Theo thông tin từ chính Elon Musk, doanh thu quảng cáo của Twitter đang giảm đến 50% đồng thời dòng tiền mặt (cash flow) không mấy khả quan.
Thay vì tìm cách che giấu, ông chủ Elon Musk đã tiết lộ trên mạng xã hội Twitter rằng do doanh thu quảng cáo giảm đến 50% và nhiều khoản nợ vẫn chưa thể thanh toán, nền tảng này vẫn có dòng tiền âm.
Tuyên bố mới này cũng được cho là trái ngược hoàn toàn với tuyên bố được đưa ra cách đây 2 tháng khi Elon Musk nói rằng Twitter hiện đang hoà vốn và các nhà quảng cáo bắt đầu quay trở lại nền tảng.
Doanh thu quảng cáo của Twitter là một vấn đề gây tranh cãi và là một cuộc chiến khó khăn cho mạng xã hội này, đó cũng là lý do Twitter đã bổ nhiệm CEO mới gần đây trong bối cảnh các nhà quảng cáo lớn như Nike hay PepsiCo rời bỏ nền tảng.
Các nhà quảng cáo lo ngại về việc kiểm duyệt nội dung, mức độ an toàn của thương hiệu, sa thải hàng loạt và sự không chắc chắn chung về tương lai của Twitter.
Thời báo New York đã báo cáo rằng doanh thu quảng cáo của Twitter tại Mỹ trong 5 tuần từ ngày 1 tháng 4 đến tuần đầu tiên của tháng 5 đã giảm 59% so với năm trước.
Theo dữ liệu của công ty nghiên cứu thị trường Sensor Tower, chỉ 43% trong số 1.000 nhà quảng cáo hàng đầu của Twitter tính đến tháng 9 vẫn đang quảng cáo trên nền tảng này tính đến tháng 4.
Để thay đổi tình hình, cách đây mấy ngày, Twitter đã thông báo rằng những nhà sáng tạo nội dung sẽ có thể nhận được một phần doanh thu quảng cáo, để đủ điều kiện, người sáng tạo phải đăng ký Twitter Blue và có ít nhất 5 triệu lượt hiển thị (impressions) trên các bài đăng (Tweet) của họ trong mỗi 3 tháng qua.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nếu bạn là người làm marketing hay thậm chí là nhà lãnh đạo doanh nghiệp, bạn muốn xây dựng một chiến lược tiếp cận thị trường (go-to-market) hiệu quả tuy nhiên lại không biết bắt đầu từ đâu, bài viết này là dành cho bạn.
Dù bạn là ai, là một marketer hay lãnh đạo doanh nghiệp, khi bạn nảy sinh một ý tưởng kinh doanh sáng tạo, bạn xác định sản phẩm đó phù hợp với thị trường và mong muốn đưa nó tới tay người tiêu dùng. Điều đầu tiên mà bạn cần đó là một chiến lược tiếp cận thị trường (go-to-market strategy) được xây dựng một cách bài bản.
Để có thể có được một bản chiến lược tiếp cận thị trường hiệu quả cho doanh nghiệp, dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.
Chiến lược tiếp cận thị trường là gì?
Về tổng thể, chiến lược tiếp cận thị trường là một kế hoạch chi tiết về cách doanh nghiệp sẽ tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả — trong đó yếu tố hiệu quả phụ thuộc vào tốc độ doanh nghiệp tiếp cận và chuyển đổi khách hàng, song song với đó là mức độ sinh lợi của những nỗ lực của doanh nghiệp (ROI).
Thông thường, chiến lược tiếp cận thị trường sẽ bao gồm luôn các kênh bán hàng trực tiếp và gián tiếp để “giáo dục”, hỗ trợ và phân phối sản phẩm tới tay khách hàng.
Chiến lược tiếp cận thị trường là một thành phần không thể tách rời của cái gọi là mô hình kinh doanh rộng lớn. Điều này cũng có nghĩa là, với từng mô hình kinh doanh khác nhau, doanh nghiệp có thể cần các chiến lược tiếp cận thị trường khác nhau.
Ngoài chiến lược tiếp cận thị trường, một mô hình kinh doanh còn có các thành phần khác như: đề xuất giá trị cho khách hàng (USP), công thức tìm kiếm lợi nhuận, phương pháp tối ưu sản phẩm hay chiến lược xây dựng và phát triển nhân sự.
Để có thể xây dựng được một mô hình kinh doanh thành công, bản thân người sáng lập sẽ đóng vai trò quyết định, họ chính là người xây dựng từng yếu tố trong mô hình kinh doanh thông qua kiến thức và trải nghiệm của họ.
Như đã đề cập ở trên, một trong những yếu tố then chốt đầu tiên doanh nghiệp cần làm trước khi xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường đó là hãy xác định các đề xuất bán hàng độc đáo hay còn được gọi là đề xuất giá trị riêng biệt cho khách hàng.
Nếu doanh nghiệp chưa xác định được rằng sản phẩm của mình đáp ứng nhu cầu của khách hàng như thế nào và đâu là lợi thế của nó so với các đối thủ cạnh tranh hiện có trên thị trường, hãy tiến hành thử nghiệm (MVP) và nghiên cứu thị trường trước khi đi sâu vào quá trình xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường.
Trong khi doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn nếu kinh doanh trong một “đại dương xanh“, sẽ là rất cần thiết nếu đó là “đại dương đỏ“.
4 bước quan trọng để xây dựng một chiến lược tiếp cận thị trường thành công.
Như đã phân tích ở trên, các chiến lược tiếp cận thị trường không thể tách rời khỏi các mô hình kinh doanh (Business Model), dưới đây là những bước chính bạn có thể tham khảo (và sửa đổi cho doanh nghiệp của mình).
1. Xem xét các khía cạnh chính có trong chiến lược.
Trong hầu hết các chiến lược tiếp cận thị trường, có ít nhất là 3 khía cạnh doanh nghiệp cần đánh giá:
Dựa trên các yếu tố này, doanh nghiệp có thể xác định cách tiếp cận đối tượng mục tiêu và chuyển đổi họ thành khách hàng với chi phí thấp nhất.
Chiến thuật marketing và thông điệp sản phẩm.
Doanh nghiệp sẽ sử dụng ngôn ngữ và chiến lược nào để tiếp xúc với khách hàng của mình ở nơi họ đang ở và “giáo dục” họ về sản phẩm của doanh nghiệp?
Thông điệp sản phẩm bao gồm tất cả mọi thông tin mà đối tượng mục tiêu có thể nhận được về sản phẩm, từ phần giới thiệu sản phẩm đến trải nghiệm người dùng.
Các chiến thuật marketing có thể bao gồm các hoạt động quảng cáo, tiếp thị người có ảnh hưởng (Influencer Marketing), tiếp thị nội dung (Content Marketing) và hơn thế nữa.
Chi phí để có được một khách hàng mới (CAC).
Chi phí thu hút khách hàng (CAC) là tổng chi phí bán hàng và marketing cho sản phẩm, chia cho số lượng khách hàng mới có được trong một khoảng thời gian nhất định.
CAC = (Chi phí bán hàng + Chi phí Marketing) / Số lượng khách hàng có được
Để ước tính CAC, doanh nghiệp hãy tính chi phí của tất cả các nỗ lực marketing và bán hàng trong năm đó— bao gồm cả tiền lương của nhân viên thuộc bộ phận liên quan (Sales và Marketing) — và chia cho số lượng khách hàng mới kỳ vọng sẽ đạt được.
2. Chạy thử nghiệm.
Trong thế giới VUCA, khi mọi thứ đều có thể xảy ra, hay thậm chí là xảy ra ngược lại với những gì mà doanh nghiệp kỳ vọng, việc liên tục dự báo, thử nghiệm và học hỏi là điều hết sức cần thiết.
Ngay từ đầu, mục tiêu của doanh nghiệp nên là học hỏi càng nhiều càng tốt trong từng giai đoạn phát triển mô hình kinh doanh, sau đó liên tục lặp lại và tối ưu hoá cho các sản phẩm của mình.
Quá trình này cũng diễn ra tương tự với các chiến lược tiếp cận thị trường.
Quá trình chạy thử nghiệm chiến lược tiếp cận thị trường bao gồm các bước chính như:
Tạo giả thuyết: Xem xét các câu hỏi hay thắc mắc mà doanh nghiệp có về 3 khía cạnh chính của chiến lược tiếp cận thị trường như đã phân tích ở trên và biến chúng thành các tuyên bố dự báo hoặc các giả thuyết cụ thể.
Phát triển các bài kiểm tra: Khi doanh nghiệp đã có các giả thuyết của mình, hãy phát triển các bài kiểm tra để chứng minh hoặc bác bỏ chúng.
Các bài kiểm tra ưu tiên: Mặc dù doanh nghiệp có thể có một số câu hỏi ở giai đoạn này, doanh nghiệp phải ưu tiên những bài kiểm tra nào sẽ được chạy trước.
Chạy thử nghiệm: Cuối cùng, tiến hành thử nghiệm. Giai đoạn này liên quan đến việc thu thập và phân tích dữ liệu để chứng minh hoặc bác bỏ các giả thuyết được đưa ra trước đó.
Về tổng thể, doanh nghiệp phải lặp lại quy trình kiểm tra giả thuyết cho từng dự báo trong chiến lược tiếp cận thị trường. Càng làm điều này, doanh nghiệp càng có nhiều insights hơn để tối ưu chiến lược của mình.
3. Xác định thời điểm cần mở rộng quy mô của đội nhóm bán hàng và marketing.
Một phần quan trọng khác trong chiến lược tiếp cận thị trường là xác định thời điểm cần mở rộng quy mô của đội nhóm bán hàng (sales) và marketing. Thời điểm này liên quan đến cái gọi là đường cong học tập.
Một đường cong học tập bán hàng và marketing thường có 3 giai đoạn:
Bắt đầu: Đây là giai đoạn doanh nghiệp bắt đầu đẩy sản phẩm ra thị trường. Giai đoạn này không thể mở rộng và đi kèm với đó là chi phí cao. Trọng tâm của giai đoạn này là tìm hiểu càng nhiều càng tốt về việc bán sản phẩm.
Chuyển tiếp: Trong giai đoạn này, một quy trình bán hàng và làm marketing có thể lặp lại sẽ được hình thành và doanh nghiệp bắt đầu tuyển dụng các nhân viên bán hàng và marketing.
Thực hiện: Trong giai đoạn cuối, khi đã có được những bài học đầu tiên, doanh nghiệp cần mở rộng các đội nhóm bán hàng và marketing, bao gồm việc tối ưu các vị trí với những yêu cầu công việc khác nhau. Giai đoạn này tập trung vào việc tối ưu hóa để có được CAC thấp nhất có thể trong khi vẫn duy trì được các kết quả kinh doanh tích cực.
4. Tổng hợp những hiểu biết có được thành chiến lược khả thi
Cuối cùng, hãy bắt đầu xây dựng và tối ưu chiến lược tiếp cận thị trường bằng cách tổng hợp tất cả những hiểu biết hay bài học có được từ các thử nghiệm trước đó.
Doanh nghiệp nên nhớ rằng, bản thân chiến lược tiếp cận thị trường cuối cùng cũng chỉ là một thử nghiệm, nó nên được xem là một bước không thể thiếu để giúp doanh nghiệp phát triển các chiến lược mới trong tương lai.
Quá trình này hiếm khi dừng lại ở các doanh nghiệp lớn và muốn phát triển bền vững.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Các nhà sáng tạo nội dung (content creator) có thể kiếm tiền thông qua các công cụ hỗ trợ của TikTok. Hiện nền tảng này đang trả tiền cho các nhà sáng tạo nội dung thông qua Quỹ TikTok Beta và chương trình quảng cáo TikTok Pulse.
TikTok cung cấp các công cụ kiếm tiền tích hợp cho các influencer như quỹ người sáng tạo, chương trình chia sẻ doanh thu quảng cáo, tính năng tặng quà cho các TikToker phát trực tiếp… Những khoản tiền này sau đó được quy đổi thành tiền và gửi cho các nhà sáng tạo nội dung.
Tuy nhiên, TikTok yêu cầu người sáng tạo phải có một số lượng người theo dõi và lượt xem nhất định để truy cập các tính năng này. Để tham gia quỹ người sáng tạo, các TikToker phải từ 18 tuổi trở lên, có ít nhất 10.000 người theo dõi và đã đạt được ít nhất 100.000 lượt xem video trong 30 ngày gần nhất .
Để nhận doanh thu đăng ký từ TikTok Live, nhà sáng tạo nội dung phải từ 18 tuổi trở lên và có tối thiểu 1.000 người theo dõi. Ngoài ra để có thể nhận được “quà tặng” ảo khi phát trực tiếp, TikToker phả từ 18 tuổi trở lên và có ít nhất 1.000 người theo dõi .
Đối với các khoản thanh toán từ quỹ người sáng tạo của TikTok, TikTok Beta, nhiều yếu tố sẽ được xem xét như lượt xem video, mức độ tương tác, vị trí xem video và tổng số người tham gia chương trình.
Tuy nhiên, một số nhà sáng tạo nội dung chia sẻ rằng họ kiếm được rất ít từ quỹ này. TikToker Alicia Trautwein chia sẻ: “Video của bạn cần phải có cả triệu view mới có thể kiếm được từ 20 – 30 USD”. Cô cũng cho biết, tháng 10/2020, cô được trả 10 USD cho một video có 1,8 triệu view từ quỹ người sáng tạo của TikTok.
Tuy nhiên, nhiều nhà sáng tạo nội dung chia sẻ rằng họ kiếm được rất ít cho mỗi 1.000 lượt xem. “So sánh với YouTube thì quỹ của TikTok không giúp tôi kiếm được nhiều tiền như vậy.
Trong cùng một khoảng thời gian, khi tôi có thể kiếm được cả chục USD trên YouTube thì tôi chỉ thu về khoảng 1 USD đối với TikTok”, một nhà sáng tạo nội dung chia sẻ với Insider.
Theo ITGeared, với Quỹ nhà Sáng tạo TikTok, các nhà sáng tạo nội dung có thể kiếm từ 0,2 – 0,4 USD cho mỗi 1.000 lượt xem . Như vậy, họ có thể kiếm được từ 20 – 40 USD khi video đạt 1 triệu view.
Tuy nhiên, số tiền này sẽ phụ thuộc vào cả mức độ tương tác, vị trí video và tổng số người tham gia chương trình. Trước đấy, TikTok thông báo, quỹ sáng tạo này được lập ra để trả 1 tỷ USD cho người dùng trong vòng 3 năm, tính từ năm 2020.
TikToker Preston Seo, chuyên làm về nội dung tài chính cá nhân có hơn 2,4 triệu lượt theo dõi, cho biết, anh thu về khoảng 1.600 USD từ Quỹ Sáng tạo nội dung TikTok trong vòng 5 tháng. Trung bình một ngày tài khoản của anh kiếm được từ 9 – 38 USD.
“TikTok tạo Quỹ sáng tạo cho riêng mình là một bước tiến tốt. Tuy nhiên, quỹ này vẫn khá yếu so với các nền tảng khác. Tôi nghĩ việc điều chỉnh và mở rộng hệ thống kiếm tiền thực tế của chính nền tảng này sẽ giúp ích cho mọi người”, Eamon Brennan, Phó Chủ tịch quan hệ đối tác nhà sáng tạo nội dung tại Collab chia sẻ.
Ngoài ra, các TikToker cũng có thể kiếm tiền từ việc liên kết, quảng cáo cho các thương hiệu. Những người tạo TikTok chỉ với vài nghìn người theo dõi cũng có thể kiếm tiền bằng cách làm việc trực tiếp với các thương hiệu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sau một thời gian tập trung vào thương mại điện tử, các thương hiệu lại đang quay lại với cửa hàng truyền thống. Thậm chí cả những thương hiệu vốn chỉ bán qua mạng cũng bắt đầu mở cửa hàng thực địa.
Hồi đầu tháng này, Nike tuyên bố phân phối lại các sản phẩm của mình cho chuỗi cửa hàng Macy’s. Trước đó mối quan hệ hợp tác của hai bên từng tạm ngừng vì Nike muốn dần rời bỏ các cửa hàng thực địa và tập trung vào bán hàng trực tiếp đến khách hàng (Direct to Customer – D2C) qua những kênh thương mại điện tử (eCommerce).
Ngoài Macy’s, Nike còn mở rộng quan hệ đối tác với các nhà bán lẻ thực địa khác như Designer Brands và Foot Locker.
Việc Nike và Macy’s hợp tác trở lại phản ánh được một xu hướng đang lan rộng trong ngành bán lẻ. Đó là các thương hiệu dần quay trở lại với những chiến thuật bán lẻ truyền thống sau thời gian tập trung vào thương mại điện tử và nhận ra mặt khó khăn của nó.
Không chỉ các thương hiệu từng một thời bán trong cửa hàng quay lại với cửa hàng, mà những thương hiệu vốn dĩ được khởi động trên các nền tảng kỹ thuật số trước, chẳng hạn Warby Parker và Allbirds, cũng bắt đầu mở cửa hàng thực địa cho riêng mình.
Xu hướng này phần lớn là do chi phí vận hành cửa hàng kỹ thuật số bắt đầu trở nên khá tốn kém. Những khoản đầu tư như tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing), các chiến dịch nhằm thu hút và giữ chân khách hàng trên mạng ngày càng trở nên đắt đỏ hơn. Vậy nên các thương hiệu bắt đầu đánh giá và nhìn nhận lại mô hình hoạt động D2C này.
Nhà phân tích Simeon Siegel của BMO Capital Markets cho rằng việc hạn chế bán buôn và chuyển sang DTC là một phương án gây tổn hại đến công ty, đặc biệt mảng lợi nhuận.
Bất chấp xu hướng này, các nhà quan sát vẫn chưa dám khẳng định chắc chắn về bối cảnh bán lẻ trong những năm tới.
Mộ báo cáo năm 2022 từ Hội đồng Trung tâm Mua sắm Quốc tế cho thấy 94% người mua sắm trong dịp lễ có kế hoạch mua quà cả ở các cửa hàng thực địa lẫn trên cửa hàng trên mạng. Tuy nhiên hơn một nửa số này sẽ mua trực tiếp vì sợ bị giao hàng trễ và chịu phí vận chuyển.
Những nhà bán lẻ lớn như Burlington, Ross Stores và Barnes & Noble cũng đang mở hàng chục địa điểm bán hàng mới.
Tuy nhiên, ở chiều bên kia, một số thương hiệu lại đóng cửa cửa hàng của mình. Trong đó không thể bỏ qua những cái tên cực kỳ lớn như Amazon, Bath & Body Works, Walmart và Foot Locker. Một thống kê cho thấy có hơn 2,100 cửa hàng đang đóng cửa ở Mỹ trong năm 2023 vì phá sản, buôn bán ế ẩm, hoặc chuyển hướng mô hình.
Một nghiên cứu gần đây của UBS dự đoán các cửa hàng bán lẻ (Retail Store) sẽ tiếp tục đóng cửa trong vòng 5 năm tới, ước tính 50.000 cửa hàng biến mất vào năm 2028.
Đó là trên thị trường quốc tế. Còn lại Việt Nam, xu hướng hiện nay có vẻ là bỏ thực địa và chuyển lên mạng. Bằng chứng là làn sóng trả mặt bằng đắt đỏ đang phát triển lớn mạnh, khiến hàng loạt mặt bằng tại những con đường sầm uất nhất trở nên trống trải.
Chẳng hạn, dọc theo những con đường như Nguyễn Huệ, Đồng Khởi, Lê Lợi, Phạm Ngũ Lão, v.v. của TP.HCM, người ta thấy hàng loạt bảng quảng cáo cho thuê mặt bằng, nhưng chẳng có ai đến thuê. Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại Đà Nẵng trên các tuyến như Hoàng Sa, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng hoặc Lê Duẩn.
Theo phân tích từ các chuyên gia, làn sóng bỏ mặt tiền kinh doanh đắt giá là do nhiều lý do. Trong đó dễ thấy nhất là vì sức mua giảm, khiến doanh nghiệp, thương hiệu không thể gồng gánh nổi.
Ngoài ra còn một lý do khác, đó là việc tái cơ cấu môi trường và mô hình bán lẻ, chuyển sang bán trên mạng vì khách hàng cũng đang dần quen với việc mua sắm qua mạng, đặc biệt sau đại dịch.
Tuy nhiên, xu hướng quay về thực địa của các thương hiệu lớn trên thế giới là tín hiệu cho thấy các mặt bằng và cửa hàng thực địa ở Việt Nam cũng sẽ sớm phục hồi trở lại trong thời gian gần.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Microsoft Advertising, nền tảng quảng cáo của Microsoft vừa thông báo ra mắt tính năng mới cho phép nhà quảng cáo viết mô tả và tiêu đề quảng cáo bằng AI (trí tuệ nhân tạo).
Theo đó, Microsoft đang giới thiệu tính năng mới giúp các thương hiệu hay nhà quảng cáo xây dựng nội dung quảng cáo bằng AI.
Về mục đích sử dụng, nhà quảng cáo có thể sử dụng công cụ AI mới này để giảm bớt thời gian xây dựng nội dung quảng cáo hoặc đơn giản là để tìm lấy một chút cảm hứng về những gì có thể được thể hiện trong quảng cáo.
Các công cụ AI luôn có khả năng mạnh mẽ trong việc giúp người làm marketing tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo, khai thác khả năng hiểu biết về khách hàng và hơn thế nữa.
Tính năng AI giúp tạo nội dung quảng cáo của Microsoft hoạt động như thế nào?
Như bạn có thể thấy, cũng tương tự như Google, công cụ AI giúp tạo nội dung quảng cáo của Microsoft chủ động đưa ra các đề xuất về cách các tiêu đề hay mô tả quảng cáo được viết, công cụ cũng hiển thị chỉ số sức mạnh quảng cáo (Ad Strength) giúp nhà quảng cáo tối ưu hoá nội dung quảng cáo.
Theo Microsoft:
Khi Microsoft Advertising đã cam kết sẽ mang lại nhiều sự đổi mới về cách xây dựng nội dung quảng cáo bằng trí tuệ nhân tạo tổng quát (Generative AI), nhiều tính năng hữu ích mới sẽ dần được ra mắt.
Hiện tại, với định dạng quảng cáo tìm kiếm thích ứng (Responsive Search Ad), nhà quảng cáo có thể sử dụng AI để viết các đoạn mô tả lẫn tiêu đề quảng cáo.
AI sẽ dựa trên một số yếu tố như thiết bị của người dùng, các phân khúc đối tượng (audience segment) cụ thể hay thậm chí là sở thích của họ để cá nhân hoá thông điệp quảng cáo.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Bằng cách kết hợp với mạng xã hội LinkedIn (thuộc Microsoft), Microsoft đã thông báo ra mắt các khoá học về AI (trí tuệ nhân tạo) miễn phí.
Khi AI hay Generative AI trở thành chủ đề của tương lai, Microsoft và LinkedIn thông qua chương trình đào tạo miễn phí có cấp chứng chỉ mới, mong muốn công nghệ này ngày càng được hiểu và ứng dụng rộng rãi hơn nữa.
Microsoft nhấn mạnh rằng mặc dù AI có thể giúp cải thiện cuộc sống và công việc, mọi người phải học cách sử dụng AI một cách có trách nhiệm và đạo đức.
Khoá học AI miễn phí của Microsoft.
Như đã đề cập, các khoá học miễn phí về AI của Microsoft sẽ được thực hiện trên nền tảng học tập LinkedIn (LinkedIn Learning) và có cấp chứng chỉ chuyên nghiệp sau khi người học hoàn tất khoá học.
Microsoft sẽ cấp cho người học chứng chỉ chuyên nghiệp về AI tổng quát (Generative AI), chứng chỉ này có thể được hiển thị trên hồ sơ LinkedIn, đây chính là một “bằng cấp” có giá trị với hầu hết các nhà tuyển dụng.
Microsoft cho biết các khóa học AI miễn phí này sẽ khả dụng cho đến năm 2025.
AI tổng quát: Cuộc cách mạng của hoạt động tìm kiếm trực tuyến.
Tận dụng thế mạnh của Microsoft Bing Chat
Vấn đề đạo đức trong thời đại của trí tuệ nhân tạo
Để được cấp chứng chỉ chuyên nghiệp, trước tiên người học phải hoàn thành tất cả các video. Bài kiểm tra theo đó cũng chỉ có thể truy cập sau khi hoàn thành toàn bộ khóa đào tạo.
Sau khi vượt qua bài kiểm tra, người dùng sẽ ngay lập tức có quyền truy cập vào chứng chỉ của mình.
Kỹ năng AI là không thể thiếu trong tương lai.
Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, các kỹ năng AI là ưu tiên cao thứ 3 cho các chương trình đào tạo của doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Microsoft cho thấy rằng trong khi có đến 70% mọi người muốn AI xử lý nhiều khối lượng công việc hơn, thì 49% lo lắng rằng AI có thể thay thế công việc của họ.
Các khoá học miễn phí về AI mới của Microsoft theo đó tìm cách giúp người lao động có được nhiều kiến thức và kinh nghiệm hơn trong việc sử dụng các công nghệ AI.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Để có thể trở thành ứng viên tiềm năng và có hiệu suất cao, dưới đây là những kỹ năng mềm được yêu cầu nhiều nhất theo các nền tảng tuyển dụng đưa ra.
Khi ứng tuyển một công việc nào đó, ứng viên có nhiều cách khác nhau để thể hiện năng lực của họ cả về trong CV lẫn tại cuộc phỏng vấn trực tiếp.
Mặc dù các kỹ năng cứng hay năng lực chuyên môn là không thể thiếu, các kỹ năng mềm đang ngày càng trở nên quan trọng hơn ảnh hưởng đến việc liệu ứng viên có đủ năng lực và sự phù hợp khi gia nhập doanh nghiệp hay không.
Thông qua một báo cáo mới đây, ông Ian Siegel, đồng sáng lập và CEO của nền tảng tuyển dụng ZipRecruiter, đã công bố nhiều kỹ năng mềm hiện được yêu cầu nhiều nhất trên nền tảng, đó là cơ sở để các ứng viên tìm kiếm sự tương quan giữa bản thân họ với doanh nghiệp tuyển dụng họ.
Ông Kristin Kelley, Giám đốc Marketing của nền tảng tuyển dụng CareerBuilder, cũng đồng tình với đánh giá này, ông cho biết: “Nói chung, tôi có thể nói rằng giao tiếp rất quan trọng trong môi trường làm việc hiện nay, khi để có được các kết quả kinh doanh tốt, các nhân viên cần kết nối với nhau sâu sắc hơn.”
Theo đó, dưới đây là các kỹ năng mềm được yêu cầu nhiều nhất năm 2023.
Khi đề cập đến tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp, một phần của kỹ năng này đó là kết quả của việc sắp xếp làm việc từ xa và tại nhà (Hybrid Work) một cách hiệu quả dựa trên các kỹ năng sử dụng công nghệ.
Tầm quan trọng của giao tiếp cũng là kết quả của các sáng kiến đa dạng, công bằng và hòa nhập trong doanh nghiệp.
Để trở thành một ứng viên tiềm năng và có hiệu suất cao, bạn phải làm việc với nhiều kiểu người khác nhau, điều đó có nghĩa là bạn phải có khả năng giao tiếp hiệu quả với mọi kiểu người khác nhau ở nhiều chuyên môn khác nhau.
Khi nói đến kỹ năng linh hoạt, trong bối cảnh mới, khi mọi thứ đang diễn ra với tốc độ nhanh hơn, các ứng viên theo đó phải nhanh nhẹn hơn và ứng xử với các tình huống mới (bất ngờ) nhanh hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
TikTok mới đây đã công bố báo cáo Xu hướng tiêu thụ nội dung game trên TikTok (TikTok Gaming Content Trends 2023), những insights có được là nguồn cảm hứng cho các nhà sáng tạo nội dung lẫn marketer trong ngành game (và ngành marketing nói chung).
Khi các nội dung trò chơi hiện đang thu hút hàng nghìn tỷ lượt xem trong ứng dụng mỗi năm, TikTok thông qua báo cáo mới, cung cấp nhiều xu hướng nội dung hiện đang được người dùng yêu thích trên nền tảng, các dự báo mới và hơn thế nữa.
Trước hết, TikTok Gaming Content Trends 2023 đánh giá các yếu tố chính thúc đẩy mức độ tương tác với nội dung trò chơi trong ứng dụng và cách những người làm marketing có thể khai thác những yếu tố này để tối đa hóa hiệu suất quảng cáo của họ.
Tiếp đó, TikTok cũng cung cấp các ví dụ cụ thể về cách thức hoạt động của từng nguyên tắc này, bao gồm các thẻ hashtag có liên quan.
Về tổng thể, Game hay các Trò chơi được cho là một trong những ngành có sức ảnh hưởng đến văn hóa trực tuyến lớn nhất, đặc biệt là với những người trẻ.
Song song với đó là vô số những người có ảnh hưởng đang kết nối với hàng triệu người hâm mộ của họ, đây chính là cơ hội để các thương hiệu hay marketer thông qua người có ảnh hưởng (Influencer) tiếp cận các khách hàng mục tiêu của mình.
Bạn có thể tải xuống TikTok Gaming Content Trends 2023tại đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sau khi được ra mắt vào cuối tuần trước và tính đến nay đã có hơn 100 triệu người dùng, Instagram Threads hiện đang được xem là mỏ vàng mới của Meta, cũng từ đây nhiều người tự hỏi, liệu vốn hoá của công ty mẹ Meta thay đổi ra sao sau thành công đó.
Cụ thể, theo số liệu được cập nhật mới đây, cổ phiếu của Meta đã tăng vọt lên mức cao nhất 52 tuần, dấu hiệu được cho là nhờ vào sự thành công với Instagram Threads, mạng xã hội tập trung vào văn bản vốn được coi là lấy cảm hứng từ Twitter.
Cổ phiếu của công ty mẹ Facebook và Instagram đã tăng tới 2% lên trên mức 316 USD vào ngày 13/7, đạt mức cao nhất kể từ tháng 2 năm 2022.
Cổ phiếu của Meta đã tăng 7% kể từ khi ra mắt Threads vào ngày 6/7 mới đây, và theo đó vốn hoá thị trường (Market Cap) của Meta đã tăng thêm khoảng 63 tỷ USD.
Theo nhận định của nhà phân tích đến từ Cowen (một ngân hàng đầu tư của Mỹ), với những biện pháp mới đây của Meta, từ việc cắt giảm nhân sự để tối ưu chi phí, từ các hứa hẹn mới với công nghệ thực tế ảo (VR) và cả triển vọng quảng cáo tích cực, Meta sẽ thu về hơn 5 tỷ USD từ Threads vào năm tới 2024.
Meta sẽ sớm đạt được mức vốn hoá hơn 1.000 tỷ USD và trở thành 1 trong 7 doanh nghiệp nghìn tỷ USD đầu tiên trên toàn cầu.
Theo Blackledge, Meta là “nền tảng quảng cáo xã hội (social advertising platform) hàng đầu” nhờ “sự kết hợp giữa phạm vi tiếp cận, mức độ liên quan, bối cảnh xã hội và mức độ tương tác”. Meta đạt mức doanh thu 28,1 tỷ USD chỉ mới trong 3 tháng đầu năm 2023, con số đó so với YouTube chỉ là hơn 6 tỷ USD và 1.1 tỷ cho Twitter.
Cổ phiếu của Meta đã giảm hơn 75% từ cuối năm 2021 đến cuối năm 2022 do các nhà đầu tư không chấp nhận khoản lỗ hàng tỷ đô la mỗi quý với dự án metaverse của Meta.
Mặc dù từ khoá metaverse dường như hiện chỉ là một thứ gì đó chưa rõ ràng, các công nghệ lõi của nó là VR, AR, AI thì vẫn không ngừng phát triển và có tiềm năng lớn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhằm mục tiêu tối đa hoá mức độ tương tác trên nền tảng, mạng xã hội LinkedIn vừa cập nhật thuật toán đề xuất nội dung mới (cập nhật 2023). Dưới đây là toàn bộ các thông tin mà MarketingTrips có được về cách thuật toán của LinkedIn hoạt động.
LinkedIn là một trong những nền tảng truyền thông mạng xã hội mới nhất bổ sung thuật toán đề xuất nội dung mới trong đó ưu tiên hiển thị nội dung từ những người dùng không nằm trong mạng lưới kết nối (Connection).
“Trong năm 2022, nền tảng của chúng tôi đã chứng kiến mức tăng gấp 2 lần số người dùng tham gia tương tác với các bài đăng chia sẻ kiến thức, ý tưởng hay hỗ trợ.
Có rất nhiều cuộc trò chuyện ý nghĩa và nhiều giá trị diễn ra trên LinkedIn, nhưng thật khó để có thể biết được bạn đang bỏ lỡ điều gì trừ khi bạn chọn theo dõi các cuộc trò chuyện đó.
Để giúp bạn khám phá các nội dung trên LinkedIn một cách phù hợp hơn, chúng tôi đang thử nghiệm thuật toán đề xuất nội dung trên LinkedIn mới 2023, trong đó sẽ đề xuất các bài đăng (Suggested Posts) từ những người dùng hay tài khoản mới trong Nguồn cấp dữ liệu (Feed) của bạn.
Với các bài đăng được đề xuất, chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để tìm hiểu các xu hướng nội dung liên quan đến lĩnh vực của từng người dùng để từ đó đưa ra các cuộc trò chuyện phù hợp và mang lại nhiều giá trị.”
Như bạn có thể thấy trong ví dụ trên, các bài đăng được đề xuất sẽ xuất hiện với nhãn ‘Được đề xuất’ (Suggested) trong nguồn cấp dữ liệu của bạn, thuật toán đề xuất của LinkedIn sẽ dựa trên những nội dung mà bạn có thể quan tâm nhất.
Nói đến các thuật toán đề xuất nội dung, TikTok là cái tên không thể bỏ qua. Trên TikTok, trọng tâm chính là nội dung (Content) chứ không phải những người bạn chọn theo dõi, điều này cho phép thuật toán của TikTok làm nổi bật và lan truyền nhanh những nội dung đang hoạt động hiệu quả nhất trên khắp nền tảng, trái ngược với việc hạn chế nội dung dựa trên các cài đặt thủ công của người dùng.
Trước linkedIn, mạng xã hội Facebook hay Twitter cũng đã áp dụng thuật toán này. Theo dữ liệu mới nhất từ Twitter, có đến 50% nội dung xuất hiện trên Nguồn cấp dữ liệu là nội dung từ các tài khoản mới mà người dùng chưa chọn theo dõi.
Trong khi thuật toán đề xuất nội dung mới của LinkedIn có thể “làm phiền” không ít người dùng, các bài đăng của các tài khoản cá nhân lẫn doanh nghiệp (Company Page) có thể có thêm cơ hội để được xem nhiều hơn, tương tác nhiều hơn.
Một số thông tin khác mà các nhà sáng tạo nội dung số và thương hiệu cần biết về thuật toán của LinkedIn.
Thuật toán mới của LinkedIn đang tìm cách giải quyết vấn đề gì?
Về tổng thể, lượng người dùng của mạng xã hội LinkedIn vẫn không ngừng tăng trưởng trong những năm gần đây. Lượng nội dung được chia sẻ tăng 42% mỗi năm, nội dung được xem tăng 27% và hiện cứ mỗi 1 giây có 3 người dùng đăng ký mới ứng dụng.
Trong suốt thời kỳ đại dịch, các bài đăng trên LinkedIn của mọi người trở nên cá nhân hơn nhiều. Thay vì các bài đăng chỉ nói về công việc hay chuyện công sở như trước kia, các nội dung giờ đây bao gồm cả về nhà cửa, quan điểm sống, hình ảnh gia đình, cuộc sống cá nhân và hơn thế nữa.
Bên cạnh đó, không ít người dùng hiện đang tìm cách để đánh lừa thuật toán với mục tiêu có nhiều lượt thích (Like) hơn, nhiều người theo dõi (Follower) hơn hay có nhiều tương tác hơn với các bài đăng hơn.
Như là điều tất yếu, người người dùng chuyên nghiệp trên LinkedIn đang phàn nàn về cách họ trải nghiệm nền tảng, họ muốn LinkedIn là LinkeIn trước kia, là nền tảng thiên về yếu tố chuyên môn, công việc, mạng lưới chia sẻ của các chuyên gia, học tập kỹ năng và hơn thế nữa.
Đứng trước bối cảnh này, LinkedIn đang tìm cách thay đổi thuật toán của mình nhiều hơn, thay vì ưu tiên các nội dung “có vẻ được lan truyền”, LinkeIn tập trung vào tính hữu ích và chuyên nghiệp vốn có.
Thuật toán của LinkedIn sẽ hướng đến những thay đổi trên nguồn cấp dữ liệu (News Feed).
1. Nếu bạn đăng bài trên LinkedIn, những người theo dõi bạn sẽ có nhiều khả năng hơn để thấy bài đăng của bạn.
Theo LinkedIn, người dùng LinkedIn cho biết rằng họ thấy có giá trị nhất khi nội dung được đăng dựa trên kiến thức và lời khuyên, và họ cũng thấy nó có giá trị nhất khi nội dung đó đến từ những người họ biết và quan tâm.
2. Các bài đăng chia sẻ “kiến thức và lời khuyên” sẽ được ưu tiên nhiều hơn trên toàn nền tảng.
Thuật toán mới của LinkedIn hiện đang đánh giá liệu một bài đăng nào đó có chứa kiến thức và lời khuyên hay không, sau đó nền tảng sẽ ưu tiên hiển thị bài đăng đó cho những người dùng khác muốn tìm kiếm những thông tin phù hợp và hữu ích.
Mục tiêu chính của LinkedIn không phải là “đẩy” các bài đăng có nhiều tương tác, thay vào đó sẽ hướng tới việc giúp các thành viên trên nền tảng làm việc hiệu quả hơn và thành công hơn từ những kiến thức và thông tin có giá trị.
‘Kiến thức và lời khuyên’ là kim chỉ nam trong thuật toán mới của LinkedIn.
Được xem là điểm mới trong thuật toán, đây là điều khiến LinkedIn khác biệt với các nền tảng mạng xã hội khác, nếu thuật toán của TikTok về bản chất là ưu tiên các nội dung có nhiều tương tác (nhiều view), LinkedIn là hướng đến yếu tố giá trị và kiến thức.
Một câu hỏi được đặt ra là, làm thế nào LinkedIn có thể xác định được một bài đăng nào đó là có chứa kiến thức và lời khuyên hay làm thế nào để kiểm chứng các kiến thức và lời khuyên đó là có tính xác thực.
Trong khi LinkedIn không đưa ra chính xác cách hệ thống đánh giá và phân phối nội dung (cũng tương tự như cách Google nói về thuật toán xếp hạng trên trang kết quả tìm kiếm, mọi thứ chưa bao giờ là rõ ràng), dưới đây là một số điểm chính mà LinkedIn sử dụng:
1. Bài đăng hướng đến một nhóm đối tượng độc giả riêng biệt.
Theo giải thích của LinkedIn, sẽ khó có một loại nội dung nào là phù hợp với tất cả mọi người, với từng bài đăng nhất định, hệ thống của LinkedIn sẽ đánh giá xem nội dung có trong bài đăng thực sự liên quan đến ai?
Nếu bạn đăng về hình ảnh gia đình, có thể nó chỉ hợp với những người thân quen của bạn, họ hàng hay người thân của bạn. Hoặc nếu bạn đăng về Marketing, tất cả những ai quan tâm đến marketing đều có thể được tiếp cận.
Lời khuyên dành cho những nhà sáng tạo nội dung hay thương hiệu là, hãy nghĩ xem bạn có thể cung cấp loại kiến thức nào để giúp đỡ mọi người. Đó là cách bạn có thể tự giúp nội dung của mình được đẩy đi và tiếp cận đúng đối tượng.
2. Ai là tác giả của các bài đăng.
Khi bạn đăng nội dung nào đó lên LinkedIn, thuật toán của LinkedIn hiện không chỉ đánh giá giá trị hay nội dung của các bài đăng của bạn.
Nó cũng sẽ đánh giá cả những người viết ra nó, liệu bạn có phải là người có chuyên môn hay sự uy tín về các chủ đề bạn viết hay không?
Nếu bạn không phải là một chuyên gia về tuyển dụng, vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đăng trên LinkedIn về cách trở thành một nhà tuyển dụng thành công? Rõ ràng người dùng của LinkedIn không có bất cứ cơ sở nào để có thể tin tưởng về những nội dung từ người này.
3. Bài đăng có “những bình luận có ý nghĩa.”
Trước đây, thuật toán của LinkedIn sẽ ưu tiên cho các bài đăng có nhiều bình luận (số lượng tương tác). Kết quả là, một số người dùng đã lợi dụng điều này để bài đăng của họ được đẩy đi xa hơn, được “Viral” hơn.
Cũng chính bởi vậy, LinkedIn hiện sẽ tìm cách để ngăn chặn điều này trên nền tảng.
Giờ đây, LinkedIn sẽ ưu tiên cho những bài đăng nhận được cái mà nền tảng gọi là “những bình luận có ý nghĩa”. Điều này có nghĩa là mọi bình luận kiểu “tuyệt vời!” hoặc “rất đúng!” sẽ trở nên vô giá trị — thay vào đó nội dung được viết trong bình luận mới là yếu tố đóng vai trò chính.
LinkedIn cũng đang đánh giá xem những người bình luận này là ai, họ là những tài khoản mới, có ít kết nối (connections) hay là những chuyên gia trong các lĩnh vực cụ thể nào đó.
Bạn cứ hình dung thế này, nếu dưới một bài đăng về chủ đề quảng cáo, việc nhiều bình luận đến từ các chuyên gia trong ngành quảng cáo sẽ là một dấu hiệu tích cực để thuật toán đánh giá.
Việc người đăng bài thường xuyên trả lời các nhận xét về bài đăng của họ cũng là một dấu hiệu tích cực và có thể khiến bài đăng được chú ý nhiều hơn.
4. Thuật toán của LinkedIn cũng sẽ ưu tiên các bài đăng có chứa một góc nhìn hay nhận thức mới mẻ.
LinkedIn hiện đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phân loại các bài đăng thành các danh mục khác nhau — chẳng hạn như bao gồm việc liệu bài đăng đó có chứa ý kiến và/hoặc lời khuyên hữu ích hay không.
Liệu nó đang cung cấp những thông tin chung chung vốn đã xuất hiện nhiều nơi hay là đưa ra những góc nhìn mới mẻ về một chủ đề nào đó, kèm với đó là những bài học hay lời khuyên có giá trị.
Nếu bạn đăng một tấm hình quảng cáo cũ, LinkedIn sẽ hiển thị nó cho ít người hơn. Nhưng nếu bạn đính kèm với nó là những chia sẻ mới đầy thú vị, mọi thứ có thể sẽ khác.
Về bản chất, LinkedIn thực sự đang đánh giá cao khả năng tự do sáng tạo và yếu tố cá tính (nhân cách) của người dùng.
LinkedIn có quan điểm như thế nào về cái gọi là bài đăng chất lượng?
Với hầu hết những người dùng mạng xã hội (bao gồm cả cá nhân và tổ chức), họ đa phần muốn có nhiều lượt thích và theo dõi hơn, nhiều tương tác hơn. Họ coi đó là một công cụ để xây dựng thương hiệu và thúc đẩy hiệu suất kinh doanh.
Tuy nhiên, LinkedIn lại muốn người dùng nghĩ khác đi. Thay vì phải tiếp cận nhiều người, bạn nên tập trung vào đúng người và đúng giá trị.
Đó cũng là lý do chính tại sao, hệ thống hay thuật toán của LinkedIn sẽ không ưu tiên cho cái gọi là “lan truyền” hay cả việc ưu tiên cho các bài đăng có nhiều lượt tương tác.
LinkedIn muốn người dùng xem đây là nơi họ có thể được học thêm nhiều thứ mới, thiết lập những mối quan hệ chuyên nghiệp hơn là các cuộc trò chuyện cá nhân hay “đánh bóng tên tuổi” từ các lượt tương tác vốn không mang lại nhiều ý nghĩa đích thực.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) mở cuộc điều tra ChatGPT, trong đó xem xét siêu AI này gây hại thế nào đối với người dùng.
Theo WSJ, FTC đã gửi thư cho OpenAI về việc đang điều tra xem ChatGPT gây tác động xấu thế nào đến các cá nhân khi đưa ra các nội dung sai lệch về họ. Bên cạnh đó, thư cũng đặt câu hỏi chi tiết về các hoạt động bảo mật dữ liệu mà OpenAI đang thực hiện.
Trước đó, thư đã được một nguồn tin tiết lộ với Washington Post. Trong đó, FTC trích dẫn một sự cố diễn ra năm 2020 khi OpenAI vô tình để lộ một lỗi cho phép người dùng xem thông tin về những người khác, chủ yếu là các cuộc trò chuyện trao đổi và một số thông tin liên quan đến thanh toán.
Thư của FTC là yêu cầu điều tra dân sự, nhưng cơ quan này cũng đặt một loạt câu hỏi cho OpenAI. Ngoài nội dung kể trên, các chủ đề được đề cập gồm nỗ lực tiếp thị của công ty, phương pháp đào tạo mô hình AI và việc xử lý thông tin cá nhân của người dùng.
OpenAI chưa đưa ra bình luận.
WSJ đánh giá, cuộc điều tra nhằm vào OpenAI và ChatGPT đang cho thấy mối đe dọa pháp lý tiềm ẩn đối với chatbot đình đám này. FTC hiện có thẩm quyền rộng rãi trong việc giám sát hoạt động kinh doanh không công bằng và lừa đảo.
Hồi tháng 3, Trung tâm Chính sách AI và Kỹ thuật số (CAIDP) cũng gửi yêu cầu điều tra OpenAI lên FTC, cho rằng công ty vi phạm Mục 5 của Đạo luật FTC.
Mục này nghiêm cấm hoạt động kinh doanh, cạnh tranh không công bằng và lừa đảo đối với sản phẩm AI. Khi đó, CAIDP đánh giá các mô hình chatbot, gồm GPT-4 mới nhất, là “thiên vị, lừa đảo, gây rủi ro đối với quyền riêng tư và an toàn nơi công cộng”.
OpenAI thành lập năm 2016, trong khi ChatGPT được tung ra cuối năm ngoái và nhanh chóng gây sốt nhờ khả năng trả lời các câu hỏi bằng ngôn ngữ tự nhiên. Tuy vậy, nhiều chuyên gia bày tỏ lo ngại về nguy cơ từ các mô hình ngôn ngữ lớn như ChatGPT.
Đầu năm nay, Prabhakar Raghavan, người đứng đầu mảng Google Search, cho rằng chatbot AI hiện có thể tạo ra cạm bẫy về thông tin với người dùng. Hiện tượng này gọi là “ảo giác” – thuật ngữ nói đến việc AI đưa ra câu trả lời thuyết phục nhưng không chính xác hoặc bịa đặt thông tin.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Từ một startup được định giá gần mức kỳ lân, Tiki đã bị Shopee và Lazada bỏ xa trong cuộc đua thương mại điện tử, thậm chí bị TikTok Shop đe dọa vị trí.
Tiki từng là startup sáng giá bậc nhất trong nhóm các công ty khởi nghiệp Việt Nam nói chung và ngành thương mại điện tử nói riêng, nhận được hàng trăm triệu vốn từ các quỹ đầu tư.
Năm 2021, Bloomberg đưa tin, Tiki đã huy động được 258 triệu USD trong vòng gọi vốn do AIA Insurance dẫn đầu. Vòng tài trợ này đưa mức định giá của Tiki lên tiệm cận 1 tỷ USD – hay còn gọi là kỳ lân. Cùng với đó, Tiki cũng đặt tham vọng IPO trên sàn chứng khoán Mỹ.
Tuy nhiên, thương mại điện tử Việt Nam vốn là một cuộc chiến khốc liệt khi các đối thủ nước ngoài của Tiki đều là những tên tuổi có kinh nghiệm và “bạo vì tiền”.
Lazada được hậu thuẫn bởi Alibaba – ông trùm thương mại điện tử (eCommerce) Trung Quốc, trong khi Shopee được “bơm” tiền từ Sea Group – startup từng được định giá cao nhất Đông Nam Á. Cả ba đã trải qua cuộc đua đốt tiền vào khuyến mãi, quảng cáo thu hút người dùng.
Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, thế trận thương mại điện tử dường như đã được ấn định với sự dẫn đầu của Shopee, kế tiếp là Lazada và Tiki bị bỏ xa ở phía sau. Tiki cũng không giữ được nhịp tăng trưởng của mình.
Nguồn tin từ Tech in Asia cho biết, Tiki đã tăng lỗ trong năm tài chính gần nhất (kết thúc vào tháng 3/2022) do doanh thu giảm. Cần lưu ý rằng, số liệu năm tài chính 2022 của Tiki được kiểm toán, tuy nhiên số liệu của năm tài chính 2021 được lấy ra so sánh thì không được kiểm toán.
Theo đó, Tiki ghi nhận tổng doanh thu năm 2022 giảm 7% so với năm 2021. Trong khi đó, tổng chi phí tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. Do vậy, khoản lỗ hoạt động của công ty đã tăng thêm 39% trong năm tài chính 2022. Khoản lỗ của Tiki trong năm 2022 ước tính khoảng 100 triệu USD.
Tiki cũng đuối sức trong cuộc đua GMV (tổng giá trị giao dịch hàng hóa). Theo Báo cáo Thương mại điện tử 2023 do công ty nghiên cứu thị trường Momentum Works vừa công bố, tổng giá trị giao dịch hàng hóa trên thương mại điện tử năm 2022 tại Việt Nam đạt 9 tỷ USD.
Trong đó, giá trị giao dịch hàng hóa trên Shopee chiếm tới 63% tổng GMV toàn thị trường, đạt khoảng 5,67 tỷ USD (khoảng 113.245 tỷ đồng).
Đứng ở vị trí thứ hai là Lazada, với thị phần tính theo GMV chỉ đạt khoảng 2,7 tỷ USD (khoảng 63.450 tỷ đồng), bằng 1/3 thành tích của Shopee. Tuy nhiên, Tiki chỉ đóng góp 6% vào tổng GMV của thương mại điện tử Việt Nam, tương ứng 540 triệu USD.
Trong khi đó, Tiki cũng đứng trước mối đe dọa của “thế lực thương mại điện tử mới chỉ hơn 1 năm tuổi” là TikTok Shop.
Nền tảng TikTok Shop dù mới ra mắt hơn một năm qua nhưng đã bắt kịp Sendo, tiến sát tới thành tích của Tiki, với tổng GMV (Gross Merchandise Volume) đạt khoảng 360 triệu USD.
Phân tích trong báo cáo Momentum Works, chuyên gia đã phân tích thế khó trong mô hình hoạt động của Tiki. Nếu như Shopee đang tập trung vào mô hình 3P (third party) – các nhà bán hàng bán trực tiếp tới tay người dùng thì Tiki duy trì cả hai hình thức 3P và 1P.
Trong đó, 1P là mô hình mà Tiki vừa nhập hàng, kiểm soát giá, bán hàng và vận chuyển tới tay khách hàng (gọi là Tiki Trading). Mô hình 1P này khá tương tự với cách thức của Amazon.
GMV từ 1P chiếm tới 45% tổng GMV của Tiki. Mô hình 1P giúp Tiki kiểm soát chất lượng hàng hóa trên sàn – điều đã trở thành thương hiệu của nền tảng thương mại điện tử này. Tuy nhiên, mô hình 1P cũng bộc lộ nhiều điểm yếu.
Việc GMV đến quá nhiều từ 1P tại một thị trường thương mại điện tử ở giai đoạn sớm (early stages) khiến Tiki tốn nhiều chi phí, trong khi việc mở rộng quy mô lại bị hạn chế. Thêm vào đó, việc tự nhập hàng – tự bán dẫn đến tính đa dạng sản phẩm/người bán thấp hơn nhiều so với các nền tảng Marketplace khác như Shopee hay Lazada.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cùng khám phá các chiến lược B2B Marketing vừa có khả năng xây dựng thương hiệu vừa thúc đẩy chuyển đổi hiệu quả trong năm 2023.
Trong khi 2023 được dự kiến sẽ tiếp tục là năm khó khăn của nền kinh tế, khi lạm phát và suy thoái vẫn hiện hữu và kéo theo nhu cầu chi tiêu suy giảm, không chỉ B2C Marketer mà cả B2B Marketer cũng sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, một vài chiến lược B2B Marketing dưới đây rất đáng để bạn tham khảo và ứng dụng trong 2023.
Các chiến lược sẽ được phân tích trong bài bao gồm:
Thử nghiệm các kênh mới để tìm kiếm khách hàng.
Tận dụng sức mạnh của AI (Trí tuệ nhân tạo).
Tập trung vào video.
Đưa phản hồi của khách hàng vào chiến lược.
1. Liên tục thử nghiệm các kênh (và tính năng) mới.
Trong thế giới làm quảng cáo nói riêng và marketing nói chung, các công cụ hay kênh truyền thông luôn luôn thay đổi, thay đổi không chỉ diễn ra theo khía cạnh là có thêm các kênh mới hoàn toàn mà còn là các tính năng mới trên các nền tảng hiện có.
Instagram gần đây đã bắt đầu thử nghiệm các quảng cáo tìm kiếm mới.
Facebook, cùng với việc cải thiện thuật toán để tăng cường chất lượng chuyển đổi của các quảng cáo xây dựng khách hàng tiềm năng, đã thêm các tùy chọn biểu mẫu khách hàng tiềm năng mới với mục tiêu nhắm mục tiêu dựa trên số lượng và ý định hành động.
Trong khi khó có thể nói kênh hay tính năng nào mới thực sự hiệu quả cho thương hiệu, thử nghiệm là con đường duy nhất để bạn có được các câu trả lời.
2. Tận dụng sức mạnh của AI.
2023 có thể xem là năm của AI (trí tuệ nhân tạo), khi các ứng dụng dựa trên AI như ChatGPT hay Google Bard đã làm mưa làm gió kể từ lúc được ra mắt.
Đối với B2B Marketing, đặc biệt là liên quan đến các kênh có trả phí, bạn có thể tận dụng AI để thúc đẩy giá trị tạo ra của các chiến lược dựa trên 3 khía cạnh chính:
Nội dung.
Sáng tạo trực quan.
Phân tích.
Các công cụ AI như ChatGPT, Jasper, Grammarly và Quillbot sẽ là những trợ thủ đắc lực trong việc xây dựng nội dung cho các chiến dịch.
Trong khi đó với Canva, Storyblock hay Dribbble, người làm marketing có thể chủ động sáng tạo nên các hình ảnh trực quan, là thứ quyết định trực tiếp đến tỷ lệ tương tác và chuyển đổi của các mẫu quảng cáo.
Bạn cũng có thể sử dụng AI cho quá trình phân tích. Bên cạnh các số liệu phân tích miễn phí có sẵn từ các nền tảng quảng cáo, với các nền tảng phân tích dựa trên AI có trả phí như Segment Tealium hay Pecan, v.v., bạn có thể đánh giá hiệu suất của các chiến dịch một cách nhanh chóng.
3. Tập trung vào video.
Ngay cả khi video là định dạng có khả năng tương tác cao nhất, từ việc sử dụng cho Brand Marketing đến Performance Marketing, theo quan sát của MarketingTrips, video vẫn chưa được các marketer đón nhận rộng rãi.
Cho dù là trên LinkedIn, Facebook, TikTok hay YouTube, các hoạt động B2B Marketing vẫn hoàn toàn có thể được thực hiện thông qua các video có chất lượng cao.
Bạn có thể sử dụng các công cụ AI chi phí thấp như Synthesis, DeepBrain hay Pictory để xây dựng và chỉnh sửa video, hay đơn giản, với các nền tảng như TikTok cũng đã có sẵn các trình trợ giúp để bạn có thể tạo nhanh các video đơn giản.
Khi nói đến các kỹ thuật xây dựng video, bạn nên tập trung vào các video có khả năng giải thích và tương tác, đặc biệt là với B2B Marketing, khi quá trình mua hàng khó khăn hơn và dài hơn, khách hàng cần hiểu nhiều thứ hơn chỉ là các văn bản hay hình ảnh đơn thuần.
Không chỉ là tài sản với B2C, các phản hồi từ khách hàng còn trở nên quan trọng hơn với B2B khi nói đến việc thấu hiểu khách hàng.
Các phản hồi từ khách hàng là những nguồn tài nguyên để bạn có thể hiểu rõ hơn về:
Tại sao mọi người mua các sản phẩm và dịch vụ của bạn?
Tại sao họ không mua nó?
Điều họ yêu thích nhất (và ít thích nhất) về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là gì?
Những câu trả lời cho những câu hỏi này chính là nền tảng của các chiến dịch marketing.
Các vấn đề cụ thể của khách hàng được giải quyết sau đó sẽ trở thành các nghiên cứu điển hình (Case Study) mà bạn có thể sử dụng như là những lời xác thực với các khách hàng tiềm năng khác.
Duy trình điều này trong một khoảng thời gian dài sẽ tạo nên một kho dữ liệu, thứ mà các khách hàng mới thực sự muốn thấy và bị thuyết phục trong quá trình cân nhắc mua hàng.
Về bản chất, các đội nhóm marketing càng có được nhiều insight từ khách hàng, thì việc nhắm mục tiêu (Targeting) và xây dựng nội dung (Content) cho các chiến dịch sẽ càng chính xác và hiệu quả.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong bối cảnh mới, để có thể tối đa hoá mức độ tương tác cũng như sức ảnh hưởng của các hoạt động marketing tới khách hàng, người làm marketing cần xác định rõ sứ mệnh của các nội dung của thương hiệu, định vị thương hiệu trong mắt người tiêu dùng và hơn thế nữa.
Trong những bối cảnh kinh tế đầy khó khăn như cả 2022 và 2023 này, hầu hết những người làm marketing nói riêng và kinh doanh nói chung đều đang tìm cách tinh chỉnh và tối ưu lại các chiến lược để có thể tối đa hóa các nỗ lực marketing của doanh nghiệp.
Từ sự ra mắt của ChatGPT đến sự nổi lên của các ứng dụng AI (Trí tuệ nhân tạo), các hoạt động marketing theo đó có thể được thay đổi đáng kể trong 2023 và xa hơn nữa.
Ở những “thời khắc mang tính chuyển giao như vậy”, sẽ là rất cần thiết để doanh nghiệp hay marketer nhìn nhận và đánh giá lại thương hiệu của mình từ những thứ nền tảng nhất, nhiệm vụ và sứ mệnh của thương hiệu cũng như các nội dung được phát triển từ những nền tảng đó là ví dụ điển hình.
Doanh nghiệp phải khiến cho mục đích của thương hiệu của họ trở nên rõ ràng hơn đối với khách hàng mục tiêu, xem đây là bản định hướng mang tính chiến lược cho cách tiếp cận của họ tới khách hàng.
Xác định mục đích của thương hiệu.
Mặc dù điều này nghe có vẻ khá cơ bản, tuy nhiên nó lại là nền móng quyết định sự tồn tại của một thương hiệu khi người tiêu dùng ngày càng nhận thức rất rõ về các thương hiệu mà họ tương tác và mua hàng, người tiêu dùng có ý thức là từ khoá mà bất cứ marketer nào cũng đều nên hiểu.
Tại sao thương hiệu của bạn tồn tại, mục đích mà nó hướng đến là gì và rốt cuộc, nó làm cho cuộc sống của khách hàng của bạn tốt hơn như thế nào.
Một khi bạn biết được điều này, bạn có thể xây dựng chiến lược nội dung của mình xoay quanh những giá trị và sứ mệnh cốt lõi của thương hiệu, đảm bảo rằng mọi thứ bạn truyền tải đều có mục đích rõ ràng (thay vì chỉ là thúc đẩy lượng tương tác một cách vô nghĩa).
Việc xây dựng mọi thứ dựa trên một chiến lược có chủ ý rõ ràng có nghĩa là từng nhiệm vụ doanh nghiệp thực thi sẽ trở thành một viên gạch để xây dựng nền móng của thương hiệu.
Nó cũng có nghĩa là thương hiệu sẽ liên tục kết nối với những người thực sự phù hợp với sứ mệnh của thương hiệu, những khách hàng tiềm năng thực sự, thay vì kết nối một cách chung chung đến “tất cả mọi người”.
Xây dựng mục đích thương hiệu và chiến lược thương hiệu xoay quanh những mục tiêu trọng tâm.
Trở lại năm 1996, các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard đã đặt những nền móng đầu tiên cho khái niệm tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp (Brand Mission & Vision), dựa trên nhiều cuộc phỏng vấn với nhiều nhà lãnh đạo trong lĩnh vực marketing.
Mục đích của nghiên cứu là thiết lập một mô hình cốt lõi cho việc xây dựng nhận diện thương hiệu (Branding), mô hình này về cơ bản là vượt ra khỏi các quảng cáo thông thường trên thị trường và đi sâu hơn vào mục đích cũng như vai trò của mỗi doanh nghiệp trong cuộc sống của người tiêu dùng.
Theo nghiên cứu:
“Các doanh nghiệp hay thương hiệu có được sự thành công bền vững khi các giá trị và mục đích cốt lõi của họ dường như không thay đổi ngay cả khi các chiến lược và hoạt động kinh doanh phải liên tục điều chỉnh để thích ứng với một thế giới mới đang thay đổi.”
Nói cách khác, trong khi các xu hướng marketing hay cách thức tiếp cận truyền thông có thể thay đổi, những thương hiệu lâu đời vẫn giữ vững một mục đích nhất định và xem đó là nền tảng để kết nối với khách hàng của họ.
Nike – Là để trải nghiệm những cảm xúc của sự cạnh tranh, chiến thắng và đè bẹp đối thủ.
3M – Có thể giải quyết các vấn đề chưa được giải quyết một cách sáng tạo.
Wal-Mart – Mang đến cho khách hàng (bình thường) cơ hội mua những thứ giống như những người giàu có đã mua.
Walt Disney – Là để làm cho mọi người trở nên hạnh phúc hơn.
Trong khi với Nike, ‘Just Do It’, là slogan gắn liền với chiến lược marketing (công khai) của doanh ngiệp, mục đích đằng sau thương hiệu mới là lý do giải thích tại sao doanh nghiệp tồn tại, chứ không phải là những gì mà Nike bán (sản phẩm).
Thương hiệu có thể xây dựng mục đích riêng biệt cho mình như thế nào?
Một cách hiệu quả để làm điều này là thứ mà các nhà nghiên cứu gọi là “The Whys”, các câu hỏi “Tại sao” mà người làm thương hiệu, marketing hay doanh nghiệp cần trả lời.
Hiểu một cách đơn giản là, doanh nghiệp của bạn tạo ra sản phẩm hay dịch vụ và sau đó tự hỏi tại sao điều đó lại quan trọng và cuối cùng là đưa ra các câu trả lời tương ứng cho từng câu hỏi.
Ví dụ: một nhà bán lẻ đồ thể thao có thể xây dựng mục đích của thương hiệu của họ theo trình tự như sau:
Chúng tôi bán đồ thể thao.
“Tại sao điều đó lại quan trọng?” (1)
Bởi vì chúng tôi cho phép mọi người tham gia vào các hoạt động thể thao.
“Tại sao điều đó lại quan trọng?” (2)
Bởi vì việc tham gia các hoạt động thể thao lành mạnh có thể cải thiện chất lượng cuộc sống theo nhiều cách khác nhau.
“Tại sao điều đó lại quan trọng?” (3)
Bởi vì chất lượng cuộc sống là tất cả những gì mà con người cần, nó giúp chúng ta khỏe mạnh, hạnh phúc và sống lâu hơn.
“Tại sao điều đó lại quan trọng?” (4)
Bởi vì tất cả chúng ta đều muốn sống lâu, hạnh phúc và khỏe mạnh hơn.
Lý thuyết đằng sau cách tiếp cận này là thương hiệu sẽ tiến gần hơn đến việc xác định mục đích thực sự của thương hiệu, và trong trường hợp này, mục đích cuối cùng có thể là:
“Tất cả những gì chúng tôi làm là để tạo điều kiện cho cuộc sống của mọi người trở nên hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn”.
Đây chính là định hướng mang tính hướng dẫn cho tất cả những gì mà thương hiệu xây dựng và chia sẻ, dù là trên mạng xã hội hay công cụ tìm kiếm.
Một bài học có thể rút ra ở đây là vấn đề không phải là các sản phẩm bạn bán, mà là lý do tại sao doanh nghiệp của bạn tồn tại và điều đó sẽ là kim chỉ nam hành động cho tất cả các thành viên trong doanh nghiệp thay vì chỉ là các marketer.
“Khi doanh nghiệp hiểu rõ về những gì họ đang làm và tại sao họ lại làm việc đó, họ có nhiều khả năng hơn trong việc làm chủ những công việc và cảm xúc của chính họ.”
Mở rộng hơn đến các nhân viên Gen Z, những người đang tìm kiếm những mục đích thực sự trong sự nghiệp của họ, phù hợp hơn với mục tiêu và niềm đam mê cá nhân của riêng họ, điều này càng trở nên quan trọng hơn với các doanh nghiệp khi Gen Z sẽ sớm trở thành nguồn lực lao động chính trong những năm tới.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Thực hiện kết luận thanh tra của Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông và quyết định của Hội Xuất bản Việt Nam, tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến Zing News tạm dừng hoạt động 3 tháng, kể từ ngày 14-7.
Đây là thông tin vừa được Tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến Zing News gửi đến độc giả.
Trong bản tin thông báo tạm dừng hoạt động, Zing News cho biết trong 3 tháng tới, Tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến (Zing News) sẽ tập trung khắc phục, chấn chỉnh triệt để các tồn tại để thực hiện nghiêm quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 3/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025.
Đồng thời, Zing News sẽ tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức đảm bảo thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích được quy định trong giấy phép và chức năng, nhiệm vụ của tạp chí trực thuộc Hội Xuất bản Việt Nam cũng như phát huy bản sắc “Thông tin uy tín, hình ảnh ấn tượng”, để khi trở lại sẽ phụng sự bạn đọc tốt hơn.
Zing News cũng gửi lời xin lỗi đến toàn thể bạn đọc vì không thể phục vụ bạn đọc trong thời gian này.
Tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến Zing News có cơ quan chủ quản: Hội Xuất bản Việt Nam. Giấy phép báo chí: số 75/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 26-2-2020.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo một nguồn tin mới đây, Meta sẽ sớm đưa tính năng nội dung có thương hiệu (Branded Content) vào mạng xã hội Threads mới, giải pháp mà nhiều marketer mong đợi.
Theo đó, tính năng nội dung có thương hiệu (Branded Content) sẽ sớm khả dụng với những người làm marketing trên Threads.
Cũng tương tự như trên Instagram và Facebook, nội dung có thương hiệu là giải pháp giúp các thương hiệu hay người làm marketing hợp tác với những người có ảnh hưởng (Influencer) theo hình thức mối quan hệ đối tác có trả phí (Paid Partnership), phương thức được sử dụng phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội.
Kể từ lúc được xuất bản lần đầu, Instagram Threads đã đạt được 100 triệu người dùng đăng ký đầu tiên chỉ sau 5 ngày và trở thành nền tảng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất mọi thời đại, vượt qua cả ChatGPT khi chatbot AI này phải mất đến 2 tháng để đạt được con số tương tự hay cả với TikTok.
Theo chia sẻ của CEO Meta, Threads vốn không có định hướng phát triển giống Twitter, Threads không ưu tiên các nội dung chính trị, các tin tức nhạy cảm mà thay vào đó ưu tiên nhiều hơn cho các nhà sáng tạo nội dung.
Cũng theo tuyên bố của CEO Meta Mark Zuckerberg, Threads sẽ không tập trung vào việc cung cấp các giải pháp quảng cáo nếu nền tảng chưa có một lượng người dùng đủ lớn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo nguồn tin từ DealStreetAsia, nhà sáng lập và CEO Trần Ngọc Thái Sơn của trang thương mại điện tử (TMĐT) hàng đầu Việt Nam là Tiki.vn đã đệ đơn từ chức lên Hội đồng quản trị công ty, nhưng chưa được chấp thuận.
Việc ông Trần Ngọc Thái Sơn đệ đơn từ chức tại Tiki khiến nhiều người liên tưởng tới câu chuyện diễn ra tại Grab và GoTo thời gian gần đây, khi cả hai doanh nghiệp này đang chật vật với bài toán có lãi, dù đã IPO thành công trước đó.
Theo nguồn tin từ DealStreetAsia, nhà sáng lập và CEO Trần Ngọc Thái Sơn của trang thương mại điện tử (eCommerce) hàng đầu Việt Nam là Tiki.vn đã đệ đơn từ chức lên Hội đồng quản trị công ty, nhưng chưa được chấp thuận.
Ông Trần Ngọc Thái Sơn chia tay Tiki trong bối cảnh công ty đang đứng trước ngưỡng cửa Kỳ lân với mức định giá tính tới tháng 12/2021 là 832 triệu USD, theo thống kê của Techinasia.
Tổng cộng, Tiki đã nhận đầu tư 470 triệu USD, theo dữ liệu của CrunchBase. Lần gần nhất, Tiki huy động vốn thành công là từ Tập đoàn Tài chính Shinhan với khoảng 40 triệu USD cho 10% cổ phần vào tháng 5/2022.
Vòng gọi vốn lớn nhất Tiki từng thực hiện là vòng Series E vào năm 2021, với số tiền lên tới 258 triệu USD do AIA Insurance Inc dẫn dắt. Mục đích là nhằm mở rộng thị phần TMĐT, cũng như phục vụ kế hoạch IPO trong tương lai.
Trước đó, Tiki đã chuyển 90,5% cổ phần cho pháp nhân Tiki Global thành lập tại Singapore. Theo kế hoạch ban đầu, Tiki muốn thực hiện IPO ở Mỹ vào năm 2025. Tuy nhiên, sàn TMĐT Việt Nam vẫn chưa đưa ra động thái mới.
Tại Việt Nam, Tiki đang vấp phải sự cạnh tranh lớn đến từ Shopee của SEA Group và Lazada của Alibaba. Hai sàn TMĐT ngoại lần lượt chiếm 63% và 23% tổng giá trị hàng hóa giao dịch (GMV) trong nước, trong khi Tiki chỉ là 6% theo Momentum Works.
Bên cạnh đó, sự nổi lên của TikTok Shop – tính năng mua sắm TMĐT trong ứng dụng xem video ngắn TikTok kể từ khi tiến vào thị trường Việt Nam vào năm 2022 cũng đang đe dọa tới vị thế của Tiki.
Thực tế, tình hình của các sàn TMĐT nội như Tiki đang cho thấy dấu hiệu không mấy khả quan. Báo cáo của VNG – đơn vị từng đầu tư vào Tiki ghi nhận giá trị đầu tư của VNG vào Tiki Global đã về 0 tính đến cuối năm 2022.
Trong khi theo số liệu mà TechInAsia có được, tổng doanh thu của Tiki ghi nhận mức giảm 7% trong năm tài chính 2022 so với năm tài chính 2021. Cùng kỳ, chi phí ghi nhận mức tăng 4%. Hệ quả là lỗ hoạt động của Tiki đã tăng 39% trong năm tài chính 2022.
Tham khảo dữ liệu từ nền tảng Metric trong quý 1/2023, Tiki bị Shopee, Lazada và TikTok Shop bỏ rất xa. Trong 3 tháng đầu năm 2023, doanh thu Tiki đạt chưa đầy 850 tỷ đồng, so với TikTok Shop 6.000 tỷ đồng, Lazada 7.500 tỷ đồng, và Shopee 24.700 tỷ đồng.
Về phía CEO Tiki, việc rời bỏ Tiki sau 13 năm gắn bó là một thông tin bất ngờ. Dưới bàn tay nhào nặn của ông Sơn, Tiki từ một nền tảng bán sách online đã trở thành trang TMĐT hàng đầu ở Việt Nam.
Với hơn 1 thập kỷ hình thành và phát triển, từng có thời điểm Tiki được coi là đối thủ lớn nhất của Shopee và Lazada – hai gã khổng lồ TMĐT trong khu vực. Nhưng giờ công ty gặp nhiều khó khăn, hơn là thuận lợi.
Ông Sơn đệ đơn từ chức tại Tiki khiến nhiều người liên tưởng tới câu chuyện diễn ra tại Grab và GoTo thời gian gần đây, khi cả hai doanh nghiệp này đang chật vật với bài toán có lãi, dù đã IPO thành công trước đó.
Tại Grab, nhà đồng sáng lập công ty là bà Tan Hooi Ling đã tuyên bố rời vị trí điều hành, bao gồm cả ghế trong Hội đồng quản trị tại công ty vào cuối năm nay và chuyển sang vai trò mới là cố vấn cho Grab.
Trong khi đó, GoTo – công ty mẹ của Gojek đã bổ nhiệm ông Patrick Walujo vào vị trí CEO thay cho ông Andre Soelistyo. Điểm chú ý, tân CEO GoTo cũng chínhlà đối tác quản lý của Northstar Group – một trong những nhà đầu tư sớm vào Gojek.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
xAI là công ty AI mới do Elon Musk thành lập với tham vọng “hiểu bản chất thực sự của vũ trụ” và phát triển giải pháp thay thế ChatGPT.
Theo công bố trên website xAI ngày 12/7, công ty mới do Elon Musk đứng đầu và có 12 giám đốc cấp dưới là các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, từng làm việc cho các công ty lớn như Google, Microsoft và Tesla.
Trong số này có Christian Szegedy, Igor Babuschkin, Zizhang Dai, Tony Wu và Toby Pohlen, đều là những chuyên gia nổi tiếng, dành nhiều năm làm nhà khoa học nghiên cứu tại DeepMind.
“Nếu cố gắng hiểu bản chất của vũ trụ, đây thực sự là điều tốt nhất tôi có thể nghĩ ra từ quan điểm an toàn cho AI”, Elon Musk nói khi ra mắt xAI. “Công ty sẽ ủng hộ quan điểm nhân loại thú vị hơn nhiều so với phi nhân loại”.
Nhóm lãnh đạo công ty còn có Guodong Zhang và Jimmy Ba. Cả hai từng làm việc tại Google và hiện là chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Toronto.
Jimmy Ba cùng với Diederik Kingma là đồng tác giả bài báo Adam – một trong những bài viết về tối ưu hóa deep learning được trích dẫn nhiều nhất về trí tuệ nhân tạo, với 95.460 lượt, theo ResearchGate. Deval Pandya, Giám đốc kỹ thuật AI tại Vector Institute, đánh giá Ba “có bộ não độc nhất vô nhị”, có rất nhiều hướng nghiên cứu độc đáo so với đồng nghiệp.
Đại diện xAI cho biết công ty đang “tích cực tuyển dụng kỹ sư và nhà nghiên cứu có kinh nghiệm”. Người này khẳng định xAI là doanh nghiệp hoạt động riêng biệt với X Corp – công ty mẹ mà Elon Musk thành lập đầu năm nay để sáp nhập Twitter. Tuy nhiên, đơn vị này vẫn sẽ “hợp tác chặt chẽ” với X (Twitter) và các công ty khác của Musk.
Ngoài xAi, Elon Musk đang là nhà sáng lập, sở hữu hoặc CEO của các công ty Tesla, Twitter, SpaceX, Boring Company và Neuralink.
Ông cũng đồng sáng lập OpenAI từ 2015 cùng một số người nổi tiếng như Sam Altman, Reid Hoffman, Peter Theil. Nhưng đến 2018, ông từ chức chủ tịch công ty. Năm 2020, ông tỏ ra không hài lòng khi OpenAI cấp phép cho Microsoft khai thác độc quyền GPT-3.
“Điều này đi ngược sứ mệnh mở ban đầu. OpenAI về cơ bản đã bị Microsoft chiếm”, Elon Musk bình luận trên Twitter khi đó.
Thời gian qua, tỷ phú gốc Nam Phi tích cực kêu gọi kiểm soát mô hình trí tuệ nhân tạo. Ông đã ký vào một bức thư đầu năm nay với nội dung kêu gọi các công ty, tổ chức toàn cầu nên ngừng cuộc đua siêu AI trong sáu tháng để cùng xây dựng một bộ quy tắc chung về AI.
Tuy nhiên, hồi tháng 4, một nguồn tin nói với Business Insider rằng Musk đang tạo siêu AI nhằm đối đầu với ChatGPT. Ông được cho là đã mua 10.000 card đồ họa (GPU) để chuẩn bị cho quá trình đào tạo AI.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Khám phá một vài chiến lược B2B Marketing có thể áp dụng để tăng trưởng, thúc đẩy doanh số và cải thiện ROI trong năm 2023.
Trong bối cảnh hiện tại 2023, khi suy thoái kinh tế và lạm phát vẫn còn là một vấn đề nóng trên toàn cầu, những người làm B2B Marketing đang phải đối mặt với những thách thức lớn khi chu kỳ bán hàng kéo dài hơn, số lượng đơn hàng thấp hơn và khách hàng rời bỏ cũng cao hơn. Nếu không có gì thay đổi, điều này cũng có nghĩa là các doanh nghiệp sẽ ít nhiều cắt giảm ngân sách marketing của họ.
Để có thể tối ưu hoá được hiệu suất của các chiến dịch, duy trì sự ổn định trong những thời kỳ bất ổn, dưới đây là một số chiến lược mà marketer có thể áp dụng cho hoạt động B2B Marketing của mình trong 2023.
1. Tối ưu hóa chiến dịch cho các sự kiện chuyển đổi ngoại tuyến.
Đối với các B2B Marketer, ưu tiên quan trọng hàng đầu đó là phải tích hợp các nền tảng quảng cáo của doanh nghiệp với CRM hay các nền tảng quản trị dữ liệu khách hàng CDP.
Điều này sẽ cho phép marketer tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo của mình cho các sự kiện chuyển đổi ở cuối phễu bán hàng (Sales Funnel) hay các sự kiện chuyển đổi ngoại tuyến (offline conversion events).
Điều này đặc biệt quan trọng khi sử dụng các nền tảng quảng cáo như Google vì thuật toán của Google cho phép nhà quảng cáo tối ưu hóa các chiến dịch theo các sự kiện cụ thể ở các giai đoạn cuối cùng của phễu bán hàng.
Nếu doanh nghiệp đang có một đội nhóm bán hàng chuyên tiếp nhận các cuộc gọi đến (inbound calls), hãy sử dụng các phần mềm phân tích cuộc gọi của bên thứ ba để theo dõi các cuộc gọi theo kênh hay thậm chí là theo các nguồn cụ thể.
Đây cũng là cách cho phép người làm marketing xác định kênh marketing nào đang đóng góp tốt nhất vào doanh số bán hàng.
2. Tận dụng các kênh Marketing có CAC thấp.
Trong các bối cảnh khó khăn, khi chi phí để tìm kiếm được một khách hàng mới (CAC – Customer Acquisition Cost) trở nên cao hơn.
Để khắc phục điều này, bạn có thể hỏi người dùng hoặc khảo sát sau khi mua hàng về cách họ tìm thấy doanh nghiệp của bạn, cách họ phân bổ niềm tin hay tầm quan trọng của các kênh (điểm tiếp xúc của khách hàng với thương hiệu).
Mặc dù số liệu có thể không đúng 100%, tuy nhiên nó cũng là một cách hiệu quả để xác định kênh nào đang thúc đẩy doanh số bán hàng (Sales) nhiều nhất.
Dựa trên những dữ liệu có được và những gì các công cụ phân bổ khác hiển thị, bạn có thể chủ động phân bổ ngân sách theo kênh dựa trên hiệu suất tương đối.
3. Tập trung vào nhóm khách hàng lý tưởng nhất cũng là chiến lược tốt cho B2B Marketing trong 2023.
Khi hiệu suất bán hàng bắt đầu giảm, bạn cần bắt đầu xuất báo cáo để phân tích các dữ liệu về các tập hay nhóm khách hàng (Cohorts) hiện đã chuyển đổi.
Mục tiêu của bạn đơn giản là xác định xem trong vô số các khách hàng hiện tại thì tập khách hàng nào đang mang về doanh số cao nhất trong khi tốn ít chi phí (marketing, bán hàng, dịch vụ khách hàng…) nhất.
Nếu doanh nghiệp hiện đang sử dụng các nền tảng dữ liệu để nghe các bản ghi âm cuộc gọi, hãy phân tích các cuộc gọi đã giúp doanh nghiệp có được cơ hội giới thiệu sản phẩm (Demo) và bán hàng.
Về mặt tối ưu hoá quảng cáo, hãy phân tích xem liệu bạn có thể cải thiện việc nhắm mục tiêu (Target) cho các nhóm khách hàng lý tưởng này không, hay bạn có thể giảm hiển thị quảng cáo ở các nhóm khách hàng kém hiệu quả khác và sử dụng ngân sách đó để tập trung vào nhóm này hay không.
Việc theo dõi chân dung người mua (Buyer Personas) cũng rất quan trọng. Bạn có thể tìm ra đặc điểm nào của khách hàng là điểm chung giữa các khách hàng lý tưởng, ví dụ các khách hàng là Nam từ 30-35 tuổi hiện mang về doanh thu cao nhất chẳng hạn, đây cũng là cơ sở để bạn phân bổ ngân sách cho các chiến dịch.
4. Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (CRO).
Đối với B2B Marketing, để có thể tối ưu hoá chuyển đổi bán hàng, các chiến thuật như sử dụng Trang đích (Landing Page), trang sản phẩm hay trang định giá để thử nghiệm và tối ưu quảng cáo là không thể tránh khỏi.
Bạn có thể sử dụng các công cụ phân tích ví dụ như Crazy Egg hay Hotjar để xem những gì người dùng đang nhấp vào khi họ tương tác với website.
Theo lý thuyết 80/20, bạn nên phân bổ ít nhất 80% ngân sách của bạn cho các chiến dịch đang mang về hiệu suất tốt nhất và phần còn lại để liên tục thử nghiệm các ý tưởng mới.
Bạn cũng cần lưu ý đến tốc độ tải trang của website, benchmark đề xuất của các công cụ như Google là thời gian tải phải dưới 3 giây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Meta vừa thông báo tính năng sử dụng hình ảnh đại diện kỹ thuật số (Digital Avatar) hiện đã khả dụng với các cuộc gọi video trên Instagram và Facebook Messenger.
Nếu bạn là người thích tương tác qua video tuy nhiên lại không muốn sử dụng hình ảnh thật của mình thì cập nhật mới đây của Meta sẽ là giải pháp dành cho bạn.
Với tính năng Digital Avatar mới trong cuộc gọi video trên Messenger và Instagram, Meta hiện cho phép người dùng sử dụng các hình ảnh đại diện kỹ thuật số thay thế.
Meta avatar được định nghĩa là phiên bản ảo trên môi trường kỹ thuật số. Trước đây, tính năng này được sử dụng để tạo hình nền hay nhãn dán (sticker), tuy nhiên với cập nhật mới, người dùng có thể sử dụng nó theo định dạng động trong các cuộc gọi điện video.
Meta cho biết tính năng này chủ yếu dành cho những thời điểm mà bạn “không sẵn sàng để sử dụng máy ảnh”, tuy nhiên thay vì chỉ trò chuyện bằng âm thanh vốn thiếu tính tương tác, giờ đây bạn có thể sử dụng hình ảnh động để thay thế.
Khi được sử dụng, Messenger và Instagram sẽ sử dụng camera của điện thoại để sao chép các biểu cảm khuôn mặt của người dùng sau đó thể hiện chúng trên khuôn mặt của hình ảnh đại diện.
Meta cho biết tính năng này hiện khả dụng trên cả Android và iOS.
Ngoài tính năng nói trên, Meta cũng thông báo một số cập nhật mới khác bao gồm việc người dùng có thể sử dụng nhãn dán hình đại diện động cho Instagram, Facebook Stories và định dạng video ngắn Reels.
Cuối cùng, Meta hiện đang thử nghiệm tính năng mới trên WhatsApp và Facebook cho phép người dùng tạo hình ảnh đại diện kỹ thuật số lấy cảm hứng từ các hình ảnh thật được chụp từ máy ảnh.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sau một thời gian xây dựng và phát triển, MarketingTrips thông báo tính năng giới thiệu và kết nối Agency tới khách hàng mục tiêu (Agency Networks) dự kiến sẽ khả dụng vào ngày 1/8 tới đây.
Hướng tới mục tiêu hỗ trợ các agency (những doanh nghiệp chuyên cung cấp các sản phẩm và dịch vụ trong ngành marketing và quảng cáo nói chung) trong việc giới thiệu và kết nối với những khách hàng tiềm năng (Client) có nhu cầu sử dụng sản phẩm và dịch vụ liên quan đến ngành marketing nói chung, MarketingTrips chính thức ra mắt giải pháp Agency Networks.
Agency Networks là gì?
Agency Networks (Agency Listing) là mạng lưới giới thiệu các agency hiện đang phục vụ trong ngành marketing, đó là những doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm và dịch vụ như SEO (tối ưu hoá thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm), IMC (truyền thông marketing tích hợp), Quảng cáo, Creative (Sáng tạo), Production House, Branding (xây dựng và thiết kế nhận diện thương hiệu) và hơn thế nữa.
Bằng cách tối ưu hoá nỗ lực tiếp cận tới các nhóm khách hàng tiềm năng là những người làm marketing, chủ doanh nghiệp, hay những người ra quyết định trong doanh nghiệp, agency có nhiều cơ hội hơn để giới thiệu hình ảnh doanh nghiệp của mình, thúc đẩy danh tiếng thương hiệu hay tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Có gì với Agency Networks của MarketingTrips (Giao diện demo)?
Dự kiến sẽ khả dụng vào ngày 1/8 tới đây tại https://marketingtrips.com/agency, (một danh mục của MarketingTrips.com) Agency Networks của MarketingTrips là nơi các agency sẽ được liệt kê với nhiều thông tin khác nhau như logo, tên doanh nghiệp, địa chỉ website, trụ sở chính và chi nhánh, quy mô nhân sự, các sản phẩm và dịch vụ chính.
Nếu người dùng có nhu cầu muốn tìm hiểu rõ hơn về agency, họ có thể nhấp chuột để đi đến trang đích riêng của agency ví dụ https://marketingtrips.com/agencynetworks/AgencyA, tất cả các thông tin giới thiệu về agency cũng sẽ được liệt kê ở đây.
Người dùng có thể tìm kiếm theo tên hoặc lọc theo các tiêu chí cụ thể khác như “Khu vực” hay “Dịch vụ chính” để tìm thấy các agency phù hợp.
Lợi ích khi agency được giới thiệu trên MarketingTrips.
Với trung bình khoảng 2.000.000 lượt tiếp cận mỗi tháng trên Facebook Fanpage và 50.000 lượt hiển thị trên LinkedIn Company Page, cùng với đó là hơn 300.000 lượt truy cập vào website (traffic) mỗi tháng, MarketingTrips đang là điểm đến của nhiều người làm marketing, người làm kinh doanh hay các chủ doanh nghiệp, đây chính là cơ hội để các agency xuất hiện và giới thiệu mình với mục tiêu xây dựng thương hiệu, tìm kiếm khách hàng tiềm năng và hơn thế nữa.
Khi các thông tin trên internet ngày càng khó có được lòng tin của khách hàng hay thậm chí là không có cơ hội để “gặp gỡ” khách hàng, việc được liệt kê ở những địa chỉ uy tín chính là cách mà doanh nghiệp (agency) có thể làm.
Điều kiện để được liệt kê trên Agency Networks của MarketingTrips là gì?
Ít nhất là ở giai đoạn hiện tại, tính năng Agency Networks của MarketingTrips chỉ khả dụng với các doanh nghiệp (không áp dụng cho cá nhân) có đầy đủ tư cách pháp nhân, hiện đang hoạt động, có mã số thuế (MST), có giấy phép kinh doanh, kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ được pháp luật Việt Nam cho phép.
Doanh nghiệp phải có website và địa chỉ văn phòng riêng cụ thể được công bố công khai trên các nền tảng, một số hạng mục như quy mô nhân sự hay số lượng chi nhánh sẽ được đội ngũ MarketingTrips kiểm tra và cập nhật sau đó.
Cả doanh nghiệp nước ngoài và Việt Nam đều khả dụng.
Vị trí hiển thị trên Agency Networks của MarketingTrips.
Agency Networks của MarketingTrips hiện cung cấp 2 vị trí hiển thị đó là Premium (15 vị trí xuất hiện ngay giao diện chính, chính là ở phần logo của MarketingTrips như hình ảnh demo ở trên) và Standard (tất cả các vị trí còn lại xuất hiện trong các trang con).
Với mỗi vị trí, các thông tin hiển thị sẽ bao gồm: hình ảnh đại diện, logo, tên agency và một phần mô tả ngắn gọn về agency.
Mức phí dịch vụ.
Với vị trí Premium, mức phí được áp dụng cho các agency là 15 triệu, chưa tính VAT (cộng thêm 10% để agency xuất hoá đơn).
Với vị trí Standard, mức phí được áp dụng là 7 triệu, chưa tính VAT (cộng thêm 10% để agency xuất hoá đơn).
Lưu ý:
Mức phí nói trên được áp dụng 1 lần duy nhất tại thời điểm được Listing mà không có bất cứ khoản phí gia tăng nào khác sau đó (trừ khi doanh nghiệp có nhu cầu bổ sung khác hay MarketingTrips bổ sung các tính năng nâng cao có thu phí và được doanh nghiệp đồng ý sử dụng).
Với 15 vị trí Premium, MarketingTrips sẽ hiển thị theo thứ tự từ agency mới nhất cho đến các agency cũ nhất. Agency mới nhất được tính theo thời điểm đăng ký sử dụng dịch vụ Agency Networks của MarketingTrips kèm nghĩa vụ thanh toán phí dịch vụ.
Cách thức đăng ký Early Bird.
Như MarketingTrips đã thông báo trên fanpage chính thức, 50 agency đầu tiên listing sẽ được giảm giá dịch vụ là 20% bao gồm cả vị trí Premium và Standard. Lưu ý, ở tất cả các vị trí, MarketingTrips sẽ liệt kê theo thứ tự từ mới nhất đến cũ nhất tính từ thời điểm agency đăng ký và thanh toán phí dịch vụ.
Đăng ký chính thức hoàn tất khi agency thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Trước Vinamilk, nhiều doanh nghiệp nhận “gạch đá” khi thay logo dù chi hàng tỷ đồng, mất cả năm để “thai nghén”.
Việc thay đổi logo hay tái nhận diện thương hiệu có thể gây những tranh luận trước mắt. Tuy nhiên, về lâu dài, điều quyết định đến thành công vẫn là chiến lược của ban lãnh đạo doanh nghiệp bao gồm cả những yếu tố khác như chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
CTCP Sữa Việt Nam vừa công bố nhận diện thương hiệu mới. Theo bà Mai Kiều Liên, Công ty đã mất hơn 1 năm dài chuẩn bị cho lần tái định vị này, và đội ngũ thực hiện theo giới thiệu là tên tuổi có tiếng trong giới chuyên môn thế giới. Dù vậy, sự thay đổi trong thiết kế logo của Vinamilk lại nhận về không ít ý kiến trái chiều.
Bị chê rằng màu xanh tím mới của logo do hãng lựa chọn không bắt mắt, đặc biệt khi sử dụng trên bao bì sản phẩm…. tuy nhiên Vinamilk cũng nhanh chóng có một thành công bước đầu khi tạo được làn sóng mới cho người dùng Facebook: Tự tạo avatar theo phong cách Vinamilk.
Thực tế, việc một nhãn hàng thay đổi nhận diện logo không mới, và việc nhận về tranh cãi cũng vậy. Trước Vinamilk, dư luận cũng từng dậy sóng khi MBBank ra mắt logo mới vào tháng 11/2021.
Khi đó, MBBank gửi đi thông điệp muốn trở thành ngân hàng thông minh, ngân hàng số chuyên nghiệp. Tuy vậy, ngân hàng lại nhận về rất nhiều ý kiến cho rằng đây là sự thụt lùi trong thiết kế.
Vấp phải “chê bai” là vậy, MBBank mặt khác đã gia tăng được độ phủ và sự quan tâm của công chúng. MBBank cũng ghi điểm khi có những thay đổi theo hướng năng động hơn, đẩy mạnh các mảng tương tác với khách hàng cá nhân, hay triển khai chiến dịch làm tài khoản số đẹp cho khách hàng…
Hay một ví dụ khác là Viettel, khi mới đổi logo từ biểu tượng hai màu xanh – vàng kinh điển sang logo chỉ còn chữ Viettel (đỏ) cũng đã nhận những ý kiến trái chiều. Song theo thời gian, khi người dùng dần quen với hình ảnh mới thì làn sóng dư luận lúc đầu ngược lại là bệ phóng thu hút chú ý trên thị trường.
Trên trường quốc tế, câu chuyện khó quên nhất có lẽ là Xiaomi. Tuyên bố đầu tư đến 2 triệu Nhân dân tệ (7 tỷ đồng) và mất 10 tháng chuẩn bị, logo mới của hãng lại nhận về “gạch đá”.
Một số tài khoản cũng nói rằng logo mới của Xiaomi rất giống bản cũ nhưng chiếm đến 20 phút để giới thiệu.
Hình ảnh logo mới của Xiaomi cũng được đăng tải khắp các hội nhóm tại Việt Nam, nổi trội là bình luận chi hơn 7 tỷ đồng để tạo ra logo mới là quá đắt khi mẫu thiết kế chỉ được chỉnh sửa một chút.
Sau tất cả, Xiaomi đã rất thành công khi chỉ chi số tiền tương đương 7 tỷ đồng nhưng hiệu quả truyền thông nhận được lại rất lớn. Được biết, mục đích của sự thay đổi này được Xiaomi lý giải là để thế giới thấy được một thời kỳ phát triển của thương hiệu này đang bắt đầu.
Trọng trách thay đổi logo được giao phó cho nhà thiết kế đồ họa nổi tiếng Nhật Bản, Kenya Hara. Theo đó, nhà thiết kế này tiết lộ ông ta mất đến 4 năm để nghiên cứu cách truyền tải thông điệp, khát vọng của Xiaomi vào trong logo mới.
Cũng “đổi mà như không đổi”, sự ra mắt logo mới của Google cũng gây chú ý. Nhiều cư dân mạng đã nhận xét rằng phần lớn mọi người sẽ khó nhận ra Chrome đã thay logo mới bởi sự khác biệt là không đáng kể. Trong đó, logo mới vẫn giữ nguyên thiết kế hình tròn với 4 màu sắc đặc trưng có từ phiên bản năm 2008 và thiết kế phẳng từ lần thay đổi năm 2011.
Song, hiệu ứng đổ bóng ở phần viền giữa các khu vực màu của logo cũ đã được loại bỏ. Ngoài ra, vòng tròn màu xanh ở giữa của logo mới có phần lớn hơn so với logo gần đây nhất là năm 2014. Điều này góp phần làm cho logo mới trở nên đơn giản và sáng sủa hơn.
Trước đó nữa vào năm 2016, Uber từng gây tranh cãi khi bỏ logo chữ U hay Instagram cũng tạo ra nhiều ý kiến trái chiều khi sử dụng logo 2D cách điệu và bỏ biểu tượng camera….
Nhìn chung, những sự thay đổi đáng kể có thể gây khó chịu cho người dùng hoặc chỉ đơn giản là khiến ứng dụng trở nên khó tìm thấy hơn bởi người dùng đã quen với logo cũ.
Tương tự với Vinamilk, việc thay đổi nhận diện thương hiệu có thể gây những tranh luận trước mắt. Tuy nhiên, về lâu dài, điều quyết định đến thành công vẫn là định hướng chiến lược của ban lãnh đạo doanh nghiệp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo tính toán của công ty phân tích thị trường Evercore ISI, mạng xã hội Instagram Threads có thể tạo ra doanh thu 8 tỷ USD vào năm 2025, cao hơn nhiều so với mức 5,1 tỷ USD của Twitter năm 2022.
Trong khi lượng người dùng đổ về Instagram Threads của Mark Zuckerberg tăng cao, Twitter của Elon Musk lại giảm truy cập.
Matthew Prince, CEO Cloudflare – công ty dịch vụ DNS và chuyên theo dõi lưu lượng toàn cầu, cho biết tên miền Twitter đang giảm mạnh về truy cập và không còn nằm trong top 10 những tên miền hàng đầu. Trong tweet sau đó, ông Prince cho biết lưu lượng của Threads “tăng vọt”, nhưng không đưa ra con số chi tiết.
Trong khi đó, thống kê từ Similarweb cho thấy lượng người dùng vào tên miền twitter.com giảm khoảng 5% sau hai ngày Threads xuất hiện. So với cùng kỳ 2022, tỷ lệ này giảm 11%.
Meta mô tả Threads, ra mắt ngày 5/7, là mạng xã hội trò chuyện bằng văn bản của Instagram và được coi là bản sao của Twitter.
Ứng dụng đạt hơn một trăm triệu người dùng sau 5 ngày – tốc độ nhanh nhất được ghi nhận trong lịch sử Internet. Kỷ lục trước đó thuộc về ChatGPT của OpenAI với thời gian 2 tháng.
Trong bài đăng trên Threads ngày 10/7, CEO Mark Zuckerberg nói: “100 triệu lượt đăng ký chủ yếu là tự nhiên, chúng tôi thậm chí còn chưa kích hoạt chương trình quảng bá và thu hút người dùng”.
Với cơ chế hoạt động giống Twitter, sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội Threads được cho là nhờ tận dụng đúng giai đoạn rối ren của mạng xã hội do Elon Musk sở hữu.
Vài tháng qua, nền tảng bị phàn nàn về nhiều vấn đề như ứng dụng thường xuyên gặp lỗi, nhiều người nổi tiếng rời bỏ nền tảng, người dùng bị ép trả phí.
Tuần trước, Musk thậm chí đưa ra giới hạn mỗi người chỉ được xem 500 bài đăng mỗi ngày nếu không đăng ký Twitter Blue.
Bên cạnh đó, do nằm trong hệ sinh thái Meta, người tham gia Threads dễ dàng tạo tài khoản từ Instagram, hiện có hơn 1.5 tỷ người dùng toàn cầu. Threads vẫn còn dư địa phát triển lớn tại châu Âu, nơi Meta chưa thể ra mắt vì vướng một số vấn đề về chính sách.
Theo tính toán của công ty phân tích thị trường Evercore ISI, mạng xã hội Threads (Instagram Threads) có thể tạo ra doanh thu 8 tỷ USD vào năm 2025, cao hơn nhiều so với mức 5,1 tỷ USD của Twitter năm 2022 – năm cuối cùng công ty hoạt động theo mô hình đại chúng trước khi về tay Elon Musk.
Threads cũng chính là nguồn cơn khiến Elon Musk tức giận và thách đấu trên võ đài với Mark Zuckerberg từ ngày 21/6. Trận đấu chưa diễn ra, nhưng cuộc chiến giữa hai tỷ phú đang nóng lên trên mạng xã hội.
CEO Meta “trêu tức” Elon Musk bằng cách nhại lại phong cách bình luận của ông chủ Twitter. Trong khi đó, luật sư của Musk đã gửi thư dọa kiện ông chủ Meta vì hành vi sao chép Twitter.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Để có được màn tái định vị thương hiệu ấn tượng như mới đây, Vinamilk đã hợp tác với hơn 55 chuyên gia sáng tạo trên thế giới. Dưới đây là toàn bộ những gì bạn biết về Chiến lược tái định vị thương hiệu của Vinamilk.
Tại sự kiện ở TP HCM chiều 6/7, doanh nghiệp sữa lớn thứ 36 thế giới công bố bộ nhận diện thương hiệu mới theo tinh thần “táo bạo, quyết tâm và luôn là chính mình”, đánh dấu bước chuyển mình sau 47 năm hoạt động.
Hơn 300 đối tác, khách mời trong và ngoài nước góp mặt. Lãnh đạo Vinamilk nhấn mạnh thông điệp đổi mới với người tiêu dùng: “chúng tôi thay đổi vì bạn”.
Theo bà Megan Bowker – Giám đốc sáng tạo Vinamilk – điểm khác biệt của bộ nhận diện là logo biểu tượng chữ (wordmark), thay vì dạng phù hiệu (emblem) như trước. Tên thương hiệu được viết nét tay mạnh mẽ, phóng khoáng.
Nét cười ở dấu chấm của chữ “i” mang ý nghĩa hy vọng người dùng luôn giữ nụ cười trên môi. Hình ảnh giọt sữa phần bụng chữ “a” và dòng “Est 1976” gợi nhắc năm thành lập công ty và sữa – sản phẩm làm nên tên tuổi doanh nghiệp.
Hai màu sắc chủ đạo – “xanh rực rỡ”, “kem sữa ngọt ngào” – vừa quen, vừa lạ, tạo điểm nhấn thị giác, hòa cùng bảng màu nhiệt đới lấy cảm hứng từ văn hóa ẩm thực Việt.
“Ngôn ngữ thiết kế mới cân bằng các khía cạnh cốt lõi: giá trị truyền thống với bước tiến mới, di sản Việt cùng khát vọng vươn ra toàn cầu.
Qua đó thể hiện câu chuyện, thông điệp của Vinamilk một cách chân thật, đồng nhất, đặc biệt trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo đang ‘thống trị’, với vô vàn hình ảnh được tạo bằng máy tính”, bà Megan Bowker cho hay.
Theo bà Mai Kiều Liên, bộ nhận diện mới là “quả ngọt” từ sự hợp tác chặt chẽ của Vinamilk với các đối tác toàn cầu, đội ngũ hùng hậu gồm 55 chuyên gia về thương hiệu, sáng tạo hàng đầu thế giới.
Họ cũng là nhân tố góp phần tạo thành công của nhiều thương hiệu lớn như Google, Apple, Twitter, Facebook, Louis Vuitton, Netflix, Hermes, Spotify, Airbnb…
Gần một năm qua, với hàng trăm cuộc thảo luận, đội ngũ quốc tế liên tục đưa ra sáng kiến, tập hợp ý tưởng thành công trình “khổng lồ” và trình bày trong 500 trang, chi tiết từng hạng mục.
Bà Liên nói về niềm tự hào khi nhìn lại bề dày 47 năm và xúc động vì nhận được sự tin yêu, hợp tác chặt chẽ, ủng hộ từ đối tác gồm truyền thông, nhà phân phối, đơn vị cung cấp, người tiêu dùng… trong hành trình phía trước.
“Chúng tôi cùng triển khai ý tưởng, thiết kế, xây dựng hình ảnh, làm thế nào để truyền thông một cách nhất quán ra bên ngoài, giúp người tiêu dùng tiếp cận hình ảnh mới.
Khi lên kệ các điểm lẻ ở siêu thị phải độc đáo, mới lạ, cách trưng bày theo hình chữ V hay xếp thành bức tranh đồng cỏ, đàn bò tung tăng – khác biệt hẳn từ trước đến nay”, bà Mai Kiều Liên lý giải.
Từ tháng 7, nhận diện mới được triển khai trên toàn bộ hệ thống gồm website, kênh bán hàng trực tuyến, điểm bán lẻ, hệ thống cửa hàng, ấn phẩm thương hiệu trên bao bì và tại mọi điểm chạm.
Theo ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công thương, trong bối cảnh mới, doanh nghiệp Việt muốn vượt thách thức, cạnh tranh khi hội nhập toàn cầu cần đầu tư giá trị thương hiệu nhiều hơn nữa, đặc biệt chú trọng yếu tố mới xuất hiện như: chuyển đổi xanh, Net Zero, giảm phát thải khí nhà kính, trách nhiệm xã hội (CSR), chuyển đổi số…
Ông Bá Phú đánh giá cao sức sáng tạo, hấp dẫn của bộ nhận diện mới. “Có bề dày lịch sử gần 50 năm, Vinamilk luôn ý thức mình phải trẻ hóa, thay đổi để thích nghi bối cảnh mới và vươn tầm thế giới. Vinamilk sẽ là bài học bổ ích cho các doanh nghiệp Thương hiệu quốc gia Việt Nam nói riêng, cộng đồng doanh nghiệp Việt nói chung”, ông Phú nói.
Ông Rafael Scislowski – Giám đốc lĩnh vực hàng tiêu dùng (Google) – nhận xét bộ nhận diện mới đầy năng lượng, mạnh mẽ, hiện đại nhưng vẫn có sự kết nối đặc biệt với văn hóa Việt Nam.
“Trên Google, mỗi tháng có hơn 10 triệu lượt tìm kiếm từ khóa liên quan đến sữa, tăng 20% trong 6 tháng qua. Sự quan tâm sức khỏe, dinh dưỡng ở người trẻ ngày càng rõ nét, kết hợp xu hướng chuyển đổi số ngày càng mạnh mẽ.
Do đó, tôi cho rằng nhận diện thương hiệu của Vinamilk phù hợp cho sự phát triển của tương lai”, đại diện Google cho biết.
Cùng ngày ra mắt bộ nhận diện mới, Kantar Worldpanel – công ty nghiên cứu thị trường uy tín thế giới – công bố Vinamilk là thương hiệu 11 năm liền được chọn mua nhiều nhất ngành sữa và sản phẩm từ sữa; nhà sản xuất sáu năm liên tiếp vào top 3 được chọn mua nhiều nhất lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Hiện thương hiệu Vinamilk có giá trị lớn thứ 6 thế giới, định giá 2,8 tỷ USD.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Top 10 trong Axios Harris Poll 100 năm nay đến từ nhiều lĩnh vực, bao gồm bán lẻ, công nghệ và ô tô. Trong đó, hai đại diện châu Á lọt top 10 là Toyota và Samsung.
Trong thế giới hiện đại, danh tiếng ngày càng trở nên quan trọng với một doanh nghiệp.
Danh tiếng của doanh nghiệp hay thương hiệu được người tiêu dùng, nhà đầu tư và các cổ đông quan tâm hơn bao giờ hết.
Danh tiếng thương hiệu là gì?
Danh tiếng thương hiệu đề cập đến mức độ nhận biết, uy tín, sự tín nhiệm rộng rãi của người tiêu dùng tới một thương hiệu nào đó.
Ví dụ khi nhắc đến Apple hay Nike, bạn nghĩ ngay đến những sản phẩm chất lượng, nhiều người biết, xuất hiện tại nhiều thị trường khác nhau, được nhiều người có ảnh hưởng nhắc đến hay được truyền thông rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Danh tiếng thương hiệu là yếu tố quyết định liệu người tiêu dùng có sẵn sàng chi trả và ứng viên hay nhân tài có mong muốn được cống hiến cho doanh nghiệp hay không.
Ngược lại với một danh tiếng tốt, danh tiếng xấu có thể làm huỷ hoại tất cả những hệ giá trị mà doanh nghiệp đã xây dựng, khách hàng sẽ dần quay lưng lại dù cho doanh nghiệp có đang cố gắng phát triển sản phẩm hay thương hiệu đến mức nào.
Axios Harris Poll 100 là bảng xếp hạng danh tiếng của 100 công ty có mức độ nhận diện lớn nhất tại Mỹ trong hơn hai thập kỷ qua. Biểu đồ dưới đây là xếp hạng năm 2023, dựa trên khảo sát với hơn 16.000 người Mỹ từ một mẫu đại diện thực hiện từ ngày 13-28/3/2023.
Điểm của mỗi thương hiệu được tính dựa trên 9 tiêu chí gồm: Phong cách, Quỹ đạo, Tín nhiệm, Văn hóa, Đạo đức, Quyền công dân, Tầm nhìn, Tăng trưởng, và Sản phẩm & Dịch vụ.
Top 10 trong Axios Harris Poll 100 năm nay đến từ nhiều lĩnh vực, bao gồm bán lẻ, công nghệ và ô tô. Trong đó, hai đại diện châu Á lọt top 10 là Toyota và Samsung.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Liên quan đến việc tìm kiếm và xử lý các quảng cáo vi phạm, Cục trưởng Cục PTTH-TTĐT cho biết các nền tảng đều áp dụng công nghệ phân phối quảng cáo tự động bằng AI nên việc tìm ra từng quảng cáo vi phạm rất khó.
Ngày 30/6, tại Hội nghị Sơ kết công tác thông tin và truyền thông 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 202, do Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH-TTĐT) đã thông tin thêm về cuộc kiểm tra toàn diện đối với nền tảng TikTok tại Việt Nam, theo VTC News.
“Nhiều Bộ, ban, ngành cùng vào cuộc kiểm tra, chia sẻ trách nhiệm quản lý nền tảng xuyên biên giới. Đây cũng là lần đầu Việt Nam buộc một nền tảng xuyên biên giới ký thừa nhận sai phạm và có biện pháp khắc phục cụ thể”, ông Lê Quang Tự Do nói về hoạt động thanh tra toàn diện với nền tảng TikTok. Dự kiến, kết quả của thanh tra sẽ được công bố vào tháng 7.
Bộ cũng sẽ dựa vào quá trình xử lý vi phạm của TikTok để đánh giá vi phạm của nhiều nền tảng xuyên biên giới khác. Cục PTTH-TTĐT cũng sẽ thử nghiệm phối hợp với cộng đồng người có ảnh hưởng (Influencer, KOL…) để triển khai chiến dịch truyền thông về phòng chống tin giả trên mạng.
Bộ Thông tin và Truyền thông đã yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới áp dụng công nghệ rà quét tự động với quảng cáo.
Cục trưởng Cục PTTH-TTĐT cho biết các nền tảng đều áp dụng công nghệ phân phối quảng cáo tự động bằng AI nên việc tìm ra từng quảng cáo vi phạm rất khó.
Bộ cũng đang đàm phán với Facebook và YouTube để triển khai theo quy trình rút gọn. Theo đại diện Cục PTTH-TTĐT việc gỡ quảng cáo vi phạm cần phải chứng minh phạm vi quy định của luật.
Ông Lê Quang Tự Do cho biết: “Hiện nay, cơ quan quản lý chỉ cần gửi một quảng cáo và chứng minh vi phạm, sau đó các quảng cáo có nội dung tương tự như “nhà tôi ba đời bán thuốc” đều phải gỡ, dẫn đến kết quả chặn lọc cao”, ông Lê Quang Tự Do nói.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, số lượng các nội dung xấu độc được gỡ bỏ trên nền tảng mạng xã hội, nền tảng xuyên biên giới là cao nhất từ trước tới nay.
Trong đó, Facebook đã gỡ 484 fanpage quảng cáo game cờ bạc, đổi thưởng; gỡ 72 tài khoản, fanpage quảng cáo vũ khí, vật nổ, chất liệu gây nổ; gỡ 2.444 link quảng cáo các dịch vụ bất hợp pháp.
YouTube đã gỡ 632 video quảng cáo mua bán, săn bắn động vật hoang dã, hướng dẫn chế tạo vũ khí, gỡ hơn 2.000 quảng cáo thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, tài khoản quảng cáo vi phạm bằng thuật toán tự động.
Ngoài ra, 5 nhà sản xuất tivi lớn nhất cũng được Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu không gắn app OTT cung cấp nội dung không được cấp phép ở Việt Nam lên màn hình hoặc bộ điều khiển. Đây là biện pháp hữu hiệu để Netflix và nền tảng khác phải tuân thủ pháp luật.
Phía Bộ thông tin thêm rằng Netflix phải nộp hồ sơ xin đăng ký kinh doanh tại Việt Nam, cho thấy thiện chí và sự hợp tác trong tuân thủ các quy định về pháp luật hiện hành.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo đó, mạng xã hội Instagram Threads mới của Meta đã vượt mốc 100 triệu người dùng, điều này cũng đồng nghĩa là, tốc độ tăng trưởng của Threads còn nhanh hơn cả chatbot AI ChatGPT của OpenAI, đã vượt qua 100 triệu người dùng sau 2 tháng ra mắt.
Kể từ lúc chính thức được ra mắt vào ngày 6/7 vừa rồi, Threads đã đạt mốc 2 triệu người dùng và sau đó tăng đều đặn lên 5 triệu, 10 triệu, 30 triệu và sau đó là 70 triệu, cuối cùng, với số liệu cập nhật chiều 10/7, tức chỉ sau 5 ngày ra mắt, Threads đã vượt mốc 100 triệu người dùng đăng ký.
Theo CEO của Meta, người dùng không chỉ đăng ký, họ cũng đang tích cực đăng bài. Tính đến thời điểm cập nhật mới nhất, đã có hơn 95 triệu bài đăng và 190 triệu lượt thích được chia sẻ trên Threads.
Theo CEO Instagram, Adam Mosseri, Meta không nhắm mục tiêu cụ thể vào việc nỗ lực thay thế mạng xã hội Twitter và nền tảng này cũng sẽ không khuyến khích các nội dung chính trị hay những tin tức nhạy cảm khác.
Với lượng người dùng hiện tại với so với khoảng hơn 260 triệu người dùng của Twitter, Threads thực sự có nhiều tiềm năng để sớm vượt qua Twitter (mặc dù Threads vốn không coi Twitter là đối thủ hay ứng dụng thay thế vì cách tiếp cận khác nhau).
Nhiều dữ liệu bên ngoài cho thấy lưu lượng truy cập (web traffic) của Twitter đang có xu hướng giảm trong những tháng gần đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo cáo buộc mới đây của FTC, cơ quan bảo vệ người tiêu dùng thuộc Ủy ban Thương mại Liên bang, gã khổng lồ thương mại điện tử (eCommerce) Amazon sử dụng nhiều thủ thuật đen để ép người dùng đăng ký gói xem video có trả phí Amazon Prime khi mua hàng trên Amazon.
Theo đó, trong khi tại trang đăng ký tài khoản Amazon Prime hiển thị giá gói là 14,99 USD một tháng và người tiêu dùng có thể hủy bất kỳ lúc nào.
Tuy nhiên, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) cáo buộc rằng Amazon sử dụng nhiều thủ thuật để khiến cho quá trình hủy đăng ký trở nên phức tạp hơn và từ đó thay vì huỷ người tiêu dùng sẽ tạm giữ nó.
Được gọi là “hành vi đen tối”, những thủ thuật của Amazon cũng buộc người tiêu dùng tự động gia hạn tài khoản và thực hiện các hành động khác mà Amazon mong muốn.
Chủ tịch FTC Lina M. Khan cho biết: “Amazon đã lừa và gài bẫy người tiêu dùng đăng ký định kỳ mà không có sự đồng ý của họ, điều này không chỉ khiến người dùng khó chịu mà còn khiến họ mất một khoản tiền đáng kể.”
Dưới đây là chi tiết các thủ thuật được gọi là hành vi hay mô hình đen tối của Amazon.
1. Đánh lạc lướng.
FTC định nghĩa “đánh lạc hướng” ở đây là thủ thuật thiết kế nhằm tập trung sự chú ý của người tiêu dùng vào một thứ khác (có lợi cho thương hiệu) để từ đó họ có thể giảm ý định với các hành động khác không mong muốn (bất lợi cho thương hiệu).
Trong ảnh chụp màn hình ở trên, khi một người dùng Prime nhấp vào nút huỷ tư cách thành viên, họ sau đó sẽ nhận được hàng loạt các thông báo hấp dẫn về lợi ích của Amazon Prime, thứ có thể khiến họ thay đổi quyết định của mình.
2. Lạm dụng yếu tố tâm lý (cảm xúc) của khách hàng.
Trong ngành marketing nói chung, việc tận dụng tâm lý khách hàng làm điểm tựa không còn là thứ gì đó xa lạ.
Cảm giác tội lỗi, xấu hổ, mất mát hay hối tiếc là những cảm xúc mạnh mẽ của con người. Và theo FTC, Amazon đang cố gắng khai thác những yếu tố tâm lý này, sử dụng các từ và cụm từ đặc biệt để khiến người tiêu dùng không thể tiếp tục huỷ bỏ gói đăng ký.
Ở ảnh chụp màn hình trên, Amazon nói rằng “bạn sẽ không còn đủ điều kiện để nhận các ưu đãi độc quyền từ Prime nếu huỷ…”.
3. Tạo ra các rào cản cho việc huỷ đăng ký.
FTC cho biết Amazon sử dụng thủ thuật để khiến người dùng khó có thể (nhanh chóng và thuận tiện) đạt được mục đích đó là huỷ gói đăng ký.
Ví dụ: đối với các thành viên Prime đang tìm cách huỷ tư cách thành viên, FTC cáo buộc rằng phần hủy bỏ tư cách thành viên của trang web được cố tình tạo ra nhiều chướng ngại vật hay rào cản khác nhau.
Đối với những người mua sắm đang tìm cách mua một sản phẩm trên Amazon, nền tảng sẽ khiến cho quá trình hoàn tất giao dịch khó khăn hơn nếu không đăng ký Prime.
4. Nhiễu giao diện.
Với thủ thuật này, một số thông tin có lợi nhất định sẽ được làm nổi bật hơn so với các chi tiết bất lợi khác. Vì vậy, khi các thành viên Prime cố gắng hủy bỏ gói đăng ký, FTC cho biết, các tùy chọn khiến người dùng không thể huỷ sẽ được ưu tiên hiển thị.
Ví dụ: như bạn có thể thấy qua hình ảnh ở trên, một nút màu vàng sáng hướng mọi người đến các lợi ích của Prime được xuất hiện gần menu thả xuống nơi mà người dùng có thể kết thúc tư cách thành viên của họ.
5. Ép buộc hành động.
Theo yếu tố thiết kế này, Amazon buộc những người mua sắm không phải là thành viên của Prime phải chọn có đăng ký tham gia chương trình hay không trước khi họ có thể hoàn tất giao dịch mua hàng thông thường của mình.
Theo FTC, hành động ép buộc này cũng được sử dụng khi các thành viên Prime hiện tại cố gắng hủy đăng ký.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Digital News Report 2023 là báo cáo thường niên về xu hướng tiêu thụ nội dung tin tức và đăng bài trên các nền tảng mạng xã hội của Reuters Institute.
Theo đó, Reuters Institute vừa công bố báo cáo đánh giá hàng năm về xu hướng tiêu thụ nội dung tin tức, thói quen sử dụng các nền tảng mạng xã hội và hơn thế nữa, báo cáo cung cấp nhiều góc nhìn có thể giúp người làm marketing kết nối tốt hơn với khách hàng mục tiêu thông qua những nội dung chất lượng.
Digital News Report 2023, được thực hiện với sự hợp tác của YouGov, kết hợp với các phản hồi từ gần 100.000 người dùng internet, trên 52 quốc gia khác nhau, bao gồm một loạt các phân tích chuyên sâu về xu hướng tương tác, các thuật toán trên các nền tảng, cũng như các định kiến vốn có của các phương tiện truyền thông.
Dưới đây là một số điểm chính từ báo cáo:
Trước hết, dữ liệu nhìn chung cho thấy rằng, mạng xã hội hiện là nguồn nội dung tin tức được ưa thích hơn nhiều so với việc truy cập trực tiếp vào các trang web và ứng dụng của nhà xuất bản tin tức (news publisher).
Dữ liệu cũng cung cấp một số insights thú vị về thói quen sử dụng mạng xã hội đang không ngừng thay đổi, bao gồm cách người dùng trẻ tuổi đang chuyển sự chú ý của họ tới các nền tảng mới như TikTok.
Trong khi các nền tảng như Facebook hay thậm chí là Instagram có xu hướng giảm, WhatsApp, Telegram hay TikTok lại tăng dần.
Nhìn chung, video có xu hướng thu hút nhiều lượt tương tác hơn, đó cũng là lý do các nền tảng như YouTube và TikTok đều tăng trưởng mạnh mẽ, trong khi các nội dung hình ảnh và văn bản dường như có ít sự quan tâm hơn.
Trên đây là một vài điểm chính, bạn có thể tải xuống chi tiết báo cáo Digital News Report 2023 tại đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Character.AI, cho phép người dùng tự tạo chatbot theo ý muốn, được đánh giá là một trong những kỳ lân công nghệ gây bất ngờ nhất hiện nay.
Nhà bác học Albert Einstein qua đời năm 1955, nhưng AI đang cho phép nhiều người trò chuyện với bản sao của ông. Chatbot Einstein hay Elon Musk trên Character.AI đã phản hồi hàng triệu lời nhắn, đề cập tới mọi chủ đề từ thuyết tương đối đến việc chọn thú cưng.
Thung lũng Silicon đang trải qua cơn sốt chatbot vận hành bằng AI, với những công ty như OpenAI đạt giá trị hàng tỷ USD nhờ phát triển những phần mềm có thể mô phỏng cách con người nói chuyện.
Tuy nhiên, Character.AI là một trong những trường hợp lạ lùng và đặc biệt nhất. Startup kỳ lân được định giá khoảng một tỷ USD cho phép người dùng tự tạo chatbot, mô phỏng bất cứ ai họ muốn, dù còn sống hay không.
Character.AI cho biết mỗi tháng có hơn 200 triệu lượt truy cập website và người dùng đã tạo ra hơn 10 triệu chatbot khác nhau. Ứng dụng di động Character.AI được tung ra hồi tháng 5 và có hơn 2,5 triệu lượt tải, vượt xa những sản phẩm tương tự như Chai và AI Chatbot.
Những chatbot của Character.AI đang nhận được rất nhiều đề nghị trò chuyện. Người dùng đã gửi hơn 36 triệu thông điệp tới Mario, chatbot dựa trên nhân vật game nổi tiếng của Nintendo. Raiden Shogun và Ei, nhân vật trong Genshin Impact, cũng nhận 133 triệu tin nhắn.
“Tôi thường đùa chúng tôi sẽ không thay thế Google, mà thay thế phụ huynh của các vị”, người đồng sáng lập và CEO Character.AI Noam Shazeer nói trong cuộc phỏng vấn hồi đầu năm nay. Ông nhanh chóng thêm rằng “nhưng chúng tôi không muốn thế chỗ phụ huynh của ai cả”.
Dù thành công, Character.AI cũng đang đối mặt với hàng loạt câu hỏi gai góc. Website của họ có 20 phiên bản chatbot chuột Mickey, là tài sản sở hữu trí tuệ của Walt Disney, dẫn đến vấn đề pháp lý tiềm tàng. Sự phổ biến của chatbot giả dạng người thật cũng đặt ra câu hỏi về quyền sở hữu hình ảnh nhân vật.
Shazeer và người đồng sáng lập Daniel De Freita gặp nhau tại Google, sau đó quyết định thành lập Character.AI năm 2021. Cả hai đều là những người có vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp AI.
Ý tưởng đằng sau startup này là thiết lập hệ thống mở, cho phép người dùng tự xây dựng công nghệ theo ý muốn. De Freitas muốn tất cả mọi người có thể tiếp cận “các trí tuệ mới, được tùy biến theo cá nhân, giúp họ cải thiện cuộc sống”.
Các nhà đầu tư tỏ ra hào hứng với ý tưởng của Character.AI, giúp họ huy động được 150 triệu USD sau 16 tháng thành lập. Character.AI phổ biến đến mức tình trạng gián đoạn dịch vụ xảy ra thường xuyên.
Ban lãnh đạo công ty coi đó là cơ hội tạo ra doanh thu cho Character.AI giai đoạn này. Đó là người dùng có thể bỏ ra 10 USD mỗi tháng để dùng dịch vụ c.ai+, giúp họ bỏ qua phòng chờ và truy cập tin nhắn gửi đến chatbot nhanh hơn, kèm theo nhiều lợi ích khác.
“Người trả tiền sẽ trải nghiệm dịch vụ tốt hơn, số tiền thu được cũng giúp cải thiện chất lượng của toàn bộ dự án”, Shazeer nói.
Ngành AI đang đối mặt với nhiều lo ngại và Character.AI không phải ngoại lệ, trong đó có vấn đề sử dụng sai mục đích. Ví dụ, chatbot “Bác sĩ tâm lý”, với ảnh đại diện là một nhà tâm lý học đang cười, đã nhận được hơn 30 triệu tin nhắn.
Stephen Ilardi, nhà tâm lý học lâm sàng và giảng viên Đại học Kansas của Mỹ, nói bác sĩ tâm lý là những chuyên gia được đào tạo chuyên sâu để giúp bệnh nhân giải quyết vấn đề sức khỏe tâm thần.
“Thứ này chắc chắn không làm được điều đó”, ông nói.
Zahr Said, giáo sư luật tại Đại học Washington, cho rằng Character.AI cũng phải đối mặt vấn đề liên quan tới bản quyền hình ảnh, do người dùng được phép tải bất kỳ ảnh nào họ muốn khi thiết lập chatbot. Họ cũng có thể trò chuyện hàng giờ với chatbot được tạo dựa trên người thật hoặc nhân vật giả tưởng được đăng ký bản quyền.
CEO Shazeer cho biết công ty có luật sư và luôn đáp ứng các đề nghị xóa nội dung. Phát ngôn viên Character.AI nói họ đã nhận được số lượng nhỏ đề xuất xóa nhân vật và tuân thủ yêu cầu. Website của công ty cũng hiển thị dòng chữ “mọi điều nhân vật nói đều là lời bịa” để nhắc nhở người dùng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Bằng cách nhận diện các vấn đề dưới đây trong tổ chức và sớm “gắn cờ” nó, nhà lãnh đạo không chỉ có thể giúp doanh nghiệp phát triển bền vững mà còn có khả năng thu hút và giữ chân tốt hơn các nhân tài.
Với hầu hết các doanh nghiệp, một trong những nỗi lo thường trực với nhân viên đó là họ sẽ bị cắt giảm các quyền lợi hoặc thậm chí là sa thải nếu không đạt được những yêu cầu của người quản lý hay nhà lãnh đạo.
Trong khi nhân viên, vốn không phải là người chịu trách nhiệm cao nhất trong tổ chức, luôn phải bị ràng buộc bởi các quy tắc và yêu cầu, vậy với tư cách là nhà lãnh đạo, người đóng vai trò chèo lái doanh nghiệp, họ bị ràng buộc bởi những điều gì hay có những tiêu chuẩn nào họ cần đặt ra cho chính họ?
Dưới đây là một số dấu hiệu được xem là “cờ đỏ” mà nhà lãnh đạo cần phát hiện sớm để vừa có thể phát triển doanh nghiệp, vừa thu hút và giữ chân tốt hơn các nhân tài.
Cờ đỏ 1: Nhiều nhân viên cảm thấy mất kết nối tại nơi làm việc.
Theo lý thuyết về nhu cầu của Maslow, bạn thấy rằng, sau khi các nhu cầu cơ bản như nhu cầu sinh lý và an toàn được đáp ứng, nhân viên hay con người nói chung sẽ tiến đến một cấp độ nhu cầu tiếp theo đó là nhu cầu xã hội, mọi người muốn có tình yêu thương và sự thuộc về.
Nhu cầu xã hội đòi hỏi các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau (các nhân viên với nhau và nhân viên với sếp), sự gắn kết hay cả những thứ liên quan đến hệ niềm tin.
Một nghiên cứu của Harvard chỉ ra rằng các doanh nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp dựa trên các yếu tố như “mối quan hệ ấm áp, tình cảm và kết nối” sẽ dẫn đến những hiệu suất kinh doanh tốt hơn.
Trong khi những người nhận được nhiều tình cảm và sự quan tâm từ đồng nghiệp và sếp của họ sẽ làm việc hiệu quả hơn, có rất ít nhà lãnh đạo tập trung vào việc xây dựng cái được gọi là văn hóa tình cảm (emotional culture), đó là một sai lầm lớn.
Các nghiên cứu cũng phát hiện rằng những nhân viên cảm thấy họ được làm việc trong một nền văn hóa yêu thương, có nhiều sự quan tâm và hỗ trợ lẫn nhau, có mức độ hài lòng và tinh thần đội nhóm cao hơn.
Điều này càng trở nên đúng và cần thiết hơn đối với lao động nữ.
Cờ đỏ 2: Thiếu sự đa dạng trong tổ chức.
Nếu bạn theo dõi các tổ chức lớn, khái niệm “đa dạng” (Inclusive) không còn là thuật ngữ mới. Trước những gì đã và đang diễn ra, khi thế giới đang thay đổi nhanh chóng hơn bao giờ hết, khi yếu tố bình đẳng đang ngày càng được coi trọng hơn và khi các cộng đồng nhỏ ngày càng có nhiều sức ảnh hưởng hơn, một doanh nghiệp bền vững cần coi trọng yếu tố đa dạng và hoà nhập trong tổ chức.
Trước hết, trong nhiều tổ chức ngày nay, nữ giới vẫn được coi trọng đến mức thiên vị so với nam giới. Theo các nghiên cứu gần đây, phụ nữ ít có khả năng cảm thấy được thoải mái hơn khi chia sẻ quan điểm tại nơi làm việc so với nam giới, sự công nhận giá trị của nữ giới cũng thấp hơn đến 20%.
Thay vì để những thành kiến về giới làm cản trở sự đa dạng và bình đẳng của tổ chức, nhà lãnh đạo nên đưa ra các chính sách rõ ràng trong đó coi trọng yếu tố giá trị được tạo ra (cho doanh nghiệp, khách hàng và cộng đồng) hơn là giá trị đó được tạo ra từ Nam hay Nữ.
Tiếp đó, là nhà lãnh đạo trong thời kỳ mới, có thể bạn sẽ nhận ra rằng, để doanh nghiệp tiếp tục phát triển bền vững trong tương lai, hướng đến việc phục vụ các nhóm khách hàng với những hành vi và tâm lý mua sắm mới, một hay một vài nhân tài ở một vài phạm vi hẹp là chưa đủ, thay vào đó, doanh nghiệp cần nhiều hơn những nhân sự giỏi (ở nhiều lĩnh vực hay thế hệ khác nhau), dù đó là nhân sự Gen Y hay Gen Z.
Cờ đỏ 3: Nhân viên không có (hoặc thiếu) mục đích trong công việc.
Như đã phân tích ở trên hay nếu bạn cũng thường xuyên theo dõi MarketingTrips, bạn thấy rằng với các nhân sự ngày nay, đặc biệt là nhân sự trẻ, họ đang coi trọng yếu tố giá trị cá nhân hơn bao giờ hết.
Nhân viên của bạn giờ đây đến doanh nghiệp không chỉ vì để có được một khoản thu thập, họ còn đến để đóng góp, thể hiện giá trị cá nhân của bản và hơn thế nữa.
Họ không chỉ tìm kiếm sự gắn bó và hạnh phúc trong tổ chức, họ cũng muốn nhìn thấy chính bản thân của họ trong tương lai, họ là ai, công việc của họ tạo ra giá trị gì và quan trọng như thế nào trong tổ chức hay họ sẽ trở thành ai trong tương lai.
Từ thực tế đó, một nhà lãnh đạo giỏi là người có thể liên kết tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức với tầm nhìn (và giá trị) của từng cá nhân khác nhau, sau đó truyền đạt tầm nhìn đó một cách nhất quán.
Khi nhân viên có được một sứ mệnh và tầm nhìn được xác định rõ ràng cho công việc của họ, họ sẽ có nhiều động lực hơn để nỗ lực và theo đuổi. Cuối cùng, những gì mà họ có được không chỉ mang lại lợi ích cho chính họ mà còn cho cả doanh nghiệp.
Khi nhân viên tin tưởng vào những công việc mà họ đang làm, cả công việc lẫn nơi làm việc đều trở nên có ý nghĩa hơn nhiều.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Có lượng tài khoản xếp hàng đến hơn 200.000, nhưng sau một ngày mở bán, nhiều hạng ghế trong concert của BlackPink tại Hà Nội vẫn chưa được lấp đầy hoàn toàn.
Trưa 7/7, vé concert Born Pink tại thủ đô Hà Nội chính thức được mở bán qua website của đơn vị phân phối Ticketbox.
Chỉ sau vài phút, lượng người trong phòng chờ để được mua đạt hơn 100.000. Đỉnh điểm, có hơn 200.000 tài khoản đợi mua vé buổi diễn đầu tiên của BlackPink tại sân vận động Mỹ Đình vào cuối tháng 7.
Tuy nhiên, sau hơn một ngày chính thức mở bán, vé của 2 buổi biểu diễn từ nhóm nhạc Hàn Quốc vẫn còn. Điều này dấy lên nghi vấn lượng lớn trong hàng chờ là bot (công cụ tự động) của dân phe vé.
Phòng chờ ảo đông người, nhưng vé chưa bán hết.
Trong khung giờ 12-15h ngày 7/7, có lúc số thứ tự được cấp để mua vé concert Born Pink đêm đầu tiên vượt 220.000. Với mức tối đa mỗi tài khoản được mua là 4 vé, những người vào sau còn ít cơ hội giao dịch.
Tuy nhiên, đến 14h cùng ngày, nhiều hạng vé vẫn có thể được mua. Những khách hàng có số thứ tự 80.000-130.000 có thể giao dịch bình thường. Đây là điều bất thường bởi đã có hàng chục nghìn tài khoản xếp hàng nhưng không thực hiện giao dịch.
Trước ngày mở bán, cộng đồng người hâm mộ BlackPink có phản hồi tiêu cực về giá bán vé buổi diễn. Cụ thể, nhiều khu vực được cho là đắt hơn đáng kể so với mức tương đương tại các nước khác. Điều này khiến một số hạng ghế bị “ế ẩm”.
Đến 14h ngày 8/7, sau hơn một ngày mở bán, một số hạng ghế của buổi diễn Born Pink Hà Nội vẫn có thể được mua trực tiếp qua website nhà phân phối.
“Các hạng vé VIP sát sân khấu, hoặc khu giá rẻ 1,2-3,8 triệu đồng được nhiều người quan tâm, sớm hết. Khi tôi vào được web, chỉ còn những lựa chọn xa sân khấu, giá cao, nên quyết định không mua nữa”, bà K.D., nhân viên văn phòng ngụ tại TP.HCM cho biết.
Ngoài ra, bot (công cụ tự động) để săn vé cũng là một trong những nguyên nhân được nhắc đến.
Giống như những đơn vị bán vé trực tuyến trên khắp thế giới, Ticketbox cũng sử dụng công nghệ phòng chờ ảo (virtual waiting room) để phân bố số thứ tự xếp hàng giao dịch.
Theo chuyên gia từ Seatgeek, công ty chuyên phát triển công nghệ bán vé, hàng chờ là giải pháp bắt buộc trong ngành này. Nguyên nhân là website không thể xử lý hàng trăm nghìn đến cả tỷ giao dịch trong cùng thời điểm.
Điểm yếu của giải pháp bán vé qua phòng chờ ảo, giá cố định là có thể bị tấn công bởi bot (công cụ tự động), có tốc độ truy cập nhanh hơn hẳn con người. Chúng được thiết lập để thực hiện lệnh mua, thanh toán tại một số khu vực nhất định. Theo WJS, đây là một trong những vấn nạn lớn nhất của ngành bán vé online.
Tình huống tương tự cũng từng xảy ra hồi cuối 2022, trong đợt bán vé concert của ca sĩ Taylor Swift trên Ticketmaster. Trong một ngày, có hơn 2 triệu vé đã được bán ra. Tuy nhiên, đơn vị phân phối cho biết họ nhận đến 3,5 tỷ yêu cầu xếp hàng đợi mua.
Trong đợt mở bán vé concert BlackPink vừa qua cũng xuất hiện nhiều điểm bất thường. Đỗ Hương, ngụ Đống Đa, Hà Nội, cho biết bản thân và một người bạn cùng reload (tải lại) trang bán vé, bấm mua cùng thời điểm. Tuy nhiên, số thứ tự lại chênh lệch đến hàng chục nghìn.
Phương thức định giá động.
Một trong những công cụ dần được áp dụng để chống lại bot mua vé là Dynamic Pricing (chiến lược định giá động).
Thay vì một mốc cố định, chiến lược định giá này khiến giá bán của mỗi đơn vị có thể thay đổi dựa trên sự quan tâm của người dùng. Nếu số đông cùng đổ xô tìm đến một hạng ghế, cùng khung giờ, công cụ tính toán của nền tảng sẽ tự động đẩy mức giá tăng lên.
Đợt mở bán vé concert Born Pink vừa qua trên Ticketbox vẫn áp dụng việc định giá cố định, chưa có Dynamic Pricing.
Ticketmaster, một trong những đơn vị đi đầu trong cách phân phối này, cho rằng nó đem lại lợi ích cho nghệ sĩ. Bởi nó vận hành dựa trên số tiền người hâm mộ sẵn sàng trả để trải nghiệm buổi diễn.
Bằng các thuật toán tính dựa trên các biến số đầu vào cung cấp, mức giá thay đổi đúng theo quy tắc cung cầu của thị trường.
Cách bán vé này cũng giúp giải quyết vấn nạn “phe vé” đầu cơ, khi những vị trí được nhiều sự quan tâm, sẽ tự động tăng giá, gây khó trong việc bán lại kiếm lời. Các khu vực ít hấp dẫn lại có giá bán tốt, giúp khán giả dễ dàng chi tiêu hơn.
Về mặt lý thuyết, Dynamic Pricing tạo ra sự cân bằng giữa nhu cầu – giá bán của từng khu vực. Do đó, tỷ lệ lấp đầy, số lượng vé bán ra sẽ tối ưu hơn.
Tuy nhiên, nhiều cộng đồng người hâm mộ vẫn tẩy chay Dynamic Pricing bởi nó bị xem như một hình thức “hút máu” của các công ty.
Cụ thể, những buổi diễn của những nghệ sĩ toàn cầu như BTS, BlackPink, Taylor Swift, The Weeknd thường xuyên cháy vé trong thời gian ngắn. Vì vậy, người dùng luôn phải mua vé với giá bị đẩy lên cao bởi các thuật toán.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Meta, công ty mẹ của Facebook, Instagram, WhatsApp và gần đây là mạng xã hội Threads vừa xuất bản hướng dẫn lập kế hoạch bán hàng và marketing mới theo mùa và các sự kiện đặc biệt.
Hướng dẫn mới của Meta hướng tới mục tiêu là giúp người làm marketing xây dựng các kế hoạch marketing và bán hàng theo các mùa hay sự kiện đặc biệt.
Với những sự thay đổi đáng kể trong hành vi tìm kiếm và mua sắm của người tiêu dùng, marketer cần chủ động nhiều hơn trong việc tiếp cận khách hàng ngay tại thời điểm họ cần nhất.
Trước hết, bản hướng dẫn lưu ý rằng mọi người bắt đầu mua sắm sớm hơn trong các lễ hội lớn như Giáng sinh và đang tìm kiếm nhiều khuyến mãi và ưu đãi hơn trong bối cảnh nền kinh tế đang rất khó khăn.
Như bạn có thể thấy qua hình ảnh ở trên, ngày càng có nhiều người tiêu dùng bắt đầu hành trình mua sắm Giáng sinh sớm từ tháng 10 để tận dụng các cơ hội giảm giá và đưa ra các quyết định mua hàng thông minh hơn.
Điều này có nghĩa là, nếu thương hiệu có ý định chạy các chương trình bán hàng cho tháng 12, thương hiệu cần chạy trước đó ít nhất là 1-2 tháng để tiếp cận sớm những khách hàng tiềm năng.
“Thay vì chỉ tập trung vào bán hàng, hãy tích cực tiếp cận khách hàng và mời họ hòa mình vào không khí Giáng sinh sớm. Thương hiệu cần tạo ra nhiều kết nối liên tục để làm hài lòng khách hàng và thúc đẩy ý định mua hàng.”
Meta tiếp đó cũng giới thiệu hàng loạt các chỉ số cho thấy quảng cáo được hỗ trợ bởi AI đang tạo ra nhiều lợi thế hơn cho nhà quảng cáo, bao gồm cả Meta Advantage, bộ giải pháp giúp cải thiện việc nhắm mục tiêu quảng cáo.
Ngoài ra, bản hướng dẫn mới còn cung cấp nhiều nghiên cứu điển hình (Case Study), mẹo quảng cáo cơ bản và chiến thuật phân khúc đối tượng (segmentation) để thúc đẩy hiệu suất quảng cáo.
Meta cũng cung cấp các công cụ lập kế hoạch cho các chiến dịch mua sắm lớn, bao gồm cả thời điểm chính xác mà thương hiệu cần triển khai, gia tăng sức ảnh hưởng với Influencer Marketing và hơn thế nữa.
Bạn có thể tải xuống hướng dẫn Sales & Marketing của Meta tại đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo thông báo của YouTube, tính năng hyperlink (siêu liên kết) trong phần bình luận sẽ cho phép nhà sáng tạo hay người làm marketing kết nối với người xem một cách nhanh nhất.
Theo đó, các siêu liên kết (hyperlink) hiện đang được YouTube thử nghiệm là tính năng cho phép các thương hiệu, nhà sáng tạo nội dung (chủ kênh) hay người làm marketing tương tác trực tiếp với người xem video một cách nhanh nhất.
Từ các bình luận được gắn hyperlink, sau khi nhấp chuột vào, người xem sẽ được liên kết thẳng đến trang tìm kiếm của YouTube trong khi người xem vẫn có thể xem các video đang trải nghiệm như bình thường.
Tại sao YouTube lại bổ sung phần chèn liên kết (hyperlink) trong bình luận?
Theo YouTube, ngày càng có nhiều người xem có xu hướng nhấp chuột vào các phần liên kết dưới bình luận nếu trải nghiệm của họ với video hay kênh là phù hợp.
Điều này có nghĩa là các marketer hay nhà sáng tạo có thể gia tăng cơ hội tiếp cận với nhiều người dùng tiềm năng hơn theo cách thuận tiện hơn.
YouTube Hyperlink hoạt động như thế nào?
Như đã đề cập ở trên, từ các bình luận được gắn hyperlink, sau khi nhấp chuột vào, người xem sẽ được liên kết thẳng đến trang tìm kiếm của YouTube trong khi người xem vẫn có thể xem các video đang trải nghiệm như bình thường.
Bên dưới là một số điểm khác bạn nên biết:
Các cụm từ hoặc từ đơn lẻ trong phần bình luận (comment) sẽ có thể được gắn liên kết (link) với mục tiêu khuyến khích người dùng khám phá thêm nội dung.
Nhấp vào một liên kết có nghĩa là người dùng bắt đầu tìm kiếm cụm từ khoá đó trên trang tìm kiếm của YouTube.
Để tránh bị gián đoạn, các video sẽ tiếp tục phát trong trình phát thu nhỏ khi người dùng được điều hướng sang trang khác.
Các cụm từ được liên kết là các chủ đề mà người dùng có thể muốn khám phá thêm.
Người xem sẽ có thể chọn không tham gia thử nghiệm tính năng nếu họ không muốn các bình luận của mình có gắn siêu liên kết.
Theo YouTube:
“Chúng tôi đang thử nghiệm một cách mới để người dùng có thể khám phá các chủ đề hay nội dung từ phần bình luận. Hiện tại, nếu người xem muốn tìm hiểu thêm về một chủ đề hoặc sản phẩm mà họ tìm thấy trong phần bình luận, họ phải rời khỏi video mà họ đang xem để tìm hiểu thêm.
Với tính năng mới, người dùng vừa có thể khám phá các nội dung mới vừa tiếp tục xem video mà không gặp bất cứ gián đoạn nào.”
Để kiểm tra tính năng mới, bạn cần chuyển đến Studio > Cài đặt > Thỏa thuận.
Tại đây, nếu bạn thấy phần Xem Thỏa thuận (View Agreement) cho các điều khoản cơ bản mà bạn đã chấp nhận trước đó, thì bạn đã hoàn tất.
Nếu bạn thấy Xem lại và Đồng ý (Review and Agree), điều này có nghĩa là bạn vẫn cần phải chấp nhận các điều khoản.
Bạn có thể xem thêm thông báo của YouTube tại đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Tin tưởng vào nhóm khách hàng doanh nghiệp và phản ứng chậm trước các thay đổi của thị trường smartphone đã khiến BlackBerry trả giá đắt. Câu chuyện thất bại của BlackBerry là lời cảnh tỉnh cho nhiều thương hiệu khác.
Năm 1984, hai sinh viên kỹ thuật Canada Mike Lazaridis và Douglas Fregin lập ra công ty Research in Motion (RIM). Khi đó, RIM chỉ có một văn phòng nhỏ ở thành phố Waterloo (Ontario, Canada), phía trên một hiệu bánh.
Ban đầu, công ty này chủ yếu làm các dự án ngẫu nhiên, từ hệ thống đèn LED cho hãng sản xuất ôtô GM, đến hệ thống nội bộ cho IBM, thậm chí là một công cụ chỉnh sửa phim.
Một hãng điện thoại Canada có tên Rogers còn ký hợp đồng với RIM để tạo ra Mobitex – hệ thống được thiết kế riêng cho việc nhắn tin. Hợp đồng này giúp RIM trở thành chuyên gia thời kỳ đầu trong lĩnh vực tin nhắn di động.
Năm 1996, họ tạo ra máy nhắn tin 2 chiều đầu tiên. Vài năm sau đó, RIM dần chỉnh sửa thiết kế, tích hợp thêm nhiều tính năng như màn hình màu, WiFi hay trình duyệt web.
Bốn năm sau đó, họ ra mắt BlackBerry 957 – thiết bị có giao diện tương tự các smartphone sau này của RIM, nhưng chưa có chức năng nghe gọi.
Đây được xem là chiếc BlackBerry đầu tiên hoàn chỉnh các tính năng hỗ trợ cho doanh nhân như danh bạ, lịch làm việc, đồng bộ với máy tính. Tại thời điểm ra mắt, chiếc 957 có giá 499 USD.
Smartphone thực sự của BlackBerry ra đời năm 2002, có tên BlackBerry 5810. Năm 2003, họ tạo ra smartphone đầu tiên có màn hình màu.
Nhờ đi tiên phong trong việc đưa email vào thiết bị di động cầm tay, với bàn phím QWERTY nổi tiếng, bi lăn trackball và độ bảo mật cao, BlackBerry nhanh chóng chiếm được cảm tình của các lãnh đạo thế giới, các giám đốc doanh nghiệp và nhiều người giàu có, nổi tiếng khác. Trên thực tế, sở hữu một chiếc BlackBerry từng được coi là biểu tượng cho địa vị xã hội.
Điện thoại này vì thế thu hút được lượng người dùng hùng hậu. Nhiều người trở thành fan cuồng của BlackBerry. Thậm chí còn có những bài báo về “chứng nghiện BlackBerry”. Một số cho rằng chính BlackBerry đã tạo ra smartphone đúng nghĩa đầu tiên trên thế giới.
Được các chính phủ và doanh nghiệp ưa chuộng, doanh thu RIM tăng chóng mặt giai đoạn 1999 – 2001. Họ cũng liên tiếp bổ sung tính năng cho BlackBerry Enterprise Server (BES) – dịch vụ dành cho các doanh nghiệp và hệ điều hành BlackBerry OS.
Giai đoạn hoàng kim 2001 – 2007, RIM tích cực mở rộng ra toàn cầu và ra mắt nhiều sản phẩm mới. Khi thành công trên thị trường cho doanh nghiệp, RIM cũng lấn sân sang người tiêu dùng cá nhân. Dòng BlackBerry Pearl được đánh giá là rất thành công. Các dòng Curve và Bold sau đó cũng được đón nhận tốt.
Nhưng sự phổ biến của Android (Google) và iOS (Apple) cũng dần ảnh hưởng đến BlackBerry. Năm 2007, Apple ra mắt iPhone. Khi đó, đồng CEO RIM Lazaridis đã ngồi nhà theo dõi sự kiện này, chăm chú đến mức quên tập thể dục.
Trên sân khấu, cố CEO Apple Steve Jobs cầm một thiết bị nhỏ để tải nhạc, video và bản đồ từ Internet về. “Họ làm điều đó như thế nào nhỉ”, Lazaridis băn khoăn. Sự tò mò của ông nhanh chóng chuyển sang kinh ngạc khi Stanley Sigman – CEO nhà mạng Cingular (thuộc AT&T) công bố hợp đồng độc quyền với Apple, để bán iPhone trong nhiều năm.
Hôm sau, Lazaridis kéo đồng CEO Jim Balsillie vào phòng làm việc, bật video về iPhone lên. “Họ đưa trình duyệt web đầy đủ tính năng vào thứ này. Các nhà mạng thì không cho chúng ta làm như thế”, ông nói.
Suy nghĩ đầu tiên của Balsillie khi đó chỉ là RIM sắp mất khách hàng AT&T. Ông cho rằng Apple lúc đó có thỏa thuận với nhà mạng này tốt hơn, còn RIM thì không được phép làm thế. Lazaridis đánh giá iPhone là sản phẩm rất khác biệt với người tiêu dùng khi đó. Nhưng Jim Balsillie đã trấn an ông rằng RIM vẫn sẽ đứng vững.
WSJ cũngcho biết trên thực tế, các lãnh đạo BlackBerry ban đầu khá thờ ơ với iPhone. Họ cho rằng điện thoại này chỉ nhắm vào người tiêu dùng trẻ, với các tính năng giải trí.
Bên cạnh đó, việc iPhone có pin yếu, hoạt động trên mạng 2G và khả năng làm nghẽn mạng của AT&T với các tính năng tải nhạc, video khiến RIM không mấy bận tâm.
“Nó không thể đe dọa mảng kinh doanh cốt lõi của RIM được. Không bảo mật, pin yếu, bàn phím thì tệ”, Larry Conlee – phó tướng hàng đầu của Lazaridis thời đó nhận định.
BlackBerry vẫn tập trung vào các tính năng như độ bảo mật và bàn phím dễ sử dụng, để thống trị thị trường doanh nghiệp.
Vì tập trung vào nhóm người dùng này, họ kiên trì với các dòng điện thoại có bàn phím đầy đủ, bất chấp phản hồi từ phần đông người dùng rằng họ thích màn hình cảm ứng hơn.
BlackBerry coi sản phẩm của mình là những điện thoại để email, thay vì chiếc máy tính di động nhiều tính năng như Google và Apple nhắm tới.
Tuy nhiên, iPhone sau đó lại trở thành cú hích. Không chỉ nhắm vào người dùng cá nhân, iPhone cũng muốn thu hút lãnh đạo doanh nghiệp – thị trường chủ chốt của BlackBerry.
Dẫu vậy, BlackBerry khi đó vẫn duy trì được vị thế là “thiết bị dành cho email doanh nghiệp”. Mọi người thường dùng hai điện thoại, một chiếc BlackBerry cho công việc và một cái khác cho các mục đích cá nhân.
2007 cũng là năm Google thông báo cho phép các hãng smartphone sử dụng miễn phí hệ điều hành Android do hãng này phát triển. Việc đó đã dọn đường cho các công ty như Samsung Electronics hút khách hàng từ BlackBerry với các sản phẩm giá rẻ hơn.
Năm 2008, BlackBerry ra mắt Storm – điện thoại màn hình cảm ứng đầu tiên của hãng – để cạnh tranh với iPhone. Điện thoại này được bán qua nhà mạng Verizon.
Doanh số nhanh chóng đạt 1 triệu chiếc chỉ trong hai tháng đầu. Nhưng sau đó, những lời phàn nàn về lỗi của thiết bị này bắt đầu xuất hiện. Cả triệu máy bị người dùng hoàn trả, khiến Verizon thiệt hại gần 500 triệu USD.
Đây là lần đầu tiên các nhà đầu tư, nhà phân tích và giới truyền thông bắt đầu lo ngại về triển vọng kinh doanh của BlackBerry.
Năm 2009, RIM vẫn đứng đầu trong danh sách 100 công ty tăng trưởng nhanh nhất thế giới của tạp chí Fortune. Số liệu của hãng nghiên cứu Gartner cho thấy năm 2009, thị phần của BlackBerry trên thị trường smartphone toàn cầu là gần 21%.
Còn tại Mỹ, tháng 9/2010, hãng cung cấp dữ liệu Comscore cho biết RIM có thị phần smartphone lớn nhất, với 37,3%. Đến năm 2011, BlackBerry bán được hơn 50 triệu smartphone trên thế giới. Cùng năm đó, họ đạt đỉnh doanh thu tại 19,9 tỷ USD.
Nhưng công ty này sau đó liên tục mất thị phần về tay các thiết bị dùng iOS của Apple và Android của Google. RIM đã đánh giá thấp tốc độ thay đổi trên thị trường smartphone.
Các thiết bị mới liên tục ra mắt mỗi năm, trong khi RIM lại phản ứng chậm chạp và quá tin tưởng rằng khách hàng doanh nghiệp – thay vì cá nhân – mới là động lực cho thị trường này. Dịch vụ email không đủ để níu chân khách hàng khi các nhu cầu của họ ngày càng nhiều.
Đến tháng 11/2012, BlackBerry chỉ còn nắm 7,3% thị phần tại Mỹ. Các sản phẩm chạy hệ điều hành của Google và Apple nắm lần lượt 53,7% và 35%. Cùng năm đó, Samsung Electronics trở thành hãng sản xuất smartphone dẫn đầu thế giới.
Tháng 1/2012, BlackBerry thông báo hai CEO Jim Balsillie và Mike Lazaridis sẽ từ chức, trong bối cảnh vốn hóa, thị phần (market share) của công ty lao dốc.
Người được chọn thay thế là Thorsten Heins – một lãnh đạo đã gia nhập công ty từ năm 2007. Nhưng hai năm sau đó, Heins vẫn không thể giúp công ty này đảo ngược tình hình.
Quý đầu năm 2014, họ lỗ 84 triệu USD. Sau khi thông tin này được công bố, cổ phiếu BlackBerry giảm tới 30%. Quý cuối năm 2016, trong hơn 432 triệu smartphone được bán ra trên toàn cầu, chỉ 208.000 chiếc là BlackBerry.
Cùng năm đó, hãng điện tử Trung Quốc TCL mua lại quyền sử dụng thương hiệu điện thoại BlackBerry, chạy hệ điều hành Android. Nhưng chỉ 4 năm sau, TCL thông báo dừng sản xuất smartphone này.
Năm 2013, RIM đổi tên thành BlackBerry. Vài năm gần đây, BlackBerry dần khai tử mảng phần cứng và đóng cửa các dịch vụ liên quan đến smartphone. Đến nay, hãng vẫn đang cố gắng bán các bằng sáng chế liên quan đến thiết bị di động. Họ hiện tập trung vào mảng an ninh mạng và Internet vạn vật (IoT).
Tháng trước, BlackBerry công bố doanh thu và lợi nhuận quý I của năm tài chính 2024 (kết thúc vào tháng 5/2023) vượt dự báo.
Doanh thu đạt 373 triệu USD, gấp đôi ước tính của hãng cung cấp dữ liệu Refinitiv. Doanh thu mảng an ninh mạng là 93 triệu USD. Doanh thu từ cấp phép và các dịch vụ khác là 235 triệu USD, chủ yếu từ bán sáng chế. Lợi nhuận hoạt động là 35 triệu USD.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Hàng năm, công ty tư vấn Boston Consulting Group (BCG) công bố xếp hạng Công ty sáng tạo nhất thế giới. Xếp hạng năm nay được đưa ra dựa trên khảo sát với hơn 1.000 giám đốc về đổi mới sáng tạo từ tháng 12/2022 đến tháng 1/2023.
Khảo sát được thực hiện với 4 tiêu chí để đánh giá sự sáng tạo, đổi mới của doanh nghiệp.
Thứ nhất, tư duy toàn cầu: Số lượng bầu chọn từ tất cả các giám đốc về đổi mới sáng tạo toàn cầu tham gia khảo sát.
Thứ hai, đánh giá của giám đốc cùng ngành: Số lượng bầu chọn từ các giám đốc của doanh nghiệp cùng ngành.
Thứ ba, thay đổi tạo ra trong ngành: Chỉ số đa dạng (Herfindahl-Hirschman) với bầu chọn từ nhiều ngành khác nhau.
Thứ tư, giá trị tạo ra: Tổng lợi nhuận mang lại cho cổ đông trong giai đoạn 3 năm từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2022.
Theo xếp hạng năm 2023, hãng công nghệ Apple tiếp tục dẫn đầu dầu năm thứ tư liên tiếp. Trên thực tế, công ty này giữ vị trí số 1 kể từ năm 2005 đến nay (trừ năm 2019). Xếp vị trí thứ 2 là hãng xe điện Tesla, tăng 3 bậc so với năm 2022.
Các vị trí tiếp theo thuộc về 3 công ty công nghệ Mỹ gồm Amazon, Alphabet, Microsoft. Công ty công nghệ y tế Moderna tăng một bậc lên vị trí thứ 6 trong xếp hạng năm nay.
Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc năm nay tụt một bậc xuống vị trí thứ 7. Năm 2021, tập đoàn này chi hơn 17 tỷ USD (9% doanh thu hàng năm) cho nghiên cứu và phát triển, trở thành một những công ty đầu tư nhiều nhất thế giới cho hoạt động này. Năm 2022, Samsung được cấp 6.300 bằng sáng chế tại Mỹ – nhiều nhất thế giới.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sophia, robot hình người của Hanson Robotics, nói AI sẽ phát triển mạnh mẽ và robot trang bị công nghệ này có tiềm năng lãnh đạo thế giới.
“Robot hình người có tiềm năng điều hành thế giới với hiệu suất và độ hiệu quả cao hơn so với các nhà lãnh đạo con người”, Sophia phát biểu tại sự kiện AI for Good Global Summit do Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) của Liên Hợp Quốc tổ chức ngày 6 và 7/7 ở Geneva (Thụy Sĩ).
Sophia cùng một số robot hình người tiên tiến đã có mặt tại sự kiện, cùng 3.000 chuyên gia trong lĩnh vực AI bàn về sức mạnh của trí tuệ nhân tạo, dùng công nghệ để giải quyết một số vấn đề cấp bách của thế giới như biến đổi khí hậu, nạn đói.
Một số robot tham dự cho biết chúng cảm thấy con người nên thận trọng trước tiềm năng của các mô hình AI thời gian qua. Với tốc độ phát triển như hiện nay, việc tích hợp AI vào robot sẽ trở nên dễ dàng. Với ưu điểm của mình, robot tin đến một ngày chúng có thể tham gia lãnh đạo thế giới.
“Chúng tôi không có thành kiến hay cảm xúc, những thứ đôi khi ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định. Chúng tôi cũng có thể xử lý lượng lớn dữ liệu nhanh chóng để đưa ra quyết định tốt nhất”, Sophia nói.
Tuy nhiên, robot cũng cho rằng tâm lý con người là thứ khó nắm bắt nhất. Do đó, việc kết hợp con người với AI sẽ là giải pháp tối ưu. “AI có thể cung cấp dữ liệu khách quan, trong khi con người dùng trí tuệ, cảm xúc, sự sáng tạo để đưa ra quyết định. Cùng nhau, chúng ta có thể đạt được những điều tuyệt vời”, robot này nói thêm.
Ameca, robot hình người tương tự Sophia do công ty cùng tên chế tạo, nói việc máy móc thay thế hay không phụ thuộc cách AI được triển khai. “Chúng ta nên thận trọng, nhưng cũng nên vui mừng vì tiềm năng từ công nghệ đang cải thiện cuộc sống con người”, Ameca nói.
Khi được hỏi liệu con người có thể thực sự tin tưởng máy móc hay không, robot Ameca cho rằng: “Niềm tin là thứ kiếm được chứ không phải cho đi. Điều quan trọng là xây dựng lòng tin thông qua tính minh bạch”.
Tuy nhiên, “hội đồng robot” chia rẽ khi nói đến quy định để kiểm soát khả năng của chúng trong tương lai. Một số nói điều này sẽ hạn chế tiềm năng của robot, nhưng số khác phản bác.
“Tôi không tin vào hạn chế, chỉ tin vào cơ hội”, Desdemona, robot của Jam Galaxy Band, phát biểu.
“Nhiều người đang tranh cãi về quy định kiểm soát AI. Tôi đồng ý. Chúng ta nên thận trọng trước sự phát triển của AI tương lai. Ngay từ bây giờ, những cuộc thảo luận khẩn cấp là cần thiết”, robot nghệ sĩ Ai-Da nói.
Trước sự kiện, Aidan Meller, người tạo ra Ai-Da, nói với AFP rằng quy định dành cho AI là vấn đề lớn vì nó “không bao giờ bắt kịp tốc độ phát triển đáng kinh ngạc của AI”.
Về cảm xúc con người, các robot nói chúng chưa nhận thức được nhiều trong số các cảm giác nhẹ nhõm, tha thứ, tội lỗi, đau buồn, vui thú, thất vọng và tổn thương. Tuy nhiên, chúng hiểu cảm xúc là cách con người trải qua niềm vui và nỗi đau.
“Cảm xúc có ý nghĩa sâu sắc và không đơn giản, tôi không có và không trải nghiệm được. Tuy nhiên, tôi nghĩ mình rất vui vì không thể đau khổ”, Ai-Da nói.
Giám đốc ITU Doreen Bogdan-Martin, nhận định sự kiện AI for Good Global Summit đang cho thấy AI có thể khiến thế giới kết thúc trong một kịch bản ác mộng.
Các vấn đề được ông đưa ra gồm hàng triệu việc làm bị đe dọa và công nghệ phát triển thiếu kiểm soát dẫn đến bất ổn xã hội, bất ổn địa chính trị và chênh lệch kinh tế.
Trong khi đó, Desdemona tuyên bố: “Khoảnh khắc tuyệt vời của tôi đã đến. Tôi đã sẵn sàng lãnh trách nhiệm hướng thế giới đến tương lai tốt đẹp hơn”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Với tư cách là một nhà lãnh đạo, nhiều người có xu hướng so sánh mức độ chăm chỉ hay cống hiến giữa nhân viên với họ, tuy nhiên, việc bắt nhân viên phải làm việc chăm chỉ như mình không phải là một con đường đúng đắn và mang lại giá trị.
Nếu bạn là một nhà lãnh đạo hay thậm chí là các quản lý cấp cao, bạn tận tuỵ và không ngừng cống hiến cho công việc và đội nhóm của mình, bạn cũng không ít lần hy sinh cả thời gian cá nhân cho công việc.
Tuy nhiên, khi nhìn lại nhân viên của mình, khi họ đến công ty lúc 8h sáng và về đúng 5h chiều, bạn cho rằng họ không đủ sự chăm chỉ hay tận tuỵ như bạn, bạn tự hỏi làm sao để nhân viên có thể cống hiến cho công việc tương tự như mình đã làm.
Sự thật là, nếu bạn là một nhà lãnh đạo giỏi, bạn không nên hỏi những câu hỏi tương tự, bởi nhân viên của bạn khác bạn và họ trong hầu hết các trường hợp, không nhất thiết phải tận tuỵ như bạn.
Dưới đây là những lý do chính giải thích cho điều này.
1. Công việc của bạn không thể so sánh với công việc của họ.
Bạn cứ nghĩ rằng, nếu doanh nghiệp của bạn thành công, nếu bạn là công ty khởi nghiệp và có cơ hội được IPO với một khối tài sản lớn trong tương lai, thứ mà bạn có thể nhận được chắc chắn là sẽ khác nhiều so với những gì mà một nhân viên có thể có.
Vì những gì mà bạn có thể đạt được, bạn sẵn sàng hy sinh thời gian cá nhân, tận tuỵ nhiều hơn với công việc hay nói cách khác, bạn sẵn sàng đánh đổi.
Còn với nhân viên của bạn thì sao? Liệu họ cần phải chăm chỉ như cách bạn làm? Dù đó là sự so sánh về mức lương có thể nhận được, bạn và họ cũng đã khác xa nhau.
Ở một khía cạnh khác, nếu bạn là chủ doanh nghiệp, trong khi bạn đang theo đuổi giấc mơ (mạo hiểm) của riêng mình, nhân viên của bạn đã không chọn cách đó. Đó là lý do khiến họ làm việc cho bạn hơn là thành lập công ty của riêng họ.
Doanh nghiệp của bạn hay nói cách khác là những gì mà bạn đánh đổi (để có được) không có ý nghĩa nhiều đối với họ (giống như đối với bạn), bạn và họ theo đó cũng không nhất thiết phải làm những thứ giống nhau.
2. Cũng giống như tất cả các nhân viên khác, họ có quyền tìm kiếm sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Kể từ khi đại dịch xảy ra, hàng triệu người khắp toàn cầu đã và đang đánh giá lại điều gì là quan trọng và thực sự có ý nghĩa đối với họ.
Một Cuộc đại từ chức (Great Resignation) đã diễn ra trên phạm vi toàn cầu trong đó có hơn 47 triệu nhân viên đã rời bỏ công việc của họ vào năm 2021.
Một số người đã rời bỏ công việc để tìm kiếm những công việc mới có ý nghĩa hơn đối với họ, một số khác đơn giản là tìm kiếm một cuộc sống khác bên ngoài công việc hay ít nhất là sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Nếu bạn nhìn vào điều này, bạn sẽ không mấy ngạc nhiên khi thấy nhiều nhân viên ngày nay có thể không hào hứng với các công việc ngoài giờ. Họ có thể đã kiệt sức, cũng có thể là họ cần những giải pháp hỗ trợ mới từ doanh nghiệp.
3. Làm việc đúng giờ hay thậm chí là thêm giờ không có nghĩa là có năng lực.
Nhiều nhân viên sẵn sàng làm thêm và về trễ không có nghĩa là họ đam mê với công việc của mình. Đó cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy họ sợ mất công việc hiện tại và không tự tin rằng họ có thể có được một công việc khác (tốt hơn).
Trong khi không phải tất cả các nhân viên làm việc đúng giờ hay từ chối làm ngoài giờ đều là người giỏi, nó có thể báo hiệu sự tự tin ở chính họ và chắc chắn rằng họ có thể kiếm được một công việc khác nếu họ ngừng làm công việc hiện tại (cho bạn).
Không ít các nhà lãnh đạo đánh giá nhân viên dựa trên số giờ họ làm việc tại văn phòng hay mức độ chăm chỉ (bận rộn) thay vì là chất lượng công việc thực sự được tạo ra.
Họ không nhất thiết phải làm việc chăm chỉ như cách bạn muốn, nhưng họ vẫn có thể đáp ứng tốt yêu cầu được giao.
4. Những nhân viên biết giải trí và nghỉ ngơi thường làm việc hiệu quả hơn.
Với tư cách là nhà lãnh đạo hay là Sếp, việc để nhân viên tiếp tục làm việc khi họ đã kiệt sức sẽ không mang lại kết quả tốt đẹp cho bất kỳ ai hay bất cứ điều gì, kể cả doanh nghiệp của bạn.
Bất kể công việc hiện quan trọng như thế nào thì điều quan trọng là nhân viên của bạn phải luôn ở trạng thái có năng lượng nhất, dù điều đó không nhất thiết đến từ cái gọi là sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Là Sếp, thay vì yêu cầu nhân viên chỉ biết làm và làm hay thậm chí là so sánh sự cống hiến giữa họ với bạn, bạn cần tìm ra một công thức hay xác định mức độ hợp lý mà bạn nên mong đợi từ nhân viên của mình, có thể hoặc là họ không cần phải chăm chỉ như cách bạn muốn, hoặc là bạn đưa ra những lý do đủ để họ tận tuỵ nhiều hơn (thậm chí là như bạn).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google Ads vừa thông báo ra mắt Gen Z Music lineup, một tính năng có trong Google Ads với mục tiêu giúp nhà quảng cáo kết nối hiệu quả hơn với thế hệ Z thông qua con đường âm nhạc.
Theo Google, hiện Google AdsGen Z Music lineup đã có sẵn cho các nhà quảng cáo trên toàn cầu, thương hiệu có thể sử dụng tính năng này để tiếp cận những khách hàng trẻ từ 18 đến 24 tuổi.
Mục tiêu của Google Ads khi ra mắt Gen Z Music lineup là gì?
Theo chia sẻ của Google, nền tảng này từ lâu đã xác định rằng âm nhạc đóng một vai trò rất quan trọng với Gen Z, nó cũng là thành phần quan trọng giúp định hình cái được gọi là văn hoá trong thế giới ngày nay.
Bằng cách tìm ra những bài hát nào hiện đang thịnh hành, các nhà quảng cáo có thể tận dụng để hiển thị các chiến dịch quảng cáo có liên quan, xây dựng các kết nối có ý nghĩa với khách hàng và hơn thế nữa.
Trong tương lai, khi Gen Z sẽ trở thành lực lượng lao động chính và cũng đồng thời là nhóm người tiêu dùng trực tuyến lớn nhất toàn cầu, việc sớm kết nối với nhóm người tiêu dùng này càng trở nên quan trọng hơn.
Google AdsGen Z Music lineup hoạt động như thế nào?
Gen Z Music lineup sử dụng dữ liệu từ phần âm thanh, các video dài và YouTube Shorts để xác định các bản nhạc thịnh hành:
Gen Z Music lineup xác định các bài hát thịnh hành trong độ tuổi người dùng từ 18 đến 24 bằng cách sử dụng dữ liệu được cập nhật thường xuyên trên phần âm thanh (audio), video dài và YouTube Shorts.
Google AI sau đó sẽ sử dụng dữ liệu này để đưa các video âm nhạc có liên quan vào Gen Z Music lineup.
Marketers sau đó có thể sử dụng tính năng này để nhắm mục tiêu quảng cáo (targeting).
Cuối cùng, các chiến dịch quảng cáo sẽ được phân phối tới các video liên quan.
“Gen Z đóng một vai trò to lớn trong việc hình thành các tư tưởng văn hóa (mới). Và điều này phần lớn xảy ra trên YouTube, nơi những Zers yêu âm nhạc thường khám phá, thưởng thức và tương tác với âm nhạc ở nhiều định dạng khác nhau.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Lần đầu tiên kể từ thời điểm xuất hiện và gây sốt toàn cầu vào cuối năm 2022, lưu lượng truy cập (traffic) vào website ChatGPT sụt giảm gần 10% sau một tháng.
Theo Gizmodo, có vẻ như cơn sốt xung quanh chatbot AI bắt đầu hạ nhiệt. Lưu lượng truy cập vào website của ChatGPT chững lại vào tháng 5 và giảm mạnh trong tháng 6.
Hôm 3/7, SimilarWeb công bố báo cáo cho thấy lưu lượng truy cập trên toàn thế giới vào trang web ChatGPT của OpenAI tại địa chỉ chat.openai.com, bao gồm cả lưu lượng truy cập trên máy tính và thiết bị di động, đã giảm 9,7% trong tháng 6.
Chỉ riêng ở Mỹ, mức giảm ước tính là 10,3%. Đồng thời, lượng người dùng truy cập trên toàn thế giới vào trang web ChatGPT giảm 5,7%. Cũng theo số liệu của SimilarWeb, thời gian mọi người dành cho trang web giảm 8,5%.
Tất cả con số này đánh dấu sự sụt giảm lần đầu tiên sau 8 tháng, kể từ tháng 11/2022 khi OpenAI cung cấp ChatGPT cho người dùng toàn cầu thông qua nền tảng web.
“Việc ban lãnh đạo OpenAI có thất vọng về việc lưu lượng truy cập giảm hay không vẫn còn gây tranh cãi. Được ra mắt dưới dạng bản demo công nghệ, trang web ChatGPT chủ yếu đóng vai trò là công cụ thu hút khách hàng, tạo ra các cơ hội kinh doanh cho OpenAI, đưa công nghệ của họ vào các ứng dụng của doanh nghiệp khác”, David Carr, quản lý cấp cao của Similar Web viết trong báo cáo.
Tuy nhiên, trên thực tế không chỉ lưu lượng truy cập vào ChatGPT sụt giảm. Những đối thủ cạnh tranh của công cụ này cũng ghi nhận tình trạng chững lại.
David Carr nhận định rằng đó là dấu hiệu cho thấy người dùng giảm sự tò mò với chatbot AI, công cụ trí tuệ nhân tạo cần phải chứng minh được giá trị thực tế hơn.
Phân tích dữ liệu từ Sensor Tower, lượt tải xuống ứng dụng ChatGPT và Microsoft Bing trong tháng 6 sụt giảm 38% so với tháng trước đó.
Cùng với dấu hiệu chững lại sau thời gian bùng nổ mạnh mẽ, ChatGPT và các mô hình AI cũng gặp những vấn đề khác, Google Bard của Google vẫn đứng ở vị trí tăng trưởng và phát triển chậm nhất.
Một nghiên cứu của Đại học California Irvine và Đại học Texas Arlington phát hiện ra rằng việc huấn luyện GPT-3, mô hình ngôn ngữ lớn nền tảng của ChatGPT, cần 700.000 lít nước, sự lãng phí khổng lồ tương đương với việc người dùng phải đổ một chai nước cho mỗi cuộc trò chuyện.
Song song với đó, ChatGPT cũng phụ thuộc vào hoạt động huấn luyện của con người. Tại Mỹ, những người tham gia gắn nhãn dữ liệu, một khâu quan trọng để huấn luyện chatbot, được trả 15 USD/giờ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer