Skip to main content

Thẻ: Chiến lược

Thực thi chiến lược là gì? Quy trình thực hiện chiến lược

Để giải quyết những thách thức và mối bận tâm trong kinh doanh, các tổ chức hay doanh nghiệp phải liên tục theo dõi, đánh giá và điều chỉnh các sáng kiến chiến lược của mình. Một khi đã có được chiến lược, quá trình thực thi chiến lược chính là nền tảng quyết định sự thành công. Vậy thực thi chiến lược là gì và quy trình thực hiện nó bao gồm những bước nào, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

Thực thi chiến lược (Strategy Implementation) là gì? Quy trình thực hiện chiến lược
Thực thi chiến lược (Strategy Implementation) là gì? Quy trình thực hiện chiến lược

Thực thi chiến lược (Strategy Implementation) là gì?

Về tổng thể, thực thi chiến lược (thực hiện chiến lược) là quá trình biến các kế hoạch hay chiến lược thành hành động để đạt được các mục tiêu và chỉ số kinh doanh. Nói cách khác, thực thi chiến lược là nghệ thuật hoàn thành các công việc đã được đề ra.

Trong khi có được một chiến lược (Strategy) đúng đắn là vô cùng quan trọng, sự thành công cuối cùng phần lớn lại được quyết định bởi quá trình thực hiện chiến lược. Nhất quán và bền bỉ là chìa khoá của quá trình thực thi chiến lược.

Theo chia sẻ của Giáo sư Robert Simons từ Trường Kinh doanh Harvard, người đã có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy về Thực thi Chiến lược: “Chắc hẳn là bạn đã từng nghe thấy những câu chuyện về những doanh nghiệp có chiến lược tuyệt vời nhưng lại thất bại. Thực thi kém là nguyên nhân chính cho điều này.”

Bạn có thể học được rất nhiều điều từ những chiến lược thất bại và hiểu cách để có thể thực hiện một chiến lược thành công, dưới đây là các bước bạn có thể thực hiện để triển khai một chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Các bước chính trong quy trình thực thi chiến lược (Strategy Implementation).

Trước khi đi vào tìm hiểu sâu hơn về quá trình thực hiện chiến lược, bạn cần hiểu rõ khái niệm chiến lược là gì.

Trong phạm vi kinh doanh, Chiến lược được định nghĩa là thuật ngữ dùng để chỉ các bản kế hoạch (Plan) tổng thể hay các định hướng chung được xây dựng để đạt được một hoặc nhiều các mục tiêu khác nhau trong dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.

Chiến lược chính là các bản kế hoạch dài hạn mang tính định hướng tổng thể được thiết kế để giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu khác nhau trong những điều kiện bất ổn và mơ hồ (VUCA) khác nhau.

Chiến lược mô tả các nguồn lực sẵn có (thường bị hạn chế) được sử dụng để đạt được các mục tiêu (thường không bị hạn chế) trong tương lai.

Khái niệm chiến lược nói chung thường liên quan đến việc xây dựng và thiết lập các mục tiêu (Goals) và ưu tiên, xác định các hành động cần thực hiện để đạt được mục tiêu và các nguồn lực cần thiết để thực hiện các hành động đó.

Một chiến lược tốt sẽ cần mô tả được cách thức đạt được các mục tiêu cuối cùng bằng các phương tiện hay nguồn lực sẵn có.

Cuối cùng, thuật ngữ chiến lược thường liên quan đến các thuật ngữ khác như kế hoạch chiến lược (Strategic Planning), tư duy chiến lược (Strategic Mindset, Strategic Thinking) và quản trị chiến lược (Strategic Management).

Dưới đây là 4 bước chính có trong quy trình thực thi chiến lược:

1. Xử lý các rào cản (xung đột).

Với tư cách là các nhà lãnh đạo, việc đưa ra những lựa chọn khó khăn là không hề dễ dàng và bạn cần phải quản lý mọi xung đột hay rào cản nảy sinh khi thực hiện thay đổi.

Trong quá trình thực hiện chiến lược, sự mâu thuẫn hay xung đột thường tồn tại giữa việc đổi mới để phát triển doanh nghiệp và việc kiểm soát các quy trình hay thủ tục nội bộ.

Ví dụ, các nhà lãnh đạo của công ty gọi xe lớn nhất thế giới Uber đã phải đối mặt với những thách thức trong việc cân bằng giữa tăng trưởng và kiểm soát. Mặc dù Uber được xem là “kẻ phá bĩnh”, làm thay đổi ngành vận tải nhưng nhu cầu mở rộng của nền tảng này đã dẫn đến một số sai lầm do thiếu hệ thống kiểm soát nội bộ.

Doanh nghiệp có thể quản lý các xung đột và tìm sự cân bằng bằng cách thiết kế và triển khai các đòn bẩy kiểm soát, bao gồm:

  • Hệ thống niềm tin: Các định nghĩa về tổ chức mà doanh nghiệp truyền đạt và củng cố để đưa ra những định hướng phù hợp cho nhân viên.
  • Hệ thống ranh giới: Những tuyên bố mang tính tiêu cực cho nhân viên biết những hành vi nào sẽ bị cấm.
  • Hệ thống kiểm soát dự báo (chẩn đoán): Hệ thống thông tin chính thức giúp giám sát kết quả của tổ chức.
  • Hệ thống kiểm soát tương tác: Các nhà quản lý hệ thống sử dụng để phản ứng lại với các quyết định của cấp dưới.

Để đảm bảo việc thực hiện chiến lược của doanh nghiệp là thành công, hãy sử dụng sức mạnh của sự xung đột khi thiết kế hệ thống kiểm soát quản trị.

2. Thiết kế các công việc mang tính chiến lược.

Cho dù chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có được xây dựng tốt đến đâu thì nó cũng không thể thành công nếu không có đội ngũ thực thi. Để giúp nhân viên đạt được sự thành công, điều cần thiết là phải thiết kế cho họ các công việc có tính chiến lược hay hướng đến chiến lược.

Thiết kế công việc (Job Design) là quá trình cấu trúc các thành phần của một công việc để nâng cao hiệu quả của tổ chức. Các yếu tố chung của nó bao gồm phân bổ nhiệm vụ, phát triển công việc, phản hồi và giao tiếp.

Thiết kế công việc là một phần quan trọng trong quá trình thực thi chiến lược. Nếu các cá nhân không có nguồn lực cần thiết và không chịu trách nhiệm đúng cách, họ sẽ không thể phát huy hết tiềm năng của mình.

Khi tiến hành thiết kế công việc, dưới đây là một số điểm doanh nghiệp cần lưu ý:
  • Nhân viên có những nguồn lực nào để hoàn thành công việc được giao của họ?
  • Doanh nghiệp hay nhà lãnh đạo sẽ sử dụng biện pháp nào để đánh giá hiệu suất của nhân viên?
  • Nhân viên phải tương tác với ai để đạt được mục tiêu của mình?
  • Họ có thể nhận được những sự hỗ trợ nào?

Bằng cách trả lời những câu hỏi này và đảm bảo chúng phù hợp với chiến lược của doanh nghiệp, nhân viên có thể trực tiếp hỗ trợ các sáng kiến chiến lược chung của doanh nghiệp.

3. Truyền cảm hứng cho nhân viên.

Theo khảo sát của đơn vị tư vấn Gallup, các tổ chức có sự gắn kết với nhân viên mạnh mẽ sẽ có được lòng trung thành của khách hàng cao hơn 10% và lợi nhuận cao hơn 23%.

Doanh nghiệp có thể thu hút sự ủng hộ của nhân viên bằng cách truyền đạt các giá trị cốt lõi của tổ chức — mục đích của nó tác động đến những gì nhân viên nên làm và cách họ hành động.

Cái được gọi là giá trị cốt này có hai thuộc tính:

  • Cảm hứng: Chúng khiến nhân viên tự hào về nơi họ làm việc.
  • Hướng dẫn: Chúng đảm bảo nhân viên biết quyền lợi của ai cần được ưu tiên trước khi đưa ra những quyết định khó khăn.

4. Quản trị rủi ro.

Bước cuối cùng trong quy trình thực thi chiến lược là quản trị các rủi ro có thể ập đến bất cứ khi nào trong suốt quá trình thực hiện chiến lược.

Trong bối cảnh kinh doanh hiện tại, bất cứ doanh nghiệp nào ở trong bất cứ ngành nghề gì cũng đều có thể đối mặt với những rủi ro, dù đó là doanh nghiệp nhỏ hay các tập đoàn lớn.

Với tư cách là các nhà lãnh đạo, bạn cần biết cách thức và lý do những rủi ro này phát sinh cũng như cách để tránh và vượt qua chúng.

Quản trị rủi ro có nghĩa là doanh nghiệp triển khai một quy trình có tính hệ thống nhằm xác định, đánh giá và giảm thiểu các mối đe dọa hoặc sự bất ổn có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp hay tổ chức — hạn chế rủi ro là yếu tố quan trọng để đạt được thành công lâu dài.

Bằng cách hiểu rõ các lỗ hổng trong chiến lược của mình, doanh nghiệp có thể ngăn ngừa các thất bại do các sự kiện không lường trước được, bảo vệ tổ chức của mình khỏi những thách thức như sự cạnh tranh ngày càng gia tăng trên thị trường, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ hay nhu cầu liên tục thay đổi từ phía khách hàng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Chiến lược Đại dương xanh: Khái niệm và Lý thuyết nền tảng

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu tất cả các kiến thức nền tảng của thuật ngữ Chiến lược Đại dương xanh (Blue Ocean Strategy) như: Chiến lược đại dương xanh là gì, lịch sử hình thành khái niệm Đại dương xanh và Đại dương đỏ trong bối cảnh kinh doanh, nhận diện các đặc điểm của Chiến lược đại dương xanh và đại dương đỏ, và hơn thế nữa.

chiến lược đại dương xanh
Chiến lược Đại dương xanh: Khái niệm và Lý thuyết nền tảng

Là một thuật ngữ được nhắc đến rộng rãi trong thế giới làm kinh doanh và marketing, chiến lược đại dương xanh (Blue Ocean Strategy) mô tả các không gian thị trường mới, nơi vốn không có hoặc có rất ít sự cạnh tranh từ các đối thủ trong ngành. Tuy nhiên, việc thấu hiểu được khái niệm này lại không hề đơn giản như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài viết này bao gồm:

  • Chiến lược đại dương xanh là gì?
  • Tóm tắt về chiến lược đại dương xanh và chiến lược đại dương đỏ.
  • Thấu hiểu về chiến lược đại dương xanh.
  • Các đặc điểm nhận diện chiến lược đại dương xanh.
  • Nghịch lý của chiến lược đại dương xanh.
  • FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến chiến lược đại dương xanh và chiến lược đại dương đỏ.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Chiến lược Đại dương xanh là gì?

Chiến lược đại dương xanh trong tiếng Anh có nghĩa là Blue Ocean Strategy, khái niệm đề cập đến cách tiếp cận vào những không gian thị trường mới (chưa tồn tại trước đây) của doanh nghiệp.

Trái ngược với chiến lược đại dương đỏ, khi doanh nghiệp phải tranh giành thị phần với nhau trong một thị trường có sẵn, chiến lược đại dương xanh tìm cách phá vỡ yếu tố cạnh tranh khi doanh nghiệp tiên phong tìm kiếm những ngách thị trường mới, rộng lớn.

Tóm tắt về chiến lược Đại dương xanh và chiến lược Đại dương đỏ.

Bất chấp sự suy giảm dài hạn của ngành xiếc hay các rạp xiếc, hãng Cirque du Soleil đã tăng doanh thu lên gấp 22 lần trong 10 năm bằng cách phát minh lại rạp xiếc.

Thay vì cạnh tranh trong giới hạn của ngành hiện tại hoặc cố gắng giành lấy khách hàng từ các đối thủ cùng ngành, Cirque đã xây dựng nên những thị trường mới, điều sau đó đã làm cho yếu tố cạnh tranh hiện tại trở nên không còn khả dụng.

Cirque đã tạo ra cái mà những người làm marketing và kinh doanh vẫn gọi là đại dương xanh hay chiến lược đại dương xanh (Blue Ocean Strategy), một không gian thị trường (Market Space) chưa từng tồn tại trước đó.

Trong đại dương xanh, nhu cầu của người tiêu dùng sẽ được tạo ra (mới) hơn là tranh giành với các đối thủ hiện có trong ngành.

Ngược lại với đại dương xanh là đại dương đỏ, doanh nghiệp thay vì tạo ra các nhu cầu mới phải liên tục “chiến đấu” để giành lấy thị phần trong một thị trường eo hẹp.

Khi không gian thị trường này trở nên đông đúc hơn, triển vọng về lợi nhuận và tăng trưởng sẽ giảm dần. Các sản phẩm (hay thậm chí là thương hiệu) sẽ biến thành hàng hóa (commodity), và sự cạnh tranh sẽ ngày càng trở nên khốc liệt hơn.

Về mặt tổng thể, có 2 cách để tạo ra đại dương xanh hay xây dựng chiến lược đại dương xanh. Một là ra mắt một ngành hàng (ngành công nghiệp) hoàn toàn mới, như cách mà eBay đã từng làm với các trang đấu giá trực tuyến.

Và hai là tạo ra đại dương xanh từ chính bên trong đại dương đỏ khi một doanh nghiệp mở rộng ranh giới hay cách thức kinh doanh của một ngành hiện có (đã tồn tại).

Bằng cách phân tích hàng hoạt các chiến lược tạo ra đại dương xanh ở nhiều ngành khác nhau, người ta thấy rằng yếu tố doanh nghiệp và ngành (Industry) không phải là yếu tố duy nhất quyết định cái gọi là tạo ra đại dương xanh.

Thay vào đó, các yếu tố khác như các bước đi mang tính chiến lược, các hành động và quyết định liên quan đến việc đưa ra một đề xuất hay giải pháp kinh doanh mới cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc tạo ra một thị trường rộng lớn.

Tạo ra những đại dương xanh cũng là cách để xây dựng thương hiệu. Trên thực tế, chiến lược đại dương xanh (hay những dịch chuyển mang tính chiến lược khác) có sức mạnh đến mức có thể tạo ra những tài sản thương hiệu tồn tại trong nhiều thập kỷ.

Nội dung chính về Chiến lược Đại dương xanh (Blue Ocean Strategy).

Từng là người chơi đàn accordion, Guy Laliberté hiện là Giám đốc điều hành của một trong những công ty xuất khẩu văn hóa lớn nhất Canada có tên là Cirque du Soleil.

Được thành lập vào năm 1984 bởi một nhóm nghệ sĩ đường phố, Cirque đã xây dựng nên hàng chục tác phẩm với hơn 40 triệu người xem tại 90 thành phố trên khắp thế giới.

Chỉ trong vòng 20 năm, Cirque đã đạt được mức doanh thu mà Ringling Bros. and Barnum & Bailey, rạp xiếc hàng đầu thế giới phải mất hơn 100 năm mới đạt được.

Điều đặc biệt hơn nữa là sự phát triển thần tốc của Cirque lại diễn ra trong một bối cảnh hết sức khó tin, đó là khi các hoạt động kinh doanh rạp xiếc đã (và vẫn đang) liên tục suy giảm trong thời gian dài. Các hình thức giải trí thay thế khác, thời thượng hơn đang dần chiếm lĩnh thị trường.

Trẻ em, vốn là khán giả chính của các rạp xiếc giờ đây ưa thích PlayStation (trò chơi điện tử) hơn là các tiết mục xiếc.

Ngoài ra, khi các nhóm bảo vệ quyền động vật ngày càng trở nên có sức ảnh hưởng hơn, các điều luật hạn chế việc sử dụng động vật theo đó cũng được ủng hộ cao hơn, các rạp xiếc lại càng trở nên khó khăn hơn.

Vậy làm thế nào mà Cirque lại có thể đảo ngược hoàn toàn tình thế, tăng doanh thu lên gấp đến 22 lần trong một bối cảnh thị trường như vậy?

Bí mật thành công của Cirque sau đó đã được tiết lộ: “Chúng tôi phát minh lại rạp xiếc.”

Cirque không kiếm tiền bằng cách cạnh tranh với các đối thủ hiện có trong ngành hay cố gắng giành giành lấy khách hàng từ công ty cạnh tranh là Ringling.

Thay vào đó, Cirque đã tạo ra một không gian thị trường mới, thứ đã làm cho yếu tố cạnh tranh trở nên vô nghĩa. Cirque đã tìm cách thu hút một nhóm khách hàng hoàn toàn mới vốn không phải là khách hàng truyền thống của ngành, đó là những người lớn và khách hàng doanh nghiệp, những người sẵn sàng trả giá cao gấp nhiều lần giá vé xem xiếc thông thường cho những trải nghiệm giải trí chưa từng có, vừa xem xiếc vừa nghe hát.

Đằng sau quyết định và kết quả của Cirque chính là cái mà những người làm marketing và kinh doanh vẫn gọi là đại dương đỏ và và đại dương xanh. Đại dương đỏ đại diện cho tất cả các ngành đang tồn tại – không gian thị trường đã biết.

Trong đại dương đỏ, các ranh giới của ngành (chẳng hạn như khách hàng mục tiêu hay giá bán của các sản phẩm) được xác định và chấp nhận, đồng thời các quy tắc cạnh tranh cũng đã được phơi bày.

Với bối cảnh này, các doanh nghiệp sẽ cố gắng để trở nên vượt trội hơn so với các đối thủ của họ để giành được thị phần lớn hơn trong một lượng nhu cầu hiện có.

Khi không gian này ngày càng trở nên đông đúc hơn, triển vọng về lợi nhuận và tăng trưởng sẽ giảm dần đi. Các sản phẩm theo đó cũng sẽ biến thành các hàng hoá thông thường (Commodity), và sự cạnh tranh hiển nhiên sẽ vô cùng khốc liệt.

Ngược lại với Đại dương đỏ là Đại dương xanh, nơi biểu thị cho những không gian thị trường mới, chưa tồn tại trước đây hoặc đã tồn tại nhưng theo một phương thức khác. Trong đại dương xanh, cái gọi là nhu cầu (Demand) sẽ được tạo ra (mới) hơn là tranh giành lẫn nhau.

Về mặt tổng thể, có 2 cách để tạo ra đại dương xanh hay xây dựng chiến lược đại dương xanh. Một là ra mắt một ngành hàng (ngành công nghiệp) hoàn toàn mới, như cách mà eBay đã từng làm với các trang đấu giá trực tuyến.

Và hai là tạo ra đại dương xanh từ chính bên trong đại dương đỏ khi một doanh nghiệp mở rộng ranh giới hay cách thức kinh doanh của một ngành hiện có (đã tồn tại).

Và đây chính xác là những gì mà Cirque đã làm, công ty này đã phá vỡ ranh giới truyền thống giữa rạp xiếc và nhà hát, Cirque đã tạo ra một đại dương xanh mới và có lợi nhuận từ chính bên trong đại dương đỏ của ngành xiếc (truyền thống).

Bằng cách phân tích vô số các doanh nghiệp thành công với chiến lược đại dương xanh, người ta thấy rằng có một mô hình tư duy chiến lược (strategic thinking) khá nhất quán đằng sau việc tạo ra các thị trường và ngành công nghiệp mới, cái mà bạn vẫn được biết đến với tên gọi là chiến lược đại dương xanh.

Trên thực tế, việc các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hay người làm marketing không nhận ra được sự khác biệt giữa chiến lược đại dương đỏ và đại dương xanh đã khiến doanh nghiệp không thể thoát ra khỏi những vòng xoáy của sự cạnh tranh.

Trong phạm vi bài viết này, bạn sẽ được giải thích tường tận về khái niệm chiến lược đại dương xanh và chiến lược đại dương đỏ, mô tả các đặc điểm xác định của các loại chiến lược và hơn thế nữa về tư duy ứng dụng nó trong thực tế.

Bạn cũng sẽ hiểu về các lợi ích đặc biệt mà chiến lược đại dương xanh có thể mang lại và lý do tại sao việc tạo ra các đại dương xanh là một nhu cầu mang tính cấp thiết của các doanh nghiệp trong tương lai.

Bằng cách hiểu rõ bản chất của chiến lược đại dương xanh, bạn sẽ có nhiều cách hơn để phát triển doanh nghiệp của mình thay vì cứ mãi vật lộn với những đối thủ hiện có.

Chiến lược đại dương xanh và chiến lược đại dương đỏ.

Mặc dù thuật ngữ “Đại dương xanh và Đại dương đỏ” có thể mới, về bản chất chúng đã tồn tại song song với con người từ hàng trăm năm.

Bạn cứ thử nhìn lại xem, xem cách đây chừng 100 năm, ngành công nghiệp nào từng nỗi đình nỗi đám nhưng giờ đây đã không còn, ngược lại, có những ngành chưa từng được biết đến thì nay lại phát triển rất mạnh mẽ.

Nếu như xe xăng đã từng thống trị ngành công nghiệp ô tô, có lẽ giờ đây bạn nên suy nghĩ lại khi xe điện bắt đầu dần trở thành xu hướng trên phạm vi toàn cầu.

Nếu xem lịch sử là nền tảng của các dự báo về tương lai, hẳn là bạn đã có cho mình câu trả lời: vô cùng nhiều chiều hướng.

Các doanh nghiệp giờ đây có nhiều cơ hội và khả năng hơn để tạo ra các ngành (công nghiệp) mới hay đơn giản hơn là phát minh lại cách một ngành nào đó hoạt động (cung-cầu).

Trong đại dương xanh, nhu cầu mới sẽ được tạo ra thay vì là tranh giành lẫn nhau. Có rất nhiều cơ hội để doanh nghiệp vừa phát triển vừa mang lại lợi nhuận nhanh chóng.

Nếu nhìn về phía trước như cách bạn nhìn lại về lịch sử, đại dương xanh hay các chiến lược đại dương xanh sẽ vẫn là động cơ chính của sự tăng trưởng (bền vững).

Với phần lớn các không gian thị trường lâu đời (established market) tức đại dương đỏ, sẽ dần thu hẹp lại hoặc thậm chí là biến mất.

Ngày nay, với sự tiến bộ của các yếu tố công nghệ, khi năng suất công nghiệp ngày càng được cải thiện với một tốc độ chóng mặt hơn, các nhà cung cấp có thể sản xuất các sản phẩm và dịch vụ dễ dàng và nhanh chóng hơn bao giờ hết.

Và khi các rào cản thương mại giữa các quốc gia và khu vực giảm xuống cùng với đó là những thông tin về sản phẩm và giá cả trở nên có sẵn (thậm chí là tức thời) trên toàn cầu, các thị trường ngách và độc quyền đang dần tiếp tục biến mất hoặc không mang đúng bản chất vốn có của nó.

Với các thị trường phát triển (developed market), những nhu cầu mới (New Demand) dường như rất hiếm xuất hiện. Kết quả là, trong phần lớn các ngành công nghiệp, cung vượt cầu (quy luật cung-cầu).

Như MarketingTrips đã đề cập trong một số phần ở trên, hệ luỵ của điều này là các sản phẩm và dịch vụ sẽ dần trở thành những hàng hoá thông thường (Commodity), các cuộc chiến về giá bán sẽ liên tiếp xảy ra và kéo theo đó là tỷ suất lợi nhuận bị thu hẹp.

Theo các nghiên cứu gần đây, các thương hiệu lớn của Mỹ trong nhiều danh mục sản phẩm và dịch vụ ngày càng trở nên giống nhau. Và khi các thương hiệu trở nên tương tự nhau hơn, mọi người ngày càng lựa chọn mua hàng dựa trên giá cả, nói cách khác, các doanh nghiệp đang dồn nhau đến bước chỉ cạnh tranh về giá.

Người tiêu dùng dễ dàng suy nghĩ rằng bột giặt của họ không nhất thiết phải là Tide. Họ cũng không cần phải gắn bó với Colgate khi P/S hay Crest đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn hơn và ngược lại.

Trong các ngành hàng quá đông đúc, việc tạo ra những sự khác biệt cho thương hiệu (Brand) trở nên khó khăn hơn, dù đó là trong những thời kỳ khi nền kinh tế đi lên hay là suy thoái.

Nghịch lý của chiến lược đại dương xanh và đại dương đỏ.

Nghịch lý của chiến lược đại dương xanh và đại dương đỏ.
Nghịch lý của chiến lược đại dương xanh và đại dương đỏ.

Trong khi đại dương xanh hay theo đuổi chiến lược đại dương xanh hiển nhiên là giấc mơ của hầu hết các doanh nghiệp, thật không may, phần lớn trong số đó dường như chìm trong đại dương đỏ của chính họ.

Trong một nghiên cứu phân tích hàng loạt các sản phẩm và dịch vụ được ra mắt của các doanh nghiệp, người ta thấy rằng có đến 86% các “sản phẩm mới” là mở rộng dòng sản phẩm (product line extensions) hay cải tiến gia tăng đối với các ngành đã có (đã tồn tại) – và chỉ 14% là tạo ra những thị trường (Market) hay ngành công nghiệp mới.

Mặc dù phần mở rộng dòng sản phẩm chiếm đến 62% tổng doanh thu, chúng chỉ mang lại 39% tổng lợi nhuận. Ngược lại, với 14% đầu tư vào việc tạo ra các thị trường và ngành công nghiệp mới, tổng doanh thu mang lại là 38% và lợi nhuận tới 61%.

Một câu hỏi được đặt ra là, tại sao lại có sự phân hoá lớn như vậy về lợi nhuận giữa đại dương xanh và đại dương đỏ?

Để dễ minh hoạ cho điều này, người ta gắn “đại dương đỏ và đại dương xanh” vào bối cảnh quân sự (chiến tranh), rõ ràng là bạn sẽ mất nhiều “quân” hơn trong một chiến trường quá hẹp với quá nhiều đối thủ (đại dương đỏ).

Ngược lại, trong đại dương xanh, khi bạn kinh doanh ở nơi không có đối thủ cạnh tranh (hoặc có rất ít). “Chiến trường” là của bạn và “quân” của bạn hiển nhiên sẽ khá thông thả.

Khi yếu tố cạnh tranh gia tăng trên phạm vi toàn cầu, một loạt các chiến lược đại dương đỏ sẽ xuất hiện, tất cả đều cho rằng cạnh tranh là cốt lõi của sự thành công và thất bại của một doanh nghiệp.

Ngày nay, khi nói đến khái niệm chiến lược (Strategy), yếu tố cạnh tranh luôn được đi kèm. Thuật ngữ tượng trưng cho điều này là “lợi thế cạnh tranh” (competitive advantage).

Trong thế giới quan về lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp phải chiến đấu với nhau để trở nên vượt trội hơn so với các đối thủ của họ và giành được nhiều thị phần hơn trong một không gian thị trường sẵn có.

Mặc dù cạnh tranh là chuyện hết sức bình thường và cần thiết trong bối cảnh kinh doanh. Tuy nhiên, bằng cách chỉ tập trung vào cạnh tranh, các doanh nghiệp đã bỏ qua 2 khía cạnh rất quan trọng (và sinh lợi hơn nhiều) của chiến lược: Một là tìm kiếm và phát triển các thị trường mới nơi có ít hoặc không có sự cạnh tranh (các đại dương xanh) – và hai là khai thác và bảo vệ đại dương xanh.

Hướng tới Chiến lược Đại dương xanh.

Khi nói đến đại dương xanh hay chiến lược đại dương xanh (Blue Ocean Strategy), người ta thắc mắc là loại logic chiến lược nào là cần thiết trong việc tạo ra các đại dương xanh?

Để trả lời câu hỏi này, các nhà phân tích bắt đầu xem xét lại các dữ liệu lịch sử, xem cách các đại dương xanh đã được tạo ra trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

Kết quả là:

Đại dương xanh không phải là sự đổi mới về công nghệ.

Trong khi yếu tố công nghệ (các công nghệ mới) cũng liên quan đến việc tạo ra các đại dương xanh, nó không phải là đặc điểm mang tính xác định. Điều này cũng đúng ngay cả trong các ngành công nghệ chuyên sâu.

Đại dương xanh hiếm khi là kết quả của sự đổi mới về công nghệ; công nghệ về cơ bản thường đã tồn tại.

Ngay cả dây chuyền lắp ráp mang tính cách mạng của hãng xe Ford cũng được bắt nguồn từ ngành công nghiệp đóng gói thịt (meatpacking industry) ở Mỹ.

Cũng tương tự như trong ngành công nghiệp ô tô, đại dương xanh trong ngành công nghiệp máy tính không chỉ xuất hiện thông qua sự đổi mới về công nghệ mà còn bằng cách liên kết yếu tố công nghệ tới những gì mà người mua đánh giá cao (người mua cho là có giá trị).

Các doanh nghiệp mới ít gặp rào cản trong việc tạo ra các đại dương xanh — và thường đó cũng chính là hoạt động kinh doanh cốt lõi của họ.

GM, các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản và Chrysler là những doanh nghiệp lâu đời trong ngành khi họ tạo ra các đại dương xanh trong ngành công nghiệp ô tô.

IBM và Compaq trong ngành công nghiệp máy tính cũng vậy.

Các tên tuổi như Ford, Apple, Dell và Nickelodeon là những công ty đến sau trong ngành nhưng sau đó cũng đã trở nên vượt trội trong chính ngành của họ.

Điều này cho thấy rằng các công ty mới không gặp bất lợi hay rào cản (ít nhất là quá lớn) trong việc tạo ra những không gian thị trường mới. Các đại dương xanh được tạo ra bởi các công ty này thậm chí còn chính là các hoạt động kinh doanh cốt lõi của họ.

Trên thực tế, hầu hết các đại dương xanh đều được tạo ra từ bên trong, chứ không phải bên ngoài, tức là đại dương đỏ của các ngành hiện có.

Điều này cũng chứng minh rằng, quan điểm cho rằng các thị trường mới thường nằm ở đâu đó rất xa xôi hay ngoài ngành là chưa chính xác. Đại dương xanh nằm ở ngay trong ngành, bên cạnh các doanh nghiệp hiện có.

Công ty (doanh nghiệp) và ngành (Industry) không phải là những đơn vị phân tích duy nhất (thậm chí là sai lầm) khi tiếp cận chiến lược đại dương xanh.

Khi tiến hành phân tích cách các đại dương xanh thực sự được tạo ra, yếu tố công ty và ngành dường như không thể giải thích được. Hiếm có một doanh nghiệp nào xuất sắc mãi mãi; cùng một công ty, họ có thể xuất sắc vào lúc này nhưng lại sai lầm vào lúc khác.

Tương tự như vậy, không có ngành nào là xuất sắc vĩnh viễn; và các đại dương xanh sẽ chủ yếu được thúc đẩy từ chính trong nội bộ ngành.

Kết quả là, yếu tố thích hợp nhất để giải thích cho việc tạo ra các đại dương xanh đó là “các bước đi mang tính chiến lược” (strategic move) – nó là tập hợp các hành động và quyết định mang tính chiến lược liên quan đến việc đưa ra các đề xuất kinh doanh (business offering) mới.

Ví dụ, Compaq đã từng bị cho là thất bại vì nó đã bị Hewlett-Packard (HP) mua lại vào năm 2001. Tuy nhiên, số phận cuối cùng của Compaq không làm mất đi hiệu lực của cái gọi là bước đi mang tính chiến lược rất thông minh mà Compaq đã thực hiện khi tạo ra thị trường máy chủ PC rộng lớn trị giá hàng tỷ đô la, công ty này sau đó cũng đã thực hiện một bước đi chiến lược khác với sự trở lại mạnh mẽ vào những năm 1990.

Tạo ra đại dương xanh mang lại ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng thương hiệu.

Chiến lược tạo ra đại dương xanh có sức mạnh đến mức chỉ cần một động thái hay bước đi chiến lược đại dương xanh có thể tạo ra những tài sản thương hiệu (brand equity) tồn tại trong nhiều thập kỷ.

Có thể bạn hay ít người khác có mặt trong thời điểm khi chiếc Model T đầu tiên lăn bánh khỏi dây chuyền lắp ráp của Henry Ford vào năm 1908, nhưng doanh nghiệp vẫn được hưởng lợi đến hôm nay từ bước đi mang tính chiến lược đại dương xanh đó.

IBM cũng vậy, nó được coi là một tổ chức lớn hay thương hiệu mang tính biểu tượng vì nó đã tạo ra nhiều đại dương xanh trong ngành công nghiệp máy tính.

Đối với các tập đoàn hay thương hiệu lớn, đây được xem là động lực và điểm khích lệ để họ tiếp tục nghiên cứu và phát triển (R&D) ra những thứ mới thay vì là lo sợ bị copy (khi các hoạt động R&D thường rất tốn kém).

Các đặc điểm chính được sử dụng để xác định đại dương xanh (và tách biệt với đại dương đỏ).

Cũng từ việc nghiên cứu cách các đại dương xanh được tạo ra, một điểm chung giữa chúng đó là các doanh nghiệp tạo ra đại dương xanh hiếm khi lấy sự cạnh tranh làm tiêu chuẩn hay triết lý kinh doanh, nói cách khác, họ không làm theo các tiêu chuẩn truyền thống như các doanh nghiệp khác vẫn làm.

Trong mắt các doanh nghiệp này, họ không thể tạo ra những bước nhảy vọt về giá trị cho cả người mua và bản thân doanh nghiệp theo cách làm cũ.

Một số điểm nhận diện chiến lược đại dương đỏ.

  • Cạnh tranh trong một không gian thị trường sẵn có.
  • Coi cạnh tranh là nền tảng của sự phát triển.
  • Khai thác các nhu cầu đã tồn tại.
  • Cạnh tranh về giá.

Một số điểm nhận diện chiến lược đại dương xanh.

  • Tạo ra các không gian thị trường mới.
  • Khiến yếu tố cạnh tranh trở nên mất khả dụng.
  • Nắm bắt và xây dựng các nhu cầu mới.
  • Phá vỡ sự cạnh tranh về giá (có quyền định giá).

Trong các đặc điểm nhận diện chiến lược đại dương xanh, có lẽ đặc điểm quan trọng nhất là nó bác bỏ đi nguyên lý cơ bản của các chiến lược thông thường: có một sự đánh đổi giữa giá trị (value) và chi phí (cost).

Theo luận điểm này, các doanh nghiệp có thể tạo ra giá trị lớn hơn cho khách hàng với chi phí cao hơn hoặc tạo ra giá trị hợp lý hơn với chi phí thấp hơn. Nói cách khác, chiến lược thực chất là sự lựa chọn giữa yếu tố khác biệt hóa (differentiation) và chi phí thấp (low cost).

Tuy nhiên, như bạn thấy với các chiến lược đại dương xanh, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể theo đuổi và thành công đồng thời vừa có sự khác biệt hóa vừa chi phí thấp.

Bằng cách cắt giảm chi phí đồng thời tăng giá trị cho người mua, một doanh nghiệp có thể đạt được những bước nhảy vọt về giá trị cho cả bản thân doanh nghiệp lẫn khách hàng của họ.

Vì giá trị của người mua (buyer value) đến từ những lợi ích và giá cả mà doanh nghiệp cung cấp, và doanh nghiệp đồng thời cũng tạo ra giá trị cho chính họ thông qua cấu trúc chi phí và giá cả, chiến lược đại dương xanh chỉ đạt được khi toàn bộ hệ thống các yếu tố như lợi ích, giá cả và chi phí được điều chỉnh phù hợp.

Chính cách tiếp cận toàn hệ thống (whole-system approach) này đã làm cho việc hình thành các đại dương xanh trở thành một chiến lược bền vững.

Kết luận.

Trong khi việc theo đuổi chiến lược đại dương xanh hay đại dương đỏ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như đã phân tích, từ bối cảnh kinh doanh, nguồn lực và mục tiêu của doanh nghiệp đến cả nhận thức về tư duy chiến lược của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp (và người làm marketing).

Bằng cách hiểu rõ tường tận các lý thuyết nền tảng của cái gọi là chiến lược đại dương xanh và đại dương đỏ, bạn có thể bắt đầu đưa ra những quyết định và bước đi đúng đắn cho doanh nghiệp của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

[Framework] Mô hình chiến lược Marketing Mix cho ngành FMCG

Cùng khám phá cách xây dựng mô hình chiến lược Marketing Mix (Tiếp thị hỗn hợp) cho các thương hiệu trong ngành hàng FMCG (hàng tiêu dùng nhanh).

Marketing Mix cho FMCG
Mô hình chiến lược Marketing Mix cho ngành FMCG

Để thâm nhập và cạnh tranh ở bất kỳ thị trường nào, điều căn bản là người làm marketing phải am hiểu toàn bộ chuỗi giá trị của thị trường đó dưới góc nhìn của khách hàng, bạn có thể tìm hiểu bằng cách trả lời câu hỏi:

“Ở thị trường này, khách hàng quan tâm đến điều gì trong quá trình mua hàng?”. Từ nền tảng này, marketer mới có thể thiết kế các loại hình giá trị của thương hiệu cho khách hàng (có trong Marketing Mix), thứ tác động trực tiếp đến tâm lý và hành vi khách hàng.

Mô hình chiến lược Marketing Mix hay nói cụ thể hơn là chuỗi giá trị của ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) xoay quanh 9 yếu tố quan trọng, và đây cũng là cơ sở để các thương hiệu xây dựng chi tiết chiến lược Marketing Mix.

1. Định vị thương hiệu – Brand Positioning.

Định vị thương hiệu là giai đoạn mà người làm marketing gieo vào tâm trí khách hàng về giải pháp thương hiệu cho các nhu cầu quan trọng của họ (ví dụ, Heineken là bia sang, dành tiếp khách quý, tặng đối tác quan trọng, đãi đám cưới sang, thưởng thức vào dịp đặc biệt như xem giải bóng đá Ngoại Hạng Anh, nghe nhạc trong bar).

2 và 3. Chiến lược giá và danh mục sản phẩm – Portfolio & Pricing.

Đa dạng mẫu mã sản phẩm để khách hàng thoải mái chọn lựa trong bối cảnh gắn liền với chiến lược giá thành tương ứng với giá trị cảm nhận (ví dụ, Colgate ngừa sâu răng giá rẻ dành cho gia đình, Colgate Optic White làm trắng răng thẩm mỹ được định giá cao hơn).

4. Sản Phẩm – Product.

Sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định sự thành công của marketing. Sản phẩm phải đạt chất lượng phù hợp với nhu cầu tiêu dùng và trải nghiệm.

5. Bao Bì – Packaging.

Là khi marketer thuyết phục khách hàng tin vào chất lượng sản phẩm ở giai đoạn mua hàng trên quầy kệ. Ngoài ra, bao bì còn giúp tạo ra các trải nghiệm thuận tiện (chai nước giặt Ariel có nắp để đong), hoặc thú vị trong suốt quá trình sử dụng (kiểu dáng, hoa văn của chai rượu Chivas đầy nghệ thuật tạo cảm hứng khi rót để thưởng thức).

6. Cải Tiến và Đổi Mới – Innovation & Renovation.

Thương hiệu cần tạo ra nhiều sản phẩm mới để thỏa mãn đa dạng nhu cầu khách hàng, đồng thời làm mới mẻ, kích thích sự hứng thú của khách hàng cho những dòng sản phẩm hiện tại.

7. Thiết kế kênh Phân Phối (Online và Offline) – Distribution.

Xây dựng hệ thống để hàng hóa đi từ nhà máy đến cửa hàng bán lẻ, nhằm đảm bảo đủ chủng loại hàng hóa ở những cửa hàng bán lẻ mà các tập Shopper (người mua sắm) hay lui tới trải nghiệm mua sắm.

8. Các Hoạt Động Bán Lẻ – Channel Activities.

Nằm trong phạm vi Marketing Mix, các hoạt động bán lẻ thường được tổ chức định kỳ như khuyến mại, trưng bày, hoạt náo, livestream, quảng cáo, game… để tác động đến tâm lý và kích thích mua hàng ở cửa hàng bán lẻ Online và Offline.

9. Truyền Thông – Communications.

Truyền thông là quá trình giúp khách hàng mục tiêu hiểu được thông điệp sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ ra sao, khơi gợi nhu cầu mua sắm ngẫu hứng, đồng thời truyền cảm hứng về các giá trị nhân văn, tốt đẹp do thương hiệu tạo ra và có tác động tích cực đến các khía cạnh xã hội.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Tại sao chiến lược thương hiệu lại quan trọng hơn chiến lược kinh doanh

Nếu mọi người không biết bạn là ai và bạn đại diện cho điều gì, họ sẽ không bao giờ kinh doanh, mua hàng hay hợp tác với bạn.

Tại sao chiến lược thương hiệu lại quan trọng hơn chiến lược kinh doanh
Tại sao chiến lược thương hiệu lại quan trọng hơn chiến lược kinh doanh

Tại sao bạn nên quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu? Bởi vì ngày nay, mọi người sẽ Google bạn trước khi họ ghé thăm nhà hàng của bạn, mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn, hoặc đầu tư vốn vào các hoạt động kinh doanh của bạn.

Bất kỳ lúc nào bạn tương tác với mọi người – dù cho đó là trực tuyến hay ngoại tuyến – thương hiệu của bạn vẫn sẽ là yếu tố quan trọng nhất.

Chúng ta đã từng sống trong những thời kỳ đơn giản hơn. Những thương hiệu mà hầu hết chúng ta biết đến đều được quản lý bởi các tập đoàn lớn như: IBM, Coca-Cola, BMW.

Nếu bạn muốn xây dựng một doanh nghiệp, có thể bạn đã viết một bản kế hoạch kinh doanh toàn từ toàn diện đến tập trung chi tiết vào các con số như: dòng tiền, doanh thu, chi phí và lợi nhuận.

Trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể thấy, xây dựng thương hiệu từ đầu không nằm trong tầm ngắm của hầu hết các doanh nghiệp, nếu có thì cũng rất ít.

Nếu bạn nghĩ thế giới vẫn đơn giản như nó đã từng, thương hiệu chỉ có vài cái tên lớn, thì bạn đã nhầm. Thế giới hiện tại đã hoàn toàn thay đổi.

Chưa bao giờ bạn có nhiều cơ hội và nên xây dựng thương hiệu như ngày hôm nay, sau đó tận dụng nó để mở rộng kinh doanh, tăng doanh số bán hàng và nâng cao uy tín cũng như lợi nhuận của bạn.

Tuy nhiên, bất chấp những cơ hội to lớn dành cho các doanh nghiệp, nhiều người làm marketing ngày nay vẫn đang tiếp cận các phương pháp cũ, vẫn tập trung vào quảng cáo chứ không phải tương tác với khách hàng mục tiêu.

Ngày nay, khi các nền tảng mạng xã hội đang phát triển đến chóng mặt, một doanh nghiệp có thể bị bỏ lại phía sau nếu không có một bản chiến lược thương hiệu toàn diện.

Bạn cần truyền tải được những gì mà bạn đang đại diện, giá trị mà bạn mang lại cho khách hàng là gì, bạn cần tìm cách để duy trì cuộc trò chuyện và tương tác với khách hàng mục tiêu, nhiều nhất có thể.

Dưới đây là một số nội dung bạn có thể tham khảo khi xây dựng chiến lược thương hiệu của mình.

Những nội dung cần có trong bản kế hoạch hay chiến lược thương hiệu (Brand Plan).

Một kế hoạch thương hiệu được viết tốt sẽ nên tập trung vào chiến thuật, nguồn lực và niềm tin của doanh nghiệp theo hướng họ cần để thương hiệu đạt được mục tiêu của mình.

Kế hoạch thương hiệu đóng vai trò như một chiếc ô mà theo đó các chức năng như marketing, digital, bán hàng (sales) và phát triển sản phẩm (R&D) sẽ được thống nhất thành một khối nhất định.

Kế hoạch sẽ nêu chi tiết những gì mỗi chức năng (nhóm) cần làm để thương hiệu thành công, đồng thời cũng đặt ra các mục tiêu mà khối vận hành và tài chính cần hỗ trợ.

Một kế hoạch thương hiệu thành công nên bắt đầu với một tầm nhìn – là ý tưởng về những gì thương hiệu nên đại diện hoặc tượng trưng. Kế hoạch cũng nên bao gồm một nhiệm vụ – một kế hoạch ‘tấn công’ cụ thể để giúp khởi động hay kích hoạt thương hiệu.

Nội dung tiếp theo của bản kế hoạch chính là các mục tiêu (OKR, KPI), là những điều bạn muốn thương hiệu đạt được, và sau đó là các chiến lược hành động nhằm cung cấp ‘bản đồ đường đi’ để đạt được điều đó.

Một kế hoạch thương hiệu thành công phải xác định được khách hàng mục tiêu, chính là nhóm đối tượng đang cần sự hỗ trợ từ thương hiệu của mình.

Để thuyết phục những nhóm đối tượng này mua sản phẩm, một thương hiệu phải có một thông điệp chính (Brand Message), thông điệp này giải thích tại sao công ty hay sản phẩm của họ có thể làm được những điều mà những người khác (đối thủ) không thể.

Cuối cùng, một kế hoạch thương hiệu nên bao gồm các chiến lược quảng cáo hay truyền thông tích hợp để thu hút người tiêu dùng mục tiêu thực hiện hành động.

Một điều quan trọng nhất bạn nên nhớ là, xây dựng thương hiệu là về cảm xúc, là xây dựng cách khách hàng của bạn cảm nhận về bạn hoặc sản phẩm và dịch của bạn.

Bài học xây dựng thương hiệu từ Elon Musk.

Được biết đến như một thiên tài sáng tạo, Elon Musk đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu mình là một doanh nhân có tầm ảnh hưởng trên toàn cầu, người luôn sẵn sàng ‘giải cứu’ thế giới bằng cách phát minh ra những sản phẩm và công nghệ tuyệt vời nhất.

Với khách hàng, họ không chỉ ngưỡng mộ khả năng sáng tạo và sự nhạy bén trong kinh doanh của Elon Musk mà còn cả về tư tưởng của ông.

Đối với nhiều người theo dõi Elon Musk, ô tô Tesla là một phần mở rộng gắn liền với yếu tố con người, chính là bản thân ông – nó là những phương tiện ‘của thời đại mới’, đồng thời chống lại sự nóng lên toàn cầu.

Một trong những điều thu hút nhất với người tiêu dùng về Elon Musk là ông luôn chịu trách nhiệm về thương hiệu cá nhân của ông.

Vào năm 2013, khi công ty phải hứng chịu làn sóng dư luận xấu sau khi một số chiếc xe Tesla bốc cháy, Elon Musk đã tự mình viết một bài đăng trên blog nhằm bảo vệ mạnh mẽ sản phẩm của Tesla và coi đó là bản sắc thương hiệu của chính ông.

Người tiêu dùng đã khen ngợi Elon Musk vì sự trung thực và chân thành của ông bằng cách biến Model S của công ty trở thành chiếc xe điện bán chạy nhất thế giới vào năm 2015 và cả 2016.

Như Elon Musk đã chỉ ra, thành công của một doanh nghiệp phụ thuộc vào tính xác thực, minh bạch và những hành động chân thành. Đặc biệt là từ những người lãnh đạo.

Nếu bạn dành càng nhiều thời gian, nỗ lực và nguồn lực cho kế hoạch thương hiệu của mình, bạn càng có nhiều khả năng tạo ra một thương hiệu tích cực và bền vững, điều này cùng với sự ủng hộ của người tiêu dùng sẽ tác động một cách tích cực đến lợi nhuận của bạn trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Xây dựng chiến lược Social Media Marketing với 10 bước

Nếu bạn đang tìm cách xây dựng hay tối ưu các chiến lược Social Media hoặc Social Media Marketing trong năm mới, bài viết này là những gì bạn có thể tham khảo.

chiến lược social media marketing
Xây dựng chiến lược Social Media Marketing với 10 bước đơn giản

10 bước cần có khi xây dựng chiến lược Social Media Marketing bao gồm:

  • Xác định sứ mệnh.
  • Xây dựng mục tiêu.
  • Xác định nhóm đối tượng mục tiêu (TA).
  • Xác định đối thủ cạnh tranh.
  • Lựa chọn nền tảng.
  • Xây dựng chiến lược nội dung.
  • Đo lường hiệu suất.
  • Sử dụng công cụ Social Media.
  • Phân bổ nhiệm vụ cho các thành viên.
  • Tối ưu chiến lược.

Bên dưới là chi tiết từng nội dung.

Trước khi tìm hiểu về cách xây dựng một bản kế hoạch hay chiến lược Social Media Marketing, bạn cần hiểu về một số khái niệm như chiến lược là gì? và chiến lược Social Media Marketing là gì?

Chiến lược là gì?

Chiến lược trong tiếng Anh (và được sử dụng rộng rãi) có nghĩa là Strategy, thuật ngữ dùng để chỉ các bản kế hoạch (Plan) tổng thể hay các định hướng chung được xây dựng để đạt được một hoặc nhiều các mục tiêu khác nhau trong dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.

Theo Wikipedia, chiến lược chính là các bản kế hoạch dài hạn mang tính định hướng tổng thể được thiết kế để giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu khác nhau trong những điều kiện bất ổn và mơ hồ (VUCA) khác nhau.

Chiến lược mô tả các nguồn lực sẵn có (thường bị hạn chế) được sử dụng để đạt được các mục tiêu (thường không bị hạn chế) trong tương lai.

Khái niệm chiến lược nói chung thường liên quan đến việc xây dựng và thiết lập các mục tiêu (Goals) và ưu tiên, xác định các hành động cần thực hiện để đạt được mục tiêu và các nguồn lực cần thiết để thực hiện các hành động đó.

Một chiến lược tốt sẽ cần mô tả được cách thức đạt được các mục tiêu cuối cùng bằng các phương tiện hay nguồn lực sẵn có.

Chiến lược Social Media Marketing là gì?

Theo góc nhìn nói trên của khái niệm chiến lược, chiến lược Social Media Marketing chính là việc vận dụng các chiến lược marketing vào các nền tảng mạng xã hội.

Quá trình xây dựng chiến lược Social Media Marketing theo đó cũng là một phần của chiến lược marketing tổng thể.

Cách xây dựng một chiến lược Social Media Marketing với 10 bước đơn giản.

1. Xác định sứ mệnh.

Là giai đoạn bạn, với tư cách là những marketer cần xác định rõ đâu là những thứ mà bạn muốn đạt được khi sử dụng Social Media.

Hay nói cách khác, tại sao bạn lại cần sử dụng Social Media cho doanh nghiệp hoặc thương hiệu của mình.

2. Xây dựng mục tiêu chiến lược.

Mục tiêu chiến lược đơn giản là cách bạn có thể đảm bảo rằng bạn đã hoàn thành sứ mệnh chiến lược của mình ở bước 1.

Bạn có thể bắt đầu bằng cách đưa ra các chỉ số hay định hướng cụ thể mà bạn cần đạt được sau quá trình triển khai chiến lược.

Bạn cũng có thể sử dụng SMART làm công thức xây dựng mục tiêu của mình.

3. Xác định nhóm đối tượng mục tiêu (TA).

Bạn cần xác định chính xác ai là đối tượng mục tiêu của mình. Bằng cách chi tiết hoá chân dung của các nhóm khách hàng mục tiêu (Buyer Personas), bạn có thể tiếp cận chính xác những người có khả năng mua hàng cao nhất.

4. Xác định đối thủ cạnh tranh.

Trước khi xây dựng bất cứ chiến lược nào, trừ khi bạn tự tin nói rằng sản phẩm hay thương hiệu của bạn khác biệt hoàn toàn so với những sản phẩm còn lại trên thị trường, bạn cần hiểu rõ những đối thủ đang bán các sản phẩm tương tự.

Bạn có thể xem xét các yếu tố như: đối thủ đang tập trung vào nền tảng nào, chiến lược nội dung của họ là gì, hay họ có bất cứ USP nào mà bạn không có không?

5. Lựa chọn nền tảng.

Rõ ràng là với từng nhóm đối tượng mục tiêu mà bạn đã xác định ở bước 3, họ có thể sử dụng hoặc sử dụng nhiều nhất ở một nền tảng mạng xã hội nhất định, chẳng hạn Gen Z sẽ tập trung nhiều trên TikTok so với Facebook hay LinkedIn chẳng hạn.

6. Xây dựng chiến lược nội dung.

Nội dung (Content) vẫn là một trong những thành phần quan trọng nhất của bất cứ kế hoạch truyền thông marketing nói chung nào.

Về cơ bản, từng nhóm khách hàng khác nhau trên từng nền tảng khác nhau, họ sẽ cần những kiểu nội dung khác nhau và nhiệm vụ của bạn là tìm hiểu xem kiểu nội dung ưa thích của họ đó là gì.

Bạn có thể xem content là gì để hiểu sâu hơn về thuật ngữ Content.

7. Đo lường hiệu suất.

Bạn có thể sử dụng nhiều các công cụ khác nhau để đo lường cách đối tượng mục tiêu tương tác với thương hiệu của bạn trên các nền tảng mạng xã hội.

Từ các công cụ cơ bản sẵn có trên các nền tảng, đến Google Analytics hay thậm chí là sử dụng các công cụ Social Listening, bạn có thể có được những bức tranh đầy đủ hơn về các dữ liệu hiệu suất của mình.

8. Sử dụng các công cụ Social Media.

Bước thứ 8 trong quá trình xây dựng chiến lược Social Media Marketing là sử dụng các công cụ quản lý Social Media (nếu cần thiết).

Bằng cách sử dụng các phần mềm hay công cụ hỗ trợ, bạn có thể đơn giản hoá quá trình từ việc đăng bài đến thu thập dữ liệu và đánh giá hiệu suất.

9. Phân bổ nhiệm vụ cho các thành viên.

Nếu đội nhóm của bạn có nhiều thành viên khác, việc phân bổ rõ ràng vai trò của từng cá nhân trong chiến lược tổng thể cũng là một cách để bạn có thể tối ưu kết quả đạt được.10

10. Tối ưu chiến lược.

Bước cuối cùng bạn cần làm là đảm bảo rằng chiến lược Social Media Marketing của mình đang đi đúng với các định hướng hay mục tiêu chiến lược ban đầu.

Hãy đối sánh các mục tiêu đạt được với sứ mệnh ban đầu, hãy đánh xem khách hàng của bạn phản ứng như thế nào với các thông điệp của thương hiệu, bạn cũng cần nhớ rằng, ngoài việc đạt được các mục tiêu đề ra, học hỏi cũng nên là mục tiêu bạn cần hướng tới, từ góc nhìn này, việc thử nghiệm các ý tưởng mới sẽ không còn là rào cản của chiến lược.

Kết luận.

Hy vọng với bài viết trên của MarketingTrips, bạn có thể bắt đầu xây dựng cho mình một chiến lược Social Media Marketing hoàn chỉnh trong năm mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Những chiến lược Marketing tai hại nhất lịch sử của các nhãn hàng lớn

Trong thế giới làm marketing, việc thực hiện sai chiến lược hay thể hiện sai các ý đồ đằng sau các chiến lược không phải là chuyện mới, bằng cách học hỏi từ thất bại của các thương hiệu đi trước, marketer có nhiều cơ hội hơn để tránh các sai lầm có thể xảy ra. Cùng tìm hiểu những chiến lược Marketing tai hại nhất lịch sử của các nhãn hàng lớn trong bài viết này.

Những chiến lược Marketing tai hại nhất lịch sử của các nhãn hàng lớn
Những chiến lược Marketing tai hại nhất lịch sử của các nhãn hàng lớn

Nghề marketing chứng kiến không ít những chiến dịch quảng cáo “tệ không ngờ”. Không ngờ là bởi vì những người đứng sau những ý tưởng đó có lẽ không tưởng tượng được thực tế khác xa với kịch bản trên giấy tờ như thế nào. Sai lầm có thể đến từ cách vận hành hay cách người dùng đón nhận, nhưng hậu quả để lại cho thương hiệu là không thay đổi.

Khi các kênh truyền thông và các phương tiện quảng cáo mới xuất hiện ngày càng nhiều, cạnh tranh càng trở nên gay gắt, tạo áp lực cho các thương hiệu phải luôn đổi mới và sáng tạo trong cách tiếp cận người tiêu dùng. Đó vô tình lại là con dao hai lưỡi: chính việc theo đuổi thị hiếu và xu hướng có thể gây tổn hại đến nhãn hàng.

Tại sao các chiến lược hay chiến dịch marketing của thương hiệu thất bại?

Câu trả lời đến từ ngay bản chất của nghề marketing: hướng đến khách hàng. Đơn giản là thương hiệu quên mất họ đang nói chuyện với ai.

Đa phần các sai lầm đến từ việc nhóm truyền thông quá tập trung vào khía cạnh sáng tạo và độc nhất thay vì tìm cách tiếp cận đối tượng mục tiêu một cách hiệu quả. Đồng ý rằng các chiến dịch cần nổi bật và khác biệt, nhưng nó không đồng nghĩa với sự khoa trương vô bổ.

Có những sai lầm lại đến từ những mục tiêu không thực tế, khiến các chiến dịch ra đời sai thời điểm. Và cũng có những chiến dịch đơn giản là “gặp xui”. Dù thế nào, nếu nhìn nhận lại, chúng ta hẳn sẽ tìm ra cách để “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Một mục tiêu cơ bản của bất kì một chiến dịch truyền thông nào là phải truyền đạt được giá trị mà doanh nghiệp theo đuổi tới người tiêu dùng. Đó có thể là những nhu cầu mà doanh nghiệp đáp ứng cũng như cá tính riêng mà doanh nghiệp trở nên khác biệt. Nếu đi chệch khỏi đường ray này, bản thân chiến dịch đã thất bại ngay trước khi ra mắt.

Trong thời đại của chủ nghĩa tiêu dùng và mạng xã hội, mọi nhất cử nhất động của thương hiệu đều được “soi mói”. Một mặt điều đó giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tốt hơn, nhưng đó cũng là áp lực nếu doanh nghiệp “sơ hở”. Và sau đây là 10 “sơ hở” tồi tệ nhất mọi thời đại trên mặt trận truyền thông.

Những chiến lược Marketing tai hại nhất lịch sử của các nhãn hàng (và tổ chức) lớn.

1. Quảng cáo của Pepsi với Kendall Jenner.

Pepsi muốn định vị sản phẩm của họ như một “cầu nối mang mọi người đến gần nhau”. Đó thực ra là một cách định vị thương hiệu rất ổn, cho đến khi họ bắt tay vào thực hiện quảng cáo.

“Này, hãy mời ngôi sao Kendall Jenner tham gia, hãy để cô ấy hoà giải đám đông gào thét với hàng rào cảnh sát ngay giữa phong trào Black Lives Matter bằng cách tặng một lon Pepsi cho một viên sĩ quan!”

Kết quả? Sự phẫn nộ từ cộng đồng. Quảng cáo này bị chế giễu trên các phương tiện truyền thông, và các công ty quảng cáo thậm chí còn dùng ví dụ này để nói rằng đáng ra mọi thứ có thể tốt hơn nếu Pepsi chịu hợp tác.

Sáu tháng sau, chủ tịch của PepsiCo, Brad Jakeman, đã từ chức và đã thừa nhận rằng đây là trải nghiệm đau đớn nhất trong sự nghiệp của mình.

2. Chiến dịch của Dove.

Thông qua chiến dịch “Real Beauty”, Dove khuyến khích nữ giới tự tin hơn về cơ thể của mình. Chiến dịch này đã được thực hiện hơn 15 năm qua và được ghi nhận là một trong những chiến dịch truyền thông xuất sắc. Thông điệp về những người phụ nữ tự tin đã được củng cố mạnh mẽ.

Mọi chuyện sẽ không đáng nói nếu đội ngũ Dove ở Anh “phá hỏng” tất cả. Tại đây, người ta phát hiện những sản phẩm giới hạn được thiết kế giống như cơ thể phụ nữ với những hình dạng khác nhau. Phụ nữ giờ đây lại “bị” đánh đồng với những chai xà phòng, vô hình chung “bắt” họ phải chọn những chai nào có “hình dáng” giống với mình.

Ông bà có câu “sai một ly đi một dặm”, y như những gì Dove đã “lỡ” làm. Ý tưởng “độc đáo” này phản tác dụng và trở thành đề tài châm chọc trên các nền tảng mạng xã hội.

3. Quảng cáo TV tại Anh của McDonald’s.

Lại là nước Anh, lần này đến lượt McDonald’s vào năm 2017. Nếu bạn nghĩ thật khó để “khiêu khích” một ai đó bằng thức ăn nhanh, hãy xem McDonald’s đã làm được điều gì.

Trong TVC quảng cáo, một cậu bé nói chuyện với mẹ về người bố đã khuất. Hoá ra, một trong những điều cả hai cùng chia sẻ là tình yêu dành cho món sandwich kẹp thịt cá. Nghe… không liên quan chút nào!

McDonald’s đã phải hứng chịu làn sóng phản đối gay gắt vì đã đem một câu chuyện đau buồn để bán hàng.

4. Lỗi in ấn của Ford.

Trong một năm mà những hành động sai trái của Harvey Weinstein và phong trào #MeToo thống trị các trang tin tức, Ford lại cho ra đời một tờ quảng cáo “lỗi” nhất mà một thương hiệu có thể làm. Quảng cáo thể hiện hình ảnh ba người phụ nữ bị trói, bịt miệng và nhét vào cốp xe của chiếc xe Ford mới nhất.

Quảng cáo nói trên đã bị thu hồi và Ford phải đưa ra lời xin lỗi công khai vì nhiều người cảm thấy khó chịu cũng như cho rằng quảng cáo khuyến khích bạo lực.

5. Quảng cáo “phân biệt chủng tộc” của Sony.

Quay lại năm 2006, thời điểm Sony quảng bá cho chiếc Playstation màu trắng mới của mình. Họ sử dụng hình ảnh một người phụ nữ nhợt nhạt với mái tóc trắng đang túm lấy một người phụ nữ da đen.

Người da trắng trông rất quyết đoán trong khi người còn lại có vẻ như giống “nô lệ”. Trên hình ảnh đó, Sony đặt dòng chữ “Playstation Portable. Màu trắng đang tới”.

Có rất nhiều cách để thúc đẩy một sản phẩm mới, nhưng Sony lại lựa chọn một cách làm gây quá nhiều tranh cãi. Trong một động thái “chữa cháy”, Sony nói rằng “những hình ảnh được sử dụng chỉ nhằm mục đích làm nổi bật độ tương phản giữa các màu khác nhau cho PSP”.

6. Chiến dịch trên smartphone của Burger King.

Burger King đáng ra sẽ không có mặt trong danh sách này, vì ý tưởng của họ thật sự thông minh. Chiến dịch sẽ chạy trên các thiết bị thông minh để đọc danh sách các thành phần bánh burger được đăng trên Wikipedia, trang bách khoa toàn thư trực tuyến phổ biến nhất.

Nhưng bất kì ai cũng có thể chỉnh sửa nội dung trên Wiki, và bạn có thể đoán được chuyện gì xảy ra rồi đấy. Chiến dịch buộc phải dừng lại khi tin tặc bổ sung vào bài viết trên Wikipedia các thành phần độc hại như cyanide.

7. Quảng cáo về một đám cưới Trung Quốc của Audi.

Bạn luôn phải kiểm tra cẩn thận trước khi mua một chiếc xe mới, và Audi thể hiện điều này bằng bối cảnh một gia đình Trung Quốc chuẩn bị đám cưới.

Trong quảng cáo, mẹ chú rể nhiệt tình bước lên và bắt đầu kiểm tra cô con dâu sắp cưới. Bà véo môi, kéo tai, nhìn vào răng và lưỡi trước khi gật đầu đồng ý. Một dòng chữ hiện lên sau đó: “Một quyết định quan trọng phải được đưa ra một cách cẩn thận”

Audi đã vô tình so sánh người phụ nữ với chiếc xe, qua đó làm giảm giá trị của họ. Khỏi phải nói người xem đã vô cùng tức giận như thế nào.

8. Chiến dịch email của Adidas.

Những khách hàng tham gia Boston Marathon năm 2017 đã nhận được một email rất “kém duyên” từ một trong những thương hiệu thể thao lớn nhất thế giới. Tiêu đề email ngắn gọn như sau: “Chúc mừng, bạn đã sống sót qua Boston Marathon!”

Nghe thì có vẻ vô hại, vì chúng ta vẫn thường hay dùng cách biểu đạt này để thể hiện việc hoàn tất một bộ môn nào đó, ví dụ như sống sót qua lớp Crossfit đầu tiên chẳng hạn.

Nhưng Boston Marathon lại không phải là một sự kiện bình thường. Năm 2013, một vụ đánh bom ngay tại sự kiện đã khiến 3 người thiệt mạng và hơn 250 người bị thương.

Rõ ràng nhiều người đã cảm thấy bị xúc phạm. Adidas ngay lập tức đưa ra lời xin lỗi, nhưng “ván đã đóng thuyền” mất rồi.

9. Chiến dịch email của Airbnb.

Một chiến dịch có thể thất bại vì tính sai thời điểm ra mắt, như chiến dịch email này của Airbnb. Họ quảng bá về một “thế giới nổi” với hình ảnh một căn nhà nổi trên mặt nước. Đoạn chữ mô tả: “Sống hoà vào đại dương trên những căn nhà nổi”

Nghe cũng “thơ mộng”, đúng không? Nhưng Airbnb lại chạy chiến dịch này vào ngày 28/8/2017, khi cơn bão Harvey đang càn quét Houston.

10. Quảng cáo của Ink Coffee.

Một câu nói đùa tưởng như vô hại cũng có thể khiến doanh nghiệp “điêu đứng”, như trường hợp dưới đây của Ink Coffee. Chủ quán cà phê đưa ra một tấm biển ghi dòng chữ: “Vui vẻ làm dịu (gentrifying) khu phố từ năm 2014”.

Vấn đề là cụm từ gentrifying còn được dùng để nói về việc di dời cư dân, đặc biệt đối với các nhóm thiểu số có thu nhập thấp. Ink Coffee hứng chịu sự phản đối và phá hoại gay gắt.

11. Quảng cáo phân biệt chủng tộc của Dove.

Unilever đã có một năm 2017 tồi tệ. Tiếp tục là một quảng cáo “lỗi” đến từ Dove khi họ đăng trên Facebook hình ảnh một người phụ nữ gốc Phi cởi áo ra và trở thành một người da trắng.

Quảng cáo này về sau xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google với từ khoá “quảng cáo phân biệt chủng tộc của Dove”. Không có đơn vị quảng cáo nào đứng ra nhận trách nhiệm, còn Unilever cho rằng họ chỉ đang thể hiện sự đa dạng của vẻ đẹp đích thực.

Vấp phải làn sóng phẫn nộ từ người dùng, Dove lại phải xin lỗi – lần thứ hai dành cho Brad Jakeman.

12. Cuộc thi selfie của Walkers.

Walkers, một công ty đồ ăn nhẹ có trụ sở tại Vương quốc Anh, đã thực hiện một chiến dịch truyền thông xã hội nơi khách hàng có thể gửi ảnh selfie để có cơ hội giành vé tham dự một sự kiện thể thao lớn.

Thật không may, một số người đã gửi hình ảnh của những kẻ độc tài, kẻ giết người hàng loạt và tội phạm, dẫn đến một cuộc khủng hoảng PR của công ty mà lỗi đến từ việc họ đã không kiểm duyệt nội dung trước khi đăng tải.

13. Dòng Tweet của Wendy.

Wendy vướng vào một cuộc chiến trên mạng xã hội Twitter với khách hàng về việc họ có thực sự sử dụng thịt bò tươi hay không. Chuyện ban đầu tưởng không lớn, hoá ra lại lớn không tưởng vì cách mà Wendy đáp trả.

Họ dùng hình ảnh ếch Pope, vốn đặc trưng cho chủ nghĩa “người da trắng thượng đẳng” (white supremacist), dùng nhiều trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016.

Mặc dù Wendy đã nhanh chóng xoá bài viết, nhưng cư dân mạng đã kịp chụp màn hình, và “cuộc chiến” lại tiếp tục.

14. Lỗi đánh máy từ Bộ Giáo dục Hoa Kỳ.

Dĩ nhiên ai cũng có thể sai chính tả, nhưng đây lại là Bộ Giáo dục! Họ trích dẫn một câu nói của W.E.B. Du Bois trong khi viết sai tên danh nhân này trên Twitter.

Ngay sau đó, họ tweet lời xin lỗi, nhưng tiếp tục đánh sai chữ “apology”. Lời chỉ trích tiếp tục leo thang hướng về phía vị thư kí Betsy DeVos.

15. Chiến dịch VR của Facebook.

Sau khi bị tàn phá khủng khiếp vì bão lũ, Puerto Rico rơi trong tình trạng hỗn loạn. Mark Zuckerberg đã sử dụng ứng dụng VR của Facebook có tên Spaces để tái hiện hình ảnh 360 độ của quốc gia này.

Mặc dù Facebook chỉ có ý định cho thấy công ty đã hỗ trợ cho Puerto Rico như thế nào, chiến dịch lại phản tác dụng khi người xem cho rằng Mark đang lợi dụng tình hình để quảng bá cho dịch vụ.

16. Dòng Tweet của Không quân Hoa Kỳ.

Có một thời gian cư dân mạng tranh cãi về một đoạn âm thanh, xem nó là “yanny” hay “laurel”. Nhìn qua thì có vẻ đây chỉ là một cuộc tranh cãi vui vẻ, nhưng Không quân Hoa Kỳ lại khiến sự việc trở nên trầm trọng hơn.

Trong một đoạn tweet, họ ghi rằng “Lực lượng Taliban ở thành phố Farah #Afghanistan thà nghe #Yanny hoặc #Laurel hơn là âm thanh #BRRRT họ nghe từ #A10.”

Họ sau đó đã phải gỡ bỏ dòng trạng thái này và xin lỗi trước những cáo buộc về sự vô cảm.

17. Bài đăng của Nivea.

Tại khu vực Trung Đông, Nivea đăng một quảng cáo (Advertising) cho sản phẩm khử mùi mà họ nói rằng “vô hình với cả da đen và da trắng”.

Quảng cáo mô tả hình ảnh phía sau đầu của một người phụ nữ với mái tóc đen dài che đi bộ trang phục trắng, cùng với dòng chữ “Trắng là Thuần khiết.”

Dĩ nhiên, chiến dịch này vấp phải sự phản đối vì phân biệt chủng tộc.

18. Chiến dịch của Snapchat.

Có thời gian Snapchat chứng kiến sự sụt giảm người dùng nghiêm trọng sau khi cập nhật giao diện ứng dụng mới. Và như thể đó chưa phải là điều tồi tệ nhất, họ tiếp tục cho ra mắt một chiến dịch quảng cáo “thảm hoạ”.

Nhằm giới thiệu trò chơi mới “Would You Rather?”, một đoạn quảng cáo thể hiện câu hỏi: “Bạn sẽ tát Rihanna hay đấm Chris Brown?”

Nếu bạn còn nhớ, vụ kiện giữa Rihanna và Chris Brown đã từng tiêu tốn rất nhiều giấy mực của giới truyền thông. Và Snapchat “đào lại” theo cách không thể “kém duyên” hơn.

Đáp lại lời xin lỗi công khai của Snapchat, Rihanna cho rằng cô cảm thấy thất vọng vì cách làm của đội ngũ truyền thông không chỉ cho cô mà cả những nạn nhân bạo lực gia đình khác.

19. Quảng cáo của Starbucks.

Gã khổng lồ ngành F&B Starbucks muốn quảng bá một dòng espresso mới nhẹ và ngọt hơn so với loại tiêu chuẩn. Nhưng cách làm của họ thực sự tệ.

Trên một trang web quảng cáo sản phẩm với tông màu vàng, Starbucks ghi dòng chữ “Ai bảo rằng espresso phải nặng? Chúng tôi nghĩ vậy trong 43 năm. Nhưng chúng tôi là Starbucks. Nên chúng tôi làm điều ngược lại.”

Người dùng có thể hiểu được ý của Starbucks, nhưng cách ghi thông điệp như vậy rõ ràng là hơi “chói tai”.

20. Quảng cáo KOL của Bootea Shake.

Chúng ta đã quen với việc các nhãn hàng dùng KOL (người có ảnh hưởng trên mạng xã hội) để tiếp cận người tiêu dùng. Đây cũng là một cách truyền thông đang dần phổ biến hiện nay, nhưng đi kèm với nó là trách nhiệm của nhãn hàng trong việc kiểm soát “lời nói” của người đại diện.

Bootea Shake có lẽ sẽ muốn nghe lời tư vấn này trước khi họ nhờ Scott Disick đăng bài lên Instagram. Cách dùng từ lộ liễu của Scott đã “tố cáo” rằng anh chỉ đăng bài vì nhãn hàng yêu cầu, từ đó rời xa mục tiêu ban đầu là giới thiệu về sản phẩm.

Người làm Marketing và kinh doanh có thể học được gì từ những chiến lược marketing thất bại?

Nếu bạn đang hoạt động trong ngành truyền thông, hãy ghi chú những bài học dưới đây để chắc chắn rằng bạn không phạm phải những sai lầm tương tự trong tương lai.

Luôn chứng thực các dự án.

Điều chúng ta cho là đúng chưa chắc áp dụng cho tất cả mọi người. Hãy đảm bảo rằng dự án của bạn được nhiều bên liên quan tham khảo và chứng thực để giảm thiểu rủi ro về mặt nội dung. Nên có một bên kiểm duyệt trước khi đưa ra công chúng.

Luôn là người “có duyên”.

Hãy cẩn thận với các nguyên liệu mình có trong tay. Có nhiều trường hợp bạn muốn tỏ ra khác biệt và vui vẻ theo một cách độc đáo, nhưng hãy cẩn thận – mọi trò đùa đều có tính hai mặt.

Nếu bạn có một cuộc tranh luận vui vẻ, hãy tiếp tục vui vẻ và tận dụng để xây dựng thương hiệu, nhưng đừng tỏ ra “kém duyên”. Nếu bạn đề cập đến một nhân vật hay một sự kiện văn hoá nào đó, hãy chắc rằng bạn đủ hiểu về dẫn chứng đó để tránh những rủi ro ngoài ý muốn.

Một nụ cười có thể mang lại nhiều điều, nhưng đừng vì vậy mà hi sinh giá trị thương hiệu của mình. Bạn có thể không có ý xúc phạm, nhưng chưa chắn người đối diện hiểu được điều đó.

Khi bạn chạy quảng cáo ở một khu vực nhất định, đừng quên rằng thông điệp của bạn có thể được chia sẻ tới các thị trường khác.

Chú ý đến các sự kiện hiện tại.

Hãy luôn để ý xung quanh. Thật khó để bắt ai phải chịu trách nhiệm khi một sự việc đáng tiếc xảy ra vô tình “liên quan” tới chiến dịch của mình, nhưng bạn luôn có lựa chọn “lùi một bước”, đánh giá vấn đề để “tiến hai bước”.

Nếu bạn đang tạo ra nội dung có liên quan đến các sự kiện như vậy, hãy làm điều đó với sự quan tâm thực sự trong việc giáo dục khán giả của bạn về sự nghiêm trọng của tình huống.

Hãy nhớ rằng, người tiêu dùng có thể đánh giá được nỗ lực của bạn qua những gì bạn truyền đạt, rằng đó có phải là sự thông cảm thực sự hay chỉ là chiêu trò PR.

Hướng đến trải nghiệm khách hàng.

Khi bạn đang tạo một chiến dịch kết hợp tài liệu do người dùng tạo (như cập nhật Wikipedia hoặc gửi ảnh selfie), hãy chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất. Sẽ luôn có những người cố tình phá hoại, vì vậy hãy xây dựng chiến lược để ngăn chặn các cuộc “tấn công” này.

Yếu tố tạo nên một chiến dịch thành công.

Rất dễ để chỉ trích và phán xét những sai lầm trong quá khứ, nhưng cần phải thừa nhận rằng trong ngành quảng cáo không có công thức chung cho mọi chiến dịch. Nhưng về cơ bản, bạn cần phải đảm bảo các yếu tố sau:

  • Mục đích rõ ràng
  • Xác định rõ đối tượng mục tiêu
  • Nội dung thu hút sự chú ý
  • Giám sát kết quả để tối ưu hóa

Lời cuối cùng, trước khi bạn truyền thông bất kì điều gì, hãy xem kĩ lại thông điệp một lần cuối, và đánh giá toàn bộ các yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Hy vọng, bằng cách học hỏi từ những chiến lược Marketing tai hại nhất lịch sử của các nhãn hàng lớn, marketer có thể tránh được các sai lầm không đáng có trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Chiến lược YouTube 2023: Một vài Insights mới mà Marketers cần biết

Để có thể giúp người làm marketing có nhiều thông tin hơn khi xây dựng chiến lược trên YouTube trong 2023, Google vừa chia sẻ một số insights mới.

Chiến lược YouTube 2023: Một vài Insights mới mà Marketers cần biết
Chiến lược YouTube 2023: Một vài Insights mới mà Marketers cần biết

Khi mọi người thuộc mọi thế hệ, dù là Gen X, Gen Y hay Gen Z hiện đang dành ít thời gian hơn để xem TV và thay vào đó dành nhiều thời gian hơn để trực tuyến (trung bình mỗi người dùng sử dụng từ 2-3h mỗi ngày để trải nghiệm các nền tảng mạng xã hội), các nền tảng xem video như YouTube đang là lựa chọn thay thế hàng đầu.

Người xem đến với YouTube vì nhiều lý do: từ để giải trí, xem video mới từ những nhà sáng tạo nội dung mà họ yêu thích, hay thậm chí là học một cái gì đó mới.

Theo nghiên cứu mới đây từ Google và Carat (Media Agency), người dùng cũng đến với YouTube để theo dõi lại các sự kiện đã phát trước đó, tham khảo các ý kiến phân tích của các chuyên gia và hơn thế nữa.

Đối với người dùng Gen Z (nhóm người dùng đông đảo và tích cực nhất trên mạng xã hội), các nghiên cứu cho thấy nhóm đối tượng này đến với YouTube vì những nhà sáng tạo (Content Creator) mà họ yêu thích.

Như bạn có thể thấy, dù là người dùng đến với YouTube hay bất cứ nền tảng mạng xã hội nào khác vì lý do gì, với tư cách là người làm marketing, khi thấu hiểu đối tượng mục tiêu là gốc rễ của mọi chiến dịch thành công, việc có được các thông tin về cách họ sử dụng nền tảng là vô cùng cần thiết.

Dưới đây là một số insights quan trọng đó.

Coi trọng các xu hướng văn hóa.

Cũng tương tự như một số nền tảng mạng xã hội khác, YouTube cho phép người dùng trở thành trung tâm của các xu hướng văn hoá và truyền thông trên nền tảng.

YouTube mang đến những cơ hội để các thương hiệu hiểu được hành vi, sở thích và xu hướng văn hóa của đối tượng mục tiêu, sau đó sử dụng những hiểu biết này để lập bản đồ hành trình khách hàng (Customer Journey) và tối ưu hóa hiệu suất của chiến dịch ở mọi giai đoạn có trong hành trình mua hàng.

YouTube có sức ảnh hưởng lớn nhất với nhóm người dùng Gen Z, 68% thế hệ này (theo khảo sát của Google) đồng ý rằng các nhà sáng tạo chính là lý do khiến họ tiếp tục quay lại với YouTube.

Là một marketer, điều này có nghĩa là, thay vì chỉ tập trung xuất bản nội dung từ phía thương hiệu, bạn cần kết nối với những nhà sáng tạo hay người có ảnh hưởng (Influencer) để thúc đẩy nhiều hơn nữa các mối liên hệ có ý nghĩa với khách hàng.

Sức mạnh của cộng đồng là chìa khoá.

Trong bối cảnh kinh doanh ngày nay, yếu tố cộng đồng (bao gồm cả các nhóm cộng đồng nhỏ) luôn mang một ý nghĩa lớn trong việc xây dựng thương hiệu.

Người tiêu dùng giờ đây không chỉ tương tác đơn lẻ với thương hiệu, mà dưới sức ảnh hưởng của các nền tảng mạng xã hội, họ cũng coi trọng ý kiến của các cộng đồng người dùng khác, đặc biệt là những cộng đồng mà họ tin tưởng.

Cộng đồng người sáng tạo trên YouTube cũng hoạt động theo cách tương tự, đó chính là cách để các thương hiệu đưa nội dung của mình đến với khách hàng mục tiêu một cách có ý nghĩa nhất.

Lời khuyên cho các thương hiệu là luôn xuất hiện ở những nơi mà khách hàng của mình có mặt và phản ứng lại với họ theo những gì thực sự quan trọng với họ.

Tiếp cận chính xác theo từng ngách cụ thể.

Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, mọi người truy cập YouTube để tương tác với các chủ đề mà họ đam mê và tìm kiếm các quan điểm khác nhau.

YouTube không chỉ là nơi để giải trí; người dùng còn sử dụng nó để mở rộng cách họ nhìn nhận thế giới và suy nghĩ về các vấn đề mà họ quan tâm.

Là thương hiệu, thay vì tìm cách tiếp cận họ bằng những thông điệp chung chung và không rõ ràng, hãy xác định các chủ đề chính mà khách hàng thực sự quan tâm và có liên quan đến thương hiệu, sau đó tìm cách đào sâu các chủ đề đó.

Trong bối cảnh mới, bạn cần nhớ rằng, vai trò của bạn không chỉ là bán hàng mà còn tạo ra các cảm xúc và kết nối, những thứ có thể giúp hình thành ý định mua hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Hãy để tính cấp thiết của nhu cầu khách hàng làm định hướng cho chiến lược bán hàng

Với nhiều doanh nghiệp, khi xây dựng các tập chân dung khách hàng tiềm năng, đa phần vì quá tập trung vào các yếu tố như độ tuổi, sở thích hay khu vực mà quên đi một thành phần rất quan trọng khác đó là tính cấp thiết của nhu cầu.

Hãy để tính cấp thiết của nhu cầu khách hàng làm định hướng chiến lược bán hàng
Hãy để tính cấp thiết của nhu cầu khách hàng làm định hướng chiến lược bán hàng

Để có thể giúp người làm marketing hay doanh nghiệp có những kiến thức cơ bản về chủ đề này, bài viết sẽ phân tích quy trình phân khúc khách hàng dựa trên các loại nhu cầu, đồng thời đưa ra những gợi ý để xây dựng chiến lược bán hàng dựa trên dữ liệu này.

Về tổng thể, trong khi phần lớn marketer hay nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều tin rằng họ hoàn toàn hiểu khách hàng mục tiêu của họ. Để xây dựng sự hiểu biết hay có được cái gọi là insights của khách hàng, họ đã đầu tư không ít thời gian để xây dựng “chân dung khách hàng”, chân dung khách hàng là bản mô tả rất chi tiết về khách hàng với các thông số như tuổi, trình độ học vấn, sở thích hay đơn giản là khu vực sinh sống.

Mặc dù những đặc điểm này là rất quan trọng, nhưng người làm marketing nói chung lại bỏ qua một đặc điểm quan trọng không kém khác (và trong nhiều trường hợp là quan trọng nhất): tính cấp thiết của nhu cầu (nhu cầu cấp bách).

4 phân khúc chính của nhu cầu (Demand Segments).

Để xây dựng chiến lược marketing và bán hàng dựa trên loại nhu cầu này, doanh nghiệp hay marketer phải phân khúc khách hàng tiềm năng thành 4 phân khúc (Segment) chính:

  • Nhu cầu cấp bách (Thiết yếu). Khách hàng nhận ra rằng họ muốn sử dụng sản phẩm hay dịch vụ ngay lập tức.
  • Nhu cầu không khẩn cấp. Khách hàng nhận ra nhu cầu, nhưng đó không phải là nhu cầu ưu tiên (ít nhất là vào thời điểm hiện tại).
  • Nhu cầu hiện đã được áp ứng nhưng có thể muốn thay đổi. Khách hàng tin rằng họ đã có một giải pháp phù hợp có thể giải quyết nhu cầu (cũ) của họ tuy nhiên họ cũng nhận ra rằng đó có thể không phải là một giải pháp tối ưu nhất (về lâu dài).
  • Không có nhu cầu. Khách hàng chỉ đơn giản là không có nhu cầu với các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp và cũng không mong đợi nhu cầu đó sớm nảy sinh.

Trong khi việc tập trung vào nhu cầu khách hàng hay nhu cầu cấp bách nghe tưởng chừng như là điều hiển nhiên, không ít các doanh nghiệp vẫn chưa thể hiểu và ứng dụng nó một cách bài bản.

Dưới đây là quy trình mà doanh nghiệp có thể tham khảo.

Xác định khách hàng mới.

Để tìm kiếm hay xác định các tập khách hàng tiềm năng (Lead) mới ngoài tập khách hàng hiện tại của doanh nghiệp, ngoài cách làm truyền thống là marketer có thể sử dụng các nội dung quảng cáo cung cấp các giải pháp gắn liền với các nhu cầu cụ thể.

Có vô số các nguồn dữ liệu khác có thể được khai thác để xác định tập khách hàng mới dựa trên các nhu cầu mang tính cấp bách.

Ví dụ: nếu một doanh nghiệp bán các giải pháp quản lý hàng tồn kho, thì nguồn dữ liệu có giá trị có thể là dữ liệu sáp nhập và mua lại trong ngành sản xuất, dữ liệu này có thể cho thấy các doanh nghiệp hiện đang có nhu cầu cấp thiết trong việc phải thay đổi hoặc hợp nhất các hệ thống chẳng hạn như hệ thống quản lý hàng tồn kho.

Nếu một doanh nghiệp bán các giải pháp quản lý chất lượng, nguồn dữ liệu có giá trị có thể là các doanh nghiệp đang gặp khủng hoảng hay rắc rối vì chất lượng sản phẩm và dịch vụ kém trên mạng xã hội.

Theo cách tư duy tương tự, doanh nghiệp sẽ tìm thấy vô số các tập khách hàng mới chất lượng.

Thu thập những thông tin hay dữ liệu cần thiết.

Với tư cách là người làm marketing chuyên nghiệp, để xác định nhu cầu cấp bách thực sự của khách hàng, điều này đòi hỏi bạn phải nhìn xa hơn những thông tin cơ bản như độ tuổi, sở thích cá nhân hay khu vực sinh sống.

Bạn cần phải tiếp cận để nói chuyện với khách hàng, bao gồm những khách hàng đã sử dụng sản phẩm và những khách hàng tiềm năng mới.

Mục đích chính của quá trình này là đặt ra những câu hỏi để xác định các tham số khách hàng mục tiêu mới, thứ có thể ảnh hưởng đến nhu cầu cấp bách của họ:

Dưới đây là một số tham số bạn có thể tham khảo:

  • Sự thất vọng. Mức độ cấp thiết của nhu cầu phải giải quyết những bức xúc hay sự thất vọng đó ra sao? Sự thất vọng nào mà nếu được giải quyết thì khách hàng tiềm năng có nhiều khả năng nhất sẽ trở thành khách hàng.
  • Mục tiêu. Mục tiêu của khách hàng có rõ ràng và nhất quán không, có thể đo lường được không? Gần đây mục tiêu đó có thay đổi gì không?
  • Rào cản. Điều gì khiến khách hàng không đạt được mục tiêu của họ? Mức độ ảnh hưởng của những rào cản này là gì?

Đánh giá khả năng đáp ứng của doanh nghiệp dựa trên các loại hay cấp độ nhu cầu của khách hàng.

Một khi doanh nghiệp đã coi việc tiếp cận khách hàng từ khía cạnh nhu cầu là chiến lược, doanh nghiệp cần tìm cách trả lời các câu hỏi gắn liền với cơ hội và khả năng đáp ứng của từng cấp độ nhu cầu. Những dữ liệu có được sẽ quyết định đến chiến lược bán hàng và marketing, mức độ đầu tư và cả hoạt động phân bổ nguồn lực.

Cấp độ 1. Nhu cầu cấp bách.

Các câu hỏi có thể là:

Làm thế nào doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu của họ một cách nhanh nhất có thể (ít nhất là nhanh hơn đối thủ)? Làm thế nào có thể phục vụ họ một cách tốt nhất? Cơ hội thị trường có đủ lớn để chỉ tập trung vào những tập khách hàng tiềm năng này hay không?

Với mức độ khẩn cấp của khách hàng, làm thế nào doanh nghiệp có thể định giá sản phẩm của mình để tối ưu hóa lợi nhuận mà không làm tổn hại đến các mối quan hệ hiện có?

Cấp độ 2. Nhu cầu không khẩn cấp.

Các câu hỏi có thể là:

Doanh nghiệp có thể thuyết phục khách hàng rằng nhu cầu của họ thực sự cấp bách hơn những gì họ đang nghĩ hay không? Làm thế nào để doanh nghiệp giữ liên lạc với khách hàng một cách hiệu quả để doanh nghiệp luôn là Top of Mind khi họ nhận thấy rằng nhu cầu của họ đã trở nên cấp bách hơn trước?

Cấp độ 3. Nhu cầu hiện đã được đáp ứng (nhưng có thể muốn thay đổi).

Các câu hỏi có thể là:

Doanh nghiệp có nên bỏ qua tập khách hàng này hay không? Nếu vậy, khi nào và bằng cách nào doanh nghiệp cần tiếp cận lại họ để xem nhu cầu (cũ) của họ đã thay đổi hay chưa hay liệu có cần một giải pháp mới khác tối ưu hơn hay không?

Và nếu điều nảy xảy ra, cách tiếp cận tốt nhất để khiến khách hàng phải xem xét và đánh giá lại tình hình hiện tại của họ và nhận ra nhu cầu (mới) thực sự cũng như tính cấp bách của họ là gì?

Cấp độ 4. Không có nhu cầu.

Các câu hỏi có thể là:

Có bất cứ nhu cầu nào khác mà doanh nghiệp có thể giúp họ giải quyết hay không — hoặc cũng có thể giải quyết bằng một sản phẩm (mới) khác? Doanh nghiệp có nên tiếp tục tương tác và thu hút sự chú ý của nhóm khách hàng này hay không?

Về bản chất, những khách hàng lý tưởng là những người hiểu rõ và nhận ra rằng họ có nhu cầu cấp thiết đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu cơ hội đó không đủ để đáp ứng mục tiêu doanh số bán hàng của doanh nghiệp thì có thể đã đến lúc doanh nghiệp cần mở rộng nỗ lực tới các cấp độ khác của nhu cầu (chuyển đổi cấp độ).

Tối ưu thông điệp bán hàng.

Một khi đã xác định và thấu hiểu các loại hay cấp độ nhu cầu khác nhau của khách hàng, bạn cũng cần phải tối ưu lại thông điệp bán hàng — nó không chỉ là cách đội nhóm marketing sử dụng ngôn ngữ trong các chiến dịch truyền thông mà cũng chính là ngôn ngữ mà đội nhóm bán hàng sử dụng khi tương tác với khách hàng.

Như đã phân tích ở trên, tuỳ vào độ lớn của tập khách hàng lý tưởng (khách hàng có nhu cầu cấp bách) mà doanh nghiệp có thể sẽ phải đẩy mạnh các thông điệp thể hiện tính cấp thiết của sản phẩm và dịch vụ gắn liền với nhu cầu cấp bách của khách hàng.

Các nhân viên bán hàng cũng cần học cách đọc và phản ứng với từng cấp độ nhu cầu khác nhau của khách hàng tiềm năng và điều chỉnh ngôn ngữ của họ một cách thích hợp.

Bằng cách tăng thêm tính cấp thiết trong nhu cầu khi tiếp cận khách hàng, doanh nghiệp có thể có nhiều cách hơn để phân biệt các sản phẩm và dịch vụ của mình với đối thủ.

Đặc biệt trong những thời điểm kinh tế khó khăn, khi người tiêu dùng sẽ tìm cách thắt chặt chi tiêu, việc khai thác tính cấp thiết trong nhu cầu còn trở nên quan trọng hơn khi nó là yếu tố chính để khách hàng ra quyết định mua hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Một số lỗi cần tránh khi xây dựng và thực thi chiến lược Digital Marketing

Digital Marketing hay tiếp thị kỹ thuật số từ lâu đã không còn là một thuật ngữ mới, tuy nhiên điều đó cũng không đồng nghĩa với việc các Marketer hiện đang xây dựng và thực thi nó một cách thành thạo, nhiều lỗi cơ bản vẫn đang xảy ra.

Một số lỗi cần tránh khi xây dựng và thực thi chiến lược Digital Marketing
Một số lỗi cần tránh khi xây dựng và thực thi chiến lược Digital Marketing

Với hầu hết các doanh nghiệp, dù là doanh nghiệp lớn hay công ty khởi nghiệp, Digital Marketing hay Tiếp thị kỹ thuật số hiện đang là con đường tối ưu để tăng khả năng tiếp cận, xây dựng thương hiệu và tìm kiếm khách hàng mới.

Theo một nghiên cứu mới đây, 1/3 khách hàng khám phá các thương hiệu mới thông qua mạng xã hội, đối tượng khách hàng càng trẻ thì tỷ lệ này càng cao. Dữ liệu của Google cũng cho thấy 49% người tiêu dùng sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm sản phẩm mới.

Một khảo sát khác cũng cho thấy, hơn 80% người làm marketing hiện đang khai thác các hoạt động Digital Marketing để tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Mặc dù không còn là thuật ngữ mới, điều này không đồng nghĩa với việc các marketer đang thực thi Digital Marketing một cách đúng đắn, nhiều sai lầm cơ bản vẫn đang hiện hữu.

Dưới đây là một số sai lầm cơ bản phổ biến bạn có thể tham khảo (và tránh sai phạm).

1. Không xác định được chính xác đối tượng mục tiêu và nỗi đau của họ.

Một trong những sai lầm phổ biến nhất đầu tiên thường thấy đó là các doanh nghiệp quá tập trung vào các chiến thuật hay kênh triển khai mà không có những ý định thực sự rõ ràng về đối tượng khách hàng mục tiêu.

Thông thường, doanh nghiệp cho rằng khách hàng mục tiêu của họ là một nhóm người ở một độ tuổi nào đó và có khả năng sẽ mua sản phẩm của họ, đây thực sự là một tư duy sai lầm có thể khiến doanh nghiệp tiêu tốn rất nhiều ngân sách.

Doanh nghiệp nên hiểu rằng, để mua một sản phẩm hay để có thể được xem là khách hàng mục tiêu, độ tuổi hay khả năng có thể chi trả không phải là yếu tố quyết định, nhiều yếu tố khác như mối liên hệ với thương hiệu, các giải pháp của thương hiệu có thể giải quyết được một cách tối ưu nỗi đau của khách hàng và hơn thế nữa.

Trong bối cảnh kinh doanh hiện tại, khi cùng một sản phẩm có vô số các đối thủ hay nhà cung cấp khác nhau, việc có sản phẩm phù hợp với nhu cầu chưa hẳn là giúp doanh nghiệp bán được hàng mà sản phẩm đó có tối ưu hay không so với các đối thủ cùng phân khúc khác.

Giải pháp cho doanh nghiệp là hãy xây dựng bản mô tả chân dung khách hàng một cách chi tiết, cách các giải pháp của doanh nghiệp giải quyết tối ưu các nỗi đau của khách hàng và các chiến lược tiếp cận cho từng giải pháp đó.

2. Bỏ qua những điều cơ bản: Tối ưu website và nội dung trên website.

Một sai lầm nữa là trong khi doanh nghiệp quá chú trọng các yếu tố bên ngoài như kênh quảng cáo, chi phí quảng cáo hay phương án thử nghiệm và tối ưu quảng cáo mà quên đi gốc rễ của hầu hết các chiến dịch Digital Marketing đó là website hay landing page của thương hiệu, nơi khách hàng bắt đầu tìm hiểu về các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Dù là bạn đang làm Performance Marketing hay Brand Marketing, có đẩy trực tiếp người dùng về website hay không thì khách hàng vẫn phải trải qua quá trình truy cập nơi mà họ có thể kiểm chứng, nghiên cứu, so sánh và đối chiếu thương hiệu với các sản phẩm khác trên thị trường.

Một chiến dịch Digital Marketing được thực hiện một cách bài bản theo đó cũng không có ý nghĩa gì nếu cuối cùng khách hàng không thể tìm thấy những thứ mà họ có thể sử dụng để ra quyết định.

Khi một chiến dịch thất bại, thậm chí không ít marketer còn chỉ đổ lỗi dựa trên các điểm tiếp xúc là quảng cáo hay điểm tiếp xúc trực tiếp mà quên rằng hành trình khách hàng của khách hàng của họ không chỉ dừng lại ở đó.

3. Chưa khai thác tiềm năng tự động hóa và cá nhân hóa.

Một sai lầm phổ biến khác mà nhiều doanh nghiệp mắc phải khi xây dựng chiến lược Digital Marketing đó là bỏ qua yếu tố tự động hóa và cá nhân hóa.

Theo nghiên cứu của McKinsey, có đến 71% khách hàng hiện đang mong đợi nhận được các tương tác cá nhân hoá với thương hiệu.

Với sự phát triển của AI và các nền tảng công nghệ hỗ trợ, việc thiết lập các hoạt động như tự động gửi email marketing, tự động trò chuyện hay cá nhân hoá nội dung khi tương tác với khách hàng hiện đang trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Nhiệm vụ của doanh nghiệp giờ đây là xác định tất cả các điểm tiếp xúc giữa thương hiệu với khách hàng mà họ có thể tự động hoá và cá nhân hoá được, doanh nghiệp cũng nên nghiên cứu xem mức độ mong muốn được tương tác tự động với các điểm tiếp xúc đó từ phía khách hàng, cuối cùng mới bắt tay xây dựng hệ thống tự động.

4. Bỏ qua bằng chứng xã hội (Social Proof).

Nếu bạn là người làm marketing trên các nền tảng mạng xã hội, hy vọng là bạn đã hiểu rõ khái niệm bằng chứng xã hội (Social Proof), thuật ngữ được dùng để mô tả cách một khách hàng bị ảnh hưởng bởi những gì mà họ nhìn thấy trên các nền tảng (bao gồm cả trên các nền tảng như website của thương hiệu), đặc biệt là những nơi mà họ tin tưởng hay có sức ảnh hưởng đến họ.

Theo một nghiên cứu mới đây, khi mua một thương hiệu mới trên mạng, có đến 95% mọi người đã đọc các nhận xét của các khách hàng trước đó. Đây là lý do tại sao việc hiển thị những lời chứng thực, xếp hạng (đánh giá) hay những trải nghiệm chân thực của các khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm lại có vai trò vô cùng lớn đến quyết định mua hàng của khách hàng.

Thay vì thương hiệu chạy các chiến dịch Digital Marketing và tự nói về mình, hãy để các bằng chứng xã hội thể hiện điều đó.

Một cuộc khảo sát của Statista cho thấy 45% người tiêu dùng từ 18 đến 34 tuổi đã dùng thử các sản phẩm do những người có ảnh hưởng (Influencer) giới thiệu, 27% thậm chí cho biết họ đã mua hàng trực tiếp sau khi xem bài đăng.

5. Không có chiến lược tối ưu rõ ràng.

Một sai lầm cuối cùng mà nhiều doanh nghệp cũng mắc phải trong các chiến lược Digital Marketing của họ đó là không có đường lối tối ưu rõ ràng hay có quá nhiều mục tiêu trong cùng một chiến dịch.

Dù là bạn đang triển khai trên Facebook, TikTok hay Google, bản chất là bạn chỉ có thể tối ưu 1 hoặc 1 vài chỉ số trên cùng một chiến dịch, điều này có nghĩa là để có thể có được các chiến dịch có hiệu suất cao bạn cần đưa ra các chỉ số mục tiêu cụ thể thay vì là mong muốn tất cả mọi thứ từ một chiến dịch.

Tiếp đó, sự thành công của Digital Marketing vốn nằm ở kỹ thuật tối ưu (A/B Testing), với tư cách là một Digital Marketer, bạn cần phác thảo luồng tối ưu cho từng chiến dịch hoặc chiến lược với mục tiêu là không bỏ lỡ các cơ hội để thúc đẩy chuyển đổi.

S.M.A.R.T cũng có thể là công thức để bạn xây dựng các mục tiêu tối ưu.

Bằng cách xác định các mục tiêu cụ thể, có thể đo lường được, có thể đạt được, thực tế và dựa trên từng khoảng thời gian nhất định, bạn có thể có nhiều cách hơn để đạt được mục tiêu đề ra của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Chiến lược tiếp cận thị trường là gì? Hạn chế và nguyên tắc tiếp cận

Nếu bạn là người làm marketing hay thậm chí là nhà lãnh đạo doanh nghiệp, bạn muốn xây dựng một chiến lược tiếp cận thị trường (go-to-market) hiệu quả tuy nhiên lại không biết bắt đầu từ đâu, bài viết này là dành cho bạn.

Chiến lược tiếp cận thị trường là gì
Cách xây dựng một chiến lược tiếp cận thị trường hiệu quả

Dù bạn là ai, là một marketer hay lãnh đạo doanh nghiệp, khi bạn nảy sinh một ý tưởng kinh doanh sáng tạo, bạn xác định sản phẩm đó phù hợp với thị trường và mong muốn đưa nó tới tay người tiêu dùng. Điều đầu tiên mà bạn cần đó là một chiến lược tiếp cận thị trường (go-to-market strategy) được xây dựng một cách bài bản.

Để có thể có được một bản chiến lược tiếp cận thị trường hiệu quả cho doanh nghiệp, dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.

Chiến lược tiếp cận thị trường là gì?

Về tổng thể, chiến lược tiếp cận thị trường là một kế hoạch chi tiết về cách doanh nghiệp sẽ tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả — trong đó yếu tố hiệu quả phụ thuộc vào tốc độ doanh nghiệp tiếp cận và chuyển đổi khách hàng, song song với đó là mức độ sinh lợi của những nỗ lực của doanh nghiệp (ROI).

Thông thường, chiến lược tiếp cận thị trường sẽ bao gồm luôn các kênh bán hàng trực tiếp và gián tiếp để “giáo dục”, hỗ trợ và phân phối sản phẩm tới tay khách hàng.

Chiến lược tiếp cận thị trường là một thành phần không thể tách rời của cái gọi là mô hình kinh doanh rộng lớn. Điều này cũng có nghĩa là, với từng mô hình kinh doanh khác nhau, doanh nghiệp có thể cần các chiến lược tiếp cận thị trường khác nhau.

Ngoài chiến lược tiếp cận thị trường, một mô hình kinh doanh còn có các thành phần khác như: đề xuất giá trị cho khách hàng (USP), công thức tìm kiếm lợi nhuận, phương pháp tối ưu sản phẩm hay chiến lược xây dựng và phát triển nhân sự.

Để có thể xây dựng được một mô hình kinh doanh thành công, bản thân người sáng lập sẽ đóng vai trò quyết định, họ chính là người xây dựng từng yếu tố trong mô hình kinh doanh thông qua kiến thức và trải nghiệm của họ.

Như đã đề cập ở trên, một trong những yếu tố then chốt đầu tiên doanh nghiệp cần làm trước khi xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường đó là hãy xác định các đề xuất bán hàng độc đáo hay còn được gọi là đề xuất giá trị riêng biệt cho khách hàng.

Nếu doanh nghiệp chưa xác định được rằng sản phẩm của mình đáp ứng nhu cầu của khách hàng như thế nào và đâu là lợi thế của nó so với các đối thủ cạnh tranh hiện có trên thị trường, hãy tiến hành thử nghiệm (MVP) và nghiên cứu thị trường trước khi đi sâu vào quá trình xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường.

Trong khi doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn nếu kinh doanh trong một “đại dương xanh“, sẽ là rất cần thiết nếu đó là “đại dương đỏ“.

4 bước quan trọng để xây dựng một chiến lược tiếp cận thị trường thành công.

Như đã phân tích ở trên, các chiến lược tiếp cận thị trường không thể tách rời khỏi các mô hình kinh doanh (Business Model), dưới đây là những bước chính bạn có thể tham khảo (và sửa đổi cho doanh nghiệp của mình).

1. Xem xét các khía cạnh chính có trong chiến lược.

Trong hầu hết các chiến lược tiếp cận thị trường, có ít nhất là 3 khía cạnh doanh nghiệp cần đánh giá:

  • Kênh phân phối
  • Thông điệp sản phẩm và chiến thuật marketing
  • Chi phí để có được một khách hàng mới (CAC)

Dựa trên các yếu tố này, doanh nghiệp có thể xác định cách tiếp cận đối tượng mục tiêu và chuyển đổi họ thành khách hàng với chi phí thấp nhất.

Chiến thuật marketing và thông điệp sản phẩm.

Doanh nghiệp sẽ sử dụng ngôn ngữ và chiến lược nào để tiếp xúc với khách hàng của mình ở nơi họ đang ở và “giáo dục” họ về sản phẩm của doanh nghiệp?

Thông điệp sản phẩm bao gồm tất cả mọi thông tin mà đối tượng mục tiêu có thể nhận được về sản phẩm, từ phần giới thiệu sản phẩm đến trải nghiệm người dùng.

Các chiến thuật marketing có thể bao gồm các hoạt động quảng cáo, tiếp thị người có ảnh hưởng (Influencer Marketing), tiếp thị nội dung (Content Marketing) và hơn thế nữa.

Chi phí để có được một khách hàng mới (CAC).

Chi phí thu hút khách hàng (CAC) là tổng chi phí bán hàng và marketing cho sản phẩm, chia cho số lượng khách hàng mới có được trong một khoảng thời gian nhất định.

CAC = (Chi phí bán hàng + Chi phí Marketing) / Số lượng khách hàng có được

Để ước tính CAC, doanh nghiệp hãy tính chi phí của tất cả các nỗ lực marketing và bán hàng trong năm đó— bao gồm cả tiền lương của nhân viên thuộc bộ phận liên quan (Sales và Marketing) — và chia cho số lượng khách hàng mới kỳ vọng sẽ đạt được.

2. Chạy thử nghiệm.

Trong thế giới VUCA, khi mọi thứ đều có thể xảy ra, hay thậm chí là xảy ra ngược lại với những gì mà doanh nghiệp kỳ vọng, việc liên tục dự báo, thử nghiệm và học hỏi là điều hết sức cần thiết.

Ngay từ đầu, mục tiêu của doanh nghiệp nên là học hỏi càng nhiều càng tốt trong từng giai đoạn phát triển mô hình kinh doanh, sau đó liên tục lặp lại và tối ưu hoá cho các sản phẩm của mình.

Quá trình này cũng diễn ra tương tự với các chiến lược tiếp cận thị trường.

Quá trình chạy thử nghiệm chiến lược tiếp cận thị trường bao gồm các bước chính như:

  1. Tạo giả thuyết: Xem xét các câu hỏi hay thắc mắc mà doanh nghiệp có về 3 khía cạnh chính của chiến lược tiếp cận thị trường như đã phân tích ở trên và biến chúng thành các tuyên bố dự báo hoặc các giả thuyết cụ thể.
  2. Phát triển các bài kiểm tra: Khi doanh nghiệp đã có các giả thuyết của mình, hãy phát triển các bài kiểm tra để chứng minh hoặc bác bỏ chúng.
  3. Các bài kiểm tra ưu tiên: Mặc dù doanh nghiệp có thể có một số câu hỏi ở giai đoạn này, doanh nghiệp phải ưu tiên những bài kiểm tra nào sẽ được chạy trước.
  4. Chạy thử nghiệm: Cuối cùng, tiến hành thử nghiệm. Giai đoạn này liên quan đến việc thu thập và phân tích dữ liệu để chứng minh hoặc bác bỏ các giả thuyết được đưa ra trước đó.

Về tổng thể, doanh nghiệp phải lặp lại quy trình kiểm tra giả thuyết cho từng dự báo trong chiến lược tiếp cận thị trường. Càng làm điều này, doanh nghiệp càng có nhiều insights hơn để tối ưu chiến lược của mình.

3. Xác định thời điểm cần mở rộng quy mô của đội nhóm bán hàng và marketing.

Một phần quan trọng khác trong chiến lược tiếp cận thị trường là xác định thời điểm cần mở rộng quy mô của đội nhóm bán hàng (sales) và marketing. Thời điểm này liên quan đến cái gọi là đường cong học tập.

Một đường cong học tập bán hàng và marketing thường có 3 giai đoạn:

  • Bắt đầu: Đây là giai đoạn doanh nghiệp bắt đầu đẩy sản phẩm ra thị trường. Giai đoạn này không thể mở rộng và đi kèm với đó là chi phí cao. Trọng tâm của giai đoạn này là tìm hiểu càng nhiều càng tốt về việc bán sản phẩm.
  • Chuyển tiếp: Trong giai đoạn này, một quy trình bán hàng và làm marketing có thể lặp lại sẽ được hình thành và doanh nghiệp bắt đầu tuyển dụng các nhân viên bán hàng và marketing.
  • Thực hiện: Trong giai đoạn cuối, khi đã có được những bài học đầu tiên, doanh nghiệp cần mở rộng các đội nhóm bán hàng và marketing, bao gồm việc tối ưu các vị trí với những yêu cầu công việc khác nhau. Giai đoạn này tập trung vào việc tối ưu hóa để có được CAC thấp nhất có thể trong khi vẫn duy trì được các kết quả kinh doanh tích cực.

4. Tổng hợp những hiểu biết có được thành chiến lược khả thi

Cuối cùng, hãy bắt đầu xây dựng và tối ưu chiến lược tiếp cận thị trường bằng cách tổng hợp tất cả những hiểu biết hay bài học có được từ các thử nghiệm trước đó.

Doanh nghiệp nên nhớ rằng, bản thân chiến lược tiếp cận thị trường cuối cùng cũng chỉ là một thử nghiệm, nó nên được xem là một bước không thể thiếu để giúp doanh nghiệp phát triển các chiến lược mới trong tương lai.

Quá trình này hiếm khi dừng lại ở các doanh nghiệp lớn và muốn phát triển bền vững.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Một vài chiến lược giúp doanh nghiệp nổi bật hơn trong một thị trường cạnh tranh cao

Với những gì mà doanh nghiệp đang phải đối mặt, từ lạm phát đến suy thoái kinh tế, khi các chiến lược cũ có thể không khả dụng ở hiện tại, cùng khám phá ngay một số chiến lược giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật hơn trong một thị trường cạnh tranh cao.

Một vài chiến lược giúp doanh nghiệp nổi bật hơn trong một thị trường cạnh tranh cao
Một vài chiến lược giúp doanh nghiệp nổi bật hơn trong một thị trường cạnh tranh cao

Kể từ khi đại dịch xảy ra, đã có vô số sự biến đối lớn trong ngành kinh tế nói chung và các hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp nói riêng, từ sự chuyển đổi về cách thức mua sắm, cách doanh nghiệp vận hành các hoạt động bán hàng (Sales) và marketing, đến sự trỗi dậy của các làn sóng công nghệ mới (AI, VR, AR…) thứ cũng đã trực tiếp góp phần làm thay đổi bối cảnh kinh doanh.

Trong bối cảnh này, khi các chiến lược cũ trong quá khứ có thể không còn khả dụng, khi các yếu tố cạnh tranh đang trở nên khốc liệt hơn, doanh nghiệp cần những cách tiếp cận mới, những tư duy mới, sáng tạo và đổi mới hơn, những chiến lược có thể giúp doanh nghiệp hay thương hiệu trở nên nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác.

Mặc dù tuỳ thuộc vào từng ngành nghề và bối cảnh khác nhau, doanh nghiệp cần có những cách thức khác nhau, dưới đây là một số cách mà doanh nghiệp có thể tham khảo.

1. Tập trung vào những gì được coi là USP của thương hiệu.

Với tư cách là một marketer, hẳn là bạn không mấy xa lạ với khái niệm Unique Selling Point (USP), thuật ngữ dùng để chỉ các điểm bán hàng riêng biệt và độc đáo của thương hiệu, gắn liền với các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Trong khi doanh nghiệp có thể khó cạnh tranh hơn bằng những tính năng mà đối thủ cũng có những thứ tương tự, các USP giúp doanh nghiệp tách biệt mình so với số đông còn lại trên thị trường.

Liên quan đến cách xây dựng USP hay các lợi thế cạnh tranh riêng biệt, doanh nghiệp cần hiểu rằng bản chất của các USP là giúp doanh nghiệp dễ bán hàng hơn bằng cách đưa ra các điểm lợi thế gắn liền với nhu cầu và ưu tiên mua sắm của khách hàng chứ không phải là những gì mà doanh nghiệp cho là “điểm mạnh”.

Bên cạnh việc tập trung vào các USP hiện có, doanh nghiệp cũng có thể tìm kiếm và khai thác các điểm khác biệt khác chưa từng được khám phá trước đó, dù là từ sản phẩm, dịch vụ hay cách làm truyền thông, mọi thứ đều có giá trị.

2. Tối ưu chi phí nhiều nhất có thể.

Bạn cũng cần hiểu rằng, cắt giảm chi phí cũng là một chiến lược giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận ngay cả khi doanh số không có mấy sự biến động.

Nếu bạn để ý, các công ty khổng lồ như Meta, Google hay Apple cũng đã không ngừng cắt giảm nhân sự và thu hẹp chi phí trong những thời khi suy thoái, khi việc tìm kiếm khách hàng mới và thúc đẩy chi tiêu từ người tiêu dùng trở nên hạn hẹp hơn.

Nhiều doanh nghiệp khác cũng đã tối ưu lại chi phí quảng cáo, lựa chọn các kênh mới hiệu quả hơn và hơn thế nữa.

Tiết kiệm được nhiều chi phí hơn đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có nhiều ngân sách hơn để nghiên cứu và phát triển, để đổi mới, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu hiện tại của khách hàng, những thứ cuối cùng sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều lợi thế hơn so với đối thủ.

3. Thiết lập một sự hiện diện trực tuyến mạnh mẽ với các công cụ đo lường chi phí hiệu quả.

Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, khi khái niệm “thương hiệu” hoàn toàn có thể được xây dựng trên môi trường trực tuyến thông qua các nền tảng công nghệ, việc tạo và duy trì sự hiện diện trực tuyến mạnh mẽ là vô cùng quan trọng.

Trong khi có được một lương tác lớn và thương xuyên là cần thiết, doanh nghiệp cần thiết lập các công cụ có thể đo lường mức độ ảnh hưởng của các hoạt động được triển khai đến tâm lý, cảm xúc và động cơ mua hàng của khách hàng.

Dù ngân sách quảng cáo của bạn có lớn như thế nào, dù lượng tiếp cận và tương tác có được lớn bao nhiêu thì mọi chỉ số đó cũng không có ý nghĩa gì nếu nó không giúp khách hàng mục tiêu nảy sinh ý định mua hàng.

Với tư cách là nhà lãnh đạo hay người làm marketing, bạn có trách nhiệm đảm bảo rằng doanh nghiệp của mình không ngừng đổi mới và chấp nhận rủi ro để duy trì tính cạnh tranh trong một thị trường đông đúc (và không ngừng thay đổi).

4. Coi trọng yếu tố thương hiệu (Brand Marketing).

Trong những thời điểm kinh tế khó khăn hay thị trường cạnh tranh cao khiến doanh nghiệp khó bán hàng hơn, nhiều doanh nghiệp đã chọn cách tập trung vào các hoạt động tiếp thị hiệu suất (Performance Marketing) với ý định thúc đẩy doanh số bán hàng trong ngắn hạn, tuy nhiên, thực tế là, dù kinh tế có đang như thế nào thì khách hàng cũng sẽ lựa chọn các thương hiệu mà họ tin tưởng, yêu thích và hơn thế nữa.

Những trạng thái tâm lý này hiếm khi được tạo ra từ các chiến dịch quảng cáo với mục tiêu bán hàng trực tiếp, nếu khách hàng của bạn là những người ở tầng lớp cao (ví dụ Trung lưu) hay thậm chí là những người vốn quen thuộc với môi trường internet (Gen Z) thì yếu tố này càng trở nên quan trọng hơn.

Thay vì đầu tư nhiều ngân sách cho các hoạt động bán hàng, doanh nghiệp cần coi trọng ở các giai đoạn giúp hình thành động cơ mua hàng (Brand Marketing), thị trường càng cạnh tranh thì các thương hiệu có được nhiều sự tin tưởng càng có nhiều cơ hội để toả sáng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

“Có chiến lược” là tư duy ưu tiên hàng đầu của một nhà lãnh đạo doanh nghiệp

Trong khi chiến lược hay tư duy chiến lược (Strategic Thinking) được xem là năng lực cần ưu tiên hàng đầu của một nhà lãnh đạo doanh nghiệp, nhiều người lại không hiểu và đầu tư đúng mức cho loại năng lực này.

"Có chiến lược" là tư duy ưu tiên hàng đầu của một nhà lãnh đạo doanh nghiệp
“Có chiến lược” là tư duy ưu tiên hàng đầu của một nhà lãnh đạo doanh nghiệp

Tư duy chiến lược (Strategic Thinking) là một thành phần thiết yếu của khả năng lãnh đạo — tuy nhiên đối với nhiều nhà lãnh đạo, họ lại không thể hiểu và đầu tư đúng mức cho loại năng lực này.

Trong bài viết này, hai rào cản chính khiến các nhà lãnh đạo không thể dành nhiều thời gian hơn cho tư duy chiến lược sẽ được đề cập: Thứ nhất, các doanh nghiệp thường khuyến khích nhân viên (và chính họ) làm việc nhiều giờ hơn hay thậm chí là trói buộc họ với bàn làm việc, cách tiếp cận này hiếm khi là công thức cho tư duy chiến lược, đổi mới.

Thứ hai, nhiều nhà lãnh đạo muốn mọi người (nhân viên) nghĩ rằng họ đang bận rộn, vì vậy họ rơi vào trạng thái hỗn loạn và điên cuồng. Để chống lại những áp lực bên ngoài và bên trong này, các nhà lãnh đạo cần hiểu rằng tư duy chiến lược không nhất thiết cần phải đầu tư nhiều thời gian.

Cuối cùng, hãy bắt đầu làm việc tích cực và từ bỏ định kiến xưa cũ rằng “bận rộn = quan trọng”, “người bận rộn hay làm nhiều = người đóng góp nhiều giá trị”, thứ tư duy hay văn hoá đang chi phối rất nhiều doanh nghiệp hiện nay.

Hầu hết các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều muốn dành nhiều thời gian hơn cho việc suy nghĩ có chiến lược hay phát triển tư duy chiến lược.

Trong một cuộc khảo sát với 10.000 nhà lãnh đạo cấp cao, Trường kinh doanh Harvard phát hiện ra rằng có đến 97% trong số họ nói rằng chiến lược (Strategy) là hành vi lãnh đạo quan trọng nhất đối với thành công của tổ chức của họ.

Chưa hết, trong một nghiên cứu khác của Học viện Tư duy chiến lược, có 96% các nhà lãnh đạo được khảo sát cho biết họ thiếu thời gian để suy nghĩ về chiến lược.

Có nhiều lý do khác nhau giải thích cho việc một nhà lãnh đạo không thể có được cái gọi là tư duy chiến lược hay chiến lược.

Một trong những lý do phổ biến là, mọi người thường có áp lực với văn hóa phải làm việc trong nhiều giờ, điều mà các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chúng thường đóng vai trò then chốt trong việc đánh giá lòng trung thành và năng suất lao động.

Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng những nhân viên làm việc hơn 50 giờ mỗi tuần kiếm được nhiều hơn 6% tiền thưởng so với những đồng nghiệp chỉ làm việc theo lịch trình thông thường.

Trong khi ép mình ngồi vào bàn làm việc hay bận rộn với công việc có thể giúp bạn xử lý nhiều email hơn, hoàn thành nhiều tác vụ đơn giản hơn, nhưng nó hiếm khi là công thức cho tư duy chiến lược và sự đổi mới.

Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy năng suất lao động có xu hướng giảm dần đối với những người làm việc hơn 50 giờ mỗi tuần.

Theo một nghiên cứu của Đại học Stanford, điều dường như thực sự thúc đẩy tư duy sáng tạo là các hoạt động đơn giản như đi bộ ngắn, đặc biệt là đi ở ngoài trời, nhưng các hành vi đó có thể bị trừng phạt trong một môi trường doanh nghiệp khi mà các “giải thưởng” hay những lời khen ngợi thường gắn liền với yếu tố thời gian hay khối lượng công việc, nói cách khác, bạn không thể cho rằng mình là người có năng suất nếu bạn không làm nhiều việc hơn, ngồi vào bàn làm việc hay những hành vi tương tự.

Một rào cản khác đối với tư duy chiến lược đó là văn hoá công nhận và đánh giá năng lực của nhân viên, khi phần lớn các doanh nghiệp đều coi sự bận rộn là một dấu hiệu của năng suất hay “người có năng lực”.

Trước những áp lực này – cái gọi là tư duy chiến lược ngày càng trở nên xa xỉ với nhiều doanh nghiệp và cả những nhà lãnh đạo.

Để có thể thay đổi được cục diện, dưới đây là 3 cách mà các nhà lãnh đạo có thể làm để chống lại những văn hoá sai lệch, khiến họ và nhân viên có nhiều không gian hơn để sáng tạo và đổi mới, và hơn thế nữa.

Đầu tiên, điều quan trọng cần nhớ là tư duy chiến lược không nhất thiết đòi hỏi bạn phải dành nhiều thời gian; nhà lãnh đạo hay nhân viên không nhất thiết phải rời xa văn phòng hay tận hưởng không gian riêng ở một nơi nào đó.

Ngay cả trong những khoảng thời gian hạn chế và cùng một lượng trách nhiệm, việc suy nghĩ một cách chiến lược sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu bạn có thể thực hiện những việc đơn giản như viết ra tất cả các nhiệm vụ còn tồn đọng của mình vào một nơi duy nhất, để bạn có thể phân loại chúng một cách hợp lý và không liên tục bị gián đoạn bởi cảm giác rằng bạn đã quên điều gì đó.

Thứ hai, sẽ thật hữu ích nếu bạn hiểu rõ ràng rằng thời gian của bạn thực sự đang chạy về đâu. Nói cách khác, bạn cần hiểu chính xác mình đã sử dụng thời gian ở đâu và như thế nào.

Rất có thể bạn sẽ phát hiện ra rằng có những nhiệm vụ bạn có thể làm kết hợp, có những công việc ít giá trị nhưng bạn lại dành quá nhiều thời gian và ngược lại.

Bạn cần bước ra khỏi guồng quay hối hả hàng ngày và bắt đầu chuyển sang trạng thái làm việc với một chiến lược hay bức tranh toàn cảnh hơn.

Cuối cùng, một khi bạn nhận thức được rằng “bận rộn = quan trọng” là một tư duy sai lệch, thì việc từ bỏ nó và áp dụng một công thức khác có lợi hơn cho những tư duy chiến lược sâu sắc sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Bằng cách thay đổi cách bạn nghĩ về sự bận rộn hay nhiều việc – từ một dấu hiệu của sự quan trọng hay năng lực thành một dấu hiệu của sự nô lệ hay phụ thuộc, bạn đang để cho nhân viên và chính bạn có nhiều cơ hội hơn để tập trung vào những thứ quan trọng hơn đó là tư duy chiến lược.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Nike từ bỏ chiến lược D2C sau nhiều năm trung thành

Trong 6 năm qua, Nike cắt đứt quan hệ với nhiều đối tác bán lẻ trung gian và tập trung vào mô hình bán trực tiếp đến người tiêu dùng D2C (Direct to Consumer). Giờ đây, thương hiệu bắt đầu quay lại hàn gắn với những đối tác này khi D2C bộc lộ nhiều điểm yếu.

Nike từ bỏ chiến lược D2C sau nhiều năm trung thành
Nike từ bỏ chiến lược D2C sau nhiều năm trung thành

Mới đây nhất, Designer Brands, công ty mẹ của hãng bán lẻ DSW, thông báo sẽ bắt đầu bán dụng cụ thể thao thương hiệu Nike từ tháng 10. Quay trở lại quá khứ gần hai năm về trước, mối làm ăn giữa Nike và Designer Brands chấm dứt khi Nike quyết định không phân phối hàng hóa đến DSW nữa.

Không chỉ DSW, đầu tháng này Macy’s cũng thông báo hàng hóa Nike sẽ quay trở lại các cửa hàng Macy’s trong mùa thu. Hiện tại Macy’s chỉ bán giày Nike, nhưng sau này danh mục hàng hóa sẽ mở rộng hơn, từ quần áo cho đến phụ kiện, bán cả online lẫn những cửa hàng chủ chốt.

Macy’s và DSW chắc hẳn đều rất vui mừng khi Nike quay trở lại với họ. Lý do cũng chẳng có gì bất ngờ, vì hàng hóa của Nike luôn chiếm doanh số rất lớn. Chẳng hạn trong năm 2020, 7% doanh số của DSW đến từ thương hiệu Nike. Nike quay lại, đồng nghĩa với doanh thu cũng quay lại.

Điều ngạc nhiên là vì sao Nike lại quay lưng với chiến lược “tiếp cận khách hàng trực tiếp” mà họ từng thông báo và thực thi từ năm 2017. Trong chiến lược này, Nike cắt đứt quan hệ hợp tác với hàng chục đơn vị bán lẻ.

Thay vào đó, họ tập trung xây dựng mô hình bán trực tiếp đến khách hàng (D2C), chỉ hợp tác với một số ít đối tác bán lẻ chủ chốt như Dick’s Sporting Goods (DKS) và Foot Locker (FL). Tính đến 9/2021, Nike ngừng hợp tác với khoảng 50% đối tác bán lẻ.

Mọi chuyện tưởng chừng như sẽ tiếp diễn theo cách đó. Nhưng đến tháng 3 năm nay, trong cuộc họp với nhà đầu tư, CEO John Donahoe tuyên bố bán buôn “vẫn sẽ là một phần quan trọng trong chiến lược” của Nike.

Nguyên nhân khiến Nike từ bỏ chiến lược D2C.

Nhà phân tích Robert Drbul của quỹ đầu tư Guggenheim cho biết sự thay đổi về chiến lược có thể đến từ việc Nike đang cố thích nghi với một môi trường kinh tế vĩ mô “biến động và không ổn định”, trong đó người tiêu dùng đang dần giảm chi tiêu.

Theo ông, trong tình thế đó, cộng với việc phân khúc thời trang và giày thể thao vốn dĩ rất cạnh tranh và phân mảnh, thì việc ưu tiên kết nối với những nhà bán buôn là điều dễ hiểu. Về cổ phiếu của Nike, ông Drbul xếp hạng “Nên mua” (Buy), nhưng ông giảm giá từ 145 USD xuống còn 135 USD.

Nhà phân tích Abbie Zvejnieks của Piper Sandler cũng đưa ra nhận định tương tự. Ông cho rằng Nike nối lại quan hệ với DSW và Macy’s, đồng thời dần từ bỏ chiến lược D2C là vì Nike đang dần mất thị phần trong một số phân loại hàng hóa, chẳng hạn trẻ em. Ông đánh giá cổ phiếu của Nike ở mức “Trung bình” (Neutral) với mức giá 112 USD.

Đối với tương lai của hướng đi này, ông Drbul cho rằng mặc dù doanh số bán buôn của Nike trong quý gần đây nhất tăng 18%, thì sang năm sau mọi chuyện có thể không ổn định như vậy. Ông dự đoán doanh số bán buôn có thể giảm 6% trong năm tài chính 2024.

Còn ông Zvejnieks cho rằng các khó khăn trong mảng bán buôn sẽ kéo dài đến hết nửa sau của năm, dài hơn những gì được dự đoán trước đó.

Về phía Nike, họ dự kiến doanh số bán buôn sẽ tăng trưởng ở mức trung bình trong vài quý tới.

Nike sẽ có buổi báo cáo thu nhập quý 4 vào cuối tháng 6. Tại đây, các nhà đầu tư sẽ có thêm một số thông tin về chiến lược bán buôn của công ty.

Kết thúc năm 2022, doanh thu toàn cầu của Nike là hơn 46 tỷ USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Quân Bảo | DĐDN

Cách xây dựng chiến lược Marketing cho doanh nghiệp nhỏ

Cùng MarketingTrips khám phá cách xây dựng một chiến lược marketing căn bản cho các doanh nghiệp nhỏ trong bối cảnh mới.

Cách xây dựng chiến lược marketing cho doanh nghiệp nhỏ
Cách xây dựng chiến lược marketing cho doanh nghiệp nhỏ

Theo một nghiên cứu mới đây về mức độ ảnh hưởng của quảng cáo đến thương hiệu, số liệu cho thấy rằng, quảng cáo có tác động trực tiếp đến quy mô của thương hiệu.

Cụ thể, nếu thương hiệu càng được biết đến rộng rãi và nổi tiếng, nó càng có nhiều sức ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng và hơn thế nữa. Điều này cũng có nghĩa là thương hiệu cần bắt đầu với một chiến lược marketing đúng đắn, trong đó coi khách hàng là nền tảng cốt lõi.

Trong khi phần lớn các doanh nghiệp trên thị trường là doanh nghiệp nhỏ và vừa, khi yếu tố nguồn lực (cả về con người lẫn tài chính) là một rào cản lớn, việc có được một chiến lược hoàn chỉnh có thể áp dụng được vào thực tế lại càng trở nên khó khăn hơn.

Dưới đây là một số gợi ý về cách bạn có thể sử dụng để hoàn thiện chiến lược marketing cho doanh nghiệp (nhỏ) của mình.

Chiến lược Marketing cho doanh nghiệp nhỏ: Cần thống nhất các mục tiêu.

Trước khi bắt tay vào xây dựng chiến lược marketing, đầu tiên, người làm marketing hay doanh nghiệp cần phải có một sự đồng thuận về cái gọi là chiến lược.

Một số quan điểm cho rằng chiến lược là “tận dụng các điểm mạnh để làm điều gì đó thực sự khó, hay ngoài khả năng đối với một số cá nhân hay doanh nghiệp khác.”

Nhà chiến lược hàng đầu thế giới, Michael Porter lại cho rằng “chiến lược là việc lựa chọn những gì không cần làm”. Chiến lược về bản chất là sẽ trả lời các câu hỏi ví dụ như: chúng ta sẽ nhắm mục tiêu đến ai? Vị trí (Position) của chúng ta hiện tại là gì? Và mục tiêu của chúng ta đối với những người chúng ta nhắm mục tiêu là gì?

Tuy nhiên, dù cho bạn đang định nghĩa về chiến lược như thế nào thì có một điều dường như chắc chắn đó là việc có được một chiến lược vững chắc sẽ giúp bạn xác định rõ hơn về những gì cần làm, từ chỗ lạc lối không mục tiêu, đến các quyết định mang đầy tính định hướng.

Trong phần lớn các bản kế hoạch chiến lược cơ bản, “chẩn đoán, chiến lược và chiến thuật” là 3 phần quan trọng nhất.

Bản chất ở đây là, bạn cần thực sự hiểu biết sâu sắc về khách hàng của mình, biết bạn muốn tiếp cận ai, với thông điệp gì và bạn đang hy vọng đạt được điều gì, và sau đó áp dụng chiến lược marketing mix 4P (hoặc 7P) cho từng phân khúc.

Khi nói đến việc thiết lập mục tiêu chiến lược, có một sự phân biệt đáng kể giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ. Ở trong các doanh nghiệp nhỏ, mục tiêu marketing và mục tiêu kinh doanh thường là một.

Vấn đề lớn ở đây là, các doanh nghiệp nhỏ thường coi mục tiêu là những gì họ muốn hơn là những gì sát với thực tế hay những gì họ có thể làm được (phù hợp). SMART là công thức mà doanh nghiệp có thể áp dụng.

Một sai lầm khác trong cách đặt mục tiêu của các doanh nghiệp nhỏ trong chiến lược marketing của họ đó là các mục tiêu đưa ra không liên quan đến doanh thu.

Các mục tiêu như tăng 20% lượng người dùng truy cập website (website traffic) hay có được thứ hạng cao hơn trong công cụ tìm kiếm nghe qua tưởng chừng như là phù hợp nhưng thực tế ngay cả khi bạn đạt được các chỉ số đó thì mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp (kinh doanh) vẫn chỉ là con số không.

Để mọi thứ trở nên có liên quan hơn, bạn nên chia mục tiêu thành 2 phần, các chỉ số gián tiếp ảnh hưởng đến doanh thu và doanh thu (các chỉ số ảnh hưởng trực tiếp).

Một lời khuyên khác đó là mục tiêu marketing cần có sự đóng góp của tất cả các phòng ban (liên quan) trong doanh nghiệp thay vì chỉ là “mong muốn” chủ quan từ những người làm marketing.

Vai trò của Marketing.

Một khi bạn đã thống nhất về các mục tiêu cần đạt được, bước tiếp theo bạn cần làm đó là đánh giá xem marketing có thể giúp đạt được chúng như thế nào.

Bây giờ là lúc bạn cần đưa ra các yếu tố then chốt của chiến lược như: bạn đang cố gắng giải quyết vấn đề gì, bạn giải quyết vấn đề đó cho ai và vị trí hiện tại của bạn đối với họ.

Marketing theo đó = các vấn đề của khách hàng + giải pháp của doanh nghiệp + các chương trình truyền thông (marketing mix).

Điều bạn cần ghi nhớ ở đây là, mọi chiến lược marketing đều phải được bắt đầu từ khách hàng, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn sẽ giúp khách hàng như thế nào, thay đổi cuộc sống của họ ra sao (theo cách tối ưu hơn đối thủ) và hơn thế nữa.

Bạn cũng cần thường xuyên kiểm tra xem mọi người muốn gì ở bạn và họ nghĩ gì trước và sau khi mua và sử dụng sản phẩm.

Chiến lược Marketing cho doanh nghiệp nhỏ: Định vị thương hiệu.

Bước tiếp theo của chiến lược đó là định vị thương hiệu hay nói cách khác là bạn muốn định hình một hình ảnh và vị trí như thế nào trong tâm trí của khách hàng (mục tiêu).

Công thức mà bạn có thể sử dụng ở đây là “chúng tôi là thương hiệu duy nhất trong [danh mục sản phẩm] có thể giải quyết [nhu cầu] cho [phân khúc khách hàng mục tiêu] mà [các sản phẩm thay thế khác hiện có] không thể làm được.”

Khi định vị thương hiệu (hay với bất kỳ hoạt động xây dựng thương hiệu nào khác), tính nhất quán là chìa khoá.

Dù là bạn đang ở đâu, trên mạng xã hội hay công cụ tìm kiếm, thông qua video hay hình ảnh, bạn cũng cần xuất hiện với những hình ảnh giống nhau.

Bạn cũng cần lưu ý là, tính nhất quán không đồng nghĩa với việc bạn lặp đi lặp lại một thông điệp, màu sắc hay hình ảnh duy nhất, sự sáng tạo và khác biệt hoá là cần thiết, thứ cuối cùng bạn cần là khách hàng có thể nhận ra bạn ngay khi bạn xuất hiện.

Chiến lược Marketing cho doanh nghiệp nhỏ: Chiến thuật hành động.

Bước cuối cùng trong chiến lược marketing của bạn là các chiến thuật hành động.

Để đạt được các mục tiêu ở trên, hay để tiếp cận các phân khúc khách hàng như bạn đã đưa ra, bạn cần làm những công việc cụ thể là gì.

Bạn cần tối ưu hoá hoá thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm (SEO), chạy quảng cáo có trả phí (Paid Ads) với các từ khoá liên quan, hay quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook và TikTok.

Liên quan đến việc lựa chọn các chiến thuật hành động, bạn cũng cần tìm hiểu về hành trình mua hàng của khách hàng (Customer Journey) từ giai đoạn nhận biết về sản phẩm (Awareness), tìm hiểu và cân nhắc mua hàng (Consideration) đến việc mua hàng (Buying) và ủng hộ (Advocate).

Hành trình khách hàng đến với sản phẩm và ra quyết định mua hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc phân bổ nguồn lực marketing trên các kênh hay phương tiện khác nhau.

Tuy nhiên, dù cho bạn chọn như thế nào, điều quan trọng ở đây là bạn phải giải thích được lý do tại sao bạn sẽ sử dụng chúng và bạn đo lường chúng như thế nào.

Trong khi sẽ không có bất cứ một khuôn mẫu chung nào cho các chiến lược marketing ở các bối cảnh và ngành hàng khác nhau, bằng cách tìm hiểu nhiều thành phần khác nhau của chiến lược cũng như cách hình thành chiến lược, bạn có nhiều cách hơn để hoàn thiện chiến lược của riêng mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Strategic Plan là gì? Tìm hiểu về Strategic Planning

Bài viết tập trung phân tích các nội dung như Strategic Planning là gì, cách xây dựng Strategic Plan và hơn thế nữa.

Strategic Planning là gì
Strategic Planning là gì? Cách xây dựng Strategic Plan

Việc xây dựng các Strategic Plan hay Strategic Planning là một trong những hoạt động không thể thiếu đối với các Marketer, đặc biệt khi họ giữ các vai trò cao hơn trong tổ chức. Vậy Strategic Plan là gì và cách xây dựng Strategic Plan hay Strategic Planning như thế nào.

Để có thể giải đáp nhanh câu hỏi lập một bản kế hoạch chiến lược cần có những nội dung gì, dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài.

  • Strategic Plan là gì?
  • Những nội dung chính cần có trong bản Strategic Plan là gì?
  • 6 bước để khiến bản Strategic Plan hay kế hoạch chiến lược của bạn trở nên có chiến lược hơn.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Strategic Plan là gì?

Strategic Plan là các bản kế hoạch chiến lược được xây dựng và sử dụng chủ yếu trong các doanh nghiệp với mục tiêu đạt được nhiều lợi thế cạnh tranh hơn trong dài hạn.

Strategic Planning là hoạt động xây dựng nên các bản kế hoạch mang tính chiến lược (Strategic Plan), những bản kế hoạch hành động này thường hướng đến các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp (thường là từ trên 3 năm) hơn là ngắn hạn.

Trong bối cảnh VUCA như hiện tại, những gì mà doanh nghiệp hướng tới khi xây dựng các Strategic Plan là tính linh hoạt và thích ứng nhanh hơn là thời gian.

Những nội dung chính có trong bản Strategic Plan là gì?

Thông thường, một Strategic Plan sẽ có 7 nội dung chính sau:

  • Tầm nhìn.
  • Mục đích thương hiệu.
  • Giá trị.
  • Mục tiêu.
  • Phân tích tình huống, bối cảnh.
  • Các vấn đề (problems, issues) chính.
  • Chiến lược.
  • Chiến thuật.

1. Tầm nhìn là nội dung cần có đầu tiên trong bất cứ Strategic Plan nào.

“Chúng ta có thể ở đâu?”. Ở phần này, Strategic Plan cần mô tả được nơi mà doanh nghiệp muốn đến, mô tả trạng thái lý tưởng của doanh nghiệp trong tương lai.

Thông thường, tầm nhìn của thương hiệu hay doanh nghiệp được xây dựng và áp dụng trong từ 5-10 năm trước khi doanh nghiệp có ý định cơ cấu lại hay thay đổi tầm nhìn mới sao cho phù hợp với bối cảnh kinh doanh mới.

Tầm nhìn chính là kim chỉ nam để định hướng cho cả các nhà lãnh đạo lẫn nhân viên về những gì họ cần làm và là phần quan trọng nhất của các Strategic Plan.

2. Mục đích thương hiệu.

Mục đích thương hiệu trả lời cho câu hỏi “Tại sao thương hiệu hay doanh nghiệp của bạn tồn tại? Nó chính là những động lực cá nhân cơ bản giải thích lý do tại sao bạn cần theo đuổi hay làm những công việc hiện tại.

Mục đích thương hiệu là một trong những yếu tố mạnh mẽ nhất để thương hiệu hay doanh nghiệp có thể kết nối với nhân viên và người tiêu dùng, nó chính là đại diện cho linh hồn của toàn bộ doanh nghiệp.

3. Giá trị.

Doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn đang đại diện cho điều gì (brand value)? Giá trị của thương hiệu giúp xây dựng và hình thành những động lực, kỳ vọng, hành vi, niềm tin và cả những tiêu chuẩn chung của tổ chức.

Các thương hiệu cần phải xây dựng và truyền tải các giá trị thương hiệu một cách nhất quán trong suốt quá trình tồn tại và phát triển.

3. Mục tiêu của Strategic Plan của thương hiệu là gì?

Thương hiệu của bạn cần đạt được những điều gì với bản Strategic Plan này, các chỉ số mục tiêu cụ thể có thể bao gồm: hiệu suất trên thị trường, thị phần, doanh số, lượng khách hàng tiềm năng, các kết quả về tài chính hay các lộ trình cụ thể.

Thương hiệu có thể sử dụng mục tiêu để xây dựng thẻ điểm (BSC) hay bảng điều khiển cho thương hiệu.

4. Phân tích tình huống, bối cảnh.

Doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn hiện đang ở đâu trên thị trường hay trong tâm trí của khách hàng mục tiêu.

Trước khi doanh nghiệp có thể đưa ra các Strategic Planhay các chiến thuật mới, họ cần hiểu được tình hình hiện tại của họ, vị trí họ đang ở, lợi thế họ đang có, những khó khăn hay rào cản họ đang phải đối mặt, những nguồn lực nội bộ, những cơ hội hiện tại, đến cả nhiều thách thức khác từ thị trường.

5. Các vấn đề (problems, issues) chính.

Tại sao doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn đang ở vị trí hiện tại, điều gì đang làm cản trở việc thương hiệu đạt được tầm nhìn hay mục tiêu của mình.

Doanh nghiệp có thể xem các vấn đề như là các câu hỏi và sau đó sử dụng chiến lược (trong phần tiếp theo) để trả lời cho các câu hỏi đó.

6. Chiến lược (strategy).

Sau khi đã có được các mục tiêu cụ thể, giờ là lúc cả người làm và người thực thi chiến lược cần trả lời câu hỏi “Bằng cách nào chúng ta có thể đạt được mục tiêu đó?”.

Ở khía cạnh chiến lược, thông qua khách hàng, đối thủ hay các bối cảnh kinh doanh cụ thể, thương hiệu tìm kiếm cho mình những cơ hội trên thị trường.

Chiến lược cung cấp những thông tin rõ ràng giúp xác định các khoản đầu tư của doanh nghiệp: đó có thể là các ảnh hưởng hay tác động đến thị trường, đó có thể là các kết quả hiệu suất kinh doanh cụ thể, hay những thứ khác có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Ví dụ: Để có thể đạt được mục tiêu gia tăng thị phần, một nhãn hàng A có chiến lược mở rộng độ phủ bán hàng (điểm bán) đến các khu vực nông thôn tại 50 tỉnh thành khác nhau.

7. Chiến thuật (tactics) cũng quan trọng đối với các bản Strategic Plan.

Với chiến lược đã đề ra ở trên, thương hiệu hay doanh nghiệp cần làm gì hay triển khai những hoạt động cụ thể nào.

Thông qua chiến lược, chiến thuật là những bản kế hoạch hành động cụ thể (action plans) gắn liền với các thành viên và phòng ban tương ứng.

Chiến thuật quyết định những hoạt động cụ thể cần được đầu tư vào nhằm vừa hướng tới tầm nhìn chung của thương hiệu vừa đạt được các chỉ số ROI/ROE (tỷ suất lợi nhuận đầu tư/tỷ suất lợi nhuận dựa trên sự nỗ lực) cao nhất cho doanh nghiệp.

Thay vì các chiến lược thường được áp dụng và đo lường trong dài hạn, các chiến thuật tập trung mạnh vào ngắn hạn, nó có thể được theo dõi theo tháng, theo tuần hay thậm chí là theo ngày.

6 bước để khiến bản Strategic Plan của bạn trở nên có chiến lược hơn.

6 bước để khiến bản Strategic Plan của bạn trở nên có chiến lược hơn.
6 bước để khiến bản Strategic Plan của bạn trở nên có chiến lược hơn.

Trong khi tuỳ vào từng điều kiện cụ thể hay mục tiêu của doanh nghiệp là gì, bạn có thể xây dựng các Strategic Plan theo những cách thức khác nhau, dưới đây là các bước bạn có thể tham khảo.

Bước 1: Nhận ra sự phụ thuộc của bạn, tức là các bên liên quan chính của bạn.

Ban đầu, bạn có thể nghĩ rằng điều này khá dễ dàng. Trong một doanh nghiệp nhỏ, những bên liên quan này thường là khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp và chủ doanh nghiệp.

Nhưng sau đó bạn dần nhận ra rằng một số nhân viên hay nhà quản lý cũng có vai trò quan trọng không kém các chủ doanh nghiệp, và sự phức tạp ngày càng tăng.

Bí quyết dành cho bạn là xác định đúng vai trò của các bên liên quan. Một nhóm các bên liên quan trong nhiều trường hợp có thể có nhiều sức ảnh hưởng hơn so với một vai trò cụ thể cho dù vai trò đó là quan trọng nhất.

Ví dụ, nếu bạn đang kinh doanh trong ngành hàng tiêu dùng chẳng hạn, các bên liên quan chính như các nhà phân phối; khách hàng bán lẻ (B2C); khách hàng doanh nghiệp (B2B), người tiêu dùng; và cả nhân viên cũng có sức ảnh hưởng không kém các chủ doanh nghiệp.

Khi bạn đã giải quyết được vấn đề phức tạp của các bên liên quan, bạn có thể tiếp tục bản Strategic Plan của mình.

Bước 2: Xác định “khách hàng mục tiêu” của thương hiệu.

Lấy ví dụ, với công ty kiểm toán quốc tế KPMG. Khách hàng mục tiêu của họ không phải là những ông bố bà mẹ nộp tờ khai thuế cá nhân hàng năm hay các doanh nghiệp nhỏ cần những sự trợ giúp đơn giản.

Công việc đó thường phù hợp hơn với các đơn vị cung cấp dịch vụ nhỏ tại các địa phương. KPMG cũng không phải là mục tiêu của các công ty quy mô trung bình (mid-size business) với lượng ngân sách còn hạn chế.

KPMG nhắm mục tiêu chính vào các doanh nghiệp lớn và cả chính phủ.

Việc xác định đúng tập khách hàng mục tiêu có sức ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, bao gồm cả các nhóm bên liên quan khác.

Ví dụ, với tập khách hàng đó của mình, KPMG chỉ tuyển những nhân viên có đủ năng lực để cung cấp dịch vụ cho các khách hàng là doanh nghiệp lớn và chính phủ lớn.

Strategic Plan của bạn không thể nhắm mục tiêu là hướng tới việc phục vụ tất cả các nhóm khách hàng. Vì vậy, hãy dành thời gian của bạn để xác định rõ ràng khách hàng mục tiêu của bạn.

Bước 3: Tìm ra những gì mà tổ chức của bạn muốn từ mỗi bên liên quan chính.

Để tổ chức của bạn phát triển thịnh vượng. Đối với một số nhà quản lý, điều này ban đầu có thể tạo ra nhiều bỡ ngỡ và rào cản.

Vấn đề là vì họ đã quá quen với việc suy nghĩ theo phương pháp vận hành hơn là chiến lược. Để thấy được điều này, không nơi nào khác biểu hiện rõ hơn là với “nhân viên” của các bên có liên quan.

Đội ngũ nhân sự và các nhà quản lý cấp cao đang tìm mọi cách để xác định điều gì có thể làm hài lòng nhân viên của họ. Nhưng họ cuối cùng đã thất bại và không đo lường được. Đó là những gì mà một tổ chức mong muốn từ họ.

Bước 4: Xác định những gì các bên liên quan này muốn ở bạn.

Đây thường là những tiêu chí ra quyết định chính mà các bên liên quan sử dụng khi tương tác hay kết nối với doanh nghiệp của bạn.

Ví dụ: những yếu tố này có thể bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng từ bạn (khách hàng), làm việc cho bạn (nhân viên), cung cấp cho bạn (nhà cung cấp) hoặc đầu tư vào bạn (cổ đông).

Điều cần thiết là bạn phải thấu hiểu được suy nghĩ của từng bên liên quan về những điều này – rằng bạn đang tập trung vào các quan điểm của họ chứ không phải quan điểm cá nhân của riêng bạn.

Bạn có thể có được sự thấu hiểu này bằng nhiều cách: phỏng vấn chuyên sâu các bên liên quan, lắng nghe những câu chuyện của các bên liên quan về các trải nghiệm của họ với bạn và đối thủ cạnh tranh, xem xét kỹ lưỡng những phản hồi của họ thông qua hệ thống thư khiếu nại nội bộ và các nền tảng bên ngoài khác.

Nó thậm chí có thể liên quan đến việc bạn cần “đắm mình” vào các trải nghiệm của các bên liên quan bằng cách trải qua nó, ví dụ: nếu bạn là giám đốc marketing của một hãng hàng không nào đó chẳng hạn, sẽ là rất cần thiết để bạn cần có mặt trên các chuyến bay một cách thường xuyên để xem khách hàng của bạn đang nhìn nhận bạn như thế nào.

Bước 5: Thiết kế chiến lược.

Chiến lược được hình thành bởi các mục tiêu bạn đã đặt ra cho tổ chức của mình và những hiểu biết bạn đã thu thập được về nhu cầu hiện tại và tương lai của các bên có liên quan.

Để các chiến lược trở nên hiệu quả, sau khi đã xác định được nhóm khách hàng mục tiêu chính của bạn, bạn nên xây dựng chiến lược dựa trên ý kiến ​​của những khách hàng này.

Hãy để khách hàng cùng với bạn tạo dựng nên các vị thế trên các chủng loại sản phẩm, dịch vụ khách hàng và giá cả để thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận. Các bên có liên quan có thể là những nhà chiến lược tuyệt vời mà bạn cần khai thác và cộng tác.

Bước 6: Không ngừng cải thiện chiến lược.

Hãy thừa nhận rằng dù bạn đã quyết định thế nào đi chăng nữa, thì không có gì là chắc chắn về kết quả đạt được trong tương lai.

Hãy xem chiến lược của bạn không phải là một thứ gì đó bí mật và tách biệt, thay vào đó, hãy coi nó là “những cánh tay nối dài” với các bên liên quan chính của bạn. Quan điểm mới mẻ này khuyến khích sự cởi mở, đổi mới và sẵn sàng thay đổi trong tổ chức của bạn.

Toyota và McDonald’s là hai doanh nghiệp đi đầu trong việc tập trung vào các bên liên quan, họ liên tục thay đổi và đa dạng hoá nhân viên để tạo ra những kết quả kinh doanh mới. Bạn cũng có thể học hỏi những điều tương tự.

Kết luận.

Trong khi tuỳ vào các yếu tố khác như mục tiêu chiến lược, bối cảnh kinh doanh hay quy mô và loại hình doanh nghiệp, các Strategic Plan có thể cần những nội dung khác nhau, điều bạn cần làm là hiểu bản chất của các Strategic Plan là gì, thích ứng nhanh với các điều kiện mới và tối ưu những gì hiện có.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Tra Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Cách xây dựng chiến lược Keyword-driven Content Marketing

Đối với những người làm SEOContent Marketing, khi các thuật toán của công cụ tìm kiếm ngày càng chuyển sang hướng ưu tiên nội dung và khi việc nhồi nhét từ khoá không còn mấy tác dụng, một chiến lược SEO được định hướng bởi nội dung hay chiến lược Content Marketing được hỗ trợ bởi các từ khoá được xem là chiến lược ưu tiên hàng đầu.

Cách xây dựng chiến lược Keyword-driven Content Marketing
Cách xây dựng chiến lược Keyword-driven Content Marketing

Các thuật toán tìm kiếm ngày càng thông minh hơn trong việc nhận diện và đánh giá chất lượng của yếu tố nội dung (Content) với những người truy cập.

Đó là lý do tại sao, các Content Marketer giờ đây cần phải hợp tác chặt chẽ hơn với các SEOer thông qua chiến lược xây dựng nội dung dựa trên từ khoá (Keyword-driven Content Marketing).

Dưới đây là từng bước để bạn có thể làm điều đó.

1. Xác định các từ khóa quan trọng nhất.

Đơn giản, vì chiến lược này dựa trên nền tảng là từ khoá, nghiên cứu và xác định các từ khoá quan trọng với doanh nghiệp là công việc đầu tiên bạn cần làm.

Hiện nay có rất nhiều công cụ (miễn phí) khác nhau cho phép bạn làm điều này, Google Keyword Planner là một ví dụ tiêu biểu.

Sự khác biệt cơ bản khi xây dựng một chiến lược nội dung theo từ khóa và các chiến lược nội dung khác là nơi bạn bắt đầu và tập trung vào.

Thay vì bạn tập trung vào các dữ liệu thu thập được từ các hoạt động nghiên cứu thị trường hay từ mạng xã hội, bạn cần tập trung vào những gì mà khách hàng mục tiêu của bạn đang tìm kiếm.

Các Content Marketer giờ đây cần nghiên cứu xem với từng từ khoá nhất định, người tìm kiếm đang mong đợi điều gì, họ quan tâm đến vấn đề nào hay nói cách khác, điều gì ẩn chứa đằng sau các từ khoá.

Thay vì tập trung vào các từ khoá tìm kiếm chung chung liên quan đến doanh nghiệp của bạn, hãy đào sâu hơn vào các từ khóa đuôi dài (Long-tail Keyword) nơi thường thể hiện rõ nét hơn về những gì mà khách hàng đang tìm kiếm.

2. Xem xét đến yếu tố con người.

Dù bạn là Content Marketer hay một SEOer, bạn cần hiểu rằng đối tượng mục tiêu cuối cùng của bạn không phải là công cụ tìm kiếm mà là khách hàng, những con người thực.

Các công cụ tìm kiếm như Google cũng đang thay đổi để đánh giá nội dung theo hướng tự nhiên và ưu tiên người dùng nhiều hơn.

Việc cố tình nhồi nhét từ khoá vừa đi ngược lại với hướng dẫn của các công cụ tìm kiếm vừa là cách khiến khách hàng rời đi khi họ không tìm thấy những thứ họ cần sau khi truy cập.

Đó là lý do tại sao mặc dù việc làm SEO nghe tưởng chừng như là thứ gì đó liên quan đến thuật toán hay bộ máy, sự thật là bạn cần quan tâm đến người dùng đầu tiên.

Với Google, đằng sau các từ khoá giờ đây không chỉ còn là từ khoá đơn thuần mà còn là những nội dung liên quan đến từ khoá đó.

Việc hiểu các ý định đằng sau các từ khoá (Search Intent) theo đó cũng là nơi thể hiện sự khác biệt giữa các website với nhau.

3. Sử dụng từ khóa lập chỉ mục ngữ nghĩa tiềm ẩn (LSI).

Google sử dụng một hệ thống được gọi là Latent Semantic Indexing, tạm hiểu là lập chỉ mục ngữ nghĩa tiềm ẩn (ngầm) để xác định mối quan hệ giữa các từ khác nhau.

Hệ thống sử dụng các mối quan hệ này để xác định ý định của người tìm kiếm, và từ đó “trả về” các nội dung liên quan nhất.

Là một người làm Content Marketing, bạn có thể kết hợp các từ khóa LSI – về cơ bản là các từ khóa liên quan đến từ khóa SEO của bạn – vào nội dung của bạn để giúp Google dễ dàng hiểu mục đích và giá trị của bài viết của bạn đối với người tìm kiếm.

4. Biến từ khóa trở thành một phần trong kế hoạch hoạch định nội dung của thương hiệu.

Một khi bạn đã thu thập vô số các từ khoá liên quan, cả các từ khoá chính lẫn các từ khoá LSI, bạn sẽ thấy rằng, bạn cần nhiều hơn các nội dung liên quan đến các từ khoá đó.

Việc bạn cần làm là đưa các từ khoá này vào các bản kế hoạch xây dựng nội dung tổng thể.

Các từ khóa khi này cũng đóng vai trò là “kim chỉ nam” để các đội nhóm phát triển nội dung “động não”.

Một số câu hỏi bạn có thể sử dụng là:

  • Mọi người đang tìm kiếm điều gì?
  • Ý định của họ là gì?
  • Họ quan tâm đến điều gì?
  • Nhu cầu của họ là gì?
  • Họ đang cảm thấy như thế nào?

Các nội dung được xây dựng sau đó đều dựa trên các thông tin hay từ khoá này.

5. Tối ưu hóa nội dung dựa trên người dùng (hay khách hàng mục tiêu).

Nếu bạn làm SEO, bạn có thể đã nghe thấy thuật ngữ Onpage SEO, công việc mà bạn cần làm là đưa các từ khoá vào những nơi liên quan bao gồm:

  • Thẻ tiêu đề (Title tags).
  • Mô tả meta (Meta descriptions).
  • Thuộc tính thẻ thay thế (Alt tags).
  • Nội dung chính (Body Content).

Những thứ này về bản chất vẫn là cung cấp thông tin cho bộ máy tìm kiếm, với tư cách là một Content Marketer, bạn cần ưu tiên trải nghiệm hay giá trị của nội dung cho người dùng hay chính là khách hàng tiềm năng của bạn.

Cách tốt nhất để làm điều đó không phải là lạm dụng từ khoá, điều mà không ít các SEOer vẫn thường làm, mà là lấp đầy bằng các nội dung liên quan đến nhu cầu hay kỳ vọng của người tìm kiếm.

Khi các thuật toán tìm kiếm tiếp tục được cải thiện, ranh giới giữa SEO và Content Marketing ngày càng trở nên mờ nhạt hơn và hướng đến người dùng nhiều hơn.

Một lần nữa, là một Marketer, đối tượng bạn cần quan tâm nhiều nhất là khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

[Checklist] Cách theo dõi các chỉ số của chiến dịch Social Media Marketing

Nếu bạn đang tìm cách theo dõi hiệu suất hay mức độ hiệu quả của các chiến dịch Social Media Marketing, việc thiết lập một danh sách bao gồm những việc cần làm hay các chỉ số đánh giá là hết sức cần thiết.

[Checklist] Cách theo dõi các chỉ số của chiến dịch Social Media Marketing
[Checklist] Cách theo dõi các chỉ số của chiến dịch Social Media Marketing
Được phân chia theo các nhiệm vụ chính cần mà các marketer cần thực hiện hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và hàng quý, dưới đây là cách mà bạn có thể sử dụng để theo dõi và cập nhật hiệu suất cho các chiến dịch Social Media Marketing của mình.

Những công việc cần làm hàng ngày.

  • Kiểm tra và cập nhật lịch nội dung (Content Calendar).
  • Trả lời tất cả các bình luận hay tin nhắn nếu có.
  • Kiểm tra những lần đề cập (mention) trên các nền tảng mạng xã hội (có thể bạn sẽ cần sử dụng một công cụ Social Listening nào đó).
  • Khám phá các từ khoá liên quan đến ngành kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Kiểm tra đối thủ, các nội dung và hơn thế nữa.
  • Theo dõi các thông tin mới nhất của ngành.
  • Sử dụng hashtag để khám phá các chủ đề đang thịnh hành liên quan đến ngành.

Những công việc cần làm hàng tuần.

  • Kiểm tra và đồng bộ với các hoạt động hay mục tiêu của các đội nhóm khác.
  • Kiểm tra các bài đăng có hiệu suất tốt của đối thủ.
  • Đánh giá hiệu suất tổng thể của các chiến dịch.

Những công việc cần làm hàng tháng.

  • Thu thập dữ liệu và viết báo cáo tổng hợp.
  • Cập nhật kế hoạch đăng bài hàng tháng.
  • Phân tích chiến lược Social Media của đối thủ.
  • Xác định các định dạng hay kiểu content mà bạn sẽ tập trung trong tháng tới.
  • Kiểm tra các sự kiện và tin tức có liên quan để tích hợp vào chiến dịch nội dung và quảng cáo.

Những công việc cần làm hàng quý.

  • Đánh giá KPIs tổng (dựa trên benchmark).
  • Kiểm tra xem liệu hình ảnh của thương hiệu có đang được sử dụng một cách đồng bộ trên toàn bộ các kênh mạng xã hội.
  • Thực hiện các đợt khảo sát hay nghiên cứu khách hàng để kiểm tra tính chính xác của khả năng nhắm mục tiêu, hay mức độ am hiểu về insight của khách hàng.
  • xây dựng mục tiêu cho quý tiếp theo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

Chiến lược thương hiệu: Trước khi làm Branding hãy đầu tư vào những khía cạnh này

Trong khi có không ít các thương hiệu tập trung rất nhiều nguồn lực để xây dựng độ nhận diện thương hiệu (Branding), điều này sẽ gây lãng phí nếu thương hiệu không chuẩn bị trước các thành phần khác quan trọng hơn.

Chiến lược thương hiệu: Trước khi tiến hành Branding hãy đầu tư vào những khía cạnh này
Chiến lược thương hiệu: Trước khi tiến hành Branding hãy đầu tư vào những khía cạnh này

Có một sai lầm thường thấy ở các doanh nghiệp hay với những người làm marketing đó là  đầu tư rất nhiều nguồn lực vào hoạt động xây dựng nhận diện thương hiệu (Branding, Brand Identity) trong khi chưa chuẩn bị những nền tảng căn bản nhất của thương hiệu.

Những hình ảnh đẹp hay đồ hoạ bắt mắt về bản chất sẽ không có ý nghĩa gì nếu khách hàng mục tiêu không hiểu được ý nghĩa thực sự đằng sau của nó là gì, hay nếu thương hiệu của bạn tập trung vào Gen Z, điều này lại càng thất bại hơn.

Mặc dù bạn có thể tạo ra những logo đẹp, những bảng màu hấp dẫn người xem, tuy nhiên, cũng sẽ không mang lại cho thương hiệu giá trị gì nếu người dùng mục tiêu không thể “thấy” hay cảm nhận được những giá trị mà thương hiệu cung cấp, hay các thông điệp của thương hiệu không thể giúp cộng hưởng giá trị của thương hiệu tới người dùng.

Từ những góc nhìn này, bạn không nên đầu tư vào các hoạt động xây dựng nhận diện nếu chưa xây dựng được 3 nền tảng căn bản nhất của thương hiệu là: Chiến lược thương hiệu, Khách hàng lý tưởng của thương hiệu và Tiếng nói hay Giọng điệu của thương hiệu.

Chiến lược thương hiệu (Brand Strategy).

Ở cấp độ cao nhất và cũng là nền tảng quan trọng nhất của bất cứ thương hiệu nào là có một chiến lược thương hiệu hoàn chỉnh bao gồm các nội dung sau:

Các đề xuất giá trị riêng biệt (USP): Trong bối cảnh thị trường đầy sự cạnh tranh, đề xuất giá trị là chưa đủ mà giá trị đó khác biệt với đối thủ như thế nào và có lợi cho khách hàng mục tiêu ra sao.

Cũng tương tự như cách xây dựng USP hay ma trận SWOT cho doanh nghiệp, điểm giá trị khác biệt không chỉ là “khác” so với đối thủ mà cái khác hay cái điểm mạnh đó phải có lợi cho khách hàng mục tiêu, rất nhiều thương hiệu hiểu sai điều này.

Tầm nhìn và Sứ mệnh của thương hiệu (Brand Mission & Brand Vision): Đây là một trong những điều mạnh mẽ nhất mà thương hiệu có thể truyển tải đến khách hàng, nó chính là lý do hay mục đích thương hiệu được ra đời và tồn tại.

Giá trị cốt lõi (Brand Core Values): Thương hiệu của bạn đại diện cho điều gì và không đại diện cho điều gì? Khi bạn có các giá trị thương hiệu của riêng mình, tất cả các quyết định còn lại của thương hiệu hay doanh nghiệp – từ Marketing, trải nghiệm khách hàng đến bộ phận tuyển dụng đều phải được kết nối lẫn nhau.

Câu chuyện thương hiệu (Brand Story): Kể chuyện thương hiệu từ lâu đã là một trong những cách thức xây dựng thương hiệu mà các thương hiệu lớn như Apple hay Starbucks theo đuổi. Để kể chuyện (Storytelling), bạn cần có các câu chuyện hấp dẫn.

Tính cách thương hiệu (Brand Personality): Tính cách thương hiệu hay Brand Personality xác định hay định hình cách mà thương hiệu muốn khách hàng nghĩ về mình khi được nhắc đến.

Thương hiệu của bạn đại diện cho sự mạnh mẽ, sáng tạo, bí ẩn hay bất cứ gì điều gì khác, hãy truyền tải nó đến với khách hàng.

Khách hàng lý tưởng (Key Customer).

Một nền tảng cốt lõi tiếp theo mà các thương hiệu cần xây dựng đó là xác định tệp khách hàng lý tưởng của mình.

Trong khi nghe có vẻ như là điều hiển nhiên, không ít các thương hiệu hiểu sai khái niệm này khi cho rằng nó chính là khách hàng tiềm năng hay đơn giản là khách hàng.

Khách hàng lý tưởng đề cập đến những khách hàng sẵn sàng chi trả để có được sản phẩm hay dịch vụ của thương hiệu (dựa trên số liệu nghiên cứu), trong khi khách hàng tiềm năng chỉ là những người có thể mua hàng (thích chứ không mua).

Khi nói đến việc tạo ra các thông điệp marketing để thu hút khách hàng, dưới đây là một số điểm mà thương hiệu có thể tiếp cận:

  • Nỗi đau của khách hàng: Khách hàng của bạn đang đấu tranh với điều gì? Họ nhận thức như thế nào về cuộc đấu tranh đó? Và đâu thực sự là giải pháp họ cần?
  • Chuyển đổi mong muốn sau sử dụng sản phẩm: Theo cách nghĩ của khách hàng, Họ muốn nhận được điều gì hay muốn trở thành “hình ảnh” như thế nào?
  • Các giải pháp thay thế: Khách hàng của bạn đã thử những giải pháp nào hay sử dụng các sản phẩm của đối thủ hay chưa? Điều gì khiến họ hài lòng và không hài lòng với các sản phẩm đó.

Tiếng nói thương hiệu (Brand Voice).

Thông điệp thương hiệu (Brand Message) và tiếng nói thương hiệu là 2 khái niệm khác nhau.

Trong khi thuật ngữ thông điệp đề cập đến nội dung (Content) hay những thứ mà khách hàng sẽ nghe hoặc thấy, Tiếng nói lại thể hiện cách thức mà thương hiệu truyền tải các nội dung đó.

Tiếng nói thương hiệu có thể bao gồm các thành phần như:

Câu nói về thương hiệu: Thương hiệu của bạn thường lặp đi lặp lại những cụm từ hoặc thuật ngữ nào? Từ vựng mà thương hiệu của bạn phát đi lặp lại phải nhằm mục đích củng cố sứ mệnh và giá trị của thương hiệu.

Giọng điệu: Những kiểu cảm xúc nào sẽ có thể kết nối tốt nhất giữa khách hàng lý tưởng với thương hiệu. Thương hiệu mô tả nỗi đau đau và mong muốn của họ như thế nào? Giọng điệu thay đổi ra sao khi thương hiệu kể về các câu chuyện của mình và của khách hàng.

Kỹ thuật và phong cách thể hiện nội dung: Là khái niệm đề cập đến cách thương hiệu làm nổi bật nội dung như cách sử dụng dấu chấm câu, biểu tượng cảm xúc (emojis) và các biểu tượng tượng hình khác.

Nhịp điệu: Nhịp điệu của ngôn ngữ đề cập đến mức độ dài hay ngắn của câu chữ. Nó cao hay thấp, nhanh hay chậm, dồn dập hay từ tốn…

Tóm lại, nhận diện thương hiệu nên là hành động đến sau, khi mà thương hiệu đã hoàn thiện các nền tảng căn bản khác của thương hiệu.

Xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu trực quan tốt có thể giúp cho hoạt động marketing trở nên thuận lợi và cộng hưởng hơn, nhưng nếu không có thông điệp thương hiệu hay các giá trị khác của thương hiệu, khách hàng sẽ khó có thể chấp nhận thương hiệu.

Các thành viên trong các đội nhóm khác nhau, đặc biệt là nhóm bán hàng và marketing, tất cả đều phải ở trên cùng một chiến tuyến, phải cùng hướng tới mục tiêu cuối cùng là khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

Tại sao Data driven Customer là tương lai của chiến lược cạnh tranh

Dữ liệu khách hàng là chìa khoá để xây dựng các chiến lược cạnh tranh được hỗ trợ bởi yếu tố kỹ thuật số. Cùng khám phá cách doanh nghiệp có thể nuôi dưỡng khách hàng kỹ thuật số với mục tiêu là thúc đẩy doanh thu.

data driven customer
Tại sao Data-driven Customer là tương lai của chiến lược cạnh tranh. Photo: Getty Images

Trong bối cảnh kinh doanh mới, khi doanh nghiệp đang phải hình dung lại cách các sản phẩm và dịch vụ của họ có thể đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng trong thế giới kỹ thuật số, dữ liệu khách hàng (customer data) là chìa khoá chính để tối ưu các luồng doanh thu đồng thời thiết kế các đề xuất giá trị mới (value proposition).

Để thu hút và giữ chân khách hàng kỹ thuật số, nhiều doanh nghiệp đang phải cân nhắc lại các ưu tiên chiến lược mới, phát triển các mô hình marketing mới, cũng như các mô hình thúc đẩy lợi nhuận mới.

Các cấu trúc chiến lược cạnh tranh truyền thống sẽ không còn phù hợp khi xây dựng mô hình kinh doanh xoay quanh dữ liệu và hệ sinh thái kỹ thuật số.

Theo một bài đăng được công bố bởi Trường quản trị MIT, Ông Subramaniam, Giáo sư tại Trường Kinh doanh IMD ở Lausanne, Thụy Sĩ, cho biết:

“Đây là tương lai của chiến lược cạnh tranh. Một câu hỏi đặt ra là làm cách nào để doanh nghiệp có thể chuyển trọng tâm của họ từ sản phẩm sang dữ liệu mà không làm mất đi thế mạnh truyền thống của mình.”

4 cấp độ của chuyển đổi số.

Các doanh nghiệp ngày nay không chỉ chuyển đổi từ các mô hình kinh doanh kiểu cũ sang hệ sinh thái dữ liệu và kỹ thuật số.

Thay vào đó, Ông Subramaniam đã xác định 4 cấp độ của chuyển đổi số, cho rằng dựa trên từng chiến lược kinh doanh khác nhau, các doanh nghiệp cần những mức độ tương tác kỹ thuật số khác nhau với người tiêu dùng.

Dưới đây là các ví dụ cụ thể cho từng cấp độ.

  • Cấp độ một – Hãng xe hơi lâu đời Ford tận dụng dữ liệu thực tế ảo và tăng cường (VR và AR) để kiểm tra dây chuyền lắp ráp của họ. Quá trình thay thế này giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn và năng suất cao hơn.
  • Cấp độ hai – Caterpillar, một trong những nhà sản xuất thiết bị xây dựng lớn nhất thế giới thu thập dữ liệu viễn thông và cảm biến từ các thiết bị xây dựng được sử dụng bởi hàng nghìn khách hàng tại các công trường xây dựng khác nhau. Khi dữ liệu thu thập được cho thấy rằng một phần thiết bị cụ thể không được sử dụng như dự kiến, công ty này có thêm cơ hội mới để phát triển sản phẩm, phù hợp hơn với nhu cầu (thực tế) của khách hàng.
  • Cấp độ ba – Hãng GE (General Electric) thu thập dữ liệu tương tác theo thời gian thực từ những tương tác giữa phi công với máy bay để tìm cách tối ưu hóa kiểu bay và từ đó có thể tiết kiệm được nhiều nhiên liệu hơn. GE sau đó cũng tìm cách kiếm tiền từ dịch vụ này, giúp tạo nên một luồng doanh thu bổ sung cho doanh nghiệp.
  • Cấp độ bốn – Peloton, đơn vị chuyên về thiết bị tập thể dục, thu thập dữ liệu về cách người dùng tương tác với các máy tập của mình và chia sẻ dữ liệu đó với các đối tác bên thứ ba và các cộng đồng người dùng khác nhau.

Điểm chung của từng cấp độ chuyển đổi số này là nhu cầu về dữ liệu tương tác (interactive data). Các doanh nghiệp đều nên quan tâm đến nó.

Cách nuôi dưỡng khách hàng dựa trên dữ liệu (Data driven Customer).

Về tổng thể, có 4 bước mà doanh nghiệp có thể làm để thu hút và giữ chân khách hàng kỹ thuật số.

  • 1 – Nhận ra vai trò mới của khách hàng.

Đầu tiên, các doanh nghiệp cần phải mở rộng tư duy chiến lược của mình ra khỏi việc chỉ sử dụng dữ liệu để hỗ trợ sản phẩm. Trong bối cảnh mới, các sản phẩm nên đóng vai trò hỗ trợ dữ liệu và giúp khám phá ra các mô hình kinh doanh mới.

Hãy bắt đầu suy nghĩ khác về khái niệm khách hàng. Họ không chỉ là những người mua sản phẩm của doanh nghiệp mà còn là người cung cấp cho doanh nghiệp những dữ liệu rất có giá trị và doanh nghiệp từ đây cũng nên đối xử với khách hàng theo cách tương tự.

  • 2 – Phát triển các đề xuất giá trị mới dựa trên dữ liệu.

Cũng giống như với hầu hết các nền tảng mạng xã hội hay các nền tảng kỹ thuật số khác, các chủ sở hữu nền tảng hay doanh nghiệp vốn phụ thuộc nhiều vào tính mạng lưới của dữ liệu, nơi giá trị sẽ tăng lên khi có nhiều người dùng hơn kết nối với nền tảng và tạo ra nhiều dữ liệu (tương tác).

Từ góc nhìn này, vì giá trị đã hứa (giá trị đề xuất cho khách hàng) sẽ không xuất hiện cho đến khi doanh nghiệp có được dữ liệu, các doanh nghiệp phải điều chỉnh kế hoạch truyền thông, marketing và bán hàng để có thể thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm.

Cách để doanh nghiệp đạt được mục tiêu này là “bán kết quả” chứ không phải là “bán sản phẩm”.

  • 3 – Nuôi dưỡng hệ sinh thái kỹ thuật số bao gồm cả sản xuất và tiêu dùng.

Về mặt sản xuất, các doanh nghiệp cần xác định chính xác các đơn vị có trong mạng lưới chuỗi giá trị, những dữ liệu có được từ những nơi này là cơ sở để thúc đẩy các luồng doanh thu hoặc mô hình kinh doanh mới.

Về phía người tiêu dùng, doanh nghiệp phải xác định và hợp tác với các đơn vị bên ngoài, họ sẽ tham gia vào quá trình tận dụng dữ liệu để đề xuất các giá trị hay dịch vụ mới cho người tiêu dùng.

  • 4 – Tạo ra luồng doanh thu mới và các mô hình kinh doanh hiệu quả.

Khi nói đến việc tối ưu luồng doanh thu, các doanh nghiệp không chỉ nên nghĩ về các mô hình định giá dựa trên chuỗi giá trị truyền thống (traditional value chain-based pricing models), chẳng hạn như việc dựa trên các thông số là chi phí nguyên liệu thô hoặc biên lợi nhuận (margins).

Thay vào đó, doanh nghiệp nên xem xét đến các mô hình kiếm tiền mới từ chính người tiêu dùng, đồng thời cũng có thể hỗ trợ cho một số nhóm người tiêu dùng khác dựa trên các giá trị mà họ có thể tạo ra.

Trong bối cảnh mới, tuỳ vào từng điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp nên lựa chọn là “người dẫn đầu” hay “kẻ theo sau” để hạn chế rủi ro.

Tuy nhiên, dù cho con đường mà doanh nghiệp lựa chọn là gì, hãy nhớ rằng dữ liệu khách hàng kỹ thuật số chính là chìa khóa thành công cho tương lai của doanh nghiệp trong thế giới kỹ thuật số.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Thị phần là gì? Cách tính thị phần và ví dụ về thị phần

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu tất cả các thông tin về thuật ngữ Thị phần (Market Share) trong bối cảnh ngành marketing và kinh doanh như: Thị phần là gì? Cách tính thị phần tăng trưởng cho doanh nghiệp? Thị phần tương đối là gì? Vai trò của thị phần đối với sự tăng trưởng của doanh nghiệp? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thị phần của một thương hiệu? và hơn thế nữa.

Thị phần là gì
Thị phần là gì? Khái niệm Thị phần trong Marketing

Thị phần (Market Share) là khái niệm mô tả độ lớn hay mức độ bao phủ của một thương hiệu, một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể nào đó trên từng thị trường nhất định. Thị phần là số phần trăm mà thương hiệu có trên thị trường. Với những người làm marketing và kinh doanh thì mở rộng thị phần là mục tiêu hàng đầu kể từ khi xuất hiện trên thị trường.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài về chủ đề thị phần bao gồm:

  • Thị phần là gì?
  • Thị phần tương đối là gì?
  • Thấu hiểu khái niệm Thị phần.
  • Một số điểm chính cần lưu ý khi tìm hiểu về thuật ngữ thị phần.
  • Vai trò của thị phần là gì đối với sự phát triển của thương hiệu?
  • Thị phần ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp.
  • Các công thức hay cách tính thị phần là gì?
  • Sự khác biệt giữa khái niệm Thị phần và Thị trường.
  • Các chiến lược chính mà thương hiệu có thể sử dụng để xây dựng thị phần là gì?
  • Một số ví dụ về thị phần của các thương hiệu.
  • FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề thị phần.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Thị phần là gì?

Thị phần trong tiếng Anh có nghĩa là Market Share.

Trong phạm vi marketing và kinh doanh, Thị phần là khái niệm đề cập đến tỷ lệ phần trăm tổng doanh số (hay sản lượng) bán hàng của một sản phẩm, thương hiệu hay doanh nghiệp cụ thể trong một ngành hàng (ngành công nghiệp) cụ thể.

Thị phần được tính bằng cách lấy toàn bộ doanh số bán hàng của một sản phẩm hay doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho tổng doanh số bán hàng của toàn ngành trong cùng một thời kỳ tính toán.

Ví dụ, nếu Apple bán 50% số lượng iPhone ra thị trường điện thoại thông minh trong năm 2021 so với tổng toàn bộ số lượng điện thoại thông minh được tiêu thụ trên cùng thị trường, có thể nói rằng iPhone chiếm 50% thị phần của thị trường điện thoại thông minh trong năm 2021.

Trong thực tế, thị phần của iPhone chiếm trung bình khoảng 15% thị trường điện thoại thông minh (smart phone) toàn cầu.

Khái niệm thị phần được sử dụng để biểu thị quy mô hay độ lớn của một thương hiệu hay doanh nghiệp trong mối quan hệ với toàn thị trường và các đối thủ cạnh tranh hiện có trong thị trường đó.

Thương hiệu hay doanh nghiệp có thị phần lớn nhất trong ngành được gọi là “Market Leader”, có nghĩa là “Thương hiệu dẫn đầu thị trường”.

Thị phần tương đối là gì?

Thị phần tương đối là khái niệm mô tả thị phần của một doanh nghiệp nào đó so với một doanh nghiệp khác lớn hơn (lớn nhất) cùng ngành.

Mục tiêu chính của doanh nghiệp khi tính toán thị phần tương đối đó là họ muốn biết xem so với đối thủ hàng đầu thì họ đang ở đâu.

Thấu hiểu khái niệm Thị phần.

Thị phần của một doanh nghiệp, đúng như thuật ngữ hay tên gọi của nó, là một phần trong toàn bộ tổng doanh số bán hàng (sản lượng) trong thị trường hoặc ngành hàng mà doanh nghiệp đó đang hoạt động.

Để tính toán thị phần của một doanh nghiệp hay sản phẩm, điều đầu tiên cần làm là hãy xác định khoảng thời gian hay thời kì mà bạn muốn kiểm tra. Nó có thể là một quý, một năm hoặc nhiều năm tuỳ thuộc vào nhu cầu đo lường của từng doanh nghiệp.

Tiếp theo, hãy tính tổng doanh thu hay sản lượng bán hàng của doanh nghiệp trong khoảng thời gian đó. Sau đó, hãy tìm hiểu tổng doanh thu của cả ngành hàng mà doanh nghiệp đang hoạt động.

Cuối cùng, lấy tổng doanh thu của riêng doanh nghiệp chia cho tổng doanh thu của toàn bộ ngành (bao gồm các công ty đối thủ cùng ngành).

Ví dụ: nếu một doanh nghiệp F&B nào đó đã bán được 100 triệu USD doanh thu là sản phẩm nước giải khát (nước ngọt) có ga vào năm 2021 và tổng doanh số của toàn bộ ngành nước giải khát trong năm này tại Việt Nam là 1 tỷ USD, thị phần của doanh nghiệp này sẽ là 100.000.000/1.000.000.000 = 10%.

Trong thực tế, khái niệm thị phần thường chỉ được quan tâm hay tính toán bởi các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp toàn cầu kinh doanh trên nhiều thị trường hay khu vực địa lý khác nhau.

Các doanh nghiệp nhỏ ít khi quan tâm đến thị phần mà chỉ là quan tâm đến sự tăng giảm của doanh số bán hàng (so với chính doanh nghiệp trong từng thời kỳ hoặc so với một đối thủ bán hàng tương tự nào đó.)

Bạn có thể lấy dữ liệu về thị phần từ nhiều nguồn độc lập khác nhau, chẳng hạn như từ các tổ chức thương mại, các công ty nghiên cứu thị trường, các cơ quan quản lý, hay từ chính các doanh nghiệp; tuy nhiên, một số ngành hàng nhất định sẽ khó đo lường chính xác về thị phần hơn những ngành khác.

Thị phần và Thị trường.

Như bạn có thể thấy, ngay bản chất câu từ cũng đã khác nhau. Thị phần là Market Share còn Thị trường là Market.

Trong khi thị phần đề cập đến độ lớn của một sản phẩm hay doanh nghiệp nào đó cụ thể, nó là con số phần trăm, thuật ngữ thị trường mang ý nghĩa chung chung.

Thị trường là khái niệm lớn bao gồm nhiều doanh nghiệp có từng mức thị phần khác nhau, họ là những phần tử tồn tại trên thị trường.

Một số điểm chính cần lưu ý khi tìm hiểu về thuật ngữ thị phần.

  • Thị phần thể hiện tỷ lệ phần trăm trong tổng doanh số bán hàng của một ngành hoặc thị trường mà một doanh nghiệp cụ thể đạt được trong một khoảng thời gian cụ thể.
  • Thị phần được tính bằng cách lấy doanh số bán hàng của doanh nghiệp chia cho tổng doanh số bán hàng của cả ngành trong cùng thời kỳ.
  • Thị phần được sử dụng để mô tả về quy mô của một doanh nghiệp hay sản phẩm cụ thể trong mối quan hệ với toàn bộ thị trường và các đối thủ cạnh tranh hiện có.
  • Doanh nghiệp dẫn đầu thị trường là doanh nghiệp có thị phần cao nhất và thường có sức ảnh hưởng lớn nhất.
  • Tuỳ vào từng ngành hàng khác nhau, các doanh nghiệp cần thực hiện các chiến lược khác nhau để thúc đẩy hay gia tăng thị phần của mình.

Vai trò của thị phần là gì đối với sự phát triển của thương hiệu hay doanh nghiệp?

Vai trò của thị phần là gì đối với sự phát triển của thương hiệu hay doanh nghiệp?
Vai trò của thị phần là gì đối với sự phát triển của thương hiệu hay doanh nghiệp?

Đến đây, khi bạn đã có thể hiểu được bản chất của thị phần là gì hay bạn có thể tính toán nó như thế nào, một câu hỏi được đặt ra là vậy thị phần quan trọng như thế nào đối với sự phát triển của một doanh nghiệp hay thương hiệu trên thị trường.

Ở góc nhìn của các nhà đầu tư, bạn muốn biết chính xác thị phần của một doanh nghiệp hay sản phẩm cụ thể nào đó trên thị trường để bạn có thể quyết định liệu bạn có nên đầu tư vào nó hay không.

Hay bằng cách theo dõi sự tăng giảm của thị phần qua các thời kỳ, bạn có thể biết được tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp là như thế nào.

Với tư cách là chủ doanh nghiệp, và bạn cũng có thể cần các cơ hội nhận được đầu tư, khi này, rõ ràng là bạn sẽ có lợi nhiều hơn nếu bạn có thị phần cao hơn.

Ở góc nhìn quy mô của thị trường, khi tổng (cầu) của thị trường cho một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó tăng lên, một doanh nghiệp có thể duy trì được thị phần của mình đồng nghĩa với việc doanh nghiệp này đang có mức doanh thu tăng lên tương ứng với mức tăng của toàn bộ sản lượng của thị trường.

Một doanh nghiệp có thị phần tăng sẽ tăng doanh thu nhanh hơn so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành còn lại.

Việc gia tăng thị phần cũng cho phép một doanh nghiệp đạt được quy mô lớn hơn với các hoạt động của mình và mức độ lợi nhuận theo đó cũng tốt hơn.

Ngoài ra, thông qua chỉ số thị phần, một doanh nghiệp có thể xác định mức độ cạnh tranh của ngành, hay cụ thể là với các đối thủ còn lại trên thị trường.

Đây chính là động lực thiết thực nhất để doanh nghiệp cần thay đổi chiến lược, thay đổi cách thức marketing, bán hàng và hơn thế nữa để không ngừng gia tăng thị phần.

Khi theo đuổi hay tính toán thị phần, có một điều mà bạn cần hiểu đó là, thị phần giảm không có nghĩa là doanh số sẽ giảm và ngược lại.

Ví dụ, nếu thị phần của doanh nghiệp của bạn giảm tuy nhiên tổng cầu hay dung lượng của toàn ngành tăng lên, khi này doanh số của bạn vẫn có thể tăng bình thường.

Ngược lại, nếu thị phần của bạn tăng lên, tuy nhiên, dung lượng toàn ngành lại giảm, khi này việc tăng lên về thị phần có thể không giúp bạn có nhiều doanh số hơn.

Cuối cùng, việc một doanh nghiệp hay đối thủ nào đó có thị phần rất cao, tăng rất nhanh hay thậm chí là Market Leader, điều này cũng không có nghĩa là doanh nghiệp đó đang “ăn nên làm ra” hay có lợi nhuận cao.

Thử nhìn vào thực tế các chiến lược “đốt tiền chiếm thị phần“, bạn có thể hiểu được ẩn ý đằng sau điều này.

Các công thức chính được sử dụng để tính toán thị phần là gì?

Như đã đề cập ở trên, công thức tính toán hay đo lường thị phần khá đơn giản, bạn có thể sử dụng ngay công thức bên dưới.

Thị phần  = Doanh thu thực của doanh nghiệp / Tổng doanh thu toàn bộ ngành (thị trường) * 100.

Ngoài ra, như đã đề cập ở trên về khái niệm thị phần tương đối, bạn cũng có thể tính toán chỉ số này thông qua công thức bên dưới.

Thị phần tương đối  = Thị phần của doanh nghiệp / Thị phần của đối thủ (thường là doanh nghiệp có thị phần cao nhất ngành) * 100.

Thị phần ảnh hưởng như thế nào đến sự tồn tại hay tăng trưởng của doanh nghiệp.

Thị phần có thể có tác động hay ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp đang ở trong giai đoạn trưởng thành của chu kỳ kinh doanh, các doanh nghiệp bán các sản phẩm có vòng đời sản phẩm (Product Life Cycle) ngắn hoặc doanh nghiệp kinh doanh trong những ngành có tốc độ tăng trưởng chậm (hay thậm chí là không tăng).

Trong các ngành kinh doanh có tính chu kỳ, hoặc ngành nhạy cảm cao với chu kỳ kinh doanh tổng thể, thị phần thường có tác động mạnh nhất và có thể có tác động tiêu cực đáng kể đối với các doanh nghiệp không chiếm được thị phần lớn.

Trong các ngành tăng trưởng mạnh, hoặc các ngành có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với các ngành khác, thị phần có ít ảnh hưởng hơn vì nó liên tục thay đổi (thời gian dài hơn và doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn).

Sự thay đổi của thị phần theo đó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ suất lợi nhuận, thu nhập và doanh số bán hàng hay thậm chí là quyết định việc một doanh nghiệp nào đó có thể “tiếp tục ở lại” trên thị trường nữa hay không.

Trong các ngành có tính chu kỳ hay “winner takes all” (người chiến thắng sẽ lấy hết), các doanh nghiệp có thể sẵn sàng “đốt tiền” để chiếm thị phần bằng mọi giá, buộc các đối thủ cạnh tranh còn lại phải từ bỏ cuộc chơi hoặc chuyển sang một thị trường khác.

Theo quan sát của MarketingTrips tại thị trường Việt Nam, việc Grab khiến Uber rời khỏi thị trường hay cuộc đua giữa các sàn thương mại điện tử (eCommerce Platforms) như Shopee, Tiki và Lazada (Adayroi thuộc Vingroup đã từ dã cuộc chơi từ sớm) là những ví dụ điển hình nhất cho điều này.

Trong hầu hết các trường hợp, doanh nghiệp nào có doanh số và lợi nhuận càng cao thì doanh nghiệp đó càng có nhiều thị phần trong ngành của mình.

Các chiến lược chính mà thương hiệu có thể sử dụng để xây dựng thị phần là gì?

Các chiến lược chính mà thương hiệu có thể sử dụng để xây dựng thị phần là gì?
Các chiến lược chính mà thương hiệu có thể sử dụng để xây dựng thị phần là gì?

Thị phần như bạn thấy, hiển nhiên là quá quan trọng với bất kỳ doanh nghiệp nào, hay doanh nghiệp đó đang kinh doanh ngành hàng gì.

Dưới đây là một số chiến lược mà doanh nghiệp có thể sử dụng để mở rộng thị phần và thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp trên thị trường.

1. Chiến lược định giá bán.

Khi nói đến các chiến lược có thể xây dựng hay thúc đẩy thị phần cho doanh nghiệp, bán giá thấp sẽ là chiến lược nên được nhắc tới đầu tiên.

Nằm trong tổng thể các chiến lược định giá trong marketing và kinh doanh, chiến lược bán giá thấp hướng đến mục tiêu bán được nhiều hàng hơn cho nhiều khách hàng có nhu cầu mua hàng giá thấp (hoặc khách hàng nhạy cảm về giá).

Để có thể xem toàn bộ các chiến lược định giá, bạn có thể xem thêm tại: chiến lược giá là gì

Khi thực hiện chiến lược này, điều quan trọng bạn cần lưu ý là, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thành công khi bán giá thấp, tuỳ thuộc vào đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là gì mà bạn nên chọn các chiến lược giá bán phù hợp.

2. Chiến lược cải tiến và đổi mới sản phẩm.

Trong bối cảnh kinh doanh ngày nay, khi hành vi và nhu cầu của người tiêu dùng không ngừng thay đổi, việc nghiên cứu và cải tiến sản phẩm (R&D) ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Các doanh nghiệp hay thương hiệu càng nỗ lực đổi mới sản phẩm và cải tiến về công nghệ thì càng có được thị phần tốt hơn trên thị trường.

Từ việc iPhone vươn lên trên thị trường điện thoại thông minh, sự ra đi của đế chế Nokia, sự trỗi dậy của TikTok đến việc các nền tảng mạng xã hội lớn khác dù có hàng tỷ người dùng vẫn không ngừng cập nhật và thay đổi. Mọi thứ đã quá rõ ràng.

Trong tương lai, khi thế giới dần chuyển sang nền kinh tế trải nghiệm (experience economy), metaverse và hơn thế nữa, “đổi mới hay là chết” sẽ vẫn là chìa khoá.

3. Làm hài lòng và tập trung vào trải nghiệm của khách hàng.

Một trong những cách tốt nhất để gia tăng thị phần của doanh nghiệp là không ngừng nỗ lực dựa trên các mối quan hệ hiện có với khách hàng.

Bằng cách làm hài lòng khách hàng hiện tại thông qua các trải nghiệm đặc biệt, bạn có thể truyền cảm hứng cho lòng trung thành của họ tới thương hiệu (Brand Loyalty).

Một khi khách hàng trung thành nhiều hơn và có những điểm chạm tốt hơn với thương hiệu, họ có nhiều khả năng mua hàng lặp lại hơn, điều này cuối cùng sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp có nhiều doanh thu hơn, và thị phần dần tăng lên.

4. Thúc đẩy độ nhận diện thương hiệu (Brand Awareness).

Nhận thức về thương hiệu và Marketing đóng một vai trò rất lớn trong việc gia tăng lượng khách hàng tiềm năng và chiếm thị phần.

Điều quan trọng bạn cần làm khi bắt đầu là cần phải cho phần lớn các khách hàng mục tiêu ngoài kia biết bạn là ai và bạn đang có những cái gì.

Trở thành một cái tên thông dụng và thương hiệu được ưa thích trong ngành là động lực vô cùng lớn để giúp bạn xây dựng thị phần.

Như bạn thấy, thương hiệu có thị phần cao nhất hiếm khi là thương hiệu ít phổ biến nhất.

Một số ví dụ về thị phần của các thương hiệu.

  • Thị phần của Nike.

Nike là một trong những thương hiệu hàng đầu trong ngành công nghiệp may mặc và giày dép thể thao, với nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau.

Riêng với thị trường giày dép, thị phần toàn cầu của Nike ước tính là 29,25%. Nike là đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành của Adidas và Under Armour.

  • Thị phần của Tesla.

Tesla là một phần của ngành công nghiệp ô tô và hãng xe này chỉ tập trung sản xuất xe điện (EV). Trong ngành công nghiệp xe điện, Tesla chiếm 18% thị phần.

  • Thị phần của gã khổng lồ tìm kiếm Google.

Google hiện chiếm hơn 91,86% thị phần tìm kiếm toàn cầu và là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất trên thế giới tính đến 2022.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề thị phần.

  • Thị phần trong tiếng Anh có nghĩa là gì?

Trong tiếng Anh, thị phần có nghĩa là Market Share hoặc Share of Market.

  • Mục tiêu của các doanh nghiệp hay thương hiệu khi muốn mở rộng thị phần là gì?

Đơn giản là các doanh nghiệp này muốn hướng tới doanh số bán hàng, lợi nhuận, khả năng ở lại lâu hơn trên thị trường và sự phát triển bền vững.

  • Bảo vệ thị phần là gì?

Là khái niệm đề cập đến các hoạt động của doanh nghiệp được đưa ra với mục tiêu duy trì thị phần của họ trên thị trường. Như đã phân tích trong bài, duy trì ở đây mang ý nghĩa là tương đối so với bình diện toàn dung lượng của thị trường.

  • Thị phần kết hợp là gì?

Nhằm hướng tới mục tiêu chính là chiếm lĩnh lợi thế trên thị trường, gia tăng rào cản cho các doanh nghiệp mới gia nhập ngành, hạn chế sự cạnh tranh mới hay thậm chí là đạt được mục tiêu độc quyền nhóm, một số các doanh nghiệp đã quyết định kết hợp thị phần với nhau, thị phần khi này chính là tổng thị phần của các doanh nghiệp tham gia kết hợp.

  • Mở rộng thị phần là gì?

Là chiến lược mà mọi doanh nghiệp đều hướng tới, bành trướng thị phần của mình trên thị trường với mục tiêu là bán hàng được nhiều hơn.

  • Dung lượng thị trường (Market size) là gì?

Là khái niệm đề cập đến giá trị tính bằng tiền của một thị trường (Market, Marketplace) cụ thể nào đó, ví dụ, theo số liệu nghiên cứu từ McKinsey, vũ trụ ảo Metaverse sẽ có giá trị khoảng 5000 tỷ USD vào năm 2030, tức 8 năm sau kể từ thời điểm bài viết này được đăng.

  • Thị phần thương hiệu là gì?

Thị phần thương hiệu hay thị phần của thương hiệu là doanh số bán hàng của một thương hiệu nào đó trong tổng doanh số của một danh mục sản phẩm cụ thể.

Ví dụ trong danh mục giày thể thao Nam tại thị trường Việt Nam, doanh số của thương hiệu giày A nào đó là 1 tỷ và tổng toàn thị trường (của danh mục giày thể thao Nam) là 10 tỷ, Brand Share của A khi này là 1/10 = 10%.

  • Mục tiêu thị phần là gì?

Là con số thị phần mà doanh nghiệp muốn có được, ví dụ là 5%.

  • Phần trăm thị phần là gì?

Như đã phân tích ở trên, khái niệm thị phần vốn được tính bằng công thức phần trăm, tức tính tương quan giữa một thương hiệu nào đó so với toàn bộ các đối thủ trên thị trường.

Phần trăm thị phần theo đó là số lượng thị phần tính theo phần trăm ví dụ 1/10 sẽ là 10% thị phần chẳng hạn.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ các kiến thức nền tảng cần biết về khái niệm thị phần. Dù với tư cách là một Marketer, một nhà lãnh đạo doanh nghiệp hay người làm kinh doanh, việc tìm kiếm các cơ hội để xây dựng và phát triển thị phần là mục tiêu hàng đầu.

Bằng cách hiểu rõ thị phần là gì, các lý thuyết xoay quanh thuật ngữ thị phần, cũng như các chiến lược có thể thực thi để mở rộng thị phần và thúc đẩy tăng trưởng, bạn giờ đây có nhiều cách hơn để hiện thực hoá mục tiêu của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Chiến lược Marketing là gì? Các mô hình chiến lược Marketing

Cùng tìm hiểu các lý thuyết về marketing như: chiến lược marketing là gì, vai trò của chiến lược marketing đối với thương hiệu, các mô hình chiến lược marketing phổ biến cần biết và hơn thế nữa.

Chiến lược Marketing là gì
Chiến lược Marketing là gì? Các mô hình chiến lược Marketing

Bằng cách thích ứng nhanh với các chiến lược Marketing mới, thương hiệu sẽ có nhiều cơ hội hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, vượt qua đối thủ và hơn thế nữa. Vậy chiến lược Marketing là gì và có những kiểu mô hình chiến lược Marketing phổ biến nào.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Chiến lược Marketing là gì?
  • Chiến lược là gì?
  • Marketing là gì?
  • Vai trò của chiến lược Marketing đối với doanh nghiệp.
  • Các mô hình chiến lược Marketing phổ biến trên thế giới là gì?
  • Một số chiến lược Marketing rất đáng tham khảo cho doanh nghiệp trong 2023.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Chiến lược Marketing là gì?

Chiến lược Marketing được hiểu một cách đơn giản là những bản kế hoạch mang tính định hướng dài hạn cho các hoạt động marketing của doanh nghiệp, liên quan mật thiết đến sản phẩm, thương hiệu hay mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Mặc dù về cơ bản cũng tương tự như khái niệm về Marketing, sẽ không có bất cứ một khái niệm nào được xem là hoàn hảo hay mang tính khuôn mẫu cho thuật ngữ Chiến lược Marketing (Marketing Strategy).

Trong khi với hiểu truyền thống, các chiến lược nói chung và chiến lược marketing nói riêng thường gắn liền với yếu tố thời gian, tức “dài hạn”, một số tư duy hiện đại cho rằng đây không còn là yếu tố quan trọng trong bối cảnh kinh doanh mới khi mọi thứ bao gồm cả hành vi của khách hàng đang thay đổi quá nhanh.

Cho dù bạn là người làm marketing, người làm kinh doanh hay thậm chí là chủ doanh nghiệp, năm mới là thời điểm quan trọng nhất để nhìn lại và thiết lập các mục tiêu marketing mới, cùng các chiến lược mới.

Bên cạnh những câu chuyện thương hiệu (brand story) hấp dẫn, kết nối trực tuyến nhiều hơn với khách hàng, chủ động nắm bắt các kênh marketing mới và đẩy mạnh hoạt động thử nghiệm, dưới đây là chi tiết một số chiến lược bạn có thể tham khảo.

Chiến lược là gì?

Chiến lược trong tiếng Anh (và được sử dụng rộng rãi) có nghĩa là Strategy, thuật ngữ dùng để chỉ các bản kế hoạch (Plan) tổng thể hay các định hướng chung được xây dựng để đạt được một hoặc nhiều các mục tiêu khác nhau trong dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.

Chiến lược chính là các bản kế hoạch dài hạn mang tính định hướng tổng thể được thiết kế để giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu khác nhau trong những điều kiện bất ổn và mơ hồ (VUCA) khác nhau.

Chiến lược mô tả các nguồn lực sẵn có (thường bị hạn chế) được sử dụng để đạt được các mục tiêu (thường không bị hạn chế) trong tương lai.

Khái niệm chiến lược nói chung thường liên quan đến việc xây dựng và thiết lập các mục tiêu (Goals) và ưu tiên, xác định các hành động cần thực hiện để đạt được mục tiêu và các nguồn lực cần thiết để thực hiện các hành động đó.

Cuối cùng, thuật ngữ chiến lược thường liên quan đến các thuật ngữ khác như kế hoạch chiến lược (Strategic Planning), tư duy chiến lược (Strategic Mindset, Strategic Thinking) và quản trị chiến lược (Strategic Management).

Marketing là gì?

Theo góc nhìn của MarketingTrips, Marketing là hoạt động tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.

Khái niệm này đã bao gồm rất nhiều quy trình của hoạt động Marketing như: nghiên cứu thị trường để tìm hiểu được nhu cầu thực sự của khách hàng (insights), nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu về giá, phân phối và tất nhiên kể cả những hoạt động xúc tiến (quảng cáo, PR, khuyến mãi, marketing trực tiếp, bán hàng cá nhân) và hơn thế nữa.

Vai trò của chiến lược Marketing đối với doanh nghiệp.

Vốn được xem là một trong những “tài sản vô hình” quý giá của doanh nghiệp, những gì mà môt bản chiến lược marketing đúng đắn mang lại cho doanh nghiệp là vô cùng lớn.

  • Đảm bảo doanh nghiệp phát triển bền vững trong dài hạn.

Trong bối cảnh kinh tế thị trường vốn rất cạnh tranh và thay đổi nhanh chóng như hiện tại, việc doanh nghiệp có thể phát triển hay tồn tại được trong ngắn hạn là chưa đủ.

Bằng cách xây dựng các chiến lược marketing mới và điều hướng doanh nghiệp theo những xu hướng phù hợp hơn trong tưng lai, bạn có thể đảm bảo rằng bạn không chỉ có khả năng thích nghi được trong hiện tại mà còn có thể tiếp tục phát triển bền vững trong tương lai.

Mặc dù các chiến lược marketing hướng đến những thứ mới mẻ hơn ở phía trước, những thứ mà khách hàng hay “người tiêu dùng mới” của họ đang mong đợi, đừng quên rằng các USP hay giá trị lõi của doanh nghiệp sẽ hiếm khi hoặc không bao giờ thay đổi.

Lấy một ví dụ thế này, nếu doanh nghiệp của bạn không có chiến lược marketing tổng thể, các bộ phận nhỏ chẳng hạn như quảng cáo Facebook sẽ chỉ tối ưu hiệu quả dựa trên những gì họ đang có, nhưng nếu một chiến lược đã được xây dựng, kết quả khi này sẽ là bạn sẽ đưa những cách tiếp cận mới vào công việc hiện tại hoặc xa hơn là xây dựng những kênh quảng cáo mới tiềm năng hơn và tức thời hơn.

  • Góp phần xây dựng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.

Bạn cứ thử hình dùng rằng, doanh nghiệp của bạn sẽ đi đâu về đâu hay cạnh tranh với đối thủ (cả các đối thủ hiện tại lẫn các đối thủ tiềm ẩn trong tương lai) như thế nào nếu bạn chỉ thực thi các hành động hay chiến thuật marketing theo từng tuần hay tháng.

Thông qua các nghiên cứu thị trường và hiểu rõ bối cảnh cũng như đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần hoạch định một điểm đến xa hơn, nơi họ có nhiều lợi thế hơn (chẳng hạn như đáp ứng các nhu cầu mới), và từ đó mở rộng thị phần nhiều hơn.

  • Giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn.

Bởi một phần bản chất của chiến lược nói chung và chiến lược marketing nói riêng là dự báo và hoạch định trước những gì cần làm và những gì cần đạt được, doanh nghiệp rõ ràng là có thể chuẩn bị trước để giúp giảm thiểu tối đa những rủi ro khi thị trường biến động.

Doanh nghiệp sẽ không bao giờ có được điều này nếu chỉ hoạt động hay vận hành theo các bản kế hoạch tuần hay tháng hoặc thậm chí là những chiến thuật quá chi tiết.

Các mô hình chiến lược Marketing phổ biến nhất trên thế giới là gì?

Như đã phân tích ở trên, không có bất cứ một mô hình chiến lược marketing nào được xem là khuôn mẫu chung cho các doanh nghiệp.

Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn kinh doanh khác nhau, quy mô doanh nghiệp khác nhau, ngành nghề khác nhau và nhiều yếu tố khác, họ có thể lựa chọn những chiến lược hay cách tiếp cận khác nhau.

Các mô hình chiến lược marketing là công cụ mà các nhà tiếp thị (marketer) và doanh nghiệp sử dụng (hoặc tham khảo) để hiểu được sức mạnh và tiềm năng doanh thu của một sản phẩm, thương hiệu hay một doanh nghiệp cụ thể.

Các mô hình chiến lược marketing này cũng đóng vai trò như là kim chỉ nam cho các hành động, quyết định hay chiến thuật marketing được thực hiện sau đó.

Dưới đây là một số mô hình xây dựng chiến lược marketing mà bạn có thể tham khảo.

1. Mô hình SWOT và TOWS.

swot
Marketing Model là gì? Mô hình SWOT.

SWOT và TOWS đều là những từ viết tắt của điểm mạnh (S – Strengths), điểm yếu (W – Weaknesses), cơ hội (O – Opportunities) và mối đe dọa (T – Threats).

2. Mô hình chiến lược quản trị Marketing tích hợp: R-STP-MM-I-C.

R-STP-MM-I-C là một trong những mô hình quản trị marketing toàn diện nhất khi mô hình đi từ những yếu tố căn bản của quá trình làm marketing như nghiên cứu thị trường (R – Research) đến phân khúc (S – Segmentation), lựa chọn thị trường mục tiêu (T – Targeting), định vị thương hiệu (P – Positioning) tới các chiến lược tiếp thị hỗn hợp (MM – Marketing-Mix), thực thi hoạt động marketing (I – Implementation) và kiểm tra kết quả (Checking).

3. Mô hình chiến lược Marketing 3Cs.

Sự cạnh tranh này sẽ làm cho chi phí để có được một khách hàng mới ngày càng tăng. Làm giảm tỉ lệ lợi nhuận, tệ hơn nữa là thương hiệu sẽ dần mất thị phần.

Chìa khóa để các thương hiệu tìm ra hướng đi đúng đắn, chính là mô hình 3Cs: Company – Competitors – Customers.

Khi tiếp cận theo mô hình này, các chiến lược marketing tối ưu là các chiến lược được xây dựng dựa trên sự kết hợp của doanh nghiệp, đối thủ và khách hàng. Các hành động hay chiến thuật được đưa ra nên thoả mãn hay nằm ở giao điểm của cả ba yếu tố này.

Các chiến lược Marketing cho thương hiệu trong năm 2023.

Trong những năm gần đây, sự trỗi dậy của các nền tảng như TikTokInstagram Reels hay Shorts là những minh chứng rõ ràng nhất của một thời kì khi mà các định dạng video dạng ngắn trở thành ưu tiên ‘tiêu thụ’ hàng đầu của người tiêu dùng.

Người làm marketing giờ đây có thể thu hút sự chú ý của khách hàng bằng những câu chuyện ngắn hơn, chân thực hơn và ít bóng bẫy hơn, định dạng video cũng góp phần loại bỏ đi nhiều yếu tố bán hàng đồng thời giúp nhân bản hoá thương hiệu nhiều hơn.

Nếu bạn còn có bất cứ nghi ngờ nào về điều này, thì hãy biết rằng theo báo cáo số liệu từ Google, YouTube hiện đang tiếp cận nhiều người từ 18 đến 49 tuổi nhất so với tất cả các mạng truyền hình cáp khác ở Mỹ.

Cũng theo các nguồn dữ liệu khác, người dùng đang tỏ ra thích thú hơn, tương tác nhiều hơn với video thay vì các định dạng nội dung khác như hình ảnh hay văn bản (textual).

Nếu thương hiệu hay doanh nghiệp của bạn vẫn chưa thích ứng hay tận dụng tối đa sức mạnh của video trong việc xây dựng các mối quan hệ bền chặt và trung thành với khách hàng, 2023 là năm để bạn làm điều đó.

  • Tập trung vào yếu tố cá nhân hoá.

Chiến lược marketing 2023: Tập trung vào yếu tố cá nhân hoá.

Sau hàng loạt đợt giãn cách xã hội do đại dịch, người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc được thương hiệu lắng nghe, ‘nhìn thấy’ và tương tác qua lại.

Khách hàng của bạn muốn cảm thấy họ là một phần (không thể tách rời) của cộng đồng rộng lớn hơn của thương hiệu.

Xuất phát từ những đòi hỏi này, những nội dung được cá nhân hoá, nhắm mục tiêu ở cấp độ con người hay các chương trình khuyến mãi và giảm giá phù hợp được xem là những chiến lược tiếp cận thông minh mà thương hiệu có thể khai thác.

Khi cá nhân hóa nên là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược marketing của doanh nghiệp vào năm 2023, thương hiệu có thể chủ động phân khúc khách hàng thành các phân khúc khác nhau, mỗi phân khúc đại diện cho một nhóm bao gồm những ‘chân dung’ riêng.

Với mỗi nhóm chân dung khách hàng, hãy xây dựng một loạt các chiến lược nội dung phù hợp, tập trung vào nhu cầu và động cơ mua hàng của chính họ.

Trong thế giới mới, thương hiệu càng hiểu và kết nối với khách hàng ở cấp độ con người và gần gũi thì càng có nhiều cơ hội phát triển hơn.

Khi nói đến chiến lược marketing lấy khách hàng làm trọng tâm, khách hàng nên là nơi bắt đầu và kết thúc của mọi câu hỏi, tuy nhiên vẫn có những sự khác biệt giữa việc hiểu được khái niệm ‘khách hàng là trọng tâm’ và cách áp dụng nó vào thực tế.

Lấy khách hàng làm trọng tâm có nghĩa là đặt khách hàng lên hàng đầu và luôn coi họ là trung tâm của tất cả những gì thương hiệu định làm. Nó không chỉ dừng lại ở việc tất cả các thành viên trong đội nhóm luôn hứa sẽ đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu.

Nó còn là về việc thương hiệu cần thực sự hiểu khách hàng của mình, họ là ai, họ cần gì từ thương hiệu hay các sản phẩm dịch vụ, đâu là cách thương hiệu có thể giúp họ có được những trải nghiệm ý nghĩa nhất.

Các thương hiệu thực sự lấy khách hàng làm trung tâm sẽ tạo ra một nền văn hóa xoay xung quanh khách hàng. Họ xem xét đến khía cạnh khách hàng trong mọi quyết định kinh doanh hay chiến lược trong tổ chức.

  • Nghĩ nhiều hơn về trải nghiệm khách hàng (CX) và ít hơn về trải nghiệm người dùng (UX).

Chiến lược thứ 3 trong 5 chiến lược marketing bạn cần quan tâm trong 2023 đó là hãy nghĩ nhiều hơn về trải nghiệm khách hàng (CX) và ít hơn về trải nghiệm người dùng (UX).

Trải nghiệm người dùng (UX) là một trong những từ khoá thông dụng và dần trở thành điểm quan trọng trong mọi quyết định liên quan đến sản phẩm, website hay ứng dụng của doanh nghiệp.

Nhiều nhà phát triển web hay nhà phát triển giao diện tương tác với người dùng không ngừng thử nghiệm và tối ưu để tìm ra cái gọi là ‘trải nghiệm người dùng hiệu quả’.

Tuy nhiên, UX nếu có thì chỉ là một phần (nhỏ) trong các trải nghiệm khác của khách hàng với thương hiệu.

Trải nghiệm khách hàng (CX) theo đó mang độ bao phủ cao hơn, bao gồm toàn bộ nhận thức, ấn tượng hay cảm nhận có được trên tất cả các điểm tiếp xúc của khách hàng với thương hiệu – từ thời điểm họ biết đến một thương hiệu cho đến khi mua hàng.

Mặc dù UX là một phần của CX, việc hiểu được một bức tranh đầy đủ và lớn hơn cho phép thương hiệu có nhiều cơ hội để kết nối hơn với khách hàng.

  • ‘Nội dung vẫn là Vua’ trong các chiến lược Marketing của doanh nghiệp trong 2023.

Như đã phân tích ở trên, trong bối cảnh kinh doanh mới, khách hàng sẽ ngày càng tỏ ra dè chừng hơn với các quảng cáo hay ý định bán hàng từ thương hiệu.

Nội dung (content) đã, đang và sẽ tiếp tục là một chiến lược tuyệt vời để kết nối với khách hàng, cung cấp giá trị, trao giải pháp, cũng như xây dựng lòng tin với thương hiệu.

Theo thời gian, khách hàng sẽ không còn tìm đến thương hiệu chỉ để có được những sản phẩm hay dịch vụ phù hợp, thương hiệu khi này trở thành nguồn tìm kiếm các câu trả lời hay thông tin liên quan về một chủ đề hoặc ngành cụ thể nào đó mà khách hàng quan tâm.

Vào năm 2023, một chiến lược tiếp thị nội dung (content marketing) hiệu quả sẽ là bàn đạp để thương hiệu tiếp tục kết nối và tăng trưởng.

Sẵn sàng nâng cao hiệu suất chiến lược Marketing của thương hiệu.

Hãy bắt đầu một năm mới với các chiến lược marketing hiệu quả, giữ khách hàng ở vị trí trọng tâm, nắm lấy các yếu tố con người, cá nhân hóa trải nghiệm để thúc đẩy tăng trưởng doanh nghiệp, tập trung vào nội dung và hơn thế nữa.

Kết luận.

Như đã phân tích ở trên, mọi hoạt động hay chiến thuật marketing sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu nó không xuất phát từ một chiến lược marketing đúng đắn. Bằng cách hiểu rõ chiến lược marketing là gì cũng như cách ứng dụng nó vào hoạt động kinh doanh, bạn đang mang lại nhiều cơ hội phát triển hơn cho doanh nghiệp của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nghiên cứu nhóm người dùng mục tiêu (TAU) là gì?

Cùng tìm hiểu các lý thuyết liên quan đến thuật ngữ nghiên cứu nhóm người dùng mục tiêu (Target Audience Understanding). Nghiên cứu nhóm người dùng mục tiêu là gì, khi nào nên tiến hành nghiên cứu và hơn thế nữa.

nghiên cứu nhóm người dùng mục tiêu
Nghiên cứu nhóm người dùng mục tiêu là gì?

Các nội dung sẽ được phân tích trong bài bao gồm:

  • Nghiên cứu nhóm người dùng mục tiêu – Target Audience Understanding là gì?
  • Khi nào thì nên sử dụng báo cáo nghiên cứu nhóm người dùng mục tiêu?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

1. Nghiên cứu nhóm người dùng mục tiêu – Target Audience (TA) Understanding là gì?

TA Understanding là loại hình nghiên cứu về một nhóm đối tượng người dùng cụ thể. Khác với U&A (nghiên cứu hành vi và thái độ) – thường sẽ nghiên cứu về một hành vi cụ thể hoặc trong một ngành hàng cụ thể, TA Understanding thường quan tâm đến toàn bộ vấn đề, mối quan tâm, lối sống của người tiêu dùng.

Việc nhìn tổng quan giúp thương hiệu có cái nhìn toàn diện hơn về nhóm người dùng mục tiêu, không bị giới hạn ở ngành hàng để tìm ra cách kết nối và nói chuyện với họ như một con người bình thường thay vì một người mua hàng.

2. Khi nào thì nên sử dụng báo cáo TA Understanding? 

2.1. Thương hiệu cần kết nối với một nhóm đối tượng trên mạng xã hội thông qua Passion Point.

Với social media marketing, mỗi thương hiệu cần chọn cho mình một passion point (điểm đam mê) để thông qua đó kể câu chuyện của thương hiệu.

Sẽ có trường hợp passion point của người dùng cũng chính là ngành hàng/ sản phẩm của thương hiệu. Ví dụ: thương hiệu dầu gội đầu có thể chọn passion point là “Chăm sóc tóc”, vì người dùng mạng xã hội đã có sẵn passion point này.

Tuy nhiên, sẽ có những ngành hàng/ sản phẩm rất khó để “nhìn thấy ngay” passion point.

Ví dụ: sản phẩm là nước uống đóng chai, thì không thể chọn passion point “Nước uống” được, vì đây không phải là một passion point lớn đủ để kết nối và trò chuyện với người dùng mạng xã hội.

Trong tình huống này, thương hiệu cần phải lựa chọn được một passion point phù hợp theo 2 tiêu chí cơ bản:

  1. Passion point đó phải đủ hấp dẫn với nhóm khách hàng mục tiêu.
  2. Passion point có thể tạo được mối liên kết & phát huy được vai trò của thương hiệu.

Với tiêu chí thứ nhất, TA Understanding sẽ giúp thương hiệu nghiên cứu toàn bộ các mối quan tâm (interest) của người mạng xã hội và tìm ra danh sách các passion point họ quan tâm theo mức độ ưu tiên.

Từ đó, thương hiệu sẽ có cơ sở để đánh giá & lựa chọn passion point phù hợp cho chiến lược social media marketing trong dài hạn.

2.2. Ngành hàng đã bão hòa về Insight & cần tìm góc nhìn mới để kết nối với người dùng.

Với các ngành hàng có nhiều đối thủ cùng thực hiện các hoạt động marketing liên tục nhưng insight về ngành hàng không có nhiều sự thay đổi theo thời gian, thì sau một khoảng thời gian, việc bão hòa insight ngành hàng là điều có thể xảy ra.

Khi đó, thương hiệu sẽ rất khó tìm được một góc nhìn mới để kết nối với người dùng mục tiêu.

Lúc này, khi tìm kiếm insight, thương hiệu có thể mở rộng góc nhìn: “Không nhìn người tiêu dùng như một người mua hàng, mà nhìn họ như một con người với đầy đủ các nhu cầu, nỗi lo, mong đợi” – khi đó, thương hiệu có thể tìm thấy một góc nhìn hoàn toàn khác biệt.

Các insight này thường sẽ giúp nói chuyện với người dùng mục tiêu thông qua các lợi ích cảm tính (emotional benefit) của sản phẩm & thường dùng trong các thematic campaign.

Ví dụ: Khi nhắc tới ngành tã bỉm thì người tiêu dùng đã quá quen thuộc với các thông điệp về về khô khoáng, chống hăm, chống tràn, mềm mại… là câu chuyện đã quá quen thuộc và có thể khó tạo ấn tượng với người dùng.

Tuy nhiên, nếu nhìn rộng hơn khỏi ngành hàng bỉm tã, có thể thấy mẹ có rất nhiều mối quan tâm khác: sức khỏe của con, giáo dục con, chăm sóc bản thân của mẹ….

Do đó, thay vì kể lại các câu chuyện đã cũ về tã bỉm, thương hiệu có thể phát triển một câu chuyện mới dựa trên các mối quan tâm khác của mẹ.

2.3. Thương hiệu mở rộng tệp khách hàng hiện tại.

Có nhiều trường hợp thương hiệu đã chiếm lĩnh được tệp khách hàng hiện tại, và đang nghĩ đến việc mở rộng thị trường bằng cách mở rộng tệp khách hàng.

Họ có thể muốn thêm sản phẩm cho các phân khúc khác hoặc một khu vực thị trường khác. Lúc này việc thấu hiểu toàn bộ nhóm người dùng mục tiêu sẽ giúp họ lựa chọn product insight (insight để phát triển sản phẩm) & brand communication platform (nền tảng truyền thông) để định hình chiến lược truyền thông trong dài hạn.

Ví dụ: Một thương hiệu sữa đang chuyên về các sản phẩm sữa dành cho trẻ em và đang có ý định tiếp cận nhóm khách hàng lớn tuổi.

Khi đó, để lựa chọn được định hướng cho chiến lược truyền thông trong dài hạn, thương hiệu có thể nghiên cứu tệp người dùng mục tiêu để tìm hiểu tổng quan các nhu cầu & khía cạnh mà ngành hàng sữa có thể giải quyết cho người dùng.

2.4. Thương hiệu đang chuẩn bị tiếp cận một tệp khách hàng mới trong tương lai.

Hiện tại, nhóm người dùng thuộc thế hệ Gen X và Gen Y đang là đối tượng người dùng mục tiêu được các thương hiệu nhắm đến.

Tuy nhiên, qua thời gian, nhóm đối tượng này sẽ già đi và các nhóm trẻ tuổi hơn sẽ bắt đầu thay thế họ ra quyết định mua hàng trong nhiều ngành hàng.

Trong 5 năm sắp tới, dự đoán Gen Z sẽ chiếm 30% trong lực lượng mua hàng của hầu hết các ngành hàng và sẽ sớm trở thành nhóm đối tượng mục tiêu chủ yếu.

Việc thấu hiện về tệp khách hàng hiện tại sẽ chưa đủ cho sự chuẩn bị những bước tiếp trong tương lai.

Để sẵn sàng hơn trong dài hạn, thương hiệu có thể cân nhắc tìm hiểu trước về nhóm đối tượng này để làm tiền đề kết nối trong tương lai gần.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Liệu chiến lược Digital Marketing của thương hiệu có đang tạo ra giá trị

Mặc dù Digital Marketing hiện đang là chiến lược ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp hay thương hiệu, không phải chiến lược nào cũng đang tạo ra giá trị.

Liệu chiến lược Digital Marketing của thương hiệu có đang tạo ra giá trị
Liệu chiến lược Digital Marketing của thương hiệu có đang tạo ra giá trị

Cũng như bất cứ hoat động marketing nào khác, một chiến lược tiếp thị kỹ thuật số hay Digital Marketing có giá trị cần gắn liền với các cam kết về thời gian và công sức.

Cam kết này có thể bao gồm nhiều ngày, nhiều tuần hoặc thậm chí là nhiều tháng liên tục nghiên cứu, phân tích, xây dựng chiến lược, thử nghiệm và hơn thế nữa.

Mục tiêu cuối cùng của các hoạt động này là để tạo ra những thứ gì đó có thể giúp thương hiệu hay doanh nghiệp tỏa sáng.

Tuy nhiên, ngay cả khi các chiến dịch Digital Marketing được xây dựng một cách tỉ mỉ và mang lại nhiều giá trị thì điểm bão hoà cũng không thể tránh khỏi, đó là điểm mà nó không còn mang lại (nhiều) giá trị cho doanh nghiệp hoặc cho các nỗ lực xây dựng thương hiệu.

Với tư cách là Digital Marketer, nếu điều này xảy ra với doanh nghiệp của bạn, đã đến lúc bạn nên suy nghĩ lại về chiến lược Digital Marketing của mình, tạm dừng, thay đổi hoặc xây dựng một chiến lược tiếp cận khác mới mẻ hơn.

Dưới đây là một số dấu hiệu để bạn có thể ra quyết định một cách đúng đắn hơn.

1. Giá trị mang lại đang trở nên mờ nhạt.

Một trong những dấu hiệu đầu tiên mà bạn nên tạm hoãn hay thay đổi các chiến dịch digital marketing của mình đó là mức giá trị nhận được đang trở nên rất mờ nhạt.

Trong khi các giá trị nhận được còn phụ thuộc vào từng doanh nghiệp khác nhau, một số thông số mà bạn có thể xem xét đó là số tiền bạn đang chi cho quảng cáo, PR, Influencer hay Social Media Marketing, v.v., so với những gì bạn nhận được.

Nếu chi phí bạn bỏ ra lớn hơn nhiều so với lợi nhuận hoặc vượt quá điểm hòa vốn, có lẽ đã đến lúc bạn nên xem xét lại chiến lược tổng thể của mình.

2. Bạn mất quá nhiều thời gian để thấy được giá trị hay hiệu suất của các chiến dịch.

Như đã phân tích ở trên, mặc dù không ít các chiến lược có thể mất vài tháng hoặc hơn để thực sự thấy được những kết quả mà nó có thể mang lại, hay nói dễ hiểu hơn là bạn có thể thấy rằng bạn đang tiến đến gần hơn với các mục tiêu Digital Marketing của mình.

Tuy nhiên, nếu bạn chờ đợi quá lâu, hay các chiến dịch tốn quá nhiều thời gian để thử nghiệm nhưng lại chưa mang lại kết quả – đã đến lúc bạn nên có một quyết định khác.

3. Mặc dù đã được tối ưu nhưng chiến lược vẫn không tạo ra nhiều sự khác biệt.

Trong quá trình xây dựng và vận hành các chiến dịch Digital Marketing, việc một số chiến dịch thất bại hay không mang lại bất cứ giá trị nào là điều hết sức bình thường.

Nhiệm vụ của những người làm marketing khi này là cập nhật, tối ưu lại hay thêm mới các điểm khác biệt hoá (USP) vào chiến dịch.

Trong một số trường hợp, thực hiện các điều chỉnh chiến lược quan trọng vào đúng thời điểm có thể làm thay đổi hoàn toàn cục diện của chiến dịch.

Nhưng trong một số tình huống khác, hầu như không có bất cứ sự thay đổi nào được diễn ra, và đây chính là lúc bạn nên dừng và tìm ra một cách thức khác cho thương hiệu của mình trong dài hạn.

5. Mọi thứ đang hoạt động ngược lại với kỳ vọng.

Khi mọi chỉ số hiệu suất cho bạn thấy rằng chiến dịch đang đi đến thất bại, bạn hiểu rằng bạn cần làm mới cho chiến lược của mình, đó có thể là thêm mới một số cập nhật hoặc cũng có thể là thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận chiến lược (chẳng hạn chuyển sang một kênh hay nền tảng khác).

Việc phân tích hiệu suất chiến lược một cách kỹ lưỡng và thường xuyên cho phép các nhà marketer theo dõi chặt chẽ các xu hướng tiêu cực và quyết định dừng lại trước khi chúng trở thành một nguồn tiêu hao đáng kể cho ngân sách marketing tổng thể.

6. Một số chiến lược Digital Marketing đang trở nên tệ hại hơn so với các chiến lược khác.

Trong bối cảnh khi không ít các doanh nghiệp chọn cách tiếp cận đa kênh (Omni Channel), từ việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, tiếp thị nội dung (Content Marketing), đến các hoạt động Influencer Marketing.

Sẽ là bình thường nếu các chiến dịch trên các nền tảng đều mang lại những giá trị như kỳ vọng hoặc ít nhất là không quá tệ hại, tuy nhiên, trong một số các trường hợp khi một số kênh hay chiến lược mang lại hiệu suất kém hơn nhiều so với các kênh khác, đã đến lúc bạn nên ưu tiên cho những nơi đang mang lại nhiều giá trị hơn.

7. Những dấu hiệu phản hồi tiêu cực từ đối tượng mục tiêu hay công chúng.

Nếu chiến dịch của bạn đang khiến cho các nhóm đối tượng mục tiêu phải đưa ra những phản ứng tiêu cực, ưu tiên hàng đầu mà bạn nên làm là tạm dừng chúng và tìm hiểu đâu là nguyên nhân đằng sau các phản ứng đó.

Trong khi chiến dịch đó có thể không làm ảnh hưởng đến tất cả các nhóm đối tượng mục tiêu, một vài trải nghiệm xấu của một số ít khách hàng với thương hiệu cũng có thể nhanh chóng lan truyền (Viral) và làm ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Một vài chiến lược Marketing cho các doanh nghiệp thương mại điện tử (P2)

Nếu bạn đang phụ trách các công việc liên quan đến thương mại điện tử, những chiến lược marketing được MarketingTrips đề cập trong bài sẽ rất hữu ích với bạn.

Với giá trị dự kiến đạt hơn 7000 tỷ USD vào năm 2025, thương mại điện tử (eCommerce) được xem là nền kinh tế mũi nhọn của các quốc gia và doanh nghiệp, để có thể tận dụng tốt các cơ hội mới, những chiến lược marketing phù hợp với doanh nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Trong khi tuỳ thuộc vào từng mục tiêu khác nhau, các doanh nghiệp có thể cần những chiến lược tiếp cận khác nhau, dưới đây là một số chiến lược marketing dành riêng cho các doanh nghiệp thương mại điện tử.

Email Marketing.

Theo thống kê từ Litmus, email marketing hay tiếp thị qua email là hình thức marketing có thể mang lại tỷ suất lợi nhuận đầu tư (ROI) lên tới 45 đồng cho mỗi đồng mà các doanh nghiệp thương mại điện tử đã chi tiêu.

Về tổng thể, chiến lược email marketing trong lĩnh vực thương mại điện tử có nhiều lợi thế hơn so với các ngành hàng khác.

Vì phần lớn các khách hàng thương mại điện tử mong muốn thường xuyên nhận được các thông tin về các chương trình khuyến mãi từ thương hiệu, điều này khiến cho quá trình gửi và nhận email trở nên dễ dàng hơn.

Ngoài ra, khi các sàn thương mại điện tử được tích hợp với các nền tảng CRM, việc cá nhân hoá nội dung email cũng là một chiến thuật khác bạn nên thử.

Dưới đây là một số trường thông tin bạn nên cân nhắc khi cá nhân hoá nội dung:

  • Tên khách hàng
  • Sinh nhật
  • Giới tính
  • Địa điểm
  • Lịch sử mua hàng
  • Các email đã mở
  • Các trang web đã truy cập

Ngoài các chiến thuật về cá nhân hoá, tự động hoá quá trình gửi email tiếp tục là một cách tiếp cận mà bạn không thể bỏ qua. Dưới đây là một số kiểu email tự động bạn có thể tham khảo cho chiến lược tổng thể của mình.

  • Email chào mừng khách hàng mới
  • Email nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng (Lead)
  • Email quảng cáo
  • Email về giỏ hàng chưa được thanh toán
  • Email bán thêm và bán kèm (Up-sell and cross-sell)
  • Email giới thiệu
  • Email tương tác lại

Truyền thông mạng xã hội – Social Media.

Bên cạnh mục tiêu chính là để kết nối với bạn bè, người dùng cũng cũng sử dụng các nền tảng mạng xã hội để nghiên cứu và tương tác với các thương hiệu.

Các thương hiệu thương mại điện tử có thể cung cấp giá trị cho khách hàng mục tiêu của họ thông qua những nội dung có thể giải quyết các vấn đề của riêng họ.

Dưới đây là một số cách các thương hiệu có thể tiếp cận thông qua các nội dung (Content) của mình.

  • Đăng các lời khuyên trong quá trình sử dụng sản phẩm
  • Truyền tải cách các sản phẩm được sử dụng trong thực tế (use case)
  • Cung cấp thông tin ngành
  • Công bố các sản phẩm mới hay tính năng mới của sản phẩm
  • Chia sẻ các nội dung do người dùng tạo ra (UGC)
  • Chia sẻ những nội dung hợp tác với những người có ảnh hưởng (InfluencerKOL)
  • Bán sản phẩm hoặc dịch vụ
  • Chăm sóc khách hàng

Trong khi Social Commerce hay thương mại xã hội tiếp tục là ưu tiên hàng đầu của các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Instagram hay Facebook, việc bán hàng trực tiếp trên nền tảng ngày càng trở nên phổ biến và đơn giản hơn.

Tiếp thị liên kết – Affiliate Marketing.

Trong bối cảnh kinh doanh mới, ngoài việc dựa vào năng lực nội tại của doanh nghiệp để tăng trưởng, sử dụng năng lực của các bên thứ 3 cũng là một chiến lược mang lại thành công cho không ít các doanh nghiệp thương mại điện tử.

Bằng cách hợp tác với các nhà xuất bản, những nhà sáng tạo nội dung tự do hay các nhà quảng cáo, họ có thể giúp doanh nghiệp hiển thị nội dung sản phẩm và bán hàng thông qua mạng lưới của họ.

Theo Backlinko, “40% các đơn vị bán hàng thương mại điện tử đã coi các chương trình tiếp thị liên kết là phương thức thu hút khách hàng hàng đầu của họ”.

Nhiệm vụ của bạn cũng hết sức đơn giản, chọn các nền tảng tiếp thị liên kết (hoặc xây dựng chương trình liên kết trực tiếp), xây dựng các chính sách trả thưởng và sau đó là trả thưởng dựa trên các hiệu suất bán hàng thực tế của bên liên kết bán hàng.

Tối ưu hóa giao diện người dùng hay trải nghiệm của họ với website (app) – UI/UX.

Với hầu hết các doanh nghiệp, dù cho bạn làm marketing ở đâu hay theo phương thức nào thì khách hàng vẫn cần một nơi để xem và tìm hiểu về sản phẩm, website hay ứng dụng (app) là điểm đến mục tiêu cuối cùng.

Trong khi các sản phẩm về cơ bản là cố định hoặc trong nhiều trường hợp, nó không có bất cứ sự khác biệt nào so với đối thủ khi nền tảng thương mại điện tử đó chỉ là trung gian phân phối lại các sản phẩm đã có.

Khi này, tất cả các điểm chạm hay trải nghiệm của người dùng trên nền tảng là yếu tố mang tính quyết định đến khả năng mua hàng (và mua lại) của khách hàng.

Một giao diện website hiệu quả là giao diện giúp khách hàng thực hiện quá trình tìm hiểu sản phẩm cũng như mua hàng một cách đơn giản, nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Bằng cách tối ưu hoá tốc độ tải trang, tối ưu hoá điều hướng trên trang, tối thiểu hoá các lần nhấp chuột của khách hàng từ lúc nghiên cứu đến mua hàng, sử dụng các công cụ hỗ trợ 24/24 hay đơn giản là tối ưu hoá các lời kêu gọi hành động (CTA) trên trang, doanh nghiệp có thể từng bước chinh phục khách hàng tiềm năng của mình.

Ngày nay, khi phần lớn người mua hàng thực hiện các giao dịch trên thiết bị di động, thân thiện với các thiết bị di động là một yêu cầu bắt buộc khác bạn nên cân nhắc.

Kết luận.

Khi ngày càng có nhiều người mua sắm trực tuyến hơn, các doanh nghiệp thương mại điện tử nên chuẩn bị cho một cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn.

Tuy nhiên, dù cho chiến lược mà thương hiệu chọn là gì và được sử dụng trong bối cảnh nào, bạn nên nhớ rằng, khách hàng là điểm đầu cũng như là điểm cuối quyết định các chiến lược hành động hay ưu tiên của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Bài học chiến lược từ Steve Jobs khi xây dựng Apple

‘Cha đẻ của iPod’ đã chia sẻ về bài học từ Steve Jobs. Chính những chiến lược khôn ngoan và độc đáo của Steve Jobs đã góp phần mang đến thành công cho Apple trong thời gian dài.

Bài học chiến lược từ Steve Jobs khi xây dựng Apple
Bài học chiến lược từ Steve Jobs khi xây dựng Apple

Nhớ lại những ngày còn làm việc tại Apple, Tony Fadell, người được mệnh danh là “cha đẻ của những chiếc iPod”, không thể nào quên những bài học ông học hỏi được từ Steve Jobs.

Chia sẻ với Fast Company, Fadell cho biết ông nhớ mãi khoảnh khắc Steve Jobs giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên vào năm 2007.

Bài thuyết trình của nhà đồng sáng lập Apple tại sự kiện ra mắt iPhone 15 năm trước đã trở thành một trong những bài thuyết trình kinh doanh hay nhất trong lịch sử của hãng.

Chiến thuật thu phục khách hàng.

Mở đầu bài thuyết trình của mình, Steve Jobs nói đây là ngày mà ông đã mong chờ trong suốt 2,5 năm trở lại đây.

“Mỗi lần một sản phẩm mới ra mắt, nó đều là những sản phẩm mang tính cách mạng làm thay đổi mọi thứ… Ngày hôm nay, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu 3 sản phẩm mang tính cách mạng trong lĩnh vực này: một chiếc iPod màn ảnh rộng với điều khiển cảm ứng, một chiếc điện thoại di động thông minh mang tính cách mạng và một thiết bị truyền thông Internet có tính đột phá”, ông trình bày.

Ngay sau đó, Steve Jobs khẳng định sản phẩm Apple sắp giới thiệu không phải là 3 thiết bị riêng biệt. Nó là một thiết bị duy nhất và họ gọi đó là iPhone.

Sau phần mở đầu gây tò mò, ông sử dụng chiến thuật “gây nghi ngờ” (virus of doubt) nhằm nhắc nhở người dùng về những bất tiện họ đã phải đối mặt trong quá trình sử dụng điện thoại. Sau đó, Jobs mới giới thiệu thiết bị của mình nhằm giải quyết những vấn đề này và gợi sự hứng thú cho khách hàng.

Theo Tony Fadell, Steve Jobs là bậc thầy của chiến thuật này. Mỗi khi muốn giới thiệu một sản phẩm mới, ông ấy luôn giải thích những lý do tại sao người dùng lại cần nó.

So với những CEO khác, Jobs nhận thức rõ điểm mới lạ của sản phẩm mình là gì và dành cho đối tượng nào. Ông luôn lồng ghép khách hàng và giới truyền thông vào bài thuyết trình của mình thông qua các câu chuyện. (Bạn có thể xem thêm Storytelling là gì để hiểu sâu hơn về chiến thuật này).

Vì vậy, những buổi diễn thuyết của ông không chỉ đơn giản là một bài nói. Nó là một cuộc trò chuyện, có thông điệp và ý nghĩa rõ ràng.

Để làm được điều này, Jobs không bao giờ đọc thuộc kịch bản mỗi khi lên sân khấu, Fadell cho biết. Trước hết, ông sẽ chia sẻ những câu chuyện này với đồng nghiệp, bạn bè và gia đình của mình. Nếu họ không hiểu, cố CEO Apple sẽ sửa chữa bài nói của mình cho đến khi nó trở nên hoàn hảo.

Mỗi người sẽ có mỗi góc nhìn, cách tiếp nhận câu chuyện của các thương hiệu theo nhiều cách khác nhau. Chính vì điều này, Steve Jobs luôn sử dụng phương pháp loại suy để biến những chủ đề phức tạp thành những điều giản đơn, đời thường nhất.

Nhà đồng sáng lập Táo khuyết liên tục mở ra những khả năng mới cho khách hàng bằng những tính năng mới nằm trong thiết bị của mình.

Bằng chứng là khẩu hiệu “1.000 bản nhạc nằm trong túi” của iPod vào thời điểm ra mắt đã trở thành câu nói thương hiệu và có sức lan tỏa mạnh mẽ.

Vào thời điểm đó, người dùng thường sử dụng băng đĩa hoặc CD cùng với những đầu máy cồng kềnh nhưng chỉ nghe được 10-15 bài hát trong 1 lần.

Vì vậy, slogan “1.000 bản nhạc nằm trong túi” đã tạo ra một hình ảnh đối lập, khiến người dùng không khỏi tò mò và phấn khích về sản phẩm iPod của ông.

Làm việc không ngơi nghỉ.

Nhắc đến Steve Jobs, Tony Fadell còn khâm phục những nỗ lực và niềm say mê của vị cố CEO Apple trong công việc. Fadell cho biết tâm trí Steve Jobs dường như không thể thoát khỏi công việc dù là trong ngày nghỉ.

“Steve Jobs có thể đi du lịch nhưng đầu óc ông ấy lúc nào cũng nghĩ đến việc ra mắt sản phẩm mới, định hướng mới hay công nghệ mới cho Apple.

Ông ấy sử dụng thời gian nghỉ ngơi chỉ để mở mang đầu óc và thoát khỏi môi trường làm việc quen thuộc tại Apple”, Fadell chia sẻ.

Ở văn phòng, Steve Jobs thường xuyên gọi nhân viên đến để hỏi thêm về thông tin hoặc kiểm tra tiến độ công việc.

Những nhân viên này cho biết dù Steve Jobs đi du lịch, họ vẫn sẽ được ông gọi để hỏi thăm về tình hình công việc khoảng 5-6 lần/ngày. “Mặc dù tôi thích việc được chia sẻ về mọi điều với Steve Jobs, nhưng đôi lúc cũng nghĩ rằng ông ấy cần thời gian nghỉ ngơi”, Fadell nói.

Năm 2001, Tony Fadell làm việc ở Apple với vai trò là nhà cố vấn, đưa ra định nghĩa ban đầu cho iPod và sau đó được Táo khuyết chính thức mời về để dẫn dắt sự phát triển của dòng máy nghe nhạc huyền thoại này.

Ông cũng là nhà đồng sáng tạo iPhone và là cố vấn cho Steve Jobs trong giai đoạn từ năm 2008-2010. Sau đó, Fadell rời Apple vào năm 2008 vì vấn đề cá nhân.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Hà Anh | MarketingTrips

Chiến lược là gì? Vai trò, đặc điểm và quy trình xây dựng

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu tất cả các khái niệm và kiến thức nền tảng xoay quanh thuật ngữ Chiến lược (Strategy) như: Chiến lược là gì? Vai trò, đặc điểm và phân loại chiến lược trong doanh nghiệp? Phân biệt chiến lược và chiến thuật? Mục tiêu của chiến lược là gì? Ví dụ về chiến lược? Lịch sử hình thành của khái niệm chiến lược? Cùng nhiều nội dung khác. 

chiến lược là gì
Chiến lược là gì? Kiến thức quan trọng cần biết về chiến lược

Được sử dụng rộng rãi trong phạm vi kinh doanh, cho cả doanh nghiệp lẫn cho các cá nhân, khái niệm chiến lược được sử dụng trong nhiều bối cảnh và tình huống khác nhau. Trong khi các chiến lược tập trung vào những mục tiêu lớn hơn (trong nhiều trường hợp có thể hiểu là dài hơn), các chiến thuật đóng vai trò như những phương án cụ thể để đạt được những gì mà chiến lược đã đặt ra. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp toàn bộ các lý thuyết căn bản bạn cần biết khi tìm hiểu về khái niệm Chiến lược.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Chiến lược là gì?
  • Lịch sử hình thành của khái niệm chiến lược.
  • Các loại chiến lược phổ biến nhất hiện nay là gì?
  • Một số quan điểm sai lầm về chiến lược.
  • Sự khác biệt giữa chiến lược và chiến thuật.
  • Tại sao các chiến lược thất bại?
  • Kế hoạch chiến lược là gì?
  • Quản trị chiến lược là gì?
  • Tư duy chiến lược là gì?
  • Mục tiêu chiến lược là gì?
  • Vai trò của chiến lược trong doanh nghiệp.
  • Quy trình xây dựng chiến lược như thế nào.
  • Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ chiến lược.

Bên dưới là từng nội dung chi tiết.

Chiến lược là gì?

Chiến lược trong tiếng Anh có nghĩa là Strategy.

Trong phạm vi kinh doanh, Chiến lược được định nghĩa là thuật ngữ dùng để chỉ các bản kế hoạch (Plan) tổng thể hay các định hướng chung được xây dựng để đạt được một hoặc nhiều các mục tiêu khác nhau trong dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.

Chiến lược chính là các bản kế hoạch dài hạn mang tính định hướng tổng thể được thiết kế để giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu khác nhau trong những điều kiện bất ổn và mơ hồ (VUCA) khác nhau.

Chiến lược mô tả các nguồn lực sẵn có (thường bị hạn chế) được sử dụng để đạt được các mục tiêu (thường không bị hạn chế) trong tương lai.

Khái niệm chiến lược nói chung thường liên quan đến việc xây dựng và thiết lập các mục tiêu (Goals) và ưu tiên, xác định các hành động cần thực hiện để đạt được mục tiêu và các nguồn lực cần thiết để thực hiện các hành động đó.

Một chiến lược tốt sẽ cần mô tả được cách thức đạt được các mục tiêu cuối cùng bằng các phương tiện hay nguồn lực sẵn có.

Cuối cùng, thuật ngữ chiến lược thường liên quan đến các thuật ngữ khác như kế hoạch chiến lược (Strategic Planning), tư duy chiến lược (Strategic Mindset, Strategic Thinking) và quản trị chiến lược (Strategic Management).

Lịch sử hình thành của khái niệm chiến lược.

Một khi bạn đã có được những thấu hiểu cơ bản về khái niệm chiến lược là gì, dưới đây là lịch sử hình thành của thuật ngữ này.

Thuật ngữ chiến lược lần đầu tiên được xuất hiện và sử dụng vào thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, và sau đó được dịch sang các ngôn ngữ phương Tây vào khoảng thế kỷ 18.

Từ lúc xuất hiện đến thế kỷ 20, “chiến lược” chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực quân sự và chính trị (được xây dựng bởi các Tướng quân sự) dùng để mô tả “một cách toàn diện để theo đuổi các mục đích chính trị.”

Theo một số lý thuyết khác, khái niệm chiến lược được nảy sinh vì nhu cầu chính trị, khi một quốc gia này cần đánh bại hay chiếm đóng một quốc gia khác.

Các lý thuyết đầu tiên về chiến lược xuất phát từ người Trung Quốc vào những giai đoạn 400-200 trước công nguyên.

Mặc dù có nguồn gốc từ chính trị, tuy nhiên ở giai đoạn kinh tế hiện đại hiện tại, chiến lược là khái niệm chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh và được xây dựng bởi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp.

Trong phạm vi bài viết này, “chiến lược” cũng sẽ được nhìn nhận và phân tích dưới góc nhìn kinh doanh và marketing.

Các loại chiến lược phổ biến nhất hiện nay là gì?

Trong khi tuỳ vào từng cách phân loại nhau hay cách nhìn nhận khác nhau, sẽ có nhiều loại chiến lược khác nhau, về mặt tổng thể sẽ có 3 kiểu chiến lược chính đó là chiến lược cấp độ doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh và chiến lược chức năng.

Chiến lược doanh nghiệp (hoặc cấp độ doanh nghiệp) – corporate strategy.

Được xây dựng để đạt được các mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp (các tập đoàn lớn).

Chiến lược kinh doanh – business strategy.

Là chiến lược được xây dựng để đạt được các mục tiêu ở cấp độ đơn vị kinh doanh. Tuỳ vào quy mô của từng doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh có thể là chiến lược của các doanh nghiệp thành viên, các đơn vị kinh doanh (business unit) hoặc thậm chí là các phòng ban trực thuộc.

Chiến lược chức năng – functional strategy.

Là tất cả những gì mà các bộ phận hay đơn vị chức năng cần làm để được mục tiêu. Chiến lược chức năng sẽ cần đáp ứng các mục tiêu của chiến lược kinh doanh và chiến lược doanh nghiệp.

Một số quan điểm sai lầm về chiến lược.

Trong khi chiến lược là thuật ngữ được sử dụng tương đối phổ biến và thậm chí là “đại trà” như hiện nay, có không ít các quan điểm sai lầm về chiến lược.

  • Chiến lược là phải dài hạn.

Mặc dù như đã phân tích ở trên, chiến lược chủ yếu nói về việc đạt được mục tiêu trong dài hạn, tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế mới, quan điểm này là chưa đúng đắn.

Khi nghĩ về chiến lược, thay vì ép buộc nó phải được xây dựng cho tương lai hay cần hoàn thành mục tiêu trong một khoảng thời gian rất dài, hãy suy nghĩ về sự linh hoạt trong các tình huống hay bối cảnh khác nhau.

Trong một thế giới với vô số những điều bất ổn, khi nhu cầu và hành vi khách hàng không ngừng biến đổi, chiến lược nên chuyển theo hướng thích ứng và thay đổi nhanh kể cả trong dài hạn, trung hạn hay ngắn hạn.

  • Khi doanh nghiệp cần sự nhanh nhẹn hay thích ứng nhanh, họ không cần chiến lược.

Trong khi chiến lược không nhất phải là khái niệm được dùng để chỉ các định hướng hay kế hoạch dài hạn, việc doanh nghiệp liên tục điều chỉnh hành động trong ngắn hạn không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó không có chiến lược.

Dù cho doanh nghiệp có liên tục thay đổi kế hoạch hay hành động trong ngắn hạn hay không thì nó vẫn cần các chiến lược (dài hơn khoảng thời gian thay đổi kia) để hướng tới.

  • Xây dựng chiến lược là xây dựng lợi thế cạnh tranh hay các lợi thế bán hàng riêng biệt (USP).

Mục đích của các bản chiến lược là chỉ ra các cách thức cần thực hiện (dựa trên các nguồn lực sẵn có) để đạt được các mục tiêu trong tương lai.

Theo góc nhìn này, khi USP được xem là một tài sản hay nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp (ở hiện tại) thì nó không thể là chiến lược (trong tương lai).

Nếu có thì doanh nghiệp sẽ cần xây dựng các bản chiến lược để xây dựng, phát triển và bảo vệ các USP của mình, thứ có thể giúp họ có thêm nhiều lợi thế cạnh tranh hơn.

Phân biệt khái niệm chiến lược và chiến thuật.

Trong khi đều là những bản kế hoạch (Plan) liệt kê các công việc hay nhiệm vụ cần được hoàn thành trong doanh nghiệp, chúng cũng có những điểm rất khác nhau.

Chiến lược hay Strategy là các bản kế hoạch mang tính định hướng tổng thể và đại diện, chúng không chỉ định cụ thể từng hành động hay nhiệm vụ khác nhau.

Ngược lại với chiến lược, các chiến thuật hay Tactics lại tập trung vào các hành động, cá nhân hay phạm vi rất cụ thể.

Ví dụ, nếu bạn đang xây dựng một bản chiến lược Digital Marketing cho doanh nghiệp của mình, mục tiêu hay định hướng của nó có thể là tăng thêm 50% lượng khách hàng tiềm năng (Lead) từ các nền tảng trực tuyến.

Tuy nhiên đến phần chiến thuật, bạn cần chỉ rõ ra là để đạt được mục tiêu đó, ai? sẽ làm gì? ở đâu? và khi nào triển khai?

Kế hoạch chiến lược là gì?

Lập kế hoạch chiến lược hay hoạch định chiến lược (Strategic Planning) là quá trình các doanh nghiệp hay thương hiệu xác định chiến lược, lên định hướng chiến lược, hoặc ra các quyết định về việc phân bổ nguồn lực trong chiến lược.

Hoạch định chiến lược cũng có thể bao gồm các hướng dẫn hay cơ chế kiểm soát các hoạt động được thực thi trong chiến lược.

Trước đây, khi nói đến việc lập kế hoạch chiến lược, nhiều người nghĩ tới các bản kế hoạch dài từ 3 đến khoảng 5 năm, tuy nhiên do bối cảnh kinh tế hiện đã thay đổi, khi vòng đời sản phẩm đang ngày càng trở nên ngắn hơn, các bản kế hoạch có xu hướng ngắn hơn.

Thông thường để có thể xây dựng các bản kế hoạch chiến lược, các nhà lãnh đạo cần phân tích và nghiên cứu nhiều bên khác nhau, bao gồm các yếu tố nội bộ bên trong doanh nghiệp lẫn các yếu tố môi trường bên ngoài như khách hàng, đối thủ và xu hướng.

Sản phẩm của quá trình hoạch định hay lập kế hoạch chiến lược là các bản kế hoạch chiến lược (Strategic Plan) và nó là một phần của quản trị chiến lược (Strategic Management).

Quản trị chiến lược là gì?

chiến lược là gì
Quản trị chiến lược là gì?

Trong lĩnh vực hay phạm vi quản trị, quản trị chiến lược liên quan đến toàn bộ quá trình xây dựng và phát triển chiến lược, từ giai đoạn nghiên cứu và hoạch định chiến lược, xây dựng các bản kế hoạch chiến lược đến việc giám sát và đánh giá việc thực thi chiến lược.

Quản trị chiến lược là một quá trình liên tục diễn ra, nó bao gồm các vòng lặp phản hồi liên tục với mục tiêu là có thể thích ứng và tối ưu nhanh nhất trước những sự thay đổi.

Một mô hình quản trị chiến lược thường có 8 giai đoạn khác nhau.

  • Thấu hiểu nhu cầu cần có một bản kế hoạch chiến lược xuất phát từ mục tiêu của doanh nghiệp là gì.
  • Xây dựng mục tiêu chiến lược.
  • Xây dựng các phương án và tiền đề giả định.
  • Nghiên cứu và xây dựng các cách thức khác nhau để đạt được mục tiêu.
  • Xây dựng kế hoạch hành động (Action Plan).
  • Phát triển các kế hoạch hỗ trợ.
  • Thực thi kế hoạch chiến lược.
  • Kiểm tra và tối ưu sau thực thi.

Tư duy chiến lược là gì?

Tư duy chiến lược hay Strategic Thinking (Strategic Mindset) là một quá trình tư duy được áo dụng bởi một cá nhân trong một bối cảnh hay điều kiện cụ thể.

Trong quy trình quản trị chiến lược tổng thể, tư duy chiến lược liên quan đến việc xây dựng và áp dụng những kiểu hiểu biết sáng tạo hay khác biệt khác nhau nhằm mục tiêu tạo ra các lợi thế cạnh tranh khác nhau cho doanh nghiệp hoặc thương hiệu.

Trong bối cảnh khi môi trường kinh doanh đang ngày càng trở nên phức tạp và mơ hồ, tư duy chiến lược nên được xây dựng bởi quá trình tương tác liên tục giữa các thành viên hay đội nhóm khác nhau trong tổ chức thay vì từ một cá nhân.

Tư duy chiến lược là một kiểu của tư duy phản biện (Critical Thinking) mang tính tổ chức và thực tế.

Tư duy chiến lược bao gồm khả năng nhìn ra các bực tranh hay viễn cảnh lớn (toàn diện), xây dựng trước kế hoạch và sau đó là đưa các suy nghĩ hay tư duy vào hành động.

Tư duy hay tư duy chiến lược là môt hoạt động nhận thức có điều kiện của não bộ và những gì nó hướng tới là các kết quả đầu ra hiệu quả hơn và bền vững hơn.

Một nhà tư duy chiến lược thường có 5 đặc tính hay dấu hiệu dưới đây.

  • Tầm nhìn xa chiến lược: Khả năng nghĩ trước và nhìn trước các vấn đề tiềm ẩn.
  • Ham học hỏi: Liên tục đặt câu hỏi và tìm ra các giải pháp mới.
  • Thái độ linh hoạt: Các chiến lược gia giỏi có khả năng xoay chuyển tình thế khi một quá trình hành động nào đó không mang lại kết quả như mong đợi.
  • Khả năng kết nối vấn đề: Từ những vấn đề rời rạc, các nhà tư duy chiến lược hình thành nên các bức tranh lớn.
  • Khả năng bối cảnh hoá thông tin: Những nhà tư duy chiến lược xuất chúng cần nhìn vấn đề qua các lăng kính từ quá khứ, hiện tại đến cả tương lai.

Mục tiêu chiến lược là gì?

Trước khi nói đến các mục tiêu chiến lược, chúng ta có thể bắt đầu với khái niệm mục tiêu, vậy mục tiêu chiến lược là gì?

Mục tiêu được định nghĩa đơn giản là tất cả những gì một cá nhân hay tổ chức cần đạt được trong tương lai. Tuỳ vào từng bối cảnh hay điều kiện cụ thể, các mục tiêu có thể được thay đổi sao cho phù hợp.

Mục tiêu chiến lược là một mục tiêu dài hạn dựa trên một bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp. Thay vì với các mục tiêu ngắn hạn và chi tiết của chiến thuật, các mục tiêu của chiến lược thường có xu hướng tổng thể và ít chi tiết hơn.

Thông thường, quy trình xây dựng mục tiêu chiến lược sẽ trải qua những giai đoạn sau.

  • Nghiên cứu các yếu tố bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp nhằm xác định chính xác vị thế hiện tại.
  • Viết ra mục tiêu dựa trên các công thức được chọn (SMART chẳng hạn).
  • Xem xét và đánh giá mục tiêu.

Vai trò của chiến lược trong doanh nghiệp.

Vốn được xem là một trong những “tài sản vô hình” quý giá của doanh nghiệp, những gì mà chiến lược mang lại cho doanh nghiệp là vô cùng lớn.

  • Đảm bảo doanh nghiệp phát triển bền vững trong dài hạn.

Trong bối cảnh kinh tế thị trường vốn rất cạnh tranh và thay đổi nhanh chóng như hiện tại, việc doanh nghiệp có thể phát triển hay tồn tại được trong ngắn hạn là chưa đủ.

Bằng cách xây dựng các chiến lược và điều hướng doanh nghiệp tới những cột mốc khác có hơn trong tương lai, doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng họ không chỉ có khả năng thích nghi được trong hiện tại mà còn có thể tiếp tục phát triển bền vững trong tương lai.

  • Góp phần xây dựng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.

Với các chiến lược trong tay, doanh nghiệp hiểu rõ mình cần làm gì để có thể đạt được các mục tiêu như mong đợi, theo cách này, doanh nghiệp ngày càng xây dựng thêm cho mình nhiều lợi thế hơn, thứ có thể giúp họ ít bị đào thải hơn trong dài hạn.

  • Giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn.

Như đã phân tích, bởi một phần bản chất của chiến lược là dự báo và hoạch định trước những gì cần làm và những gì cần đạt được.

Khi các nhà lãnh đạo hay doanh nghiệp có thể thấy trước càng nhiều các bức tranh có thể xảy ra, họ có nhiều cơ hội hơn để chuẩn bị trước các phương án xử lý, như một kết quả tất yếu, họ đang tự bảo vệ mình khỏi các sai lầm và rủi ro không mong muốn.

Quy trình xây dựng chiến lược như thế nào.

chiến lược là gì
Chiến lược là gì? Quy trình xây dựng chiến lược như thế nào?

Mặc dù tuỳ vào từng ngành nghề hay quy mô doanh nghiệp khác nhau, quy trình xây dựng chiến lược có thể khác nhau, dưới đây là quy trình bạn có thể tham khảo (áp dụng cho tất cả các cấp độ chiến lược khác nhau).

Bước 1: Phân tích và đánh giá vị trí hiện tại của doanh nghiệp.

Trước khi bạn muốn xây dựng chiến lược hay làm bất cứ điều gì, bạn cần hiểu rõ mình là ai và đang ở đâu. Bằng cách xác định chính xác vị trí hiện tại, doanh nghiệp có thể hiểu được mình cần đi đến đâu sau quá trình triển khai và hoàn thành chiến lược.

Một số câu hỏi bạn có thể sử dụng trong giai đoạn này như:

  • Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội hay thách thức hiện tại của doanh nghiệp là gì (ma trận SWOT)?
  • Đâu là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của doanh nghiệp?
  • Đâu là cái doanh nghiệp đang có và chưa có?
  • Và nhiều câu hỏi khác.

Bước 2: Phân tích đối thủ cạnh tranh (không bắt buộc).

Mặc dù tuỳ thuộc vào từng bối cảnh kinh doanh cụ thể, một số doanh nghiệp có thể không quan tâm quá nhiều đến các đối thủ, họ chỉ tập trung vào khách hàng, phân tích đối thủ cũng là một trong những giai đoạn cần thiết khi xây dựng chiến lược.

Nếu bạn đang cạnh tranh song song với các đối thủ khác trên thị trường (sản phẩm tương tự, không có nhiều sự khác biệt, rào cản gia nhập ngành thấp…) thì hoạt động nghiên cứu và phân tích đối thủ càng trở nên quan trọng hơn.

Bạn thử hình dung xem, liệu chiến lược của bạn có hiệu quả và mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh không nếu đối thủ của bạn cũng làm điều tương tự mà thậm chí là họ còn có thể làm tốt hơn (do có nguồn lực tốt hơn).

Bước 3: Nghiên cứu và phân tích các yếu tố xu hướng của thị trường.

Nếu bạn đang kinh doanh theo mô hình C2C hay thương mại điện tử (eCommerce) chẳng hạn, chắc chắn rằng các xu hướng hay sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc bạn quyết định bạn cần triển khai các chiến lược nào.

Bước 4: Xác định tầm nhìn và các mục tiêu chiến lược cụ thể.

Tầm nhìn hay mục tiêu chiến lược chỉ có ý nghĩa khi bạn đã thực sự hiểu tường tận các yếu tố nói trên, tức hiểu chính mình, hiểu đối thủ và hiểu thị trường.

Ở giai đoạn này, doanh nghiệp cần xác định rõ họ cần đi đến đâu, điểm đến là gì, họ cần đạt được những mục tiêu nào trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Các mục tiêu nên được cụ thể hoá bằng các con số định lượng.

Bước 5: Xây dựng các kế hoạch hành động hay các phương thức để đạt được mục tiêu.

Sau khi đã biết được đích đến của mình là gì, bạn sẽ bước tiếp đến bước cuối cùng của quá trình xây dựng chiến lược, bạn cần xây dựng chi tiết các kế hoạch hành động cụ thể để đạt được mục tiêu.

Quy tắc 5W và 1H có thể khá hữu ích với bạn: Bạn cần xác định Ai – Làm gì – Khi nào làm – Tại sao phải làm – Làm ở đâu và – Làm bằng cách nào.

Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ chiến lược (Strategy).

  • Thực hiện chiến lược là gì?

Như đã phân tích ở trên, sau khi hoàn thành công việc xây dựng và hoạch định chiến lược và được các bên (phòng ban) liên quan thông qua, công việc tiếp theo cần làm đó là thực hiện chiến lược, chính là quá trình thực thi các nhiệm vụ hay hành động cụ thể đã được đề ra trong bản chiến lược.

  • Nhiệm vụ chiến lược (Strategic Task) là gì?

Trong các bản kế hoạch chiến lược, nhiệm vụ chiến lược là khái niệm đề cập đến các nhiệm vụ (Task) mang tính chiến lược (Strategic).

Khác với các nhiệm vụ thông thường, nhiệm vụ chiến lược thường mang tính lâu dài hơn, toàn diện hơn và mang tính định hướng hành động nhiều hơn.

Ví dụ, khi xây dựng chiến lược marketing, một nhiệm vụ chiến lược hết sức quan trọng đó là tiến hành nghiên cứu thị trường chuyên sâu để xác định các vấn đề mà khách hàng hay thương hiệu đang gặp phải.

  • Vị trí chiến lược là gì?

Vị trí chiến lược là khái niệm mô tả nơi, vị trí, vị thế mang tính chiến lược của một tổ chức, sự vật hay doanh nghiệp nào đó. Ví dụ, Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

  • Chiến lược khác biệt hoá là gì?

Chiến lược khác biệt hóa là chiến lược nhắm mục tiêu đến những khách hàng mà doanh nghiệp có thể tạo ra các giá trị khác biệt do sản phẩm của họ khác với các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.

Các doanh nghiệp sử dụng chuỗi giá trị để xác định xem họ có thể liên kết các hoạt động cần thiết để tạo ra giá trị bằng cách sử dụng chiến lược khác biệt hóa hay không.

  • Lựa chọn chiến lược là gì?

Lựa chọn chiến lược là những phản ứng (chọn) hay hành động mang tính thay thế dựa vào các yếu tố chủ yếu là do tác động từ môi trường bên ngoài.

Các lựa chọn chiến lược tận dụng những gì đang diễn ra từ thực tế, các tác nhân, những xu hướng, cơ hội và mối đe dọa của thế giới bên ngoài.

Các lựa chọn chiến lược được đưa ra thường dựa trên 4 yếu tố chính là: hiệu suất tài chính, bối cảnh thị trường, lợi thế cạnh tranh và mô hình vận hành.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ các giải đáp của MarketingTrips về khái niệm chiến lược trong phạm vi kinh doanh và marketing cũng như các câu hỏi xoay quanh thuật ngữ chiến lược.

Bằng cách phân biệt được chiến lược và chiến thuật đồng thời hiểu được bản chất của chiến lược là gì, bạn có nhiều cách hơn để xây dựng và phát triển doanh nghiệp của mình, đặc biệt là trong việc tối ưu chiến lược.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips

5 lầm tưởng về khái niệm chiến lược

Vốn được sử dụng tương đối phổ biến, khái niệm hay thuật ngữ ‘chiến lược’ ẩn chứa nhiều bí mật mà không phải ai cũng biết.

lầm tưởng về khái niệm chiến lược
5 lầm tưởng về khái niệm chiến lược

Trong hầu hết các ngành nghề hay lĩnh vực, thuật ngữ ‘chiến lược’ luôn ẩn chứa những bí mật của riêng nó – một nửa là sự thật và một nửa là những giả định được hiểu mà cuối cùng sẽ dẫn đến các sai lầm và thậm chí là thảm họa.

Trước hết, bạn cần tìm hiểu về khái niệm chiến lược.

Chiến lược là gì?

Chiến lược trong tiếng Anh (và được sử dụng rộng rãi) có nghĩa là Strategy, thuật ngữ dùng để chỉ các bản kế hoạch (Plan) tổng thể hay các định hướng chung được xây dựng để đạt được một hoặc nhiều các mục tiêu khác nhau trong dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.

Theo Wikipedia, chiến lược chính là các bản kế hoạch dài hạn mang tính định hướng tổng thể được thiết kế để giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu khác nhau trong những điều kiện bất ổn và mơ hồ (VUCA) khác nhau.

Trong bài viết dưới đây, chuyên gia chiến lược Stephen Bungay sẽ tập trung giải thích 5 lầm tưởng về khái niệm chiến lược, giải thích tại sao chúng ta lại tin vào chiến lược và tại sao chúng ta đã sai.

Lầm tưởng 1: Chiến lược là dài hạn.

Tại sao nó có vẻ hợp lý.

Trong một số ngành, nền tảng của sự cạnh tranh có thể không thay đổi trong nhiều thập kỷ, và các nhà lãnh đạo khi này thường gắn bó với các chiến lược của họ trong một thời gian rất dài dù cho họ có đang tăng trưởng hay suy thoái.

Tại sao nó sai.

Khi những giả định vốn có về một ngành nào đó bị thách thức lại bởi những quan điểm hay tư duy mới, những thay đổi trong chiến lược ắt sẽ xảy ra.

Nghĩ về chiến lược như một loại cam kết dài hạn nào đó có thể khiến bạn mù quáng trước những nhu cầu mới, trước những điều kiện cần phải thay đổi.

Thay vì nghĩ về phạm vi thời gian là ngắn hạn hay dài hạn, bạn nên tập trung vào chiều sâu. Chiến lược không phải là về những điều chúng ta sẽ làm trong tương lai, chiến lược là về những gì chúng ta cần làm ngay bây giờ để định hình tương lai có lợi cho chúng ta.

Lầm tưởng 2: Những “kẻ phá bĩnh” luôn thay đổi chiến lược.

Tại sao nó có vẻ hợp lý.

Có vẻ như Amazon và những gã khổng lồ về nền tảng như Google và Facebook sẽ luôn thay đổi chiến lược vì họ sử dụng lượng tiền mặt khổng lồ mà họ tạo ra thường xuyên để đổi mới hay đưa ra các sản phẩm và dịch vụ mới.

Khái niệm ‘đổi mới’ dễ bị nhầm lẫn với sự thay đổi trong định hướng chiến lược, và đôi khi nó cũng có thể làm thay đổi chiến lược.

Tại sao nó sai.

Trong trường hợp của Amazon cũng như các Big Tech khác, hầu hết các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo mới đều phản ánh một chiến lược nhất quán và duy nhất, một chiến lược đã vốn quen thuộc với những người làm kinh doanh có kinh nghiệm.

Đó là khi Bruce Henderson, nhà sáng lập của BCG (một trong những tổ chức về tư vấn và quản trị hàng đầu toàn cầu), nhận thấy rằng trong nhiều doanh nghiệp, chi phí có xu hướng giảm ở mức có thể dự đoán được khi khối lượng tích luỹ tăng lên.

Hàm ý của chiến lược nói rằng, bằng cách định giá trước với dự đoán chi phí giảm, một doanh nghiệp có thể hy sinh lợi nhuận hiện tại để giành được thị phần và đạt được vị trí dẫn đầu thị trường (market leader) và sau đó dần có được lợi nhuận.

Lầm tưởng 3: khái niệm lợi thế cạnh tranh đang dần biết mất.

Tại sao nó có vẻ hợp lý.

Có nhiều bằng chứng cho thấy khoảng thời gian mà các lợi thế cạnh tranh có thể được duy trì đang rút ngắn lại, điều này cho thấy rằng việc đạt được khả năng phòng thủ ngày càng trở nên khó khăn hơn, các rào cản gia nhập ngành sẽ mong manh và dễ vượt qua hơn.

Tại sao nó sai.

Hãy nhìn vào các tên tuổi lớn như Amazon, Alphabet, Apple, Facebook và Microsoft. Lợi thế cạnh của họ là quá lớn (và thậm chí còn dường như là độc quyền) và các rào cản để vượt qua họ cao đến mức khó có thể phá vỡ.

Sự thật ở đây là, không phải khái niệm lợi thế cạnh tranh đã chết, mà là bạn cần dựa vào nhiều lợi thế hơn để cạnh tranh (thay vì chỉ dựa vào một hoặc một vài).

Lầm tưởng 4: Bạn không thực sự cần một chiến lược, bạn chỉ cần nhanh nhẹn (agile).

Tại sao nó có vẻ hợp lý.

Đối với hầu hết các công ty khởi nghiệp – sự nhanh nhẹn hay khả năng thích ứng nhanh luôn luôn là điều kiện cần thiết để thành công và chắc chắn họ dường như không tuân theo bất kỳ loại kế hoạch hay chiến lược cụ thể nào.

Từ góc nhìn này, không ít các nhà lãnh đạo hay người làm kinh doanh cho rằng chỉ cần NHANH là đủ, không cần chiến lược.

Tại sao nó sai.

Bạn cần hiểu rằng, sự nhanh nhẹn hay khả năng thích ứng nhanh không phải là một chiến lược. Đó chỉ là một năng lực, một kỹ năng mang tính tức thời, và chúng không thể giúp xây dựng vị thế cạnh tranh của một doanh nghiệp hay thương hiệu nào đó trong dài hạn.

Một chiến lược không phải là một bản kế hoạch, nó là một mô hình được sử dụng để ra quyết định, một tập hợp các nguyên tắc mang tính hướng dẫn có thể được áp dụng trong các bối cảnh kinh doanh khác nhau.

Và hầu hết các công ty khởi nghiệp đều thất bại bởi vì họ không có chiến lược.

Lầm tưởng 5: Bạn cần một chiến lược kỹ thuật số.

Tại sao nó có vẻ hợp lý.

Trong bối cảnh khi mà nhà nhà hay người người chuyển đổi số, các yếu tố liên quan đến công nghệ hay kỹ thuật số thường được xem là ưu tiên hàng đầu.

Công nghệ kỹ thuật số (digital) đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập, lưu trữ và sử dụng thông tin. Trong các giai đoạn đầu, nó cho phép các doanh nghiệp làm tốt hơn những gì họ đã từng làm trong quá khứ.

Từ những lý do này, các doanh nghiệp coi kỹ thuật số là chiến lược quan trọng nhất.

Tại sao nó sai.

Doanh nghiệp là một tổ chức hoạt động đan xen với nhau, và nếu bạn đang cố gắng tối ưu hóa một thứ gì đó, bạn nên tối ưu hoá toàn bộ các phòng ban.

Bạn không cần phải xây dựng một chiến lược cho kỹ thuật số, công nghệ, tài chính, nhân sự hay bất kỳ thứ gì khác – bạn chỉ cần xây dựng một chiến lược cho toàn doanh nghiệp.

Cách để giải quyết các vấn đề về kỹ thuật số là suy nghĩ thấu đáo và đặt ra tất cả các giả định cơ bản về cách thức hoạt động của doanh nghiệp đồng thời tự hỏi liệu chúng có còn giá trị hay phù hợp với bối cảnh mới không. Một lần nữa đó là câu chuyện của chiến lược.

Trong thế giới VUCA, khi các nguyên tắc cơ bản đang dần thay đổi, bản thân chúng ta với tư cách là những nhà lãnh đạo cần suy nghĩ nhiều hơn về vấn đề này, dù cho là trong ngắn hạn hay dài hạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Các chiến lược quảng cáo của Vinamilk tại Việt Nam

Cùng tìm hiểu các chiến lược và hình thức quảng cáo của Vinamilk tại Việt Nam, một trong những cách biến Vinamilk trở thành một trong các thương hiệu sữa hàng đầu.

chiến lược quảng cáo của Vinamilk
Top các chiến lược quảng cáo của Vinamilk tại Việt Nam

Bên cạnh các chiến lược marketing của Vinamilk, các chiến lược quảng cáo của Vinamilk cũng tạo ra nhiều tiếng vang lớn đối với người tiêu dùng trong nước.

Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng đã từng xem ít nhất một mẫu quảng cáo sữa Vinamilk trên sóng truyền hình hay bất kỳ đâu.

Chính những chiến lược quảng cáo này đã giúp cho Vinamilk định vị được thương hiệu của mình trên thị trường cũng như thu hút và tiếp cận một lượng khách hàng rộng lớn.

Cùng tìm hiểu tại sao các quảng cáo của Vinamilk lại có sức hút đến như vậy.

1. Giới thiệu về công ty cổ phần sữa Vinamilk.

Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk được thành lập năm 1976, trải qua gần 45 năm hoạt động, Vinamilk hiện là công ty sữa lớn nhất cả nước với thị phần 37%.

Để đạt được những thành quả và có được một thương hiệu Vinamilk vững mạnh như hiện nay phải kể đến các chiến lược truyền thông quảng cáo của Vinamilk.

Sở hữu hệ thống 12 trang trại chuẩn quốc tế trải dài trên khắp đất nước và kết nối với 13 nhà máy hiện đại.

Vinamilk có danh mục sản phẩm phong phú, với hơn 220 sản phẩm trên đủ các ngành hàng như sữa nước, sữa chua, sữa bột và bột dinh dưỡng, sữa đặc, kem, phô mai, sữa hạt, nước giải khát, dòng sản phẩm Organic… đáp ứng mọi nhu cầu về dinh dưỡng của người tiêu dùng Việt Nam.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2022, doanh nghiệp đầu ngành sữa dự kiến mở rộng thị phần thêm 0,5% lên 56%. Chỉ tiêu tổng doanh thu cũng tăng nhẹ gần 5% lên 64.070 tỷ đồng.

Tuy nhiên lợi nhuận trước thuế dự kiến chỉ ở mức 12.000 tỷ đồng, giảm hơn 7% so với kết quả đạt được năm ngoái. Nếu không hoàn thành thì đây sẽ là năm thứ 2 liên tiếp doanh nghiệp có tăng trưởng lợi nhuận âm.

Xa hơn ở mục tiêu đến năm 2026, Vinamilk kỳ vọng sẽ đạt 86.200 tỷ đồng tổng doanh thu và 16.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Tăng trưởng kép giai đoạn 2021-2026 tương ứng ở mức 7,2% đối với doanh thu và 4,4% đối với lợi nhuận.

2 .Ý tưởng sáng tạo trong các chiến lược quảng cáo của Vinamilk.

Là một công ty chuyên sản xuất các hàng hóa và sản phẩm làm từ sữa mà nguồn cung ứng lại chủ yếu là từ bò nên hình ảnh những chú bò được coi là biểu tượng đặc trưng và cốt lõi trong mỗi video quảng cáo của các sản phẩm của Vinamilk.

Các quảng cáo của Vinamilk trở nên ấn tượng hơn khi đưa hình ảnh những chú bò sử dụng bằng hoạt hình của mình trở thành gương mặt đại diện quảng cáo vừa thân thiện mà không mất quá nhiều chi phí thuê các gương mặt nổi tiếng để quảng cáo.

Hình ảnh xuyên suốt của những chú bò cho thấy sự thân thiện và gần gữi với khách hàng của Vinamilk cũng như môi trường.

Ngoài ra, chiến lược nhân cách hóa hình ảnh những chú bò sữa mạnh khỏe vui nhộn, năng động cùng với hình ảnh những cánh đồng cỏ xanh rì, bát ngát, đầy ánh nắng, gần gũi với thiên nhiên cũng là điểm khác biệt trong chiến lược quảng cáo của Vinamilk.

Đây thật sự là một hình ảnh đầy cảm xúc có tác dụng gắn kết tình cảm của người tiêu dùng với thương hiệu Vinamilk.

3. Sự thành công trong quảng cáo của Vinamilk.

Phát triển độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.

Quảng cáo bán hàng mà như không quảng cáo, sự thành công trong quảng cáo của Vinamilk giúp tăng độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp này lên một tầm cao mới trở thành một trong các doanh nghiệp quyền lực nhất châu Á.

Tạo nguồn cảm hứng sáng tạo cho quảng cáo.

Các chiến lược quảng cáo sử dụng hình ảnh hay danh tiếng của những người nổi tiếng để quảng bá sản phẩm đã được chứng minh là rất thành công, tuy nhiên, Vinamilk cho thấy họ đi ngược lại xu thế bằng cách sử dụng những hình ảnh bình dị, gần gũi nhất để tiếp cận với khách hàng.

Kích thích doanh số bán hàng.

Với những hình ảnh hài hước, giai điệu vui nhộn sẽ giúp đi sâu vào tâm trí khách hàng khiến mức độ nhận biết và ưu tiên thương hiệu được tăng cao. Khả năng chuyển đổi bán hàng từ quảng cáo của Vinamil cũng tăng lên theo mức độ tương ứng.

4. Các chiến dịch và chiến lược quảng cáo đem lại hiệu quả cao của Vinamilk.

Hiểu được tầm quan trọng của quảng cáo trong ngành hàng bán lẻ của doanh nghiệp, Vinamilk không ngừng triển khai các chiến dịch quảng cáo để đạt hiệu quả cao trong chiến lược quảng cáo của mình.

Với sự sáng tạo và độ phủ sóng mạnh, Vinamilk đã rất thành công trong các chiến dịch marketing của doanh nghiệp.

Việc sử dụng những TVC (Television Commercial) hoạt hình đơn giản là một trong những cách tối giản hóa và tiết kiệm chi phí của Vinamilk nhưng thu lại được hiệu quả vô cùng lớn.

Ngoài các chương trình quảng cáo thông thường, Vinamilk cũng thực hiện vô số các chương trình PR mang ý nghĩa nhân văn cho người tiêu dùng và cộng đồng.

Chắc hẳn, bạn có thể đã bắt gặp đâu đó những trương trình như: 6 triệu ly sữa, 40 năm vươn cao Việt Nam, Vinamilk – Ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam, Sữa học đường…

Các bậc phụ huynh đánh giá và ủng hộ rất mạnh những chiến dịch này, từ đó thương hiệu Vinamilk ngày càng được lan tỏa rộng khắp.

Các chiến dịch khuyến mãi kích thích mua hàng cũng là một trong số các hoạt động tiêu biểu của Vinamilk.

5. Các loại hình hay hình thức quảng cáo chính được sử dụng trong chiến lược quảng cáo của Vinamilk.

5.1. Kênh video online – YouTube.

Với gần 2 triệu lượt đăng ký qua kênh YouTube, điều này đã nói lên sự thành công và lượng người quan tâm tới kênh truyền thông này của Vinamilk đến thế nào.

Những TVC ngắn được đăng tải lên YouTube giúp cho mọi người dễ dàng xem, truy cập và chia sẻ lan tỏa đi khắp nơi.

Ngoài ra, một lượng lớn người đăng ký đã giúp tạo ra một thị phần bán hàng không hề nhỏ của Vinamilk trên kênh YouTube của mình và ngày càng lan tỏa tới nhiều khách hàng mới trong tương lai.

5.2 Trên các nền tảng mạng xã hội.

Trên Facebook Page của Vinamilk, thương hiệu này đã có hơn 650.000 người thích trang và theo dõi. Việc liên tục chia sẻ những hình ảnh quảng cáo độc đáo, thú vị và sáng tạo là một cách để lan tỏa thương hiệu của Vinamilk.

5.3. Sử dụng Pano – Billboard quảng cáo.

Hình thức quảng cáo tiếp cận với nhiều khách hàng và nhiều đối tượng này giúp cho khách hàng dễ dàng tiếp cận được với thương hiệu cũng như các sản phẩm dịch vụ của Vinamilk.

5.4 Quảng cáo xe di động.

Với lượng lớn các cửa hàng, đại lý phân phối sản phẩm trải dài 63 tỉnh thành phố đến các làng quê việc vẫn chuyển hàng hóa vô cùng lớn.

Nhận thấy điều này, việc quảng cáo sản phẩm của chính mình trên các phương tiện vận chuyển cũng là cách để thúc đẩy hiệu suất quảng cáo của doanh nghiệp.

5.5 Quảng cáo truyền hình (TV).

Ưu điểm của các quảng cáo truyền hình là vừa phát được âm thanh, vừa có hình ảnh, vừa có sức lan toả rộng giúp cho khách hàng dễ dàng nhận biết được những ý nghĩa, thông điệp truyền thông của doanh nghiệp.

Bằng cách chạy liên tục quảng cáo trong các giờ vàng trên các kênh đại chúng như VTV3, VTV1, thương hiệu Vinamilk luôn nằm sâu trong tâm trí của người tiêu dùng.

5.6 Quảng cáo thông qua các trương trình tài trợ.

Rất nhiều những chiến dịch quảng cáo và PR do Vinamilk khởi sướng được các báo trí, người dân, trường học, chính phủ ủng hộ.

Với những nghĩa cử cao đẹp và hoạt động xã hội tích cực càng làm cho thương hiệu của Vinamilk trở nên uy tín đối với người dùng Việt Nam.

Kết luận.

Trong khi thị trường sữa là một thị trường rất cạnh tranh, việc liên tục cải thiện và đổi mới hình ảnh quảng cáo hay quảng cáo đa kênh là một trong những chiến lược quảng cáo thông minh của Vinamilk.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Strategic Thinking: Cách thể hiện kỹ năng tư duy chiến lược của bản thân

Phát triển kỹ năng tư duy chiến lược (Strategic Thinking) là không đủ để giúp bạn thăng tiến. Học cách thể hiện chúng với người khác cũng là những gì bạn cần trang bị.

Cách thể hiện kỹ năng tư duy chiến lược của bản thân
Cách thể hiện kỹ năng tư duy chiến lược của bản thân

Tất cả chúng ta đều biết rằng việc phát triển các kỹ năng tư duy chiến lược là rất quan trọng, nhưng nhiều người không nhận ra rằng việc thể hiện những kỹ năng này với sếp và các nhà lãnh đạo cấp cao khác cũng có ý nghĩa quan trọng không kém đối với sự thăng tiến nghề nghiệp của một cá nhân.

Việc thể hiện các kỹ năng tư duy chiến lược tới sếp của bạn giúp họ biết rằng bạn có thể tự suy nghĩ và đưa ra quyết định mang tính định vị tổ chức trong tương lai.

Nó đảm bảo với họ rằng bạn không đưa ra quyết định một cách vu vơ và cảm tính, thay vào đó bạn luôn xem xét các tác động của các quyết định đến các bộ phận khác nhau trong và ngoài doanh nghiệp.

Strategic Thinking hay tư duy chiến lược là gì?

Hiểu một cách đơn giản, Strategic Thinking hay tư duy chiến lược là một kiểu tư duy trong đó hướng đến yếu tố dài hạn và có tính toán kỹ lưỡng.

Thay vì suy nghĩ theo kiểu các yếu tố có thể tác động hay ảnh hưởng trong ngắn hạn hoặc đơn lẻ, người có tư duy chiến lược thường tính toán một cách toàn diện và đa chiều hơn.

Hãy trở thành “người đa năng” (Generalist).

Quá trình phát triển các kỹ năng tư duy chiến lược đòi hỏi bạn phải tiếp xúc với các vai trò chiến lược khác, tổng hợp thông tin rộng rãi từ nhiều phía, tự trang bị cho mình tính cách tò mò và liên tục trau dồi các kinh nghiệm mới.

Điều này giải thích lý do tại sao các chương trình phát triển khả năng lãnh đạo hay nhà lãnh đạo tiềm năng thường bao gồm các hoạt động như luân chuyển công việc, thực hiện chéo các dự án và thường xuyên làm việc với các nhà lãnh đạo cao cấp khác – tất cả đều hướng tới mục tiêu là thúc đẩy khả năng tư duy chiến lược.

Bạn cần đóng nhiều vai.

Mặt khác, thể hiện tư duy chiến lược đòi hỏi bạn phải đồng thời là một marketer, một nhân viên bán hàng và là một hạt nhân của mọi sự đổi mới.

Khả năng chủ động truyền đạt các nỗ lực chiến lược và cả những ý tưởng chiến lược mới là những động thái khiến sếp và những đồng nghiệp khác chú ý đến bạn.

Người có Strategic Thinking đưa ra một quan điểm rõ ràng và mạch lạc.

Các nhà lãnh đạo của bạn muốn biết khi đứng trước một vấn đề gì đó, bạn nghĩ gì và họ sẽ xem xét mức độ xứng đáng để thăng tiến của bạn thông qua lăng kính về mức độ bạn sẵn sàng đưa ra những quyết định lớn hơn và khác biệt hơn.

Bằng cách tự hỏi bản thân, “Liệu mọi người có biết tôi đang đại diện cho điều gì và đảm nhận sứ mệnh gì không?” bạn có thể rèn luyện khả năng thể hiện kỹ năng này.

Nam, một lãnh đạo cấp cao điều hành một chuỗi chức ăn nhanh có tiếng đang muốn được đề bạt lên ví trí cao hơn, tuy nhiên, trong những năm gần đây anh bị các giám đốc điều hành cùng nhiều nhân viên khác cho rằng anh không đủ khả năng tư duy chiến lược, họ cho rằng anh có thể điều hành và giữ cho công việc của mình trở nên ổn định nhưng lại không thể có đủ tầm nhìn để đưa doanh nghiệp phát triển đến một nấc thang mới.

Nhận thức được vấn đề của mình, Nam đã bắt đầu thay đổi bằng cách, trước các cuộc họp khoảng 30 phút, anh dành toàn bộ thời gian đó để liệt kê ra những quan điểm, định hướng, đường lối, những thứ mà anh sẽ thảo luận cùng các đồng nghiệp khác.

Giờ đây, thay vì chỉ đóng vai trò đưa ra ý kiến và thảo luận trong các cuộc họp, Nam có thể tham gia vào các cuộc thảo luận mang tính định hướng tới tương lai, về các cơ hội tận dụng chiến lược và phát triển kỹ năng lãnh đạo cho đội nhóm của mình.

Chứng tỏ rằng bạn có tư duy chiến lược là một cách chắc chắn để khiến các nhà lãnh đạo và cộng sự khác chú ý đến bạn.

Chứng tỏ rằng bạn có thể khởi xướng cho sự đổi mới và những thay đổi mang tính chiến lược.

Để được xem như một nhà tư tưởng chiến lược, bạn cũng phải chứng minh rằng bạn có thể sử dụng kiến ​​thức của mình để đưa những ý tưởng mới và biến nó thành hiện thực.

Bất kể trình độ của bạn là gì, bạn có thể thể hiện tư duy chiến lược bằng cách thực hiện một dự án sáng tạo cho thấy hiểu biết của bạn vượt ra ngoài vị trí hiện tại của bạn.

Quay lại câu chuyện của Nam, để tiếp tục thể hiện năng lực tư duy chiến lược của bản thân, anh đã chủ động đề xuất những chương trình mới cho các chuỗi cung ứng của công ty.

Anh đã thông báo rõ ràng về dự án và các mốc quan trọng khác của dự án trong toàn bộ tổ chức, điều này giúp các nhà lãnh đạo khác trong tổ chức thấy rằng anh có thể khởi xướng, dẫn dắt và điều hành những sự thay đổi mới.

Việc mạnh dạn đề xuất những thay đổi có thể tăng thêm giá trị cho doanh nghiệp là một sự thay đổi đáng hoan nghênh đối với cả Nam và các đồng nghiệp của anh.

Nam giờ đây cảm thấy mình có khả năng kiểm soát vấn đề tốt hơn, nhiều tự tin hơn vì anh ấy không còn chỉ đơn giản là phản ứng lại với các đề xuất và vấn đề của người khác nữa, thay vào đó anh chủ động đổi mới, dẫn dắt và định hướng mọi người.

Nam được thăng chức lên vai trò mới một năm sau đó!

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Chiến lược Digital Marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

So với các chiến lược marketing truyền thống thì digital marketing giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng nhanh hơn và nhắm mục tiêu tốt hơn.

chiến lược digital marketing
Chiến lược Digital Marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời kỳ hội nhập

(Bài viết được dẫn nguồn và viết theo ngôn ngữ riêng của Trang Doanh nhân Sài Gòn)

Trong khi các loại hình doanh nghiệp khác nhau cần những chiến lược hay cách tiếp cận Digital Marketing khác nhau, dưới đây là chi tiết các chiến lược tiếp thị kỹ thuật số dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).

I. Bối cảnh hoạt động của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

1. Các hiệp định thương mại tự do (FTA) khu vực và song phương Việt Nam đã tham gia.

Thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng, Việt Nam đã từng bước chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Những kết quả đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế.

Với sự kiện gia nhập ASEAN vào tháng 7/1995, Việt Nam đã mở đầu cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Với việc chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã hoàn toàn hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Tiếp tục chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, ngày 10/4/2013, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 22/NQ-TW về hội nhập quốc tế (Nghị quyết 22), trong đó xác định rõ hội nhập quốc tế sẽ được triển khai sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt, hội nhập kinh tế phải gắn với yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu lại nền kinh tế.

Đồng thời, để thực hiện Nghị quyết 22, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13/5/2014 về chương trình hành động của Chính phủ với các mục tiêu cụ thể trên các lĩnh vực thông tin tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết 22; ban hành Chỉ thị số 15/CT–TTg ngày 7/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục triển khai Nghị quyết 22.

Điều này cho thấy hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương nhất quán và là nội dung trọng tâm trong chính sách đối ngoại và hợp tác kinh tế quốc tế của Đảng ta trong quá trình đổi mới đất nước.

Trên thực tế, giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã tích cực, chủ động trong đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại tự do mới với các đối tác. Tính đến tháng 5/2021, Việt Nam đã tham gia thiết lập 14 FTA với 56 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới.

Trong số 13 FTA đã có hiệu lực và đang triển khai, Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là FTA thế hệ mới đầu tiên mà Việt Nam tham gia, Hiệp định UKVFTA với Vương quốc Anh là Hiệp định mới nhất, có hiệu lực từ ngày 1/5/2021. Đây là các FTA thế hệ mới với diện cam kết rộng và mức cam kết sâu.

Ngoài cam kết về tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ, các nước tham gia còn cam kết trên nhiều lĩnh vực khác như mua sắm công, lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp nhà nước, đầu tư…

Đặc biệt, ngày 22/11/2015, các nhà lãnh đạo ASEAN đã ký Tuyên bố Kuala Lumpur chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN, trong đó có Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào ngày 31/12/2015.

Việc tham gia ASEAN và thực hiện các cam kết nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN sẽ góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định cải thiện môi trường luật pháp trong nước, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, cũng như làm cơ sở, tiền đề giúp Việt Nam tham gia các khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương khác.

Ngoài ra, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực giữa ASEAN với 6 nước đối tác (RCEP) đã có hiệu lực. Hiện nay Việt Nam vẫn đang đàm phán một số hiệp định bao gồm Hiệp định giữa Việt Nam và các nước EFTA (Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein); FTA Việt Nam – Israel. Ngoài lợi ích kinh tế, các FTA với các đối tác này cũng góp phần làm phong phú thêm quan hệ thương mại và chính trị của Việt Nam với các nước.

Giai đoạn 2016-2020, theo lộ trình cam kết, phần lớn các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia đều bước sang giai đoạn cắt giảm sâu, xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với phần lớn các dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu.

Trong đó, xét về mức độ cam kết, hầu hết FTA mà Việt Nam đã ký kết thì mức độ tự do hóa về thuế nhập khẩu trung bình khoảng 90% số dòng thuế, trừ Hiệp định ASEAN (ATIGA) là Hiệp định nội khối với mức cam kết tự do hóa xấp xỉ 97%.

Xét về lộ trình, FTA hoàn thành lộ trình sớm nhất là ATIGA (2018), tiếp đó là ACFTA (2020) và AKFTA (2021). Hiện nay, mức độ tự do hóa thuế quan của Việt Nam với các đối tác FTA đã ở mức khá cao.

Trong ATIGA đạt khoảng 93%, ASEAN – Trung Quốc 84% số dòng thuế về 0%, ASEAN – Hàn Quốc 78% và ASEAN – Nhật Bản 62%. Cam kết về thuế nhập khẩu trong hai khuôn khổ FTA thế hệ mới là TPP và Việt Nam – EU có tỷ lệ tự do hóa cao hơn với lộ trình ngắn hơn, hướng tới cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 100% số dòng thuế.

Cụ thể, với EU, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế, tương đương 64,5% kim ngạch nhập khẩu từ EU và sau 10 năm là khoảng 99% số dòng thuế, tương đương 99,8% kim ngạch nhập khẩu từ EU. Đối với số dòng thuế còn lại, Việt Nam sẽ có lộ trình trên 10 năm hoặc dành ưu đãi cho EU trên cơ sở hạn ngạnh thuế quan của WTO.

Trong TPP, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế đối với khoảng 66% số dòng thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực và xóa bỏ đối với 86,5% số dòng thuế sau ba năm hiệp định có hiệu lực. Các mặt hàng còn lại sẽ có lộ trình giảm thuế cơ bản từ 4-10 năm.

Một số mặt hàng đặc biệt nhạy cảm, Việt Nam cam kết lộ trình trên 10 năm hoặc hạn ngạch thuế quan.

2. Tác động của các FTA khu vực và song phương Việt Nam tham gia đối với doanh nghiệp.

Hiện nay, phạm vi đối tác FTA của Việt Nam đã khá rộng và toàn diện, trong 3-5 năm tới sẽ chạm đến các dấu mốc quan trọng của nhiều hiệp định và dần tiến đến tự do hóa thuế quan hầu hết các mặt hàng nhập khẩu với các đối tác thương mại chính.

Khi các cam kết FTA bước vào giai đoạn cắt giảm sâu, đặc biệt các FTA với Mỹ, EU có hiệu lực sẽ thúc đẩy xuất khẩu mạnh hơn, đem đến nhiều cơ hội thu hút nhà đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường cho hàng hóa của TP.HCM, đồng thời giúp đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, tránh phụ thuộc vào các thị trường nguyên liệu truyền thống.

Nhưng với năng lực thực tại như hiện nay, cụ thể quy mô nhỏ, trình độ khoa học công nghệ chưa cao, chất lượng lao động thấp, hiệu quả quản trị doanh nghiệp, kinh nghiệm quốc tế, kiến thức kinh doanh, khả năng tiếp cận thông tin từ thị trường còn hạn chế… cũng chính là bước cản lớn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của TP.HCM khi tiếp cận FTA.

3. Tác động của dịch Covid-19 đối với hoạt động doanh nghiệp.

Theo “Báo cáo tác động của dịch bệnh Covid-19 đối với doanh nghiệp Việt Nam: Một số phát hiện chính từ điều tra doanh nghiệp 2020” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) thực hiện, đại dịch Covid-19 tác động rất tiêu cực đến doanh nghiệp tại Việt Nam.

Cả khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệp FDI) đều bị ảnh hưởng nặng nề.

Trong số các nhóm doanh nghiệp, đối tượng chịu ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn cả là các doanh nghiệp mới hoạt động dưới ba năm và các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, nhỏ.

Tỷ lệ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng ở mức phần lớn hoặc hoàn toàn tiêu cực có xu hướng giảm khi số năm hoạt động của doanh nghiệp gia tăng.

Song vẫn có tới 84% doanh nghiệp tư nhân và 85% doanh nghiệp FDI có trên 20 năm hoạt động chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 ở mức phần lớn hoặc hoàn toàn tiêu cực.

Mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với các doanh nghiệp FDI lớn nhất ở nhóm doanh nghiệp quy mô nhỏ, với 89,3% cho biết chịu ảnh hưởng ở mức phần lớn hoặc hoàn toàn tiêu cực.

Doanh nghiệp FDI ở quy mô lớn là nhóm chịu ảnh hưởng tiêu cực lớn thứ hai, với con số 88%. Tỷ lệ chịu ảnh hưởng tiêu cực của nhóm quy mô vừa và quy mô siêu nhỏ thấp hơn một chút, lần lượt ở mức 87,3% và 87,2%.

Bên cạnh đó, kết quả điều tra cũng cho thấy dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tới việc tiếp cận khách hàng, tiếp đến là bị ảnh hưởng về dòng tiền và nhân công của doanh nghiệp. Chuỗi cung ứng của nhiều doanh nghiệp đã bị gián đoạn.

Một số doanh nghiệp còn bị ảnh hưởng tới các vấn đề khác, từ giảm đơn hàng, giảm sản lượng, phải trì hoãn, giãn tiến độ đầu tư thậm chí hủy dự án đang hoặc sẽ thực hiện. Các doanh nghiệp cũng bị phát sinh thêm chi phí phòng ngừa dịch Covid-19.

Nhiều doanh nghiệp cho hay, họ bị gián đoạn, ngưng trệ hoạt động, thậm chí dừng hoạt động do tình hình dịch và đứng trước bờ vực phá sản bởi thị trường giảm cầu đột ngột, dẫn tới giảm doanh thu cũng như vấp phải những rủi ro về thu hồi nợ, mất khả năng thanh toán.

Theo kết quả điều tra trên (chưa tính đến hậu quả nặng nề của đợt dịch thứ ba năm 2021). Có đến 87,2% doanh nghiệp cho biết, chịu ảnh hưởng ở mức “phần lớn” hoặc “hoàn toàn tiêu cực”, chỉ có 11% doanh nghiệp cho rằng họ “không bị ảnh hưởng gì” và gần 2% ghi nhận tác động “hoàn toàn tích cực” hoặc “phần lớn tích cực”.

Theo nghiên cứu và kinh nghiệm tư vấn của chúng tôi, những doanh nghiệp có hệ thống quản trị chất lượng tốt sẽ dễ dàng vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19 mang lại do hệ thống quản lý của doanh nghiệp tối ưu, dễ dàng thích nghi với mọi rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

Đặc biệt, những doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh trên nền digital marketing thì gần như không bị tác động tiêu cực bởi các chính sách lockdown và dễ dàng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập toàn cầu hiện nay.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu phương pháp xây dựng chiến lược digital marketing nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng trung thành trên nền tảng kỹ thuật số trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

II. Chiến lược digital marketing là yếu tố quyết định sự thành công doanh nghiệp.

1. Chiến lược digital marketing là gì?

Digital marketing hay còn gọi là tiếp thị kỹ thuật số. Đây có thể hiểu là các hoạt động quảng bá cho sản phẩm, thương hiệu nhằm tác động đến nhận thức khách hàng dựa trên nền tảng Internet. Trong nhiều năm qua, digital marketing đã trở thành một phần không thể thiếu trong các chiến lược marketing của các doanh nghiệp.

So với các phương pháp marketing truyền thống thì digital marketing giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng nhanh hơn và nhắm mục tiêu trúng đích hơn.

Bên cạnh đó việc phân bổ chi phí cho digital marketing cũng rất linh hoạt, doanh nghiệp có thể điều chỉnh theo từng giai đoạn của chiến dịch marketing.

Khả năng nhắm mục tiêu chính xác mang lại tỷ lệ mua hàng cao hơn: Việc áp dụng công nghệ máy học và khai thác Big Data (các tập dữ liệu có khối lượng lớn và phức tạp) giúp các nền tảng quảng cáo trên môi trường digital có khả năng tiếp cận chính xác những khách hàng có nhu cầu.

Chi phí quảng cáo được tối ưu hơn: Doanh nghiệp có thể chủ động tăng ngân sách nếu thấy quảng cáo đang hiệu quả, hoặc cũng có thể giảm ngân sách chi tiêu nếu thấy kênh quảng cáo có tỷ lệ sinh lợi (ROI) thấp.

Tốc độ tiếp cận nhanh, độ phủ lớn: Nền tảng digital sở hữu số lượng dữ liệu người dùng khổng lồ thông qua việc thu thập dữ liệu người dùng khai báo hoặc lịch sử hoạt động. Do đó khi thực hiện chiến dịch digital marketing doanh nghiệp có thể tiếp cận đến bất cứ nơi đâu trên toàn thế giới.

Khả năng đo lường hiệu quả: Thông qua các công cụ đo lường, doanh nghiệp có thể xác định chính xác mức độ quan tâm của khách hàng thông qua chỉ số lượt xem video, lượt nhấp, lượt chia sẻ, số lưu lượng truy cập trang web, số lượng tiếp cận bài viết…

Đa dạng loại hình tiếp thị: Có rất nhiều loại hình trên digital marketing để hỗ trợ tiếp thị: SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm); PPC (trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột); content marketing (tiếp thị nội dung – hoạt động marketing của một doanh nghiệp hoặc thương hiệu tập trung vào việc tạo ra và phân phối nội dung có giá trị, liên quan đến sản phẩm/dịch vụ); social media marketing (quá trình tiếp thị nhằm đạt được lưu lượng truy cập lớn hoặc sự chú ý thông qua các trang mạng xã hội); affiliate marketing (tiếp thị liên kết); native advertising (các bài viết quảng cáo của doanh nghiệp được hòa trộn tự nhiên vào nội dung khiến cho khách hàng không nhận ra); marketing automation (tự động hóa tiếp thị là công cụ hoặc phần mềm để truyền tải thông điệp cá nhân đến khách hàng tiềm năng); email marketing (hình thức sử dụng email mang nội dung thông tin về bán hàng, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm đến nhóm khách hàng); online PR (hoạt động PR trên Internet sử dụng các kênh trực tuyến, bao gồm các báo điện tử, blog, công cụ tìm kiếm, chủ đề thảo luận, diễn đàn); sponsored content (quảng cáo có tài trợ); inbound marketing (là việc tạo ra trải nghiệm có giá trị cho người dùng/khách hàng, từ đó tác động tích cực trở lại với công việc kinh doanh của bạn).

2. Quy trình xây dựng chiến lược digital marketing phù hợp cho doanh nghiệp.

a. Tìm hiểu vòng đời khách hàng:

Vòng đời khách hàng (customer life cycle) là một trong những khái niệm marketing quan trọng nhất. Mọi phương pháp marketing hiện đại ngày nay đều được xây dựng dựa trên khái niệm nền tảng này.

Khi quản trị tốt vòng đời khách hàng, doanh nghiệp sẽ có thể tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng tiềm năng. Khiến họ tiếp tục quay lại mua hàng và giới thiệu doanh nghiệp với những người họ quen biết, từ đó giúp doanh nghiệp tăng doanh số đáng kể.

Marketing vòng đời khách hàng là thuật ngữ của việc xác định tất cả các chiến lược mà doanh nghiệp sử dụng để thu hút khách hàng, khiến khách hàng yêu thích, tin tưởng, chuyển đổi, giữ chân và tận dụng với mục đích tăng doanh thu và phát triển thương hiệu.

Tất cả chiến lược như vậy thu hút khách hàng trong suốt hành trình mua hàng của họ. Nói một cách đơn giản, đó là hành trình từ điểm A đến điểm B mà khách hàng thực hiện cho đến khi họ thực hiện giao dịch mua cuối cùng.

b. Các giai đoạn then chốt của hành trình khách hàng.

Bản đồ hành trình khách hàng có thể thiết kế theo các mô hình khác nhau như AIDA, 5A… tùy thuộc vào tính chất ngành và mục tiêu, ưu tiên của doanh nghiệp. Tuy nhiên, một bản đồ hành trình khách hàng thường bao gồm 3 giai đoạn:

Trước khi mua:

– Nhận thức (Brand Awareness): Khách hàng tiếp xúc với sản phẩm, thương hiệu, nhận ra nỗi đau mà họ đang cố gắng khắc phục hoặc một mong muốn mà họ muốn thỏa mãn.

– Xem xét (Brand Consideration): Xem xét, tham khảo các sản phẩm của các thương hiệu khác nhau để đi đến giai đoạn quyết định.

– Quyết định (Brand Decision): Khách hàng chọn một giải pháp tối ưu nhất so với số tiền mà họ bỏ ra.

Với giai đoạn này, khách hàng có thể tương tác chủ yếu với các quảng cáo, trang mạng xã hội, Google Search, website, các trang review hoặc thông qua email marketing của doanh nghiệp.

Trong khi mua:

– Mua hàng (Purchase): Tiến hành mua sản phẩm và thanh toán. Trong thời đại thương mại điện tử lên ngôi, việc mua hàng có thể là bao gồm quá trình đưa sản phẩm vào giỏ hàng và thanh toán online.

– Sử dụng (Use): Khách hàng sẽ tiến hành sử dụng sản phẩm và trải nghiệm nó.

Các điểm chạm ở giai đoạn này thường bao gồm cửa hàng, website, chương trình khuyến mãi, điểm bán hàng… để thúc đẩy, giữ chân khách hàng.

Sau khi mua:

– Chia sẻ trải nghiệm (Advocacy): Khách hàng chia sẻ những nhận xét của mình với người thân, bạn bè hay trên các trang web review dành cho khách hàng.

– Affiliate: Khách hàng có thể trở thành đại lý bán hàng, nhà phân phối sản phẩm của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể tương tác với khách hàng thông qua email marketing, automation marketing hoặc các hoạt động chăm sóc khách hàng để tăng cường mức độ hài lòng.

c. Xây dựng hành trình khách hàng là chìa khóa giúp chinh phục khách hàng khó tính nhất.

Một nghiên cứu từ Aberdeen Group cho thấy, các công ty thực hiện xây dựng bản đồ hành trình khách hàng sẽ đạt mức tăng trưởng vượt trội so với các công ty khác.

Bao gồm tăng 56% doanh thu upsell và cross-sale; giảm 10 lần chi phí dịch vụ khách hàng; tăng 54% lợi nhuận từ các hoạt động marketing (ROMI). Vậy làm cách nào mà bản đồ trải nghiệm khách hàng có thể giúp doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng như thế?

Chìa khóa ở đây chính là thấu hiểu khách hàng. Việc tập trung vào khách hàng đã trở thành một yêu cầu bắt buộc để phát triển doanh nghiệp ngày nay.

Nghiên cứu cũng cho thấy, 86% khách hàng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho một trải nghiệm tốt hơn. Và để tối ưu trải nghiệm đó, doanh nghiệp cần hiểu rõ khách hàng của mình.

Bản đồ trải nghiệm khách hàng chính là chìa khóa mở cánh cửa ấy. Một bản đồ tốt sẽ giúp doanh nghiệp thấu hiểu trải nghiệm khách hàng dưới góc nhìn của chính họ, từ đó đưa ra những cải tiến phù hợp để xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng.

Để có thể định vị được nhu cầu, vấn đề của khách hàng và xây dựng một bản đồ hành trình khách hành chính xác, doanh nghiệp cần thu thập đầy đủ và chi tiết toàn bộ dữ liệu khách hàng của mình bằng bộ câu hỏi 5W1H chân dung khách hàng mục tiêu.

Bản đồ hành trình khách hàng giúp chúng ta xác định được các hoạt động nào mang lại hiệu quả và ngược lại. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể đầu tư nguồn lực vào các kênh có giá trị thay vì lãng phí công sức vào các kênh không mang lại hiệu quả cao.

Thấu hiểu khách hàng là nền tảng để thực hiện cá nhân hóa – mục tiêu mà mọi doanh nghiệp đều hướng đến.

Thông qua các insights đạt được từ bản đồ hành trình khách hàng, các marketer có thể bắt đầu định hướng và phát triển các chiến dịch marketing cá nhân hóa của mình, tối ưu trải nghiệm, đưa doanh nghiệp đến tầm cao mới.

d. Lựa chọn mô hình phù hợp để xây dựng hành trình khách hàng trong chiến lược Digital Marketing tổng thể.

chiến lược digital marketing
Mô hình AIDA trong chiến lược Digital Marketing 

Với mỗi doanh nghiệp, mỗi loại sản phẩm/dịch vụ sẽ có những hành trình khách hàng khác nhau, tuy nhiên nếu gộp chung lại thì sẽ có vài hành trình cơ bản nhất.

Mô hình 01: AIDA

– A (Awareness – nhận thức): Khách hàng mới biết về sản phẩm/dịch vụ, thương hiệu, cửa hàng

– I (Interest – thích thú): Khách hàng tìm hiểu và có thích thú về sản phẩm/dịch vụ, thương hiệu

– D (Desire – khao khát): Khách hàng khao khát và mong muốn sở hữu/trải nghiệm

– A (Action – hành động): Khách hàng ra quyết định sẽ mua, dùng thử, trải nghiệm

Có thể nói AIDA là mô hình hành trình khách hàng đầu tiên và cơ bản nhất, nếu làm marketing, chúng ta phải luôn nắm vững AIDA.

AIDA không chỉ áp dụng trong việc hoạch định chiến lược marketing, nó còn áp dụng trong từng nội dung, video, bài viết, bài thuyết trình, trong cả bán hàng, thuyết phục.

Mô hình 02: ACC

Mô hình hành trình khách hàng ACC của Facebook, khi doanh nghiệp tạo chiến dịch quảng cáo, Facebook sẽ yêu cầu chọn các kết quả mong muốn dựa theo mô hình này.

– A (Awareness – nhận thức): Khách hàng mới biết về sản phẩm/dịch vụ, thương hiệu, của hàng

– C (Consideration – cân nhắc): Khách hàng tìm hiểu, so sánh và cân nhắc giữa các loại sản phẩm/dịch vụ

– C (Conversion – chuyển đổi): Khách hàng ra quyết sẽ mua, dùng thử, trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ

Đây là mô hình đơn giản nhất, cũng là mô hình quảng cáo được gợi ý của Facebook.

Mô hình 03: ACCSR

Đây chính là mô hình hành trình khách hàng ACCSR. Tuy nhiên họ dùng từ Acquisition thay cho Conversion, về nghĩa thì tương tự nhau. Đây là mô hình ACC bổ sung thêm S và R

– S (Service – dịch vụ): Sau khi mua hàng, khách hàng sẽ được chăm sóc bởi một dịch vụ khách hàng (có thể là sản phẩm khó sử dụng, cần hỗ trợ trong quá trình sử dụng, hoặc là dịch vụ chăm sóc để khách hàng không quên thương hiệu.)

– R (Retention – mua lại): Sau khi mua hàng, sử dụng dịch vụ, khách hàng sẽ tiếp tục mua nhiều lần nữa trong tương lai.

Mô hình 04: ACCRA hoặc ACPRA

Đây là phiên bản khác của mô hình ACC, (có nơi thay chữ C cuối là Conversion thành P là Purchase, về ý nghĩa thì như nhau), bổ sung thêm R và A:

– R (Retention – mua lại): Sau khi mua hàng, sử dụng dịch vụ, khách hàng sẽ tiếp tục mua nhiều lần nữa trong tương lai.

– A (Advocacy – giới thiệu): Khách hàng sau khi mua hàng và trải nghiệm dịch vụ, họ thấy thỏa mãn và sẽ giới thiệu chúng ta với bạn bè, người thân của họ.

Mô hình này nếu tách ra theo AIDA sẽ là AIDARA tức là Awareness – Interest – Desire – Action – Retention – Advocacy. Nếu kết hợp AIDARA với ACCSR sẽ ra AIDASRA: Awareness – Interest – Desire – Action – Service – Retention – Advocacy.

Mô hình AIDA mở rộng

Đây chính là mô hình AIDASRA (với Service được thay bằng Support, Retention được thay bằng Loyalty, tuy thuật ngữ khác nhau nhưng ý nghĩa như nhau). AIDASRA có lẽ là mô hình chi tiết nhất, giúp chinh phục khách hàng khó tính nhất

e. Xây dựng hệ thống marketing đa kênh theo hành trình khách hàng để biến người lạ thành khách hàng trung thành.

Hệ thống chiến lược digital marketing đa kênh.

Sơ đồ bên dưới là hệ thống marketing đa kênh, điểm đặt biệt là bây giờ hệ thống này đóng vài trò là trung tâm, còn các kênh truyền thông như mạng xã hội Facebook, Instagram, TikTok, YouTube… cũng như các kênh PR truyền thông trên báo chí, truyền hình, website, content marketing… là những thành tố vệ tinh xung quanh, những vệ tinh này đóng vai trò thu hút khách hàng vào hệ thống trung tâm là “hệ thống marketing đa kênh”.

Khi một trong các kênh vệ tinh bị “chết” thì các kênh khác vẫn có traffic khách hàng tiềm năng đổ vào hệ thống, như vậy công việc kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn diễn ra bình thường và đặc biệt là bạn không bị phụ thuộc hoàn toàn vào bất cứ kênh truyền thông nào cả.

Tính năng nổi bật hệ thống chiến lược digital marketing đa kênh.

Trước đây, để sở hữu hệ thống marketing đa kênh này thì doanh nghiệp phải chi rất nhiều tiền, có khi lên đến vài trăm triệu đồng.

Tuy nhiên gần đây, sự phát triển của công nghệ marketing, sự trỗi dậy của các nhà phát triển phần mềm marketing làm cho giá thành hệ thống này rẻ hơn khá nhiều, với con số chỉ dưới 10 triệu là doanh nghiệp có thể sở hữu hệ thống digital marketing đa kênh chuyên nghiệp với tính năng cao cấp như sau:

– Tự động hoá hoạt động tiếp thị: Gửi thông điệp đến đối tượng mong muốn qua nhiều kênh khác nhau hoàn toàn miễn phí.

– Quản lý dữ liệu tập trung: Sắp xếp, phân loại, thống kê và quản lý tập trung tệp khách hàng từ tất cả kênh online của doanh nghiệp.

– Quản lý giao tiếp khách hàng: Xây dựng luồng tương tác tự động, lịch chăm sóc và bán hàng tự động qua nhiều kênh khác nhau như Facebook Messenger, Email… trên một công cụ.

– Báo cáo và phân tích tập trung: Quản lý, báo cáo và phân tích tập trung dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, phân loại dễ dàng, đồng nhất.

– Tăng hiệu quả marketing 3X: Nhận biết khách hàng, phân loại khách hàng, thấu hiểu khách hàng ngay từ những tương tác đầu tiên. Tăng tỷ lệ chuyển đổi trên mỗi khách hàng tiếp cận.

– LiveChat: Quản lý comment, inbox trên một cửa sổ, phân sale tự động, đánh giá hiệu quả từng sale. Tin nhắn mẫu giúp sale trả lời nhanh

– Tương tác: Tổ chức sự kiện tương tác, mini game thu hút khách hàng tiềm năng

III. KẾT LUẬN.

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, chiến lược digital marketing là giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường quốc tế với chi phí rẻ nhất và dễ dàng vượt qua khó khăn do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược digital marketing đa kênh không nên phụ thuộc vào một kênh digital marketing, một kênh bán hàng duy nhất.

Chúng tôi từng tư vấn cho một doanh nghiệp kinh doanh ngành thiết bị y tế. Doanh nghiệp này những năm trước đây kinh doanh rất thuận lợi và kênh bán hàng chính là dựa vào Facebook, có những tháng tiền quảng cáo Facebook lên đến hàng tỷ đồng, doanh thu từ quảng cáo Facebook lên đến hàng chục tỷ đồng.

Tuy nhiên, đến đầu năm 2020, Facebook bắt đầu “trảm” hàng loạt tài khoản quảng cáo ở Việt Nam. Tài khoản cũ hay mới đều bị trảm hết, sau một đêm bay sạch dàn Fanpage, tài khoản… khiến công việc kinh doanh điêu đứng, công ty lâm vào cảnh bên bờ vực phá sản.

Nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam cũng rơi vào trường hợp tương tự, phụ thuộc hơn 90% vào quảng cáo Facebook liền bị điêu đứng vì không chạy quảng cáo được, không bán hàng được mà vẫn phải nuôi bộ máy vận hành và lượng hàng tồn kho ngày càng lớn.

Nhiều doanh nghiệp từng kinh doanh rất tốt nhờ quảng cáo Facebook đã biến mất trong khoảng thời gian gần hai năm này.

Do đó, xây dựng hệ thống marketing đa kênh, hệ thống có vai trò là trung tâm kết nối các kênh digital marketing để kéo lưu lượng truy cập (traffic) về, sau đó dùng chiến lược hành trình khách hàng để nuôi dưỡng, từ đó biến người lạ thành khách hàng trung thành.

Đây là chiến lược kinh doanh, theo chúng tôi, phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay.

(Bài viết được dẫn nguồn và viết theo ngôn ngữ riêng của Trang Doanh nhân Sài Gòn).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Cách xây dựng chiến lược Marketing sử dụng những điểm khác biệt

Để có thể trở nên khác biệt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, một chiến lược marketing được xây dựng dựa trên những điểm khác biệt chính là kim chỉ nam.

xây dựng chiến lược marketing

Trong thị trường kinh doanh bị chi phối mạnh mẽ bởi các yếu tố công nghệ như hiện tại, sẽ rất khó khăn để các doanh nghiệp trở nên khác biệt (hoặc khác biệt hoàn toàn) với các đối thủ còn lại trên thị trường.

Thành công của doanh nghiệp giờ đây phụ thuộc vào mức độ khác biệt có chủ đích mà họ có được từ góc nhìn của khách hàng so với các doanh nghiệp khác.

Ngoài việc phải liên tục phát triển sản phẩm, cải thiện dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng, doanh nghiệp còn cần phải tập trung vào quá trình tạo ra một định vị bền vững, đặc biệt giúp họ ngày càng trở nên dễ phân biệt hơn.

Dưới đây là cách các thương hiệu có thể xây dựng một chiến lược marketing và truyền thông hiệu quả dựa trên những điểm khác biệt đó.

Xác định các nội dung liên quan đến thương hiệu hoặc doanh nghiệp.

Những điểm khác biệt mà một thương hiệu có thể có bao gồm một tập hợp các lợi ích duy nhất (unique) giúp doanh nghiệp khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Để đưa ra các giải pháp của riêng bạn, hãy tham khảo quy trình dưới đây:

1. Đánh giá đối thủ cạnh tranh.

Hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của họ. Họ có thể làm gì tốt hơn không? Họ thiếu hụt ở điểm nào? Cách họ làm quảng cáo ra sao. Chúng có gì nổi bật không?

Bạn có thể sử dụng ma trận SWOT để hỗ trợ cho quá trình này.

2. Liệt kê những lợi ích của bạn, những điểm tương đồng và điểm khác biệt.

Hãy tự hỏi tại sao khách hàng nên mua các sản phẩm hay hợp tác với doanh nghiệp của bạn thay vì với đối thủ cạnh tranh? Bạn có thể cung cấp những gì mà đối thủ cạnh tranh không có? Bạn với họ có những điểm gì giống và khác nhau?

3. Đặt mình vào vị trí của khách hàng.

Sau khi xác định được các điểm khác biệt của bạn, bạn nên thử đặt mình vào vị trí của khách hàng để xem liệu có mong muốn những điểm khác biệt đó hay không.

Để có thể hiểu rõ hơn về khách hàng bạn cần xác định tất cả các bước mà khách hàng có thể trải qua trong suốt hành trình mua hàng, từ giai đoạn nhận thức đến cân nhắc và cuối cùng là ra quyết định mua hàng.

Bạn cũng có thể tự hỏi khách hàng của bạn mong đợi điều gì và làm thế nào để bạn đáp ứng vượt hơn cả những kỳ vọng đó? Điều gì thúc đẩy hành vi mua hàng của họ? Nỗi đau (painpoint) của họ là gì? Họ có chấp nhận những giá trị của bạn không?

Xếp hạng và xây dựng.

Sau khi đã xác định được tất cả các điểm khác biệt bạn cần đánh giá: Mức độ quan trọng của từng điểm khác biệt đối với khách hàng mục tiêu và mức độ dễ dàng (về mặt thời gian, nguồn lực tài chính, con người…) để đạt được và duy trì những sự khác biệt đó.

Những điểm khác biệt được xếp hạng (cho điểm) càng cao thì càng cần được ưu tiên sớm.

Thông điệp và chân dung khách hàng.

Giờ đây, khi bạn đã xây dựng được một bộ các điểm khác biệt, bạn có thể đưa chúng vào quá trình xây dựng nội dung và thông điệp thương hiệu.

Bạn cần lưu ý là tất cả các nội dung đều phải đối chiếu theo ngôn ngữ và cảm nhận ngôn ngữ của khách hàng mục tiêu chứ không phải từ góc nhìn chủ quan của những người làm marketing.

Khi nói đến việc xây dựng và xuất bản nội dung có thương hiệu, tính nhất quán là ưu tiên số 1 bạn cần phải đảm bảo, tất cả những nội dung từ website, tài liệu quảng cáo hay trên các nền tảng mạng xã hội đều phải thống nhất với nhau.

Tiếp đó, bạn cũng cần đánh giá về chân dung khách hàng (personas). Chân dung khách hàng giúp bạn tìm ra các cách tiếp cận hiệu quả dựa trên những gì quan trọng nhất đối với họ, từ đó giúp các chiến dịch marketing và PR luôn thoả mãn tính gắn kết của nó.

Trong khi bạn có thể có nhiều cách khác nhau để xây dựng nên các điểm khác biệt, những điểm khác biệt tỏ ra hiệu quả nhất và giúp doanh nghiệp phát triển bền vững nhất đến từ sự kết hợp giữa sứ mệnh của thương hiệu (hoặc mục đích kinh doanh) với chân dung của khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Chiến lược trải nghiệm khách hàng sẽ diễn ra như thế nào trong năm 2022

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi ưu tiên, từ tập trung cho sản phẩm sang tập trung cho khách hàng. Trong bối cảnh đó, không ít lãnh đạo doanh nghiệp đang tự đặt ra câu hỏi: “Liệu chiến lược trải nghiệm khách hàng sẽ diễn ra như thế nào trong năm 2022?”.

chiến lược trải nghiệm khách hàng năm 2022

Đại dịch đã mở ra một kỷ nguyên mới cho trải nghiệm khách hàng. Dịch vụ khách hàng đã vươn đến nhiều kênh khác nhau và tiếp tục phát triển những cách thức mới để tiếp cận tệp khách hàng lớn hơn nữa.

Nhiều doanh nghiệp đã tăng cường đầu tư vào trải nghiệm khách hàng để tạo nên sự khác biệt trong thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh ở cùng ngành và cùng phân khúc khách hàng.

Theo dự đoán về Trải nghiệm khách hàng trong năm 2022 của Zoho Corporation: Quá trình chuyển đổi số đã diễn ra trong nhiều năm, riêng hai năm qua thế giới đã chứng kiến tốc độ chuyển đổi nhanh hơn bao giờ hết.

Điều này không chỉ đơn giản là nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT để tối ưu hóa các hoạt động nội bộ nữa, mà đã mở rộng ra toàn bộ hệ sinh thái của doanh nghiệp, nhằm đáp ứng thói quen tiếp nhận thông tin và hành vi mua sắm của khách hàng.

Từ đó, nhiều doanh nghiệp đã có những bước chuyển mình rất mạnh mẽ, đặc biệt khi giờ đây khách hàng ngày càng thích tương tác qua các kênh trực tuyến hơn.

Kết quả “Khảo sát Người tiêu dùng Việt Nam: Kiên cường trước khó khăn” do Deloitte thực hiện chỉ ra rằng người Việt Nam thích mua sắm đa dạng nhiều sản phẩm khác nhau trên các kênh thương mại điện tử và cửa hàng trực tuyến.

Sự chuyển dịch từ mô hình thương mại truyền thống sang các kênh trực tuyến đã phản ánh một phần những cách làm việc và sinh hoạt mới mà người tiêu dùng Việt Nam áp dụng trong thời đại dịch.

Do đó, trong năm 2022, chuyển đổi số và phát triển chiến lược kinh doanh luôn song hành cùng nhau. Đại dịch đã đẩy mạnh việc áp dụng Cơ chế hỗ trợ ra quyết định BizOps trong doanh nghiệp.

Đây là cơ chế định hướng chiến lược nhằm hợp nhất thông tin từ các phòng ban chức năng khác nhau như Sales, Marketing, Chăm sóc khách hàng, để việc ra quyết định được dựa trên nhiều nguồn thông tin chứ không bị bó hẹp trong phạm vi riêng.

Dự báo trong năm 2022, cũng cho rằng, BizOps sẽ được khai thác tối đa về mặt chiến lược nhằm tối ưu hóa quy trình vận hành nội bộ.

Với cách thức vận hành như hiện nay của các doanh nghiệp, BizOps sẽ đóng vai trò hỗ trợ, hoàn thiện bộ máy Kinh doanh và Công nghệ thông tin để quản lý hiệu quả các thay đổi nội bộ và mang đến cho khách hàng những thay đổi tích cực.

Năm 2022 cũng sẽ chứng kiến sự khởi đầu của Zero UI, những giao diện người dùng vô hình được kích hoạt bằng các cử chỉ tự nhiên như chuyển động, giọng nói và cử chỉ.

Từ góc độ người tiêu dùng, việc Zero UI được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị gia đình thông minh cho thấy kỳ vọng rõ ràng của người tiêu dùng về những sản phẩm ứng dụng công nghệ này trong thời gian tới.

Trong bối cảnh các ứng dụng phổ biến nhất ngày càng được tích hợp với nhau, những nền tảng hợp nhất sẽ trở thành tiêu chuẩn, đóng vai trò “một cửa” cho phép doanh nghiệp thực hiện nhiều chức năng, như tham khảo chéo ngữ cảnh của khách hàng , tự động hóa, ghi nhận và phân tích dữ liệu… tất cả trên một nền tảng duy nhất.

Vì thế, các doanh nghiệp cần đầu tư nguồn lực phù hợp để tạo dựng trải nghiệm khách hàng liền mạch, nhằm cạnh tranh trong bối cảnh bình thường mới.

Về lâu dài, một nền tảng hợp nhất sẽ giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn về công nghệ và tài chính, so với khi triển khai các giải pháp từ nhiều nhà cung cấp khác nhau.

Tuy một số doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đã hành động mạnh mẽ trong việc đặt khách hàng vào trọng tâm chiến lược phát triển, nhưng vẫn còn khoảng cách khá xa trong nhận thức và triển khai trải nghiệm khách hàng ở Việt Nam so với các nước trên thế giới.

Tuy nhiên, năm 2022 sẽ chứng kiến những nỗ lực vươn mình của các doanh nghiệp Việt Nam để đưa trải nghiệm khách hàng lên một tầm cao mới.

Khi kỳ vọng và hành vi của khách hàng đã thay đổi, doanh nghiệp cần tập trung hơn nữa để trải nghiệm số của khách hàng trở nên hoàn hảo nhất có thể.

Nhìn chung, ở giai đoạn này, các doanh nghiệp vẫn đang cố gắng thích nghi và đối diện với những thay đổi chóng mặt.

Năm 2022 được kỳ vọng sẽ là một năm quan trọng để tiếp tục thực hiện, đơn giản hóa, và gắn kết những hoạt động trải nghiệm khách hàng tốt nhất đã diễn ra trên hành trình chuyển đổi số.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Chiến lược ‘Point of life’ – nền tảng để Masan tiếp tục tăng trưởng

Hệ sinh thái “Point of life” của Masan giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời mang đến các trải nghiệm mua sắm phù hợp sở thích cá nhân.

Năm 2019, ít ai nghĩ rằng một công ty chuyên sản xuất nước tương, nước mắm chiếm khoảng 70% thị phần còn dư địa để tăng trưởng hay bứt phá trong chiến lược kinh doanh.

Tuy nhiên từ cuối năm 2019, Masan tái xác lập tầm nhìn chiến lược với lộ trình 10 năm.

Chặng đường 2020-2030 được đánh dấu bằng thương vụ sáp nhập VinCommerce (nay là WinCommerce), chấp nhận khoản lỗ trước mắt hàng trăm triệu USD, thành lập The CrownX, chuyển hóa The CrownX thành nền tảng “Point of life”.

Năm 2021, Masan đạt kết quả kinh doanh tích cực và hứa hẹn tăng trưởng mạnh mẽ trong năm nay.

Ưu tiên xây dựng nền móng hơn tốc độ.

Sau khi nhận thêm mảng mới, Masan bắt tay tái cấu trúc hệ thống bán lẻ, đóng cửa hơn 700 điểm kinh doanh không hiệu quả, tái cấu trúc chuỗi cung ứng để tăng hiệu quả quy trình vận chuyển, tinh gọn danh mục hàng hóa để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, đặt trọng tâm vào người tiêu dùng thay vì thúc đẩy doanh số.

Triển khai đồng bộ, nhất quán và xuyên suốt tái thiết toàn hệ thống chuỗi bán lẻ giúp WinCommerce (WCM) đạt EBITDA hòa vốn trong quý IV/2020, có lãi sau 7 quý dưới trướng Masan.

Quý III/2021 là quý đầu tiên WCM ghi nhận mức lợi nhuận thuần phân bố cho cổ đông dương (đạt 137 tỷ đồng), được thúc đẩy bởi doanh thu thuần tăng trưởng 21,2% và biên EBITDA đạt 5,5% so với mức âm 3% cùng kỳ năm 2020.

Với việc nhanh chóng biến các điểm mua sắm thuần túy thành điểm đến đa tiện ích, xuyên suốt từ online đến offline, kết thúc năm 2021, EBITDA của WCM cải thiện 2.334 tỷ đồng, đạt lợi nhuận 1.100 tỷ đồng từ mức lỗ 1.234 tỷ đồng trong năm 2020.

Tiền đề để mở rộng kinh doanh.

Sau 3 năm tiếp quản WCM, nền tảng bán lẻ hiện đại trên quy mô toàn quốc để phục vụ 30-50 triệu người tiêu dùng được thiết lập.

Việc mở rộng lĩnh vực bán lẻ tăng khả năng tiếp cận thị trường của Masan từ mức 1% ngân sách tiêu dùng (wallet-share) lên gần 25%.

Theo kế hoạch 5 năm tới, Masan sẽ xây dựng mô hình hiệu quả để phục vụ 30-50 triệu người tiêu dùng; phát triển mạng lưới 10.000 cửa hàng do tự vận hành và 20.000 cửa hàng nhượng quyền bằng cách hợp tác những tiệm tạp hóa gia đình, mang lại lợi ích cho cả người tiêu dùng và đối tác; xây dựng mô hình chuỗi cung ứng, tối ưu hóa hệ thống phân phối thông qua ứng dụng công nghệ và khả năng tiếp cận trên quy mô toàn quốc.

Bên cạnh đó, tập đoàn cũng phát triển danh mục nhãn hàng riêng trên cơ sở hợp tác các nhà cung cấp chiến lược để phục vụ người tiêu dùng, đặc biệt ở nông thôn, với các sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý; xây dựng mô hình bán lẻ kết hợp xuyên suốt từ online đến offline để đáp ứng nhu cầu mua sắm đa dạng của người tiêu dùng.

Hệ sinh thái đa trải nghiệm, đa tiện ích sau khi được áp dụng tại một số WinMart+ thí điểm chứng minh hiệu quả hoạt động và được nhân rộng trên toàn quốc.

Cửa hàng hiện đại trở thành điểm đến “tất cả trong một” (one-stop shop) phục vụ các nhu cầu thiết yếu về tài chính, giáo dục, xã hội, giải trí và chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng.

Theo đó, hệ sinh thái “Point of life” giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí trong một lần có thể mua sắm hàng nhu yếu phẩm (VinMart+), thức uống trà, cà phê (Phúc Long), dịch vụ tài chính ngân hàng tự động (Techcombank), chăm sóc sức khỏe (Phano Vmart) và mạng di động (Reddi).

Hệ sinh thái tiêu dùng – bán lẻ của Masan đặt niềm tin vào các mô hình kinh doanh mới có thể cung cấp các giải pháp sáng tạo và nhãn hiệu mạnh, mang đến cho người tiêu dùng các trải nghiệm mua sắm phù hợp sở thích cá nhân; không lôi kéo khách hàng bằng khuyến mại và giảm giá.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh (Theo Zing)

5 lý do tại sao Landing Page là thành phần thiết yếu trong các chiến lược Marketing

Trong khi nhiều Marketer đề cao quá mức sức mạnh của các kênh quảng cáo có trả phí bên ngoài (paid media), một trang đích hay landing page được thiết kế tối ưu là những gì họ nên có.

5 lý do tại sao Landing Page là 'thành phần phải có' với các chiến lược Marketing
5 lý do tại sao Landing Page là thành phần thiết yếu trong các chiến lược Marketing. Getty Images

Thông qua nhiều năm thiết kế ra hàng trăm Landing Page khác nhau cho các chiến lược marketing của doanh nghiệp, tôi hiểu rõ những lý do tại sao bạn nên có những trang đích trên hoặc ngoài các website của mình.

Dưới đây là một số lý do chính bạn có thể tham khảo cho chiến lược của mình.

Tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Một trang đích chất lượng có thể dẫn đến nhiều lượt chuyển đổi hơn. Cho dù đó là đăng ký nhận bản tin, đăng ký tư vấn, tải xuống ebook hay bất cứ thứ gì khác, khi bạn có thiết kế và sử dụng trang đích (landing page), tỷ lệ chuyển đổi có được sẽ cao hơn so với các website hay thương hiệu không sử dụng.

Tuy nhiên bạn cũng nên nhớ rằng, việc có trang đích thôi cũng không đảm bảo bạn có được một tỷ lệ chuyển đổi cao, thay vào đó, hãy hình dung nó theo cách sẽ cung cấp cho bạn nhiều cách hơn để tối ưu và cải thiện chuyển đổi theo thời gian.

Giảm chi phí trên mỗi chuyển đổi.

Giá mỗi chuyển đổi (CPA, CAC) tạm hình dung là tổng chi phí để thương hiệu có được một khách hàng mới. Mặc dù không có một con số cố định chung (benchmark) nào cho tất cả các ngành và doanh nghiệp, tuy nhiên chi phí chuyển đổi sẽ thấp hơn nếu bạn sử dụng trang đích thay vì hướng khách hàng vào một website chung chung (Homepage).

Các trang đích cũng giúp tạo ra lợi nhuận có được trên chi phí đầu tư (ROI) cao hơn. Ngoài ra, nếu bạn đang chạy Google Ads, nó cũng làm tăng điểm chất lượng cho mỗi lần nhấp chuột để từ đó bạn có CTR cao hơn và CPC thấp hơn.

Tất cả những điều này cuối cùng sẽ làm cho CPA thấp hơn.

Tối ưu hoá các ưu đãi của thương hiệu.

Thay vì để khách hàng phải khó khăn tìm kiếm các ưu đãi của thương hiệu, các trang đích cũng cấp những thông tin đó một cách nhất quán nhất.

Tùy thuộc vào chiến lược marketing của mình, bạn có thể có một số ưu đãi để tạo sự chú ý cho khách hàng, bao gồm chương trình giới thiệu, khuyến mãi, sách trắng, hướng dẫn sử dụng tài nguyên, v.v.

Các thông tin bạn thu thập và chia sẻ trên các trang đích khác nhau nên khác nhau tuỳ thuộc vào từng loại ưu đãi mà bạn đang muốn làm nổi bật.

Bên cạnh đó những thông tin liên quan như, nội dung, bố cục, các liên kết điều hướng hay các trường nội dung cũng nên được sắp xếp sao cho khách hàng có thể thực hiện hành động bất cứ khi nào (một cách dễ dàng).

Mở rộng quy mô các hoạt động marketing.

Với các trang đích, bạn có thể mở rộng quy mô marketing (ngân sách, khách hàng, doanh số…) của mình mà không cần tốn quá nhiều nguồn lực và thời gian.

Trước đây, nếu việc xây dựng các trang đích tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc thì ngày nay với các nền tảng thiết kế trang đích tự động, công việc đó trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Khi bạn có thể dễ dàng thêm mới các ưu đãi hay trang đích trên website (hoặc bên ngoài), bạn có thể tăng cường các nỗ lực marketing mà không tốn quá nhiều công sức.

Thử nghiệm và xác thực các ý tưởng mới.

Thay vì bạn ngồi đó và dự báo mức độ hiệu quả của các ý tưởng mới trước khi quyết định ‘scale up’ nó, các trang đích cung cấp cho bạn nhiều cách để thử nghiệm.

Một lựa chọn thông minh khác là sử dụng trang đích để xác thực các phản ứng của đối tượng mục tiêu về một ý tưởng nào đó để xem liệu việc chi tiêu nhiều hơn cho ý tưởng đó có phải là một chiến lược đúng đắn hay không.

Khi nói đến việc xây dựng các chiến lược marketing, các trang đích hay landing page không còn là thành phần nên có mà phải là bắt buộc. Từ việc tăng cơ hội chuyển đổi, tiếp cận nhiều khách hàng hơn đến thử nghiệm nhanh hơn các ý tưởng.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Chuỗi giá trị – Hệ sinh thái và các quy luật mới về chiến lược kinh doanh (P2)

Những nhà lãnh đạo của các công ty theo mô hình Chuỗi giá trị thường tập trung vào một nhóm nhỏ các chỉ số đo lường sức khỏe doanh nghiệp.

Source: UnSplash

Ở phần 1, chúng ta đã thấy được sự cần thiết và quá trình chuyển từ mô hình Chuỗi giá trị sang mô hình Hệ sinh thái của các công ty, tập đoàn lớn, cũng như sức mạnh của Hiệu ứng mạng lưới – động lực phát triển chính của mô hình Hệ sinh thái.

Trong phần 2, nhóm tác giả sẽ tiếp tục bàn luận về việc mô hình Hệ sinh thái đã thay đổi việc xây dựng chiến lược như thế nào; các yếu tố quan trọng của mô hình này mà các doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý.

Mô hình Hệ sinh thái đã thay đổi việc xây dựng chiến lược như thế nào?

Đối với mô hình Chuỗi giá trị, 5 nhân tố cạnh tranh thường cố định và rõ ràng. Ví dụ, nếu bạn sở hữu một công ty sản xuất xi măng hoặc một hãng hàng không, việc hiểu và nắm rõ khách hàng, cũng như đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ không có gì quá khó khăn.

Bên cạnh đó, ranh giới giữa các nhà cung cấp, người dùng và các đối thủ cũng được vạch ra rõ ràng. Tuy nhiên với mô hình Hệ sinh thái, ranh giới giữa họ khá mỏng manh và vai trò của họ có thể thay đổi nhanh chóng. Chúng ta sẽ nói về vấn đề này ngay sau đây.

Những thế lực & động lực trong hệ sinh thái.

Các thành viên của mô hình Hệ sinh thái như người dùng, nhà sản xuất và nhà cung cấp là những người tạo ra giá trị cho công ty. Tuy nhiên, họ cũng có thể dễ dàng bỏ đi nếu nhận thấy nhu cầu của mình được đáp ứng tốt hơn ở nơi khác.

Hoặc tệ hơn, họ sẽ tự tạo một nền tảng mới và đối đầu trực tiếp với nền tảng trước đây mình từng tham gia. Trường hợp của công ty Zynga là một ví dụ. Trước đây họ từng là nhà sản xuất game trên Facebook, sau này họ đã tự tạo một nền tảng game online riêng.

Tương tự, với Amazon và Samsung, họ là những nhà cung cấp các thiết bị cho hệ sinh thái Android và họ cũng đang cố gắng tạo nên những phiên bản hệ điều hành của riêng mình để lôi kéo khách hàng sử dụng các sản phẩm của họ.

Với mô hình Hệ sinh thái, việc thay đổi vai trò của những bên tham gia có thể mang tính “gia tăng” hoặc “sụt giảm”. Ví dụ, người dùng và nhà sản xuất hoán đổi vị trí sẽ giúp tạo nên giá trị cho hệ sinh thái.

Hôm nay người dùng có thể sử dụng dịch vụ Uber và trở thành tài xế Uber vào hôm sau; khách du lịch có thể sử dụng dịch vụ của Airbnb và trở thành chủ nhà trong hệ thống của Airbnb sau đó. Ngược lại, các nhà cung cấp có khả năng đem lại sự sụt giảm, đặc biệt khi họ quyết định cạnh tranh trực tiếp với người chủ hệ sinh thái.

Điều này có thể nhìn thấy ở Netflix, họ là một nhà cung cấp nội dung trong hệ sinh thái của các công ty viễn thông.

Tuy nhiên, nhờ dễ dàng kiểm soát sự tương tác của người dùng với những nội dung của mình, khi người dùng dần chuyển sang xem các nội dung của Netflix nhiều hơn, các nội dung khác trong hệ sinh thái sẽ phải nhường sân ít nhiều cho họ, khiến giá trị thu về của các nhà cung cấp khác trong nền tảng bị sụt giảm, trong lúc Netflix vẫn tiếp tục xây dựng một hệ sinh thái của riêng mình.

Từ những lập luận trên, các công ty hoạt động theo mô hình Hệ sinh thái luôn cần khuyến khích các hoạt động làm tăng giá trị và theo dõi những hoạt động có thể làm sụt giảm giá trị chung của Hệ sinh thái. Điều này chính là một thách thức trong việc quản lý mà chúng ta sẽ phân tích sâu hơn.

Các động lực được tạo ra bởi các hệ sinh thái.

Những công ty theo đuổi mô hình Chuỗi giá trị thường gặp khó khăn khi bước chân vào những thị trường mới. Tuy nhiên điều này thường không xảy ra với những công ty hoạt động theo mô hình Hệ sinh thái, thậm chí việc nhảy sang một lĩnh vực kinh doanh mới là việc khá dễ dàng với họ.

Đơn cử như Google đã vươn mình từ một công cụ tìm kiếm sang các lĩnh vực như bản đồ, hệ điều hành điện thoại, hệ thống thiết bị nhà ở thông minh, xe hơi không người lái, công nghệ nhận diện giọng nói. Grab đã chuyển từ một app đặt xe sang đặt tất cả mọi thứ, dựa trên các đối tác tài xế và lượng người dùng lớn.

Chính vì khả năng chuyển đổi linh hoạt nên đối thủ cạnh tranh chính yếu của họ cũng sẽ thay đổi. Ví dụ như thương hiệu đồng hồ Swatch có thể đã biết rất rõ cách để cạnh tranh với thương hiệu Timex, nhưng hiện tại, khi Apple cũng tham gia vào thị trường đồng hồ cao cấp thì Swatch lại có thêm một đối thủ mới.

Tương tự, thương hiệu Siemens hiện đang cạnh tranh với thương hiệu Honeywell trong ngành hàng thiết bị cảm biến nhiệt (báo cháy), nhưng hiện tại lại phải đối mặt với một đối thủ mới đáng gờm: Google’s Nest.

Các đối thủ cạnh tranh thường thuộc 3 loại sau đây.

  • Trường hợp đầu tiên, họ có thể sở hữu một hệ sinh thái với “hiệu ứng mạng lưới” khổng lồ, sử dụng các mối quan hệ của mình với hệ thống khách hàng để gia nhập vào thị trường của bạn. Thông thường, mỗi sản phẩm đều có những đặc tính riêng và các mô hình hệ sinh thái có điểm đặc trưng là các cộng đồng và các công ty đối tác. Họ có thể tận dụng những cộng đồng thuộc hệ sinh thái của mình để tiến vào một thị trường mới. Ví dụ, từ các mối quan hệ, các giá trị mà Google mang lại cho người dùng cũng như sự hứng thú với các lĩnh vực có liên quan đến Internet và công nghệ, Siemens có thể dự đoán được việc Google sẽ gia nhập vào thị trường đồ gia dụng thông minh (không chỉ riêng sản phẩm bộ cảm ứng nhiệt).
  • Trường hợp thứ hai là một công ty có thể nhắm đến khách hàng của đối thủ bằng cách đưa ra những dịch vụ, đề nghị hoàn toàn mới và tận dụng lợi thế “hiệu ứng mạng lưới” của mình để tăng sức cạnh tranh. Trường hợp của Airbnb và Uber khi nhảy vào thị trường khách sạn và taxi là một ví dụ điển hình.
  • Trường hợp cuối cùng là khi các hệ sinh thái cùng lưu trữ các dữ liệu tương tự với công ty của bạn đột nhiên tham gia vào thị trường của bạn. Khi một tập dữ liệu được nhiều công ty kiểm soát các phần khác nhau của nó thì sự cạnh tranh giữa các công ty nhìn có vẻ không-liên-quan-đến-nhau có thể sẽ xảy ra. Điều này đang diễn ra trong ngành chăm sóc sức khỏe, nơi các nhà cung cấp, sản xuất truyền thống của các sản phẩm đeo tay như Fitbit và các hiệu thuốc bán lẻ như Walgreens đều đang tự xây dựng các nền tảng riêng dựa trên dữ liệu về sức khỏe chung của thị trường. Họ đều có khả năng sẽ cạnh tranh để giành quyền kiểm soát nhiều loại dữ liệu hơn cũng như các mối quan hệ đi kèm.

Trọng tâm.

Các giám đốc của mô hình Chuỗi giá trị thường tập trung vào việc tăng doanh số. Đối với họ, số lượng hàng hóa và dịch vụ được tiêu thụ (cũng như doanh thu và lợi nhuận từ hàng hóa) là các con số cần tập trung.

Đối với mô hình Hệ sinh thái, trọng tâm được chuyển sang sự tương tác – trao đổi các giá trị giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng thuộc hệ sinh thái đó.

Đơn vị trao đổi, ví dụ như một view của video hoặc một like của một bài viết có thể quá nhỏ đến mức số tiền thu từ 1 lượt like, lượt view là không đáng kể.

Tuy nhiên, số lượt tương tác và các “hiệu ứng mạng lưới” liên quan vẫn là nguồn lực tuyệt đối cho lợi thế cạnh tranh của mô hình này.

Đối với các mô hình Hệ sinh thái, chiến lược trọng yếu là xây dựng, thiết kế giải pháp, sản phẩm đủ mạnh để thu hút những người tham gia, tạo nên được những hoạt động tương tác chính và khuyến khích các “hiệu ứng mạng lưới” mạnh mẽ.

Thông thường, các giám đốc thường gặp vấn đề ở khâu này khi quá tập trung vào các hoạt động tương tác không phù hợp. Có lẽ việc chúng ta nhấn mạnh tầm quan trọng của hiệu ứng mạng, số lượng các hoạt động tương tác đã gây ra phản ứng ngược.

Thực chất việc đảm bảo giá trị của các tương tác giữa các thành viên nên được chú trọng hơn số lượng tương tác.

Hầu hết các mô hình Hệ sinh thái thành công đều chỉ tập trung vào một hoạt động tương tác chính. Hoạt động này giúp tạo ra giá trị cao cho công ty, dù vào những ngày đầu, giá trị hình thức này mang lại không cao.

Tiếp đó, họ có thể nhảy sang các thị trường liên quan hoặc tiếp cận các hoạt động tương tác liên quan, nhằm tăng cả về mặt giá trị và doanh số.

Facebook là một ví dụ, họ ra đời với chỉ một mối quan tâm duy nhất (kết nối các sinh viên tại Harvard) và sau đó mở rộng nền tảng thành kết nối sinh viên các trường và hiện tại là kết nối mọi người từ khắp nơi trên thế giới.

LinkedIn bắt đầu từ một trang web kết nối cho nhân sự chuyên nghiệp và sau này tham gia vào các thị trường khác như tuyển dụng, xuất bản và nhiều loại hình dịch vụ khác.

Tiếp cận và quản trị.

Trong thế giới của mô hình Chuỗi giá trị, chiến lược của họ xoay quanh việc loại bỏ các rào cản. Tuy nhiên đối với mô hình Hệ sinh thái, mặc dù việc bảo vệ doanh nghiệp khỏi các mối đe dọa là quan trọng nhưng trọng tâm của chiến lược chuyển từ loại bỏ rào cản sang vấn đề sản xuất và tiêu thụ với mục đích tối đa hóa giá trị tạo ra.

Do vậy, các nhà lãnh đạo sử dụng mô hình Hệ sinh thái cần phải đưa ra những lựa chọn thông minh trong việc tiếp cận (quyết định thành viên tham gia) và quản trị (quản lí hành vi, tương tác giữa người tiêu dùng, nhà sản xuất, nhà cung cấp và thậm chí là đối thủ trong nền tảng của mình).

Mô hình Hệ sinh thái là tập hợp gồm các quy tắc và cấu trúc. Những người chủ của mô hình này cần xác định độ mở của hai yếu tố trên.

Một cấu trúc mở cho phép người dùng truy cập những tài nguyên của hệ sinh thái như các công cụ phát triển ứng dụng và tạo nên các nguồn lực mới có khả năng tạo thêm giá trị. Hình thức quản lý mở cho phép người dùng tự quyết định quy tắc thương mại và chia sẻ lợi ích trong hệ sinh thái.

Dù người đặt ra quy tắc là ai thì một hệ thống chia sẻ lợi ích công bằng vẫn là yếu tố then chốt. Nếu người quản lý mở rộng cấu trúc nhưng không mở rộng chia sẻ lợi ích thì những người tham gia tiềm năng (các nhà phát triển ứng dụng) dù có khả năng tham gia nhưng họ không hề có động lực để tiếp tục.

Ngược lại nếu người quản lý mở rộng các quy tắc và tăng lợi ích nhưng giữ cấu trúc hệ sinh thái đóng thì những người tham gia tiềm năng dù có động lực để duy trì nhưng khả năng tham gia của họ lại bị giảm.

Do đó việc điều chỉnh độ mở của hai yếu tố trên thường không cố định. Các hệ sinh thái thường mở đầu với một cấu trúc gần như đóng hoàn toàn và quản lí chặt.

Sau đó, họ dần mở rộng đồng thời giới thiệu những loại tương tác mới cũng như các nguồn giá trị mới. Tuy nhiên mỗi hệ sinh thái cần phải kích thích sự tương tác giữa nhà sản xuất và người dùng, chia sẻ những ý tưởng và nguồn lực của họ với nhau.

Sự quản lý hiệu quả sẽ tạo động lực cho những đơn vị bên ngoài đem các sản phẩm sở hữu trí tuệ có giá trị vào nền tảng, tương tự như cách Zynga đã đem trò chơi FarmVille vào Facebook. Điều này sẽ không xảy ra khi các đối tác tiềm năng vẫn còn rụt rè với việc khai thác.

Một vài hệ sinh thái còn khuyến khích các nhà sản xuất tạo nên những dịch vụ giá trị cao bằng cách đưa ra chính sách “tự do cải tiến”.

Họ để các nhà sản xuất phát minh ra những sản phẩm cho hệ sinh thái mà không cần xin phép với điều kiện bên cung cấp sẽ chia sẻ một phần giá trị mà sản phẩm đó tạo ra. Rovio là một ví dụ cho trường hợp này.

Họ không cần sự cho phép để tạo nên trò chơi Angry Birds trên nền tảng hệ điều hành của Apple và Apple cũng không có ý định lấy cắp IP của họ. Kết quả cho thấy Angry Bird đã tạo nên một cú hit mang lại giá trị khổng lồ cho tất cả các bên tham gia.

Tuy nhiên, nền tảng Android của Google còn tạo điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều cho những cải tiến so với Apple. Lúc này sự cải tiến không chỉ đến từ phía các nhà cung cấp mà còn từ nhiều phía khác.

Quyết định đó là một trong những lí do giúp việc vốn hóa thị trường của Google vượt qua Apple vào đầu năm 2016 (tương tự như điều Microsoft đã làm vào năm 1980).

Tuy nhiên, sự truy cập không giới hạn có thể phá hủy giá trị của hệ sinh thái do các tác nhân “gây nhiễu” – những nội dung sai lệch hoặc dư thừa, chất lượng kém – cản trở sự tương tác giữa các bên tham gia.

Một trong những công ty gặp phải vấn đề này là Chatroulette, một trang web trò chuyện trực tuyến, kết hợp những người dùng ngẫu nhiên cho các cuộc trò chuyện qua webcam, nhắn tin.

Họ đã có sự phát triển vượt bậc cho đến khi những tác nhân “gây nhiễu” xuất hiện dẫn đến sự suy yếu của hệ sinh thái này. Nguyên do xuất phát từ việc nền tảng này không có các quy tắc kiểm soát việc truy cập dẫn đến sự xuất hiện của những cá nhân, nội dung tiêu cực, khiến người dùng dần quay lưng với họ. Chatroulette đã “vá” lỗ hổng này bằng cách thắt chặt quyền truy cập của người dùng.

Hầu hết các hệ sinh thái thành công đều quản lý tốt độ mở của các quy tắc và quyền truy cập nhằm tối đa hóa hiệu quả tích cực của hiệu ứng mạng lưới.

Đối với Airbnb và Uber, đó là chính sách đánh giá chất lượng dịch vụ và sự đảm bảo về tính an toàn của người dùng và tài xế, Twitter và Facebook cung cấp những công cụ ngăn chặn việc tọc mạch profile người dùng và ứng dụng App Store của Apple, Google Play Store đều có bộ lọc loại bỏ những ứng dụng kém chất lượng.

Các chỉ số.

Những nhà lãnh đạo của các công ty theo mô hình Chuỗi giá trị thường tập trung vào một nhóm nhỏ các chỉ số đo lường sức khỏe doanh nghiệp.

Ví dụ, các mô hình Chuỗi giá trị thường tối ưu hóa quy trình bằng cách chỉ tập trung vào một chỉ số tiêu chuẩn: hệ số vòng quay hàng tồn kho. Họ theo dõi lượng hàng hóa và dịch vụ tiêu thụ, đẩy mạnh việc tiêu thụ nhằm tăng hệ số này. Từ đó, tỷ lệ lợi nhuận sẽ khả quan hơn.

Nhưng khi các công ty chuyển từ mô hình Chuỗi giá trị sang mô hình Hệ sinh thái, những yếu tố cần theo dõi sẽ thay đổi.

Việc giám sát và tăng cường các tương tác cốt lõi trở thành nhiệm vụ trọng yếu. Dưới đây là một số chỉ số cần được theo dõi khi chuyển sang mô hình Hệ sinh thái:

  • Khả năng tương tác thất bại: giả dụ hành khách mở ứng dụng Grab và nhận được thông báo “hiện không có xe cho chuyến đi của bạn”, đó là khi hệ sinh thái thất bại trong việc kết nối giữa người sử dụng và bên cung cấp dịch vụ. Những thất bại dạng này sẽ trực tiếp làm suy giảm “hiệu ứng mạng lưới”. Hành khách nếu gặp phải thông báo này quá nhiều lần sẽ thôi sử dụng Grab. Điều này làm tăng lượng thời gian không hoạt động của các tài xế và dẫn đến khả năng họ rời bỏ Grab khiến cho lượng xe sẵn sàng phục vụ đã ít nay càng khan hiếm. Do đó có thể thấy vòng phản hồi có thể phát triển hoặc làm suy yếu một hệ sinh thái.
  • Tính gắn kết: một nền tảng khỏe mạnh theo dõi được sự tham gia của các thành viên có khả năng làm tăng hiệu ứng mạng lưới trong hệ sinh thái của mình. Các hoạt động giúp tăng hiệu ứng mạng lưới như chia sẻ nội dung, thông tin, tái sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Ví dụ như trường hợp của Facebook, họ theo dõi tỉ lệ người dùng hàng ngày đến hàng tháng để đo độ hiệu quả của những nỗ lực tăng tính kết nối của mạng xã hội này.
  • Chất lượng gắn kết: việc bên cung cấp không đáp ứng được nhu cầu của người dùng sẽ khiến hiệu ứng mạng lưới bị suy yếu. Do vậy, Google luôn theo sát hành vi click và đọc tin, tài liệu của người dùng để xác định xem các kết quả tìm kiếm có đáp ứng được yêu cầu của họ hay không.
  • Những hiệu ứng mạng lưới tiêu cực: một hệ sinh thái không được quản lý tốt thường gặp phải những vấn đề, nhận xét tiêu cực và làm giảm giá trị của nền tảng, trường hợp của Chatroulette là một ví dụ. Do vậy các nhà quản lí cần theo dõi và phát hiện kịp thời những hiệu ứng mạng lưới tiêu cực và sử dụng các công cụ quản lí để ngăn chặn chúng kịp thời, ví dụ như giữ nguyên các đặc quyền hoặc loại bỏ những yếu tố gây rối.

Điều cuối cùng, các công ty đi theo mô hình Hệ sinh thái cần hiểu rõ giá trị tài chính của các cộng đồng và “hiệu ứng mạng lưới” họ đang sở hữu.

Có thể xét đến việc thị trường chứng khoán tư nhân vào năm 2016 đã đặt giá trị của Uber, một công ty được thành lập vào năm 2009, cao hơn GM, một tập đoàn được thành lập vào năm 1908.

Rõ ràng, những nhà đầu tư vào Uber đã nhìn đến những yếu tố khác ngoài các yếu tố tài chính và chỉ số truyền thống khi tính giá trị và tiềm năng của công ty này. Đây là minh chứng rõ ràng cho việc luật chơi đã dần thay đổi.

Chính bởi vì mô hình Hệ sinh thái cần những cách tiếp cận mới về mặt chiến lược nên loại hình kinh doanh này cũng cần những kiểu lãnh đạo mới.

Những kĩ năng giúp người quản lí kiểm soát chặt chẽ những nguồn lực nội bộ không thể áp dụng cho việc nuôi dưỡng một hệ sinh thái mở được.

Trong khi mô hình Hệ sinh thái thuần túy được thiết lập hướng về các yếu tố ngoài công ty, vậy nên các công ty theo mô hình Chuỗi giá trị truyền thống muốn thay đổi, phải phát triển những yếu tố cạnh tranh chủ chốt, một mindset mới để thiết kế, quản lí và mở rộng hệ sinh thái mới trên nền mô hình kinh doanh hiện tại của họ.

Việc không thể tạo ra những bước nhảy vọt, đổi mới là lý do cho việc một số lãnh đạo của các công ty truyền thống với những con số ấn tượng gặp phải thất bại khi chuyển sang mô hình Hệ sinh thái.

Ông trùm truyền thông toàn cầu Rupert Murdoch đã mua lại trang mạng xã hội Myspace và quản lí nó như cách ông đã từng vận hành một tờ báo – theo quy trình từ trên xuống, mô hình vận hành còn tính quan liêu và tập trung vào việc vận hành nội bộ hơn là nâng cấp hệ sinh thái, tạo ra các giá trị cho những thành viên tham gia. Chỉ một thời gian sau, Myspace biến mất.

Thất bại trong việc chuyển đổi sang một cách tiếp cận mới là dấu hiệu cho thấy tình hình bấp bênh của các công ty truyền thống – từ các khách sạn đến các trung tâm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đến dịch vụ taxi.

Giải pháp cho các công ty theo mô hình Chuỗi giá trị đã khá rõ ràng: họ chỉ có hai lựa chọn, chấp nhận xu hướng mới và tiếp cận cách triển khai chiến lược theo xu hướng này, hoặc biến mất.

Hết phần cuối!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

4 chiến lược marketing có thể giúp thương hiệu kết nối lâu dài hơn với khách hàng

Học cách xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng ngay từ hôm nay để từ đó họ sẽ sớm trở thành động lực kinh doanh của thương hiệu trong tương lai.

4 chiến lược marketing có thể giúp thương hiệu kết nối lâu dài hơn với khách hàng
4 chiến lược marketing có thể giúp thương hiệu kết nối lâu dài hơn với khách hàng

Từ xưa đến nay, mọi người vẫn thích nói về những trải nghiệm tuyệt vời. Bởi xét cho cùng, khi bạn thực sự thích một điều gì đó, bản chất vốn có của con người sẽ khiến bạn muốn kể cho những người xung quanh về những gì bạn đã trải qua.

Với tư cách là những người làm marketing, mục tiêu của bạn phải luôn là mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời đến mức họ sẽ trở thành những người giới thiệu hay kể chuyện tiếp theo cho thương hiệu.

Những chiến lược marketing của thương hiệu sẽ phải hướng đến mục tiêu là biến khách hàng thành những người ủng hộ nhiệt tình, những người sẵn sàng kể về doanh nghiệp (WOM) ở bất cứ thời điểm nào họ có cơ hội.

Dưới đây là một số chiến lược bạn có thể bắt đầu ngay hôm nay để tạo dựng những mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

1. Hãy luôn là người hiện diện đầu tiên trong tâm trí của khách hàng (TOM).

Nếu thương hiệu của bạn muốn khách hàng tự động kết nối với các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, bạn cần phải thường xuyên giữ liên lạc và tương tác với họ.

Một trong những cách thực sự hiệu quả để làm điều này là thường xuyên cung cấp những nội dung có lợi cho khách hàng của mình, nếu bạn là một Agency trong lĩnh vực marketing chẳng hạn, những cập nhật liên quan đến xu hướng của thị trường có thể sẽ rất hữu ích với các thương hiệu ở các thị trường khác nhau.

Nếu thương hiệu của bạn luôn giữ mình ở vị trí trung tâm đầu mối với khách hàng, bạn sẽ luôn nhận được nhiều sự quan tâm hơn, khách hàng khi này sẽ coi bạn là chuyên gia thực sự trong lĩnh vực mà họ đang cần.

2. Chiêu đãi khách hàng bằng những điều bất ngờ hay thích thú mới lạ.

Ngay cả trong thế giới khi mà yếu tố công nghệ đang chi phối phần lớn các hành vi của khách hàng, yếu tố con người đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn nên được xem là ưu tiên hàng đầu.

Hơn bao giờ hết, mọi người đang mong muốn được kết nối ở cấp độ gần gũi hơn, cá nhân hoá nhiều hơn và mang nhiều yếu tố con người hơn.

Khi mọi người càng bận rộn và có ít thời gian hơn cho từng thương hiệu, một cách hiệu quả để nhanh chóng kết nối với họ là cung cấp những điều bất ngờ và mới mẻ đến họ.

Bạn thử nghĩ xem điều gì xảy ra nếu vào ngày sinh nhật của khách hàng, bạn gửi tới họ một thông điệp được cá nhân hoá kèm theo một vài ưu đãi hấp dẫn khác chỉ dành riêng cho họ. Một chương trình quay số may mắn nào đó chẳng hạn cũng có thể là ý tưởng bạn nên suy nghĩ đến.

Tất cả những hoạt động này được thiết kế với mục tiêu là cho khách hàng của bạn biết rằng bạn đang nghĩ đến họ và bạn sẽ luôn nghĩ đến họ, họ luôn nằm trong vòng kết nối liên tục của thương hiệu.

Để cho những chiến lược này trở nên hiệu quả, đơn giản, ngắn gọn và chân thực nên là các từ khoá bạn cần cân nhắc.

3. Chào mừng khách hàng của bạn.

Cơ sở dữ liệu về khách hàng của bạn không chỉ là những danh sách gồm tên và số điện thoại hay email. Nó còn nên là một kho tàng chứa các thông tin về mối quan hệ của thương hiệu với khách hàng.

Một trong những cách đơn giản để khiến khách hàng của bạn cảm thấy có giá trị và là một phần của cộng đồng lớn hơn của thương hiệu là tập hợp họ lại với nhau cho một sự kiện chào mừng nào đó.

Ngay cả khi bạn không thể gặp trực tiếp khách hàng hay không có một khoản ngân sách đủ nhiều để triển khai, có rất nhiều cách khác bạn có thể sử dụng để kết nối và tạo ra một cộng đồng gồm những người tương tự nhau nhất.

4. Gửi lời đề nghị để được giới thiệu.

Nếu thương hiệu có thể phục vụ khách hàng một cách chu đáo nhất, họ hoàn toàn có thể sẵn sàng để kể với người khác về những trải nghiệm của bản thân. Đây là lúc “những tin đồn” hay lời giới thiệu thực sự phát huy tác dụng lan truyền của nó.

Bằng những cách như cung cấp cho khách hàng một vài đặc quyền mua hàng nào đó, hay thậm chí là thực hiện nó miễn phí (nếu trải nghiệm của khách hàng về thương hiệu thực sự tốt), một lượng khách hàng tiềm năng mới sẽ được xây dựng và phát triển bền vững theo thời gian. Đặc biệt, nếu bạn quan tâm đến khái niệm Social Proof, chiến lược này còn trở nên quan trọng hơn.

Khi bạn chứng minh rằng bạn thực sự đáng tin cậy và là nhà lãnh đạo tư tưởng trong những gì bạn đang làm, khách hàng của bạn thậm chí sẽ tự nguyện trở thành những người kể chuyện và lan truyền thông tin trên thị trường.

Cuối cùng, dù cho bạn chọn chiến lược gì để kết nối với khách hàng của mình, khả năng thấu cảm hay đồng cảm là điều không thể thiếu. Hãy chân thực với những gì bạn làm và khách hàng cũng sẽ đối xử với bạn theo những cách tương tự.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Khi nào một Manager trở thành Leader (P3)

Trong khi nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa khái niệm người quản lý (manager) và nhà lãnh đạo (leader), hai vai trò này vốn dĩ có sứ mệnh rất khác nhau.

Khi nào một Manager trở thành một Leader

Bạn có thể đọc lại 2 phần trước tại đây, Phần 1Phần 2.

Từ một người thợ xây đơn thuần thành kiến trúc sư.

Thông thường, các giám đốc điều hành cấp cao mới sẽ lao vào công cuộc thiết kế tổ chức của họ trong khi thiếu nhiều nền tảng quan trọng — và những sai lầm theo đó cũng được tạo ra từ đây.

Để có thể chứng minh hay tạo ra được những dấu ấn đầu tiên của bản thân với mọi người, họ nhắm mục tiêu vào các yếu tố tưởng chừng là dễ thay đổi như chiến lược hoặc cấu trúc mà không hoàn toàn hiểu được tác động của các hành động của họ đối với toàn bộ tổ chức.

Quay trở lại với trường hợp của Harald, trong khoảng 4 tháng kể từ khi đảm nhận vai trò mới, ông kết luận rằng ông cần phải tái cấu trúc hoạt động kinh doanh của mình để tập trung nhiều hơn vào khách hàng và ít hơn vào sản phẩm. Rõ ràng, với tư cách là một cựu giám đốc bán hàng và marketing, suy nghĩ này của ông cũng khá dễ hiểu.

Trong mắt ông lúc bấy giờ, việc doanh nghiệp đang tập trung vào phát triển sản phẩm và vận hành là một chiến lược quá lỗi thời và chiến lược này không hề phù hợp với bối cảnh mới (theo góc nhìn của ông).

Tuy nhiên, sự thật là sau khi công bố chiến lược mới, ông đã nhận được sự phản đối gay gắt từ hầu hết các thành viên trong đội nhóm của mình.

Khi đưa ra chiến lược mới, ông không hiểu rằng các bộ phận và chức năng trong tổ chức hiện đang được liên kết với nhau theo những cách phức tạp với các quy trình khác nhau.

Ví dụ: để bán được hàng (các sản phẩm từ hoá chất) của công ty, nhân viên bán hàng cần có kiến ​​thức chuyên sâu về sản phẩm và khả năng tư vấn cho khách hàng về các ứng dụng có liên quan của sản phẩm.

Việc chuyển đổi chiến lược sang cách tiếp cận tập trung vào khách hàng sẽ đòi hỏi họ phải bán nhiều loại sản phẩm phức tạp hơn và cần nhiều kiến thức chuyên môn mới hơn. Do đó, mặc dù sự chuyển đổi này có những lợi ích tiềm năng nhất định, doanh nghiệp cần phải đánh giá lại nhiều yếu tố liên quan khác, chẳng hạn như khả năng của nhân viên.

Khi các nhà lãnh đạo chuyển từ cấp quản lý chức năng lên lãnh đạo doanh nghiệp, họ trở thành người chịu trách nhiệm thiết kế và thay đổi kiến ​​trúc của toàn bộ tổ chức – từ chiến lược, cấu trúc, quy trình đến cả kỹ năng của nhân viên. Để trở thành một kiến ​​trúc sư thực sự, họ cần phải suy nghĩ mọi thứ ở khía cạnh hệ thống hơn là các chức năng riêng lẻ.

Harald đã phải vật lộn để học tư duy này vì kinh nghiệm của ông với tư cách là một người quản lý chức năng không cho ông cơ hội để suy nghĩ về việc thiết lập tổ chức như một hệ thống hoàn chỉnh. Ông cũng không có khả năng quan sát ở góc độ toàn diện để đưa ra những thay đổi ở quy mô lớn.

Các vấn đề của Harald thực ra không có gì quá xa lạ và cũng là bài học cho tất cả các nhà lãnh đạo doanh nghiệp khác. Nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần biết các nguyên tắc thay đổi tổ chức và quản lý sự thay đổi, bao gồm các công việc như thiết kế tổ chức, cải tiến quy trình kinh doanh hay quản lý quá trình chuyển đổi.

Trong khi phần lớn các nhà lãnh đạo khác thường gặp khó khăn hoặc thất bại với quá trình chuyển đổi, Harald may mắn hơn khi ông được sự hỗ trợ nhiệt tình từ các thành viên khác trong tổ chức, ông có được những kiến thức mà ông chưa từng biết trước đây và do đó ông đã có thể vượt qua được thử thách tiếp theo của mình.

Từ người giải quyết vấn đề thành người thiết lập danh sách các vấn đề.

Khi nào một Manager trở thành Leader (P3)

Trong các tổ chức hiện tại, nhiều nhà quản lý được thăng cấp lên các vị trí lãnh đạo cao hơn nhờ vào khả năng khắc phục hay xử lý các vấn đề liên quan của họ.

Tuy nhiên, khi trở thành một nhà lãnh đạo doanh nghiệp, họ phải tập trung ít hơn vào việc giải quyết các vấn đề và nhiều hơn vào việc xác định các vấn đề mà tổ chức cần giải quyết.

Để làm được điều này, Harald phải nhận thức được đầy đủ các cơ hội và mối đe dọa mà doanh nghiệp của mình đang đối mặt và điều hướng đội nhóm để chỉ tập trung vào những thứ quan trọng nhất.

Ông cũng phải xác định các lỗ hỏng vốn không nằm gọn trong một bộ phận chức năng cụ thể nào đó nhưng vẫn quan trọng đối với doanh nghiệp, chẳng hạn như tính đa dạng.

Harald thực sự choáng ngợp với những gì mà mình đang phải đối diện, nếu khi còn là người đứng đầu bộ phận bán hàng và tiếp thị, việc ông cần xem xét chỉ gói gọn quanh khách hàng, đối thủ hay bán hàng, giờ đây sức ép đối với ông là vô cùng lớn.

Ông hiểu rằng, các kỹ năng mà ông có được khi là một người quản lý chức năng như thông thạo các công cụ và kỹ thuật bán hàng, am hiểu các kỹ thuật tiếp thị hay xử lý các vấn đề liên quan là không đủ để giúp ông trở thành một nhà lãnh đạo thực sự.

Để có thể đảm nhận được vai trò mới, ông phải học cách điều hướng và chuyển đổi trong những môi trường bất ổn và mơ hồ hơn nhiều.

Mặc dù một ít kinh nghiệm trước đây của mình chưa bao giờ là đủ, với nghị lực và tinh thần dấn thân, Harald đã sẵn sàng để đối mặt với những thách thức mới khi trở thành một nhà lãnh đạo doanh nghiệp.

Hết phần 3!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen

Cách đưa sự đồng cảm vào chiến lược trải nghiệm khách hàng

Sự đồng cảm có liên quan gì đến những trải nghiệm của khách hàng và thương hiệu có thể đưa nó vào chiến lược marketing như thế nào.

Cách đưa sự đồng cảm vào chiến lược trải nghiệm khách hàng
Source: Adobe Stock

Bà Natalie Petouhoff, một chuyên gia về trải nghiệm khách hàng từng nói: “Bạn có hai tài sản mà nếu thiếu nó bạn không thể có một doanh nghiệp, đó là nhân viên và khách hàng.”

Mặc dù họ là những tài sản quý giá, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng coi trọng và có cách đầu tư đúng mức.

Bà Petouhoff cho rằng sự đồng cảm là chìa khóa để giải quyết các thách thức về trải nghiệm khách hàng (CX) và trải nghiệm của nhân viên (EX) trong doanh nghiệp.

Quay trở lại lịch sử.

Trải qua nhiều giai đoạn kinh tế khác nhau, nhiều cuộc cách mạng công nghiệp khác nhau, mục tiêu của doanh nghiệp cũng liên tục thay đổi, từ tập trung vào sản phẩm, tập trung vào nhân viên đến tập trung vào khách hàng.

Trong khi mọi người đang ngày càng nói nhiều hơn về CX (và cả EX), thì lời hứa vẫn chỉ là các lời hứa, doanh nghiệp vẫn chưa thực sự tạo ra những tác động đáng kể đến cả nhân viên lẫn khách hàng của họ thông qua các trải nghiệm trọn vẹn.

Hầu hết các doanh nghiệp hay thương hiệu đều lấy quan điểm kinh doanh là trọng tâm (business-centric) khi xây dựng các trải nghiệm, cho dù đó là cho khách hàng hay nhân viên của họ. Doanh nghiệp vẫn tiếp tục tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ (thường là hàng hóa – Commodity), hơn là những trải nghiệm tuyệt vời.

Ý nghĩa thực sự của sự đồng cảm.

Để có thể hiểu được khái niệm hay tư duy về trải nghiệm đồng cảm, trước tiên, bản thân doanh nghiệp hay người làm marketing cần phải hiểu về sự đồng cảm.

Đừng nhầm lẫn đồng cảm (empathy) với cảm thông (sympathy). Trong khi cảm thông là việc bạn cảm thấy tiếc nuối cho sự bất hạnh hay không may mắn của người khác.

Đồng cảm chỉ xảy ra khi bạn thực sự đặt mình vào hoàn cảnh của người đối diện để sau đó hoà nhập cùng cung bậc cảm xúc của chính họ.

Bạn có thể dễ dàng thông cảm hay cảm thông với một ai đó nhưng rất khó để thực sự đồng cảm (Tôi rất tiếc vì những gì bạn đang trải qua – Tôi không thể tưởng tượng được bạn đã trải qua nó như thế nào – Tôi không thể nào cảm nhận hay hiểu được).

Bạn chỉ có thể có được sự đồng cảm khi bạn thực sự suy nghĩ hay hành động theo góc nhìn hay quan điểm của người khác thay vì từ chính bạn.

Đối với một doanh nghiệp hay từ góc nhìn kinh doanh, đồng cảm có nghĩa là tất cả yếu tố như con người, quy trình, chiến lược, khả năng lãnh đạo hay công nghệ đều cần phù hợp với quan điểm của khách hàng và nhân viên thay vì chỉ là doanh nghiệp.

Sẵn sàng gia nhập vào nền kinh tế dựa trên sự đồng cảm.

Một trong những chiến lược khôn ngoan mà các thương hiệu cần phải thích ứng đó là chuyển trọng tâm của họ từ cắt giảm chi phí sang tăng doanh thu.

Mặc dù cả hai con đường đều hướng đến mục tiêu là tăng lợi nhuận, tuy nhiên, trong khi con đường thứ nhất làm hao mòn sự kỳ vọng của khách hàng và thậm chí là của nhân viên, con đường thứ hai dường như trọn vẹn hơn.

Một trong những mô hình kinh doanh mà các doanh nghiệp có thể tham khảo để vừa tăng doanh thu vừa cải thiện các trải nghiệm của khách hàng đó là mô hình Flywheel.

Các giai đoạn của mô hình này gắn liền với các chiến lược như Lắng nghe, Hiểu và Dự báo, Hành độngHọc hỏi không ngừng.

Đầu vào (input) là việc lắng nghe có nghĩa là doanh nghiệp đang đầu tư vào các hoạt động kinh doanh dựa trên sự đồng cảm – giá trị của doanh nghiệp được xây dựng dựa trên sự đồng cảm, văn hóa dựa trên sự đồng cảm, lãnh đạo dựa trên sự đồng cảm và công nghệ dựa trên sự đồng cảm.

Dựa trên các yếu tố đầu vào đó, ở đầu ra (output), doanh nghiệp cũng cần đưa ra các chiến lược hành động dựa trên sự đồng cảm.

Một thành phần quan trọng khác của quá trình xây dựng các trải nghiệm khách hàng dựa trên sự đồng cảm là ý thức cộng đồng, thứ mà mọi thương hiệu B2C đều nên quan tâm và xây dựng.

Ở thế giới ngày nay, khi khách hàng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến khía cạnh ý thức tiêu dùng, sức ảnh hưởng của thương hiệu đến cộng đồng cũng là yếu tố quyết định việc liệu khách hàng có muốn mua hàng và kết nối với doanh nghiệp hay không.

Đại dịch là bối cảnh thuận lợi cho sự đồng cảm.

Trong vô số các thứ mà đại dịch đã làm thay đổi, sự cần thiết của khả năng đồng cảm là một trong số đó. Khách hàng tin rằng, khi thương hiệu có thể hiểu được những cảm xúc của họ, chia sẻ với họ thì giữa họ với thương hiệu cũng có thể hình thành một mối quan hệ sâu sắc nào đó.

Khi khách hàng tìm kiếm các sản phẩm hay thương hiệu, họ không đơn giản là tìm kiếm các giải pháp có thể giải quyết các vấn đề cá nhân của họ, họ tìm kiếm sự đồng cảm hay tính liên quan giữa sản phẩm và hệ giá trị riêng của chính họ.

Sự đồng cảm – cho dù đó là giữa các mối quan hệ bạn bè, hay giữa khách hàng với doanh nghiệp – nó giúp tạo ra niềm tin và sự trung thành, đây là những yếu tố cốt lõi để bắt đầu một mối quan hệ lâu dài và bền vững.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Chiến lược tăng trưởng của thương hiệu nên tập trung vào các nhóm khách hàng giá trị cao

Khi nghĩ đến các chiến lược tăng trưởng cho thương hiệu, nhiều người làm marketing nói chung sẽ nghĩ đến việc chạy dàn trải trên tất cả các nhóm khách hàng (mass media, mass market), tuy nhiên sự thật là những nhóm khách hàng có giá trị cao (CLV) mới thực sự mang lại giá trị lớn cho doanh nghiệp.

Chiến lược tăng trưởng của thương hiệu nên tập trung vào các nhóm khách hàng giá trị cao

Về cơ bản, các nỗ lực nhằm mục tiêu chuyển đổi người dùng (UA) vốn không được áp dụng hay thuộc phạm vi trực tiếp của việc phát triển thương hiệu. Tuy nhiên do những thay đổi trong bối cảnh kinh doanh trong những năm gần đây, mọi thứ nay đã khác.

Về phía khách hàng hay người dùng nói chung, đã có những thay đổi đáng kể về hành vi và lối sống, bao gồm cả những ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 khiến mọi người phải ở nhà và đặt hàng trực tuyến.

Ở khía cạnh kinh doanh của các doanh nghiệp, những thay đổi đáng kể về cách thức vận hành của các nền tảng quảng cáo cũng như các thuật toán nhắm mục tiêu đã dẫn đến mức lợi nhuận có được trên chi tiêu quảng cáo (ROAS) thấp hơn và ít có khả năng mở rộng (scale) hơn.

Một câu hỏi đặt ra là, các đội nhóm tăng trưởng phải làm gì trong tương lai vì rõ ràng những nỗ lực trước đây của họ đã không còn phù hợp nữa.

Các thương hiệu giờ đây cần phải tìm ra nhiều cách hơn để có được khách hàng mới, xây dựng các đông lực tăng trưởng khác trước khi mọi thứ trở nên quá muộn.

Giải pháp để tăng trưởng bền vững trong tương lai.

Thay vì chỉ đánh giá các phương án ngắn hạn, các nhóm tăng trưởng phải chứng minh được các giải pháp có thể giúp thương hiệu tăng trưởng bền vững trong dài hạn.

Cách tiếp cận tốt nhất ở đây có thể là đặt lại trọng tâm của sự tăng trưởng và duy trì lợi nhuận bằng cách tập trung nhiều hơn vào thu hút những khách hàng có giá trị cao thông qua mô hình dự đoán – một kỹ thuật thống kê được sử dụng để dự đoán các hành vi mới có thể xảy ra trong tương lai.

Giá trị trọn đời (CLV) của khách hàng nên được tính toán dựa trên một tập hợp các hành vi và hành động khác nhau bên cạnh các chỉ số hiệu suất đơn thuần trong mỗi chiến dịch.

Điều này cho phép những người làm marketing có được những dấu hiệu dự báo trước những người dùng có nhiều khả năng mua hàng với giá trị cao nhất theo thời gian.

Do những hạn chế từ các chiến dịch hiệu suất ngắn hạn, khi thương hiệu tập trung quá nhiều vào những chuyển đổi như đăng ký, dùng thử sản phẩm hay các giao dịch bán hàng một lần (one-time purchases), việc áp dụng CLV cũng sẽ gặp không ít các rào cản.

Khi thương hiệu chuyển sang hướng tối ưu hoá sự tăng trưởng và lợi nhuận theo CLV, đặc biệt tối ưu UA dựa trên các dự đoán, các nhóm tăng trưởng sẽ nhắm mục tiêu đến những khách hàng có khả năng trung thành hơn, chi tiêu ít hơn cho các nhóm khách hàng chỉ mua một lần và đầu tư nhiều hơn vào những khách hàng có giá trị cao.

Ở khía cạnh cạnh tranh, điều này có nghĩa là CPA (chi phí trên mỗi hành động) sẽ dần thấp hơn và tỷ suất lợi nhuận cũng cao hơn.

Nhiều doanh nghiệp đã thành công khi áp dụng mô hình tối ưu sự tăng trưởng theo CLV (hay LTV).

Facebook là một trong những nền tảng đã thừa nhận tầm quan trọng của việc tối ưu hóa theo CLV. Có nhiều sự kiện của Facebook trong năm 2021 đã đề cập đến cách các doanh nghiệp hàng đầu đã có được nhiều thành công hơn khi áp dụng chiến lược CLV với mô hình dự đoán để thúc đẩy sự tăng trưởng.

BoxyCharm (thuộc sở hữu của Ipsy), nền tảng đăng ký trong lĩnh vực trang điểm và làm đẹp là một ví dụ trong số đó.

BoxyCharm muốn nhắm mục tiêu đến những khách hàng có giá trị cao để tăng ROI và giảm tỷ lệ rời bỏ (churn rate). Họ đã tối ưu hóa UA của mình trên các đăng ký (subscriptions) với mô hình chuyển đổi tiêu chuẩn bảy ngày (7 days click).

Mặc dù cách tiếp cận này đã hiệu quả, tuy nhiên bên cạnh việc mang lại tỷ lệ chuyển đổi đăng ký khá cao, tỷ lệ rời bỏ vẫn là một mối quan tâm lớn.

BoxyCharm muốn nhắm mục tiêu theo CLV trong dài hạn để giảm tỷ lệ rời bỏ, tăng đồng thời cả CLV lẫn lợi nhuận trên quy mô lớn, cuối cùng nền tảng này đã chuyển sang sử dụng một công cụ hay chiến thuật marketing mới nhằm mục tiêu xây dựng một mô hình dự báo.

Thử nghiệm A/B (A/B Testing) đã mang đến sự thành công cho họ với những khách hàng có giá trị cao hơn, từ đó mang lại ROI cao hơn.

Bằng cách xây dựng một vài chỉ số dự báo đơn lẻ để nhắm mục tiêu đến các nhóm đối tượng theo CLV, thương hiệu có thể giảm chi phí thu hút khách hàng mới và tăng giá trị trọn đời và cả lợi nhuận trên quy mô lớn.

Khi một mô hình dự báo CLV đã được xây dựng và được kích hoạt bằng cách gửi các tín hiệu chuyển đổi tùy chỉnh (custom conversion) đến Facebook, thương hiệu có thể chạy các chiến dịch bằng cách tối ưu hóa các tín hiệu. ROAS đã tăng lên đến 150% và giảm 75% chi phí UA với cách tiếp cận này.

Cách sử dụng dữ liệu CLV (LTV) để tối đa hóa kết quả cho các chiến dịch chuyển đổi người dùng (UA).

Nếu thương hiệu của bạn đang gặp khó khăn trong việc xây dựng hoặc thậm chí là duy trì sự phát triển trong những năm gần đây, bạn nên cân nhắc việc tập trung vào CLV để đạt được sự tăng trưởng và quy mô lớn nhất.

Bằng cách đối sánh các dữ liệu về nhân khẩu học với các mối quan hệ, sở thích và các yếu tố khác, bạn có thể tạo ra những nhóm đối tượng hoàn toàn mới có những hành vi hay đặc điểm giống như các khách hàng hiện tại.

Từ những nhóm khách hàng vô cùng tiềm năng này, thương hiệu có thể mở rộng quy mô hay chạy các chiến dịch với chi phí thấp hơn và tỷ suất lợi nhuận tốt hơn.

Các dữ liệu này cũng có thể được sử dụng để tối ưu hóa các chiến dịch giữ chân người dùng sau một khoảng thời gian khuyến mãi hay tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo tìm kiếm có trả phí bằng cách tập trung vào từ khóa cụ thể.

Và đương nhiên còn rất nhiều cách khác mà thương hiệu có thể ứng dụng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Strategic Thinking: Các nhà lãnh đạo nên đầu tư nhiều hơn vào tư duy chiến lược

Tư duy chiến lược là năng lực then chốt của một nhà lãnh đạo – tuy nhiên đối với nhiều người, họ đã không dành đủ thời gian và không gian để phát triển nó.

tư duy chiến lược
Source: ShutterStock

Hầu hết các nhà lãnh đạo đều muốn dành nhiều thời gian hơn cho tư duy chiến lược (strategic thinking).

Trong một cuộc khảo sát được công bố bởi HBR với 10.000 nhà lãnh đạo cấp cao, 97% trong số họ nói rằng ‘có chiến lược’ là năng lực lãnh đạo quan trọng nhất đối với sự thành công của tổ chức của họ.

Và trong một nghiên cứu khác từ StrategySkills, 96% các nhà lãnh đạo được khảo sát cho biết họ thiếu thời gian để phát triển tư duy chiến lược.

Phần lớn lý do được các nhà lãnh đạo này đưa ra là họ quá bận rộn với các cuộc họp, các nhiệm vụ hằng ngày, hàng loạt email cần xử lý…và nhiều thứ khác.

Trong khi các nhà lãnh đạo phải dính chặt với các công việc thường nhật, đó hiếm khi là công thức để phát triển tư duy chiến lược sáng tạo.

Trên thực tế, theo một nghiên cứu của Pew Research được công bố trên trang CNBC, năng suất sẽ giảm dần đối với những người làm việc hơn 50 giờ mỗi tuần.

Theo một nghiên cứu khác của Đại học Stanford, các hoạt động ngoài trời như đi bộ hay đạp xe thực sự có thể thúc đẩy tư duy sáng tạo của con người.

Một rào cản khác khiến mọi người bị hạn chế với tư duy chiến lược đến từ các suy nghĩ bên trong của chính họ. Một nghiên cứu cho thấy, sự bận rộn đang được coi là một dấu hiệu của địa vị xã hội.

Bà Silvia Bellezza, Phó Giáo Sư của Trường Kinh doanh Columbia cho biết: “Bằng cách nói với người khác rằng chúng ta bận rộn và làm việc mọi lúc mọi nơi, chúng ta đang ngầm gợi ý rằng chúng ta là những người có địa vị và đang được săn đón.”

Do đó bằng cách loại bỏ các rào cản hay suy nghĩ về lòng tự trọng hay địa vị đến từ bên trong, các nhà lãnh đạo sẽ có nhiều cách hơn để phát triển tư duy chiến lược của họ.

Dưới đây là một số cách khác các nhà lãnh đạo có thể sử dụng để tạo ra cho mình nhiều thời gian và không gian hơn trong quá trình này.

Đầu tiên, điều quan trọng nhất cần nhớ là tư duy chiến lược không nhất thiết đòi hỏi phải bỏ ra nhiều thời gian; điều này có nghĩa là, các nhà lãnh đạo không phải chờ đến khi họ có thật nhiều thời gian thì mới có thể phát triển tư duy chiến lược.

Một chuyên gia về hiệu suất làm việc chia sẻ: “Bạn không cần nhiều thời gian để có một ý tưởng hay, bạn chỉ cần không gian…. bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để có một ý tưởng sáng tạo hoặc đưa ra quyết định, nhưng nếu bạn không có đủ không gian (tức về mặt tinh thần), mọi thứ khác dường như là vô nghĩa”.

Ngay cả khi bạn đang bận rộn với vô số các trách nhiệm và thời gian thì có hạn, việc tư duy một cách chiến lược sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu bạn có thể làm những việc đơn giản như viết ra tất cả các nhiệm vụ còn tồn đọng của bạn trên một mẫu giấy nhỏ nào đó để bạn có thể phân loại chúng một cách hợp lý và không bị gián đoạn bởi những thứ khác.

Thứ hai, sẽ rất hữu ích nếu bạn biết rõ thời gian của mình đang được sử dụng như thế nào. Để hiểu rõ hơn về cách thời gian của tôi đã được “tiêu xài”, tôi quyết định dành ra vài tháng để theo dõi cách tôi sử dụng nó.

Kết quả mà tôi có được là hiểu chính xác hơn về vị trí và cách tôi sử dụng thời gian, tôi loại bỏ những công việc ít giá trị và tập trung nhiều hơn vào những thứ mang nhiều giá trị.

Trong quá trình này, bạn cũng có thể phát hiện ra rằng bạn có thể giao cho nhân viên hoặc thuê ngoài hoặc cắt bớt những công việc “vô hình” nào đó và cho mình nhiều thời gian hơn.

Cuối cùng, một khi chúng ta nhận thức được sự sai lệch của khái niệm “Bận = Quan trọng” cũng như những mối nguy tiềm ẩn của nó, việc thiết lập một mô hình tư duy chiến lược mới cũng dễ dàng hơn rất nhiều.

Một doanh nhân từng cho rằng: “Bạn chỉ bận rộn khi bạn làm theo lịch trình do người khác giao phó.”

Bằng cách thay đổi cách chúng ta nghĩ về sự bận rộn – từ các dấu hiệu của địa vị đến các dấu hiệu của tầm quan trọng – chúng ta có thể loại bỏ nhiều rào cản từ mặt tâm lý đến các hành động cụ thể và rồi chúng ta luôn có đủ không gian và thời gian cho những thứ chiến lược nhất.

Thực hành và phát triển tư duy chiến lược không phải là một công việc dễ dàng, tuy nhiên thông qua việc áp dụng nó vào cuộc sống hàng ngày, tận dụng từng khoảnh khắc nhỏ để phát huy nó, các nhà lãnh đạo sẽ dần xây dựng được cho mình nhiều năng lực cạnh tranh hơn trong bối cảnh kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

  • 1
  • 2