Skip to main content

Thẻ: Quảng cáo

Google sẽ xoá bỏ chiến lược giá thầu tối ưu hoá giá trị chuyển đổi

Theo thông báo của Google, nhà quảng cáo sẽ sớm không thể lựa chọn chiến lược giá thầu tối ưu hoá giá trị chuyển đổi và tối ưu hoá chuyển đổi độc lập.

Mục tiêu tối đa hóa lượt chuyển đổi (Maximize conversions) sẽ tiếp tục khả dụng với CPA mục tiêu (tCPA) tùy chọn và tối đa hóa giá trị chuyển đổi (Maximize conversion value) sẽ có sẵn với ROAS mục tiêu tùy chọn.

Các tùy chọn tCPA (chi phí trên mỗi hành động mục tiêu) và tROAS (nhắm mục tiêu lợi nhuận dựa trên chi phí quảng cáo) sẽ được nhóm lại trong vài tuần tới, nhưng các chiến dịch hiện tại vẫn sẽ tiếp tục hoạt động như bình thường.

Theo Google:

“Trong vài tuần tới, bạn sẽ không còn có tùy chọn sử dụng chiến lược giá thầu CPA mục tiêu (tCPA) và ROAS mục tiêu (tROAS) cũ cho các chiến dịch tiêu chuẩn.

Thay vào đó, hãy sử dụng chiến lược giá thầu được cập nhật mới bằng cách đặt các mục tiêu tùy chọn. Cập nhật này chỉ áp dụng cho các chiến lược giá thầu cấp chiến dịch; chiến lược giá thầu theo danh mục sẽ được cập nhật vào năm tới.”

Điều này có nghĩa là, đôi khi chỉ trong vài tuần tới, các nhà quảng cáo sẽ mất khả năng tạo các chiến dịch mới thông qua các chiến lược tCPA và tROAS cũ, nhưng các chiến dịch tCPA và tROAS hiện tại vẫn sẽ tiếp tục hoạt động như bình thường – ít nhất là cho đến khi Google chuyển các chiến dịch sang định dạng mới vào năm 2022.

Google cho biết:

“Bản cập nhật này sẽ không ảnh hưởng đến hành vi đấu giá. Sử dụng mục tiêu tối đa hóa lượt chuyển đổi với CPA mục tiêu sẽ có cùng hành vi đấu giá thầu với CPA mục tiêu.”

“Tương tự như vậy, việc sử dụng mục tiêu tối đa hóa giá trị chuyển đổi với ROAS mục tiêu sẽ có cùng hành vi đấu giá thầu với ROAS mục tiêu.”

Hiện tại, các chiến dịch tCPA và tROAS sẽ tiếp tục chạy như bình thường. Google sẽ thông báo trước trước khi tự động chuyển các chiến lược giá thầu cũ này sang định dạng mới vào năm 2022.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Bộ TT&TT sẽ siết chặt các hoạt động quảng cáo trên YouTube, Google và Facebook tại Việt Nam từ 15/9

Nghị định 70 được xây dựng và ban hành theo đề xuất của Bộ TT&TT nhằm siết lại hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam như Google, Facebook, YouTube.

Nghị định 70 do Chính phủ vừa ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 181 năm 2013, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo.

Nghị định mới được xây dựng và ban hành theo đề xuất của Bộ TT&TT nhằm siết lại hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam như Google, Facebook, YouTube.

Trong nghị định này, hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam được xác định là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài dùng trang thông tin điện tử kinh doanh dịch vụ quảng cáo từ hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ đặt ở nước ngoài, cho người dùng tại Việt Nam, có phát sinh doanh thu tại Việt Nam.

Do đó, người kinh doanh dịch vụ, phát hành quảng cáo và người quảng cáo tham gia hoạt động cung cấp các dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định của pháp luật.

Nghị định 70 quy định các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới còn phải thông báo đến Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT&TT) 15 ngày trước khi bắt đầu kinh doanh.

Trong các nội dung yêu cầu có thông tin tên tổ chức, tên giao dịch, địa chỉ trụ sở, địa chỉ đặt máy chủ hoặc đầu mối liên hệ tại Việt Nam.

Cũng theo nghị định, các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam phải ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật theo yêu cầu của Bộ TT&TT, các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Đồng thời, họ cũng phải cung cấp thông tin về tổ chức, cá nhân liên quan tới hoạt động quảng cáo xuyên biên giới có dấu hiệu vi phạm pháp luật cho các cơ quan chức năng.

Người phát hành quảng cáo, người quảng cáo khi tham gia giao kết hợp đồng với bên cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới có quyền yêu cầu không đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung vi phạm theo Luật An ninh mạng và Luật Sở hữu trí tuệ.

Quy định mới cũng yêu cầu người kinh doanh dịch vụ quảng cáo có biện pháp kỹ thuật để kiểm soát và loại bỏ các sản phẩm quảng cáo vi phạm pháp luật trên hệ thống cung cấp dịch vụ. Không hợp tác phát hành sản phẩm quảng cáo với trang thông tin điện tử đã được thông báo vi phạm pháp luật.

Bộ TT&TT sẽ là cơ quan tiếp nhận các thông báo về quảng cáo xuyên biên giới vi phạm pháp luật và là đầu mối liên hệ, gửi yêu cầu xử lý quảng cáo vi phạm. Đồng thời có trách nhiệm rà soát, kiểm tra nội dung vi phạm, gửi yêu cầu xử lý đến các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới.

Sau khi nhận được yêu cầu từ Bộ TT&TT, các đơn vị phải thực hiện xử lý vi phạm trong vòng 24 giờ. Sau thời hạn trên, nếu không xử lý và không có lý do chính đáng, Bộ sẽ thực thi các biện pháp ngăn chặn các quảng cáo này.

Trong trường hợp phát hiện các quảng cáo xuyên biên giới vi phạm pháp luật ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ thực hiện ngăn chặn ngay các quảng cáo vi phạm.

Nghị định 70 sẽ chính thức có hiệu lực từ 15/9.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

TikTok ra mắt Spark Ads mới cho các Digital Marketer

Spark Ads mới của TikTok về cơ bản cho phép các thương hiệu tài trợ cho những nội dung tự nhiên đang thịnh hành phù hợp với chiến dịch của họ để tăng cường mối liên kết mà không cần phải tự tạo bất kỳ thứ gì.

tiktok spark ads
TikTok ra mắt Spark Ads: Một cách để thương hiệu có thể khai thác các nội dung tự nhiên đang thịnh hành

Thông qua tùy chọn quảng cáo ‘Spark Ads‘ mới của TikTok, các thương hiệu có thể xác định các video tự nhiên hiện có có thể phù hợp với chiến dịch của họ – chẳng hạn như một người có ảnh hưởng về sắc đẹp đã giới thiệu sản phẩm của bạn trong video của họ.

Khi này, các thương hiệu có thể liên hệ với những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) này và chuyển mục đích sử dụng các video của họ cho các chiến dịch có trả phí của mình.

TikTok Spark Ads là gì?

Về mặt tổng thể, TikTok Spark Ads là một phần hay một định dạng Ads trong hệ thống quảng cáo của TikTok tức TikTok Ads.

Theo giải thích của TikTok:

“TikTok bao gồm những nhà sáng tạo đang định hình lại xu hướng giải trí, bắt đầu xu hướng và chia sẻ với thế giới những sản phẩm và dịch vụ phổ biến của họ.

Các thương hiệu hiện có thể khai thác vô số nội dung đa dạng, sáng tạo và kết nối với những nhà sáng tạo để mang những sản phẩm và các dịch vụ tới với cuộc sống.”

Thông qua TikTok Spark Ads, các thương hiệu có thể thúc đẩy cả các bài đăng tự nhiên của riêng họ và những nội dung có liên quan của nhà sáng tạo đó, chuyển đổi chúng thành quảng cáo trong nguồn cấp dữ liệu (In-Feed Ads) hoặc quảng cáo TopView (TopView Ads).

Và vì điều này về cơ bản là sẽ thúc đẩy các nội dung vốn đã hoạt động tốt hay thịnh hành, nó có thể là một cách tuyệt vời để tối đa hóa phạm vi tiếp cận và sức cộng hưởng của thương hiệu, điều này có thể đặc biệt hữu ích cho những người làm marketing ít quen thuộc với nền tảng và có thể không có nhiều ngân sách cho chiến dịch của mình.

Bên cạnh đó, các video quảng cáo thông qua Spark Ads cũng cho phép các thương hiệu sử dụng các công cụ nhắm mục tiêu quảng cáo của TikTok.

“Ngoài ra, các thương hiệu có thể duy trì sự giải trí bằng cách bật các tính năng Duet, giúp cộng đồng dễ dàng xây dựng những video dựa trên sự sáng tạo.

Với quảng cáo Spark, các thương hiệu có thể xây dựng các kết nối lâu dài, xác thực và bắt nguồn từ cộng đồng, đồng thời mang lại hiệu quả cao và bền vững trong kinh doanh.”

Thách thức của marketing trên mạng xã hội TikTok là bạn không thể tái sử dụng nội dung từ các nền tảng hoặc chiến dịch quảng cáo khác, vì TikTok có phong cách trình bày riêng, đặc tính sáng tạo riêng và nếu bạn không khai thác được điều đó, quảng cáo của bạn sẽ dễ bị chìm vào trong quên lãng.

Có một lý do tại sao TikTok liên tục nhắc nhở các thương hiệu là ‘Do not make Ads – Make TikToks’ (đừng tạo quảng cáo, hãy tạo TikToks), bởi vì các chương trình quảng bá hoạt động tốt nhất là những chương trình phù hợp với những gì người dùng đã thấy trong nguồn cấp dữ liệu của họ, để họ có thể ‘tiêu thụ’ thông điệp thương hiệu của bạn kết hợp với phần trải nghiệm còn lại của họ trên nền tảng.

Quảng cáo video ngắn vốn đã khó, vì bạn chỉ có một khoảnh khắc ngắn ngủi để thu hút sự chú ý của mọi người và mọi người chỉ mất vài giây để lướt qua nếu nó không phù hợp với sở thích của họ.

Do đó, điều quan trọng là các thương hiệu phải dành thời gian tìm hiểu TikTok trước khi cân nhắc các tùy chọn quảng cáo của mình.

Về mặt này, quảng cáo TikTok Spark Ads có thể là một sự thúc đẩy lớn đối với nhiều thương hiệu và trong khi nó không áp dụng cho tất cả các chiến lược, nó cũng có thể là một phần trong kế hoạch của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Google Ads thử nghiệm các vi phạm chính sách quảng cáo mới

Google Ads đang có kế hoạch mở rộng một số loại vi phạm chính sách quảng cáo thông qua các thử nghiệm mới.

Bắt đầu từ tháng 9 năm 2021, Google Ads sẽ bắt đầu kiểm tra chương trình thử nghiệm ba vòng phạt (Three strikes) mới cho các tài khoản quảng cáo liên tục vi phạm chính sách quảng cáo của Google.

Google cho biết:

“Các cảnh báo và vòng phạt sẽ được đưa ra nếu nhà quảng cáo vi phạm chính sách Enabling Dishonest Behavior (EDB – có các hành vi không trung trực), Unapproved Substances (US – các nội dung không được phê duyệt) và Dangerous Products or Services (DPS – các dịch vụ và sản phẩm có thể gây nguy hiểm).

Điều này bao gồm các quảng cáo thúc đẩy các sản phẩm và hành vi lừa đảo, chẳng hạn như tạo tài liệu giả, dịch vụ lấy cắp dữ liệu và phần mềm gián điệp, cũng như thuốc lá, ma túy, vũ khí, cùng với các loại nội dung cấm khác.

Các loại quảng cáo này đã bị cấm trong một thời gian, nhưng hệ thống trừng phạt những người không tuân thủ chính sách là mới.”

Các hình phạt trong hệ thống.

Hệ thống sẽ bắt đầu với một cảnh báo mà không có bất cứ hình phạt nào. Sau đó, mỗi lần vi phạm các nhà quảng cáo sẽ nhận được mức phạt ngày càng nghiêm ngặt cho đến khi tài khoản bị treo hẳn.

Mô hình 3 vòng phạt mới của Google Ads

Nếu tài khoản vi phạm chính sách, quản trị viên của tài khoản sẽ nhận được email thông báo cho họ về vấn đề này.

Sau cảnh báo ban đầu, quản trị viên sẽ cần sửa lỗi vi phạm chính sách và gửi lại cho Google Ads để xác nhận rằng các thay đổi đã được thực hiện để phân phát lại quảng cáo.

Tiến trình xử lý.

Theo Google, cảnh cáo sẽ hết hạn sau 90 ngày. Nếu bạn đã có hai cảnh cáo, hãy khắc phục sự cố, gửi xác nhận về các vấn đề và các bản sửa lỗi ngay lập tức.

Sau đó bạn không nên vi phạm các chính sách khác trong 90 ngày sau khi khắc phục, nếu không tài khoản của bạn sẽ tiếp tục bị phạt.

Google cho biết:

“Chúng tôi sẽ kiểm soát việc tạm ngưng cấp tài khoản mới ngay lập tức khi chúng tôi phát hiện các vi phạm chính sách nghiêm trọng nhằm phá vỡ hệ thống của chúng tôi (ví dụ: tạo tài khoản mới để vượt qua việc tạm ngưng nhiều lần), lừa đảo, xuyên tạc sản phẩm hoặc dịch vụ để cố ý đánh lừa người dùng.”

Tương lai của quá trình xử phạt.

Google Ads đã có kế hoạch mở rộng phạm vi xử phạt sau thử nghiệm ban đầu để bao gồm nhiều loại chính sách hơn. Chương trình này cuối cùng sẽ được triển khai trên toàn cầu.

Tại sao các nhà quảng cáo phải cẩn trọng.

Chương trình thử nghiệm chính sách quảng cáo mới cung cấp các hành động và hậu quả rõ ràng cho các nhà quảng cáo.

Mặc dù Google hiện đang thử nghiệm chương trình này với một số nhóm nội dung vi phạm nhất định, tuy nhiên nó có thể sớm được triển khai cho các nhóm khác trong tương lai.

Cảnh báo ban đầu có thể khá nhẹ nhàng và mang tính hỗ trợ, nhưng các hình phạt ngày càng nghiêm ngặt sau đó là điều mà tất cả các nhà quảng cáo phải nên cẩn trọng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Giới thiệu toàn cảnh “Công nghệ tiếp thị người có ảnh hưởng” – Influencer Marketing Technology

Làm thế nào để bạn biết nền tảng công nghệ người có ảnh hưởng nào phù hợp với thương hiệu của bạn? Dưới đây là tóm tắt một hướng dẫn mới nhằm mục đích làm sáng tỏ không gian Influencer Marketing Technology.

Công nghệ tiếp thị người có ảnh hưởng

Tiếp thị người có ảnh hưởng hay Influencer Marketing là một “mớ hỗn độn nóng”, theo The Wall Street Journal.

Ý tưởng là, đó là một thách thức để xây dựng một nền tảng công nghệ tiếp thị lý tưởng cho các doanh nghiệp hoặc thương hiệu.

Hiện tại, với các công nghệ tiếp thị người ảnh hưởng hiện có, không có một giải pháp nào có thể bao quát toàn diện tất cả các lĩnh vực.

Từ khám phá đến tương tác đến theo dõi và báo cáo, đều có rất nhiều giải pháp khác nhau, nhưng chúng không phải lúc nào cũng phù hợp với nhau.

Chào mừng bạn đến với martech – thế giới công nghệ tiếp thị.

Lighthouse3, công ty tư vấn chiến lược và nghiên cứu thị trường có trụ sở tại San Francisco, là một trong những công ty đầu tiên cố gắng làm sáng tỏ không gian martech của những người có ảnh hưởng này.

Sau đây là một số điểm nổi bật của báo cáo, trong đó nêu ra một số xu hướng và thách thức chính trong lĩnh vực này.

Influencer marketing technology hay công nghệ tiếp thị người có ảnh hưởng là một không gian phân mảnh.

Với hơn 133 nhà cung cấp trên 5 danh mục khác nhau, tiếp thị người có ảnh hưởng là một ngành rất phân mảnh. Không có một giải pháp phù hợp với tất cả.

 

Lighthouse3 nhận thấy rằng có 3 xu hướng chính đằng sau sự phát triển trong lĩnh vực công nghệ Influencer Marketing:

Xu hướng chính số 1: Quảng cáo bị từ chối do sự gia tăng của các trình chặn quảng cáo (ad blockers) trên toàn cầu.

Theo báo cáo xu hướng Internet 2016 của Mary Meeker, có gần 640 triệu thiết bị đang chặn quảng cáo trực tuyến. Với việc iOS hiện đã cho phép chặn quảng cáo, đã có hơn 420 triệu thiết bị di động riêng lẻ đang chặn quảng cáo.

Ở một khía cạnh khác, chi tiêu của các nhà quảng cáo ở Mỹ cho quảng cáo kỹ thuật số (digital marketing) dự kiến sẽ vượt qua TV (quảng cáo truyền hinh) vào năm 2016 và đạt 103 tỷ USD vào năm 2019.

Xu hướng chính # 2: Sự gia tăng của các chương trình người có ảnh hưởng dẫn đến nhu cầu lớn hơn về tính hiệu quả và chứng minh ROI.

Hơn 83% người trả lời trên toàn cầu trong một cuộc khảo sát của Nielsen nói rằng họ tin tưởng các đề xuất hay gợi ý từ những người họ biết, so với mức chỉ 42% đối với các quảng cáo banner trực tuyến.

Hơn 1/3 nhà tiếp thị nói rằng họ mong đợi ngân sách tiếp thị người có ảnh hưởng của mình sẽ tăng lên và 84% trong số họ dự kiến sẽ chạy ít nhất một chiến dịch người có ảnh hưởng vào năm 2016.

Mọi người không tin tưởng vào quảng cáo và họ chắc chắn tin tưởng những người mà họ biết. Đây là lý do tại sao khách hàng và nhân viên là những người ủng hộ mạnh mẽ nhất cho thương hiệu của bạn.

Ngoài ra, mọi người tin tưởng vào CEO ít hơn nhiều so với họ tin tưởng vào nhân viên.

Xu hướng chính số 3: Các CMO (giám đốc marketing) đang tăng cường chi tiêu cho công nghệ tiếp thị (martech).

Hãy xem lại hình ảnh thể hiện toàn cảnh bức tranh công nghệ tiếp thị ở đầu bài viết bạn sẽ nhận ra lý do tại sao.

Quy mô thị trường martech doanh nghiệp dự kiến sẽ tăng lên 25 tỷ USD trong năm nay, khi các CMO tiếp tục chi tiêu cho martech lên 32,4 tỷ USD vào năm 2018.

Ngày càng có nhiều ngân sách tiếp thị doanh nghiệp dành cho công nghệ tiếp thị, và mức tăng trưởng so với cùng kỳ đang ở mức rất đáng kể.

4 yếu tố quan trọng đang thúc đẩy bối cảnh này.

  • Thiếu khả năng kỹ thuật tiêu chuẩn; các dịch vụ và tính năng liên tục thay đổi.
  • Thị trường phân mảnh và phi cấu trúc với 133 nhà cung cấp trên 5 danh mục khác nhau.
  • Với hơn 60% nền tảng được tung ra trong vòng 5 năm qua, đây vẫn là một không gian non trẻ.
  • Thiếu các giải pháp doanh nghiệp có khả năng mở rộng, vì nhiều nhà cung cấp là các công ty khởi nghiệp và được đầu tư bởi tư nhân.

5 danh mục chính của công nghệ tiếp thị người có ảnh hưởng.

Đó là một ngành phân mảnh với 133 nhà cung cấp trên 5 danh mục có liên quan nhưng riêng biệt. Lighthouse3 đã chia nhỏ số lượng công cụ trong mỗi danh mục:

 

Influencer Marketing (tiếp thị người có ảnh hưởng) khác với Advocacy (người ủng hộ).

Người ủng hộ có tình cảm tích cực đối với thương hiệu của bạn, trong khi người có ảnh hưởng có thể có quan điểm tiêu cực, trung lập hoặc tích cực.

Những người ủng hộ thường không được trả thù lao, mặc dù họ có thể nhận được các đặc quyền như dùng thử sản phẩm mới hoặc phiếu thưởng.

Sự khác biệt này ảnh hưởng đến các tính năng và khả năng của các nền tảng.

Ví dụ: Nền tảng công nghệ tiếp thị người có ảnh hưởng thường cung cấp bảng xếp hạng người ảnh hưởng, trong khi nền tảng người ủng hộ cung cấp các tính năng giải trí để giữ chân những người ủng hộ.

Mô hình “5 khả năng” của các nền tảng tiếp thị người có ảnh hưởng.

  • Discover (Khám phá) – Tìm những người có ảnh hưởng dựa trên các tiêu chí của người dùng bao gồm các chỉ số trực tuyến, xã hội, khán giả, chủ đề…
  • Connect (Kết nối) – Giao tiếp với những người có ảnh hưởng thông qua các nền tảng để thảo luận về sự tương tác.
  • Engage (không trả phí) – Thu hút người có ảnh hưởng cho một hoạt động không được trả phí như viết một bài đăng trên blog.
  • Recruit (trả tiền) – Thu hút người có ảnh hưởng cho một hoạt động được trả phí như phát biểu tại một sự kiện hoặc tạo nội dung.
  • Measure (Đo lường) – Số liệu và phân tích nâng cao để quản lý hiệu suất của các chiến dịch (ví dụ: tính toán ROI).

Tiếp thị người có ảnh hưởng là một lĩnh vực mới.

Trong số 61 nhà cung cấp công nghệ tiếp thị người có ảnh hưởng, 35 nhà cung cấp báo cáo nhận được tổng số tiền gần 240 triệu USD, theo Lighthouse3.

Hầu hết các công ty martech của influencer đều có tuổi đời dưới 5 năm và có ít hơn 50 nhân viên. Vì vậy, có rất nhiều dư địa để phát triển và củng cố trong ngành.

Xu hướng công nghệ tiếp thị người có ảnh hưởng trong tương lai.

Có 4 lĩnh vực chính mà nhóm Lighthouse3 mong đợi sẽ chứng kiến sự phát triển quan trọng nhất trong tương lai:

  • Tiêu chuẩn hóa các năng lực cốt lõi cho từng danh mục.
  • Tiếp tục phát triển khi không gian này trưởng thành và các nền tảng được phát triển.
  • Tập trung vào tiếp thị dựa trên hiệu suất (performance based marketing).
  • Chuyển từ rời rạc hay riêng lẻ (silo) sang các giải pháp tích hợp (integrated).

Với sự sụt giảm của ngành quảng cáo trực tuyến do các trình chặn quảng cáo và sự thiếu tin tưởng với các thương hiệu lớn, tiếp thị người có ảnh hưởng nên là chiến lược trọng tâm của các doanh nghiệp.

* Lưu ý: Bài viết chứa nhiều thông tin và số liệu cũ chưa được cập nhật đến 2021 nhưng về bản chất và bức tranh thì không mấy thay đổi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Authentic Marketing là gì và nó khác với PR như thế nào?

Cùng MarketingTrips tìm hiểu các nội dung như Authentic Marketing là gì, nên hiểu và triển khai Authentic Marketing như thế nào và hơn thế nữa.

Authentic Marketing là gì
Authentic Marketing là gì và nó khác với PR như thế nào?

Khi quảng cáo dần mất đi tính hiệu quả của nó, các nhà marketer đang tìm kiếm những cách mới để thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng, điều này đã làm nảy sinh một loại hình marketing mới được gọi là Authentic marketing.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài viết này bao gồm:

  • Authentic Marketing là gì?
  • Điều gì khiến Authentic Marketing trở nên khác biệt.
  • Những câu hỏi thường gặp với Authentic Marketing là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Authentic marketing là gì?

Authentic marketing hay Tiếp thị xác thực là một cách để tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng thông qua sự xác thực cả ở môi trường trực tuyến và ngoại tuyến.

Điều này có thể được thực hiện bằng cách gặp gỡ người dùng ở bất cứ nơi nào họ đang ở, từ các kênh họ đang nghe, các bản tin và bài báo họ đang đọc, các sự kiện họ tham dự đến các kênh truyền thông mạng xã hội mà họ đang sử dụng.

Hiện tại, có rất nhiều kênh khả dụng, nơi các doanh nghiệp có thể chia sẻ hành trình và thông tin chi tiết của họ theo cách có thể thu hút sự chú ý của mọi người đến những gì họ đang xây dựng.

