Chiến dịch nhằm mục tiêu xây dựng độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness) và độ yêu thích của một dòng trang điểm mới của Maybelline New York tại thị trường Việt Nam.
Bối cảnh mục tiêu của Mấy bé Lì Campaign.
Maybelline New York là thương hiệu trang điểm (makeup) số một toàn cầu và cũng là sự lựa chọn phổ biến của nhiều giới trẻ Việt Nam.
Kể từ khi được thành lập vào năm 2017, Maybelline đã thực hiện sứ mệnh trao quyền cho phụ nữ để thể hiện vẻ đẹp của chính họ bằng cách cung cấp các loại mỹ phẩm dễ tiếp cận, dễ sử dụng và đầy tính đổi mới.
Tại Việt Nam, Maybelline đã tìm cách quảng bá thương hiệu trang điểm hàng đầu của mình, là SuperStay, với chiến dịch “We are unstoppable. We fear nothing” (Mấy bé Lì. Chẳng sợ gì).
Để tiếp cận những đối tượng trẻ tuổi và truyền tải được điểm nổi bật của SuperStay là tính ‘lâu trôi và không lem’, Maybelline đã tìm đến TikTok.
Giải pháp.
Trên TikTok, Maybelline đã ra mắt HashtagChallenge (thử thách hashtag) #Maybeli với mục tiêu là trao quyền cho phụ nữ bằng một chiến dịch lan truyền.
Điểm đặc biệt của chiến dịch là gì? một MV riêng của thương hiệu với tiêu đề “MẤY BÉ LÌ”.
Kết hợp với Branded Effect (hiệu ứng có thương hiệu) của quảng cáo TikTok, Maybelline có thể truyền tải thông điệp thương hiệu của mình thông qua âm nhạc và khiêu vũ.
Nhưng cách mà TikTok Ads Branded Effect đã giúp truyền đạt lợi ích của SuperStay một cách hiệu quả hơn là nó rõ ràng và được móc nối với các thử thách: ví dụ như hiệu ứng thời tiết có thể cho thấy sức mạnh lâu dài của SuperStay.
Dù mưa hay nắng, lớp trang điểm SuperStay vẫn bám chặt trên khuôn mặt của bạn mà không bị lem hoặc trôi.
Để bắt đầu chiến dịch, Maybelline đã làm việc với những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) nổi tiếng trên TikTok.
Những nhà sáng tạo này có thể khơi dậy sự hào hứng và chia sẻ bộ video chiến dịch ban đầu với những người theo dõi của họ.
Ngoài ra, bản thân thử thách của thương hiệu cũng rất đơn giản để tham gia. Nhờ không có sự ràng buộc về vũ đạo, người dùng TikTok ở mọi tầng lớp đều có thể tham gia.
Maybelline cũng đã sử dụng chiến lược gọi là chiến lược quảng cáo “Bùng nổ” để tăng thêm hiệu ứng truyền thông, tăng khả năng hiển thị và sức ảnh hưởng của chiến dịch với hashtag #Maybeli.
Điều này có nghĩa là Maybelline phải chạy nhiều các định dạng quảng cáo chuẩn trên TikTok bao gồm ‘Brand Premium’, ‘One Day Max In-Feed’ và ‘Brand Takeover’.
Thông qua chiến dịch này, Maybelline không chỉ có thể nâng cao nhận thức thương hiệu và nguồn cảm hứng với Hashtag Challenge, mà còn sử dụng nhắm mục tiêu lại (re targeting) và sức mạnh của những người có ảnh hưởng (influencer) để thúc đẩy nhiều hơn nữa quá trình bán hàng.
Trên thực tế, thương hiệu cũng đã thúc đẩy được một phần doanh số trực tiếp thông qua kênh thương mại điện tử trong suốt chiến dịch.
Kết quả.
Ca khúc hấp dẫn của #Maybeli đã thu hút được sự chú ý của người dùng tại Việt Nam. Trên tổng số 75.000 video được gửi đi, #Maybeli đã tiếp cận được 19 triệu người dùng TikTok tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, thông qua chiến dịch, thương hiệu có được 173 triệu lượt xem video, mức độ ghi nhớ quảng cáo (Ad Recall) tăng 31,34%. Mức độ ưa chuộng đối với thương hiệu cũng đã tăng 8,04%.
Thương hiệu thậm chí còn chứng kiến sự tăng vọt về doanh số bán hàng so với ba tháng trước đó. Cụ thể, doanh số bán các sản phẩm SuperStay tăng thêm 790% và doanh số bán hàng trực tuyến tăng 32,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Với quá trình lên chiến lược và lập kế hoạch chi tiết, Maybelline đã xây dựng được một dấu ấn không nhỏ đối với người dùng trên TikTok tại Việt Nam.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Âm nhạc là một phần quan trọng của trải nghiệm TikTok với nhiều xu hướng lan truyền của nền tảng này xuất phát từ các bài hát và clip âm thanh, thứ mà sau đó người dùng sẽ phối lại hoặc sáng tạo theo những cách của riêng họ.
Theo một báo cáo nghiên cứu mới nhất của TikTok, âm thanh cũng là một thành phần quan trọng trong các hoạt động quảng bá thương hiệu, với việc người dùng TikTok dễ tiếp nhận các yếu tố âm thanh trong quảng cáo hơn so với các nền tảng khác.
Theo giải thích của TikTok:
“Chúng tôi biết rằng bản chất cơ bản của âm thanh trên TikTok là giúp thúc đẩy tỷ lệ tương tác cao hơn. Nhưng chúng tôi muốn hiểu lý do tại sao.
Vì vậy, chúng tôi đã hợp tác với Kantar để tìm hiểu thêm về tác động của âm thanh đối với ngành quảng cáo kỹ thuật số (digital advertising).”
Trong số những phát hiện chính, nghiên cứu cho thấy rằng:
88% người dùng TikTok nói rằng âm thanh là yếu tố cần thiết cho trải nghiệm TikTok.
73% người được hỏi cho biết họ sẽ “dừng lại và xem” quảng cáo trên TikTok nếu có âm thanh, một kết quả cao hơn đáng kể so với bất kỳ nền tảng mạng xã hội nào khác.
TikTok là nền tảng duy nhất mà quảng cáo có âm thanh tạo ra mức tăng đáng kể về cả ý định mua hàng lẫn mức độ ưa thích thương hiệu.
Trong khi với các nền tảng khác, người làm marketing sẽ phải cân nhắc về việc sử dụng các công cụ tắt âm thanh trong quảng cáo để tạo ra trải nghiệm người dùng tốt hơn.
Thì với TikTok, điều đó ít được quan tâm hơn, thậm chí là ngược lại.
Theo TikTok:
“Âm thanh giúp bạn ít bị ‘bỏ qua’ hơn và nó giúp thông điệp của bạn không chỉ được nghe mà còn được cảm nhận từ phía người dùng.”
Để tận dụng điều này, TikTok khuyên rằng các thương hiệu nên:
Lấy bản quyền hoặc cấp phép cho những âm thanh phổ biến – Việc sử dụng âm thanh của thương hiệu vốn bị hạn chế trong ứng dụng, nhưng các thương hiệu có thể lấy bản quyền của riêng họ cho các clip nhạc, điều này có thể rất hữu ích nếu bạn đang muốn nắm bắt các xu hướng.
Khuếch đại âm thanh có thương hiệu – Các thương hiệu cũng có thể biến âm thanh thuộc sở hữu của họ thành một công cụ quảng cáo trong ứng dụng, thậm chí có thể thúc đẩy một xu hướng mới với người tiêu dùng.
Tạo ra những âm thanh mới – Ngoài ra, các thương hiệu có thể tìm cách tạo ra âm thanh gốc cho quảng cáo của họ để sử dụng trong các chiến dịch TikTok.
TikTok cũng lưu ý rằng các thương hiệu cũng có thể sử dụng ‘Thư viện âm nhạc thương mại’ miễn phí sẵn có trên nền tảng, công cụ cung cấp quyền truy cập vào hàng trăm nghìn bản nhạc và âm thanh được cấp phép để sử dụng trên TikTok.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong một thời kì đang thay đổi nhanh chóng này, một trong những câu hỏi quan trọng nhất mà những người làm marketing đang tự hỏi mình là: “Những thay đổi nào là vĩnh viễn?”.
Giữa đại dịch, chúng ta đã chứng kiến hành vi của người tiêu dùng trở nên năng động và khó đoán hơn bao giờ hết.
Đến hiện tại, có 03 xu hướng tiêu dùng đang nổi lên mà các doanh nghiệp nên tham khảo:
Đại dịch đã đẩy nhanh hơn những thay đổi hiện có trong hành vi tiêu dùng.
Mọi người cần nhiều sự trợ giúp hơn bao giờ hết trong quá trình mua sắm.
Mọi người muốn một thế giới kỹ thuật số mở và giá cả phải chăng, họ muốn các nhà quảng cáo có liên quan phải tôn trọng quyền riêng tư của họ.
Những xu hướng này có thể sẽ tiếp tục phát triển lâu dài sau đại dịch. Dưới đây là cách các doanh nghiệp có thể thay đổi để phù hợp hơn:
1. Giữ vững sự tăng tốc.
Mọi thứ đang được tăng tốc nhanh chóng. Đại dịch đã tăng tốc độ thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Google cho biết có một sự gia tăng khá lớn trong khối lượng tìm kiếm.
Ví dụ: sở thích tìm kiếm cho cụm từ “ý tưởng” (ideas) đã tăng đáng kể vào năm 2020 và tiếp tục tăng vào năm 2021. Xu hướng cho thấy mọi người đang sử dụng môi trường trực tuyến (go digital) để tìm cảm hứng mua sắm, nấu ăn, v.v.
Nhu cầu cũng thay đổi đáng kể khi mọi người đang phá bỏ các thói quen cũ.
Ví dụ: Google đã nhận thấy sự thay đổi về sở thích tìm kiếm từ “trang phục lịch sự” sang “quần áo đi chơi”.
Ngay cả đến bây giờ, các hành vi của người tiêu dùng vẫn không thể đoán trước.
Ví dụ: Google nhận thấy sự quan tâm đối với “cửa hàng tạp hóa” và “đồ mang đi” bất ngờ chuyển sang các ngày trong tuần thay vì cuối tuần.
2. Hãy nhanh chóng và hữu ích.
Tất cả chúng ta đều có thể nhận thấy giá trị của việc trở nên nhanh chóng và hữu ích ngay cả trong các thời kỳ không có đại dịch.
Tuy nhiên, trên thực tế là việc ra quyết định của người tiêu dùng đang ngày càng trở nên phức tạp hơn, có nghĩa là khách hàng cần nhiều sự trợ giúp hơn bao giờ hết trong quá trình tìm hiểu và mua hàng.
Điều này mang đến một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp khi họ trở nên hữu ích và có mặt đúng lúc khách hàng cần.
Doanh nghiệp có thể cung cấp cho người tiêu dùng thông tin và trấn an họ bằng cách khiến các quyết định mua sắm của họ là đúng đắn.
Tự động hóa có thể cho phép bạn có mặt đúng lúc khi cần thiết cũng như đủ nhanh nhẹn để nắm bắt các cơ hội giúp đỡ người tiêu dùng.
3. Luôn xây dựng lòng tin của khách hàng.
Sự thay đổi hành vi của mọi người thường đi kèm với kỳ vọng ngày càng tăng về quyền riêng tư trực tuyến. Các thương hiệu luôn phải nỗ lực để tạo dựng niềm tin.
Một nghiên cứu của Google và Euroconsumers cho thấy rằng có gần 70% người được hỏi tin rằng lượng dữ liệu cá nhân được thu thập trực tuyến khiến họ khó bảo vệ quyền riêng tư của mình.
Nghiên cứu khác từ năm 2020 cũng cho thấy 86% người tiêu dùng muốn minh bạch hơn về cách thông tin cá nhân của họ được sử dụng.
Và khi nói đến quảng cáo trực tuyến, người tiêu dùng thích trải nghiệm quảng cáo có liên quan chứ không phải ngẫu nhiên.
Họ mong đợi quảng cáo sẽ được phân phối theo cách tôn trọng quyền riêng tư của họ và hiểu được họ.
Những insights và công cụ bạn nên cần.
Khi hành vi của người tiêu dùng liên tục thay đổi, các công cụ mới cũng đang được phát triển để giúp các doanh nghiệp và người làm marketing hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng và đáp ứng họ một cách hiệu quả hơn.
Thứ nhất, trang Insights của Google hiện có trong Google Ads nêu bật các xu hướng được hỗ trợ riêng cho doanh nghiệp của bạn, vì vậy, bạn có thể nhanh chóng xác định các cơ hội mới nổi từ công cụ này.
Công cụ cũng cung cấp thông tin chi tiết phù hợp về nhu cầu thay đổi của người tiêu dùng, cho phép bạn tự tin đưa ra các quyết định hàng ngày nhanh chóng hơn.
Thứ hai, Google đang tìm cách để các doanh nghiệp nhanh chóng thực hiện các đề xuất (recommendations) trong thời gian thực trong Google Ads. Về cơ bản, chúng sẽ được tự động hoá nhiều hơn là thủ công.
Các thương hiệu có thể chọn tự động áp dụng các đề xuất mới mỗi khi thuật toán của Google phát hiện ra cơ hội và hệ thống sẽ ngay lập tức tối ưu hóa chiến dịch của bạn.
Các thương hiệu nên sẵn sàng để tiến về phía trước.
Từ các xu hướng mới nổi trên, các doanh nghiệp nên xuất hiện vào đúng thời điểm và cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin cần thiết để họ có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn.
Doanh nghiệp nên tận dụng những hiểu biết mới nhất cũng như khả năng tự động hóa để phục vụ khách hàng được nhanh chóng hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nếu bạn quan tâm đến quảng cáo YouTube, YouTube ABCD dường như là một giải pháp hữu hiệu nhất cho các chiến dịch quảng cáo video của bạn.
Các khái niệm sáng tạo thông minh giúp tạo ra các video hấp dẫn và hiệu quả hơn. Sử dụng các phương pháp tiếp cận đã được chứng minh là thành công này để giúp quảng cáo của bạn đạt được các mục tiêu marketing chung.
Sử dụng YouTube ABCD cho những sáng tạo hiệu quả.
Điều gì khiến một mẫu quảng cáo này hoạt động hiệu quả hơn những quảng cáo khác?
Mặc dù không có gì có thể đảm bảo 100% cũng không có bất cứ công thức kỳ diệu nào là đúng hoàn toàn trong mọi trường hợp – công thức của YouTube mang tên ABCD dường như là một giải pháp hữu hiệu nhất cho các chiến dịch quảng cáo video của bạn.
Hãy coi nó như là một khuôn mẫu (framework) để hướng dẫn bạn thực hiện và đảm bảo quảng cáo của bạn có nhiều cơ hội để thành công hơn.
A – Attract: Thu hút từ những ánh nhìn đầu tiên.
Mở ra câu chuyện của bạn.
Bất kể là định dạng quảng cáo nào, tất cả người dùng đều có quyền lựa chọn xem quảng cáo của bạn hoặc bỏ qua.
Bạn chỉ có vài giây (thậm chí theo Luật mới thì có thể chỉ là 1.5s) để nắm bắt và ‘kéo’ sự chú ý của họ. Hãy mở ra câu chuyện của bạn và cuốn người xem nhanh nhất có thể.
Sử dụng những hình ảnh quen thuộc.
Sử dụng những người dễ được nhận biết (KOL…) và thân thiện ở đầu video có thể giúp bạn tăng lượng người xem. Sự hiện diện của những người nổi tiếng (celeb) trong quảng cáo có liên quan trực tiếp đến hiệu suất nâng cao thương hiệu, vì vậy hãy cân nhắc việc sử dụng một nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) hoặc người có ảnh hưởng (influencer) nào đó trên YouTube.
Tập trung xây dựng âm thanh.
Người xem mong đợi những âm thanh (audio) trên YouTube và các nghiên cứu về mối tương quan của YouTube cho thấy âm thanh có liên quan đến việc thúc đẩy sự chú ý và phản ứng tích cực với thương hiệu.
Cân nhắc các yếu tố sáng tạo.
Người xem có xu hướng xem quảng cáo khiến họ cười và YouTube nhận thấy rằng sự hài hước có liên quan đến nhận thức về thương hiệu (brand awareness) và khả năng ghi nhớ quảng cáo (ad recall) cao hơn.
B – Brand: Tích hợp thương hiệu của bạn một cách tự nhiên và có ý nghĩa nhất.
Vị trí thương hiệu rất quan trọng.
Khi bạn tối ưu hóa khả năng ghi nhớ quảng cáo, hãy tích hợp thương hiệu của bạn trong 05 giây đầu tiên. Để xây dựng độ nhận biết và sự cân nhắc, hãy đặt thương hiệu của bạn lên sau và tập trung vào việc xây dựng kết nối với người xem.
Cố gắng thể hiện thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn theo một cách tự nhiên.
Theo YouTube, điều này có mối liên hệ cao hơn với khả năng ghi nhớ quảng cáo và lượng người xem video so với việc để logo có sẵn (trong overlays).
Tối ưu bằng âm thanh.
Sử dụng âm thanh có thương hiệu có liên quan đến việc nâng cao mức độ nhận biết về thương hiệu.
C – Connect: Hãy kết nối với người xem thông qua cảm xúc và những câu chuyện (Storytelling).
Thời gian xem video rất quan trọng.
Theo YouTube, có một mối quan hệ rất nhất quán giữa thời lượng xem video quảng cáo và sự gia tăng nhận thức và cân nhắc về thương hiệu.
Xây dựng kết nối cảm xúc.
Hài hước và hồi hộp (kịch tính) có liên quan đến khả năng ghi nhơ quảng cáo cao hơn. Hài hước cũng có thể được liên kết với mức độ nhận biết thương hiệu và lượng người xem video cao hơn.
Sử dụng sức mạnh của âm thanh.
95% quảng cáo trên YouTube được xem khi bật âm thanh. Đối với những người xem kết hợp cả âm thanh và video, mức độ cân nhắc và nhận thức về thương hiệu sẽ tăng lên 20%, cao hơn đáng kể so với những người chỉ xem âm thanh hoặc video.
Phân tích và kiểm tra.
Sử dụng YouTube Analytics để biết nơi người xem bỏ qua và cân nhắc xem bạn có thể thay đổi được điều gì hay không.
Thử nghiệm nhiều phiên bản quảng cáo của bạn với công cụ brand lift để xem điều gì phù hợp nhất với đối tượng mục tiêu và thương hiệu của bạn.
D – Direct: Hãy rõ ràng và rành mạch về những gì bạn muốn người xem hành động.
Sử dụng lời kêu gọi hành động – CTA.
Mời người xem truy cập website của bạn, xem một video khác, đăng ký kênh của bạn, v.v.
Lời kêu gọi hành động rõ ràng giúp thúc đẩy sức ảnh hưởng của các chiến dịch quảng cáo lên thương hiệu (brand lift), ngay cả khi họ không thực hiện hành động nào.
Sử dụng các tính năng tương tác của YouTube.
Các thẻ thông tin (Info Cards), Màn hình kết thúc và CTA overlays cũng giúp người xem dễ dàng thực hiện các hành động hơn.
Kết luận.
Khi bạn tìm kiếm các giải pháp sáng tạo video, hãy nhớ YouTube ABCD: Thu hút sự chú ý ngay từ ánh nhìn đầu tiên, tích hợp thương hiệu một cách tự nhiên và có ý nghĩa, kết nối với đối tượng mục tiêu của bạn thông qua cảm xúc và thuật kể chuyện và cuối cùng là định hướng người xem bằng các CTA rõ ràng và rành mạch.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
AIOs là viết tắt của cụm từ A – Các hành động (Activities), I – Sở thích (Interests), và O – Các ý kiến (Opinions) là các đặc trưng của một khách hàng được các nhà nghiên cứu thị trường sử dụng để xây dựng chân dung của khách hàng.
Khái niệm AIOs.
AIOs là viết tắt của cụm từ A – Các hành động (Activities), I – Sở thích (Interests), và O – Các ý kiến (Opinions) là các đặc trưng của một khách hàng được các nhà nghiên cứu thị trường sử dụng để xây dựng chân dung khách hàng.
AIO thường được các nhà nghiên cứu tìm hiểu thông qua việc khách hàng phản hồi hoặc trả lời câu hỏi khảo sát.
Các chuyên gia quảng cáo áp dụng các nguyên tắc AIO nhằm tập trung thúc đẩy các hoạt động marketing và quảng cáo của công ty vào đối tượng mục tiêu.
Nội dung về nghiên cứu AIOs.
Trong cuộc khảo sát AIO điển hình, nhà nghiên cứu sẽ yêu cầu đối tượng tham gia chỉ ra mức độ đồng ý hoặc không đồng ý của họ về các câu hỏi đến phong cách sống, lựa chọn giải trí, sở thích thời trang, v.v…
Dữ liệu AIO đặc biệt có giá trị khi được sử dụng cùng với các dữ liệu khác, chẳng hạn như nhân khẩu học, thay vì nghiên cứu nó một cách độc lập.
Các phân lớp AIO:
+ Các hành động (Activities): Các hành động tập trung vào thói quen và sở thích hàng ngày của một đối tượng khách hàng nào đó.
Ví dụ, một người đi làm bằng xe đạp và chơi thể thao vào cuối tuần có thể có những kiểu mua hàng khác với một nhân viên đi làm bằng xe hơi và xem rất nhiều phim.
Tham gia câu lạc bộ, các lựa chọn giải trí, kì nghỉ và các sự kiện xã hội là những điểm để các marketer có thể hiểu về các hoạt động của người tiêu dùng.
+ Sở thích (Interests): Sở thích của khách hàng liên quan đến các quan niệm và ý niệm điều khiển đam mê của họ. Ví dụ, trong một cuộc khảo sát, một bà mẹ có ba con có thể có những sở thích như gia đình, nấu ăn, làm đồ thủ công và đồ chơi.
Sở thích có thể bao gồm sở thích cá nhân, hội nhóm, trò tiêu khiển. Một khách hàng có thể có nhiều sở thích như sưu tập đồng xu, làm thuyền mô hình, làm vườn, câu cá,…
+ Các ý kiến (Opinions): Tất cả mọi người đều có ý kiến kể cả khách hàng. Các marketer muốn biết ý kiến của khách hàng về các bộ phim, nhân vật công chúng, các chính trị gia, diễn viên điện ảnh và truyền hình thực tế.
Các Marketing Agency cũng cần phải biết những ý kiến của khách hàng về thương hiệu, hàng hóa và các cửa hàng.
AIO nhắm tới việc tạo lập một chân dung khách hàng với mục tiêu quảng cáo cần đạt được là truyền tải được thông điệp tới nhiều kiểu khách hàng.
Ví dụ về chân dung AIO.
Chân dung khách hàng bao gồm có các thông tin như độ tuổi, thu nhập, tình trạng hôn nhân, và các đặc trưng thuộc về thân thế khác. Tâm lý tham gia vào việc quyết định tại sao khách hàng mua một sản phẩm nào đó.
Ví dụ, trong chân dung một khách hàng, có thể dự đoán vị khách này có phong cách sống năng động, chi tiêu vào những món đồ xa xỉ, cảm thấy hạnh phúc khi ở bên gia đình, dành nhiều thời gian vào mạng xã hội.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Thấu hiểu về khách hàng mục tiêu là bước đầu tiên để tạo ra một chiến dịch marketing hiệu quả và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ.
Khi một bài thuyết trình đánh trực tiếp vào sở thích, niềm tin, sự nghi ngờ, nỗi sợ hãi, niềm hy vọng, tham vọng của đối tượng mục tiêu, thì sự chấp nhận và nhiệt tình của họ đối với bạn sẽ tăng vọt và mở rộng.
Khi bạn biết những người trong nhóm đối tượng mục tiêu của mình là ai, cuộc sống của họ ra sao, trải nghiệm hàng ngày của họ như thế nào, cảm xúc sâu kín nhất của họ là gì, bạn có thể đảm bảo rằng những nội dung hay thông điệp mà bạn đang xây dựng và đưa ra sẽ đánh trực tiếp đến họ.
