Một nhà lãnh đạo hiệu quả không nhất thiết phải là người tuân theo một khuôn mẫu hay công thức sẵn có nào đó, thay vào đó là người theo đuổi các nguyên lý nền tảng để trở thành một nhà lãnh đạo thực sự am hiểu tổ chức và dẫn dắt hiệu quả.
Trong thế giới VUCA, cùng với sự bất ổn của nền kinh tế, và sự phát triển nhanh chóng của các yếu tố công nghệ, một nhà điều hành hay lãnh đạo hiệu quả không nhất thiết phải là người tuân theo các công thức rập khuôn sẵn có, thậm chí họ càng tuân theo những thứ có sẵn thì họ càng đối mặt với khó khăn khi mọi thứ đã trở nên lỗi thời.
Trên thực tế, không có bất cứ một hình mẫu lý tưởng nào dùng để miêu tả một nhà lãnh đạo hiệu quả. Họ có thể là nam, có thể là nữ, có thể là người hướng nội hay cũng có thể là người hướng ngoại. Mỗi người trong số họ cũng có các điểm mạnh và điểm yếu hoàn toàn khác nhau.
Vậy điểm chung nếu có giữa họ là gì, hay nói cách khác liệu có bất cứ nguyên tắc (không phải công thức thành công) nào mang tính định hướng chung cần có hay không. Câu trả lời là có, dưới đây là 8 nguyên tắc cơ bản mà bạn có thể thực hiện nếu thực sự mong muốn đi trên con đường trở thành nhà lãnh đạo hiệu quả.
8 nguyên tắc đó bao gồm:
Họ hỏi: “Cần phải làm gì?”
Họ hỏi: “Điều gì là phù hợp với doanh nghiệp?”
Họ đã phát triển các kế hoạch hành động (Action Plan).
Họ chịu trách nhiệm với các quyết định.
Họ nhận trách nhiệm cho các giao tiếp.
Họ tập trung vào cơ hội hơn là vấn đề.
Họ điều hành các cuộc họp một cách hiệu quả.
Họ nghĩ và nói “chúng ta” hoặc “chúng tôi” thay vì “tôi”.
2 nguyên tắc đầu tiên giúp nhà lãnh đạo có được những hiểu biết và kiến thức cơ bản về tổ chức. 4 nguyên tắc tiếp theo sẽ giúp nhà lãnh đạo biến kiến thức thành các hành động hiệu quả. Và 2 nguyên tắc cuối cùng có thể đảm bảo rằng toàn bộ tổ chức hay con người trong tổ chức đều cảm thấy có trách nhiệm và chịu trách nhiệm với vai trò của mình.
(Bạn có thể tìm và đọc phần 1 và 2 trên MarketingTrips.com và dưới đây là phần cuối)
Nhà lãnh đạo hiệu quả tập trung vào các cơ hội hơn là vấn đề.
Những nhà lãnh đạo giỏi tập trung vào các cơ hội hơn là vấn đề. Tất nhiên, các vấn đề cũng cần phải được giải quyết, nhưng việc giải quyết vấn đề dù cần thiết đến đâu thì bản chất nó vẫn là xử lý những thứ đang tồn tại, tức nó không giúp mang lại kết quả (mới) như cách các cơ hội có thể.
Trên hết, những nhà lãnh đạo hiệu quả coi sự thay đổi (quản trị sự thay đổi) là một cơ hội hơn là một mối đe dọa. Họ xem xét một cách có hệ thống những thay đổi bên trong và bên ngoài doanh nghiệp và tự hỏi: “Làm thế nào chúng ta có thể khai thác sự thay đổi này như một cơ hội cho doanh nghiệp của mình?”
Cụ thể, các nhà lãnh đạo có thể xem xét các tình huống sau để tìm kiếm cơ hội:
Những thành công hay thất bại ngoài mong đợi trong doanh nghiệp, trong đối thủ cạnh tranh hoặc trong ngành nói chung;
Khoảng cách giữa những gì hiện có và những gì có thể có trong một thị trường, quy trình, sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định.
Sự đổi mới trong quy trình, sản phẩm hoặc dịch vụ, dù ở bên trong hay bên ngoài doanh nghiệp hoặc ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp;
Những thay đổi về cơ cấu ngành và cơ cấu thị trường (market structure);
Đánh giá tình hình về nhân khẩu học;
Những thay đổi trong tư duy, giá trị, nhận thức, tâm trạng hoặc ý nghĩa; Và
Những kiến thức mới hoặc một công nghệ mới có thể hỗ trợ hoặc thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp.
Nhân sự là một khía cạnh quan trọng khác của chiến lược tập trung vào cơ hội. Những nhà lãnh đạo hiệu quả sẽ luôn tìm cách đặt những người giỏi nhất vào những cơ hội hơn là vào những vấn đề.
Một cách để nhân viên nắm bắt cơ hội là yêu cầu mỗi thành viên trong đội nhóm quản lý không ngừng tìm kiếm và báo cáo các cơ hội cho toàn bộ doanh nghiệp (và một danh sách những người có khả năng làm việc hiệu quả nhất trong toàn doanh nghiệp.)
Một nhà lãnh đạo hiệu quả cũng là người có thể khiến cho các cuộc họp trở nên hiệu quả.
Nhiều nghiên cứu về ngày làm việc của các nhà lãnh đạo hay giám đốc điều hành đều phát hiện ra rằng ngay cả các giám đốc điều hành cấp trung và các chuyên gia cũng phải làm việc với những người khác – tức là ít nhất phải tham gia một cuộc họp nào đó.
Ngay cả một cuộc trò chuyện chỉ với một người khác cũng là một cuộc họp. Do đó, nếu muốn có hiệu quả, các nhà lãnh đạo phải tổ chức các cuộc họp một cách hiệu quả.
Chìa khóa để điều hành một cuộc họp hiệu quả là quyết định trước loại cuộc họp nào sắp diễn ra. Các loại cuộc họp khác nhau đòi hỏi những hình thức chuẩn bị và kết quả mong đợi khác nhau, dưới đây là một số loại cuộc họp bạn có thể tham khảo:
Cuộc họp để chuẩn bị một tuyên bố, một thông báo hoặc một thông cáo báo chí.
Để các cuộc họp này có hiệu quả, các thành viên phải chuẩn bị trước một bản dự thảo. Khi kết thúc cuộc họp, thành viên được chỉ định phải chịu trách nhiệm phổ biến văn bản cuối cùng.
Một cuộc họp để đưa ra thông báo — ví dụ: thay đổi cơ cấu tổ chức.
Cuộc họp này nên được giới hạn trong một thông báo và một buổi thảo luận về nó.
Một cuộc họp trong đó có một thành viên báo cáo.
Chỉ đơn giản là tập trung thảo luận về báo cáo đó.
Một cuộc họp trong đó một số hoặc tất cả các thành viên phải báo cáo.
Nếu một cuộc họp mà tất cả những người tham dự đều yêu cầu được báo cáo, hãy giới hạn một thời lượng nhất định cho mỗi người. Tất cả họ đều hiểu điều này và chuẩn bị nội dung báo cáo sao cho phù hợp.
Cuối cùng một nhà lãnh đạo hiệu quả sẽ nói “chúng ta” thay vì “tôi”.
Những nhà lãnh đạo hay điều hành hiệu quả biết rằng họ là người có trách nhiệm cao nhất trong tổ chức, trách nhiệm này không thể được chia sẻ hay ủy quyền.
Nhưng họ có quyền chỉ vì họ có được sự tin tưởng của tổ chức. Điều này có nghĩa là họ phải nghĩ đến nhu cầu và cơ hội của tổ chức trước khi nghĩ đến nhu cầu và cơ hội của chính cá nhân họ. Điều này nghe có vẻ đơn giản; nhưng không phải vậy, trong thực tế có rất nhiều nhà lãnh đạo đã không thể cam kết được điều này vì nhiều lý do khác nhau ví dụ như thành kiến cá nhân hoặc sự thiên vị.
Kết luận.
Trên đây là tất cả các phương pháp lãnh đạo hiệu quả mà một nhà lãnh đạo hay giám đốc điều hành có thể tham khảo và thực hành.
Những nhà lãnh đạo hiệu quả vốn rất khác nhau về tính cách, điểm mạnh, điểm yếu, giá trị và niềm tin. Tất cả những gì được coi là điểm chung nếu có đó là họ đều hướng tới mục tiêu hoàn thành công việc và sứ mệnh của tổ chức. Trong khi một số người khi sinh ra đã có tố chất lãnh đạo sẵn có, một số khác lại không ngừng thực hành một cách kỷ luật để đạt được sự tiến bộ, điều này là hết sức bình thường.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
CEO Apple Tim Cook gần đây đã nói về những gì công ty tìm kiếm khi tuyển dụng nhân viên.
Apple là công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, cũng là một trong những cái tên đứng đầu ngành công nghệ và có các sản phẩm mang tính định hình thay đổi thế giới.
Với tất cả những điều đó, được làm việc tại Apple là mơ ước của nhiều người, vậy để trở thành một nhân viên của Apple thì bạn sẽ cần những kỹ năng gì? Có lẽ không ai có thể đưa ra câu trả lời tốt hơn cho điều này ngoài Tim Cook, CEO của Apple.
Những kỹ năng cần có để làm việc tại Apple.
Trong một cuộc phỏng vấn cho kênh BBC Sounds, dẫn chương trình bởi ca sĩ Dua Lipa, Tim Cook đã nói về những kỹ năng mà Apple tìm kiếm khi “săn” nhân tài.
Tim Cook nói rằng mọi người mà ông làm việc cùng tại Apple đều tin rằng “1+1=3”. Tại sao một công ty công nghệ như Apple lại cần những nhân viên có khả năng tính toán thua cả một đứa bé? Tất nhiên ý nghĩa của câu nói đó không phải chỉ là con số, Cook đã giải thích rõ ý của ông khi nói như vậy.
“Đó là một cảm giác tuyệt vời khi làm việc với những người có thể thúc đẩy điều tốt nhất trong con người bạn và về cơ bản, tất cả chúng tôi đều tin rằng 1 cộng 1 bằng 3”, ông nói. “Ý tưởng của bạn cộng với ý tưởng của tôi sẽ tốt hơn là hai ý tưởng cá nhân riêng lẻ”.
Có cần bằng cấp để làm việc tại Apple không?
Tim Cook cho biết trong cuộc phỏng vấn rằng Apple tuyển dụng không phân biệt bằng cấp, bao gồm cả những người có và không có bằng đại học. Ông cũng liệt kê những kỹ năng khác giúp một người có thể đạt được thành công tại công ty.
Cook nói: “Tôi nghĩ một trong những đặc điểm mà tôi tìm kiếm là sự hợp tác. Họ thực sự có thể hợp tác được không? Họ có tin tưởng sâu sắc rằng 1 cộng 1 bằng 3 không?”
Cook cho biết ông cũng tìm kiếm những nhân viên có trí tò mò, không ngại đặt câu hỏi, có khả năng sáng tạo và có tinh thần đồng đội.
Và dù ông tin rằng viết code là một kỹ năng sống quan trọng ngay cả ngoài công việc, nhưng Apple đã từng tuyển dụng những người không biết viết code hoặc những người không viết thường xuyên như một công việc hàng ngày.
Quá trình tuyển dụng nghiêm ngặt tại Apple.
Theo những gì nhân viên Apple đã nói về công việc của họ trên các diễn đàn như Glassdoor và Quora vào năm 2016, quá trình tuyển dụng ở Apple rất nghiêm ngặt. Một số ứng viên xin việc phải trải qua tổng cộng 13 cuộc phỏng vấn. Apple cũng được mô tả là rất cẩn thận bảo vệ các sản phẩm sắp ra mắt của mình, kiểm tra ngay cả các thùng rác, sử dụng tên mã cho các sản phẩm mới và che cửa sổ bằng rèm đen.
Trong cuộc phỏng vấn có tiêu đề “60 Minutes” vào năm 2015, Tim Cook cũng từng chia sẻ về những gì cần có để làm việc tại Apple, lúc đó, ông nói muốn tuyển dụng những nhân viên đam mê, có lý tưởng và không từ chối. Ông cũng cho biết nhân viên Apple phải là những người muốn thay đổi thế giới và không hài lòng với mọi thứ hiện tại.
Ông cũng đề cập rằng điều quan trọng là phải tuyển những người có nhiều góc nhìn, quan điểm khác nhau. Cook nói Apple muốn “những người thông minh, có quan điểm và muốn tranh luận về quan điểm đó…Những người muốn làm mọi thứ tốt hơn.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong gần 4 thập kỷ qua, các quốc gia Đông Nam Á đã được hưởng lợi đáng kể từ mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Giao dịch thương mại và quan hệ đầu tư với đất nước tỷ dân đã giúp ích cho tăng trưởng và nâng cao mức sống trong khu vực.
Bây giờ, trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc dần xấu đi, giới chuyên gia và công chúng lại lần nữa đặt câu hỏi về tương lai của khối kinh tế gồm 10 nước thành viên này.
Sự chững lại khó tránh của nền kinh tế Trung Quốc
Kể từ khi Bắc Kinh quyết định điều chỉnh mô hình kinh tế theo hướng phụ thuộc vào tiêu dùng thay vì đầu tư vào năm 2007, giới phân tích đã nhiều lần nghi ngại rằng liệu Trung Quốc có thể thành công mà không khiến tăng trưởng không chững lại đột ngột.
Nguyên nhân là do hoạt động đầu tư của Trung Quốc chủ yếu được thúc đẩy bởi nợ vay. Tổng nợ của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hiện tương đương 300% GDP và lỗ hổng tài chính xuất hiện ngày càng nhiều.
Cho đến nay, Trung Quốc chưa để khủng hoảng xảy ra và hệ thống tài chính của nước này đủ mạnh để ngăn ngừa khả năng này. Tuy nhiên, không có nhiều dấu hiệu chứng tỏ mô hình kinh tế đã cân bằng theo hướng chính phủ mong muốn.
Tỷ trọng của tiêu dùng trong GDP hầu như không thay đổi trong 15 năm qua. Đầu tư tiếp tục chiếm hơn 40% sản lượng kinh tế, bất chấp tình trạng dư thừa công suất trong các lĩnh vực công nghiệp có liên quan.
Song, mô hình tăng trưởng dựa trên đầu tư của Trung Quốc đã đạt đến giới hạn. Theo nhận định của Nikkei, đây chính là nguồn gốc của những vấn đề hiện tại trong nền kinh tế tỷ dân.
Cùng với những rạn nứt trong mối quan hệ với các đối tác xuất khẩu lớn nhất là Mỹ và châu Âu, cũng như do sự thay đổi trong ưu tiên chính sách của Bắc Kinh từ tăng trưởng sang an ninh, triển vọng kinh tế của Trung Quốc đã bị che mờ.
Mặc dù các nhà phân tích có thể tranh luận về tiềm năng phục hồi trong ngăn hạn, không thể phủ nhận rằng về mặt cấu trúc, nền kinh tế tỷ dân đang chững lại.
Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc đã giảm hơn một nửa trong giai đoạn 2007 – 2009 và có khả năng sẽ tụt xuống còn 3,5% vào cuối thập kỷ này.
Các nền kinh tế Đông Nam Á có cần lo lắng?
Mối quan hệ thương mại của Đông Nam Á với Trung Quốc đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Kim ngạch thương mại hàng hoá song phương đã vượt 500 tỷ USD vào năm 2019.
Tuy nhiên, Nikkei nhận thấy mối quan hệ đang ngày càng mất cân bằng khi Đông Nam Á phụ thuộc nhiều hơn vào hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc và ghi nhận tăng trưởng xuất khẩu yếu hơn.
Ngoại trừ Indonesia, tỷ trọng của Trung Quốc trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của các nền kinh tế lớn trong khối ASEAN hầu như không biến động mấy trong suốt thập kỷ qua.
Trong khi đó, Indonesia được hưởng lợi từ nhu cầu nguyên liệu thô lớn từ các ngành đang phát triển nhanh của Trung Quốc như xe điện và tấm pin mặt trời.
Xu hướng trên xảy ra là vì kể từ giữa những năm 2000, Trung Quốc ngày càng giảm phụ thuộc vào hàng nhập khẩu. Hoạt động sản xuất trong nước phát triển một cách mạnh mẽ đã giúp Trung Quốc bớt lệ thuộc vào các đối tác.
Có khả năng khi Trung Quốc chuyển trọng tâm sang sản xuất công nghệ cao, nước này có thể bắt đầu nhập khẩu nhiều hàng tiêu dùng từ các nền kinh tế ASEAN. Tại một hội nghị thượng đỉnh vào tháng 9, Bắc Kinh cam kết sẽ tăng cường nhập khẩu hàng hoá từ Đông Nam Á.
Chi tiêu cho dịch vụ của người Trung Quốc ngày càng tăng cũng mang lại cơ hội tốt cho các nước láng giềng ở phía nam.
Thái Lan, Malaysia, Singapore và các nước khác từng được hưởng lợi đáng kể từ lượng khách du lịch Trung Quốc trước đại dịch.
Ngoài việc nâng tỷ lệ đóng góp của du lịch vào tăng trưởng GDP của các quốc gia này, du khách Trung Quốc còn tạo ra việc làm, nâng cao thu nhập của người dân và thúc đẩy nhu cầu nội địa.
Xu hướng trên có thể sẽ quay trở lại và tăng tốc hơn nữa khi bất ổn địa chính trị khiến người Trung Quốc tránh xa các địa điểm được ưa chuộng trước đây như Mỹ và Nhật Bản.
Tuy nhiên, yếu tố làm giảm bớt lo lắng cho các nền kinh tế Đông Nam Á là tiềm năng thu hút chuỗi cung ứng trong bối cảnh ngày càng nhiều doanh nghiệp cố gắng đưa dây chuyền ra khỏi Trung Quốc.
Điều này có thể bù đắp tác động tiêu cực từ sự chững lại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới bằng cách giúp Đông Nam Á xuất khẩu thêm nhiều hàng hoá ra phần còn lại của thế giới.
Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng các nền kinh tế ASEAN quả thực sẽ phải đối mặt với một số thách thức. Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đã gia tăng đáng kể trong những năm gần đây.
Washington không chỉ lo ngại về hàng nhập khẩu giá rẻ của Trung Quốc mà còn bất an rằng Bắc Kinh đang sử dụng kinh nghiệm và kiến thức của phương Tây để đi trước trong một số lĩnh vực công nghệ tiên tiến.
Một số đồng minh của Mỹ, có cả Hàn Quốc và Nhật Bản, cũng lo ngại như vậy. Họ đã thúc đẩy một sáng kiến nhằm xây dựng chuỗi cung ứng không bao gồm quốc gia tỷ dân.
Đây là một vấn đề với các nền kinh tế ASEAN. Các nước này phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc về nguyên vật liệu trung gian, đồng thời là những nền kinh tế nhận nhiều vốn FDI của Trung Quốc.
Ngoài ra, ASEAN không phải là khu vực duy nhất đang nỗ lực phát triển chuỗi cung ứng. Trên thực tế, khu vực này đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nền kinh tế như Mexico và Ấn Độ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Ông Ngô Nguyên Kha, CEO The Coffee House, cho rằng đây là cơ hội để quán bán thêm, tăng giá trị hoá đơn cho khách hàng ngồi lâu.
Mới đây trong một sự kiện ngành F&B do iPos.vn tổ chức tại Hà Nội, ông Ngô Nguyên Kha – CEO The Coffee House nhận được câu hỏi về việc khách hàng mang theo laptop vào quán gọi một cốc nước và ngồi cả ngày, vậy bài toán hiệu quả ở đâu?
Ngoài ra, khách offline có mang lại lợi nhuận chính cho The Coffee House hay không hay đó chỉ là một chiến lược giúp chuỗi đồ uống có 150 cửa hàng này tạo cảm giác lúc nào cũng đông khách?
Trả lời tại sự kiện, ông Ngô Nguyên Kha nói rằng đây là một câu hỏi khó.
“Là một ngôi nhà truyền cảm hứng để mọi người cảm thấy hứng thú khi tìm đến làm việc thì đó cũng đã là điều may mắn cho chúng tôi. Bởi khi ấy, chúng tôi đã phục vụ được nhu cầu nào đó của khách hàng. Còn bài toán kinh doanh tôi nghĩ nó luôn ở đấy và chúng ta phải giải”, ông Kha nói.
Tổng giám đốc The Coffee House nhấn mạnh nếu như trước kia trong điều kiện bình thường, chuỗi hoàn toàn ổn với trường hợp này vì cho rằng đã mang lại một giá trị nào đó cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, doanh thu chuỗi sụt giảm, người tiêu dùng chi tiêu ít hơn, sóng ngầm và doanh nghiệp phải tìm nhiều cách để tồn tại thì việc vẫn còn những khách hàng gắn kết như vậy là một “điều rất may”.
“Chúng tôi có thể làm nhiều điều khác mang thêm giá trị cho khách hàng. Chẳng hạn chúng tôi biết họ đang nhu cầu ngồi lâu, The Coffee House sẽ có thêm lựa chọn để khách hàng tiêu nhiều hơn”, ông Kha nói.
Hiện, The Coffee House gửi thông báo trên hoá đơn hoặc trên app tới khách hàng rằng nếu mua ly nước thứ hai sẽ được giảm bao nhiêu % hoặc bao nhiêu tiền. “Hay như trên ứng dụng, chúng tôi thường xuyên gửi thông điệp nếu bạn ngồi quá hai tiếng đồng hồ sẽ được nhận voucher”, ông Kha cho biết thêm.