Các doanh nghiệp thường dựa vào quan hệ công chúng (PR) để xử lý những vấn đề liên quan đến truyền thông với phần đông cộng đồng mục tiêu. Đó là lý do tại sao mọi người thường nhầm lẫn Authentic marketing với PR.

Authentic Marketing là một phần của ngành Marketing, để có thể hiểu toàn diện về Marketing, bạn có thể xem tại: marketing là gì

Dưới đây là cách mà Authentic marketing thực sự khác biệt.

Authentic Marketing bao hàm toàn bộ đội nhóm chứ không phải chỉ C-suite (các cấp giám đốc).

Câu chuyện của mọi doanh nghiệp thay đổi theo cách nó vận hành. Luôn có điều gì đó mới mà nhân viên có thể học hỏi được khi họ làm việc với vai trò tương ứng của chính mình.

Các đội nhóm khác nhau trong một doanh nghiệp liên tục học hỏi những điều mới về thị trường, sản phẩm, quy trình bán hàng của họ, v.v.

Authentic marketing cho phép các đội nhóm tiếp tục chia sẻ những câu chuyện và thông tin chi tiết của họ trong quá trình làm việc, định vị họ như những nhà lãnh đạo tư tưởng tích cực trong ngành của họ.

Trong khi đó, PR chủ yếu là đưa ra các thông báo về các sự kiện cụ thể như tài trợ, ra mắt, thông cáo báo chí v.v. Những thông báo và tuyên bố này được soạn thảo theo cách đảm bảo sự duy trì hoặc củng cố hình ảnh ưa thích trong mắt công chúng của doanh nghiệp.

Giao tiếp theo cách này thường không gây được tiếng vang với mọi người vì nó được viết theo kịch bản và thường không mang tính xác thực.

Authentic Marketing giúp giúp khuếch trương tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị của doanh nghiệp thay vì chỉ là tin tức đơn thuần.

PR là tất cả là về tin tức. Nỏ xảy ra khi một vài sự kiện quan trọng nào đó được diễn ra trong doanh nghiệp hoặc trong ngành.

Một ví dụ điển hình khi PR thể hiện vai trò đó là doanh nghiệp của bạn sắp tiến hành IPO.

Mặc dù chia sẻ tin tức là rất tốt, nhưng hầu hết nó lặp đi lặp lại, vì phần lớn mọi người không bị ảnh hưởng hay liên quan gì tới nó.

Ngược lại, Authentic marketing cho phép các doanh nghiệp chia sẻ văn hóa và hệ thống niềm tin của họ theo cách gây được tiếng vang với mọi người ở cấp độ tình cảm.

Ví dụ, nhân viên Tesla coi công việc họ làm là cách họ đang chuyển thế giới sang năng lượng bền vững. Công ty thường xuyên truyền đạt sứ mệnh của mình tại các sự kiện mà họ phát biểu, trên podcast, mỗi khi họ xuất hiện trước khán giả.

Các doanh nghiệp áp dụng phương pháp Authentic marketing có thể khiến công chúng quan tâm hơn đến các vấn đề họ đang giải quyết và – nói cách khác – về các sản phẩm hay dịch vụ mà họ đang xây dựng.

Authentic marketing có thể lặp lại.

Không giống như PR, diễn ra khi có tin tức, Authentic Marketing có thể được tận dụng nhiều lần mỗi tháng. Các đội nhóm từ các bộ phận khác nhau của doanh nghiệp hiện có thể sử dụng Authentic Marketing để khiến mọi người hào hứng hơn về những gì họ đang xây dựng.

Ví dụ: một Phó chủ tịch hay một kỹ sư tại một công ty khởi nghiệp có thể chia sẻ các thông tin chi tiết về dự án trên nhiều kênh và sự kiện khác nhau trong bất kỳ tháng nào.

Tháng sau, người đứng đầu bộ phận nhân sự và giám đốc marketing (CMO) có thể chia sẻ một số câu chuyện khác với các trang tin hoặc ấn phẩm công nghệ có liên quan.

Bởi vì Authentic marketing hoạt động với toàn bộ các đội nhóm, giờ đây, việc chia sẻ những câu chuyện từ các khía cạnh khác nhau trong doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn.

Nền kinh tế nhà sáng tạo (Creator Economy) mang đến nhiều con đường mới cho các doanh nghiệp (và các thành viên trong đội nhóm của họ) chia sẻ hành trình và hiểu biết của họ với thế giới.

Bằng cách làm như vậy một cách nhất quán, các doanh nghiệp có thể xây dựng một thương hiệu đáng tin cậy hơn, điều sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý từ các bên liên quan và từ đó cho phép họ nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Tính năng ‘optimized targeting’ trong Google Ads đang dần được mở rộng toàn cầu

Đây cũng có thể là một tùy chọn ‘tốn kém’ nếu ngân sách của bạn thấp, vì CPA ban đầu của bạn có thể dao động nhiều khi dữ liệu mới được thu thập và tính năng mới cần thời gian để tính toán lại mọi thứ.

Tính năng ‘optimized targeting’ hay nhắm mục tiêu được tối ưu hóa cho phép chiến dịch có thể linh hoạt tìm kiếm những khách hàng có nhiều khả năng chuyển đổi nhất dựa trên các mục tiêu của chiến dịch. 

Nếu bạn thấy thông báo “Signal” mới bật lên trong tài khoản Google Ads của mình, thì có nghĩa là tài khoản của bạn đã được cập nhật.

Theo hình bên dưới được chụp từ một chuyên gia về Google Ads, nhãn dán “Signal” mới trong tab Demographics (nhân khẩu học) là dành cho việc nhắm mục tiêu được tối ưu hóa, một tính năng đang dần được cập nhật toàn cầu.

Hình chụp từ một chuyên gia Google Ads

Tính năng nhắm mục tiêu được tối ưu hoá sử dụng đầu vào là đối tượng và bản demo làm tín hiệu để tìm thêm chuyển đổi trong mục tiêu của chiến dịch.

Để giúp phân biệt, các tín hiệu này sẽ được gắn nhãn là ‘Signal’, Chuyên gia Google Ads Ginny Marvin cho biết.

Tính năng ‘optimized targeting’ hoạt động như thế nào.

Tính năng nhắm mục tiêu được tối ưu hóa được bật tự động cho tất cả các chiến dịch. Để vô hiệu hóa nó, bạn sẽ phải thay đổi cài đặt trong nhóm quảng cáo (ad group) của mình.

Tìm chiến dịch của bạn và chọn nó, sau đó chọn nhóm quảng cáo mà bạn muốn điều chỉnh việc nhắm mục tiêu. Tìm tab ‘Cài đặt’ trong trang menu bên trái và mở rộng phần ‘Nhắm mục tiêu được tối ưu hóa’ (Optimized Targeting). Nhấp vào hộp kiểm để bật hoặc tắt nó.

Theo Google:

“Nhắm mục tiêu được tối ưu hóa giúp tìm kiếm các chuyển đổi bổ sung bằng cách nhắm mục tiêu những người có nhiều khả năng chuyển đổi nhất (dựa trên dữ liệu chuyển đổi trong chiến dịch theo thời gian thực).

Với tính năng nhắm mục tiêu được tối ưu hóa, các phân khúc đối tượng mục tiêu được bạn lựa chọn sẽ ảnh hưởng đến kết quả của chiến dịch khi Google xem đó là một dấu hiệu để khởi đầu một chiến dịch theo cách bạn muốn”.

Cách sử dụng tính năng ‘Nhắm mục tiêu được tối ưu hoá’.

Nhắm mục tiêu được tối ưu hóa có sẵn cho quảng cáo hiển thị, khám phá và một số loại chiến dịch video nhất định.

Các cài đặt để sử dụng tính năng này phải tuân theo các tùy chọn loại trừ và cài đặt an toàn thương hiệu hiện có của bạn. Bạn xem chi tiết tuỳ chọn này tại Brand Safety

Google khuyên bạn nên thử dữ liệu nhắm mục tiêu được tối ưu hóa với mục tiêu ‘Tối đa hóa lượt chuyển đổi’ (Maximize conversions) nếu bạn đang cố gắng tăng lưu lượng truy cập vào website của mình.

Hoặc, nếu KPIs của bạn là chuyển đổi, bạn có thể sử dụng mục tiêu CPA hoặc ‘Tối đa hóa chuyển đổi’: “Bạn nên sử dụng các chiến lược đặt giá thầu này để ‘nhắm mục tiêu được tối ưu hóa’ vì chúng sử dụng dữ liệu chuyển đổi lịch sử của bạn để mang lại cho bạn giá trị cao nhất của chiến dịch.”

Bạn có thể xem chi tiết cách cách cài đặt và sử dụng tính năng ‘Nhắm mục tiêu được tối ưu hoá tại: Google Ads Optimized Targeting.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Cách một doanh nghiệp tăng 24% ‘qualified leads’ với chiến dịch ‘Performance Max’

Dưới đây là cách MotorK, một công ty về công nghệ marketing và bán hàng trong ngành ô tô tại Châu Âu đã sử dụng chiến lược ‘Performance Max‘ để tăng trưởng tới 24% lượng khách hàng tiềm năng.

Thách thức của thương hiệu.

MotorK là một công ty công nghệ tiếp thị và bán hàng ngành ô tô hàng đầu ở Châu Âu. Công ty hợp tác với các nhà sản xuất, đại lý và nhà phân phối để cải thiện hành trình khách hàng của người mua ô tô.

Mục tiêu kinh doanh chính của MotorK là tạo ra các khách hàng tiềm năng đủ điều kiện (qualified lead) cho các thương hiệu ô tô mà MotorK hợp tác.

Đội ngũ MotorK muốn nhanh chóng phát triển và có được khách hàng tiềm năng mới cho các thương hiệu đối tác của họ với chiến lược giá mục tiêu cho mỗi lần chuyển đổi (CPA) và cải thiện chiến lược truyền thông hỗn hợp của họ bằng cách tận dụng các giải pháp tự động hóa và đổi mới.

Cách tiếp cận chiến lược.

MotorK đã kích hoạt các chiến dịch Performance Max của Google Ads để thử nghiệm một giải pháp hoàn toàn mới được thiết kế tập trung cho hiệu suất kỹ thuật số.

Theo MotorK, công ty này từ rất sớm đã áp dụng các giải pháp tự động hóa để bao phủ tất cả không gian quảng cáo của Google.

Các giải pháp tự động giúp công ty tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới trong khi vẫn đơn giản hóa việc thiết lập và tối ưu liên tục thông qua một chiến dịch thống nhất.

Để bắt đầu chiến dịch của mình, họ đã xác định mục tiêu của CPA (chi phí trên mỗi chuyển đổi) bằng cách lấy CPA trung bình trên tất cả các chiến dịch quảng cáo tìm kiếm và hiển thị tập trung vào hiệu suất hiện có.

Họ cũng giảm thiểu số lượng các nhóm quảng cáo (ad groups) để hợp nhất dữ liệu chuyển đổi nhiều nhất có thể và tối đa hóa khả năng của yếu tố máy học.

Ngoài ra, họ tối ưu và xem các nhóm quảng cáo có chất lượng hoạt động tốt nhất như là tín hiệu có giá trị để Google tăng tốc độ thông qua máy học (machine learning).

Kết quả đạt được sau chiến dịch.

Áp dụng chiến dịch Performance Max, MotorK đã tăng số lượng khách hàng tiềm năng đủ điều kiện lên 24% (dựa trên việc gửi biểu mẫu trực tuyến nhằm yêu cầu báo giá xe) ở mức CPA có thể so sánh được với quảng cáo tìm kiếm và hiển thị.

Nhóm hiện đang mở rộng ngân sách sau thử nghiệm ban đầu và tăng đầu tư vào các chiến dịch Performance Max để bao phủ nhiều quốc gia hơn như Pháp và Tây Ban Nha.

Ông Francesco Sala, Phó chủ tịch phụ trách Performance Marketing tại MotorK cho biết:

“Chiến dịch rất dễ thực hiện và nhanh chóng tạo ra các khách hàng tiềm năng đủ điều kiện với mức CPA rất cạnh tranh.

Chúng tôi đã quan sát thấy sự cải thiện tổng thể về hiệu suất và khối lượng khách hàng tiềm năng hàng tháng. Đó là một tín hiệu rất tốt để đạt được các mục tiêu mong muốn một cách nhanh chóng và hiệu quả.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Google: Tại sao các thương hiệu cần đa dạng hoá tiếng nói của mình

Bạn có thể xây dựng một thương hiệu mạnh hơn hậu Covid-19 bằng cách tập trung vào sự đa dạng và sự đồng cảm.

Google: Tại sao các thương hiệu cần đa dạng hoá tiếng nói của mình
Edward Enninful | Editor-In-Chief | British Vogue

Dưới đây là chia sẻ từ Ông Edward Enninful OBE, hiện là tổng biên tập của Tạp chí Vogue của Vương Quốc Anh.

Khi chúng ta bước ra khỏi giai đoạn đầy bất ổn và khó khăn này, chúng ta có cơ hội để suy nghĩ và thiết lập lại, để làm mọi thứ tốt hơn.

Và trong khi mọi người nói về việc ‘sẽ trở lại bình thường’, thì cũng đã đến lúc chúng ta phải chấp nhận một sự thât rằng – mọi thứ sẽ không thể quay lại như nó vốn có.

Rõ ràng có rất nhiều cách chúng ta có thể thực hiện để tiến lên phía trước và định hình thế giới mà chúng ta mong muốn sống sau đại dịch.

Nhưng tôi muốn nhấn mạnh 05 cách dưới đây, thứ mà tôi tin là rất cần thiết – không chỉ là cho ngành thời trang mà còn cho nhiều tổ chức khác ở khắp mọi nơi.

Đảm bảo thương hiệu và đội nhóm của bạn luôn là ‘phần phản chiếu’ của thế giới.

Khi tôi nhận công việc tại tạp chí Vogue của Anh vào năm 2017, tôi đã bắt đầu bằng việc tạo ra một tuyên ngôn: “…là để đại diện cho thế giới mà chúng ta đang sống, bất kể quy mô, chủng tộc, dân tộc, giới tính, nền tảng kinh tế…”

Mọi người từ nhiều khu vực không thấy hình ảnh mình được phản chiếu trên Vogue.

Tôi muốn thay đổi điều đó. Không chỉ trong các trang và nội dung kỹ thuật số của chúng tôi, mà còn cả trong chính đội nhóm của mình.

Để trở thành người đại diện cho một thứ gì đó lớn lao hơn và rộng lớn hơn, bạn cần đa dạng hoá tiếng nói trong doanh nghiệp của mình để tạo ra các tác phẩm – bạn không thể có một tạp chí hoặc thương hiệu toàn diện nếu không có một đội ngũ nhân viên toàn diện.

Một khi bạn có được điều đó và một khi mọi người thấy mình được phản chiếu trong thương hiệu, đó là một điều rất tuyệt vời. Chỉ khi đó bạn mới có thể thực sự có ảnh hưởng.

Đầu tư vào việc đa dạng hoá đội ngũ nhân tài ở mọi cấp độ.

Tài năng trẻ là tương lai, nhưng chỉ cần có họ trong văn phòng là không đủ. Các doanh nghiệp cần có đủ các cố vấn, những người có nhiều chuyên môn và kinh nghiệm hơn.

Đó là lý do tại sao chúng tôi đã khởi động chương trình học bổng mang tên “Forces for Change” (nguồn lực cho sự thay đổi) vào năm ngoái.

Và trong khi việc hỗ trợ thế hệ kế cận là quan trọng, các tổ chức cũng cần chủ động hơn ở cấp độ nhân viên tầm trung – tuyển dụng nhiều các cá nhân khác nhau có thể là CEO hoặc CMO tiếp theo.

Đó là nơi sự thay đổi thực sự có thể xảy ra. Nó cũng hiệu quả trong việc thu hút các tài năng trẻ và đa dạng hơn đến với một doanh nghiệp.

Các thương hiệu nên bước ra khỏi vùng an toàn của mình và tìm kiếm cũng như đầu tư vào việc đa dạng hoá đội ngũ tài năng, từ cấp dưới lên cấp trên. Nó phải được thực hiện, nếu không ban sẽ không thể phát triển.

“Sự đa dạng không phải là thứ mà bạn thực hiện trong một mùa và sau đó kết thúc. nó phải được ‘chảy’ liên tục trong tổ chức.”

Sử dụng công nghệ và nền tảng để tăng khả năng tiếp cận.

Không phải ai cũng có thể tiếp cận với các con đường nghề nghiệp truyền thống, cho dù đó là bằng đại học hay các kỳ thực tập tại các công ty danh tiếng.

Nhưng công nghệ và các nền tảng như YouTube đã là một công cụ tuyệt vời để làm những điều đó, cung cấp nền tảng cho thế hệ mới.

Đây là một phần quan trọng trong suy nghĩ của chúng tôi đằng sau Vogue Visionaries, một loạt chương trình sáng tạo của chúng tôi nhằm truyền cảm hứng cho những tài năng sáng tạo trẻ vào những thời điểm quan trọng này.

Các nền tảng truyền thông mạng xã hội và kỹ thuật số cũng đã mở ra nhiều cơ hội tiếp cận mới cho các thương hiệu nhỏ hơn và các nhà thiết kế trẻ, vì họ có thể tìm được đối tượng mục tiêu của mình mà không cần phải tham gia một show thời trang đắt tiền.

Tương tự như vậy, đối với các hãng thời trang lớn, đại dịch đã khuyến khích sự đổi mới kỹ thuật số. Mọi người đã trở thành nhà biên tập viên của riêng họ.

“Các nền tảng truyền thông mạng xã hội và kỹ thuật số đã mở ra khả năng tiếp cận cho các thương hiệu nhỏ hơn và các nhà thiết kế trẻ, vì họ có thể tìm thấy đối tượng mục tiêu của mình mà không cần tham gia một buổi trình diễn thời trang đắt tiền.”

Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, sự đồng cảm là chìa khóa hàng đầu.

Trong 12 tháng qua, chúng tôi đã có nhiều cơ hội hơn để ‘chậm lại’ và nói chuyện nhiều hơn với độc giả cũng như nói chuyện với nhau.

Đó là một điều tích cực trong giai đoạn cực kỳ khó khăn này: chúng tôi đã ‘chậm lại’ và chúng tôi đã lắng nghe.

Nó đã chứng minh giá trị và nhu cầu của sự đồng cảm. Khi hầu hết mọi người đều đang cảm thấy họ cần được lắng nghe, và họ sẽ chi tiêu. Hãy dành thời gian để lắng nghe họ và đừng đánh giá thấp họ.

Chỉ khi bạn thực sự hiểu họ, bạn mới có thể đáp ứng nhu cầu của họ một cách tốt nhất.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

TikTok nhắc nhở thương hiệu: “Đừng tạo quảng cáo – hãy tạo TikToks”

Đã khoảng một năm kể từ khi TikTok ra mắt TikTok for Business và thách thức các thương hiệu với một tuyên bố táo bạo: “Đừng tạo quảng cáo – hãy tạo TikToks.”

Sau một năm truyền cảm hứng cho các thương hiệu trên nền tảng, giờ đây TikTok đã xuất bản một bài đăng mới với mục tiêu nhắc lại lời khuyên ban đầu của họ đồng thời làm sáng tỏ hơn về ý nghĩa thực sự của việc “tạo TikToks”.

Câu thần chú của TikTok nhằm mục đích khuyến khích những người làm marketing nên nắm lấy sự sáng tạo của nền tảng, điều được biết đến với cái được gọi là hiện tượng #TikTokMadeMeBuyIt.

Theo giải thích của Bà Katie Puris, Giám đốc marketing kinh doanh toàn cầu (Global Business Marketing Head) của TikTok:

“… tất cả những gì diễn ra trên TikTok đều rất độc đáo. Hàng ngày, mọi người tham gia vào các chiến dịch, đồng hành cùng với chúng và thậm chí là tạo TikTok của riêng họ cho các thương hiệu và sản phẩm họ yêu thích.

Chúng tôi thường nghe mọi người nói, ‘Tôi thậm chí còn không nhận ra đó là một mẫu quảng cáo!’ và đó là mục tiêu mà thương hiệu cần làm trên TikTok.”

Theo TikTok, cách các nền tảng internet và quảng cáo đã phát triển, nhưng các định dạng quảng cáo vẫn tương đối giống nhau.

Khi nghĩ về cách bạn tương tác với các quảng cáo nói chung, có thể bạn đang cố gắng để ‘bỏ qua’ (skip ads) chúng hoặc điều chỉnh cho đến khi chúng biến mất khỏi chế độ xem của bạn để bạn tiếp tục với nội dung thực sự mà bạn muốn xem.

Đó là lý do tại sao ‘định dạng TikTok’ lại thành công hơn giữa vô số các nền tảng truyền thông mạng xã hội video dạng ngắn khác như Reels, Shorts hay Spotlight.

Bằng cách “tạo TikToks”, các thương hiệu đang thực sự tạo ra những nội dung có giá trị và hấp dẫn mà các đối tượng mục tiêu trẻ tuổi thực sự dễ dàng tiếp nhận hơn.

Như Katie Puris đã nói, đó là việc mời họ tham gia vào các câu chuyện của thương hiệu và chủ động xây dựng nó thay vì chỉ xem hoặc bỏ qua nó, điều này giúp các thương hiệu tiếp xúc nhiều hơn với các đối tượng mục tiêu mới.

Dưới đây là cách bạn áp dụng “Don’t make ads, make TikToks”:

Nắm bắt các cơ hội.

TikToks chiếm toàn bộ màn hình của thiết bị di động và họ sử dụng nó để kể một câu chuyện ngắn, và hấp dẫn.

Khi người xem đã xem nội dung, họ dường như có vô số các cơ hội để tương tác với nội dung đó. Từ song ca đến các phản ứng (reactions), người dùng TikTok có thể tiếp tục xây dựng câu chuyện, thêm các nội dung của riêng họ và góp phần tạo ra các xu hướng lan truyền cho video của thương hiệu.

Các thương hiệu có thể tối đa hóa cách tiếp cận của mình bằng cách suy nghĩ về các khả năng hay phương án tương tác khác nhau mà người dùng có thể có.

Tạo nội dung có giá trị đối với đối tượng mục tiêu và mời họ tham gia tương tác có thể giúp các thương hiệu tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng hơn cũng như xây dựng lòng trung thành nhiều hơn khi họ đã trở thành một thành viên trong cộng đồng rộng lớn của thương hiệu.

Hãy làm thật, đừng chỉ biết ‘đánh bóng’.

Mẹo để có một thương hiệu tốt trên TikTok đó là tạo cảm giác như tất cả nội dung đều do người dùng tạo ra. Những nội dung quảng cáo quá bóng bẩy hay ‘không thật’ sẽ ngay lập tức được ‘lộ rõ’ và có thể sẽ bị bỏ qua.

Mặt khác, những nội dung có cảm giác như đó là một phần của cộng đồng, thực tế và chân thật, sẽ khơi dậy sự quan tâm và tạo ra nhiều cuộc trò chuyện hơn.

‘tạo TikToks’.

Tương tự như lời khuyên đầu tiên, TikTok do bạn tạo ra phải có vẻ tự nhiên trong môi trường của chúng. Những thương hiệu dành nhiều thời gian để tìm hiểu định dạng, phong cách và công cụ khác nhau sẽ có nhiều cơ hội để thành công hơn.

Ví dụ: người dùng TikTok đang sử dụng các hiệu ứng chuyển đổi vui nhộn để tiết lộ những trang phục mới, các dự án đã hoàn thành hoặc quá trình sáng tạo của họ.

Tận dụng tối đa những xu hướng này có thể giúp các thương hiệu hòa nhập cũng như làm cho video của họ trở nên thú vị hơn.

Tham gia đúng như bạn.

Cuối cùng, TikTok khuyến khích tất cả các thương hiệu tham gia nền tảng vì nó không yêu cầu những khoản ngân sách lớn.

Các công cụ chỉnh sửa gốc như ‘Màn hình xanh’ (Green Screen), bộ lọc giọng nói và các hiệu ứng đặc biệt khác cho phép tất cả các thương hiệu, dù lớn hay nhỏ, tạo ra những nội dung chất lượng cao mà hầu như không tốn bất kỳ khoản chi phí nào.

Bà Marianna Hewitt, người đồng sáng lập của một trong những thương hiệu chăm sóc da bán chạy nhất, Summer Fridays nói với TikTok:

“Những thứ càng thật với càng ít sự chỉnh sửa, thì nó càng hiệu quả. Trên các nền tảng khác, bạn phải thực sự đầu tư vào nội dung của mình và có các nhà quay phim hay nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Tuy nhiên, trên TikTok, bạn không cần phải làm điều đó.”

Bằng cách đưa ra những lời giải thích này cho cách tiếp cận của mình, TikTok đang cố gắng thuyết phục những người vốn vẫn còn lưỡng lự về cách họ có thể tiết kiệm thời gian và tiền bạc bằng cách cắt giảm các chiến dịch quảng cáo truyền thống vốn rất tốn kém.

Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp nhỏ hơn, điều này có thể đáng để thử nhiều hơn !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Những dấu hiệu này cho thấy thương hiệu đang cần PR thay vì Marketing

Trong một thế giới khi mà marketing được nhắc đến quá nhiều và gần như ‘chiếm sóng’ mọi hoạt động truyền thông của thương hiệu, PR hay các hoạt động quan hệ công chúng đang bị coi nhẹ đi rất nhiều.

Những dấu hiệu này cho thấy thương hiệu đang cần PR thay vì Marketing

Trong số những nhu cầu ban đầu quan trọng nhất của doanh nghiệp là xây dựng thương hiệu, một trong những sai lầm lớn nhất mà các công ty khởi nghiệp thường mắc phải trong việc giải quyết vấn đề đó là chọn sai kênh để truyền thông.

PR hay Quan hệ công chúng theo truyền thống thì nó nằm dưới và thuộc không gian marketing – ở cấp độ bên dưới, PR kết hợp và chia sẻ không gian với các kênh truyền thông có trả phí nói chung (paid media) cũng như truyền thông mạng xã hội, SEO, người có ảnh hưởng (influencer), quảng cáo và cả digital marketing.

Theo định nghĩa, PR là hành động quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Mục tiêu của nó là kết nối trực tiếp với khách hàng, làm nổi bật các giải pháp của bạn tới các vấn đề của họ và thúc đẩy họ mua hàng.

PR là ‘cánh tay nối dài’ để đưa thương hiệu đến với thế giới.

Là một chức năng chiến lược, PR cũng nhằm mục tiêu xây dựng mối quan hệ với đối tượng mục tiêu, nhân viên, nhà đầu tư và cả các chuyên gia trong ngành, nó xây dựng và duy trì sự thiện chí cũng như danh tiếng của thương hiệu.

Xem thêm: PR là gì?

Hiểu được các sắc thái giữa các mục tiêu của PR và Marketing và khi nào nên tận dụng các công cụ này là những gì mà người làm marketing nói chung cần nắm.

Dưới đây là 5 dấu hiệu cho thấy bạn cần PR, thay vì chỉ là Marketing:

1. Bạn cần xây dựng sự uy tín hay tín nhiệm trong ngành.

Doanh nghiệp của bạn có thể mới tham gia thị trường, đang bước vào một môi trường đã cạnh tranh, hoặc đang tìm cách phá vỡ (disrupt) một ngành công nghiệp.

Trong tất cả những trường hợp đó, thương hiệu của bạn cần phải xây dựng lòng tin và sự tín nhiệm đối với những đối tượng mục tiêu.

Là người tiêu dùng, chúng ta không chắc sẽ tin tưởng vào một thương hiệu mà chúng ta chưa từng thấy hoặc nghe nói đến trước đây.

Vì vậy, cũng như trong bất kỳ mối quan hệ mới nào, trước tiên bạn cần giới thiệu về bản thân mình. Để làm điều này, hiển nhiên, bạn có thể sử dụng các kênh quảng cáo có trả phí, tuy nhiên, điều đó không thể thay thế cho sự uy tín hay tín nhiệm mà bạn có thể có được bằng PR, khi một phương tiện truyền thông hay một ai đó ‘chủ động’ nói về bạn.

Đó cũng là sự khác biệt giữa việc bạn tự giới thiệu bản thân trên một sân khấu với tư cách là một diễn giả và việc để một người hay một kênh truyền thông nào đó nổi tiếng hơn bạn, đáng tin hơn bạn, nói về bạn.

PR là một công cụ thiết yếu để xây dựng lòng tin. Mối liên kết với bên thứ ba (third-party connection) này không chỉ giúp nâng cao nhận thức và uy tín của thương hiệu mà còn giúp thúc đẩy những mối quan hệ có ý nghĩa giữa bạn với khách hàng mục tiêu của bạn.

Bằng cách phát triển một thông điệp nhất quán và tự tin, bạn có thể định vị bạn như một nhà lãnh đạo tư tưởng, thúc đẩy sự hiện diện của thương hiệu, sự yêu mến của đối tượng mục tiêu đối với sản phẩm, nền tảng hoặc dịch vụ của bạn.

2. Bạn đang tìm kiếm nhà đầu tư.

Theo CB Insights, 29% công ty khởi nghiệp thất bại vì họ hết tiền mặt.

Nếu tiền mặt là vua, thì sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp có thể xảy ra ở khắp tất cả mọi nơi.

Bằng việc đầu tư cho các hoạt động PR, bạn sẽ không chỉ giúp đưa thương hiệu của bạn ra thế giới một cách hiệu quả mà còn định vị đội ngũ lãnh đạo của doanh nghiệp như là những người dẫn đầu trong ngành.

Nói một cách dễ hiểu hơn: đưa câu chuyện và ý tưởng của bạn ‘ra ngoài kia’ là một cách tuyệt vời để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, như một lời cảnh báo, bạn đừng để bị rơi vào bẫy của danh vọng trước khi bạn có đủ lý do để tự hào; hãy tập trung vào việc tạo ra một sản phẩm hoặc giải pháp tuyệt vời trước khi bạn muốn kể về nó cho người khác một cách rộng rãi.

3. Bạn cần xử lý khủng hoảng.

Công ty của bạn có thể đang phải đối mặt với những đánh giá tiêu cực hoặc có thể đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng truyền thông nào đó.

Là một thành phần trọng yếu để quản lý danh tiếng thương hiệu, PR là chiến lược khôn ngoan khi bạn đang tìm cách kiểm soát nhận thức, ‘dập tắt’ – hoặc ngăn chặn khủng hoảng trước khi nó lan rộng hoặc chuyển hướng theo những diễn biến xấu.

Khi bạn đang tìm đường đến một thị trường mới hoặc có một sản phẩm nào đó gây ra một số tranh cãi, PR nên là một phần của bất kỳ chiến lược thông minh nào ngay từ đầu.

Trong truyền thông khủng hoảng, nếu bạn thất bại trong khâu chuẩn bị, bạn đang chuẩn bị cho thất bại.

Chiến lược PR đúng đắn có thể làm sáng tỏ những nghi ngờ, điều hướng lại câu chuyện và mở ra các cuộc trò chuyện mới để xây dựng (hoặc xây dựng lại) lòng tin.

Warren Buffet từng nói: “Bạn cần 20 năm để tạo dựng danh tiếng nhưng chỉ 5 phút để hủy hoại nó. Nếu bạn nghĩ về điều đó, bạn sẽ làm mọi thứ khác đi”.

4. Bạn đang cần truyền tải những điều gì đó mới.

Khi bạn phát triển một sản phẩm hoặc một tính năng mới nào đó và bạn cần truyền tải nó, đây là lúc để PR và marketing phối hợp chặt chẽ với nhau.

Mặc dù một số thông tin có thể hiệu quả hơn với marketing, nhưng PR có thể giúp định hình việc ra mắt những thứ mới mẻ đó thành một câu chuyện đầy hấp dẫn, điều mà mọi người sẽ rất muốn lắng nghe.

5. Đối thủ cạnh tranh của bạn luôn là hình tượng mới mẻ.

Trong một thị trường vốn đã đông đúc với những người chơi có tên tuổi, rất khó để bạn trở nên nổi bật.

Và giữa hàng ngàn các câu chuyện được tạo ra mỗi ngày trên thị trường, bạn nên tự hỏi bản thân mình: “Câu chuyện của chúng ta có gì thú vị?

Việc suy nghĩ như một nhà báo hoặc một người chuyên về khai thác tin tức có thể giúp bạn hiểu điều này tốt hơn.

Câu chuyện của bạn có đáng tin cậy? Nó có phù hợp với các cuộc trò chuyện hay thảo luận hiện có (hay còn gọi là tính thời sự) không?

Tại sao mọi người nên quan tâm đến câu chuyện đó? Bạn có thể đưa ra một quan điểm hoặc sản phẩm thực sự độc đáo không? Nó giải quyết các vấn đề mang tính xu hướng, những nỗi đau trong bối cảnh lớn hơn như thế nào?

PR không phải là làm cho mọi thứ trở nên ‘ồn ào’ hơn. Đó là tập trung tiếng nói của thương hiệu và sử dụng thuật kể chuyện để truyền đạt những gì khiến bạn thực sự độc đáo.

Con đường dẫn đến việc mua hàng là một con đường vô cùng đông đúc và chông gai, vì vậy điều quan trọng bạn cần lưu ý là mục tiêu cuối cùng của PR không phải dành cho những quyết định mua hàng.

Nó phải là một công cụ vô giá trong việc giao tiếp với công chúng và xây dựng niềm tin từ họ vào một thương hiệu.

Như Bill Gates cũng đã từng nói: “Nếu tôi chỉ còn một đô la, tôi sẽ dành nó cho PR.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

LinkedIn xuất bản tạp chí số mới với nhiều lời khuyên để tăng trưởng doanh nghiệp

Khi có nhiều dấu hiệu mới cho thấy về hy vọng sớm sẽ trở lại cuộc sống bình thường, nhiều doanh nghiệp hiện đang chuẩn bị mọi thứ để sẵn sàng tăng trưởng ngay khi có cơ hội mới.

LinkedIn xuất bản tạp chí số mới với nhiều lời khuyên để tăng trưởng doanh nghiệp

Để hỗ trợ quá trình này, LinkedIn đã xuất bản một tạp chí số với tên gọi “Ready for Business 2021″, nhằm cung cấp một loạt các thông tin chi tiết, mẹo và các cuộc phỏng vấn với các chuyên gia để giúp truyền cảm hứng cho các thương hiệu trong việc tối ưu và cải thiện các chiến lược của họ hậu Covid-19.

Theo giải thích của LinkedIn:

“‘Ready for Business 2021’ khám phá mọi thứ liên quan đến việc sử dụng Digital Marketing để thúc đẩy sự tăng trưởng và đưa chiến lược của bạn trở nên hiệu quả hơn.

Có rất thông tin chi tiết về việc xác định các nhóm đối tượng có giá trị cao nhất và cách thu hút họ ngay khi họ dễ tiếp nhận nhất.

Chúng tôi cũng tìm hiểu sâu về sự phát triển và tầm quan trọng của yếu tố lòng tin và lãnh đạo tư tưởng trong thế giới hậu đại dịch, làm nổi bật bản chất của sự thay đổi trong hành trình mua hàng B2B.

Đồng thời chúng tôi cũng chia sẻ những câu chuyện và chiến lược về cách các hoạt động marketing của bạn có thể truyền cảm hứng, giải trí – và sự sẵn sàng cho tư duy kinh doanh trên quy mô lớn.”

Tạp chí số dài 50 trang mà bạn có thể tải xuống, bao gồm một loạt các bài viết và ghi chú hữu ích, bao gồm cả kết quả của một nghiên cứu người dùng mới của LinkedIn nhằm tìm cách khám phá thêm về lý do tại sao mọi người lại sử dụng nền tảng này.

Một hình ảnh được cắt ra từ Ready for Business 2021.

Ngoài ra tạp chí còn có các Case Study trong việc sử dụng quảng cáo LinkedIn và các công cụ quảng bá khác để đạt hiệu quả tốt nhất trên nền tảng.

Tạp chí cũng chứa các cuộc phỏng vấn với các chuyên gia và thông tin chi tiết về các xu hướng chính, như sự kiện ảo (virtual events), mở rộng vai trò của các Giám đốc Marketing (CMO) và xây dựng thương hiệu.

Nếu bạn là chủ doanh nghiệp, người làm kinh doanh hay người làm marketing, những người đang rất muốn tìm kiếm các xu hướng phát triển mới cũng như các công cụ hữu ích trong quảng cáo và marketing, tạp chí số này sẽ rất hữu ích đối với bạn.

Bạn có thể tải xuống tạp chí số ‘Ready for Business 2021’ của LinkedIn tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Facebook cáo buộc nhóm người Việt lừa đảo quảng cáo

Facebook vừa thực hiện hai vụ kiện riêng biệt nhằm vào các nhóm quảng cáo lừa đảo trực tuyến, một trong đó liên quan đến nhóm người từ Việt Nam.

Trên blog đăng ngày 29/6, Facebook cáo buộc bốn cá nhân cư trú tại Việt Nam, gồm Nguyễn Hữu Thêm, Lê Khang, Nguyễn Quốc Bảo và Phạm Hữu Dung.

Theo mạng xã hội này, những người trên đã sử dụng kỹ thuật “đánh cắp cookie” để xâm nhập tài khoản nhân viên các đại lý quảng cáo và tiếp thị, sau đó chạy quảng cáo trái phép.

Cụ thể, nạn nhân bị xâm phạm tài khoản sau khi bị lừa cài một ứng dụng lừa đảo có tên “Trình quản lý Quảng cáo cho Facebook” trên Google Play.

Ứng dụng này thu thập thông tin đăng nhập của nạn nhân, truy cập tài khoản Facebook của họ và chạy quảng cáo.

Trong một số trường hợp, quảng cáo có nội dung lừa đảo trực tuyến. Theo thống kê của Facebook, số tiền chạy quảng cáo trái phép lên tới 36 triệu USD. Mạng xã hội đã hoàn tiền cho các nạn nhân và giúp họ tăng bảo mật tài khoản.

Một vụ kiện khác nhằm vào công ty tiếp thị N&J USA Incorporated có trụ sở tại Californina (Mỹ) và hai đại diện là Mohit Melwani và Vishaal Melwani.

Theo Facebook, doanh nghiệp này đã chạy các quảng cáo gây hiểu lầm nhằm quảng bá việc bán hàng hóa bao gồm quần áo, đồng hồ và đồ chơi.

Khi nhấp vào quảng cáo, người dùng được dẫn đến trang web của bên thứ ba để thanh toán cho giao dịch mua. Nhưng sau khi thanh toán, người mua không hề nhận được hàng hoặc hàng chất lượng kém, thậm chí là bị đánh tráo thành sản phẩm khác.

Ngoài ra, để che giấu hành vi, công ty trên cũng chặn những lời phàn nàn và đánh giá tiêu cực của người dùng trên fanpage.

Facebook cho biết đã vô hiệu hóa tài khoản và fanpage của công ty này. Đây cũng là vụ kiện đầu tiên về lạm dụng thương mại điện tử của Facebook.

Thời gian qua, Facebook đang mạnh tay hơn với các nội dung sai lệch và lừa đảo. Công ty sử dụng AI và hàng nghìn nhân viên để kiểm duyệt những nội dung này.

Thuật toán của Facebook bị đánh giá là còn tồn tại nhiều vấn đề, hoạt động chưa hoàn hảo và nhận diện sai, gây nhầm lẫn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Google Ads: Nhà quảng cáo sẽ không thể tạo từ khoá ‘đối sánh rộng có sửa đổi’ từ tháng 7

Các thuộc tính khác, như giá thầu và trạng thái hiển thị, vẫn có thể được chỉnh sửa, nhưng bạn sẽ phải chuyển đổi thành đối sánh cụm từ (phrase match) nếu bạn muốn chỉnh sửa văn bản của từ khóa.

Google Ads: Nhà quảng cáo sẽ không thể tạo từ khoá 'đối sánh rộng có sửa đổi' từ tháng 7

Theo thông báo mới nhất của Google Ads, kể từ cuối tháng 7, các nhà quảng cáo sẽ không còn có thể tạo từ khóa ‘đối sánh rộng có sửa đổi’ (broad match modifier) mới.

Các từ khóa ‘đối sánh rộng có sửa đổi’ hiện tại sẽ tiếp tục được phân phối theo hành vi tìm kiếm của ‘đối sánh cụm từ’ (phrase match).

Các bạn có thể theo dõi ví dụ minh hoạ từ Google thông qua hình ảnh bên dưới để hiểu về cách hoạt động của các loại đối sánh từ khoá.

‘Đối sánh rộng có sửa đổi’ là gì?

Từ khóa đối sánh rộng có sửa đổi là loại đối sánh từ khoá cho phép quảng cáo của bạn chỉ hiển thị cho các tìm kiếm có bao gồm các từ trong từ khóa (Keywords) của bạn nhưng không cần phải theo thứ tự khi một truy vấn tìm kiếm được xác định.

Để sử dụng loại đối sánh rộng có sửa đổi, bạn chỉ cần thêm dấu “+” đằng trước các từ, cụm từ trong từ khóa (Keyword) của bạn.

Ví dụ:

  • Từ khóa của bạn: +áo +thun +nam
  • Từ khóa sẽ kích hoạt hiển thị quảng cáo của bạn: áo thun nam giá rẻ, mua áo thun nam…
  • Từ khóa sẽ không kích hoạt quảng cáo của bạn: áo cổ tròn nam, áo thun mang tại nhà, áo cổ tròn cho nam,…

Khi Google Ads lần đầu tiên thông báo rằng họ đang mở rộng ‘đối sánh cụm từ’ để bao gồm luôn cả lưu lượng truy cập từ ‘đối sánh rộng có sửa đổi’, nền tảng này cũng tuyên bố rằng sau khi công cụ mới được triển khai trên toàn thế giới, các nhà quảng cáo sẽ không thể tạo các từ khóa mới theo hình thức ‘đối sánh rộng có sửa đổi’.

Nhà quảng cáo vẫn có thể chỉnh sửa các thuộc tính của nó như trạng thái hoặc giá thầu, tuy nhiên, việc chỉnh sửa văn bản của từ khóa sẽ yêu cầu phải thay đổi loại đối sánh từ khóa thành ‘đối sánh cụm từ’.

Lời khuyên từ Google.

Google khuyên bạn nên hợp nhất các từ khóa trùng lặp và chuyển các từ khóa ‘đối sánh rộng có sửa đổi’ của bạn sang một loại đối sánh khác để có thể dễ dàng hơn trong việc quản lý tài khoản của bạn trong tương lai.

Để giúp nhà quảng cáo xác định các từ khóa dư thừa, đề xuất “Xóa các từ khóa dư thừa” (Remove redundant keywords) cũng xuất hiện trên trang “Đề xuất” (Recommendations page) khi một từ khóa nào đó bị trùng trong cùng một nhóm quảng cáo.

Các công cụ chỉnh sửa hàng loạt để chuyển đổi từ khóa cũng đã được thêm vào Google Ads và Google Ads Editor.

Khi một từ khóa ‘đối sánh rộng có sửa đổi’ được chuyển đổi, từ khóa cũ đó sẽ bị xóa và một từ khóa mới trong loại đối sánh được chỉ định sẽ được tạo.

Điều này có nghĩa là thống kê của từ khóa mới sẽ bắt đầu lại từ đầu, nhưng các nhà quảng cáo vẫn có thể xem số liệu hiệu suất lịch sử của từ khóa cũ đã bị loại bỏ.

Tại sao các nhà quảng cáo phải quan tâm đến bản cập nhật này.

Các nhà quảng cáo hiện đang sử dụng hoặc thêm các đối sánh từ khoá này sẽ cần phải chuyển sang một loại đối sánh khác vào cuối tháng 7.

Vì các từ khóa ‘đối sánh rộng có sửa đổi’ hiện tại có thể đã được xử lý theo hành vi ‘đối sánh cụm từ’, bạn nên chuyển đổi từ khóa của mình nếu nó chưa được thực hiện.

Điều này sẽ cho phép bạn bắt đầu thu thập thống kê số liệu của từ khóa mới sớm hơn và nó có thể giúp bạn quản lý tài khoản của mình được dễ dàng hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần | MarketingTrips 

Giá trị thị trường của Facebook chạm mốc 1000 tỷ USD đầu tiên trong lịch sử

Công ty truyền thông mạng xã hội này là công ty thứ năm của Mỹ đạt được cột mốc 1000 tỷ USD, cùng với những cái tên khác như Apple, Microsoft, Amazon và công ty mẹ của Google là Alphabet.

Giá trị thị trường của Facebook chạm mốc 1000 tỷ USD đầu tiên trong lịch sử
CEO Facebook Mark Zuckerberg

Vào ngày 28 tháng 6 vừa qua, lần đầu tiên trong lịch sử, Facebook chính thức chạm mốc trên 1.000 tỷ USD vốn hóa thị trường.

Công ty truyền thông mạng xã hội này là công ty thứ năm của Mỹ đạt được cột mốc quan trọng này, cùng với Apple, Microsoft, Amazon và công ty mẹ của Google là Alphabet.

Cổ phiếu của Facebook vào thời điểm đóng cửa tăng 4,2% ở mức 355,64 USD sau một phán quyết pháp lý thuận lợi nhằm bác bỏ đơn khiếu nại chống độc quyền do Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) và liên minh các tiểu bang đưa ra.

Doanh thu của Facebook chủ yếu đến từ nguồn quảng cáo vốn được cá nhân hóa cho hiển thị đối với người dùng ở cả mạng xã hội Facebook và Instagram.

Ngoài ra, công ty cũng có một mảng kinh doanh phần cứng đang phát triển khác, nơi họ đang xây dựng các sản phẩm khác như thiết bị gọi điện bằng video Portal, tai nghe thực tế ảo (VR) Oculus và kính thông minh, dự kiến ​​sẽ được phát hành vào năm 2021.

Facebook tổ chức đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào tháng 5 năm 2012, với giá trị vốn hóa thị trường (market cap) là 104 tỷ USD.

Giá trị của Facebook đã bị sụt giảm khoảng 19% trong năm 2018 sau khi công bố số liệu về doanh thu và người dùng trong quý 2 năm đó.

Sự sụt giảm này diễn ra trong bối cảnh Facebook đang phải đối mặt với một loạt các bê bối như: rò rỉ dữ liệu, tin tức giả mạo và đáng chú ý nhất là vụ bê bối Cambridge Analytica.

Theo đó, Cambridge Analytica, một đơn vị tư vấn chính trị của Anh đã truy cập bất hợp pháp vào kho dữ liệu của 87 triệu người dùng Facebook và sử dụng nó để nhắm mục tiêu quảng cáo cho Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.

Bất chấp những vụ bê bối phải đối mặt, Facebook đã phục hồi và tiếp tục phát triển không ngừng về doanh thu trung bình trên mỗi người dùng (ARPU).

Giá cổ phiếu hiện tại của Facebook đã tăng hơn 90% kể từ ngày 27/7/2018.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Google Ads Data Hub là gì? Bản giới thiệu ngắn gọn từ Google

Google Ads Data Hub là một chương trình cho phép các doanh nghiệp truy cập dữ liệu ở cấp độ hiển thị trên các chiến dịch quảng cáo có trả phí (PPC) của họ.

Google Ads Data Hub là gì? Bản giới thiệu ngắn gọn từ Google
Google Ads Data Hub là gì? Bản giới thiệu ngắn gọn từ Google

Nó cung cấp cho các doanh nghiệp cơ hội tiếp cận dữ liệu của các chiến dịch truyền thông trên nhiều thiết bị khác nhau. Khi Google phát triển Ads Data Hub, nó đã trở thành một nền tảng dựa trên quyền riêng tư thay thế cho DoubleClick.

Google Ads Data Hub là gì?

Google Ads Data Hub hay trung tâm dữ liệu quảng cáo của Google cho phép nhà quảng cáo phân tích tùy chỉnh với các mục tiêu kinh doanh cụ thể của từng doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ quyền riêng tư của người dùng và duy trì các tiêu chuẩn cao về mặt bảo mật dữ liệu của Google.

Bằng cách kết hợp dữ liệu của bạn với các dữ liệu ở cấp độ sự kiện (event-level data) từ các chiến dịch quảng cáo của Google, bạn có thể mở khóa những insights, cải thiện hiệu suất quảng cáo, từ đó giúp bạn đạt được các mục tiêu kinh doanh theo hướng dữ liệu (data-driven) và tối ưu hóa các chiến dịch một cách hiệu quả hơn, v.v.

Kết quả từ các truy vấn mà bạn đã chạy bằng Ads Data Hub được ghi vào tập dữ liệu BigQuery trong Cloud project (“your Cloud project”) mà bạn sở hữu.

Bạn có thể kết hợp dữ liệu của mình trong Cloud project với dữ liệu của Google để đánh giá hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo và nhiều hơn thế nữa.

Ads Data Hub đảm bảo quyền riêng tư của người dùng cuối bằng cách thực thi kiểm tra quyền riêng tư và tổng hợp dữ liệu của Google trước khi nó rời khỏi Cloud project do Google sở hữu.

Google Ads Data Hub hoạt động như thế nào?

Google Ads Data Hub đọc dữ liệu từ ‘Đám mây’ (Cloud project) do Google sở hữu và ghi dữ liệu của các chiến dịch mà Google đã tổng hợp vào Cloud project của bạn:

  • Đọc dữ liệu: Những ‘Đám mây’ do Google sở hữu, chứa dữ liệu quảng cáo của Google từ các chiến dịch của bạn trên nhiều nền tảng khác nhau chẳng hạn như Display & Video 360, Google Ads, Campaign Manager 360 và YouTube. Ads Data Hub có thể đọc dữ liệu từ ‘Đám mây’ của bạn khi bạn cấp quyền cho dự án đám mây đó. Đây là những gì được liên kết từ dữ liệu của Google với dữ liệu của bạn.
  • Viết dữ liệu: “Dự án Đám mây của bạn” (“Your Cloud project”) là kết quả của các truy vấn mà bạn đã chạy trong Ads Data Hub, được xuất ra dưới dạng tập dữ liệu chiến dịch tổng hợp của Google, đưa vào ‘Dự án Đám mây của bạn’ và được lưu trữ ở đó.

Hệ sinh thái xung quanh Ads Data Hub được hiển thị trong sơ đồ dưới đây. Google Ads Data Hub là gì

Google Ads Data Hub và liên kết dữ liệu.

Bạn có thể cấu hình Google Ads Data Hub thành các dữ liệu ở cấp độ sự kiện quan trọng tới những yếu tố định danh người dùng duy nhất. Những yếu tố định danh này được gửi đến Google khi người dùng tương tác với quảng cáo của bạn.

Sau khi làm việc với Google để thiết lập điều này, bạn có thể viết các truy vấn kết hợp dữ liệu trong các dự án Đám mây do Google sở hữu (Google-owned Cloud project) với dữ liệu mà bạn lưu trữ trong dự án Đám mây của mình (“your Cloud project”).

Bạn có thể tham khảo và cấu hình Google Ads Data Hub tại: Ads Data Hub

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần | MarketingTrips 

Quá trình tìm kiếm đang tiết lộ sự phân chia trong giới tính: Thương hiệu nên làm gì?

Mọi người không mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Họ mua những câu chuyện. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi những câu chuyện chúng ta kể với tư cách là những người làm marketing rất xa vời với thực tế?

Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ dưới đây từ Bà Sapna Chadha, hiện là Senior Country Marketing Director, phụ trách Google Đông Nam Á và Ấn Độ và Bà Jess Duarte, là Insights Lead của Google Châu Á – Thái Bình Dương.

Với tư cách là những người làm marketing, nhiệm vụ của chúng ta là kết nối với khách hàng thông qua những câu chuyện thể hiện chính xác những gì thế giới xung quanh đang diễn ra và công việc của chúng ta là đảm bảo mọi bộ phận của doanh nghiệp luôn trung thực với các giá trị của thương hiệu – từ giai đoạn nghiên cứu đến thiết kế sản phẩm.

Khi chúng ta không làm được điều này, chúng ta không chỉ mất kết nối với khách hàng mà còn tạo ra những sự nghi ngờ và kỳ thị có hại, điều có thể làm gia tăng những khoảng trống của sự bất bình đẳng.

Thông thường, những câu chuyện nói về phụ nữ rất ít được thể hiện hoặc hoàn toàn không được kể.

Theo một nghiên cứu từ tập đoàn quảng cáo J. Walter Thompson, 85% phụ nữ cho rằng thế giới quảng cáo cần bắt kịp thế giới thực khi đề cập đến vai trò về giới và 66% sẽ tắt quảng cáo khi nó có định kiến ​​tiêu cực về phụ nữ.

Điều này có thể có ảnh hưởng đáng kể đến các doanh nghiệp, đặc biệt khi chúng tôi thấy rằng trong số các quảng cáo ở Ấn Độ, Úc, Nhật Bản và New Zealand, giọng nói của nam giới được nghe thường xuyên hơn gần gấp 2 lần so với nữ giới.

Hãy xem Vaseline, một sản phẩm dưỡng da của Unilever – thương hiệu này đã chọn kể câu chuyện về Madam Lee, một thợ mài dao ở Singapore, người đã sử dụng các sản phẩm của Vaseline để bảo vệ các vết cắt của mình để có thể tiếp tục làm việc và duy trì sức cạnh tranh trong ngành công nghiệp mài lưỡi – một nghề thường do nam giới thống trị.

Câu chuyện của bà giúp mọi người nhìn thấy được hình ảnh người phụ nữ ở khắp các ngành công nghiệp, thách thức những chuẩn mực vốn đã được chấp nhận từ lâu về vai trò giới và thể hiện thương hiệu Vaseline theo một cách độc đáo hơn.

Nhưng làm thế nào để chúng ta tìm thấy những câu chuyện này? Thông qua công cụ tìm kiếm – Google nghiên cứu để xem hàng tỷ lượt tìm kiếm có thể tiết lộ được điều gì về nhu cầu của xã hội và vai trò của các thương hiệu trong việc hình thành nhận thức.

“Sự khác biệt mà chúng tôi tìm thấy thông qua công cụ tìm kiếm là một số sự bất bình đẳng và cách xã hội thường lãng quên về phụ nữ. Nhưng chúng tôi cũng tìm thấy các cơ hội để thương hiệu có thể giúp đỡ.”

Những gì chúng tôi rút ra được là hầu hết các sản phẩm đều được thiết kế cho những “người dùng bình thường”, những người vốn đã được xác định là nam giới da trắng, nặng khoảng 70 kg, cao 170 cm, ở độ tuổi trung niên và tầng lớp trung lưu.

Do đó, phụ nữ thường phải chỉ định giới tính của họ trong thanh tìm kiếm khi mặc định tìm kiếm vốn không áp dụng cho họ.

Trong khi việc xây dựng chân dung khách hàng để tạo ra các sản phẩm và chiến dịch phục vụ cho một lượng lớn đối tượng mục tiêu có thể giúp các doanh nghiệp mở rộng quy mô.

Bà Elise Roy, Phó chủ tịch phụ trách thiết kế và khả năng tiếp cận tại Salesforce, lại thách thức cách chúng ta tập trung vào ‘người dùng bình thường’.

Bà nói: “Thay vào đó, chúng ta nên lấy người dùng làm trọng tâm để thiết kế sản phẩm, chúng ta nên đưa ra các giải pháp cho cả ‘người dùng bình thường’ lẫn các nhóm những người dùng ‘cá biệt’ hơn. Họ là một mỏ vàng vì đã giúp chúng ta suy nghĩ khác biệt ”.

Để giúp bạn mở rộng tư duy vượt ra khỏi những gì mà được truyền thống gọi là “chuẩn mực”, chúng tôi đã phát hiện ra 03 cơ hội thông qua dữ liệu tìm kiếm của mình để giúp bạn có thể xây dựng thương hiệu bằng cách phục vụ tốt hơn nhu cầu của phụ nữ.

Khám phá tìm kiếm cho nhu cầu về sự an toàn.

Theo Reuters, Ấn Độ được coi là một trong những quốc gia nguy hiểm nhất thế giới đối với phụ nữ. Khoảng 800 phụ nữ ‘bị ảnh hưởng’ mỗi ngày – và đó chỉ mới là những trường hợp thực tế được báo cáo.

Ấn Độ, Philippines, Thái Lan và Việt Nam nằm trong số các thị trường hàng đầu toàn cầu liên quan đến các tìm kiếm về sự an toàn cho phụ nữ ở nơi công cộng năm 2020, chẳng hạn như tìm kiếm “bình xịt hơi cay dành cho phụ nữ.”

Ở Ấn Độ, chúng tôi cũng thấy các tìm kiếm cho “các lớp học tự vệ cho phụ nữ” cũng vượt xa các tìm kiếm cho các lớp học tương tự dành cho nam giới.

Năm 2020, chúng tôi nhận thấy rằng các tìm kiếm cho từ khoá “các lớp học tự vệ gần tôi” tăng 90% so với năm trước đó. Đồng thời, các tìm kiếm cho “số đường dây nóng trợ giúp cho phụ nữ” cũng tăng 66% so với năm 2018. (Theo Google Trends).

“Phục vụ cho phụ nữ đòi hỏi bạn phải mở rộng định nghĩa của thương hiệu về những gì bạn cung cấp. Kiểm tra sứ mệnh của thương hiệu và xem liệu sứ mệnh đó có đúng với nhu cầu của tất cả khách hàng của bạn hay không.”

Khám phá tìm kiếm cho nhu cầu về tự do tài chính.

Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank), Đông Nam Á là một trong những quốc gia có mức độ thu nhập về tài chính thấp nhất trên thế giới.

Khi nhìn vào dữ liệu tìm kiếm, chúng tôi thấy vấn đề này ảnh hưởng như thế nào đến dân số nữ của khu vực.

Các tìm kiếm về “khoản vay dành cho phụ nữ” tăng 70% ở Philippines, Hồng Kông và Singapore và 80% ở Ấn Độ.

Trên toàn khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC), chúng tôi cũng thấy các truy vấn tìm kiếm như “trả lương công bằng cho phụ nữ”, “học bổng cho phụ nữ” và “việc làm trực tuyến cho phụ nữ tại nhà” cũng đang tăng cao.

Phụ nữ ít có khả năng tham gia vào lực lượng lao động hơn 23% so với nam giới ở Đông Nam Á và chúng tôi thấy điều này được phản ánh trong các tìm kiếm trên khắp các khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Ở Ấn Độ, từ khoá tìm kiếm “việc làm cho phụ nữ” cao hơn 3,2 lần so với “việc làm cho nam giới”, trong khi ở Nhật Bản, tìm kiếm về thất nghiệp tăng 35% vào năm ngoái. Điều này kéo theo khoảng 1 triệu việc làm bị mất vào năm 2020 – trong đó 59% thuộc về phụ nữ.

Thương hiệu cũng có thể tạo ra sự khác biệt liên quan đến vấn đề này.

Hãy lấy ví dụ về Lucy.

Lucy là chủ một công ty khởi nghiệp sống ở Singapore, người có tham vọng thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực kinh doanh do phụ nữ làm lãnh đạo ở Đông Nam Á.

Các dịch vụ tài chính của công ty được xây dựng dựa trên những thách thức cụ thể mà phụ nữ phải đối mặt và mỗi dịch vụ đều được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của từng nhóm khách hàng cụ thể, từ ngân hàng số, kinh doanh tại nhà cho đến giáo dục.

Khám phá tìm kiếm cho những kỳ vọng về sự bình đẵng.

Trong hầu hết các nền văn hóa, có rất nhiều những kỳ vọng không công bằng được áp đặt lên phụ nữ – chẳng hạn như phải có ngoại hình hấp dẫn và sinh con. Đối phó với những kỳ vọng này thường khiến phụ nữ cảm thấy họ bị cô lập.

Nhưng các thương hiệu có khả năng giúp ‘giải toả’ những điều này thông qua việc chia sẻ những câu chuyện, bình thường hóa những điều cấm kỵ và khuyến khích mọi người thách thức lại những kỳ vọng về sự không công bằng.

Các tiêu chuẩn về sắc đẹp đã trở thành nỗi ám ảnh đối với tất cả mọi người trên khắp thế giới, đặc biệt là đối với nữ giới. Các thể hashtag (#) có đề cập đến ‘body shaming’ (mặc cảm về hình thể) đã tăng 150% ở Indonesia.

Ở Singapore, các tìm kiếm “tỷ lệ phần trăm mỡ trong cơ thể phụ nữ” đã tăng 350% từ năm 2019 đến 2020.

Ở Ấn Độ năm ngoái, tìm kiếm cho “ứng dụng giảm cân dành cho phụ nữ” (không có tìm kiếm ứng dụng tương tự dành cho nam giới) đã tăng 130% trong năm 2020, trong khi các tìm kiếm như “mặc cảm về hình thể sau khi mang thai” tăng 70% so với năm trước ở khu vực Thái Lan. (Theo Google Trends).

Thương hiệu là tổng hợp của tất cả những điều doanh nghiệp của bạn nói và làm – từ nghiên cứu đến sản xuất cho đến mọi giao tiếp hay hoạt động truyền thông của bạn.

Trên lý thuyết, các giám đốc marketing (CMO) sẽ chịu trách nhiệm về các hoạt động marketing hoặc thương hiệu.

Nhưng trên thực tế, công việc xây dựng thương hiệu đòi hỏi bạn phải đảm bảo tất cả các bộ phận của doanh nghiệp phải phù hợp với các giá trị của thương hiệu của bạn.

Bận cần cân nhắc liên tục về các nhu cầu cụ thể mà phụ nữ và các “nhóm ít được đại diện” khác có thể có khi tương tác với thương hiệu của bạn.

Bạn cần kể nhiều hơn những câu chuyện chưa được kể từ thương hiệu trong nỗ lực thách thức lại các tiêu chuẩn vốn đã trở nên lỗi thời.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Google ‘tạm hoãn’ kế hoạch chặn cookies của bên thứ ba cho đến năm 2023

Ông Vinay Goel, Giám đốc Kỹ thuật về quyền riêng tư tại Chrome, cho biết: “Chúng tôi cần thêm thời gian trong toàn hệ sinh thái để thực hiện đúng điều này.”

Google 'tạm hoãn' kế hoạch chặn cookies của bên thứ ba cho đến năm 2023

Theo đó, Google đã đẩy lùi thời gian chặn cookies (dữ liệu thu thập thông qua trình duyệt web) của bên thứ ba (third-party) trong Chrome.

Ông Vinay Goel, Giám đốc kỹ thuật về quyền riêng tư của trình duyệt Chrome cho biết: “Mặc dù có những tiến bộ đáng kể với sáng kiến ​​này, nhưng rõ ràng là chúng tôi cần thêm thời gian trong toàn bộ hệ sinh thái để có thể thực hiện đúng.”

Việc trì hoãn này sẽ cho phép cộng đồng quản trị web có thêm thời gian để thảo luận về chủ đề này, cho phép các cơ quan quản lý hiểu và cung cấp thông tin đầu vào cũng như để các nhà quảng cáo từ từ điều chỉnh dịch vụ của họ.

Lịch trình mới của Google.

Ông Goel nói:

“Tùy thuộc vào quá trình đàm phán của chúng tôi với ‘Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường’ (CMA) của Vương quốc Anh và các cam kết mà chúng tôi đã đưa ra, Chrome sau đó có thể loại bỏ cookies của bên thứ ba trong khoảng thời gian là ba tháng, bắt đầu từ giữa năm 2023 và kết thúc vào cuối năm 2023.”

Quy trình phát triển của Google.

Quy trình phát triển công khai của Google trước khi ra mắt cho phép công chúng và các cơ quan quản lý có thẩm quyền ‘giám sát’ quy trình ngừng sử dụng cookies của bên thứ ba:

  • Thảo luận: Các công nghệ và nguyên mẫu (prototypes) của chúng được thảo luận trên các diễn đàn như GitHub hoặc W3C (tổ chức tiêu chuẩn quốc tế chính thức cho website).
  • Thử nghiệm: Các công nghệ được kiểm tra nghiêm ngặt trong Chrome thông qua nhiều thử nghiệm tiềm năng, thể hiện tính minh bạch và phản hồi xuyên suốt.
  • Sẵn sàng để áp dụng: Khi quá trình phát triển hoàn tất, các công nghệ thành công đã sẵn sàng được sử dụng trên quy mô lớn. Chúng sẽ được khởi chạy trong Chrome và sẵn sàng để sử dụng với quy mô lớn trên các nền tảng web.

Từ đó, nếu các giải pháp sau thử nghiệm vượt qua được các cam kết mà Google đã thực hiện với CMS (các hệ thống quản trị nội dung), thì quá trình triển khai sẽ bắt đầu:

  • Giai đoạn 1 (Bắt đầu từ cuối năm 2022): Sau khi quá trình thử nghiệm hoàn tất và các API được khởi chạy trong Chrome, chúng tôi sẽ thông báo bắt đầu giai đoạn 1. Trong giai đoạn 1, nhà xuất bản (publisher) và nhà quảng cáo (advertiser) sẽ có thời gian để cập nhật dịch vụ của họ. Chúng tôi dự kiến ​​giai đoạn này sẽ kéo dài trong 09 tháng và chúng tôi sẽ theo dõi việc áp dụng và phản hồi một cách cẩn thận trước khi chuyển sang giai đoạn 2.
  • Giai đoạn 2 (Bắt đầu từ giữa năm 2023): Chrome sẽ ngừng hỗ trợ cookies của bên thứ ba (third-party cookies) trong khoảng thời gian 03 tháng, kết thúc vào cuối năm 2023.

Bạn có thể theo dõi quá trình này của Google tại: privacysandbox.com.

Tại sao chúng ta cần quan tâm đến cập nhật này.

Nhiều nhà quảng cáo đã thực sự lo lắng về việc triển khai cập nhật này của Google và việc chặn cookies của bên thứ ba cũng có ý nghĩa như thế nào đối với các chỉ số và lượng khách hàng của họ.

Hơn bao giờ hết, sự trì hoãn này của Google là cơ hội để các nhà quảng cáo nói riêng, người làm marketing nói chung và cả doanh nghiệp cần xem xét lại toàn bộ chiến lược sắp tới của họ, đặc biệt là tính đến phương án sử dụng dữ liệu của bên thứ nhất (first-party).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Mercedes-Benz: Học được gì từ sai lầm của thương hiệu này tại thị trường Trung Quốc

Từ sai lầm gây tổn tại không nhỏ đến danh tiếng thương hiệu của Mercedes-Benz tại thị trường Trung Quốc, tên doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn có thể quan trọng hơn bạn nghĩ. Dưới đây là cách bạn có thể hạn chế những rủi ro đó.

Mercedes-Benz: Học được gì từ sai lầm của thương hiệu này tại thị trường Trung Quốc

Đặt tên cho một doanh nghiệp không giống như đặt tên cho một đứa trẻ. Nhưng nó gợi lên một cảm giác tương tự.

Đây là di sản còn lại của bạn và nếu mọi thứ suôn sẻ: một doanh nghiệp có thể tồn tại lâu hơn bạn rất nhiều, nó sẽ có sự đổi mới, có những dịch vụ hỗ trợ và nhân viên mới trong nhiều thập kỷ tới.

Vậy nên bạn sẽ muốn đảm bảo chọn một cái tên xứng đáng với sự trường tồn lâu dài của doanh nghiệp của bạn chứ?

Trên hết, tên doanh nghiệp hay thương hiệu có thể ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp của bạn có tăng trưởng đến những đỉnh cao ấn tượng hay không, có thể thống trị thị trường hay không hay liệu nó sẽ trở nên mờ nhạt dần theo thời gian kể từ khi nó ra mắt.

Đó là một quá trình khó khăn – và không có nhiều chỗ để bạn có thể sai lầm.

Tại sao tên doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn lại quan trọng.

Tên doanh nghiệp của bạn sẽ có tác động đáng kể đến sự thành công của doanh nghiệp bạn theo một số cách khác nhau:

  • Những ấn tượng đầu tiên. Mọi người sẽ nghĩ gì khi họ nghe cái tên này hoặc nhìn thấy nó được viết lần đầu tiên? Điều này sẽ bắt đầu mối quan hệ giữa thương hiệu và người tiêu dùng, vì vậy bạn không nên xem nhẹ nó.
  • Ký ức và mối quan hệ. Lý tưởng nhất là tên doanh nghiệp của bạn sẽ khó quên. Nếu nó đủ độc đáo, hấp dẫn và thú vị, khách hàng của bạn sẽ có nhiều khả năng nhớ đến nó, nói về nó và tương tác với thương hiệu nhiều hơn.
  • Tính sẵn có và hợp pháp. Bạn có thể có ý tưởng cho một tên doanh nghiệp phù hợp, thú vị và cực kỳ dễ nhớ. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu một số doanh nghiệp khác cũng đã có tên tương tự? Chọn sai hay trùng tên doanh nghiệp có thể khiến bạn gặp rắc rối lớn đến pháp lý sau này. Nên hãy cẩn thận.
  • Marketing và quảng cáo. Một số tên doanh nghiệp thuận lợi hơn cho các mục đích tiếp thị và quảng cáo hơn những cái tên khác. Chọn một tên doanh nghiệp mạnh có thể làm cho tất cả các chiến lược marketing của bạn trở nên hiệu quả hơn – đặc biệt là trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và digital marketing.

Vậy, đâu là những trở ngại chính trong việc đăt tên doanh nghiệp của bạn?

Tìm cảm hứng.

Mọi thứ bắt đầu với việc tìm kiếm nguồn cảm hứng. Bạn có thể biết doanh nghiệp của mình kinh doanh gì, nhưng làm thế nào bạn có thể chọn một cái tên hoàn toàn bao hàm ý đồ kinh doanh của bạn?

Có rất nhiều cách để bạn có thể bắt đầu. Bạn có thể bắt đầu bằng cách xem xét các doanh nghiệp khác và nghiên cứu những cái tên đã tỏ ra hiệu quả nhất, dễ nhớ nhất.

Từ đó, bạn có thể lấy cảm hứng cho riêng mình. Việc xem xét các tên gọi trong các ngôn ngữ khác nhau, lịch sử, khoa học… và thông tin từ các chủ đề khác nhau có thể giúp bạn nắm bắt các ý tưởng phức tạp một cách ngắn gọn hơn.

Đối phó với sự cạnh tranh.

Bạn cũng sẽ phải tìm cách đối phó với những đối thủ cạnh tranh. Khi bạn lóe lên cảm hứng cho một cái tên nào đó có thể hoàn toàn phù hợp với doanh nghiệp của bạn, thì có khả năng một số doanh nghiệp khác trong ngành của bạn đã làm tốt hơn bạn.

Tuy nhiên, có rất nhiều công cụ giúp bạn xác định các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và các hạn chế về mặt bản quyền.

Một tìm kiếm đơn giản trên Google là tất cả những gì bạn cần để kiểm tra xem ‘cái tên lý tưởng’ của bạn đã tồn tại hay chưa; bạn cũng có thể tìm kiếm các công ty đăng ký tên miền để xem liệu tên miền hiện có đang được sử dụng hay không.

Tính toán đến yếu tố mở rộng trong tương lai của doanh nghiệp.

Bạn có thể nghĩ ra một cái tên phù hợp với doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn ở thời điểm hiện tại.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu công ty của bạn mở rộng và bắt đầu phục vụ ở một thị trường hoàn toàn khác?

Thật khó để biết trước được những gì mà doanh nghiệp của bạn trong tương lai sẽ có, vì vậy bạn sẽ cần chọn một cái tên đủ linh hoạt để nó có thể trở nên phù hợp hơn khi doanh nghiệp của bạn mở rộng.

Khắc phục các sự cố dịch thuật.

Một cái tên nghe có vẻ rất hay bằng ‘tiếng mẹ đẻ’ của bạn không có nghĩa là nó cũng sẽ hiệu quả trên quy mô toàn cầu. Nếu doanh nghiệp của bạn có liên quan đến các yếu tố quốc tế, bạn sẽ cần cẩn thận trong việc dịch thuật tên gọi ở các ngôn ngữ khác nhau.

Nếu không, bạn có thể lặp lại sai lầm nghiêm trọng của thương hiệu xe hơi hàng đầu thế giới từng phạm phải, Mercedes-Benz.

Khi Mercedes-Benz thâm nhập thị trường Trung Quốc, họ đã cố gắng marketing thương hiệu của mình là “Bensi” để phù hợp hơn với ngôn ngữ của Trung Quốc – nhưng họ lại không nhận ra rằng “Bensi” trong tiếng Trung Quốc được dịch ra là “vội vã chết”.

Trước đó hãng xe Ford cũng đã gặp phải một bê bối tương tự trong việc dịch thuật tên gọi.

Quyết định các yếu tố về phong cách.

Khi bạn đã có một tên gọi doanh nghiệp hay thương hiệu ban đầu, thú vị và phù hợp, bạn vẫn cần đưa ra một số quyết định nhỏ hơn liên quan đến nó. Dưới đây là một số ví dụ:

  • Viết hoa. Có phải thương hiệu của bạn sẽ luôn được viết hoa không? Hay luôn viết thường? Những thay đổi này sẽ có tác dụng gì đối với đối tượng mục tiêu của bạn?
  • Từ viết tắt và biệt hiệu. Bạn có thể biến tên công ty của bạn thành một từ viết tắt hoặc rút ngắn nó theo bất kỳ cách nào không? Điều này có lợi cho bạn không?
  • Chấm câu. Bạn có bao gồm việc sử dụng bất kỳ dấu câu nào không?

Để có thể chọn được những cái tên hay thông tin phù hợp nhất, bạn có thể dành vài tuần hoặc thậm chí vài tháng để rút gọn hay sửa đổi danh sách những cái tên tiềm năng, thực hiện những nghiên cứu cần thiết và đi đến quyết định cuối cùng.

Hãy mang lại cho doanh nghiệp của bạn một khởi đầu tốt nhất có thể – với một cái tên đủ tốt và sẽ tồn tại mãi mãi về sau này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Google thêm công cụ quảng cáo mới trên YouTube nhằm hỗ trợ SMBs

Là một phần của chương trình “International Small Business Week” (Tuần lễ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ quốc tế), Google đã công bố một số bổ sung mới nhằm giúp các SMBs tối đa hóa nỗ lực digital marketing của họ.

Google for Small Business

Bao gồm quy trình tạo quảng cáo YouTube mới và bổ sung thêm các công cụ tư vấn mới trong cổng tài nguyên hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ: Google for Small Business

Trước hết, về quảng cáo trên YouTube – công cụ tạo video quảng cáo Video Builder vốn được ra mắt từ năm ngoái đã được Google cung cấp trên phạm vi rộng rãi hơn.

Nó cho phép người dùng nhanh chóng thiết lập quảng cáo video bằng cách sử dụng hình ảnh tĩnh, một phần hỗ trợ nhằm giảm áp lực xây dựng video trong các chương trình marketing.

Giờ đây, Google bổ sung vào trình tạo video của mình công cụ mới để khởi chạy quảng cáo YouTube dựa trên những sáng tạo của bạn.

“Thêm quảng cáo video, đối tượng bạn muốn tiếp cận và ngân sách của bạn để khởi chạy chiến dịch chỉ trong vài phút. Và với trải nghiệm di động mới, giờ đây bạn có thể dễ dàng đo lường hiệu suất chiến dịch hơn.”

Tất nhiên, cách tốt nhất để tối đa hóa giá trị và hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo video của bạn nằm ở việc nghiên cứu các nhóm đối tượng mục tiêu và hiểu được điều gì sẽ có sức ảnh hưởng đối với họ, điều này cần có thời gian và thử nghiệm để làm đúng.

Do đó, nếu bạn đã thực hiện những nghiên cứu ban đầ và bạn biết ai là người mà bạn thực sự cần tiếp cận, thì quy trình tạo video mới này có thể giúp bạn dễ dàng hơn trong việc xây dựng và khởi chạy chiến dịch quảng cáo trên YouTube, điều này có thể đặc biệt có lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMBs).

Ngoài ra, Google cũng đang bổ sung nhiều tài nguyên hơn vào cổng hỗ trợ Google for Small Business, bằng việc cung cấp các đề xuất mới về cách các loại hình doanh nghiệp khác nhau có thể tối đa hóa nguồn lực trực tuyến của họ.

Theo Google:

“Chúng tôi hiện đang mở rộng để bao gồm các đề xuất khác nhau theo loại hình kinh doanh của doanh nghiệp như: Nhà hàng, Bán lẻ hoặc Dịch vụ.

Bản hướng dẫn cơ bản về digital mới tập trung vào những điều cơ bản để doanh nghiệp của bạn được tìm thấy và giao dịch với khách hàng trên Google và nền tảng website.

Khi bạn đã sẵn sàng khám phá các đề xuất nâng cao hơn, chúng tôi cũng đã cung cấp cho bạn các hướng dẫn chuyên sâu để giới thiệu cho bạn các công cụ bổ sung mới.”

Hàng loạt thông tin tổng quan và các buổi đào tạo khác nhau của chương trình cũng có thể giúp cung cấp thêm hướng dẫn về cách tối đa hóa hiệu suất trực tuyến của doanh nghiệp, đặc biệt tập trung vào các sản phẩm của Google.

Đây có lẽ là một số bổ sung rất hữu ích cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang tìm kiếm những giải pháp tối ưu mới trong quá trình chuyển đổi số.

Đặc biệt trong bối cảnh thương mại điện tử và kết nối kỹ thuật số không ngừng tăng trưởng trong năm qua, những hỗ trợ này của Google chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn bao giờ hết trong việc tối đa hoá hiệu suất trực tuyến của mình.

Bạn có thể tham khảo thêm về tài nguyên hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới của Goolge tại: Google for Small Business

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần | MarketingTrips 

TikTok ra mắt chiến dịch #CreativityForGood để làm nổi bật những nhà sáng tạo và người dùng trên nền tảng

Khi sự kiện trao giải lớn nhất ngành quảng cáo hàng năm Cannes Lions sắp diễn ra, TikTok rất muốn tham gia nhưng đáng tiếc, ở hiện tại, các video của TikTok không phù hợp với các hạng mục Cannes hiện có. TikTok ra mắt chiến dịch #CreativityForGood để làm nổi bật những nhà sáng tạo và người dùng trên nền tảng

Với lý do này, TikTok đang tung ra một chiến dịch quảng bá riêng của mình để kỷ niệm Cannes Lions, với tên gọi #CreativityForGood.

Chiến dịch sẽ mời người dùng TikTok tạo các chiến dịch hoặc quảng cáo theo phong cách TikTok cho một trong bốn tổ chức phi lợi nhuận mà nền tảng này đang hợp tác.

Theo giải thích của TikTok:

“Thông qua thử thách hashtag #CreativityForGood, chúng tôi đang giới thiệu cách cộng đồng nhà sáng tạo và người dùng toàn cầu của chúng tôi đang thúc đẩy nhiều sự thay đổi của xã hội và truyền cảm hứng cho nhiều hành động.

Cho dù đó là việc hỗ trợ một tổ chức từ thiện, tình nguyện hay thực hiện các hành động tử tế ngẫu nhiên.

Là một phần của #CreativityForGood, chúng tôi cũng đã hợp tác với bốn tổ chức phi lợi nhuận quốc tế, những tổ chức đang tạo ra những điều tốt mỗi ngày thông qua công việc của họ.”

Bốn tổ chức phi lợi nhuận ban đầu tham gia là:

  • Malala Fund – Được thành lập bởi sinh viên và người từng đoạt giải Nobel, Bà Malala Yousafzai, Malala Fund đầu tư vào các chương trình giáo dục để giúp các nữ sinh đến trường và phát huy hết tiềm năng của mình.
  • It Gets Better Project – Một tổ chức phi lợi nhuận với sứ mệnh nâng đỡ, trao quyền và kết nối các đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính, chuyển giới trên toàn cầu.
  • IFRC – Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế là mạng lưới nhân đạo lớn nhất thế giới, tiếp cận 150 triệu người tại 192 quốc gia thông qua hoạt động của hơn 13,7 triệu tình nguyện viên.
  • One Tree Planted – Tổ chức từ thiện môi trường One Tree Planted được xây dựng nhằm giúp các cá nhân và doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc đóng góp vào việc bảo vệ môi trường, tạo khí hậu trong lành hơn, bảo vệ sự đa dạng sinh học và các nỗ lực tái trồng rừng trên khắp thế giới.

Về phần chiến dịch, người dùng TikTok sẽ được khuyến khích tạo các video clip của riêng họ để quảng bá những yếu tố đầy tính nhân văn này, sử dụng thẻ #CreativityForGood để tăng cường sức mạnh của thông điệp và góp phần nâng cao nhận thức của mọi người.

TikTok cũng sẽ quyên góp 50.000 USD cho mỗi tổ chức phi lợi nhuận trong số bốn tổ chức phi lợi nhuận lần này.

Đó là một cách tiếp cận khá thú vị từ TikTok nhằm tăng cường sự tương tác xung quanh các chiến dịch quảng cáo và nhắc nhở những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) trong việc xem xét cách họ có thể chuyển đổi các kỹ năng trên TikTok của họ thành việc quảng bá thương hiệu.

Bên cạnh đó, việc các video clip có mức độ tương tác cao cũng sẽ nhấn mạnh tiềm năng vốn có của TikTok – và điều này sẽ giúp TikTok ngày càng được công nhận nhiều hơn với tư cách là một nền tảng quảng cáo chuyên nghiệp đồng thời giành được vị trí trong các giải thưởng Cannes Lions trong tương lai.

Bạn có thể xem thêm nhiều thông tin về chiến dịch tại: #CreativityForGood 

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

TikTok Commercial Music Library: Công cụ tối ưu hiệu quả quảng cáo cho thương hiệu

TikTok là nơi các điệu nhảy, ‘memes’ và xu hướng âm nhạc mới được sinh ra, âm nhạc là trung tâm của nền tảng video dạng ngắn lớn nhất thế giới này.

Để tiết kiệm chi phí tiền bản quyền và các thỏa thuận cấp phép cho doanh nghiệp, TikTok đã tạo ra ‘Commercial Music Library’ (Thư viện âm nhạc thương mại) của riêng mình.

Thư viện âm nhạc thương mại là gì?

Thư viện âm nhạc thương mại hay Commercial Music Library của TikTok là một tập hợp hơn 150.000 bản nhạc miễn phí bản quyền có nguồn gốc từ các nghệ sĩ mới nổi và các nhà âm nhạc hàng đầu.

Thư viện có các bản nhạc có và không có lời ở mọi thể loại từ rock, hip-hop, nhạc điện tử, đến nhạc dân gian và chúng đang được phát triển mỗi ngày, vì vậy, các chiến dịch quảng cáo của bạn sẽ luôn được đảm bảo có những video mới liên tục.

Thư viện âm nhạc thương mại dành cho ai?

Thư viện âm nhạc thương mại dành cho bất kỳ tài khoản nào sử dụng TikTok để làm marketing, quảng cáo, tài trợ, ủng hộ…, bao gồm tài khoản thương hiệu chính thức, đối tác quảng cáo, tổ chức chính phủ và phi chính phủ (NGOs).

Hiện tại, Thư viện âm nhạc thương mại có sẵn cho các doanh nghiệp ở các quốc gia sau:

Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Ba Lan, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Singapore, Canada, Úc, Ả Rập Xê Út, UAE, Kuwait, Qatar, Oman, Bahrain, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga , Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc.

Tôi có thể sử dụng các bản nhạc của thư viện âm nhạc thương mại ở đâu và bằng cách nào?

Các bản nhạc trong thư viện âm nhạc thương mại có sẵn trong thư viện TikTok Sounds cho tất cả mọi người dùng.

Các tài khoản doanh nghiệp chỉ có thể sử dụng nhạc từ thư viện âm nhạc thương mại. Điều này là để tránh các vấn đề phát sinh từ việc sử dụng âm nhạc có bản quyền cho các mục đích quảng cáo.

Phần lớn các bản nhạc trong thư viện âm nhạc thương mại được cấp phép sử dụng trên toàn thế giới, không giới hạn trong hệ sinh thái của TikTok, cũng như được người dùng TikTok chia sẻ.

Điều đó có nghĩa là bạn không thể sử dụng các bản nhạc này để tạo nội dung cho các nền tảng khác và bạn không được phép phối lại (remix) hoặc sửa đổi bản nhạc theo bất kỳ cách nào, nhưng bạn được phép đăng lại nội dung gốc TikTok của mình trên các nền tảng khác.

Giống như tất cả người dùng TikTok, bạn có thể thoải mái sử dụng các bài hát từ thư viện âm nhạc thương mại trong tất cả các video TikTok thông thường và quảng cáo trong nguồn cấp dữ liệu.

Tuy nhiên, đối với các chiến dịch quảng cáo, bạn cần điền vào đơn đăng ký để TikTok có thể ghi lại cách thức và vị trí âm nhạc đang được sử dụng trên nền tảng. Quá trình này sẽ được chỉ dẫn bên dưới.

Bằng cách nào tôi có thể sử dụng thư viện âm nhạc thương mại cho một bài đăng quảng cáo?

(Quy trình này chỉ dành cho các chiến dịch như TopView, Hashtag Challenges và Branded Effects.)

  1. Bạn chỉ cần đăng ký sử dụng nhạc từ thư viện âm nhạc thương mại khi tạo nội dung quảng cáo. Bạn có thể đăng ký bằng cách điền vào form này: Commercial Music Library
  2. Ngay sau khi đăng ký, bạn có thể chọn một bản nhạc. Khi sử dụng thư viện, bạn có thể lọc theo thể loại cũng như tìm kiếm theo các từ khóa cụ thể.
  3. Sau khi chọn và gửi yêu cầu, TikTok sẽ xác nhận xem bản nhạc bạn yêu cầu có đáp ứng các yêu cầu của chiến dịch hay không. Họ cũng sẽ kiểm tra xem nó hiện đang được sử dụng cho bất kỳ chiến dịch nào khác không và xử lý đơn đăng ký của bạn.
  4. Sau khi đơn đăng ký của bạn được chấp thuận. Các bản nhạc sẽ được liệt kê trong thư viện nhạc trên ứng dụng, sẵn sàng được thêm vào video của bạn.

Tôi vẫn có thể sử dụng âm nhạc gốc hoặc các bản nhạc được cấp phép từ các nơi khác không?

Bạn có thể tự do sử dụng âm thanh được tạo ra ban đầu trong nội dung của mình nếu bạn muốn.

Nếu bạn muốn sử dụng một bài hát gốc không có trong thư viện âm nhạc thương mại, bạn chịu trách nhiệm về mọi thỏa thuận về bản quyền, sử dụng hoặc cấp phép có liên quan.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

YouTube cho phép nhà sáng tạo thêm quảng cáo giữa, cuối video và phụ đề trong khi xử lý video

YouTube vừa ra mắt bản cập nhật mới cho phép nhà sáng tạo đặt quảng cáo giữa video (midroll), cuối video (postroll), thẻ thông tin… trong khi video của họ đang được xử lý. Một cập nhật giúp tiết kiệm đáng kể thời gian chờ của nhà sáng tạo.

YouTube cho phép nhà sáng tạo thêm quảng cáo giữa, cuối video và phụ đề trong khi xử lý videoTheo ông Conor Kavanagh đến từ YouTube giải thích, quy trình mới sẽ tiết kiệm đáng kể thời gian cho nhà sáng tạo nội dung bằng cách cho phép họ kết hợp các quy trình thêm quảng cáo và nội dung vào quy trình tải lên của video, thay vì phải đợi cho đến khi video được tải lên đầy đủ trước khi thêm các tính năng này như trước đây.

Nếu bạn là nhà sáng tạo có nhiều video để tải lên và đặc biệt là những video dài với quá trình tải lên lâu hơn, bản cập nhật lần này có thể là một trợ giúp rất lớn.

Ngoài ra, bạn không chỉ có thể tiết kiệm thời gian mà còn là về việc cải thiện quy trình làm việc – thay vì như trước đây, trong quá trình chờ video tải lên, bạn tập trung vào cộng việc khác khiến chất lượng công việc của từng nhiệm vụ không hiệu quả. Giờ đây bạn có thể tập trung nhiều hơn để giải quyết một vấn đề hiệu quả hơn.

Ngoài ra, YouTube cũng xác nhận thông báo rằng từ đầu tuần này ứng dụng video dạng ngắn Shorts của họ hiện đã có sẵn ở 23 khu vực mới.

Trang tin TechCrunch cho biết, Shorts sẽ sớm có sẵn cho người dùng ở Anh, Canada và Mỹ Latinh, ngoài Ấn Độ và Mỹ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Long Trần | MarketingTrips 

Thị trường quảng cáo toàn cầu sẽ đạt mức cao nhất năm 2021

Dự báo thị trường quảng cáo toàn cầu của Magna cho thấy mức chi tiêu quảng cáo sẽ tăng kỷ lục 13,5% vào năm 2021 lên mức cao nhất mọi thời đại là 657 tỷ USD. Anh, Trung Quốc và Mỹ sẽ là những thị trường tăng trưởng mạnh mẽ nhất.

Sự phục hồi của thị trường quảng cáo toàn cầu trong năm nay đã tăng tốc vượt xa so với những kỳ vọng trước đó.

Trong khi vào năm ngoái, Magna dự báo mức phục hồi toàn cầu là khoảng 7,6% vào năm 2021, thì con số đó hiện tại đã được nâng lên mức dự báo tăng trưởng cao kỷ lục mới là 13,5%, tương đương 78 tỷ USD và sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại là 657 tỷ USD chi tiêu cho quảng cáo trong 2021.

Mức tăng trưởng này hoàn toàn trái ngược với mức giảm -2,5% vào năm 2020.

Bắc Mỹ được dự báo là thị trường có mức tăng trưởng lớn nhất từ 4,2% năm 2020 lên 14,9% trong năm 2021, tiếp theo là Mỹ Latinh tăng từ mức 6,6% lên 14,8% cho năm nay.

Thị trường Châu Á – Thái Bình Dương (APAC), sẽ tăng 12,8% và đạt 203 tỷ USD, mặc dù sự tăng trưởng sẽ không nhiều nhưng tất cả các khu vực đều sẽ có sự điều chỉnh tăng.

Magna cho rằng sự thay đổi mạnh mẽ đối với sự phục hồi của kinh tế toàn cầu đang chứng kiến sự hoạt động quay trở lại của nhiều ngành đã bị ảnh hưởng lớn bởi Covid-19 như ô tô, giải trí, nhà hàng và thậm chí là du lịch.

Trong chỉ số chi tiêu này, quảng cáo kỹ thuật số (digital advertising) tiếp tục tăng trưởng ở mức mạnh nhất, Magna đã tăng gấp đôi mức dự báo trước đó từ 10% lên 20% trong năm nay, đạt 419 tỷ USD và chiếm 64% tổng doanh thu toàn bộ ngành quảng cáo.

Doanh số bán quảng cáo ngoại tuyến (trừ quảng cáo kỹ thuật số) sẽ tiếp tục ổn định với mức chi tiêu dự báo là 238 tỷ USD.

Tất cả 70 thị trường quảng cáo được Magna theo dõi đều sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm nay, với mức tăng lớn nhất đến từ một số thị trường lớn nhất thế giới, cụ thể là Anh (16,8%), Trung Quốc (16,1%) và Mỹ (15,1%).

Phía Magna cho biết:

“Khi nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ hơn và nhanh hơn dự báo ở một số thị trường quảng cáo lớn nhất thế giới (đặc biệt là Mỹ, Vương quốc Anh, Trung Quốc) kèm với mức tiêu thụ tăng nhanh, các thương hiệu đang tìm cách để kết nối lại với người tiêu dùng.”

“Sự tăng tốc trong việc áp dụng thương mại điện tử và khả năng thích ứng nhanh của tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing) sẽ thúc đẩy chi tiêu quảng cáo kỹ thuật số từ các thương hiệu tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp nhỏ và DTC (mô hình bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng).”

Ấn Độ, quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19, là thị trường quảng cáo duy nhất được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức hai con số là 13,6% vào năm 2022.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Thử nghiệm: Chiến lược hiệu quả để thúc đẩy hiệu suất trong marketing

Thử nghiệm trong marketing là phương thức rất hiệu quả để tăng hiệu suất quảng cáo và nhiều hơn thế nữa. Tuy nhiên, khi nói đến quảng cáo, không có nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu thử nghiệm một cách có chiến lược.

Thử nghiệm: Chiến lược hiệu quả để thúc đẩy hiệu suất trong marketing

Hãy cùng theo dõi chia sẻ của Bà Doris Claesen, trưởng bộ phận thử nghiệm Google Ads của Google khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC).

Có thể hiểu, chúng tôi nhận ra rằng trong những thời điểm bất ổn, các thương hiệu và nhà quảng cáo có thể thận trọng hơn về cách họ chi tiêu tiền quảng cáo.

Mặt khác, một số doanh nghiệp có thể đơn giản là không biết nên bắt đầu từ đâu khi thử nghiệm để cải thiện các chiến lược marketing.

Và đây cũng chính là lúc Paving the path to proven success: Your playbook on experimentation, một tài liệu hướng dẫn theo khu vực của chúng tôi xuất hiện.

Thử nghiệm mang lại lợi ích như thế nào cho thương hiệu.

Một nghiên cứu gần đây của Harvard Business Review (HBR) cho thấy rằng các công ty thương mại điện tử thường xuyên tiến hành các thử nghiệm marketing thay vì áp dụng phương pháp “Làm một lần” có thể tạo ra hiệu suất quảng cáo cao hơn 30% trong cùng một năm và tăng 45% hiệu suất vào năm sau đó.

Tại Google, chúng tôi dành 20-30% ngân sách của chiến dịch để thử nghiệm, chúng tôi đưa các lý thuyết và ý tưởng vào thử nghiệm trước khi mở rộng quy mô (scaling) chúng, điều này giúp chúng tôi luôn tiến về phía trước và không ngừng tăng trưởng.

Các chiến lược marketing cần phải biến hoá.

Hơn nữa, xu hướng tìm kiếm gần đây cho thấy rằng mọi người đang muốn các thương hiệu thích ứng với mong đợi của họ nhanh hơn bao giờ hết.

Với nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, các thương hiệu cần có những chiến lược mới để giải quyết những thách thức mới và đón nhận những cơ hội mới một cách hiệu quả.

Tài liệu hướng dẫn theo khu vực mới của chúng tôi là một hướng dẫn có giá trị về cách bạn có thể bắt đầu thử nghiệm với thương hiệu của mình.

Hãy để tài liệu này truyền cảm hứng cho bạn chuyển từ tư duy “sợ thất bại” sang nắm bắt những tiềm năng của sự thử nghiệm, học hỏi và lặp lại. Quan trọng hơn, nó sẽ cho bạn thấy các nguyên tắc cơ bản của thử nghiệm và các công cụ bạn cần để chạy chúng:

  • Hiểu giá trị của sự thử nghiệm trong marketing và tầm quan trọng của khả năng thích ứng với việc ra quyết định dựa trên dữ liệu (data-driven).
  • Tìm hiểu cách xây dựng các giả thuyết – bước đầu tiên quan trọng trong mọi thử nghiệm – và xác định các chỉ số có thể đo lường một cách phù hợp.
  • Có được cái nhìn tổng quan rõ ràng về phương pháp thử nghiệm, các loại nghiên cứu và giải pháp nào phù hợp nhất với thử nghiệm của bạn.
  • Nếu bạn đang muốn thử nghiệm ở quy mô lớn? Hãy tìm hiểu cách thúc đẩy sự hợp tác và hiệu quả của tư duy thử nghiệm ở nhiều cấp độ, đội nhóm hoặc tổ chức.

Bạn có thể tải xuống cẩm nang hướng dẫn thử nghiệm về các chiến lược marketing trực tiếp từ Google tại:

Paving the path to proven success

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

[Case Study] Thương hiệu Maybelline với chiến dịch ‘Mấy bé Lì. Chẳng sợ gì’

chiến dịch mấy bé lì
TikTok Ads Case Study: Thương hiệu Maybelline với chiến dịch ‘Mấy bé Lì. Chẳng sợ gì’

Chiến dịch nhằm mục tiêu xây dựng độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness) và độ yêu thích của một dòng trang điểm mới của Maybelline New York tại thị trường Việt Nam.

Bối cảnh mục tiêu của Mấy bé Lì Campaign.

Maybelline New York là thương hiệu trang điểm (makeup) số một toàn cầu và cũng là sự lựa chọn phổ biến của nhiều giới trẻ Việt Nam.

Kể từ khi được thành lập vào năm 2017, Maybelline đã thực hiện sứ mệnh trao quyền cho phụ nữ để thể hiện vẻ đẹp của chính họ bằng cách cung cấp các loại mỹ phẩm dễ tiếp cận, dễ sử dụng và đầy tính đổi mới.

Tại Việt Nam, Maybelline đã tìm cách quảng bá thương hiệu trang điểm hàng đầu của mình, là SuperStay, với chiến dịch “We are unstoppable. We fear nothing” (Mấy bé Lì. Chẳng sợ gì).

Để tiếp cận những đối tượng trẻ tuổi và truyền tải được điểm nổi bật của SuperStay là tính ‘lâu trôi và không lem’, Maybelline đã tìm đến TikTok.

Giải pháp.

Trên TikTok, Maybelline đã ra mắt Hashtag Challenge (thử thách hashtag) #Maybeli với mục tiêu là trao quyền cho phụ nữ bằng một chiến dịch lan truyền.

Điểm đặc biệt của chiến dịch là gì? một MV riêng của thương hiệu với tiêu đề “MẤY BÉ LÌ”.

Kết hợp với Branded Effect (hiệu ứng có thương hiệu) của quảng cáo TikTok, Maybelline có thể truyền tải thông điệp thương hiệu của mình thông qua âm nhạc và khiêu vũ.

Nhưng cách mà TikTok Ads Branded Effect đã giúp truyền đạt lợi ích của SuperStay một cách hiệu quả hơn là nó rõ ràng và được móc nối với các thử thách: ví dụ như hiệu ứng thời tiết có thể cho thấy sức mạnh lâu dài của SuperStay.

Dù mưa hay nắng, lớp trang điểm SuperStay vẫn bám chặt trên khuôn mặt của bạn mà không bị lem hoặc trôi.

Để bắt đầu chiến dịch, Maybelline đã làm việc với những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) nổi tiếng trên TikTok.

Những nhà sáng tạo này có thể khơi dậy sự hào hứng và chia sẻ bộ video chiến dịch ban đầu với những người theo dõi của họ.

Ngoài ra, bản thân thử thách của thương hiệu cũng rất đơn giản để tham gia. Nhờ không có sự ràng buộc về vũ đạo, người dùng TikTok ở mọi tầng lớp đều có thể tham gia.

Maybelline cũng đã sử dụng chiến lược gọi là chiến lược quảng cáo “Bùng nổ” để tăng thêm hiệu ứng truyền thông, tăng khả năng hiển thị và sức ảnh hưởng của chiến dịch với hashtag #Maybeli.

Điều này có nghĩa là Maybelline phải chạy nhiều các định dạng quảng cáo chuẩn trên TikTok bao gồm ‘Brand Premium’, ‘One Day Max In-Feed’ và ‘Brand Takeover’.

Thông qua chiến dịch này, Maybelline không chỉ có thể nâng cao nhận thức thương hiệu và nguồn cảm hứng với Hashtag Challenge, mà còn sử dụng nhắm mục tiêu lại (re targeting) và sức mạnh của những người có ảnh hưởng (influencer) để thúc đẩy nhiều hơn nữa quá trình bán hàng.

Trên thực tế, thương hiệu cũng đã thúc đẩy được một phần doanh số trực tiếp thông qua kênh thương mại điện tử trong suốt chiến dịch.

Kết quả.

Ca khúc hấp dẫn của #Maybeli đã thu hút được sự chú ý của người dùng tại Việt Nam. Trên tổng số 75.000 video được gửi đi, #Maybeli đã tiếp cận được 19 triệu người dùng TikTok tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, thông qua chiến dịch, thương hiệu có được 173 triệu lượt xem video, mức độ ghi nhớ quảng cáo (Ad Recall) tăng 31,34%. Mức độ ưa chuộng đối với thương hiệu cũng đã tăng 8,04%.

Thương hiệu thậm chí còn chứng kiến sự tăng vọt về doanh số bán hàng so với ba tháng trước đó. Cụ thể, doanh số bán các sản phẩm SuperStay tăng thêm 790% và doanh số bán hàng trực tuyến tăng 32,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Với quá trình lên chiến lược và lập kế hoạch chi tiết, Maybelline đã xây dựng được một dấu ấn không nhỏ đối với người dùng trên TikTok tại Việt Nam.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

TikTok chia sẻ Insights mới về tầm quan trọng của âm thanh trong marketing trên nền tảng

Âm nhạc là một phần quan trọng của trải nghiệm TikTok với nhiều xu hướng lan truyền của nền tảng này xuất phát từ các bài hát và clip âm thanh, thứ mà sau đó người dùng sẽ phối lại hoặc sáng tạo theo những cách của riêng họ.

TikTok chia sẻ Insights mới về tầm quan trọng của âm thanh trong marketing trên nền tảng

Theo một báo cáo nghiên cứu mới nhất của TikTok, âm thanh cũng là một thành phần quan trọng trong các hoạt động quảng bá thương hiệu, với việc người dùng TikTok dễ tiếp nhận các yếu tố âm thanh trong quảng cáo hơn so với các nền tảng khác.

Theo giải thích của TikTok:

“Chúng tôi biết rằng bản chất cơ bản của âm thanh trên TikTok là giúp thúc đẩy tỷ lệ tương tác cao hơn. Nhưng chúng tôi muốn hiểu lý do tại sao.

Vì vậy, chúng tôi đã hợp tác với Kantar để tìm hiểu thêm về tác động của âm thanh đối với ngành quảng cáo kỹ thuật số (digital advertising).”

Trong số những phát hiện chính, nghiên cứu cho thấy rằng:

  • 88% người dùng TikTok nói rằng âm thanh là yếu tố cần thiết cho trải nghiệm TikTok.
  • 73% người được hỏi cho biết họ sẽ “dừng lại và xem” quảng cáo trên TikTok nếu có âm thanh, một kết quả cao hơn đáng kể so với bất kỳ nền tảng mạng xã hội nào khác.
  • TikTok là nền tảng duy nhất mà quảng cáo có âm thanh tạo ra mức tăng đáng kể về cả ý định mua hàng lẫn mức độ ưa thích thương hiệu.

Trong khi với các nền tảng khác, người làm marketing sẽ phải cân nhắc về việc sử dụng các công cụ tắt âm thanh trong quảng cáo để tạo ra trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Thì với TikTok, điều đó ít được quan tâm hơn, thậm chí là ngược lại.

Theo TikTok:

“Âm thanh giúp bạn ít bị ‘bỏ qua’ hơn và nó giúp thông điệp của bạn không chỉ được nghe mà còn được cảm nhận từ phía người dùng.”

Để tận dụng điều này, TikTok khuyên rằng các thương hiệu nên:

  • Lấy bản quyền hoặc cấp phép cho những âm thanh phổ biến – Việc sử dụng âm thanh của thương hiệu vốn bị hạn chế trong ứng dụng, nhưng các thương hiệu có thể lấy bản quyền của riêng họ cho các clip nhạc, điều này có thể rất hữu ích nếu bạn đang muốn nắm bắt các xu hướng.
  • Khuếch đại âm thanh có thương hiệu – Các thương hiệu cũng có thể biến âm thanh thuộc sở hữu của họ thành một công cụ quảng cáo trong ứng dụng, thậm chí có thể thúc đẩy một xu hướng mới với người tiêu dùng.
  • Tạo ra những âm thanh mới – Ngoài ra, các thương hiệu có thể tìm cách tạo ra âm thanh gốc cho quảng cáo của họ để sử dụng trong các chiến dịch TikTok.

TikTok cũng lưu ý rằng các thương hiệu cũng có thể sử dụng ‘Thư viện âm nhạc thương mại’ miễn phí sẵn có trên nền tảng, công cụ cung cấp quyền truy cập vào hàng trăm nghìn bản nhạc và âm thanh được cấp phép để sử dụng trên TikTok.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Google: 3 xu hướng hành vi tiêu dùng chính mà người tiêu dùng đang tìm kiếm

Trong một thời kì đang thay đổi nhanh chóng này, một trong những câu hỏi quan trọng nhất mà những người làm marketing đang tự hỏi mình là: “Những thay đổi nào là vĩnh viễn?”.Google: 3 xu hướng hành vi tiêu dùng chính mà người tiêu dùng đang tìm kiếm

Giữa đại dịch, chúng ta đã chứng kiến hành vi của người tiêu dùng trở nên năng động và khó đoán hơn bao giờ hết.

Đến hiện tại, có 03 xu hướng tiêu dùng đang nổi lên mà các doanh nghiệp nên tham khảo:

  • Đại dịch đã đẩy nhanh hơn những thay đổi hiện có trong hành vi tiêu dùng.
  • Mọi người cần nhiều sự trợ giúp hơn bao giờ hết trong quá trình mua sắm.
  • Mọi người muốn một thế giới kỹ thuật số mở và giá cả phải chăng, họ muốn các nhà quảng cáo có liên quan phải tôn trọng quyền riêng tư của họ.

Những xu hướng này có thể sẽ tiếp tục phát triển lâu dài sau đại dịch. Dưới đây là cách các doanh nghiệp có thể thay đổi để phù hợp hơn:

1. Giữ vững sự tăng tốc.

Mọi thứ đang được tăng tốc nhanh chóng. Đại dịch đã tăng tốc độ thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Google cho biết có một sự gia tăng khá lớn trong khối lượng tìm kiếm.

Ví dụ: sở thích tìm kiếm cho cụm từ “ý tưởng” (ideas) đã tăng đáng kể vào năm 2020 và tiếp tục tăng vào năm 2021. Xu hướng cho thấy mọi người đang sử dụng môi trường trực tuyến (go digital) để tìm cảm hứng mua sắm, nấu ăn, v.v.

Nhu cầu cũng thay đổi đáng kể khi mọi người đang phá bỏ các thói quen cũ.

Ví dụ: Google đã nhận thấy sự thay đổi về sở thích tìm kiếm từ “trang phục lịch sự” sang “quần áo đi chơi”.

Ngay cả đến bây giờ, các hành vi của người tiêu dùng vẫn không thể đoán trước.

Ví dụ: Google nhận thấy sự quan tâm đối với “cửa hàng tạp hóa” và “đồ mang đi” bất ngờ chuyển sang các ngày trong tuần thay vì cuối tuần.

2. Hãy nhanh chóng và hữu ích.

Tất cả chúng ta đều có thể nhận thấy giá trị của việc trở nên nhanh chóng và hữu ích ngay cả trong các thời kỳ không có đại dịch.

Tuy nhiên, trên thực tế là việc ra quyết định của người tiêu dùng đang ngày càng trở nên phức tạp hơn, có nghĩa là khách hàng cần nhiều sự trợ giúp hơn bao giờ hết trong quá trình tìm hiểu và mua hàng.

Điều này mang đến một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp khi họ trở nên hữu ích và có mặt đúng lúc khách hàng cần.

Doanh nghiệp có thể cung cấp cho người tiêu dùng thông tin và trấn an họ bằng cách khiến các quyết định mua sắm của họ là đúng đắn.

Tự động hóa có thể cho phép bạn có mặt đúng lúc khi cần thiết cũng như đủ nhanh nhẹn để nắm bắt các cơ hội giúp đỡ người tiêu dùng.

3. Luôn xây dựng lòng tin của khách hàng.

Sự thay đổi hành vi của mọi người thường đi kèm với kỳ vọng ngày càng tăng về quyền riêng tư trực tuyến. Các thương hiệu luôn phải nỗ lực để tạo dựng niềm tin.

Một nghiên cứu của Google và Euroconsumers cho thấy rằng có gần 70% người được hỏi tin rằng lượng dữ liệu cá nhân được thu thập trực tuyến khiến họ khó bảo vệ quyền riêng tư của mình.

Nghiên cứu khác từ năm 2020 cũng cho thấy 86% người tiêu dùng muốn minh bạch hơn về cách thông tin cá nhân của họ được sử dụng.

Và khi nói đến quảng cáo trực tuyến, người tiêu dùng thích trải nghiệm quảng cáo có liên quan chứ không phải ngẫu nhiên.

Họ mong đợi quảng cáo sẽ được phân phối theo cách tôn trọng quyền riêng tư của họ và hiểu được họ.

Những insights và công cụ bạn nên cần.

Khi hành vi của người tiêu dùng liên tục thay đổi, các công cụ mới cũng đang được phát triển để giúp các doanh nghiệp và người làm marketing hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng và đáp ứng họ một cách hiệu quả hơn.

Thứ nhất, trang Insights của Google hiện có trong Google Ads nêu bật các xu hướng được hỗ trợ riêng cho doanh nghiệp của bạn, vì vậy, bạn có thể nhanh chóng xác định các cơ hội mới nổi từ công cụ này.

Công cụ cũng cung cấp thông tin chi tiết phù hợp về nhu cầu thay đổi của người tiêu dùng, cho phép bạn tự tin đưa ra các quyết định hàng ngày nhanh chóng hơn.

Thứ hai, Google đang tìm cách để các doanh nghiệp nhanh chóng thực hiện các đề xuất (recommendations) trong thời gian thực trong Google Ads. Về cơ bản, chúng sẽ được tự động hoá nhiều hơn là thủ công.

Các thương hiệu có thể chọn tự động áp dụng các đề xuất mới mỗi khi thuật toán của Google phát hiện ra cơ hội và hệ thống sẽ ngay lập tức tối ưu hóa chiến dịch của bạn.

Các thương hiệu nên sẵn sàng để tiến về phía trước.

Từ các xu hướng mới nổi trên, các doanh nghiệp nên xuất hiện vào đúng thời điểm và cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin cần thiết để họ có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn.

Doanh nghiệp nên tận dụng những hiểu biết mới nhất cũng như khả năng tự động hóa để phục vụ khách hàng được nhanh chóng hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

YouTube ABCD: Công thức quảng cáo sáng tạo thành công trên YouTube

Nếu bạn quan tâm đến quảng cáo YouTube, YouTube ABCD dường như là một giải pháp hữu hiệu nhất cho các chiến dịch quảng cáo video của bạn.

YouTube ABCD
YouTube ABCD: Công thức sáng tạo thành công cho các chiến dịch video trên YouTube

Các khái niệm sáng tạo thông minh giúp tạo ra các video hấp dẫn và hiệu quả hơn. Sử dụng các phương pháp tiếp cận đã được chứng minh là thành công này để giúp quảng cáo của bạn đạt được các mục tiêu marketing chung.

Sử dụng YouTube ABCD cho những sáng tạo hiệu quả.

Điều gì khiến một mẫu quảng cáo này hoạt động hiệu quả hơn những quảng cáo khác?

Mặc dù không có gì có thể đảm bảo 100% cũng không có bất cứ công thức kỳ diệu nào là đúng hoàn toàn trong mọi trường hợp – công thức của YouTube mang tên ABCD dường như là một giải pháp hữu hiệu nhất cho các chiến dịch quảng cáo video của bạn.

Hãy coi nó như là một khuôn mẫu (framework) để hướng dẫn bạn thực hiện và đảm bảo quảng cáo của bạn có nhiều cơ hội để thành công hơn.

A – Attract: Thu hút từ những ánh nhìn đầu tiên.

  • Mở ra câu chuyện của bạn.

Bất kể là định dạng quảng cáo nào, tất cả người dùng đều có quyền lựa chọn xem quảng cáo của bạn hoặc bỏ qua.

Bạn chỉ có vài giây (thậm chí theo Luật mới thì có thể chỉ là 1.5s) để nắm bắt và ‘kéo’ sự chú ý của họ. Hãy mở ra câu chuyện của bạn và cuốn người xem nhanh nhất có thể.

  • Sử dụng những hình ảnh quen thuộc.

Sử dụng những người dễ được nhận biết (KOL…) và thân thiện ở đầu video có thể giúp bạn tăng lượng người xem. Sự hiện diện của những người nổi tiếng (celeb) trong quảng cáo có liên quan trực tiếp đến hiệu suất nâng cao thương hiệu, vì vậy hãy cân nhắc việc sử dụng một nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) hoặc người có ảnh hưởng (influencer) nào đó trên YouTube.

  • Tập trung xây dựng âm thanh.

Người xem mong đợi những âm thanh (audio) trên YouTube và các nghiên cứu về mối tương quan của YouTube cho thấy âm thanh có liên quan đến việc thúc đẩy sự chú ý và phản ứng tích cực với thương hiệu.

  • Cân nhắc các yếu tố sáng tạo.

Người xem có xu hướng xem quảng cáo khiến họ cười và YouTube nhận thấy rằng sự hài hước có liên quan đến nhận thức về thương hiệu (brand awareness) và khả năng ghi nhớ quảng cáo (ad recall) cao hơn.

B – Brand: Tích hợp thương hiệu của bạn một cách tự nhiên và có ý nghĩa nhất.

  • Vị trí thương hiệu rất quan trọng.

Khi bạn tối ưu hóa khả năng ghi nhớ quảng cáo, hãy tích hợp thương hiệu của bạn trong 05 giây đầu tiên. Để xây dựng độ nhận biết và sự cân nhắc, hãy đặt thương hiệu của bạn lên sau và tập trung vào việc xây dựng kết nối với người xem.

  • Cố gắng thể hiện thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn theo một cách tự nhiên.

Theo YouTube, điều này có mối liên hệ cao hơn với khả năng ghi nhớ quảng cáo và lượng người xem video so với việc để logo có sẵn (trong overlays).

  • Tối ưu bằng âm thanh.

Sử dụng âm thanh có thương hiệu có liên quan đến việc nâng cao mức độ nhận biết về thương hiệu.

C – Connect: Hãy kết nối với người xem thông qua cảm xúc và những câu chuyện (Storytelling).

  • Thời gian xem video rất quan trọng.

Theo YouTube, có một mối quan hệ rất nhất quán giữa thời lượng xem video quảng cáo và sự gia tăng nhận thức và cân nhắc về thương hiệu.

  • Xây dựng kết nối cảm xúc.

Hài hước và hồi hộp (kịch tính) có liên quan đến khả năng ghi nhơ quảng cáo cao hơn. Hài hước cũng có thể được liên kết với mức độ nhận biết thương hiệu và lượng người xem video cao hơn.

  • Sử dụng sức mạnh của âm thanh.

95% quảng cáo trên YouTube được xem khi bật âm thanh. Đối với những người xem kết hợp cả âm thanh và video, mức độ cân nhắc và nhận thức về thương hiệu sẽ tăng lên 20%, cao hơn đáng kể so với những người chỉ xem âm thanh hoặc video.

  • Phân tích và kiểm tra.

Sử dụng YouTube Analytics để biết nơi người xem bỏ qua và cân nhắc xem bạn có thể thay đổi được điều gì hay không.

Thử nghiệm nhiều phiên bản quảng cáo của bạn với công cụ brand lift để xem điều gì phù hợp nhất với đối tượng mục tiêu và thương hiệu của bạn.

D – Direct: Hãy rõ ràng và rành mạch về những gì bạn muốn người xem hành động.

  • Sử dụng lời kêu gọi hành động – CTA.

Mời người xem truy cập website của bạn, xem một video khác, đăng ký kênh của bạn, v.v.

Lời kêu gọi hành động rõ ràng giúp thúc đẩy sức ảnh hưởng của các chiến dịch quảng cáo lên thương hiệu (brand lift), ngay cả khi họ không thực hiện hành động nào.

  • Sử dụng các tính năng tương tác của YouTube.

Các thẻ thông tin (Info Cards), Màn hình kết thúc và CTA overlays cũng giúp người xem dễ dàng thực hiện các hành động hơn.

Kết luận.

Khi bạn tìm kiếm các giải pháp sáng tạo video, hãy nhớ YouTube ABCD: Thu hút sự chú ý ngay từ ánh nhìn đầu tiên, tích hợp thương hiệu một cách tự nhiên và có ý nghĩa, kết nối với đối tượng mục tiêu của bạn thông qua cảm xúc và thuật kể chuyện và cuối cùng là định hướng người xem bằng các CTA rõ ràng và rành mạch.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen | MarketingTrips 

Nghiên cứu AIOs ​​(Activities, Interests, and Opinions) về khách hàng trong Marketing

AIOs là viết tắt của cụm từ A – Các hành động (Activities), I – Sở thích (Interests), và O – Các ý kiến (Opinions) là các đặc trưng của một khách hàng được các nhà nghiên cứu thị trường sử dụng để xây dựng chân dung của khách hàng.

Nghiên cứu AIOs ​​(Activities, Interests, and Opinions) về khách hàng trong Marketing

Khái niệm AIOs.

AIOs là viết tắt của cụm từ A – Các hành động (Activities), I – Sở thích (Interests), và O – Các ý kiến (Opinions) là các đặc trưng của một khách hàng được các nhà nghiên cứu thị trường sử dụng để xây dựng chân dung khách hàng.

AIO thường được các nhà nghiên cứu tìm hiểu thông qua việc khách hàng phản hồi hoặc trả lời câu hỏi khảo sát.

Các chuyên gia quảng cáo áp dụng các nguyên tắc AIO nhằm tập trung thúc đẩy các hoạt động marketing và quảng cáo của công ty vào đối tượng mục tiêu.

Nội dung về nghiên cứu AIOs.

Trong cuộc khảo sát AIO điển hình, nhà nghiên cứu sẽ yêu cầu đối tượng tham gia chỉ ra mức độ đồng ý hoặc không đồng ý của họ về các câu hỏi đến phong cách sống, lựa chọn giải trí, sở thích thời trang, v.v…

Dữ liệu AIO đặc biệt có giá trị khi được sử dụng cùng với các dữ liệu khác, chẳng hạn như nhân khẩu học, thay vì nghiên cứu nó một cách độc lập.

Các phân lớp AIO:

+ Các hành động (Activities): Các hành động tập trung vào thói quen và sở thích hàng ngày của một đối tượng khách hàng nào đó.

Ví dụ, một người đi làm bằng xe đạp và chơi thể thao vào cuối tuần có thể có những kiểu mua hàng khác với một nhân viên đi làm bằng xe hơi và xem rất nhiều phim.

Tham gia câu lạc bộ, các lựa chọn giải trí, kì nghỉ và các sự kiện xã hội là những điểm để các marketer có thể hiểu về các hoạt động của người tiêu dùng.

+ Sở thích (Interests): Sở thích của khách hàng liên quan đến các quan niệm và ý niệm điều khiển đam mê của họ. Ví dụ, trong một cuộc khảo sát, một bà mẹ có ba con có thể có những sở thích như gia đình, nấu ăn, làm đồ thủ công và đồ chơi.

Sở thích có thể bao gồm sở thích cá nhân, hội nhóm, trò tiêu khiển. Một khách hàng có thể có nhiều sở thích như sưu tập đồng xu, làm thuyền mô hình, làm vườn, câu cá,…

+ Các ý kiến (Opinions): Tất cả mọi người đều có ý kiến kể cả khách hàng. Các marketer muốn biết ý kiến của khách hàng về các bộ phim, nhân vật công chúng, các chính trị gia, diễn viên điện ảnh và truyền hình thực tế.

Các Marketing Agency  cũng cần phải biết những ý kiến của khách hàng về thương hiệu, hàng hóa và các cửa hàng.

AIO nhắm tới việc tạo lập một chân dung khách hàng với mục tiêu quảng cáo cần đạt được là truyền tải được thông điệp tới nhiều kiểu khách hàng.

Ví dụ về chân dung AIO.

Chân dung khách hàng bao gồm có các thông tin như độ tuổi, thu nhập, tình trạng hôn nhân, và các đặc trưng thuộc về thân thế khác. Tâm lý tham gia vào việc quyết định tại sao khách hàng mua một sản phẩm nào đó.

Ví dụ, trong chân dung một khách hàng, có thể dự đoán vị khách này có phong cách sống năng động, chi tiêu vào những món đồ xa xỉ, cảm thấy hạnh phúc khi ở bên gia đình, dành nhiều thời gian vào mạng xã hội.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Top 10 câu hỏi ‘thần kỳ’ để thấu hiểu khách hàng mục tiêu của bạn

Thấu hiểu về khách hàng mục tiêu là bước đầu tiên để tạo ra một chiến dịch marketing hiệu quả và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ.

Top 10 câu hỏi 'thần kỳ' để thấu hiểu khách hàng mục tiêu của bạn

Khi một bài thuyết trình đánh trực tiếp vào sở thích, niềm tin, sự nghi ngờ, nỗi sợ hãi, niềm hy vọng, tham vọng của đối tượng mục tiêu, thì sự chấp nhận và nhiệt tình của họ đối với bạn sẽ tăng vọt và mở rộng.

Khi bạn biết những người trong nhóm đối tượng mục tiêu của mình là ai, cuộc sống của họ ra sao, trải nghiệm hàng ngày của họ như thế nào, cảm xúc sâu kín nhất của họ là gì, bạn có thể đảm bảo rằng những nội dung hay thông điệp mà bạn đang xây dựng và đưa ra sẽ đánh trực tiếp đến họ.

Đó là một ý tưởng, một sự khẳng định, một câu nói hoặc một câu chuyện được đồng bộ một cách chính xác với những đối tượng mục tiêu đang nghe nó.

Vậy làm thế nào để bạn có thể thấu hiểu họ trong khi bạn không phải là họ?

Có một sự thật là hầu hết những người làm marketing không thuộc nhóm đối tượng mục tiêu của những sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp họ đang cung cấp.

Tuy nhiên, điều này lại không mấy quan trọng. Bạn không cần phải là một trong số họ để có thể phát triển kiến ​​thức toàn diện và mức độ hiểu biết về họ: cách họ nghĩ, họ cảm thấy gì và họ thực sự mong muốn điều gì.

Trước hết, có một số lượng không hề nhỏ về bản chất, tâm lý và hành vi phản ứng của con người được gắn chặt hoặc ăn sâu vào thời thơ ấu của họ, khoảng 10 tuổi.

Bạn có thể sử dụng chúng để “kích hoạt” khả năng tương tác của nhóm đối tượng mục tiêu tới những nội dung của bạn.

Thứ hai, có những câu hỏi cơ bản để bạn có thể hỏi và tìm câu trả lời về bất kỳ thị trường hoặc đối tượng mục tiêu nào, cho bất kỳ nỗ lực quảng cáo hay marketing nào, dưới đây là TOP 10 câu hỏi bạn có thể tham khảo:

  • Điều gì khiến họ thao thức hay trằn trọc mỗi đêm?
  • Họ sợ nhất điều gì?
  • Họ thường tức giận về điều gì? Họ đang giận ai?
  • Ba nỗi thất vọng hàng ngày của họ là gì?
  • Những xu hướng nào đang xảy ra và sẽ xảy ra trong doanh nghiệp hoặc cuộc sống của họ?
  • Họ thầm mong muốn điều gì nhất?
  • Có sự thiên vị nào đối với cách họ đưa ra quyết định không?
  • Họ có ngôn ngữ riêng của họ không?
  • Có ai khác đang bán thứ gì đó tương tự với các sản phẩm mà họ đang cân nhắc không ?
  • Có ai khác đã thử bán cho họ một thứ gì đó tương tự nhưng thất bại không?

Cuối cùng, mức độ hiểu biết về một nhóm đối tượng mục tiêu sẽ đạt được bằng cách đọc những gì họ đọc, đi chơi ở những nơi họ đi chơi, nói chuyện theo ngôn ngữ của họ, lắng nghe hoặc ‘nhập vai’ của họ trong một số trường hợp.

Bằng những cách này, bạn có thể đảm bảo bạn luôn trong tình trạng có thể am hiểu và đáp ứng những gì mà họ mong muốn được tiếp nhận. Họ sẽ dễ dàng hơn khi phản ứng hay mua các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Bí mật đằng sau những chiến dịch PR thành công nhất

Cùng tìm hiểu cách các chiến dịch PR thành công nhất mọi thời đại được xây dựng và phát triển cùng các bài học rút ra được.

chiến dịch PR thành công
‘Bí mật’ đằng sau những chiến dịch PR thành công nhất

Khi những nhà lãnh đạo hay những người làm marketing ngồi xuống để lập chiến lược cho một chiến dịch PR thành công, họ thường hình dung ra một viễn cảnh tốt nhất cho doanh nghiệp của họ.

PR là gì?

PR là từ viết tắt của từ Public Relations có nghĩa là quan hệ công chúng, PR đề cập đến các hoạt động truyền thông chiến lược từ một tổ chức (doanh nghiệp, thương hiệu…) tới công chúng (khách hàng, người đọc, người dân…) nhằm mục tiêu duy trì hoặc xây dựng hình ảnh của tổ chức trong mắt công chúng.

Có nguồn gốc xuất phát từ Mỹ, thuật ngữ PR đã bắt đầu với rất nhiều ý kiến và định nghĩa khác nhau trước khi đi đến khái niệm cuối cùng như ở trên vào năm 2012 do Hiệp hội Quan hệ Công chúng Mỹ (PRSA) bình chọn.

Góc nhìn nào của câu chuyện sẽ định vị họ trong những vị trí tốt nhất, bao nhiêu khách hàng sẽ chuyển đổi sau những chương trình truyền thông và kết quả là họ sẽ có được niềm tin nào từ đối tượng mục tiêu.

Có một kế hoạch chi tiết cho sự thành công của các chiến dịch PR và kế hoạch chi tiết đó được thể hiện rõ ràng trong các chiến dịch PR thành công nhất mà chúng ta có thể xem.

Sau đây là vài ví dụ về các chiến dịch PR thành công nhất mà chúng ta có thể học hỏi.

Mỗi chiến dịch này thành công vì những lý do khác nhau nhưng điều cốt lõi của nó là tính tương đối, sức ảnh hưởng và khả năng giải quyết vấn đề.

Những thành công này có thể khơi dậy những ý tưởng liên quan đến công việc kinh doanh trong quá trình lập chiến lược của riêng bạn.

1. Gây ‘sốc’ với một thông điệp chân thành.

Khi công ty xà phòng Dove quyết định rằng họ muốn xây dựng thương hiệu của mình dựa trên tình yêu bản thân và sự tự tin, họ đã tạo ra một chiến dịch mang tên “Real Beauty” (Vẻ đẹp thực sự).

Đầu tiên của chiến dịch là một đoạn quảng cáo ngắn cho thấy nhận thức về cái đẹp hiện đang bị bóp méo như thế nào.

Một người phụ nữ “bình thường” bước vào studio, làm tóc và trang điểm và sau đó bức ảnh của cô ấy được chỉnh sửa một cách ‘ngoạn mục’ trước khi nó được đưa lên bảng quảng cáo.

Video này của Dove đánh vào rất nhiều điểm: giá trị gây sốc, sự thật ‘chưa từng hé hộ’ và một thông điệp mạnh mẽ là “hãy đẹp như bạn vốn có, những hình ảnh tiếp thị mà chúng ta thường thấy chỉ là giả mạo”.

Một điều khác biệt ở đây nữa là, thay vì thuê người mẫu để làm gương mặt đại diện cho chiến dịch của họ hay xuất bản trên các tạp chí lớn, Dove đã thuê những người phụ nữ hết thức ‘bình thường’ để ‘chạy’ cho các chiến dịch của mình qua đó thể hiện sự đồng cảm và chân thành mạnh mẽ từ phía thương hiệu.

Và kết quả là, chiến dịch đã rất thành công. Một báo cáo từ PR Week chia sẻ rằng doanh thu hàng năm của thương hiệu đã tăng gần gấp đôi trong suốt một thập kỷ sau chiến dịch, từ 2,5 tỷ USD lên 4 tỷ USD.

2. Tính kịp thời và giải quyết vấn đề.

Một ví dụ quan trọng cho điều này là Shopping Slot, một doanh nghiệp tập trung tất cả thời gian giao hàng có sẵn của các siêu thị hay cửa hàng ở cùng một nơi, đây là một giải pháp khác biệt khi hầu hết các điểm giao hàng dường như hiếm khi có sẵn và tách rời.

Chiến dịch PR của họ bắt đầu chỉ với một bài báo nhưng đã dẫn đến một sự tăng trưởng ‘ngoài sức tưởng tượng’, 3 triệu người xem website và nửa triệu người dùng.

Điều gì đã làm cho Shopping Slot trở nên đặc biệt như vậy?

Sabrina Stocker, người đồng sáng lập của Shopping Slot và hiện là người sáng lập Two Comma PR, giải thích:

“Ngoài tính hợp thời, chúng tôi còn tạo ra một loạt các động lực mang tính khích lệ (tiền và phần thưởng) cho cộng đồng.

Đối với bản thân những câu chuyện được kể trong các chiến dịch, chúng tôi đã sử dụng các nghiên cứu điển hình thực tế (case study storytelling) và những câu chuyện về cách dịch vụ này đã cải thiện cuộc sống của mọi người – đây thực sự là những câu chuyện mang tính gắn kết cao.”

3. Hài hước và lan truyền với tác động của các nền tảng mạng xã hội.

Giờ đây, các phương tiện truyền thông mạng xã hội đang quyết định điều gì là quan trọng đối với chúng ta với tư cách là ‘một xã hội’, nó nên được coi như là một nguồn tài nguyên để hiển thị các chiến dịch của bạn.

Không có gì lây lan nhanh hơn một thử thách đủ mạnh.

Chắc bạn sẽ nhớ đến thử thách xô nước đá với hashtag #ALS nổi tiếng.

Trước hết, nó rất vui và đủ hài hước khi xem. Không quan trọng là thử thách đó đến từ những người nổi tiếng như Lady Gaga hay chỉ là một người bình thường. Khi nhìn một ai đó bị dội một xô nước lạnh vào người, tất cả đều chỉ là giải trí và tạo ra sự lan truyền.

Tất nhiên, niềm vui đó sẽ trở nên lan truyền nhanh hơn nếu nó được xuất phát từ một mục đích tốt: nâng cao nhận thức về sức khoẻ và tiền cho Hiệp hội ALS (Hội chứng xơ cứng teo cơ một bên).

Và chiến dịch đã thành công vang dội, chiến dịch đã quyên góp được con số khổng lồ 115 triệu USD cho hiệp hội với hơn 2,4 triệu video trực tuyến được tham gia.

Bài học thành công của chiến dịch PR.

  • Nói điều gì đó đáng nghe.

Nhiều người nghĩ rằng các chiến dịch PR chỉ dành cho quảng cáo. Tuy nhiên, nếu bạn có thể thu hút đối tượng mục tiêu dựa trên một thông điệp đủ hấp dẫn thì quảng cáo cũng sẽ chỉ là ‘mục tiêu ngầm’ mà thôi.

Hãy làm điều gì đó về thương hiệu thay vì về bán hàng. Bạn đang đại diện cho điều gì? Điều đó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của khách hàng mục tiêu của bạn?

Không phải một công ty về xà phòng nào cũng phải suy nghĩ về việc giúp phụ nữ nắm lấy vẻ đẹp thực sự của họ. Nhưng, khi nhìn từ một góc độ giá trị và ý nghĩa. Bạn có thể ‘chạm’ được đến trái tim của khách hàng mục tiêu của mình.

  • Hãy hướng đến khách hàng của bạn.

Thay vì tuyên bố về doanh nghiệp của bạn, hãy dựa vào các khía cạnh của khách hàng để kể chuyện. Ai sẽ được lợi sau chiến dịch đó, là doanh nghiệp của bạn hay cộng đồng?

Xuất phát từ những khía cạnh hỗ trợ xã hội, những chiến dịch PR tốt nhất thế giới đã được chứng tỏ được sự thành công của nó.

Cũng giống như cách Shopping Slot phân bổ lợi nhuận của chiến dịch cho NHS (Dịch vụ Y tế quốc gia Anh) và hashtag #icebucketchallenge dành cho Hiệp hội ALS, mọi người thích ủng hộ những điều gì đó mà họ có thể cảm thấy hài lòng.

  • Mời gọi sự tham gia của xã hội.

Có rất nhiều ý tưởng #challenge thú vị và hài hước mà đội nhóm của bạn có thể ‘brainstom’ – từ những ý tưởng “dám” hài hước đến việc chia sẻ câu chuyện của một người nào đó nhằm mục đích mang lại tiếng cười hoặc nguồn cảm hứng gắn liền với sứ mệnh thương hiệu của bạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips

Google: Giới thiệu về tính năng sắp xếp quảng cáo video theo trình tự

Với tính năng sắp xếp quảng cáo dạng video theo trình tự, bạn có thể giới thiệu cho mọi người câu chuyện về sản phẩm hoặc thương hiệu của mình bằng cách hiển thị một loạt video theo thứ tự mà bạn xác định.

Trình tự quảng cáo video là gì?

Với tính năng sắp xếp quảng cáo dạng video theo trình tự, bạn có thể giới thiệu cho mọi người câu chuyện về sản phẩm hoặc thương hiệu của mình bằng cách hiển thị một loạt video theo thứ tự mà bạn xác định.

Bạn có thể sử dụng chiến dịch quảng cáo dạng video theo trình tự để thu hút sự quan tâm, củng cố thông điệp hoặc tạo một chủ đề thống nhất.

Bài viết này giải thích cách thức sắp xếp quảng cáo dạng video theo trình tự, loại chiến lược đặt giá thầu và định dạng quảng cáo mà bạn có thể sử dụng, cũng như cách để xem kết quả chiến dịch.

Cách hoạt động của trình tự quảng cáo video.

Quảng cáo dạng video theo trình tự bao gồm một chuỗi quảng cáo dạng video mà bạn muốn hiển thị cho một người. Mỗi chiến dịch theo trình tự bao gồm một chuỗi “các bước”.

Trong đó, mỗi bước của trình tự bao gồm một nhóm quảng cáo và một quảng cáo dạng video.

Hầu hết các tùy chọn cài đặt (chẳng hạn như chiến lược đặt giá thầu và tiêu chí nhắm mục tiêu) cho một trình tự đều được chọn ở cấp chiến dịch, nhưng bạn sẽ chọn các quy tắc sắp xếp theo trình tự, định dạng quảng cáo và giá thầu ở mỗi bước trong trình tự của bạn.

Người xem sẽ thấy chiến dịch theo trình tự của bạn khi chiến dịch đó đã khởi động và các quảng cáo sẽ hiển thị theo thứ tự mà bạn đã xác định.

Các bước mà người dùng trải qua trong trình tự sẽ dựa trên lượt hiển thị, lượt xem hoặc lượt bỏ qua, tùy thuộc vào các tùy chọn cài đặt mà bạn chọn khi thêm các bước trong trình tự.

Ví dụ: để một người chuyển sang bước thứ hai trong trình tự của bạn, video trong bước đầu tiên phải có một lượt hiển thị được tính (nếu bạn chọn lượt hiển thị là điều kiện để chuyển sang bước tiếp theo).

Các mẫu sắp xếp quảng cáo dạng video theo trình tự.

Các mẫu trình tự sẽ hướng dẫn bạn cách tạo một trình tự quảng cáo dạng video.

Sau khi bạn chọn một mẫu trong Google Ads, chúng tôi sẽ giúp bạn tạo trình tự (đồng thời đưa ra hướng dẫn về các định dạng quảng cáo và thời lượng quảng cáo bạn có thể đưa vào trình tự đó).

Cách hoạt động của các mẫu trình tự.

Bạn có thể sử dụng 4 mẫu sau:

  • “Giới thiệu và củng cố”: Giới thiệu thương hiệu của bạn bằng một quảng cáo dạng video dài, sau đó củng cố thông điệp của bạn bằng một quảng cáo dạng video ngắn.
  • “Nhắc nhở và truyền cảm hứng”: Gợi nhắc người xem bằng một quảng cáo dạng video ngắn, sau đó truyền cảm hứng cho họ bằng một quảng cáo dạng video dài.
  • “Thu hút và định hướng”: Thu hút người xem bằng một quảng cáo dạng video ngắn, truyền cảm hứng cho họ bằng một quảng cáo dạng video dài, sau đó thúc đẩy họ hành động bằng một quảng cáo dạng video ngắn khác.
  • “Tương tác và phân biệt”: Chia câu chuyện về thương hiệu của bạn thành nhiều phần hoặc kể cùng một câu chuyện từ nhiều góc độ bằng 4 quảng cáo dạng video ngắn.

Các chiến lược đặt giá thầu và định dạng quảng cáo có thể sử dụng.

Chiến lược đặt giá thầu

  • CPM mục tiêu (Nên dùng)
    • Với chiến lược CPM mục tiêu, chúng tôi tối ưu hóa giá thầu để hiển thị toàn bộ chiến dịch theo trình tự cho đối tượng của bạn. Nhờ đó, bạn có thể đạt được tỷ lệ xem hết cao hơn trong trình tự.
  • CPV tối đa

Định dạng quảng cáo

  • Quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua
  • Quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua
  • Quảng cáo đệm
  • Quảng cáo kết hợp các định dạng trên

Chiến lược đặt giá thầu mà bạn chọn sẽ xác định các định dạng quảng cáo có thể sử dụng. Hãy xem bảng dưới đây để biết bạn có thể sử dụng những định dạng nào cho từng loại chiến lược đặt giá thầu.

Cách người dùng di chuyển qua trình tự quảng cáo video.

Thông thường, khách hàng tiềm năng sẽ di chuyển qua chiến dịch theo trình tự, xem quảng cáo dạng video đầu tiên trong trình tự, sau đó xem quảng cáo dạng video cho bước tiếp theo dựa trên lượt hiển thị hoặc hành động tương tác trước đó với bước đầu tiên, và tiếp tục như vậy cho đến khi hết trình tự.

Trong một số trường hợp, mọi người sẽ di chuyển qua chiến dịch theo trình tự bằng cách xem video tiếp theo trong một bước của trình tự khi video này nằm trong một chiến dịch khác.

Bằng cách theo trình tự của quảng cáo dạng video, sẽ có thêm nhiều người hoàn thành trình tự với chi phí thấp hơn, bất kể chiến dịch nào đang phân phát quảng cáo dạng video này.

Hãy nhớ rằng để phân phát quảng cáo dạng video như một phần của chiến dịch theo trình tự, tiêu chí nhắm mục tiêu của quảng cáo dạng video đó trong cả hai chiến dịch phải giống nhau.

Xin lưu ý rằng bạn có thể đặt giới hạn tần suất cho quảng cáo dạng video theo trình tự để giới hạn số lần mọi người nhìn thấy trình tự đó.

Theo mặc định, hệ thống đặt giới hạn tần suất thành 1 trình tự cho mỗi người trong khoảng thời gian 7 ngày. Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi giới hạn tần suất thành 1 trình tự cho mỗi người trong khoảng thời gian 30 ngày.

Bạn có thể xem cách tạo một chiến dịch theo trình tự quảng cáo video tại: Google Video Campaign

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Google Media Lab: Cách tối đa hoá kết quả quảng cáo video trên YouTube

Trong một thế giới mà hầu hết mọi người đều xem quảng cáo như là một nhu cầu, rõ ràng rằng với một lần hiển thị quảng cáo, bạn sẽ có thêm môt cơ hội.

Google Media Lab: Cách tối đa hoá kết quả quảng cáo trên YouTube

Tuy nhiên, các thương hiệu cũng cần phải hiểu rằng. Khi mọi người xem đi xem lại cùng một mẫu quảng cáo, điều đó có thể dẫn đến thất vọng và làm giảm giá trị thương hiệu.

Và đây cũng là chính là một thách thức tại Google Media Lab, đơn vị quản lý chiến lược truyền thông cho tất cả hoạt động tiếp thị kỹ thuật số của Google, vốn đã dành rất nhiều thời gian để suy ngẫm, thử nghiệm và lựa chọn các phương án tối ưu.

Khi nói đến tần suất tối ưu (ad frequency) và cách kể chuyện đầy ‘mê hoặc’, chúng tôi đã tìm ra một giải pháp ngoài mong đợi trong việc sắp xếp trình tự hiển thị quảng cáo video trên YouTube.

Ngoài việc cải thiện mức độ cân nhắc và ý định mua hàng, chúng tôi còn nhận thấy một kết quả rất ấn tượng khi phân phối tần suất quảng cáo ở một mức phù hợp đối với mỗi người xem video.

Trong hàng chục chiến dịch trên khắp nước Mỹ, Anh, Đức, Hàn Quốc và Nhật Bản cho các thương hiệu của Google, bao gồm Stadia và Chromebook.

Trình tự quảng cáo video đã thúc đẩy mức tăng trưởng của sức khoẻ thương hiệu (Brand Lift) cao hơn 80% đến 110% đồng thời chi phí cho mỗi người dùng thấp hơn từ 50% đến 70% so với các chiến dịch không sắp xếp theo trình tự quảng cáo.

Và dưới đây là những gì chúng tôi đã học được trong suốt quá trình thử nghiệm.

Tìm kiếm điểm tối ưu của tần suất.

Khi người tiêu dùng chuyển đổi liên tục giữa các thiết bị và kênh tiêu thụ nội dung, một trong những điều không thể tránh khỏi đó là họ có thể ‘thừa’ hoặc ‘thiếu’ đối với tần suất quảng cáo, tùy thuộc vào thói quen xem của họ.

Khi một người tiêu dùng nhận được quá nhiều quảng cáo, họ sẽ rất khó chịu.

Những người khác nhận được rất ít nên có tác động rất nhỏ.

Phần lớn điều này không được nhìn thấy bởi những người làm marketing vì các công cụ và việc nhắm mục tiêu thường dựa trên tần suất trung bình giữa các người dùng chứ không tính đến lượng nhỏ nhất và lớn nhất.

Khi nói đến tần suất, không có bất kỳ một con số nào được coi là kỳ diệu; độ nhận biết của một thương hiệu, mức độ phát triển của sản phẩm và mục tiêu chiến dịch đều đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến con số này.

Hầu hết các giải pháp tần suất đều hiển thị thông qua các công cụ giới hạn chung mà không có bất cứ tùy chọn kiểm soát nào ở cấp độ người xem.

Với trình tự quảng cáo video, các chiến dịch có thể được tối ưu hóa để thúc đẩy tần suất cao hơn, đặc biệt là với khách hàng mục tiêu của bạn trên YouTube để có tác động tối đa.

Chúng tôi nhận thấy rằng chạy các thử nghiệm đối tượng và quảng cáo đơn giản là một cách hợp lý để tìm ra điểm tần suất cho các thị trường và thương hiệu khác nhau.

Trên tất cả các chiến dịch sử dụng trình tự quảng cáo video của chúng tôi từ tháng 4 năm 2020 đến tháng 12 năm 2020, tần suất cao hơn sẽ thúc đẩy mức tăng trưởng của sức khoẻ thương hiệu tuyệt đối cao hơn.

Trung bình, quảng cáo được hiển thị với tần suất từ 03 lần trở lên giúp thúc đẩy chỉ số này cao hơn 61% so với tần suất là 01 và 02 lần.

Mở rộng tiềm năng của thuật kể chuyện.

Tất cả chúng ta đều có khả năng ghi nhớ những câu chuyện và việc sắp xếp theo trình tự quảng cáo video (video ad sequencing) sẽ cho phép chúng ta kể những câu chuyện cho khách hàng trong suốt hành trình mua hàng của họ.

Tạ Google Media Lab, chúng tôi thích thử nghiệm tiềm năng của thuật kể chuyện (storytelling) trong việc sắp xếp quảng cáo theo trình tự.

Trong một thử nghiệm với năm chuỗi câu chuyện, chúng tôi nhận thấy rằng việc tạo ra một cấu trúc tường thuật dựa trên những gì mọi người đã xem hoặc tương tác trước đó sẽ hoạt động hiệu quả nhất, giúp thúc đẩy độ nhận biết của thương hiệu, khả năng ghi nhớ quảng cáo và ý định mua hàng là tốt nhất.

Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng các phương pháp kể chuyện và dàn dựng các bố cục sắp xếp sáng tạo để có tác động tối đa đến thương hiệu.

Trong chiến dịch ‘Brand Helpfulness’ năm 2020, chúng tôi đã chạy hai chiến dịch theo trình tự quảng cáo video.

Một chiến dịch đã chiếu cùng một bộ phim dài 60 giây trong 3 lần.

Chiến dịch còn lại sử dụng ba biến thể sáng tạo quảng cáo khác nhau.

Và kết quả là gì?

Chiến dịch có nhiều biến thể sáng tạo hơn không chỉ thúc đẩy khả năng ghi nhớ quảng cáo cao hơn mà còn tăng tỷ lệ hoàn thành xem video cao hơn 60%; CPM thấp hơn 9%; tỷ lệ xem cao hơn 16%.

Chúng tôi tiếp tục thấy những kết quả video tương tự này xảy ra trên các thương hiệu và thị trường khác nhau. Đa dạng là chiến thắng.

Áp dụng phương pháp thử nghiệm và học hỏi để đo lường hiệu quả.

Tại Google Media Lab, chúng tôi tự hào là những nhà tiếp thị luôn ưu tiên kỹ thuật số, những người muốn thúc đẩy lĩnh vực này phát triển.

Có tư duy thử nghiệm và học hỏi là niềm tin mà chúng tôi rất tin tưởng, chúng tôi dành 20% đến 30% ngân sách chiến dịch cho việc thử nghiệm.

YouTube là một trong những nền tảng nhanh chóng và giàu dữ liệu nhất. Các cuộc khảo sát về tác động của các chiến dịch truyền thông lên sức khoẻ thương hiệu (Brand Lift) của chúng tôi nhận được hàng nghìn người trả lời, cho phép chúng tôi chia nhỏ nhiều dữ liệu theo nhiều cách khác nhau.

Và bởi vì các cuộc khảo sát được hoàn thành nhanh chóng, chúng tôi được cung cấp các kết quả nhanh chóng, hiệu quả, có ý nghĩa thống kê rất lớn.

Điều này cũng có nghĩa là chúng tôi có thể kiểm tra rất nhiều lý thuyết và ý tưởng với chi phí thấp trên YouTube, sau đó mở rộng quy mô những kiến ​​thức đó để đảm bảo tác động tối đa và quản lý ngân sách tốt nhất.

Chúng tôi liên tục mày mò và tinh chỉnh trong suốt thời gian của chiến dịch, điều này giúp chúng tôi tối ưu hóa được kết quả video.

Chúng tôi rất vui khi được chia sẻ những phát hiện của mình và liên tục điều chỉnh, thích ứng và học hỏi mọi thứ từ các công cụ chúng tôi sử dụng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

YouTube báo cáo tăng trưởng doanh thu quảng cáo 49% khi nhu cầu ‘tiêu thụ’ video ngày càng gia tăng

Khi các hành vi tiêu dùng kỹ thuật số phát triển và các thói quen mới được hình thành, các phương pháp tiếp cận quảng cáo truyền thống cũng đang được chuyển đổi – và trong nhiều trường hợp, chúng bị ‘loại bỏ’ hoàn toàn.

YouTube báo cáo tăng trưởng doanh thu quảng cáo 49% khi nhu cầu ‘tiêu thụ’ video ngày càng gia tăng

Một trong những sự thay đổi này có thể kể đến với cái tên YouTube, nền tảng đang ‘chiếm’ ngày càng nhiều doanh thu quảng cáo truyền hình (TV).

Tuần này, công ty mẹ của YouTube, Alphabet, đã báo cáo kết quả kinh doanh quý 1 năm 2021, cho thấy YouTube đã mang lại 6 tỷ USD doanh thu quảng cáo, tăng 49% so với cùng kỳ năm ngoái.

Với kết quả kinh doanh đầy ‘cảm hứng’ này, hiện YouTube đang dần bắt kịp tốc độ để đánh bại đối thủ video kỹ thuật số Netflix về thu nhập hàng năm.

Ông Neal Mohan, giám đốc sản phẩm của YouTube lưu ý rằng:

“Mặc dù thiết bị di động vẫn chiếm tỷ lệ phần trăm lớn nhất trong cách tiêu thụ nội dung trên nền tảng, trải nghiệm xem video phát triển nhanh nhất của chúng tôi là trên màn hình TV.

Tháng 12 năm ngoái, hơn 120 triệu người dùng ở Mỹ đã phát trực tuyến YouTube hoặc YouTube TV trên màn hình TV của họ.”

Khi những khán giả trẻ dần quen với việc xem TV được kết nối, YouTube đang dần ‘lấn át’ các kênh truyền hình truyền thống khác, điều này mang đến các cơ hội mới cho các nhà quảng cáo tiếp cận nhóm khán giả ngày càng quan trọng này thông qua các chiến dịch quảng cáo hợp lý hơn, nhắm mục tiêu hơn và hiệu quả hơn.

Theo lưu ý từ CNBC:

“Bất kể đó là YouTube hay Netflix, cả hai đều đang ‘đánh cắp’ sự chú ý và đô la quảng cáo từ các kênh truyền hình truyền thống.”

Theo Ông Philipp Schindler, hiện là giám đốc kinh doanh của Google:

“Các nhà quảng cáo hiện đang sử dụng YouTube để tiếp cận những khán giả mà họ không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác. Và hãy nhớ rằng, số người từ 18 đến 49 tuổi đang xem YouTube nhiều hơn tất cả các kênh TV truyền thống cộng lại. ”

Hành vi tiêu thụ video ngày càng phát triển khiến người xem trẻ tuổi ngày càng rời xa TV truyền thống và hướng tới việc xem được kết nối nhiều hơn.

Con bạn có thể thần tượng người dùng nào đó trên YouTube hơn là người dẫn chương trình truyền hình hoặc diễn viên.

Với người làm marketing, điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc ‘mua sắm’ phương tiện truyền thông trong nhiều thập kỷ tới.

Tất nhiên, một yếu tố khác dẫn đến việc tăng doanh thu quảng cáo của YouTube là động thái đưa quảng cáo vào tất cả các video ngay cả những video không thuộc “Chương trình Đối tác của YouTube”.

Trong các ghi chú khác của YouTube, Alphabet cũng báo cáo rằng ứng dụng video dạng ngắn của mình, ‘Shorts’ hiện đạt 6,5 tỷ lượt xem hàng ngày, tăng từ mức 3,5 tỷ vào cuối năm 2020.

Về quảng cáo, Alphabet cũng báo cáo rằng họ đang chứng kiến một ​​”động lực lớn” với quảng cáo TrueView cho hành động (TrueView for Action) trên YouTube, với số lượng nhà quảng cáo sử dụng định dạng này đã tăng gấp đôi trong năm qua.

Alphabet cũng chỉ ra các cơ hội thương mại điện tử mới nổi trên YouTube như là một trọng tâm chính trong tương lai: 

“Như bạn đã biết, mọi người đã truy cập YouTube để quyết định những gì họ muốn mua. Về phần chúng tôi, chúng tôi muốn giúp họ mua hàng và làm cho quá trình khám phá nói chung trở nên dễ dàng hơn.”

Với hơn 2 tỷ người dùng đăng nhập hàng tháng và hơn một tỷ giờ video được xem mỗi ngày, YouTube vẫn là nền tảng dẫn đầu về video kỹ thuật số.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

TikTok ra mắt định dạng quảng cáo Lead Generation

Định dạng quảng cáo tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới Lead Generation cho phép các nhà quảng cáo trên TikTok thu thập dữ liệu người dùng trực tiếp từ các quảng cáo trong luồng của họ.

TikTok ra mắt định dạng quảng cáo 'Lead Generation'
TikTok ra mắt định dạng quảng cáo ‘Lead Generation’

Như bạn có thể thấy ở dưới, quảng cáo tìm kiếm khách hàng tiềm năng ‘Lead Generation’ trên TikTok bao gồm một CTA để dẫn người dùng điền vào biểu mẫu (form).

Lead Generation

Theo giải thích của TikTok:

Lead Generation bắt đầu bằng cách giúp người dùng dễ dàng điền vào biểu mẫu và cung cấp thông tin của họ (ví dụ: tên, email, điện thoại) để thể hiện sự quan tâm của họ đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đang tương tác.

Ngoài ra, những thông tin cơ bản mà người dùng cung cấp cho TikTok Ads cũng có thể được tự động điền để có trải nghiệm hiệu quả hơn giữa doanh nghiệp và người dùng.”

Bạn cũng có thể tùy chỉnh tiêu đề và hình ảnh của tài khoản trên biểu mẫu của mình, cũng như các câu hỏi trong danh sách có sẵn.

Khi người dùng điền vào biểu mẫu tìm kiếm khách hàng tiềm năng (Lead Form) của bạn, thông tin sau đó sẽ được lưu trữ trên TikTok.

Bạn có thể tải xuống tại thời điểm bạn chọn hoặc tích hợp trực tiếp vào CRM của bạn.

Bằng cách thu thập thêm dữ liệu này từ người dùng một cách trực tiếp, TikTok đang cung cấp một cách khác để thương hiệu có thể xây dựng cơ sở dữ liệu đối tượng của riêng bạn.

Bên cạnh đó, bằng cách ghi nhận lại thông tin của những người xem đã tương tác, bạn có thể xây dựng các nhóm tính cách của đối tượng một cách chính xác hơn để nhắm mục tiêu quảng cáo mở rộng và định hướng nội dung của bạn cho các chiến dịch trong tương lai.

Đây hẳn là một bổ sung quảng cáo quan trọng của TikTok trong bối cảnh ngày càng nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp SMBs luôn cần một lượng khách hàng tiềm năng để chăm sóc và bán hàng trực tiếp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

3 ‘chìa khoá’ chính để có một live-stream thành công

Khi Covid-19 đã khiến nhiều thương hiệu trên khắp thế giới suy nghĩ lại về sự hiện diện trực tuyến của họ, những người làm marketing đang tìm kiếm những cách thức mới để thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu trên các nền tảng trực tuyến.

3 'chìa khoá' chính để có một live-stream thành công

Đối với các thương hiệu chủ yếu dựa vào các hoat động kinh doanh offline trước Covid-19, live-stream hay phát trực tiếp dường như là một giải pháp thay thế đáng tin cậy.

Tuy nhiên, việc tổ chức một buổi phát trực tiếp để chỉ đơn giản là được “trực tuyến” thì sẽ không tạo ra những tác động đáng kể.

Sau đây là 03 phương pháp phát trực tiếp hay nhất từ Google mà các thương hiệu hiện đang áp dụng có thể dẫn đến lượng người xem và mức độ tương tác cao hơn.

1. Xây dựng nguồn động lực trước khi bạn ‘go live’.

Giúp mọi người khám phá sự kiện trực tiếp của bạn bằng cách chạy các chiến dịch giới thiệu (teaser campaign) trước khi phát để giúp người dùng mới và người dùng hiện tại biết khi nào và tại sao họ nên theo dõi sự kiện đó.

Trong thời điểm các hạn chế xã hội quy mô lớn đang diễn ra tại Indonesia (LSSR), nhà cung cấp viễn thông Indosat Ooredoo cần phải tìm ra một cách thay thế khác để tiếp tục chiến dịch #Collabonation mà trước đây họ đã từng tổ chức tại các trung tâm mua sắm trên khắp cả nước.

Thương hiệu đã quyết định tiến hành 06 sự kiện phát trực tiếp để tiếp tục tương tác với đối tượng mục tiêu của họ đồng thời cần đảm bảo việc họ có thể tạo ra đủ hứng thú và độ nhận biết nhất định trong mỗi luồng phát.

Để thúc đẩy những điều này, một quảng cáo dài 06 giây (bumper ad) sẽ xuất hiện lại sau khi người dùng xem quảng cáo giới thiệu (teaser ads) và sau đó tìm kiếm thẻ hashtag #Collabonation trên YouTube.

Kết quả là thương hiệu đã thu được hơn 700.000 lượt xem đối với những mẫu quảng cáo ‘bumper’ này trong sự kiện phát trực tiếp kéo dài 06 ngày.

2. Tăng cường sự tương tác và tham gia trong suốt sự kiện.

Bạn có thể mở rộng phạm vi tiếp cận và thu hút mọi người trong suốt quá trình phát trực tiếp bằng cách chạy các chiến dịch trên YouTube ngay cả khi sự kiện trực tiếp đang diễn ra.

Điều này sẽ nhắc nhở người dùng về luồng phát trực tiếp đang diễn ra và tiếp tục thu hút người dùng mới đến với chương trình đó.

Đầu năm nay, các hạn chế COVID-19 đã thúc đẩy Samsung phải suy nghĩ lại về cách thương hiệu có thể luôn gây được sự chú ý trong tháng Ramadan (Tháng nhịn ăn hoặc tháng ăn chay của người hồi giáo).

Thương hiệu đã quyết định tổ chức sự kiện phát trực tiếp vào đầu các buổi tối khi bạn bè và gia đình thường tụ tập để chia sẻ cùng nhau sau một ngày làm việc.

Luồng trực tiếp có thể giúp những người không thể ở bên nhau nhưng vẫn cảm thấy được sự kết nối và hân hoan.

Để tạo ra lưu lượng truy cập tối đa trong suốt sự kiện, Samsung đã chạy quảng cáo trên trang chủ của YouTube (YouTube Masthead) trong suốt luồng trực tiếp để khuyến khích nhiều người xem tham gia nhiều hơn, ngay cả khi luồng phát đã bắt đầu.

Quảng cáo trên trang chủ được bao gồm một câu đố tương tác, câu trả lời của mọi người sẽ được công bố trên cuộc trò chuyện trực tiếp, điều này đã góp phần thu hút 30.000 người tham gia cuộc trò chuyện trực tiếp của sự kiện.

Samsung liên tục ‘nhắc nhở’ người xem nhấp vào liên kết đến website của họ thông qua cuộc trò chuyện trực tiếp.

3. Đừng để các cuộc trò chuyện kết thúc sau khi phát trực tiếp.

Sau sự kiện phát trực tiếp, hãy tiếp tục tương tác với đối tượng mục tiêu của bạn để duy trì nhận thức và cân nhắc, đồng thời đảm bảo thương hiệu của bạn luôn là ‘top-of-mind’.

Khi sự kiện ra mắt offline của một trong những nhãn hàng điện thoại thông minh mới nhất của họ bị tạm dừng bởi COVID-19, realme đã quyết định chuyển sang kỹ thuật số và chọn sự kiện phát trực tiếp để tăng lưu lượng truy cập trong quá trình phát.

Lưu lượng truy cập vào website của realme đã tăng 50% trong quá trình phát trực tiếp do sự đầu tư mạnh mẽ từ giai đoạn giới thiệu (teaser), sản phẩm giới thiệu cũng đã bán hết sau khi luồng phát kết thúc.

Để có thể tiếp tục thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu trong hai tuần sau sự kiện, realme sử dụng kết hợp các đoạn video nổi bật được cắt ra từ luồng phát trực tiếp trước đó để quảng cáo dưới dạng ‘bumper ads’ (Quảng cáo dài 6s và không thể bỏ qua trên YouTube).

Đồng thời, họ cũng lưu lại danh sách đối tượng tiếp thị lại (re-marketing lists) để phục vụ cho các mục tiêu marketing sau này của thương hiệu.

Khi ngày càng nhiều thương hiệu trực tuyến, các nhà marketer cần phải có chủ ý về cách họ lập kế hoạch cho các luồng phát trực tiếp của mình và đảm bảo rằng họ luôn phải tương tác với người tiêu dùng trước, trong và cả sau khi luồng phát kết thúc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Facebook thử nghiệm tuỳ chọn quảng cáo video mới

Facebook vừa công bố các tùy chọn nhắm mục tiêu quảng cáo theo chủ đề mới cho quảng cáo trong luồng (in-stream ads), đồng thời thử nghiệm giai đoạn đầu tiên của quảng cáo trong Instagram Reels.

Facebook thử nghiệm tuỳ chọn quảng cáo video mới

Bổ sung mới đầu tiên là danh mục nhắm mục tiêu quảng cáo trong luồng (in-stream ad), sẽ được bổ sung nhiều tùy chọn nhắm mục tiêu hơn cho các chiến dịch quảng cáo video của bạn.

Như bạn có thể thấy ở trên, các danh mục được chia thành các chủ đề nhỏ hơn nhằm hướng đến các nhóm đối tượng cụ thể hơn.

Theo giải thích của Facebook:

“Được hỗ trợ bởi công nghệ máy học (machine learning), hơn 20 chủ đề video sẽ có sẵn khi bạn chọn vị trí quảng cáo là ‘Chỉ trong luồng’ và mục tiêu thương hiệu cho chiến dịch.

Điều này mang lại cho các nhà quảng cáo nhiều lựa chọn hơn về nội dung mà họ muốn quảng cáo của mình xuất hiện.”

Facebook hy vọng rằng tuỳ chọn này sẽ cung cấp khả năng nhắm mục tiêu quảng cáo video chính xác hơn cho sản phẩm quảng cáo trong luồng của mình với hơn 2 tỷ người xem video đủ điều kiện trên nền tảng mỗi tháng.

Với Instagram, lần đầu tiên quảng cáo Reels sẽ được xuất hiện với mục tiêu mang đến cho các thương hiệu một cách khác để khai thác mức độ tiếp cận trên nền tảng video ngắn tương tự TikTok.

Như bạn có thể thấy ở đây, quảng cáo Reels sẽ tương tự với định dạng Reels tự nhiên nhưng có thêm thẻ ‘Được tài trợ’ để tạo sự minh bạch và nút CTA ‘Mua ngay’ ở dưới cùng.

Quảng cáo Reels sẽ được hiển thị giữa các video Reels tự nhiên và có thể dài tối đa 30 giây.

Quảng cáo Reels lần đầu tiên được thử nghiệm với các thương hiệu ở Ấn Độ, Brazil, Đức và Úc, với kế hoạch mở rộng tới các quốc gia khác trong những tháng tới.

Cuối cùng, Facebook cũng đang bổ sung thêm các quảng cáo nhãn dán (sticker ads) mới cho Facebook Stories.

Theo giải thích của Facebook:

“Trong những tuần tới, chúng tôi sẽ thử nghiệm quảng cáo nhãn dán được tùy chỉnh cho ‘Câu chuyện’ trên Facebook với một số nhà quảng cáo và nhà sáng tạo được chọn.

Những quảng cáo này sẽ cho phép nhà sáng tạo kiếm tiền từ ‘Câu chuyện’ trên Facebook của họ với quảng cáo có hình nhãn dán (Stickers).

Các thương hiệu sẽ tạo nhãn dán theo yêu cầu riêng và nhà sáng tạo có thể chủ động đặt các quảng cáo nhãn dán này trong ‘Câu chuyện’ trên Facebook của họ.”

Về cơ bản, đây chỉ là một cách khác để nhà sáng tạo thể hiện mối quan hệ cộng tác với các thương hiệu, nhà sáng tạo có thể quảng bá thương hiệu nhiều hơn nữa bằng các quảng cáo có hình thức tự nhiên hơn trong nội dung ‘Câu chuyện’ của họ.

Các bản cập nhật mới đang được thử nghiệm với một loạt các thương hiệu từ tuần này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Cập nhật một vài Insight mới nhất từ Influencer Marketing

Nếu influencer marketing đã hoặc sẽ là một phần quan trọng trong kế hoạch digital marketing tổng thể của bạn, những insight dưới đây có thể rất đáng để bạn tham khảo.

influencer marketing insight
Cập nhật một vài Insight mới nhất từ Influencer Marketing

Khi ngày càng nhiều các nền tảng và định dạng mới được ra đời, việc bắt kịp các xu hướng mới nhất và đảm bảo rằng bạn đang tối đa hóa thông điệp (brand message) của mình trên mỗi nền tảng cũng đang trở nên khó khăn hơn.

Điều này đặc biệt đúng với một số ứng dụng kiểu như TikTok, ứng dụng này thực sự đòi hỏi kiến ​​thức và sự hiểu biết về những nhóm đối tượng cụ thể để tận dụng tính tự nhiên của ứng dụng đồng thời kết nối tốt hơn với đối tượng mục tiêu của ứng dụng đó.

Theo TikTok, các chiến dịch quảng cáo tốt nhất là những chiến dịch phù hợp nhất với cách người dùng thường tương tác – và trừ khi bạn thực sự ‘active’ trên nền tảng này hàng ngày, điều này có thể rất khó xảy ra.

Vậy đâu là thủ thuật thành công nhất mà các nhà tiếp thị kỹ thuật số (digital marketer) thường thấy ở các chiến dịch influencer marketing và các agency có kinh nghiệm đang tìm cách phân bổ ngân sách của họ trong năm nay như thế nào?

Để làm sáng tỏ điều này, Linqia (một nền tảng influencer marketing) gần đây đã khảo sát hơn 163 nhà tiếp thị doanh nghiệp và chuyên gia tại các agency từ nhiều ngành khác nhau để tìm hiểu thêm về việc sử dụng những người có ảnh hưởng của họ và cách họ tìm cách phát triển chiến lược của mình trong năm tới.

Trước hết, Linqia nhận thấy rằng phần lớn những người được khảo sát cho biết rằng họ đang tìm cách tăng ngân sách influencer marketing của mình vào năm 2021.

Theo báo cáo:

“71% nhà tiếp thị doanh nghiệp nói rằng ngân sách influencer marketing của họ sẽ tiếp tục tăng trong năm 2021 sau những thành công đã được chứng minh trong năm 2020.

Nhìn lại số liệu của năm 2020, con số này chỉ dừng lại ở mức 57%.”

Dữ liệu cho thấy rằng ngày càng có nhiều thương hiệu nhìn thấy được kết quả từ các nỗ lực influencer marketing của họ.

influencer marketing insight

Điều này nhấn mạnh một thực tế là mọi người dùng trên mạng xã hội đang cảm thấy họ liên quan đến những người khác nhiều hơn là họ với các thương hiệu, đây thực sự là một yếu tố quan trọng cần xem xét trong các kế hoạch của bạn.

Linqia cũng phát hiện ra rằng những người có ảnh hưởng nhỏ (micro-influencers) – những người có từ 5.000 đến 100.000 người theo dõi – là trọng tâm phổ biến nhất cho các chiến dịch thương hiệu.

influencer marketing insight
Cập nhật một vài Insight mới nhất từ Influencer Marketing

“Những người có ảnh hưởng nhỏ (vi mô) luôn là sự lựa chọn hàng đầu của những người làm marketing trong cuộc khảo sát hàng năm của chúng tôi, nhưng năm nay, nhu cầu đối với ‘nhóm quyền lực’ này thậm chí còn tăng trưởng hơn nhiều.

Trong cuộc khảo sát năm nay, 90% nhà marketer nói rằng họ muốn làm việc với những người có ảnh hưởng nhỏ, con số này tăng từ 80% vào năm 2020.”

Mặc dù những người nổi tiếng hay những ‘tên tuổi lớn’ là lý tưởng, nhưng đó không phải là mục tiêu đối với hầu hết các thương hiệu.

Những người có ảnh hưởng với các nhóm đối tượng nhỏ hơn có xu hướng không chỉ tiết kiệm chi phí hơn mà còn có thể có kết nối mạnh mẽ hơn với cộng đồng của họ, điều mà họ đã xây dựng thông qua sự tương tác trực tiếp nhiều hơn.

Linqia cũng nhận thấy rằng hầu hết các chiến dịch có ảnh hưởng sử dụng từ 5 đến 10 người có ảnh hưởng cùng một lúc sẽ giúp truyền tải thông điệp của thương hiệu đi xa hơn.

Và trong khi Instagram vẫn là nền tảng trọng tâm chính, hãy xem TikTok đã tăng trưởng như thế nào trong 12 tháng qua.

Cập nhật một vài Insight mới nhất từ Influencer Marketing

Trên đây là một số thông tin có thể rất hữu ích với bạn – Bạn đã sẵn sàng để xây dựng và tối ưu các chiến dịch influencer marketing của mình ngay từ bây giờ chưa?

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Đan Linh | MarketingTrips

Doanh số bán quảng cáo của Amazon tăng 77% lên mức gần 7 tỷ USD

Gã khổng lồ công nghệ này cũng ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu hàng năm (YoY) đạt 44% so với cùng kỳ năm trước trong Quý 1.

Amazon cho biết doanh số bán quảng cáo của mình, vốn được công ty gọi là “khác”, đã tăng 77% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức 6,9 tỷ USD.

Đơn vị kinh doanh (Unit) đang phát triển nhanh này đang đặt Amazon vào một cuộc cạnh tranh ‘khốc liệt’ với các đối thủ nặng ký khác như Google và Facebook để giành lấy thị phần quảng cáo tại thị trường Mỹ, trong đó Amazon hiện đang chiếm khoảng 10%.

Giám đốc tài chính (CFO) của Amazon, Ông Brian Olsavsky cho biết:

“Đội nhóm quảng cáo của chúng tôi đã thực hiện một công việc tuyệt vời trong việc biến các lần nhấp chuột thành doanh số bán hàng một cách hiệu quả.

“Chúng tôi đang sử dụng các mô hình máy học chuyên sâu (deep learning models) mới để hiển thị các sản phẩm được tài trợ trở nên có liên quan và phù hợp hơn với người dùng.

Chúng tôi tiếp tục cải thiện mức độ liên quan của các quảng cáo được hiển thị trên các trang chi tiết của sản phẩm và chúng tôi cũng đã nhận thấy việc áp dụng nhanh chóng định dạng ‘video creative’ cho các thương hiệu được tài trợ đã trở nên hiệu quả hơn nhiều.”

Amazon Prime Video cũng có mức tăng trưởng đáng kể trong quý với 175 triệu thành viên Prime phát trực tuyến các chương trình truyền hình và phim trong năm qua.

Số giờ phát trực tuyến Prime Video đã tăng hơn 70% so với cùng kỳ năm ngoái.

Amazon gần đây cũng đã ký một thỏa thuận với Liên đoàn Bóng đá Quốc gia để phát trực tuyến các trận đấu vào đêm thứ Năm vào năm 2023 – một động thái có khả năng gia tăng doanh số bán quảng cáo của họ nhiều hơn nữa.

CFO Olsavsky cho biết dịch vụ phát trực tiếp (Live-stream) Twitch cũng hoạt động tốt trong quý 1 với trung bình 35 triệu người truy cập mỗi ngày.

Về tổng thể, doanh số bán hàng của Amazon tăng 44% so với cùng kỳ năm ngoái với thu nhập ròng tăng hơn gấp ba lần lên mức 8,1 tỷ USD và doanh thu là 108 tỷ USD.

Amazon cũng thông báo rằng một trong những sự kiện bán hàng lớn nhất trong năm có tên gọi Prime Day, sẽ được trở lại vào quý 2.

Sự kiện này của Amazon diễn ra trong bối cảnh thương mại điện tử đang bùng nổ khi người dùng đang chuyển việc mua sắm từ các cửa hàng truyền thống sang mua sắm trực tuyến trong thời kì đại dịch.

Theo Wall Street Journal, Amazon, Google và Facebook hiện chi phối hơn một nửa số đô la quảng cáo được chi tiêu ở thị trường Mỹ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips