Skip to main content

3 Câu hỏi bạn nên ‘tự vấn’ để hiểu rõ ‘sự mệnh’ của bản thân

Có 3 câu hỏi mà thỉnh thoảng tôi thường hỏi lại mình, chỉ để kiểm tra xem mình có đang phát triển và sống đúng với mục đích sống của bản thân.

Nghĩ và cam kết là một chuyện. Khi triển khai thực hiện, có khi ta cũng bị sóng đời đẩy lệch về đâu đó. Vì vậy, đôi khi bạn cũng nên dành thời gian hỏi lại chính mình. 3 câu hỏi tôi hỏi mình bao gồm:

1. Mình có đang học được điều gì đó mới?

Trong thế giới của cách mạng 4.0, người ta không thể dừng lại. What gets you here won’t get you there – Những gì bạn biết & đưa bạn đến thành công hôm nay sẽ không đưa bạn đến thành công của ngày mai.

Vì vậy cần phải học thêm, học nữa, học những gì mình còn chưa biết. Và điều mình còn chưa biết thì vô tận lắm. Chẳng ai biết hết bao giờ. Và ngày mà ta ngừng học là ngày ta trôi về phía quá khứ và đoạn tuyệt với tương lai.

2. Ta có đang giúp đỡ người khác?

Có 3 loại người trong đời, người đến để cho, người đến để lấy, và người có qua có lại. Người đến lấy chỉ biết lấy, và họ chỉ chực chờ cơ hội để gom góp cho mình. Người có qua có lại thì phải thấy bạn cho họ chút lợi lộc gì thì họ mới trả lại bằng như thế, cũng như là kiểu lợi quả khi bạn đi đám giỗ.

Còn người cho đi thì chỉ vui vẻ mà cho, chẳng nghĩ ngợi gì, cũng chẳng lo lắng chuyện người ta lấy rồi có mang ơn hay lợi quả. Cho đi vô điều kiện thật ra là không dễ, nhưng người thành công trên thế giới là người học được cách cho đi.

3. Ta có yêu thích, đam mê điều ta đang thực hiện?

Bạn làm gì không biết, làm nghề, làm kinh doanh, làm dự án xã hội…, làm gì cũng được nhưng tốt nhất là nên làm chuyện khiến cho trái tim ta ca hát mỗi ngày. Ta sinh ra và thời gian sống trong cuộc đời có hạn.

Thời gian mất đi là thời gian mãi mãi chẳng còn. Nếu vậy, việc gì ta phải hy sinh thời gian để làm việc mà mình không yêu thích? Bạn đang sống hay đang hy sinh? Mà có ai yêu cầu bạn hy sinh đâu nhỉ? Có khi bạn ngộ nhận. Có khi bạn đang đóng khung chính cuộc sống của mình?

Tôi đang học. Tôi đang giúp đỡ người khác. Tôi đang yêu thích những việc mình làm. Tôi hỏi tôi và tôi trả lời cho chính bản thân tôi. Tôi chịu trách nhiệm việc mình sống hay hy sinh vô nghĩa.

Chúc các bạn một ngày mới nhiều niềm vui và đừng quên dừng lại vài giây để hỏi mình 3 câu hỏi.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Tác giả: Nguyễn Phi Vân

10 điểm khác nhau giữa Quảng cáo và PR

Trong khi quảng cáo và PR đều là các phương thức làm marketing của thương hiệu, giữa chúng lại có những điểm khác nhau mà nhiều bạn hay nhầm lẫn.

khác nhau giữa quảng cáo và pr
10 điểm khác nhau giữa Quảng cáo và PR – Advertising vs Public Relations

Trong khi quảng cáo và PR (quan hệ công chúng) là hai thuật ngữ rất khác nhau, không ít người lại có những quan điểm sai lầm. Để có thể hiểu rõ bản chất của quảng cáo và PR, bạn có thể xem Quảng cáo là gìPR là gì.

Dưới đây là 10 điểm dễ nhận thấy nhất trong số rất nhiều những điểm khác nhau giữa hai ngành Quảng cáo và Quan hệ công chúng (PR).

1. Trả tiền đăng báo hay Miễn phí

Quảng cáo: Công ty của bạn phải trả tiền cho phần “đất” quảng cáo. Bạn biết chính xác khi nào quảng cáo của bạn sẽ được đăng tải hoặc phát sóng.

PRViệc của bạn là phải “kiếm” được các phần “đất” miễn phí cho công ty mình. Từ việc họp báo đến thông cáo báo chí, bạn phải tập trung vào việc xuất hiện trên báo một cách miễn phí dưới dạng những bài viết hoặc tin về công ty và sản phẩm, dịch vụ của mình.

2. Kiếm soát việc sáng tạo hay Không sáng tạo

Quảng cáoBởi vì bạn trả tiền để đăng quảng cáo, cho nên bạn có toàn quyền sáng tạo những gì bạn muốn đưa ra trong quảng cáo đó.

PR: Bạn không có quyền điền khiển việc báo chí sẽ thể hiện thông tin về bạn như thế nào hay họ có đăng cho bạn hay không. Họ không nhất thiết phải đăng tải thông tin về sự kiện của bạn hay thông cáo báo chí của bạn chỉ bởi vì bạn đã gửi đến cho họ.

3. Thời hạn

Quảng cáo: Bởi vì bạn trả tiền quảng cáo, bạn có thể đăng đi đăng lại bao lâu mà bạn muốn, chừng nào ngân sách của bạn còn cho phép. Thông thường vòng đời của một quảng cáo thường dài hơn rất nhiều so với một thông cáo báo chí.

PR: Bạn chỉ gửi một thông cáo báo chí về một sản phẩm mới của bạn duy nhất một lần. Bạn cũng chỉ gửi thông cáo báo chí về cuộc họp báo của bạn một lần. Và khả năng đưa tin trên báo dưới dạng bài viết PR cũng chỉ có thể xuất hiện được một lần. Không có bất kỳ ông tổng biên tập nào lại đăng tại cùng một thông cáo báo chí của bạn trên ba hay bốn số báo.

4. Khách hàng khôn ngoan

Quảng cáo: Khách hàng biết ngay khi họ đọc một mẫu quảng cáo là: “người ta đang tìm cách bán hàng hóa và dịch vụ cho mình đây!”

Khách hàng hiểu rằng bạn phải trả tiền để gửi thông điệp bán hàng đến cho họ, và thật không may, khách hàng thường xuyên xem những thông điệp bán hàng của bạn một cách hết sức thận trọng. Và rốt cuộc, họ biết rằng bạn đang tìm cách bán hàng cho họ.

PRKhi một độc giả đọc một bài báo viết về sản phẩm và dịch vụ của bạn hay xem một bản tin trên ti vi, họ thường cho rằng bạn không trả tiền cho các tin này và họ xem xét, lắng nghe chúng một cách khác hẳn so với việc xem quảng cáo.

Khi bạn xuất hiện trên báo chí, truyền hình dưới dạng tin, bài độc lập, bạn có thể tạo dựng được uy tín lớn đối với khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của mình.

5. Sáng tạo hay Nhạy cảm thông tin

Quảng cáo: Trong quảng cáo, bạn phải thử thách khả năng sáng tạo của mình trong việc tạo ra một chiến lược và chất liệu quảng cáo mới.

PR: Trong PR, bạn phải có một khả năng nhạy cảm với tin tức và có khả năng tạo ra dư luận từ tin tức đó. Bạn phải thử thách khả năng sáng tạo trong việc tạo ra một tin tức mới có khả năng thu hút sự chú ý của giới truyền thông.

6. Trong nhà hay Trên phố

Quảng cáo: Nếu bạn đang làm cho một công ty quảng cáo, các quan hệ chính của bạn là những người cộng sự và các khách hàng của công ty. Nếu bạn thay mặt khách hàng mua đất để quảng cáo và lập kế hoạch về thời gian đăng quảng cáo, thì bạn cũng chỉ phải làm việc với bộ phận khách hàng của các báo, đài.

PR: Bạn quan hệ với giới truyền thông, báo chí và xây dựng quan hệ với họ. Quan hệ của bạn không chỉ giới hạn ở việc giao tiếp “trong nhà”. Bạn luôn luôn quan hệ chặt chẽ với các “đầu mối” quan trọng tại các báo, đài.

7. Khách hàng mục tiêu hay Các ông tổng biên tập quen biết

Quảng cáoBạn tìm kiếm khách hàng mục tiêu của mình và quảng cáo tập trung vào nhóm đối tượng này. Chắc chắn bạn sẽ không quảng cáo đồ dành cho phụ nữ trên các tạp chí thể thao dành cho đàn ông.

PRBạn cần phải có quan hệ trước với các tổng biên tập hoặc biên tập viên và làm cho họ sử dụng thông tin của bạn cho các bài báo của họ, hay đăng thông cáo báo chí hoặc đưa tin về sự kiện của bạn.

8. Quan hệ hạn chế và Không hạn chế

Quảng cáoMột số bộ phận thuộc công ty quảng cáo như phòng Kế toán có thể phải làm việc với khách hàng thường xuyên. Nhưng những người khác như đội ngũ viết lời cho các quảng cáo (copywriters) hay hoạ sỹ thiết kế có thể chẳng bao giờ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cả.

PRTrong PR, bạn luôn có mặt, và giữ quan hệ với báo giới. Một chuyên gia PR không phải chỉ được người ta gọi đến khi có những tin tốt lành.

Nếu có một sự cố trong công ty của bạn, bạn có thể phải là người phát ngôn hoặc xuất hiện trước ống kính truyền hình để trả lời phỏng vấn. Bạn có thể đại diện công ty của mình như một phát ngôn viên tại các sự kiện của công ty.

Hoặc bạn có thể làm việc trong các mối quan hệ cộng đồng để làm cho công chúng thấy rằng công ty của bạn đang tham gia tích cực vào các việc tốt và cam kết đóng góp vào công việc chung của thành phố/đất nước và của người dân.

9. Các sự kiện đặc biệt

Quảng cáo: Nếu công ty của bạn tài trợ cho một sự kiện, bạn có thể sẽ không muốn bỏ tên mình ra ngoài danh sách nhà tài trợ trên phông sân khấu để chứng tỏ công ty của bạn lớn mạnh như thế nào. Đây chính là lúc để cho bộ phận PR nhảy vào việc.

PR: Nếu bạn đang tài trợ cho một sự kiện, bạn có thể phát hành một thông cáo báo chí và báo giới có thể đăng tải. Họ có thể đăng thông tin bạn gửi tới hoặc đưa tin về sự kiện.

10. Phong cách viết

Quảng cáo: Hãy mua sản phẩm này! Hành động ngay bây giờ! Hãy gọi cho chúng tôi ngay hôm nay! Đây là những gì bạn có thể nói trong một quảng cáo. Bạn muốn sử dụng những từ mạnh mẽ như thế để thôi thúc khách hàng mua sản phẩm của bạn.

PRBạn đang phải viết một cách nghiêm túc với một lối thể hiện tin tức “không được phép” nhạt nhẽo. Bất kỳ một thông điệp mang tính thương mại, chào hàng nào trong các giao tiếp của bạn sẽ không được giới truyền thông coi trọng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Ly do đằng sau chuyện Tiki và Sendo phải sáp nhập ?

Xét trên cục diện hiện nay, việc Tiki và Sendo sáp nhập có thể coi là một bước liên thủ sức mạnh giữa các sàn thương mại điện tử trong nước để đấu lại đối thủ nước ngoài là Shopee và Lazada.

Tiki và Sendo phải sáp nhập

DealStreetAsia dẫn nguồn từ một trong những người liên quan cho biết, hai trang thương mại điện tử (TMĐT) Tiki và Sendo đã đồng ý sáp nhập. Trước đó vào tháng 2, một nguồn tin rò rỉ cũng cho biết hai bên đang đàm phán để tiến đến việc về chung một nhà.

Hiện cả 2 đều chưa lên tiếng chính thức về thông tin sáp nhập. Tuy nhiên, nếu là sự thật, có thể đưa ra 2 lý do dễ hiểu cho động thái này.

Tăng sức cạnh tranh trên thị trường

Hãy nhìn vào hai đối thủ của Tiki và Sendo trên thị trường, Shopee và Lazada. Dù cùng lọt vào top 4 sàn TMĐT lớn nhất Việt nam, nhưng các bên lại chia thành 2 nhóm với tính chất khác hẳn nhau.

Nhóm 1: Shopee, Lazada-Hoạt động từ nguồn vốn dồi dào của tập đoàn mẹ là Alibaba (Trung Quốc) và Sea (Singapore) nên liên tục được bơm vốn không ngừng.

Nhóm 2: Sendo, Tiki- Tự chứng minh năng lực để có thể huy động tiền đầu tư qua các vòng gọi vốn.

Dễ thấy sự chênh lệch tiềm lực này khi nhìn vào mức lỗ lũy kế hiện nay của các doanh nghiệp. Gia nhập muộn hơn Tiki những 6 năm nhưng đến thời điểm 2018, nghĩa là chỉ sau 2 năm vào Việt Nam, Shopee đã lỗ gấp đôi Tiki. Và các đối thủ ngoại đều không có ý định dừng đốt tiền trong cuộc chiến này.

Trong một cuộc phỏng vấn với VTV, ông James Dong, Tổng giám đốc Lazada Việt Nam cho biết: “Tập đoàn mẹ của chúng tôi dùng một phần nguồn lợi nhuận dồi dào từ thị trường TMĐT Trung Quốc để đầu tư vào Việt Nam. Miễn là chúng tôi đang phục vụ tốt người dùng và nhà bán hàng thì thời gian là bạn của chúng tôi”.

Nếu Tiki và Sendo sáp nhập thành công, thị trường sẽ là cuộc đua tam mã giữa Shopee, Lazada và Tiki-Sendo.

Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom), từng nhận định hồi tháng 2 rằng thương vụ này là một tín hiệu tốt cho thị trường, bởi họ sẽ bổ trợ, hỗ trợ nhau để tăng sức mạnh, tăng sức cạnh tranh. Sendo có những lợi thế ở thị trường nông thôn, ngoại thành, trong khi Shopee, Lazada, Tiki đang tập trung ở các đô thị lớn.

“Giả sử 2 doanh nghiệp này sáp nhập thì sẽ tạo ra một doanh nghiệp TMĐT nội đủ năng lực để cạnh tranh với doanh nghiệp ngoại. Từ đó, Việt Nam mới làm chủ được những ngành công nghiệp tương lai như TMĐT”, ông Dũng bình luận.

Thích nghi với môi trường đầu tư đang biến đổi và xu hướng của thế giới

Cạnh tranh càng gay gắt đòi hỏi mức độ đầu tư ngày càng cao, nhất là trong một ngành như TMĐT, cần bơm tiền liên tục để giữ chân đối tác và khách hàng. Tuy nhiên xu hướng chuyển dịch khẩu vị của các quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ phần nào ảnh hưởng đến startup dựa vào gọi vốn để tăng trưởng như Tiki hay Sendo.

Điều này đã được chứng minh qua câu chuyện của Leflair, startup đánh vào ngách thị trường TMĐT là bán hàng hiệu theo kiểu chớp nhoáng. Cùng cách thức gọi vốn như Tiki hay Sendo, từng được đầu tư rót đến 12 triệu USD nhưng Leflair đã phải tạm dừng hoạt động mà nguyên nhân CEO cho biết là do họ không thể gọi thêm vốn.

Ông Loic Gautier, cựu Tổng giám đốc Leflair chia sẻ với VTV: “Đang có 1 sự chuyển dịch trên thị trường vốn thế giới, các nhà đầu tư giờ muốn rót vốn vào những công ty có lợi nhuận hơn, điều đó khiến startup chưa sinh lời trong ngắn hạn gặp khó khi gọi vốn”.

Theo thông tin trên Reuters, sau cú sốc mang tên WeWork, làn sóng bùng nổ của các kỳ lân công nghệ tại Châu Á đã giảm dần trong năm 2019 cả về số lượng lẫn tốc độ gọi vốn. Còn số liệu từ PitchBook Data (công ty cung cấp dữ liệu, nghiên cứu và công nghệ bao gồm các thị trường vốn tư nhân, bao gồm đầu tư mạo hiểm…) thì chỉ có 23 công ty khởi nghiệp đạt giá trị tỷ USD trong năm 2019, con số này chỉ bằng một nửa so với năm 2018. Tốc độ gọi vốn cũng giảm 36% về số vụ và quy mô giảm 2/3.

Khi khẩu vị và độ chịu chi của nhà đầu tư thay đổi, phương án sáp nhập cũng có thể là “kịch bản” tốt cho cả Tiki và Sendo, vừa tăng sức hấp dẫn khi gọi vốn các vòng tiếp theo, vừa tái cơ cấu để hoạt động hiệu quả.

Nhìn trên bình diện rộng hơn, mua bán sáp nhập cũng là xu hướng của ngành TMĐT toàn cầu. Để có vị thế thống lĩnh thị trường TMĐT thế giới như hiện nay, Amazon đã mua lại, sáp nhập hơn 100 công ty khác nhau. Trong đó có những thương vụ nổi bật như Amazon mua lại công ty bán giày và quần áo Zappos với giá 1 tỷ USD hay trang bán sản phẩm trẻ em Quidsi với mức 500 triệu USD.

Theo giới đầu tư, thị trường Việt Nam cũng sẽ đi theo hướng này.

Ông Yoshihiro Ishawata, Phó chủ tịch quỹ đầu tư SBI Venture Capital cho biết: “Chúng tôi tin rằng thị trường TMĐT Việt Nam đã bước vào giai đoạn tập trung thị phần vào 4 doanh nghiệp mạnh nhất. Thời gian tới sự cạnh tranh giữa 4 doanh nghiệp sẽ gay gắt hơn nữa. Các thương vụ mua bán sáp nhập sẽ diễn ra để rồi chỉ còn 2, 3 cái tên trụ lại, chiếm thị phần lớn nhất”.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Trí Thức Trẻ

Chiến lược mở rộng thương hiệu và những bài học “đắt giá”

Có lúc công ty tập trung vào một loại sản phẩm duy nhất mang lại nhiều lợi nhuận nhất. Ngay sau đó, cũng chính công ty lại trải mỏng ra sản xuất thêm nhiều loại sản phẩm và thua lỗ.

brand-extension-marketingtrips

Thử lấy trường hợp IBM

Nhiều năm trước đâu, khi IBM đặt trọng tâm vào việc sản xuất máy vi tính lớn (mainframe), công ty kiếm được hàng tấn tiền.

Ngày nay, IBM tham dự vào mọi thứ và công ty vừa vặn vốn. Như vào năm 1991, doanh thu của IBM là 65 tỷ USD. Rốt cuộc công ty lỗ 2,8 tỷ USD, gần 8 triệu USD mỗi ngày.

Thêm vào việc bán máy vi tính loại lớn, IBM tiếp thị máy tính cá nhân, máy vi tính cho các cơ sở, phần mềm, hệ thống máy vi tính điện thoại…IBM lại còn thử nhảy vào sản xuất vi tính dùng tại nhà (home computers) kiểu mới.

IBM đã ném hàng triệu USD vào việc sản xuất máy Photocopy (sau đó bán lại cho Kodak); Rolm (bán lại cho Siemens), hệ thống vệ tinh kinh doanh sập (sập tiệm).

Khi một công ty đạt được thành công quá lớn, luôn luôn tự tạo ra mầm mống rắc rối trong tương lai.

Lấy trường hợp Microsoft, công ty thành công trong lĩnh vực phần mềm vi tính. (dù chỉ có 1/58 kích cỡ của general Motors, nhưng phiếu của nó giá trị hơn GM rất nhiều). Chiến lược của Microsoft là gì? Có thể tóm gọn trong một từ: More (thêm nữa).

Nhật báo Wall Street Journal viết: “Microsoft Corp đang hăng hái tìm cách ngự trị cả việc ứng dụng phần mềm chính trong lĩnh vực máy vi tính cá nhân”. Micheal Maples, chủ tịch thứ nhất phụ trách bộ phận ứng dụng của Microsoft cho rằng “Công ty có thể chiếm tới 70% thị trường phần mềm ứng dụng”.

Giọng điệu này giống ai nhỉ? Âm hưởng giống IBM. Microsoft đang tự mình tổ chức hoạt động như IBM đã làm, với tất cả những gợi ý tiêu cực.

Microsoft là người dẫn đầu trong lĩnh vực vi tính cá nhân, nhưng nay lại đang theo đuổi các lĩnh vực hoàn toàn lạ lẫm Preadsheet (chương trình kế toán vi tính) do Lotus dẫn đầu, Word Processing do WordPerfect dẫn đầu và Business graphics ( Biểu đồ kinh doanh) do Harvard dẫn đầu.

Microsoft tiếp tục tự căng phồng mình bàng cách bành trướng các lĩnh vực mới. vừa mới đây, Microsoft mua lại công ty Fox Software với giá 170 USD (bạn có thể đánh cá là công ty sẽ khai tử tên Fox thành Microsoft).

Có nhiều dấu hiệu đe dọa cho sự yếu kém chiến lược của Microsoft. Báo Economics, đầu năm 1992 có viết: “ông Gate đang sắp đặt một loạt cá sản phẩm với nhau dựa vào ông nghệ chung.

Công việc này sẽ cạnh tranh trong toàn thể công nghệ phần mềm vi tính: từ máy vi tính lớn cho đến máy vi tính nhỏ, từ hệ thống cơ sở dữ liệu tới các chương trinh đồ biểu.

Không có ai trong nền công nghệ phần mềm đã làm được việc kinh doanh mạo hiểm đầy phức tạp này. Mặc dù IBM đã thử làm và đã thất bại”.

Một khi bạn cố gắng làm mọi thứ cho tất cả mọi người, bạn sẽ không tránh được các rắc rối xảy đến. Một nhà quản trị đã nóiL Tôi thà mạnh ở một nơi còn hơn là yếu ở mọi nơi.”

Với một nghĩa hẹp, mở rộng sản phẩm liên quan tới việc lấy tên của một sản phẩm thành công (ví dụ: A-1 Steak sauce) và đặt nó cho sản phẩm mới bạn dự tính giới thiệu (ví dụ A-1 Poultry sauce).

Nghe có vẻ hợp lý đấy. “chúng ta lấy tên A-1, một loại nước sốt chấm thịt bò nhưng vì người ta đang có khuynh hướng ăn thịt gà nhiều hơn thịt bò, vậy hãy làm nước sốt thịt gà. Và có tên nào tốt hơn A-1, người ta sẽ biết là nước sốt chấm thịt gà do cùng một nhà sản xuất sốt chấm thịt bò làm ra”.

Nhưng mà marketing là trận chiến của nhận thứ chứ không phải sản phẩm. Trong tâm trí khách hàng, A-1 không phải là tên nhãn hiệu mà là tên nước chấm thịt bò. Khách hàng thường nói: “cho tôi chai A-1” và không có ai phải hỏi lại “A-1 là cái gì?”.

Có rất nhiều cách mở rộng sản phẩm, nhiều như là các hành tinh trong vũ trụ vậy. và hàng ngày đều có một cách mới được nghĩ ra. Về lâu dài, và với sự cạnh tranh nghiêm trọng, việc mở rộng sản xuất thêm sản phẩm không bao giờ thành công.

Tạo ra nhiều mùi vị là cách thông dụng nhất để cố gắng chiếm thêm thị trường. nghe có vẻ đúng nhưng thực sự lại không như vậy.

Trở lại năm 1978, khi 7-up chỉ có mùi vị nước chanh không có chất cola, nó chiếm được 5-7% thị trường đồ uống không có rượu. rồi thì hãng có thếm vào 7-up Gold (7-up vàng), Cherry 7-up (7-up vị anh đào). Ngày nay, 7-up chỉ còn có 2,5% thị phần.

Nhìn vào bất cứ nơi nào bạn đều thấy dấu ấn của việc mở rộng sản phẩm. đó cũng chính là ly do tại sao các cửa hiệu chật ứ với các nhãn hiệu (có 1300 loại dầu gội đầu, 200 loại thức ăn sáng làm từ ngũ cốc, 250 loại đồ uống không có rượu).

Một điều bất di bất dịch, bất cứ thương hiệu dẫn đầu một loại sản phẩm nào đều là loại thương hiệu không mở rộng thêm sản phẩm. lấy ví dụ thức ăn cho trẻ em.

Hãng Gerber chiếm 72% thị trường, bỏ xa hai hãng Beech-Nut và Heinz, là hai nhãn hiệu mở rộng sản phẩm.

Mặc cho bằng chứng là mở rộng sản phẩm không thành công, các công ty vẫn tiếp tục làm việc này. Đây là một vài ví dụ:

Xà bông Ivory. Dầu gội Ivory?

Kẹo Life Savers. Kẹo cao su Life Savers?

Quẹt ga Bic. Vớ phụ nữ Bic?

Nước hoa Chanel, nước hoa Chanel dành cho quí ông?

Rượu Tanqueray. Rượu Vodka Tanqueray?

Bia Coors. Nước uống Coors?

Tương cà chua Heizn. Thức ăn dành cho trẻ em Heizn?

Báo USA Today. “USA Today trên TV”?

Giày thể thao Adidas. Nước hoa Adidas?

Quần áo Pierre Cardin. Rượu Pierre Cardin?

Quần jeans Levi’s. Giày Levi’s?

Ed Fogarty, chủ tịch hãng Colgate-Palmolive nói: “ chúng tôi muốn nâng nhãn hiệu căn bản của chúng tôi lên và gắn nhãn hiệu này lên các sản phẩm mới”.

David W.Johnson, tổng giám đốc hãng súp Cambell: “tăng cường và mở rộng phẩm chất cao, dùng nhãn hiệu hiện có cho các sản phẩm mới hơn là phát hiệu nhãn hiệu mới”.

Chủ tịch công ty Del Monte: “chúng tôi nỗ lực một cái tên duy nhât, chúng tôi đang nới rộng cái tên Del Monte cho các loại sản phẩm mới”

Deniel Abraham. Chủ tịch công ty Ultra Slim-Fast: “Sẽ có các loại xúp, mì ống, nước trộn salat, nước soda, nước trái cây và các loại thức uống kiêng được gọi là Slim-Fast Plus”. (Chúc may mắn và chúc ông Abraham ngủ ngon).

Tại sao các cấp quản trị cao nhất lại tin tưởng rằng việc mở rộng sản phẩm sẽ thành công mặc cho những bằng chứng xảy ra trái ngược hẳn? Một lý do là việc mở rông sản phẩm sẽ thua lỗ về lâu dài nhưng lại thắng lợi trong ngắn hạn (Điều 11: Luật triển vọng).

Ban giám đốc cũng bị mờ mắt vì những sự trung thành cực kỳ với công ty hay nhãn hiệu. Tại sao công ty Pepsi có thể đưa sản phẩm Crytal Pepsi hay là sự thất bại của Pepsi Light và Pepsi AM chưa đủ sức thuyết phục?

Nhiều hơn chính là ít đi.

Nhiều sản phẩm hơn, tiền kiếm được sẽ ít hon. “Tăng hết tốc độ về mọi hướng”. hình như đó là lời kêu gọi của các công ty. Khi nào các công ty mới thuộc được bài học là mở rộng sản phẩm chính là con đường dẫn đến sự lãng quên?

Ít là nhiều hơn. Ngày nay nếu bạn muốn thành công, bạn phải thu hẹp trọng tâm để tạo được một chỗ đứng trong tâm trí của khách hàng.

IBM là đại diện của cái gì? Nó đã từng là đại diện lĩnh vực máy vi tính lớn (mainframe computer). Ngày nay nó là mọi thứ khác,nghĩa là không gì cả.

Tại sao công ty Sears, Roebuck gặp rắc rối? bởi vì họ muốn tất cả mọi thứ cho tất cả mọi người. Hãng Sears rất thành công trong việc kinh doanh các mặt hàng cứng (máy móc), rồi thì nó chạy qua kinh doanh hàng mềm và thời trang.

Công ty lại còn thuê cả người mẫu Cheryl Tiegr. (không biết các cô người mẫu thời trang có thực sự mua váy túm ngắn của họ ở các cửa hàng Sears hay không?).

Trong cái nhìn ước lệ, một chiến lược kinh doanh phải bao gồm việc khuếch trương tất cả mọi tầm nhìn. Nói cách khác, loại ý niệm hay ý kiến nào đủ lớn để bao trùm tất cả các sản phẩm và dịch vụ của công ty cho thị trường hiện tại và dự tính cho thị trường tương lai?

Trong cái nhìn ước lệ chiến lược là một cái lều vải lớn. Bạn phải căng cái lều cho đủ lớn để nó có thể giữ tất cả những gì bạn muốn trong đó.

IBM đã dựng một cái lều máy vi tính rất to. KHông có gì thuộc về lĩnh vực vi tính ngày nay cũng như tương lai lọt ra ngoài cái lều vải của IBM (the IBM tent).

Đây là một công thức của thảm họa. Một khi các công ty mới, sản phẩm mới, ý tưởng mới xâm nhập đấu trường vi tính như một cơn gió, IBM sẽ bị thổi bay mất.

Bạn không thể bảo vệ một thị trường máy vi tính đang tăng trưởng, ngay cả khi bạn mạnh kinh khủng về tài chính như IRM. Trên quan điểm chiến lược bạn phải tuyển lựa, nắm bắt và lựa chọn cẩn thận từng lĩnh vực để căng cái lều của bạn lên.

Về tính chiến lược, General Motors cũng là hội đồng thuyền với IBM. GM đã không bỏ qua bất cứ cái gì và tất cả cái gì lăn trên bánh xe.

Xe du lịch, xe thể thao, xe rẻ tiền, xe mắc tiền, xe chở hàng lớn, xe chở các loại nhỏ, ngay cả xe chạy bằng điện. Vậy thì chiến lược của GM là cái gì? Nếu cái gì đó lăn được trên đường là họ rượt theo.

Đối với nhiều công ty, mở rộng sản phẩm là một cách dễ dàng nhất. Phát động một nhãn hiệu mới không những cần tiền bạc mà còn phải có ý kiến hay ý niệm.

Các công ty đợi cho đến khi có một thị trường mới được triển khai thì hai vị trí đứng đầu đã có người chiếm mất rồi. Vì vậy họ lại quay trở lại với chiều hướng mở rộng sản phẩm cũ.

Phương thuốc trị bênh mở rộng sản phẩm là sự can đảm của công ty, một mặt hàng hiếm hoi trong thời buổi hiện nay.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Giới trẻ sợ cái gọi là “Hội bô lão” trong công ty: “Cái thời của anh ấy mà…”

Người trẻ xứ sở kim chi, họ nghe quá nhiều những câu kiểu như “Ở cái thời của tôi ấy mà…”. Thậm chí, các bạn còn cảm thấy sợ sệt, lo lắng trước những bậc “cha chú”. Dần dần, nỗi ám ảnh này đã trở thành văn hoá khó bỏ chốn công sở ở Hàn Quốc.

Chuyện “ma cũ – ma mới” trong công ty không phải là đề tài quá mới. Ở đâu cũng vậy chứ chẳng riêng gì chốn công sở, ấy là khi cấp bậc, địa vị, tuổi tác… phân cấp ra cũng sẽ kéo theo nhiều mâu thuẫn. Nhưng ở Hàn Quốc, vấn nạn này còn đáng sợ hơn rất nhiều.

Một văn hóa “ngầm” chốn công sở khiến giới trẻ khiếp đảm mỗi khi nhắc đến là “Kkondae”. Vậy văn hóa này là gì, và nó đã ảnh hưởng ra sao tới các mối quan hệ?

Kkondae – văn hóa “trọng già khinh trẻ”

Ở Hàn Quốc có nhiều khái niệm về các thế hệ, phân ra theo lứa tuổi. Ví dụ như thế hệ Millenial (gồm những người từ 19 – 40 tuổi), hay thế hệ “88 vạn won”, thế hệ “sampo” để chỉ những người sinh ra, lớn lên trong thời kỳ khủng hoảng tài chính 1997, 2008.

Nhưng còn một thế hệ lớn tuổi hơn, và cũng đáng sợ hơn, mang tên “Kkondae” – thế hệ “lão làng”. Có lẽ văn hóa công sở này đã mượn tên của chính những người lớn tuổi như vậy.

Nói tóm lại, văn hóa “Kkondae” thể hiện sự nhún nhường, hạ mình của lớp trẻ với bậc cao tuổi. Hiểu theo cách khác, nó còn là sự phân cấp trong công việc, tức là khi tuổi đời, tuổi nghề của bạn thấp, bạn bắt buộc phải tỏ ra kính trọng đối với đàn anh.

Trải qua bao năm tháng, văn hóa “Kkondae” dần dần quy về đàn ông và hầu như toàn mang ý nghĩa tiêu cực, khi vấn nạn bắt nạt, chèn ép công sở ngày một tăng. Trước đây, từ “Kkondae” được dùng khi học sinh ví giáo viên của mình là những người nghiêm khắc, độc đoán.

Quả thực, bậc đàn anh sẽ không bao giờ lắng nghe bất cứ một ý kiến nào đến từ lớp trẻ. Họ gạt bay mọi suy nghĩ phản pháo và yêu cầu một sự phục tùng tuyệt đối.

Những câu chuyện khó nói về Kkondae của giới trẻ Hàn Quốc tại công ty

“Ở cái thời của tôi ấy mà…” có lẽ là câu nói phổ biến nhất các bậc đàn anh hay răn dạy cấp dưới. Theo tờ Economist có ghi, thế hệ lão làng này được sinh trong thời kỳ chiến tranh Hàn Quốc kết thúc, mở ra một xã hội dân chủ hóa lẫn công nghiệp hoá.

Lúc ấy, mọi thứ họ được định hướng là phải học tập, rèn luyện hết mình, đi theo một con đường sự nghiệp chuẩn mực để cống hiến cho đất nước phát triển từng ngày. Từ lý do này, họ luôn viện cái cớ thời của họ vất vả, lao lực để rập khuôn toàn bộ lớp trẻ đi sau.

Lee Beyoung Hoon, giáo sư xã hội học tại Đại học ChungAng cho biết, đối với những người thuộc thế hệ “bùng nổ sơ sinh” (Kkondae), mục tiêu, định hướng trong công việc còn lớn lao hơn tất thảy những dự định cá nhân. “Với lòng tự tôn dân tộc cao, ưu tiên phát triển kinh tế luôn được đặt lên hàng đầu. Vì thế, họ đặc biệt trung thành với công việc.”

Ahn Da Young, một chàng thanh niên trẻ cho hay “Thế hệ chúng tôi chỉ coi công việc như một phần cuộc sống, chẳng qua cũng chỉ là công cụ kiếm tiền. Vì sao cấp trên lại coi sự nghiệp như tính mạng và quá đỗi quan trọng đến thế?”

Nhưng chính vì tư tưởng “quân phiệt” này gây ra sự bức bối cho người trẻ. Họ không được sống đúng với lứa tuổi, với thế hệ, với sự thay đổi của nhân loại mà luôn phải gồng mình lên để hứng chịu những chỉ trích của đàn anh.

1001 việc vặt bị giao cho người trẻ phải kể đến như lúc nào cũng ghi chú lại hết nội dung cuộc họp, đặt bàn trước và tỏ ra hào phóng mời sếp đi ăn hay phân phát thìa đũa, “cơm bưng nước rót” để đàn anh khỏi phật lòng.

Khoảng cách thế hệ rút ra từ văn hóa Kkondae còn được minh chứng bởi cách xưng hô. Người Hàn Quốc sẽ không gọi cộc lốc mỗi tên mà thường chỉ gọi chức danh (trưởng phòng, giám đốc, phó phòng, chủ tịch…), hoặc cùng lắm là gọi tên kèm theo chức vụ. Phân cấp rất rõ ràng như vậy dường như làm cho đồng nghiệp, sếp – nhân viên khó xích lại gần nhau để thấu hiểu nhau hơn.

Mặc dù Kkondae trở thành một văn hóa khó bỏ chốn công sở Hàn Quốc nhưng thế hệ trẻ vẫn tin rằng trong tương lai mọi thứ có thể thay đổi. Giờ đây, ngoài Kkondae thì một thuật ngữ mang tính tích cực cũng xuất hiện. Đó là “Worabel” – viết tắt của “Work Life Balance”, hiểu nôm na nghĩa là cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Bên cạnh đó, nhiều công ty cũng đưa ra các chính sách giúp nhân viên thoải mái hơn với rào cản thế hệ. Có thể kể tới là gọi nhau bằng tên hay nhân viên cấp dưới được từ chối đi ăn cùng đàn anh.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Nhịp Sống Việt

Cổ phiếu Facebook đạt mức cao nhất mọi thời đại sau khi ra mắt tính năng mua sắm trực tuyến

Cổ phiếu của Facebook đã đạt mức cao nhất mọi thời đại là 230,75 đô la vào ngày thứ Tư (20.5), tăng vọt tới 6,4%.

cổ phiếu facebook

‘Gã khổng lồ’ truyền thông xã hội đã công bố Cửa hàng Facebook (Facebook Shops) vào 19.5.2020, điều này sẽ giúp việc liệt kê các sản phẩm lên Facebook và Instagram được dễ dàng hơn. Các cổ phiếu kết thúc ngày đã tăng hơn 6%.

Các nhà đầu tư cũng đã ‘vào cuộc’ với hàng loạt nội dung được chia sẻ trên Facebook, bắt đầu với việc Morgan Stanley, một ngân hàng đầu tư của Mỹ viết trong một ghi chú vào 20.5 rằng: “Việc Facebook ra mắt Facebook Shops có thể khiến Facebook trở thành đối thủ cạnh tranh với Amazon và Google. Các “cửa hàng” này cũng thể hiện mình là một cơ hội hàng tỷ đô la”.

Một nhà phân tích khác có viết: “Chúng tôi nghĩ rằng Facebook Shops trong một trường hợp tăng giá đơn giản có thể mang lại cơ hội doanh thu lên tới 30 tỷ đô la, thông qua sự kết hợp giữa tỉ lệ giao dịch và doanh thu quảng cáo”.

AB Bernstein, Công ty chuyên về nghiên cứu và đầu tư cũng cho biết trong một lưu ý tới khách hàng của mình vào đầu ngày 20.5 rằng Facebook Shops có thể “mở khóa” một thị trường trị giá 1,3 nghìn tỷ đô la.

Một nhà phân tích tài chính khác cũng cho biết: “Đã từ rất lâu rồi, chúng tôi đã coi Facebook như là một ‘người cho thuê’ nền kinh tế số và là thành phần cốt lõi của hệ sinh thái bán lẻ trực tuyến”.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Theo CNBC

Startup: Bài viết dành cho những ai muốn khởi nghiệp mà chưa biết bắt đầu từ đâu

“Tôi mất hơn 5 tiếng để nghĩ và viết cái note này, vì thế bạn đừng tiếc 5 phút ngồi đọc vì biết đâu 1 ngày nào đó bạn cũng sẽ mở công ty. Chắc chắn note này sẽ giúp bạn rất nhiều đấy”.
– TS Alan Phan

khoi-nghiep-marketingtrips

Những gì tôi sắp viết bạn sẽ không thấy trong sách nào hay báo chí nào, mong rằng sau bài này sẽ có nhiều người cân nhắc cơ hội nghiệp của mình là khởi nghiệp (Startup).

Vì những người viết báo khởi nghiệp không phải là những người khởi nghiệp, có phỏng vấn đại gia thì người ta cũng sẽ trả lời kiểu trả lời báo chí và những đại gia thường bận quá chẳng chịu viết.

Nếu họ có viết sách thì khi đó họ đã quá thành công và không còn nhớ cái tâm trạng và hiểu biết của họ thời chập chững như nào nữa. Tôi nghĩ rằng bài này rất hợp với nhiều người vì tôi đang ở trong đúng cái chân núi đó, tiền không nhiều, mắc sai sót hàng ngày nhưng cũng có trải nghiệm và thành tựu nhất định.

1. TẠI SAO TÔI LẠI ỦNG HỘ BẠN KHỞI NGHIỆP

Vì 1 nền kinh tế luôn cần có những người giải quyết những vấn đề ngổn ngang, luôn cần những sản phẩm dịch vụ mới. Khởi nghiệp thì tất cả thời gian là của bạn, thích làm lúc nào thì làm, bạn sẽ giàu, rất giàu, siêu siêu giàu nếu thành công. Nhưng chuyện không dễ như thế, bạn sẽ có thể mất nhiều tiền, tuyệt vọng, gia đình mắng chửi…

Tôi biết rất nhiều người khởi nghiệp nhưng không như ý và mất mát rất nhiều, nhưng qua đó họ đều trưởng thành hơn, không có gì là thất bại nếu như mình học được từ nó. Không có thất bại, tất cả chỉ là thử thách – tên 1 quyển sách rất nổi tiếng của chủ tịch HuynDai. Bạn chỉ cần đúng 1 tố chất là có thể trở thành doanh nhân được, đó là yêu thích giải quyết vấn đề, còn lại mọi thứ khác đều học và luyện tập được bằng ý chí và quyết tâm.

Có thể bạn không biết chứ 1 người làm chủ như xôi Yến (1 cửa hàng xôi gần hồ Gươm, trên đường Nguyễn Hữu Huân) 1 tháng cũng phải bỏ túi 4-500 triệu đồng tiền lãi. Hoặc 1 chị học FTU chỉ mới K44-1987 mà đã tự mua được 1 cái nhà trên Kim Mã 5 Tỷ nhờ mở Take One. Anh Điệp -CEO Vật Giá sinh năm 1979-FTU K36- tài sản giờ cũng tầm vài trăm tỉ và còn rất nhiều thành phần đại gia âm thầm khác…

Thế giới của những người khởi nghiệp thường không được nhiều người biết đến vì không có trường nào dạy, cũng không bao giờ được in trong quyển Những Điều Cần Biết về Tuyển Sinh. Đại học là dạy nghề để làm thuê. Các phụ huynh thì luôn muốn con mình “ổn định”, nhưng sự thật là nghèo ổn định, biết bao giờ mới mua được cái nhà cái xế hộp ở Hà Nội chật chội này đây.

2. DOANH NHÂN KHỞI NGHIỆP LÀ NHƯ THẾ NÀO

Để làm 1 cái gì đó thành công thì mình phải thật rõ cái hình ảnh mà mình muốn trở thành. Doanh nhân không phải là người có nhiều tiền, được gọi là doanh nhân có từ “nhân” đằng sau thì họ phải theo 1 cái gì đó lớn hơn chính sự thoả mãn giàu sang của bản thân. Khởi nghiệp là để thoả mãn ước mơ, đam mê và vì những gì xung quanh xã hội mình đang sống.

Cái tên của họ vẫn còn mãi sau khi họ chết đi, điều đó mới thực sự đáng mơ ước. Họ luôn cân nhắc môi trường và lợi ích của người tiêu dùng với từng sản phẩm và dịch vụ của họ. Làm ra tiền bằng mọi cách chính đáng chứ không phải bằng mọi giá.

3. CẦN CHUẨN BỊ GÌ ĐỂ KHỞI NGHIỆP

Vượt qua rào cản tâm lý để bắt đầu:

Người Việt Nam không có thói quen chào đón với thất bại, họ không muốn con mình làm 1 cái gì đó mạo hiểm và họ sẽ bằng mọi cách ngăn cản. Gia đình thường muốn con mình “tập trung học” mà không biết rằng trường đại học cũng chẳng dạy gì giúp cho nghề nghiệp nhiều.

Bạn phải “tập” cho bố mẹ quen với việc không thể can thiệp được tương lai con mình nữa, xác định cho gia đình biết trước là khởi nghiệp sẽ có thể mất tiền và mất nhiều thứ vì thế không nên dày vò con khi ngã và hãy để cho con ngã vài lần con sẽ tự đứng lên đi tiếp (Cách tốt hơn là đừng cho bố mẹ biết).

Rào cản tiếp theo là giới hạn của chính bản thân các bạn. Bạn có 1 ý tưởng bạn cho là siêu phàm, bạn dành vài tháng để nghĩ về nó nhưng cũng chẳng dám làm gì với nó vì “ngại”, bạn quá thoải mái với vòng an toàn của mình, và bạn tự thuyết phục bản thân mình rằng là mình chưa đủ chín để thực thi ý tưởng này.

Để vượt được rào cản này thì bạn phải tập được cho mình thói quen luôn và ngay, nói theo ngôn ngữ trẻ hiện nay là “thích thì nhích”. Bằng mọi giá từ bỏ thói quen trì hoãn, nếu để tới mai thì sẽ còn ngày kia và tuần sau, tháng sau và không bao giờ nữa.

Còn về việc thiếu nguồn lực thì bạn nên biết rằng khởi nghiệp là lúc nào bạn cũng thiếu thốn nguồn lực, làm ít thiếu ít làm nhiều thiếu nhiều. Thời điểm tốt nhất là hôm nay chứ không phải ngày mai. Hành trình vạn dặm bắt đầu từ chỉ 1 bước đầu tiên, muốn tắm nước lạnh thì phải dội nước vào chân mình trước đã. Đúng là nếu muốn vấp ngã thì chỉ nên chọn lúc mình đang còn trẻ và sung sức để đứng dậy được, chẳng có thời gian nào tốt hơn thời gian sinh viên này đâu. Nghĩ nhiều mà không làm thì cũng giống như người làm mà không nghĩ.

4. HỌC GÌ TRƯỚC TIÊN: Giao tiếp – Bán hàng

Bài học đầu tiên là phải biết quý trọng đồng tiền để thấy bố mẹ làm ra tiền vất vả như thế nào. Giao tiếp là kỹ năng sống còn để thành công, còn bán hàng là kĩ năng sống còn của doanh nhân. Hãy tham gia 1 công việc bán hàng nào đó mà cần mình phải vượt qua ngại ngùng nói trước đám đông và biết chấp nhận sự từ chối của người khác 1 cách vui vẻ, học được cái tinh thần không bỏ cuộc là cực kỳ quan trọng. Khi khởi nghiệp thì đích thân chủ cũng là người bán hàng, kế toán, quét dọn, sản xuất …

Bán hàng là 1 nghề vinh quang vì họ nuôi sống cả tổ chức, hãy luôn coi mỗi lần bán hàng là 1 thử thách mình cần chinh phục. Tập bán thật nhiều các loại hàng hoá có thể vào để hiểu được cách tiếp cận với khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức khác nhau như nào. Tôi còn nhớ có lần xách rượu cần tới từng phòng ký túc xá Xây Dựng hỏi bán hồi gần tết, phòng nào cũng thích lắm nhưng toàn đứa hết tiền chẳng thèm mua. )).

Nghĩ lại hồi ấy thì cũng ngại ngùng thật. Bất kể việc bạn làm nó “chuối củ” đến đâu thì sau này vẫn luôn là 1 kỉ niệm đẹp, vì thế đừng ngại làm những thứ mình chưa bao giờ làm.

5. BẮT ĐẦU KINH DOANH NHỎ

Khi đã “mặt dày” thì hãy bắt đầu làm những việc mà cần mình phải bắt đầu làm 1 việc nào đó mà mình phải đứng mũi chịu sào lo toan toàn bộ. Nhớ câu thần chú “start small, really small”. Một số người thích kinh doanh và có 1 ý tưởng hay thường có 1 kiểu khởi nghiệp hài hước là dồn toàn bộ tiền của mình vào khởi nghiệp và làm cho nó thật hoành tráng tử tế. Họ đâu biết rằng 99,99% phi vụ kinh doanh đầu tay là sẽ thất bại.

Không phải vì ý tưởng tồi mà do khả năng thực thi của họ không tốt. Làm 1 vài phi vụ kinh doanh nhỏ sẽ dạy cho bạn những bài học rất ngấm về tiếp thị, vận chuyển hậu cần (logistic), chọn địa điểm (location), trang trí, bán hàng, đàm phán, mua hàng, chuẩn bị và lập kế hoạch, giữ được tinh thần chiến đấu không bỏ cuộc…

Học bơi thì phải uống chục lít nước trong bể mới thành được, chỉ đọc sách không làm bạn trở thành doanh nhân, phải đích thân xông pha. Street-smart là cực kỳ quan trọng, cũng quan trọng như book-smart vậy (xin lỗi vì phải dùng thuật ngữ tiếng Anh vì tiếng Việt diễn giải rất dài).

Nhiều giảng viên môn kinh doanh của đại học Việt Nam tệ là vì họ không gần doanh nghiệp, những gì họ dạy thường từ sách, và số ít họ là kinh doanh 1 cái gì đó thực sự nên đừng trông chờ gì từ nền giáo dục đại học mà khởi nghiệp. Bạn học về “chiến lược”, “thương hiệu”… toàn là thứ dùng cho doanh nghiệp lớn.

Doanh nghiệp khởi sự thì cái cần dùng khác sách giáo trình rất rất nhiều. Bạn có thể bắt đầu nhỏ như bán hoa 8/3, to hơn có thể mua quần áo về bán online…và nên bắt đầu bằng 1 nhóm vài người chứ không nên làm 1 mình để học cách làm việc nhóm nữa.

Một phần rất quan trọng là phải bắt đầu xây cho mình 1 hệ sinh thái khởi nghiệp. Không nên nghe lời, không nên ở gần những người có tư tưởng ổn định và an nhàn, họ sẽ cố dìm bạn xuống cho “ổn định” được như họ, họ sẽ nói cả ngàn lý do rằng bạn sẽ không thành công và ý tưởng của bạn không đáng giá.

Tìm những người bạn muốn khởi nghiệp và những anh chị đã khởi nghiệp để học hỏi. Chỉ có những người khởi nghiệp mới nâng đỡ và mang lại niềm vui cho nhau lúc trái gió giở trời.

Bên cạnh họ bạn sẽ thấy khó khăn nhẹ đi và thử thách sẽ trở nên thú vị hơn. Có những bài học không cần phải trả giá vẫn học được. Và không có người hướng dẫn thì bạn sẽ đi rất chậm. Đợi khi ra trường có công việc “ổn định” và thu nhập mới khởi nghiệp? Không. Bạn chẳng cần kinh nghiệm từ các tập đoàn bằng khả năng xoay sở của bạn kìa.

Đọc sách, đọc nhiều sách về kinh doanh và khởi nghiệp. Tôi đọc và nghe audiobook cũng phải 3-400 quyển. Gần như tất cả những gì tôi làm và định làm là sách đã mang cho tôi ý tưởng hết cả rồi. Các doanh nhân tỷ đô cũng đọc cực kì nhiều sách. Sinh viên chỉ hay chăm đọc k14, những từ mà người ta đọc nhiều nhất chắc là “lộ hàng”, “hiếp dâm”, “chân dài”… 1 tháng hãy đọc lấy 1 quyển sách, giảm thời gian đọc những thứ giải trí và chỉ thỏa mãn trí tò mò.

6. KINH DOANH THẬT SỰ

Thời điểm bạn đã có 1 ý tưởng tiềm năng đã đến và bạn muốn bắt tay vào làm cho nó thành 1 gia tài . Lúc này là tiền thật và người thật, không còn mang tính lướt sóng như trước nữa. Vì không biết được những điều sắp tới này nên rất nhiều bạn trẻ đã phá sản trong tức tưởi và tiếc nuối. Hãy tự viết nó lên tường và nhắc mình không được quên.

Oh yeah! Ý tưởng của mình trị giá cả triệu đô ấy chứ!
Luôn bắt đầu kinh doanh bằng việc thử nghiệm sức sống của ý tưởng trước. Bắt buộc. Bạn có ý tưởng làm đồ ăn chay giao tận nhà thì đừng vội mua đồ đạc bàn ghế đầu tư website vội. Hãy thử xem thị trường của bạn rộng đến mức nào và khả năng cung ứng của bạn đến mức nào.

Làm thử 1 cái blog, quảng cáo quanh khu văn phòng mình, tự nấu nướng tại nhà và giao đi. Từ ý tưởng đến thực tế là 1 câu chuyện hoàn toàn khác, thị trường có thể không lớn như bạn nghĩ đâu. Chưa gì đã mua rất nhiều đồ đạc, thuê nhà cửa thì bạn sẽ có thể lãng phí rất nhiều.

Khởi nghiệp là để xây dựng gia tài, chứ không phải là để chứng tỏ bạn thông minh nhường nào. Lập kế hoạch và luôn tính toán từ trước. Rủi ro là đương nhiên nhưng tính sao cho bạn không quá đau thương khi vấp ngã, vẫn còn chí hướng để làm tiếp. Nhiều người ngã quá đau nên cứ nghĩ lại là thấy sợ.

Nên nhớ rằng ý tưởng rất rẻ, quan trọng là thực thi. Nokia ngày xưa là công ty làm bột gỗ, Deawoo là 1 xưởng dệt may… Ý tưởng gì không quan trọng bằng khả năng thực thi của bạn lớn như nào. Có 1 công ty ở Mỹ trị giá tới 6 tỷ đô chỉ đơn giản là làm gấu bông theo đơn đặt hàng, khách hàng được tự tay khâu gấu.

Theo 1 lời khuyên của 1 lão làng là chỉ nên khởi nghiệp với 1 ý tưởng cũ và mình làm tốt hơn, mình là có thể có lãi, mình đáp ứng 1 loại khách hàng tốt hơn sẽ đảm bảo khả năng thành công cao hơn nhiều. Đừng “quyết chiến” với 1 ý tưởng mà chưa từng tồn tại trên thế giới bao giờ, khả năng thất bại sẽ rất cao.

7. TIỀN

startup

Máu của doanh nghiệp, và thường là doanh nghiệp chết vì hết tiền. Do đó khi bắt đầu bạn phải tìm mọi cách và mọi giá để tiết kiệm tiền đầu tư vào doanh nghiệp. Thường chi phí sẽ bị đội lên gấp 3-4 lần so với cái bản nháp 1 trang “kế hoạch kinh doanh” của bạn. Phải chi li và tính sao cho mình đủ tiền 1 năm, đừng trông chờ là làm 3-4 tháng có doanh thu sẽ bù để làm tiếp. Mua sắm đồ cũ, tăng xin, dùng phần mềm nguồn mở, web tự đi nhờ viết, logo search google rồi tùy biến chẳng hạn .

Đồ cũ mình mua mà bán lại thì cũng được gần như giá trị lúc mua về nên bạn sẽ vẫn giữ được rất nhiều tiền còn lại, còn tiền là còn bày keo khác được. Hết tiền là bạn sẽ rất khó xin hoặc vay ai khác nữa lắm. Có 1 điều lầm tưởng là khởi nghiệp cần phải rất nhiều tiền nhưng thực tế là cần khả năng xoay tiền của bạn hơn.

Dù thế nào thì bạn cũng chẳng bao giờ đủ tiền để làm doanh nghiệp đầu tay đâu, càng làm càng thiếu. Và khởi nghiệp nên dùng tiền của chính mình chứ không phải tiền bố mẹ cho để đảm bảo từng quyết định dùng người, từng quyết định mua sắm của mình là chính xác.