Đó là một ý tưởng, một sự khẳng định, một câu nói hoặc một câu chuyện được đồng bộ một cách chính xác với những đối tượng mục tiêu đang nghe nó.
Vậy làm thế nào để bạn có thể thấu hiểu họ trong khi bạn không phải là họ?
Có một sự thật là hầu hết những người làm marketing không thuộc nhóm đối tượng mục tiêu của những sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp họ đang cung cấp.
Tuy nhiên, điều này lại không mấy quan trọng. Bạn không cần phải là một trong số họ để có thể phát triển kiến thức toàn diện và mức độ hiểu biết về họ: cách họ nghĩ, họ cảm thấy gì và họ thực sự mong muốn điều gì.
Trước hết, có một số lượng không hề nhỏ về bản chất, tâm lý và hành vi phản ứng của con người được gắn chặt hoặc ăn sâu vào thời thơ ấu của họ, khoảng 10 tuổi.
Bạn có thể sử dụng chúng để “kích hoạt” khả năng tương tác của nhóm đối tượng mục tiêu tới những nội dung của bạn.
Thứ hai, có những câu hỏi cơ bản để bạn có thể hỏi và tìm câu trả lời về bất kỳ thị trường hoặc đối tượng mục tiêu nào, cho bất kỳ nỗ lực quảng cáo hay marketing nào, dưới đây là TOP 10 câu hỏi bạn có thể tham khảo:
Điều gì khiến họ thao thức hay trằn trọc mỗi đêm?
Họ sợ nhất điều gì?
Họ thường tức giận về điều gì? Họ đang giận ai?
Ba nỗi thất vọng hàng ngày của họ là gì?
Những xu hướng nào đang xảy ra và sẽ xảy ra trong doanh nghiệp hoặc cuộc sống của họ?
Họ thầm mong muốn điều gì nhất?
Có sự thiên vị nào đối với cách họ đưa ra quyết định không?
Họ có ngôn ngữ riêng của họ không?
Có ai khác đang bán thứ gì đó tương tự với các sản phẩm mà họ đang cân nhắc không ?
Có ai khác đã thử bán cho họ một thứ gì đó tương tự nhưng thất bại không?
Cuối cùng, mức độ hiểu biết về một nhóm đối tượng mục tiêu sẽ đạt được bằng cách đọc những gì họ đọc, đi chơi ở những nơi họ đi chơi, nói chuyện theo ngôn ngữ của họ, lắng nghe hoặc ‘nhập vai’ của họ trong một số trường hợp.
Bằng những cách này, bạn có thể đảm bảo bạn luôn trong tình trạng có thể am hiểu và đáp ứng những gì mà họ mong muốn được tiếp nhận. Họ sẽ dễ dàng hơn khi phản ứng hay mua các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu cách các chiến dịch PR thành công nhất mọi thời đại được xây dựng và phát triển cùng các bài học rút ra được.
Khi những nhà lãnh đạo hay những người làm marketing ngồi xuống để lập chiến lược cho một chiến dịch PR thành công, họ thường hình dung ra một viễn cảnh tốt nhất cho doanh nghiệp của họ.
PR là gì?
PR là từ viết tắt của từ Public Relations có nghĩa là quan hệ công chúng, PR đề cập đến các hoạt động truyền thông chiến lược từ một tổ chức (doanh nghiệp, thương hiệu…) tới công chúng (khách hàng, người đọc, người dân…) nhằm mục tiêu duy trì hoặc xây dựng hình ảnh của tổ chức trong mắt công chúng.
Có nguồn gốc xuất phát từ Mỹ, thuật ngữ PR đã bắt đầu với rất nhiều ý kiến và định nghĩa khác nhau trước khi đi đến khái niệm cuối cùng như ở trên vào năm 2012 do Hiệp hội Quan hệ Công chúng Mỹ (PRSA) bình chọn.
Góc nhìn nào của câu chuyện sẽ định vị họ trong những vị trí tốt nhất, bao nhiêu khách hàng sẽ chuyển đổi sau những chương trình truyền thông và kết quả là họ sẽ có được niềm tin nào từ đối tượng mục tiêu.
Có một kế hoạch chi tiết cho sự thành công của các chiến dịch PR và kế hoạch chi tiết đó được thể hiện rõ ràng trong các chiến dịch PR thành công nhất mà chúng ta có thể xem.
Sau đây là vài ví dụ về các chiến dịch PR thành công nhất mà chúng ta có thể học hỏi.
Mỗi chiến dịch này thành công vì những lý do khác nhau nhưng điều cốt lõi của nó là tính tương đối, sức ảnh hưởng và khả năng giải quyết vấn đề.
Những thành công này có thể khơi dậy những ý tưởng liên quan đến công việc kinh doanh trong quá trình lập chiến lược của riêng bạn.
1. Gây ‘sốc’ với một thông điệp chân thành.
Khi công ty xà phòng Dove quyết định rằng họ muốn xây dựng thương hiệu của mình dựa trên tình yêu bản thân và sự tự tin, họ đã tạo ra một chiến dịch mang tên “Real Beauty” (Vẻ đẹp thực sự).
Đầu tiên của chiến dịch là một đoạn quảng cáo ngắn cho thấy nhận thức về cái đẹp hiện đang bị bóp méo như thế nào.
Một người phụ nữ “bình thường” bước vào studio, làm tóc và trang điểm và sau đó bức ảnh của cô ấy được chỉnh sửa một cách ‘ngoạn mục’ trước khi nó được đưa lên bảng quảng cáo.
Video này của Dove đánh vào rất nhiều điểm: giá trị gây sốc, sự thật ‘chưa từng hé hộ’ và một thông điệp mạnh mẽ là “hãy đẹp như bạn vốn có, những hình ảnh tiếp thị mà chúng ta thường thấy chỉ là giả mạo”.
Một điều khác biệt ở đây nữa là, thay vì thuê người mẫu để làm gương mặt đại diện cho chiến dịch của họ hay xuất bản trên các tạp chí lớn, Dove đã thuê những người phụ nữ hết thức ‘bình thường’ để ‘chạy’ cho các chiến dịch của mình qua đó thể hiện sự đồng cảm và chân thành mạnh mẽ từ phía thương hiệu.
Và kết quả là, chiến dịch đã rất thành công. Một báo cáo từ PR Week chia sẻ rằng doanh thu hàng năm của thương hiệu đã tăng gần gấp đôi trong suốt một thập kỷ sau chiến dịch, từ 2,5 tỷ USD lên 4 tỷ USD.
2. Tính kịp thời và giải quyết vấn đề.
Một ví dụ quan trọng cho điều này là Shopping Slot, một doanh nghiệp tập trung tất cả thời gian giao hàng có sẵn của các siêu thị hay cửa hàng ở cùng một nơi, đây là một giải pháp khác biệt khi hầu hết các điểm giao hàng dường như hiếm khi có sẵn và tách rời.
Chiến dịch PR của họ bắt đầu chỉ với một bài báo nhưng đã dẫn đến một sự tăng trưởng ‘ngoài sức tưởng tượng’, 3 triệu người xem website và nửa triệu người dùng.
Điều gì đã làm cho Shopping Slot trở nên đặc biệt như vậy?
Sabrina Stocker, người đồng sáng lập của Shopping Slot và hiện là người sáng lập Two Comma PR, giải thích:
“Ngoài tính hợp thời, chúng tôi còn tạo ra một loạt các động lực mang tính khích lệ (tiền và phần thưởng) cho cộng đồng.
Đối với bản thân những câu chuyện được kể trong các chiến dịch, chúng tôi đã sử dụng các nghiên cứu điển hình thực tế (case study storytelling) và những câu chuyện về cách dịch vụ này đã cải thiện cuộc sống của mọi người – đây thực sự là những câu chuyện mang tính gắn kết cao.”
3. Hài hước và lan truyền với tác động của các nền tảng mạng xã hội.
Giờ đây, các phương tiện truyền thông mạng xã hội đang quyết định điều gì là quan trọng đối với chúng ta với tư cách là ‘một xã hội’, nó nên được coi như là một nguồn tài nguyên để hiển thị các chiến dịch của bạn.
Không có gì lây lan nhanh hơn một thử thách đủ mạnh.
Chắc bạn sẽ nhớ đến thử thách xô nước đá với hashtag #ALS nổi tiếng.
Trước hết, nó rất vui và đủ hài hước khi xem. Không quan trọng là thử thách đó đến từ những người nổi tiếng như Lady Gaga hay chỉ là một người bình thường. Khi nhìn một ai đó bị dội một xô nước lạnh vào người, tất cả đều chỉ là giải trí và tạo ra sự lan truyền.
Tất nhiên, niềm vui đó sẽ trở nên lan truyền nhanh hơn nếu nó được xuất phát từ một mục đích tốt: nâng cao nhận thức về sức khoẻ và tiền cho Hiệp hội ALS (Hội chứng xơ cứng teo cơ một bên).
Và chiến dịch đã thành công vang dội, chiến dịch đã quyên góp được con số khổng lồ 115 triệu USD cho hiệp hội với hơn 2,4 triệu video trực tuyến được tham gia.
Bài học thành công của chiến dịch PR.
Nói điều gì đó đáng nghe.
Nhiều người nghĩ rằng các chiến dịch PR chỉ dành cho quảng cáo. Tuy nhiên, nếu bạn có thể thu hút đối tượng mục tiêu dựa trên một thông điệp đủ hấp dẫn thì quảng cáo cũng sẽ chỉ là ‘mục tiêu ngầm’ mà thôi.
Hãy làm điều gì đó về thương hiệu thay vì về bán hàng. Bạn đang đại diện cho điều gì? Điều đó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của khách hàng mục tiêu của bạn?
Không phải một công ty về xà phòng nào cũng phải suy nghĩ về việc giúp phụ nữ nắm lấy vẻ đẹp thực sự của họ. Nhưng, khi nhìn từ một góc độ giá trị và ý nghĩa. Bạn có thể ‘chạm’ được đến trái tim của khách hàng mục tiêu của mình.
Hãy hướng đến khách hàng của bạn.
Thay vì tuyên bố về doanh nghiệp của bạn, hãy dựa vào các khía cạnh của khách hàng để kể chuyện. Ai sẽ được lợi sau chiến dịch đó, là doanh nghiệp của bạn hay cộng đồng?
Xuất phát từ những khía cạnh hỗ trợ xã hội, những chiến dịch PR tốt nhất thế giới đã được chứng tỏ được sự thành công của nó.
Cũng giống như cách Shopping Slot phân bổ lợi nhuận của chiến dịch cho NHS (Dịch vụ Y tế quốc gia Anh) và hashtag #icebucketchallenge dành cho Hiệp hội ALS, mọi người thích ủng hộ những điều gì đó mà họ có thể cảm thấy hài lòng.
Mời gọi sự tham gia của xã hội.
Có rất nhiều ý tưởng #challenge thú vị và hài hước mà đội nhóm của bạn có thể ‘brainstom’ – từ những ý tưởng “dám” hài hước đến việc chia sẻ câu chuyện của một người nào đó nhằm mục đích mang lại tiếng cười hoặc nguồn cảm hứng gắn liền với sứ mệnh thương hiệu của bạn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Với tính năng sắp xếp quảng cáo dạng video theo trình tự, bạn có thể giới thiệu cho mọi người câu chuyện về sản phẩm hoặc thương hiệu của mình bằng cách hiển thị một loạt video theo thứ tự mà bạn xác định.
Trình tự quảng cáo video là gì?
Với tính năng sắp xếp quảng cáo dạng video theo trình tự, bạn có thể giới thiệu cho mọi người câu chuyện về sản phẩm hoặc thương hiệu của mình bằng cách hiển thị một loạt video theo thứ tự mà bạn xác định.
Bạn có thể sử dụng chiến dịch quảng cáo dạng video theo trình tự để thu hút sự quan tâm, củng cố thông điệp hoặc tạo một chủ đề thống nhất.
Bài viết này giải thích cách thức sắp xếp quảng cáo dạng video theo trình tự, loại chiến lược đặt giá thầu và định dạng quảng cáo mà bạn có thể sử dụng, cũng như cách để xem kết quả chiến dịch.
Cách hoạt động của trình tự quảng cáo video.
Quảng cáo dạng video theo trình tự bao gồm một chuỗi quảng cáo dạng video mà bạn muốn hiển thị cho một người. Mỗi chiến dịch theo trình tự bao gồm một chuỗi “các bước”.
Trong đó, mỗi bước của trình tự bao gồm một nhóm quảng cáo và một quảng cáo dạng video.
Hầu hết các tùy chọn cài đặt (chẳng hạn như chiến lược đặt giá thầu và tiêu chí nhắm mục tiêu) cho một trình tự đều được chọn ở cấp chiến dịch, nhưng bạn sẽ chọn các quy tắc sắp xếp theo trình tự, định dạng quảng cáo và giá thầu ở mỗi bước trong trình tự của bạn.
Người xem sẽ thấy chiến dịch theo trình tự của bạn khi chiến dịch đó đã khởi động và các quảng cáo sẽ hiển thị theo thứ tự mà bạn đã xác định.
Các bước mà người dùng trải qua trong trình tự sẽ dựa trên lượt hiển thị, lượt xem hoặc lượt bỏ qua, tùy thuộc vào các tùy chọn cài đặt mà bạn chọn khi thêm các bước trong trình tự.
Ví dụ: để một người chuyển sang bước thứ hai trong trình tự của bạn, video trong bước đầu tiên phải có một lượt hiển thị được tính (nếu bạn chọn lượt hiển thị là điều kiện để chuyển sang bước tiếp theo).
Các mẫu sắp xếp quảng cáo dạng video theo trình tự.
Các mẫu trình tự sẽ hướng dẫn bạn cách tạo một trình tự quảng cáo dạng video.
Sau khi bạn chọn một mẫu trong Google Ads, chúng tôi sẽ giúp bạn tạo trình tự (đồng thời đưa ra hướng dẫn về các định dạng quảng cáo và thời lượng quảng cáo bạn có thể đưa vào trình tự đó).
Cách hoạt động của các mẫu trình tự.
Bạn có thể sử dụng 4 mẫu sau:
“Giới thiệu và củng cố”: Giới thiệu thương hiệu của bạn bằng một quảng cáo dạng video dài, sau đó củng cố thông điệp của bạn bằng một quảng cáo dạng video ngắn.
“Nhắc nhở và truyền cảm hứng”: Gợi nhắc người xem bằng một quảng cáo dạng video ngắn, sau đó truyền cảm hứng cho họ bằng một quảng cáo dạng video dài.
“Thu hút và định hướng”: Thu hút người xem bằng một quảng cáo dạng video ngắn, truyền cảm hứng cho họ bằng một quảng cáo dạng video dài, sau đó thúc đẩy họ hành động bằng một quảng cáo dạng video ngắn khác.
“Tương tác và phân biệt”: Chia câu chuyện về thương hiệu của bạn thành nhiều phần hoặc kể cùng một câu chuyện từ nhiều góc độ bằng 4 quảng cáo dạng video ngắn.
Các chiến lược đặt giá thầu và định dạng quảng cáo có thể sử dụng.
Chiến lược đặt giá thầu
CPM mục tiêu (Nên dùng)
Với chiến lược CPM mục tiêu, chúng tôi tối ưu hóa giá thầu để hiển thị toàn bộ chiến dịch theo trình tự cho đối tượng của bạn. Nhờ đó, bạn có thể đạt được tỷ lệ xem hết cao hơn trong trình tự.
CPV tối đa
Định dạng quảng cáo
Quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua
Quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua
Quảng cáo đệm
Quảng cáo kết hợp các định dạng trên
Chiến lược đặt giá thầu mà bạn chọn sẽ xác định các định dạng quảng cáo có thể sử dụng. Hãy xem bảng dưới đây để biết bạn có thể sử dụng những định dạng nào cho từng loại chiến lược đặt giá thầu.
Cách người dùng di chuyển qua trình tự quảng cáo video.
Thông thường, khách hàng tiềm năng sẽ di chuyển qua chiến dịch theo trình tự, xem quảng cáo dạng video đầu tiên trong trình tự, sau đó xem quảng cáo dạng video cho bước tiếp theo dựa trên lượt hiển thị hoặc hành động tương tác trước đó với bước đầu tiên, và tiếp tục như vậy cho đến khi hết trình tự.
Trong một số trường hợp, mọi người sẽ di chuyển qua chiến dịch theo trình tự bằng cách xem video tiếp theo trong một bước của trình tự khi video này nằm trong một chiến dịch khác.
Bằng cách theo trình tự của quảng cáo dạng video, sẽ có thêm nhiều người hoàn thành trình tự với chi phí thấp hơn, bất kể chiến dịch nào đang phân phát quảng cáo dạng video này.
Hãy nhớ rằng để phân phát quảng cáo dạng video như một phần của chiến dịch theo trình tự, tiêu chí nhắm mục tiêu của quảng cáo dạng video đó trong cả hai chiến dịch phải giống nhau.
Xin lưu ý rằng bạn có thể đặt giới hạn tần suất cho quảng cáo dạng video theo trình tự để giới hạn số lần mọi người nhìn thấy trình tự đó.
Theo mặc định, hệ thống đặt giới hạn tần suất thành 1 trình tự cho mỗi người trong khoảng thời gian 7 ngày. Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi giới hạn tần suất thành 1 trình tự cho mỗi người trong khoảng thời gian 30 ngày.
Bạn có thể xem cách tạo một chiến dịch theo trình tự quảng cáo video tại: Google Video Campaign
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong một thế giới mà hầu hết mọi người đều xem quảng cáo như là một nhu cầu, rõ ràng rằng với một lần hiển thị quảng cáo, bạn sẽ có thêm môt cơ hội.
Tuy nhiên, các thương hiệu cũng cần phải hiểu rằng. Khi mọi người xem đi xem lại cùng một mẫu quảng cáo, điều đó có thể dẫn đến thất vọng và làm giảm giá trị thương hiệu.
Và đây cũng là chính là một thách thức tại Google Media Lab, đơn vị quản lý chiến lược truyền thông cho tất cả hoạt động tiếp thị kỹ thuật số của Google, vốn đã dành rất nhiều thời gian để suy ngẫm, thử nghiệm và lựa chọn các phương án tối ưu.
Khi nói đến tần suất tối ưu (ad frequency) và cách kể chuyện đầy ‘mê hoặc’, chúng tôi đã tìm ra một giải pháp ngoài mong đợi trong việc sắp xếp trình tự hiển thị quảng cáo video trên YouTube.
Ngoài việc cải thiện mức độ cân nhắc và ý định mua hàng, chúng tôi còn nhận thấy một kết quả rất ấn tượng khi phân phối tần suất quảng cáo ở một mức phù hợp đối với mỗi người xem video.
Trong hàng chục chiến dịch trên khắp nước Mỹ, Anh, Đức, Hàn Quốc và Nhật Bản cho các thương hiệu của Google, bao gồm Stadia và Chromebook.
Trình tự quảng cáo video đã thúc đẩy mức tăng trưởng của sức khoẻ thương hiệu (Brand Lift) cao hơn 80% đến 110% đồng thời chi phí cho mỗi người dùng thấp hơn từ 50% đến 70% so với các chiến dịch không sắp xếp theo trình tự quảng cáo.
Và dưới đây là những gì chúng tôi đã học được trong suốt quá trình thử nghiệm.
Tìm kiếm điểm tối ưu của tần suất.
Khi người tiêu dùng chuyển đổi liên tục giữa các thiết bị và kênh tiêu thụ nội dung, một trong những điều không thể tránh khỏi đó là họ có thể ‘thừa’ hoặc ‘thiếu’ đối với tần suất quảng cáo, tùy thuộc vào thói quen xem của họ.
Khi một người tiêu dùng nhận được quá nhiều quảng cáo, họ sẽ rất khó chịu.
Những người khác nhận được rất ít nên có tác động rất nhỏ.
Phần lớn điều này không được nhìn thấy bởi những người làm marketing vì các công cụ và việc nhắm mục tiêu thường dựa trên tần suất trung bình giữa các người dùng chứ không tính đến lượng nhỏ nhất và lớn nhất.
Khi nói đến tần suất, không có bất kỳ một con số nào được coi là kỳ diệu; độ nhận biết của một thương hiệu, mức độ phát triển của sản phẩm và mục tiêu chiến dịch đều đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến con số này.
Hầu hết các giải pháp tần suất đều hiển thị thông qua các công cụ giới hạn chung mà không có bất cứ tùy chọn kiểm soát nào ở cấp độ người xem.
Với trình tự quảng cáo video, các chiến dịch có thể được tối ưu hóa để thúc đẩy tần suất cao hơn, đặc biệt là với khách hàng mục tiêu của bạn trên YouTube để có tác động tối đa.
Chúng tôi nhận thấy rằng chạy các thử nghiệm đối tượng và quảng cáo đơn giản là một cách hợp lý để tìm ra điểm tần suất cho các thị trường và thương hiệu khác nhau.
Trên tất cả các chiến dịch sử dụng trình tự quảng cáo video của chúng tôi từ tháng 4 năm 2020 đến tháng 12 năm 2020, tần suất cao hơn sẽ thúc đẩy mức tăng trưởng của sức khoẻ thương hiệu tuyệt đối cao hơn.
Trung bình, quảng cáo được hiển thị với tần suất từ 03 lần trở lên giúp thúc đẩy chỉ số này cao hơn 61% so với tần suất là 01 và 02 lần.
Mở rộng tiềm năng của thuật kể chuyện.
Tất cả chúng ta đều có khả năng ghi nhớ những câu chuyện và việc sắp xếp theo trình tự quảng cáo video (video ad sequencing) sẽ cho phép chúng ta kể những câu chuyện cho khách hàng trong suốt hành trình mua hàng của họ.
Tạ Google Media Lab, chúng tôi thích thử nghiệm tiềm năng của thuật kể chuyện (storytelling) trong việc sắp xếp quảng cáo theo trình tự.
Trong một thử nghiệm với năm chuỗi câu chuyện, chúng tôi nhận thấy rằng việc tạo ra một cấu trúc tường thuật dựa trên những gì mọi người đã xem hoặc tương tác trước đó sẽ hoạt động hiệu quả nhất, giúp thúc đẩy độ nhận biết của thương hiệu, khả năng ghi nhớ quảng cáo và ý định mua hàng là tốt nhất.
Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng các phương pháp kể chuyện và dàn dựng các bố cục sắp xếp sáng tạo để có tác động tối đa đến thương hiệu.
Trong chiến dịch ‘Brand Helpfulness’ năm 2020, chúng tôi đã chạy hai chiến dịch theo trình tự quảng cáo video.
Một chiến dịch đã chiếu cùng một bộ phim dài 60 giây trong 3 lần.
Chiến dịch còn lại sử dụng ba biến thể sáng tạo quảng cáo khác nhau.
Và kết quả là gì?
Chiến dịch có nhiều biến thể sáng tạo hơn không chỉ thúc đẩy khả năng ghi nhớ quảng cáo cao hơn mà còn tăng tỷ lệ hoàn thành xem video cao hơn 60%; CPM thấp hơn 9%; tỷ lệ xem cao hơn 16%.
Chúng tôi tiếp tục thấy những kết quả video tương tự này xảy ra trên các thương hiệu và thị trường khác nhau. Đa dạng là chiến thắng.
Áp dụng phương pháp thử nghiệm và học hỏi để đo lường hiệu quả.
Tại Google Media Lab, chúng tôi tự hào là những nhà tiếp thị luôn ưu tiên kỹ thuật số, những người muốn thúc đẩy lĩnh vực này phát triển.
Có tư duy thử nghiệm và học hỏi là niềm tin mà chúng tôi rất tin tưởng, chúng tôi dành 20% đến 30% ngân sách chiến dịch cho việc thử nghiệm.
YouTube là một trong những nền tảng nhanh chóng và giàu dữ liệu nhất. Các cuộc khảo sát về tác động của các chiến dịch truyền thông lên sức khoẻ thương hiệu (Brand Lift) của chúng tôi nhận được hàng nghìn người trả lời, cho phép chúng tôi chia nhỏ nhiều dữ liệu theo nhiều cách khác nhau.
Và bởi vì các cuộc khảo sát được hoàn thành nhanh chóng, chúng tôi được cung cấp các kết quả nhanh chóng, hiệu quả, có ý nghĩa thống kê rất lớn.
Điều này cũng có nghĩa là chúng tôi có thể kiểm tra rất nhiều lý thuyết và ý tưởng với chi phí thấp trên YouTube, sau đó mở rộng quy mô những kiến thức đó để đảm bảo tác động tối đa và quản lý ngân sách tốt nhất.
Chúng tôi liên tục mày mò và tinh chỉnh trong suốt thời gian của chiến dịch, điều này giúp chúng tôi tối ưu hóa được kết quả video.
Chúng tôi rất vui khi được chia sẻ những phát hiện của mình và liên tục điều chỉnh, thích ứng và học hỏi mọi thứ từ các công cụ chúng tôi sử dụng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Khi các hành vi tiêu dùng kỹ thuật số phát triển và các thói quen mới được hình thành, các phương pháp tiếp cận quảng cáo truyền thống cũng đang được chuyển đổi – và trong nhiều trường hợp, chúng bị ‘loại bỏ’ hoàn toàn.
Một trong những sự thay đổi này có thể kể đến với cái tên YouTube, nền tảng đang ‘chiếm’ ngày càng nhiều doanh thu quảng cáo truyền hình (TV).
Tuần này, công ty mẹ của YouTube, Alphabet, đã báo cáo kết quả kinh doanh quý 1 năm 2021, cho thấy YouTube đã mang lại 6 tỷ USD doanh thu quảng cáo, tăng 49% so với cùng kỳ năm ngoái.
Với kết quả kinh doanh đầy ‘cảm hứng’ này, hiện YouTube đang dần bắt kịp tốc độ để đánh bại đối thủ video kỹ thuật số Netflix về thu nhập hàng năm.
Ông Neal Mohan, giám đốc sản phẩm của YouTube lưu ý rằng:
“Mặc dù thiết bị di động vẫn chiếm tỷ lệ phần trăm lớn nhất trong cách tiêu thụ nội dung trên nền tảng, trải nghiệm xem video phát triển nhanh nhất của chúng tôi là trên màn hình TV.
Tháng 12 năm ngoái, hơn 120 triệu người dùng ở Mỹ đã phát trực tuyến YouTube hoặc YouTube TV trên màn hình TV của họ.”
Khi những khán giả trẻ dần quen với việc xem TV được kết nối, YouTube đang dần ‘lấn át’ các kênh truyền hình truyền thống khác, điều này mang đến các cơ hội mới cho các nhà quảng cáo tiếp cận nhóm khán giả ngày càng quan trọng này thông qua các chiến dịch quảng cáo hợp lý hơn, nhắm mục tiêu hơn và hiệu quả hơn.
Theo lưu ý từ CNBC:
“Bất kể đó là YouTube hay Netflix, cả hai đều đang ‘đánh cắp’ sự chú ý và đô la quảng cáo từ các kênh truyền hình truyền thống.”
Theo Ông Philipp Schindler, hiện là giám đốc kinh doanh của Google:
“Các nhà quảng cáo hiện đang sử dụng YouTube để tiếp cận những khán giả mà họ không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác. Và hãy nhớ rằng, số người từ 18 đến 49 tuổi đang xem YouTube nhiều hơn tất cả các kênh TV truyền thống cộng lại. ”
Hành vi tiêu thụ video ngày càng phát triển khiến người xem trẻ tuổi ngày càng rời xa TV truyền thống và hướng tới việc xem được kết nối nhiều hơn.
Con bạn có thể thần tượng người dùng nào đó trên YouTube hơn là người dẫn chương trình truyền hình hoặc diễn viên.
Với người làm marketing, điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc ‘mua sắm’ phương tiện truyền thông trong nhiều thập kỷ tới.
Tất nhiên, một yếu tố khác dẫn đến việc tăng doanh thu quảng cáo của YouTube là động thái đưa quảng cáo vào tất cả các video ngay cả những video không thuộc “Chương trình Đối tác của YouTube”.
Trong các ghi chú khác của YouTube, Alphabet cũng báo cáo rằng ứng dụng video dạng ngắn của mình, ‘Shorts’ hiện đạt 6,5 tỷ lượt xem hàng ngày, tăng từ mức 3,5 tỷ vào cuối năm 2020.
Về quảng cáo, Alphabet cũng báo cáo rằng họ đang chứng kiến một ”động lực lớn” với quảng cáo TrueView cho hành động (TrueView for Action) trên YouTube, với số lượng nhà quảng cáo sử dụng định dạng này đã tăng gấp đôi trong năm qua.
Alphabet cũng chỉ ra các cơ hội thương mại điện tử mới nổi trên YouTube như là một trọng tâm chính trong tương lai:
“Như bạn đã biết, mọi người đã truy cập YouTube để quyết định những gì họ muốn mua. Về phần chúng tôi, chúng tôi muốn giúp họ mua hàng và làm cho quá trình khám phá nói chung trở nên dễ dàng hơn.”
Với hơn 2 tỷ người dùng đăng nhập hàng tháng và hơn một tỷ giờ video được xem mỗi ngày, YouTube vẫn là nền tảng dẫn đầu về video kỹ thuật số.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Định dạng quảng cáo tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới Lead Generation cho phép các nhà quảng cáo trên TikTok thu thập dữ liệu người dùng trực tiếp từ các quảng cáo trong luồng của họ.
Như bạn có thể thấy ở dưới, quảng cáo tìm kiếm khách hàng tiềm năng ‘Lead Generation’ trên TikTok bao gồm một CTA để dẫn người dùng điền vào biểu mẫu (form).
Theo giải thích của TikTok:
“Lead Generation bắt đầu bằng cách giúp người dùng dễ dàng điền vào biểu mẫu và cung cấp thông tin của họ (ví dụ: tên, email, điện thoại) để thể hiện sự quan tâm của họ đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đang tương tác.
Ngoài ra, những thông tin cơ bản mà người dùng cung cấp cho TikTok Ads cũng có thể được tự động điền để có trải nghiệm hiệu quả hơn giữa doanh nghiệp và người dùng.”
Bạn cũng có thể tùy chỉnh tiêu đề và hình ảnh của tài khoản trên biểu mẫu của mình, cũng như các câu hỏi trong danh sách có sẵn.
Khi người dùng điền vào biểu mẫu tìm kiếm khách hàng tiềm năng (Lead Form) của bạn, thông tin sau đó sẽ được lưu trữ trên TikTok.
Bạn có thể tải xuống tại thời điểm bạn chọn hoặc tích hợp trực tiếp vào CRM của bạn.
Bằng cách thu thập thêm dữ liệu này từ người dùng một cách trực tiếp, TikTok đang cung cấp một cách khác để thương hiệu có thể xây dựng cơ sở dữ liệu đối tượng của riêng bạn.
Bên cạnh đó, bằng cách ghi nhận lại thông tin của những người xem đã tương tác, bạn có thể xây dựng các nhóm tính cách của đối tượng một cách chính xác hơn để nhắm mục tiêu quảng cáo mở rộng và định hướng nội dung của bạn cho các chiến dịch trong tương lai.
Đây hẳn là một bổ sung quảng cáo quan trọng của TikTok trong bối cảnh ngày càng nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp SMBs luôn cần một lượng khách hàng tiềm năng để chăm sóc và bán hàng trực tiếp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Khi Covid-19 đã khiến nhiều thương hiệu trên khắp thế giới suy nghĩ lại về sự hiện diện trực tuyến của họ, những người làm marketing đang tìm kiếm những cách thức mới để thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu trên các nền tảng trực tuyến.
Đối với các thương hiệu chủ yếu dựa vào các hoat động kinh doanh offline trước Covid-19, live-stream hay phát trực tiếp dường như là một giải pháp thay thế đáng tin cậy.
Tuy nhiên, việc tổ chức một buổi phát trực tiếp để chỉ đơn giản là được “trực tuyến” thì sẽ không tạo ra những tác động đáng kể.
Sau đây là 03 phương pháp phát trực tiếp hay nhất từ Google mà các thương hiệu hiện đang áp dụng có thể dẫn đến lượng người xem và mức độ tương tác cao hơn.
1. Xây dựng nguồn động lực trước khi bạn ‘go live’.
Giúp mọi người khám phá sự kiện trực tiếp của bạn bằng cách chạy các chiến dịch giới thiệu (teaser campaign) trước khi phát để giúp người dùng mới và người dùng hiện tại biết khi nào và tại sao họ nên theo dõi sự kiện đó.
Trong thời điểm các hạn chế xã hội quy mô lớn đang diễn ra tại Indonesia (LSSR), nhà cung cấp viễn thông Indosat Ooredoo cần phải tìm ra một cách thay thế khác để tiếp tục chiến dịch #Collabonation mà trước đây họ đã từng tổ chức tại các trung tâm mua sắm trên khắp cả nước.
Thương hiệu đã quyết định tiến hành 06 sự kiện phát trực tiếp để tiếp tục tương tác với đối tượng mục tiêu của họ đồng thời cần đảm bảo việc họ có thể tạo ra đủ hứng thú và độ nhận biết nhất định trong mỗi luồng phát.
Để thúc đẩy những điều này, một quảng cáo dài 06 giây (bumper ad) sẽ xuất hiện lại sau khi người dùng xem quảng cáo giới thiệu (teaser ads) và sau đó tìm kiếm thẻ hashtag #Collabonation trên YouTube.
Kết quả là thương hiệu đã thu được hơn 700.000 lượt xem đối với những mẫu quảng cáo ‘bumper’ này trong sự kiện phát trực tiếp kéo dài 06 ngày.
2. Tăng cường sự tương tác và tham gia trong suốt sự kiện.
Bạn có thể mở rộng phạm vi tiếp cận và thu hút mọi người trong suốt quá trình phát trực tiếp bằng cách chạy các chiến dịch trên YouTube ngay cả khi sự kiện trực tiếp đang diễn ra.
Điều này sẽ nhắc nhở người dùng về luồng phát trực tiếp đang diễn ra và tiếp tục thu hút người dùng mới đến với chương trình đó.
Đầu năm nay, các hạn chế COVID-19 đã thúc đẩy Samsung phải suy nghĩ lại về cách thương hiệu có thể luôn gây được sự chú ý trong tháng Ramadan (Tháng nhịn ăn hoặc tháng ăn chay của người hồi giáo).
Thương hiệu đã quyết định tổ chức sự kiện phát trực tiếp vào đầu các buổi tối khi bạn bè và gia đình thường tụ tập để chia sẻ cùng nhau sau một ngày làm việc.
Luồng trực tiếp có thể giúp những người không thể ở bên nhau nhưng vẫn cảm thấy được sự kết nối và hân hoan.
Để tạo ra lưu lượng truy cập tối đa trong suốt sự kiện, Samsung đã chạy quảng cáo trên trang chủ của YouTube (YouTube Masthead) trong suốt luồng trực tiếp để khuyến khích nhiều người xem tham gia nhiều hơn, ngay cả khi luồng phát đã bắt đầu.
Quảng cáo trên trang chủ được bao gồm một câu đố tương tác, câu trả lời của mọi người sẽ được công bố trên cuộc trò chuyện trực tiếp, điều này đã góp phần thu hút 30.000 người tham gia cuộc trò chuyện trực tiếp của sự kiện.
Samsung liên tục ‘nhắc nhở’ người xem nhấp vào liên kết đến website của họ thông qua cuộc trò chuyện trực tiếp.
3. Đừng để các cuộc trò chuyện kết thúc sau khi phát trực tiếp.
Sau sự kiện phát trực tiếp, hãy tiếp tục tương tác với đối tượng mục tiêu của bạn để duy trì nhận thức và cân nhắc, đồng thời đảm bảo thương hiệu của bạn luôn là ‘top-of-mind’.
Khi sự kiện ra mắt offline của một trong những nhãn hàng điện thoại thông minh mới nhất của họ bị tạm dừng bởi COVID-19, realme đã quyết định chuyển sang kỹ thuật số và chọn sự kiện phát trực tiếp để tăng lưu lượng truy cập trong quá trình phát.
Lưu lượng truy cập vào website của realme đã tăng 50% trong quá trình phát trực tiếp do sự đầu tư mạnh mẽ từ giai đoạn giới thiệu (teaser), sản phẩm giới thiệu cũng đã bán hết sau khi luồng phát kết thúc.
Để có thể tiếp tục thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu trong hai tuần sau sự kiện, realme sử dụng kết hợp các đoạn video nổi bật được cắt ra từ luồng phát trực tiếp trước đó để quảng cáo dưới dạng ‘bumper ads’ (Quảng cáo dài 6s và không thể bỏ qua trên YouTube).
Đồng thời, họ cũng lưu lại danh sách đối tượng tiếp thị lại (re-marketing lists) để phục vụ cho các mục tiêu marketing sau này của thương hiệu.
Khi ngày càng nhiều thương hiệu trực tuyến, các nhà marketer cần phải có chủ ý về cách họ lập kế hoạch cho các luồng phát trực tiếp của mình và đảm bảo rằng họ luôn phải tương tác với người tiêu dùng trước, trong và cả sau khi luồng phát kết thúc.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Facebook vừa công bố các tùy chọn nhắm mục tiêu quảng cáo theo chủ đề mới cho quảng cáo trong luồng (in-stream ads), đồng thời thử nghiệm giai đoạn đầu tiên của quảng cáo trong Instagram Reels.
Bổ sung mới đầu tiên là danh mục nhắm mục tiêu quảng cáo trong luồng (in-stream ad), sẽ được bổ sung nhiều tùy chọn nhắm mục tiêu hơn cho các chiến dịch quảng cáo video của bạn.
Như bạn có thể thấy ở trên, các danh mục được chia thành các chủ đề nhỏ hơn nhằm hướng đến các nhóm đối tượng cụ thể hơn.
Theo giải thích của Facebook:
“Được hỗ trợ bởi công nghệ máy học (machine learning), hơn 20 chủ đề video sẽ có sẵn khi bạn chọn vị trí quảng cáo là ‘Chỉ trong luồng’ và mục tiêu thương hiệu cho chiến dịch.
Điều này mang lại cho các nhà quảng cáo nhiều lựa chọn hơn về nội dung mà họ muốn quảng cáo của mình xuất hiện.”
Facebook hy vọng rằng tuỳ chọn này sẽ cung cấp khả năng nhắm mục tiêu quảng cáo video chính xác hơn cho sản phẩm quảng cáo trong luồng của mình với hơn 2 tỷ người xem video đủ điều kiện trên nền tảng mỗi tháng.
Với Instagram, lần đầu tiên quảng cáo Reels sẽ được xuất hiện với mục tiêu mang đến cho các thương hiệu một cách khác để khai thác mức độ tiếp cận trên nền tảng video ngắn tương tự TikTok.
Như bạn có thể thấy ở đây, quảng cáo Reels sẽ tương tự với định dạng Reels tự nhiên nhưng có thêm thẻ ‘Được tài trợ’ để tạo sự minh bạch và nút CTA ‘Mua ngay’ ở dưới cùng.
Quảng cáo Reels sẽ được hiển thị giữa các video Reels tự nhiên và có thể dài tối đa 30 giây.
Quảng cáo Reels lần đầu tiên được thử nghiệm với các thương hiệu ở Ấn Độ, Brazil, Đức và Úc, với kế hoạch mở rộng tới các quốc gia khác trong những tháng tới.
Cuối cùng, Facebook cũng đang bổ sung thêm các quảng cáo nhãn dán (sticker ads) mới cho Facebook Stories.
Theo giải thích của Facebook:
“Trong những tuần tới, chúng tôi sẽ thử nghiệm quảng cáo nhãn dán được tùy chỉnh cho ‘Câu chuyện’ trên Facebook với một số nhà quảng cáo và nhà sáng tạo được chọn.
Những quảng cáo này sẽ cho phép nhà sáng tạo kiếm tiền từ ‘Câu chuyện’ trên Facebook của họ với quảng cáo có hình nhãn dán (Stickers).
Các thương hiệu sẽ tạo nhãn dán theo yêu cầu riêng và nhà sáng tạo có thể chủ động đặt các quảng cáo nhãn dán này trong ‘Câu chuyện’ trên Facebook của họ.”
Về cơ bản, đây chỉ là một cách khác để nhà sáng tạo thể hiện mối quan hệ cộng tác với các thương hiệu, nhà sáng tạo có thể quảng bá thương hiệu nhiều hơn nữa bằng các quảng cáo có hình thức tự nhiên hơn trong nội dung ‘Câu chuyện’ của họ.
Các bản cập nhật mới đang được thử nghiệm với một loạt các thương hiệu từ tuần này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nếu influencer marketing đã hoặc sẽ là một phần quan trọng trong kế hoạch digital marketing tổng thể của bạn, những insight dưới đây có thể rất đáng để bạn tham khảo.
Khi ngày càng nhiều các nền tảng và định dạng mới được ra đời, việc bắt kịp các xu hướng mới nhất và đảm bảo rằng bạn đang tối đa hóa thông điệp (brand message) của mình trên mỗi nền tảng cũng đang trở nên khó khăn hơn.
Điều này đặc biệt đúng với một số ứng dụng kiểu như TikTok, ứng dụng này thực sự đòi hỏi kiến thức và sự hiểu biết về những nhóm đối tượng cụ thể để tận dụng tính tự nhiên của ứng dụng đồng thời kết nối tốt hơn với đối tượng mục tiêu của ứng dụng đó.
Theo TikTok, các chiến dịch quảng cáo tốt nhất là những chiến dịch phù hợp nhất với cách người dùng thường tương tác – và trừ khi bạn thực sự ‘active’ trên nền tảng này hàng ngày, điều này có thể rất khó xảy ra.
Vậy đâu là thủ thuật thành công nhất mà các nhà tiếp thị kỹ thuật số (digital marketer) thường thấy ở các chiến dịch influencer marketing và các agency có kinh nghiệm đang tìm cách phân bổ ngân sách của họ trong năm nay như thế nào?
Để làm sáng tỏ điều này, Linqia (một nền tảng influencer marketing) gần đây đã khảo sát hơn 163 nhà tiếp thị doanh nghiệp và chuyên gia tại các agency từ nhiều ngành khác nhau để tìm hiểu thêm về việc sử dụng những người có ảnh hưởng của họ và cách họ tìm cách phát triển chiến lược của mình trong năm tới.
Trước hết, Linqia nhận thấy rằng phần lớn những người được khảo sát cho biết rằng họ đang tìm cách tăng ngân sách influencer marketing của mình vào năm 2021.
Theo báo cáo:
“71% nhà tiếp thị doanh nghiệp nói rằng ngân sách influencer marketing của họ sẽ tiếp tục tăng trong năm 2021 sau những thành công đã được chứng minh trong năm 2020.
Nhìn lại số liệu của năm 2020, con số này chỉ dừng lại ở mức 57%.”
Dữ liệu cho thấy rằng ngày càng có nhiều thương hiệu nhìn thấy được kết quả từ các nỗ lực influencer marketing của họ.
Điều này nhấn mạnh một thực tế là mọi người dùng trên mạng xã hội đang cảm thấy họ liên quan đến những người khác nhiều hơn là họ với các thương hiệu, đây thực sự là một yếu tố quan trọng cần xem xét trong các kế hoạch của bạn.
Linqia cũng phát hiện ra rằng những người có ảnh hưởng nhỏ (micro-influencers) – những người có từ 5.000 đến 100.000 người theo dõi – là trọng tâm phổ biến nhất cho các chiến dịch thương hiệu.
“Những người có ảnh hưởng nhỏ (vi mô) luôn là sự lựa chọn hàng đầu của những người làm marketing trong cuộc khảo sát hàng năm của chúng tôi, nhưng năm nay, nhu cầu đối với ‘nhóm quyền lực’ này thậm chí còn tăng trưởng hơn nhiều.
Trong cuộc khảo sát năm nay, 90% nhà marketer nói rằng họ muốn làm việc với những người có ảnh hưởng nhỏ, con số này tăng từ 80% vào năm 2020.”
Mặc dù những người nổi tiếng hay những ‘tên tuổi lớn’ là lý tưởng, nhưng đó không phải là mục tiêu đối với hầu hết các thương hiệu.
Những người có ảnh hưởng với các nhóm đối tượng nhỏ hơn có xu hướng không chỉ tiết kiệm chi phí hơn mà còn có thể có kết nối mạnh mẽ hơn với cộng đồng của họ, điều mà họ đã xây dựng thông qua sự tương tác trực tiếp nhiều hơn.
Linqia cũng nhận thấy rằng hầu hết các chiến dịch có ảnh hưởng sử dụng từ 5 đến 10 người có ảnh hưởng cùng một lúc sẽ giúp truyền tải thông điệp của thương hiệu đi xa hơn.
Và trong khi Instagram vẫn là nền tảng trọng tâm chính, hãy xem TikTok đã tăng trưởng như thế nào trong 12 tháng qua.
Trên đây là một số thông tin có thể rất hữu ích với bạn – Bạn đã sẵn sàng để xây dựng và tối ưu các chiến dịch influencer marketing của mình ngay từ bây giờ chưa?
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Gã khổng lồ công nghệ này cũng ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu hàng năm (YoY) đạt 44% so với cùng kỳ năm trước trong Quý 1.
Amazon cho biết doanh số bán quảng cáo của mình, vốn được công ty gọi là “khác”, đã tăng 77% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức 6,9 tỷ USD.
Đơn vị kinh doanh (Unit) đang phát triển nhanh này đang đặt Amazon vào một cuộc cạnh tranh ‘khốc liệt’ với các đối thủ nặng ký khác như Google và Facebook để giành lấy thị phần quảng cáo tại thị trường Mỹ, trong đó Amazon hiện đang chiếm khoảng 10%.
Giám đốc tài chính (CFO) của Amazon, Ông Brian Olsavsky cho biết:
“Đội nhóm quảng cáo của chúng tôi đã thực hiện một công việc tuyệt vời trong việc biến các lần nhấp chuột thành doanh số bán hàng một cách hiệu quả.
“Chúng tôi đang sử dụng các mô hình máy học chuyên sâu (deep learning models) mới để hiển thị các sản phẩm được tài trợ trở nên có liên quan và phù hợp hơn với người dùng.
Chúng tôi tiếp tục cải thiện mức độ liên quan của các quảng cáo được hiển thị trên các trang chi tiết của sản phẩm và chúng tôi cũng đã nhận thấy việc áp dụng nhanh chóng định dạng ‘video creative’ cho các thương hiệu được tài trợ đã trở nên hiệu quả hơn nhiều.”
Amazon Prime Video cũng có mức tăng trưởng đáng kể trong quý với 175 triệu thành viên Prime phát trực tuyến các chương trình truyền hình và phim trong năm qua.
Số giờ phát trực tuyến Prime Video đã tăng hơn 70% so với cùng kỳ năm ngoái.
Amazon gần đây cũng đã ký một thỏa thuận với Liên đoàn Bóng đá Quốc gia để phát trực tuyến các trận đấu vào đêm thứ Năm vào năm 2023 – một động thái có khả năng gia tăng doanh số bán quảng cáo của họ nhiều hơn nữa.
CFO Olsavsky cho biết dịch vụ phát trực tiếp (Live-stream) Twitch cũng hoạt động tốt trong quý 1 với trung bình 35 triệu người truy cập mỗi ngày.
Về tổng thể, doanh số bán hàng của Amazon tăng 44% so với cùng kỳ năm ngoái với thu nhập ròng tăng hơn gấp ba lần lên mức 8,1 tỷ USD và doanh thu là 108 tỷ USD.
Amazon cũng thông báo rằng một trong những sự kiện bán hàng lớn nhất trong năm có tên gọi Prime Day, sẽ được trở lại vào quý 2.
Sự kiện này của Amazon diễn ra trong bối cảnh thương mại điện tử đang bùng nổ khi người dùng đang chuyển việc mua sắm từ các cửa hàng truyền thống sang mua sắm trực tuyến trong thời kì đại dịch.
Theo Wall Street Journal, Amazon, Google và Facebook hiện chi phối hơn một nửa số đô la quảng cáo được chi tiêu ở thị trường Mỹ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Với việc Apple đưa ra chính sách theo dõi dữ liệu mới trong tất cả các ứng dụng, các nền tảng quảng cáo kỹ thuật số hiện đang phải cập nhật và chuẩn bị cho những thay đổi đối với các sản phẩm và dịch vụ quảng cáo của họ.
Sau Facebook đã thông báo về những thay đổi thì giờ đây TikTok cũng đã chia sẻ và giải thích về những tác động đến các sản phẩm và dịch vụ quảng cáo của mình sau sự thay đổi của Apple, với một loạt các thay đổi sẽ sớm có hiệu lực.
Trước hết, TikTok nói rằng các chiến dịch quảng cáo cài đặt ứng dụng (App Install) giờ đây sẽ cần phải chạy qua một loại chiến dịch mới.
“Từ ngày 26 tháng 4 trở đi, cách duy nhất để nhắm mục tiêu đến người dùng iOS 14.5 cho các chiến dịch quảng cáo cài đặt ứng dụng sẽ là thông qua chiến dịch dành riêng cho iOS 14 của TikTok.
Tính năng này có sẵn cho tất cả các nhà quảng cáo và bạn có thể tạo chiến dịch bằng cách chọn mục tiêu là cài đặt ứng dụng hoặc bán hàng theo danh mục (catalog sales), bạn cần chọn ứng dụng iOS và bật nút chuyển đổi ‘Deliver to iOS14+ conversion events’ ở cấp độ nhóm quảng cáo (ad group level).”
Những thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến các mục tiêu như “Lượt cài đặt ứng dụng” (App Installs), “Doanh số theo danh mục” (Catalog Sales) hoặc “Chuyển đổi” (Conversion).
Nếu bạn chọn một trong những loại mục tiêu này trong quá trình thiết lập chiến dịch của mình, giờ đây bạn sẽ nhận được thông báo cho biết rằng bản phát hành iOS 14 của Apple sẽ có thể ảnh hưởng đến việc phân phối quảng cáo.
TikTok nói rằng các nhà quảng cáo nên bắt đầu tạo các chiến dịch dành riêng cho iOS 14 mới này càng sớm càng tốt để giảm thiểu sự gián đoạn và giữ cho các chiến dịch cài đặt ứng dụng được chạy ‘trơn tru’ nhất có thể.
Ngoài ra, TikTok nói rằng họ cũng sẽ sớm tung ra trải nghiệm chiến dịch mới dành riêng cho iOS 14 trong những tuần tới.
“Các nhà quảng cáo có thể bắt đầu tự làm quen với tất cả các thay đổi cho chiến dịch trong ứng dụng iOS, trong khi tối ưu hóa và báo cáo hiệu suất dựa trên dữ liệu từ SKAdNetwork.”
SKAdNetwork là một khái niệm và API (tích hợp) mới từ Apple. SKAdNetwork là một mô hình phân bổ cài đặt trên thiết bị di động hướng tới việc bảo vệ quyền riêng tư của người dùng. Nó nhằm mục đích giúp đo lường tỷ lệ chuyển đổi của các chiến dịch cài đặt ứng dụng (CPI) mà không ảnh hưởng đến danh tính của người dùng.
Tất nhiên, mặc dù tác động đầy đủ sau bản cập nhật của Apple sẽ không rõ ràng trong một khoảng thời gian đầu, nhưng những doanh nghiệp cũng cần cập nhật các cách tiếp cận và quy trình chiến lược mới của mình để sớm thích ứng với các yếu tố mới này.
TikTok cũng khuyên các nhà quảng cáo nên:
Cập nhật SDK của đối tác đo lường trên thiết bị di động (SDK MMP). Cập nhật lên phiên bản SDK MMP mới được SKAdNetwork hỗ trợ sẽ đảm bảo rằng ứng dụng của bạn được đăng ký cho việc phân bổ dựa trên SKAdNetwork, cung cấp cho bạn khả năng tối ưu hóa cũng như đo lường số lượt cài đặt và các sự kiện xảy ra sau cài đặt từ người dùng iOS 14.
Hoàn thành việc cấu hình sự kiện chuyển đổi trong giao diện MMP. Điều này đảm bảo rằng các mạng lưới quảng cáo như TikTok có thể nhận các sự kiện sau cài đặt và giá trị sự kiện từ SKAdNetwork API để cung cấp việc tối ưu hóa và đo lường cho các chiến dịch trên iOS 14.
Gửi tất cả các sự kiện đến TikTok qua MMP. Để giúp cải thiện hiệu suất các chiến dịch quảng cáo trong ứng dụng của bạn, chúng tôi khuyên bạn nên gửi cho TikTok tất cả dữ liệu – bao gồm cả dữ liệu chưa được phân bổ – từ MMP của bạn. Điều này sẽ cho phép các hệ thống của chúng tôi điều chỉnh và tối ưu hóa tốt hơn cho SKAdNetwork.
Không phải tất cả các chiến dịch quảng cáo đều sẽ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi lần này, tuy nhiên, điều đáng chú ý ở đây là có những sự thay đổi đang diễn ra, và điều đó có thể ảnh hưởng đến hiệu suất các chiến dịch TikTok của bạn. Bạn nên cập nhật liên tục.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nếu bạn thực hành những khái niệm cơ bản này, bạn sẽ thấy rằng việc marketing doanh nghiệp của bạn không quá khó như bạn nghĩ.
Những nguyên tắc cơ bản này bị bỏ qua bởi hầu hết các doanh nghiệp sử dụng Facebook, Twitter hay LinkedIn làm kênh truyền thông chính của họ.
1. Luôn có một lời đề nghị.
Nếu bạn là một marketer, bạn có thể nghe ở đâu đó nói rằng nội dung là vua (Content is King).
Tuy nhiên điều này cũng không hoàn toàn chính xác, bán hàng mới là vua.
Không có bán hàng, bạn không có thị phần, không có ngân sách làm marketing và tất nhiên không có ‘vương quốc’ nào để bạn thống trị và làm vua cả.
Tiếp thị truyền thông mạng xã hội (Social Media Marketing) của bạn cần phải có một lời đề nghị cho những khách hàng tiềm năng lý tưởng, bạn phải cho họ biết chính xác những gì họ cần làm và tại sao họ muốn làm điều đó ngay lập tức.
Một lời đề nghị tốt thường nhạy cảm về mặt thời gian, và lý tưởng nhất, đó là một ưu đãi – một ưu đãi mà những khách hàng tiềm năng năng thích hợp không thể chối từ.
2. Luôn có một lý do để khách hàng phản hồi ngay lập tức.
Khách hàng của bạn thấy quảng cáo của bạn, họ sẽ trả lời, họ gần trả lời…, nhưng sau đó họ đặt nó sang một bên để nghiền ngẫm hoặc kiểm tra lại một thứ gì đó.
Khi khách hàng đến được ngưỡng đó, chúng ta phải ‘kéo’ họ vượt qua nó.
Phải có một lý do chính đáng nào đó để họ không dừng lại, trì hoãn hoặc suy ngẫm. Cần phải có sự khẩn cấp.
3. Luôn cần sự hướng dẫn rõ ràng.
Hầu hết mọi người đều làm tốt việc tuân theo các chỉ dẫn. Phần lớn, họ dừng lại nếu màu đèn chuyển đỏ và đi nếu đến chuyển sang xanh, đứng vào hàng mà họ được yêu cầu đứng và điền vào các biểu mẫu mà họ được yêu cầu để điền vào.
Hầu hết những thất bại và thất vọng của những người làm marketing là do đưa ra các hướng dẫn khó hiểu – hoặc không có hướng dẫn nào cả.
Người tiêu dùng sẽ cảm thấy bối rối hoặc không chắc chắn phải làm một thứ gì đó và đương nhiên họ sẽ hiếm khi mua bất cứ thứ gì nếu không được yêu cầu hay hướng dẫn cụ thể.
Chỉ đơn thuần là chia sẻ nội dung sẽ không mang lại kết quả thực sự. Bạn phải hướng dẫn khách hàng tiềm năng của mình vượt qua các bước bạn muốn họ thực hiện để bán hàng.
4. Luôn cần theo dõi và đo lường.
Nếu bạn muốn có lợi nhuận thực sự từ hoạt động marketing của mình, bạn sẽ không còn cho phép mình thực hiện bất kỳ khoản đầu tư vào quảng cáo, marketing hoặc bán hàng nào mà không có theo dõi, đo lường và trách nhiệm phải giải trình một cách chính xác.
Bạn có thể sẽ nghe thấy các thuật ngữ như “tương tác”, “phạm vi tiếp cận” và “mức độ lan truyền” nhưng lại không có dữ liệu để thể hiện kết quả.
Mỗi đồng bạn chi tiêu cho marketing cần được đo lường hiệu quả mang về bằng tiền, bằng doanh số (gián tiếp hoặc trực tiếp) chứ không chỉ là các chỉ số ‘chỉ để cho đẹp’.
5. Luôn cần có bước tiếp theo.
Mọi người đọc quảng cáo của bạn, nhận email của bạn, tìm thấy bạn trực tuyến, gọi điện hoặc ghé thăm địa điểm kinh doanh của bạn… và chỉ có thế.
Đây là một sự lãng phí không đáng có.
Khi bạn đầu tư vào quảng cáo và marketing, bạn không chỉ trả tiền cho những khách hàng mà bạn có được.
Bạn phải trả tiền cho mỗi cuộc gọi, mỗi lần khách hàng nhìn thấy hoặc click vào quảng cáo.
Nói một cách đơn giản, nếu bạn đầu tư 1.000 USD vào một chiến dịch quảng cáo, bạn nhận được 50 cuộc gọi và bạn có được 20 khách hàng, bạn đã mua mỗi cuộc gọi với giá 20 USD.
Nếu bạn định không làm gì với 30 trong số 50 cuộc gọi còn lại đó, thì bạn đang tiếp tục tạo ra một sự lãng phí vô cùng lớn.
Hãy nhớ rằng, với mỗi cuộc gọi với khách hàng tiềm năng, ngay cả khi nó thất bại thì bạn vẫn luôn học được những thứ mà nó không hề có ở khách hàng đã mua hàng của bạn.
6. Luôn hướng đến kết quả.
Hãy xem một ví dụ thế này. Bạn muốn xe của mình được rửa bằng tay và hút bụi bên trong, và bạn sẽ phải trả 50.000 VNĐ.
Tuy nhiên, nếu người rửa xe chỉ rửa xe mà không hút bụi nhưng vẫn muốn nhận đủ 50.000, để bù đắp vào phần còn thiếu anh ấy kể một “câu chuyện” nào đó để thay cho kết quả là một chiếc xe vừa được rửa sạch sẽ vừa được hút hết bụi thì bạn có hài lòng không?
Rõ ràng là. Bạn không đề nghị trả tiền cho một câu chuyện. Bạn đã đề nghị trả tiền cho một chiếc xe sạch sẽ.
Điều này cũng đúng với các khoản đầu tư vào quảng cáo và marketing trên mạng xã hội. Đừng để bất kỳ một số liệu ‘đẹp đẽ’ nào đó lôi kéo hay làm thay đổi kết quả cuối cùng của bạn.
Chỉ có kết quả mới là mục tiêu cuối cùng thực sự.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Alphabet đã báo cáo về lợi nhuận trong quý đầu tiên của năm 2021, cũng như việc mua lại lượng cổ phiếu mới trị giá 50 tỷ USD giúp cổ phiếu tăng hơn 4% sau phiên giao dịch.
Dưới đây là kết quả hoạt động của công ty mẹ Google trong quý này so với những gì các nhà phân tích Phố Wall dự báo:
Thu nhập: 26,29 USD mỗi cổ phiếu so với 15,82 USD.
Doanh thu: 55,31 tỷ USD so với 51,70 tỷ USD.
Doanh thu của Google Cloud: 4,05 tỷ USD so với 4,07 tỷ USD, theo ước tính của FactSet.
Quảng cáo trên YouTube: 6,01 tỷ USD so với 5,70 tỷ USD, theo StreetAccount.
Doanh thu của Google đã tăng 34% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu quảng cáo là 44,68 tỷ USD trong quý 1 so với 33,76 tỷ USD trong cùng quý năm ngoái, đây cũng là mức tăng trưởng hàng năm nhanh nhất trong ít nhất bốn năm trở lại đây của Google.
Quảng cáo trên YouTube đạt 6,01 tỷ USD trong quý 1 – tăng 49% so với năm trước.
Theo một báo cáo gần đây của Pew, YouTube là một trong những nền tảng truyền thông mạng xã hội thành công nhất với mức độ sử dụng của người trưởng thành ở Mỹ tăng từ 73% vào năm 2019 lên 81% vào năm 2021.
CEO Alphabet, Sundar Pichai cho biết rằng Shorts, đối thủ cạnh tranh TikTok của YouTube đang thu hút 6,5 tỷ lượt xem mỗi ngày, tăng đáng kể so với mức 3,5 tỷ vào cuối tháng 1.
Doanh thu của Google Cloud cũng đã tăng 46% so với cùng kỳ lên 4,05 tỷ USD.
Google Cloud là nền tảng bao gồm nền tảng phân tích dữ liệu, cơ sở hạ tầng, các công cụ cộng tác như Google Docs và Google Sheets cũng như “các dịch vụ khác dành cho khách hàng doanh nghiệp”.
Trong quý 1, công ty cũng ghi nhận khoản lợi nhuận 4,84 tỷ USD từ giá trị của một số khoản đầu tư, hiện Google chưa công khai chi tiết các khoản này.
Vào tháng 3, Google đã công bố khoản đầu tư 7 tỷ USD nhằm mở rộng văn phòng và trung tâm dữ liệu trên 19 Bang, tạo ra ít nhất 10.000 việc làm toàn thời gian.
Giám đốc tài chính (CFO), Bà Ruth Porat cho biết:
“Ngay cả khi làm việc với môi trường làm việc kết hợp, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục cần không gian, vì vậy chúng tôi đang tiếp tục xây dựng các khu văn phòng của mình.”
Bà nói thêm rằng công ty dự kiến sẽ “tăng tốc” chi tiêu vào bất động sản vào cuối năm nay khi phải trang bị các khuôn viên mới cho môi trường làm việc kết hợp của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Với sự tăng trưởng và đầu tư ngày càng mạnh vào tiếp thị video, đây có thể là một trợ giúp lớn trong việc cải thiện khả năng tiếp cận và tối đa hoá các nỗ lực quảng cáo của bạn.
Google đã thông báo rằng họ đang thêm trình thử nghiệm quảng cáo video mới vào Google Ads, điều này sẽ cho phép các thương hiệu thử nghiệm và so sánh các phương pháp tiếp cận khác nhau nhằm tối ưu hiệu quả tiếp thị video của họ.
Theo giải thích của Google:
“Khi hiểu được tác động quá lớn của quảng cáo trong việc thúc đẩy doanh số bán hàng, chúng tôi sẽ khởi chạy các thử nghiệm quảng cáo video trên toàn cầu trong Google Ads trong vài tuần tới.
Những thử nghiệm này dễ thiết lập và nhanh chóng mang lại kết quả mà bạn có thể thực hiện được. Vì vậy, cho dù bạn đang tìm hiểu tác động của các quảng cáo video đến thương hiệu (Brand Lift), chuyển đổi hoặc CPA, bạn cũng có thể đưa ra quyết định sáng suốt hơn để cải thiện kết quả của mình trên YouTube.”
Trình thử nghiệm quảng cáo video (Video Ad experiments) sẽ được thêm vào trong trang tổng quan Google Ads của bạn – trong tab ‘Bản nháp & Thử nghiệm’, bạn sẽ sớm thấy tùy chọn ‘Thử nghiệm video’ mới ở đây.
Tại đây, bạn sẽ có thể tạo các thử nghiệm video mới để kiểm tra xem quảng cáo video nào của bạn hiệu quả hơn trên nền tảng YouTube.
“Với ‘thử nghiệm video’, bạn có thể thử nghiệm các quảng cáo video khác nhau với cùng một nhóm đối tượng và sau đó sử dụng kết quả của thử nghiệm để xác định quảng cáo nào mang lại hiệu quả lớn hơn với nhóm đối tượng đó của bạn.”
Sau đó, kết quả sẽ có trên trang tổng quan Google Ads của bạn:
Theo Google, điều này có thể có tác động rất lớn đến thương hiệu.
“Trong các nghiên cứu toàn cầu mà chúng tôi thực hiện vào năm 2019 và 2020, những nhà quảng cáo đã sử dụng thành công thử nghiệm video để tối ưu hóa hiệu suất quảng cáo ở những phần cuối cùng của phễu bán hàng (BoFu) đã thấy giá mỗi chuyển đổi trung bình thấp hơn 30% so với quảng cáo khác trên YouTube.
Và những người đã sử dụng thử nghiệm video để tối ưu hóa quảng cáo ở những phần trên cùng của phễu bán hàng (ToFu) đã chứng kiến khả năng ghi nhớ quảng cáo cao hơn 60% so với những quảng cáo khác.”
Có nhiều cách khác nhau mà bản cập nhật mới này có thể được sử dụng để cải thiện cách tiếp cận quảng cáo video của bạn.
Google cũng đã đưa ra 03 ví dụ về các thử nghiệm tiềm năng:
Phóng to văn bản: Việc làm cho các thành phần văn bản (bao gồm cả logo) lớn hơn có thúc đẩy nhận thức về thương hiệu nhiều hơn hay không?
Phóng to đối tượng: Việc phóng to các đối tượng quan trọng, cho dù đó là con người hay sản phẩm, có thúc đẩy sự cân nhắc cao hơn từ phía khách hàng không?
Mua hàng dễ dàng hơn: Việc đặt lời gọi hành động (CTA) ở đầu video có thúc đẩy nhiều chuyển đổi hơn so với đặt ở cuối video không?
Chìa khóa tối ưu nằm ở việc hạn chế các tham số đối chiếu của bạn, để hiểu rõ ràng hơn về tác động của mỗi thay đổi.
Vì vậy, nếu bạn đang chạy một thử nghiệm, điều lý tưởng là bạn sẽ không thay đổi ba hoặc bốn tham số cùng một lúc, bằng cách thử từng tham số một, bạn sẽ có thể hiểu rõ hơn về tác động mà mỗi tham số đó có thể ảnh hưởng.
Các thử nghiệm quảng cáo video mới của Google sẽ sớm có trong trình quản lý Google Ads.
Bạn có thể đọc thêm về cách thiết lập thử nghiệm quảng cáo video tại: Video Ad Experiment.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Bạn đang tìm cách khai thác sức mạnh của Influencer Marketing để tối đa hóa nỗ lực marketing của mình trên các nền tảng mạng xã hội?
Mối quan hệ đối tác với ‘người có ảnh hưởng’ có thể có tác động rất lớn đến thành công của một chiến dịch, đặc biệt là trên các nền tảng có tính trực quan và sáng tạo cao.
Việc hiểu rõ bản chất của mỗi người dùng và điều gì sẽ gây được tiếng vang với người hâm mộ (Fans) là những gì mà ‘người có ảnh hưởng’ phải có được.
Sự hợp tác phù hợp có thể mang lại cho thương hiệu của bạn một sự thúc đẩy rất lớn không chỉ về mặt nhận biết hay ảnh hưởng thương hiệu mà còn về cả doanh số bán hàng.
Hiểu được vấn đề này, Instagram gần đây đã kết hợp với Tribe (một nền tảng chuyên về influencer marketing) chia sẻ một số mẹo quan trọng có thể rất hữu ích với bạn.
Ông Jules Lund, Nhà sáng lập của Tribe khuyên rằng các thương hiệu nên tìm cách sử dụng nội dung do người dùng tạo ra (UGC) và nội dung của ‘người có ảnh hưởng’ thông qua các chiến dịch của họ để tăng cường sự tương tác và cộng hưởng thương hiệu.
Rất nhiều người đã đăng nội dung trực tuyến của họ hàng ngày, chỉ cần bạn cho họ những thông tin, định hướng hay chương trình cụ thể, nó có thể mạng lại giá trị cộng hưởng rất lớn cho các nỗ lực quảng cáo của bạn.
Theo Ông Lund:
“Nội dung này là xác thực, từ những người thực và vì vậy nó sẽ rất hiệu quả – bởi vì làm gì có ai tốt hơn để tạo ra nội dung khiến khách hàng yêu thích hơn là chính khách hàng.”
2. Hãy tìm những khách hàng đã hạnh phúc nhất với thương hiệu và chia sẻ câu chuyện của họ.
Ông Lund cũng khuyên rằng các thương hiệu nên tôn vinh những khách hàng đã cảm thấy rất hạnh phúc của họ (khách hàng có thể đã sử dụng sản phẩm hoặc chưa), bằng cách sử dụng những câu chuyện của họ để kết nối và giao tiếp tốt hơn với doanh nghiệp.
Các thương hiệu nên nắm bắt những câu chuyện này và sau đó, có thể trả phí để biến chúng thành các chương trình quảng cáo.
“Tôi sẽ trả phí để chia sẻ câu chuyện đó. Tôi sẽ chuyển nội dung của họ thành những quảng cáo từ tài khoản thương hiệu và từ tài khoản của ‘người có ảnh hưởng’ và sau đó tôi sẽ so sánh cả hai.
Tôi sẽ sử dụng các phương thức tối ưu để kiểm tra và học hỏi từ các nhóm đối tượng khác nhau, các định dạng nội dung và quảng cáo khác nhau, các mục tiêu khác nhau và khi tôi tìm thấy được phương án hiệu quả nhất, tôi sẽ cắt các phần còn lại và công thêm phần ngân sách đó vào phương án hiệu quả nhất này.”
3. Sử dụng quảng cáo nội dung có thương hiệu (Branded Content Ads).
Mẹo quan trọng cuối cùng liên quan đến Influencer Marketing được ông Lund chia sẻ đó là sử dụng quảng cáo nội dung có thương hiệu của Facebook để tối đa hóa thông điệp.
Ông Lund nói rằng:
“Quảng cáo nội dung có thương hiệu của Facebook và Instagram có khả năng là định dạng quảng cáo hiệu quả nhất mà chúng tôi từng thấy.
Bởi vì nó kết hợp sự cộng hưởng của các bài đăng của ‘người có ảnh hưởng’ với các công cụ nhắm mục tiêu quảng cáo của nền tảng, từ đó mang lại cho bạn tính xác thực của những thông điệp trong quảng cáo.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Danh sách loại trừ động (dynamic exclusion lists) từ Google Ads có thể giúp thương hiệu của bạn tránh hiển thị quảng cáo gần những nội dung không mong muốn một cách dễ dàng và thuận tiện nhất.
An toàn thương hiệu (Brand safety) là từ khoá được hầu hết các doanh nghiệp quan tâm trong những năm qua và ‘danh sách loại trừ động’ mới của Google sẽ giúp các nhà quảng cáo tránh hiển thị quảng cáo gần những nội dung mà họ muốn tránh.
Theo một thông báo từ phía Google:
“Sau khi nhà quảng cáo tải danh sách loại trừ động lên tài khoản Google Ads, họ có thể lập lịch cập nhật tự động khi các website hoặc tên miền mới được thêm vào, điều này đảm bảo rằng danh sách loại trừ của họ vẫn hiệu quả và được cập nhật. Tính năng này sẽ có sẵn cho tất cả các tài khoản quảng cáo trong vài tuần tới.”
Các nhà quảng cáo đã từng sử dụng ‘advertiser controls’ (kiểm soát nhà quảng cáo) trước đây.
Trước khi có bản cập nhật này, tùy chọn “kiểm soát nhà quảng cáo” trong Google Ads đã cho phép các nhà quảng cáo tìm kiếm loại trừ các trang web, loại nội dung và toàn bộ chủ đề nhất định ra khỏi chiến dịch của mình.
Tuy nhiên, với tính năng này, nhiều nhà quảng cáo – và đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ đã không thể theo kịp vì họ không đủ nguồn lực để theo dõi và cập nhật liên tục.
Ông Alejandro Borgia, Giám đốc về quyền riêng tư và an toàn quảng cáo của Google cho biết:
“Chúng tôi đã nghe từ một số đối tác quảng cáo của mình rằng các công cụ loại trừ hiện tại đang yêu cầu rất nhiều nguồn lực và phải cập nhật thường xuyên.
Điều này có thể đặt ra nhiều thách thức cho bất kỳ nhà quảng cáo nào, đặc biệt là những nhà quảng cáo nhỏ với đội ngũ nhân viên nội bộ và chuyên môn còn hạn chế.”
Giờ đây, các nhà quảng cáo và agency có thể tạo danh sách loại trừ của riêng họ hoặc sử dụng danh sách từ các bên thứ ba đáng tin cậy, chẳng hạn như các tổ chức an toàn thương hiệu và các nhóm ngành khác nhau.
Tại sao chúng ta phải quan tâm.
Khi nội dung trên internet thay đổi và phát triển, điều quan trọng là các nhà quảng cáo phải tuân thủ mọi loại trừ mà họ cần để đảm bảo thương hiệu của họ không hiển thị gần những nội dung không phù hợp với thông điệp của họ.
Danh sách loại trừ động có thể giúp thương hiệu của bạn thực hiện điều đó một cách dễ dàng hơn trong khi đòi hỏi ít thời gian và nguồn lực chuyên môn của nhà quảng cáo hơn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
TikTok sẽ tung ra một loạt các sản phẩm quảng cáo mới tập trung vào thương mại điện tử nhằm mục tiêu tối đa hóa tiềm năng doanh thu của mình.
Theo báo cáo của Business Insider, TikTok đang tìm cách bổ sung một loạt các công cụ mua sắm trong luồng (in-stream shopping) mới khi họ tiếp tục khám phá tiềm năng thương mại điện tử của mình.
Quảng cáo bộ sưu tập – Collection Ads.
Tùy chọn mới đầu tiên là ‘Quảng cáo bộ sưu tập’, sẽ cho phép các thương hiệu kết hợp danh sách các danh mục sản phẩm và video có thương hiệu của họ để hướng người dùng đến các sản phẩm có liên quan từ video.
TikTok cũng đang tìm cách thêm ‘Quảng cáo sản phẩm động’ (Dynamic Product Ads), sẽ tự động nhắm mục tiêu lại người dùng bằng các sản phẩm có liên quan theo hoạt động của họ trong ứng dụng và website của nhà quảng cáo.
Bên cạnh đó, tuỳ chọn ‘Promo Tiles’ sẽ cho phép các nhà quảng cáo thêm thông báo khuyến mãi và bán hàng có thể tùy chỉnh vào quảng cáo trong nguồn cấp dữ liệu của họ.
Và ‘Showcase Tiles’ sẽ cho phép những nhà sáng tạo quảng cáo sản phẩm trong video của họ với một liên kết sản phẩm có liên quan ở phần dưới cùng của màn hình.
Một số tuỳ chọn này tương tự như các sản phẩm thương mại điện tử của TikTok trong phiên bản tiếng Trung ‘Douyin’ tại thị trường Trung Quốc.
Phần lớn doanh thu của TikTok đến từ thương mại điện tử trong ứng dụng.
Douyin hiện tạo ra phần lớn doanh thu của mình từ các hoạt động thương mại trong ứng dụng thay vì bán quảng cáo, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi thấy TikTok đang tìm cách thêm những thứ tương tự cũng như việc tích hợp thêm hoạt động mua sắm và khám phá sản phẩm vào ứng dụng.
Trong một ghi chú kèm theo, TikTok nói rằng 47% người dùng của họ đã mua một thứ gì đó mà họ đã thấy trên TikTok, trong khi nền tảng này cũng tuyên bố rằng hoạt động kinh doanh quảng cáo tại Mỹ của họ đã tăng trưởng hơn 500% trong năm qua.
Tất nhiên, điều này còn liên quan đến tốc độ tăng trưởng người dùng ứng dụng của nó – TikTok cũng lưu ý rằng hiện tại ứng dụng này có hơn 100 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) ở Mỹ và 732 triệu trên toàn cầu.
Phần lớn người dùng của TikTok ở độ tuổi dưới 24 (chiếm khoảng 59% và 17% người dùng từ 13 đến 17 tuổi. Điều này hứa hẹn mang lại cho TikTok một cơ hội để trở thành ‘ứng cử viên sáng giá’ trong thị trường truyền thông mạng xã hội .
Đây là lý do tại sao Facebook đang rất ‘quan tâm’ đến TikTok, khi TikTok chiếm được lượng người dùng ở độ tuổi trẻ như vậy, TikTok sẽ có thêm rất nhiều cơ hội để mở rộng và phát triển liên tục.
Theo một nghiên cứu, đối tượng trẻ tuổi cũng đang có tác động rất lớn đến chi tiêu, họ sẽ cho phép TikTok tạo cơ hội chia sẻ doanh thu tốt hơn và đảm bảo những nhà sáng tạo hàng đầu của mình được ‘trả phí’ một cách xứng đáng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Với sự phát triển ngày càng mạnh và hướng tới đạt 1 tỷ người dùng, TikTok là nền tảng được ngày càng nhiều người làm marketing tìm kiếm và tích hợp vào các nỗ lực quảng cáo của họ.
Để thu thập thêm Insights về vấn đề này, TikTok gần đây đã ủy quyền cho Kantar (công ty nghiên cứu thị trường của Anh) thực hiện một nghiên cứu mới để đánh giá cách quảng cáo trên TikTok được cảm nhận so với các nền tảng quảng cáo khác.
Để cung cấp đủ thông tin về điều này, Kantar đã phỏng vấn hơn 25.000 người tham gia, trên 20 quốc gia khác nhau, từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 1 năm 2021.
Và sau đây là những gì nghiên cứu có được:
1. Quảng cáo trên TikTok đang truyền cảm hứng.
Nghiên cứu cho thấy 72% người được hỏi nhận thấy quảng cáo trên TikTok là nguồn ‘truyền cảm hứng’, chỉ số này cao nhất trên tất cả các nền tảng.
“Người dùng TikTok có tư duy khám phá khi cuộn qua nguồn cấp dữ liệu của phần ‘For You’, đồng thời họ cũng đang hài lòng khi tiếp nhận những video mới và đầy cảm hứng từ những nhà sáng tạo cũng như thương hiệu”.
Tất nhiên, điều đó sẽ liên quan trực tiếp đến các yếu tố sáng tạo của chính quảng cáo đó của nhà quảng cáo – nếu quảng cáo của bạn phù hợp với các đặc tính của TikTok và trông có vẻ tự nhiên trong nguồn cấp dữ liệu, điều đó cũng có thể dẫn đến việc mua hàng.
TikTok đã nhiều lần lưu ý rằng các nhà quảng cáo không nên tạo quảng cáo mà thay vào đó hãy tạo TikTok, tức hãy truyền cảm hứng cho người dùng.
Hiển thị sản phẩm với những nội dung hấp dẫn và lôi cuốn có thể dẫn đến những phản hồi mua hàng mạnh mẽ thông qua các chương trình khuyến mãi trên TikTok.
2. Quảng cáo trên TikTok đang thiết lập xu hướng.
Theo báo cáo:
“So với quảng cáo trên các nền tảng khác, mọi người coi những quảng cáo trên TikTok có khả năng thiết lập xu hướng nhiều hơn đến 21%.
Với các định dạng quảng cáo sáng tạo như ‘thử thách gắn thẻ hashtag có thương hiệu’ (Branded Hashtag Challenge), các thương hiệu trên TikTok hiện có nhiều công cụ để trở thành một phần của văn hóa, cho phép đối tượng mục tiêu của họ tạo ra các xu hướng dựa trên âm thanh của thương hiệu (Branded Sounds), hành động, hiệu ứng hoặc câu chuyện liên quan đến thương hiệu và hơn thế nữa.”
Một lần nữa, điều này lại nhắc nhở các nhà quảng cáo hãy ‘make TikToks – not make Ads‘ – tập trung vào sự tương tác được đơn giản hóa với các xu hướng phổ biến giúp thương hiệu và người dùng cá nhân dễ dàng tiếp cận những thứ mới nhất.
Bằng cách tập trung vào các yếu tố phổ biến trong các video trên TikTok, bạn có thể trở thành một phần của văn hóa, có thể có tác động tích cực đến thương hiệu của mình.
3. Sự hài hước và lạc quan là chìa khóa.
TikTok nói rằng người dùng đến với nền tảng của mình để khám phá những nội dung nâng cao tinh thần từ cộng đồng TikTok, điều này rất có ý nghĩa với các nhà quảng cáo.
“8 trong số 10 người tham gia nghiên cứu đồng ý rằng TikTok rất thú vị, hài hước.”
Điều này cũng đã ‘vô tình’ chỉ ra trọng tâm của cách tiếp cận chiến dịch TikTok của bạn và những gì người dùng mong đợi trên nền tảng.
4. Quảng cáo TikTok thu hút được sự chú ý.
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng quảng cáo TikTok rất tốt trong việc thu hút sự chú ý, với 67% người được hỏi đồng ý rằng quảng cáo trên nền tảng này sẽ thu hút được sự tập trung của họ – chỉ số này cao hơn 7% so với các nền tảng khác.
TikTok cũng lưu ý rằng các tùy chọn vị trí đặt quảng cáo như ‘TopView’ hoặc video đầu tiên mà người dùng nhìn thấy khi mở ứng dụng sẽ giải quyết được vấn đề “ngay tại thời điểm họ dễ tiếp thu và chú ý nhất” cho thương hiệu.
5. Người dùng TikTok dễ xem quảng cáo hơn.
Cuối cùng, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người dùng TikTok xem quảng cáo trong ứng dụng một cách thuận lợi hơn so với các nền tảng quảng cáo khác.
“Kết hợp nhiều yếu tố, quảng cáo trên TikTok cho thấy khả năng tiếp nhận quảng cáo trung bình tốt hơn 10% so với các nền tảng khác được thử nghiệm.
Hơn nữa, nhiều thuộc tính quảng cáo được thử nghiệm cho thấy rằng quảng cáo trên TikTok đã tìm ra những cách để trở thành một phần của cộng đồng với những điều chân thực và mới mẻ.”
Trên đây là một số lưu ý tốt mà bạn có thể cân nhắc trong các chiến lược quảng cáo của mình, giờ đây bạn có nhiều cách hơn để hiểu và thử nghiệm nó.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Có 68% số người dùng iPhone chọn cách từ chối ứng dụng theo dõi quảng cáo khi Apple triển khai tính năng này trên iOS 14.5.
Kết quả nghiên cứu được AppsFlyer – một công ty chuyên về tiếp thị di động – đưa ra sau khi phân tích 300 ứng dụng phổ biến được cài trên iPhone của 2.000 người.
Trong đó, chỉ có 32% số người đồng ý cho phép kích hoạt App Tracking Transparency, tính năng buộc ứng dụng phải xin phép người dùng nếu muốn kích hoạt IDFA (Identifier for Advertisers) – mã số riêng trên mỗi iPhone, iPad, giúp doanh nghiệp triển khai quảng cáo cá nhân hóa.
Cũng theo AppsFlyer, người dùng iPhone sử dụng các ứng dụng phổ biến và có mức độ quan tâm cao có tỷ lệ chấp nhận quảng cáo nhiều hơn, khoảng 40%. Đối với những ứng dụng ít phổ biến hơn, tỷ lệ chấp nhận chỉ từ 0 đến 20%.
Theo BGR, với tỷ lệ từ chối App Tracking Transparency cao, các công ty cung cấp ứng dụng dựa trên quảng cáo có thể gặp khó khăn do không thể đề xuất quảng cáo được cá nhân hóa dựa trên thói quen người dùng thông qua IDFA.
Điều này có thể khiến mô hình ứng dụng miễn phí biến mất – điều mà CEO Facebook Mark Zuckerberg từng lo ngại.
Trade Desk, công ty chuyên về quảng cáo kỹ thuật số, cho biết có khoảng 10% trong 12 triệu quảng cáo tiềm năng mỗi giây được liên kết trực tiếp với IDFA.
Nếu số lượng người dùng iPhone kích hoạt App Tracking Transparency quá lớn, các quảng cáo hướng đối tượng gần như sẽ không thực hiện được trên nền tảng của Apple, từ đó gây thiệt hại không nhỏ đến các nhà phát triển ứng dụng.
Loch Rose, Giám đốc công ty tiếp thị Epsilon, cho rằng các nhà phát triển ứng dụng iOS sẽ giảm tới 50% lợi nhuận trên mỗi CMP – chi phí để quảng cáo hiển thị 1.000 lần.
Một thống kê khác cho thấy, có tới 58% các nhà quảng cáo và phát triển ứng dụng đang có kế hoạch rời hệ sinh thái Apple để đầu tư vào các nền tảng khác có lợi nhuận cao hơn, như Android hoặc TV.
Số khác cho biết sẽ chuyển các ứng dụng sang hình thức trả phí, nhưng chỉ kỳ vọng đạt doanh thu trong ngắn hạn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nghiên cứu mới cho thấy những người trên 50 tuổi cảm thấy bị ‘tổn thương’ và phiền phức vì các thương hiệu đang sử dụng độ tuổi của họ để nhắm vào quảng cáo thay vì thái độ và lối sống.
Những người trên 50 tuổi cảm thấy khó chịu và thường bỏ qua quảng cáo vì các quảng cáo đó chỉ nhắm vào độ tuổi của họ, thay vì hướng đến thái độ và lối sống.
Nghiên cứu mới được thực hiện bởi Gransnet và Mumsnet với 1.028 người dùng của họ cho thấy 78% những người từ 50 tuổi trở lên cảm thấy quảng cáo thiếu tính đại diện hoặc xuyên tạc, tức không hài lòng với các quảng cáo được nhìn thấy.
Xét về lĩnh vực, mức độ này tồi tệ nhất đối với các thương hiệu công nghệ với 87% trong số những người được hỏi trả lời là không hài lòng về quảng cáo, tiếp theo là các thương hiệu thời trang với 84% và ngành giải trí là 79%.
Gần 2/3 tức khoảng 62% trong số những người được hỏi tin rằng họ cảm thấy ‘bị phớt lờ’ vì các nhà quảng cáo còn quá trẻ để hiểu về nhân khẩu học của họ, một chỉ số khác là 88% cho rằng các thương hiệu và Agency nên tuyển dụng nhiều người lớn tuổi hơn.
Khoảng 93% cho rằng các nhà quảng cáo cần bắt đầu hỏi những người trên 50 tuổi xem họ muốn gì hơn là ngồi ở đó và đưa ra giả định, trong khi 92% muốn các nhà quảng cáo thừa nhận sức mạnh chi tiêu của họ.
Điều này gây ra không ít hậu quả cho các thương hiệu. Gần một nửa (khoảng 49%) những người được hỏi nói rằng họ chủ động tránh những thương hiệu không hiểu họ, trong khi 69% cho rằng nếu quảng cáo đại diện hơn cho nhóm tuổi của họ, họ sẽ dễ tiếp nhận thương hiệu đằng sau nó hơn.
Nhà soạn nội dung Lara Crisp của Gransnet cho biết: “Nếu các nhà quảng cáo muốn trò chuyện được với những người trên 50 tuổi, họ cần phải bắt đầu bằng cách lắng nghe họ.
Thật kỳ lạ khi những người làm marketing cho rằng độ tuổi là một giới hạn khi quan tâm đến công nghệ, thời trang hoặc các bộ phim bom tấn”.
Nhà biên soạn Tom Goodwin tại Zenith nói thêm:
“Chúng ta cần phải suy nghĩ lại tất cả các giả định mà chúng ta đưa ra về các nhóm tuổi, bao gồm cả thói quen truyền thông của họ.
Chúng ta có giả định kỳ lạ rằng thế hệ những người lớn tuổi không sử dụng Snapchat và không thích công nghệ, nhưng tất nhiên họ đang tải xuống ứng dụng, cả những ứng dụng phát nội dung trực tuyến.
Các thương hiệu phải giải quyết những giả định đó và các agency quảng cáo phải đặt ra những câu hỏi khó hơn về người dùng.”
Để làm được tất cả những điều này, các thương hiệu cần ngừng nhắm mục tiêu theo độ tuổi và bắt đầu nhắm mục tiêu theo thái độ, phong cách sống, và cả giai đoạn sống.
Nhân khẩu học đã được chứng minh là vô nghĩa nhưng chúng ta đã nhất quyết sử dụng chúng. Dữ liệu lớn chúng ta nên sử dụng là thái độ, ý định, các hành vi có thể xảy ra.
Chúng ta cần cải thiện việc sử dụng những tín hiệu dữ liệu hơn là nhân khẩu học .
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Xu hướng “sống chậm” đang phát triển theo cấp số nhân trên YouTube và gắn liền với các chủ đề phổ biến về lối sống giản dị và chủ nghĩa tối giản.
Bà Roya Zeitoune hiện là lãnh đạo nhóm Văn hóa và Xu hướng của Google, tổ chức đang hoạt động trên khắp Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi.
Ông Nicolas Szmidt dẫn đầu nhóm nghiên cứu xu hướng quốc tế tại YouTube. Hai nhóm của họ đã cùng nhau nghiên cứu dữ liệu xem YouTube để khám phá ra các xu hướng tiêu dùng mới nổi đang tăng trưởng nhanh trên nền tảng.
Một trong những tác động phụ về văn hóa của đại dịch COVID-19 là tốc độ cuộc sống của chúng ta chậm lại rõ rệt. Chúng ta đang ở trong một kỷ nguyên của sự “sống chậm” mới và nhiều người tiêu dùng đang đón nhận nó.
Xu hướng “sống chậm” đang phát triển theo cấp số nhân trên YouTube và gắn liền với các chủ đề phổ biến về lối sống giản dị và chủ nghĩa tối giản.
Lượt xem video có tiêu đề “sống chậm” tăng gấp 4 lần vào năm 2020 so với năm 2019.
Dữ liệu cho thấy nhiều người trong chúng ta đã được truyền cảm hứng để thực hiện các sở thích đồng thời khám phá cả những sở thích mà trước đây chúng ta thường cho là quá tốn thời gian.
Sống chậm yêu cầu sự cam kết. Những video này thường dài, được gắn liền với nền âm nhạc thư giãn. Một số video thậm chí còn im lặng.
Người sáng tạo và người xem của họ tìm thấy được nhiều ý nghĩa khi chú ý đến các chi tiết.
Nội dung những video này thường xoay quanh các công việc và sở thích như làm vườn, tái sử dụng những đồ đạc trong nhà hay pha một tách cà phê đúng điệu chẳng hạn.
Tương tự, nướng bánh mì vẫn là một câu chuyện được đan xen với phong trào ‘sống chậm’.
Sức hấp dẫn khó chối từ của lối sống chậm: Chủ nghĩa thoát ly, khát vọng và cả thành quả.
Một số sở thích liên quan đến lối sống chậm đã có từ lâu. Ví dụ như nghe nhạc, lối sống tĩnh tâm, thanh thản, vốn đã là một phần cốt lõi của YouTube trong ít nhất một thập kỷ.
Tuy nhiên, người dùng đã xem nội dung này nhiều hơn bao giờ hết trong năm 2020.
Những video này đặc biệt thu hút người xem trong thời kỳ đại dịch vì chúng mang lại cảm giác thoát nạn, an toàn và mở ra lối sống đầy khát vọng. Chúng cũng có thể giúp mọi người xem cảm nhận được thành quả.
Khát vọng và chủ nghĩa thoát ly: Không phải ai trong chúng ta cũng có vườn xung quanh nhà hay máy pha cà phê, nhưng việc xem những nội dung này cho phép chúng ta suy nghĩ khác, chúng ta tự tìm lấy cho mình một không gian riêng.
Ví dụ: hàng ngàn người xem đã theo dõi một người sáng tạo ở Hà Lan trình diễn cách làm tinh dầu hoa oải hương. Có thể bạn không tự sản xuất được tinh dầu cho riêng mình, nhưng chỉ đơn giản là xem những hướng dẫn này cũng có thể khiến bạn cảm thấy hứng khởi hơn mỗi ngày.
Thành quả: Những người xem có những sở thích này và làm theo hướng dẫn bằng video sẽ cảm thấy mình đạt được thành quả khi họ đã hoàn thành các bước làm của mình.
Việc làm theo các nhiệm vụ có thể mang lại cho chúng ta cảm giác kiểm soát sự thỏa mãn, trong khi có quá nhiều thứ bất ổn vẫn xoay quanh chúng ta.
Kết nối với phong trào sống chậm.
Những sở thích và thú vui của lối sống chậm có cảm giác như chúng là một phần của lối sống hồi tưởng, quay trở lại “những ngày xưa tốt đẹp”.
Vậy xu hướng đang phát triển này có ý nghĩa gì đối với các thương hiệu, người làm marketing và cả các nhà quảng cáo?
Ở cấp độ cơ bản nhất, các thương hiệu có liên quan đến những sở thích liên quan, chẳng hạn như làm vườn và nấu ăn, có thể khai thác xu hướng sống chậm bằng cách điều chỉnh sự sáng tạo của họ để kết nối nhiều hơn với những người tiêu dùng hiện đang khao khát nội dung này.
Ngoài ra, những quảng cáo liên quan đến nội dung sống chậm có thể hoạt động hiệu quả hơn so với những loại nội dung còn lại.
Nhưng bài học lớn nhất cho các thương hiệu có lẽ là việc thừa nhận và hiểu rằng đã có một sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng và điều này phản ánh mong muốn và nhu cầu mới nổi của họ. Xu hướng sống chậm này cũng cung cấp những cái nhìn sâu sắc về trạng thái tâm lý của người tiêu dùng trong thời điểm lúc bấy giờ.
Điều này có thể giúp người làm marketing hiểu rằng khách hàng mục tiêu của chính họ sẽ dễ dàng tiếp nhận những thông điệp mới như thế nào, họ có thể sử dụng những thông tin chi tiết này để điều chỉnh lại các kế hoạch truyền thông và quảng cáo sao cho phù hợp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Định dạng ‘Quảng cáo động’ (Dynamic Ads) mới được thiết kế để giúp các thương hiệu phát video trực tuyến giới thiệu những nội dung phù hợp với mọi người trên Facebook nhằm thu hút lượt đăng ký mới dựa trên sở thích của họ.
Theo giải thích của Facebook:
“Với ‘Quảng cáo động’ dành cho các nền tảng phát trực tuyến, khi mọi người nhìn thấy quảng cáo cho sản phẩm hay dịch vụ của bạn trong nguồn cấp dữ liệu của họ.
Họ có thể vuốt qua quảng cáo để xem các tiêu đề liên quan được cá nhân hoá mà họ có thể quan tâm dựa trên sở thích mà họ đã ‘thể hiện’ trên Facebook và Instagram.
Người dùng cũng có thể thực hiện theo lời kêu gọi hành động (CTA) của bạn để bắt đầu dùng thử hoặc đăng ký một sản phẩm hay dịch vụ nào đó.”
Tùy chọn này cho phép các thương hiệu phát video trực tuyến thêm tiêu đề (title) của nội dung được lưu trữ trên dịch vụ của họ trong quá trình thiết lập chiến dịch.
Sau đó, hệ thống của Facebook sẽ sử dụng danh sách đó làm nguồn dữ liệu để nhắm mục tiêu những người dùng đã thể hiện sự quan tâm đến từng Trang (Fanpages/Group) cụ thể.
“Sau khi nhà quảng cáo tải danh mục nội dung của họ lên Facebook, ‘quảng cáo động’ sẽ cung cấp các đề xuất nội dung được cá nhân hóa, từ đó mang lại cho người dùng những trải nghiệm được cá nhân hóa tương tự cái mà họ vẫn quen nhìn thấy từ các dịch vụ phát trực tuyến của họ.”
Facebook cũng sẽ tối ưu một loạt các tiêu đề phù hợp cho từng người dùng trong dịch vụ quảng cáo mới này, điều này có thể giúp các nhà quảng cáo thu hút thêm nhiều lượt dùng thử hay đăng ký mới hơn.
Theo Facebook, hầu hết mọi người dùng thử các dịch vụ phát trực tuyến mới vì họ muốn xem nhiều nội dung có sẵn thông qua dịch vụ đó.
Các công cụ ‘Quảng cáo động’ của Facebook ngày càng trở nên nhanh nhạy hơn với người dùng, cho phép nhà quảng cáo truyền tải những nội dung phù hợp với sở thích của từng cá nhân dựa trên những thứ họ tương tác trên nền tảng.
Quy trình tự động này loại bỏ rất nhiều các tùy chọn nhắm mục tiêu bổ sung từ quá trình thiết lập quảng cáo và có thể tạo ra kết quả tốt hơn dựa trên việc ‘học tập’ của hệ thống.
Nếu bạn là nhà quảng cáo đang chạy nhiều chiến dịch trên Facebook và đang tìm những cách tiếp cận mới thì Dynamic Ads là định dạng ‘hay ho’ mà bạn nên thử.
Cả 3 ứng dụng gọi xe hàng đầu là: Grab, Be hay Gojek đều tỏ rõ tham vọng khai phá các mảng thị trường mới, thông qua các chiến lược đã được công bố, hoặc những thông tin gọi vốn, mua bán sáp nhập gần đây.
Theo báo cáo của ABI Research trong nửa đầu năm 2020 về thị trường gọi xe công nghệ Việt Nam, Grab hiện là ứng dụng chiếm thị phần số một lên tới 74,6%.
Ứng dụng Be xếp thứ 2 với thị phần 12,4%, theo sau là Gojek (trước đây là Go-Viet) đang nhanh chóng rút ngắn khoảng cách với thị phần tương ứng là 12,3%.
Nếu gom chung thị phần của 3 hãng gọi xe công nghệ hàng đầu, thì 3 ứng dụng này chiếm hơn 99% thị phần gọi xe tại Việt Nam. Điều này đồng nghĩa, cơ hội cho các ứng dụng gọi xe mới có được thị phần, cũng như “chen chân” được vào top 3 ứng dụng gọi xe hàng đầu tại Việt Nam là rất thấp.
Từ những cựu binh như FastGo, hay những tên tuổi mới như viApp, GV Taxi dù có nhiều sự hẫu thuẫn cũng khó lòng tạo ra được sự khác biệt trên thị trường gọi xe công nghệ.
Mặt khác, việc thứ hạng 3 ứng dụng gọi xe Việt Nam đã sớm được an bài có thể xem là chỉ báo cho thấy, đây không còn là mảng thị trường giàu sức cạnh tranh.
Thay vào đó, cả 3 ứng dụng gọi xe hàng đầu là: Grab, Be hay Gojek đều tỏ rõ tham vọng khai phá các mảng thị trường mới, thông qua các chiến lược đã được công bố, hoặc những thông tin gọi vốn, mua bán sáp nhập gần đây.
Chẳng hạn như Grab Việt Nam gần đây cho biết sẽ đẩy mạnh thêm nhiều sáng kiến hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) phát triển kinh doanh trên nền tảng online.
Những giải pháp này bao gồm chương trình Hội Chủ Shop VIP GrabExpress với mục tiêu hỗ trợ các chủ shop là đối tác của GrabExpress và công cụ Quản lý Quảng cáotrên ứng dụng GrabMerchant dành cho đối tác cửa hàng, quán ăn GrabFood.
Hai sáng kiến này sẽ giúp các SME tăng mức độ hiển thị trên nền tảng online, thu hút thêm khách hàng để từ đó tăng thêm cơ hội doanh thu.
Hay như Grab Financial Group trực thuộc Grab cũng công bố nhận được hơn 300 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A.
Mục tiêu của Grab Financial là hỗ trợ các cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tiếp cận những dịch vụ tài chính khắp Đông Nam Á với chi phí hợp lý, thuận tiện và minh bạch hơn.
Trong khi đó với Be Group, sau hai năm gia nhập thị trường hiện đang sở hữu hơn 10 triệu khách hàng. Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực vận tải – công nghệ, Be Group đã bắt tay cùng VPBank giới thiệu Ngân hàng số Cake.
Ngân hàng số Cake có thể cung cấp các sản phẩm, dịch vụ như một ngân hàng truyền thống: mở tài khoản, chuyển – nhận tiền, thanh toán hóa đơn, gửi tiết kiệm, phát hành thẻ ghi nợ (Mastercard).
Bà Nguyễn Hoàng Phương, CEO Be Group cho biết, Cake được phát triển và hoàn thiện bởi đội ngũ kỹ sư công nghệ người Việt của beFinancial và chính là bước đi quan trọng tiếp theo của công ty trong việc nâng cấp hệ sinh thái của ứng dụng Be trên con đường phấn đấu trở thành nền tảng số mở hàng đầu Việt Nam.
Điểm đặc biệt của ngân hàng số Cake là định danh khách hàng điện tử (e.KYC); giao kết hợp đồng bằng phương thức điện tử và chữ ký số; việc mở tài khoản trực tuyến nhanh chóng chỉ trong 2 phút mà không cần phải đến quầy giao dịch.
Công ty TNHH beFinancial (beFinancial) trực thuộc Be Group – sẽ tham gia vận hành Cake trên cơ sở thỏa thuận Hợp tác chiến lược dài hạn giữa VPBank và Be Group.
Gojek Việt Nam gần đây hoàn thành việc triển khai GoBiz – nền tảng quản lý đơn hàng dành cho các đối nhà hàng giúp tối ưu hoá quy trình giao đồ ăn trực tuyến, từ đó các đối tác nhà hàng tăng trưởng kinh doanh hiệu quả, nâng cao trải nghiệm người dùng.
Hơn 80% các nhà hàng, quán ăn trên Gojek đang sử dụng GoBiz hàng ngày, giúp rút ngắn thời gian “từ nhà hàng tới khách hàng” lên tới 50% và lượng đơn hàng hoàn thành có thể tăng tới 300%.
Thông qua GoBiz, người phụ trách nhà hàng, quán ăn có thể chủ động cập nhật thực đơn, tình trạng món ăn dựa trên thực tế nhà hàng tại từng thời điểm, dễ dàng chấp nhận hoặc thông báo hết hàng ngay khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng, đồng thời sắp xếp chuẩn bị đồ ăn để sẵn sàng ngay khi tài xế đến nhận hàng.
GoBiz cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nhà hàng theo dõi doanh thu theo ngày, theo giờ, quản lý hiệu suất đơn hàng để có những điều chỉnh kịp thời về nguồn hàng và nhân sự nhằm nâng cao doanh số. Các nhà hàng cũng dễ dàng theo dõi sổ sách và đối soát doanh thu khi cần thiết.
Cũng liên quan tới lĩnh vực gọi xe, là hoạt động giao đồ ăn, Loship – startup giao đồ ăn và thương mại điện tử giao hàng trong một giờ tại Việt Nam đã bắt tay cùng Igloo, Công ty công nghệ bảo hiểm (insurtech) có trụ sở tại Singapore.
Sự kiện này cho phép Loship cung cấp dịch vụ bảo hiểm rủi ro giao hàng không thành công cho 70.000 tài xế, để các tài xế này có thể dễ dàng hoàn thành công việc của họ.
Ngoài giao đồ ăn, bán bảo hiểm, Loship triển khai nhiều dịch vụ cộng hưởng như: giao hàng, thuê xe, giao thuốc và nhiều hoạt động theo yêu cầu khác.
Thế mạnh của Loship là vận dụng sự am hiểu “tính bản địa” vào sản phẩm, dịch vụ, cũng như các khâu quảng cáo, marketing tới khách hàng.
Công ty tập trụng vào các những thị trường tỉnh bên ngoài các đô thị loại 1 như Hà Nội và TP. HCM – nơi mà các ứng dụng đa quốc gia khó có thể vươn tới.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Chương trình đào tạo của Facebook có tên là Rise được ra mắt nhằm mục tiêu đào tạo kỹ năng cho các nhân sự đang làm việc tại các Agency quảng cáo (Ad Agency) từ khắp toàn cầu.
Là một phần trong những nỗ lực nhằm mục tiêu cung cấp sự hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, Facebook đã công bố mở rộng chương trình ‘Rise’, nhằm đào tạo kỹ năng digital cho các chuyên gia tại các agency quảng cáo.
Được ra mắt lần đầu tiên ở Brazil vào năm ngoái, chương trình Rise cung cấp khóa học đào tạo chi tiết của Facebook (Facebook Blueprint), cùng với những thông tin chi tiết khác trong ngành nhằm giúp nhân viên tại các agency nâng cao kỹ năng của họ để đáp ứng nhu cầu của công việc.
Theo giải thích của Facebook:
“Vào tháng 1 năm 2021, các công ty quảng cáo (Ad Agency) của Mỹ đã cắt giảm 4.800 việc làm, giảm nhân sự xuống mức thấp nhất kể từ năm 2014.
Cùng với những xu hướng này, nhu cầu việc làm trên các phương tiện truyền thông internet đang ở mức cao kỷ lục.
Vai trò của digital trong marketing là một trong những ngành đang phát triển nhanh nhất, mang lại cơ hội dành cho các chuyên gia tại các agency để phát triển các kỹ năng mới, trau dồi những kỹ năng cũ hoặc thậm chí là tạo ra những đột phá trong sự nghiệp.”
Rise ra mắt nhằm mục đích giúp những nhân sự trong ngành trở nên phù hợp hơn với những xu hướng này, với một loạt các chương trình đào tạo kỹ năng cụ thể.
Chương trình được triển khai qua các nhóm Facebook, hiện đã được tạo ra để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo.
Bằng cách hỗ trợ chương trình thông qua các nhóm (group), Facebook cũng đang giúp tạo ra các kết nối trong ngành, điều này có thể giúp bạn mở ra nhiều cơ hội hơn nữa.
Như bạn có thể thấy ở đây, khi bạn tham gia chương trình, sau đó bạn có thể xem tất cả các tài liệu đào tạo được cung cấp cũng như xem các mẹo hay những cuộc trò chuyện liên quan.
Facebook nói rằng chương trình dành cho tất cả các chuyên gia quảng cáo ở mọi cấp độ đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch hoặc bị sa thải vào năm 2020.
Để đáp ứng các yêu cầu về tính đủ điều kiện, người tham gia phải có ít nhất một năm kinh nghiệm làm việc tại các agency.
Đó có thể là một cách tốt để học thêm các kỹ năng digital mới và đảm bảo rằng trình độ và kiến thức của bạn đáp ứng được các yêu cầu trong chương trình này.
Tất nhiên, điều này cũng sẽ mang lại lợi ích cho chính Facebook, khi chương trình kết thúc và bạn có thêm nhiều kiến thức để thử nghiệm, việc tăng chi tiêu cho các sản phẩm quảng cáo của Facebook là điều khó tránh khỏi.
Bạn có thể đăng ký tham dự chương trình tại: Facebook Rise
Google ngày càng giữ lưu lượng truy cập cho riêng mình, theo dữ liệu cho thấy, phần lớn người dùng tìm kiếm không nhấp vào bất cứ website nào sau kết quả tìm kiếm được trả về.
Theo phân tích mới, gần 2/3 số truy vấn tìm kiếm của Google kết thúc mà người dùng không nhấp vào bất cứ một kết quả nào.
Cụ thể, với dữ liệu do Rand Fishkin, Giám đốc điều hành của nền tảng trí tuệ đối tượng (audience intelligence) SparkToro tổng hợp, 65% tìm kiếm của Google trên điện thoại di động và máy tính xách tay đã kết thúc mà không có người dùng nhấp vào.
Google, cùng với Facebook đã thống trị thị trường quảng cáo số và trong quý 4 năm 2020, Google đã thu về 32 tỷ USD doanh thu chủ yếu từ mảng tìm kiếm.
Ông Fishkin đã xuất bản nghiên cứu lần đầu tiên vào năm 2019 cho thấy hơn 50% truy vấn của Google kết thúc mà không có bất cứ lần nhấp chuột nào.
Fishkin cũng lưu ý rằng số lượng tìm kiếm về tổng thể đang tăng lên – có thể là do nhiều người trong chúng ta đã bị mắc kẹt sau đại dịch.
Mối quan ngại lớn nhất với Google hiện tại là gã khổng lồ tìm kiếm này đang tìm cách giữ mọi người ở lại với nền tảng của riêng mình.
Fishkin cho biết thêm: “Trong ba năm qua, Google là người hưởng lợi lớn nhất từ việc tăng số lượng tìm kiếm trên toàn thế giới.”
Và khi đại dịch khiến nhiều người rời khỏi máy tính xách tay và máy tính để bàn của họ để đến với thiết bị di động, vấn đề tìm kiếm mà không nhấp chuột lại tăng cao hơn.
Tuy nhiên, trong một bài đăng trên blog được xuất bản hôm 24/3, Google đã bác bỏ nghiên cứu này, đồng thời Google cũng nêu bật một số lý do khiến các truy vấn tìm kiếm không dẫn đến việc nhấp chuột, bao gồm:
“Mọi người tìm kiếm nhanh những thông tin, mọi người đang thay đổi truy vấn của họ và mọi người điều hướng trực tiếp đến các ứng dụng (app) thay vì chỉ là website.
Chúng tôi quan tâm sâu sắc đến việc người dùng nhấp chuột hay mở một website nào đó và đã liên tục cải tiến Google Tìm kiếm trong những năm qua nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp, nhà xuất bản và người sáng tạo phát triển hơn.”
Mặc dù ngày nay chúng tôi hiển thị các liên kết trang web cho nhiều truy vấn hơn khi chúng là những phản hồi hữu ích nhất, nhưng chúng tôi cũng muốn xây dựng các tính năng mới để tổ chức thông tin theo những cách hữu ích, hơn là việc chúng chỉ là một danh sách các liên kết.”
Google đang chịu áp lực về cách thể hiện kết quả tìm kiếm ở Mỹ và Liên minh Châu Âu, cụ thể là tính năng “Google OneBox”, chúng là các ô vuông văn bản hoặc hình ảnh nổi bật được bật lên khi bạn tìm kiếm, chẳng hạn như các điểm đến vào các kỳ nghỉ hoặc tình hình thời tiết ở một thành phố cụ thể nào đó.
Một loạt các công ty việc làm và du lịch đã cáo buộc rằng gã khổng lồ công nghệ này sử dụng sự thống trị của mình trong lĩnh vực tìm kiếm để mở rộng sang các dịch vụ tìm kiếm chuyên biệt khác, như Google Flights hoặc Google Travel.
Trong một bức thư có chữ ký của những công ty như TripAdvisor, Expedia và Trivago, hơn 130 công ty cung cấp dịch vụ lưu trú, du lịch và tuyển dụng việc làm trên khắp thế giới tuyên bố rằng Google đã và đang “tận dụng sự thống trị của mình trong tìm kiếm trên Internet nói chung để khởi đầu một sự cạnh tranh mới.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Mỗi công ty đều có định hướng khác nhau nhưng bạn nên chú ý nếu gặp phải 7 kiểu công ty sau đây nhé!
Dù là tập thể công ty hay cá nhân, có chiến lược, đường đi mới dài. Nếu không có chiến lược, giống như một người đi vào rừng sâu nhưng lại không có bản đồ, la bàn, sẽ rất dễ lạc đường trong đó.
1. Suy nghĩ “bỏ đồng xu” ăn “trứng ngỗng vàng”
Những công ty “nhát gan”, chỉ dám đầu tư nhỏ nhưng luôn mơ ước thu được lợi nhuận lớn sẽ chẳng bao giờ “phất” lên được.
Tháng 2 năm 1999, Niu Gensheng nói với Sun Xianhong:
“Tôi đưa anh 100 vạn tiền phí tuyên truyền, anh không được nói với bất cứ ai.”
Xianhong thắc mắc: “Tại sao lại không được nói?”
Gensheng đáp: “Bây giờ có 300 vạn thôi, tôi lại dùng 100 vạn làm quảng cáo, sợ rằng mọi người không tiếp thu nổi. Nhưng tôi chỉ cần một kết quả: Trong một đêm khiến người trong toàn thành phố đều biết đến.”
Thế nên chỉ sau một đêm, đến sáng ngày 1 tháng 4 năm 1999, mọi người đều thấy hai bên đường xuất hiện những biển quảng cáo màu đỏ, trên đó nổi bật dòng chữ vàng: “Mengniu Dairy, thương hiệu thứ hai của Nội Mông Dairy!”
Câu chuyện trên cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc quảng cáo và marketing hiệu quả.
Tuy nhiên, thực tế, nhiều ông chủ luôn mang trong lòng một bàn tính nhỏ, họ sẵn sàng gây ra chút scandal nhỏ để thu hút, không muốn bỏ ra khoản lớn tuyên truyền, mà lại hy vọng thu được lợi nhuận lớn từ các khoản đầu tư nhỏ như thế.
Họ chưa từng nghĩ đến việc đầu tư lớn để nhận được những thứ lớn hơn. Đây đúng là kiểu tư duy tự khép mình vào khuôn mẫu.
Bản thân muốn ăn “trứng ngỗng vàng”, nhất định phải trả giá tương xứng. Những ông chủ không muốn bỏ vốn, chỉ muốn lấy lời, sẽ chỉ khiến công ty đi vào khoảng không của sự mơ mộng mà thôi!
2. Không có chiến lược, thực hiện kiểu “sống tạm bợ”
Tục ngữ có câu: “Người giỏi cờ mưu tìm quyền lực, người không giỏi cờ đi tìm mưu sĩ.” Lý do khiến nhiều công ty không thể mở rộng phát đạt là vì họ chỉ lo tìm người giỏi, mà quên đi việc vạch ra chiến lược cụ thể.
Dù là tập thể hay cá nhân, có chiến lược, đường đi mới dài. Nếu không có chiến lược, giống như một người đi vào rừng sâu nhưng lại không có bản đồ, la bàn, sẽ rất dễ lạc đường trong đó.
Những công ty nào chỉ quan tâm cái lợi trước mắt mà không đặt ra đường lối lâu dài chỉ có thể “sống được 3 năm”. Bởi vì họ không chuẩn bị sẵn “dù”, nên khi trời mưa nhất định sẽ bị ướt và cảm lạnh. Không có chiến lược, đồng nghĩa với việc đưa nhược điểm vào tay công ty đối thủ, để họ mặc sức tung hoành tác chiến.
3. Tầm nhìn thiển cận
Có nhiều người sống theo nguyên tắc: “Quăng cần câu phải thấy cá, đao thái xuống phải thấy đồ ăn.”
Cách nghĩ này không sai, nhưng nếu lúc nào cũng chỉ quan tâm đến vấn đề sống hiện tại, thì tương lai bạn nhất định sẽ phải xử lí một đống rắc rối.
Tồn tại giống như một bài toán chiến thuật, còn phát triển là một bài toán về chiến lược. Muốn giải bài toán tồn tại, cần hiểu được bản thân nên làm gì. Nhưng muốn giải bài toán phát triển, cần phải quyết tâm đi một chặng đường rất dài.
Trên thực tế, nhiều người làm chủ lại ôm tâm lý ham “cái lợi trước mắt”, họ nghĩ rằng chỉ cần bắt đầu liền có thể đổi lấy lợi nhuận khổng lồ ngay lập tức.
Chính vì vậy khi quay quảng cáo, tổ chức sự kiện mà không thấy hiệu quả, họ liền sợ hãi dừng lại ngay lập tức.
Nhưng thực tế, xây dựng thương hiệu luôn là dự án dài hạn, có hệ thống, và đòi hỏi cá tính độc đáo, sự sàng lọc cải tiến không ngừng nghỉ. Đối với khách hàng, thương hiệu còn là sự thừa nhận về mặt nhận thức và trải nghiệm. Họ cần bạn phóng xa tầm nhìn và căn cứ theo quan điểm của họ mà không ngừng cải thiện.
4. Doanh nghiệp thiếu “khối óc”
Có người từng nói: “Nguồn lực là thứ nhất, cơ hội là thứ hai, năng lực là thứ ba, học lực là thứ tư…”
Và do vậy, họ cho rằng nhiều người kinh doanh thành công là nhờ nguồn lực xã hội giúp đỡ. Nhắc đến “nguồn lực xã hội”, nhiều người sẽ nghĩ đến sự hỗ trợ từ lãnh đạo, cụm từ “con ông cháu cha”, hay “nhà có điều kiện”, thực ra suy nghĩ này không toàn diện.
Có thể khi kinh doanh, bạn cần nhờ vả rất nhiều sự trợ giúp của bạn bè, người thân, đồng nghiệp… Nhưng nếu bạn muốn khởi nghiệp, sự kiên trì và sáng tạo của bản thân mới là thứ hàng đầu giúp bạn vượt qua nghịch cảnh.
Có những doanh nhân không được ai giúp đỡ, “nguồn lực” của họ chỉ có bản thân.
Thế nên, hãy tin tưởng rằng bản thân bạn sẽ là người đem đến tài nguyên cho công ty, dùng trí tuệ của mình, đừng nghĩ quá nhiều đến việc nhờ vả người khác.
5. Doanh nghiệp thiếu đoàn kết
“Một cây làm chẳng nên non”, nếu một công ty không có sự giúp đỡ của nhân viên, việc gì cũng đùn đẩy cho ông chủ, vậy dù bạn có quyền lực đến đâu, cũng sẽ phải đương đầu với khó khăn. Nhiều công ty thường phải đối diện với vấn đề: Không tuyển được người xuất sắc, người tài thì không giữ được, người còn ở lại thì không vừa mắt…
Chỉ vì ghen ghét nhau vấn đề lương, thưởng, lợi ích… mà bầu không khí làm việc nhóm lúc nào cũng căng thẳng.
Nếu người làm sếp không mau chóng giải quyết vấn đề này, kỹ năng của nhân viên không chỉ khó cải thiện, còn khiến doanh nghiệp đi thụt lùi.
Lãnh đạo mệt mỏi, nhân viên chán nản và muốn rời đi. Thế nên, sự đoàn kết trong một tập thể thật sự rất quan trọng. Là một nhà quản lý thông minh, bạn nên biết cách hướng dẫn, cải thiện mối quan hệ nhân viên, và đưa ra mức lương, phúc lợi hợp lý nhất có thể…
6. Doanh nghiệp dùng “đòn gánh vàng nhặt phân”
Ngày xưa, có một chàng trai, tổ tiên anh ta đều là những nông dân trồng rau. Hằng ngày, chàng thanh niên đều gánh đòn đi nhặt phân, sau đó đổ chúng lên ruộng rau. Từ nhỏ, anh ta đã quen với việc này.
Có một ngày nọ, trên đường ra ruộng rau, anh ta nghỉ chân dưới gốc cây to, ngồi trên cái gánh, nhìn ra tòa nhà sang trọng của phú ông trong làng, trong lòng anh ta chợt hiện lên một giấc mơ: Nếu một ngày nào đó anh ta cũng giàu có như vậy, anh ta nhất định sẽ làm một cái gánh bằng vàng để đi nhặt phân.
Mặc dù anh ta có của cải, vàng bạc dư dả, nhưng tư duy “nhặt phân” vẫn không vì thế mà thay đổi, bởi vì anh ta đã quen với việc này.
Nhiều công ty thất bại cũng vì lý do tương tự, thấy người khác có nhãn hiệu nổi tiếng liền lập tức chạy theo, thấy người ta kinh doanh lẩu tự phục vụ thành công cũng vội mở…
Nhưng sau tất cả, họ chỉ chạy theo người khác để đi theo lối mòn của phiên bản tư duy cũ!
7. Doanh nghiệp “tự kiêu”
Người kinh doanh dù nhỏ hay lớn vẫn đáng trân trọng, vì họ đóng góp cho xã hội nhiều thuế hơn, phát triển công nghệ hơn.
Hầu hết, họ đều là người tài, có năng lực. Lòng dũng cảm của họ cũng rất đáng khâm phục. Nhiều người thậm chí còn về bám rễ trên mảnh đất quê hương cằn cỗi, nghèo nàn rồi tự sáng tạo, khai phá công nghệ trong môi trường chính sách không thuận lợi đó để đưa thương hiệu ra nước ngoài.
Nhưng trái ngược với họ, có nhiều ông chủ nhỏ sự nghiệp không lớn nhưng lại mắc bệnh cố chấp, tự cao, đầy kiêu ngạo. Vì thế kết quả là tự làm mất cơ hội của chính mình.
Một lãnh đạo tốt cần khả năng tư duy tổng thể, không chỉ phải học cách kiếm tiền, còn cần học cách kiểm soát và phân chia chúng cho hợp lý.
Quan trọng hơn là, không vì một lần thắng lợi mà tự kiêu. Bởi vì trên thị trường còn rất nhiều đối thủ tài năng đang chực chờ “cắn xé” công ty bạn.
Tự kiêu chính là tự giết mình. Muốn giữ vững chỗ đứng, tốt nhất đừng bao giờ ngừng học hỏi, dù bạn có là ai hay đang ở vị trí nào đi nữa.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong phạm vi bài viết này, cùng MarketingTrips tìm hiểu tất cả các lý thuyết xoanh quanh thuật ngữ Storytelling (tiếng Việt có nghĩa là Kể chuyện) trong bối cảnh ngành marketing và kinh doanh như: storytelling là gì? Các loại Storytelling? Công thức xây dựng Storytelling? Nghệ thuật viết Storytelling trong hoạt động Marketing và thương hiệu? Một số ví dụ về Storytelling? và hơn thế nữa.
Ở thế giới đầy bận rộn với sự phát triển đầy mạnh mẽ của công nghệ ngày nay, hầu hết các quảng cáo đều được thiết kế theo kiểu thu gọn và linh hoạt nhằm mục tiêu thu hút khách hàng ngay tức thời. Mặc dù điều này có thể hiệu quả, nhưng nó thường không mang lại lòng trung thành lâu dài của khách hàng, điều mà hầu hết marketer và thương hiệu kỳ vọng có được từ những nỗ lực làm marketing của họ.
Storytelling chính là giải pháp tối ưu mà các thương hiệu có thể tham khảo. Tất cả các nội dung như storytelling là gì hay cách viết storytelling ra sao sẽ được MarketingTrips phân tích cụ thể.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Một Storytelling hay câu chuyện hấp dẫn cần có kết cấu như thế nào.
Lợi ích của Storytelling trong hoạt động kinh doanh và Marketing là gì?
5 thành tố của Storytelling mà mỗi doanh nhân hay người làm marketing đều nên biết.
Sự khác nhau cơ bản giữa Storytelling và Brand Story là gì?
Một số chiến thuật Storytelling các thương hiệu có thể tham khảo.
Bên dưới là tất cả những gì bạn cần tìm hiểu về Storytelling.
Storytelling là gì?
Được sử dụng rộng rãi trong phạm vi kinh doanh và marketing, Storytelling là khái niệm đề cập đến cách mà một cá nhân, một tổ chức hay đơn vị nào đó sử dụng các câu chuyện để minh hoạ cho những nội dung mà họ muốn truyền tải đến một bên thứ ba nào đó.
Dù cho bạn đang làm Storytelling hay Kể chuyện trên phương tiện hay nền tảng nào, với định dạng nội dung (Content Format) là gì thì mục tiêu cuối cùng của việc sử dụng Storytelling vẫn là làm cho các nội dung đang được truyền tải trở nên rõ ràng, lôi cuốn và được ghi nhớ tốt hơn.
Storytelling cũng có thể được hiểu theo nghĩa là Nghệ thuật kể chuyện.
Khái niệm Storytelling trong Marketing.
Cũng là sử dụng chiến thuật Storytelling và mang ý nghĩa là kể chuyện như ở trên, Storytelling trong Marketing đề cập đến việc các thương hiệu sử dụng các câu chuyện để thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu với nhiều mục đích khác nhau như xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty), hoặc bán hàng.
Storytelling Frameworks là gì?
Storytelling Frameworks là các mô hình hay phương pháp mà thương hiệu sử dụng để kể các câu chuyện thương hiệu của mình.
Một số Storytelling Frameworks bạn có thể tham khảo tại đây:
Công thức xây dựng và thực thi Storytelling.
Mặc dù hầu hết các hoạt động marketing hay kinh doanh đều cố gắng giúp người dùng hợp lý hóa việc mua hàng bằng cách thể hiện các lợi ích về kinh tế, xã hội hoặc sức khỏe, v.v.
Cách kể chuyện hay sẽ giúp bạn khơi gợi phản ứng cảm xúc ở đối tượng mục tiêu – giúp họ có bước nhảy vọt từ một khách hàng tiềm năng đơn thuần thành khách hàng thực sự, tức là khách hàng đã mua hàng.
Bạn nên tập trung vào việc xây dựng những kết nối với đối tượng mục tiêu – thông qua những câu chuyện có liên quan, những giai thoại hấp dẫn và thông điệp truyền cảm hứng.
Số liệu và dữ liệu dẫu có quan trọng đến đâu thì chúng cũng chỉ là một phần nhỏ của bất kỳ chiến dịch marketing hiệu quả nào.
Những câu chuyện mạnh mẽ và có sức thuyết phục thường là những câu chuyện gợi ra phản ứng cảm xúc ở người đọc và khiến họ cảm thấy họ cần phải tương tác với các câu chuyện được kể.
Hãy nhớ rằng, người đọc hay đối tượng mục tiêu của bạn có thể phát hiện ra những thứ gì đó không chân thực từ cách kể chuyên của bạn. Điều quan trọng là câu chuyện về thương hiệu của bạn không chỉ thu hút và mang tính nhân văn mà còn phải chân thực.
Một cách đơn giản để đạt được điều này là hãy xem xét các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp của bạn và truyền tải chúng ra ngoài bằng một câu chuyện thu hút người đọc, một chuyện đơn giản, cá nhân và ý nghĩa sẽ không bao giờ bị lãng quên.
Khách hàng của bạn đánh giá sản phẩm thì lý tính nhưng mua hàng thì lại đầy cảm tính.
Điều này có nghĩa là nội dung của bạn phải chứ đầy đam mê, sự đồng cảm và thu hút khách hàng ở bất cứ điểm chạm nào có thể.
Lợi ích của chiến thuật Storytelling trong kinh doanh và Marketing là gì?
Bạn không cần phải đi đâu xa để tìm thấy một thương hiệu có cách kể chuyện đỉnh cao trong chiến lược truyền thông của mình.
Nike, một trong những thương hiệu giày dép lớn nhất thế giới, đã sử dụng cách kể chuyện trong nhiều thập kỷ qua, chiến lược này đã giúp định vị Nike như là một thương hiệu đích thực và cũng là động lực mà mọi người đều có thể liên tưởng đến.
Nike đạt được điều này bằng cách đưa câu chuyện “Just Do It” vào danh sách các câu chuyện đầy cảm hứng của mình, câu chuyện đầu tiên có thể kể đến chính là câu chuyện đầy cảm hứng về một người đàn ông 80 tuổi đang làm tất cả những gì có thể để giữ cho vóc dáng được khoẻ mạnh – điều tạo nên sức hấp dẫn của mọi người với thương hiệu.
Bên dưới là ví dụ thực tế về cách Nike tận dụng Storytelling.
Apple, Walmart, Nestlé, Johnson & Johnson và nhiều công ty lớn nhất thế giới khác cũng đã đạt được thành công tương tự khi sử dụng cách kể chuyện để tạo tiếng vang và dấu ấn với khách hàng mục tiêu của họ.
Lợi ích của việc kể chuyện trong kinh doanh thì quá rõ ràng. Nó có thể giúp bạn không chỉ đạt được lợi thế trong cạnh tranh mà còn có thể nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng, phát triển thương hiệu và quan trọng nhất là xây dựng lòng trung thành của khách hàng.
Theo thời gian, điều này có thể giúp tăng lợi nhuận, cải thiện khả năng giữ chân khách hàng và thậm chí là chuyển đổi khách hàng tiềm năng hiệu quả hơn trước.
Theo Harvard Business Review năm 2016, Top 10 công ty hàng đầu trên thế giới là những công ty hay thương hiệu có khả năng đồng cảm cao nhất – bao gồm Facebook, Alphabet (Google), Netflix, Whole Foods Market và Unilever.
Đây không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Rõ ràng là mọi người thích sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của các thương hiệu mà họ cảm thấy hoạt động có đạo đức và có mục tiêu lớn hơn ngoài việc chỉ đơn giản là bán sản phẩm và tạo ra lợi nhuận.
Cách kể chuyện tuyệt vời biến một thương hiệu trở thành một doanh nghiệp thân thiện và quen thuộc.
Tuy nhiên, có một thực tế là ngày nay rất ít thương hiệu dành nhiều thời gian để đưa những cách kể chuyện chân thực vào chiến lược quảng cáo hay thông điệp thương hiệu của chính họ.
5 thành tố của Storytelling mà mỗi doanh nhân hay người làm marketing đều nên biết.
Sau khi hiểu được storytelling là gì cũng như tầm quan trọng của nó, người xây dựng Storytelling cũng cần hiểu các thành tố quan trọng vốn có của chiến thuật này.
1. Chúng ta là ai.
Nhiều doanh nhân có xu hướng chia sẻ những gì họ làm hơn là chính con người của họ.
Mọi người mua hàng từ những người khác và khả năng kết nối của một doanh nhân với một người khác thông qua câu chuyện đầy tính xác thực của cá nhân họ sẽ có sức ảnh hưởng sâu sắc đến một người nào đó hơn bất cứ điều gì khác về sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.
2. Chúng ta làm gì.
Khi chia sẻ những gì bạn làm, bạn phải ngắn gọn, rõ ràng và kích thích khả năng suy nghĩ của người khác, nhưng quan trọng nhất, bản tóm tắt của bạn cần nêu ra những lợi ích cho người mà bạn đang nói chuyện cùng.
Sau khi ai đó biết được những gì bạn làm, họ nên hiểu rõ ràng việc đó sẽ mang lại lợi ích như thế nào cho họ và muốn biết thêm từ bạn.
3. Tại sao chúng ta làm điều đó.
Hầu hết các doanh nhân đều nhận ra rằng chúng ta đang sống trong một thế giới có mục đích rõ ràng hơn bao giờ hết.
Mọi người không chỉ mua những gì bạn làm – họ mua bởi vì họ hiểu lý do tại sao bạn làm điều đó.
Chữ “tại sao” trong câu chuyện của bạn có thể là một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa doanh nghiệp của bạn và đối thủ cạnh tranh.
4. Chúng ta làm điều đó như thế nào.
Mọi người không chỉ quan tâm đến những gì bạn làm và tại sao bạn làm điều đó – họ còn muốn biết cách bạn làm điều đó như thế nào.
Khả năng trình bày rõ ràng về phương pháp hay những gì bạn làm sẽ khiến bạn trở nên vừa tự tin vừa có kinh nghiệm trong mắt người khác – ngay cả khi bạn không tận tay làm điều đó.
Mặc dù các doanh nhân thường hào hứng với việc chia sẻ những gì họ làm, nhưng việc chia sẻ cách họ làm lại có thể tạo niềm tin và uy tín giữa họ với khách hàng tiềm năng.
5. Bằng chứng của chúng ta là gì.
Khách hàng tiềm năng muốn có bằng chứng về những kết quả thành công bạn đã đạt được và họ muốn biết bạn đã làm gì, tại sao bạn làm điều đó và bạn đã làm như thế nào.
Không điều gì khiến ai đó tin bạn nhiều hơn là một câu chuyện thành công của khách hàng.
Khi kể một câu chuyện như vậy, bạn hãy bắt đầu bằng cách chia sẻ những nỗi đau và khó khăn mà khách hàng gặp phải khi họ đến với bạn; sau đó giải thích những gì bạn đã làm cho họ và tại sao bạn làm điều đó.
Cuối cùng, tiết lộ những lợi ích mà khách hàng có được khi làm việc với bạn.
Phương pháp này cho phép người nghe liên tưởng đến khách hàng trong câu chuyện của bạn và nó sẽ mang lại cho họ sự tin tưởng cần thiết để tìm đến bạn và mua một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó.
Bạn có đang xem kể chuyện là một phần của chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân và kinh doanh của doanh nghiệp mình chưa?
Đối với bạn, khía cạnh khó nhất của việc kể chuyện là gì? Gần như tất cả mọi người đều có thể cải thiện câu trả lời của họ bằng câu hỏi, “Bạn làm nghề gì?”
Hãy kể nên những câu chuyện tuyệt vời của bạn và doanh nghiệp ngay từ bây giờ !
Sự khác nhau cơ bản giữa Storytelling và Brand Story là gì?
Như vốn bản chất từ ngữ của nó, trong khi Storytelling đề cập đến việc (hoạt động) Kể chuyện, Brand Story là Câu chuyện thương hiệu, chính là “vật liệu” hay nguồn gốc được sử dụng để kể chuyện.
Bạn không thể kể chuyện hay nếu bạn không có một câu chuyện thương hiệu đủ hấp dẫn đối tượng mục tiêu.
Nghệ thuật sử dụng Storytelling.
Mặc dù việc xây dựng Storytelling hay một câu chuyện thương hiệu mà khách hàng của bạn phải có liên quan là cực kỳ quan trọng, nhưng bạn cũng cần đảm bảo rằng câu chuyện đó được tối ưu.
Hãy tập trung vào cách sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể loại bỏ sự tiêu cực, củng cố mặt tích cực và giúp người dùng tiến lên phía trước theo một cách nào đó.
Bằng cách thu hút đối tượng mục tiêu của bạn vào một câu chuyện hấp dẫn với những dòng cảm xúc chân thành, bạn có thể nuôi dưỡng sự tin tưởng từ họ vào công ty cũng như các sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty bạn tạo ra.
Trên thực tế, điều này có nghĩa là bạn cần sử dụng một loạt các chiến thuật để giúp khách hàng của mình nắm bắt và quan tâm đến cuối cùng.
Nó thể bao gồm việc tiếp cận trực tiếp với khách hàng và giới thiệu đến họ các câu chuyện của bạn.
Nhưng dù cho bạn làm gì, hãy giữ nó thật nhất quán.
Bạn cũng cần đảm bảo tinh chỉnh giọng điệu của bạn, giữ cho thông điệp thương hiệu của bạn đơn giản với nội dung có thể thu hút rộng rãi.
Đừng thay đổi quá nhiều trong mỗi lần bạn tiếp cận, hãy nhớ sử dụng các hình ảnh và bối cảnh tương tự trong nội dung của bạn nếu có thể – điều này giúp xây dựng sự quen thuộc và thoải mái ở khách hàng với thương hiệu.
Hãy nhớ bạn luôn phải truyền cảm hứng, đừng bao giờ chỉ trích hay cố gắng chỉ để hoàn thành những mục tiêu đơn giản.
Bạn cũng cần đảm bảo rằng bạn cung cấp cho đối tượng mục tiêu của bạn nhiều điều để suy ngẫm. Một câu chuyện tuyệt vời là một câu chuyện đáng được chia sẻ và để lại ấn tượng lâu dài cho người đọc.
Các loại Storytelling phổ biến mà mọi Marketers đều nên tham khảo.
Trong khi tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp khác nhau, với các dòng sản phẩm và đối tượng mục tiêu marketing khác nhau, doanh nghiệp có thể sử dụng các loại Storytelling khác nhau, dưới đây là một số loại phổ biến nhất.
Data driven Storytelling: Là phương thức xây dựng Storytelling dựa trên dữ liệu.
Mini Ads Storytelling: Kể chuyện thương hiệu thông qua việc kết hợp nhiều mẫu quảng cáo nhỏ và có liên kết với nhau.
Customer led Storytelling: Kể các câu chuyện chuyện được dẫn dắt bởi khách hàng.
Philanthropic Storytelling: Kể chuyện bằng đạo đức.
Immersive Storytelling: Kể chuyện nhập vai.
Visual Storytelling: Kể chuyện thông qua các nội dung trực quan như Video, Hình ảnh hay Infographics.
Bạn có thể xem chi tiết các loại Storytelling tại đây.
Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Storytelling.
Visual Storytelling là gì?
Như đã phân tích ở phần khái niệm, để tiến hành kể chuyện (Storytelling), thương hiệu có thể kể theo nhiều cách thức hay định dạng nội dung khác nhau.
Visual Storytelling là hình thức kể chuyện trực quan (Visual), tức là sử dụng các hình ảnh bắt mắt và hấp dẫn để truyền tải các thông điệp hay câu chuyện đến với khách hàng (thay vì sử dụng các định dạng nội dung không trực quan khác như văn bản hay âm thanh).
Storytelling là gì?
Storytelling đơn giản là kể chuyện, khái niệm đề cập đến cách mà một cá nhân, một tổ chức hay đơn vị nào đó sử dụng các câu chuyện để minh hoạ cho những nội dung mà họ muốn truyền tải đến một bên thứ ba nào đó.
Storyteller là gì?
Storyteller có nghĩa là Người kể chuyện hay người thực hiện công việc Storytelling, Storyteller ở đây có thể là một cá nhân và cũng có thể là một tổ chức, họ chính là người mang các câu chuyện (Story) đến với công chúng.
Storytelling trong Rap là gì?
Trong âm nhạc nói chung và nhạc Rap nói riêng, thuật kể chuyện – Storytelling là lối kể chuyện qua lyrics, đóng vai trò rất quan trọng, giúp truyền đạt cảm xúc của tác giả đến với đại đa số công chúng.
Về bản chất, Storytelling rất đơn giản, gồm 3 phần như một bài văn gồm mở bài, thân bài và kết bài. Một bản nhạc Rap được viết theo lối Storytelling có thể thúc đẩy cảm xúc trong nội tâm khán giả do đó từ lâu đây được xem là một phương thức làm nhạc thành công.
Digital Storytelling là gì?
Digital Storytelling có nghĩa là Kể chuyện kỹ thuật số, là một hình thức sản xuất truyền thông kỹ thuật số ngắn cho phép mọi người chia sẻ các khía cạnh trong câu chuyện của họ.
Liên quan đến thuật ngữ Digital Storytelling, Digital Story tức Câu chuyện kỹ thuật số cũng là một khái niệm được nhiều người quan tâm.
Câu chuyện kỹ thuật số là một bản trình bày đa phương tiện kết hợp nhiều yếu tố kỹ thuật số trong một cấu trúc tường thuật (một câu chuyện).
Brand Storytelling là gì?
Brand Storytelling là kể chuyện thương hiệu. Từ một câu chuyện thương hiệu (Brand Story) nào đó, doanh nghiệp tiến hành kể những câu chuyện này tới khách hàng thông qua nhiều cách kể chuyện khác nhau.
Content Storytelling là gì?
Content Storytelling là kể chuyện bằng nội dung (Content), thương hiệu sử dụng những nội dung có thể là video, audio, văn bản (textual), infographic, hình ảnh (photo) để kể các câu chuyện thương hiệu.
Longer-form Storytelling là gì?
Longer-form storytelling là phương pháp kể các câu chuyện theo cách dài hơn, dù cho đó là nội dung video hay văn bản (text) hay bất cứ định dạng nội dung nào khác, điểm quan trọng chính ở đây là bạn phải cung cấp nhiều thứ hơn để xem cho người dùng.
Data Storytelling là gì?
Data Storytelling là kể chuyện bằng dữ liệu, thay vì kể chuyện bằng các văn bản thông thường hay quan điểm một chiều từ phía thương hiệu, người làm marketing sử dụng các dữ liệu hay con số thu thập được để khiến cho câu chuyện trở nên thú vị và đáng tin hơn.
Video Storytelling là gì?
Là khái niệm đề cập đến cách kể chuyện (storytelling) bằng nội dung là video. Thay vì sử dụng văn bản (text) hay hình ảnh (photo), thương hiệu sử dụng video làm định dạng nội dung chính để truyền tải các câu chuyện (Story).
Personalized Storytelling là gì?
Là hoạt động cá nhân hoá cách kể chuyện hay truyền tải thông điệp của thương hiệu đến với khách hàng. Với từng nhóm, phân khúc, hay thậm chí là từng đối tượng cá nhân khác nhau, thương hiệu kể những thứ khác nhau.
Authentic Storytelling là gì?
Authentic Storytelling là chiến thuật kể chuyện một cách chân thực, khi thương hiệu ít sử dụng các yếu tố mang tính quảng cáo, thay vào đó thể hiện những gì mà thương hiệu có thể làm được, những gì gần gũi với người tiêu dùng của họ và hơn thế nữa.
Case Study Storytelling là gì?
Cũng có phần tương như cách tiếp cận của Data Storytelling, Case Study Storytelling là thuật kể chuyện thương hiệu dựa trên các dữ liệu về khách hàng, các tình huống thực tế liên quan đến cách khách hàng sử dụng và trải nghiệm sản phẩm (trải nghiệm thương hiệu).
Kết luận.
Thông qua những phân tích ở trên của MarketingTrips, hẳn là bạn đã có thể hình dung được vai trò của nghệ thuật kể chuyện (Storytelling) trong thế giới làm marketing và kinh doanh hiện đại vốn có quá nhiều sự canh tranh và ồn ào.
Bằng cách hiểu storytelling là gì, các công thức để xây dựng một chiến thuật Storytelling thành công, cũng như chuẩn bị các kỹ năng cần có để xây dựng và phát triển Storytelling, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để kết nối, làm hài lòng và giữ chân khách hàng của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Facebook đang triển khai nhiều cách hơn để kiếm tiền từ video và gia tăng doanh thu cho các nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng của mình.
Facebook đang tung ra 03 bản cập nhật mới nhằm giúp những nhà sáng tạo nội dung video kiếm được nhiều tiền hơn.
Những thay đổi mới nhất đối với các tùy chọn kiếm tiền từ video của Facebook bao gồm:
Kiếm doanh thu từ video dạng ngắn.
Mở rộng tính đủ điều kiện cho nhiều nhà sáng tạo nội dung hơn.
Giúp nhà sáng tạo kiếm tiền từ đóng góp của người xem dễ dàng hơn.
Khả năng kiếm thêm thu nhập từ các video được xuất bản lên Facebook hiện đã khả dụng cho các Trang đáp ứng một số tiêu chí nhất định.
Vì các tiêu chí hiện đã được cập nhật:
Cập nhật đối với yêu cầu về tính đủ điều kiện.
Nhiều Trang hơn sẽ có thể kiếm tiền từ video của họ bằng quảng cáo sau khi cập nhật tiêu chí đủ điều kiện của Facebook.
Facebook có các bộ yêu cầu riêng biệt cho từng loại quảng cáo video: Trong luồng (In-stream), Trực tiếp (Live) và Trò chơi (Gaming).
Tính đủ điều kiện của quảng cáo trong luồng.
Quảng cáo trong luồng đề cập đến các quảng cáo được hiển thị trước hoặc trong video.
Để đủ điều kiện chạy quảng cáo trong luồng, Trang Facebook phải có:
Tổng cộng 600.000 phút được xem từ bất kỳ nội dung video nào được tải lên trong 60 ngày qua. Điều này có thể bao gồm tải lên video thông thường và phát trực tiếp.
5 video tải lên đang hoạt động trở lên hoặc các video trực tiếp trước đó. Video phải được xuất bản, không bị xóa và phải tuân thủ chính sách kiếm tiền từ nội dung của Facebook.
Trước đây, Facebook chỉ xem xét các video tải lên trên ba phút mới đủ điều kiện.
Giờ đây, Facebook cũng xem xét các video tải lên có thời lượng ngắn hơn, các luồng trực tiếp và cả các bản ghi video trực tiếp.
Quảng cáo trong luồng tiếp tục có sẵn cho các Trang có ít nhất 10.000 người theo dõi và chúng không có sẵn cho trang cá nhân (profiles).
Kiếm tiền từ nhiều loại video khác nhau.
Giờ đây, các Trang có thể kiếm tiền từ các video ngắn trong vòng 1 phút thay vì trước đây, bạn chỉ có thể kiếm tiền từ video có thời lượng từ 3 phút trở lên.
Video vượt quá 3 phút có thể bao gồm quảng cáo giữa video, được hiển thị trong khi video đang phát thay vì trước khi video bắt đầu.
Quảng cáo giữa video hiện có thể được hiển thị sau 45 giây chạy video so với mức 1 phút trước đó.
Tính đủ điều kiện của quảng cáo phát trực tiếp.
Facebook có các yêu cầu về tính đủ điều kiện riêng cho các Trang quan tâm đến việc kiếm tiền từ các luồng phát trực tiếp (Live Stream).
Ngoài việc đáp ứng các tiêu chí trong những phần trên, Trang sẽ phải đáp ứng một yêu cầu khác để chạy quảng cáo trong khi phát trực tiếp: cụ thể đó là 60.000 phút phát trực tiếp được xem trong 60 ngày qua.
Facebook lưu ý rằng thời gian xem các bản ghi (recordings) của các luồng trực tiếp sẽ không được tính vào việc đáp ứng tiêu chí đủ điều kiện này.
Kiếm tiền trực tiếp từ người xem.
Khi Trang đủ điều kiện để chạy quảng cáo trong luồng trực tiếp, họ cũng sẽ có thể kiếm tiền với ‘Ngôi sao’.
Đó là một dạng tiền kỹ thuật số mà người dùng mua bằng tiền thật và gửi cho nhà sáng tạo để thưởng (donate) cho nội dung của họ.
Sau đó, nhà sáng tạo sẽ kiếm được một phần doanh thu từ các ‘Ngôi sao’ mà họ nhận được trong một luồng nào đó.
Facebook đang mở rộng tính đủ điều kiện cho ‘Ngôi sao’ đến 15 quốc gia khác nhau.
Nhà sáng tạo nội dung có thể kiểm tra xem Trang của họ có đủ điều kiện tham gia bất kỳ chương trình kiếm tiền nào trong số này hay không trong ‘Creator Studio’.
Trang cũng có thể đăng ký các chương trình này trong ‘Creator Studio’.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
TikTok vừa thông báo ra mắt thư viện quảng cáo mới. Thư viện quảng cáo TikTok (TikTok Ads Library) mới sẽ cho phép các nhà quảng cáo tìm kiếm những quảng cáo đang có hiệu suất tốt nhất ở các lĩnh vực trên nền tảng TikTok. Vậy thư viện quảng cáo là gì, thư viện quảng cáo của TikTok có gì hay và hơn thế nữa, tất cả sẽ được phân tích trong bài viết này.
Nếu bạn đang chạy quảng cáo TikTok hoặc bạn đang nghĩ đến việc khởi chạy một chiến dịch quảng cáo mới trên TikTok, thì thư viện quảng cáo mới này có thể rất có giá trị.
Thư viện quảng cáo mới, hiện được gọi là ‘Những quảng cáo hàng đầu’ (TikTok Top Ads Library), cho phép bạn tìm kiếm các chiến dịch quảng cáo TikTok đang hoạt động tốt nhất, cả theo ngành kinh doanh lẫn khu vực, nhằm cung cấp cho bạn những cảm hứng mới từ cách tiếp cận của họ.
Như bạn có thể thấy ở đây, thư viện cung cấp một loạt các bộ lọc tìm kiếm, bao gồm ‘Loại quảng cáo’, ‘Khu vực’ và ‘Ngành hàng’.
Sau đó, bạn cũng có thể lọc thêm các kết quả được hiển thị của mình theo thời gian (7 ngày qua hoặc 30 ngày qua) và theo hiệu suất (CTR, Số lần hiển thị, tỷ lệ xem video 6 giây), dựa trên các quảng cáo phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn.
TikTok cũng lưu ý rằng các quảng cáo TikTok (TikTok Ads) hiển thị trong thư viện chỉ giới hạn ở những quảng cáo đã được nhà quảng cáo cho phép và có thể không phản ánh tất cả các quảng cáo hoạt động hàng đầu trên thực tế.
Vì vậy, đây không phải là một giải pháp toàn diện mà chỉ là có tính chất tham khảo. Nếu TikTok tiếp tục xây dựng nền tảng và cập nhật thêm quảng cáo vào thư viện, nó có thể là một nguồn lực tuyệt vời cho các nhà marketer trên TikTok.
Bạn có thể truy cập ngay thư viện quảng cáo TikTok hay TikTok Ads Library tại: TikTok Top Ad Library.
Thư viện quảng cáo là gì?
Thư viện quảng cáo là nền tảng thường được sử dụng và giới thiệu bởi các nền tảng quảng cáo như Facebook, TikTok, YouTube, Google hay LinkedIn, nơi những người làm digital marketing hay các nhà quảng cáo có thể kiểm tra các mẫu quảng cáo đang chạy của các đối thủ hay thương hiệu khác trên nền tảng.
Dựa vào thư viện quảng cáo, các nhà quảng cáo có thể học hỏi, tìm hiểu, phân tích hay tối ưu hoá các mẫu quảng cáo, cách tiếp cận quảng cáo của thương hiệu của mình.
Với định dạng video ngắn phong phú, quảng cáo trên TikTok đã trở thành một kênh trọng yếu để tiếp cận khán giả trẻ tuổi của bạn theo một cách mới và sáng tạo hơn.
Những đề xuất bên dưới được tổng hợp dựa trên hàng nghìn quảng cáo video thành công trên nền tảng TikTok mà bạn có thể tham khảo.
Truyền tải thông điệp thương hiệu của bạn một cách rõ ràng.
Hãy để lại dấu ấn với khách hàng của bạn trong vài giây đầu tiên.
Mọi người có xu hướng ‘tiêu thụ’ nội dung video dạng ngắn nhanh hơn nhiều so với các định dạng quảng cáo video khác.
Vài giây đầu tiên trên quảng cáo TikTok của bạn rất quan trọng để thu hút và duy trì sự chú ý của đối tượng mục tiêu. Vì vậy, bạn hãy làm hấp dẫn họ ngay từ ánh nhìn đầu tiên.
Làm nổi bật nhanh về thương hiệu và duy trì nó.
Hãy duy trì khả năng hiển thị thương hiệu của bạn. Các quảng cáo có hiệu suất tốt nhất thường có xu hướng đưa các thông điệp chính lên đầu quảng cáo.
Đồng thời bạn cũng nên đặt logo hoặc các thành phần của thương hiệu của bạn ở phần đầu quảng cáo.
Tạo thông điệp rõ ràng và ngắn gọn.
Bạn nên sử dụng một câu truyện (storyline) thẳng thắn; đảm bảo rằng bạn cũng đưa ra một thông điệp ngắn gọn, hấp dẫn và đi thẳng vào vấn đề.
Kết thúc bằng một CTA mạnh mẽ.
Lời kêu gọi hành động (CTA) có tác dụng thúc đẩy người xem video thực hiện một hành động nào đó trên quảng cáo của bạn.
Nhấn mạnh hành động mà bạn muốn khách hàng của mình thực hiện, chẳng hạn như “Tải xuống ngay” hoặc “Tìm hiểu thêm”.
Làm cho quảng cáo của bạn được nổi bật.
Hãy tối ưu quảng cáo video của bạn bằng âm thanh / âm nhạc / giọng nói.
Âm thanh có thể giúp bạn tạo ra một sự khác biệt lớn, đặc biệt là trên TikTok.
Thông thường, các video có giọng nói hoặc âm nhạc phù hợp sẽ mang lại kết quả tốt hơn.
Bạn cũng có thể thêm lồng tiếng, đặc biệt khi bạn muốn thêm thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
Thêm văn bản.
Văn bản có thể là phần bổ sung cho video của bạn, đặc biệt khi bạn muốn thêm thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
Tận dụng stickers.
Stickers hay biểu tượng nhãn dán có thể là một cách tuyệt vời để thu hút sự chú ý đến sản phẩm của bạn đồng thời chúng có thể khiến quảng cáo của bạn trở nên tự nhiên hơn.
Hãy sử dụng các tỷ lệ video khác nhau.
Bạn cần thiết kế video thân thiện với thiết bị di động. Thử nghiệm với các định dạng video dọc, vuông và ngang.
So với video ngang, video dọc cũng có thể truyền tải thông điệp sản phẩm của nhà quảng cáo đồng thời định dạng này lại phù hợp với định dạng video trên nguồn cấp tin tức tự nhiên (news feed) của TikTok.
Thử nghiệm với các độ dài khác nhau của video.
Thử nghiệm với các thời lượng video khác nhau để xem video nào phù hợp nhất với quảng cáo, thông điệp và đối tượng cụ thể của bạn.
Thử nghiệm với nội dung do người dùng tạo ra (UGC – User-generated content).
Người dùng thường thích những nội dung tự nhiên. Để trở nên phù hợp với TikTok và cũng như định dạng của nguồn cấp dữ liệu, bạn nên cố gắng để tạo ra các quảng cáo chỉ dành riêng cho TikTok mà không phải cắt ghép từ các nền tảng khác.
Quảng cáo với nội dụng do người dùng tạo ra (UGC) thường trở nên gần gũi và đầy cảm xúc hơn. Các tính năng như nói chuyện trước ống kính giúp tăng cường khả năng xem qua video của bạn tốt hơn đáng kể.
Cá nhân hóa video cho khách hàng của bạn.
Bạn cần hiểu đối tượng mục tiêu của mình, xem xét đến tính cách của người mua và cách bạn có thể tạo ra nội dung cho từng người trong số họ.
Thu hút cảm tình của khách hàng.
Hãy kể một câu chuyện – một câu chuyện có phần mở đầu, phần giữa và phần cuối. Đảm bảo rằng bạn có một dòng cảm xúc được kết nối xuyên suốt giữa tất cả các loại quảng cáo video khác nhau của mình.
Liên tục thử nghiệm.
Không có công thức thành công duy nhất nào cho sự sáng tạo và cũng không có bất cứ một kích thước nào phù hợp hoàn toàn với nền tảng.
Bạn nên liên tục thử nghiệm và thử nghiệm với các quảng cáo của mình.
Mặc dù những mẹo trên đây đã được kiểm chứng là thành công đối với một số doanh nghiệp nhất định, tuy nhiên hãy luôn thử nghiệm và kiểm tra để biết liệu chúng có phù hợp với quảng cáo và đối tượng của bạn hay không.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Gã khổng lồ công nghệ quảng cáo Google đã tiết lộ con số này trong bản báo cáo về tính minh bạch trong quảng cáo hàng năm của mình.
Google tiết lộ rằng họ đã xóa 3,1 tỷ quảng cáo do vi phạm các chính sách của mình về thông tin sai lệch, ngôn từ gây kích động thù địch và gian lận trong năm qua khi thế giới trải qua một cuộc khủng hoảng chưa từng có.
Trong số này, 99 triệu quảng cáo bị xóa do có liên quan cụ thể đến “các sự kiện nhạy cảm” bao gồm COVID-19 và cuộc bầu cử ở Mỹ.
Cũng giống như nhiều nền tảng mạng xã hội khác, Google đã nhanh chóng cấm quảng cáo cho các ‘sản phẩm ăn theo’ khi bắt đầu đại dịch vào tháng 3 năm ngoái, chẳng hạn như nước rửa tay, khẩu trang và giấy vệ sinh, để cứu người tiêu dùng trước nạn đầu cơ giá.
Khi khủng hoảng kéo dài, Google đã tạo ra một chính sách mới cấm các quảng cáo đề cập đến những âm mưu và thông tin sai lệch về COVID-19.
Ông Scott Spencer, Phó chủ tịch về quyền riêng tư và an toàn của quảng cáo cho biết.
“Khi chúng tôi nhận được thêm thông tin về Covid-19 và các tổ chức y tế đã ban hành những hướng dẫn mới, chúng tôi đã phát triển chiến lược thực thi của mình cho phép các nhà cung cấp dịch vụ y tế, tổ chức y tế, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp đáng tin cậy cung cấp các bản cập nhật quan trọng và nội dung có thẩm quyền, trong khi vẫn ngăn chặn các hành vi lạm dụng cơ hội.”
Bên cạnh đó, một lĩnh vực khác mà Google đã tăng cường kiểm duyệt là xung quanh cuộc bầu cử năm 2020 ở Mỹ.
Google đã tạm dừng hơn 5 triệu quảng cáo bầu cử ở Mỹ trước ngày bầu cử, đã xác minh 5.400 nhà quảng cáo bầu cử và chặn quảng cáo từ hơn 3 tỷ truy vấn tìm kiếm sau cuộc bầu cử nhằm tuyên truyền những thông tin sai lệch.
Quảng cáo bị hạn chế.
Google cũng đã hạn chế 6,4 tỷ quảng cáo vào năm ngoái mà họ cho là “nhạy cảm về mặt pháp lý hoặc văn hóa”.
Trong số đó, có hơn 550 triệu quảng cáo bị hạn chế vì đã vi phạm các yêu cầu pháp lý, 80 triệu trong số đó là các thương hiệu rượu.
Ông Spencer chia sẻ:
“Việc hạn chế quảng cáo cho phép chúng tôi điều chỉnh cách tiếp cận của mình dựa trên địa lý, luật địa phương… để các quảng cáo được chấp thuận chỉ hiển thị ở những nơi thích hợp, được quy định và hợp pháp.”
“Ví dụ: chúng tôi yêu cầu các hiệu thuốc trực tuyến phải hoàn thành chương trình chứng nhận và sau khi được chứng nhận, chúng tôi chỉ hiển thị quảng cáo của họ ở các quốc gia cụ thể nơi cho phép bán thuốc theo toa trực tuyến.”
Kiểm duyệt nội dung.
Google đã thêm và cập nhật 40 chính sách dành cho nhà quảng cáo cũng như nhà xuất bản (publishers) vào năm 2020, điều này cũng dẫn đến việc Google đã loại bỏ quảng cáo khỏi 1,3 tỷ trang của nhà xuất bản, con số này vào năm 2019 là 21 triệu.
Google đã ngừng hiển thị quảng cáo trên hơn 1,6 triệu tên miền (domain), bao gồm 981 triệu URL hiển thị nội dung khiêu dâm, 168 triệu trang bị coi là “nguy hiểm hoặc xúc phạm” và 114 triệu trang quảng cáo vũ khí.
Google Ads cũng ngăn chặn những hành vi gian lận từ các nhà quảng cáo đang tìm cách quảng bá các doanh nghiệp vốn không còn tồn tại hoặc lừa đảo.
Để giúp hỗ trợ quá trình này, Google đã giới thiệu chương trình xác minh danh tính nhà quảng cáo và chương trình xác minh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó có thể phát hiện những hành vi vi phạm.
Sau sự thay đổi này, Google đã làm tăng hơn 70% số tài khoản quảng cáo bị vô hiệu hoá do vi phạm chính sách vào năm 2020, từ mức 1 triệu trước đó lên hơn 1,7 triệu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Hình ảnh là yếu tố chính của bất kỳ chiến lược truyền thông mạng xã hội thành công nào, với hình ảnh hoặc video phù hợp, bạn có thể thu hút sự chú ý và ngăn cản việc người dùng bỏ qua quảng cáo của bạn.
Nhưng để đảm bảo bạn nhận được những phản hồi tốt nhất cho hình ảnh của mình, bạn phải đảm bảo rằng hình ảnh của bạn trông đẹp nhất trên mỗi nền tảng.
Điều đó có nghĩa là kiểm tra xem mỗi hình ảnh bạn tải lên có phù hợp với kích thước chuẩn và các yêu cầu khác của từng mạng xã hội riêng lẻ hay không.
Mỗi nền tảng đều có mỗi kích thước tối ưu riêng cho nội dung của họ và việc tuân thủ các thông số này sẽ giúp nội dung trực quan của bạn trông sắc nét, rõ ràng và hiệu quả hơn trong từng ứng dụng.
Dưới đây là những kích thước của từng nền tảng riêng lẻ được cập nhật trong năm 2021.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Để tiếp tục mở rộng phạm vi kinh doanh quảng cáo, TikTok đã ra mắt một nền tảng mới cung cấp một loạt các mẹo và hướng dẫn kinh doanh để giúp người làm marketing tối đa hoá hiệu suất của thương hiệu trên nền tảng.
Như bạn có thể thấy ở trên, nền tảng tài nguyên mới cung cấp thông tin về các yếu tố khác nhau của việc xây dựng thương hiệu trên nền tảng, bao gồm các yếu tố về sáng tạo, chiến lược quảng cáo, xu hướng chính và hơn thế nữa.
Mỗi yếu tố sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan cùng với đó là các nghiên cứu điển hình và hướng dẫn qua những ví dụ cụ thể.
Tài nguyên hướng dẫn cũng phác thảo các yếu tố chính khác nhau một cách chi tiết hơn, có thể hữu ích trong việc giúp bạn vạch ra những phương pháp tiếp cận tốt hơn.
Nếu bạn đang muốn biến TikTok trở thành trọng tâm chiến lược hoặc đang xem xét cách bạn có thể khai thác nền tảng này để làm marketing thì đây là tài nguyên rất hữu ích mà bạn không thể không tham khảo.
Mặc dù không phải tất cả những tài nguyên này sẽ được áp dụng cho thương hiệu của bạn, nhưng sự đa dạng của các ví dụ cũng như các mẹo hữu ích chắc chắn sẽ truyền cảm hứng và giúp bạn thiết lập phương pháp tiếp cận TikTok của mình hiệu quả hơn.
Tim Berners-Lee đề xuất bộ quy tắc ứng xử trên Internet, buộc các công ty tư nhân và chính phủ phải cải thiện tình trạng diễn ra trên các web hiện tại.
Theo Reuter, nhà phát minh World Wide Web Tim Berners-Lee cho biết ông cảm thấy quyền lực về Internet của những công ty công nghệ lớn chỉ là xu hướng nhất thời. Ông hiện là Giáo sư tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và Đại học Oxford.
Facebook và Google là hai công ty thống lĩnh thị trường quảng cáo số hiện tại, tác động lớn trên nhiều mặt đời sống, thậm chí khiến chính phủ nhiều nước e ngại.
Mâu thuẫn giữa Facebook và Australia dẫn đến việc mạng xã hội chặn tin tức ở quốc gia này khiến nhiều người dân lẫn chính phủ phải xem xét lại mối quan hệ với các ông lớn mạng xã hội.
“Tôi có thái độ lạc quan với vấn đề này, vì trước đây trên Internet cũng có vài xu hướng thoáng qua rồi biến mất. Mọi người đều nhận thức được rằng tất cả cần phải thay đổi”, ông nói, đồng thời cho rằng nhiều nỗ lực đang diễn ra nhằm ngăn chặn nạn khai thác dữ liệu cá nhân.
Tim Berners-Lee nhiều lần lên tiếng về việc giữ cho môi trường Internet lành mạnh, đi đúng định hướng. Theo ông, các công ty như Facebook, Google dần trở thành nền tảng giám sát hơn là kết nối mọi người.
Nhờ nắm giữ các ứng dụng, dịch vụ trực tuyến lớn như Instagram, Whatsapp hay YouTube, Facebook và Google kiểm soát hơn 3/4 lưu lượng truy cập trên Internet.
Tim cũng đề xuất về bộ quy tắc ứng xử trên Internet, buộc các công ty tư nhân và chính phủ phải cải thiện tình trạng diễn ra trên các web hiện tại.
Cụ thể, các bên phải tôn trọng dữ liệu và quyền riêng tư người dùng, đồng thời phát triển công nghệ hỗ trợ môi trường web là nơi truy cập miễn phí
Sự hòa hợp giữa chính sách nhà nước với công nghệ có thể giúp người dùng kiểm soát dữ liệu, tự bảo vệ cuộc sống trực tuyến của bản thân.
Giáo sư 65 tuổi hiện xây dựng phần mềm Solid có mã nguồn mở. Khác Facebook, ở nền tảng này, người dùng có thể kiểm soát dữ liệu cá nhân.
Ông cũng đề cập về các mối đe dọa cơ hội phát triển của người trẻ. “Một phần ba số dân số trong nhóm tuổi 15-24 hiện nay không có cơ hội tiếp xúc với Internet”, ông nói.
Tim cho rằng cần công nhận Internet là một quyền cơ bản, như khi điện xuất hiện, quyền sử dụng điện đã trở thành đặc quyền cần thiết trong đời sống con người. Đặc biệt, trong bối cảnh thế giới ngày càng được định hình bởi những người có quyền truy cập web.
“Bao nhiêu bộ óc xuất sắc trẻ tuổi bị kìm hãm bởi việc thiếu kết nối Internet? Bao nhiêu giọng nói của những nhà lãnh đạo tương lai bị chặn lại trên môi trường Internet độc hại?
Cứ một người trẻ tuổi không thể truy cập Internet, sẽ có một ý tưởng giúp ích cho nhân loại bị mất đi”, Tim bày tỏ.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
YouTube và Nielsen triển khai các phương pháp đo quảng cáo mới khi lượng người xem YouTube CTV tiếp tục tăng trưởng.
Vào năm 2020, nhiều người hơn bao giờ hết đã phát trực tuyến YouTube trên TV (CTV).
Điều này một phần là do mọi người dành nhiều thời gian hơn ở nhà do đại dịch, dẫn đến nhiều người hơn chọn xem YouTube trên màn hình TV.
Theo dữ liệu nội bộ của YouTube, vào tháng 12 năm 2020, có 1/4 số người xem YouTube trên màn hình TV.
Thêm vào đó, các nghiên cứu gần đây của Google cũng đã chỉ ra rằng các chiến dịch trên YouTube CTV đang thúc đẩy ngày càng nhiều lượng người xem hơn so với máy tính để bàn và thiết bị di động.
Sau khi tận dụng YouTube CTV cho một chiến dịch gần đây, Bà Christina Seidner, Giám đốc thương hiệu cấp cao (Senior Brand Manager) của Kimberly-Clark lưu ý:
“Chúng tôi tin rằng YouTube CTV sẽ thúc đẩy chiến dịch ‘Pull-Up’ của chúng tôi theo cách tiết kiệm chi phí khi khách hàng của chúng tôi ngày càng chuyển sự quan tâm từ TV truyền thống sang các nền tảng phát trực tuyến.
Những gì chúng tôi nhận thấy đúng cho YouTube nói chung và đúng cho YouTube CTV nói riêng – điều này cũng mang đến một phạm vi tiếp cận độc đáo hơn cho TV.”
Lượng người xem ngày càng tăng của CTV tạo cơ hội mới cho các nhà quảng cáo.
Tuy nhiên, chũng ta có thể hiểu được rằng, nhiều nhà quảng cáo vẫn còn sự lưỡng lự về quảng cáo trên CTV do những khó khăn trong việc đo lường và phân bổ.
YouTube đã thừa nhận tầm quan trọng của việc đo lường trên CTV và do đó, giờ đây đã cho phép các nhà quảng cáo có thể tận dụng bảng số liệu xếp hạng quảng cáo kỹ thuật số của Nielsen để đo lường các chiến dịch trên YouTube CTV của họ.
Điều này xảy ra sau thông báo của Nielsen vào tháng 10 năm 2020 rằng họ sẽ bắt đầu đo lường YouTube CTV vào đầu năm 2021.
Bảng xếp hạng quảng cáo Nielsen là gì?:
“Xếp hạng quảng cáo kỹ thuật số của Nielsen cung cấp cái nhìn toàn diện về đối tượng của quảng cáo trên máy tính, thiết bị di động cũng như các thiết bị được kết nối theo cách có thể so sánh với bảng xếp hạng TV của Nielsen.
Được hỗ trợ bởi bộ dữ liệu người tiêu dùng lớn nhất trên thế giới, bảng xếp hạng quảng cáo kỹ thuật số của Nielsen là tiêu chuẩn ngành mới để đo lường những đối tượng kỹ thuật số.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link