Skip to main content

Twitter Blue ra mắt trở lại chương trình thu phí người dùng

Dịch vụ xác thực tài khoản Twitter Blue sẽ được phát hành trở lại vào ngày 12/12, theo đó các khách hàng đang sử dụng hệ điều hành iOS sẽ phải chịu mức giá cao hơn bình thường.

Twitter Blue ra mắt trở lại chương trình thu phí người dùng
Twitter Blue ra mắt trở lại chương trình thu phí người dùng

Nền tảng mạng xã hội Twitter cho biết, với dịch vụ thuê bao có trả phí, người dùng có thể chỉnh sửa các tweet, đăng tải video 1080p và có dấu tick màu xanh lam. Giá thuê bao đăng ký trên website là 8 USD/tháng, nhưng trên Apple iOS sẽ là 11 USD.

Twitter không giải thích tại sao người dùng Apple lại bị tính phí cao hơn. Tuy nhiên, trước đó đã có thông tin về việc nền tảng mạng xã hội này đang tìm cách né khoản phí hoa hồng phải trả cho Apple.

Twitter Blue từng được phát hành vào đầu tháng 11 vừa qua nhưng nhanh chóng bị tạm dừng do tình trạng tài khoản xác thực giả mạo mọc lên như nấm.

Elon Musk, ông chủ mới của Twitter trong tháng trước nhiều lần lên tiếng cho thấy sự không hài lòng với chính sách thu 30% giá trị giao dịch thực hiện trong ứng dụng (in-app) mà Apple đang triển khai.

Elon Musk còn cáo buộc gã khổng lồ Apple đã đe doạ chặn ứng dụng Twitter trên cửa hàng ứng dụng, đồng thời cho biết Apple đã dừng chi tiêu quảng cáo trên nền tảng.

Nhưng sau cuộc thảo luận cùng Giám đốc điều hành Apple Tim Cook, CEO SpaceX và Tesla cho biết những hiểu nhầm xung quanh tin đồn Twitter bị gỡ khỏi Apple Store đã được giải quyết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Amazon Inspire: Amazon sắp bán hàng bằng nền tảng video như TikTok

Amazon ra mắt nền tảng chia sẻ video ngắn Inspire, gần như TikTok, để người mua sắm chọn hàng từ một loạt các video được thuật toán đề xuất.

Amazon Inspire: Amazon sắp bán hàng bằng nền tảng video như TikTok
Amazon Inspire: Amazon sắp bán hàng bằng nền tảng video như TikTok

Nền tảng thương mại điện tử (eCommerce) lớn nhất thế giới thông báo ra mắt tính năng mới, gọi là Inspire, vào ngày 8/12. Tất cả người dùng Amazon ở Mỹ có thể sử dụng Inspire trong vài tháng tới.

Khi sử dụng Amazon Inspire, biểu tượng hình bóng đèn trong ứng dụng Amazon, người dùng sẽ phải chọn ra hơn 20 sở thích trong một danh sách cho trước, chẳng hạn như trang điểm, thú cưng hay thiết bị điện tử. Từ các sở thích này, thuật toán sẽ điều chỉnh nguồn cấp tin tức để gợi ý các video phù hợp.

Các video ngắn, với “nhân vật chính” là sản phẩm sẽ hiển thị lần lượt. Người dùng có thể gạt để bỏ qua, nhấn “thích” hoặc nhấn nút “mua hàng”.

Người đăng video là các nhà bán lẻ, nhãn hàng và những người có ảnh hưởng được thuê để bán sản phẩm.

“Chỉ với một vài thao tác, khách hàng có thể khám phá các sản phẩm mới hoặc lấy cảm hứng mua sắm, tất cả đều được đề xuất dựa trên sở thích của họ”, Oliver Messenger, Giám đốc phụ trách dịch vụ mua sắm của Amazon, cho biết.

Amazon từ lâu đã sử dụng hình ảnh tĩnh, đi kèm với các dòng mô tả sản phẩm, để tạo ra các danh mục mặt hàng. Người mua có thể khám phá các sản phẩm có cùng “chủ đề” thay vì chỉ tìm kiếm một mặt hàng cụ thể.

Dù vậy, gã khổng lồ thương mại điện tử vẫn gặp khó khăn trong việc giữ chân người mua trên trang. Hầu hết khách hàng Amazon hiện nay không nán lại để tham khảo hoặc khám phá, họ chỉ chọn hàng và rời trang. Một phần lớn các giao dịch mua hàng trên Amazon chỉ mất 3 phút hoặc ít hơn.

Thương mại xã hội, kết hợp bán hàng vào các hoạt động tương tác trên mạng xã hội như livestream, đã hấp dẫn người dùng và tạo ra doanh số bán hàng lớn ở Trung Quốc và thị trường Đông Nam Á, nhưng chưa được kiểm chứng ở thị trường Mỹ.

Ngay cả như vậy, với việc TikTok đang xâm nhập vào lĩnh vực thương mại điện tử, Amazon, Google và Facebook hay Instagram đều đang tìm cách kết hợp bán hàng vào các tính năng tương tác mạng xã hội.

Tiềm năng hay hiệu quả của Amazon Inspire vẫn chưa rõ ràng, và không rõ tính năng có được mở rộng ra thị trường toàn cầu hay không. Thông thường, Amazon sẽ lặng lẽ gỡ bỏ tính năng mới nếu không thành công.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Amazon muốn trả 2 USD mỗi tháng cho người dùng để thu thập dữ liệu

Gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon muốn trả 2 USD mỗi tháng cho mỗi người dùng để được phép theo dõi dữ liệu trên thiết bị di động của họ.

Amazon muốn trả 2 USD mỗi tháng cho người dùng để thu thập dữ liệu
Amazon muốn trả 2 USD mỗi tháng cho người dùng để thu thập dữ liệu

Theo đó, trong chương trình xác minh quảng cáo (Ad Verification program) mới của Amazon, nền tảng này sẽ trả 2 USD mỗi tháng cho người dùng nếu họ chia sẻ dữ liệu truy cập (traffic data) với Amazon.

Với những người dùng đồng ý tham gia chương trình, Amazon sẽ có thể theo dõi những quảng cáo mà họ đã xem, nơi họ đã xem và thời gian trong ngày chúng được xem.

Theo Amazon, một trong những mục tiêu của chương trình là nền tảng có thể cung cấp nhiều hơn những trải nghiệm quảng cáo được cá nhân hóa liên quan đến các sản phẩm hay thương hiệu mà họ đã thể hiện sự quan tâm trước đó.

“Sự chấp nhận tham gia của bạn sẽ giúp các thương hiệu cung cấp những sản phẩm liên quan hơn và làm cho quảng cáo từ Amazon trở nên phù hợp hơn”.

Chính sách mới là một phần của Amazon Shopper Panel, một chương trình hợp tác chỉ dành cho người được mời, trong đó các khách hàng có chọn lọc của Amazon có thể kiếm được 10 USD mỗi tháng nếu họ tải lên 10 hoá đơn đủ điều kiện từ các giao dịch mua hàng mà họ từng thực hiện trước đó bên ngoài Amazon.

Amazon cũng cho biết, hiện chương trình chỉ giới hạn với những người dùng tại Mỹ và Anh và với những người dùng đã đăng ký tham gia, họ cũng có thể huỷ bỏ tính năng bất cứ khi nào họ muốn.

Về bản chất, các chương trình “trao đổi dữ liệu để lấy quà” không phải là mới, các nền tảng như Facebook hay Google cũng đã chạy khá nhiều chương trình tương tự.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Google: Thế giới Marketing sẽ như thế nào vào năm 2032

Với những gì đã xảy ra trong năm 2022, với sự thay đổi nhanh chóng của thế giới marketing, kinh doanh, cũng như hành vi của người tiêu dùng, các hoạt động marketing vào năm 2032 được dự báo là sẽ rất khác.

Google: Thế giới Marketing sẽ như thế nào vào năm 2032
Google: Thế giới Marketing sẽ như thế nào vào năm 2032

Trong thế giới mới, khi marketer phải liên tục đối mặt với những sự bất ổn, khả năng sáng tạo, sự nhanh nhẹn và sẵn sàng thay đổi hay nhu cầu về sự thích ứng nhanh dựa trên insight đang trở nên cấp bách và quan trọng hơn bao giờ hết.

Từ góc nhìn này, bằng cách ghi nhận ý kiến của các chuyên gia marketing hàng đầu, Google vừa xuất bản các dự báo về cách marketing sẽ được thực thi trong năm 2032 tức 10 năm sau tính từ thời điểm hiện tại.

Làm thế nào thương hiệu sẽ có được lòng trung thành của khách hàng vào năm 2032? Doanh nghiệp có thể xây dựng niềm tin với thương hiệu ra sao hay khi nói đến các hoạt động quảng cáo, chúng rồi sẽ như thế nào?

Bên dưới là nội dung chi tiết theo ghi nhận từ MarketingTrips.

Trải nghiệm kỹ thuật số và vật lý sẽ hợp nhất trên các điểm tiếp xúc.

“Tương lai của sự thành công đối với các hoạt động quảng cáo sẽ được thiết lập thông qua việc xây dựng các mối quan hệ với khách hàng dựa trên sự tin tưởng, hỗ trợ và giá trị.

Khi các định nghĩa về sự hợp nhất giữa kỹ thuật số và vật lý cũng như trải nghiệm của người tiêu dùng ngày càng trở nên hoà hợp hơn, người mua sắm sẽ mong đợi các tương tác thống nhất, liền mạch với các thương hiệu trên nhiều điểm tiếp xúc (Brand Touchpoint) khác nhau.

Những điểm tiếp xúc này sẽ cần được xây dựng dựa trên các nền tảng về quyền riêng tư, công nghệ, mục đích và tính bền vững.”

Trao quyền kiểm soát nhiều hơn cho người tiêu dùng đồng nghĩa với việc thương hiệu sẽ tạo ra nhiều tương tác có ý nghĩa hơn.

“Những người làm marketing sẽ cần phải khám phá và kích hoạt những trải nghiệm mới, thứ có thể giúp người tiêu dùng bắt đầu tính đến chuyện hành động.

Những lo ngại về quyền riêng tư vẫn còn đó; điều cần thiết là doanh nghiệp phải tạo ra một chiến lược dữ liệu phù hợp, vừa cho phép người tiêu dùng kiểm soát dữ liệu của họ vừa có thể thu thập được những dữ liệu đủ để tạo ra những kết nối có ý nghĩa hay được cá nhân hoá với họ.

Điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp phải sử dụng các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (Machine Learning) để cung cấp những trải nghiệm phù hợp.

Tất cả các thương hiệu sẽ cần phải đảm bảo rằng mục đích và sứ mệnh của thương hiệu được thể hiện rõ qua từng quyết định của tổ chức.

Quảng cáo sẽ trở nên đơn giản hơn và hữu ích hơn.

“Khi tôi còn làm việc với vai trò là Marketing tại Unilever, các viên nang bột giặt “tất cả trong một” là một trong những thành phần quan trọng nhất.

Nhưng tôi lại cảm thấy hào hứng hơn với công nghệ laze có thể tẩy sạch các vết bẩn trên áo! Nhìn lại, tôi luôn tin tưởng vào sức mạnh của công nghệ với khả năng làm cho cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn và khai phá tiềm năng của con người nhiều hơn.

Hôm nay, với tư cách là nhân viên của Google, tôi cũng cảm thấy phấn khích về tiềm năng của AI. Với các công cụ được hỗ trợ bởi AI (AI-powered tools), chúng tôi ngày càng có thể truyền tải các thông điệp thương hiệu một cách chính xác đến đúng đối tượng mục tiêu (Target Audience) vào đúng thời điểm trên quy mô lớn, đồng thời cũng tôn trọng quyền riêng tư và lựa chọn của người tiêu dùng.

Quảng cáo hiệu suất tối đa (Performance Max) hiện có trong Google Ads của chúng tôi là một trong những minh chứng cho điều này, nó cho phép nhà quảng cáo sử dụng các công cụ tự động hóa trong quá trình lựa chọn nội dung quảng cáo, đặt giá thầu, thiết lập ngân sách, và hơn thế nữa.

Vào năm 2032, chúng tôi sẽ có nhiều bước tiên hơn nữa với ngành quảng cáo: một thế giới nơi quảng cáo là nguồn thông tin hoàn toàn phù hợp cho mọi người, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất về quyền riêng tư. AI đã và đang mang lại những giá trị to lớn và các công cụ marketing sẽ thay đổi với tốc độ chóng mặt.”

Gen Z sẽ có những tiêu chuẩn cao hơn đối với các thương hiệu đang cố gắng tiếp cận họ.

“Được cho là thế hệ đa dạng và khác biệt nhất cho đến nay, Gen Z sẽ thực sự là những người trưởng thành vào năm 2032.

Như chúng ta đã thấy ở Gen Z, những người tiêu dùng này có kỳ vọng cao về cách thức và nơi họ sẽ chi tiêu. Gen Z và Gen Y (millennial) cũng quan tâm nhiều hơn đến các giá trị cộng đồng, những người tương tự như họ.

Các thế hệ này mong muốn các doanh nghiệp và sản phẩm có thể phản ánh được các giá trị và cộng đồng của họ, từ chính cách các doanh nghiệp đang hoạt động đến các nội dung quảng cáo hay thông điệp được truyền tải ra bên ngoài.

Mọi thứ sẽ trở nên khó khăn hơn với các doanh nghiệp hay thương hiệu không liên kết được sứ mệnh của họ đối với sản phẩm, các hoạt động marketing và công chúng bên ngoài. Một mẫu quảng cáo chỉ đơn giản là hấp dẫn không thể “chiến thắng” được các thế hệ này.

Các câu chuyện thương hiệu sẽ không được kể chỉ bằng quảng cáo, mà là từ tất cả những gì thương hiệu đã và sẽ làm.

Trong vài năm qua, tính xác thực hay khái niệm Authentic Marketing đã trở thành một từ khoá thông dụng đối với những người làm marketing nói chung.

Đến năm 2032, các thương hiệu thành công sẽ là những thương hiệu có thể cam kết thực hiện tính xác thực thực sự thông qua việc xác định họ là ai, họ đại diện cho điều gì, cũng như cách họ coi trọng và thể hiện sự đa dạng.

Các mẫu quảng cáo sai sự thật sẽ không chỉ ảnh hưởng hay liên quan trực tiếp đến sản phẩm mà còn cả các nhận diện thương hiệu (Brand Identity).

Nền kinh tế của sự chú ý (attention economy) sẽ trở thành nền kinh tế của sự tận tâm (enthusiasm economy.

“Các nền tảng vốn kiếm tiền từ sự chú ý ngày nay sẽ trở thành hoặc bị phá (Disruption) vỡ bởi các nền tảng kiếm tiền từ sự nhiệt huyết, năng động, đa tương tác và tận tâm thông qua bán hàng trực tiếp (direct sales), các nền tảng thị trường (marketplace) hay mô hình đăng ký có trả phí (subscriptions).

Tất cả những điều này sẽ làm giảm sự phụ thuộc của các nền tảng vào quảng cáo thương hiệu (Brand Advertising). Trong bối cảnh đó, sự khác biệt lớn nhất giữa các quảng cáo ở hiện tại và trong tương lai sẽ là:

  • Bản sắc âm thanh của thương hiệu (Brand Sonic): Âm thanh của thương hiệu sẽ trở nên quan trọng như cách “hình ảnh thương hiệu” (Brand Visual) đang có hiện nay.
  • Giá trị của đội ngũ nhân sự làm về sáng tạo sẽ chuyển từ việc xác định các giải pháp sáng tạo (ví dụ: nội dung, trải nghiệm, chiến dịch) sang việc xác định các vấn đề một cách sáng tạo (ví dụ: sử dụng các tình huống điển hình (use case) liên quan đến sản phẩm và dịch vụ).
  • Khi tầm quan trọng của các nội dung có thương hiệu (Branded Content) giảm dần, các không gian có thương hiệu – vật lý và ảo, sẽ trỗi dậy mạnh mẽ.

Đối với những người tiêu dùng thế hệ mới, mọi điểm tiếp xúc đều có giá trị.

“Đã qua lâu rồi cái thời mà các thương hiệu đóng vai trò gửi và kiểm soát mọi thứ — và người tiêu dùng chỉ là bên nhận thông điệp. Người tiêu dùng ngày nay muốn trò chuyện và đồng sáng tạo với thương hiệu.

Từ việc tương tác trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội đến sự hỗ trợ có được thông qua các trải nghiệm, mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng trong tương lai sẽ được xây dựng dựa trên mọi điểm tiếp xúc: từ những gì thương hiệu nói đến những gì thương hiệu làm.”

Vào 2032, Marketing sẽ trở lại đúng bản chất của nó: Kết nối.

Trong năm 2032 và xa hơn nữa, cũng như cách mà người dùng sẽ có toàn quyền kiểm soát các thương hiệu mà họ nhận được thông báo từ trung tâm quảng cáo của Google, mối quan hệ giữa người tiêu dùng và thương hiệu sẽ phải thay đổi.

Tôi tin rằng nó sẽ đưa Marketing trở lại đúng bản chất của nó, đó là kết nối thương hiệu và sản phẩm với người tiêu dùng. Nhưng để làm được như vậy, niềm tin phải là yếu tố cốt lõi của mọi mối quan hệ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Facebook bị cáo buộc độc quyền trong Metaverse

Chính quyền Tổng thống Biden cáo buộc Meta Platform đã tìm cách độc quyền trong vũ trụ ảo metaverse, mở ra cuộc chiến ngăn chặn công ty mẹ Facebook mua lại công ty phát triển ứng dụng thực tế ảo Within Inc.

Facebook bị cáo buộc độc quyền trong Metaverse
Facebook bị cáo buộc độc quyền trong Metaverse

Trước đó, Ủy ban thương mại (FTC) đã lên tiếng ngăn chặn thương vụ này vào tháng 7, cho rằng việc Meta thâu tóm Within “có xu hướng tạo ra độc quyền” trong thị trường ứng dụng thực tế ảo. Cơ quan này cũng yêu cầu toà án ra phán quyết sơ bộ tạm dừng giao dịch trên.

Luật sư Abby Dennis của FTC nói rằng việc mua lại Within là một phần trong nỗ lực của Meta nhằm thu hút và đa dạng hoá người dùng thực tế ảo, gồm cả các thuê bao của ứng dụng luyện tập phổ biến Supernatural.

“Với nguồn lực khổng lồ của mình, Meta hoàn toàn có thể tự phát triển 1 ứng dụng tập luyện VR chuyên dụng và thực tế họ đã lên kế hoạch xây dựng ứng dụng này trước khi thâu tóm Within”, Dennis cho hay.

Kế hoạch trên còn có tên Operation Twinkie, liên quan việc mở rộng trò chơi nhịp điệu Beat Sabre mà công ty này đã mua lại vào năm 2019 với sự đề xuất của công ty tập luyện kỹ thuật số Peloton.

Không chỉ vậy, FTC đang cố gắng buộc Meta huỷ bỏ 2 thương vụ mua lại trước đó, InstagramWhatsApp tại một vụ kiện được đệ trình từ năm 2020, thời điểm cả 2 ứng dụng đều ở trong một thị trường còn tương đối mới.

Nếu bị ngăn chặn hoạt động thâu tóm ở không gian metaverse, Meta sẽ gặp áp lực nhiều hơn trong việc tự sản xuất các ứng dụng phổ biến (hit-app) và phải từ bỏ nhiều yếu tố từ doanh thu, nhân sự, dữ liệu cho đến quyền kiểm soát các nhà phát triển bên thứ ba.

Công ty nghiên cứu thị trường IDC ước tính Meta Quest, thiết bị đeo thực tế ảo đang chiếm 90% thị phần phần cứng thực tế ảo.

Tuy nhiên, phần lớn trong số hơn 400 ứng dụng sẵn có của cửa hàng ứng dụng dành cho thiết bị này được sản xuất bởi các nhà phát triển bên ngoài.

Công ty mẹ Facebook đồng ý mua lại Within vào tháng 10/2021, chỉ 1 ngày sau khi đổi tên từ Facebook sang Meta, báo hiệu tham vọng xây dựng môi trường ảo nhập vai, metaverse.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Phó chủ tịch cấp cao của Apple bị sa thải vì video bông đùa trên TikTok

Tony Blevins cách đây ba tháng còn là Phó chủ tịch cấp cao của Apple, nhưng bị sa thải ngay sau khi xuất hiện video bông đùa trên TikTok.

Cựu phó chủ tịch Apple Tony Blevins. Ảnh: WSJ
Cựu phó chủ tịch Apple Tony Blevins. Ảnh: WSJ

Blevins kể trên WSJ, hồi đầu tháng 9, ông thức giấc vì cuộc điện thoại lúc 1h30 sáng. Apple, nơi ông gắn bó suốt 22 năm, yêu cầu ông gỡ video có hình ảnh ông đang lan truyền trên TikTok.

Trong video, Blevins rời chiếc Mercedes-Benz SLR McLaren tại một triển lãm xe hơi và được hỏi về cuộc sống. “Tôi đua xe, chơi golf và trêu đùa phụ nữ ngực to.

Tôi nghỉ ngơi vào cuối tuần và các ngày lễ”, ông nói. Blevins cho biết bình luận trên thực ra được lấy từ bộ phim hài Arthur năm 1981, vợ ông cũng ngồi trong xe và phá lên cười khi nghe thấy câu trả lời.

Dù vậy, một lãnh đạo Apple yêu cầu ông nhanh chóng xóa video vì “tình hình rất tệ, một số người đã phàn nàn về nó”.

Blenvins thức suốt đêm để liên hệ với TikToker có tên Daniel Mac, người quay video, để nhờ xóa video nhưng không nhận được phản hồi nào. Ban lãnh đạo Apple đề nghị ông chủ động từ chức, nhưng ông không đồng ý. Vài ngày sau đó, ông bị sa thải.

“22 năm biến mất chỉ trong 25 giây. Tôi sốc. Toàn bộ cuộc đời tôi gắn bó với Apple. Tôi luôn cố gắng làm nhân viên trung thành nhất với công ty”, Blevins, người đã sử dụng kỹ năng đàm phán điêu luyện để giúp Apple xây dựng và duy trì chuỗi cung ứng đồ sộ hiện nay, nói.

Sự rời đi của Blevins được cho là để lại khoảng trống lớn đối với Apple, đặc biệt trong giai đoạn rất quan trọng của hãng. Apple đang phải giải quyết vấn đề gián đoạn chuỗi cung ứng, vốn tập trung tại Trung Quốc.

Blevins với vai trò phó chủ tịch phụ trách mua sắm đã cùng đội ngũ cấp dưới chịu trách nhiệm đàm phán với mạng lưới nhà cung ứng linh kiện cho Apple.

Ông từng áp dụng những chiến thuật được đánh giá là liều lĩnh, giúp công ty hạ giá thành sản xuất trong khi vẫn bảo đảm nguồn cung. Vị trí của ông chưa có người thay thế sau vụ sa thải, trong khi nhóm của ông được tái điều động đến các bộ phận vận hành của Apple.

Blevins ngỡ ngàng vì trò đùa với người không phải nhân viên Apple và diễn ra ngoài giờ làm việc lại có thể xóa bỏ sự nghiệp cống hiến cho công ty mà ông yêu quý.

Ông xin lỗi những người cảm thấy bị xúc phạm vì bình luận của ông trong video, nhưng cho rằng việc Apple sa thải là sai lầm.

Một số cựu nhân viên Apple thể hiện sự ủng hộ, cho rằng ông đôi khi vẫn nói chuyện hài hước để giảm căng thẳng, nhưng chưa bao giờ thấy ông bình luận phân biệt giới tính hay hành động thiếu chuyên nghiệp.

Dù vậy, vẫn có những nhân viên Apple nói quyết định này là cần thiết vì công ty không chấp nhận các động thái phân biệt giới tính trong giới lãnh đạo.

Các lãnh đạo Apple dự định tổ chức tiệc chia tay Blevins với hơn 100 người tham gia, nhưng sự kiện bị hủy khi hai bên không tìm được tiếng nói chung. Blevins gọi động thái này là “giả tạo”, nhấn mạnh ông chưa nhận được tiền bồi thường cắt hợp đồng.

Davia Temin, Giám đốc công ty quản lý rủi ro Temin and Company, cho rằng những câu bông đùa trên mạng giờ đây có thể thành cái cớ để sa thải lãnh đạo doanh nghiệp hoặc nhân vật nổi tiếng. “Đáng lẽ phải có cơ hội để Tony thể hiện thái độ ăn năn”, bà Temin nói.

Trong khi đó, Blevins bày tỏ tức giận vì quyết định chóng vánh từ Apple. “Họ làm nhục tôi và hủy hoại thanh danh của tôi”, ông nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

McKinsey & Epic Games: Nền kinh tế nhà sáng tạo và Metaverse

Khi metaverse và nền kinh tế nhà sáng tạo đang ngày càng nhận được sự quan tâm của nhiều giới làm công nghệ và kinh doanh, Ông Marc Petit, hiện đang là Phó Chủ tịch tại gã khổng lồ ngành game Epic Games đã chia sẻ một số quan điểm về chủ đề này.

Nền kinh tế nhà sáng tạo và Metaverse
McKinsey: Xây dựng nền kinh tế nhà sáng tạo và Metaverse

Về căn bản, ông Marc Petit tỏ ra khá lạc quan về triển vọng hay tiềm năng của metaverse, thứ mà ông cho rằng sẽ phụ thuộc vào tốc độ phát triển của nội dung 3D và khả năng tương tác trong thời gian thực (real-time streaming of interactive).

Dưới đây là chi tiết cuộc trò chuyện giữa Marc Petit và McKinsey.

Ông định nghĩa như thế nào về metaverse?

Đối với tôi, metaverse đại diện cho một cuộc cách mạng về sự phát triển của internet khi nó sử dụng công nghệ 3D theo thời gian thực như là một phương tiện cốt lõi và nền tảng phần cứng nhập vai, điều này cũng tương tự như cách internet đã gắn liền với yếu tố kỹ thuật số, video và các nền tảng di động cách đây 15 năm.