“Bằng cách này, chúng tôi không thể khẳng định mình tăng được nhiều doanh thu, nhưng chúng tôi cũng cải thiện được tiêu chí về công suất ghế”, vị CEO nói.
Thực tế, trường hợp khách hàng vào quán gọi một đồ uống bất kỳ và ngồi cả ngày không phải là câu chuyện mới trong ngành F&B.
Năm 2021, Highlands Coffee – chuỗi đồ uống có thị phần lớn nhất Việt Nam xét về quy mô, đã gặp phải sự cố khi khách hàng vào quán gọi đồ uống và bị nhân viên nhắc nhở đã hết thời gian một tiếng, yêu cầu gọi thêm đồ. Điều này khiến khách hàng rất bức xúc.
Theo iPos.vn, ngồi cafe lâu đã trở thành đặc trưng tại Việt Nam. Khách hàng bỏ ra từ 30.000 đồng tới 60.000 đồng/ly nước có thể tận hưởng không gian tiện nghi mà quán cà phê mang lại. Một buổi cafe có thể kéo dài từ 30 phút tới 3-4 giờ đồng hồ.
Xét ở khía cạnh tích cực, việc khách hàng ngồi lâu không những không xấu mà còn là một việc tốt vì đem lại những lợi ích cho quán cafe như: Tạo cảm cảm giác quán đông khách, đóng góp nguồn doanh thu đều đặn khi những khách ngồi lâu có thói quen quay lại nhiều lần.
Cuối cùng là tạo cơ hội để upsell – bán thêm. Thay vì giới hạn thời gian để “bắt buộc” khách hàng phải gọi thêm đồ uống, các chủ quán có thể tìm cách khai thác những người ngồi lâu để tăng giá trị đơn hàng, tương tự những gì The Coffee House đang thực hiện.
Trong khi đó, nhà báo Nguyễn Ngọc Diệp tại China Xinhua New từng cho biết việc quy định giờ đuợc ngồi tại quán là không mới, thậm chí phổ biến tại các quốc gia như Nhật Bản.
Tại Nhật, rất nhiều các quán ăn/coffee, đặc biệt các khu trung tâm đều có quy định về giờ giấc ngồi tại quán. Điều này được thông báo rất rõ ràng trước khi khách bước vào quán là mỗi bàn tính từ khi bắt đầu đồ ăn được phục vụ ra, khách sẽ chỉ được ngồi một tiếng rưỡi cho đến hai tiếng. Có quán chấp nhận cho khách trả tiền để ngồi thêm nhưng nhìn chung điều này khá hiếm, đến giờ là phải đứng lên.
Bà Diệp cho rằng khách hàng thông cảm cho quán vì ngoài mặt bằng thuê đắt, các cửa hàng này cũng cần phải tăng cường hiệu suất tối đa phục vụ nhằm có doanh thu.
Về vấn đề này, iPos.vn cho hay việc giới hạn thời gian giờ cao điểm chỉ nên áp dụng đối với các chuỗi lớn, đã trở thành “top-of-mind” (cái tên hàng đầu trong suy nghĩ) của nhiều người và sở hữu một tệp khách hàng trung thành khá khổng lồ.
Những khách hàng này có thể dễ dàng bỏ qua điều kiện hạn chế thời gian ngồi tại quán vì họ đã yêu thích thương hiệu, họ chỉ cần trải nghiệm đồ uống, không gian, dịch vụ,… trong chừng ấy thời gian vẫn không vấn đề gì.
Trái lại, những quán cafe vừa và nhỏ thường không quá đông khách nên vẫn cần đặt mong muốn của khách hàng lên hàng đầu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Quyết định cấm TikTok bắt đầu từ năm tới của bang Montana đã bị thẩm phán Mỹ ngăn chặn.
Hồi tháng 5, Greg Gianforte, thống đốc bang Montana, đã ký thông qua Dự luật 419 (SB419), trong đó quy định từ tháng 1/2024, người dùng ở bang này không được tải xuống ứng dụng của ByteDance.
TikTok sau đó gửi đơn kiện lên tòa án liên bang tại đây hôm 22/5, cho rằng hành động của Montana vi phạm hiến pháp Mỹ đối với quyền sử dụng ứng dụng hợp pháp của người dân, ngăn mọi người tiếp cận một kênh liên lạc quan trọng.
Ngày 30/11, thẩm phán Donald Molloy chấp thuận lời phản đối của TikTok, cho rằng quy định của Montana vi phạm quyền tự do ngôn luận của người dùng
Động thái của TikTok cũng được một số tổ chức ủng hộ, như Ủy ban phóng viên về tự do báo chí (RCFP) và Chamber of Progress, tổ chức vận động hành lang phi lợi nhuận do Amazon, Apple và Google tài trợ. Trong khi đó, một nhóm khác gồm 18 bang, đứng đầu là Virginia, lại ủng hộ lệnh cấm của Montana.
Tại Mỹ, một số bang đã hạn chế sử dụng TikTok, nhưng chỉ giới hạn ở các thành viên chính phủ. Montana là bang tiên phong cấm người dân sử dụng ứng dụng video ngắn với lý do TikTok không xóa nội dung nguy hiểm đối với trẻ vị thành niên, cũng như thu thập dữ liệu người dùng cho mục đích gián điệp.
“Bất chấp nỗ lực của Montana trong việc bảo vệ SB419 như một cách để bảo vệ người tiêu dùng, hồ sơ hiện tại khiến gây nghi ngờ rằng cơ quan lập pháp và tổng chưởng lý của Montana chủ yếu nhắm mục tiêu vào vai trò bề ngoài của Trung Quốc đối với TikTok hơn là bảo vệ người tiêu dùng Montana”, thẩm phán Molloy cho biết.
Emilee Cantrell, người phát ngôn của tổng chưởng lý bang Montana, cho biết lệnh cấm chỉ được áp dụng khi tòa án xem xét đầy đủ nội dung sự việc. “Chúng tôi mong muốn đưa ra lập luận pháp lý đầy đủ để bảo vệ luật người dân Montana khỏi việc Trung Quốc thu thập và sử dụng dữ liệu”, bà nói.
Trong khi đó, TikTok ủng hộ quyết định của tòa án. “Chúng tôi rất vui vì thẩm phán đã bác bỏ luật vi hiến này. Hàng trăm nghìn người Montana có thể tiếp tục thể hiện bản thân, kiếm sống và tìm kiếm cộng đồng của mình trên TikTok”, phát ngôn viên của TikTok cho biết.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
“Authentic” (tính xác thực) đã trở thành từ cửa miệng của công chúng trong năm nay. Trong một năm mà trí tuệ nhân tạo (AI) mở ra một khía cảnh mới cho thời đại kỹ thuật số và nơi truyền thông xã hội đôi khi trở thành chiến trường cho thông tin sai lệch, nhà xuất bản từ điển lâu đời nhất ở Mỹ đã lựa chọn từ “authentic” – có nghĩa là “xác thực” – trở thành “Từ của năm 2023”.
Theo nhà xuất bản (Từ điển) Merriam-Webster, sự bùng nổ của AI và sự phát triển của công nghệ “deepfakes” – khi hình ảnh hoặc video có thể bị can thiệp bằng kỹ thuật số và đánh lừa người xem – đã dẫn đến việc người xem mất niềm tin khi theo dõi các nội dung trực tuyến (Digital Content).
Ông Peter Sokolowski, Tổng biên tập của nhà xuất bản Merriam-Webster, Mỹ cho biết, việc công chúng tìm kiếm từ “authentic” gia tăng khi ranh giới giữa thực và giả ngày càng trở nên mơ hồ. Chúng tôi nhận thấy vào năm 2023 có một cuộc khủng hoảng về tính xác thực (Authenticity).
Nhà xuất bản trên cũng cho biết sự quan tâm trở lại đối với từ này một phần được thúc đẩy bởi những câu chuyện về AI, phát ngôn của người nổi tiếng, trong đó có tỷ phú tỷ phú Elon Musk.
Tỷ phú Elon Musk nói, qua việc gia tăng lượt tìm kiếm từ “authentic”, tôi kêu gọi mọi người hãy “authentic” hơn trên nền tảng mạng xã hội.
Năm ngoái, Merriam-Webster cho biết từ của năm là “gaslighting”, một thuật ngữ mô tả việc thao túng tâm lý người khác nhằm khiến họ tự đặt nghi ngờ đối với chính bản thân mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nghiên cứu mới cho thấy nhiều Gen Z coi mạng xã hội TikTok như là trung tâm hướng nghiệp, nơi họ có thể nhận được các lời khuyên va mẹo phát triển sự nghiệp.
Các nhân sự trẻ Gen Z theo đó đang cố gắng tìm kiếm các lời khuyên để phát triển sự nghiệp từ các nhà sáng tạo nội dung số trên TikTok, mạng xã hội video ngắn của ByteDance, Trung Quốc.
Edubirdie, một nền tảng dịch vụ về luận văn dành cho sinh viên mới đây đã xuất bản một báo cáo khảo sát 2.000 Gen Z trong độ tuổi từ 18 đến 26 ở Mỹ với mục tiêu tìm hiểu về sức ảnh hưởng của TikTok đối với cuộc sống của họ.
Số liệu phát hiện ra rằng có đến 70% Gen Z đang sử dụng TikTok để các nhận lời khuyên về sự nghiệp của họ, với 51% cho biết thỉnh thoảng họ sử dụng nó cho mục đích đó và 19% cho biết đây là nguồn tư vấn nghề nghiệp chính của họ.
Bên cạnh là nơi xuất hiện các video ngắn mang tính giải trí và hài hước, TikTok giờ đây còn được xem như là một “trung tâm hướng nghiệp”. Tác động của điều này là tích cực hay tiêu cực thì còn phải để thời gian trả lời.
Trong cuộc khảo sát của Edubirdie, 46% Gen Z cho biết TikTok ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của họ và 48% nữa cho biết nó đã mang lại lợi ích cho sự nghiệp của họ. Điều này bao gồm việc giúp họ tìm được việc làm hoặc đàm phán tăng lương. 57% cho biết mạng xã hội TikTok là một công cụ học tập hiệu quả.
Cuộc khảo sát cũng chỉ ra một số điểm tiêu cực của các nền tảng như TikTok. Khoảng 28% Gen Z đã đăng nội dung nào đó lên mạng khiến họ gặp rắc rối trong công việc.
55% Gen Z gặp rắc rối vì chia sẻ thông tin sai lệch từ TikTok ở trường học, về nơi làm việc và cả trong cuộc sống cá nhân của họ.
Liên quan đến xu hướng này, một chuyên gia cảnh báo: “Bạn cần tự đặt câu hỏi về việc liệu ‘chuyên gia’ mà bạn đang theo dõi có bằng cấp và chứng chỉ hay kinh nghiệm thực sự trong lĩnh vực của họ hay không.”
Theo nhận định của MarketingTrips, trong khi phát triển sự nghiệp là một hành trình đầy gian nan và mất nhiều thời gian, các nội dung ngắn “dễ tiêu hoá” của TikTok cũng đi kèm với không ít các hệ luỵ. Đặc biệt là khi đa phần những người trẻ là người thiếu kinh nghiệm thực tế.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trả lời phỏng vấn chúng tôi, ngày 1/12, ông Lê Quang Huy – Chủ tịch công ty TNHH Caty Food cho biết MV “lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm” đã mang lại kết quả tăng trưởng kinh doanh bùng nổ trong những ngày qua.
Vị chủ tịch nói rằng hiện tại công ty đang quá tải đơn hàng bán lẻ và mong khách hàng thông cảm. Đội ngũ sản xuất với khoảng 200 người của Caty Food đang cố gắng tăng ca ngày đêm để đáp ứng lượng đơn hàng bùng nổ sau sự nổi tiếng của TVC quảng cáo mì ăn liền thanh long.
“Tôi thực sự không thể ước tính được con số tăng trưởng, chuyện này thực sự là quá bất ngờ”, ông Huy nói.
Hiện, ngoài áp lực từ đơn hàng trong nước tăng đột biến, Caty Food cũng đang phải đảm bảo đơn hàng xuất đi thị trường nước ngoài.
Cuối tháng 11, Caty Food đã xuất khẩu mì thanh long ăn liền sang Trung Quốc. Trước đó vào tháng 6, doanh nghiệp này đã xuất khẩu lô hàng mẫu đầu tiên đi Mỹ.
Chia sẻ về đoạn MV gây bão mạng xã hội thời gian qua, Chủ tịch Caty Food cho biết video quảng cáo được giới thiệu từ tháng 1 năm ngoái – cùng thời điểm ra mắt thương hiệu mì tôm có thành phần làm từ thanh long.
Ông Huy cho rằng sự nổi tiếng bất ngờ của MV là thành quả của quá trình làm việc tích luỹ kéo dài suốt hai năm. Đồng thời, vị lãnh đạo Caty Food tin rằng người tiêu dùng nhìn thấy tính nhân văn của sản phẩm của công ty và ủng hộ nhiệt tình.
“Chúng tôi làm mì ăn liền từ trái thanh long xuất phát từ mong muốn tìm nguồn đầu ra ổn định cho bà con trồng thanh long.
Tôi đang giữ chức phó Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận và đã từng chứng kiến những giai đoạn bà con không bán được thanh long, phải mang đổ ra đường hoặc cho bò ăn. Tôi nghĩ chính sự nhân văn trong sản phẩm đã giúp CatyFood nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng”, ông Huy chia sẻ.
Sản phẩm mì ăn liền thanh long do trường Đại học Công thương TP HCM và Viện Khoa học kinh tế & Công nghệ Sài Gòn (IST) cùng phối hợp nghiên cứu quy trình sản xuất. Caty Food khẳng định chất lượng của sản phẩm đã được chứng nhận và được doanh nghiệp mang tới các thị trường xuất khẩu có tiêu chuẩn khắt khe như Mỹ hay Trung Quốc.
Về thông tin ngân sách sản xuẩt MV chỉ tốn 200.000 đồng, ông Lê Quang Huy thừa nhận sản phẩm này không tốn quá nhiều chi phí do đội ngũ nhân sự Caty Food tự thực hiện từ khâu kịch bản đến nội dung bài hát. Doanh nghiệp chỉ tốn chi phí thuê đơn vị quay dựng (được cho là rất rẻ). Tuy nhiên, ông Huy không tiết lộ con số chi tiết về kinh phí sản xuất.
Đặc biệt, đoạn nhạc và lời bài hát đang lan truyền trên mạng xã hội do chính ông Lê Quang Huy viết và phổ nhạc.
“200.000 đồng chắc không đủ ăn bát phở. MV này xuất phát từ tâm tư tình cảm của chúng tôi với sản phẩm, chỉ có mình mới hiểu được sản phẩm của doanh nghiệp. Có thể các đơn vị khác đầu tư kinh phí cao, sản xuất chuyên nghiệp nhưng sự thành công chưa đến với họ vì chưa thực sự hiểu thấu đáo sản phẩm, gieo cái hồn vào từng nội dung quảng bá”, ông Huy nói.
Ngoài ra, vị lãnh đạo Caty Food cho biết những câu hát trong MV có những phần chơi chữ xoay quanh cái tên Caty. “Cà Ty có thể là tên của dòng sông ở Bình Thuận nhưng Caty cũng có có thể dịch thành ‘cho anh tình yêu’, ‘Cho anh thương yêu’ hay ‘Có ăn thì yêu’…”, ông Huy vui vẻ nói.
Theo ông Huy, Caty Food không chỉ có mì ăn liền thanh long mà công ty còn có các sản phẩm liên quan đến Thanh Long như rượu vang, nước ép, nước trái cây lên men. Công ty đang phát triển một số sản phẩm độc lạ khác từ Thanh Long và hiện chưa thể tiết lộ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sam Altman cho biết ông thấy “hài lòng một cách ích kỷ” khi trở lại làm CEO, nhưng nhận ra OpenAI vẫn hoạt động bình thường mà không cần ông.
“Sau thời gian đã qua, tôi nhận ra công ty có thể hoạt động không cần đến tôi. Điều đó thực sự tốt đẹp”, Sam Altman nói với The Verge ngày 29/11. “Tôi trở lại OpenAI mà không thấy căng thẳng hay gánh nặng rằng bản thân phải làm được những việc cần thiết, hay tự cho mình quan trọng đối với sự tồn tại của công ty”.
Sam Altman bất ngờ bị hội đồng quản trị OpenAI sa thải ngày 17/11. Sau 5 ngày, dưới sức ép dọa nghỉ việc của hơn 700 nhân viên, công ty mời ông trở lại vị trí CEO. Ông cho biết bản thân cảm thấy “hài lòng một cách ích kỷ” trước diễn biến đó. Tuy nhiên, cảm nhận đầu tiên khi nhận lời từ hội đồng quản trị OpenAI “giống như một kiểu thách thức”.
“Nó kiểu như: ‘Trời ơi, tôi bị tổn thương và tức giận. Điều này thật tệ’. Nhưng sau đó, tôi lập tức thay đổi suy nghĩ, rằng mình thực sự yêu công ty, đã dồn hết tâm sức vào công việc này suốt bốn năm rưỡi qua và sẽ còn lâu hơn thế nữa”, Altman nói.
Ông cũng cho biết phải mất vài phút để định hình cảm xúc, thoát khỏi suy nghĩ tiêu cực, vượt qua cái tôi để chấp nhận quay lại điều hành công ty.
Sam Altman từ chối trả lời câu hỏi tại sao ông bị sa thải. Thay vào đó, ông cho biết hội đồng quản trị mới của công ty “sẽ thực hiện đánh giá độc lập” và sẽ công bố lý do sau.
“Tôi nghĩ đây là điều rất quan trọng. Quá trình xem xét vẫn đang diễn ra. Tôi rất vui khi được nói về bất kỳ điều gì hướng tới tương lai. Tôi cũng rất vui nếu đến lúc nào đó sẽ được nói về những gì đã xảy ra, nhưng không phải bây giờ”, Sam Altman cho biết.
Nhắc đến Ilya Sutskever, nhà khoa học trưởng của OpenAI và là người đứng sau việc lật đổ CEO, Altman cho biết: “Tôi yêu quý và tôn trọng Ilya. Tôi nghĩ anh ấy là ánh sáng dẫn đường trong lĩnh vực này và là viên ngọc quý. Tôi không hề có ác cảm với anh ấy”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Brad Smith, Chủ tịch Microsoft, cho rằng siêu trí tuệ AGI hoàn toàn không thể được tạo ra trong 12 tháng tới, mà cần đến hàng thập kỷ nữa.
Giữa tháng 11, OpenAI sa thải CEO Sam Altman, được cho là sau khi các nhà nghiên cứu của công ty gửi email tới hội đồng quản trị, cảnh báo dự án nội bộ Q* (Q-Star) đã đạt bước đột phá để tiến tới trí tuệ nhân tạo tổng quát AGI.
Tuy nhiên, Brad Smith nhận định AGI sẽ không xuất hiện trong vòng một năm. Để AI có nhận thức như con người cần nhiều năm, nếu không muốn nói là nhiều thập kỷ. Tuy vậy, ông nhấn mạnh đã đến lúc tập trung vào sự an toàn khi phát triển công nghệ AI.
Ngoài cảnh báo về rủi ro của dự án Q*, một số nguồn tin cho rằng quyết định sa thải Sam Altman còn liên quan đến những lo ngại CEO của OpenAI đang muốn thương mại hóa quá nhanh những công nghệ mới của công ty, trước khi đánh giá đầy đủ những nguy cơ của chúng.
Brad Smith phủ nhận, nói sự xáo trộn nhân sự của OpenAI tuần trước là do bất đồng quan điểm giữa các thành viên hội đồng quản trị, không phải do lo ngại về an toàn AI. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh AI cũng phải có chốt an toàn, như chốt an toàn trong thang máy, cầu giao diện, phanh khẩn cấp trên xe buýt và luôn nằm trong tầm kiểm soát của con người.
Trước đó, Emmett Shear, CEO tạm quyền trong ba ngày của OpenAI, cũng cho biết trước khi nhận chức, ông đã tìm hiểu lý do đằng sau cuộc lật đổ. “Hội đồng quản trị không loại bỏ Sam vì sự bất đồng về an toàn AI. Lý do của họ hoàn toàn khác”, ông viết.
Còn trong thông báo chính thức về vụ sa thải hôm 17/11, OpenAI cho biết Sam Altman “không nhất quán và thẳng thắn trong giao tiếp với hội đồng quản trị”. Đến ngày 21/11, Altman lại tiếp quản vị trí CEO OpenAI cùng hội đồng quản trị mới.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo làn sóng tẩy chay quảng cáo trên mạng xã hội X (Twitter), gã khổng lồ ngành bán lẻ Walmart vừa thông báo đã tạm dừng tất cả các quảng cáo trên nền tảng này.
Cũng không kém sức nóng của việc CEO OpenAI bị sa thải và sau đó quay lại vị trí cũ chỉ sau vài ngày, Elon Musk những ngày này cũng đang tạo ra một làn sóng tẩy chay quảng cáo cho mạng xã hội vốn đã và đang rất khó khăn.
Mặc dù đang là mùa mua sắm khi các thương hiệu đặc biệt là thương hiệu bán lẻ như Walmart đang rất cần đẩy mạnh quảng cáo để thúc đẩy doanh số, gã khổng lồ này mới đây đã quyết định tạm ngừng tất cả các quảng cáo trên mạng xã hội X của Elon Musk.
Người phát ngôn của Walmart cho biết (với Reuters): “Chúng tôi không quảng cáo trên X vì chúng tôi đã tìm thấy các nền tảng khác có thể tiếp cận khách hàng của mình tốt hơn”.
Phản ứng nhạy cảm của Elon Musk khi các nhà quảng cáo rời bỏ X.
Quyết định tạm dừng quảng cáo của Walmart được đưa ra sau khi Elon Musk, chủ sở hữu của X, nói với các nhà quảng cáo đang tẩy chay nền tảng rằng hãy “go f*ck yourself” trong một được phỏng vấn đang thu hút nhiều sự chú ý của công chúng.
Làn sóng tẩy chay quảng cáo trên mạng xã hội X được bắt đầu vào giữa tháng 11 sau khi chính Elon Musk bày tỏ quan điểm tán thành một thuyết âm mưu chống người Do Thái công khai trên nền tảng.
Ngay sau bình luận phản cảm, các nhà quảng cáo đã bắt đầu rời bỏ nền tảng này.
Walmart cùng với các thương hiệu lớn khác như IBM, Apple, Disney, Sony, Warner Bros., Comcast, NBCUniversal và Paramount và nhiều thương hiệu khác đều đã và đang tạm dừng quảng cáo trên X.
Theo báo cáo của một agency chuyên phân tích dữ liệu quảng cáo, danh sách tẩy chay quảng cáo trên mạng xã hội X sẽ tiếp tục được lan rộng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo tổ chức The Influencer, 71,6% người dùng Internet có xu hướng thu thập thông tin về nhãn hàng thông qua Social Community trên mạng xã hội, con số này nhiều hơn so với công cụ Google search là 51,3%.
Mỗi tháng có 1,4 tỷ người tham gia vào các cộng đồng trên mạng xã hội Facebook (Social Community). Họ gia nhập hoặc tạo ra các hội, nhóm với mục đích giải trí, cập nhật thông tin, tích lũy kiến thức, nghiên cứu hoặc phục vụ các nhu cầu cá nhân khác.
Theo khảo sát của Adsota trong năm 2022, 90% người gia nhập Social Community thuộc lĩnh vực giải trí, họ có xu hướng tiếp nhận các dạng nội dung không mang tính hàn lâm, học thuật quá nhiều. Thay vào đó, những thông tin ngắn gọn, giải trí, dễ hấp thu là điều được ưu tiên hàng đầu.
Có thể thấy, những nội dung trên các fanpage/cộng đồng giải trí chiếm phần lớn sự quan tâm của người dùng, giúp họ vừa cập nhật thông tin nhanh chóng vừa mang lại những cảm xúc tích cực thông qua các content hài hước.
Sở dĩ lĩnh vực này được quan tâm nhiều như vậy là bởi có tới 72% lượng người tham gia các Social Community trên Facebook thuộc gen Y và gen Z, nhu cầu tìm kiếm những cái mới thỏa mãn sở thích cá nhân của người trẻ chưa bao giờ ngừng tăng lên.
Nếu như trước đây việc tìm kiếm thông tin về thương hiệu hoặc để phục vụ nhu cầu cá nhân thường được thực hiện thông qua công cụ tìm kiếm Google thì hiện nay xu hướng này đã thay đổi.
Theo tổ chức The Influencer, 71,6% người dùng Internet có xu hướng thu thập thông tin về nhãn hàng thông qua Social Community trên mạng xã hội, con số này nhiều hơn so với công cụ Google search là 51,3%.
Có thể thấy, thay vì tiếp nhận thông tin một cách chung chung bằng Google, người dùng hiện nay mong muốn được hiểu, lắng nghe những chia sẻ từ một nhóm người trong cộng đồng với mục đích hướng đến sự chân thực, tin cậy thông qua trải nghiệm thực tế.
Trước vô vàn hình thức quảng cáo đến từ các nhãn hàng, nội dung do người dùng tạo ra (User Generated Content) có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định khách hàng. Theo khảo sát của Folksy, 85% người tiêu dùng cho rằng UGC (User Generated Content) đáng tin cậy hơn những câu chuyện do thương hiệu tạo ra.
Bên cạnh đó, thói quen tham khảo ý kiến của những người có sức ảnh hưởng (Influencer) hoặc số đông khách hàng cũ cũng tác động rất lớn đến quyết định của người dùng trên Social Community.
Theo khảo sát của VPN Mentor, có 53% người tiêu dùng sẽ tham khảo những đánh giá của khách hàng cũ để có cái nhìn tổng quan hơn trước khi đi đến hành động.
Trong khảo về hành vi người dùng trên Social Community của Adsota cũng cho thấy, quyết định của người dùng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi hai yếu tố: Quan điểm, đánh giá của số đông, Ý kiến nhận xét của khách hàng cũ. Có thể thấy, cộng đồng chính là yếu tố tác động rất lớn đến mức độ yêu thích/định kiến về thương hiệu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cùng khám một thuyết quản trị của cố sáng lập Apple, Steve Jobs, người được cho là “đi trước thời đại” cả về tư duy làm sản phẩm (công nghệ), marketing lẫn quản trị con người.
Nhiều năm trở về trước, một trong những câu thần chú của thế giới người làm kinh doanh đó là “tham lam là tốt”, lòng tham là một phần của cái gọi là tinh thần tiến hóa, lòng tham đối với cuộc sống, tiền bạc, tình yêu, tri thức hay cả sự tiến bộ đều là những nguồn gốc của các bước tiến của nhân loại.
Đây không phải là một triết lý sống đơn thuần mà còn là một lý thuyết về quản trị. Nó khuyến khích các nhà lãnh đạo phải theo đuổi yếu tố lợi ích và làm giàu, không phải chỉ cho chính bản thân họ mà là vì sự tiến bộ chung của con người.
Lý thuyết “tham lam là tốt” được xem là một sự tiến bộ lớn so với các khái niệm trước đây về quản trị tốt (Good Management), trong đó có xu hướng nhấn mạnh vai trò quản trị của doanh nghiệp với nhân viên, khách hàng và cả cộng đồng.
Steve Jobs coi chánh niệm là thuyết quản trị của tương lai.
Ngược lại với các thuyết quản trị trước đó, cố sáng lập Apple Steve Jobs cho rằng không phải “lòng tham” đã khiến các cá nhân (và cộng đồng) tiến hóa; mà đó là chánh niệm (mindfulness).
“Nếu bạn chỉ ngồi xuống và quan sát, bạn có thể sẽ thấy tâm trí của mình có phần bồn chồn và không yên. Nếu bạn cố tình làm dịu nó, nó chỉ làm cho bạn trở nên khó chịu hơn, nhưng theo thời gian, nó sẽ dần dịu đi, và khi nó ở trạng thái đó, bạn sẽ có nhiều không gian hơn để lắng nghe những điều tinh tế hơn – đó là khi trực giác của bạn bắt đầu phát triển và bạn bắt đầu nhìn mọi thứ một cách rõ ràng hơn và ở hiện tại nhiều hơn.”
Khi tâm trí của bạn được sống trong hiện tại, bạn tiếp xúc với nhiều thứ hơn của vũ trụ, bạn thấy nhiều hơn những gì bạn có thể thấy trước đây.
Trong khi các lý thuyết khác về quản trị chỉ tập trung vào các yếu tố bên ngoài hay vật chất, phép chánh niệm lại tập trung vào nội tâm bên trong (thần bí và tâm linh); đó là cách bạn có thể “thấy” nhiều hơn.
Sau nhiều năm nghiên cứu, khoa học thần kinh đã chứng minh rằng trực giác của Steve Jobs là đúng. Các công nghệ quét não (Brain scans) gần đây đã chỉ ra rằng thiền chánh niệm (mindfulness meditation) giúp con người trở thành một nhà quản lý hiệu quả và sáng tạo hơn.
Theo một bài báo gần đây, “Khoa học thần kinh của thiền định” được đăng trên Tạp chí Điều dưỡng Khoa học Thần kinh của Anh, người ta đã chứng minh rằng chánh niệm, là kết quả của những thay đổi khoa học thần kinh do thực hành, có thể tăng cường sự chú ý. Thiền định có khả năng cải thiện và điều chỉnh cảm xúc cũng như giảm bớt sự căng thẳng.
Nói cách khác, thiền chánh niệm giúp nhà lãnh có khả năng 1) Giữ tập trung trong thời gian dài hơn, 2) giữ bình tĩnh khi chịu áp lực và 3) Xử lý tốt hơn những căng thẳng liên quan đến công việc, 4) Có khả năng nhìn thấy được bản chất của vấn đề (để từ đó xây dựng chiến lược), tất cả đều mang lại nhiều lợi ích to lớn cho khách hàng lẫn doanh nghiệp.
Theo nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Amsterdam và được công bố trên Bản tin Tâm lý học Cá nhân và Xã hội, Chánh niệm cũng làm tăng khả năng tư duy sáng tạo và suy nghĩ tích cực.
Tham lam rõ ràng không phải là yếu tố giúp tạo nên các nhà lãnh đạo vĩ đại mà đó là khả năng tìm thấy các nguồn cảm hứng trong chính họ và sau đó truyền đạt lại nguồn cảm hứng đó cho người khác (nhân viên).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Ly dị vợ, bị mù mắt, con trai 9 tuổi qua đời vì ung thư…Cuộc đời của tỷ phú Munger là một tấn bi kịch nhưng ông vẫn không ngừng vươn lên và trở thành nhà đầu tư đại tài của nước Mỹ.
Tỷ phú Charlie Munger sinh năm 1924, ông được biết đến là đối tác làm ăn lâu năm, người bạn thân nhất và là cánh tay phải của tỷ phú Warren Buffett tại Berkshire Hathaway Inc. Ngoài ra, tỷ phú Charlie Munger từng là Chủ tịch tập đoàn tài chính Wesco từ 1984 đến 2011, cựu Chủ tịch hãng tin Daily Journal và là một trong những giám đốc của Tập đoàn bán lẻ Costco.
Câu chuyện cuộc đời ông là biểu tượng cho sự kiên cường và kiên trì khi đối mặt với những trở ngại, mất mát cùng cực. Bất chấp những khó khăn này, ông vẫn tiếp tục trở thành một trong những nhà đầu tư thành công nhất trong thời đại của mình.
Theo đó, bước ngoặt đầy kịch tính đầu tiên là khi ông bỏ học đại học vào năm 1943 để tham gia Quân đoàn Không quân Hoa Kỳ trong Thế chiến thứ hai. Mặc dù không có bằng đại học nhưng quyết tâm của Munger đã giúp ông trở thành một sĩ quan và được đào tạo thành một nhà khí tượng học.
Ông sau đó hoàn thành các khóa học và được nhận vào Trường luật Harvard. Chàng trai trẻ bắt đầu sự nghiệp luật sư tại công ty Wright & Garrett với thu nhập 3.300 USD một năm.
Năm 1953, ở tuổi 29, cuộc đời Munger có một biến động lớn. Cuộc hôn nhân kéo dài 8 năm của ông kết thúc bằng ly hôn, một sự kỳ thị đáng kể của xã hội vào thời điểm đó, đánh dấu trở ngại đầu tiên trong số nhiều rào cản mà Munger sẽ phải đối mặt.
Cuộc ly hôn khiến ông rơi vào tình trạng tài chính tồi tệ, bởi vợ ông nhận phần lớn tài sản, bao gồm cả ngôi nhà. Theo bạn bè, ông Munger đã sống trong tình cảnh rất nghèo khó sau khi chia tay.
Quyết tâm lấy lại sự ổn định tài chính của mình, Munger đắm mình vào công việc để phục hồi sau tổn thất. Nhưng cuộc đời còn nhiều thử thách chờ đợi ông.
Một năm sau ly dị, con trai 8 tuổi Teddy của Charlie Munger bị ung thư máu. Trong thời đại không có bảo hiểm y tế và phương pháp điều trị hiệu quả, ông Munger gồng gánh các chi phí y tế trong khi vật lộn chứng rối loạn cảm xúc về căn bệnh của con trai. Ông chứng kiến sức khỏe của Teddy suy giảm trong khi vẫn phải có trách nhiệm làm cha với những đứa con khác và điều hành công việc luật sư. Teddy qua đời một năm sau đó.
Bạn của Munger – Rick Guerin nhớ lại những khoảnh khắc đau lòng mà Munger đã trải qua tại bệnh viện cùng Teddy và những chuyến đi một mình qua Pasadena, California, tràn ngập đau buồn. Cái chết của Teddy khiến Munger tan vỡ.
Ở tuổi 31, ông Munger đối mặt sự bất ổn về kinh tế, nỗi đau sâu sắc của việc mất con và hệ lụy sau ly hôn. Nhưng ông không đầu hàng số phận mà chọn cách tiến về phía trước.
Tỷ phú 99 tuổi từng nói: “Sự ghen tị, oán hận, trả thù và tự than vãn là lối suy nghĩ tai hại. Lòng thương hại bản thân gần giống với chứng hoang tưởng. Mỗi bất hạnh trong cuộc đời là một cơ hội để học hỏi và ứng xử tốt hơn. Đừng chìm đắm vào sự tủi thân mà hãy tận dụng những rủi ro ấy”.
Những lời này thậm chí còn có sức nặng hơn đối với những trải nghiệm cá nhân của Munger, bao gồm cả việc mất con trai.
Những thách thức của Munger vẫn tiếp tục. Ở tuổi 52, ông bị đục thủy tinh thể và một cuộc phẫu thuật thất bại khiến ông bị mù một mắt. Dù đau đớn và mất thị lực nhưng tinh thần bất khuất của ông vẫn không ngừng dừng lại. Ông đã học chữ nổi, thể hiện quyết tâm thích nghi và học hỏi trong bất kể hoàn cảnh nào.
Có thể nói, hành trình của Munger được đánh dấu bằng những bi kịch cá nhân và thất bại nghề nghiệp. Điều này là minh chứng cho câu nói thành công không bao giờ là điều dễ dàng. Ở đó luôn ẩn chứa nỗi đau, mất mát, thách thức khả năng chịu đựng của con người.
Khi giải quyết các thách thức trong đầu tư và cuộc sống, tỷ phú người Mỹ áp dụng câu nói nổi tiếng coi chiến thắng và thảm họa như nhau của nhà báo, tiểu thuyết gia Anh Rudyard Kipling. Cách tiếp cận chấp nhận thất bại như một phần bình thường của cuộc sống và học hỏi từ nó thay vì đắm chìm vào đó thể hiện tư duy thực dụng và kiên cường của ông.
Yahoo nhận xét: “Cuộc đời Munger, bên cạnh sự nhạy bén về đầu tư kinh doanh, còn là bài học sâu sắc về việc vượt qua nghịch cảnh. Hành trình của ông là minh chứng cho khả năng kiên trì, học hỏi và phát triển của tinh thần con người, biến ngay cả những trải nghiệm khó khăn và thách thức nhất thành cơ hội để phát triển bản thân cũng như trí tuệ”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
10 năm qua, thị trường thương mại điện tử Việt Nam phát triển nhanh chóng nhưng đòi hỏi cần duy trì một tốc độ tăng trưởng tích cực, ổn định và bền vững.
Sáng 1/12, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã tổ chức hội nghị phát triển thương mại điện tử Việt Nam (eCommerce) với chủ đề “Phát triển thương mại điện tử bền vững”.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, thương mại điện tử Việt Nam đang trải qua giai đoạn 10 năm phát triển rực rỡ. Từ những ngày khái niệm thương mại điện tử còn khá xa lạ với người tiêu dùng; giao diện, hiển thị sản phẩm, dịch vụ, gian hàng còn đơn giản; số lượng nhà bán hàng ứng dụng thương mại điện tử chưa đa dạng và tốn nhiều công sức để có những đơn hàng đầu tiên.
Thương mại điện tử Việt Nam hiện đã liên tục ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc ở mức 16-30%/năm và dự kiến quy mô thị trường sẽ đạt 20,5 tỷ USD trong năm 2023 này.
Điều này chứng tỏ thương mại điện tử ngày càng khẳng định vai trò và là cấu phần quan trọng của nền kinh tế số tại Việt Nam. Cùng với đó, thị trường thương mại điện tử trong nước đã hình thành các hệ thống cung ứng dịch vụ thứ cấp cho thị trường bao gồm: dịch vụ nền tảng công nghệ hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử, các dịch vụ marketing, truyền thông tiếp thị trực tuyến, dịch vụ chuyển phát …
Bên cạnh những kết quả tích cực, thương mại điện tử cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: đảm bảo nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cá nhân; hạ tầng logistics thương mại điện tử còn chưa đáp ứng kịp tốc độ tăng trưởng của thị trường; niềm tin của người tiêu dùng trong giao dịch trực tuyến…
Bà Lê Hoàng Oanh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), cho biết thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang được đánh giá có tốc độ tăng trưởng nằm trong nhóm top 10 thế giới và dự đoán tiếp tục thăng hạng trong 2 năm tới.
Dù vậy, để phát triển bền vững, thương mại điện tử Việt Nam cần duy trì một tốc độ tăng trưởng tích cực, ổn định; đảm bảo sự cân bằng và hài hòa và phát triển xanh. Thương mại điện tử cũng là lĩnh vực có thể đóng góp nhiều vào việc tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu rác thải độc hại cho môi trường; niềm tin; nguồn nhân lực.
“Thương mại điện tử là lĩnh vực mới, đang phát triển nhanh nhưng quy mô nguồn nhân lực chưa theo kịp nhu cầu phát triển. Hiện nay, ước tính chỉ có 30% nhân lực tại các công ty cung cấp giải pháp thương mại điện tử được đào tạo chính quy. Như vậy, có tới 70% nhân sự thương mại điện tử ở những đơn vị này được tuyển dụng từ những chuyên ngành đào tạo khác như thương mại, kinh doanh, công nghệ thông tin…”, bà Lê Hoàng Oanh nói.
Ngay tại Hội nghị, cơ quan quản lý và các sàn thương mại điện tử, các trung gian thanh toán, ngân hàng đã cùng ký kết hợp tác, tham gia hệ sinh thái số, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các chủ thể tham gia giao dịch thương mại điện tử.
Theo Bộ Công Thương, từ sự tham gia đồng lòng của các sàn này, doanh nghiệp sản xuất sẽ có sự cộng hưởng để tạo ra hệ sinh thái bảo vệ người tiêu dùng. Đồng thời cùng nhau triển khai nhiều giải pháp cam kết về chất lượng hàng hóa để mang lại trải nghiệm tốt cho người tiêu dùng.
Đây sẽ là điểm khởi đầu cho giai đoạn mới của thương mại điện tử Việt Nam phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ và bền vững, mang lại nhiều giá trị hơn cho tất cả các chủ thể tham gia.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Từ ngày 8-12, ứng dụng giao đồ ăn Baemin sẽ chính thức chia tay thị trường Việt Nam sau 4 năm gắn bó.
Trong thông báo mới nhất gửi tới các đối tác và người tiêu dùng, Woowa Brothers Việt Nam, đơn vị vận hành ứng dụng giao hàng, giao đồ ăn Baemin cho biết Baemin sẽ chính thức ngừng hoạt động tại Việt Nam kể từ 0h ngày 8-12.
Theo đó, người dùng vẫn có thể đặt món đến hết ngày 7-12. Đồng thời, Baemin khuyến cáo người dùng nên sử dụng hết các ưu đãi giảm giá trước khi ứng dụng này dừng hoạt động. Trong khi đó, các đối tác nhà hàng của hãng có thể truy cập vào ứng dụng đến ngày 12-12.
Ứng dụng giao hàng chia sẻ quyết định rời khỏi thị trường Việt Nam được thúc đẩy bởi tình hình kinh tế khó khăn trên toàn cầu, cũng như sự cạnh tranh khốc liệt của nước sở tại.
Vào tháng 6-2019, ứng dụng giao hàng đến từ Hàn Quốc chính thức gia nhập thị trường Việt Nam, khởi đầu tại TPHCM. Ngoài đặt dịch vụ giao đồ ăn nhanh, khách hàng còn trải nghiệm các dịch vụ đi chợ, mua sắm hàng bách hóa trực tuyến.
Trước khi ra thông báo chính thức chia tay thị trường, vào tháng 9 vừa qua, lãnh đạo điều hành ứng dụng này cũng đã gửi thông báo tới nhân viên, chia sẻ về việc phải tạm thời thu hẹp hoạt động do gặp nhiều thách thức tại thị trường giao hàng ở Việt Nam.
Theo thống kê của Momentum Works, trong năm 2022, Baemin chỉ nắm 12% thị phần giao đồ ăn tại Việt Nam, còn Grab chiếm 45%, ShopeeFood chiếm 41%.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo một nguồn tin thân cận, công ty đã bổ nhiệm 3 giám đốc mới để phụ trách các mảng kinh doanh chính trong Alibaba Cloud Intelligence, trong đó hai người báo cáo trực tiếp với CEO Eddie Wu.
Một mảng quan trọng là điện toán đám mây công cộng, cung cấp dịch vụ đám mây cho nhóm khách hàng doanh nghiệp ở Trung Quốc, sẽ do ông Liu Weiguang lãnh đạo, nguồn tin cho hay.
Mục tiêu của cuộc cải tổ này là nhằm lấy lại thị phần đã mất từ tay các đối thủ vốn được nhà nước hậu thuẫn. Nó diễn ra một tuần sau khi Alibaba rút lại kế hoạch chia tách và niêm yết đơn vị Cloud Intelligence, khiến các nhà đầu tư thất vọng và dẫn đến đợt bán tháo 24 tỷ USD trong hai ngày.
Hai nhà quản lý cấp cao khác cùng với ông Liu ở vị trí cao nhất, điều hành các bộ phận nhỏ hơn về dịch vụ đám mây lai và cơ sở hạ tầng đám mây. Cả ba đều là những người kỳ cựu trong lĩnh vực kinh doanh và sẽ phụ trách phần lớn thị trường Trung Quốc.
Điện toán đám mây là trọng tâm trong các sáng kiến trí tuệ nhân tạo của Alibaba. Tập đoàn có trụ sở tại Hàng Châu này đã phát hành mô hình ngôn ngữ lớn của riêng mình, Tongyi Qianwen, và cũng đầu tư vào các startup đang phát triển mạnh mẽ như Zhipu AI và Baichuan.
Chủ tịch Alibaba Joseph Tsai cho biết đơn vị đám mây này hiện tài trợ cho một nửa số công ty AI tân tiến của Trung Quốc và phục vụ khoảng 80% công ty công nghệ của quốc gia này.
Đợt bổ nhiệm mới này có thể báo trước về một cuộc tái cơ cấu rộng hơn sau quyết định bất ngờ của Alibaba vào tuần trước về việc hủy bỏ kế hoạch chia tách. Sự đảo ngược đó làm dấy lên nghi ngờ về cuộc cải tổ mang tính lịch sử được thực hiện chỉ vài tháng trước đó nhằm cố gắng vực dậy vận mệnh của một biểu tượng Trung Quốc.
Sự kiện này xảy ra cũng trùng với thời điểm tập đoàn ghi nhận tốc độ tăng trưởng doanh thu ở lĩnh vực đám mây sụt giảm mạnh trước sự cạnh tranh của các đối thủ như China Telecom Corp.
“Sự thay đổi về ban lãnh đạo tại Alibaba Cloud dường như không làm thay đổi triển vọng tăng trưởng của họ, bởi lĩnh vực này sắp bị chi phối bởi các doanh nghiệp thuộc sở hữu của chính phủ và các nhà cung cấp liên kết với nhà nước.
Tencent và Alibaba đã mất thị phần vào tay Huawei và ba công ty viễn thông quốc gia trong nửa đầu năm nay, điều này cho thấy chính phủ ngày càng tham gia sâu hơn vào lĩnh vực điện toán đám mây của Trung Quốc. Chúng tôi kỳ vọng xu hướng này sẽ tiếp tục sang năm 2024 và cho rằng Alibaba có rất ít lựa chọn chiến lược”, Robert Lea, chuyên gia phân tích tại Bloomberg Intelligence, nhận định.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
M Village là startup thứ hai của Nguyễn Hải Ninh sau khi rời The Coffee House.
Theo thông tin mới đây, startup co-living M Village của Nguyễn Hải Ninh – đồng sáng lập kiêm cựu CEO The Coffee House, đã huy động được 2,3 triệu USD trong vòng gọi vốn nội bộ để đẩy nhanh kế hoạch mở rộng.
Động thái diễn ra một năm sau khi startup này huy động được 3,7 triệu USD từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, bao gồm Simple Tech Investment (STI), công ty đầu tư mạo hiểm (VC) Singapore Vulpes Ventures, công ty VC Nhật Bản Genesia Ventures và Access Ventures.
Được thành lập vào năm 2021, M Village không chỉ cung cấp chỗ ở ngắn hạn và dài hạn trong các căn hộ hiện đại với tầm nhìn đẹp mà còn là một hệ sinh thái tiện lợi gồm không gian làm việc, dịch vụ ăn uống, cơ sở y tế và cộng đồng sinh thái,… Tất cả đều được kết nối bởi công nghệ.
Cho đến nay, M Village đã vận hành khoảng 30 không gian tại TP HCM, với tỷ lệ lấp đầy hơn 90%.
Năm nay, M Village dự kiến sẽ mở thêm 20 chi nhánh nữa, nâng tổng năng lực lên 1.200 phòng, tăng gấp 4 lần so với năm ngoái. Công ty cũng sẽ mở rộng tại Hà Nội vào tháng tới.
Trong số các nhà đầu tư rót vốn cho M Village lần này, STI chuyên đầu tư vào các mô hình kinh doanh chuyển đổi kỹ thuật số ở Đông Nam Á, chẳng hạn như 24h, SieuViet Group, Anycar hoặc 30Shine.
Trong khi đó, Vulpes Ventures và Genesia Ventures tập trung vào các startup giai đoạn đầu.
Vào tháng 5 năm nay, Genesia Ventures đã đóng quỹ thứ ba với số vốn 110 triệu USD, quỹ này sẽ hỗ trợ các khoản đầu tư vào các startup giai đoạn tiền hạt giống và hạt giống ở Nhật Bản và Đông Nam Á.
Theo một số nghiên cứu gần đây, millennials (hay Gen Y) và Gen Z sẽ chiếm 30% lực lượng lao động tại Việt Nam vào năm 2025. Họ có lối sống linh hoạt và thích khám phá các dịch vụ ăn ở mới, độc đáo và tiết kiệm chi phí để tích lũy những trải nghiệm.
Trong những năm gần đây, lĩnh vực co-living ở Đông Nam Á đã chứng kiến một số hoạt động thú vị. Vào tháng 7, nền tảng co-living tên là Hmlet có trụ sở tại Singapore đã đổi thương hiệu thành Habyt dưới sự lãnh đạo mới của ông Jonathan Wong.
Hmlet cũng đã khai trương khách sạn đầu tiên tại Singapore vào tháng 1/2023. Tuy nhiên, công ty đã đóng cửa hoạt động tại Australia vào năm 2021 và nộp đơn thanh lý tự nguyện để tập trung vào các thị trường cốt lõi của mình là Singapore, Hong Kong và Nhật Bản.
Hmlet đã huy động được 40 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B do Burda Principal Investments dẫn đầu vào năm 2019. Peak XV Partners (khi đó là Sequoia India), Mitsubishi Real Estate và công ty đầu tư mạo hiểm Australia Reinventure cũng tham gia.
Năm ngoái, nhà cung cấp không gian co-living Singapore là The Assembly Place đã ký kết thỏa thuận mua lại tất cả tài sản của đối thủ Libeto – đơn vị điều hành Libeto Commontown (Singapore).
Năm 2022, Bespoke Habitat, một startup co-living có trụ sở tại Singapore, cũng đã huy động được 1 triệu USD đầu tiên nhằm hỗ trợ việc mở rộng lên 350 căn hộ tại Singapore.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Công cụ mới của Google có thể giúp các nền tảng mạng xã hội và diễn đàn (forum) xếp hạng cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs).
Theo đó, Google vừa giới thiệu các công cụ mới dành cho chủ sở hữu trang web, bao gồm cả những người đang điều hành các website hay nền tảng truyền thông xã hội và diễn đàn thảo luận, những người muốn nâng cao thứ hạng nội dung của họ trên trang kết quả tìm kiếm của Google.
Trong khi các thủ thuật gian lận SEO đang ngày càng làm xấu đi chất lượng của các nội dung trên trang kết quả tìm kiếm, Google đang tìm cách ưu tiên cho các nội dung thực sự có giá trị (thay vì các nội dung được xếp hạng cao do gian lận SEO).
Cách đây không lâu, Google đã cho ra mắt bộ lọc tìm kiếm được gọi là “Perspectives”, nhằm mục tiêu làm nổi bật các bài đăng từ các diễn đàn thảo luận như Reddit, các trang hỏi đáp như Quora và các nền tảng mạng xã hội trong kết quả tìm kiếm của mình. Tính năng này lần đầu tiên xuất hiện trên thiết bị di động và đã được ra mắt cho người dùng máy tính để bàn vào đầu tháng này cùng với các thay đổi tìm kiếm khác.
Với các công cụ mới, Google sẽ cung cấp cho các website thông báo đến công cụ tìm kiếm các dấu hiệu về cách cấu trúc dữ liệu của website của họ để nội dung của họ được hiển thị chính xác và “đầy đủ nhất có thể” trong Kết quả tìm kiếm của Google.
Ví dụ: với công cụ ProfilePage markup mới, bất kỳ website nào nơi các nhà sáng tạo nội dung có thể đăng bài đều có thể được hiển thị trực tiếp những thông tin về tài khoản của họ trong kết quả tìm kiếm, bao gồm các trường thông tin như tên, ảnh hồ sơ, số lượng người theo dõi hoặc mức độ phổ biến của nội dung của họ.
Trong khi đó, công cụ DiscussionForumPosting Markup sẽ giúp Google nhận dạng tốt hơn các cuộc hội thoại đến từ bất kỳ diễn đàn hoặc trang thảo luận trực tuyến nào trên môi trường web.
Mặc dù Google được cho là vượt trội hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh trong mảng tìm kiếm, số liệu mới nhất cũng cho thấy Google Search hiện chiếm hơn 95% thị phần, nhưng chất lượng của các kết quả tìm kiếm chưa bao giờ là chủ đề hết gây tranh cãi. Trong khi các gian lận về SEO vẫn sẽ tiếp diễn, Google dường như sẽ phải tiếp tục cải thiện thuật toán của mình, đặc biệt là khi AI đang phát triển hơn bao giờ hết.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sau các phát ngôn khá nhạy cảm của Elon Musk trước việc các nhà quảng cáo lớn như Apple và Disney, dữ liệu cho thấy có thể có nhiều nhà quảng cáo hơn sẽ rời bỏ X (Twitter).
Lại một tuần sóng gió nữa diễn ra với mạng xã hội X (Twitter) sau các phát ngôn gây tranh cãi của Elon Musk.
Trước phát ngôn của Elon Musk, nhiều nhà quảng cáo lớn như Walt Disney, Warner Bros. Discovery hay cả Apple đã tạm dừng hoạt động quảng cáo trên X do những lo ngại an toàn trên nền tảng khi Elon Musk đăng tải các nội dung được cho là chống người Do Thái.
Sau khi xin lỗi về bài đăng của mình trong khi phát biểu tại sự kiện New York Times DealBook mới đây, Elon Musk lại tiếp tục đưa ra những chỉ trích thô tục trước việc các nhà quảng cáo đang rời bỏ X.
Elon Musk đặc biệt gay gắt tới phát biểu của Giám đốc điều hành Walt Disney Bob Iger, người đã phát biểu trước đó tại sự kiện và nói rằng mối quan hệ giữa thương hiệu với X “không phải là điều tích cực”.
Trong khi nền tảng được dự báo là sẽ chứng kiến nhiều cuộc rời bỏ hơn nữa, trong một bản ghi nhớ gửi nhân viên, CEO của X là bà Linda Yaccarino lại cho biết rằng cuộc phỏng vấn của Elon Musk là “thẳng thắn và sâu sắc” đồng thời khuyến khích nhân viên nên xem nó. Bà này nhắc lại rằng sứ mệnh của X là trở thành một nền tảng mở không có sự kiểm duyệt.
Một giám đốc điều hành tại một công ty mua quảng cáo lớn trên toàn cầu, người từ chối nêu tên, cho biết chỉ có một khách hàng lớn đang tiếp tục quảng cáo trên X.
“(Musk) dường như rất quyết tâm phá hủy nền tảng này,” vị giám đốc điều hành này nói.
X có nguy cơ không chỉ mất đi các nhà quảng cáo là doanh nghiệp mà còn cả tiền từ các ứng cử viên chính trị, một nguồn doanh thu mở cửa trở lại sau khi nền tảng dỡ bỏ lệnh cấm quảng cáo chính trị.
Theo AdImpact, chuyên theo dõi quảng cáo chính trị, chi tiêu quảng cáo chính trị của Mỹ vào năm 2024 – khi cuộc bầu cử tổng thống sẽ được tổ chức – dự kiến sẽ đạt mức kỷ lục 10,2 tỷ USD.
Mike Nellis, Giám đốc điều hành của Authentic, một Agency về Digital Marketing thường xuyên làm việc với các ứng cử viên Đảng Dân chủ trong đó có Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, cho biết ông dự định nói chuyện với tất cả khách hàng của mình về việc liệu có nên tiếp tục chi tiêu cho X hay không.
X đã bị chỉ trích vì kiểm duyệt nội dung lỏng lẻo, đặc biệt là từ các nhà quảng cáo không muốn quảng cáo của họ xuất hiện bên cạnh nội dung không phù hợp.
Theo dữ liệu từ công ty phân tích truyền thông Guideline, công ty chuyên theo dõi dữ liệu chi tiêu quảng cáo từ các agency quảng cáo lớn, chi tiêu quảng cáo cho X ở Mỹ từ tháng 1 đến tháng 10 năm nay đã giảm 64% so với cùng kỳ năm 2022.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Một nhà lãnh đạo hiệu quả không nhất thiết phải là người tuân theo một khuôn mẫu hay công thức sẵn có nào đó, thay vào đó là người theo đuổi các nguyên lý nền tảng để trở thành một nhà lãnh đạo thực sự am hiểu tổ chức và dẫn dắt hiệu quả.
Trong thế giới VUCA, cùng với sự bất ổn của nền kinh tế, và sự phát triển nhanh chóng của các yếu tố công nghệ, một nhà điều hành hay lãnh đạo hiệu quả không nhất thiết phải là người tuân theo các công thức rập khuôn sẵn có, thậm chí họ càng tuân theo những thứ có sẵn thì họ càng đối mặt với khó khăn khi mọi thứ đã trở nên lỗi thời.
Trên thực tế, không có bất cứ một hình mẫu lý tưởng nào dùng để miêu tả một nhà lãnh đạo hiệu quả. Họ có thể là nam, có thể là nữ, có thể là người hướng nội hay cũng có thể là người hướng ngoại. Mỗi người trong số họ cũng có các điểm mạnh và điểm yếu hoàn toàn khác nhau.
Vậy điểm chung nếu có giữa họ là gì, hay nói cách khác liệu có bất cứ nguyên tắc (không phải công thức thành công) nào mang tính định hướng chung cần có hay không. Câu trả lời là có, dưới đây là 8 nguyên tắc cơ bản mà bạn có thể thực hiện nếu thực sự mong muốn đi trên con đường trở thành nhà lãnh đạo hiệu quả.
8 nguyên tắc đó bao gồm:
Họ hỏi: “Cần phải làm gì?”
Họ hỏi: “Điều gì là phù hợp với doanh nghiệp?”
Họ đã phát triển các kế hoạch hành động (Action Plan).
Họ chịu trách nhiệm với các quyết định.
Họ nhận trách nhiệm cho các giao tiếp.
Họ tập trung vào cơ hội hơn là vấn đề.
Họ điều hành các cuộc họp một cách hiệu quả.
Họ nghĩ và nói “chúng ta” hoặc “chúng tôi” thay vì “tôi”.
2 nguyên tắc đầu tiên giúp nhà lãnh đạo có được những hiểu biết và kiến thức cơ bản về tổ chức. 4 nguyên tắc tiếp theo sẽ giúp nhà lãnh đạo biến kiến thức thành các hành động hiệu quả. Và 2 nguyên tắc cuối cùng có thể đảm bảo rằng toàn bộ tổ chức hay con người trong tổ chức đều cảm thấy có trách nhiệm và chịu trách nhiệm với vai trò của mình.
Khi biến các bản kế hoạch thành hành động, các nhà lãnh đạo cần đặc biệt chú ý đến việc ra quyết định, giao tiếp, cơ hội (thay vì là vấn đề) và các cuộc họp.
Chịu trách nhiệm cho các quyết định.
Về tổng thể, nhà lãnh đạo nên ra quyết định khi biết rõ:
tên của người chịu trách nhiệm thực hiện;
thời hạn;
tên của những người (hay các bên liên quan) sẽ bị ảnh hưởng bởi quyết định (và do đó chính các bên này cũng phải biết, hiểu và chấp thuận nó — hoặc ít nhất là không phản đối quyết định đó) — và
tên của những người phải được thông báo về quyết định, ngay cả khi họ không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các quyết định đó.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, các nhà lãnh đạo thường gặp rắc rối trong quá trình ra quyết định vì không nắm rõ các nguyên tắc cơ bản trên.
Việc xem xét lại các quyết định một cách định kỳ cũng quan trọng không kém việc xem xét các quyết định vào thời điểm đã được thống nhất trước cũng như việc đưa ra các quyết định đó một cách cẩn thận ngay từ đầu.
Bằng cách này, một quyết định sai lầm có thể được sửa chữa trước khi nó gây ra những thiệt hại đáng kể cho doanh nghiệp và tổ chức.
Trong khi các nghiên cứu về các quyết định của con người cho thấy rằng chỉ có 1/3 những lựa chọn là thực sự thành công, 1/3 có khả năng là hòa – không thành công cũng không thất bại hoàn toàn, và 1/3 là thất bại, việc xem xét kỹ lưỡng quá trình ra quyết định thực sự rất quan trọng, đặc biệt là với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp khi quyết định của họ thường sẽ làm ảnh hưởng tới rất nhiều người (ví dụ nhân viên).
Các nhà điều hành hiệu quả nhất biết điều này và do đó họ thường xuyên kiểm tra kết quả của các quyết định của họ sau một khoảng thời gian nhất định.
Trong một doanh nghiệp được quản lý tốt, người ta hiểu rằng khi một nhân viên thất bại trong công việc mới, đặc biệt là sau khi họ được thăng chức, thì họ cũng không phải là người duy nhất đáng trách.
Các nhà lãnh đạo hay giám đốc điều hành cũng cần có trách nhiệm với tổ chức và các đồng nghiệp của mình, điều này có nghĩa là họ không được dung thứ cho những cá nhân không làm việc hiệu quả trong những công việc quan trọng.
Việc một nhân viên làm việc kém hiệu quả có thể không phải do lỗi của chính nhân viên mà có thể là do nhà lãnh đạo đã bổ nhiệm sai, nhưng dù vậy, nhân viên cuối cùng vẫn là người bị sa thải.
Các nhà lãnh đạo có trách nhiệm với tổ chức và đồng nghiệp của họ là không dung thứ cho những người không thực hiện tốt những công việc quan trọng.
Việc tập trung kiểm tra kết quả của một quyết định so với mong đợi của nó sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo thấy được điểm mạnh của họ là gì, họ cần cải thiện ở điểm nào và họ thiếu kiến thức hoặc thông tin ở những điểm nào. Nó cho họ thấy sự thiên vị trong cách họ ra quyết định và cách sự thiên vị đó gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Việc xem xét các quyết định một cách có hệ thống cũng cho thấy những điểm yếu của nhà lãnh đạo, đặc biệt là những lĩnh vực mà họ đơn giản là không đủ năng lực để ra quyết định. Trong trường hợp này, những nhà điều hành thông minh là người sẽ không đưa ra quyết định hay hành động. Thay vào đó họ ủy thác. Các lãnh đạo thiên tài cũng đều làm như vậy.
Chịu trách nhiệm giao tiếp.
Các nhà lãnh đạo hay điều hành hiệu quả luôn đảm bảo rằng cả kế hoạch hành động và nhu cầu thông tin của họ đều cần được hiểu rõ. Cụ thể, điều này có nghĩa là họ chia sẻ kế hoạch của mình và xin ý kiến từ tất cả đồng nghiệp có liên quan — bao gồm cấp trên, cấp dưới hay cả từ các đồng nghiệp. Đồng thời, họ cho mỗi người biết rõ những thông tin họ cần để hoàn thành công việc được giao.
Trong khi luồng thông tin từ cấp dưới đến cấp cao hơn thường là điều được chú ý nhiều nhất. Một nhà lãnh đạo hiệu quả hiểu rằng luồng thông tin từ trên xuống dưới cũng quan trọng không kém.
Trong một tổ chức kém hiệu quả, trong khi những người không cần thông tin thường lại có rất nhiều thông tin, ngược lại, một người thực sự cần thông tin nhưng lại có quá ít. Đây cũng là bài toán phân bổ dữ liệu mà một nhà lãnh đạo hiệu quả cần tập trung xử lý.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Các nhà đầu tư của Stability AI, startup đứng sau công cụ tạo ảnh từ văn bản nổi tiếng Stable Diffusion, được cho là đang buộc CEO Emad Mostaque từ chức.
Theo một số nguồn tin nói với Bloomberg, Stability AI đã tự coi mình là “mục tiêu bị mua lại” trong những tuần qua, thậm chí bắt đầu thảo luận với các công ty tiềm năng. Một nguồn tin cho biết các cuộc đàm phán chưa có kết quả, do đó Stability AI đang tính đến việc rút ngắn những quy trình không cần thiết.
Áp lực được cho là ngày càng tăng từ một số nhà đầu tư lớn nhất liên quan đến tình hình tài chính của Stability AI – startup từng là “con cưng” của các quỹ đầu tư mạo hiểm. Tháng trước, Coatue Management – một trong những quỹ đã đầu tư hàng chục triệu USD vào Stability AI – đã gửi thư kêu gọi CEO Emad Mostaque từ chức.
Mostaque nằm trong số những người khởi xướng và làm bùng nổ cơn sốt AI tổng quát, tương tự Sam Altman của OpenAI. Tuy nhiên, khác với Altman, Mostaque thường xuyên gây tranh cãi khi sử dụng nhiều chiêu trò và sự cường điệu để gây chú ý.
Nguồn tin tiết lộ, Coatue Management nhận thấy dưới sự lãnh đạo của Mostaque, một số quản lý cấp cao có tài đã lần lượt rời đi, đặt Stability AI vào một tương lai bấp bênh về tài chính.
Coatue Management từ chối bình luận. Người phát ngôn của Stability AI cho biết: “Dù một số bên đã bày tỏ sự quan tâm đến việc mua Stability AI, chúng tôi không cố gắng bán công ty và vẫn tập trung phát triển các sản phẩm hàng đầu. Dưới sự lãnh đạo và quản lý của CEO Mostaque, chúng tôi đã tạo nên nhiều thành công. Các nhà đầu tư vẫn tin tưởng vào Stability AI”.
Trong khi đó, một nguồn tin nói với Fortune, Stability AI đã tìm cách liên hệ với một số bên mua. Một trong đó là Cohere, công ty khởi nghiệp ở Canada, hiện nghiên cứu các sản phẩm AI cho mục đích riêng. Dù vậy, Cohere từ chối tham gia vào cuộc đàm phán. Stability AI cũng đã tiếp cận Jasper, công ty khởi nghiệp xây dựng phần mềm AI giúp tạo ra tài liệu marketing, nhưng không đạt được kết quả.
Mostaque thành lập Stability AI năm 2019. Ban đầu, công ty tập trung vào việc dùng AI để xử lý thông tin liên quan đến Covid-19. Tuy nhiên, khi làn sóng AI bắt đầu nhen nhóm, Mostaque nhận ra cơ hội mới.
Công cụ Stable Diffusion nổi lên giữa năm ngoái với khả năng biến văn bản thành hình ảnh – điều đa số công cụ AI trước đó chưa làm được hoặc không tạo cảm giác chân thực. Ngay sau đó, Coatue Management và một quỹ lớn khác là Lightspeed Venture Partners rót 100 triệu USD, giúp họ được định giá hơn một tỷ USD. Giữa năm nay, giá trị Stability AI tăng nhanh với ước tính bốn tỷ USD.
Để xây dựng tên tuổi Stability AI, Mostaque đã thực hiện nước cờ mà theo các cựu nhân viên là cực kỳ mạo hiểm, gồm những lời hứa hẹn, sự phóng đại cùng nhiều chiêu trò khác khi thực hiện các dự án AI. Điều này khiến startup gây nhiều tranh cãi, thậm chí vướng vào lùm xùm với các cơ quan nhà nước.
Gần đây, công cụ Stable Diffusion cũng được dùng để tạo các bức ảnh gây tranh cãi, như ảnh Giáo hoàng Francis trong chiếc áo khoác phồng, nữ diễn viên Emma Watson trong vai nàng tiên cá và cựu Tổng thống Donald Trump chạy trốn khỏi FBI. Sự chân thực của ảnh đã làm dấy lên lo ngại về sự phát tán ngày càng tăng của các tác phẩm deepfake khó phân biệt.
Stability AI gặp phải vấn đề khủng hoảng tiền mặt từ giữa năm nay. Theo bảy nhân viên và cựu nhân viên tiết lộ với Forbes, Stability AI nợ lương trong nhiều tháng, thậm chí có người hơn một năm chưa nhận lương. Eric Hallahan, một cựu thực tập sinh, nói anh vẫn chờ được thanh toán số tiền cộng tác từ tháng 8/2022 cho 181 trong số 300 giờ đã làm việc.
Bất chấp những tranh cãi, Stability AI vẫn được Intel đầu tư gần 50 triệu USD dưới dạng trái phiếu chuyển đổi. Đến nay, công ty vẫn chi nhiều cho các hoạt động nhưng nguồn thu hạn chế. Theo hai nguồn tin nói với Bloomberg, kể từ sau thỏa thuận với Intel, Stability đang chi khoảng 8 triệu USD mỗi tháng cho vận hành và trả lương cho nhân viên.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google sẽ trả cho các nhà xuất bản (Publisher) của Canada 73 triệu USD mỗi năm để giữ các nội dung tin tức trong trang tìm kiếm (SERPs) của Google.
Phản ứng lại với yêu cầu của các nhà xuất bản Canada về việc buộc Google hoặc là trả phí để thu thập các nội dung tin tức hoặc là cấm không được hiển thị nội dung của họ trên trang kết quả tìm kiếm của Google, Google đang chọn phương án trả phí.
Cụ thể, Google sẽ phải trả cho các nhà xuất bản Canada 73 triệu USD mỗi năm để giữ tin tức trên trang kết quả tìm kiếm của mình.
Quyết định của Google được đưa ra trong bối cảnh châu Âu sẽ công bố Đạo luật Tin tức Trực tuyến (Online News Act) mới vào ngày 19/12 sắp tới, các chính sách mới được cho là bảo vệ mạnh mẽ quyền lợi của người dùng cũng như hạn chế yếu tố độc quyền của các Big Tech.
Trước đó, chính Google đã phản đối quyết liệt yêu cầu của các nhà xuất bản Canada đồng thời còn thông báo rằng công cụ tìm kiếm sẽ dừng hiển thị các liên kết của các nội dung tin tức của các nhà xuất bản thay vì phải trả phí.
Bộ trưởng Di sản Canada Pascale St-Onge cho biết trong một tuyên bố rằng: “Một hệ sinh thái tin tức bền vững sẽ tốt cho tất cả mọi người. Sức khỏe của ngành tin tức Canada chưa bao giờ gặp rủi ro nhiều hơn thế.”
Trái ngược với Google “đã quay đầu”, Meta, công ty mẹ của Facebook và Instagram vẫn giữ nguyên lập trường là từ chối thanh toán cho các nhà xuất bản bất chấp lệnh cấm. Người phát ngôn của Meta cho biết sẽ xóa tin tức khỏi Facebook và Instagram ở Canada.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Hơn một nửa người dùng (Mỹ) được khảo sát nói sẽ không mua YouTube Premium mà sẽ hạn chế xem hoặc rời bỏ nền tảng này.
Theo khảo sát mới công bố của công ty tư vấn quyền dữ liệu All About Cookies, nhiều người dùng YouTube cho biết đang cân nhắc dùng thêm trình chặn quảng cáo sau động thái mới của Google. Cụ thể, 22% nói sẽ tìm cách để tiếp tục dùng công cụ chặn quảng cáo, 16% giảm thời gian xem YouTube và 15% đang tìm kiếm nền tảng video khác để xem.
Khảo sát được thực hiện trên 1.000 người sử dụng YouTube tại Mỹ, với 6 lựa chọn. Ngoài ba phương án trên, người dùng cũng có thể chọn sẽ trả tiền để mua dịch vụ YouTube Premium, giảm sử dụng trình chặn quảng cáo, hoặc không có thay đổi gì.
Trong số những người được hỏi, chỉ 12% cho biết sẽ mua YouTube Premium, và 11% dừng việc chặn quảng cáo. Về mức giá được cho là “hợp lý” với YouTube Premium, 23% người được khảo sát cho rằng nên dưới 5 USD mỗi tháng, trong khi 14% gợi ý mức dưới 10 USD. Giá của dịch vụ này tại Mỹ là 14 USD/tháng sau lần tăng giá gần nhất vào tháng 7.
YouTube bắt đầu mạnh tay với ứng dụng chặn quảng cáo từ tháng 6. Ngày 31/10, Giám đốc truyền thông YouTube Christopher Lawton xác nhận nền tảng sẽ “trấn áp” trình chặn quảng cáo ở quy mô toàn cầu.
Quảng cáo là một trong những nguồn thu chính của YouTube, tuy nhiên gây khó chịu do tần suất quá dày. Hiện loại quảng cáo phổ biến trên nền tảng là 2 video ngắn (dưới 15 giây) ở đầu, trong đó người dùng có thể bỏ qua một quảng cáo sau vài giây và phải xem hết video còn lại.
Hồi tháng 5, Anne Marie Nelson-Bogle, Phó chủ tịch phụ trách quảng cáo của YouTube, cho biết nền tảng này đang lên kế hoạch chuyển sang dạng quảng cáo dài 30 giây, không cho người dùng bỏ qua ở đầu video. Đại diện YouTube cho rằng thời lượng dài sẽ hiệu quả hơn cho nội dung được tài trợ. Ngoài ra, người dùng cũng có thể phải xem quảng cáo khi bấm tạm dừng video.
Giải pháp chính thức để loại bỏ quảng cáo YouTube là gói Premium. Tại Việt Nam, gói Premium có giá 79.000 đồng mỗi tháng cho người dùng cá nhân, 149.000 đồng cho gói gia đình tối đa 5 thành viên và 49.000 đồng nếu là sinh viên.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Charlie Munger chỉ ra hai chướng ngại lớn nhất đối với nỗ lực làm giàu của thế hệ trẻ là giá bất động sản đắt đỏ và bản chất ngày càng phức tạp của việc đầu tư.
Charlie Munger là một nhà đầu tư xuất chúng, từng đảm nhiệm nhiều trọng trách khác nhau, từ Giám đốc của công ty xuất bản Daily Journal cho đến Phó Chủ tịch Berkshire Hathaway. Ông có kinh nghiệm hàng chục năm trong lĩnh vực đầu tư và tài chính. Do đóm những lời khuyên của ông thường có giá trị lớn.
Munger có một số lời khuyên dành cho những nhà đầu tư trẻ tuổi muốn tạo dựng dấu ấn trong thế giới tài chính. Tại cuộc họp thường niên củaDaily Journal năm 2022, ông cảnh báo lứa sinh viên mới tốt nghiệp rằng việc làm giàu và duy trì sự giàu có sẽ “khó khăn hơn hẳn” so với trước đây.
Ông chỉ ra hai vật cản lớn đối với mục tiêu làm giàu của giới trẻ là lạm phát, giá bất động sản phi mã và bản chất ngày càng phức tạp của công việc đầu tư.
Bất động sản: Theo Munger, thời đại “một chiến lược đầu tư phù hợp cho tất cả mọi người” đã lùi vào dĩ vãng. Nguyên do là giá bất động sản đã tăng vọt trong vài thập kỷ qua.
Năm 1980, hai năm sau khi Munger nhận chức Phó Chủ tịch tại Berkshire, giá nhà trung vị tại California là 80.055 USD. Sau khi điều chỉnh cho lạm phát, số tiền đó tương đương khoảng 292.000 USD vào năm 2021.
Nhưng trong năm này, giá nhà trung vị thực tế tại California đã vọt lên khoảng 800.000 USD, theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản California.
Munger cảnh báo rằng việc sở hữu một danh mục cổ phiếu được đa dạng hóa có thể không còn đáng tin như trước nữa. Ông dự đoán môi trường đầu tư sẽ trở nên thách thức hơn nhiều so với những gì các thế hệ trước phải đối mặt.
Đầu tư phức tạp: Munger gợi ý người trẻ nên tìm kiếm những lời khuyên đầu tư đã được cá nhân hóa (personalized) để hỗ trợ bản thân trong môi trường đầu tư phức tạp hiện nay.
Ông lưu ý rằng nhà đầu tư nên cân nhắc kỹ năng của bản thân hoặc của cố vấn tài chính trước khi ra quyết định lớn. Đối với những người thấy việc đầu tư phức tạp và khó hiểu, Munger nói: “Chào mừng đến với cuộc sống của người trưởng thành!”.
Trước đây, Munger thường nói rằng một danh mục gồm các cổ phiếu phổ thông được đa dạng hóa có thể đem về cho các nhà đầu tư thông minh tỷ suất lợi nhuận mỗi năm khoảng 10%. Nhưng giờ ông thừa nhận rằng chiến lược này không còn chắc chắn nữa.
Tờ Benzinga dẫn lời Munger cho hay: “Tôi không nghĩ rằng tương lai sẽ đem đến cho những người trẻ vừa tốt nghiệp đại học cơ hội đầu tư dễ dàng như thế”.
Nhưng những lời Munger nói không có nghĩa là các nhà đầu tư trẻ tuổi không còn cơ hội làm giàu. Warren Buffett, người bạn lâu năm của Munger và là Chủ tịch Berkshire Hathaway, từng chỉ ra một cánh cổng đến với thế giới đầu tư: quỹ chỉ số.
Buffett khuyến nghị nhà đầu tư để tiền vào các quỹ mô phỏng biến động của chỉ số S&P 500 và nắm giữ nó trong khoảng thời gian dài. Chiến lược này đơn giản nhưng đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn.
Kể từ đầu năm 2022 đến nay, chỉ số S&P 500 đã giảm khoảng 17%. Nhưng thành công của Munger và Buffett đã được xây dựng dựa trên sự kiên nhẫn, do đó việc học theo tấm gương của hai người và đầu tư trong dài hạn có thể là chiến lược tốt nhất.
Ngay cả những nhà đầu tư giỏi nhất cũng có lúc sai lầm. Nhưng những lời khuyên khôn ngoan của Munger đặc biệt đáng chú ý đối với các nhà đầu tư trẻ tuổi đang phải đối mặt với nhiều khó khăn hiện nay.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Số tiền đóng thuế lớn đòi hỏi các tổ chức, doanh nghiệp phải có đội ngũ kế toán giỏi. Ngày nay, thay vì sở hữu đội kế toán riêng nhiều doanh nghiệp, cá nhân có xu hướng thuê ngoài để làm các dịch vụ thuế trọn gói.
Thời đại công nghệ thông tin, lượng người dùng các ứng dụng như Facebook, TikTok, Netflix… tại Việt Nam ngày càng tăng cao. Điều này mang lại doanh thu, lợi nhuận lớn cho các đơn vị chủ quản.
Theo thông tin từ Tổng cục thuế, Facebook, TikTok, Netflix… đã nộp khoản thuế hơn 11.000 tỷ đồng ở Việt Nam.
Quy định nộp thuế đối với doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
Đối với mọi doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều phải chấp hành quy định đóng thuế theo pháp luật. Vì vậy, doanh nghiệp nước ngoài khi hoạt động tại Việt Nam sẽ phải nộp thuế.
Đó là lý do vì sao các ông lớn như Facebook, TikTok hay Netflix… hoạt động ở Việt Nam đều chấp hành quy định đóng thuế.
Các doanh nghiệp nước ngoài nếu không chấp hành quy định đóng thuế sẽ bị xem là vi phạm. Khi vi phạm, tùy vào tính chất, cơ quan thuế sẽ gửi thông báo cảnh báo, nhắc nhở hoặc xử phạt theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
Về số tiền đóng thuế đối với doanh nghiệp nước ngoài sẽ không cố định. Tùy vào tính chất ngành nghề kinh doanh, mức thuế cần đóng sẽ có sự khác nhau.
Để nắm rõ cách tính toán số tiền thuế, phương thức nộp, các doanh nghiệp nước ngoài có thể lựa chọn thuê dịch vụ kế toán thuế trọn gói.
Đội ngũ kế toán viên am hiểu về thuế và các quy định hiện hành sẽ giúp các doanh nghiệp nộp thuế chuẩn nhất.
Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đã nộp bao nhiêu tiền thuế?
Hiện nay, cơ quan thuế đang tích cực rà soát và vận động tất cả các cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước tuân thủ việc nộp thuế. Với sự siết chặt này, các doanh nghiệp đặc biệt là nước ngoài tích cực hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Đáng kể là các “ông lớn” trong lĩnh vực công nghệ như Facebook, Netflix, TikTok…
Với lượng người dùng khổng lồ, doanh thu, lợi nhuận cao, khoản thuế của Facebook, Netflix, TikTok đóng tại Việt Nam cũng rất lớn.
Theo số liệu từ Tổng cục thuế, các doanh nghiệp nước ngoài đã kê khai và nộp khoản thuế lên đến 11.4898 tỷ đồng. Trong đó, 3.478 tỷ đồng là tiền thuế nhận được trong năm 2022.
Trong năm 2023, tính đến thời điểm này, số tiền thuế nhận được là 8.020 tỷ đồng. Mặc dù, chưa hết năm nhưng số tiền của 2023 đã gấp đôi so với 2022. Xu hướng sử dụng dịch vụ thuế trọn gói
Kê khai thuế và nộp thuế là hạng mục công việc khá phức tạp. Công việc này đòi hỏi những người có kiến thức chuyên môn dày dặn và kinh nghiệm làm thuế.
Vì vậy, với những doanh nghiệp non trẻ hay cá nhân làm công việc freelancer thu nhập cao thuộc đối tượng phải nộp thuế, thay vì tự làm thường có xu hướng tìm đến các đơn vị chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán thuế.
Lựa chọn này sẽ giúp tránh những sai sót trong quá trình nộp thuế dẫn đến bị xử phạt và nhiều rắc rối không đáng có.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Năm 1965, một cặp vợ chồng trung niên ở thành phố Omaha thuộc bang Nebraska đã phải đau đầu lập kế hoạch hưu trí sao cho hiệu quả. Nhờ sự cẩn thận trong chi tiêu và một khoản tiền thừa kế khiêm tốn, vợ chồng Dorothy và Myer Kripke đã tiết kiệm được khoảng 67.000 USD, tương đương với khoảng 650.000 USD ngày nay.
Nỗi lo chính của nhà Kripke là bảo toàn và tăng trưởng số tiền trên để đảm bảo hai người không phải sống trong cảnh thiếu thốn khi về già. Sau nhiều tháng trời suy tính căng thẳng, bà Dorothy đưa cho chồng một giải pháp đơn giản: “Hãy đầu tư với người bạn Warren của anh”.
Người bà Dorothy nhắc đến chính là hàng xóm của hai người: Warren Buffett. Ở độ tuổi 35, Warrren Buffett đã có tiếng trong vùng với tư cách là một nhà quản lý đầu tư tài ba.
Khi đó, vợ chồng bà Dorothy hẳn nhiên không hề hay biết rằng người họ nhắc đến sau này sẽ trở thành một trong những nhà đầu tư giỏi nhất thế giới.
Nhà Kripke quen biết Warren Buffett thông qua các buổi chơi bài bridge xã giao và các cuộc họp mặt trong kỳ nghỉ. Ban đầu, ông Myer thấy ngần ngại về việc giao tiền tiết kiệm cả đời cho một nhà quản lý đầu tư trẻ đang phất. Ông lo điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến tình bạn của họ và muốn tránh việc trộn lẫn mối quan hệ cá nhân với tiền bạc.
Vào thời điểm đó, Warren Buffett yêu cầu mỗi khách hàng phải giao cho ông ít nhất 150.000 USD để quản lý, hơn gấp đôi những gì vợ chồng nhà Kripke dành dụm được.
Sự quyết tâm của bà Dorothy đã chiến thắng, và mặc dù ông Myer đã phản đối suốt ba năm, cuối cùng ông cũng đã ngỏ ý với Buffett. Nhà hiền triết xứ Omaha đồng ý mà không có chút do dự, nhấn mạnh rằng ông muốn duy trì tình bạn với hai người kể cả trong trường hợp thua lỗ.
Buffett cho biết: “Tôi thích Myer và tôi muốn làm việc với những người mà vẫn có thể làm bạn dù việc đầu tư không được như ý”.
Trong ba thập kỷ tiếp theo, công việc đầu tư của Buffett đã tăng trưởng theo cấp số nhân. Cùng với đó, khoản đầu tư 67.000 USD của vợ chồng nhà Kripke đã nhân lên nhanh chóng.
Ông Myer kể về hành trình tài chính với Warren Buffett: “Chúng tôi đã tham gia với Buffett từ khá sớm bằng một khoản tiền khiêm tốn. Rồi tiền cứ nhân lên như nấm sau mưa”.
Gia đình Kripke trở thành triệu phú. Đến giữa thập niên 1990, giá trị khoản đầu tư 67.000 USD ban đầu của họ đã tăng vọt thành 25 triệu USD, tương ứng với 40 triệu USD ngày nay sau khi điều chỉnh cho lạm phát, tờ Benzinga cho biết.
Trong giai đoạn đó, giá cổ phiếu của Berkshire Hathaway dao động từ 20.000 đến 40.000 USD/cp. Nếu nhà Kripke có 25 triệu USD vào giữa thập niên 1990 với giá ước tính 30.000 USD/cổ phiếu, điều đó có nghĩa là họ sở hữu khoảng 833 cổ phiếu của Berkshire Hathaway.
Nếu họ không bán ra cổ phiếu nào cho đến khi bà Dorothy qua đời vào tháng 9/2000 thì trị giá của khoản đầu tư này đã tăng gấp đôi lên 50 triệu USD. Đến khi ông Myer mất vào tháng 5/2014, Berkshire được giao dịch với giá 215.000 USD/cp, đồng nghĩa với việc 833 cổ phiếu của họ đáng giá 180 triệu USD.
Ngày nay, người sở hữu 833 cổ phiếu của Berkshire Hathaway có số tài sản hơn 400 triệu USD.
Câu chuyện trên cho thấy hiệu quả của chiến lược đầu tư dài hạn. Nhà đầu tư tìm ra cổ phiếu đúng với tiềm năng tăng trưởng lâu dài mạnh mẽ có thể gặt hái được lợi nhuận phi thường.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon của Mỹ đã giới thiệu chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) mang tên Q (Chatbot Q) dành cho các doanh nghiệp.
Chatbot Q được thiết kế riêng cho các khách hàng sử dụng dịch vụ điện toán đám mây AWS của Amazon và sẽ cạnh tranh trực tiếp với chatbot ChatGPT của OpenAI, chatbot Bard của Google, cũng như các tính năng AI của Microsoft sử dụng công nghệ của OpenAI. Với mức phí 20 USD/tháng, chatbot của Amazon có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ như tóm tắt tài liệu và trả lời các câu hỏi về dữ liệu cụ thể lưu trên máy chủ của công ty.
Trong thông báo trên mạng xã hội X, Giám đốc điều hành Amazon Andy Jassy cho biết, chatbot Q là công cụ AI an toàn, trong đó quyền truy cập vào nội dung sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn.
Trong khi đó, Giám đốc điều hành AWS của Amazon – ông Andrew Selipsky, cho biết khách hàng trên nền tảng đám mây sử dụng chatbot Q cũng có thể giới hạn chatbot truy cập nguồn dữ liệu.
Các chương trình AI tạo sinh của OpenAI đã trở thành tâm điểm chú ý vào cuối năm ngoái, khi ChatGPT thể hiện khả năng tạo ra các bài tiểu luận, bài thơ và cuộc trò chuyện từ những gợi ý ngắn gọn bằng văn bản.
Ngoài công ty khởi nghiệp OpenAI, nhiều “gã khổng lồ” công nghệ như Google, Meta và Microsoft cũng đang chạy đua phát triển AI, trong khi nỗ lực tránh những nguy cơ tiềm tàng của công nghệ này tạo ra những thông tin sai lệch và tiếp tay cho tội phạm mạng.
Trước đó, ngày 25/9, Amazon cho biết đầu tư 4 tỷ USD vào một công ty khởi nghiệp chuyên về trí tuệ nhân tạo. Việc đầu tư này nằm trong nỗ lực của Amazon nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh trong cuộc đua với các đối thủ như OpenAI, Alphabet và Microsoft.
Hiện tại, các đối thủ của Amazon đã và đang đẩy mạnh đầu tư để phát triển công nghệ AI. Ví dụ, kể từ năm 2019, Microsoft đã đầu tư hàng tỷ USD để thành lập đối tác với OpenAI.
Trong khi đó, hồi tháng 5, hãng Google của Tập đoàn công nghệ Alphabet đã đầu tư gần 450 triệu USD vào Anthropic. Những hoạt động đầu tư này cũng cho thấy các công ty điện toán đám mây đang muốn thiết lập quan hệ với các công ty khởi nghiệp AI. Theo đó, xu hướng này sẽ góp phần tái định hình ngành công nghiệp AI.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cùng tìm hiểu tất cả các nội dung về một trong những mạng xã hội lớn nhất toàn cầu đó là mạng xã hội X (tên gọi cũ là Twitter): X là gì, lịch sử hình thành của mạng xã hội X (còn được gọi là Trang X), những tính năng chính của mạng xã hội X là gì, hướng dẫn đăng ký và sử dụng X cho người mới, lượng người dùng X và hơn thế nữa.
Mạng xã hội X nằm trong bức tranh tổng thể là mạng xã hội (Social Network) với quy mô hơn 5 tỷ người dùng toàn cầu tính đến quý 2 năm 2022. Cùng với các nền tảng khác như Facebook, TikTok hay Instagram, X là một trong những nền tảng mạng xã hội lớn nhất toàn cầu với khoảng 250 triệu người dùng toàn cầu tính đến năm 2022.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Cách đăng ký tài khoản và bắt đầu sử dụng mạng xã hội X.
X phân phối và xếp hạng nội dung dựa trên những thành phần chính là gì?
Lượng người dùng và doanh số của một số mạng xã hội lớn toàn cầu như X, Facebook, YouTube, TikTok và Instagram.
X for Business là gì?
X Ads là gì?
Những chiến lược chính để tối ưu tài khoản X.
Một số câu hỏi thường gặp với mạng xã hội hay ứng dụng X là gì?
Bên dưới là nội dung chi tiết.
X (Twitter) là gì?
X (tên cũ là Twitter) là mạng xã hội (Social Network) thuộc Twitter Inc, là một công ty truyền thông xã hội có trụ sở chính tại San Francisco, California, Mỹ.
Về bản chất, X hoạt động giống như một microblog, nơi người dùng có thể giao tiếp với nhau thông qua những đoạn nội dung ngắn bằng văn bản (Text).
Theo số liệu từ Statista, tính đến hết năm 2021, X có khoảng hơn 300 triệu người dùng toàn cầu và ước tính đạt khoảng gần 350 triệu người dùng trong năm 2022.
Cuối cùng, X là một phần của không gian mạng xã hội bao gồm nhiều nền tảng khác nhau. Để có thể tìm hiểu toàn diện về khái niệm mạng xã hội cũng như các nội dung liên quan, bạn có thể xem tại: mạng xã hội là gì
Mạng xã hội X còn được gọi là Trang X.
Lịch sử hình thành của mạng xã hội X.
Vào năm 2006, Jack Dorsey, người đồng sáng lập của X, đã có một ý tưởng rằng – ông sẽ tạo ra một nền tảng giao tiếp dựa trên tin nhắn SMS (SMS-based communications platform), trong đó bạn bè có thể theo dõi nhau bằng cách cập nhật trạng thái (Status).
Ban đầu, X khá giống với các nền tảng nhắn tin truyền thống, tuy nhiên, sau nhiều lần nghiên cứu cùng với người đồng sáng lập Evan Williams, X đã hoàn toàn thay đổi.
Vào ngày 21 tháng 3 năm 2006, Founder Jack Dorsey gửi tweet đầu tiên có nội dung – “just setting up my twitter” (Tài khoản X của tôi vừa được thiết lập).
Vào năm 2007, tại hội nghị South By Southwest Interactive (SXSWi), khi có đến hơn 60.000 tweet đã được gửi đi, X bắt đầu chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ, nền tảng đã tận dụng lợi thế này để bắt đầu phát triển lượng người dùng của mình.
Như đã có đề cập ở trên, X bắt đầu là một nền tảng giao tiếp dựa trên SMS, với giới hạn 140 ký tự, chính là giới hạn mà các nhà cung cấp dịch vụ di động thời điểm đó áp dụng với các đơn vị sử dụng dịch vụ (không phải do X đưa ra).
Khi X dần phát triển và trở thành một nền tảng web (web platforms), họ vẫn giữ giới hạn này vì đơn giản là nó phù hợp với định vị thương hiệu của X – X định vị mình là một nền tảng giúp người dùng tạo ra những nội dung ngắn, những thứ có thể đọc lướt qua nhưng vẫn cập nhật được mọi thứ.
Trải qua hơn 16 năm hình thành và phát triển, hiện mạng xã hội X có hơn 300 triệu người dùng toàn cầu, từ những người có ảnh hưởng, đến các doanh nhân (như Elon Musk) và chính trị gia, X là lựa chọn của nhiều người dùng chuyên nghiệp.
Mạng xã hội là gì?
Thuật ngữ mạng xã hội (Social Network) đề cập đến việc sử dụng các trang web truyền thông xã hội (Social Media Sites) để kết nối với bạn bè, gia đình hay đồng nghiệp dựa trên môi trường chính là Internet (trực tuyến).
Mạng xã hội có thể được sử dụng với mục đích xã hội, mục đích kinh doanh hoặc kết hợp cả hai tuỳ vào từng bối cảnh cụ thể.
Tính đến năm 2022, Facebook (thuộc Meta) hiện là mạng xã hội lớn nhất và phổ biến nhất toàn cầu với gần 3 tỷ người dùng. Bên cạnh Facebook, một số nền tảng mạng xã hội lớn khác có thể kể đến như Instagram, YouTube, TikTok hay X.
Tổng số lượng người dùng mạng xã hội toàn cầu hiện là khoảng hơn 5 tỷ người.
Những tính năng chính hay thành phần hiện có trên X là gì?
Cũng tương tự như các nền tảng mạng xã hội khác, bên cạnh các tính năng cơ bản của một nền tảng mạng xã hội, X cũng có nhiều tính năng mà các nền tảng khác không có.
Dưới đây là các tính năng mà người dùng có thể thực hiện trên mạng xã hội X (có thể hành động sau khi đăng ký tài khoản).
Tweets.
Cũng tương tự như thuật ngữ Post tức bài đăng trên Facebook hay Instagram, Tweets (Tweet) là tính năng đăng bài trên X.
Như bạn có thể thấy ở trên, từ giao diện chính của X, khi bạn nhấp vào Tweet, bạn có thể bắt đầu viết nội dung và đăng Tweet của mình.
Retweet.
Tính năng phổ biến tiếp theo trên X là Retweet, vậy Retweet là gì?
Về cơ bản, Retweet sẽ giống với tính năng Share của Facebook, có nghĩa là người dùng sẽ chọn Retweet khi muốn chia sẻ lại một bài đăng (Tweets) nào đó.
Như bạn có thể thấy ở trên, những ký hiệu như #Google chính là các thẻ hashtag. Cũng giống với các nền tảng mạng xã hội khác, hashtag trên X là tính năng cho phép người dùng chọn theo dõi hay tìm kiếm một nội dung (từ khoá) nào đó trên nền tảng.
Ví dụ, bạn có thể nhấp vào thẻ hashtag #Google để xem tất cả các bài đăng có gắn hashtag này, và ngược lại, nếu bạn cũng muốn người dùng khác tìm thấy bài đăng của bạn với thẻ đó, bạn cũng có thể thêm nó vào các bài đăng của mình.
Mention (Đề cập).
Mention có nghĩa là đề cập, cũng giống với Facebook, Đề cập là thuật ngữ dùng để chỉ việc bạn muốn nhắc đến tên một người dùng (User) hay Trang (Page) nào đó trong nội dung.
Như ví dụ ở trên, @Entrepreneur (Page) hay @TerriLonier (User) chính là các Mention. Tính năng Mention được sử dụng bằng cách bạn thêm ký tự @ vào ngay trước Tên của Trang hoặc người dùng bạn cần nhắc đến.
Explore (Khám phá).
Theo giải thích trực tiếp từ X, Explore là tính năng giúp người dùng khám phá những gì được coi là xu hướng (Trending) đang diễn ra trên nền tảng, họ có thể khám phá các chủ đề hay nội dung mới.
Như ví dụ nêu ở trên, bạn có thể thấy ngay tính năng này bên trái màn hình trên giao diện web PC (máy tính để bàn) hay ký tự tìm kiếm trên giao diện điện thoại di động.
Fleets.
Khi Câu chuyện (Stories) là một trong những tính năng được sử dụng khá phổ biến trên các nền tảng như Facebook hay Instagram, X cũng ra mắt tính năng tương tự với tên gọi là Fleets. Fleets chính thức được ra mắt toàn cầu vào tháng 11 năm 2020.
Tuy nhiên, trái ngược với mục tiêu ban đầu của X là sử dụng Fleet (s) để khuyến khích nhiều người dùng mới tham gia nền tảng, tính năng này lại chủ yếu được sử dụng bởi những người dùng đã đăng rất nhiều Tweet hiện tại.
X đã xoá bỏ tính năng này vào tháng 8 năm 2021.
Twitter Blue.
Vào tháng 6 năm 2021, Twitter chính thức ra mắt Twitter Blue, tính năng chỉ dành riêng cho những người dùng có trả phí.
Thông qua Twitter Blue, người dùng có thể sử dụng các tính năng nâng cao như thu hồi bài đăng (undo Tweet), lưu bài đăng thành các chuyên mục riêng (Bookmarks), tuỳ chỉnh màu sắc cho giao diện trên ứng dụng (Twitter App) và hơn thế nữa.
Twitter Shops.
Khi thương mại điện tử (eCommerce) và thương mại xã hội (Social Commerce) là xu hướng mua sắm chính của người tiêu dùng hiện đại, X chính thức ra mắt tính năng mua sắm với tên gọi Twitter Shops, vậy Twitter Shops là gì?
Cũng tương tự như TikTok Seller của TikTok hay Facebook Shops của Facebook, Twitter Shops là nơi người bán (Merchant) có thể chọn một bộ sưu tập lên đến 50 sản phẩm khác nhau để giới thiệu đến người dùng trên X.
Live Shopping.
Như bạn có thể thấy ở trên, Live Shopping là tính năng X cho phép người dùng có thể mua hàng trực tiếp từ các video đang phát trực tiếp trên nền tảng.
Về cơ bản, tính năng này cũng giống với Facebook hay TikTok.
Mạng xã hội X hoạt động như thế nào.
Như đã phân tích ở trên, X là một trang mạng xã hội trong đó người dùng có thể đăng tối đa 280 ký tự (X đã tăng số lượng ký tự lên gấp đôi vào năm 2017) trên mỗi bài đăng hay còn gọi là “tweet”.
Tuỳ vào từng chế độ, bạn có thể chọn tuỳ chọn là tất cả mọi người đều có thể xem bài đăng (Public) hay chỉ có người theo dõi mới có thể xem (follower only). Trong bài đăng (tweet), bạn có thể liên kết đến các bài báo hoặc video khác.
Bạn có thể cuộn qua trang chủ của X của mình để xem những người khác, những người bạn đã chọn theo dõi đang đăng những gì.
Bạn có thể sử dụng mạng xã hội X cho nhiều mục đích khác nhau như giải trí (theo dõi các diễn viên hài), tin tức (theo dõi các Trang về tin tức) hay thậm chí là chính trị (theo dõi các chính trị gia như Tổng thống Mỹ) và nhiều mục đích khác.
Cách đăng ký tài khoản và bắt đầu sử dụng mạng xã hội X.
Một khi đã có thể thấu hiểu X là gì, bạn có thể bắt đầu đăng ký và sử dụng mạng xã hội với hơn 300 triệu người dùng này.
Bạn có thể đăng ký tài khoản X thông qua một vài bước đơn giản dưới đây.
Bước 1: Truy cập twitter.com/signup.
Bước 2: Chọn Sign up (Đăng ký).
Bước 3: Chọn Create your account (Đăng ký một tài khoản) và nhập những thông tin như tên, số điện thoại (hoặc email), ngày tháng năm sinh.
Bước 4: Xác nhận hoàn tất đăng ký qua email.
Bước 5: Hoàn thành việc đăng ký.
Với tuỳ chọn hiện tại, người dùng cũng có thể đăng ký tài khoản thông qua tài khoản của Google hoặc Apple.
X phân phối và xếp hạng nội dung dựa trên những thành phần chính là gì?
Cũng giống như với hầu hết các nền tảng mạng xã hội khác, thuật toán xếp hạng nội dung của X cũng là một câu hỏi lớn đối với người dùng.
Theo đó, X sẽ xếp hạng nội dung dựa vào các yếu tố chính sau.
Thời gian đăng của các bài đăng (Tweet).
Về cơ bản, X sẽ ưu tiên hiển thị cho các bài đăng mới (cũng giống với Facebook hay Instagram). Ngoài các từ khoá hay tìm kiếm khác, hầu hết các bài đăng được hiển thị sẽ là từ vài giờ (đến tối đa khoảng 1 hoặc 2 ngày).
Ưu ái nhiều hơn với các nội dung hình ảnh và video.
Vì phần lớn người dùng nói chung thích tương tác nhiều hơn với các nội dung là hình ảnh và video thay vì văn bản (text) hay liên kết (link), X theo đó cũng xếp hạng cao hơn cho những định dạng nội dung (Content Format) này.
X for Business là gì?
Twitter for Business chính là giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp trên X, cụ thể, X cung cấp tất cả các giải pháp quảng cáo cho thương hiệu muốn tiếp cận người dùng X.
Với X for Business, doanh nghiệp có thể quảng cáo, tiếp cận người dùng tiềm năng, xây dựng độ nhận biết thương hiệu, thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi, bán hàng, theo dõi đối thủ cạnh tranh và hơn thế nữa.
X Ads là gì?
Tương tự Facebook Ads hay Google Ads, X Ads là giải pháp quảng cáo trên X.
Hiện X cung cấp một số các tuỳ chọn quảng cáo khác nhau cho phép doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, thúc đẩy chuyển đổi hay tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng.
Bạn có thể bắt đầu quảng cáo trên Twitter tại: https://ads.twitter.com/login?
Một số câu hỏi thường gặp với mạng xã hội hay ứng dụng X.
X là gì?
X đơn giản là một nền tảng hay ứng dụng mạng xã hội như Facebook hay TikTok, người dùng có thể sử dụng nó để giải trí, kinh doanh, đọc tin tức và nhiều thứ khác.
X là mạng xã hội của nước nào?
Như MarketingTrips đã đề cập ở các phần đầu của bài viết, X là mạng xã hội của Mỹ, được phát triển bởi nhà sáng lập Jack Dorsey vào năm 2006 tại San Francisco, California, Mỹ.
X được sử dụng để làm gì?
Cũng giống với Instagram hay Facebook, tuỳ vào từng mục đích khác nhau, người dùng có thể sử dụng X theo những cách khác nhau như để giao tiếp (chat) với bạn bè, để kinh doanh (Twitter Shops), để giải trí (theo dõi các nghệ sỹ hay trang tin về giải trí) và nhiều hoạt động khác.
Cách sử dụng X như thế nào?
Cách sử dụng X tương đối đơn giản, sau khi đăng ký tài khoản như các bước đã đề cập ở trên, bạn có thể bắt đầu chia sẻ và tương tác với người dùng hay Trang X.
Tweet nghĩa là gì?
Trên X, Tweet có nghĩa là bài đăng, tương tự như khái niệm Post trên Facebook hay Instagram. Người dùng sẽ chọn Tweet nếu họ muốn đăng một nội dung (liên kết, văn bản, video, hình ảnh…) nào đó lên X.
Tác hại của X? X có an toàn không?
Cũng giống như các nền tảng mạng xã hội khác, về cơ bản, X có hại hay có lợi phụ thuộc nhiều vào cách người dùng sử dụng nền tảng. Để sử dụng ứng dụng một cách an toàn, người dùng nên tránh tương tác với những tài khoản lạ, tài khoản có nhiều dấu hiệu nghi ngờ, và nên cài đặt bảo mật 2 lớp để bảo vệ tài khoản.
X Handle là gì?
Twitter Handle là tên người dùng xuất hiện ở cuối URL X duy nhất của người dùng, mỗi X Handle phải chứa ít hơn 15 ký tự và xuất hiện như phần bên dưới.
Twitter Handle không nhất thiết phải giống với tên X (X name). Trong khi X Handle là duy nhất cho từng tài khoản, X name có thể trùng nhau với các tài khoản khác nhau và thường được sử dụng theo tên thương hiệu.
X ID là gì?
X ID hay còn được gọi là username chính là phần được bắt đầu sau ký tự “@” trên mỗi tài khoản X. X ID là duy nhất cho từng tài khoản.
Trong ví dụ ở trên trong tài khoản X của MarketingTrips, phần @MarketingTrips (được khoanh đỏ) chính là X ID.
Vòng tròn X là gì?
Vòng tròn Twitter hay còn được gọi là “vòng kết nối” X, là tính năng cho phép người dùng giới hạn đối tượng cho các câu chuyện trên trang cá nhân của họ. Tương tự, tính năng này của Twitter sẽ cho phép người dùng chọn một nhóm nhỏ hơn 150 người mà họ muốn chia sẻ tweet của họ khi đăng bài.
X Blue là gì?
Là gói có trả phí của X, với 4.99 USD mỗi tháng, những người dùng sử dụng gói này có thể truy cập vào các tính năng nâng cao trên X như chỉnh sửa giao diện, không xem quảng cáo và hơn thế nữa.
Rwt trong X là gì?
Rwt là cách viết ngắn của Retweet có nghĩa là Tweet lại hay chia sẻ lại một bài đăng trên mạng xã hội X (chia sẻ bài đăng từ một tài khoản khác về tài khoản của mình).
Kết luận.
Khi mạng xã hội được xem là xu hướng giải trí, mua sắm và hơn thế nữa, các nền tảng như mạng xã hội X hay Facebook sẽ tiếp tục là điểm đến ưu tiên của người dùng.
Bằng cách thấu hiểu cách thức hoạt động của nền tảng X hay những tính năng chính hiện có trên mạng xã hội X là gì, bạn có thể bắt đầu sử dụng nó như là một kênh để giao tiếp, bán hàng, làm marketing và nhiều hoạt động khác một cách hiệu quả.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Google vừa thông báo bổ nhiệm vị trí Giám đốc Quảng cáo mới là bà Vidhya Srinivasan thay cho Jerry Dischler đã làm việc tại Google hơn 15 năm, sắp từ chức.
Theo đó, trong bối cảnh mới của AI, Google vừa thay thế vị trí giám đốc phụ trách quảng cáo mới. Bà Vidhya Srinivasan sẽ thay thế cho ông Dischler hiện đã làm việc 15 năm tại Google. Với vai trò mới, Bà Vidhya Srinivasan sẽ phụ trách việc theo dõi khoản doanh thu từ quảng cáo có giá trị hơn 200 tỷ USD của Google trên toàn cầu.
Dưới thời của Dischler, Google đã tập trung vào các cách nhắm mục tiêu và đo lường quảng cáo mới được thiết kế để mang lại hiệu quả cao hơn cho các nhà quảng cáo, người tiêu dùng đồng thời làm hài lòng các cơ quan quản lý.
Ông Prabhakar Raghavan, phó chủ tịch phụ trách kiến thức và thông tin của Google cho biết: “Sau hơn 15 năm kinh doanh quảng cáo của Google, Jerry Dischler đã quyết định thực hiện một thử thách mới”. “Hoạt động kinh doanh quảng cáo của chúng tôi đã giúp hàng triệu doanh nghiệp phát triển và chúng tôi biết ơn Jerry vì nhiều thành tựu của ông trong lĩnh vực này.”
Tân giám đốc Vidhya Srinivasan đã gia nhập Google vào năm 2019, tước đây, bà này phụ trách các sản phẩm và kỹ thuật cho các định dạng tìm kiếm, bản đồ và mua sắm của Google.
Với vai trò mới, bà sẽ phụ trách bao gồm cả các định dạng quảng cáo khác của Google như YouTube và Programmatic Ads.
Srinivasan cũng là người gần đây đã nghiên cứu các tính năng của AI tổng quát cho quảng cáo của Google bao gồm cả Performance Max, các công cụ đo lường quảng cáo và Google Analytics cũng là phạm vi nghiên cứu của bà.
Trước khi gia nhập Google, Srinivasan đã làm việc tại Amazon và IBM.
Google bổ nhiệm vị trí mới trong bối cảnh doanh thu quảng cáo đặc biệt là doanh thu của YouTube đang liên tục sụt giảm, sự cạnh tranh gay gắt của TikTok, sự thâm nhập ngày càng cao của AI (trí tuệ nhân tạo) và cả nhiều yêu cầu mới về quyền riêng tư từ các cơ quan quản lý.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Microsoft hiện là một trong những nhà đầu tư lớn nhất vào OpenAI, công ty này vừa cho biết đã gia nhập vào hội đồng quản trị của OpenAI ngay sau khi Sam Altman quay về làm CEO.
Theo báo cáo, gã khổng lồ công nghệ Microsoft sẽ chiếm một “ghế quan sát không bỏ phiếu” trong hội đồng quản trị phi lợi nhuận của OpenAI, đơn vị hiện có chức năng kiểm soát OpenAI.
Quyết định được đưa ra ngay sau khi Sam Altman quay về làm CEO từ Microsoft.
Microsoft gia nhập hội đồng quản trị của OpenAI.
Như đã đề cập, Microsoft hiện đã tham gia hội đồng quản trị của OpenAI theo hình thức không có chức năng bỏ phiếu. Điều này có nghĩa là gã khổng lồ công nghệ có thể tham dự các cuộc họp hội đồng quản trị và có quyền truy cập vào hệ thống thông tin bí mật của OpenAI. Tuy nhiên, Microsoft không có quyền bỏ phiếu trong các quyết định của hội đồng quản trị.
Trong bản ghi nhớ, CEO Altman viết rằng “tôi chưa bao giờ cảm thấy vui mừng hơn về tương lai như bây giờ”.
CEO Microsoft Satya Nadella cũng đã nói chuyện với nhân viên của Microsoft và OpenAI về quyết định mới.
Sau khi Altman được phục hồi làm CEO OpenAI, CEO Microsoft Satya Nadella đã đề cập đến OpenAI cũng như các nhân viên của Microsoft trong một bài đăng trên mạng xã hội X (Twitter). CEO này cảm ơn tất cả họ vì công việc nghiên cứu về AI đồng thời cũng khen ngợi sự kiên cường và quyết tâm của đội nhóm.
Nói về cách các nhân viên của Microsoft vẫn tập trung bất chấp tất cả những gì xảy ra tại OpenAI, CEO Nadella nói thêm: “Tôi thấy rằng mọi người trên khắp Microsoft vẫn tập trung vào sứ mệnh chung với mục tiêu phục vụ khách hàng và đối tác, nỗ lực giúp đỡ bằng mọi cách.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Mặc dù cả Governance (Corporate Governance) và Management trong tiếng Việt thường được sử dụng với ý nghĩa là Quản trị, trong thực tế đây lại là 2 khái niệm khác nhau trong bối cảnh quản trị và vận hành doanh nghiệp. Vậy thực chất Governance là gì? Corporate Governance là gì? Và Corporate Governance khác với Management ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết này.
Governance là gì?
Governance hay Corporate Governance (thường mang nghĩa là Quản trị) là một khái niệm đa chiều, thường được sử dụng để mô tả cách một tổ chức, doanh nghiệp hoặc hệ thống được quản lý, kiểm soát và thực hiện các quyết định. Khái niệm này không chỉ áp dụng cho doanh nghiệp mà còn có thể áp dụng cho các tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức chính phủ, và các tổ chức khác.
Governance thường bao gồm cả các nguyên tắc, quy tắc, quy trình, và các cơ cấu tổ chức để đảm bảo rằng tổ chức hoạt động theo cách minh bạch, công bằng, và có trách nhiệm.
Governance tập trung vào cách các quyết định được đưa ra và thực hiện, cũng như cách quyền lực và trách nhiệm được phân phối trong tổ chức.
Một số yếu tố quan trọng được bao hàm trong Governance bao gồm:
Hội Đồng Quản Trị (Board of Directors: BOD): Là tổ chức chịu trách nhiệm cao nhất trong doanh nghiệp và có trách nhiệm quyết định chiến lược, giám sát quản lý điều hành, và đảm bảo rằng tổ chức tuân thủ các quy tắc và luật lệ.
Chính Sách và Quy Trình: Bao gồm các quy tắc, nguyên tắc và quy trình được thiết lập với mục tiêu hướng dẫn các hành vi và quyết định trong tổ chức.
Minh Bạch và Báo Cáo: Đảm bảo rằng các thông tin về hoạt động của tổ chức là minh bạch và có sẵn cho những người liên quan.
Trách Nhiệm Xã Hội (Corporate Social Responsibility – CSR): Đôi khi, quản lý thông tin quản trị bao gồm cả các cam kết và hoạt động liên quan đến trách nhiệm xã hội và môi trường của tổ chức.
Trong bối cảnh quản trị nói chung, Governance đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự tin tưởng từ phía cổ đông, nhà đầu tư, khách hàng và cả cộng đồng, cũng như giúp định hình văn hóa tổ chức và định hình hành vi của toàn bộ những nhân sự làm việc trong một tổ chức nhất định.
Phân biệt khái niệm Governance và Management trong bối cảnh vận hành và quản trị doanh nghiệp (và tổ chức).
Trong khi cả Governance (theo đúng nghĩa phải là quản lý thông tin và cơ cấu quản trị) và Management (Quản trị) là hai khái niệm quan trọng trong bối cảnh doanh nghiệp, và đôi khi chúng được sử dụng nhầm lẫn với nhau, về bản chất, chúng được sử dụng để mô tả các khía cạnh khác nhau của quá trình quản trị và vận hành doanh nghiệp.
Dưới đây là những sự khác biệt chính giữa Governance và Management:
Mục Tiêu và Phạm Vi:
Governance: Mục tiêu chính của governance là xác định cách doanh nghiệp được quản lý và kiểm soát. Nó bao gồm các quy tắc, quy trình và cơ cấu quản lý để đảm bảo rằng các quyết định được đưa ra có ý thức, công bằng và tuân thủ các tiêu chí đạo đức.
Management: Mục tiêu chính của management là thực hiện các nhiệm vụ và hoạch định vốn được xác định trong khuôn khổ của governance. Nó liên quan đến việc triển khai chiến lược, quản lý nhân sự, tài chính, sản xuất và các hoạt động hàng ngày khác của tổ chức (doanh nghiệp).
Quyết Định và Thực Hiện:
Governance: Quản lý việc đặt ra các nguyên tắc và quy trình để đảm bảo rằng các quyết định được đưa ra một cách chính xác và có tính minh bạch. Các quyết định quan trọng thường được đưa ra ở cấp cao nhất của tổ chức.
Management: Management mô tả quá trình thực hiện các quyết định đã được đưa ra bởi hệ thống governance. Nó liên quan đến việc tổ chức công việc, phân công nhiệm vụ, quản lý tài nguyên và đảm bảo rằng các mục tiêu kinh doanh được đạt được.
Quyền Lực và Trách Nhiệm:
Governance: Liên quan đến quyền lực và trách nhiệm của các bên liên quan cao cấp nhất trong tổ chức, như Hội đồng quản trị (BOD) và cổ đông. Nó xác định cách các quyết định chiến lược và quản trị được thực hiện.
Management: Liên quan đến quyền lực và trách nhiệm của các nhà quản lý cấp thấp hơn trong tổ chức (ví dụ như quản lý cấp trung hay thậm chí là giám đốc điều hành). Nhiệm vụ của họ là thực hiện các chiến lược và quản lý các công việc hàng ngày của tổ chức.
Tóm lại, trong khi governance tập trung vào việc xây dựng “cấu trúc thượng tầng” cho việc quyết định và kiểm soát, management tập trung vào các “cơ sở hạ tầng” chịu trách nhiệm cho việc thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể được xác định bởi governance.
Governance cao hơn Management ở cấp độ quyền lực và quản trị.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Honda Motor muốn bán 4 triệu xe máy điện mỗi năm vào năm 2030 và nhà sản xuất xe hai bánh này sẽ đầu tư 500 tỷ yên (3,3 tỷ USD) vào năm 2030 để nhanh chóng tung ra các mẫu xe mới.
Honda sẽ xây dựng các nhà máy chuyên dụng và giữ giá cả phải chăng để đáp ứng mục tiêu vừa công bố. Con số lần này cao hơn 500.000 chiếc so với mục tiêu công bố vào tháng 9 năm ngoái.
Mục tiêu mới tương đương với mức tăng gấp 30 lần so với 130.000 chiếc xe điện hai bánh được bán vào năm 2022. Honda đặt mục tiêu có khoảng 30 mẫu xe vào năm 2030.
Xe điện hai bánh đang được ưa chuộng ở Ấn Độ và Đông Nam Á, hai thị trường xe máy lớn, một phần nhờ vào sự hỗ trợ của các chính phủ khi hướng tới các tiêu chuẩn nhằm bảo vệ môi trường.
Ông Daiki Mihara, người đứng đầu bộ phận điện khí hóa xe máy của Honda, cho biết: “Chúng tôi đã nâng mục tiêu để đáp ứng nhu cầu này”.
Công ty đầu tư 100 tỷ yên trong giai đoạn 2021-2025 để nghiên cứu và phát triển, thiết kế linh kiện cho xe máy điện, đồng thời đầu tư thêm 400 tỷ yên cho đến năm 2030 để sản xuất các sản phẩm và linh kiện như bộ pin.
Khoản đầu tư này bao gồm ngân sách để xây dựng các nhà máy sản xuất mới dành riêng cho xe máy điện. Mỗi nhà máy sẽ nhận được khoản đầu tư khoảng 50 tỷ yên và có sản lượng hàng năm là 1 triệu xe và sẽ bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2027.
Theo ông Mihara, địa điểm của những nhà máy này được cho là ở Ấn Độ và Đông Nam Á, mặc dù chưa có quyết định cuối cùng nào được đưa ra.
Công ty hy vọng sẽ giảm một nửa giá sản phẩm của mình vào năm 2030 so với các mẫu hiện tại bằng cách giảm số lượng bộ phận, tối ưu hóa pin và tăng hiệu quả sản xuất thông qua việc sử dụng các mô-đun.
Ông Mihara cho biết: “Nhiều khách hàng của chúng tôi sống ở các nước đang phát triển và sử dụng xe máy để đi lại, vì vậy chúng tôi đang hướng tới một mức giá phù hợp với ngân sách nhất có thể”.
Hoạt động kinh doanh xe máy là trụ cột trong danh mục đầu tư của Honda, chiếm hơn 60% lợi nhuận hoạt động của Honda trong năm tài chính 2023.
Trong thời gian đầu, xe máy điện sẽ không mang lại lợi nhuận như xe máy truyền thống do số lượng sản xuất và đầu tư phát triển nhỏ hơn. Tuy nhiên, lãnh đạo Honda đặt mục tiêu đạt tỷ suất lợi nhuận hoạt động trên 5% cho phân khúc này vào năm 2030.
Honda phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng trong bối cảnh làn sóng điện khí hóa, khi các đối thủ địa phương và mới nổi bắt kịp xu hướng tại thị trường châu Á.
Ông Mihara cho biết công ty “tự tin rằng họ có thể cạnh tranh với các nhà sản xuất và công ty khởi nghiệp khác” bằng cách phát triển một loạt mẫu mã đa dạng, bao gồm pin có thể thay thế và pin tích hợp, đồng thời tăng cường khả năng kết nối thông qua phần mềm được cập nhật thường xuyên.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Tờ Wall Street Journal ngày 28/11 dẫn từ các nguồn thạo tin cho biết Apple gần đây đã gửi một đề xuất đến ngân hàng Goldman Sachs để ngừng hợp đồng trong 12-15 tháng tới.
Tờ Wall Street Journal ngày 28/11 đưa tin Apple đã chấm dứt thỏa thuận hợp tác về thẻ tín dụng với tập đoàn Goldman Sachs Group.
Bài báo dẫn các nguồn thạo tin cho biết Apple gần đây đã gửi một đề xuất đến ngân hàng Goldman Sachs để ngừng hợp đồng trên trong 12-15 tháng tới.
Theo bài báo này, hợp đồng hợp tác giữa Apple và Goldman Sachs đã được gia hạn một năm trước đến hết năm 2029.
Khi được hỏi về thông tin nói trên, nhà sản xuất điện thoại thông minh iPhone cho biết: “Apple và Goldman Sachs đang tập trung vào việc cung cấp trải nghiệm tốt cho khách hàng để giúp họ có một đời sống tài chính lành mạnh. Thẻ tín dụng Apple Card đã được khách hàng đón nhận nhiệt tình, và chúng tôi sẽ tiếp tục đổi mới và đem đến cho khách hàng những công cụ và dịch vụ tốt nhất.” Trong khi đó, Goldman chưa có bình luận gì.
Hồi tháng Tư, Apple đã cung cấp dịch vụ tài khoản tiền gửi lãi suất cao, với mức lãi suất phần trăm theo năm cao hơn mức lãi suất mà ngân hàng Goldman áp dụng với các tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng tiêu dùng số của “ông lớn” này là Marcus.
Trước đó trong năm nay, Apple đã cung cấp dịch vụ “mua trước trả tiền sau” tại Mỹ, thông qua chương trình tín dụng trả góp bằng thẻ Mastercard do ngân hàng Goldman phát hành. Trước đó, Apple và Goldman đã bắt đầu đưa ra dịch vụ thẻ tín dụng ảo vào năm 2019./.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Gã khổng lồ sản xuất chip Đài Loan Foxconn đang lên kế hoạch đầu tư thêm 1,54 tỉ USD vào Ấn Độ để đáp ứng nhu cầu hoạt động. Truyền thông phương Tây cho biết Foxconn đang muốn đa dạng hóa sản xuất bên ngoài Trung Quốc.
Theo hồ sơ gửi lên chính quyền Đài Loan vào cuối ngày 27.11, chi nhánh Foxconn ở Ấn Độ có kế hoạch chi khoảng 128 tỉ rupee, tức 1,54 tỉ USD, cho hoạt động kinh doanh sắp tới tại nước này.
Foxconn – còn được biết đến với tên chính thức là Hon Hai Precision Industry – là nhà sản xuất thiết bị điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới và lắp ráp thiết bị cho nhiều công ty, nổi bật nhất là iPhone của Apple. Foxconn cũng đã mở rộng hoạt động ở hơn 20 quốc gia.
Dù có mặt tại hơn 20 quốc gia nhưng phần lớn hoạt động của công ty diễn ra ở Trung Quốc. Đây là điều mà Foxconn đang muốn thay đổi sau khi hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng bởi 3 năm áp dụng chính sách phòng chống Covid-19 nghiêm ngặt của Bắc Kinh.
Chủ tịch Foxconn Young Liu cho biết với quy mô thị trường tiềm năng Ấn Độ thì khoản đầu tư vài tỉ USD của công ty mới chỉ là bước khởi đầu.
Vào tháng Năm, Foxconn đã công bố mua một khu đất rộng lớn ở ngoại ô của trung tâm công nghệ Ấn Độ Bengaluru với giá 37 triệu USD. Hiện công ty đang điều hành khoảng 9 cơ sở sản xuất và có hơn 30 nhà máy ở Ấn Độ, đạt doanh thu khoảng 10 tỉ USD hàng năm.
Chủ tịch Foxconn cũng cho biết, công ty đang có kế hoạch mở rộng hoạt động sản xuất những linh kiện quan trọng cho thiết bị điện tử tiêu dùng và xe điện tại Ấn Độ để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
VinAI Research, Viện nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) thuộc Vingroup vừa công bố ra mắt dự án chatbot AI có tên là PhoGPT dành cho người Việt.
Theo đó, VinAI Research, Viện nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) thuộc Vingroup vừa công bố ra mắt dự án chatbot AI có tên là PhoGPT dành cho người Việt.
PhoGPT là gì?
Theo giới thiệu từ TechinAsia, PhoGPT là mô hình dựa trên công nghệ chuyển đổi được đào tạo trước (GPT: Generative Pre-trained Transformer), kết hợp Triton và ALiBi để ngoại suy độ dài ngữ cảnh được phát triển bởi VinAI thuộc Vingroup (Tập đoàn Vingroup).
(GPT chính là công nghệ được sử dụng trong các chatbot AI như ChatGPT).
Bằng cách sử dụng thư viện llm-foundry của Mosaicml llm, VinAI đào tạo trước PhoGPT từ đầu trên kho văn bản tiếng Việt đào tạo trước 41GB. Kho dữ liệu đào tạo trước này bao gồm 1GB văn bản Wikipedia và một biến thể 40GB được loại bỏ trùng lặp của tập dữ liệu tin tức (phiên bản 21/05/2021).
Các nhà nghiên cứu VinAI tinh chỉnh PhoGPT sử dụng bộ dữ liệu bao gồm 150K cặp câu lệnh và phản hồi bằng tiếng Việt. Bộ dữ liệu này được xây dựng bằng cách ghép các nguồn sau:
(i) 67K cặp từ tập con tiếng Việt của Bactrian-X ;
(ii) 40K cặp ShareGPT không có mã và toán, dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt bằng VinAI Translate;
(iii) 40K lời nhắc bao gồm nhận thức về sự căm ghét, xúc phạm, độc hại và an toàn, phần lớn bao gồm cả những lời nhắc được dịch sang tiếng Việt; và
(iv) 1000 cặp để trả lời câu hỏi dựa trên ngữ cảnh, 500 để viết thơ, 500 cho viết luận, 500 cho sửa lỗi chính tả và 500 cho tóm tắt từng tài liệu.
Theo công bố, PhoGPT chỉ thua ChatGPT trong hầu hết các trường hợp, còn lại cao hơn các LLMA khác.
Tuy nhiên, nhà phát triển cho biết PhoGPT có những hạn chế nhất định. Ví dụ, nó không giỏi trong các nhiệm vụ liên quan đến lý luận, mã hóa hoặc toán học.
PhoGPT đôi khi có thể tạo ra lời nói có hại, căm thù, phản hồi thiên vị hoặc trả lời các câu hỏi không an toàn. Doanh nghiệp khuyến cáo người dùng nên thận trọng khi tương tác với PhoGPT vì nó có thể tạo ra những kết quả đầu ra không chính xác.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu về một trong những thuật ngữ hiện đang được sử dụng rất phổ biến trong phạm vi phát triển doanh nghiệp lẫn đầu tư đó là ESG (Environmental, Social, và Corporate Governance): ESG là gì? Tại sao doanh nghiệp cần đầu tư vào ESG? Đầu tư ESG là gì? Các điều kiện cụ thể để đạt được tiêu chuẩn ESG (Tiêu chuẩn về Môi trường, Xã hội và Quản trị)? và nhiều nội dung khác.
ESG là gì?
ESG là từ viết tắt của Environmental (môi trường), Social (xã hội) và Corporate Governance (quản trị doanh nghiệp), khái niệm đề cập đến một bộ tiêu chuẩn thực thi chủ yếu được áp dụng trong phạm vi doanh nghiệp hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường và có trách nhiệm với xã hội.
Dù là ở khía cạnh phát triển doanh nghiệp hay đầu tư, chỉ số ESG cũng tương tự như CSR, được xem là nền tảng để xây dựng nên một doanh nghiệp bền vững.
Mục tiêu của ESG là nắm bắt các cơ hội và rủi ro phi tài chính vốn có liên quan đến các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp.
Trong khi tiêu chí môi trường (E – Environmental) xem xét cách một doanh nghiệp bảo vệ môi trường, ví dụ như các chính sách của doanh nghiệp nhằm giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu. Tiêu chí xã hội (S – Social) kiểm tra cách doanh nghiệp xây dựng và phát triển mối quan hệ với nhân viên, nhà cung cấp, khách hàng và cộng đồng nói chung.
Cuối cùng, tiêu chí quản trị (G – Governance) liên quan đến các nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp, cách doanh nghiệp trả lương cho các vị trí cấp cao (ví dụ như CEO), kiểm toán, kiểm soát nội bộ và quyền lợi của cổ đông.
Doanh nghiệp ESG là gì?
Doanh nghiệp ESG hay tổ chức ESG đơn giản là các doanh nghiệp cam kết thực hiện áp dụng các tiêu chuẩn ESG trong tổ chức của họ. Cam kết này thường phải gắn liền với các chính sách rõ ràng nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường, có trách nhiệm với xã hội (bao gồm cả với nhân viên và đối tác) đồng thời có mô hình quàn trị (có các nhà lãnh đạo) luôn đề cao tính minh bạch và sẵn sàng chịu trách nhiệm. Mô hình quản trị này cũng phải có khả năng hỗ trợ trực tiếp các tiêu chuẩn trước đó về môi trường và trách nhiệm xã hội.
Phân biệt tiêu chuẩn ESG với tính bền vững (Sustainability) và CSR.
Về tổng thể cả ESG, tính bền vững và CSR (trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) là 3 tiêu chuẩn hay quy tắc vận hành doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay không chỉ trên toàn cầu mà còn cả tại Việt Nam.
Trong khi tất cả các tiêu chuẩn này đều hướng tới một mục tiêu chung đó là giúp doanh nghiệp kiểm soát sự tác động (trong cách vận hành của doanh nghiệp) đến các vấn đề môi trường và kinh tế, chúng cũng có những điểm khác nhau.
ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) – Environmental, Social, and Governance:
Môi trường (Environmental): Tập trung vào tác động của doanh nghiệp đối với môi trường. Điều này bao gồm quản lý rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên tự nhiên và các vấn đề khác liên quan đến môi trường.
Xã hội (Social): Tập trung vào các vấn đề liên quan đến nhân quyền, lao động, quản lý chuỗi cung ứng, và ảnh hưởng đối với cộng đồng. Điều này bao gồm các cam kết về đa dạng, công bằng xã hội và quyền người lao động.
Quản trị (Governance): Liên quan đến cách doanh nghiệp được quản lý và điều hành. Nó bao gồm các khía cạnh như cấu trúc quản trị, chuẩn mực đạo đức, quản lý rủi ro, và quy trình kiểm soát.
Phạm vi (Scope): CSR thường tập trung hơn, tập trung chủ yếu vào các hoạt động xã hội và môi trường mà doanh nghiệp thực hiện nhằm góp phần vào phát triển xã hội.
Chiến lược (Strategy): CSR thường đặt nặng vào việc doanh nghiệp thực hiện các hoạt động xã hội như tài trợ cộng đồng, giáo dục, và các chương trình từ thiện.
Tính Bền Vững:
Đối tượng: Tính bền vững có thể bao gồm cả ESG và CSR, nhưng nó mở rộng hơn để bao gồm cả khía cạnh kinh doanh dài hạn và ổn định, không chỉ là vấn đề ngắn hạn hoặc các chiến lược xã hội.
Chủ thể: Tính bền vững thường đặt nặng vào việc xem xét tác động của doanh nghiệp đối với tất cả các bên liên quan, bao gồm cả nhà đầu tư, khách hàng, nhân viên, và cộng đồng.
Tóm lại, ESG và CSR có một số điểm chung, nhưng ESG thường mở rộng nhiều hơn về khía cạnh quản trị doanh nghiệp và tác động xã hội, trong khi tính bền vững có thể bao gồm cả hai khái niệm này và thêm vào đó các yếu tố hướng tới mục tiêu dài hạn và ổn định.
Tại sao ESG lại quan trọng với doanh nghiệp và các tổ chức trong thế giới ngày nay?
Về tổng thể, thế giới của chúng ta ngày nay đang phải đối mặt với một số thách thức mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính (linear economy) sang nền kinh tế tuần hoàn (circular economy), gia tăng bất bình đẳng, cân bằng nhu cầu kinh tế với nhu cầu xã hội.
Để giải quyết các thách thức này, các doanh nghiệp cần một bộ tiêu chuẩn làm kim chỉ nam hoạt động, đóng vai trò định hướng cho mọi chiến lược hay quyết định, khái niệm ESG cùng với đó là các tiêu chuẩn cụ thể được ra rời từ đây.
Ngày nay, từ các nhà đầu tư, cơ quan quản lý đến người tiêu dùng và nhân viên đang ngày càng yêu cầu các doanh nghiệp không chỉ phải là người quản lý tốt nguồn vốn mà còn cả với tài nguyên tự nhiên và xã hội, đồng thời phải có sẵn các mô hình quản trị cần thiết để hỗ trợ cho quá trình này.
Cũng từ khía cạnh này, nhiều nhà đầu tư đã tìm cách kết hợp các yếu tố ESG vào quá trình ra quyết định đầu tư của họ, điều này càng khiến cho ESG ngày càng trở nên quan trọng hơn.
Thấu hiểu khái niệm ESG.
Ở khía cạnh đầu tư, ESG được sử dụng để sàng lọc các khoản đầu tư dựa trên chính sách phát triển và ưu tiên của doanh nghiệp. Liệu nó có hướng đến việc bảo vệ môi trường hay có trách nhiệm với xã hội hay không.
Thực hành các tiêu chuẩn ESG cũng có nghĩa là doanh nghiệp đang nói KHÔNG với các hoạt động phi đạo đức và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
ESG hoạt động như thế nào.
Trong những năm gần đây, các nhà đầu tư đã bắt đầu thể hiện sự quan tâm của họ đến việc đặt tiền của họ vào những nơi (doanh nghiệp) có giá trị.
Để có thể nhận được các khoản đầu tư, các doanh nghiệp buộc phải xây dựng và thực thi các tiêu chuẩn hay nguyên tắc ESG gắn liền với yếu tố môi trường, xã hội và quản trị.
Đầu tư ESG đôi khi được gọi là đầu tư bền vững, đầu tư có trách nhiệm, đầu tư tác động hoặc đầu tư có trách nhiệm với xã hội (SRI). Để đánh giá liệu một doanh nghiệp nào đó có đang xây dựng và phát triển dựa trên tiêu chí ESG hay không, các nhà đầu tư hay tổ chức sẽ xem xét đến nhiều hành vi và chính sách của chính doanh nghiệp đó.
ESG: Môi trường, xã hội và quản trị.
Các nhà đầu tư ESG muốn đảm bảo rằng các doanh nghiệp mà họ đầu tư hay rót vốn vào là những doanh nghiệp ưu tiên cho vấn đề môi trường, có trách nhiệm với các bên liên quan như nhân viên và khách hàng, và được lãnh đạo bởi những nhà lãnh đạo có trách nhiệm.
Các vấn đề về môi trường trong tiêu chuẩn ESG.
Các vấn đề về môi trường có thể bao gồm các chính sách liên quan đến việc chống biến đổi khí hậu, sử dụng năng lượng xanh, giảm lượng chất thải, giảm mức ô nhiễm, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và không ảnh hưởng đến động vật.
Những cân nhắc về ESG cũng có thể giúp đánh giá mọi rủi ro về môi trường mà một doanh nghiệp có thể gặp phải và cách doanh nghiệp quản lý những rủi ro đó.
Những cân nhắc này có thể bao gồm việc giảm phát thải khí nhà kính (Net Zero) trực tiếp và gián tiếp, quản lý chất thải độc hại và tuân thủ các quy định về môi trường.
Các vấn đề về xã hội trong tiêu chuẩn ESG.
Các khía cạnh hay vấn đề xã hội có trong bộ tiêu chuẩn ESG xem xét đến mối quan hệ của doanh nghiệp với các bên liên quan bên trong và bên ngoài doanh nghiệp như khách hàng, nhân viên, nhà đầu tư hay cộng đồng.
Liệu doanh nghiệp có đang dành tặng một phần trăm lợi nhuận nào đó cho cộng đồng địa phương hay không? Điều kiện nơi làm việc của doanh nghiệp có phản ánh sự quan tâm cao đến sức khỏe và sự an toàn của nhân viên hay không? Doanh nghiệp có đang lợi dụng khách hàng của mình một cách phi đạo đức hay không?
Hay liệu doanh nghiệp có đang ưu tiên cho sự đa dạng, hòa nhập, tập trung vào cộng đồng, công bằng xã hội và đạo đức doanh nghiệp, bên cạnh việc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc, giới tính và tình dục hay không?
Các vấn đề về quản trị trong tiêu chuẩn ESG.
Như đã đề cập ở trên, trong khái niệm ESG, các tiêu chuẩn quản trị (Governance) được xây dựng nhằm mục tiêu đảm bảo doanh nghiệp sử dụng các phương pháp kế toán chính xác và minh bạch, lựa chọn các nhà lãnh đạo sẵn sàng chịu trách nhiệm trước các cổ đông và hơn thế nữa.
Các nhà đầu tư ESG có thể yêu cầu doanh nghiệp đảm bảo rằng doanh nghiệp phải có các biện pháp cụ thể nhằm tránh xung đột lợi ích trong việc lựa chọn các thành viên hội đồng quản trị và giám đốc điều hành cấp cao, không sử dụng các khoản tiền bất hợp pháp.
Ưu điểm của các khoản đầu tư ESG.
Theo các phân tích từ chuyên gia, ngoài giá trị xã hội, tiêu chí ESG có thể giúp các nhà đầu tư tránh được những rắc rối xảy ra khi các doanh nghiệp hoạt động theo cách rủi ro hoặc phi đạo đức, thứ cuối cùng sẽ khiến các nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về hậu quả của nó.
Khi các hoạt động kinh doanh quan tâm đến ESG ngày càng gia tăng, các tổ chức đầu tư đang ngày càng theo dõi hiệu quả hoạt động của họ. Các công ty dịch vụ tài chính như JPMorgan Chase (JPM), Wells Fargo (WFC) và Goldman Sachs (GS) đã công bố các báo cáo thường niên xem xét kỹ lưỡng các phương pháp tiếp cận ESG và kết quả kinh doanh cuối cùng.
Giá trị cuối cùng của việc đầu tư vào ESG sẽ phụ thuộc vào việc họ có khuyến khích các doanh nghiệp thúc đẩy sự thay đổi thực sự vì lợi ích chung hay không hay chỉ đơn thuần là để làm đẹp các báo cáo và “qua mặt” người tiêu dùng.
Đầu tư ESG là gì và nó khác với đầu tư bền vững như thế nào?
ESG và tính bền vững trên thực tế có liên quan rất chặt chẽ với nhau. Đầu tư ESG sàng lọc các doanh nghiệp dựa trên các tiêu chí liên quan đến hoạt động thân thiện với xã hội, thân thiện với môi trường và quản trị doanh nghiệp minh bạch. Kết quả của quá trình này có thể dẫn đến cái gọi là tính bền vững (Sustainability).
ESG có ý nghĩa gì đối với một doanh nghiệp?
Việc áp dụng các nguyên tắc hay tiêu chuẩn ESG có nghĩa là các chiến lược của doanh nghiệp giờ đây sẽ tập trung vào 3 trụ cột chính là môi trường, xã hội và quản trị.
Điều này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ tích cực thực hiện các biện pháp nhằm mục tiêu giảm ô nhiễm, lượng CO2 thải ra khí quyển và giảm chất thải. Điều đó cũng có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ưu tiên xây dựng một lực lượng lao động đa dạng, hòa nhập và bình đẳng.
Kết luận.
Trên đây là tất cả các thông tin mà MarketingTrips đã giải đáp đến bạn cho câu hỏi ESG là gì, hay tại sao doanh nghiệp lại cần đầu tư vào ESG trong bối cảnh kinh doanh ngày nay.
Đầu tư hay tuân thủ các tiêu chuẩn ESG có nghĩa là doanh nghiệp sẽ tập trung vào các nguyên tắc quản trị theo hướng bảo vệ môi trường, có trách nhiệm với cộng đồng rộng lớn và hơn thế nữa.
Ngày nay, các nhà đầu tư ngày càng mong muốn điều chỉnh danh mục đầu tư của họ hướng tới các doanh nghiệp và nhà cung cấp ưu tiên cho ESG, chính điều này đã biến ESG thành một từ khoá rất đáng để xem xét và tìm hiểu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Việc người dùng Facebook phải trả phí từ 10,9 USD mỗi tháng cho Meta để không phải xem quảng cáo có thể vấp phải một số quy định bảo vệ người tiêu dùng của châu Âu.
Meta (công ty mẹ của Facebook) mới đây giới thiệu gói thuê bao không quảng cáo trên nền tảng này cho người dùng tại châu Âu. Đổi lại, chủ tài khoản có quyền cấp phép sử dụng dữ liệu thu thập được cho các quảng cáo nhắm mục tiêu để sử dụng mạng xã hội Facebook mà không phải xem các nội dung được tài trợ. Giá khởi điểm hằng tháng là 10,9 USD (9,99 euro) cho phiên bản web và 14,2 USD đối với người dùng Android hoặc iOS.
Tuy nhiên dịch vụ trả phí này đang đối mặt với thách thức về mặt luật pháp. Theo Reuters, Trung tâm Quyền kỹ thuật số châu Âu (NOYB) đã đưa đơn kiện lên chính quyền Áo, cho rằng gói thuê bao chẳng khác nào thu phí người dùng để bảo vệ quyền riêng tư, do đó mâu thuẫn với bản chất sự đồng ý của người dùng theo quy định bởi luật pháp Liên minh châu Âu (EU).
Felix Mikolasch, luật sư chuyên về bảo vệ dữ liệu tại NOYB bày tỏ sự không đồng tình của nhóm với quan điểm từ Meta về “sự đồng ý”. Ông nói: “Luật pháp EU yêu cầu sự đồng ý là ý chí tự do thực sự của người dùng.
Ngược lại với luật này, Meta tính ‘phí riêng tư’ lên tới 250 euro mỗi năm cho người nào muốn thực thi quyền cơ bản về bảo vệ dữ liệu cá nhân”. Đơn khiếu nại được nộp lên Cơ quan Bảo vệ dữ liệu của Áo không chỉ thách thức khái niệm về khoản phí mà còn cả số tiền không hề nhỏ phải trả mỗi năm.
NOYB công khai chỉ trích khoản phí này là “khó chấp nhận nổi”, đồng thời dẫn báo cáo nghiên cứu cho thấy 99% người dùng không muốn trả “phí riêng tư”. Tổ chức này cũng cảnh báo về những hậu quả tiềm ẩn nếu Meta được quyền thu khoản tiền trên thì nhiều doanh nghiệp, đối thủ khác cũng sẽ sớm “theo chân” của Mark Zuckerberg.
“Giả sử một chiếc điện thoại trung bình cài đặt 35 ứng dụng thì việc giữ máy ở chế độ bảo vệ quyền riêng tư có thể tiêu tốn của người dùng tới 9.657 USD một năm”, NOYB nêu quan điểm. Số tiền này tương ứng 233,6 triệu đồng.
Đáp lại, Meta lên tiếng khẳng định mô hình phí thuê bao (Subscription model) của mình phù hợp với các quy định của châu Âu, đồng thời mang đến cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn.
Người phát ngôn của Meta cho rằng mức phí họ đưa ra tương thích với cơ cấu giá của các dịch vụ tương tự ở lục địa già, không quên nhấn mạnh sự cân bằng giữa việc tuân thủ quy định và sở thích của người dùng.
NOYB, tổ chức phi lợi nhuận nổi tiếng với việc đâm đơn kiện vi phạm quyền riêng tư chống lại hàng loạt doanh nghiệp công nghệ lớn (trong đó có cả Google lẫn Meta), đang thúc giục cơ quan bảo vệ quyền riêng tư của Áo sớm có hành động chống lại kế hoạch của Meta và áp dụng phạt. Đơn kiện dự kiến sẽ được chuyển sang cơ quan có thẩm quyền tại Ireland, nơi đặt trụ sở Meta khu vực châu Âu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Các nghiên cứu mới đây cho thấy trí tuệ nhân tạo (AI) mà cụ thể là trí tuệ nhân tạo tổng hợp (Generative AI) hiện có thể đảm nhận tới 46% công việc của nhân viên kế toán.
Khi AI tổng hợp (tổng quát) tiếp tục lan rộng khắp nền kinh tế toàn cầu, mối lo ngại về khả năng công nghệ này có thể thay thế việc làm của nhiều người và lĩnh vực khác nhau cũng ngày càng tăng.
Mặc dù ở thời điểm hiện tại, AI chắc chắn là chưa thể thay thế con người, tuy nhiên việc công nghệ này phá vỡ các mô hình việc làm truyền thống hoặc thậm chí là thay thế con người ở nhiều nhiệm vụ khác nhau là khó tránh khỏi.
Các ngành nghề dựa trên dữ liệu, chẳng hạn như phân tích tài chính cơ bản hoặc các lĩnh vực nghiên cứu cụ thể, có nguy cơ bị tự động hóa cao hơn vì AI có thể xử lý và phân tích dữ liệu nhanh hơn đáng kể so với con người.
Một nghiên cứu gần đây của Pearson, một công ty giáo dục và xuất bản đa quốc gia của Anh, cho thấy rằng AI tổng quát có khả năng thay thế cao hơn đối với các công việc lặp đi lặp lại so với các công việc yêu cẩu khả năng sáng tạo và chuyên môn cao khi công nghệ này ngày càng ăn sâu vào nền kinh tế toàn cầu.
Ví dụ, hơn 30% nhiệm vụ ở một số vị trí nhân viên văn phòng nhất định ở Ấn Độ có thể được tự động hóa, trong khi chưa đến 1% các công việc yêu cầu về thể chất hay lao động chân tay có thể được tự động hóa.
Dựa trên số liệu, 5 công việc có khả năng bị AI thay thế cao nhất là:
1. Nhân viên kiểm toán và ghi sổ – 46%.
2. Nhân viên xử lý văn bản và các công việc liên quan – 40%
3. Thư ký hành chính và các vai trò liên quan – 38%
4. Nhân viên bán hàng tại quầy hàng và chợ – 30%
5. Kế toán – 28%
Trong khi đó, ông Mike Howells, Chủ tịch của Pearson Workforce Skills, nhấn mạnh rằng cần có một sự hợp tác nhằm thúc đẩy cả khả năng của con người lẫn máy móc. Ông kêu gọi người lao động nói chung cần tận dụng AI để hợp lý hóa các nhiệm vụ lặp đi lặp lại và tập trung vào các công việc đòi hỏi những kỹ năng đặc biệt của con người như sáng tạo, giao tiếp và lãnh đạo.
Ông này khẳng định: “Người lao động và người sử dụng lao động nên xem xét cách họ có thể thúc đẩy làn sóng thay đổi này bằng cách sử dụng những gì tốt nhất của AI và những kỹ năng tốt nhất của con người”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Jack Ma kêu gọi nhân viên của Alibaba phải nhanh chóng thay đổi (từ những thứ cơ bản) và học theo đối thủ PDD Holdings Inc (sở hữu Pinduoduo và cả Temu).
Theo đó, trong một bản ghi nhớ được gửi (vội) mới đây tới Alibaba, Jack Ma, người được cho là không tham gia trực tiếp vào các hoạt động hàng ngày của Alibaba kể từ năm 2020, đã kêu gọi nhân viên Alibaba cần nhanh chóng thay đổi và học hỏi theo đối thủ PDD.
Jack Ma ca ngợi những quyết định của PDD trong thời gian qua tuy nhiên ông cũng tin rằng Alibaba Group sẽ thay đổi và “sớm điều chỉnh hướng đi của mình” để theo kịp thời cuộc mới.
Jack Ma viết: “Mọi doanh nghiệp vĩ đại đều sinh ra từ những thời điểm bất ổn nhất. Khi kỷ nguyên AI đang diễn ra, đó là cơ hội cho tất cả mọi người nhưng nó đồng thời cũng là thách thức.”
Bức thư của Jack Ma được đưa ra khi Alibaba đang phải đối mặt với tình trạng hỗn loạn cả bên trong lẫn bên ngoài, khi khả năng phục hồi của nền kinh tế yếu hơn dự đoán và khi các đối thủ mới nổi như PDD và cả ByteDance (công ty mẹ của TikTok) đang từng ngày đe doạ ngành thương mại điện tử, lĩnh vực mà Alibaba cùng với Amazon đã và cũng đang ở vị thế thống trị.
Trong khoảng hơn 1 năm trở lại đây, Alibaba đã có những thay đổi đáng kể, từ việc chia tách và sáp nhập một số hoạt động kinh doanh đến việc tái cơ cấu nhiều vị trí cấp cao trong tập đoàn.
Alibaba đang ở trong một thời điểm được cho là “đầy biến động”.
PDD Holdings Inc., một tập đoàn thương mại đa quốc gia, sở hữu và điều hành nhiều danh mục đầu tư kinh doanh khác nhau.
PDD vận hành Pinduoduo, một nền tảng thương mại điện tử (eCommerce) cung cấp các sản phẩm thuộc nhiều danh mục khác nhau, bao gồm nông sản, may mặc, giày dép, túi xách, sản phẩm chăm sóc bà mẹ và trẻ em, thực phẩm và đồ uống (F&B), thiết bị điện tử, đồ nội thất và đồ gia dụng, mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác, thể thao và các mặt hàng thể dục và phụ kiện ô tô. Temu cũng là một sàn mua sắm trực tuyến mới nổi thuộc PDD.
PDD tập trung vào việc đưa các doanh nghiệp và người dùng gia nhập vào nền kinh tế kỹ thuật số (Digital Economy). Công ty trước đây có tên là Pinduoduo Inc. và sau đó đổi tên thành PDD Holdings Inc vào tháng 2 năm 2023. PDD Holdings Inc được thành lập vào năm 2015 và hiện có trụ sở tại Thượng Hải, Trung Quốc.
Nhà sáng lập PDD là Colin Huang hiện là người giàu thứ 3 Trung Quốc với khối tài sản khoảng 49 tỷ USD (xếp sau nhà sáng lập của ByteDance, công ty mẹ của TikTok) và thuộc danh sách 50 tỷ phú giàu nhất thế giới.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer