Google vừa thông báo, tính năng tệp khách hàng tương tự (similar audiences segments) có trong Google Ads sẽ sớm không còn khả dụng.
Theo đó, kể từ tháng 5 năm 2023, các tệp hay phân khúc đối tượng tương tự sẽ ngừng hoạt động và các phân khúc đối tượng tương tự hiện tại có trong tài khoản sẽ không thể được thêm vào các chiến dịch hay nhóm quảng cáo trên Google Ads lẫn Google Display & Video 360.
Vào tháng 8 năm 2023, các phân khúc đối tượng tương tự sẽ bị xóa khỏi tất cả các nhóm quảng cáo và chiến dịch quảng cáo Google.
Google Ads sẽ tự động nhiều hơn.
Google cho biết các phân khúc đối tượng tương tự sẽ chuyển đổi sang “các giải pháp tự động tập trung vào quyền riêng tư, tối ưu hơn, được thử nghiệm nhiều hơn.
Các giải pháp này vừa giúp nhà quảng cáo kết nối với các nhóm đối tượng có liên quan, đồng thời đáp ứng kỳ vọng của mọi người dùng về quyền riêng tư.”
Mở rộng tính năng Optimized Targeting và Audience Expansion.
Tính năng sẽ thay thế cho các phân khúc đối tượng tương tự là Optimized Targeting (hệ thống sẽ tự động tối ưu việc nhắm mục tiêu cho các chiến dịch hiệu suất, video, và cả chiến dịch hiển thị) và Audience Expansion (áp dụng cho các chiến dịch thương hiệu).
Optimized Targeting (Nhắm mục tiêu được tối ưu hoá).
Đối với các chiến dịch Khám phá, Hiển thị hay Video trên Google Ads và Display & Video 360, tính năng nhắm mục tiêu được tối ưu hóa sẽ giúp các doanh nghiệp tìm thấy các đối tượng mới và phù hợp, có khả năng chuyển đổi cao mà không cần dựa vào cookies của bên thứ ba.
Google cho biết. Trung bình các nhà quảng cáo sử dụng tính năng nhắm mục tiêu được tối ưu hóa trên Display và Video 360 có thể cải thiện trung bình 55% hiệu suất.
Audience Expansion (Mở rộng đối tượng).
Đối với chiến dịch video hay xây dựng nhận thức thương hiệu (Brand Awareness), tính năng mở rộng đối tượng có thể giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nhiều người có khả năng chuyển đổi hơn.
Giải pháp này hiện đã có trong Google Ads và sẽ được ra mắt cho Display & Video 360 vào nửa đầu năm 2023.
Một số lưu ý cho các nhà quảng cáo khi cập nhật cài đặt Optimized Targeting.
Nhà quảng cáo vẫn có thể sử dụng danh sách Đối sánh khách hàng cho các chiến dịch đặt giá thầu thông minh (Smart Bidding) hoặc Optimized Targeting.
Nhà quảng cáo nên sử dụng kiểu đặt giá thầu thông minh để bán hàng tại cửa hàng và các chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi ngoại tuyến (offline conversions).
Nhà quảng cáo có thể (và nên) điều chỉnh giá trị chuyển đổi khi đặt giá thầu thông minh.
Để có thể hiểu cách các giải pháp tự động của Google Ads có tác động như thế nào đến các mục tiêu Marketing, nhà quảng cáo có thể sử dụng Audience Insights – một tính năng mới trên trang Insight giúp các thương hiệu tìm hiểu thêm về sở thích của khách hàng và cách họ tương tác với các quảng cáo của mình.
Metaverse Retail – Trong hàng chục năm qua, sự phát triển của các yếu tố công nghệ đã làm thay đổi cách các doanh nghiệp retail (bán lẻ) vận hành doanh nghiệp của họ, trong Metaverse, điều này sẽ lại tiếp tục tái diễn.
Dưới những ảnh hưởng của COVID-19, các công nghệ mới như thực tế ảo (VR), thực tế mở rộng (XR) và thực tế hỗn hợp (MR) hay thực tế tăng cường (AR) đang làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng và kỳ vọng của họ về trải nghiệm mua sắm.
Ngành bán lẻ hay Retail theo đó cũng đang chuyển hướng sang Metaverse.
Nếu như cách đây nhiều năm về trước, các công nghệ hay trải nghiệm nhập vai (immersive experience) chỉ được tìm thấy trong sách vở hay phim khoa học viễn tưởng, và sau đó là trong ngành công nghiệp game.
Ngày nay, các công nghệ hay trải nghiệm này đang dần trở nên phổ biến hơn và chúng chính là sức mạnh của vũ trụ ảo metaverse – xu hướng được dự báo là sẽ có tác động không hề nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Retail và hơn thế nữa.
Theo một nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng của Raydiant năm 2022, 56,6% người trả lời khảo sát thích mua sắm trực tuyến hơn là trực tiếp – tăng 10% so với năm 2020.
Trong một nghiên cứu khác của PwC, khoảng 32% người dùng VR đã mua sắm trên nền tảng VR (VR platforms) trong nửa đầu năm 2022.
Trong một báo cáo về xu hướng truyền thông mạng xã hội 2023, Bà Betsy Morse Rohtbart, Phó chủ tịch phụ trách Web và eCommerce toàn cầu tại Vonage, cho biết:
“Bằng cách sử dụng các công nghệ truyền thông thông qua các nền tảng mạng xã hội và nhắn tin (chẳng hạn như WhatsApp), các nhà bán lẻ trực tuyến đang tạo ra những bước đột phá so với các doanh nghiệp kinh doanh truyền thống và bằng cách này, các doanh nghiệp đang chuyển từ các giao dịch mua hàng 1 lần (one-time transactions) thành các cuộc đối thoại và bán hàng đa chiều”.
Người tiêu dùng mong đợi các cửa hàng ưu tiên kỹ thuật số, tập trung vào tốc độ, sự tiện lợi và cả yếu tố cộng đồng.
Khi các nhà bán lẻ hướng tới một tương lai mới của ngành bán lẻ, họ sẽ cần phải thay đổi chiến lược của mình để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.”
Báo cáo của Bigcommerce cho thấy rằng, “doanh số thương mại điện tử dự kiến sẽ vượt qua 740 tỷ USD chỉ riêng ở Mỹ vào năm 2023”, trong đó các công nghệ mới nổi, mạng xã hội và thương mại xã hội (Social Commerce) là những thẻ kích hoạt chính.
Retail hướng đến Metaverse để tạo ra các trải nghiệm hấp dẫn cho khách hàng.
Dữ liệu cho thấy các xu hướng nói trên sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tới và các doanh nghiệp cần phải nâng cấp chiến lược đa kênh (omni channel) của mình, tìm ra các kênh marketing mới để tối đa hoá trải nghiệm của khách hàng và hơn thế nữa.
Theo dự đoán mới của Forrester: “Vào năm 2023, các nền tảng công nghệ lớn như ứng dụng Zoom, Slack, Webex hoặc Google – sẽ bổ sung các tính năng kiểu Metaverse 3D để tiếp cận hàng chục triệu người dùng tiềm năng.”
Forrester cũng dự đoán thêm rằng “mức độ chấp nhận các trải nghiệm kém của thương hiệu cũng sẽ giảm dần, hay nói cách khác, khách hàng sẽ ngày càng ít kiên nhẫn hơn với các thương hiệu mang lại cho họ những cảm giác không hài lòng, đồng thời “các doanh nghiệp nên tăng cường đội ngũ chăm sóc trong năm 2023 khi khách hàng ngày càng khó chiều hơn.”
Trong Metaverse Retail, trải nghiệm của khách hàng là chìa khóa.
Ông Scott Keeney, Giám đốc Metaverse (CMTO) tại TSX Entertainment, cho biết trải nghiệm khách hàng (CX) là một khía cạnh quan trọng của ngành Retail và nó cũng sẽ diễn ra theo cách tương tự trong Metaverse.
“Chúng ta cần ngừng nói về các điều khoản hay thuật ngữ mang tính kỹ thuật và chỉ cần tập trung tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời. Bởi vì người tiêu dùng không quan tâm đến việc bữa ăn được nấu như thế nào. Họ chỉ muốn thứ gì đó ngon và tốt cho sức khỏe.”
Trong Metaverse, người dùng có thể quyết định xem họ muốn trưng bày những gì, khi nào và như thế nào trong cửa hàng của mình, điều này giúp cho việc quản lý một cửa hàng ảo trở nên toàn diện, dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Xu hướng của tương lai.
Dưới đây là một số xu hướng công nghệ được dự báo là sẽ phát triển mạnh trong vũ trụ ảo Metaverse.
Web 3D: Các thương hiệu đang ngày càng tìm cách xây dựng trải nghiệm 3D với môi trường chân thực cho phép khách hàng của họ tương tác một cách có ý nghĩa trong Metaverse.
Nền tảng trò chơi (Gaming platforms): Với một tỷ người dùng ngày nay đang chơi trò chơi trên các nền tảng game Metaverse như Roblox, Zepeto và Fortnite, các thương hiệu đang tìm cách tiếp cận lượng đối tượng khổng lồ này.
Hình đại diện (Avatars): Các thương hiệu hiện đang sử dụng hình đại diện làm người dẫn chương trình, trợ lý bán hàng, người mẫu và hơn thế nữa. Các nhân vật ảo sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tới.
Tại Đông Nam Á, các khoản đầu tư của Goodwater Capital bao gồm Kỳ lân của Việt Nam là MoMo và Nano Technologies, công ty thương mại điện tử Kilo của Việt Nam và công ty fintech Bukuwarung của Indonesia.
Goodwater Capital vừa trình hồ sơ lên Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ nhằm huy động 1 tỉ USD cho 2 quỹ đầu tư mới. Cụ thể, Goodwater Capital đang muốn huy động 600 triệu USD cho Goodwater Capital V và 400 triệu USDcho Goodwater Infinity III.
Động thái này diễn ra khoảng một năm sau khi công ty này huy động được 1 tỷ USD để hỗ trợ cho các startup hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tiêu dùng đang ở giai đoạn đầu và tăng trưởng. Goodwater Capital là cái tên đứng sau hỗ trợ cho nhiều “gã khổng lồ” công nghệ như Facebook, Coupang và Kakao.
Goodwater Capital trước đó đã huy động tổng cộng 2,1 tỉ USD cho 8 quỹ đầu tư của mình. Năm 2018, Goodwater Capital đã huy động được 350 triệu USD cho quỹ Goodwater Capital III. Đến năm 2019, công ty này kêu gọi được 241,6 triệu USD cho quỹ Goodwater Infinity I.
Năm ngoái, Goodwater Capital đã huy động được 1 tỉ USD cho các quỹ Goodwater Capital IV và Goodwater Infinity II. Cùng với đó, công ty này cũng bảo lãnh 500 triệu USD để hỗ trợ các công ty “siêu phát triển” ở giai đoạn cuối.
Được thành lập cách đây 7 năm, công ty đã đầu tư vào 25 quốc gia, với hơn 140 công ty, cung cấp 150 tỷ USD cho các dịch vụ tài chính và thương mại điện tử hàng năm.
“Chúng tôi tin rằng công nghệ tiêu dùng là lực lượng mạnh mẽ nhất thế giới, giúp định hình nền văn hoá toàn cầu và biến đổi kinh tế toàn cầu theo những cách chưa từng có”, công ty nhận định.
Các khoản đầu tư của Goodwater Capital từng chủ yếu tập trung ở Hàn Quốc, nay đã tăng mạnh ở Nam và Đông Nam Á kể từ đầu năm 2021. Năm ngoái, họ đầu tư vào hơn 10 công ty công nghệ của châu Á, 8 trong số đó đến từ Ấn Độ và Đông Nam Á.
Tại Đông Nam Á, các khoản đầu tư của Goodwater Capital bao gồm Kỳ lân của Việt Nam là MoMo và Nano Technologies, công ty thương mại điện tử Kilo của Việt Nam và công ty fintech Bukuwarung của Indonesia.
Eric Kim, đồng sáng lập Goodwater Capital từng chia sẻ rằng Việt Nam là một thị trường độc đáo với những doanh nhân ấn tượng.
“Chúng tôi rất ấn tượng với các doanh nhân tại thị trường này. Họ là những doanh nhân vĩ đại tạo ra những sản phẩm tuyệt vời. Đó là lý do tại sao chúng tôi ngày càng hoạt động tích cực hơn ở Việt Nam”, ông Kim nói.
Hiện tại, công ty này cũng đang tìm kiếm cơ hội đầu tư trong lĩnh vực công nghệ y tế, công nghệ giáo dục, mạng xã hội, vận tải và nhà ở.
Tháng 1/2021, tên tuổi của Goodwater Capital nổi lên tại Việt Nam với vai trò là người đồng dẫn dắt vòng gọi vốn Series D trị giá ước đoán lên đến trên 100 triệu USD cho ví điện tử MoMo. Công ty này cũng tham gia vào vòng gọi vốn hạt giống (seeding round) trị giá 3 triệu USD của Nano Technologies.
Bên cạnh đó, Goodwater Capital còn đầu tư một khoản không tiết lộ vào Kilo, công ty khởi nghiệp lĩnh vực thương mại điện tử B2B.
Vulcan Capital – quỹ đầu tư của Goodwater Capital và Microsoft Paul Allen cũng rót vốn vào Marathon (công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực edtech có trụ sở tại Việt Nam).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Người dùng đã có thể chơi một số tựa game nổi tiếng như Air Force, Gardenscapes… trên Windows bằng chuột và bàn phím máy tính.
Ứng dụng Google Play Games đã chính thức xuất hiện trên PC ở nhiều quốc gia khác nhau như Mỹ, Canada, Brazil, Indonesia, Philippines, Malaysia và Singapore.
Hiện vẫn còn đang ở phiên bản beta, ứng dụng này sẽ giúp người dùng chơi các tựa game Android trên máy tính với chuột và bàn phím như trò chơi thông thường.
Trước đó, cuối năm 2021, Google đã hứa hẹn sẽ mang Google Play Games lên máy tính bàn vào năm 2022. Đến tháng 1, Google đã tung bản thử nghiệm sớm ở 3 khu vực: Hong Kong, Hàn Quốc và Đài Loan.
Tuy nhiên, không phải tất cả trò chơi trên Google Play đều sẽ xuất hiện ở phiên bản máy tính. Một vài tựa game đình đám được Google đưa vào phiên bản PC bao gồm 1945 Air Force, Blade Idle, Cookie Run: Kingdom và Evony: The King’s Return…
Theo The Verge, Google Play Games sẽ đồng bộ mọi dữ liệu của người dùng từ điện thoại lên máy tính nên bạn sẽ vẫn có thể tiếp tục quá trình chơi trên các nền tảng khác.
Hãng công nghệ này cũng cho biết vẫn đang trong quá trình bổ sung các tựa game vào kho ứng dụng PC. Hiện mới chỉ có 85 trò chơi xuất hiện trên dịch vụ này.
“Chúng tôi rất mong chờ mở rộng nền tảng của mình đến nhiều quốc gia khác nhau để người dùng có thể chơi trò chơi yêu thích trên Google Play.
Chúng tôi sẽ ra mắt bản hoàn chỉnh trong thời gian sớm nhất, đồng thời liên tục bổ sung thêm nhiều tính năng mới, tiếp nhận ý kiến phản hồi từ lập trình viên và người chơi”, hãng công nghệ cho biết.
Để cài đặt ứng dụng này, Google yêu cầu Windows 10, 8 GB RAM, card đồ họa Intel UHD Graphics 630 GPU hoặc tương đương, CPU 4 lõi và ổ SSD với 10GB dung lượng trống.
Việc đưa những tựa game từ các thiết bị chơi game khác lên PC không còn là một khái niệm xa lạ với cộng đồng game thủ.
Quyết định phát hành những tựa game độc quyền trên hệ máy PlayStation như God of War hay Spider-Man lên PC của Sony đã được cộng đồng game thủ thế giới chào đón nồng nhiệt.
Theo The Verge, việc Google đưa Google Play Games lên PC hoàn toàn biệt lập với nỗ lực của Microsoft trong việc bổ sung các tựa game Android lên Windows 11. Microsoft đã hợp tác với Amazon và đưa những ứng dụng trên Appstore của Amazon lên Windows.
Hãng công nghệ còn xây dựng Windows Subsystem cho Android trên Windows 11. Trong khi đó, Google lại tạo một ứng dụng riêng để mang trò chơi trên Google Play lên máy tính.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Theo những thông tin mới đây, backlinks sẽ không còn là yếu tố chính giúp xếp hạng nội dung trên trang kết quả tìm kiếm, sức mạnh xếp hạng của yếu tố này sẽ ngày càng suy giảm.
Đối với những người làm SEO, Backlinks từ lâu là một trong những trọng tâm chính giúp website có được thứ hạng cao hơn trên các trang tìm kiếm (SERPs), và nó cũng là một trong những yếu tố thường được các SEOer gian lận và lạm dụng nhiều nhất.
Tuy nhiên, điều này sẽ sớm mất đi tác dụng khi những cập nhật mới của Google về các yếu tố xếp hạng sẽ làm giảm sức mạnh của Backlink.
Trong một sự kiện mới đây về SEO, nhà phân tích web của Google, John Mueller, đã có những thông báo và dự đoán cho điều này.
Khi được hỏi:
“Là một người làm SEO, chúng tôi quan tâm đến các backlinks. Tuy nhiên, cũng chính lý do này, backlinks đã sớm trở thành một “vùng xám” khi bị các SEOer lạm dụng. Tiêu chí chính của Google để xử phạt các backlinks vi phạm là gì?”
Cũng tương tự các bản cập nhật thuật toán của Google, Google hiếm khi đưa ra những chỉ dẫn quá rõ ràng khi đây sẽ là căn cứ để các đội “Black Hat SEO” và “Gray Hat SEO” lạm dụng.
Thay vì nói chi tiết về các hình phạt, đại diện của Google nói về các tín hiệu xếp hạng của backlinks nói chung và tại sao nó sẽ trở nên ít quan trọng hơn đối với việc hỗ trợ thứ hạng SEO trong tương lai.
Tín hiệu của Google về sức mạnh của backlinks trong tương lai.
Khi hệ thống của Google ngày càng thành thạo hơn trong việc hiểu cách nội dung phù hợp với người dùng hay giá trị thực của nội dung, các thuật toán của Google sẽ không phải phụ thuộc quá nhiều vào các backlinks, tức các liên kết từ bên ngoài vào website nữa.
“Sức mạnh của backlinks tại một thời điểm nào đó sẽ giảm đi vì chúng tôi đã có thể hiểu rõ hơn về cách nội dung (Content) phù hợp với bối cảnh của toàn bộ website và người truy cập.”
Điều này có nghĩa là chủ sở hữu của các website hay người làm SEO không cần phải lo lắng quá nhiều về hình thức phạt của Google, vì backlinks sẽ không còn được coi trọng nữa.
Tiếp đó, khi được hỏi, một khi Google không còn chú trọng vào backlinks vậy liệu nền tảng có phải chỉ quan tâm đến các nội dung trên trang (on-page content)?
Lại một lần nữa, đại diện của Google cũng không nói rõ về cách bộ máy tìm kiếm sẽ xác định điều này, thay vào đó Google cho rằng sẽ ưu tiên cách người dùng khám phá nội dung và coi trọng tính hữu ích của nội dung.
“Backlinks vẫn sẽ được chúng tôi quan tâm, nhưng giá trị hay sức mạnh của nó đối với việc xếp hạng trong tương lai sẽ không còn như bây giờ”.
Trong thế giới kỹ thuật số quá ồn ào, xây dựng và phát triển nội dung (content) sẽ tiếp tục là chiến lược đúng đắn để thương hiệu trở nên nổi bật hơn, và xây dựng nhiều giá trị hơn.
Content is King, câu nói không hề mới đối với hầu hết những người làm marketing nói chung và làm content marketing nói riêng.
Content chính là “nền móng” của mọi thứ, từ các thuật toán đến hình ảnh của thương hiệu. Nó chính là thứ có thể thu hút sự chú ý của các đối tượng mục tiêu và cũng là thứ giúp họ tìm kiếm và khám phá thương hiệu.
Trong khi nội dung xấu có thể nhanh chóng “hạ gục” một thương hiệu, nội dung tốt lại là phao cứu sinh giúp thương hiệu khác biệt hơn trong mắt khách hàng.
Dưới đây là một số minh chứng cho điều này.
1. Thời gian tương tác.
Trung bình, mỗi người dùng trên toàn cầu sử dụng khoảng 3 giờ mỗi ngày trên các nền tảng mạng xã hội. Với những người trẻ tuổi hơn, chẳng hạn như Gen Z, thời gian này còn cao hơn nhiều.
Mọi người có xu hướng dành nhiều thời gian hơn để xem nội dung do người khác tạo ra hơn là dành thời gian để nói chuyện với nhau.
Khi mọi người càng dành phần lớn thời gian trong ngày của họ trên các nền tảng này để xem nội dung (Content), nội dung chính là thứ mà các thương hiệu cần tập trung xây dựng và kết nối với người dùng mục tiêu của mình.
Xây dựng những nội dung có ý nghĩa gắn liền với các chân dung khác nhau của người tiêu dùng chính là chìa khoá.
2. Content là thứ giúp thương hiệu nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Dù cho doanh nghiệp của bạn đang bán gì, dù đó là ngành hàng FMCG hay F&B, thứ mà khách hàng của bạn nhìn thấy đầu tiên vẫn là nội dung, đó có thể nội dung quảng cáo, nội dung giới thiệu về sản phẩm hay nội dung họ tìm thấy trên các công cụ tìm kiếm.
Trong khi thương hiệu có nhiều cách khác nhau để xây dựng lợi thế cạnh tranh, từ việc đổi mới sản phẩm, gia tăng chất lượng sản phẩm, định vị thương hiệu khác biệt, hay là chiến lược giá bán linh hoạt, xây dựng nội dung là chiến lược không thể thiếu khi nó chính là thứ xuất hiện trên mọi điểm chạm của khách hàng với thương hiệu.
Bạn cứ thử hình dung, liệu chất lượng sản phẩm có ích gì nếu từ những điểm chạm nội dung trên website hay fanpage của thương hiệu đã khiến họ không muốn tương tác.
Khi nói đến việc xây dựng nội dung và sử dụng nội dung làm chìa khoá, kể chuyện thương hiệu hay storytelling là chiến thuật mà các marketer không thể bỏ qua.
Khách hàng không chỉ đơn giản là xem nội dung, họ xem những câu chuyện, những thứ có ý nghĩa với chính con người và cuộc sống của họ.
Tính xác thực hay chân thực của nội dung (Authentic Marketing) là một điểm khác mà các doanh nghiệp cũng nên chú ý.
Trong bối cảnh ngày nay, khi khách hàng ngày càng ít quan tâm hơn đến các nội dung mang đậm tính quảng cáo, và họ cũng không muốn bị bán hàng, những nội dung chân thực mô tả “tính cách thật” của doanh nghiệp là chiến lược khôn ngoan.
Đừng chỉ tập trung phát triển các nội dung quá trau chuốt hay sử dụng nhiều hiệu ứng chỉnh sửa, trong nhiều trường hợp, những nội dung “hậu trường” lại là thứ mà khách hàng thực sự quan tâm.
3. Nội dung trực quan (Visual Content) tốt hơn là nội dung có thể đọc (Text).
Với sự phát triển nhanh chóng của TikTok, cùng với đó là xu hướng video ngắn ở khắp các nền tảng, điều này minh chứng rằng, nhiều người hơn, đặc biệt là người dùng trẻ đang ngày càng thích tiêu thụ các nội dung trực quan và ngắn.
Theo một số nghiên cứu khác nhau, người 25-34 tuổi trung bình chỉ đọc 7,2 phút mỗi ngày và con số này thậm chí còn nhỏ hơn với những người trẻ hơn.
Là một marketer, khi mục tiêu của bạn là cung cấp những kiểu nội dung mà người dùng mục tiêu mong muốn được tiêu thụ nhất, điều này có nghĩa là, hoặc là những nội dung có thể đọc phải được viết một cách kỹ lưỡng, hoặc là đa dạng hoá định dạng sang video hay hình ảnh để thu hút khách hàng của mình.
4. Nội dung dễ tạo và ít tốn kém.
Khác với các hình thức khác như quảng cáo hay PR, việc xây dựng và phát triển nội dung lại không khiến doanh nghiệp phải đầu tư quá nhiều tiền bạc.
Những gì doanh nghiệp cần là những người phát triển nội dung, các Content Creator hay Content Marketer, những người có khả năng sáng tạo và am hiểu về khách hàng, thị trường, đối thủ hay chính thương hiệu của họ.
Trong thời đại internet, nội dung chính là thứ duy trì mức độ liên quan của một thương hiệu nào đó tới một ngành nghề nhất định, và như đã đề cập ở các phần đầu, nội dung cần phải được sản xuất theo từng giai đoạn khác nhau trong hành trình của khách hàng.
Cuối cùng, hãy nhớ rằng, dù bạn làm gì, hãy cố gắng sản xuất và thử nghiệm nhiều hơn trong suốt quá trình. Với tư cách là một thương hiệu và được bao quanh bởi hàng tá đối thủ, làm tốt là chưa đủ mà cần phải tốt hơn nữa (và liên tục hơn nữa).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nguồn tin nội bộ cho biết Twitter đang phát triển dự án cho phép người dùng bán các video trên nền tảng mạng xã hội.
Washington Post đưa tin từ email nội bộ của Twitter tiết lộ mạng xã hội này đang thử nghiệm tùy chọn cho phép người dùng kiếm tiền thông qua nội dung tự sáng tạo.
Cụ thể, Twitter sẽ đề xuất người dùng bật tính năng thu phí sau khi đăng video, với tùy chọn từ các mức giá đặt trước như 1, 2, 5 hoặc 10 USD. Những người dùng khác có thể ấn thích hoặc đăng lại nội dung bất kể họ có trả tiền để xem nội dung đó hay không.
Nguồn tin tiết lộ mạng xã hội này đang gấp rút ra mắt tính năng này, được gọi là Paywalled Video, với mục tiêu thử nghiệm 1-2 tuần trước khi chính thức tích hợp.
Twitter sẽ hưởng hoa hồng từ số tiền mà người dùng nhận được với tỷ lệ chưa được tiết lộ.
Tuy nhiên, ý tưởng này đã vấp phải sự phản đối từ chính nội bộ công ty. Theo email phản hồi từ nhóm sản phẩm của Twitter, dự án video thu phí được đánh giá “có độ rủi ro cao liên quan đến nội dung có bản quyền, đạo đức của người sáng tạo và pháp luật”.
Ngoài ra, người ý kiến lo ngại các nhà sáng tạo nội dung có thể biến Twitter trở thành nền tảng 18+ như OnlyFans hiện tại.
Theo Washington Post, nhóm đánh giá nội bộ của Twitter sẽ chỉ có thời hạn trong 3 ngày để cung cấp phản hồi về những rủi ro tiềm ẩn của dự án thu phí video này.
Nguồn tin cũng không tiết lộ tính năng được phát triển trước hay sau khi Musk tiếp quản Twitter.
Ngay sau khi hoàn thành thương vụ tiếp quản mạng xã hội Twitter trị giá 44 tỷ USD, tỷ phú Elon Musk ngay lập tức thành lập một hội đồng cố vấn để thúc đẩy đà phát triển của mạng xã hội này.
Dưới áp lực tạo ra doanh thu cho mạng xã hội, Musk liên tiếp thúc đẩy các đề xuất tính phí người dùng. The Verge mới đây tiết lộ dưới thời sếp mới Elon Musk, người dùng Twitter sẽ phải trả phí 20 USD nếu muốn có tick xanh.
Sau khi bị người dùng chỉ trích vì dự định thu phí 19,99 USD/tháng để duy trì tài khoản Twitter có tích xanh, Elon Musk sau đó đã “quay xe”, giảm mức phí hàng tháng còn 8 USD.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Từ khi Elon Musk tiếp quản Twitter vào tuần trước, lượt tìm kiếm cho từ khoá ‘cách xóa Twitter’ đã tăng chóng mặt.
Dữ liệu từ Google cho thấy người dùng mạng xã hội Twitter đang rời bỏ, hoặc tìm cách rời bỏ Twitter ngay khi Elon Musk trở thành ông chủ.
Các chuyên gia của hãng bảo mật VPNOverview sử dụng Google Trends để theo dõi xu hướng liên quan tới Twitter trong thời gian gần đây.
Trên toàn cầu, lượt tìm kiếm cho từ khoá“Cách xóa Twitter” tăng 500% trong tuần từ 24/10 đến 31/10. Từ khóa “tẩy chay Twitter” cũng tăng 4.800% trong 7 ngày qua, từ 26/10 đến 2/11.
Nhiều người dùng Twitter dường như đã “chuyển nhà” sang Mastodon, mạng xã hội được nhà phát triển Eugen Rochko thành lập 6 năm trước.
Đây là nền tảng mở, miễn phí, có các tính năng tương tự Twitter. Theo Mastodon, họ nhận được hơn 70.000 lượt đăng ký vào ngày 28/10, ngày Musk hoàn thành việc thâu tóm “chim xanh”.
Xóa tài khoản Twitter là thao tác nhanh gọn, không tốn nhiều thời gian và công sức, theo VPNOverview. Dù vậy, chuyên gia Naj Ahmed của công ty cho rằng, mọi người chưa nên rút lui khỏi Twitter. Việc Musk mua lại Twitter sẽ không gây ra những thay đổi lớn ngay lập tức.
Ông nhận xét Twitter khác với hầu hết các doanh nghiệp khác mà Musk đang điều hành.
Ông dự đoán các loại nội dung được đăng trên trên nền tảng sẽ cởi mở hơn, cũng như một số nhân vật nổi tiếng từng bị cấm có thể quay trở lại, chẳng hạn cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Musk cho biết, Twitter sẽ chưa cho phép ai từng bị “thẻ đỏ” do vi phạm quy định của mạng xã hội quay lại cho đến khi có quy trình rõ ràng hơn. Điều này sẽ mất ít nhất vài tuần.
Từ khi tiếp quản Twitter, Musk không bỏ lỡ bất kỳ giây phút nào để thay đổi Twitter, từ đuổi đội ngũ lãnh đạo cấp cao đến giải thể ban quản trị.
Ông cũng xác nhận sẽ tính phí 8 USD/tháng nếu người dùng muốn có tick xanh. Trước đó, ông muốn thu 20 USD nhưng bị phản đối vì quá cao. Một trong số những người phản đối là tác giả Stephen King.
Musk còn dự định thành lập hội đồng quản trị nội dung với “các quan điểm đa dạng”. Sẽ không có quyết định lớn nào về nội dung hay khôi phục tài khoản được đưa ra trước khi hội đồng được triệu tập, tỷ phú cho biết.
Theo CNBC, Musk còn đưa hơn 50 thân tín tại Tesla và các hãng khác đến Twitter để đánh giá mã nguồn. Trong khi đó, Bloomberg đưa tin từ ngày mai (4/11), 50% nhân sự Twitter – tương đương 3.700 người – sẽ nhận được thông báo sa thải.
Mới đây, Musk đã đổi tiểu sử Twitter từ “Chief Twit” sang “Twitter Complaint Hotline Operator” (điều hành đường dây nóng khiếu nại Twitter) và vị trí sang “Hell” (địa ngục).
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Cùng tìm hiểu các khái niệm về quảng cáo Google như: quảng cáo Google là gì, các thành phần chính có trong quảng cáo Google, các lý thuyết xoay quanh thuật ngữ quảng cáo Google, từng bước chạy quảng cáo Google Ads và hơn thế nữa.
Khi nói đến các nền tảng quảng cáo lớn nhất trên toàn cầu, hệ sinh thái quảng cáo của Google là một trong những cái tên phổ biến nhất, chúng phổ biến nhất vì đơn giản là chúng có số lượng người dùng lớn nhất. Vậy thực chất quảng cáo Google là gì và cách chạy quảng cáo Google Ads như thế nào?
Các nội dung sẽ được MarketingTrips đề cập trong bài bao gồm:
Quảng cáo Google là gì?
Giới thiệu toàn cảnh về quảng cáo Google.
Vai trò của quảng cáo Google với doanh nghiệp là gì?
Các thuật ngữ chính xoay quanh quảng cáo Google.
Cách đăng ký và tạo tài khoản quảng cáo Google.
Trình quản lý quảng cáo của Google là gì?
Các hình thức quảng cáo hiện có trong quảng cáo Google.
Các bước cần có khi xây dựng một chiến dịch quảng cáo Google là gì?
Cách thiết lập đo lường chuyển đổi trong quảng cáo Google.
Một số xu hướng cập nhật mới của Google với quảng cáo Google trong 2022.
Bên dưới là những nội dung chi tiết.
Quảng cáo Google là gì?
Quảng cáo Google hay còn được gọi là Google Ads (trước đây là Google Adwords) là nền tảng quảng cáo của Google.
Như đã đề cập ở trên, khi nói đến các nền tảng quảng cáo lớn nhất thế giới tính đến hiện tại là năm 2022, quảng cáo Google song song với đó là quảng cáo Facebook và quảng cáo TikTok là những nền tảng lớn nhất.
Quảng cáo Google hiểu đơn giản là nền tảng quảng cáo của Google, tất cả các sản phẩm quảng cáo chủ yếu hiển thị trên các hệ sinh thái của Google như Google Search, YouTube, Gmail và các nền tảng web (app) của nhà xuất bản (GDN).
Thông qua các hình thức hay mục tiêu quảng cáo khác nhau, quảng cáo Google giúp nhà quảng cáo có thể tiếp cận đến các nhóm đối tượng mục tiêu trên các nền tảng khác nhau như công cụ tìm kiếm, nền tảng xem video YouTube, ứng email Gmail hay trên các website của các nhà xuất bản thuộc đối tác trong mạng lưới hiển thị của Google.
Như bạn có thể thấy ở trên, đó là một mẫu quảng cáo của thương hiệu Nike thuộc sản phẩm quảng cáo tìm kiếm (Google Search Ads) có trong quảng cáo Google. Mỗi ngày, Google ghi nhận khoảng hơn 5 tỷ lượt tìm kiếm trên Google Search.
Cách phân biệt giữa nội dung quảng cáo (Paid Content) và nội dung tự nhiên (Organic Content) đó là nhãn dán “Ad” ở góc trên cùng bên trái của mẫu quảng cáo.
Dưới đây là một số liệu thú vị về quảng cáo Google.
Trung bình, tỷ lệ nhấp chuột trên các quảng cáo (CTR) của quảng cáo Google là 8%.
Đối với những người dùng có nhu cầu mua hàng, 65% lượt nhấp chuột được thực hiện thông qua các hình thức quảng cáo có trả phí của Google.
54% người dùng có thể mua một thứ gì đó sau khi xem quảng cáo của thương hiệu trên YouTube.
Giới thiệu toàn cảnh về quảng cáo Google.
Như đã đề cập đến ở những phần đầu tiên, quảng cáo Google cũng tương tự như Facebook Ads hay TikTok Ads, tức nền tảng quảng cáo của Google và chủ yếu hiển thị trên hệ sinh thái của Google.
Khi Google có các nền tảng như công cụ tìm kiếm, YouTube, Gmail hay mảng lưới website của bên thứ 3 (các nhà xuất bản được duyệt), Google giúp nhà quảng cáo hiển thị quảng cáo của họ trên các nền tảng này để tiếp cận người dùng mục tiêu.
Sau khi thiết lập các tài khoản quảng cáo và chiến dịch cần thiết, đồng thời quảng cáo được hệ thống của Google duyệt đủ điều kiện, các mẫu quảng cáo của nhà quảng cáo chính thức có thể được hiển thị.
Cơ chế tính chí chủ yếu của quảng cáo Google là PPC (pay per click), có nghĩa là, mặc dù quảng cáo của bạn được hiển thị tuy nhiên nó sẽ là “miễn phí” nếu chưa có ai đó nhấp vào quảng cáo, điều này khác với Facebook Ads là chỉ cần quảng cáo được hiển thị, nhà quảng cáo chính thức bị tính phí ngay cả khi không có ai nhấp hay tương tác với quảng cáo.
Vai trò của quảng cáo Google với doanh nghiệp là gì?
Từ góc nhìn chiến lược, hệ thống quảng cáo của Google khác hẳn với hầu hết các nền tảng khác vì Google có Google Search, công cụ tìm kiếm chiếm hơn 95% thị phần công cụ tìm kiếm trên thế giới với hàng tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày.
Từ đây, quảng cáo Google cung cấp những cơ hội rất lớn cho các thương hiệu để tiếp cận và tương tác với khách hàng mục tiêu của họ. Dưới đây những vai trò chính hay là những gì mà quảng cáo Google có thể mang lại.
Xây dựng độ nhận biết thương hiệu: Như đã phân tích ở trên, với khối lượng người dùng khổng lồ đang sử dụng các sản phẩm của Google hàng ngày, thương hiệu có vô số cách để hiển thị thương hiệu của mình đến họ, giúp họ biết về thương hiệu.
Xây mức độ tin tưởng của khách hàng với thương hiệu: Giả sử khi bạn muốn mua một chiếc áo thun chẳng hạn và bạn lên Google để tìm kiếm, việc bạn thấy (hoặc thường xuyên thấy) một mẫu quảng cáo của một thương hiệu nào đó xuất hiện cũng góp phần giúp bạn tin tưởng về thương hiệu đó hơn so với các thương hiệu mặc dù bạn “cố ý” tìm kiếm nhưng vẫn không thấy.
Thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng: Mặc dù tuỳ thuộc vào mục tiêu của thương hiệu hay nhà quảng cáo là gì mà họ có thể khởi chạy quảng cáo Google Ads theo những cách khác nhau. Vì với Google, bạn có thể tiếp cận với khách hàng hầu như trên tất cả các phần của phễu bán hàng (Sales Funnel), bạn có thể tăng lượng khách hàng tiềm năng, đặc biệt với các từ khoá dài hoặc từ khoá có khả năng hành động cao.
Thúc đẩy doanh số bán hàng: Theo số liệu được công bố bởi Google, khoảng 65% người dùng có xu hướng mua một thứ gì đó sau khi xem video trên YouTube, điều này mang đến cho các nhà quảng cáo những cơ hội lớn để tăng doanh số bán hàng của họ.
Các thuật ngữ chính xoay quanh quảng cáo Google.
Để có thể khởi chạy các chiến dịch quảng cáo trên quảng cáo Google, các nhà quảng cáo mới nên hiểu các thuật ngữ có trong quảng cáo Google, vậy những thuật ngữ đó là gì?
Google Manager Accounts: Cũng tương tự như Facebook Business Manager (BM), Manager accounts của Google là tài khoản tổng của doanh nghiệp, nơi có thể chứa các tài khoản quảng cáo (Ad Account) con khác nhau.
Ad Account: Như đã đề cập ở trên, Ad Account là tài khoản quảng cáo (thuộc Manager accounts) nơi nhà quảng cáo có thể khởi chạy và quản lý các chiến dịch quảng cáo.
Campaign: Là chiến dịch quảng cáo chứa nhóm quảng cáo và các mẫu quảng cáo.
Ad Groups: Nhóm quảng cáo thuộc chiến dịch quảng cáo và là nơi chứa các mẫu quảng cáo và từ khoá.
Ad: Là các mẫu quảng cáo thuộc các nhóm quảng cáo và chiến dịch quảng cáo.
Google Search Ads là gì: Search Ads là một kiểu chiến dịch quảng cáo tìm kiếm trên trình quản lý quảng cáo của quảng cáo Google.
Keywords: Chính là các từ khoá có trong các nhóm quảng cáo và gắn liền với các mẫu quảng cáo cụ thể.
Chiến lược giá thầu: Tuỳ vào từng mục tiêu của doanh nghiệp khi sử dụng quảng cáo Google là gì như chuyển đổi, giá trị chuyển đổi, click hay tỷ lệ hiển thị, nhà quảng cáo có thể chọn các chiến lược giá khác nhau. Bạn cũng có thể chọn mức giá mục tiêu (CPC/CPA) cho chiến dịch của mình.
Đối sánh từ khoá là gì: Là cách thức nhà quảng cáo Google mong muốn quảng cáo của mình được xuất hiện khi người dùng thực hiện một truy vấn nhất định. Hiện Google cung cấp 3 loại đối sánh từ khoá đó là [đối sánh chính xác], “đối sánh cụm từ” và đối sánh rộng theo cách mà MarketingTrips đang thể hiện đến bạn.
Mục tiêu của chiến dich quảng cáo Google: Là mong muốn của nhà quảng cáo với các chiến dịch quảng cáo của họ. Google hiện cung cấp các mục tiêu quảng cáo như tăng doanh số bán hàng, khách hàng tiềm năng, lượng truy cập vào website (traffic) hay nhận thức về thương hiệu (brand awareness).
Loại chiến dịch: Nơi nhà quảng cáo có thể lựa chọn vị trí hay nơi mà quảng cáo của họ muốn được xuất hiện. Quảng cáo Google có các tuỳ chọn như tìm kiếm, hiển thị, video hay chiến dịch thông minh (tiếp cận đa nền tảng).
Negative keywords – Từ khoá phủ định: Là các từ, cụm từ mà khi người dùng nhập các từ khoá có chứa các từ và cụm từ đó, quảng cáo sẽ không xuất hiện.
Extensions – Tiện ích mở rộng: Là những phần nội dung bổ sung cho các quảng cáo nhằm mục tiêu tăng mức độ hiệu quả tổng thể. Hiện Google cung cấp 3 kiểu tiện ích gồm: Liên kết mở rộng (sitelink), Chú thích (Callout) và cuộc gọi trực tiếp (Call).
Placement: Vị trí (web, kênh YouTube, ứng dụng…) mà bạn muốn quảng cáo xuất hiện.
Responsive – Thích ứng: Với quảng cáo tìm kiếm thích ứng, bạn chỉ cần nhập nội dung đầu vào, Google tự động lựa chọn và tối ưu quảng cáo (tiêu đề, hình ảnh, mô tả…).
Quality Score – Điểm chất lượng là gì: Là một trong những yếu tố quan trọng quảng cáo Google sử dụng để xếp hạng quảng cáo. Hiện có 3 yếu tố đóng góp vào điểm chất lượng là CTR, tính liên quan (ad relevance) và trải nghiệm trang đích (landing page experience). Note: QS được tính cho từng từ khoá và không tính đến các kiểu đối sánh từ khoá.
Cách đăng ký và tạo tài khoản quảng cáo Google.
Như đã đề cập đến ở trên, với những nhà quảng cáo mới bắt đầu với quảng cáo Google, những gì họ cần làm là tạo các tài khoản tổng tức Manager accounts trước khi tạo các tài khoản quảng cáo trực thuộc nó.
Dưới đây là các bước để bạn làm điều này.
Bước 1: Truy cập vào https://ads.google.com/intl/vi_vn/home/tools/manager-accounts/ và chọn tạo một tài khoản người quản lý mới.
Bước 2: Đăng nhập tài khoản gmail của bạn và điền các thông tin cần thiết.
Bước 3: Truy cập vào gmail mà Google đã gửi xác thực và nhấp vào liên kết.
Bước 4: Hoàn thành bước tạo tài khoản Google Manager accounts.
Bước 5: Sau khi có tài khoản người quản lý, bạn chọn phần Tài khoản để tạo những tài khoản quảng cáo (Ad Account) trực thuộc (hoặc tạo tài khoản người quản lý khác).
Bước 6: Sau khi có tài khoản quảng cáo, bạn có thể bắt đầu tạo các chiến dịch từ đây.
Trình quản lý quảng cáo của Google là gì?
Cũng giống hầu hết các nền tảng quảng cáo khác, Google cũng có trình quản lý quảng cáo riêng dùng để quản lý tất cả các tài sản quảng cáo.
Hiểu một cách đơn giản nhất, trình quản lý quảng cáo của Google hay Google Ads Manager là nơi nhà quảng cáo có thể thiết lập, khởi chạy, quản lý và tối ưu các chiến dịch quảng cáo.
Liên quan đến khái niệm này, có một thuật ngữ khác mà các nhà quảng cáo nên hiểu đó là Google Ad Manager.
Google Ad Manager là một nền tảng trao đổi quảng cáo hoàn chỉnh của Google tạo điều kiện thuận lợi cho cả việc mua và bán quảng cáo trên nhiều mạng lưới quảng cáo và địa điểm khác nhau, bao gồm AdSense và (trước đây) AdExchange.
Nếu trước đây bạn đã từng sử dụng các công cụ quảng cáo của Google, bạn có thể nhận thấy rằng Google Ad Manager kết hợp các tính năng được cung cấp bởi DoubleClick for Publishers và DoubleClick AdExchange, (đã được Google mua lại vào năm 2007).
Google Ad Manager cho phép các nhà quảng cáo tạo ra một mạng lưới rộng hơn và tăng tính cạnh tranh cho các quảng cáo bằng cách quản lý quảng cáo và không gian quảng cáo trên nhiều mạng lưới quảng cáo (ad networks).
Các hình thức quảng cáo chính hiện có trong quảng cáo Google là gì?
Như bạn có thể thấy ở trên cũng như các phân tích từ đầu bài, quảng cáo Google cung cấp một số hình thức quảng cáo chủ yếu chạy trên hệ sinh thái của Google.
Theo đó Google cung cấp 6 hình thức quảng cáo chính bao gồm:
Quảng cáo tìm kiếm – Google Search Ads là gì: Bạn có thể tiếp cận hàng tỷ người dùng thông qua công cụ tìm kiếm của Google chủ yếu dưới dạng văn bản (Text Ads).
Quảng cáo tối đa hoá hiệu suất – GooglePerformance Max Campaigns: Là kiểu chiến dịch mới của Google theo hướng tự động, nơi nhà quảng cáo có thể tiếp cận người dùng trên tất cả các nền tảng của Google thông qua một chiến dịch duy nhất.
Quảng cáo hiển thị – Google Display Ads: Hiển quảng cáo của thương hiệu trên các nền tảng web của nhà xuất bản (publishers) thuộc chương trình Google Adsense của Google.
Quảng cáo mua sắm – Google Shopping Ads là gì: Quảng cáo mua sắm cho phép nhà quảng cáo sử dụng dữ liệu sản phẩm từ Merchant Center hiện có (không phải từ khóa) để xác định cách thức và vị trí hiển thị quảng cáo. Dữ liệu sản phẩm nhà quảng cáo gửi lên thông qua Merchant Center chứa các thông tin chi tiết về sản phẩm. Quảng cáo Google sẽ sử dụng những thông tin chi tiết này để đối sánh nội dung tìm kiếm của người dùng với quảng cáo để đảm bảo hiển thị sản phẩm một cách thích hợp nhất.
Quảng cáo video – Google Video Ads: Nhà quảng cáo có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu trên YouTube và trên các website đối tác khác của Google.
Quảng cáo khám phá – Google Discovery Ads: Cũng là một cách thức quảng cáo theo hướng tự động của Google, cho phép nhà quảng cáo hiển thị quảng cáo trên các nền tảng như YouTube, Gmail hay các sản phẩm khác của Google thông qua một chiến dịch duy nhất.
Tuỳ vào từng mục tiêu của doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn là gì, bạn có thể cần ưu tiện lựa chọn các kiểu chiến dịch quảng cáo Google khác nhau.
Các bước cần có khi tiến hành khởi chạy một chiến dịch quảng cáo Google Ads là gì?
Với với các nền tảng quảng cáo khác như TikTok, LinkedIn hay thậm chí là Facebook, quảng cáo trên Google có phần thức tạp hơn.
Bước 1: Xác định các mục tiêu và KPIs chính khi sử dụng quảng cáo Google.
Tuỳ vào từng mục tiêu (sales và marketing) khác nhau, cách thiết lập các chiến dịch có thể khác nhau. Ví dụ, nếu mục tiêu của doanh nghiệp là xây dựng thương hiệu, có thể chọn kiểu chiến dịch là display hoặc video (Web + YouTube).
Hay liên quan đến chiến lược giá thầu, nếu KPIs là traffic (click) thì thương hiệu có thể chọn chiến lược giá thầu (bid strategy) là tối đa hoá lượt nhấp chuột (maximize clicks).
Những yếu tố chính có thể ảnh hưởng (thay đổi theo mục tiêu và KPIs) bao gồm: mục tiêu chiến dịch, kiểu chiến dịch, chiến lược giá thầu, đối tượng, khu vực, nội dung quảng cáo, từ khoá và landing page.
Bước 2: Nghiên cứu, lựa chọn từ khoá và thiết lập đối sánh từ khoá.
Sau khi đã thấu hiểu được các mục tiêu cần đạt được, cũng như lựa chọn xong cấu trúc cơ bản của chiến dịch, nghiên cứu từ khoá là công đoạn cần thực hiện cẩn thận tiếp theo.
Công cụ phổ biến nhất để nghiên cứu từ khoá trên quảng cáo Google chính là công cụ trực tiếp của Google, Google Keyword Planner.
Tuỳ thuộc vào mức ngân sách và mục tiêu kinh doanh của bạn là gì, bạn có thể lựa chọn số lượng, kiểu từ khoá (ví dụ: ngắn, dài) và loại đối sánh khác nhau.
Mỗi từ khoá đã hiển thị dự báo dung lượng (volume search), giá thầu dự kiến.
Cần traffic và hiển thị nhiều có thể chọn đối sánh rộng.
Chọn các từ khoá dài và cụ thể nếu thương hiệu muốn tập trung vào bán hàng hay các hành động cụ thể.
Có 04 kiểu từ khoá chính liên quan đến ý niệm/ý định tìm kiếm (search intent) của người dùng:
Từ khoá thông tin (know, infor) nếu người dùng muốn tìm hiểu các thông tin cơ bản về sản phẩm.
Từ khoá điều hướng (go) nếu người dùng tìm kiếm liên quan đến các sản phẩm, dịch vụ, địa điểm hay thương hiệu cụ thể.
Từ khoá thương mại (near action) nếu người dùng đang muốn mua sản phẩm nhưng đang cân nhắc hay so sánh với các sản phẩm (đối thủ) khác.
Và cuối cùng là từ khoá chuyển đổi (do, action) khi người dùng về cơ bản đã sẵn sàng mua hàng.
Ví dụ: áo thun nam -> áo thun nam uniqlo -> áo thun nam giá rẻ/áo thun nam uniqlo có tốt không -> mua áo thun nam tại gò vấp. (theo thứ tự các kiểu từ khoá).
Tips: Nếu ngân sách nhỏ và số lượng hay dung lượng nhiều, tốt nhất nên chia ngân sách ra các khoản khác nhau cho các kiểu từ khoá khác nhau, mục tiêu cuối cùng là tìm ra từ khoá, loại từ khoá hay kiểu đối sánh nào đang mang lại các kết quả (KPIs ban đầu) tốt nhất.
Bước 3: Xác định chiến lược nhóm quảng cáo và quảng cáo.
Sau khi có được từ khoá, căn cứ vào số lượng, mức độ khác nhau giữa các từ khoá, hãy quyết định số lượng nhóm quảng cáo (tối thiểu là 2 và trung bình 5) và mẫu quảng cáo trong mỗi nhóm quảng cáo của Google (ít nhất 2 và trung bình 5).
Bước 4: Viết nội dung quảng cáo và tối ưu mức độ liên quan giữa quảng cáo với từ khoá và trang đích.
Vì chất lượng quảng cáo có thể quyết định mức độ hiệu quả (CTR, CPC…) quảng cáo nên cần cân nhắc kỹ mối liên quan giữa nội dung quảng cáo, các từ khoá có trong mỗi nhóm quảng cáo và trang đích (landing page).
Những nội dung quảng cáo hiệu quả nhất là những nội dung được sản xuất sau khi đã thấu hiểu sản phẩm, khách hàng, đối thủ và bối cảnh kinh doanh hiện tại.
Điều này có nghĩa nội dung quảng cáo không bắt đầu từ việc có từ khoá và viết theo đó, nó cần được định hướng từ sản phẩm, khách hàng, đối thủ và bối cảnh kinh doanh.
Nếu các sản phẩm là tương tự nhau (hay thậm chí là nhiều đối thủ cùng chạy 1 sản phẩm như các dự án bán chung cư), mục tiêu của nhà quảng cáo khi này là phải tìm ra các điểm bán hàng khác biệt (USP), sử dụng nó là “keyword” chính để thúc đẩy người dùng nhấp chuột.
Bước 5: Xem kết quả quảng cáo và tối ưu chiến dịch.
Bước cuối cùng khi triển khai một chiến dịch quảng cáo Google là bạn cần đánh giá lại các hiệu suất hiện có của quảng cáo và tối ưu hoá chiến dịch.
Giai đoạn tối ưu sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn nếu bạn đã chuẩn bị bài bản và toàn diện từ những bước đầu tiên (như các bước nói ở trên).
Tips: Nội dung và các phương án thay thế (nội dung, từ khoá, landing page…) nên thể hiện trên Excel (khuyến nghị) để tiện theo dõi và có được cái nhìn trực quan hơn.
Cách thiết lập đo lường chuyển đổi (conversions) trong quảng cáo Google.
Sau khi bạn đã hoàn thành các bước nói trên và bắt đầu khởi chạy các chiến dịch quảng cáo, chuyển đổi có được có lẽ là điều quan trọng nhất.
Trong khi bạn có nhiều cách khác nhau để thiết lập theo dõi hiệu quả hay chuyển đổi quảng cáo của mình, sử dụng trình quản lý thẻ của Google tức Google Tag Manager (GTM) là một trong những cách thức đơn giản và được khuyến nghị nhất.
Bạn có thể xem thêm Google Tag Manager là gì để hiểu sâu hơn về trình quản lý thẻ của Google, GTM không chỉ giúp bạn quản lý và đo lường chuyển đổi của các chiến dịch của quảng cáo Google mà còn cả quảng cáo Facebook, quảng cáo TikTok và nhiều nền tảng quảng cáo khác.
Dưới đây là những gì bạn cần làm để có thể đo lường chuyển đổi:
Bước 1: Đăng ký tài khoản và thiết lập Google Tag Manager.
Như đã phân tích, vì bạn sử dụng GTM để đo lường chuyển đổi nên bước đầu tiên bạn cần làm là đăng ký một tài khoản GTM, bạn có thể có được cách thiết lập từ bài viết về Google Tag Manager nói trên.
Bước 2: Thiết lập chuyển đổi từ quảng cáo Google.
Như bạn có thể thấy ở trên trong trình quản lý quảng cáo của Google, bạn chọn Đo lường và nhấp vào Lượt chuyển đổi.
Từ đây, bạn nhấp vào Hành động chuyển đổi mới để tạo chuyển đổi mới cho tài khoản quảng cáo của mình.
Tính năng theo dõi lượt chuyển đổi có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của hoạt động tiếp thị trực tuyến (digital marketing). Khi sử dụng tính năng này, bạn có thể biết các hành động chuyển đổi mà khách hàng thực hiện sau khi xem quảng cáo.
Bạn thiết lập mỗi lần một hành động chuyển đổi, nhưng có thể theo dõi nhiều hành động chuyển đổi cùng một lúc.
Sau khi bạn chọn hình thức chuyển đổi mong muốn và điền URL của website cũng như trang chuyển đổi mong muốn bạn sẽ được Google cấp mã đo lường chuyển đổi.
Bước 3: Kết nối chuyển đổi với Google Tag Manager.
Từ trình quản lý của GTM bạn chọn thẻ (Tag) mới, chọn Google Ads Conversions Tracking và dán code vừa có được vào.
Ngoài ra theo yêu cầu của quảng cáo Google thì bạn cũng cần tạo một thẻ Google Ads Conversion Linker như bên dưới để kết nối các chuyển đổi từ quảng cáo Google tới website.
Một số xu hướng cập nhật mới của Google với quảng cáo Google trong 2022 là gì?
Cũng tương tư như các thuật toán của công cụ tìm kiếm hay các nền tảng quảng cáo khác, quảng cáo Google trong những năm gần đây có rất nhiều thay đổi trong đó ưu tiên các loại hình quảng cáo theo hướng tự động như Performance Max hay Responsive Search Ads.
Vậy những xu hướng chính của quảng cáo Google trong 2022 là gì?
Xu hướng quảng cáo Google 1: quảng cáo Google sẽ tự động hoá nhiều hơn.
Như đã đề cập ở trên, vào năm 2022, Không chỉ quảng cáo Google mà còn các nền tảng quảng cáo khác sẽ chuyển sang hướng tự động (Automation) nhiều hơn.
Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc quảng cáo Google, Ông Jerry Dischler cho biết sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng vừa thể hiện cả thách thức lẫn cơ hội cho nền tảng cũng như các nhà quảng cáo nói chung.
Ông cho rằng các thương hiệu nên sẵn sàng, tập trung và đẩy nhanh tốc độ để thúc đẩy sự tăng trưởng:
“Hơn 80% nhà quảng cáo của Google hiện đang sử dụng tính năng đặt giá thầu tự động để giải phóng thời gian và cải thiện hiệu suất quảng cáo.”
Liên quan đến các chiến lược tự động hoá, Google nhấn mạnh việc sử dụng 2 loại chiến dịch mới là Khám phá (Discovery) và Hiệu suất tối đa (Performance Max).
Cả hai loại chiến dịch này đều tập trung vào việc tiếp cận tối đa người dùng trên quy mô lớn từ một chiến dịch nhất định. Các lợi ích nổi bật của nó bao gồm:
Đơn giản hơn trong việc quản lý (ít chiến dịch hơn).
Phạm vi tiếp cận đa kênh.
Không gian (dung lượng) quảng cáo (ad inventory) lớn hơn.
Chuyển đổi (tích luỹ) tốt hơn.
Đối với các loại chiến dịch khác như tìm kiếm (Search), hiển thị (Display) và YouTube, Google khuyên nhà quảng cáo nên dựa vào các tính năng tự động hóa trong việc đặt giá thầu thông minh (Smart Bidding), quảng cáo tìm kiếm thích ứng (Google Responsive Search Ads) và đối sánh từ khoá rộng (Match Keywords).
Xu hướng quảng cáo Google 2: Tận dụng dữ liệu của bên thứ nhất – First Party Data.
Khi quyền riêng tư của người dùng tiếp tục được ủng hộ, việc tích hợp dữ liệu của bên thứ nhất với các nền tảng quảng cáo như quảng cáo Google là những gì doanh nghiệp nên làm vì nó sẽ trở nên quan trọng hơn đối với các nhà tiếp thị kỹ thuật số vào năm 2022.
Nếu như trong quá khứ, các nhà quảng cáo phụ thuộc vào thẻ (tag), cookies hay pixel để thu thập và theo dõi người dùng, khi Apple và Google đang bắt đầu hạn chế việc sử dụng các phương tiện theo dõi này, nhà quảng cáo cần chuẩn bị nhiều hơn.
Xu hướng quảng cáo Google 3: Từ khoá sẽ ít quan trọng hơn và thay vào đó là ý niệm của người tiêu dùng.
Vào năm 2022, các thương hiệu không chỉ nên hiển thị quảng cáo khi đối tượng mục tiêu tìm kiếm một thứ gì đó, thay vào đó nên hiển thị khi họ trực tuyến.
Bằng cách phân loại đối tượng mục tiêu thành các phân khúc khác nhau, nhà quảng cáo nên nhắm mục tiêu đến họ bằng những nội dung (Content) khác nhau.
Một chuyên gia về quảng cáo Google cho biết: “Các kiểu đối sánh hay phân loại từ khoá sẽ không còn là những gì mà nhà quảng cáo nên quá tập trung, những nội dung khác như thấu hiểu đối tượng mục tiêu hay ý định của họ đằng sau mỗi truy vấn tìm kiếm (Search Intent) còn quan trọng hơn.”
Xu hướng quảng cáo Google 4: Sự dịch chuyển trong việc đo lường chuyển đổi của các chiến dịch quảng cáo.
Cũng tương tự như Facebook Conversion API, quảng cáo Google cũng đang tìm cách theo dõi các chuyển đổi ngoại tuyến của Google trên nền tảng trong bối cảnh nhà quảng cáo có ít dữ liệu trực tuyến hơn từ người dùng.
Những người làm marketing hay nhà quảng cáo thông minh sẽ nhanh chóng bắt đầu theo dõi chuyển đổi ngoại tuyến và tích hợp chúng vào quảng cáo Google để có thể chứng minh những nỗ lực của họ trong tương lai vào năm 2022.
Xu hướng quảng cáo Google 5: Thử nghiệm và thử nghiệm.
Trong cuối năm 2021 và đầu năm 2022, khi Google xoá bỏ và thêm mới một loạt các phương thức hay định dạng quảng cáo mới, khi tất cả mọi thứ đều mới bắt đầu, văn hoá thử nghiệm và học hỏi của các nhà quảng cáo Google là yếu tố quyết định mức độ hiệu quả của họ trong năm mới.
Kết luận.
Bằng cách thấu hiểu quảng cáo của Google, các hình thức quảng cáo Google hiện có, cũng như thích ứng nhanh với các xu hướng mới của quảng cáo Google trong 2022, nhà quảng cáo có nhiều cơ hội hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Nhằm mục tiêu hỗ trợ người làm marketing hay các nhà quảng cáo trên nền tảng, TikTok vừa chia sẻ một số insights mới tập trung vào việc xây dựng các chiến dịch marketing.
Theo đó, TikTok vừa ra mắt một chương trình mới có tên là TikTok Works, nền tảng tập trung cung cấp nhiều insight và hướng dẫn giúp các Marketer và nhà quảng cáo tối ưu hiệu suất trên nền tảng.
Ở giai đoạn hiện tại, TikTok Works chủ yếu hướng đến các thương hiệu CPG (hàng đóng gói tiêu dùng), chỉ ra vai trò của TikTok trong việc giúp người dùng khám phá thương hiệu và cách TikTok có thể giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness).
Theo phân tích từ công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, TikTok cho biết nền tảng này có thể thúc đẩy lợi tức trên chi tiêu quảng cáo (ROAS) và hiệu quả bán hàng cho các thương hiệu CPG.
“Theo các nghiên cứu, các thương hiệu tại Mỹ đã chứng kiến ROAS cao hơn 96% so với tất cả các phương tiện kỹ thuật số khác được phân tích trong mô hình và gần gấp 3 lần hiệu quả bán hàng ngoại tuyến (offline sales). Các khu vực khác như Trung Đông, Châu Âu và Đông Nam Á cũng có mức tăng tương tự.”
TikTok cũng đã thực hiện một số nghiên cứu sâu hơn với NCS và phát hiện ra rằng, trong các danh mục các sản phẩm làm đẹp, chăm sóc cá nhân và thực phẩm và đồ uống (F&B), quảng cáo TikTok tạo ra doanh số cao hơn so với các quảng cáo truyền thống trên TV mặc dù có mức hiển thị thấp hơn.
TikTok cũng ủy quyền cho nhóm nghiên cứu Fairing để xem xét vai trò ngày càng tăng của nền tảng trong việc thúc đẩy người tiêu dùng khám phá sản phẩm hay thương hiệu.
“Sau khi mua hàng trực tuyến, khi người tiêu dùng được hỏi nơi họ lần đầu tiên nghe về các sản phẩm mà họ đã, gần 15% cho biết họ đã khám phá sản phẩm trên TikTok. Chỉ một năm trước đó, con số này chỉ là 4%.”
Đối với những người làm marketing, điều này có nghĩa là khi hành trình mua hàng (Customer Journey) của khách hàng đã thay đổi, nhiệm vụ của họ là tập trung tương tác với các điểm chạm nơi khách hàng bị tác động (nhiều nhất) trong quá trình ra quyết định mua hàng, ví dụ trong trường hợp này, TikTok là một điểm chạm quan trọng.
Cuối cùng, TikTok cũng đã hợp tác với Kantar để phân tích cách quảng cáo TikTok (TikTok Ads) có thể thúc đẩy nhận thức về thương hiệu so với các chiến dịch quảng cáo truyền thống khác.
“Theo phân tích của Kantar Link AI, hơn 3.500 quảng cáo TikTok được đo lường đã vượt qua các tiêu chuẩn về hiệu suất của các quảng cáo kỹ thuật số và truyền hình (TVs) của chính họ (trên nền tảng phân tích của Kantar) từ 15–20% trên nhiều chỉ số khác nhau, bao gồm tính thuyết phục (khả năng một quảng cáo sẽ thúc đẩy khuynh hướng tìm hiểu về thương hiệu) và sự thích thú (sự tác động và đánh giá cao về một quảng cáo).”
Một số nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) Mỹ đã có thể bán các tác phẩm NFTs của mình ngay trên Instagram.
Facebook (Meta) đang tích cực hỗ trợ NFTs. Tại sự kiện Creator Week, Meta thông báo cho phép nhà sáng tạo nội dung tạo và bán NFTs ngay trên Instagram.
NFTs được thử nghiệm trên Instagram và Facebook từ năm ngoái, dù vậy, đến nay, người dùng Instagram mới chỉ có thể “khoe” các tác phẩm của mình.
Meta sẽ cung cấp công cụ “đầu cuối” để nhà sáng tạo nội dung không chỉ sáng tác NFTs, mà còn bán được chúng cho mọi người.
Đây là lần đầu tiên mạng xã hội Instagram cố gắng cạnh tranh trực tiếp với các nền tảng bán NFTs (NFTs Marketplace). Meta cho biết, sẽ không lấy hoa hồng cho đến năm 2024, song các chợ ứng dụng vẫn sẽ tính phí 30% từ việc bán hàng.
Nhà sáng tạo cũng được phép đưa ra mức phí chiết khấu từ 5% đến 25% nếu ai đó bán lại tác phẩm của mình.
Công cụ mới chỉ dành cho một nhóm nhà tác giả tại Mỹ. Meta dự định mở rộng cho nhiều người tại nhiều nước hơn.
Tuy nhiên, mạng xã hội này cũng đang cập nhật các tính năng NFTs khác rộng rãi hơn.
Mở rộng hỗ trợ NFTs trên Instagram nằm trong nỗ lực lớn hơn của Meta nhằm tăng cường các tính năng kiếm tiền cho tác giả trong ứng dụng.
Công ty giới thiệu chế độ Professional cho các tài khoản Facebook hay Thuê bao cho Instagram. Sao Facebook (Star) cũng xuất hiện ở nhiều vị trí hơn, bao gồm bài đăng ảnh và văn bản, bổ sung tính năng tặng quà trong ứng dụng cho Reels.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trên Twitter, Giám đốc mảng Quảng cáo của Twitter, Bà Sarah Personette thông báo đã từ chức vào tuần trước, càng làm tăng thêm nỗi bất an về hướng đi của mạng xã hội dưới tay Elon Musk.
Bà Personette gia nhập hàng ngũ các lãnh đạo cấp cao của mạng xã hội Twitter rời bỏ công ty. Cựu CEO Parag Agrawal và Giám đốc Tài chính Ned Segal cũng đã bị đuổi việc ngay khi Musk tiếp quản Twitter.
Twitter bổ nhiệm Personette làm Giám đốc Quảng cáo từ ngày 1/8/2021. Theo Axios, bà là nhân vật được kính trọng trong cộng đồng quảng cáo và là đối tác tin cậy trong Twitter, giúp các nhà Marketer xử lý những lo ngại xoay quanh thông tin giả mạo và an toàn thương hiệu. Sự ra đi của bà để lại khoảng trống lớn cho “chú chim xanh”.
Có thể nói, Twitter đang trải qua những ngày biến động mạnh, khiến cả nhà đầu tư và nhân viên bất an. Theo báo chí, sáng kiến lớn đầu tiên của Elon Musk là yêu cầu nhân viên ngay lập tức đưa ra phương án thu phí tài khoản tick xanh.
Từ năm 2009, tick xanh thể hiện người nắm giữ tài khoản là nhân vật của công chúng hay đã được xác minh.
Theo kế hoạch, những người muốn giữ tick xanh sẽ phải đăng ký dịch vụ Twitter Blue trị giá 5 USD/tháng. Elon Musk còn cân nhắc tăng phí Twitter Blue lên 20 USD/tháng.
Ngoài ra, ông chủ mới của Twitter còn được cho là sẽ cắt giảm nhân sự mạnh tay. Theo Washington Post, các thân hữu của Elon Musk, bao gồm cố vấn và bạn bè, đã tính toán phương án sa thải 1/4 trong số hơn 7.000 nhân viên của Twitter.
Hầu như mọi bộ phận đều bị ảnh hưởng, cụ thể là kinh doanh, sản phẩm, kỹ thuật, pháp lý, tín nhiệm và an toàn trong những ngày tới.
Đội ngũ lãnh đạo mới của Twitter đang tìm hiểu mọi khía cạnh doanh nghiệp, bao gồm chi tiết về quản trị nội dung, tài khoản rác cũng như rủi ro của cuộc bầu cử sắp tới. Ngược lại, nhân viên Twitter lại mù mờ về những kế hoạch mới.
Công ty chưa đưa ra tuyên bố chính thức về vụ mua bán. Phòng truyền thông im lặng. Các tin đồn về sa thải lan tràn trên mạng, bao gồm tin đồn sa thải nhân viên trước ngày 1/11.
Dù vậy, Elon Musk vẫn lên tiếng phủ nhận đây là thông tin không chính xác.
Theo CNBC, Elon Musk huy động hơn 50 nhân viên Tesla, Boring Company và Neuralink tham gia vào vụ tiếp quản Twitter. Họ nhận nhiệm vụ tìm hiểu mọi thứ về Twitter, từ mã nguồn đến quản trị nội dung, yêu cầu bảo mật dữ liệu để tái thiết nền tảng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Jack Dorsey, một trong những nhà đồng sáng lập và là cựu CEO của Twitter vừa bất ngờ tiết lộ chuẩn bị cho chạy thử nghiệm một mạng xã hội hoàn toàn mới có tên là Bluesky.
Thông tin này được Jack Dorsey công bố ngay sau khi tỉ phú Elon Musk chính thức sở hữu mạng xã hội Twitter, nền tảng đã ra đời từ năm 2006.
Theo Dorsey, mạng xã hội Bluesky sẽ là một nền tảng mang tính cách mạng, ứng dụng những công nghệ phi tập trung mới nhất để tạo ra một mạng lưới nhanh hơn, đơn giản hơn và mở hơn.
Theo mô tả của Jack Dorsey thì Bluesky sẽ hoàn toàn không giống với Twitter hay Facebook… như chúng ta đã biết.
Nó sẽ giống như một trình duyệt, cho phép người dùng đi từ mạng xã hội này qua mạng xã hội khác, kết nối không giới hạn với rất nhiều người. Nó như là một thế giới rộng lớn được mở ra cho mọi người (Theo kiểu Metaverse).
Jack Dorsey còn nói, Bluesky sẽ là một đối thủ cạnh tranh với “bất kỳ công ty nào muốn lợi dụng hệ thống mạng xã hội cũng như lợi dụng dữ liệu cá nhân của chính những người dùng”.
Với khối tài sản lên tới 4,5 tỉ USD, Jack Dorsey đang muốn tạo ra những nền tảng mang tính đột phá hơn cho tương lai.
Twitter đã là một dự án quá thành công của ông. Bluesky chưa biết thế nào nhưng chắc chắn nó sẽ khác biệt với những mạng xã hội đã gần 20 năm tuổi.
Chẳng ai biết mục đích thực sự của việc Elon Musk mua lại Twitter với mức giá hơn 44 tỉ USD. Nhưng nhiều người lo ngại dưới thời Elon Musk, Twitter sẽ trở thành một nơi “thúc đẩy tự do ngôn luận”, tạo ra những phát ngôn mang tính công kích, thù hằn.
Nhiều người nổi tiếng cho biết họ sẽ rời bỏ Twitter nếu Elon Musk quá “tự do”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Google thông báo vừa thêm một số thành phần mới cho nền tảng dữ liệu quảng cáo (Google Ads Data Hub) của mình.
Theo đó, thông qua các tính năng mới trong Google Ads Data Hub, Google cho phép các nhà quảng cáo hay marketer tải trực tiếp dữ liệu của bên thứ nhất (first party data) lên BigQuery, sau đó kết hợp dữ liệu này với dữ liệu quảng cáo cấp sự kiện của Google để khám phá những insight sâu hơn.
Như bạn có thể xem trong video, Google Ads Data Hub cung cấp các liên kết giữa dữ liệu của nhà quảng cáo và những hiểu biết của Google để giúp khám phá chi tiết hơn về cách mọi người tương tác với quảng cáo để từ đó có thể giúp tối ưu hoá hiệu quả của các hoạt động marketing của thương hiệu.
Dưới đây là một số tính năng mới vừa được thêm vào Google Ads Data Hub.
Trước hết, Google thêm tính năng mới có tên là Ads Data Hub for Marketers, đây sẽ là nơi các nhà quảng cáo và Agency phân tích dữ liệu của họ.
“Với giải pháp này, nhà quảng cáo có thể truy cập nhiều insight một cách liền mạch hơn, thứ có thể giúp họ hiểu tốt hơn về cách họ đang chi tiêu trên nền tảng.”
Google cho biết các tính năng này sẽ giúp các marketer thu thập nhiều insights hơn mà lại ít phải sử dụng các nguồn lực kỹ thuật hơn, trong khi Google cũng đang có kế hoạch triển khai tính năng “đối sánh danh tính nhà quảng cáo và nhà xuất bản” (PAIR) để giúp nhà quảng cáo có nhiều cách hơn để nhắm mục tiêu quảng cáo.
“Ngoài những cập nhật mới này, những người làm marketing sẽ sớm có thể kích hoạt phân khúc đối tượng (audience segments) của họ trên không gian hiển thị quảng cáo (Inventory) mới, bao gồm cả YouTube.
Khi quyền riêng tư tiếp tục là một chủ đề lớn, chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng nhiều giải pháp hơn cho phép các nhà quảng cáo và Agency đo lường và kích hoạt dữ liệu của bên thứ nhất của họ với Ads Data Hub for Marketers.”
Google cũng ra mắt Ads Data Hub for Measurement Partners, nơi cho phép các đối tác truy cập dữ liệu đo lường của YouTube.
“Với lần ra mắt này, các đối tác sẽ dễ dàng hơn trong việc đo lường và cung cấp insights cho các nhà quảng cáo hay thương hiệu.
Đối với các marketer hay thương hiệu, điều này có nghĩa là họ có thể làm việc với các đối tác của bên thứ ba độc lập (third-party partners) để tính toán và báo cáo về hiệu suất quảng cáo của họ trên YouTube trên các thiết bị, định dạng và chỉ số nhất định.”
Trong khi Google Ads Data Hub là tài nguyên quảng cáo nâng cao của Google, và cũng có phần khá kỹ thuật, các doanh nghiệp hay Marketer có thể làm việc trực tiếp với các đối tác quảng cáo của YouTube để tối ưu theo các tính năng mới này.
Bạn có thể xem thêm thông tin của Google Ads Data Hub từ Google tại đây
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu tất cả các nội dung về thuật ngữ Brand Positioning (Định vị thương hiệu) như: Brand Positioning là gì, Brand Positioning map là gì, vai trò của Brand Positioning trong Marketing, với thương hiệu và kinh doanh, các bước xây dựng Brand Positioning và hơn thế nữa.
Nằm trong bức tranh tổng thể là marketing và thương hiệu, Brand Positioning là một trong những hoạt động quan trọng nhất để in đậm hình ảnh của thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng mục tiêu.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài:
Tại sao Brand Positioning lại quan trọng hay vai trò của Brand Positioning là gì trong doanh nghiệp?
Cách xây dựng chiến lược Brand Positioning.
Các kiểu chiến lược Brand Positioning chính hiện có là gì?
Brand Positioning Map là gì?
Một số ví dụ về cách các thương hiệu lớn Brand Positioning của họ.
FAQs – Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến thuật ngữ Brand Positioning.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Brand Positioning là gì?
Brand Positioning trong tiếng Việt có nghĩa là Định vị thương hiệu.
Brand Positioning là quá trình một doanh nghiệp hay thương hiệu nào đó định vị thương hiệu của họ trong tâm trí của khách hàng hay đối tượng mục tiêu.
Cũng như khái niệm thương hiệu (Brand), Brand Positioning không nằm ở ý muốn chủ quan của các doanh nghiệp hay người làm marketing mà phụ thuộc vào cách suy nghĩ, tiếp nhận thông điệp hay tâm trí của khách hàng.
Không giống với các hoạt động branding hay xây dựng nhận diện thương hiệu, Brand Positioning là một chiến lược dài hạn được sử dụng để tạo ra sự khác biệt cho các sản phẩm và dịch vụ doanh nghiệp so với các đối thủ còn lại.
Brand Positioning hiệu quả là khi một thương hiệu được coi là có giá trị, đáng tin cậy hay được yêu thích đối với người tiêu dùng.
Kết quả cuối cùng của quá trình Brand Positioning là thương hiệu có một vị trí quan trọng trong tâm trí của người tiêu dùng, nó chính là thứ giúp khách hàng phân biệt một thương hiệu cụ thể với các thương hiệu còn lại.
Liên quan đến khái niệm Brand Positioning, có một câu nói mà các marketer không thể không nằm lòng đó là:
“Bạn chỉ có cơ hội Brand Positioning của mình khi bạn làm một điều gì đó khác biệt và có giá trị (gây được sự chú ý). Bất cứ điều gì khác chỉ là sự so sánh.”
Brand Positioning trong Marketing.
Nằm trong bối cảnh tổng thể là quản trị Marketing, thuật ngữ Brand Positioning hay Positioning là một thành phần trong quy trình tổng thể bao gồm:
Nghiên cứu thị trường (R), Phân khúc, lựa chọn và định vị thị trường mục tiêu (Segmentation – Targeting – Positioning), marketing hỗn hợp (Marketing Mix), Thực thi (I) và cuối cùng là Kiểm tra (C).
Tại sao Brand Positioning lại quan trọng hay vai trò của Brand Positioning là gì trong doanh nghiệp?
Cũng tương tự như bối cảnh ra đời của khái niệm marketing hay cả thương hiệu (Brand), Brand Positioning xảy ra và có giá trị trong nền kinh tế thị trường, nơi có vô số các doanh nghiệp đang cố gắng bán các sản phẩm tương tự nhau, giải quyết những vấn đề về cơ bản là giống nhau cho người tiêu dùng.
Khi người tiêu dùng có vô số các lựa chọn khác nhau, điều gì sẽ là yếu tố quyết định khiến họ muốn mua một sản phẩm nào đó, đây chính xác là những gì mà quá trình Brand Positioning hướng tới.
Mục tiêu mà các chiến lược Brand Positioning hướng tới là giúp khách hàng ghi nhớ và tin tưởng nhiều hơn về thương hiệu để từ đó có ý định mua hàng nhiều hơn với thương hiệu (khi có nhu cầu phát sinh).
Hơn một thế kỷ trước, một công ty sản xuất nước ngọt đã quyết định ra mắt một sản phẩm chưa từng xuất hiện trước đây: thức uống có chứa chất cola đầu tiên trên thế giới.
Với định vị được xem là tiêu chuẩn vàng của loại nước ngọt có ga này, giờ đây, Coca-Cola là một trong những thương hiệu đồ uống có chứa cola lớn nhất thế giới.
Brand Positioning cho phép một doanh nghiệp cụ thể tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.
Sự khác biệt này giúp doanh nghiệp dễ dàng nâng cao nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness), bảo vệ lòng trung thành của khách hàng về thương hiệu (Brand Loyalty), truyền tải các giá trị, hay cả những thay đổi về chiến lược giá bán (bớt nhạy cảm hơn về giá) – tất cả những điều này đều tác động một cách tích cực đến doanh thu và khả năng tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường.
Tùy thuộc vào bản chất của sản phẩm và ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp, chiến lược định vị và thông điệp định vị cũng sẽ khác nhau.
Dưới đây là một số kiểu chiến lược Brand Positioning mà bạn có thể tham khảo.
Trước khi đi sâu vào từng kiểu chiến lược định vị, bạn cần hiểu về khái niệm chiến lược.
Chiến lược là gì?
Chiến lược là thuật ngữ dùng để chỉ các bản kế hoạch (Plan) tổng thể hay các định hướng chung được xây dựng để đạt được một hoặc nhiều các mục tiêu khác nhau trong dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.
Chiến lược chính là các bản kế hoạch dài hạn mang tính định hướng tổng thể được thiết kế để giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu khác nhau trong những điều kiện bất ổn và mơ hồ (VUCA) khác nhau.
Chiến lược mô tả các nguồn lực sẵn có (thường bị hạn chế) được sử dụng để đạt được các mục tiêu (thường không bị hạn chế) trong tương lai.
Bạn có thể xem chiến lược là gì để tìm hiểu đầy đủ nhất về thuật ngữ này.
Các kiểu chiến lược Brand Positioning.
Có 5 kiểu chiến lược Brand Positioning mà bạn có thể sử dụng bao gồm:
Chiến lược Brand Positioning dựa trên dịch vụ khách hàng.
Chiến lược Brand Positioning dựa trên sự thuận tiện.
Chiến lược Brand Positioning dựa trên giá bán.
Chiến lược Brand Positioning dựa trên chất lượng.
Chiến lược khác biệt hóa.
Các chiến lược định vị khác.
1. Chiến lược Brand Positioning dựa trên dịch vụ khách hàng.
Nếu bạn là các nhà bán lẻ (Retailer) hay các thương hiệu F&B như Starbucks, bạn thấy rằng, yếu tố quyết định chất lượng của thương hiệu không chỉ đến từ các sản phẩm (chẳng hạn như cafe) mà còn là từ dịch vụ khách hàng, tức cách mà doanh nghiệp phục vụ khách hàng của họ.
Trong khi doanh nghiệp cũng có thể xây dưng sự khác biệt dựa trên sản phẩm, họ hoàn toàn có thể Brand Positioning của họ dựa trên các dịch vụ khách hàng khác biệt.
Bạn thử hình dung xem, điều gì sẽ xảy ra nếu Tiki coi họ là sàn thương mại điện tử có tốc độ giao hàng nhanh nhất (dịch vụ giao hàng) chỉ sau 1 giờ từ lúc đặt hàng.
Một ví dụ khác là với đế chế Apple, trong khi giá bán của Apple khá cao, nhân viên hỗ trợ của họ lại rất thân thiện và phản hồi khách hàng một cách nhanh chóng, chính điều này cũng góp phần tạo nên giá trị thương hiệu của Apple.
Nếu bạn từng tìm hiểu qua về mô hình làm marketing theo kiểu Flywheel, bạn có thể thấy rằng, dịch vụ khách hàng là một trong những mắt xích quan trọng nhất để khiến cho bánh đà kinh doanh của doanh nghiệp không ngừng quay theo hướng có lợi.
Nếu một khách hàng hài lòng, sự hài lòng đó sẽ nhanh chóng lan toả đến những khách hàng khác, và sự không hài lòng hay dịch vụ kém cũng sẽ hoạt động theo cách tương tự.
Nếu thương hiệu của bạn không muốn chi quá nhiều tiền cho quảng cáo, đây sẽ là chiến lược khôn ngoan nhất.
2. Chiến lược Brand Positioning dựa trên sự thuận tiện.
Trong bối cảnh kinh doanh ngày nay, nhu cầu hay kỳ vọng của khách hàng với thương hiệu đã không ngừng thay đổi. Họ không chỉ còn quan tâm về giá bán, chất lượng sản phẩm hay là dịch vụ, họ còn quan tâm đến sự thuận tiện.
Chiến lược Brand Positioning dựa trên sự thuận tiện hay tiện lợi nêu bật lý do tại sao sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp lại thuận tiện hơn để sử dụng so với các sản phẩm hay dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh hiện có trên thị trường.
Sự thuận tiện này có thể dựa trên các yếu tố như vị trí (địa lý), dễ sử dụng, khả năng tiếp cận rộng, hỗ trợ nhiều (đa) nền tảng và hơn thế nữa.
Ví dụ nếu bạn là người làm marketing cho các doanh nghiệp đang kinh doanh chuỗi cửa hàng tiện lợi, hay một doanh nghiệp cung cấp một sản phẩm đa năng (sử dụng cho nhiều nục đích) nào đó, đây sẽ là chiến lược mà bạn có thể áp dụng.
Khi lựa chọn chiến lược này, bạn cũng cần phải kiểm tra xem liệu sản phẩm hay dịch vụ của bạn có thực sự tiện lợi hay không theo cảm nhận của người tiêu dùng thay vì là ý kiến chủ quan của cá nhân.
3. Chiến lược Brand Positioning dựa trên giá bán.
Thay vì coi dịch vụ hay sự thuận tiện là điểm nhấn lớn nhất nêu bật sự khác biệt của thương hiệu (theo hướng có lợi cho khách hàng), doanh nghiệp cũng có thể áp dụng đối với chiến lược giá bán.
Một doanh nghiệp hay thương hiệu khi sử dụng chiến lược định vị dựa trên giá bán có nghĩa là họ cần phải chứng minh rằng các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ hiện đang có một mức giá hợp lý nhất hay nó là lựa chọn tối ưu nhất cho khách hàng.
Khi doanh nghiệp định vị sản phẩm của mình là rẻ nhất trên thị trường (ví dụ như cách mà hãng hàng không Jetstar Airways đã làm tại thị trường Việt Nam), họ có thể tạo ra một lượng lớn khách hàng vì phần lớn trong số họ đều không muốn chi tiêu nhiều hơn cho thứ mà họ đang cần.
Mặc dù là chiến lược được sử dụng rất phổ biến và có tiềm năng cao, Brand Positioning dựa trên giá bán cũng đi kèm với những rủi ro và nhược điểm nhất định – cụ thể là nó khiến cho khách hàng tiềm năng nghĩ rằng bạn đang cung cấp các sản phẩm chất lượng thấp.
4. Chiến lược Brand Positioning dựa trên chất lượng.
Ngược lại với chiến lược nói trên, những gì mà Brand Positioning dựa trên chất lượng hướng tới là bằng cách cung cấp các sản phẩm hay dịch vụ có chất lượng cao hơn, doanh nghiệp có thể bán được nhiều hàng hơn với giá bán thậm chí là cao hơn.
Các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược này thường tự tin với những công nghệ (tiên phong) hay quy trình sản xuất sản phẩm đặc biệt, thứ có thể khiến cho chất lượng của sản phẩm luôn ở mức cao nhất và hiển nhiên là khó cạnh tranh nhất (rào cản lớn).
Chất lượng của một sản phẩm có thể được thể hiện thông qua khả năng đáp ứng kỳ vọng của khách hàng, độ bền, tính ổn định theo thời gian, hay những thông số khác gắn liền với từng ngành công nghiệp cụ thể.
Chất lượng của một dịch vụ có thể được thể hiện thông qua mức độ hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ, các tiêu chuẩn đánh giá dịch vụ hay những lời chứng thực của khách hàng, những người đã từng sử dụng sản phẩm (Social Proof).
5. Chiến lược khác biệt hóa.
Là một trong những chiến lược Brand Positioning táo bạo nhất, chiến lược khác biệt hoá thường dựa vào năng lực sáng tạo của doanh nghiệp hay tính khác biệt độc đáo (USP) của các sản phẩm và dịch vụ. Tesla là một ví dụ tuyệt vời.
Trước khi Tesla xuất hiện, chưa có một chiếc xe chạy thuần điện nào đủ sức hấp dẫn để mua. Giờ đây, đây là công ty công nghệ hàng đầu tiên phong trong lĩnh vực xe hơi tự lái và robot AI, vượt qua cả những thương hiệu lâu đời như Toyota của Nhật Bản hay Mercedes của Đức.
Nếu doanh nghiệp quyết định thực hiện chiến lược này, hãy nhớ rằng, những người tiêu dùng coi trọng sự đổi mới sẽ bị thu hút bởi thương hiệu và sản phẩm của thương hiệu.
6. Các chiến lược định vị khác.
Ngoài các chiến lược Brand Positioning phổ biến nói trên, còn có vô số các cách tiếp cận khác như Brand Positioning là người dẫn đầu (đi tiên phong), là thương hiệu được sử dụng phổ biến nhất hay là thương hiệu bền vững nhất chẳng hạn.
Ngoài ra, có một cách tiếp cận khác là so sánh trực tiếp thương hiệu của bạn với đối thủ cạnh tranh. Trong chiến lược này, bạn sẽ trực tiếp gợi ra hình ảnh của đối thủ trong các chiến dịch quảng cáo và nêu bật lợi thế của sản phẩm của thương hiệu so với sản phẩm tương tự khác của đối thủ.
Nói tóm lại, như bạn có thể thấy, tuỳ thuộc vào từng ngành hàng hay mục tiêu của doanh nghiệp, bạn có thể lựa chọn các chiến lược Brand Positioning khác nhau.
Tuy nhiên, dù cho cách tiếp cận của bạn là gì, mục tiêu của hoạt động định vị vẫn là “có một chỗ đứng ưu tiên” trong tâm trí của người tiêu dùng.
Những công việc chính cần làm khi xây dựng một chiến lược Brand Positioning là gì?
Để có thể xây dựng một bản kế hoạch chiến lược Brand Positioning hoàn chỉnh, dưới đây là những gì bạn cần làm.
Xác định định vị hiện tại của thương hiệu.
Tạo biểu đồ thể hiện các yếu tố cốt lõi của thương hiệu.
Xác định đối thủ cạnh tranh.
Tiến hành nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.
Xác định đề xuất giá trị độc đáo của thương hiệu (USP).
Xây dựng mô hình Brand Positioning.
Xây dựng tuyên ngôn Brand Positioning.
Kiểm tra mức độ ảnh hưởng của yếu tố định vị.
Thiết lập các kết nối cảm xúc với khách hàng và khách hàng tiềm năng.
Củng cố sự khác biệt của thương hiệu trong quá trình bán hàng.
Xây dựng giá trị.
Đảm bảo rằng tất cả các nhân viên đều hiểu về định vị của thương hiệu.
Dưới đây là chi tiết từng bước.
1. Xác định định vị hiện tại của thương hiệu.
Hiện tại, bạn đang đảm nhận marketing cho một thương hiệu mới hay cho một thương hiệu đã có sẵn với các tuyên bố định vị tương ứng.
Nghiên cứu Brand Positioning hiện tại giúp cho bạn có thêm hiểu biết (insight) về nơi mà bạn sẽ đến tiếp theo. Bạn sẽ cần hiểu vị trí hiện tại của mình để từ đó có thể phân tích sâu hơn về khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Bạn có thể bắt đầu điều này bằng cách xem xét khách hàng mục tiêu của bạn, họ là ai và họ cần gì. Tiếp theo, hãy xác định sứ mệnh, giá trị của thương hiệu và điều gì khiến thương hiệu của bạn khác biệt so với phần còn lại của thị trường.
Cuối cùng, hãy xem xét đề xuất giá trị của bạn (USP, UVP), tính cách thương hiệu (Brand Personality), tiếng nói thương hiệu và hơn thế nữa.
2. Tạo biểu đồ thể hiện các yếu tố cốt lõi của thương hiệu (Brand Essence).
Một khi bạn đã có thể xác định được Brand Positioning của bạn là gì, đã đến lúc bạn cần phải phân tích sâu hơn về ý nghĩa của thương hiệu đối với khách hàng (mục tiêu).
Có một khái niệm mà tất cả những người làm marketing và thương hiệu cần nắm ở đây là bản chất hay các yếu tố cốt lõi của thương hiệu (Brand Essence) từ cả góc nhìn của doanh nghiệp lẫn khách hàng.
Brand Essence sẽ có các thành phần chính dưới đây:
Các thuộc tính: Chính là các tính năng của sản phẩm.
Lợi ích: Khách hàng sẽ nhận được gì khi trải nghiệm các thuộc tính của sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu.
Tính cách: Cũng như con người chúng ta, thương hiệu cũng có tính cách riêng của nó, dù là êm ái như Mercedes hay mạnh mẽ như Porsche. Tính cách thương hiệu chính là thứ để phân biệt thương hiệu của bạn với các đối thủ cạnh tranh.
Cơ sở niềm tin: Cơ sở niềm tin cũng là một phần rất quan trọng của thương hiệu mà cụ thể là với các hoạt động Brand Positioning. Bạn cần tự trả lời, nền tảng làm cơ sở niềm tin của thương hiệu của bạn là gì? Đó có thể là lịch sử lâu đời về năng lực chuyên môn trong ngành, các giải thưởng và sự công nhận của các cơ quan có liên quan hay cả những công nhận từ phía khách hàng.
Điều gì nói về thương hiệu (từ góc nhìn của khách hàng): Thương hiệu của bạn nói lên điều gì về nhóm khách hàng lý tưởng của bạn? Bạn có thể sử dụng phần tính cách thương hiệu (Brand Personality) nói trên để hoàn thành nội dung này.
Những cảm xúc khách hàng có với thương hiệu: Những từ khoá mà khách hàng lý tưởng của bạn có thể sử dụng để mô tả cảm xúc của họ khi họ tương tác với thương hiệu của bạn là gì? Như đã phân tích ở các phần nội dung trước đó, những gì mà hoạt động Brand Positioning hướng tới là suy nghĩ của khách hàng về thương hiệu.
Định vị – Bản chất thương hiệu: Cuối cùng, bạn sẽ cần kết hợp tất cả các yếu tố nói trên lại với nhau để tạo ra một thứ gọi là “bản tuyên ngôn”, nó đơn giản là mô tả những gì mà khách hàng nên hiểu và in dấu về thương hiệu (từ trong tâm trí và tiềm thức).
3. Xác định đối thủ cạnh tranh.
Dù là xây dựng chiến lược Brand Positioning hay chiến lược marketing, bạn không thể tách rời khỏi yếu tố cạnh tranh từ các đối thủ trên thị trường (và cả những đối thủ tiềm ẩn có thể sẽ gia nhập thị trường).
Nghiên cứu đối thủ sẽ giúp bạn quyết định những gì bạn có thể làm tốt nhất trong chiến lược của mình để có được vị thế tốt hơn.
Bạn có thể sử dụng các phương pháp dưới đây để nghiên cứu đối thủ:
Tiến hành nghiên cứu thị trường: Bạn có thể tìm kiếm tất cả các đối thủ hiện có, hỏi đội ngũ bán hàng về tình hình bán hàng và những đối thủ mà khách hàng đang cân nhắc.
Sử dụng phản hồi của khách hàng: Hỏi khách hàng của bạn xem họ đang cân nhắc những doanh nghiệp hoặc sản phẩm nào trong khi tìm hiểu về bạn.
Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội: Social Listening cũng là công cụ nghiên cứu đắc lực mà bạn có thể sử dụng.
4. Tiến hành nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.
Một khi bạn đã xác định được đối thủ cạnh tranh của mình là ai, đã đến lúc bạn cần tiến hành nghiên cứu sâu hơn về đối thủ. Liên quan đến hoạt động Brand Positioning, bạn cũng cần xác định cách mà đối thủ đang định vị chính họ.
Những sản phẩm hoặc dịch vụ mà đối thủ của bạn cung cấp là gì?
Điểm mạnh và điểm yếu của họ là gì (Phân tích ma trận SWOT).
Những chiến lược Marketing nào họ đang sử dụng thành công nhất.
Vị trí của họ trên thị trường hiện tại là gì (kết quả của quá trình Brand Positioning)?
5. Xác định đề xuất giá trị độc đáo của thương hiệu (USP).
Xây dựng một thương hiệu độc đáo và có những giá trị riêng biệt (Unique) là những gì bạn cần làm để khiến cho thương hiệu trở nên khác biệt hơn.
Hãy bắt đầu bằng cách xác định điều gì thực sự có ý nghĩa đối với thương hiệu của bạn – và sau đó xây dựng hình ảnh của thương hiệu dựa trên điều này.
Khi bạn so sánh các sản phẩm hoặc dịch vụ của mình với sản phẩm hoặc dịch vụ của đối thủ, bạn có thể nhận thấy những điểm yếu của họ và cũng là điểm mạnh của chính mình, đây chính là yếu tố làm cho thương hiệu của bạn trở nên riêng biệt hơn – và đây cũng là điểm khởi đầu hoàn hảo để Brand Positioning của bạn trên thị trường.
6. Xây dựng mô hình Brand Positioning.
Nếu bạn đã đọc kỹ từ các phần nội dung từ đầu bài đến đây, bạn thấy rằng, việc Brand Positioning không hề đơn giản khi bạn có quá nhiều điểm tiếp xúc hay công việc cần làm.
Việc xây dựng một mô hình (framework) Brand Positioning là thứ bạn có thể làm để khiến cho quá trình này trở nên dễ kiểm soát hơn.
Một mô hình Brand Positioning tiêu chuẩn sẽ đi từ cao đến thấp, từ những yếu tố mang tính chiến lược đến các chiến thuật nhỏ hơn:
Tuyên ngôn Brand Positioning là một bản tuyên bố gồm một hoặc hai câu truyền đạt giá trị độc đáo hay riêng biệt của thương hiệu cho khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh.
Một số câu hỏi bạn cần tự hỏi trước khi xây dựng tuyên ngôn định vị.
Khách hàng mục tiêu của bạn là ai?
Loại sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là gì?
Lợi ích lớn nhất của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là gì?
Bằng chứng về lợi ích đó là gì?
Ví dụ: hãy xem tuyên ngôn định vị của Amazon: “Tầm nhìn của chúng tôi là trở thành công ty lấy khách hàng làm trọng tâm (customer centric) nhất trên thế giới; xây dựng nên một nơi mà mọi người có thể đến để tìm kiếm và khám phá bất cứ thứ gì họ có thể muốn mua trực tuyến.”
8. Kiểm tra mức độ ảnh hưởng của yếu tố định vị.
Việc xây dựng và Brand Positioning đã khó, để hoạt động định vị thực sự có ảnh hưởng đến cách khách hàng mục tiêu nghĩ về thương hiệu lại càng khó hơn.
Khi tuyên ngôn định vị của bạn được tạo, đã đến lúc bạn cần kiểm tra, thử nghiệm và thu thập phản hồi từ khách hàng về việc liệu định vị của bạn có đạt được mục tiêu hay không.
9. Thiết lập các kết nối cảm xúc với khách hàng và khách hàng tiềm năng.
Khi tương tác với bất kỳ thương hiệu nào, khách hàng, về bản chất là không cần sản phẩm hay dịch vụ mà là họ cần được thoả mãn một nhu cầu hay giải quyết một nỗi đau nào đó, họ cần thương hiệu “đối xử” và tương tác với họ ở cấp độ con người thay vì mua-bán.
Trước khi tiến hành bán hàng, hãy tìm cách giúp khách hàng tiềm năng của bạn có những trải nghiệm tích cực hơn với thương hiệu.
Ví dụ: khi bắt đầu quy trình bán hàng, các nhân viên bán hàng nên dành nhiều thời gian để tìm hiểu về khách hàng hay xem khách hàng đang tìm cách giải quyết vấn đề gì.
10. Củng cố sự khác biệt của thương hiệu trong quá trình bán hàng.
Nằm trong tổng thể các hoạt động marketing, Brand Positioning không chỉ giới hạn ở một bộ phận nào đó hay chỉ nằm ở quá trình làm thương hiệu (truyền thông).
Bạn cần đảm bảo rằng khách hàng tiềm năng của bạn hiểu rõ điều gì làm cho thương hiệu của bạn trở nên khác biệt trong suốt quá trình bán hàng.
11. Xây dựng giá trị.
Mục tiêu chính của thương hiệu phải là giúp khách hàng tiềm năng giải quyết một vấn đề hoặc vượt qua một thử thách nào đó mà họ đang gặp phải. Trong trường hợp lý tưởng nhất, các đề xuất của thương hiệu là một phần của giải pháp.
12. Đảm bảo rằng tất cả các nhân viên đều hiểu về định vị của thương hiệu.
Khi bạn tìm hiểu về khái niệm Customer Journey hay hành trình mua hàng của khách hàng, bạn thấy rằng, để đến được giai đoạn mua hàng, mỗi khách hàng phải trải qua khá nhiều giai đoạn khác nhau với nhiều điểm tiếp xúc khác nhau.
Sự thật là, các điểm tiếp xúc này hiếm khi chỉ giới hạn với các nhân viên hay bộ phận marketing mà là toàn bộ các nhân viên trong doanh nghiệp.
Bạn cần đảm bảo rằng tất cả các nhân viên ở các phòng ban đều hiểu về cách mà thương hiệu của bạn đang định vị.
FAQs – Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến thuật ngữ Brand Positioning.
Brand Positioning hiểu đơn giản là gì?
Hiểu một cách đơn giản, Brand Positioning là quá trình một doanh nghiệp hay thương hiệu nào đó định vị cho thương hiệu của họ trong tâm trí của khách hàng hay đối tượng mục tiêu. Kết quả của quá trình định vị là có một “vị trí” trong tâm trí của khách hàng.
Brand Positioning Statement là gì?
Brand Positioning Statement có nghĩa là tuyên bố hay tuyên ngôn định vị thương hiệu.
Ví dụ Brand Positioning Statement của Starbucks là “Authentic Coffee, Great Experience and Quicker Delivery”, tạm hiểu là “Cafe thực, Trải nghiệm tuyệt vời và Giao hàng nhanh chóng”. Brand Positioning Statement hoạt động như những lời hứa hay cam kết của thương hiệu với khách hàng của họ.
Brand Positioning Map là gì?
Brand Positioning Map thể hiện điểm mạnh và điểm yếu của thương hiệu đối với một số thuộc tính quan trọng đối với khách hàng mục tiêu. Nó giúp thương hiệu xác định các cơ hội thị trường, các lĩnh vực mà thương hiệu có lợi thế cạnh tranh và hơn thế nữa.
Kết luận.
Với tư cách là những người làm marketing, khi mục tiêu cuối cùng là bán được nhiều hàng hơn và phát triển bền vững hơn, có một vị trí tốt trong tâm trí của khách hàng dường như là yêu cầu mang tính bắt buộc.
Bằng cách hiểu brand positioning là gì, các chiến lược định vị mà thương hiệu có thể lựa chọn, cũng như cách để bắt đầu xây dựng cho mình một bản kế hoạch chiến lược Brand Positioning hoàn chỉnh, bạn đã sẵn sàng để phát triển thương hiệu của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Tại sao từ khoá thương hiệu lại quan trọng hay vai trò của từ khoá thương hiệu với thương hiệu là gì?
Cách tối ưu hóa cho các từ khoá thương hiệu.
Từ khoá thương hiệu trong các quảng cáo tìm kiếm có trả phí (Paid Search).
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Từ khoá thương hiệu là gì?
Từ khoá thương hiệu là khái niệm đề cập đến tất cả các từ khoá có thương hiệu hoặc liên quan đến thương hiệu.
Ví dụ, nếu tên doanh nghiệp của bạn là MarketingTrips, thì các từ khoá như MarketingTrips, Marketing Trips hay các biến thể khác như công ty MarketingTrips đều được xem là các từ khoá thương hiệu.
Ở một phạm vi rộng hơn, các từ khoá thương hiệu có thể bao gồm tên thương hiệu (Brand Name) kết hợp với các từ khoá hay truy vấn có liên quan khác.
Nếu bạn là người từng làm các công việc liên quan đến hoạt động tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization hay SEO) hay đơn giản là bạn thường xuyên đọc các nội dung trên MarketingTrips.com, bạn thấy rằng từ khoá hay keyword đóng một trò hết sức quan trọng.
Tối ưu hóa cho một từ khoá cụ thể có nghĩa là thương hiệu sẽ có thêm cơ hội được xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm, có thêm cơ hội được khám phá và khách hàng mới.
Trong khi có rất nhiều loại từ khoá khác nhau, doanh nghiệp có thể chọn cách tối ưu hoá từ khoá thương hiệu (từ khoá có thương hiệu), tức các từ khoá về thương hiệu.
Từ khoá là gì?
Từ khoá còn có một tên gọi khác là Search Query, chính là các truy vấn tìm kiếm, ví dụ như “marketing là gì” hay “quảng cáo là gì”.
Từ khoá SEO đơn giản là các từ khoá mà người làm SEO hoặc Marketing sử dụng để tối ưu hoá các công cụ tìm kiếm với mục tiêu là tăng cao thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm.
Để có thể hiểu đầy đủ về khái niệm từ khoá, bạn có thể xem tại từ khoá là gì
Tại sao từ khoá thương hiệu lại quan trọng hay vai trò của từ khoá thương hiệu với thương hiệu là gì?
Nếu bạn từng đọc hay tìm hiểu về khái niệm thương hiệu (Brand), bạn thấy rằng thương hiệu là bản sắc của doanh nghiệp của bạn và nó cũng là một trong những phần quan trọng nhất của các hoạt động Marketing.
Trong khi với phần lớn những người làm marketing hay SEO, họ thường tập trung vào các từ khoá chung chung (generic keyword), các từ khoá liên quan đến thương hiệu lại mang một ý nghĩa to lớn khác.
Bạn cứ thử hình dung thế này, vì doanh nghiệp của bạn đầu tư khá nhiều vào các hoạt động quảng cáo hoặc xây dựng nhận diện thương hiệu (Branding), tên thương hiệu của bạn được khá nhiều người biết đến, tuy nhiên điều gì sẽ xảy ra nếu khi họ bắt đầu tìm kiếm về cái tên đó trên các công cụ tìm kiếm hoặc trên các nền tảng mạng xã hội, họ có được rất ít thông tin hoặc thậm chí là không tìm thấy.
Nhiệm vụ của bạn khi này là hãy xuất hiện trước mắt khách hàng khi họ tìm kiếm bất cứ từ khoá nào liên quan đến thương hiệu tức từ khoá thương hiệu.
Cách tối ưu hóa cho các từ khoá thương hiệu.
Một khi bạn có thể hiểu được vai trò của các từ khoá thương hiệu là gì, bạn cần bắt đầu tối ưu hóa website của mình cho các từ khoá thương hiệu.
Dưới đây là một số chiến thuật bạn có thể tham khảo.
Chèn tên thương hiệu của bạn trên toàn bộ website.
Công việc tương đối đơn giản, bạn chỉ cần thêm tên thương hiệu (Brand name) của bạn và các tên thương hiệu được liên kết với tất cả các sản phẩm và dịch vụ của bạn (nếu có) trên toàn bộ website.
Bạn có thể thêm vào các thẻ tiêu đề, phần nội dung chính (body content) và thậm chí cả thẻ alt của các hình ảnh liên quan. Tên thương hiệu của bạn cần phải xuất hiện ở nhiều nơi và nhiều phần trên website.
Tìm kiếm các từ khoá thương hiệu từ phần đề xuất của Google (hoặc trên các công cụ tìm kiếm khác).
Khi bạn bắt đầu tìm kiếm các từ khoá về thương hiệu của bạn trên các công cụ tìm kiếm như Google, phần đề xuất từ khoá của Google (Suggest) sẽ hiển thị những từ khoá khác có liên quan đến thương hiệu của bạn mà mọi người cũng đang tìm kiếm.
Bạn cần thu thập tất cả các từ khoá này và tìm cách đưa nó vào website của mình.
Xây dựng các Trang riêng biệt cho từng từ khoá thương hiệu.
Sau khi thu thập được tất cả các từ hay cụm từ mà người dùng vẫn sử dụng để tìm kiếm thương hiệu của bạn, bạn nên cân nhắc đưa từng cụm từ vào từng Trang bài viết riêng biệt trên website của bạn.
Thêm hình ảnh và video.
Từ các bản cập nhật mới đây từ công cụ tìm kiếm có thị phần lớn nhất thế giới, Google, nền tảng này giờ đây không chỉ có văn bản (text), mà còn ngày càng ưu tiên nhiều hơn cho nội dung bằng hình ảnh và video.
Nếu bạn muốn tìm cách tối đa hoá website trên các công cụ tìm kiếm, hãy đảm bảo rằng bạn có nhiều nội dung đa phương tiện hơn cho người tìm kiếm.
Hãy đề phòng các đối thủ cạnh tranh.
Khi nói đến các từ khoá liên quan đến thương hiệu hay từ khoá thương hiệu, nó không chỉ bao gồm các từ khoá của thương hiệu của chính bạn mà còn cả những từ khoá của đối thủ cạnh tranh của bạn.
Bạn cần kiểm tra xem liệu các đối thủ cạnh tranh có đang tìm cách xếp hạng tốt hơn với các từ khoá liên quan đến thương hiệu của bạn hay không (cả Paid Search, tức quảng cáo tìm kiếm, lẫn Organic Search tức các thứ hạng tự nhiên).
Trong không gian tìm kiếm, có không ít các đối thủ cạnh tranh sẽ tìm cách “chơi xấu” đối thủ của họ bằng cách gắn từ khoá thương hiệu của đối thủ với các bài viết hay đề xuất tìm kiếm tiêu cực.
Bạn thử hình dung xem, một khách hàng sẽ nghĩ gì khi họ tìm kiếm tên thương hiệu A nhưng họ lại được đề xuất các từ khoá như “A gian lận…” hay “A kém chất lượng..”.
Nếu bạn đang ở trong tình huống này, bạn có 2 cách để xử lý.
Thứ nhất, vì website của bạn có tên miền (domain) hay được “bao quanh” bởi các từ khoá liên quan đến thương hiệu (nhiều hơn so với đối thủ), bạn cần tối ưu các nội dung mà đối thủ viết thành các nội dung có lợi cho thương hiệu, Google về cơ bản là sẽ ưu tiên xếp hạng cho các từ khoá liên quan đến thương hiệu của bạn trên chính website của bạn hơn.
Thứ hai, bên cạnh việc bạn cần xếp hạng cao hơn để đẩy các từ khoá tiêu cực mà đối thủ cố tình xếp hạng, bạn cũng có thể làm điều tương tự với các từ khoá thương hiệu của đối thủ, tuy nhiên điều này thường là không được khuyến khích.
Xem xét việc xây dựng các website vệ tinh (satellite sites/PBN).
Nếu bạn cần hỗ trợ thêm cho chiến lược từ khoá thương hiệu của mình, hãy nên xem xét việc thiết lập các trang vệ tinh và trang đích độc lập, với các tên miền khác nhau, để hỗ trợ ngược cho website chính của bạn.
Từ khoá thương hiệu trong các quảng cáo tìm kiếm có trả phí (Paid Search).
Ngoài các hoạt động liên quan đến SEO và website, từ khoá thương hiệu cũng đặc biệt quan trọng trong thế giới quảng cáo tìm kiếm có trả phí.
Thay vì bạn thêm các từ khoá của thương hiệu của bạn hay các từ khoá chung chung khác vào các nhóm quảng cáo (chẳng hạn như trên Google Ads), bạn cũng có thêm các từ khoá liên quan đến thương hiệu của đối thủ vào.
Điều này giải thích tại sao khi bạn tìm kiếm từ khoá ví dụ là “Tiki” nhưng các website của đối thủ như Shopee hay Lazada lại xếp hạng thậm chí là còn cao hơn.
Thông qua quá trình phân tích ở trên từ MarketingTrips, bạn thấy rằng, từ khoá thương hiệu nên là một phần trong các chiến lược marketing hay tối ưu nội dung của thương hiệu.
Chỉ cần bạn hiểu từ khoá thương hiệu là gì và cách ứng dụng nó như thế nào, bạn có thể bắt đầu triển khai và xây dựng cho thương hiệu của mình.
Ngoài các lý thuyết về từ khoá thương hiệu nói trên, để có thể hiểu sâu hơn về khái niệm từ khoá (keyword) cũng như các loại từ khoá SEO phổ biến, bạn có thể đọc chi tiết bài viết “từ khoá là gì” trên MarketingTrips.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Sau khi bị người dùng chỉ trích vì dự định thu phí 19,99 USD/tháng để duy trì tài khoản Twitter có tích xanh, mới đây, Elon Musk đã “quay xe”, giảm mức phí hàng tháng còn 8 USD.
Cụ thể, trên trang Twitter cá nhân, vị tỷ phú giàu nhất hành tinh cho biết người dùng sẽ phải trả 8 USD/tháng để đăng ký dịch vụ hàng tháng Twitter Blue. Tính năng này cam kết chỉ cần trả phí, người dùng sẽ được xác minh và nhận tick xanh cho tài khoản.
“Từ trước đến nay, hệ thống của Twitter luôn phân cấp rõ ràng giữa tài khoản có tick xanh và không có tick xanh. Nhưng bây giờ thì quyền lực đã thuộc về tay người dùng chỉ với 8 USD/tháng cho Twitter Blue”, ông chủ kiêm CEO mới của Twitter viết.
80% người dùng Twitter nói không với trả tiền.
Dịch vụ này sẽ xuất hiện ở nhiều quốc gia từ Mỹ, Canada, Australia và New Zealand, tuy nhiên mức giá sẽ thay đổi tùy vào quốc gia.
Theo The Guardian, sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến gần 400.000 người dùng đã được xác minh tài khoản trên Twitter.
Tuy nhiên, trong một cuộc khảo sát của nhà đầu tư Jason Calacanis làm việc dưới trướng Elon Musk, 80% người dùng đã phản hồi rằng họ sẽ không chi tiền để mua dịch vụ này.
Trước đó, Elon Musk đã đề xuất thay đổi buộc người dùng sẽ phải trả tiền để giữ tick xanh xác thực tài khoản để kiếm nguồn doanh thu mới trên Twitter.
Thay đổi này đã ngay lập tức làm dậy sóng Twitter. Người dùng mạng xã hội Twitter phàn nàn rằng cơ chế thu phí mới giống như “bán tương tác” cho những người có khả năng chi trả.
Nhà văn Stephen King, sở hữu gần 7 triệu người theo dõi, cũng tỏ ra phản đối. “Đáng lẽ ra họ nên trả tiền tôi mới phải. Tiền không phải là vấn đề, mấu chốt nằm ở quy định khó hiểu của họ”, ông viết.
Đến sáng ngày 2/11, Elon Musk đã bình luận bên dưới bài viết của nhà văn cùng với mức phí ông đề xuất cho người dùng có tick xanh.
“Mọi người cũng cần phải trả phí vì Twitter không thể chỉ phụ thuộc vào các nhà quảng cáo. 8 USD/tháng thì sao?”, ông chủ mới của Twitter đặt câu hỏi.
Trả tiền để được ưu tiên trên Twitter.
Theo CNN, sau đó, Elon Musk đã một lần nữa nhắc đến con số 8 USD và nói rõ về kế hoạch thu phí của mình. Vị tỷ phú nói rằng các bài đăng và phản hồi của tài khoản tick xanh sẽ được ưu tiên, dễ được gợi ý cho người dùng khác và dễ hiện lên trang chủ hơn.
Người dùng trả phí cũng có khả năng đăng các video hoặc âm thanh dài hơn và chỉ thấy một nửa số quảng cáo so với người dùng miễn phí. Còn các cơ quan truyền thông hợp tác với Twitter sẽ được miễn thu phí hàng tháng, ông cho biết.
“Điều này sẽ giúp Twitter có thêm nguồn thu nhập mới để có thể tặng cho các nhà sản xuất nội dung”, Elon Musk cho biết thêm.
Các công ty tài chính cho Elon Musk vay trong thương vụ Twitter đã tỏ ra ủng hộ chính sách thu phí này. CEO Changpeng Zhao của Binance nói rằng ông đồng ý với kế hoạch này vì sẽ giúp giảm số lượng tài khoản giả. “Chúng tôi đều rất ủng hộ và cho rằng đây là một ý tưởng hay”, CZ nói.
Động thái này cho thấy Elon Musk đang phải cân đo đong đếm các vấn đề tài chính để đối mặt hàng loạt thách thức sau khi sở hữu Twitter.
CEO Tesla đã vay 13 tỷ USD để hoàn thành thương vụ 44 tỷ USD. Do đó, ông buộc phải tìm cách tăng doanh thu cho một công ty mạng xã hội vốn thất thu trong suốt lịch sử thành lập đến nay.
Ngay sau khi tiếp quản Twitter, Musk đã gây náo động khi sa thải hàng loạt giám đốc cấp cao của công ty và lên kế hoạch thay máu nhân sự.
Ông còn nói rằng có ý định đưa Vine, dịch vụ chia sẻ video ngắn trước đây của Twitter, trở lại, đồng thời tăng giới hạn ký tự trên nền tảng. “Toàn bộ quy trình xác minh tài khoản đang được cải tổ”, Musk chia sẻ hôm 30/10.
Trước đó, ông đã nhiều lần đề xuất tính phí xác minh tài khoản với công ty mạng xã hội. Hồi tháng 4, ông nói rằng những người dùng trả phí nên “nhận được một dấu tick xác thực”.
“Mức phí nên nằm trong khoảng 2 USD/tháng đối với những người trả phí ít nhất 12 tháng liên tục. Nếu lừa đảo hoặc spam, tài khoản sẽ bị khóa và không hoàn lại tiền”, ông chia sẻ trên Twitter cá nhân.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu tất cả các kiến thức quan trọng cần biết về thuật ngữ định vị thương hiệu (Brand Positioning) như: định vị thương hiệu là gì? Vai trò của định vị thương hiệu trong marketing và kinh doanh? Các bước chính cần làm để định vị thương hiệu là gì? Các mô hình và chiến lược định vị thương hiệu phổ biến hiện nay và hơn thế nữa.
Định vị thương hiệu (Tiếng Anh là Brand Positioning) là khái niệm mô tả quá trình hoạt động với mục tiêu in đậm hình ảnh của thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng mục tiêu. Với những người làm marketing hay xây dựng thương hiệu, trong bối cảnh khi hành vi của người tiêu dùng ngày càng thay đổi nhanh chóng, cùng với đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các đối thủ với nhau, định vị thương hiệu là yếu tố mang tính sống còn quyết định sự tồn tại và sức ảnh hưởng của thương hiệu trên thị trường.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài:
Tại sao định vị thương hiệu lại quan trọng hay vai trò của định vị thương hiệu là gì trong doanh nghiệp?
Các bước xây dựng chiến lược định vị thương hiệu.
Định vị thương hiệu và định vị sản phẩm.
Các kiểu chiến lược định vị thương hiệu chính hiện có là gì?
Bản đồ định vị thương hiệu là gì?
Một số ví dụ về cách các thương hiệu lớn định vị thương hiệu của họ.
FAQs – Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến thuật ngữ định vị thương hiệu.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Định vị thương hiệu là gì?
Định vị thương hiệu trong tiếng Anh có nghĩa là Brand Positioning.
Định vị thương hiệu là quá trình một doanh nghiệp hay thương hiệu nào đó định vị thương hiệu của họ trong tâm trí của khách hàng hay đối tượng mục tiêu.
Cũng như khái niệm thương hiệu, định vị thương hiệu không nằm ở ý muốn chủ quan của các doanh nghiệp hay người làm marketing mà phụ thuộc vào cách suy nghĩ, tiếp nhận thông điệp hay tâm trí của khách hàng.
Không giống với các hoạt động branding hay xây dựng nhận diện thương hiệu, định vị thương hiệu là một chiến lược dài hạn được sử dụng để tạo ra sự khác biệt cho các sản phẩm và dịch vụ doanh nghiệp so với các đối thủ còn lại.
Định vị thương hiệu hiệu quả là khi một thương hiệu được coi là có giá trị, đáng tin cậy hay được yêu thích đối với người tiêu dùng.
Kết quả cuối cùng của quá trình định vị thương hiệu là thương hiệu có một vị trí quan trọng trong tâm trí của người tiêu dùng, nó chính là thứ giúp khách hàng phân biệt một thương hiệu cụ thể với các thương hiệu còn lại.
Liên quan đến khái niệm định vị thương hiệu, có một câu nói mà các marketer không thể không nằm lòng đó là:
“Bạn chỉ có cơ hội định vị thương hiệu của mình khi bạn làm một điều gì đó khác biệt và có giá trị (gây được sự chú ý). Bất cứ điều gì khác chỉ là sự so sánh.”
Định vị thương hiệu trong Marketing.
Nằm trong bối cảnh tổng thể là quản trị Marketing, định vị thương hiệu là một thành phần có trong quy trình R-STP-MM-I-C tổng thể bao gồm:
Nghiên cứu thị trường (R), Phân khúc (Segmentation), lựa chọn và định vị thương hiệu hay thị trường mục tiêu (Targeting – Brand Positioning), Marketing hỗn hợp (Marketing Mix), Thực thi (I) và cuối cùng là Kiểm tra (C).
Tại sao định vị thương hiệu lại quan trọng hay vai trò của định vị thương hiệu là gì trong doanh nghiệp?
Cũng tương tự như bối cảnh ra đời của khái niệm marketing hay cả thương hiệu (Brand), định vị thương hiệu xảy ra và có giá trị trong nền kinh tế thị trường, nơi có vô số các doanh nghiệp đang cố gắng bán các sản phẩm tương tự nhau, giải quyết những vấn đề về cơ bản là giống nhau cho người tiêu dùng.
Khi người tiêu dùng có vô số các lựa chọn khác nhau, điều gì sẽ là yếu tố quyết định khiến họ muốn mua một sản phẩm nào đó, đây chính xác là những gì mà quá trình định vị thương hiệu hướng tới.
Mục tiêu mà các chiến lược định vị thương hiệu hướng tới là giúp khách hàng ghi nhớ và tin tưởng nhiều hơn về thương hiệu để từ đó có ý định mua hàng nhiều hơn với thương hiệu (khi có nhu cầu phát sinh).
Hơn một thế kỷ trước, một công ty sản xuất nước ngọt đã quyết định ra mắt một sản phẩm chưa từng xuất hiện trước đây: thức uống có chứa chất cola đầu tiên trên thế giới.
Với định vị được xem là tiêu chuẩn vàng của loại nước ngọt có ga này, giờ đây, Coca-Cola là một trong những thương hiệu đồ uống có chứa cola lớn nhất thế giới.
Định vị thương hiệu cho phép một doanh nghiệp cụ thể tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.
Sự khác biệt này giúp doanh nghiệp dễ dàng nâng cao nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness), bảo vệ lòng trung thành của khách hàng về thương hiệu (Brand Loyalty), truyền tải các giá trị, hay cả những thay đổi về chiến lược giá bán (bớt nhạy cảm hơn về giá) – tất cả những điều này đều tác động một cách tích cực đến doanh thu và khả năng tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường.
Tùy thuộc vào bản chất của sản phẩm và ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp, chiến lược định vị và thông điệp định vị cũng sẽ khác nhau.
Dưới đây là một số kiểu chiến lược định vị thương hiệu mà bạn có thể tham khảo.
Trước khi đi sâu vào từng kiểu chiến lược định vị, bạn cần hiểu về khái niệm chiến lược.
Chiến lược là gì?
Chiến lược là thuật ngữ dùng để chỉ các bản kế hoạch (Plan) tổng thể hay các định hướng chung được xây dựng để đạt được một hoặc nhiều các mục tiêu khác nhau trong dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.
Chiến lược chính là các bản kế hoạch dài hạn mang tính định hướng tổng thể được thiết kế để giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu khác nhau trong những điều kiện bất ổn và mơ hồ (VUCA) khác nhau.
Chiến lược mô tả các nguồn lực sẵn có (thường bị hạn chế) được sử dụng để đạt được các mục tiêu (thường không bị hạn chế) trong tương lai.
Bạn có thể xem chiến lược là gì để tìm hiểu đầy đủ nhất về thuật ngữ này.
Các chiến lược định vị thương hiệu.
Có 5 kiểu chiến lược định vị thương hiệu mà bạn có thể sử dụng bao gồm:
Chiến lược định vị thương hiệu dựa trên dịch vụ khách hàng.
Chiến lược định vị thương hiệu dựa trên sự thuận tiện.
Chiến lược định vị thương hiệu dựa trên giá bán.
Chiến lược định vị thương hiệu dựa trên chất lượng.
Chiến lược khác biệt hóa.
Các chiến lược định vị khác.
1. Chiến lược định vị thương hiệu dựa trên dịch vụ khách hàng.
Nếu bạn là các nhà bán lẻ (Retailer) hay các thương hiệu F&B như Starbucks, bạn thấy rằng, yếu tố quyết định chất lượng của thương hiệu không chỉ đến từ các sản phẩm (chẳng hạn như cafe) mà còn là từ dịch vụ khách hàng, tức cách mà doanh nghiệp phục vụ khách hàng của họ.
Trong khi doanh nghiệp cũng có thể xây dưng sự khác biệt dựa trên sản phẩm, họ hoàn toàn có thể định vị thương hiệu của họ dựa trên các dịch vụ khách hàng khác biệt.
Bạn thử hình dung xem, điều gì sẽ xảy ra nếu Tiki coi họ là sàn thương mại điện tử có tốc độ giao hàng nhanh nhất (dịch vụ giao hàng) chỉ sau 1 giờ từ lúc đặt hàng.
Một ví dụ khác là với đế chế Apple, trong khi giá bán của Apple khá cao, nhân viên hỗ trợ của họ lại rất thân thiện và phản hồi khách hàng một cách nhanh chóng, chính điều này cũng góp phần tạo nên giá trị thương hiệu của Apple.
Nếu bạn từng tìm hiểu qua về mô hình làm marketing theo kiểu Flywheel, bạn có thể thấy rằng, dịch vụ khách hàng là một trong những mắt xích quan trọng nhất để khiến cho bánh đà kinh doanh của doanh nghiệp không ngừng quay theo hướng có lợi.
Nếu một khách hàng hài lòng, sự hài lòng đó sẽ nhanh chóng lan toả đến những khách hàng khác, và sự không hài lòng hay dịch vụ kém cũng sẽ hoạt động theo cách tương tự.
Nếu thương hiệu của bạn không muốn chi quá nhiều tiền cho quảng cáo, đây sẽ là chiến lược khôn ngoan nhất.
2. Chiến lược định vị thương hiệu dựa trên sự thuận tiện.
Trong bối cảnh kinh doanh ngày nay, nhu cầu hay kỳ vọng của khách hàng với thương hiệu đã không ngừng thay đổi. Họ không chỉ còn quan tâm về giá bán, chất lượng sản phẩm hay là dịch vụ, họ còn quan tâm đến sự thuận tiện.
Chiến lược định vị thương hiệu dựa trên sự thuận tiện hay tiện lợi nêu bật lý do tại sao sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp lại thuận tiện hơn để sử dụng so với các sản phẩm hay dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh hiện có trên thị trường.
Sự thuận tiện này có thể dựa trên các yếu tố như vị trí (địa lý), dễ sử dụng, khả năng tiếp cận rộng, hỗ trợ nhiều (đa) nền tảng và hơn thế nữa.
Ví dụ nếu bạn là người làm marketing cho các doanh nghiệp đang kinh doanh chuỗi cửa hàng tiện lợi, hay một doanh nghiệp cung cấp một sản phẩm đa năng (sử dụng cho nhiều nục đích) nào đó, đây sẽ là chiến lược mà bạn có thể áp dụng.
Khi lựa chọn chiến lược này, bạn cũng cần phải kiểm tra xem liệu sản phẩm hay dịch vụ của bạn có thực sự tiện lợi hay không theo cảm nhận của người tiêu dùng thay vì là ý kiến chủ quan của cá nhân.
3. Chiến lược định vị thương hiệu dựa trên giá bán.
Thay vì coi dịch vụ hay sự thuận tiện là điểm nhấn lớn nhất nêu bật sự khác biệt của thương hiệu (theo hướng có lợi cho khách hàng), doanh nghiệp cũng có thể áp dụng đối với chiến lược giá bán.
Một doanh nghiệp hay thương hiệu khi sử dụng chiến lược định vị thương hiệu dựa trên giá bán có nghĩa là họ cần phải chứng minh rằng các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ hiện đang có một mức giá hợp lý nhất hay nó là lựa chọn tối ưu nhất cho khách hàng.
Khi doanh nghiệp định vị sản phẩm của mình là rẻ nhất trên thị trường (ví dụ như cách mà hãng hàng không Jetstar Airways đã làm tại thị trường Việt Nam), họ có thể tạo ra một lượng lớn khách hàng vì phần lớn trong số họ đều không muốn chi tiêu nhiều hơn cho thứ mà họ đang cần.
Mặc dù là chiến lược được sử dụng rất phổ biến và có tiềm năng cao, định vị thương hiệu dựa trên giá bán cũng đi kèm với những rủi ro và nhược điểm nhất định – cụ thể là nó khiến cho khách hàng tiềm năng nghĩ rằng bạn đang cung cấp các sản phẩm chất lượng thấp.
4. Chiến lược định vị thương hiệu dựa trên chất lượng.
Ngược lại với chiến lược nói trên, những gì mà định vị thương hiệu dựa trên chất lượng hướng tới là bằng cách cung cấp các sản phẩm hay dịch vụ có chất lượng cao hơn, doanh nghiệp có thể bán được nhiều hàng hơn với giá bán thậm chí là cao hơn.
Các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược này thường tự tin với những công nghệ (tiên phong) hay quy trình sản xuất sản phẩm đặc biệt, thứ có thể khiến cho chất lượng của sản phẩm luôn ở mức cao nhất và hiển nhiên là khó cạnh tranh nhất (rào cản lớn).
Chất lượng của một sản phẩm có thể được thể hiện thông qua khả năng đáp ứng kỳ vọng của khách hàng, độ bền, tính ổn định theo thời gian, hay những thông số khác gắn liền với từng ngành công nghiệp cụ thể.
Chất lượng của một dịch vụ có thể được thể hiện thông qua mức độ hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ, các tiêu chuẩn đánh giá dịch vụ hay những lời chứng thực của khách hàng, những người đã từng sử dụng sản phẩm (Social Proof).
5. Chiến lược khác biệt hóa.
Là một trong những chiến lược định vị thương hiệu táo bạo nhất, chiến lược khác biệt hoá thường dựa vào năng lực sáng tạo của doanh nghiệp hay tính khác biệt độc đáo (USP) của các sản phẩm và dịch vụ. Tesla là một ví dụ tuyệt vời.
Trước khi Tesla xuất hiện, chưa có một chiếc xe chạy thuần điện nào đủ sức hấp dẫn để mua. Giờ đây, đây là công ty công nghệ hàng đầu tiên phong trong lĩnh vực xe hơi tự lái và robot AI, vượt qua cả những thương hiệu lâu đời như Toyota của Nhật Bản hay Mercedes của Đức.
Nếu doanh nghiệp quyết định thực hiện chiến lược này, hãy nhớ rằng, dù cho mục tiêu của bạn khi định vị thương hiệu là gì, những người tiêu dùng coi trọng sự đổi mới sẽ bị thu hút bởi thương hiệu và sản phẩm của thương hiệu.
6. Các chiến lược định vị thương hiệu khác.
Ngoài các chiến lược định vị thương hiệu phổ biến nói trên, còn có vô số các cách tiếp cận khác như định vị thương hiệu là người dẫn đầu (đi tiên phong), là thương hiệu được sử dụng phổ biến nhất hay là thương hiệu bền vững nhất chẳng hạn.
Ngoài ra, có một cách tiếp cận khác là so sánh trực tiếp thương hiệu của bạn với đối thủ cạnh tranh. Trong chiến lược này, bạn sẽ trực tiếp gợi ra hình ảnh của đối thủ trong các chiến dịch quảng cáo và nêu bật lợi thế của sản phẩm của thương hiệu so với sản phẩm tương tự khác của đối thủ.
Nói tóm lại, như bạn có thể thấy, tuỳ thuộc vào từng ngành hàng hay mục tiêu của doanh nghiệp, bạn có thể lựa chọn các chiến lược định vị thương hiệu khác nhau.
Tuy nhiên, dù cho cách tiếp cận của bạn là gì, mục tiêu của hoạt động định vị vẫn là “có một chỗ đứng ưu tiên” trong tâm trí của người tiêu dùng.
Các bước định vị thương hiệu.
Một khi bạn đã có thể hiểu rõ về khái niệm định vị thương hiệu hay bản chất của định vị thương hiệu là gì, bạn có thể bắt đầu vào quá trình xây dựng chiến lược định vị thương hiệu, dưới đây là các yếu tố chính cần có hay các bước định vị thương hiệu.
Xác định định vị hiện tại của thương hiệu.
Tạo biểu đồ thể hiện các yếu tố cốt lõi của thương hiệu.
Xác định đối thủ cạnh tranh.
Tiến hành nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.
Xác định đề xuất giá trị độc đáo của thương hiệu (USP).
Xây dựng mô hình định vị thương hiệu.
Xây dựng tuyên ngôn định vị thương hiệu.
Kiểm tra mức độ ảnh hưởng của yếu tố định vị.
Thiết lập các kết nối cảm xúc với khách hàng và khách hàng tiềm năng.
Củng cố sự khác biệt của thương hiệu trong quá trình bán hàng.
Xây dựng giá trị.
Đảm bảo rằng tất cả các nhân viên đều hiểu về định vị của thương hiệu.
Dưới đây là chi tiết từng bước.
1. Xác định định vị hiện tại của thương hiệu.
Hiện tại, bạn đang đảm nhận marketing cho một thương hiệu mới hay cho một thương hiệu đã có sẵn với các tuyên bố định vị tương ứng.
Nghiên cứu định vị thương hiệu hiện tại giúp cho bạn có thêm hiểu biết (Insight) về nơi mà bạn sẽ đến tiếp theo. Bạn sẽ cần hiểu vị trí hiện tại của mình để từ đó có thể phân tích sâu hơn về khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Bạn có thể bắt đầu điều này bằng cách xem xét khách hàng mục tiêu của bạn, họ là ai và họ cần gì. Tiếp theo, hãy xác định sứ mệnh, giá trị của thương hiệu và điều gì khiến thương hiệu của bạn khác biệt so với phần còn lại của thị trường.
Cuối cùng, hãy xem xét đề xuất giá trị của bạn (USP, UVP), tính cách thương hiệu (Brand Personality), tiếng nói thương hiệu và hơn thế nữa.
2. Tạo biểu đồ thể hiện các yếu tố cốt lõi của thương hiệu (Brand Essence).
Một khi bạn đã có thể xác định được định vị thương hiệu của bạn là gì, đã đến lúc bạn cần phải phân tích sâu hơn về ý nghĩa của thương hiệu đối với khách hàng (mục tiêu).
Có một khái niệm mà tất cả những người làm marketing và thương hiệu cần nắm ở đây là bản chất hay các yếu tố cốt lõi của thương hiệu (Brand Essence) từ cả góc nhìn của doanh nghiệp lẫn khách hàng.
Brand Essence sẽ có các thành phần chính dưới đây:
Các thuộc tính: Chính là các tính năng của sản phẩm.
Lợi ích: Khách hàng sẽ nhận được gì khi trải nghiệm các thuộc tính của sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu.
Tính cách: Cũng như con người chúng ta, thương hiệu cũng có tính cách riêng của nó, dù là êm ái như Mercedes hay mạnh mẽ như Porsche. Tính cách thương hiệu chính là thứ để phân biệt thương hiệu của bạn với các đối thủ cạnh tranh.
Cơ sở niềm tin: Cơ sở niềm tin cũng là một phần rất quan trọng của thương hiệu mà cụ thể là với các hoạt động định vị thương hiệu. Bạn cần tự trả lời, nền tảng làm cơ sở niềm tin của thương hiệu của bạn là gì? Đó có thể là lịch sử lâu đời về năng lực chuyên môn trong ngành, các giải thưởng và sự công nhận của các cơ quan có liên quan hay cả những công nhận từ phía khách hàng.
Điều gì nói về thương hiệu (từ góc nhìn của khách hàng): Thương hiệu của bạn nói lên điều gì về nhóm khách hàng lý tưởng của bạn? Bạn có thể sử dụng phần tính cách thương hiệu (Brand Personality) nói trên để hoàn thành nội dung này.
Những cảm xúc khách hàng có với thương hiệu: Những từ khoá mà khách hàng lý tưởng của bạn có thể sử dụng để mô tả cảm xúc của họ khi họ tương tác với thương hiệu của bạn là gì? Như đã phân tích ở các phần nội dung trước đó, những gì mà hoạt động định vị thương hiệu hướng tới là suy nghĩ của khách hàng về thương hiệu.
Định vị – Bản chất thương hiệu: Cuối cùng, bạn sẽ cần kết hợp tất cả các yếu tố nói trên lại với nhau để tạo ra một thứ gọi là “bản tuyên ngôn”, nó đơn giản là mô tả những gì mà khách hàng nên hiểu và in dấu về thương hiệu (từ trong tâm trí và tiềm thức).
3. Xác định đối thủ cạnh tranh.
Dù là xây dựng chiến lược định vị thương hiệu hay chiến lược marketing, bạn không thể tách rời khỏi yếu tố cạnh tranh từ các đối thủ trên thị trường (và cả những đối thủ tiềm ẩn có thể sẽ gia nhập thị trường).
Nghiên cứu đối thủ sẽ giúp bạn quyết định những gì bạn có thể làm tốt nhất trong chiến lược của mình để có được vị thế tốt hơn.
Bạn có thể sử dụng các phương pháp dưới đây để nghiên cứu đối thủ:
Tiến hành nghiên cứu thị trường: Bạn có thể tìm kiếm tất cả các đối thủ hiện có, hỏi đội ngũ bán hàng về tình hình bán hàng và những đối thủ mà khách hàng đang cân nhắc.
Sử dụng phản hồi của khách hàng: Hỏi khách hàng của bạn xem họ đang cân nhắc những doanh nghiệp hoặc sản phẩm nào trong khi tìm hiểu về bạn.
Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội: Social Listening cũng là công cụ nghiên cứu đắc lực mà bạn có thể sử dụng.
4. Tiến hành nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.
Một khi bạn đã xác định được đối thủ cạnh tranh của mình là ai, đã đến lúc bạn cần tiến hành nghiên cứu sâu hơn về đối thủ. Liên quan đến hoạt động định vị thương hiệu, bạn cũng cần xác định cách mà đối thủ đang định vị chính họ.
Những sản phẩm hoặc dịch vụ mà đối thủ của bạn cung cấp là gì?
Những chiến lược Marketing nào họ đang sử dụng thành công nhất.
Vị trí của họ trên thị trường hiện tại là gì (kết quả của quá trình định vị thương hiệu)?
5. Xác định đề xuất giá trị độc đáo của thương hiệu (USP).
Xây dựng một thương hiệu độc đáo và có những giá trị riêng biệt (Unique) là những gì bạn cần làm để khiến cho thương hiệu trở nên khác biệt hơn.
Hãy bắt đầu bằng cách xác định điều gì thực sự có ý nghĩa đối với thương hiệu của bạn – và sau đó xây dựng hình ảnh của thương hiệu dựa trên điều này.
Khi bạn so sánh các sản phẩm hoặc dịch vụ của mình với sản phẩm hoặc dịch vụ của đối thủ, bạn có thể nhận thấy những điểm yếu của họ và cũng là điểm mạnh của chính mình, đây chính là yếu tố làm cho thương hiệu của bạn trở nên riêng biệt hơn – và đây cũng là điểm khởi đầu hoàn hảo để định vị thương hiệu của bạn trên thị trường.
6. Xây dựng mô hình định vị thương hiệu.
Nếu bạn đã đọc kỹ từ các phần nội dung từ đầu bài đến đây, bạn thấy rằng, việc định vị thương hiệu không hề đơn giản khi bạn có quá nhiều điểm tiếp xúc hay công việc cần làm.
Việc xây dựng một mô hình (framework) định vị thương hiệu là thứ bạn có thể làm để khiến cho quá trình này trở nên dễ kiểm soát hơn.
Một mô hình định vị thương hiệu tiêu chuẩn sẽ đi từ cao đến thấp, từ những yếu tố mang tính chiến lược đến các chiến thuật nhỏ hơn:
Tuyên ngôn định vị thương hiệu là một bản tuyên bố gồm một hoặc hai câu truyền đạt giá trị độc đáo hay riêng biệt của thương hiệu cho khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh.
Một số câu hỏi bạn cần tự hỏi trước khi xây dựng tuyên ngôn định vị.
Khách hàng mục tiêu của bạn là ai?
Loại sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là gì?
Lợi ích lớn nhất của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là gì?
Bằng chứng về lợi ích đó là gì?
Ví dụ: hãy xem tuyên ngôn định vị của Amazon: “Tầm nhìn của chúng tôi là trở thành công ty lấy khách hàng làm trọng tâm (customer centric) nhất trên thế giới; xây dựng nên một nơi mà mọi người có thể đến để tìm kiếm và khám phá bất cứ thứ gì họ có thể muốn mua trực tuyến.”
8. Kiểm tra mức độ ảnh hưởng của yếu tố định vị.
Việc xây dựng và định vị thương hiệu đã khó, để hoạt động định vị thực sự có ảnh hưởng đến cách khách hàng mục tiêu nghĩ về thương hiệu lại càng khó hơn.
Khi tuyên ngôn định vị của bạn được tạo, đã đến lúc bạn cần kiểm tra, thử nghiệm và thu thập phản hồi từ khách hàng về việc liệu định vị của bạn có đạt được mục tiêu hay không.
9. Thiết lập các kết nối cảm xúc với khách hàng và khách hàng tiềm năng.
Khi tương tác với bất kỳ thương hiệu nào, khách hàng, về bản chất là không cần sản phẩm hay dịch vụ mà là họ cần được thoả mãn một nhu cầu hay giải quyết một nỗi đau nào đó, họ cần thương hiệu “đối xử” và tương tác với họ ở cấp độ con người thay vì mua-bán.
Trước khi tiến hành bán hàng, hãy tìm cách giúp khách hàng tiềm năng của bạn có những trải nghiệm tích cực hơn với thương hiệu.
Ví dụ: khi bắt đầu quy trình bán hàng, các nhân viên bán hàng nên dành nhiều thời gian để tìm hiểu về khách hàng hay xem khách hàng đang tìm cách giải quyết vấn đề gì.
10. Củng cố sự khác biệt của thương hiệu trong quá trình bán hàng.
Nằm trong tổng thể các hoạt động marketing, định vị thương hiệu không chỉ giới hạn ở một bộ phận nào đó hay chỉ nằm ở quá trình làm thương hiệu (truyền thông).
Bạn cần đảm bảo rằng khách hàng tiềm năng của bạn hiểu rõ điều gì làm cho thương hiệu của bạn trở nên khác biệt trong suốt quá trình bán hàng.
11. Xây dựng giá trị.
Mục tiêu chính của thương hiệu phải là giúp khách hàng tiềm năng giải quyết một vấn đề hoặc vượt qua một thử thách nào đó mà họ đang gặp phải. Trong trường hợp lý tưởng nhất, các đề xuất của thương hiệu là một phần của giải pháp.
12. Đảm bảo rằng tất cả các nhân viên đều hiểu về định vị của thương hiệu.
Khi bạn tìm hiểu về khái niệm Customer Journey hay hành trình mua hàng của khách hàng, bạn thấy rằng, để đến được giai đoạn mua hàng, mỗi khách hàng phải trải qua khá nhiều giai đoạn khác nhau với nhiều điểm tiếp xúc khác nhau.
Sự thật là, các điểm tiếp xúc này hiếm khi chỉ giới hạn với các nhân viên hay bộ phận marketing mà là toàn bộ các nhân viên trong doanh nghiệp.
Bạn cần đảm bảo rằng tất cả các nhân viên ở các phòng ban đều hiểu về cách mà thương hiệu của bạn đang định vị.
FAQs – Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến thuật ngữ định vị thương hiệu.
Định vị thương hiệu tiếng Anh là gì?
Định vị thương hiệu trong tiếng Anh có nghĩa là Brand Positioning. Brand Positioning là một thành phần trong quy trình quản trị marketing tổng thể là R (Market Research) – STP (Segmentation – Targeting – Brand Positioning) – MM (Marketing Mix) – I (Implementation) – C (Checking).
Bản đồ định vị thương hiệu là gì?
Bản đồ định vị thương hiệu thể hiện điểm mạnh và điểm yếu của thương hiệu đối với một số thuộc tính quan trọng đối với khách hàng mục tiêu. Nó giúp thương hiệu xác định các cơ hội thị trường, các lĩnh vực mà thương hiệu có lợi thế cạnh tranh và hơn thế nữa.
Tuyên ngôn định vị thương hiệu là gì?
Tuyên ngôn định vị thương hiệu phác thảo chính xác những gì thương hiệu đang làm, làm cho ai và điều gì khiến thương hiệu khác biệt. Ý tưởng chính đằng sau các bản tuyên ngôn định vị thương hiệu là tạo ra một thị trường ngách riêng biệt cho thương hiệu trong tâm trí của người tiêu dùng mục tiêu.
Định vị thương hiệu hiểu đơn giản là gì?
Hiểu một cách đơn giản, định vị thương hiệu là quá trình một doanh nghiệp hay thương hiệu nào đó định vị cho thương hiệu của họ trong tâm trí của khách hàng hay đối tượng mục tiêu. Kết quả của quá trình định vị là có một “vị trí” trong tâm trí của khách hàng.
Tái định vị thương hiệu là gì?
Tái định vị hay tái định vị thương hiệu có nghĩa là thương hiệu muốn thay đổi định vị thương hiệu của họ, thay đổi cách mà thương hiệu mong muốn khách hàng mục tiêu biết về họ. Ví dụ, ứng dụng hẹn hò Tinder từng tái định vị thương hiệu của họ với mong muốn, người dùng Tinder không chỉ nên coi ứng dụng này là ứng dụng kiểu tìm kiếm “bạn tình”, mà nó là ứng dụng kết bạn, giao lưu văn hoá và hơn thế nữa.
Kết luận.
Với tư cách là những người làm marketing, khi mục tiêu cuối cùng là bán được nhiều hàng hơn và phát triển bền vững hơn, có một vị trí tốt trong tâm trí của khách hàng dường như là yêu cầu mang tính bắt buộc.
Bằng cách hiểu định vị thương hiệu là gì, các chiến lược định vị mà thương hiệu có thể lựa chọn, cũng như cách để bắt đầu xây dựng cho mình một bản kế hoạch chiến lược định vị thương hiệu hoàn chỉnh, bạn đã sẵn sàng để phát triển thương hiệu của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Sau khi trở thành CEO mới của Twitter, Elon Musk hiện đang có kế hoạch hồi sinh lại ứng dụng video dạng ngắn Vine, nền tảng được Twitter mua lại từ năm 2012.
Tin đồn về sự hồi sinh của ứng dụng video Vine có thể trở thành sự thực, với một báo cáo khẳng định chủ sở hữu mới của Twitter, Elon Musk, đã yêu cầu với các kỹ sư làm việc để đưa ứng dụng trở lại, theo Apple Insider.
Việc mua lại mạng xã hội Twitter của Elon Musk đã dẫn đến rất nhiều thay đổi về dịch vụ của mạng xã hội này và thậm chí còn có nhiều lời đồn đoán hơn về tương lai của nó.
Có vẻ như một số tin đồn liên quan đến Vine, một nền tảng video ngắn từng rất nổi tiếng thuộc sở hữu của Twitter, đã dừng hoạt động từ năm 2016.
Theo nguồn tin của Axios, Elon Musk đã yêu cầu các kỹ sư tại Twitter khởi động lại dự án Vine. Người ta cho rằng sự hồi sinh của ứng dụng này có thể diễn ra vào cuối năm 2022, mặc dù đây là một thách thức không hề nhỏ với đội ngũ phát triển Twitter.
Các kỹ sư đã được chỉ định để xem xét mã nguồn của Vine, đã không được bảo trì hoặc cập nhật kể từ khi dịch vụ ngừng hoạt động vào năm 2016. Một nguồn báo cáo cho biết “cần rất nhiều công việc” để đem Vine trở lại.
Trong một tweet của Sara Beykpour, một cựu nhân viên của Vine, cơ sở mã của ứng dụng này ít nhất đã sáu năm tuổi và một số phần tử đã tồn tại hơn mười năm.
“Bạn không muốn nhìn vào đó. Nếu bạn muốn hồi sinh Vine, bạn nên bắt đầu lại”, cựu nhân viên đã tweet một lời khuyên cho đội ngũ hiện tại.
Nhiệm vụ có thể được đơn giản hóa nếu các kỹ sư tận dụng mã liên quan đến video trong Twitter. Tuy nhiên, vẫn chưa có thông tin gì thêm về việc Twitter sẽ làm như nào để đưa Vine trở lại.
Những tin đồn về sự trở lại của Vine đã được củng cố bởi chính “Sếp Twitter” Elon Musk, người đã phát động một cuộc thăm dò với câu hỏi “Mang Vine trở lại ?” vào ngày 30.10. Sau 4 triệu lượt bình chọn, tùy chọn “Có” đã giành được gần 70% số phiếu.
Vine là động thái mới nhất của Elon Musk với Twitter, bên cạnh việc thay đổi hệ thống xác minh cũng như sa thải CEO và các giám đốc điều hành hàng đầu ngay sau khi mua lại.
Vine là gì?
Vine là một dịch vụ lưu trữ video dạng ngắn của Mỹ, nơi người dùng có thể chia sẻ các video clip dài sáu giây.
Vine được thành lập từ tháng 6.2012 và trở thành nền tảng phổ biến, nơi mọi người đăng video hài hước và cập nhật cuộc sống của mình dưới dạng nhật ký video. Trước khi có tính năng stories và TikTok, Vine là một “gã khổng lồ” trong việc chia sẻ video.
Twitter đã mua lại Vine vào tháng 10.2012 trước khi phát hành chính thức vào ngày 24.1.2013. Các video được xuất bản trên mạng xã hội của Vine cũng có thể được chia sẻ lên các nền tảng mạng xã hội khác nhau như Facebook và Twitter.
Khi vẫn còn hoạt động, Vine là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các dịch vụ truyền thông xã hội khác như Instagram và Pheed.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong khi từ lâu, cả Instagram Hashtag và Instagram SEO đều là các chiến thuật ưu tiên của các Marketer, tuy nhiên, sau những cập nhật mới đây, liệu Instagram Hashtag có còn hiệu quả hay Instagram SEO đã chiếm hết ưu thế.
Từ tháng 3 năm 2022, CEO Instagram Adam Moserri là người thông báo rằng thẻ hashtag (định dạng kiểu #marketingtrips) không còn thực sự quan trọng trên nền tảng này nữa.
Đây không phải là thông báo đầu tiên nói về tác dụng của các thẻ hashtag trên Instagram, trước đó, CEO này cũng từng thông báo rằng người dùng chỉ nên sử dụng 3-5 thẻ trên mỗi bài đăng mới có hiệu quả tốt nhất thay vì là lạm dụng quá nhiều thẻ.
Thay vì xem xét các thẻ hashtag, thuật toán của Instagram sẽ tập trung xác định các từ khoá có liên quan trong phần chú thích (captions), tức ưu tiên SEO.
Trước những sự thay đổi đột ngột này, không ít marketer đang tự hỏi liệu sự thật đằng sau những thông báo này là gì? hay đâu mới là sự thật?
Instagram SEO có còn hiệu quả không? Hay các hashtag trên Instagram vẫn là công cụ có sức mạnh lớn nhất trong việc thúc đẩy khả năng tiếp cận.
Để làm sáng tỏ nội dung này, nhóm nghiên cứu từ Hootsuite đã bắt đầu tiến hành các thử nghiệm để xác định kết quả.
Giả thuyết.
Sử dụng các từ khóa có liên quan trong phần chú thích của Instagram sẽ giúp bài đăng tiếp cận nhiều hơn so với việc sử dụng thẻ hashtag.
Được giới thiệu lần đầu vào năm 2010, các thẻ hashtag tức các thẻ được bắt đầu bằng ký tự # (dấu thăng), các thẻ này là một phần quan trọng để thúc đẩy việc nội dung được khám phá và bài đăng được tiếp cận nhiều hơn.
Trong nhiều năm, việc chọn đúng thẻ hashtag trên Instagram là chiến thuật ưu tiên hàng đầu trong mọi chiến lược truyền thông mạng xã hội trên cả Instagram lẫn các nền tảng khác, khi được kết hợp với các nội dung có trong phần chú thích, các bài đăng như được tăng tốc về khả năng được khám phá.
Trong những ngày đầu này, hoạt động SEO trên Instagram không mấy hiệu quả.
Nhưng sau đó, khi mọi người bắt đầu lạm dụng các thẻ hashtag, nhồi nhét với số lượng tối đa (30 thẻ) vào mỗi phần chú thích, ngay cả với các thẻ không hề liên quan đến nội dung của bài đăng, mọi thứ đã có phần thay đổi.
Việc thêm quá nhiều hashtag vào bài đăng vừa làm cho người dùng cảm thấy khó chịu vì họ không biết đâu mới là chủ đề chính, vừa làm cho các thuật toán khó đánh giá về nội dung của bài đăng, thứ mà sau đó hệ thống sẽ sử dụng để đề xuất và phân phối bài đăng đến với người dùng.
Các thuật toán Instagram sau đó ít quan tâm hơn đến các thẻ hashtag đồng thời cũng khuyến khích người dùng hạn chế lạm dụng tính năng này.
Từ các chia sẻ của CEO Instagram, trong bối cảnh mới, từ khoá (keyword) mới là yếu tố quyết định chứ không phải là hashtag như trước kia.
Phương pháp luận.
Để kiểm tra giả thuyết này, nhóm nghiên cứu của Hootsuite bắt đầu chuẩn bị nhiều bài đăng trên nhiều chủ đề khác nhau.
Một nửa số bài đăng được thêm nhiều từ khoá vào phần chú thích, và đối với nửa còn lại, sẽ sử dụng 3 đến 5 thẻ hashtag có liên quan.
Kết quả nhận được.
Với các bài đăng có phần chú thích tập trung vào từ khóa nhận được nhiều phạm vi tiếp cận hơn và tương tác nhiều hơn so với các thẻ hashtag. Hóa ra, CEO Instagram nói đúng.
Thông qua nhiều bài đăng với nhiều chủ đề khác nhau trong nhiều khoảng thời gian khác nhau, nhìn chung, các bài đăng có chú thích SEO đều có phạm vi tiếp cận cao hơn khoảng 30% so với những bài đăng sử dụng hashtag.
Tiếp đó, với các bài đăng tập trung vào nội dung SEO (Content), kết quả không chỉ là có lượng tiếp cận (Reach) cao hơn, các bài đăng này cũng có mức độ tương tác cao hơn.
Những kết quả này có ý nghĩa gì?
Một kết luận có thể rút ra là, hashtags không còn tác dụng như nó vốn có, thay vào đó, nội dung mà cụ thể là nội dung SEO tập trung vào các từ khoá mới thực sự mang lại hiệu quả cho các bài đăng trên Instagram.
Một bài đăng thành công không chỉ cần một hình ảnh đẹp.
Trong khi các hình ảnh hay đồ hoạ rất quan trọng trên Instagram vì xét cho cùng thì đây cũng là một nền tảng trực quan. Tuy nhiên, người dùng không chỉ muốn có một hình ảnh đẹp. Họ cũng muốn bối cảnh, tính xác thực (Authentic), ý nghĩa đằng sau và hơn thế nữa.
Chú thích chỉ là một cơ hội để cung cấp những điều này.
Phần chú thích cần liên quan đến bài đăng.
Nếu bạn đang tìm kiếm khả năng được khám phá và khả năng tiếp cận, thì phần chú thích của bạn đang trở nên khó hiểu hơn.
Những người theo dõi hiện tại của bạn có thể thích những phần chú thích của bạn, nhưng thuật toán lại không biết điều gì đang xảy ra.
Để có phạm vi tiếp cận tối đa, hãy sử dụng các từ khóa mô tả có thể giúp khán giả mới tìm thấy nội dung của bạn.
Nếu bạn định sử dụng thẻ hashtag, hãy ghép chúng với những phần chú thích phù hợp.
Thay vì chỉ sử dụng nhiều các thẻ hashtag, điều này có thể khiến các thuật toán cho rằng bạn đang cố tình spam, hay kết hợp chúng với những phần chú thích liên quan.
Vì vậy, nếu bạn định tiếp tục sử dụng thẻ này cho các bài đăng trên Instagram, hãy thử đặt chúng ở cuối phần chú thích của bài đăng.
Kết luận: Kết luận cho thấy, CEO Instagram đã đúng, nền tảng này đang không cố tình đánh lạc hướng người dùng mà thay vào đó đã linh hoạt thay đổi thuật toán để khiến mọi thứ trở nên phù hợp hơn, cho cả người dùng lẫn thương hiệu trên nền tảng.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong bối cảnh kinh doanh hết sức cạnh tranh như hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển, các thương hiệu cần có những sự hiểu biết “độc quyền” về khách hàng của mình, đó chính là những thông tin có liên quan và riêng biệt về khách hàng.
Hàng năm, các doanh nghiệp chi hàng tỷ USD để thu thập thông tin về khách hàng hay đối tượng mục tiêu của họ, từ việc mua dữ liệu của các công ty nghiên cứu thị trường, tự thực hiện các nghiên cứu hay cả những đợt hợp tác nghiên cứu.
Tuy nhiên, vì đa phần các dữ liệu được mua lại cũng có thể bị chia sẻ lại cho các đối thủ khác, hầu hết dữ liệu này không đáp ứng được yếu tố độc quyền hay duy nhất về sự hiểu biết của thương hiệu về khách hàng.
Để thực sự khác biệt và luôn dẫn đầu, các doanh nghiệp giờ đây cần triển khai một hệ thống bao gồm những sự hiểu biết độc quyền (đặc quyền) về khách hàng (privileged insights) – đó chính là những thông tin duy nhất và có liên quan mà họ có được về khách hàng.
Không giống như nghiên cứu thị trường, các thông tin chi tiết đặc quyền cung cấp những thông tin về nhu cầu, mong muốn (khao khát) và trải nghiệm thực tế của khách hàng.
Về cơ bản, các doanh nghiệp khác nhau có những cách khác nhau để thu thập insights, tuy nhiên, điểm chung của các quá trình này đó chính là khả năng tương tác hay đối thoại với khách hàng theo những cách trực tiếp trên cơ sở tạo dựng niềm tin và giá trị.
Kết quả cuối cùng là các doanh nghiệp có thể cung cấp các dịch vụ và giải pháp vượt ra ngoài thứ gọi là sản phẩm, tạo ra những trải nghiệm khách hàng mạnh mẽ và hấp dẫn hơn, tích hợp khách hàng vào việc phát triển sản phẩm và dịch vụ, tương tác tốt hơn trong suốt quá trình khách hàng sử dụng sản phẩm và hơn thế nữa.
Để định vị mình thành công hơn trong kỷ nguyên kỹ thuật số, các thương hiệu lớn như Adobe, Cleveland Clinic, Citigroup, Eli Lilly, Hitachi, Honeywell, Inditex, Komatsu, Microsoft, Philips, STC Pay hay Titan không chỉ tập trung vào yếu tố công nghệ hay xây dựng dữ liệu khách hàng, họ đầu tư nhiều hơn vào khả năng thấu hiểu khách hàng, coi sự hiểu biết về khách hàng là trung tâm của mô hình kinh doanh.
Họ tập trung vào việc gia tăng giá trị cho khách hàng, đồng thời tiếp thu và tận dụng lượng thông tin phong phú mà đối thủ cạnh tranh của họ không có. Bằng cách này, họ có thể trở nên khác biệt hơn nữa nhưng vẫn phù hợp và có liên quan với khách hàng.
Một câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để các doanh nghiệp có thể xây dựng những sự hiểu biết độc quyền về khách hàng của họ? Dưới đây là một số chiến lược mà các thương hiệu có thể tham khảo và học hỏi.
Thiết lập một nền tảng của niềm tin và giá trị.
Để bắt đầu, các thương hiệu cần xác định được cách mà họ có thể có được sự tin tưởng của khách hàng, đó là khi khách hàng hiểu rõ về các giá trị của thương hiệu và giá trị họ nhận được đằng sau mỗi lần tương tác.
Những khách hàng có thể thấy được mối liên kết giữa họ với thương hiệu hay cách thương hiệu có thể cải thiện cuộc sống của họ, họ sẵn sàng trao đổi những thông tin có lợi cho thương hiệu (và cho chính họ).
Xây dựng nền tảng lòng tin cũng có thể bao gồm việc giúp khách hàng hiểu rõ về cách thương hiệu thu thập và xử lý dữ liệu.
Thương hiệu sẽ sử dụng dữ liệu để chỉ nâng cao vị thế cạnh tranh so với đối thủ, để làm lợi cho chính thương hiệu hay để cải thiện trải nghiệm và lợi ích của khách hàng?
Bạn sẽ chịu trách nhiệm như thế nào khi sử dụng dữ liệu sai mục đích? hay làm thế nào để quá trình thu thập và xử lý dữ liệu được an toàn nhất?
Đây chính là nền tảng căn bản đầu tiên mà doanh nghiệp cần vượt qua trước khi có thể tiếp tục đi đến các giai đoạn xa hơn trong quá trình chinh phục khách hàng.
Tích hợp cách thương hiệu thu thập insights vào các hành động hàng ngày.
Tiếp đến, cũng tương tự như các hoạt động marketing khác, việc thu thập các insights độc quyền nên được diễn ra hàng ngày thay vì là theo một giai đoạn hay một thời điểm tách biệt nào đó.
Hãy biến việc thu thập sự hiểu biết về khách hàng trở thành một phần bắt buộc trong suốt quá trình tương tác với khách hàng, liên kết chặt chẽ với khách hàng. Điều này sẽ cho phép thương hiệu có được thông tin về khách hàng trong khi vẫn tạo ra giá trị cho họ.
Khi nói đến các hoạt động tìm kiếm insight, có một khái niệm mà bất cứ marketer nào cũng nên biết đó là điểm chạm (điểm tiếp xúc), chính là nơi mà khách hàng tương tác với thương hiệu dù là trên trường kỹ thuật số hay trực tiếp tại các cửa hàng.
Doanh nghiệp nên bắt đầu với tất cả các điểm chạm (Touchpoint) với khách hàng hiện tại, đó chính là các điểm chạm từ các bộ phận như dịch vụ khách hàng, hỗ trợ bảo hành, phân phối sản phẩm, bán hàng và hơn thế nữa.
Điểm cuối của quá trình này là thương hiệu cần xác định xem liệu khách hàng có cảm thấy hài lòng với từng điểm chạm đó hay không, cảm xúc là tiêu cực hay tích cực hay họ đang kỳ vọng thêm những điều gì.
Kết nối insight với các hoạt động vận hành của doanh nghiệp.
Như đã phân tích ở trên, bạn hiểu rằng, việc thu thập customer insight cũng tương tự như việc bán hàng, không phải là nhiệm vụ riêng biệt của bộ phận marketing hay thương hiệu mà là trách nhiệm của toàn bộ doanh nghiệp.
Mọi bộ phận hiện có trong doanh nghiệp đều phải hiểu về khách hàng của họ và đưa ra các quyết định dựa trên những hiểu biết sâu sắc đó.
Một trong những ví dụ rõ ràng nhất minh hoạ cho điều này là khi doanh nghiệp xây dựng quy trình đổi mới doanh nghiệp và xem những sự hiểu biết về khách hàng này làm cơ sở cho các ý tưởng, chiếnlược, hay cả những cách mà doanh nghiệp muốn kết nối khách hàng tới việc phát triển sản phẩm mới.
Ngoài ra, những insight về khách hàng không chỉ dừng lại ở việc đổi mới hay tối ưu hoá quy trình kinh doanh, nó cũng nên là cơ sở để doanh nghiệp xác định việc đầu tư vào các công cụ hay công nghệ, những thứ có thể thúc đẩy các trải nghiệm của khách hàng, thúc đẩy sự tương tác của đội nhóm bán hàng và khách hàng, cũng như việc dự báo và lập các bản kế hoạch chiến lược.
Customer insight và mô hình bánh đà.
Đến đây, bạn đã có thể dần nhận ra rằng, việc xây dựng insight của khách hàng hay tận dụng các insight đó để thúc đẩy lợi thế cạnh tranh bắt nguồn từ sự tin tưởng và sau đó là cởi mở đối thoại của khách hàng.
Khách hàng càng tin tưởng vào thương hiệu của bạn và nhận được giá trị từ các sản phẩm và dịch vụ của bạn, thì họ càng có nhiều khả năng “cho đi” và tương tác với bạn.
Họ càng làm như vậy, bạn càng có thể thu thập được nhiều insight hơn về những gì họ thực sự muốn và cần; và khi bạn càng có nhiều thông tin chi tiết hơn về họ, bạn càng có thể cải thiện tốt hơn trải nghiệm của họ với các sản phẩm và dịch vụ của mình, đồng thời xây dựng thêm niềm tin và kết nối với họ. Đây là một bánh đà thực sự.
Để bánh đà này liên tục được chạy, doanh nghiệp cần giữ cho toàn bộ các mắt xích được được vận hành liên tục vì đơn giản là chỉ cần một trong số các mắt xích này dừng lại, bộ máy sẽ gần như không hoạt động.
Nếu việc cung cấp insight là con đường một chiều, thì nó có thể chỉ thu hút được những khách hàng trung thành và đam mê nhất với thương hiệu.
Và nếu thương hiệu đang làm họ thất vọng ở một điểm chạm nào đó nhưng lại không phản ứng bằng các phản hồi tích cực, rất có thể bạn sẽ không có cơ hội thứ hai để làm lại (vì khách hàng đã mất niềm tin với thương hiệu).
Trong khi toàn bộ quá trình này không hề đơn giản và có thể thực hiện ngay trong ngắn hạn, bằng cách theo đuổi và cải thiện dần từng bước, thương hiệu sẽ ngày càng có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn từ khả năng thấu hiểu khách hàng của mình.
Instagram cho biết đã sửa lỗi phần mềm trong một sự cố kéo dài hơn 8 tiếng, khiến hàng ngàn người dùng không thể truy cập nền tảng chia sẻ ảnh cũng như bị khoá tài khoản không rõ lý do.
“Hiện tại chúng tôi đã xử lý xong lỗi khiến người dùng tại nhiều khu vực khác nhau trên thế giới không thể truy cập tài khoản và gây ra sự thay đổi tạm thời về số lượng người theo dõi (follower)”, đại diện Meta Platforms, công ty sở hữu Instagram, thông báo bằng tweet.
Người phát ngôn của mạng xã hội Instagram không bình luận về sự cố khoá tài khoản. Trước đó, một số người dùng ứng dụng chia sẻ hình ảnh cho biết họ được yêu cầu cung cấp địa chỉ email và số điện thoại để truy cập vào những tài khoản đã bị khoá.
Sự cố ngừng hoạt động của Instagram được phát hiện vào sáng ngày 31/10, khi hàng loạt người dùng báo cáo việc họ gặp vấn đề trong đăng nhập, hoặc nhận thông báo khoá tài khoản mà không rõ lý do.
Người dùng ứng dụng chia sẻ hình ảnh đã tỏ ra lo lắng khi họ không thể kháng cáo và đứng trước nguy cơ có thể mất hết dữ liệu hình ảnh đăng tải trong trường hợp tài khoản bị khoá vĩnh viễn.
Theo dữ liệu từ website theo dõi sự cố Down Detector, vào lúc cao điểm đã có khoảng 7.500 báo cáo của người dùng về sự cố của Instagram và giảm dần xuống còn gần 500 báo cáo vào 18h ngày 31/10 (giờ Mỹ).
Down Detector đối chiếu báo cáo trạng thái từ một số nguồn, gồm cả lỗi do người dùng gửi đến, do đó sự cố ngừng hoạt động của Instagram có thể ảnh hưởng đến số lượng tài khoản lớn hơn nhiều so với báo cáo.
Cùng ngày, cổ phiếu Meta, công ty mẹ Instagram đóng cửa giảm 6,1% trong bối cảnh thị trường chứng khoán tiếp tục bị bán tháo.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
TikTok vừa ra mắt bản hướng dẫn mới nhằm mục tiêu hỗ trợ người làm marketing tận dụng xu hướng Shoppertainment để kết nối với người dùng trong ứng dụng.
Để có thể giúp các thương hiệu kết nối tốt hơn với người dùng trong ứng dụng, TikTok vừa xuất bản một hướng dẫn mới có tên gọi là TikTok Shoppertainment, với ý tưởng là “hãy giải trí người mua sắm” hay “mua sắm giải trí”.
“Theo nghiên cứu, Shoppertainment có thể có giá trị khoảng 1000 tỷ USD tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APAC) vào năm 2025, tăng từ mức 500 tỷ USD hiện tại.”
Để có thể có thêm insight về phương thức Shoppertainment, TikTok gần đây đã ủy quyền cho đơn vị tư vấn Boston (BCG) thực hiện một cuộc khảo sát người dùng trên 6 thị trường APAC bao gồm Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Úc, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Những mục tiêu khác của nghiên cứu là đánh giá các tùy chọn mua sắm cũng như công cụ quảng cáo của TikTok, bên cạnh đó là xem xét cách người dùng tương tác với các thương hiệu trong ứng dụng.
Dưới đây là một số ý chính từ báo cáo.
Trước hết, dữ liệu khảo sát cho thấy rằng hành trình khách hàng của người tiêu dùng đang thay đổi, điều này khiến cho việc theo dõi kết quả trực tiếp cho các chiến dịch quảng cáo trở nên khó khăn hơn.
Theo báo cáo:
“46% mọi người mua vào một ngày khác so với ngày tương tác với quảng cáo và 85% trong số họ đã chuyển đổi ứng dụng (sử dụng nhiều nền tảng khác nhau) trong suốt hành trình khách hàng (Customer Journey).
Kết hợp những hành vi này với sự hoài nghi ngày càng tăng đối với các nội dung có thương hiệu (Branded Content, 34%), bạn có thể thấy rằng tại sao các thương hiệu lại ngày càng khó tiếp cận với khách hàng hơn.”
Về bản chất, điều này có nghĩa là các thương hiệu hay marketer cần sử dụng ít nội dung quảng cáo hơn, thay vào đó, nên tăng cường sử dụng nội dung gốc, nội dung giải trí, nội dung do người dùng tạo ra (UGC) và hơn thế nữa.
Kết hợp với những người có ảnh hưởng (influencer) hay các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) uy tín nên là chiến lược ưu tiên hàng đầu.
TikTok cũng cho biết, hiện khách hàng có 6 nhu cầu chính khi mua sắm bao gồm: giá trị, thuận tiện, được giới thiệu, truyền cảm hứng, giúp thay đổi bản thân và chiều bản thân.
6 nhu cầu này có thể được chia thành hai nhóm chính định hình cách thương hiệu tương tác với người tiêu dùng là nhu cầu về chức năng (functional Needs) và nhu cầu về cảm xúc (emotional Needs).
Khi nói đến xu hướng Shoppertainment trên TikTok, chìa khoá cho các marketer là cần kết hợp một cách hài hoà giữa yếu tố chức năng và cảm xúc trong các nội dung hay thông điệp của thương hiệu.
Báo cáo cũng cho biết rằng, Indonesia là thị trường có tốc độ tăng trưởng tiềm năng cao nhất trong khu vực, điều này có thể mở ra nhiều cơ hội cho các thương hiệu bán hàng xuyên biên giới.
Bạn có thể tải xuống TikTok Shoppertainmenttại đây.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Ngày 31/10, người dùng Instagram tại nhiều nơi trên thế giới thông báo về việc tài khoản của họ bị khoá mà không có bất kỳ sự giải thích nào.
Theo website theo dõi sự cố Down Detector, đến thời điểm 22h tối ngày 31/10 (giờ Việt Nam), đã có hàng ngàn phản ánh đối với ứng dụng thuộc sở hữu của Meta, công ty mẹ Facebook. Trong số đó, 58% báo lỗi ứng dụng, 38% báo lỗi không thể đăng nhập và 4% gặp sự cố với phiên bản web.
Các tài khoản bị khoá nhận được thông báo cần giải quyết trong 30 ngày hoặc có nguy cơ “bị cấm vĩnh viễn”.
Người dùng cho biết, họ không thể kháng cáo quyết định khoá tài khoản của Instagram, dẫn đến việc tài khoản bị đăng xuất và thông tin chi tiết người dùng, gồm địa chỉ email và mật khẩu đều không được tìm thấy.
Chính sách sử dụng của ứng dụng này cho phép Instagram có thể vô hiệu hoá các tài khoản “vi phạm nguyên tắc cộng đồng” liên quan tới các nội dung bất hợp pháp, đe doạ, lời nói thù địch, phát tán thư rác hoặc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Tại một số quốc gia như Vương quốc Anh, sự cố này của Instagram ghi nhận xuất hiện trên cả nước.
Trên Twitter, hashtag #InstagramDown đang là từ khoá thịnh hành khi ngày càng nhiều người dùng báo cáo về việc không thể đăng nhập vào tài khoản của họ.
“Điều gì đã xảy ra với mạng xã hội Instagram? Ứng dụng đã khoá tài khoản của tôi mà không hề có lý do. Còn ai bị tương tự không?”, trích một bình luận của người dùng Instagram đăng trên Twitter.
Trong khi đó, nhiều người dùng khác lo lắng về việc không thể tìm thấy địa chỉ email hoặc tên đăng nhập và có nguy cơ mất toàn bộ dữ liệu ảnh đã đăng tải trên ứng dụng chia sẻ hình ảnh này.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu về một số nội dung như về Vòng đời sản phẩm như: Vòng đời sản phẩm là gì, các giai đoạn của một vòng đời sản phẩm, phân tích vòng đời sản phẩm, các chiến lược vòng đời sản phẩm và hơn thế nữa.
Nếu bạn thử nhìn lại quá khứ, từ những băng đài cát-xét (Cassette) đến những chiếc TV đen trắng, tất cả những sản phẩm này đều đã trải qua những vòng đời sản phẩm của riêng nó, xuất hiện và rồi dần bị thay thế bởi những sản phẩm tốt hơn.
Khi một sản phẩm được đưa vào thị trường, cho dù người tiêu dùng có biết hay sử dụng nó hay không, nó vẫn bắt đầu một chu kỳ sống của riêng mình, xuất phát là một sản phẩm mới với nhiều đặc tính hữu dụng và đến cuối cùng cũng sẽ dần biến mất khỏi thị trường.
Quá trình này thường diễn ra liên tục và các sản phẩm cứ thế chuyển từ giai đoạn giới thiệu đến phát triển, rồi đến trưởng thành và cuối cùng là suy tàn.
Trong khi khái niệm vòng đời sản phẩm nghe qua thì khá dễ hiểu, bản chất hay cách nó vận hành lại tương đối phức tạp, bài viết này của MarketingTrips sẽ tập trung phân tích vòng đời sản phẩm là gì cũng như cách các doanh nghiệp có thể sử dụng nó để tối ưu hoá hiệu suất kinh doanh.
Các giai đoạn chính có trong một vòng đời sản phẩm là gì?
Một vài ví dụ điển hình về khái niệm hay mô hình vòng đời sản phẩm.
Phân tích vòng đời sản phẩm là gì?
Làm thế nào doanh nghiệp có thể sử dụng vòng đời sản phẩm để xây dựng lợi thế?
Các chiến lược định giá theo vòng đời sản phẩm phổ biến trên thế giới là gì?
FAQs – Một số câu hỏi thường gặp với thuật ngữ vòng đời sản phẩm.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Vòng đời sản phẩm là gì?
Vòng đời sản phẩm là quá trình một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể nào đó trải qua từ khi nó được đưa vào thị trường lần đầu tiên cho đến khi nó suy giảm hoặc bị loại bỏ hẳn khỏi thị trường.
Một vòng đời sản phẩm điển hình thường có 4 giai đoạn chính: Giới thiệu, tăng trưởng (phát triển), trưởng thành và suy tàn.
Trong khi một số sản phẩm có thể tồn tại lâu hơn ở giai đoạn trưởng thành, hầu hết các sản phẩm cuối cùng cũng sẽ bị loại bỏ khỏi thị trường do một số yếu tố khách quan khác như tính bão hòa, cạnh tranh gia tăng, nhu cầu sụt giảm và doanh số bán hàng mất dần.
Để có thể kéo dài thời gian tồn tại (tuổi thọ) của một sản phẩm, những gì doanh nghiệp cần làm là phân tích mô hình vòng đời sản phẩm nhằm mục đích đưa ra các chiến lược phù hợp hoặc tuỳ chỉnh sản phẩm để đáp ứng các nhu cầu mới của khách hàng.
4 giai đoạn chính của một vòng đời sản phẩm là gì?
Một khi sản phẩm được xây dựng, nó thường trải qua 4 giai đoạn của vòng đời sản phẩm — từ giai đoạn giới thiệu đến suy tàn — trước khi bị loại bỏ khỏi thị trường.
1. Giai đoạn giới thiệu.
Khi một sản phẩm được hoàn thiện, nó bắt đầu một vòng đời sản phẩm của chính nó với giai đoạn giới thiệu. Trong giai đoạn này, sản phẩm lần đầu tiên được tung ra thị trường.
Với hầu hết các sản phẩm, giới thiệu là một trong những giai đoạn tốn kém nhất, doanh nghiệp thường phải chi nhiều tiền cho các hoạt động quảng cáo và marketing đồng thời cũng tiêu tốn không ít nguồn lực vào việc thay đổi nhận thức sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng.
Trong bài thuyết trình ra mắt sản phẩm nổi tiếng của Apple, iPhone, thương hiệu này nêu bật các tính năng mới của sản phẩm so với các sản phẩm (đối thủ) trước đó.
Bên cạnh việc giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng, giai đoạn này cũng là thời điểm để các doanh nghiệp xem xét những phản ứng của họ đối với sản phẩm của mình, họ có thích sản phẩm này hay không, không thích ở điểm nào và hơn thế nữa.
Mục tiêu chính của giai đoạn giới thiệu là xây dựng nhu cầu về sản phẩm và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng với kỳ vọng là sản phẩm sẽ ngày càng được sử dụng rộng rãi.
2. Giai đoạn tăng trưởng.
Trong giai đoạn tăng trưởng, người tiêu dùng bắt đầu nhận biết và mua thử sản phẩm. Sản phẩm được xem là thành công khi sau giai đoạn giới thiệu, nó được đón nhận rộng rãi, trở nên phổ biến trên thị trường và doanh thu tăng dần lên.
Khi doanh thu tăng dần lên và sản phẩm gây được sự chú ý từ thị trường, doanh nghiệp hiểu rằng sản phẩm đó có tiềm năng tăng trưởng tốt trong tương lai.
Nếu doanh nghiệp gặp phải các đối thủ cạnh tranh (thậm chí là nhiều đối thủ mạnh), họ vẫn sẵn sàng đầu tư nhiều hơn vào quảng cáo và khuyến mãi để đánh bại các đối thủ đó bằng bất cứ giá nào.
Do sản phẩm ngày càng tăng trưởng và phát triển, bản thân thị trường của nó cũng có xu hướng mở rộng ra. Các sản phẩm khi này thường được tinh chỉnh để cải thiện hơn nữa các tính năng và lợi ích đối với khách hàng.
Khi thị trường ngày càng được mở rộng, cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, doanh số bán hàng cũng tăng lên, các doanh nghiệp thường sẽ đầu tư mạnh vào marketing ở giai đoạn này nhằm phát triển và chiếm lĩnh thị phần.
3. Giai đoạn trưởng thành.
Khi một sản phẩm đến thời kỳ trưởng thành (chín muồi), doanh số bán hàng của nó có xu hướng chậm lại và báo hiệu một thị trường đang dần trở nên bão hoà. Tại thời điểm này, doanh số bán hàng của không ít sản phẩm có thể bắt đầu sụt giảm.
Vì ở giai đoạn này, nhu cầu của khách hàng với sản phẩm bắt đầu đi xuống, yếu tố cạnh tranh về giá cũng bắt đầu nổi lên, biên độ lợi nhuận của sản phẩm ngày càng bị thu hẹp.
Để có thể chống lại sự cạnh tranh, các doanh nghiệp thường sẽ đầu tư nhiều hơn vào các hoạt động marketing, phát triển các sản phẩm mới hoặc thay đổi sản phẩm để tiếp cận các phân khúc thị trường khác nhau.
Với các thị trường có mức độ bão hoà cao, các đối thủ yếu hơn thường bị đẩy ra khỏi cuộc chơi luôn trong giai đoạn này và hình thành nên khái niệm “điểm rung chuyển”, nơi các đối thủ buộc phải rời khỏi thị trường dù chưa hề mong muốn.
Giai đoạn trưởng thành có thể kéo dài hoặc ngắn tùy thuộc vào từng dòng sản phẩm. Đối với một số thương hiệu và sản phẩm — như Coca-Cola chẳng hạn – giai đoạn trưởng thành của nó thường kéo rất dài và đầy hấp dẫn.
4. Giai đoạn suy tàn.
Mặc dù các doanh nghiệp thường cố gắng giữ cho các sản phẩm hay dịch vụ của họ tồn tại càng lâu càng tốt trong giai đoạn trưởng thành, sự suy tàn là không thể tránh khỏi đối với hầu hết mọi sản phẩm.
Trong giai đoạn suy tàn, doanh số bán hàng giảm đáng kể và hành vi của người tiêu dùng cũng đã thay đổi do nhu cầu về sản phẩm đó ngày càng ít hơn. Sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng mất thị phần và kém hấp dẫn trên thị trường.
Ở giai đoạn này, các hoạt động marketing thường rất hạn chế hoặc chỉ nhắm vào những tệp khách hàng trung thành kèm với các chính sách ưu đãi về giá.
Cuối cùng, sản phẩm có thể bị loại bỏ hoàn toàn hay biến mất khỏi thị trường nếu không được thiết kế lại sao cho phù hợp với các nhu cầu mới của khách hàng.
Một vài ví dụ điển hình về khái niệm hay mô hình vòng đời sản phẩm.
Máy đánh chữ.
Một trong những ví dụ điển hình về vòng đời sản phẩm là máy đánh chữ.
Khi lần đầu tiên được giới thiệu vào cuối thế kỷ 19, máy đánh chữ đã dần trở nên phổ biến như một công nghệ mới đầy tính hữu hiệu.
Tuy nhiên, đứng trước các công nghệ điện tử mới như máy tính, máy tính xách tay và thậm chí là cả điện thoại thông minh, chúng đã dần bị thay thế khi nhu cầu về máy đánh chữ ngày một sụt giảm.
Ngày nay, khi cả thế giới sử dụng máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh để đánh máy, các sản phẩm này đang trải qua các giai đoạn tăng trưởng và trưởng thành của vòng đời sản phẩm của chính nó.
Xe điện.
Sau giai đoạn giới thiệu cách đây vài năm trở về trước, xe điện hiện vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng của vòng đời sản phẩm và xe xăng thì dần trải qua giai đoạn trưởng thành và cuối cùng cũng sẽ suy tàn.
Mặc dù các doanh nghiệp như Tesla đã tận dụng nhu cầu ngày càng tăng trong nhiều năm, những thách thức gần đây từ phía thị trường lẫn đối thủ cạnh tranh có thể khiến mọi thứ đảo lộn trong tương lai.
Các sản phẩm liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI).
Trong khi AI (trí tuệ nhân tạo) đã được phát triển (và ứng dụng) trong nhiều năm, ngành công nghiệp này vẫn liên tục vượt qua ranh giới và phát triển các sản phẩm mới trong giai đoạn giới thiệu của vòng đời sản phẩm.
Vì những sản phẩm này vẫn đang được người tiêu dùng thử nghiệm và thích nghi, nó vẫn đang ở trong giai đoạn giới thiệu.
Phân tích vòng đời sản phẩm là gì?
Phân tích vòng đời sản phẩm là quá trình kiểm tra có mục đích một sản phẩm (hoặc dịch vụ) nhằm mục tiêu đưa ra các quyết định thiết kế chiến lược, định giá và marketing để tối ưu hóa sản phẩm cho từng giai đoạn khác nhau trong vòng đời của sản phẩm.
Tiến hành quá trình phân tích vòng đời sản phẩm có thể giúp các doanh nghiệp xác định xem liệu sản phẩm của họ có đang phục vụ thị trường mục tiêu một cách hiệu quả hay không hay họ cần phải làm gì để thúc đẩy và duy trì tăng trưởng.
Bằng cách đối chiếu và so sánh sản phẩm của mình với thị trường, đối thủ cạnh tranh, phân tích doanh số bán hàng và chi phí, các doanh nghiệp chủ động ra những quyết định tốt hơn để có thể tiếp tục tồn tại trên thị trường.
Ngoài ra, phân tích vòng đời sản phẩm còn có thể giúp các doanh nghiệp xác định xem họ có cần phát triển các sản phẩm mới để tiếp tục tạo ra doanh số bán hàng hay không, đặc biệt nếu phần lớn các sản phẩm của họ đang trong giai đoạn trưởng thành hoặc suy tàn.
Các chiến lược định giá theo vòng đời sản phẩm phổ biến trên thế giới là gì?
Định giá hớt váng (Price Skimming).
Định giá hớt váng là chiến lược trong đó doanh nghiệp chọn cách định giá cao ở giai đoạn ban đầu, sau đó hạ dần xuống để “hớt váng” các nhóm người tiêu dùng khác khi thị trường ngày càng rộng thêm.
Với những sản phẩm mới, những sản phẩm lần đầu tiên ra mắt, có một nhóm những người tiêu dùng nhất định sẵn sàng chi trả cao hơn để được sử dụng (hoặc sử dụng sớm) nó.
Khi nhu cầu của nhóm này đã được thỏa mãn, giá bán sẽ được hạ dần xuống để thu hút nhu cầu từ những nhóm người tiêu dùng mới hơn, nhạy cảm hơn về giá.
Định giá thâm nhập (Price Penetration).
Định giá thâm nhập là chiến lược doanh nghiệp chọn cách đặt giá bán ban đầu của sản phẩm thấp hơn để có thể thâm nhập thị trường càng nhanh càng tốt.
Doanh nghiệp thường sử dụng chiến lược giá này để xây dựng nhanh nhận thức của khách hàng về sản phẩm, thúc đẩy nhanh nhu cầu và mở rộng thị phần.
Làm thế nào doanh nghiệp có thể sử dụng vòng đời sản phẩm để xây dựng lợi thế?
Hầu hết các doanh nghiệp thường gặp khó khăn với vòng đời sản phẩm vì họ không thể phân biệt hay nhận diện được các giai đoạn khác nhau.
Bên cạnh yếu tố giá cả, doanh nghiệp cũng nên kiểm tra các yếu tố khác như hiệu suất quảng cáo và bao bì để xem liệu sản phẩm có đang đáp ứng được yêu cầu và nhu cầu của thị trường mục tiêu không?
Nếu doanh số bán hàng thấp, nhiều doanh nghiệp chọn cách chuyển chiến lược marketing của họ và tập trung vào những nhóm nhân khẩu học mới, khi này doanh nghiệp cần giới thiệu sản phẩm của họ đến các phân khúc khách hàng (Segment) khác hiện có trên thị trường.
Tiến hành phân tích thường xuyên vòng đời sản phẩm có thể giúp các doanh nghiệp nhận biết được khi nào họ cần phải tuỳ chỉnh hay làm mới lại sản phẩm của mình hoặc cũng có thể là phát triển theo một hướng hoàn toàn mới.
Hãy nhìn vào Netflix, nền tảng phát video trực tuyến hàng đầu thế giới này đã chuyển đổi sản phẩm của họ từ dịch vụ phân phối băng đĩa DVD sang phát trực tiếp phim và các chương trình trực tuyến, và như bạn thấy ngày nay, họ là một trong những nền tảng lớn nhất thế giới với hơn 200 triệu người dùng có trả phí.
Kết luận.
Như đã phân tích, khi mỗi sản phẩm đều có một vòng đời nhất định, bằng cách hiểu vòng đời sản phẩm là gì cũng như các lý thuyết xoay quanh nó, thương hiệu có thể chủ động nhiều hơn trong các quyết định hay chiến lược của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Công ty VNG – chủ quản Zalo – có quý thứ tư liên tiếp lỗ hàng trăm tỷ khi lợi nhuận quý III âm 255 tỷ đồng.
Doanh thu Công ty cổ phần VNG trong quý III đạt gần 2.100 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ. Giá vốn giữ ở tỷ lệ khá tương đương nên công ty lãi gộp hơn 940 tỷ đồng.
Chi phí tài chính giảm hơn 10 lần nhưng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt tăng 12% và 30% so với cùng kỳ, ghi nhận tổng cộng khoảng 1.095 tỷ đồng.
Doanh nghiệp này còn gánh thêm gần 28 tỷ đồng lỗ trong các công ty liên kết và hơn 26 tỷ đồng lỗ khác.
Tổng lại, VNG lỗ sau thuế khoảng 255 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ vẫn lãi hơn 50 tỷ đồng. Đây là quý thứ tư liên tiếp lợi nhuận về mức âm và cũng là quý lỗ lớn thứ ba của doanh nghiệp này kể từ khi công bố thông tin vào quý I/2016.
Lũy kế 9 tháng, công ty có gần 5.767 tỷ đồng doanh thu và lỗ hơn 764 tỷ đồng. VNG hoàn thành hơn một nửa kế hoạch doanh thu và chỉ cách mức lỗ kế hoạch khoảng 23%.
Kết quả kinh doanh VNG thời gian qua luôn bị bào mòn bởi khoản lỗ tại các công ty liên kết, công ty con.
Trong đó, Công ty cổ phần Zion – đơn vị vận hành ví điện tử ZaloPay, lỗ khoảng 1.212,5 tỷ đồng trong năm ngoái, đánh dấu mức kỷ lục trong chuỗi thời gian kinh doanh dưới giá vốn liên tục từ năm 2016. Đây vốn được xem là mảng “đốt tiền” của VNG trong thời gian qua.
Đến cuối tháng 9 năm nay, chủ quản ZaloPay báo giá trị đầu tư vào ví điện tử này tăng 26,5% so với đầu năm, lên hơn 2.560 tỷ đồng. Tuy vậy, VNG trích lập dự phòng gần 2.270 tỷ đồng, tăng hơn 214 tỷ đồng so với giữa năm.
Hội đồng quản trị VNG vẫn xác định mục tiêu cần phát triển các dự án và cơ hội đầu tư cho công ty liên quan đến các sản phẩm về Zalo, ZaloPay, Cloud, AI…
Trong đó, các mảng thanh toán, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây được xem là các lĩnh vực kinh doanh chiến lược để doanh nghiệp này “tham gia vào làn sóng công nghệ tiếp theo”.
Ngoài ZaloPay, báo cáo tài chính kỳ này còn tiết lộ thêm các khoản lỗ trong công ty liên kết khác. Đến cuối tháng 9, công ty lỗ lũy kế 46 tỷ đồng tại Telio (B2B eCommerce), lỗ 21 tỷ đồng tại Funding Asia (quỹ đầu tư) và lỗ 19 tỷ đồng tại Ecotruck (logistics)… Riêng Tiki Global – đơn vị vận hành sàn thương mại điện tử Tiki, VNG đã lỗ toàn bộ hơn 500 tỷ đồng đầu tư từ giữa năm 2019 đến nay.
Gần đây, theo DealStreetAsia, VNG lên kế hoạch niêm yết trên sàn Nasdaq (Mỹ) vào cuối năm nay. Công ty có thể chào bán tới 12,5% cổ phần trong đợt này.
Hồi cuối năm ngoái, Bloomberg từng đưa tin chủ quản Zalo cân nhắc kế hoạch huy động 200-300 triệu USD trước khi niêm yết. Nếu IPO thành công, VNG có thể được định giá ở mức 2-3 tỷ USD.
Trước thềm VNG niêm yết, Zalo thông báo tính phí các gói thuê bao và cắt giảm một số tính năng của người dùng phổ thông vào đầu tháng 8. Để sử dụng ứng dụng không giới hạn, người dùng cần phải mua các gói với phí 2.800-55.000 đồng một ngày.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Chỉ vài ngày sau khi tiếp quản Twitter, Elon Musk cho biết mạng sẽ sửa đổi quy trình xác minh người dùng.
Trên Twitter, Musk viết: “Toàn bộ quy trình xác minh đang được sửa đổi”.
Theo trang tin Platformer, Twitter cân nhắc thu phí đối với chủ sở hữu các tài khoản tick xanh. Người dùng sẽ phải đăng ký gói Twitter Blue giá 4,99 USD/tháng nếu không muốn mất huy hiệu xác minh, nguồn tin của Platformer cho biết.
CEO Tesla vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng. Kế hoạch vẫn có thể bị hủy bỏ. Dù vậy, theo Platformer, quy trình xác minh nhiều khả năng trở thành một phần của Twitter Blue.
Trong một báo cáo khác, The Verge cho rằng Twitter sẽ tăng giá gói Twitter Blue từ 4,99 USD/tháng lên 19,99 USD/tháng.
Twitter Blue ra mắt tháng 6/2021, là dịch vụ thuê bao đầu tiên của mạng xã hội. Nó cung cấp các tính năng cao cấp cho người mua, bao gồm tùy chọn chỉnh sửa tweet.
Vào tháng 4, Musk mở khảo sát trên mạng xã hội Twitter để hỏi ý kiến của hàng triệu người theo dõi về việc họ có muốn nút chỉnh sửa (edit) hay không. Hơn 70% trả lời có.
The Verge còn tiết lộ Musk đã yêu cầu các kỹ sư Twitter thay đổi màn hình của mạng xã hội. Cụ thể, màn hình đăng xuất của Twitter sẽ hiển thị trang Khám phá (Explore), nơi hiển thị các tweet đang ‘hot’.
Ngoài ra, ông còn úp mở về khả năng viết tweet dài hơn và đăng video dài hơn lên Twitter. Khi một người dùng đặt câu hỏi “liệu chúng ta có thể loại bỏ giới hạn ký tự hay ít nhất mở rộng đáng kể”, ông đáp “Chắc chắn”. Hiện tại, mỗi tweet có độ dài tối đa 280 ký tự.
Một người dùng khác hỏi “có thể tăng độ dài video không”, ông trả lời bằng emoji “100”. Twitter chỉ cho phép đăng video dài nhất 2 phút 20 giây.
Theo truyền thông Mỹ, dù mới tiếp quản Twitter, Musk đã nhanh chóng thực hiện nhiều thay đổi tại “chim xanh”. Với sự hỗ trợ của các kỹ sư Tesla, ông dự định sa thải hàng loạt quản lý trung gian và những kỹ sư gần đây không đóng góp gì cho mã nguồn.
Việc cắt giảm nhân sự được cho là bắt đầu từ tuần này và các quản lý đã lên danh sách ai mất việc. Những nhân viên được Musk giao việc phải làm việc đến khuya và cuối tuần.
Dù vậy, Musk đã phủ nhận thông tin đuổi việc nhân viên Twitter. Cụ thể, khi một người dùng Twitter trích dẫn bài báo sa thải, ông viết: “Giả dối”.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong phạm vi bài viết này, cùng MarketingTrips tìm hiểu tất cả các kiến thức quan trọng về thuật ngữ Customer Journey (trong tiếng Việt còn được gọi là Hành trình khách hàng) như: Customer Journey là gì, Customer Journey có những giai đoạn nào, chiến lược áp dụng theo từng giai đoạn của Customer Journey ra sao và hơn thế nữa.
Customer Journey là gì? Trong thế giới làm Marketing, có vô số các cách khác nhau mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn khác nhau trong quá trình mua hàng, khách hàng cần và kỳ vọng những thứ khác nhau từ thương hiệu.
Quá trình mà khách hàng đi qua này được gọi là Customer Journey hay hành trình mua hàng của khách hàng.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Các giai đoạn có trong mỗi Customer Journey là gì?
Touchpoint là gì trong Customer Journey Map.
Cách xây dựng Customer Journey Map.
Tạo sao người làm Marketing cần hiểu về Customer Journey hay vai trò của Customer Journey với doanh nghiệp là gì?
Chiến lược xây dựng Customer Journey Map để bán được nhiều hàng hơn.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp về thuật ngữ Customer Journey là gì?
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Customer Journey là gì?
Customer Journey là khái niệm được sử dụng để mô tả một quá trình từ lúc một khách hàng biết về một sản phẩm hay dịch vụ nào đó đến lúc họ quyết định mua nó (và xa hơn nữa), tức là quá trình trở thành khách hàng (Customer) của doanh nghiệp từ khách hàng tiềm năng (Lead).
Tuỳ vào từng ngành hàng hay phân khúc khách hàng (thậm chí là từng khách hàng), mà họ có các hành trình mua hàng khác nhau, ngắn hoặc dài, đơn giản hoặc phức tạp khác nhau.
Thông thường, một Customer Journey sẽ bao gồm rất nhiều các tương tác hay điểm chạm khác nhau giữa đối tượng mục tiêu và thương hiệu. Từ trong suốt quá trình mua hàng và sau khi đã mua hàng.
Có thể gọi Customer Journey là Buying Journey, tức hành trình mua hàng (mua sắm).
Customer Journey và Marketing Funnel.
Khi nói đến khái niệm hay cách ứng dụng Customer Journey, Marketing Funnel hay Phễu Marketing là thuật ngữ đầu tiên cần được nhắc đến.
Như đã đề cập ở trên, bạn thấy rằng, để trở thành người mua hàng của thương hiệu, mỗi khách hàng đều phải trải qua một hành trình bao gồm nhiều điểm chạm (Brand Touchpoint) khác nhau.
Nhiệm vụ của người làm Marketing khi này là nhận biết và hiểu tất cả các điểm chạm trong quá suốt quá trình để có thể tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng thông qua nhiều các chương trình marketing khác nhau, và đây chính là lúc khái niệm Marketing Funnel được hình thành.
Marketing Funnel mô tả các hoạt động marketing khác nhau gắn liền với từng giai đoạn của khách hàng có trong hành trình mua hàng (Customer Journey).
Customer Journey Map là gì?
Về mặt tổng thể, trong một hành trình dài từ lúc biết về thương hiệu, mua hàng và sau mua hàng, mỗi giai đoạn đều gắn liền với các hành động khác nhau của khách hàng với doanh nghiệp hay thương hiệu, tổng hợp tất cả các điểm tương tác này, Marketer có một khái niệm khác gọi là Customer Journey Map.
Customer Journey Map đơn giản là toàn bộ các trải nghiệm mà một khách hàng có với một doanh nghiệp hay sản phẩm cụ thể nào đó.
Bằng cách hiểu rõ được Customer Journey và Customer Journey Map, và sau đó là kết nối nó với các hoạt động Marketing cụ thể qua Marketing Funnel, người làm Marketing thực sự có thể bắt đầu hiểu và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, tối ưu các trải nghiệm của họ trên từng điểm chạm và hơn thế nữa.
Vai trò của Customer Journey Map.
Như đã đề cập ở phần đầu cùa bài viết, gắn liền với từng Customer Journey là rất nhiều các điểm chạm khác nhau của khách hàng với doanh nghiệp, kết nối tất cả các điểm chạm này khác nhau, người làm marketing có một khái niệm mới gọi là Customer Journey Map, vậy vai trò của Customer Journey Map là gì hay nó quan trọng như thế nào?
Dưới đây là một số điểm bạn có thể tham khảo:
Thấu hiểu hành vi của người tiêu dùng. Hiểu được cách người dùng tương tác với thương hiệu có thể giúp thương hiệu các định được động cơ mua hàng của họ, thứ thường được gọi là insight của khách hàng.
Xác định các điểm tiếp xúc hay điểm chạm của khách hàng với thương hiệu. Việc xác định được các điểm tương tác khác nhau mà khách hàng có với thương hiệu trước khi mua hàng có thể giúp thương hiệu tạo ra các chiến dịch Marketing hiệu quả hơn.
Tối đa hoá các nỗ lực Marketing. Nói một cách đơn giản là, nếu bạn càng hiểu nhiều về hành vi của khách hàng (tiềm năng) thì bạn càng có nhiều cơ hội hơn để chuyển đổi họ và từ đó rút ngắn quá trình mua hàng. Customer Journey Map cho phép bạn làm được điều này.
Cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Khi bạn đã bắt đầu xây dựng Customer Journey Map, bạn bắt đầu theo dõi và thu thập các điểm dữ liệu khác nhau mà bạn có với khách hàng trên nhiều nền tảng khác nhau. Chính những sự hiểu biết dựa trên dữ liệu này, bạn có thể hiểu và dự đoán tốt hơn về nhu cầu của họ từ đó cải thiện trải nghiệm của họ với doanh nghiệp.
Dự đoán cách khách hàng sẽ hành động. Một bản đồ về hành trình của khách hàng giúp bạn dự đoán những gì khách hàng sẽ làm tiếp theo (đặc biệt là với các khách hàng mới), cho phép bạn tối ưu các hoạt động marketing trên toàn bộ Marketing Funnel.
Tăng cường sự trung thành và tương tác của khách hàng. Cuối cùng, vì bạn có dữ liệu và hiểu về khách hàng của mình, bạn có thể giữ chân họ nhiều hơn bằng cách đáp ứng tốt hơn các kỳ vọng của họ.
Các giai đoạn có trong mỗi Customer Journey là gì?
Như đã phân tích ở trên, tuỳ vào từng bối cảnh kinh doanh cụ thể như ngành hàng, phân khúc khách hàng hay mô hình kinh doanh (B2B hay B2B), mà Customer Journey hay hành trình khách hàng có thể khác nhau.
Các Customer Journey khác nhau sẽ bao gồm các điểm chạm khác nhau, thời gian hoàn tất việc mua hàng khác nhau, kỳ vọng khác nhau hay mức độ phức tạp của việc ra quyết định mua hàng cũng khác nhau.
Tuy nhiên, dù cho quá trình này có phức tạp đến mức nào, thì cơ bản mỗi Customer Journey tiêu chuẩn sẽ có các giai đoạn dưới đây.
5 giai đoạn có trong một Customer Journey tiêu chuẩn bao gồm:
Nhận biết (Awareness).
Đây chính là thời điểm đầu tiên, khi khách hàng tiềm năng hay đối tượng mục tiêu biết hay nghe nói đến thương hiệu.
Dù là qua các công cụ tìm kiếm như Google hay qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay Instagram, thì đây chính là lúc các thương hiệu (mới) bắt đầu có cơ hội được khám phá và tìm hiểu thêm.
Từ góc nhìn này, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của người làm Marketing là tối đa hoá mức độ nhận biết của thương hiệu (Brand Awareness) tới nhóm khách hàng tiềm năng với mục tiêu là chuyển đổi họ thành khách hàng.
Mua hàng.
Bên cạnh không ít khách hàng bị “rơi rớt”, sẽ có những khách hàng đồng ý mua sản phẩm và họ chính thức trở thành khách hàng của doanh nghiệp.
Cũng tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau mà tỷ lệ chuyển đổi từ lúc nhận biết đến mua hàng là khác nhau và thời gian chuyển đổi cũng khác nhau.
Thông thường, để đến được giai đoạn này, các khách hàng tiềm năng có thể đã thực hiện một loạt các hành động trước đó như tìm kiếm và nghiên cứu về thương hiệu (trên các nền tảng khác nhau), đối sánh nhu cầu, so sánh với các sản phẩm tương tự (sản phẩm của đối thủ) và hơn thế nữa với mục tiêu là “đảm bảo hành động mua hàng của họ là tối ưu”.
Rõ ràng là như bạn có thể thấy, gắn liền với từng hành động của họ là từng cơ hội cho người làm marketing (thông qua Marketing Funnel).
Trở thành khách hàng.
Chính là giai đoạn khách hàng bắt đầu sử dụng và trải nghiệm sản phẩm.
Trong bối cảnh kinh doanh ngày nay, mục tiêu của hầu hết các doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc mua hàng mà là mua hàng lặp lại nhiều lần (CLV).
Để có thể làm được điều này, trong giai đoạn sử dụng sản phẩm, tức giai đoạn thứ 3 có trong Customer Journey, các thương hiệu cần có chiến lược chào đón khách hàng và tối ưu hoá trải nghiệm sử dụng sản phẩm của họ.
Tương tác & Giữ chân.
Với hầu hết các khách hàng ngày nay, khi họ quyết định mua một sản phẩm nào đó, họ không chỉ mua các tính năng, họ còn mua thương hiệu, tức tất cả những thứ từ doanh nghiệp khiến họ cảm thấy thoải mái khi là một khách hàng.
Để có thể hỗ trợ cho điều này, doanh nghiệp nên chủ động tiếp cận họ thông qua nhiều chương trình khác nhau trên nhiều kênh khác nhau, nơi họ thường xuyên “lui tới”.
Trở thành người ủng hộ (Advocacy).
Giai đoạn cuối cùng có trong Customer Journey là khi khách hàng trở thành một người ủng hộ hay “truyền bá” cho thương hiệu.
Đây chính là kết quả của các nỗ lực của doanh nghiệp từ 4 giai đoạn trước đó từ lúc họ biết về sản phẩm, mua hàng và trải nghiệm sản phẩm.
Để có thể khiến khách hàng yêu thích và trung thành hơn với doanh nghiệp cũng như mua hàng lặp lại nhiều hơn, đây chính là mục tiêu cuối cùng của mọi doanh nghiệp và người làm marketing.
Một khi đã trở thành người ủng hộ tích cực cho thương hiệu, khách hàng sẽ không ngừng chia sẻ, bảo vệ thương hiệu, hay nói tốt về thương hiệu.
Touchpoint là gì trong Customer Journey Map.
Touchpoint hay còn được gọi là điểm chạm hay điểm tiếp xúc. Trong Customer Journey Map, mỗi điểm chạm sẽ tương đương với một lần mà khách hàng và doanh nghiệp “gặp gỡ” hay tương tác với nhau.
Dù cho đó là khi khách hàng nhìn thấy và tương tác với một mẫu quảng cáo của doanh nghiệp, khi khách hàng tìm kiếm và thấy website của thương hiệu trên công cụ tìm kiếm hay là khi nhân viên chăm sóc khách hàng liên hệ đến họ.
Để có thể tối đa hoá được hiệu quả làm marketing, doanh nghiệp phải tập hợp được tất cả các điểm chạm này và đưa vào Customer Journey Map, mỗi điểm chạm chính là một cơ hội để doanh nghiệp tối ưu trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu.
Cách xây dựng Customer Journey Map.
Một khi đã hiểu rõ Customer Journey là gì, và vai trò của một bản Customer Journey Map hoàn chỉnh, nhiệm vụ tiếp theo của bạn là xây dựng một Customer Journey Map để sau đó có thể kết hợp với các chiến lược Marketing tương ứng.
Bạn có thể xây dựng bản đồ này với 9 bước.
Xác định mục tiêu khi xây dựng.
Xây dựng chân dung khách hàng và xác định mục tiêu của họ.
Chỉ ra các điểm đáng chú ý nhất có trong chân dung của khách hàng mục tiêu.
Liệt kê ra tất cả các điểm chạm mà khách hàng có với thương hiệu.
Nhận diện các vấn đề.
Phân tích và đánh giá kết quả.
Xác định các cơ hội
Chiến lược và hành động đáp ứng.
Tối ưu lại Customer Journey Map.
Bên dưới là chi tiết từng bước.
1. Xác định mục tiêu khi xây dựng.
Cũng tương tự như bất cứ hành động hay chiến lược nào, bạn cần có mục tiêu.
Trước khi có thể đi sâu vào việc xây dựng Customer Journey Map, bạn cần tự hỏi tại sao bạn lại cần mô hình này. Mục tiêu chính của nó là gì? Xây dựng cho ai hay để củng cố thêm quyết định kinh doanh nào?
Dựa trên những điều này, bạn có thể muốn tạo ra cái được gọi là Buyer Persona, là một chân dung mô phỏng về khách hàng mục tiêu (khách hàng lý tưởng) của doanh nghiệp, nó chính là hình ảnh về một khách điển hình của doanh nghiệp gắn liền với các yếu tố nhân khẩu học và tâm lý học cụ thể.
Buyer Persona đóng vai trò như là kim chỉ nam giúp định hướng cho mọi hoạt động Marketing của doanh nghiệp, tất cả các điểm chạm trong Customer Journey Map đều gắn liền với một Buyer Persona cụ thể.
2. Xây dựng chân dung khách hàng và xác định mục tiêu của họ.
Tiếp theo, để có thể hiểu về khách hàng, bạn cần phải tiến hành nghiên cứu.
Trong khi bạn có thể thực hiện bằng rất nhiều cách khác nhau như phỏng vấn, khảo sát hay nghiên cứu trực tuyến, điều quan trọng bạn cần nắm ở đây là đối tượng bạn cần nghiên cứu phải hoặc là khách hàng (người đã mua sản phẩm) hoặc là khách hàng tiềm năng, những người sẵn sàng mua sản phẩm.
Ở giai đoạn này, bạn không cần phải thu thập các cảm nhận chủ quan của tất cả những đối tượng hiện có trên thị trường, bạn chỉ cần tập trung vào khách hàng.
Một số câu hỏi nghiên cứu bạn có thể sử dụng là:
Bạn biết đến thương hiệu hay doanh nghiệp chúng tôi như thế nào?
Ấn tượng đầu tiên của bạn với thương hiệu là gì?
Mục tiêu hay kỳ vọng của bạn ở doanh nghiệp của chúng tôi là gì? Nói cách khác, bạn đang cố gắng giải quyết những vấn đề gì?
Bạn thích những nội dung nào và ở đâu trong tất cả những nơi mà bạn đã tiếp xúc với thương hiệu?
Bạn đã bao giờ mua hàng từ chúng tôi chưa? Nếu có thì yếu tố quyết định mua hàng của bạn là gì?
Trên thang điểm từ 1 đến 10, bạn thấy website hay ứng dụng của chúng tôi như thế nào?
Nếu được đề xuất, bạn mong đợi chúng tôi sẽ làm tốt hơn ở điểm nào?
3. Chỉ ra các điểm đáng chú ý nhất có trong chân dung của khách hàng mục tiêu (Key Customer Persona).
Một khi bạn đã nghiên cứu và có được các chân dung khách hàng khác nhau hiện đang tương tác với doanh nghiệp, bạn sẽ cần chọn ra một hoặc một số chân dung chính.
Hãy nhớ rằng, Customer Journey Map có nhiệm vụ theo dõi trải nghiệm của một khách hàng, những người có những hành vi rất cụ thể với doanh nghiệp.
Nếu bạn nhóm quá nhiều chân dung khách hàng trong một Customer Journey, bản đồ (Map) của bạn sẽ không thể phản ánh chính xác trải nghiệm thực của khách hàng.
Nếu đây là lần đầu tiên bạn xây dựng Customer Journey Map, tốt nhất là bạn nên chọn chân dung của nhóm khách hàng điển hình nhất của thương hiệu (Typical Customer).
4. Liệt kê ra tất cả các điểm chạm mà khách hàng có với thương hiệu.
Điểm chạm hay Touchpoint là tất cả những vị trí hay những nơi mà khách hàng có tương tác hay thậm chí là chỉ thấy (chưa tương tác) hình ảnh của thương hiệu.
Dựa trên nghiên cứu của mình, bạn nên liệt kê ra tất cả các điểm chạm mà khách hàng và khách hàng tiềm năng của bạn hiện đang sử dụng, cũng như những điểm chạm khác mà bạn tin rằng họ nên sử dụng (để có thể có được những trải nghiệm tốt hơn).
Nếu một đối tượng mục tiêu nào đó đang sử dụng ít điểm chạm hơn mong đợi, có phải họ đang dành ít thời gian hơn với thương hiệu hay không, hay họ ít trung thành hơn không?
Nếu họ đang sử dụng nhiều hơn mong đợi, có phải họ đang mua hàng nhiều hơn hay không hay vì các nền tảng của thương hiệu quá phức tạp khiến họ mất nhiều thời gian để điều hướng?
Dù cho kết quả của các câu hỏi này là gì, việc hiểu được tất cả các điểm chạm trong Customer Journey Map đều vô cùng cần thiết.
Trên website của thương hiệu hoặc ở các website khác.
Trên YouTube và hơn thế nữa.
Với từng điểm chạm, bạn cần hiểu rõ các thông tin sau khi xây dựng Customer Journey Map.
Hành động của khách hàng.
Liệt kê tất cả các hành động mà khách hàng của bạn thực hiện trong suốt quá trình tương tác của họ với thương hiệu, dù cho đó là lần nhấp chuột qua email hay lần gửi tin nhắn qua mạng xã hội Facebook.
Khi tìm hiểu các hành động, bạn cần phải tìm hiểu xem liệu khách hàng có đang thực hiện quá nhiều bước (có những bước không cần thiết) để đến được giai đoạn mua hàng hay không. Việc giảm bớt các bước (điểm chạm) không cần thiết có thể giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng.
Cảm xúc & Động lực của khách hàng.
Với tư cách là những người làm marketing, bạn hiểu rằng, mỗi hành động hay phản ứng của khách hàng đều phản ánh một trạng thái cảm xúc cụ thể nào đó, trong từng giai đoạn khác nhau trong Customer Journey, khách hàng có những động lực khác nhau.
Khi khách hàng có những “nỗi đau” khác nhau, họ sẽ thực hiện những hành động khác nhau được thúc đẩy bởi những động lực và cảm xúc khác nhau.
Biết được điều này, bạn sẽ có thể cung cấp những nội dung (Content) khác nhau phù hợp với từng trạng thái của khách hàng.
Những trở ngại và nỗi đau của khách hàng.
Tiếp theo, bạn cũng cần tìm hiểu những rào cản nào đang ngăn cản khách hàng của bạn thực hiện những hành động mà họ mong muốn. Rào càn về giá là một ví dụ.
Ví dụ: Vì nhận thấy rằng chi phí vận chuyển quá cao so với kỳ vọng, một khách hàng đã quyết định không mua hàng mặc dù đã cho vào “giỏ hàng”.
Càng giảm thiểu được những rào cản, cơ hội bán hàng của bạn hiển nhiên sẽ càng cao.
5. Nhận diện các vấn đề.
Khi đi sâu vào quá trình xây dựng Customer Journey Map, bạn sẽ thấy rằng, nó có liên quan đến rất nhiều các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp.
Từ bộ phận phát triển sản phẩm, chăm sóc khách hàng, bán hàng hay là marketing, đều có mối liên hệ trực tiếp đến các điểm chạm với khách hàng.
Từ các số liệu hay phản hồi qua các điểm chạm của khách hàng, bạn có thể xác định những vấn đề mà doanh nghiệp hiện đang gặp phải, những thứ mà nếu làm tốt, trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu sẽ được cải thiện rõ rệt.
Ví dụ, khi bạn thấy rằng tốc độ phản hồi của bộ phận chăm sóc khách hàng quá chậm, và bạn cũng thấy rằng điều này xảy ra là vì quá trình phân bổ dữ liệu khách hàng đến họ quá chậm và thiếu các công cụ tự động hỗ trợ, các giải pháp như bổ sung CRM hay tích hợp công cụ tự động là giải pháp bạn cần làm.
6. Phân tích và đánh giá kết quả.
Là một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình xây dựng Customer Journey Map, phân tích kết quả là lúc bạn nhìn lại những gì bạn đã làm.
Có bao nhiêu người cho sản phẩm vào giỏ hàng nhưng lại không tiếp tục thanh toán ở phần chọn phương thức thanh toán, có bao nhiêu khách hàng vào website của bạn nhưng rồi lại rời đi nhanh chóng sâu đó?
Những câu hỏi kiểu này giúp bạn biết được bạn cần phải làm gì để có thể khiến khách hàng “tiếp tục” hay những thứ có thể giúp khách hàng có được những trải nghiệm tốt hơn trên các điểm chạm khác nhau.
Phân tích kết quả là giai đoạn bạn có thể xác định nơi khách hàng đang không nhận được những gì mà họ từng kỳ vọng (trước khi tiếp hành tương tác sâu hơn với doanh nghiệp).
7. Xác định các cơ hội và chiến lược hành động.
Từng vấn đề và nỗi đau của khách hàng mà doanh nghiệp nhận diện được từ các phần ở trên chính là nơi mở ra những cơ hội để doanh nghiệp tối ưu lại các điểm chạm.
8. Tối ưu lại Customer Journey Map.
Giai đoạn cuối cùng, khi bạn gần như đã hoàn thành một vòng lặp hoàn chỉnh từ lúc xây dựng các điểm chạm, xác định chân dung khách hàng đến các chiến lược hành động để tối ưu chất lượng của các điểm chạm. Bạn cũng cần lặp lại quá trình này.
Vì các mong muốn và điểm chạm kỳ vọng của khách hàng liên tục thay đổi, về cơ bản, bạn hiếm khi có một Customer Journey Map hoàn chỉnh một lần.
Ví dụ, nếu như trước đây khách hàng của bạn tìm kiếm thương hiệu của bạn trên Google, và giả sử là họ tìm thấy bạn, tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu họ cũng làm hành động tương tự nhưng lại trên TikTok, và không thể tìm thấy bạn.
Đây chính là lúc bạn cần làm mới bản đồ của mình.
Chiến lược xây dựng Customer Journey Map để bán được nhiều hàng hơn.
1. Hiểu chân dung khách hàng (customer’s persona).
Việc hiểu rõ tính cách hay chân dung của khách hàng đóng một vai trò rất lớn trong việc tối ưu hóa doanh nghiệp của bạn để có được chuyển đổi cao hơn.
Bước đầu tiên của quá trình này là xác định chính xác phân khúc khách hàng của bạn.
Hãy bắt đầu bằng việc khám phá những mong muốn, nỗi đau, thái độ của khách hàng tiềm năng và hiểu nhu cầu của họ.
Nếu bạn đã phát hiện ra một phân khúc khách hàng mới, bạn có thể sửa đổi mô hình kinh doanh của mình để thích ứng với những cơ hội mới.
Sử dụng sự đồng cảm không chỉ giúp bạn tăng tốc quá trình khám phá khách hàng mà còn cung cấp cho bạn các công cụ hữu ích để khám phá các khía cạnh khác nhau trong tính cách của khách hàng từ đó xây dựng các mô hình kinh doanh sáng tạo hơn.
Bạn có thể phân loại các câu hỏi của mình và tập trung vào những gì khách hàng nói, làm, nghĩ, cảm nhận, nghe và thấy. Biểu đồ của sự đồng cảm cũng cho phép bạn khám phá thêm về nỗi đau và mong muốn của khách hàng.
Bạn nên tập hợp đội nhóm của bạn lại với nhau và trả lời các câu hỏi sau:
Điều gì cản trở họ?
Họ mơ ước đạt được điều gì?
Họ nhìn nhận thế nào về thành công?
Điều gì ảnh hưởng đến việc mua hàng của họ?
Phương tiện truyền thông xã hội và cộng đồng ảnh hưởng đến quyết định của họ như thế nào?
Điều gì khiến họ lo lắng?
Họ cư xử như thế nào ở nơi công cộng và giữa bạn bè?
…v.v
Ngay cả khi bạn nhắm mục tiêu đến cùng một nhóm khách hàng với đối thủ cạnh tranh của mình, điều quan trọng là bạn không nên sao chép và thực hiện các chiến lược tối ưu hóa chuyển đổi của họ.
Ví dụ: Cung cấp bản dùng thử miễn phí hoặc quyền truy cập không giới hạn vào sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ nào đó nghe có vẻ rất hấp dẫn đối với một số nhóm khách hàng, đặc biệt là nhóm khách hàng mới.
Tuy nhiên, đó lại có thể không phải là chiến lược phù hợp để doanh nghiệp của bạn áp dụng để thành công chẳng hạn.
2. Tận dụng dữ liệu trong quá khứ.
Bước thứ hai bạn cần làm khi tối ưu theo Customer Journey Map đó là tận dụng các dữ liệu (data) trong quá khứ của thương hiệu với khách hàng.
Bạn phải có khả năng đối chiếu các chiến lược CRO của mình với dữ liệu lịch sử trước khi nghĩ đến việc thực hiện một chiến lược tăng trưởng đột phá.
Ví dụ: trích xuất dữ liệu về những khách hàng hiện tại đã đăng ký sử dụng dịch vụ của bạn có thể là một hướng dẫn tuyệt vời để tìm hiểu thêm về giá trị lâu dài của khách hàng (CLV – Customer Lifetime Value).
Biết được khách hàng ở lại với bạn trong bao lâu trước khi họ rời bỏ đi và sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của đối thủ cạnh tranh cho phép bạn xây dựng các chiến lược tương tác mới có tỷ lệ giữ chân người dùng cao hơn.
Bạn có thể sử dụng các chiến lược nhắm mục tiêu lại (re-target) và nâng cao các sáng kiến tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi dựa trên hành vi mua hàng của khách hàng.
Đơn giản, hãy tách biệt nhóm đã mua hàng hoặc đã giới thiệu khách hàng mới đến doanh nghiệp của bạn và thu hút họ bằng các giao dịch mới hoặc yêu cầu họ tham gia chương trình khách hàng thân thiết của bạn.
3. Giáo dục khách hàng của bạn.
Thay vì hướng tất cả lưu lượng truy cập đến trang đăng ký (landing page) của bạn với hy vọng rằng họ sẽ yêu thích sản phẩm của bạn và tiến hành thanh toán, bạn nên tập trung vào việc thiết lập quy trình tự động để giúp khách truy cập có một ‘chuyến thăm quan’ thú vị và mang tính giáo dục trên website của bạn.
Cần lưu ý rằng mỗi phân khúc khách hàng có một tập hợp các nhu cầu riêng biệt phải được giải quyết tương ứng.
Cho dù bạn đang sử dụng các chiến lược marketing có trả phí hay tận dụng các kỹ thuật SEO mũ trắng để thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp của mình, thì điều cần thiết là phải thiết kế các chiến dịch của bạn để dẫn khách truy cập đến đúng trang đích họ muốn.
Ví dụ: bạn có thể xuất bản hướng dẫn dành cho người mới bắt đầu về cách tận dụng tối đa sản phẩm trên blog của mình và sau đó thu hút khách truy cập hay người dùng mới đến blog của bạn trước khi đẩy họ vào kênh chuyển đổi bán hàng.
Mặt khác, bạn có thể thiết lập những mẫu quảng cáo riêng cho những nhóm người dùng chuyên biệt khác và khiến họ truy cập vào trang sản phẩm ưu đãi có giới hạn của bạn.
Bằng cách này, bạn đang giải quyết các phân khúc khách hàng của mình đúng cách, cũng như cải thiện tỷ lệ chuyển đổi, do đó dẫn đến ROI của bạn cao hơn.
4. Tương tác với khách hàng.
Một trong những sai lầm phổ biến mà các digital marketer mắc phải về chiến lược tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi đó là chỉ ‘tối ưu một lần vào thời điểm mua hàng đầu tiên’.
Theo Econsultancy, 82% công ty thừa nhận rằng việc giữ chân khách hàng cũ rẻ hơn đáng kể so với việc tìm kiếm khách hàng mới. Ipsos cũng báo cáo rằng chi phí bỏ ra để tìm kiếm khách hàng mới cao hơn 500% so với việc giữ chân khách hàng cũ.
Việc xây dựng một blog có giá trị và đưa ra một chiến lược marketing qua email vững chắc để thu hút khách hàng của bạn với các mẹo hữu ích sẽ tiếp thêm sức mạnh cho chiến lược giữ chân khách hàng của bạn.
Bạn cũng cần tận dụng các chiến lược như content marketing để tạo ra những nội dung, hướng dẫn từng bước và chia sẻ nó với khách hàng của bạn.
Bạn phải coi mối quan hệ kinh doanh của mình nghiêm túc hơn bất cứ điều gì được xác định trong các điều khoản và điều kiện của bạn.
Tương tác với khách hàng sau khi họ mua sản phẩm của bạn có thể giúp khách hàng trở nên trung thành hơn rất nhiều.
Bạn thậm chí có thể khiến họ yêu thích doanh nghiệp của mình hơn bằng cách tìm ra những vấn đề khó khăn nhất mà khách hàng gặp phải khi họ sử dụng sản phẩm của bạn và giúp họ giải quyết các vấn đề đó một cách miễn phí.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp về thuật ngữ Customer Journey là gì?
Customer Journey model là gì?
Là các mô hình Customer Journey. Cũng tương tự khái niệm mô hình kinh doanh, tức đề cập đến cách thức (các bước) một doanh nghiệp bán hàng và tìm kiếm lợi nhuận, một mô hình Customer Journey mô tả cụ thể cách doanh nghiệp xác định các điểm chạm hay giai đoạn có trong Customer Journey.
Kết luận.
Dù là người làm marketing, người xây dựng thương hiệu hay là chủ doanh nghiệp, bạn thấy rằng, việc xác định cách khách hàng tương tác với doanh nghiệp là vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của doanh nghiệp.
Trong bối cảnh kinh doanh mới, khi khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn, và họ cũng coi trọng cách mà thương hiệu đáp ứng các kỳ vọng của họ nhiều hơn, việc xây dựng và tối ưu các trải nghiệm của họ trên các điểm chạm trong suốt hành trình mua hàng càng trở nên quan trọng hơn.
Bằng cách hiểu bản chất thực sự của Customer Journey là gì, cách xây dựng và tối ưu Customer Journey Map và hơn thế nữa, bạn thực sự là người làm nghề chuyên nghiệp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Khi nhu cầu tiêu thụ nội dung của các đối tượng mục tiêu không ngừng thay đổi, nhiệm vụ của người làm marketing là cập nhật và đáp ứng các nhu cầu này, dưới đây là một số xu hướng Visual Content hay nội dung trực quan mà người dùng đang quan tâm nhiều nhất.
Theo một nghiên cứu do 3M thực hiện, mắt người có khả năng xử lý hình ảnh nhanh hơn khoảng 60.000 lần so với chữ viết (text).
Trong phạm vi ngành marketing, mặc dù văn bản hay nghệ thuật kể chuyện (storytelling) qua văn bản cũng không kém phần quan trọng những hình ảnh trực quan hấp dẫn vẫn chiếm ưu thế nhiều hơn.
Để có thể tận dụng sức mạnh của các nội dung trực quan (Visual Content), dưới đây là một số xu hướng mà các marketer có thể tham khảo.
1. Đồ họa thông tin hay Infographics là xu hướng Visual Content đầu tiên.
Về bản chất, infographics là định dạng pha trộn giữa văn bản và hình ảnh.
Infographics thường xuyên xuất hiện trên các website hay nền tảng như một phương tiện truyền tải thông tin một cách nhanh chóng vì nó liên quan đến trải nghiệm xem của người dùng. Nó trực quan, cô đọng và dễ ghi nhớ.
Bên dưới là một ví dụ về infographics.
2. Hoạt hình (Animation) và Video.
Mặc dù infographics khá thu thút người xem và dễ đạt được kết quả trong việc truyền tải thông điêp, nó lại có phần khô khan hơn so với các định dạnh động, Animation và Video là 2 trong số đó.
Sự trỗi dậy nhanh chóng của mạng xã hội video ngắn TikTok cũng như sự chuyển hướng của Facebook sang việc ưu tiên nhiều hơn cho các định dạng video là những minh chứng hữu hình nhất cho điều này.
Ngoài ra, trong bối cảnh mới, khi người dùng có nhiều lựa chọn nội dung hơn, họ sẽ ngày càng có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến các định dạng sáng tạo và mới mẻ hơn.
Nếu như trước đây, Flash (một kiểu hình ảnh động) là lựa chọn ưu tiên hàng đầu, thì giờ đây video hay video hoạt hình (Animation) là xu hướng sử dụng Visual Content mới.
3. Gradients ngày càng được sử dụng nhiều hơn.
Trọng các thuật thiết kế, gradient là tính năng được sử dụng để chính bóng màu, tức thay vì sử dụng một màu sắc chính chẳng hạn như đen hoặc đỏ, bạn sử dụng gam màu pha trộn giữa đen và đỏ hay là đỏ nhạt dần.
Về bản chất, gradient được sử dụng với mục đích thứ nhất là thu hút sự chú ý của người dùng xem, và sau đó là điều hướng ánh mắt của người xem theo hướng màu nhạt hoặc đậm dần.
Gradient không chỉ được sử dụng để làm phông nền. Chúng cũng được sử dụng trong logo, bài thuyết trình, sách thương hiệu, danh thiếp và hơn thế nữa.
Bên dưới là một ví dụ về cách sử dụng gradient.
4. Hình ảnh hoài cổ.
Khi mọi thứ trôi đi quá nhanh, hay thế giới xung quanh quá “ồn ào”, người ta lại có xu hướng tìm đến những thứ đơn giản và mộc mạc, không màu mè.
Khi Covid-19 hay các đợt khủng hoảng kinh tế làm cho mọi người khó giao tiếp với nhau hơn, hay thậm chí là ít năng lượng hơn, “những thứ xưa cũ” lại có khả năng truyền tải thông điệp mạnh mẽ hơn.
Có lẽ một trong những ví dụ thành công rõ ràng nhất về phương thức marketing theo chủ đề hoài cổ là sự ra đời của Nintendo Classic Mini, một thiết bị trò chơi điện tử có vẻ ngoài lạc hậu nhưng ngay lập tức gây ảnh hưởng đến giới trẻ.
5. Những hình ảnh mang tính cam kết với cộng đồng là một xu hướng Visual Content khác.
Trong thế giới kinh doanh ngày nay, hầu hết các thương hiệu đều tập trung vào việc bán hàng, họ chỉ cố gắng bán, bán và bán nhiều hơn nữa.
Tuy nhiên ở góc nhìn của người tiêu dùng, bạn thử hình dung xem liệu họ có muốn thương hiệu chỉ bán hàng đến họ hay họ có mong muốn tương tác với những thương hiệu chỉ tiếp cận họ với mục tiêu bán hàng.
Người tiêu dùng có ý thức (Conscious Consumer) là xu hướng của người tiêu dùng trong thế giới hiện đại ngày nay, những người mong muốn các thương hiệu cần có trách nhiệm nhiều hơn không chỉ với họ, với các vấn đề của họ mà còn với cả cộng đồng và xã hội.
Họ muốn biết các thương hiệu liệu có đang cam kết trách nhiệm của với các vấn đề xã hội hay không, hay ví dụ như họ có tích cực bảo vệ môi trường hay không.
Cũng trong bối cảnh mới, nhiều người tiêu dùng hơn sẽ sẵn sàng chi trả nhiều tiền hơn để đảm bảo rằng họ đang ủng hộ các hoạt động sản xuất có đạo đức, bao bì thân thiện với môi trường và đối xử công bằng với những người khác, hay với các sản phẩm ưu tiên tính bền vững.
Nếu thương hiệu của bạn đang hướng tới người tiêu dùng Gen Z thì những thực hành này còn trở nên quan trọng hơn.
6. Đa dạng một cách nhất quán.
Khi nói đến chiến lược xây dựng thương hiệu nói chung, tính nhất quán là một trong những từ khoá ưu tiên hàng đầu.
Mặc dù bạn cần không ngừng lặp lại các hình ảnh hay định dạng nội dung quen thuộc để xây dựng nhận diện trong mắt người tiêu dùng, điều này lại có thể khiến thương hiệu trở nên nhàm chán hơn, và hiển nhiên khó tương tác hơn.
Cách tiếp cận cho thương hiệu trong tình huống này là đa dạng hoá cách hiển thị hay thể hiện nội dung nhưng lại cần dựa trên sự nhất quán.
Nhất quán có thể đến từ 2 cách tiếp cận, nhất quán về mặt ý tưởng, tức dù bạn có sử dụng màu sắc là gì thì khách hàng vẫn cảm nhận được “nó là bạn”, và nhất quán về bố cục, tức sáng tạo nhưng cần nằm trong một giới hạn nhất định, gần gũi nhất với thương hiệu.
7. Mã QR (QR Code) là xu hướng Visual Content cuối cùng bạn có thể cân nhắc.
Trong thế giới kỹ thuật số, khi internet và thiết bị di động trở thành “vật bất ly thân” của hầu hết mọi khách hàng, việc tận dụng các yếu tố công nghệ để giúp cho quá trình tương tác với thương hiệu trở nên tức thời và tiện lợi hơn cũng là một ưu tiên, sử dụng QR Code là một trong số đó.
Nếu bạn chưa tìm hiểu về QR Code thì nó đơn giản là một hình ảnh theo kiểu mật mã (như trên hình), thứ mà người dùng có thể sử dụng điện thoại thông minh để quét (scan) và dẫn họ đến một nền tảng hay website nào đó.
QR Code có thể được sử dụng cho các chương trình khuyến mãi hay sự kiện nào đó, khi thương hiệu không thể hoặc khó có thể truyền tải nó trực tiếp từ các mẫu quảng cáo hay địa điểm nào đó, nơi vốn hạn chế về mặt hiển thị trực tiếp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nếu bạn đang tìm cách đo lường kết quả và tối ưu tăng trưởng cho thương hiệu, Google đã đưa ra một số gợi ý cho bạn.
Một nghiên cứu gần đây của Google với Forrester Consulting cho thấy rằng 3 trong 4 nhà marketer khu vực APAC (Châu Á Thái Bình Dương) được khảo sát lo ngại về tác động của những thay đổi liên quan đến quyền riêng tư đối với việc theo đuổi các mục tiêu Marketing của họ trong tương lai.
Đối với những người làm marketing nói chung, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cách họ đo lường hiệu suất của các chiến dịch cũng như việc cần có những phương thức mới để có thể đánh giá được mức độ hiệu quả của những gì họ đã làm.
Một yếu tố quan trọng chính nữa là 80% người tiêu dùng ở Châu Á Thái Bình Dương nói rằng quyền riêng tư trực tuyến là một vấn đề quan trọng.
Trong khi mọi người muốn biết thông tin của họ đang được sử dụng như thế nào, các nền tảng đã dần hạn chế việc sử dụng ID thiết bị và cookies theo dõi của bên thứ ba, những thứ mà từ lâu các nhà quảng cáo đã dựa vào để tiếp cận những nhóm đối tượng có liên quan nhất và mang về kết quả tốt nhất.
Điều này có nghĩa là, dần dần, các nhà marketer sẽ có ít dữ liệu của bên thứ 3 hơn để đo lường hiệu quả, thay vào đó, họ cần tận dụng các dữ liệu của bên thứ nhất (first party data).
Những gì bạn cần làm có thể là: ưu tiên dữ liệu của bên thứ nhất, dựa vào mô hình chuyển đổi để tối ưu hiệu suất và tăng cường hợp tác với các đối tác quảng cáo.
Ưu tiên dữ liệu của bên thứ nhất để cải thiện phạm vi tiếp cận và mức độ tác động.
Theo Google, 1 trong 3 nhà marketer khu vực APAC được khảo sát đang tìm cách cải thiện cách họ thu thập và sử dụng dữ liệu của bên thứ nhất để tiếp cận nhiều đối tượng phù hợp hơn và phát triển doanh nghiệp của họ.
Một nghiên cứu của BCG cho thấy rằng khi dữ liệu của bên thứ nhất được sử dụng hiệu quả trong Marketing, các thương hiệu có thể tạo ra gấp đôi số doanh thu gia tăng từ một quảng cáo, mức độ tiếp cận được cải thiện gấp 1,5 lần.
Để phát triển dữ liệu của bên thứ nhất về thương hiệu của bạn, hãy cố gắng minh bạch khi tìm kiếm sự đồng ý từ người dùng để họ có thể chia sẻ thông tin của họ.
Hãy cho họ biết những thông tin nào sẽ được sử dụng và cách thức sử dụng, cũng như những giá trị mà họ có thể nhận được khi đồng ý cung cấp thông tin.
Dựa vào mô hình chuyển đổi để tối ưu hiệu suất.
Khi các quy định về quyền riêng tư gia tăng và các trình duyệt cũng dần loại bỏ cookies, các marketer sẽ không còn có thể dựa vào dữ liệu của bên thứ ba (Third Party Data) để phân tích hành trình của các chuyển đổi của khách hàng và để tối ưu hóa hành trình mua hàng. Các mô hình chuyển đổi có thể hỗ trợ được điều này.
Được hỗ trợ bởi công nghệ máy học, mô hình chuyển đổi chỉ định các kết nối giữa các tương tác quảng cáo và chuyển đổi mà nhà quảng cáo thường khó có thể quan sát được.
Quy trình này không chỉ bảo vệ quyền riêng tư của người dùng mà còn cung cấp cái nhìn toàn diện hơn về các nỗ lực marketing, một cách tốt hơn để lượng hóa các tác động và thu thập insight cho việc tối ưu hoá.
Bạn có thể xem thêm về cách ứng dụng mô hình chuyển đổi của Google tại đây.
Tăng cường hợp tác với các đối tác quảng cáo.
Việc phát triển chiến lược dữ liệu của bên thứ nhất và sử dụng mô hình chuyển đổi yêu cầu các thương hiệu phải có quyền truy cập vào các công nghệ có liên quan (Martech).
Khoảng 50% trong số các nhà marketer khu vực APAC được khảo sát cho biết họ đang nỗ lực làm việc với các đối tác công nghệ quảng cáo (Adtech) hiện tại để phát triển các giải pháp đo lường ưu tiên cho quyền riêng tư.
Một thương hiệu đã làm được điều này là Samsung Thái Lan.
Để xác định và tiếp cận những khách hàng chi tiêu nhiều hơn cho mỗi đơn đặt hàng so với những người mua sắm thông thường, thương hiệu này đã làm việc với đối tác quảng cáo của mình là Media.Monks để xây dựng mô hình khách hàng.
Media.Monks đã sử dụng dữ liệu từ Google Analytics 360 và các thuật toán máy học của Samsung để kiểm tra và đánh giá cách thương hiệu có thể thu hút khách hàng một cách hiệu quả.
Điều này cho phép Samsung xác định và tiếp cận những khách hàng có tiềm năng cao thông qua quảng cáo, đồng thời thúc đẩy sự quan tâm nhiều hơn đến việc mua các sản phẩm của Samsung.
Khi bối cảnh về quyền riêng tư trên khắp khu vực Châu Á Thái Bình Dương tiếp tục phát triển, điều quan trọng là các thương hiệu phải có các chiến lược đo lường ưu tiên cho quyền riêng tư để bắt kịp với những thay đổi.
Một lần nữa, tận dụng các dữ liệu của bên thứ nhất và xây dựng mô hình chuyển đổi là ưu tiên hàng đầu.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nếu bạn đang tìm cách theo dõi hiệu suất hay mức độ hiệu quả của các chiến dịch Social Media Marketing, việc thiết lập một danh sách bao gồm những việc cần làm hay các chỉ số đánh giá là hết sức cần thiết.
Được phân chia theo các nhiệm vụ chính cần mà các marketer cần thực hiện hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và hàng quý, dưới đây là cách mà bạn có thể sử dụng để theo dõi và cập nhật hiệu suất cho các chiến dịch Social Media Marketing của mình.
Kiểm tra xem liệu hình ảnh của thương hiệu có đang được sử dụng một cách đồng bộ trên toàn bộ các kênh mạng xã hội.
Thực hiện các đợt khảo sát hay nghiên cứu khách hàng để kiểm tra tính chính xác của khả năng nhắm mục tiêu, hay mức độ am hiểu về insight của khách hàng.
xây dựng mục tiêu cho quý tiếp theo.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo New York Times, Elon Musk lên kế hoạch sa thải nhân viên Twitter ngay trước ngày 1/11 để không phải trả khoản thưởng cổ phiếu cho họ.
New York Times dẫn lời nguồn tin cho biết Musk yêu cầu sa thải trên toàn công ty vào ngày 29/10. Không rõ bao nhiêu nhân viên bị ảnh hưởng từ lần cắt giảm này, song nguồn tin tiết lộ sẽ có bộ phận bị mất nhiều người hơn so với bộ phận khác.
Các báo cáo trước đó chỉ ra Musk muốn loại bỏ tới 75% lực lượng lao động Twitter, dù ông lại nói khác khi đến thăm trụ sở công ty vào giữa tuần.
Hiện nay, Twitter tuyển dụng khoảng 7.500 nhân sự. Theo New York Times, một số quản lý được yêu cầu đưa ra danh sách ai phải ra đi.
Theo New York Times, dường như Musk đang muốn thử tài các kỹ sư của Twitter. Ông và nhóm của mình yêu cầu họ hoàn thành một số dự án, bao gồm một dự án liên quan đến thay đổi màn hình đăng nhập của nền tảng. Họ đã phải làm việc đến khuya ngày 28/10.
Ross Gerber, CEO công ty quản lý tài sản Gerber Kawasaki Wealth, được Jared Birchall – người đứng đầu văn phòng gia đình của Musk – thông báo rằng khoảng 50% nhân sự Twitter sẽ bị đuổi.
Việc sa thải có thể diễn ra trước ngày 1/11, ngày mà nhân viên được thưởng cổ phiếu, “thường chiếm phần lớn” trong thu nhập của họ. New York Times cho rằng Musk có thể không phải trả số cổ phiếu này nếu nhân sự nghỉ việc trước ngày 1/11.
Musk hoàn tất thâu tóm Twitter vào ngày 28/10 và đã đuổi việc hàng loạt lãnh đạo, bao gồm CEO Parag Agrawal, Giám đốc Tài chính và Giám đốc Chính sách. Tỷ phú đề nghị mua lại Twitter từ tháng 4 nhưng đổi ý và cuối cùng lại tiếp tục thương vụ.
Không rõ kế hoạch của Musk với Twitter ra sao, song ông nhắc lại mong muốn biến mạng xã hội thành “quảng trường kỹ thuật số chung” cho nền văn minh của nhân loại, nơi mọi tín ngưỡng được tự do thảo luận một cách lành mạnh mà không cần đến bạo lực. Ông dự định thành lập một hội đồng kiểm duyệt nội dung trên mạng xã hội Twitter.
Trên Twitter, ông chủ mới của mạng xã hội không chia sẻ gì nhiều về công việc của mình. Ngày 30/10, ông chỉ bàn luận về các món ăn.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Theo Báo cáo Global 500 của công ty định giá thương hiệu Brand Finance, Apple tiếp tục là thương hiệu đắt giá nhất thế giới trong danh sách 100 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2022với giá trị thương hiệu đạt 335,1 tỷ USD, tăng 35% so với năm trước.
Đây là giá trị cao nhất của một thương hiệu trong lịch sử báo cáo thường niên này kể từ khi bắt đầu được công bố vào năm 2007.
Theo sát Apple là công ty đồng hương Amazon với giá trị thương hiệu đạt 350,3 tỷ USD.
Đáng chú ý, trong xếp hạng năm nay, TikTok là thương hiệu tăng trưởng giá trị nhanh nhất. So với xếp hạng năm 2021, giá trị thương hiệu của nền tảng Trung Quốc đã tăng 215%, trở thành thương hiệu tăng trưởng nhanh nhất năm nay.
Trong giai đoạn năm 2019-2021, nền tảng này có lượng người dùng tăng vọt từ 291,4 triệu lên 655,9 triệu. Nếu duy trì tốc độ tăng trưởng này, TikTok có thể đạt gần 1 tỷ người dùng tới năm 2025, theo dự báo của Insider Intelligence.
Xét theo ngành, 1/3 các thương hiệu trong xếp hạng năm nay thuộc lĩnh vực công nghệ và dịch vụ, với tổng giá trị đạt 2.000 tỷ USD, tăng 36,8% so với năm 2021.
Theo sau là ngành truyền thông và viễn thông với tổng giá trị các thương hiệu 1.000 tỷ USD, tăng 19,2%.
Xét theo quốc gia, Mỹ và Trung Quốc chiếm 75 trong số top 100 thương hiệu trong xếp hạng năm nay. 6 quốc gia dẫn đầu chiếm tới 95% danh sách này.
Xếp hạng của Brand Finance đo lường giá trị của các thương hiệu – được xem là tài sản vô hình liên quan tới marketing, tạo nên bản sắc và danh tiếng của thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng. Công ty này đo lường giá trị thương hiệu về mặt tài chính, theo đó tính toán xem thương hiệu đáng giá thế nào đối với công ty sở hữu nó.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Dù chỉ chiếm khoảng 1,4% dân số Mỹ và 6% lực lượng lao động ở Thung lũng Silicon, nhưng người Ấn Độ đang vươn tới lãnh đạo ngành công nghệ toàn cầu, vị trí vốn được thống trị bởi người phương Tây trong thời gian dài.
Một sinh viên chưa tốt nghiệp người Ấn Độ bay đến Mỹ để nghiên cứu thường nói gì với bạn bè của họ tại sân bay? “Sau này tôi sẽ làm CEO”.
Nghe qua có vẻ như chỉ là câu nói đùa trong lúc tạm biệt, nhưng ẩn chứa trong đó là niềm tin ngày càng tăng mà bất kỳ sinh viên Ấn Độ nào hướng đến Mỹ hoặc thế giới phương Tây ngày nay đều có trong mình, với mong muốn đạt đến đỉnh cao không chỉ ở lĩnh vực học thuật mà còn trong thế giới kinh doanh và công nghệ.
Câu chuyện về những người Ấn Độ hoặc những người Mỹ gốc Ấn trở thành CEO của các công ty Mỹ và toàn cầu đang gây xôn xao với tần suất lớn đến mức nhiều trường kinh doanh và tạp chí thường xuyên phải đặt câu hỏi.
Theo một phân tích năm 2020 của nhóm Boardroom Insiders, khoảng 56 CEO (tương đương 11%) trong danh sách Fortune 500 là người nhập cư.
Họ đến từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, nhưng nghiên cứu cho thấy Ấn Độ có nhiều giám đốc điều hành nhất, theo sau là Ý, Anh, Đài Loan, Argentina và Brazil.
Có thể thấy CEO người Ấn xuất hiện trải dài trong nhiều lĩnh vực như ngân hàng, tài chính, tư vấn, y học, dược phẩm, thời trang, may mặc, hậu cần và thậm chí trong bán lẻ. Nhưng nhận thức cao hơn cả vẫn là vị trí lãnh đạo của họ trong thế giới công nghệ toàn cầu, có thể kể ra một vài ví dụ sau:
Satya Nadella, Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Giám đốc điều hành Microsoft
Sundar Pichai, Tổng giám đốc điều hành Google
Shantanu Narayen, Tổng giám đốc điều hành Adobe
Arvind Krishna, Tổng giám đốc điều hành IBM
Sanjay Mehrotra, Giám đốc điều hành Micron Technology
George Kurian, Giám đốc điều hành NetApp
Rajeev Suri, cựu Giám đốc điều hành Nokia
Parag Agrawal, được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành Twitter thay cho người sáng lập Jack Dorsey vào tháng 11.2021, nhưng ông vừa rời đi sau khi tỉ phú Elon Musk tiếp quản mạng xã hội này.
Công thức bí mật nào đã nâng tầm các CEO gốc Ấn?
Có nhiều ý kiến thắc mắc rằng tại sao hội đồng quản trị của các công ty công nghệ khổng lồ như Microsoft, Google, IBM và Twitter lại chọn người nước ngoài, đặc biệt là người gốc Ấn, thay vì những người Mỹ có trình độ ngang nhau? K
hông có câu trả lời chính xác nào cho câu hỏi vẫn đang được nghiên cứu sâu này, nhưng có khá nhiều lý do hợp lý được tác giả Chidanand Rajghatta liệt kê trong cuốn sách nổi tiếng The Horse That Flew: How India’s Silicon Gurus Spread Their Wings, sau gần 25 nghiên cứu và quan sát.
Phần lớn, Ấn Độ gửi những nhân tài tốt nhất và sáng giá nhất của mình về phía tây. Nước này cũng gửi số lượng sinh viên đến phương Tây nhiều nhất, chỉ sau Trung Quốc.
Sự khác biệt lớn giữa sinh viên Ấn Độ và Trung Quốc là người Ấn Độ quen thuộc và thoải mái hơn với tiếng Anh, với một xã hội cởi mở, các thể chế dân chủ và nền văn hóa tranh luận. Nhiều người trong số họ đã phải trải qua một trong những hệ thống giáo dục cạnh tranh khốc liệt nhất thế giới, có tỷ lệ chấp nhận dưới 2%.
Tuy nhiên, chỉ có 20% CEO gốc Ấn trong danh sách Fortune 500 hiện nay đến Mỹ khi còn là sinh viên, 59% đến bằng con đường xin thị thực làm việc chuyên nghiệp, như vậy phải có những lý do khác nữa. Trên thực tế, không chỉ hệ thống giáo dục có tính cạnh tranh cao, mà chính đặc trưng xã hội Ấn Độ nói chung đã góp phần rất lớn.
R Gopalakrishnan, Giám đốc điều hành Tata Sons, nói trong cuốn sách The Made-in-India Manager rằng: “Không có nước nào khác trên thế giới đào tạo công dân theo cách thức đấu sĩ như Ấn Độ”. Vinod Dham, cha đẻ của Pentium, chip nhớ flash đầu tiên của Intel, từng giải thích điều này như sau: Ở Ấn Độ, xe buýt công cộng không bao giờ dừng lại ở trạm.
Trên xe luôn luôn đầy tràn hành khách. Vì vậy, để lên xe, bạn phải cố gắng chạy thật nhanh, thậm chí đu theo xe và chen lấn để có chỗ.
Sau đó, bạn đến Mỹ, và bạn thấy gì? Xe buýt đến đúng giờ, gần như vắng khách, tài xế còn hạ thấp chân ga cho bạn lên xe. Cuộc đời là những mảnh ghép đặc trưng khác nhau, Ấn Độ đã chuẩn bị cho bạn phần khó khăn nhất để thành công.
Cần cù và tiết kiệm: Đến phương Tây sau một cuộc “tranh đấu” gay go ở quê nhà, người Ấn không lãng phí thời gian để tiến lên các nấc thang kinh tế và xã hội. Nếu đến với tư cách là sinh viên, họ không bao giờ sống vượt quá khả năng chi trả của mình. Tất nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ, nhưng đa phần họ hoàn thành công việc nhanh chóng, chi tiêu ít nhất có thể và sẵn sàng lao vào công việc.
Khiêm tốn và xây dựng sự đồng thuận: Bởi vì đã trải qua hoàn cảnh đối đầu gay gắt, các giám đốc điều hành Ấn Độ thường có xu hướng đồng thuận và khiêm tốn. Một lần nữa, vẫn có những trường hợp ngoại lệ như Vishal Garg, nhưng ví dụ nổi tiếng nhất là Satya Nadella, người được cho là đã thay đổi hoàn toàn văn hóa “khó chịu” của Microsoft mà ông thừa hưởng từ Bill Gates và Steve Ballmer. Email đầu tiên của Satya Nadella với tư cách là giám đốc điều hành gửi cho nhân viên Microsoft bắt đầu bằng: “Hôm nay là một ngày rất khiêm tốn đối với tôi”. Ông nói rõ những hành vi hung hăng không còn được hoan nghênh nữa. Không bao giờ được la hét trong các cuộc họp điều hành, không bao giờ thể hiện sự tức giận quá mức đối với nhân viên hoặc các giám đốc khác, không bao giờ viết email giận dữ. Satya Nadella không ngừng nỗ lực để tạo ra môi trường thoải mái hơn. Kết quả từ sự lãnh đạo của ông là gì? Microsoft đã phát triển từ một công ty trị giá 400 tỉ USD khi ông tiếp quản vào năm 2014 lên hơn 2.200 tỉ USD ngày nay.
Xu hướng cực kỳ trung thành: Arvind Krishna gia nhập IBM vào năm 1990 và Satya Nadella gia nhập Microsoft vào năm 1992, cả hai đều là người kỳ cựu suốt ba thập niên trong cùng một công ty. Raj Subramaniam chưa bao giờ làm việc ở bất kỳ nơi nào khác sau khi gia nhập FedEx năm 1992.
Truyền thống gia đình: Trên thực tế, hầu hết CEO gốc Ấn đều xuất thân từ gia đình trung lưu, có cha làm việc trong chính phủ, dịch vụ dân sự, khu vực công hoặc quân đội. Mẹ của họ thường là những người nội trợ dành toàn thời gian và sức lực cho sự thành công của con cái, thấm nhuần các giá trị truyền thống và kỷ luật. Cha của Satya Nadella là sĩ quan, cha của Arvind Krishna nghỉ hưu với tư cách là thiếu tướng, cha của Ajay Banga là trung tướng trong Quân đội Ấn Độ, và cha của Sundar Pichai là kỹ sư tại tập đoàn GEC của Anh. Họ không nghèo, nhưng cũng không quá giàu và có nhiều đặc quyền. Nhưng chắc chắn họ là một phần của tầng lớp tinh hoa trong xã hội Ấn Độ, những người biết rõ con đường đi đến thành công ở phương Tây và đặt nền móng cho con cái họ.
Giấc mơ Mỹ
“Sự nổi lên của các CEO Ấn Độ tại các công ty có trụ sở chính ở Mỹ là điều tái khẳng định mạnh mẽ về nền kinh tế xứng đáng của Mỹ và triển vọng toàn cầu của họ. Mỹ không chỉ cho phép, mà còn tạo điều kiện cho những tài năng xuất sắc nhất vươn lên hàng đầu, không phân biệt chủng tộc hay quốc tịch.
Ngoài ra, đó còn là lời nhắc nhở tuyệt vời về cơ hội mà Mỹ dành cho người nhập cư. Và thực tế là Giấc mơ Mỹ (American Dream) về nền giáo dục tốt, thành công, giàu có và thành tựu luôn dành cho tất cả mọi người”, trích nội dung một bài luận đăng trên tạp chí Forbes.
Không ở đâu mà người Ấn Độ có thể xuất sắc nhiều như ở Mỹ. Bước ra từ quê nhà còn nhiều khó khăn và thiếu thốn điều kiện, người Ấn Độ khi đến Mỹ đã nắm bắt mọi cơ hội bằng cả hai tay.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Sau khi kết thúc thương vụ 44 tỷ USD, Elon Musk, hiện giữ vị trí CEO Twitter, cho biết sẽ thành lập “hội đồng kiểm duyệt nội dung” tại công ty và bỏ ngỏ khả năng khôi phục tài khoản cho cựu Tổng thống Mỹ D. Trump.
Trước đó, CEO Tesla khẳng định sẽ huỷ bỏ lệnh cấm vĩnh viễn với tài khoản Twitter của ông Trump nếu thương vụ mua lại diễn ra thành công. Tuy nhiên, việc này nếu xảy ra, sẽ chỉ được thực hiện sau khi Hội đồng kiểm duyệt được thành lập.
Hiện tại Musk vẫn chưa cung cấp thông tin chi tiết về cách thức hoạt động, thành phần tham gia, tính độc lập và giới hạn quyền lực của hội đồng kiểm duyệt nội dung này.
Facebook, đối thủ của Twitter từng bị chỉ trích nặng nề do thành lập hội đồng tương tự.
Sau khi tiếp quản công ty, Musk đã sa thải ít nhất 4 lãnh đạo cấp cao Twitter, gồm cả CEO Parag Agrawal và Vijaya Gadde, những người đứng đằng sau quyết định khoá tài khoản ông Trump và cấm quảng cáo chính trị trên nền tảng.
Twitter cấm ông Trump vào tháng 1/2021, sau sự kiện những người ủng hộ cựu Tổng thống tấn công vào đồi Capitol, nơi đang diễn ra phiên họp chung của Quốc hội Mỹ thông qua kết quả thắng cử của tân Tổng thống Joe Biden.
Cá nhân ông Trump sẽ phải điều trần trước một ủy ban của Hạ viện vào tháng tới liên quan đến vụ bạo động nêu trên.
Về phía Twitter, NBC News đưa tin một nhân viên công ty đã khai rằng mạng xã hội này đã không tích cực ngăn chặn vụ bạo loạn ngày 6/1 xảy ra. Theo lời khai, các cá nhân sử dụng Twitter đã có âm mưu bạo lực và công ty hoàn toàn nắm được thông tin.
Elon Musk và D. Trump có mối quan hệ tương đối tốt đẹp, khi CEO Tesla từng phục vụ trong Ban cố vấn kinh tế của Nhà Trắng và Hội đồng sáng kiến việc làm sản xuất trong đầu nhiệm kỳ của ông Trump, trước khi từ chức do Mỹ rút khỏi Hiệp định khí hậu Paris.
Năm 2020, Trump ca ngợi Musk là “một trong những thiên tài vĩ đại” tại Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos, Thuỵ Sĩ. Tiếp đến ngày 28/10, Trump một lần nữa bày tỏ sự ủng hộ quyết định thâu tóm mạng xã hội Twitter.
Cựu Tổng thống Mỹ từng khẳng định sẽ không quay lại sử dụng nền tảng này sau khi bị chặn tài khoản, nhưng điều đó có thể thay đổi khi giờ đây công ty đang được điều hành bởi Musk.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu các nội dung về thuật ngữ Branded Keyword (Brand Keyword) như Branded Keyword là gì, tại sao Branded Keyword lại quan trọng, cách tối ưu Branded Keyword cho website và hơn thế nữa.
Nếu bạn là người từng làm các công việc liên quan đến hoạt động tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization – SEO) hay đơn giản là bạn thường xuyên đọc các nội dung trên MarketingTrips.com, bạn thấy rằng từ khoá hay keyword đóng một trò hết sức quan trọng.
Tối ưu hóa cho một keyword cụ thể có nghĩa là thương hiệu sẽ có thêm cơ hội được xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm, có thêm cơ hội được khám phá và khách hàng mới.
Trong khi có rất nhiều loại keyword khác nhau, doanh nghiệp có thể chọn cách tối ưu hoá Branded Keyword, tức các từ khoá về thương hiệu. Để có thể tìm hiểu chi tiết về khái niệm keyword bạn có thể đọc keyword là gì để hiểu rõ hơn.
Branded Keyword là gì?
Branded Keyword là khái niệm đề cập đến tất cả các keyword (từ khóa) có thương hiệu hoặc liên quan đến thương hiệu.
Ví dụ, nếu tên doanh nghiệp của bạn là MarketingTrips, thì các keyword như MarketingTrips, Marketing Trips hay các biến thể khác như công ty MarketingTrips đều được xem là các Branded Keyword.
Ở một phạm vi rộng hơn, các Branded Keyword có thể bao gồm tên thương hiệu (Brand Name) kết hợp với các keyword hay truy vấn có liên quan khác.
Branded Keyword vẫn thường được gọi là Brand Keyword tuy nhiên thuật ngữ này là không chính xác.
Tại sao Branded Keyword lại quan trọng hay vai trò của Branded Keyword với thương hiệu là gì?
Nếu bạn từng đọc hay tìm hiểu về khái niệm thương hiệu (Brand), bạn thấy rằng thương hiệu là bản sắc của doanh nghiệp của bạn và nó cũng là một trong những phần quan trọng nhất của các hoạt động Marketing.
Trong khi với phần lớn những người làm marketing hay SEO, họ thường tập trung vào các keyword chung chung (generic keyword), các keyword liên quan đến thương hiệu lại mang một ý nghĩa to lớn khác.
Bạn cứ thử hình dung thế này, vì doanh nghiệp của bạn đầu tư khá nhiều vào các hoạt động quảng cáo hoặc xây dựng nhận diện thương hiệu (Branding), tên thương hiệu của bạn được khá nhiều người biết đến, tuy nhiên điều gì sẽ xảy ra nếu khi họ bắt đầu tìm kiếm về cái tên đó trên các công cụ tìm kiếm hoặc trên các nền tảng mạng xã hội, họ có được rất ít thông tin hoặc thậm chí là không tìm thấy.
Nhiệm vụ của bạn khi này là hãy xuất hiện trước mắt khách hàng khi họ tìm kiếm bất cứ keyword nào liên quan đến thương hiệu tức Branded Keyword.
Cách tối ưu hóa cho các Branded Keyword.
Một khi bạn có thể hiểu được vai trò của các Branded Keyword là gì, bạn cần bắt đầu tối ưu hóa website của mình cho các Branded Keyword.
Dưới đây là một số chiến thuật bạn có thể tham khảo.
Chèn tên thương hiệu của bạn trên toàn bộ website.
Công việc tương đối đơn giản, bạn chỉ cần thêm tên thương hiệu (Brand name) của bạn và các tên thương hiệu được liên kết với tất cả các sản phẩm và dịch vụ của bạn (nếu có) trên toàn bộ website.
Bạn có thể thêm vào các thẻ tiêu đề, phần nội dung chính (body content) và thậm chí cả thẻ alt của các hình ảnh liên quan. Tên thương hiệu của bạn cần phải xuất hiện ở nhiều nơi và nhiều phần trên website.
Tìm kiếm các Branded Keyword từ phần đề xuất của Google (hoặc trên các công cụ tìm kiếm khác).
Khi bạn bắt đầu tìm kiếm các từ khoá về thương hiệu của bạn trên các công cụ tìm kiếm như Google, phần đề xuất từ khoá của Google (Suggest) sẽ hiển thị những từ khoá khác có liên quan đến thương hiệu của bạn mà mọi người cũng đang tìm kiếm.
Bạn cần thu thập tất cả các từ khoá này và tìm cách đưa nó vào website của mình.
Xây dựng các Trang riêng biệt cho từng Branded Keyword.
Sau khi thu thập được tất cả các từ hay cụm từ mà người dùng vẫn sử dụng để tìm kiếm thương hiệu của bạn, bạn nên cân nhắc đưa từng cụm từ vào từng Trang bài viết riêng biệt trên website của bạn.
Thêm hình ảnh và video.
Từ các bản cập nhật mới đây từ công cụ tìm kiếm có thị phần lớn nhất thế giới, Google, nền tảng này giờ đây không chỉ có văn bản (text), mà còn ngày càng ưu tiên nhiều hơn cho nội dung bằng hình ảnh và video.
Nếu bạn muốn tìm cách tối đa hoá website trên các công cụ tìm kiếm, hãy đảm bảo rằng bạn có nhiều nội dung đa phương tiện hơn cho người tìm kiếm.
Hãy đề phòng các đối thủ cạnh tranh.
Khi nói đến các từ khoá liên quan đến thương hiệu hay Branded Keyword, nó không chỉ bao gồm các keyword của thương hiệu của chính bạn mà còn cả những keyword của đối thủ cạnh tranh của bạn.
Bạn cần kiểm tra xem liệu các đối thủ cạnh tranh có đang tìm cách xếp hạng tốt hơn với các keyword liên quan đến thương hiệu của bạn hay không (cả Paid Search, tức quảng cáo tìm kiếm, lẫn Organic Search tức các thứ hạng tự nhiên).
Trong không gian tìm kiếm, có không ít các đối thủ cạnh tranh sẽ tìm cách “chơi xấu” đối thủ của họ bằng cách gắn Branded Keyword của đối thủ với các bài viết hay đề xuất tìm kiếm tiêu cực.
Bạn thử hình dung xem, một khách hàng sẽ nghĩ gì khi họ tìm kiếm tên thương hiệu A nhưng họ lại được đề xuất các từ khoá như “A gian lận…” hay “A kém chất lượng..”.
Nếu bạn đang ở trong tình huống này, bạn có 2 cách để xử lý.
Thứ nhất, vì website của bạn có tên miền (domain) hay được “bao quanh” bởi các từ khoá liên quan đến thương hiệu (nhiều hơn so với đối thủ), bạn cần tối ưu các nội dung mà đối thủ viết thành các nội dung có lợi cho thương hiệu, Google về cơ bản là sẽ ưu tiên xếp hạng cho các từ khoá liên quan đến thương hiệu của bạn trên chính website của bạn hơn.
Thứ hai, bên cạnh việc bạn cần xếp hạng cao hơn để đẩy các từ khoá tiêu cực mà đối thủ cố tình xếp hạng, bạn cũng có thể làm điều tương tự với các Branded Keyword của đối thủ, tuy nhiên điều này thường là không được khuyến khích.
Xem xét việc xây dựng các website vệ tinh (satellite sites/PBN).
Nếu bạn cần hỗ trợ thêm cho chiến lược Branded Keyword của mình, hãy nên xem xét việc thiết lập các trang vệ tinh và trang đích độc lập, với các tên miền khác nhau, để hỗ trợ ngược cho website chính của bạn.
Branded Keyword trong các quảng cáo tìm kiếm có trả phí (Paid Search).
Ngoài các hoạt động liên quan đến SEO và website, Branded Keyword cũng đặc biệt quan trọng trong thế giới quảng cáo tìm kiếm có trả phí.
Thay vì bạn thêm các từ khoá của thương hiệu của bạn hay các từ khoá chung chung khác vào các nhóm quảng cáo (chẳng hạn như trên Google Ads), bạn cũng có thêm các từ khoá liên quan đến thương hiệu của đối thủ vào.
Điều này giải thích tại sao khi bạn tìm kiếm từ khoá ví dụ là “Tiki” nhưng các website của đối thủ như Shopee hay Lazada lại xếp hạng thậm chí là còn cao hơn.
Thông qua quá trình phân tích ở trên, bạn thấy rằng, Branded Keyword nên là một phần trong các chiến lược marketing hay tối ưu nội dung của thương hiệu.
Chỉ cần bạn hiểu Branded Keyword là gì và cách ứng dụng nó như thế nào, bạn có thể bắt đầu triển khai và xây dựng cho thương hiệu của mình.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
General Motors (GM) và Ford đã tạm dừng quảng cáo có trả phí trên Twitter, thông báo được đưa ra đúng một ngày sau khi Elon Musk hoàn tất thương vụ mua lại mạng xã hội với hơn 300 triệu người dùng này.
Trong một emaiil gửi cho TechCrunch, hãng xe hơi toàn cầu GM cho biết:
“Chúng tôi hiện đang phải tương tác với Twitter để tìm hiểu định hướng mới của nền tảng sau khi có chủ sở hữu mới.
Khi nền tảng mạng xã hội này có thể có những thay đổi đáng kể, chúng tôi đã tạm dừng các quảng cáo có trả phí của mình. Các tương tác chăm sóc khách hàng của chúng tôi trên Twitter vẫn sẽ diễn ra như bình thường.”
Trong khi chưa có thông tin tiết lộ về khoản ngân sách quảng cáo mà GM đã chi tiêu trên nền tảng, hầu hết các thương hiệu xe hơi lớn đều chạy quảng cáo trên Twitter.
Từ Ford, GM, Stellantis, Porsche, VW và Volvo đến các công ty mới hơn như Rivian đều có tài khoản trên mạng xã hội này.
Trước những thông tin không mấy thuận lợi từ các nhà quảng cáo, CEO mới Elon Musk cũng đã có những thông tin đính chính ban đầu.
Ông viết: “Đã có nhiều suy đoán về lý do tại sao tôi mua lại Twitter và suy nghĩ của tôi về quảng cáo. Hầu hết nó đã sai.”
Elon Musk cũng cho biết ông tin rằng Twitter hiện có tiềm năng để trở thành một “trung tâm kỹ thuật số chung và sẽ hỗ trợ nhiều cho nhân loại.”
Những lời hứa của Elon Musk có lẽ không đủ mạnh đối với GM khi GM đang tìm cách cạnh tranh và thậm chí vượt qua Tesla về doanh số bán xe điện.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Google vừa thông báo cập nhật một loạt các tính năng mới cho nhà quảng cáo tới kiểu chiến dịch Performance Max có trong Google Ads.
Google đang triển khai các tính năng mới cho Google Ads Performance Max, kiểu chiến dịch hiệu suất tối đa với mục tiêu giúp các Marketer bán hàng một cách hiệu quả hơn.
Các tính năng mới cho Google Ads Performance Max.
Khả năng tương thích với công cụ lập kế hoạch hiệu suất (Performance Planner).
Giờ đây, nhà quảng cáo Google Ads có thể dự báo kết quả của các chiến dịch hiệu suất tối đa tức Performance Max bằng công cụ lập kế hoạch hiệu suất của Google Ads (Google Ads Performance Planner).
Công cụ lập kế hoạch hiệu suất trước đây chỉ có sẵn cho các chiến dịch Tìm kiếm, Mua sắm, Hiển thị, Ứng dụng, Video và Địa phương. Giờ đây, nó đã tương thích với Performance Max.
Google cho biết:
“Bạn có thể dự báo cách chiến dịch của mình sẽ hoạt động trong tương lai và mô phỏng những gì có thể xảy ra khi bạn điều chỉnh các yếu tố như ngân sách chiến dịch và mục tiêu ROAS hay mục tiêu CPA (Target CPA)
Bạn có thể đánh giá xem các thay đổi đối với chiến dịch có thể ảnh hưởng như thế nào đến các chỉ số chính như giá trị chuyển đổi (conversion value).
Tính năng dự báo của công cụ lập kế hoạch hiệu suất cũng được điều chỉnh cho các sự kiện theo mùa, do đó bạn có thể khám phá các cơ hội tiềm năng từ các lễ hội hay sự kiện sắp diễn ra trong tương lai.”
Lập lịch nhóm nội dung (Asset Group).
Các nhóm nội dung (tài sản quảng cáo) trong Performance Max hiện có thể có các quy tắc tự động. Điều này cho phép nhà quảng cáo lập lịch chiến dịch của mình để sử dụng các nhóm nội dung khác nhau khi cần thiết.
Với các quy tắc tự động mới, nhà quảng cáo có thể đặt quảng cáo được chạy vào các thời điểm cụ thể trong ngày. Bạn cũng có thể lên lịch cho các nhóm nội dung, chẳng hạn như chuẩn bị một nhóm nội dung theo các chủ đề đặc biệt.
Thêm nhiều tiêu đề quảng cáo (Headline) hơn trong Google Ads Performance Max.
Google Ads đang tăng số lượng tiêu đề mà nhà quảng cáo có thể tải lên trong các nhóm nội dung quảng cáo của Performance Max lên tới 15 tiêu đề.
Việc thêm nhiều dòng tiêu đề hơn cho phép Google Ads tối ưu hoá quảng cáo tốt hơn.
Thêm phần giải thích cho các chiến dịch bán hàng trực tuyến.
Google Ads đang bổ sung các giải thích mới cụ thể cho từng chiến dịch Performance Max.
Khi nhà quảng cáo chạy kiểu chiến dịch hiệu suất tối đa để bán hàng trực tuyến, họ có thể thấy các phần giải thích đưa ra những phân tích cụ thể về trạng thái sản phẩm và cả những sản phẩm hiện đang bán chạy nhất (top sellers).
Với dữ liệu này, các nhà bán lẻ có thể hiểu rõ là sản phẩm nào có doanh số tăng đột biến nhất.
Thông tin chi tiết về đối tượng của bên thứ nhất (First-Party Audience Insights).
Nhà quảng cáo có thể thêm phân khúc dữ liệu (data segments) làm tín hiệu đối tượng trong Performance Max với mục tiêu là giúp Google tìm thấy nhiều khách hàng có khả năng chuyển đổi hơn.
Các phân khúc dữ liệu sẽ được thêm vào phần thông tin chi tiết về đối tượng (audience insights) trên trang Thông tin chi tiết (Insights page) trong những tuần tới.
Các phương pháp hay nhất với Google Ads Performance Max.
Google Ads cũng chia sẻ thêm một số mẹo mà nhà quảng cáo có thể áp dụng.
Hãy điều chỉnh ngân sách chiến dịch và mục tiêu ROAS hoặc CPA trong những thời điểm cao điểm. Điều này sẽ giúp tối đa hóa khả năng hiển thị quảng cáo ở những thời điểm khi khách hàng đang mua sắm tích cực nhất.
Để thúc đẩy việc bán các sản phẩm cụ thể, hãy tạo các chiến dịch riêng biệt với từng mục tiêu và ngân sách riêng biệt.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Facebook vừa giới thiệu một công thức tối ưu hiệu suất quảng cáo mới có tên gọi là Performance 5, bao gồm 5 chiến thuật mà nhà quảng cáo có thể sử dụng để tối ưu hoá quảng cáo.
Theo Facebook:
“Tập hợp các chiến thuật tối ưu mới được thiết kế để giúp các nhà quảng cáo doanh nghiệp nhỏ cải thiện hiệu suất quảng cáo và giảm chi phí cho mỗi hành động (CPA) trên các chiến dịch của họ.”
Dưới đây là 5 chiến thuật có trong Facebook Performance 5.
API chuyển đổi (Facebook Conversions API ).
Bằng cách triển khai Conversions API của Facebook, công cụ này sẽ đóng vai trò thiết lập kết nối trực tiếp giữa quảng cáo Facebook và các sự kiện web của doanh nghiệp, bao gồm lượt mua hàng trên trang web hoặc hành động “thêm vào giỏ hàng.”
Vì API kết nối trực tiếp dữ liệu CRM của doanh nghiệp với nền tảng quảng cáo Facebook, yếu tố nhắm mục tiêu không bị ảnh hưởng bởi các thay đổi ATT của Apple.
“Chạy Conversions API song song với Facebook Pixel cũng giúp hệ thống phân phối quảng cáo của Facebook tối ưu số tiền mà một nhà quảng cáo sẽ phải trả.
Các nhà quảng cáo sử dụng Facebook Pixel khi đã thiết lập thêm Conversions API, có thể giúp giảm CPA (chi phí trên mỗi hành động) hơn 13%.”
Đơn giản hoá các nhóm quảng cáo (Ad Sets).
Facebook cho biết việc hợp nhất các mẫu quảng cáo, nhóm quảng cáo và chiến dịch quảng cáo sẽ cải thiện đáng kể hiệu suất và chi phí quảng cáo.
“Việc tận dụng các quảng cáo tương tự trong các nhóm quảng cáo giúp hệ thống phân phối quảng cáo của Facebook hoạt động hiệu quả hơn và tìm thấy nhiều cơ hội hơn cho ngân sách của nhà quảng cáo.”
Nói cách khác, bằng cách giúp hệ thống tự động của Facebook xác định đối tượng cần tiếp cận, nhà quảng cáo có thể thấy những kết quả tốt hơn.
Nhắm mục tiêu quảng cáo rộng.
Trong khi có không ít các nhà quảng cáo hay những người làm Performance Marketing cho rằng để tối ưu quảng cáo họ cần nhắm mục tiêu hẹp hoặc rất hẹp, nhiều nhà quảng cáo hiện đang thể hiện rằng quảng cáo nhắm mục tiêu rộng mang lại hiệu suất cao hơn.
Mặc dù việc nhắm mục tiêu quảng cáo hẹp từ lâu là một thế mạnh của Facebook, với việc hệ thống đang ngày càng chuyển sang hướng tự động, cũng như các hạn chế trong khả năng thu thập dữ liệu (cookies), nhắm mục tiêu rộng hiện là cách tiếp cận tốt nhất.
Facebook khuyến nghị các nhà quảng cáo không nên sử dụng sở thích hoặc hành vi của đối tượng làm cơ sở nhắm mục tiêu.
Video thân thiện với thiết bị di động.
“Các nhà quảng cáo sử dụng quảng cáo ưu tiên cho thiết bị di động (tức là các video dọc và dưới 15s) hiện đang mang lại hiệu suất tốt hơn so với những nhà quảng cáo không tuân theo điều này.”
Video dạng ngắn là xu hướng và các nhà quảng cáo nên tận dụng điều này.
Thử nghiệm quảng cáo.
Đề xuất quan trọng cuối cùng của Facebook là nhà quảng cáo nên tăng cường thử nghiệm quảng cáo (A/B Testing), tập trung vào cấu trúc nhóm quảng cáo, nhắm mục tiêu và sáng tạo trong quảng cáo, tất cả những điều này sẽ giúp cho nhà quảng cáo có nhiều ngữ cảnh hơn để ra quyết định cho việc tối ưu chiến dịch.
“Thử nghiệm A/B có thể giúp nhà quảng cáo giảm 30% chi phí quảng cáo.”
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Cùng tìm hiểu các nội dung xoay quanh chủ đề Hành trình khách hàng: Hành trình khách hàng là gì, hành trình khách hàng có những giai đoạn nào, chiến lược áp dụng theo từng giai đoạn của hành trình khách hàng ra sao và hơn thế nữa.
Trong thế giới làm Marketing, có vô số các cách khác nhau mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn khác nhau trong quá trình mua hàng, khách hàng cần và kỳ vọng những thứ khác nhau từ thương hiệu.
Quá trình mà khách hàng đi qua này được gọi là hành trình khách hàng hay hành trình mua hàng của khách hàng, vậy hành trình khách hàng là gì và người làm marketing nên hành động như thế nào trong từng giai đoạn, MarketingTrips sẽ làm rõ trong bài viết này.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:
Các giai đoạn có trong mỗi hành trình khách hàng là gì?
Điểm chạm là gì trong hành trình khách hàng.
Cách xây dựng bản đồ hành trình khách hàng.
Tạo sao người làm Marketing cần hiểu về hành trình khách hàng hay vai trò của hành trình khách hàng với doanh nghiệp là gì?
FAQs – Những câu hỏi thường gặp về thuật ngữ hành trình khách hàng.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Hành trình khách hàng là gì?
Hành trình khách hàng là khái niệm được sử dụng để mô tả một quá trình từ lúc một khách hàng biết về một sản phẩm hay dịch vụ nào đó đến lúc họ quyết định mua nó (và xa hơn nữa), tức là quá trình trở thành khách hàng (Customer) của doanh nghiệp từ khách hàng tiềm năng (Lead).
Tuỳ vào từng ngành hàng hay phân khúc khách hàng (thậm chí là từng khách hàng), mà họ có các hành trình mua hàng khác nhau, ngắn hoặc dài, đơn giản hoặc phức tạp khác nhau.
Thông thường, một hành trình khách hàng sẽ bao gồm rất nhiều các tương tác hay điểm chạm khác nhau giữa đối tượng mục tiêu và thương hiệu. Từ trong suốt quá trình mua hàng và sau khi đã mua hàng.
Có thể gọi hành trình khách hàng là hành trình mua hàng (mua sắm).
Hàng trình mua hàng và Phễu Marketing.
Khi nói đến khái niệm hay cách ứng dụng hành trình khách hàng, Phễu Marketing (Marketing Funnel) là thuật ngữ đầu tiên cần được nhắc đến.
Như đã đề cập ở trên, bạn thấy rằng, để trở thành người mua hàng của thương hiệu, mỗi khách hàng đều phải trải qua một hành trình bao gồm nhiều điểm chạm (Brand Touchpoint) khác nhau.
Nhiệm vụ của người làm Marketing khi này là nhận biết và hiểu tất cả các điểm chạm trong quá suốt quá trình để có thể tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng thông qua nhiều các chương trình marketing khác nhau, và đây chính là lúc khái niệm Marketing Funnel được hình thành.
Marketing Funnel mô tả các hoạt động marketing khác nhau gắn liền với từng giai đoạn của khách hàng có trong hành trình mua hàng.
Bản đồ hành trình khách hàng là gì?
Về mặt tổng thể, trong một hành trình dài từ lúc biết về thương hiệu, mua hàng và sau mua hàng, mỗi giai đoạn đều gắn liền với các hành động khác nhau của khách hàng với doanh nghiệp hay thương hiệu, tổng hợp tất cả các điểm tương tác này, Marketer có một khái niệm khác gọi là Bản đồ hành trình khách hàng.
Bản đồ hành trình khách hàng đơn giản là toàn bộ các trải nghiệm mà một khách hàng có với một doanh nghiệp hay sản phẩm cụ thể nào đó.
Bằng cách hiểu rõ được hành trình khách hàng và bản đồ hành trình khách hàng, và sau đó là kết nối nó với các hoạt động Marketing cụ thể qua Marketing Funnel, người làm Marketing thực sự có thể bắt đầu hiểu và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, tối ưu các trải nghiệm của họ trên từng điểm chạm và hơn thế nữa.
Vai trò của bản đồ hành trình khách hàng.
Như đã đề cập ở phần đầu cùa bài viết, gắn liền với từng hành trình khách hàng là rất nhiều các điểm chạm khác nhau của khách hàng với doanh nghiệp, kết nối tất cả các điểm chạm này khác nhau, người làm marketing có một khái niệm mới gọi là hành trình khách hàng Map, vậy vai trò của bản đồ hành trình khách hàng là gì hay nó quan trọng như thế nào?
Dưới đây là một số điểm bạn có thể tham khảo:
Thấu hiểu hành vi của người tiêu dùng. Hiểu được cách người dùng tương tác với thương hiệu có thể giúp thương hiệu các định được động cơ mua hàng của họ, thứ thường được gọi là insight của khách hàng.
Xác định các điểm tiếp xúc hay điểm chạm của khách hàng với thương hiệu. Việc xác định được các điểm tương tác khác nhau mà khách hàng có với thương hiệu trước khi mua hàng có thể giúp thương hiệu tạo ra các chiến dịch Marketing hiệu quả hơn.
Tối đa hoá các nỗ lực Marketing. Nói một cách đơn giản là, nếu bạn càng hiểu nhiều về hành vi của khách hàng (tiềm năng) thì bạn càng có nhiều cơ hội hơn để chuyển đổi họ và từ đó rút ngắn quá trình mua hàng. Bản đồ hành trình khách hàng cho phép bạn làm được điều này.
Cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Khi bạn đã bắt đầu xây dựng bản đồ hành trình khách hàng, bạn bắt đầu theo dõi và thu thập các điểm dữ liệu khác nhau mà bạn có với khách hàng trên nhiều nền tảng khác nhau. Chính những sự hiểu biết dựa trên dữ liệu này, bạn có thể hiểu và dự đoán tốt hơn về nhu cầu của họ từ đó cải thiện trải nghiệm của họ với doanh nghiệp.
Dự đoán cách khách hàng sẽ hành động. Một bản đồ về hành trình của khách hàng giúp bạn dự đoán những gì khách hàng sẽ làm tiếp theo (đặc biệt là với các khách hàng mới), cho phép bạn tối ưu các hoạt động marketing trên toàn bộ Marketing Funnel.
Tăng cường sự trung thành và tương tác của khách hàng. Cuối cùng, vì bạn có dữ liệu và hiểu về khách hàng của mình, bạn có thể giữ chân họ nhiều hơn bằng cách đáp ứng tốt hơn các kỳ vọng của họ.
Các giai đoạn chính có trong mỗi hành trình khách hàng là gì?
Như đã phân tích ở trên, tuỳ vào từng bối cảnh kinh doanh cụ thể như ngành hàng, phân khúc khách hàng hay mô hình kinh doanh (B2B hay B2B), mà hành trình khách hàng có thể khác nhau.
Các hành trình khách hàng khác nhau sẽ bao gồm các điểm chạm khác nhau, thời gian hoàn tất việc mua hàng khác nhau, kỳ vọng khác nhau hay mức độ phức tạp của việc ra quyết định mua hàng cũng khác nhau.
Tuy nhiên, dù cho quá trình này có phức tạp đến mức nào, thì cơ bản mỗi hành trình khách hàng tiêu chuẩn sẽ có các giai đoạn dưới đây.
5 giai đoạn có trong một hành trình khách hàng tiêu chuẩn bao gồm:
Nhận biết (Awareness).
Đây chính là thời điểm đầu tiên, khi khách hàng tiềm năng hay đối tượng mục tiêu biết hay nghe nói đến thương hiệu.
Dù là qua các công cụ tìm kiếm như Google hay qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay Instagram, thì đây chính là lúc các thương hiệu (mới) bắt đầu có cơ hội được khám phá và tìm hiểu thêm.
Từ góc nhìn này, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của người làm Marketing là tối đa hoá mức độ nhận biết của thương hiệu (Brand Awareness) tới nhóm khách hàng tiềm năng với mục tiêu là chuyển đổi họ thành khách hàng.
Mua hàng.
Bên cạnh không ít khách hàng bị “rơi rớt”, sẽ có những khách hàng đồng ý mua sản phẩm và họ chính thức trở thành khách hàng của doanh nghiệp.
Cũng tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau mà tỷ lệ chuyển đổi từ lúc nhận biết đến mua hàng là khác nhau và thời gian chuyển đổi cũng khác nhau.
Thông thường, để đến được giai đoạn này, các khách hàng tiềm năng có thể đã thực hiện một loạt các hành động trước đó như tìm kiếm và nghiên cứu về thương hiệu (trên các nền tảng khác nhau), đối sánh nhu cầu, so sánh với các sản phẩm tương tự (sản phẩm của đối thủ) và hơn thế nữa với mục tiêu là “đảm bảo hành động mua hàng của họ là tối ưu”.
Rõ ràng là như bạn có thể thấy, gắn liền với từng hành động của họ là từng cơ hội cho người làm marketing (thông qua Marketing Funnel).
Trở thành khách hàng.
Chính là giai đoạn khách hàng bắt đầu sử dụng và trải nghiệm sản phẩm.
Trong bối cảnh kinh doanh ngày nay, mục tiêu của hầu hết các doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc mua hàng mà là mua hàng lặp lại nhiều lần (CLV).
Để có thể làm được điều này, trong giai đoạn sử dụng sản phẩm, tức giai đoạn thứ 3 có trong trình khách hàng, các thương hiệu cần có chiến lược chào đón khách hàng và tối ưu hoá trải nghiệm sử dụng sản phẩm của họ.
Tương tác & Giữ chân.
Với hầu hết các khách hàng ngày nay, khi họ quyết định mua một sản phẩm nào đó, họ không chỉ mua các tính năng, họ còn mua thương hiệu, tức tất cả những thứ từ doanh nghiệp khiến họ cảm thấy thoải mái khi là một khách hàng.
Để có thể hỗ trợ cho điều này, doanh nghiệp nên chủ động tiếp cận họ thông qua nhiều chương trình khác nhau trên nhiều kênh khác nhau, nơi họ thường xuyên “lui tới”.
Trở thành người ủng hộ (Advocacy).
Giai đoạn cuối cùng có trong hành trình khách hàng là khi khách hàng trở thành một người ủng hộ hay “truyền bá” cho thương hiệu.
Đây chính là kết quả của các nỗ lực của doanh nghiệp từ 4 giai đoạn trước đó từ lúc họ biết về sản phẩm, mua hàng và trải nghiệm sản phẩm.
Để có thể khiến khách hàng yêu thích và trung thành hơn với doanh nghiệp cũng như mua hàng lặp lại nhiều hơn, đây chính là mục tiêu cuối cùng của mọi doanh nghiệp và người làm marketing.
Một khi đã trở thành người ủng hộ tích cực cho thương hiệu, khách hàng sẽ không ngừng chia sẻ, bảo vệ thương hiệu, hay nói tốt về thương hiệu.
Điểm chạm (Touchpoint) là gì trong bản đồ hành trình khách hàng.
Touchpoint hay còn được gọi là điểm chạm hay điểm tiếp xúc. Trong bản đồ hành trình khách hàng, mỗi điểm chạm sẽ tương đương với một lần mà khách hàng và doanh nghiệp “gặp gỡ” hay tương tác với nhau.
Dù cho đó là khi khách hàng nhìn thấy và tương tác với một mẫu quảng cáo của doanh nghiệp, khi khách hàng tìm kiếm và thấy website của thương hiệu trên công cụ tìm kiếm hay là khi nhân viên chăm sóc khách hàng liên hệ đến họ.
Để có thể tối đa hoá được hiệu quả làm marketing, doanh nghiệp phải tập hợp được tất cả các điểm chạm này và đưa vào bản đồ hành trình khách hàng, mỗi điểm chạm chính là một cơ hội để doanh nghiệp tối ưu trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu.
Cách xây dựng bản đồ hành trình khách hàng.
Một khi đã hiểu rõ hành trình khách hàng là gì, và vai trò của một bản bản đồ hành trình khách hàng hoàn chỉnh, nhiệm vụ tiếp theo của bạn là xây dựng một bản đồ hành trình khách hàng để sau đó có thể kết hợp với các chiến lược Marketing tương ứng.
Bạn có thể xây dựng bản đồ này với 9 bước.
Xác định mục tiêu khi xây dựng.
Xây dựng chân dung khách hàng và xác định mục tiêu của họ.
Chỉ ra các điểm đáng chú ý nhất có trong chân dung của khách hàng mục tiêu.
Liệt kê ra tất cả các điểm chạm mà khách hàng có với thương hiệu.
Nhận diện các vấn đề.
Phân tích và đánh giá kết quả.
Xác định các cơ hội
Chiến lược và hành động đáp ứng.
Tối ưu lại bản đồ hành trình khách hàng.
Bên dưới là chi tiết từng bước.
1. Xác định mục tiêu khi xây dựng.
Cũng tương tự như bất cứ hành động hay chiến lược nào, bạn cần có mục tiêu.
Trước khi có thể đi sâu vào việc xây dựng bản đồ hành trình khách hàng, bạn cần tự hỏi tại sao bạn lại cần mô hình này. Mục tiêu chính của nó là gì? Xây dựng cho ai hay để củng cố thêm quyết định kinh doanh nào?
Dựa trên những điều này, bạn có thể muốn tạo ra cái được gọi là Buyer Persona, là một chân dung mô phỏng về khách hàng mục tiêu (khách hàng lý tưởng) của doanh nghiệp, nó chính là hình ảnh về một khách điển hình của doanh nghiệp gắn liền với các yếu tố nhân khẩu học và tâm lý học cụ thể.
Buyer Persona đóng vai trò như là kim chỉ nam giúp định hướng cho mọi hoạt động Marketing của doanh nghiệp, tất cả các điểm chạm trong bản đồ hành trình khách hàng đều gắn liền với một Buyer Persona cụ thể.
2. Xây dựng chân dung khách hàng và xác định mục tiêu của họ.
Tiếp theo, để có thể hiểu về khách hàng, bạn cần phải tiến hành nghiên cứu.
Trong khi bạn có thể thực hiện bằng rất nhiều cách khác nhau như phỏng vấn, khảo sát hay nghiên cứu trực tuyến, điều quan trọng bạn cần nắm ở đây là đối tượng bạn cần nghiên cứu phải hoặc là khách hàng (người đã mua sản phẩm) hoặc là khách hàng tiềm năng, những người sẵn sàng mua sản phẩm.
Ở giai đoạn này, bạn không cần phải thu thập các cảm nhận chủ quan của tất cả những đối tượng hiện có trên thị trường, bạn chỉ cần tập trung vào khách hàng.
Một số câu hỏi nghiên cứu bạn có thể sử dụng là:
Bạn biết đến thương hiệu hay doanh nghiệp chúng tôi như thế nào?
Ấn tượng đầu tiên của bạn với thương hiệu là gì?
Mục tiêu hay kỳ vọng của bạn ở doanh nghiệp của chúng tôi là gì? Nói cách khác, bạn đang cố gắng giải quyết những vấn đề gì?
Bạn thích những nội dung nào và ở đâu trong tất cả những nơi mà bạn đã tiếp xúc với thương hiệu?
Bạn đã bao giờ mua hàng từ chúng tôi chưa? Nếu có thì yếu tố quyết định mua hàng của bạn là gì?
Trên thang điểm từ 1 đến 10, bạn thấy website hay ứng dụng của chúng tôi như thế nào?
Nếu được đề xuất, bạn mong đợi chúng tôi sẽ làm tốt hơn ở điểm nào?
3. Chỉ ra các điểm đáng chú ý nhất có trong chân dung của khách hàng mục tiêu (Key Customer Persona).
Một khi bạn đã nghiên cứu và có được các chân dung khách hàng khác nhau hiện đang tương tác với doanh nghiệp, bạn sẽ cần chọn ra một hoặc một số chân dung chính.
Hãy nhớ rằng, bản đồ có nhiệm vụ theo dõi trải nghiệm của một khách hàng, những người có những hành vi rất cụ thể với doanh nghiệp.
Nếu bạn nhóm quá nhiều chân dung khách hàng trong một hành trình khách hàng, bản đồ (Map) của bạn sẽ không thể phản ánh chính xác trải nghiệm thực của khách hàng.
Nếu đây là lần đầu tiên bạn xây dựng bản đồ hành trình khách hàng, tốt nhất là bạn nên chọn chân dung của nhóm khách hàng điển hình nhất của thương hiệu (Typical Customer).
4. Liệt kê ra tất cả các điểm chạm mà khách hàng có với thương hiệu.
Điểm chạm hay Touchpoint là tất cả những vị trí hay những nơi mà khách hàng có tương tác hay thậm chí là chỉ thấy (chưa tương tác) hình ảnh của thương hiệu.
Dựa trên nghiên cứu của mình, bạn nên liệt kê ra tất cả các điểm chạm mà khách hàng và khách hàng tiềm năng của bạn hiện đang sử dụng, cũng như những điểm chạm khác mà bạn tin rằng họ nên sử dụng (để có thể có được những trải nghiệm tốt hơn).
Nếu một đối tượng mục tiêu nào đó đang sử dụng ít điểm chạm hơn mong đợi, có phải họ đang dành ít thời gian hơn với thương hiệu hay không, hay họ ít trung thành hơn không?
Nếu họ đang sử dụng nhiều hơn mong đợi, có phải họ đang mua hàng nhiều hơn hay không hay vì các nền tảng của thương hiệu quá phức tạp khiến họ mất nhiều thời gian để điều hướng?
Dù cho kết quả của các câu hỏi này là gì, việc hiểu được tất cả các điểm chạm trong bản đồ hành trình khách hàng đều vô cùng cần thiết.
Trên website của thương hiệu hoặc ở các website khác.
Trên YouTube và hơn thế nữa.
Với từng điểm chạm, bạn cần hiểu rõ các thông tin sau khi xây dựng bản đồ hành trình khách hàng.
Hành động của khách hàng.
Liệt kê tất cả các hành động mà khách hàng của bạn thực hiện trong suốt quá trình tương tác của họ với thương hiệu, dù cho đó là lần nhấp chuột qua email hay lần gửi tin nhắn qua mạng xã hội Facebook.
Khi tìm hiểu các hành động, bạn cần phải tìm hiểu xem liệu khách hàng có đang thực hiện quá nhiều bước (có những bước không cần thiết) để đến được giai đoạn mua hàng hay không. Việc giảm bớt các bước (điểm chạm) không cần thiết có thể giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng.
Cảm xúc & Động lực của khách hàng.
Với tư cách là những người làm marketing, bạn hiểu rằng, mỗi hành động hay phản ứng của khách hàng đều phản ánh một trạng thái cảm xúc cụ thể nào đó, trong từng giai đoạn khác nhau trong hành trình khách hàng, khách hàng có những động lực khác nhau.
Khi khách hàng có những “nỗi đau” khác nhau, họ sẽ thực hiện những hành động khác nhau được thúc đẩy bởi những động lực và cảm xúc khác nhau.
Biết được điều này, bạn sẽ có thể cung cấp những nội dung (Content) khác nhau phù hợp với từng trạng thái của khách hàng.
Những trở ngại và nỗi đau của khách hàng.
Tiếp theo, bạn cũng cần tìm hiểu những rào cản nào đang ngăn cản khách hàng của bạn thực hiện những hành động mà họ mong muốn. Rào càn về giá là một ví dụ.
Ví dụ: Vì nhận thấy rằng chi phí vận chuyển quá cao so với kỳ vọng, một khách hàng đã quyết định không mua hàng mặc dù đã cho vào “giỏ hàng”.
Càng giảm thiểu được những rào cản, cơ hội bán hàng của bạn hiển nhiên sẽ càng cao.
5. Nhận diện các vấn đề.
Khi đi sâu vào quá trình xây dựng bản đồ hành trình khách hàng, bạn sẽ thấy rằng, nó có liên quan đến rất nhiều các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp.
Từ bộ phận phát triển sản phẩm, chăm sóc khách hàng, bán hàng hay là marketing, đều có mối liên hệ trực tiếp đến các điểm chạm với khách hàng.
Từ các số liệu hay phản hồi qua các điểm chạm của khách hàng, bạn có thể xác định những vấn đề mà doanh nghiệp hiện đang gặp phải, những thứ mà nếu làm tốt, trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu sẽ được cải thiện rõ rệt.
Ví dụ, khi bạn thấy rằng tốc độ phản hồi của bộ phận chăm sóc khách hàng quá chậm, và bạn cũng thấy rằng điều này xảy ra là vì quá trình phân bổ dữ liệu khách hàng đến họ quá chậm và thiếu các công cụ tự động hỗ trợ, các giải pháp như bổ sung CRM hay tích hợp công cụ tự động là giải pháp bạn cần làm.
6. Phân tích và đánh giá kết quả.
Là một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình xây dựng bản đồ hành trình khách hàng, phân tích kết quả là lúc bạn nhìn lại những gì bạn đã làm.
Có bao nhiêu người cho sản phẩm vào giỏ hàng nhưng lại không tiếp tục thanh toán ở phần chọn phương thức thanh toán, có bao nhiêu khách hàng vào website của bạn nhưng rồi lại rời đi nhanh chóng sâu đó?
Những câu hỏi kiểu này giúp bạn biết được bạn cần phải làm gì để có thể khiến khách hàng “tiếp tục” hay những thứ có thể giúp khách hàng có được những trải nghiệm tốt hơn trên các điểm chạm khác nhau.
Phân tích kết quả là giai đoạn bạn có thể xác định nơi khách hàng đang không nhận được những gì mà họ từng kỳ vọng (trước khi tiếp hành tương tác sâu hơn với doanh nghiệp).
7. Xác định các cơ hội và chiến lược hành động.
Từng vấn đề và nỗi đau của khách hàng mà doanh nghiệp nhận diện được từ các phần ở trên chính là nơi mở ra những cơ hội để doanh nghiệp tối ưu lại các điểm chạm.
8. Tối ưu lại bản đồ hành trình khách hàng.
Giai đoạn cuối cùng, khi bạn gần như đã hoàn thành một vòng lặp hoàn chỉnh từ lúc xây dựng các điểm chạm, xác định chân dung khách hàng đến các chiến lược hành động để tối ưu chất lượng của các điểm chạm. Bạn cũng cần lặp lại quá trình này.
Vì các mong muốn và điểm chạm kỳ vọng của khách hàng liên tục thay đổi, về cơ bản, bạn hiếm khi có một bản đồ hành trình khách hàng hoàn chỉnh một lần.
Ví dụ, nếu như trước đây khách hàng của bạn tìm kiếm thương hiệu của bạn trên Google, và giả sử là họ tìm thấy bạn, tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu họ cũng làm hành động tương tự nhưng lại trên TikTok, và không thể tìm thấy bạn.
Đây chính là lúc bạn cần làm mới bản đồ của mình.
FAQs – Những câu hỏi thường gặp về thuật ngữ hành trình khách hàng.
Mô hình hành trình khách hàng là gì?
Cũng tương tự khái niệm mô hình kinh doanh, tức đề cập đến cách thức (các bước) một doanh nghiệp bán hàng và tìm kiếm lợi nhuận, một mô hình hành trình khách hàng mô tả cụ thể cách doanh nghiệp xác định các điểm chạm hay giai đoạn có trong hành trình khách hàng.
Kết luận.
Dù là người làm marketing, người xây dựng thương hiệu hay là chủ doanh nghiệp, bạn thấy rằng, việc xác định cách khách hàng tương tác với doanh nghiệp là vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của doanh nghiệp.
Trong bối cảnh kinh doanh mới, khi khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn, và họ cũng coi trọng cách mà thương hiệu đáp ứng các kỳ vọng của họ nhiều hơn, việc xây dựng và tối ưu các trải nghiệm của họ trên các điểm chạm trong suốt hành trình mua hàng càng trở nên quan trọng hơn.
Bằng cách hiểu bản chất thực sự của hành trình khách hàng là gì, cách xây dựng và tối ưu bản đồ hành trình khách hàng và hơn thế nữa, bạn thực sự là người làm nghề chuyên nghiệp.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link