Metaverse theo đó sẽ đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người, khi bạn có thể thực hiện mọi việc ở chế độ 3D theo thời gian thực, làm theo những cách có tính tương tác cao và mọi thứ đều được ứng dụng cho nhiều người dùng.

Nó sẽ cho phép bạn tương tác với mọi người và cũng vì vậy, yếu tố xã hội (Social) cũng là nền tảng của metaverse. Cho dù đó là thông qua việc cộng tác tại những nơi làm việc hay chỉ đơn giản là ở cùng với những người mà bạn muốn dành thời gian với họ, đây là những khía cạnh mà hầu hết mọi người đều cần.

Và nếu chúng ta muốn xây dựng một nền kinh tế nhà sáng tạo (Creator Economy) nơi các thế trẻ sau này có thể có được những công việc mà chúng ta thậm chí còn không thể mơ tới, thì chúng ta, dù với tư cách là một công dân, cơ quan quản lý và chính phủ, sẽ phải nghĩ về nó như thế nào?

Bởi vì chúng sẽ cực kỳ quan trọng cho tương lai và chúng ta cũng đã học được rất nhiều điều từ sự phát triển bùng nổ của internet cũng như các nền tảng mạng xã hội (Social Media), chúng ta cần nhìn nhận nó một cách khách quan nhất.

Ngoài ngành game hiện vốn được xem là trọng tâm chính, metaverse có thể được ứng như thế nào?

Nó sẽ phụ thuộc vào từng nền tảng và sự tiến bộ của công nghệ. Cảm giác đồng hiện diện (co-presence) là nền tảng, nhưng bạn cũng có thể thiết lập thực tế ảo (VR) hoặc những thứ gì đó phức tạp hơn để đọc ngôn ngữ cơ thể và nắm bắt các tín hiệu cảm xúc, thứ thực sự mang lại cảm giác như là bạn đang tương tác với một ai đó trong đời thực.

Bạn có thể sử dụng metaverse để tăng cường hay nâng cao các hoạt động hàng ngày với những nội dung kỹ thuật số có hiển thị đối tượng được kết nối (connected objects displaying digital content).

Bạn cũng có thể sử dụng các nội dung tương tác (interactive content) và điện toán không gian (spatial computing) để giúp mọi người thực hiện mọi việc trong cuộc sống thực, cho dù đó là việc di chuyển trong thành phố hay tìm hiểu về những thứ bạn không thể nhìn thấy.

Nếu chúng ta có thể sử dụng những thiết bị vốn biết nhiều hơn về môi trường vì chúng có thể truy cập nhiều dữ liệu hơn, tôi nghĩ rằng sự tăng cường các yếu tố thực tế này là một trong những khía cạnh nền tảng của metaverse.

Cần phải làm gì với metaverse để kích hoạt nền kinh tế sáng tạo nội dung (Creator Economy)?

Điều quan trọng ở đây là phải tạo ra một nền kinh tế thực sự tập trung vào nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) trong metaverse mở, nơi các nhà sáng tạo có thể nhận ra giá trị của những sự sáng tạo của họ.

Trong metaverse, các nhà sáng tạo có cơ hội để giữ lấy phần lớn những gì (doanh thu) mà họ có thể kiếm được thay vì là chia sẻ với các nền tảng như hiện nay (với YouTube hay Facebook). Nhà sáng tạo có nhiều lợi thế hơn với metaverse.

Chúng ta phải tạo ra một thế hệ các nền tảng kiểu mới (new generation of platforms), một nền kinh tế hiệu quả hơn cho các nhà sáng tạo. Và đó là nơi mà đối với tôi, mọi thứ cần phải công bằng, cởi mở và có thể tương tác với nhau.

Các nhà lãnh đạo nên nghĩ như thế nào về cách mà họ có thể tương tác với metaverse?

Tất cả mọi thứ sẽ bắt đầu với khái niệm bản sao kỹ thuật số (digital twin), tôi nghĩ rằng mọi người phải hiểu cách họ nhận được dữ liệu, những thứ có thể được sử dụng trong không gian 3D theo thời gian thực (real-time 3D) và cách họ có được phiên bản kỹ thuật số của sản phẩm thông qua các giai đoạn có trong vòng đời sản phẩm.

Mọi người đã phải mất 10 hay 15 năm để “hấp thụ” về khái niệm quản trị vòng đời sản phẩm (Product Life Cycle Management) và xây dựng mô hình thông tin (Information Modelling). Trong vài năm tới, họ phải nỗ lực để tạo ra những cặp song sinh kỹ thuật số này và đương nhiên, đây là một khoản đầu tư không hề nhỏ.

Bạn phải bắt đầu từ đó, bởi vì nếu không có dữ liệu thì không có metaverse. Đó không phải là về bất cứ thứ gì khác ngoài dữ liệu (Data).

Trong khi Web 2.0 là một trải nghiệm đơn độc và mang tính phán xét, Web 3.0 hay metaverse sẽ giúp con người bước vào một thế giới mới, nơi họ có thể tham gia, tương tác và trở thành một phần của các trải nghiệm.

Khi nghĩ về những điều này, tôi thực sự lạc quan về metaverse, đặc biệt là sau hơn 2 năm xảy ra đại dịch khi chúng ta thực sự hiểu được tầm quan trọng của các nền tảng trực tuyến trong cuộc sống hàng ngày của mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Marketing truyền thống không phải là cách để tiếp cận Gen Z

Là những người làm marketing, việc thấu hiểu các nhóm đối tượng hay khách hàng mục tiêu là chìa khoá thành công của mọi thương hiệu, trong khi Gen Z đang và sẽ là lực lượng người tiêu dùng lớn nhất toàn cầu, hiểu và đáp ứng nhu cầu của họ nên là ưu tiên hàng đầu.

Marketing truyền thống không phải là cách để tiếp cận Gen Z
Marketing truyền thống không phải là cách để tiếp cận Gen Z

Trong những năm trở lại đây, thế giới đã thay đổi với tốc độ đến chóng mặt, và hành vi của người tiêu dùng cũng vậy.

Khi nền kinh tế thế giới đã phải chứng kiến nhiều cú sốc lớn, bất ổn xã hội và chính trị cũng như đại dịch toàn cầu, Gen Y và Gen Z đã bị ảnh hưởng khá nặng nề – một cuộc khảo sát với Gen Y (millennial) và Gen Z cho thấy 61% số người được hỏi đang lo lắng rằng họ sẽ không thể có khả năng chi trả cho những gì họ muốn, điều này cũng đồng nghĩa với việc bán hàng tới các thế hệ này sẽ trở nên khó khăn hơn.

Những thế hệ người tiêu dùng mới này không chỉ thông minh, nắm trong tay nhiều thông tin và hiểu biết về tài chính, mà họ còn đang được tiếp xúc với hàng trăm, hàng ngàn lựa chọn với nhiều thương hiệu khác nhau.

Trong thế giới mới, khi mạng xã hội trở thành nơi không chỉ để tương tác với bạn bè, gia đình hay đồng nghiệp, nó còn là nơi người tiêu dùng, đặc biệt là những người tiêu dùng trẻ tìm kiếm và kết nối với thương hiệu.

Bây giờ hơn bao giờ hết, khi Gen Z sẽ sớm là lực lượng chủ lực của nền kinh tế, việc tiếp cận họ theo một cách thức mới được xem là chiến lược ưu tiên hàng đầu.

Sự thay đổi trong hành vi và cách Gen Z nghĩ về sản phẩm và thương hiệu có ý nghĩa gì với doanh nghiệp?

Với tư cách là một Marketer, điều quan trọng là bạn cần phải xem xét các hiệu ứng tâm lý đằng sau hành vi mua hàng của khách hàng.

Hành vi mua hàng, cũng giống như bất kỳ loại hành vi nào khác của con người, nó vốn bị ảnh hưởng bởi một tập hợp các nhu cầu tâm lý cốt lõi (core psychological needs).

Hãy hình dung đến tháp nhu cầu Maslow, một trong những lý thuyết nền tảng nhất của tất tả những ai làm marketing, con người sẽ có 5 loại nhu cầu chính (được xếp từ thấp nhất đến cao nhất) bao gồm:

  • Nhu cầu cơ bản về sinh lý, chẳng hạn như không khí, ăn mặc, đi lại, và ngủ nghỉ.
  • Nhu cầu về an toàn, chẳng hạn như sức khỏe, an ninh và việc làm.
  • Nhu cầu về tình yêu và được thuộc về, bao gồm tình bạn hay sự kết nối.
  • Nhu cầu về lòng tự trọng, chẳng hạn như sự tôn trọng, địa vị và sự công nhận.
  • Nhu cầu được thể hiện bản thân, khẳng định chính mình hoặc mong muốn được nhận ra tiềm năng đầy đủ (cao nhất) của cá nhân.

Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn sống khác nhau, con người có những loại nhu cầu khác nhau.

Để có thể có được khách hàng, để thương hiệu là một phần trong tâm trí của khách hàng cũng như để mở rộng thị phần, các sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp nên tìm cách đáp ứng những nhu cầu riêng biệt mà các nhóm khách hàng của họ đang có.

Các hoạt động marketing của doanh nghiệp càng liên quan đến các loại nhu cầu cụ thể của khách hàng thì họ sẽ càng có thêm cơ hội để chứng minh sự cần thiết (phải mua) của sản phẩm, đặc biệt là với những người tiêu dùng hiện đại như Gen Y và Gen Z.

Dưới đây là một số chiến thuật mà các thương hiệu có thể tham khảo.

1. Thể hiện được bản chất của thông điệp.

Như một lẽ thường tình, khi các hoạt động marketing hay quảng cáo không giúp doanh nghiệp có thêm khách hàng tiềm năng (Lead) hay khách hàng mới, phản ứng mặc định của nhiều marketer là cố gắng làm nhiều hơn nữa, cho dù đó là việc thử một kênh mới, tăng ngân sách chi tiêu hay xây dựng thêm các chiến dịch mới.

Theo cách tiếp cận “làm việc thông minh quan trọng hơn là cần cù”, một chiến thuật hiệu quả mà các doanh nghiệp có thể cân nhắc đó là đánh giá lại toàn bộ nội dung hay thông điệp của thương hiệu (Content Audit), tối ưu nó với mục tiêu là đáp ứng từng loại nhu cầu hay khao khát cốt lõi của khách hàng.

Khi Gen Y và Gen Z được bao phủ bởi quảng cáo, khi mức chi tiêu cho quảng cáo kỹ thuật (Digital Ads) không ngừng tăng qua các năm, thay vì thương hiệu tập trung vào ngân sách chi tiêu hay cố gắng “đẩy” quảng cáo, hãy tập trung vào nội dung và kết hợp nó với nhu cầu (Needs) của người tiêu dùng.

2. Đừng bỏ qua những điều cơ bản nhất.

Cũng như bất kỳ thế hệ nào khác, và Gen Y và Gen Z cũng đối mặt với nhiều thách thức về nguồn lực mà cụ thể là thời gian và tiền bạc.

Nếu thương hiệu của bạn giúp các thế hệ này tiết kiệm hoặc tận dụng tốt hơn cả hai nguồn lực, thì bạn đang tự tạo ra cho mình những cơ hội để tồn tại và phát triển.

Trong các bối cảnh suy thoái, khi cả Gen Y và Gen Z đều là những thế hệ có mức thu nhập thấp hơn so với các thế hệ trước, khi họ đang chọn cách rời bỏ công việc (Quiet Quitting) vì môi trường làm việc có quá nhiều áp lực, tiết kiệm hay “tối ưu” vẫn là chìa khoá.

3. Minh bạch và thể hiện rõ giá trị.

Tính trung lập của thương hiệu (Brand Neutrality) không còn là lối thoát hay chiến lược phòng thủ an toàn cho các thương hiệu khi thị trường đang chứng kiến một sự dịch chuyển từ chi tiêu theo sản phẩm hay giá cả sang chi tiêu theo định hướng giá trị (value-driven spending). Gen Y và Gen Z đang tích cực ủng hộ các thương hiệu mà họ tin tưởng.

Các thế hệ này ngày càng quan tâm nhiều hơn đến tính bền vững, sự đổi mới, tư duy sáng tạo, và minh bạch từ các tổ chức mà họ chọn — và họ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho những điều đó. Theo một cuộc khảo sát, 73% người tiêu dùng Gen Z sẵn sàng trả thêm 10% cho các sản phẩm bền vững.

Dù với tư cách là chủ doanh nghiệp hay người làm marketing, hãy không ngừng nỗ lực trong việc chứng minh giá trị của thương hiệu thông qua các hành động cụ thể thay vì chỉ là các tuyên bố từ các nội dung quảng cáo, hãy chứng minh rằng thương hiệu đang từng ngày cố gắng vì khách hàng và hơn thế nữa.

Trong khi các thế hệ trẻ như Gen Y và Gen Z ít trung thành hơn với các thương hiệu khi họ quá nhiều lựa chọn và hành vi liên tục thay đổi, điều này càng trở nên cấp thiết hơn.

4. Hãy trở thành các chuyên gia về nội dung.

Nếu các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn giúp mọi người có được những nhu cầu cao nhất trong tháp nhu cầu (như MarketingTrips đã đề cập ở trên), tức là về lòng tự trọng hay muốn tự thể hiện chính mình, điều này có nghĩa là các nhu cầu cơ bản của họ đã được đáp ứng và giờ đây họ đang khao khát những cầu cao hơn nữa.

Để có thể làm được điều này, thương hiệu thực sự cần những chuyên gia về xây dựng và phát triển nội dung (Content), dù cho đó là các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) hay các nhà tiếp thị nội dung (Content Marketer), mục tiêu của thương hiệu là đáp ứng các nhu cầu khác nhau trong từng giai đoạn khác nhau có trong hành trình khách hàng (Custoner Journey) với từng điểm chạm khác nhau.

Trong khi những thế hệ trẻ như Gen Y và Gen Z không ngại mua các sản phẩm xa xỉ, điều quan trọng là thương hiệu truyền tải giá thị của nó như thế nào và cách thương hiệu phù hợp với giá trị cá nhân của họ.

Các cuộc nghiên cứu về khách hàng là cần thiết, khám phá các insight đằng sau các hành động của khách hàng là cần thiết, và các câu chuyện thương hiệu (ứng dụng storytelling) cũng nên là ưu tiên hàng đầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Apple chi gần 100 tỉ USD để đổi mới sản phẩm trong 5 năm

Vị trí của Apple trên thị trường gắn liền với chiến lược đổi mới của công ty, với việc liên tục phân bổ ngân sách đáng kể trong những năm qua.

Apple chi gần 100 tỉ USD để đổi mới sản phẩm
Apple chi gần 100 tỉ USD để đổi mới sản phẩm

Cạnh tranh ngày càng tăng trong lĩnh vực công nghệ, nhưng Apple vẫn duy trì vị trí dẫn đầu bằng cách không ngừng phát hành các sản phẩm mới và dịch vụ sáng tạo phù hợp với cơ sở khách hàng trung thành của mình.

Dữ liệu do Finbold thu thập và tính toán vào ngày 8.12 cho thấy từ năm 2018 đến 2022, Apple đã chi tổng cộng khoảng 97,37 tỉ USD cho nghiên cứu và phát triển (R&D). Trong vòng 5 năm, chi tiêu của Apple cho phân khúc này tăng 84,33%, từ 14,24 tỉ USD năm 2018 lên 26,25 tỉ USD vào năm 2022.

Tại sao chi tiêu đổi mới của Apple tăng?

Chi tiêu của Apple một phần phù hợp với mô hình kinh doanh của công ty, vốn đề cao việc tìm cách tạo ra sự đổi mới đột phá và đạt được lợi thế cạnh tranh.

Hãng công nghệ Mỹ đã duy trì khoản chi lớn cho R&D nhằm mục đích cải thiện trải nghiệm người dùng, phân biệt các sản phẩm và dịch vụ của công ty với đối thủ trên thị trường.

Đáng chú ý, chi tiêu năm 2022 của Apple vẫn tăng lên mặc cho nền kinh tế thế giới suy thoái, đặc trưng bởi lạm phát cao và nguy cơ tăng lãi suất.

Phản ứng của Apple trước cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay cho thấy một cái nhìn thoáng qua về cách công ty coi trọng bộ phận R&D như thế nào.

Ví dụ, Apple tạm dừng tuyển dụng một số công việc, ngoại trừ bộ phận R&D, như biện pháp để giảm ngân sách khi sự không chắc chắn chiếm ưu thế.

Ý nghĩa chi tiêu R&D của Apple

Chi tiêu cho R&D cũng có thể được hiểu là Apple sẽ có nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn trong dòng nghiên cứu của mình bên cạnh iPhone, iPad, Mac và Apple Watch hiện tại.

Hơn nữa, ngân sách này cho thấy tiềm năng của công ty trong việc xoay trục sang sản phẩm và dịch vụ mới khác, ngoài “con gà đẻ trứng vàng” iPhone.

Chi tiêu cho đổi mới còn thông báo chiến lược của Apple trong việc tìm cách sở hữu và kiểm soát công nghệ thúc đẩy các sản phẩm chính của mình. Apple đã tiến hành các vụ mua lại để tăng cường nền tảng cho việc xây dựng các sản phẩm và dịch vụ mới.

Hơn nữa, R&D sẽ giúp Apple hướng tới nhiều doanh thu hơn bên cạnh việc củng cố hình ảnh thương hiệu. Apple đã duy trì một lượng khách hàng trung thành nhờ hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ của mình suốt những năm qua. Do đó, công ty phải đầu tư nhiều hơn nữa vào nghiên cứu sản phẩm để giữ được trạng thái này.

Giám sát về quy định

Tuy nhiên, dù chi tiêu tăng nhanh, Apple, giống như những gã khổng lồ công nghệ khác, vẫn phải đối mặt với rào cản giám sát từ phía cơ quan quản lý. Trong những năm gần đây, hãng này đã bị các cơ quan quản lý giám sát chặt chẽ hơn về vấn đề chống độc quyền.

Điều đáng nói là dù duy trì chi tiêu cho R&D, nhưng theo các nhà phân tích, gã khổng lồ công nghệ Mỹ đang bị tụt lại so với đối thủ cạnh tranh. Trong trường hợp này, Apple không có cách nào hơn là phải phân bổ thêm tiền cho đổi mới.

Nhìn chung, chi tiêu R&D của Apple không đảm bảo khả năng sinh lời hoặc hiệu suất cổ phiếu tốt. Nhưng nó có thể bắt đầu được đền đáp khi các dự án đang nghiên cứu thành công. Tương tự, Apple cũng có thể bị ảnh hưởng bởi hiệu suất kém ngay cả khi đã đổ một khoản tiền đáng kể vào đổi mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Twitter có thể xoá 1.5 tỷ tài khoản không còn ‘Active’

Tỷ phú Elon Musk công bố kế hoạch xóa 1,5 tỷ tài khoản Twitter không còn hoạt động để nhường tên gọi (username) cho những người dùng khác.

Twitter có thể xoá 1.5 tỷ tài khoản không còn 'Active'
Twitter có thể xoá 1.5 tỷ tài khoản không còn ‘Active’

Ngày 8/12, Elon Musk cho biết sẽ xóa khoảng 1,5 tỷ tài khoản không còn hoạt động trên Twitter với mục đích giải phóng kho tên (username) cho những người dùng khác.

Trên Twitter, Musk cho biết việc xóa một số tài khoản là “điều đương nhiên” bởi chúng không có tweet và không được đăng nhập trong nhiều năm.

Trong quý II, Twitter ghi nhận 237,8 triệu tài khoản “có thể kiếm tiền”. Theo Business Insider, đó là các tài khoản hoạt động thường xuyên, được tiếp cận quảng cáo và có thể mang lại doanh thu cho nền tảng.

Hiện tại, Twitter chưa công bố chính thức về kế hoạch xóa hàng loạt tài khoản, cũng như thời gian không hoạt động khiến một tài khoản bị xóa.

Đây không phải lần đầu Musk nói về việc thanh lọc tài khoản trên Twitter. Hồi tháng 11, vị tỷ phú cho biết các tài khoản không hoạt động trong 15 năm sẽ bị xóa.

Vào tháng 10, CEO Tesla từng đăng bài ngụ ý các tài khoản không hoạt động trong hơn một năm cũng có thể gặp nguy hiểm.

Bên dưới bài đăng của Musk, một số người dùng cho rằng nên có giải pháp khác để xử lý các tài khoản không còn hoạt động. Một số chủ tài khoản đã qua đời, và người thân của họ không muốn mất đi kỷ niệm trên mạng xã hội.

“Bạn của tôi mất vào năm 2019, trước đó hoạt động rất tích cực trên Twitter. Tài khoản của cô ấy vẫn được bạn bè, gia đình và người theo dõi truy cập để ôn lại kỷ niệm. Không ai muốn nó biến mất cả”, người dùng Eva Amsen cho biết.

Một số bình luận khác còn yêu cầu Musk mở khóa tài khoản thay vì xóa, trong khi vài người ủng hộ quyết định này bởi họ có thể đặt lại tên ưa thích, vốn bị sử dụng bởi những tài khoản bị bỏ trống hoặc không còn hoạt động.

Lượng người dùng mạng xã hội Twitter tăng lên sau khi Musk tiếp quản công ty. Theo dữ liệu của Apptopia trong tháng 11, Twitter chứng kiến lượng người dùng hoạt động hàng ngày nhiều nhất từ trước đến nay.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Twitter giới thiệu tuỳ chọn kiểm soát hiển thị quảng cáo mới

Để giúp các thương hiệu hay nhà quảng cáo hiển thị quảng cáo một cách an toàn hơn trên nền tảng, mạng xã hội Twitter vừa giới thiệu tuỳ chọn kiểm soát hiển thị quảng cáo (Ad Placement) mới.

Twitter giới thiệu tuỳ chọn kiểm soát hiển thị quảng cáo mới
Twitter giới thiệu tuỳ chọn kiểm soát hiển thị quảng cáo mới

Theo đó, vào những tuần tới, Twitter sẽ cho ra mắt tính năng kiểm soát hiển thị quảng cáo giúp các thương hiệu hạn chế hiển thị các quảng cáo của họ cạnh các bài đăng (Tweet) có chứa các từ khoá nhất định.

Các biện pháp kiểm soát quảng cáo mới là một phần trong nỗ lực của Twitter nhằm trấn an và thu hút các nhà quảng cáo đã rời khỏi nền tảng này kể từ khi được Elon Musk mua lại và thực hiện một loạt các thay đổi ngay sau đó.

Trong khi hơn 90% doanh thu của Twitter đến từ việc bán quảng cáo kỹ thuật số (Digital Ads), việc nhiều thương hiệu lớn như Nike, Amazon hay Apple tạm dừng quảng cáo là một áp lực lớn với mạng xã hội.

Theo Reuters, trong một thảo luận mới đây với một nhóm người làm việc trong lĩnh vực quảng cáo, đại diện của Twitter cho biết nền tảng sẽ sớm đưa những người kiểm soát nội dung (Content Moderator) vốn ký hợp đồng với Twitter thông qua một đơn vị thứ 3 vào đội ngũ nhân sự nội bộ chính thức.

Đại diện của Twitter cũng cho biết việc đưa những người kiểm duyệt nội dung vào hệ thống nhân sự nội bộ sẽ cho phép nền tảng đầu tư nhiều hơn vào các hoạt động kiểm duyệt trên nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Với hầu hết các nền tảng mạng xã hội như Twitter, Facebook hay TikTok, hoạt động kiểm duyệt nội dung chủ yếu là tự động dựa trên AI và công nghệ máy học.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Kinh tế số là gì? Tìm hiểu về Nền kinh tế kỹ thuật số

Cùng tìm hiểu các khái niệm như kinh tế số hay nền kinh tế số là gì, các thông tin cơ bản về nền kinh tế số và hơn thế nữa.

nền kinh tế số là gì
Kinh tế số là gì? Tìm hiểu về khái niệm Nền kinh tế số

Trong khi các yếu tố công nghệ và kỹ thuật số tiếp tục ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế, khái niệm nền kinh tế số là gì nổi lên như một câu hỏi lớn cho những người làm kinh doanh nói chung và marketing nói riêng.

Kinh tế số hay nền kinh tế số là gì?

Có nhiều các định nghĩa khác nhau về cái gọi là nền kinh tế số hoặc nền kinh tế kỹ thuật số.

Theo định nghĩa chung của nhóm cộng tác kinh tế số của Oxford, Nền kinh tế số là “một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua internet.”

Nền kinh tế số đôi khi cũng được gọi là nền kinh tế internet (Internet Economy), nền kinh tế mới (New Economy) hoặc nền kinh tế mạng (Web Economy).

Còn theo Wikipedia, nền kinh tế số hay nền kinh tế kỹ thuật số bao gồm các thị trường kinh tế dựa trên các công nghệ kỹ thuật số để tạo cho việc giao dịch, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thông qua thương mại điện tử (chẳng hạn như nền kinh tế nhà sáng tạo).

Việc mở rộng các khu vực kỹ thuật số là một động lực quan trọng trong việc phát triển kinh tế những năm gần đầy, và việc chuyển hướng đến một số thế giới kỹ thuật số có nhiều tác động với xã hội được mở rộng hơn thay vì chỉ riêng công nghệ kỹ thuật số.

Bên cạnh đó, theo D. Tapscott, khái niệm kinh tế số được khởi nguồn vào tháng 11 năm 1994 với sự kiện chíp Pentium – sản phẩm chiến lược của Intel – bị công bố có lỗi vào ngày 30/10/1994 và mãi tới ngày 20/12/1994, Intel mới thừa nhận lỗi được phát hiện.

Sự chậm hiểu về thị trường số và hạ thấp vấn đề đã đưa Intel tới một hậu quả đau đớn là phải thu hồi toàn bộ chíp Pentium của hãng.

D. Tapscott nhận định rằng câu chuyện về chíp Pentium đánh dấu một bước ngoặt kinh tế mới, theo đó thị trường số (digital market) là khác biệt lớn so với thị trường truyền thống (physical market) ở một số khía cạnh: mua sắm so sánh không có giới hạn, các công ty có sản phẩm thực sự khác biệt hoặc hiệu năng giá cả tốt hơn sẽ nhanh chóng nổi lên trên còn những công ty không có sẽ thất bại.

Trong các thị trường số, mọi doanh nghiệp đều đứng ở cùng một ngã tư đường.

Sự phát triển nhanh chóng và ứng dụng rộng rãi của Internet vạn vật (IoT) vào kinh doanh kéo theo việc hình thành và phát triển tốc độ cao của các hoạt động kinh tế liên quan đã dẫn tới sự đa dạng và phong phú các định nghĩa về kinh tế số.

R. Bukht và R. Heeks tổng hợp 21 định nghĩa điển hình về kinh tế số, cho biết định nghĩa đầu tiên về kinh tế số xuất hiện từ năm 1999 và ngày càng có thêm các định nghĩa mới.

Các nhà nghiên cứu đồng thuận một nhận định là chưa có một định nghĩa được đồng thuận về kinh tế số.

Trên cơ sở nhìn nhận mối quan hệ giữa sự xuất hiện của công nghệ đột phá với sự phát triển lý thuyết kinh tế học và quản lý trong suốt quá trình tiến hóa công nghệ của loài người, X. Zhu cho rằng cộng đồng nghiên cứu về kinh tế số nên cố gắng tạo ra các đột phá nền tảng mới trong nghiên cứu lý thuyết về kinh tế học và quản lý để nắm bắt và phát triển kinh tế số.

Một số thông tin cơ bản cần hiểu về nền kinh tế số hay kinh tế kỹ thuật số là gì?

Ngoài ra còn có nhiều định nghĩa khác nữa về kinh tế số. Với sự lan tỏa của “số hóa” vào nền kinh tế thì việc phân định rạch ròi kinh tế số không đơn giản.

Tuy nhiên, có thể khái quát, kinh tế số bao gồm các hiện tượng mới nổi, như công nghệ chuỗi khối (blockchain), nền tảng số, các nền tảng truyền thông mạng xã hội, doanh nghiệp điện tử (ví dụ như thương mại điện tử, các ngành truyền thống như sản xuất hoặc nông nghiệp có sử dụng công nghệ số hỗ trợ);

Các doanh nghiệp liên quan đến phát triển phần mềm, ứng dụng, phát triển nội dung số và truyền thông, các dịch vụ và đào tạo liên quan, cùng với các doanh nghiệp tham gia sản xuất và phát triển thiết bị công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông.

Ở Việt Nam, tại “Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam năm 2019”, nền kinh tế số được hiểu là toàn bộ hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng số, và phát triển kinh tế số là sử dụng công nghệ số và dữ liệu để tạo ra những mô hình kinh doanh mới.

Trong nền kinh tế số, các doanh nghiệp sẽ đổi mới quy trình sản xuất, kinh doanh truyền thống sang mô hình theo hệ sinh thái, liên kết từ khâu sản xuất, thương mại đến sử dụng và điều này sẽ làm tăng năng suất cũng như hiệu quả lao động.

Theo dự báo của tạp chí Forbes được thực hiện trong năm 2016, đến năm 2025, nền kinh tế số toàn cầu có giá trị khoảng 23.000 tỷ USD, chiếm khoảng 24.3% nền kinh tế toàn cầu.

Còn tại các quốc gia ASEAN, giá trị này đạt khoảng 150 tỉ USD, tương đương 6% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các quốc gia thành viên.

Kết luận.

Khi toàn cầu đang hướng tới Metaverse, với nhiều các ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào các hoạt động kinh doanh, nền kinh tế số hay kinh tế kỹ thuật số được xem là động lực phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Bằng cách hiểu bản chất của nền kinh tế số là gì, các doanh nghiệp tự trang bị thêm cho mình nhiều cơ hội hơn trong bối cảnh kinh tế mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Cách MoMo trở thành siêu ứng dụng cho người Việt

MoMo cho biết, MoMo phát triển thành siêu ứng dụng đa dịch vụ tại Việt Nam nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của người dân, lấy nền tảng thanh toán làm cốt lõi.

Cách MoMo trở thành siêu ứng dụng cho người Việt
Cách MoMo trở thành siêu ứng dụng cho người Việt

Thông tin do ông Nguyễn Bá Diệp – Đồng sáng lập MoMo nêu trong Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2022 (VFTE 2022) ngày 8/12 vừa qua.

Cũng trong chương trình, Siêu ứng dụng MoMo nhận Giải Bạc ở hạng mục “Sản phẩm số xuất sắc cho Chính phủ số”, Top 10 sản phẩm xuất sắc nhất về Kinh tế số thuộc khuôn khổ giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam 2022.

Trong phần tham luận với chủ đề “Giải pháp số trong hệ sinh thái tài chính Việt Nam”, ông Diệp nhấn mạnh: MoMo ra đời với sứ mệnh với ứng dụng công nghệ, giúp người dân Việt Nam tiếp cận dịch vụ tài chính một cách đơn giản, dễ dàng, kể cả những người chưa từng có lịch sử tín dụng, thu nhập thấp.

Thành lập từ năm 2007, MoMo đi từ mô hình nhà phân phối airtime đến ví di động trên SIM và tiên phong cung ứng dịch vụ ví điện tử trên ứng dụng vào năm 2014.

Năm 2016, đơn vị có một triệu khách hàng đầu tiên, đến 2019 đã có 10 triệu người dùng. Nhưng chỉ trong hai năm 2021 – 2022, mỗi năm MoMo có thêm 10 triệu người dùng mới.

“Chỉ trong hai năm chúng tôi tăng trưởng với tốc độ tương đương 20 năm thông thường”, đại diện MoMo nói.

Với hơn 31 triệu người dùng, MoMo hiện chiếm hơn 50% thị phần ví điện tử.

Tháng 11/2022 rồi, MoMo năm thứ hai liên tiếp vào Bảng xếp hạng 10 thương hiệu tốt nhất Việt Nam 2022 (Vietnam Best Brand in 2022) của YouGov và xếp vị trí thứ 5 trong top 10 thương hiệu dẫn đầu, đứng cùng với các thương hiệu có tên tuổi và lâu đời trong và ngoài nước như Samsung, Panasonic, Vietnam Airlines, Kinh Đô…

Đây là niềm tự hào của ông Diệp bởi danh sách này thường thuộc về các thương hiệu mì ăn liền, bánh kẹo… rất hiếm hoi có một đại diện fintech.

Cũng trong ngày 8/12, YouGov tiếp tục công bố Bảng Xếp Hạng thương hiệu Ngân hàng và Giải pháp thanh toán được cân nhắc nhiều nhất Việt Nam 2022 (Bank and payment system consideration rankings 2022).

Theo đó, MoMo được người tiêu dùng Việt Nam bình chọn là thương hiệu được cân nhắc sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực tài chính.

Về tầm nhìn và định hướng phát triển, đại diện MoMo nói: “Một ứng dụng chỉ có chức năng thanh toán riêng thì khó phát triển tại thị trường Việt Nam.

Do đó, chúng tôi xây dựng siêu ứng dụng đa nền tảng, cung cấp đa tiện ích cần thiết cho cuộc sống như thanh toán, mua bán tất cả dịch vụ, ăn uống, đi lại, vui chơi giải trí, đặt phòng khách sạn, chuyển tiền…”.

Là một fintech tiên phong tham gia tích cực vào quá trình chuyển đổi số của đất nước, lãnh đạo MoMo nhấn mạnh chuyển đổi số “không chỉ thượng tầng mà phải từ dưới đi lên”, MoMo có nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, tiểu thương, hộ kinh doanh…

Ví dụ, tiểu thương, người bán hàng thường quan tâm đến những hình thức dễ thực hiện, tiết kiệm phí, hiệu quả. Đáp ứng tiêu chí này, họ có thể tự tạo, in mã QR code ngay trên ứng dụng MoMo để nhận tiền từ khách hàng miễn phí.

Đặc biệt, doanh nghiệp F&B có thể sử dụng giải pháp trọn gói cho quản lý, vận hành (thông qua hợp tác chiến lược với iPos.vn). Riêng doanh nghiệp lớn đã có ứng dụng, website có thể phát triển Mini App nhúng vào nền tảng MoMo để tiếp cận hơn 31 triệu khách hàng, tăng hiệu quả tiếp thị, bán hàng.

Trong hệ sinh thái tài chính vững chắc, không thể không nhắc đến các tổ chức tài chính, ngân hàng. MoMo hiện liên kết với 70 tổ chức tài chính bao gồm ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm.

Trong đó, từ tháng 7/2021, đơn vị phối hợp cùng TPBank cung cấp giải pháp Ví Trả Sau, giúp những người chưa bao giờ tiếp cận dịch vụ tài chính, chưa có lịch sử tín dụng, đa số là sinh viên, lao động thu nhập thấp có thể dùng dịch vụ tài chính dễ dàng. Sau hơn 1 năm ra mắt, Ví Trả Sau đã tiếp cận hàng triệu khách hàng tại Việt Nam.

Công ty cũng tích cực đồng hành xây dựng Chính phủ số, phát triển thanh toán không tiền mặt. Theo thống kê, 90% dịch vụ công cấp độ 3,4 đã có thể thanh toán bằng MoMo.

Có tới 33,73% lượng giao dịch thanh toán trực tuyến thành công qua Cổng Dịch vụ Công quốc gia thông qua hệ thống của MoMo (trong 8 tháng đầu năm 2022).

Tháng 8/2022 vừa qua, ứng dụng này cũng chiếm trên 50%, gần 192.000 giao dịch thanh toán thành công lệ phí xét tuyển Đại học, Cao đẳng trực tuyến 2022 qua Cổng Dịch vụ Công Quốc Gia.

Song song đó, MoMo xây dựng nền tảng thiện nguyện, với 8,2 triệu người đóng góp, quyên góp 167 tỷ đồng, giúp đỡ hơn 223.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, xây nhà chống lũ……, sau 3 năm triển khai.

“Những giải pháp này góp phần hình thành xã hội số, đưa thanh toán số đi vào mọi mặt đời sống”, nhà đồng sáng lập MoMo nói.

Khép lại phần chia sẻ, ông Diệp nêu các đề xuất nhằm thúc đẩy phát triển thanh toán điện tử, chính phủ số. Ông nói: “Đổi mới là sáng tạo ra các mô hình chưa bao giờ có. Vì thế, cần có các cơ sở pháp lý phù hợp để doanh nghiệp phát triển.

Bên cạnh đó cần thu hút lượng nhân lực lớn trong và ngoài nước thông qua các ưu đãi cho họ. MoMo cũng mong muốn các doanh nghiệp cổ phần tư nhân có thể tham gia dự án chính phủ, thử nghiệm lớn, tạo điều kiện xã hội số phát triển hơn nữa”.

Ngoài phần trình bày tham luận, MoMo còn triển lãm các dịch vụ tiện ích như: thanh toán bằng khuôn mặt (Face Payment), tư vấn các giải pháp tài chính, đầu tư, tiết kiệm online, cùng với tiện ích khác như đặt vé máy bay, thanh toán bảo hiểm… Các dịch vụ này thu hút đông đảo quan tâm của khách tham quan triển lãm.

Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2022 xoay quanh chủ đề “Phát triển bền vững và nâng cao giá trị Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu”.

Lần thứ tư tổ chức, VFTE 2022 hướng tới thúc đẩy quá trình triển khai Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia với mục tiêu kép: phát triển đồng bộ ba trụ cột – Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước; hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Sự kiện do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam, với ba hoạt động chính: phiên thảo luận; trao giải Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam 2022; và triển lãm giải pháp số Make in Viet Nam tiêu biểu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Google Ad Manager bị lỗi khiến nhiều website bị thiệt hại doanh thu

Google Ad Manager của Google đã gặp sự cố gián đoạn kéo dài khoảng 3 tiếng vào ngày 8/12, gây thiệt hại lớn tới doanh thu của nhiều tờ báo trong thời điểm nghỉ lễ quan trọng.

Google Ad Manager bị lỗi khiến nhiều website bị thiệt hại doanh thu
Google Ad Manager bị lỗi khiến nhiều website bị thiệt hại doanh thu

“Vấn đề với Google Ad Manager (trình quản lý quảng cáo của Google) đã được giải quyết và khôi phục cho những người dùng bị ảnh hưởng”, Google cho biết trong 1 tweet vào tối ngày 8/12. “Chúng tôi xin lỗi về sự bất tiện này”.

Các website của một số tờ báo lớn như New York Times, Washington Post, Wall Street Journal và Los Angeles Time đã bị ảnh hưởng bởi sự cố nêu trên.

Nguồn tin của Reuters nhận định sự cố sập dịch vụ khiến những nhà xuất bản tin tức chịu thiệt hại hàng ngàn USD mỗi giờ khi nó xảy ra trong thời điểm nhạy cảm các nhà quảng cáo thúc đẩy Marketing sản phẩm cho kỳ nghỉ lễ.

Hiện New York Times, Washington Post, Wall Street Journal và Los Angeles Times cùng Google đều từ chối bình luận về vụ việc trên.

Trước đây, từng có tiền lệ Google bồi thường thiệt hại cho khách hàng gặp phải vấn đề với một số dịch vụ nhất định. Có nguồn tin cho biết sự cố ngừng hoạt động hôm qua được coi là sự cố “P0”, mức độ ưu tiên cao nhất.

Google Ad Manager của Google chiếm khoảng 90% thị phần nền tảng phân phối quảng cáo tại Mỹ, thường được nhúng trên các website.

“Về cơ bản, mọi trang web lớn đều sử dụng Google Ad Manager của Google (chẳng hạn như USA Today, ESPN, CBS, Time, Walmart và Weather.com)”, trích hồ sơ 1 vụ kiện độc quyền đang diễn ra nhằm vào gã khổng lồ tìm kiếm.

Có nguồn tin cho biết việc thiếu cạnh tranh khiến các nhà xuất bản ít lựa chọn dự phòng cho Google Ad Manager, do đó cơ quan chức năng đang tìm cách hạn chế sức mạnh thị trường của công ty.

Đáp lại, Google nói rằng họ cũng đối mặt với nhiều sự cạnh tranh và bác bỏ mọi cáo buộc về hành vi chống độc quyền.

Đáng chú ý, trong suốt thời gian sự cố diễn ra, quảng cáo vẫn xuất hiện trên các dịch vụ của Google như YouTube.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Giới chức Mỹ muốn Apple và Google cấm TikTok

Ủy viên Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) Brendan Carr tiếp tục gây áp lực nhằm xóa TikTok khỏi App Store bằng chiến thuật mới là đề xuất Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) thực hiện các hành động chống độc quyền.

Giới chức Mỹ muốn Apple và Google cấm TikTok
Giới chức Mỹ muốn Apple và Google cấm TikTok

Theo AppleInsider, Brendan Carr, thành viên đảng Cộng hòa, là người trước đây đã thúc giục Apple và Google cấm TikTok.

Ông đã viết thư cho CEO Tim Cook và Sundar Pichai vào tháng 6.2022 với nội dung cho rằng TikTok là “một con sói đội lốt cừu”.

Giờ đây, ông đã viết thư cho DOJ với lập luận cho rằng sự hiện diện của TikTok trên App Store và Google Play Store sẽ gây ra một vấn đề về chống độc quyền.

Báo cáo cho biết bức thư được ông Carr gửi cho giám đốc chống độc quyền tại DOJ là Jonathan Kanter vào ngày 2.12.2022.

Trong nội dung bức thư, ông Car cho rằng bộ phận chống độc quyền của DOJ nên tính đến TikTok trong phạm vi đánh giá tính hợp lý của các hành động phản cạnh tranh từ Apple và Google.

Gần đây, ông Carr cũng đã tuyên bố lệnh cấm TikTok ở Mỹ là không thể tránh khỏi. Mối quan tâm của ông liên quan đến việc Trung Quốc sở hữu dịch vụ truyền thông xã hội này, và không loại trừ khả năng các dữ liệu được chuyển đến chính phủ Trung Quốc.

Phản hồi trước vấn đề này, TikTok trả lời rằng Carr “không có vai trò gì trong các cuộc thảo luận bí mật với chính phủ Mỹ liên quan đến mạng xã hội TikTok”. Công ty cũng cho biết ông Carr dường như đang bày tỏ quan điểm độc lập với vai trò là ủy viên của FCC.

Hiện TikTok chưa trả lời nội dung bức thư của Carr gửi DOJ. Trong khi đó, Google, Apple và DOJ đều từ chối đưa ra lời bình luận.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Facebook thêm một số cách thức quảng cáo và kiếm tiền mới

Facebook vừa thông báo thêm một số cách thức kiếm tiền mới cho người dùng và các nhà sáng tạo, đồng thời cũng thêm cách thức thanh toán mới linh hoạt hơn.

Facebook thêm một số cách thức kiếm tiền mới
Facebook thêm một số cách thức kiếm tiền mới

Theo đó, Facebook đang ra mắt những cách thức mới để kiếm tiền trên Facebook, các tuỳ chọn cho phép nhà sáng tạo được thanh toán nhanh hơn, cũng như các hình thức quảng cáo mới trên Reels.

Dưới đây là chi tiết từng cập nhật mà bạn có thể tham khảo.

Mở rộng các ngôi sao (Stars) trên Facebook.

Meta đang mở rộng tính năng Ngôi sao hay Sao (Stars) trên Facebook thông qua một thử nghiệm với một số nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) được chọn.

Các nhà sáng tạo trong nhóm thử nghiệm sẽ có thể nhận Sao trên tất cả nội dung công khai (public content).

Trên Facebook, cũng tương tự như nhiều nền tảng mạng xã hội khác, Sao là một dạng tài sản số, là thứ mà những người hâm mộ sẽ tặng cho các nhà sáng tạo mà họ yêu thích, các Sao này sẽ có thể được chuyển thành tiền mặt sau đó.

Hiển nhiên, đây là một trong những cách thức phổ biến và “tiết kiệm” nhất mà các nền tảng sử dụng để giữ chân nhà sáng tạo.

Mùa tặng sao.

Tháng 12 là mùa tặng Sao hay Stars trên Facebook.

Nếu bạn là nhà sáng tạo đủ điều kiện nhận Sao, thì đây là những ngày cần lưu ý:

  • Phần thưởng Sao: Từ ngày 7/12 đến ngày 21/12, nhà sáng tạo có thể nhận được phần thưởng Sao nếu họ đạt được các mục tiêu đã đề ra. Bạn có thể theo dõi để biết thêm chi tiết trong mục Bảng điều khiển chuyên nghiệp (Professional Dashboard).
  • Giảm giá Sao: Các Sao sẽ được giảm giá từ 14/12 đến 4/1. Chương trình sẽ được cung cấp trên Live, On Demand và Reels. Người dùng có thể nhận được các mức chiết khấu khác nhau dựa theo số lượng Sao mà họ mua.

Hạ ngưỡng thanh toán.

Facebook đang giảm ngưỡng thanh toán (Payment threshold) cho những nhà sáng tạo tại Mỹ từ mức 100 USD xuống còn 25 USD, điều này có nghĩa là thay vì bạn chỉ được thanh toán khi bạn đã kiếm được tối thiểu 100 USD (Google hiện vẫn đang áp dụng ngưỡng thanh toán này), con số này giờ đây chỉ là 25 USD.

Nhiều bài kiểm tra hạn chế hơn.

Cuối cùng, Facebook đang chạy một số thử nghiệm mới trên Facebook với mục tiêu xây dựng tiềm năng kiếm tiền trên nền tảng cho các nhà sáng tạo.

Các thử nghiệm bao gồm:

  • Sao miễn phí: Faceboook đang cung cấp một số cách để người dùng có thể nhận Sao miễn phí và tặng cho những nhà sáng tạo Reels đủ điều kiện. Đăng nhiều Reels hơn là cách để người dùng có được cơ hội mới này.
  • Quảng cáo trên Facebook Reels: Facebook cũng đang tiếp tục thử nghiệm quảng cáo trên Facebook Reels với những nhà sáng tạo được chọn. Thử nghiệm bao gồm một số định dạng quảng cáo mới như Overlay Ads (quảng cáo Banner hiển thị trực tiếp trên video) và Post Loop Ads (quảng cáo hiển thị sau khi Reels kết thúc).
  • Đăng ký (Subscriptions): Facebook Watch sẽ hiển thị nút Subscribe (tương tự như trên YouTube) để người xem có thể đăng ký (sub) trong khi xem nội dung.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Facebook thêm tính năng nhắm mục tiêu tới đối tượng trên Instagram

Facebook vừa thông báo thêm tính năng nhắm mục tiêu quảng cáo (Ad Targeting) tới các đối tượng trên Instagram vào trình quản lý quảng cáo.

Facebook thêm tính năng nhắm mục tiêu tới đối tượng trên Instagram
Facebook thêm tính năng nhắm mục tiêu tới đối tượng trên Instagram

Theo đó, các nhà quảng cáo trên Facebook sẽ sớm có khả năng nhắm mục tiêu quảng cáo tới những người đã chọn theo dõi (follower) tài khoản Instagram của doanh nghiệp. Nhà quảng cáo có thể hiển thị lại quảng cáo trên cả Instagram và Facebook.

Về tổng thể, tính đến thời điểm hiện tại, Facebook chỉ cho phép các nhà quảng cáo nhắm mục tiêu đến những người theo dõi hay từng tương tác trên Facebook, còn với Instagram thì giờ đây mới có thể khả dụng.

Trong khi cũng có một số sự tương đồng nhất định giữa các nhóm đối tượng mục tiêu (Target Audience) ở một số thương hiệu trên Facebook và Instagram, phần lớn các trường hợp khác, đây là 2 tệp khách hàng rất khác nhau.

Người dùng Instagram trẻ hơn so với Facebook (khoảng hơn 60% người dùng Instagram từ 14-19 tuổi), do đó, thương hiệu có thể coi cập nhật mới này là một cách để tiếp cận đến một nhóm khách hàng tiềm năng mới.

Giờ đây, các nhà quảng cáo có thể sử dụng tùy chọn mới làm tùy chọn nhắm mục tiêu quảng cáo (Target) để tiếp cận những người đã thể hiện sự quan tâm của họ đến các sản phẩm hay dịch của thương hiệu, đồng thời nhà quảng cáo cũng có thể sử dụng tùy chọn này làm nguồn cho mục đối tượng mục tiêu tương tự (Lookalike Audience).

Tính năng mới đã khả dụng trong trình quản lý quảng cáo của Facebook.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Thương vụ 69 tỷ USD của Microsoft với Activision Blizzard có thể bất thành

Kế hoạch chi 68,7 tỷ USD để thâu tóm tập đoàn sản xuất game khổng lồ Activision Blizzard của Microsoft có thể không thành hiện thực.

Thương vụ 69 tỷ USD của Microsoft với Activision Blizzard có thể bất thành
Thương vụ 69 tỷ USD của Microsoft với Activision Blizzard có thể bất thành

Hôm 9/12, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đệ đơn lên tòa án, yêu cầu ngăn chặn kế hoạch mua Activision Blizzard của Microsoft với giá 68,7 tỷ USD.

Vụ kiện diễn ra sau nhiều tuần đàm phán qua lại giữa Microsoft, Sony và các cơ quan quản lý, xung quanh lo ngại về cạnh tranh cũng như tương lai của thương hiệu game Call of Duty.

Theo lập luận của FTC, thương vụ sẽ “cho phép Microsoft ngăn các đối thủ cạnh tranh với dòng máy chơi game cầm tay Xbox cũng như hoạt động kinh doanh game trên nền tảng đám mây và thuê bao đang phát triển nhanh chóng của họ”.

FTC bỏ phiếu thống nhất quyết định khiếu nại với sự tán đồng của 3 trong số 4 ủy viên. Động thái này là rào cản lớn nhất đối với Microsoft kể từ khi hoàn tất thỏa thuận thâu tóm Activision Blizzard. Các cơ quan quản lý ở Anh và EU cũng đang xem xét kỹ lưỡng thương vụ.

“Microsoft cho thấy họ có khả năng giữ độc quyền nội dung với các đối thủ trong ngành game. Hôm nay, chúng tôi tìm cách ngăn Microsoft giành quyền kiểm soát một studio game độc lập hàng đầu và dùng nó để gây hại cho sự cạnh trên thị trường năng động và đang phát triển nhanh chóng”, Holly Vedova, Giám đốc Cục Cạnh tranh của FTC tuyên bố.

Ở chiều ngược lại, Microsoft khẳng định việc họ sáp nhập Activision Blizzard sẽ không tạo ra vị thế độc quyền trên thị trường.

“Chúng tôi tin rằng thỏa thuận này sẽ mở rộng cạnh tranh và tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các game thủ và nhà phát triển trò chơi”, Brad Smith, phó chủ tịch kiêm chủ tịch của Microsoft, cho biết trong một tuyên bố trên The Verge.

Trong một bức thư gửi nhân viên Activision Blizzard, CEO Bobby Kotick tin tưởng thương vụ sẽ diễn ra thuận lợi. “Cáo buộc thỏa thuận này là hành động chống cạnh tranh không phù hợp với thực tế, chúng tôi sẽ vượt qua thách thức này”, ông nói.

Microsoft đề nghị cung cấp cho Sony hợp đồng 10 năm đối với các tựa game thuộc thương hiệu Call of Duty, nhưng Sony vẫn chưa chấp nhận.

Tuy nhiên, giao kết tương tự đã diễn ra với 2 ông lớn khác trong ngành là Nintendo và Valve. Call of Duty vẫn có mặt trên hệ máy chơi game cầm tay của Nintendo sau khi thương vụ Activision Blizzard được duyệt.

Microsoft đối tỏ ra khó chịu với thái độ của tập đoàn đến từ Nhật Bản. “Sony đã trở thành người phản đối ồn ào nhất.

Họ bị kích động với thỏa thuận này như Blockbuster phản ứng trước sự trỗi dậy của Netflix”, Chủ tịch Microsoft, Brad Smith bình luận trên tờ Wall Street Journal.

Microsoft cũng mô tả những lo ngại của Cơ quan Quản lý Thị trường và Cạnh tranh Anh (CMA) là “đặt nhầm chỗ” và cáo buộc cơ quan quản lý đã áp dụng “các khiếu nại của Sony mà không xem xét khả năng gây hại cho người tiêu dùng”.

Ngoài ra, Microsoft cũng cáo buộc Sony trả tiền để các nhà phát triển gỡ nội dung khỏi dịch vụ Xbox Game Pass. Trong khi đó, Sony cho rằng việc Microsoft mua lại Activision Blizzard có thể “làm tổn thương các nhà phát triển và dẫn đến tăng giá”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Twitter tính phí cho Twitter Blue: 7 USD cho phiên bản web và 11 USD cho mobile

Thay vì tính phí chung cho Twitter Blue là 8 USD mỗi tháng như trước đây, mạng xã hội Twitter sẽ tính 7 USD cho phiên bản web và 11 USD cho phiên bản trên thiết bị di động.

Twitter tính phí cho Twitter Blue: 7 USD cho phiên bản web và 11 USD cho mobile
Twitter tính phí cho Twitter Blue: 7 USD cho phiên bản web và 11 USD cho mobile

Trước khi Twitter Blue bị tạm dừng cho chính sách tính phí từ Apple (30%), Twitter đã tính phí 7,99 USD mỗi tháng, tuy nhiên giờ đây chính sách này đã thay đổi.

Theo The Information, nhân viên của Twitter đã được thông báo về mức phí mới cho Twitter Blue, cụ thể là 7 USD cho phiên bản web và 11 USD cho phiên bản trên thiết bị di động (iPhone), tuy nhiên Sếp của Twitter vẫn chưa chính thức công bố thông tin này.

Twitter sẽ tính phí cao hơn cho các thiết bị iPhone khi Apple buộc Twitter phải chi trả đến 30% doanh số có được từ các hoạt động mua bán Twitter Blue. Nhiều người cho rằng chính sách tính phí này của Twitter là một cách để khuyến khích người dùng truy cập trên web thay vì là từ iPhone.

Các ứng dụng khác như Spotify trước đây cũng đã tính phí trên ‌iPhone‌ cao hơn trên web vì chính sách chiết khấu khá cao của Apple.

Các thay đổi về mức tính phí của Twitter Blue được đưa ra sau một cuộc tranh chấp ngắn giữa Twitter và Apple. Tuần trước, Elon Musk đã chỉ trích chính sách tính phí trên App Store của Apple và tiếp đó CEO Facebook cũng đưa quan điểm không đồng tình với Apple.

Theo Elon Musk, Twitter đang lên kế hoạch khởi chạy lại Twitter Blue vào cuối tuần này.

Cũng theo thông báo mới, thay vì chỉ có mỗi tick xanh truyền thống chủ yếu dành cho những người nổi tiếng, Twitter Blue dự kiến sẽ có thêm tick vàng dành cho doanh nghiệp và tick xám dành cho các tổ chức chính phủ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Tại sao TikTok tràn ngập video chế biến thức ăn thảm họa

Để thu hút lượt xem, nhiều người dùng TikTok không ngại tạo ra những món ăn không tưởng như mayonnaise chiên, mì gói trụng sữa socola hay bánh quy ngâm sữa nhão nhoẹt.

Tại sao TikTok tràn ngập video chế biến thức ăn thảm họa
Tại sao TikTok tràn ngập video chế biến thức ăn thảm họa

Eli Betchik (23 tuổi) luôn tự hào rằng mình là kiểu người “ăn tạp”, có thể ăn mọi thứ và cũng chính nhờ khả năng này anh đã trở nên viral trên mạng xã hội TikTok.

“Tôi có thể ăn mọi thứ chỉ để chọc cười bạn bè, từ ăn cả một túi sốt cà chua cho đến nguyên một tảng phô mai Parmesan. Càng ăn, tôi càng nhận ra mình cũng có thể thể hiện tài năng này trên Internet và khiến mọi người vui vẻ”, anh nói.

Sau đó, Betchik cùng với bạn học của mình đã lập tài khoản TikTok @elis_kitchen, đưa những món ăn thảm họa lên TikTok.

Ban đầu, video nhóm bạn như ăn mayonnaise chiên, mì gói trụng sữa socola hay bánh quy ngâm sữa nhão nhoẹt chỉ được lưu truyền trong vòng tròn bạn bè xung quanh.

Nhưng một tháng sau đó, clip quay cảnh Betchik ăn xúc xích nhúng siro và uống nước khoáng vị hotdog trộn socola chảy đột nhiên nhận được hàng nghìn lượt xem từ người lạ. Các video của họ sau đó cũng lần lượt trở nên viral.

Trong đó, nổi tiếng nhất phải kể đến video làm “khoai tây nghiền phô mai” bằng cách luộc snack khoai tây Lay’s chung với nước và giấm gạo. Video này đã thu về hàng triệu lượt xem, được nhiều người làm theo và xuất hiện trên cả báo chí.

Những món ăn rùng rợn.

Betchik cũng nhận ra mặc dù tỏ ra kinh tởm, mọi người lại bị thu hút bởi những món ăn này. Họ càng bị chửi bới thì lại càng có nhiều người đổ xô follow.

Tài khoản TikTok của nhóm bạn, được mệnh danh là “đầu bếp ác quỷ trên TikTok”, hiện có hơn 100.000 người theo dõi.

“Chúng trông rất kinh dị nhưng lại kinh dị một cách quyến rũ. Mọi người nói video của chúng tôi hấp dẫn như khi chứng kiến tai nạn xe trên đường vì họ không thể nào ngó lơ”, Betchik chia sẻ.

Betchik chính là một trong rất nhiều “đầu bếp bất hảo” trên TikTok. Họ là những influencer chuyên làm video quay lại những công thức nấu ăn thảm họa và ăn sạch chúng ngay trước máy quay.

Nhiều TikToker cho biết họ làm thế vì tò mò chứ không phải muốn nổi tiếng. Nhưng càng làm họ lại càng được biết đến nhiều hơn và xuất hiện khắp nơi, đặc biệt là trên TikTok vì nội dung càng gây khó chịu, càng dễ nổi tiếng và được thuật toán đề xuất.

Trên TikTok, các món ăn rùng rợn trở thành một đề tài hot, được nhiều người nổi tiếng khai thác. Đơn cử như tài khoản @joshandlisa làm mì phô mai (mac and cheese) khổng lồ hay Sylvia Ferreira, The Shaba Kitchen từng làm món kẹo mút gà (chicken lollipop) và mì Ý kem phô mai socola. Họ cố gắng tạo ra những món ăn độc lạ nhất bất chấp hậu quả chúng mang lại.

Betchik còn tìm ra bí quyết để video dễ viral hơn. Đó là phá hoại những món ăn tuổi thơ. “Biến tấu lại những món ăn từ thời thơ ấu sẽ càng chọc điên người dùng hơn”, chàng trai nói.

Tài khoản của nhóm bạn Betchick đã sử dụng mì Ý đông lạnh thay thế cho bánh mì để làm món bánh mì bơ đậu phộng cùng mứt trái cây yêu thích của người Mỹ. Video món ăn thảm họa này đã chứng minh được sức hút khi có đến 2 triệu lượt xem.

Càng bị ném đá, càng nhiều view.

Nói với The Verge, một số nhà sáng sáng tạo nội dung nói rằng ý định của họ rất đơn giản.

Jane Brain (27 tuổi), chủ sở hữu kênh @myjanebrain có 200.000 lượt follow, cho rằng mọi người bắt gặp rất nhiều kênh hướng dẫn nấu ăn hay công thức điên rồ và thường nghĩ rằng nếu mình làm theo sẽ ra sao nhỉ. “Vì thế, tôi rất muốn làm thử và xem như thế nào”, cô nói.

Với suy nghĩ này, Brain đã đăng tải rất nhiều video nấu ăn không tưởng. Video nổi tiếng nhất của cô là món lasagna làm từ mì gói và gà nướng trong bí đỏ, được đầu bếp nổi tiếng Gordon Ramsay gọi là “đống sâu bọ cho mùa Halloween”.

Chính người xem cũng há hốc mồm khi Brain dám ăn thử món ăn này ở cuối clip. “Tôi luôn ăn thử tất cả công thức của mình. Tôi nghĩ tự ăn, tự đánh giá mới là tốt nhất”, Jane Brain chia sẻ.

Một vài TikToker khác lại nói rằng họ cố ý tìm những công thức thảm họa để thử thách bản thân, xem liệu mình có thể nâng tầm mớ hỗn độn khó ăn ấy hay không.

Sở hữu tài khoản @packagedfoodgourment với 50.000 người theo dõi, Liz và Zach đã nổi tiếng nhờ một video biến tấu lại công thức nấu mì Ý phô mai và bánh mì nướng kiểu Pháp (French toast) được đánh giá tệ nhất trên website nấu nướng Yummly, AllRecipies.com.

Trên các trang web này, các đánh giá rất khác nhau. Nó có thể được nhận 5 sao nhưng cũng có thể bị chê thậm tệ chỉ còn 1 sao. “Tôi đã tự hỏi chuyện quái gì thế nhỉ và muốn thử xem nó có thật sự tệ như thế hay không”, Liz nói.

Theo các chuyên gia, việc làm những nội dung biết chắc sẽ bị ném đá cũng là một chiến lược trong thời đại ai nấy đều muốn có sự chú ý của người dùng như hiện nay.

“Khi chúng ta lướt mạng xã hội, những thông tin tiêu cực, đau khổ sẽ thu hút sự quan tâm của chúng ta hơn”, Steve Rathje, nhà nghiên cứu tâm lý học tại New York University, nói.

Các thuật toán gợi ý của TikTok cũng là nguyên nhân khiến cho các video khi càng thu hút được nhiều lượt xem và tương tác thì nền tảng càng đề xuất nó tới nhiều người hơn.

Theo chuyên gia, việc người xem để ý đến những nội dung tiêu cực cũng giống như chứng kiến một vụ đụng xe, họ không thể nào ngoảnh mặt làm ngơ. “Điều này đương nhiên sẽ rất có lợi cho các influencer nhưng lại gây hại cho xã hội”.

Song, TikToker Betchick lại cho rằng các video về đồ ăn của anh không hề mang ý xấu. “Tôi nghĩ mọi người xem video của tôi là vì muốn tìm kiếm niềm vui giữa cuộc sống đầy thù ghét. Tôi sẽ là người khiến họ vui vẻ”, chàng trai nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Người Việt tìm kiếm điều gì trên Google trong 2022

“World Cup 2022” là chủ đề tìm kiếm tăng trưởng mạnh nhất tại Việt Nam trong năm, bên cạnh nội dung học trực tuyến, giải trí.

Người Việt tìm kiếm điều gì trên Google 2022
Người Việt tìm kiếm điều gì trên Google 2022

Theo danh sách xu hướng tìm kiếm nổi bật của người Việt năm 2022 vừa được Google công bố, “World Cup 2022” dẫn đầu trong các xu hướng tiềm kiếm nổi bật của năm.

Vị trí thứ hai thuộc về “Olm” – nền tảng học trực tuyến trong nước, và thứ ba là “Hẹn hò chốn công sở” – tên một bộ phim trên nền tảng online.

Các chủ đề nổi bật được Google tính dựa trên sự tăng trưởng số lượt tìm kiếm so với năm trước đó. Danh sách top 10 năm nay hầu hết thuộc về các chủ đề liên quan đến bóng đá, phim Hàn Quốc và học trực tuyến. Năm 2021, chủ đề kiếm nổi bật nhất tại Việt Nam cũng liên quan đến bóng đá, là “Lịch thi đấu Euro”.

Theo đánh giá của Google, 2022 là năm sôi động của các giải thể thao và nội dung giải trí. Ngoài World Cup, người Việt tìm kiếm các chủ đề khác như SEA Games 31, U23 châu Á và Ngoại hạng Anh. Từ khóa “đi bão”, vốn được dùng nhiều trong các trận thắng của đội tuyển bóng đá Việt Nam tăng trưởng 1.400% về tìm kiếm so với năm trước đó.

Trong khi đó, các từ khóa liên quan đến đại dịch dần biến mất khỏi danh sách. Theo thống kê, “Covid” từng được tìm kiếm mạnh vào cuối tháng 2, nhưng sau đó giảm hơn 1.250% kể từ tháng 5. Một số từ khóa liên quan đến các nền tảng học trực tuyến cũng tăng hồi đầu năm, nhưng hiện đã giảm đáng kể.

Năm nay, Google đưa trở lại hai hạng mục sau thời gian gián đoạn vì Covid-19, là phim chiếu rạp và du lịch với hai chủ đề dẫn đầu lần lượt là “Doctor Strange” và “Du lịch Hạ Long”.
Trên thế giới, chủ đề được tìm kiếm nhiều nhất là Wordle – tên một trò chơi giải ô chữ.

Người Việt thích xem YouTube trên TV.

Báo cáo của Google cũng cho thấy Việt Nam là một trong những nước có lượng người xem YouTube trên TV cao nhất, với 30 triệu người xem tính đến tháng 5.

Theo kết quả khảo sát “Why Video” được Ipsos thực hiện trong tháng 5, 77% người dùng Việt cho rằng YouTube là một kênh truyền hình trên TV.

Sau 8 năm có mặt tại Việt Nam, YouTube cho biết đã kết nối hơn 45 triệu người Việt trên 18 tuổi. Trước xu hướng mạng xã hội video như TikTok, nền tảng này đã cho ra mắt Shorts và đang thu hút 30 tỷ lượt xem mỗi ngày trên toàn cầu, tăng trưởng gấp bốn lần so với năm 2021.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

TikTok Year in Review 2022: Những xu hướng, video và nhà sáng tạo hàng đầu

TikTok vừa ra mắt báo cáo “Year on TikTok 2022”, chia sẻ những xu hướng, video và nhà sáng tạo hàng đầu trên nền tảng.

Theo giải thích của mạng xã hội TikTok:

“Vào năm 2022, chúng tôi đã thực sự nỗ lực, chúng tôi đã mỉm cười với tất cả mọi thứ. Cộng đồng toàn cầu của chúng tôi đã được giải trí và truyền cảm hứng cho nhau, họ có nhiều cách hơn để thể hiện bản thân bằng cách khám phá, xây dựng và chia sẻ những nội dung có ý nghĩa.”

Dưới đây là một số số liệu chính có trong báo cáo, đó là những nguồn cảm hứng và insight có giá trị cho những người làm marketing.

Danh sách các video phổ biến nhất tại Mỹ.

  1. @amauryguichon
  2. @chipmunksoftiktok
  3. @rosalia
  4. @blondebrunetteredhead
  5. @little.blooming.women
  6. @schmoyoho
  7. @lizzo
  8. @itsmrfinn
  9. @jimmydarts
  10. @meltandpour

Top 5 video TikTok toàn cầu 2022.

  1. @ox_zung
  2. @rosalia
  3. @lav_sings
  4. @robertirwin
  5. @thammachad

Top các xu hướng video tại Mỹ.

  1. Jiggle Jiggle
  2. It’s Corn!
  3. One Thing About Me
  4. That’s Not My Name
  5. OK I Like it, Picasso
  6. Core Memories
  7. Things That Just Make Sense
  8. Horace
  9. Rotoscope
  10. Renaissance Eyes

Như bạn có thể thấy, bằng cách xem hết các video và khám phá những hashtag liên quan, bạn có thể suy nghĩ về cách TikTok hoạt động và mang lại hiệu quả, những gì mà nền tảng này đang ưu tiên và hơn thế nữa.

Bạn có thể xem chi tiết báo cáo tại TikTok 2022.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Jollibee muốn bán cổ phần chuỗi cà phê Highlands Coffee

Nếu thương vụ diễn ra thành công, rất có thể Jollibee sẽ tiến tới niêm yết Highlands Coffee trên sàn chứng khoán.

Jollibee muốn bán cổ phần chuỗi cà phê Highlands Coffee
Jollibee muốn bán cổ phần chuỗi cà phê Highlands Coffee

Theo Reuters, Jollibee Foods Corp – một trong những thương hiệu F&B lớn nhất tại Philippines đang trong quá trình đàm phán bán cổ phần chuỗi cà phê lớn nhất Việt Nam là Highlands Coffee.

Jollibee dự kiến bán ra từ 10-15% lượng cổ phần mà tập đoàn này sở hữu tại Highlands Coffee, với định giá doanh nghiệp rơi vào khoảng 800 triệu USD.

Nguồn tin cho biết, nếu thương vụ diễn ra thành công, rất có thể Highlands Coffee sẽ tiến tới niêm yết trên sàn chứng khoán – cũng chính là điều mà Jollibee từng ấp ủ bấy lâu.

Highlands Coffee ban đầu thuộc sở hữu của Công ty Việt Thái Quốc tế do ông chủ Daivd Thái, một Việt kiều thành lập năm 2002.

Năm 2011, Jollibee thông qua công ty con là JSF đã chi 25 triệu USD mua lại 49% cổ phần của Việt Thái và 60% bộ phận kinh doanh tại Hồng Kông của Tập đoàn Việt Thái Quốc tế.

Sau này, Jollibee từng phát đi thông báo muốn IPO chuỗi Highlands Coffee trên sàn chứng khoán Việt Nam vào năm 2019, tuy nhiên đến nay kế hoạch vẫn chưa thể thực hiện được.

Với 500 cửa hàng trên toàn quốc, Highlands Coffee hiện là chuỗi cà phê đứng đầu thị trường Việt Nam xét cả về quy mô, lẫn doanh thu.

Năm ngoái, Công ty Dịch vụ cà phê Cao Nguyên (đơn vị vận hành Highlands Coffee tại Việt Nam) ghi nhận doanh thu hơn 1.700 tỷ đồng, giảm hơn 19% so với năm trước đó.

Đồng thời, công ty cũng báo lỗ 19 tỷ đồng trong năm 2019, cũng là lần đầu tiên Highlands Coffee ghi nhận lợi nhuận âm kể từ năm 2014.

Trước đó, doanh thu chuỗi Highlands Coffee giai đoạn 2019 – 2020 đã lập đỉnh, và duy trì ngưỡng doanh thu trên 2.000 tỷ đồng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

SEO Audit là gì? Hướng dẫn Audit Website cho người mới

Cùng tìm hiểu các nội dung về chủ đề SEO Audit như: SEO Audit là gì, tại sao SEO Audit lại quan trọng với thương hiệu, các bước SEO Audit cho Website, các công cụ được sử dụng cho SEO Audit là gì và hơn thế nữa.

SEO Audit là gì
SEO Audit là gì? Các bước SEO Audit cho Website

Nằm trong bức tranh tổng thể là SEO (Search Engine Optimization), SEO Audit là khái niệm mô tả các hoạt động phân tích và tối ưu website (hay ứng dụng) với mục tiêu là có được thứ hạng cao hơn trên các trang tìm kiếm (SERPs).

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài viết bao gồm:

  • SEO Audit là gì?
  • SEO là gì?
  • Tại sao SEO Audit cho website (app) lại quan trọng.
  • Các công cụ chính được sử dụng để thực hiện SEO Audit là gì?
  • Các bước thực hiện SEO Audit cho website.
  • Những yếu tố căn bản mà các SEOer cần kiểm tra khi thực hiện SEO Audit là gì?
  • Những công việc cần làm sau quá trình SEO Audit.
  • FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến khái niệm SEO Audit là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

SEO Audit là gì?

SEO Audit là khái niệm mô tả quá trình những người làm SEO nói chung tiến hành phân tích, kiểm tra hay xác định các vấn đề liên quan đến SEO với mục tiêu là có được thứ hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm.

Quá trình thực thi SEO Audit có thể bao gồm các hoạt động như: kiểm tra cách website đang được cập nhật, kiểm tra SEO trên trang (on-page SEO), tối ưu lại chất lượng của nội dung dựa trên từ khoá, đánh giá SEO ngoài trang (off-page SEO) và hơn thế nữa.

SEO là gì?

SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization có nghĩa là tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, khái niệm đề cập đến việc những người làm marketing nói chung hoặc cụ thể là các SEOer tìm cách để hiển thị nội dung nhiều hơn hay có thứ hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo hoặc Bing.

Tại sao SEO Audit cho website (app) lại quan trọng.

Một khi đã có thể hiểu SEO Audit là gì, bạn thấy rằng SEO Audit là hoạt động vô cùng quan trọng để giúp website hay ứng dụng của doanh nghiệp tránh:

  • Mất lưu lượng truy cập (Traffic) tự nhiên do các vấn đề về liên quan đến chất lượng của website.
  • Mất cơ hội bán hàng hoặc mất lợi thế cạnh tranh với các thương hiệu khác trên các công cụ tìm kiếm.
  • Website khi không được lập chỉ mục (Indexed) đúng cách sẽ khó được tìm thấy hơn.
  • Đối mặt với các hình phạt từ Google vì các backlink độc hại.

Về bản chất, việc tiến hành SEO Audit có thể giúp người làm SEO hay Marketing phát hiện các vấn đề có thể khiến website (app) mất lưu lượng truy cập và doanh số bán hàng.

Các công cụ chính được sử dụng để thực hiện SEO Audit là gì?

Các công cụ chính được sử dụng để thực hiện SEO Audit là gì?
Các công cụ chính được sử dụng để thực hiện SEO Audit là gì?

Khi chuẩn bị tiến hành SEO Audit, trong khi có rất nhiều công cụ khác nhau bạn có thể sử dụng, bạn không nhất thiết phải sử dụng nhiều công cụ.

Dưới đây là các công cụ SEO Audit phổ biến bạn có thể tham khảo.

  • Google Analytics.
  • Google Search Console.
  • Google PageSpeed Insights.
  • Google Schema Markup Testing Tool.
  • Các công cụ khác như SEMRush hay Ahrefs.
Google Analytics.

Google Analytics là công cụ phân tích website miễn phí của Google. Từ đây, bạn có thể xem cách website của mình đang hoạt động trên công cụ tìm kiếm.

Google Search Console.

Là một công cụ phân tích miễn phí khác của Google, Google Search Console cho người làm SEO thấy cách website đang được lập chỉ mục (Indexed), hiệu suất tìm kiếm của website, số lần hiển thị và nhấp chuột (Click) của các từ khoá và hơn thế nữa.

Google PageSpeed Insights.

PageSpeed Insights giúp bạn đo lường hiệu suất của các Trang (webpage) của website trên cả thiết bị di động và máy tính để bàn (desktop).

Google Schema Markup Testing Tool.

Nếu bạn đang xây dựng lược đồ (Schema) cho website của mình, bạn có thể sẽ muốn đảm bảo rằng các mã mã schema hiện đang được tạo một cách chính xác.

Google Schema Markup Testing Tool là công cụ kiểm tra đánh dấu lược đồ của Google cho phép bạn kiểm tra và xác minh các schema.

Các công cụ khác như SEMRush hay Ahrefs.

Ngoài các công cụ phổ biến (miễn phí) nói trên, bạn có thể thực hiện SEO Audit với các công cụ (có trả phí) như SEMRush hay Ahrefs.

Các bước thực hiện SEO Audit cho website.

Tuỳ thuộc vào từng nhu cầu khác nhau, bạn có thể tiến hành SEO Audit theo những cách khác nhau, dưới đây là các bước bạn có thể tham khảo.

  1. Ghi nhận thứ hạng của wesite và thấu hiểu đối thủ cạnh tranh.
  2. Kiểm tra các phiên bản trùng lặp của website trong mục lập chỉ mục của Google.
  3. Kiểm tra các URL đã được lập chỉ mục.
  4. Kiểm tra các thông báo lỗi từ Google.
  5. Kiểm tra tốc độ của website.
  6. Đảm bảo website đang sử dụng giao thức https.
  7. Kiểm tra tính thân thiện của website trên thiết bị di động.
  8. Phân tích và các vấn đề liên quan đến việc lập chỉ mục.
  9. Thấu hiểu trải nghiệm trang (page experience).
  10. Đánh giá SEO trên trang (on-page SEO Audit).
  11. Kiểm tra các liên kết nội bộ bị lỗi (broken internal links).
  12. Kiểm tra sitemap.
  13. Kiểm tra các liên kết chuyển hướng (redirects).
  14. Tìm kiếm và xử lý các nội dung trùng lặp (duplicate content).
  15. Xác định các trang có nội dung kém chất lượng.
  16. Kiểm tra các trang thiếu tính liên kết (Orphan Page).
  17. So sánh nội dung với các trang hàng đầu trên công cụ tìm kiếm và đánh giá ý định tìm kiếm của người dùng.
  18. Kiểm tra backlink.

Bên dưới là nội dung chi tiết các bước SEO Audit cho website.

1. Ghi nhận thứ hạng của wesite và thấu hiểu đối thủ cạnh tranh.

Trước khi bạn đi sâu hơn vào các yếu tố SEO kỹ thuật (Technical SEO) hay kiểm tra website, bạn cần hiểu về sự cạnh tranh hiện đang diễn ra.

Cũng tương tự như các cách tiếp cận khác trong Marketing, cho dù mục tiêu của bạn khi tiến hành SEO Audit là gì, website của bạn là mới hay cũ hay chiến lược của bạn như thế nào, việc bạn càng có thể hiểu về các đối thủ đang cùng cạnh tranh với mình trên cùng một thị trường, bạn càng có nhiều cơ hội hơn để thành công hay vượt qua đối thủ.

Bạn cần đánh giá thứ hạng website của mình và xác định hiệu suất của bạn so với đối thủ cạnh tranh. Bạn có thể sử dụng các công cụ SEO Audit đã được đề cập ở trên ở phần này.

2. Kiểm tra các phiên bản trùng lặp của website trong mục lập chỉ mục của Google.

Ở bước này, bạn cần đảm bảo rằng Google hiện chỉ lập chỉ mục (indexing) cho một phiên bản duy nhất của website.

Các phiên bản của website có thể là:

http://www.domain.com
http://domain.com
https://www.domain.com
https://domain.com

Trong khi đối với người dùng bình thường, sẽ không có mấy sự khác biệt ở đây, tuy nhiên với các công cụ tìm kiếm (Search Engine), những phiên bản này lại hoàn toàn khác nhau.

Website của bạn chỉ nên có một phiên bản duy nhất được lập chỉ mục. Bạn có thể kiểm tra theo hình ảnh bên dưới.

3. Kiểm tra các URL đã được lập chỉ mục.

Ở bước 2 bạn có thể kiểm tra xem hiện website của bạn có bao nhiêu URL (đường dẫn) hiện đã được lập chỉ mục.

Mục tiêu của giai đoạn này là kiểm tra xem số lượng URLs có phù hợp với lượng nội dung mà website của bạn đã xuất bản hay không, nếu URLs được lập chỉ mục nhiều hơn số lượng bài viết, đây có thể là tin tốt, nhưng nếu ngược lại, bạn cần phải xem lý do tại sao các trang đó chưa được lập chỉ mục.

Bạn cũng có thể xoá các trang không mong muốn (chẳng hạn như nội dung trùng lặp) với công cụ từ Google: Google Search Console Removal.

4. Kiểm tra các thông báo lỗi từ Google.

Nếu website của bạn vi phạm các Nguyên tắc đánh giá chất lượng website của Google, bạn có thể nhận được thông báo từ Google.

Một khi website của bạn bị phạt, thứ hạng của website sẽ giảm và bạn sẽ không thể xếp hạng cao như trước đây cho đến khi Google thu hồi hành động.

Trong trường hợp xấu nhất, toàn bộ nội dung trên website của bạn sẽ bị hủy lập chỉ mục (deindexed) và thậm chí sẽ không được xếp hạng cho các từ khoá liên quan đến tên thương hiệu của doanh nghiệp (Brand name).

Bạn có thể kiểm tra phần này từ tài khoản Google Search Console như hình bên dưới được chụp từ tài khoản của MarketingTrips.

Nếu tài khoản của bạn hiển thị dấu tick màu xanh, mọi thứ đang rất ổn.

manual actions

 

5. Kiểm tra tốc độ của website cũng là những gì mà SEO Audit cần làm.

Kể từ khi Google coi trọng trải nghiệm của người dùng trên trang (user experience), tốc độ tải trang là một chỉ số quan trọng khi thực hiện SEO Audit cho website.

Vào năm 2018, Google bắt đầu đưa ra các chính sách cụ thể liên quan đến việc đánh giá chất lượng của website liên quan đến tốc độ tải trang (page load) mà đặc biệt là mức độ thân thiện với thiết bị di động (mobile -friendly).

Ngày nay, khi phần lớn người dùng truy cập các website từ thiết bị di động (trung bình là trên 70%), chỉ số này càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Theo số liệu từ Google, khi tốc độ tải trang:

  • Tăng từ 1-3 giây -> tỷ lệ thoát trang (Bounce Rate) tăng lên 32%.
  • Tăng từ 1-5 giây -> tỷ lệ thoát trang tăng lên 90%.
  • Tăng từ 1-6 giây -> tỷ lệ thoát trang tăng lên 106%.
  • Tăng từ 1-10 giây -> tỷ lệ thoát trang tăng lên 123%.

Công cụ miễn phí đơn giản nhất để bạn kiểm tra thông số này là từ Google PageSpeed Insights, sau khi chọn phân tích, Google sẽ đưa ra các thông tin bạn cần sửa và tối ưu.

6. Đảm bảo website đang sử dụng giao thức https.

Nếu website của bạn không được thiết lập giao thức HTTPS, bạn nên thực hiện chuyển đổi ngay khi có thể. Chữ “S” từng là viết tắt của “Socket Security Layer” nhưng hiện đã được gọi với cái tên mới là “Transport Layer Security”, hiểu đơn giản thì đây là một lớp bảo mật cho website khỏi các cuộc tấn công mạng.

Liên quan đến HTTPS, đây đã được xem là tín hiệu xếp hạng cho website kể từ năm 2014, và do đó, nếu website của bạn hiện chưa được trang bị tính năng này, bạn nên bắt đầu ngay từ bây giờ.

Để được cấp HTTPS, bạn cần có chứng chỉ SSL (Socket Security Layer), bạn có thể nhờ các đơn vị kỹ thuật (Hosting, Cloud…) hỗ trợ.

7. Kiểm tra tính thân thiện của website trên thiết bị di động.

Bước tiếp theo trong quá trình SEO Audit là kiểm tra tính thân thiện của website với thiết bị di động.

Như đã đề cập ở trên, chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên của thiết bị di động và do đó, nếu website của bạn không thân thiện với thiết bị này, bạn khó có thể có được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.

Theo thông tin từ Google, thân thiện với thiết bị di động (Mobile-friendly) là chỉ số đánh giá chất lượng của website kể từ năm 2015.

Để kiểm tra số liệu này, bạn có thể sử dụng công cụ miễn phí từ Google là Mobile-Friendly Test. Ngoài ra bạn cũng có sử dụng tính năng Mobile Usability có trong Google Search Console.

Sau khi nhập địa chỉ website của bạn vào và chạy kiểm tra, tất cả các vấn đề liên quan đến website sẽ được liệt kê chi tiết.

8. Phân tích và các vấn đề liên quan đến việc lập chỉ mục.

Từ Google Search Console, bạn chọn Page Indexing (Lập chỉ mục Trang).

Tại đây, bạn có thể xem chi tiết tất cả các lỗi hiện có trên website.

Nếu bạn thấy tín hiệu báo lỗi (Error), điều này có nghĩa là website của bạn hiện đã bị hạn chế thu thập dữ liệu và lập chỉ mục, nhiệm vụ của bạn là xử lý ngay những lỗi này.

Các lỗi phổ biến bao gồm:

  • Các trang có thuộc tính ngăn lập chỉ mục (noindex) và đã được gửi lập chỉ mục trong sơ đồ trang (sitemap).
  • Các trang bị chặn thu thập dữ liệu trong tệp robots.txt nhưng lại được bao gồm trong sơ đồ trang.
  • Các trang 404 đã được gửi lập chỉ mục trong sơ đồ trang.

Các URL bị loại trừ (Excluded URLs).

Trong báo cáo này, bạn cũng sẽ thấy danh sách các URL (đường dẫn) bị loại trừ. Đây là những trang hiện không có trong chỉ mục của Google và có thể bao gồm:

  • Các trang bị loại trừ với thuộc tính ngăn lập chỉ mục (noindex attribute).
  • Các trang chuyển hướng (redirect page).
  • Thu thập dữ liệu bất thường (Crawl anomalies).
  • Các trang được thu thập dữ liệu nhưng không được lập chỉ mục.
  • Lỗi không tìm thấy 404 (Not found).
  • Các trang bị tệp robots.txt chặn.

Những URLs bị loại trừ này có thể xảy ra vì một số lý do khác nhau và không phải lúc nào bạn cũng cần khắc phục (như các lỗi ở trên).

9. Thấu hiểu trải nghiệm trang (page experience).

Như đã phân tích ở trên, các trải nghiệm của người dùng với website như tốc độ tải trang và tính thân thiện với thiết bị di động là những tín hiệu mà Google sử dụng để đánh giá và xếp hạng website.

Theo Google:

“Chúng tôi sẽ sử dụng sự kết hợp giữa Core Web Vitals với các tín hiệu khác về trải nghiệm trang để có thể có được một bức tranh tổng thể nhất về chất lượng của các trải nghiệm của người dùng trên trang.”

Từ góc nhìn này, rõ ràng là bạn không thể bỏ qua tín hiệu trải nghiệm của người dùng khi thực hiện SEO Audit.

Core Web Vitals là gì?

Core Web Vitals là một sáng kiến của Google với mục tiêu là cung cấp những hướng dẫn về các tín hiệu chất lượng, những thứ quyết định trải nghiệm của người dùng.

Bạn có thể kiểm tra phần này từ Google Search Console tại mục “Page Experience”.

10. Đánh giá SEO trên trang (on-page SEO Audit).

SEO trên trang hay on-page SEO có thể bao gồm các hoạt động như:

  • Tối ưu hóa thẻ tiêu đề (title tags), thẻ mô tả (meta descriptions) hay thẻ tiêu đề chính (header tags).
  • Thêm thẻ alt cho hình ảnh.
  • Xây dựng các nội dung được tối ưu hóa theo từ khoá.
  • Xây dựng cấu trúc liên kết nội bộ (Internal Links).

Về bản chất, thực hiện đánh giá on-page SEO là cần thiết vì đây là yếu tố mà người làm SEO có thể kiểm soát được (khác với off-page SEO khi nhiều yếu tố trong đó không thể kiểm soát được).

11. Kiểm tra các liên kết nội bộ bị lỗi (broken internal links).

Các liên kiết nội bộ bị lỗi khiến cho trải nghiệm của người dùng tệ hơn khi họ nhấp chuột vào nhưng lại không thể truy cập được trang mong muốn.

Để khắc phục những lỗi này, hãy tiến hành cập nhật các liên kết chính xác mới hoặc đơn giản là xoá đi liên kết (link) đó.

Sẽ là một ý tưởng thông minh nếu bạn liên kết các trang mạnh, những trang có thứ hạng liên kết nội bộ (Internal LinkRank) mạnh với các trang đơn lẻ yếu hơn.

12. Kiểm tra sitemap.

Sơ đồ trang web hay sitemap thông báo cho Google biết các trang chính trên website cần được lập chỉ mục.

Từ các công cụ kiểm tra sitemap như Google Search Console, bạn có thể phát hiện các trang hiện bị lỗi, bạn có thể sửa hoặc xoá các trang có liên kết bị lỗi đó.

13. Kiểm tra các liên kết chuyển hướng (redirects).

Redirect là gì? Redirect xảy ra khi người dùng nhấp vào một liên kết (URL) nào đó nhưng đích đến của họ không phải là một trang nội dung mà là một liên kết khác.

Một khi các liên kết chuyển hướng (redirect) không được thiết lập một cách chính xác, việc thu thập dữ liệu (Crawl) có thể xảy ra sự cố.

Bạn có thể sử dụng các công cụ như đã đề cập ở trên để kiểm tra chỉ số này.

Các bước từ 14 đến hết trong quy trình các bước thực hiện SEO Audit sẽ liên quan đến việc kiểm tra và đánh giá chất lượng của nội dung (Content Audit).

14. Tìm kiếm và xử lý các nội dung trùng lặp (duplicate content).

Các nội dung trùng lặp trên website có thể khiến website khó có được thứ hạng tốt khi các công cụ tìm kiếm như Bing hay Google không thể hiểu là bạn đang muốn xếp hạng cho trang nào.

Trong một số trường hợp, nội dung trùng lặp cũng có thể được coi là một tín hiệu thông báo rằng website đang muốn thao túng thứ hạng tìm kiếm.

Bạn có thể sử dụng Google Search Console hoặc các công cụ có trả phí khác để xác định và sửa các nội dung trùng lặp.

15. Xác định các trang có nội dung kém chất lượng (Think Content).

Mặc dù đây không phải là yếu tố xếp hạng trực tiếp nhưng điều quan trọng là bạn cần phải đảm bảo những nội dung mà bạn cung cấp có đủ yếu tố ngữ cảnh và thông tin cho chủ đề mà bạn đang viết.

Những nội dung sơ sài hay kém chất lượng là khái niệm đề cập đến các trang nội dung cung cấp ít hoặc không có giá trị cho người dùng và công cụ tìm kiếm.

Các nội dung này được thiết kế chủ yếu để chuyển đổi người dùng, thao túng thứ hạng tìm kiếm hay đơn giản là những nội dung được sao chép (copy) từ các website khác.

16. Kiểm tra các trang thiếu tính liên kết (Orphan Page).

Các trang thiếu tính liên kết là các trang hiện đang tồn tại trên website nhưng lại không được liên kết đến từ bất kỳ trang nào khác.

Về cơ bản, nếu một trang nào đó trên wesite không được liên kết đến, nó sẽ không nhận được điểm số “tính có thẩm quyền theo chủ đề” thông qua các liên kết nội bộ (internal linking).

Cách khắc phục nhanh nhất mà bạn có thể thực hiện là thêm một liên kết nội bộ từ các trang có liên quan (và liên kết đến trang này).

17. So sánh nội dung với các trang hàng đầu trên công cụ tìm kiếm và đánh giá ý định tìm kiếm của người dùng (Search Intent).

Một trong những cân nhắc quan trọng nhất mà người làm SEO cần tập trung vào trong những năm gần đây là ý định hay mục đích của người tìm kiếm (Search Intent).

Nếu bạn muốn có được thứ hạng cao hơn đối thủ của mình, tức những trang đang ở những vị trí hàng đầu trên trang tìm kiếm (SERPs), bạn không thể không tiến hành phân tích và đánh giá các trang đó.

Chất lượng nội dung hay những thứ mà người tìm kiếm có thể cần đằng sau mỗi từ khoá tìm kiếm chính là chìa khoá chính.

18. Kiểm tra backlink.

Bước cuối cùng trong quá trình SEO Audit là kiểm tra backlink.

Trong khi trong những năm trở lại đây, các công cụ tìm kiếm như Google ngày càng ít coi trọng hơn giá trị của backlink và đề cao giá trị của nội dung, mục tiêu của bạn với hoạt động đánh giá backlink là kiểm tra các backlink độc hại.

Backlink có thể được coi là độc hại vì một số lý do khác nhau bao gồm:

  • Backlink bắt nguồn từ các website không được lập chỉ mục.
  • Backlink từ các website có nhiều trang giống nhau (nội dung copy).
  • Backlink đến từ các thư mục liên kết (directories) thay vì là trang nội dung.

Những công việc cần làm sau quá trình SEO Audit.

Đến đây, khi bạn đã hoàn tất các bước SEO Audit cho website của mình, vậy công việc tiếp theo mà bạn cần làm là gì?

Dưới đây là những thứ bạn có thể tham khảo.

  • Theo dõi thứ hạng hay vị trí của các từ khoá.
  • Sử dụng công cụ xóa trong Google Search Console để loại bỏ mọi nội dung trùng lặp đã được lập chỉ mục trong Google.
  • Sửa bất kỳ liên kết bị hỏng nào (broken links).
  • Bắt đầu chạy các báo cáo để xem xét và đánh giá kết quả SEO.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến khái niệm SEO Audit là gì?

  • on-page SEO Audit là gì?

Là các hoạt động SEO Audit được thực hiện trên chính website mà doanh nghiệp đang quản lý hay sở hữu.

  • Audit Website là gì?

Website Audit là một khái niệm lớn bao hàm cả SEO Audit, khi doanh nghiệp phân tích và đánh giá website không chỉ với mục tiêu là SEO mà còn là khách hàng tiềm năng, người dùng, bán hàng, nhận diện thương hiệu và hơn thế nữa.

  • SEO Audit checklist là gì?

Là danh sách các công việc cần làm khi tiến hành SEO Audit. Các bước SEO Audit cho website mà MarketingTrips đã đề cập ở trên chính là một kiểu checklist.

  • Pagerank là gì?

Pagerank là thứ hạng trang, khái niệm đề cập đến vị trí xuất hiện (thứ tự) hay thứ hạng (Rank) của các trang (Page) trên trang kết quả tìm kiếm theo từng từ khoá nhất định.

  • off-page SEO Audit là gì?

Ngược lại với on-page SEO Audit, off-page SEO Audit tiến hành đánh giá và phân tích các hoạt động bên ngoài website (trong một số trường hợp là không thể kiểm soát được) chẳng hạn như đánh giá đối thủ hay backlink từ các website khác.

Kết luận.

Một khi bạn đã có thể hiểu SEO Audit là gì, hay chi tiết các bước thực hiện SEO Audit cho website, bạn thấy rằng, đây là một hoạt động vô cùng cần thiết, đặc biệt là với các website hay dự án mới.

Bằng cách phát hiện và tối ưu nhanh nhất các vấn đề hiện có trên website, doanh nghiệp hay thương hiệu có nhiều cơ hội hơn để cải thiện thứ hạng tìm kiếm, thúc đẩy trải nghiệm của người dùng và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Microsoft muốn làm siêu ứng dụng như WeChat hay WhatsApp

Theo The Information, Microsoft đang muốn phát triển siêu ứng dụng lấy cảm hứng từ WeChat nhằm phá vỡ thế độc tôn của Apple và Google.

Microsoft muốn làm siêu ứng dụng như WeChat hay WhatsApp
Microsoft muốn làm siêu ứng dụng như WeChat hay WhatsApp

Tờ The Information đưa tin, Microsoft muốn làm siêu ứng dụng (Super App), tích hợp các nền tảng nhắn tin, mua sắm, tìm kiếm web, tin tức để cạnh tranh với các nền tảng của Apple và Google.

Theo đó, Microsoft đang ở giai đoạn đầu xây dựng siêu ứng dụng theo chỉ đạo của CEO Satya Nadella.

Ông chỉ thị các nhóm tích hợp công cụ tìm kiếm Bing vào các dịch vụ và ứng dụng khác tốt hơn, chẳng hạn Microsoft Teams và Outlook, để làm nền tảng cho siêu ứng dụng.

Việc tích hợp sẽ giúp khách hàng chia sẻ kết quả tìm kiếm với nhau qua tin nhắn nhanh hơn. Dù vậy, chưa rõ cuối cùng hãng phần mềm có ra mắt ứng dụng như vậy hay không.

Hầu hết doanh thu của Microsoft đến từ bán phần mềm và bán hàng cho doanh nghiệp. Song, công ty được cho là có tham vọng trở nên thân thiện với khách hàng cá nhân hơn, cung cấp các dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng. Các nỗ lực mua những nền tảng mạng xã hội lớn như TikTok, Pinterest đều thất bại.

Siêu ứng dụng rất phổ biến tại châu Á, nổi tiếng nhất phải kể đến WeChat của Tencent hay Grab. CEO Tesla Elon Musk – Sếp mới của Twitter hay WhatsApp của Meta cũng đang nuôi hy vọng phát triển siêu ứng dụng kết hợp nhiều loại dịch vụ.

Ngoài ra, bài báo của The Information còn tiết lộ một số thông tin thú vị khác về những lần Microsft muốn chiếm chỗ của Google nhưng không thành.

Google trả hàng tỷ USD mỗi năm cho Apple để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên iPhone, khiến Bing gặp bất lợi lớn.

Nguồn tin của The Information cho biết, CEO Nadella luôn tự mình đàm phán với các lãnh đạo cấp cao của Apple, nên nhiều quan chức hàng đầu của Microsoft không rõ quy trình.

Năm 2012, Microsoft chạy chiến dịch truyền thông, thể hiện công cụ tìm kiếm Bing hữu ích hơn với những người thị giác kém so với Google. Tuy nhiên, điều này chưa đủ để nhận được cái gật đầu từ Apple.

(Theo MacRumors, Reuters)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Công ty mẹ của Gojek mất gần 70% giá trị tính từ lúc IPO (Tháng 4)

Việc thiệt hại gần 70% giá trị trong thời gian ngắn biến GoTo trở thành công ty tệ nhất trong 11 công ty công nghệ và Internet có mức định giá IPO trên 500 triệu USD trong năm nay.

Công ty mẹ của Gojek mất gần 70% giá trị tính từ lúc IPO (Tháng 4)
Công ty mẹ của Gojek mất gần 70% giá trị tính từ lúc IPO (Tháng 4)

Theo CNBC, vốn hóa của GoTo – tập đoàn Indonesia vận hành thương hiệu gọi xe công nghệ Gojek và nền tảng thương mại điện tử Tokopedia – đã bốc hơi 68,5% kể từ đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng hồi tháng 4.

Cổ phiếu của GoTo bị điều chỉnh phần lớn thời gian trong năm. Tuy nhiên, đợt bán tháo nặng nề nhất diễn ra sau khi các cổ đông trước IPO không tham gia đợt chào bán thứ cấp sau khi kết thúc điều khoản hạn chế chuyển nhượng vào ngày 30/11.

Trước đó, các cổ đông lớn như SoftBank và Alibaba đã nhất trí không bán tháo để hỗ trợ giá cổ phiếu GoTo 8 tháng hậu IPO.

Vào tháng 10, GoTo tuyên bố đang làm việc với các cổ đông để tránh tình trạng bán tháo cổ phiếu sau khi điều khoản hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu chấm dứt. Tuy nhiên, kế hoạch này nhanh chóng đổ vỡ.

Hiện vốn hóa của GoTo dao động ở mức 126.000 tỷ rupiah. Thời điểm lên sàn chứng khoán, vốn hóa của công ty từng giữ mức 400.000 tỷ rupiah, tương đương 28 tỷ USD.

Tháng 11 vừa rồi, GoTo công bố khoản lỗ lũy kế 9 tháng tính từ đầu năm tăng từ 11.580 tỷ rupiah năm ngoái lên 20.320 tỷ rupiah bất chấp các động thái cắt giảm chi phí. GoTo cũng tuyên bố sa thải 12% nhân sự, tương đương 3.000 việc làm.

Ngoài GoTo, một số công ty công nghệ khu vực Đông Nam Á khác cũng thiệt hại nặng trên thị trường chứng khoán.

Vốn hóa của Grab, một ứng dụng mảng gọi xe, cũng giảm 69% từ mức định giá ban đầu khoảng 40 tỷ USD sau khi IPO tại Mỹ thông qua một thương vụ SPAC. Hay công ty thương mại điện tử Bukalapak giảm 70% so với mức định giá 6 tỷ USD hồi tháng 8/2021.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Xu hướng ứng dụng Metaverse trong Marketing

Nhờ vào sự thay đổi của các yếu tố công nghệ, các thương hiệu đã không ngừng thay đổi cách họ tương tác với khách hàng, bằng cách ứng dụng các xu hướng và phương pháp công nghệ mới trong Metaverse, người làm Marketing sẽ có nhiều cơ hội hơn để thúc đẩy giá trị của thương hiệu và hơn thế nữa. Cùng MarketingTrips tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này trong bài viết dưới đây.

Xu hướng ứng dụng Metaverse trong Marketing
Xu hướng ứng dụng Metaverse trong Marketing

Trong năm 2022 và hơn thế nữa, một trong những ý tưởng sáng tạo nhất của thương hiệu là về các khái niệm liên quan đến Metaverse.

Đối với các nhà Marketer, trước khi nói đến các xu hướng ứng dụng Metaverse trong Marketing, điều quan trọng là họ phải hiểu metaverse là gì và nó sẽ tác động như thế nào đến cách các thương hiệu quảng bá sản phẩm và dịch vụ của họ.

Metaverse là gì?

Metaverse là khái niệm dùng để chỉ một vũ trụ (Universe) 3D (không gian đa chiều) trực tuyến nơi kết hợp nhiều không gian khảo (Virtual Spaces) khác nhau.

Vũ trụ ảo Metaverse có thể được xem như là tương tai của thế giới internet, cho phép người dùng làm việc, gặp gỡ, chơi game, mua sắm và giao lưu cùng nhau trong những không gian 3D này.

Mặc dù Metaverse là một trong những từ khoá phổ biến nhất ở giai đoạn hiện tại, cũng tương tự như internet hay thương mại điện tử những ngày đầu, hầu hết mọi người đều khó có thể hiểu metaverse thực sự là gì và tương lai của nó sẽ phát triển như thế nào.

Metaverse và Web 3.0.

Mặc dù metaverse sẽ là một sự đổi mới mang tính cách mạng trong thế kỷ này, sự phát triển của nó không phải là một sự kiện đơn lẻ. Sự phát triển của metaverse chỉ là một phần của sự chuyển đổi lớn hơn nhiều trong bức tranh công nghệ kỹ thuật số (Digital Technology).

Thật khó để có thể tưởng tượng cách một metaverse được xây dựng dựa trên các nền tảng hạ tầng (infrastructure systems) hiện có, vì lý do này, nhiều doanh nghiệp đang chuyển trọng tâm sang việc xây dựng và áp dụng phiên bản thứ ba của Internet được gọi là Web3 hay Web 3.0.

Đối với những người làm marketing, điều quan trọng là họ phải hiểu các công nghệ sẽ được sử dụng cho Web 3.0, khi các công nghệ này sẽ là nền tảng cung cấp sức mạnh cho metaverse.

Từ phiên bản đầu tiên của Internet (Web 1.0), nền tảng tập trung vào các giao thức đơn giản có thể được sử dụng để chia sẻ và cung cấp thông tin.

Web 2.0 đã tiến hoá thêm một bước nữa, với trọng tâm chính là những nội dung do người dùng tạo ra (email, blog, nội dung video) và các tương tác ngang hàng (trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay TikTok).

Cuộc cách mạng của Web 3.0 sẽ chuyển internet sang một phiên bản hoàn toàn mới nơi người dùng sẽ có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với dữ liệu cá nhân (data) và cách họ sử dụng internet.

Web 3.0 sẽ được hỗ trợ mạnh mẽ bởi công nghệ chuỗi khối (blockchain), trí tuệ nhân tạo (AI) và thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR).

Web 3.0 cũng sẽ chuyển sang một mô hình phi tập trung nhiều hơn, nơi các website, ứng dụng hay công cụ sẽ được phát triển và chia sẻ với nhau.

Xu hướng ứng dụng Metaverse trong Marketing.

Từ nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là tại các quốc gia phát triển, nơi công nghệ được xem là yếu tố cốt lõi của nền kinh tế, nơi có những thương hiệu toàn cầu, metaverse hay chính xác là các ứng dụng công nghệ liên quan đến metaverse hiện đã và đang được phát triển không ngừng.

Các thương hiệu hay doanh nghiệp đang bắt đầu nhận ra rằng các nỗ lực quảng cáo và marketing của họ có thể sẽ bị gián đoạn nghiêm trọng do sự chuyển dịch từ không gian vật lý sang không gian kỹ thuật số.