8. NGƯỜI

Chỉ nên khởi nghiệp với đội ngũ sáng lập không quá 2 người làm điều hành. Người thứ 3 thể nào làm cho mâu thuẫn. Các bạn thử điểm các công ty lớn mà thành công chúng ta biết đều 2 người hoặc 1 người. Google là Sergey Brin và Larry Page, Apple là 2 bác Steve, Microsoft là Bill Gate và Paul Allen (Steve Balmer là vào để điều hành giúp thôi chứ không phải cùng khởi sự).

Sai sót về tuyển người có thể kết liễu doanh nghiệp của bạn, hãy chọn cho team mình những người nào họ không làm việc vì tiền mà làm vì yêu ý tưởng.

Chọn những người mình yêu quý được và chơi được để khó khăn còn thông cảm được cho nhau. Chỉ chọn những người nào có tiềm năng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp của mình. Hãy đối xử với nhân viên thật tốt như anh em, vì họ là những người mình gặp nhiều, quyết định chất lượng cuộc sống của mình mà.

Chỉ có những người như thế mới làm cho lúc khó khăn và nản trở nên dễ dàng hơn. Khởi nghiệp sẽ hứa hẹn rất nhiều sóng gió và khó khăn đấy.

Nuôi doanh nghiệp khởi sự cũng giống như nuôi 1 đứa trẻ sơ sinh, nó chỉ có mục tiêu là sống, có cái ăn và không mắc bệnh tật gì. Đừng cho nó ăn quá nhiều để cố gắng làm nó lớn thật nhanh. Tìm hiểu và áp dụng Lean Startup (khởi nghiệp tinh gọn?).

Tức là khách hàng cũng chính là 1 phần trong chu trình sản xuất và xây dựng sản phẩm. Như google docs là vừa làm vừa sửa liên tục theo yêu cầu khách hàng, còn Microsoft Word là 2 năm mới ra 1 lần thì lỗi phát hiện cũng không kịp sửa.

Nếu bạn đọc được đến tận dòng cuối cùng này mà vẫn thấy hấp dẫn thì có lẽ bạn có thể trở thành doanh nhân khởi nghiệp đấy. Với công sức tôi bỏ ra, tôi muốn giúp được nhiều người nhất có thể. Để công bằng, bạn like thì phải share lại cho càng nhiều người càng tốt nhé, lan tỏa tri thức nào.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Nguồn: TS. Alan Phan

Victoria’s Secret: Thương hiệu “nội y” lớn nhất thế giới đóng cửa vĩnh viễn 250 cửa hàng do đại dịch

Victoria’s Secret vừa công bố hôm 20.5 rằng họ có kế hoạch đóng cửa vĩnh viễn 250 cửa hàng ở Mỹ và Canada vào năm 2020.

Victorias-Secret-marketingtrips

Công ty mẹ của Victoria’s Secret đã công bố thông tin này cùng với buổi báo cáo kết quả doanh thu quý đầu tiên sau khi thị trường đóng cửa.

Thương hiệu này hiện có có tổng 849 cửa hàng ở Bắc Mỹ. Phần lớn các địa điểm này vẫn đóng cửa kể từ tháng 3 sau khi đại dịch coronavirus tấn công Mỹ.

Thông tin về việc đóng cửa các cửa hàng này xuất hiện chỉ vài tuần sau khi công ty mẹ của nó, L Brands, xác nhận rằng một thỏa thuận bán phần lớn cổ phần của công ty cho công ty tư nhân Sycamore Partners đã thông qua.

Các nhà phân tích tin tưởng Sycamore sẽ thực hiện một bước ngoặt lớn tại Victoria’s Secret và định vị lại thương hiệu này trong tương lai sau một vài năm bán hàng sa sút.

Nhưng Sycamore Partners cũng đã đệ đơn để rút lại thỏa thuận vào tháng Tư, cho rằng các động thái của Victoria’s Secret trong đại dịch coronavirus khi đóng cửa hàng, cắt giảm hàng tồn kho mới và không trả tiền thuê trong tháng 4 là vi phạm những thỏa thuận mà 2 bên đã thực hiện vào tháng Hai.

Sau khi cho biết họ sẽ “bảo vệ mạnh mẽ” vụ kiện và việc chấm dứt thỏa thuận là “không hợp lệ”, Victoria’s Secret xác nhận rằng giữa họ đã đi đến một “thỏa thuận chung” để “chấm dứt” thỏa thuận.

Sycamore Partners cho biết mục tiêu của mình là loại bỏ các thương hiệu của Victoria’s Secret – bao gồm Victoria’s Secret Lingerie, Victoria’s Secret Beauty, and Pink – để thành lập một công ty độc lập.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

Startup nên trở thành ‘lạc đà’ thay vì ‘kỳ lân’ trong đại dịch?

Trong bối cảnh nền kinh tế đang đi xuống, việc theo đuổi chiến lược trở thành “lạc đà” có thể giúp startup tạo ra sự khác biệt nếu muốn gây dựng một công ty thành công.

startup.marketingtrips

Đại dịch Covid-19 đã biến mảnh đất đầu tư mạo hiểm vốn màu mỡ dần trở nên khô cằn hơn. Một số chuyên gia cho rằng, để vượt qua hành trình dài trên sa mạc đầu tư đang khô cằn này, các startup nên trở thành “lạc đà”, biết dự trữ nguồn nước để có thể sống sót.

Bài viết dưới đây là quan điểm của Matthew Cowan, Đối tác điều hành của Next47 – hãng đầu tư mạo hiểm toàn cầu. Công ty này có trụ sở tại Bắc Kinh, Munich, Palo Alto, Paris, Stockholm và Tel Aviv.

Tình hình bất ổn gây ra bởi dịch bệnh Covid-19 là điều chúng ta chưa từng phải đối mặt trước đây. Mọi thứ đang thay đổi với tốc độ quá nhanh. Nhưng một vài thay đổi trong số đó thậm chí đã nhen nhóm từ trước khi dịch bệnh nổ ra.

Một loạt các thương vụ IPO thất bại khiến cho mọi người dần có cái nhìn khác đi về những startup kỳ lân “hoàn hảo”, rồi sau đó là sự xuất hiện của những nghi ngại về tầm ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Những tín hiệu ban đầu từ những thương vụ IPO thất bại giờ đây đã trở thành hồi chuông báo động cho nhiều công ty khởi nghiệp khiến họ nhận thức được rằng cách tiếp cận thị trường mà nhiều startup kỳ lân đã áp dụng có thể sẽ không thể “bền vững” trong bối cảnh hiện tại.

Khi thuật ngữ “kỳ lân” xuất hiện vào năm 2013, số lượng startup có thể chạm ngưỡng giá trị ít nhất 1 tỷ USD rất ít, khi chỉ có 39 công ty trên toàn cầu làm được điều này. Kể từ đó, số lượng kỳ lân đã không ngừng tăng lên, tính tới thời điểm hiện tại là 460, và thuật ngữ này cũng dần “tiến hóa” sang một hệ tư tưởng mới thiên về sự phát triển của các công ty sau khi đạt được cột mốc giá trị đáng mơ ước.

Trong khi những con số giá trị khổng lồ chỉ có thể đọng lại trên các mặt báo, thì những thử thách mà nền kinh tế công nghệ đang gặp phải đã tạo ra một sự thay đổi lớn trong lối suy nghĩ “tăng trưởng bằng mọi giá” được một khoảng thời gian.

Với sự bất ổn đang ngày một hiện rõ, sự thay đổi này càng trỗi dậy mạnh mẽ hơn, và sẽ không lấy gì làm ngạc nhiên khi startup quan tâm hơn đến việc bằng cách nào họ có thể tăng khả năng sống sót qua cơn “hạn hán” này.

Sẽ sớm thôi, chúng ta sẽ nhìn thấy sự trỗi dậy của làn sóng các startup “lạc đà”.

Sự trỗi dậy của “lạc đà”

Khi dùng từ “lạc đà” để ám chỉ các công ty khởi nghiệp, có một số điểm cần chú ý:

Sự kiên trì: Họ đang lên kế hoạch chuẩn bị cho tương lai thông qua những chiến lược phát triển cẩn trọng.

Thận trọng: Họ duy trì được nguồn lực để có thể vượt qua được quãng thời gian khó khăn và phát triển trong quãng thời gian thuận lợi. Giá trị của họ nằm ở quan điểm bảo thủ về mặt tài chính, tuyển dụng đúng người và tập trung xây dựng nên các công nghệ giúp cải cách lại ngành công nghiệp.

Sự tận tụy: Họ hết mình với những nền tảng xây dựng doanh nghiệp cơ bản và nhấn mạnh vào hiệu suất tính trên đầu đơn vị (unit economics) từ những ngày đầu, và cả trong những ngày sau đó, nhằm đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp trong dài hạn.

Tập trung vào khách hàng: Những sản phẩm họ đưa ra thị trường và những mô hình kinh doanh phải được dựa trên nhu cầu thực tế của khách hàng.

Với việc dịch bệnh Covid-19 đã, đang và sẽ có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến giới khởi nghiệp, số lượng các thỏa thuận rót vốn đầu tư đang có xu hướng giảm. Các quỹ đầu tư chắc chắn sẽ vẫn tiếp tục quá trình tìm kiếm một thế hệ startup mới, nhưng tình hình sẽ trở nên khó khăn hơn đối các nhà sáng lập để có thể thuyết phục các nhà đầu tư rót tiền vào công ty của mình.

Với những doanh nghiệp chưa thực sự áp dụng hệ tư tưởng “lạc đà”, đây chính là thời điểm không thể tuyệt vời hơn.

Có 3 yếu tố bạn cần tập trung vào nếu như bạn muốn gia tăng sức chịu đựng của doanh nghiệp:

Những kế hoạch phải có tính thích ứng cao

Trong bối cảnh dịch bệnh, các startup cần phải điều chỉnh các kế hoạch để tập trung vào mục tiêu đảm bảo sự ổn định, hy sinh mức tăng trưởng “nóng” để thay vào đó là một mức tăng trưởng đã được tính toán trước, đi cùng với hiệu suất tích cực tính trên đầu đơn vị.

Các lãnh đạo startup cũng cần cởi mở hơn trong việc áp dụng các cách tiếp cận mới và khám phá những mối quan hệ được coi là không thực tế trong thời kỳ trước dịch bệnh. Bối cảnh hiện tại đã khiến cho cục diện cuộc chơi thay đổi và việc áp dụng những cách thức mới để cắt giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận có thể sẽ tạo ra những khác biệt rất lớn, cho dù đó là việc chuyển từ kế hoạch xây một nhà máy sang việc chuyển hoạt động sản xuất sang một thị trường tốn ít chi phí hơn, hay phát hiện ra những cơ hội mới.

Điều này có thể giúp bạn xác định được những nhu cầu của khách hàng được hình thành trong dịch bệnh, hay việc chuyển hướng sang các thị trường “khỏe mạnh” hơn. Hãy tìm mọi cách mà công ty của bạn có thể phát triển trong tình cảnh hiện tại.

Ngoài việc tăng cường sự ổn định của doanh nghiệp, những đánh giá trên sẽ giúp số tiền đầu tư của bạn có tác động lâu dài hơn, giúp bạn thu hút thêm các nhà đầu tư, những người có thể hỗ trợ bạn kéo dài đà phát triển này.

Xây dựng và duy trì đội ngũ nhân sự tài năng

Một thống kê gần đây về số lượng nhân viên bị cho thôi việc kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng nổ cho thấy 36 kỳ lân đã sa thải nhiều nhân viên của mình. Con số nhân viên bị buộc thôi việc tại các công ty này chiếm đến gần một nửa tổng số các nhân viên bị cho thôi việc tại các doanh nghiệp tư nhân nói chung.

Đối với một số startup, việc cho nhân viên nghỉ việc là điều không thể tránh khỏi, nhưng ở thời điểm hiện tại, điều đầu tiên cần phải làm đó là cân nhắc về một giai đoạn “đóng băng tuyển dụng”. Nếu như điều đó là chưa đủ, bạn nên cân nhắc đến sự tồn vong của công ty. Khi bắt buộc phải cắt giảm nhân viên, tránh tạo ra những phản ứng tiêu cực khi cắt giảm một số lượng lớn nhân viên cùng một lúc.

Sau đó, khi bạn bắt đầu đánh giá thời điểm tốt nhất để có thể tuyển dụng thêm những nhân viên mới, hãy làm điều đó một cách có tính toán. Việc nóng vội có thể sẽ kéo bạn quay ngược trở lại với vùng nguy hiểm.

Hãy coi mối quan hệ với nhà đầu tư như cuộc cuộc hôn nhân

Mối quan hệ giữa các startup và các nhà đầu tư có nhiều điểm tương đồng với một cuộc hôn nhân, không có khả năng ly hôn. Giống như một cuộc hôn nhân hạnh phúc, mối quan hệ mà bạn xây dựng với các nhà đầu tư nên là một yếu tố thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn.

Trong quá trình làm việc với các nhà đầu tư, hãy cân nhắc xây dựng những mối quan hệ mới, tập trung vào những cá nhân, tập thể có thể giúp bạn xây dựng một chiến lược phát triển công ty dài hơi, thay vì chỉ nhắm vào yếu tố giá trị.

Các nhà đầu tư cũng không nên chỉ ký séc, đi kèm với đó là rất ít lời khuyên cho những người điều hành doanh nghiệp. Hãy là những người đồng hành, những người không chỉ hiểu về công ty, mà qua đó còn sẵn sàng giúp công ty nắm bắt được những cơ hội kinh doanh mới, duy trì đà phá triển, và tham gia quản lý chi phí.

Mối quan hệ cộng tác này nên tập trung giúp nâng cao sức chịu đựng của doanh nghiệp. Một đối tác có tầm hiểu biết rộng có thể được coi là ốc đảo giữa lòng sa mạc, giúp chúng ta mở ra những cánh cửa mới, vượt qua những chướng ngại vật và giúp chúng ta trau dồi thêm các kiến thức chuyên môn.

Khi mà các công ty khởi nghiệp bắt đầu đánh giá lại cái cách mà họ có thể duy trì và phát triển doanh nghiệp của mình, bước đi quan trọng nhất đó là không đánh mất đi một tầm nhìn trong dài hạn.

Đạt được mốc giá trị ít nhất 1 tỷ USD luôn là ước mơ của các nhà sáng lập, nhưng việc đảm bảo hoạt động hiệu quả, khả năng phục hồi và sự thành công của doanh nghiệp phải là ưu tiên số một. Trong bối cảnh nền kinh tế đang đi xuống, việc theo đuổi hệ tư tưởng “lạc đà” có thể giúp bạn tạo ra sự khác biệt trong quá trình gây dựng nên một công ty trường tồn.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via NDH

Uber đóng cửa trụ sở tại Singapore, sa thải thêm 3.000 nhân sự trên toàn cầu

Văn phòng châu Á – Thái Bình Dương ở Singapore của Uber sẽ được chuyển đến một quốc gia khác trong khu vực. Hãng gọi xe công nghệ này cũng sa thải thêm 3.000 nhân sự trên toàn thế giới.

uber đóng cửa văn phòng

Uber sẽ chuyển trụ sở khu vực châu Á – Thái Bình Dương ra khỏi Singapore trong 12 tháng tới trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục bùng phát, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

Theo thông tin từ Uber, khoảng 120 nhân sự sẽ bị ảnh hưởng bởi đợt sa thải và đóng cửa văn phòng ở Singapore. Công ty đã khai trương văn phòng châu Á – Thái Bình Dương tại tháp Frasers, Singapore vào tháng 4/2019 để hỗ trợ các thị trường đang hoạt động trong khu vực.

Những thị trường này bao gồm Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Hong Kong (Trung Quốc), Australia và New Zealand.

Hãng gọi xe công nghệ này cũng sa thải thêm 3.000 nhân sự trên toàn thế giới và tạm thời dừng một số mảng không liên quan đến hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty.

Trước đó, hôm 6/5, Uber tuyên bố sa thải 3.700 nhân sự bộ phận hỗ trợ khách hàng và tuyển dụng. Động thái này khiến cho hãng bị tổn thất khoảng 20 triệu USD chi phí liên quan đến các chính sách thôi việc và phúc lợi cán bộ nhân viên. Cùng với đợt sa thải gần đây nhất, số lượng nhân viên toàn cầu của hãng bị cắt giảm đã lên đến 1/4 tổng số nhân sự của Uber.

Dara Khosrowshahi, Giám đốc điều hành của Uber, cho biết: “Do tác động mạnh của đại dịch và không thể đoán trước khi nào mọi thứ sẽ phục hồi, chúng tôi đang tập trung nỗ lực vào các nền tảng di động và phân phối chính của mình, đồng thời điều chỉnh quy mô công ty để phù hợp với tình hình kinh doanh …

Như những gì tôi nói với các đồng nghiệp của mình ngày hôm nay, đây là những quyết định khó khăn, tuy nhiên chúng tôi vẫn bắt buộc phải đưa ra để có thể tiến lên phía trước và bắt đầu hồi phục một cách tự tin”.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via NDH

CEO dịch vụ streaming của Disney vừa “về” làm CEO TikTok

CEO Kevin Mayer, người đứng đầu bộ phận streaming của Walt Disney, sẽ rời công ty giải trí này để trở thành CEO TikTok.

ANAHEIM, CALIFORNIA – AUGUST 23: Chairman of Direct-to-Consumer & International division of The Walt Disney Company Kevin Mayer took part today in the Disney+ Showcase at Disney’s D23 EXPO 2019 in Anaheim, Calif. (Photo by Jesse Grant/Getty Images for Disney)

Theo thông báo từ Walt Disney và TikTok, ông Mayer sẽ nghỉ việc tại Disney để về làm CEO TikTok. Ông là người dẫn dắt màn ra mắt thành công của dịch vụ streaming Disney+ tháng 11/2019. Dưới sự lãnh đạo của ông, Disney+ đã mang về hơn 50 triệu thuê bao trong 5 tháng.

Ông Mayer sẽ chính thức trở thành CEO TikTok từ ngày 1/6 và ông cũng sẽ là Giám đốc điều hành (COO) của ByteDance, công ty sở hữu TikTok.

TikTok nổi tiếng với các video hát nhép và video ngắn mang hiệu ứng đặc biệt. Ứng dụng của Trung Quốc ngày càng nổi tiếng với giới trẻ Mỹ nhờ các thử thách có tính lan tỏa. TikTok không che giấu tham vọng xây dựng mảng kinh doanh streaming nhạc khi tuyên bố sẽ hợp tác với công ty bản quyền Merlin của Anh để mở rộng danh mục âm nhạc.

Dù vậy, ByteDance lại khiến Washington lo ngại về cách xử lý dữ liệu cá nhân. Công ty sử dụng thuật toán AI tinh vi để đưa ra các gợi ý video dựa trên hành vi của người dùng trên ứng dụng. Tháng 11/2019, chính phủ Mỹ tiến hành đánh giá an toàn đối với vụ thâu tóm ứng dụng Musical.ly của ByteDance trị giá 1 tỷ USD.

Hai thượng nghị sỹ giới thiệu dự luật cấm một số nhân viên liên bang dùng TikTok trên các thiết bị được nhà nước cấp.

Một trong các thượng nghị sỹ, ông Josh Hawley, cho biết trước đây TikTok nói giám đốc của họ không thể điều trần trước Quốc hội vì họ đặt tại Trung Quốc. Song, do lãnh đạo mới sống tại Mỹ, ông muốn ông này ra điều trần.

Để xóa bỏ các lo ngại, ByteDance đang nỗ lực tách biệt TikTok khỏi việc kinh doanh trong nước và tuyển nhiều giám đốc cấp cao mới trong các tháng qua. Công ty bổ nhiệm cựu Giám đốc tài sản sở hữu trí tuệ Microsoft Erich Andersen làm Luật sư toàn cầu vào tháng 1 sau khi mời Vannesa Pappas, cựu quan chức YouTube, về điều hành hoạt động tại Mỹ năm 2019.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Theo Hà Anh | MarketingTrips  via ICTNews

Facebook bồi thường 52 triệu USD cho các kiểm duyệt viên bị sang chấn tâm lý

Nếu bạn nghĩ rằng làm kiểm duyệt viên (moderator) cho Facebook là một công việc nhàn hạ, có lẽ bạn đã lầm. Facebook vừa chấp thuận khoản bồi thường trị giá 52 triệu USD cho một nhóm các nhà kiểm duyệt nội dung vì những vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần gây ra bởi công việc “đáng sợ” này.

facebook

Nói “đáng sợ” hay “kinh khủng” không hề ngoa bởi những người làm công việc này sẽ phải tiếp xúc với hàng tá nội dung độc hại như khủng bố, mại dâm, phân biệt chủng tộc… lặp đi lặp lại ngày qua ngày, từ đó gây ra những ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến tâm lý cũng như sức khỏe của các kiểm duyệt viên. Thậm chí có không ít trường hợp phải nhập viện để điều trị lâu dài.

Khoản bồi thường khổng lồ này là một phần trong phương án giải quyết sơ bộ đối với vụ kiện tập thể của nhóm các kiểm duyệt viên Facebook trong năm 2018, liên quan đến chứng rối loạn căng thẳng, sang chấn tâm lý (PTSD) do phải xem nội dung độc hại liên tục.

Bạn đến văn phòng vào 9 giờ sáng mỗi ngày, bật máy tính lên và chứng kiến cảnh ai đó bị cứa cổ hoặc xâm hại. Bạn sẽ xem những thứ kinh khủng như vậy mỗi phút, mỗi giờ, từ ngày này qua tháng khác”, một cựu kiểm duyệt viên Facebook cho biết trong cuộc phỏng vấn với tờ The Guardian năm 2017.

Trong một thỏa thuận sơ bộ được đệ trình cuối tuần trước tại Tòa án Tối cao San Mateo California, Facebook sẽ phải bồi thường mỗi người 1.000 USD cho 11.250 người đã và đang làm công việc kiểm duyệt nội dung tại các trụ sở Facebook ở California, Arizona, Texas và Florida, từ năm 2015 đến nay.

Cá biệt có những trường hợp có thể được nhận khoản bồi thường lên tới 50.000 USD tùy theo hoàn cảnh cá nhân, sức khỏe tâm thần và mức độ tác động của công việc đến cuộc sống của họ.

Ngoài ra, Facebook cũng cam kết cung cấp thêm dịch vụ hỗ trợ sức khỏe tâm thần cho bộ phận kiểm duyệt viên, cung như đưa ra các thay đổi đối với các quy trình kiểm duyệt để giải quyết vấn đề sức khỏe tâm thần của người lao động.

Đây mới chỉ là phương án giải quyết sơ bộ, nó sẽ phải được chấp thuận từ các bên liên quan và đặc biệt là phía tòa án, nhưng có thể coi là một chiến thắng mang tính bước ngoặt, yêu cầu các công ty chủ quản/người sử dụng lao động phải có trách nghiệm lớn hơn trong việc đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần cho người lao động, đặc biệt là với những công việc nguy hiểm trong lĩnh vực công nghệ.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via TechTalk

Facebook ra mắt tính năng Shops để hỗ trợ các SMEs vượt qua cuộc khủng hoảng

Một cú hit lớn mới vào ngành thương mại điện tử (e-commerce) của Facebook Shops sẽ mang đến một tab mua sắm trên Instagram, có thể mua sắm trực tiếp từ live streams và nhiều hơn thế nữa.

facebook ra mắt tính năg shops

Facebook đang thực hiện một cú hit lớn mới vào thương mại điện tử. Cụ thể, Facebook vừa công bố ra mắt cửa hàng mua sắm (Shops), một cách để các doanh nghiệp thiết lập “mặt tiền” cửa hàng miễn phí trên Facebook và cả trên Instagram.

Các ‘Cửa hàng’ sẽ được cung cấp bởi các dịch vụ của bên thứ ba, bao gồm Shopify, BigCommerce và Woo, được thiết kế để biến mạng xã hội thành một điểm đến mua sắm hàng đầu.

Trong một buổi phát trực tiếp hôm 19.5 vừa rồi, CEO Facebook, Mark Zuckerberg cho biết thương mại điện tử được mở rộng sẽ rất quan trọng để bắt đầu xây dựng lại nền kinh tế trong khi đại dịch vẫn tiếp diễn.

“Nếu bạn không thể có khả năng để mở cửa hàng hoặc nhà hàng của mình, bạn vẫn có thể nhận đơn đặt hàng trực tuyến và gửi chúng đến khách hàng của mình” CEO Facebook cho biết. Chúng tôi nhận thấy rất nhiều doanh nghiệp nhỏ chưa bao giờ từng kinh doanh trực tuyến, dù chỉ là một lần.

Facebook Shops ra mắt và liên quan đến Covid-19

Sự ra mắt của Facebook Shops hay ‘Cửa hàng’ diễn ra khi các đơn đặt hàng tại nhà liên quan đến đại dịch COVID-19 tăng lên, điều này cũng đã dẫn đến mức doanh số đạt kỷ lục cho các công ty thương mại điện tử.

Trong một cuộc khảo sát do Facebook và the Small Business Roundtable thực hiện, số liệu cho thấy đại dịch cũng đã tàn phá rất lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ, với một phần ba trong số họ báo cáo rằng họ đã ngừng hoạt động . Thêm vào đó là 11% doanh nghiệp cho biết họ có thể thất bại trong vòng ba tháng tới nếu tình hình hiện tại vẫn tiếp diễn.

Tuy nhiên, sau tất cả thì bán hàng trực tuyến đã là một điểm sáng cho các doanh nghiệp nhỏ. Tại Etsy, nơi các “doanh nhân solo” đã chăm chỉ đan mặt nạ vải và bánh ngọt để bán, doanh thu đã tăng gấp đôi so với ba năm trước.

Facebook đang đặt cược rằng việc đưa thêm các doanh nghiệp địa phương lên môi trường trực tuyến sẽ giúp chính doanh nghiệp có khả năng tồn tại tốt hơn, đồng thời cũng tạo ra các cơ hội kinh doanh mới lớn hơn cho chính Facebook.

Facebook Shops mang đến cơ hội mới không những cho SMEs mà còn cho chính Facebook

Mặc dù ‘Cửa hàng – Shops’ có thể tạo miễn phí, nhưng chúng có thể tạo cơ hội kinh doanh mới đáng kể cho Facebook trong quảng cáo, thanh toán và các dịch vụ khác. Các doanh nghiệp sẽ có thể mua quảng cáo cho ‘Cửa hàng’ của mình và khi mọi người sử dụng tùy chọn thanh toán trên Facebook, họ sẽ tính phí cho doanh nghiệp đó.

CEO Zuckerberg cho biết ‘Cửa hàng’ sẽ cải thiện trải nghiệm thương mại web tiêu chuẩn bằng cách lưu trữ thông tin xác thực thanh toán của người dùng ở một nơi duy nhất mà sau đó họ có thể sử dụng trên bất kỳ cửa hàng nào trên Facebook hoặc Instagram. Hiện tại có hơn 160 triệu doanh nghiệp nhỏ đang sử dụng các ứng dụng của Facebook.

Các ‘Cửa hàng’ có thể được tìm thấy trên các fanpage thuộc trình quản lý doanh nghiệp của Facebook và trên trang cá nhân của Instagram, chúng cũng có thể xuất hiện trong các thẻ “Stories” hoặc trên các nội dung được quảng cáo.

Các mặt hàng mà doanh nghiệp đã có sẵn để bán sẽ xuất hiện trong ‘Cửa hàng’ và người dùng có thể lưu các mặt hàng đó hoặc đặt hàng. (Một số doanh nghiệp cho phép người dùng thực hiện mua hàng trực tiếp trên Facebook, trong khi những doanh nghiệp khác sẽ đưa bạn đến trang web của doanh nghiệp để hoàn tất giao dịch.)

Các doanh nghiệp có thể xử lý các vấn đề hỗ trợ khách hàng thông qua Messenger, Instagram và WhatsApp. Cuối cùng, Facebook cũng đã có kế hoạch cho phép bạn duyệt các danh mục cửa hàng và mua hàng trực tiếp từ cửa sổ trò chuyện (Chat Window).

Đồng thời, Facebook cũng có kế hoạch cho phép mua sắm từ các luồng phát trực tiếp (live streams), cho phép các thương hiệu và người tạo live streams gắn thẻ các mục từ danh mục của Facebook của họ để chúng xuất hiện ở dưới cùng của video trực tiếp.

Facebook cũng đang nỗ lực để tích hợp các chương trình khách hàng thân thiết với các cửa hàng. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy và theo dõi các điểm và phần thưởng của mình. “Chúng tôi đang khám phá những cách để giúp các doanh nghiệp nhỏ tạo, quản lý và hiển thị chương trình khách hàng thân thiết trên Cửa hàng Facebook”. CEO Facebook cho biết.

Thực tế, Facebook đã tham gia cuộc chơi thương mại trong nhiều năm trước. Vào năm 2016, Facebook đã giới thiệu Marketplace, một điểm đến trong ứng dụng để mua và bán hàng. Hai năm sau đó, Instagram bắt đầu xây dựng một ứng dụng mua sắm độc lập, mặc dù sau đó cũng “bỏ cuộc chơi”. Thay vào đó, vào 2019, Instagram đã thêm tính năng thanh toán trong ứng dụng của mình.

Các ‘Cửa hàng’ sẽ bắt đầu tung ra trên Facebook từ 19.5.2020 tại Mỹ và sẽ đến Instagram trong vòng vài tháng tới. Instagram sẽ giới thiệu các thương hiệu trên tài khoản cửa hàng hiện tại của mình. Cuối năm nay, Instagram có kế hoạch thêm một tab mua sắm chuyên dụng vào thanh điều hướng của mình.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via The Verge

‘Mobile Money’ và những rủi ro không lường trước

Dịch vụ “tiền di động” (Mobile Money) được kỳ vọng thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, nhưng cũng có không ít ý kiến lo ngại rủi ro từ loại hình này.

mobile-money-marketingtrips

Nhà mạng sẽ trở thành ngân hàng ?

Theo thống kê, hiện nay hơn 50% dân số VN chưa có tài khoản thanh toán tại ngân hàng, trong khi mật độ thuê bao di động đạt trên 100%. Dịch vụ này sẽ chỉ được cấp phép cho các nhà mạng. Không chỉ các thuê bao di động smartphone 3G/4G, ngay cả các điện thoại “cục gạch” sử dụng sóng 2G cũng có thể sử dụng.

Vì thế, Mobile Money hướng tới giao dịch giá trị nhỏ sẽ là giải pháp mạnh mẽ để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Theo đề án, hạn mức thanh toán được đưa ra cho một tài khoản Mobile Money là 10 triệu đồng/tháng và sau khi triển khai chính thức sẽ xem xét để nâng dần lên…

Theo báo cáo mới đây về Mobile Money của Viện Nghiên cứu và Đào tạo BIDV, về bản chất, dịch vụ này tương tự như Ví điện tử (cũng là một dạng tiền điện tử e-money), nhưng khác so với ví điện tử hay Mobile Banking (dịch vụ ngân hàng qua di động) là các tài khoản đều phải kết nối với tài khoản ngân hàng để thực hiện các giao dịch.

Trong khi đó, Mobile Money có thể không kết nối với tài khoản ngân hàng. Vì vậy, báo cáo này cho rằng bên cạnh những ưu điểm của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt như sự thuận tiện; giảm thiểu chi phí giao dịch, chi phí quản lý và rủi ro dùng tiền mặt; thúc đẩy kinh tế số…, thì Mobile Money cũng tiềm ẩn rủi ro.

Đó là dữ liệu của khách hàng có thể bị xâm phạm, dùng cho mục đích riêng hoặc gian lận; đại lý cung cấp dịch vụ có thể thu phí bất hợp pháp từ các giao dịch gửi, rút tiền của khách hàng; thậm chí mạo danh nhà cung cấp để lừa gạt người gửi tiền; giao dịch có thể không thực hiện được khi sự cố xảy ra trong chuỗi giao dịch của hệ thống thanh toán.

Khách hàng có thể chia nhỏ giá trị để lách quy định, tiến hành rửa tiền, đánh bạc hoặc tiền của khách hàng có thể bị mất nếu thiếu phương án quản lý phù hợp.

Từ bài học thẻ cào…

Một trong những nghi ngại lớn nhất dành cho dịch vụ này là nhiều đối tượng có thể lợi dụng để rửa tiền, đánh bạc qua mạng hay thực hiện các hành vi bất hợp pháp khác. Đầu tháng 5, Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) đã triệt phá thành công đường dây đánh bạc trên mạng.

Để tham gia cá cược, người chơi phải đăng ký lập tài khoản thành viên trên game và nạp tiền trực tiếp bằng cách chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng do các đại lý cung cấp hoặc nạp thẻ điện thoại… Cục Cảnh sát hình sự xác định tổng số tiền giao dịch qua tài khoản ngân hàng giữa các con bạc với game từ tháng 1.2019 đến nay là trên 20.000 tỉ đồng.

Hay trước đó, vụ phá đường dây đánh bạc qua mạng Rikvip vào cuối năm 2017, cơ quan chức năng xác định trong gần 10.000 tỉ đồng nạp tiền chơi bạc vào sòng bài trực tuyến này có đến 97% nạp từ thẻ cào do các nhà mạng phát hành. Vì vậy, nhiều chuyên gia kinh tế đều cho rằng khi cho phép nhà mạng triển khai Mobile Money, cần có quy định chặt chẽ.

Theo TS Cấn Văn Lực: Để giảm thiểu giao dịch rửa tiền, đánh bạc, tài trợ khủng bố phải có quy định về giới hạn số tài khoản khách hàng có thể nắm giữ, số dư tối đa trên tài khoản; có hệ thống giám sát các luồng giao dịch, có khả năng cảnh báo cho nhà cung cấp dịch vụ các giao dịch đáng ngờ…

Ngoài ra, làm rõ quy trình phối hợp, trách nhiệm của các bên liên quan trong việc quản lý, giám sát và vận hành dịch vụ Mobile Money từ Ngân hàng Nhà nước với các bộ, ngành liên quan như Bộ Thông tin – Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Tài chính…

TS Trần Hùng Sơn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng – ĐH Quốc gia TP.HCM, phân tích ngoài việc đưa ra hạn mức sử dụng cho mỗi tài khoản Mobile Money, cơ quan quản lý nhà nước cần có quy định chặt chẽ về điều kiện cho phép đại lý của các nhà mạng được phép nộp và rút tiền từ tài khoản viễn thông.

Chẳng hạn tại một số nước châu Phi, các đại lý viễn thông chỉ được thực hiện dịch vụ này sau khi đã tham gia các khóa huấn luyện về phòng chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố hay liên quan đến tội phạm… Đồng thời, các nhà mạng phải tăng cường đầu tư và đạt các chứng chỉ về bảo mật thanh toán chuẩn quốc tế như các ngân hàng.

“Việc định danh các chủ thuê bao điện thoại sử dụng Mobile Money khá quan trọng, để nhà mạng cùng Ngân hàng Nhà nước theo dõi các giao dịch bất thường. Hơn nữa, Ngân hàng Nhà nước phải có những tuyên bố rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ của người dùng tài khoản Mobile Money như khi khách hàng đăng ký tài khoản ngân hàng để tránh các rủi ro phát sinh”, TS Trần Hùng Sơn chia sẻ thêm.

TS Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính, cũng nhận định để giảm thiểu những rủi ro trong việc triển khai tiền di động, cần có quy định về chia sẻ thông tin – dữ liệu giữa các cơ quan quản lý với nhà mạng.

Hay cơ quan quản lý cần ban hành các khung tiêu chuẩn hệ thống đại lý (về đối tượng, trình độ, năng lực, vốn tối thiểu…) để định hướng các nhà mạng có thể thiết lập các tiêu chí trong lựa chọn đại lý. Đồng thời, phải quy định luôn có mã xác thực, mã pin hoặc mật khẩu khi thực hiện giao dịch trên điện thoại nhằm xác minh danh tính người dùng; cho phép mọi giao dịch được giám sát, có thể định vị thuê bao di động thực hiện giao dịch.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Enternews

CEO Microsoft: ‘Work From Home’ lâu ngày có thể làm tổn hại sức khoẻ tinh thần của nhân viên

Trong một buổi phỏng vấn gần đây nhất, CEO Microsoft, Ông Satya Nadella cho biết: “Làm việc tại nhà lâu ngày có thể làm tổn hại lớn đến sức khoẻ tinh thần của người nhân viên.

ceo-google-Satya Nadella-marketingtrips

Coronavirus khiến hầu hết nhân viên trên toàn thế giới làm việc tại nhà trong quý đầu tiên. Khi lệnh đóng cửa trên khắp thế giới đang dần được nới lỏng, các nhân viên sẽ được yêu cầu tiếp tục đến văn phòng của họ để làm việc.

Giám đốc điều hành của Microsoft, Ông Satya Nadella nói rằng làm việc vĩnh viễn tại nhà có thể gây tổn hại cho sự tương tác xã hội và sức khỏe tinh thần cho người lao động.

Ông Satya Nadella nhấn mạnh rằng các cuộc gọi video ảo không thể thay thế các cuộc gặp trực tiếp. Điều tôi nhớ là khi bạn bước vào một cuộc họp trực tiếp, bạn nói chuyện với người bên cạnh bạn, bạn cũng có thể kết nối với họ trong hai phút trước và sau đó. Những điều như thế này không thể có ở các cuộc gọi ảo hay “Work From Home’.

“Sự kiệt sức trông như thế nào? Sức khỏe tinh thần sẽ ra sao? Sự kết nối và xây dựng cộng đồng đó trông như thế nào? Một trong những điều tôi cảm thấy là, có lẽ chúng ta đang phá huỷ những “vốn xã hội’ mà chúng ta đã xây dựng trong giai đoạn này nơi mà tất cả chúng ta đang làm việc từ xa. Biện pháp cho điều đó là gì? “.

Microsoft đã gia hạn chính sách làm việc tại nhà cho đến ít nhất là tháng 10.

“Chúng tôi sẽ mạnh dạn phân bổ và mua lại, xây dựng, đổi mới, kết hợp hoặc bất cứ điều gì mà chúng tôi có thể. Chúng tôi cũng sẽ đảm bảo rằng chúng tôi có đủ khả năng để hỗ trợ về tiền cho các doanh nghiệp nhỏ và các tổ chức khác cần sự giúp đỡ đó”, Nadella nói.

Ngay cả với bối cảnh coronavirus, Microsoft vẫn chưa cảm thấy bất cứ ảnh hưởng lớn nào theo báo cáo tài chính mới nhất của mình. Giá cổ phiếu của “gã khổng lồ công nghệ” này vẫn tăng 14% trong năm nay. Theo New York Times.

Nhận xét của Nadella chỉ vài ngày sau khi CEO của Twitter, Jack Dorsey cho phép nhân viên của Twitter làm việc tại nhà.

Twitter cho biết: “Vài tháng qua đã chứng minh rằng Work From Home vẫn tỏ ra hiệu quả. Vì vậy, nếu nhân viên của chúng tôi mong muốn được tiếp tục như thế, tức vẫn làm việc tại nhà sau dịch, chúng tôi sẽ biến điều đó trở thành hiện thực”.

Apple và Google cũng đã nói rằng họ có thể cho phép nhân viên của họ làm việc tại nhà cho đến cuối năm 2020.

Giám đốc điều hành của Apple, Tim Cook trong một cuộc họp cũng cho biết, chúng tôi không thể hình dung được, ít nhất là cho đến hôm nay, mọi người sẽ quay lại văn phòng làm việc cùng một lúc. Có thể các đội nhóm khác nhau sẽ quay lại vào một thời gian khác nhau, đó có thể là những người trong cùng một đội nhóm sẽ cùng quay trở lại và tất nhiên là sẽ vào những thời điểm khác nhau với các đội nhóm khác.

Facebook cũng đã nói rằng nhân viên của họ sẽ tiếp tục quay lại văn phòng làm việc theo hình thức sole, tức sẽ không phải tất cả nhân viên cùng quay lại văn phòng trong cùng một thời điểm.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

Khoảng 55% người Việt sẽ mua sắm online vào năm 2025

Khoảng 55% dân số Việt Nam sẽ mua sắm trực tuyến với giá trị mua hàng trung bình 600 USD một người mỗi năm, theo mục tiêu của Chính phủ. 

Khoảng 55% người Việt sẽ mua sắm online vào năm 2025

Ngày 18/5, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký kế hoạch phát triển thương mại điện tử đến năm 2025. Theo đó, 5 năm tới sẽ có khoảng 55% người Việt mua sắm qua kênh online, với giá trị mua hàng bình quân 600 USD một người một năm.

Doanh số thương mại điện tử của mô hình thương mại điện tử doanh nghiệp – người tiêu dùng (B2C) tăng 25% mỗi năm, doanh thu khoảng 35 tỷ USD và chiếm 10% tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Còn các dịch vụ phụ trợ, thanh toán không dùng tiền mặt mục tiêu đạt 50%, trong đó qua các tổ chức trung gian thanh toán chiếm 80%. Ngoài ra, Chính phủ cũng đặt mục tiêu chi phí trung bình cho chuyển phát và hoàn tất đơn hàng chặng cuối chiếm 10% giá thành sản phẩm trong thương mại điện tử.

80% website thương mại điện tử tích hợp đặt hàng trực tuyến và khoảng 70% giao dịch mua bán trên các trang này có hoá đơn điện tử.

Hà Nội, TP HCM là hai thành phố chiếm một nửa giá trị giao dịch thương mại điện tử trong xu hướng phát triển mua sắm trực tuyến 5 năm tới.

Chính phủ cũng đặt kế hoạch một nửa doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển kênh bán hàng online (gồm cả mạng xã hội), 40% có các ứng dụng di động, 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông triển khai hợp đồng điện tử với người tiêu dùng.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

CEO Uber: Đây là môn học mà các bạn trẻ nên học ngay từ lúc còn là sinh viên

Cho dù mục tiêu hay con đường nghề nghiệp của mình trong tương lai là gì đi chăng nữa thì đây vẫn nên là môn học mà các bạn trẻ nên học. Vị CEO của Uber Dara Khosrowshahi chia sẻ.

CEO Uber

Giám đốc điều hành của Uber, Dara Khosrowshahi đưa ra một lời khuyên với các học sinh trung học phổ thông hoặc sinh viên về những gì cần học ở trường đại học.

Cụ thể, vị CEO này khuyên các bạn trẻ nên học CIS (Computer Information Systems – Hệ thống thông tin máy tính) và ngành kỹ thuật (Engineering). Ông chia sẻ điều này tại Câu lạc bộ kinh tế ở thành phố New York, Mỹ.

Bản thân Khosrowshahi cũng đã học ngành kỹ thuật tại Đại học Brown, và ông giới thiệu nó cho tất cả sinh viên bất kể họ có kế hoạch theo đuổi ngành kỹ thuật như một nghề nghiệp hay không. Sở dĩ có điều đó bởi vì nó có thể dạy bạn cách giải quyết vấn đề.

“Mặc dù tôi đã đi từ kỹ thuật sang tài chính, tuy nhiên kỹ thuật đã dạy tôi cách phá vỡ các vấn đề và làm thế nào để xây dựng chúng trở lại một lần nữa, ông nói. Tôi nghĩ rằng nó có thể giúp ích, không chỉ là chuyên môn của bạn, mà còn với bất cứ điều gì bạn làm trong cuộc sống này”.

Những tư duy này đã giúp Ông rất nhiều tại Uber và các công ty khác, bao gồm cả Expedia, nơi Ông từng là CEO, Ông nói.

“Đối với tôi, để giải quyết những vấn đề trong thế giới kinh doanh đầy phức tạp, những vấn đề xã hội, lấy sự phức tạp chia chúng thành các bộ phận cấu thành của chúng và sau đó xây dựng lại chúng, đó là một phần của tư duy kỹ thuật (Engineering Mindset). Nó là một phần của tư duy khoa học máy tính (Computer Science Mindset)”, Ông nói.

Kỹ thuật và khoa học máy tính được xếp hạng là chuyên ngành đại học có thu nhập cao nhất năm 2019, theo báo cáo lương của đại học PayScale. Và một số tỷ phú thành công nhất thế giới, khởi nghiệp là kỹ sư phần mềm như Jack Dorsey, Mark Zuckerberg hay cả Elon Musk (CEO của Tesla).

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Theo Hùng Lâm | MarketingTrips 

Sự trỗi dậy của nhóm người tiêu dùng mới: Những người thu nhập cao nhưng chưa giàu

Nghiên cứu của Tập đoàn RBNC cách đây 3 năm cho biết, đến năm 2020, sẽ có khoảng 15% dân số Việt Nam sẽ nằm trong nhóm những người thu nhập cao nhưng chưa giàu (HIGH EARNERS NOT RICH YET – HENRYS). “Chúng tôi ko gọi họ là trung lưu mà gọi là cận giàu, với mức thu nhập khoảng 75.000 – 250.000 USD/năm”, ông Robert nói.

Những người thu nhập cao nhưng chưa giàu

Họ chưa được định nghĩa là những người giàu vì còn tồn tại đặc tính “ráo mồ hôi là hết tiền” dù có thu nhập tương đối cao. Nhưng với khả năng tài chính hiện có, họ muốn và có thể có được trải nghiệm của những người giàu.

Dưới đây là những đặc điểm của phân khúc HENRYs được ông Robert Tran đưa ra:

1.Tài chính

Tiết kiệm để mua nhà, mua xe, mua bảo hiểm, gửi ngân hàng… là thói quen sử dụng tài chính thường thấy ở nhóm HENRYs. Họ lo lắng cho tương lai của mình và chuẩn bị những khoản “phòng thân” nhằm đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống. HENRYs có tối thiểu 75.000 USD (khoảng 1,7 tỷ VND) trong tài khoản.

2. Phong thái

“Giàu chưa chắc đã sang”. Có nhiều người lầm tưởng thu nhập cao đồng nghĩa là họ đã có cuộc sống cao cấp. Đẳng cấp thật sự của một HENRY được khẳng định từ chính suy nghĩ của họ: “Tôi độc lập, tôi mạnh mẽ và tôi có giá trị của mình”. Chúng ta có thể không xuất thân giàu sang nhưng vẫn có thể học được phong cách của HENRY nhờ “behave – believe – belong” (biểu hiện – tin tưởng – trở thành).

Mỗi người có thể luyện tập “bắt chước” biểu hiện của H.E.N.R.Y, từ đó tạo ra niềm tin và suy nghĩ tương tự, phong thái sẽ tự nhiên “cùng tần suất” với H.E.N.R.Y và thứ tự này có thể đảo thành “believe – behave – belong”.

3.Tinh thần

Họ thích dùng “hàng hiệu giá phải chăng”. Mặc dù, thu nhập của họ tốt nhưng họ sẽ không chi quá nhiều tiền chỉ vì thương hiệu nổi tiếng. Điều họ quan tâm nhất vẫn là giá trị thực của sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Để đáp ứng xu hướng đó, hàng loạt nhãn hiệu thời trang đình đám khéo léo đưa vào những câu chuyện nhân văn để nói về sản phẩm hay dịch vụ của họ.

4.Thể chất

Họ dành nhiều thời gian cũng như tiền bạc để đầu tư vào sức khỏe. Họ nhận thức rõ và xem trọng các hoạt động tăng cường thể chất và giữ vóc dáng như tập thể dục, tập gym hay yoga và sử dụng các thực phẩm sạch… Điều này còn làm hình thành nên mối bận tâm khi nhóm người này khi quyết định làm việc tại các công ty với câu hỏi “Liệu công ty này có tạo điều kiện để nhân viên có thời gian tập thể thao hay chính sách chăm sóc sức khỏe nhân viên không?”

5. Tri thức

Suy nghĩ mới mẻ, luôn khát khao học hỏi và trải nghiệm để thu nạp thêm nhiều kiến thức. Đó là những suy nghĩ vô cùng tích cực của nhóm người này. Họ luôn mong muốn được học nhiều hơn nữa, từ đó hình thành những sở thích như tham gia các khóa học ngắn hạn, các buổi hội thảo, tọa đàm, đi du lịch để khám phá, trải nghiệm…

6. Xã hội ở Việt Nam mối quan hệ xã hội đang bị hiểu sai

Người ta nghĩ có connect (kết nối) với những người giàu, người nổi tiếng, chuyên gia… trên mạng xã hội thì đã được xem là “có đẳng cấp”. Tuy nhiên, HENRYs hiểu rất rõ network (mối liên hệ) thực sự sẽ được thể hiện ở chỗ bạn biết họ, họ biết bạn và cả hai sẽ sẵn sàng gặp gỡ bên ngoài và hỗ trợ lẫn nhau.

7. Môi trường

Trân trọng thiên nhiên. Họ thích tham gia và ủng hộ các sản phẩm, dịch vụ có góp phần vào bảo vệ môi trường sống và tránh tuyệt đối các thực phẩm từ động vật “có thể bị tuyệt chủng”.

Có thể thấy, việc thuyết phục các HENRYs mở hầu bao là không đơn giản, đặc biệt là với những khách hàng trẻ. Họ sành công nghệ, ưa thích mua sắm trực tuyến và dễ nảy sinh thiện cảm với những thương hiệu mang tính bền vững và tạo được tác động xã hội (social impact).

Rất khác với các thế hệ đi trước: hầu như đề cao tính sở hữu; quan trọng hình ảnh, hình thức; ít quan tâm đến câu chuyện phía sau nhãn hàng.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Trí Thức Trẻ

CEO Airbnb: Muốn kiếm tiền lâu dài, trước tiên phải làm người tử tế

Thời khắc khó khăn chính là lúc mà bản lĩnh của của một người lãnh đạo thực thụ được bộc lộ rõ nét nhất.

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế thế giới, khiến nhiều lãnh đạo doanh nghiệp phải toát mồ hôi để tìm cách giải quyết. CEO của Airbnb Brian Chesky cũng không phải ngoại lệ: anh buộc phải cắt giảm 1.900 người trên tổng số 7.500 nhân viên của mình.

Đây không phải là một quyết định dễ dàng với bất kỳ CEO nào. Trước Brian, đã có rất nhiều người phải thực hiện điều này, với một thái độ vô tâm cùng lời xin lỗi hời hợt.

Thế nhưng, Brian đã đem đến hy vọng thông qua bức thư của mình.

Anh dạy cho chúng ta bài học quý giá về cách làm kinh doanh giữa người với người trong giai đoạn cực kỳ khó khăn này.

Đảm bảo không ai tự trách chính mình

Những quyết định này không phản ánh chất lượng làm việc của mọi người, cũng không có nghĩa là tất cả mọi người đều phải rời đi. […] Hãy nhớ rằng đây không phải lỗi của bạn.

Khi bị sa thải, phản ứng đầu tiên của bạn sẽ là tự trách chính mình. Bởi vì không được báo trước, không có một lý do rõ ràng, bạn chỉ có thể tự trách bản thân mình.

Brian đã ngăn chặn điều này bằng cách chỉ ra cho họ thấy việc cắt giảm này không phải là lỗi của họ, không phải do họ làm việc chưa tốt hay kỹ năng yếu kém. Hành động này tuy nhỏ, nhưng chỉ vài năm sau đấy, nhân viên Airbnb sẽ nhận ra họ đã được trao một món quà quý giá đến mức nào từ Brian.

Tiết lộ quá trình đưa ra quyết định

Thông thường, các CEO chỉ thông báo cắt giảm mà không giải thích nhiều về quá trình đưa ra quyết định. Điều này khiến những người ra đi lẫn những người ở lại hoang mang tột độ. Đó cũng chính là lúc mà các tin đồn và giả thuyết bắt đầu xuất hiện, rồi dần biết thành nét văn hóa “độc hại” có thể hủy hoại những gì công ty gây dựng được.

Brian tiết lộ quá trình đưa ra quyết định vì anh hiểu rằng sự minh bạch sẽ thúc đẩy sự tự tin và lòng trung thành của nhân viên trong thời điểm bối rối này. Hai yếu tố này cũng sẽ là nền tảng để vực dậy doanh nghiệp sau khủng hoảng.

“Các công ty khác sẽ may mắn khi có được họ”

Chỉ bằng một câu này, Brian đã chứng minh được tài năng của những người bị cắt giảm, đồng thời hy vọng các công ty khác (kể cả đối thủ của mình) sẽ thuê họ.

Brian không sợ những người này sẽ chống lại mình một ngày nào đó. CEO Airbnb hoàn toàn khuyến khích các đối thủ cạnh tranh tuyển dụng nhân tài mà mình buộc phải nói lời tạm biệt. Anh hy vọng họ sẽ được hưởng lợi từ mất mát của công ty mình. Hành động cao thượng này thực sự đã nằm ngoài khuôn khổ kinh doanh.

Giúp các nhà tuyển dụng tiềm năng thấy được năng lực tuyệt vời của nhân viên

Đây là một món quà khác lạ mà Brian đã dành tặng cho những người phải ra đi.

Chúng tôi sẽ mở một trang web giúp những người bị cắt giảm tìm công việc mới. Họ được phép đăng tải hồ sơ, CV và thành quả công việc lên đó để các nhà tuyển dụng tiềm năng có thể tiếp cận được.

Bằng cách cho phép các nhà tuyển dụng tương lai tiếp cận một phần thông tin của công ty, Brian đã giúp các nhân viên cũ có thêm lợi thế khi phỏng vấn tìm việc. Tạo điều kiện cho nhân viên cũ tìm việc là một hành động đúng đắn mà doanh nghiệp nào cũng nên làm.

Dùng tài nguyên của công ty vì mục đích cao cả

Dường như chưa có một CEO nào lại đưa ra quyết định độc đáo như Brian.

Từ giờ đến hết năm 2020, một phần của Bộ phận tuyển dụng Airbnb sẽ trở thành Nhóm hỗ trợ nhân viên cũ. Các nhà tuyển dụng tại Airbnb sẽ cố gắng hỗ trợ những người bị cắt giảm tìm một công việc mới.

Hành động tuyệt vời này sẽ biến Airbnb trở thành sự lựa chọn hàng đầu của người lao động về lâu dài. Những công ty thực sự quan tâm đến nhân viên và thể hiện điều đó bằng hành động sẽ sở hữu nhiều lợi thế vô hình lớn trên thị trường.

Cung cấp laptop công ty cho nhân viên

CEO Airbnb thậm chí còn tận tâm đến mức lo cả chuyện nhân viên cũ sẽ dùng máy tính nào để tìm việc.

Anh biết rằng việc mua máy tính mới sẽ khiến cho những người vừa mới thất nghiệp này phải tốn thêm một khoản tiền không đáng có. Do vậy, anh quyết định cho họ giữ lại laptop với sticker của Airbnb – như một lời nhắc nhở về hành động vị tha của Brian trong hoàn cảnh khó khăn.

“Tôi muốn cho tất cả mọi người vài ngày để suy nghĩ”

Cắt giảm nhân sự chẳng khác nào một buổi hành quyết công khai. Chiếc rìu sẽ chém xuống nhanh và gọn; sau đó tất cả mọi người lại quay trở về với cuộc sống thường ngày.

Tuy nhiên, Brian nhận ra rằng chia tay đồng nghiệp cũng giống như chứng kiến người thân ra đi. Vì thế, anh đã có một quyết định rất dũng cảm: cho mọi người thời gian để suy nghĩ và tìm cách giúp đỡ những người không may bị cắt giảm.

Nhờ vậy, mọi người cũng có thêm thời gian để trò chuyện và nói lời chia tay một cách tử tế. Đây là một hành động tuyệt vời trong thời điểm bất an như hiện tại.

Tri ân những người rời đi

Một trong những cách quan trọng nhất mà chúng ta có thể tri ân những người sắp ra đi là cho họ biết những đóng góp của họ đã được công nhận và họ sẽ mãi luôn là một phần của Airbnb.

Tôi tự tin rằng thành tựu của họ sẽ còn mãi, giống như sứ mệnh của Airbnb vậy.

Brian coi những người phải ra đi như anh hùng và tri ân họ trong suốt lá thư của mình.

Anh đã rất khôn ngoan khi nhắn nhủ những người ở lại phải biết ơn di sản của mà những ra đi để lại. Những người ở lại cần tiếp quản công việc đang dang dở và khiến những người ra đi cảm thấy tự hào.

Những nhân viên bị cắt giảm không phải là kẻ thất bại; họ là những người lính đã hy sinh trong cuộc chiến tài chính mà con virus vô hình kia là kẻ cầm đầu. Họ đáng nhận được sự tôn trọng từ tất cả mọi người.

Nhìn lại quá khứ để dìu dắt tương lai

Brian đã có một sự lựa chọn thú vị khi quay trở lại những ngày tháng Airbnb mới thành lập.

Tôi dành tình yêu sâu sắc cho tất cả các bạn. Sứ mệnh của chúng ta không chỉ là du lịch. Khi chúng ta bắt đầu Airbnb, khẩu hiệu đầu tiên của chúng ta là: “Du lịch như một con người”.

Phần người luôn luôn quan trọng hơn phần du lịch. Giá trị cốt lõi của chúng ta là cảm giác thoải mái, thân thuộc và trung tâm của nó chính là tình yêu.

Brian hiểu rằng để Airbnb có thể tiến xa hơn trong tương lai, anh cần phải quay trở về với giá trị cốt lõi ban đầu. Vị CEO này đã chia sẻ một suy nghĩ hết sức bất ngờ, khi ví von sứ mệnh “thoải mái ở khắp mọi nơi” của doanh nghiệp này với tình yêu, giống như tỷ phú Elon Musk từng nói “tình yêu chính là câu trả lời”.

Mọi người thường nghĩ rằng những thiên tài công nghệ như Elon và Brian quá thông minh và khôn ngoan, đến mức cứng nhắc và vô tình như robot. Họ quên mất rằng cả hai cũng chỉ là con người, cũng có trái tim và thấu hiểu được bản chất của tình người.

Điều đáng ngưỡng mộ là trong giờ phút khó khăn này, Brian vẫn nhận ra được rằng: “Sự thoải mái, thân thuộc chính là tình yêu, vì tình yêu chính là câu trả lời cho tất cả”.

Lá thư mà Brian Chesky gửi tới nhân viên của mình trong khủng hoảng đáng để chúng ta học hỏi nhiều điều. Những lời khuyên tốt nhất về sự nghiệp bao giờ cũng xuất phát từ trong chính hoàn cảnh thực tiễn.

CEO Airbnb đã cho chúng ta thấy cách hành xử đầy tình người trong kinh doanh vào thời điểm khó khăn là như thế nào, bằng cách sử dụng khôn ngoan lòng trắc ẩn, vị tha, tình người, ý thức về mục tiêu, sự minh bạch, sự khiêm nhường, tư duy dư thừa, sự bất toàn và sự thấu hiểu về sức mạnh của tình yêu trong kinh doanh và cuộc sống.

Mỗi phẩm chất này đều là những công cụ làm ăn hữu ích giúp chúng ta vượt qua thời khắc khó khăn này. Lá thư gửi nhân viên của Brian Chesky chính là đỉnh cao của nghệ thuật lãnh đạo mà chúng ta có thể học hỏi.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

WhatsApp giờ đây đã cho phép bạn lên lịch tin nhắn, đây là cách bạn có thể làm điều đó

Với hơn 1,6 tỷ người dùng đang hoạt động, WhatsApp hiện là một trong những nền tảng nhắn tin tức thì (instant messaging platform) được sử dụng nhiều nhất trên toàn thế giới. Một loạt các tính năng và dễ sử dụng làm cho WhatsApp trở thành một lựa chọn khôn ngoan cho những người dùng điện thoại thông minh.

whatsapp-schedule-marketingtrips

Trong khi hầu hết mọi người sử dụng dịch vụ để liên lạc cá nhân, WhatsApp cũng cung cấp phiên bản kinh doanh của dịch vụ. Nó có thể được sử dụng để tạo ra một danh mục để giới thiệu sản phẩm và dịch vụ. Không chỉ vậy, WhatsApp gần đây đã thêm một tính năng có thể được sử dụng để lên lịch tin nhắn.

whatsapp-schedule-marketingtrips

Tin nhắn theo lịch trình còn được gọi là tin nhắn đặt đi. Để lên lịch tin nhắn, hãy đi tới cài đặt ứng dụng> Cài đặt doanh nghiệp> Tin nhắn đi. Bây giờ, bật “Tin nhắn Gửi đi” và nhập tin nhắn mà bạn muốn gửi.

Chọn “Lịch tùy chỉnh” và nhấp vào “Người nhận”. Tại đây, chọn người nhận mà bạn muốn gửi tin nhắn và nhấn Lưu.

Hãy nhớ rằng, các tin nhắn chỉ được gửi nếu điện thoại của bạn có kết nối Internet đang hoạt động. Đây là một tính năng được đánh giá cao mà hầu hết người dùng WhatsApp muốn tận hưởng trên nền tảng chính.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Facebook cập nhật giao diện mới cho trình duyệt web đến người dùng, có cả Dark Mode

Bắt đầu từ ngày thứ 6 tuần trước, giao diện mới của Facebook trên trình duyệt web bắt đầu được cập nhật cho tất cả người dùng trên toàn thế giới.

Giao diện mới của Facebook trên trình duyệt web bắt đầu được cập nhật trên toàn cầu, đại diện công ty cho biết vào thứ 6 tuần trước. Trước đó, chỉ có một số lượng người dùng hạn chế được phép thử nghiệm trước giao diện mới này.

facebook-update-marketingtrips

Trong một bài đăng trên blog, Facebook cho biết giao diện mới sẽ “trở thành một trải nghiệm web mới cho Facebook trên toàn cầu”. Nói thêm rằng “nó sẽ nhanh hơn, dễ sử dụng hơn và cho phép mắt của bạn thoải mái hơn với chế độ Dark Mode”.

Giao diện mới của Facebook trên trình duyệt web cũng có thay đổi lớn về bố cục, đặc biệt là New Feed. Có thể thấy giao diện chính của New Feed trở nên hẹp hơn, tạo ra khoảng không gian lớn hơn cho các cột bên trái và bên phải.

Các biểu tượng cũng lớn hơn, thanh menu cũng lớn hơn, giúp người dùng dễ dàng truy cập vào những thành phần khác của mạng xã hội Facebook, thay vì chỉ tập trung vào phần New Feed chính.

Người dùng hiện tại có thể kích hoạt giao diện mới của Facebook trên trình duyệt và cả chế độ Dark Mode, bằng cách sau:

Bấm vào biểu tượng mũi tên chỉ xuống ở cuối thanh menu.

Bấm vào “Switch to new Facebook” hoặc “Chuyển sang giao diện Facebook mới”.

Bấm vào biểu tượng mũi tên và kích hoạt chế độ Dark Mode.

facebook-update-2-marketingtrips

Mục đích khi Facebook ra mắt giao diện mới lần đầu tiên tại Hội nghị F8 năm 2019, đó chính là tập trung trải nghiệm người dùng vào những giá trị cốt lõi khác của mạng xã hội này, ví dụ như Group, Event hay Messenger.

Kỷ nguyên của New Feed vẫn chưa kết thúc, tuy nhiên giao diện chính này lại đang chứa quá nhiều thông tin rác và các bài đăng mà người dùng không thực sự quan tâm. Người dùng ngày càng có xu hướng hoạt động trong các Group riêng về những chủ đề mà họ quan tâm, hoặc chia sẻ thông tin với nhau bằng tin nhắn.

Giao diện mới của Facebook có thể khiến nhiều người dùng cảm thấy không quen thuộc, đặc biệt là phần tin nhắn. Tuy nhiên nó lại dễ sử dụng hơn khi bạn thường xuyên truy cập vào các Event, Group hay xem Video.

Bắt đầu từ ngày thứ 6 tuần trước, giao diện mới của Facebook trên trình duyệt web bắt đầu được cập nhật cho tất cả người dùng trên toàn thế giới. Tuy nhiên do lịch trình cập nhật không phải cùng một lúc, nên một số người dùng có thể vẫn chưa nhận được giao diện mới và sẽ phải chờ thêm một vài ngày nữa.

 

Facebook bí mật mua lại Giphy – Nền tảng chia sẻ ảnh GIF lớn nhất thế giới

Với thỏa thuận trị giá 400 triệu USD, Facebook được cho là sẽ sẽ tích hợp nền tảng ảnh động Giphy vào ứng dụng Instagram của mình.

Facebook vừa thực hiện thành công một thương vụ thâu tóm mới trong chiến dịch chinh phục toàn bộ internet của hãng. Vào hôm thứ Sáu, CEO Facebook Mark Zuckerberg đã tuyên bố rằng công ty đang mua lại nền tảng chia sẻ ảnh GIF nổi tiếng – Giphy.

facebook-giphy-marketingtrips

Theo Gizchina, thỏa thuận mua bán này đã tiêu tốn của Facebook hơn 400 triệu USD. Kế hoạch của mạng truyền thông xã hội là tích hợp thư viện ảnh Giphy vào Instagram và các dịch vụ khác của hãng bao gồm ứng dụng WhatsApp và Messenger.

Sự tích hợp của Facebook với Giphy thực tế đã có từ lâu. Facebook vẫn cho phép người dùng chia sẻ, tạo và chỉnh sửa ảnh GIF. Cả Facebook, Messenger, WhatsApp và Instagram đều hoạt động với thư viện ảnh Giphy. Facebook tuyên bố rằng khoảng 50% lưu lượng truy cập Giphy đến từ các dịch vụ của công ty.

Nếu bạn là người dùng Giphy, đừng vội lo lắng. Ít nhất là trong tương lai gần, Facebook cho biết hãng chưa có ý định thực hiện bất kỳ thay đổi lớn nào trên Giphy.

Hiện tại, nền tảng ảnh động này sẽ trở thành một phần của Instagram, cho phép người dùng chia sẻ ảnh GIF trong các cuộc trò chuyện và tin nhắn riêng tư. Trong tương lai, hãng có thể sẽ mở rộng sự hiện diện của Giphy trong các dịch vụ khác.

Việc mua đã được Facebook và Giphy khởi động trước đại dịch Covid-19 và những cuộc đàm phán này đã nảy sinh trong thương vụ mua lại.

Facebook từng nói về Giphy như sau: “Chúng tôi đã sử dụng Giphy của đối tác API trong nhiều năm, không chỉ trong Instagram, mà trong ứng dụng Facebook, Messenger và WhatsApp”.

Chiến lược thâu tóm đã được mạng xã hội Facebook thực hiện từ khá lâu. Có thể bạn chưa biết, cả Instagram và WhatsApp ban đầu không phải thuộc sở hữu của tập đoàn truyền thông xã hội này. Instagram được mua lại với giá khoảng 1 tỷ USD, trong khi WhatsApp có giá 16 tỷ USD.

Thương vụ thâu tóm Giphy của Facebook diễn ra vào thời điểm hãng đang chịu sự giám sát chặt chẽ từ phía các cơ quan quản lý và nhà chức trách.

Một số nhà lập pháp Hoa Kỳ, bao gồm Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, D-Mass trước đó đã kêu gọi “Lệnh cấm sáp nhập lớn”, đặc biệt trong giai đoạn suy thoái kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra. Hiện, Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ (FTC) vẫn từ chối bình luận về việc mua lại Giphy của Facebook.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via VietTimes

Làm Digital Marketing là làm gì, có phải chỉ là chạy quảng cáo không ?

Các nhà làm Digital Marketing hay tiếp thị kỹ thuật số chịu trách nhiệm thúc đẩy nhận thức về thương hiệu (brand awareness) và tạo ra khách hàng tiềm năng (lead generation) thông qua tất cả các kênh Digital hay kỹ thuật số – cả miễn phí (free traffic) và trả phí (paid traffic).

lam-digital-la-lam-gi-marketingtrips

Các kênh này bao gồm: social media, website, application, SEO, SEM, email, display advertising hoặc các blog của công ty.

Người làm Digital Marketing thường tập trung vào các chỉ số hiệu suất chính (KPIs) khác nhau cho mỗi kênh để họ có thể đo lường chính xác hiệu suất qua từng kênh. Ví dụ, một digital marketer chịu trách nhiệm về SEO, họ sẽ tập trung đo lường “lưu lượng truy cập không trả phí” của website của họ – dựa trên tổng số traffic hiện có của website.

Digital Marketing ngày nay đóng khá nhiều vai trò trong doanh nghiệp, thậm chí là vai trò chiến lược chính yếu của doanh nghiệp. Trong các công ty nhỏ, một digital marketer sẽ có thể là chuyên gia ‘đa chức năng’, khi họ cần phải có thể cần phải vận dụng nhiều chiến thuật khác nhau trong quá trình làm việc

Trong các công ty lớn hơn, khi cơ cấu nhân sự trở nên “thoải mái” hơn thì sự phân chia theo chuyên môn sẽ trở nên rõ ràng hơn, mỗi chuyên gia chỉ tập trung vào một hoặc hai kênh digital của thương hiệu thay vì “ôm show” như ở các công ty nhỏ khác.

Sau đây là một vài ví dụ về các vị trí chuyên môn phổ biến về Digital trong doanh nghiệp hiện nay:

SEO Executive/Specialist/Manager: KPIs chính là Organic Traffic (lưu lượng truy cập tự nhiên).

Nói đơn giản, các nhà quản lý SEO có vai trò giúp doanh nghiệp xếp hạng tốt hơn trên các công cụ tìm kiếm như Google. Sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, người làm SEO có thể làm việc trực tiếp với người tạo nội dung (content marketer) để đảm bảo nội dung họ tạo ra hoạt động tốt trên Google – ngay cả khi công ty cũng đăng các nội dung này lên phương tiện truyền thông xã hội (social media).

Digital Content Marketing Executive/Specialist/Manager: KPIs chính thường là time on page, tổng traffic, views, lượng người subscriber …

Những bạn làm tiếp thị nội dung hay content marketing là những người sáng tạo nội dung trên nền tảng digital. Họ thường xuyên theo dõi lịch viết blog hay website của công ty và đưa ra chiến lược nội dung bao gồm cả video. Những bạn này thường làm việc với những người trong các bộ phận khác thuộc Marketing như PR, SEO, SEM, Social Media…để đảm bảo các sản phẩm và chiến dịch được hỗ trợ với nội dung kịp thời.

Social Media Executive/Specialist/Manager: KPIs chính thường là follows, impressions, shares, comment, like, click, reach…

Vai trò của người làm Marketing trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội rất dễ suy ra từ tiêu đề, nhưng mạng xã hội nào họ quản lý và sử dụng cũng còn phụ thuộc vào ngành kinh doanh của doanh nghiệp. Trên hết, những người làm truyền thông xã hội thiết lập lịch đăng bài cho nội dung bằng văn bản và hình ảnh của công ty. Những bạn này cũng thường xuyên làm viêc với các bạn content để sản xuất nội dung phù hợp cho các kênh.

Google Ads Executive/Specialist/Manager: KPIs chính là CPC (cost per click), CTR (click through rate), CPL (cost per lead), tổng paid traffic…

Nếu các bạn làm SEO chủ yếu mang về traffic tự nhiên không phải trả tiền (organic traffic) thì các bạn làm Google Ads – là một kênh paid media, tức có trả phí. Cả 2 kênh này đều có điểm chung là cùng thuộc SEM – Search Engine Marketing, tức là tối ưu công cụ tìm kiếm (chủ yếu là Google hoặc ở Việt Nam thì có thêm Cốc Cốc).

Tuỳ vào chiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp mà doanh nghiệp sử dụng hoặc SEO hoặc Google Ads hoặc sử dụng đồng thời cả hai.

Facebook Ads Executive/Specialist/Manager: KPIs chính thường là CPC, CPL, CTR, lượng comment, conversion, gửi tin nhắn…

Cũng là một kênh thuộc Social Network tương tự như Twitter, Instagram…tuy nhiên tại Việt Nam vì sự phổ biến mà riêng kênh Facebook có rất nhiều doanh nghiệp tuyển dụng và sử dụng riêng vị trí Facebook Ads, đặc biệt với các doanh nghiệp lớn hoặc các doanh nghiệp sử dụng ngân sách lớn cho Facebook.

Performance Based Ads Executive/Specialist/Manager: KPIs chính thường là các chỉ số tập trung vào chuyển đổi như: cost per lead, cost per conversion, cost per booking, cost per sign up…

Những năm trở lại đây, rất nhiều doanh nghiệp tuyển dụng và “đãi ngộ cao” với các bạn làm Performance, bởi tính chất của Performance là tập trung vào các hiệu suất thực hay nói cách khác là chuyển đổi hoặc cận chuyển đổi nên thường doanh nghiệp sẽ nhìn thấy chi phí đầu tư cho Performance là xác thực và “có giá trị”. Tuy nhiên nếu nhìn nhận ở bức tranh lớn hơn hoặc liên quan đến “scale up” thì chỉ dựa vào Performance có vẻ vẫn chưa thuyết phục cho lắm.

Thường vị trí này sẽ sử dụng kênh Paid Media để đạt được các mục tiêu hiệu suất được để ra bởi bộ phận Marketing. Tuỳ vào ngành hàng (B2B, B2C, D2C…), sản phẩm, thị trường…mà doanh nghiệp có thể tuỳ chọn các kênh digital để làm Performance.

Marketing Automation Coordinator: KPIs chính thường là Email open rate, campaign click-through rate, lead-generation (conversion) rate…tỉ lệ Lead, Click qua Chatbot…

Tự động hoá các hoạt động Marketing giúp chọn và quản lý phần mềm cho phép toàn bộ nhóm Marketing hiểu hành vi của khách hàng và đo lường sự phát triển của doanh nghiệp. Bởi vì nhiều hoạt động Marketing được mô tả ở trên có thể được thực hiện tách biệt với nhau, điều quan trọng là phải có ai đó có thể nhóm các hoạt động digital này thành các chiến dịch riêng lẻ và theo dõi hiệu suất của từng chiến dịch.

Digital Marketing Executive/Specialist/Manager: KPIs chính thường là tổng KPIs của các kênh Digital cộng lại và liên quan mật thiết với mục tiêu của Business.

Bên cạnh nhiều doanh nghiệp vẫn tách rõ các vị trí làm Digital theo từng kênh thì vẫn có nhiều doanh nghiệp sử dụng vị trí này như là vị trí tổng hợp tức làm đa kênh. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, khi lượng ngân sách Marketing và công việc còn ít thì đây sẽ là vị trí thường được chọn. Đối với các doanh nghiệp có lượng ngân sách lớn hơn họ cũng có thể sẽ sử dụng vị trí này tuy nhiên ở level Manager trở lên để quản lý các vị trí chuyên môn cụ thể theo các kênh Digital nói trên.

Khi doanh nghiệp sử dụng vị trí Digital thường sẽ được hiểu là bạn này sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động digital của doanh nghiệp gồm paid media, own media, earned media, cả organic lẫn paid, quản lý toàn bộ các hoạt động Digital Ads, các digital platform (web, app, tools, CRM…).

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hùng Lâm | MarketingTrips 

Google đang bị Mỹ lên kế hoạch khởi kiện chống độc quyền

Theo thông tin vừa được công bố vào ngày 15/5, Bộ Tư pháp và một nhóm các bang của Mỹ dự kiến sẽ “đánh” Google bằng một vụ kiện chống độc quyền vào mùa hè này, nhắm vào công ty công nghệ trong ngành quảng cáo.

google-marketingtrips

Vụ kiện có thể là kết quả của một cuộc điều tra bắt đầu vào tháng 9/2019, khi tất cả 50 tiểu bang của Mỹ tuyên bố tiến hành điều tra chống độc quyền tại công ty, tập trung vào các hoạt động quảng cáo và kiểm soát tìm kiếm trên Internet.

Ngày 15/5, Tạp chí Phố Wall đã thông cáo rằng, Bộ Tư pháp có kế hoạch biến công nghệ quảng cáo của gã khổng lồ công nghệ thành điểm nhấn chính trong cuộc điều tra và xem xét thêm việc Google sử dụng sự thống trị web của mình để triệt hạ bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào khác.

Tổng chưởng lý Ken Paxton của bang Texas, người đứng đầu cuộc điều tra ban đầu cho biết, Google đã bị trát hầu tòa và vụ kiện có thể tiến hành trong năm nay. Tuy nhiên, thông tin vẫn đang được thu thập dù dịch bệnh hoành hành. Trong khi đó, Tổng chưởng lý William Barr kỳ vọng không có sự chậm trễ và vụ kiện sẽ đến vào đầu mùa hè này.

Trong một tuyên bố với Tạp chí Phố Wall, một phát ngôn viên của Google cho hay, công ty sẽ tiếp tục tuân thủ cuộc điều tra của Bộ Tư pháp và từ chối đưa ra bất kỳ cập nhật hoặc nhận xét nào về vụ việc.

“Mục tiêu của chúng tôi tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ giúp người tiêu dùng, hỗ trợ hàng ngàn doanh nghiệp và cho phép tăng sự lựa chọn và cạnh tranh”, phía Google cho biết thêm.

Thời báo New York đã xác nhận báo cáo của Tạp chí phố Wall và cho rằng, các nhà quản lý tập trung vào điều tra sự thống trị của Google trong ngành quảng cáo trực tuyến và liên quan đến cáo buộc công ty lạm dụng vị trí thống trị của mình trong tìm kiếm trực tuyến để gây hại cho đối thủ cạnh tranh.

Mùa hè năm ngoái, Bộ Tư pháp tuyên bố sẽ mở một cuộc điều tra chống độc quyền rộng rãi đối với các công ty công nghệ lớn nhất quốc gia bao gồm Google, Facebook, Amazon và Apple.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via ICTNews

Bị giám đốc AI của Facebook chê là thiếu hiểu biết về trí tuệ nhân tạo, Elon Musk đáp “Facebook dở ẹc”

Có lẽ không thể bắt bẻ được 1 chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực AI, Musk chỉ biết dỗi và đành quay ra chê Facebook mà thôi.

Mặc dù có thể coi là “một con nghiện mạng xã hội”, nhưng Elon Musk chưa bao giờ tỏ ra hứng thú với Facebook. Trước đây, vị tỉ phú lắm tài nhiều tật này thậm chí còn tuyên bố thẳng thừng Facebook là 1 trò nhảm nhí, vô vị và kêu gọi mọi người nên ngừng sử dụng ứng dụng này. 2 công ty lớn mà ông sở hữu, SpaceX và Tesla, cũng không hề lập fanpage chính thức trên Facebook.

Tiếp đến, vào hôm thứ 6 vừa qua (15/5), Musk tiếp tục đăng đàn trên Twitter vỗ thẳng mặt sản phẩm để đời của Mark Zuckerberg với dòng trạng thái ngắn gọn: “Facebook dở ẹc”.

Không phải ngẫu nhiên mà Elon Musk lại nổi hứng công khai “cà khịa” Facebook như vậy. Số là mới đây, giám đốc mảng AI của mạng xã hội này, Jerome Pesenti đã chỉ trích Elon Musk không hiểu gì về trí tuệ nhân tạo cả nhưng lại rất thích ba hoa về công nghệ này.

Trong đó, quan điểm “AI sẽ trở nên thông minh hơn rất nhiều so với con người, đẩy nhân loại vào tình cảnh éo le, cùng cực” của Musk bị Jerome phản đối kịch liệt hơn cả. Điều đó có lẽ đã đẩy ác cảm của Musk với Facebook lên đến cao trào, và chúng ta đều biết rằng CEO của Tesla chẳng ngán bất cứ ai trên Twitter cả.

elon-musk-marketingtrips

Khi bị giám đốc AI của Facebook chỉ trích, Elon Musk đã đáp trả ngắn gọn: “Facebook dở ẹc”.

Vào tháng 8/2019, tại Hội nghị AI quốc tế diễn ra ở Thượng Hải, Trung Quốc, Elon Musk đã có cơ hội trao đổi về công nghệ này với tỉ phú Jack Ma. Ông cho biết: “Tôi cho rằng đa số chúng ta đang đánh giá quá thấp khả năng của AI. Họ chỉ nghĩ đơn giản nó là 1 sản phẩm thông minh tương tự như con người. Nhưng không, tiềm năng của nó còn lớn hơn vậy nữa. Theo tôi thấy, AI sẽ sớm sở hữu trí tuệ vượt qua cả những người thông minh nhất thế giới”.

Trước đó vào năm 2017, Musk cũng từng nhiều lần nhấn mạnh vào những nguy cơ mà AI có thể gây ra cho nhân loại trong tương lai gần. CEO của Tesla nhận định: “AI là hiểm họa đối với sự tồn vong của loài người. Tôi đã có cơ hội được tiếp xúc với mô hình AI tân tiến nhất hiện nay, và tin tôi đi, chúng ta có lý do để sợ hãi đấy”.

Quan điểm của Elon Musk về việc AI sẽ sớm trở nên thông minh hơn con người và đe dọa đến nhân loại đã vấp phải rất nhiều chỉ trích từ các chuyên gia công nghệ trên toàn thế giới.

Quan điểm của Elon Musk có thể chính xác, cũng có thể không. Nhưng rõ ràng là ông không chỉ phát biểu cho vui mồm vui miệng. Vào tháng 7/2016, ông đã thành lập công ty Neuralink với mục đích hoàn thiện những lỗ hổng kiến thức và thu hẹp khoảng cách giữa con người với những công nghệ AI tân tiến, để nó không bao giờ có thể vượt qua nhân loại được. Ngoài ra, Musk cũng rất tích cực đầu tư vào các start-up AI tiềm năng trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, quan điểm của Musk về trí thông minh nhân tạo đã vấp phải sự phản đối của rất nhiều nhân vật có tiếng tăm trong làng công nghệ. Tỉ phú Bill Gates đã nhận định rằng sự phát triển của AI sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho con người, và không cần phải quá lo lắng về viễn cảnh robot trở nên thông minh hơn chúng ta.

Hay chính CEO Mark Zuckerberg của Facebook cũng từng chỉ trích suy nghĩ của Musk về AI là quá vô căn cứ và nhảm nhí, thiếu trách nhiệm.

Elon Musk cũng từng bày tỏ sự lo ngại đặc biệt đối với AGI – 1 dạng AI trên lý thuyết với khả năng học hỏi và thích nghi giống như con người. Tuy nhiên, Jerome Pesenti đã nhanh chóng phủ nhận điều này: “Chẳng có cái công nghệ nào gọi là AGI cả. Phải còn rất lâu nữa, trí thông minh nhân tạo mới có thể tiệm cận được đẳng cấp của con người“.

Và có lẽ không thể bắt bẻ được 1 trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực AI, Musk chỉ biết dỗi và quay sang chê Facebook mà thôi.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Tri Thức Trẻ

Mẹo trả lời nhà tuyển dụng khi được hỏi “Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì ?”

Quả thực, phòng phỏng vấn xin việc lúc nào cũng là một nơi áp lực nhất nhì trong cuộc đời mỗi người. Tại đó, người giỏi chưa chắc đã chiến thắng hơn kẻ khôn. Ấy là khi chúng ta được hỏi những câu hóc búa, thì thay vì trả lời chứng tỏ mình giỏi, hãy trả lời để đối phương biết mình thực sự tinh tế.

meo-phong-van-marketingtrips

Và “Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?” là một trong những câu nghe có vẻ đơn giản nhưng ẩn chứa nhiều “bẫy” đằng sau.

Trang Daily Mail trích dẫn ý kiến từ chuyên gia tuyển dụng, họ cho rằng mục đích của câu hỏi này là để biết ứng viên có thực sự tự nhận thức về bản thân hay không, từ điểm mạnh cho đến điểm yếu. Giám đốc Jane McNeil từ công ty tuyển dụng nhân sự toàn cầu Hays cho biết “Không có một đáp án nào chính xác hoàn toàn, câu trả lời hay phụ thuộc vào cách bạn lý giải.”

McNeil còn nhấn mạnh, nếu muốn lấy lòng nhà tuyển dụng, hãy lựa chọn điểm yếu là những điều ngoài công việc chính mà bạn đang cố gắng từng ngày thay đổi để trở nên tốt hơn, chứ không phải những nhiệm vụ căn bản.

Ví dụ như bạn đang ứng tuyển vào vị trí biên tập nội dung cho một tòa soạn, đừng nói điểm yếu của bạn là viết dở, ít đọc hay kém nhanh nhạy thông tin. Nếu nói như thế bạn sẽ mất điểm vô cùng trong mắt nhà tuyển dụng. Thay vào đó, hãy kể ra điểm yếu của mình ví dụ như thuyết trình trước đám đông, yếu về sắp xếp thời gian hợp lý, tự phê bình bản thân…

Dù vậy, hãy cứ đọc kỹ mô tả công việc và tránh các yếu tố trong đó ra khi kể về điểm yếu. Một số chuyên gia khác còn chỉ ra một lỗi sai mà các ứng viên hay vấp phải. Ví dụ bạn ăn mặc chỉnh tề, lịch sự và khá hợp chuẩn nhưng lại nói điểm yếu của mình nằm ở vấn đề thời trang.

Đôi khi ứng viên trả lời như vậy vì bị bế tắc, nhưng cũng có người vì muốn nhà tuyển dụng khen ngược lại. Mặc dù vậy, điều này nghe rất giả tạo và lố bịch. Do đó, chị em cũng nên hiểu chính bản thân để không trả lời theo một cách vô trách nhiệm, trớt quớt như vậy.

Hay như một ứng viên khá hoạt ngôn, đối đáp trôi chảy nhưng lại nói điểm yếu là về ăn nói. Lúc ấy, trong đầu nhà tuyển dụng thường nảy ra câu hỏi “Tại sao bạn này lại phủ nhận khả năng bản thân? Phải chăng bạn ấy không hiểu chính mình?”. Những nghi vấn này sẽ làm bạn mất điểm nhiều đó nha!

Cuối cùng, tờ Daily Mail còn chỉ ra 3 câu nói cấm kỵ khi trả lời câu hỏi về điểm yếu lớn nhất. Thứ nhất là “Tôi là một người quá hoàn hảo, nên đó là điểm yếu”, câu thứ 2 là kiểu “Điểm yếu của tôi là quá nghiện việc”, câu thứ 3 là “Tôi không có bất cứ điểm yếu nào”. Kiểu trả lời như vậy chỉ cho thấy bạn đang không tập trung vào cuộc phỏng vấn cũng như không tôn trọng nhà tuyển dụng.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Daily Mail/Phụ Nữ Việt Nam

Quy luật dẫn đầu trong Marketing: Sáng tạo một chủng loại mà bạn là người đi đầu tiên

Hàng tỷ đô-la phí phạm vào các chương trình Marketing mà không thành công, đó không phải là vấn đề của sự khôn ngoan, sáng suốt hay các ngân khoản vĩ đại. Quy luật dẫn đầu trong Marketing: Sáng tạo một chủng loại mà bạn là người đi đầu tiên

Quy luật dẫn đầu trong Marketing
Quy luật dẫn đầu trong Marketing

Nhiều nhà quản lý cho rằng một chiến lược Marketing được xây dựng tốt, triển khai tốt, đầu tư tốt sẽ thành công. Tuy nhiên, sự thật là không nhất thiết là phải như vậy.

Và các bạn không phải tìm kiếm các ví dụ đâu xa xôi, mà chính là các công ty như IBM, General Motors, và Sears Roebuck.

Các nhà quản trị điều hành chương trình của hãng GM phải là những người giỏi nhất và sáng giá nhất. Đương nhiên là những người giỏi nhất và sáng giá nhất đã hấp dẫn các công ty lớn và tốt nhất như GM và IBM.

Nhưng các chương trình này tự nó đã dựa trên những giả thuyết thiếu cơ sở.

Khi được hỏi ông tin tưởng gì vào cảm nghĩ của nước Mỹ đối với các công ty lớn, John Keneth Galbraith đã nói rằng chúng ta sợ quyền lực của các công ty. Ngày nay, phải nói chúng ta sợ sự bất lực của các công ty.

Tất cả các công ty đều gặp rắc rối, đặc biệt là các công ty lớn. General Motors chính là một ví dụ điển hình. Thập kỷ vừa qua, công ty đã trả một cái giá khủng khiếp cho sự hủy hoại nhãn hiệu của họ (nó làm công ty tốn kém hệt như đã từng tốn kém khi tạo ra nhãn hiệu). Cổ phần đã mất đi 10 điểm tức là mất đi 10 tỉ đô-la doanh số một năm.

Vấn đề của công ty GM không phải là vấn đề của sự cạnh tranh, dù rằng mức độ cạnh tranh có gia tăng. Đó cũng chẳng phải là vấn đề phẩm chất, dù cho GM không đưa ra được phẩm chất ngoại hạng. Điều chắc chắn đó là vấn đề Marketing.

Ngày nay, khi một công ty phạm một lỗi lầm, dấu ấn lỗi lầm hiện ra ngay sau lưng họ, đó là sự cạnh tranh với công việc kinh doanh của họ. Để lấy lại phong độ kinh doanh, công ty đó phải đợi các công ty khác phạm sai lầm và tìm cách khai thác tình huống đó.

Như vậy, làm thế nào để tránh nhầm lẫn ngay từ đầu? Câu trả lời là chương trình Marketing của bạn phải phù hợp với các điều luật Marketing hay tiếp thị.

Quy luật dẫn đầu trong marketing là gì?

Nhưng ai là người nói lên điều này? Làm thế nào mà hai gã từ bang Connecticut đã khám phá ra trong khi những người khác lại bỏ qua? Sau cùng, có rất nhiều nhà marketer và học giả thông thái. Tại sao họ lại bỏ qua những điều mà chúng ta nghĩ là thật hiển nhiên?

Câu trả lời thật đơn giản. Chúng ta có thể nói, nhưng hầu hết không ai sẵn sàng xác nhận là có những điều luật về Marketing, chỉ có một điều có thể chắc chắn là những điều luật này không thể thay thế được.

Có luật tự nhiên, thế tại sao không thể có luật Marketing? Bạn có thể làm được một chiếc máy bay hoàn hảo, sẽ đẹp mắt lắm, nhưng nó sẽ không cất cánh được cho đến khi nó tuân theo các định luật về vật lý, đặc biệt là luật về trọng lực.

Bạn có thể xây một kiệt tác kiến trúc trên đồi cát, nhưng cơn bão đầu tiên sẽ xóa bỏ sáng tạo của bạn sau một đêm.

Như vậy, bạn có thể hoạch định một chương trình Marketing xuất sắc nhưng chỉ một trong các điều luật Marketing có thể hại nó nếu bạn không biết các diều luật này là gì.

Có lẽ bản chất của con người là không thừa nhận có những điều mà mình không làm được. Chắc chắn hầu hết các nhà Marketer tin tưởng có thể đạt được bất cứ đíều gì nếu bạn có đủ năng lực, sáng tạo hay quyết tâm. Đặc biệt là nếu bạn chịu chi đủ tiền.

Một khi bạn thừa nhận có những luật về Marketing thì rất dễ dàng nhận ra đó là điều gì. Nó thật hiển nhiên.

Vị trí dẫn đầu hay hơn là vị trí tốt hơn?

Rất nhiều người tin tưởng rằng vấn đề căn bản trong Marketing là làm sao thuyết phục các khách hàng tiềm năng rằng mình có sản phẩm hay dịch vụ tốt hơn.

Điều này không đúng. Nếu bạn chia sẻ một phân khúc thị trường nhỏ và bạn phải cạnh tranh với các đối thủ lớn hơn, được đầu tư tốt hơn thì chiến lược Marketing của bạn có thể bị thất bại ngay từ đầu. Bạn đã vi phạm luật Marketing đầu tiên.

Vấn đề căn bản trong Marketing là sáng tạo được một chủng loại mà mình là người đầu tiên trong lĩnh vực này. Đó chính là “luật dẫn đầu”.

Vị trí dẫn đầu vẫn hơn là vị trí tốt hơn. Đi vào trí nhớ trước tiên dễ dàng hơn là thuyết phục mình có sản phẩm tốt hơn sản phẩm của ai đó đã được giới thiệu trước. Bạn có thể trình bày Luật dẫn đầu bằng cách tự đặt hai câu hỏi:

1. Ai là người đầu tiên bay một mình qua Đại Tây Dương? Chales Lindbergh, đúng không?

2. Ai là người thứ hai bay một mình qua Đại Tây Dương? Thật không dễ trả lời. Người thứ hai bay một mình qua Đại Tây Dương là Bert Hinkler.

Bert là phi công giỏi hơn Charlie: ông ta bay nhanh hơn. dùng ít nhiên liệu hơn. Tuy vậy, ai đã từng nghe nói về Bert Hinkler (Bert đã bỏ nhà đi và bà Hinkler chẳng có tin tức gì về ông ta kể từ khi ấy).

Mặc dù Lindbergh là người đi tiên phong, nhưng hầu hết các công ty lại đi theo con đường của Bert Hinkler. Họ chờ đợi cho đến khi thị trường được khai phá. Rồi nhảy vào với một sản phẩm tốt hơn, thường là kèm theo tên công của mình.

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày nay một sản phẩm tương tự với một tên mới có rất ít hy vọng trở thành một nhãn hiệu lớn và có lãi.

Nhãn hiệu dẫn đầu trong bất kỳ chủng loại sản phẩm nào luôn luôn là nhãn hiệu đầu tiên trong trí nhớ của khách hàng tương lai. Hertz trong lĩnh vực cho thuê xe ôtô, IBM trong điện toán, Coca-cola trong lĩnh vực nước giải khát…

Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Heineken là loại bia nhập khẩu đầu tiên tạo nên tên tuổi ở Mỹ. Bốn thập nên sau, bia nhập khẩu hạng nhất là bia gì? Có phải là loại bia có vị ngon nhất không hay là bia Heineken.

Có cả thảy 425 nhãn hiệu bia nhập khẩu và bán ở Mỹ. Chắc chắn là một trong các nhãn hiệu này phải ngon hơn Heineken.

Nhưng đó có thật sự là vấn đề không? Ngày nay, Heineken vẫn còn là bia nhập khẩu đứng hạng nhất, với 30% của thị trường.

Loại bia nhẹ nội địa đầu tiên là Miller Lite. Vậy thì ngày nay loại bia nhẹ nào bán nhiều nhất tại Mỹ.

Đó là bia có vị ngon nhất hay là loại bia đã đi vào trí nhớ của người tiêu thụ trước tiên.

Tuy thiên không phải tất cả những gì đi đầu tiên đều trở nên thành công. Vị thế đầu tiên của bạn có thể đã quá trễ.

Ví dụ báo “USA Today” là tờ báo toàn quốc đầu tiên, nhưng nó hình như không thành công. Tờ báo đã lỗ cả thảy 800 triệu đô-la và chưa năm nào có lời. Trong kỷ nguyên của truyền hình, có thể là đã quá trễ cho một tờ báo toàn quốc.

Nhiều cái đầu tiên lại quá tệ nên đã chẳng đi tới đâu. Frosty Paws là loại kem đầu tiên dành cho… chó, đã không thành công.

Các chú chó thích loại kem này, nhưng chủ của chúng lại là người bỏ tiền ra mua, và tất nhiên, các vị này nghĩ rằng các chú chó không cần một loại kem dành cho riêng cho chúng. Chúng vẫn sung sướng dù chỉ Liếm các dĩa kem.

Luật dẫn đầu áp dụng cho bất cứ sản phẩm, nhãn hiệu, chủng loại và lĩnh vực nào. Chẳng hạn bạn không biết tên của trường đại học đầu tiên thành lập tại Mỹ. Bạn luôn luôn có thể đoán đúng bằng cách thay thế từ dẫn đầu bằng từ đầu tiên.

Vậy thì tên của trường đại học dẫn đầu nước Mỹ là gì? Hầu hết mọi người có thể nói là Harvard, đồng thời cũng chính là tên của trường đại học đầu tiên thành lập tại Mỹ. (Tên của trường đại học thứ hai thành lập tại Mỹ là gì?

Trường đại học William & Mary. Nhiều người không biết vì nó chỉ nổi tiếng hơn Bert Hinkler một chút thôi).

Không có hai sản phẩm nào mà lại giống nhau hơn là hai người sinh đôi. Vậy mà các cặp song sinh thường phàn nàn là người ta vẫn luôn luôn thích người mà họ gặp đầu tiên, dù rằng người ta cũng biết cả người kia nữa.

Người ta thường gắn bó với những gì mà họ đă có. Nếu bạn gặp ai đó hơn vợ hay chồng của bạn, điều đó thật sự sai lầm. Nếu bạn thay đổi, hãy nghĩ tới tiền thù lao phải trả cho luật sư, chia con cái và phân chia tài sản.

Luật dẫn đầu cũng áp dụng cho cả tạp chí. Đó là lý do tại sao tạp chí “Time” đư¬ợc xếp trên tạp chí “newsweek”; “People” trên “Us” và “Playboy” trư¬ớc “Penhouse”.

Lấy ví dụ tạp chí “TV Guide” (Hướng dẫn truyền hình). Vào đầu những năm 50. Công ty Xuất bản Curtis đã cố gắng đưa “Television Listings Magazine” (Tạp chí mục lục truyền hình) cạnh tranh với tạp chí còn non nớt “TV Guide”.

Mặc dù “TV Guide” chỉ mới khởi đầu còn yếu ớt, và Curtis có sức mạnh đáng nể nhưng nhà xuất bản Curtis chưa bao giờ thật sự cất đầu lên được vì thị trường của “TV Guide” đã được hình thành trước đó.

Quy luật dẫn đầu áp dụng bình đẳng cho cả các sản phẩm kể từ thể rắn như xe tô và máy vi tính đến thể mềm như các trường đại học và rượu bia.

“Jeep” là loại xe hai cầu đầu tiên; “Acura” là loại xe sang trọng đầu tiên của Nhật; “IBM” là công ty đầu tiên chế tạo loại máy vi tính lớn có công suất cao; “Sun

Microsystems” là công ty đầu tiên sản xuất loại máy vi tính văn phòng. “Jeep”, “Acura”, “IBM” và “Sun” đều là những nhãn hiệu dẫn đầu.

Chrysler là công ty giới thiệu loại xe chở khách cỡ nhỏ đầu tiên. Ngày nay, hãng Chrysler có được 10% thị trường ôtô và 50% thị trường loại xe chở khách cỡ nhỏ. Vậy thì sự cần thiết cho thị trường xe ôtô là làm ra xe tốt hơn hay chiếm lĩnh thị trường trước tiên?

Công ty máy vi tính Hewlett-Packard là công ty đầu tiên giới thiệu máy in laser. Ngày nay công ty có được 5% thị trường máy vi tính cá nhân và 45% thị trường máy in laser.

Gillette là công ty giới thiệu lưỡi dao cạo an toàn đầu tiên. Tide là hãng bột giặt quần áo đầu tiên. Hayes là công ty đầu tiên về máy nối mạng vi tính. Tất cả đều dẫn đầu.

Một lý do khiến nhãn hiệu đầu tiên có khuynh hướng duy trì được vị trí dẫn đầu vì tên nhãn hiệu thường trở thành tên chung cho cả loại.

Xerox là máy sao chụp sử dụng loại giấy thường đầu tiên và đã trở thành tên gọi của tất cả các loại máy photocopy bằng giấy thường. Người ta sẽ đứng trước loại máy photocopy hiệu Ricoh, Sharp hay Kodak và nói:

“làm thế nào dể tôi có được một bản Xerox?” Họ sẽ hỏi “Kleenex” trong khi ngoài bìa của hộp khăn giấy in rõ ràng chữ Scott. Họ cũng sẽ mời bạn uống Coke trong khi họ chỉ có Pepsi-Cola.

Có bao nhiêu người hỏi mua băng dán cellophane thay vì hỏi băng “Scotch”? Không nhiều lắm. Hầu hết người ta dùng tên thương hiệu khi nó trở thành tên dùng chung: BandAid, Fiberglas, Formica, Gore-Tex, Jello, Krazy, Glue, Q-tips, Saran Wrap, Velcro… Đó chỉ là một phần nhỏ. Một vài người sẽ lấy tên dài để đổi tên nhãn hiệu thành tên chung. “FedEx gói hàng này đi vùng ven bờ biển”.

Nếu bạn đang giới thiệu nhãn hiệu đầu tiên của một mặt hàng (chủng loại) mới, bạn hãy cố gắng chọn một tên có thể trở thành tên chung cho cả loại. (Các luật sư thường cố vấn ngược lại, nhưng họ biết gì về các điều luật của thị trường?).

Thường thường, không phải chỉ có nhãn hiệu đầu tiên mới trở nên dẫn đầu, nhưng thứ tự doanh thu của các nhãn hiệu thường phù hợp với vị trí của nhãn hiệu đó.

Ví dụ hay nhất là thuốc ibuprofen. Nhãn hiệu Advil đứng thứ nhất, Nuprin thứ nhì, Medipren thứ ba. Thứ tự doanh thu mà họ đang hưởng cũng đúng y hệt vậy: Advil được 51% thị trường, ibuprofen, Nuprin 10% và Medipren 1%.

Nhãn hiệu thứ tư tham gia vào thị trường là Motrin IB. Mặc dù có được một công thức ibuprofen hữu hiệu, nhãn hiệu Motrin cũng chỉ chia sẻ được 15% thị trường. Hãy nhớ rằng Advil cũng giới thiệu cùng một công thức như Motrin.

Và cũng cần ghi nhận rằng Advil trở thành tên chung thay thế. Người tiêu dùng sử dụng Advil như là một danh từ chung, hiếm khi nào họ dùng từ ibuprofen. Ngay cả các bác sĩ y khoa sẽ nói với bệnh nhân: “Hãy uống hai viên “Advil” và sáng mai gặp tôi”.

Thuốc Tylenol cũng vậy. Là nhãn hiệu đầu tiên của acetaminophen. Tylenol đã bỏ xa nhãn hiệu đứng thứ hai đến mức khó mà biết được đứng thứ hai là nhãn hiệu nào. Nếu bí mật của sự thành công là đi vào trí nhớ của các khách hàng tương lai, thì chiến lược nào được hầu hết các công ty quyết tâm theo đuổi?

Chiến lược sản phẩm tốt hơn. Đề tài mới nhất và nóng bỏng nhất trong lĩnh vực quản trị kinh doanh là tiêu chuẩn.

Tiêu chuẩn đã được nâng lên như là: “Chiến lược cạnh tranh độc nhất”; tiêu chuẩn được coi là công cụ để so sánh và đánh giá sản phẩm công ty của bạn với sản phẩm tốt nhất trong công nghiệp; nó được nói tới như là nhân tố thiết yếu trong một tiến trình thường được gọi là “quản trị tổng hợp chất lượng”.

Thật không may, chiến lược tiêu chuẩn đã không thành công. Thực tế người ta cảm nhận sản phẩm đầu tiên lọt vào trí nhớ là sản phẩm tốt nhất: Marketing là cuộc chiến của sự nhận thức hay định vị thương hiệu, không phải là của sản phẩm.

Những tên nhãn hiệu đầu tiên của aspirin, của acetaminophen, của ibuprofen là gì ? (gợi ý: Hãy thay thế từ “đầu tiên” bằng từ “dẫn đầu” và bạn sẽ có câu trả lời cho câu hỏi này).

Charles Schwab tự coi mình là “Người môi giới mua bán cổ phần lớn nhất ở Mỹ”. Bạn có ngạc nhiên không khi biết Charles Lindlbergh của ngành kinh doanh mua bán cổ phần lại chính là Charles Schwab.

Neil Amstrong là người đầu tiên đi bộ trên mặt trăng. Ai là người thứ nhì?

Roger Bannister là người đầu tiên chạy một dặm (1,6km) trong 4 phút. Ai là người thứ nhì?

GeorgeWashington là vị Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ. Ai là vị Tổng thống thứ hai?

Thomas’ là nhãn hiệu đầu tiên của Loại bánh mì English muffin. Nhãn hiệu thứ hai là gì?

Gatorade là nhãn hiệu đầu tiên của thức uống trong thể thao. Thứ nhì là gì?

Nếu bạn ở vị trí thứ hai trong trí nhớ của các khách hàng tiềm năng, bạn có thể tránh được sự lãng quên như đã xảy ra với Buzz Aldrin, John Landy, John Adams, các loại bánh English muffin vô danh hay không? Không nhất thiết là như vậy, may mắn thay, còn có những điều luật khác nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Cựu CEO Facebook VN nói về WeFit: Thu tiền trước là hình thức huy động vốn, đừng “đánh lừa” niềm tin người dùng

Việc thu tiền trước của người dùng cũng là một hình thức huy động vốn. Khi startup phá sản, người dùng mất tiền, quản lý Nhà nước sẽ ứng xử ra sao với sự phát triển chóng mặt của nhiều mô hình kinh doanh khác nhau? “Không nên để những tiếng nói sáng tạo lấn át tiếng nói bùng nổ của thị trường và niềm tin của người dùng cho công ty khởi nghiệp”, cựu CEO Facebook Việt Nam Lê Diệp Kiều Trang nói.

Career Path: Chọn việc lương cao hay việc yêu thích?

Mỗi chúng ta đều sở hữu những định hướng nghề nghiệp riêng biệt trong cuộc sống. Có người may mắn chọn được việc làm lý tưởng, vừa thỏa đam mê lại giải quyết được vấn đề tài chính.

Một số khác lại bận lòng tìm nơi mình thuộc về, để rồi vì cơm áo gạo tiền mà lựa chọn công việc không mấy yêu thích. 

Mỗi sáng thức dậy bạn có cảm thấy hứng khởi với việc đi làm hay không? Trừ lúc nhận lương, những ngày còn lại của bạn trôi qua như thế nào?

Câu trả lời này sẽ cho chúng ta biết được mức độ hứng thú và phù hợp của bạn đối với công việc.

Bên cạnh đó, chúng ta nên thiết lập định hướng nghề nghiệp của mình bằng cách chọn việc ổn lương cao hay việc mình yêu thích? Hãy cùng JobHop tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau đây.

Công việc chiếm 1/3 thời gian mỗi ngày

Mỗi ngày bạn dành trung bình 8 giờ, tương ứng với 1/3 tổng thời gian để làm việc. Hãy tưởng tượng nếu bạn bắt đầu ngày mới với một công việc mình không yêu thích, liệu bạn có thể làm nó trong bao lâu?

Sự nghiệp là kế hoạch lâu dài, nếu bạn nghĩ mình chỉ làm việc này trong đôi ba tháng, con đường bạn đi sẽ ngày càng chông chênh và nhiều chướng ngại.

Khi được làm việc trong sự hứng khởi, thời gian sẽ trôi qua nhanh hơn. Ngược lại, nếu bạn luôn cảm thấy chán chường, lặng lẽ đếm từng giây phút để được về nhà, chuỗi ngày đó sẽ lặp đi lặp lại như một vòng xoay không có hồi kết. Hãy biến công việc thành bữa ăn ngon, thay vì những bát cơm vội vàng chóng đói qua ngày.

Châm ngôn của người trẻ: Làm vì đam mê

Định hướng nghề nghiệp của bạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng công việc. Một số vị trí sẽ mang đến cho bạn nguồn thu nhập ổn định, nhưng mọi việc sẽ khác nếu bạn không đủ yêu thích những gì mình làm.

Lúc này bạn sẽ cảm thấy những khó khăn, thử thách trong công việc đều quá sức chấp nhận và không đáng để mình phải “hy sinh”.

Lương khởi điểm ban đầu là một yếu tố ngắn hạn, khi được làm việc đúng với đam mê của mình sẽ giống như cá gặp nước, sự nghiệp thăng tiến nhanh chóng đồng nghĩa với mức thu nhập cũng sẽ được tăng theo.

Tuy nhiên, bạn cần làm rõ giữa sở thích và thế mạnh. Sẽ có những việc bạn rất hứng thú nhưng lại không đủ khả năng để thực hiện.

Chẳng hạn như bạn đam mê xê dịch nhưng sức khỏe không cho phép, hoặc bạn yêu thích viết lách nhưng điều đó vẫn chưa đủ để bạn trở thành một nhà văn giỏi.

Khả năng phát triển công việc

Ngoài tiền lương hàng tháng, điều gì giữ chân bạn với công việc hiện tại? Bạn có muốn tiếp tục học hỏi và phát triển bản thân trong công việc không?

Hãy thử tưởng tượng giữa một việc bạn yêu thích và một việc bạn làm để được nhận thu nhập hàng tháng, vị trí nào sẽ có khả năng thúc đẩy cố gắng phát triển sự nghiệp nhanh chóng hơn?

Dù công việc lúc đầu có “ngon lành” đến mấy, khi không thật sự đam mê, bạn sẽ dần cảm thấy không mấy hài lòng với sự trì trệ của chính mình và mất đi tinh thần chiến đấu. Vì thế nên đừng khiến bản thân trở thành một nhân viên “đúng giờ đến, hết giờ đi” nơi công sở nhé.

Nguồn động lực để đi làm mỗi ngày

Một công việc ổn định với mức thu nhập như mong muốn chỉ có khả năng hấp dẫn bạn ở thời điểm ban đầu. Sau đó, mọi thứ vẫn tiếp tục bình lặng trôi qua, bạn không thật sự đạt được mục tiêu gì trong công việc cũng như không có cơ hội thể hiện bản thân.

Đây chắc hẳn không phải là điều mà bạn mong muốn. Do đó, hãy vạch ra định hướng nghề nghiệp ngay từ ban đầu và chọn cho mình một công việc yêu thích để mỗi ngày đều tràn đầy những trải nghiệm thú vị.

Bạn có thuộc về nơi này không?

Môi trường làm việc và văn hóa công ty là hai yếu tố quan trọng tác động đến sự yêu thích của bạn đối với công việc.

Một môi trường tích cực sẽ giúp nhân viên cảm thấy hứng thú và duy trì động lực suốt ngày dài. Nếu bạn đang trong quá trình tìm kiếm việc làm, đánh giá tổng quan văn hóa công sở nơi ứng tuyển là một trong những điều không nên bỏ sót.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

Theo JobHop

WeFit: Khách hàng được chuyển đổi sang CITIGYM, tập đủ dịch vụ mà không cần trả thêm phí

Hệ thống phòng tập này hiện mới chỉ có ở TPHCM chứ chưa triển khai tại các địa phương khác.

Vụ việc WeFit (sau này đổi tên thành WeWow) tuyên bố phá sản đã làm nhiều khách hàng hoang mang khi họ vẫn còn quyền lợi tập luyện tại các phòng gym và spa. Tuy nhiên, trong một thông báo gần đây gửi tới khách hàng, WeFit cho biết họ đã nhận được sự hỗ trợ từ Citigym.

Cụ thể, với chương trình này, khách hàng WeFit sẽ được chuyển sang sử dụng Citigym với các gói tập toàn thời gian, tại tất cả các lớp mà không mất bất kỳ chi phí chuyển đổi nào. Thời gian đăng ký chuyển đổi sẽ diễn ra từ nay đến hết 24/5.

Trên trang Fanpage chính thức của mình, Citigym cũng đã xác nhận thông tin về gói hỗ trợ dành cho hội viên WeFit.

“Sau khi trao đổi với Wefit và đi đến thống nhất, Citigym là đơn vị chính thức duy nhất tại TP HCM hỗ trợ chuyển đổi toàn bộ khách hàng của WeFit. Khi thực hiện chuyển đổi, người dùng WeFit sẽ được bảo toàn toàn thời hạn của họ tại WeFit, hoàn toàn miễn phí và đặc biệt không phải mua thêm gói tập nào khác”, Citigym viết.

Hiện tại, Citigym là hệ thống phòng gym gồm 6 câu lạc bộ và từng là đối tác chiến lược của WeFit từ năm 2018. Tuy nhiên hệ thống phòng tập của Citigym nằm tại khu vực TP HCM, do đó quyền lợi với các cựu khách hàng WeFit tại Hà Nội và những tỉnh thành khác sẽ được giải quyết thế nào vẫn còn là câu hỏi lớn.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

theo Trí Thức Trẻ

ikigai là gì? Tại sao người Nhật dùng Ikigai để sống hạnh phúc hơn

Khi nói đến các triết lý sống hay định hướng để sống một cuộc sống trọn vẹn và có ý nghĩa nhất, ikigai của người Nhật là một trong những triết lý phổ biến nhất. Vậy Ikigai là gì? Đã bao giờ bạn tự hỏi: Bạn thức dậy mỗi sáng để làm gì? Mục đích cuộc sống của bạn là gì? Liệu bạn có đang hạnh phúc với cuộc sống hiện tại? Đây là những câu hỏi mà người người đều muốn khám phá. Thậm chí có người dành cả cuộc đời để tìm đáp án cho câu hỏi này. Triết lý Ikigai là thứ sẽ giúp bạn trả lời hết tất cả các băn khoăn này. Hãy cùng tìm hiểu tất cả các câu hỏi trên qua bài viết này.

ikigai là gì
Triết lý ikigai là gì? Tại sao người Nhật dùng Ikigai để sống hạnh phúc hơn

1. Ikigai là gì? 

Triết lý Ikigai có nguồn gốc từ xứ sở hoa anh đào Nhật Bản. Đây là quốc gia có dân số già nhất thế giới. Triết lý Ikigai giúp bạn tìm ra mục đích sống của cuộc đời mình.

Ikigai là thuật ngữ được ghép từ “ikiru” (sống) và “kai” (thấy được hy vọng). Ikigai là khái niệm với ý nghĩa là “tìm kiếm mục đích sống của đời bạn” hoặc “tìm ra lý do để bạn thức dậy mỗi sáng”. Đó là “reason to live” của mỗi người.

Trong mỗi chúng ta đều có một Ikigai ẩn. Chỉ khi khám phá ra chúng thì chúng ta mới thực sự hạnh phúc.

Ikigai là chiếc chìa khóa giúp bạn làm việc không mệt mỏi và tìm ra được ý nghĩa thực sự của cuộc sống. “Ikigai là kim chỉ nam của hành động tích cực giúp ta hướng đến tương lai dù đang trải qua những việc không vui của hiện tại” – nhà tâm lý học Mieko Kamiya.

2. Bốn yếu tố tạo ra Ikigai của người Nhật.

Cần trả lời 4 câu hỏi:

  • Bạn yêu thích, đam mê điều gì?

Được làm việc mà mình yêu thích thì bạn mới hào hứng để thực hiện nó mỗi ngày. Có như thế thì bạn mới có đủ động lực theo đuổi và phát triển nó. Bởi vì: “Công việc yêu thích-đó là sở thích được trả nhiều tiền!” – nhà vô địch cuộc đua công thức 1 Eddie Irwin.

  • Bạn giỏi lĩnh vực nào?

Cần tìm ra lĩnh vực mà bạn giỏi nhất là gì. Việc đó giúp bạn khẳng định giá trị của chính mình. Được làm việc mình giỏi nhất và thành thạo giúp bạn có hứng thú hơn. Thường thì nếu bạn yêu thích điều gì đó thì cơ hội để bạn làm nó tốt sẽ cao hơn rất nhiều.

  • Thế giới cần gì từ bạn? Xã hội cần gì ở bạn?

Hãy khám phá ra để tìm được thứ mà thế giới đang thực sự cần ở bạn.

  • Bạn có thể kiếm tiền từ việc gì?

Tiền bạc giúp bạn duy trì và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tiền bạc giúp bạn theo đuổi đam mê của chính mình. Vậy liệu bạn có thể kiếm tiền từ việc gì? Ikigai chính là trung tâm giao thoa của 4 câu hỏi này.

3. Làm thế nào để có được tinh thần Ikigai của người Nhật?

Lắng nghe cơ thể vào mỗi sáng.

Mỗi sáng thức dậy, cơ thể bạn còn uể oải, chưa kịp tỉnh giấc. Hãy lắng nghe cơ thể bạn thực sự cần gì? Điều bạn cần chính là một sự vận động nhẹ nhàng giúp kéo bạn ra khỏi cơn lười nhác và chiếc giường ấm áp.

Một vài cái vươn vai, vài động tác yoga đơn giản hoặc vài bài tập khởi động là lựa chọn thích hợp dành cho bạn.

Những bài tập dẻo dai mỗi sáng chính là thói quen để khởi động ngày mới của người Nhật. Được làm việc mình thích vào mỗi sáng giúp bạn vui vẻ, thoải mái và tràn đầy năng lượng tự nhiên hơn.

Ăn sáng theo sở thích.

Bữa sáng chính là bữa ăn quan trọng nhất trong một ngày. Bữa sáng giúp cung cấp năng lượng cho ngày dài làm việc.

Tuy nhiên, cuộc sống bận rộn thường khiến chúng ta bỏ bữa sáng. Một bữa sáng ngon miệng chính là một trong những lý do thôi thúc bạn thức dậy mỗi sớm mai. Cần chọn ra thực đơn theo ý thích của bạn.

Dĩ nhiên, bữa sáng cũng cần đầy đủ dinh dưỡng và phù hợp với khẩu vị riêng. Bạn đã chuẩn bị một bữa sáng ngon lành từ tối hôm trước thì liệu sáng hôm sau bạn có thể tiếp tục ngủ nướng để kệ chiếc bụng rỗng của mình?

Gặp gỡ, trò chuyện cùng bạn bè.

Deadline dồn dập, mọi người thường bỏ qua những buổi face-to-face, gặp gỡ bạn bè. Bạn đi làm ngay sau khi thức giấc, dành 8 tiếng trên văn phòng.

Nghỉ làm, bạn trở về nhà ăn uống và ngủ nghỉ. Thời gian cho các mối quan hệ dần bị rút bớt.

Vòng luẩn quẩn này khiến cơ thể bạn mất cân bằng. Và bạn đang thiếu động lực để bắt đầu một ngày làm việc mệt mỏi?

Thức dậy mỗi sáng để gặp gỡ bạn bè, thưởng thức ly sữa hay ly cà phê nóng là ý tưởng tuyệt vời để khởi động bữa sáng của bạn. Theo một cuộc thăm dò năm 2008 của Gallop, người Mỹ hạnh phúc nhất khi dành khoảng 6-7 tiếng để giao tiếp với mọi người xung quanh.

Theo một nghiên cứu dài 7 năm được thực hiện với hơn 43.000 người thì những người “có Ikigai” có tuổi thọ cao hơn rất nhiều.

Như vậy, triết lý Ikigai của người Nhật là động lực để một người làm việc một cách hạnh phúc. Đây chính là bước tiến tích cực giúp xã hội phát triển. Hãy để mỗi sớm mai thức dậy, bạn biết mình đang sống vì điều gì!

Vòng tròn Ikigai là gì?

Vòng tròn ikigai (như hình ảnh ở trên) đơn giản là hình ảnh hay mô hình thể hiện các yếu tố có trong triết lý ikigai. Điểm tâm của vòng tròn chính là nơi giao nhau giữa đam mê, nhu cầu, tình yêu và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

6 hiểu lầm về người thành công trên con đường đi tìm chính mình

Rất nhiều bạn inbox than với tôi rằng cuộc sống và những lựa chọn hiện tại cứ ăn dần niềm vui và năng lượng hàng ngày trong bạn. Bạn cảm thấy bức bối, thấy nghẹt thở, thấy vật vã trong dòng xe cộ hàng ngày và những vụ đấu đá trong cơ quan…. Nhưng bạn không dám thay đổi, không dám làm khác đi, không dám tìm Ikigai của đời mình.

6 hiểu lầm về người thành công

Nỗi sợ hãi về một cái gì đó bất định, không an toàn, lạ lẫm nó cứ quấn lấy ta. Nhưng bạn ơi, chẳng có người thành công nào mà biết hết và hiểu hết con đường phía trước. Họ cũng như ta, cũng đi tìm, cũng dò dẫm, cũng mắc lỗi này nọ rồi mới thành công đó chứ. Đây là 6 suy nghĩ rất lầm về người thành công nè:

1. They have all the answers

Họ có câu trả lời cho mọi thứ: cái lầm thứ nhất này rất nặng. Chẳng ai trên đời biết hết 100% những gì mình đang dấn thân vào. Có ai thần thánh gì đâu mà biết. Có điều “As long as you keep searching, the answers come – Nếu cứ tìm, câu trả lời sẽ xuất hiện.” Người thành công không phải là người biết hết nhe. Họ chỉ đơn giản là biết cách tìm ra những gì mình tìm kiếm. Đừng ngồi đó chờ cho đến khi có hết lời giải rồi mới hành động. Chờ tới già luôn cũng chẳng dám làm gì. Học cách tìm lời giải trong khi hành động nhé.

2. They don’t need to make changes

Họ không cần thay đổi: cái lầm thứ 2 này là lầm to. Bản thân tôi làm bao nhiêu đó thứ, đi bao nhiêu đó nơi, tới giờ già từng này rồi mà vẫn phải học mỗi ngày. Nhất là mấy bạn startup đó. “To achieve the level of success that you want, you need to be prepared to pivot into a new industry or change your product’s unique selling proposition – Để đạt được thành công, bạn cần phải sẵn sàng chuyển sang ngành khác hoặc thay đổi hoàn toàn điểm khác biệt cơ bản của sản phẩm đang xây.” Lúc ta còn mơ mộng với những ý tưởng của mình thì khác. Lúc đụng trận với đời thật thì khác. Khi bạn hiểu ra rằng cái thiên hạ cần chẳng giống chút nào với cái mình có, bạn làm gì? Bạn bán cái mình có hay bán cái người ta cần?

3. Success can happen overnight

Thành công có thể đến sau 1 đêm: mấy người dạy làm giàu nhanh cũng hay thật. Chả hiểu họ nói gì mà nhiều người cứ lao vào như thiêu thân. Bạn chọn đại một ai đó đang thành công mà bạn ngưỡng mộ đi. Rồi bạn đọc thử hành trình của họ đi. Ai mà chẳng trải qua khó khăn, trầy trật lại thành công ngay được? Thôi quay lại, làm tốt từ những việc thật nhỏ đi nhé. Đừng nhảy cho cao mà té cho đau. Cứ phải bình tĩnh đi từng bước một. Rồi thành công tự nó sẽ đến.

4. Success will make all the problems go away

Thành công thì tự khắc các vấn đề nan giải sẽ biến mất: Problems don’t go away – Vấn đề không có cái nào tự biến mất đâu nhe. Đừng hoang tưởng. Chưa thành công có vấn đề của chưa thành công. Thành công có vấn đề của thành công. Người thành công không phải ít vấn đề hơn. Họ chỉ có cách tiếp cận và giải quyết vấn đề tốt hơn thôi bạn. “Don’t wish it was easier, wish you were better. Don’t wish for less problems, wish for more skills. Don’t wish for less challenge, wish for more wisdom – Đừng ước mọi thứ dễ hơn. Hãy ước mình giỏi hơn. Đừng ước ít vấn đề hơn. Hãy ước mình có nhiều kỹ năng hơn. Đừng ước ít thử thách hơn. Hãy ước bản thân hiểu biết hơn.”

5. People like you more after you are successful

Thành công sẽ làm người khác yêu mến ta hơn: Cái này là lầm super lớn nè. Thành công thì dễ bị người khác đố kỵ, dòm ngó, nói này nói kia. Thế thái nhân tình nó thế. Cho nên, có khi thành công còn mệt hơn nữa là khác. Chuyện người khác yêu mến mình bao nhiêu, thế nào, thật ra chẳng liên quan gì đến thành công. Mình sống làm sao, giúp đỡ mọi người thế nào mới quan trọng. Đừng có chăm chăm đạp lên người ta để thành công rồi quay lại hỏi sao người ta không thương mình dù mình đã thành công.

6. Success will make people happier

Thành công làm người ta hạnh phúc hơn: Lầm chết à nha! Money won’t make you happy – Tiền không làm con người ta hạnh phúc đâu. Tiền có thể mua được vài thứ thoả mãn nhất thời, nhất là vật chất. Nhưng things don’t make you happy – Vật chất chỉ thoả mãn cơn khát của bạn lúc đó thôi. Vài ngày sau là đâu lại vào đó. Bạn lại thấy thiếu thiếu gì đó mà chẳng biết thiếu gì. Hạnh phúc là cảm giác của những trải nghiệm sâu hơn, ví dụ như là giúp được cho ai đó chẳng hạn và nhìn thấy họ hạnh phúc hơn.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Edit từ Chị Nguyễn Phi Vân

Dự án tiền số của Facebook được quỹ đầu tư nhà nước Temasek của Singapore rót vốn

Temasek là cái tên mới nhất tham gia dự án tiền số do Facebook thúc đẩy.

Temasek là một trong 3 cái tên mới nhất gia nhập Hiệp hội Libra (Libra Association), dự án tiền số của Facebook hôm 14/5. Libra Association là một nhóm độc lập có trụ sở tại Thụy Sĩ, được thành lập để quản lý dự án tiền số của Facebook. Quỹ đầu tư tiền số Paradigm và công ty cổ phần tư nhân Slow Ventures là 2 cái tên còn lại.

Dự án tiền số của Facebook

Năm ngoái, Facebook cho ra mắt Libra với kỳ vọng nó trở thành phương thức thanh toán mới toàn cầu, thay thế các hình thức truyền thống. Tuy nhiên, kế hoạch của Mark Zuckerberg đã nhanh chóng bị các nhà quản lý chỉ trích bởi một đồng tiền như Libra sẽ làm suy yếu các loại tiền tệ truyền thống, thậm chí phá vỡ hệ thống tài chính. Ngược lại, nó sẽ trao cho Facebook một quyền lực khổng lồ trong bối cảnh mạng xã hội này có một lịch sử bê bối về quyền riêng tư của người dùng.

Hàng loạt các tên tuổi lớn đã rút khỏi dự án tham vọng của Facebook trong đó có Visa, Mastercard và PayPal. Chính điều này khiến Temasek, quỹ đầu tư quốc doanh đang quản lý danh mục 313 tỷ USD của Singapore, trở thành một trong những cái tên lớn nhất ủng hộ Libra. Trước đó, start-up thanh toán Checkout.com của Anh đã tham gia dự án vào tháng 4.

Theo Libra Association, sự gia nhập của Temasek sẽ mang lại một vị trí khác biệt của đồng tiền này với các nhà đầu tư châu Á. Về phần mình, Chia Song Hwee, lãnh đạo cấp cao của Temasek nói rằng: “Sự tham gia của chúng tôi vào Libra Association với tư cách là thành viên sẽ cho chúng tôi đóng góp vào một mạng lưới toàn cầu với chi phí thanh toán thấp. Tiềm năng phát triển khiến chúng tôi phấn khích và chúng tôi trông đợi được hiểu biết, khám phá nhiều hơn với tiềm năng của công nghệ”.

Để tránh sự phản đối của các nhà quản lý, dự án Libra của Facebook đang được lập kế hoạch cho một quy mô nhỏ hơn.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Tổ Quốc

Sapo gọi được vốn triệu đô từ nhà đầu tư Hàn Quốc

Nền tảng quản lý và bán hàng Sapo Technology (Việt Nam), đã đóng vòng tài trợ Series A với nhà đầu tư Smilegate Investment (Hàn Quốc) dẫn đầu, theo Giám đốc điều hành của Sapo.

Giám đốc điều hành Sapo, ông Trần Trọng Tuyến cho biết Teko Ventures, vốn đã có cổ phần trong Sapo, cũng tham gia vào vòng mới nhất này. Ông không tiết lộ số vốn cụ thế nhưng cho biết khoản vốn lên đến bảy chữ số.

Được thành lập vào năm 2008, Sapo – trước đây được gọi với tên DKT Technology – có hơn 67.000 khách hàng đang sử dụng công cụ quản lý thương mại điện tử đa kênh của họ. Công cụ này hợp nhất các chức năng của trang web thương mại điện tử Bizweb và phần mềm quản lý bán hàng Sapo.

Các sản phẩm khác của Sapo bao gồm: Sapo GO, một công cụ dành cho người bán trên Facebook và các chợ trực tuyến, Sapo FNB cho các nhà hàng, Sapo Omnichannel, cũng như các đơn vị giao hàng và thanh toán.

Khoản tài trợ Series A sẽ được sử dụng để tăng cường sự hiện diện của Sapo trong lĩnh vực thanh toán và tài trợ kinh doanh, và mở rộng hoạt động tại các thị trường Đông Nam Á khác, Tuyền nói.

“Teko có nhiều thế mạnh ở thị trường Việt Nam. Điều này giúp chúng tôi thuận lợi hơn ở thị trường trong nước. SGI lại có mạng lưới rộng lớn bên ngoài Việt Nam, ngoài ra đã đầu tư thành công ở những công ty cùng lĩnh vực với Sapo cũng như những công ty có liên quan đến hệ sinh thái của Sapo. Hợp tác với SGI và Teko sẽ giúp chúng tôi đẩy nhanh quá trình phát triển và hoàn thiện nền tảng của mình”, ông nói.

“Chúng tôi tự tin đầu tư vào Sapo”, Kyoung-hwan Kim, Phó chủ tịch của Smilegate Investment, cho hay họ đã đầu tư vào một công ty tương tự ở Hàn Quốc và thu hồi về 150%.

Smilegate Investment là chi nhánh đầu tư mạo hiểm của nhà phát triển game Hàn Quốc Smilegate. Họ cũng đã đầu tư cho Lozi.

Teko Ventures là quỹ đầu tư vào các công ty trên mọi giai đoạn đầu tư ở châu Á, trọng tâm là các công ty công nghệ. Teko Ventures trực thuộc VNLIFE – hệ sinh thái thương mại, dịch vụ, thanh toán đã nhận đầu tư từ quỹ SoftBank Vision và quỹ GIC (Singapore), với sản phẩm nổi bật là VNPAY.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Nhịp Sống Kinh Tế

Thành công khởi nguồn từ sự nỗ lực với ước mơ

SVVN – Nguyễn Thành Phong hiện là sinh viên năm thứ tư, khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo, Học viện Báo chí – Tuyên truyền. Bằng sự nỗ lực và bản lĩnh, chàng MC 9X đang ngày càng thành công trên con đường theo đuổi đam mê nghề nghiệp.

Nguyễn Thành Phong hiện là MC của nhiều chương trình trên các kênh lớn: Nét đẹp dân gian, S Việt Nam (VTV1); Vì sức khỏe người Việt (VTV2); Nét ẩm thực Việt, Vẻ đẹp phụ nữ Á Đông (VTV3); Thử thách khoa học (VTV7); Khám phá Việt Nam (VTC10). Ở mỗi chương trình, Thành Phong luôn có sự biến hóa linh hoạt, mang phong cách rất riêng trong từng lời dẫn. Bên cạnh đó, anh chàng còn là Chủ nhiệm CLB MC Học viện Báo chí – Tuyên truyền, AMC.

Hành trình đến với nghề MC

Sau khi tốt nghiệp THPT, Thành Phong đăng ký theo học lớp kỹ năng mềm về dẫn chương trình của chị Vân Anh – Á quân Cầu vồng 2009. Qua giới thiệu của chị, Phong tham gia trải nghiệm trường quay thực tế ảo của đài truyền hình. Vốn là người tự tin, anh chàng đã không ngần ngại đăng ký dẫn thử ở gian của VTV24 và được tặng một chiếc huy hiệu VTV. Phong cũng vượt qua kì thi tuyển vào CLB MC của trường. Từ đó, cơ hội đến với anh chàng nhiều hơn. Với cậu sinh viên năm nhất, đó chính là nguồn động lực đầu tiên để bắt đầu hành trình chinh phục nghề dẫn.

Thời điểm khởi đầu, khó khăn lớn nhất đối với Thành Phong – một MC trẻ mới vào nghề là kinh nghiệm. Từ cách lựa chọn trang phục hợp lý, ngoại hình làm sao cho thu hút… khiến chàng trai 9X cảm thấy choáng ngợp. Thậm chí, lúc ấy, khi được mời dẫn “team building”, anh chàng còn phải lên mạng để tìm hiểu cách dẫn như thế nào.

Hiểu được vấn đề của bản thân, Phong không ngừng trau dồi kinh nghiệm. Anh nhận tất cả các chương trình, bất kể đó là thể loại gì, kinh phí ra sao. Chính vì sự xông pha đấy mà Phong được trải nghiệm nhiều hơn, tự học hỏi và rút ra nhiều kinh nghiệm quý giá cho mình. Đặc biệt, sau khi lọt vào top 8 Cuộc thi Tìm kiếm tài năng người dẫn chương trình Speak up 2017, anh chàng tự nhận thấy bản thân mình rèn luyện được bản lĩnh sân khấu tốt hơn.

Đối với Phong, những chương trình ở trường đều là cơ hội quý giá để thể hiện bản thân. Phong chia sẻ: “Chương trình thay đổi phong cách dẫn và con người không phải là một chương trình truyền hình hay sự kiện lớn nào bên ngoài. Đó chính là lần đầu tiên mình đứng trên sân khấu trường Báo dẫn chương trình chào tân sinh viên Welcome to AJC 2017. Mình đã trở nên bản lĩnh và cuốn hút hơn.”

Thử thách khoa học – VTV7 là chương trình khó nhất mà Phong từng dẫn. Với lợi thế hoạt ngôn, hài hước và thông minh nhưng điều làm khó anh chàng lại nằm ở kiến thức về khoa học, đặc biệt là thí nghiệm. Trong một số phát sóng có nhiều thí nghiệm cần thực hiện, nếu không thành công thì cả ekip sẽ phải làm lại từ đầu.

Sau một thời gian, anh chàng được tham gia vào khâu sản xuất. Phong phải tự lên kịch bản, ý tưởng và thực hiện. “Mình vốn không phải là người khéo tay, lại không quá giỏi về hóa học. Vừa dẫn vừa thực hiện thí nghiệm khiến mình rất áp lực. Có những lần mình đến đài từ 8 giờ sáng đến tận 19 giờ tối mới xong”, Phong chia sẻ. Vất vả, khó khăn là vậy nhưng mỗi số phát sóng, anh chàng đều cảm thấy hạnh phúc và tự hào.

Môi trường và kỹ năng tốt là điểm tựa để phát triển

Để nuôi dưỡng và phát triển đam mê, môi trường là yếu tố rất quan trọng. Nhờ là sinh viên trường Báo, Thành Phong có nhiều mối quan hệ để tiếp cận với công việc yêu thích.

Yêu thích truyền hình nhưng Phong chưa bao giờ hối hận khi chọn khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo. Anh chàng cho rằng những kiến thức về truyền thông đã hỗ trợ cho mình rất nhiều trong công việc truyền hình, đặc biệt là sự sáng tạo.

Thành Phong luôn xem CLB MC trường Báo như một gia đình. Ở đây, Phong được các anh chị đi trước chia sẻ kinh nghiệm trong nghề, rèn luyện kỹ năng và có những người bạn đồng hành cùng học hỏi và phát triển.

Tuy khá bận rộn, song nhờ có bí quyết riêng, Thành Phong có thể cân bằng thời gian cho công việc, CLB và cuộc sống của chính mình. “Bộ não con người như chiếc tủ chứa đồ, không thể nào chứa hết được. Thời gian của mỗi người cũng như vậy, chúng ta phải chọn ra những thứ cần thiết nhất trong thời điểm hiện tại. Muốn nhớ được 10 thì ít nhất phải quên đi một thứ. Những thứ khác không phải bỏ hẳn mà tiết chế lại và hoàn thành sau cùng. Chỉ khi sắp xếp như vậy, ta mới có thể hoàn thành được những dự định của mình”, Thành Phong chia sẻ.

Đối với chàng MC 9X, công việc hiện tại vừa là tình yêu, đam mê vừa là khát vọng. “Theo tháp nhu cầu của Maslow, tầng cao nhất chính là được thể hiện bản thân mình. Mình có thể chiến thắng bản thân, khiến người khác theo dõi và yêu mến, điều đó chỉ có khi mình tiếp tục với nghề”. Chính điều này giúp cho Thành Phong không bao giờ ngừng nỗ lực để khẳng định bản thân.

Anh chàng cũng bật mí sẽ dự định trở thành một nhà kinh doanh trong tương lai, trở thành mẫu người giỏi giang, thành công. “Máy bay cất cánh bằng cách bay ngược chiều gió chứ không phải xuôi chiều gió”.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Tiền Phong

CEO Facebook Mark Zuckerberg kiếm tiền ‘khủng’ đến mức nào

CEO Facebook Mark Zuckerberg bước sang tuổi 36 vào ngày hôm qua 14/5, là một trong những người giàu nhất trong làng công nghệ thế giới, với khối tài sản hàng chục tỉ đô.

CEO Facebook Mark Zuckerberg kiếm tiền 'khủng' đến mức nào

CEO Facebook Mark Zuckerberg giàu tới đâu? Hãy cùng tìm hiểu mức độ giàu có của tỷ phú này qua những con số “biết nói” và phép so sánh đầy thú vị.

Zuckerberg đã phát triển Facebook cùng nhóm bạn của mình khi còn là một sinh viên đang học tại trường Harvard. Đến năm thứ 2 đại học, ông quyết định bỏ học để tập trung toàn bộ thời gian cho việc xây dựng Facebook. Ông mở một văn phòng ở Palo Alto, California và kêu gọi được số tiền lên đến 12,7 triệu USD từ nguồn vốn đầu tư mạo hiểm.

Kể từ đó, Zuckerberg đã tích cực phát triển công ty của mình, và đưa cái tên Facebook niêm yết trên sàn chứng khoán năm 2012. Zuckerberg không chỉ phát triển nên một kênh quảng cáo và bán hàng vững mạnh cho Facebook mà còn liên tục phát triển các tính năng mới cũng như mở rộng băng thông của người dùng thông qua việc cho phép các dịch vụ video và live streaming tại chỗ. Ông cũng là người dẫn đầu một số thương vụ thâu tóm đình đám, như Instagram, Oculus VR và một ứng dụng tương tự Snapchat tên là Masquerade.

Vừa là người đứng đầu một tập đoàn hàng đầu thế giới, Zuckerberg vừa là một người cha, và cũng là một nhà từ thiện với nhiều đóng góp cho cộng đồng. Thông qua quỹ Chan Zuckerberg Initiative, Mark và vợ mình đã đóng góp hàng trăm triệu USD cho các dự án giáo dục và chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới.

Tính đến tháng 5/2020, tài sản của Mark Zuckerberg ước tính lên tới 76 tỷ USD, theo Forbes. Tuy nhiên, ắt hẳn nhiều người trong số chúng ta sẽ không thể “đong đếm” được chính xác con số này.

Có thể đi làm “không lương” tới cuối đời

Năm 2013, Mark Zuckerberg từng công bố thu nhập tại Facebook là khoảng 770.000 USD/năm bao gồm cả thưởng (tương đương khoảng 18 tỷ VNĐ).

Tới nay, mức lương này đã được cắt giảm ít nhiều do quyết định từ chính Mark Zuckerberg. Tuy nhiên, ngay cả khi chấp nhận đi làm “không lương”, CEO Facebook vẫn có thể sống trọn tới già mà không cần lo nghĩ quá nhiều về tương lai.

Theo thống kê của TheBalance, trung bình một gia đình người Mỹ gồm 3 thành viên có mức chi tiêu khoảng 61.224 USD/tháng. Như vậy nếu tính trong 70 năm tới, Mark Zuckerberg và gia đình sẽ chỉ tiêu tốn số tiền khoảng 51,4 triệu USD – và nó chẳng thấm vào đâu so với gia tài hiện có của ông.

“Lời” 9 tỷ USD kể từ khi Facebook IPO

Với trị giá ước đạt khoảng 16 tỷ USD tại thời điểm lên sàn chứng khoán vào năm 2012, Facebook là công ty công nghệ lớn thứ 2 làm điều này trong lịch sử. Kể từ đó, Facebook tăng 408% giá trị, đạt giá trị vốn hoá thị trường 547 tỷ USD vào năm 2020 theo Fortune.

Mark Zuckerberg với việc sở hữu khoảng 17% cổ phiếu tại Facebook, đã kiếm được 9 tỷ USD trong vòng 8 năm chỉ từ khoản đầu tư này.

Mất 9 tỷ USD trong năm 2019, vẫn nằm trong top 10 tỷ phú thế giới

2019 là năm Facebook và cá nhân CEO Mark Zuckerberg vướng phải nhiều rắc rối về mặt pháp lý. Điều này khiến ông sụt giảm khoảng 9 tỷ USD tài sản, chủ yếu do cổ phiếu của Facebook.

Có thời điểm, CEO Mark Zuckerberg tụt từ hạng 5 xuống hạng 8 trong danh sách tỷ phú giàu nhất thế giới của Forbes. Tuy nhiên theo thống kê hiện nay, Mark Zuckerberg đã nhanh chóng vượt lên vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng này.

Kiếm được 1,7 triệu USD/giờ

Mark Zuckerberg kiếm được xấp xỉ 15 tỷ USD/năm vào năm 2018. Theo tính toán của Business Insider khi chia con số này cho 8760, trung bình Mark Zuckerberg kiếm được khoảng 1,7 triệu USD mỗi giờ. Con số này còn cao hơn mức thu nhập của cả một gia đình trong nhiều năm.

Chưa đầy 2 giờ để vượt qua mức thu nhập cả đời của một người Mỹ có bằng cử nhân

Theo thống kê của SSA, một người Mỹ có bằng cử nhân kiếm được khoảng 2,2 triệu USD trong đời. Trong khi đó, nữ giới kiếm tiền thấp hơn nam giới, với chỉ khoảng 1,3 triệu USD.

Mark Zuckerberg chỉ mất khoảng 1 tiếng rưỡi để vượt qua con số này.

2 phút kiếm tiền bằng 1 năm làm việc của người bình thường

Dựa trên dữ liệu của Cục thống kê Lao động Mỹ năm 2019, Mark Zuckerberg kiếm được khoảng 28.538 USD/phút. Như vậy, tỷ phú này chỉ mất chưa đầy 2 phút để vượt qua mức thu nhập trung bình của một người lao động tại Mỹ là 48.328 USD.

Tiêu 780.000 USD chỉ ngang với 1 USD

Tổng giá trị tài sản của một hộ gia đình tại Mỹ là khoảng 97.300 USD. Tính theo tỷ lệ này, cứ mỗi 1 USD người Mỹ bỏ ra sẽ tương đương với khoảng 781.089 USD của Mark Zuckerberg.

Tài sản lớn hơn GDP của nhiều quốc gia cộng lại

Business Insider cho biết tổng tài sản của Mark Zuckerberg lớn hơn GDP của 3 quốc gia là Jordan, Nicaragua và Barbados cộng lại. Theo thống kê vào năm 2019, GDP của Jordan đạt 46,4 tỷ USD, Nicaragua là 12,5 tỷ USD, và Barbados là 5,3 tỷ USD.

Tặng mỗi người Mỹ 200 USD mà vẫn đủ tiền “dưỡng già”

Theo thống kê của US Census, dân số nước Mỹ đạt 329.649.324 vào tháng 5/2020. Như vậy nếu như Mark Zuckerberg “hào phóng” cho mỗi người dân Mỹ số tiền 200 USD, tỷ phú này sẽ mất khoảng 66 tỷ USD và vẫn còn dư hơn 10 tỷ USD trong tài khoản.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Dân Trí

Chuỗi nhà thuốc An Khang liên tiếp thua lỗ kể từ khi Thế Giới Di Động đầu tư

Chủ tịch HĐQT Thế giới Di động Nguyễn Đức Tài cho biết dược phẩm vẫn là lĩnh vực thú vị nhưng có nhiều “rào cản kỳ cục” khiến Thế giới Di động chưa sẵn sàng đầu tư lớn, bài bản.

Trong buổi chia sẻ với nhà đầu tư mới đây, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thế giới Di động Nguyễn Đức Tài cho biết chưa có ý định đầu tư lớn vào chuỗi nhà thuốc An Khang vì môi trường kinh doanh ngành bán lẻ dược phẩm theo ông chưa thuận lợi.

Đầu năm 2018, Thế giới Di động mua 49% cổ phần Công ty Cổ phần Bán lẻ An Khang, doanh nghiệp sở hữu chuỗi nhà thuốc cùng tên. Đây là công ty liên kết duy nhất của tập đoàn này.

An Khang thua lỗ

Trên báo cáo tài chính, giá trị khoản đầu tư vào An Khang được doanh nghiệp bán lẻ lớn nhất Việt Nam hạch toán 62 tỷ đồng. Chuỗi nhà thuốc của Thế giới Di động hiện có 20 cửa hàng tại TP.HCM.

Đến cuối 2019, Thế giới Di động cho biết phần lỗ lũy kế từ công ty liên kết là 5,6 tỷ đồng. Trong quý I, phần lỗ từ công ty An Khang trên báo cáo tài chính của Thế giới Di động tăng thêm 1,4 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên 7 tỷ đồng.

Do đó, giá trị còn lại của khoản đầu tư từ Thế giới Di động vào công ty An Khang được cấn trừ còn lại 55 tỷ đồng.

Một cổ đông đặt câu hỏi cho ban lãnh đạo Thế giới Di động liệu doanh nghiệp có tính đến việc thoái vốn tại An Khang khi chuỗi nhà thuốc này hoạt động chưa hiệu quả. Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Đức Tài khẳng định Thế giới Di động không phải là tổ chức tài chính để mua các công ty khác rồi bán kiếm lời.

Dược phẩm vẫn là lĩnh vực thú vị nhưng có nhiều rào cản kỳ cục khiến Thế giới Di động chưa sẵn sàng đầu tư lớn, bài bản“, ông Tài cho biết.

Ông lấy ví dụ các nhà thuốc khi thành lập mang cùng một bảng hiệu của công ty nhưng người đứng tên đăng ký kinh doanh là cá nhân, do đó tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp. Đây là lý do tập đoàn không sẵn sàng lao vào một cuộc chơi “lùng bùng” khi quy định pháp lý liên quan chặt chẽ nhưng việc thực thi chưa nhất quán.

Ông Tài cho biết nếu trong tương lai, khung pháp lý trong lĩnh vực bán lẻ dược phẩm nới lỏng, rõ ràng hơn, Thế giới Di động sẵn sàng tham gia mạnh mẽ hơn.

Điều chỉnh giảm mục tiêu lợi nhuận

Trước thắc mắc của cổ đông về khả năng thua lỗ của Thế giới Di động trong năm nay, ông Nguyễn Đức Tài nhắc lại viễn cảnh này không thể xảy ra.

Theo ông Tài, nhờ thói quen tích lũy một phần đáng kể thu nhập, tác động của dịch bệnh đến sức mua của người tiêu dùng Việt Nam sẽ xuất hiện chậm hơn so với các nước khác. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh sức mua sẽ giảm trong tương lai và công ty đang điều chỉnh kế hoạch kinh doanh 2020 theo hướng giảm.

Chủ tịch Thế giới Di động cho biết chưa thể công bố kế hoạch kinh doanh mới cụ thể vì ban điều hành chưa trình HĐQT. Tuy nhiên, công ty sẽ nỗ lực giữ lợi nhuận tối thiểu bằng 80% của năm trước.

Sau giai đoạn dịch bệnh, ông Tài đánh giá thị trường thương mại điện tử sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn. Dù vậy, các kênh bán hàng trực tuyến tăng trưởng nhưng quy mô so với ngành bán lẻ vẫn còn thấp.

Ông cho rằng thị phần của mua sắm trực tuyến với ngành hàng điện thoại, điện máy có thể sẽ chiếm tới 30% toàn thị trường nhưng chưa thể đạt đến mức 50%. Lý do là một trong những rào cản với người tiêu dùng khi mua sắm hàng công nghệ, điện tử trực tuyến vẫn là các chính sách hậu mãi, bảo hành, sửa chữa.

Chủ tịch Thế giới Di động nói thêm kênh bán hàng online của Bách Hóa Xanh đang phát triển tốt và không chạy theo mô hình “đốt tiền”. Các sản phẩm trên website của Bách Hóa Xanh có lợi nhuận gộp tương tự tại cửa hàng với giá bán tương đương. Công ty dự định sẽ mở thêm nhiều trung tâm phân phối phục vụ kênh bán hàng online tại TP.HCM để rút ngắn quãng đường giao hàng, qua đó giảm chi phí.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips  via Zing

Thương hiệu sẽ được “định nghĩa lại” thông qua cách thương hiệu xử lý trong khủng hoảng

Các thương hiệu đã phải đưa ra những lựa chọn khó khăn ảnh hưởng đến khách hàng và nhân viên của mình trong đại dịch Covid-19, nhưng hành động một cách tôn trọng và giao tiếp trung thực sẽ là cách để giữ được niềm tin với người tiêu dùng.

Bạn có thường xuyên nghe thấy mọi người nói về những lần chưa từng có trước đây “unprecedented times” kể từ giữa tháng 3 không?

Tôi tin là bạn cũng như tôi, cũng đã quá quen thuộc với những thuật ngữ kiểu tương tự như thế này. Chưa bao giờ chúng ta sống với sự không chắc chắn như vậy, với nỗi sợ hãi như vậy.

Hãy trung thực

Có một cơ hội cho các thương hiệu để đáp ứng nhu cầu này không? Trong thời gian bình thường (normal time), câu trả lời sẽ là một tiếng vang “Có”. Rốt cuộc, đây là điều mà các doanh nghiệp thành công vượt trội – xác định nhu cầu và đáp ứng nhu cầu đó.

Nhưng những “điều không chắc chắn” gây khó chịu cho các cá nhân chúng ta cũng đang bao vây các thương hiệu. Làm thế nào để các thương hiệu hành xử trong những thời điểm bất ổn và đầy khủng hoảng này?

Các quy tắc của sự tương tác vẫn giống như mọi khi. Hãy trung thực, chân thành và suy nghĩ cẩn thận về khách hàng của bạn. Trong hoàn cảnh hiện tại của chúng ta, các đồng nghiệp cần được ưu tiên.

Tiếp nhận sai thông tin liên lạc nội bộ của bạn sẽ làm hỏng tất cả sự tương tác khác của bạn. Không có ý nghĩa gì khi nói về sự quan tâm của bạn đối với đại dịch khi mọi người biết (và họ sẽ) rằng bạn đã đối xử với nhân viên của mình thực sự tồi tệ.

Hãy chân thành và suy nghĩ cẩn thận về khách hàng của bạn.

Và bây giờ hơn bao giờ hết bạn cần tin tưởng đồng nghiệp của mình đủ để thừa nhận rằng tương lai là không chắc chắn – nhưng bạn cần một kế hoạch.

Theo kinh nghiệm của tôi, các đội ngũ nhân viên sẽ hiểu hoàn toàn nếu bạn nói đây là những gì đã xảy ra cho đến nay và trong khi chúng ta không thể chắc chắn về những gì tương lai sẽ mang lại thì đây là những gì chúng ta đang làm bây giờ, ít nhất là cho đến khi chúng ta biết nhiều hơn về cái được gọi là “tương lai” đó.

Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng những thương hiệu hoạt động bằng sự chân thành sẽ có lợi trong dài hạn. Tôi nghĩ rằng nhân viên, khách hàng, người tiêu dùng của thương hiệu và thậm chí là các nhà đầu tư sẽ ghi nhớ và “thưởng” cho những thương hiệu hoặc ai đó biết cư xử tốt.

Điều đó không có nghĩa là các doanh nghiệp phải sa thải nhân viên hoặc cắt giảm công việc sẽ bị trừng phạt; Điều quan trọng là cách mà họ thực hiện nó.

Thẳng thắn với mọi người, giải thích lý do tại sao các quyết định này đã được đưa ra và chịu trách nhiệm về chúng chắc chắn sẽ nhận được sự đền đáp.

Có một vài thương hiệu mà tôi không chắc chắn sẽ phục hồi, không phải vì tác động của virus và lệnh đóng cửa mà vì thái độ ung dung của CEO đối với nhân viên và sự an toàn chung của cộng đồng.

Sẽ không quá khó để truyền đạt một quyết định khó khăn vào những thời điểm khủng hoảng như thế này. Một ví dụ tuyệt vời là sự can thiệp rất sớm được thực hiện bởi CEO của Marriott, Arne Sorenson.

Vị CEO này đã đưa ra một tin không mấy tốt lành, cụ thể Ông ấy phải sa thải rất nhiều người, nhưng Ông ấy đã làm điều đó với sự đồng cảm và khiêm tốn.

Cũng bởi chính điều này mà cả nhân viên lẫn khách hàng đều chấp nhận và thông cảm với quyết định này của Ông.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

CEO Airbnb: ‘Du lịch có thể bị tạm dừng, nhưng chắc chắn sẽ quay trở lại’

Brian Chesky, giám đốc điều hành của Airbnb mới đây có một vài dự đoán táo bạo về tương lai của ngành du lịch sẽ diễn biến như thế nào khi đại dịch Covid-19 chấm dứt. Hiện tại, nhu cầu đi lại giảm xuống gần như bằng không vì sự lan rộng của đại dịch trên khắp thế giới.

Chesky là một trong hơn 200 giám đốc điều hành cùng thảo luận với chuyên trang tin tức Business Insider cho một dự án xem xét về cách thức đại dịch Covid-19 sẽ thay đổi thế giới.

Đầu tiên, khi đề cập đến du lịch nghỉ dưỡng, Chesky cho rằng mọi người có thể sẽ bắt đầu bằng cách đặt các chuyến đi với giá cả phải chăng và gần với nơi sống của mình hơn. Nước Mỹ hiện đang có cảnh báo cấp 4 về sức khỏe và điều này không cho phép một ai có thể đi lại hay di chuyển quốc tế bởi tình hình phức tạp và khó đoán của đại dịch. Vẫn chưa rõ khi nào cảnh báo về sức khỏe (có hiệu lực từ ngày 31/3) sẽ được gỡ bỏ.

Thêm vào đó, với tình trạng thất nghiệp tăng lên một cấp độ mới, ngay cả khi mọi thứ đã an toàn để có thể du lịch, một chuyến đi chơi ra nước ngoài là điều không thể đối với một số người. Tháng 4 vừa rồi, nước Mỹ xác nhận kỷ lục mới khi có tới 20,5 triệu người chính thức thất nghiệp.

Ngành du lịch sẽ phát triển theo hướng nghỉ dưỡng, giảm nhu cầu di chuyển vì công việc

Chesky nhận định ngành du lịch cũng sẽ có những thay đổi khác biệt đáng kể trong tương lai. Ceo của Airbnb nói: “Đại dịch Covid-19 khiến chúng ta thực hiện rất nhiều công việc thông qua hội nghị truyền hình và điều này sẽ có tác động lớn đến tần suất mọi người đi công tác trong tương lai.”

Những suy nghĩ của Chesky về việc giảm tần suất của những chuyến đi công tác cũng được một số CEO khác đề cập đến khi họ cùng nhau thảo luận. Nhiều người cho biết họ sẽ chọn lọc hơn khi lên lịch cho các chuyến đi công tác trong tương lai.

Chesky nói: “Chúng ta thường đi du lịch rất nhiều vì công việc và sau đó sẽ dành thời gian giải trí thông qua màn hình điện tử nhưng kể từ bây giờ điều đó sẽ hoàn toàn ngược lại. Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ giải quyết được nhiều công việc thông qua chiếc màn hình máy tính cũng như dành nhiều thời gian để vui chơi, giải trí hơn với thế giới bên ngoài.”

Nhiều người có thâm niên trong ngành du lịch dự đoán rằng sau khi đại dịch kết thúc các chuyến đi chơi sẽ được ưu tiên hàng đầu, nhiều hơn cả các chuyến đi công tác dài ngày. Chuyến đi đường, đặc biệt, có thể thấy một sự hồi sinh.

“Mặc dù trong tương lai gần việc cách ly xã hội tại nhà có thể được dỡ bỏ, mọi người vẫn sẽ giữ khoảng cách vật lý an toàn với những người xung quanh, chúng tôi dự đoán các chuyến đi du lịch cá nhân, một mình sẽ phục hồi nhanh hơn so với du lịch theo nhóm”, Andre Haddad, CEO của công ty chia sẻ xe đi lại Turo, chia sẻ với Business Insider.

Làm việc từ xa và đi du lịch dài hạn

CEO của Airbnb có dự đoán về một xu hướng trái ngược hoàn toàn so với suy nghĩ thông thường rằng hầu hết mọi người sẽ muốn đi du lịch trong nước hay xung quanh địa phương nơi mình sống. Chesky tin rằng mọi người sẽ thích những kỳ nghỉ dài hạn ở những miền đất xa xôi khác lạ để đáp ứng những nhu cầu trước khi đại dịch xảy đến.

Điều này có thể đúng bởi trước đó đã có nhiều người chọn cách giải quyết các công việc từ xa trong khi vẫn đi du lịch đến các quốc gia khác nhau, đây đã là một xu hướng phát triển trước khi bùng nổ virus corona. Một số người lập luận rằng đại dịch đã khiến những vấn đề phổ biến ở các thành phố như mật độ dân số kèm chi phí sinh hoạt cao thêm nghiêm trọng do đó rất có thể sẽ dẫn đến một loạt cuộc di cư từ các trung tâm đô thị của Mỹ.

Chesky nói: “Nhiều người nhận ra rằng họ không nhất thiết phải trói buộc bản thân mình vào một thành phố cụ thể. Vì vậy, bạn sẽ thấy nhiều người sẽ chọn làm việc, điều hành từ xa và di chuyển liên tục trên khắp thế giới, dành một vài tháng ở những nơi khác nhau”.

Tương tự như vậy, CEO của Airbnb tự tin rằng mọi người sẽ vẫn muốn đi du lịch trong tương lai. “Năm 1950, thống kê cho thấy 25 triệu người đã có hoạt động ra khỏi biên giới đất nước và năm ngoái con số này là 1,4 tỷ người. Điều này xảy ra bởi vì con người có một mong muốn bẩm sinh đó là đi du lịch, để khám phá và điều đó sẽ không bao giờ biến mất”, Chesky nói. “Du lịch có thể bị tạm dừng, nhưng nó chắc chắn sẽ quay trở lại.”

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Tổ Quốc

Marketing 1.0 – “Thương hiệu” được hiểu và vận dụng như thế nào

Nếu sản phẩm của bạn cũng giống như các sản phẩm của những người bán khác, điều gì có thể khiến người tiêu dùng mua sản phẩm của bạn? Điều mới mẻ trong Marketing 1.0 là nơi phân phối bán hàng thu hút sự chú ý của những người làm Marketing

Marketing 1.0 - "Thương hiệu" được hiểu và vận dụng như thế nào
Marketing 1.0 – “Thương hiệu” được hiểu và vận dụng như thế nào

Năng suất cao sẽ làm giảm trực tiếp chi phí giá thành của mỗi đơn vị sản phẩm, từ đó làm giảm giá bán tương ứng của chúng. Cơ chế này là gốc rễ của tiến bộ trong công nghiệp, được biết đến rộng rãi như “Thời đại cách mạng công nghiệp” hay “Marketing 1.0“.

Có những công nghệ hiện đại được áp dụng nhằm tăng năng suất sản xuất và hiệu quả, bao gồm sự cải thiện toàn bộ chuỗi cung ứng như dây chuyền sản xuất, hệ thống kiểm kê và kho vận. Vì thế nhà sản xuất có thể sản xuất với số lượng lớn, dễ dàng tiếp cận và phù hợp hỗ trợ người tiêu dùng trong phân khúc lớn hơn.

Thử lấy Ford Model T, một mô hình thử nghiệm của ngành công nghiệp ô tô làm ví dụ.

Trong khoảng thời gian đó, mặc dù có nhu cầu rất lớn về ô tô, nguyên nhân của giá thành đắt đỏ là do sản xuất ít dẫn đến số lượng người sử dụng xe quá ít ỏi.

Ford Model T đã vượt qua hạn chế này và tuyên bố thương hiệu đầu tiên được định nghĩa là “The Car Eventually Owns”. Henry Ford chỉ mất mười năm để mang đến 15 triệu chiếc xe ô tô dòng T Model.

Cho đến nay thì đây vẫn là một câu chuyện thành công của cách mạng công nghiệp.

Trong khi cách mạng công nghiệp dẫn đến sản xuất hàng loạt với giá thành rẻ hơn, bên bán không thể tránh được sự canh tranh ngày càng gay gắt hơn.

Người bán bị buộc phải đưa vào những chiến lược mới bằng cách chuyển từ phương pháp Marketing đơn giản và nguyên thuỷ, tức chỉ dựa vào sản phẩm và giá thành sang Marketing theo hệ thống và chiến lược – Với mục tiêu là “làm nổi bật hơn trước đám đông.

Điều này làm thay đổi hoàn toàn của bộ mặt của cơ chế kinh doanh. Trước thời đại này, câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để sản xuất hàng hoá, sau đó câu hỏi này được nâng cấp lên thành nên sản xuất cái gì và làm sao để bán chúng.

Nhờ có sự xuất hiện của mô hình 4Ps (Product, Price, Place, Promotion) vào năm 1960, một yếu tố mang tính chiến lược Marketing mà người bán sẽ đưa ra cho người tiêu dùng. 4Ps là kim chỉ nam đóng vai trò đưa những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

Ý tưởng chủ đạo của 4Ps bắt nguồn từ lợi ích của người bán, cố gắng tạo ra những lợi thế cạnh tranh. Khi sản phẩm xuất hiện trên thị trường nhiều điểm giống nhau, người bán phải tự nghĩ ra hoặc đặc điểm mới để lấp đầy các khoảng trống trong thị trường. Giá cũng là điểm quan trọng trong cạnh tranh.

Từ khía cạnh đó, người bán cũng cố gắng giảm giá sản xuất để bán sản phẩm với giá thấp hơn so với những người bán khác. Tất nhiên, người tiêu dùng sẽ mua những sản phẩm tương tự với mức giá rẻ hơn.

Điều mới mẻ trong Marketing 1.0 là nơi phân phối bán hàng thu hút sự chú ý của những người làm Marketing. Ví dụ, nếu nơi phân phối ở khu vực đông đúc, tức là độ phủ sống của sản phẩm cao, đồng nghĩa với nhiều cơ hội bán hàng hơn.

Phương cuối cùng để phân biệt sản phẩm từ những người bán khác nhau là chiến dịch quảng cáo. Quảng cáo hiệu quả có thể thuyết phục người tiêu dùng tìm hiểu sản phẩm đó hấp dẫn như thế nào so với các sản phẩm khác. Từ đó những phương thức quảng cáo như giảm giá, tặng miễn phí, mua 1 tặng 1…ra đời.

Brand được định nghĩa như thế nào trong Marketing 1.0

Từ Brand tức thương hiệu trong Marketing 1.0 được biết đến như là một công cụ Marketing vì phần bán đã quan trọng hơn phần sản xuất.

Do đó người bán quan tâm hơn đến việc kết nối các đặc điểm của sản phẩm với nhu cầu của người tiêu dùng (Vốn có được từ nghiên cứu thị trường).

Khi người tiêu dùng gắn bó với một thương hiệu, họ tin tưởng và tập trung vào tiêu chuẩn của sản phẩm bất kể nguồn gốc từ đâu. Khi niềm tin này của người tiêu dùng tăng lên sẽ dễ dàng để bán những sản phẩm có thương hiệu hơn với độ phủ rộng hơn.

Định nghĩa về thương hiệu theo Hiệp Hội Marketing Mỹ.

Thương hiệu là một cái tên, thuật ngữ, thiết kế, biểu tượng, hay bất cứ đặc điểm nào cũng để phân biệt hàng hoá hay dịch vụ của một người bán khác biệt so với những người bán khác. Thuật ngữ hợp pháp cho thương hiệu là nhãn hiệu. Một thương hiệu có thể giúp nhận diện môt sản phẩm, một dòng sản phẩm hay toàn bộ sản phẩm của người bán đó”.

Định nghĩa về thương hiệu theo Philip Kotler.

Thương hiệu là một cái tên, thuật ngữ, ký hiệu, biểu tượng, thiết kế hoặc tập hợp tất cả những yếu tố trên, nhằm nhận diện hàng hoá và dịch vụ của một người bán hay một nhóm người bán và phân biệt chúng với hàng hoá và dịch vụ của đối thủ”.

Những thương hiệu thành công trong Marketing 1.0 chủ yếu dựa vào quảng cáo và quan hệ công chúng (AdvertisingPR).

Việc tạo ra thương hiệu nhấn mạnh vào việc truyền thông thụ động tức người bán tiếp cận người tiêu dùng để đẩy doanh số thông qua các phương tiện truyền thông như TV, quảng cáo trên đài phát thanh, bảng hiệu, in ấn…Khi này người tiêu dùng mua hàng chủ yếu dựa vào thông tin từ người bán. Nếu hợp họ sẽ mua.

Với Marketing 1.0, Thương hiệu hay Brand là công cụ mà người bán tận dụng để bán hàng từ đó giúp doanh số tăng cao và tạo ra sự thành công cho doanh nghiệp.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips