.
Hy vọng với những thông tin này, bạn có thể có nhiều cách hơn để xây dựng và tối ưu mức độ hiệu quả cho các TVC quảng cáo của thương hiệu của mình và xa hơn thế nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sau tròn một tháng ra mắt, số lượng người dùng hàng ngày và thời gian truy cập vào Threads – đối thủ của Twitter – sụt giảm mạnh.
Theo thống kê của Similarweb, số người dùng hàng ngày của Instagram Threads – mạng xã hội mới của Meta – từng đạt 49 triệu sau khi ra mắt ngày 5/7. Tuy nhiên, con số này chỉ duy trì trong hai ngày, sau đó sụt dần cho đến nay. Tính đến 1/8, Threads chỉ còn hơn 9,6 triệu người dùng hàng ngày.
Ngoài ra, mức độ tương tác trên nền tảng cũng giảm mạnh so với thời kỳ đầu. Trong đó, ở giai đoạn đỉnh, người dùng sử dụng Threads trung bình 14 phút mỗi ngày, nhưng hiện chỉ còn 2,3 phút.
David Carr, quản lý thông tin cấp cao tại Similarweb, cho biết thời gian tương tác của người dùng Threads tại Mỹ cao hơn con số trên, nhưng không nhiều, lần lượt là 20 phút và 3 phút.
Một công ty nghiên cứu thị trường khác là Sensor Tower cũng cho biết tính đến 31/7, số người dùng hàng ngày trên Threads giảm 82% so với khi ứng dụng ra mắt.
Công ty ước tính Threads thu hút 44 triệu người truy cập mỗi ngày khi họ tìm kiếm một giải pháp thay thế Twitter, nhưng hiện đã sụt giảm nghiêm trọng.
Về thời gian, Sensor Tower cho biết mức độ tương tác trên Threads giảm còn 2,9 phút mỗi ngày so với mức 19 phút trong tháng 7.
Trước đó, Mark Zuckerberg, CEO Meta, cho biết việc có hơn chục triệu người dùng quay lại mỗi ngày là nhiều hơn mong đợi của ông. Ông cũng nói mạng xã hội này đang trong giai đoạn tập trung cải thiện các tính năng cơ bản trước khi tiến hành quảng bá và phát triển cộng đồng người dùng.
Threads là nền tảng phát triển nhanh nhất trong lịch sử ứng dụng khi đạt 100 triệu người đăng ký chỉ sau 5 ngày. Theo dữ liệu của SensorTower, đây là một trong những ứng dụng được tải nhiều nhất trên cả Android và iOS. Tuy vậy, ứng dụng vẫn thiếu những tính năng nổi bật của Twitter như tìm kiếm chủ đề, nhắn tin trực tiếp.
Một số người đang ví Threads như Google+, mạng xã hội từng cố gắng thay thế Facebooknhưng thất bại. Nó tạo sự hứng khởi ban đầu nhưng sau đó người sử dụng dần rời bỏ do không thấy sự khác biệt.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về một trong những thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong ngành thiết kế, quảng cáo hay marketing nói chung đó là Poster: Poster là gì? Các loại Poster phổ biến nhất hiện nay, một số kỹ thuật thiết kế Poster (Áp phích) quảng cáo và truyền thông hiệu quả, các mẫu Poster thường dùng và hơn thế nữa.
Nằm trong bối cảnh thiết kế hay quảng cáo nói riêng và truyền thông marketing nói chung, poster (trong tiếng Việt có nghĩa là Áp phích) chính là các ấn phẩm thiết kế được xây dựng với mục tiêu truyền tải thông tin về một sản phẩm, dịch vụ hay đơn giản là một sự kiện nào đó đến công chúng. Tuỳ vào từng mục đích và bối cảnh sử dụng cụ thể, các poster được thiết kế và in ấn theo những cách khác nhau.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài viết này bao gồm:
Lịch sử hình thành của thuật ngữ hay khái niệm Poster.
Các loại Poster phổ biến nhất hiện nay là gì?
Phân biệt Poster với các loại ấn phẩm thiết kế tương tự khác.
Những nguyên tắc cơ bản cần biết để thiết kế nên một Poster truyền thông đẹp và hiệu quả.
Những bước cơ bản để thiết kế nên một Poster là gì?
Cách sử dụng Poster trong ngành truyền thông Marketing nói chung.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp về thuật ngữ Poster (Áp phích)?
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Poster là gì? Một số định nghĩa phổ biến về Poster?
Poster trong tiếng Việt có nghĩa là Áp phích, thuật ngữ được được sử dụng để chỉ các ấn phẩm thiết kế được sản xuất và sử dụng với mục tiêu truyền tải thông tin về một sản phẩm, dịch vụ hay đơn giản là về một sự kiện nào đó tới công chúng mục tiêu.
Tuỳ thuộc vào từng mục tiêu hay bối cảnh sử dụng cụ thể mà các poster được thiết kế và thể hiện theo những cách thức khác nhau.
Ngoài khái niệm phổ biến nói trên, poster cũng được định nghĩa theo một số cách khác nhau, dưới đây là các định nghĩa phổ biến nhất.
Theo từ điển Cambridge, Poster là một bức tranh, ảnh chụp hoặc thông báo được in khổ lớn được sử dụng bằng cách dán hoặc ghim vào một vật nào đó ví dụ như bức tường hay bảng thông báo, thường là để trang trí, giới thiệu thông tin hoặc để quảng cáo cho một điều gì đó.
Theo Wikipedia, Poster hay còn được gọi là Áp phích là một khổ (tờ) giấy lớn được đặt trên một không gian công cộng để quảng bá hay giới thiệu cho một thứ gì đó hoặc là đặt trên tường để trang trí. Thông thường, một Poster sẽ bao gồm cả yếu tố văn bản (chữ viết) và đồ họa (graphics), mặc dù nó cũng có thể là chỉ văn bản hoặc đồ hoạ.
Poster được sử dụng để làm gì?
Như đã đề cập ở trên, Poster là một khái niệm khá rộng, tuỳ thuộc vào từng bối cảnh cụ thể mà Poster được sử dụng theo những cách khác nhau cho các mục đích khác nhau.
Poster được sử dụng để thông báo thông tin cho một sự kiện, để quảng cáo cho một sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiêp tại những địa điểm có nhiều người chú ý hay để truyền tải thông điệp cho một thương hiệu cụ thể nào đó tới người tiêu dùng.
Poster có thể được sử dụng với mục đích thương mại (ví dụ doanh nghiệp sử dụng Poster để quảng cáo cho sản phẩm) hoặc phi thương mại (ví dụ một tổ chức phi chính phủ sử dụng Poster để kêu gọi mọi người bảo vệ động vật hoang dã).
Tóm lại, Poster được sử dụng rất rộng rãi trong đời sống hàng ngày, từ ở ngoài đường, các tụ điểm công cộng đến các rạp chiếu phim, bạn đều có thể nhìn thấy Poster.
Lịch sử hình thành của thuật ngữ hay khái niệm Poster.
Về tổng thể, khi nói đến lịch sử hình thành của khái niệm hay thuật ngữ Poster (Áp phích), có 5 giai đoạn chính bạn cần biết bao gồm: Giai đoạn giới thiệu, Giai đoạn ứng dụng hàng loạt, Giai đoạn Poster đi sâu hơn vào yếu tố nghệ thuật, Giai đoạn hoàng kim của Poster và cuối cùng là Giai đoạn suy tàn và trỗi dậy.
Dưới đây là chi tiết từng giai đoạn.
Giai đoạn giới thiệu – Poster chính thức được ra đời.
Theo nhà sử học người Pháp Max Gallo, “trong hơn hai trăm năm, Poster hay còn được gọi là Áp phích đã được trưng bày ở những nơi công cộng trên khắp thế giới.
Posters gây ấn tượng mạnh mẽ với công chúng về mặt hình ảnh, chúng được thiết kế để thu hút sự chú ý của người qua đường, khiến mọi người nhận thức được một quan điểm chính trị, lôi kéo sự quan tâm hay tham gia các sự kiện cụ thể hoặc khuyến khích họ mua một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể nào đó.”
Các Poster hiện đại đã có từ giữa thế kỷ 19 và sau đó đã trải qua một loạt các thay đổi khác nhau. Đầu tiên, ngành công nghiệp in ấn đã hoàn thiện kỹ thuật in màu và do đó có thể sản xuất hàng loạt các hình ảnh lớn với chi phí thấp.
Thứ hai, khi sự kiểm duyệt của chính phủ đối với các không gian công cộng ở những quốc gia như Pháp đã được dỡ bỏ, các nhà quảng cáo hay doanh nghiệp bắt đầu sử dụng Poster để quảng bá sản phẩm cho những người tiêu dùng ở các khu vực đông dân cư.
Trong hơn một trăm năm, Poster đã được công nhận là một loại hình nghệ thuật quan trọng, thu hút các nghệ sĩ ở mọi cấp độ, từ các họa sĩ đến các nhà thiết kế sân khấu và thương mại.
Poster được ứng dụng hàng loạt (Đại trà).
Poster, ở dạng biển báo (placards) vốn đã được sử dụng từ thời xa xưa, chủ yếu được sử dụng để quảng cáo và thông báo.
Các Poster bằng văn bản thuần tuý cũng có một lịch sử lâu đời: chúng được sử dụng để quảng cáo các vở kịch của Shakespeare hay giúp người dân biết đến các tuyên bố của chính phủ.
Tuy nhiên, một trong những sự kiện được cho là đánh dấu một cuộc cách mạng vĩ đại của Poster đó là sự phát triển của các kỹ thuật in cho phép sản xuất và in màu hàng loạt với giá rẻ, kỹ thuật này được phát minh vào năm 1796 bởi một người Đức tên là Alois Senefelder.
Kỹ thuật in màu cho phép các Poster được thể hiện theo những cách rực rỡ và đa màu sắc hơn nhiều.
Giai đoạn Poster đi sâu hơn vào yếu tố nghệ thuật.
Đến những năm 1890, kỹ thuật in màu các Poster đã lan rộng khắp châu Âu, nhiều nghệ sĩ nổi tiếng của Pháp đã tạo ra cái gọi là nghệ thuật Poster trong thời kỳ này.
Chéret được coi là “cha đẻ” của những Poster quảng cáo. Ông là một nghệ sĩ bút chì và một nhà trang trí khung cảnh.
Ngành công nghiệp này sau đó đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm và tham gia của nhiều họa sĩ đầy tham vọng khác, những người không ngừng tìm kiếm các nguồn thu nhập mới để vừa hỗ trợ bản thân vừa có thêm chi phí để theo đuổi sự nghiệp.
Qua thời gian, những tấm Poster hay Áp phích nhanh chóng biến các đại lộ của Paris hay các đường phố thành cái mà người đương thời gọi là “phòng trưng bày tranh của người nghèo”.
Đến năm 1984, sự phổ biến của nghệ thuật Poster đã lan rộng đến mức có không ít các cuộc triển lãm lớn về Poster đã được tổ chức tại Paris, Pháp.
Thời hoàng kim của Poster.
Đến những năm 1890, nghệ thuật Poster (Poster Art) đã được sử dụng rộng rãi ở các khu vực khác của Châu Âu, dùng để quảng cáo (Advertising) mọi thứ, từ những xe đạp đến các trận đấu bò.
Vào cuối thế kỷ 19, trong thời đại được gọi là Belle Époque, vị thế của các Poster như một loại hình nghệ thuật nghiêm túc đã được phát triển thêm một bước mới.
Giữa năm 1895 và 1900, Jules Chéret đã tạo ra một sê-ri có tên là Maîtres de l’Affiche (Bậc thầy về Poster), sản phẩm này không chỉ thành công về mặt thương mại mà còn được công nhận là một ấn phẩm thiết kế lịch sử quan trọng.
Poster quảng cáo (Advertisement Poster) đã trở thành một loại hình nghệ thuật đồ họa đặc biệt trong thời hiện đại.
Giai đoạn suy tàn và trỗi dậy của các Poster.
Mặc dù từng được xem là một cuộc cách mạng về thiết kế và loại hình nghệ thuật đặc sắc, các Poster sau đó bị thách thức bởi các phương thức quảng cáo và truyền thông mới hơn, việc sử dụng Poster bắt đầu suy giảm từ sau Thế chiến thứ nhất.
Bên cạnh việc bị thách thức bởi các hình thức giao tiếp và truyền tải thông tin mới hơn, Poster cũng bị cho là không còn phù hợp vì chúng làm xấu các không gian hay địa điểm công cộng.
Từ các Tạp chí thị trường đại chúng (Mass Market Magazines), đài phát thanh và sau đó là truyền hình (TV) cũng như biển quảng cáo (billboards) đều dần chiếm hết ngân sách Marketing của nhà quảng cáo.
Trong khi các Poster vẫn tiếp tục được sản xuất và sử dụng để quảng cáo sản phẩm, chúng không còn được coi là một hình thức quảng cáo chính. Càng ngày, các Poster được sử dụng chủ yếu để trang trí (ví dụ trang trí nhà cửa) và thông báo (phi thương mại).
Vào giữa những năm 1960, Poster một lần nữa được xem là tái sinh tuy nhiên lại không thể lan rộng hơn về mục đích sử dụng, trang trí và thông báo phi thương mại vẫn là các mục đích chính.
Các loại Poster truyền thông phổ biến nhất hiện nay là gì?
Kể từ khi được ra mắt lần đầu cho đến nay, các Poster được sử dụng theo nhiều bối cảnh khác nhau, trong đó các loại Poster phổ biến phải được kể đến như Poster quảng cáo, Poster sự kiện, Poster phim, Poster tuyên truyền cho mục đích chính trị hay Poster cho du lịch. Dưới đây là chi tiết tất cả các loại Poster phổ biến nhất.
Poster tuyên truyền và chính trị.
Được ra đời trong bối cảnh chiến tranh, các Poster những ngày đầu cũng được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực chính trị với mục tiêu chủ yếu là tuyên truyền và vận động (người dân).
Ở giai đoạn này, đa phần các tấm Poster được thiết kế và in đơn giản, sau đó chủ yếu được treo hoặc dán ở khắp các con phố.
Poster quảng cáo.
Một trong những loại Poster truyền thông phổ biến khác đó là Poster quảng cáo. Khác với các Poster chính trị, các Poster quảng cáo thường được thiết kế với màu sắc bắt mắt hơn với mục tiêu thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.
Tuỳ vào vào từng mục đích cụ thể mà các Poster quảng cáo có thể được sử dụng để giới thiệu sản phẩm mới, tính năng mới, kết hợp trong các chiến dịch truyền thông marketing tích hợp (IMC) và hơn thế nữa.
Poster phim.
Không phải ngày nay bạn mới có thể thấy các tấm Poster về các bộ phim từ trên đường phố đến cả trong rạp chiếu phim.
Từ lâu, cách đây hàng chục năm về trước, ngành công nghiệp điện ảnh đã phát hiện ra rằng các tấm Poster có màu sắc rực rỡ là một cách dễ dàng để bán các bộ phim của họ.
Poster du lịch.
Hoạt động tương tự như các loại Poster quảng cáo. Tuy nhiên, thay vì quảng cáo cho các sản phẩm của doanh nghiệp, các Poster du lịch đề xuất một điểm đến du lịch hoặc đơn giản là nghệ thuật trình bày một địa điểm cụ thể nào đó theo cách lôi cuốn người xem.
Poster đường sắt.
Trong những ngày đầu của đường sắt chạy bằng hơi nước ở Anh, nhiều công ty đường sắt khác nhau đã quảng cáo các tuyến đường và dịch vụ của họ trên các tờ giấy in đơn giản, nó chính là tiền thân của các Poster.
Đến những năm 1850, với sự cạnh tranh ngày càng tăng và những cải tiến mới trong công nghệ in ấn, các thiết kế hình ảnh đã được đưa vào Poster quảng cáo.
Poster sự kiện.
Một loại hình Poster truyền thông phổ biến khác đó là Poster sự kiện.
Các Poster quảng cáo hay giới thiệu sự kiện đã trở nên phổ biến đến mức bất kỳ loại sự kiện công cộng nào, từ một cuộc mít tinh đến một vở kịch, đều có thể được quảng bá bằng Poster. Một số loại sự kiện đã trở nên đáng chú ý hơn nhiều nhờ Poster quảng cáo sáng tạo của họ.
Poster cho các buổi hòa nhạc.
Nhiều buổi hòa nhạc, đặc biệt là các buổi hòa nhạc theo kiểu rock, thường sử dụng các Poster được thiết kế riêng để quảng cáo cho sự kiện.
Poster quảng cáo cho các nhóm nhạc hay nghệ sỹ nổi tiếng.
Nếu bạn từng là trẻ em vào những năm 2000, bạn sẽ không mấy xa lạ khi các tấm Poster có hình ảnh của các nhóm nhạc hay nghệ sỹ nổi tiếng được dán đầy trong phòng ngủ thậm chí là phòng khách trong các hộ gia đình.
Poster truyện tranh.
Sự nổi tiếng của truyện tranh trong những năm 1960 sau đó đã dẫn đến việc sản xuất hàng loạt các loại Poster truyện tranh trong những năm 1970 trở đi. Những Poster này thường có các nhân vật nổi tiếng trong nhiều tư thế hành động khác nhau.
Poster giáo dục.
Một loại Poster khác được sử dụng chủ yếu trong giới học thuật để quảng bá và giải thích các công việc nghiên cứu. Các Poster này thường được trình chiếu trong các hội nghị, dưới dạng phần bổ sung cho bài nói chuyện hoặc bài báo khoa học hoặc dưới dạng ấn phẩm in ấn.
Phân biệt Poster với các loại ấn phẩm thiết kế tương tự khác.
Nằm trong bối cảnh ngành marketing nói chung và quảng cáo nói riêng, Poster chỉ là một trong vô số các loại vật dụng hay hình ảnh liên quan đến thương hiệu tại các điểm bán lẻ chẳng hạn như siêu thị, chợ truyền thống, hoặc tại các sự kiện mà thương hiệu tham dự (POSM).
Cụ thể ngoài Poster thì còn có các loại ấn phẩm thiết kế khác như:
Leaflet
Leaflet chính là các tờ rơi hay tờ bướm nhỏ.
Standee
Standee là những chân đứng được thiết kế theo chiều dọc. Kích thước tiêu chuẩn của các Standee thường là ngang khoảng 60 cm và cao khoảng 160 cm.
Sticker
Sticker là những miếng dán nhỏ (gần như là nhỏ nhất trong tất cả các loại POSM), Sticker được sử dụng để dán lên sản phẩm hoặc tặng khách hàng để họ có thể dán lên bất cứ nơi nào họ muốn.
Booth
So với các loại POSM nói trên thì Booth hay các kệ lớn là có kích thước lớn nhất và được đầu tư công phu nhất.
Các Booth thường xuất hiện tại các siêu thị, chợ, các gian hàng thương mại hay tại các cửa hàng bán lẻ có diện tích rộng.
Devider
Divider được thiết kế nhỏ gọn và thường chứa các nội dung liên quan đến sản phẩm, các thành phần nổi bật của sản phẩm hay các USP của thương hiệu.
Gondola End
Gondola End là những POSM được thiết kế ngay phần đầu góc của các gian hàng trong các siêu thị, nơi các sản phẩm hay hình ảnh của thương hiệu có thể được hiển thị một cách rõ nét nhất và có khả năng thu hút nhiều sự chú ý nhất.
Wobbler
Wobbler đơn giản là những POSM được thiết kế theo dạng các móc khoá có thể móc, đứng hoặc dán vào một nơi nào đó.
Cách làm Poster hay những bước cơ bản để thiết kế nên một Poster là gì?
Quy trình để thiết kế nên một Poster khá đơn giản, dưới đây là một số bước chính để bạn có thể làm Poster.
Bước 1 – Chọn tích thước của Poster.
Cũng tương tự như bất kỳ ấn phẩm thiết kế nào khác, chúng gắn liền với các kích thước nhất định tuỳ vào từng mục đích sử dụng khác nhau.
Bước 2 – Xây dựng mục tiêu của Poster.
Như đã phân tích ở trên, tuỳ vào từng bối cảnh khác nhau mà các Poster hay Áp phích được sử dụng cho các mục đích khác nhau như quảng cáo sản phẩm, giới thiệu phim, ra mắt sản phẩm mới hay đơn giản chỉ là thông báo một sự kiện nào đó sắp diễn ra.
Bước 3 – Xác định mẫu Poster.
Là một trong những bước khá quan trọng ảnh hưởng đến mức độ phản ứng và tương tác của công chúng mục tiêu, các mẫu Poster cần được thiết kế bắt mắt với các bố cục sáng tạo khác nhau.
Bước 4 – Xác định tông màu của Poster.
Màu sắc luôn là thành phần quan trọng của hầu hết mọi ấn phẩm thiết kế bao gồm với cả các Poster. Tuỳ vào từng mục tiêu mà một Poster có thể chỉ có 1 hoặc một số màu nhất định hoặc có 1 màu chủ đạo và cùng với đó là các màu hỗ trợ khác.
Bước 5 – Xác định văn bản và đồ hoạ.
Cuối cùng, và cũng là thành phần quan trọng nhất, đó chính là nội dung sẽ được truyền tải từ Poster bao gồm cả yếu tố chữ viết (text) và đồ hoạ (graphics).
Trong thế giới hiện đại ngày nay, yếu tố đồ hoạ (hình ảnh, biểu tượng…) thường chiếm nhiều không gian nhất trên một Poster, các văn bản hay chữ viết chỉ đi theo hướng hỗ trợ để làm rõ hơn cho ý tưởng từ đồ hoạ.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp về thuật ngữ Poster (Áp phích).
Poster nghĩa tiếng Việt là gì?
Trong tiếng Việt, Poster có thể được hiểu theo nghĩa là Áp phích hoặc Bích chương. Poster về cơ bản là một sản phẩm của sự kết hợp giữa yếu tố thiết kế và công nghệ in ấn.
Digital Poster là gì?
Digital Poster là các Poster kỹ thuật số. Mặc dù kể từ lúc ra đời, Poster là những sản phẩm in và được sử dụng chủ yếu trong môi trường vật lý (ví dụ trên các con đường, toà nhà…).
Tuy nhiên sau này, dưới sự phát triển của yếu tố công nghệ và mạng, các Poster cũng được xuất hiện dưới dạng kỹ thuật số trên các ứng dụng và website. Các Poster này chủ yếu phục vụ cho mục đích quảng cáo cho thương hiệu của doanh nghiệp.
Một Poster truyền thông đẹp và hiệu quả cần có những điều kiện gì?
Một Poster truyền thông đẹp và hiệu quả sẽ cần phải thoả mãn 4 nguyên tắc cơ bản bao gồm: Có chứa tiêu đề, có yếu tố đồ hoạ, được chèn thêm các đoạn văn bản ngắn và cuối cùng là không thể thiếu các khoảng trắng.
Kết luận.
Trên đây là toàn bộ những gì bạn cần biết khi tìm hiểu về thuật ngữ Poster (trong tiếng Việt có nghĩa là Áp phích). Từ các khái niệm cơ bản như Poster là gì, các loại Poster truyền thông phổ biến được sử dụng qua khác thời kỳ, đến làm sao để có thể thiết kế nên một ấn phẩm Poster đẹp và hiệu quả.
Hy vọng với những kiến thức này, bạn có thể có nhiều cách làm sáng tạo hơn khi thiết kế Poster, ứng dụng nó một cách phù hợp vào các hoạt động quảng cáo hay truyền thông của doanh nghiệp mình, và hơn thế nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo báo cáo hằng quý công bố tháng 7/2023 của công ty tư vấn kỹ thuật số Kepios, gần 5 tỷ người, tương đương hơn 60% dân số thế giới, hoạt động trên mạng xã hội (Social Network).
Theo Kepios, số người dùng mạng xã hội đã tăng tới 3,7% trong một năm qua. Tuy nhiên, có sự chênh lệch về tỷ lệ sử dụng giữa các khu vực. Ở Đông và Trung Phi, tỷ lệ hoạt động trên mạng xã hội chiếm 9%, trong khi ở Ấn Độ, hiện là quốc gia đông dân nhất thế giới, tỷ lệ sử dụng mạng xã hội là 33%.
Thời lượng dành cho mạng xã hội trong năm qua đã tăng 2 phút mỗi ngày, lên 2 giờ 26 phút. Thời gian sử dụng mạng xã hội có sự khác biệt lớn giữa các nước.
Cụ thể, mỗi ngày người dân Brazil dành trung bình 3 giờ 49 phút trên mạng xã hội, trong khi con số này ở Nhật Bản là chưa đầy 1 giờ.
Cũng theo báo cáo của Kepios, người dùng mạng xã hội chủ yếu tập trung trên 7 nền tảng.
Meta có 3 ứng dụng được yêu thích gồm WhatsApp, Instagram và Facebook, trong khi Trung Quốc có 3 ứng dụng gồm WeChat, TikTok và Douyin phiên bản địa phương.
Twitter (X), Messenger và Telegram là những nền tảng mạng xã hội phổ biến khác.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
“Thị trường xe điện ở Trung Quốc đang phát triển với tốc độ chưa từng thấy. Toyota sẽ thay đổi cách làm việc và suy nghĩ để tồn tại ở Trung Quốc”, ông Tatsuro Ueda, Giám đốc điều hành của Toyota tại Trung Quốc, cho biết.
Theo công ty nghiên cứu Canalys, Trung Quốc là thị trường xe điện lớn nhất thế giới với 5,9 triệu xe được bán vào năm 2022, chiếm 59% số xe điện được bán trên toàn cầu.
Dữ liệu của Counterpoint Research cho thấy các thương hiệu nội địa chiếm 81% thị trường xe điện tại quốc gia tỷ dân với các thương hiệu lớn như BYD, Wuling, Chery, Changan và GAC.
“Các thương hiệu nội địa Trung Quốc đang dẫn đầu thị trường trong việc phát triển và triển khai các hệ thống hỗ trợ lái xe tiên tiến. Các công ty đang tận dụng tốt lợi thế gia nhập sớm trong lĩnh vực xe điện và xe thông minh”, báo cáo của Canalys cho biết.
“Những thương hiệu này có lợi thế hơn so với các liên doanh khác trong việc lập kế hoạch và thực hiện các hệ thống lái xe thông minh”, báo cáo nhận định thêm.
Công ty nghiên cứu thị trường BofA Securities trong một báo cáo hồi tháng 5 cho biết, Trung Quốc vẫn là thị trường xe điện lớn nhất thế giới vào năm 2025, chiếm 40% -45% thị phần xe điện toàn cầu.
“Các nhà sản xuất ô tô điện Trung Quốc đang tăng tốc trên nhiều phương diện trong đó nổi bật là đổi mới công nghệ”, các nhà phân tích của BofA Securities cho biết.
Nhóm này cũng nhấn mạnh, các sản phẩm xe điện của Trung Quốc cạnh tranh hơn nhiều so với trước đây và thị trường Trung Quốc sẽ tiếp tục chứng kiến sự thâm nhập thị trường của mạnh mẽ của các dòng xe EV.
Tất nhiên, những tập đoàn sản xuất ô tô toàn cầu cũng không thể đứng ngoài cuộc.
Thứ Sáu tuần trước, BMW Trung Quốc thông báo, công ty này đang tăng tốc phát triển các tính năng lái xe tự động rảnh tay, còn được gọi là tính năng Cấp độ 3 hoặc L3.
BMW Trung Quốc có kế hoạch tung ra những mẫu xe này vào cuối năm 2023 hoặc đầu năm 2024, trong đó sẽ đảm bảo tuân thủ các quy định của chính quyền địa phương.
Lái xe tự động L3 chưa được phê duyệt rộng rãi ở Trung Quốc, mặc dù một số công ty bao gồm nhà sản xuất xe điện nội địa Xpeng đã được phép thử nghiệm công nghệ này.
Tuần trước, Volkswagen cho biết họ đang đầu tư khoảng 700 triệu USD vào công ty sản xuất xe điện nội địa Xpeng và nắm giữ 4,99% cổ phần của công ty.
Ông Ralf Brandstätter, thành viên hội đồng quản trị Volkswagen AG tại Trung Quốc, cho biết: “Chúng tôi hiện đang đẩy nhanh việc mở rộng danh mục đầu tư xe điện tại đây, đồng thời chuẩn bị cho bước đổi mới tiếp theo.
Volkswagen và Xpeng cùng phát triển hai mẫu xe điện mới, tích hợp phần mềm hỗ trợ người lái tiên tiến cho thị trường Trung Quốc và đặt mục tiêu tung ra thị trường vào năm 2026.
Thị trường xe điện cạnh tranh khốc liệt.
Tesla và các thương hiệu xe điện Trung Quốc đang quảng bá công nghệ tự lái để thu hút người mua với mục tiêu là lái xe tự động hoàn toàn.
Thương hiệu xe điện BYD cho biết, đang hợp tác với hãng sản xuất chip tiên tiến Nvidia và Horizon Robotics để phát triển công nghệ lái xe tự động.
Đầu tháng 7, BYD cũng tung ra một chiếc SUV điện mới mang tên Denza N7. Đây được xem là đối thủ cạnh tranh trực tiếp nhất với Model Y của Tesla
“Denza N7 là chiếc SUV hạng sang đầu tiên thâm nhập thị trường của BBA”, công ty khẳng định trong lễ ra mắt hoàn toàn bằng tiếng Anh. BBA đề cập đến bộ ba thương hiệu cao cấp của Đức là Benz, BMW và Audi.
Việc BYD cho ra mắt SUV Denza N7 diễn ra trong bối cảnh thị trường xe điện Trung Quốc chứng kiến sự tăng trưởng mạnh trong thời gian qua.
Theo số liệu, Tesla đã bán được khoảng 42.500 chiếc tại Trung Quốc vào tháng 5. BYD đã bán được 128.196 xe chở khách chạy bằng pin trong tháng 6, tăng 84% so với một năm trước.
Đầu tuần này, nhà sản xuất ô tô Trung Quốc Leapmotor nói truyền thông rằng, công ty đã phát triển một nền tảng mới và nhằm mục đích cấp phép cho các nhà sản xuất ô tô khác để sản xuất xe điện thông minh.
Cùng ngày, hãng xe Nhật Bản Toyota cho biết họ sẽ đẩy mạnh phát triển công nghệ xe điện, nhằm cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc.
“Thị trường xe điện ở Trung Quốc đang phát triển với tốc độ chưa từng thấy. Toyota sẽ thay đổi cách làm việc và suy nghĩ để tồn tại ở Trung Quốc”, ông Tatsuro Ueda, Giám đốc điều hành của Toyota tại Trung Quốc, cho biết.
“Bằng cách thúc đẩy sản xuất tại các địa phương, chúng tôi sẽ cố gắng phát triển và cung cấp các sản phẩm cạnh tranh, có thể làm hài lòng khách hàng Trung Quốc với tốc độ nhanh”, ông Ueda nói thêm.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Một cựu nhà tuyển dụng của Google chia sẻ về lý do hàng đầu khiến ứng viên bị loại ngay từ “vòng gửi xe” khi ứng tuyển vào Google. “Text Bricks” chính là từ khoá.
Theo đó, một cựu nhà tuyển dụng của Google đã chia sẻ về một trong những lỗi phổ biến nhất trong các bản CV xin việc mà ông cho rằng có thể ngăn cản ứng viên ngay những bước đầu tiên khi ứng tuyển vào Google.
Về tổng thể, việc ứng tuyển vào Google vốn có tỷ lệ cạnh tranh rất cao. Theo Forbes, Google nhận được trung bình khoảng hơn 2 triệu hồ sơ ứng viên mỗi năm, điều này khiến việc giành được một vị trí làm việc tại Google còn khó hơn cả việc vào Harvard.
Điều này giải thích lý do tại sao kỹ năng gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng ngay từ bước nộp hồ sơ cũng rất quan trọng.
Với tư cách là nhà tuyển dụng của Google từ năm 2012 đến năm 2015, ông Nolan Church cho biết rằng “Điều số 1 mà Google không muốn thấy trong CV xin việc của ứng viên có lẽ là việc ứng viên liệt kê dài dòng quá nhiều các đoạn văn bản nhưng lại không gắn liền hay thể hiện qua các ngữ cảnh cụ thể (Text Bricks).
Cựu nhà tuyển dụng này cho biết: “Dường như không có bất cứ cơ hội nào cho ứng viên nếu họ sử dụng định dạng này trong hồ sơ xin việc”.
“Ngắn gọn và chính xác là một kỹ năng quan trọng, và nếu ứng viên không thể làm điều này trong CV xin việc của họ, điều này cũng cho thấy rằng họ không thể làm điều tương tự tại nơi làm việc.”
Ông này cũng khuyên các ứng viên nên sử dụng các công cụ AI như ChatGPT hay Grammarly để giúp “làm sạch và tinh chỉnh CV” của họ.
Google đã sa thải hơn 12.000 nhân viên trong năm nay với nỗ lực cắt giảm chi phí, điều đó có nghĩa là quy trình tuyển dụng có thể sẽ còn nghiêm ngặt và khó khăn hơn khi doanh nghiệp sẽ nhận ít người hơn.
Những lỗi phổ biến khác thường thấy trong các bản CV đó là lỗi chính tả, định dạng kém và viết lan man quá dài.
“Một nguyên tắc nhỏ khác khi viết CV đó là cứ 1 trang trình bày cho mỗi 10 kinh nghiệm làm việc. Vì vậy, hãy cắt bớt những thông tin không quan trọng, hãy chính xác và ngắn gọn với những gì được thể hiện.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong thời kỳ bùng nổ của thương mại điện tử (eCommerce), “cha đẻ của Marketing hiện đại” Philip Kotler khuyên thương hiệu nên làm những điều này để có thể bán được nhiều hàng hơn.
Philip Kotler được toàn thế giới công nhận là cha đẻ của marketing hiện đại (modern marketing) nhờ vào mô hình 4Ps bao gồm Sản phẩm, Giá, Phân phối và Xúc tiến.
Gần đây nhất, ông đã chia sẻ một số lời khuyên mà những người làm marketing cần thêm vào mô hình này để có thể phát triển mạnh hơn trong thời kỳ thương mại điện tử.
1. Tập trung nhiều hơn vào việc cá nhân hoá thông điệp. Các hoạt động marketing sẽ là lý tưởng khi bạn gửi thông điệp cho đúng người vào đúng thời điểm và đúng nơi.
2. Đừng tin tưởng vào các phương pháp truyền thống. Với các phương tiện thông tin đại chúng (mass media), quảng cáo của bạn sẽ tiếp cận hàng triệu người, nhưng bạn sẽ không thể biết được có ai trong số họ có thực sự mua hàng của bạn hay không.
3. Hãy sử dụng lắng nghe mạng xã hội (social listening). Facebook sẽ không cho bạn biết một người nào đó thực sự là ai, nhưng nó cho bạn biết họ có những sở thích hay hành vi như thế nào. Hãy sử dụng những dữ liệu đó để tạo ra các thông điệp phù hợp.
4. Tối ưu chiến lược truyền thông của bạn. Các nền tảng kỹ thuật số có khả năng giúp bạn phân khúc các nội dung của mình để từ đó nội dung có thể tiếp cận đúng những người muốn nghe nó và không làm phiền người khác (những người không quan tâm đến các nội dung đó).
5. Xác định và nói chuyện với khách hàng lý tưởng của bạn. Họ chính là những người tiêu dùng muốn quảng cáo của bạn trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của họ.
6. Hãy khiến người tiêu dùng của bạn trở thành đại sứ của thương hiệu. Bạn cần đáp ứng trải nghiệm mua sắm của khách hàng hài lòng đến mức họ chủ động hoặc muốn kể về bạn với những người khác.
7. Nhân viên của bạn chính là những người có ảnh hưởng của bạn. Những nhân viên hay người lao động không hài lòng sẽ có xu hướng nói xấu về thương hiệu của bạn và đối xử rất tệ với khách hàng của bạn.
8. Hãy cung cấp sản phẩm của bạn theo cách khác biệt nhất. Nên đảm bảo trải nghiệm mua sắm của bạn là khác biệt và mang đến cho người dùng những trải nghiệm mà họ sẽ không thể quên được.
9. Chú ý đến những chi tiết dù là nhỏ nhất. Có những điều đơn giản như việc cung cấp một vài điểm trang trí lạ trong cửa hàng của bạn cũng khiến người mua cảm thấy đặc biệt.
10. Suy nghĩ về các cách khác nhau mà bạn có thể cung cấp những đề xuất (bán hàng) của thương hiệu. Hãy nhớ rằng bạn không chỉ cung cấp một dịch vụ hoặc sản phẩm, đó phải là một trải nghiệm đáng nhớ.
Dù bạn yêu hay ghét thì Content vẫn được xem là vua của thời đại kỹ thuật số và Content Marketer vẫn là nghề sẽ tiếp tục phát triển.
“Content is King” – câu phát biểu năm 1996 từ vị lãnh đạo của một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới đã làm thay đổi mạnh mẽ thế giới quảng cáo, hoặc chí ít cũng tạo ra nhìn nhận nghiêm túc hơn về yếu tố nội dung trong các chiến dịch Marketing.
Từ cột mốc đó đến nay đã hơn hai thập kỷ, nội dung vẫn là món “vũ khí hạng nặng” để các thương hiệu tiếp cận người tiêu dùng, bất kể thời đại đó bùng nổ những bảng hiệu khổng lồ, hộp quảng cáo vài centimet trên tạp chí, bản nhạc trên radio và hay web-drama trên YouTube.
Với sự bùng nổ của thế giới kỹ thuật số, nội dung không còn dừng lại ở một phía, mà đòi hỏi thương hiệu nỗ lực hiểu mình, hiểu người.
Dưới đây là ba phương thức sáng tạo content trong thời đại digital marketing chiếm lĩnh, vừa thấu hiểu hành vi và tâm lý người dùng, vừa mang tính lan truyền cao được Ogilvy – một trong những agency quảng cáo hàng đầu hiện nay áp dụng.
Content tương tác – thương hiệu đối thoại với người dùng.
Với sự bùng nổ của thế giới kỹ thuật số, nội dung không còn dừng lại ở một phía, mà đòi hỏi thương hiệu nỗ lực hiểu mình, hiểu người.
Nội dung tương tác là một trong những cách thức sáng tạo nội dung xuất hiện từ những năm 70 của thế kỷ trước.
Interactive Content nắm bắt chủ đề và trải nghiệm người dùng quan tâm, từ đó khuyến khích người dùng tương tác và tạo ra các cuộc đối thoại hai chiều giữa thương hiệu và người dùng.
Nội dung có trong Interactive Content vừa mang tiếng nói thương hiệu vừa mang dấu ấn cá nhân của người dùng.
Hình thái đơn giản nhất của dạng nội dung này là những chiếc hộp đoán chữ hay sudoku trên báo in, dành cho nhu cầu thư giãn, giải trí của người đọc.
Độc giả buộc phải tương tác và tạo ra kết quả theo thời gian thực. Khi smartphone, laptop kết nối Internet phổ cập phần đông dân số, người tiêu dùng quen thuộc với trải nghiệm trên nền tảng kỹ thuật số thì interactive content càng chứng tỏ lợi thế của mình.
Gần đây nhất, tại Việt Nam, một trong những chiến dịch quảng cáo kỹ thuật số tạo nên cơn sốt tương tác người dùng đến từ cuộc thi “Tóc đẹp dưới mọi ánh đèn” của thương hiệu TRESemme. Đơn vị đứng sau toàn bộ chiến dịch là Ogilvy.
“Ông lớn” ngành quảng cáo tạo một loạt các hạng mục nội dung xuyên suốt nhằm kết nối và tương tác với người dùng. Tương tác là từ khoá mà Ogilvy cùng TRESEmme đã áp dụng trên mọi mặt trận content cho cuộc thi.
Chiến dịch được mở đầu với lời kêu gọi tham gia “cuộc chiến spotlight” từ đại diện thương hiệu siêu mẫu Minh Tú. Video ngắn gọn, súc tích cùng giải thưởng giá trị là trở thành gương mặt đại diện của TRESemme và một chuyến đi tới New York Fashion Week, đã thu hút được hàng nghìn cô gái yêu làm đẹp và thời trang đăng ký tham dự.
Để tối đa tương tác phản hồi từ nhóm thí sinh, Ogilvy tạo ra 3 vòng với những chủ đề chụp hình liên quan tới tóc.
Vòng đầu tiên đòi hỏi thí sinh tự tạo hình ảnh mái tóc dưới mọi ánh đèn. Vòng hai tiếp tục với top 15 tham gia buổi chụp hình do thương hiệu tổ chức với chủ đề Giáng Sinh. Top 5 sẽ chụp hình với chủ đề đèn neon để tìm ra quán quân đến New York.
Dễ nhận thấy, tương tác từ thí sinh sẽ đảm bảo hai yếu tố số lượng và chất lượng. Thương hiệu nghiễm nhiên sở hữu hàng nghìn sản phẩm hình ảnh mang đậm đặc trưng, tính cách và dấu ấn người dùng.
Bên cạnh “người vào cuộc”, chiến dịch còn kéo theo tương tác từ đông đảo người theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội.
Không chỉ sử dụng chủ đề Giáng sinh và đèn neon phù hợp với không khí lễ hội vào thời điểm cuộc thi diễn ra, toàn bộ quá trình quyết định của cuộc thi đều được phát sóng trực tiếp (livestream) trên Facebook nơi người dùng có thể gửi bình luận và trao đổi ý kiến tức thời cùng các giám khảo và host.
Song song, thương hiệu còn có các content vệ tinh như video các thí sinh chia sẻ bí quyết chăm sóc tóc hay behind the scene quá trình dự thi của các thí sinh.
Các thí sinh trong Vòng 3 mang chủ đề Neon Light.
Nhờ những content tương tác trong chiến dịch “Tóc đẹp dưới mọi ánh đèn” này, TRESemme trở thành thương hiệu có share of voice đứng thứ 1 tháng 12/2018 và thứ 3 nguyên năm 2018 cho toàn ngành hàng chăm sóc tóc ở Việt Nam.
Mặc dù là một thương hiệu rất mới trên thị trường Việt Nam và phải chịu sự cạnh tranh gay gắt về nội dung trong dịp cuối năm từ hàng loạt các thương hiệu khác, nhưng những thành quả mà TRESemme đạt được đã chứng tỏ nội dung tương tác là một hướng đi đúng cho các thương hiệu trong thời đại kỹ thuật số.
Content cộng tác – thương hiệu bắt tay người có ảnh hưởng.
Content cộng tác (Collaboration Content) là hình thức nội dung khi thương hiệu bắt tay cùng các nhân vật có ảnh hưởng, từ đó ra đời những nội dung có tính mục đích.
Người có ảnh hưởng ở đây có thể là nghệ sĩ, người nổi tiếng hoặc chuyên gia, người nghiên cứu về lĩnh vực liên quan đến sản phẩm.
Khác với thập kỷ trước, các chiến dịch content cộng tác hiện tại không chỉ đơn thuần đặt quảng cáo sản phẩm vào lời người có ảnh hưởng.
Đặc biệt, khi mạng xã hội phát triển chiếm lĩnh và lấn át các nền tảng truyền thống như TV, thì những đoạn video quảng cáo hàng triệu USD với hình ảnh người nổi tiếng thậm chí có thể không hiệu quả bằng một vlog tự nhiên của một KOL.
Người dùng có thể vừa lướt Facebook, vừa xem video trên YouTube, trong khi không ngừng quét stories trên nền tảng Instagram.
Chính những influencer phải trực tiếp tương tác, sử dụng, đánh giá sản phẩm, sau đó đăng tải lên các nền tảng social để tiếp cận người dùng.
Thương hiệu cũng có thể thông qua các thế mạnh của từng KOL như âm nhạc, điện ảnh, phim ngắn hài hước… để lồng ghép thông điệp sản phẩm một cách tự nhiên, tiếp cận công chúng của nghệ sĩ, người ảnh hưởng đó.
Đơn cử, vào ngày 8/3 vừa qua, để truyền tải thông điệp “Tự do thả mình trong từng kiểu tóc” một cách đơn giản, mạnh mẽ nhưng không ồn ào, khoa trương, Dove đã cùng Trang – ca nhạc sĩ indie cho ra đời bài hát “Giữ Cho Em Một Thế Giới”. Sau 3 ngày, video đã nhận được 7.1 triệu lượt xem cùng hàng loạt bình luận tích cực trên mạng xã hội.
Là thương hiệu với triết lý đề cao “Real Beauty” (Vẻ đẹp chân thực), việc hợp tác cùng một nghệ sĩ phong cách mộc mạc và dịu dàng không chỉ giúp Dove tiếp cận các nhóm tiểu văn hoá với liên kết sâu rộng mà còn ghi dấu ấn tính cách thương hiệu một cách tự nhiên với người dùng mục tiêu.
Content khoảnh khắc – thương hiệu bắt nhịp trào lưu.
Để thu hút sự chú ý và liên tục hiện diện trong tâm trí người dùng, content của thương hiệu không chỉ đúng lúc mà còn cần kịp thời.
Real time trở thành yếu tố cốt lõi của nhiều chiến dịch truyền thông tiếp thị. Với các content lướt theo sóng trào lưu văn hoá và tư tưởng, thương hiệu có thể chớp thời cơ để ghi dấu ấn trong lòng người tiêu dùng, đồng thời đưa danh tiếng của thương hiệu vươn xa.
Ở góc độ người dùng, bạn gần như có thể bắt gặp những real-time marketing content mọi nơi. Đơn cử, các nhà sản xuất điện thoại sáng tạo các phiên bản smartphone gắn liền với bộ phim siêu anh hùng, sự kiện thể thao mới nhất. iPhone ra mắt dòng sản phẩm PRODUCT(RED) để đồng hành cùng các hoạt động cộng đồng về HIV/AIDS.
Những giai điệu đang thịnh hành trên bảng xếp hạng được viết lại lời hát nhằm giới thiệu sản phẩm.
Một ví dụ gần gũi hơn, trong dòng hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều vừa qua, khi dư luận dõi theo theo từng diễn biến sự kiện, thương hiệu bia Sài Gòn đã tạo nên một làn sóng viral chỉ với một bức ảnh đăng trên fanpage.
Theo đó, hình ảnh hai cốc bia với lớp bọt tạo hình theo kiểu tóc tiêu biểu của hai lãnh đạo Donald Trump và Kim Jong Un cùng thông điệp “Uống mừng hòa bình” không chỉ hoà nhịp cùng thông điệp sự kiện mà còn thể hiện tính cách dí dỏm, dễ gần của thương hiệu.
Nội dung này đã đạt được gần 200.000 lượt tương tác, bao gồm 1.600 bình luận và 1.000 lượt chia sẻ – những con số rất ấn tượng, kể cả đối với những trang mạng xã hội của những thương hiệu hàng đầu có lượng người theo dõi lớn như Bia Sài Gòn.
Với sự phát triển không ngừng của kỹ thuật số, các thương hiệu và agency ngày nay cần thay đổi để thích nghi, nhanh nhạy nắm bắt những trào lưu mới, đồng thời làm việc chặt chẽ cùng nhau để cho ra những content sáng tạo trong thời gian cực ngắn.
Tìm hiểu cách các thương hiệu có thể kết nối nội dung, trải nghiệm khách hàng và dữ liệu để tạo ra nhiều giá trị hơn cho khách hàng.
Ông Gene De Libero, Giám đốc Chiến lược và Trưởng bộ phận tư vấn tại công ty tư vấn công nghệ Marketing (Martech) GeekHive cho biết:
“Cách duy nhất để thúc đẩy doanh thu, thúc đẩy chuyển đổi và giữ chân người dùng là thông qua những trải nghiệm khách hàng có ý nghĩa.
Khi khách hàng tham gia vào phễu bán hàng, trước khi doanh nghiệp có thể chuyển đổi họ và xây dựng lòng trung thành, có vô số các điểm ngắt kết nối trong quá trình trải nghiệm.
Giải quyết các điểm ngắt kết nối đó là một phần của chiến lược trải nghiệm khách hàng (CX) và nội dung (content) được liên kết với nhau thông qua dữ liệu.
Nội dung và trải nghiệm.
Nội dung (content) và trải nghiệm (experience) được thúc đẩy bởi dữ liệu (data) và công nghệ marketing (martech), vì vậy những người làm marketing cần cố gắng quản lý và tích hợp cả 4 yếu tố này nếu muốn thúc đẩy những trải nghiệm và nội dung chất lượng cao.
Ông De Libero chia sẻ:
“Bạn phải thực sự hiểu nội dung và tất cả những ý nghĩa của nó đối với khách hàng của bạn. Bạn cần có một lượng kiến thức thực sự vững chắc về quản lý dữ liệu.
Bạn cũng nên hiểu sức mạnh kích hoạt của yếu tố công nghệ marketing và cách nó có thể giúp bạn thúc đẩy doanh nghiệp tiến về phía trước.
Khi bạn hợp nhất 4 yếu tố này – trải nghiệm khách hàng, nội dung, dữ liệu và công nghệ tiếp thị, bạn đã có cho mình một chiến lược toàn diện thực sự vững chắc.”
Mục tiêu và công nghệ.
Khi nói đến sự phát triển doanh nghiệp, họ cần đạt được các mục tiêu kinh doanh, marketing và cả yếu tố công nghệ.
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần tạo ra những trải nghiệm khách hàng có ý nghĩa nhằm mục tiêu thúc đẩy chuyển đổi và giữ chân khách hàng, họ cần bắt đầu với các hoạt động phân tích, thấu hiểu khách hàng, và hiểu các mục tiêu kinh doanh của họ.
Ông De Libero chia sẻ:
“Đối với yếu tố công nghệ, nó cho phép bạn sử dụng để tạo ra giá trị không chỉ cho khách hàng mà còn cho những người bên trong doanh nghiệp của bạn, những công nghệ có thể giúp doanh nghiệp vận hành một cách trơn tru hơn.”
Khi nói đến việc vận hành và tổ chức doanh nghiệp, một thách thức đang đặt ra là cả nội dung, trải nghiệm và các hoạt động khác hiện đang nằm rời rạc trong tổ chức.
Dữ liệu cần được thống nhất, phân tích một cách một cách liền mạch và đồng bộ, vì nó sẽ mang lại đầy đủ những thông tin chi tiết về khách hàng và trải nghiệm của họ trên nhiều điểm tiếp xúc khác nhau.
Dữ liệu khách hàng, hoạt động phân tích và thương mại điện tử.
Nền tảng dữ liệu khách hàng (CDP) là nơi tốt để lưu trữ và quản lý dữ liệu khách hàng. Cũng từ đây, tất cả các bộ phận khác nhau trong tổ chức có thể truy cập vào những hạng mục dữ liệu cần thiết của họ.
Các hoạt động thương mại điện tử sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ chiến lược đồng bộ hoá dữ liệu này. Thương mại điện tử vốn không phải là một mối quan hệ giao dịch bán hàng đơn thuần. Nó còn bao gồm nhiều hoạt động diễn ra trước và sau đó. Vì vậy, doanh nghiệp phải nhìn nhận thương mại điện tử hay dữ liệu từ một góc nhìn toàn diện.
Sau đại dịch, khi mà người tiêu dùng ngày càng ưu tiên các hoạt động mua hàng trực tuyến, yếu tố nội dung và trải nghiệm được hỗ trợ bởi dữ liệu sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Với tư cách là người làm marketing hay content marketing, bạn đã bao giờ tự hỏi, tại sao khách hàng lại chủ động tìm đến và tương tác với thương hiệu, các hoạt động content marketing chính là một nguồn gốc của điều này.
Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực marketing đủ lâu hay đơn giản là bạn thường xuyên cập nhật các tin tức marketing, “Content is King” hẳn là câu nói không mấy xa lạ với bạn.
Đến thời điểm hiện tại, dưới sự phát triển mạnh mẽ của các yếu tố công nghệ, khi các cách thức tiếp cận marketing cũng thay đổi ít nhiều, nhận định này vẫn chưa hề mất đi giá trị, dù cho bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực nào, dù là online hay offline, khách hàng của bạn vẫn cần thứ gọi là nội dung (content) trước bất kỳ hành động nào.
Tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp khác nhau, ngành hàng khác nhau, hay đối tượng mục tiêu khác nhau, bạn có thể lựa chọn các kiểu nội dung khác nhau, đó có thể là video, hình ảnh, bài viết, ebook, whitepapers, khảo sát, PR, infographics hay các bài đăng trên các nền tảng mạng xã hội.
Hiện tại, ngoài các công cụ tìm kiếm như Google hay Bing, với hơn 5 tỷ người dùng toàn cầu, các nền tảng mạng xã hội trở thành nơi người dùng tìm đến để tìm kiếm thông tin, nghiên cứu về thương hiệu và hơn thế nữa, đây chính là lúc các hoạt động content marketing hay tiếp thị nội dung thể hiện giá trị của nó.
Với các thương hiệu có thể cung cấp những nội dung phù hợp với người dùng, là những thứ mà người dùng liên tục tìm kiếm để ra các quyết định mua hàng (hay kể cả các nội dung giải trí), như là một lẽ thường tình, thương hiệu trở thành một nguồn cấp nội dung đáng tin cậy, đây chính là nguồn gốc của các tương tác chủ động sau đó.
Để có thể tối đa hoá giá trị mà nội dung hay các hoạt động tiếp thị nội dung có thể mang lại, dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.
Xác định đối tượng mục tiêu.
Cũng tương tự như bất cứ hoạt động marketing nào khác, công việc đầu tiên cần làm đó là xác định nhóm đối tượng mục tiêu hay khách hàng tiềm năng của thương hiệu, những người có khả năng mua hàng hay ít nhất là có ảnh hưởng đến các quyết định mua hàng.
Một khi đã có thể xác định đúng nhóm người dùng mà thương hiệu cần chinh phục, các nội dung được sản xuất và phân phối sau đó mới phát huy được tác dụng.
Thấu hiểu đối tượng mục tiêu.
Khi nhắc đến khái niệm thấu hiểu đối tượng mục tiêu, insight có lẽ là một trong những từ khoá mà bạn không thể không hiểu.
Với từng nhóm đối tượng khác nhau, rõ ràng là họ quan tâm hay ưu tiên đến những thứ khác nhau, dù đó là liên quan đến yếu tố giá cả, mẫu mã sản phẩm hay cách làm nội dung của thương hiệu.
Khám phá các điểm đam mê (Passion Point) của khách hàng cũng là một con đường khác của quá trình này.
Nhiệm vụ của các marketer khi này là tìm hiểu xem đâu là những thứ mà khách hàng thích, không thích, ưu tiên hay không ưu tiên hay đâu là những điểm hấp dẫn giúp họ sau đó có thể chủ động tương tác lại với thương hiệu.
Liên quan đến các sản phẩm hay dịch vụ mà thương hiệu cung cấp, bạn cũng cần tìm hiểu xem khách hàng mục tiêu của mình đang nhìn nhận và kỳ vọng về nó như thế nào, hay nếu so sánh với các sản phẩm tương tự khác của đối thủ, nó có điểm mạnh, điểm yếu ra sao, một bản phân tích ma trận SWOT có thể khả dụng với bạn.
Xây dựng chiến lược content marketing.
Bước tiếp theo bạn cần làm đó là hoàn thành sơ đồ chiến lược của mình. Xác định cách bạn sẽ đo lường ROI từ các chiến dịch. Liên tục phản chiếu các nội dung tới nhóm đối tượng mục tiêu đã được xác định trước đó.
Với các nội dung có được, sau khi đã xác định tần suất mà nó sẽ cần được hiển thị tới khách hàng, bạn bắt đầu quá trình phân phối để đạt được lượng tiếp cận kỳ vọng.
Vì Content Marketing hay tiếp thị nội dung là một quá trình tương tác tích cực liên tục và xây dựng mối quan hệ trong lâu dài, lặp lại quá trình nói trên cũng nên là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược.
Kết quả của quá trình này là khách hàng sẽ coi thương hiệu là một nguồn tin đáng tin cậy, nơi họ có thể tìm đến để không chỉ tương tác mà còn là để nghiên cứu và đánh giá.
Hãy suy nghĩ như là một người dùng, đóng vai người dùng thay vì là người làm marketing.
Một trong những “điểm đen” của không ít người làm marketing đó là họ “nghĩ thay” cho khách hàng của họ.
Hãy tự hỏi bản thân là tại sao khách hàng mục tiêu hay người dùng nên xem nội dung của bạn, nó khác biệt và hữu ích như thế nào, hay nói cách khác, nó giúp giải quyết rào cản hay nỗi đau nào của khách hàng.
Liên tục đo lường và tối ưu.
Một khi các nội dung đã được triển khai, một trong những yếu tố cũng quan trọng không kém ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của chiến dịch đó là việc đo lường hiệu suất.
Nếu bạn không đo lường kết quả của các nỗ lực content marketing của mình, bạn không những không thể xác định những tác động mà nó có thể mang lại, mà còn đánh mất đi các cơ hội cải thiện và tối ưu khác.
Bằng cách phân tích các dữ liệu như tỷ lệ nhấp chuột, lượng khách hàng truy cập duy nhất (unique traffic), thời gian trên trang, lượt thích, chia sẻ và đăng ký, tỷ lệ thoát, hay tỷ lệ chuyển đổi, bạn sẽ có thể đưa ra các quyết định sáng suốt hơn về cái gì hiệu quả và cái gì không, cái gì cần ưu tiên và cái gì nên loại bỏ.
Cũng tương tự như bất kỳ phương thức marketing nào, content marketing cũng đòi hỏi cách tiếp cận và suy nghĩ nhất quán nếu muốn đạt được các kết quả mong muốn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong khi bạn có thể dễ dàng để trở thành một Content Marketer, một Content Marketer xuất sắc cần có tư duy hệ thống (systems mindset).
Việc không chú ý và quan tâm đến một bức tranh lớn hơn làm cho Content Marketing team hay Content Marketer khó làm việc “mượt mà” với Marketing team.
Như là một chu kỳ vĩnh viễn.
Content Marketer là người lên kế hoạch nội dung cho các chiến lược marketing, và sau đó là lịch hàng quý, dựa trên một bức tranh hoàn toàn không chính xác về những gì họ có thể phải làm.
Sau đó, vì một lý do nào đó mà kế hoạch thay đổi, tức là khi họ không thể làm theo lịch trình đã đề ra, họ cảm thấy choáng ngợp như đang ở dưới nước vậy.
Một phần của điều này là do những sai lầm thường gặp về việc lập kế hoạch: hiện tượng cho dù con người chúng ta đã hoàn thành nhiệm vụ bao nhiêu lần trước đây, khi lập kế hoạch cho nó trong tương lai, chúng ta sẽ đánh giá một cách lạc quan rằng “Nó vẫn thế thôi, chúng ta sẽ chẳng cần bao nhiêu thời gian cả”.
Nhưng một phần khác của điều này cũng phụ thuộc vào cách chúng ta làm, với tư cách là một content marketer, chúng ta đang tập trung quá nhiều vào việc tạo nội dung (content creator) thay vì cần tập trung nhiều hơn cho việc tiếp thị nội dung hay content marketing.
Tư duy hệ thống là gì?
Theo các nhà tư duy hệ thống thì tư duy hệ thống là:
Một bộ sưu tập gồm các công cụ và phương pháp thực thi khác nhau.
Một sự nhạy cảm với tính chất xoay vòng của thế giới chúng ta đang sống.
Một cách tiếp cận đầy kỷ luật để kiểm tra các vấn đề một cách đầy đủ và chính xác hơn trước khi hành động.
Về cơ bản, nó có nghĩa là xem công việc của bạn như là một chuỗi các hệ thống và áp dụng tư duy phản biện để khắc phục các mối quan hệ giữa chúng.
Tư duy hệ thống cũng có nghĩa là bạn cần phân tích các vấn đề thành các thành phần khác nhau của chúng và kiểm tra từng thành phần, cũng như cách chúng hoạt động hay phối hợp cùng với nhau trong một hệ thống lớn hơn.
Điều này có ý nghĩa gì đối với các nhà Content Marketer.
Việc trở thành một nhà tư duy hệ thống có ý nghĩa gì với bạn với tư cách bạn là một content marketer?
Khi bạn trau dồi hệ thống tư duy suy nghĩ của mình, điều đó có nghĩa đơn giản là chú ý nhiều hơn đến các hệ thống trong công việc, cuộc sống và nội dung của chúng.
Chúng ta cần chú ý đến tất cả các hệ thống lớn hơn và nhỏ hơn mà nội dung của chúng ta được kết nối.
Các hệ thống lớn hơn là những thứ như: hoạt động kinh doanh và doanh thu mà nội dung của chúng ta cuối cùng có thể hoàn thành cho công ty.
Những tác động hay ảnh hưởng của nội dung chúng ta cung cấp đối với cuộc sống của khách hàng – đây là những hệ thống lớn hơn mà các content marketer nên chú ý và đóng góp.
Các hệ thống nhỏ hơn là các bước và giai đoạn xây dựng chiến lược content marketing.
Chúng ta sẽ sẽ cần nói nhiều và sâu hơn về chúng, những thứ như nghiên cứu thị trường và quảng bá nội dung – những phần sẽ chuyển động qua lại trong chiến lược của chúng ta và nhiều hơn thế nữa.
(Bạn có thể xem Chiến lược là gì để hiểu sâu hơn về thuật ngữ này)
Và một khi nhận thức rõ hơn về các hệ thống này, chúng ta cần có cách tiếp cận để giải quyết vấn đề, “chẩn đoán” nhiều hơn để đáp ứng các mục tiêu tốt hơn.
Bạn có thể hình dung rằng, nhiều nội dung không phải là vấn đề.
Vậy, các hệ thống khác nhau của bạn là gì trong chiến lược content marketing, điều mà bạn có thể nhận thấy, nghiên cứu và sắp xếp hợp lý hơn?
Dưới đây là 05 hệ thống content marketing chính mà hầu hết các Content Marketer cần có.
1. Nghiên cứu thị trường.
Hầu hết các đội marketing, cách tiếp cận nghiên cứu thị trường và khảo sát khách hàng là không rõ ràng hoặc để làm cho nó độc đáo.
Bao lâu thì có ai đó trong nhóm của bạn nói: “chờ tí, lần cuối chúng ta nói chuyện với khách hàng là khi nào?”
Bạn có thể nghiên cứu thị trường bằng những cách đơn giản như:
Gửi một cuộc khảo sát hàng quý cho người đăng ký email của bạn.
Tổ chức trò chuyện qua Zoom thường xuyên với khách hàng.
Xây dựng những case study và các thử nghiệm (testimonials).
Khi bạn và nhóm của bạn cùng ngồi xuống để tìm ra những điều này, nó sẽ trở nên dễ nhớ hơn và có thể làm bất cứ khi nào bạn cần trong tương lai.
2. Lập kế hoạch nội dung.
Hàng tá các nhà làm content marketing thường bị mắc kẹt ở một nơi mà họ chỉ còn một hoặc hai ngày trước lịch nội dung của họ cần đăng.
Có nghĩa là, họ không bao giờ biết chắc chắn những gì họ sẽ đăng cho đến một hoặc hai ngày trước khi họ đăng nó.
Điều này khiến bạn rơi vào trạng thái động não và lập kế hoạch liên tục, vì bạn chỉ có thể nghĩ trong một khoảng thời gian rất ngắn.
Tuy nhiên bạn có thể phát triển một hệ thống để nhóm của bạn có được những hiểu biết sâu sắc từ các nghiên cứu thị trường hiện đã được hệ thống hóa và biến chúng thành một lịch marketing hàng quý.
Khi bạn có nhiều thời gian hơn trước lịch đăng của mình, các ý tưởng của bạn sẽ được đưa vào quá trình phân tích trước khi bạn xuất bản chúng.
Điều này cho phép bạn có nhiều thời gian hơn để suy nghĩ về chúng nhiều hơn, ngay cả khi bạn không sửa đổi chúng.
Nó cho bạn nhiều thời gian hơn để tích cực làm việc với chúng, cũng như nghiên cứu chúng, sửa đổi chúng và từng bước khác của tiến trình phân tích.
Tất cả chuẩn bị cho bạn một tinh thần làm việc “ít vội vã” hơn.
3. Xây dựng nội dung.
Để có một hệ thống nội dung mà không ai có thể quên: Xây dựng hay tạo nội dung. Đây hiện là nơi mà hầu hết các Content Marketer tập trung nhiều sức lực và thời gian nhất.
Tuy nhiên, có một thực tế là không ít người vì quá vội vàng với việc tạo ra nội dung mà có xu hướng bỏ bê những thứ như tối ưu hóa và tái sử dụng chúng.
Điều đó có nghĩa là để tạo ra những khoảng thời gian và không gian tinh thần cho tất cả các hệ thống khác được đề cập trong bài này, bạn cần giảm lượng thời gian và công sức cho việc xây dựng nội dung để tập trung vào tối ưu và tái sử dụng nội dung.
Chìa khóa cho vấn đề này là xây dựng một quy trình tạo nội dung hợp lý.
Ví dụ: dành thời gian để phác thảo trước nội dung của bạn có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian trong quá trình viết sau này.
Bạn cũng có thể có các mẫu cho các phác thảo đó dựa trên các định dạng phổ biến của nội dung bạn tạo, do đó, bạn không phải xây dựng cấu trúc cho mỗi bài đăng blog hoặc tập lệnh video từ đầu.
4. Phân phối nội dung.
Khi bạn bị mắc kẹt trong chu kỳ nội dung vĩnh viễn đó, đến cuối cùng khi bạn nhận được một cái gì đó mới được xuất bản, bạn có thể nhẹ nhõm hơn khi bạn đã sẵn sàng để hoàn thành nó.
Quảng cáo cho nội dung nên là điều cuối cùng trong tâm trí của bạn.
Vì vậy, một lần nữa, làm cho công việc của bạn dễ dàng hơn bằng cách đưa vào một số công việc ngay ngày hôm nay để tạo ra nhiều thuận lợi hơn cho sau này.
Những thứ như danh sách quảng cáo, lịch truyền thông mạng xã hội, mẫu tiếp cận và nhiều thứ khác đều có thể giúp bạn, tùy thuộc vào chiến lược phân phối của bạn.
5. Tối ưu hóa nội dung.
Một nhược điểm khác mà rất nhiều Content Marketer thường gặp là họ bỏ lỡ các cơ hội tối ưu hóa quan trọng, chẳng hạn như việc cập nhật hoặc tái sử dụng nội dung cho sau này.
Nhưng một lần nữa, đây là điều mà các Content Marketer với tư duy hệ thống có thể sửa chữa, hoặc ít nhất là cải thiện.
Bây giờ bạn nên làm gì, hãy bắt đầu suy nghĩ về việc “bảo trì và tối ưu hóa” những thứ mà bạn có thể thực hiện đối với một phần nội dung sau ba tháng để từ khi nó được “air”, hoặc thậm chí là một năm sau đó.
Tạo một danh sách kiểm tra trước để bạn biết chắc chắn là khi bạn nhấn nút xuất bản (publishing) thì những công việc nào đang chờ bạn ở phía trước.
Kết luận.
Với tư cách là các Content Marketer, bằng cách nhìn rộng và sâu hơn vào các khía cạnh khác của doanh nghiệp hơn chỉ là “Content” và “Marketer“, bạn có nhiều cơ hội hơn để trở thành những Content Marketer xuất sắc và đi xa hơn nữa trong ngành.
Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link