Ngày nay, ngành công nghiệp metaverse được định giá hơn 61 tỷ USD và sẽ nhanh chóng đạt mức giá trị hơn 400 tỷ USD trong 5 năm tới.

Dù cho bạn là Marketer ở các doanh nghiệp lớn hay nhỏ, các công ty về công nghệ hay doanh nghiệp sản xuất và phân phối hàng hoá, tiềm năng của từ việc tiếp cận và ứng dụng sớm metaverse là vô cùng lớn.

Dưới đây là một số chiến lược hay xu hướng ứng dụng Metavere trong Marketing mà bạn có thể tham khảo:

1. Kết hợp Metaverse vào chiến lược Marketing tổng thể.

Điều quan trọng nhất mà những người làm marketing có thể làm ngay từ bây giờ là phát triển một chiến lược toàn diện về cách thương hiệu sẽ thích ứng và chuyển đổi những nỗ lực của mình sang không gian kỹ thuật số (Digital Spaces).

Bởi vì phần lớn các dự án metaverse vẫn đang trong quá trình xây dựng và phát triển, các nguồn lực của doanh nghiệp nên được phân bổ để có thể theo dõi, tiếp cận và hiểu về các công nghệ liên quan.

Một khi metaverse trở nên phổ biến hơn, các doanh nghiệp đã “trưởng thành” với các công nghệ và cách ứng dụng nó trong metaverse hiển nhiên sẽ có nhiều lợi thế hơn.

Điều này cũng giải thích lý do tại sao với các công ty công nghệ lớn như Facebook hay thậm chí là các công ty FMCG như Unilever lại rất coi trọng hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), thậm chí là còn thực hiện nhiều thương vụ mua bán (M&A) để tối đa hoá năng lực mới của doanh nghiệp.

2. Xây dựng không gian kỹ thuật số riêng.

Các thương hiệu nên xem xét đến việc xây dựng những không gian kỹ thuật số riêng với các nền tảng kỹ thuật số hiện có. Tuỳ thuộc vào từng loại sản phẩm hay dịch vụ khác nhau mà doanh nghiệp có thể lựa chọn các cách tiếp cận khác nhau.

Với các doanh nghiệp có các sản phẩm vật lý (physical products), họ có thể xem xét xây dựng những phiên bản kỹ thuật số bên cạnh các cửa hàng truyền thống.

Ví dụ: một nhà sản xuất ô tô có thể xây dựng nên một phòng trưng bày ô tô kỹ thuật số, nơi người dùng có thể xem các mẫu xe mới nhất mà không cần phải đến showroom hay xem từng xe một.

3. Tận dụng trải nghiệm nhập vai (Immersive experiences).

Vào năm 2022 và xa hơn nữa, nền kinh tế trải nghiệm sẽ ngày càng được ưu tiên nhiều hơn khi người tiêu dùng đang đòi hỏi nhiều cách tiếp cận sản phẩm hơn.

Trong khi các phương thức marketing truyền thống đã chứng minh sự hiệu quả trong nhiều thập kỷ, trong môi trường metaverse hay bối cảnh kinh doanh mới, các trải nghiệm cần mang tính hoà nhập nhiều hơn, nói cách khác, khách hàng khi này không chỉ là người xem quảng cáo mà còn là một phần của quảng cáo, tương tác liền mạch với quảng cáo.

Ví dụ: một thương hiệu rạp chiếu phim lớn có thể xây dựng nên một rạp chiếu phim ảo nơi khách hàng của họ có thể ghé thăm và xem phim dù họ đang ở bất cứ nơi đâu.

4. Hàng hoá hay các bộ sưu tập kỹ thuật số (Digital collectibles).

Trong thế giới thực, một số doanh nghiệp tập trung vào việc tặng các mặt hàng có thương hiệu (Branded) như áo thun hoặc đồ sưu tập khác cho khách hàng của họ. Điều này có thể hoạt động theo cách tương tự trong metaverse.

Các thương hiệu lớn như Nike hay Gucci đang tập trung vào việc xây dựng và phân phối các bộ sưu tập kỹ thuật số. Từ quần áo, giày dép đến phụ kiện, tất cả sẽ là những thứ được người dùng sử dụng cho chính bản thân họ trong Metaverse (Avatar).

Disney là một ví dụ khác khi thương hiệu giải trí hàng đầu thế giới này cho phép người chơi Fortnite (game) “mặc” các bộ sự tập của họ trong vũ trụ điện ảnh Marvel của mình.

5. Kết hợp giữa Marketing truyền thống và Kỹ thuật số.

Mặc dù metaverse marketing sẽ đòi hỏi những chiến lược hay cách thức tiếp cận mới, các nỗ lực marketing truyền thống vẫn rất cần thiết.

Thế giới metaverse vẫn có thể cho phép nhiều loại hình quảng cáo truyền thống, chẳng hạn như bảng quảng cáo (Banner Ads) hay quảng cáo bên cạnh các tòa nhà kỹ thuật số.

Trên thực tế, hình thức quảng cáo này đã được ứng dụng rộng rãi trên các không gian kỹ thuật số như game, khi quảng cáo được hiển thị trên các sân vận động kỹ thuật số.

Các xu hướng ứng dụng công nghệ trong Metaverse sẽ tạo ra những tiềm năng Marketing không giới hạn.

Trong ngắn hạn, có thể có một số hạn chế nhất định đối với các loại quảng cáo và marketing kỹ thuật số mà thương hiệu có thể ứng dụng trong metaverse.

Yêu cầu đặt ra với những người làm marketing nói chung là tiếp cận sớm và không ngừng sáng tạo trong cách họ marketing đến khách hàng.

Trong khi một nhà sản xuất bánh quy có thể dựa vào mùi thơm riêng biệt của sản phẩm của họ để bán hàng. Ngửi mùi hương của bánh trên không gian kỹ thuật số chưa phải là một tuỳ chọn khả thi.

Ngược lại, họ hoàn toàn có thể sử dụng môi trường kỹ thuật số để giới thiệu cho các bộ sưu tập sản phẩm mới của họ.

Cuối cùng, khả năng sáng tạo và đổi mới sẽ là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp, không chỉ trong việc tận dụng các xu hướng ứng dụng Metaverse trong Marketing mà còn trong bất cứ hoạt động kinh doanh nào khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Google Helpful Content cập nhật thuật toán mới Tháng 12

Google vừa thông báo đang ra mắt một bản cập nhật thuật toán Google Helpful Content mới cho Tháng 12, lần cập nhật đầu tiên vào tháng 8 mới đây.

Google Helpful Content cập nhật mới Tháng 12
Google Helpful Content cập nhật mới Tháng 12

Bên dưới là những ghi nhận của MarketingTrips theo cập nhật mới đây từ Google.

Thuật toán Google Helpful Content là gì?

Với tên gọi là bản cập nhật “nội dung hữu ích” (Google Helpful Content), đây được coi là một trong những cuộc tấn công mới của Google trong cuộc chiến kéo dài giữa gã khổng lồ tìm kiếm với hàng triệu website, nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) và những người làm SEO muốn xuất hiện đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs).

Google Helpful Content cập nhật Tháng 12.

Google theo đó đã xác nhận rằng một bản cập nhất mới cho Helpful Content đang bắt đầu được ra mắt trên công cụ tìm kiếm. Thuật toán sẽ được áp dụng bắt đầu từ ngày 5 tháng 12 và sẽ mất khoảng 2 tuần để hoàn tất.

Trong một thông báo trên Twitter, Google tuyên bố:

Google Helpful Content tháng 12 năm 2022 chính thức được phát hành vào ngày 5 tháng 12 và sẽ mất khoảng 2 tuần để triển khai đầy đủ.

Google Helpful Content sẽ hướng tới mục tiêu cải thiện chất lượng tìm kiếm thông qua hệ thống phân loại nội dung đa ngôn ngữ trên phạm vi toàn cầu.”

Theo thuật ngữ mới của Google, hệ thống xếp hạng (ranking system) là khái niệm đề cập đến sự tăng cường trong thuật toán của Google, thứ sẽ liên tục được hoạt động để cải thiện chất lượng tìm kiếm và trải nghiệm nội dung của người dùng. Các thuật toán theo đó sẽ liên tục được cập nhật và áp dụng.

Thuật toán Helpful Content có gì mới?

Helpful Content hay Hệ thống nội dung hữu ích của Google được thiết kế để “thưởng” cho các website có chất lượng nội dung tốt, những nội dung được tạo cho người dùng thay vì cho các công cụ tìm kiếm.

Mục đích của Helpful Content là thúc đẩy những giá trị nội dung riêng biệt (Unique Content), thay vì là những nội dung tương tự như trên các website khác.

Cũng tương tự như các bản cập nhật thuật toán khác, Google không cung cấp chi tiết về cách thức hoạt động của thuật toán để tránh việc bị lạm dụng bởi những người làm SEO hay những nhà quản trị web.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Twitter đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi quảng cáo

Mạng xã hội Twitter hiện đang rất áp lực với khoản thanh toán lãi hàng năm lên tới 1 tỷ USD sau khi vay khoản nợ 13 tỷ USD để tài trợ cho việc mua lại doanh nghiệp của Elon Musk.

Twitter đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi quảng cáo
Twitter đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi quảng cáo

Tờ Financial Times đưa tin, Twitter của Elon Musk đang cung cấp cho các thương hiệu những ưu đãi hào phóng để quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội này.

Đây là động thái nhằm “kích cầu” hoạt động kinh doanh sau khi cách tiếp cận kiểm duyệt nội dung của tỷ phú Elon Musk đã khiến nhiều thương hiệu lớn hạn chế chi tiêu.

Trong một email được gửi tới các công ty quảng cáo, Twitter cho biết họ sẽ tung ra “khuyến mãi dành cho nhà quảng cáo lớn nhất từ trước đến nay” vào tháng 12, mang lại thêm lượt hiển thị nếu các thương hiệu chi tiêu một số tiền nhất định.

Theo email, những công ty quảng cáo chi 350.000 USD sẽ nhận được “50 phần trăm giá trị gia tăng” — nghĩa là họ nhận được số lần hiển thị bổ sung có giá trị bằng một nửa số tiền họ chi tiêu. Khoản đầu tư 200.000 USD sẽ cung cấp cho nhà quảng cáo “25% giá trị gia tăng” hoặc số lần hiển thị bổ sung trị giá 1/4 số tiền họ chi tiêu.

Ví dụ, một email khác được gửi đến một Agency riêng biệt, chứa cùng một ưu đãi dành cho các thương hiệu Mỹ, cũng như các ưu đãi hơi khác dành cho các thương hiệu ở Anh và phần còn lại của thế giới.

Nỗ lực thu hút các nhà quảng cáo diễn ra khi Musk, người đã chốt thỏa thuận trị giá 44 tỷ USD cho nền tảng truyền thông xã hội vào tháng 10, ngày càng khiến các thương hiệu và công ty quảng cáo xa lánh Twitter.

Ông nới lỏng các chính sách kiểm duyệt nội dung của Twitter, hủy bỏ việc đình chỉ các tài khoản vi phạm quy tắc và sa thải hơn một nửa lực lượng lao động, bao gồm nhiều nhóm bán hàng quảng cáo.

Các thương hiệu bao gồm Mondelez, Carlsberg, United Airlines và General Motors đã ngừng quảng cáo trên nền tảng này, trong khi các Agency bao gồm Omnicom Media và Interpublic Group đã khuyến nghị khách hàng của họ tạm dừng chi tiêu. Tất cả những điều đó đã giáng một đòn mạnh vào hoạt động kinh doanh trị giá 5 tỷ USD của Twitter.

Hiện tại, Musk đang gặp khó khăn với khoản thanh toán lãi hàng năm lên tới 1 tỷ USD sau khi vay khoản nợ 13 tỷ USD để tài trợ cho việc mua lại doanh nghiệp của ông.

Musk, người tự nhận mình là “người theo chủ nghĩa tự do ngôn luận”, đang cho phép tất cả các bài phát biểu trên nền tảng miễn là hợp pháp, mặc dù “lời nói tiêu cực hay kích động thù địch” sẽ không được tăng cường trong nguồn cấp dữ liệu của người dùng.

Công ty không còn thực thi chính sách cấm thông tin sai lệch về Covid-19, mặc dù trong một bài đăng trên blog vào thứ Tư, công ty cho biết không có chính sách nào của họ thay đổi và nhóm tin cậy và an toàn vẫn “mạnh mẽ và có nguồn lực tốt”.

Căng thẳng giữa Musk và các nhà quảng cáo đã leo thang khi doanh nhân tỷ phú này đích thân gọi điện cho các giám đốc điều hành, những người đã cắt giảm chi tiêu để mắng mỏ họ.

Trong trường hợp của Apple, một trong những nhà quảng cáo lớn nhất của Twitter, Musk hôm thứ hai đã công khai chỉ trích giám đốc điều hành Tim Cook vì đã cắt giảm chi tiêu cho nền tảng này.

Sau nhiều đợt cắt giảm việc làm và rời đi, nhóm kinh doanh quảng cáo của Twitter đã bị thu hẹp đến mức nhiều đại lý và thương hiệu không còn bất kỳ đầu mối liên hệ nào tại công ty. Những người khác đang phàn nàn rằng hệ thống quảng cáo của Twitter cũng gặp lỗi trong quá trình đại tu của Musk.

Theo những người trong ngành, mặc dù các ưu đãi tháng 12 mà Twitter đang cung cấp rất hấp dẫn, nhưng một số thương hiệu vẫn không bị thuyết phục. Một giám đốc điều hành đại lý cho biết điều đó sẽ “không ảnh hưởng đến quyết định của các nhà quảng cáo”.

Một người nhận định: “Tôi không nghĩ có khách hàng nào sẵn sàng chấp nhận rủi ro”.

Nguồn: Financial Times

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Nền kinh tế nhà sáng tạo là gì? Cơ hội nào cho các nhà sáng tạo nội dung

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các nội dung xoay quanh thuật ngữ Nền kinh tế nhà sáng tạo (tiếng Anh là Creator Economy) như: nền kinh tế nhà sáng tạo là gì, những xu hướng chính của nền kinh tế nhà sáng tạo, nền kinh tế nhà sáng tạo đáng giá bao nhiêu, phân biệt nền kinh tế nhà sáng tạo và nền kinh tế sáng tạo (Innovative Economy) và hơn thế nữa.

Nền kinh tế nhà sáng tạo là gì
Nền kinh tế nhà sáng tạo là gì? Hiểu về nền Kinh tế Nhà sáng tạo

Nền kinh tế nhà sáng tạo có nghĩa là nền kinh tế của các nhà sáng tạo (Creator). Kể từ khi yếu tố công nghệ phát triển mạnh mẽ và ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều khía cạnh khác nhau từ kinh doanh đến cuộc sống, đặc biệt khi các nền tảng mạng xã hội trở thành nơi không chỉ là để giải trí mà còn để mua sắm và hơn thế nữa, khái niệm nền kinh tế nhà sáng tạo ra đời và không ngừng phát triển.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Nền kinh tế nhà sáng tạo là gì?
  • Phân biệt nền kinh tế nhà sáng tạo (Creator Economy) và nền kinh tế sáng tạo (Innovative Economy).
  • Những số liệu đáng tham khảo nhất về nền kinh tế nhà sáng tạo.
  • Nền kinh tế nhà sáng tạo được phân loại như thế nào?
  • Influencer là gì?
  • KOL là gì?
  • Nhà sáng tạo là gì?
  • Tìm hiểu tổng quan về nền kinh tế nhà sáng tạo.
  • Mối quan hệ giữa mạng xã hội với nền kinh tế nhà sáng tạo là gì?
  • Lịch sử hình thành khái niệm nền kinh tế nhà sáng tạo.
  • Những nhóm đối tượng chính hiện đang thúc đẩy nền kinh tế nhà sáng tạo.
  • Những xu hướng chính của nền kinh tế nhà sáng tạo trong năm 2022 là gì?
  • Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề nền kinh tế nhà sáng tạo?

bên dưới là nội dung chi tiết.

Nền kinh tế nhà sáng tạo là gì?

Nền kinh tế nhà sáng tạo là khái niệm đề cập đến một nền kinh tế (Economy) nơi các nhà sáng tạo (Creator) thông qua sự hỗ trợ của các nền tảng hay phần mềm có thể kiếm tiền từ các sản phẩm sáng tạo của họ.

Các nền tảng hỗ trợ phổ biến nhất trong nền kinh tế nhà sáng tạo hiện nay đó là YouTube, Facebook, Instagram hay TikTok.

Ngoài thuật ngữ khá phổ biến là Nền kinh tế, theo từ điển Cambridge, Nhà sáng tạo được định nghĩa là những tác giả hay người xây dựng, những người có thể sản xuất hay tạo ra một thứ gì đó.

Theo cách định nghĩa của Adobe, Nhà sáng tạo là người tham gia vào các hoạt động sáng tạo nội dung — như nhiếp ảnh, viết lách hoặc xây dựng NFT — và chia sẻ các công việc này trực tuyến ít nhất là hàng tháng, với hy vọng thu hút được một lượng khán giả tiềm năng để từ đó có thể kiếm tiền.

Tính đến năm 2022, nền kinh tế nhà sáng tạo có giá trị khoảng 100 tỷ USD với hơn 165 triệu nhà sáng tạo trên toàn cầu.

Nền kinh tế nhà sáng tạo trong tiếng Anh có nghĩa là Creator Economy.

Phân biệt nền kinh tế nhà sáng tạo (Creator Economy) và nền kinh tế sáng tạo (Innovative Economy).

Nếu bạn tìm kiếm từ khoá “nền kinh tế nhà sáng tạo” trên các công cụ tìm kiếm như Google, bạn có thể thấy rằng đa số các website đều xem “nền kinh tế nhà sáng tạo” và “nền kinh tế sáng tạo” là một, thậm chí hệ thống của Google còn không phân biệt được 2 khái niệm này khi xếp hạng tìm kiếm.

Nếu bạn nhìn vào 2 thuật ngữ này trong tiếng Anh thì hẳn là bạn đã có thể nhận ra được sự khác biệt lớn giữa chúng. Trong khi cả 2 thuật ngữ đều có chung yếu số sáng tạo (Creative hoặc Innovative), có thể hiểu rằng khái niệm nền kinh tế nhà sáng tạo (thường được hiểu là Innovative Economy) rộng lớn hơn nhiều so với nền kinh tế nhà sáng tạo vốn chỉ xoay quanh các nhà sáng tạo (Creator).

Dưới đây là một số điểm khác biệt khác giữa “nền kinh tế nhà sáng tạo” và “nền kinh tế sáng tạo”.

Nền Kinh Tế Sáng Tạo:

  • Đây thường là một mô hình kinh tế chú trọng vào sự sáng tạo trong mọi khía cạnh, từ sản phẩm và dịch vụ đến quy trình sản xuất và tổ chức.
  • Kinh tế sáng tạo hay kinh tế đổi mới thường tập trung vào việc tạo ra giá trị thông qua sự sáng tạo và áp dụng yếu tố công nghệ mới.
  • Nền kinh tế sáng tạo có thể bao gồm nhiều lĩnh vực, không chỉ là công nghiệp, mà còn bao gồm giáo dục, nghệ thuật, và các lĩnh vực khác.

Nền Kinh Tế Nhà Sáng Tạo:

  • Là thuật ngữ được xuất hiện và sử dụng chủ yếu khi các nền tảng mạng xã hội trở nên phổ biến.
  • Nhà sáng tạo thường là các cá nhân.
  • Nền kinh tế nhà sáng tạo thường tập trung vào việc các nhà sáng tạo thông qua các ý tưởng và sáng tạo nội dung để tìm kiếm thu nhập (chủ yếu thông qua các nền tảng mạng xã hội).

Tóm lại, trong khi cả nền kinh tế nhà sáng tạo và nền kinh tế sáng tạo đều đề cập đến sự sáng tạo và có sử dụng yếu tố công nghệ, sự khác biệt lớn xuất phát từ phạm vi và ngữ cảnh sử dụng.

Những số liệu đáng tham khảo nhất về nền kinh tế nhà sáng tạo.

Trước khi tìm hiểu sâu hơn về nền kinh tế nhà sáng tạo, dưới đây là những gì bạn cần nắm:

  • Nền kinh tế nhà sáng tạo được ước tính có giá trị là khoảng 104,2 tỷ USD. (Influencer Marketing Hub)
  • Định giá quy mô thị trường toàn cầu của Influencer Marketing (một phần của nền kinh tế nhà sáng tạo) là 13,8 tỷ USD, cao hơn gấp đôi so với năm 2019. (Statista)
  • Trong số hơn 165 triệu nhà sáng tạo (Creator) trên toàn thế giới, số nhà sáng tạo nghiệp dư (chiếm 92%) và nhà sáng tạo chuyên nghiệp (chiếm 8%). (SignalFire)
  • Đa phần nhà sáng tạo là những người trẻ tuổi (63% thuộc Gen Z) và Nữ (48%). (GWI The Creator Economy Report 2022).
  • Các khoản đầu tư cho các công ty khởi nghiệp trong nền kinh tế nhà sáng tạo ước tính đã đạt khoảng 5 tỷ USD chỉ riêng trong năm 2021. (The Information).
  • 41% Creator ở Mỹ sử dụng các trang web hoặc blog để kết nối với khán giả của họ ngoài mạng xã hội (Social Media). (eMarketer)
  • 15% người tiêu dùng đã đăng ký trở thành thành viên của nhà sáng tạo; cao hơn 8% kể từ đầu năm 2021. (GWI The Creator Economy Report 2022).
  • 78% người tiêu dùng đã khám phá sản phẩm mới khi xem video của các nhà sáng tạo. (Statista).
  • Gen Y chiếm khoảng 42% nền kinh tế nhà sáng tạo và Gen Z là 14%, (Theo Adobe).

Nền kinh tế nhà sáng tạo được phân loại như thế nào?

Như đã phân tích ở trên, nền kinh tế nhà sáng tạo là nền kinh tế được tạo ra từ những nhà sáng tạo (Creator) và khi mổ xẻ thuật ngữ này, chúng ta có thể phân loại các nhóm đối tượng chính khác nhau có trong nền kinh tế nhà sáng tạo.

Theo đó các nhóm đối tượng chính có thể là:

  • Influencer (Economy): Mặc dù chỉ chiếm một tỷ lệ phần trăm tương đối thấp trong toàn bộ khái niệm Creator, Influencer hay Người có ảnh hưởng là những người có “quyền lực” nhất trong nền kinh tế nhà sáng tạo. Influencer cũng có thể được phân loại thành nhiều kiểu khác nhau như Micro Influencer, Macro Influencer và hơn thế nữa.
  • KOL (Economy): Nhóm nhà sáng tạo thứ 2 có trong nền kinh tế nhà sáng tạo là KOL (Key Opinion Leader), chính là những chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên nghiệp như kinh tế, chính trị, Y tế, Giải trí, Giáo dục và nhiều ngành nghề khác.
  • Content Creator (Economy): Content Creator hay Nhà sáng tạo nội dung là khái niệm đề cập đến tất cả những cá nhân làm các công việc về sản xuất, sáng tạo và xây dựng nội dung (Content) trên nhiều các nền tảng khác nhau, trong đó chủ yếu là trên các nền tảng mạng xã hội (Social Media).

Về mặt tổng thể, nền kinh tế nhà sáng tạo là một phần của bức tranh kinh tế lớn hơn đó là Nền kinh tế số hay Digital Economy.

Influencer là gì?

Influencer (trong tiếng Anh có nghĩa là người ảnh hưởng hoặc người có ảnh hưởng) là khái niệm chủ yếu được sử dụng trong phạm vi ngành marketing, kinh doanh và giải trí nói chung, thuật ngữ influenecer đề cập đến tất cả những cá nhân có khả năng gây ảnh hưởng đến người khác, đặc biệt là có thể làm thay đổi suy nghĩ và hành vi của họ.

Trong phạm vi ngành marketing, Influencer hay “người có ảnh hưởng” là thuật ngữ chung mang tính đại diện cho tất cả những người có sức ảnh hưởng dù cho họ đang làm việc trong lĩnh vực cụ thể là gì, họ ảnh hưởng trong phạm vi nào hay độ lớn của những nhóm đối tượng theo dõi (bị ảnh hưởng) họ.

Đặc điểm rõ ràng nhất để nhận diện một cá nhân nào đó là Influencer đó là sức ảnh hưởng của họ đến hành vi, tâm lý và thậm chí là các hành động cụ thể của đối tượng theo dõi họ.

Tuỳ theo từng mức độ ảnh hưởng hay lĩnh vực cụ thể mà các Influencer cũng được chia thành các nhóm hay có những tên gọi khác nhau, bạn có thể xem chi tiết ở các phần tiếp theo của bài viết này.

KOL là gì?

KOL là từ viết tắt của Key Opinion Leader, là khái niệm đề cập đến những người có khả năng gây ảnh hưởng đến một nhóm người nhất định trong xã hội.

Các KOL có thể là những nhà lãnh đạo doanh nghiệp, những nhà lãnh đạo tư tưởng ngành, những chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể nào đó hay thậm chí là các nhà chính trị gia.

Một trong những điểm nhận dạng rõ ràng nhất về các KOL là khả năng được nhìn nhận bởi công chúng, mức độ tín nhiệm, khả năng ảnh hưởng của họ trên các phương tiện truyền thông đại chúng (mass media) hay mức độ liên quan của họ đến đối tượng mục tiêu.

Ngoài ra, như bản thân ý nghĩa của chính nó “Key Opinion Leader”, các KOL chính là những người có khả năng dẫn dắt các quan điểm hay lập trường riêng của chính họ.

Content Creator là gì?

Content Creator hay nhà sáng tạo nội dung là những người tham vào công việc sản xuất những nội dung hay vật liệu sáng tạo mang tính giải trí và giáo dục cho các nhóm đối tượng mục tiêu (người mua, người ra quyết định, người ảnh hưởng…).

