Để tối ưu tỷ lệ chuyển đổi (CRO) cho thương hiệu, các chiến lược data driven marketing là ưu tiên hàng đầu. Cùng MarketingTrips tham khảo ngay.
Top các chiến lược Data Driven Marketing để thúc đẩy chuyển đổi
Nhiều digital marketer đã nỗ lực hết mình để thúc đẩy lưu lượng truy cập (traffic) vào website của thương hiệu. Tuy nhiên, tất cả những người truy cập này liệu sẽ có ý nghĩa gì nếu họ không mua những gì mà website đang muốn bán (cả online lẫn offline) hoặc làm theo những gì website mong muốn họ làm?
Thu hút lưu lượng truy cập không phải là tất cả, cũng không phải là mục tiêu cuối cùng. Nó chỉ là phương tiện trung gian để kết nối với khách hàng, thúc đẩy bán hàng và khách hàng sẽ quay lại mua hàng nhiều hơn nữa.
Để chuyển đổi lưu lượng truy cập website thành khách hàng tiềm năng (lead) và từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng (customer), bạn cần tối ưu hóa phễu bán hàng (sales funnel) của mình. Nói cách khác, bạn cần tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (CRO).
Trong bối cảnh khi mà nhu cầu, sở thích và hành vi của khách hàng đang thay đổi nhanh chóng, bên cạnh đó là sự phát triển nhanh của các yếu tố công nghệ, những người làm marketing nói chung cần thúc đẩy CRO của mình bằng những hiểu biết sâu sắc về khách hàng (customer insight) theo hướng dữ liệu.
Bài viết sẽ được MarketingTrips phân tích một số chiến lược data driven marketing nhằm tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi theo hướng dữ liệu mà bạn có thể tham khảo.
Tầm quan trọng của CRO và chiến lược Data Driven Marketing.
CRO được xem là nền tảng của sự ổn định với các thương hiệu trực tuyến. Điều đầu tiên và quan trọng nhất, CRO ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận hay doanh số của bạn.
Khi được thực hiện đúng, nó có thể giúp tăng doanh số bán hàng đồng thời giảm chi phí thu hút khách hàng. Hoặc chỉ cần bạn giảm chi phí thu hút khách hàng (CAC) thì doanh số cũng đã tăng lên đáng kể.
Thứ hai, CRO tiết lộ những dữ liệu ở cấp độ sâu hơn. Điều này có nghĩa là, khi bạn thực hiện đúng quy trình tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi, bạn sẽ có được những thông tin chi tiết vô giá về khách hàng của mình, thứ mà bạn có thể sử dụng để đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu và định hướng các chiến lược marketing, tức chuyển đổi theo hướng dữ liệu (data-driven conversions).
Cuối cùng, CRO cũng giúp SEO. Mặc dù CRO không liên quan trực tiếp đến việc thúc đẩy lưu lượng truy cập vào một website, nhưng nó lại mang những lợi ích tiềm ẩn về SEO.
CRO cải thiện trải nghiệm của khách hàng (CX), đây là một yếu tố xếp hạng quan trọng đối với các công cụ tìm kiếm.
Ví dụ: trong quá trình tối ưu tỷ lệ chuyển đổi trên website, bạn thấy rằng một pop-up hiển thị không đúng lúc đã khiến khách hàng của mình khó chịu và do đó họ thoát nhanh hơn (bounce), từ thông tin này bạn rõ ràng là có thể có được cách để giữ khách hàng ở lại lâu hơn (giúp SEO) và cải thiện CRO tốt hơn.
Một số chiến lược Data Driven Marketing để tối ưu hoá chuyển đổi.
Dữ liệu (data) đang được xem là “một loại tiền tệ kiểu mới” trong thế giới công nghệ. Và nhiệm vụ tiên quyết của các marketer là phải làm quen với nó.
Dưới đây là một số chiến lược bạn có thể sử dụng để tối ưu hoá hiệu suất của mình.
1. Nghiên cứu đối tượng mục tiêu.
Các hoạt động phân tích đối tượng mục tiêu tiết lộ các dữ liệu có thể chuyển đổi quy trình CRO của bạn và định hình những kết quả mới. Nó có thể giúp bạn cá nhân hóa các điểm tiếp xúc với khách hàng theo những cách phù hợp hơn.
Việc tìm kiếm các yếu tố như sở thích hay nhân khẩu học của đối tượng mục tiêu cũng có thể giúp bạn vận hành các chiến dịch quảng cáo được nhắm mục tiêu sâu hơn và giảm thiểu chi tiêu quảng cáo trong khi vẫn có thể tối đa hóa doanh thu từ quảng cáo.
Bạn cũng có thể dõi hành vi của khách hàng để tìm hiểu xem họ quan tâm đến điều gì, nền tảng mạng xã hội nào họ thường lui tới nhiều nhất, blogs nào họ theo dõi thường xuyên nhất hay điều gì thu hút sự chú ý của họ tốt nhất, tất cả những dữ liệu này đều có thể giúp bạn thúc đẩy các hiệu suất marketing và tỷ lệ chuyển đổi.
Nếu sau khi nghiên cứu, bạn nhận thấy rằng khách hàng của mình là người nhạy cảm về giá, tại sao bạn không thử các nội dung quảng cáo kiểu như: …giá tốt nhất thị trường…chỉ từ…, hay khuyến mãi ngay…từ ngày…đến…
2. Thực hiện phân tích dữ liệu để tìm ra những cách thức hứa hẹn nhất tới việc đăng bài trên các nền tảng mạng xã hội.
Mạng xã hội có thể tiết lộ nhiều dữ liệu về khách hàng của bạn đến mức các chỉ số của bạn có thể tăng vọt nếu bạn sử dụng chúng một cách chính xác.
Dưới đây là một số điểm dữ liệu bạn có thể cân nhắc:
Hình ảnh hay kiểu hiển thị (visual) nào thu hút đối tượng mục tiêu của bạn nhiều nhất.
Loại nội dung nào nhận được nhiều tương tác nhất.
Khi nào là thời điểm tốt nhất để đăng trên mạng xã hội.
Đâu là yếu tố cảm xúc hay nhận diện mà đối tượng mục tiêu muốn có ở thương hiệu.
Những CTA nào đang hoạt động hiệu quả nhất.
Và nhiều thứ khác.
Ví dụ: nếu dữ liệu cho thấy rằng khách hàng của bạn có xu hướng tương tác nhiều hơn với hình ảnh hơn là các liên kết, văn bản hay video. Bạn có thể cân nhắc việc thử chạy nhiều hơn các hình ảnh khác.
Bạn cũng có thể sử dụng dữ liệu từ phương tiện truyền thông mạng xã hội để chạy các quảng cáo video được cá nhân hóa, theo số liệu từ convertrank, các quảng cáo video được cá nhân hoá có thể thúc đẩy chuyển đổi cao hơn đến 184%. Do đó khi nghĩ đến các chiến lược marketing được thúc đẩy bởi dữ liệu (data-driven), video nên là ưu tiên hàng đầu.
3. Tận dụng sức mạnh của các tiêu đề (headlines).
Chuyển đổi vốn bắt đầu bằng một cú nhấp chuột. Và các lần nhấp chuôt đó chỉ đến khi bạn thu hút thành công sự chú ý của người dùng.
Các dòng tiêu đề thường là thứ đầu tiên mà người dùng của bạn để mắt tới và do đó, nó nên được cân nhắc trước tiên khi nói đến việc thu hút khách hàng. Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, khi tỉ lệ nhấp chuột (CTR) cao hơn (từ các tiêu đề thu hút), tỷ lệ chuyển đổi theo đó cũng tăng lên.
Tuy nhiên điều bạn cần lưu ý là, các tiêu đề hấp dẫn không phải là các tiêu đề chỉ cần khiến khách hàng nhấp vào, mà còn là tiêu đề liên quan mật thiết đến những gì khách hàng sẽ được xem sau đó.
Thay vì cố gắng để “lừa dối” khách hàng, bạn nên coi giá trị là yếu tố hàng đầu khi tạo ra các tiêu đề cho bài viết.
Theo nghiên cứu từ CXL, các tiêu đề có chứa số (ví dụ: 35, 40%…) có thể thúc đẩy nhiều hơn đến 30% tỷ lệ chuyển đổi so với các tiêu đề không có số.
4. Thử nghiệm phân tách quảng cáo là một chiến lược Data Driven Marketing thông minh (A/B Testing).
A/B Testing hay kỹ thuật thử nghiệm phân tách quảng cáo có thể tiết lộ các điểm dữ liệu giúp mang lại hiệu quả cho hầu hết các chiến dịch.
Nó có thể tiết lộ cả những điểm yếu và điểm mạnh của quảng cáo của bạn, vì vậy bạn có thể biết những gì cần thay đổi và những gì cần tối ưu để từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Bạn có thể sử dụng các dữ liệu từ việc nghiên cứu đối tượng mục tiêu ở trên để tạo ra các quảng cáo khác nhau. Sau đó, nhắm mục tiêu đến những người dùng khác nhau với các mẫu quảng cáo đó. Cuối cùng, hãy phân tích xem đâu mới là mẫu quảng cáo tối ưu cho từng nhóm đối tượng cụ thể.
Bên cạnh đó bạn cũng có thể thay đổi các yếu khác trong quảng cáo như nội dung quảng cáo, dòng tiêu đề, hình ảnh, CTA, vị trí của CTA, v.v. và tiếp tục quá trình phân tích.
Ví dụ: Sau phân tích bạn thấy rằng các tiêu đề ngắn hơn mang lại chuyển đổi cao hơn, bạn có thể nhân rộng nó ở các chiến dịch khác.
Chỉ thông qua việc tối ưu và thử nghiệm CTA (lời kêu gọi hành động), Sony đã có thể tăng lên đến 6% tỉ lệ nhấp chuột và tỷ lệ thêm vào giỏ hàng tăng lên 21,3%.
5. Sử dụng dữ liệu từ Google Analytics để tối ưu hóa các thành tố khác nhau của website.
Phần lớn các nỗ lực CRO của bạn liên quan đến việc website của bạn đang được tối ưu hóa đến mức nào. Bạn có thể có một tiêu đề hay, một quảng cáo hấp dẫn, nhưng nếu website của bạn không được thiết kế để tối ưu hóa chuyển đổi, kết quả có thể không tốt như bạn mong muốn.
Bạn cần thực hiện nhiều các thử nghiệm với các phần tử khác nhau trên website của bạn để xem phần tử nào đang tỏ ra hiệu quả hơn.
Theo nghiên cứu của Similarweb, màu sắc ảnh hưởng đến 85% các quyết định mua hàng và việc điều chỉnh yếu tố này có thể giúp tăng đến 24% tỷ lệ chuyển đổi.
Tuy nhiên, tỷ lệ chuyển đổi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác và tuỳ theo từng ngành hàng khác nhau, do đó, điều quan trọng cuối cùng vẫn phụ thuộc vào cách bạn thử nghiệm trên website cụ thể của doanh nghiệp mình.
Chẳng hạn như việc giảm số lượng trường thông tin bắt buộc trong biểu mẫu đăng ký có thể giúp tăng đến 26% số lượt chuyển đổi.
6. Tối ưu trang đích (landing page) cũng nên là chiến lược Data Driven Marketing bạn cần ưu tiên.
Đầu tiên, bạn nên sử dụng các dữ liệu khách hàng đã có được ở các bước đầu tiên để xây dựng những nội dung có liên quan và hấp dẫn nhất với đối tượng mục tiêu. Tiếp theo, bạn có thể sử dụng các bản đồ nhiệt (heatmaps) để tìm ra nơi họ quan tâm nhiều nhất. Sử dụng thông tin này để viết và thiết kế một trang đích có thể chuyển đổi.
7. Sử dụng CTA để tối ưu hóa chuyển đổi từ các blogs.
Blogs là một trong những tài nguyên quan trọng nhất của một doanh nghiệp trên các nền tảng trực tuyến. Chúng có thể thu hút thêm 67% lượng khách hàng tiềm năng và tạo ra nhiều chuyển đổi hơn gấp 6 lần (theo fitsmallbusisness).
Một bài viết hay blogs nên kết thúc bằng một CTA. Và cách các CTA này được sử dụng sẽ xác định liệu bạn có nhận được khách hàng tiềm năng hoặc chuyển đổi hay không.
Thông thường, các doanh nghiệp có xu hướng sử dụng các banner làm CTA, tuy nhiên theo nghiên cứu của Mention, các CTA được thiết kế bằng text (Anchor text) có thể giúp tăng đến 121% tỷ lệ chuyển đổi.
Bạn có thể sử dụng các Anchor text CTA bằng cách chèn nó vào các nội dung có liên quan vì nó có tính ngữ cảnh (contexual) cao hơn.
8. Sử dụng các dữ liệu từ thương mại điện tử để tối ưu hóa chuyển đổi trên website.
Chiến lược data driven marketing: Sử dụng các dữ liệu từ thương mại điện tử để tối ưu hóa chuyển đổi trên website.
Bạn có thể sử dụng Google Analytics trên website của mình để phát hiện ra các lỗ hỏng trong phễu bán hàng của bạn và tối ưu hóa chúng để nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.
Ví dụ: nếu phần lớn lưu lượng truy cập vào website của bạn rời khỏi trang sau khi xem trang sản phẩm, thì đã đến lúc bạn nên tối ưu hóa trang này.
Hoặc, nếu bạn đang gặp phải tỷ lệ bỏ qua giỏ hàng (cart abandonment) cao, bạn có thể sử dụng các pop-up được kích hoạt bởi các ý định thoát (exit intent) để cung cấp các chương trình giảm giá hoặc quà tặng nào đó chẳng hạn.
61% khách hàng tin rằng các quà tặng bất ngờ là cách tuyệt vời để giữ chân họ.
Để duy trì khả năng cạnh tranh, sử dụng chiến lược Data Driven Marketing để tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi là chìa khóa chính.
Bất kể bạn đang kinh doanh trong ngành hàng nào, là mô hình B2B, B2C hay C2C, nếu bạn muốn duy trì tính cạnh tranh trong thế giới kỹ thuật số, bạn phải thực hiện tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi.
Trong khi tối ưu hóa website của bạn để có nhiều lượt chuyển đổi hơn, bạn phải đảm bảo thực hiện các bước tối ưu dựa trên dữ liệu để tránh việc phỏng đoán các kết quả sai lệch.
Hãy nhớ rằng, CRO không phải là một sự kiện mà là một quá trình thực hiện và duy trì lâu dài. Do đó, bằng cách tạo ra các thói quen thử nghiệm liên tục (thậm chí là xây dựng thành văn hoá thử nghiệm và học hỏi trên toàn bộ tổ chức), bạn có thể thúc đẩy nhiều lượt chuyển đổi hơn và bán hàng nhiều hơn.
Kết luận.
Trong bối cảnh khi Digital Marketing tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đồng thời, dữ liệu (Data) được xem là tài sản vô giá của doanh nghiệp, việc áp dụng chiến lược Data Driven Marketing sớm vào các hoạt động Marketing có thể giúp thương hiệu có nhiều lợi thế bán hàng hơn nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trước những bối cảnh bất ổn do đại dịch và thế giới thì đang thay đổi nhanh chóng, những người làm marketing có thể làm gì để thích ứng tốt hơn với tương lai bất định phía trước.
Getty Images
Tại hội nghị SMX Next vừa qua được tổ chức bởi SearchEngineLand, về các chủ đề liên quan đến marketing và quảng cáo, nhiều marketer đã chia sẻ về chiến lược thích ứng của họ trong bối cảnh mới của thị trường.
“Hãy nghĩ về cách bạn lập kế hoạch hoặc xây dựng những dự báo cho doanh nghiệp hay thương hiệu của mình: Nó sẽ diễn ra và trông như thế nào?”
Đó là câu hỏi của Ông Greg Finn, Giám đốc Marketing (CMO) của Cypress North, đã đưa ra tại SMX Next cho các chuyên gia quảng cáo có trả phí (paid media).
Bà Neha Divanji, nhà sáng lập của Growth Spin Limited, cho biết:
“Việc lập kế hoạch truyền thông hay chiến lược của chúng tôi chủ yếu bắt nguồn từ việc hiểu rõ ngành. Chúng tôi tìm hiểu xem liệu có bất cứ xu hướng nào sẽ kéo dài không.
Chúng tôi cũng tìm kiếm bất cứ điều gì đã thay đổi hoặc bất kỳ xu hướng mới nổi nào mà chúng tôi quan tâm, sau đó chúng tôi xem xét đến yếu tố cạnh tranh.”
Ông Andrew Lolk, nhà sáng lập của SavvyRevenue thì nhấn mạnh vào việc gắn kết mục tiêu chung và tính thực tiễn với các agency (đơn vị cung cấp các dịch vụ marketing nói chung):
“Chúng tôi đang cố gắng để tìm ra mục tiêu chung và chúng tôi hiện có những hạn chế nào. Chúng tôi có bị giới hạn bởi yếu tố ngân sách không? Chúng tôi có thể gặp phải những rào cản nào trong ngành không? ”
Việc xây dựng một chiến lược truyền thông có trả phí hiện đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong bối cảnh công nghệ kỹ thuật số đang thay đổi nhanh chóng. Dưới đây là một số chiến thuật mà các marketer có thể tham khảo trước khi bắt đầu.
Cân nhắc sử dụng các công cụ lập kế hoạch truyền thông có trả phí (Paid Media).
Có rất nhiều công cụ hữu ích hiện có sẵn để giúp những người làm marketing lập kế hoạch cho các nỗ lực truyền thông hay quảng cáo có trả phí của họ.
Việc chọn ra những phương án thích ứng tốt nhất với những sự thay đổi của thị trường thường phụ thuộc vào thương hiệu, mục tiêu và cả sự cạnh tranh của doanh nghiệp.
Ông Divanji cho biết: “Tôi sử dụng Similarweb. Về cơ bản, nó kéo dữ liệu từ đối thủ cạnh tranh và giúp tôi hiểu kênh nào đang là động lực chính thúc đẩy lưu lượng truy cập tối đa cho các đối thủ khác nhau.”
“Khi chúng tôi xem xét dữ liệu ở cấp chiến dịch và cấp độ phương tiện (CPC, Banner, Email…), chúng tôi sử dụng thêm Semrush. Nó có nhiều tùy chọn khác nhau để bạn có thể xem thông tin chi tiết về từng đối thủ cạnh tranh cụ thể.”
Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà tiếp thị đều thích sử dụng các công cụ lập kế hoạch theo kiểu này. Không ít người trong số họ lựa chọn quy trình lập kế hoạch bằng cách thủ công và để cho tất cả các thành viên của đội nhóm nhập cuộc.
Ông Andrew Lolk chia sẻ: “Chúng tôi sử dụng một số công cụ khác nhau cho việc lập kế hoạch. Công cụ duy nhất mà chúng tôi sử dụng lặp đi lặp lại là Google Trends. Nó giúp chúng tôi hiểu các xu hướng mới, các ngành công nghiệp mới.”
Thương hiệu (Client) cần kết hợp chặt chẽ hơn với Agency khi mọi thứ đang trở nên tồi tệ hơn.
Việc không đưa khách hàng (Client) vào kế hoạch truyền thông có trả phí có thể làm gián đoạn chiến dịch của bạn khi mọi thứ thay đổi. Các nhà tiếp thị theo đó cũng nên chia sẻ kế hoạch của họ thường xuyên hơn để mọi thứ luôn được kiểm soát.
Ông Andrew Lolk nói:
“Một trong những điều quan trọng mà hầu hết khách hàng (client) và nhà quảng cáo (agency) thường quên đó là chia sẻ thông tin. Chúng tôi đã thiết lập một quy trình về cách chủ động yêu cầu và phản hồi cho tất cả những điều này.”
Thay vì bỏ qua những cuộc trao đổi cực kì quan trọng này, cả nhà quảng cáo và khách hàng của họ nên kết hợp phạm vi chuyên môn của nhau, chúng nên đóng vai trò là yếu tố nền tảng cho mọi sự thành công chung của cả chiến dịch.
Thích ứng nhanh với việc thay đổi các nền tảng quảng cáo mới.
Bên cạnh nhiều sự thay đổi về yếu tố hành vi và xã hội, các nền tảng quảng cáo trên toàn cầu vẫn tiếp tục biến đổi. Và những thay đổi này thường không thể đoán trước được.
Ông Lolk nói: “Không ai có thể chắc chắn được điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Chúng tôi cũng vậy, không ngoại lệ.
Do đó, chúng tôi tập trung nhiều hơn vào việc đảm bảo chúng tôi có thể nắm bắt được những thứ cơ bản nhất. Những thứ đó thường đúng dù cho thị trường có thay đổi đến như thế nào.”
“Từ góc độ là người làm tại Agency, dù cho Google hay Facebook, v.v. có cập nhật hay thay đổi bất cứ điều gì. Nếu bạn hiểu những thứ thuộc về bản chất, bạn không cần phải lo lắng quá nhiều.”
Các nhà tiếp thị trong thời kỳ mới nên chủ động thực hành những chiến thuật cơ bản nhất như việc thu thập dữ liệu của bên thứ nhất, tuy nhiên việc điều chỉnh kỳ vọng hay phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan sẽ giúp họ chuẩn bị tốt hơn cho những thay đổi sắp tới.
Bà Divanji chia sẻ: “Với tư cách là một agency, chúng tôi luôn cần hiểu những thứ cơ bản nhất. Đối với khách hàng (client), điều quan trọng nhất với họ luôn là tình hình P&L (lãi và lỗ), còn về phía chúng tôi, chúng tôi cần phối hợp với họ về cả mục tiêu, dự báo và khả năng đáp ứng tới những bối cảnh mới.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nếu bạn đang làm Marketing hay thương hiệu và giữ các vai trò quản lý trong tổ chức, các kỹ năng mang tính chiến lược này sẽ còn trở nên quan trọng hơn.
Top 20 kỹ năng chiến lược marketing quan trọng nhất
Trước khi có bất cứ hành động hay quyết định nào, marketer cần xem xét và đánh giá một cách toàn diện nhất về các điểm mạnh cốt lõi của thương hiệu, về người tiêu dùng, về đối thủ, về thị trường và cả về các bối cảnh kinh doanh hiện tại.
Suy nghĩ một cách cẩn thận về những thách thức của thương hiệu trên thị trường, đặt những câu hỏi ngược, những câu hỏi mang tính gián đoạn (những câu hỏi có thể phá vỡ mọi kết cấu kinh doanh hay chiến lược hiện có), trước khi tìm kiếm bất cứ giải pháp gì.
Đưa ra những quyết định thông minh dựa trên việc thấu hiểu về tầm nhìn, mục tiêu, cơ hội, sự ảnh hưởng từ phía thị trường và những kết quả về hiệu suất.
Đảm bảo truyền tải chiến lược một cách rõ ràng và nhất quán trên toàn bộ tổ chức để tất cả các thành viên đều có thể hiểu và thực thi hướng tới chiến lược.
Xác định tệp khách hàng mục tiêu, khách hàng lý tưởng, các nhu cầu của họ, đảm bảo thấu hiểu những sự thật chưa được hé lộ từ họ (customer insight) và cả những “kẻ thù” lớn nhất của họ.
Coi khách hàng là trọng tâm (customer centric), để từ đó tất cả những tính năng của thương hiệu đều có thể gắn kết với lợi ích (cả cảm xúc lẫn chức năng) của khách hàng.
Tìm kiếm những khoảng không định vị thương hiệu có thể chiến thắng trên thị trường, những định vị có thể sở hữu được, riêng biệt, phù hợp với khách hàng và sau đó truyền tải nó với một tuyên ngôn định vị cụ thể.
Xây dựng các ý tưởng thương hiệu, tức thương hiệu sẽ xuất hiện như thế nào tới các điểm tiếp xúc (touchpoints) với khách hàng.
Chuyển đổi tất cả những tư duy chiến lược thành các tuyên ngôn chiến lược và vấn đề chính (key issues), đây chính là nền tảng của một bản kế hoạch thương hiệu.
Xây dựng chi tiết tất cả các thành phần của kế hoạch thương hiệu bao gồm: tầm nhìn, mục đích, giá trị, mục tiêu, vấn đề, chiến lược, chiến thuật.
Truyền tải một cách rõ ràng bản kế hoạch tới các bộ phận liên quan, như ban lãnh đạo, bộ phận bán hàng, agency, và các đối tác khác nếu có.
Phát triển kế hoạch thực thi (online, offline..) để hoàn thành chiến lược thương hiệu.
4. Nhóm kỹ năng thực thi marketing.
Kỹ năng lãnh đạo và điều hành tất cả các dự án hay hoạt động marketing như truyền thông thương hiệu, phát triển sự đổi mới, các chiến dịch quảng cáo hiệu suất, các trải nghiệm mua sắm của khách hàng, và nhiều thứ khác.
Xây dựng những bản tóm tắt sáng tạo và tập trung vào chiến lược (briefs), những thứ có thể khơi dậy niềm cảm hứng từ các thành viên hay đối tác có liên quan.
Lựa chọn và hợp tác với agency hay chuyên gia nếu có.
Trong quá trình thực thi, cần liên kết tất cả những yếu tố chiến lược của thương hiệu với người tiêu dùng. Hãy lưu ý đến tính nhất quán khi xây dựng thương hiệu.
5. Nhóm kỹ năng phân tích hiệu suất.
Người làm marketing cần thấu hiểu tất cả các nguồn kiến thức và dữ liệu của thương hiệu như: thị phần, phễu bán hàng (phễu thương hiệu), quá trình tiêu thụ sản phẩm hay dịch vụ, tình hình tài chính (lãi lỗ), những kỳ vọng, sở thích (VOC) của khách hàng.
Đào sâu vào phân tích dữ liệu, đưa ra những sự so sánh về mức độ hiệu quả, phát triển customer insight, từ đó xây dựng nên những câu chuyện có thể giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp.
Đánh giá toàn bộ tình hình kinh doanh của thương hiệu, rút ra những vấn đề cần xử lý.
Viết báo cáo phân tích hiệu suất để hiểu ý nghĩa của chiến lược từ các thông tin về hiệu suất bán hàng và hiệu suất trong thị trường.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Bài viết tập trung phân tích các nội dung về thuật ngữ lập kế hoạch chiến lược hay còn được gọi là hoạch định chiến lược (strategic planning) như: kế hoạch chiến lược là gì, lập một bản kế hoạch chiến lược cần có những nội dung gì và hơn thế nữa.
Kế hoạch chiến lược là gì? Cách hoạch định chiến lược
Lập chiến lược hay các bản kế hoạch nhỏ là một trong những hoạt động không thể thiếu đối với các Marketer, đặc biệt khi họ giữ các vai trò cao hơn trong tổ chức. Vậy kế hoạch chiến lược là gì và cách xây dựng kế hoạch chiến lược như thế nào.
Để có thể giải đáp nhanh câu hỏi lập một bản kế hoạch chiến lược cần có những nội dung gì, dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.
Các nội dung sẽ được phân tích trong bài.
Kế hoạch chiến lược là gì?
Những nội dung chính có trong bản kế hoạch chiến lược là gì?
6 bước để khiến bản kế hoạch chiến lược của bạn trở nên có chiến lược hơn.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Kế hoạch chiến lược (Hoạch định chiến lược) là gì?
Kế hoạch chiến lược hay Strategic Plan (Strategic Planning) là những bản kế hoạch mang tính chiến lược, những bản kế hoạch hành động này thường hướng đến các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp (thường là từ trên 3 năm) hơn là ngắn hạn.
Trong bối cảnh VUCA như hiện tại, những gì mà doanh nghiệp hướng tới khi lập các bản kế hoạch chiến lược là tính linh hoạt và thích ứng nhanh hơn là thời gian.
Những nội dung chính có trong bản kế hoạch chiến lược (Hoạch định chiến lược) là gì?
Thông thường, một bản kế hoạch chiến lược sẽ có 7 nội dung chính sau:
Tầm nhìn.
Mục đích thương hiệu.
Giá trị.
Mục tiêu.
Phân tích tình huống, bối cảnh.
Các vấn đề (problems, issues) chính.
Chiến lược.
Chiến thuật.
1. Tầm nhìn là nội dung cần có đầu tiên trong bất cứ bản kế hoạch chiến lược nào.
“Chúng ta có thể ở đâu?”. Ở phần này, bản kế hoạch chiến lược cần mô tả được nơi mà doanh nghiệp muốn đến, mô tả trạng thái lý tưởng của doanh nghiệp trong tương lai.
Thông thường, tầm nhìn của thương hiệu hay doanh nghiệp được xây dựng và áp dụng trong từ 5-10 năm trước khi doanh nghiệp có ý định cơ cấu lại hay thay đổi tầm nhìn mới sao cho phù hợp với bối cảnh kinh doanh mới.
Tầm nhìn chính là kim chỉ nam để định hướng cho cả các nhà lãnh đạo lẫn nhân viên về những gì họ cần làm và là phần quan trọng nhất của các bản kế hoạch chiến lược.
2. Mục đích thương hiệu.
Mục đích thương hiệu trả lời cho câu hỏi “Tại sao thương hiệu hay doanh nghiệp của bạn tồn tại? Nó chính là những động lực cá nhân cơ bản giải thích lý do tại sao bạn cần theo đuổi hay làm những công việc hiện tại.
Mục đích thương hiệu là một trong những yếu tố mạnh mẽ nhất để thương hiệu hay doanh nghiệp có thể kết nối với nhân viên và người tiêu dùng, nó chính là đại diện cho linh hồn của toàn bộ doanh nghiệp.
3. Giá trị.
Doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn đang đại diện cho điều gì (brand value)? Giá trị của thương hiệu giúp xây dựng và hình thành những động lực, kỳ vọng, hành vi, niềm tin và cả những tiêu chuẩn chung của tổ chức.
Các thương hiệu cần phải xây dựng và truyền tải các giá trị thương hiệu một cách nhất quán trong suốt quá trình tồn tại và phát triển.
3. Mục tiêu của kế hoạch chiến lược của thương hiệu là gì?
Thương hiệu của bạn cần đạt được những điều gì với bản kế hoạch chiến lược này, các chỉ số mục tiêu cụ thể có thể bao gồm: hiệu suất trên thị trường, thị phần, doanh số, lượng khách hàng tiềm năng, các kết quả về tài chính hay các lộ trình cụ thể.
Thương hiệu có thể sử dụng mục tiêu để xây dựng thẻ điểm (BSC) hay bảng điều khiển cho thương hiệu.
4. Phân tích tình huống, bối cảnh.
Doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn hiện đang ở đâu trên thị trường hay trong tâm trí của khách hàng mục tiêu.
Trước khi doanh nghiệp có thể đưa ra các kế hoạch chiến lược hay các chiến thuật mới, họ cần hiểu được tình hình hiện tại của họ, vị trí họ đang ở, lợi thế họ đang có, những khó khăn hay rào cản họ đang phải đối mặt, những nguồn lực nội bộ, những cơ hội hiện tại, đến cả nhiều thách thức khác từ thị trường.
5. Các vấn đề (problems, issues) chính.
Tại sao doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn đang ở vị trí hiện tại, điều gì đang làm cản trở việc thương hiệu đạt được tầm nhìn hay mục tiêu của mình.
Doanh nghiệp có thể xem các vấn đề như là các câu hỏi và sau đó sử dụng chiến lược (trong phần tiếp theo) để trả lời cho các câu hỏi đó.
6. Chiến lược (strategy).
Sau khi đã có được các mục tiêu cụ thể, giờ là lúc cả người làm và người thực thi chiến lược cần trả lời câu hỏi “Bằng cách nào chúng ta có thể đạt được mục tiêu đó?”.
Ở khía cạnh chiến lược, thông qua khách hàng, đối thủ hay các bối cảnh kinh doanh cụ thể, thương hiệu tìm kiếm cho mình những cơ hội trên thị trường.
Chiến lược cung cấp những thông tin rõ ràng giúp xác định các khoản đầu tư của doanh nghiệp: đó có thể là các ảnh hưởng hay tác động đến thị trường, đó có thể là các kết quả hiệu suất kinh doanh cụ thể, hay những thứ khác có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Ví dụ: Để có thể đạt được mục tiêu gia tăng thị phần, một nhãn hàng A có chiến lược mở rộng độ phủ bán hàng (điểm bán) đến các khu vực nông thôn tại 50 tỉnh thành khác nhau.
7. Chiến thuật (tactics) cũng quan trọng đối với các bản kế hoạch chiến lược.
Với chiến lược đã đề ra ở trên, thương hiệu hay doanh nghiệp cần làm gì hay triển khai những hoạt động cụ thể nào.
Thông qua chiến lược, chiến thuật là những bản kế hoạch hành động cụ thể (action plans) gắn liền với các thành viên và phòng ban tương ứng.
Chiến thuật quyết định những hoạt động cụ thể cần được đầu tư vào nhằm vừa hướng tới tầm nhìn chung của thương hiệu vừa đạt được các chỉ số ROI/ROE (tỷ suất lợi nhuận đầu tư/tỷ suất lợi nhuận dựa trên sự nỗ lực) cao nhất cho doanh nghiệp.
Thay vì các chiến lược thường được áp dụng và đo lường trong dài hạn, các chiến thuật tập trung mạnh vào ngắn hạn, nó có thể được theo dõi theo tháng, theo tuần hay thậm chí là theo ngày.
6 bước để khiến bản kế hoạch chiến lược của bạn trở nên có chiến lược hơn.
Trong khi tuỳ vào từng điều kiện cụ thể hay mục tiêu của doanh nghiệp là gì, bạn có thể xây dựng các bảnkế hoạch chiến lược theo những cách thức khác nhau, dưới đây là các bước bạn có thể tham khảo.
Bước 1: Nhận ra sự phụ thuộc của bạn, tức là các bên liên quan chính của bạn.
Ban đầu, bạn có thể nghĩ rằng điều này khá dễ dàng. Trong một doanh nghiệp nhỏ, những bên liên quan này thường là khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp và chủ doanh nghiệp.
Nhưng sau đó bạn dần nhận ra rằng một số nhân viên hay nhà quản lý cũng có vai trò quan trọng không kém các chủ doanh nghiệp, và sự phức tạp ngày càng tăng.
Bí quyết dành cho bạn là xác định đúng vai trò của các bên liên quan. Một nhóm các bên liên quan trong nhiều trường hợp có thể có nhiều sức ảnh hưởng hơn so với một vai trò cụ thể cho dù vai trò đó là quan trọng nhất.
Ví dụ, nếu bạn đang kinh doanh trong ngành hàng tiêu dùng chẳng hạn, các bên liên quan chính như các nhà phân phối; khách hàng bán lẻ (B2C); khách hàng doanh nghiệp (B2B), người tiêu dùng; và cả nhân viên cũng có sức ảnh hưởng không kém các chủ doanh nghiệp.
Khi bạn đã giải quyết được vấn đề phức tạp của các bên liên quan, bạn có thể tiếp tục bản kế hoạch chiến lược của mình.
Bước 2: Xác định “khách hàng mục tiêu” của thương hiệu.
Lấy ví dụ, với công ty kiểm toán quốc tế KPMG. Khách hàng mục tiêu của họ không phải là những ông bố bà mẹ nộp tờ khai thuế cá nhân hàng năm hay các doanh nghiệp nhỏ cần những sự trợ giúp đơn giản.
Công việc đó thường phù hợp hơn với các đơn vị cung cấp dịch vụ nhỏ tại các địa phương. KPMG cũng không phải là mục tiêu của các công ty quy mô trung bình (mid-size business) với lượng ngân sách còn hạn chế.
KPMG nhắm mục tiêu chính vào các doanh nghiệp lớn và cả chính phủ.
Việc xác định đúng tập khách hàng mục tiêu có sức ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, bao gồm cả các nhóm bên liên quan khác.
Ví dụ, với tập khách hàng đó của mình, KPMG chỉ tuyển những nhân viên có đủ năng lực để cung cấp dịch vụ cho các khách hàng là doanh nghiệp lớn và chính phủ lớn.
Kế hoạch chiến lược của bạn không thể nhắm mục tiêu là hướng tới việc phục vụ tất cả các nhóm khách hàng. Vì vậy, hãy dành thời gian của bạn để xác định rõ ràng khách hàng mục tiêu của bạn.
Bước 3: Tìm ra những gì mà tổ chức của bạn muốn từ mỗi bên liên quan chính.
Để tổ chức của bạn phát triển thịnh vượng. Đối với một số nhà quản lý, điều này ban đầu có thể tạo ra nhiều bỡ ngỡ và rào cản.
Vấn đề là vì họ đã quá quen với việc suy nghĩ theo phương pháp vận hành hơn là chiến lược. Để thấy được điều này, không nơi nào khác biểu hiện rõ hơn là với “nhân viên” của các bên có liên quan.
Đội ngũ nhân sự và các nhà quản lý cấp cao đang tìm mọi cách để xác định điều gì có thể làm hài lòng nhân viên của họ. Nhưng họ cuối cùng đã thất bại và không đo lường được. Đó là những gì mà một tổ chức mong muốn từ họ.
Bước 4: Xác định những gì các bên liên quan này muốn ở bạn.
Đây thường là những tiêu chí ra quyết định chính mà các bên liên quan sử dụng khi tương tác hay kết nối với doanh nghiệp của bạn.
Ví dụ: những yếu tố này có thể bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng từ bạn (khách hàng), làm việc cho bạn (nhân viên), cung cấp cho bạn (nhà cung cấp) hoặc đầu tư vào bạn (cổ đông).
Điều cần thiết là bạn phải thấu hiểu được suy nghĩ của từng bên liên quan về những điều này – rằng bạn đang tập trung vào các quan điểm của họ chứ không phải quan điểm cá nhân của riêng bạn.
Bạn có thể có được sự thấu hiểu này bằng nhiều cách: phỏng vấn chuyên sâu các bên liên quan, lắng nghe những câu chuyện của các bên liên quan về các trải nghiệm của họ với bạn và đối thủ cạnh tranh, xem xét kỹ lưỡng những phản hồi của họ thông qua hệ thống thư khiếu nại nội bộ và các nền tảng bên ngoài khác.
Nó thậm chí có thể liên quan đến việc bạn cần “đắm mình” vào các trải nghiệm của các bên liên quan bằng cách trải qua nó, ví dụ: nếu bạn là giám đốc marketing của một hãng hàng không nào đó chẳng hạn, sẽ là rất cần thiết để bạn cần có mặt trên các chuyến bay một cách thường xuyên để xem khách hàng của bạn đang nhìn nhận bạn như thế nào.
Bước 5: Thiết kế chiến lược.
Chiến lược được hình thành bởi các mục tiêu bạn đã đặt ra cho tổ chức của mình và những hiểu biết bạn đã thu thập được về nhu cầu hiện tại và tương lai của các bên có liên quan.
Để các chiến lược trở nên hiệu quả, sau khi đã xác định được nhóm khách hàng mục tiêu chính của bạn, bạn nên xây dựng chiến lược dựa trên ý kiến của những khách hàng này.
Hãy để khách hàng cùng với bạn tạo dựng nên các vị thế trên các chủng loại sản phẩm, dịch vụ khách hàng và giá cả để thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận. Các bên có liên quan có thể là những nhà chiến lược tuyệt vời mà bạn cần khai thác và cộng tác.
Bước 6: Không ngừng cải thiện chiến lược.
Hãy thừa nhận rằng dù bạn đã quyết định thế nào đi chăng nữa, thì không có gì là chắc chắn về kết quả đạt được trong tương lai.
Hãy xem chiến lược của bạn không phải là một thứ gì đó bí mật và tách biệt, thay vào đó, hãy coi nó là “những cánh tay nối dài” với các bên liên quan chính của bạn. Quan điểm mới mẻ này khuyến khích sự cởi mở, đổi mới và sẵn sàng thay đổi trong tổ chức của bạn.
Toyota và McDonald’s là hai doanh nghiệp đi đầu trong việc tập trung vào các bên liên quan, họ liên tục thay đổi và đa dạng hoá nhân viên để tạo ra những kết quả kinh doanh mới. Bạn cũng có thể học hỏi những điều tương tự.
Kết luận.
Trong khi tuỳ vào các yếu tố khác như mục tiêu chiến lược, bối cảnh kinh doanh hay quy mô và loại hình doanh nghiệp, các bản kế hoạch chiến lược có thể cần những nội dung khác nhau, điều bạn cần làm là hiểu bản chất của các kế hoạch chiến lược là gì, thích ứng nhanh với các điều kiện mới và tối ưu những gì hiện có.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Để khẳng định được vị thế của mình, KFC đã thực hiện hoạt động Marketing như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để thấy được sự thành công trong chiến lược Marketing của KFC.
Source: mockups design
Là một trong những thương hiệu F&B hàng đầu tại Việt Nam song song với các thương hiệu đối thủ khác như McDonald’s, Burger King hay Lotteria hay Jollibee, KFC đã sử dụng chiến lược Marketing Mix 4Ps có phân khúc một cách linh hoạt.
Tổng quan về KFC.
KFC là viết tắt của cụm từ Kentucky Fried Chicken, là thương hiệu gà rán được thành lập vào 20/03/1930 bởi đại úy Harland Sanders và thuộc sở hữu tập đoàn Yum! Brands. Đây là tập đoàn lớn nhất thế giới về lĩnh vực hệ thống nhà hàng với 39.000 nhà hàng tại hơn 125 quốc gia.
Khởi đầu bằng việc chế biến gà rán phục vụ cho khách hàng dừng chân tại trạm xăng Corbin – bang Kentucky, ông Harland Sander gọi đó là “món thay thế bữa ăn ở nhà” để bán cho những gia đình bận rộn.
Trong một thập kỷ sau, ông luôn nỗ lực, cố gắng và sáng tạo thành công công thức pha chế bí mật với 11 loại hương vị và thảo mộc cùng kỹ thuật nấu, mang đến hương vị đặc biệt của món gà rán.
Năm 1955, ông Harland Sanders tự tin với chất lượng và quyết định thành lập doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu. 10 năm sau đó, KFC đã có hơn 600 cửa hàng nhượng quyền tại Mỹ và Canada.
Đến năm 1964, Harland Sanders quyết định bán chuỗi cửa hàng của mình cho một nhóm nhà đầu tư với giá 2 triệu đô la Mỹ, trong đó có John Y.Brown JR, người sau này đã trở thành thống đốc bang Kentucky.
Bằng chiến lược kinh doanh thông minh, sản phẩm gà rán KFC đã tạo được lòng tin và sự ưa thích với người tiêu dùng. Tại thị trường Trung Quốc, tính đến năm 2018, KFC đã có hơn 5.600 cửa hàng tại 200 thành phố với 5 tỷ USD doanh thu.
Tiếp nối thành công đó, KFC ngày càng gia tăng mở rộng thị trường và tạo sức ảnh hưởng mạnh mẽ lên toàn châu Á, trong đó có Việt Nam.
1997 được xem là năm khởi đầu của KFC Việt Nam khi cửa hàng đầu tiên được mở tại TP. Hồ Chí Minh. Phải mất gần 10 năm chịu lỗ và bền bỉ cố gắng để KFC thay đổi nhận thức người tiêu dùng trở thành thương hiệu quen thuộc của người dân Việt Nam.
Hàng loạt cửa hàng sau đó được mở ra tại Đồng Nai (1998), Hà Nội (2006), Huế (2008), Nha Trang, Quy Nhơn (2011)… khi người dân Việt bắt đầu chuộng đồ nhanh.
Với sự phát triển và mở rộng hệ thống, tính đến nay KFC đã có hơn 140 cửa hàng tại 32 tỉnh thành phố lớn và sử dụng hơn 3000 nhân lực để phục vụ khách hàng.
Phân tích chiến lược Marketing Mix 4Ps của KFC.
Trước khi phân tích chi tiết chiến lược Marketing Mix của KFC, chúng ta cần tìm hiểu về thuật ngữ chiến lược.
Chiến lược là gì?
Chiến lược trong tiếng Anh (và được sử dụng rộng rãi) có nghĩa là Strategy, thuật ngữ dùng để chỉ các bản kế hoạch (Plan) tổng thể hay các định hướng chung được xây dựng để đạt được một hoặc nhiều các mục tiêu khác nhau trong dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.
Chiến lược chính là các bản kế hoạch dài hạn mang tính định hướng tổng thể được thiết kế để giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu khác nhau trong những điều kiện bất ổn và mơ hồ (VUCA) khác nhau.
Bạn có thể xem Chiến lược là gì để tìm hiểu sâu hơn về thuật ngữ này.
Chiến lược sản phẩm của KFC – Product.
Product – Sản phẩm được xem là yếu tố đứng đầu trong chiến lược marketing 4Ps của KFC. Sản phẩm ban đầu của KFC chính là những miếng gà giòn bằng áp suất, được tẩm ướp với công thức gồm 11 loại thảo và gia vị do đại tá Sanders sáng tạo ra.
Đến với mỗi quốc gia, KFC luôn điều chỉnh thực đơn của mình để phù hợp với văn hóa và thói quen ăn uống riêng của từng đất nước.
Tại các nước Hồi giáo và Trung Đông, KFC phục vụ gà Halal; tại Ấn Độ KFC cung cấp các loại bánh kẹp chay và suất cơm chay để phục vụ các khách hàng ăn chay.
Khi vào Việt Nam, KFC cũng thay đổi khẩu vị, kích thước, mẫu mã để phù hợp với ẩm thực của Việt Nam.
Bên cạnh các món ăn truyền thống như gà rán và hamburger, KFC còn chế biến thêm các món ăn khác như cơm gà gravy, bắp cải trộn Jumbo, bánh mì mềm… và kích thước cũng nhỏ hơn để phù hợp với thói quen ăn uống của người tiêu dùng Việt.
Ngoài ra, danh mục sản phẩm cũng được sắp xếp theo nhiều loại giúp khách hàng lựa chọn được thức ăn ưa thích như: gà rán truyền thống, thức ăn nhẹ, thức ăn phụ, nước giải khát…
KFC cũng cải tiến tung ra thị trường nhiều món mới như hamburger phi lê, hamburger tôm… cùng nhiều thức uống giải khát thay thế nước ngọt cũng tạo nên sự thích thú và tò mò cho giới trẻ và giảm sự nhàm chán khi chỉ độc quyền phục vụ mỗi gà rán.
Một điểm đáng chú ý nữa khi KFC đã nghiên cứu và tạo ra một loại dầu chiên gà ít béo nhằm chú trọng tới sức khỏe của khách hàng. Dầu chiên được sản xuất từ đậu nành, ít hydro hớn và tạo ra ít axit béo no sẽ tốt cho tim mạch hơn các loại dầu chiên khác.
Ngoài ra, nguồn cung cấp thịt gà sạch và uy tín của KFC cũng là điểm mạnh giúp người tiêu dùng an tâm sử dụng khi vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng được chú trọng.
Khi mới gia nhập thị trường Việt Nam thì đồ ăn nhanh như gà rán đang quá xa lạ với người Việt. Do đó KFC thực hiện chính sách giá thấp để thâm nhập thị trường nhằm giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận với sản phẩm hơn.
Đây được xem là chiến lược hiệu quả bởi sau thời gian chịu lỗ gần 10 năm, năm 2006, KFC bắt đầu có lãi và nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần đồ ăn nhanh tại Việt Nam.
Khi đã có lượng khách hàng trung thành, KFC chuyển sang chiến lược tăng giá cao hơn đối thủ. Dù mức giá không vượt xa quá nhiều, nhưng điều này đã tác động mạnh mẽ tới tâm lý khách hàng về hình ảnh thương hiệu đi đầu cùng lối suy nghĩ sản phẩm có giá cao hơn sẽ có chất lượng tốt hơn.
Nhắm vào đối tượng mục tiêu của mình là tầng lớp trung lưu và thượng lưu, KFC linh hoạt sử dụng chiến lược định giá khác nhau để phù hợp với các đối tượng khách hàng khác nhau, cụ thể:
Định giá tùy chọn: Với phương thức này, KFC cố gắng gia tăng số tiền chi tiêu khi họ bắt đầu mua. Khách hàng có thể mua các món chính trong thực đơn và lựa chọn thêm các “món bổ sung” hoặc món phụ, món tráng miệng để phù hợp với món chính đã mua.
Giá theo gói: KFC gộp các sản phẩm và tạo thành gói combo cung cấp cho khách hàng với mức giá ưu đãi hơn khi lựa chọn mua riêng lẻ. Chính điều này đã khuyến khích khách hàng mua nhiều mặt hàng hơn, các combo cũng được triển khai linh hoạt và tùy chọn để vừa đáp ứng đúng sở thích vừa phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng Việt.
Chiến lược phân phối của KFC – Place.
Phân phối cũng là một trong những chiến lược marketing góp phần tạo nên thành công của KFC. KFC thực hiện chiến lược phân phối trên nhiều mặt: phân khúc thị trường theo vị trí địa lý, phân khúc thị trường theo nhân khẩu học, phân khúc thị trường theo tâm lý, phân khúc thị trường theo hành vi.
Phân khúc thị trường theo vị trí địa lý.
KFC tập trung vào các thành phố lớn, đông dân cư như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng… Không phát triển ồ ạt, KFC triển khai mở rộng hệ thống cửa hàng theo hướng vững chắc.
Phân khúc thị trường theo nhân khẩu học.
KFC phân khúc thị trường theo 3 khía cạnh: Lứa tuổi, thu nhập và nghề nghiệp
+ Lứa tuổi: KFC nhắm vào các đối tượng khách hàng có độ tuổi từ 17 -29 tuổi, gia đình có trẻ em. Lựa chọn đối tượng khách hàng trẻ tuổi có xu hướng tiếp cận văn hóa nhanh cùng đối tượng trẻ em nhằm tác động vào nhận thức của trẻ em từ khi còn nhỏ là một trong những chiến lược marketing nổi bật của KFC
+ Thu nhập: KFC tập trung vào đối tượng có thu nhập khá, thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu để có thể dễ dàng chi tiền vào các sản phẩm đồ ăn nhanh. Các khách hàng thu nhập thấp vẫn có thể trở thành khách hàng của KFC tuy nhiên tần suất sử dụng sẽ thấp hơn.
+ Nghề nghiệp: Các đối tượng khách hàng trẻ tuổi, khách hàng là nhân viên văn phòng bận rộn, các học sinh sinh viên tại các trường đại học cần sự tiện lợi đối với các thực phẩm đồ ăn nhanh.
Phân khúc thị trường theo tâm lý.
Với tâm lý nắm bắt nhanh các xu hướng mới trên thế giới cùng sự tiện lợi mang đến cho khách hàng, KFC dần khẳng định vị thế của mình trong tiềm thức của khách hàng yêu thích và thường xuyên sử dụng các sản phẩm đồ ăn nhanh
Phân khúc thị trường theo hành vi.
Theo khảo sát của KFC đối với tập khách hàng độ tuổi từ 17-29 tuổi về việc tại sao yêu thích sản phẩm gà rán KFC thì đều nhận được câu trả lời bởi sự tiện lợi, ngon và giá cả phải chăng, phục vụ nhanh.
Chính vì vậy, KFC luôn chú trọng đào tạo đội ngũ nhân viên, mở rộng hệ thống cửa hàng nhằm mang lại sự tiện lợi cho khách hàng. Ngoài ra, KFC cũng đẩy mạnh kênh bán hàng trực tuyến, giao đồ ăn tại nhà để phục vụ khách hàng được tốt nhất.
Khách hàng có thể đặt hàng qua website, tổng đài của KFC hoặc qua các app giao đồ ăn khác nhau để có được mức giá ưu đãi và không mất thời gian tới cửa hàng để mua sản phẩm.
Chiến lược quảng cáo của KFC – Promotion.
Quảng cáo và truyền thông là 2 yếu tố chính đóng vai trò quan trọng trong chiến lược marketing của KFC.
KFC sử dụng đa dạng các phương tiện quảng cáo như TV, tạp chí, quảng cáo trực tuyến, quảng cáo ngoài trời…để quảng bá cho thương hiệu nhằm tăng tương tác và giúp khách hàng hiểu biết sâu sắc hơn về các sản phẩm, dịch vụ của mình.
Nhiều TV quảng cáo thương hiệu đã được KFC thực hiện với mục đích giúp khách hàng nhận thức về thương hiệu ngoại nhưng mang đậm hương vị Việt.
Ngoài ra slogan “Vị ngon trên từng ngón tay” cũng được chú trọng làm rõ và trở thành một trong những slogan nổi tiếng nhất thế kỷ 20
Nắm được thị hiếu của người tiêu dùng Việt, chiến lược marketing của KFC tập trung nhắm vào các chương trình khuyến mãi không chỉ áp dụng trong ngày lễ mà còn được áp dụng trong ngày thường.
Các khuyến mãi hấp dẫn khi mua hàng vào thời điểm chuông cửa hàng reo (mỗi ngày có 24 lần rung chuông), khách hàng sẽ được tặng 01 miếng gà, 01 phiếu đổi miễn phí 2 cốc Pepsi lớn khi mua 2 cốc Pepsi nhỏ ở lần mua hàng sau.
Ngoài ra các chương trình khuyến mãi lớn như mua 01 phần ăn giáng sinh có cơ hội nhận laptop, điện thoại, máy nghe nhạc… cũng được KFC áp dụng.
KFC thường xuyên thực hiện nhiều hoạt động tài trợ, từ thiện vừa góp phần giúp ích cho xã hội vừa nâng cao hiệu quả về mặt truyền thông.
KFC cũng thành lập các đội tình nguyện thực hiện các hoạt động từ thiện giúp đỡ các trẻ em mồ côi, tàn tật… gây được nhiều thiện cảm với khách hàng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Chiến lược marketing của Vinamilk không chỉ giúp nhiều người tiêu dùng biết đến, gắn bó mà còn thúc đẩy giá trị thương hiệu của họ qua các năm. Hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu chi tiết về các chiến lược marketing thành công của thương hiệu sữa Vinamilk tại thị trường Việt Nam trong bài viết này.
Top 3 chiến lược Marketing của Vinamilk tại Việt Nam
Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa tại Việt Nam. Bên cạnh chất lượng sản phẩm khiến nhiều khách hàng tin dùng, thương hiệu của Vinamilk còn được nhiều người biết đến bởi những chiến lược, chiến dịch Marketing hiệu quả và nổi tiếng. Vậy chiến lược Marketing của Vinamilk là gì? Điều gì làm nên sự thành công đối với các chiến lược Marketing của Vinamilk?
Sau hơn 40 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 14 nhà máy sản xuất, 2 xí nghiệp kho vận, 3 chi nhánh văn phòng bán hàng, một nhà máy sữa tại Campuchia (Angkormilk) và một văn phòng đại diện tại Thái Lan.
Trong năm 2018, Vinamilk là một trong những công ty thuộc Top 200 công ty có doanh thu trên 1 tỷ đô tốt nhất Châu Á Thái Bình Dương (Best over a billion).
Top 3 chiến lược Marketing của Vinamilk tại Việt Nam
Bên cạnh việc nổi tiếng về chất lượng sản phẩm cũng như việc cung cấp các mặt hàng đa dạng, Vinamilk cũng là một thương hiệu phổ biến và thu hút khách hàng biết đến mình thông qua các nội dung hấp dẫn, mới lạ trong các chiến dịch Marketing quảng bá sản phẩm và thương hiệu thành công.
Để đạt được thành công này, Vinamilk đã xây dựng những chiến lược Marketing phù hợp khi triển khai các chiến dịch Marketing của mình giúp thương hiệu này có thể tiếp cận và thu hút khách hàng một cách hiệu quả.
Trước khi phân tích chi tiết chiến lược Marketing của Vinamilk, chúng ta cần tìm hiểu về thuật ngữ chiến lược.
Chiến lược là gì?
Chiến lược trong tiếng Anh (và được sử dụng rộng rãi) có nghĩa là Strategy, thuật ngữ dùng để chỉ các bản kế hoạch (Plan) tổng thể hay các định hướng chung được xây dựng để đạt được một hoặc nhiều các mục tiêu khác nhau trong dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.
Chiến lược chính là các bản kế hoạch dài hạn mang tính định hướng tổng thể được thiết kế để giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu khác nhau trong những điều kiện bất ổn và mơ hồ (VUCA) khác nhau.
Bạn có thể xem Chiến lược là gì để tìm hiểu sâu hơn về thuật ngữ này.
Chiến lược Marketing Mix 4P của Vinamilk.
Vinamilk đã triển khai chiến lược Marketing Mix 4P (s) như thế nào? Chiến lược Marketing Mix 4P (s) của Vinamilk là gì?
Chiến lược Marketing của Vinamilk về sản phẩm (Product).
Khi nhắc đến sản phẩm của Vinamilk, từ lúc khởi tạo đến lúc phát triển, Vinamilk luôn rất nỗ lực trong việc mở rộng danh mục sản phẩm với mục tiêu là mang tới dòng sữa sạch, tự nhiên và đáp ứng được những mong muốn đa dạng của người tiêu dùng, từ trẻ em, người lớn cho đến người già cũng như mong muốn mang lại cho họ dòng sữa sạch và tự nhiên nhất.
Hàng hóa sữa của Vinamilk luôn mang đến cho khách hàng các giải pháp dinh dưỡng và đặc biệt là luôn bảo đảm chất lượng quốc tế.
Các hàng hóa sữa rất thơm ngon, bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe nên được rất nhiều người yêu thích, cụ thể như: Sữa dạng nước, dạng bột, dạng đặc, dạng sữa chua và nước ép trái cây Vfresh,…
Vinamilk đang rất chú trọng đến việc cải tiến và bổ sung cho các danh mục sản phẩm mới của mình. Vào năm 2009, thương hiệu này đã phát triển và cho ra mắt gần 20 hàng hóa với nhiều phân khúc thị trường và ngành hàng không giống nhau trên thị trường.
Một trong đó phải kể đến là hàng hóa sữa bột của Yoko, sữa bột Organic… và các kế hoạch phong phú hóa hàng hóa có nguồn gốc từ thực vật cũng rất được chú trọng như sinh tố sữa, sữa hạt, nước ép trái cây,…
Bên cạnh danh mục sản phẩm đa dạng, Vinamilk cũng luôn chú trọng vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và nâng cao chất lượng sản phẩm, năm 1999, Vinamilk đã áp dụng thành công Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002 và hiện đang áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế 9001:2000.
Hành động này đã xua tan phần nào khoảng cách chất lượng so với sữa ngoại nhập và làm tăng lòng tin, uy tín của thương hiệu này trên thị trường.
Với danh mục sản phẩm đa dạng và tốt cho sức khỏe cũng như đáp ứng được nhu cầu của tất cả mọi lứa tuổi và khách hàng, thương hiệu Vinamilk đã luôn được khách hàng nhớ đến và tin dùng, biến Vinamilk trở thành một trong những thương hiệu sữa của Việt Nam nổi tiếng nhất.
Chiến lược Marketing của Vinamilk về giá (Price).
Giá được coi là yếu tố cạnh tranh quan trọng trong việc thu hút khách hàng của mọi doanh nghiệp. Vì vậy, việc định giá sản phẩm phù hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp cho Vinamilk sở hữu lợi thế cạnh tranh và triển khai được những chiến dịch Marketing hiệu quả.
Đối với chiến lược giá của mình, những sản phẩm của Vinamilk mặc dù đều đạt tiêu chuẩn quốc tế nhưng giá lại thấp hơn nhiều so với các dòng sữa ngoại nhập.
Ví dụ như sữa bột dành cho trẻ em của Vinamilk chỉ bằng một một phần ba giá của những dòng sữa khác trên thị trường.
Với mức độ cạnh tranh cao trên thị trường sữa, nếu Vinamilk tăng giá của mình lên bằng một nửa của các hãng khác, thị phần của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.
Bên cạnh đó, Vinamilk cũng cho rằng việc tăng giá bán sản phẩm sẽ làm giảm sức mua của người tiêu dùng do thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước.
Để có thể xây dựng được chính sách giá phù hợp, Vinamilk sẽ giảm nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài nếu như nguồn nguyên liệu trong nước luôn dồi dào và bảo đảm về mặt chất lượng.
Việc tận dụng nguyên liệu trong nước sẽ giúp Vinamilk định giá sản phẩm phù hợp hơn với khách hàng cũng như có thể triển khai các chương trình chiết khấu bán hàng thường xuyên hơn để thu hút khách hàng.
Chiến lược Marketing của Vinamilk về hệ thống phân phối (Place).
Hệ thống phân phối của Vinamilk tỏa rộng khắp cả nước trong cả 3 hình thức phân phối là bán buôn, bán lẻ (240.000 điểm bán lẻ) và cửa hàng phân phối trực tiếp (575 cửa hàng).
Sản phẩm của Vinamilk cũng có mặt ở gần 1.500 siêu thị lớn nhỏ và gần 600 cửa hàng tiện lợi trên toàn quốc và kênh thương mại điện tử www.giacmosuaviet.com.
Về cơ bản, hệ thống phân phối của Vinamilk bao gồm 3 kênh chính:
Kênh thứ nhất là kênh siêu thị. Vinamilk chia kênh siêu thị ra làm hai loại: Loại 1 là các siêu thị lớn như Big C, Metro, và loại 2 là các siêu thị nhỏ như Fivimart, Citi mart, Intimex.. Các siêu thị này đặt hàng trực tiếp với đại diện chi nhánh của Vinamilk.
Kênh thứ 2 trong hệ thống phân phối của Vinamilk là kênh key accounts. Kênh này bao gồm các nhà hàng, khách sạn, trường học, cơ quan. Các đơn vị này cũng trực tiếp đặt hàng với đại diện chi nhánh của Vinamilk với số lượng lớn.
Kênh thứ 3 mà Vinamilk cho là mang tính chất chiến lược đó là kênh truyền thống.
Bản chất của loại kênh này thật ra là kênh VMS ( Vertical Marketing System – kênh phân phối có chương trình trọng tâm và quản lý chuyên nghiệp) trong đó nhà sản xuất là Vinamilk quản lý các nhà phân phối của mình thông qua việc ký kết các hợp đồng ràng buộc về trách nhiệm quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên.
Các nhà phân phối được đặt khắp các tỉnh thành trong cả nước theo bản đồ thị trường mà Vinamilk đã vạch ra.
Bên cạnh hệ thống kênh phân phối đa dạng, Vinamilk cũng đã áp dụng hệ thống quản lý bán hàng trực tuyến (DMS One) cho các nhà phân phối, bán lẻ và nhân viên kinh doanh trên cả nước từ cuối tháng 2/2013.
Mỗi nhân viên bán hàng đã được trang bị một máy tính bảng kết nối 3G và GPS, các thông tin liên quan về hàng hóa sẽ được cập nhật thường xuyên.
Nhờ đó, các nhà quản lý của Vinamilk có thể theo dõi và cập nhật thông tin bán hàng của các nhà bán lẻ theo định kỳ 2 – 3 giờ/lần. Hơn nữa, hệ thống này được đánh giá là hệ thống phân phối ERP đồng nhất và lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Ngoài các kênh nói trên, thương mại điện tử (eCommerce) và bán hàng trực tiếp (D2C) cũng là kênh bán hàng chiến lược mà Vinamilk đang hướng tới.
Chiến lược Marketing của Vinamilk về xúc tiến hỗn hợp (Promotion).
Để có thể tăng độ nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng, Vinamilk đã tiến hành quảng cáo sản phẩm đa kênh như quảng cáo trên fanpage, quảng cáo trên truyền hình, các chiến dịch PR, quảng cáo ngoài trời, phát triển video trên YouTube,…
Bên cạnh đó là việc thường xuyên thay đổi, làm mới nội dung, hình thức quảng cáo nhằm thu hút sự chú ý từ người tiêu dùng.
Cùng với những chiến dịch quảng cáo, Vinamilk cũng thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mãi như: tăng dung tích sản phẩm nhưng giá không đổi, quà tặng đi kèm, giảm giá về sản phẩm,…
Trong thời gian gần đây, Vinamilk cũng rất chú trọng đến các hoạt động xã hội và từ thiện, lập ra các quỹ học bổng “Vinamilk – ươm mầm tài năng trẻ Việt”, quỹ sữa “Việt Nam không ngừng phát triển”, quỹ từ thiện “Một triệu cây xanh cho Việt Nam”, đồng hành mùa dịch…
Thông qua các chiến dịch quảng cáo, chương trình khuyến mãi và các chương trình tài trợ, học bổng và hoạt động vì xã hội, Vinamilk đã trở thành thương hiệu sữa nổi tiếng, thu hút được nhiều khách hàng và được khách hàng tin dùng.
3 chiến lược Marketing thành công của Vinamilk thành công nhất tại Việt Nam.
Trong phần trên, chúng tôi đã phân tích tổng quan về chiến lược marketing mix 4P của Vinamilk. Hãy cùng phân tích chi tiết những chiến lược Marketing thành công nhất của Vinamilk trong phần này.
Chiến lược quảng cáo sản phẩm đa kênh.
Một trong những chiến lược Marketing của Vinamilk đó là tận dụng đa dạng các kênh như TV, báo đài, billboard, fanpage, truyền hình,… để quảng cáo sản phẩm của mình.
Với chiến lược quảng cáo sản phẩm đa kênh, độ phủ sóng đã giúp cho Vinamilk triển khai thành công các chiến dịch Marketing của mình.
Quảng cáo sản phẩm qua fanpage.
Trên mạng xã hội Facebook, Fanpage của vinamilk đã có 626.267 người thích trang và 637.313 lượt người theo dõi. Đây là một kênh để hãng lan tỏa thương hiệu tiếp cận nhiều khách hàng hơn.
Vinamilk thường xuyên đăng tải các bài post để quảng cáo sản phẩm, các chương trình khuyến mãi, cuộc thi… trên fanpage.
Trong các bài đăng quảng cáo sản phẩm, Vinamilk luôn nhấn mạnh vào lợi ích mà khách hàng có thể sở hữu khi sử dụng sản phẩm của thương hiệu này.
Bên cạnh đó, những hình ảnh thu hút, độc đáo và bắt mắt cũng là một USP (Unique Selling Proposition) của Vinamilk.
Chiến lược quảng cáo sản phẩm qua billboard ngoài trời (OOH).
Quảng cáo ngoài trời là một cách tiếp cận khách hàng truyền thống hướng tới mục đích chính là tạo độ nhận diện thương hiệu.
Đây là một cách tiếp cận khách hàng mục tiêu có mặt từ rất sớm nhưng vẫn mang lại hiệu quả đối với các chiến dịch marketing của doanh nghiệp. Ta có thể dễ dàng bắt gặp loại quảng cáo này ở các giao lộ lớn, đông người qua lại.
Vì được đặt ở những nơi đông người nên quảng cáo ngoài trời cần phải thú vị, bắt mắt và tạo ấn tượng cho người xem. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng đặt quảng cáo ở thang máy, các tòa nhà hay trên xe buýt.
Nhìn chung, doanh nghiệp cần xác định được khách hàng tiềm năng thường xuất hiện ở đâu nhất để có chiến lược hợp lý, tiết kiệm chi phí mà vẫn đạt hiệu quả cao.
Để tiếp cận được với một số lượng lớn khách hàng, một chiến lược Marketing hiệu quả khác của Vinamilk đó là quảng cáo sản phẩm bằng cách tận dụng billboard ngoài trời.
Với những tấm biển quảng cáo ngoài trời, Vinamilk đã thu hút khách hàng hiệu quả và tăng mức độ nhận diện thương hiệu thành công.
Chiến lược quảng cáo sản phẩm qua truyền hình .
Quảng cáo sản phẩm qua truyền hình cũng là một chiến lược Marketing hiệu quả của Vinamilk.
Ưu điểm của quảng cáo truyền hình đó là vừa phát được âm thanh và hình ảnh giúp cho khách hàng dễ dàng nhận biết được những ý nghĩa, thông điệp truyền thông của doanh nghiệp giúp cho quảng cáo của vinamilk thu hút được khách hàng.
Trong các quảng cáo của Vinamilk, hình ảnh những cánh đồng cỏ xanh, bát ngát, đầy ánh nắng, gần gũi với thiên nhiên thường xuyên xuất hiện cùng với hình ảnh những chú bò sữa mạnh khỏe vui nhộn, năng động.
Đây thật sự là những hình ảnh sống động, đầy cảm xúc có tác dụng gắn kết tình cảm của người tiêu dùng với thương hiệu Vinamilk.
Một chiến dịch quảng cáo TVC điển hình của Vinamilk có thể kể đến chiến dịch “6 triệu ly sữa”. Trong quảng cáo này, hình ảnh những quả bóng mang những hộp sữa Vinamilk đến cho trẻ em nghèo mang đậm tính nhân văn cũng giúp Vinamilk thu hút được sự chú ý của khách hàng.
Tài trợ cho các cuộc thi và chương trình học bổng.
Một chiến lược Marketing của Vinamilk đem lại hiệu quả trong việc thu hút khách hàng và tăng độ nhận diện thương hiệu đó là tài trợ cho các cuộc thi và chương trình học bổng.
Rất nhiều những chiến dịch tài trợ cho các cuộc thi và chương trình học bổng được Vinamilk tổ chức và triển khai đều được các báo chí, người dân, trường học, chính phủ ủng hộ.
Với những nghĩa cử cao đẹp và hoạt động xã hội tích cực càng làm cho thương hiệu của Vinamilk trở nên uy tín đối với người dùng Việt Nam.
Một số những chương trình tài trợ nổi bật của Vinamilk có thể được kể đến như: “Chương trình 3 triệu ly sữa cho trẻ em nghèo” trị giá 10 tỷ đồng, Vinamilk cũng dành 3.1 tỉ đồng cho quỹ học bổng “ Vinamilk ươm mầm tài năng trẻ và các hoạt động giúp đỡ người nghèo trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trị giá 2.8 tỷ.
Tận dụng mô hình Hero-Hub-Help trong việc phát triển nội dung.
Bằng việc nắm bắt xu hướng và đầu tư vào nội dung của video, Vinamilk đã tăng độ nhận diện thương hiệu và trở thành thương hiệu thuộc ngành hàng tiêu dùng đóng gói (CPG) đầu tiên tại Đông Nam Á đạt gần 2 triệu lượt theo dõi trên YouTube tính đến thời điểm tháng 8 năm 2021.
Để đạt được thành công này, Vinamilk đã sử dụng mô hình 3H: Hero – Hub – Help khi triển khai các chiến dịch Marketing của mình giúp thương hiệu này có thể tiếp cận và thu hút khách hàng một cách hiệu quả.
Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa tại Việt Nam. Bên cạnh chất lượng sản phẩm khiến nhiều khách hàng tin dùng, thương hiệu của Vinamilk còn được nhiều người biết đến bởi sự đầu tư vào nội dung quảng cáo trong các chiến dịch Marketing cũng như những nội dung cung cấp thông tin hữu ích tới khách hàng.
Để có thể sản xuất được những nội dung hay và hấp dẫn, Vinamilk đã áp dụng mô hình Hero – Hub – Help (3H) trong chiến lược nội dung của mình một cách hiệu quả để có thể đạt được những thành công nhất định.
Chiến lược marketing của Vinamilk tại Việt Nam
Mô hình Hero – Hub -Help được triển khai dựa trên 3 loại nội dung chính: nội dung Hero, nội dung Hub và nội dung Help. 3 loại nội dung này được phát triển với mục đích được 3 mục tiêu cơ bản của thương hiệu:
Nội dung Hero: Nhiệm vụ chính của loại nội dung này là tăng lượt tiếp cận tới một số lượng lớn khách hàng và cải thiện nhận thức về thương hiệu
Nội dung Hub: Mục đích của loại nội dung Hub là duy trì tần suất tiếp cận của nội dung với những đối tượng mà doanh nghiệp đang muốn hướng đến, mục tiêu của Hub là tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu bán hàng
Nội dung Help: Đúng như tên gọi, loại nội dung này sẽ xuất hiện và hỗ trợ khi người dùng phát sinh nhu cầu và tìm kiếm về một vấn đề liên quan trên Internet (như blogs, các bài review,…).
Các loại nội dung chính trong mô hình Hero – Hub – Help.
Với từng yếu tố Hero, Hub và Help, các doanh nghiệp cần triển khai những nội dung đa dạng và khác nhau như bảng sau.
Những chiến lược Marketing thành công của Vinamilk tại Việt Nam
Như bạn có thể thấy ở trên, nếu như ở Hero, Vinamilk tập trung nhiều vào các hình thức như Viral Marketing và KOL, thì ở Hub và Help, Vinamilk lại tập trung vào việc đáp ứng các nhu cầu thông tin của khách hàng.
Vinamilk đã áp dụng mô hình Hero – Hub – Help như thế nào khi xây dựng nội dung cho các chiến dịch Marketing?
Một trong những doanh nghiệp áp dụng thành công và hiệu quả mô hình Hero – Hub – Help phải kể đến Vinamilk với những nội dung phù hợp và thu hút khách hàng thông qua các hoạt động cũng như chiến dịch Marketing của mình.
Dù năm 2020 vừa qua có rất nhiều biến động do đại dịch COVID-19, tổng doanh thu thuần của Vinamilk và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 42.277 tỷ đồng và 8.967 tỷ đồng, tăng lần lượt 7,4% và 7,0% so với 9 tháng đầu năm 2019.
Trên thực tế, Vinamilk đã từng bước sử dụng các chiến lược nội dung của mô hình 3H từ năm 2016 và đạt được nhiều thành công đáng kể.
Vậy Vinamilk đã áp dụng mô hình Hero – Hub – Help như thế nào?
Với mục đích tiếp cận nhóm người tiêu dùng nữ, đặc biệt là các bà mẹ – đối tượng khách hàng quan tâm nhiều đến các sản phẩm về sữa để nuôi con hiệu quả, thương hiệu này đã sử dụng chiến lược xây dựng nội dung dưới dạng video và đăng tải chúng lên kênh YouTube của mình. Vinamilk thực hiện các video dạng dài với nội dung sâu sắc và thu hút.
Video quảng cáo luôn là một phần quan trọng trong chiến dịch Marketing của Vinamilk. Với những thành công nhất định, đây là một dạng nội dung quảng cáo hiệu quả giúp Vinamilk tăng độ nhận diện thương hiệu của mình hiệu quả.
Khi triển khai các hoạt động nghiên cứu thị trường, Vinamilk nhận ra rằng, với 55 triệu người dùng internet toàn quốc, trong đó, cứ 5 bà mẹ thì sẽ có đến 4 người xem video online ít nhất 1 lần mỗi tuần.
Nhận thấy khả năng tiếp cận người tiêu dùng với video online là rất cao, thương hiệu này đã xây dựng chiến lược tăng lượng tương tác và nhận biết thương hiệu đối với phụ nữ Việt, nhất là các bà mẹ.
Khi nói đến xem video online, các bà mẹ Việt Nam rất quan tâm đến nội dung gia đình, bao gồm phim hoạt hình và video liên quan đến thực phẩm và đồ uống lành mạnh tốt cho sức khỏe của bản thân cũng như gia đình.
Điều này đã cho Vinamilk một cơ hội để xây dựng chiến lược nội dung (content marketing) với định dạng video của mình xung quanh nội dung mà khách hàng của họ quan tâm.
Nội dung trong các video của Vinamilk thường xoay quanh các thông điệp về gia đình và sức khỏe cũng như nhấn mạnh rằng bằng cách tin dùng Vinamilk, khách hàng sẽ có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.
Chiến lược Content Marketing Hero của Vinamilk.
Mục đích chính của loại nội dung này là tăng lượt tiếp cận tới một số lượng lớn khách hàng và cải thiện nhận thức về thương hiệu.
Khi khách hàng mục tiêu chính mà Vinamilk muốn hướng đến là phụ nữ và các bà mẹ, Vinamilk ưu tiên đầu tư nguồn lực và chi phí của mình để tạo các video nắm bắt xu hướng bằng cách hợp tác với những Content Creator nổi tiếng trên YouTube như Huỳnh Lập và Thu Trang với mục tiêu là tiếp cận đến một số lượng lớn khách hàng mục tiêu của mình.
Để đảm bảo khả năng hiển thị, mỗi video đều được đẩy mạnh bằng quảng cáo YouTube Masthead (quảng cáo trên trang chủ YouTube) và quảng cáo TrueView (quảng cáo hiển thị trong video).
Với chiến dịch “Bí quyết nuôi con phát triển toàn diện”, Vinamilk đã xây dựng nội dung video là câu chuyện muôn thuở thường xuyên xảy ra trong các gia đình 3 thế hệ ở Việt Nam đó là mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu và sự lo lắng của cả gia đình cho thể chất của con cháu.
Vì vậy, video clip “”Bí quyết nuôi con phát triển toàn diện” – Phiên bản “Vợ Người Ta” tuy khá dài nhưng không gây nhàm chán. Ngược lại càng về cuối, người xem và khách hàng mục tiêu là các bà mẹ và phụ nữ lại càng háo hức đón chờ cách các tình tiết được tháo gỡ.
Bên cạnh đó, với giai điệu “gây nghiện” của bài hát “Vợ người ta” được sáng tác bởi Phan Mạnh Quỳnh, câu chuyện được kể duyên dáng và trở nên dễ nhớ, dễ thuộc, khiến sức lan tỏa của quảng cáo trở nên mạnh mẽ hơn.
Quảng cáo thu hút người xem không chỉ vì sự yêu thích thương hiệu mà còn đối với nhân vật tham gia diễn xuất.
Video với sự kết hợp hết sức ăn ý và hài hước của bộ 3 gồm ca sĩ Phan Mạnh Quỳnh, cây hài Thu Trang và diễn viên Huỳnh Lập. “Vợ người ta” phiên bản mới mang thông điệp thực tế về “Bí quyết chăm con phát triển toàn diện” đã thu hút hơn 200 triệu lượt xem, trở thành một trong những video quảng cáo nổi tiếng nhất tại Việt Nam.
Chiến lược Content Marketing Hub của Vinamilk.
Để tăng khả năng khách hàng quay trở lại mua hàng trong tương lai cũng như duy trì sự quan tâm của khách hàng mục tiêu là mẹ và bé, Vinamilk đã phát triển các chuỗi video như: series video “Nhạc thiếu nhi” và series “Trang trại Vinamilk”. Vinamilk tập trung xây dựng nội dung cho đối tượng là các em nhỏ.
Thế mạnh nội dung của Vinamilk là những video quảng cáo hoạt hình vui nhộn, cùng với những bài hát ngộ nghĩnh, nhí nhảnh và thói quen thích xem quảng cáo của các em nhỏ tại Việt Nam, kênh Youtube của Vinamilk đã đăng tải những nội dung phù hợp và thu hút trẻ nhỏ.
Nội dung Hub của Vinamilk thường là những quảng cáo cho bé hay nhất, nhạc thiếu nhi, phim hoạt hình thiếu nhi, quảng cáo cho bé ăn ngon, cuộc thi cover về hát hoặc nhảy, cuộc thi Cover đại tiệc EDM Gold Chuối, chương trình giáo dục,… Đặc biệt, những video như “Quảng cáo cho bé ăn ngon” luôn nhận được lượt xem “khủng” khi được các bà mẹ bật cho các bé với mục đích giúp bé ăn ngon hơn.
Bên cạnh đó, các bài đăng liên quan đến sản phẩm của Vinamilk như “Vũ điệu bụng khỏe đón năm mới cùng Probi”; “Bộ ba Sữa Hạt Vinamilk”; “Sữa chua cốm Vinamilk Love Yogurt”; “Đón Tết an khang cùng sữa tươi Vinamilk chứa tổ yến” đã được đăng tải cách tuần, mỗi ngày hoặc thậm chí là nhiều lần trong ngày rất đều đặn, với mục đích củng cố duy trì mức độ nhận diện của khách hàng về sản phẩm.
Chiến lược Content Marketing Help của Vinamilk.
Với mục đích chính là cung cấp những thông tin hữu ích tới khách hàng và giúp khách hàng giải quyết vấn đề hoặc nhu cầu của mình, Vinamilk cũng đăng tải những video hướng dẫn chi tiết cho các bà mẹ về cách nấu ăn hay cách làm nên những món ăn ngon và đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ để giúp bé có thể phát triển toàn diện hơn.
Sau series nhạc thiếu nhi cho bé, Vinamilk tập trung sáng tạo nội dung video cho phụ huynh. Đó là series hướng dẫn mẹo hay cho các bà mẹ mang tên “Món ngon từ Vinamilk” để bảo đảm rằng Vinamilk luôn có mặt khi khách hàng cần đến, gắn bó mật thiết trong cuộc sống của khách hàng.
Ngoài ra, những bài viết cung cấp kiến thức, thông tin cho người tiêu dùng về sản phẩm của Vinamilk như “Bí quyết chọn sữa mát giúp tiêu hóa và hấp thu tốt cho bé yêu”; “Đạm Whey – Loại đạm tối ưu cho sự phát triển đầu đời của trẻ nhỏ”; “Bật mí tuyệt chiêu ‘chọn mặt gửi vàng’ khi mua thực phẩm Organic” thường được đánh giá cao.
Một khi các khách hàng tiềm năng tìm kiếm các từ khóa liên quan đến “thực phẩm Organic”, “bí quyết chọn sữa”, khả năng cao họ sẽ nhìn thấy những bài viết của Vinamilk và nhanh chóng tiếp cận với thương hiệu một cách dễ dàng.
Để giúp khách hàng tìm thấy những thông tin hữu ích của mình một cách dễ dàng, Vinamilk cũng tối ưu SEO để khiến bài viết của mình xuất hiện ở những trang đầu của công cụ tìm kiếm.
Với video, Vinamilk cũng tối ưu hóa tiêu đề video, hình thumbnail, thẻ metadata và tạo danh sách phát trên kênh của mình với mục đích tăng lượt xem tự nhiên của video.
Qua chiến lược Hero – Hub – Help của Vinamilk, ta có thể rút ra bài học về chiến lược nội dung (content marketing) trong các chiến lược Marketing mà doanh nghiệp có thể áp dụng đó là: khách hàng chỉ xem hoặc đọc những nội dung liên quan đến họ hoặc giúp họ giải quyết được vấn đề của mình.
Vinamilk là ví dụ điển hình của việc sử dụng thành công chiến lược content marketing đúng nội dung, đúng thời điểm.
Bằng việc tận dụng dữ liệu người tiêu dùng để xây dựng chiến lược nội dung cụ thể, thương hiệu này đã gây dựng được một lượng lớn người theo dõi trung thành là phụ nữ Việt.
Vinamilk có được thành công như vậy vì đã sản xuất nội dung đáp ứng được nhu cầu của người xem, cũng có thể thúc đẩy nhận biết thương hiệu và tăng lượng tương tác, nhất là các video có thời lượng dài.
Tạm kết.
Trong bối cảnh kinh doanh ngày càng cạnh tranh, để có thể thành công trên thị trường và chiến thắng đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần phát triển một chiến lược marketing mới có khả năng đáp ứng các nhu cầu mới của khách hàng. Chiến lược marketing của Vinamilktại Việt Nam vừa được phân tích ở trên sẽ đóng vai trò như là một nguồn cảm hứng cho các nhà Marketer.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Một trong những cách đơn giản nhất để xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu nhưng cũng lại thường bị bỏ qua nhiều nhất.
Source: The Japan Times
Apple từ lâu đã là một trong những thương hiệu đình đám và có giá trị vốn hoá lớn toàn cầu với hơn 2000 tỷ USD.
Những người hâm mộ hay khách hàng trung thành của Apple sẵn sàng xếp hàng dài trên các con phố chỉ để trở thành những người đầu tiên sở hữu các phiên bản mới nhất và với tổng doanh thu hàng năm được báo cáo là 365,8 tỷ USD cho năm 2021, rõ ràng sự đúng đắn trong chiến lược phát triển thương hiệu của Apple là không thể chối từ.
Tuy nhiên, thành công của Apple không chỉ đơn giản là nhờ vào những thiết kế bắt mắt, cách tiếp cận tối giản với các công nghệ tiên tiến hay thậm chí là khoản ngân sách quảng cáo hàng năm với gần 2 tỷ USD. Thay vào đó, nó nằm ở cách công ty này xây dựng yếu tố con người và đội ngũ (đội ngũ chăm sóc khách hàng và bán hàng).
Đối với nhiều doanh nghiệp khác, theo cách thông thường, họ sẽ tuyển dụng những người có xu hướng yêu thích hay là “fans hâm mộ” của doanh nghiệp, ngược lại với Apple, họ tuyển dụng chính khách hàng của họ.
Nếu bạn đang muốn tăng trưởng, đừng chỉ tuyển những người yêu thích doanh nghiệp của bạn.
Bí quyết để xây dựng đội ngũ dịch vụ khách hàng thành công của Apple là tuyển dụng những người là khách hàng của họ bởi vì suy cho cùng, khách hàng hiểu khách hàng.
Với cách tiếp cận đó, Apple sẽ có thể đảm bảo cung cấp các sản phẩm hay loại hình dịch vụ mà khách hàng của họ (cũng chính là nhân viên của họ) yêu thích nhất. Chiến lược nhân sự đơn giản mà vô cùng hiệu quả này cùng với những lý thuyết đơn giản đằng sau nó ngược lại thường không được áp dụng chính xác cho các bộ phận hay phòng ban khác, chẳng hạn như kỹ thuật, phát triển và bán hàng.
Lấy ví dụ về bộ phận bán hàng, mọi người thường có một suy nghĩ sai lầm rằng một đại diện bán hàng tuyệt vời sẽ phải là người hâm mộ lớn nhất của thương hiệu.
Tuy nhiên, điều này không đúng. Người đại diện bán hàng giỏi nhất không phải (hoặc không nhất thiết) là người hâm mộ lớn nhất – mà là những người xác định chính xác và có mối quan hệ chặt chẽ nhất với đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp.
Trên thực tế, những người cổ vũ lớn nhất (năng động nhất) của doanh nghiệp không phải là những nhân viên bán hàng giỏi nhất – họ cũng không phải là những người đổi mới tốt nhất của thương hiệu.
Tính khách quan giữa nhu cầu tăng trưởng và sự phát triển.
Người hâm mộ thương hiệu không nhìn mọi thứ theo cách giống những người khác. Và do đó, những người này không thể bán hàng cho những người chưa từng mua hàng hoặc cải tiến cho một sản phẩm nào đó, vì trong mắt họ, các sản phẩm hiện có đã rất hoàn hảo.
Vì vậy, mặc dù những người hâm mộ có khả năng kết nối rất tốt với những người hâm mộ khác, nhưng họ lại thường đánh mất đi tính khách quan – một yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc cải tiến sản phẩm hoặc dịch vụ và sự tăng trưởng của doanh nghiệp.
Về mặt tâm lý, khi ai đó là một người hâm mộ, đặc biệt là những người hâm mộ cuồng nhiệt (fans cuồng), chúng ta biết rằng lòng trung thành của họ có thể khiến họ trở nên mù quáng trước những lựa chọn thay thế khác.
Nói cách khác, vào một thời điểm nào đó, khi chúng ta hâm mộ một thứ gì đó có nghĩa là chúng ta đặt một thứ lên mọi thứ (ngay cả khi nó là điều không đúng đắn).
Với sự quan tâm hay yêu thích cao độ này, chúng ta không chỉ đánh mất đi tính khách quan mà còn mất đi tính xác thực và tính hợp lý của các nhận định.
Trong bán hàng, điều này có thể khiến một thông điệp bán hàng của thương hiệu trở nên “dối trá”, quá trau chuốt và thiếu sự thật, và kết quả là, khách hàng tiềm năng của thương hiệu mất đi sự hứng thú hay lòng tin với thương hiệu.
Trong đổi mới, điều này có thể dẫn đến việc doanh nghiệp có ít sự cải tiến hơn và tỷ lệ thu hút khách hàng mới thấp hơn vì các sản phẩm do người hâm mộ tạo ra có xu hướng được xây dựng chỉ dành cho những người tương tự như họ.
Hãy tuyển dụng những người hiểu đối tượng mục tiêu của thương hiệu.
Làm thế nào để có tuyển dụng những người này vào đội ngũ của doanh nghiệp? Thông thường, những khách hàng lý tưởng hoặc những người nằm trong nhóm đối tượng mục tiêu của thương hiệu là những người phù hợp nhất.
Điều này là do họ có thể hiểu lý do tại sao một người nào đó không phải là một người hâm mộ trung thành, sự do dự của họ hay cả nỗi đau của họ. Họ hiểu đối tượng mục tiêu của thương hiệu bởi vì chính họ cũng là một trong số đó.
Những chiến lược tưởng chừng như đơn giản nhưng đó chính là cách Apple vươn lên dẫn đầu trong một thị trường đầy cạnh tranh, các sản phẩm của Apple luôn được nhiều người tiêu dùng chào đón.
Đó là cách Apple bán trước được gần 1 triệu chiếc đồng hồ vào ngày đầu tiên ra mắt và cũng là chiến lược mà các doanh nghiệp ở mọi quy mô đều có thể sử dụng để xây dựng sự đổi mới và tăng trưởng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Một bản kế hoạch marketing hoặc thương hiệu thường trải qua 3 giai đoạn theo tuần tự. Đầu tiên, chúng ta chẩn đoán tình hình bằng cách sử dụng dữ liệu. Thứ hai, chúng ta đưa ra một chiến lược (strategy) thống nhất và thứ ba, chúng ta hoạch định các chiến thuật (tactics) để đạt được mục tiêu chiến lược và thành công trên thị trường.
Về cơ bản, quá trình này sẽ xoay vòng liên tục (thường theo năm), tức là cứ hết năm chúng ta bắt đầu xem xét và chẩn đoán lại vấn đề, sửa đổi chiến lược nếu có và cập nhật các chiến thuật mới.
Một kế hoạch marketing hay thương hiệu tốt sẽ nên tuân theo ba giai đoạn này trong cấu trúc của nó. Mỗi chẩn đoán nên kết thúc bằng một phần chiến lược và cuối cùng là các chiến thuật và ngân sách liên quan đến chúng.
Bạn cũng cần lưu ý rằng, sẽ không có bất cứ một định dạng hay mô hình lập kế hoạch marketing nào là lý tưởng và duy nhất.
Một trong những hiểu lầm của chủ yếu những người làm marketing trẻ (newbie) đó là họ nghĩ rằng họ có thể tìm thấy một bản kế hoạch mẫu có sẵn nào đó cho doanh nghiệp hay thương hiệu của họ. Tuy nhiên trên thực tế, mọi mô hình chỉ là để tham khảo, còn nhiệm vụ của bạn là vận dụng chúng một cách linh hoạt vào các tình huống cụ thể của mình.
Cuối cùng, ở một khía cạnh tổng thể thì 3 giai đoạn nói trên thường có ở hầu hết mọi kế hoạch marketing hoặc thương hiệu.
Cần khởi động trước khi bắt đầu.
Source: MarketingWeek
Các kế hoạch marketing hay thương hiệu tốt nhất nên bắt đầu sau khi xem xét những số liệu cụ thể của năm trước đó. Hình dáng của tất cả các kế hoạch marketing nên là hình tròn vì nó sẽ xoay vòng liên tục.
Điều này có nghĩa là những trang trình bày đầu tiên trong một bản kế hoạch marketing mới phải là những nội dung tóm tắt các mục tiêu đã được đặt ra và đạt được trong kế hoạch năm trước đó, phân tích xem liệu bạn đã đạt mục tiêu hay không, vì sao.
Quá trình này sẽ cho bạn bốn bài học quan trọng. Nó cho bạn xem lại những gì vừa qua. Nó cho bạn những bài học và kinh nghiệm. Nó cung cấp bối cảnh cho năm mới. Và nó cũng cung cấp các điểm làm tiêu chuẩn (benchmarks) cho kế hoạch mới.
Nếu bạn chưa đặt ra bất kỳ mục tiêu nào cho thương hiệu hoặc bạn là người mới cho vị trí này, bạn có thể bỏ qua phần này. Còn ngược lại, bạn khoan nói đến các chiến lược hay mục tiêu mới xa xôi nếu bạn chưa hiểu được các mục tiêu hiện có.
Một lời khuyên (chân thành) cho những bạn mới đó là, bạn không nên sợ hãi khi không đạt được mục tiêu. Về bản chất, các nhà điều hành hay quản lý cấp cao quan trọng việc bạn nỗ lực hết mình và có được những hiểu biết sâu sắc về các vấn đề gặp phải hơn là việc bạn đã đạt được gì. Chân thành và kiên trì là chìa khoá dành cho bạn.
Nghiên cứu thị trường – nhưng đừng quá chi tiết.
Một bản kế hoạch marketing hay thương hiệu tốt được xây dựng dựa trên các dữ liệu hay hiểu biết (insights) cụ thể về khách hàng và thị trường.
Bạn không nên đưa ra các giả định (assumptions) chủ quan hoặc đề cập đến những thông tin quá lỗi thời từ một thị trường đang thay đổi nhanh chóng từng ngày.
Tuy nhiên, có một sai lầm phổ biến của không ít những người làm marketing đó là sử dụng quá nhiều thông tin chi tiết không liên quan đến nghiên cứu thị trường, sử dụng những dữ liệu quá chi tiết hoặc không hiểu những gì nó tiết lộ về thị trường.
Bạn nên nhớ rằng, đây là một bản kế hoạch marketing (mang tính chiến lược) chứ không phải là những nghiên cứu về insights (mang tính chiến thuật). Những insights hay phát hiện của bạn từ thị trường nên chạy xuyên suốt trên tất cả các slide.
Đừng lãng phí quá nhiều thời gian chỉ để nói về những khảo sát quá nhỏ hay những buổi phỏng vấn nhóm tập trung (focus group).
Lời khuyên cho bạn là nên liệt kê tất cả các nghiên cứu bạn đã sử dụng để xây dựng kế hoạch và một vài dòng insights chính cho mỗi phần của nghiên cứu.
Nhiều marketer rất thích nói về những dữ liệu họ có được, những không hiểu rằng không ai quan tâm đến nó cả. Nghiên cứu chỉ là nền tảng cho việc lập kế hoạch, chứ không phải là các hành động hay kết quả cụ thể.
Phân khúc thị trường (Segmentation) sau chẩn đoán.
Một trong những sai lầm lớn của người làm marketing khi phân khúc thị trường đó là họ nghĩ rằng phân khúc liên quan đến thương hiệu hay doanh nghiệp của họ.
Khái niệm phân khúc thị trường vốn không liên quan gì đến tổ chức của bạn mà nó liên quan đến thị trường. Điều đó có nghĩa là, ít nhất về mặt lý thuyết, đối thủ cạnh tranh của bạn có thể phân khúc chính xác giống như bạn.
Phân khúc không phải là chiến lược, nó như là bản đồ của thị trường và do đó nó là một phần của những chẩn đoán (giai đoạn đầu tiên đã đề cập ở trên). Bạn nên sử dụng dữ liệu của mình để xây dựng các mô hình phân khúc – chưa liên quan đến việc nhắm mục tiêu (targeting), mà chỉ là phân khúc tổng quan về toàn bộ thị trường.
Một vài lời khuyên cho bạn ở giai đoạn này là. Đầu tiên, bạn nên đưa toàn bộ phân đoạn vào một slide duy nhất. Tiếp theo, đảm bảo các phân khúc của bạn sẽ dựa trên hành vi (chứ không phải nhắm mục tiêu), quy mô dân số, giá trị và thị phần ước tính.
Đừng nên thêm bất cứ thứ gì khác ngoài bốn nội dung này.
Cuối cùng, hãy đảm bảo dữ liệu của bạn được cập nhật liên tục. Một phân khúc tốt không nên thay đổi từ năm này sang năm khác trong một thị trường ổn định.
Hết phần 2!
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong giai đoạn bạn đang cần đánh giá lại sự nghiệp của mình sau đại dịch, dưới đây là 4 chiến lược để bạn có thể suy nghĩ lại về vai trò lãnh đạo trong tổ chức.
Sean Gladwell/Getty Images
Khi mọi người nghĩ về sự thăng tiến nghề nghiệp trong các tổ chức ngày nay, họ thường hình dung việc được thăng chức với việc được giám sát nhiều nhân viên hơn.
Nhưng liệu bạn có muốn hướng sự nghiệp của mình theo một hướng khác và chuyển từ việc làm sếp trở lại thành một cá nhân đóng góp không? Nhà quản lý tuyển dụng và đồng nghiệp của bạn sẽ nghĩ gì về bạn?
Trong và sau đại dịch, những nhân viên cấp trung có kinh nghiệm không chỉ sẵn sàng rời bỏ công việc của họ với số lượng lớn hơn trước, mà họ còn đang xem xét lại ý nghĩa của việc có một cuộc sống làm việc có nhiều ý nghĩa hơn.
Một nghiên cứu gần đây từ Forrester Consulting và Indeedcho thấy rằng mọi người hiện đang đạt đến một “Nhận thức đầy đủ” hơn về mối liên hệ và cân bằng giữa công việc và cuộc sống: giờ đây mọi người xếp cảm giác tràn đầy năng lượng và mục đích của họ còn quan trọng hơn cả mức lương thưởng khi nói đến hạnh phúc nghề nghiệp.
Có lẽ bạn đã trở thành một nhà quản lý vì bạn tin rằng thành công trong sự nghiệp phụ thuộc vào việc leo lên một thứ bậc cao hơn, hơn là việc mở rộng những ứng dụng của các thế mạnh của bạn vào các dự án hoặc vấn đề về chuyên môn cứng.
Và giờ đây, bạn thấy mình đang thiếu đi quyền tự chủ và trách nhiệm trực tiếp trong việc giải quyết các vấn đề của bộ phận của bạn, bạn cũng cảm thấy mình ít nhiệt tình hơn khi phải tác động một cách gián tiếp đến người khác để làm một điều gì đó.
Mặc dù có vẻ như là một bước lùi, nhưng nếu bạn chọn trở thành một cá nhân đóng góp thay vì một nhà quản lý đơn thuần, cả cá nhân và tổ chức của bạn có thể có được những lợi ích rất đáng kể.
Dưới đây là một số chiến lược để bạn không để nhận thức của người khác làm cản trở hạnh phúc và thành công trong tương lai của bạn.
Xóa bỏ niềm tin giới hạn của chính bạn.
Trước khi bạn có thể tự tin giải thích cho bất kỳ ai lý do tại sao bạn muốn chuyển từ việc dẫn dắt mọi người (như nhiều nhà quản lý khác vẫn làm) sang trở thành một cá nhân đóng góp với các nhiệm vụ riêng, điều quan trọng là bạn phải xem đây là một bước tiến chứ không phải sự thụt lùi trong sự nghiệp của mình.
Hãy nhớ rằng bạn không phải là người thất bại khi phải rời bỏ vai trò quản lý.
Trên thực tế, nếu bạn không thích vai trò hiện tại của mình nhưng lại từ chối việc nhường chỗ cho một người khác phù hợp hơn để tiếp quản, bạn sẽ gây ra nhiều thiệt hại hơn cho bản thân và đội nhóm của mình.
Một người bạn của tôi đã được thăng chức lên vai trò giám đốc bán hàng tại một công ty phần mềm doanh nghiệp vì anh ấy luôn làm tốt hơn các đồng nghiệp của mình.
Vào thời điểm đó, cậu ấy chưa bao giờ nghĩ đến việc từ chối sự thăng tiến đó vì dù sao đó cũng là một cơ hội lớn để được công nhận là một nhà lãnh đạo trong tổ chức của mình.
Tuy nhiên trong hơn một đảm nhận vai trò mới, cậu nhận ra rằng công việc của một giám đốc bán hàng như thiết kế cấu trúc lương thưởng cho nhân viên, tạo động lực cho các nhân viên kinh doanh hay thiết lập các chiến lược bán hàng cho phòng ban – không khiến cậu cảm thấy thoải mái.
Cậu muốn trở lại công việc cũ, được gặp gỡ khách hàng mỗi ngày, được làm những hoạt động có liên quan trực tiếp đến kết quả bán hàng.
Để cố gắng cải thiện tình hình, ban đầu tôi đề xuất ý tưởng là cậu nên thay đổi một vài nhiệm vụ, cách thức làm việc, bao gồm cả việc dành thời gian cho việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.
Tuy nhiên, nếu mọi thứ vẫn không thay đổi, thì những công việc này lại có thể khiến cậu trở thành một nhà quản lý vi mô trong khi cậu nên trao quyền và phát triển đội nhóm của mình với tư cách là một nhà quản lý hiệu quả.
Kết quả là, cậu chọn cách trở thành một cá nhân đóng góp sẵn sàng thúc đẩy các khía cạnh của sự sáng tạo nhiều hơn những gì cậu từng làm trước đây và giải quyết vấn đề theo những cách mở rộng và thành thạo hơn. Ông chủ của cậu hoàn toàn hài lòng vì điều này.
Đừng cho rằng bạn đang hạ cấp khi trở thành một cá nhân đóng góp.
Nhiều nhà quản lý sau khi từ bỏ vai trò thường sẽ chọn các vai trò đóng góp cá nhân tương tự như các vai trò mà họ đã có trong quá khứ. Nhưng trong hầu hết các tổ chức, có không ít những người quản lý cấp trung và cấp cao nhưng lại không quản lý người khác.
Vì vậy, bạn nên đề xuất một vai trò hoặc chức danh chính thức, điều có thể phản ánh được giá trị mà bạn mang lại cho doanh nghiệp ngay cả khi bạn không trực tiếp lãnh đạo một đội nhóm cụ thể nào đó.
Có một giám đốc công nghệ thông tin tại một công ty lớn, cậu từng lãnh đạo một đội nhóm lớn gồm các nhà quản lý và nhận báo cáo trực tiếp từ họ.
Khi công ty của cậu bắt đầu chuyển sang làm việc trên công nghệ “đám mây”, họ cần một chuyên gia để hướng dẫn các phòng ban trong quá trình chuyển đổi đồng thời phối hợp với một đơn vị tư vấn bên ngoài khác.
Dựa trên kinh nghiệm kỹ thuật của mình cũng như tầm ảnh hưởng mà cậu đã trau dồi trước đây, cậu đã tự giới thiệu mình để trở thành giám đốc chuyển đổi số.
Cậu không chỉ đạt được một vai trò quản lý mới mà còn trở thành một cá nhân đóng góp chuyên sâu cho tổ chức, điều mà cậu rất mong muốn được làm.
Một cách khác để bạn có thể trở thành một cá nhân đóng góp trong khi vẫn giữ được cấp bậc điều hành của bạn hiện tại đó là nỗ lực trên các sáng kiến cấp doanh nghiệp với các sứ mệnh chiến lược cụ thể.
Khi các doanh nghiệp xem xét các cấu trúc mới và hệ thống phân cấp tốt hơn, những nhà lãnh đạo kiểu này cho thấy rằng họ có thể mang lại nhiều giá trị hơn và có thể đảm nhận các vai trò cao hơn so với những người quản lý thông thường khác.
Hãy chứng tỏ rằng bạn có thể lãnh đạo hay dẫn dắt mà không cần các vị trí quản lý chính thức.
Một số người có thể tranh luận rằng công việc của những người đóng góp cá nhân sẽ không có nhiều sức ảnh hưởng như các vị trí quản lý. Họ nghĩ rằng các nhà quản lý có nhiều tác động hơn vì họ có thể điều hướng chiến lược và quản lý nhân sự nhiều hơn.
Bạn sẽ cần phải thách thức những giả định này. Bạn cần hiểu và thể hiện rằng những người làm việc thông qua sức ảnh hưởng cá nhân thay vì quyền lực có thể tạo ra nhiều giá trị và động lực hơn trong toàn bộ tổ chức thay vì chỉ là một đội nhóm đơn thuần.
Bạn cũng cần đảm bảo rằng bạn đã sẵn sàng sử dụng các kỹ năng giao tiếp và tương tác giữa cá nhân với nhau để dẫn dắt hay lãnh đạo theo cách này. Một lập trình viên rất giỏi, người cuối cùng đã trở thành người quản lý các nhà phân tích và kỹ sư phần mềm khác, nhưng không lâu sau đó cậu lại muốn quay lại làm công việc như cậu từng làm.
Cậu biết công ty coi trọng khả năng lãnh đạo của cậu và cũng đang phải vật lộn với tình trạng khan hiếm các nhà quản lý, cậu đã chọn cách tiếp tục cố vấn và hỗ trợ người khác với tư cách là một đồng nghiệp thay vì là một nhà quản lý.
Đảm bảo quá trình chuyển đổi của bạn không ảnh hưởng đến đội nhóm của bạn.
Khi bạn rời khỏi vị trí quản lý với tư cách là những người làm công tác quản trị, điều quan trọng là bạn phải làm cho quá trình chuyển đổi đó được diễn ra môt cách liền mạch.
Bạn có thể đến gặp người quản lý hiện tại của mình và nói: “Tôi muốn đảm bảo rằng việc thay đổi vai trò của tôi gây ra ít gián đoạn nhất có thể cho thành công của đội nhóm.
Hãy nhớ rằng cách bạn thực hiện những công việc này cũng quan trọng không kém so với việc bảo vệ danh tiếng của bạn.
Bạn cần giúp đỡ người quản lý mới và nếu cần, bạn có thể đề nghị dành ra vài tháng đầu tiên để hỗ trợ họ cho đến khi họ ổn định và bạn đã xác định các thước đo thành công cho vai trò đóng góp cá nhân mới của mình.
Trong giai đoạn mà nhiều người đang đánh giá lại sự nghiệp của họ sau đại dịch, những chiến lược này có thể giúp ích cho bạn rất nhiều và bạn hãy tin rằng việc bạn trở thành một người đóng góp cá nhân không phải là một bước lùi mà là một bước chuyển đổi giúp bạn hạnh phúc hơn và làm việc hiệu quả hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Sự nhanh nhạy trong chiến lược là khả năng cải thiện hiệu suất – không chỉ tồn tại mà còn phải phát triển trong các bối cảnh bị gián đoạn.
Vào đầu năm 2020, Airbnb đã hướng đến một năm đầy hy vọng – lượng đặt phòng đã tăng, kế hoạch mở rộng đã được sẵn sàng và một đợt IPO cũng đã được thiết lập.
Sau đó, Covid ập đến và hơn 1 tỷ USD tiền đặt phòng biến mất, các kế hoạch mở rộng bị hoãn lại và một phần tư lực lượng lao động bị cắt giảm.
Tuy nhiên, đến cuối năm, lượng doanh thu đã phục hồi và công ty đã hoàn tất một trong những đợt IPO công nghệ thành công nhất trong lịch sử.
California Pizza Kitchen (CPK) nổi tiếng với những dịch vụ sáng tạo và đổi mới.
Đây là một trong những chuỗi cửa hàng pizza đầu tiên cung cấp vỏ bánh không chứa gluten (một loại protein), pizza “mang đi và nướng” tại nhà và các cuộc thi đổi mới khác dành cho các đầu bếp của mình.
Trong cuộc khủng hoảng Covid-19, công ty này đã nhanh chóng chuyển sang cung cấp dịch vụ giao nhận hàng bên lề đường (curb-side delivery) và nâng cao năng lực kinh doanh trực tuyến của mình.
Tuy nhiên, bất chấp những danh tiếng bấy lâu về sự đổi mới và tư duy cầu tiến, công ty đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào tháng 7 năm 2020.
Tại sao một doanh nghiệp thì có thể phát triển rất mạnh trong khi những doanh nghiệp khác thì lúng túng và rối bời.
Các nhà nghiên cứu từ trường kinh doanh IMD đã xác định có 03 cách khác biệt để các doanh nghiệp thành công làm được điều này.
Thứ nhất, họ đủ nhanh nhẹn để tránh những tác động tồi tệ nhất; thứ hai, khi khó khăn ập đến họ có đủ sức mạnh để hấp thụ nhiều ‘nỗi đau’ nhất; và thứ ba, họ đủ kiên cường để tăng tốc về phía trước nhanh hơn và hiệu quả hơn. Các nhà nghiên cứu gọi sự kết hợp của các khả năng này là “Bộ ba của sự nhanh nhạy trong chiến lược.”
Ngay sau khi nhận ra rằng Covid-19 sẽ là một đòn đánh giáng mạnh vào ngành du lịch, Airbnb đã thực hiện các bước cần thiết để giảm thiểu và tránh sự ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của mình.
Nó thực hiện các quy trình khử khuẩn nghiêm ngặt cho các tài sản của mình và thêm một đêm ở miễn phí bắt buộc giữa các đợt lưu trú để có thêm thời gian dọn dẹp.
Nó cũng nới lỏng các chính sách hủy đặt phòng của khách hàng và áp dụng các biện pháp để bù đắp các khoản doanh thu bị mất cho chủ nhà.
Tất nhiên, dù bằng cách nào, công ty cũng không thể tránh hoàn toàn những ảnh hưởng của đại dịch, vì vậy họ đã tiếp tục huy động vốn để tăng cường khả năng của mình.
Bên cạnh đó, công ty đã bắt đầu tăng tốc vào các lĩnh vực ít bị ảnh hưởng hơn, chẳng hạn như du lịch trong nước và lưu trú tại các địa điểm nông thôn.
Ngược lại, California Pizza Kitchen đã không thể chuyển đổi đủ nhanh hoạt động kinh doanh tại các cửa hàng của mình sang giao hàng sau khi các lệnh đóng cửa được ban hành, và do đó, họ không thể tránh khỏi sự sụt giảm của doanh thu trực tiếp.
Hơn nữa, nhiều năm quản trị yếu kém đã khiến công ty này phải gánh một khoản nợ lớn, điều này làm hạn chế khả năng huy động vốn bổ sung để trang trải chi phí. Các địa điểm thì đóng cửa hoặc hoạt động với công suất hạn chế, lượng tiền mặt bắt đầu cạn kiệt.
Công ty được bảo hộ phá sản vào tháng 6 năm 2020. Tuy nhiên, sau một vài tháng tái cấu trúc, nó lại xuất hiện vào tháng 11 năm 2020, công ty hầu hết thuộc sở hữu của các chủ nợ, những người đã hoán đổi các khoản vay của họ thành vốn chủ sở hữu.
06 nguyên lý đằng sau “Bộ ba của sự nhanh nhạy trong chiến lược.”
Các nguyên lý này không phải là các định nghĩa, quy tắc, luật lệ, công cụ hoặc khuôn khổ, mà là các hướng dẫn để giúp các tổ chức tận dụng sự gián đoạn như một cách chủ động để tận dụng các cơ hội cho họ.
Nguyên lý 1: Ưu tiên tốc độ hơn là sự hoàn hảo.
Cơ hội thường đến và đi một cách nhanh chóng trong các thời kỳ khủng hoảng, vì vậy các tổ chức cần sẵn sàng và hành động nhanh chóng, ngay cả khi họ hy sinh yếu tố chất lượng và khả năng dự đoán trong tương lai.
Trong suốt nhiều ngày của Tết Nguyên Đán, các rạp chiếu phim thường chật kín các gia đình. Tuy nhiên, vào tháng 1 năm 2020, do sự lan rộng của Covid-19, hầu hết các rạp đều trống không và nhiều rạp đã phải đóng cửa.
Tập đoàn truyền thông Huanxi (Huanxi Media Group) đã lỗ hàng triệu USD cho bộ phim có chủ đề của năm mới Lost in Russia.
Trong khi hầu hết các công ty cùng ngành của nó quyết định hoãn phát hành, Huanxi đã tiếp cận Bytedance, công ty Trung Quốc hiện đang sở hữu ứng dụng TikTok.
Mặc dù Bytedance không phải là một đối tác phân phối thực sự, vì nền tảng này chủ yếu phát trực tuyến các nội dung video dạng ngắn, do người dùng tạo ra. Chỉ trong hai ngày, Lost in Russia đã đạt được 600 triệu lượt xem trên các nền tảng của Bytedance.
Bộ phim không chỉ thu hút được lượng người theo dõi khổng lồ, mà còn dẫn đến một làn sóng mạnh mẽ từ các công dân Trung Quốc, những người đang cảm thấy cô độc vì không thể rời khỏi nhà của họ trong suốt thời gian dịch bệnh bùng phát.
Ngược lại, bằng cách chờ đợi, các hãng phim khác đã bỏ lỡ những cơ hội lớn để xây dựng thị phần và tận dụng cơ hội hiếm có này.
Nguyên lý 2: Ưu tiên tính linh hoạt hơn là lập kế hoạch định sẵn.
Trong các trường chuyên dạy về kinh doanh, chiến lược được xem là một loạt các sự lựa chọn xung quanh việc nên làm gì, làm ở đâu và làm như thế nào.
Những lựa chọn này thường được xây dựng thành các kế hoạch hành động mang tính chiến lược và được phê duyệt trong khoảng thời gian vài tháng, và sau đó nó được thực hiện trong khoảng từ ba đến năm năm.
Tuy nhiên, trong những cuộc khủng hoảng, một kế hoạch chiến lược định sẵn có thể dễ dàng trở thành một chiếc neo làm trì hoãn doanh nghiệp, buộc họ cứ mãi loay hoay với những thứ vốn không còn liên quan đến thị trường.
Đối mặt với sự sụt giảm doanh thu chưa từng có trong đại dịch, hãng hàng không Qantas đã từ bỏ kế hoạch chiến lược 5 năm của mình và ‘mượn lại’ ý tưởng cũ từ những năm 1980 là cung cấp “các chuyến bay du ngoạn”.
Những chuyến bay du ngoạn này bao gồm các chuyến thăm quan đến một số điểm du lịch chính của Úc, chẳng hạn như Great Barrier Reef và Uluhu.
Toàn bộ số lượng chỗ ngồi của chuyến bay đã được bán hết trong 10 phút và đây trở thành một trong những chương trình khuyến mãi bán nhanh nhất trong lịch sử của Qantas.
Qantas không chỉ nhanh chóng chuyển đổi chiến lược mà còn linh hoạt trong cả cách thức vận hành của mình.
Nguyên lý 3: Ưu tiên sự đa dạng hóa và thà “giảm hiệu quả” còn hơn là chọn “tối ưu hóa”.
Nhiều tổ chức đã phải vật lộn để chống lại sức ảnh hưởng của Covid-19 và một số đã thất bại – họ thất bại không phải vì họ không nhanh nhẹn hay đổi mới, mà bởi vì họ đã bị đốn ngã bởi một cú đánh kinh hoàng.
Trong nhiều trường hợp, gốc rễ của vấn đề này là do họ thiếu sự đa dạng hóa hoặc quá chú trọng vào yếu tố hiệu quả và tối ưu hóa.
Các nguyên lý của sự đa dạng hóa đã không còn được ưa chuộng trong thời gian gần đây.
Trong khi điều này có thể giúp doanh nghiệp xây dựng được những hàng rào mạnh mẽ nhằm chống lại sức ảnh hưởng của các cú sốc chẳng hạn như đại dịch.
Trong thời kỳ đại dịch, khi doanh số bán hàng của các nhãn hiệu chăm sóc cá nhân (personal care brands) của P&G sựt giảm, công ty đã có thể tạo ra sự khác biệt thông qua việc thúc đẩy các nhãn hiệu chất tẩy rửa và khử khuẩn của mình.
Ngược lại, thì các doanh nghiệp khác như Gold’s Gym, Avianca Airlines và Brooks Brothers đã phải chịu đựng những ‘cú đấm đau đớn’ vì thiếu đi sự đa dạng.
Swiggy, một trong những công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực giao đồ ăn lớn nhất của Ấn Độ đã xây dựng một nền tảng bao gồm hơn 160.000 nhà hàng tại 500 thành phố.
Trong thời gian đóng cửa vì Covid-19, hoạt động của các nhà hàng, bao gồm cả giao hàng, đã giảm hơn 50%. Swiggy cũng nhận ra rằng sự phụ thuộc quá nhiều vào các địa điểm cố định sẽ là một rào cản lớn, do đó họ đã tìm cách thay đổi.
Họ bắt đầu một chương trình để thêm các đơn vị cung cấp thức ăn đường phố vào nền tảng của mình, cuối cùng đã có hơn 36.000 nhà cung cấp đã được thêm vào.
Mặc dù việc phục vụ những nhà cung cấp này mang lại ít lợi nhuận hơn, nhưng rõ ràng là họ đã cung cấp sự đa dạng trong suốt cuộc khủng hoảng, đồng thời cũng mang lại không ít những lợi ích cho xã hội.
Kết quả là, Swiggy đã tăng lên khoảng 90% khối lượng giao hàng thực phẩm trong thời gian diễn ra Covid-19.
Hết phần 1!
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cho dù bạn là một nhà quản lý hay giám đốc điều hành cấp cao, những gì bạn nói, cách bạn nói, khi nào bạn nói, bạn nói với ai và liệu bạn có đang nói trong bối cảnh thích hợp hay không là những thành phần quan trọng giúp thể hiện tiềm năng lãnh đạo chiến lược của bạn.
Steven Moore for HBR
Thất bại trong việc suy nghĩ một cách có chiến lược là một vấn đề phổ biến khiến nhiều nhà quản lý, giám đốc điều hành hay các nhà lãnh đạo gặp khó khăn trong việc xác định vai trò của họ trong các cuộc giao tiếp, cuộc họp và các diễn đàn.
Học cách phát triển và truyền đạt một cách có chiến lược hơn có thể giúp bạn vượt qua những rắc rối trong quá trình giao tiếp, trong một số tình huống, những rắc rối đó có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp của bạn.
Tại sao bạn cần truyền đạt một cách có chiến lược hay có được tiếng nói giống như một giám đốc điều hành.
Cho dù bạn là một nhân viên, nhà quản lý hay một giám đốc điều hành cấp cao, những gì bạn nói, cách bạn nói, khi nào bạn nói, bạn nói với ai và liệu bạn có nói điều đó trong bối cảnh thích hợp hay không đều là những thành phần quan trọng thể hiện tiềm năng lãnh đạo của bản thân.
Nếu bạn muốn xây dựng sự uy tín và sức ảnh hưởng đến mọi người, đặc biệt là khi bạn tương tác với các giám đốc điều hành hoặc lãnh đạo cấp cao khác, điều quan trọng là nội dung giao tiếp phải ngắn gọn và làm cho mọi người biết rõ ràng rằng bạn muốn họ đóng vai trò gì trong cuộc trò chuyện đó.
Điều quan trọng nữa là phải làm sáng tỏ nội dung của bất kỳ thông điệp nào bạn đưa ra bằng cách tránh sử dụng các biệt ngữ và sử dụng từ một cách cô đọng.
Tất cả những yếu tố này liên quan đến việc phát triển khả năng truyền đạt môt cách có chiến lược. Truyền đạt một cách có chiến lược không liên quan nhiều lắm đến vấn đề về hiệu suất; nó liên quan nhiều hơn đến bản năng chiến lược, hiểu biết về ngữ cảnh và nhận thức các tín hiệu giao tiếp một cách rõ ràng.
Thông thường, tất cả chúng ta đều có các cách ưu tiên khác nhau khi giao tiếp với người khác, tuy nhiên khi bạn kết hợp nó với khả năng truyền đạt một cách có chiến lược và hiểu được bối cảnh, bạn có thể tạo ra những sự khác biệt lớn giữa sự thành công và thất bại trong phong cách giao tiếp và lãnh đạo của bạn.
Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của việc có được khả năng truyền đạt một cách có chiến lược đó là tiềm năng trở thành một nhà lãnh đạo chiến lược.
Có một thực tế là, các giám đốc điều hành hàng đầu ngày này cho rằng họ muốn thăng chức cho một trong những nhà lãnh đạo tiềm năng cao của họ nhưng họ cảm thấy người đó không đủ khả năng chiến lược để thăng tiến.
Dưới đây là một số chiến lược bạn có thể học hỏi để phát triển khả năng này.
Hiểu được bối cảnh.
Bạn có thường xuyên thấy rằng mình đưa ra một ý tưởng không chính xác trong cuộc họp, bạn không lên tiếng khi mọi người đang tìm kiếm ý tưởng của bạn hoặc bạn nói điều gì đó không hoàn toàn phù hợp với tổ chức và đột nhiên có cảm giác mình là ‘nai tơ’ không?
Nếu bạn từng trải qua các cảm xúc đó, thì điều gì đã xảy ra?
Nói một cách dễ hiểu, bạn có được cảm giác đó là do bạn không hiểu được yếu tố ngữ cảnh của các cuộc trò chuyện, cuộc họp hoặc cuộc thảo luận mà bạn đang tham gia.
Ví dụ: nếu bạn là người có thẩm quyền chính về một chủ đề nào đó, thì có khả năng bối cảnh này sẽ yêu cầu bạn dẫn dắt cuộc họp và đưa ra bất kỳ quyết định cuối cùng nào.
Nhưng nếu bạn là một giám đốc điều hành, thì vai trò của bạn khi này là chia sẻ quan điểm và kết nối nó với những người khác.
Nếu bạn đang là một nhân viên và không được yêu cầu trình bày trong một cuộc họp, thì vai trò của bạn khi giao tiếp sẽ là quan sát và lắng nghe.
Việc hiểu hoặc tìm hiểu trước vai trò được mong đợi của bạn trong một cuộc họp hoặc sự kiện nào đó có thể hướng dẫn bạn xác định kiểu giao tiếp mà bạn cần và có thể giúp đảm bảo rằng bạn hiểu được bối cảnh trước khi lên tiếng.
Hãy là người có tầm nhìn xa.
Đôi khi chúng ta không thể tiếp cận được việc truyền đạt một cách có chiến lược bởi vì chúng ta tập trung quá nhiều vào yếu tố chức năng hoặc vai trò của chính mình.
Các nhà lãnh đạo chiến lược thì có tầm nhìn xa hơn thế, họ có quan điểm ít tập trung hơn vào bản thân và nhiều hơn vào tổ chức.
Một phần khác của người có tầm nhìn xa trông rộng là phát triển khả năng nói rõ những khát vọng của mình nhằm thay đổi tương lai. Kỹ năng chiến lược này giúp bạn định hướng các quyết định của cả cá nhân và doanh nghiệp.
Bạn nên cố gắng kết nối quan điểm của bản thân với những người khác để cho thấy rằng các quyết định của bạn ảnh hưởng như thế nào đến họ, bao gồm cả nhân viên của bạn (nếu có) và toàn bộ tổ chức.
Nuôi dưỡng các mối quan hệ chiến lược.
Một trong những cách tốt nhất để xây dựng tư duy chiến lược của bạn là tận dụng các mối quan hệ một cách có chủ đích hơn, với các mục tiêu kinh doanh cụ thể.
Điều này đòi hỏi phải có sự xuất hiện của các nhà lãnh đạo và giám đốc điều hành cấp cao, những người có thể đưa ra các quan điểm chiến lược về các mục tiêu, sự thay đổi và ưu tiên hàng đầu của tổ chức mà chúng ta thường không có quyền tiếp cận.
Khi bạn vun đắp và đầu tư vào các mối quan hệ chiến lược, nó cũng sẽ giúp bạn tránh bị cuốn vào những chi tiết vụn vặt hàng ngày hơn.
Để phát triển khả năng truyền đạt một cách có chiến lược hay kỹ năng lãnh đạo của bạn, hãy dành thời gian liên hệ với ít nhất một người mỗi tuần bên ngoài đội nhóm trực tiếp hoặc tổ chức của bạn. Hãy cố gắng học hỏi:
Làm thế nào họ có thể phù hợp với toàn bộ doanh nghiệp.
Mục tiêu và thách thức của họ là gì.
Những cách bạn có thể hỗ trợ họ với tư cách là một đối tác kinh doanh chiến lược.
Hãy đưa ra giải pháp thay vì chỉ dừng lại ở việc chỉ ra vấn đề.
Nếu bạn quan sát bạn sẽ thấy rằng, trong vô số những người đang cảm thấy thất vọng với những thách thức hay vấn đề, có rất ít người sẵn sàng đưa ra các giải pháp.
Các nhà lãnh đạo chiến lược thường hướng đến việc giải quyết vấn đề, chứ không phải chỉ là chỉ tay vào những vấn đề đó.
Bạn có thể thể hiện khả năng chiến lược của bản thân bằng cách “làm bài tập về nhà” và tập phân tích các tình huống với các giải pháp giả định khác nhau.
Hãy giữ một ‘trái tim nóng’ với một ‘cái đầu lạnh’.
Những người có khả năng chiến lược không dễ dàng bị lung lay trước các ý kiến. Bạn có thể thể hiện khả năng lãnh đạo của mình khi mọi người xung quanh bạn đang mất bình tĩnh.
Khi bạn có thể đứng yên với sự thật thay vì bị cuốn vào các vòng xoáy cảm xúc khiến bạn căng thẳng, bạn sẽ có thể thể hiện khả năng lãnh đạo của mình một cách mạnh mẽ hơn.
Có thể trong các thời gian ban đầu, mọi người trong đội nhóm hay tổ chức của bạn có thể không cảm thấy thoải mái khi bạn thể hiển khả năng chiến lược trong những thời điểm nhạy cảm.
Nhưng một khi bạn vượt qua được sự kháng cự ban đầu này, cho dù là ở bản thân bạn hay người khác, bạn sẽ thấy rằng rất đáng để nỗ lực trong việc đóng góp để mang lại sự hiệu quả cho các cuộc họp quan trọng.
Bằng những cách này, bạn sẽ dần phát triển khả năng chiến lược của bản thân cho dù bạn đang ở trong vị trí hay bối cảnh nào.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
LinkedIn đã xuất bản một hướng dẫn mới nhằm giúp các doanh nghiệp tối đa hóa các mục tiêu xây dựng thương hiệu dài hạn của họ.
Các mục tiêu xây dựng thương hiệu dài hạn, kết hợp với các mục tiêu bán hàng ngắn hạn, để cải thiện hiệu suất marketing tổng thể của doanh nghiệp cũng là mục tiêu của bản hướng dẫn lần này.
Đại dịch rõ ràng là đã ảnh hưởng đến tất cả các cách tiếp cận marketing và như LinkedIn chia sẻ, điều quan trọng là các thương hiệu phải lưu ý đến triển vọng dài hạn của họ, đồng thời kiểm soát được những áp lực hiện thời.
Theo LinkedIn:
“Các thông điệp kích hoạt bán hàng ngắn hạn không có khả năng thành công lúc bấy giờ, đó là lý do tại sao thương hiệu của bạn là thứ quan trọng hơn bao giờ hết.
Việc xây dựng thương hiệu – thông điệp rộng hơn tỏ ra hiệu quả hơn ở cấp độ cảm xúc – và do đó nó hiệu quả hơn nhiều trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng dài hạn.
Và đó cũng chính xác là những gì content marketing có thể giúp bạn đạt được. Quan trọng là, những cảm xúc đó hoàn toàn quan trọng trong việc bạn được đặt lên vị trí hàng đầu trong tâm trí của khách hàng”.
Với trọng tâm này, bản hướng dẫn dài 13 trang mới của LinkedIn có thể cung cấp một loạt các ghi chú về các yếu tố chính cần xem xét trong chiến lược xây dựng thương hiệu của bạn và cách LinkedIn có thể giúp bạn thúc đẩy sự hiện diện và các kết nối.
Bản hướng dẫn cũng cung cấp nhiều insights hơn về cách bạn có thể xây dựng chiến lược thương hiệu hiệu quả hơn, dài hạn hơn, cũng như việc phác thảo các bước và giai đoạn cụ thể trong quy trình đó.
Trọng tâm ở đây là B2B Marketing, nhưng nhiều nội dung vẫn sẽ áp dụng cho tất cả các chiến dịch và chiến lược xây dựng thương hiệu.
Hướng dẫn cũng nêu ra các bước cụ thể hơn mà bạn có thể thực hiện để tối đa hóa nỗ lực xây dựng thương hiệu trên các nền tảng số của mình.
Bằng cách chia nhỏ các bước và cung cấp nhiều thông tin chi tiết hơn về trọng tâm của từng bước, nó có thể giúp cung cấp những bức tranh rõ ràng hơn về cách các yếu tố này liên quan cụ thể đến phương pháp tiếp cận của bạn và cách bạn có thể áp dụng chúng trong các nỗ lực marketing của mình.
Hãy bắt đầu bằng cách can đảm để thực hiện nhữn thử thách lớn !
Là người làm marketing, làm kinh doanh, hay là doanh nhân, chúng ta luôn mong muốn được tăng trưởng. Đôi khi chúng ta thích nhìn lại tất cả những gì chúng ta đã đạt được, nhưng điều thực sự khiến chúng ta phấn khích là những cột mốc quan trọng ở phía trước.
Tốc độ tăng trưởng trong kinh doanh không phải là một hằng số. Sẽ có những khoảng thời gian chúng ta bị gián đoạn (disruption) trên đường đi và nếu chúng ta không thể nhìn thấy một bức tranh toàn cảnh hơn, chúng ta có thể bị ‘lạc lối’ trong những khúc quanh co nào đó.
Điều quan trọng bạn cần là phải duy trì sự tập trung với những tư duy đúng đắn và chiến lược tăng trưởng phù hợp. Dưới đây là 04 tư duy và chiến lược bạn có thể học hỏi:
1. Thực hành tư duy tăng trưởng “10x > 10%”.
Trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống của chúng ta, mọi thứ vốn là những sự lựa chọn. Có những người chọn cho mình một con đường an toàn, một con đường ít chông gai và rủi ro nhất.
Họ ‘không muốn’ hoặc sẽ không bao giờ trải qua cảm giác ‘vỡ oà’ khi sống trong những ngày tháng ‘điên cuồng’ nhất với giấc mơ của chính họ.
Tuy nhiên, với những người có tư duy tăng trưởng “10x > 10%” thì lại hoàn toàn ngược lại.
Đó là những người luôn suy nghĩ về những kết quả lớn nhất mà họ có thể nhận được từ bất cứ điều gì họ làm. Đó là bước ra khỏi vùng an toàn và không sợ hãi khi vươn tới những gì bạn thực sự khao khát.
Ví dụ: mục tiêu của bạn là tăng doanh thu của doanh nghiệp vào năm tới. Với tư duy tăng trưởng 10%, bạn sẽ có kế hoạch tăng từ 5.000 USD một tháng lên 5.500 USD một tháng.
Tuy nhiên, tư duy tăng trưởng 10x sẽ thúc đẩy bạn phát triển nó từ 5.000 lên 50.000 USD một tháng.
2. Hãy nhớ rằng mỗi ngày bạn cố gắng sẽ là một chiến thắng.
Điều quan trọng cần lưu ý là không phải ngày nào cũng có thể là ngày 10x, tức là ngày bạn có thể tăng gấp 10 lần hiệu suất kinh doanh. Sẽ có những ngày khó khăn khi bạn tự hỏi liệu những gì bạn đang làm có đáng để đấu tranh hay không.
Trong những ngày này, vấn đề cốt lõi nằm ở chỗ bạn có dám bước tiếp hay không hay là bạn sẽ bỏ cuộc. Một chuyên gia từng nói “Ngày hôm nay, có một ai đó ngoài kia sẽ từ bỏ những gì họ muốn, nhưng người đó không phải bạn.”
Khi mọi thứ trở nên đặc biệt khó khăn, hãy ngồi xuống và dành một chút thời gian yên tĩnh để thở nhẹ và suy ngẫm, cho mình một chút thư thái. Hãy nói với bản thân rằng “bạn sẽ từ bỏ, cũng có thể chứ, nhưng sẽ là vào ngày mai, chứ không phải là ngày hôm nay.”
Ở những ngày tiếp theo, hãy lặp lại quá trình này cho đến khi bạn sẵn sàng thoát ra khỏi con đường mà bạn đang mắc kẹt và bắt đầu chinh phục mục tiêu của mình một lần nữa.
3. Nhắc nhỏ bản thân rằng bạn không thể làm mọi thứ cùng một lúc.
Thành công thường xảy ra theo từng bước nhỏ, thay vì tất cả cùng xảy ra một lúc. Trong quá trình phát triển kinh doanh, sẽ có lúc mọi thứ trở nên quá tải.
Có quá nhiều bước bạn cần bước để lên đến đỉnh và chúng ta không thể chắc chắn liệu mình có thể đến được đó hay không.
Khi bạn đang cảm thấy như vậy, hãy nhớ cho bản thân một chút thời gian.
Đặt mục tiêu dài hạn, sau đó tập trung toàn bộ nỗ lực của bạn để thực hiện từng bước duy nhất để đạt được mục tiêu đó. Hãy tiếp tục thực hành và phát triển, và bạn sẽ đạt được điều đó sớm hơn bạn mong đợi.
4. Ưu tiên các kết nối lành mạnh.
Tất cả chúng ta đều có giấc mơ được đi đến đỉnh cao, nhưng chúng ta phải nhớ rằng chúng ta sẽ không đạt được nếu chỉ có một mình.
Những tỷ phú hay những người thành công nhất trên thế giới cũng chưa giờ là ngoại lệ, nếu không có Steve Wozniak đồng hành với mình từ những ngày đầu năm 1976 thì Steve Jobs chưa chắc đã có được một Apple vĩ đại như ngày hôm nay.
Hay nếu Bill Gates không có người bạn đồng hành là nhà đồng sáng lập Microsoft Paul Gardner Allen từ những ngày đầu năm 1975 thì cũng không hẳn là sẽ có một ‘đế chế’ Microsoft như ngày nay.
Nếu chúng ta muốn đi xa, chúng ta cần một ‘hệ thống hỗ trợ’ để sẵn sàng nâng chúng ta lên mỗi khi chúng ta ngã và tiếp tục hỗ trợ chúng ta trong những ngày tháng gian khổ.
Khi chúng ta đồng hành và làm việc với những người quan tâm đến những gì chúng ta làm, những người luôn khát khao để chinh phục, chúng ta đang cài đặt cho mình những công thức để thành công trong tương lai.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Chiến lược thương hiệu của Disney là điều mà mọi người làm marketing hay kinh doanh có thể học hỏi và áp dụng.
4 bí mật về thương hiệu mà bạn có thể học hỏi được từ Disney
Cùng xem chia sẻ từ Ông Devan Leos. Người từng làm việc nhiều năm với bộ phận Marketing và PR của Disney. Và cũng từ đó ông đã học rất nhiều bài học quý giá về kinh doanh từ công ty này.
1. Nhận thức đầy đủ về độ nhận biết thương hiệu (brand awareness).
Mặc dù điều này nghe có vẻ lạ và đôi khi không được được đầu tư đúng mức ở các doanh nghiệp, đặc biệt là với các doanh nghiệp lớn như Disney, nhưng sự thật lại không phải vậy.
Disney rất có ý thức về thương hiệu của mình. Disney luôn tìm đủ mọi cách để hiểu về những nhóm đối tượng mà họ đang muốn nhắm mục tiêu.
Đôi khi nhiều doanh nghiệp và thương hiệu ‘mờ nhạt’ trong các yếu tố marketing, không biết ai nên là khách hàng chính của mình, có cách nào để hiểu họ hơn. Và cũng chính từ những băn khoăn này, bạn cần tiến tới bước tiếp theo.
2. Xây dựng các chiến dịch PR và Marketing có thương hiệu một cách chuyên nghiệp.
Với những nhận thức đầy đủ về khái niệm độ nhận biết thương hiệu, bạn sẽ hiểu được những gì khách hàng có thể mong đợi ở bạn.
Nếu bạn tìm hiểu và theo dõi kỹ hơn, bạn sẽ thấy Disney liên tục làm việc với nhiều tổ chức từ thiện, các chương trình giáo dục hoặc những thứ tương tự, điều này được thực hiện là để gắn liền với định vị thương hiệu thân thiện với gia đình (family-friendly brand) mà công ty đã xây dựng.
Khi nói đến phim hoặc những chương trình của mình, Disney luôn tìm ra những cách thông minh để thu hút khán giả là gia đình bằng nội dung của nó.
Soul là một ví dụ xuất sắc, mặc dù bộ phim đề cập đến các chủ đề về cuộc sống và những thứ hiện sinh. Tuy nhiên, nó vẫn hướng đến hình ảnh thân thiện với gia đình với các nhóm đối tượng mục tiêu chính của Disney.
Nếu bạn đang cố gắng thiết lập một thương hiệu cho mọi lứa tuổi hoặc các lứa tuổi được nhắm mục tiêu, thì điều bắt buộc là bạn phải hiểu rất sâu khách hàng hay khán giả của mình, hiểu xem họ sẽ có mối quan hệ như thế nào đối với loại chiến lược PR hoặc Marketing mà bạn sử dụng.
3. Quản trị danh tiếng (reputation management) một cách rất khắt khe.
Danh tiếng của thương hiệu là nguồn lực sống của doanh nghiệp. Nếu thương hiệu của bạn bị mang tiếng xấu vì bất kỳ lý do gì, điều đó có thể đồng nghĩa với việc những chỉ số kinh doanh sẽ giảm mạnh, hoặc thậm chí tệ hơn là ‘sự ra đi’ của thương hiệu.
Đây cũng là lý do tại sao Disney luôn coi trọng việc quản trị danh tiếng của mình.
“Trong suốt thời gian làm việc với Disney, tôi đã chứng kiến mọi hoạt động nội bộ và mức độ chăm sóc khách hàng nghiêm túc đến mức đáng kinh ngạc được đưa vào tất cả các bộ phận của Disney. Với Disney, ‘luật thương hiệu’ cũng như ‘luật quân đội’, đều rất khắt khe.”
Đội ngũ của Disney liên tục theo dõi các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, các diễn đàn trực tuyến hay bất kỳ nguồn thông tin nào liên quan đến thương hiệu của họ (email, nhận xét, thư từ.)
Họ luôn cố gắng để tìm ra những vấn đề mà mọi người có thể gặp phải trước khi mọi người có chúng.
Mọi nhân viên của Diney đều được sàng lọc và giám sát rất kỹ lưỡng. Mọi nhân sự đều được hướng dẫn nghiêm ngặt về sự hiện diện trực tuyến của họ.
Nếu bạn đang cố gắng để có một thương hiệu mạnh, bạn phải đảm bảo mọi thứ bạn làm, nó phải thực sự chuyên nghiệp và phù hợp với những gì thương hiệu của bạn đại diện.
Khi làm việc với những người khác, bạn phải nhận thức được rằng cách họ nhận thức và làm việc có thể ảnh hưởng đến thương hiệu của bạn như thế nào.
Disney là bậc thầy của việc có thương hiệu của mình ở khắp mọi nơi. Từ công viên giải trí, phim ảnh, chương trình truyền hình, đồ chơi, sách, âm nhạc, đến nhiều thứ khác.
Giả sử bạn điều hành một thương hiệu về thể hình. Tất cả những thứ thiết yếu về thể hình đều có ý nghĩa: những chai nước hay đồ tập gym, v.v.
Tuy nhiên, sáng tạo với những sản phẩm mà bạn có thể sử dụng hình ảnh thương hiệu của mình là chìa khóa quan trọng.
Sáng tạo với thương hiệu của bạn, tức là bạn tận dụng mọi thứ để xây dựng độ nhận biết thương hiệu của mình.
Đừng chỉ dán logo vào một loạt những thứ ngẫu nhiên. Thay vào đó, hãy tìm ra những thứ mà chúng có thể được khách hàng mục tiêu của thương hiệu sử dụng, tìm ra những thứ mới ngoài những thứ truyền thống mà thương hiệu của bạn đang có.
Disney đã giúp tôi hiểu rằng sự chi tiết đến tỉ mỉ là tất cả. Cho dù bạn đang bắt đầu hoặc hỗ trợ một thương hiệu, sức mạnh nằm ở các điều rất chi tiết.
Nhiều doanh nghiệp đã không biết hoặc không quan tâm đến những thứ chi tiết nhất liên quan đến thương hiệu của họ.
Với tư cách là người làm marketing hay người góp phần xây dựng thương hiệu, bạn hãy ngồi xuống và suy nghĩ về tất cả các khía cạnh của thương hiệu, những thứ mà bạn có thể cải thiện để xây dựng uy tín cho thương hiệu của bạn.
Thử và sai luôn được chứng minh là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để đạt được thành công, và việc vận dụng các nguyên tắc thương hiệu của bạn theo một thương hiệu quyền lực như Disney chắc chắn sẽ rất có ích.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Để hoàn thiện sự tăng trưởng của bạn, hãy học hỏi và mô phỏng các chiến lược thành công của những ‘gã khổng lồ’ trong ngành của bạn.
3 chiến lược tăng trưởng của Google mà doanh nghiệp nhỏ có thể học hỏi
Không quá khó khăn để bạn có thể sở hữu một doanh nghiệp nhỏ, nhưng việc lập kế hoạch cho sự tăng trưởng dài hạn của nó cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ không phải lúc nào cũng là một doanh nghiệp nhỏ.
Với việc lập kế hoạch và thực hiện chính xác, hạt giống khởi nghiệp bạn gieo hôm nay có thể phát triển thành tập đoàn đa quốc gia của ngày mai.
Để chuẩn bị đủ nguồn lực cho sự phát triển thành công trên quy mô lớn đó, bạn có thể xem cách những gã khổng lồ khác từng làm, những doanh nghiệp vốn khởi đầu cũng chỉ là các doanh nghiệp nhỏ.
Hãy lấy Google làm một ví dụ. Kết hợp với công ty mẹ của nó, là Alphabet, Google hiện có giá trị ước tính khoảng 1 nghìn tỷ USD.
Công ty có sức ảnh hưởng lớn đến mức thuật ngữ “Google” hiện được sử dụng là một động từ trong từ điển.
Nếu bạn là chủ sở hữu của doanh nghiệp nhỏ và đang tìm cách tăng trưởng hay gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường, 03 chiến lược sau đây từ Google sẽ giúp doanh nghiệp của bạn có nhiều khả năng hơn để đạt được điều đó.
1. Khác biệt hoá, khác biệt hoá và khác biệt hoá.
Bạn có thể bắt đầu kinh doanh bất cứ khi nào với một ý tưởng. Nhưng, nếu chỉ đơn giản là một ý tưởng thì chưa đủ.
Sẽ là lý tưởng nếu bạn có một mô hình kinh doanh nổi bật và khác biệt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, bạn có thể cung cấp những thứ mà đối thủ không có.
Hãy nghĩ về Google. Nó chắc chắn không phải là thuật toán tìm kiếm duy nhất hiện có.
Những tên tuổi lớn khác trong ngành như Bing, Yahoo, Ask, DuckDuckGo và rất nhiều công ty khác cũng có các công cụ tìm kiếm riêng.
Tuy nhiên, dù cho điểm khác biệt cụ thể là gì, thì điểm cơ bản ở đây là Google làm được những thứ mà các công cụ tìm kiếm khác trên thế giới không làm được.
Google tạo sự khác biệt với một thuật toán tìm kiếm không ngừng học hỏi, cập nhật và phát triển liên tục. Mục tiêu của Google rất đơn giản: cung cấp cho người dùng kết quả tốt nhất thay vì là nhiều kết quả nhất.
Google tập trung vào chất lượng chứ không phải về số lượng. Do đó, họ được tán dương vì đã quan tâm đến nhu cầu của thị trường, giúp cải thiện cuộc sống và giải quyết các vấn đề cho hàng tỷ người mỗi ngày.
Cũng giống như Google, sản phẩm hay dịch vụ của bạn (và bản thân doanh nghiệp của bạn) không nhất thiết phải là một thứ gì đó hoàn toàn mới.
Điều quan trọng là bạn phải phát triển một khía cạnh hay tính năng mới của doanh nghiệp mình và lấy đó làm lợi thế cạnh tranh (USP) chính.
Nếu bạn có thể làm được điều này, bạn sẽ đi trên một con đường hướng tới sự tăng trưởng ổn định trong lâu dài.
2. Mở rộng sang các lĩnh vực mới.
Alphabet, công ty mẹ của Google, hiện trải rộng trên nhiều ngành nghề khác nhau và sở hữu một số ‘đế chế’ lớn khác như: YouTube, ứng dụng GPS Waze, thương hiệu điện tử tiêu dùng Fitbit và hơn thế nữa.
Chiến lược mở rộng kinh doanh vốn không phải là một thứ gì đó quá mới. Là một doanh nhân, điều quan trọng là bạn không thể để tất cả trứng của bạn vào một giỏ.
Nếu doanh nghiệp nhỏ của bạn chỉ xoay quanh một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định, một mô hình kinh doanh hoặc một chiến lược bán hàng, bạn sẽ làm gì khi thị trường cần một sản phẩm, mô hình hoặc giải pháp mới?
Thật không may, đây cũng là cách mà rất nhiều doanh nghiệp khác đã thất bại, bao gồm cả những tên tuổi lớn. Hãy nhớ đến Nokia trong tình huống này.
Các công ty khởi nghiệp nhận được khoản ‘đầu tư thiên thần’ với hy vọng biến một ý tưởng của họ thành một công ty lớn thường thất bại sau khi chi hết tiền vào một mô hình kinh doanh đơn lẻ và kém hấp dẫn.
Thay vì dựa vào một tầm nhìn hoặc chiến lược nhất định, hãy xem xét việc đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của bạn và giải quyết nhiều nhu cầu hơn cho các nhóm đối tượng mục tiêu cụ thể.
Google không phải là ‘tay chơi’ duy nhất biết giá trị của việc mở rộng. Amazon bắt đầu là một cửa hàng bán sách trực tuyến nhỏ lẻ và Uber không phải lúc nào cũng là một dịch vụ giao đồ ăn (food-delivery service).
Elon Musk bắt đầu với tư cách là người tạo ra PayPal – giờ đây công ty của ông đã đặt tầm nhìn lên cả Sao Hỏa.
Khi nói đến điều hành một doanh nghiệp nhỏ, không có giấc mơ mở rộng nào là quá lớn.
Trên thực tế, mở rộng khi đến thời điểm thích hợp có thể là điều tốt nhất bạn có thể làm cho bản thân và cả doanh nghiệp của mình.
3. Trở nên xuất sắc nhất tại thị trường ngách (niche market) của bạn.
Google biết rằng đa dạng hóa và mở rộng là điều cần thiết. Tuy nhiên, nó không bao giờ đánh mất giá trị lõi thực tế của nó như một doanh nghiệp: cung cấp kết quả tìm kiếm hàng đầu cho vô số người mỗi ngày.
Quan điểm của việc mở rộng và đa dạng hóa doanh nghiệp là để bảo vệ bạn trước những sự hạn chế của các ý tưởng cũ và sự cạnh tranh tiềm ẩn trong tương lai.
Tuy nhiên, khi bạn đã tìm thấy một ý tưởng hoạt động hiệu quả và bạn muốn kết nối nhiều hơn với khách hàng của mình, điều cần thiết là bạn phải thực sự ‘xuất chúng’ trong thị trường ngách của mình và trở thành ‘tay chơi’ hàng đầu trên thị trường.
Bài học kinh nghiệm lớn nhất dành cho các doanh nghiệp muốn ‘tái tạo lại’ các chiến lược tăng trưởng của Google rất đơn giản: Tăng trưởng, thực ra nó chỉ đơn giản là khả năng không ngừng học hỏi và thử nghiệm.
Bạn càng nghiên cứu nhiều mô hình tăng trưởng và hệ thống của những ‘gã khổng lồ’ trên thị trường như Google hay Amazon, bạn càng chuẩn bị sẵn sàng hơn cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp.
Bằng cách khác biệt hóa mô hình kinh doanh của bạn, mở rộng sang các thị trường mới và vượt trội hơn hẳn về các sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp, hạt giống kinh doanh của bạn sẽ tăng trưởng một cách mà chính bạn cũng không thể hình dung được.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Facebook đã kết hợp với Deloitte để xuất bản một báo cáo mới về những thách thức mà các SMBs đã phải đối mặt trong năm qua và cách họ điều chỉnh chiến lược Digital Marketing của mình để duy trì kết nối với khách hàng thông qua nhiều phương tiện khác nhau.
Trước hết, khi xem xét cụ thể những lợi ích của những quảng cáo được cá nhân hóa và mô hình nhắm mục tiêu nâng cao có sẵn trên các nền tảng kỹ thuật số.
Nghiên cứu cho thấy 74% SMBs (doanh nghiệp vừa và nhỏ) đang sử dụng quảng cáo được cá nhân hóa đã báo cáo rằng những quảng cáo này rất quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp của họ.
Theo báo cáo:
“Một xu hướng tương tự cũng được nhận thấy ở những người được hỏi sử dụng quảng cáo được cá nhân hóa trên ứng dụng Facebook, với 73% báo cáo rằng chúng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và thành công của doanh nghiệp mình.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng quảng cáo được cá nhân hóa ở các nước đang phát triển, bao gồm Indonesia (88%), Ấn Độ (84%) và Mexico (81%), đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của chúng đối với sự thành công của doanh nghiệp.”
Liên quan đến vấn đề này, Facebook từng tuyên bố rằng bản cập nhật của Apple cuối cùng sẽ làm tổn hại nhiều nhất đến các doanh nghiệp nhỏ, bởi vì nếu nhiều người tắt theo dõi dữ liệu do những lời nhắc này từ Apple, thì điều đó sẽ làm giảm khả năng cung cấp các công cụ nhắm mục tiêu đối tượng chính xác trong các tùy chọn quảng cáo, điều này sẽ làm giảm hiệu quả của quảng cáo và tăng chi phí.
Những tác động đó sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến các SMBs, những doanh nghiệp vốn có ngân sách quảng cáo thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp lớn hơn.
Báo cáo cũng cho thấy rằng các SMBs sử dụng mạng xã hội có hơn một nửa doanh số bán hàng của họ đến từ các khách hàng ở nước ngoài đồng thời việc sử dụng quảng cáo được cá nhân hóa cũng giúp họ mang lại doanh số bán hàng cao hơn trong năm qua.
“16% DOANH NGHIỆP SỬ DỤNG QUẢNG CÁO ĐƯỢC CÁ NHÂN HOÁ ĐỀU BÁO CÁO RẰNG DOANH SỐ CỦA HỌ TĂNG TRƯỞNG RẤT KHẢ QUAN”
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng nhiều thương hiệu hiện đang xem việc ‘lắng nghe mạng xã hội’ và các nguồn dữ liệu từ cộng đồng trực tuyến như là một phương tiện để cải thiện sản phẩm và phương pháp marketing của họ.
58% doanh nghiệp được hỏi cho biết họ sử dụng các công cụ lắng nghe mạng xã hội để phát triển sản phẩm và dịch vụ mới.
64% doanh nghiệp cho rằng Facebook là ứng dụng rất tốt trong việc thu thập những phản hồi từ người tiêu dùng, điều cuối cùng sẽ giúp họ cải thiện sản phẩm và dịch vụ của mình.
“Các ứng dụng Facebook (bao gồm Facebook, Instagram, WhatsApp và Messenger) được công nhận là đặc biệt quan trọng đối với các SMBs trong giai đoạn đầu của họ, với 64% SMBs sử dụng ứng dụng Facebook báo cáo rằng chúng đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập những phản hồi.”
Đây cũng là lợi ích chính của marketing qua các ứng dụng mạng xã hội – khả năng nắm bắt những gì mọi người đang ‘bàn tán’ xung quanh thị trường ngách của bạn và học hỏi từ những cuộc trò chuyện này để điều chỉnh cách tiếp cận của bạn.
Nội dung do người dùng tạo ra UGC cũng có thể cực kỳ hiệu quả trong việc tối đa hóa thông điệp thương hiệu của bạn và thiết lập kết nối với những người hâm mộ.
Ở một khía cạnh khác, dữ liệu cũng cho thấy rằng nhiều doanh nghiệp đang dựa vào các nền tảng kỹ thuật số để tuyển dụng và học trực tuyến.
Ngày nay, các nhà quản lý tuyển dụng sẽ tìm kiếm bạn trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội trong quá trình tuyển dụng của mình.
Tất nhiên, các doanh nghiệp cũng đang sử dụng các nền tảng này để kết nối với các ứng viên có liên quan thông qua các đề xuất của đồng nghiệp và quảng cáo việc làm.
Báo cáo cũng xem xét các phương pháp tiếp cận chiến lược truyền thông mạng xã hội rộng hơn và cách chúng có thể mang lại lợi ích cho việc kinh doanh.
Tư duy thương hiệu tích hợp đặt trọng tâm vào ba yếu tố cốt lõi gồm: nhận diện thương hiệu chiến lược, truyền thông thương hiệu tích hợp và quy trình tư duy thiết kế rút gọn.
Nhớ lại thời điểm năm 2007 sau khi Việt Nam vừa gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ông Richard Moore, Chủ tịch Richard Moore Associates cho biết, hàng loạt thương hiệu lớn của nước ngoài đã sớm đổ bộ thị trường Việt Nam và tạo nên một sức ép khá lớn cho các thương hiệu trong nước.
Tuy nhiên, các thương hiệu Việt cũng đã nhanh chóng vươn lên mạnh mẽ và định vị thương hiệu của mình trên chính sân nhà.
Một lần nữa, bối cảnh Covid-19 đã buộc các doanh nghiệp phải nhìn lại về thương hiệu, nhìn cận cảnh hơn tại sao thương hiệu không còn tốt như trước đây và tìm ra một hướng đi mới.
Vừa đặt mục tiêu ngắn hạn, vừa đảm bảo gắn chặt với chiến lược dài hạn.
Theo ông Richard, một trong những vấn đề căn bản đối với thương hiệu là không được nhận diện một cách trọng tâm.
Có những thương hiệu đã thân quen với khách hàng nhưng vẫn khiến họ bối rối không biết mảng hoạt động chính của doanh nghiệp là gì.
Thứ hai, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp dù có trọng tâm rõ ràng nhưng hình ảnh nhận diện thương hiệu lại chưa rõ ràng.
Nhiều thương hiệu biết mình cần nhận diện thương hiệu rõ ràng nhưng lại chưa đầu tư để có hình ảnh nhận diện thực sự phù hợp và sắc nét.
Thứ ba, các doanh nghiệp đã có nhận diện thương hiệu phù hợp nhưng ứng dụng không nhất quán theo thời gian khiến cho nhận diện thương hiệu không còn được áp dụng đúng và mất dần sức mạnh của hình ảnh thương hiệu.
Lãnh đạo Richard Moore Associates cho biết, ba thập kỷ trước, các công ty tài chính trên thế giới bắt đầu nhận thấy rằng quảng cáo trên các kênh truyền thông đại chúng là phương thức được các công ty truyền thông quảng cáo (agency) ưu tiên thực hiện vì có được phần chiết khấu cao.
Trong khi đó, các kênh quảng cáo tập trung (below the line) như tài liệu bán hàng, thiết kế bảng biển,… lại không được các agency chú trọng vì chiết khấu thấp.
Thực tế cho thấy, các công ty dành nhiều ngân sách cho quảng cáo và truyền thông đại chúng thường có những quảng cáo thú vị khiến công chúng thích thú.
Tuy nhiên, hình ảnh thương hiệu, theo thời gian, không còn nhất quán vì các chiến dịch không gắn liền với các nền tảng thương hiệu mà tập trung vào mặt ý tưởng với mục đích chính là thu hút công chúng.
Vì vậy, những agency có sự đầu tư cân bằng giữa kênh truyền thông đại chúng và truyền thông tập trung thường được khách hàng ưa chuộng hơn, giá trị công ty đó cũng ngày một lớn hơn.
Ông Richard kể lại, thời điểm đó, agency của ông ở New York (Mỹ) tập trung vào phát triển các kênh quảng cáo tập trung nhiều hơn, nhờ đó tạo được sự khác biệt.
Nhiều agency lớn gõ cửa muốn mua lại, nhiều khách hàng lớn cũng tìm đến nhờ hỗ trợ, trong đó có IBM. Theo ông Richard, IBM tìm đến ông vì có đội ngũ phát triển các kênh truyền thông tập trung hiệu quả trong khi trước đó, IBM phải tự làm mà không có agency nào hỗ trợ.
“Chúng tôi cũng đã làm việc chặt chẽ với các agency tập trung vào các kênh quảng cáo tập trung, chúng tôi gọi đó là cách truyền thông không có đường phân cách và tiên phong trong việc áp dụng truyền thông tiếp thị tích hợp”, ông Richard nói trong sự kiện “Tư duy thương hiệu tích hợp – Phương pháp mới trong xây dựng thương hiệu“ do CSMO tổ chức.
Truyền thông tiếp thị tích hợp là hình thức tiếp thị mà ở đó tích hợp tất cả các công cụ truyền thông, quảng cáo để chúng hoạt động thống nhất, hài hòa với nhau.
Khái niệm này xuất hiện ở Việt Nam muộn hơn một chút, song, các agency tại Việt Nam khá nhanh nhạy trong việc tích hợp các hoạt động truyền thông Marketing, từ sự kiện cho đến mạng xã hội khi thực hiện các chiến dịch. Tuy nhiên, những hoạt động này lại chưa kết nối với tất cả các kênh cũng như tài liệu truyền thông.
Ông Richard chia sẻ, Richard Moore Associates từng có kinh nghiệm làm việc với ban lãnh đạo cao nhất của các doanh nghiệp từ việc xây dựng chiến lược thương hiệu, phát triển hình ảnh, xây dựng bộ nhận diện…
Các tài sản thương hiệu sau khi được phát triển xong sẽ được truyền tải tinh thần ra ngoài thị trường qua các kênh truyền thông. Các tài liệu truyền thông đa phần tồn tại và được ứng dụng qua nhiều năm.
“Không thể nào đỏi hỏi thị trường cảm nhận thương hiệu một cách nhất quán nếu cách thức truyền tải ra bên ngoài không nhất quán.”
Trong khi đó, có các tài liệu truyền thông được sử dụng trong ngắn hạn chủ yếu để phục vụ cho chiến dịch tiếp thị (marketing).
Các hoạt động tiếp thị tại các doanh nghiệp giờ đây thay đổi liên tục nên các tài liệu truyền thông cũng có thời gian tồn tại khá ngắn.
“Trong từng chiến dịch, các tài liệu truyền thông phục vụ cho chiến dịch đó làm nhất quán nhưng đâu đó các tài liệu, hoạt động truyền thông ngắn hạn không có sự nhất quán với các chiến lược, giá trị thương hiệu lâu dài mà chúng ta đã xây dựng.
Không thể nào đỏi hỏi thị trường cảm nhận thương hiệu một cách nhất quán nếu cách thức truyền tải ra bên ngoài không nhất quán”, ông Richard nói.
Cũng vì vậy mà cách đây một thời gian, Richard Moore đã phát triển quy trình mới là truyền thông thương hiệu tích hợp (intergrated brand communications), bổ sung các tiêu chí về định hướng thương hiệu để các hoạt động truyền thông có sự gắn kết và nhất quán với hình ảnh thương hiệu.
Quá trình lập kế hoạch truyền thông thương hiệu tích hợp luôn duy trì 3 nét tính cách của một thương hiệu như một thước đo chuẩn mực để từ đó lên ý tưởng cho toàn chiến dịch.
Nhờ vậy, với cùng một mức ngân sách, truyền thông thương hiệu tích hợp đảm bảo hoàn thành được mục tiêu tiếp thị mang tính chiến thuật ngắn hạn, trong khi duy trì được chiến lược thương hiệu dài hạn.
Gỡ bỏ rào cản giữa tư duy chiến lược và tư duy triển khai.
Theo ông Richard, hiện đang có rào cản rất lớn giữa tư duy chiến lược và tư duy triển khai.
ông Richard nói”
“Chúng ta thường bỏ sót việc nắm tinh thần thương hiệu của các nhà lãnh đạo khi xây dựng chiến lược cho đến việc đưa thẳng tài liệu truyền thông ra bên ngoài mà bỏ qua lớp nhân sự bên trong khiến họ không nắm rõ được giá trị thương hiệu và giá trị công ty.”
Thông thường, khi phát triển các chiến lược hay hình ảnh thương hiệu, Richard Moore Associates luôn muốn làm việc sâu sát với ban lãnh đạo cao nhất vì đó là người hiểu rõ thương hiệu nhất. Tất nhiên, việc này không hề dễ dàng.
Tư duy thương hiệu tích hợp với phương pháp phát triển ý tưởng giúp tăng tính cách thương hiệu cho doanh nghiệp.
Để hạn chế các rào cản này, Richard Moore Associates đã áp dụng tư duy thương hiệu tích hợp với phương pháp phát triển ý tưởng giúp tăng tính cách thương hiệu cho doanh nghiệp.
Trong đó, hãng này sử dụng một tài nguyên quan trọng có tên Intergral Persona Ideation. Đây là một buổi workshop sáng tạo ý tưởng dành cho các cấp trưởng phòng của một thương hiệu.
Với câu hỏi đặt ra cho các nhóm có khoảng 6 đến 8 thành viên: “bằng cách nào chúng ta có thể đưa tính cách thương hiệu vào quy trình làm việc hàng ngày của doanh nghiệp”, mỗi nhóm sẽ phải đưa ra các ý tưởng.
“Chỉ trong vài tiếng đồng hồ, chúng tôi đã thu nhận rất nhiều ý tưởng, thậm chí còn nhiều hơn so với việc dành hai tháng trời để nghiên cứu công ty”, ông Richard cho biết.
Workshop này đem lại những ý tưởng cho phép tích hợp tính cách của một thương hiệu vào bên trong DNA của thương hiệu đó.
Đồng thời, cấp lãnh đạo từ trưởng phòng trở lên cũng được nắm rõ hơn về tính cách lẫn chiến lược dài hạn của thương hiệu, nhờ đó nảy ra được nhiều ý tưởng mới.
Khi đã chọn ra được những ý tưởng tốt nhất từ các ý tưởng thu thập được, các trưởng phòng trong buổi workshop sẽ nhận đề bài là làm thế nào để cải thiện ý tưởng này từ tốt lên tốt hơn và họ sẽ cùng nhau đưa ra các đề xuất.
Ông Richard cho biết, có những kế hoạch hành động được đề xuất mà ngay ngày hôm sau đã có thể ứng dụng tại công ty.
Không chỉ trong công việc hàng ngày, mỗi doanh nghiệp còn có các đội ngũ thường xuyên tiếp xúc với khách hàng bên ngoài. Bản thân họ sẽ là những người truyền tải tính cách thương hiệu ra bên ngoài.
Chưa dừng lại ở đó, ông Richard cho biết thêm, vẫn còn có thêm những cách làm khác nữa để nâng cao hình ảnh thương hiệu.
Một trong số đó xuất phát từ việc nhìn vào chính sản phẩm, dịch vụ của công ty. Sản phẩm và dịch vụ chính là linh hồn, phản ánh rõ nhất hình ảnh của thương hiệu trên thị trường, là thứ mà thị trường dùng để đánh giá và đón nhận.
Nhiều thế kỷ trước, sản phẩm là thứ truyền thông duy nhất khi các doanh nghiệp không có phương tiện truyền thông nào khác.
Với những sản phẩm, dịch vụ không có nhiều điểm khác biệt trên thị trường, doanh nghiệp thường tốn nhiều chi phí và công sức truyền thông để tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
Nếu xét về khía cạnh kỹ thuật, công nghệ…trên sản phẩm thì những người làm truyền thông sẽ không thể giúp được gì.
Nhưng truyền thông có thể tìm hiểu nhu cầu, mong muốn, cảm nhận của thị trường để từ đó dùng các kỹ năng phát triển ý tưởng, giúp công ty có thể tạo ra các sản phẩm đáp ứng mong muốn của thị trường.
Để làm được điều này, ông Richard nhấn mạnh tầm quan trọng của tư duy thiết kế (design thinking):
“Những kỹ năng về thiết kế có thể hỗ trợ cho cả các agency tư vấn và chính các doanh nghiệp khi muốn tạo khác biệt về mặt sản phẩm và dịch vụ.
Không chỉ làm thiết kế mà những người hoạt động và làm việc tại công ty có thể tiếp cận với phương pháp tư duy thiết kế để giúp sản phẩm có sự khác biệt”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Thu hút và trao quyền cho nhân tài để nắm bắt nỗi đau của khách hàng từ đó cung cấp các sản phẩm giúp giải tỏa những nỗi đau đó một cách kịp thời.
Trong thế giới kinh doanh, phần thưởng luôn dành cho các doanh nghiệp liên tục nỗ lực tăng trưởng và trừng phạt sẽ dành cho phần còn lại.
Điều gì tạo nên sự khác biệt giữa số ít các doanh nghiệp luôn giữ doanh thu tăng trưởng trên 20% một năm và phần còn lại?
Dưới đây là 05 chìa khóa để giữ cho doanh nghiệp của bạn luôn tăng trưởng.
1. Trao quyền cho những nhân sự gần gũi nhất với khách hàng.
Khi một doanh nghiệp yêu cầu tất cả các quyết định liên quan đến khách hàng đều phải được xem xét và giám sát bởi các giám đốc điều hành hàng đầu trước khi chúng có thể được thực hiện, nó sẽ mang lại nguy cơ là doanh nghiệp của bạn có thể bị mất vị thế trước các đối thủ cạnh tranh khi họ trao thẳng quyền cho những nhân sự tiếp xúc gần nhất với khách hàng để ra quyết định và hành động.
Một công ty đang tăng trưởng nhanh chóng và trao quyền cho mọi người là Jumio, một nhà cung cấp dịch vụ xác minh danh tính kỹ thuật số có trụ sở tại Palo Alto, California.
Theo một cuộc phỏng vấn với Giám đốc điều hành Robert Prigge.
Jumio đã huy động được 150 triệu USD vào tháng 3 năm 2021 trong khi mức doanh thu hơn 100 triệu USD của nó tăng đã hơn 50% một năm.
Văn hóa của Jumio coi trọng việc trao quyền, cùng với việc các mục tiêu được truyền đạt một cách rõ ràng.
Như Ông Prigge giải thích: “Từ viết tắt của văn hóa của chúng tôi là IDEAL (Integrity – Chính trực, Diversity – Đa dạng, Empowerment – Trao quyền, Accountability – Trách nhiệm giải trình và Leading Innovation – Dẫn đầu sự đổi mới).
Mọi người cần được trao quyền và tất cả chúng ta cần phải ‘ở trên cùng một thuyền’ về sứ mệnh, mục tiêu và các chỉ số hiệu suất chính – tất cả đều phải được truyền đạt rõ ràng.
Bản chất của việc trao quyền tại Jumio tùy thuộc vào từng trường hợp.
“Trong những trường hợp khẩn cấp, chúng tôi trao quyền cho các đội nhóm làm những gì tốt nhất cho khách hàng. Ở trạng thái ổn định hơn, nhóm và đội ngũ lãnh đạo khoảng từ 30 đến 40 trở lên sẽ cùng tham gia để đưa ra giải pháp.” ông nói.
2. Thu hút, tạo động lực và khen thưởng nhân tài.
Nếu bạn tuyển dụng, tạo động lực và thưởng cho những tài năng tốt nhất hiện có, bạn sẽ có thể giành được khách hàng môt cách hiệu quả hơn so với các đối thủ làm yếu hơn.
Jumio đang hướng tới việc có một đội nhóm thành công. Ông Prigge chia sẻ:
“Tài sản số một của chúng tôi vốn là con người. Trong các cuộc phỏng vấn, chúng tôi tìm kiếm những người có văn hóa thực sự phù hợp.
Chúng tôi không có một quy tắc cụ thể nào. Để tạo ra một sự hợp tác tốt, họ nên cho chúng tôi biết họ là ai, tại sao họ sẽ phát triển ở đây và làm thế nào họ làm điều đó.”
Hãy xây dựng một đội ngũ tài năng để nâng cao khả năng duy trì sự tăng trưởng nhanh chóng của bạn.
3. Phát minh ra những sản phẩm mới mà khách hàng ‘khao khát’.
Trao quyền cho những tài năng hàng đầu có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong sự phát triển dài hạn nếu những tài năng đó tạo ra những sản phẩm mới mà khách hàng yêu thích.
Một trong những chìa khóa để làm tốt nhất điều này là để những tài năng của doanh nghiệp ‘sống’ với khách hàng.
Wiz – một công ty khởi nghiệp đang phát triển nhanh chóng chuyên về bảo mật điện toán đám mây có trụ sở tại Tel Aviv đã huy động được 100 triệu USD trong vòng 9 tháng tính từ lúc hoạt động đang làm rất tốt điều này.
Như giám đốc công nghệ (CTO) Ami Luttwak của Wiz đã nói:
“Chúng tôi có thể thấy khách hàng muốn gì và cung cấp nó cho họ. Tất cả chúng tôi cùng làm việc với khách hàng vì một mục tiêu chung, cảm nhận được nỗi đau của khách hàng và lập tức giải quyết vấn đề đó.
Mọi người tại Wiz đều ở trong cùng một vòng lặp ‘quyết định và hành động’ nên nó thường được xử lý ngay lập tức. Chúng tôi phải đảm bảo rằng chúng tôi không đánh mất điều này ngay cả khi chúng tôi mở rộng quy mô.”
4. Giữ cho mọi người luôn có trách nhiệm.
Các doanh nghiệp đang chịu áp lực không ngừng để đạt được những kết quả đầy tham vọng. Nếu họ có thể đặt ra những mục tiêu lớn và bắt mọi người phải chịu trách nhiệm về việc đáp ứng chúng, họ có thể liên tục tăng trưởng nhanh chóng.
908 Devices – một nhà sản xuất máy quang phổ có trụ sở tại Boston đang tăng trưởng 50% mỗi năm hiện có một hệ thống để mọi người tự chịu trách nhiệm.
Như CEO Kevin Knopp đã nói trong một cuộc phỏng vấn: “Chúng tôi sử dụng mục tiêu và kết quả chính (OKR) của Google để thực thi và quản lý điều này.
Có những mục tiêu ngắn hạn như doanh thu cũng phải làm hài lòng khách hàng và đáp ứng lộ trình R&D của chúng tôi. Các nhà quản lý, giám đốc và chủ tịch phải chia sẻ chúng với đội nhóm của họ. Chúng thúc đẩy sự giao tiếp xung quanh các mục tiêu của chúng tôi. ”
5. Chống bệnh quan liêu.
Đối với một tổ chức lớn, để duy trì sự nhanh nhạy của một công ty nhỏ, nó cần đảm bảo rằng các quy trình không thể quan trọng hơn việc đạt được các mục tiêu của công ty.
Jumio đang nỗ lực để ngăn chặn bộ máy hành chính của mình không được ảnh hưởng đến ‘cuộc sống ‘của chính nó.
“Chúng tôi tập trung nhiều hơn vào mục tiêu hơn là bộ máy hành chính. Chúng tôi đưa ra quyết định với 70% đến 80% thông tin. Chúng tôi muốn hoàn thành mọi thứ. Chúng tôi không làm việc theo quy trình.” CEO của Jumio chia sẻ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Với sự phát triển ngày càng mạnh và hướng tới đạt 1 tỷ người dùng, TikTok là nền tảng được ngày càng nhiều người làm marketing tìm kiếm và tích hợp vào các nỗ lực quảng cáo của họ.
Để thu thập thêm Insights về vấn đề này, TikTok gần đây đã ủy quyền cho Kantar (công ty nghiên cứu thị trường của Anh) thực hiện một nghiên cứu mới để đánh giá cách quảng cáo trên TikTok được cảm nhận so với các nền tảng quảng cáo khác.
Để cung cấp đủ thông tin về điều này, Kantar đã phỏng vấn hơn 25.000 người tham gia, trên 20 quốc gia khác nhau, từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 1 năm 2021.
Và sau đây là những gì nghiên cứu có được:
1. Quảng cáo trên TikTok đang truyền cảm hứng.
Nghiên cứu cho thấy 72% người được hỏi nhận thấy quảng cáo trên TikTok là nguồn ‘truyền cảm hứng’, chỉ số này cao nhất trên tất cả các nền tảng.
“Người dùng TikTok có tư duy khám phá khi cuộn qua nguồn cấp dữ liệu của phần ‘For You’, đồng thời họ cũng đang hài lòng khi tiếp nhận những video mới và đầy cảm hứng từ những nhà sáng tạo cũng như thương hiệu”.
Tất nhiên, điều đó sẽ liên quan trực tiếp đến các yếu tố sáng tạo của chính quảng cáo đó của nhà quảng cáo – nếu quảng cáo của bạn phù hợp với các đặc tính của TikTok và trông có vẻ tự nhiên trong nguồn cấp dữ liệu, điều đó cũng có thể dẫn đến việc mua hàng.
TikTok đã nhiều lần lưu ý rằng các nhà quảng cáo không nên tạo quảng cáo mà thay vào đó hãy tạo TikTok, tức hãy truyền cảm hứng cho người dùng.
Hiển thị sản phẩm với những nội dung hấp dẫn và lôi cuốn có thể dẫn đến những phản hồi mua hàng mạnh mẽ thông qua các chương trình khuyến mãi trên TikTok.
2. Quảng cáo trên TikTok đang thiết lập xu hướng.
Theo báo cáo:
“So với quảng cáo trên các nền tảng khác, mọi người coi những quảng cáo trên TikTok có khả năng thiết lập xu hướng nhiều hơn đến 21%.
Với các định dạng quảng cáo sáng tạo như ‘thử thách gắn thẻ hashtag có thương hiệu’ (Branded Hashtag Challenge), các thương hiệu trên TikTok hiện có nhiều công cụ để trở thành một phần của văn hóa, cho phép đối tượng mục tiêu của họ tạo ra các xu hướng dựa trên âm thanh của thương hiệu (Branded Sounds), hành động, hiệu ứng hoặc câu chuyện liên quan đến thương hiệu và hơn thế nữa.”
Một lần nữa, điều này lại nhắc nhở các nhà quảng cáo hãy ‘make TikToks – not make Ads‘ – tập trung vào sự tương tác được đơn giản hóa với các xu hướng phổ biến giúp thương hiệu và người dùng cá nhân dễ dàng tiếp cận những thứ mới nhất.
Bằng cách tập trung vào các yếu tố phổ biến trong các video trên TikTok, bạn có thể trở thành một phần của văn hóa, có thể có tác động tích cực đến thương hiệu của mình.
3. Sự hài hước và lạc quan là chìa khóa.
TikTok nói rằng người dùng đến với nền tảng của mình để khám phá những nội dung nâng cao tinh thần từ cộng đồng TikTok, điều này rất có ý nghĩa với các nhà quảng cáo.
“8 trong số 10 người tham gia nghiên cứu đồng ý rằng TikTok rất thú vị, hài hước.”
Điều này cũng đã ‘vô tình’ chỉ ra trọng tâm của cách tiếp cận chiến dịch TikTok của bạn và những gì người dùng mong đợi trên nền tảng.
4. Quảng cáo TikTok thu hút được sự chú ý.
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng quảng cáo TikTok rất tốt trong việc thu hút sự chú ý, với 67% người được hỏi đồng ý rằng quảng cáo trên nền tảng này sẽ thu hút được sự tập trung của họ – chỉ số này cao hơn 7% so với các nền tảng khác.
TikTok cũng lưu ý rằng các tùy chọn vị trí đặt quảng cáo như ‘TopView’ hoặc video đầu tiên mà người dùng nhìn thấy khi mở ứng dụng sẽ giải quyết được vấn đề “ngay tại thời điểm họ dễ tiếp thu và chú ý nhất” cho thương hiệu.
5. Người dùng TikTok dễ xem quảng cáo hơn.
Cuối cùng, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người dùng TikTok xem quảng cáo trong ứng dụng một cách thuận lợi hơn so với các nền tảng quảng cáo khác.
“Kết hợp nhiều yếu tố, quảng cáo trên TikTok cho thấy khả năng tiếp nhận quảng cáo trung bình tốt hơn 10% so với các nền tảng khác được thử nghiệm.
Hơn nữa, nhiều thuộc tính quảng cáo được thử nghiệm cho thấy rằng quảng cáo trên TikTok đã tìm ra những cách để trở thành một phần của cộng đồng với những điều chân thực và mới mẻ.”
Trên đây là một số lưu ý tốt mà bạn có thể cân nhắc trong các chiến lược quảng cáo của mình, giờ đây bạn có nhiều cách hơn để hiểu và thử nghiệm nó.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Thương hiệu thể thao hàng đầu thế giới adidas đã tiết lộ chiến lược mới tập trung vào hoạt động kinh doanh trực tiếp đến người tiêu dùng (DTC).
Theo một tuyên bố với báo chí, các khoản đầu tư của adidias vào phát triển sản phẩm, marketing, tài trợ và số hóa doanh nghiệp dự kiến sẽ tăng đáng kể trong 5 năm tới.
Cụ thể, adidas có kế hoạch đầu tư thêm khoảng 1,1 tỷ USD vào thương hiệu trong năm 2025 so với năm 2021.Đến năm 2025, nỗ lực chuyển đổi kỹ thuật số của công ty cũng sẽ được thúc đẩy bởi khoản đầu tư hơn 1,1 tỷ USD.
Phía adidas cũng cho biết hoạt động kinh doanh DTC của họ dự kiến chiếm khoảng một nửa tổng doanh thu thuần của công ty vào năm 2025 và tạo ra hơn 80% mức tăng trưởng doanh thu mục tiêu của toàn công ty.
Hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của adidas cũng được dự báo sẽ tăng gấp đôi từ 4,7 tỷ USD ở hiện tại lên mức từ 9,5 tỷ USD đến 10 tỷ USD.
Ngoài ra, adidas còn cho biết họ sẽ tập trung vào các thị trường như Trung Quốc, EMEA (Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi) và cả Bắc Mỹ trong tương lai, dự kiến các thị trường này sẽ chiếm khoảng 90% tăng trưởng doanh số bán hàng cho đến năm 2025.
Theo adidas, họ sẽ tiếp tục đầu tư vào thương mại điện tử (eCommerce) và mở rộng chương trình thành viên (membership programme) như một phần của quá trình chuyển đổi thành một doanh nghiệp tập trung vào mô hình DTC (direct-to-consumer).
Điều này xảy ra trong bối cảnh công ty ngày càng nhận thấy rằng người tiêu dùng mong đợi nhận được một thương hiệu và trải nghiệm mua sắm phù hợp với sở thích của họ, với các dịch vụ được cá nhân hóa trong cả không gian kỹ thuật số lẫn tại các cửa hàng thực.
Vào năm 2025, adidas đặt mục tiêu tăng gấp ba số lượng thành viên trong chương trình thành viên của mình từ mức hiện tại là hơn 150 triệu lên khoảng 500 triệu.
Ngoài ra, các cửa hàng bán lẻ của chính adidas cũng sẽ được số hóa với khả năng bán hàng đa kênh.
Dần dần sau đó, quá trình này cũng sẽ được áp dụng cho cả các cửa hàng nhượng quyền nhằm đảm bảo trải nghiệm liền mạch cho người tiêu dùng trên tất cả các điểm chạm với thương hiệu.
Về mặt kỹ thuật số, adidas cho biết các quy trình cốt lõi của họ trên toàn bộ chuỗi giá trị sẽ được số hóa.
Vào năm 2025, adidas cho biết phần lớn doanh thu của họ sẽ được tạo ra từ các kênh bán hàng trực tuyến.
Để đạt được điều này, công ty sẽ mở rộng cả về chuyên môn dữ liệu lẫn công nghệ trong nội bộ cũng như việc tăng quy mô đội ngũ công nghệ của mình.
Riêng trong năm 2021, adidas sẽ tuyển hơn 1.000 tài năng mới trong lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật số. Công ty cũng đang đầu tư vào hệ thống như ERP mới, SAP Business Suite 4 SAP HANA (S / 4HANA).
Chiến lược tập trung vào kỹ thuật số mới của adidas được đưa ra chỉ vài tháng sau khi bổ nhiệm Bà Sanchita Johri, một cựu nhân sự chuyên về marketing và nội dung của Johnson & Johnson, làm giám đốc kích hoạt kỹ thuật số cho các thị trường mới nổi.
Theo thông tin trên LinkedIn của Bà Johri, các thị trường mới nổi bao gồm Ấn Độ, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel…
Bên cạnh việc phát triển năng lực kỹ thuật số, adidas cũng đã lên kế hoạch thực hiện các mục tiêu bền vững của mình.
Thương hiệu thể thao này cho biết đến năm 2025, công ty sẽ tâp trung vào ba chu kì: chu kì tái chế (làm từ vật liệu tái chế), chu kì xoay vòng (sản phẩm được làm lại) và chu kì tái sinh (được làm bằng vật liệu tự nhiên và tái tạo).
Hiện tại, 6 trong số 10 sản phẩm của adidas được làm từ vật liệu bền vững.
adidas nói thêm rằng họ đã nghiên cứu các vật liệu có thể tái chế hoàn toàn hoặc có thể phân hủy sinh học được một thời gian và đặt mục tiêu chỉ sử dụng vật liệu tái chế trong mọi sản phẩm của mình từ năm 2024 trở đi.
adidas cho biết họ cũng đặt mục tiêu đạt được sự trung hòa về khí hậu trong các hoạt động của chính mình vào năm 2025 và trung hòa về khí hậu tổng thể vào năm 2050.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
WPP và TikTok đã công bố mối quan hệ đối tác toàn cầu sẽ cho phép các Agency và khách hàng của WPP tiếp cận nhiều cách hơn với 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng của ứng dụng video dạng ngắn này.
Theo thỏa thuận, “WPP sẽ có quyền truy cập sớm vào các sản phẩm quảng cáo đang được phát triển của TikTok, đảm bảo WPP và các khách hàng của công ty này luôn đi đầu trong đổi mới khi TikTokfurther phát triển bộ sản phẩm của mình cho các thương hiệu.”
Điều này bao gồm hợp tác tích hợp API marketing và các định dạng quảng cáo thế hệ tiếp theo, chẳng hạn như các dịch vụ thực tế tăng cường (AR).
Subvrsive, một công ty thuộc sở hữu của WPP, là một trong những đối tác hiệu ứng đầu tiên của TikTok.
TikTok cũng sẽ cộng tác với cộng đồng người sáng tạo của mình để xây dựng mạng lưới người sáng tạo hợp tác với WPP và tạo điều kiện cho các cơ hội hợp tác độc quyền với các nhà quảng cáo được chọn.
WPP sẽ là đối tác phát triển agency chính cho các API mới tập trung vào người sáng tạo.
Theo WPP, mục tiêu của những giải pháp mới này sẽ là “cho phép các thương hiệu hiểu sâu hơn về người sáng tạo, kết nối với nhiều tiếng nói khác nhau và có quyền tiếp cận sớm hơn với những người sáng tạo này cho các chiến dịch của họ”.
Để tiếp tục xây dựng các giải pháp an toàn thương hiệu trên nền tảng, GroupM, một nhánh của WPP và TikTok sẽ tiếp tục làm việc để tích hợp hoàn chỉnh với các nhà cung cấp xác minh bên thứ ba.
Các công ty này cũng có ý định cùng tiến hành nghiên cứu thị trường để hướng dẫn các thương hiệu về các phương pháp hay nhất của TikTok cũng như hỗ trợ họ sử dụng các chiến lược dựa trên dữ liệu để thúc đẩy sự tương tác trên nền tảng.
Ông Mark Read, Giám đốc điều hành của WPP chia sẻ: “Khách hàng của chúng tôi muốn có những cách thức mới và sáng tạo để tiếp cận người tiêu dùng. TikTok đã nhanh chóng chứng minh sức mạnh của video trên thiết bị di động để các thương hiệu có thể tham gia theo những cách có ý nghĩa và sáng tạo trên nền tảng của mình”.
“Tôi rất vui vì chúng tôi đã hình thành mối quan hệ đối tác toàn cầu này, lần đầu tiên trong ngành của chúng tôi và mong muốn được hợp tác với TikTok để đảm bảo khách hàng của chúng tôi tiếp tục hưởng lợi từ những gì nền tảng của ứng dụng này cung cấp.”
Ông Blake Chandlee, Phó Chủ tịch giải pháp kinh doanh toàn cầu của TikTok cho biết thêm: “Hai công ty chúng tôi đều có chung mục tiêu: thúc đẩy các chiến dịch tuyệt vời cho khách hàng, cộng hưởng với lượng khán giả ngày càng tăng của chúng tôi theo cách chân thực, truyền cảm hứng sáng tạo và mang lại niềm vui nhiều nhất.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Làm thế nào có thể thay đổi cách tiếp cận của bạn để lập kế hoạch chiến lược trong môi trường kinh doanh đang phát triển nhanh chóng này.
Chúng ta đã chứng kiến tính linh hoạt của dữ liệu, những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng, nhu cầu linh hoạt trong nhắm mục tiêu và marketing. Sự cần thiết cho điều đó vẫn tồn tại và giúp tạo nên sự khác biệt trong 2021.
Chúng ta đang sống trong những thời điểm không chắc chắn, chúng ta cũng không biết chuyện gì có thể đang chờ đón chúng ta. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên từ bỏ quy trình chiến lược của mình.
Bạn vẫn cần phải vạch ra chiến lược của mình (“Why”) trước khi bắt đầu nói về chiến thuật (“How” ). Điều cần thiết khiến bạn nên sử dụng những hướng dẫn này để bạn không bị lãng phí tiền vào những thứ không hiệu quả.
Nói cách khác, chúng ta vẫn có thể lập kế hoạch, nhưng chúng ta phải thay đổi cách lập kế hoạch. Vì vậy, hãy nói về kế hoạch chiến lược vào năm 2021 sẽ được trông như thế nào.
Bạn nên lập kế hoạch trong bao xa
Trong những năm khác, chúng ta có thể vẽ ra toàn bộ kế hoạch trong 12 tháng. Năm nay, hãy dành ngày lập kế hoạch của bạn để chia thành 2 giai đoạn trong mỗi năm – gọi là hai nửa H1 và H2 – và nghĩ về những gì bạn muốn làm trong mỗi nửa.
Chia nhỏ từng phần thành đầu tư nếu điều đó hữu ích. Điều này có một lợi ích khác – nó buộc bạn phải thu hẹp tầm nhìn và tập trung sức lực.
Kế hoạch hành động trong H1 của bạn
Liệt kê các chiến lược của bạn bằng cách chia chương trình của bạn thành các hoạt động tự động hoá và chương trình khuyến mãi của bạn cho mỗi quý.
Sau đó, trong mỗi điều đó, hãy liệt kê một điều bạn có thể hoàn thành một cách hợp lý trong mỗi quý. Đây phải là một mục tiêu thực tế dựa trên những gì bạn có thể làm và những gì sẽ mang lại nhiều giá trị nhất.
Nếu bạn có một đội nhóm marketing đủ tốt, bạn có thể đi sâu và rộng hơn, động não các ý tưởng lớn và chọn những gì thực tế, có thể đạt được và sinh lợi
Nếu bạn có một đội nhóm nhỏ hơn, hãy tập trung vào một thứ và làm điều đó cho mỗi phần trong chiến lược.
Bạn sẽ nghĩ rằng điều này là không đủ, nhưng nó thực tế. Nó cũng cho bạn thời gian để linh hoạt nếu và khi có sự gián đoạn. Năm nay sẽ mang đến những thay đổi nhanh chóng và cách tiếp cận này giúp bạn có một cơ hội để đáp ứng những thay đổi đó.
Tập trung vào lý do bạn thực hiện các chương trình hoặc sự thử nghiệm này. Tại sao người đăng ký hoặc khách hàng của bạn sẽ quan tâm? Bước quan trọng trong phần chiến lược là xác định mục tiêu trước, sau đó chuyển sang cách bạn sẽ thực hiện.
Trong kế hoạch hành động H1, bạn muốn các chiến lược có tác động mạnh nhất đến khách hàng và doanh nghiệp của mình. Vì vậy, hãy lựa chọn một cách khôn ngoan.
Kế hoạch hành động trong H2 của bạn
Đây là nơi bạn có thể mơ ước hơn một chút. Chúng ta đang nghe rất nhiều cuộc thảo luận rằng mọi thứ có thể bắt đầu trở lại “bình thường mới”.
Lần này, hãy nghĩ về những gì bạn muốn đạt được trong nửa cuối năm. Chia nó thành hai phần một lần nữa, nhưng lần này, bạn hãy để một phần là “Tình huống tốt nhất” và phần còn lại là “Tình huống tồi tệ nhất.
“Tốt nhất” là đưa doanh nghiệp của bạn trở lại trạng thái bình thường đã thích nghi. Bạn có thể mong đợi nhận được nhiều đầu tư hơn trong ngân sách marketing của mình.
Bạn có thể đặt ra những mục tiêu lớn hơn và mong đợi đạt được chúng. Bạn có thể mong đợi rằng các kỳ nghỉ lễ và kế hoạch mùa cao điểm sẽ diễn ra như thường lệ. Đây là một cái nhìn về kế hoạch của một năm bình thường sẽ như thế nào.
“Tồi tệ nhất” có nghĩa là H2 của bạn trông giống H1 của bạn. Nếu điều đó xảy ra, bạn phải nghĩ xem những yếu tố cần thiết của bạn là gì.
Suy nghĩ về những gì bạn phải làm và những gì bạn có khả năng để làm. Phần lớn kế hoạch của bạn sẽ tập trung vào các kỳ lễ nếu bạn là nhà tiếp thị bán lẻ hay thương mại điện tử.
Năm nay – 2021 – chúng ta sẽ phải vượt qua nó, sử dụng những gì bạn đã học được vào năm 2020 và xây dựng dựa trên những gì bạn có. Bạn đang tinh chỉnh các yếu tố cơ bản trong chương trình của mình. Điều đó phải được phản ánh trong chiến lược của bạn.
Dành ít thời gian cho bản thân
Nếu bạn giống như nhiều nhà marketer khác, thì những ngày này, bạn có thể đang cảm thấy mất kết nối. Suy nghĩ mạch lạc và lập kế hoạch chiến lược có thể khó thực hiện khi bạn không thể tập trung vào công việc hiện tại. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không nên làm điều đó.
Nếu bạn đang gặp khó khăn, hãy bước ra khỏi những hoạt động làm bạn tù túng hằng ngày và tìm những khoảng thời gian yên tĩnh để bạn có thể tập trung.
Tìm thời gian yên tĩnh. Bạn cần khoảng thời gian yên tĩnh này để có thể đánh giá xem mình đang ở đâu và nghĩ đôi chút về tương lai.
Chúng ta cần trở thành những người làm marketing thông minh, những người có thể đón đầu sự phát triển thay vì luôn ở trong chế độ phản ứng.
Con đường thành công phổ biến cho tất cả chúng ta là cần có một kế hoạch và coi nó như một tài liệu ‘buộc phải có’.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Mặc dù phương tiện truyền thông mạng xã hội đã đóng một vai trò quan trọng trong bối cảnh truyền thông của chúng ta trong thập kỷ qua, nhưng nhiều doanh nghiệp thậm chí là cả người làm marketing vẫn phải vật lộn để hiểu các phương pháp và cách tiếp cận hiệu quả nhất trên các kênh khác nhau.
Điều này có nghĩa là, nó có thể phức tạp. Các nền tảng và thuật toán của chúng luôn thay đổi và có thể khó để theo kịp các phương pháp và sự thay đổi tốt nhất khác nhau.
Nhưng các nguyên lý cơ bản của mỗi nền tảng thường không thay đổi và có thể đó là điểm khởi đầu vững chắc cho chiến lược tương ứng của bạn trong tương lai.
Vì vậy, để có một cái nhìn tổng quan hơn, đây là một số lưu ý thực tiễn tốt nhất hiện tại cho 03 trong số các nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới, điều này có thể giúp cung cấp cho bạn những thông tin và chiến thuật tốt hơn về các phương pháp tiếp cận nhằm tối đa hóa hiệu suất vào năm 2021.
Facebook
Đầu tiên là Facebook, nền tảng truyền thông mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, cung cấp cho bạn khả năng tiếp cận và phân phối tiềm năng rộng nhất cho thông điệp của bạn. Nếu bạn có thể làm đúng.
Cơ sở của thuật toán ‘Nguồn cấp tin tức’ (News Feed) của Facebook xác định mức độ tiếp cận bài đăng của bạn, mức độ này ảnh hưởng bởi các yếu tố chính sau:
Ai đã đăng nó? – Tần suất tương tác của một người dùng đóng vai trò xác định phạm vi tiếp cận. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên ‘Thích’ hoặc ‘nhận xét’ về các bài đăng từ một Trang nào đó, bạn sẽ thấy nhiều bài đăng hơn của Trang đó, trong khi nếu ai đó mà bạn thường xuyên tương tác và chia sẻ liên kết, bạn cũng sẽ có nhiều khả năng nhìn thấy nó hơn.
Nó được đăng khi nào? – Tính kịp thời vẫn là một yếu tố trong ‘Bảng tin’ của Facebook, vì vậy mức độ phản hồi bài đăng ban đầu cũng sẽ đóng một vai trò trong việc xác định phạm vi tiếp cận. Điều đó có nghĩa là bạn cần thu hút sự chú ý của những người ban đầu nhìn thấy nó, đó là lý do tại sao bạn cần hiểu khi nào đối tượng mục tiêu của bạn trực tuyến (thông qua số liệu phân tích của bạn) và những gì họ có khả năng tương tác.
Khả năng mỗi người dùng sẽ tương tác với nó như thế nào – Facebook cũng hoạt động để xác định thói quen tương tác của từng người dùng và sẽ tối ưu hóa thuật toán của mình để tối đa hóa các hành vi cụ thể của họ. Theo Facebook: “Đối với bất kỳ câu chuyện nhất định nào, chúng tôi dự đoán khả năng bạn có thể nhận xét về câu chuyện đó hoặc chia sẻ câu chuyện đó”. Facebook cũng sẽ ước tính khoảng thời gian mà họ nghĩ rằng người dùng có thể xem video hoặc đọc một bài báo, cũng như các chỉ số báo cáo khác về khả năng tương tác.
Về cơ bản, Facebook muốn giữ cho bạn hoạt động trên Facebook càng lâu càng tốt, vì vậy bạn càng bình luận và tương tác – hoặc thực hiện các hoạt động giữ chân bạn, cụ thể là trong ứng dụng – thì Facebook càng có thể sử dụng những tín hiệu đó để cung cấp cho bạn nhiều hơn thông tin.
Đó là những cân nhắc mang tính kỹ thuật, nhưng điều gì thực sự khiến mọi người trên Facebook tương tác?
‘Tin tức mang tính xu hướng’ hiện là loại nội dung được chia sẻ nhiều nhất trên Facebook, nhưng bên ngoài đó, nhiều nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng các bài đăng hoạt động tốt nhất trên mạng xã hội là những bài viết kích hoạt phản ứng cảm xúc, khiến người dùng thích, bình luận hoặc chia sẻ với bạn bè của họ.
Quay trở lại năm 2019, nền tảng Buffer đã phân tích hơn 777 triệu bài đăng trên Facebook từ các Trang và nhận thấy rằng các bài đăng có mức độ tương tác cao nhất và khả năng tiếp cận tốt nhất là các bài đăng truyền cảm hứng, hài hước hoặc thiết thực.
Tất nhiên, nhắm đến những yếu tố này là một chuyện, thực sự thì việc tạo ra một bài đăng về thương hiệu, hài hước phổ biến là một chuyện hoàn toàn khác, nhưng điểm chính là bạn cần kích hoạt phản ứng cảm xúc của khách hàng của bạn. Tức, điều gì sẽ khiến người dùng tương tác với nội dung này?
Đó cũng là cách Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thống trị Facebook – cách tiếp cận của Trump hoàn toàn gây chia rẽ, tập trung vào phản ứng cảm xúc và được thiết kế để kích hoạt những người xem các cập nhật của ông.
BuzzSumo đã xác định những loại bài đăng sau đây là động lực tương tác chính trong nghiên cứu năm 2017 của họ về 02 tỷ bài đăng trên Facebook:
Nội dung truyền cảm hứng
Thực phẩm và công thức nấu ăn
Các con vật dễ thương
Video âm nhạc
Câu đố
Du lịch và Phiêu lưu
Không phải tất cả các loại bài đăng đó sẽ áp dụng cho cách tiếp cận của bạn, nhưng nó cung cấp thêm một số ngữ cảnh về những gì hoạt động tốt nhất.
Hết phần 1 !
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Tác động của năm 2020 sẽ ở lại với chúng ta trong suốt khoảng thời gian còn lại. Nó đánh dấu một ‘điểm uốn’ quan trọng. Đó là một năm khiến nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ phải bối rối.
4. Lợi nhuận là một ý niệm, không phải phần thưởng
Một trong những câu nói truyền cảm hứng và kinh doanh sai lầm nhất là “Hãy theo đuổi đam mê của bạn và tiền sẽ theo đuổi bạn”. Giá như mọi thứ đơn giản như vậy.
Niềm đam mê với những gì bạn làm mang lại cho bạn ngọn lửa và có thể mang lại cảm giác đóng góp. Tuy nhiên, vào cuối ngày, niềm đam mê không trả được các hóa đơn hay lợi nhuận, bạn có sung mãn không.
Bằng cách thay đổi tư duy xoay quanh lợi nhuận và các chỉ số khác trong doanh nghiệp của bạn, một sự thay đổi kỳ diệu trong cách bạn sử dụng trong ngày sẽ xảy ra. Bạn bắt đầu tập trung vào các sáng kiến tạo ra kết quả và tác động đến lợi nhuận của bạn.
Một nghiên cứu của Cone / Porter Novelli Purpose năm 2018 cho thấy “78% người Mỹ tin rằng các công ty phải làm nhiều hơn là chỉ kiếm tiền; chúng cũng phải tác động tích cực đến xã hội ”.
5. Hãy là một nhà lãnh đạo đầy tự tin, người có thể truyền cảm hứng cho nhân viên của mình
Những thử thách kinh doanh trong cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm lung lay niềm tin của ngay cả những doanh nhân giàu kinh nghiệm nhất.
Chúng ta đang đặt câu hỏi về mọi thứ trong cuộc sống nghề nghiệp và cả cá nhân của chúng ta. Những cuộc trò chuyện thì thầm với các doanh nhân khác trong suốt năm qua cho chúng ta biết rằng chúng ta không đơn độc trong cuộc hành trình đó.
Với giai đoạn này, tương lai cảm thấy ít chắc chắn hơn. Sự không chắc chắn đó làm xói mòn sự tự tin của chúng ta trong việc chấp nhận rủi ro và thực hiện các bước đi táo bạo. Thành công trong quá khứ, “biết” và đúng là những trụ cột trong định nghĩa cũ về sự tự tin.
Có một tin tốt có thể thổi một luồng sinh khí mới vào sự tự tin của bạn. Bạn không cần tất cả các câu trả lời. Bạn thậm chí không cần biết “làm thế nào” ngoài “bước tiếp theo tốt nhất là gì?” Bạn thậm chí không cần phải đúng.
Trong cuốn sách What Got You Here Won’t Get You There, Marshall Goldsmith đã dạy chúng ta rằng trao quyền cho người khác là điều xác định thành công của các nhà lãnh đạo hàng đầu.
Chỉ dựa vào nỗ lực của bạn là một hạn chế khi mở rộng quy mô kinh doanh – ngay cả trong thời kỳ kinh tế mạnh mẽ. Định nghĩa cũ về sự tự tin là về những gì bạn có thể làm.
Sự tự tin trong tương lai của bạn cần là những gì thuộc về đội nhóm của bạn và niềm tin vào những gì đội nhóm của bạn có thể làm.
Để năm 2021 là khởi đầu cho ‘câu chuyện trở lại’ của bạn, bạn cần phải có những hành động đủ khác biệt để tiến tới kim chỉ nam trong công việc kinh doanh của mình.
Thực hiện các bước đi táo bạo để thúc đẩy và bảo vệ doanh nghiệp của bạn. Kết hợp tầm nhìn của bạn với những lời khuyên này, và bạn có thể đón một năm mới thành công hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Tác động của năm 2020 sẽ ở lại với chúng ta trong suốt khoảng thời gian còn lại. Nó đánh dấu một ‘điểm uốn’ quan trọng. Đó là một năm khiến nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ phải bối rối.
Chúng ta đã chứng kiến những doanh nghiệp mới thành công và những doanh nghiệp khác phát triển mạnh trong bối cảnh hỗn loạn.
Khi chúng ta đón chào năm 2021, hầu hết các doanh nghiệp đang giải quyết thành một trong ba nhóm:
Phát triển nhưng không tin tưởng vào thành công
Sống sót nhưng do dự khi thực hiện những bước đi táo bạo
Đấu tranh và cảm thấy bị vùi dập, bầm dập và vỡ mộng
Bất kể bạn rơi vào nhóm trạng thái nào, bạn cũng đang chú ý đến năm 2021 một cách thận trọng hơn. Bạn lạc quan nhưng rụt rè trong cách tiếp cận để thực hiện những mục tiêu lớn có tầm nhìn xa mà bạn đã thực hiện trong quá khứ.
Bạn thậm chí có thể cảm thấy khó mơ mộng về một tương lai tốt đẹp hơn vì cảm thấy quá lạc lõng với những gì đang diễn ra trên toàn cầu.
Đừng nản chí. Năm mới là cơ hội để viết lại các quy tắc. Đó là cơ hội để xây dựng một tầm nhìn chiến lược khác với trước đây, tạo ra nhiều thành công và phát triển hơn trong công việc kinh doanh và cuộc sống của bạn.
Dưới đây là 05 cách bạn có thể biến nó thành hiện thực.
1. Nắm bắt sự thay đổi
Thay đổi khiến hầu hết mọi người không yên tâm, nhưng nó không đổi đối với các chủ doanh nghiệp nhỏ. Và sự thay đổi đang diễn ra với một tốc độ đáng sợ.
Bạn có thể nhận thấy rằng những cách đáng tin cậy cũ để thu hút khách hàng và phục vụ họ đang bị thất bại.
Nếu sự thay đổi đã và đang xảy ra trong doanh nghiệp của bạn, tại sao không bắt kịp nó? Khi bạn phản ứng nhanh với những thay đổi này, bạn có thể ‘điều trị’ được các triệu chứng.
Bằng cách xử lý vấn đề, bạn sử dụng sự thay đổi để phục vụ bạn chứ không phải chống lại bạn. Mọi người có thể hoan nghênh sự thay đổi chiến lược ngay bây giờ — đặc biệt nếu sự thay đổi đó cũng giúp cuộc sống của họ tốt hơn.
Một cách vững chắc để mang lại sự nhanh nhẹn và đổi mới cho doanh nghiệp nhỏ của bạn là thực hiện quy trình đánh giá và lập kế hoạch chiến lược hàng quý cho doanh nghiệp của bạn.
Là một phần của quá trình, hãy tự hỏi mình những câu hỏi này.
Điều gì sẽ làm gián đoạn việc kinh doanh của bạn đủ để thay đổi mọi thứ?
Làm thế nào bạn có thể dẫn đầu sự thay đổi đó?
Làm thế nào để công việc kinh doanh có thể phù hợp và có lãi trong 5 hoặc thậm chí 10 năm kể từ bây giờ?
2. Ưu tiên nhu cầu khách hàng
Các quy tắc cũ của cung và cầu đã trở nên hỗn loạn. Thông qua các vấn đề với sản xuất và phân phối, các doanh nghiệp vốn dựa trên sản phẩm đang cảm thấy vô cùng khó khăn.
Nhu cầu của khách hàng thay đổi và sự giãn cách xã hội đã khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn. Các doanh nghiệp dựa trên dịch vụ lại nhận thấy rằng dịch vụ của họ không còn quan trọng hoặc cần thiết nữa.
Lý do rất đơn giản: Nhu cầu của khách hàng và các vấn đề của họ luôn trong trạng thái thay đổi.
Một chiến lược đơn giản là tham gia vào cuộc trò chuyện với khách hàng của bạn để xác định lại các cơ hội. Chiến lược có thể đơn giản chẳng hạn như việc đặt một câu hỏi thăm dò vào cuối mỗi lần tương tác với khách hàng.
Nó cũng có thể là việc tham gia nhiều hơn vào khảo sát hoặc nhóm tư vấn khách hàng hàng quý, để tuân theo một quy trình chính thức hơn.
Hơn bao giờ hết, bạn bắt buộc phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và những vấn đề bạn có thể giải quyết. Nó là cửa ngõ cho sự phát triển và đổi mới trong tương lai.
3. Làm việc thông minh thay vì chăm chỉ
Văn hóa Mỹ là làm việc chăm chỉ. Nếu bạn đã đấu tranh để đạt được mục tiêu của mình, bạn có thể đã nghe ai đó nói với bạn rằng hãy làm việc chăm chỉ hơn.
Kể từ khi sự gia tăng của vốn tri thức như là một loại hàng hóa vào những năm 1980, khả năng thành công phụ thuộc vào khả năng làm việc chăm chỉ của chúng ta. Nhiều chủ doanh nghiệp đã nói rằng họ làm việc chăm chỉ như thế nào chỉ để tìm kiếm thành công.
Bằng chứng là thành công không phải là làm việc chăm chỉ.
Chắc chắn rồi, thành công đòi hỏi sự tập trung, quyết tâm và khả năng phục hồi. Làm việc chăm chỉ chỉ là một trong những yêu cầu.
Làm việc thông minh hơn là tận dụng tài năng của mọi người và sự cộng tác. Khi bạn loại bỏ các rào cản và tắc nghẽn trong quy trình của mình, bạn sẽ thúc đẩy sự dễ dàng.
Điều đó dễ dàng được thực hiện. Điều đó có nghĩa là bạn có thể tạo ra nhiều thu nhập hơn với các nguồn lực mà bạn có. Bạn có thể sẽ thấy tinh thần đồng đội được nâng cao.
Nó thúc đẩy công nghệ và hệ thống để hợp lý hóa doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp hoạt động trơn tru.
Trên thực tế, theo Gartner, đến năm 2024, các tổ chức sẽ giảm 30% chi phí hoạt động bằng cách kết hợp các công nghệ siêu tự động hóa với các quy trình hoạt động được thiết kế lại.
Xem xét yếu tố nào của trải nghiệm khách hàng và dịch vụ của bạn có thể được cung cấp thông qua tự động hóa, tiết kiệm các điểm quan trọng cho sự tương tác của con người.
Hiệu quả tổ chức đạt được có thể bù đắp các khoản đầu tư tăng trưởng và tạo ra một nhóm hiệu quả hơn.
Hết phần 1 !
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link