Những gì mà những người này tạo ra có thể xuất hiện dưới nhiều định dạng khác nhau như: bài viết trên blog của website doanh nghiệp, bài đăng trên các nền tảng mạng xã hội, các video trên YouTube, các biểu đồ đồ hoạ hay các ebooks…

Đối với thế giới kinh doanh ngày nay, các nhà sáng tạo nội dung đóng vai trò quan trọng trong việc trong việc tăng mức độ tương tác với khách hàng cũ lẫn khách hàng tiềm năng.

Tìm hiểu tổng quan về Nền kinh tế và Nền kinh tế nhà sáng tạo.

Cách đây khoảng một thế kỷ trước, chúng ta sống trong một nền kinh tế công nghiệp (Industrial Economy). Đó là thời đại của sản xuất, nơi mà hầu hết mọi người có thể kiếm được tiền thông qua các công việc chân tay trong các xí nghiệp và nhà máy.

Tuy nhiên, đến những năm 1950, chúng ta đang chuyển sang nền kinh tế tiêu dùng (Consumer Economy).

Đây là giai đoạn mà sau một quá trình Khủng hoảng Kinh tế (Economic Depression), mọi người đang tìm kiếm những cách mới để tiêu tiền của họ.

Mọi người bắt đầu kiếm thêm thu nhập bằng cách thực hiện các dịch vụ cho người khác. Thương mại từ đây trở nên toàn cầu hóa nhiều hơn, với việc mọi người muốn có “nhiều thứ” hơn từ khắp nơi trên toàn thế giới.

Trong thời đại của internet, chúng ta bước vào nền kinh tế tri thức (Knowledge Economy), nơi công nghệ, tri thức và khả năng sáng tạo đóng vai trò then chốt.

Đây chính là tiền đề của nền kinh tế nhà sáng tạo vốn dựa trên internet, yếu tố công nghệ (các nền tảng) và tư duy sáng tạo (ra một thứ gì đó).

Mối quan hệ giữa mạng xã hội với nền kinh tế nhà sáng tạo là gì?

Mối quan hệ giữa mạng xã hội với nền kinh tế nhà sáng tạo là gì?

Mối quan hệ giữa mạng xã hội với nền kinh tế nhà sáng tạo là gì?Như đã phân tích ở trên, nền kinh tế nhà sáng tạo được phát triển trong bối cảnh khi các phương tiện truyền thông mạng xã hội phát triển mạnh mẽ.

Những nhà sáng tạo thành công là những nhà sáng tạo tận dụng tốt các nền tảng mạng xã hội để chia sẻ nội dung và xây dựng cộng đồng của riêng họ.

Theo số liệu đến năm 2022, mỗi người dùng internet sử dụng 3h mỗi ngày trên các nền tảng mạng xã hội, trong đó dành đến hơn 2h trên TikTok, gần 1h trên Facebook cùng nhiều nền tảng khác.

Khi các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, YouTube hay TikTok không chỉ là nơi để mọi người giải trí, tìm kiếm thông tin, mua sắm và tương tác với thương hiệu mà còn trở thành nơi để mọi người kết nối với các nhà sáng tạo yêu thích của họ, nền kinh tế nhà sáng tạo phát triển theo tỷ lệ thuận với sự phổ biến của các nền tảng này.

Những xu hướng chính của nền kinh tế nhà sáng tạo trong năm 2022 là gì?

1. Những người có ảnh hưởng vi mô (Micro Influencer) sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.

2. Nhiều nhà sáng tạo hơn sẽ gia nhập Nền kinh tế nhà sáng tạo.

3. Cộng đồng sẽ mang lại sự ổn định cho nhà sáng tạo (Creator).

4. Các công cụ kiếm tiền sẽ đổi mới theo nhu cầu của nhà sáng tạo.

5. Thương mại điện tử (eCommerce) sẽ biến nhà sáng tạo thành thương hiệu.

6. Người xem sẽ yêu cầu nhiều hơn các nội dung đi kèm.

7. Các trải nghiệm bằng âm thanh (Audio, Podcast) sẽ tiếp tục phát triển.

8. Nhiều thương hiệu hơn sẽ lắng nghe nhà sáng tạo và những thứ họ chia sẻ.

9. Những nhà sáng tạo Gen Z sẽ tạo ra nhiều đột phá mới.

10. NFTs sẽ là một nguồn doanh thu bổ sung đáng kể của nhà sáng tạo khi Web3 và Metaverse tiếp tục phát triển và phổ biến hơn.

Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề nền kinh tế nhà sáng tạo?

  • Nền kinh tế nhà sáng tạo là ngành gì?

Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, nền kinh tế nhà sáng tạo không phải là một ngành mà là một nền kinh tế nơi các nhà sáng tạo (Creator) đóng vai trò thúc đẩy tăng trưởng chính.

Thông qua các cộng đồng rộng lớn chủ yếu nhờ vào các nền tảng mạng xã hội, nhà sáng tạo có nhiều cơ hội để chia sẻ và kiếm tiền từ các hoạt động sáng tạo (nội dung) của họ.

  • Creator bao gồm những ai?

Creator là khái niệm mang tính đại diện, đại diện cho tất cả những nhà sáng tạo, tác giả, người biên tập, những người tạo ra các sản phẩm hay dịch vụ sáng tạo.

Nằm trong bối cảnh nền kinh tế nhà sáng tạo, Nhà sáng tạo chủ yếu ám chỉ những nhà sáng tạo nội dung trên các nền tảng mạng xã hội với mục tiêu là kiếm tiền.

  • Nền kinh tế nhà sáng tạo có giá trị bao nhiêu?

Tính đến năm 2022, nền kinh tế nhà sáng tạo có giá trị hơn 100 tỷ USD với khoảng hơn 150 triệu nhà sáng tạo đang hoạt động.

  • Kinh tế nhà sáng tạo là gì?

Là nền kinh tế được tạo ra từ các hoạt động sáng tạo của các nhà sáng tạo.

Kết luận.

Cho dù bạn đang có ý định trở thành một Nhà sáng tạo trong nền kinh tế nhà sáng tạo đầy tiềm năng hay là một Marketer đang tìm cách kết nối và tận dụng nền kinh tế nhà sáng tạo để phát triển doanh nghiệp.

Việc hiểu bản chất của nền kinh tế nhà sáng tạo là gì cũng như những tác động của nó đến sự phát triển chung của doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết. Giờ đây, bạn đã có thể bắt đầu hoạch định các chiến lược cho riêng mình.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

The View: 6 suy nghĩ rất lầm tưởng về người thành công

Tiền không làm con người ta hạnh phúc đâu. Tiền có thể mua được vài thứ thỏa mãn nhất thời, nhất là vật chất. Nhưng vật chất chỉ thỏa mãn cơn khát của bạn lúc đó thôi.

Thinking: 6 suy nghĩ rất lầm tưởng về người thành công
Thinking: 6 suy nghĩ rất lầm tưởng về người thành công

Bạn cảm thấy bức bối, nghẹt thở, vật vã trong dòng xe cộ hằng ngày và những vụ đấu đá trong cơ quan… Nhưng bạn không dám thay đổi, không dám làm khác đi.

Nỗi sợ hãi về một cái gì đó bất định, không an toàn, lạ lẫm nó cứ quấn lấy ta. Nhưng, chẳng có người thành công nào mà biết hết và hiểu hết con đường phía trước. Họ cũng như ta, cũng đi tìm, cũng dò dẫm, cũng mắc lỗi này nọ rồi mới thành công đó chứ.

Dưới đây là 6 suy nghĩ rất lầm tưởng về người thành công.

1. Họ có câu trả lời cho mọi thứ.

Cái lầm thứ nhất này rất nặng. Chẳng ai trên đời biết hết 100% những gì mình đang dấn thân vào. Có ai thần thánh gì đâu mà biết. Có điều nếu cứ tìm, câu trả lời sẽ xuất hiện. Người thành công không phải là người biết hết.

Họ chỉ đơn giản là biết cách tìm ra những gì mình tìm kiếm. Đừng ngồi đó chờ cho đến khi có hết lời giải rồi mới hành động. Chờ tới già luôn cũng chẳng dám làm gì. Học cách tìm lời giải trong khi hành động nhé.

2. Họ không cần thay đổi.

Cái lầm thứ 2 này là lầm to. Để đạt được thành công, bạn cần phải sẵn sàng chuyển sang ngành khác hoặc thay đổi hoàn toàn điểm khác biệt cơ bản của sản phẩm đang xây. Lúc ta còn mơ mộng với những ý tưởng của mình thì khác.

Lúc đụng trận với đời thật thì khác. Khi bạn hiểu ra rằng cái thiên hạ cần chẳng giống chút nào với cái mình có, bạn làm gì? Bạn bán cái mình có hay bán cái người ta cần?

3. Thành công có thể đến sau 1 đêm.

Bạn chọn đại một ai đó đang thành công mà bạn ngưỡng mộ đi. Rồi bạn đọc thử hành trình của họ đi. Ai mà chẳng trải qua khó khăn, trầy trật để thành công?

Thôi quay lại, làm tốt từ những việc thật nhỏ đi nhé. Đừng nhảy cho cao mà té cho đau. Cứ phải bình tĩnh đi từng bước một. Rồi thành công tự nó sẽ đến.

4. Thành công thì tự khắc các vấn đề nan giải sẽ biến mất.

Vấn đề không có cái nào tự biến mất. Đừng hoang tưởng. Chưa thành công có vấn đề của chưa thành công. Thành công có vấn đề của thành công. Người thành công không phải ít vấn đề hơn. Họ chỉ có cách tiếp cận và giải quyết vấn đề tốt hơn.

Đừng ước mọi thứ dễ hơn. Hãy ước mình giỏi hơn. Đừng ước ít vấn đề hơn. Hãy ước mình có nhiều kỹ năng hơn. Đừng ước ít thử thách hơn. Hãy ước bản thân hiểu biết hơn.

5. Thành công sẽ làm người khác yêu mến ta hơn.

Đây là một cái lầm rất lớn. Thành công thì dễ bị người khác đố kỵ, dòm ngó, nói này nói kia. Thế thái nhân tình nó thế. Chuyện người khác yêu mến mình bao nhiêu, thế nào, thật ra chẳng liên quan gì đến thành công.

Mình sống làm sao, giúp đỡ mọi người thế nào mới quan trọng. Đừng có chăm chăm đạp lên người ta để thành công rồi quay lại hỏi sao người ta không thương mình dù mình đã thành công.

6. Thành công làm người ta hạnh phúc hơn.

Tiền không làm con người ta hạnh phúc đâu. Tiền có thể mua được vài thứ thỏa mãn nhất thời, nhất là vật chất. Nhưng vật chất chỉ thỏa mãn cơn khát của bạn lúc đó thôi.

Vài ngày sau là đâu lại vào đó. Bạn lại thấy thiếu thiếu gì đó mà chẳng biết thiếu gì. Hạnh phúc là cảm giác của những trải nghiệm sâu hơn, ví dụ như là giúp được ai đó chẳng hạn và nhìn thấy họ hạnh phúc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Facebook doạ sẽ xoá tin tức ra khỏi nền tảng nếu bị buộc phải trả phí

Facebook cho biết sẽ xoá các tin tức từ các trang tin ra khỏi nền tảng nếu mạng xã hội này bị buộc phải trả phí nội dung (Content) cho các nhà xuất bản.

Facebook doạ sẽ xoá tin tức ra khỏi nền tảng nếu bị buộc phải trả phí
Facebook doạ sẽ xoá tin tức ra khỏi nền tảng nếu bị buộc phải trả phí

Theo thông tin từ tờ Financial Times, Facebook đã công khai đe dọa rằng sẽ xóa các nội dung tin tức ra khỏi nền tảng tại Mỹ nếu Mỹ buộc các tập đoàn công nghệ lớn phải trả phí nội dung cho các nhà xuất bản hay đài truyền hình.

Cũng tương tự như cách tiếp cận ban đầu với các trang tin địa phương tại Úc vào năm ngoái, Facebook từ chối việc thay đổi các điều khoản thương mại giữa các nhà xuất bản (Publisher) và nền tảng.

Cảnh báo được đưa ra từ công ty mẹ Meta trong bối cảnh Quốc hội Mỹ đang thông qua dự luật mới nhằm tìm cách trao quyền cho các nhóm tin tức của Mỹ.

Người phát ngôn của Meta cho biết từ mạng xã hội Twitter:

“Nếu Quốc hội thông qua dự luật báo chí mới như một phần của luật an ninh quốc gia, chúng tôi sẽ buộc phải xem xét xóa hoàn toàn các nội dung tin tức ra khỏi nền tảng của mình thay vì tuân theo các cuộc đàm phán do chính phủ ủy quyền.”

Ông này nói thêm: “Không công ty nào bị buộc phải trả phí cho những nội dung mà người dùng có thể không muốn xem và đó không phải là một nguồn doanh thu có ý nghĩa.”

Nói về dự luật mới, được gọi là Đạo luật duy trì và cạnh tranh báo chí (Journalism Competition and Preservation Act), đạo luật này về cơ bản là tương tự với đạo luật được đưa ra trước đây ở Úc với mục tiêu là yêu cầu các nền tảng như Facebook và Google chia sẻ doanh thu với các trang tin hay cơ quan báo chí địa phương.

Tuy nhiên, không giống như ở Úc, đạo luật được thiết kế chủ yếu để hỗ trợ các nhà xuất bản nhỏ và các tổ chức tin tức địa phương, đạo luật ở Mỹ bao gồm luôn cả các nhà xuất bản lớn của quốc gia như Dow Jones hay The New York Times.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Doanh thu quảng cáo của Twitter giảm ngay cả trong mùa World Cup

Doanh thu quảng cáo của Twitter trong tuần World Cup đầu tiên rất thấp, không đạt 80% mục tiêu đặt ra mặc dù đây cơ hội vàng của các nền tảng.

Doanh thu quảng cáo của Twitter giảm ngay cả trong mùa World Cup
Doanh thu quảng cáo của Twitter giảm ngay cả trong mùa World Cup. Ảnh New York Times

Hàng năm, World Cup là một món hời lớn dành cho Twitter khi nó có thể mang lại lưu lượng truy cập (traffic) khổng lồ và hàng trăm triệu USD lợi nhuận từ quảng cáo.

Nhưng đến năm nay, mặc dù Cúp thế giới đã diễn ra được 15 ngày, doanh thu quảng cáo của Twitter vẫn chưa đạt 80% so với kỳ vọng tuần trước đó, nguồn tin nội bộ chia sẻ với New York Times.

Cùng lúc đó, Twitter đã phải giảm mạnh dự báo tài chính của mình trong năm nay. Quý trước, công ty mạng xã hội kỳ vọng lợi nhuận sẽ chỉ đạt 1,4 tỷ USD vào 3 tháng cuối năm, thấp hơn 1,6 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước do nền kinh tế xuống dốc.

Tuy nhiên, sau khi liên tục không đạt mục tiêu quảng cáo hàng tuần, con số này đã giảm xuống 1,3 tỷ USD và 1,6 tỷ USD, theo nguồn tin nội bộ.

Mất niềm tin với Twitter.

Theo Mashable, nguyên nhân của sự sụt giảm doanh thu là các đối tác quảng cáo lần lượt rời khỏi Twitter kể từ khi Musk thâu tóm mạng xã hội hồi cuối tháng 10. Một nửa thương hiệu lớn của nền tảng đã bỏ đi, trong đó bao gồm Chipotle, Ford và Chevrolet.

Elon Musk còn khôi phục một lượng lớn tài khoản đã bị khóa trên nền tảng, xóa quy định về tin giả Covid-19, khiến các nhà quảng cáo e ngại, sợ mình sẽ trở thành nạn nhân của những bài đăng sai lệch, gây thù hằn trên Twitter.

Do đó, Twitter phải sử dụng nhiều ưu đãi khác nhau để thu hút thương hiệu lớn. Các đối tác càng chi nhiều tiền sẽ càng được Twitter ưu ái.

Thậm chí, một số nhãn hàng còn đưa ra yêu sách rằng họ chỉ mua quảng cáo trên sự kiện nếu được giảm giá sốc hay điều kiện cho phép họ rút khỏi giao kèo quảng cáo vì bất kỳ lý do nào, một tài liệu nội bộ chỉ ra. Trong đó, các hãng ôtô là những đối tác khó giữ chân nhất.

Đơn cử như General Motors đã tỏ ra quan ngại về việc liệu những dữ liệu Twitter có bị tiết lộ với Tesla, công ty xe điện của Elon Musk, hay không.

Họ đã yêu cầu Twitter không được chia sẻ thông tin đến Tesla và không cho phép kỹ sư Tesla được truy cập và dữ liệu của họ.

“Chúng tôi cho rằng việc giữ kín chiến lược quảng cáo và thông tin của mình với nền tảng thuộc sở hữu công ty đối thủ là rất quan trọng”, đại diện hãng ôtô General Motors cho biết.

“Giờ chúng tôi chẳng còn chút lòng tin nào với Twitter, đặc biệt là sau những hỗn loạn trong 4 tuần trở lại đây”, Ellie Bamford, Giám đốc truyền thông toàn cầu của công ty sáng tạo R/GA, nhận định.

Tháng trước, công ty mẹ IPG của R/GA, một trong những nhà quảng cáo lớn nhất thế giới, đã yêu cầu khách hàng ngừng mua quảng cáo trên Twitter.

Theo New York Times, trước khi Musk hoàn thành thương vụ mua lại, nhiều đối tác đã tỏ ra ngần ngại. Hồi tháng 5, một tháng sau khi Musk tuyên bố thâu tóm, Twitter có 3.980 nhà quảng cáo trên nền tảng. Nhưng đến tháng 10, mạng xã hội chỉ còn 2.315 nhà quảng cáo. Đây là con số thấp nhất trong lịch sử của hãng.

Elon Musk gây sóng gió cho Twitter.

Niềm tin của họ dành cho Twitter càng bị lung lay khi Elon Musk sa thải hàng loạt nhân viên đội ngũ quảng cáo và bán hàng. Leslie Berland và J.P. Maheu, hai nhân sự quan trọng trong việc giữ mối quan hệ với các thương hiệu lớn, đã rời khỏi Twitter vào tháng trước.

Sau đó, Giám đốc quảng cáo Robin Wheeler tại Mỹ cũng bị ông đuổi việc vì không chịu cắt giảm nhân sự trong đội ngũ của mình.

Dara Nasr, từng quản lý phòng phụ trách quảng cáo ở Mỹ, cũng rời đi vào tháng trước. Trong khi đó, ở khu vực châu Âu, châu Phi và Trung Đông, doanh thu quảng cáo của Twitter giảm hơn 50% vào tuần cuối cùng của tháng 11.

Musk còn gây thêm khó khăn cho Twitter khi gây chiến với các đối tác quảng cáo hàng đầu của nền tảng. Ông tỏ ra bất bình khi Apple ngừng mua quảng cáo trên Twitter và sẵn sàng đấu trực tiếp với gã khổng lồ công nghệ này.

Tuy nhiên, điều này sẽ mang lại rất nhiều rủi ro cho Twitter vì Táo khuyết hiện là đối tác lớn nhất của hãng khi cam kết chi hơn 150 triệu USD để mua quảng cáo trong năm 2022. Nhưng con số này đã vượt mốc, đạt 180 triệu USD, nguồn tin nội bộ cho biết.

Vài ngày sau đó, vị tỷ phú nhanh chóng đính chính việc mạng xã hội Twitter có khả năng bị xóa khỏi App Store chỉ là hiểu nhầm, và đã được giải quyết sau một cuộc gặp trực tiếp với CEO Tim Cook.

Nói về điều này, Ellie Bamford cho rằng hành động của Elon Musk đã đi quá giới hạn. “Chẳng có ai ép buộc đối tác quảng cáo của mình trên môi trường mạng xã hội đầy tranh cãi như ông ấy La lối om sòm như vậy không phải là cách”, ông nhận định.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Instagram giới thiệu một số công cụ quảng cáo mới

Mạng xã hội Instagram vừa thới thiệu một số công cụ quảng cáo mới nhằm mục tiêu giúp người làm Marketing tiếp cận người dùng tốt hơn trên nền tảng. 

Instagram giới thiệu một số công cụ quảng cáo mới
Instagram giới thiệu một số công cụ quảng cáo mới

Mọi người tìm đến Instagram để thỏa niềm đam mê của mình. Vì 90% người dùng theo dõi ít nhất 1 doanh nghiệp nên khi truy cập vào Instagram, họ đã sẵn sàng tìm cảm hứng từ các thương hiệu.

Để giúp người làm Marketing có nhiều cơ hội hơn trên nền tảng, Instagram vừa giới thiệu một số công cụ quảng cáo và sáng tạo mới nhằm tạo điều kiện cho thương hiệu xây dựng và chia sẻ câu chuyện của mình một cách dễ dàng hơn.

Tối ưu hóa âm nhạc cho quảng cáo trên Reels.

Video dạng ngắn (Short-form video) sẽ tiếp tục có khả năng gây sự chú ý cao với các nhóm đối tượng, với số người xem, tạo và chia sẻ Reels nhiều hơn bao giờ hết.

Do đó, quảng cáo trên Reels mang đến cho doanh nghiệp nhiều cơ hội mới để tiếp cận những khách hàng mới trên nền tảng.

Instagram sẽ ra mắt các bài hát miễn phí, chất lượng cao trong thư viện bộ sưu tập âm thanh trên Meta (Meta Sound Collection) để bạn thêm vào các quảng cáo quay vòng (Carousel Ads) trên Reels.

Thương hiệu có thể lựa chọn bài hát trong thư viện theo cách thủ công hoặc cho phép ứng dụng tự động chọn bản nhạc phù hợp nhất với quảng cáo dựa trên nội dung.

Quảng cáo trong trang chủ Khám phá và Bảng tin của trang cá nhân.

Instagram sẽ giới thiệu thêm nhiều nơi để mọi người khám phá thương hiệu cũng như sản phẩm trong phần Khám phá và trang cá nhân (Profile Feed).

Giờ đây, trang chủ của phần Khám phá (Explore Home) sẽ được hiển thị quảng cáo, đây là cách mà thương hiệu có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng ở các giai đoạn sớm nhất trong quá trình khám phá những nội dung hay thương hiệu mới mà họ quan tâm.

Instagram cũng đang bắt đầu thử nghiệm quảng cáo trên Bảng tin của trang cá nhân cho các trang cá nhân công khai, không phải của trẻ vị thành niên.

Quảng cáo trên bảng tin của trang cá nhân giúp cho các nhà quảng cáo dễ dàng mở rộng phạm vi tiếp cận thông qua nội dung của vô số các tài khoản cá nhân.

Trong lần này, Instagram sẽ thử nghiệm thêm cơ hội kiếm tiền để hỗ trợ cho các nhà sáng tạo nội dung đủ điều kiện bằng cách hiển thị quảng cáo trên bảng tin cá nhân của họ.

Một số nhà sáng tạo nội dung tại Mỹ hiện đã được sử dụng tính năng này.

Quảng cáo “đa nhà quảng cáo” dựa trên AI.

Quảng cáo “đa nhà quảng cáo” dựa trên AI (AI-powered multi-advertiser Ads) giúp doanh nghiệp tiếp cận hiệu quả những người đang có ý định mua hàng và gần đây đã tương tác với các nội dung có liên quan.

Khi ai đó thể hiện ý định mua sắm bằng cách tương tác với quảng cáo, Instagram sẽ phân phối thêm quảng cáo từ các doanh nghiệp khác (nhà quảng cáo khác) mà họ có thể quan tâm, dựa trên các thuật toán của công nghệ máy học (Machine Learning).

Quảng cáo AR (Thực tế tăng cường).

Cuối cùng, Instagram gần đây cũng đã ra mắt phiên bản beta của quảng cáo AR trên cả bảng tin (News Feed) và mục Câu chuyện (Stories) nhằm mang đến những trải nghiệm quảng cáo thực tế tăng cường chân thực.

Với trải nghiệm AR do Spark AR cung cấp, thương hiệu có thể khuyến khích mọi người tương tác với hiệu ứng thông qua môi trường xung quanh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Mạng xã hội theo dõi vị trí sắp phải đóng cửa

Zenly, mạng xã hội theo dõi vị trí được dùng nhiều tại Việt Nam, đã chốt thời gian ngừng hoạt động vào đầu 2023.

Mạng xã hội theo dõi vị trí Zenly sắp phải đóng cửa
Mạng xã hội theo dõi vị trí Zenly sắp phải đóng cửa

Khi truy cập Zenly sáng 6/12, ứng dụng hiển thị thông báo “Đã đến lúc nói lời tạm biệt”, kèm thời gian đếm ngược. Theo fanpage chính thức của Zenly tại Việt Nam, ứng dụng sẽ ngừng hoạt động vào ngày 3/2/2023.

Trước khi đóng cửa, Zenly là một trong những ứng dụng mạng xã hội được dùng nhiều tại Việt Nam, với tính năng chính là theo dõi vị trí.

Nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, cho biết họ sử dụng Zenly để cập nhật vị trí của bạn bè, người thân hoặc đánh dấu các địa điểm đã di chuyển trong nhiều năm qua.

Ứng dụng thuộc sở hữu của Snap từng nhiều lần nằm trong số các ứng dụng được tải về nhiều nhất trong nước. Sau khi có thông báo đóng cửa, Zenly vẫn nằm trong top 6 ứng dụng mạng xã hội được tải về nhiều nhất trên iOS và thứ 9 trên Android.

Hiện chưa có thông tin về tài khoản và dữ liệu của người dùng Zenly sẽ được xử lý thế nào sau khi đóng cửa. Trên website, nhà phát triển đề nghị người dùng “nếu yêu mến Zenly, hãy thử Snap map”.
Đây cũng là lý do trong hai ngày qua, Snapchat lọt top ứng dụng được tải về nhiều nhất tại Việt Nam, nhưng cũng nhận về nhiều đánh giá tiêu cực.

“Tôi phải tải app này vì sắp phải xóa Zenly” một người dùng để lại đánh giá trên App Store.

Theo báo cáo của Data.ai đầu năm nay, Zenly là một trong những ứng dụng có sức phát triển tốt tại châu Á và châu Âu, với 160 triệu lượt tải 35 triệu người dùng thường xuyên.

Thông tin về việc Zenly ngừng hoạt động đã xuất hiện từ tháng 9, sau khi công ty sở hữu là Snap công bố tái cấu trúc công ty.

Snap cho biết sẽ sa thải khoảng 20% nhân viên, trong đó Zenly là một trong những dự án chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Theo TechCrunch, có thể vì không không muốn app này rơi vào tay đối thủ nên hãng quyết định đóng cửa thay vì bán lại.

Zenly ra đời năm 2014 tại Pháp và được Snapchat mua lại năm 2017. Dù có nhiều người sử dụng, Zenly cũng vấp phải sự phản đối vì khiến người dùng tích cực chia sẻ thông tin cá nhân.

Ứng dụng yêu cầu nhiều quyền truy cập trên điện thoại như vị trí, danh bạ, bộ nhớ, micro, camera, đặt ra nhiều nguy cơ mất an toàn. Ngoài ra, không ít người thừa nhận đã lén cài Zenly lên ứng dụng của người thân để làm công cụ theo dõi.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

 

Ngành dược phẩm được dự báo tăng trưởng mạnh

Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam đánh giá, ngành dược trong quý IV/2022 vẫn còn nhiều động lực tăng trưởng tích cực, nhờ vào các bệnh viện đã hoạt động hết công suất, thúc đẩy nhu cầu thuốc khám chữa bệnh, thuốc đấu thầu tăng cao.

Ngành dược phẩm được dự báo tăng trưởng mạnh
Ngành dược phẩm được dự báo tăng trưởng mạnh

Các doanh nghiệp ngành dược có báo cáo kết quả kinh doanh rất khả quan trong quý III/2022, thậm chí có doanh nghiệp lãi cao kỷ lục.

Theo ước tính của Công ty cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam, ngành dược công bố doanh thu đạt 10.899 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 827 tỷ đồng, tăng 12,7% và 29,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Những doanh nghiệp đầu ngành như Dược Hậu Giang ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.162 tỷ đồng, tăng 23%, lãi sau thuế đạt 262 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là mức lãi hàng quý cao nhất từ trước tới nay của công ty.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, Dược Hậu Giang ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.346 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 752 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 15% và 24% so với cùng kỳ năm 2021.

Tương tự, Traphaco có lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 8,5% so với cùng kỳ, lên tới gần 77 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng năm 2022, Traphaco ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.818 tỷ đồng, tăng trưởng 14%. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt 251 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ.

Các công ty khác như Dược phẩm Trung ương 1, Imexpharm… cũng công bố kết quả khả quan. Chứng khoán KIS Việt Nam đánh giá, ngành dược trong quý cuối năm vẫn còn nhiều động lực tăng trưởng tích cực, nhờ vào các bệnh viện đã hoạt động hết công suất, thúc đẩy nhu cầu thuốc khám chữa bệnh, thuốc đấu thầu tăng cao.

Xu hướng hồi phục của ngành dược thực tế được tái khẳng định qua kết quả kinh doanh quý III vừa qua. Hiện các công ty sản xuất dược nội địa đang chạy đua xây dựng dây chuyền sản xuất đạt chuẩn EU-GMP.

Thông tư 15 quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập nêu rõ trong nhóm 1, thuốc nhập khẩu có thể không được phép tham gia đấu thầu nếu thuốc sản xuất nội địa đạt tiêu chuẩn EU-GMP (hoặc các tiêu chuẩn tương đương như Japan-GMP, PIC/s-GMP và US-GMP), với thành phần hoạt tính tương tự và các yêu cầu về chất lượng khác.

Theo website GMPC Việt Nam công bố ngày 13/9/2022, hiện có 10 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm tại Việt Nam đạt chuẩn EU-GMP.

Trong danh sách này chỉ có Công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm là doanh nghiệp niêm yết nội địa, trong khi 8/10 là các doanh nghiệp FDI.

Nhóm phân tích nhận định “chiến trường EU-GMP” sẽ rất khốc liệt trong trung hạn. Đó không chỉ liên quan đến bài toán về nguồn vốn mà còn cả về chất lượng sản phẩm.

Tuy nhiên nhìn về dài hạn, ngành dược có nhiều tiềm năng tăng trưởng cho cả công ty tham gia sản xuất, cũng như những tập đoàn bán lẻ do quy mô dân số Việt Nam ở mức lớn đồng thời dân số cũng đang già đi với tốc độ nhanh.

Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới, người từ 60 tuổi trở lên chiếm hơn 12% dân số vào năm 2021 và đến năm 2050, con số này được dự báo sẽ tăng lên trên 25%.

So với các thị trường khác, Việt Nam chỉ mất 18 năm để dân số trên 65 tuổi tăng từ 7% lên 14%, ngắn hơn so với Thái Lan, Nhật Bản, Australia và Pháp.

Ngoài ra, nhận thức của người tiêu dùng đối với chăm sóc sức khỏe ngày càng cao và thu nhập của người dân cao hơn, khiến chi tiêu cho hoạt động chăm sóc sức khỏe nói chung và tiêu thụ dược phẩm bình quân đầu người nói riêng sẽ nhiều hơn.

Tổng chi tiêu cho y tế tăng từ 16,1 tỷ USD vào năm 2017 lên hơn 20 tỷ USD năm 2021. Chi tiêu cho dược phẩm cũng tăng đến hơn 6,6 tỷ USD trong năm 2021.

Việc đầu tư, nâng cấp nhà máy lên tiêu chuẩn cao nhằm đấu thầu vào kênh ETC (kênh đấu thầu tại sở và bệnh viện) sẽ là lời giải cho bài toán tăng trưởng trong thời gian tới.

Hơn thế nữa, các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) mà Việt Nam đã ký kết sẽ là động lực tăng trưởng của ngành dược trong thời gian tới khi tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dược phẩm mở rộng thị trường xuất khẩu, phát triển mạng lưới phân phối, tiếp cận thêm vốn, công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao hướng tới các dòng sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao hơn như EU-GMP, Japan-GMP.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

New Zealand yêu cầu Google và Facebook trả phí cho các trang tin địa phương

Quốc gia này yêu cầu các ông lớn công nghệ trả tiền cho các cơ quan báo chí nếu muốn hiển thị tin tức của họ trên mạng xã hội, công cụ tìm kiếm của mình.

New Zealand yêu cầu Google và Facebook trả phí cho các trang tin địa phương
New Zealand yêu cầu Google và Facebook trả phí cho các trang tin địa phương

Chính quyền New Zealand sẽ ban hành luật mới, buộc các ông lớn công nghệ như Google và Meta trả phí 30-50 triệu USD cho các cơ quan báo chí ở nước này vì hiển thị, đăng tải, chia sẻ tin tức của họ trên news feed.

Cụ thể, hôm 4/12, Willie Jackson, Bộ trưởng Bộ Phát thanh Truyền hình và Truyền thông của New Zealand khẳng định nước này sẽ học theo luật ở Australia và Canada, đồng thời hỗ trợ hai bên thương thảo và đạt được thỏa thuận với nhau.

“Báo chí New Zealand, đặc biệt là những tờ báo địa phương nhỏ lẻ, đang gặp khó trong việc duy trì nguồn tài chính vì các nhà quảng cáo dần chuyển sang các nền tảng online.

Do đó, những bên được lợi từ các bài báo, thông tin của họ sẽ phải trả tiền cho họ”, Bộ trưởng Willie Jackson nói.

Đạo luật này sẽ được biểu quyết tại phiên họp Quốc hội và khả năng cao sẽ thông qua, Reuters nhận định.

Theo Stuff, điều luật này nhằm hỗ trợ các tổ chức truyền thông trong nước khi doanh thu từ quảng cáo sụt giảm.

Nguyên nhân đến từ độc giả dần lựa chọn đọc, xem tin tức miễn phí trực tuyến trên Facebook, Google. Trong khi đó, các bài báo cũng xuất hiện tràn lan trên kết quả tìm kiếm hay mạng xã hội thay vì trang báo chính thức.

Do đó, chính phủ sẽ đứng ra phân xử nếu Facebook, Google không đạt được thỏa thuận chung, Bộ trưởng Bộ Phát thanh Truyền hình và Truyền thông của New Zealand cho biết.

Ông cũng nói thêm các hãng công nghệ sẽ có 3-6 tháng trước khi họ thực hiện các biện pháp bắt buộc tuân thủ đạo luật.

“Chúng tôi đã mất một nửa số nhà báo chỉ trong vòng 10 năm. Thật không công bằng khi những nền tảng trực tuyến như Google và Meta lại hiển thị và chia sẻ tin tức của chúng tôi miễn phí”, ông nói với báo chí.

Do đó, Bộ Trưởng Willie Jackson khẳng định mức phí 30-50 triệu USD sẽ thiết lập công bằng giữa mạng xã hội và cơ quan báo chí.

Sinead Boucher, Giám đốc điều hành tập đoàn truyền thông Stuff của New Zealand, cũng bày tỏ sự đồng tình với dự luật của chính phủ.

Theo bà, các nền tảng mạng xã hội đã sử dụng miễn phí những nội dung báo chí để đạt được quyền lực và quy mô phát triển như hiện nay. Họ đã chiếm phần lớn thị trường quảng cáo trực tuyến, gây áp lực rất lớn cho ngành báo chí, truyền thông trong nước.

“Chúng tôi muốn các cơ quan báo chí cũng được hưởng một phần lợi từ các nền tảng đã sử dụng nội dung của mình, giúp họ đầu tư và nâng cao phát triển lĩnh vực báo chí”, Giám đốc Sinead Boucher nói.

Trước đó, năm 2021, Australia đã thông qua một dự luật buộc các hãng công nghệ phải thỏa thuận với công ty truyền thông nước này để trả tiền nếu muốn chia sẻ, đăng tải tin tức của họ.

Cụ thể, chính phủ này yêu cầu Google, Facebook phải trả tiền cho các cơ quan báo chí trong nước khi hiển thị, sử dụng thông tin của các trang báo này trên các nền tảng mạng xã hội, kể cả trong phần kết quả tìm kiếm. Đây là quốc gia đầu tiên trên thế giới áp dụng điều luật này cho các nền tảng trên Internet.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Chiến dịch truyền thông (Communications Campaign) là gì? Các loại chiến dịch truyền thông phổ biến

Chiến Dịch Truyền Thông (Communications Campaign) là khái niệm đề cập đến những hoạt động Marketing phổ biến với mục tiêu giải quyết một vấn đề nào đó của thương hiệu liên quan đến khách hàng và thị trường. Vậy chiến dịch truyền thông là gì và có các kiểu chiến dịch truyền thông phổ biến nào.

Chiến dịch truyền thông là gì? Các loại chiến dịch truyền thông phổ biến
Chiến dịch truyền thông là gì? Các loại chiến dịch truyền thông phổ biến

Vai trò của các chiến dịch truyền thông thường liên quan trực tiếp đến việc tăng trưởng doanh số, ví dụ, một chiến dịch truyền thông về chương trình khuyến mãi lớn của Lazada, hay nỗ lực để giải quyết một nhiệm vụ quan trọng nào đó của thương hiệu mà có liên quan đến tâm lý hành vi của khách hàng, ví dụ, chiến dịch truyền thông về yếu tố tiết kiệm để tháo gỡ rào cản tâm lý về giá cao cho một số dòng nước giặt cao cấp chuyên biệt.

Một chiến dịch truyền thông thường có sự đầu tư đáng kể về ngân sách cho yếu tố sáng tạo, sản xuất đa nội dung (Content) và phát sóng đa kênh (IMC) với một kế hoạch bài bản về lịch xuất bản nội dung và phát sóng.

Chiến dịch truyền thông (Communications Campaign) là gì?

Chiến dịch truyền thông là khái niệm đề cập đến một loạt các hoạt động truyền thông hay marketing với mục tiêu giải quyết một vấn đề nào đó của thương hiệu liên quan đến từng phân khúc khách hàng và thị trường cụ thể.

Chiến dịch truyền thông khác với chiến lược truyền thông ra sao?

Như chính khái niệm của nó, điểm khác biệt cơ bản giữa một chiến dịch truyền thông với chiến lược truyền thông nằm ở thuật ngữ “chiến lược” và “chiến dịch”. Chiến lược (Strategy) là khái niệm đề cập đến các định hướng lâu dài (dài hạn) trong khi chiến dịch (campaign) thường ngắn hạn hơn hoặc thậm chí chỉ dừng lại ở một thời điểm nhất định.

Các kiểu hay loại chiến dịch truyền thông phổ biến.

1. Chiến Dịch Tái Tung (Re-launch):

Các chiến dịch tái tung được sử dụng để củng cố các thuộc tính thương hiệu quan trọng mà doanh nghiệp muốn xây dựng để trở thành Tài Sản Thương Hiệu (Brand Equity) và vượt trội so với đối thủ, hay là muốn thay đổi tâm lý và dẫn dắt những hành vi quan trọng (đặc biệt là những loại tâm lý tạo ra rào cản cho hành vi mua hàng).

Chiến dịch tái tung cũng tập trung xây dựng các câu chuyện truyền thông hấp dẫn (Storytelling) để làm mới mẻ hình ảnh thương hiệu (Brand Image) cho một thuộc tính quen thuộc nào đó, hoặc giúp khách hàng dễ tiếp nhận để tháo gỡ các rào cản tâm lý bất lợi đối với thương hiệu.

2. Chiến Dịch Tung Mới (New Launch):

Chiến dịch tung mới được sử dụng khi doanh nghiệp cần tung mới (ra mắt) hoàn toàn về một thương hiệu mới, dòng sản phẩm mới, một concept mới mà ưu việt hơn so với concept cũ, một cửa hàng mới, giới thiệu về một đại sứ thương hiệu mới uy tín, hay một chiến dịch CSR tạo ra giá trị cho xã hội.

Vì mọi thứ đều rất mới với khách hàng, nên loại hình Chiến Dịch (Campaign) này thường đòi hỏi cao về ngân sách cho sự sáng tạo và đa dạng hóa về nội dung, phối hợp chạy đa kênh (Marketing Mix…) để tiếp cận rộng và sâu.

3. Chiến Dịch Khuyến Mại (Performance):

Là kiểu chiến dịch với mục tiêu thông báo về một chương trình khuyến mại lớn với thể lệ khuyến mại hấp dẫn với các chủ đề đại chúng (Black Friday, Quốc Tế Phụ Nữ 8.3, Tri Ân Thầy Cô 20.11), hay doanh nghiệp tự sáng tạo ra chủ đề riêng (10 năm thành lập, sinh nhật lần thứ 6), hoặc đi theo các chủ đề của các nhà bán lẻ (AEON, Go, Coop Mart) và các sàn eCommerce (11.11, SBD).

Loại hình chiến Dịch này thường tập trung vào việc làm nổi bật thể lệ khuyến mại, tạo ra cảm giác “hời” với nội dung chuyên biệt cho khuyến mại (ví dụ, quy đổi giá trị quà tặng tạo cảm giác là cao, hay mang lại cảm giác là nhận thêm nhiều quà mà trả tiền lại ít, v.v…)

Bên cạnh việc thúc đẩy hoạt động truyền thông tích hợp trong suốt thời gian chạy chiến dịch, thương hiệu cũng cần phải sáng tạo ra nhiều loại nội dung hỗ trợ (Supporting Content) theo mục tiêu của từng giai đoạn của chiến dịch ở các trang Content Hub mà doanh nghiệp đang sở hữu (Facebook, TikTok, Instagram) để tạo ra tác động lớn hơn về truyền thông.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

TikTok Challenge: Nhiều vấn nạn đang xảy ra với người dùng

Tin tặc lợi dụng phần mềm xóa bộ lọc che cơ thể trên mạng xã hội TikTok để thực hiện kế hoạch đánh cắp thông tin tài khoản người dùng của nền tảng này.

“Thử thách tàng hình” (Invisible Challenge), tương tự nhiều trào lưu mang tính “thử thách” người dùng khác đã sớm được TikTok đẩy lên hiển thị xu hướng.

Trò này khuyến khích chủ tài khoản quay và đăng tải video cởi đồ rồi dùng bộ lọc để che mờ các bộ phận trên cơ thể, mang tới cảm giác đang “nhìn xuyên thấu”.

Tới đầu tháng 12, từ khóa “invisible” có trên 3,2 tỉ lượt xem ở TikTok và có tới gần 28 triệu lượt xem đối với từ khóa liên quan tới bộ lọc tàng hình. Nhiều người đã tìm tới công cụ xóa bộ lọc vì tò mò muốn xem các video gốc mà không biết mình rơi vào một cái bẫy tinh vi được giăng sẵn.

Theo Giám đốc điều hành công ty bảo mật CyberSmart Jamie Akhtar, trào lưu “Thử thách tàng hình” đang bị tin tặc lợi dụng để phát tán mã độc dưới vỏ bọc ứng dụng xóa bộ lọc.

Cụ thể, hai tài khoản TikTok là Learncyber và Kodibtc từ ngày 11.11 đã đăng các video hướng dẫn người khác sử dụng phần mềm xóa bộ lọc tàng hình để có thể xem nội dung trên video gốc, kéo được hàng triệu người xem.

Nạn nhân sẽ truy cập một đường dẫn cung cấp sẵn, yêu cầu đăng nhập thông tin tài khoản trước khi tải được chương trình xóa bộ lọc.

Nhưng CyberSmart xác nhận phần mềm người dùng tải xuống thực chất là mã độc WASP Stealer chuyên được sử dụng để chiếm đoạt tài khoản, thẻ tín dụng, ví điện tử, dữ liệu… có trên điện thoại hay máy tính.

Trên GitHub – cộng đồng chia sẻ mã nguồn mở của các lập trình viên, phần mềm độc hại trên từng xuất hiện ở Top thịnh hành, nơi những chương trình được quan tâm nhất hiển thị, một bằng chứng cho thấy đã nhiều người mắc bẫy.

Hiện tại, hai tài khoản TikTok nói trên đã bị xóa khỏi nền tảng và GitHub cũng gỡ mã độc núp bóng chương trình xóa bộ lọc sau khi có nhiều báo cáo vi phạm. Tuy nhiên mối nguy và những rủi ro không phải vì thế đã chấm dứt.

Các chuyên gia bảo mật cho rằng “Thử thách tàng hình” vẫn tiếp tục thịnh hành thì kẻ gian còn tìm cách để chiếm đoạt tài khoản hay thông tin của người dùng.

Lãnh đạo CyberSmart cho rằng với thuật toán của TikTok, những video có thể được lan truyền nhanh chóng mặt chỉ trong thời gian ngắn, không cần biết nội dung đó là gì nên giới tội phạm mạng đang sử dụng nền tảng này như một công cụ để phát tán mã độc, thực thi các chiến dịch tấn công âm thầm.

Bên cạnh đó, hành động quay video để lộ những phần cơ thể rồi dùng bộ lọc che đi cũng tiềm ẩn rủi ro cho người dùng.

Theo Tomsguide, khi một bộ lọc có thể che đi phần cơ thể (như “Thử thách tàng hình” trên TikTok) thì cũng sẽ có ứng dụng khác được tạo ra với khả năng xóa bỏ bộ lọc, đưa nội dung về nguyên trạng và “vấn đề chỉ là thời gian mà thôi”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Tác dụng không ngờ của nút Like trên Facebook

Ý tưởng nút Like trên Facebook đã mất 2 năm để thai nghén và từng bị CEO Facebook Mark Zuckerberg bác bỏ.

Tác dụng không ngờ của nút Like trên Facebook
Tác dụng không ngờ của nút Like trên Facebook

Năm 2007, khi Facebook vừa tròn 3 năm tuổi, mạng xã hội này đã trở thành một không gian giao tiếp, trao đổi thông tin khổng lồ.

Nhưng thiếu sót của Facebook vào thời điểm này là người dùng vẫn chưa thể thể hiện cảm xúc của mình với bài đăng của bạn bè. Cách duy nhất là bình luận bên dưới bài viết.

Nguồn gốc của nút Like.

Khi đó, Leah Pearlman, Giám đốc sản phẩm của Facebook, đã nhận ra điều này và cho rằng nền tảng cần phải thay đổi.

Những bài viết phổ biến thường có rất nhiều bình luận nhưng đa số chỉ là những từ ngắn như “tuyệt quá”, “chúc mừng”, không thể hiện thái độ cụ thể của họ với nội dung.

Pearlman cho rằng điều này giống với cách làm của MySpace, đối thủ lớn của Facebook vào thời điểm đó, đồng thời đi ngược lại lối thiết kế tối giản, mang tính thực dụng cao của họ.

Do đó, Pearlman cùng với một nhóm nhân viên bao gồm giám đốc kỹ thuật như Akhil Wable, Andrew Bosworth, nhà thiết kế Justin Rosenstein, giám đốc truyền thông nội bộ Ezra Callahan, đã cùng nhau tìm cách để người dùng bày tỏ sự đồng tình, yêu thích của mình trên Facebook. Kế hoạch được đặt tên là “Props”.

Chia sẻ với The Ringer hồi 2017, nhà thiết kế Justin Rosenstein cho biết ông tham gia vào kế hoạch vì muốn nền tảng trở nên tích cực hơn và tạo ra “một thế giới mà mọi người khuyến khích và hỗ trợ lẫn nhau, thay vì hạ bệ, ném đá”.

Nhóm nhân viên của Pearlman đã nộp ý tưởng thêm nút “tuyệt” (awesome button) trong nội bộ Facebook và nhận được sự ủng hộ của rất nhiều đồng nghiệp. Họ còn mở một cuộc đua lập trình để tranh nhau xem ai sẽ phát triển thành công nút bấm này.

Đến ngày 17/7/2017, đội ngũ bao gồm Bosworth, Rebekah Cox, Ola Okelola, Rosenstein và Tom Whitnah đã lập trình thành công nút like đời đầu. Sản phẩm này đã được toàn bộ công ty hào hứng đón nhận và được cấp trên bật đèn xanh cho phép tiếp tục phát triển.

Phòng quảng cáo cho rằng nút like này sẽ giúp hiển thị quảng cáo tốt hơn cho mỗi người dùng. Phòng phát triển nền tảng lại nghĩ nút like sẽ loại bỏ những nội dung tiêu cực.

Phòng phát triển newsfeed thì nói rằng thêm nút biểu thị cảm xúc mới sẽ giúp hiển thị bài viết phù hợp với sở thích người dùng. Nút like được nhân viên Facebook cho rằng sẽ rất hữu dụng và có thể áp dụng cho nhiều trường hợp khác nhau.

Thành công không ngờ của nút Like

Tuy nhiên, khó khăn đã xảy ra khi họ đến khâu thiết kế nút bấm. Có nên đặt tên nút là “tuyệt” (awesome) hay biểu tượng giơ ngón cái liệu phù hợp có phù hợp hay không là những vấn đề được đặt ra trong đội ngũ phát triển.

Pearlman cho rằng tạo ra một nút mới vừa đơn giản, vừa dễ hiểu “là một bài toán khó nhưng cũng rất thú vị”. “Vì chẳng có nút bấm nào tồn tại trên Internet vào thời điểm đó”, vị giám đốc nhớ lại.

Sau nhiều ngày bế tắc, cuối cùng đội nhóm của nữ giám đốc đã trình bản kế hoạch nút “tuyệt” cho CEO Mark Zuckerberg vào tháng 11/2007. Nhưng điều bất ngờ là ông đã bác bỏ ý tưởng này.

Ông cho rằng nút “tuyệt” có thể sẽ xung đột với một số cài đặt mặc định về quyền riêng tư của Facebook (như số lượt thích sẽ được công khai hay giữ riêng tư), khiến tính năng chia sẻ hay bình luận lu mờ. Ông cũng không thích cái tên nút “tuyệt”, cho rằng gọi là nút like sẽ hay hơn.

Lúc đó, cũng có nhiều người trong công ty nói rằng nút tuyệt hay nút like sẽ tạo ra những “phản hồi hời hợt vì người dùng sẽ ngày càng lười biếng đưa ra những phản hồi sâu sắc trong khi có thể lựa chọn đơn giản bằng nút like”.

“Nội bộ công ty lo ngại rằng nút like sẽ phá hủy những tương tác thật trên mạng xã hội”, Soleio Cuervo, nhà thiết kế từng tham gia dự án, nói.

Lúc ấy, sự trì trệ dường như đã chôn vùi kế hoạch “Props” của Facebook. Nhưng Giám đốc kỹ thuật Andrew Bosworth đã chứng minh tác dụng của nút like với dữ liệu phân tích cho thấy các bài viết phổ biến có nút like sẽ có nhiều lượt tương tác hơn.

Ông nói rằng lượt thích chính là tiêu chí giúp thuật toán đánh giá bài viết và hiển thị nhiều hơn trên newsfeed của người dùng.

Đây chính là bước ngoặt cho sự ra đời của nút like. Tháng 2/2009, Mark Zuckerberg đã thông qua phiên bản cuối cùng của nút like với biểu tượng giơ ngón cái.

Đội ngũ của Leah Pearlman đã sáng tạo thành công nút like, trở thành biểu tượng của Facebook và thay đổi toàn bộ mạng xã hội. Facebook không chỉ tích hợp nút like vào nền tảng của mình và còn được sử dụng rộng khắp trên Internet.

Nút like trở thành cách duy nhất để người dùng theo dõi những thương hiệu trên Facebook và nó sau đó sẽ được sử dụng để đề xuất với những người xung quanh.

Nhưng chính những người sáng tạo nên nó đều không thể ngờ rằng nút like mà họ tạo ra lại có được thành công như hiện nay.

“Tôi không thể tưởng tượng mọi chuyện sẽ diễn ra như thế này. Lúc đó, chúng tôi chỉ nghiên cứu cho một mục đích hoàn toàn khác và sau đó lại trở thành xu hướng mới của cả giới công nghệ”, Leah Pearlman nói với Fast Company.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips